Old school Easter eggs.
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
MỘC HƯƠNG
Tên khác
- Tên thường gọi:Vị thuốcMộc hươngcòn gọiNgũ Mộc hương(Đồ Kinh),Nam mộc hương(Bản Thảo Cương Mục),Tây mộc hương, Bắc mộc hương, Thổ mộc hương, Thanh mộc hương, Ngũ hương, Nhất căn thảo, Đại thông lục, Mộc hương thần(Hòa Hán Dược Khảo),Quảng Mộc hương, Vân mộc hương, Xuyên mộc hương, Ổi mộc hương(Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Tên khoa học:Saussurea lappa Clarke.
- Họ khoa học:Họ Cúc (Compositae).
Cây mộc hương
(Mô tả, hình ảnh cây mộc hương, thu hái, phân bố, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể đến 5cm, vỏ ngoài mầu nâu nhạt. Phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12 – 30cm, rộng 6 – 15cm, cuống dài 20 – 30cm, có rìa. Mép lá nguyên và hơi lượn sóng, 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên trên lá càng nhỏ dần. Mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại, phía trên cùng lá gần như không cuống hoặc có khi như ôm lấy thân cây. Hoa hình đầu, mầu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong, mầu nâu nhạt, có những đốm mầu tím.
Mùa hoa vào các tháng 7-9. Mùa quả tháng 8 – 10.
Đa số trồng ở Vân Nam (Trung Quốc – Vì vậy mới gọi là Vân Mộc hương).
Thu hái, Sơ chế:
Về mùa đông, sau khi đào lên, rửa sạch đất, rễ tơ và thân lá, cắt thành những khúc ngắn 6,6 – 13,3cm. Loại thô to, rỗng ruột thì chẻ dọc thành 2-4 miếng, phơi khô, bỏ vỏ ngoài là được.
Bộ phận dùng:
Rễ khô. Loại cứng chắc, mùi thơm nồng, nhiều dầu là tốt. Loại hơi xốp, ít mùi thơm, ít dầu là loại vừa.
Mô tả dược liệu mộc hương
Mộc hương hình trụ tròn, hình giống xương khô, dài 5 – 11cm, đường kính 1,6 – 3,3cm. Mặt ngoài mầu vàng nâu, nâu tro, có vằn nhẵn và rãnh dọc rõ rệt, đồng thời có vết của rễ cạnh. Chất chắc, khó bẻ gẫy, vết bẻ không phẳng. Chung quanh méo. Ở giữa mầu trắng tro hoặc mầu vàng. Còn phần khác mầu nâu tro, nâu tối, có tâm hình hoa cúc. Cả thân rễ có thể nhìn thấy điểm dầu mầu nâu phân tán. Có mùi thơm đặc biệt, vị đắng.
Có nhiều loại mộc hương:
1- Vân Mộc Hương hoặc Quảng Mộc Hương: tên khoa học: Saussurea lappa Clarke. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo, lá phía gốc hình 3 cạnh tròn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Lá phía thân cũng hình 3 cạnh, càng lên cao lá càng nhỏ, mép có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế.
2- Thổ Mộc Hương hoặc Hoàng Hoa Thái, tên khoa học: Inula helenium L. thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo. Lá phía gốc to, lá phía thân nhỏ hơn, mọc so le. Mép lá có răng cưa không đều. Cụm hoa hình đầu, màu vàng. Quả bế.
3- Xuyên Mộc Hương hoặc Thiết Bản Mộc Hương, tên khoa học Jurinea aff souliei Franch. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo. Mép lá chia thùy. Mặt trên có lông thưa, mặt dưới có lông nhung trắng. Cụm hoa hình đầu. Quả dẹt.
Ngoài ra, trong nhân dân còn dùng với tên Mộc hương nam cây Aristolochia balansae Franch. Thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae). Cây bụi, cành đen. Lá nhẵn hình trái xoan dài. Hoa màu đỏ. Quả nang.
Có nơi còn gọi vỏ cây Tai Nghé (Hymenodictyon excelsum (Roxb) Wall var. veluttinum Pierre, họ Cà phê (Rubiaceae) là vỏ Rụt, cần chú ý tránh nhầm lẫn. Loại cây này cao 7-8m, lá rộng 8-13cm, 2 mặt lá đều có lông. Hoaậppp trung thành bông dài, quả nang.
Bào chế: mộc hương
+Dùng để điều khí thì dùng sống. Nếu muốn cho ruột sáp lại thì bọc bột, nướng chín dùng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lấy rễ ngâm nước, vớt ra, trên ủ vải ướt. Khi nước ngấm vào mềm đều, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc trộn với bột mì bọc lại, đem nướng lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Rửa sạch, phơi trong râm cho khô. Thái mỏng, tán bột. Khi dùng, cho vào nước thuốc đã sắc xong rồi, quấy đều, uống. Hoặc mài với nước thuốc thang đã sắc rồi, uống (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Dễ mốc mọt. Cần để nơi khô ráo, kín. Kỵ nóng. Không nên phơi nhiều làm mất mùi thơm.
Thành phần hóa học của mộc hương
+ Trong tinh dầu có Aplotaxene, a Ionone, b Seline, Saussurea lactone, Costunolide, Costic acid, a Costene, Costuslacone, Camphene, Phellandrene, Dehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin (Trung Dược Học).
+ Aplotaxene, a-Ionone, b-Selinene, Saussurealactone, Custunolide, Costic acid, Costol, a-Costene,Costuslactone, Camphene, Phellandrene, Dehydrocostuslactone, Dihydrodehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin, Saussuine (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trong Vân và Quảng Mộc hương có chừng 1 – 2,8% tinh dầu, 6% chất nhựa Sausurin và chừng 18% chất Inulin. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu là Aplotaxen C17H28 và b Costen C15H24 chất Costuslacton C15H20O2, chất Dihydrocostus lacton C15H22O2, acid đặc biệt của Vân Mộc hương là Costus aid C15H22O3, rượu Costola C15H24O, một ít Camphen và Phelandren (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Rễ Mộc hương có: Aplotaxene, a-Ionone, b-Seline, Saussure alactone, Custonolide, Costic acid, a-Costene (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng dược lý của mộc hương
+ Trên thực nghiệm Mộc hương có tác dụng chống co thắt cơ ruột, trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và Acetylcholin, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm gĩan cơ trơn của phế quản (Trung Dược Học).
+ Nồng độ tinh dầu 1:3000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng (Trung Dược Học).
Vị thuốc mộc hương
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
+ Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị cay đắng, tính nhiệt, không độc (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vị chua, đắng, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh
+ Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị, Tỳ, Bàng quang (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Đại Trường, Đởm (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, Can và Tỳ (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Phế, Can và Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng mộc hương
+ Trừ độc dịch, trị tà khí (Bản kinh).
+ Tả lãnh khí ủng trệ ở vùng ngực (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tán trệ khí, điều chư khí, hòa vị khí, tả phế khí (Trân Châu Nang).
+ Hành Can kinh (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Hành khí, chỉ thống, điều khí trệ ở trường vị, kiện tỳ, ngừa trệ (Trung Dược Học).
+ Hành khí, chỉ thống, ôn trung, hòa vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Kiện vị, điều hòa khí, giải hàn, chỉ thống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Hành khí, chỉ thống, kiện vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị
+ Trị ngực bụng đầy trướng, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, lỵ, đau do sán khí, phù thũng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Âm hư, táo nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 2 - 12g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc mộc hương
Trị trúng ác khí bất tỉnh, mắt nhắm, cấm khẩu, giống như trúng phong:
Một hương, tán bột. Hạt Bí đao nấu lấy nước, hòa Mộc hương cho uống (Tế Sinh Phương).
Trị đầy hơi, không muốn ăn uống:
Thanh mộc hương, tán bột cho uống. Nếu nhiệt, uống với sữa bò, nếu hàn uống với rượu (Thánh Huệ Phương).
Trị khí đau xóc:
Mộc hương 40g, Tạo giáp (nướng kỹ) 40g. Tán bột. Trộn với hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước sôi (Giản Tiện Phương).
Trị sán khí:
Mộc hương 160g. nấu với rượu uống, mỗi ngày 3 lần (Tôn Thiên Nhân Tập Hiệu Phương).
Trị nội điếu, ruột đau thắt:
Mộc hương, Nhũ hương, Một dược nấu lấy nước uống (Nguyên Thị Tiểu Nhi Phương).
Trị khí trệ, lưng đau:
Mộc hương, Nhũ hương mỗi thứ 8g, ngâm vào trong rượu, hấp trong nồi cơm cho sôi, uống (Thánh Huệ Phương).
Trị tai bỗng nhiên ù, điếc:
Mộc hương 40g, ngâm giấm 1 đêm, rồi cho vào ít dầu Mè, đun sôi 3 lần. Dùng bông gòn lọc bỏ bã. mỗi ngày nhỏ vào tai 2 – 3 giọt (Ngoại Đài Bí Yếu)
Trị trong tai đau:
Mộc hương, tán bột, lấy củ Hành nhúng vào mỡ ngan rồi chấm vào thuốc bột, nhét vào trong lỗ tai (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị lỵ:
Mộc hương 1 tấc, Hoàng liên 20g. Nấu với nước cho cạn, bỏ hoàng liên đi, chỉ lấy Mộc hương, thái mỏng, bồi khô, tán bột. Chia làm 3 lần uống. Lần thứ nhất uống với nước sắc Trần bì, lần thứ 2 uống với nước sắc Trần mễ, lần thứ 3 uống với nước sắc Cam thảo. Bài này do ông Lý Cảnh Thuần truyền cho. Ngày trước có người phụ nữ bị lỵ lâu ngày, gần chết. Trong lúc ngủ mơ thấy Phật Bà Quan Âm dậy cho bài thuốc trên, rồi uống và khỏi (Tôn Triệu Bí Bảo Phương).
Trị trường phong hạ huyết:
Mộc hương, Hoàng liên, 2 thứ bằng nhau, tán bột, cho vào trong ruột gìa của heo, buộc chặt 2 đầu, nấu cho nhừ, bỏ thuốc đi, chỉ ăn ruột. Hoặc để chung, tán nhuyễn, làm thành viên, uống (Liên Tùng Thạch Bảo Thọ Thư Phương).
Trị tiểu đục như nước gạo:
Mộc hương, Một dược, Mộc hương, lượng bằng nhau. Tán bột. Làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước muối (Phổ Tế Phương).
Trị hôi nách hoặc chỗ kín bị ẩm ướt, lở loét:
Mộc hương, ngâm giấm. Tán bột. Xtá vào vết thương (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị bụng đầy, bụng đau do hàn thấp trở trệ ở trường vị:
Mộc hương, Bạch đậu khấu, Đàn hương, Cam thảo đều 4g, Hoắc hương 12g, Đinh hương 2g, Sa nhân 6g. Sắc uống (Mộc Hương Điều Khí Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ruột viêm cấp, lỵ, bụng đau, bụng đầy trướng:
Mộc hương 4g, Hoàng liên 8g, sắc uống (Hương Liên Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bụng đầy, táo bón, lỵ, ruột viêm cấp, bụng đau do khí trệ:
Mộc hương 4g, Ngô thù 4g, Binh lang, Hương phụ, Đại hoàng, Khiên ngưu, Mang tiêu (để riêng) đều 12g, Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác, Nga truật, Tam lăng đều 8g, sắc uống (Mộc Hương Binh Lang Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tiêu hóa rối loạn, ruột viêm cấp, dạ dầy viêm mạn:
Mã Văn Quang dùng dịch Mộc hương 100% chích bắp 2ml/lần, ngày 2 lần, trị 29 cas, kết quả 93% (Thông Tin Trung Thảo Dược 1979, 3: 37).
Trị cơn đau thắt túi mật:
Hoàng Dục Quang dùng Mộc hương trị 8 cas, kết quả tốt (Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1958, 1: 24).
Tham khảo
+ Mộc hương gặp được Thảo quả, Thương truật thì trừ được chứng ôn dịch, trướng ngược. Gặp được hoàng liên giúp sức thì trị được xích bạch lỵ. Mộc hương tính nó chuyên thông Phế khí, đờm nghẽn ở ngực (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ông Chu Đan Khê nói rằng Mộc hương có tính cách hành Can khí. Vì vị của nó đắng nên dễ vào tâm, nhờ vị cay nên dễ vào Phế, làm cho Tâm Phế điều hòa, ức chế được hảo củaCan, cho nên không lo hỏa bốc lên chứ không phải là Can khí tự hành vậy (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Khí vị của Mộc hương đều đậm, có thể tuyên thông và sơ tán được những gì ngưng tụ và trở trệ ở thượng tiêu và hạ tiêu. Trong bài thuốc có Mộc hương, khi sắc lên mùi thơm bay khắp nhà. Công dụng của Mộc hương trị về khí, có thể thăng hoặc giáng. Nếu dùng vào thuốc bổ dưỡng thì có tác dụng sơ thông được khí để tránh không cho chất béo nhờn ngưng trệ, sít lai khiến cho thuốc không có tác dụng tốt. Vì vậy, trong bài Quy Tỳ Thang có vị Mộc hương. Nếu dùng vào thuốc khổ hàn thì Mộc hương có thể điều hòa, thông sướng được khí cơ, vì vậy, bài Hương Liên Hoàn dùng vị Mộc hương là theo ý đó (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mộc hương nhập từ Quảng Đông là tốt, gọi là Quảng Mộc hương, mùi thơm, không gắt. Trồng ở Tứ Xuyên gọi là Xuyên Mộc hương, cũng giống nhưloại nhập từ Quảng Đông, nhưng mùi không thơm, vị không đậm. Có người gọi rễ cây Mã đâu linh là Thanh Mộc hương. Trồng ở những nơi khác, gọi là Thổ mộc hương, chẳng những không điều hòa được khí, trái lại còn làm hao tổn chân khí và trợ hỏa (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thường dùng vỏ Mộc hương nam còn gọi là vỏ Rụt (Ilexgodajam Colebr. ex Wall), họ Nhựa Ruồi (Iliaceae) để thay thế Mộc hương (Dược Liệu Việt Nam
Kiêng kỵ khi dùng mộc hương
+ Vì Mộc hương vị cay thơm, có tác dụng tiết khí, vì vậy, người khỏe mạnh nếu uống dài ngày sẽ không thích hợp (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Mộc hương dùng chung với Hoàng liên để trị chứng lỵ độc. Mộc hương nướng lên dùng thì có tác dụng sáp trường. Làm sứ cho Binh lang thì phá khí; Làm tá cho Khương, Quế thì điều hòa Vị; Gặp Thảo quả, thương truật thì trị ôn ngược, chướng ngược; Dùng Binh lang làm tá thì có tác dụng tiêu nhọt độc, sán khí thể hàn, đau trong bàng quang; Có Sinh khương, Nhục đậu khấu làm tá thì công hiệu càng nhanh; Dùng Hoàng lien kềm chế Mộc hương thì tác dụng khơi thông không mạnh lắm; Dùng Hoàng bá, Tri mẫu ức chế Mộc hương thì đưa lên không nhiều (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Mộc hương là vị thuốc số 1 của phần khí Tam tiêu. Khí và vị của nó thuần dương, cho nên trừ được tà, giảm đau. Vì tiêu chảy và thức ăn ngưng động là bệnh của Tỳ. tỳ thổ thích ôn táo mà gặp được Mộc hương thì hiệu nghiệm ngay. Khí uất, khí nghịch là bệnh của Can, gặp được Mộc hương khơi thông thì bình an ngay. Khi có thai, nên dùng phép thuận khí, gặp được Mộc hương thì thai yên(Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Âm hư: không dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư, tân dịch bất túc: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
PHÙ DUNG
Phù dung, mộc liên, địa phù dung -Hibiscus mutabilisL., thuộc họ Bông -Malvaceae.
Mô tả: Cây bụi hoặc cây nhỏ, cao 2-5m, các cành non có lông ngắn hình sao. Lá mọc so le, phiến lá có 5 thuỳ, rộng tới 15cm, gốc hình tim, mép khía răng, có nhiều lông ở mặt dưới, gân lá hình chân vịt. Hoa lớn, dẹp, mọc riêng lẻ hay tụ họp nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng có màu trắng đến chiều ngả sang màu hồng đỏ. Quả hình cầu có lông màu vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nếp nhăn nhỏ mang nhiều lông dài.
Hoa tháng 8-10, quả tháng 9-11.
Bộ phận dùng: Lá -Folium Hibisci Mutabilis, gọi là Phù dung diệp. Hoa và rễ, hạt cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông Ấn Ðộ, được dùng làm cảnh, trồng bằng cành hoặc bằng hạt vào mùa xuân. Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô tán bột. Hoa hái khi mới nở, phơi khô. Vỏ rễ thu vào mùa thu - đông, phơi khô.
Thành phần hóa học: Trong hoa có các flavonoid, trong hoa và lá đều có chất nhầy dính.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng bài nung, lương huyết, chỉ huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắtđỏ. Dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi, viêm hạch bạch huyết, viêm ruột thừa, viêm tuyến mang tai, viêm tai giữa cấp tính, bỏng nước sôi, bỏng lửa, rắn độc cắn, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp, hoặc dùng bột lá, hoa khô luyện thành bột nhão hoặc làm cao bôi.
Ghi chú: Còn một loài khác được trồng là Phù dung đẹp, Mỹ lệ phù dung, Râm bụt ấn -Hibiscus indicus(Burm f.) Hochr., có hoa cũng biến màu (trắng, hồng hay đỏ) như Phù dung nhưng lá đài phụ dài đến 2-3,5cm. Rễ của loài này được dùng làm thuốc tiêu thực tán kết, thông lâm chỉ huyết, dùng trị bụng đầy, đái dắt, đái ra máu; lá được dùng trị ung sang thũng độc.
MỘC NHĨ
Mộc nhĩ, Nam tai mèo, Nấm mèo, Hắc mộc nhĩ (Thánh Huệ Phương) Nhu (bản kinh), mộc nhu (chứng hoại bản thảo), mộc tung, mộc nga (cương mục), vân nhĩ (dược tính thiết dụng) nhĩ tử (tứ xuyên trung dược chí)
Tên tiếng Trung: 木耳
Tên khoa học:Auricularia auricula (L.) Underw.(Trung dược đại từ điển)
Họ khoa học:họ Mộc nhĩ - Auriculariaceae.
Mộc nhĩ
(Mô tả, hình ảnh mộc nhĩ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Mộc nhĩ không chỉ dùng là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc quý. Thể quả dạng cái tai mèo gồm mặt không sinh sản ở phía trên, hầu như nhẵn đến phủ lông nâu, mô nấm chất keo và mặt sinh sản nhẵn hay nhăn theo nhiều hay ít, phủ lớp phấn trắng do bào tử phóng ra khi nấm trưởng thành. Cơ quan sinh sản là đảm đa bào, hình chùy, nằm sâu trong chất keo. Một tế bào đảm có một cuống nhỏ ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và tới bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ này có một bào tử đảm. Thịt nấm dày 1-3mm.
Bộ phận dùng:
Thế quả của Mộc nhĩ - Auricularia.
Nơi sống và thu hái:
Nấm mọc trên thân cành hay gỗ mục của nhiều loại cây, lành nhất là nấm của các cây Hoè, Ðậu, Sung, Mít, Dướng, Ruối, Sắn, So đũa... Ngoài việc thu hái nấm mọc tự nhiên, người ta thường trồng Mộc nhĩ trên gỗ cây Mít, trên thân cây Sắn, cây So đũa để có sản lượng nhiều và bảo đảm phẩm chất tốt. Thu hái nấm vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ phần bẩn dính vào giá thể, rồi phơi khô.
Nấm mộc nhĩ được lan rộng trên khắp vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Có thể tìm thấy trên khắp Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, Australia, Nam Mỹ và Châu Phi.
Ở nước ta được trồng nhiều để làm thuốc và làm thực phẩm.
Bảo quản:
Sấy khô, bảo quản trong túi ni lông kín, để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học
Giá trị dinh dưỡng cho 100 g mộc nhĩ khô bao gồm: năng lượng 293,1 kcal (1226 kJ), chất béo lipide 0,2 g, chất đạm protéine 10,6 g, đường glucides 65 g, tro 5,8 g, Calcium Ca 375 mg (38%), Sắt Fe 185 mg (1423%), Phosphore P 201 mg (29%),và carotène 0,03% mg.
Thành phần hợp chất chánh monosaccharides của polysaccharides nấm mộc nhĩ Auricularia auricula là: glucose (72%), mannose (8%), xylose (10%),và fucose (10%).
Tác dụng dược lý
Hoạt động chống oxy hóa (Acahrya et al., 2004),
Đặc tính chống ung bướu (Misaki et al., 1981),
Tác dụng hạ đường máu (Pisueña et al., 2003;.... effet Zhang et al, 1995),
Tác dụng giảm mỡ trong máu (Takeuchi et al, 2004),
Tác dụng chống viêm (Ukai et al, 1983)
Chống đông máu (Yoon et al, 2003)
Bảo vệ tim mạch (Wu et al., 2010)
Vị thuốc mộc nhĩ
Tính vị:
Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình
Quy kinh:
Kinh vị, đại tràng
Công dụng, chủ trị:
Mát máu, trị tràng phong, lỵ ra máu, đái rắt ra máu, băng huyết, rò rỉ máu, trĩ lở.
Tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt.
Thường được sử dụng chữa: 1. Suy nhược toàn thân, Thiếu máu, ho; 2. Khái huyết, trị xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết tử cung; 3. huyết áp cao, táo bón, còn dùng chữa chứng nhiệt lỵ, trĩ, Đau răng.
Liều dùng
Uống trong: 30g -100g nghiền nhỏ uống hoặc sắc lấy nước uống
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc mộc nhĩ
Hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, chống nghẽn mạch:
Mộc nhĩ 10g, thịt lợn nạc 50g, 5 quả táo tàu đen, 3 lát gừng, đổ vào 6 chén nước, sắc như sắc thuốc Bắc, chỉ còn 2 chén, thêm muối rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục hằng ngày.
Hỗ trợ điều trị mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, mỡ máu và tình trạng máu đông nhiều:
Dưa chuột 150g rửa sạch, thái lát. Mộc nhĩ, nấm tuyết, mỗi thứ 100g (đã ngâm nở), rửa sạch, xé nhỏ. Nấm chần qua nước sôi, vớt ra, dội qua nước lạnh làm nguội, để ráo nước, đặt vào đĩa to, rưới lên dầu ăn, nêm gia vị vừa ăn.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành:
Mộc nhĩ 10g, ngân nhĩ 10g, ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ.
Trị ho hen, đờm suyễn, miệng khô, sắc mặt tái xanh, tay chân lạnh:
Mộc nhĩ 20g, đường phèn 15g nấu với lượng nước vừa đủ để uống trong ngày.
Đại tiểu tiện ra máu:
Mộc nhĩ 50g, sao tồn tính, tán nhuyễn để uống.
Trị kinh nguyệt ra nhiều, tiểu tiện vàng ít:
Mộc nhĩ 30g, đường cát 15g. Mộc nhĩ xào lửa nhỏ, thêm nước khoảng 300ml, sau khi chín nêm đường dùng.
Chữa đại tiện không thông:
Mộc nhĩ 30g, hải sâm 30g, phèo lợn 200g. Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng mộc nhĩ, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.
Chữa Đau răng
Dùng Mộc nhĩ và Kinh giới, sắc lấy nước ngậm và súc miệng.
Chữa suy nhược:
Mộc nhĩ 30g, Chà là 30g, sắc uống.
Trị xuất huyết, táo bón:
Mộc nhĩ 6g, Hồng khô 30g nấu chè ăn.
Huyết áp cao, xơ cứng tiểu động mạch, chảy máu võng mạc...:
Mộc nhĩ 30g ngâm trong nước một đêm, rồi đem hấp chín với đường trong 1-2 giờ, dùng ăn trước khi đi ngủ.
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Người đại tiện thực nên kiêng
Lưu ý: Không ngâm mộc nhĩ khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh, không được ăn mộc nhĩ tươi.
Ứng dụng lâm sàng
Lâm sàng dùng điều trị vết thương mầm thịt quá dư thừa. Lấy mộc nhĩ bằng phẳng, dầy dặn, không sứt mẻ đem ngâm nước cho nở hết, sau đó lấy cồn tiêu độc. Xung quanh miệng vết thương cùng mầm thịt dùng nước muối rửa sạch sau đó rải mộc nhĩ lên trên, lấy băng sạch quần lại sau 3-4 ngày mở ra kiểm tra 1 lần. Do mộc nhĩ thưa xốp, có tính co bóp và hút nước mạnh, hút hết nước trong mầm thịt thừa, khiến mầm thịt bắt đầu khô teo và trở nên bằng phẳng.
MỘC QUA
Tên khác:
Thu mộc qua(Trấn Nam Bản Thảo),Toan Mộc qua, Tra tử(Vân Nam Dược Dụng Thực Vật Danh Lục)
Tên thuốc:Frutus Chaenomelis.
Tên khoa học:Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz (Cydonia lagenaria Lois)
Họ Hoa Hồng (Rosaceae)
Tên tiếng Trung: 木瓜
Cây Mộc qua
( Mô tả, hình ảnh cây Mộc qua, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Cây sống lâu năm, cao 5-10m. Cành non hơi có lông, lá đơn hình trứng dài 5- 8mm, rộng 3-5mm, màu xanh bóng, mép lá răng cưa nhỏ đều. Hoa đơn độc mọc ở đầu cành cùng lúc lá non mới trổ (vào khoảng tháng 4-5). Quả hình trứng dài 10-15cm, thịt xốp màu vàng nâu, có mùi thơm, nhân cứng rắn. Địa lý : Mọc ở các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tô, Giang Tây (Trung Quốc).
Bộ phận dùng :
Quả. Loại vỏ ngoài nhăn, mầu hồng tía, cứng là loại tốt. Vỏ ngoài nhăn, hơi thưa, mầu hồng nâu, xốp, là loại vừa. Hình tròn dài, bổ đôi thành hai mảnh, hai đầu hơi cong lên, một mặt phẳng, mặt kia gồ, dài khoảng 5-8,5cm, đường kinh 3,5 – 5cm. Đỉnh lõm xuống, vỏ ngoài mầu hồng tía hoặc hồng nâu, có vết nhăn. Quanh mép chỗ cắt đều cong vào trong, cùi quả mầu nâu hồng, ở phần giữa có túi ngăn hạt hõm xuống, mầu vàng nâu, dính liền với cùi quả. Hạt thường tách rời, chỗ hạt rụng rơi bên ngoài trơn bóng. Hạt dẹt, dài 1cm, rộng 0,3cm, mặt ngoài mầu nâu hồng, có vân nhăn.
Thu hái, Sơ chế :
Vào tháng 8 khi vỏ quả chuyển thnàh mầu vàng xanh, thu hái về, cho vào nước đun sôi 5 phút, vớt ra, phơi đến khi vỏ ngoài có vân nhăn, chẻ dọc làm hai, phơi khô là được.
Bào chế :
Lấy Mộc qua đã khô, tẩm nước ủ một ngày đồ mềm, vừa đồ vừa thái (để nguội thì cứng lại), phơi khô dùng sống hoặc tẩm rượu sao (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Dùng dao bằng đồng bóc bỏ vỏ và hạt, trộn với sữa bf 3 giờ rồi phơi khô để dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Quả chín hái về, cho vào nước sôi đun khoảng 5~10 phút, lấy ra, phơi hoặc sấy cho vỏ nhăn, cắt dọc thành 2~4 miếng, phơi cho vỏ chuyển thành mầu đỏ là được (Trung Dược Học).
Ngâm nước một ngày, cho vào chõ hấp mềm, vừa hấp vừa thái phiến (nếu để nguội sẽ cứng, khó thái, thái ra bị vỡ vụn) (Đông Dược Học Thiết Yếu). Bổ đôi, rửa sạch ủ một đêm, thái mỏng phơi khô. Dùng ít, đập dập (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản :
Dễ mốc mọt nên phải để nơi khô ráo, thoáng gió. Có thể sấy hơi diêm sinh.
Thành phần hóa học :
Saponin, Fructose, Acid Citric, Flavone, Tartaric acid, Tannin (Trung Dược Học).
Saponin 2%, Tartaric acid, Citric malie, Tanin và Flavonozid (Viện Y Học Bắc Kinh).
Malic acid, Tartaric acid, Citric acid (Nan Ba Hằng Hùng, Sinh Dược Học Khảo Luận, Nhật Bản Nam Giang Đường 1990 : 289).
Oleanolic acid (La Cảnh Phương, Trung Thảo Dược 1983, 14 (11) : 528).
Tác dụng dược lý :
Mộc qua có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men gan SGOT, SGPT. Nước sắc Mộc qua có tác dụng tiêu viêm rõ trên mô hình viêm khớp chuột nhắt do chích Protein (Trung Dược Học).
Tính vị :
Vị chua, khí ôn, không độc (Biệt Lục).
Vị chua, tính mát (Dược Phẩm Hoá Nghĩa).
Vị chua, khí âm, không độc (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Vị chua, tính ôn (Trung Dược Học).
Vị chua, sáp, tính bình (Vân Nam Trung Dược Tư Nguyên Danh Lục).
Quy kinh :
Vào kinh Tỳ, Phế, Can, Thận (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Vào kinh Vị, Can (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Vào kinh Can, Tỳ (Trung Dược Học).
Công dụng - Chủ trị :
Thư cân, hoạt lạc, hoá thấp, hoà Vị (Trung Dược Học).
Khu phong cường tráng, thư cân, trấn thống, tiêu viêm, bình Can, hoà Vị. Trị nôn mửa, tiêu chảy, dư chất chua, kiết lỵ, thổ tả rút gân (Vân Nam Trung Dược Tư Nguyên Danh Lục).
Kiêng kỵ :
Ăn nhiều làm hại răng. Trường vị có tích trệ: không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Thương thực mà Tỳ Vị chưa hư, tích tụ nhiều, không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Mộc qua có vị chua, ăn nhiều sẽ gây nên bí tiểu (Thực Dụng Trung Y Học).
Liều dùng :
Ngày dùng 6 - 12g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mộc qua
Trị hoắc loạn chuyển gân:
Mộc qua 30g, rượu 1 lít, sắc uống. Nếu không uôngd được rượu thì sắc với nước uống. Ngoài ra nấu Mộc qua lấy nước ngâm chân (Thánh Huệ Phương).
Trị tạng Thận hư hàn, khí công lên bụng, sườn, chướng đầy, đau:
Mộc qua to 30 trái, bóc bỏ vỏ và hạt (rỗng ruột). Lấy bột Cam cúc hoa, bột Thanh diêm đều 480g. nấu chung cho nhừ thành cao. Cho vào 480g Ngải nhung, trộn thành cao, làm thành viên, to như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 2 lần (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị gáy cứng, gân co rút không thể cử động được:
Mộc qua 2 quả, khoét bỏ lõi, hột, lấy 60g Một dược, 7,5g Nhũ hương, trộn đều, cho vào trong quả Mộc qua, buộc chặt, hấp trong nồi cơm 3-4 lần, rồi nghiền nát thành cao. Mỗi lần dùng 9g, sắc với 100ml nước Sinh địa và 400ml rượu, uống nóng (Bản Sự Phương).
Trị cước khí:
Mộc qua, cắt vụn, cho vào túi, lấy chân đạp lên. Có người bị cước khí, gân co, chân sưng, nhân khi đi thuyền, lấy chân gác lên một bao tải, tự nhiên thấy nhẹ đai, đau giảm, liền hỏi lái đò trong bao tải đựng cái gì? Lái đò trả lời rằng đó là Mộc qua của vùng Tuyên châu. Khi về nhà, người này bắt chước cho Mộc qua vào bao, thay dùng liên tục thì khỏi bệnh (Danh Y Lục Phương).
Trị trĩ hoa sen:
Mộc qua tán nhuyễn, hoà với nhớt trên thân con Lươn, bôi vào, lấy giấy băng lại (Y Lâm Tập Yếu).
Trị gân chân co rút gây đau:
Mộc qua vài quả, lấy rượu và nước đều một nửa, nấu nhừ thành cao. Lúc còn âm ấm, đắp lên chỗ đau, buộc lại, khi nguội lại thay miếng khác.mỗi ngày 3-5 lần (Thực Liệu Bản Thảo).
Trị thổ tả không cầm, chân tay co rút, ngực bứt rứt khó chịu:
Mộc qua, Hồi hương, Ngô thù du, Cam thảo. Tán bột. Lấy Sinh khương, Tử tô, sắc lấy nước uống với thuốc bột (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Trị tê thấp cước khí, chân đau do chấn thương:
Mộc qua , Ngũ gia bì đều 40g, Uy linh tiên 20g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, với rượu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị viêm ruột cấp, nôn mửa, cẳng chân co giật, ngực đầy tức:
Mộc qua, Ngô thù, Hồi hương, Sinh khương, Tía tô đều 6g. Sắc uống (Mộc Qua Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị viêm gan cấp, vàng da:
Mộc qua chế thành dạng trà hãm nước sôi uống. Mỗi lần 1~2 bao, (mỗi bao có 5g thuốc sống tương đương), ngày 3 lần. Đặng Trí Mẫn trị 70 ca có kết quả tốt (Phúc Kiến Trung Y Dược 1987, 2 : 14).
Trị lỵ trực khuẩn cấp:
Mộc qua chế thành viên, mỗi lần uống 5 viên (mỗi viên 0,25g tương đương 1,13g thuốc sống, ngày 3 lần. 5~7 ngày là một liệu trình. Quách Thành Lập và cộng sự đã dùng trị 107 ca, tỉ lệ khỏi là 85,8%, tỉ lệ có kết quả 96,28% (Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1984, 11 : 689).
Tham khảo :
Các tài liệu khác viết về Mộc qua:
Mộc qua vị chua, khí ấm, tính không độc, khí bạc, vị hậu, vào kinh Tỳ Vị kiêm vào kinh Can. Nó chủ trị thấp tý, cước khí, vì Tỳ chủ tứ chi, lại chủ cơ nhục, tính ghét thấp mà thích táo. Thấp lấn cơ nhục thì gây ra chứng thấp tý, làm tổn thương lạc mạch ở chân thì gây nên chứng cước khí. Mộc qua vị ấm, thông được trệ ở cơ nhục, vị chua nên thu liễm được thấp, nhu nhuận được trướng đầy thì cước khí, thấp tý tự khỏi. Mộc qua trị được chứng hoắc loạn, nôn mửa nhiều khiến cho gân cơ bị co rút vì đó là chứng bệnh của Tỳ Vị vậy… (Bản Thảo Kinh Sơ).
Mộc qua chịu vị chua của phương đông cho nên chỉ chuyên chạy vào Can, trị bệnh về gân. Khi bị chuột rút (vọp bẻ), chỉ cần gọi tên hoặc viết chữa Mộc qua tại chỗ bị bệnh thì khoie, đủ thấy nõ trị bệnh gân rất hay vậy” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Mộc qua trồng ở Tuyên Thành, Hồ Bắc là loại tốt, tác dụng chủ yếu dùng để trừ thấp, thư cân, bệnh cước khí cũng thường dùng. Mộc qua cũng là vị thuốc quan trọng trị bắp chân bị chuột rút. Lợi dụng vị chua thường đi vào gân để làm thư dãn sự co cứng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Dùng vị chua liễm của thuốc, chua làm thư cân, liễm để cố thoát. Trị lưng gối mỏi, cước khí Mộc qua là vị thuốc dẫn kinh không thể thiếu. Trường hợp khí trệ, Mộc qua có tác dụng hoà khí, khí thoát thuốc có tác dụng giữ lại” (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Mộc qua có thể ôn thông thấp, trị ở cơ nhục, lại kèm bình Can, thư cân, có thể trị cước khí, lại là yếu dược trị hoắc loạn rút gân. Vì tính toan ôn của nó, nên có công dụng lý Tỳ Vị, cầm nôn, chỉ tả, liễm tân dịch bị háo tán, thông cân lạc mà làm thư bớt sự co rút, đặc biệt là chuột rút ở bắp chân (Đông Dược Học Thiết Yếu).
MỘT DƯỢC
Tên khác
Tên thường gọi: Một dược, Murrh,mạt dược
Tên tiếng Trung: 沒 藥
Tên dược:Murrha; Resina myrrhae.
Tên khoa học:Commiphora myrrha Engl.
Họ khoa học : Trám (Burseraceae).
Nguồn gốc: Một dược là chất nhựa của cây Một dược
Cây một dược
(Mô tả, hình ảnh cây một dược, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây một dược
Cây một dược là một cây thuốc quý có dạng cây nhỡ, cao khoảng 3m, phân ít cành, nhánh, các cành đều có gai. Lá mọc cánh, lá kép gồm 3 lá chét, mầu lục sám. Hoa đơn tính, nhỏ, mọc ở nách lá, cách hoa mầu trắng, quả hạch, 2 ngăn, mỗi ngăn có 1 hạt.
Mô tả dược liệu
Vị thuốc một dược là chất gôm nhựa của cây Một dược. Một dược thường ở dạng từng khúc, từng cục, từng khối, hình dáng không đều, thường to bằng quả mận, ngoài đỏ nâu, trong sáng bóng, có đốm trắng, mùi thơm, vị đắng. Tan trong một phần nước hoặc trong rượu. Mài với nước thì ra mầu trắng như sữa. Phơi nắng thì mềm dẻo và thơm. Đốt cháy toả mùi thơm.
Địa lý:
Thường có nhiều ở vùng nhiệt đới. Chưa thấy mọc ở nước ta.
Trên thế giới chủ yếu tập trung ở: Vùng bờ biển 2 bên Hồng hải, và bán đảo Arabian từ vĩ tuyến Bắc 22° hướng Nam đến dải bờ biển Somalia.
Bộ phận dùng:
Nhựa cây Một dược, chảy tự nhiên từ kẽ nứt của cây. Nhựa mới chảy ra thành giọt, sền sệt như dầu đặc, mầu trắng hoặc vàng nhạt, dần dần biến thành mầu vàmg sẫm rồi đỏ nhạt, cuối cùng là đỏ sẫm. Có hình dạng từng cục, từng khối, ngoài vỏ đỏ nâu, trong sáng bóng có đốm trắng, khó tán bột, mài với nước trắng như sữa; phơi nắng thì hoá mềm dẻo và thơm, đốt vào lửa không chảy nhưng cháy có mùi thơm nồng.
Thu hái, sơ chế:
Rạch vào thân vỏ cho nhựa chảy ra. Muốn tăng sản lượng thì rạch sâu vào vỏ thân và cành to.
Bào chế một dược
Cho một ít rượu vào nghiền nát, phi qua nước, phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Nhặt bỏ tạp chất, tán với Đăng tâm để thành bột (cứ 30g Một dược dùng 1g Đăng tâm), hoặc sao qua với đăng Tâm rồi tán (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Đậy kín, tránh ẩm, để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học :
Trong Một dược có chất dầu keo, chất keo, tinh dầu (Trung Dược Học).
Heerabomyrrholic acid, Commiphoric acid, Commiphorinic acid, Heerabomyrrhol, Heeraboresene(Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Dược Vật Nghiên Cứu, Trung Thảo Dược Hữu Hiệu Thành Phần Đích Nghiên Cứu , Bắc Kinh 1972 : 396).
Commiferin (Dư Quốc Quân, Dược Tài Học 1963 : 377).
Tác dụng dược lý:
Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bênh ngoài da và tác dụng hạ mỡ trong máu (Trung Dược Học).
Vị thuốc một dược
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Tính vị:
Vị đắng, tính ôn.
- Theo Trung dược học: Cay, đắng, bình.
- Theo Dược tính luận: Vị đắng, cay.
- Theo Hải dược bản thảo: Vị đắng, cay, ấm không độc.
- Theo Khai bửu bản thảo: Vị đắng, bình, không độc.
Qui kinh:
- Theo Trung dược học: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ.
- Theo Bản thảo kinh sơ: Vào kinh Túc quyết âm.
- Theo Bản thảo tân biên: Vào 2 kinh Tỳ, Thận.
- Theo Bản thảo cầu chân: Vào Tâm, Can.
Công năng:
Hoạt huyết, giảm đau, giảm sưng tấy và làm nhanh lành vết thương.
Trị tổn thương té ngã, vết thương kim khí; các chứng đau gân xương, tâm phúc; trưng hà, kinh bế, ung nhọt sưng đau, trĩ lậu, mắt bị che lấp (mục chướng).
Liều dùng:
Dùng từ 3-10g.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc một dược
Trị bị đánh đập tổn thương ở trong, gân xương đau nhức:
Một dược, Nhũ hương, Xuyên khung, Xuyên tiêu, Xích thược, Đương quy, Tự nhiên đồng. Tán bột, trộn với sáp ong làm viên (Một Dược Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng):
Trị đau dạ dày: phụ nữ bế kinh, thống kinh:
Một dược 5g, Diên hồ sách 10g, Hương phụ 6g, Ngũ linh chi 6g, tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 8-10g, ngày uống 2-3 lần với nước nóng hoặc rượu nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đau dạ dày, phụ nữ bế kinh, thống kinh:
Một dược, Hồng hoa đều 5g, Diên hồ sách, Đương quy đều 10g, tán bột, mỗi lần uống 6-10g, ngày 2 lần với rượu nóng hoặc nước ấm (Một Dược Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mụn nhọt sưng đau:
Nhũ hương, Một dược đều 5g, Xa hương 0,1g, Hùng hoàng 3g. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 3-6g, ngày 2 lần với nước ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Làm sạch mủ, sinh cơ, mau lành miệng: Nhũ hương, Một dược đều 10g, tán bột, đắp vào vết thương (Hải Phù Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị té ngã sưng đau:
Một dược, Nhũ hương đều 5g, Bach truật, Đương quy, Bạch chỉ đều 10g, Nhục quế, Cam thảo đều 3g. Tán bột, mỗi lần uống 6g-10g, ngày 3 lần với rượu (Nhũ Hương Một Dược Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị lipit huyết cao:
Một dược, chế thành viên bọc nhựa (Một dược 0,1g), ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2-3 viên, liệu trình 2 tháng. Kết quả cho thấy Một dược có tác dụng hạ mỡ trong máu (Trung Y Tạp Chí 1988, 6 : 36).
Trị chấn thương lưng gây đau cấp:
Một dược, Nhũ hương, lượng bằng nhau, tán bột mịn, dùng 30% rượu chế thuốc thành hồ, đắp vùng đau 1-2 lần/ngày thường 3- 5 ngày là khỏi (Hà Nam Trung Y Học Viện Học Báo 1980, 3 : 38).
Tham khảo
Kiêng kỵ
Một dược không dùng cho thai phụ.
Theo sách Bản thảo kinh sơ: Phàm khớp xương đau và ngực bụng sườn xương sườn đau, không phải khí huyết đình lưu mà do huyết hư thì không nên dùng. Sản hậu ác lộ chợt ra nhiều, trong bụng hư đau không nên dùng. Ung nhọt đã vỡ không nên dùng. Mắt đỏ có màng không phải huyết nhiệt nặng không nên dùng.
Dùng thận trọng đối với bệnh nhân có bệnh dạ dày (Trung Dược Học).
Ứng dụng
Công hiệu chủ trị của Mộc dược với Nhũ hương giống như nhau. Thường với Nhũ hương tương tu dùng, điều trị tổn thương té đánh, ứ trệ sưng đau, ung nhọt sưng đau, nhọt lóet sau lâu không thu miệng cùng với tất cả các chứng đau ứ trệ. Phân biệt Nhũ hương thiên về hành khí, duỗi gân, điều trị dùng nhiều vào chứng Tý. Mộc dược thiên về hóa ứ tán huyết, điều trị dùng nhiều vào đau bao tử huyết ứ khí trệ khá nặng.
Lưu ý khi dùng
Dùng Một dược trị chứng té ngã sưng đau, nên uống thuốc với rượu để tăng tác dung thông ứ (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Nhũ hương hoạt huyết, Một dược tán huyết đều có tác dụng trấn thống, tiêu viêm, sinh cơ vì vậy, hai vị này thường được dùng chung với nhau (Bản Thảo Cương Mục).
Giảm liều lúc dùng chung với Nhũ hương, hai vị thuốc có tác dụng giống nhau. Nhũ hương có tác dụng hoạt huyết, mạnh gân, trị chứng tý, vì vậy, thường dùng Nhũ hương trong điều tri chứng đau phong thấp, vì vậy trong bài Quyên Tý Thang dùng Nhũ hương mà không dùng Một dược. Một dược lạị sở trường về tán ứ, chỉ thống, vì thế lúc tri chứng vị quản thống do khí trệ huyết ứ, dùng Một dược mà không dùng Nhũ hương như bài Thử Niêm Tán (Y Học Tâm Ngộ, tập 3).
Vị thuốc này tan máu tiêu sưng, điều trị chủ yếu giống như Nhũ hương, nhưng hành ứ tán huyết thì riêng vị Một dược trội hơn. Cho nên có thể giảm đau được, khí trệ thì đau, huyết ứ cũng đau, Nhũ hương thiên về điều khí, Một dược thiên về tán huyết, hai vị này thường dùng kèm với nhau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đối với trường hợp xuất huyết dưới da và xuất huyết đáy mắt có ứ huyết nên dùng Nhũ hương, Một dược kết hợp với thuốc cầm máu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
MỘC TẶC (Herba Equiseti Hiemalis)
Tên Hán Việt khác: Tiết cốt thảo, Mộc tặc thảo , Bút đầu thái, Cỏ tháp bút
Tên tiếng Trung: 木贼
Tên khoa học: Herba Equiseti debilis
Họ khoa học: Equisetaceae
Cây Mộc tặc
(Mô tả, hình ảnh cây Mộc tặc, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả thực vật:
Cây Mộc tặc là cây thảo mộc lâu năm, cao khoảng 0,5-2 m. Thân rỗng, đường kinh khoảng 6-8mm,chia thanh nhiều đốt, chiều dài mỗi đốt 2-6 cm, thân cây màu xanh đậm, không phát triển lá.
Mộc Tặc thường gặp ở các tỉnh miền núi và trung du, mọc thành đám nhỏ ở đất, dọc theo bờ suối, bờ ruộng nước sát chân núi.
Thu hái - Bào chế
Mộc tặc được thu hoạch vào mùa hạ hoặc thu.
Cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt khúc,phơi âm can đến khô.
Sau khi đã phơi khô, bó thành từng bó nhỏ.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Dùng làm thuốc là toàn bộ thân cây Mộc tặc.
Bảo quản:
Để nơi khô, thoáng mát. Không nên phơi nắng nhiều vì mất hương vị, biến mầu. Tốt nhất là chỉ nên hong gió cho khô.
Thành phần hóa học của Mộc tặc
Trong Mộc tặc có các Acid Silixic, chất béo, phytosterol, acid equisetic, chất saponin gọi là equisetonin, các chất ancaloit equisetin và nicotin, ngoài ra còn có equisetrin (glucozit) và Isoquevitnin.
Tác dụng dược lý:
Theo sách dược cổ, qui nạp có mấy tác dụng:
Sơ phong thối ế ( tức giải cảm, làm tan mộng thịt ở mắt).
Thu liễm chỉ huyết, lợi tiểu ra mồ hôi.
Tiêu viêm.
Vị thuốc Mộc tặc
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị ngọt đắng, tính bình
Quy kinh:
- Quy kinh Phế Can Đởm. (Trung dược học)
- Quy vào huyết phận 2 kinh Túc quyết âm, Thiếu dương (BẢn thảo kinh sơ)
- Quy vào kinh Dương, Thủ, Túc (Bản thảo hối ngôn)
Tác dụng của Mộc tặc
Sơ phong tán nhiệt, giải cơ, trừ sạch màng mắt.
Chủ trị:
Chủ trị mắt sinh mây màng, ra gió chảy nước mắt, trường phong hạ huyết, huyết lỵ, sốt rét, họng đau, nhọt sưng.
Ứng dụng lâm sàng:
Chữa viêm kết mạc cấp (do phong nhiệt làm mắt sưng đỏ mờ)
Mộc tặc 8g, Cúc hoa 12g, Bạch tật lê 12g, Quyết minh tử 12g, Phòng phong 8g, sắc nước uống. Bài này gia thêm Thương truật, Hạ khô thảo chữa viêm tuyến lệ cấp.
Chữa phù trong viêm cầu thận cấp, phù cước khí:
Mộc tặc thảo 15g, Phù bình 10g, Đậu đỏ 100g, Hồng táo 5 quả, cho vào 600ml, sắc còn 200ml nước uống.
Chữa chứng chảy máu:
Ngoài ra có người còn dùng Mộc tặc chữa chứng chảy máu do Trĩ, chảy máu đường ruột, sa trực tràng, xích lị, mộng thịt ở mắt.
Liều lượng thường dùng: 4 -12g.
Chú ý lúc dùng thuốc: Mộc tặc thảo có thể dùng thay thế Ma hoàng.
Không dùng đối với người bệnh âm hư hỏa vượng gây mắt đỏ và trường hợp chảy máu do khí hư không nhiếp được huyết.
MỘC THÔNG
Tên khác :
Thông thảo, Phụ chi(Bản kinh),Đinh ông(Ngô Phổ bản thảo),Đinh phụ(Quảng nhã),Biển đằng(Bản thảo kinh tập chú),Vương ông, Vạn niên(Dược tính luận),Yến phúc, Mã phúc(Tân tu bản thảo),Hoạt huyết đằng(Nam dược – Trung thảo dược học).
Tên khoa học : Akebia trifoliata (Thunb) Koidz.
Họ khoa học : Họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
Cây Mộc thông
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả :
Mộc thông là thuốc vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai thác trong nước. Vị mộc thông của Trung Quốc cũng chưa thống nhất. Người ta đã thống kê phát hiện thấy trên 10 cây khác nhau thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc hai họ : Mộc hương (Aristolochiaceae) và Hoàng Liên (Ranunculaceae) cho vị thuốc mang tên Mộc thông.
Tại Việt Nam cũng có khai thác vài cây với tên Mộc thông như cây Iodes ovalis Blume họ Mộc thông (Phytocrenaceae). Cây leo cao 7-10m. Lá mọc đối, có cuống, gân lá lông chim, mỗi mấu có một tua cuốn. Phiến lá dài 6-9cm, rộng 4-6cm. Hoa tự ở kẽ lá thành chùy thưa, hoa nhỏ đơn tính khác gốc. Hoa đực 4-8 lá đài, 4-5 cánh hoa, 4-5 nhị. Hoa cái 4-5 lá đài, 4-5 cánh hoa, bầu thượng, một ô, không có vòi; đầu nhụy hình đĩa, dày, rộng hơn bầu. Quả thịt, dài 17mm rộng 12mm, đựng một hạt.
Địa lý :
Chưa thấy có ở Việt Nam.
Thu hái, Sơ chế :
Dùng thân cây. Tháng 7 – 8, lấy những cành già, cắt thành từng khúc dài 40cm, cạo sạch vỏ xanh bên ngoài, phơi khô.
Bộ phận dùng:
thân leo. Thân vàng nhạt, trong vàng nhiều, xốp có tia.
Thân xấu thì đen, mọt. Còn dùng dây cây Mộc thông nam còn gọi là Tiểu mộc thông (Clematis Sp), họ Mao lương để thông lợi tiểu.
Bào chế :
+ Đem Mộc thông ngâm nước cho nước thấm vào lỗ thông, mang thái lát, âm Can không nên phơi nắng vì phơi nắng sẽ biến ra sắc trắng tro (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Mua về đã cạo vỏ, không phải rửa, thái lát mỏng phơi khô. Làm hoàn tán thì sấy khô tán bột (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Dễ bị mốc mọt nên phải để chỗ kín, khô ráo, nên dùng nhanh, không nên trữ lâu sợ biến ra sắc đen; thứ cũ, để lâu ngày không nên dùng.
Thành phần hóa học :
. Betulin (Đằng Điền Lộ, Dược học tạp chí – Nhật Bản 1974, 94 (2) : 180).
. Oleanic acid, Hederagenin (Xuyên Khẩu Lợi, Dược học tạp chí – Nhật Bản 1940, 60 (11) : 596).
. Akeboside (Đằng Điền Lộ, Dược học tạp chí – Nhật Bản 1974, 94 (2) : 194).
. Stigmasterol, Beta Sitosterll, Daucosterol, Inositol (Hà Lý Tại, Dược học tạp chí – Nhật Bản 1928, 48 (11) : 1098).
. Cyanidin-3-xyl glucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyglucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyl – xyl –glucoside (Ishikura N và cộng sự, Phytochemistry 1975 , 15 (3) : 442).
. Trong Mộc thông mã đâu linh người ta chiết xuất ra được 0,091% chất có tinh thể mầu vàng, độ chảy 281 – 283oC, công thức thô C12H11)4 (Hoá học học báo 1956, 22 : 1144).
Tác dụng dược lý :
. Năm 1955, Cao Ứng Đầu và Chu Nhĩ Phương dùng Mộc thông (Akebia quinata), chế thành thuốc rượu 25%, cho rượu bốc hơi rồi chích vào màng bụng thỏ (2ml/lg thể trọng), chích liên tục 5 ngày. Kết quả thấy có tác dụng lợi tiểu rõ. Thí nghiệm còn chứng minh cho thấy tác dụng lợi tiểu đó không do thành phần muối trong Mộc thông (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Năm 1956, Tưởng Bá Thành, Triệu Tử Đạt và Nguỵ Nguyên Giang đã dùng Mộc thông mã đâu linh (Aristolochia manshuriensis), chế thành thuốc sắc1: 1 (1ml tương đương 1g dược liệu), tiêm vào tĩnh mạch chó và thỏ đã gây mê bằng Phenol bacbital (với liều 0,1g/1kg thể trọng), rồi dùng ống để lấy nước tiểu. Kết quả không thấy có tác dụng lợi tiểu mà lại có lúc nước tiểu giảm xuống (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Nước sắc Mộc thông mã đâu linh dùng với liều nhỏ có tác dụng hưng phấn sức co bóp của tim mạnh lên, ngược lại, liều lớn có tác dụng làm yếu sức co bóp của tim, cuối cùng dẫn đến ngừng đập ở thể tim giãn; Liều trung bình thì làm cho tâm thất ngừng ở trạng thái tâm thu, còn tâm nhĩ thì ngừng ở thể tâm giãn. Tác dụng này khác với tác dụng của Ion calci, nhưng cả hai lại có tác dụng hợp đồng.
Liều nhỏ nước sắc Mộc thông có tác dụng hưng phấn đối với tim Cóc tại chỗ, nhưng với liều lớn lại làm chi tim ngưng đập ở thể tâm thu. Đối với tim cô lập của chuột bạch thì có tác dụng kích thích.
Nước sắc Mộc thông có tác dụng kích thích đối với mẫu ruột cô laạp của chuột nhặt, nhưng đối với tử cung cô lập của chuột nhắt thì dù là chuột có thai hay không đều thấy có tác dụng ức chế (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Vị thuốc Mộc thông
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị :
. Vị cay, tính bình (Bản kinh).
. Vị ngọt, không độc (Biệt lục).
. Vị hơi hàn (Dược tính luận).
. Vị ôn, tính bình (Hải dược bản thảo).
Quy kinh :
. Vào kinh Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang (Bản thảo cương mục).
. Vào kinh Đởm, Thận (Bản thảo kinh sơ).
. Vào kinh Phế (Bản thảo kinh giải).
. Vào kinh Tâm, Tiểu trường, Bàng quang (Trung Hoa bản thảo).
Công dụng:
Chủ khứ ác trùng, trừ hàn nhiệt ở Tỳ Vị, thông lợi cửu khiếu, huyết mạch, các khớp (Bản kinh).
Chỉ hãn (Ngô Phổ bản thảo).
Chủ trị ngũ lâm, lợi tiểu tiện, khai quan lạc. Trị thuỷ thủng sưng to, phiền nhiệt Dược tính luận).
An tâm, trừ phiền, chỉ khát, thoái nhiệt. Trị hay quên, làm sáng mắt, làm cho tai nghe rõ. Trị mũi nghẹt, thông tiểu trường, hạ thuỷ, phá tích tụ, huyết khối, bài nùng, trị mụn nhọt, chỉ thống, dục sinh, phụ nữ bị huyết bế, kinh nguyệt không đều, đầu đau, hoa mắt (Nhật hoa tử bản thảo).
Thanh nhiệt, lợi niêụ, hoạt huyết, thông mạch. Trị tiểu ít, nước tiểu đỏ, tiểu buốt, gắt, thuỷ thủng, trong ngực cảm thấy phiền nhiệt, họng sưng đau, miệng lưỡi lở loét, phong thấp đau nhức, sữa không thông, bế kinh, thống kinh (Trung Hoa bản thảo).
Thanh nhiệt, lợi tiểu. Trị tiểu gắt, tiểu buốt, hoàng đản do thấp nhiệt, miệng lưỡi lở loét, bế kinh, thông sữa (Đông dược học thiết yếu).
Thanh nhiệt, lợi thấp, tuyên thông huyết mạch. Trị thấp nhiệt uất trở, nước tiểu đỏ, tiểu buốt, tiểu ra máu, miệng lưỡi lở, tâm phiền, cước khí, phù thũng, kinh bế, sữa không thông, khớp xương khó co duỗi (Thực dụng trung y học).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mộc thông
Trị miệng lưỡi mọc mụn, tiểu gắt, nước tiểu đỏ, tiểu buốt, tiểu gắt, buốt ở đường tiểu do nhiệt gây ra [nhiệt lâm]:
Sinh địa, Mộc thông, Sinh thảo tiêm, Đạm trúc diệp. Sắc uống (Đạo Xích Tán – Tiểu nhi dược chứng trực quyết).
Trị sinh xong nhau thai không ra, vùng rốn bụng đầy trướng:
Ngưu tất, Đương quy, Cù mạch, Mộc thông, Hoạt thạch, Đông quỳ tử, sắc uống (Ngưu Tất Thang - Thiên kim phương).
Trị sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, gân cơ suy yếu, vùng hạ bộ luôn bị ướt, nóng ngứa, bộ phận sinh dục sưng, bạch trọc, tiểu ra máu:
Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử, Đương quy, Sài hồ, Sinh địa, Cam thảo, sắc uống (Long Đởm Tả Can Thang - Hòa tễ cục phương).
Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như nước tiểu ít, tiểu tiện đau, hay đi tiểu, buồn đi tiểu và đầy bụng và chướng bụng hoặc cơn tâm hỏa biểu hiện như loét miệng và lưỡi, kích thích và đái ra máu:
Dùng phối hợp mộc thông với trúc diệp, cam thảo, sinh địa hoàng dưới dạng đạo xích tán.
Thiếu sữa:
Dùng phối hợp mộc thông với vương bất lưu hành và xuyên sơn giáp hoặc mộc thông nướng với chân lợn.
MÍA DÒ
Tên khác Mía dò còn gọi là tậu chó, đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc.
Tên khoa học Costus speciosus Smith.
Thuộc họ Gừng Zinhiberaceae
Tên tiếng Trung: 闭鞘姜 (Bế sáo khương)
Cây mía dò
( Mô tả, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả:
Loại cỏ cao chừng 50-60cm, thân mềm, có thân rễ phát triển thành củ, lá xòe ra, hình mác, phía đáy lá tròn, đầu phiến nhọn, nhẵn, dài 15-20cm, rộng 6-7cm, cuống ngắn. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành, không cuống, hình trứng, mọc rất sít, lá bắc xếp cặp đôi không đối xứng, màu đỏ, có lông dài và hơi nhọn, tràng hình phễu, phiến lá chia thành 3 phần đều, môi rất lớn, màu hồng hay trắng, dài và rộng 4-8cm, quả nang dài 13mm, nhiều hạt nhẵn, màu đen, bóng dài 3mm
Phân bố:
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng, thường ưa những nơi ẩm ướt. Có nơi trồng để lấy thân rễ ăn.
Thành phần hóa học:
Thân rễ chứa saponin steroid, thuỷ phân diosgenin, tigogenin.
Tác dụng chống viêm. . . Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai. Có thể dùng làm nguyên liệu để chiết xuất diosgenin.
Tác dụng dược lý:
1. Tác dụng gây thu teo tuyến ức
Thí nghiệm trên chuột cống trắng đực còn non, cao mía dò tiêm dưới da với liều 0,3g/kg và 0,5g/kg làm giảm trọng lượng tuyến ức 34,5% và 49,7% so với lô đối chứng.
2. Tác dụng chống viêm
Ở cả hai giai đoạn viêm cấp tính và mạn tính, cao mía dò đều có tác dụng chống viêm rõ rệt. Trên các mô hình viêm cấp như gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng carragenin (0,8%), cây mía dò với liều 0,15g/kg và 0,25g/kg ức chế phù đạt 32% và 58,5%. Trên mô hình gây phù bằng kaolin với những liều dùng trên mức độ ức chế phù đạt 49,7% và 52%; Trên mô hình gây viêm nội khớp thực nghiệm trên chuột cống trắng, cao mía dò với liều 0,25g/kg ức chế hiện tượng sưng khớp đạt 55,6%. Ở giai đoạn viêm mạn tính với mô hình gây u hạt thực nghiệm trên chuột trắng, cao mía dò với liều 0,75g/kg và 1,25g/kg làm giảm trọng lượng u hạt 29,5% và 47,2%.
3. Ảnh hưởng của cao mía dò đối với sự sinh sản
Thí nghiệm được tiến hành trên chuột cống trắng cả đực và cái, cao mía dò dùng liều hàng ngày 0,7g/kg trong 10 ngày liên tục. Khi bắt đầu dùng thuốc cho chuột giao phối, theo dõi tỷ lệ chuột có chửa, tình hình sinh đẻ, số lượng và quá trình phát triển của chuột con. Kết quả cho thấy so với lô đối chứng, cao mía dò không ảnh hưởng đến sự sinh sản của chuột.
4. Tác dụng giảm đau
Thí nghiệm tren chuột nhắt trắng, gây đau nội tạng (douleur viscérale) bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch acid acetic, cao mía dò với liều 0,17g/kg và 0,25g/kg có tác dụng làm giảm số lần quặn đau 48,8% và 60% so với lô đối chứng. 5. Về độc tính của cây Đã tiến hành xác định độc tính cấp và mạn của cao mía dò. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, bằng đường uống, cao mía dò có LD50 = 7,28g/kg (5,38 – 9,82g/kg). Về độc tính mạn, liều dùng hàng ngày 0,3g/kg trong 30 ngày liên tiếp, được tiến hàng trên thỏ không ảnh hưởng đến cân nặng các chỉ số huyết học và công năng gan, thận. Theo tài liệu nước ngoài (Pandey V.B), hỗn hợp saponin chiết được từ mía dò có tác dụng chống viêm rõ rệt, tương đương với tác dụng của b – methason. Thí nghiệm trên chuột cống cái đã cắt buồng trứng, hỗn hợp này làm tăng trọng lượng tử cung một cách có ý nghĩa. Cây mía dò dược liệu quan trọng điều chế Saponin từ Diosgenin
Vị thuốc mía dò
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Thanh nhiệt tiêu viêm
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc mía dò
Chữa đau tai, viêm tai mãn tính:
Lấy cây mía dò tươi( ngọn) giã nhuyễn vắt lấy nước nhỏ trực tiếp vào tai để 5 phút rồi lấy bông thấm cho khô, ngày làm 3 lần.
Viêm thận phù thũng cấp:
Dùng 15g Mía dò đun sôi uống.
Chữa mày đay, mẩn ngứa, mụn nhọt sưng đau:
Thân rẽ mía dò 100g sắc nước đặc để xoa, rửa, đắp lên chỗ mày đay mẩn ngứa (dùng lúc còn ấm) hoặc pha loãng nước để tắm hàng ngày.
Chữa đái dắt, đái buốt:
Mía dò, bồ công anh, Mã đề, Rau má, Râu ngô, cam thảo dây, Rễ cỏ tranh mỗi thứ 10g, sắc mỗi ngày một thang, chia 2-3 lần uống.
Chữa viêm gan siêu vi trùng:
Mía dò 12g, Nhân trần 20g, Chi tử 12g, Thổ phục linh 12g, Xa tiền tử 12g, Sâm bố chính 12g, Bồ công anh 12g, Mạch môn 10g, Thủy xương bồ 8g, Cam thảo đất 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm tai, đau mắt:
Cành lá mìa dò non, tươi đem nướng, vắt lấy nước hay giã lấy nước nhò vào tai, mắt đau.
Chữa đái dắt, đái vàng, đái buốt, thấp khớp, đau lưng, đau vai, đau dây thần kinh:
thân rẽ mía dò 20g sắc uống hàng ngày.
Eczema, mề đay:
Nấu nước Mía dò với lượng vừa đủ để xoa, rửa.
Chữa sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh
Ngày 10-20g dạng thuốc sắc, hoặc cao lỏng
Chữa đau mắt đau tai:
Nhân dân dùng ngọn hay cành non nướng nóng vắt lấy nước nhỏ vào mắt hay vào tai để chữa bệnh
Có nơi dùng thân rễ uống, chữa sốt ra mồ hôi, làm thuốc mát.
Thân rễ có khi được dùng dùng luộc ăn.
MỘC HOA TRẮNG
Mộc hoa trắng Còn gọi là cây sừng trâu, cây mức lá to, thừng mực lá to, mức hoa trắng, mộc vài, míc lông.
Tên khoa học Holarrhena antidysenteria wall
Thuộc họ Trúc đào
Mô tả: cây nhỏ hoặc cây to, cành non nhẵn hoặc mang lông màu nâu đỏ, trên mặt có nhiều biểu bì khổng lồ trắng rõ. Sẹo lá còn sót lại thường nổi lên, lá mọc đối gần như không cuống, không có lá kem, nguyên, hình bầu dục đầu tù hay nhọn, đáy lá tròn hoặc nhọn, mặt lá bóng, màu xanh lục nhạt. Hoa trắng, mọc thành xim hình ngù ở kẽ lá hay đầu cành. Quả là những đại màu nâu có vân dọc hơi hình cung, rất nhiều hạt, màu nâu nhạt, đáy tròn, đầu hơi hẹp lõm một mặt, trên mặt có một đường con màu trắng hơi nhạt, chùm lông của hạt màu hơi hung. Lá mầm gấp nhiều lần, mùa hoa nở tháng 3-7, mùa quả tháng 6-12.
Phân bố: mọc khắp nơi ở Việt Nam
Công dụng: hạt và vỏ được dùng làm thuốc chữa lị amip, thường dùng dưới dạng bột, cồn thuốc hoặc cao lỏng.
Bột vỏ ngày uống 10g
Bột hạt ngày uống 3-6g
Cao lỏng 1/1 ngày uống 1-3g
Cồn hạt 1/5 ngày uống 2-6g
CÂY ĐẠI
Tên thường gọi: Còn gọi là miến chi tử, kê đản tử, cây hoa đại, bông sứ, hoa sứ trắng, bông sứ đỏ, bông sứ ma, hoa săm pa
Tên khoa học:Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey
Họ khoa học: Thuộc họ Trúc đào
Cây đại
(Mô tả, hình ảnh cây đại, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả:
Cây đại không những được trồng làm cảnh mà còn là một cây thuốc quý. Dạng cây nhỡ, cành mẫm, to. Lá mọc so le sít nhau, thường tập trung ở đầu cành, lá dày, nguyên, hai đầu đều hẹp nhọn, mặt nhẵn bóng, gân giữa nổi rõ. Hoa màu trắng, rất thơm, mặt trong ở phía dưới màu vàng. Quả đại dài hình trụ. Mùa hoa ở miền Bắc 4-8.
Phân bố:
Cây rất hay được trồng làm cảnh quanh chùa đền và các công viên vì dáng đẹp, hoa thơm , một số bộ phận dùng làm thuốc.
Vỏ thân đẽo về sao vàng mà dùng, có khi phơi khô để dành. Vỏ rễ cũng dùng như vỏ thân. Hoa đại hái về, phơi khô, ngoài ra còn dùng nụ và lá tươi.
Thu hái:
Ðược nhập trồng vì hoa đẹp, mọc lâu năm. Người ta thu hái hoa khi mới nở, dùng tươi hay phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Dùng khô tốt hơn dùng tươi.
Bộ phận dùng:
Vỏ thân, hoa (Cortex et Flos Plumeriae), lá tươi, nhựa tươi.
Thành phần hoá học:
Các chất thuộc nhóm Iridoid, alcaloid, trong hoa có tinh dầu.
Trong vỏ thân, Peckolt và Geuther đã tìm thấy một glucozit gọi là agoniađin C10H14O6 có tinh thể hình kim mềm, chảy ở 155°C, ít tan trong nước, trong rượu, trong sunfua cacbon, ête và benáa, tan trong axit nitric và sunfuric. Dung dịch màu vàng tươi, nhưng dần dần ngả màu xanh lục. Dưới tác dụng của axit loãng và đun sôi, agoniađin sẽ cho glucoza và một phần chưa xác định được.
Oudman còn chiết được từ nhựa cây một axit gọi là axit plumeric C10H10O5, có tinh thể hình kim nhỏ, tan trong nước sôi, rượu và ête, chảy và bị phân tích ở 130°C. Năm 1952, Grumbach A., Schmiđ H. và Bencze w. (1952, Uberein Pfianzliches Antibioticum. Experimentia, Suisse, 8, (6): 224-225) đã chiết được từ cây hoa đại một chất kháng sinh mới đặt tên là funvoplumierin có tác dụng ức chế sự lớn lên của một số giống Mycobacterium tuberculosis.
G. H. Mahran (1974, Planta Medica, 5: 226) đã lấy từ rễ, lá và vỏ đại một chất đắng gọi là plumierit, một glucozit. Không có trong hoa. Plumierit là một chất bột trắng, có tinh thể, không mùi, vị đắng, độ chảy 155-156°C tan trong nước, trong cồn etylic, metylic, etylaxetat. ít tan trong ête, clorofoc, không tan trong ête dầu hoả. Trong hoa có một ít tinh dầu mùi thơm mát.
Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng sinh của chất funvoplumierin đã giới thiệu ở trên.
Năm 1962, khoa dược lý trường Sĩ quan quân y Việt Nam có nghiên cứu tác dụng của hoa đại (dạng nước sắc 10-20%, 100%) đã đi đến một số kết luận sau đây:
Hoa đại có tác dụng hạ huyết áp (thí nghiệm trên thỏ, chó). Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi.
Hoa đại không làm giãn mạch, không có tác dụng đối với ngoại biên mà là tác dụng trung tâm, và cũng không phải do tác dụng trên hệ phó giao cảm.
Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện nhanh và tương đối bền vững. So với tác dụng của ba gạc (Rauvoifia verticiliata) thì ba gạc tác dụng chậm hơn hoa đại. Độ độc của hoa đại cũng ít hơn Rauvolfia verticil lata. Qua thí nghiệm liều dùng cho người có thể tới 60g một ngày, chia làm 2 lần uống.
Vị thuốc kê đản tử -cây đại
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Công năng:
Hoa có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết.
Nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng.
Công dụng:
Vỏ thân cạo bỏ lớp bần, thái mỏng, sao thơm, sắc uống để nhuận tràng, xổ ra giun và trị thủy thũng.
Hoa trị sốt, chữa ho, tiêu đờm. Lá giã nấu thành cao, đắp vào chỗ sầy da, chảy máu.
Nhựa: Bôi trị các vết ghẻ lở, viêm tấy.
Cách dùng, liều lượng:
Vỏ dùng để nhuận tràng 3-6g, để xổ 8-16g; Hoa: 12-20g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc kê đản tử - cây đại
Chữa táo bón - giúp nhuận tràng
Lấy 4-5 g vỏ thái mỏng, sao thơm, sắc với 200 ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Hoặc: Vỏ đại 50 g, cám gạo 50 g, sao vàng, tán nhỏ rồi rây thành bột mịn, trộn với hồ làm viên 0,5 g. Người lớn dùng 15 viên mỗi ngày, trẻ em 5-9 tuổi uống 5 viên, 10-15 tuổi uống 10 viên. Chia thuốc uống làm 2 lần với nước đun sôi để nguội (không dùng nước chè).
Chữa chân răng sưng đau:
Lấy 12-20 g vỏ rễ ngâm trong 200 ml rượu 25-35 độ trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày ngậm 2 lần, không được nuốt. Chú { không được dùng quá liều.
Chữa viêm tấy, lở loét chai chân:
Dùng nhựa cây đại bôi tại chỗ.
Chữa sai khớp, bong gân, mụn nhọt:
Lấy lá đại giã nát đắp tại chỗ.
An thần, giảm huyết áp:
Hoa đại khô thái nhỏ 100 g, hoa cúc vàng khô thái nhỏ 50 g, hoa hòe (sao vàng) 50 g, hạt quyết minh (sao đen) 50 g. Tất cả tán thành bột, chia thành gói 10 g. Mỗi ngày dùng 1-2 gói, hãm uống thay nước chè trong ngày. Thuốc có tác dụng bảo vệ mao mạch, làm giảm nhẹ huyết áp, an thần, gây ngủ nhẹ.
Tham khảo
Chú ý khi dùng
Người đang bị tiêu chảy, có thai không được dùng.
RAU OM
Rau om hay Ngò om - Limnophila aromatica (Lam) Merr (Ambulia aromatica Lam) thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm cao 15-30cm, thân mập giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn, không cuống, có lông, mọc đối hoặc mọc vòng 3-5, lá mép lá hơi có răng cưa thưa, mặt dưới lá có nhiều đốm tuyến màu xanh. Hoa thường mọc đơn độc ở nách lá, không đều, cuống dài 1,5cm. Ðài hình chuông, chia 5 răng, dài 4-5mm. Tràng dài gấp đôi đài, chia 2 môi, cánh hoa màu tím nhạt. Nhị 4, chỉ nhị ngắn. Vòi nhuỵ nhẵn, đầu nhuỵ chẻ đôi. Quả nang hình trứng, không lông, nằm trong đài, chứa nhiều hạt.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Limnophilae Aromaticae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Inđônêxia, Philippin, Bắc úc, Niu Ghinê và Micronêdi. Ở nước ta cây mọc hoang ở ao, rạch, mương và cũng được trồng làm gia vị. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, cắt từng đoạn, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học: Rau om chứa tinh dầu, flavonoid, tanin.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, hơi chát, tính mát, mùi thơm có tác dụng thanh nhiệt chỉ khái, giải độc, tiêu thũng. Rễ có tác dụng làm dãn cơ phủ tạng như ruột, thận, do đó mất các cơn đau bụng. Nó còn làm dãn mạch, tăng lực thận, tăng lượng nước tiểu, tạo thuận lợi cho việc tống sỏi ra ngoài.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Cảm, ho gà; 2. Sỏi đái ra máu; 3. Rắn độc cắn; 4. Ðinh nhọt và viêm mủ nhiễm trùng ecepet mảng tròn, ngứa sần.
Ở Quảng Ðông (Trung Quốc) còn dùng trị đòn ngã dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy cây tươi đắp. Người có thai không dùng.
Ðơn thuốc:
1. Cảm lạnh: Rau om 15-30g sắc uống.
2. Rắn độc cắn: Rau om 15g xuyên tâm liên 25g, giã thêm ít rượu nếp, vắt nước uống còn bã dùng đắp vết thương.
3. Nhiễm trùng ecpet mảng tròn: ép dịch lá rau ôm hoặc nấu nước để rửa.
4. Sỏi thận: 20-30g cây tươi giã ra, thêm nước uống, dùng cây khô với liều ít hơn, sắc nước uống.
VUỐT HÙM
Vuốt hùm, Móc diều, Móc mèo -Caesalpinia minaxHance, thuộc họ Ðậu -Fabaceae.
Mô tả: Cây nhỡ mọc trườn, có các nhánh rải rác nhiều gai hình nón. Lá to; cuống chung dài 30-40cm, có gai; cuống phụ 8 đôi, dài 8-12cm, cũng có gai; lá chét 6-12 cặp, xoan, nhọn và có mũi ở đầu, hơi có lông phún nhất là ở mặt dưới, dài 22-35mm, rộng 6-13mm, lá kèm 4, hình dải nhọn, dài 8mm. Cụm hoa chùy ở ngọn, dài đến 40cm, có lông và gai. Quả đậu dài 13cm, rộng 45mm, lồi, dày 2-3cm, phủ gai ngược, dài 12mm. Hạt 6-7 hình trụ màu đen lam.
Hoa quả quanh năm.
Bộ phận dùng: Toàn cây, hạt, lá -Herba Semen et Folium Caesalpinae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Việt Nam, Lào, Thái Lan, Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc ở Savan giả, bìa rừng vùng núi từ 300-1500m, từ Lạng Sơn tới Thừa Tiên - Huế. Cũng được trồng làm hàng rào. Thu hái rễ, lá quanh năm. Rễ rửa sạch, thái phiến, phơi khô.
Thành phần hóa học: Hạt chứa một chất rất đắng.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn. Toàn thân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ tiêu thũng, sát trùng chống ngứa. Hạt có tác dụng tán ứ, giảm đau, thanh nhiệt, khu thấp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian thường dùng rễ sắc uống chữa đau nhức, hóc xương, kém ăn, Mất ngủ; có thể phối hợp với Ké hoa vàng, Nhân trần, rễ Mộc thông, cùng lượng 20g.
Ở Trung Quốc, cây chủ yếu là rễ được dùng trị bệnh sa, cảm mạo phát nhiệt, phong thấp đau khớp xương. Hạt dùng trị oẹ ngược, lỵ, lâm trọc, đái ra máu và đòn ngã tổn thương. Lá dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, rắn cắn. Liều dùng rễ 40-80g, hạt 8-12g.Rễ, lá cũng được dùng ngâm rượu chữa sâu răng.
LÁ MÓNG TAY
Tên khác Còn gọi là móng tay nhuộm, cây lá móng, lá móng tay, cây thuốc mọi, chi giáp hoa, tán mạt hoa, kok khau khao youak, khoa thiên.
Cây Lá móng tay
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
A. MÔ TẢ CÂY
Cây lá móng tay là một cây nhỏ, cao chừng 3-4m, thân nhẵn hoặc có gai ở đầu cành. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến là đơn, nhỏ, hình trứng, 2 đầu bẹp, nhất là phía cuống, dài 2-3cm, rộng 1-1,5cm. Hoa trắng đỏ, mùi thơm, nhỏ, mọc thành chùy ở đầu cành. Quả nang hình cầu to bằng quả hạt tiêu, không nứt, phía cuống có đài bao bọc, có 4 cạnh dọc, 4 ngăn, trong chứa nhiều hạt nhỏ, có cạnh góc, vỏ hạt dai, rất dày phía dưới xốp.
B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN
Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước Nhiệt đới và Á nhiệt đới. Tại Ai Cập, người ta trồng để xuất cảng. Cây lá móng tay ưa đất màu, ẩm nóng. Trồng bắng hạt. Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước nóng 50-60o sau đó gieo thẳng vào vườn ươm. Sang năm thứ 2, thứ 3 bắt đầu thu hoạch. Cắt cành phơi khô ngoài nắng có nơi phơi trong bóng râm. Mỗi năm có thể cắt 2 lần. Khi hái để lại gốc cao 50cm để cho cây lại phát triển. Một cây trồng có thể thu hoạch trong vòng 10-12 năm. Nếu hái cẩn thận có thể thu hoạch trong 20-30 năm. Hàng năm Ai Cập xuất cảng tới 1.000 tấn, Iran có thể xuất cảnh tới 1.200 tấn lá. Chủ yếu người ta dùng lá phơi khô, để nguyên hay tán bột. Các bộ phận khác như thân, rễ, hoa cũng được dùng, nhưng ít hơn.
C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Hoa có mùi thơm rất nồng. Từ hoa ngưới ta cất một thứ tinh dầu với tỷ lệ 0,02% dùng trong kỹ nghệ nước hoa, mỹ phẩm. Tinh dầu màu nâu sẫm rất thơm (theo Antia M.B và Kaushal Ấn Độ, 1950). Lá chứa một thuộc chất quinon gọi là Lawsone có tác dụng kháng sinh mạnh. Ngoài ra, trước đây, người ta còn thấy trong lá móng tay có 7-8% tanin, 6% chất béo, 1,20% tinh dầu, 2-3% chất nhựa, 2% chất màu có tinh thể hình kim màu vàng da cam, chất màu này là một chất nhuộm có phản ứng axit, ra ánh sáng và không khí có màu đỏ, do đó bột có màu xanh nhạt ở giữa, màu đỏ xung quanh.
D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Năm 1961, phòng Đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt nam đã thí nghiệm tác dụng kháng sinh của lá móng tay thấy tác dụng kháng sinh của lá rất mạnh. Nước sắc có tác dụng kháng sinh đối với tụ cầu 209 P (1cm), Typhi (1,2cm), Flexneri (0,8cm), Shiga (1,2cm), Sonnei (0,5cm), Suibtilis (0,8), trực trùng Coli gây bệnh (0,5cm), Coli bethesda (0,4cm).
Vị thuốc Lá móng tay
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Thâu liễm cầm máu, chủ trị vết thương chảy máu với cách dùng chủ yếu giã cây tươi hoặc bột lá khô đắp ngoài.
Tính vị - qui kinh:
Đang cập nhật.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Lá móng tay
Chữa hắc lào, ghẻ lở:
Lấy 200g lá móng tay tươi thêm 100g lá sả, 100g lá ổi (nấu chung với 3 lít nước - như nồi xông), tắm liên tục 2 tuần. Lá móng tay tươi rửa sạch, để khô ráo nước, cho 1/2 thìa muối tinh, giã nhuyễn, trộn với 3 thìa giấm nuôi, lấy nước uống, xác đắp nơi ngứa ngáy. Ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày.
Chữa bế kinh:
Lá móng tay 50g, ích mẫu 40g, nghệ đen 30g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.
Chữa sưng đau tỳ, vị, hạ sườn, hông:
Lấy cây lá móng tay 20g, rửa sạch, cắt khúc 3cm, cỏ mực 15g, rau má tươi 20g. Cả 3 thứ sao khử thổ, sắc với 1 lít nước còn 300ml. Uống ngày 3 lần, liên tục 4 tuần.
Chữa đau nhức cột sống, té ngã chấn thương:
Lấy toàn cây (rễ, thân, lá, hoa màu trắng) 150g (sao khử thổ vàng), cốt toái bổ 50g (cạo sạch lông, xắt mỏng, phơi 3 nắng), cam thảo 10g, cẩu tích, ngũ gia bì mỗi thứ 15g. Sắc với 1.000ml nước còn 300ml, uống ngày 4 lần (sáng, trưa, chiều, tối) liên tục 30 ngày.
Tham khảo
Theo y học cổ truyền, hoạt chất của cây lá móng có thể hòa tan nhiều trong các dung dịch kiềm, tạo thành một chất có màu nên được dùng làm thuốc nhuộm móng tay chân, nhuộm tóc cho các thiếu nữ, nhất là vào dịp Tết Đoan ngọ mồng 5-5.
Tại châu Âu, cây được trồng nhiều để lấy hương liệu từ hoa dùng sản xuất nước hoa, mỹ phẩm; lá làm thuốc nhuộm tóc.
Đối với người hói đầu, lá móng mang lại tin vui vì có tác dụng trên da đầu, kích thích tóc mọc.
Cách làm như sau: lấy lá móng tươi rửa sạch, phơi trong mát thật khô rồi tán thành bột, cân 60 gam bột lá móng rồi hòa trong 250 gam dầu mù tạt, đun nóng, lọc qua vải sạch rồi đựng vào lọ kín, mỗi ngày xoa và chà xát nhẹ vào chỗ hói nhiều lần trong một tuần sẽ thấy kết quả khả quan. Phương pháp này không gây kích ứng và an toàn cho da.
Do chất màu trong cây lá móng có tính chất như thuốc nhuộm nên có thể làm dính màu vào tay chân hoặc quần áo khi sử dụng, nhưng rửa nhiều lần sẽ hết.
BÓNG NƯỚC
Tên thường gọi: Còn gọi là nắc nẻ, móng tay lồi, bông móng tay, phượng tiên hoa, cấp tính tử, balsamina.
Tên tiếng Trung: 凤仙花
Tên khoa họcImpatiens balsaminaL.
Thuộc họ Bóng nướcBalsaminaceae.
Cây bóng nước
(Mô tả, hình ảnh cây bóng nước, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây bóng nước không chỉ được trồng làm cảnh mà còn là một cây thuốc quý. Cỏ mọc hàng năm, có thể cao 40cm. Lá mọc so le, có cuống, hình mác, đầu nhọn, mép có răng cưa rất rõ,dài 7-8cm, rộng 2-2.5cm. Hoa mọc ở nách lá lưỡng tính không đều, màu đỏ hay trắng, 5 lá dài cùng màu với tràng, không đều. Lá dài trước hình cựa, 5 cánh, 5 nhị, chỉ nhị ngắn, bao phấn dính sát nhau chung quanh nhuỵ, 5 lá noãn hợp thành bầu thượng 5 ô, mỗi ô đựng nhiều noãn. Quả nang nứt thành 5 mảnh xoắn lại tung hạt đi xa.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng làm cảnh tại nhiều vườn ở khắp nước ta. Còn thấy mọc và trồng ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ.
Người ta dùng thân và cành làm thuốc. Mùa hạ và mùa thu, hái cây trừ bỏ rễ, lá và hoa quả, phơi hay sấy khô hoặc nhúng vào nước đun sôi rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng tươi.
Bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây có thể dùng để chữa bệnh: Hoa, hạt,
Còn dùng lá tươi làm thuốc.
Ngoài ra người ta còn dùng hạt bóng nước với tên cấp tính tử. Hái quả chín về phơi khô đập lấy hạt, phơi lại cho khô. Hạt bóng nước: Dược liệu có hình tròn dẹt, hình trứng hoặc hơi có cạnh, mặt ngoài màu nâu hoặc xám, có những nốt trắng nhỏ, nhân hạt màu xám nhạt chứa 17 - 18% dầu, không mùi, vị nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm tan máu ứ, thông kinh, giải độc.
Thành phần hoá học
Trong toàn thân cây bóng nước có axit p-hydroxybenzoic có tính chất kháng sinh, axit gentisic C6H7O4', axit ferulic C10H10O4', axit p-cumaric C9H4O3', axit sinapic C11H12O5', axit cafeic C9H8O4', ngoài ra còn scopoletin C10H8O4.
Lá chứa axit xinnamic (nhục quế toan) kaempferol - 3 arabinozit và kaempferol (C.A., 1971, 1964, 230).
Thân chứa kaempferol 3- glucozit, quexetin pelargonidin, cyanidin và delphindin (C.A., 1966, 75, 1964, 16275c).
Hạt chứa 17,9% chất béo. Trong chất béo có thành phần chủ yếu là axit parinaric hay axit A9, 10, 13, 15, octadecatetraenoic C18H28O7(khoảng 27% balsaminasterol C27H40O (Hegnauer R., 1964). Ngoài ra còn có sipinaterol C29H48O (khoảng 0,015%) (C.A., 1973, 79, 1744a và C.A., 1954, 48, 13835a), sapionin, các đa đường (khi thuỷ phân cho glucoza và fructoza) (C.A., 1971, 74, 72872m).
Hoá chất lawsone C10H6O3'lawsonemetylete C11H6O3. Ngoài ra còn tuỳ theo màu sắc của hoa mà thành phầ thay đổi. Hoa trắng chứa leucocyanidin, leucodelphindin, hoa tím chứa malvidin glucozit, hoa đỏ chứa pelargonidin, paeonidin và delphinidin dưới dạng clucozit. Dịch ép của hoa bóng nước có tác dụng kháng sinh mạnh.
Tác dụng dược lý
Dịch chiết từ lá Bóng nước với thành phần hóa học chủ yếu là chất axit p-hydroxybenzoic đã được nghiên cứu dược lý thấy có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh.
Chất lawson và lawson methylether có trong hoa Bóng nước có tác dụng kháng nấm rất mạnh.
Vị thuốc bóng nước
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Tính vị:
Hạt có vị hơi đắng, tính ôn, hơi có độc,
Toàn cây có vị cay, tính ôn, hơi có độc
Quy kinh:
Vào 2 kinh can và tỳ
Công dụng:
Toàn cây có tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thường dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn. Ngày uống tư 4-12g dưới dạng thuốc sắc.
Hạt có tác dụng giáng khí, hành ứ, thường dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc xương. Ngày dùng 3 lần, ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc bột hoặc viên.
Lá được nhân dân dùng nấu nước gội đầu làm cho tóc mọc tốt.
Liều dùng - Cách dùng
Dùng ngoài không kể liều lượng
Dùng dưới dạng sắc từ 4-12g
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bóng nước
Chữa sung tấy, mụn nhọt, chín mé, vết thương
Dùng bóng nước tươi, rửa sạch, giã nát với ít muối đắp lên vết thương
Chữa phong thấp
Dược liệu Bóng nước phơi khô 15g phối hợp với vỏ Ngũ gia bì 10g và rễ Uy linh tiên 10g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày chữa phong thấp.
Chữa đau lưng
Lấy cả cây Bóng nước 10g, nhân Hạt đào 15g, Nho chua 10 quả, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong 7 ngày liền.
Chữa bế kinh
Hoa bóng nước phơi khô 3-6g sắc lấy nước uống
Ngừa thai
Hạt Bóng nước 20g phối hợp với rễ cây Bông cỏ 30g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Chữa nghẹn ở người cao tuổi
Hạt bóng nước tẩm mật, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh, uống mỗi lần 8 viên với rượu có tác dụng chữa ăn hay bị nghẹn, nhất là ở người cao tuổi.
Chữa hóc xương
Lấy hạt hoặc rễ Bóng nước nhai nhỏ, ngậm trong miệng gần chỗ xương bị mắc, hoặc thổi bột hạt vào họng, không được nuốt.
Chữa tràng nhạc, phát bối:
Dùng lá bóng nước tươi, giã đắp ngày thay thuốc 2-3 lần
Chữa nga trưởng phong
Dùng lá bóng nước tươi xát vào chỗ bị bệnh, ngày xát hai lần
Chữa đòn ngã tổn thương, sưng đau, vết thương lở loét
Dùng rễ bóng nước giã đắp
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không được dùng Hoa bóng nước.
BẠC THAU
Tên thường gọi: Còn gọi là bạch hạc đằng, bạc sau, thau bạc, mô bạc, bạch hoa đằng, lú lớn, thảo bạc(miền Nam), chấp miên đằng (Tuệ Tĩnh),Pác Túi(Tày)
Tên khoa học:Argryeria acuta Lour.
Họ khoa học: Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae.
Cây bạc thau
(Mô tả, hình ảnh cây bạc thau, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Cây bạc thau là một cây thuốc quý. Là loại dây leo, thân có nhiều lông áp vào thân, màu trắng nhạt. Lá hình bầu dục, phía cuống hơi hình tim, đầu nhọn dài 5-11cm, rộng 5-8cm, mặt trên nhẵn mặt dưới nhiều lông mịn, bóng ánh như bạc do đo có tên là bạc sau, sau đọc chệch thành bạc thau. Cuống có lông mịn màu trắng nhạt dài 1.5-6cm. Hoa trắng mặt trong có lông mịn, mọc thành đầu hay tán ở đầu cành. Quả mọng chín có màu đỏ hình cầu, đường kính 8mm, bao bọc bởi lá đài có mặt trong màu đỏ. Hạt 2-4 màu nâu, hình trứng, hơi ba cạnh, dài 5mm, tễ hình tim.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang khắp nơi ở nước ta nhưng chủ yếu ở miền bắc và các tỉnh khu 4 cũ. Còn thấy ở Hoa Nam Trung Quốc.
Người ta dùng lá và cành hái quanh năm làm thuốc. Dùng tươi hay sấy khô dùng dần.
Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu
Vị thuốc bạc thau
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị
Bạc thau vị hơi chua, hơi đắng nhạt, tính mát, không độc
Tác dụng:
Thanh nhiệt, lợi thuỷ, giải độc, sát trùng, tiêu viêm
Công dụng:
Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư, thông tiểu, hay dùng chữa ho cho trẻ con.
Dùng ngoài giã nhát đắp lên nơi xương gãy, mụn nhọt cho hút mủ lên da non
Ở Quảng Tây (Trung Quốc), dùng toàn cây trị ho, viêm thận thuỷ thũng, chân tay yếu mỏi; dùng ngoài trị độc do giang mai.
Chủ trị:
Trị bí tiểu tiện, đi đái ít một rát buốt, nước tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, sốt rét, ho, viêm phế quản cấp, và mạn.
Liều dùng:
Ngày dùng 6-20g khô dạng thuốc sắc, 20-40g dạng tươi.
Dùng ngoài tươi không kể liều lượng.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bạc thau
Kinh nguyệt không đều:
Bạc thau 20g, Rau dền gai 8-16g sắc nước uống.
Lá bạc thau 10g, rễ xích đồng nam 10g, vỏ thân mía tía 10g, rễ cỏ tranh 10g, rễ móc diều 8g, cỏ hàn the 8g, lá huyết dụ 8g. Phơi khô. Sắc uống.
Rong huyết, rong kinh:
Lá Bạc thau giã nhỏ chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống, và lấy bã đắp lên đỉnh đầu (Nam được thần hiệu). Hoặc dùng lá Bạc thau, lá Ngải cứu, lá Bạch đầu ông mỗi vị 20g giã nhỏ, lọc nước uống.
Bạch đới:
Lá Bạc thau và lá Mò (Xích đồng nam, Bạch đồng nữ) mỗi vị 30-40g giã vắt lấy nước uống trong hay sắc uống.
Ho trẻ em:
Lá Bạc thau, lá Chua me, lá Xương sông mỗi vị 6-8g giã vắt lấy nước cốt cho uống.
Sưng tấy, mụn nhọt:
Lá Bạc thau tươi giã đắp.
Nổi mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sẩy:
Lá Bạc thau nấu nước tắm rửa.
Vết thương, mụn nhọt, chảy nước vàng:
Lá Bạc thau khô tán mịn, rắc hoặc lá tươi giã đắp.
Chữa ho
Bạc thau 20-30g, Bướm bạc 15-20g, Bạc hà 5-10g.
Đây là nghiệm phương mới dùng hoàn toàn thuốc Nam đúc kết sau hơn 2 năm ứng dụng chữa bệnh tại 2 cơ sở Tuệ Tĩnh Đường chùa Lộc Quang và chùa Hòa Nam (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng). Bài thuốc có tác dụng: thanh nhiệt, tiêu viêm, chỉ khái; trị ho khan hoặc ho ít đàm, đàm dính khó khạc, ho do cảm mạo phong nhiệt, ho dai dẳng do uất nhiệt sau các đợt bệnh cảm cúm kéo dài, ho do viêm amidal, viêm hầu họng, viêm phế quản cấp và mạn.
Tham khảo
Bạc thau là tên các cây thuộc chi Argyreia, họ khoai lang hay bìm bìm; gồm các loài sau:
- Bạc thau, thảo bạc, bạc sau, lú lớn, thảo bạc. Cây này được ghi trong các sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố GS.TS Đỗ Tất Lợi, “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của tập thể các GS. TS của Viện Dược liệu và một số tác giả khác. Cây này chỉ có ở vùng núi phía Bắc từ đèo Hải Vân trở ra. Bộ phận thường dùng làm thuốc là lá.
- Bạc thau hoa đầu. Dây leo nhưng cứng hơn, toàn thân có lông màu vàng nâu. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng hay gần tròn; hai mặt lá và cuống đều có lông màu nâu. Cụm hoa ở nách lá, hoa màu hồng. Quả nang màu hồng hay màu vàng nâu. Cây mọc ở cả các tỉnh phía Bắc và phía Nam, ở các lùm bụi, vùng núi Hoà Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hoà. Bạc thau hoa đầu được dùng trong dân gian chữa rong kinh, rong huyết, chữa gãy xương và bong gân. Ở Vân Nam, làm thuốc thu liễm, trừ ho, chữa sa tử cung, thoát giang, ho nóng, ho suyễn. Ở Quảng Tây, làm thuốc trị đòn ngã tổn thương.
- Bạc thau Malabar: Mới thấy có ở Kom Tum.
- Bạc thau lá mềm: Có từ Quảng Trị trở vào. Lá được làm thuốc đắp mụn nhọt. Ở Giava (Indonexia) dùng rễ kết hợp với nhiều loài cây khác để chữa đau dạ dày; lá chữa mụn nhọt.
- Bạc thau tím, thảo bạc gân: Cây được nhập từ Ấn Độ, có ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Bạc thau lá tù, bạc thảo: Cây có ở Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng. Dân gian địa phương dùng lá chữa cảm cúm.
- Bạc thau xám tro, bạc thau nhóm: Cây có ở Kom Tum, Đắc Lắc. Ở Vân Nam (Trung Quốc) dùng lá và rễ làm thuốc trị sa tử cung, thoát giang, ho khan và ngoài thương xuất huyết.
MẪU LỆ
Tên khác:
Lệ cáp(Bản Kinh),Mẫu cáp(Biệt Lục),Lệ phòng(Bản Thảo Đồ Kinh),Hải lệ tử sác, Hải lệ tử bì(Sơn Đông Trung Dược Chí),Tả sác(Trung Dược Chí),Vỏ hàu, Vỏ hà(Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học: Ostrea sp.
Họ khoa học : Mẫu lệ (Ostreidae).
Mẫu lệ
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả :
Vỏ hầu 2 mảnh, chắc, dầy, hình tròn hoặc hình trứng hoặc tam giác. Vỏ trái úp vào vỏ phải tương đối to mà dầy, vỏ ở trên (phải) hơi lệch so với vỏ ở dưới (trái) nhỏ, mặt ngoài là một tấm vẩy mầu nâu tía hoặc nâu vàng, mọc khum, rất mỏng mà bằng phẳng. Hầu 1-2 tuổi tấm vẩy bằng, mỏng xốp, có lúc có dạng long lanh. Hầu 2 đến vài năm mảnh vẩy bằng phẳng, có lúc ở mé sau nổi và chìm thành dạng sóng nước nhỏ. Loại hầu sống nhiều năm tấm vẩy xếp tầng lên nhau, cứng dầy như đá. Mặt vỏ có mầu tro, xanh, tía, nâu, mặt trong sắc trắng, mé bên mầu tro tía, dây chằng mầu tía đen, ngấn cơ đóng vẩy rất to, mầu vàng nhạt, thường hình trứng hoặc giống trái thận. Hầu là loài ăn tạp, ăn cả động vật, thực vật nhỏ lơ lửng trong nước, chủ yếu là các loại khuê tảo. Mùa sinh đẻ từ tháng 7-10, nhiều nhất là tháng 8-9.
Địa lý:
Hầu cửa sông là loại hầu ở những cửa sông thông ra bể nghĩa là những khúc sông nước lợ. Thích nghi ở nhiệt độ 10-250C và nồng độ muối 10-20% và đáy sông có bùn. Mùa sinh đẻ tháng 7-10, nhiều nhất là tháng 8-9.Các cửa sông của các tỉnh duyên hải miền Bắc Việt Nam đều có, như sông Bạch Đằng (Hải Phòng), sông Chanh (Quảng Ninh), sông Diêm Điền (Thái Bình) Lạch Trường (Thanh Hóa), Tiên Yên (Quảng Ninh)...
Thu hoạch, Sơ chế:
Mùa khai thác hầu vào các tháng 10 đến tháng 3 vì lúc này hầu béo. Tuy nhiên, để lấy vỏ hầu chế làm thuốc, có thể thu nhặt quanh năm vì sau khi lấy thịt, thường người ta vất bỏ vỏ hầu đi.
Bộ phận dùng:
Mai vỏ cứng. Vỏ con to bằng bàn tay, dày, trắng xám không lẫn với các loại vỏ khác, không vụn là tốt.
Bào chế :
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, phơi khô. Có 3 cách điều chế:
Cho vào nồi đất trét kín, nung cho đến khi chín đỏ là được, miếng nào chưa đỏ thì đem nung lại, tán bột mịn.
Dựng gạch lên ba phía. Trải lớp trấu lẫn than củi rồi lớp mẫu lệ, làm như vậy cho đến hết (để 1 lỗ ở giữa để thông hơi). Trên cùng có phủ lớp than và trấu. Đốt từ dưới lên, khi được thì vỏ hàu bóp mềm, vụn, gắp ra, tán bột mịn.
Nếu số lượng ít, nung trực tiếp trên than hồng, thấy đỏ là được, tán bột mịn.
Bột có thể tẩm ít giấm tuỳ theo đơn để trị bệnh về Can huyết (1.000g bột dùng 100ml giấm) (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Dùng sống hoặc nung lên dùng, dùng sống nên giã vụn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Bột màu xanh nhạt là tốt. Để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học :
Mẫu lệ chứa 80-95% Calci carbonat, Calci phosphat và calci sulfat. Ngoài ra còn có Magne, nhôm và sắt oxid, chất hữu cơ. Nhưng khi nung lên thì không còn chất hữu cơ nữa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý :
Bột Mẫu lệ 150-200g, bột Bạch cập 10-20g có thể dùng làm thuốc cản quang (Thực Dụng Trung Y Học).
Vị thuốc Mẫu lệ
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị :
Vị mặn, sáp, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Vị mặn, tính sáp, hơi hàn (Thực Dụng Trung Y Học).
Quy kinh :
Vào kinh túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
Vào kinh Thận, Can, Đởm (Bản Thảo Kinh Sơ).
Vào kinh Can, Đởm, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Vào kinh Can, Đởm, Thận (Thực Dụng Trung Y Học).
Công dụng :
Chủ thương hàn nóng lạnh, sốt rét nóng nhiều, kinh sợ, giận dữ, traán kinh, mạch lươn, xích bạch đới, uống lâu ngày mạnh khớp xương (Bản Kinh).
Trừ nhiệt lưu ở khớp đốt, vinh vệ, lúc nóng lúc lạnh, phiền đầy, chỉ hãn, tim đau do khí kết, chỉ khát, sáp trường, tiết tinh, họng nghẹn, ho, tâm bĩ (Biệt Lục).
Hoá đờm, nhuyễn kiên, thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ thống, trị kiết lỵ, tiểu đỏ đục, tiêu sán khí, trưng hà, tích khối, kết hạch (Bản Thảo Cương Mục).
Ích âm, tiềm dương, hóa đờm, tán kết. Dùng sống trị lao, nóng trong xương, mồ hôira nhiều, tràng nhạc sưng cứng. Nung lên dùng trị di tinh, ra khí hư, băng huyết, còn giữ vững được hạ tiêu, tiêu chảy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Dùng sống: Tư âm, tiềm dương, hoá đờm, nhuyễn kiên. Nung đỏ: Cố sáp hạ tiêu, ức chế chất chua. Trị âm hư dương cang (nhức đầu, hồi hộp, mất ngủ, hay mơ, phiền táo, tai ù, chân tay tê), loa lịch (lao hạch), cốt chưng, lao nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, đới hạ, tiêu chảy lâu ngày, dạ dày đau, dạ dày dư chất chua, nôn mửa (Thực Dụng Trung Y Học).
Làm thuốc chống acid, có tác dụng hoà Vị, trấn thống, trị dạ dày dư acid, cơ thể hư yếu, mồ hôi trộm, hồi hộp lo sợ, da thịt máy giật. Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ thiếu calci, ngưuơì bị lao phổi… trị có công hiệu (Hiện Đại Thực Dụng Trung Y Dược)
Kiêng kỵ :
Phàm bệnh hư mà nóng nhiều nên dùng, hư mà có lạnh không dùng. Thận hư không có hoả, tinh lạnh tự ra, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
Bối mẫu làm sứ, được ngưu tất, Cam thảo, Viễn chí, Xà sàng tử là tốt. Ghét Ma hoàng, Ngô thù du, Tân di (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Nếu âm hư mà không có hỏa và tiêu chảy thuộc hàn khí thì đều cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Người hư yếu, có chứng hàn, Thận hư không có hoả, tinh lạnh tự ra: không nên dùng (Thực Dụng Trung Y Học).
Liều dùng:
12 – 40g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mẫu lệ
Trị bệnh bách hợp, khát lâu ngày không khỏi:
Qua lâu căn, Mẫu lệ (sao). Lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Qua Lâu Mẫu Lệ Tán – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị băng huyết ra không ngừng, khí hư kiệt:
Mẫu lệ, Miết giáp đều 90g. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Thiên Kim Phương).
Trị nằm thì ra mồ hôi trộm, phong hư đầu đau:
Mẫu lệ, Bạch truật, Phòng phong đều 90g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g (Mẫu Lệ Tán – Thiên Kim Phương).
Trị cơ thể vốn suy yếu, tân dịch không bền chặt, tự ra mồ hôi, ban đêm nặng hơn, lâu ngày không khỏi, gầy ốm, hoảng hốt, kinh sợ, hơi thở ngắn, phiền muộn, mỏi mệt:
Ma hoàng (rễ) 30g, Hoàng kỳ 30g, Mẫu lệ (tẩm nước gạo, nung đỏ) 30g. tán bột. Mỗi lần dùng 9g, Tiểu mạch 100 hạt, sắc với 450ml nước, còn 300ml, bỏ bã, chia làm 2 lần uống (Hoà Tễ Cục Phương).
Trị tiểu nhiều:
Mẫu lệ (sao cho bốc khói), Đồng tiện 3 thăng. Sắc còn 2 thăng, chia làm 3 lần uống (Càn Khôn Sinh Ý).
Trị tiểu buốt, khó tiểu, đã uống thuốc về huyết mà không bớt:
Mẫu lệ, Hoàng bá. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 3g với nước sắc Tiểu hồi hương (Y Học Tập Thành).
Trị hoạt thoát:
Mẫu lệ nung, Xích thạch chi nung. Tán bột, trộn đều, cho rượu vào nấu với bột gạo thành hồ, trộn với thuốc làm viên, uống với nước muối vào lúc đói (Mẫu Lệ Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Trị di tinh, mộng tinh, đại tiện phân sền sệt.
Mẫu lệ tán bột, trộn với dấm, làm hoàn to như hạt bắp. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 2 lần (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị sau khi bệnh nặng mới khỏi, hơi làm việc mệt thì chảy máu mũi:
Mẫu lệ 10 phần, Thạch cao 5 phần. Tán bột. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 4g với rượu. Hoặc trộn với mật làm viên to như hạt bắp, uống (Bổ Khuyết Trửu Hậu Phương).
Trị chóng mặt, xoay xẩm:
Mẫu lệ, Long cốt đều18g, Cúc hoa 9g, Câu kỷ, Hà thủ ô đều 12g. sắc uống (Sơn Đông Trung Thảo Dược).
Trị lao phổi ra mồ hôi trộm:
Mẫu lệ 15g, sắc với 500ml còn 200ml, chia làm 2 lần uống (có thể thêm đường cho dễ uống), uống liên tục vài ngày. Sau khi mồ hôi đã ngừng ra, lại uống 2-3 ngày để củng cố kết quả. Đã trị 10 ca, nói chung, sau khi uống 2-3 thang mồ hôi trộm tiêu hết. Có 3 ca thời gian đầu không có kết quả rõ, trong đó 2 ca thêm Long cốt, Toan táo nhân. Sau khi uống vài thang cũng có kết quả tương đối tốt. Trong thời gian điều trị, không thấy có phản ứng phụ (Hiện Đại Thực Dụng Trung Y Dược).
Tham khảo :
Các tài liệu khác
Mẫu lệ vào kinh túc Thiếu âm Thận, vị mặn làm thuốc mềm chất cứng, sùng Sài hồ dẫn thuốc cho nên có thể trừ khôí u ở hạ sườn. Lấy Trà dẫn có thể tiêu được hạch. Dùng Đại hoàng dẫn có thể trị khoảng đùi sưng. Địa hoàng làm sứ cho nó, có thể ích tinh, thu sáp, súc niệu. Nó vốn là thuốc của kinh Thận vậy (Thang Dịch Bản Thảo).
Mẫu lệ vị mặn, tính hàn, nặng, sáp. Vị mặn làm mềm được chỗ cứng, khí hàn trừ được nhiệt, chất nặng tiềm dương, tính sáp thì tbu liễm được, lại phần nhiều cùng dùng với Long cốt. Trong cái bổ ích chân âm của Long cốt, có thể làm thức dậy được khí thanh dương bị chìm đắm. Trong cái bổ ích chân âm của Mẫu lệ, có thể thu liễm được khí phù dương bốc lên dữ dội, cho nên, phần nhiều trị các chứng lao nóng trong xương, tiêu chảy hoạt thoát. Còn dùng sống thì thiên về làm mềm chỗ cứng, nung lên dùng thì thiên về cố sáp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Vị thuốc này cùng Long cốt, rễ Ma hoàng, các vị bằng nhau, tán thành bột xoa vỗ vào người để cầm mồ hôi ra do hư nhược (hư hãn) (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Mẫu lệ vị mặn, tính hàn, vào Thận, có thể tư âm, tiềm dương, thoái hư nhiệt, nhuyễn kiên đàm. Sau khi nung thì sáp mà kiêm táo, có thể cố sáp hạ tiêu, trừ thấp trọc, liễm hư hàn. Mẫu lệ công dụng giống như Long xỉ, đều có tác dụng cố sáp, cho nên hai vị thường dùng chung với nhau, dùng trong các chứng hư nhược, hoạt thoát. Huyết hư thì phối với thuốc bổ huyết, khí suy thì dùng chung với thuốc bổ khí. Long cốt vị ngọt, tính bình, có thể trấn Tâm, an thần, dùng trị tâm thần bốc lên trên, phiền táo, kinh sợ, cuồng. Mẫu lệ vị mặn, tính hàn, lại có thể hoá đàm, nhuyễn kiên, lại trị được lao lịch, dưới sườn có khối u cứng. Mẫu lệ vào túc Thiếu âm, dùng làm thuốc nhuyễn kiên, lấy Sài hồ làm thuốc dẫn, có thể trị dưới hông sườn có khôi u cứng. Lấy Chi tử làm thuốc dẫn thì có thể trừ kết ở đỉnh đầu. Dùng Đại hoàng làm thuốc dẫn thì có thể trừ thủng ở đùi. Lấy Địa hoàng làm sứ, có thể ích tinh, thu sáp, chỉ niệu… (Thực Dụng Trung Y Học).
MẪU ĐƠN BÌ
1. Tên dược: Cortex Moutan.
2. Tên thực vật: Paeonia suffruticosa Andr.
3. Tên thường gọi: Moutan bark (mẫu đơn bì) Tree peony bark.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ đào vào mùa thu. Loại bỏ rễ xơ và phơi nắng.
5. Tính vị: vị đắng, cay và hơi hàn.
6. Qui kinh: tâm, can và thận.
7. Công năng: thanh nhiệt và làm mát máu. Hoạt huyết và giải ứ huyết.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Bệnh do sốt gây ra mà nhiệt gây bệnh vào máu biểu hiện như sốt, nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, dát sần và lưỡi đỏ sâu: Dùng phối hợp mẫu đơn bì với sinh địa hoàng, tê giác và xích thược.
- Bệnh do sốt giai đoạn cuối kèm mất nước hoặc âm hư biểu hiện như sốt về đêm, kéo dài đến sáng, không ra mồ hôi, lưỡi đỏ kèm màng mỏng, mạch nhanh và yếu: Dùng phối hợp mẫu đơn vì với tri mẫu, sinh địa hoàng biệt giáp và thanh hao.
- ứ huyết biểu hiện như vô kinh, ít kinh, u cục và hạch rắn: Dùng mẫu đơn vì và táo nhân, quế chi, xích thược và phục linh dưới dạng quế chi phục linh hoàn.
- Nhọt và hậu bối: Dùng phối hợp mẫu đơn với kim ngân hoa và liên kiều.
9. Liều dùng: 6-12g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: cần thận trọng khi dùng mẫu đơn vì trong khi kinh nguyệt nhiều và khi dùng cho thai phụ.
AN TỨC HƯƠNG
Tên Khác:
An tức hương
Còn gọi làBồ đề, Cánh kiến trắng, Mệnh môn lục sự, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu(Hòa Hán Dược Khảo),Chuyết bối la hương(Phạn Thư).
Tên Khoa Học:Styrax Tonkinensis (Pier.) Craib.Thuộc họ Styracaceae.
Cây An tức hương
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Cây nhỏ, cao chừng 15~20cm. Búp non phủ lông mịn, mầu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống, dài khoảng 6~15cm rộng 22,5cm. Phiến lá nguyên hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn dài ở đầu, mặt trên mầu xanh nhạt,mặt dưới mầu trắng nhạt do có nhiều lông mịn. Hoa nhỏ, trắng, thơm, mọc thành chùm, ít phân nhánh, mang ít hoa.Quả hình cầu, đường kính 10~16mm, phía dưới mang đài còn sót lại, mặt ngoài quả có lông hình sao.
Thường sống ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu, Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.
Thu Hoạch:
Vào giữa tháng 6~7, chọn cây từ 5~10 tuổi, rạch vào thân hoặc cành để lấy nhựa. Đem về chia thành 2 loại:
. Loại tốt: mầu vàng nhạt, mùi thơm vani.
. Loại kém: mầu đỏ, mùi kém hơn, lẫn nhiều tạp chất (vỏ cây, đất cát. ..).
Phần Dùng Làm Thuốc:
Dùng nhựa của cây (Benzoinum). Thường là khối nhựa mầu vàng nhạt hoặc nâu, đỏ nhạt, mặt bẻ ngang có mầu trắng sữa nhưng xen kẽ mầu nâu bóng mượt, cứng nhưng gặp nóng thì hóa mềm, có mùi thơm.
Bào Chế:
Lấy nhựa ngâm vào rượu rồi nấu sôi 2~3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống, lấy ra, thả vào nước, khi nhựa cứng là được. Phơi cho khô.
Thành Phần Hóa Học:
An Tức Hương của Trung quốc chủ yếu gồm Acid Sumaresinolic, Coniferyl Cinnamate, Lubanyl Cinnamate, Phenylpropyl Cinnamate 23%, Vanillin 1%, Cimanyl Cinnamate 1%, Styracin, Styrene, Benzaldebyde, Acid Benjoic, tinh dầu quế 10~30%, chất keo 10~20%.
An Tức Hương của Việt Nam có chất keo 70~80%, Acid Siaresinolic, Coniferyl Benzoate, Lubanyl Benzoate 11,7%, Cinnamyl Benzoate, Vanillin 0,3%, Phenylpropyl Cinnamate 2,3%.
Vị thuốc An tức hương
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính Vị:
Vị cay, đắng, tính bình, không độc(Đường Bản Thảo).
Vị cay, đắng, hơi ngọt, tính bình, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên).
Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy Kinh:
Vào thủ Thiếu âm Tâm kinh (Bản Thảo Kinh Sơ).
Vào thủ Thái âm Phế, túc Quyết âm Can kinh (Ngọc Quyết Dược Giải).
Vào kinh Tâm và Tỳ (Bản Thảo Tiện Độc).
Vào kinh Tâm, và Tỳ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học)
CôngDụng: An túc hương
Hành khí huyết, trừ tà, khai khiếu, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tuyên hành khí huyết, phá phục, hành huyết, hạ khí, an thần (Bản Thảo Tùng Tân).
Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Làm ấm Thận, trừ ác khí (Hải Dược Bản Thảo).
Chủ Trị:
An tức hương
Trị ngực và bụng bị ác khí(Đường Bản Thảo).
Tri Di tinh(Hải Dược Bản Thảo).
Trị huyết tà, hoắc loạn, đau nhức do phong, sinh xong bị huyết vận (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
Trị trúng phong, phong thấp, phong giản, hạc tất phong, lưng đau, tai ù (Bản Thảo Thuật).
Trị tim thình lình đau, ói nghịch (Bản Thảo Phùng Nguyên).
Trị trẻ nhỏ bị động kinh, kinh phong (Trung Dược Tài Thủ Sách).
Trị thình lình bị trúng ác khí, hôn quyết, ngực và bụng đau, sinh xong bị chứng huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong, động kinh, phong thấp, lưng đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
Trị trúng phong, đờm quyết, khí uất, hôn quyết, trúng ác khí bất tỉnh, ngực bụng đau, sản hậu bị huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Liều Dùng:
. Dùng uống: 2g-4g.
. Dùng ngoài: Tùy theo vùng bệnh mà dùng.
Kiêng Kỵ:
Khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng không dùng(Bản Thảo Phùng Nguyên).
Bệnh không liên hệ đến ác khí, không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Âm hư hỏa vượng không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc An tức hương
Trị phong thấp, các khớp xương đau nhức:
Lấy thịt heo nạc 160g, thái ra, trộn với 80g An tức hương, cho vào ống hoặc bình để lên lò, đốt lửa lớn nhưng phải để 1 miếng đồng để An tức hương cháy ở phía trên, để bánh có lỗ hướng về phía đau mà xông ( Thánh Huệ Phương).
Trị trúng phong, trúng ác khí:
An tức hương 4g, Quỷ cửu 8g, Tê giác 3,2g, Ngưu hoàng 2g, Đơn sa 4,8g, Nhũ hương 4,8g, Hùng hoàng 4,8g. Tán bột. Dùng Thạch xương bồ và Sinh khương đều 4g, sắc lấy nước uống thuốc (Phương Mạch Chính Tông).
Trị tim bỗng nhiên đau, tim đập nhanh kinh niên:
An tức hương, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sôi (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thể âm:
An tức hương 4g, Nhân sâm 8g, Phụ tử 8g. Sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).
Trị phụ nữ sinh xong bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu:
An tức hương 4g, Ngũ linh chi ( thủy phi) 20g. Tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 4g với nước Gừng sao (Bản Thảo Hối Ngôn).
Trị trẻ nhỏ bụng đau, chân co rút, la khóc:
An tức hương chưng với rượu thành cao. Đinh hương, Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Bát giác hồi hương đều 12g, Hương phụ tử, Súc sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20g. Tán nhuyễn, trộn với cao An tức hương và mật làm hoàn. Ngày uống 8g với nước sắc lá Tía tô (An Tức Hương Hoàn - Toàn Ấu Tâm Giám).
Trị trẻ nhỏ bị kinh phong do tà:
An tức hương to bằng hạt đậu, đốt xông cho đứa trẻ (Kỳ Hiệu Lương Phương).
Trị vú bị nứt nẻ:
An tức hương 20g, ngâm với 100g cồn 80o trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc cho đều thuốc. Dùng cồn này hòa thêm nước bôi lên cho nứt nẻ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tham Khảo:
Tài liệu khác
“Diệp Đình Khuê, trong tác phẩm ‘Hương Phổ’ ghi: “Nhựa cây này có hình dạng và mầu sắc giống như trái Hồ đào, không nên đốt, nó có thể phát mùi thơm. Uông Cơ viết: Hoặc nói rằng khi đốt lên có khả năng quy tụ chuột lại là thứ tốt” (Y Học Cương Mục).
“An tức hương mầu nâu (đỏ đen), hơi vàng, giống như Mã não, đập ra có sắc trắng là thứ tốt. Loại mầu đen bên trong lẫn cát, đất là loại xấu, do cặn bã kết lại. Dù là vụn hoặc thành khối cũng là thứ xấu, vì sợ là có mùi hương và tạp chất khác. Khi chế biến lại, rất kỵ lửa” (Bản Thảo Phùng Nguyên).
Theo Tây Dương Tạp Trở của ĐoạnThànhThức nói rằng: cây An tức hương xuất xứ từ nước Inran được gọi là cây trừ tà, cao khoảng 6,59,5m, vỏ mầu vàng đen, lá có 4 gốc, chịu lạnh không bị héo, tháng 2 hoa nở, mầu vàng, nhụy hoa hơi xanh biếc, không kết trái, đõe khoét vỏ cây thì có chất keo chảy ra như kẹo mạch nha, gọi là An tức hương. Tháng 67 keo đông cứng lại thì lấy dùng . Đốt nó có công hiệu thông thần, trừ các mùi hôi thối (ChưởngVũTích).
Sách TQYHĐT.Điển chỉ có 1 bài mang tên An Tức Hoàn.
Sách TTP.Thang giới thiệu 1 bài mang tên An Tức Hương Hoàn.
BỌ MẨY
Bọ mẩy Còn gọi là đại thanh, đắng cay, mẩy kỳ cáy, thanh thảo tâm, bọ nẹt
Tên khoa học: Clerodendron cyrtophyllum Turcz,
Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Mô tả: Cây bụi hay cây nhỏ cao khoảng 1-1,5m có các cành màu xanh, lúc đầu phủ lông, về sau nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục- mũi mác hay hình trứng thuôn, dài 6-15cm, rộng 2-5,7cm đầu nhọn và thường có mũi, gốc tròn và hơi nhọn: phiến lá thường nguyên, ít khi có răng, gân nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu trắng ít khi đỏ, hợp thành ngù, hoa ở đầu các cành phía ngọn cây: nhị thò ra ngoài và dài gần gấp đôi ống tràng. Quả hạnh hình trứng tròn, có đài. Mùa hoa ra vào tháng 6, tháng 8.
Bộ phận dùng: lá (Folium Clerodendri - có nơi gọi là Đại thanh diệp), rễ tươi hoặc khô (Radix Clerodendri); Vỏ rễ được dùng dưới tên Địa cốt bì nam.
Phân bố: Phân bổ ở Triều tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia. Ở nước ta, thường gặp Bọ mẩy trên các đồi hoang vùng trung du
Thu hái: Rễ và lá quanh năm. Rễ mang về rửa sạch, thái lát, phơi khô để dùng, lá dùng tươi hay sấy khô
Thành phần hoá học: Alcaloid.
Công năng: Thanh nhiệt, tả hoả, lương huyệt, giải độc, tán ứ, chỉ huyết.
Công dụng: Chữa sởi, viêm họng, chảy máu chân răng, trị lỵ cấp tính và viêm đại tràngmãn tính. Dùng uống sau khi đẻ để Chữa ho, thông huyết.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
BÀM BÀM
Bàm bàm Còn có tên là dây bàm, đậu dẹt, m'ba, var ang kung.
Tên khoa học Entada phaseoloides Merr., E. sandess Benth.
Thuộc họ trinh nữ Mimosaceae
Mô tả cây bàm bàm
Bàm bàm là một loại dây leo, cứng. Lá kép hai lần lông chim, cuống chính dài 4-6cm, rộng 2-3cm. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành bông, ít hoa ở kẽ lá, dài 15-20cm. Quả dài 45-60cm, có khi tới 1m, rộng 5-7cm, hơi hẹp lại giữa các hạt. Hạt nhẵn, dày, màu nâu, đường kính 4-5cm, có vỏ dày cứng như sừng.
Phân bố, thu hái và chế biến bàm bàm
Cây mọc hoang dại ở những rừng thứ sinh nước ta. Người ta dùng vỏ, hạt và lá cây bàm bàm. Lá thường dùng tươi, vỏ và hạt dùng tươi hay sấy khô. Mùa thu hái gần như quanh năm.
Thành phần hoá học bàm bàm
Trong bàm bàm chứa một thứ saponin, nhiều nhất trong vỏ, trong hạt, ít hơn trong gỗ. Trong lá tươi hầu như không có hay có rất ít nên khó phát hiện.
Ngoài saponin, trong hạt còn chứa một ancaloit và một chất dầu béo màu vàng, không vị. Chất ancaloit là một chất độc mạnh đầu tiên gây liệt chi dưới, sau làm chết con vật với liều 250ml trên 1kg thể trọng.
Công dụng và liều dùng bàm bàm
Vỏ cây dùng tắm và gội đầu thay xà phòng. Vỏ vây hái về cắt thành từng mảnh, đập nát, phơi hay sấy khô. Khi dùng ngâm vào nước sẽ được một thứ nước màu nâu đỏ, dùng tắm hay gội đầu. Gỗ tuy chứa ít saponin hơn nhưng cũng dùng được. Hạt gần chín phơi khô cũng dùng thay vỏ và gỗ.
Chữa nóng sốt, sài giật ở trẻ em:
Lá bàm bàm tươi 50g, phối hợp với lá găng trâu, lá chanh giã nhỏ, xát khắp người trẻ em như kiểu đánh gió.
Vỏ giã nát ngâm nước, dùng nước ấy tắm ghẻ, bã vỏ, thì xát lên người vào những nơi ghẻ.
Một số nơi dùng hạt bàm bàm để đặt lên vết rắn cắn.
BÀN LONG SÂM
Còn có tên gọi là sâm cuốn chiếu, thao thảo, mễ dương sâm,.
Tên khoa học Spiranthes sinensis(Pers) Ames, (Spiranthes australisLindl)
Thuộc họ lan Orchidaceae.
Ta dùng toàn cây cả rễ của cây bàn long sâm.
A. Mô tả cây
Loại cỏ sống lâu năm. Thân rễ ngắn, có những rễ củ mẫm mọc toả ra từ gốc. Thân nhỏ nhưng dài, cao tới 15-45cm. Lá mọc từ gốc, hình lưỡi mác dẹp và dài, dài ngắn không đều nhau, dài nhất có thể lên tới 15cm. Những là phía trên thường thoái hoá, chỉ còn như bẹ ôm lấy thân. Hoa trên mọc thành bông, xoắn ốc, dài 5-10cm màu trắng phớt hồng hoặc đỏ. Quả hơi hình trứng có lông mịn, Mùa hoa vào mùa hè.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc ở khắp những đồng cỏ miền núi ở Việt Nam. Có mọc cả ở Trung Quốc, Châu Úc.
Mùa thu đào cả cây lấy rễ phơi khô mà dùng
C. Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu
D. Tác dụng dược lý
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
E. Công dụng và liều dùng
Chưa được phổ cập lăm. Nhưng những nơi quen dùng coi là một vị thuốc bổ như sâm. Dùng trong những trường hợp cơ thể suy nhược, thổ huyết, bệnh về thận.
Theo kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc dùng trong trường hợp không muốn ăn uống, miệng đầy dãi, nói năng khó, thở khó v.v.
ĐẠM TRÚC DIỆP
Tên khác Còn gọi là trúc diệp, rễ gọi là toái cốt tử, trúc diệp mạch đông, mễ thân thảo, sơn kê mễ.
Tên khoa học: Lophatherum gracile Br.
Họ khoa học: Poaceae.
Cây Đạm trúc diệp
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cỏ sống dai lâu năm, thân dài 0,3-0,6m, thẳng đứng hay hơi bò. Rễ phình thành củ, hình chùm. Lá mềm, xếp cách nhau, hình bầu dục dài, nhọn đầu, tròn hay hình nêm ở gốc, trông giống như lá tre, nhẵn ở mặt dưới, có lông trên gân ở mặt trên, mép nhẵn, bẹ lá nhẵn, dài, mềm nhẵn hay có lông ở mép, lưỡi bẹ ngắn. Cụm hoa hình bông (chùy) thưa dài 10-30cm. Bông nhỏ hình mũi mác, cuống dài mảnh mang trên hoa lưỡng tính 8-9 mày nhỏ rỗng và cuộn lại. Nhị 2-3, bao phấn hình thoi cây ra hoa từ tháng 3-11.
Phân biệt:
1- Có nơi người ta thay thế cây Đạm trúc diệp bằng cỏ Thài lài trắng (Commelina communis L.,) họ Commelinaceae
2- Đạm trúc diệp đôi khi còn dùng để chỉ một loại lá cây của Trúc cần câu (Phyllotachys puberula Mak), có ở Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Giang, Hà Bắc, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Quảng Ninh. Dùng để chữa sốt, chống khát nước Thổ huyết, Cảm cúm.
Phân bố:
Cây mọc trên các bờ tường, ven đồi, chân núi đá. Cây ưa ẩm ưa sáng. Gặp nhiều ở Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình...
Thu hái, sơ chế:
Thu hái khoảng tháng 5-6, hái toàn cây, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô, bó thành từng bó nhỏ, khi dùng cắt ngắn khoảng 2-3cm. Có thể dùng tươi.
Phần dùng làm thuốc:
Toàn cây hoặc lá, thân.
Vị thuốc Đạm trúc diệp
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, qui kinh:
Có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai kinh tâm và tiểu trường.
Công dụng:
Lợi tiểu tiện, thanh tâm hoả, trừ phiền nhiệt. Dùng chữa tâm phiến, tiểu tiện đỏ, tiểu tiện khó khăn.
Liều dùng:
Liều hàng ngày là 8-10g dưới dạng thuốc sắc, thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Kiêng kỵ:
Đàn bà có thai kỵ dùng.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, thoáng gió.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Đạm trúc diệp
Trị sốt nóng âm ỉ, mắt mờ, mặt đỏ nhức đầu
Đạm trúc diệp 12g, Thanh hao 9g sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị viêm đường tiết niệu, tiểu tiện đau rát, miệng lưỡi nứt nẻ, các dạng bệnh thuộc tâm nhiệt
Đạm trúc diệp 12g Mộc thông 3g rưỡi, Cam thảo 5 phân, Qua lâu căn 3g 5, Hoàng bá 3g 5. sắc với 3 chén nước còn 8 phân, ngày uống 3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị tiểu ít, nước tiểu đỏ đậm:
Đạm trúc diệp 12g, Mộc thông 6g, Sinh điạ 9g, Cam thảo mút 3g 5 sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham khảo
Tài liệu khác
Củ rễ của cây Đạm trúc diệp gọi là Toái cốt tử, có tác dụng trục thai thúc đẻ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Dựa vào sách ‘Bản Thảo Cương Mục’ của Lý Thời Trân thì Đạm trúc diệp không phải là lá tre mà là một trong loại lá như lá Tre, lá Đạm trúc diệp nó gần giống như lá tre tươi có công năng thanh Tâm hỏa, thông Tiểu trường, là thuốc có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu. Bài ‘Đạo Xích Tán’ lấy nó kết hợp với Sinh địa, Mộc thông, Cam thảo (mút) dùng để trị tiểu tiện không thông, đau rít, miệng lưỡi lở loét, cũng có thể dùng nó trị chứng trẻ con khóc dạ đề do tâm nhiệt (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
CÂY MÍA
Tên thường dùng:Mía, Mía đường, cây mía đường, cam giá
Tên tiếng Trung: 甘蔗, 紅甘蔗,竿蔗、糖粳
Tên thuốc:Saccharum
Tên khoa học:Saccharum offcinarum L.
Họ khoa học: Lúa Poaceae
Cây Mía
(Mô tả, hình ảnh cây mía, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
A. Mô tả cây
Mía là một loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2-5m, đường kính 2-5cm, tận cùng bằng một túp lá, dài từ 30-100cm. Thân có đốt, giữa các đốt có chứa nhiều đường sacaroza.
Có nhiều thứ mía, mía de thân nhỏ, gầy và thấp, mía bầu thân to và cao, mía vỏ trắng, đỏ hay tím. Có thứ chứa nhiều đường, có thứ chứa ít đường.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mía vốn có nguồn gốc Ấn Độ, hiện nay được trồng ở nhiều nước. Mía được trồng ở những nơi đất phù sa, trồng bằng ngọn hay cả cây. Sau 11-18 tháng thu hoạch, thường người ta trồng mía lấy nguyên liệu làm đường, làm thuốc, người ta dùng cả cây tươi cắt thành từng khúc ngắn 2-3cm, chẻ 2 hay 4 với tên cam giá.
Bộ phận dùng:
Bộ phận thường được sử dụng là thân cây mía
Mô tả dược liệu
Dược liệu thường được sử dụng ở 3 dạng chính, dạng nguyên thân được chặt nhỏ theo từng đốt, hoặc dạng nước là chất lỏng loãng có màu vàng đậm, cũng có thể ở dạng syrup đặc sánh có màu vàng nâu
Bào chế
Dược liệu có thể dùng dưới dạng nguyên thân, ép nước hoặc làm syrup.
Bảo quản:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh mối mọt.
Thành phần hoá học:
Trong thân mía có Sacarroza 7-10%, protein 0.22%,chất béo 0.5%.
Các chất men: Lacaza, tyrozinaza, oxydaza ba loại men này chỉ có trong nước mía no.
Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axit stearic và axit capronic.
Nước mía có màu vàng nâu
Tác dụng dược lý:
Mía chứa chất nhiều chất hóa học khác nhau bao gồm các hợp chất phenolic, sterol thực vật, và policosanols. Phenol giúp trong việc bảo vệ tự nhiên của thực vật chống lại sâu bệnh, trong khi sterol thực vật và policosanols là những thành phần trong các loại dầu sáp và thực vật. Đồng thời các chất hóa học trong mía còn có tính chất chống oxy hóa, làm giảm cholesterol.
Vị thuốc tỳ bà diệp
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
Mía có vị ngọt mát, tính bình, không độc
Quy kinh:
Quy kinh phế, tỳ
Tác dụng:
Mía vị ngọt dưỡng:
Đại bổ tỳ âm,
Dưỡng huyết cường gân cốt,
An thần trấn kinh tức phong,
Tả phế nhiệt,
Lợi yết hầu, hạ đờm hỏa,
Chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt
Liều dùng:
Vì mía không độc nên không có liều dùng cố định. Nhưng trong mía có hàm lượng đường lớn không nên sử dụng lượng lớn trong thời gian dài.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc tỳ bà diệp
Viêm dạ dày mạn tính:
Nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Chữa nứt nẻ chân:
lấy ngọn mía và bèo cái, mỗi thứ khoảng 100g giã nát, thêm vào một bát nước tiểu (trẻ em càng tốt) nấu sôi. Ðể nước ấm rồi ngâm chỗ nứt nẻ vào khoảng 30 phút
Đại tiện táo bón:
Nước mía, mật ong mỗi thứ một ly, trộn đều. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối khi bụng trống.
Viêm da:
Vỏ mía tím nướng thành tro, nghiền vụn, trộn với dầu vừng để bôi.
Chữa ngộ độc:
thân mía 80g, thục địa, ý dĩ, cam thảo bắc mỗi thứ 30g, lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất mỗi thứ 20g. Cho vào 1 lít nước, nấu sôi rồi đun lửa nhỏ 15 – 20 phút, uống nóng hoặc để nguội tùy theo sở thích mỗi người. Cũng có thể chữa ngộ độc bằng cách lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước đun sôi trộn với nước dừa mà uống
Chữa chín mé:
lấy lõi trắng ở ngọn cây mía giã nát trộn với lòng trắng trứng gà rồi đắp và băng lại.
Tham khảo:
Đặc điểm thực vật học của cây mía
Cây mía bao gồm các bộ phận (hay các tổ chức) chính là:
Rễ, thân, lá, hoa và hạt. Mỗi bộ phận của cây mía đều có những chức năng riêng. Đối với sản xuất, chế biến, thân mía là đối tượng chủ yếu, là sản phẩm thu hoạch.
Rễ mía
Mía có hai loại rễ chính: rễ sơ sinh (rễ hom) và rễ thứ sinh (rễ vĩnh cửu). Trong loại rễ thứ sinh còn được chia làm ba nhóm theo chức năng sinh lý của nó là rễ hấp thụ, rễ chống đỡ (rễ xiên) và rễ ăn sâu (rễ hút nước). Ngoài ra, còn có một loại rễ thứ ba gọi là rễ phụ sinh đâm ra từ đai rễ ở trên thân mía.
- Rễ sơ sinh (rễ hom): Mía được trồng bằng thân (sinh sản vô tính). Khi trồng, thân mía được chặt thành từng đoạn, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 mắt mầm (thường gọi là hom giống). Hom mía trồng tiếp xúc với đất, ở một nhiệt độ và ẩm độ nhất định, đai rễ ở các hom mía đâm ra những rễ đầu tiên nhỏ, mảnh, có màu trắng hoặc màu trắng ẩn vàng nhạt, đó là rễ sơ sinh. Đồng thời với sự ra rễ này, mầm mía cương lên, bắt đầu mọc và đâm lên khỏi mặt đất. Cây mía con thời kỳ đầu sử dụng các chất dinh dưỡng chứa trong hom giống, do đó nhiệm vụ chính của lớp rễ này là bám đất và hút nước cung cấp cho hom mía.
- Rễ thứ sinh (rễ vĩnh cửu): Tiếp sau rễ sơ sinh, lúc mầm mía đâm lên khỏi mặt đất, ở gốc của mầm mía (cây mía non) bắt đầu xuất hiện những chiếc rễ vĩnh cửu đầu tiên. Loại rễ này có màu trắng, to và đài. Chức năng chủ yêu là hút nước, dinh dưỡng, cung cấp cho cây. Cây mía con dần dần thoát ly khỏi sự phụ thuộc vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hom mía. Hom mía khô quắt lại, rễ sơ sinh cũng đồng thời hết vai trò của nó, teo dần rồi chết. Các rễ thứ sinh dính trực tiếp với trục cây, phát triển cùng với sự phát triển của cây để hoàn thành chức năng sinh lý của nó. Những rễ này cấu tạo chủ yêu là chất xơ và được chia thành 3 lớp theo chức năng riêng của mỗi lớp. Lớp bề mặt từ 0 - 30 cm của tầng đất canh tác, phân bố chủ yếu là những rễ nhỏ, có nhiều nhánh và đầu rễ mang lông hút, làm nhiệm vụ hấp thụ các chất dinh dưỡng (lớp này gọi là rễ hấp thụ). Lớp rễ này có thể lan rộng xung quanh gốc mía từ 40 - 100 cm.
Kế đên lớp 30 - 60 cm chủ yếu là các rễ xiên. Loại rễ này to hơn các rễ lớp trên, làm nhiệm vụ chống đỡ, giữ cho cây không bị đổ ngã.
Lóp rễ thứ sinh sau cùng là những rễ ăn sâu, chức năng chính là hút nước nên gọi là lớp hút nước. Tùy thuộc vào từng loại đất khác nhau, các rễ này có khi ăn rất sâu tới 5-6 m.
Các loài rễ và chồi (mầm) mía
- Rễ phụ sinh: Loại rễ này thường đâm ra từ đai rễ ở các lóng mía dưới cùng của thân mía. Một số trường hợp khác do đặc tính của giống hoặc do điều kiện của môi trường (chủ yếu là ẩm dộ) các rễ phụ sinh phát triển nhiều từ các đai rễ trên thân mía làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng mía nguyên liệu. Do vậy, những giống mía hay ra rễ trên thân thường không được sản xuất tiếp nhận.
Thân mía:
Nhiệm vụ của thân mía không phải chỉ để giữ bộ lá mà còn là nơi dẫn nước và dinh dưỡng từ rễ tới lá và dự trữ đường nhờ quá trình quang họp ở bộ lá. Thân mía là đối tượng thu hoạch, là nguyên liệu chính để chế biến đường.
Thân mía được hình thành bởi nhiều dóng (hay còn gọi là lóng) hợp lại, có màu sắc và hình dạng khác nhau. Có giống mía vỏ màu xanh, có giống vỏ màu vàng, màu đỏ xẫm, màu tím hoặc ẩn tím,... về hình dạng dóng, có giống dóng hình trụ, có giống dóng hình ông chỉ, hình trống, hình chóp cụt xuôi hoặc ngược (còn gọi là hình chùy xuôi hoặc ngược), có giống hình cong,… Nhiều giống mía thân thẳng nhưng cũng có giống các dóng nối nhau theo hình zig-zag,... Các dạng dóng mía Ở mỗi dóng mía quan sát chúng ta thấy có những đặc điểm sau: mầm (mắt mầm), rãnh mầm, đai sinh trưởng, đai rễ, đai phấn, sẹo lá, vết nứt,… Mỗi đặc điểm này khác nhau đôi với từng giống mía.
- Mầm mía (còn gọi là mắt mầm):
Mỗi dóng mía mang một mắt mầm. Khi gặp những điều kiện thích hợp (chủ yếu là nhiệt độ và ẩm độ), mỗi mắt mầm này sẽ phát triển thành một cây mới. Mắt mầm có hình dạng khác nhau tùy theo đặc điểm của từng giống mía như hình tam giác, bầu dục, hình trứng, hình hến, hình thoi, hình tròn, hình ngũ giác, hình chữ nhật, hình mỏ chim,... Mắt mầm được bảo vệ bằng những chiếc vảy mầm, xung quanh phía trên mất mầm có cánh mầm, ở giữa trên cùng là đỉnh mầm. Có giống mía ở đỉnh mầm có vài lông nhỏ mịn. Đặc điểm này cũng tùy thuộc vào từng giống mía.
Lá mía
Bộ lá giữ vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây mía. Lá làm nhiệm vụ hô hấp và thực hiện quá trình quang hợp, là tổ chức đồng hóa thực sự của cây trồng. Lá còn có bẹ lá và phiến lá.
- Bẹ lá: Là phần bao, bọc thân mía, bảo vệ mắt mầm. Khi còn non bẹ lá bao bọc hoàn toàn, khi già thì bao bọc một phần thân và đến lúc khô chết bong đi để lại một vết sẹo ở mấu mía. Tùy theo từng giống mía mà ở bẹ lá có nhiều, ít hoặc không có lông.
Các dạng lưỡi lá - Cổ lá: Nối giữa bẹ lá và phiến lá là cổ lá (còn gọi vết dày lá). Sát cổ lá có lưỡi lá. Hình dạng cổ lá và lưỡi lá ở mỗi giống mía khác nhau.
- Tai lá: Nơi tiếp giáp với phiến lá, mép phía trên của bẹ lá còn có tai lá. Tai lá cũng có hình dạng khác nhau đối với từng giống mía và có thể có ở cả hai phía (trên và dưới) hoặc chỉ có ở một phía nào đó. Chức năng của tai lá giúp cho phiến lá lay động được dễ dàng.
Các dạng tai lá
- Phiến lá: Mang hình lưỡi mác, màu xanh hoặc màu xanh thẫm. Phiến lá có một gân giữa màu sáng. Bề dài, bề rộng, độ dày, mỏng, cứng, mềm của phiến lá phụ thuộc vào đặc tính riêng của từng giống mía. Tất cả những đặc điểm về hình thái giới thiệu trên đây thường được sử dụng để nhận biết và phân biệt các giống mía với nhau.
Hoa mía
Hoa mía có hình chiếc quạt mở. Khi mía kết thúc thời kỳ sinh trưởng mầm hoa được hình thành ở điểm trên cùng của thân cây (điểm sinh trưởng) và phát triển thành hoa (cây mía chuyển sang giai đoạn sinh thực). Hoa mía được bao bọc bởi chiếc lá cuối cùng của bộ lá (lá cụt), khi đã được thoát ra ngoài, hoa xòe ra như một bông cờ (nên gọi là bông cờ).
Cấu tạo của hoa mía gồm trục chính và các nhánh cấp 1, cấp 2,... (còn gọi là gié và gié con) và trên những gié con là những hoa mía nhỏ. Mỗi hoa mía được bao bởi 2 mảnh vỏ, được tạo thành bởi hai lớp màng trong và màng ngoài.  Tổ chức sinh sản của hoa: Hoa mía là loại hoa có tổ chức sinh sản ngầm (Hipogina) và cấu trúc đơn giản. Mỗi hoa bao gồm cả tính đực và tính cái, với ba nhị đực, một tử cung và hai nhị cái. Khí hoa mía nở, các bao phấn nhị đực tung phấn, nhờ gió mà các nhị cái dễ dàng tiếp nhận những hạt phấn đó như đặc tính chung của các hòa thảo khác.
kiêng kị
Do mía có tính hàn nên những người đau bụng hay tỳ vị hư hàn không nên dùng. Không nên ăn mía nhai cả vỏ hoặc không rửa vì ở vỏ mía bám rất nhiều trứng giun và vi khuẩn. Trong một thí nghiệm, người ta lấy 2 đoạn mía dài chừng 100 cm ở hai cây mía khác nhau đem rửa cọ và lấy cặn lắng ở nước rửa mía này soi trên kính phát hiện thấy 1.400 trứng giun, trong đó chiếm 75% số trứng giun có khả năng gây nhiễm bệnh
Mía vị ngọt tính hàn (có sách ghi lương và bình). Theo Đông y “Mía chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt”.
Để điều hòa tỳ vị thì đem lùi nướng (để cả vỏ nướng xong mới bóc vỏ). Dùng uống trong chữa ho, hen, nôn mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định, trúng phong cấm khẩu, bí đái. Do tính hàn lương nên cấm chỉ định trường hợp tỳ vị hư hàn. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.
Theo “Diệu sắc vương nhân duyên kinh”. Thích ca mâu ni từng thuyết pháp ở thành cổ Paraise ngút ngàn là mía. Mía được ghi chép trong kinh Phật. Phật giáo dùng mía chữa nhiều bệnh thuộc nhiệt dưới dạng thuốc uống và thuốc.
Có những giai thoại sau: Dưới triều Càn Long có y sư Hà Văn Dĩnh đã hướng dẫn một bệnh nhân họ Chu chỉ dùng nước cốt mía uống mấy ngày chữa khỏi mất tiếng là bệnh mà trước đó nhiều danh y trong vùng đã từ chối… Đời Đường có nhà thơ Vương Duy đã viết 1 bài thơ đại ý: “Ăn no chớ lo nội nhiệt vì đã có nước mía hàn…” (Mía có tác dụng thanh nhiệt, tiêu cơm, giải độc). Thời Tam Quốc có Ngụy Văn Đế Tào Phi mỗi khi bàn bạc việc đại sự quốc gia thường ăn mía. Ở Trung Quốc có nơi giữ tập quán biếu nhau mía ngày Tếtđể tượng trưng sự tăng tiến năm mới hơn năm cũ. Còn ở Việt Nam có nơi ngày Tết dựng cạnh bàn thờ những cây mía cao, bậm, đỏ, bóng nguyên cả cây còn lá xanh như trang trí đào, quất nhưng nhiều ý nghĩa tâm linh hơn.
Mía ép cho mật, mật cho đường đỏ tẩy cho đường trắng để làm kẹo, bánh, chế thuốc si rô, thuốc hoàn, cho chất kết dính trong xây dựng. Gần đây Cuba cho biết sẽ xây nhà máy điện sử dụng bã mía. Công dụng chữa nhiều bệnh có hiệu quả thì ta chưa quan tâm đúng mức. Sau đây giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của mía để chúng ta tận dụng hết tiềm năng của mía với giá trị bằng cả mộtthang thuốc phục mạchmà không chỉ đơn giản là cốc nước mía để giải nóng mùa hè thông thường.
1. Mùa nóng trẻ đi tiểu nhiều, đái nhiều lần ít một(đái dắt) là có thấp nhiệt. Cho uống nước mía. Mùa hè nên uống nước mía giải nhiệt.
2. Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát).Mùa hè uống nước mía tươi (không đá). Mùa đông nấu nước mía uống nóng hoặc cho lát gừng.
3. Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát ho khan ít đờm, người bứt dứt, họng khô, táo bón. Cháo mía: Nước mía 200 ml, gạo 60g (Nấu cháo xong cho nước mía vào nấu lại cho sôi, ăn nóng).
4. Dưỡng âm, nhuận phế:Dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100g và nước củ cải 100g. Uống trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng.
5. Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: Nhai mía nuốt nước, hoặc hòa nước cơm mà uống.
6. Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: Nước mía 150ml, nước gừng 5-10 giọt. Uống từng hụm một, không uống 1 lúc tất cả.
7. Táo bón nhiệt kết đại tràng, thở có mùi hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng. Vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g, phèn chua sống tán mịn 8g, nước mía 300ml cô đặc. Vỏ cây đại sao tán mịn, trộn 3 thứ luyện thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 8 viên (4g) sáng sớm và trước khi đi ngủ. Khi thấy đi ngoài được thì thôi.
8. Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: Mía 1 khúc (300g), mã đề 200g (cả cây), râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ. Cho các thứ vào sắc uống.
9. Bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp:nước ép mía 500g, hòa nước ép ngó sen tươi 500g. Chia nhỏ uống trong ngày.
10. Nứt kẽ môi miệng: lấy nước mía bôi ngoài, uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính trộn ít mật ong bôi vào.
11. Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: Nước mía ép 1/2 lít. Trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.
12. Người gầy (hốc hác) da khô, tóc cháy: Rau má xay 200g, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 1 chén. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống mỗi lần (không pha sẵn). Uống trước khi ngủ.
13. Chữa người gầy: Lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ thấy hiệu quả bắt đầu.
14. Mí mắt sưng đỏ, viêm màng kết hợp, nhiều thử: nước mía sạch bôi lên mí mắt trên dưới, hoặc tẩm gạc đắp lên mắt để tiêu viêm thanh hỏa. Trước uống nước mía pha 4g xuyên hoàng liên.
15. Trẻ em mồ hôi trộm: Ăn mía, uống nước mía.
16. Chữa phiên vị, ăn vào mửa ra: Nước mía 200g, nước cốt gừng 15ml. Trộn đều uống từng thìa nhỏ trong vài ngày. Bài này còn dùng chữa đau dạ dày mạn tính và giải độc cá nóc.
17. Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: Mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.
18. Chữa ho gà: Mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.
19. Chữa bệnh bụi phổi: Nước mía 50ml, nước củ cải 50ml, cho mật ong, đường phèn, dầu vừng 1 ít chưng thành cao. Hàng ngày cho 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều với cao tùy ý rồi hấp cơm.
20. Sởi:
a. Phòng hậu sởi: Sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi.
b. Sau sởi: ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.
21. Sốt rét có báng: Ăn mía dài ngày hàng tuần, tháng. Kết hợp các phương khác của Đông y, Tây y.
22. Giải say rượu: Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.
Lưu ý: Tránh trộn nước mía với bia hoặc cho đá gây thấp nhiệt. Nước mía sẵn có khắp nơi và nhất là vào mùa hènhưng điều trọng yếu là phải đảm bảo vệ sinhtránh ruồi, bụi, tay người và máy chế biến. Nếu dùng đá thì hạn chế và được làm từ nước sạch
ĐẲNG SÂM
Tên khác
Vị thuốc Đẳng sâm còn gọi là:
- Tây đảng sâm:Loài này sản xuất chính ở tỉnh Cam Túc (huyện Dân, Lâm Đàn, Đan khúc), tỉnh Thiển Tây (Hán Trung, An Khang, Thương Lạc), tỉnh Sơn Tây (khu Phổ Bắc, Phổ Trung) tỉnh Tứ Xuyên (Nam Bình).
- Đông đảng sâm:Loài này chủ yếu sản xuất ở tỉnh Cát Lâm (khu tự trị dân tộc Triều Tiên, Diên Biên, chuyên khu Thông Hóa), tỉnh Hắc Long Giang (Khánh an, Thượng chi, Ngũ thường Tấn huyện), tỉnh Liêu Ninh (Phong thành, Khoan điện).
-Lộ đảng sâm: Sản xuất chính ở Sơn Tây huyện khu Phổ đông, Khốn xá quan, Lê Thành), tỉnh Hà Nam (chuyên khu Tân Hương).
- Điều đảng sâm:Nơi sản xuất chính là tỉnh Tứ Xuyên (Đạt huyện, Vạn huyện, Thành khẩu), tỉnh Hồ Bắc (An Toàn, Lợi Xuyên), tỉnh Thiểm Tây (Tín dương).
- Bạch đảng sâm: Nơi sản xuất chính là tỉnh Quý Châu (khu Hoa Tiết, An Thuận), tỉnh Vân Nam (Chiêu thông, Mỹ giang, Đại lý), tỉnh Tứ Xuyên, (phía Tây Nam).
Ở Việt Nam, trong thời gian 1961-1985 viện Dược liệu đã phát hiện Đảng sâm ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc, còn ở phía Nam, chỉ có ở khuvực Tây nguyên. Vùng phân bố tập trung nhất ở các tỉnh Lai châu, Sơn la, Lào cai, Hà giang, Cao bằng, Lạng sơn, Gia lai, Kon tum, Quảng nam, Đà nẵng, Lâm đồng.
Tên khoa học:Codonopsis pilosula (Franch) Nannf.
Họ khoa học:Họ Hoa Chuông (Campanulaceae).
Cây đẳng sâm
(Mô tả, hình ảnh cây đẳng sâm, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây đẳng sâm là một cây thuốc quý, dạng cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Rễ hình tru dài, đường kính có thể đạt 1,5-2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân cũ, thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ về phía đuôi, lúc tươi màu trắng, sau khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn. Thân mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác, thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông. Lá mọc cách hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, mép nguyên, màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới mầu trắng xám nhẵn hoặccó lông rải rác, dài 3-8cm, rộng 2-4cm. Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nghụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc.Quả bổ đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra. Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.
Phân bố
Mọc nhiều Tại Trung Quốc, cây Đảng sâm phần lớn cũng còn mọc hoang dại nơi sản xuất chính hiện nay là ở tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc, Sơn Tây, Vân Nam, Thiểm Tây, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hồ bắc, Quý Châu, Hà Nam, Ninh Hạ, Thanh Hải, Liêu Ninh.
Thu hái, sơ chế:
Vào mùa đông, lúc cây đã úa vàng, rụng lá hoặc tới đầu xuân năm sau lúc cây chưa đâm chồi nảy lộc là có thể thu hoạch. Tốt nhất là thu hoạch vào nửa tháng trước sau tiết Bạch lộ, lúc này phẩm chất Đảng sâm tốt nhất, sản lượng cao. Đào rễ phải dài sâu trên 0,7m, vì rễ rất dài, không làm trầy xát. Rửa sạch đất cát, phân loại rễ to nhỏ để riêng. Lộ đảng sâm thì chia ra làm 4 loại: gìa, to, vừa, nhỏ (gìa có đường kính trên 10mm, vừa có đường kính trên 7mm, nhỏ đường kính 5mm)] phơi riêng trên gìan từng loại đến lúc nào rễ bẻ không gãy là đạt bó từng bó đem phơi. Làm vậy khi khô rễ vẫn mềm, phẳng, vỏ không bị bong và cứng lại. Nhiều nơi lấy lạt hoặc chỉ xâu rễ thành chuỗi ở đầu củ đem treo ở nơi thoáng gió, phơi khô rồi cuộn lại thành bó.
Phần dùng làm thuốc: Rễ.
Mô tả dược liệu:
1. Tây đảng sâm: Khô, nhiều chất đường, đầu và đuôi đều tròn, màu vàng hay màu xám, thịt màu xám vàng, có vân tròn dạng phóng xạ, đường kính 13mm trở lên không bị mọt, không bị móc, không lẫn rễ con.
2. Đông đảng sâm: Khô, chất đường tương đối ít, đầu và đuôi tròn ít nếp nhăn, vỏ màu vàng xám hay màu nâu xám, thịt màu trắng vàng, thoáng có vân tròn dạng phóng xạ, đường 10mm trở lên không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất.
3. Lộ đảng sâm: Khô, nhiều đường mềm rễ dài, vỏ màu vàng hay màu vàng xám, thịt màu vàng nâu hay màu vàng, đường kính trên 10mm không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất.
4. Điều đảng sâm: Khô, có chất đường, hình trụ tròn, vỏ khô màu vàng, thịt màu trắng hay màu vàng trắng, đường kính 12mm trở lên, không có dầu tiết ra, không mọt và bị biến chất.
5. Bạch đảng sâm: Khô, tương đối cứng, ít đường, hình dạng rễ không thống nhất, vỏ màu vàng xám hay màu trắng vàng, thô mập, đường kính 10mm trở lên, không bị sâu mọt.
Cách chung: rễ hình trụ, có khi phân nhánh, đường kính 0,5-2cm, bên ngoài mầu vàng nâunhạt, trên có những rạch dọc ngang. Thứ to có đường kính trên 1cm, khô, nhuận, thịt trắng ngà, vị ngọt dịu, không sâumọt là tốt.
Bào chế đẳng sâm
+ Theo Trung quốc: Thu hái xong, phơi âm can, lăn se cho vỏ dính vào thịt, khi dùng, sao với đất hoàng thổ hay với cám cho thuốc hơi vàng xong bỏ đất hoặc cám chỉ lấy Đảng sâm (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Theo Việt Nam: Rửa sạch bụi bặm, ủ nước một đêm, hoặc đồ thấy bốc hơi là được, khi mềm, bào mỏng 1-2 ly, tẩm nước gừng để khỏi nê Tỳ và bớt hàn, thường có người sao qua để dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản đẳng sâm
Đậy kín, tránh ẩm, cần để nơi thoáng gió, khô ráo để phòng sâu mốc vì Đảng sâm rất dễ bị mọt. Có thể sấy hơi diêm sinh.
Thành phần hóa học của đẳng sâm
+ Trong rễ Đảng sâm có: Sucrose, Glucose,Inulin, Alcaloid, Scutellarein Glucoside (Trung Dược Học).
+ Furctose, Inulin (Thái Định Quốc, Trung Thaoe Dược 1982, 13 (10): 442).
+ CP1, CP2, CP3, CP4 (Trương Tư Cự, Trung Thảo Dược 1987, 18 (3): 98).
+ Glucose, Galactose, Arabinose, Mannose, Xylose, Rhamnose, Syringin, N-Hexyl b-D-Glucopyranoside, Ethyl a-D-Fructofuranóide (Wan Zhengtao và cộng sự, Sinh Dược Hcj Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 42 (4): 339).
+ Tangshenoside I(Hàn Quế Nhự, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (2): 105).
+ Choline(Quách Ác Kiện, Bắc Kinh Trung Y Học Viện Học Báo 1988, 11 (4): 43)
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng tăng sức:Thực nghiệm cho thấy Đảng sâm có tác dụng chống mỏi mệt và tăng sự thích nghi của súc vật trong môi trường nhiệt độ cao. Thực nghiệm trên súc vật chứng minh rằng Đảng sâm có tác dụng trên cả 2 mặt hưng phấn và ức chế của vỏ não. Thí nghiệm cho thấy dịch chiết xuấtthô của Đảng sâm có tác dụng làm tăng sự thích nghi của chuột nhắt trong trạng thái thiếu dượng khí (do thiếu dưỡng khí ở tổ chức tế bào, do suy tuần hoàn hoặcdo làm tăng sự tiêu hao dưỡng khí...) thuốc đều có tác dụng với mức độ khác nhau (Trung Dược Học).
+ Đối với hệ tiêu hóa:dịch của Đảng sâm làm tăng trương lực của hồi tràng chuột Hà lan cô lập hoặcbắt đầu thì giảm, tiếp theo là tăng cường độ co bóp lớn hơn, tần số lại chậm đi và thời gian kéo dài. Nồng độ thuốc tăng lên thì trương lực cũng tăng theo. Dịch Đảng sâm có tác dụng đối kháng rõ đối với chất 5-HT gây co bóp ruột nhưng đối với Ach gây co bóp ruột thì lại không có tác dụng. Đảng sâm có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối với 4 loại mô hình gây loét bao tử ở súc vật [gây loét do kích thích, gây viêm, gây loét do Acid Acetic, loét do thắt môn vị] (Trung Dược Học).
+ Đối với hệ tim mạch:Cao lỏng Đảng sâm và chiết xuất cồn tiêm tĩnh mạch chó và thỏ gây mê có tác dụng hạ áp trong thời gian ngắn. Tiêm tĩnh mạch dịch chiết xuất với liều lượng 2g/kg cho mèo gây mê có tác dụng tăng cường độ co bóp của tim, tăng lưu lượng máu cho não, chân và nội tạng. Truyền dịch Đảng sâm với tỉ lệ 1:1 20-25ml cho thỏ nhà choáng do mất máu, có tác dụng nâng áp, áp lực trung tâm hạ, nhịp tim chậm lại, so với tổ đối chiếu dùng Nhân sâm, Cam thảo, nhận thấy tác dụng nâng áp của Đảng sâm cao hơn. Theo tài liệu ‘ Tiếp tục tác dụng đối với huyết áp của Đảng sâm’ (Văn kiện nghiên cứu Trung dược, trang 536, 1965) thì tác dụng hạ áp của Đảng sâm trên thực nghiệm súc vật làdo tác dụng gĩan mạch ngoại vi và tác dụng ức chế Adrenalin của thuốc gây nên (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Đối với máu và hệ thống tạo máu:
* Nước, cồn và nướcsắc Đảng sâm đều có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu trong đó lượng bạch cầu trung tính tăng còn lượng tế bào lâm ba lại giảm. Dịch tiêm Đảng sâm tăng nhanh máu đông mà không có tác dụng tán huyết (Trung Dược Học).
* Tiêm mạch máu dung dịch Đảng sâm 20% (4ml/1kg thể trọng) hoặccho uống (mỗi ngày 20g) đều thấy hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm xuống (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
* Theo ‘Văn kiện nghiên cứu Trung dược’ (NXB khoa học 1965) thì tác dụng bổ huyết của Đảng sâm làkết quả của chất Đảng sâm cùng với sự cộng đồng tác dụng của chất đó với 1 thành phần nào đó trong lách( Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Đối với huyết đường: năm 1934 Kinh Lợi Bânvà Thạch Nguyên Cao đã dùng Đảng sâm ngâm với cồn 70o trong 1 tháng. Lọc lấy cồn, bã còn lại sắc với nước: 1kg Đảng sâm cho 200g cồn và 260g cao nước. Dùng cả 2 loại trên chế thành dung dịch 20%, 1 phần sau khi hấp tiệt trùng thì đem tiêm, 1 phần cho lên men để loại hết các hợp chất Hydrat Carbon (như đường) rồi mới tiêm, đồng thời lại dùng Đảng sâm chế thành thuốc cho uống. Kết quả:
* Tiêm Đảng sâm vào con thỏ bình thường thấy lượng đường huyết tăng lên. Tác giả cho rằng sở dĩ Đảng sâm làm tăng lượng đường huyết làdo thành phần Hydrat Carbon trong Đảng sâm vì khi tiêm hoặccho uống Đảng sâm đã cho lên men để loại chất đường thì đều không làm cho lượng huyết đường tăng lên.
Tiêm thuốc Đảng sâm chưa lên men và đã lên men đều không thấy ức chế được hiện tượng huyết đường tăng lên do tiêm dưới da dung dịch 10% Diuretin (4ml/kg cơ thể) . Dựa vào quan điểm của Richter, Rose, Nishi và Pollak cho rằng Diuretin gây cao huyết đường là do thần kinh giao cảm nên Kinh Lợi Bân cho rằng Đảng sâm không ức chế được cao huyết đường do nguồn gốc thần kinh (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Đối với huyết áp: Tiêm mạch máu dung dịch Đảng sâm 20% (chiết xuất bằng nướcvà bằng rượu) cho thỏ và chó đã gây mê đều thấy hạ huyết áp. Tác giả có tiêm dung dịch 4,8% Glucosa và đối chứng thì không thấy hạ huyết áp, do đó tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp không liên quan đến thành phần đường trong Đảng sâm.
Tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp làdo gĩan mạch ngoại vi. Đảng sâm còn có tác dụng ức chế hiện tượng cao huyết áp do Adrenalin gây ra: nếu lượng Adrenalin tiêm thì cao thì hiện tượng ức chế kém, nếu lượng Adrenalin tiêm thấp thì hiện tượng ức chế càng mạnh (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tăng khả năng miễndịch của cơ theå: dùng chế phẩm Đảng sâm tiêm bụng, tiêm bắp hoặctiêm tĩnh mạch chuột nhắt đều có tác dụng làm tăng số lượng thực bào rõ rệt, thể tích tế bào tăng giả túc nhiều hơn, khả năng thực bào cũng tăng. Cácthành phần trong tế bào như DNA, RNA, các Enzym, Acid được tăng lên rõ rệt. Nồng độ cao của Đảng sâm có tác dụng ức chế sự phân liệt của tế bào lâm ba ở người, còn nồng độ thấp lại có tác dụng tăng nhanh sự phân liệt (Trung Dược Học).
+ Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: cho chuột dùng Đảng sâm với liều 6-7mcg/kg thấy có tác dụng ức chế. Tác dụng này bao gồm việc giảm thời gian ngủ đặc biệt làgiảm giấc ngủ của loại thuốc Barbituric (Chinese Hebral Medicine).
+ Kháng viêm, hóa đàm, chỉ khái (giảm ho) (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Kháng khuẩn: Trên thực nghiệm ‘In Vitro’ thấy Đảng sâm có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với các loại vi khuẩn sau: Não mô cầu khuẩn, Trực khuẩn bạch hầu, Trực khuẩn và Phó trực khuẩn đại tràng, Tụ cầu khuẩn vàng, Trực khuẩn lao ở người (Trung Dược Học).
+ Ngoài ra, Đảng sâm còn có tác dụng làm hưng phấn tử cung cô lập của chuột cống, phát triển nội mạc tử cung kiểu Progesteron mức độ nhẹ, gây tăng trương lực cổ tử cung, tiết sữa ở súc vật mẹ cho con bú, nâng caoCorticosterone trong huyết tương, nâng cao đường huyết ( Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Vị thuốc đẳng sâm
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị của đẳng sâm
. Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh Phùng Nguyên).
. Vị ngọt, tính bình, không độc (Bản Thảo Tái Tân ).
. Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh
+ Vào kinh thủ và túc thái âm [Phế và Tỳ] (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Vào kinh Tỳ, Phế (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tỳ, Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).\
Tác dụng của đẳng sâm
. Thanh Phế (Bản Thảo Phùng Nguyên).
. Bổ trung, ích khí, hòa Tỳ Vị, trừ phiềnkhát ( Bản Thảo Tùng Tân).
. Bổ trung, ích khi, sinh tân (Trung Dược Đại Từ Điển).
. Bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chủ trị
+ Trị Phế hư, ích Phế khí (Cương Mục Bổ Di).
+ Trị Tỳ Vị hư yếu, khí huyết đều suy, không có sức, ăn ít, khát, tiêu chảy lâu ngày, thoát giang (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị trung khí suy nhược, ăn uống kém, ỉa chảy do tỳ hư, vàng da do huyết hư, tiêu ra máu, Rong kinh(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị thiếu máu mạn, gầy ốm, bệnh bạch huyết, bệnh ở tụy tạng (Khoa Học Đích Dân Vấn Dược Thảo).
+ Trị hư lao, nội thương, trường vị trung lãnh, hoạt tả, lỵ lâu ngày, khí suyễn, phiềnkhát, phát sốt, mồ hôi tự ra, băng huyết, các chứng thai sản (Trung Dược Tài Thủ Sách).
Liều lượng thường dùng: 8 - 20g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc đẳng sâm
Thanh Phế kim, bổ nguyên khí, khai thanh âm, tráng gân cơ:
Đảng sâm 640g, Sa sâm 320g, Quế viên nhục 160g. Nấu thành cao, uống (Thượng Đảng Sâm Cao - Đắc Phối Bản Thảo).
Trị tiêu chảy, lỵ, khí bị hư, thoát giang:
Đảng sâm (sao với gạo) 8g, Chích kỳ, Bạch truật, Nhục khấu tương, Phục linh đều 6g, Sơn dược (sao) 8g,Thăng ma (nướng mật) 2,4g, Chích thảo 2,8g. Thêm Gừng 3 lát, sắc uống (Sâm Kỳ Bạch Truật Thang - Bất Tri Y Tất Yếu).
Trị uống phải thuốc hàn lương làm cho Tỳ Vị bị hư yếu, miệng sinh nhọt:
Đảng sâm, Chích kỳ đều 8g, Phục linh 4g, Cam thảo 2g, Bạch thược 2,8g, sắc uống (Sâm Kỳ An Vị Tán - Hầu Khoa Tử Trân Tập).
Trị Phế quản viêm mạn, lao phổi (Phế khí âm hư):
Đảng sâm 12g, Tang diệp 12g, Thạch cao (sắc trước) 12g, Mạch môn 12g, A giao 8g, Hồ ma nhân 6g, Hạnh nhân 6g, Tỳ bà diệp (nướng mật) 6g. Sắc uống (Thanh Táo Cứu Phế Thang -Y Môn Pháp Luật).
Trị thần kinh suy nhược:
Đảng sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 8g. Sắc uống (Sinh Mạch Tán - Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận).
Trị trẻ nhỏ miệng bị lở loét:
Đảng sâm 40g, Hoàng bá 20g. Tán bột, bôi (Thanh Hải Tước Trung Y Kinh Nghiệm Giang Biên).
Trị huyết áp thấp:
Đảng sâm 16g, Hoàng tinh 12g, Nhục quế 10g, Cam thảo 6g, Đại táo 10 quả, sắc uống ngày 1 thang. 15 ngày là 1 liệu trình, dùng 1-2 liệu trình. Đã chữa 30 trường hợp: có kết quả: 28, không rõ kết quả: 02 (Quảng Tây Trung dược Tạp Chí 1985, 5: 36).
Trị huyết áp cao ở người bị bệnh cơ tim:
Đảng sâm 10g, Vỏ con trai (loại cho ngọc) 16g, Sinh địa 10g, Đương quy 10g, Trắc bá tử (hạt) 16g, Táo 16g, Phục linh 16g, Mộc hương 6g, Hoàng liên 6g. Sắc với 800ml nước, chia làm 3 lần uống liên tục2 - 2,5 tháng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Trị Phế quản viêm mạn(thể khí hư huyết ứ):
Đảng sâm, Ngũ linh chi, Thương truật, Sinh khương, mỗi thứ 10g, sắc uống. Đã trị 32 trường hợp, mỗi năm uống thuốc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mỗi lần 20-30ml (những lúc sốt,cảm, không uống), uống liên tục 1-2 tháng, có kết quả: 93,75%. kết quả tốt 53,13%, không có phản ứng phụ (Trung Dược Thông Báo 1986, 3: 55).
Trị thần kinh suy nhược:
Dùng dung dịch tiêm ‘Phức Phương Đảng Sâm’ (mỗi ml có 1g Đảng sâm, 50mg Vitamin B1) tiêm bắp mỗi ngày 1 lần 2ml, liệu trình 15 ngày, có kết quả nhấtđịnh (Hồ Bắc Khoa Học Kỹ Thuật Y Dược Tạp Chí 1976, 3: 25).
Trị tử cung xuất huyết cơ năng:
Dùng độc vị Đảng sâm, mỗi ngày 30-60g, sắc, chia làm 2 lần uống, liên tục 5 ngày trong thời kỳ kinh nguyệt . Đã trị 37 trường hợp, khỏi: 5, kết quả tốt: 14, có kết quả: 10, không kết quả: 8 (Triết Giang Trung YTạp Chí 1986, 5: 207).
Trị hư lao, ho, cơ thể suy nhược:
Đảng sâm 16g, Hoài sơn 12g,Ý dĩ nhân 6g,Cam thảo 2g,Khoản đông hoa 6g,Xa tiền tử 6g.Sắc,chia làm 3 lần uống. (Trung dược học).
Trị Thận suy, hay đau lưng, mỏi gối, đái lắt nhắt, bồi dưỡng cơ thể:
Đảng sâm 16g,Cáp giới 6g,Huyết giác 1,2g,Trần bì 0,8g,Tiểu hồi 6g.Ngâm với 1 xị (250ml) rượu uống trước khi đi ngủ(Trung dược học).
Trị cơ thể mỏi mệt, ăn kém ngon, đại tiện lỏng:
Sắc 20 - 40g Đảng sâmuống, hoặc kết hợp các vị thuốc khác như: Bạch truật (sao), Đương quy, Ba kích mỗi thứ 12g,sắc uống hoặc tán bột viên với mật, ngày uống 12-20g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị người già suy yếu lâu ngày, người làm việc nhiều hao sức lao động cũng như trí óc, mệt tim, ê ẩm:
Đảng sâm 40g,Ngưu tất, Mạch môn, Đương quy, Long nhãn mỗi thứ 12g,sắc uống ngày 1 thang. Nếu bệnh nặng nguy cấp thêm Nhân sâm 4-8g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trung khí suy nhược, tỳ vị bất hòa:
Nấu Đảng sâm với đường cát thành cao lỏng Đảng sâm, uống (Đảng Sâm Cao - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị Khí huyết đều suy:
Đảng sâm, Chích hoàng kỳ, Bạch truật, Long nhãn, Đường cát, nấu thành cao uống(Đại Sâm Cao - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Phân biệt đẳng sâm
Trên thế giới, chi Codonopsis có 44 loài, phân bố chủ yếu từ Hymalaya đến Nhật bản. Châu á có khỏang 11 loài, Trung quốc có 6-7 loài, Đông dương 3 loài, trong đó Việt Nam 2 loài được mô tả và dùng làm thuốc với tên Đảng sâm.
Ở Trung Quốc có rất nhiều loài Đảng sâm, còn nhiều loài chưa dám định tên, hiện nay chỉ mới giám định được một số loài:
Đảng sâm leo (Codonopsis sp.) Còn gọi là Rầy cấy, Mần cấy, cây này chưa được mô tả trong tập Flore générale de l’Indochine, đó là cây thảo sống lâu năm, thân mọc bò hay leo. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể tới 1-1,7cm. Lá mọc đối có khi mọc cách hay hơi vòng. Phiến lá hình tim hay hình trứng rộng, gốc lá hình tim mép nguyên hay hơi lượn sóng hoặc có răng cưa, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng nhạt. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Đài 5, Tràng hình chuông màu vàng nhạt, chia 5 thùy, nhị 5. Bầu 5 ô, quả nang, phía trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. Ra hoa vào tháng 7 tháng 8, có quả vào tháng 9 tháng 10. Cây mọc tự nhiên ở những vùng rừng ẩm thấp miền núi đông bắc và tây bắc nước ta, ở Lạng sơn, Cao bằng và khu Tây Bắc, người ta thu hái về bán với tên là Phòng đảng sâm.
Đảng sâm, Kim tiền báo, Thổ đảng sâm (Campanumoea javanica Blume) còn có tên là cây Đùi gà, Mằn rày cáy (Tày), Cang hô (Mèo); đó là cây cỏ sống lâu năm thân leo. Rễ hình trụ, phân nhánh, đôi khi cũng có hình người, lá mọc đối, ít khi mọc so le hình tim, nhẵn hoặc có ít lông, đầu lá nhọn, mép lá nguyên hoặc có khía răng nhỏ, bấm vào lá có nhựa mủ. Phiến lá dài 3-8cm, rộng 2-4cm. Hoa mọc riêng rẽ ở kẽ lá, hình chuông màu trắng hoặc hơi vàng, họng có vân tím. Đài 5, tràng 5 cánh, nhị 5. Quả nang, màu tím, chứa nhiều hạt hình trái xoan, màu vàng bóng. Cây mọc hoang ở vùng núi cao, chỗ ẩm mát, nhiều mùn. Có nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Lai Châu. Ở miền núi người dân tộc đã trồng xen Đảng sâm với Ngô, kết quả tốt.
Xuyên đảng sâm (Codonopsis tangshen Oliv) trên cơ bản sống loài C.pilosula (Franch) Nannf nhưng lá hình trứng hay hình trứng đuôi nhọn, mặt lá không có lông, chỉ có ở rìa lá mới có lông nhung. Sau khi ra hoa thì có quả đuôi màu trắng tím, cuống dài, hình dẹt, to hơn loại trên, ở chổ núi cao mưa nhiều về mùa thu quả chín không nứt. Có nhiều ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Đảng sâm hoa xanh (Codonopsis viridiflora M.xim), ở trên thân có nhiều lông gai ngắn, đến lúc gìa thì tự rụng. Lá mọc đối hay mọc cách. Dài 2-3cm, hai mặt đều có lông gai ngắn, lá nguyên không có răng cưa, cuống lá tương đối ngắn, Hoa mọc đơn trên ngọn, tràng hình chuông, dài 1cm màu xanh vàng, trong có nếp nhăn ngắn. Loài này có ở khu tự trị A-pa tỉnh Tứ Xuyên.
Đảng sâm hoa ống (Codonopsis tubulosa Kom) cây thảo thân leo bò. Thân lá đều có lông dài, lá hẹp dài hình bầu dục, 3-8cm, đuôi lá có răng thưa. Cánh hoa sâu, dài bằng nửa ống hoa, tràng hình ống, dài độ 3cm, phân bố ở khu Tây Sương tỉnh Tứ Xuyên.
Đảng sâm mõm chó: (Codonopsis nervosa Nannf), thuộc cây thảo, thân đứng thẳng, sống nhiều năm. Rễ cọc đâm thẳng xuống, trong có lõi gỗ bằng nửa thể tích củ, cao độ 20cm, nhỏ bé lông thô dày. Lá mọc đối, hình trứng dài 1-1,5cm, mép nguyên, hai mặt đều có lông, tràng hình chuông dài độ 1,5cm, màu lam nhạt, trong có thới màu tím đậm. Có ở khu tự trị dân tộc Tạng A-pa và chuyên khu Tây Sương tỉnh Tứ Xuyên.
Ngoài ra ở đông bắc còn có các loài Codonopsis lanceolata Benth. et Hook. (Xem: Dương nhũ) có rễ hình chùy, loài Codonopsis ussuriensis Hemsl, có rễ hình củ tròn, thường trộn lẫn với Đảng sâm để bán.
Rễ khô cây Đảng sâm hơi giống rễ khô của cây Tục đoạn (Dipsacus japonnicus Miq) họ Dipsacaeac, cần phân biệt để chống nhầm lẫn (Danh Từ Dược vị Đông Y)
Kiêng kỵ khi dùng đẳng sâm
. Cót hực tà, cấm dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
. Khí trệ, phẫn nộ, hỏa vượng: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Giải).
. Khương Đình Lương trong ‘Tài Liệu Nghiên Cứu Trung Y Dược 1976, 4: 33 thì nếu dùng Sâm lượng quá lớn (mỗi liều quá 63g Đảng sâm) gây cho bệnh nhân khó chịu vùng trước tim và nhịp tim không đều, ngưng thuốc thì hết (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Lưu ý khi dùng đẳng sâm
Đảng sâm đã có thể bổ khí lại có thể bổ huyết, chuyên điều lý về các bệnh tật của các bệnh tỳ vị, đối với các chứng khí huyết đều hư, cần nên dùng tới nó. Nó lại còn có thể dùng trong trường hợp vừa hư vừa thực, chẳng hạn như người suy nhược kèm ngoại cảm thì có thể dùng nó cùng các vị thuốc giải biểu, cơ thể suy nhược mà lý thực cũng có thể dùng chung nó uống với thuốc ôn hạ, đều dùng trong trường hợp lấy mục đích phù trợ chính khí để điều đạt tà khí. Vị này sức bổ tuy không bằng Nhân sâm, nhưng trong các bài thuốc bổ dùng nó rất rộng rãi “(Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
.”Có thể dùng Đảng sâm như Nhân sâm, để thay Nhân sâm khi thiếu, hoặc có Nhân sâm nhưng vẫn dùng Đảng sâm trong trường hợp tỳ hư, ăn kém, mệt mỏi, phế hư do phiền khát hoặc thiếu máu, vàng da, phù chân, tiểu đục. Dùng riêng hoặc dùng rộng rãi phối hợp với các vị thuốc khác trong các bài: Tứ Quân Tử Thang, Thập Toàn Đại Bổ Thang, Bát Vị Địa Hoàng Hoàn...” (Trung Dược Học).
.” Đảng sâm có thể thay được Nhân sâm. Phàm những bài thuốc xưa nay có dùng Nhânsâm, đơn nào cũng có thể thay bằng Đảng sâm được. Có mấy loại Đảng sâm, dùng loại Tây lộ đảng sâm và Đài đảng sâm làtốt nhất. Loịa ngoài bì có đường vân ngang nhỏ, thịt trắng mềm nhuận, đầu nhỏ hơn thân, mùi thơm, vị ngọt gần với Nhânsâm, kiện Tỳ mà không táo, bổ Vị mà không thấp, không giống như sâm Cao ly thiên về cương táo. Chỉ tiếc làsức thuốc hơi bạc nhược, không giữ được lâu. Nếu hư nặng mà nguy cấp thì nên dùng Nhân sâm. Nhân sâm, Cao ly sâm, Đong dương sâm, Tây dương sâm giá đắt hơn, Đảng sâm giá rẻ hơn mà công dụng gần như nhau “ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
.” Đảng sâm và Hoàng kỳ đều là thuốc bổ khí. Nhưng Đảng sâm bổ, lực yếu, tính vị ngọt, bình, không ôn cũng không táo, bổ khí kiêm ích tâm, dưỡng huyết, khí hư và âm huyết hư đều phải dùng đến Đảng sâm” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
“ Đảng sâm và Nhân sâm đều làyếu dược để bổ khí. Đảng sâm ngọt bình, sức thuốc hòa hoãn, thiên về bổ trungkhí kiêm ích Phế khí, sinh tân, dưỡng huyết. Nhân sâm ngọt, hơi đắng, vị ấm, là vị thuốc rất bổ, hay bổ cho ngũ tạng, đại bổ nguyên khí, cố thoát, phục mạch, an thần, ích chí, sinh tân, về mặt dưỡng huyết so với Đảng sâm thì hơn” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
MĂNG CỤT
Tên khoa học Garcinia mangostana L, thuộc họ Bứa - Clusiaceae.
Cây Măng cụt
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây to, cao đến 25m, có nhựa vàng. Lá dày cứng, mọc đối, không lông, mặt dưới có màu nhạt hơn mặt trên. Hoa đa tính, thường có hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. 4 lá dài, 4 cánh hoa màu trắng, 16-17 nhị và bầu 5-8 ô. Quả tròn mang đài tồn tại có vỏ quả rất dai, xốp màu đỏ như rượu vang chứa 5-8 hạt, quanh hạt có lớp áo hạt trắng, ngọt ngon.
Cây ra hoa tháng 2-5 có quả tháng 5-8.
Bộ phận dùng:
Vỏ quả và vỏ cây - Pericarpium et Cortex Garciniae Mangostanae.
Nơi sống và thu hái:
Cây của đảo Xôngdơ và Môluýc, được nhập trồng vào nước ta đã lâu dễ lấy quả ăn. Vỏ quả thu thập vào mùa quả chín, ăn lớp áo hạt, để vỏ phơi khô cất dành dùng làm thuốc. Vỏ cây có thể thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học:
Vỏ quả chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước. cây cũng chứa tanin.
Vị thuốc Măng cụt
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, công dụng:
Vị chát, làm săn da; có tác dụng trừ ỉa chảy và lỵ.
Chỉ định và phối hợp:
Vỏ quả được dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ. Nước sắc vỏ quả cũng được thụt vào âm đạo phụ nữ để rửa trong trường hợp bị bệnh bạch đới, khí hư. Vỏ cây thường dùng trị bệnh ỉa chảy.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Măng cụt
Ỉa chảy và Kiết lỵ
Dùng nước sắc vỏ quả Măng cụt: Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.
Ỉa chảy
Ở vùng nóng người ta còn phối hợp với các vị thuốc khác; vỏ Măng cụt khô 60g, hạt Mùi 5g hạt Thìa là 5g đem sắc trong 1200ml nước. Ðun sôi kỹ, còn lại 600ml chiết ra để uống, ngày hai lần, mỗi lần 120ml. Có thể gia thêm rượu thuốc phiện. Cũng có thể dùng vỏ cây chữa ỉa chảy. Lấy một nắm vỏ khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nổi đất với hai bát nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống và đỡ khát.
Chữa lỵ
Dùng vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh (loại ngon) 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.
Tham khảo
Trồng măng cụt
Giống và kỹ thuật nhân giống
Măng cụt có thể được nhân giống bằng cách ghép đọt hoặc gieo hạt. Phương pháp ghép không đạt hiệu quả cao do cây con có tỉ lệ hao hụt rất lớn; cây ghép cho trái nhỏ và ít hơn so với cây trồng bằng hạt. Cây măng cụt trồng bằng hạt tốt hơn cây ghép nên gieo hạt là phương pháp nhân giống phổ biến của măng cụt. Măng cụt đậu trái không thụ phấn, hạt măng cụt được phát triển từ phôi cái nên cây trồng từ hạt có đặc tính giống như cây mẹ. Cách gieo hạt: Hạt măng cụt mau mất sức nẩy mầm, do đó không nên dự trữ hạt lâu. Chọn hạt to, nặng > 1g từ những trái mặng cụt chín. Rửa sạch hạt va gieo vào bầu đất hoặc liếp ươm. Vật liệu của bầu hoặc liếp ươm là tro trấu, bột sơ dừa hoặc cát mịn trộn phân hữu cơ. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm, 20 – 30 ngày sau hạt sẽ nẩy mầm. Khi cây lớn thì chuyển sang bầu lớn chú ý không làm tổn thương rễ vì rễ măng cụt không có lông hút và rất yếu. Mật độ khoảng cách Măng cụt có tán cây lớn, tán lá sum xuê, do đó nên trồng thưa cây cách nhau 7 – 10m. Mật độ 100 – 200 cây/ha. Chuẩn bị mô Mô cần được chuẩn bị 1-2 tháng trước khi trồng. Mô hình tròn có đường kính 0,6 – 0,8m, cao 0,3 – 0,5m tùy theo địa hình cao hay thấp. Đất mô nên trộn với 10 – 20 kg phân chuồng hoai và 200g phân NPK 15-15-15.
Kỹ thuật trồng
Khi cây con được 2 năm tuổi thì đem đi trồng, lúc này cây có 12-13 cặp lá và 1 cành cấp 1, khoét lỗ trên mô vừa với bầu đất, nhẹ nhàng đặt cây vào, lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giữa cây không bị đổ ngã. Khi đặt cây cần cẩn thận để không bị hư rễ. Làm cỏ, trồng xen Có thể dùng một số cây ngắn ngày làm cây trồng xen trong vườn cây măng cụt để góp phần hạn chế cỏ dại phát triển. Việc trồng xen cần bảo đảm cây trồng xen không cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây măng cụt. Trong những năm đầu khi cây chưa khép tán, cỏ dại sẽ phát triển mạnh, nên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công, hoặc dùng máy cắt cỏ, khi cần thiết có thể diệt cỏ bằng thuốc hoá học như: Glyphosate, Gramoxone,…
Tưới nước
Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và cây đang mang trái vì sau khi trổ (tháng 12 dương lịch) là thời kỳ không mưa. Do đó, cần phải tưới nước cách ngày cho cây nhất là ở giai đoạn sau khi trổ hoa, trái.
Thu hoạch
Hái trái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và tránh sự va chạm mạnh trên trái nhằm giảm đến mức thấp nhất sự xây xát. Nên dùng dụng cụ có túi vải để hái trái, tránh để trái rơi tự do trên mặt đất làm xay xát vỏ trái.
MÂM XÔI
Tên khác Mâm xôi, Ðùm đùm - Rubus alceaefolius Poir. (R.moluccanus L) thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.
Mô tả: Cây nhỡ mọc trườn, thân, cành, cuống lá, cuống hoa đều có gai nhỏ. Lá đơn có cuống dài, mọc so le, phiến lá chia 5 thuỳ không đều, gân chân vịt, mép có răng không đều nhau, mặt trên phủ nhiều lông lởm chởm, mặt dưới có lông mềm màu xám. Cụm hoa thành đầu hay chùm ở nách lá, màu hồng. Quả hình cầu, gồm nhiều quả hạch tụ họp lại như dáng mâm xôi, khi chín màu đỏ tươi.
Hoa tháng 2-3, quả tháng 5-7.
Bộ phận dùng: Quả, cành lá - Fructus, Ramulus Rubi Alceaefolii.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở vùng đồi núi, ven đường đi, trong rừng thưa khắp nước ta. Quả hái lúc chín, cành lá thu hái quanh năm, thái ngắn, phơi khô.
Thành phần hoá học: Quả chứa các acid hữu cơ, chủ yếu là acid citric, malic, salycilic. Lá chứa tanin.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí, làm cường dương mạnh sức. Lá có vị se, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả thường được dùng ăn. Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hoá. Quả chữa đau thận hư, tinh ứ, liệt dương, đái són, vãi đái, hoạt tinh, Di tinh. Liều dùng: 20-30g sắc uống hoặc phối hợp với các vị Ba kích, Kim anh, mỗi vị 10-15g. Cành lá (và rễ) dùng chữa viêm gancấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng, dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống làm thông máu, tiêu cơm. Cây dùng làm trà uống mát, lợi tiểu tiện. Liều dùng 10-15g hãm hoặc sắc uống.
Ở ẤnÐộ người ta dùng quả làm thuốc chữa bệnh đái dầm của trẻ em. Lá được dùng làm thuốc điều kinh, gây sẩy thai.
Ðơn thuốc: Chữa viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú, dùng 30-40g cành lá cây mâm xôi, với cây Ô rô, Mộc thông, mỗi vị 15-20g, sắc uống.
CỎ MẦN TRẦU
Cỏ mần trầu, Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ dáng, ngưu tâm thảo, thanh tâm thảo
Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn
Họ khoa học: thuộc họ Lúa - Poaceae.
Cây cỏ mần trầu
(Mô tả, hình ảnh cây cỏ mần trầu, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cỏ mần trầu là cây thuốc nam quý, dạng thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh.
Cây ra hoa từ tháng 3-11.
Bộ phận dùng:Toàn cây - Herba Eleusinis Indicae.
Nơi sống và thu hái:
Cỏ mần trầu mọc hoang khắp nơi ở nước ta, ưa nơi ẩm ướt.
Loài cổ nhiệt đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang. Thu hái cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học
Toàn cây chứa muối nitrat.
Phần trên mặt đất có chứa dẫn chất của bê ta sitosterol và palmitoyl; cành và lá tươi có flavonoid
Vị thuốc cỏ mần trầu
(Công dụng, tính vị, quy kinh, liều dùng...)
Tính vị, tác dụng:
Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tán ứ, làm mát gan.
Công dụng, chỉ định
Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, Nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.
Ở Trung Quốc, thường dùng chữa: 1. Ðề phòng chứng viêm não truyền nhiễm; 2. Thống phong; 3. V iêm ganvàng da; 4. Viêm ruột, lỵ; 5. Viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, cầm máu chó cắn.
Liều dùng
Liều lượng: 16 - 20 g khô hoặc 40 - 100g tươi, dạng thuốc sắc hay hoàn, thường dùng phối hợp với các vị khác.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cỏ mần trầu
Chữa cao huyết áp
Dùng toàn cây Cỏ mần trầu, rửa sạch cắt nhỏ, cân 500g, giã nát, thêm chừng 1 bát nước sôi để nguội, vắt lấy nước cốt, lọc qua vải, thêm chút đường, ngày có thể uống 1 lần sáng và chiều.
Ðề phòng viêm não truyền nhiễm:
Cỏ mần trầu 30g, dùng như trà uống trong 3 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày uống tiếp 3 ngày nữa.
Viêm gan vàng da:
Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ k n đực 30g sắc uống.
Viêm tinh hoàn:
Cỏ mần trầu tươi 60g, thêm 10 cùi vải, sắc uống.
Chữa cảm sốt nóng, khắp người mẩn đỏ, đi đái ít
Dùng 16g Cỏ mần trầu phối hợp với 16g rễ Cỏ tranh, sắc nước uống.
Trẻ con: Khi trẻ con bị mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rôm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi:
Lấy cỏ mần trầu tươi (120g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Cỏ khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần.
Chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa:
Lấy cỏ mần trầu tươi, rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống. Ngày 2 – 3 lần.
Trẻ đái dầm:
20g cỏ mần trầu, mùi tàu 20g, rau ngổ 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g thái nhỏ, sắc uống sau bữa ăn chiều.
Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bang quang:
Cỏ mần trầu, lá từ bi, kim tiền thảo, ké hoa đào, mỗi vị 20g nấu cùng 400ml nước sắc uống trong ngày. Ngày 3 lần sáng, trưa, chiều.
Viêm thận cấp, mãn tính:
Cỏ mần trầu 40g, cây tầm gửi 40g, râu mèo 20g, kim tiền thảo 20g, cỏ xước 20g sắc uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng.
Trị chứng cao huyết áp thai kỳ:
Lấy cả cây, gồm rễ. Sau khi rửa sạch, thái nhỏ và cân đúng 50g. Lấy phần cỏ này đi giã nát và hòa với một bát nước sôi. Cuối cùng, vắt lấy nước trong để uống ngày 2 ngày. Vì cỏ đã có vị ngọt tự nhiên nên không cần thêm đường. Nhưng nếu thấy quá khó uống, có thể thêm chút xíu đường.
Trị động thai, táo bón, lo âu, nôn nghén, đau đầu hoặc tức ngực:
Phơi cỏ mần trầu khô, ngày lấy 12 - 16g nấu với 500ml nước, còn lại 300ml và uống ngày 2-3 lần.
An thai:
8g cỏ mần trầu, 8g cỏ tranh, vài lát gừng tươi, 1 nhánh sả và ít vỏ quýt. Tất cả đem rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày.
Để sản dịch mau hết:
Ngày sắc 50g cỏ mần trầu, lấy nước uống từ 2-3 lần để sản dịch mau hết và cơ thể sạch sẽ từ bên trong.
Ngoài ra, để chống rụng tóc như mưa sau sinh và chữa bệnh sa tử cung, người ta cũng dùng đến cỏ mần trầu.
Tham khảo
Cỏ mần trầu được ưa chuộng ở nước ngoài
Không chỉ người Việt Nam thích dùng các bài thuốc dân gian từ cỏ mần trầu mà nhiều nước khác ở khu vực Á châu và Nam Mỹ cũng dùng loại cây này trị bệnh.
Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để mau hết sản dịch và dùng cho bệnh nhân hen suyễn.
Người Philippin thì dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa kiết lỵ, nước sắc dùng gội đầu sạch gàu, chống rụng tóc.
Người dân Bangladesh thì dùng rễ mần trầu kết hợp với một số loại cây khác để điều trị sa tử cung.
Người dân Sri Lanka lại dùng cỏ mần trầu rã nhỏ đắp lên da để trị bong gân.
Còn dân Venezuela thì nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh nhằm trị vàng da.
BẠCH ĐỒNG NỮ
Tên khác
Còn gọi làbần trắng vây trắng, mấn trắng, mò trắng
Tên khoa họcClerodendron gragrans Vent.
Thuộc họ cỏ roi ngựa
Ta dùng là và dễ phơi hay sấy khô của cây bạch đồng nữ làm thuốc
Cây Bạch đồng nữ
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Cây nhỏ cao chừng 1m đến 1.5m. Lá rộng hình trứng, dài 10-20cm, rộng 8-18cm, đầu nhọn phía cuống hình tim hay hình hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô, mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới có màu nhạt hơn, gần như bóng, trên những đường gân hơi có lông mềm, vỏ có mùi hơi hôi đặc biệt của cây mò, cuống lá dài khoảng 8cm. Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm, mọc thành hình mâm xôi gồm rất nhiều tán, toàn cụm hoa có đường kính khoảng 10cm Đài hoa hình phễu,phía trên xẻ 5 thùy hình 3 cạnh tròn. Tràng hoa đường kính 1,5cm, phía dưới thành hình ống nhỏ, dài 2,5cm hay hơn, 4 nhị dính trên miệng ống tràng cùng với nhị thòi ra quá tràng.
Vòi nhuỵ thường ngắn hơn chỉ nhị. Bầu thượng hình trứng. Quả hạch gần hình cầu, còn đài tồn tại bao ở ngoài.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bạch đồng nữ mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta, miền núi cũng như miền đồng bằng, hoa thường nở vào tháng 7-8, quả chín vào tháng 9-10.
Có mọc ở nhiều tỉnh miền nam Trung Quốc, Philipin, Inđônêxya. Thường hái lá vào quanh năm, tết nhất vào lúc cây đang và sắp ra hoa. Hái về phơi hay sấy khô, không phải chế biến gì đặc biệt. Có thể dùng rễ: Đào rễ về rửa sạch, phơi hay sấy khô. Khi dùng thái mỏng sắc uống. Nhân dân thường dùng rễ sắc uống, còn lá chỉ dùng nấu nước dùng ngoài. Nhưng kinh nghiệm chúng tôi từ lâu đều chỉ dùng lá sắc uống và dùng ngoài.
Thành phần hoá học
+ Trong lá Bạch đồng nữ Cleodendrum philippinum có muối Calci.
+ Trong cây Clerodendrum petasites có Flavonoid, Tanin, Cumarin, Acid nhân thơm, Aldehyd nhân thơm và dẫn chất Amin có nhóm Carbonyl.
+ Trong cây Clerodendrum paniculatum L. có Ethylcholestan-5, 22, 25, Trien-3b01, vết Anthocian (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý
Cây bạch đồng nữ chưa thấy tài liệu nghiên cứu Năm 1968, bộ môn dược liệu phối hợp với phòng đông y thực nghiệm Viện đông y nghiên cứu thấy bạch đồng nữ của ta có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại vi; ngoài ra có tác dụng lợi tiểu, có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm do phenol gây ra trên tai thỏ. Cây bạch đồng nữ (Trung Quốc) gần đây được nghiên cứu nhiều:
Theo Trần Gia Kỳ và Vương Ngọc Nhuận (1957,Thượng Hải trung dược tạp chí4, tr 5-10), trong nhân dân chỉ dùng một vị này chữa đau đầu đau nhức do phong thấp, tiến hành thí nghiệm trên động vật chứng minh có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt; trên một nửa số động vật thí nghiệm thấy huyết áp giảm xuống đột ngột, trên một nửa số con vật khác, huyết áp xuống từ từ nhưng kéo dài; đối với chuột nhắt trắng thì còn hơi có tác dụng trấn tĩnh, không gây ngủ. Đối với mạch, bạch đồng nữ có tác dụng trực tiếp gây dãn mạch.2. Tác dụng giảm đau:
Cũng trong số báo trên, Vương Ngọc Nhuận còn chứng minh trên thực nghiệm rằng bạch đồng nữ có tác dụng làm hết đau; cây thu hoạch trước khi ra hoa có tác dụng mạnh hơn sau khi ra hoa.
Trên lâm sàng, Nhân dân y viện ở Thượng Hải đã dùng bạch đồng nữ chữa hơn 430 người đạt kết quả 72-1,87%, rõ rệt nhất 32-50%, thời gian uống càng lâu, kết quả càng tốt. Đối với người trên 40 tuổi mắc bệnh, kết quả đạt tới 9 1 ,7 % , đối với người có mạch máu đã xơ cứng và bệnh đã kéo dài lâu cũng có kết quả.
Trên lâm sàng, kết quả giảm huyết áp thường xuất hiện chậm, thường thường phải uống 4-5 tuần lễ mới thấy kết quả, nhưng huyết áp hạ xuống rõ rệt. Tuy nhiên ngay sau khi bắt đầu uống một hai tuần lễ đã thấy người dễ chịu, những triệu chứng đauđầu, hoa mắt, Mất ngủhết dần. Khi huyết áp hạ tới mức bình thường dù chỉ uống một thời gian ngắn, huyết áp cũng không tăng lên. Nhưng nếu chỉ uống một hai tuần lễ, huyết áp lại có xu hướng tăng lên, do đó huyết áp đã giảm tới mức nào rồi vẫn phải dùng thuốc với một liều thích hợp để duy trì kết quả. Tác dụng phụ cua bạch đồng nữ rất ít: một số ít bệnh nhân thấy khô cổ, nôn mửa. Ngày dùng 10-15g chia 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi huyết áp hạ xuống mức bình thường thì giảm liều xuống còn 2-4g một ngày.
Độc tính:
Bạch đồng nữ có độc tính thấp. LD50 đối với chuột nhắt bằng đường uống là 150 (138-163) g/kg cơ thể (Thông Tin YHCT số 43, 26-31).
Vị thuốc Bạch đồng nữ
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
+ Vị đắng nhạt, tính mát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị hơi đắng, mùi hôi, tính mát (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Công dụng:
+ Thanh nhiệt, lương huyết, tiêu độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Chủ trị:
+ Trị bạch đới, tử cung viêm loét, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, mật viêm vàng da, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Liều dùng:
12-16g dưới dạng thuốc sắc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bạch đồng nữ
Trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều:
40-80g lá Bạch đồng nữ khô, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Trị kinh nguyệt không đều, bạch đới:
Bạch đồng nữ, Ích mẫu, Ngải diệp, Hương phụ, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Trị phong thấp khớp, vàng da:
Rễ Bạch đồng nữ sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt:
Bạch đồng nữ 80g, Dây gắm 120g, cây Tầm xuân 8g, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc, chia 2 lần uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Trị vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật:
Rễ Bạch đồng nữ hoặc Xích đồng nam, sắc uống (Kinh nghiệm Bệnh Viện Lạng Sơn – Việt Nam).
Tham khảo
Phân biệt:
1. Cây bạch đồng nữ, cây Mò, Xích đồng nam (Clerodendron infotunatum Linn.) cùng chi, rất giống với cây trên, chỉ khác là màu xanh sẩm hơn, phiến lá xoắn hơn, mặt trên lá bóng hơn, hoa màu đỏ tươi. Việc xác định tên khoa học của cây trên chưa được thống nhất, có tác giả gọi cả hai cây trên cùng 1 tên là: Clerodendron squamatum Vahi. Cüng có người dùng hai cây trên với công dụng như nhau.
2. Ngoài hai cây trên, nhân dân còn dùng lá và rễ của cây Clerodendron fragans Vent., gọi là cây Mò trắng, Mò mâm xôi, cây Bấn trắng, cùng họ để trị bệnh bạch đới, khí hư như hai cây trên, ngoài ra còn trị viêm khớp do phong thấp, lưng đau, đùi đau, bị liệt, chân phù. Dùng rễ khô từ 4~8g sắc uống. Trong trường hợp tiêu ra máu, trực trường sa, sắc nước xông, rửa. Huyết áp cao dùng lá khô 40 đến 80g sắc uống (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Chú thích
Tên bạch đồng nữ và xích đồng nam còn dùng để chỉ một số cây khác, về hình dáng thì gần giống, chỉ khác về màu hoa và cách xếp hoa trên cành.
1. Thứ hoa trắng gọi là bạch đồng nữ, mò trắng, tên khoa học là Clerodendro squamatum L. cùng họ. Lá màu nhạt hơn cây trên; mỏng hơn, răng cưa nhỏ thanh hơn; hoa mọc thưa không thành hình mâm xôi như cây trên, màu hoa hơi giống màu mỡ gà. Nhiều người chỉ dùng cây này uống còn cây trên chỉ dùng tắm ghẻ hoặc rửa ngoài và thường nhân dân chỉ hay dùng rễ. Theo kinh nghiệm gia đình và bản thân, dùng cả hai cây đều được nhưng cây có kiểu hoa mâm xôi phổ biến dễ tìm hơn.
2. Thứ hoa có màu đỏ gọi là mò đỏ, xích đồng nam Clerodendron infortunatum L. Rất giống cây Clerodendron squamatum L. chỉ khác là hoa đỏ. Cùng một công dụng nhưng thường ít dùng loại hoa trắng.
3. Ngoài các loại kể trên, năm 1967 chúng tôi thấy ở vùng mát tỉnh Lào Cai mấy cây rất giống cây mò mâm xôi, nhưng hoa màu tím đỏ hay phớt hồng. Chúng tôi chưa xác định được tên cũng chưa thấy nhân dân ở đây dùng làm thuốc. Cần chú ý nghiên cứu.
MẬN RỪNG
Tên khác Còn gọi là mận rừng, bút mèo, vang trầm.
Tên khoa học Rhamnus crenatus Sieb và Zucc var. cambodianus.
Thuộc họ Táo ta Rhamneceae.
Cây Táo rừng
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỏ Cao 1-8m, cành mềm nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng, đáy lá thuôn, đầu lá hơi nhọn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, mép lá có răng cưa, trông giống lá táo ăn. Hoa nhỏ, lưỡng tính, màu trắng vàng, mọc thành chùm tán ở kẽ lá. Quả như táo ta nhưng nhỏ hơn, và dẹt hơn. Mùa quả tháng 5-7.
Phân bố:
Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi nơi dãi nắng hay ven rừng. Người ta dùng lá và rễ. Rễ đào về rửa sạch đất, bóc vỏ, thái nhỏ phơi hay sấy khô. Lá thường dùng tươi.
Thành phần hóa học:
Trong rễ và lá có những chất cho phản ứng dương tính với những thuốc thử ancaloit, flavonozit và saponin.
Vị thuốc Táo rừng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Có tác dụng khai vị lợi tiểu. Lá tiêu viêm, sát trùng.
Tính vị - Qui kinh:
Đang cập nhật.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Táo rừng
Chữa hắc lào:
Vỏ rễ khô giã nát ngâm với rượu 40% tỉ lệ 1/3, hoặc với dấm tỉ lệ 1/2, bôi lên nơi hắc lào đã rửa sạch, thuốc này có một số kết quả.
Chữa lở ngứa:
Lá táo rừng tươi nấu nước tấm. Ngày một lần, liên tục trong 5 ngày.
MẬT ĐỘNG VẬT
Mật động vật
Mô tả
Đông y và tây y đều dùng mật động vật làm thuốc, nhưng tây y chỉ hay dùng mật lợn, mật bò. Còn đông y dùng mật của nhiều loài như mật gấu, dê, lợn, bò, trăn, rắn, gà, cá chép…ngoài ra lại còn dùng cả sỏi trong túi mật của con bò, contrâu có bệnh nữa (ngưu hoàng)
Thống kê những công dụng của mật dùng trong đông y, chủ yếu ta thấy hay dùng chữa đau bụng, kém tiêu hóa, đau gan, dạ dày, ho hen, táo bón, ho gà. Dùng ngoài, mật có tác dụng tiêu sưng, viêm như dùng chữa đau mắt, đòn, thương tật, chó cắn hay rắn cắn sưng đau.
Một số mật được giới thiệu cùng với con vật (mật rắn) hay chỉ giới thiệu riêng (mật gấu), ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu mật lợn, mật bò hiện nay còn ít sử dụng.
XUẤT XỨ
Heo , bò ,gà , cá ,trăn ....
TÍNH VỊ
- Cao mật bò tinh chế khô, màu vàng nhạt, rất dễ hút ẩm, vị nhạt rồi đắng, hít vào gây hắt hơi
- Cao mật bò mà vàng lục nhạt vị đắng hơi ngọt.
THU HÁI CHẾ BIẾN
Cách chế biến cao mật bò, mật lợn
Có nhiều phương pháp hiện được áp dụng. Tuỳ hoàn cảnh ta có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây, đồng thời theo dõi xem phương pháp nào tốt và rẻ nhất
1. Phương pháp của Đội đều trị 10 (Dược học 1961,2:13): lấy 20-30 túi mật hay hơn nữa hoặc ít hơn tuỳ theo lượng cao muốn có. Rửa sạch vỏ túi mật bằng nước muối 0,9%. Sau đó ngâm vào cồn 900 trong 1-2 phút để sát trùng. Đem cắt thủng túi mật và hứng nước mật cho chảy qua vải để lọc. nước mật đã lọc được đem đun cách thuỷ, vừa đun vừa khuấy cho tới thành cao đặc. Kinh nghiệm là đun cho tới khi ngiêng bát mà cao không chảy là được cao màu vàng hơi xanh, vị rất đắng
2. Phương pháp của Viện nghiên cứu đông y (Dược học 1964,2:12): phương pháp này nhanh hơn: lấy dao kéo đã khử trùng chọc thủng túi mật, hứng vào một bát to đã khử trùng rồi. Nếu có mỡ, cần loại bỏ mỡ hoặc cho vào bình gạn với một ít ete, lắc kỹ, mỡ tan trong ete, gạn bỏ lớp ete. Nếu xét nghiệm thấy có giun lambiia, sỏi mật thì không nên dùng phương pháp này. Lọc mật qua vải, lấy nước phèn chua no (thêm phèn chua vào nước cho đến khi không tan nữa), nhỏ từ từ vào nước lọc mật, nước lọc mật sẽ kết tủa. Khi nào cho thêm nước no phèn vào dịch lọc mà không thấy tủa nữa là đủ phèn rồi. Rửa tủa trên giấy lọc bằng nước cất để loại phèn thừa, rồi đặt tủa trên một đãi sắt tráng men sạch đưa vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ dưới 700C cho tới khi khô, tán thành bột là được cao mật khô
3. Phương pháp của dược điển Pháp 1949 dược áp dụng ở xí nghiệp dược phẩm I (Dược học 1962,1:15) có thể dùng cho cả mật bò và mật lợn mật bò 1.000g, Cồn 9001.000g, Cồn 700 200g
Lọc mật bò qua rây. Thêm cồn 900 vào, khuấy đều. Khuấy như vậy 4-5 lần rồi để yên trong 2 ngày. Gạn lấy phần trong ở trên. Phần tủa lọc qua giấy lọc xếp nếp. trong khi lọc cần đậy kín để tránh bay hơi cồn, rửa tủa còn lại trong bình và trên giấy lọc bằng 200g cồn 700 dùng làm nhiều lần, để lấy hết nuối mật. Hợp các dung dịch cồn lại và cô trong áp lực giảm, nhiệt độ dưới 500C cho tới độ cao chắc. Ta sẽ được cao mật bò mà vàng lục nhạt vị đắng hơi ngọt.
Muốn tinh chế hơn thì trước khi cô thu hồi cồn, cứ một lít thêm vào 5g than hoạt và 5g caolin đã rửa sạch và tiệt trùng, lắc trong vài giờ và để lắng trong 2 ngày. Lọc trong rồi mới tiến hành côb trong áp lực giảm ở nhiệt độ dưới 500C cho tới khô. Tán bột, đựng trong lọ kín. Cao này gọi là cao mật bò tinh chế khô, màu vàng nhạt, rất dễ hút ẩm, vị nhạt rồi đắng, hít vào gây hắt hơi
Phương pháp này cầu kỳ, chỉ có thể áp dụng ở một số cơ sở. tại địa phương ta có thể áp dụng phương pháp của đội đi u trị 10 hay Viện nghiên cứu đông y
HOẠT CHẤT
Trong cao mật bò chế như trên có hỗn hợp natri glycocholat và natri taurocholat, sắc tố mật bilirubin và bilivecdin, cholesterol, axit taurodesoxycholat (hay tauochenodesoxycholat) và một số muối mật khác như muối cholat và glycodesoxycholat (hay glycochenodesoxycholat)
Trong mật lợn chủ yếu gồm các muối cholat như hydesoxycholat, glycocholat, glycodesoxycholat (hay glycochenodesoxycholat), tauocholat, taurodesoxycholat cholesterol, và một số (hay taurochenodesoxycholat) sắc tố mật như bilirubin
DƯỢC NĂNG
Từ lâu người ta đã chứng minh mật lợn, bò có tác dụng kích thích nhu động ruột, hấp thu ở vùng tá tràng, nó kích thích rất mạnh sự bài tiết mật, vừa có tác dụng kích thích tiết mật (cholagogue). Do sự bài tiết mật này nó giúp và cùng với dịch tuỵ tiêu hoá chất béo
Mật còn là một chất sát trùng đường ruột
Trên thục nghiệm, mật gây tiêu máu nhưng không gây ngứa
Do những tính chất trên, uống mật vào ngoài tác dụng của mật còn có tác dụng là một chất kích thích trong những trường hợp rối loạn đường mật và đường tiêu hoá, thiểu năng gan và tuỵ, táo bón kèm theo lên men thối ở ruột, viêm ruột kết
Gần đây tại Trung quốc đã có những công trình nghiên cứu tác dụng của mật lợn đối với bệnh ho gà và bệnh ho . Trong ống nghiệm, mật lợn có tác dụng ức chế mạnh đối với tực trùng ho gà Bacillus pertussis
Muối natri cholat, thành phần chủ yếu củamật lợn có tác dụng đối với ho: dùng điện cảm ứng kích thích thần kinh yết hầu gân ho phản xạ trên mèo đã gây mê, sau đó tiêm natri cholat vào tĩnh mạch đùi thấy có tác dụng giảm ho rõ rệt. Tiêm natri cholat vào tĩnh mạch đùi của thỏ làm thí nghiệm phản xạ trên phổi, thấy có tác dụng ức chế trung khu hô hấp. Trên phổi cô lập của chuột lang, natri cholat làm dãn cơ trơn tiểu phế quản
Ngoài ra natri cholat còn có tác dụng chống co giật do pilocacpin gây nên. Vậy natri cholat, thành phần chủ yếu trong mật lợn, có tác dụng giảm ho và chống co giật
CÔNG DỤNG
Mật bò và mật lợn thường được dùng để chữa táo bón, bệnh về gan, mật, bệnh về đường tiêu hóa
Ngày dùng 0,5g-1g (uống) hoặc thụt (4g trong 250ml nước)
Gần đây mật lợn được dùng chữa ho gà dưới dạng siro có chứa 20mg cao mật lợn trong 1ml siro. Ngày uống 3 lần, mỗi lần trẻ em dưới 1 tuổi uống ½ thìa cà phê, 2-3 tuổi uống 1.1/2 thìa cà phê/lần trên 3 tuổi mỗi lần 2.1/2 thìa cà phê. Có thể dùng dưới dạng thuốc viên, mỗi viên chứa 50mg cao bột mật lợn toàn phần. ngày 3 lần, mỗi lần trẻ em dưới 1 tuổi uống 1 viên, 1-2 tuổi uống 2 viên, 2-3 tuổi uống 3 viên, trên 3 tuổi uống 5 viên
LIỀU DÙNG
Ngày dùng 0.5-1g hoặc thụt.
Gần đây mật lợn được dùng chữa ho gà dưới dạng xiro có chứa 20mg cao mật lợn trong 1ml siro, ngày uống 3 lần, mỗi lần trẻ em dưới 1 tuổi uống nửa thìa cà phê, 1-2 tuổi uống 1 thìa cà phê, 2-3 tuổi uống 1.5 thìa cà phê, trên 3 tuổi uống 2 thìa cà phê, có thể dùng dưới dạng thuốc viên,mỗi viên chứa 50mg cao bột mật lợn toàn phần. Ngày 3 lần , mỗi lần trẻ dưới 1 tuổi uống 1 viên, 1-2 tuổi uống 2 viên, 2-3 tuổi uống 3 viên, trên 3 tuổi uống 5 viên.
CHỦ TRỊ
Đau bụng, kém tiêu hóa, đau gan, dạ dầy, ho hen, táo bón.
Tham khảo
Các loại mật thường dùng
Mật cá trắm (thanh như đởm), kể cả cá trắm đen và cá trắm trắng, vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải độc, thoái ế minh mục, được dùng để chữa các chứng bệnh như cổ họng sưng đau, đau mắt đỏ có màng, âm hộ sưng cứng như đá, đau nhức nhiều, trẻ em đờm dãi ủng trệ... Trong sách Lĩnh Nam bản thảo, danh y Hải Thượng Lãn Ông viết: “Thanh ngư mật cá trắm giang hồ, mua đem về và để khô, chữa kẻ té cây cùng nhiệt độc, vì chưng tính phó thủy ngao du”. Sách Tứ xuyên trung dược chí ghi lại kinh nghiệm chữa ác sang bằng cách lấy mật cá trắm, hạt gấc và thổ đại hoàng sấy khô, tán mịn, trộn đều rồi bôi vào vết loét...
Mật trăn, còn gọi là nhiêm xà đởm hoặc mang xà đởm, vị ngọt đắng, tính lạnh, hơi độc, có công dụng táo thấp, sát trùng, minh mục khứ ế (làm sáng mắt và chữa mắt có màng), trừ cam, tiêu thũng chỉ thống (chống phù nề và giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau mắt đỏ, mắt có màng, trẻ em da vàng, người gầy, bụng to, tiêu hoá không tốt, kèm theo nhọt lở chảy nước (cam sang) hoặc bị kiết lỵ (cam lỵ), trĩ viêm loét, sưng đau, xỉ nặc (răng lợi sưng đau, lở loét, chảy máu, miệng hôi thối)... Ví như: để chữa trĩ viêm tấy sưng đau dùng bột mật trăn trộn với dầu vừng bôi hàng ngày; để chữa viêm loét lợi, viêm quanh răng gây tụt lợi dùng mật trăn 10 giọt trộn đều với 10 hạt táo ta đã đốt tồn tính và tán thành bột rồi bôi vào nơi tổn thương mỗi ngày 2 lần hoặc dùng mật trăn trộn với bột phèn phi và bột hạnh nhân (đã bỏ vỏ và cắt hai đầu) để bôi vào vị trí bị bệnh; để chữa bong gân, sai khớp dùng rượu ngâm mật trăn hòa với mật gấu, huyết lình, hạt gấc giã nát... xoa bóp nhiều lần trong ngày; để chữa sốt cao trẻ em dùng mật trăn uống với nước ấm; để chữa thương tổn viêm loét ở trẻ bị chứng cam dùng bột mật trăn rắc vào nơi bị bệnh...
Các y thư cổ như Bản thảo kinh tập chú, Bản thảo thập di, Bản thảo kinh sơ, Bản thảo cương mục, Biệt lục, Tuỳ tức cư ẩm thực phổ... đều có ghi lại những công dụng và kinh nghiệm sử dụng mật trăn để chữa bệnh. Ví như, trong Namdược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết: Nhiêm xà đởm - mật trăn, vị ngọt đắng, tính hàn, hơi độc, chữa đau mắt, đau bụng, bệnh phong cùi, máu tích tụ và đau họng.
Một số ít loại mật động vật như mật gấu, mật lợn… đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh tác dụng dược lý trên nhiều phương diện.
MẬT ONG
Tên khác:
Bách hoa tinh, Bách hoa cao, Phong mật.
Tên khoa học: Mel
Mật ong
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Nguồn gốc:
Là mật của Ong mật gốc Á (Apis cerana Fabricius) hay Ong mật gốc Âu (Apis mellifera L. ), họ Ong mật (Apidae).
Mô tả:
Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào...bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác". Bài này chỉ đề cập về mật ong do ong mật (chi Apis) tạo ra; mật do các loài ong khác hay các loài côn trùng khác có các đặc tính rất khác biệt.
Thu hái:
Cách lấy mật ong: Ong làm mật quanh năm, nhưng mùa thu hoạch mật tốt nhất là mùa xuân-hạ. Ở miền Nam, mật ong được lấy vào tháng 2-4 là mùa khô. Người sành nghề lấy mật ong ở thiên nhiên, có kinh nghiệm xem bụng ong để biết đã đến lúc thu hoạch mật chưa. Nếu bụng ong có mầu vàng nhạt là tổ mới bắt đầu làm, khắp bụng vàng óng là tổ đầy mật, bụng vàng sẫm là tổ đã hết mật. Khi đi rừng lấy mật ong, họ mang rễ Gừa theo người, rồi đốt lấy khói, hun lùa vào tổ ong. Khói rễ Gừa sẽ làm ong cay khó chịu, sẽ bay ra khỏi tổ. Lúc này, họ sẽ cắt tầng sáp chứa đầy mật một cách dễ dàng, rồi bóp, vắt, ép để lấy mật, lọc. Mật thu được có mầu vàng thẫm, sỉn đục, chất lượng kém hơn vì có lẫn sáp, ấu trùng và một số tạp chất khác. Ở các cơ sở nuôi ong có quy mô công nghiệp, hiện nay người ta dùng máy ly tâm để lấy mật, vừa đỡ tốn công, được nhiều mật, vừa giữ nguyên được tầng sáp (ong không phải xây lại tổ), lại đảm bảo được chất lượng của mật (loại 1).
Thành phần hóa học:
+ Đường Glucose và levulose (60-70%); saccarose (3-10%), mantose, oligosacarid
+ Vitamin B2, PP, B6
+ Men Diastase, catalase, lipase.
+ Các acid hữu cơ: acid Panthotenic, a.formic, tartric, citric, malic, oxalic…
+ Các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng: Na, Ca, Fe, K, Mg, Cl, P, S, I, V, Bo, Cr, Cu, Zn, Pb, Li, Sn, Ti…
+ Các hormon, chất thơm, nước (18-20%)…
+ Albumin
Vị thuốc Mật ong
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, tính bình.
Qui kinh:
Vào kinh tỳ, phế, đại trường.
Liều dùng:
15 - 30g.
Công dụng:
Mật ong bổ dưỡng tỳ vị, giúp tăng khẩu vị, sinh lực, dương huyết, chỉ khát. Nhuận phế, trị các chứng ho mạn tính, ho ra máu. Thanh nhiệt độc, giải độc. Mật ong được dùng để giải độc trong trường ngộ độc Phụ tử, Xuyên ô.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mật ong
Tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng.
Hàng ngày nên ăn 5 thìa mật ong, có thể ăn với bánh mì hoặc uống với trà, sữa tươi.
Bồi bổ cơ thể:
Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh.
Hồi phục sức lực sau khi ốm dậy:
Mật ong trộn với bột Tam thất ăn mỗi bữa một chén con có thể giúp.
Bị cảm cúm:
Uống một cốc nước chanh nóng có pha thêm 2 thìa mật ong.
Trị ho:
Một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh trong một cái chén. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho ngay.
Dùng ngoài khi da bị trầy xước:
Làm sạch vết thương rồi bôi mật ong lên, vết xước sẽ mau lành và không bị nhiễm trùng hay sưng tấy.
Chữa viêm loét dạ dày:
Mật ong trộn với bột nghệ đen (thể hàn), nghệ vàng (thể nhiệt) có thể Ăn liền trong 1-2 tháng.
Tưa lưỡi trẻ em do nhiễm nấm Candida abicans:
Dùng mật ong nguyên chất nhỏ 1 giọt vào miệng trẻ. Vị ngọt sẽ kích thích các đầu thần kinh vị giác ở lưỡi bé. Em bé sẽ đưa đi đưa lại lưỡi, đó là động tác tự làm sạch nấm Candida abicans ở lưỡi và miệng.
Tham khảo
Cách phân biệt Mật ong thật-Mật ong giả:
+ Lấy một tờ giấy trắng sạch và bôi mật ong lên đó. Mật tốt sẽ thấm rất chậm, còn loại giả thì chỉ vừa phết lên là thấm ướt ngay.
+ Mật ong giả là loại mật đã bị hoà lẫn với nước đường, muối ăn, đạm hoá học, tinh bột, đường mạch nha… Mùi thơm của nó nhạt, có thể có mùi lạ, khi nuốt thấy có cảm giác hơi vướng cổ. Còn mật ong nguyên chất thì khi nhấm có vị ngọt đậm, mùi thơm đậm, ngọt nhưng không ngấy.
+ Mật ong nguyên chất thì khi khuấy thấy rất mềm, thò ngón tay vào không thấy cảm giác sạn, bỏ vào miệng nếm thì thấy tan rất nhanh. Còn mật ong “chế biến” thì khi quấy có cảm giác cứng, khó tan.
+ Mật ong thật đặc quánh, độ kết dính cao, thơm, có các màu trắng, vàng nhạt hay hồng nhạt, trông rất trong.
+ Dùng chiếc đũa tre sạch khêu một ít mật ong rồi kéo thành sợi. Sợi kéo dài sẽ đứt; nếu sau đó mật co lại thành cục tròn thì đó là loại tốt.
+ Dùng một que tre sạch khuấy đều lên, nếu trong mật ong có trộn lẫn các chất khác thì bạn sẽ thấy màu đục hiện lên, còn mật ong chính hiệu thì không có hiện tượng ấy.
+ Dùng một sợi thép hơ nóng đỏ lên chọc vào mật ong, nếu thấy sủi bọt phả hơi lên thì đó là mật ong giả, người ta đã trộn lẫn khá nhiều nước.
+ Lấy một phần mật ong và 5 phần nước quấy đều rồi đậy lại, để một ngày, nếu không thấy có chất lắng xuống thì đó là mật ong tốt.
+ Lấy một phần mật ong, 2 phần nước cơm, 4 phần cồn 95%, đem khuấy đều lên, đậy lại để trong một ngày đêm. Nếu có chất tạp lắng xuống thì đó không phải mật ong tinh khiết, tạp chất lắng càng nhiều chất lượng càng kém.
Ghi chú:
+ Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.
+ Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn (ỉa chảy) và hay đầy bụng thì không nên dùng.
Keo ong
Các nhà khoa học Nga đã phát hiện tác dụng quý của keo ong là kìm hãm sự tăng nhanh của tế bào ung thư, khối u. Họ sử dụng keo ong dưới dạng dung dịch nước và rượu 40% và 96% để nghiên cứu trên các vi trường nuôi cấy tế bào Phoblastoid (tế bào khối u lâm ba Burkitt) và nhận thấy dung dịch rượu 40% của keo ong có tác động kìm hãm sự tăng sinh của các tế bào ung thư rõ nhất và làm ngừng sự tăng sinh của các tế bào ung thư này ở các nồng độ 50mkg/ ml và cao hơn, gần với các nồng độ có hoạt tính của các thuốc chống ung thư Cyclophosphan và 5 - Eulaoricacyl. Để tiến hành các thí nghiệm trên động vật và trên lâm sàng, năm 1976 và năm 1989, các thầy thuốc Liên Xô (cũ) dùng dung dịch chiết xuất từ keo ong và đã thu được những kết quả dương tính trong việc kìm hãm tăng sinh tế bào khối u. Các tác giả cũng đã khuyến cáo việc dự phòng và điều trị u hạch quanh niệu đạo và ung thư tuyến tiền liệt bằng cách sử dụng có hệ thống và kéo dài rượu keo ong 40% hay bơ chứa 10-15% keo ong với liều một thìa cà phê trước khi đi ngủ đã cho được kết quả tốt. Tác dụng điều trị này được tăng lên khi kết hợp với uống nước sắc các cây thuốc có tác dụng chống ung thư như rễ cây Mẫu đơn, cây Bạch chỉ, rễ cây Đại hồi hương, quả cây Đỗ tùng, rễ hoành cây Bạch chỉ, cỏ Xạ hương bò, hoa cây Cam cúc thường ...
Năm 1995, trong bài viết “Sức khoẻ của con người và các sản phẩm của tổ ong”, Tiến sĩ Nga Hakim đã cho rằng các “gốc tự do” là những chất thải của quá trình trao đổi chất và sự tấn công ADN tế bào bởi các gốc tự do có thể là nguồn gốc của các bệnh ung thư, những rối loạn chuyển hoá và sự phát triển sơ cứng động mạnh và sự già cỗi của tổ chức. Keo ong và các sản phẩm của tổ ong (sữa ong chúa, thức ăn khô của ong, phấn hoa, mật ong) là những chất có tính chất quan trọng bảo vệ tế bào bởi tác dụng chống oxy hoá và chống các gốc tự do.
Keo ong cũng có tác dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày có hiệu quả. Các giáo sư Nga V.M. Frolov và N.A. Peressadine đã điều trị một bệnh nhân bị loét dạ dày nặng bằng keo ong và thu được kết quả điều trị sau 40 ngày bằng cách cho uống rượu keo ong 20% hay 30% với liều 40-60 giọt hoà vào dung dịch 0,5% Novocain (giảm đau) hay 1/4 ly sữa. Sau 3-4 ngày điều trị, kết quả xét nghiệm tổ chức dạ dày cho thấy các xói mòn và ổ loét dạ dày đã được lớp biểu bì phủ lên. Sau 40-50 ngày, các cơn đau, nôn mửa mất đi, sức khoẻ được hồi phục và giấc ngủ trở lại bình thường.
Trong trường hợp nhiễm xạ do vụ nổ hạt nhân ở Tchernobyl, sự tăng sinh tế bào tuyến giáp của bệnh nhân nhiễm xạ tăng lên gấp 45 lần so với bình thường. Theo các thầy thuốc Nga, việc điều trị bằng rượu keo ong 10% và 30% rất có hiệu quả.
Sữa ong chúa
Các nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) cho rằng sữa ong chúa có tính chất điều biến miễn dịch nên góp phần làm tăng khả năng tự vệ tự nhiên của cơ thể, có ảnh hưởng dương tính đến trạng thái thần kinh và hệ tim mạch, kích thích sự thành sẹo của các xói mòn và ổ loét dạ dày.
Các giáo sư Nga cũng dùng sữa ong chúa để chữa cho các bệnh nhân bị nhiễm xạ nguyên tử ở mức độ nhẹ với liều 100mg mỗi ngày, đặt dưới lưỡi chia làm 2-3 lần trong ngày và kéo dài một thời gian. Các thầy thuốc lưu ý rằng sữa ong khi uống dễ bị phá huỷ bởi axit clohydric và men tiêu hoá, vì vậy lên dùng dạng viên dẹt đặt dưới lưỡi. Nếu uống sữa ong chúa thì trước đó 10-15 phút phải uống nửa ly nước khoáng kiềm hay dung dịch 2% xút hoà tan uống được. Với cách này, người ta có thể chữa khỏi bệnh loét dạ dày cókết hợp với keo ong trong 2-3 tuần.
Tuy sữa ong chúa không có tính kìm hãm các tế bào ung thư tăng sinh, nhưng có khả năng kéo dài tuổi thọ của động vật và người bị ung thư. Theo các nhà nghiên cứu, điều đó chắc chắn là nhờ tác động của axit decenic có trong sữa ong chúa kích thích vào hoc mon của vỏ thượng thận. Như vậy có thể dùng viên sữa ong chúa như một liệu pháp điều trị bổ sung trong tiền ung thư và các bệnh khối u, đặt dưới lưỡi 3 lần trong ngày.
Đặc biệt sữa ong chúa có khả năng phục hồi năng lực sinh dục của nam giới ở bệnh nhân liệt dương. Nhiều bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ trong tai nạn Tchernobyl thường bị suy giảm sinh dục. Nhiều trường hợp sau khi được dùng sữa ong chúa, mật ong, keo ong, năng lực sinh dục của họ được phục hồi trở lại bình thường. Nên sử dụng sữa ong chúa buổi sáng lúc chưa ăn gì và buổi tối trước khi đi ngủ.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:226.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh