SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
NGƯU TẤT
Tên khác:
Cỏ xước, hoài ngưu tất, Nhiều tài liệu y học còn ghi nhận các tên khác nhưBách bội(Bản Kinh),Ngưu kinh(Quảng Nhã),Thiết Ngưu tất(Trấn Nam Bản Thảo),Thổ ngưu tất(Bản Thảo Bị Yếu),Hồng ngưu tất(Giang Tây, Tứ Xuyên),Xuyên ngưu tất, Ngưu tịch, Tiên ngưu tất,(Đông Dược Học Thiết Yếu)
Tên dược: Radix Achyranthis bidentatae; Radix cyathulae.
tên khoa học:Achyranthes bidentata Blume, thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae.
Tiếng trung: 牛 膝
Cây Ngưu tất:
(Mô tả, hình ảnh cây ngưu tất, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây thân thảo sống nhiều năm, cao 60-110cm. Rễ củ hình trụ dài. Thân có 4 cạnh, phình lên ở các đốt như gối trâu lên gọi là ngưu tất,
Lá mọc đối, hình trái xoan bầu dục cỡ 15x5cm, nhọn hai đầu, mép lượn sóng, có lông thưa hay không lông; gân phụ 5-7 cặp; cuống ngắn 1-3cm. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành; hoa ở nách những lá bắc.
Quả bế hình bầu dục, chứa một hạt hình trụ.
Hoa tháng 5-9, quả tháng 10-11.
Lưu ý phân biệt:
Cây ngưu tất là một loại cỏ xước cho nên người ta nhầm với cây cỏ xước Achyranthes aspera L. Cỏ có thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m, cũng có khi tới 2m. Lá mọc đối có cuống, dài 5-12cm, rộng 2-4cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hiện ta đang trồng giống ngưu tất di thực của Trung Quốc có rễ to hơn cây cỏ xước mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Có thể tìm loại cỏ xước ở nước ta dùng làm ngưu tất được. Rễ đào về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Nhìn bề ngoài, Cỏ xước không xanh tốt, mượt mà như Ngưu tất vì Ngưu tất là cây trồng được chăm sóc cẩn thận hơn. Điều khác biệt rõ nhất là phiến lá Ngưu tất to hơn và tù hơn, còn lá Cỏ xước gầy và nhọn hơn. Để phân biệt nhanh chóng, khi gặp cây Cỏ xước, nhổ lên xem rễ. Rễ Cỏ xước rất nhiều rễ con, rễ cái bị gỗ hoá. Còn rễ Ngưu tất ít rễ con hơn, rễ cái nạc và dài như chiếc đũa.
Phân bố:
Hoài ngưu tất chủ yếu sản xuất ở Hà Nam; Xuyên ngưu tất chủ yếu sản xuất ở Tứ xuyên, Vân Nam, Quý Châu trung quốc, cây được di thực vào việt nam, trồng được cả ở núi cao lẫn đồng bằng.
Cây Ngưu tất ở Việt Nam gọi là cây cỏ xước, loại này nhỏ hơn Ngưu tất di thực
Thu hái chế biến:
Bộ phận dùng: Rễ cây
Rễ Ngưu tất, vào mùa Đông lá thân khô héo đào lấy, bỏ sạch rễ râu, đất, sau khi phơi đến nhăn khô, dùng Lưu h hun vài lần, sau đó cắt đều đầu nhọn, phơi khô và cắt thành lát mỏng. .
Thành phần hoá học:
Rễ củ chứa saponin tritecpenoid (sau khi qua nước thủy phân thành oleanolic acid và đường), genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron, glucoza, polysaccharide, muối kali. ..
Ngưu tất còn hàm chứa arginine (Arg) v.v… 12 lọai amino acid và alkaloids, hợp chất coumarins v.v… và nguyên tố vi lượng sắt, đồng v.v…
Tác dụng dược lý:
+ Theo một số nghiên cứu Ngưu tất có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein.
+ Dịch chiết Cồn Ngưu tất có tác dụng ức chế tim ếch cô lập, làm giãm mạch hạ áp, hưng phấn tử cung có thai hoặc không có thai.
+ Thuốc còn có tác dụng lợi tiểu, làm hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan, hạ cholesterol máu.
+Tổng saponin Ngưu tất có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với cơ trơn tử cung, chất chiết benzene
+Hoài ngưu tất có tác dụng chống sinh sản, chống lại quá trình cấy (đưa phôi vào tử cung) và chống mang thai sớm, thành phần hữu hiệu chống sinh sản là ecdysterone.
+Chất chiết cồn Ngưu tất có tác dụng ức chế tim động vật nhỏ thực nghiệm, thuốc sắc đối với cơ tim chó gây mê cũng có tác dụng ức chế.
+ Thuốc sắc và dịch chiết cồn có tác dụng lợi niệu độ nhẹ và giáng áp ngắn tạm thời, và có hưng phấn hô hấp.
+ Hoài ngưu tất có khả năng làm giảm độ dính của máu ở chuột lớn, tỷ lệ thể tích huyết cầu, chỉ số tụ tập hồng huyết cầu, và có tạp dụng chống đông.
+ Ecdysterone có tác dụng giáng mỡ, và có thể giáng thấp đường huyết rõ rệt. Ngưu tất có tác dụng chống viêm, trấn thồng (giảm đau), có thể đề cao công năng miễn dịch cơ thể. Thuốc sắc có tác dụng ức chế đối với ống ruột rời cơ thể của chuột con, có tác dụng co rút mạnh đối với ống ruột chuột lang (Trung dược học).
Vị thuốc Ngưu tất
Vị thuốc ngưu tất là rễ đã chế biến phơi khô của cây Ngưu tất
Cỏ xước có thể dùng thay cho Ngưu tất nhưng tác dụng kém nhiều so với Ngưu tất, có lẽ cũng vì vậy mà Dược điển Việt Nam chỉ nêu cây Ngưu tất di thực mà chưa ghi Cỏ xước (hoặc Nam Ngưu tất).
Tính vị:
Vị đắng, chua và tính ôn.
Qui kinh:
Can và Thận.
Công năng:
Hoạt huyết, trừ ứ bế và điều kinh. Bổ can, thận, khoẻ cơ gân, lợi tiểu, chống loạn tiểu tiện. Làm thuốc dẫn (sứ dược) cho các bài thuốc trị bệnh phần dưới cơ thể -Tăng tưới máu cho phần dưới cơ thể.
Liều dùng:
12-20g
Chống chỉ định:
+ không dùng ngưu tất cho thai phụ hoặc ra nhiều kinh nguyệt.
+ Ghét Hùynh hỏa, Qui giáp, Lục anh. Sợ Bạch tiền
+ Ngưu tất có tính hoạt, không dùng cho người di tinh, mộng tinh
Ứng dụng lâm sàng của Ngưu tất
Ứ máu biểu hiện như vô kinh, ít kinh, loạn kinh và đau do chấn thương ngoài:
Dùng phối hợp ngưu tất với táo nhân, hồng hoa, đương qui và diên hồ sách.
Can và thận kém biểu hiện như đau và yếu vùng thắt lưng và chân:
Dùng bài ngưu tất tán (Y Phương Hải Hội-Lê Hữu Trác):
Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Hồ lô ba, Ngưu tất, nhục thung dung, phòng phong, tật lê, thỏ ty tử, tỳ giải đều 40g, Nhục quế 20g
Dùng cật heo nấu với rượu, giã nát luyện với thuốc làm hoàn.
Giãn mạch máu quá mức biểu hiện như nôn ra máu và chảy máu cam:
Dùng phối hợp ngưu tất với tiểu kế, trắc bách diệp và bạch mao căn.
Âm suy và dương vượng dẫn đến phong can nội chạy lên trên biểu hiện như đau đầu, hoa mắt và Chóng mặt:
Dùng phối hợp ngưu tất với đại giả trạch, mẫu lệ và long cốt dưới dạng trấn can tức phong thang.
Âm suy và vương hỏa biểu hiện như loét miệng và sưng lợi:
Dùng phối hợp ngưu tất với sinh địa trùng và tri mẫu.
Rối loạn đường niệu biểu hiện như đi tiểu đau, đái ra máu và nước tiểu ít:
Dùng phối hợp ngưu tất với thông thảo, hoạt thạch và cù mạch dưới dạng ngưu tất thang.
Trị chứng tê thấp khớp đau:
dùng Ngưu tất phối hợp với Thương truật, Hoàng bá, Ý dĩ như các bài:
Trị chứng tê thấp khớp đau:
Dùng Ngưu tất phối hợp với Thương truật, Hoàng bá, Ý dĩ như các bài: Tam diệu tán (hoàn) ( Y học chính truyền): Thương truật 12g, Xuyên Ngưu tất 12g, Hoàng bá 8g, tán bột mịn trộn đều mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần với nước gừng.
Tứ diệu hoàn (Thanh phương tiện độc) gồm Ngưu tất gia Mộc qua, Phòng kỷ, Tỳ giải
Trị tử cung xuất huyết cơ năng:
Dùng Xuyên Ngưu tất mỗi ngày 30 - 45g sắc uống. uống liên tục 2 - 4 ngày hết xuất huyết, trường hợp xuất huyết lâu ngày, uống tiếp thêm 5 - 10 ngày cũng cố
Trị các chứng kinh nguyệt khó, kinh nguyệt thất thường và đau khi có kinh ở những phụ nữ
Dùng: Ngưu tất 9g, Quế chi 9g, Thược dược 9g, Đào nhân 9g, Đương qui 9g, Mẫu đơn bì 9g, Diên hồ sách 9g, Mộc hương 3g.
Trị tiểu tiện không thông, phụ nữ huyết bị kết, bụng và lưng đau. ,
Dùng Cam thảo 40g , Địa cốt bì 40g , Hải đồng bì 80g , Khương hoạt 40g , Ngưu tất . 40g , Ngũ gia bì 40g , Sinh địa 400g , Xuyên khung 40g , Ý dĩ nhân 40g .
Tán bột. Bọc vào lụa mỏng, ngâm rượu 27 ngày
Mỗi ngày uống 1 chung (10ml) đến 4 chung nhỏ.
Trích dẫn tài liệu cổ
- Bản kinh: Chủ hàn thấp nuy tý, tay chân cong co, gổi đau không co lại được, trục huyết khí, tổn thương vì nhiệt lửa, ra thai.
-Biệt lục:Trị thương trung thiếu khí, con trai thận âm tiêu, người già không tiểu được, bổ trung nối đứt, đầy lấp tủy xương, trừ đau trong não và đau cột sống lưng, đàn bà kinh nguyệt không thông, huyết kết, ích tinh, lợi âm khí, ngừng bạc tóc.
–Dược tính luận:Trị âm nuy, bổ Thận điền đầy tinh, trục ác huyết chảy kết, giúp 12 kinh mạch.
– Nhật hoa tử bản thảo:Trị lưng gối mếm lạnh yếu, phá trưng kết, trừ mủ ngừng đau, sản hậu tâm phúc đau và huyết vận, ra thai, tráng dương. – Bản thảo diễn nghĩa: Ngâm rượu với Nhục Thung dung uống, ích Thận; tre gổ đâm vào thịt, giã nát rịt bèn ra.
– Trương Nguyên Tố:Mạnh gân xương
– Bản thảo diễn nghĩa bổ di:Có thể dẫn các thuốc đi xuống.
– Điền Nam bản thảo:Ngừng đau nhức gân xương, mạnh gân thư gân, ngừng mỏi tê lưng gối, tán ứ trụy thai, tán kết hạch, công phá tràng nhạc, lùi ung nhọt, ghẻ lở, huyết phong, ngưu bì tiển, ổ mủ.
– Cương mục:Trị nóng lạnh sốt rét lâu ngày, tiểu ra máu ngũ lâm, đau trong âm hành, hạ lỵ, hầu tý, nhọt lở miệng, đau răng, nhọt sưng ác sang, thương gãy.
– Bản thảo chính:Chủ tay chân máu nóng ngứa tê liệt, huyết ráo cong co, thông bàng quang bí sáp, đại tràng khô ráo, bổ tủy thêm tinh, ích âm họat huyết.
– Bản thảo bị yếu:Hấp rượu thì ích Can Thận, mạnh gân xương, trị đau xương lưng gối, chân mềm yếu gân cong, âm nuy tiểu không được, sốt rét lâu ngày, hạ lỵ, thương trung thiếu khí, dùng sống thì tán ác huyết, phá trưng kết, trị mọi chứng đau tâm phúc, lâm đau tiểu máu, kinh bế khó sanh, hầu tý đau răng, ung nhọt ác sang.
Tham khảo:
Theo tài liệu cổ Ngưu tất không dùng cho các trường hợp sau
– Bản thảo chính: Tạng hàn đại tiện lỏng, hạ nguyên không cố nên kỵ vậy.
– Bản thảo hóa nghĩa: Nếu tả lỵ Tỳ hư mà đùi gối đau mỏi không nên dùng.
– Đắc phối bản thảo: Trung khí không đủ, tiểu tiện tự lợi, đều cấm dùng.
Một số bài thuốc có Ngưu tất làm chủ dược
Bài thuốc Tráng dương, tán hàn, trừ phong thấp, mạnh gân cốt, hòa huyết mạch. Trị lưng đau, gối mỏi, 2 chân yếu, chóng mặt, hoa mắt, tay chân lạnh của Triệu cát trong thánh tễ tổng lục:
Đan sâm ............15g
Đỗ trọng ........... 30g
Đương quy ....... 30g
Hổ cốt ............. 45g
Kim anh ............ 15g
Ngưu tất (Hoài) ................ 15g
Ngưu tất (Xuyên) .............30g
Phòng Phong ......... 15g
phụ tử (chế) ..... 15g
Sinh địa ...........30g
Sơn thù ........... 15g
Thạch Hộc ......... 15g
Tiên linh tỳ ...... 30g
Tỳ giải .............30g
Ý dĩ nhân .......... 30g
Giã nát, cho vào túi vải, để vào bình, ngâm với 3 lít rượu.
Mùa xuân, hạ: ngâm 7 ngày, mùa thu, đông: ngâm 9 ngày.
Mỗi ngày uống 2 ly, lúc bụng đói.
Ngưu tất tán:
Thuốc dùng trị các chứng kinh nguyệt khó, kinh nguyệt thất thường và đau khi có kinh ở những phụ nữ thể lực tương đối tố
Ngưu tất tán (Hải thượng lãn ông):
Trị cước khí sưng đau, kinh nguyệt không đều.
Ngưu tất thang
(Tam Nhân Cực - Bệnh Chứng Phương Luận): Trị tiểu tiện không thông, phụ nữ huyết bị kết, bụng và lưng đau.
Ngưu tất hoàn(Loại Chứng Hoạt Nhân Bản Sự Phương)
Nhục Thung Dung Ngưu Tất Hoàn
(Trương Nhuệ) : Bổ thận, chấn tinh, cường cân, tráng cốt. Trị hạ nguyên bất túc
Bài thuốc Trị sản hậu đùi (chân) đau.
Thẩm Thị Tôn Sinh Thư.
Thẩm Kim Ngao
Vị thuốc:
Bạch thược
Cam thảo
Câu kỷ tử
Hoàng bá
Mộc qua
Ngưu tất
Sinh địa
Thạch hộc
Toan táo nhân
Xa tiền tử
Lượng bằng nhau. Sắc uống.
Tác dụng của ngưu tất theo y văn cổ:
Sách Bản kinh: "chủ hàn thấp nuy tý, chân tay co quắp, gối đau không duỗi được, trục huyết khí, lở lóet do hỏa nhiệt, trụy thai".
Sách Danh y biệt lục: " trị nam thận âm suy giảm, người già tiểu không tự chủ, tăng cốt tủy, trị đau trong não và cột sống thắt lưng, trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết kết, ích tinh, lợi âm khí, giảm tóc bạc".
Sách Bản thảo cương mục: " Ngưu tất sao rượu bổ can thận, dùng sống trừ ác huyết ( máu độc). Trị đau lưng gối, chân teo, âm tiêu ( yếu sinh lý) tiểu không tự chủ ( thất niệu), sốt rét lâu ngày (cửu ngược). Thuốc còn trị chứng trưng hà, các chứng tâm phúc thống, ung thũng ác sang, họng lợi răng đau, tiểu đau, tiểu ra máu, các chứng kinh thai sản nhờ thuốc có tác dụng khử ác huyết".
Sách Bản thảo thông huyền: " trị chứng ngũ lâm, dùng Ngưu tất 1 lạng gia thêm ít Nhũ hương sắc uống vài thang là khỏi, nhờ tác dụng đi xuống mà thông được tiểu tiện".
Sách Y học Trung trung tham tây lục: " Ngưu tất nguyên là thuốc bổ, chuyên đưa khí huyết đi xuống, mà dùng làm thuốc dẫn dược.Thuốc trị chứng thận hư, đùi lưng đau, gối đau không co duỗi được, cẳng teo không đi lại được. Trị con gái kinh bế huyết khô, có tác dụng dục sản. Trị chứng tiểu buốt (lâm thống), thông lợi tiểu tiện".
Ngưu tất và cỏ xước
Cây ngưu tất là một loại cỏ xước cho nên người ta nhầm với cây cỏ xước Achyranthes aspera L. Cỏ có thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m, cũng có khi tới 2m. Lá mọc đối có cuống, dài 5-12cm, rộng 2-4cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá, Nhìn bề ngoài, Cỏ xước không xanh tốt, mượt mà như Ngưu tất vì Ngưu tất là cây trồng được chăm sóc cẩn thận hơn. Điều khác biệt rõ nhất là phiến lá Ngưu tất to hơn và tù hơn, còn lá Cỏ xước gầy và nhọn hơn. Để phân biệt nhanh chóng, khi gặp cây Cỏ xước, nhổ lên xem rễ. Rễ Cỏ xước rất nhiều rễ con, rễ cái bị gỗ hoá. Còn rễ Ngưu tất ít rễ con hơn, rễ cái nạc và dài như chiếc đũa. Ở nước ta, cây Ngưu tất trồng ít khi cao quá 1m. Thân thảo hơi gầy và hơi vuông, phân thành đốt, phình ra ở hai đầu trông giống như đầu gối con trâu nên có tên là Ngưu tất. Lá mọc đối, có cuống, dài từ 5cm - 10cm, phiến lá hình trứng đầu nhọn. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Rễ gồm 1 hoặc 2, hoặc 3 rễ cái, chung quanh có rễ con. Rễ cái nạc, lúc đầu hơi giòn, màu trắng ngà, sau khi chế biến có màu hơi hồng, trong và mềm dẻo..
Hiện ta đang trồng giống ngưu tất di thực của Trung Quốc có rễ to hơn cây cỏ xước mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Có thể tìm loại cỏ xước ở nước ta dùng làm ngưu tất được. Rễ đào về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. CHÚT CHÍT
Tên thường gọi: Chút chít, Lưỡi bò, Ngưu thiệt, Dương đề.
Tên khoa học: Rumex wallichi Meisn
Họ khoa học: Thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.
Cây Chút chít
(Mô tả, hình ảnh cây Chút chít, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây thảo hằng năm cao đến 1m, ít nhánh. Lá dưới thân to, rộng đến 5-7cm, các lá giữa thân thon thuôn, tù hai đầu, hai mặt một màu, mép có răng tròn; các lá ở trên bẹ Xim co với nhiều hoa xanh, ở nách lá nhỏ đến ngọn; cuống hoa 1-2cm, lá đài 3 xanh, mép có răng, lưng có một cục chồi xanh dẹt to. Quả bế trắng, cao 4mm, có 3 góc.
Hoa tháng 2-6.
Bộ phận dùng:
Rễ củ và lá - Radix et Folium Rumicis.
Phân bố và thu hái:
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc dại ở bờ ruộng ẩm, hoặc ở trong các đất ruộng sâu; thường xuất hiện từ tháng 11-12 cho đến tháng 6 tại Hà Tây, Hà Nội, Nam Hà ở Lâm Ðồng. Cây mọc hoang dại nơi đất không tốt thì rễ gẫy không thành củ. Nếu được trồng và chăm bón tốt thì củ to. Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân; đào lấy củ vào mùa thu, phơi khô dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong rễ và lá chút chít có antraglucozit. Tỷ lệ antraglucôzit toàn phần trung bình là 3-3,4% trong đó chừng 0,47% ở dạng tự do và 2,54% ở dạng kết hợp.
Ngoài ra còn có một ít tanin và nhựa. Trong một loài Rumex japonicus Meins, người ta đã xác định thành phần antraglucozit là axit chrysophanic và emodin.
Tác dụng dược lý
Thí nghiệm tác dụng cao lỏng và thuốc hãm rễ chút chít trên ruột thỏ cô lập và ếch (5 thí nghiệm trên ruột thỏ, 8 thí nghiệm trên ruột ếch) chúng tôi đã thấy sức căng (tonus), biên độ sức co và tần số nhu động của ruột đều tăng (G.Herman, I. Ciulei, Đỗ Tắt Lợi và Ngô ứng Long, 1960. Y học rạp chí 2).
Vị thuốc Chút chít
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Chút chít có vị đắng, tính lạnh
Tác dụng:
Có tác dụng thanh nhiệt, thông đại tiện, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Lá và rễ nấu lên dùng tắm ghẻ. Còn dùng uống để làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa, mụn nhọt. Lá non làm rau ăn được như rau nghể.
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của cây chút chít
Trị ngứa ngáy có trùng:
Dùng rễ cây Dương đề, đâm nát trộn mỡ heo bỏ vào tý muối xức hàng ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị hầu tý
Dùng rễ cây Dương đề loại nguyên 1 củ, quyết với giấm lâu năm rịt lên cổ (Thiên Kim Phương).
Trị đầu nổi vẩy trắng
Dùng rễ cây Dương đề đâm với nước mật của con dê xức vào (Thánh Huệ Phương).
Trị đại tiện táo bón
Dùng rễ Dương đề sắc với 1 ch n nước còn 6 phân uống lúc nóng (Thánh Huệ Phương).
Trị đại tiện ra máu
Dùng rễ cây Dương đề sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
Trên mặt nổi từng vết đỏ như đồng tiền lớn
Dùng Đại hoàng 120g đâm lấy nước, Xuyên sơn giáp 10 cân đốt tồn tính, Xuyên tiêu (tán bột) 15g, gừng sống 120g đâm lấy nước, trộn lại nghiền nát, lấy vải bọc lại sát vào, nếu khô bỏ dấm vào sát tiếp (Lục Thị Tích Đức Đường).
Da nổi lên từng đám nhỏ kết thành về ra mồ hôi ngứa.
Dùng rễ Dương đề hai lượng, Khô phàn 6g, Khinh phấn 3g, Sinh khương nửa lượng, tất cả quyết nhuyễn lấy nước rửa, dùng tay cạo cho lóc vẩy để thuốc thấm vào (Lục Thị Kinh Nghiệm Phương).
Ngứa lâu ngày không khỏi
Dùng rễ cây Dương đề đâm vắt lấy nước bỏ vào một chút Khinh phấn trộn sệt sệt xức vào 3-5 lần thì khỏi (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
Công hạ gấp trong bệnh bí ỉa
Dùng 2-9g, Dương đề, nhai sống hoặc sắc uống, nếu không ra dùng Dương đề 9g, Chỉ xác 9g, Mộc thông 6g sắc uống, sau 1 giờ chưa đi thì sắc nước thứ 2 uống tiếp (Kinh nghiệm dân gian).
Chữa ghẻ hoặc trứng cá
Dùng rễ bột Dương đề 90g, ngâm với rượu 600, chừng 500ml trong 10 ngày, lọc lấy nước xứ vào nơi hắc lào, có thể dùng để bôi ghẻ hoặc trứng cá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ngứa ngoài da:
Dùng lá tươi Dương đề giã nát ,sát nhè nhẹ nơi ngứa (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ngưu bì tiển, viêm da thần kinh
Rễ Dương đề 8 chỉ, Khô phàn 6g. Tất cả tán bột trộn chung với dấm xức vào nơi đau ngứa, ngày 1-2 lần ( Dương Đề Căn TánLâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ung nhọt sưng đau:
Rễ dương đề mài với dấm, xức bên ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị táo bón:
Dễ Dương đề 15g sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị bón, trĩ nội ra máu, đau nhức không yên:
Rễ Dương đề tươi 30g, thịt heo 120g, nửa kg. Nấu cho thịt mỡ nhừ, lấy nước nấu và ăn thịt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị viêm amiđan cấp tính:
Rễ dương đề tươi 30g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị xuất huyết nội, tím do dị ứng:
Toàn cây Dương đề tươi 30g, sắc uống, Rễ Dương đề nghiền bột, lần uống 9g, ngày uống 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chữa bí đại tiện:
Dùng 8-12g củ tươi nhai sống hoặc sắc nước uống.
Chữa hắc lào và các loại lở ngứa
Dùng cành lá Chút chít nấu nước ngâm rửa kỹ lúc còn ấm; lại dùng củ mài giấm bôi. Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da. ĐỘC HOẠT
Tên khác:
Tên thường gọi: Vị thuốcđộc hoạt còn goi Khương thanh, Hộ khương sứ. giả(Bản Kinh),Độc diêu thảo(Biệt Lục),Hồ vương sứ giả(Ngô Phổ Bản Thảo)Trường sinh thảo(Bản Thảo Cương Mục),Độc hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp(Hòa Hán Dược Khảo),Xuyên Độc hoạt(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa hoc:Angelica laxiflora Diels, Angelica megraphylla Diels.
Họ khoa học:Họ Hoa Tán (Apiaceae).
Độc hoạt là thân và rễ của nhiều loại cây độc hoạt khác nhau,
Cây độc hoạt
(Mô tả, hình ảnh cây độc hoạt, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây độc hoạt nói chung là một cây thuốc quý. ở nước ta hiện nay chưa phát hiện được. Cho nên chúng tôi căn cứ vào một số cây đã được mô tả chắc chắn để ghi lại đây làm tài liệu cho ta phát hiện sau này.
Cây hương độc hoạt hay mao dương quy còn gọi là đương quy có lông (Angclica pubescens Maxim) là một cây sống lâu năm, cao 0,5-lm thân mọc thẳng đứng, hơi màu tím, có rãnh dọc, nhẵn không có lông. Lá kép 2-3 lần lông chim, lá chét nguyên hoặc lại chia thùy, mép có răng cưa tù không nhọn, cuống lá nhỏ, phía dưới nở rộng thành bẹ có dìa mỏng. Trên gân lá có lông ngắn và thưa. Cụm hoa tán kép, gồm 10-20 cuống tán. Hoa nhỏ màu trắng; quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng có sống, hai bên phát triển thành dìa.
Cây ngưu vĩ độc hoạt hay gọi là độc hoạt đuôi trâu (Heracleum hemsleyanum Maxim) cũng là loại cây sống lâu năm cao 0,5-l,5m rễ chính to thô, có khi có rễ con dài, thân mọc thẳng đứng trên mặt có rãnh dọc, hơi có lông ngắn. Lá kép 1 lần lông chim, phiến lá chét dài 5-13cm, rộng 4-20cm mép có răng cưa thô, cuống lá dài 8- 17cm, phía dưới phát triển thành bẹ. Cụm hoa hình tán kép, mọc ở đầu cành, tổng hoa tán có 15-20 cuống dài 3,5-9cm, tán nhỏ gồm chừng 30 hoa nhỏ màu vàng trắng. Quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng sống không rõ, hai bên phát triển thành dìa.
Cây cửu nhỡn độc hoạt hay còn gọi là độc hoạt chín mắt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì, là một cây sống làu năm, cao l-2m, thân mọc thẳng đứng, có nhiều cành, cành già gần như không có lông thưa ngắn. Lá mọc so le, kép 2-3 lần lông chim có thể dài 30-40cm, lá chét có cuống ngắn dài 4-12cm, rộng 2-9cm mép có răng cưa nhọn. Cụm hoa hình tán kép, cuống tán kép dài 4,5-1lcm, tán nhỏ gồm 20-35 hoa nhỏ màu trắng hay vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, dài 2-3cm, trong có 5 hạt.
Địa lý:
Chưa thấy có ở Việt Nam, còn phải nhập từ trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Về mùa thu khi lá đã khô, hoặc đầu mùa xuân khi cây bắt đầu ra lá non thì đào lấy rễ, phơi trong râm cho khô hoặc sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ và rễ (Radix Angelicae Tuhuo).
Mô tả dược liệu:
Hơi hình trụ tròn, trên to, dưới nhỏ, đầu dưới có phân nhánh, dài khoảng 10 – 20cm, đường kinh rễ khoảng 3,3cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng hoặc mầu nau, đỉnh trên còn ít gốc hoặc lõm xuống, phần đầu rễ có nhiều vân nhăn ngang, toàn bộ có vân nhăn dọc, có nốt nhỏ mọc ngang lồi lên và vêyt sẹo nhỏ hơi nổi lên. Chất đặc, chắc, cắt ra có thể thấy nhiều chấm dầu mầu nâu rải rác hoặc xếp thành vòng, chung quanh mép mầu trắng, ở trong có những vòng mầu nâu, chính giữa mầu nâu tro. Mùi thơm đặc biệt, hơi hắc, vị đắng cay, nếm hơi tte tê lưỡi (Trung Dược Học).
Bào chế: Độc hoạt
+ Thái nhỏ, lấy Dâm dương hoắc trộn lẫn vào, ủ kín trong 2 ngày, phơi khô rồi bỏ Dâm dương hoắc đi, để dùng cho khỏi xót ruột (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Khi dùng cạo bỏ lớp vỏ hoặc sấy khô để dùng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hiện nay thì sau khi thu hái, phơi khô, khi dùng rửa sạch để ráo nước bào mỏng phơi khô trong râm mát. Không cần sao tẩm gì cả (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Độc hoạt hay tiết tinh dầu ra lại nên phơi lại, bỏ vàolu dưới có vôi để phòngmất màu và sâu mọt.
Thành phần hóa học:
+ Angeloi, Angelicone, Bergaptenostholum belliferone, Scopoletin, Angelic acid,Tiglic acid, Palmitic acid, Sterol, Stearic acid, Linoleic acid, Oleic acid, Dầu thực vật (Trung Dược Học).
+ Columbianetin, Columbianetin acetate, Osthol, Isoimperatorin, Bergapten, Xanthotoxin (Phan Cảnh Tiên, Dược Học Học Báo 1987, 22 (5): 380).
+ Columbianadin, Columbianetin-b-D-Glucopyranoside (Lý Vinh Chính, Dược Học Học Báo 1989, 24 (7): 456).
+ Ampubesol, Angelol D, G, B (Vương Chí Học, Thẩm Dương Học Viện Học Báo 1988, 5 (3): 183).
+ g-Aminobutyric acid (Lý Vinh Chính, Bắc Kinh Y Khoa Đại Học Học Báo 1989, 21 (5): 376).
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng giảm đau, an thần và kháng viêm rõ rệt (Trung Dược Học).
+ Thuốc nước và thuốc sắc Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt nhưng thời gian ngắn. Độc hoạt chích tĩnh mạch có tác dụng hưng phấn hô hấp. Độc hoạt còn có thành phần có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu trên ống nghiệm (Trung Dược Học).
+ Độc hoạt có thành phần chống loét bao tử, đối với hồi tràng thỏ, thuốc có tác dụng chống co thắt (Trung Dược Học).
+ Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì Độc hoạt có tên là Angolica dahunca (Fisch. Hoffm.) Benth et Hook. f. ex. Franch et Sar (Hưng an Bạch chỉ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, trực khuẩn đại trường, lỵ, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả (nước sắc thuốc)(Trung Dược Học).
Vị thuốc độc hoạt
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, hơi ôn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, tính hơi mát (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Học).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm Tâm (Trân Châu Nang).
+ Vào kinh Tâm, Can, Thận, Bàng quang(Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Can, Thận, Bàng quang (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Thận, Bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Trừ phong thấp, chỉ thống, giải biểu (Trung Dược Học).
+ Khứ phong, thắng thấp,tán hàn, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Khư phong, thắng thấp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị: Độc hoạt
+ Chủ phong hàn, kim sang, phụ nữ bị chứng sán hà, uống lâu người nhẹ khỏe (Bản Kinh).
+ Trị các loại phong, các khớp đau do phong (Danh Y Biệt Lục).
+ Trị các loại phong thấp lạnh, hen suyễn, nghịch khí, da cơ ngứa khó chịuchân tay giật đau, lao tổn, phong độc đau (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị chứng phong thấp tý thống, thiếu âm đầu thống, ngứa ngoài da do thấp, phong hàn biểu chứng (Trung Dược Học).
+ Trị phong hàn thấp tý, lưng gối đau, tay chân co rút, đau, khí quản viêm mạn, đầu đau, răng đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị phong thấp, phong hàn biểu chứng, đau thắt lưng đùi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng
Liều dùng: 4-12g. Cùng sắc uống với các vị thuốc khác, hoặc ngâm rượu, hoặc nghiền bột trộn làm viên hoặc tán bột để uống.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc độc hoạt
Trị răng sưng đau:
Độc hoạt nấu với rượu, ngậm. Nếu chưa công hiệu dùng Độc hoạt, Điạ hoàng mỗi thứ 120g, tán bột, mỗi lần dùng 12g sắc với một chén nưđc, uống nóng, uống xong nằm một lát rồi uống tiếp (Trửu Hậu Phương).
Trị trúng phong cấm khẩu, lạnh toàn thân, bất tỉnh nhân sự:
Độc hoạt 160g, rượu 1 thăng, sắc còn nửa thăng, uống (Thiên Kim Phương).
Trị trúng phong không nói được:
Độc hoạt 40g, 2 thăng rượu, sắc còn 1 thăng, Đại đậu 5 chén sao, lấy rượu nóng nấu uống lúc còn nóng (Tiểu Phẩm Phương).
Trị các chứng phong hư sau khi sinh:
Độc hoạt, Bạch tiên bì, mỗi thứ 120g, sắc với 3 thăng nước còn 2 thăng, chia làm 3 lần uống (Tiểu Phẩm Phương).
Trị các khớp xương đau nhức:
Độc hoạt 6g, Đưtơng quy 4g, Phục linh 4g, Bạch thược dược 4g, Hoàng kỳ 4g, Cát căn 4g, Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 2g, Cam thảo 1,2g, Can khương 1,2g, Phụ tử chế 1,2g, Đậu đen 6g, sắc, chia 3 lần uống trong ngày (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị trúng phong cấm khẩu, răng cắn chặt:
Độc hoạt 20g, Xuyên khung, Xương bồ, mỗi thứ 6g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị các khớp xương đau nhức, vận động khó khăn, phong thấp, bụng đau:
Độc hoạt, Tang ký s nh, Xuyên khung, Đương quy, Ngưu tất, Cẩu tích, Thiên niên kiện, Sinh điạ, mỗi vị 8 – 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị khớp xương đau nhức:
Độc hoạt 12g, Đỗ trọng 12g, Phòng đảng sâm 12g, Hy thiêm thảo 12g, Kim ngân hoa 12g, Hà thủ ô 12g, Thổ phục linh 12g, Kê huyết đằng 12g, Cam thảo 4g, Cốt toái bổ 12g, Thục đia 12g, Can khương 4g, Quế chi 8g, Xuyên khung 8g, Ngưu tất 8g, Xuyên quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị khớp đau mạn tínhdo phong thấp, thiên về chi dưới:
Độc hoạt 12g, Tang ký sinh, Tần giao, Tế tân, Quy thân, Sinh điạ, Bạch thược, Xuyên khung, Phòng phong, Nhục qưế, Phục linh, Nhân sâm, Cam thảo, Đỗ trọng, Ngưu tất mỗi thứ 8g. Sắc uống (Độc Hoạt Ký Sinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị khớp viêm do phong thấp, lưng đùi đau nhức, tay chân co rút:
Độc hoạt 12g, Tần giao 12g, Phòng phong 12g, Tế tân 4g sắc uống. Cũng có thề dùng Độc hoạt nửa cân nấu thành cao, mỗi lần uống một muỗng cà phê, ngày 2 lần với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị cảm mạo phonghàn, đầu đau, cơ thể đau, táo bón:
Độc hoạt 8g, Ma hoàng 4g, Xuyên khung 3,2g, Đại hoàng 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 4g. Sắc uống (Độc Hoạt Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phế quản viêm mạn tính:
Độc hoạt 9g, cho đường đỏ 15g, theo tỉ lệ, chế thành cao, chia 3-4 lần uống trong ngày. Bệnh viện số4 tỉnh \/ũ Hán dùng bài này trị cho 450 ca bệnh nhân kết quả tốt 73,7% (Độc Hoạt Chỉ Khái Thang – Vũ Hán Tân Y Dược Tạp Chí 1971, 3: 24)
Trị bạch điến phong:
Dùng loại Độc hoạt Heracleum hemsleyanum Diels . (Ngưu vĩ Độc hoạt) 1% chế thành cao nước bôi, kết hợp tắm ánh nắng mặt trời, đã trị cho 307 ca tỉ lệ, kết quả 54,4% (Tạp chí Bệnh Ngoài Da Lâm Sàng 1982, 3:122).
Trị vảy nến:
Tác giả dùng Độc hoạt uống và bôi, kết hợp chiếu tia tử ngoại sóng dài, trị 92 ca, đạt kết quả khỏi với tỷ lệ 66, 3%, có kết quả truớc mắt 93,5% . Cách làm: mỗi lần trước khi chiếu tia tử ngoại 1 - 2 giờ, uống viên Độc hoạt (viên Độc hoạt 30mg\viên, tương đương 3,75g thuốc sống), liều lượng 36mg\kg, uống sau bữa ăn, đối với một số bệnh nhân, trước lúc chiếu tia bôi 1% thưốc mỡ Độc hoạt hoặc 0,5ml thuốc nước Độc hoạt. Chiếu tia tử ngoại mỗi tuần 6 lần, bắt đầu 35 lần, mỗl lần 15 - 20 phút, tìếp sau là 30 - 40 phút, 26 lần là một lìệu trình (Lý Phong Kỳ - Trung Hoa Lý Liệu Tạp Chí 1983, 3: 144).
Tham khảo:
Độc hoạt trị các loại trúng phong do thấp hàn, suyễn, khí nghịch, da ngứa, tay chân đau co thắt, phong độc lao tổn, răng đau (Dược Tính Bản Thảo)
+ Độc hoạt vị cay đắng, tính hơi ấm, so với Khương hoạt thì có tính hòa hoãn hơn. Hễ do phong vào kinh túc Thiếu âm Thận, lan vào bên trong không ra, gây thàn'h đau đầu, thì Độc hoạt giỏi đuổi phong mà trị bệnh được, hai chân bị thấp tà không đi giầy guốc được, không dùng Độc hoạt thì không khỏi. Răng đau do phong độc, chóng mặt xoay xẩm, không dùng Độc hoạt thì chẳng công nồi, đó là do gió không lay động, không có gió lại lay động nên gọi là Độc dao (diêu) thảo, vì cái sở thắng của nó mà ức chế vậy.Lại có phong ắt phải có tbấp, do đó, Khương hoạt trị thủy thấp du phong, mà Độc hoạt thì trị thủy thấp phục phong. Khí của Khương hoạt thì thanh, có tác dụng hành khí, phát biểu, tán tà khí ở phần vinh vệ. Khí của Độc hoạt thì trọc, có tác dụng hành huyết mà ôn dưỡng khí ở phần vinh vệ. Khương hoạt có công phát biểu, Độc hoạt có lực hộ giúp phần biểu. Khương hoạt hành ở thượng tiêu mà điềøu lý ở phần trên, thì chứng du phong đầu thống và chứng phong thấp đau khớp đều trị đượ'c; Độc hoạt hành khí ở hạ tiêu mà cũng điều lý phần dưới thì chứng phục phong đầu thống, hai chân thấp tê đều trị được. Khương hoạt, Độc hoạt tuy yếu trị phong, mà mỗi thứ có riêng biệt, không thể không xét kỹ (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Độc hoạt khí thơm mà trọc, vị đắng mà trầm, có tác dụng tuyên thông được dương khí từ đỉnh đầu đến chân, để tán phục phong của kinh Thận: Hễ cổ gáy khó chịu, mông đùi đau nhức, hai chân tê yếu, không cử động được, nếu không có Độc hoạt thì khó có hiệu quả. Lấy khí thơm thấu tâm của nó, dùng làm thuốc dẫn vào kinh Tâm. Trị đau mắt đỏ bởi cành nhánh của nó gặp gió không di động, nên trị được phong, mà phong thì thắng thấp, chuyên về sơ thông thấp khí. Nếu lưng, thắt lưng mỏi nặng, tay chân co thắt, cơ bắp vàng từng khối thì Độc hoạt là thuốc tốt. Lại giúp cho huyết dược, hoạt huyết thư cân thật là thần diệu (Giả Cửu Như).
+ Độc hoạt khí vị mãnh liệt, thơm tho tràn đầy nên tuyên thông được bách mạch, điều hòa kinh lạc, thông gân cốt mà lợi các khớp. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng vềphong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được. Chỉ có ngày xưa, vị Khương hoạt, Độc hoạt chưa hề phân biệt,
Do đó cổ thư dùng Độc hoạt thông trị các chứngtrong ngoài, trên dưới, hễ các chứng đầu mặt tay chânmình mẩy, đều thuộc phạm vi điều trị của Độc hoạt. Từ sau đời Tống thì Khương hoạt được tách ra một vị riêng,mà khí thơm tho thật nồng nàn thì thấu đạt lên trên, cùng với Khương hoạt đã chiếm tận ưu thế của nó. Khí vị của Độc hoạt nóng, đặc hơn, chuyên trị các chứng đau co thắt vùng lưng và chân gối. Tuy ngàyxưa còn chưa nói rõ nhưng Vương Hải Tàng có nói ' Khương hoạt thì khí mănh liệt, Độc hoạt thì khí nhẹ hơn . Trương Thạch Ngoan cũng nói là trong cái thăng của nó có giáng, điều ẩn nhiên là có sự khác biệt về trên dưới. Theo ‘Di Nghiệp Sự Châu Thị Gia Pháp’ thì từ lâu Độc hoạt luôn được dùng để trị phần dưới, hễ từ thắt lưng đến phía dưới vùng bụng dưới đều dùng Độc hoạt, chẳng những trị đươc chứng nhức mỏi thuộc phong hàn khí thấp tê, dù cho là chứng lở loét, phát nơi âm phận thì chưa vỡ sẽ dễ tiêu, đã vỡ rồi dễ gom miệng. Công tích rõ ràng, thực đáng tin cậy, đây là ý sâu mà ngườỉ xưa chưa từng nói rõ (Hãy xem kỹ điều Khương hoạt nói sau đây). Lại rằng, Khương hoạt, Độc hoạt đều là chất thuộc loại cay ấm, chủ trị phong tà là nói phong hàn từ bên ngoài, nên sở chủ điều này là các chứng hàn thấp. Ngày xưa luôn lấy Khương họat trị thương hàn bệnh ở biểu, đồng thời trị cả biểu tà bất chính trong tứ thời, vốn là nói về hàn tà. Nếu như phía Nam sông Trường Giang, địa khí ấm áp, ít khí phong hàn, từ lâu người xưa vẫn nói phương Nam không có bệnh thương hàn thực sự, mà ngoại cảm bốn mùa đều là bệnh ôn nhiệt, dù có biểu tà, cũng không thích hợp dùng loại cây có vị tán, tính ấm, có tác dụng thăng như Khương hoạt. Thí dụ như các bài ‘Kinh Phòng Bại Độc Tán’, 'Cửu Vị Khương Hoạt Thang', 'Sài Cát Giải Cơ Thang", cácsách xưa đều gọi là thuốc thần của bệnh cảm mạo tứ thời, mà khu Giang Triết không dùng bất cứ thang nào, cũng vì bệnh tình và bệnh chứng vậy. Lại nữa, thuốc có vị cay, tính ấm, không nên dùng ở vùng Đông Nam lại chẳng chỉ bỏi bệnh tứ thời, dù là thuốc tốt vốn trị chứng phong hàn thấp tà như Khương hoạt, Độc hoạt mà con người ở vùng này, âm huyết vốn bạc nhược, dù cho là đúng chứng, cũng một nửa bời huyết hư mà có, quảø thực phong hàn. thì cũng là huyết hư sinh phong, khí hư sinh hàn, khác xa với chứng tặc phong đại hàn của bệnh phong tê vùng Tây Bắc. Mà một vi thuốc vi cay, tính ấm, cương táo, lại còn phải luôn luôn lưu ý đến, không được tùy ý dùng, chẳng có chút lo nghĩ vậy. Mà Lý Đông Viên lại cho rằng Độc hoạt trị các chứng xoay xẩm chóng mặt do phong gây nên. Trương Khiết Cổ cũng cho rằng cùng dùng với Tế tân để trị chứng đầu đau, chóng mặt do Thiếu âmgây nên, Vương Hải Tàng lại cho rằng Độc hoạt có tác dụng khuCan phong, tả Can khí. Các chứng kể trên đều thuộc âm không hàm dương, chứng Can Thận bất nhiếp, rõ ràng là nội hư sinh phong, không thể so với tặc tà từ ngoài đến, phải nên tiềm tàng, trấn định, sao lại dùng thuốc có vị ấm, thăng lên, để trợ giúp cho tà khí thêm càn, thêm hoạ như ôm củi cứu hỏa, ảnh hưởng rất nhanh, cần phải thận trọng. Nhưng mà như các chứng trước tý lại thường do khí huyết hư hàn không được lưu lợi, nếu không dùng vị cay tán của Khương hoạt, Độc hoạt cũng khó đạt hiệu quả nhanh, bản bệnh tuy thuộc huyết hư, trong thuốc phải dưỡng huyết, tư dịch, thêm thuốc để tuyên thông kinh lạc, dùng tính ấm để vận hành từ từ mà đạt hiệu quả. Thạch Ngoan, Phùng Nguyên lại cho rằng các khớp tay chân tê đau thuộc khí huyết hư, cấm dùng Khương hoạt, Độc hoạt, đây cũng không khỏi có phần thiên kiến, không, thuộc thông luận vậy. Vì Khương hoạt,Độc hoạt trị phong, vốn trị phong hàn thuộc ngoại tà xâm nhập, không trị được phong nhiệt của huyết hư nội phát, cho nên chứng chóng mặt, xoay xẩm, lảo đảo do can dương, ắt không thể trị càn bởi thuốc có vị cay, tính ấm, có tính thăng hoặc tiết được, nếu phạm phải điều cấm kỵ này thì lửa càng hừng lên, cháy lụi cả, rất đáng sợ. Nhưng khí huyết hư hàn mà có chứng tê dại thì không thổi bằng khí ấm áp, cũng không thể chấn chỉnh được khi xuân về. Do đó, trong thuốc tưdưỡng, điều hòa huyết dịch, cũng cần có thuốc để tuyên thông, ôn dưỡng trợ giúp cho nhau, nhưng công của các vị tá, sứ chỉ có thể dùng ít để dẫn đường, không nên dùng nhiều (Trương Sơn Lôi).
+Củ lớn có màu vàng là đúng, gặp gió thổi không lay động (dao), cây đứng thẳng một mình (độc) nên gọi là Độc dao. Độc hoạt là thuốc dẫn chạy vào trong và ngoài kinh Túc thiếu âm, chuyên trị đầu phong và phục phong của kinh Thiểu âm mà không
phải kinh Thái dương. Cổ nhân chia ra hai thứ Khương hoạt và Độc hoạt vì Khương hoạt khí hùng mạnh, trị được chứng du phong, thủy thấp. Độc hoạt khí yếu mà kém, tính đi xuống, trị phục phong, thủy thấp, cho nên chân bị tê thấp dùng nó càng hay. Khương hoạt khí thanh, hành khí, giải tán tà khí ở phần vinh vệ, Độc hoat khí trọc, hành huyết mà nuôi dưỡng chính khí của vinh vệ. Khương hoạt có công năng phát biểu, Độc hoạt có công năng trợ biểu (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Độc hoạt và Khướng hoạt đều là thuốc chuyên trị đau khớp do phong thấp, thường kết hợp dùng chung với nhau, nhưng Khương hoạt chạy thẳng lên đỉnh đầu, chạy ngang ra cánh tay, cẳng tay, chuyên trị phong thấp hàn tà ở chi trên, còn Độc hoạt thì
lại thông hành vùng ngực, bụng, lưng, gối, chuyên trị phong hàn thấp tà ở nửa thân dưới, đó là trong cái giống nhau có cái khác nhau vậy, nếu đau khắp toàn thân thì dùng cả hai (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Khương hoạt và Độc hoạt thời xưa cho là một. Sách‘Thần Nông Bản Thảo Kinh’ ghi rằng: Độc hoạt còn có tên khác là Khương hoạt, mãi cho tới Chân Quyền trong ‘Dược Tính Bản Thảo' bắt đầu mới phân chia và nói lên cách chủ trị của nó, mà sách "Bản Thảo Cương Mục’ lại liệt vào một chỗ, cho rằng Độc hoạt, Khương hoạt là một thứ mà hai loại, loại lấy ở Trung Quốc gọi là Độc hoạt, loại lấy ở Tây Khương gọi là Khương hoạt. Trên thực tế, hình thái của hai vị này khác nhau, khí vị cũng có sai biệt, mặc dù đều có công dụng khư phong, thắng thấp, nhưng Khương hoạt có khí vị hùng liệt, tính táo mà tán, sở trường về phát tán biểu tà: còn Độc hoạt khí vị tương đối nhạt tính cũng tương đối hòa hoãn, chuyên về trị phong thấp tý thống ở giữa gân cốt, mà tác dụng phải tán giải biểu thì không bằng Khương hoạt, vì vậy mà cố nhân có thuyết ‘Độc hoạt nhập túc Thiếu âm, trị phục phong; Khương hoạt nhặp túc Thái âm, trị du phong, phong chạy (du phong) và phong ẩn núp (phục phong) cũng đã nói lên tác dụng của chúng có sự khác nhau khi vềphần lý hoặc thiên về phần biểu. Trên thực tế lâm sàng cho thấy hễ có ngoại cảm biểu chứng thì dùng Khương hoạt, chẳng hạn như bài ‘Cửu Vị Khương Hoạt Thang’, còn phong thấp tý thống, đau thắt lưng cột sống, xương khớp ê ẩm thì dùng Độc hoạt, hoặc là Khương hoạt, Độc họat cùng dùng một lúc, chẳng hạn như bài "Độc Hoạt Tang Ký Sinh Thang', bài 'Khương Hoạt Thắng Thấp Thang", do đó mà ta cũng có thể biết êf sự khác nhau của Khương hoạt và Độc hoạt ' (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
+ Khương hoạt và Độc hoạt đều trị phong thấp, đau khớp và thường dùng chung với nhau. Tuy nhiên, Khương hoạt chạy thẳng đến đỉnh đầu, đi ngang sang cánh tay, thiên về trị phong hàn thấp ở vùng trên. Độc hoạt chạy suốt ngực, bụng, lưng, gối, thiên về trị phong hàn thấp ở nửa người bên dưới. Đó là chỗ khác nhau trong cái giống nhau. Nếu cả cơ thể đau nhức thì dùng chung Khương hoạt và Độc hoạt (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Kiêng kỵ:
+ Khí huyết hư mà nửa người đau, âm hư, nửa người phái dưới hư yếu: không dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Âm hư nội nhiệt, huyết hư mà không có phong hàn thực tà thì cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thận trọng lúc dùng đối với bệnh nhân âm hư, Không dùng vớì chứng nội phong (Trung Dược Học).
+ Âm hư, huyết táo: cần thận trọng khi dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Huyết hư: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Ngang lưng, đầu gối đau, nếu thuộc về chứng hư: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). NHÃN HƯƠNG
Nhãn hương, Kiều đậu -Melilotus suaveolensLedeb., thuộc họ Đậu -Fabaceae.
Mô tả: Cây thảo mọc đứng, cao 60-90cm, nhánh mảnh không lông. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược thuôn, lá phía trên thuôn dài, dài từ 12-15mm, gân phụ mảnh, 9-19 cặp, mép có răng ở phần trên, lá kèm đính vào cuống. Chùm hoa cao 3-10cm, hoa nhỏ màu vàng hay trắng. Quả hình trái xoan - bầu dục, cao 3-5mm, nhăn nheo nhiều, khi chín màu đen, chứa 1-2 hạt bầu dục.
Hoa tháng 4-5, quả tháng 6.
Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Meliloti Suaveolentis.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Âu châu, Bắc Mỹ và Á châu. Ở nước ta, cây phân bố rải rác ở nhiều tỉnh, thường gặp mọc hoang ở Vĩnh Phú, Hoà Bình tới Ninh Bình và các bãi đất bồi ven sông Hồng, ven sông Đáy. Thu hái ngọn, thân và hoa vào mùa hạ, thái ngắn, phơi khô. Rễ thu hái cuối mùa hạ, đầu mùa thu, rửa sạch, phơi khô.
Thành phần hoá học: Cây chứa coumarin.
Tính vị, tác dụng: Lá khô thơm mùi nhãn. Toàn cây có vị cay, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện vị hoá thấp, lợi niệu, sát trùng. Rễ có vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Công dụng: Toàn cây dùng trị:đau mắt, Kiết lỵ, sốt rét, miệng hôi thối và chứng đau đầu, cảm sốt. Liều dùng: 12-20g, sắc uống.
Rễ dùng trị: lâm ba kết hạch. Dùng 40-80g rễ ngâm trong 1 lít rượu trắng. Một tuần sau, dùng mỗi lần một chén nhỏ; ngày dùng 3 lần.
Đơn thuốc:
1. đau mắt: Ngọn cây có hoa phơi khô 50-100g hãm với 100ml nước sôi, để nguội, rửa mắt; ngày hai lần.
2. viêm họng khản tiếng: Toàn cây 20-30g, nấu nước rồi xông, hít.
3. Sốt rét: Nhãn hương 30g, sắc nước uống, dùng 4 giờ trước khi có cơn sốt. NHÂN TRUNG BẠCH
Nhân trung bạch Còn gọi là nhân niệu bạch, thiên niên băng, niệu bạch đảm, đạm thu thạch.
Tên khoa học Calamitas Urinae hominis
Nhân trung bạch là cặn của nước tiểu của người để lâu trong chậu, nước bốc hơi đi còn lại cặn đọng thành bánh, dòn và khai. Cặn này càng phơi nắng lâu càng tốt. khi dùng lại còn phải nung cho kĩ nữa.
Thành phần hoá học: thành phần chủ yếu của nhân trung bạch là canxi clorua và các thành phần khác trong nước tiểu.
Công dụng và liều dùng: nhân trung bạch thấy dùng trong đông y. Theo tài liệu cổ, nhân trung bạch có vị mặn, tính bình, không độc vào 3 kinh can, tam tiêu và bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hoả, khử ứ, cầm máu. Thường dùng làm thuốc tả hoả, thanh nhiệt, dùng trong những bệnh cổ họng sưng đau, chảy máu cam, thiên đầu thống, cam tẩu mã, lở mồm, lưỡi, do sốt lâu mà gầy còm, còn dùng làm thuốc bổ, thuốc ho.
Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. NHÂN SÂM
Tên khác
Tên thường dùng: viên sâm, dã nhân sâm
Tên thuốc: Radix Ginseng.
Tên khoa học:Panax ginseng C.A.Mey
Họ khoa học: Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)
Cây nhân sâm
(Mô tả, hình ảnh cây nhân sâm, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Cây Nhân sâm là một cây thuốc quý. Nhân sâm là cây sống lâu năm, cao chừng 0.6m. rể mẫm thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được một năm thì cây chỉ có một lá với 3 lá chét, nếu cây Nhân sâm được 2 năm cũng chỉ một lá với năm lá chét. Nếu 3 năm thì có 2 lá kép, 4 năm có 3 lá kép. Nếu 5 năm trở lên thì có 4 - 5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu.
Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây Nhân sâm mới có hoa, kết quả. Hoa xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả mọng hơi dẹp to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Hạt cây Nhân sâm năm thứ 3 chưa tốt. Thường người ta bấm bỏ đi đợt cây được 4 - 5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống.
Phân bố
Cây nhân sâm được trồng nhiều nhất ở Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, Hồng Công, Bắc Mỹ… trong đó, sâm Cao Ly (Hàn Quốc) được xem là 1 sản vật nổi tiếng thế giới. Có được sự nổi tiếng này là bởi chủng loại khác hẳn các loại nhân sâm khác, được sống trong điều kiện địa lý tốt. Sâm Cao Ly chủ yếu trồng ở vùng đất có vĩ độ 36-38 độ, có thời kỳ sinh trưởng lâu hơn so với các loại nhân sâm khác khoảng 120-130 ngày (là 180 ngày), làm cho nhân sâm phát triển đầy đủ, vì thế các tổ chức bên trong nhân sâm rắn chắc, đồng đều, luôn có mùi thơm đặc trưng.
Ở Việt Nam có sâm Ngọc Linh là một loại sâm đặc biệt quý hiếm. Sâm ngọc linh chỉ mọc ở nơi có độ cao từ 1200 mét trở lên, được phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum). Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc, có màu lục hoặc hơi tím, đường kính thân độ 4-8mm. Sâm Ngọc Linh còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm Trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu. Cây sâm Ngọc Linh với đầy đủ phần rễ, củ và thân, lá Sâm Ngọc Linh được đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y Tế Việt Nam, Sâm Ngọc Linh có số lượng Saponin cao hơn nhiều lần so với các loại sâm khác trên thế giới. Những kết quả phân tích thân và rễ, củ của Sâm Ngọc Linh, các nhà khoa học xác định được có 52 loại Saponin, trong đó có 26 Saponin có cấu trúc hóa học thường thấy trong sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản và 26 Saponin có cấu trúc mới, không có trong các loại sâm khác. Như vậy Sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng Saponin nhiều nhất. Ngoài ra, các bộ phận trên mặt đất của sâm như lá, thân (cọng) Sâm Ngọc Linh đã phân lập được 19 Saponin Dammaran, trong đó có 8 Saponin có cấu trúc mới. Các công trình nghiên cứu đã xác định được thành phần dược tính trong Sâm Ngọc Linh có 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.
Bộ phận dùng:
Rễ (củ).Củ sắc vàng, nâu mềm, vỏ màu vàng có vân ngang, thẳng không nhăn nheo, cứng chắc, mùi thơm đặc biệt.
Thu hái:
Cây Nhân sâm có chiều dài thân và rễ khoảng 7 ~ 10cm, đường kính khoảng 2 ~ 3 cm. Một số cây Nhân Sâm có tổng chiều rễ và rễ con là 34cm, trọng lượng khoảng 40 ~ 120 g. Có khi lên đến 300g. Vụ thu hoạch của Nhân sâm được thực hiện vào mùa thu, khoảng tháng Chín hoặc tháng Mười, khi đó toàn bộ chất dinh dưỡng tập trung vào phần rễ Nhân sâm do vậy phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm đạt chất lượng cao. Một thu hoạch lý tưởng được thực hiện trong năm thứ sáu.
Cánh chế biến:
Theo Trung Y: Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho vừa mềm, thái lát mỏng một ly (dùng sống). Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, bắc chảo ra ngay, đảo thêm một lúc là được.
Sau khi bào chế có thể tán bột mà uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.
Bảo quản:
Đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.
Thành phần hóa học
Nhân sâm có chữa các chất sau: Panaxatriol, panaxadiol, other panoxisdes, panaquilon, panaxin, gensenin, a-panaxin, proto-panaxadiol, protopanaxtriol, panacene, panaxynol, panaenic acid, panose, glucose, fructose, maltose, sucrose, nicotinic acid, riboflavin, thiamine.
Tác dụng dược lý
Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và gia tăng vỏ não, làm hồi phục bình thường khi hai quá trình trên bị rối loạn, saponin lượng nhỏ chủ yếu làm hưng phấn trung khu thần kinh với lượng lớn có tác dụng ức chế.
Nhân sâm có tác dụng tăng sức lao động trí óc và chân tay chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.
Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, khả năng phòng vệ đối với những kích thích có hại, Nhân sâm vừa có thể làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể chống ACTH làm tuyến thượng thận phì đại, vừa có thể chống corticoit làm teo thượng thận. Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên.
Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào lâm ba và globulin IgM, do đó mà nâng cao tính miễn dịch của cơ thể. Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, những thí nghiệm của Daugolnikol (1950-1952), Brekman và Phruentov (1954-1957) và Abramow (1953) cũng cho biết Nhân sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật.
Lượng ít dịch Nhân sâm làm tăng lực co bóp tim của nhiều loại động vật, nếu nồng độ cao thì giảm lực co bóp của gian sống của súc vật choáng trên thực nghiệm, đối với động vật suy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều, thuốc làm tăng cường độ và tần số co bóp của tim, đối với suy tim tác dụng tăng cường tim của thuốc càng rõ.
Nhân sâm có tác dụng hưng phấn vỏ tuyến thượng thận, các tác giả cho rằng cơ chế là do thông qua vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra chất ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận. Thân và lá của Nhân sâm cũng có tác dụng hưng phấn hệ tuyến yên - vỏ tuyến thượng thận. Nhân sâm có tác dụng kích thích hocmon sinh dục đực cũng như cái.
Thuốc có tác dụng hạ đường huyết. Đối với thực nghiệm, đường huyết cao ở chó, thuốc có tác dụng cải thiện trạng thái chung và hạ đường huyết.
Saponin Nhân sâm làm tăng chuyển hóa lipid, tăng cường sự hợp thành sinh vật học cholesterol và lipoprotein trong gan chuột cống thực nghiệm. Nhưng lúc gây mô hình ( cholesterol) cao trên động vật thì Nhân sâm có tác dụng làm hạ. Nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol cao ở thỏ, vì vậy mà ngăn ngừa được sự hình thành xơ mỡ động vật.
Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ đối với hệ nhân tạo.
Saponin Nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư.
Nhân sâm có tác dụng bảo vệ gan của thỏ và chuột cống, gia tăng chức năng giải độc của gan, Nhân sâm còn có tác dụng nâng cao thị lực và làm tăng khả năng thích nghi của thị giác đối với bóng tối.
Độc tính của Nhân sâm: cho chuột nhắt uống bột Nhân sâm gây nhiễm độc cấp, LD50 là trên 5g/kg cân nặng, nếu tiêm thuốc vào dưới da chuột nhắt thì liều độc cấp LD50 là 16,5ml/kg, cho chuột nhắt uống Nhân sâm theo liều lượng 100,250, 500mg/kg liên tục trong 1 tháng và theo dõi nhiễm độc bán cấp không thấy gì thay đổi khác thường ở súc vật thực nghiệm. Theo Kixêlev đã tiêm vào dưới da chuột nhắt 1ml dung dịch Nhân sâm 20% thấy sau 10 - 12 giờ chuột chết với trạng thái mất sắc nhưng cho uống thì độc tính rất ít.
Vị thuốc nhân sâm
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.
Sách Bản kinh: vị ngọt hơi hàn.
Sách Danh y biệt lục: hơi ôn, không độc
Sách Bản thảo bị yếu: thuốc sống ngọt, đắng, hơi lương; thuốc chín ngọt ôn.
Quy kinh:
Vào kinh Phế, thông 12 kinh lạc.
Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di: nhập thủ thái âm kinh.
Sách Bản thảo hội ngôn: nhập phế tỳ.
Sách Dược phẩm hóa nghĩa: nhập tỳ vị phế kinh.
Tác dụng:
Làm thuốc đại bổ ích nguyên khí
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Bản kinh: " bổ ngũ tạng, an tinh thần, định hồn phách, chỉ kinh quí, trừ tà khí, minh mục, khai tâm ích trí".
Sách Danh y biệt lục: " điều trung, chỉ tiêu khát, thông huyết mạch.".
Sách Dược tính bản thảo: " chủ ngũ tạng khí bất túc, ngũ lao thất thương, hư tổn, gầy yếu.bảo trung thủ thần, chủ phế nuy."
Sách Nhật hoa tử bản thảo: " điều trung trị khí, tiêu thực khai vị".
Sách Y học khôi nguyên dược loại pháp tượng: " bổ nguyên khí chỉ khát sinh tân dịch".
Sách Bản thảo cương mục: " Nhân sâm bổ phế khí, phế khí vượng thì khí các tạng khác cũng vượng. Nhân sâm đắc Hoàng kỳ, Cam thảo nãi Cam ôn trừ đại nhiệt, tả âm hỏa, bổ nguyên khí.".
Sách Trấn nam bản thảo: " trị âm dương bất túc, phế khí hư nhược".
Sách Bản thảo tân biên: " Nhân sâm dùng phối hợp với các thuốc khác như cần thăng đề gia Thăng ma, Sài hồ; cần hòa trung gia Trần bì, Cam thảo; kiện tỳ gia Bạch linh, Bạch truật; an thần gia Viễn chí, Táo nhân; trị ho gia Bạc hà, Tô diệp; tiêu đờm gia Bán hạ, Bạch giới tử; giáng vị hỏa gia Thạch cao, Tri mẫu; thanh âm hàn gia Phụ tử, Can khương; bài độc gia Cầm liên, Chi tử; hạ thực gia Đại hoàng, Chỉ thực".
Chủ trị:
Dùng sống: tả hoả.
Tẩm sao: bổ tân dịch, bổ nguyên khí (nhất là ở Phế) thần kinh suy nhược.
Liều dùng:
3 - 15g có khi dùng đến 40g, tùy loại và mục đích dùng.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nhân sâm
Dùng Nhân sâm điều trị cấp cứu trong trường hợp bệnh nguy kịch ( Đông y cho là chứng Vong âm vong dương): khí thóat, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch trầm vi tế hoặc trường hợp chảy máu nhiều, gây chóang ( suy tuần hoàn cấp), dùng Nhân sâm để ích khí cứu thóat, hồi dương cứu nghịch, tùy tình hình chọn các bài: - Độc sâm thang: Nhân sâm 4 - 12g, chưng cách thủy cho uống, nên uống nhiều lần.
- Sâm phụ thang: Nhân sâm 3 - 6g, Phụ tử chế 4 - 16g, sắc uống 6 lần. Đối với trường hợp dương hư chân tay lạnh ( choáng trụy tim mạch) cần thực hiện Đông tây y kết hợp cấp cứu.
- Cấp cứu trẻ sơ sinh trạng thái nguy kịch: Mỗi ngày dùng Hồng sâm thái mỏng 3 - 5g ( tương đương 1g/1kg cân nặng/ 1ngày) cho nước 40 - 50ml chưng 30 phút cho uống cứ 3 giờ 1 lần ( nhỏ giọt vào mồm hoặc cho bằng ống sonde qua mũi), mỗi lần 5ml, 1 liệu trình 4 - 6 ngày dài là 10 ngày có phối hợp Tây y cấp cứu, theo dõi 10 ca đều khỏi, thường sau 2 - 3 lần uống Sâm, các triệu chứng đều được cải thiện trên lâm sàng ( Vương Xích Mai và cộng sự). Theo dõi lâm sàng 30 ca trẻ sơ sinh điều trị bằng nước chưng Hồng sâm ( Tạp chí nghiên cứu Trung thành dược 1987,7:34).
- Dùng Hồng sâm 30g sắc nước cho uống liên tục đồng thời châm Bách hội, 2 kim hướng trước sau, cấp cứu 10 ca choáng do mất máu có tác dụng nâng áp (Tào thuận Minh, Điều trị choáng Tạp chí Trung y 1987,4:13).
- Dùng Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị chế thành thuốc tiêm Sinh mạch (hàm lượng mỗi ml có 0,57g thuốc sống, mỗi lần tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 2 - 4ml có kết quả tốt đối với nhồi máu cơ tim và chóang do tim ( Y viện Ma khai, Thiên tân, Dịch tiêm Sinh mạch tứ nghịch, Thông tin Trung thảo dược 1972,4:21).
Trị chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài do tỳ vị hư nhược, dùng phối hợp với Bạch truật, Bạch linh.
Tứ quân tử thang: Nhân sâm 4g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.
Trị các loại bệnh phổi như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, dùng bài:
Nhân sâm định suyễn thang: Nhân sâm 8g ( gói sắc riêng), Thục địa 20g, Thục phụ phiến 12g, Hồ đào nhục 16g, Tắc kè 8g, Ngũ vị tử 8g, sắc uống.
Nhân sâm Hồ đào thang: Nhân sâm 4g, Hồ đào nhục 12g, saüc uống trị chứng hư suyễn.
Trị bệnh cảm ở người vốn khí hư dùng bài:
Sâm tô ẩm ( cục phương): Nhân sâm 4g (sắc riêng), Tô diệp 12g, Phục linh 12g, Cát căn 12g, Tiền hồ 4g, Bán hạ ( gừng chế) 4g, Trần bì 4g, Chỉ xác 4g, Cát cánh 4g, Mộc hương 3g ( cho sau), Cam thảo 3g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 2 quả, sắc uống nóng cho ra mồ hôi.
Trị chứng thiếu máu:
Dùng các bài bổ huyết như Tứ vật thang, Đương qui bổ huyết thang, gia thêm Nhân sâm kết quả tốt hơn.
Trị tiểu đường:
Thường dùng các thuốc tư bổ thận âm như: Thục địa, Kỷ tử, Thiên môn, Sơn thù nhục, dùng bài:
Tiêu khát ẩm: Cát lâm sâm 8g ( sắc riêng), Thục địa 24g, Kỷ tử 16g, Thiên môn đông 12g, Sơn thù nhục 12g, Nhân sâm 16g, sắc uống.
Dùng độc vị Nhân sâm uống, theo báo cáo dùng cao lỏng Nhân sâm mỗi lần uống 0,5ml ngày 2 lần, liệu trình tùy tình hình bệnh, nếu bệnh nhẹ kết quả rõ, có thể làm hạ đường huyết 40 - 50mg% ngưng thuốc có thể kéo dài thời gian ổn định trên 2 tuần, đối với thể trung bình tác dụng hạ đường huyết không rõ nhưng triệu chứng chung được cải thiện như khát nước giảm, đỡ mệt mỏi ( Vương Bản Tường, kết quả nghiên cứu Dược lý Nhân sâm - Dược học học báo 1965,7:477, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm Y học Cát lâm 1983,5:5)
Trị liệt dương:
Báo cáo dùng Nhân sâm trị 27 ca, chức năng tính dục được hồi phục hoàn toàn 15 ca, 9 ca chuyển biến tốt, 3 ca không kết quả. Ngoài ra dùng uống nước chiết xuất 500mg mỗi ngày dùng để trị các trường hợp: Liệt dương , tảo tiết, phóng tinh yếu, tính dục giảm đều có kết quả nhất định ( Vương Bản Tường, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm, Cát lâm Y học 1983,5:54).
Trị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch:
Các tác giả Liên xô dùng cồn 20% Nhân sâm, mỗi lần 20 giọt, ngày 2 lần, đối với các chứng huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, đau thắt tim, thần kinh tim và hở van tim, đều có kết quả nhất định như cảm giác dễ chịu, bớt khó thở, bớt đau thắt tim, bớt đau đầu, ngủ tốt, điện áp sóng T và R được nâng cao. ngưng thuốc 6 - 9 tháng, bệnh tình vẫn ổn định ( Vương Bản Tường, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm Cát lâm Y học 1983,5:54).
Nhân sâm có tác dụng làm giảm mỡ trong máu ở người già nhất là đối với Triglicerid 80% người được thí nghiệm cảm thấy thể lực và trí lực đều tăng, 54% mất ngủ được cải thiện, 40% chứng tinh thần trầm cảm giảm, rối loạn sắc tố da ở người già được cải thiện, bớt rụng tóc.
Dùng trị chứng suy thượng thận ( Addison):
Nhân sâm có tác dụng kháng lợi niệu nên ảnh hưởng tới chuyển hóa của nước muối như Hocmon vỏ thượng thận gluco-cocticoit. Theo báo cáo của Vương Bản Tường theo dõi 18 ca, bệnh nhân Addison cho uống cồn chiết xuất thân lá Nhân sâm 20% ( tương đương 0,5g thuốc sống/1ml ); liều 20 - 30ml ngày uống 3 lần và tăng dần liều đến 150 - 300ml mỗi ngày. Liệu trình bình quân 121 ngày. Sau điều trị, bệnh nhân lên cân, huyết áp được nâng lên, lực nắm bàn tay mạnh hơn, đường huyết lên, natri huyết thanh tăng. Thử nghiệm nước cocticoit và ACTH đều được cải thiện, giảm lắng đọng sắc tố ở da, đối với bệnh nhân sớm và ở giai đoạn bù trừ có kết quả tốt, có thể hồi phục khả năng bù trừ, cần dùng kết hợp với cocticoit có giảm liều ( Báo Y học Cát lâm 1983,5:54)
Dùng trị tỳ hư trẻ em:
Theo báo cáo của Từ Hỷ Mai dùng Hồng sâm chữa cho 10 trẻ em nằm viện có các triệu chứng đần độn, ra mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, vàng bủng. Đã được điều trị theo phác đồ chung gia Hồng sâm theo liều:
Trẻ em dưới 3 tuổi: Hồng sâm 3g sắc được 30ml.
Trẻ em trên 3 tuổi: sắc lấy 60ml gia thêm đường mía, chia 2 lần uống trong ngày, một liệu trình 7 - 14 ngày.
Thuốc có tác dụng làm trẻ em ăn ngon, hết mồ hôi, lên cân, sắc mặt tươi hơn ( theo báo Y dược Trùng khánh 1984,6:41).
Trị bệnh động mạch vành:
Theo báo cáo của Dụ Hương Quần dùng Tiểu Hồng sâm chế thành dịch, tiêm hàm lượng 200mg/2ml/1ống; dùng 6 - 10ml thuốc trộn với 40ml gluco 10% tiêm tĩnh mạch, ngày 1 - 2 lần. Tác giả theo dõi 31 ca: Đau thắt tim có kết quả 93,54%, điện tâm đồ được cải thiện 76,66% đối với loạn nhịp tim cũng có tác dụng nhất định ( Báo Y học An huy 1988,3:51).
Trị chứng giảm bạch cầu:
Chiết xuất Saponin từ thân, rễ, lá Nhân sâm chế thành viên, mỗi lần dùng 50 - 100mg, ngày uống 2 - 3 lần. Trị 38 ca hạ bạch cầu do hóa liệu, tỷ lệ kết quả 87%, trên súc vật thực nghiệm cũng chứng minh thuốc có tác dụng tăng bạch cầu rõ và có khả năng kích thích chức năng tạo máu ( theo báo nghiên cứu phòng trị Ung thư 1987,3:149).
Trị viêm gan cấp:
Theo báo cáo của các học giả Liên xô, uống cao lỏng Nhân sâm có khả năng làm cho chức năng gan hồi phục nhanh hơn và làm giảm khả năng bệnh chuyển thành mạn tính ( theo báo Cát lâm Y học 1983, 5:54).
Tham khảo
Kiêng ky:
Phụ nữ mới đẻ huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.
Không dùng Nhân sâm với Lê lô, Ngũ linh chi và Tạo giáp. (Theo sách Bản thảo kinh tập chú)
Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải. (Theo sách Bản thảo tập yếu)
Không dùng Sâm đối với chứng thực nhiệt.
Lúc dùng Nhân sâm để bớt nóng có thể phối hợp Mạch môn, Sinh địa; để bớt đầy tức thì phối hợp với Trần bì, Sa nhân
Nhân sâm rất ít độc: uống cồn Nhân sâm 3% 100ml chỉ cảm giác khó chịu nhẹ, nếu uống 200ml hoặc lượng lớn bột Nhân sâm có thể bị trúng độc, sẽ nổi ban đỏ, ngứa, đau đầu, chóng mặt, sốt và xuất huyết. Xuất huyết là nhiễm độc cấp của Nhân sâm. Ở nước ngoài có báo cáo 1 ca chết vì uống 500ml cồn Nhân sâm và 1 em bé chết do uống nhiều nước sắc Nhân sâm.
Cuống Nhân sâm ( Nhân sâm lô) không có tác dụng gây nôn như sách cổ đã ghi: có người dùng 1 lần 50g cũng không bị nôn ( Báo Trung y Bắc kinh 1986,1:30). Theo báo cáo của Vương Ngọc Hoa thuộc công ty Dược liệu tỉnh Hà bắc cho những bệnh nhân ở phòng khám mắc các bệnh tiểu đường, liệt dương, huyết áp thấp, mất ngủ, cường giáp, bạch cầu và huyết sắc tố thấp, uống Hồng sâm lô mỗi người mỗi ngày 5 - 10g độc vị hoặc gia vào thang thuốc ngâm rượu, sắc uống, nhai hoặc uống bột, uống liên tục từ 3 - 60 ngày. Đã theo dõi 3500 lần người trong đó có 1500 lần người uống độc vị, tổng lượng mỗi người dùng Sâm lô 100 - 700g mà không có ai nôn, còn những triệu chứng bệnh lý được cải thiện rõ rệt, chứng minh Sâm lô cũng có tác dụng chữa bệnh như Nhân sâm. Nghiên cứu dược lý thực nghiệm cũng chứng minh thành phần hóa học các loại của cả hai đều giống nhau, còn phát hiện hàm lượng các thành phần hóa học ở cuống Sâm lại cao hơn ở rễ Sâm.
Giới thiệu bài thuốc giải độc Nhân sâm của Lưu trường Giang gồm: La bạc tử 25g, Sài hồ, Hương phụ, Mạch đông, Thiên đông, Ngũ vị tử, Viễn chí, Câu đằng, Cam thảo sống ( mỗi thứ 15g), Đại táo 5 quả, sắc uống ngày 1 thang ( đã dùng trị 61 ca nhiễm độc Nhân sâm đều khỏi - Báo Trung y Giang tô 1988,9:16).
So sánh, phân loại nhân sâm
Trên thị trường hiện nay có đa dạng nhiều loại sâm khác nhau, với nguồn gốc xuất xứ cũng như chủng loại và tác dụng cũng khác nhau. Tuy nhiên phổ biến hơn cả là sâm của Hàn Quốc và sâm của Trung Quốc.
Phân loại sâm Cao Ly:
1. Dưới 20 chỉ - một cân ta (600g).
2. 50 - 60 chỉ.
3. 70 - 80 chỉ.
4. Đại vĩ sâm.
5. Trung vĩ sâm.
6. Tiểu vĩ sâm.
Ở Trung Quốc có Tu hồng sâm, Tiểu hồng sâm, đã di thực thành công cây tây dương sâm (Panax quin - quefolium L) là thứ tốt nhất ở Bắc Mỹ.
Dựa theo thời kỳ sinh trưởng, canh tác thì sâm được chia làm 3 loại:
Loại 1: Sâm trồng (재배삼)Là nhân sâm từ lúc gây giống và trồng trưởng thành ở trên đồng, ruộng theo phương pháp gây trồng nhân tạo và có hình dáng giống người. Sâm trồng thường có 2 nhánh lớn được coi là chân của củ sâm và các rễ sâm mọc từ hai chân sâm. Tùy theo loại thổ nhưỡng, phương pháp trồng, loại phân bón, nước…mà hình dáng và số rễ sâm mọc ra nhiều hay ít. Số nhánh của rễ sâm cũng được dung để phân biệt độ tuổi của sâm trồng
Loại 2: Sâm Jang-nue (장뇌삼)Là loại nhân sâm được nhân từ giống sâm núi nhưng được trồng nhân tạo như sâm trồng. Vì không có thân, chỉ có đầu nối liền với chân nên được gọi là Sâm Jang-nue (tức là loại sâm có cái đầu dài). Giống sâm này chỉ trồng nhân tạo được ở những vùng núi sâu dưới các tán cây to lâu năm.
Loại 3: Sâm núi (산삼)Là loại sâm núi mọc tự nhiên trong núi sâu, có tác dụng tốt nhất. Có vị hơi ngọt và đắng. Hiện nay, hầu như rất hiếm khi tìm gặp được sâm núi. Việc xác định số tuổi của sâm núi cũng không dễ và phải nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia nghiên cứu lâu năm về sâm.
Phân loại nhân sâm theo phương pháp chế biến chia làm 4 loại cơ bản: Sâm tươi (산삼): Là loại sâm vừa được thu hoặc từ trong đất và để nguyên trạng thái tự nhiên vẫn còn dính một lớp đất mỏng trên mình củ. Tùy theo số năm trồng mà sâm tươi được chi ra sâm 4 năm tuổi, 5 năm và 6 năm tuổi. Có nhiều cách để dùng sâm tươi như ngâm rượu, xay nhỏ cho vào sữa, làm nước sâm, trà sâm, sâm tẩm mật ong, nấu gà tần sâm, làm bánh sâm…
Bạch sâm (백삼): Từ nguyên liệu sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, lúc đó vỏ sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm. Vì đã được chế biến thành loại sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài. Tùy theo hình dáng mà bạch sâm cũng được phân loại riêng như nguyên củ khô, thân sâm khô, rễ sâm khô
Hồng sâm (홍삼): Từ nguyên liệu sâm tươi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% nên ruột sâm có màu hồng và được gọi là Hồng sâm. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm, lương sâm. Trong quá trình chưng hấp hồng sâm được sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm và tốt cho tất cả mọi người già trẻ trai gái.
Thái cực sâm (태극삼): Từ nguyên liệu sâm tươi, sâm được cho vào nước đang sôi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Sau khi thấy lớp vở và một phần thân sâm dần chuyển sang màu đỏ thì vớt ra và sây khô. Thái cực sâm là sản phẩm có hình dáng, màu sắc ở giữa Bạch sâm và Hồng sâm. Do được chế biến trong nhiệt độ cao nên Thái cực sâm cũng có dưỡng chất có tác dụng tốt như Hồng sâm. NHỤC QUẾ
(Cortex Cinnamomi Cassiae)
Nhục quế dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh " còn gọi là Ngọc Thụ, Quế đơn, Quế bì", là vỏ khô của cành to cây Quế, tên thực vật là Cinnamomum cassia Presi hoặc Cinnamomum cassia Blume (Cinnamomum obtussifolium var cassia Perrot et Eberh) thuộc họ Long não (Lauraceae). Vỏ quế khô cạo sạch biểu bì gọi là Nhục quế tâm. Vỏ quế cuộn tròn thành hình ống gọi là Quan Quế. Loại Quế này mọc và trồng nhiều tại các tỉnh Quảng đông, Quảng tây, Vân nam Trung quốc, ta cũng có loại quế này thuộc loại Quế tốt thứ hai trên thế giới sau loại quế quan của Xirilanca. Ở nước ta có nhiều loại quế khác như Quế thanh hóa (Cinamomum loureirii Nees) cũng là loại Quế tốt, Cinamomum burmannii Blume còn có tên là Trèntrèn, cây Quế rành. Trung quốc dùng với tên Quế bì, Sơn nhục quế, Cinnamomum caryophyllus Moore (cũng gọi là Quế rành) mọc ở cả 2 miền Nam Bắc, Cinnamomum tetragonum A chev có tên là Quế đỏ.
Tính vị qui kinh:
Quế vị cay ngọt, tính nhiệt. Qui vào các kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can.
Theo các cổ:
*.Sách Bản kinh: Vị cay ôn.
*.Sách Danh y biệt lục: Vị ngọt cay, đại nhiệt, có độc ít.
*.Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ túc thiếu âm, quyết âm phần huyết.
Thành phần chủ yếu:
Thành phần dầu bay hơi trong voe có 1 - 2%, trong dầu chủ yếu là Cinnamaldehyde chiếm 75 - 90%, cynnamyl acetate, phenyl propyl acetate tannin.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Nhục quế có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết. Chủ trị các chứng: Mệnh môn hỏa suy, bụng lạnh đau, thổ tả, phụ nữ đau kinh do hàn ngưng huyết ứ, sau sanh bụng đau do huyết trệ, ung nhọt có mủ chưa vỡ hoặc lóet lâu ngày, chứng khí huyết hư.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Danh y biệt lục:" Lợi can phế khí, tâm phúc hàn nhiệt, lãnh cập, hoắc loạn chuyển cân, đầu thống, yêu thống. Thuốc làm ra mồ hôi, giảm bứt rứt, trị chảy nước miếng, ho, tắc mũi, làm mạnh khớp xương, thông huyết mạch, thuốc có thể sẩy thai".
*.Sách Bản thảo hội ngôn: " Nhục quế là thuốc trị chứng hàn ngưng bên trong. Phàm các chứng nguyên dương hư bất túc mà vong dương quyết nghịch, hoặc tâm phúc yêu thống mà nôn, tả; hoặc tâm thận hư hàn lâu ngày; hoặc vị hàn có lãi đũa (hồi trùng) gây đầy trướng vùng mõm ức; hoặc khí huyết hàn ngưng mà kinh mạch không thông đều dùng tốt, thuốc làm tăng khí của tâm thận, khiến cho dương trưởng thì âm tự tiêu, thuốc tráng dương mệnh môn".
*.Sách Y học Trung trung tham tây lục: " Phụ tử, Nhục quế đều có vị cay nóng đều có tác dụng bổ nguyên dương, nhưng nếu nguyên dương muốn thóat, thì nên dùng Phụ tử mà không dùng Nhục quế; vì Phụ tử vị đậm, còn Nhục quế khí vị đều đậm (mạnh), vừa bổ ích lại vừa tẩu tán, cho nên trong sách Thương hàn luận của Trọng Cảnh, các bài thuốc trị chứng Thiếu âm đều dùng Phụ tử mà không dùng Nhục quế. Nhục quế không nên sắc lâu, nên tán bột uống vì sắc lâu dược lực giảm".
B.Kết quả nghiên cưú dược lý hiện đại:
1.Trên súc vật thực nghiệm, thuốc mà chủ yếu là cinnamaldehyde có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, an thần, giảm đau và giải nhiệt. Cinnamaldehyte còn có tác dụng làm giảm co giật và tử vong đối với súc vật do tiêm quá liều strychnine.
2.Dầu vỏ quế là thuốc thơm kiện vị trừ phong, có tác dụng kích thích nhẹ dạ dày và ruột. Thuốc có tác dụng tăng tiết nước bọt và dịch vị tăng cường chức năng tiêu hóa, làm giảm co thắt cơ trơn nội tạng, làm dịu cơn đau bụng do co thắt ruột. Cinnamaldehyt còn có tác dụng ức chế sự hình thành lóet bao tử ở chuột do kích thích.
3.Tác dụng lên hệ tim mạch: nước sắc Nhục quế làm tăng lưu lượng máu động mạch vành tim cô lập của chuột lang, cải thiện được thiếu máu cơ tim cấp của thỏ do pituitrin gây nên.
4.Tác dụng kháng khuẩn: trên ống nghiệm, Nhục quế có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gram(+), mạnh hơn đối với gram (-), ức chế cả đối với nấm gây bệnh.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị đau bụng tiêu chảy kéo dài do thận dương hư, tỳ vị hư hàn hoặc tỳ thận dương hư:
*.Tam khí đơn: Nhục quế 3g, Lưu hoàng 3g, Hắc phụ tử 10g, Can khương 3g, Chu sa 2g, chế thành viên, mỗi lần uống 3g ngày 2 lần với nước sôi ấm. Trị chứng nôn ỉa nhiều, quyết nghịch hư thóat.
*.Quế linh hoàn: Nhục quế 3g, Mộc hương 3g, Can khương 5g, Nhục đậu khấu, Chế phụ tử đều 9g, Đinh hương 3g, Phục linh 9g, chế thành hoàn mỗi lần uống 8g, ngày 2 - 3 lần với nước ấm. Trị đau bụng tiêu chảy do tỳ thận dương hư.
2.Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư chân tay lạnh, tiểu ít chân phù:
*.Tế sinh Thận khí hoàn (Tế sinh phương): Can địa hoàng 15g, Sơn dược 12g, Sơn thù 6g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g, Nhục quế 4g, Phụ tử 10g, Xuyên Ngưu tất 12g, Xa tiền tử 15g, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g, ngày uống 2 - 3 lần.
3.Trị chứng bụng đau, phụ nữ có kinh đau bụng do hư hàn:
*.Nhục quế tán bột mịn, mỗi lần uống 3 - 4g với nước ấm hoặc rượu càng tốt.
*.Lý âm tiễn: Thục địa 16g, Đương qui 12g, Nhục quế 5g, Can khương 5g, Cam thảo 4g, sắc uống. Trị phụ nữ đau bụng kinh.
4.Trị đau thắt lưng:Châu Quảng Minh dùng bột Nhục quế trị đau lưng do thận dương hư 102 ca, gồm có viêm cột sống do phong thấp, viêm cột sống dạng thấp, đau do chấn thương và đau lưng chưa rõ nguyên nhân. Mỗi lần uống 5g ngày 2 lần, liệu trình 3 tuần. Tỷ lệ có kết quả 98%. Những ca có xương tăng sinh chụp lại X quang đều không thay đổi nhưng đau giảm hoặc hết. Uống thuốc có tác dụng phụ là khô mồm, táo bón (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,2:115).
5.Trị vảy nến, mề đay:Truyền thế Trân dùng chất chiết xuất của Nhục quế trị 19 ca vẩy nến và 23 ca mề đay, mỗi lần uống 25 - 50mg (1 - 2 viên) ngày uống 3 lần, đối với vẩy nến uống liên tục 4 - 8 tuần, mề đay sau khi hết uống tiếp 5 -14 ngày. Kết quả:
*.Vẩy nến 19 ca khỏi 7 ca, kết quả tốt 2 ca, tiến bộ 7 ca, không kết quả 3 ca, tỷ lệ kết quả 84,1%.
*.Mề đay 23 ca, khỏi 11 ca, tốt 9 ca, tiến bộ 1 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ kết quả 91,2% (Học báo Y học viện Hà nam 1981,2:385).
6.Trị nhiễm độc phụ tử:theo kinh nghiệm dân gian, tác giả đã dùng Nhục quế trị nhiễm độc Phụ tử cấp. Dùng Nhục quế 5 - 10g ngâm nước uống, sau khi uống 5 - 15 phút, bệnh nhân nôn, sau 15 - 30 phút các triệu chứng giảm. Nếu không giảm tiếp tục uống 3 - 5g cách uống như trên. Theo báo cáo của bệnh nhân, sau khi uống thuốc 15 - 30 phút, có cảm giác tim đập mạnh hơn, chân tay ấm lại, cảm giác tê ở môi lưỡi và chân tay giảm dần (Báo Tân Trung y 1987,5:53).
Liều dùng và chú ý:
*.Liều thường dùng cho thuốc thang: 2 - 5g, cho sau, không nên sắc lâu, hoặc hòa bột uống mỗi lần 1 - 2g. Có thể dùng bột Nhục quế với các dạng: Bột quế 0,05 - 5g/ngày, rượu quế 5 - 15g/ngày, Xirô quế 30 - 60g/ngày là liều dùng đối với Quan quế (Quế Xirilanca) do tác dụng nhẹ hơn, yếu hơn.
*.Không nên sắc chung Quế với Xích thạch chỉ, vì sắc chung: Xích thạch chỉ làm cho thành phần hữu hiệu của Nhục quế trong nước sắc giảm (các tác giả Trung quốc đã chứng minh). Cho nên không nên sắc chung, mà hoặc sắc trước Xích thạch chỉ bỏ xác xong cho Quế vào hoặc sắc riêng Quế rồi trộn uống hoặc bột Quế hòa thuốc uống. Quế, Quế đơn, Quế bì, quế nhục, ngọc thụ -Cinnamomum cassiaPresl, thuộc họ Long lão -Lauraceae.
Mô tả: Cây gỗ lớn cao 10-20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Cụm hoa hình chùm xim ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Hoa màu trắng. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng.
Hoa tháng 6-8, quả từ tháng 10-12 tới tháng 2-3 năm sau.
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ cành -Cortex Cinnamomi Cassiae, thường gọi là Nhục quế.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong rừng phổ biến từ miền Bắc vào Trung, trên dãy Trường Sơn. Còn được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành.
Vỏ thân, cành, thu hái vào mùa hạ, mùa thu. ủ hoặc để nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu.
Thành phần hóa học: Vỏ giàu tanin (5%) và chứa tinh dầu (1,2-1,5%) nhưng tinh dầu lại giàu aldehyd cinnamic (80,85%). Không có eugenol nhưng có một lượng nhỏ acid cinnamic, acetat cinnamyl và o-methoxycinnamaldehyd; còn có cinnzeylanol, cinnzeylanin.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, ngọt, tính rất nóng, mùi thơm; có tác dụng ôn trung bổ ấm, tán ứ chỉ thống và hoạt huyết thông kinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: 1. Ðau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy; 2. Choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân; 3. Ho hen, đau khớp và Đau lưng; 4. Bế kinh, thống kinh; 5. Huyết áp cao, tê cóng.
Dùng vỏ 0,9-3g cho vào cốc và pha nước sôi, đậy kín một lát rồi uống. Cũng có thể dùng 1-4g ngâm rượu hoặc sắc uống. Hoặc dùng bột, mỗi lần 0,5-2,5g uống với nước ấm. Không dùng cho phụ nữ có thai.
Đơn thuốc:
1. Kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng: 4g bột vỏ cành ngâm rượu uống.
2. Chữa ỉa chảy: 4-8g vỏ thân sắc uống với 4g hạt Cau già, 2 lát Gừng nướng, 19g gạo nếp rang vàng. NGỌC TRAI Còn có tên làngọc trai, bạng châu.
Trân châu là hạt ngọc trong nhiều loài trai như con trai Pteria martensii Dunker, thuộc họ trân châu.
Tiếng Trung: 珍珠
Trân châu
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Trai là một động vật thân mềm sống ở dưới nước, ngoài thân có bọc 2 vỏ cứng. Vỏ có thể mở ra, khép lại tùy theo con trai, thường khi nguy hiểm thì đóng lại và kiếm ăn thì mở ra. Nếu một vi sinh vậthay hạt sỏi hạt cát lọt vào thân con trai, dị vật đó sẽ kích thích lớp niêm mạc ngoài và bài tiết ra một chất bọc lấy dị vật và trở thành ngọc trai hay chân châu.
Trân châu nhỏ có thể bằng hạt cải, to có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô. Chất cứng, rắn, óng ánh, nhiều màu sắc trông rất đẹp, vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm đồ trang sức rất quý.
Ngoài ra, còn một loại trân châu mẫu Concha Pteriae. Trân châu mẫu là những hạt sần sùi nổi lên trong cứng của con trai, do vỏ con trai bị kích thích tạo nên, nhưng vẫn dính vào vỏ trai. Trân châu mẫu cũng dùng như trân châunhưng không quí bằng.
Có loại trai cho ngọc sống ở nước mặn cho trân chuâ quý hơn. Có loại trai cho ngọc sống ở nước ngọt cho thứ trân châu gọi là bạng bối kém hơn
Phân bố, thu hái và chế biến
Việt Nam ta có loại trân châu ở vùng bể thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ta bắt đầu nghiên cứu nuôi trai lấy trân châu.
Thành phần hoá học
Hoạt chất chưa rõ. Trong trân châu có caxicacbonat, chất hữu cơ.
Vị thuốc Trân châu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - Qui kinh:
Trân châu vị ngọt mặn tính hàn. Qui kinh Tâm Can.
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Khai bảo bản thảo: hàn không độc.
Sách Bản thảo phẩm hội tinh yếu: vị nhạt tính hàn, không độc.
Sách Bản thảo cương mục: mặn, ngọt, hàn, không độc, nhập quyết âm can kinh.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tâm kinh.
Sách Bản thảo cầu chân: nhập thủ thiếu âm tâm kinh, túc quyết âm can kinh.
Trân châu có tác dụng trấn kinh an thần, thanh can trừ ế (mộng mắt), thu liễm sinh cơ.
Công dụng:
Trích đoạn y văn cổ:
Sách Nhật hoa tử bản thảo: an tâm minh mục.
Sách Khai bảo bản thảo: trấn tâm, thuóc nhỏ mắt trị mộng thịt.
Sách Bản thảo diễn nghĩa: trừ tiểu nhi kinh nhiệt (sốt co giật).
Sách Bản thảo cầu chân: thuốc trừ nhiệt ở 2 kinh tâm và can cho nên có tác dụng an thần và làm sáng mắt (trấn tâm minh mục).
Liều dùng:
Ngày dùng 0.30-060g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Trân châu
Trị trẻ em kinh phong, sốt co giật, người lơn hồi hộp mất ngủ:
Bột Trân châu 10g, Ngưu hoàng 10g, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 0,5g, ngày 2 - 3 lần với nước ấm. Trị trẻ em sốt cao co giật, viêm họng, viêm amidale, viêm mồm, khóc đêm. Kim bạc trấn tâm hoàn ( Trân châu, Ngưu hoàng, Hổ phách, Đởm tinh, Thiên trúc hoàng). Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, hồi hộp, cấp kinh phong, sốt cao co giật. Trân châu phối hợp với Phục thần, Toan táo nhân, Ngũ vị tử tán bột mịn trọn với mật ong làm hoàn uống trị mất ngủ có kết quả.
Trị bệnh đau mắt (mắt đỏ đau, mắt có mộng thịt):
Đau mắt đỏ:
Trân châu phối hợp với Thanh tương tử, Hoàng cầm, Cúc hoa, Thạch quyết minh để sơ tán phong nhiệt.
Mắt có mộng, màn che:
Thuốc phối hợp với Lô cam thạch, Băng phiến chế thành thuốc nhỏ mắt.
Trị viêm lở mồm tái phát nhiều lần:
Trân châu phối hợp với bột Thanh đại, Mai phiến, Ngưu hoàng, Hoạt thạch (Trân đại tán). Tác giả Trương Vinh dùng trị 319 ca lóet mồm, bôi hoặc phun sương vùng bệnh ngày 3 - 4 lần. Đối với bệnh nặng gia uống 0,5g, ngày 2 - 3 lần. Kết quả: tốt 196 ca, tỷ lệ 61,44%; có kết quả 100 ca 31,35%; khong kết quả 23 ca, 7,21% ( Tạp kỷ yếu nghiên cứu các chế phẩm Trung dược 1985,1:21).
Trị can hư, phong nhiệt bốc lên:
Bối xỉ 5 cái, Can khương 0,8g, Đan sâm 1,2g, Trân châu 1,2g. Tán bột, chia 2 lần uống trong ngày. (Trân Châu Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Trị đậu đinh:
Trân châu 0,8g, Ngưu hoàng 4,8g, Nhi trà 7,2g, Thần sa 3,2g, Trân châu 0,8g. Tán bột mịn, trộn dầu Yên chỉ. Dùng kim khêu đinh nốt đậu đinh rồi rắc thuốc vào chổ đã khêu (Tứ Thánh Đơn – Ngoại Khoa Khải Huyền).
Trị mắt bị loét, giác mạc loét:
Bạng xác phấn (vỏ con trai), Ô tặc cốt, Thạch cao, Trân châu. Lượng bằng nhau. Tác bột, chấm vào khóe mắt. (Trân Châu Thoái Ế Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Chữa phong dương nội động, đêm ngủ không yên:
Chân châu 12g, Đương quy 40g, Thục địa 40g, Nhân sâm 40g, Táo nhân 40g, Bá tử nhân 40g, Tê giác 10g, Trầm hương 20g, Long cốt 20g. Nghiền nhỏ trộn mật làm hoàn bằng hạt ngô lấy Thần sa làm áo, mỗi lần dùng 40-50 viên uống với nước Kim ngân, Bạc hà làm thang uống. Công dụng: Dưỡng âm, minh thần, trấn kinh, định quý( tim đập hồi hộp). (Trân Châu Mẫu Hoàn)
Chữa can Thận âm hư, hỏa vượng:
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ: Dùng Trân châu, Bạch thược, Sinh địa hoàng, Thạch quyết minh, Long cốt mỗi vị 12g. Sắc uống.
Chữa can huyết hư biểu hiện như mờ mắt, mắt yếu:
Trân châu 20g, Thương truật12g, gan gà 1 cái tiềm ăn.
Trị trẻ em kinh phong, sốt co giật, người lớn hồi hộp mất ngủ:
Trân châu 10g, Ngưu hoàng 10g, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 0,5g, ngày 2 - 3 lần với nước ấm.
Trị trẻ em sốt cao co giật, viêm họng, viêm amidale, viêm miệng, khóc đêm
Bài Trân châu phối hợp với Phục thần, Toan táo nhân, Ngũ vị tử tán bột mịn trọn với mật ong làm hoàn uống. NGỌC TRÚC
Tên khoa họcPolygonatum odoratum(Mill.) Druce (P. officinale All.), thuộc họ Hoàng tinh - Convallariaceae.
Cây Ngọc trúc
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo cao 20-50 (40-65)cm. Thân có gốc, phía dưới trần, phía trên mang lá mọc so le hướng lên trên về cùng một phía của thân, hầu như không cuống, có gân không phân nhánh đồng qui. Hoa thuôn, mọc thõng, riêng lẻ hay từng đôi trên cùng một cuống, ở nách những lá phía trên, về phía kia của thân so với lá. Mỗi hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa dính nhau thành một ống màu trắng, dài 1,5-2cm, rộng 5-8mm, viền xanh, có 5 phiến nhỏ; 6 nhị xếp hai vòng dính nhau trên bao hoa, có chỉ nhị ngắn, nhẵn và bao phấn hướng trong; 3 lá noãn dính nhau thành bầu 3 ô; một vòi nhuỵ chia 3 thuỳ đầu nhuỵ. Quả mọng tròn, đen - lam, chứa 3-6 hạt vàng có chấm sáng. Cây sống dai do có thân rễ, hàng năm cho ra nhánh khi sinh ở chồi ngọn và khi nó rụng đi để lại vết sẹo như vòng trên thân rễ.
Hoa tháng 4-6, quả tháng 8-10.
Bộ phận dùng:
Thân rễ - Rhizoma Polygonati Odorati, thường gọi là Ngọc trúc.
Nơi sống và thu hái:
Cây của châu Âu, Bắc Đông và Tây châu Á. Ở nước ta, cũng gặp cây mọc hoang ở chỗ ẩm ướt trong rừng miền núi. Thu hái vào mùa thu, đào thân rễ về rửa sạch, cắt bỏ rễ con, đem phơi héo, hay đồ qua rồi lăn cho mềm, phơi cho khô.
Thành phần hoá học:
Trong thân rễ Ngọc trúc có adoratan, polygonatum-fructan-O,A,B,C,D và azetidin-2-carboxylic acid.
Vị thuốc Ngọc trúc
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn.
Công dụng:
Dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát.
Liều dùng:
Ngày dùng 8-18g, phối hợp với các vị thuốc khác.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ngọc trúc
Chữa âm hư phát sốt, ho khô, miệng khô họng ráo:
Ngọc trúc 16g, Mạch môn, Sa sâm đều 12g, Cam thảo dây 8g, sắc uống.
Chữa mắt đau đỏ, thấy hoa đen, mù tối:
Dùng Ngọc trúc 12g, Sinh địa, Huyền sâm, Thảo quyết minh sao, Cúc hoa, mỗi vị 10g, Bạc hà 2g, nấu xông hơi và uống.
Trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực:
Cao Sâm Trúc (bài thuốc của Bệnh Viện Tây uyển Bắc kinh): Đảng sâm 12g, Ngọc trúc 20g, sắc thành cao, uống chia 2 lần/ngày.
Trị bệnh thấp tim:
Thuốc có tác dụng cường tim, tư dưỡng khí huyết, thường phối hợp với Kỷ tử, Long nhãn nhục, Mạch đông, Sinh khương, Đại táo. Nếu huyết áp thấp gia Chích thảo, trường hợp suy tuần hoàn phải gia Phụ tử, Quế nhục, trường hợp mạch nhanh huyết áp hơi cao, cần thận trọng lúc dùng.
Trị chứng ngoại cảm ( có triệu chứng ho, phế táo) ở bệnh nhân vốn âm hư:
Gia giảm Ngọc trúc thang ( thông tục Thương hàn luận): Ngọc trúc 12g, Hành tươi 3 củ, Cát cánh 6g, Đạm đậu xị 16g, Bạc hà 4g ( cho sau), Chích thảo 2g, Bạch vị 4g, Táo 2 quả, sắc nước uống. 4.Trị viêm phế quản lâu ngày, lao phổi, ho do phế táo: dùng Ngọc trúc nhuận phế cùng kết hợp với Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc.
Trị các chứng âm hư nội nhiệt, hoặc bệnh nhiệt phạm đến phần âm, sốt ho khan, miệng khô, đau họng.
Bài 1: ngọc trúc 12g, hành sống 3 cây, cát cánh 6g, bạch vị 4g, đậu xị 16g, bạc hà 6g, chích thảo 3g, hồng táo 2 quả. Sắc uống. Trị âm hư, cảm mạo.
Bài 2: Thang ngọc trúc mạch môn đông: ngọc trúc 16g, sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trị chứng phổi và dạ dày khô nóng phạm đến phần âm, họng khô, miệng khát.
Trị chứng phế vị táo nhiệt (phổi và dạ dày khô nóng), tân dịch khô, miệng khát, dạ dày rất nóng, ăn nhiều chóng đói.
Dùng Thang ích vị: sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc 12g, mạch đông 12g. Sắc uống. Trị sốt cao cuối kỳ còn sốt lai rai, họng khô, miệng khát.
Trị chứng phổi khô nóng sinh ho, họng khô, đờm đặc không khạc ra được.
Bài 1: Ngọc trúc 20g, sa sâm 8g, ý dĩ nhân 16g. Sắc uống. Trị ho lao, ho khan, đờm ít.
Bài 2: Thang sa sâm mạch đông: sa sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc12g, thiên hoa phấn 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Ghi chú: Người dương suy, âm thịnh, tỳ hư đờm thấp ứ trệ không được dùng CÚC ÁO Tên thường gọi: Còn gọi là hoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, Nụ áo vàng, cỏ the, hạt sắc phong, cuống trầm, cúc lác, cỏ nhỏ, hàn phát khát, phát khát, cresson de Para.
Tên khoa học Spilanthes acmella L. Murr.
Họ khoa học:Thuộc họ Cúc Asteraceae.
Cây cúc áo
(Mô tả, hình ảnh cây cúc áo, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây cúc áo là một cây thuốc nam quý. Là một loại cây nhỏ, mọc đứng, có khi mọc bò lan trên mặt đất, phân cành nhiều, cây cao chừng 0.4-0.7m. Lá hình trứng thon dài hoặc hình trứng, mép có răng cưa to hay hơi gợn sóng, phiến lá dài 3-7cm, rộng 1-3cm. Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, hơi hình nón, mép có cờ, màu nhạt, dài 2-8mm, dẹt, lá bắc hình bầu dục nhọn đầu; tràng hoa màu vàng; các hoa ở giữa hình ống. Quả bế dẹp màu nâu nhạt, có 2 răng gai ở ngọn.
Mùa hoa tháng 1-5 trở đi.
Phân bố:
Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ven đường, bãi sông nơi đất ẩm ven rừng, ven suối từ đồng bằng tới độ cao 1500m. Có thể trồng bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân. Khi dùng làm thuốc, ta thu hái toàn cây, dùng tươi hay đem phơi khô để dùng. Nên thu hái hoa vào lúc còn có màu vàng xanh.. Toàn cây có vị cay tê, cây mọc hoang tê hơn cây trồng. Đặc biệt cụm hoa có vị rất cay, tê nóng, gây chảy nước dãi rất nhiều.
Bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây hoặc hoa - Herba seu Flos Spilanthi
Thành phần hoá học:
Trong cây và hoa có tinh dầu chứa spilanthol; còn có sterol và một polysaccharid không khử.
Trong cụm hoa cũng như trong toàn cây có (Verbesina acmella L., Eclipta prostrate Lour chứa một tinh dầu mùi cay hăng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất spilanten C15 H30 (một chất tecpen đặc biệt) và một chất rượu gọi là spilantola C32H64N20 . Từ 5kg cụm hoa, các tác giả Nhật Bản, Y Asahina và M. Asens (Năm 1920, đã lấy ra được 50g spilantola thô. Chất này tác dụng với axit clohydric cho một bazơ gọi là isobutylamin có công thức C4H11N.
Hydro hoá, spilantola sẽ cho hydrospilantola. Dưới tác dụng của hơi axit clohydric ép, hydrospilantola cho isobutylamin và một hỗn hợp axit béo: axit dexylic C10H20O2 và axit nonylic C9H18O2.
Tác dụng dược lý
Các phân đoạn E5, E7, M2 được tách từ dịch chiết thô của mô sẹo cây cúc áo hoa vàng có hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến (IC50 = 12.81mg/ml -16.07mg/ml) nhưng ít độc với tế bào thường vero (IC50.20mg/ml). Phân đoạn E5, E7 có hoạt tính với dòng tế bào ung thư phổi LU-1 (IC50=15.6mg/ml), phân đoạn E7 có hoạt tính với dòng tế vào ung thư vú MCF7 (IC50=19.07mg/ml)
Vị thuốc cúc áo
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị, tác dụng:
Cây Cúc Áo Cúc áo hoa vàng có vị cay đắng, làm tê lưỡi, tính hơi ấm, có ít độc; có tác dụng giải độc, tán kết, tiêu thũng, giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Lá cây cúc áo có thể dùng làm rau ăn.
Cây và hoa thường được dùng trị 1. Cảm sốt đau đầu, đau cuống họng, sốt rét cơn; 2. Viêm phế quản, ho gà, ho lao, hen suyễn; 3. Đau nhức răng, sâu răng; nhức xương, tê bại.
Dùng ngoài trị nhọt độc, lở ngứa, rắn độc cắn, vết thương, tụ máu sưng tấy, đau mắt. Ngày dùng 4-12g toàn cây hoặc 4-8g rễ sắc uống. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp không kể liều lượng.
Ở Malaixia, lá nấu lên dùng chữa mày đay. Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt chế cồn thuốc trị đau răng, cồn này có tác dụng mạnh đối với ấu trùng muỗi. Hạt nhai làm tiết nước bọt. Toàn cây giã ra dùng để duốc cá.
Trong nhân dân, công dụng phổ biến nhất là dùng cụm hoa giã nhỏ, ngâm rượu để ngậm khi bị sâu răng, nhức răng, thuốc sẽ làm đỡ đau, có nơi còn dùng thay thuốc tê để nhổ răng. Có nơi còn dùng lá giã đắp trên mi mắt bị sưng đau.
Liều dùng:
Liều dùng 4-12g săc uống
Dùng ngoài không cố định
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cúc áo
Cảm sốt, đau đầu, ho:
Cúc áo hoa vàng tươi 4-12g, sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Đau răng, viêm họng:
Hoa Cúc áo tán nhỏ ngâm rượu ngậm hoặc ngậm tươi nuốt nước.
Sốt rét cơn:
Cúc áo 20g sắc uống trước khi lên cơn.
Tê thấp:
Rễ Cúc áo, rễ Xuyên tiêu, rễ Kim cang, rễ Chanh, quả Màng tang, liều lượng bằng nhau, đều 4-8g, sắc uống.
Tham khảo
Tránh nhầm lẫn cây cúc áo hoa vàng(pilanthes acmella L. Murr.)với cây cúc áo (bidens pilosa L )
Phân biệt cúc áo hoa vàng (họ cúc) với cây cúc áo (bidens pilosa L - còn gọi tên hoa cứt lợn, xuyến chi, đơn kim, manh tràng thảo, quỷ trâm thảo, tử tô hoang, có hoa màu trắng). Cây hoa xuyến chi mọc ở những nơi có không gian thoáng, cây cao chừng 0,3 m đến 0,4 m, cành rậm thường mọc theo từng nhóm. Hoa xuyến chi thuộc loại cây mọc nhanh, ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc thành quần thể dày đặc trên đất sau nương rẫy, bãi hoang và dọc theo đường đi. NGŨ LINH CHI
(Faeces Trogopterum)
Ngũ linh Chi là phân khô của một loài sóc Trogopterus xanthipes Milne- Edwards thuộc họ Sóc bay (Petauristidae), có nhiều ở Trung quốc tại các tỉnh Hà bắc, Sơn tây, Cam túc, chưa thấy có ở nước ta.
Ngũ linh chi dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Khai báo bản thảo.
Tính vị qui kinh:
Tính ôn vị đắng ngọt, qui kinh Can.
Theo các y văn cổ:
*.Sách Khai báo bản thảo: " vị cam ôn, không độc".
*.Sách Bản thảo hội ngôn: " vị ngọt chua, khí bình không độc".
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: " nhập tâm, can nhị kinh".
*.Sách Bản thảo kinh giải: " nhập túc quyết âm kinh, túc thái ân tỳ kinh".
Thành phần chủ yếu:
Trong Ngũ linh Chi có nhiều chất nhựa, urê, acid uric và vitamin A.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng: hoạt huyết chỉ thống, hóa ứ cầm máu, giải độc. Chủ trị các chứng: đau kinh, bế kinh, đau bụng sau sanh, ngực bụng đau, băng lậu, rắn cắn, trùng thú cắn.
Trích đọan Y văn cổ:
*.Sách Khai báo bản thảo: " Chủ liệu tâm phúc lãnh khí, tiểu nhi ngũ cam, dịch bệnh, trị trường phong, thông lợi khí mạch, nữ tử nguyệt bế".
*.Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di:" năng hành huyết chỉ huyết, trị tâm phúc lãnh khí, phụ nhân tâm thống, huyết khí thích thống".
*.Sách Bản thảo mông toàn: " hành huyết dùng sống, chỉ huyết phải sao, thông kinh bế và trị kinh kéo dài không cầm, trị sản phụ huyết vựng, trừ tiểu nhi cam hồi".
*.Sách Bản thảo cương mục:" ngũ linh chi, túc quyết âm can kinh dược dã, khí vị đều nặng, âm trung chi âm cho nên vào phần huyết. Can chủ huyết cho nên thuốc trị bệnh huyết, tán huyết hòa huyết mà giảm đau. Thuốc trị kinh giãn, trừ ngược lî, tiêu tích hóa đàm, trị cam sát trùng, trị các chứng huyết tý, huyết nhãn đều thuộc kinh can. Thất tiêu tán không chỉ trị bệnh phụ nữ tâm thống huyết thống mà tất cả các chứng tâm phúc, sườn, bụng dưới đau, sán khí của mọi người già trẻ trai gái, bệnh thai tiền sản hậu, khí huyết thống, băng huyết, kinh nhiều đều trị được".
*.Sách Dược phẩm hóa nghĩa:" Ngũ linh chi khổ hàn tả hỏa, dùng sống hành huyết . thông lợi huyết mạch, trị đầu phong, ế cách, chứng điên giãn do đàm, các chứng ung nhọt nhiệt độc, nữ nhân kinh bế, bụng dưới đau, sau sanh ra máu xấu đau đều trị được. Thuốc sao lên trị chứng mất huyết, làm cho huyết qui kinh mà không lộng hành, có thể trị băng trung, thai lậu và trường hồng huyết lî".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn lao, nước thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm ngoài da, làm dịu co thắt của cơ trơn.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị đau do viêm lóet dạ dày hành tá tràng:
*.Ngũ linh chi, Ô tặc cốt, Hương phụ đều 10g, Diên hồ sách, Cam tùng đều 6g, Xuyên luyện tử, Mộc hương, Ô dược, Nhũ hương, Một dược đều 5g, Hoàng liên 3g, sắc nước uống.
2.Trị cơn đau thắt ngực do khí trệ huyết ứ:
*.Thất tiêu tán: (Hòa tể cục phương) Ngũ linh chi, Bồ hoàng lượng bằng nhau. Thuốc tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8 - 12g, dùng bọc vải sắc nước uống chia 2 lần trong ngày. Bài này cũng trị tử cung xuất huyết, đau bụng kinh.
3.Trị viêm gan virut:dùng Nhân trần, Thất tiêu tán ( Nhân trần, Ngũ linh chi, Sao Bồ hoàng) trị 200 ca ( cấp 136 ca, mạn 64) trị khỏi 140 ca, tốt 50 ca, không kết quả 10 ca ( Tạp chí Trung y Hồ bắc 1985,5:17).
4.Trị vô sinh do nội mạc tử cung tăng sinh:dùng bài Thất tiêu tán gia vị trị bệnh thu kết quả tốt ( Tạp chí Trung y Triết giang 1985,9(4):24).
Liều dùng và chú ý:
*.Liều uống, cho vào thuốc thang hay làm hoàn: 3 - 10g, cho vào thuốc thang phải cho vào túi vải.
*.Lượng dùng ngoài tùy theo yêu cầu.
*.Thận trọng không dùng cho phụ nữ có thai.
*.Ngũ linh chi Ố Nhân sâm:nên không dùng chung với Nhân sâm.
*.Không dùng với chứng huyết hư mà không có huyết ứ. NGƯU BÀNG
Tên khác:
Tên thường dùng: Đại đao tử, á thực, Hắc phong tử, Thử niêm tử,Lệ Thực, Mã Diệc Danh Thử Niêm, Ngưu Bảng, Đại Lực Tử, Bảng Ông Thái, Tiện Khiên Ngưu, Biên Bức Thứ.
Tên khoa học:Arctium lappa Linn.
Họ khoa học: Họ cúc Asterraceae
Tiếng Trung:牛蒡, 恶实、荔实、马亦名鼠粘、牛蒡、大力子、蒡翁菜、便牵牛、蝙蝠刺
Cây ngưu bàng
(Mô tả, hình ảnh cây ngưu bàng, thu hái, phân bố, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây
Ngưu bàng là một cây thuốc quý. Ngưu bàng là một cây sống hằng năm hay 2 năm, cao chừng từ 1-1,5m. Phía trên phân nhiều cành. Lá mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá to rông. Hình tim, đương kính tới 40-50cm, cuống lá dài, mặt dưới lá mang nhiều lông trắng. Hoa tự hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm, cánh hoa màu hơi tím. Quả bé màu xám nâu hơi cong. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-8.
Phân bố, thu hái và chế biến.
Cây ngưu bàng mới di thực từ Trung Quốc sang nước ta mấy năm nay (1959). Ngay tại Trung Quốc, nguồn cung cấp chủ yếu cũng do trồng mà có ít thu nhập ở những cây mọc hoang. Trongdợt điều tra dược liệu Lào Cai ( Hoàng Liên Sơn) 7-1967, đoàn điều tra đã thấy ở vùng cao nguyên Bát Xát có cây ngưu bàng mọc hoang. Vào các tháng 8-9, khi quả chín thì hái về, đập lấy quả, phơi khô là được. Khi háo cần đeo găng cho khỏi bị gai ở quả đâm vào tay. Nếu dùng dễ thì hái vào mùa xuânnăm thứ hai, trước khi ra hoa, nếu không rễ sẽ bị xơ nhiều và mất hết tác dụng. Hái quả vào thang 8-9 thì cần gieo ngay, hạt mọc nới tốt, sau khi gieo 18 tháng, tức là mùa xuân năm sau, đào rễ về, rửa sạch, thái thành từng miếng dài 2cm, phơi hay sáy cho thật khô, mới khỏi mốc hỏng.
Mô tả dược liệu
Ngưu bàng tử là quả chín phơi hay sấy khô; Ngưu bàng căn là rễ thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, phơi hay sấy khô ở 70oC.
Thành phần hóa học
Trong quả ngưu bàngngười ta chiết xuất được 15-20% chất béo và một chất gọi là glucozit gọi là acttin C27H34O11. H2O. Ngòa ra còn lappin (ancaloit).
Khi thủy phân chất acttin (arotiin) bằng axit nhẹ, ta sẽ được chất actigenin C21H24O6 và glucoza. Trong chất béo thành phần chủ yếu gồm các glierit của các axit panmitic, stearic và oleic. Trong rễ ngưu bàng có tới 57% inulin ( có khi tới 70% ), 5-6% glucoza, một ít chất béo (0,4%), chất nhầy, chất đắng, nhựa và muối kali (nitrat và cacbonat). Trong lá có men oxydara rất mạnh.
Tác dụng dược lý
Tây y dùng lá ngưu bàng hái vào mùa xuân làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, tảy máu dùng trong các bệnh tê thấp, đau và xưng khớp, một số bệnh ngoài da ( hắc lào, mặt có nhiều Trứng cá, lở loét vv…). Còn dùng cho người bị đường tiện ( đái ra đường ) vì người ta cho răng cao rễ ngưu bàng có tác dụng dạ glucoza trong máu, dùng cuống và thân cây làm thức ăn có tác dụng làm tăng lượng glycongen trong gan.
Vị thuốc ngưu bàng
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Ngưu bàng có vị cay, đắng tính hàn
Quy kinh:
Vào hai kinh phế và vị
Tác dụng
Quả có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sát trùng.
Rễ có vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu (loại được acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái đường, diệt trùng và chống nọc độc.
Có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc: tuyên phế thấu chẩn. Dùng chữa ngoaị cảm , biểu chứng, ma chẩn ( đậu sỏi ), vị thấu ( không thấu), phong chẩn yết hầu sưng đau, ung thũng. Những người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng không dùng được. Nhân dân Châu Âu còn dùng lá non và thân, có khi dùng cả rễ đem giã nhỏ rồi đắp vào nơi rắn độc, sâu, bọ, ong, muỗi và rết cắn. Có lẽ do tác dụng của các men oxydaza có nhiều trong lá và th
Liều dùng:
Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc
Dùng ngoài liều không cố định
Kiêng kị:
Không dùng ngưu bàng cho người bị tiêu chảy, tâm tỳ hư
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc ngưu bàng
Chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng:
Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, cam thảo 3g sắc uống trong ngày.
Chữa cảm mạo, Thủy thũng, chân tay phù:
Ngưu bàng tử 80g sao vàng. Ngày uống 8g bột này chia làm 3 lần uống, dùng nước nóng chiêu thuốc.
Chữa trẻ con lên đậu mọc không thuận, nóng sốt cổ họng tắc:
Ngưu bàng (sao) 5g, kinh giới tuệ 1g, cam thảo 2g, nước 200ml, sắc còn 50ml cho uống. Nếu đậu mọc rồi vẫn uống được. Nếu đại tiện lợi chớ dùng.
Bài thuốc chữa phù thận cấp tính:
Ngưu bàng tử 6g (nửa sao, nửa uống) , phù bình ( Sao khô ), 6g, tất cả tán nhỏ ngày uống 3 lần mỗi lần uống 5g dung nước nong chiêu thuốc ( Kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền ).
Tán nhiệt, giải biểu: Các chứng cảm mạo phong nhiệt, toàn thân phát sốt, sợ lạnh, miệng khát họng rát, ho, khạc ra đờm vàng.
Bài 1: Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 - 4 lần tùy theo bệnh nặng nhẹ.
Thúc sởi, tống độc: Dùng khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt.
Bài 1: Ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống.
Bài 2: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 6g, cam thảo 3g, sắc uống trong ngày. Nếu đậu chẩn đã mọc vẫn uống được nhưng không dùng cho người bị đi phân lỏng, tỳ vị hư hàn.
Mát họng, giảm đau: Dùng khi phong nhiệt sinh ra viêm hạnh nhân, viêm yết hầu.
Bài thuốc: Ngưu bàng tử 16g, đại hoàng 12g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, kinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trừ đờm, dịu hen: Khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm.
Bài thuốc: Ngưu bàng tử 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tham khảo
Ngưu bàng căn được dùng trong các món ăn bài thuốc sau:
- Gà hầm ngưu bàng căn: Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, hai chân yếu mỏi.
- Ngưu bàng căn, lô căn hầm ruột lợn: Dùng cho các trường hợp trĩ và trĩ xuất huyết, viêm nứt hậu môn.
- Bánh bột ngưu bàng: Ngưu bàng căn 15g tán mịn, bột gạo tẻ 80g thêm nước trộn đều nặn thành bánh bột, thả vào nước đậu phụ nấu, thêm hành, tiêu, gia vị, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân cao tuổi có biểu hiện tăng huyết áp, di chứng tai biến mạch máu não, hoặc nghẽn mạch tạm thời liệt mặt, động kinh máy giật vùng mặt mắt.
- Canh dưỡng sinh gồm ngưu bàng căn, cà rốt, nấm đông khô được coi là thuốc chữa bách bệnh có khả năng ngăn ngừa và trị một số bệnh ung thư; mỗi ngày dùng khoảng 30g ngưu bàng căn.
Cuống lá và thân cây dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do có tác dụng hạ glucose máu và tăng lượng glycogen trong gan.
- Nước ép ngưu bàng căn: Ngưu bàng căn ép lấy nước 20ml, cho uống sau khi ăn. Dùng cho các trường hợp kích ứng bồn chồn, hồi hộp lo lắng, mất ngủ.
Kiêng kị:
Không dùng ngưu bàng cho người bị tiêu chảy, tâm tỳ hư CÁT SÂM (Nam Sâm )
Tên khác Còn gọi là sâm nam, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thự
Tên khoa học: Milletia speciora Champ
Họ Cánh Bướm (Fabaceae - Papilsionaceae)
Cây Cát sâm
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Cây Cát sâm là một loại cây nhỡ, có thân gỗ. Có cành mọc tựa, dài hàng mét.Thường cành non có nhiều lông mềm như nhung, màu trắng; sau nhẵn, màu nâu.
Lá kép lông chim lẻ, cuống lá dài phủ đầy lông; lá cây chét hình mũi mác thuôn dài hoặc hình bầu dục, gốc hình tròn đầu nhọn, trên mặt màu lục sẫm, có lông ở gân, mặt dưới phủ lông dày màu trắng, gân lá thành mạng rất rõ.
Hoa mọc thành cụm dạng chùy, chiều dài 10-25cm, Có rất nhiều bông hoa màu trắng ngà. Lá hoa bắc dạng lá; đài hoa có răng hình tam giác, mặt ngoài có phủ đầy lông.
Tràng của hoa nhẵn ở mặt ngoài; hoa có bộ nhụy 2 bó; bầu có lông.Cây ra hoa tháng 7-9; ra quả tháng 10-12. Quả dạng dẹt, phủ lớp lông mềm, quả chứa 4-5 hạt có vỏ khá dày,và màu đen.
Bộ phận dùng:
Củ (rễ củ). củ trồng 1 năm, khô ngoài vỏ, trong trắng có ít xơ, nhiều bột thì tốt. Không dùng thứ trên một năm, nhiều xơ, ít bột.
Thành phần hoá học:
chưa nghiên cứu.
Vị thuốc Cát sâm
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, tính bình.
Quy kinh:
Vào kinh Phế và Tỳ.
Công dụng:
Làm thuốc mát Tỳ (tẩm gừng) bồi dưỡng cơ thể (tẩm mật), lợi tiểu (dùng sống).
Chủ trị:
Dưỡng Tỳ, trừ hư nhiệt, bổ trung ích khí, nhiệt kết, đau đầu, đau bụng.
Liều dùng :
20 - 40g
Kiêng ky:
không phải âm hư, phổi ráo thì kiêng không dùng.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Đào củ về rửa sạch, thái lát hoặc chẻ đôi ra phơi khô. Khi dùng thứ thái lát khô rồi thì dùng sống hoặc tẩm nước gừng, hoặc tẩm mật sao qua dùng. Thứ chẻ đôi khi dùng rửa qua nước (nếu cần) ủ cho mềm thấu, thái lát phơi khô, dùng sống hoặc dùng chín như trên.
Bảo quản:
Dễ bị mọt, để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. Không nên bào chế nhiều, dùng đến đâu bào chế đến đấy.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cát sâm
Ho khan, ho dai dẳng,cơ thể suy yếu, sốt khát nước:
Cát sâm và mạch môn đều dùng 12g, thiên môn và vỏ rễ dâu 8g; đun nước 400ml, sắc chỉ 200ml; dùng chia 3 lần uống trong ngày.
Cảm sốt, khát nước:
Cát sâm và cát căn 12g, cam thảo 4g; nước 400ml, chỉ sắc còn 200ml; chia uống 3 lần trong ngày.
Khát nước, nhức đầu, bí tiểu tiện:
Cát sâm 30g, thái lát đem tẩm mật và sao vàng; sắc nước 400ml, chỉ sắc còn 200ml; chia uống 3 lần trong ngày.
Cảm nắng:
Sâm sắn, mạch môn, cát căn, cam thảo đất – mỗi vị dùng 12-20g; sắc uống. Có công dụng chữa cảm nắng với triệu chứng đổ mồ hôi, sốt nóng, ho khan; hoặc trẻ nhỏ bi nóng ấm về đêm, trằn trọc ngủ không yên.
Cơ thể suy nhược, kém ăn:
Cát sâm tẩm cùng nước gừng, đem sao vàng nhỏ lửa; ngày dùng 30g, sắc nước 400ml, chỉ sắc còn 200ml; chia uống 3 lần trong ngày. NGƯU HOÀNG
(Calculus Bovis)
Ngưu hoàng dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là sạn ở túi mật (một phần nhỏ là sạn của ống mật và ống gan) của con Bò tót ( Bos taurus domesticus Gmelin) thuộc họ Trâu bò (Bovidae).
Theo Đỗ tất Lợi thì Ngưu hoàng thiên nhiên có thể là sạn mật của con trâu Bubalus bubalis L. có bệnh.
Theo tài liệu Trung quốc thì ở vùng Tây bắc, Đông bắc và Hà bắc có loại bò cho Ngưu hoàng. Các nước khác như Nam mỹ, có Kim sơn ngưu hoàng và Aán độ có Aán độ ngưu hoàng.
Ngưu hoàng nhân tạo (tổng hợp) là dùng mật bò hay mật heo gia công tổng hợp thành. Những năm gần đây, người ta dùng phương pháp nuôi Ngưu hoàng thiên nhiên ở những con bò sống bằng cách cho cấy Hoàng hạch vào túi mật rồi bơm trực khuẩn đại tràng ( E. Coli) không gây bệnh vào làm cho thành phần của mật bám vào Hoàng hạch hình thành sạn mật nên gọi là Ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo.
Ngưu hoàng tổng hợp thì hiện nay ở Trung quốc có chế nhiều để đáp ứng nhu cầu. Ngưu hoàng thiên nhiên thì quanh năm đều có. Chú ý lúc mổ bò, nếu phát hiện có Ngưu hoàng lấy ra âm can nơi mát và không được có gió thổi, không phơi nắng hay sấy lửa vì có thể làm cho Ngưu hoàng nứt vỡ đổi màu đều kém phẩm chất. Cần gói kín để trong lọ màu dưới đáy có gạo rang hoặc vôi cục.
Theo tài liệu Trung quốc, Ngưu hoàng có nhiều tên gọi như Tây hoàng, Tô hoàng, Sửu bảo, Đởm hoàng (cũng gọi Ô kim hoàng, Đản hoàng, Quả hoàng tức sạn túi mật), Quản hoàng (cũng gọi Toái phiến hoàng, Không tâm hoàng tức sạn ở ống gan mật).
Tính vị qui kinh:
Ngưu hoàng vị đắng tính mát (lương), qui kinh Can, Tâm.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Bản kinh: vị đắng, bình.
*.Sách Bản thảo mông toàn: nhập can kinh.
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tâm kinh.
Thành phần chủ yếu:
Cholic acid, desoxycholic acid, cholesterol, bilirubine, tauroccholic acid, glycine, alanine, methionine, asparagine, arginine, sodium, magnesium, calcium, phosphate, sắt, carotene, amino acid, vitamin D.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Ngưu hoàng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tức phong chỉ kinh, khóat đàm khai khiếu. Chủ trị các chứng: hầu họng sưng đau, lở lóet, mồm lưỡi lở, ung thư đinh độc, ôn nhiệt bệnh, trẻ em kinh phong, sốt cao mê man, kinh quyết co giật, động kinh, trúng phong hôn mê.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh:" chủ kinh nhàn hạ nhiệt, nhiệt thịnh kinh hoảng".
*.Sách Danh y biệt lục:" trị trẻ em bách bệnh, chứng sốt cao co giật, mồm ngậm chặt, người lớn điên hoảng, trụy thai".
*.Sách Bản thảo tùng tân:" thanh tâm giải nhiệt, lợi đàm lương kinh, thông khiếu tịch tà, trị trúng phong trúng tạng, động kinh, cấm khẩu, tiểu nhi thai độc đàm nhiệt".
*.Sách Hội ước y kinh:" trị tiểu nhi cấp kinh, đàm nhiệt ủng tắc, ma chẩn dư độc, đơn độc, nha cam, hầu thũng, tất cả các thực chứng nguy kịch"
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Thuốc có tác dụng an thần, chống co giật và hạ sốt. Ngưu hoàng có tác dụng đối kháng với thuốc hưng phấn trung khu thần kinh. Thuốc có thể phòng cơn co giật cho chuột gây bởi camphor hay cafein nhưng không có tác dụng phòng co giật gây nên do strychnine. Thuốc làm tăng tác dụng của chloral hydrate và barbiturate. Thuốc không có tác dụng giảm đau hay gây ngủ.
2.Ngưu hoàng có tác dụng ức chế tính thẩm thấu của mạch máu và có tác dụng kháng viêm. Trên mô hình huyết áp cao ở chuột đồng, thuốc có tác dụng hạ áp rõ rệt và tác dụng kéo dài ( trên 2 - 3 ngày với 1 liều thuốc). Trên tim cô lập của chuột lang thuốc gây kích thích nhưng gây co thắt động mạch vành. Thí nghiệm trên thỏ, thuốc gây hạ áp, giãn mạch ngoại biên và ức chế tác dụng của epinephrine đối với tim.
3.Ngưu hoàng có tác dụng tăng tạo máu: trên thỏ thực nghiệm thuốc làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố, tăng rõ hơn ở thỏ gây thiếu máu. Nhưng với liều cao thì thuốc có tác dụng ngược lại.
4.Thuốc có tác dụng lợi mật: thuốc làm tăng tiết mật rõ rệt và làm giãn cơ vòng của ống mật. Tác dụng chống co thắt cơ trơn của thuốc là do tác dụng tổng hợp của thành phần cholic acid và desoxycholic acid.
5.Thành phần acid cholic của thuốc có tác dụng làm giảm ho suyễn. Thuốc hưng phấn hô hấp. Ngưu hoàng nhân tạo có tác dụng ức chế sarcoma 37 và sarcoma 180 ở chuột nhắt.
6.Độc tính của thuốc: cho chuột uống Ngưu hoàng với liều 0,6g/kg mỗi ngày trong 6 ngày không thấy có gì thay đổi về cân nặng, lượng ăn, nước tiểu, phân và tình hình hoạt động so với lô chứng. Khi chúng được cho uống trong vòng 12 ngày cùng liều đó thì chúng nhẹ hơn so với lô chứng. Lúc liều cho uống tăng lên 10 - 30 lần, phần lớn tiêu chảy, một số ít hôn mê và chết. Khi cho những con chuột đồng huyết áp cao uống với liều 1g/kg trong 15 tuần, không có tác dụng phụ nào. Giết chuột chết, các tạng phủ không có thay đổi bệnh lý.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Dùng độc vị Ngưu hoàng và các bài thuốc có Ngưu hoàng:trị các bệnh viêm đường hô hấp trên, cúm, viêm phế quản, viêm phổi 146 ca, trị có kết quả với tỷ lệ 75,2% ( Thông tin Trung thảo dược 1972,4:49).
2.Taurocholic acid:là một loại amino acid, một thành phần chủ yếu cỉa Ngưu hoàng lại có trong nhiều phủ tạng như: túi mật, gan, phổi; hiện có thể tổng hợp bằng hóa học. Có tác dụng giải nhiệt, an thần, tiêu viêm, hạ áp, trị động kinh, có thể dùng trị nhiều bệnh như sốt cảm, viêm amidale, viêm phế quản, đau thần kinh, viêm khớp do phong thấp, nhiễm độc thuốc v..v.. ( Hạ kiếm Minh Tân y học 1985,12:64).
3.Trị bệnh nhiễm sốt cao hôn mê co giật, đàm mê tâm khiếu thực chứng:
*.Vạn thị Ngưu hoàng thanh tâm hoàn: Ngưu hoàng 0,3g, Hoàng liên 5g, Hoàng cầm, Chi tử, Uất kim đều 10g, Chu sa 3g làm hoàn thuốc thành phẩm uống theo qui định của bào chế.
*.An cung Ngưu hoàng hoàn ( xem vị Băng phiến).
*.Ngưu hoàng tán: Ngưu hoàng 0,3g, Chu sa 3g, Xạ hương 0,1g, Thiên trúc hoàng 10g, Yết vĩ 1,5g, Câu đằng 15g, chế thành thuốc tán, mỗi lần uống 1.5 - 3g, uống với nước sôi nguội.
4.Trị viêm mồm họng và các chứng nhọt độc:
*.Ngưu hoàng giải độc hoàn: Ngưu hoàng 1,5g, Cam thảo 5g, Kim ngân hoa 30g, Thất diệp nhất chi hoa 6g, tán bột mịn làm hoàn. Mỗi lần uống 3g, ngày 2 - 3 lần.
Liều lượng thường dùng và chú ý:
*.Liều thường dùng: 0,2 - 0,5g cho vào thuốc hoàn tán uống. Dùng ngoài lượng vừa đủ bôi vào chỗ bị bệnh.
*.Thận trọng lúc cần dùng cho phụ nữ có thai và không phải chứng thực nhiệt. NGƯ TINH THẢO
(Herba Houttuyniae Cordatae)
Còn gọi là cây Lá giáp, cây Diếp cá. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây Ngư tinh thảo (Houttuynia cordata Thumb), thuộc họ Lá giáp (Saururaceae). Vị cay đắng tính hơi hàn, có sách ghi: hơi ôn (Danh y biệt lục), qui kinh Can, Phế (Bản thảo tái tân). Hơi độc.
Thành phần chủ yếu:
Có ít tinh dầu ( chủ yếu là chất Métyl-nonyl-xeton mùi khó chịu), một ít chất ancaloit gọi là cordanlin. Hoa và quả chứa chất quexitrin. Cây có clorua kali và sunfua kali.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền: Thuốc có tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, bài niệu thông lâm, chủ trị chứng phế ung, ung nhọt lở, nhiệt lâm, tiểu tiện đau gắt.
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh:
1.Tính kháng khuẩn rộng: Có tác dụng ức chế các loại tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn coli, leptospira, nấm, virut cúm.
2.Tăng cường chức năng miễn dịch: có tác dụng chống viêm và lợi tiểu. Dịch rau diếp cá chích vào ổ bụng có tác dụng chống cơn ho.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị các chứng viêm ở phổi:(áp xe phổi phế ung), viêm phổi thùy, viêm phổi đốm.
*.Trường hợp áp xe phổi, viêm phổi thùy dùng bài: Ngư tinh thảo Cát cánh thang ( Ngư tinh thảo 40g, Cát cánh 20g sắc uống hoặc tán bột uống).
*.Ngư tinh thảo 40g, trứng gà 1 cái. Cho thuốc ngâm vào nước 1 chén, ngâm 1 tiếng đồng hồ rồi sắc lên (không sắc lâu) bỏ xác cho trứng khuấy đều, ăn mỗi ngày 1 lần từ nửa tháng đến 1 tháng. Trị ho lao có máu, ho đờm có mủ.
*.Ngư tinh thảo tươi 80g, phổi lợn 1 cái, nấu chín ăn cả nước, cứ 2 - 3 ngày 1 lần, uống 3 - 5 lần trị áp xe phổi
*.Ngư tinh thảo 30g sắc uống lúc nóng, ngày 1 lần trị các bệnh áp xe phổi, lao phổi, giãn phế quản, viêm phế quản đều có kết quả.
2.Trị viêm phần phụ, viêm cổ tử cung, viêm hố chậu:có kết quả ( Báo Tân Y học 1979,12:601).
3.Trị hội chứng thận hư:mỗi ngày dùng Ngư tinh thảo khô 100g, trụng nước sôi hoặc sắc nhỏ lửa ít phút uống thay nước chè (Tạp chí Trung y Sơn tây 1988,2:20)
4.Dùng phòng bệnh xoắn trùng:Trong thời gian lưu hành bệnh, mỗi ngày uống 15 - 30g thuốc viên Ngư tinh thảo, quan sát 1603 ca có kết quả (thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng ức chế xoắn khuẩn in vitro) (Tạp chí Tân y dược học 1975,6:49).
5.Trị lóet cổ tử cung:Ngư tinh thảo và Băng phiến trộn làm dạng mỡ vaselin bôi trị 670 ca, kết quả đạt 86,2 - 99,3% (Tạp chí Trung y dược Thượng hải 1983,3:24).
6.Trị viêm mũi teo:dùng nước cất Ngư tinh thảo nhỏ mũi hàng ngày trị 33 ca viêm mũi teo có kết quả tốt (Tạp chí Tân y dược học 1977,7:34).
7.Trị Tả lî:dùng Ngư tinh thảo tươi 80g (nếu khô 40g) sắc nước uống gia đường uống trị nhiệt tả lî mùa hè, viêm ruột cấp, lî cấp.
8.Trị viêm đường tiểu:thuốc có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, dùng bài:
*.Ngư tinh thảo, Xa tiền tử 20g, Kim tiền thảo 40g, sắc uống.
*.Rễ Ngư tinh thảo tươi 80g giã nát, ngâm vào nước vo gạo 1 chén trong 1 giờ bỏ bã uống ngày 2 lần trong 2 ngày, trị nhiệt lâm và viêm tuyến tiền liệt cấp.
9.Trị ung thư:phối hợp với Đông quỳ tử, Thổ phục linh, dùng bài:
*.Ngư tinh thảo 24g, Đông quỳ tử 40g, Thổ phục linh 40g, Hạn liên thảo 24g, Cam thảo 6g sắc uống, trị ung thư phổi. Có báo cáo dùng Ngư tinh thảo làm chủ dược chế bài thuốc trị ung thư máu có kết quả.
Liều thường dùng:20 - 40g, thuốc tươi liều gấp đôi, dùng ngoài không hạn chế.
Chú ý:Có trường hợp dùng dịch Ngư tinh thảo gây choáng, dị ứng. NẤM HƯƠNG Nấm hương
Tên khác:
Còn gọi là:bioc hom, lét lang.
Tên khoa họcLentinus(Berk.) Sing.;Agaricus rhinozerotisBerk.
Thuộc họ nấm tánPolyporaceae(Pleurotaceae).
Tiếng trung: 香菇
Nấm hương
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Nấm hương (nấm có mùi thơm), hay bioc hom (hoa thơm) hoặc lét lang (nấm thơm) gồm mộtc chân đính vào giữa mũ (còn gọi là chụp hay tai nâm). Mặt trên mũ màu nâu, mặt dưới mũ có nhiều bản mỏng toả từ chân ra mép mũ mang những bào tầng phủ trên mặt ngoài các bản mỏng. Những bản mỏng đó không nối vào nhau.
Phân bố, thu hái và chế biến
Nấm hương là một loại lâm sản quý, mọc hoang dại trong những rừng ẩm mát các tỉnh miền núi cao như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây, Hoà Bình....
Trước đây nhiều nơi chỉ biết thu hoạch nấm hương mọc hoang dại. Bào tử nấm bay rất xa, bám vào các loại gỗ thích hợp như cây côm(Elaocarpus dubius), giẻ đỏ, giẻ sồi, sồi bộp, đỏ ngọn, re đỏ, nhưng nấm trên gỗ côm được ưa chuộng nhất. Trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, ánh sáng khuếch tán của rừng, bào tử sinh sôi nảy nở. Một số đồng bào miền núi ở nhiều nơi đã biết trồng nấm hương như ở Chũ (Bắc Giang), Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Tây (vùng Sơn Tây cũ). Cần chú ý là ở những rừng ở thung lũng có tàn che dày, tuy có độ ẩm lớn, nhưng nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng mặt trời ở độ khuếch tán nhất định cũng không thấy nấm hương mọc. Nói là trồng nâm hương nhưng thực tế chỉ là hạ cây xuống, đốn thành khúc, chém bập vào khúc gỗ thành những vết nông cho "ma nấm rễ bám" rồi chờ cho nấm tự mọc. Có nơi như Chũ (Bắc Giang) người ta dùng nước đã ngâm nấm hương một đêm để tưới lên cây gỗ. Ở Hoà Bình người ta dùng nước vo gạo để tưới lên cây gỗ, hoặc dùng một phần gừng, một phần nấm hương khô xát vào thân cây cho nấm rễ mọc. Gỗ gôm được ưa chuộng nhất dùng để trồng nấm hương, vì nấm hương mọc trên cây côm có mùi thơm đặc biệt mặc dù gỗ côm mục lại không có mùi gì. Thường vào 4 ngày trước và 4 ngày sau tiết đông chí (khoảng 22 tháng 12 dương lịch) người ta chặt cây trên đỉnh núi, muốn cho nấm tốt người ta chặt những cây trưởng thành, có đường kính ít nhất 40cm, phải dùng rìu thất sắc để khỏi tước mất vỏ cây. Bổ những vệt ngang trên thân cây, sâu 6-10cm, cách nhau 50cm đến 1m trên phía có ánh sáng để giúp cho nhựa cây dễ tiết ra và gỗ chón mục. Năm sau vào tháng 12, sau trận mưa phùn đầu tiên độ 8 đến 15 ngày là có thể hái nấm đợt đầu tiên trên các cành cây mục trước. Những nấm năm đầu nhỏ và ít thơm. Đợt hái chính là vào năm sau nữa, mùa mưa phùn (từ tháng 12 đến tháng 3) cho tới năm thứ sáu nghĩa là khi cây đã mục hết. Nấm chỉ mọc trên phía hướng về ánh sáng nghĩa là 1 phần 3 vòng tròn của thân cây. Khuẩn ty tập thể tập trung ở trong bề dày của vỏ cây và ngay dưới vỏ, do đó ta nên nghiên cứu cách dùng vỏ cây đẻ trồng nấm như vậy đỡ phí gỗ. Sau khi nấm mọc 5-6 ngày thì hái nấm (vào thời kỳ có mưa phùn). Nếu trời khô hanh thì phải 12-15 ngày nấm mới phát triển đầy đủ. Nếu hái chậm những phần tử sẽ rời khỏi bản và mũ nấm sẽ héo đi. Nếu tiết trời thuận lợi và hái được đều thì một khúc cây to 40cm, dài 5m có thể sản xuất trong 3 tháng từ 5 đến 10 kg nấm tươi, nghĩa là 1 đến 2 kg nấm khô. Hái xong phơi nắng hay sấy khô trên bếp đun. Nấm phơi nắng giữ được màu sắc và hương thơm tế nhị. Nấm sấy trên bếp có màu sẫm hơn và có mùi khói. Với cách trồng như vậy, các cụ già người Mèo vùng cao Lào Cai có hàng "mỏ nấm" trong rừng. Và hàng năm vùng đồng bằng tiêu thụ khoảng 8.300kg nấm hương khô.
Nhưng làm như thế, không phải bao giờ và ở đâu cũng thành công và có thu hoạch. Cho nên mấy năm gầy đây, tại huyện Sapa đã thành lập trại nghiên cứu nâm hương. Từ những bào tử của nấm hương hoang dại, trại đã nhân và phát triển giống nhanh, rẻ, chủ động. Trại cũng nghiên cứu những loại gỗ có thể dùng trồng, điều kiện tự nhiên, và kỹ thuật trồng cây nấm. Theo báo cáo của Lào Cai thì trong năm 1973, hợp tác xã Xeo Mí Tỷ của người Mèo huyện Sapa đã cấy 18.600m gỗ nấm, với dự kiên xuân năm1974 thu hoạch đợt đầu. Năm 1974, Sapa cấy 10 vạn met gỗ nấm, để cùng với vùng cao huyện Bát Xát năm 1974, toàn tỉnh thu được 30 tấn nấm hương (tính trên khúc cây dài 1m, một năm thu được một kg nấm tươi).
Thành phần hoá học
Hiện nay mới chỉ biết trong 100g nấm đã sấy khô trung bình có 12.5g chất đạm, 1.6g chất béo, 60g chất đường, 16mg canxi, 240mg lân và 3.9mg sắt. Trong nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Ngoài ra, chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của nấm.
Tác dụng dược lý
Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B - những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể
Theo một nghiên cứu, nấm hương có chứa một chất hóa học đặc biệt mang tên AHCC - một loại hợp chất pha trộn các axit amin, polisaccarit và khoáng chất, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách gia tăng số lượng các tế bào giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng, và ngăn chặn sự phát triển của khối u. Trước đó, giáo sư Smith từng công bố kết quả nghiên cứu trên loài chuột rằng, AHCC có thể loại bỏ virus HPV trong vòng 90 ngày, đồng thời làm giảm tỷ lệ phát triển khối u cổ tử cung.
Vị thuốc Nấm hương
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
vị ngọt tính bình.
Quy kinh:
Tỳ vị.
Công dụng:
Bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham (kháng ung thư), giảm cholesterol, hạ huyết áp.
Ứng dụng lâm sàng của nấm hương
Bổ thận tráng dương
Dân gian cho rằng kết hợp nấm hương với bồ dục lợn, và cho thêm gia vị vừa đủ có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau.
Chữa viêm gan:
Viêm gan là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm đối sức khỏe con người. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này có thể sử dụng bài thuốc từ nấm hương kết hợp với thịt lợn nạc: thịt lợn thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, nêm gia vị vừa miệng, dùng nóng. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày sẽ có tác dụng trị bệnh viêm gan rất tốt.
Chữa viêm dạ dày, thiếu máu:
Nấm hương cũng có tác dụng trong điều trị viêm dạ dày, thiếu máu. Sử dụng 100g nấm hương rửa sạch thái, nhỏ kết hợp với gạo tẻ, thịt bò luộc thái lát , tất cả nguyên liệu cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa sau một thời gian bệnh sẽ có dấu hiệu giảm dần.
Chữa viêm gan mạn hay chứng giảm bạch cầu
Nấm hương tươi 100g, thịt lợn nạc 100g thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày.
Nấm hương trị tỳ vị hư nhược, lợi tỳ ích vị
Nấm hương 20g, đậu phộng 75g, táo 25g, 1 cái móng heo. Sửa sạch nấm và đậu phộng, móng heo làm sạch, chặt thành từng khúc, sau đó cho tất cả vào nồi hầm đến khi chín nhừ, cho gia vị vào ăn nóng. Có thể thay móng heo bằng thịt gà.
Nấm hương trị ho
Chuẩn bị: 15g nấm hương, đường cát hoặc mật ong đủ dùng. Nấm hương cho vào nước nấu rồi thêm đường cát hoặc mật ong vào.
Nấm hương ích tỳ vị, bổ gan thận
Chuẩn bị: 40g nấm hương, 1 con cá rô, 20g gừng tươi và 1 ít muối. Ngâm nấm hương trong nước cho nó nở ra rồi rửa sạch. Cá làm sạch, đánh vẩy, cắt mang, lạng lấy thịt, cắt thành từng khúc. Gừng cắt lát, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu canh.
Nấm hương trị băng huyết
Nấm hương (40g) rang khô, nghiền thành bột, mỗi lần uống 3g, hòa tan trong nước ấm, mỗi ngày dùng 3 lần, dùng thường xuyên.
Nấm hương trị xơ vữa động mạch
125g nấm hương tươi, dầu thực vật, một ít muối. Rửa sạch nấm, xào qua với dầu và muối, sau đó cho nước vào nấu canh.
Nấm hương hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung
30g nấm hương, 75g thịt nạc heo. Cho nguyên liệu vào nấu canh, hoặc có thể chỉ cần dùng 30g nấm hương, nấu canh, mỗi ngày ăn 1 lần, dùng thường xuyên.
Nấm hương trị biếng ăn, khí hư
20g nấm hương, 20g táo khô, 20g đậu phộng, 15g thịt gà. Ngâm nấm cho nở, rửa sạch táo, cắt thịt gà thành từng miếng, rửa sạch đậu phộng. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước, vài lát gừng, thêm muối, nấu lên là dùng được.
Chữa tỳ vị hư nhược. Giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt
15g nấm hương, 125g cá hồi trắng, vài sợi gừng, 1 ít muối và dầu ăn. Ngâm nấm trong nước cho nở rồi cắt sợi, làm sạch cá, cắt khúc, cho vào đĩa. Rải đều nấm cắt sợi lên cá rồi thêm gia vị, cho vào nồi hấp.
Chữa đau lưng mãn tính
15g nấm hương, 10g vỏ bí đỏ, 25g đường đỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu chín, mỗi ngày dùng 2 lần.
Điều trị viêm gan
Nấm hương kết hợp với thịt lợn nạc thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày sẽ có tác dụng trị bệnh tốt.
Viêm dạ dày, thiếu máu, sởi
Sử dụng 100g nấm hương rửa sạch thái nhỏ kết hợp với gạo tẻ, thịt bò luộc thái lát , tất cả cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa sau một thời gian bệnh sẽ có dấu hiệu giảm dần.
Chữa tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh đái tháo đường
Nấm hương 15g rửa sạch, bí xanh 500g thái miếng cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước, ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền.
Phòng ung thư
Để phòng tránh bệnh ung thư hiệu quả có thể dùng bài thuốc từ nấm như kết hợp nấm hương khô cùng với mộc nhĩ đen, hải sâm, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được. Tham khảo
Chú thích:
Trung Quốc khai thác loài nấmLentinus edodes(Berk) Sing thuộc họPleurotaceaelàm nấm hương hay hương cố.
Cách chọn nấm hương ngon, an toàn
Nấm hương có 3 loại thường dùng trong chế biến thức ăn: nấm đông, nấm hương và nấm hoa. Nấm hoa có chóp đỉnh màu đen nhạt, có hoa văn; nấm đông có chóp đỉnh màu đen, phần cuốn nếp cũng có màu vàng nhạt, thịt tương đối dày; còn nấm hương có hình cái dù, mỡ, thịt mỏng, không mịn thớ lắm, cũng không giòn tan. Nấm hương ngon nhất là những cây nấm hình cúc áo, chân nhỏ, mình dày, màu vàng bóng và sờ thấy khô tay, dưới ô nấm có những ngăn màu trắng được xếp liền với nhau. Khi ngâm nước, nấm nở đều nhưng vẫn dai, nước ngâm có màu hanh vàng và mùi thơm dịu. Lưu ý: Tuyệt đối không chọn những cây nấm ẩm ướt hoặc có mùi lạ. Khi ấn tay vào “tán dù” của cây nấm, rồi vừa bỏ tay vừa hít ngửi, nếu mùi hương thuần khiết thì đấy là nấm ngon. Mặt trên của dù có màu vàng hay trắng là nấm hương an toàn, không hóa chất.
Một số món ăn từ nấm hương
Tag: vi thuoc nam huong, cong dung cua nam huong, Hinh anh nam huong, Tac dung cua nam huong, Thuoc nam SEN ( CÂY SEN) Tên dân gian:Còn gọilà liên, quỳ.
Tên khoa học:Nelumbo nuciera Gaertn.
Họ khoa học:Thuộc họ sen Nelumbonaceae.
Cây sen
(Mô tả, hình ảnh cây sen, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây sen là một cây thuốc quý, một loại cây mọc dưới nước, thân rễ hình trụ mọc ở trong bùn thường gọi là ngó sen hay ngẫu tiết, ăn được, lá còn gọi là liên diệp mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài, có gai nhỏ, phiến lá hình khiên, to, đường kính 60-70cm có gân toả tròn. Hoa to màu trắng hay đỏ hồng, đều lưỡng tính. Đài 3-5, màu lục, tràng gồm nhiều cánh màu hồng hay trắng một phần, những cánh ngoài còn có màu lục như lá đài. Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Trung đói mọc dài ra thành một phần hình trắng thường gọi là gạo sen dùng để ướp chè. nhiều lá noãn dời nhau đựng trong một đế hoa loe ra thành hình nón ngược gọi là gương sen hay liên phòng. Mỗi lá noãn có 1-3 tiểu noãn. Quả chứa hạt gọi là liên nhục không nội nhũ. Hai lá mầm dày. Chồi mầm còn gọi là liên tâm gồm 4 lá non gập vào phía trong.
Phân bố, thu hái:
Cây của miền Malaixia, châu Ðại dương và vùng Ðông Dương.
Ở Việt Nam sen được trồng ở nhiều nơi, mọc hoang ở các vùng ao hồ, đầm,...
Sen được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để ăn và dùng làm thuốc. Mùa thu hái vào các tháng 7-9.
Bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây: đều có thể dùng làm thuốc
- Hạt Sen - Semen Nelumbinis, thường gọi là Liên tử là phần màu trắng bên trong vỏ cứng của quả Sen, sau khi đã bỏ cả chồi mầm
- Tâm Sen - Plumu Nelumbinis, thường gọi Liên tử tâm là mầm xanh ở chính giữa hạt Sen
- Gương Sen -Receptaculum Nelumbinis, thường gọi Liên phòng là đế của hoa đã lấy hết quả, phơi khô
- Tua nhị Sen - Stamen Nelumbinis, thường gọi Liên tu là chỉ nhị của hoa Sen đã bỏ gạo Sen
- Lá sen - Folium nelumbinis thường gọi là Hà Diệp
- Mấu ngó Sen - Nodus Nelumbinis Rhizomatis, thường gọi Ngẫu tiết
Thành phần hóa học
- Hạt Sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo và có một số chất khác như canxi 0,089%, phosphor 0,285%, sắt 0,0064%, với các chất lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.
- Tâm Sen có 5 alcaloid, tỷ lệ toàn phần là 0,89% - 1,06%, như liensinine, isoliensinine, neferine; lotusine, motylcon, paline; còn có nuciferin, bisclaurin (alcaloid) và betus (base hữu cơ).
- Gương Sen có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbohydrat và một lượng nhỏ vitamin C 0,017%.
- Tua nhị Sen có tanin.
- Lá Sen có tỷ lệ alcaloid toàn phần là 0,21-0,51%, có tới 15 alcaloid, trong đó chất chính là nuciferin 0,15%; còn roemerin coclaurin, dl-armepavin, O-nornuciferin liriodnin, anonain, pronuciferin, còn các acid hữu cơ, tan vitamin C.
- Ngó Sen chứa 70% tinh bột, 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose, vitamin C, A, B, PP, tinh bột và một ít tanin.
Tác dụng dược lý
Lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, trên lâm sàng hiện nay, lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.
Vị thuốc từ sen
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Mỗi bộ phận của cây sen đều là vị thuốc chữa bệnh, mỗi bộ phận đều có tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng khác nhau.
Hà diệp (Liên diệp, Lá sen)
Tính vị: Vị đắng chát, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh các kinh: Tâm, Tỳ, Vị. Công dụng: Thanh thử thấp, chỉ huyết.
Chủ trị: Chữa sốt mùa hè, say nắng, chữa ỉa chảy.
Liều dùng: Từ 12 - 20g/ngày, dưới dạng nước ép hoặc thuốc sắc hoặc dạng thuốc bột.
Liên tu (Nhụy sen, tua sen):
Tính vị: Ngọt sáp, tính bình.
Quy kinh: Vào 2 kinh Tâm và Thận.
Công dụng: Thanh tâm, bổ thận sáp tinh.
Chủ trị: Chữa băng lậu hay quên, cầm máu. Liều dùng: 5 - 10g/ngày.
Liên ngẫu (Ngẫu tiết)
Tính vị: Vị ngọt, tính mát.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ.
Công dụng: Lương huyết chỉ huyết, thanh tả vị hỏa, tiêu thực, bổ tâm, thanh nhiệt.
Chủ trị: Chữa chảy máu cam, đái ra máu, ỉa ra máu, chữa sản hậu bị tổn thương sau đẻ.
Liều dùng: 12 - 20g/ngày dưới dạng thuốc sắc hay dùng sống, có thể phơi khô sao thơm hoặc sao tồn tính.
Liên phòng (Gương sen)
Tính vị: Vị đắng, tính chát ôn.
Quy kinh: Vào 2 kinh Can, Tâm bào.
Công dụng: Tiêu ứ, chỉ huyết.
Chủ trị: Chữa băng lậu ra máu, đi tiểu ra máu, đẻ xong nhau thai ra chậm.
Liều dùng: 8 - 12g/ngày.
Liên nhục (Hạt sen)
Tính vị: Ngọt sáp, tính bình.
Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Tỳ, Thận.
Công dụng: Bổ tâm an thần, ích tỳ sáp trường, cố tinh, sinh dưỡng cơ nhục.
Chủ trị: Các chứng tâm tỳ hư mất ngủ, tâm phiền, ỉa chảy kéo dài, người gày yếu, cơ bắp teo nhẽo, trẻ em bụng ỏng đít beo.
Liều dùng: 12 - 20g/ngày.
Thạch liên nhục
Tính vị: Tính hơi hàn, vị khổ.
Quy kinh: Vào 2 kinh Can, Tỳ.
Công dụng: Thanh nhiệt ở tâm vị, sáp tinh, sáp trường chỉ lỵ, thanh tâm hỏa.
Chủ trị: Chữa di tinh, chữa lỵ mãn tính, chứng tâm hỏa gây mất ngủ hoặc tâm hỏa dồn xuống bàng quang gây đái buốt, đái đục.
Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.
Liên tâm (Tâm sen)
Tính vị: Vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào 2 kinh: Tâm và Thận.
Công dụng: Thanh tâm, an thần trừ phiền.
Chủ trị: Chữa mất ngủ, trấn tâm an thần, giải phiền lao, chữa nói nhảm, di mộng tinh, tăng khí lực.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc từ sen
Mỗi bộ phận của cây sen có tác dụng chữa bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây sen
Chữa di tinh, hoạt tinh, di niệu:
Bài Cố tinh hoàn, gồm liên nhục 2kg, liên tu 1kg, hoài sơn 2kg, sừng nai 1kg, khiếm thực 0,5kg, kim anh 0,5kg. Các vị tán thành bột, riêng kim anh nấu cao, làm thành viên hoàn, ngày uống 10 - 20g.
Chữa tiêu chảy mãn tính:
Liên nhục 12g, đảng sâm 12g, hoàng liên 5g. Các vị sắc uống hoặc tán bột uống mỗi ngày 10g.
Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng:
Bài Táo nhân thang, gồm táo nhân 10g, viễn trí 10g, liên tử 10g, phục thần 10g, phục linh 10g, hoàng kỳ 10g, đảng sâm 10g, trần bì 5g, cam thảo 4g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.
Chán ăn do suy nhược:
Hạt sen 100g, bao tử heo một cái. Bao tử rửa sạch, thái lát, thêm nước vừa đủ, tiềm cách thủy với hạt sen, dùng trong ngày.
Chữa sốt cao nôn ra máu, chảy máu cam:
Tứ sinh thang, gồm sinh địa tươi 24g, trắc bá diệp tươi 12g, lá sen tươi 12g, ngải cứu tươi 8g. Các vị nấu lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Trị béo phì, hạ cholesterol máu cao:
Đây là công dụng mới được phát hiện của lá sen. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen, song có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.
Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng :
Táo nhân 10g, viễn trí 10g, liên tử 10g, phục thần 10g, phục linh 10g. Hoàng kỳ 10g, đảng sâm 10g, trần bì 5g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Trị chứng hồi hộp, mất ngủ, đau tim (canh hạt sen, tim heo):
- Thành phần: 60g hạt sen, 1 cái tim heo, 40g phòng đảng sâm.
- Cách chế biến: thái mỏng tim heo. Hạt sen đem bóc bỏ vỏ ngoài và tim bên trong. Dùng rượu rửa sạch phòng đản sâm, rồi thái khúc. Cho tất cả vào nồi cùng với 6 chén nước, nấu với lửa lớn đến khi sôi, để sôi trong 10 phút, hạ lửa nhỏ, nấu tiếp 2 giờ nữa thì dùng được
Khó ngủ, hay hồi hộp, huyết áp cao:
Lấy từ 1,5 - 3g tâm sen pha trà uống. Cách khác, lấy lá sen, hoa hòe mỗi vị 10g; cúc hoa vàng 4g, sắc uống hoặc lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc hoặc hãm uống.
Tiêu chảy, kiết lỵ:
Sen nguyên cọng chừng 60g, hai muỗng đường trắng. Cọng sen rửa sạch, sắc uống kèm với đường.
Chán ăn do suy nhược:
Hạt sen 100g, bao tử heo một cái. Bao tử rửa sạch, thái lát, thêm nước vừa đủ, tiềm cách thủy với hạt sen, dùng trong ngày.
Người nóng, nổi nhọt:
Hoa sen tươi 50g hoặc 30g loại khô, đường phèn 20g đem sắc uống thay trà thường xuyên, hoặc dùng hoa sen đã sắc đắp tại chỗ.
Tuổi già hay uể oải trong người:
Củ sen tươi 100g nấu chín, mỗi ngày ăn vào buổi sáng và chiều.
Băng huyết, chảy máu cam, tiêu tiểu ra máu:
Lá sen tươi 40g, rau má 12g. Sao vàng, thái nhỏ hai vị này, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Cách khác, lấy 10 ngó sen, giã nát lấy nước, thêm ít đường đỏ, đun lên uống ngày hai lần sáng và tối. Trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa có thể lấy nước ngó sen và nước ép củ cải, mỗi thứ 20ml, trộn đều uống ngày hai lần, liên tục trong nhiều ngày.
Rôm sảy, ghẻ lở:
Lá sen tươi băm nhỏ nấu với hạt đậu xanh (để nguyên vỏ) làm canh ăn.
Máu hôi không ra hết sau khi sinh:
Lá sen sao thơm 20 - 30g tán nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
Sốt xuất huyết:
Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50 - 60g.
Giun kim:
Hạt sen 50g, hạt hướng dương 30g, hạt bí đỏ bỏ vỏ 30g, hạt cau 12g, đường phèn 20g. Xay nhỏ bốn loại hạt này rồi cho vào nồi nước 250ml, đun chín nhừ, cho đường vào ăn ngày ba lần, ăn trong năm ngày.
Chữa nôn:
Lấy 30g ngó sen sống, 3g gừng sống, giã nát cả hai thứ vắt lấy nước, chia làm hai lần uống trong ngày.
Chữa ho ra máu:
Ngó sen 20g, bách hợp hoặc lá trắc bá 20g, cỏ nhọ nồi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa băng huyết:
Ngó sen sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng, mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa tiểu tiện ra máu:
Ngó sen 12g, sinh địa 20g, hoạt thạch 16g; tiểu kê, mộc thông, bồ hoàng, đạm trúc diệp, sơn chi tử, mỗi vị 12g; chích cam thảo, đương quy, mỗi vị 6g. Sắc uống trong ngày.
Trị nôn ra máu:
Lá sen 15g, ngó sen 15g, cỏ nhọ nồi 20g. Cho các vị vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
Trị chảy máu cam:
Ngó sen rửa sạch, giã vắt nước cốt uống, nhỏ vài giọt vào mũi.
Trị trẻ biếng ăn, người lớn suy nhược, ăn kém:
Hạt sen 100g, đậu ván trắng 10g, trần bì 12g, mầm lúa 30g. Tất cả sao qua, tán mịn, ngày uống 3 lần mỗi lần 100g, uống với nước cơm.
Chữa mất ngủ:
Lá sen sắc đặc pha chút đường, uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ sẽ ngủ ngon. Trị viêm mũi, ngạt mũi lâu ngày:
Cánh hoa sen thái chỉ phơi khô 100g, bạch chỉ 100g. Tất cả tán mịn, cuốn giấy như cuốn thuốc, hút phả khói ra mũi liên tục trong vòng 1 tuần.
Trị đau lưng, mệt mỏi:
Nhụy sen 4g, cam thảo 6g. Tất cả cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, uống trước khi đi ngủ.
Chữa đái tháo đường:
Tâm sen 8g; thạch cao 20g; sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trà sen:
-Thành phần: 400g nhụy sen, 300g hạt sen và 400g cúc hoa.
- Cách làm: nhụy sen đem phơi hoặc sấy khô. Hạt sen đem ngâm nước nóng, bóc sạch vỏ ngoài và bỏ tim bên trong, sấy khô sao vàng. Cúc hoa phơi khô trong mát (hoặc sấy). Đem cả 3 loại trên sao vàng cho bốc mùi thơm, để nguội, cho vào lọ đậy kín, để dành dùng uống như trà. Loại trà này giúp cho ăn, ngủ rất tốt.
Tham khảo
Kiêng kị
Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
Trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục.
Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác. THẢO ĐẬU KHẤU Thảo đậu khấu
Còn gọi là thảo khấu nhân, ngẫu tiết
Thảo Đậu Khấu: Vị cay, tính ôn, quy kinh lạc tỳ và dạ dày. Thảo Đậu Khấu gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là thấm thấp hành khí, thích hợp điều trị các chứng hàn thấp bị ứ ở trung vị hết sức nghiêm trọng, làm suy yếu chức năng tiêu dẫn đến đau bụng, ỉa chảy. Hai là ôn trung trị nôn, trị hàn khí hoành hành trong cơ thể con người, vị khí giáng ngược gây nên buồn nôn.
Cách dùng và liều lượng của Thảo Đậu Khấu: Dùng Thảo Đậu Khấu sắc nước uống, mỗi lần từ 3-6 gam là vừa. Nếu bào chế Thảo Đậu Khấu thành dạng bột càng tốt. Trường hợp Thảo Đậu khấu dùng chung với các vị thuốc khác nên sắc sau. ĐÙM ĐÙM
Tên khác Còn gọi là cây ngấy, ngấy chĩa lá, ngũ gia bì, đũm hương, cây tu hú.
Tên khoa học Rubus cochinchinenis Tratt.
Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae
Cây Đùm đũm
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỡ, rất nhiều cành, cành nhiều khi vươn dài tới vài mét. Cành có lông, trên có gai nhỏ, cong về phía gốc, phía dưới gai phình ra, lá kép có đến 3-5 lá chét giữa lơn hơn cả, mép có răng cưa, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông, cuống chung dài 3-6cm, có gai, hoa mọc thành chuỳ nhỏ ở đầu cành hay kẽ lá. Quả kép hình cầu, bọc trong lá đài, gồm nhiều quả hạch nhỏ. Khi chín có màu đỏ hay đen nhạt, ăn được.
Phân bố:
Cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta, thường ở ven rừng hay nơi đã phát quang.
Người ta hái lá và thân cây quanh năm nhưng hay hái nhất vào giữa mùa hạ, phơi khô để giành dùng cả năm.
Thành phần hóa học:
Quả có vitamin C, pectin, fructoz, acid ellagic và acid hữu cơ khác. Quả Đùm đũm phải bảo quản trong tủ lạnh vì nó chóng hư. Lá có flavonoid, tanin, fragarin, acid gallic và ellagic.
Tác dụng dược lý:
Chống oxy hóa: quả Đùm đũm có vitamin C, flavonoid, acid ellagic, là những chất chống oxy hóa. Acid ellagic có khả năng chống oxy hóa tương đương vitamin E, vì vậy nên ăn quả Đùm đũm để chống lão hóa, ngừa bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư.
Bệnh tiết niệu: xưa kia người ta dùng quả Đùm đũm để trị nhiễm trùng đường tiểu, tuy nhiên những thử nghiệm khác không thấy tính kháng khuẩn của dịch quả Đùm đũm. Có báo cáo cho rằng nước sắc rễ và lá trị được nhiễm trùng đường tiểu do E. coli.
Tăng khả năng tình dục: nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy cơ quan sinh dục suy yếu có hàm lượng kẽm thấp. Các nhà khoa học phát hiện trong hạt quả Đùm đũm có hàm lượng kẽm rất cao, được cơ thể hấp thụ tốt. Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng cho tình dục, nó có thể kiểm soát hàm lượng testosteron, giúp nam giới nhanh chóng hưng phấn và tăng cường sức mạnh của tinh trùng. Các nhà khoa học còn khuyên trước khi quan hệ tình dục nên ăn mấy quả Đùm đũm vì trong quả Đùm đũm còn có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, giúp máu lưu thông tốt hơn tới cơ quan sinh dục.
Trị đái tháo đường:
Đông y quan niệm đái tháo đường thuộc chứng tiêu khát do chân âm hao tổn. Phế khát gây thích uống nhiều, vị khát gây ăn nhiều không biết no, thận khát sinh ra tiểu nhiều. Quả Đùm đũm thanh nhiệt, giải khát, giúp hỗ trợ thanh nhiệt ở các tạng phủ bệnh. Vị ngọt trong quả Đùm đũm là fructose, một loại “đường chậm” vì thế người bị đái tháo đường không phải kiêng dùng. Briggs C.J. công bố rằng Đùm đũm làm giảm đáng kể glucose huyết ở vật thí nghiệm (Can Pharmaceutical 1997).
Vị thuốc Đùm đũm
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - Công dụng:
Toàn cây Đùm đũm đều có thể dùng làm thuốc. Lá có vị se, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ, tiêu viêm.
Quả có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí, làm cường dương, mạnh sức.
Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hóa. Quả chữa đau thận hư, tinh yếu, liệt dương, tiểu són, tiểu không tự chủ, hoạt tinh, di tinh.
Liều dùng:
20 - 30g sắc uống.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Đùm đũm
Trị sạn thận:
Đùm đũm làm giảm lượng lớn canxi trong nước tiểu, vì vậy có khả năng chống sạn thận.
Chống ốm nghén:
Kinh nghiệm dân gian dùng quả Đùm đũm cho phụ nữ ốm nghén. Tuy nhiên, với dược học hiện đại, chưa có công bố thử nghiệm về tác hại của quả Đùm đũm vào thai nhi, vì vậy, nên cẩn thận khi dùng cho thai phụ.
Trị viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú:
Dùng 30 - 40g cành lá cây Đùm đũm, với cây ô rô, mộc thông, mỗi vị 15 - 20g, sắc uống.
Trị viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng:
Cành lá cây Đùm đũm 30g, ba kích, kim anh, mỗi vị 10 - 15g, sắc uống. NGHỂ RĂM
Nghể răm - Polygonum hydropiperL., thuộc họ Rau răm -Polygonaceae.
Mô tả: Cây thảo mọc hàng năm, cao 30-60cm, có thân phân nhánh, thường nhuốm màu đỏ, ở phía trên các điểm phân nhánh thường phình lên. Lá hình ngọn giáo, nhẵn có những điểm tuyến trong suốt; mép lá nguyên; cuống lá ngắn; bẹ chìa mỏng và phát triển. Hoa tập hợp thành bông thưa ở ngọn nhánh và ở nách các lá gần ngọn, thường mọc nghiêng. Hoa nhỏ 2-4mm, màu lục hoặc đo đỏ, hình phễu, có những điểm trong suốt. Quả bế hình tam giác bầu dục, đôi khi có 3 góc tròn.
Mùa hoa quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Polygoni Hydropiperis,thường có tên là Thuỷ liễu.
Nơi sống và thu hái: Loài cây phân bố rộng từ châu Âu sang châu Á. Ở nước ta, cây mọc hoang ở những chỗ ẩm thấp, dọc kênh rạch, ao hồ, thường gặp phổ biến ở ao hồ, ruộng vào các tháng 1, 3, 5, 6, có khi lẫn với các loại cỏ dại khác. Thu hái toàn cây khi cây đang ra hoa, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm để dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Trong cây có một acid kết tinh có màu gọi là acid polygonic còn có acid gallic, một tinh dầu màu vàng trong, mùi cay, vị nóng (trong đó có tadaconal và polygodiol), một glucosid anthraquinonic được xem như là hoạt chất, một chất màu vàng kết tinh, còn có một alcaloid đắng, có các flavonoid trong đó có quercetin, hyperin, rhamnazin, isorhamnetin. Hạt cũng chứa acid polygonic, tanin và tinh dầu.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong lợi thấp, tán ứ chỉ thống, giải độc tiêu thũng, sát trùng chỉ dương. Ở Ấn Độ, cây và lá được xem như có vị cay, có tác dụng kích thích, lợi tiểu, điều kinh; còn rễ kích thích và có tác dụng bổ đắng. Người ta cũng biết được lá chứa acid polygonic gây tác dụng kích thích, còn glucosid anthraquinonic lại làm tăng nhanh sự đông máu.
Công dụng: Nghể răm thường được dùng làm thuốc: 1. Trị giun, diệt giòi, bọ gậy; 2. Chữa viêm dạ dày ruột, Kiết lỵ, ỉa chảy; 3. Phong thấp đau nhức xương khớp, đòn ngã ứ đau; 4. Thuỷ thũng; 5. Tử cung xuất huyết, phình tĩnh mạch và dãn tĩnh mạch, vết thương chảy máu, ho ra máu, xuất huyết dạ dày, Trĩi. ĐỊA DU Tên khác:
Địa du. còn goi là Ngọc xị, Toan giả (Biệt Lục), Tạc Táo (Bản Thảo Cương Mục), Ngọc trác, Ngọc cổ, Qua thái, Vô danh ấn, Đồn du hệ (Hòa Hán Dược Khảo), Địa du thán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
Lương huyết, cầm huyết, đồng thời có tác dụng cầm bạch đới.
Chủ trị:
+ Trị tiêu ra máu, Kiết lỵra máu, Rong kinhdo huyết nhiệt, Trĩra máu, bỏng do nóng.
Liều lượng: 2-5 chỉ sắc uống. Trường hợp bỏng lửa tán bột hoặc làm thành dầu cao bôi lên. Rễ tươi gĩa đắp trị rắn cắn.
Kiêng kỵ: Khí huyết hư hàn, bệnh mới dậy, có ứ huyết cấm dùng. Ghét Mạch môn, phục dược Đơn sa, Hùng hoàng, Lưu hoàng.
Bảo quản: Đậy kín.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Ngón tay cái sưng đau, dùng Địa du sắc lấy nước đặc ngâm chừng nửa ngày là khỏi (Thiên Kim Phương).
+ Trẻ con bị chàm lấy Địa du sắc lấy nước rửa ngày 2 lần (Thiên Kim Phương).
+ Nôn ra máu, dùng Địa du 3 lương, Dấm gạo 1 thăng sắc, bỏ bã, uống nóng 1 chén trước khi ăn (Thánh Huệ Phương).
+ Rong kinh của phụ nữ, xích bạch đới không dứt, làm cho gầy gò da vàng khè, dùng Địa du 3 lượng, dấm gạo 1 cân, nấu thật sôi, bỏ bã, uống lúc nóng trước khi ăn lần 1 chén (Thánh Huệ Phương).
+ Trị tiêu ra máu lâu năm không dứt: dùng Địa du, Thử vĩ thảo, mỗi thứ 2 lượng, 2 thăng nước sắc còn 1 thăng uống nếu không hết uống tiếp (Trửu Hậu Phương).
+ Trẻ con kiết lỵ ra máu, sắc lấy nước đặc như kẹo Mạch nha uống (Trửu Hậu Phương).
+ Rắn độc cắn, lấy rễ Địa du còn tươi gĩa lấy nước uống, còn bã đắp nơi cắn (Trửu Hậu Phương).
+ Kiết lỵ ra huyết, gầy ốm dùng Địa du 1 cân, 3 thăng nước sắc còn 1 thăng rưỡi bỏ bã, lại sắc tiếp cô lại như kẹo Mạch nha, uống khi đói ngày 3 chén (Hải Thượng Phương).
+ Trị bệnh lâu ngày đi cầu ra máu gây ngứa không dứt, dùng Địa du 5 chỉ, Thương truật 1 lượng, 2 chén nước sắc còn 1 chén uống lúc đói, ngày 1 lần (Hoạt Pháp CơYếu).
+ Trị tiêu ra máu, chích Cam thảo 3 lượng, mỗi lần uống 5 chỉ với nước bỏ vào Súc sa-nhân 7 trái sắc còn nửa chén chia 2 lần uống (Tuyên Minh Phương).
+ Trẻ con lở mặt, sưng nóng đỏ đau: dùng Địa du 8 lượng, 1 đấu nước sắc còn 5 thăng rửa lúc còn ấm (Vệ Sinh Tổng Vi Phương).
+ Trị Kiết lỵ ra huyết, dùng Địa du dùng với Kim ngân hoa, hai vị bằng nhau, thêm Thược dược, Cam thảo, Chỉ xác, Hoàng liên, Ô mai, nếu nhiệt ở tâm kinh, Kiết lỵ ra toàn máu tươi thì thêm nước mài Tê giác chừng 15 muỗng, uống có hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Nhọt mọc ở háng, bẹn, không thu miệng được, dùng Địa du 4 lượng làm quân, thêm Kim ngân hoa hơn 1 lạng, vẩy Lăng lý 3 cái sao đất vàng, tán bột, nước và rượu sắc đặc uống nóng lúc đói, dù nặng nhưng chỉ uống 4 lần là tiêu, nếu đã thành mủ, thỉ thì bỏ vẩy Lăng lý đi mà gia Ngưu tất, Mộc qua, Cương tàm, Hoàng bá trị bệnh hột xoài hoặc ngứa ngáy bộ phận sinh dục nữ rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị Kiết lỵ do thấp nhiệt: Địa du 3 chỉ, rễ Thuyên thảo 3 chỉ, Hoàng cầm 2 chỉ, Hoàng liên 1 chỉ 5, Phục linh 4 chỉ, Sơn chi 2 chỉ. Sắc uống hoặc làm tễ (Địa Du Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị tiêu ra máu: Địa du 5 chỉ, Cam thảo 1 chỉ 5. Sắc uống(Địa Du Cam Thảo Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị Rong kinh. Địa du (đốt cháy) 8 chỉ, Hạn liên thảo 1 lượng. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị xích bạch đới hạ do thấp nhiệt: Sắc đặc Địa du như Mạch nha, lần uống 1-2 muỗng, ngày 2 lần sáng tối Địa du cao
(2) “Địa du hoàn” gồm: Địa du 4 chỉ, Đương quy 3 chỉ, A giao 3 chỉ, Hoàng liên 1 chỉ 5, Kha tử nhục 3 chỉ, Mộc hương 1 chỉ 5, Ô mai 3 chỉ, luyện mật làm viên, lần uống 2 chỉ ngày 2 lần, hoặc sắc uống. Trị đới hạ lâu ngày không dứt, Kiết lỵ ra máu.
3- Lương huyết, trị bỏng: Dùng trong trường hợp bị bỏng do nóng. “Hoàng bá địa du tiển” gồm Địa du, Hoàng bá, các vị bằng nhau nấu thành cao. Đắp nơi bỏng.
HIỂU THÊM VỀ ĐỊA DU
Tên khoa học:
Sanguisorba offcinalis L. (Sanguisorba offcinalis lin, Carnea Rege).họRosaceae.
Mô tả:
Cây thảo, đa niên mọc hoang ở rừng núi, cao chừng 0,5-1m. Lá có cuống dài, búp lông chim, có từ 3-14 đôi lá chét hình trứng tròn, hoặc hình bầu dục dài, đầu tù. Mép lá có răng cưa thưa. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn. Hoa màu hồng tím. Quả có lông hình cầu. Sinh ở trong bụi cây nơi sườn núi chỗ ẩm thấp. Việt Nam mới di thực cây này về trồng chưa phổ biến lắm.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô cất dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Gốc, rễ (Sangui - Sorbae Radix).
Mô tả dược liệu:
Rễ hình viên trụ, bên ngoài màu nâu thâmhoặc nĩu tím, cứng rắn, bên trong ít xơ, ít rễ con, màu vàng nâu hoặc vàng đỏ nhạt, là thứ tốt. Thử nhỏ vụn nhiều xơ là thứ xấu.
Bào chế:
1- Chọn thứ xắt nhỏ như sợi bông là tốt, bỏ đầu cuống rửa qua rượu. Nếu trị chứng đái ra huyết, cầu ra máu. Muốn cầm máu thì dùng đoạn trên, xắt lát sao qua, nửa đoạn dưới thì lại hành huyết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
2- Chọn loại khô tốt rửa sạch, ủ một đêm cho mềm, xắt lát phơi khô. Dùng chín (sao cháy) hay dùng sống tùy theo phái của thầy thuốc (Trung Dược Học).
Cách dùng:
+ Dùng sống trị băng huyết, lị ra máu, mạch lươn, giải độc.
+ Dùng chín:Cầm máu.
Tính vị:
Vị đắng, tính hơi lạnh.
Qui kinh:
Vào 4 kinh Can, Thận, Đại trường, Vị.
Tham khảo:
Địa du tính lạnh mà giáng, có công năng cầm máu mà thanh hỏa. Tô Tụng nói rằng “Người xưa muốn dứt bệnh ở phía dưới toàn dùng tới nó”. Vì vậy dùng Địa du để trị tất cả các loại bệnh thuộc huyết, lấy huyết nhiệt ở hạ tiêu như đi cầu ra máu, Kiết lỵ, ra máu, rong kinh, kinh nhiều để làm chủ chứng. Ngoài ra các chứng chảy máu khác như nôn ra máu, chảy máu cam cũng thường dùng tới nó. Dương sĩ Doanh, lên kinh nghiệm đã có từlâu. Kinh nghiệm dân gian lại dùng nó để rửa đinh nhọt sưng độc hoặc trị bỏng do nóng rất có hiệu quả (Trung dược học giảng nghĩ THẠCH CAO
Tên khác:
Tên thường gọi:Vị thuốc Thạch cao còn gọi Tế thạch(Biệt Lục), Hàn thủy thạch(Bản Thảo Cương Mục), Bạch hổ(Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Nhuyễn thạch cao(Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di), Ngọc đại thạch(Cam Túc Dược Học), Băng thạch(Thanh Hải Dược Học), Tế lý thạch, Ngọc linh phiến, Sinh thạch cao, Ổi thạch cao, Thạch cao phấn, Băng đường chế thạch cao(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Gypsum.
Thạch cao
(Mô tả, hình ảnh thạch cao, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Sơ chế:
Sau khi đào lên, bỏ sạch đất, đá và tạp chất là dùng được. Khi dùng làm thuốc phải đập vụn và sắc trước 20 phút.
Mô tả dược liệu:
Thạch cao là khối tinh thể hình khối dài hoặc hình sợi. Toàn thể mầu trắng, thường dính tạp chất hình lát mầu tro hoặc mầu vàng tro.nặng, xópp, dễ tách thành miếng nhỏ. Mặt cắt dọc có vằn như sợi, bóng trơn như sợi tơ. Không mùi, vị nhạt (Dược Tài Học).
Trung Quốc, Lào có nhiều.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ (CaSO4 . 2H2O), CaO 32.57%, SO3 46,50%, H2O 20,93%, Fe2+, Mag2+, Thạch cao nung chỉ có CaSO4 (Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Dược Vật Nghiên Cứu Sở, Trung Dược Chí Q. 1, 1961: 223).
+ Calcium sulfate (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng giải nhiệt:
. Nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật cho thấy có tác dụng ức chế trung khu sản sinh ra nhiệt. Có thể Thạch cao có khả năng ức chế trung khu ra mồ hôi, vì vậy Thạch cao làm giải nhiệt mà không ra mồ hôi, tác dụng hạ nhiệt kéo dài (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
. Sắc Thạch cao đổ vào dạ dầy hoặc ruột chó và thỏ thấy có tác dụng giải nhiệt(Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1958, (3): 33).
+ Tác dụng an thần: Thạch cao có Calci có tác dụng ức chế thần kinh cơ bắp, đối với sốt cao co giật, có tác dụng nhất định (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Tác dụng tiêu viêm: Do chất Calci làm giảm tính thấm thấu của mạch máu (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Độc tính: Dịch sắc Thạch cao sống chích vào động mạch chuột nhắt, liều gây độc LD50 là 14,70g/Kg (Khâu Vượng, Trung Quốc trung Dược tạp Chí 1989, 14 (2): 42).
Vị thuốc thạch cao
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
+ Vị cay, tính hơi hàn (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, tính rất hàn, không độc (Bản Kinh).
+ Vị nhạt, tính hàn (Y HọcKhải Nguyên).
+ Vị cay, ngọt, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
. Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiéeu âm Tâm, túc Dương minh Vị (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Dương minh, thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu dương Tam tiêu (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh phế, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác dụng:
. Giải cơ, phát hãn, chỉ tiêu khát, trừ nghịch (Biệt Lục).
. Sinh tân, giải có, thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát (Trung Dược Đại Từ Điển).
Liều dùng:
. Uống trong phải dùng Thạch cao sống. Thạch cao nung chỉ dùng ngoài.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thạch cao
Trị cốt chưng do lao thương, bệnh lâu ngày, giống như nhiệt bám vào trong xương mà nung nấu bên trong. Nhưng nên biết rằng gốc bệnh do trong lục phủ ngũ tạng đã bị tổn thương, nhân gặp thời tiết thay đổi nên phát bệnh. Ngày càng gầy ốm, ăn uống không có cảm giác, hoặc da khô, không tươi nhuận, bệnh tình mỗi lúc 1 tăng, chân tay gầy như que củi, rồi lại sinh ra phù thủng:
Thạch cao 10 cân, nghiền nát. Mỗi lần dùng 2 thìa nhỏ hòa với sữa và nước sôi để nguội mà ăn, ngày ăn 2-3 lần cho đến khi thấy cơ thể mát thì thôi (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị tiểu nhiều làm cho cơ thể gầy ốm:
Thạch cao ½ cân, gĩa nát, sắc với 3 chén nước, còn 2 chén. Chia làm 3 lần uống thì khỏi (Trửu Hậu phương).
Trị vết thương lở loét, không gom miệng, không ăn da non, ngứa, chảy nước vàng:
Hàn thủy thạch nung đỏ 80g, Hoàng đơn 20g. tán bột. Dùng để rắc vào vết thương (Hồng Ngọc Tán - Hòa Tễ Cục phương).
Trị thương hàn phát cuồng, trèo lên tường, leo lên nóc nhà:
Hàn thủy thạch 8g, Hoàng liên 4g. Tán bột. Dùng nước sắc Cam thảo cho kỹ, để ngưội mà uống thuốc bột trên (Bản Sự phương).
Trị phong nhiệt, miệng khô, cổ ráo, nói nhảm:
Hàn thủy thạch ½ cân, nung kỹ, để cho nguội. Đào 1 lỗ giống như cái chậu, để Thạch cao vào đó 1 đêm. Sáng mai lấy ra, thêm Cam thảo và Thiên trúc hoàng, mỗi thứ 80g, Long não 0,8g. Dùng bột gạo nếp làm hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần uống 20 viên với nước mật (Tập Nghiệm phương).
Trị trẻ nhỏ bị đơn độc, nóng đỏ cả người:
Hàn thủy thạch 40g, tán bột, hòa với nước bôi là khỏi ngay (Tập Huyền phương).
Trị trẻ nhỏ cơ thể nóng như than:
Thạch cao 40g, Thanh đại 4g. tán bột. Trộn với bột mì hồ làm thành viên, to bằng hạt Nhãn. Mỗi lần uống 1 viên với nước sắc Đăng tâm (Phổ Tế phương).
Trị vì nóng quá gây nên ho, suyễn, phiền nhiệt:
Thạch cao 32g, Chích thảo 20g. tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước sắc Gừng sống pha ít Mật ong (Phổ Tế phương)
Trị đờm nhiệt phát ra suyễn, ho, đờm khò khè:
Thạch cao và Hàn thủy thạch, mỗi thứ 20g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước sắc Nhân sâm (Bảo Mệnh Tập).
Trị trong Vị và Phế có hỏa phục (Bài này có thể tả hỏa được, nhất là nó có tác dụng tiêu được thực tích và đờm hỏa rất hay):
Thạch cao, nung kỹ, để nguội, dùng chừng 240g, tán bột. Trộn với giấm làm thành viên, to bằng hạt Ngôoồng lớn. Mỗi lần uống 5 – 10 viên với nước sôi (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị răng đau do Vị hỏa quá thịnh:
Thạch cao, thứ mềm 40g, nung kỹ. Đang lúc nóng, dùng rượu nhạt tưới vào, tán bột. Thêm Phòng phong, Kinh giới, Tế tân, Bạch chỉ mỗi thứ 2g, tán bột, trộn chung. Mỗi ngày dùng nó sát vào răng, rất hay (Bảo Đào Đường phương).
Trị người lớn tuổi bị phong nhiệt, mắt đỏ, bên trong mắt nóng, đầu đau, nhìn không rõ:
Thạch cao 120g, Lá Tre (Trúc diệp) 50 lá, Đường 40g, Gạo nếp 1 chén, nước 5 chén. Trước hết,ấuuu Thạch cao và lá Tre trước cho thật kỹ, bỏ bã, cho Gạo nếp vào, nấu thành cháo, thêm Đường vào ăn (Dưỡng Lão phương).
Trị đau mắt phong, do phong hàn gây nên:
Thạch cao, nướng kỹ 80g, Xuyên khung 80g, Chích thảo 20g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g với nước sắc Hành và Trà (Tuyên Minh Luận).
Trị đầu đau, chảy nước mắt, chảy nước mũi, có khi đau buốt:
Thạch cao, nướng kỹ 80g, Xuyên khung 80g, Chích thảo 20g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g với nước sắc Hành và Trà (Tuyên Minh Luận).
Trị đầu đaumà chảy máu cam, tâm phiền:
Thạch cao, Mẫu lệ đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 12g (Phổ Tế phương).
Trị gân xương đau nhức, chân tay mỏi do phong:
Thạch cao 12g, bột mì 28g, tán bột. Hòa với nước làm thành bánh, nướng đỏ, để nguội, quấy với rượu, uống, rồi trùm chăn kín cho ra mồ hôi. Uống liên tục 3 ngày có thể trừ được gốc bệnh (Bút Phong Tạp Hứng).
Trị quáng gà:
Thạch cao tán bột. Mỗi lần dùng 4g. dùng gan heo, thái mỏng, trộn với thuốc bột, chưng cách thủy, ăn 1 ngày 1 lần, ít lâu sẽ khỏi (Minh Mục phương).
Trị do thấp gây nên nóng nhiều, mồ hôi nhiều, người không biết cho đó là chứng phiền khát, nhưng không phải:
Chỉ nên dùng Thạch cao, Chích thảo, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g, dùng 1 thìa nước tương làm thang hoặc hòa vào uống (Bản Thảo Bổ Di).
Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, sắc mặt vàng do nhiệt độc gây nên:
Thạch cao, Hàn thủy thạch đều 20g, Cam thảo (sống) 10g, tán bột. Uống 4g với nước sôi để nguội (Ngọc Lộ Tán – Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
Trị thủy tả, bụng sôi do hỏa thịnh:
Thạch cao, nung kỹ. Dùng gạo nếp lâu năm, nấu thành cơm, nghiên nát, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng. Dùng Hoàng đơn bọc ngoài làm áo. Mỗi lần uống 20 viên với nước cơm. Uống không quá 2 lần đã khỏi (Ly Lâu Kỳ phương).
Trị phụ nữ đang nuôi con mà sữa không xuống:
Thạch cao 120g, sắc với 3 chén nước, uống. Uống chừng 3 ngày là thông sữa (Tử Mẫu Bí Lục).
Trị phụ nữ vú sưng:
Thạch cao nung đỏ, để nguội, tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu nóng. Nếu chưa say, cho thể uống thêm ít nữa cho thật say, ngủ dậy lại uống 1 lần nữa (Nhất Túy Cao – Trần Nhật Hoa Kinh Nghiệm phương)
Trị phỏng lửa, dầu:
Thạch cao tán bột, rắc vào (Mai Sư phương).
Trị tay bị vết đứt lại bị trúng thấp, vết thương lở loét không ăn da non hoặc không gom miệng lại:
Hàn thủy thạch, nung kỹ 40g, Hoàng đơn 8g. tán bột. Lấy nước sắc Kinh ớiii đặc rửa vết thương rồi rắc thuốc bột vào. Nếu nặng quá không khỏi được, thêm 4g Long cốt, 4g Hài nhi trà nữa, rất hay (Tích Đức Đường phương).
Trị miệng lở, họng đau, trên hoành cách mô có phục nhiệt:
Hàn thủy thạch, nung kỹ 120g, Chu sa 12g, Não tử ½ chử. Tán bột. Rắc vào vết thương (Tam Nhân phương).
Trị nhọt đơn độc thời kỳ sưng tấy [có kết quả, đã có mủ thì không dùng]:
Bột Thạch cao sống 3 phần, dầu Trấu 1 phần, trộn thành hồ đắp ngoài (Trương Huệ Hàng, Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1960, 4: 366).
Trị đại trường viêm loét mạn:
Thạch cao hợp tễ (Thạch cao bột 100g, thêm Vân Nam Bạch Dược 2g, Novocain 2% 20ml, thêm nước sôi ấm 250ml, thụt lưu đại trường. Một liệu trình 7-0 ngày. Trị 100 ca, kết quả 97% (Đường Đức triết, Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 1988, 4: 43).
Trị phỏng:
Dùng bột Thạch cao cho vào bao, bóp rắc đều lên vùng phỏng. Kết quả khỏi 51/53 ca (Phúc Kiến Trung Y Dược Tạp Chí 1960, 6: 21).
Tham khảo:
Một số món ăn thuốc có dùng vị thạch cao:
Cháo thạch cao trúc diệp: thạch cao 45g, trúc diệp tươi 12g, gạo tẻ 100g. Thạch cao, trúc diệp nấu lấy nước bỏ bã; dùng nước này để nấu với gạo thành cháo. Khi cháo được cho thêm đường phèn hoặc đường trắng vừa ăn. Dùng cho trường hợp sốt cao, họng khô, khát nước.
Chè thạch cao thông bạch: dùng thạch cao, hành sống và chè tươi hoặc chè gói liều lượng tùy ý, nấu hãm lấy nước cho uống. Dùng cho trường hợp đau đầu trong các bệnh đau nửa đầu, đau đầu do sốt siêu vi trùng, bệnh tăng huyết áp...
Cháo thạch cao: thạch cao 250g, gạo tẻ 100g, hành sống 2 củ, sữa đậu nành 20 - 40ml. Thạch cao nấu lấy nước bỏ bã, lấy nước nấu với gạo thành cháo. Khi cháo được cho hành đã giã nát và sữa đậu nành vào, khuấy đều cho ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, đau đầu, kinh giật vật vã, kích động.
Canh thạch cao củ năn: củ năn tươi 250g, thạch cao 30g. Củ năn bóc vỏ rửa sạch, thạch cao đập vụn; nấu trong khoảng 30 phút, cho thêm đường phèn khuấy đều, để nguội cho ăn. Dùng cho trường hợp đau đầu, đau mắt do tăng huyết áp, tăng nhãn áp, sốt cao đau đầu trong các bệnh siêu vi trùng như sốt xuất huyết... Lưu ý khi dùng thạch cao
Thạch cao tính trầm, âm giáng, khắc nghiệt mà không sinh trưởng. Khi dùng phải có lý do thích hợp, không nên dùng bữa bãi theo ý mình đến nỗi tổn hại đến căn bảncủa sinh mệnh. Ông Trương Khiết Cổ nói rằng Thạch cao có thể làm cho dạ dầy lạnh mà không ăn được. Phàm không có chứng trạng cực nhiệt thì không nên dùng. Bệnh huyết hư phát sốt giống chứng Bạch Hổ Thang mà dùng lầm thì không cứu được. Họ Phi nói: lời của Tôn Triệu nói tháng tư âm kịch trở đi là mùa nóng nực, nên dùng bài Bạch Hổ thang, nhưng khí hậu 4 phương sớm muộn không đều, rét, nắng, lạnh, nóng khí trời khác nhau, cũng nên xét kỹ. Lý Đông Viên nói: trước tiết Lập hạ mà uống nhiều Bạch Hổ Thang nhất định sẽ sinh ra chứng tiểu không cầm được, vì tân dịch của Dương minh không thể đưa lên, thanh khí của Phế lại giáng xuống, xem đó thì biết tính của Thạch cao(Dược Phẩm Vậng Yếu).
Thạch cao và Cát căn đều là các vị thuốc giải được các chứng bệnh thuộc về Dương minh. Nhưng Cát căn làm mở phần da lông, trừ được khí lạnh ở kinh Dương minh, còn Thạch cao thì làm cho mát để giải bớt khí nóng ở kinh Dương minh. Vì vậy, sốt mà phải đắp chăn, sợ lạnh là do khí lạnh ở phần biểu, nhiệt bị kết lại trong Vị, nên dùng ngay Cát căn để khơi trống lớp da ở ngoài ra thì khí lạnh có chỗ thoát, nhiệt cũng có lối tan đi. Nếu chỉ thấy cơ thể nóng mà không đắp chăn, chỉ khát nước, nhiều mồ hôi, miệng khô, họng khô, không thở được thì dùng ngay Thạch cao là đúng phép. Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu nóng nực,nhất là khoảng tháng 3, tháng 4, khí trời nóng quá, người ta hít phải khí nóng làm cho Phế và Vị càng nóng lên, cho nên Thạch cao về mùa đó cần dùng. có người sợ Thạch cao lạnh quá không dám dùng, thế thì không biết rằng công dụng của nó hay chữa được chứng buồn phiền, nóng nực hay sao? (Kim Chỉ Nam Dược Tính).
+ Thạch cao vị ngọt, tính hàn, trừ được hỏa ở dương minh, lại giải nhiệt cho da thịt. Mầu trắng của Thạch cao nhập vào Phế, chất nặng mà chứa mỡ, có tác dụng lấy Kim sinh Thủy (Thiên Gia Diệu phương).
Kiêng kỵ:
+ Dương hư: không dùng (Trung Dược Học).
+ Kỵ Ba đậu, sợ Sắt (Dược Tính Luận).
+ Kê tử làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Tỳ vị hư hàn, huyết hư, âm hư phát sốt: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Không dùng bột thạch cao nung để uống, nếu uống sẽ hút nước trương nở làm tắc ruột. NHỤC ĐẬU KHẤU
Tên khác
Nhục đậu khấucòn có tên làNhục quả(Cương mục),Ngọc quả(Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam),Già câu lắc(Bản thảo thập di),Đậu khấu(Tục truyền tín phương.
Tên tiếng trung:肉豆蔻
Tên khoa học:Myristica fragrans Houtt.
Họ khoa học:Họ nhục đậu khấu (Myristicaceae)
Cây Nhục đậu khấu
(Mô tả, hình ảnh cây nhục đậu khấu, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Nhục đậu khấu là cây to, cao 8-10m. Lá mọc so le, thân nhẵn, lá xanh tốt quanh năm. Cuống lá dài 7-10mm, phiến lá hình mác rộng hay hình trái xoan dài -15cm, rộng 3-7cm, mép nguyên. Hoa khác gốc, màu vàng trắng, mọc thành xim dạng tán ở nách lá. Quả mọng, thõng xuống, hình cầu hay hình quả lê, đường kính 5cm, khi chín nở theo chiều dọc thành 2 mảnh, trong có 1 hạt có vỏ dày cứng, bao bọc bởi 1 áo hạt có vỏ màu hồng bị rách.
Phân bố
Cây có nguồn gốc từ các đảo Ceram và các đảo khác của Nam quần đảo Moluques được đưa vào trồng ở các vùng nóng và đã được thuần hoá. Ở miền Nam nước ta và ở Campuchia cũng có trồng nhưng tương đối hiếm.
Thu hái và chế biến
Trồng được 7 năm thì có quả. Cây cho quả trong vòng 60-70 năm. Mỗi năm thu hoạch hai lần vào tháng 5-6 và 11-12. Sau khi hái quả, bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi, sấy khô, dùng làm thuốc với tên là Nhục quả y hay Ngọc quả hoa. Hạt đem sấy ở nhiệt độ 80 độ cho đến khi lắc nghe tiếng lọc sọc thì có thể đem đập lấy nhân Nhục đậu khấu.
Bộ phận dùng:
Nhân, vỏ giả của nhân.
Thành phần hóa học:
Hạt chín khô chứa 5-10% dầu bay hơi và 25-40% dầu cố định. Nhân hạt chứa 23-27% một chất béo, gọi là bơ Nhục đậu khấu màu vàng đỏ, vị đắng, 2-3% dầu bay hơi, acid myristic và tinh bột. Bơ chứa 10-12% nhiều chất béo trong đó myristin khi savon hoá sẽ cho glycerin và acid myristic. Dầu bay hơi không màu, có mùi nồng, đậm và có tính nhớt. Áo hạt chứa 8% tinh dầu, chất nhựa và chất pectin, cũng chứa các chất béo tương tự như ở hạt. Lá chứa 0,41-0,62% tinh dầu; lá khô chứa 1,50% tinh dầu bao gồm 80% a-pinen và 10% myristicin.
Tác dụng dược lý
Tinh dầu có mùi thơm dùng ít tăng bài tiết dịch vị, kích thích nhu động ruột giúp ăn ngon ( liều rất ít 0,03 - 2ml).
Liều lượng tinh dầu Nhục đậu khấu làm say tê rõ rệt. Người uống 7,5g bột Nhục đậu khấu có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nói sảng, hôn mê, uống quá liều đã có trường hợp gây tử vong. Trên thực nghiệm ở mèo, liều gây tê mê thường là độc dẫn đến suy gan.
Độc tính của thuốc: trên mèo thực nghiệm, với liều 1,9g/kg thường gây nhiễm độc gan (kiểm tra sinh thiết). Trên người với liều uống bột thuốc 7,5g gây độc có triệu chứng kích thích thần kinh, nói sảng. Chất gây độc chủ yếu là thành phần Myristicin.
Vị thuốc nhục đậu khấu
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị
Vị Cay, tính ấm
Vị đắng, cay (Dược tính luận)
Vị cay, tính ấm, không độc (Hải dược bản thảo)
Vị đắng cay mà xáp, tính ấm (Bản thảo chính)
Quy kinh
Kinh tỳ, đại tràng
Kinh thủ dương minh (Thang dịch bản thảo)
Kinh phế, vỵ (Lôi công bào chế dược tính giải)
Kinh tỳ, vị, đại tràng (Bản thảo sơ kinh)
Công dụng
Ấm trung tiêu hạ khí, tiêu ăn, bền ruột. Trị tâm bụng chướng đau, hư tả, lãnh lỵ, nôn mửa, thức ăn cách đêm không tiêu.
Chủ trị trẻ con nôn ngược không bú sữa, đau bụng, trị thức ăn cách đêm không tiêu, đờm ẩm. (Dược tính luận)
Chủ tâm bụng đau giun, tỳ vị hư lạnh kiêm khí hư lạnh, lạnh nóng tiết tả do hư, lỵ trắng đỏ. Phàm lỵ dùng cháo trắng điều thuốc tốt, hoắc loạn khí hư dùng nước gừng tươi đưa thuốc. (Hải dược bản thảo)
Điều trung hạ khí ngừng tả lỵ, mở vỵ, tiêu ăn. Lớp vỏ mòng ngoài hạt hạ khí, giải độc rượu, trị hoặc loạn. (Nhật hoa tử bản thảo)
Ấm trung tiêu, trị tích lạnh tâm bụng chướng đau, hoắc loạn trúng ác, nôn rãi bọt, khí lạnh, tiêu ăn ngừng tiết tả, trẻ con miệng nôn trôn ỉa ra sữa. (Khai bảo bản thảo)
Ấm tỳ vỵ, bền chặt đại tràng (Cương mục)
Trị tinh lạnh (Bản thao kinh độc)
Trị tiết tả do thận, trên thịnh dưới hư, mọi ngược xung lên, nguyên dương nổi lên mà đau đầu. (Bản thảo cầu nguyên)
Ấm tỳ vỵ, sáp xít ruột, ấm trung tiêu, hạ khí, tiêu ăn, trị vỵ lạnh tả lâu, bụng chướng đau, nôn mửa, thức ăn cách đêm không tiêu. (Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục)
Liều dùng:
Ngày dùng 3-10g (1,5-3g dạng bột hoặc viên hoàn).
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của Nhục đậu khấu
Trị thủy thấp chướng như trống ăn, không ăn, bệnh có thể cho đi đại tiện
Nhục đậu khấu, Binh lang, Khinh phấn mỗi vị 1 phân, Hắc sửu 1,5 lạng. Nghiền nhỏ làm viên như hạt dậu xanh, mỗi lần uống 10 - 20 viên. Ngày uống 3 lần, uống sau ăn. (Tuyên Minh luận phương- Nhục đậu khấu hoàn)
Trị tỳ hư tiết tả, ruột reo, không ăn
Nhục đậu khấu 1 quả, khoét 3 lỗ rỗng, cho 3 cục nhũ hương nhỏ vào, lấy bột miến nặn kín, miến chín làm mức, bỏ miến giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g, uống cùng nước cơm, trẻ nhỏ dùng 2.5g. (Dương thị gia tàng phương - Nhục đậu khấu tán)
Trị thận hư yếu, đại tiện không thực, ăn không thiết
Nhục đậu khấu, Bột cốt chi, Ngũ vị tử, Ngô thù du. Tất cả các vị nghiền nhỏ, sinh khương 8 lạng, táo đỏ 50 quả, dùng nước 1 bát nấu gừng táo, bỏ gừng, nước cạn thì lấy thịt táo viên như hạt đồng, mỗi lần uống 50-70 viên. (Nội khoa trích yếu - tứ thần hoàn).
Trị tiết tả do tỳ, lý khí
Nhục đậu khấu 2 quả, dấm gạo hòa bột miến gói kín, đặt trong tro nước khiến vàng sém, cùng miến nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 2-3g. (Tục truyền tín phương)
Trị thủy tả vô độ, ruột reo, đau bung
Nhục đậu khấu bỏ vỏ, nghiền nhỏ 1 lạng, nước gừng tươi, miến trắng 2 lạng. 3 vị trên hòa trộn miến làm bánh gói bột nhục đậu khấu nước chín vàng, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3g, lúc đói uống cùng nước cơm, ngày 2 lần. (Thánh tễ tổng lục - Nhục đậu khấu tán)
Trị hoắc loạn nôn mửa không ngừng
Nhục đậu khấu (bỏ vỏ) 1 lạng, Nhân sâm 1 lạng (Bỏ bẹ, đầu), hậu phác 1 lạng (bỏ vỏ thô, đồ nước gừng tươi, nướng chín thơm) thuốc trên tán thô, mỗi lần uống 3g, nước 1 bát to, sinh khương 1/2 phân, gạo tẻ 1 nắm, sắc còn 5 phân, bỏ bã uống thay nước. (Thánh huệ phương)
Tham khảo
Chỉ định và phối hợp:
Làm ấm tỳ và vị, hoạt khí. Làm se ruột và cầm đi ngoài.
- Ỉa chảy mạn: Dùng phối hợp nhục đậu khấu với kha tử, bạch truật và đảng sâm.
- Ứ khí do tỳ, vị kém và tỳ, vị hàn biểu hiện: đau bụng và thượng vị, buồn nôn và nôn: Dùng phối hợp nhục đậu khấu với mộc hương, sinh khương và bán hạ.
Thận trọng và chống chỉ định:
Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp ỉa chảy hoặc lỵ do thấp nhiệt.
Nhục đậu khấu qua các tài liệu:
Bản thảo khiên nghĩa
Nhục đậu khấu gỏi đưa khí xuống, uống nhiều thì tiết khí, cứ vừa phải thì khí hòa bình
Bản thảo khiên nghĩa bổ di
Nhục đậu khấu ôn trung bổ tỳ làm viên. Nhật Hỏa Tả bảo hạ khí, lấy ý tỳ được bổ mà giỏi vận hóa, khí tự xuống vậy. Không phải như Trần bì, Hương phụ nhanh tiết ra. Khiên nghĩa không rõ sự thực, nhấn đó bảo là không thể uống nhiều.
Bản thao kinh sơ
Nhục đậu khấu vị cay có thể tan, có thể tiêu, khí ấm có thể hòa trung thông sướng. Khí thơm tho, khí thơm trước vào tỳ, tỳ chủ tiêu hóa, ôn hòa mà cay thơm, cho nên mở vỵ, vỵ thích ấm cho nên vậy. Cho nên làm thuốc chủ yếu lý tỳ mở vỵ, tiêu thức ăn cách đêm, ngừng tiết tả.
Bản thảo vựng ngôn
Nhục đậu khấu là vật phẩm trung chính hòa bình, vận chuyển thức ăn cách đêm mà không tổn thương, không phải như chỉ thực, lac bạc tử có tôn chân khí. Hạ khí trệ mà không mạnh, không phải như hương phụ, đại phúc bì có tiết chân khí vậy. Ngừng tiết tả mà không sáp xít, không phải như kha tử, anh túc xác có yểm phục mà đóng vít tà khí ở trong vậy.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648