KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CÂY BÓNG NƯỚC
Tên thường gọi: Còn gọi là nắc nẻ, móng tay lồi, bông móng tay, phượng tiên hoa, cấp tính tử, balsamina.
Tên tiếng Trung: 凤仙花
Tên khoa họcImpatiens balsaminaL.
Thuộc họ Bóng nướcBalsaminaceae.
Cây bóng nước
(Mô tả, hình ảnh cây bóng nước, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây bóng nước không chỉ được trồng làm cảnh mà còn là một cây thuốc quý. Cỏ mọc hàng năm, có thể cao 40cm. Lá mọc so le, có cuống, hình mác, đầu nhọn, mép có răng cưa rất rõ,dài 7-8cm, rộng 2-2.5cm. Hoa mọc ở nách lá lưỡng tính không đều, màu đỏ hay trắng, 5 lá dài cùng màu với tràng, không đều. Lá dài trước hình cựa, 5 cánh, 5 nhị, chỉ nhị ngắn, bao phấn dính sát nhau chung quanh nhuỵ, 5 lá noãn hợp thành bầu thượng 5 ô, mỗi ô đựng nhiều noãn. Quả nang nứt thành 5 mảnh xoắn lại tung hạt đi xa.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng làm cảnh tại nhiều vườn ở khắp nước ta. Còn thấy mọc và trồng ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ.
Người ta dùng thân và cành làm thuốc. Mùa hạ và mùa thu, hái cây trừ bỏ rễ, lá và hoa quả, phơi hay sấy khô hoặc nhúng vào nước đun sôi rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng tươi.
Bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây có thể dùng để chữa bệnh: Hoa, hạt,
Còn dùng lá tươi làm thuốc.
Ngoài ra người ta còn dùng hạt bóng nước với tên cấp tính tử. Hái quả chín về phơi khô đập lấy hạt, phơi lại cho khô. Hạt bóng nước: Dược liệu có hình tròn dẹt, hình trứng hoặc hơi có cạnh, mặt ngoài màu nâu hoặc xám, có những nốt trắng nhỏ, nhân hạt màu xám nhạt chứa 17 - 18% dầu, không mùi, vị nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm tan máu ứ, thông kinh, giải độc.
Thành phần hoá học
Trong toàn thân cây bóng nước có axit p-hydroxybenzoic có tính chất kháng sinh, axit gentisic C6H7O4', axit ferulic C10H10O4', axit p-cumaric C9H4O3', axit sinapic C11H12O5', axit cafeic C9H8O4', ngoài ra còn scopoletin C10H8O4.
Lá chứa axit xinnamic (nhục quế toan) kaempferol - 3 arabinozit và kaempferol (C.A., 1971, 1964, 230).
Thân chứa kaempferol 3- glucozit, quexetin pelargonidin, cyanidin và delphindin (C.A., 1966, 75, 1964, 16275c).
Hạt chứa 17,9% chất béo. Trong chất béo có thành phần chủ yếu là axit parinaric hay axit A9, 10, 13, 15, octadecatetraenoic C18H28O7(khoảng 27% balsaminasterol C27H40O (Hegnauer R., 1964). Ngoài ra còn có sipinaterol C29H48O (khoảng 0,015%) (C.A., 1973, 79, 1744a và C.A., 1954, 48, 13835a), sapionin, các đa đường (khi thuỷ phân cho glucoza và fructoza) (C.A., 1971, 74, 72872m).
Hoá chất lawsone C10H6O3'lawsonemetylete C11H6O3. Ngoài ra còn tuỳ theo màu sắc của hoa mà thành phầ thay đổi. Hoa trắng chứa leucocyanidin, leucodelphindin, hoa tím chứa malvidin glucozit, hoa đỏ chứa pelargonidin, paeonidin và delphinidin dưới dạng clucozit. Dịch ép của hoa bóng nước có tác dụng kháng sinh mạnh.
Tác dụng dược lý
Dịch chiết từ lá Bóng nước với thành phần hóa học chủ yếu là chất axit p-hydroxybenzoic đã được nghiên cứu dược lý thấy có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh.
Chất lawson và lawson methylether có trong hoa Bóng nước có tác dụng kháng nấm rất mạnh.
Vị thuốc bóng nước
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Tính vị:
Hạt có vị hơi đắng, tính ôn, hơi có độc,
Toàn cây có vị cay, tính ôn, hơi có độc
Quy kinh:
Vào 2 kinh can và tỳ
Công dụng:
Toàn cây có tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thường dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn. Ngày uống tư 4-12g dưới dạng thuốc sắc.
Hạt có tác dụng giáng khí, hành ứ, thường dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc xương. Ngày dùng 3 lần, ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc bột hoặc viên.
Lá được nhân dân dùng nấu nước gội đầu làm cho tóc mọc tốt.
Liều dùng - Cách dùng
Dùng ngoài không kể liều lượng
Dùng dưới dạng sắc từ 4-12g
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bóng nước
Chữa sung tấy, mụn nhọt, chín mé, vết thương
Dùng bóng nước tươi, rửa sạch, giã nát với ít muối đắp lên vết thương
Chữa phong thấp
Dược liệu Bóng nước phơi khô 15g phối hợp với vỏ Ngũ gia bì 10g và rễ Uy linh tiên 10g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày chữa phong thấp.
Chữa đau lưng
Lấy cả cây Bóng nước 10g, nhân Hạt đào 15g, Nho chua 10 quả, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong 7 ngày liền.
Chữa bế kinh
Hoa bóng nước phơi khô 3-6g sắc lấy nước uống
Ngừa thai
Hạt Bóng nước 20g phối hợp với rễ cây Bông cỏ 30g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Chữa nghẹn ở người cao tuổi
Hạt bóng nước tẩm mật, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh, uống mỗi lần 8 viên với rượu có tác dụng chữa ăn hay bị nghẹn, nhất là ở người cao tuổi.
Chữa hóc xương
Lấy hạt hoặc rễ Bóng nước nhai nhỏ, ngậm trong miệng gần chỗ xương bị mắc, hoặc thổi bột hạt vào họng, không được nuốt.
Chữa tràng nhạc, phát bối:
Dùng lá bóng nước tươi, giã đắp ngày thay thuốc 2-3 lần
Chữa nga trưởng phong
Dùng lá bóng nước tươi xát vào chỗ bị bệnh, ngày xát hai lần
Chữa đòn ngã tổn thương, sưng đau, vết thương lở loét
Dùng rễ bóng nước giã đắp
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không được dùng Hoa bóng nước.
CÓC MẮN
Cóc mắn Còn gọi là cúc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cẩu tử thảo.
Tên khoa học Centipeda minima
Thuộc họ Cúc Asteraceac
Mô tả: cóc mẳn là một loại cỏ nhỏ mềm, mọc bò lan trên mặt đất ẩm, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông mịn trắng, nhưng toàn thân trông nhẵn bóng, lá đơn mọc so le, hơi hình 3 cạnh, đầu tù, phía cuống hẹp lại, mép có hai răng cưa, có khi 1 hay3, dài 10-18mm, rộng 6-10mm, gân chính hơi nổi ở mặt dưới lá, gân phụ không rõ, không có cuống. Cụm hoa hình đầu mọc ở nách lá, hoa cái gồm nhiêu lớp, cánh hoa hình ống màu trăng, trên có răng cưa, hoa lưỡng tính ít hơn, tràng hoa hình chuông có 4 răng hình trứng, rộng, màu hơi tím. Quả bế 4 cạnh, có lông mịn nhỏ, mùa hoa các tháng 2-5, mùa quả các tháng 4-7.
Phân bố: mọc hoang ở khắp nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang tại nước ta. Nhân dân thường hái toàn cây cả rễ về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Không phải chế biến gì đặc biệt.
Công dụng và liều dùng: cọc mẳn chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân, thường dùng Chữa ho, viêm phế quản, mắt đau đỏ sưng, chảy nước dãi, tan màng mộng mắt, dùng ngoài chữa eczema.
NGA TRUẬT
Tên khác
Tên Hán Việt khác: Bồng nga truật, Thuật dược, Thuật, Nga mậu, Mậu dược, Quảng mậu, Ba xát, Thanh khương, Bồng truật, Phá quan phủ (Hòa Hán Dược Khảo) Nga truật, Xú thể khương, Hắc tâm khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Nghệ đen, Ngải tím, Nghệ xanh, Bồng truật, Nga truật, Tam nại (Việt Nam).
Tên khoa học: Curcuma zedoaria Roscoe. Họ khoa học: Gừng (Zingiberaceae).
Cây nga truật
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo cao chừng 1-1,5m có thân rễ hình nón, có khía dọc, củ tỏa ra theo hình chân vịt, đặc nạc, vỏ củ màu vàng nhạt ở bên ngoài, vỏ già có những vòng màu đen, ruột màu tím xanh. Ngoài những củ chính ra, còn có những củ phụ có cuốn trái xoan hay hình quả lê, màu trắng. Lá có bẹ dài ở gốc, phiến hình mũi mác dài tới 60cm, rộng cm, có những đốm đỏ dọc theo gân chính, không có cuốn hay có cuốn ngắn. Cán hoa ở bên cạnh hoa có lá, mọc từ rễ, dài tới 20cm thường xuất hiện trước khi ra lá. Cụm hoa hình trụ dài tới 20cm rộng 5cm lá bắc phía dưới hình trái xoan hay hình mũi mác tù, lợp lên nhau, màu lục nhạt, viền đỏ ở mép, các lá bắc bên trên không sinh sản màu vàng nhạt, điểm thêm màu hồng ở chóp. Hoa nhiều dào 4-5cm, màu vàng. Đài hình ống, có lông, có ba răng, không đều. Tràng hình ống dài hơn đài 3 lần, các thùy hình mũi mác tù. Bao phấn hình trái xoan có các ô kép dài xuống dưới thành cựu rẽ ra, ngọn trung đới dạng bản tròn, chỉ nhị dính với các nhị kép. Cánh môi thót lại ở gốc, lõm lại ở đỉnh, màu vàng, nhị lép hình mũi mác tù hay thuôn dính nhau ở nửa dưới. Bầu có lông, nhụy lép hình đùi.
Phân biệt:
(1) Củ rễ của Nga truật gọi là Nga linh có nơi người ta dùng với tên Uất kim cần nên phân biệt (Xem: Uất kim).
(2) Có trường hợp lấy Nga truật sửa sang hình dạng, để giả dạng nhân sâm tam thất (Xem: điền thất).
(3) Phân biệt với Nghệ trắng (Curcuma aromatica salisp).
Địa lý: Mọc hoang và được trồng ở vườn ruộng nước Việt Nam.
Phần dùng làm thuốc: Thân rễ (củ) tươi hay khô. Củ khô rất cứng vỏ ngoài màu vàng nâu, trong sầm xanh, đen dần (nên gọi là Hắc tâm khương) có mùi thơm đặc biệt củ có hình con quay.
Mô tả dược liệu: Nga truật dùng thân củ khô hình con thoi hoặc hình tròn trứng, hơi dẹt, đầu dưới nhỏ dần, đầu trên hơi phình to, dài khoảng 2-4cm đến hơn 3cm, thô khoảng 12mm đến 27mm, bên ngoài màu xám nâu, bóng trơn hoặc có vết nhăn ngang dọc không đều, đỉnh có đốt vòng nối dứt không đều, hình cạnh tù lồi lên, chính giữa có vết thân, vùng đốt vòng phình to đầu trên rõ ràng và khít hơn, đốt vòng đầu dưới không rõ , trên đốt có rải rác vết rễ hình viên trụ, hoặc gốc tàn rễ, chất cứng mặt cắt ngang gần chất sừng, phần gân lớp bần, có 1 vòng lớp màu nâu đậm, chính giữa rải rác đốm chấm màu vàng đất, có mùi thơm nồng nặc đặc biệt, hơi cảm thấy kích thích.
Thành phần hoá học:
. Curzerenone 44,93%, Borneol 4,28%, Germacrone 6,16%, Pinene, Camphene, Limonene, 1,8-cineol, Terpinene, Isoborneol, Caryophylene, Curcumene, Caryophyllene epoxide, Turmerone, ar-turmerone, Curdione (Phương Hồng Cự, Dược Học Học Báo 1982, 17 (6) : 441).
. Curcurmenole, Isocurcurmenole (Chương Phản, Trung Thảo Dược 1986, 17 (6) : 244).
. Difurocumenone (Shiba K và cộng sự, C A 1990, 112 : 42559a).
Tác dụng dược lý:
. Dầu Nga truật có tác dụng phá và ức chế tế bào ung thư gan. Nước sắc Nga truật làm tăng sự hấp thu máu và huyết cục trong bụng thỏ thực nghiệm, có tác dụng kháng khuẩn, kiện Vị và chống có thai sớm (Trung Dược Học).
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch củ vào mùa đông hoặc từ tháng 12-3 năm sau cắt bỏ rễ con rửa sạch.
Bào chế:
Lấy chậu sành có đáy nhám đổ giấm vào mài Nga truật cho hết xong hơ trên than lửa cho khô rồn lấy bột ấy dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Lùi vào tro nóng cho chín mềm, giã nát nhỏ, tẩm giấm sao (Bản Thảo Cương Mục).
Đồ chín rồi phơi khô, xắc mỏng rồi phơi, hoặc trước khi xắc mỏng ngâm dấm (cứ 600g Nga truật ngâm với 160g dấm và 160ml nước), đun đến cạn, mang ra bào mỏng phơi khô. Nếu tứ chế được như Hương phụ thì càng tốt (Dược Tài Học).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Củ tươi: rửa sạch, thái lát phơi khô. Khi dùng tẩm giấm hoặc nước đồng tiện một đêm, sao qua.
Củ khô: rửa sạch, đồ nhanh cho mềm rồi thái lát, tẩm sao như trên (thường dùng).
Tán bột (sau khi đã tẩm sao) để làm hoàn tán.
Bào chế như Hương phụ tứ chế thì rất tốt.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín, sấy phơi.
Vị thuốc nga truật
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Là yếu dược trị các loại khí tích tụ (Bản Thảo Đồ Kinh).
Trị tim, hoành cách mô đau (Y Học Khải Nguyên).
Trị mã đao chưa phá mủ mà cứng (Trân Châu Nang).
Trị trùng tích (Dược Tính Năng Độc).
Năng trục thuỷ, trị bệnh ở Tâm, Tỳ, phá khí bĩ (Y Học nhập Môn).
Trị trưng hà, tích tụ, Khí trệ, thực tích, đau sưng vùng bụng trên, Ứ huyết, ứ kinh, ứ tích do chấn thương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tính vị:
. Vị đắng cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).
. Vị đắng, tính bình (Y Học Khải Nguyên).
. Vị đắng cay tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Qui kinh:
. Vào kinh Phế, Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
. Vào kinh túc Quyết âm Can (Bản Thảo Hội Ngôn).
.Vào kinh Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Liều dùng:
3 – 9g.
Kiêng kỵ:
. Hợp với Tam lăng rất tốt (Bản Thảo Đồ Kinh).
. Suy nhược không có tính trệ, đàn bà có thai cấm dùng, nều dùng phải kèm Sâm và Truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nga truật
Trị các chứng đau do lãnh khí xung tâm:
Bồng nga truật (tẩm rượu) 60g, Mộc hương (lùi) 30g, tán bột uống với giấm, mỗi lần 1,5g (Hộ Mệnh Phương).
Trị tiểu trường co thắt:
Nga truật tán bột, uống với rượu và Hành 3g, lúc đói (Hộ Mệnh Phương).
Trị đàn bà đau do khí huyết, lưng đau:
Nga truật, Can tất, 2 vị bằng nhau, tán bột, uống với rượu 6g, đau lưng uống với rượu, Đào nhân (Phổ Tế Phương).
Trị trẻ nhỏ đau bụng co quắp:
Nga truật 15g, A ngụy 3g, giã nát, đắp quanh bụng, sấy khô, bên trong uống với nước Tử tô (Bảo Ấu Đại Toàn ).
Trị trẻ nhỏ ọc sữa:
Nga truật một ít, một ít muối, sắc với 1 chén nước, bỏ bã, thêm 1 ítù Ngưu hoàng vào uống (Bảo Ấu Đại Toàn ).
Trị trẻ nhỏ bị khí thống:
Nga truật đồ chín, tán bột, uống 3g với rượu (Thập Toàn Phổ Cứu Phương).
Trị bế kinh, huyết tích:
Nga truật, Nghệ vàng, Nghệ trắng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị thức ăn uống đình trệ, tích tụ:
Bồng Nga truật, Nhân sâm, Quất bì, Súc sa mật, Kinh tam lăng, Nhục đậu khấu, Thanh bì, Mạch bá, Mộc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị đau bụng trệ nặng xuống do bế kinh:
Nga truật 6g, Xuyên khung 1,15g. Thục địa 9g, Bạch thược 9g, Bạch chỉ 9g, tán bột lần uống 9g ngày 3 lần với nước muối (Nga Truật Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đau sườn dưới:
Kim linh tử 15g, Nhũ hương, Mộc dược, Tam lăng, Nga truật mỗi thứ 1,15g sắc uống (Kim Linh Tả Can Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị gãy xương:
Nga truật, Điền thất (nghiền riêng uống với thuốc). Đài mã dược, Đào nhân mỗi thứ 6g, Thổ miết, Tam lăng, Oai linh tiên, Xích thược, Cốt toái bổ, tục đoạn, Hồng hoa, Trạch lan, mỗi thứ 3g, Sinh địa 9g, Quy vĩ 12g, sắc với nửa cân rượu ngày uống 1 thang (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ăn uống tích trệ, ngực bụng đầy trướng, nôn mửa nước chua:
Bồng nga truật, Tam lăng, mỗi thứ 1,15g, Trần bì 9g, Hương phụ 6g, La bặc tử 1,15g, Sa nhân 3g, Thanh bì 6g, Chỉ xác 6g, Hồ hoàng liên 3g, Lô hội 3g, Hồ tiêu 3g 5, tán bột trộn hồ làm viên mỗi lần uống 1-9g, ngày 2 lần với rượu nóng. Cữ ăn uống sống lạnh ( Nga Truật Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tắt kinh, bụng đau:
Nga truật 8g, Xuyên khung 5g, Thục địa 10g, Bạch thược, Bạch chỉ đều 10g. Tán bột min, mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần, với nước muối nhạt (Nga Thủy Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị đau hông sườn:
Kim linh tử 15g, Nhũ hương, Một dược, Tam lăng, Nga truật đều 5g, sắc uống (Kim Linh Tả Can Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị chấn thương gãy xương :
Nga truật, Điền thất (tán hòa thuốc uống), Ô dược, Đào nhân đều 6g, Thổ miết giáp, Tam lăng, Uy linh tiên, Xích thược, Cốt toái bổ, Tục đoạn. Hồng hoa, Trạch lan đều 3g, Sinh địa 10g, Qui vĩ 12g. Dùng nước và rượu, mỗi thứ một nửa, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa, đau bụng:
Nga truật, Tam lăng đều 5g, Trần bì 10g, Chế hương phụ 6g, La bặc tử 5g, Sa nhân 3g, Thanh bì, chỉ thực đều 6g, Hồ hoàng liên, Lô hội đều 3g, Hồ tiêu 5g, tất cả tán bột, trộn với hồ làm hoàn, mỗi lần uống 3-6g ngày 2 lần, uống với rượu gạo ấm, kiêng các thức ăn sống lạnh (Nga Truật Hoàn - (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị bênh mạch vành:
Dùng thuốc chích Nga Lăng Phức Phương (mỗi ống 2ml tương đương với Nga truật, Tam lăng, An diệp, Hương phụ, Giáng hương đều 2g), chích bắp, mỗi lần 1 ống, ngày 2 lần, một liệu trinh 14 ngày, đa số được đều trị trong 2 liệu trình, thấy tỷ lệ có kết quả là 82,8%, có kết quả điện tâm đồ là 66,7o/o (Báo cáo điều trị 35 ca bệnh mạch vành của Từ Tế Dân, Thông Tin Trung Thảo Dược 1979, 8:27)
Trị viêm da thần kinh :
Dùng Phức phương Nga truật (Tam lăng, Nga truật) chế thành thuốc chích, chích bắp hoặc chích huyệt Khúc trì, Huyết hải. Trị 48 ca, khỏi 21 ca, cơ bản khỏi 9 ca, tiến bộ 9 ca, không kết quả 9 ca. Tỷ lệ khỏi: 62%, tỉ lệ có kết quả 81,25% (Bản Thông Tin Nghiên Cứu Phòng Trị Bệnh Ngoài Da 1979, 3:152).
Trị bệnh tâm thần (chứng huyết ứ bao gồm các bệnh tinh thần phân liệt, lão hóa sớm, bệnh tâm thắn thể cuồng) :
Dùng Nga truật, Xích thược, Đại hoàng theo tỉ lệ 10:3:3, chế thành viên (mỗi viên có 8g thuốc sống), mỗi lần uống 6 - 8 viên, ngày 3 lần, 30 ngày là một liệu trình. Đã trị 71 ca, tỉ lệ có kết quả 5~1% (Tạp Chí Kết Hợp Trung Tây Y 1988, 10:638).
Tham khảo:
. Bồng nga truật cảm khí của cuối hè đầu thu được mùi vị của hành Hỏa và Kim, cho nên đau về khí huyết ngưng trệ dùng về nó đều khỏi, là thuốc tiêu hóa tích trệ, mạnh những người thuộc hư mà uống nó thì tích chưa hết mà nguyên khí ngày càng suy, dùng kèm với Sâm. Truật mới không tổn hại, chỉ có người nguyên khí mạnh khỏe, có bệnh thì bệnh phải chịu lấy (Dược Phẩm Vậng Yếu).
. Tác dụng phá huyết, hoạt huyết của Nga truật mạnh như Tam lăng nên thường dùng trong nhũng trường hợp khí trệ huyết ứ lâu ngày nặng. Nếu huyết ứ làm tắt mạch Xung Nhâm gây tắt kinh, đau bụng, nên phối hợp với Tam lăng, Xuyên khung, Ngưu tất. Đối với chứùng trưng tích lâu ngày, nên phối hợp với các thuốc nhuyễn kiên, tiêu trưng như Miết giáp, Đơn sâm, Tam lăng. Trường hợp thực tích, khí trệ, đau bụng nên kết hợp vời Tam lăng, Mộc hương, Chỉ thực. Trường hợp Tỳ hư, tích trệ, bụng đau, nên kết hợp với thuốc kiện tỳ như Đảng sâm, Bạch truật (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
. Tam lăng, Nga truật đều là thuốc phá huyết hành khí, là hai vị thuốc thường dùng chung, ngưng Tam lăng có sức phá ứ mạnh hơn, hai vị này đối với người suy nhước đều không nên dùng lâu hoặc nhiều (Lâm Sàng Thường Dụøng Trung Dược Thủ Sách).
Tán bột (sau khi đã tẩm sao) để làm hoàn tán.
Bào chế như Hương phụ tứ chế thì rất tốt.
Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín, năng phơi sấy.
Kiêng kỵ: cơ thể hư yếu mà có tích thì không nên dùng, muốn dùng phải phối hợp với Sâm, Truật.
SÂM CAU
Sâm cau, Ngải cau, Cồ nốc lan -Curculigo orchioidesGaertn., thuộc họ Tỏi voi lùn -Hypoxidaceae.
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm cao 30cm hay hơn. Lá 3-6, hình mũi mác xếp nếp tựa như lá Cau, phiến thon hẹp, dài đến 40cm, rộng 2-3,5cm, cuống dài 10cm. Thân rễ hình trụ cao, dạng củ to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu nâu, trong nạc màu vàng ngà. Hoa màu vàng xếp 3-5 cái thành cụm, trên một trục ngắn nằm trong những lá bắc lợp lên nhau. Quả nang thuôn dài 1,5cm, chứa 1-4 hạt.
Hoa mùa hè thu.
Bộ phận dùng: Thân rễ -Rhizoma Curculiginis, thường gọi là Tiên mao
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, có ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Philippin và Đông dương. Cây mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi nhiều nơi ở miền Bắc. Ở vùng đồi núi Lang Bian cũng có gặp. Đào củ về, rửa sạch, ngâm nước vo gạo để khử độc rồi phơi khô.
Thành phần hoá học: Trong thân rễ có 5,7-dimethoxymricetin-3-0-a-L- xylopyranosyl-4-0-b-D-glycopyranoside.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm, hơi có độc; có tác dụng bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ trừ tê, tráng gân cốt.
Công dụng: Thường được dùng chữa: nam giới tinh lạnh, liệt dương; phụ nữ đái đục, bạch đới, người già đái són lạnh dạ; thần kinh suy nhược, phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn. Ngày dùng 6-12g phối hợp với các vị khác dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Ở Ấn Độ, người ta xem cây này có tính chất nhầy dịu, lợi tiểu, bổ, kích dục, được dùng chữa Trĩi, vàng da, hen suyễn, ỉa chảy, lậu.
Dùng ngoài giã đắp chữa ngứa và bệnh ngoài da.
Đơn thuốc:
1. Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh: Sâm cau 6g, Thục địa, Ba kích, Phá cố chỉ, Hồ đào nhục mỗi vị 8g, Hồi hương 4g sắc uống.
2. Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược: Sâm cau 50g ngâm trong 150ml rượu trắng trong vòng 7 ngày, dùng uống hằng ngày trước 2 bữa ăn chính.
ÐẠI BI
Tên khác Ðại bi, Từ bi xanh
Tên khoa học: Blumea balsamifera (L.)DC, thuộc họ Cúc - Asteraceae.
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỏ, cao khoảng 1-3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông. Toàn cây có mùi thơm của Long não.
Cây ra hoa tháng 3-5, có quả tháng 7-8.
Bộ phận dùng:
Lá, cành non, rễ và mai hoa băng phiến- Folium, Ramalus, Radix et Camphora Blumeae.
Nơi sống và thu hái:
Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang, phân bố rộng rãi khắp các vùng núi ở độ cao dưới 1000m, ở trung du và cả ở đồng bằng, thường gặp ven đường, quanh làng, trên các savan, đồng cỏ. Cũng được trồng bằng cành hay rễ để lấy lá. Có thể thu hái lá quanh năm, chủ yếu vào mùa hạ. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô. Có thể dùng lá non và búp để chưng cất rồi cho thăng hoa thành Mai hoa băng phiến (Long não Ðại bi).
Thành phần hoá học:
Lá chứa 0,2-1,88%, tinh dầu và mai hoa băng phiến. Tinh dầu chứa d-borneol, L-camphor, cineol, limonen, acid palmitic, acid myristic. Còn có sesquiterpen alcol. Thành phần chính của mai hoa băng phiến là borneol; đó là một chất có tinh thể óng ánh và trắng như hoa mai, do đó mà có tên như trên.
Vị thuốc Đại bi
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - Qui kinh
Ðại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm
Công dụng:
Khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ, tiêu đờm, sát trùng.
Liều dùng:
6-12g lá, 15-30 g rễ
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Đại bi
Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng
5-12g lá Ðại bi nấu nước uống. Có thể nấu nước xông, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu.
Thấp khớptạng khớp
Rễ Ðại bi, Kê huyết đằng mỗi vị 30g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Ðau bụng kinh
Rễ Ðại bi 30g, ích mẫu 15g sắc uống.
Chữa lòi dom:
Lá Ðại bi giã nát với lá Câu đằng, đắp.
Chữa ghẻ:
Lá Ðại bi tươi và lá Hồng Bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát lấy nước đặc bôi.
Chữa ho:
Lá Ðại bi 200g, lá Chanh 50g, rễ Cà gai leo 100g, rễ thuỷ xương bồ 100g, củ Sả 100g, Trần bì 50g, tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700ml dung dịch, lọc, rồi thêm 300ml xi rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.
Chữa bị ngất, hôn mê:
Mai hoa băng phiến xát vào chân răng.
Chữa bệnh chân răng thối loét:
Mai hoa băng phiến và phèn phi với lượng bằng nhau, rắc vào chỗ đau.
CÚC MỐC
Tên khác: Còn gọi là ngải phù dung, nguyệt bạch, ngọc phù dung
Tên Khoa HọcCrossostephium chinensHọ: Asteraceae
Nguồn gốc xuất xứ: Đài Loan
Phân bố ở Việt Nam: Miền Nam
Cây Cúc mốc
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỏ; cành non có lông trắng. Lá phía dưới có 3 thuỳ bé hình trứng hay hình thuẫn; các lá phía trên nguyên, gần hình trứng, thường có lông trắng ở cả hai mặt. Cụm hoa hình bông dày đặc ở nách lá. Lá bắc nhiều hàng. Hoa cái ở xung quanh, hoa lưỡng tính ở giữa, có nhiều vảy hình tam giác có phần dưới dính liền với nhau; tràng hoa cái có 2-3 răng, tràng hoa lưỡng tính có 5 thuỳ; nhị 5; bầu hình trứng ngược, nhẵn. Quả bế hình trứng ngược, hơi cong.
Cây ra hoa vào mùa xuân (tháng 12-2), có quả tháng 2-3.
Bộ phận dùng:
Lá - Folium Crossostephii.
Đặc điểm hình thái:
Thân, Tán, Lá: Cây có thân cứng, ngắn, phân chia nhánh sát gốc, phủ lông trắng dày đặc. Lá mọc sát nhau làm thành bụi dày, lá ở gốc chia ba thùy, lá ở đỉnh nguyên phủ lông mịn cả hai mặt, màu trắng như tuyết.
Hoa, Quả, Hạt:
Cụm hoa đơn độc ở đỉnh, lá bắc xếp thành nhiều dãy. Quả có một vòng vảy
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Nhanh
Phù hợp với: Cây ưa sáng hoặc, ưa khí hậu khô thoáng, nhiều nắng, nhu cầu nước thấp. Dễ nhân giống từ hạt.
Nơi sống và thu hái:
Loài của các nước Đông Dương, Trung Quốc, Philippin và Malaixia. Ở nước ta, cũng thường được trồng làm cây cảnh. Thu hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Vị thuốc Cúc mốc
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị cay thơm, tính mát, không độc.
Công dụng:
Trị can hoả, dưỡng phế khí, làm tan màng mây, làm sáng mắt, trừ uế khí.
Lá được nhân dân dùng chữa cảm mạo, Nhức đầu, ho, ăn uống không tiêu, đau bụng, có khi dùng chữa kinh nguyệt không đều. Mỗi ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc hãm hay thuốc sắc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cúc mốc
Chữa ho:
Lá cúc mốc 15g, lá húng chanh 20g, sắc uống ngày một thang trong 5 ngày.
Ho ra máu:
Lá cúc mốc 15g, cỏ nhọ nồi 5g, lá huyết dụ 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần. Uống trong 7-10 ngày liên tiếp.
Điều kinh:
Lá cúc mốc 20g, lá ích mẫu 15g, ngải cứu 10g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, mỗi lần 60 ml.
Đầy hơi:
Lá cúc mốc 15g, hạt mít 10g, vỏ quýt 8g, gừng 3g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống thuốc lúc nóng.
BÌNH VÔI
Tên gọi: Củ một. củ mối trôn, Ngải tượng, tử nhiên, cà tom
Tên khoa học: Stephania rotunda lour
Thuộc họ tiết dê, hoạt chất chủ yếu: Rotiunda
Hình thái: Cây bình vôi là cây mọc leo dưới thân phát triển to, bám vào núi đá, có củ nặng hơn 20 kg.da thân củ mầu nâu xù xì, lá hình khiên, mọc so le, hình bầu dục hay hình tim hoặc hình tròn, đường kính lá từ 8-9cm cuống lá dài 5-8cmhoa mọc thành tán. Quả mầu đỏ tươi trong chứa một hạt hình móng ngựa.
Tác dụng: trấn áp cơn co rõ rệt, trên nhu động tràng vị, trên mẩu ruột lấy riêng, chữa các trường hợp tăng nhu đông ruột.
Tác dụng an thần, điều hòa nhịp tim, chức năng hô hấp, hạ huyết áp.
THÀNH NGẠNH
Tên Còn gọi là đỏ ngọn, lành ngạnh, ngành ngạnh, may tien, ti u.
Tên khoa học Cratoxylon pruniflorum Dyer.
Thuộc họ BanHypericaceae.
Cây thành ngạnh
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỏ có gai ở gốc, cành non có lông tơ, dần dần trở nên nhẵn và có màu tro. Thân phía ngọn có màu đỏ do lông tơ màu đỏ. Lá hình mác dài 12-13cm, rộng 35-40mm, mọc đối cuống ngắn 3-5mm, mặt gân chính đỏ đến 1/3, lá non gân lá và lá có màu đỏ đến quá nửa. Hoa mọc trên những cành ngắn có lông màu tía. Quả nang, dài 15mm, rộng 3mm.
Phân bố:
Cây mọc hoang tại các tỉnh miền Bắc, nhất là trên các đồi trọc của vùng trung du. Còn ở Malaixia.
Thường người ta hái để pha nước uống và làm thuốc. Dùng tươi hay ủ rồi phơi khô mới dùng.
Thành phần hóa học trong lá cây ngành ngạnh
Năm 1995, Nguyễn Liêm và cộng sự (Học viện quân y) đã xác định sự có mặt của tanin và flavoniod trong lá ngành ngạnh.
Vị thuốc thành ngạnh
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị
Vị ngọt vừa, hơi đắng, chua và chát, tính mát.
Quy kinh:
Đang cập nhật
Công dụng:
Thanh giải nhiệt độc, kiện tỳ vị.
Liều dùng:
Ngày uống chừng 15-30g lá khô dưới hình thức thuốc sắc hay thuốc pha trà.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thành ngạnh
Chữa cảm sốt chân tay mỏi:
Lá cây thành ngạnh 15g, lá ngải hoa vàng (thanh hao hoa vàng) 15g. Tất cả rửa sạch, cho 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc còn nóng. Kết hợp với ăn cháo giải cảm sẽ nhanh khỏi.
Chữa đau đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ ở người tăng huyết áp:
Lá cây thành ngạnh 30g, hoa hòe 15g cho vào ấm hãm thay chè uống hàng ngày.
Hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon… dùng cho phụ nữ sau sinh:
Lá cây thành ngạnh 15 – 30g rửa sạch, đun nước sôi hãm thay trà, uống hàng ngày, có thể thêm lá vối.
Ngoài ra ở một số địa phương bà con thường lấy lá hoặc vỏ cây sắc uống chữa kinh nguyệt không đều, táo bón. Hiện nay, Học viện Quân y đã nghiên cứu đề tài cấp bộ, cấp nhà nước và đã tiến hành sản xuất trà về cây cây thành ngạnh có tác dụng chống ôxy hóa, hạn chế lão hóa, giúp cải thiện tuần hoàn não, cải thiện giấc ngủ ngon, điều hòa huyết áp, kích thích tiêu hóa, giảm mệt nhọc sau lao động, gắng sức,… nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân.
HOẠT THẠCH
Tên khác:
Dịch thạch, cộng thạch, thoát thạch, Phiên thạch, tịch lãnh, thuý thạch, lưu thạch, bột talc
Tên dược: Pulvus Talci
Tên khoáng vật: Magnesi sillicat ngậm nước
Tên tiếng trung: 滑石
Đá hoạt thạch:
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý )
Mô tả:
Là một loại khoáng vật dạng đá Cục to nhỏ không đều, màu trắng, vàng, xám, lam nhạt, sáng óng ánh như sáp. Chất mềm, trơn mịn, không hút ẩm, không tan trong nước. Không mùi, không vị
Phân bố: Hoạt thạch có ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt nam Và trung quốc cũng có nhiều.
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:
loại bỏ đá tạp, rửa sạch, nghiền thành bột mịn hoặc dùng phương pháp thủy phi làm ra bột mịn, phơi khô ở nơi mát.
Thành phần hoá học:
Thành phần chủ yếu của hoạt thạch là Magiê silicat: Mg(Si4O10)(OH)2 hoặc 3MgO,4SiO2H2O. Tỷ lệ MgO trong đó là 31,7%,SiO2 là 63,5%, H2O là 4,8%. Ngoài ra còn có tạp chất Fe, Na, K,Ca, Al..
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng bảo hộ da và niêm mạc:
Hoạt thạch phấn do bởi hạt nhỏ, tổng diện tích lớn, có thể hút lượng lớn chất kích thích hóa học hoặc chất độc, vì thế lúc rải rác phân bố mặt ngoài tổ chức phát viêm hoặc tổn thương, có tác dụng bảo hộ; Lúc uống trong ngoài bảo hộ niêm mạc ruột bao tử phát viêm mà còn phát huy trấn ói, cầm tiêu chảy ra, còn có thể ngăn ngừa hấp thu chất độc trong đường ruột bao tử.
+ Hoạt thạch cũng không phải là hoàn toàn vô hại, trong bụng, trực tràng, âm đạo v.v… có thể gây u hạt (granuloma).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Dùng phép bàn đo cho môi trường nuôi cấy hàm chứa Hoạt thạch 10%, có tác dụng ức chế trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn phó thương hàn A; Dùng phương pháp phiến giấy thì chỉ tác dụng ức chế khuẩn độ nhẹ đồi với khuẩn cầu viêm màng não
Vị thuốc Hoạt thạch
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng )
Tính vị - Qui kinh
Tính vị: ngọt hoặc không mùi vị và lạnh
Qui kinh: Vị và bàng quang
Công dụng:
+ Hành thủy lợi niệu;
+Thanh nhiệt và thanh nhiệt giải thử.
Liều dùng: 12-16g
Kiêng kỵ:
Tỳ khí hư nhược, tinh hoạt và bệnh nhiệt tổn thương tân dịch, cần thận trọng hoặc không dùng
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hoạt thạch
Viêm đường tiết niệu:
biểu hiện đái buốt, muốn đi tiểu, đái rắt, căng tức bụng dưới và sốt. Hoạt thạch được dùng cùng với Mộc thông, Xa tiền tử, Biển xúc và Chi tử trong bài Bát chính tán.
Chứng thấp nhiệt mùa hè:
biểu hiện khát nước, cảm giác tức nặn bứt rứt trong ngực, buồn nôn và ỉa chảy. Hoạt thạch được dùng với cam thảo trong bài Lục nhất tán.
Nhọt, chàm, ra mồ hôi trộm (đạo hãn) và bệnh da:
Hoạt thạch phối hợp với Thạch cao và Lô cam thạch dùng ngoài. chứa rôm sẩy, mẩn ngứa
Trị ỉa chẩy cấp (thấp nhiệt) đầu đau, khát, nước tiểu đỏ, ho đờm, nôn mửa, tiêu chảy :
Bài thuốc: Cát căn hoạt thạch thang (Sổ Tay 540 Bài Thuốc Đông Y. Nguyễn Phu)
Vị thuốc: Bạc hà .. 12g, Bán hạ (chế) 6g, Cam thảo . 4g, Cát căn .20g, Hoạt thạch .10g, Hương phụ 10g, Phèn phi ..2g, Tía tô .10g, Trần bì ... 6g, Sắc uống.
Trị chứng thấp chẩn, chàm lở, mụn nhọt, rôm sảy:
Lục nhất tán: trong uống ngoài thoa. Bột Hoạt thạch 10g, Bạc hà, Bạch chỉ đều 4g tán bột mịn trộn đều bao vải xoa ngoài. Trị rôm sảy mùa hè.
Trị sỏi mật:
Bài thuốc có: Bột Hoạt thạch 20g, bột Hỏa tiêu 10g, bột Uất kim 6g, bột Bạch phàn 4,5g, bọt Cam thảo 3g trộn đều. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần liên tục trong 2 tuần đến khi hết triệu chứng.
Hạnh Nhân Hoạt Thạch Thang(Ôn Bệnh Điều Biện, Q.2. Ngô Cúc Thông) Tác dụng: Tuyên sướng khí cơ, thanh lợi thấp nhiệt ở tam tiêu. Trị chứng ngực đầy tức, hơi thở ngắn, mình nóng, nôn mửa, phiền khát, tiêu chảy.
Hoàng Cầm Hoạt Thạch Thang(Ôn Bệnh Điều Biện, Q.2. Ngô Cúc Thông) Thanh hỏa thấp nhiệt, trị chứng khát, cơ thể đau.
Bách Hợp Hoạt Thạch Tán(Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Thượng. Trương Trọng Cảnh) Tư dưỡng phế âm, thanh nhiệt, lợi niệu. Trị bệnh bách hợp, phát sốt, miệng đắng, hơi khát, tâm phiền, lo sợ, tiểu ít, nước tiểu đỏ, mạch hơi Sác
Hoạt Thạch Đại Giả Thang(Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Thượng. Trương Trọng Cảnh) Thanh nhuận tâm phế, lợi thấp, trừ nhiệt. Trị bệnh bách hợp mà sau khi hạ gây ra âm hư, khí nghịch, thần chí hoảng hốt, kinh sợ bất an, miệng khô, khát, có khi bị nôn mửa, miệng đắng, tiểu ít, nước tiểu đỏ, mạch hơi Sác.
Hoạt Thạch Hương Nhu Thang(Ôn Bệnh Điều Biện, Q.2. Ngô Cúc Thông) Thấm thấp, lợi thấp, phương hương khai khiếu. Trị thử thấp phục ở bên trong, khí cơ của tam tiêu bị trở trệ, khát mà không muốn uống nhiều, tiểu không thông, rêu lưỡi vàng khô.
Tham khảo
Qui kinh
– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Vị, Bàng quang
– Trung dược học: Vào Kinh Bàng quang, Phế, Vị.
– Thang dịch bản thảo: Vào kinh Túc thái dương.
– Lôi công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Vị, Bàng quang.
– Bản thảo kinh sơ: Vào kinh Túc dương minh, Thù thiếu âm, Thái dương, Dương minh.
Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Bản kinh: " chủ thân nhiệt tả, tích (báng ở bụng), nữ tử nhũ nan (phụ nữ ít sữa), trừ hàn nhiệt tích tụ ở vị, ích tinh khí".
Sách Bản kinh mông toàn: " Hoạt thạch trị khát, lợi khiếu, thãm trừ thấp nhiệt, tỳ khí điều hòa mà khát tự khỏi. Nếu trời lạnh thấp nhiều, bệnh nhân tiểu tiện ít mà khát, dùng Hoạt thạch thì khát tự hết. Nếu không có thấp, tiểu thông lợi mà khát tức là bên trong có táo nhiệt, táo thì tư nhuận mà không nên dùng vì càng làm mất tân dịch khát nặng thêm".
Sách Y học trung trung tham tây lục: " nếu dùng cùng với bột Cam thảo trị cảm thử và nhiệt lî tốt, nếu uống cùng bột giá thạch trị chứng thổ huyết, nục huyết do nhiệt tốt. Trường hợp bệnh nhân bên trong có thấp nhiệt, toàn thân phù, tâm phúc đầy trướng, tiểu tiện khó, dùng Hoạt thạch hợp với Thổ cẩu (lẫu cô) tán bột uống, tiểu tiện được thông lợi, phù trướng tự tiêu"
CÂY NHÀU
Tên dân gian: cây ngao, nhầu núi, giầu, noni
Tên khoa học: Morinda citrifolia L
Họ khoa học: Thuộc họ cà phê ( Rubiaceae )
Cây nhàu
( Mô tả, hình ảnh cây nhàu, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhàu là một cây thuốc quý, cây cao chừng 6 - 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 - 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 - 2, quả chín vào tháng 7 - 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 - 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài hừng 6 - 7 mm, ngang chừng 4 - 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm
Phân bố thu hái chế biến:
Cây nhàu mọc hoang tại vùng đông nam á, tây ấn, đông polynesia, Tây ấn, hawaii. ở Việt Nam thường mọc nhiều ở các tỉnh phía nam.
Bộ phận dùng làm thuốc: Quả, lá, vỏ, rễ
Thành phần hóa học:
Vỏ, quả và rễ chứa glucozit anthraquinonie, alkaloids, polysaccharides, sterol (quả và lá ), riêng quả còn có proxeronine, coumarin ....
Tác dụng dược lý:
Nhuận tràng nhẹ và lâu dài, Lợi tiểu nhẹ
Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm
Hạ huyết áp
Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do.
Giảm đau: Chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu.
Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kích thích việc sản xuất những tế bào T - tế bào đóng vai trò
Chống viêm: Có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban.
Vị thuốc cây nhàu
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng
Quả nhàu Ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thüng, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn để chữa lỵ. Ăn ngày 1-3 quả. Vì mùi hăng, nồng và cay nên khó ăn được nhiều.
Lá nhàu: Giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non. Sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ. Vỏ cây nhàu: Nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.
Rễ nhàu: Ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (có khi dung quả nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ).
Rễ nhàu được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, một số hiệu thuốc chế thành cao rễ nhàu. Liều dùng mỗi ngày uống 30 - 40g, uống như nước chè, sau chừng 15 ngày sẽ có kết quả. Nhân dân miền nam việt nam thường dùngnhàu làm thuốc điều kinh, hạ huyết áp, trị băng huyết, khí hư, bạch đới, viêm phế quản, ho hen, cảm mạo ...(Đỗ Tất Lợi -Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam )
Theo Dược thảo toàn thư của ANDREWCHEVALLIER FINMH ( Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM xuất bản năm 2006) thì "Từ cuối những năm 1990 công dụng thuốc của cây noni lan nhanh và hiện nay được dùng làm thuốc ở dạng thức ăn có những hiệu quả bất ngờ. nó được dùng để chữa các bệnh như béo phì, Tiểu đường, ung thư, đau nhức, giảm khả năng miễn dịch, cao huyết áp, bệnh tim và suy nhược... với một bảng danh sách các bệnh như thế này nhiều người hoài nghi về giá trị thuốc của cây noni. Tuy nhiên quả và nước ép của cây noni hầu như không gây hại, có tác dụng chữa nhiều bệnh mạn tính như đau nhức, các bệnh nhiễm trùng như viêm khớp, bệnh tim, các bệnh về tuần hoàn và ung thư, trong truyền thống nước ép noni còn dùng làm nước súc miệng. Nước ép của cây noni là thức uống tốt nhất khi dạ dày trống rỗng.
Nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu còn hạn chế về cây noni cho rằng quả của cây có tiềm năng thuốc quan trọng. Một số nghiên cứu cho rằng quả của cây noni có đặc tính giảm đau, kích thích miễn dịch và chống ung thư. Có nghiên cứu cho rằng cây noni chứa lượng Proxeronine hợp lý mà cơ thể cần để sản xuất ra xeronine. Chất alkaloids này hoạt động trong các tế bào của cơ thể, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, làm lành và hổ trợ hoạt động của tế bào. Khi bị căng thẳng hay nhiễm trùng, nhu cầu của cơ thể về xeronine tăng lên, nhiều người thiếu Proxeronin để có thể duy trì đủ lượng xeronine cần thiết."
Chính vì cây noni không có độc tính mà lại chữa được nhiều bệnh, nên có rất nhiều công ty dược chế nước ép chiết xuất từ trái nhàu với tên noni dùng để uống hàng ngày, chữa và phòng bệnh.
Cách dùng, liều dùng:
Rễ cây nhàu 20-30g khô/ngày, lá tươi 8-20g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nhàu
Chữa huyết áp cao
Rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục 2,3 tháng.
Nhức mỏi tay chân, đau lưng:
Quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml.
Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt:
Lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.
Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu:
Rễ nhàu 24g, hạt muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
Chữa đau nhức do phong thấp:
Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. * Chữa bệnh: Nhiều tài liệu khoa học đã cho thấy hữu ích của quả nhàu đối với dạ dày (bệnh tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, viêm ruột kết, loét dạ dày), cơ quan sinh dục (những vần đề về kinh nguyệt, nhiễm nấm men), gan và lá lách (bệnh đái đường, tuyến tụy), hệ hô hấp (hen suyễn, viêm xoang, bệnh khí thủng), hệ thống nội tiết (bệnh tuyến giáp và tuyến thượng thân), hệ tim mạch (bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ), hệ thần kinh (stress, suy nhược cơ thể, trí nhớ, năng lượng),…
Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao:
Rễ nhàu 24g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày (uống nóng).
Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp:
Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa đau lưng do thận:
Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).
Chữa táo bón ở người cao huyết áp:
Ăn quả nhàu với chút muối.
Tham khảo
Cách sử dụng quả nhàu có hiệu quả
Ngoài cách sắc uống, còn có thể dùng theo các cách sau:
Uống nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói. Uống từng ngụm nhỏ, giữ trong lưỡi và ở cuống họng - điều này đặc biệt tốt đối với những người bị trầm cảm, stress, bị chấn thương…
Dùng nước ép thoa lên da đầu để cải thiện tình trạng của tóc và da đầu.
Chà xát quả tươi lên da để chữa bệnh nấm da và những bệnh liên quan đến da hoặc những vết bầm tím hay những vùng da, xương bị đau. Cũng có thể ngâm 1 lượng nhàu tươi giã nhuyễn vào nước ép quả nhàu và nước ấm, tạo thành một miếng đắp và đắp lên vùng da bạn muốn giảm đau.
Còn nếu bạn muốn ăn quả Nhàu tươi thì hái quả Nhàu chín cây chấm muối ăn ngay hoặc quả Nhàu già gần chín (mắt quả mở to và chuyển từ màu lục sang trắng hồng), đem vào gấm trong hủ muối cho chín mùi, ăn ngày 1-2 quả. Ăn Nhàu tươi hoặc uống thuốc nhàu thường xuyên rất tốt chứ không có hại gì. Vì nhàu cung cấp cho ta một enzim, giúp cơ thể tiết ra endorphin, một chất được gọi là ma túy nội sinh, giúp ta cảm thấy vui vẻ khoan khoái, giảm đau, chống buồn phiền, giảm căng thẳng thần kinh (stress), nhờ đó giảm huyết áp. Dùng liều cao gấp đôi, có thể giúp các cơn nghiện rượu, nghiện thuốc lá và cả ma túy nếu người nghiện có quyết tâm cao để cai.
Nếu không có nhiều thời gian có thể dùng quả khô hoặc chế phẩm trà túi lọc, pha uống như trà bình thường.
Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.
Liều dùng đối với nước ép quả nhàu
Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì:
• Những người khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml.
• Đối với người lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, buổi sáng và cuối chiều.
• Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước ép từ quả nhàu, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày.
• Người bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180-240ml/ngày, sau đó uống đều đặn từ 90-120ml/ngày.
• Những người mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường nên uống thường xuyên từ 180-240ml/ngày.
• Đối với những trường hợp bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nên uống từ 480-600ml/ngày chia thành từng phần nhỏ uống theo giờ, nếu khó uống hết lượng này. Bệnh về mắt thì có thể nhỏ từng giọt nhỏ vào mắt.
CAM TOẠI
Tên khác:
Củ cây Niền niệt, niệt gió, Cam cao, Lăng trạch, Trùng trạch, Chủ điền(Biệt Lục),Lăng cao, Cam trạch, Khổ trạch, Quỷ xú(Ngô Phổ Bản Thảo)Cam đài, Trung đài, Chí điên, Ngao hưu, Tam tằng thảo, Đại biều đằng, Kim tiền trung lộ, Tùy thang cấp sư trung(Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Euphobia sieboldiana Morren et decaisne, Euphorbia kansui Liou. Họ Euphorbiaceae..
Cây Cam toại
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo sống đa niên, có độc. Thân cao hơn 0,3m, gốc rễ màu hơi hồng tím, lá dài hình viên chùy, mép nguyên, mọc đôi, lá dưới cuống hoa tương đối lớn, nở hoa đầu mùa hè màu nâu tím.
Thu hái, sơ chế:
Chọn rễ vào tháng 2, tháng 8, phơi trong râm cho khô.
Phần dùng làm thuốc:
Củ rễ.
Mô tả dược liệu:
Rễ khô Cam toại hình thoi dạng chuỗi liền, xoắn không đều, dài khoảng 3,2-6cm, hai đầu nhỏ hơn, chính giữa phình lớn, vỏ ngoài màu vàng trắng hoặc màu trắng bẩn, nhiều nhất là nơi lõm vào, chỉ nhân ngang ít hơn, chất nhẹ giòn, chính giữa mặt cắt ngang có chất xơ dính liền, mặt cắt chất bột màu trắng gần tâm có tổ chức một vòng dạng xơ thể hiện màu vàng trắng. Loại to, ít xơ, nhiều bột trắng ngà, không có mọt là tốt.
Bào chế:
Lấy rễ gĩa nát nhỏ dùng nước Cam thảo ngâm 3 ngày, khi ấy nước thành đen như mực, xong vớt ra ngâm vào nước chảy. Rửa đãi 3-7 lần cho đến khi nước trong thì thôi. Sao giòn dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
Lấy bột bọc Cam toại nướng chín cho bớt chất độc rồi dùng (Bản Thảo Cương Mục).
Lấy rễ ngâm nước trong vòng 3 giờ, vớt ra cạo sạch vỏ ngoài, xắt mỏng, sao với Cám, tỷ lệ cứ 1 phần Cam toại một phần Cám bằng nhau, cho tới khi vàng giòn. Có thể tán bột (Có người ngâm với nước Cam thảo và Tề ni rồi mới làm như trên) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Lấy Cam toại đã rẩy qua nước cho ẩm, bọc lấy Cam toại đã rửa sạch, xong đốt cho cháy cám ở ngoài (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Dễ sâu mọt, để trong thùng có lót vôi sống, đậy thật kín.
Vị thuốc Cam toại
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Thông lợi đại tiểu tiện, bài tiết thủy thấp, trục ẩm, đồng thời có tác dụng giải độc tán kết.
Chủ trị:
Trị phù thủng, đàm ẩm, nước tích ở xoang ngực, bụng. Døng ngoài để trị thấp nhiệt sưng độc-
Liều dùng:
Dùng từ 1,5-3g. Tán bột mỗi lần uống 1-2g. Thuốc hơi khó sắc, chỉ nên tán bột uống. Dùng ngoài tùy ý.
Kiêng kỵ:
Vị này hạ rất mạnh, có độc, người suy nhược cần thận trọng. Người có thai kỵ dùng (Trung Dược Học).
Ghét Viễn chí, phản Cam thảo, Qua đế làm sứ cho nó thì rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
Cách dùng:
Cam toại thường chế với giấm (sao) để giảm độc tính của nó, tác dụng cũng tương đối hòa hoản hơn. Phần nhiều trộn làm thuốc viên.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cam toại
Thương hàn biến chứng thủy kết hung
Dùng Cam toại bỏ vào thang “Hãm hung thang” uống rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Mặt mình sưng húp
Cam toại 2 chỉ, dùng thịt thăn của heo đực “Yêu tử” cắt làm 7 miếng, bỏ bột Cam toại vào lấy giấy ướt bao ngoài nướng chín ngày ăn một miếng, liên tục 4-5 ngày khi nào nghe sôi bụng, lợi tiểu là có hiệu quả (Trửu Hậu Phương).
Dưới tim như có cảm giác nước đọng đầy cứng mạch Phục, bệnh nhân đi cầu là dễ chịu:
Cam toại củ lớn 3 củ, Bán hạ 12 củ, sắc một thăng nước còn phân nửa, bỏ vào 5 củ Thược dược với 2 bát nước sắc lại còn nửa thăng bỏ bã, trộn với nửa cân mật ong sắc còn 8 phân uống (Cam Toại Bán Hạ Thang -KimQuỹ Yếu Lược).
Đại tiểu tiện không thông:
Dùng bột Cam toại, bột miến sống trộn dẻo đều đắp vào giữa rốn rồi đơn điền rồi cứu 3 tráng, bên trong uống ‘Cam Thảo Thang’, khi nào thông thì thôi, lại dùng Cam toại 1 lượng trộn mật, chia làm 4 lần, ngày uống 1 lần thì thông (Thánh Huệ Phương).
Phù thủng, thở gấp
Dùng Cam toại, Đại kích mỗi thứ 1 lượng, sao lửa cho kỹ tán bột, lần uống nửa muỗng cà phê sắc với nửa chén nước sôi uống (Thánh Tế Tổng Lục)
Bí đái tức tối khó chịu:
Bột Cam toại 4g uống với ‘Trư Linh Thang’ thì thông(Bút Phong Tạp Hứng Phương).
Phù thủng bụng căng đầy:
Dùng Cam toại (sao) 2 chỉ 2 phân, Hắc khiên ngưu 1 lượng 5 chỉ tán bột sắc, uốngtừng hớp (Phổ Tế Phương).
Phù thẳng căng đầy, đại tiểu tiện không lợi muốn chết
Dùng Cam toại 5 chỉ (nửa sống nửa sao), dùng Yên chi phôi tử 5 muỗng cà phê tán bột lần uống 1 chỉ, Bạch miến 4 lượng trộn nước làm như con cờ nấu với nước khi nào nổi lên là được rồi ăn nhạt, sau khi lợi đại tiểu tiện dùng tiếp “Bình vị tán” gia thục Phụ tử 2 chỉ sắc uống (Phổ Tế Phương).
Thận thủy lưu chú làm đùi gối co quắp, tứ chi sưng đau
Dùng bài trên gia thêm Mộc hương 4 chỉ, mỗi lần dùng 2 chỉ lùi chín uống nhai với rượu nóng khi nào đái ra nước vàng thì có hiệu quả (Ngự Dược Viên Phương).
Trẻ em cam thủy
Cam toại (sao), Thanh quật bì, 2 vị bằng nhau tán bột, 3 tuổi dùng 1 chỉ uống với “Mạch nha thang”, khi nào đi ngoài được là thôi. Củ đồ chua mặn trong 3,5 ngày gọi là “Thủy bảo tán” (Tổng Vi Luận Phương).
Phù thủng thở gấp, đại tiểu tiện không thông
“Thập táp hoàn” gồm Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, các vị bằng nhau tán bột, lấy Táo nhục làm viên bằng hạt ngô đồng, lần uống 40 viên với ‘Xâm Thần Nhiệt Thang’ khi nào đi ra nước vàng là thôi, nếu chưa thì trưa hôm sau uống tiếp (Tam Nhân Phương).
Cước khí sưng đau, phong khí đập vào thận khí, hạ bộ ngứa
Cam loại nửa lượng. Mộc miết tử nhân 4 cái tán bột, thăn thịt heo 1 cái bỏ màng da xắt lát để dùng, lần 4 chỉ thuốc bỏ vào trong thịt bao với giấu ướt nướng chín ăn lúc đói với nước cơm, sau khi uống thì duỗi 2 chân răng, đi đại tiện xong phải ăn cháo trắng 2-3 ngày là có hiệu quả (Bản Sự Phương).
Sán khí sa dịch hoàn
Cam toại, Hồi hương 2 vị bằng nhau tán bột uống lần 2 chỉ (Nho Môn Sự Thân).
Đàn bà huyết kết ở bụng nước căng đầy tiểu khó nhưng không khát nước là do thủy và huyết cùng kết lại ở huyết thất
Đại hoàng 3 lượng, Cam toại, A giao mỗi thứ 1 lượng, 1 thăng rưỡi nước sắc còn nửa thăng uống thìhuyết đó sẽ hạ (Trọng cảnh phương).
Nghẹn, nấc cụt
Cam thảo trộn với miến nướng 5 chỉ, Nam mộc hương một chỉ tán bột, người mạnh lần uống 1 chỉ, người yếu uống 5 phân với rượu (Quái Bệnh Phương).
Tức ngực phát sốt, ra mồ hôi trộm đầu nhức vùng vai lưng
Cam toại bao với miến nấu với nước tương thật sôi bỏ iến đi rồi lấy cám nhỏ sao vàng tán bột, người lớn dùng 3 chỉ, trẻ em dùng 1 chỉ uống với mật khi ngủ. Cữ dầu béo, thịt cá (Phổ tế phương).
Tiêu kháthay khát nước
Cam toại (sao cám) nửa lượng, Hoàng liên 1 lượng tán bột nấu làm bánh bằng hạt đậu xanh, lần uống 2 viên với nước Bạc hà, Kỵ Cam thảo (Dương Thị Gia Tàng).
Trị phong đàm làm mê tâm khiếu, động kinh, đàn bà phong tà ở tâm huyết
Cam toại 2 lượng tán bột, bỏ thuốc vào tim heo bao giấy lại nước chín bảo vào 1 chỉ Thần sa chia làm 4 viên, lần uống một viên với nước sắc ‘Tâm Tiển Thang’, đại tiện ra những vật độc là có hiệu quả, không nên uống tiếp (Toại Tâm Đơn - Tế Sinh Phương).
Mã tỳ phong
Cam toại bao với miến sắc 1 chỉ rưỡi, Thần sa (thủy phi) 2 chỉ rưỡi khinh phấn 1/4 muỗng cà phê. Lần uống nửa muỗng cà phê, 1 chút nước tương, nhỏ 1 giọt trên thuốc cho thấm xuống rồi bỏ nước tương đi, rót nước vào đó gọi là “Vô giá tán” (Toàn Ấu Tâm Giám).
Trị tê mất cảm giác đau nhức
Cam toại 2 lượng, Tỳ ma nhân tử 4 lượng, Chương nảo 1 lượng tán bột làm bánh dán vào đó, trong uống Cam thảo thang (Vạn Linh Cao - Trích Huyền Phương).
Tai điếc đột ngột
Cam toại nửa tấc ta, bọc lông lại nhét vào trong hai lỗ tai, trong miệng nhai Cam thảo thì tai tự nhiên thông (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
Trị Can Tỳ sưng lớn, cổ trướng, đại tiểu tiện ít, mạch trầm sác có lực “” gồm:
Cam toại 1 lượng, Nguyên hoa 1 lượng, Đại kích 1 lượng, Khiên ngưu tử 4 lượng, Binh lang 5 chỉ, Khinh phấn 1 chỉ, Mộc hương 5 chỉ, Thanh bì 5 chỉ, Tất cả tán bột trộn hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, lần uống 1 chỉ, ngày 1 lần lúc đói với nước nóng (Chu Xa Hoàn). Cần chú ý bệnh tình phản ứng sau khi uống thuốc để dùng tiếp hoặc ngưng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thủy kết hung hiếp, đầy tức ngực, bón, mạch chứng đều thuộc nhiệt, các loại động kinh có đàm nhớt ủng thịnh:
Cam toại 5 phân, Đại hoàng 3 chỉ, Mang tiêu 3 chỉ, sắc uống (Đại Hãm Hung Thang -Kim Quỹ Yếu Lược)
Trị sưng độc do thấp nhiệt các loại bỉ khối:
Bột Cam toại trộn nước dán nơi sưng đồng thời sắc nước Cam thảo uống, dùng để triï các loại sưng độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị điên cuồng có thể
Cam toại 5 phân, Châu sa 3 phân, tán bột uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Cam toại chữa thủy kết có sức mạnh, chất nước ở trong người ta ngừng trệ lại ở chỗ nào thì cũng có thể sinh ra bệnh. Cam toại có tính thấu đến những chỗ nước ngưng kết đó, làm cho tiêu tán ra, công dụng chỉ có thể (Bách Hợp).
Vị Cam toại này, gần đây người ta dùng trong việc trị bệnh Huyết hấp trùng thời kỳ cuối, xơ gancổ trướng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
CÂY NẮP ẤM
Tên khác: Cây nắp ấm hay còn gọi là cây bình nước, nắp bình cất, nắp nước, trư lung thảo, bình nước kỳ quan, cây bắt mồi, trư tử lung(Trung Quốc)
Tên khoa học:Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce. Thuộc họ nắp ấm Nepenthaceae.
Tiếng Trung: 猪笼草
Cây nắp ấm
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Cây mọc leo, cao 1-2m, thân rất dai, lá có cuống dài, ôm vào thân, lá hình bầu dục, dài khoảng 10cm, phía trên lá tạo thành một cuống hình dây, uốn cong, dài chừng 15cvm, với đầu biến thành cái bình, trông như cái hoa, nhưng không phải hoa nên có tên bình nước. Bình hình trụ, hơi phồng ở gốc, mặt bình có nắp đậy, mặt trên nắp trơn, mặt dưới có nhiều phiến phân phối đều, trong bình tiết ra một chất nhầy, khi nào có côn trùng vào trong bình, thì lập tức nắp đậy kỹ lại, chất nhầy trong bình tiêu huỷ sâu bọ. Cụm hoa là một chùm, thưa. Hoa đực hoặc cái. Lá dài hình bầu dục, mặt trong có nhiều phiến nhỏ, cột nhị dài bằng các lá dài, 16-20 bao phấn cong, xếp thành hai dãy. Bầu hình trứng, phủ lông trắng, vòi ngắn, đầu nhị 4 thuỳ. Quả năng, hạt mảnh và dài. Ngoài cây nắp ấm Nêpnthes mirabilis kể trên, còn thấy cóN.annamenis, N.ThorelliH. Lec.,N.GeoffrayiH. Lec.
Phân bố, thu hái và chế biến
Nắp ấm là một cây chủ yêu mọc hoang ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Còn thấy ở chân núi đá vôi các tỉnh nói trên. Tại miền Bắc mới chỉ gặp ở Vĩnh Linh.
Mùa hoa thường gặp vào tháng giêng. Người ta thu hái toàn cây, quanh năm, rửa sạch, chặt thành từng đoạn 2-3cm, phơi nắng cho khô dùng dần.
Bộ phận dùng:
Thu hái toàn cây, đem về rửa nhanh, thái nhỏ, phơi khô để dành, dùng riêng hoặc phối hợp những vị thuốc khác.
Vị thuốc nắp ấm
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, nhạt, tính mát.
Công dụng:
Thanh nhiệt, lợi thủy, hóa đàm, chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Liều dùng:
15-30g hoặc 30-60g khô
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nắp ấm
Gan nhiễm mỡ(dựa vào siêu âm và kết quả xét nghiệm máu):
Toàn cây nắp ấm phơi khô, liều dùng 30-50g/ngày. Cách dùng: nấu với 3 lít nước giữ sôi lửa 20 phút, để nguội uống thay trà hàng ngày. Liên tục 30 ngày, có thể dùng liên tục 3 tháng, kết quả rất tốt, chúng tôi chưa gặp phản ứng nào.
Sỏi thận, sỏi đường niệu:
Nắp ấm 30g, dây bòng bong 20g, bạch tật lê 12g, thương nhỉ tử 12g, mộc hương 6g, trần bì 6g. Nấu với 1.500ml, còn 600ml chia 3 lần uống/ngày. Đơn này có thể dùng 30 ngày.
Đái tháo đường, khát nước nhiều, khô cổ:
Nắp ấm 30g, giảo cổ lam 25g, thiên môn đông 25g. Nấu với 3 lít nước giữ sôi 20 phút. Chia 3-4 lần uống trong ngày, liên tục 1-3 tháng. Theo dõi đường huyết thường xuyên.
Tham khảo
Chú ý khi dùng vị thuốc nắp ấm:
Không dùng cho phụ nữ có thai. Người hay tiểu đêm không uống nắp ấm vào chiều-tối, nên uống sáng-trưa. Uống nước nắp ấm nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm như màu cà phê, không phải lo lắng.
Kinh nghiệm dân gian sử dụng nắp ấm:
Ở Trung Quốc dùng trị: viêm gan hoàng đản; đau loét dạ dày-tá tràng; sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu; cao huyết áp, đái tháo đường; cảm mạo, ho gà, ho, khái huyết (ho ra máu). Liều dùng: 15-30g hoặc 30-60g khô.
Lê Quí Ngưu và Trần Thị Như Đức (tư liệu y học cổ truyền Đông phương. 4-1993) đã giới thiệu nắp ấm có vị ngọt, nhạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoá đờm, chỉ thống (làm hết đau). Hai tác giả còn giới thiệu theo kinh nghiệm nhân dân Trung Quốc, nắp ấm chữa vàng da do viêm gan, đau do loét dạ dày, tá tráng, sỏi niệu quản, huyết áp cao, ho do cảm mạo, ho gà. Còn riêng hai tác giả, theo kinh nghiệm nhân dân miền Trung, dùng điều trị các chứng phù thũng toàn thân, trong hầu hết các trường hợp đều thu được kết quả cao. Nếu dùng khô ngày dùng 20-40g, nếu dùng tươi ngày dùng 40-80g dưới dạng thuốc sắc. Uống hàng ngày cho tới khi bệnh hết. Theo các tác giả, dùng thuốc nắp ấm lâu dài không có phản ứng phụ nào.
BỒNG BỒNG
Bồng bồng, Phất dũ sậy, Phất dũ lá hẹp, Phú quý, Bánh tét
Tên khoa học:Dracaena angustifolia Roxb. thuộc họ Bồng bồng - Dracaenaceae.
Cây Bồng bồng
( Mô tả, hình ảnh cây Bồng bồng, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả:
Cây dạng thảo sống dai, cao 1-3m, mang lá ở ngọn; trên thân thường có vết sẹo của những lá đã rụng. Lá hẹp, ôm thân, không cuống, dài 20-35 cm, rộng 1,2-4cm, thon lại thành mũi ở đầu, có rạch theo các gân. Hoa hình ống, dài 20-25 cm, màu lam ở ngoài, trắng ở trong xếp nhóm 1-3 cái, thành chuỳ ở ngọn dài 40cm hay hơn, có nhánh trải ra, dài 10-20 cm. Quả dạng quả mọng, hình cầu, đường kính 10-15cm, tuỳ theo quả có 1 hay 2 hạt. Ra hoa tháng 2-4.
Phân bố thu hái và chế biến
Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc. Lá hái gần quanh năm. Dùng vải sạch lau hết lông, phơi hay sấy khô mà dùng. Loài phân bố từ Ấn Độ, nam Trung Quốc qua Việt Nam đến Malaixia. Cây mọc ở nhiều nơi của nước ta, từ Lào Cai đến Ninh Bình... cũng thường được trồng. Thu hái rễ vào mùa thu, cạo bỏ vỏ ngoài, nấu chín, thái nhỏ, phơi khô. Thu hái hoa khi mới chớm nở, dùng tươi.
Bộ phận dùng:
Rễ, lá và hoa - Radix, Folium et Flos Dracaenae.
Liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dạng nước sắc
Tác dạng dược lý
Năm 1974 (Thông báo dược liệu 21, .1974), Lê Hà Lệ Xuân nghiên cứu tác dụng của cao rượu bồng bồng trên 300 súc vật thí nghiệm đã đi tới những kết luận sau đây:
1.Chế phẩm của bồng bồng có những tác dụng điển hình của một glucozit chữa tim: Hoạt tính sinh vật trên mèo (theo Dược điển Liên Xô IX 1961 và Dược điển Việt Nam 1971) là 0,113; hoạt tính sinh vật so sánh với bột lá Digitalis chuẩn Trung Quốc là 73,44%; với liều tiêm trước bằng 50% đơn vị mèo, lượng thuốc tích luỹ sau 24 giờ là 7,88% dơn vị mèo (bằng 16% của liều tiêm trước); với liều tiêm trước bằng 75% đơn vị mèo, lượng thuốc tích luỹ sau 24 giờ là 20% đơn vị mèo (bằng 27% của liều tiêm trước). Như vậy, bồng bồng thuộc nhóm glucozit chữa tim sau 24 giờ tích luỹ ít, ít hơn strophantin G 2 lần, ít hơn Strophantin K và D 3 lần, ít hơn digitoxin 5,3 lần.
2. Chế phẩm bồng bồng ít độc: Liều chết LD~50 đối với chuột nhắt trắng tính theo Perchin là 3,95g. So với những glucozit chữa tim đã biết, khoảng cách an toàn tương đối rộng.
3. Trên tim ếch cô lập, với nồng độ 1:1 triệu, 1:10 triệu và 1:100 triệu đều có tác dụng tăng trương lực tâm thu và làm giảm nhịp tim rõ rệt. Với liều độc: 1:100.000 tim chết ở thì tâm thu.
4. Trên tim thỏ cô lập, với liều 0,008g và0,004g liều điều trị chế phẩm bồng bồng có tác dụng tăng sức co bóp tim, làm giảm nhịp tim và tăng cường trương lực cơ tim, thời gian tâm trương kéo dài, với liều độc gây ngừng tim ở tâm thu.
5. Trên điện tâm đồ thỏ với liều 0,3g/kg tiêm tĩnh mạch và 1g/kg uống đã thể hiện khoảng RR dài ra, phúc hệ QRS ngắn lại, biên độ sóng R tăng cao và khoảng T-P kéo dài ra rõ rệt. Với liều độc, xuất hiện nhịp tim chậm lại quá mức dẫn đến hiện tượng bloc nhĩ thất.
6. Trên hệ mạch tai thỏ với nồng độ 1:100, 1:150 có tác dụng dẫn mạch. Trên hệ mạch ếch, với nồng độ 1:100, 1:150 và 1:500 đều có tác đụng dãn mạch. Ở nồng độ thấp hơn 1:1000 có tác dụng gây co mạch.
7. Trên huyết áp mèo và thỏ, với liều điều trị chế phẩm bồng bồng có tác dụng làm tăng lực tâm thu, nhịp tim chậm và thời gian tâm trương kéo dài. Với liều độc, xuất hiện dấu hiệu ngộ độc, như huyết áp hạ dần, súc vật nôn, do hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích.
Vị thuốc Bồng bồng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Đang cập nhật
Công dụng:
Rễ và hoa có tính giải nhiệt, giải độc.
Liều dùng: 12-20g
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bồng bồng
Chữa hen suyễn:
Lá Bồng bồng 20g, Rau khúc 30g, Cam thảo đất 16g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, chia làm hai lần.
Chữa ho hen:
Lá Bồng bồng 12g, Cỏ sữa lá to 10g, lá Dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Chữa hen suyễn:
Lá Bồng bồng, mỗi ngày 10 lá, rửa sạch, thái nhỏ, sao qua rồi sắc nước uống chừng một chén chia ra uống 3-4 lần mỗi ngày.
Chữa đau răng:
Ngắt lá cây Bồng bồng, lấy nhựa tiết ra đặt vào chỗ răng đau làm giảm đau nhức.
Diệt chấy và trứng chấy:
Mủ (nhựa) cây Bồng bồng 50g, Dầu dừa 100ml, hai vị trên cho vào nồi nhỏ đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy cho tan đều là được, lấy ra để còn ấm bôi lên tóc dùng lược chải cho thấm ướt đều cả da đầu, dùng khăn dày trùm đầu khoảng 1 giờ, gỡ khăn, gội đầu bằng dầu gội cho sạch dùng lược dày chải trứng và chấy đã chết. Khi bôi thuốc cần lưu ý tránh thuốc vào mắt.
Chữa hen.
Hái lá đem về lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát. Thêm đường vào, chia 3 - 4 lần trong một ngày. Nước hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm. Uống vào có thể thấy mỏi chân, tay, mình mẩy, đi ỉa lỏng (rất hiếm). Kết quả sau 2 - 3 ngày, có khi sau 7 - 8 ngày. Có trường hợp có kết quả sau 10 phút. ​Đừng nhầm cây bồng bồng với một cây bồng bồng thuộc họ Hành tỏi. Nhân dân dùng nấu với tôm làm canh.
Tham khảo
Chú ý:
Không nhầm với cây Bồng bồng(Dracaena angustufolia Roxb.), họ Thùa (Agavaceae)
XOAN NHỪ
Còn gọi xoan trà, nhừ, xoan rừng, lát xoan, xuyên cóc, nam toan táo.
Tên khoa học Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill, thuộc họ Ðào lộn hột - Anacardiaceae.
Mô tả: Cây gỗ lớn cao 8-20m, có lá rụng vào mùa khô. Lá kép lông chim lẻ, dài 20-30cm, rộng 5-10cm; lá chét 7-15, mọc đối, dài 4-10cm, rộng 2-4,5cm, có cuống ngắn, tròn, màu lục. Chùy hoa cao 20cm ở ngọn cành hay nách lá; hoa nhỏ, tạp tính; cánh hoa 5, cao 3mm; nhị 10, có đĩa mật, bầu 5 ô. Quả hạch cứng; hình trái xoan dài 2-3cm, màu vàng, có 5 ô, chủ yếu ở phần trên.
Bộ phận dùng: Vỏ thân và quả - Cortex et Fructus Choerospondiatis Axillaris.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang dại ở nhiều nơi vùng núi phía Bắc. Cũng thường được trồng.
Thành phần hóa học: Có tanin, ở vỏ thân 13,7%; ở gỗ thân 1%; ở vỏ rễ 44,8% và gỗ rễ 1,9%; ở lá 2,5%. Vỏ thân còn chứa flavon, quinon, gôm nhựa, dầu béo.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị chua, ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chỉ huyết chỉ thống, trợ tiêu hóa. Vỏ thân có vị chua, tính hàn; có tác dụng kháng khuẩn với tụ cầu vàng và Bacillus subtilis. Vỏ rễ cũng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, chỉ thống. Hạt có tác dụng chỉ thổ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả trị tỳ vị hư yếu, ăn uống không tiêu đau bụng, ngoại thương xuất huyết. Vỏ thân và vỏ rễ trị bỏng lửa, mụn nhọt lở loét, bệnh sa nang. Rễ, lá dùng trị tiêu hóa bất lương, cam tích. Hạt trị bệnh sa nang.
Ta thường dùng Xoan nhừ nấu cao (10kg vỏ nấu lấy 400ml cao đặc) dùng bôi lên vết bỏng, nó tạo ra một màng che phủ mềm mại, không bị nứt rạn và bám chặt vết thương. Người dân ở các địa phương có Xoan nhừ đã dùng vỏ và quả để chữa bỏng. Bệnh viện Bắc Thái đã nấu cao nước vỏ Xoan nhừ để chữa bỏng, và viện Quân y 103 đã phát triển thêm từ năm 1973. Hiện nay, vỏ Xoan nhừ đã được dùng ở nhiều cơ sở điều trị.
UY LINH TIÊN
Tên khác
Tên thường gọi: Uy linh tiên, mộc thông, dây ruột gà
Tên thuốc: Radix Clematis.
Tên tiếng Trung:威灵仙
Tên khoa học:Clematis chinensis Osbeck
Họ khoa học:Họ Mao Lương (Ranunculaceae)
Ở Việt Nam có hai cây thường dùng thay Uy linh tiên Trung Quốc là cây Kiến cò hay Bạch hạc (RhiraCancommunic Nees, họ ACan thaceae). Ở liên khu IV có loại Uy linh tiên dây leo Thunbergia (cùng họ), lá hình quả tim, hoa trắng, rễ từng chùm như dây Uy linh tiên Trung Quốc.
Cây uy linh tiên
(Mô tả, hình ảnh cây uy linh tiên, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Cây uy linh tiên là một cây thuốc quý, cây nhỡ mọc trườn, nửa hoá gỗ. Lá có cuống dài bằng phiến; phiến thường là 3, nhẵn hay có lông thưa, hình trái xoan nhọn mũi, có gốc cụt, tròn hay nhọn, khi khô màu đen đen. Cụm hoa ở nách lá, có lá bắc chia 1-3 lá chét, khá phát triển. Quả bế hình bầu dục - lăng kính, có lông mềm, tận cùng là một vòi nhuỵ có lông dài hơn 4 lần bầu
Hoa tháng 6-8, quả tháng 9-10.
Nơi sống và thu hái:
Còn phân bố nhiều ở Trung Quốc.
Cây mọc phổ biến ở miền Bắc Việt Nam trong các savan cây bụi. Có thể thu hoạch rễ quanh năm, rửa sạch, thái mỏng phơi khô. Thân dây thu hái quanh năm, thái mỏng, phơi khô, khi dùng sao vàng.
Bộ phận dùng:
Rễ - Radix Clematidis Chinensis, thường gọi là Uy linh tiên. Mỗi năm mọc nhiều rễ, lâu năm mọc thành một khóm rậm rạp, có hàng trăm sợi, dài đến 60cm. Dùng thứ rễ nhiều, rậm dài, đen sẫm, nhục trắng, chất chắc (tục gọi ‘Chiết ước Uy linh tiên’) là tốt nhất, còn thứ khác nữa nhưng không dùng làm thuốc được.
Ta dùng cả thân dây thay vị Mộc thông (Clematis armandii Franch) của Trung Quốc.
Cách bào chế.
Theo Trung Y: Rửa sạch, bỏ tạp chất, ngâm nước cho mềm, vớt ra cắt từng khúc 2cm, phơi khô dùng; hoặc tẩm rượu, ủ thấu, sao nhỏ lửa cho khô, để nguội dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ kín độ 12 giờ (không được ngâm nước) cắt ra từng khúc 3cm phơi khô.
Tuỳ từng trường hợp tẩm rượu, giấm, mật, gừng rồi sao qua.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo.
Thành phần hoá học:
Rễ chứa Anemonin, anemonol, sterol, saponin, phenol, oleanolic acid, đường.
Tác dụng dược lý:
Cho chó uống nước sắc rễ Uy linh tiên, tần số nhu động thực quản tăng, biên độ lớn hơn. Người sau khi hóc xương cá, vùng trên của thực quản và họng co thắt, uống
Uy linh tiên vào được thư giãn (do tác dụng kháng histamin của thuốc), nhu động thay đổi, xương rơi (đó là căn cứ trị hóc xương mà y văn cổ đã nói).
Uy linh tiên có tác dụng kháng histamin đối với cơ trơn ruột thỏ cô lập. Nước sắc chiết cồn đều có tác dụng lợi mật
Uy linh tiên (loại C . Manchurica Rupr.) có tác dụng bảo hộ chống thùy sau tuyến yên gây thiếu máu cơ tim, chống lại thiếu oxy.
Dịch cồn lỏng chiết xuất rễ có tác dụng dục sản đối với chuột nhắt có thai thời kỳ giữa.
Thành phần anemonin trong thuốc có tính kích thích gây mụn phỏng ngoài da, xung huyết niêm mạc.
Nước sắc của thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lî Shigella. Thành phần anemonin trong thuốc có tác dụng ức chế đối với một số khuẩn Gram dương và Gram âm, nấm.
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị
Vị cay, mặn, tính ôn.
Sách Bản thảo cương mục: Uy: nói tính mãnh liệt của thuốc, tiên: là nói tác dụng của thuốc như thần tiên.
Sách Khai bảo bản thảo: vị đắng ôn, không độc.
Sách Bản kinh phùng nguyên: đắng cay ôn, độc ít.
Quy kinh:
Vào kinh Bàng quang.
Sách Bản thảo cầu chân: chuyên nhập bàng quang, nhập trường vị.
Sách Bản thảo tái tân: nhập Phế Thận.
Tác dụng:
Hành khí, trừ phong, thông kinh lạc.
Chủ trị:
Trị phong tê, đau nhức, lợi tiểu, tích trệ.
Liều dùng:
Ngày dùng 6 - 12g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc uy linh tiên
Trị đau khớp do phong thấp, lưng gối đau nhiều:
Bột Uy linh tiên, mỗi lần uống 3 - 6g, ngày 2 lần, uống với rượu ấm.
Uy linh tiên, Quế chi, Phụ tử, Khương hoạt đều mỗi thứ 6g sắc nước uống trị viêm khớp mạn tính , đau lưng gối.
Thần ứng hoàn ( chứng trị chuẩn thằng): có Uy linh tiên, Quế tăm, Đương qui trị đau lưng do phong thấp hoặc ngã đau.
Trị đau bao tử cơ năng:
Uy linh tiên 10g, sắc bỏ xác, cho vào 1 quả trứng gà trộn uống.
Trị hóc xương cá:
- Uy linh tiên 10g, Sa nhân 3g, sắc nước ngậm uống.
- Uy linh tiên 30g sắc đặc uống hoặc uống với giấm. Khoa Ngũ quan Bệnh viện 157 thuộc Quân đội giải phóng nhân dân Trung quốc dùng trị cho 104 ca, có kết quả 87,6% ( theo báo Tân y học 1973,3:144)
Trị viêm cột sống phì đại 65 ca và chấn thương cơ vùng lưng 32 ca:
Dùng dịch Uy linh tiên chích bắp đều có kết quả ( Qui Thành và cộng sự, báo Thông tin Trung thảo dược 1979,7:13).
Trị nấc cụt:
Uy linh tiên và mật ong mỗi thứ 30g, sắc uống. Lý trụ Hoa dùng trị 60 ca có kết quả trên 90% ( Báo nghiên cứu Trung thành dược 1982,2:46).
Trị sỏi mật:
Mỗi ngày dùng Uy linh tiên 30 - 60g sắc uống. . Lục Hoan Thanh đã dùng trị 120 ca sỏi mật, kết quả 87%. Tác giả nghiên cứu chích thuốc cho thỏ phát hiện lượng mật tiết tăng nhiều, cơ vòng Oddi giãn rõ (Báo Trung y Hà nam 1987,6:22).
Phản ứng độc tính:
Tác giả giới thiệu dùng lá nhỏ Uy linh tiên đắp ngoài ( 3 ca đắp lá tươi phản ứng mạnh, 1 ca đắp lá khô phản ứng nhẹ) da nổi mụn phỏng lớn, sưng đỏ đau, bóc da và để lại sẹo tím lâu hết (Lưu ngọc Thư, Học báo Trung y dược 1978,2:43).
Trị hắc lào, sang lở
Dùng tươi giã nát đắp ngoài trị sang lở và hắc lào.
Trị phụ nữ bụng dưới đau do khí bị trệ (do hàn):
Đương quy 20g, Mộc hương 20g, Một dược 20g, Quế tâm 20g, Uy linh tiên 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với rượu nóng. (Uy Linh Tán – Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương).
Trị người lớn tuổi mà tân dịch khô, táo bón, khó tiêu:
Chỉ thực 40g, Hoàng kỳ 40g, Uy linh tiên 20g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước sắc Sinh khương. (Uy Linh Tiên Hoàn – Kê Phong Phổ Tế Phương).
Trị trĩ (do khí), đại tiện khó (táo bón):
Chỉ xác 40g, Nhũ hương 40g, Uy linh tiên 40g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 12 – 16g với nước cơm. (Uy Linh Tiên Hoàn II – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Trị đau khớp, viêm đa khớp, chân tay co rút:
Uy linh tiên, Tần giao, Phòng kỷ, Bạch chỉ, Hải phong đằng, Nhũ hương, Đào nhân, Hoàng bá các vị đều 12g, Độc hoạt, Xuyên khung, đều. Sắc uống. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Vị thuốc uy linh tiên có thể chạy vào 12 đường kinh, là một trong số các vị thuốc có tác dụng ‘thiên tẩu’ (chuyên chạy) trong các thuốc khu phong. Có thể khu phong thấp, thông kinh lạc, trị tay chân tê đau, nhất là chi dưới bị phong thấp đau nhức thì hiệu quả càng rõ. Phối hợp với Ô đầu, Quế chi, Đương quy, công hiệu khu hàn thấp, chỉ thống càng rõ. (Thực Dụng Trung Y Học).
Kiêng kỵ:
Huyết hư gân co, không phong thấp thực tả thì không nên dùng
VIỄN CHÍ
Tên khác:
Tên Hán Việt:Vị thuốcViễn chícòn gọiKhổ viễn chí(Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển(Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Polygala tenuifolia Willd
Họ khoa học: Họ Viễn chí (Polygalaceae).
Cây viễn chí
(Mô tả, hình ảnh cây viễn chí, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Cây viễn chí là cây thuốc quý. Cây Viễn chí Polygala japonica Houtt. còn gọi là nam Viễn chí, hay Tiểu thảo. Cây thảo, cao 10-20cm. Cành có ngay từ gốc. Cành nhỏ hình sợi mọc lan ra, trên có lông mịn. Lá mọc so le, nhiều dạng: lá phía dưới hình bầu dục, rộng 4-5mm; lá phía trên hình dải, đầu nhọn, dài 20mm, rộng 3-5mm, mép lá cuốn xuống mặt dưới. Hoa mọc thành chùm gầy, ngắn. Hoa xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, tím ở đỉnh. Quả nang, nhẵn, hình bầu dục. Cây này mọc hoang ở Bắc Thái, Thanh Hóa, Nam Hà.
Cây Viễn chí Polygala sibirica L. Cây thảo, sống lâu năm. Đường kính thân 1-6mm. Lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác, ở cả hai mặt đều có lông nhỏ, mịn. Hoa mọc thành chùm, dài 3-7cm. Cánh hoa màu lam tím.
Phân bố địa lý:
Cây này mọc nhiều ở miền Trung (Nghệ Tĩnh).
Vị Viễn chí ta còn nhập nội. Nó là rễ phơi khô của cây Viễn chí Polygala sibirica L., hoặc của cây Viễn chí Polygala tenuifolia Willd.
Ở Việt Nam có nhiều loài Viễn chí như Polygala japonica Houtt., Polygala sibirica L... nhưng chúng chưa được khai thác.
Thu hoạch:
Vào mùa xuân, thu đàolên, bỏ thân tàn, rễ con và đất, phơi cho vỏ hơi nhăn, rút bỏ lõi gỗ, phơi khô là được.
Phần dùng làm thuốc:
Rễ khô (Radix Polygalae). Thứ ống to, thịt dầy, bỏ hết lõi gỗ là thứ tốt.
Mô tả dược liệu:
Viễn chí hình ống dài, cong, dài 3-13cm, đường kính 0,3 – 1cm. Vỏ ngoài mầu vàng tro, toàn thể có đường nhăn ngang và vân nứt tương đối dầy và lõm sâu hoặc có vân dọc nhỏ và vết rễ nhánh như cái máng nhỏ. Dòn, dễ bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu trắng vàng, ở giữa rỗng. Hơi coa mùi, vị đắng, hơi cay, nhai có cảm giác tê cuống họng (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Bỏ lõi, sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Chích Viễn chí: Lấy Cam thảo cho vào nồi, đổ thêm nước, nấu bỏ bã, cho Viễn chí vào (Cứ 5kg Viễn chí dùng 100g Cam thảo), nấu vừa lửa cho hút hết nước cốt Cam thảo, lấy ra để khô là được (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Để nơi thoáng gió, khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ Tenuigenin A, B Chou T Q và cộng sự, Am Pharm Assoc Sci Ed 1947, 36: 241).
+ Tenuifolin (Pelletier S W và cộng sự, Tetrahydron 1971, 27 (19): 4417).
+ Onjisaponin A, B, C, D, E, F, G (Sakuma S và cộng sự, Pharm Bull 1981, 29 (9): 2431).
+ Tenuifoliside A, B, C, D và a-D- (3-O-Sinapoyl) – Fructofuranosyl-a-D- (6-O- Sinapoyl) –Glucopyranoside (Ikeya Y và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (10): 2600).
+ Tenuifoliose A, B, C, D, E, F (Miyase Y và cộng sự Chem Pharm Bull 1991, 39 (11): 3082).
Tác dụng dược lý:
+Thuốc có tác dụng hóa đờm rõ, thành phần hóa đờm chủ yếu là ó vó re Cơ chế hóa clam của thuốc có thế do thuốc kích thích lên niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết ở phế quản(Trung Dược Học).
+ Toàn bộ Viễn chí gây ngủ và chống co giật (Trung Dược Học).
+ Chất Senegi có tác dụng tán huyết, phần vỏ mạnh hơn phần gỗ. Viễn chí có tác dụng hạ áp (Trung Dược Học).
+ Cồn chiết xuất Viễn chí có tác dụng in vitro ức chế vi khuần gram dương, trực khuẩn lỵ, thương hàn và trực khuẩn lao ở người (Trung Dược Học).
+ Saponin Viễn chí kích thích dạ dày gây buồn nôn vì thế không nên dùng đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày (Trung Dược Học).
+Trên súc vật thực nghiệm, thuốc cho uống hoặc chích tĩnh mạch đều có tác dụng kích thích tử cung có thai hay không đều như nhau (Trung Dược Học).
Độc tính:
+ Liều độc LD50 của vỏ rễ Viễn chí cho chuột nhắt uống là 10.03 ± 1.98g/kg. Liều LD50 toàn rễ là 16,95 ± 2.01g/kg mà rễ bỏ lõi gỗ đi dùng đến 75g/kg thì gây tử vong (Châu Lương Kiên, Sơn Tây Y Dược 1973 (9): 52).
Vị thuốc viễn chí
Tính vị:
+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Vị dắng, hơi cay, tính ôn (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vị chua, hơi cay, tính bình (Y Học Trung Trung Tham Tây lục).
+ Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
. Vào kinhThận, phần khí (Thang Dịch Bản Thảo).
. Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).
. Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác dụng:
+ Bổ bất túc, trừ tà khí, lợi cửu khiếu, thính nhĩ, minh mục, cường chí (Bản Kinh).
+ Giải độc Thiên hùng, Phụ tử (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Định Tâm khí, giải kinh quý, ích tinh (Biệt Lục).
+ An thần, ích trí, khứ đờm, giải uất (Trung Dược Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị ho nghịch thương trung (Bản Kinh).
+ Trị tâm thần hay quên, kiên tráng dương đạo (Dược Tính Luận).
+ Trị thận tích, bôn đồn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Trị lo sợ, hay quên, mộng tinh, Di tinh, mất ngủ, ho nhiều dờm, mụn nhọt, ghẻ lở (Trung Dược Đại Từ Điển).
Liều dùng:
4 – 10g. Dùng ngoài tùy dùng.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc viễn chí
Trị tâm thống lâu ngày:
Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ (thái nhỏ) đều 40g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g, nước 1 chén, sắc còn 7 phần, bỏ bã, uống ấm (Viễn Chí Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
Trị ung thư, phát bối, nhọt độc:
Viễn chí (bỏ lõi), gĩa nát. Rượu I chén, sắc chung, lấy bã đắp vết thương (Viễn Chí Tửu – Tam Nhân phương).
Trị họng sưng đau:
Viễn chí nhục, tán nhuyễn, thổi vào, đờm sẽ tiết ra nhiều (Nhân Trai Trực Chỉ phương).
Trị não phong, đầu đau không chịu được:
Viễn chí (bỏ lõi). Tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 2g. lấy nước lạnh ngậm trong miệng rồi thổi thuốc vào mũi (Viễn Chí tán – Thánh Tế Tổng Lục).
Trị khí uất hoặc cổ trướng:
Viễn chí nhục 160g (sao với trấu). Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 3 lát, sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).
Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ:
Viễn chí ½ cân (ngâm nước Cam thảo, bỏ lõi), Phục thần (bỏ gõ), Ích trí nhân đều 80g. tán bột. Lấy rượu chưng với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước Táo sắc (Viễn Chí hoàn – Chu Thị Tập Nghiệm Y Phương).
Trị vú sưng (suy nhũ):
Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vết thương (Thần Trân phương).
Trị thần kinh suy nhược, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều, mất ngủ:
Viễn chí (tán). Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Thiểm Tây Trung Thảo Dược).
Trị tuyến vú viêm, tuyến vú u xơ:
Tác giả Hoàng Sĩ Tiêu dùng Viễn chí 12g, thêm 1 5ml rượu 600 ngâm 1 lúc, cho nước 1 chén, đun sôi 15-20 phút, lọc cho uống. Trị 62 ca tuyến vú viêm cấp, có kết qủa (Thông Tin Tân Y Dược Quảng Châu 1973, 65) và Tuyến Vú U Xơ 20 ca đều khỏi (Trần Phú, Trung Y Dược Học Học Báo 1977, 1: 48).
Trị âm đạo viêm do trùng roi:
Viễn chí tán bột, thêmGlycerine làm thành thuốc đạn (Đặt vào âm đạo), mỗi viên có hàm lượng thuốc sống là 0,75g. Trước khiđặt thuốc, dùng bài thuốc nước rửa phụ khoa: (Ngải diệp, Xà sàng tử, Khổ sâm, Chỉ xác,đều 15g, Bạch chỉ 9g), sắc lấy nước để xông và rửa âm hộ.Đặt thuốc vào âm đạo mỗitối 1 lần. Trị 225ca, sau 3 - 12 lần, hết triệu chứng và kiểm tra trùng roi âm tính có 193 ca khỏi, tỉ lệ 85,8% (Cao Tuệ Phương, Trung Y Tạp Chí 1983, 4: 40).
Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều:
Viễn chí, Phục linh đều 10g, Xương bồ 3g, sắc nước uống (Định Chí Hoàn – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều:
Đảng sâm, Viễn chí, Mạch môn, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Đương quy, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo đều 10g, Quế tâm 3g, sắc, thêm bộtQuế tâm vào, hòa uống (Viễn Chí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều:
Quy bản, Long cốt, Viễn chí,đều 10g, Xương bồ 3g, sắc uống (Chẩm Trung Đơn- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều:
Viễn chí, Trần bì, Cam thảo đều 3g, sắc uống(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều:
Viễn chí 8g, Cam thảo, Cát cánh đều 6g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị tuyến vú sưng đau:
Viễn chí, tán bột, hòa rượu uống hoặc chưng cách thủy uống,dùng một ít hòa với rượu đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Lưu ý khi dùng viễn chí
+ Dùng dơn phương (độc vi) Viễn chí trị tất cả các chứng ung thư phát bối do thất tình uất ức, dùng Viễn chí sắc uống, bã đắp ngoài đều khỏi cả(Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Viễn chí chạy vào Thận, chủ trị của nó tuy nhiều nhưng tóm lại không ngoài công dụng bổ Thận. Viễn chí không phải là thuốc riêng của Tâm mà làm cho mạch chỉ bổ tinh, trị hay quên vì tinh và chí đều tàng ở Thận. Tinh hư thì chí suy, không đạt lên Tâm dược cho nên hay quên. Sách Linh Khu ghi: Thận tàng tinh, tinh hợp chí, Thận thịnh mà không ngăn được thì tổn thương, hay quên. Gười có chứng hay quên là vì khí ở trên không đủ, khí ởdưới có thừa, trường vị thực mà Tâm hư thì vinh vệ sẽ lưu trệ xuống dưới lâu mà không có lúc nào đi lên, cho nên hay quên. Hơn nữa, trong mùi vị của Viễn chí có vị cay cho nên hạ được khí mà chạy đến kinh quyết âm. Sách Nội kinh ghi: Dùng vị cay để bổ là ý nghĩa thủy với mộc cùng một nguồn gốc mà muôn đời chưa ai nói ra được(Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Sở dĩ Viễn chí trị được chứng mất ngủ vì Thận tàng chí, Tâm thận không giao thì chí không định mà thần không yên. Viễn chí thông được Thận khí lên đến Tâm, khiến cho thủy ở trong Thận lên giao tiếp với Tâm, tạo thành Thủy Hỏa Ký tế. Còn trị ho và mụn nhọt là do công dụng lợi khiếu, long đờm. Trước kia Viễn chí đa số được dùng làm thuốc an thần, gần đây phần lớn dùng trị ho nghịch lên. Dùng vị đắng để tiết, lấy ôn để thông, có thể trị chứng ho nghịch thuộc hàn ẩm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Viễn chí sống có tác dụng khử đàm, khai khiếu mạnh. Viễn chí mà chích thì độc tính giảm, vị khí kém cũng dùng được. Viễn chí tẩm mật, sao, thìtính nhuận, tác dụng an thần tốt. Viễn chí tính ôn, táo, uống trong kích thích mạnh vì vậy, đàm nhiệt thực hỏa, bao tử tá tràng loét cần thận trọng. Nếu không dùng với Chích Cam thảo sắc uống dễ gây nôn, buồn nôn(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Kiêng kỵ:
+ Sợ Tề tào (Dược Tính Luận).
+ Viễn chí sợ Trân châu, Lê lô, Tề tào (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Kinh Tâm có thực hỏa, phải dùng chung với Hoàng liên (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Có thực hỏa, kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
CÚC TẦN
Tên dân gian: Cúc tần, cây từ bi, lức, lức ấn, Cây Đại bi, đại ngải, hoa mai não, băng phiến ngải, co mát (Thái), phặc phà (Tày), Ngai camphos plant (Anh), camphrée (Pháp)
Tên khoa học:Pluchea indica (L.) Less.
Họ khoa học:thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cây cúc tần
(Mô tả, hình ảnh cây cúc tần, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây cúc tần là cây thuốc nam quý. Cây bụi cao 1-2m, cành mảnh. Lá mọc so le, hình gần bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép khía răng. Cụm hoa hình ngù, mọc ở ngọn các nhánh. Đầu có cuống ngắn màu tim tím, thường xếp 2-3 cái một; lá bắc 4-5 dây; hoa cái xếp trên nhiều dây; hoa lưỡng tính ở phía giữa. Quả bế hình trụ thoi, có 10 cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm.
Ra hoa quả vào tháng 2-6.
Bộ phận dùng:
Cành lá và rễ - Ramnulus et Radix Plucheae Indicae.
Nơi sống và thu hái:
Loài cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang và cũng được trồng ở đồng bằng làm hàng rào cây xanh. Trồng bằng cành vào mùa xuân, mùa thu. Để dùng làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm, tốt nhất vào mùa hè - thu. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học:
Trong lá đại bi có chứa tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là bornéol, camphor, cinéol, limonen, acid palmitic, acid myristic và các sesquiterpen alcol… Trong cây đại bi còn chứa 18 chất triterpen như: Erythrodiol, acid hedragonic, acid maslinic, acid ajunolic, acid asiatic, acid hydroxyasiatic... Các chất có tác dụng chống dị ứng như: acid rosmarinic, astragalin, nicotinflorin bauerol… và các flavonoid như: trihydroxy flavon, tetrahydroxy flavon…
Trong lá có tinh dầu và acid chlorogenic; trong lá tươi có 5,7% protid, 1% lipid, 5,1% cellulos, 2,3% tro; 197mg% Ca, 2,3mg% P, 5mg% Fe, 4,6mg% caroten, 15mg% vitamin C.
Vị thuốc cúc tần
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị
Cúc tần có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính ấm.
Tác dụng:
Tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ, sát trùng, tiêu thũng, tiêu đàm, cường tim, minh mục, hạ áp, thông kiếu, tán uất hỏa. Làm giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp, tăng nhu động hô hấp, cầm máu, tiêu viêm, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Người ta thường thu lá non dùng ăn như rau sống. Cành, lá, rễ thường dùng trị 1. Cảm mạo, nóng không ra mồ hôi, bí tiểu tiện; 2. Phong thấp tê bại, đau nhức xương, đau thắt lưng; 3. Trẻ em ăn uống chậm tiêu. Dùng ngoài trị chấn thương, gãy xương, bong gân và trị ghẻ.
Liều dùng:
Ngày dùng 10-15g cành lá hoặc 6-8g rễ khô sắc nước uống.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cúc tần
Thấp khớp, đau nhức xương
Dùng rễ Cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ Trinh nữ 20g, rễ Bưởi bung 20g, Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g, sắc nước uống.
Cảm sốt, Nhức đầu, ho, không có mồ hôi;
Dùng Cúc tần 2 nắm, lá Sả 1 nắm, lá Chanh 1 nắm, sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi
Chữa đau mỏi lưng
Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.
Chữa chấn thương, bầm giập
Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.
Thấp khớp, đau nhức xương
Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày.
Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng
Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.
Chữa ho do viêm khí quản
20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
Tham khảo
Nhân dân thường dùng nấu nước xông giải cảm, có khi lấy rễ phơi khô sắc uống giải sốt nóng. Lá non và đọt non giã nhỏ trộn với rượu đắp chữa đau nhức xương. Rễ nấu nước uống làm ra mồ hôi trong bệnh sốt rét. Ở Trung Quốc (Quảng Châu), người ta dùng lá tươi giã nát, trộn với bột gạo và đường làm bánh cho trẻ con ăn để cho ấm dạ dày và trừ cam tích. Để trị ghẻ, dùng cành lá nấu nước tắm. Để trị chấn thương, bong gân, dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp vào.
Ở Ấn Độ, người ta cho rằng rễ và lá làm se, giải nhiệt, giảm sốt.
Ở Trung Quốc, còn dùng chữa viêm hạch bạch huyết dạng lao cổ. Ở Thái Lan, toàn cây được dùng ngoài trị bệnh về da; lá tươi được dùng trị bệnh Trĩ.
Chữa Cảm Sốt: 80g Lá Ngọn CÚC TẦN Dã nhừ pha vào 200 ml Nước ấm. 10g Muối trắng, lọc uống. Ngày 3 lần.
NGẢI DIỆP
Tên khác
Ngải diệp còn gọi làNgải cứu, Thuốc cứu, Điềm ngải(Bản thảo cầu nguyên), Nhã ngãi, Băng đài,Y thảo,Chích thảo,Kỳ ngải diệp,Ngải nhung,Trần ngải nhung,Hỏa ngải,Ngũ nguyệt ngải,Kỳ ngải thán,Ngải y thảo,Hoàng thảo(Cương mục),Ngải cảo(Nhĩ nhã, Quách phác chú),Bán nhung,Bệnh thảo,Thổ lý bỉnh phong(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên tiếng trung:艾叶
Tên khoa học:Folium Artemisiae Argyi
Họ khoa học:Họ Cúc (Asteraceae).
Cây Ngải diệp
(Mô tả, hình ảnh cây ngải diệp, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Loại cây thảo sống lâu năm, thân khỏe, cao 56-60cm, có rãnh, lá xẻ lông chim có lông trắng ở mặt dưới, mầu trắng tro, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm,lá có mùi thơm. Hoa mọc thành chùy kép, gồm rất nhiều cụm hoa hình đầu.
Phấn bố:
Mọc nhiều nơi ở Việt Nam và ở nhiều nước khác châu Á.
Thu hái, chế biến
Hái cành và lá vào tháng 6 (tương ứng với ngày 5-5 âm lịch). Phơi khô trong râm cho khô. Khi hái về, phơi khô, tán nhuyễn, rây lấy phần lông trắng và tơi, gọi là Ngải nhung, dùng làm mồi cứu.
Bào chế :
+ Phơi khô giã nát, bỏ gân xanh, cho vào ít bột lưu hoàng (lưu hoàng ngải), dùng để cứu; cho ít bột gạo thì dễ giã nhỏ, dùng để uống (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Ngày Đoan ngọ (5-5 âm lịch), giờ Mùi (13-15g) ra vườn, lặng yên không nói gì cả, cắt Ngải diệp đem về, phơi trong râm cho khô. Càng để lâu càng tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái ngắn phơi khô. Khi dùng ngải để cứu (ngải nhung) thì phải sao qua, tán bột bỏ xơ.
Dùng tươi thì rửa sạch giã vắt lấy nước uống.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh ẩm. Thỉnh thoảng nên phơi lại.
Thành phần hóa học :
+ Folium Artenesiae Vulgaris: Thujone, Sitosterol, a-Amyrin, Ferneol, Dehydromatricaria ester, Cineol, l-Quebrachitol, l-Inositol, Atemose (Trung Dược Học).
+ Phellandrene, Cadiene, Thujyl alcol (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Ngải diệp in vitro có tác dụng ức chế đối với Staphylococcus aureus, a-Hemolytic Streptococcus, Streptococcus pneumniae, Shigella sonnei, Salmonella typhi và Salmonella paratyphi (Trung Dược Học).
+ Tác dụng cầm máu: Nước ngâm kiệt Ngải diệp cho thỏ uống, có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu. Chích vào ổ bụng hoặc tĩnh mạch chuột nhắt đều có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Ngải diệp trong ống nghiệm có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liê cầu anpha dung huyết, phế song cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Sonner, trực khuânt hương hàn và phó thương hàn, khuẩn thổ ta và nhiều loại nấm gây bệnh. Khói lá Ngải xông trong không khí có thể làm cho các khuẩn lạc giảm 95-99,8%. Cấy khuẩn làm mủ thông thường vào 1 bình cấy rồi xông khói Ngải trong 10 phút, toàn bộ vi khuẩn không sinh trưởng được. Khói của Ngải diệp có tác dụng ức chế các loại virus như quai bị, cúm, Rhinovirus, Adenovirus, virus mụn phỏng … (Trung Dược Học).
+ Tác dụng giảm ho: Dầu Ngải diệp thụt vào dạ dày hoặc chích vào ổ bụng, có tác dụng giảm ho đối với súc vật thí nghiệm như mèo, chuột, chuột lang (Trung Dược Học).
+ Tác dụng hoá đờm: Dầu Ngải diệp bơm vào dạ dày, chích dưới da hoặc chích vào ổ bụng đều có tác dụng hoá đờm đối với thỏ và chuột nhắt. Thuốc có tác dụng trực tiếp lên phế quản, kích thích xuất tiết (Trung Dược Học).
+ Dầu Ngải diệp có tác dụng an thần của Barbital sodium (Trung Dược Học).
+ Tác động đối với tử cung: Chích hoặc uống Ngải diệp gây nên co bóp mạnh tử cung heo (Thực Dụng Trung Y Học).
Liều dùng
Ngày dùng 3-10g.
Vị thuốc ngải diệp
Tính vị:
Vị đắng, cay và tính ẩm.
Qui kinh:
Kinh can, tỳ và thận
Vào kinh tỳ, thận, phế (Bản thảo tân biên)
Vào kinh tâm, thận (Bản thảo tái tân)
Tác dụng của ngải diệp
- Lý khí huyết, đuổi hàn thấp, ấm kinh, ngừng máu, an thai. Trị tâm bụng lạnh đau, tiết tả, chuyển gân, lỵ lâu, nôn máu, máu cam, ỉa máu, kinh nguyệt không đều, băng lậu, khí hư, thai động không yên, ung nhọt lở loét, ngứa ghẻ.
- Chủ cứu 100 bệnh, có thể làm thuốc sắc ngừng đi lỵ, nôn máu, vùng hạ bộ lở loét, đàn bà lậu huyết, lợi âm khí, sinh cơ nhục, tránh phong hàn. (Biệt lục)
- Giã lá để cứu trăm bệnh, ngừng máu tổn thương, nước lại giết gin đũa, rượu đắng sắc lá chữa ngứa. (Đào Hoằng Cảnh)
Ngừng băng huyết, an thai, ngừng đau bụng, ngừng lỵ đỏ trắng cùng 5 tạng bị trĩ ra máu, ỉa máu uống lâu ngừng lỵ lạnh. Lấy lá giã nước uống trừ khí xấu tâm bụng. (Dược tính luận)
Chủ trị ra máu, máu cam, lỵ ra máu mủ, sắc nước cùng hoàn tán dùng. (Đường bản thảo).
Trị vết đâm chém, băng huyết miệng nôn trôn tháo, ngừng thai lậu. (Thực liệu bản thảo)
Ngừng hoặc loạn chuyển gân, trị đau tâm, mũi đỏ kiêm ra khí hư. (Nhật Hoa tử bản thảo)
Trị hầu họng bế tắc, nóng đau, ăn uống có trở ngại, giã nước ngậm nuốt. (Lý tàm nham bản thảo)
Trị mạch đới gây bệnh, bụng chướng đầy, eo lưng lạnh như ngồi trong nước. (Vương Hiếu Cổ).
Ôn trung, đuổi lạnh, trừ thấp.(Cương mục)
Ứng dụng lâm sàng của ngải diệp:
- Trị phụ nữ tử cung lạnh, huyết trắng (đới hạ), tay chân đau nhức, ăn uống ít, kinh nguyệt không đều, bụng đau, khó thụ thai:
Bạch thược 120g, Đương quy 120g, Hoàng kỳ 120g, Hương phụ 240g, Ngải diệp 120g, Ngô thù du 120g, Quan quế 20g, Sinh địa 40g, Tục đoạn 180g, Xuyên khung 120g. Làm hoàn, mỗi ngày uống 12 - 14g/3 lần. (Ngải Phụ Noãn Cung Hoàn – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
Trị kinh nguyệt ra nhiều, rong huyết do huyết hư:
Ngải diệp 12g, Sinh địa 10g, Đương quy 10g, Bạch thược 5g, Xuyên khung 3g. Sắc với 800ml nước còn 300ml, lọc bỏ bã, thêm 12g A giao vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. (Giao Ngải Thang).
Trị tử cung lạnh làm cho vô sinh:
Bạch thược, Đương quy, Hương phụ, Ngải diệp, Thục địa, Xuyên khung. Tùy chứng gia giảm. Tán bột làm viên, ngày uống 12 – 16g. (Ngải Phụ Noãn Cung Hoàn II – 380 Bài Thuốc Hiệu Nghiệm Đông Y).
Trị phụ nữ bị các chứng hư, kinh nguyệt không đều, đau nhói do khí huyết, bụng sườn đầy trướng:
Đương quy, Ngải diệp đều 80g, Hương phụ 240g. Sắc uống. (Ngải Tiễn Hoàn).
Tham khảo
Chỉ định và phối hợp:
- Xuất huyết do yếu và hàn, đặc biệt là chảy máu tử xung. Dùng phối hợp ngải diệp với a giao dưới dạng giao ngải thang.
- Suy và lạnh ở hạ tiêu biểu hiện như đau bụng hàn, loạn kinh nguyệt, vô kinhvà khí hư: Dùng phối hợp ngải diệp với đương qui, hương phụ, xuyên khung và ô dược.
Thận trọng và chống chỉ định:
Ngải diệp dùng để cứu và có thể được làm thành các cây cứu hoặc dùng như côn ngải cứu. Nó làm ấm các kinh và hoạt khí hoạt huyết
BẠCH HẠC
Tên dân gian: Còn gọi là cây lác(miền trung),thuốc lá nhỏ, cây kiên cò, nam uy linh tiên,cánh cò, chòm phòn(dân tộc Nùng)
Tên Hán việt khác: Bạch hạc linh chi, Tiên thảo.
Tên khoa học: Rhinacanthus nasuta
Họ khoa học: Thuộc họ Ô rô acanthaceae.
Cây bạch hạc
(Mô tả, hình ảnh cây bạch hạc, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây bạch hạc là một cây thuốc quý, cây nhỡ cao 1.5m, thân mọc thẳng đứng, có nhiều cành, là mọc đối có cuống, phiến lá hình trứng thuôn dài, phía cuống tù, đầu nhọn, dài 2-9cm, rộng 1-3cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, màu trắng hơi điểm hồng mọc thành xim nhiều hoa có cuống, ở đầu cành hay đầu thân. Quả nang phía dưới dẹt không chứa hạt, phía trên chứa 4 hạt, có khi chỉ có hai hạt. Hạt hình trứng 2 mặt lồi.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền bắc nước ta. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaixia, đông Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.
Người ta thường dùng rễ cây, dùng tươi hay khô làm thuốc. Rễ tươi mới đào bẻ đôi đẻ một lúc lâu sẽ có màu đỏ. Lớp vỏ ngoài dễ bong ra. Mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa mùi sắn rừng.
Mùa hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông. Đôi khi người ta chỉ dùng vỏ rễ, có khi dùng cả lá.
Thành phần hoá học
Trong rễ có 1.87% chất gần giống axit cryzophanic và axit frangulic
Vị thuốc bạch hạc
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Cây vị ngọt nhạt, tính bình.
Rễ có mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa như mùi sắn rừng.
Quy kinh:
Vào kinh phế
Công dụng:
Nhuận phế, giáng hỏa.
Chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp.
Chủ trị:
Chủ trị lao thấu (ho do cơ thể suy nhược), giới tiên (lở ngứa) thấp chẩn (eczema)
Liều dùng:
Liều dùng 9-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị bệnh ecpet mảng tròn, eczema, hắc lào, lở ngứa, viêm khớp. Lấy cây lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bạch hạc
Dùng ngoài trị bệnh ecpet mảng tròn, eczema, hắc lào, lở ngứa, viêm khớp.
Lấy cây lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa.Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây kiến cò 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn etylic 70 độ 100ml. Ngâm rễ cây kiến cò đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben ngày 2 lần đến khi khỏi.
Đau thần kinh tọa do lạnh:
Rễ cây kiến cò 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau. Uống 10 - 15 thang.
Trị đau nhức khớp do phong hàn thấp (với biểu hiện đau mỏi các khớp; đau tăng khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp):
Rễ cây kiến cò 12g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, kim ngân hoa 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống 10-20 thang.
Trị lao phổi thời kỳ đầu
Dùng tươi 40g, khô 12-20g, thêm đường phèn sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham khảo
Kinh nghiệm dùng trong dân gian
Theo kinh nghiệm dân gian cây bạch hạc (kiến cò) còn được dùng trong một số trường hợp:
- Lao phổi khởi phát, ho
- Viêm phế quản cấp và mạn
- Phong thấp, tê bại, nhức gân, đau xương, viêm khớp
- Huyết áp cao.
NÀNG NÀNG
Nàng nàng Còn gọi là trứng ếch, trứng ốc, bọt ếch, nổ trắng, co phá mặc lăm (Thái), pha tốp (Lai Châu), đốc pha nốc (Lào).
Tên khoa họcCallicarpa canaL.
Thuộc họ Cỏ roi ngựaVerbenaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ cành vuông, phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7-20cm, rộng 2.5-11cm, hai mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn nên có màu trắng bạc. Hoa rất nhỏ màu hồng mọc thành sim ở kẽ lá, thành hình cầu. Quả hình cầu, nhẵn, màu tía, đường kính 2-3mm, mọc sát nhau.
Mùa hoa quả tháng 5-9.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở khắp các vùng đồi núi miền trung du nước ta, có khi ở ven rừng. Còn thấy mọc ở Philipin, ở các nước nhiệt đới châu Á.
Người ta dùng thân, lá, rễ gần như quanh năm. Hái về phơi hay sấy khô hoặc hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Nàng nàng là một vị thuốc được nhân dân dùng chữa phụ nữ sau khi đẻ kém ăn, vàng da, bệnh vàng da và để bồi dưỡng.
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Có thể tán bột uống.
Dùng ngoài chữa mụn, lở loét: Lá sao cháy đen, tán bột rắc lên nơi lở loét.
Có thể dùng nấu nước rửa nơi lở loét, mụn, nhọt.
NÁNG HOA TRẮNG
Náng hay Náng hoa trắng, Tỏi lơi, Chuối nước, Đại tướng quân
Tên khoa học:Crinum asiaticumL., thuộc họ Thuỷ tiên -Amaryllidaceae.
Tiếng Trung: 文珠兰
Cây Náng
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo cao 1m, có hành (giò) cỡ trung bình, hình trứng, đường kính 5-10cm, thót lại thành cổ dài 12-15cm hay hơn. Lá mọc từ gốc, nhiều, hình dải ngọn giáo, lõm, có khía ở trên, mép nguyên, dài tới hơn 1m, rộng 5-10cm. Cụm hoa hình tán nằm ở đầu một cán dẹp dài 40-60cm, to bằng ngón tay, mang 6-12 hoa, có khi nhiều hơn, màu trắng, có mùi thơm về chiều, bao bởi những mo dài 8-10cm. Hoa có ống mảnh, màu lục, các phiến hoa giống nhau, hẹp, dài, 6 nhị có chỉ nhị đỏ, bao phấn vàng. Quả mọng hình gần tròn, đường kính 3-5cm, thường chỉ chứa một hạt.
Cây ra hoa vào mùa hè.
Bộ phận dùng:
Toàn cây -Herba Crini Asiatici.
Nơi sống và thu hái:
Loài phân bố từ Ấn Độ qua Inđônêxia tới đảo Molluyc. Ở nước ta, cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm mát, dựa rạch, cũng thường trồng làm cảnh; người ta thường tách các hành con để trồng. Để làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận khác nhau của cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học:
Trong lá náng các nhà khoa học phát hiện được hoạt chất ancaloit (Ngày nay hoạt chất này được dùng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt). Năm 1963 giáo sư Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù đã tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học trong cây náng hoa trắng Việt Nam và đã phát hiện thành phần ancaloit trong lá, hoa và củ náng hoa trắng. Đây là một cơ sở căn cứ khoa học quan trọng, là tiền đề để phát triển các loại thực phẩm chức năng các loại thuốc sau này có nguồn gốc từ cây náng hoa trắng. Đã trải qua rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Tại nước ta ngoài công trình nghiên cứu của Giáo sư (Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù năm 1963). Năm 2008 tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu về cây thuốc này, Tiến sỹ đã đi đến kết luận náng hoa trắng có tác dụng làm giảm vì đại lành tính tiền liệt tuyến tới 35%. Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với những bệnh nhân mắc về đại tiền liệt tuyến và xơ tuyến tiền liệt. Tác dụng trên có được là do trong cây náng hoa trắng có một hàm lượng rất lớn hoạt chất ancaloit, hàm lượng hoạt chất này lớn gấp 3 lần cây trinh nữ hoàng cung.
Vị thuốc Náng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị cay, tính mát, có độc.
Quy kinh:
Đang cập nhật.
Công dụng:
Thông huyết, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Náng
Điều trị phì đại tiền liệt tuyến:
Lá náng hoa trắng khô 6 g, Cây xạ đen 40 g, Ké đầu ngựa 10 g. Các vị thuốc đem rửa sạch rồi sắc với 1 lít nước uống trong ngày. Dùng liên tục liệu pháp này trong khoảng 1 tháng là có hiệu quả.
Điều trị viêm đau, bong gân, xương khớp
Ngoài ra kinh nghiệm dân gian còn dùng lá náng hơ nóng để đắp vào những nơi bị bong gân, sai khớp giúp điều trị bong gân, sai khớp đau nhức mỏi xương khớp rất tốt.
Điều trị bệnh trĩ ngoại
Lấy 30g lá náng hoa trắng đun với 1 lít nước, lấy nước nguội đem rửa vùng bị trĩ ngoại. Làm liên tục 1 tuần, mỗi ngày rửa 1 lần sẽ có hiệu quả co búi trĩ rất tốt.
Dùng gây nôn
Lá náng còn dùng ở dạng tươi để gây nôn. Lưu ý dùng với liều lượng từ 8 -16 gam cây tươi, không nên dùng quá liều về có thể gây ngộ độc.
Mụn nhọt, rắn cắn, bệnh ngoài da, Trĩngoại, giã lá
Náng tươi đắp, hoặc ép lấy nước uống.
Tham khảo
Ghi chú:
Nếu ăn phải hành của Náng, hoặc uống nước ép đặc sẽ bị nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, mạch nhanh, hô hấp không đều, nhiệt độ cơ thể cao, thì giải độc bằng nước trà đặc hoặc dung dịch acid tannic 1-2%. Hoặc cho uống nước đường, nước muối loãng; cũng có thể dùng giấm với nước Gừng (tỷ lệ 2:1) cho uống.
QUI ĐẦU
1Tên dược: Radix Angelicae Sinensis.
2. Tên thực vật: Angelica sinensis (oliv) Diels.
3. Tên thường gọi: Qui đầu chinese angelica root.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ đào vào cuối thu. Loại bỏ rễ xơ rễ được chế biến hoặc xông khói với khí sufur và cắt thành lát mỏng.
5. Tính vị: ngọt, cay và ấm.
6. Qui kinh: can, tâm và tỳ.
7. Công năng: Bổ máu, hoạt huyết và giảm đau. Làm ẩm ruột.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Các hội chứng do thiếu máu: Dùng phối hợp đương quy với bạch thược, sinh địa hoàng và hoàng kỳ dưới dạng tứ vật thang.
- Loạn kinh nguyệt: Dùng phối hợp đương qui với sinh địa hoàng, bạch thược, và xuyên khung dưới dạng tứ vật thang.
- Kinh nguyệt ít: Dùng phối hợp đương qui với hương phụ, diên hồ sách và ích mẫu thảo.
- vô kinh: Dùng phối hợp đương qui với đào nhân và hồng hoa.
- Chảy máu tử cung: Dùng phối hợp đương qui với agiao, ngải diệp và sinh địa hoàng.
- Đau do ứ máu:
a/ Đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp đương qui với hồng hoa, táo nhân, nhũ hương và một dược.
b/ Đau do nhọt và hậu bối: Dùng phối hợp đương qui với mẫu đơn bì, xích thược, kim ngân hoa và liên kiều.
c/ Đau bụng sau đẻ: Dùng phối hợp đương qui với ích mẫu thảo, táo nhân và xuyên khung.
d/ Ứ trệ phong thấp (đau khớp): Dùng phối hợp đương qui với quế chi, kích huyết đằng và bạch thược.
- táo bóndo khô ruột: Dùng phối hợp đương qui với nhục thục dung và hoạt ma nhân.
9. Liều dùng: 5-15g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: Đầu rễ có tác dụng bổ máu hơn. Phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết. Phần thân rễ: hoạt huyết và bổ máu. Khi dùng phối hợp đương qui với rượu có thể làm tăng tác dụng bổ máu. Không dùng đương qui cho các trường hợp thấp quá mức ở tỳ và vị và ỉa chảy hoặc phân lỏng.
.11 Tác dụng dược lý và cây dược liệu Đương quy.
+ Tên khoa học của Đương quy: Anglelica Sinensis Diels họ Hoa Tán (Umbelliferae).
+ Bộ phận dùng:Quy đầu là lấy một phần phía đầu, Quy thân là bỏ đầu và đuôi, Quy vĩ lấy phần rễ nhánh
+ Thành phần dược lý gồm có:Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12
+ Công dụng: Bổ huyết, Nhuận tràng,chữa Kinh nguyệt không đều, Tê nhức xương khớp
2. Tác dụng của Đương quy trong điều trị:
Theo Trần Thuý và Phạm Duy Nhạc đã dùng Đương quy trong các bài thuốc:
Tâm huyết hư: Hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau đẻ, dùng Đương quy 12g và 9 vị thuốc khác.
Tỳ phế đều hư: Hay gặp ở người có bệnh mãn ở phổi và đường tiêu hóa, dùng Đương quy 10g và 17 vị thuốc khác.
Can huyết hư: Thường gặp ở người già xơ cứng động mạch, cao huyết áp, lão suy. Phụ nữ sau khi đẻ, thời kỳ tiền mãn kinh hoặc các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt ít, bế kinh..., dùng Đương quy 8g và 13 vị thuốc khác.
Thận dương hư: Thường gặp ở người già có biểu hiện lão suy, ỉa chảy mãn tính, suy nhược thần kinh thể hưng phấn giảm, dùng Đương quy 8g và 8 vị thuốc khác.
Can âm hư: Thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, dùng Đương quy 12g và 7 vị thuốc khác.
Theo Nguyễn Thị Minh An đã dùng Đương quy điều trị cho 10 bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu với các nguyên nhân khác nhau thì kết quả cụ thể là.
NGŨ DA BÌ
Tên khoa học:
Tên khác: Ngũ gia bì chân chim, Cây đáng, Cây lằng
Tên khoa học:Schefflera Octophylla (Lour.) Harms Cây Men - Mosla Dianthera
Chi Chân Chim (Schefflera), Loài S. Heptaphylla, Bộ: Hoa Tán (Apiales)
HọNgũ Gia Bì (Araliaceae)
Cây ngũ gia bì
(Mô tả, hình ảnh cây ngũ gia bì, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Cây ngũ gia bì là cây thuốc nam quý, cây cao 2-8 m. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6-8 lá chét hình trứng. Cụm hoa mọc thành chùm tán, hoa nhỏ màu trắng. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím đen, trong có 6-8 hạt. Cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và có nhiều ở dãy Nam Trường Sơn. Ngay cả vùng đồng bằng cũng trồng tốt. Gần đây, ngũ gia bì chân chim được xem là cây cảnh đẹp thuộc loại cao cấp, đắt tiền.
Cách chế biến và thu hái
Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô.
Bộ phận dùng
Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc
Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau.
Cách dùng
Bóc vỏ, rửa sạch, phơi khô trong râm. Dùng sống hoặc rửa rượu rồi sao (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Thành phần hoá học:
Vỏ thân chứa 0,9-1% tinh dầu; vỏ cành và vỏ rễ chứa saponin triterpen khi thuỷ phân cho acid oleanic.
Tác dụng dược lý
Có tác dụng chống mệt mỏi tốt hơn Nhân sâm. Có tác dụng tăng sức chịu đựng đối với thiếu oxy, nhiệt độ cao, điều tiết nội tiết rối loạn, điều tiết hồng bạch cầu và huyết áp, chống phóng xạ, giải độc. Thuốc có tác dụng chống lão suy, tăng thể lực và trí lực, tăng chức năng tuyến sinh dục và quá trình đồng hóa, gia tăng quá trình chuyển hóa và xúc tiến tổ chức tái sinh.
Có tác dụng an thần rõ, điều tiết sự cân bằng giữa 2 quá trình ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Tác dụng hưng phấn của thuốc không làm ảnh hưởng giấc ngủ bình thường.
Có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể như tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lượng của lách. Thuốc còn có tác dụng kháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch.
Thuốc có tác dụng kháng viêm, cả đối với viêm cấp và mạn tính.
Thuốc có tác dụng giãn mạch làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và hạ huyết áp.
Thuốc có long đờm, cầm ho và làm giảm cơn ho suyễn.
Thuốc có tác dụng chống ung thư.
Vị thuốc ngũ gia bì
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
+ Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Học).
+ Vị cay, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh
Vào kinh Phế, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Học).
Vào kinh Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng
+ Bổ trung, ích tinh, mạnh gân xương, tằn trí nhớ (Danh Y Biệt Lục).
+ Minh mục, hạ khí bổ ngũ lao, thất thương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
+ Mạnh gân xương(Bản Thảo Cương Mục).
+ Hoá đờm, trừ thấp, dưỡng thận, ích tinh, trừ phong, tiêu thuỷ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Trừ phong thấp, mạnh gân xương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trừ phong thấp, cường gân cốt (mạnh gân xương), tiêu phù.
+ Sách Bản kinh: " chủ tâm phúc sán khí, phúc thống, ích khí. Trị trẻ em không đi được, thư sang âm thực (ung nhọt lở lóet)".
+ Sách Danh y biệt lục: " trị nam tử dương nuy, âm nang lở chảy nước, tiểu khó, nữ nhân ngứa âm hộ, lưng đau, chân tay tê yếu, hư gầy, thuốc bổ trung ích tinh, mạnh gân xương, tăng trí nhớ".
+ Sách Nhật hoa tử bản thảo: " làm sáng mắt (minh mục), hạ khí, trị chứng trúng phong, khớp xương co cứng, bổ ngũ lao thất thương".
Chủ trị
Có tác dụng trị mệt mỏi tốt hơn Nhân sâm. Tăng sức chịu đựng đối với thiếu oxy, nhiệt độ cao, điều tiết rối loạn nội tiết, điều tiết hồng cầu, bạch cầu và huyết áp, chống phóng xạ, giải độc. Ngũ gia bì có tác dụng chống lão suy, tăng thể lực và trí nhớ, tăng chức năng tuyến tình dục và quá trình đồng hoá, gia tăng quá trình chuyển hoá và xúc tiến tổ chức tái sinh (Trung Dược Học).
+ Có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể như tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lượng của lách. Thuôc còn có tác dụngkháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch (Trung Dược Học).
+ Ngũ gia bì có tác dụng an thầnrõ, điều tiết sự cân bằng giữa hai quá trình ứ chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Tác dụng hưng phấn của thuốc không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường (Trung Dược Học).
+ Ngũ gia bì có tác dụng kháng viêm cả đối với viêm cấp và mạn tính (Trung Dược Học).
+ Ngũ gia bì có tác dụng gĩan mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và hạ huyết áp (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng long đờm, giảm ho và làm giảm cơn hen suyễn(Trung Dược Học).
+ Ngũ gia bì có tác dụng chống ung thư (Trung Dược Học).
+Ngũ da bì có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, bổ can thận, khu phong, hóa thấp
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc ngũ gia bì
Trị phong thấp đau nhức, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, liệt dương:
Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 30o một lít, ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 20~40ml vào trước bữa ăn tối (Ngũ Gia Bì Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thấp khớp :
Ngũ gia bì, Mộc qua, Tùng tiết đều 120g. Tán bột, mỗi lần uống 3~4g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phụ nữ cơ thể suy nhược:
Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, Xích thược, Đương quy đều 40g. Tán bột. Ngày uống hai lần, mỗi lần 4g (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Trị gẫy xương, sau khi phục hồi vị trí:
Ngũ gia bì, Địa cốt bì đều 40g, tán nhuyễn, Gà 1 con nhỏ, lấy thịt, gĩa nát, trộn đều với thuốc, đắp bên ngoài, bó nẹp cố định, sau một uần, bỏ nẹp đi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị ngực đau thắt, mỡ máu cao:
Dùng chất chiết xuất từ Thích Ngũ gia bì (Nam Ngũ gia bì)chế thành thuốc viên ‘Quan Tâm Ninh’. Uống mỗi lần 3 viên, ngày 3 lần, liên tục 1~3 tháng. Đã trị 132 ca ngực đau thắt, có kết quả 95,45%, mỡ máu cao 53 ca, kết quả làm hạ Cholesterol và Triglycerid (Trung Y Dược Học Báo 1987, 4: 36).
Trị bạch cầu giảm:
Dùng Thích Ngũ gia bì trị 43 ca bạch cầu giảm. Kết quả cho thấy so với chứng giảm bạch cầu do hoá liệu, có kết quả tốt hơn (Quảng Tây Y Học Viện Học Báo 1978, 3: 1).
Trị bạch cầu giảm:
Dùng viên Ngũ gia bì trị 22 ca, có kết quả 19 ca (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1982, 6: 52).
Trị nhồi máu não:
Dùng dung dịch chíhc Ngũ gia bì 40ml, cho vào 300ml dịch truyền Glucoz 10%, truyền tĩnh mạch ngày 1 lần, kèm uống thuốc thang. Theo dõi 20 ca, có kết quả tốt (Cam Túc Trung Y Học Viện Học Báo 1988, 1: 27).
Trị huyết áp thấp:
Dùng viên Ngũ gia bì, mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, 20 ngày là một liệu trình. Kết quả tốt (Châu Long, Trung Quốc Dược Thành Phẩm Đích Nghiên Cứu 1985, 12: 43).
Tham khảo
Kiêng kỵ
Âm hư hoả vượng: không dùng (Thực Dụng Trung Y Học).
Trên thị trường thuốc có rất nhiều loại Ngũ gia bì cho nên lúc dùng để điều trị và nghiên cứu phải hết sức thận trọng.
NGŨ VỊ TỬ
Tên khác
Tên thường gọi: Ngũ vị tử, ngũ mai tử
Phân loại: 3 loại:
- Kadsura japonica L. (Nam ngũ vị)
- Schizandra chinensis Baill. (Bắc ngũ vị)
- Mộc lan (Magnoliaceae).
Tên khoa học:Fructus Schisandrae
Cây ngũ vị tử
(Mô tả, hình ảnh cây ngũ vị tử, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Ngũ vị tử là một cây thuốc quý, loại dây leo dài đến 3m. Lá tròn dài, dài 9-12cm, hoa có 9-15 cánh màu vàng, quả tròn màu đỏ, đường kính 3cm, hạt tròn màu vàng. Bắc ngũ vị (Schizandra) có quả xếp thành bông thưa. Nam ngũ vị (Kadsura) có quả xếp thành đầu hình cầu.
Phân bố:
Cây mọc hoang ở các nước phương Bắc, được trồng ở Trung Quốc. Nước ta chưa thấy cây này. Ngũ vị tử hiện nay ta còn phải nhập của Trung Quốc.
Bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận dùng là quả ngũ vị tử.
Thu hái, chế biến:
Vào mùa thu quả chín, hái về loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô
Thành phần hóa học
Tinh dầu, acid hữu cơ, vitamin C, đường, chất béo.
Tác dụng dược lý
+ Tác động đến hệ thần kinh trung ương: Nước sắc Ngü vị tử có tác dụng kích thích nhiều phần của hệ thần kinh trung ương (cột sống và não) ở ếch. Thuốc làm cường và thư gĩan nhanh nơi những người tình nguyện có cơ thể bình thường. Tác dụng kích thích trên những phản xạ có điều kiện và đị6n tâm đồ yếu hơn so với chất Caffein (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: Nước sắc Ngü vị tử kích thích hô hấp qua tác động trực tiếp trên hệ thống thần kinh trung ương. Thuốc được dùng để hỗ trợ hô hấp bị suy do dùng Morphin (Trung Dược Học).
+ Tác động đối với hệ thần kinh ngoại biên: Uống hoặc chích vào khoang bụng cuột nhắt chất Schizandrin thấy có tác dụng kích thích hệ thống tiết ra chất Cholin, liều nhỏ có tác dụng kích thích tiếp nhận chất Nicotin (Trung Dược Học).
+ Tác động đối với hệ tim mạch: Cách chung, Ngü vị tử không có tác dụng đối với áp huyết. Khi chích tĩnh mạch lượng lớn Ngü vị tử thì thấy hạ huyết áp. Tác dụng này không xảy ra nếu bỏ chất Acidic tự nhiên đi. Dịch chiết Alcol cüa Ngü vị tử có tác dụng gĩan mạch (Trung Dược Học).
+ Tác dụng lên tử cung: Nước sắc Ngü vị tử có tác dụng kích thích đồng nhất trên tử cung thỏ cô lập, dù có thai hoặc không có thai hoặc sau khi sinh. Tác dụng chính là tăng cường nhịp co thắt. Thuốc được dùng để hỗ trợ việc trục (phá) thai.
+ Tác dụng chuyển hóa: Hầu hết các báo cáo đều xác định rằng nước sắc Ngü vị tử làm tăng tác dụng dự trữ Glycogen vaf Glucose ở gan cüng như tăng mức acid Lactic. Một số báo cáo khác cho biết không có tác dụng đối với Glucose. Một số báo cáo khác cüng cho thấy sự khác biệt của nước sắc Ngü vị tử đối với khả năng dùng Oxy ở thận, gan hoặc não. Thuốc có tác dụng tăng sự hấp thụ chất P32 từ vết vị trường, tăng sự tập trung ở tạng phủ, tăng cường hoạt động của Phosphate (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với cảm giác: Nước sắc Ngü vị tử làm tăng nhãn lực và nhãn trường nơi ngườ bệnh lãn người bình thường tình nguyện. Thuốc cüng làm tăng độ nhận biết của xúc giác (Trung Dược Học).
+ Điều trị gan viêm nhiễm trùng không vàng da: Cho 102 bệnh nhân gan viêm uống bột Ngü vị tử, tỉ lệ có hiệu quả là 76%. Những bệnh nhân này chỉ số SGPT hơn 300 đơn vị, thành công khỏang 72%. Thời gian rung bình để chức năng gan trở lại bình thường là 25 ngày. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
+ Điều trị suy nhược: Còn chiết xuất Ngü vị tử điều trị cho 73 ca thần kinh suy nhược với các triệu chứng đầ đau, mất ngủ, chóng mật, hồi hộp. Kết quả khỏi 43 ca, có tiến triển 13. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học). Độc Tính: Đối với chuột, liều ngộ độc bằng đường uống là 10-15g/kg. Dấu hiệu ngộ độc quá liề là mệt mỏi, mất ngủ, khó thở (Trung Dược Học).
+ Nhiệt thịnh: không dùng (Trung Dược Học).
+ Ho giai đoạn đầu, mới phát ban: không dùng (Trung Dược Học).
Vị thuốc ngũ vị tử
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
+ Vị chua, tính ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học).
Tác dụng:
+ Thu liễm Phế khí, chỉ khái, sáp trường, chỉ tả, liễm hãn, an thần (Trung Dược Học).
Công dụng:
Chữa ho, miệng khô, khát nước, mệt mỏi, di tinh, tả lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-4g (có thể 12g) dạng thuốc sắc, cồn, bột, viên.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc ngũ vị tử
Điều trị gan viêm nhiễm trùng không vàng da:
Cho 102 bệnh nhân gan viêmuống bột Ngũ vị tử, tỉ lệ có hiệu quả là 76%.Những bệnh nhân này chỉ số SGPT hơn 300 đơn vị, thành công khỏang 72%. Thời gian rung bình để chức năng gan trở lại bình thường là 25 ngày. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
Điều trị suy nhược:
Còn chiết xuất Ngũ vị tử điều trị cho 73 ca thần kinh suy nhược với các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, chóng mật, hồi hộp. Kết quả khỏi 43 ca, có tiến triển 13. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
Chữa chứng cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm):
Bá tử nhân 125g, bán hạ khúc 125g, mẫu lệ 63g, nhân sâm 63g, ma hoàng căn 63g, bạch truật 63g, ngũ vị tử 63g, đại táo 30 quả. Đại táo nấu nhừ, nghiền nát loại bỏ hạt. Các vị khác nghiền chung thành bột mịn, nhào với đại táo làm hoàn bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 30 viên.
Chữa thận dương hư, hoạt tinh:
Tang phiêu tiêu 12g, ngũ vị tử 8g, long cốt 12g, phụ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa chứng tân dịch không đủ, miệng khô, khát nước:
Đảng sâm 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tham khảo
Kiêng kỵ khi dùng ngũ vị tử
Đối với chuột, liều ngộ độc bằng đường uống là 10-15g/kg. Dấu hiệu ngộ độc quá liề là mệt mỏi, mất ngủ, khó thở (Trung Dược Học).
+ Nhiệt thịnh: không dùng (Trung Dược Học).
+ Ho giai đoạn đầu, mới phát ban: không dùng (Trung Dược Học).
+ Người viêm khí phế quản mới phát gây ho, sốt không dùng.
Món ăn – bài thuốc có ngũ vị tử:
Bài 1: Rượu nhân sâm ngũ vị tử: rượu 500ml, nhân sâm 10-20g, ngũ vị tử 30g, câu kỷ tử 30g. Ngâm 7 ngày. Uống trước khi đi ngủ 15-20ml. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ.
Bài 2: Tim lợn hầm ngũ vị tử: tim lợn 1 cái, ngũ vị tử 9g. Tim lợn rạch mở, rửa sạch, cho ngũ vị tử vào, khâu lại, hầm cách thủy. Dùng cho bệnh nhân hồi hộp loạn nhịp tim, mất ngủ, thở gấp, vã mồ hôi, kích ứng, khát nước.
Bài 3: Ngũ vị tử hồ đào tán: ngũ vị tử 100g, hồ đào nhân 250g. Ngũ vị tử ngâm nước sau nửa ngày cho mềm, tách bỏ hạt, đem sao cùng với hồ đào, để nguội tán thành bột mịn.
Mỗi lần uống 9g với nước sôi hoặc nước hồ nước cơm. Dùng cho nam giới di mộng tinh.
SA SÂM
Tên khác
Tên dược:Radix Glehniae.
Tên thực vật:Glehnia littoralis Fr. Sehmidt ex Miq....
Tên thường gọi:Glehnia root; (sa sâm).
Tên khoa học: Launaea pinnatifida Cass cMicrorhynchus sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd.), thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Tên gọi khác: pissenlit maritime, salade des d lines.
Thuốc có công dụng như sâm mà lại mọc ở cát.
Tiếng Trung: 北沙参
Cây sa sâm
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Loại cỏ sống lâu năm, có rễ mềm mọc thẳng, dài 15-25cm màu vàng nhạt. Mỗi gốc có thể mọc ra 2 hay 3 thân bò hình sợi dài. Thân bò như những cây khác, cứ như vậy mọc lan chạy dài mãi. Lá mọc ở gốc xếp thành hoa thị ở quanh gốc, lá dài 5- 8cm xẻ lông chim gồm 7-8 thuỳ, các thuỳ dưới thon lại thành cuống. Mép lá có răng cưa thưa và không đều trông giống lá cải cúc hay bồ công anh.
Hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở đốt và ở gốc. Cuống ngắn, mọc đơn độc, thành. Quả bế hình trụ, đầu hơi thon lại, dài 4mm có chùm lông sớm rụng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này mọc hoang phổ biến ở các bờ biển Việt Nam, vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Vào các tháng 3-4 và 8-9, nhân dân đào về rửa sạch bằng nước vo gạo, đồ chín rồi phơi khô.
Có nơi hái về rửa sạch, ngâm nước phèn chua 1/5 hoặc 2/5, phơi cho se, xông diêm sinh hơn 1 giờ rồi mới phơi khô hẳn.
Thành phần hóa học
Sa sâm bắc có tinh dầu, acid triterpenic, β-sitosterol, polysaccharid, nhiều dẫn chất coumarin, dẫn chất của psoralen và scopoletin… có tác dụng giãn mạch, tăng trương lực cơ tim, trừ đàm và kháng trực khuẩn.
Tác dụng dược lý
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Vị thuốc sa sâm
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Quy kinh:
Vào kinh phế, vị
Công dụng:
Dưỡng âm thanh phế, tả hoả, chỉ thấu, ích vị sinh tân.
Chủ trị:
Viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; Bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước.
Liều lượng:
10-15g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ:
- Không phải âm hư phổi táo, ho thuộc hàn không nên dùng.
- Sa sâm tương tác với Lê lô
- Một số bệnh nhân bệnh viêm gan C có biểu hiện đau tức vùng gan khi dùng Sa sâm
Bảo quản:
Cần sấy qua diêm sinh rồi cất trữ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sa sâm
Viêm phế quản mãn tính, dãn phế quản, lao phổi
Sa sâm 12-20g, Ngọc trúc 8-12g, Cam thảo 4g, Tang diệp 8-12g, Biển đậu 8-12g, Thiên hoa 8-12g. Cách dùng: sắc nước uống.
Trị máu thiếu, da vàng.
Bột nghệ 12g, Hồi hương 4g, Nhục quế 4g, Sa sâm 12g.
Trị chứng phế vị táo nhiệt, ho khan ít đờm, họng khô, miệng khát
Thang sa sâm mạch đông: Sa sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc 12g, thiên hoa phấn 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Ngày uống 1 thang.
Trị chứng hư nhược khí ngắn, phổi yếu, mất tiếng.
Thang thanh kim ích khí: Sa sâm 20g, hoàng kỳ 4g, sinh địa 20g, tri mẫu 12g, huyền sâm 12g, ngưu bàng tử 12g, xuyên bối mẫu 6g. Sắc uống.
Trị hư lao, thổ huyết, nóng sốt, phổi yếu, mạch nhanh, khó thở.
Sa sâm nam 15g, tía tô 10g, gừng nướng 5 lát, cửu lý hương sao 4g, chè mạn 2g, chanh non 1 quả (thái miếng). Sắc uống 2 lần trong ngày.
Chữa viêm phổi, ho đờm, tức ngực.
Thang ích vị: Sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc 12g, mạch đông 12g. Sắc uống.
Trị bệnh nhiệt về cuối kỳ phạm đến tân dịch, còn sốt lai rai, họng khô, miệng khát.
Hoặc sa sâm nam 20g, rễ vú bò 20g, hà thủ ô 20g, bạch truật nam 20g, rễ cà gai 20g, hoài sơn 12g, rễ cây lứt 12g, cam thảo nam 12g, trần bì 8g, gừng 4g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Có thể sấy bột làm viên, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 20g.
Tham khảo
Nguồn gốc sa sâm
Sa sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây san hô thái (Glehnia littoralis Fr. Schmidt. Ex Miq.), thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Nam sa sâm là rễ của loài sa sâm (Adenophora veticillata Fisch.), thuộc họ hoàng liên (Campanunaceae). Đây là vị thuốc vẫn nhập từ Trung Quốc. Công dụng tương tự như bắc sa sâm, nhưng tác dụng dưỡng âm kém bắc sa sâm, tác dụng trị ho lại mạnh hơn.
Thận trọng và chống chỉ định:
Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp mắc hội chứng hư hàn. Sa sâm tương tác với lê lộ.
SÀI HỒ
Tên khác:
Vị thuốcSài hồcòn gọiBắc sài hồ, sà diệp sài hồ, trúc diệp sài hồ
Tên khoa học:Radix Bupleuri
Bộ phận làm thuốc là rễ cây Sài hồ(Bepleurum chinense DC.)thuộc họ Hoa tán ( Umbelliferae). Cũng có cây Sài hồ tên khoa học làBupleurum scorzoneraefolium Willddùng rễ hoặc toàn cây làm thuốc như nhau.
Tên tiếng Trung: 柴胡
Cây Sài hồ
( Mô tả, hình ảnh cây Sài hồ, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Đây là loại cây bụi cao 0,5 – 3m, phân nhánh ở gốc, tiết diện thân tròn. Thân non có màu xanh, có một ít lông mịn; thân già màu xanh nâu hoặc hơi tía, nhẵn. Lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa; phiến lá dày, láng ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, có mùi thơm hắc.
Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, hơi tim tím với 4-5 hàng lá bắc. Các đầu này lại họp thành 2-4 ngù. Quả bế có 10 cạnh, có mào lông không rụng.
Phân bố, sinh học và sinh thái
Ở Việt Nam, cây thường thấy ở các tỉnh vùng ven biển, nhiều nhất ở khu vực miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nam sài hồ là cây ưa sáng, thường mọc thành khóm riêng lẻ và thích nghi đặc biệt với vùng nước lợ nhưng cây vẫn có thể sinh trưởng tốt ở vùng nước ngọt hoặc những vùng bị nhiễm mặn, đôi khi cũng tạo thành quần thể tương đối điển hình. Mùa hoa quả: 5-7.
Bộ phận dùng
Rễ và lá trong đó rễ thu hái quanh năm, đào vè cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Có thể tẩm rượu hoặc mật ong sao thơm. Dùng tươi, phơi khô hay nấu thành cao.
Thành phần chủ yếu:
Trong Sài hồ có chừng 0,50% chất saponin, một chất rượu gọi là Bupleurumola, phytosterola và một ít tinh dầu. Trong thân và lá có chất rutin.
Tác dụng dược lý:
Theo kết quả các công trình nghiên cứu thuốc có tác dụng:
Giải nhiệt: trên thực nghiệm và lâm sàng đều được ghi nhận.
An thần: giảm đau làm dịu đau tức sườn ngực, khai uất điều kinh.
Kháng khuẩn: in vitro có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn lao.
Kháng virut: có tác dụng ức chế mạnh virut cúm và ức chế virut bại liệt.
Tác dụng như cocticoit kháng viêm.
Bảo vệ gan và lợi mật.
Hạ mỡ trong máu.
Tác dụng tăng cường thể dịch miễn dịch và miễn dịch tế bào. Tăng khả năng tổng hợp protein của chuột.
Nước sắc Sài hồ có tác dụng ức chế mạnh liên cầu khuẩn tan huyết, phẩy khuẩn thổ tả, trực khuẩn lao, leptospira, virut cúm. Thuốc còn có tác dụng kháng virut viêm gan, virut viêm tủy týp I, vi trùng sốt rét.
Vị thuốc Sài hồ
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - Qui kinh
Vị đắng tính hơi hàn, qui kinh Can Đởm.
Công dụng:
Hóa giải thoái nhiệt, sơ can chỉ thống, thăng dưỡng khí triệt ngược tà ( trị sốt rét).
Liều dùng:
4 -16g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Sài hồ
Trị ngoại cảm:
Tiểu sài hồ thang ( Thương hàn luận): Sài hồ 12 - 16g, Bán hạ 8 -12g, Hoàng cầm 8 -12g, Đảng sâm 8 -12g, Chích thảo 4 - 6g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 4 - 6 quả.
Trị chứng can khí:
Tiêu dao tán ( Hòa tể cúc phương): Sài hồ 12g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Chích thảo 4g, sắc nước uống, có thể gia giảm tùy theo triệu chứng. Trong những trường hợp lóet dạ dày tá tràng, rối loạn kinh nguyệt, cao huyết áp, suy nhược thần kinh. có những triệu chứng như trên dùng bài này gia giảm chữa bệnh đều có kết quả.
Tiêu chảy kéo dài, sa trực tràng, sa tử cung, kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, khí hư ra nhiều ( do suy nhược thần kinh) thường dùng bài:
Bổ trung ích khí ( tỳ vị luận): Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Đương qui 12g, Trần bì 4 - 6g, Chích thảo 4g, Thăng ma 4 - 8g, Sài hồ 6 - 10g, sắc nước uống.
Chữa sốt rét:
Dùng bài Tiểu sài hồ ( như trên ) gia Thảo quả, Thường sơn mỗi thứ 12g sắc nước uống.
Trị cảm mạo thường:
Sài hồ ẩm ( Sài hồ, Phòng phong, Trần bì, Thược dược, Cam thảo, Gừng tươi) mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g. Đã trị 666 ca kết quả 79% ( Tạp chí trung y 1985, 12:13)
Trị viêm gan:
Cam sài hợp tể ( Cam thảo, Sài hồ mỗi thứ 1/2), mỗi lần 10 ml, ngày 3 lần, ( tương đương với Cam thảo, Sài hồ mỗi thứ 15g/ngày).
Trị chứng mỡ máu cao:
Dùng thuốc giảm mỡ 20ml ( tương đương Sài hồ 3g, thêm La hán quả gia vị) ngày uống 3 lần, một liệu trình 3 tuần, trị 86 ca, tác dụng tốt đối với triglycerit ( Lý tông Kỳ, Tạp chí Trung y 1988,2:62).
Trị viêm giác mạc do virút:
Sài hồ chế thuốc nhỏ mắt (10%), mỗi giờ một lần và chích dưới kết mạc, mỗi lần 0,3 - 0,5ml, chích cách nhật, chích bắp mỗi lần 2ml, ngày 1 - 2 lần. Ngô Đức Cửu dùng 3 phương pháp trên trị 18 ca, thời gian điều trị bình quân mỗi ca 16 gnày đều khỏi ( Thông tin Trung dược học 1978,12:29).
Trị liput ban đỏ:
Thuốc tiêm Sài hồ tiêm bắp mỗi lần 2 ml ( tương đương thuốc sống 4g), mỗi ngày 2 lần, liều dùng trong 10 ngày. Trị 13 ca đều khỏi ( Lưu bàng Phi, Thông tin Phòng trị bệnh ngoài da 1979,2:10).
Tham khảo
Chú ý lúc dùng thuốc:
Theo một số tác giả không nên dùng Sài hồ trong những trường hợp sau: ho do phế âm hư, triều nhiệt ( sốt có định kỳ). Đối với bệnh nhân huyết áp cao có triệu chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt ( hội chứng can hỏa thượng nghịch).
Sài hồ không nên dùng liều cao vì có thể làm tăng bệnh, thậm chí gây xuất huyết.
Trường hợp lao phổi nếu có biểu chứng, can khí uất nên dùng Sài hồ lượng ít độ 4 - 6g.
Sài hồ thường dùng chung với Bạch thược để tăng tác dụng thư can trấn thống vừa để làm dịu tính kích thích của sài hồ đối với cơ thể.
Một số món ăn từ sài hồ
Sài hồ ẩm:
Sài hồ 15g, huyền hồ 15g. Hai vị nghiền vụn, cho nước sôi pha hãm trong 15 phút để uống thay nước trà, ngày 1 lần. Dùng cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp, viêm ruột cấp, đau đầu, choáng váng, nôn ói, tiêu chảy đau quặn bụng.
Cháo sài hồ quyết minh tử cúc hoa:
Sài hồ 15g, quyết minh tử 20g, cúc hoa 15g, đường phèn 15g, gạo tẻ 100g. Cả 3 vị thuốc nấu lấy nước, bỏ bã. Lấy nước sắc được nấu với gạo; khi cháo được, thêm đường phèn 15g, khuấy tan đều. Ngày nấu 1 lần chia 2 lần ăn. Dùng cho trường hợp đau đầu, bồn chồn kích động giận dữ mất ngủ.
Cháo sài hồ địa long:
Sài hồ 15g, địa long (đã chế biến) 10g, đào nhân 10g, xích thược 10g, gạo tẻ 60g. Sắc thuốc lấy nước, bỏ bã. Lấy nước sắc nấu với gạo, khi cháo chín cho thêm đường đỏ (đường hoa mai) lượng thích hợp khuấy đều. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn lúc nóng. Liên tục trong từ 7 đến 20 ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm mũi, trĩ mũi mạn tính gây tắc ngạt mũi, đờm ít quánh dính, giảm khả năng ngửi kèm theo có đau đầu ù tai, quên lẫn.
NAM SÂM
Tên thường gọi:Còn có tên làsâm nam, cây chân chim, kotan, ngũ chỉ thông, áp cước mộc, nga chưởng sài, ngũ gia bì chân chim, ngũ gia bì bảy lá, rau lằng, đáng chân chim, mạy tảng(tiếng Tày),co tan(Thái),xi tờ rốt(K ho),lông veng vuông(Ba Na)
Tên tiếng Trung:南人参
Tên khác: Vitis heptaphylla L; Aralia octophylla Lour; Schefflera octophylla (Lour.) Harms; S. choganhensis Harms;
Tên khoa học:Schefflera heptaphylla (L.) Frodin
Họ khoa học: Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.
Cây chân chim - Cây ngũ gia bì chân chim
(Mô tả, hình ảnh cây chân chim, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây chân chim
Cây chân chim là một cây thuốc quý, dạng cây nhỏ hoặc cây to có thể cao từ 2-8m. Lá kép hình chân vịt, mọc so le có 6-8 lá chét, cuống lá dài 8-30cm, lá chét nguyên hình trứng, đầu nhọn hay hơi tù dài 7-17cm, rộng 3-6cm, cuống lá chét ngắng 1.5-2.5cm. Cuống lá chét giữa dài hơn đo được 3-5cm. Cụm hoa chùy hoặc chùm tán. Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhị bằng nhau thường là 5, bao phấn 2 ngăn bầu hạ có 5-6 ngăn. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4mm. Khi chín có màu tím sẫm đen, trong có 6-8 hạt. Mùa hoa nở thu đông.
Phân bố
Cây thường mọc ở độ cao từ 100m đến 2100m
Cây được trồng nhiều ở miền nam Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây, Tây Tạng, Vân Nam, Chiết Giang, ngoài ra ở Đài Loan, và Hồng Kông, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản (kyushu, quần đảo Ryukyu) cũng thấy xuất hiện cây này.
Mọc rải rác khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai...
Thu hái:
Vỏ thân, vỏ cành thu hái quanh năm, chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu; lúc trời khô ráo, bóc lấy vỏ cây theo kích thước quy định, rửa sạch, bỏ lõi, cạo bỏ lớp bần ở ngoài, phơi trong bóng râm, ủ với lá chuối 7 ngày (thỉnh thoảng đảo cho đều, để nổi mùi hương) rồi lấy ra phơi hoặc sấy nhẹ (50 - 60 oC) cho khô.
Chế biến:
Vỏ rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn, đồ mềm, thái miếng phơi khô.
Mô tả dược liệu:
Mảnh vỏ hơi cong kiểu hình máng, dài 20 - 50 cm, rộng 3 - 10 cm, dày khoảng 0,3 - 1 cm. Dược liệu đã được cạo lớp bần, có màu nâu nhạt, lốm đốm vết xám trắng nhạt. Mặt cắt ngang gồm lớp ngoài lổn nhổn như có sạn, lớp trong có sợi xốp và dễ tách dọc. Vỏ nhẹ và giòn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Rễ đào về rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, phơi hay sấy khô.
Bảo quản:
Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.
Thành phần hóa học
Vỏ thân chứa Saponin, tanin, tinh dầu.
Trong đó tinh dầu (0,8%). Các saponin nhóm ursan và olean. Cho đến nay, có 12 saponin chia ra 6 cặp tương ứng với ursan 12-ene glycosid (xem bảng A) và olean 12-ene glycosid (xem bảng B) đã biết. Nghiên cứu các glycosid này có sự tham gia của các nhà nghiên cứu Việt Nam, đặc biệt lần đầu tiên T.v.Sung cùng với các tác giả khác (1992) đã phân lập và xác định được asiaticosid có mặt trong vỏ thân ngũ gia bì chân chim của Việt Nam với hàm lượng 0,05%. Asiaticosid (1) là glycosid đã biết có trong rau má.
Lá chứatinh dầu và các saponin
- Các saponin chủ yếu thuộc nhóm lupan (xem bảng C), trong đó chất có hàm lượng cao nhất (5%) là 3-a -hydroxylup-20(29)ene-23,28 dioic acid 28 -0[a - L-rhamnopyranosyl (1® 4)b -D-glucopyranosyl (1® 6)] b -D-glucopyranosid (14)
Tác dụng dược lý
Dịch chiết vỏ cây có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh rõ rệt, chống lạnh, hạ đường huyết.
Về mặt độc tính: Nam sâm có LD50 là 53.5g/kg thể trọng trong khi nhân sâm có LD50 là 22g/kg, tam thất là 9g/kg thể trọng. Vậy theo thực nghiệm Nam sâm ít độc hơn những loại thuốc khác cùng họ.
Vị thuốc chân chim - ngũ gia bì
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
+ Vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát
+ Vị đắng, sáp, tính mát, có mùøi thơm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị sáp , tính bình (Lãnh Nam Thái Dược Lục).
+ Vị cay, tính hơi ấm ( Lục Xuyên Bản Thảo).
Tác dụng:
Tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kháng viêm, tiêu sưng và làm tan máu ứ.
Tác dụng làm vị thuốc bồi bổ cơ thể
Tác dụng điều trị cảm sốt
Tác dụng trừ phong thấp.
Công dụng:
Điều trị bệnh phong thấp đau xương điều trị bệnh tê bại chân tay ở người cao tuổi
Điều trị bệnh lở ngứa, Eczema
Điều trị bệnh phù thũng điều trị vết thương sưng đau
Liều dùng - Cách dùng
Dùng vỏ thân 10-20g, vỏ rễ 6-12g dạng thuốc sắc. Rễ dùng pha hoặc sắc lấy nước uống, có thể phối hợp với các vị thuốc khác. Lá đun sôi lấy nước rửa, tắm.
Người ta dùng vỏ chế dạng rượu ngọt. 1ml chứa 0,2g bột dược liệu khô với tên Langtonic (chai 500ml ngày uống hai lần, mỗi lần 15-30ml) và dạng elixia (1ml chứa 2g bột dược liệu khô) với tên Langosin (lọ 150ml, ngày uống 5ml).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nam sâm - ngũ gia bì
Sổ mũi, đau họng:
Rễ Chân chim 15g, Cúc hoa vàng (toàn cây) 35g sắc uống.
Phong thấp đau nhức xương:
Vỏ rễ Chân chim 180g ngâm trong 500ml rượu, hàngngày uống 2 lần, mỗi lần 40ml.
Giải độc lá ngón, say sắn:
Vỏ Chân chim giã nát, sắc nước uống.
Bệnh cước khí, chân sưng đau:
Chân chim, Lõi thông, Hạt cau, Hương phụ, Tử tô, Chỉ xác, Ké đầu ngựa, mỗi vị 8-16g sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Trị sưng thủng do chấn thương:
Lá Áp cước mộc 1.920g, Táo ba chi (lá) 640g, tán bột. Dùng nước gạo đun sôi, trộn thuốc bột, làm viên 4g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Hoặc dùng để đắp bên ngoài (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
Trị bị chấn thương:
Nam sâm tươi, giã nát, lấy nước thấm vào vải đắp (Quảng Tây Trung Thảo Dược)
Chữa huyết áp thấp:
Dùng viên ngũ gia bì, mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, 20 ngày là một liệu trình.
Người mệt mỏi, cảm sốt ra nhiều mồ hôi:
Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, xích thược, đương quy mỗi vị 40g, sao vàng tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g.
Tại một số vùng nhân dân đào rễ về rửa sạch thái mỏng phơi khô pha hoặc sắc với nước uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ, thuốc mát, thông tiểu tiện. Liều dùng 6-11g.
Tham khảo
Kiêng kỵ
Phụ nữ có thai không dùng được.
Ứng dụng
Hiện nay, ngũ gia bì đã được sản xuất thành viên thuốc bổ (phối hợp với cao kim anh và vài loại khoáng vi lượng) chữa hạ đường huyết, suy nhược, kém ăn, thiếu máu...
Cây ngũ gia bì - cây cảnh - cây phong thủy cho các gia đình
Cây chân chim có ý nghĩa đem đến sự tự nhiên, hòa thuận cho gia đình. Với lá xanh quanh năm Cây ngũ gia bì có khả năng hút bụi, lọc được phần lớn các chất gây ô nhiễm trong môi trường sống và đặc biệt có công dụng đuổi muỗi tự nhiên rất tốt. Với mùi hương thoảng nhẹ của lá không gây khó chịu cho con người nhưng làm bọn muỗi tránh xa.Màu sắc và hình dáng đẹp của cây giúp cho không gian của bạn thêm tươi tắn tạo cảm giác minh mẫn, thư thái cho người trồng.
Vị trí trồng và Lợi ích Cây chân chim
Cây chân chim có bộ rễ đẹp, cây phát triển nhanh, dễ trồng, chịu được khắc nghiệt tốt
Cây ngũ gia bì có bộ rễ đẹp, dễ trồng, dễ uốn được trồng chậu trang trí nội thất trưng ở nhiều nơi : cửa sổ, góc nhà, phòng khách, phòng ăn, hành lang, ban công, trước cửa nhà, phòng ngủ, … mang đến vẻ đẹp tươi xanh và sự sinh động, gần gũi.
Chậu cây lớn, dáng thế đẹp còn được trưng ở đại sảnh cơ quan, nhà hàng, khách sạn…những nơi đông người qua lại, đem đến không gian trong lành, dễ chịu, xua đuổi côn trùng.
Lá cây chân chim còn được dùng để cắm hoa.
Rễ và phần cũ của cây Ngũ Gia Bì xanh còn được điều chế làm vị thuốc Nam phục vụ chữa trị một số bệnh.
Ngũ gia bì còn được trồng trước cửa nhà, sân vườn ngoại thất, hoặc làm hàng rào xanh ở làng quê, làm cây đô thị…
Cây chân chim nhánh nhỏ, được tạo hình ngộ nghĩnh làm cây để bàn.
Ngâm ngũ gia bì với rượu để chữa bệnh đau khớp , phong thấp, tụ máu ,hoặc các chứng bệnh liên quan đến xương khớp.
Ngũ gia bì được phân làm hai loại: ngũ gia bì xanh và vàng ( đốm vàng ít hoặc nhiều trên lá được gọi là ngũ gia bì cẩm thạch).
Cách trồng chăm sóc cây chân chim trong nhà
Cây ngũ gia bì khỏe mạnh, sống bền bỉ, dẻo dai, dễ trồng và chăm sóc, chịu được bóng, lại có tác dụng đuổi muỗi nên được trồng trong nhà. Khi chăm sóc cây chân chim trong nhà chúng ta cần chú ý như sau:
Ánh sáng: khi trồng trong nhà vị trí quá tối hoặc đóng cửa thường xuyên sẽ làm lá bị rầy nâu trên ngọn hoặc rụng lá. Nên cần trồng nơi có ánh sáng chiếu vào tối thiểu 3-4 tiếng/ ngày ở các vị trí gần cửa sổ, cửa kính hoặc giếng trời, gần lối ra vào…Bệnh rầy thì xử lý bằng cách tiêu hủy, phun thuốc để tránh lây lan.
Nhiệt độ: chân chim thích nghi với biên độ nhiệt lớn, trồng tốt trong môi trường điều hòa, cây chịu được nóng và lạnh. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20°C – 30°C, nhiệt độ xuống dưới 5oC làm cây bị rụng lá.
Đất trồng ngũ gia bì trong nhà là loại đất thịt trộn thêm đất mùn, than bùn, giàu dinh dưỡng,tốt nhất là đất chua và phì nhiêu.
Tưới nước: cây chân chim chịu hạn tốt, chịu úng kém hơn nên khi trồng trong nhà không nên tưới nhiều, chỉ khi thấy đất trên mặt chậu chuyển màu khô trắng thì mới cần tưới. 1 tuần tưới khoảng 2 lần với lượng nước 500-1000 ml tùy vào điều kiện thời tiết. Khoảng 1 tháng cho cây ra ngoài trời để quang hợp 2-4 tiếng, phục hồi màu sắc tươi tắn của lá.
Bệnh thường gặp của ngũ gia bì là rầy: phá hoại lá non và lây lan làm cây phát triển chậm, mất thẩm mỹ. Để phòng bệnh nên trưng cây nơi cao ráo thoáng mát, kiểm tra cây tránh lây lan. Khi cây ra lá non không nên bón phân vô cơ , trừ rầy bằng thuốc Diazan.
Nhân giống cây chân chim dễ dàng bằng cách giâm cành.
Nếu bạn muốn trồng một cây xanh trong nhà vừa đẹp, lọc không khí tốt, lại không phải trừ muỗi thì ngũ gia bì chính là lựa chọn tuyệt vời!
SƠN TRA
-Tên dân gian:Còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine.
-Tên Hán Việt:Xích qua tử, Thử tra, Dương cầu (Đường Bản Thảo), Hầu tra (Thế Y Đắc Hiệu phương), Mao tra (Nhật Dụng Bản Thảo), Phàm tử, Hệ mai (Nhĩ Nhã), Đường cầu tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Sơn l{ quả (Thực Liệu Bản Thảo), Hầu lê, Sơn quả tử, Sơn tra tử, Sơn thường tử, Tiểu nang tử, Mộc đào tử, Địa chi lê, Hòa viên tử, Thị tra tử, Đường cầu tử, Sơn lật hồng quả, Ưởng sơn hồng quả (Hòa Hán Dược Khảo), Ty thế đoạn, Toan táo (Bách Nhất Tuyển phương), Đường lê tử (Toàn Ấu Tâm Giám), Thường cầu, Tra nhục, Mao tra, Sơn l{ hồng quả, Sơn tra thán, Tiêu sơn tra, Sao tra nhục, Sinh sơn tra (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Toan mai tử, Sơn lê (Trung Quốc Thụ Mộc Phân Loại Học).
- Tên khoa học:làCrataegus cuneara Sied.et Zucc.
- Họ khoa học:Họ Hoa hồng (Rosaceae).
Cây sơn tra
(Mô tả, hình ảnh cây sơn tra, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây sơn tra
Bắc sơn tra là một loại cây cao 6m, cành nhỏ thường có gai. Lá dài 5-10cm. Rộng 4-7cm, có 3-5 thuỳ, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá dài 2-6cm. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa màu trắng, 10 nhị. Quả hình cầu, đường kính 1-1m5cm, khi chín có màu đỏ thắm.
Cây nam sơn tra hay dã sơn tra cao 15m, có gai nhỏ 5-8mm. Lá dài 2-6cm. Rộng 1-4,5cm, có 3-7 thuỳ , mặt dưới lúc đầu có lông, sau nhẵn. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Cánh hoa trắng, 20 nhị. Quả hình cầu đường kính 1-1,2cm, chín có màu vàng hay đỏ.
Ở Việt Nam hiện nay đang khai thác với tên sơn tra hay chua chát, quả của hai loại cây khác nhau.
Cây chua chát, còn gọi la cây sán sá (Tầy) có tên khoa học là Malus doumeri (Bois) Chev, thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Cây này cao 10-15m, cây non có gai. Lá nguyên hình bầu dục dài 6-15cm, rộng 3-6cm, mép khứa răng cưa. Hoa hợp thành tán từ 3-5 hoa. Hoa mẫu 5, cánh màu trắng. Quả tròn hơi dẹt, khi chín ngả màu vàng lục, đường kính 5-6cm, cao 4-5cm, vị hơi chua hơi chát. Mùa hoa tháng 1-2, mùa quả thags 9-10, cây này thường được khai thác ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Nhân dân ở đay cũng bán sang Trung Quốc với tên sơn tra.
Cây táo mèo, còn gọi là chi tô di (Mèo) có tên khoa học Docynia indica (Mall.) Dec. cùng thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây nhỡ cao 5-6m, cây non cành có gai. Lá đa dạng, ở cây non lá mọc so le, xẻ 3-5 thuỳ, mép có răng cưa không đều. Ở thời kỳ cây trưởng thành lá hình bầu dục dài 6-10cm, rộng 2-4cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa họp từ 1-3 hoa, mẫu 5, cánh hoa màu trắng. Nhị 30-50. Quả hình cầu thuôn, đường kính 3-4cm, khi chín màu vàng lục, có vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 3, mùa quả tháng 9-10. Táo mèo mọc hoang và được trồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai độ cao trên 1000m. Ngoài ra còn cây Docynia delavayi (Fanch.) Schneid mùa hoa tháng 3 mùa quả tháng 6-7. Lá cây này cứng hơn cây trên, mặt dưới lá có lông cũng dày hơn. Quả cũng tương tự nhưng có cuống dài hơn. Cũng được thu mua với tên táo mèo hay sơn tra.
Phân bố, thu hái sơn tra
Trước đây sơn tra hoàn toàn nhập của Trung Quốc. Những năm gần đây ta đã thu mua táo mèo và chua chát dùng với tên sơn tra. Nhưng ta thấy hai cây này đều khác chi sơn tra thất do đó cần nghiên cứu so sánh việc sử dụng. Điều chú ý là một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc cũng nhập của ta những quả này với tên sơn tra. Nói chung quả chua chát và quả táo mèo của ta có đường kính lớn hơn sơn tra, khi chín sơn tra thật có màu đỏ mận hay đỏ tươi.
Quả sơn tra hay chua chát, táo mèo chín được hái về thái ngang hay bổ dọc, phơi hay sấy khô.
2. Tại Trung Quốc người ta dùng nhiều loại sơn tra khác nhau thuộc nhiều loài như Crataegus pinnatifida Bunge var.major N.E.Br., Crataegus cuneata Sieb.et Zucc., Crataegus scabrigolia (Fr.) Rehd., Craraegus Wattiana Heme et Lãe v.v...
Tại châu Âu chủ yếu người ta dùng Crataegus oxyacanth L. hoặc Crataegus sanguinea Pall.
Bộ phận dùng làm thuốc
Sơn tra là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.
Chế biến sơn tra như thế nào?
Quả sơn tra được hái về, sau đó đem thái miếng, phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc
Bảo quản sơn tra:
Bảo quản khô ráo, tránh ẩm mốc.
Thành phần hoá học của sơn tra
Theo nghiên cứ của sơn tra Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy có axit xitric, vitamin C, thấy hydrat cacbon và protit (Dược hoàng liên sơn) thấy có 2,76% tamin, 16,4% chất đường, 2,7% axit hữu cơ.
Các chất tan trong nước là 31%, độ trpo 2,25% tan hoàn toàn trong HCL.
Theo nghiên cứu của các nhà dược học Liên Xô cũ về quả sơn tra loài Crataegus oxyacantha L. và Crataegus sanguina Pall. ngoài chất tamin, fructoza còn có các chất cholin, axtylcholin và phytosterin. Mới đây người ta lại còn thấy các axit oleanic, ursolic và craraegic.
Trong hoa các loại sơn tra kể trên, có quexetinm quexitrin, tinh dầu và một số chất khác. Trong vỏ cây Crataegus oxyacantha người ta còn thấy 2 chất đắng craraegin và oxyacanthin.
Tác dụng dược lý của sơn tra
1. Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về quả sơn tra Việt Nam và Trung Quốc.
2. Quả sơn tra của Liên Xô cũ được Pôtguôcxki B.B (1951) và Checnưxep (1954) nghiên cứu thấy chế phẩm của sơn tra làm tăng sự co bóp của cơ tim đồng thời làm giảm sự kích thích cơ tim. Sơn tra còn làm tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu ở não, tăng độ nhạy của tim đối với tác dụng của cac glucozit chữa tim.
3. Hoa và lá sơn tra Crataegus oxyacantha được nhân dân và y học Châu Âu dùng từ lâu làm thuốc chữa tim, trong thí nghiệm và trên lâm sáng, thuốc chế từ hoa và lá Crataegus oxyacantha làm mạnh tim, điều hoà sự tuần hoàn, giảm sự kích thích của thần kinh.
Vị thuốc sơn tra
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
+ Vị chua, lạnh, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
+ Vị chua, ngọt, hơi ôn (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị ngọt, chua, không độc (Nhật Dụng Bản Thảo).
Quy kinh:
Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tz (Bản Thảo Kinh Sơ).
Vào kinh Tz, Can (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
Vào kinh Tz (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Tác dụng:
+ Tiêu thực, hóa tích, hoạt huyết, tán ứ (Trung Dược Học).
+ Nấu lấy nước trị lở sơn (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Uống chủ lợi thủy, gội đầu, tắm trị chàm, lở loét (Tân Tu Bản Thảo).
+ Hóa thực tích, hành khí kết, kiện vị, khoan cách, tiêu khí tích, huyết kết (Nhật Dụng Bản Thảo).
+ Tiêu nhục tích trệ, hạ khí, trị ợ chua (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Hóa ẩm thực, kiện tzvị, hành kết khí, tiêu ứ huyết (Bản Thảo Kinh Sơ). Chủ trị: + Trị các chứng tích trệ, bụng đầy, tiêu chảy, sản hậu ứ trệ, sản dịch ra không hết, sán khí, dịch hoàn đau (Trung Dược Học)
Liều dùng:
Ngày uống 3-10g dưới dạng thuốc sắc, uống một vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Tây y dùng dưới dạng cao lỏng (ngày uống 3 đến 4 lần trước bữa ăn, mỗi lần 20-30 giọt) hoặc cồn thuốc (ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 20-30 giọt) để chữa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, giảm đau.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sơn tra
Chữa ăn uống không tiêu
Sơn tra 10g, chỉ thực 6g, trần bì5gm hoàng liên 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia ba lần uống trong ngày.
Chữa hóc xương cá
Sơn tra 15g, sắc đặc với 200ml nước. Ngậm một lúc lâu rồi nuốt đi
Chữa ghẻ lở, lở sơn:
Nấu nước sơn tra mà tắm.
Trị sinh xong mà sản dịch không ra hết, bụng đau, bụng đau gò lại:
Sơn tra 90g, sắc kỹ, thêm ít đường, uống lúc đói rất hay (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị thịt tích lại không tiêu:
Sơn tra nhục 120g, sắc kỹ, ăn cả nước lẫn cái (Giản Tiện phương).
Trị sán khí gây nên thiên trụy (thoái vị), dịch hoàn sệ xuống:
Sơn tra nhục, Hồi hương (sao), đều 30g, tán bột, làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước sôi, lúc đói (Vệ Sinh Giản Dị phương).
Trị trường phong hạ huyết, uống nhiều thuốc mát hoặc thuốc nóng và thuốc trị Tỳ hư mà không khỏi
Dùng 1 vị Sơn khỏa quả, tục gọi là Toan táo, lại có tên khác là Ty thế đoàn, phơi khô, tán bột. Dùng lá Ngải sắc lấy nước uống thuốc thì khỏi ngay (Bách Nhất Tuyển phương).
Trị người lớn tuổi lưng đau, chân đau:
Sơn tra nhục, Lộc nhung (nướng), lượng bằng nhau, tán bột. Luyện với mật làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 50 viên với rượu (Thế Y Đắc Hiệu phương).
Trị ợ hơi, rối loạn tiêu hóa:
Sơn tra sống, Sơn tra sao đều 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị tiêu chảy: Sơn tra thán 10g, tán bột, uống với nước sôi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trẻ nhỏ tiêu chảy:
Lưu Đại Phát dùng sirô Sơn tra cho uống, mỗi lần 5 – 10ml, ngày 3 lần. Đã trị 212 ca, kết quả đều khỏi. 173 ca khỏi trong 2 – 3 ngày (Hồ Bắc trung Y Tạp Chí 1985, 4: 28).
Trị kinh nguyệt bế do ứ huyết hoặc sau khi sinh bụng đau do ứ trệ:
Sơn tra 40g, sắc, bỏ bã, trộn với 25g đường, uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị kiết lỵ cấp, đại trường viêm cấp:
Sơn tra 60g, sao cháy sơ. Thêm 30ml rượu, trộn đều, sao lại cho khô rượu. Thêm 200ml nước, sắc khoảng 15 phút, bỏ bã, thêm 60g ờnnng, sắc cho sôi, uống nóng, ngày 1 thang. Trị 100 ca đều khỏi. Thường chỉ 1 thang là có kết quả (Tân Y Học Tạp Chí 1975, 2: 111). Trị 51 ca kiết lỵ cấp, khỏi 41 ca, kết quả tốt hơn dùng thuốc Chlorocid [Tây y] (Chu Kiến Viễn, Tân Y Học Tạp Chí 1977, 1: 3).
Trị kiết lỵ cấp, đại trường viêm cấp:
Sơn tra (sao cháy) 120g, Bạch biển đậu (hoa) 30g. sắc uống ngày 1 thang. Trị 91 ca, có kết quả 97,80%. Báo cáo cho biết Sơn tra trị lỵ tốt hơn còn Bạch biển đậu (hoa) đối với đại trường viêm tốt hơn (Trung Thảo Dược Học Báo 1973, 3: 31).
Trị lỵ mới phát:
Sơn tra 30g, sắc nước. Thêm đường mía 30g, Tế trà sắc sôi, uống nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị lipid máu cao:
Sơn tra, Mạch nha (cô đặc). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30g. mỗi ệuuu trình 14 ngày. Trị 127 ca Cholesterol cao, có kết quả 92% (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1979, 5: 23).
Tham khảo
Ứng dụng lâm sàng trong điều trị
- Sơn tra được sử dụng trong một số bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, béo phì,...
So sánh
+ Sơn tra dùng chung với Sâm, Truật thì tiêu tích trệ; Dùng chung với Khung, Quy thì tan được huyết cü (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Sơn tra kh o trừ được chất thịt tanh tích trệ, không giống với Mạch nha tiêu ngü cốc tích trệ. Trương Trọng Cảnh trị thương hàn gồm 113 phương thang, chưa từng dùng Mạch nha, Sơn tra là vì sao? Vì tính nó chậm, cüng như người không có khả năng dẹp loạn, cho nên chỉ dùng Đại Thừa Khí, tiểu Thừa Khí thôi. Người đời nay không cứ có chất thịt tích trệ hay không, cứ dùng Sơn tra, cho là ổn, e rằng đã không ích lợi gì thì tất nhiên phải có hại ít nhiều. Người hiểu biết nên xét kỹ (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Tiêu Sơn tra có tác dụng tiêu thức ăn do thịt tích lại, kèm bụng đau, tiêu chảy. Tiêu mạch nha tiêu thức ăn loại ngü cốc, dùng cho người không bị tiêu chảy, không sốt. Tiêu Thần khúc có tác dụng tiêu cơm, dùng cho người có phát sốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sơn tra và Kê nội kim đều có tác dụng tiêu thực, đạo trệ. Nhưng Sơn tra chuyên tiêu tích trệ do thịt, kèm hóa ứ. Kê nội kim có tác dụng kiện Tz, tiêu thực, hóa sỏi, thông lâm ((Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư yếu, không có thực tích: không nên dùng Sơn tra (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
THƯƠNG TRUẬT
Tên khác:
Sơn tinh (Bảo Phác Tử),Địa quỳ, Mã kế, Mao quân bảo khiếp, Bảo kế, Thiên tinh Sơn kế, Thiên kế, Sơn giới(Hòa Hán Dược Khảo), Xích truật (Biệt Lục), Mao truật, Chế mao truật, Kiềm chế thương truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Atractylodes chinensis (DS) Loidz (Bắc Thương truật) thuộc họ Cúc (Compositae).
Cây thương truật
( Mô tả, hình ảnh cây thương truật, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô Tả:
Cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m, có rễ phát triển thành củ to, thân mọc thẳng đứng. Lá mọc so le, dai, gần như không cuống. Lá ở phía gốc chia 3 thùy, nhưng cắt không sâu, hai thùy 2 bên không lớn lắm, thùy giữa rất lớn. Lá phía trên thân hình mác, không chia thùy. Mép lá đều, có răng cưa nhỏ, nhọn. Hoa tự hình đầu, tổng bao do 5-7 lớp như ngói lợp, dưới cùng có một lớp chia rất nhỏ, hình lông chim. Hoa hình ống, đơn tính hoặc lưỡng tính, tràng hoa màu trắng hay tím nhạt, phiến chia 5 thùy xẻ sâu, 5 nhị (có khi bị thoái hóa) nhụy có đầu vòi chia hai, bầu có lông mềm, nhỏ. Hoa tự Thương truật nhỏ và gầy hơn hoa tự Bạch truật. Quả khô.
Cây này mọc ở Trung Quốc, đã được di thực vào Việt Nam nhưng chưa phát triển.
Thu hái:
Mùa xuân, Thu đào về, phơi khô.
Bộ phận dùng:
Thân rễ khô (Rhizoma Atractylodis). Lựa củ to, cứng, chắc, không râu, chỗ gẫy nhiều đốm Chu sa, mùi thơm nồng, chỗ gẫy để lâu có thể có tủa tinh thể như lông trắng là loại tôtw (Dược Tài Học).
Mô tả dược liệu:
Thương truật giống như chuỗi hạt không đều hoặc hình trụ tròn nối đốt nhau. Thường có dạng cong, nhăn, lớn nhỏ không đều, dài 3-9cm, đường kính khoảng 2cm. Mặt ngaòi mầu nâu tro hoặc nâu đen, có vân nhăn và cong chạy ngang, có vết thân cây còn lại. Thuốc cứng, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy mầu trắng vàng hoặc trắng tro, có nhiều đốm dầu thường gọi là ‘Chu Sa Diêm’. Mùi thơm, đặc biệt nồng đặc, vị hơi ngọt, đắng (Dược Tài Học).
Bào chế:
Ngâm nước gạo cho mềm, thái phiến, sao khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chích Thương truật: Lấy Thương truật phiến, rẩy nước vo gạo vào cho ướt đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa cho hơi vàng. Hoặc lấy Thương truật tẩm nước vo gạo rồi vớt ra, cho vào nồi hấp (đồ) cho chín, lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Để chỗ khô ráo, râm mát.
Thành phần hóa học:
2-Carene, 1, 3, 4, 5, 6, 7-Hexahydro-2, 5, 5-Trimethyl-2H-2, 4a-Ethanopaphthalene, b-Maaliene, Guaiene, Chamigrene, Caryophyllene, Elemene, Humulene, Seliene, Patchoulene, 1,9-Aristolodiene, Elemol, a-Tractylone, Selina-4 (14), 7 (11)-Diene-8-One, Atractylodin, Hinesol, b-Eudesmol (Hoàng Trì, Trung Quốc Dược Khoa Đại Học Học Báo, 1989, 20 (5): 289).
Furaldehyde (Cao Kiều Chân Thái Lang, Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1959, 79 (4): 544).
3 b-Acetoxyatractylone, 3 b-Hydroxyatractylone (Tây Xuyên Dương Nhất, Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1976, 96 (9): 1089).
Atractyol, Atractylone, Hinesol, b-Eudesmol (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
. Tác dụng đối với đường huyết: Cho uống nước sắc Thương truật hoặc chích dưới da dịch chiết Thương truật với liều 8g/kg đối với thỏ nhà, thấy lượng đường trong máu tăng lên, 1 giờ sau lại hạ xuống, và trong vòng 6 giờ lại lên (Đường Nhữ Ngu, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1958, 44 (2): 150). Nếu cho uống liên tục8-10 ngày sau thì mức đường lại trở lại bình thường (Kin Yung Hi và cộng sự, Quốc Ngoại Y Học, Trung Y Trung Dược Phân Sách 1989, 11 (1): 57).
. Tác dụng đối với hệ niệu sinh dục: Cho chuột nhắt uống nước sắc Thương truật không thấy có tác dụng lợi niệu nhưng thấy lượng muối tăng lên (Trung Dược Học).
. Tác dụng vận động tiêu hóa: Cho dùng dịch chiết Thương truật với liều 75mg/kg thấy có tác dụng, chủ yếu là do chất b-Eudesmol (Lý Dục Hạo, Trung Dược tân Dược lâm Sàng Dữ Lâm Sàng Dược Lý Thông Tấn1991, (1): 27).
. Đối với tá tràng thỏ, nước sắc Thương truật hơi có tác dụng co rút (Lô Chấn Sơ, Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1986 (8): 25).
Công dụng:
Trừ ác khí (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Minh mục, noãn thủy tạng (Tuyên Minh Luận).
Kiện Vị, an Tỳ (Trân Châu Nang).
Tán phong, ích khí, tổng giải chư uất (Đan Khê Tâm Pháp).
Kiện Tỳ, táo thấp, giải uất, tịch uế (Trung Dược Đại Từ Điển).
Táo thấp, kiện tỳ, phát hãn, giải uất (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
Kỵ trái Đào, trái Lý, thịt chim Sẻ, Tùng thái, Thanh ngư (Dược Tính Luận).
Kỵ Hồ tuy, Tỏi (Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).
Phòng phong, Địa du làm sứ cho Thương truật (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Người nhiều mồ hôi, táo bón: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Dùng thuốc có Thương truật phải kiêng ăn quả Đào, Mận, thịt chim Bù cắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Liều dùng:
4 – 12g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thương truật
Trị Tỳ kinh có thấp khí, ăn ít, chứng hư lao:
Thương truật thật tốt 20 cân, tẩm nước gạo, bỏ vỏ ngoài, tẩm nước gạo 1 ngày đêm. Hôm sau lấy ra, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Cho vào nồi, đổ đầy nước, nấu 1 ngày 1 đêm, bỏ bã. Lại cho thêm Thạch nam diệp 3 cân (lau sạch màng đỏ), Chử thực tử 1 cân, Xuyên quy ½ cân, Cam thảo 120g, nấu 1 ngày 1 đêm, lọc bỏ bã. thêm Mật ong 3 cân, nấu thành cao. Mỗi lần uống 20g, lúc đói, uống với rượu thì tốt hơn (Sơn Tinh Cao – Ngô Cầu Hoạt Nhân Tâm Thống phương).
Trị mắt có màng mộng, làm thanh vùng đầu mặt, giữ vững hạ tiêu:
Thương truật 1 cân, rửa sạch, chia làm 4 phần. Mỗi phần tẩm với Rượu, Giấm, nước Gạo nếp, Đồng tiện, ngâm 3 ngày, mỗi ngày phải thay nước. Rồi thái mỏng, bồi khô. Thêm Hắc chi ma vào, sao cho thơm, tán bột. dùng rượu nấu với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
Trị lưng đau, chân yếu vì thấp khí làm cho tê, chân tay mỏi:
Thương truật 1 cân, thái ra, trộn đều, chia làm 4 phần. Mỗi phần tẩm với nước Gạo, nước Muối, Giấm và Rượu, tẩm 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước 1 lần, rồi phơi khô, trộn đều. Lại chia làm 4 phần, mỗi phần sao chung với Xuyên tiêu, Hồi hương, Bổ cốt chỉ, Hắc khiên ngưu đều 40g. sao cho đến khi bốc mùi thơm thì bỏ các vị kia đi, chỉ lấy Thương tậttt, tán bột. Dùng Giấm nấu làm hồ, trộn thuốc bột Thương truật làm thành viên,to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, uống với rượu hoặc nước muối. Người trên 50 tuổi thì thêm Trầm oơng 40g vào (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị tóc bạc, làm cho da mặt xinh tươi, trẻ đẹp:
Thương truật 1 cân, dùng nước gạo tẩm ½ ngày, tán bột. Địa cốt bì, rửa với nước ấm cho sạch, bỏ lõi, phơi khô, tán bột, 1 cân. Quả dâu (Tang thầm) chín 20 cân, cho vào chậu sành vò nát, dùng vải hoặc lụa vắt lấy nước cốt, trộn với thuốc bột của 2 vị trên, quấy đều như hồ, đổ vào mâm (bằng nhôm thì tốt). Ban ngày phơi nắng mặt trời, ban đêm phơi sương cho nó hút lấy những khí tinh hoa tinh túy của mặt trời, mặt trăng, đợi đến khi khô, tán bột. Dùng Mật ong luyện hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với rượu ngon, mỗi ngày 3 lần. Uống được 1 năm, tóc đã bạc rồi cũng có thể biến thành đen. Uống liên tục 3 năm thì nhan sắc xinh tươi, trẻ đẹp như thiếu niên (Bảo Thọ Đường phương).
Bổ tỳ, tư thận, sinh tinh, mạnh gân xương:
Thương truật 5 cân, cạo bỏ vỏ thô, bồi khô, tán bột. Lấy nước gạo trộn với bột Thương truật, quấy đều cho đến đáy, gạn bỏ sạn. Hắc chi ma gĩa, bỏ vỏ, nghiền nát,lấy vải lọc lấy nước cốt, bỏ bã. lấy nước đó hòa với thuốc bột Thương truật, phơi khô. Mỗi lần uống 12g với nước cơm hoặc rượu nóng, lúc đói (Tập Hiệu phương).
Trị da mặt vàng, không còn sắc máu, biếng ăn, thích nằm, khí lực và tinh thần đều sút kém:
Thương truật 1 cân, Địa hoàng ½ câ. Về mùa đông thêm Can khương 40g, mùa xuân, thu 28g, mùa hè 20g. tán bột, dùng hồ làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên (Tế Sinh Bạt Tụy).
Trị trẻ nhỏ bị báng tích:
Thương truật 160g, tán bột. Gan dê 1 bộ, dùng dao tre mổ gan ra, rắc thuốc bột vào rồi dùng chỉ buộc lại, cho vào nồi đất, nấu thật nhừ. Gĩa nát, làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước nóng (Sinh Sinh Biên phương).
Trị trong bụng hư lạnh gây nên không thích ăn uống, ăn không tiêu, dần dần gầy ốm:
Thương truật 3 cân, men rượu 1 cân, sao vàng, tán bột. Dùng mật luyện hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 3 lần. Nếu lạnh quá thêm Can khương 30g, nếu bụng đau âm ỉ, thêm Xuyên quy 90g. Gầy ốm quá thêm Cam thảo 60g (Trửu Hậu phương).
Trị chứng Tỳ thấp, tiêu chảy, kiệt sức, không ăn uống được, tiêu sống phân:
Thương truật 80g, Bạch thược 40g, Hoàng cầm 20g, Quế 8g. tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước cơm (Hòa Tễ Cục phương).
Trị về mùa hè bị tiêu chảy do ăn uống không điều độ:
Thần khúc, Thương truật, tẩm nước gạo 1 đêm, sấy khô, tán bột. Dùng hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm (Hòa Tễ Cục phương).
Trị ăn vào là đi tiêu ngay, kiết lỵ lâu ngày không khỏi: Thương truật 60g, Xuyên tiêu 30g, tán bột. Dùng giấm làm hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn (Bảo Mệnh Tập).
Trị quáng gà:
Thương truật 60g, lấy nước gạo tẩm 1 đêm, bồi khô, tán bột. Gan dê 1 cân, dùng dao tre mổ ra, rắc thuốc bột vào, lấy dây gai buộc chặt. Lấy nước vo gạo và 1 ít gạo nấu nhừ, để nguội, ăn cho đến khi khỏi thì thôi (Thánh Huệ phương).
Trị mắt đau, quáng gà, mắt híp không mở ra được:
Thương truật ½ cân, tẩm nước vo gạo 7 ngày, bỏ vỏ, thái mỏng, bồi khô. Thêm Mộc tặc 60g, đều tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước trà hoặc rượu (Thánh Huệ phương).
Trị răng đau (nha phong):
Thương truật, hòa nước muối, tẩm qua, đốt tồn tính. Tán bột, sát vào răng (Phổ Tế phương).
Trị viêm khớp đau do phong hàn thấp hoặc do thấp nhiệt:
Thương truật, Tần giao, Tỳ giải, Mộc qua, Ý dĩ nhân, Tang ký sinh, Thạch hộc, Hoàng kỳ, Thục địa, Thạch xương bồ đều 10g, Quế chi 6g, Tàm sa 10g, Cam thảo 3g, sắc uống.
Trị viêm khớp mạn thể phong hàn thấp.
Nhị diệu hoàn (Đơn khê tâm pháp): Thương truật, Hoàng bá sao (sao) lượng bằng nhau, tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 6 - 10g, ngày 3 lần với nước ấm. Trị viêm khớp thể thấp nhiệt gia Ngưu tất là bài Tam diệu hoàn, gia thêm Ý dĩ nhân là bài Tứ diệu hoàn đều trị chứng thấp khớp sưng đau.
Trị rối loạn tiêu hóa , bụng đầy, tiêu chảy, nôn, buồn nôn:
Bình vị tán (Hòa tể cục phương): Thương truật, Cao bản, Xuyên khung, Khương hoạt, Bạch chỉ đều 6g, Cam thảo 3g, Tế tân 3g, tán bột mịn gia Sinh khương, Thông bạch sắc uống ấm. Ngoài ra, Thương truật còn dùng trị chứng quáng gà, nấu với gan lợn ăn.
Tìm hiểu thêm về thương truật
Tính vị:
Vị cay nhiều (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Vị ngọt cay, là vị thuốc dương mà có hơi âm (Trân Châu Nang).
Vị ngọt, tính hơi ôn (Y Học Khải Nguyên).
Vị đắng, ngọt, tính ôn, vị đậm, khí nhạt, âm trong dương, có mùi hôi, không độc (Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).
Vị ngọt mà cay nhiều, tính ôn mà táo, âm trong dương (Bản Thảo Cương Mục).
Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy Kinh:
. Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Y Học Khải Nguyên).
. Vào kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường, thủ Thái dương Tiểu trường (Bản Thảo Cương Mục).
. Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Tân Biên).
. Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tham khảo:
Thương truật là thuốc chủ yếu trị thấp, đờm. vị cay mà ấm nên trừ được tà. nó đượ chính khí của trời đất. Sách ‘Thần Nông Bản Thảo’ chưa chia ra Thương truật và Bạch truật, đến Đào Hoằng Cảnh mới phân biệt rồi đời sau trọng dụng Bạch truật mà xem thường Thương truật. Lý Đông Viên nói rất dúng là: khả năng bổ trung, trừ thấp thì dược lực của Thương truật không bằng Bạch truật nhưng côngdụng khoan trung, phát hãn thì lại hơn. Nói như vậy là đúng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Thương truật cùng dùng với Hoàng bá, Ngưu tất, Thạch cao thì đi xuống, trị bệnh thấp ở hạ tiêu; Cho vào bài Bình Vị Tán thì trừ được thấp ở Vị; Cho vào thuốc như Thông bạch, Ma hoàng thì tán được tà ở tấu lý đến bì phu (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Thương truật vị cay, tính ôn, có tác dụng trừ thấp, phát hãn nhiều nhưng tán nhiều hơn bổ. Bạch truật vị ngọt, tính ôn, hoãn, có tác dụng kiện tỳ, khứ thấp, sức bổ Tỳ thổ mạnh hơn, bổ nhiều hơn tán (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Thương truật dùng chung với gan Dê đực trị quáng gà có hiệu quả tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
HUYẾT RỒNG (KÊ HUYẾT ĐẰNG)
Huyết rồng hay còn gọi là kê huyết đằng, cây dây máu, người Thái vùng Tây Bắc gọi là cây bổ máu. Cây thường gặp trong các rừng, dọc theo các sông suối trên đất có cát. Là loại dây leo nhánh hình trụ, có lông mềm, về sau nhẵn
Lá kép 3 lá chét, lá kèm nhỏ dễ rụng. Hoa thành chùy có lông, 10-20cm, cuống hoa nhỏ có lông, 3mm, đài có lông với các thùy hình tam giác tù, tràng hoa màu tía. Quả đậu hình lưỡi liềm, có lông nhung. Thu hái dây quanh năm, phơi héo, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.
Theo y học cổ truyền, huyết rồng có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm quy vào kinh can, thận. Tác dụng bổ khí huyết, mạnh xương cốt, thư cân, chỉ thống. Điều trị các chứng ứ huyết, cơ nhục sưng đau, tê thấp, đau lưng, mỏi gối, chân tay tê bại, ra mồ hôi, kinh nguyệt không đều.
Một số bài thuốc thông dụng có huyết rồng:
Bài 1: Chữa các chứng khí hư, huyết thiếu, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt : huyết rồng 16g, hà thủ ô đỏ 12g, đương quy 12g, nhân sâm 10g, thục địa 12g, sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống lúc còn nóng. Dùng liền 3 - 5 n gày.
Huyết rồng đã sơ chế .
Bài 2: Bài thuốc có tác dụng làm đẹp da: 30g huyết rồng, 2 quả trứng gà đã luộc chín. Huyết rồng rửa sạch, trứng đã chín. Tất cả cho vào nồi đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa còn một bát, cho một ít đường trắng. Uống nước, ăn trứng. Ăn liền 3 - 5 ngày .
Bài 3: Chữa đau lưng, mỏi gối: huyết rồng 16g, cẩu tích 12g, tục đoạn 12g, xuyên khung 12g, dây đau xương 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Dùng liền 6 thang.
Bài 4: Chữa kinh nguyệt không đều: huyết rồng 16g, nghệ vàng 6g, ngưu tất 10g, ích mẫu 12g sắc uống ngày một thang. Dùng 5 - 10 ngày.
MƯỚP
Mướp, Mướp ta
Tên khoa học Luffa cylindrica(L.) thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.
Cây Mướp
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6-8cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Mùa hoa quả tháng 8-10
Bộ phận dùng:
Xơ Mướp - Retinervus Luffae Fructus, thường gọi là Ty qua lạc. Quả tươi - Fructus Luffae, thường gọi là Sinh ty qua. Lá, dây, rễ, hạt cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái:
Cây được trồng rất rộng rãi ở khắp nước ta lấy quả ăn. Thường thì ta ăn quả còn non, dùng nấu canh hay xào ăn. Nếu đã già quả có nhiều xơ, thì ta loại bỏ vỏ ngoài và hạt, chỉ dùng xơ Mướp.
Thành phần hóa học:
Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin.
Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.
Vị thuốc Mướp
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, công dụng:
- Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
- Lá Mướp có vị đắng, chua, hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoá đàm chỉ khái.
- Hạt Mướp có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.
- Dây Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
- Rễ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
- Quả Mướp có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, lương huyết giải độc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mướp
Trị viêm xoang
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc có thể dùng để trị rất nhiều bệnh. Từ hoa mướp đến xơ mướp, từ mướp tươi đến mướp khô đều có tác dụng trị bệnh mà không gây tác dụng phụ nào. Người ta biết đến nhiều nhất là tác dụng trị viêm xoang của quả mướp. Theo đó, chỉ cần dùng quả mướp khô sắc nước uống liên tục trong 8 ngày, người bệnh sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Cách làm đơn giản như sau: mướp đem phơi khô sau đó đem bỏ vào nồi rang cho mướp teo lại và đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần người bị viêm xoang nên uống 6g, ngày một lần vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, bụng chưa có gì. Kiên trì thực hiện trong 8 ngày, chứng viêm xoang sẽ biến mất.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Về chứng đi đại tiện khó khăn đến mức chảy cả máu, có thể dùng hoa mướp nấu nước uống hoặc đơn giản và phổ biến hơn, dùng mướp nấu canh ăn hàng ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng. Nếu dùng hoa mướp, người bị trĩ chỉ cần dùng 30g hoa mướp nấu thành nước uống, uống mỗi ngày 1 lần. Đơn giản hơn, người bị trĩ có thể dùng mướp tươi nấu canh cùng thịt lợn nạc ăn hàng ngày.
Chữa viêm họng
Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần. Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml. Điều trị huyết áp Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Trị đau nhức thần kinh
Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm. Chữa sốt cao, đau đầu Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5-10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2-3 lần trong ngày.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi. Điều hòa kinh nguyệt Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Chữa tắc tia sữa
Dùng quả Mướp khô cả hạt, đốt tồn tính, tán bột, uống với rượu, mỗi lần 8g và dùng xoa bóp ngoài.
Tham khảo
Cách lấy nước mướp làm đẹp dung nhan như sau:
Lấy kéo cắt ngang dây mướp có quả cách mặt đất chừng 50cm để phần dây mướp còn lại uốn cong, miệng cắt quay xuống, cắm vào một bình thuỷ tinh sạch (tốt nhất là bình thuỷ tinh trong suốt có khắc dung lượng). Dùng keo dính bịt kín miệng bình. Chờ nước mướp chảy vào đầy bình đổi bình khác. Dùng vải sợi nhỏ lọc nước mướp. Cho nước mướp đã lọc vào lọ, đặt vào tủ lạnh dùng dần. Khi sử dụng nên cho vào nước mướp một giọt dầu thơm, một chút rượu và một chút axit boric.
MỒNG TƠI
Mồng tơi, Rau mồng tơi.
Tên tiếng Trung: 落葵
Tên khoa học: Basella alba L. (B. rubra L.)
Họ khoa học: Thuộc họ Mồng tơi - Basellaceae.
Cây Mồng tơi
(Mô tả, hình ảnh cây Mồng tơi, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây thảo leo có thân quấn, mập và nhớt, màu hung đỏ. Cây sống hàng năm hay hai năm. Lá mọc so le, phiến nguyên và mọng nước. Hoa xếp thành bông, màu tím nhạt. Quả bế hình cầu hay hình trứng nằm trong bao hoa nạc tạo thành một quả giả khi chín chuyển màu tím sẫm.
Có hai thứ thường trồng: thứ hoa trắng tím, quả đen nhánh và thứ hoa trắng, quả trắng.
Bộ phận dùng:
Toàn cây - Herba Basellae Albae.
Nơi sống và thu hái:
Loài cổ nhiệt đới, thường được trồng làm rau ăn. Thu hái cành lá quanh năm, thường dùng tươi. Hạt thu hái ở quả chín, phơi khô.
Thành phần hóa học:
Lá tươi chứa nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin A và B); cây chứa protein, calcium, sắt, vitamin, chất nhầy.
Mồng tơi - vị thuốc chữa bệnh.
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Cây có vị ngọt nhạt, tính mát;
Lá Mồng tơi có vị chua, ngọt, tính mát
Quy kinh
5 Kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng.
Tác dụng:
Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiếp cốt chống đau.
Lá có tác dụng hoạt trường, thông đại tiểu tiện.
Ứng dụng lâm sàng của cây Mồng tơi
Làm vết thương, tốt cho xương khớp:
Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Đại tiện táo bón:
Dùng mồng tơi 500g, thêm mắm muối, tương, giấm, nấu thành món canh ăn trong bữa cơm; sau vài ngày đại tiện sẽ thông.
Đại tiện xuất huyết kinh niên:
Rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng), hầm lên ăn; sau khi thịt gà chín, mới cho mồng tơ ivào, nấu thêm 20 phút là được.
Tiểu tiện không thông suốt,đái rắt, đái nhỏ giọt:
Dùng rau mồng tơi tươi 70 - 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
Chảy máu mũi do huyết nhiệt:
Dùng mồng tơi tươi giã nát, dùng bông thấm nước cốt, nhét vào lỗ mũi.
Ngực bồn chồn, đầy tức:
Rau mồng tơi 60g, sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng vào uống, uống ấm.
Chữa yếu sinh lý:
Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
Trị mụn nhọt:
Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước), trộn với ít muối đắp lên mụn.
Say nắng:
Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị, để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.
Đẹp da:
Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Trị tiểu khó:
Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi, vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội, thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn điểm tâm, còn bã mồng tơi dùng để đắp lên bụng dưới chỗ bọng đái.
Chữa bỏng:
Dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.
Lợi sữa:
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắtnên tốt cho thai phụ…
Trĩ:
Giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ bị trĩ.
Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón:
Rau mồng tơi, mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Tham khảo
Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú. Hạt dùng sắc lấy nước rửa chữa đau mắt. Còn dùng tán bột hoà với mật ong bôi lên mặt cho da mặt được mịn màng, hoặc dùng thoa trị rôm sẩy.
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc trị lỵ, đại tiện bí kết, viêm bàng quang, viêm ruột thừa; dùng ngoài trị gẫy xương, đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết, bỏng lửa.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá trong điều trị bệnh lậu và viêm quy đầu. Dịch lá dùng trị mày đay và trong trường hợp táo bón, nhất là ở trẻ em và phụ nữ có thai.
Ở Thái Lan, lá được dùng trị bệnh nấm đốm tròn; hoa dùng trị bệnh nấm lang ben, rễ nhuận tràng và dùng ngoài trị sự biến màu của da tay, chân và dùng trị gàu; quả dùng làm thuốc nhuộm màu thức ăn.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:211.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

Snack's 1967