SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
BỒ CU VẼ
Còn gọi là đỏ đọt, bồ long anh, sâu vẽ, bọ mảy.
Tên khoa học Breynia fruticosaHool. F. (Phyllanthus intriductisSteud ,Phyllanthus tủbinatusSima.,Phyllanthus símianusWall.)
Thuộc họ Thầu dầuEuphorbiaceae.
A. Mô tả cây
Bồ cu vẽ là một cây nhỏ, thân nhẵn. Lá co hình dáng và kích thước thay đổi, đầu nhọn phía cuống tù hay nhọn. Chiều dài của lá tư 3-6cm, rộng 20-45mm, cuống rất ngắn màu nâu sẫm hay đen. Mặt dưới lá thường có đường vẽ đen do một loại sâu bò để vết lại. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, gồm 5-6 hoa đực và 1-3 hoa cái, đính trên một cành nhỏ, với những lá bắc khô xác. Quả khô, hình cầu dẹt, màu đen nhạt, đường kính 5mm, phía cuối bao bọc bởi một đài cùng phát triển. Hạt màu nâu nhạt ba cạnh, cao 3mm trên có phủ một áo hạt màu vàng cam.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia, còn thấy ở Trung Quốc, Philipin, Malayxia. Người ta dùng lá tươi hái quanh năm.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Còn dùng trong phạm vi nhân dân để chữa rắn cắn: Lá giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết cắn. Liều 30-40g tươi. Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về mặt dược lý. Mới đây viện ký sinh trùng sốt rét Việt Nam thí nghiệm sơ bộ thấy cây này có tác dụng chữa bệnh giun chỉ.
Nhân dân Philipin dùng vỏ thân cây sắc làm thuốc cầm máu, vì có chất chát.
Vỏ cây bồ cu vẽ cạo lấy bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét thì chóng khỏi.
Lá Tươi dã như Đắp vào Chổ Rắn Độc Cắn. SÒI
Sòi, Sòi xanh -Sapium sebiferum(L.) Roxb., thuộc họ Thầu dầu -Euphorbiaceae.
Mô tả: Cây gỗ rụng lá cao 6-15m. Lá mọc so le, hình quả trám, dài 3-7cm, chóp lá thuôn nhọn, cuống lá dài có tuyến. Hoa đơn tính, màu trắng vàng hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái nhiều, ở gốc, hoa đực ở trên. Hoa đực có đài hình đầu phân thuỳ hoặc có răng, nhị 2, bao phấn gần hình cầu. Hoa cái có đài hợp, 2-3 thuỳ và nhuỵ 3, bầu hình trứng có 3 ô. Quả hạch hình cầu có 3 hạt.
Cây ra hoa tháng 6-8, quả tháng 10-11.
Bộ phận dùng: Vỏ rễ, vỏ thân, lá, hạt -Cortex Radicis, Cortex et Folium Sapii Sebiferi. Vỏ rễ thường có tên là Ô cữu căn bì
Nơi sống và thu hái: Cây của Ðông Á châu ôn đới và cận nhiệt đới, mọc hoang ở vùng đồi núi. Có khi được trồng làm cây cảnh. Thu hái vỏ rễ và vỏ cây quanh năm, thái nhỏ và phơi khô. Lá thường dùng tươi. Thành phần hoá học: Vỏ rễ chứa xanthoxylin, acid tanic.
Tính vị, tác dụng: Sòi có vị đắng, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng sát trùng, giải độc, lợi niệu, thông tiện, tiêu thũng, trục thuỷ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng chữa:
1: Phù thũng, giảm niệu, táo bón;
2. Bệnh sán máng, cổ trướng, xơ gan;
3. viêm gansiêu vi trùng;
4. Ngộ độc nhân ngôn;
5. Rắn độc cắn.
Thân và lá dùng chữa viêm mủ da, ngứa lở thấp chẩn, chai cứng. Dùng vỏ rễ 3-6g, lá 9-15g, đun sôi lấy nước uống. Giã lá tươi để đắp ngoài, hoặc nấu nước để rửa.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) còn được dùng trị tiểu tiện không thông, viêm ân đạo.
Ðơn thuốc:
1. Phù thũng, Rễ Sòi tươi, lấy màng thứ nhì 15g, đường 15g, đun sôi lấy nước uống.
2. Bệnh sán máng: Lá Sòi 8-30g, sắc uống. Dùng liền trong 20-30 ngày.
3. Phù thũng, cổ trướng, đại tiện không thông, ứ nước hoặc bí đầy, ăn uống không xuôi: Màng rễ Sòi (lớp trắng ở trong), Mộc thông, hạt Cau, mỗi vị 12g, sắc uống.
4. Ngộ độc: Lá Sòi 1 nắm giã nhỏ, chế nước vào, vắt lấy nước cốt uống. ĐẬU ĐỎ
Ðậu đỏ, Xích tiểu đậu, Mao sài xích, Mễ xích - Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi (Dolichos angularis Willd., Phaseolus angudaris (Willd.) W.F. Wight), thuộc họ Ðậu - Fabaceae.
Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm, đứng hay leo, cao 25-90cm; nhánh có cạnh, có lông dài. Lá kép 3 lá chét, cuống 10-12cm, có lông, lá chét xoan, đầu tròn, có thuỳ, dài 5-10cm, rộng 2-5cm, có lông, gân phụ 4-5 cặp, lá kèm thon, hình lọng, cao 8mm. Chùm ở nách lá, dài 3-10cm, có 6-12 hoa; đài 5 răng ngắn; tràng vàng sáng cao 15mm, lườn xoắn 360 độ. Quả hình trụ dài 6-12,5cm, rộng 0,5-0,7cm, chót nhọn; hạt 6-14, to 5-7x4,5mm, hình trụ tới dạng tim, tròn 4 cạnh, màu nâu đỏ, rốn nổi rõ.
Hoa tháng 6-7, quả tháng 7-8.
Bộ phận dùng: Hạt - Semen Phuseoli (Adzuki bean), thường gọi là Xích tiểu đậu.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Nhật Bản, được trồng từ lâu tại Triều Tiên, Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ và vùng Ðông Nam á cho tới tận Hawai, Nam Hoa Kỳ, Angola, Zaia, Kenya, Thái Lan, Niu Zeland và Nam Mỹ châu. Ở nước ta, cây cũng có trồng để lấy hạt (Khánh Hoà, thành phố Hồ Chí Minh).
Thành phần hoá học: Hạt khô chứa nước 10,8%, protid 19,9%, lipid 0,5%, glucid 64,4% xơ 7,8%, tro 4,3%. Hạt còn chứa a, b - globulin, vitamin A1, B1, B2, calcium, phosphor, sắt.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc bài nung.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày- ruột, tả, lỵ. Liều dùng 20-40g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã nát đắp hoặc tán bột trộn giấm đắp, không kể liều lượng.
Ðơn thuốc:
1. Chữa bệnh lậu đái buốt ra máu: Ðậu đỏ 30g, sao qua tán nhỏ, chia uống mỗi lần 7-8g, với 1 củ hành nướng qua, nghiền với rượu.
2. Chữa trẻ chậm biết nói 5 tuổi mà chưa nói được: Ðậu đỏ, tán nhỏ hoà với rượu bôi vào dưới lưỡi hàng ngày.
3. Chữa thấp nhiệt sinh lở và sưng chân: Ðậu đỏ 20, Núc nắc, Ngưu tất, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ðơn đỏ, đều 12g, sắc uống.
4. Chữa đơn độc, mụn nhọt mới phát, sưng nóng đỏ đau: Bột Ðậu đỏ sú với nước đắp, thay hàng ngày.
5. Chữ phù thũng, da căng, táo bón, khát nước: Ðậu đỏ 30g, Cỏ may (cả rễ) 30g, Cà gai (cả quả chín đỏ to bằng hạt ngô) 30g, dây Bòng bong 30g; các vị cắt nhỏ sao qua; đổ nước ngập thuốc, sắc lấy 250ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. THIÊN THẢO
Tên dược: Radix Rubiae
Tên thực vật: Rubia cordifolia L.
Tên thông thường: Rễ cây thiên thảo
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Rễ được dào vào mùa xuân hoặc mùa thu, rửa sạch và phơi nắng cho khô
Tính vị: Ðắng, lạnh.
Quy kinh: Can
Công năng: 1. Lương huyết chỉ huyết; 2. Hoạt huyết hóa ứ.
Chỉ định và phối hợp:
§Xuất huyết do nhiệt bức huyết vong hành. Thiên thảo phối hợp với Ðại kế, Tiểu kế và Trắc bách diệp.
§ Mất kinhdo huyết ứ. Thiên thảo phối hợp với Ðương qui, Xuyên khung và Hương phụ.
§Huyết ứ và đau do ngoại thương. Thiên thảo phối hợp với Hồng hoa, Ðương qui và Xích thược.
§Chứng phong đàm ứ trệ (đau khớp). Thiên thảo phối hợp với Kê huyết đằng và Hải phong đằng.
Liều lượng: 10-15g MÀO GÀ TRẮNG
Tên khoa học Celosia argentea L.
Thuộc họ Giền Amanthaceae.
Ta dùng vị thanh tương tử là hạt chín phơi hay sấy khô của cây mào gà trắng.
A. Mô tả cây
Mào gà trắng là một loại cỏ mọc quanh năm, thân mọc thẳng, nhẵn, mang nhiều cành, cao 0.3-1m có thể tới 2m. Lá mọc so le, hình mác, nguyên, đầu nhọn, gốc lá cũng hơi nhọn, dài 8-10cm, rộng 2-4cm. Vào mùa hạ và mùa thu ra hoa không có cuống, mọc thành bông trắng hoặc hơi hồng, dài 3-10cm, đồng trưởng. Quả nang, mở theo hình hộp, trong mang nhiều hạt. Hạt dẹt màu đen, hoặc nâu đỏ, mặt bóng, đường kính ước 1mm. Khi nhìn qua kính lúp thấy mặt hạt có những vân và một điểm lõm là tễ. Vỏ dòn, dễ vỡ, không mùi, vị nhạt.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nguồn gốc cây từ phía đông Ấn Độ nhập sang ta từ lâu. Được trồng khắp nơi ở nước ta để làm cảnh vì cây hoa có dáng đẹp và để lấy hạt làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Đến tháng 9-10 hạt chín, hái hoa về phơi khô, đập lấy hạt sẩy loại hết tạp chất, phơi lần nữa cho khô, có khi người ta dùng cả hoa.
C.Thành phần hoá học
Trong hạt mào gà trắng có chứa chất béo, các chất khác và hoạt chất chưa rõ.
D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ: thanh tương tử vị đắng hơi hàn, vào can kinh. Có tác dụng khử phong nhiệt, thanh can hỏa, làm sáng mắt. Dùng chữa phong nhiệt làm mắt đau. Những người đồng tử mở rộng cấm dùng. Dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc thu liễm, cầm máu, chữa ỉa lỏng, trong các bệnh xích bạch, lỵ, lòi dom, chảy máu ruột, thổ huyết, máu cam, tử cung xuất huyết, bệnh về gan và mắt.
Liều dùng 4-12g hay hơn trong một ngày, dưới hình thức thuốc sắc, hoặc thuốc viên. CÂY MÁU CHÓ
Tên thường gọi: Được gọi là cây Máu chó vì nhựa của cây có màu đỏ như màu máu chó.
Tên tiếng Trung: 小葉紅光樹 (小叶红光树)
Tên khoa học: Knema globularia (Lam) Warb
Họ khoa học:thuộc họ Nhục đậu khấu - Myristicaceae.
Cây Máu chó
(Mô tả, hình ảnh cây Máu chó, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây nhỡ cao tới 10m, có các nhánh non phủ một lớp lông mềm màu hung đỏ, cành già nhẵn, có khía. Lá dạng màng, thuôn ngọn giáo, có mép nguyên, mặt trên bóng nhẵn, có gân lông chim với 11-15 đôi gân phụ nổi rõ. Cum hoa ở nách lá, có lông mịn màu đo đỏ. Quả hình trứng, hình cầu hay gần như bầu dục, khi chín nhẵn, vỏ quả mỏng, áo hạt nguyên hay hơi xẻ ở đỉnh. Hạt có vỏ mỏng và nhẵn.
Bộ phận dùng:
Hạt - Semen Knemae.
Nơi sống và thu hái:
Cây của miền Ðông Dương, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia. Ở nước ta cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Thu hái vào tháng 9-10. Quả máu chó khi còn non có màu xanh, lúc về già có màu vàng, để lâu vỏ nứt làm 2 mảnh, phía trong có hạt mang áo hạt. Khi quả còn non áo hạt màu hồng nhạt, dính sát vào hạt, khi già áo hạt màu đỏ sẫm, bóc được dễ dàng. Hạt có dầu mùi hắc. Khi dùng giã nhỏ, cho thêm ít muối rang đỏ lên rồi ép lấy dầu hoặc giã rồi nấu cho dầu nổi lên mà gạn lấy cũng được.
Thành phần hoá học:
Trong hạt máu chó có 7-10% độ ẩm, 1,5-2% chất vô cơ, 24-28% chất béo, 8% chất prôtit, 4-5% chất đường, 22-26% tinh bột, ngoài ra còn xenluloza và một số chất khác không xác định được và một số men như men invectaza, amylaza và photphataza.
Dầu hạt máu chó là một thứ dầu màu đỏ sẫm, mùi hắc, rất nhầy, tỷ trọng ở 26olà 0,94; chỉ số khúc xạ ở 26olà 1,483; chỉ số axit 90,2; chỉ số xà phòng 196,10; chỉ số Iôt 59,55; phần không xà phòng hóa được 1,14%. Trong phần không xà phòng hóa được có Phytosterol và lecxitin.
Vị thuốc Máu chó
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị chát, hơi the, tính ấm
Tác dụng:
Tác dụng tiêu độc, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường phối hợp với các loại thuốc khác làm thuốc chữa ghẻ, ngứa, lở, hắc lào. Người ta dùng hạt Máu chó (2 phần), quả Bồ hòn (1 phần) hạt Củ đậu (1 phần) đều giã nhỏ, đem nấu lấy một thứ dầu hỗn hợp để dùng. Bôi một lớp mỏng vào chỗ ngứa sau khi rửa sạch và cào cho trợt da.
Hải Thượng Lãn Ông đã chế thuốc bôi chữa lở ngứa và các loại ghẻ lở: Hạt Máu chó, hạt củ đậu, Củ nghệ đều bằng nhau, Diêm sinh bằng 1/2 mỗi vị trên, tán nhỏ, hoà với dầu vừng hay mỡ lợn mà bôi (theo Bách gia trân tàng).
Có thể dùng hạt Máu chó làm loại xà phòng thuốc đặc trị. Ở Thái Lan người ta dùng dầu hạt làm thuốc trị bệnh ngoài da và trị ghẻ
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của vị thuốc Máu chó
Làm thuốc chữa ghẻ.
Giã chừng 100kg hạt máu chó, xẩy bỏ vỏ, lấy nhân giã cho nhuyễn, thêm muối đã rang thật khô chừng 10kg, trộn đều. Dùng chõ đồ như đồ xôi, dùng cây ép lấy dầu. Do cách ép thủ công, nên hiệu suất chừng 15-20%. Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng. Cần bôi thật mỏng, nếu dùng nhiều quá, có thể mưng nhiều hơn.
Trị ghẻ ruồi, hủi
Cân chừng 50g hạt máu chó, giã thật nhỏ, sẩy bỏ vỏ, trộn với chừng 200ml rượu trắng (chừng 35-40%) đun sôi trên bếp than cho đến khi được một hỗn hợp sền sệt thì thôi. Rửa nốt ghẻ cho bong vẩy, bôi ngay dầu còn hơi nóng, bôi thật mỏng, ngày hôm sau lại tắm thật sạch bằng xà phòng, bôi một lần nữa. Thường chỉ 3 lần là khỏi. Trị ghẻ ruồi rất công hiệu. CÂY DỀN
Tên khác: Còn gọi là Giền đỏ; Giền (canh ki na); sai; thối ruột; kray lan; krat
Tên khoa học Xylopia vielanaPierre.
Thuộc họ Na Anonaceae
Cây Dền
(Mô tả, hình ảnh cây Dền, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả
Dền la một loại cây to, cao tới 20m hay hơn. Tủy cây bị tiêu hủy ngay khi cây còn non, do đó có tên cây thối ruột. Toàn thân có lớp vỏ màu đỏ nâu tím, rất dễ bóc, có thể bóc một lần vỏ từ ngọn đến gốc. Lá mọc so le, hình trứng dài, đầunhọn hay hơi tù, phía cuống tròn, dài 8-10cm, rộng 3-4cm, cuống ngắn 5-6mm. Hoa mọc ở kẽ lá đơn độc hay thành đôi. Đài 3 đính ở phía dưới thành hình chén nông. Tràng 6 hơi mẫm, màu vàng nhạt, mùi thơm. Qua kép hình tán, gồm nhiều phân quả hình trụ có cuống dài 2-2.5cm, phần quả dài 22-35mm, rộng 10mm, vỏ ngoài đỏ nâu chứa 2-5 hạt, giữa những hạt hơi thắt lại. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 6-7.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây rền mọc phổ biến ở nhiều tỉnh ở nước ta, miền Nam thường gọi là dền, nhân dân thường dùng lá hay vỏ làm thuốc. Vỏ dền bóc trên những cây còn sống đem về phơi hay sấy khô.
Lưu ý: nhiều người ta sử dụng cây làm thuốc bổ máu, trị sốt rét, nên có người thường gọi nó là Canh ki na. Ngoài loài Giền này, còn có một số loài khác như Xylopia pierrei Hance, gọi là Giền trắng và X. nitida Ast., gọi là Giền láng, chỉ phân bố giới hạn ở một số nơi của các tỉnh phía Nam Việt nam
Thành phần hoá học
Sơ bộ thấy có ancaloit, tamim và chất màu.Trong vỏ khô có tanin thuộc loại pyrocatechic (4,55%) alcaloid (0,31%-0,33%) saponin (4,5-4,9% thô, nếu tinh chế là 2,8%), tinh dầu (0,23%).
Vị thuốc Dền
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng
Nhân dân dùng vỏ cây sắc uống chữa kinh nguyệt không đều, Thiếu máu, lá cây sắc uống chữa đau nhức tê thấp.
Miền Nam dùng dùng vỏ cây rền tán bột hoặc ngâm rượu chữa sốt rét và làm thuốc bổ.
Còn dùnglàm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh.
Một số nơi còn dùng làm thuốc trợ tim. Ngày dùng 10-20g dưới dạng bột, thuốc viên, rượu thuốc. Hoặc nấu cao pha rượu.
Ðồng bào dân tộc ở Hà Bắc, dùng lá cây Giền để điều trị các bệnh đường ruột, đau nhức tê thấp.
Quả chín ăn được.
Liều dùng
Ngày dùng 5-10g vỏ dưới dạng bột, thuốc viên, thuốc rượu. CÂY BÌNH BÁT
- Tên khác: Nê, Na xiêm, Mean bat (Khmer), Noi-nong (Thái),..
- Tên khoa học: Annona reticulata, thuộc họ Na (Annonaceae).
- Bộ phận dùng: Toàn cây.
- Thành phần HH: Giống cây Mãng cầu (Chùm bao). Hạt và vỏ cây chứa chất annonacin.
- Công dụng: Toàn cây bình bát có vị chát, có độc đặc biệt là hạt và vỏ thân, có tác dụng sát trùng. Quả xanh có tác dụng làm se, trừ lỵ, trị giun.
. Lá bình bát làm trong ngành thuộc da để nhuộm màu xanh và màu đen vì có nhiều tannins.
. Hột bình bát có chất độc. Người ta dùng hột này để giết côn trùng. Bột của hột bình bát trộn với dầu dừa thoa lên đầu để giết chí giống như hột mãng cầu vậy. Thảo mộc gia đình Annonaceae có alkaloid annonacin được xem là một độc chất.
. Nước sắc của lá bình bát có tác dụng trục lãi. Người ta giã lá đắp vào u nhọt hay vết thương làm mủ. Lá, vỏ và trái bình bát sống nấu nước trị chứng tiêu chảy và kiết lỵ nặng.
. Vỏ cây bình bát sắc nước uống cho hạ sốt, trị tiêu chảy và kiết lỵ. Người ta giã nát vỏ cây bình bát đắp vào nướu răng để làm giảm cơn đau nhức răng. Vỏ cây bình bát có chất annonacin rất độc. Chích chất này vào người gây tê liệt tứ chi. Nhưng trong chừng mực nào đó và với liều lượng cần thiết nào đó nó có thể chữa được những chứng bệnh hiểm nghèo của nhân loại. Đó là luật bù trừ và tương đối trong vũ trụ vậy.
. Một số bài thuốc dân gian: Nước sắc lá để trị bệnh giun sán hoặc giã nát đắp mụn nhọt, áp xe và loét.
1. Ăn nhiều quả bình bát, trị được bệnh khí hư (huyết trắng) ở phụ nữ, chứng thiếu máu.
2. Quả bình bát xanh có chứa nhiều tanin, được sấy khô, nghiền thành bột dùng chữa tiêu chảy và bệnh lỵ.
3. Vỏ cây giã nát dùng đắp quanh nướu răng để làm giảm nhức răng.
4. Bài Thuốc Chữa Viêm Phổi, Ho Lao, Viêm Phế Quản: Cây Bình Bát khô 30g Hà Thủ Ô Trắng 40g Rau Ngót 40g Đậu đen 30g Cỏ Mực 12g Cam Thảo Đất 20g Gừng tươi 4g Sắc đun cùng 725 ml nước. Uống mỗi 1 ngày 1 thang.
Chú ý: Kinh Nghiệm Dân Gian Tham khảo). Nước sắc vỏ cây bình bát được dùng như thức uống giải nhiệt.
5. Hột bình bát từ những quả già, giã nhỏ, nấu với nước làm nước gội đầu (không nên để nước bắn vào mắt), hoặc ngâm quần áo để trừ chí, rận.
6. Hột bình bát đốt thành tro, trộn với dầu dừa bôi chữa trị ghẻ.
LƯU Ý: Cây có độc, tránh để nước của các bộ phận của cây bắn vào mắt sẽ rất nguy hiểm. Nhựa cây bình bát có tính chất kích ứng ngoài da, có thể giải độc bằng dịch quả chanh. LINH DƯƠNG GIÁC Tên khác:
Cửu Vĩ Dương Giác, Thô Giác, Thô Dương Giác(Bản Thảo Cương Mục),Hàm Giác(Sơn Hải Kinh),Ma Linh Dương, Nậu Giác, Ngoan Dương Giác, Bàng Linh Dương, Cửu Vĩ Dương(Hòa Hán Dược Khảo),Sừng Dê Rừng(Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:Cornu Antelopis.Họ Trâu Bò (Bovidae).
Linh dương giác
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô Tả:
Dê rừng là tên gọi nhiều loài khác nhau: con Nguyên Linh (Gazella gutturosa), con Tạng Linh (Pantholops hodgsoni) con Ban Linh hoặcThanh Dương (Naemorhedus goral)v.v.. Sống thành từng bày ở miền rừng núi Việt Nam, có nhiều ở các núi đá vôi đảo Cát Bà (Hải Phòng). Linh dương giáchình chùy tròn, dài 20-40cm, hình cong, đặc biệt ngọn sừng vênh ra ngoài, đường kính phía bên dưới khoảng 4cm. Toàn sừng mầu trắng hoặc trắng ngà, trừ phần đầu. Có khoảng 10-20 đốt nổi cao thành vòng quấn chung quanh. Cầm vào tay có cảm giác dễ chịu. Sừng nontrông suốt qua có tia máu hoặc mầu đen tím, không có vết nứt. Sừng gìa có vết nứt dọc, không có đầu đen. Nửa sừng bên dưới ở trong có nút xương, gọi là ‘Linh dương tắc’, nút hình tròn, mặt ngoài có vết lồi ra đúng với rãnh ở mặt trong sừng. Mặt cắt ra trong chỗ giáp nhau có răng cưa không đều, rút cái nút ra thì nửa sừng bên dưới là cái ống, bên trong rỗng, có lỗ nhỏ, thông đến ngọn, gọi là ‘Thông thiên nhãn’. Đưa ra ánh sáng thì trong suốt, đó là đặc trưng chủ yếu của sừng. Chất cứng, không mùi, vị nhạt.
Thu hái, Sơ chế:
Thu hoạch quanh năm. Khi săn bắn được, cưa lấy sừng, để dành dùng.
Bộ phận dùng:
Sừng (Cornu Antelopis). Chọn thứ nào đen, xanh, sừng đen là tốt.
Loại non, trắng, bóng nhẵn, trong có tia máu không có vết nứt là tốt. Chất gìa, mầu trắng vàng, cod vết nứt là kém.
Bào chế:
Lấy Linh dương giác chẻ ra, ngâm trong nước, vớt ra, bỏ gân, bào mỏng, phơi khô là được (Dược Tài Học).
Dùng dũa hoặclà mài mòn để lấy bột tán ra thật nhuyễn thì uống khỏi hại dạ dày (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Mài lấy bột, hòa uống hoặccắt phiến sắc uống hoặcmài lấy nướccốt, hòa uống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Thành phần hóa học:
+Trong Linh dương giác có Calcium Phosphate, Kerratin (Trung Dược Học).
+Trong sừng dê rừng có Calci Phosphat, Keratin, Chất hữu cơ... (Dược Liệu Việt Nam).
Keratin (Nam Kinh Dược Học Viện(Trung Thảo Dược Học), q 1. Nam Kinh: Giang Tô Khoa Học Chi Thuật Xuất Bản 1980: 1475).
Lysine, Serine, Glutamic acid, Phenylalanine, Leucine, Aspartic acid, Tyrosine,(Từ Liên Anh, Trung Thành Dược 1988 (12): 32).
Lecithine, Cephalin, Sphingomyelin, Phosphatidylserine, Phosphaatidylinositol (Giang Bội Phân, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (6): 27).
Tác dụng dược lý
+Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: nướcsắc Linh dương giác ức chế hệ thần kinh trungương, biểuhiện bằng hạ hoạt động của thần kinh hướng vận động ở chuột nhắt cũng như giảm thời gian tác dụng của Barbiturates. Thuốc cũng ức chế cảm giác đối với Strychnine và Caffeine. Hoạt chất này không gây gĩan cơ nhưng có 1 số đặc tính gây tê (Trung Dược Học).
+Tác dụng đối với điều hòa nhiệt độ: nướcsắc Linh dương giác làm hạ nhiệt độ đối với thỏ gây sốt bằng cách tiêm chế phẩm thương hàn hoặcphó thương hàn. Hiệu quả này bắt đầu trong vòng 2 giờ và kéo dài hơn 6 giờ (Trung Dược Học).
+Tác dụng chuyển hóa: nướcsắc Linh dương giác làm tăng sức đề kháng đối với việc oxy giảm ở súc vật (Trung Dược Học).
Giáng áp: Nước sắc Linh dương giác thínghiệmtrên động vật thấy có tác dụng giáng áp (Trần Trương Viên, Trung Thành Dược 1990, 12 (11): 27).
Độc tính:
Linh dương giác có độc tính thấp: cho chuột nhắt uống liều 2g/kg mỗi ngày, liên tục 7 ngày, thấy thể trọng tăng, ăn uống, hoạt động tự do, cho thấy có biến đổi ít (Brekhman I I và cộng sự. FarMaKOpp ToKcNKop, 1971, 34 (1): 36).
Vị thuốc Linh dương giác
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, giải độc hỏa, thanh thấp nhiệt (Trung Dược Học).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, minh mục, tán huyết, giải độc (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, trấn kinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+Trị sốt cao, kinh giật, hôn mê, kinh quyết, sản giật, điên cuồng, đầu đau, chóng mặt, mắt sưng đỏ đau, ôn độc phát ban, ung nhọt (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Trị sốt cao, co giật, kinh phong, động kinh, mắt sưng đỏ đau, gân thịt máy động (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+Không phải ôn dịch nhiệt độc và Can không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 0,1-0, 2g dưới dạng bột; 2-4g dưới dạng thuốc sắc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Linh dương giác
Trị ngăn nghẹn không thông:
Linh dương giác, tán nhuyễn, uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị sản hậu phiền muộn, mồ hôi chảy ra:
Linh dương giác, đốt, uống với nước(Thiên Kim Phương).
Trị Tâm Phế có phong nhiệt bốc lên mắt gây nên mộng mắt:
Linh dương giác, Hoàng cầm (bỏ lõi đen), Sài hồ, Thiên ma đều 1,2g, Cam thảo sống 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1,5 chén nước còn 1 chén, uống sau bữa ăn (Linh Dương Giác Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
Trị huyết lâm, tiểu ra máu, nhiệt kết gây nên tiểu buốt:
Chi tử nhân 40g, Đại hoàng (sao) 20g, Đại thanh 20g, Đông quỳ tử (sao) 40g, Hồng lam hoa (sao) 20g, Linh dương giác 40g, Lý tử20g, Thanh tương tử 20g. Trộn đều. Mỗi lần dùng 12g, sắc uống ấm (Linh Dương Giác Ẩm – Thánh Tế Tổng Lục).
Trị mắt có màng, mắt mờ, mắt nhìn thấy vật như ruồi bay:
Địa cốt bì 40g, Huyền sâm 40g, Khương hoạt 40g, Linh dương giác 40g, Nhân sâm 40g, Xa tiền tử 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc uống ấm (Linh Dương Giác Ẩm – Thế Y Đắc Hiệu).
Tri đi tiêu phân đen như gan gà, khát:
Linh dương giác 45g, Hoàng liên 60g, Hoàng bá(bỏ vỏ đen) 45g. Tán nhuyễn,trộnvới mật làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50-60 viên với nước trà pha dấm (Linh Dương Giác Hoàn – Thế y Đắc Hiệu Phương).
Trị sản hậu ác huyết xông lên gây ra phiền muộn hoặc trong bụng cứ đau mãi:
Linh dương giác, đốt tồn tính, hòa rượu uống, rất hay (Bản Thảo Cương Mục).
Trị trúng phong, tâm phiền, hoảng hốt, trong bụng đau muốn chết:
Linh dương giác tiêm, sao sơ, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 4g với rượu ấm (Dị Giản Phổ Tế Lương Phương).
Trị mắt sưng đỏ, mắt đau:
Cát cánh 4g, Chi tử (sao) 4g, Hắc sâm 4g, Hoàng cầm 4g, Linh dương giác 6g, Sài hồ 4g, Sung úy tử 8g, Tri mẫu 4g, Sắc uống (Linh Dương Ẩm – Y Tông Kim Giám).
Trị chứng đầu đaudo phong:
Bạc hà, Liên kiều, Linh dương giác, Mẫu đơn bì, Ngưu bàng tử,Tang diệp. Sắc uống (Linh Dương Thang – Y Thuần Thặng Nghĩa).
Trị co giật, uốn cong người kèm Can phong trong ôn bệnh:
Linh dương giác, Câu đằng, sắc uống (Trung Dược Học).
Trị kinh giật do Can âm hư:
Linh dương giác, Tang ký sinh, Long cốt, Mẫu lệ, sắc uống (Trung Dược Học).
Trị động kinh:
Linh dương giác, Cương tằm, Câu đằng, Đảng sâm đều 1,5g, Thiên ma, Cam thảo đều 1g, Toàn yết 0,7g, Ngô công 0,3g. Tán bột, mỗi lần uống 1g, ngày 2-3 lần (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1981 (11): 522).
Tham khảo:
“Thỏ ty tử làm sứ cho Linh dương giác” (Bản Thảo Kinh Sơ).
“Linh dương giác thuộc hành Mộc, cho nên nó vào Can cũng dễ, vì những gì đồng khí thì dễ tìm đến nhau. Can khai khiếu ở mắt, khi phát bệnh, mắt có khi có mộng thì Linh dương giác đều chữa được. Can chủ về phong, thuộc vào Can là cân, khi phát bệnh trẻ nhỏ thường bị kinh giản, phụ nữ có thai thì bị động kinh, Linh dương giác đều chữa được cả. Hồn là thần của Can, khi phát bệnh thì kinh sợ không yên, phiền muộn, mê sảng, dùng Linh dương giác có thể làm cho yên được. Huyết là vật chứa của Can, khi phát bệnh ứ tắc, đọng trệ, sinh ra ghẻ chóc, mụn nhọt, kiết lỵ: Linh dương giác có thể làm cho tan ra. Nói tóm lại, Linh dương giác là vị thuốc chuyên chữa về các bệnh của Can (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
“Linh dương ngủ đêm thường treo sừng lên cây mà ngủ, vì vậy, khi dùng chọn thấy thứ nào bóng mà nhọn nhỏ và có dấu mòn, cầm để vào tai nghe thấy hơi có tiếng u u là thứ thật (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
“Sơn dương giác có vị mặn, tính hàn và có đặc tính giống như Linh dương giác nhưng yếu hơn. Sơn dương giác có thể dùng thay thế Linh dương giácvới liều 9-15g. Tuy nhiên, phải nấu 30 phút trước khi cho vào thuốc sắc”(Trung Dược Học).
“Thanh nhiệt hoặcgiải nhiệt độc thì Linh dương giác không mạnh bằng Tê giác, ngược lại, Linh dương giác lại có hiệu quả hơn trong việc gĩan cơ và trừ phong. Trong những trường hợp hôn mê, sốt cao co giật, Linh dương giác và Tê giác thường được dùng chung” (Trung Dược Học).
“Sừng con Linh dương phần nhiều là 2 sừng, có màu vàng thẫm, hơi nhẵn bóng, đỉnh sừng hơi cong, có các khớp hình trôn ốc, rất cứng, dao cắt không vào được” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
“Linh dương giác và Tê giác đều có vị mặn, tính hàn. Cả 2 đều có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, trấn kinh. Linh dương giác thiên về Can kinh, vào khí huyết, công dụng chủ yếu là thanh Can, khứ phong, trấn kinh, thiên về Can. Tê giác vị đắng, thiên về Tâm kinh, chạy vào phần huyết, chuyên thanh Tâm, lương huyết, tán ứ, công dụng thiên về Tâm và huyết” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
“Linh dương giác dùng vào các bệnh mụn nhọt thì không bằng Têgiácnhưng nó lại có công dụng thanh Can, minh mục, trị mắt đỏ, có ghèn” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê) MÍT TỐ NỮ
Mít tố nữ - Artocarpus integer (Thunb.) Merr., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.
Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 5-10m, cành non có lông phún, nhiều lá bầu dục, thon ngược, nguyên (có 3 thùy ở lá những cây con) có lông dài và nhám ở gân và mép lá. Cụm hoa đực (dái mít) ở những nhánh nhỏ. Cụm hoa cái (quả) dài 20-30cm, rộng 10cm, múi mít dính vào cùi và dễ tách rời khỏi bì, nạc dày, màu vàng, mềm và thơm đậm, hơi gắt.
Hoa quả quanh năm.
Bộ phận dùng: Lá, gỗ - Folium et Lignum Artocurpi Integris.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Tân Ghinê. Ở nước ta, cây được trồng ở các tỉnh phía Nam, Gia Lai, Ðắc Lắc, Lâm Ðồng, Sông Bé, Ðồng Nai, Bến Tre và ngày nay cũng được trồng ở nhiều vùng khác.
Khi rọc vỏ quả Mít theo chiều dọc, rồi rút cuống ra các múi mít dính vào cùi như một chùm trái cây màu vàng. Cũng có loại Mít tố nữ có múi nhiều, ít xơ, lại có loại quả toàn là xơ, lơ thơ có vài ba múi bám vào cùi.
Tính vị, tác dụng: Lá lợi sữa, gỗ an thần, hạ huyết áp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cũng dùng như Mít. NGŨ BỘI TỬ Tên khác
Còn gọi làbầu bí, măc piêt, bơ pật
Tên khoa họcGalla sinensis
Ngũ bội tử là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội Schlechtendalia sinensisBell gây ra trên cuống lá và cành của cây muối hay cây diêm phu mộc Rhus semialata Murray thuộc họ Đào lộn hột.
Cây Ngũ bội tử
( Mô tả, hình ảnh cây Ngũ bội tử, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả cây
Cây muối là một cây nhỏ cao từ 2-8m. Lá mọc so le, kép dìa lẻ, gồm 7-14 lá chét. Cuống lá chung có dìa như cánh, trên có những lông ngắn màu vàng nâu nhạt. Lá chét không cuống hình trứng, mép có răng cưa to, thô, dài 5-14cm, rộng 2.5-9cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành, dài 20-30cm. Hoa nhỏ, màu trắng sữa. Quả hạch màu cam đỏ, một hạt. Mùa hoa các tháng 8-9, mùa quả tháng 10
Khi cành non và cuống lá cây này bị một giống sâu đục thì sẽ xuất hiện những chỗ sùi lên hình dạng khác nhau dài từ 3-6cm, khi thì giống quả trứng nhỏ, khi thì lại có nhiều nhánh. Trên mặt có lông mị, ngắn màu xám nhạt, có chỗ màu đỏ nâu. Khi bẻ ta thấy dày 1-2mm, cứng bóng như sừng. Trong có những lông nhỏ trắng sợi len và mảnh như con sâu. Những chỗ sùi này được gọi là bầu bí, măc piêt, ngũ bội.
Phân bố, thu hái và chế biến
Ở nước ta, ngũ bội tử chỉ mới có nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai và một số vùng Tây Bắc gần biên giới Trung Việt.
Tại nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc cũng có. Vào khoảng tháng 5-6, con sâu ngũ bội từ những cây trung gian hay đến cây muối hay cây diêm phu mộc, chích vào cành non và lá cây này, rôi đẻ trứng. Có thể do những chất kích thích tố đặc biệt của trứng và sâu non, những tế bào của cây phát triển đặc biệt, bất thường thành ngũ bội, vào khoảng tháng 9 người ta hái về, hấp nước sôi từ 3-5 phút để giết chết con sâu ở trong phơi khô là được.
Trước đây hằng năm nước ta có thể sản xuất tới 30-40 tấn để xuất, nhưng sau chiến tranh, lượng sản xuất có giảm sút và chưa được phục hồi đúng mức.
Thành phần hoá học
Ngũ bội tử có thành phần hóa học giống ngũ bội tử Trung Quốc. Độ ẩm 13.47%, chất tan vào nước gồm có tamin 43.2%, không tamin 13.20%, chất không tan 30.13%. Trong khi đó ngũ bội tử Trung Quốc có độ ẩm 13.27%, chất tan trong nước gồm tamin 42.5%, không tamin 10%, chất không tan 34.23%.
Nếu trừ độ ẩm đi rôi tỷ lệ tamin của ngũ bội tử Việt Nam là 50%, loại tốt lên tới 60-70%, có khi tới 80%.
Tamin ngũ bội tử còn gọi là penta m.digaloylglucoza trong đó một phân tử glucoza kết hợp với 5 phân tử axit đigalic, có khi một phần tamin gồm một phân tử glucoza kết hợp với axit elagic hay axit galic.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thuốc có nhiều chất tanin gây kết tủa albumin nên có tác dụng thu liễm làm lành các vết loét ngoài da, niêm mạc. Chất tanin có thể kết hợp với một số kim loại, ancaloid, glucozit hình thành các hợp chất không hòa tan cho nên có tác dụng giải độc tố đối với các loại thuốc có thành phần như trên.
Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Ngũ bội tử có tác dụng ức chế hoặc giết chết in vitro nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, kiết lî, bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, virus cúm, chủng virus PR8.
Độc tính của thuốc: cho súc vật thí nghiệm uống nước sắc 100% Ngũ bội tử với liều 20g/kg không thấy có tác dụng gì biểu hiện. Nhưng với cùng liều cho chích dưới da, sinh ra hoại tử tại chỗ, tinh thần kích động, khó thở và tử vong trong 24 giờ.
Vị thuốc Ngũ bội tử
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - quy kinh
Vị chua sáp tính hàn, qui kinh Phế, Đại trường, Thận.
Sách Khai báo bản thảo: vị đắng chua, bình, không độc.
Sách Bản thảo cương mục: chua mặn bình, không độc.
Sách Bản thảo bị yếu: mặn chua sáp hàn.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Đại trường kinh.
Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ thái âm, túc dương minh kinh.
Sách Bản thảo tái tân: nhập 3 kinh Can, Phế, Thận.
Công dụng:
Liễm phế gíang hỏa, sáp tràng, cố tinh, liễm hãn chỉ huyết.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ngũ bội tử
Trị xuất huyết đường tiêu hóa trên:
Ngũ bội tử 6g sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày, nhịn ăn đối với bệnh nhân nôn máu, trường hợp không nôn ăn chế độ lỏng, huyết sắc tố dưới 7g, cho truyền máu. Mỗi ngày theo dõi phân và làm thử nghiệm máu của phân.
Trị di tinh:
Dùng bột mịn Ngũ bội tử trộn với nước muối sinh lý thành hồ lỏng phết vào miếng cao dán 3 x 4cm dán vào huyệt Tứ mãn ( huyệt ở vị trí dưới rốn 2 thốn ngang ra mỗi bên 0,5 thốn), 3 ngày thay 1 lần, 3 lần là 1 liệu trình.
Trị sẹo do bỏng:
Ngũ bội tử 8 - 100g tán bột mịn, giấm đen 250ml, Ngô công 1 con tán bột, Mật ong 18g, trộn đều thành cao, phết vào vải đen dán vùng sẹo, 3 - 5 ngày thay 1 lần cho đến khi sẹo mềm và băng lại, hết triệu chứng, chức năng hồi phục.
Trị tưa miệng ( muguet):
Bột Ngũ bội tử 20g, Băng phiến 3g, tán bột mịn trộn đều thổi vào vùng bệnh, ngày 2 lần.
Trị trĩ:
Ngũ bội tử 500g, tán vụn (sạch), ngâm vào 52,5% cồn 1000ml, bỏ vào lọ bịt kín giữ trong 1 - 2 tháng, lọc nấu sôi vô trùng. Sau khi vô trùng hậu môn vùng trĩ, trực tiếp chích vào búi trĩ, bên trong uống thanh nhiệt chỉ huyết thông tiện, giữ không cho táo bón, sau khi đi tiêu ngâm rửa hậu môn với thuốc tím, thay thuốc dán cao Hoàng liên cho đến khi trĩ rụng, miệng lành.
Trị mồ hôi đêm:
Bột Ngũ bội tử làm thành hồ đắp lên rốn bệnh nhân trước lúc ngủ.
Trị đau bụng tiêu lỏng:
Ngũ bội tử tán bột làm viên bằng hạt đậu xanh, ngày uống 15 - 20 viên với nước Bạc hà.
Trị đái dầm:
Ngũ bội tử giã nhỏ thêm nước thành hồ đắp vào rốn.
Chữa đau bụng ỉa lỏng:
Ngũ bội tử tán bột, thêm hồ vào, viên thành viên bằng hạt đậu xanh, ngày uống 15-20 viên, dùng nước pha bạc hà mà uống thuốc.
Trẻ con đái dầm:
Ngũ bội tử giã nhỏ, thêm nước cho dính đắp vào rốn.
Trẻ con bị trớ:
Ngũ bội tử 3g, một nửa để sống, một nửa nướng chín, trich cam thảo 20g, tất cả tán nhỏ. Mỗi lần dùng 2g bột này, dùng nước cơm hay nước cháo mà chiêu thuốc. Ô TẶC CỐT
Tên khác:
Tên thường dùng: mai mực, ô tặc cốt, Mặc ngư cốt , Lãm ngư cốt, Hải nhược bạch sự tiểu lại , Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc giáp, mặc ô ngư, Ô ngư , Ô tặc cốt
Tên tiếng Trung: 烏 賊 骨
Tên thuốc : Os sepiae seu sepiellae
Tên khoa học:Sepiella maindroni de Rochchebrune, Sepia es culenta Hoyle.
Họ khoa học: Mực (Sepiidae)
Cây Ô tặc cốt
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Hải phiêu tiêu là nang của nhiều loại cá mực, thường dùng nhất là nang mực váng (mực nang) có tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, thuộc họ Seppidae. Mực có cấu tạo cơ thể dạng thủy động học, có màng vây, có thể bơi nhanh trong nước nhờ tia nước phụt ra từ phễu thoát nước theo chiều ngược lại, bơi theo lối phản lực. Đầu mực có vòng tay, còn gọi là tua mực hay râu mực, ở quanh miệng, và phễu thoát nước là hai cơ quan vận động đặc trưng ở mực. Ngoài 8 tay ngắn mực còn có hai tay dài hơn. Mặt trong các tay có rãnh dẫn tới miệng, với nhiều giác tròn, các giác bám có vòng cơ khỏe, bên trong lát một vàng bì dầy, có cuống ngắn. Nhờ vòng cơ khỏe, giác bám có thể co rút, do một nhánh thần kinh tay điều khiển. Các tay của mực là cơ quan vận động và bắt mồi. Phễu thoát nước ở Mực nằm ở chỗ tiếp giáp đầu và xoang áo, có dạng ống kính nón, thông với ngoài và với xoang áo. Hai bên phễu có hai vết lõm, khớp với hai mấu lồi sụn đóng mở khe xoang áo (khe bụng). Khi thành xoang áo co lại, hai van khép chặt, khe bụng khép kín, nước sẽ được tống ra ngoài qua phễu thoát nước. Khi thành xoang áo thôi co rút, nước lại dồn từ ngoài vào xoang áo qua khe bụng. Hoạt động này tạo nên lực đẩy mực di chuyển theo chiều giật lùi, chứ không tiến lên phía trước. Cách di chuyển này có lợi cho mực khi thấy kẻ thù hoặc con mồi phía trước mắt. Mực thường sống từng đàn ở tầng nước đáy, khi kiếm mồi mới nổi lên tầng nước trên, hầu hết khi bơi lội trong nước, mắt mực lồi ra và màu da luôn thay đổi theo màu nước để dễ lẩn tránh và bắt mồi. Mực rất thích ánh sáng và màu trắng, khi thấy ánh sáng. Mực tập trung rất đông. Thức ăn của Mực là các loài trứng cá, tôm, cá con.
Phân bố, thu hái
Miền biển Việt Nam nơi nào cũng có Mực. Khai thác vào tháng 3-9, là thời kỳ mực bơi vào gần bờ để sinh đẻ
Chế biến
Chế biến mai mực tương đối đơn giản, thường người ta lấy mai mực, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô, khi dùng tán bột. Để có mai mực có phẩm chất tốt nhất nên dùng những mai dày, màu trắng như phấn, không gãy vỡ
Thành phần hoá học
Mai mực có muối calci carbonat, calci phosphat, natri clorid, các chất hữu cơ, chất keo
Tác dụng dược lý
Kháng acid tác dụng giảm đau: xương mực nang có chứa canxi cacbonat trung hòa axit dạ dày, axit nôn và giảm các triệu chứng ợ nóng, loét mà còn thúc đẩy , cầm máu, giảm đau tại chỗ. Nó có thể được sử dụng như thuốc kháng acid. Các thí nghiệm cho thấy rằng: làm giảm sự kích thích bề mặt vết loét dạ dày, loét tiêu hóa cũng giảm , có thể tăng tốc chữa bệnh loét dạ dày ở chuột. Ngoài việc tác dụng tại chỗ đối với axit dạ dày, nhưng còn có tác dụng ức chế kháng cholinergic tiết acid dạ dày thuốc thần kinh, so với một số thuốc kháng acid thường được sử dụng khác.
Tác dụng cầm máu: Sau khi nó có chứa pectin, chất hữu cơ và vai trò của dịch dạ dày, bề mặt vết loét để tạo thành một màng bảo vệ, do chảy máu có xu hướng ngưng tụ, do đó hiện tượng đông máu. Mực bột xương xốp có thể được sử dụng như là chất cầm máu tại chỗ.
Vai trò đối với xương: thí nghiêm trên thỏ cho thấy , thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình lành xương và tự chữa các khiếm khuyết của xương, đặc biệt là vai trò của sự lão hóa của ô tặc cốt rõ ràng hơn.
Vai trò khác: ô tặc cốt sắc cho chuột, chuột ăn, sau đó cho Co60 chiếu xạ, có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ sống của các loài động vật; ô tặc cốt làm tăng serotonin cũng cho thấy một tác dụng có lợi, nhưng các tiểu cầu số lượng các thành phần DNA tủy xương và không có cải thiện đáng kể. Sửa chữa khiếm khuyết xương. tác dụng chống bức xạ. tác dụng chống khối u. h⒉ ô tặc cốt có tác dụng chống bức xạ. xương mực nang xương mực nang
Ô tặc cốt với ma sát tốt và hấp phụ có thể không chỉ tiêu diệt tế bào biểu mô kết mạc bị bệnh, nó có thể hấp thụ các chất độc và vi khuẩn chảy máu và chất nhầy, nhưng tự nó không có tác dụng kháng khuẩn.
Người ăn chất độc mực mà có thể gây ra rối loạn đường ruột gây ra bởi chuyển động.
Vị thuốc Ô tặc cốt
(Bào chế, Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Mô tả dược liệu
Xương khô hình thuyền, biểu hiện hình viên chùy dẹt, ở giữa phình lớn hai đầu cuối nhỏ dần, dài chừng 20cm, rộng chừng 10cm, dày 2-3cm, mặt ngoài biểu hiện màu trắng, hai bên mép có lớp mỏng hóa sừng màu trắng vàng trong, mài thì khuyết không hoàn toàn, cuối nang mực có một nút nhọn hình chùy nhọn, mặt lưng hơi lồi lên, có lớp chất đá vôi cứng ngắt, mặt ngoài nổi lên những hạt phân bố rất dày, từ nút cuối phía sau bắt đầu có biểu hiện hình chữ “V” ngược, bày xếp nhiều lớp mặt bụng thẳng ngang, cuối phái sau hơi lõm xuống, chất thạch hôi thưa thưa đi, dùng móng tay cạo vào có thể ra bột trắng, chất nhẹ mà giòn, mặt bẻ ngang màu trắng có nhiều lớp bầy xếp. Thường dùng nguyên cả mai, màu trắng nhẹ không vụn nát, ruột không đen không vàng là tốt.
Bào chế, bộ phận dùng
Kinh nghiệm xưa: Khi dùng Ô tặc cốt cần phải sao vàng để dùng (Bản Thảo Chú). Khi dùng Ô tặc cốt phải lấy nước nấu 3 giờ rồi đem ra nướng cho vàng, bỏ vỏ cứng ngoài đi, nghiền nhỏ bỏ vào nước lã mà phi rồi lọc sạch phơi khô để dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). 2- Kinh nghiệm hiện nay: Rửa sạch sấy khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Ngâm nước gạo hai ngày một đêm, thay nước hàng ngày. Rửa lại cho sạch, luộc kỹ một giờ. Sấy khô. Khi dùng sao qua tán bột hoặc sao với bơ để dùng (Trung Dược Học).
Ô tặc cốt bắt vào tháng 4-8. Lấy xương ra khỏi cá và phơi, sấy 24 giờ.
Công dụng
Làm se và cầm máu; cố tinh và trừ khí hư, chống toan hóa và giảm đau, làm lành vết loét.
Liễm huyết, chỉ huyết đồng thời có tác dụng ức chế chất chua trong dịch vị và thấm thấp.
Tính vị
Vị mặn, se và hơi ấm
Quy kinh
Can và thận.
Liều dùng
Uống 6 – 12g/ngày, dạng thuốc sắc hay thuốc bột; dùng ngoài rắc bột mai mực lên vết thương.
Bảo quản
Đựng lọ kín, để nơi khô ráo.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ô tặc cốt
Tứ Ô Tặc Cốt Huệ Nhự Hoàn( Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn, Q.11) . Ích tinh, bổ huyết, chỉ huyết, hóa ngưng. Trị huyết kết, ngực đầy, không muốn ăn uống, mũi chảy nước hôi thối, tay chân lạnh, đầu váng, hoa mắt, tiêu ra máu, tiểu ra máu, kinh nguyệt ít, kinh nguyệt bế.
Ô Tặc Cốt Tán(Thẩm Thị Tôn Sinh Thư. Thẩm Kim Ngao )Trị mắt có màng ở phía ngoài
Trị lóet nông ngoài da: Hoàng Ngọc Anh đã dùng bột thật mịn Ô tặc cốt bôi lên vùng lóet cho đầy, đắp gạc vô trùng cố định, mỗi cách 2 - 3 ngày thay 1 lần. Trị 100 ca, khỏi 83 ca, tiến bộ 11 ca, tỷ lệ kết quả 94% ( Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,11:697).
Trị lóet bao tử xuất huyết do ảnh hưởng não xuất huyết: Tác giả dùng Ô tặc cốt, Bạch cập, Chỉ thực đều lượng bằng nhau tán bột thật mịn ( rây nhiều lần), dùng nước muối lạnh 100ml trộn đều, cho uống bằng ống sonde dạ dày, mỗi 2 giờ 1 lần. Sau khi hết chảy máu bơm thêm nước muối sinh lý hoặc dùng thêm 5 - 10g mỗi lần, ngày bơm 3 lần. Trị 30 ca, khỏi 20 ca, tốt 5 ca, có kết quả 3 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ kết quả 92% ( Hàn đơn Hư, Báo Trung y Thiên tân 1988,1:8). Tác giả dùng bột Mai mực và bột Bạch chỉ thật mịn trộn đều, một báo cáo dùng trị 40 ca lóet kèm xuất huyết, phần lớn bệnh nhân hết triệu chứng và thử máu phân âm tính trong vòng 3 - 7 ngày điều trị. Một báo cáo khác cho biết cũng dùng 2 loại thuốc trên cho uống. Trị 31 ca lóet dạ dày có thủng, 29 ca khỏi, còn lại 1 ca kèm bụng có nước được cải thiện và 1 ca chết đưa đi bệnh viện bị shock.
Trị sốt rét: có báo cáo dùng bột Mai mực trộn với rượu gạo trị 45 ca hết triệu chứng. Trong đó 23 ca được thử máu đều âm tính, bệnh nhân được theo dõi trong 7 - 10 tháng sau điều trị chỉ có 9% tái phát.
Trị các chứng xuất huyết: tiêu ra máu, do trĩ, phụ nữ băng lậu, phổi dạ dày xuất huyết, xuất huyết do chấn thương. Cố xung thang: Ô tặc cốt 12g, Thuyên thảo 6g, Than Bẹ móc 5g, Ngũ bội tử 5g, Long cốt Mẫu lệ, Thù nhục, Bạch truật, Hoàng kỳ, Bạch thược đều 10g, Cam thảo 3g sắc uống. Trị phụ nữ huyết băng lâu ngày. Ô tặc cốt, bột Tùng hoa lượng bằng nhau trộn đều rây kỹ, thêm ít Băng phiến, bôi vào vết thương buộc chặt. Trị xuất huyết do chấn thương. Nhiều báo cáo nghiên cứu đã chứng minh là Mai mực có tác dụng cầm máu tốt. BỘt mịn Ô tặc cốt uống với nước sắc Bạch cập uống trị thổ huyết, liều uống 1 - 2g.
Trị xích bạch đới: thuốc có tác dụng cố kinh chỉ đới: Ô tặc cốt 30g, Quán chúng than 25g, Tam thất 6g, đều tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 10g với nước sôi nguội. Bổ cung hoàn: Ô tặc cốt 12g, Lộc giác sương 10g, Phục linh, Bạch truật, Bạch chỉ, Bạch thược, Bạch vi, Mẫu lệ đều 10g, Sơn dược 12g, hồ làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 - 3 lần hoặc sắc uống.
Trị đau bao tử nước chua nhiều: Ô tặc cốt 8 phần, Diên hồ sách 1 phần, Khô phàn 4 phần, tán bột mịn gia mật ong 6 phần làm hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần sau ăn. Ô bối tán: Ô tặc cốt 85%, Bối mẫu 15% làm thuốc tán, mỗi lần 3g nuốt uống trước bữa ăn.
Trị lóet ngoài da lâu ngày không khỏi: Ô tặc cốt lượng vừa đủ, nếu có nhiệt độc thêm Hoàng bá, Hoàng liên tán bột đắp ngoài.
Trị phụ nữ lóet âm hộ: Ô tặc cốt thiêu tồn tính, trộn với lòng đỏ trứng gà bôi vào vết lóet đã rửa sạch. Lòng đỏ trứng gà nấu thành dầu càng tốt.
Trị viêm tai giữa có mủ: Ô tặc cốt 2g, Xạ hương 0,4g tán thật nhỏ, rửa tai sạch bằng nước oxy già, lấy tăm bông chấm thuốc ngoáy vào tai.
Trị mắt hột: Mai mực vót thành bút chì, ngâm vào dung dịch Hoàng liên 1 - 5% dùng đánh mắt hột có kết quả. Ngoài ra Mai mực phối hợp Băng phiến tán bột thật mịn nhỏ vào mắt trị mộng thịt ở mắt.
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Vị này tán bột uống có hiệu quả hơn sắc hoặc cho vào tễ thuốc, nhưng uống lâu ngày hoặc uống nhiều sẽ sinh ra táo bón, nếu cần nên cần phải kết hợp với một số thuốc nhuận trường thích nghi khác để giảm độ sáp của thuốc. Người âm hư nhiều nhiệt thì cấm dùng. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng ô tặc cốt cho các trường hợp âm suy và nhiệt vượng.
Phối hợp
- Xuất huyết: Dùng phối hợp ô tặc cốt với thiến thảo, đông lư tán và agiao, có thể dùng riêng ô tặc cốt chữa chảy máu do chấn thương ngoài.
- Thận kém biểu hiện như xuất tinh, hoặc khí hư: Dùng phối hợp ô tặc cốt với sơn thù du, sơn dược, thỏ ti tử và mẫu lệ.
- Ðau dạ dày và trào ngược acid: Dùng phối hợp ô tặc cốt với xuyên bối mẫu dưới dạng ô bối tán. Eczema hoặc loét mạn tính. Dùng phối hợp ô tặc cốt với hoàng bá và thanh đại để dùng trong dưới dạng bột. RẮN Rắn làm thuốc gồm nhiều loại, thường là những loài rắn độc, người ta hay dùng 3 loài rắn độc mang tênrắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn cạp nia, nhưng những tên đó nhiều khi lại được dùng để chỉ nhiều loài rắn khác nhau, cần chú ý phân biệt.
Rắn cung cấp cho ta nhiều bộ phận làm thuốc như: Thịt rắn, xác lột (xà thoái) và nọc độc.
Rắn
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả: Những con rắn hay dùng ở Việt Nam
1.Rắn hổ mang: tên hổ mang còn gọi là hổ lửa, hổ phì, con phì, hổ đất, rắn mang kính. Có hai chi rắn khác nhau ở nước ta mang tên hổ mang có tên là chi Naji và chi Agkistrodon.
2.Rắn cạp nong:còn có tên là rắn mai gầm, có nơi gọi là rắn mai gầm vàng, rắn đen vàng, rắn vòng vàng. Rắn cạp nong thường sống ở cả đồng bằng và miền núi, con rắn này rất đặc biệt ở chỗ thân nó hơi hình ba cạnh, gồm những khoanh đen và vàng vòng quanh cả bụng.
3.Rắn cạp nia:Hay rắn mai gầm bạc, còn gọi là rắn đen trắng, rắn hổ khoang, rắn vòng bạc. Loài rắn này thường ngắn hơn loài cạp nong. Màu rắn đen xanh hay nâu sẫm có những khoanh màu trắng hay trắng vàng, khoanh màu trắng hẹp hơn khoanh màu đen,.
Phân bố:
Những con rắn dùng làm thuốc được phân bổ rộng rãi ở miền Bắc và miền Nam, đồng bằng hay rừng núi đều có.
Vị thuốc Rắn
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - quy kinh - Công dụng
Các loại rắn cạn có vị ngọt, mặn, tính ôn, có độc; vào can tỳ.
Xà đởm vị ngọt hơi cay và không đắng; vào phế. Tác dụng giảm ho giảm đau
Xà thoái vị ngọt mặn, tính bình, hơi tanh; và kinh can. Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giải độc. Nọc rắn có tác dụng giảm đau chống viêm, chống hình thành huyết khối nên dùng chữa đau thần kinh, ung thư mà không gây nghiện
Xà nhục có tác dụng khu phong trừ thấp, trấn kinh, trừ co giật. Dùng cho các trường hợp bại liệt, đau nhức xương khớp, viêm khớp, phong hàn thấp tý, trẻ em sốt cao co giật, lở ngứa, dị ứng, co giật uốn ván.
Kiêng kỵ:
Không dùng cho người âm hư hoả vượng, người huyết hư.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Rắn
Chữa những bệnh thần kinh đau nhức,tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật, chữa nhọt độc, bị cảm trợn mắt miệng méo:
Thịt rắnNgày uống 4-12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc rượu, chú ý: những người huyết hư sinh phong thì không dùng được.
Chữa ho, đau lưng, Nhức đầukhó chữa:
Mật rắnphối hợp với nhiều vị thuốc khác. Có khi ngâm với rượu mà uống. Trong sách cổ ghi mật rắn có độc, dùng với liều thấp.
Chữa những chứng kinh nguy hiểm của trẻ em, sát trùng, trị đau cổ họng, lở ghẻ.
Xác rắn(xà thoái) là xác con rắn bỏ lạo khi nó lột. Ngày dùng từ 6-12g dưới hình thức thuốc sắc hay đốt cháy mà dùng.
Chứng bệnh phong thấp làm trở ngại kinh lạc, khớp xương đau nhức lâu ngày không khỏi. Ngoài ra còn trị phong thấp tê bại.
Rượu Rắn Hổ mang: Thịt rắn Hổ mang 6g, quy thân 12g, ngũ gia bì 12g, khương hoạt 12g, thiên ma 12g, tần giao 12g, phòng phong 12g. Ngâm rượu uống hoặc sắc uống.
Chữa phong tê thấp, đau xương nhức cơ, bán thân bất toại, bàn tay bàn chân đổ mồ hôi
Rượu rắn: Rắn hổ mang 1 con, rắn cạp nong hay cạp nia 1 con, rắn ráo 1 con, cẩu tích 50g, tiểu hồi 30g, hà thủ ô đỏ 80g, trần bì 30g, kê huyết đằng 120g, ngũ gia bì 80g, thiên niên kiện 80g, đường kính 660g, rượu ethanol 600 4 lít, rượu ethanol 400 vừa đủ 10 lít. . Mỗi lần dùng 15 – 20 ml, uống trước khi đi ngủ.
Trẻ em bị kinh phong, sài uốn ván, co rút gân.
Rắn Hổ mang 63g (ngâm rượu bỏ da và xương), rết 63g (tẩm rượu nướng), rắn đen (ô tiêu xà) ngâm rượu bỏ da và xương. Nghiền chung thành bột. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 8g, chiêu với rượu hâm nóng. Trị sài uốn ván, cổ ưỡn cong, thân thẳng cứng.
Rắn Hổ mang bỏ đầu bỏ đuôi, lòng, ruột, nướng sấy khô. Nghiền thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, chiêu với rượu loãng. Trị trẻ em tê bại (thời kỳ phục hồi sức).
Trị phong tê liệt, ngứa khắp người.
Cao khu phong: Rắn hổ mang 8g, bạc hà 8g, thiên ma 12g, kinh giới 12g. Nghiền thành bột, trộn đều với rượu và mật, làm thành cao. Chia uống 2 lần trong ngày.
Trị ngứa vàng da.
Rắn hổ mang 80g, thuyền thoái 80g; nghiền thành bột mịn để riêng. Lấy hy thiêm 20g, ké đầu ngựa 20g; sắc lấy nước và uống với 4g bột thuốc trên. Uống liền trong 2 tuần lễ.
Tham khảo
Các nghiên cứu khác về rắn
Người ta nghiên cứu nọc rắn để bào chế thuốc có tác dụng giảm đau kéo dài: kem bôi tại chỗ (Vipratox- Đức, Viprosalum – Nga, Najatox – Việt Nam) chữa thấp khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh…; dạng thuốc tiêm (Viperalgin – Tiệp khắc) tác dụng giảm đau, nhất là đau do ung thư. Mật rắn được dùng làm thuốc trị ho do phong, đau lưng, nhức đầu kinh niên: Thuốc “Tam xà đởm” gồm mật của rắn hổ mang, rắn cạp nong hoặc cạp nia, rắn ráo, trần bì và 1 số dược liệu khác; chữa ho, đau bụng, tiêu chảy do phong hàn. Thuốc cũng có tác dụng với người viêm đa khớp, đau nhiều về mùa rét, đau có sốt nhẹ. Xác rắn đốt thành tro, trộn với dầu rán củ ráy dại và nghệ vàng, chữa phụ nữ bị nứt đầu vú, chữa mụn nhọt. ĐẠI BI
Ðại bi, Từ bi xanh
Tên khoa học: Blumea balsamifera (L.)DC, thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cây Đại bi
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỏ, cao khoảng 1-3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông. Toàn cây có mùi thơm của Long não.
Cây ra hoa tháng 3-5, có quả tháng 7-8.
Bộ phận dùng:
Lá, cành non, rễ và mai hoa băng phiến- Folium, Ramalus, Radix et Camphora Blumeae.
Nơi sống và thu hái:
Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang, phân bố rộng rãi khắp các vùng núi ở độ cao dưới 1000m, ở trung du và cả ở đồng bằng, thường gặp ven đường, quanh làng, trên các savan, đồng cỏ. Cũng được trồng bằng cành hay rễ để lấy lá. Có thể thu hái lá quanh năm, chủ yếu vào mùa hạ. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô. Có thể dùng lá non và búp để chưng cất rồi cho thăng hoa thành Mai hoa băng phiến (Long não Ðại bi).
Thành phần hoá học:
Lá chứa 0,2-1,88%, tinh dầu và mai hoa băng phiến. Tinh dầu chứa d-borneol, L-camphor, cineol, limonen, acid palmitic, acid myristic. Còn có sesquiterpen alcol. Thành phần chính của mai hoa băng phiến là borneol; đó là một chất có tinh thể óng ánh và trắng như hoa mai, do đó mà có tên như trên.
Vị thuốc Đại bi
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - Qui kinh
Ðại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm
Công dụng:
Khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ, tiêu đờm, sát trùng.
Liều dùng:
6-12g lá, 15-30 g rễ
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Đại bi
Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng
5-12g lá Ðại bi nấu nước uống. Có thể nấu nước xông, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu.
Thấp khớptạng khớp
Rễ Ðại bi, Kê huyết đằng mỗi vị 30g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Ðau bụng kinh
Rễ Ðại bi 30g, ích mẫu 15g sắc uống.
Chữa lòi dom:
Lá Ðại bi giã nát với lá Câu đằng, đắp.
Chữa ghẻ:
Lá Ðại bi tươi và lá Hồng Bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát lấy nước đặc bôi.
Chữa ho:
Lá Ðại bi 200g, lá Chanh 50g, rễ Cà gai leo 100g, rễ thuỷ xương bồ 100g, củ Sả 100g, Trần bì 50g, tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700ml dung dịch, lọc, rồi thêm 300ml xi rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.
Chữa bị ngất, hôn mê:
Mai hoa băng phiến xát vào chân răng.
Chữa bệnh chân răng thối loét:
Mai hoa băng phiến và phèn phi với lượng bằng nhau, rắc vào chỗ đau. THỐT NỐT
Thốt nốt còn gọi là Thốt lốt Thnot (Campuchia), mak tan kok (Lào)
Tên tiếng trung: 糖棕
Tên khoa học: Borassus flabelliferLa.
Họ khoa học: Thuộc họ Cau -Arecaceae.
Cây thốt lốt:
(Mô tả, hình ảnh cây thốt nốt, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây to, cao 20-25m. Lá dày cứng, cuống to, có gai, phiến hình quạt, tua chẻ hai ở đầu. Cây khác gốc. Buồng đực mang nhánh chứa rất nhiều hoa nhỏ, nhị 6, nhuỵ cái lép. Buồng cái ít hoa. Hoa cái lớn hơn hoa đực. Quả bạch tròn, nâu sẫm, to 10-20cm, chứa 3 hạt hoá gỗ dẹp, có một lỗ thủng ở đỉnh.
Bộ phận dùng:
Cuống của cụm hoa, rễ, dịch cây -Pedunculus, Radix et Jus Borassi Flabellifris.
Nơi sống và thu hái:
Loài cổ nhiệt đới mọc hoang và được trồng nhiều ở Ấn Độ, Campuchia và các tỉnh đồng bằng Nam bộ Việt Nam. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Thành phần hóa học:
Nhựa cây Thốt nốt chứa axít succinic, quả chứa polysacharit, thịt quả chứa chất đắng Flabeliferin I và II. Flabeliferin II có 2 Glucoza và 2 Rhamnoza. Dịch ép của vỏ quả ngoài chứa polysacharit trong đó có Galacto-araban 53%, Glucoza 25%, Galactoza 3,1% arabinoza 2,6%, Xyloza 2,2% và Rhamnoza 1,5%.
Nhân của hạch có galactomannan.
Nước chảy từ bông mo thốt nốt chứa rất nhiều đường sacaroza (từ 10-15%).
Vị thuốc Thốt lốt
Tính vị:
Rễ cây có vị hơi ngọt, tính bình
Tác dụng:
Có tác dụng giải nhiệt, hồi phục sức, cây non lợi tiểu, tiêu viêm. Dịch cây lợi tiểu, kích thích và tiêu viêm. Thịt quả làm nhầy và bổ dưỡng. Cuống cụm hoa có tác dụng lợi tiểu, trừ giun.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Cụm hoa non:cắt cho ra nhựa non chứa nhiều đường dùng làm đường Thốt lốt, cho lên men là rượu có vị thơm, ngọt dịu, chứa nhiều loại vitamin B. Thịt quả cho bột ngon, thường dùng ăn tươi.
Ở Ấn Độ, dịch cây dùng chữa các loại viêm nhiễm và phù thũng.
Ở Capuchia, nhân dân dùng các bộ phận của cây làm thuốc:
Cuống của cụm hoa:dùng trong các bệnh đau bụng do ảnh hưởng của sốt rét, nhất là sốt có sưng lá lách. Tách một miếng của trục cụm hoa, lấy 2 nắm cho vào nồi, đổ nước vào đun sôi trong 20 phút. Ngày uống 3 bát.
Để trị giun, hơ lửa dịu các cuống của cụm hoa, vắt ra lấy dịch, lọc qua vải lọc, thêm đường. Uống 1 chén vào sáng sớm lúc đói, trong nhiều ngày.
Nhựa Thốt nốt:dùng uống lúc đói vào sáng sớm làm thuốc nhuận trường.
Đường Thốt nốt:dùng giải độc, nhất là giải độc strychnin.
Cây non:trị sỏi mật, trị lậu, trị lỵ.
Rễ Thốt nốt:dùng trị lậu.
Ở Vân nam (Trung Quốc), người ta dùng để trị viêm gan CÂY NẮP ẤM
Cây nắp ấm hay còn gọi là cây bình nước, nắp bình cất, nắp nước, trư lung thảo, bình nước kỳ quan, cây bắt mồi, trư tử lung(Trung Quốc)
Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce. Thuộc họ nắp ấm Nepenthaceae.
Tiếng Trung: 猪笼草
Cây nắp ấm
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Cây mọc leo, cao 1-2m, thân rất dai, lá có cuống dài, ôm vào thân, lá hình bầu dục, dài khoảng 10cm, phía trên lá tạo thành một cuống hình dây, uốn cong, dài chừng 15cvm, với đầu biến thành cái bình, trông như cái hoa, nhưng không phải hoa nên có tên bình nước. Bình hình trụ, hơi phồng ở gốc, mặt bình có nắp đậy, mặt trên nắp trơn, mặt dưới có nhiều phiến phân phối đều, trong bình tiết ra một chất nhầy, khi nào có côn trùng vào trong bình, thì lập tức nắp đậy kỹ lại, chất nhầy trong bình tiêu huỷ sâu bọ. Cụm hoa là một chùm, thưa. Hoa đực hoặc cái. Lá dài hình bầu dục, mặt trong có nhiều phiến nhỏ, cột nhị dài bằng các lá dài, 16-20 bao phấn cong, xếp thành hai dãy. Bầu hình trứng, phủ lông trắng, vòi ngắn, đầu nhị 4 thuỳ. Quả năng, hạt mảnh và dài. Ngoài cây nắp ấm Nêpnthes mirabilis kể trên, còn thấy cóN.annamenis, N.ThorelliH. Lec.,N.GeoffrayiH. Lec.
Phân bố, thu hái và chế biến
Nắp ấm là một cây chủ yêu mọc hoang ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Còn thấy ở chân núi đá vôi các tỉnh nói trên. Tại miền Bắc mới chỉ gặp ở Vĩnh Linh.
Mùa hoa thường gặp vào tháng giêng. Người ta thu hái toàn cây, quanh năm, rửa sạch, chặt thành từng đoạn 2-3cm, phơi nắng cho khô dùng dần.
Bộ phận dùng:
Thu hái toàn cây, đem về rửa nhanh, thái nhỏ, phơi khô để dành, dùng riêng hoặc phối hợp những vị thuốc khác.
Vị thuốc nắp ấm
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, nhạt, tính mát.
Công dụng:
Thanh nhiệt, lợi thủy, hóa đàm, chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Liều dùng:
15-30g hoặc 30-60g khô
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nắp ấm
Gan nhiễm mỡ(dựa vào siêu âm và kết quả xét nghiệm máu):
Toàn cây nắp ấm phơi khô, liều dùng 30-50g/ngày. Cách dùng: nấu với 3 lít nước giữ sôi lửa 20 phút, để nguội uống thay trà hàng ngày. Liên tục 30 ngày, có thể dùng liên tục 3 tháng, kết quả rất tốt, chúng tôi chưa gặp phản ứng nào.
Sỏi thận, sỏi đường niệu:
Nắp ấm 30g, dây bòng bong 20g, bạch tật lê 12g, thương nhỉ tử 12g, mộc hương 6g, trần bì 6g. Nấu với 1.500ml, còn 600ml chia 3 lần uống/ngày. Đơn này có thể dùng 30 ngày.
Đái tháo đường, khát nước nhiều, khô cổ:
Nắp ấm 30g, giảo cổ lam 25g, thiên môn đông 25g. Nấu với 3 lít nước giữ sôi 20 phút. Chia 3-4 lần uống trong ngày, liên tục 1-3 tháng. Theo dõi đường huyết thường xuyên.
Tham khảo
Chú ý khi dùng vị thuốc nắp ấm:
Không dùng cho phụ nữ có thai. Người hay tiểu đêm không uống nắp ấm vào chiều-tối, nên uống sáng-trưa. Uống nước nắp ấm nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm như màu cà phê, không phải lo lắng.
Kinh nghiệm dân gian sử dụng nắp ấm:
Ở Trung Quốc dùng trị: viêm gan hoàng đản; đau loét dạ dày-tá tràng; sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu; cao huyết áp, đái tháo đường; cảm mạo, ho gà, ho, khái huyết (ho ra máu). Liều dùng: 15-30g hoặc 30-60g khô.
Lê Quí Ngưu và Trần Thị Như Đức (tư liệu y học cổ truyền Đông phương. 4-1993) đã giới thiệu nắp ấm có vị ngọt, nhạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoá đờm, chỉ thống (làm hết đau). Hai tác giả còn giới thiệu theo kinh nghiệm nhân dân Trung Quốc, nắp ấm chữa vàng da do viêm gan, đau do loét dạ dày, tá tráng, sỏi niệu quản, huyết áp cao, ho do cảm mạo, ho gà. Còn riêng hai tác giả, theo kinh nghiệm nhân dân miền Trung, dùng điều trị các chứng phù thũng toàn thân, trong hầu hết các trường hợp đều thu được kết quả cao. Nếu dùng khô ngày dùng 20-40g, nếu dùng tươi ngày dùng 40-80g dưới dạng thuốc sắc. Uống hàng ngày cho tới khi bệnh hết. Theo các tác giả, dùng thuốc nắp ấm lâu dài không có phản ứng phụ nào. CÂY BỘ MẮM
Cây bọ mắm còn được gọi là Thuốc dòi, Bơ nước tương, Đại kích biển
Tên tiếng Trung:雾水葛
Tên khoa học:Pouzolzia zeylanica Beth
Họ khoa học: Thuộc họ Gai Urticaceae
Cây Bọ mắm
(Mô tả, hình ảnh cây Bọ mắm, bào chế, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Loại cỏ có cành mềm, thân có lông, lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kem, hình mác hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới, lá dài 4-9cm, rộng 1.5-2.5cm. Có 3 gân xuất phát từ cuống, cuống dài 5mm có lông trắng. cụm hoa đơn tính mọc thành xim co, ở kẽ lá có các hoa không cuống. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông.
Phân bố và thu hái:
Cây bọ mắm mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam chưa thấy được trồng. Người ta hái toàn cây về dùng hoặc phơi khô hoặc sấy khô, mùa hái vào các tháng 4-6.
Bộ phận dùng:
Toàn cây bỏ rễ (Herba Pouzolziae), thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô.
Thành phần hóa học:
Toàn thân chứa chất nhầy.
Vị thuốc Bọ mắm
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị ngọt, nhạt, tính mát.
Tác dụng:
Tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao, ho lao, viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, còn dùng chữa tiêu viêm.
Liều dùng:
Ngày dùng 10-20g
Ứng dụng lâm sàng của cây Bọ mắm
Chữa đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu:
Lấy một nắm cây thuốc dòi đem giã nát rồi đắp lên nơi sưng đau.
Chữa viêm mũi sưng đau:
Lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 15-20 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày 3-4 lần.
Chữa ho, viêm đau họng:
Cây thuốc dòi khô 10-20 g, sắc lấy nước uống hoặc lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 20-30 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước chia ra ngậm nuốt dần, ngày 1 thang trong 7 ngày liền.
Chữa viêm mũi sưng đau:
Lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 15-20 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày 3-4 lần.
Tham khảo
Nhân dân dùng cây này nấu thành cao chữa bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng. dùng riêng hoăc phối hợp với các vị thuốc khác.
Có nơi còn dùng làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa. Nhân dân thường dùng cây này giã cho vào mắm tô để không có dòi bọ.
Có nơi giã nát nhét vào răng sâu chữa sâu răng. ĐƠN BUỐT
Tên thường gọi: Còn gọi là Đơn kim, Quỷ trâm thảo,Manh tràng thảo,Tử tô hoang, Cúc áo, Xuyến chi,Song nha lông.
Tên tiếng Trung:鬼针草
Tên khoa học: Bidens pilosa L.
Họ khoa học: Thuộc họ Cúc Asteraceae.
Cây Đơn buốt
(Mô tả, hình ảnh cây Đơn buốt, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Đơn buốt là một loại cỏ mọc hằng năm, thân cao 0.4-1m. Thân và cành đều có những rằng những rãnh chạy dọc, có lông. Lá mọc đối, cuống dài, phiến lá kép gồm 3 lá chét. Lá chét hình mác, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở nách lá hay ở đầu cành, mọc đơn độc hay từng đôi một. Quả bế hình thoi, 3 cạnh không đều, dài 1cm, trên có rãnh chạy dọc.
Phân bố
Mọc hoang ở khắp nơi tại miền Bắc, miền Trung nước ta, còn thấy mọc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philipin.
Thu hái và chế biến
Thường dùng toàn cây tươi hay sấy khô, thường thu hái vào mùa hè, lúc cây đang ra hoa. Có nơi chỉ dùng hoa phơi khô ngâm rượu.
Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Vị thuốc Đơn buốt
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Vị đắng, tính bình
Tác dụng
Có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Đơn buốt
Chữa ghẻ lở:
Rau đơn buốt giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành.
Trị sốt rét, đau đầu:
Nghiền lá ra để đắp.
Trị đau bụng:
Lấy dịch lá uống.
Trị bỏng da do lửa hay bị bỏng nước sôi:
Rau đơn buốt vò nát đắp lên da.
Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng:
Dùng khoảng 15 đốt cành cây đơn buốt, cắt nhỏ từng đoạn 5mm, cho vào túi nilon đập nát rồi cho vào ấm có vòi với lượng nước vừa đủ, đun sôi, dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi nước, hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 10 – 15 phút. Xông liên tục 3 – 5 ngày, bệnh nặng có thể xông 7 – 10 ngày. Cần chú ý không dùng cho phụ nữ có thai.
Chữa côn trùng, ong đốt, rắn cắn, bò cạp đốt:
Dùng cành cây đơn buốt giã nhỏ, đắp lên các tổn thương.
Chữa chấn thương, đau nhức:
Dùng cành cây đơn buốt giã nhỏ, băng đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc.
Chữa mụn cơm:
Dùng nhựa mủ cây đơn buốt đắp lên mụn cơm.
Tham khảo
Đơn buốt thường dùng nấu nước (100-200g nấu với 4-5 lít nước) tắm trong trường hợp bị mẩn ngứa, bã xát kỹ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1-2 lần là thấy kết quả.
Lá tươi giã nát dùng đắp lên mi mắt khi bị đau mắt. Một số nơi dùng hoa ngâm rượu ngậm trong trường hợp bị Đau răng.
Theo kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc, đơn buốt có tác dụng chữa lỵ, yếu hầu, cổ họng sưng đau, nấc. Còn có tác dụng giải độc, cầm đi ỉa, giải nhiệt. Dùng ngoài chữa bọ cạp, nhện, rắn cắn. Gần đây tại Trung Quốc có kinh nghiệm dùng cây đơn buốt chữa viêm ruột thừa có kết quả. Ngày dùng 4-16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Chú thích:
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng có tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ trâm thảo. Cây này chỉ khác với cây trên ở chỗ lá kép có nhiều lá chét, cụm hoa hình đầu thường mọc 2 hay 3, cũng màu vàng.
Cùng một công dụng và liều dùng, tại Trung Quốc cũng thấy dùng chung cả hai cây nói trên. Cần chú ý nghiên cứu. MA HOÀNG
Tên khác:
Tên Hán Việt: Vị thuốc ma hoàng còn gọi Long sa(Bản Kinh), Ty diêm, Ty tướng(Biệt Lục), Cẩu cốt, Xích căn(Hòa Hán Dược Khảo), Đậu nị thảo, Trung ương tiết thổ, Trung hoàng tiết thổ(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).Tịnh ma hoàng, Khử tiết ma hoàng, Bất khử tiết ma hoàng, Ma hoàng chích mật(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên khoa học:Ephedra sinica Stapf., Ephedra equisetina Bge., Ephedra intermedia Schrenk et Mey.
Họ khoa học:Họ Ma hoàng (Ephedraceae).
Cây ma hoàng
(Mô tả, hình ảnh cây Ma hoàng, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Cây ma hoàng là một trong những cây thuốc quý. Cây ma hoàng được chia làm 3 loại sau:
Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng: cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ.
Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge.): cây mọc thẳng đứng, cao tới 2m. Cánh cứng hơn, màu xanh xám hay hơi trắng. Đốt ngắn hơn, thường chỉ dài 1-3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đực và cái khác cành. Quả hình cầu, hạt không thò ra như Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn.
Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.) cũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành Trung ma hoàng thường hơn 2mm, còn đường kính Thảo ma hoàng chỉ khoảng 1,5mm.
Ma hoàng chưa thấy có ở nước ta, còn phải nhập ở Trung Quốc.
Thu hái, Sơ chế:
Cuối mùa thu cắt lấy thân mầu, phơi khô.
Bộ phận dùng:
Thân (bỏ đốt). Thứ thân to, mầu xanh nhạt, ít gốc, chắc, vị đắng, chát là tốt.
Mô tả dược liệu:
Thân hình trụ tròn, nhỏ dài, có phân chi và có dính ít gốc chất gỗ mầu nâu. Dài khoảng 40cm, đường kính độ 0,2cm, mầu vàng lục hoặc xanh nhạt. Ở thân có đường nhăn nhỏ, chạy dọc, sờ vào hơi có cảm giác thô, đốt rõ. Trên đốt có 2 – 3 lá nhỏ, trên mầu trắng xám, đầu nhọn, dưới gốc mầu nâu liền với nhau thành dạng hình ống. Chất nhẹ, dòn, dễ bẻ. Bẻ ra có bụi nhỏ bay ra. Mặt bẻ không bằng, hơi có xơ, trong ruột mầu vàng hồng. Hơi thơm, vị đắng, hơi chát (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Cắt bỏ rễ, nấu sôi 10 dạ, vớt bỏ bọt, dùng (Lôi Công Bào Chế).
+ Nấu giấm sôi, phơi khô (Lôi Công Bào Chế).
+ Tẩm mật, sao. Trước hết cho 1 ít nước vào mật, quấy đều, đun sôi, trộn đều Ma hoàng sạch, thái đoạn với nước mật, sao nhỏ lửa đến khi không dính tay là được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thân cắt khúc 1-2 cm (dùng sống). Tẩm mật loãng hoặc tẩm giấm sao qua (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Để nơi mát, khô, tránh ánh nắng.
Thành phần hóa học:
Trong Ma hoàng có:
+ Ephedrine, Pseudoephedrine, Norephedrine, Norpseudoephedrine, Methylephedrine, Methylpseudoephedrine (Trương Kiên Sinh, Dược Học Học Báo 1989, 24 (11): 865).
+ Ephedroxane (Chohachi Konno và cộng sự, Phytochemỉsty, 1979, 18 (4): 697).
+ a, a, 4-Trimethyl-3-Cyclohexen-1-Methanol, b-Terpineol, p-Meth-2-en-7-ol), a-Terpineol, 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine (Gỉa Nguyên Ấn - Trung Quốc Dược Học Tạp Chí 1989, 24 (7): 402).
+ Benzoic acid, p-Hydroxybenzoic acid, Cinnaic acid, p-Coumaric acid, Vanillíc acid, Protocatechuic acid (Chumbalov T K và cộng sự. C A, 1977, 87: 81247p).
Tác dụng dược lý:
+ Dùng liều cao hoặc uống quá lâu ngày có thể gây ra mồ hôi ra quá nhiều gây nên suy nhược. Ma hoàngnướng mật có tác dụng làm giảm trạng thái phát hãn này (Trung Dược Học).
+ Có thể làm tăng huyết áp (Trung Dược Học).
+ Tác dụng phát hãn: Chỉ dùng lúc nóng ở người thấy có tác dụng làm tăng bài tiết mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng giải nhiệt: Tinh dầu Ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuật nhắt bình thường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng chống co thắt phế quản từ từvà kéo dài do Ephedrin làm gĩan cơ trơn khí quản (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng lợi tiểu: Alcaloid Ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Có tác dụng làm co thắt cơ vòng bàng quang gây ra ứ nước tiểu (ThựcDụng Trung Y Học).
+ Alcaloid Ma hoàng có tác dụng kích thích bài tiết nước tiểu và dịch vị (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng tăng áp: Ephedrin làm co thắt mạch máu, vì vậy làm huyết áp tăng nhưng chậm và kéo dài vài giờ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ não, làm tinh thần phấn chấn, hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng của thuốc ngủ (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng kháng Virus: Ma hoàng có tác dụng ức chế Virus cúm [do tinh dầu Ma hoàng] (Dược Học Báo 10 (3): 147-149, 1963).
+ Rễ Ma hoàng có tác dụng hoàn toàn ngược với cành và thân Ma hoàng (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Cao lỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngaọi vi gián, hô hấp tăng nhanh (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Vị thuốc ma hoàng
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị hơi ôn (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Luận).
+ Vị hơi đắng mà cay, tính nhiệt mà khinh trưởng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị chua, hơi đắng, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị cay đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thái âm [Tỳ] (Trân Châu Nang).
+ Vào kinh túc Thái âm [Tỳ], thủ Thiếu âm [Tâm] (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Phế, Bàng quang (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh phế, Bàng quang, Tâm, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tán hàn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thủng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Tác dụng:
+ Phát biểu, xuất hãn, khứ taf nhiệt khí, chỉ khái nghịch thượng khí, trừ hàn nhiệt, phá trưng kiên tích tụ (Bản Kinh).
+ Giải biểu, khứ phong, tuyên Phế, bình suyễn, lợi niệu, tiêu phù (Trung Dược Học).
+ Phát hãn, bình suyễn, lợi thủy (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Phát hãn, bình suyễn, lợi tiểu, tán tụ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị thương hàn, trúng phong, đầu đau, ôn ngược (Bản Kinh).
+ Trị sốt cao, ôn ngược, ôn dịch (Dược Tính Luận).
+ Trị mắt sưng đỏ đau, thủy thủng, phong thủng, sản hậu huyết trệ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị ngoại cảm phong hàn, suyễn, phù thủng (Trung Dược Học).
+ Trị phong thấp khớp có hiệu quả (Hiện Đại Thực Dụng trung Dược).
+ Hậu phác làm sứ của nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Bạch vi làm sứ cho nó (Độc Bản Thảo).
Liều dùng: 2 – 12g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc ma hoàng
Trị ngoại cảm phong hàn, biểu thực, không mồ hôi:
Ma hoàng, Quế chi đều 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Ma Hoàng Thang – Thương Hàn Luận).
Trị thận viêm, thủy thủng cấp tính có nội nhiệt:
Ma hoàng 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cam thảo 4g, Đại táo 12g, Sinh khương 8g. sắc uống (Việt Tỳ Thang – Thương Hàn Luận).
Trị thận viêm, thủy thủng cấp kèm cảm nhiễm ngoài da:
Ma hoàng 8g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Tang bạch bì 12g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 4g, Đại táo 3 trái. Sắc uống (Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu Thang – Thương Hàn Luận).
Trị thương hàn phần biểu chưa giải, vùng dưới tim có thủy khí, nôn khan, sốt mà ho hoặc khát hoặc tiêu chảy hoặc ngăn nghẹn, hoặc tiểu ít không thông, bụng dưới đầy, suyễn:
Ma hoàng (bỏ mắt), Thược dược,Tế tân, Can khương, Cam thảo (chích), Quế chi (bỏ vỏ) đều 3 lạng, Ngũ vị tử nửa thăng, Bán hạ nửa thăng (cho vào trước). Sắc uống (Tiểu Thanh Long Thang – Thương Hàn Luận).
Trị dưới tim hồi hộp:
Bán hạ, Ma hoàng, lượng bằng nhau. Tán bột. Trộn mật làm viên, to bằng hạt đậu lớn. mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần (Bán Hạ Ma Hoàng Hoàn – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị bệnh về thủy, mạch Trầm, Tiểu thuộc về chứng Thiếu âm:
Ma hoàng 90g, Cam thảo 60g, Phụ tử 1 củ (nướng). Sắc uống (Ma Hoàng Phụ TửThang – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị thương hàn hoàng đản biểu nhiệt:
Ma hoàng 1 nắm, bỏ đốt, cho vào bọc vải, ngâm với 5 thăng rượu, chưng còn ½ thăng, uống cho ra mồ hôi (Ma Hoàng Thuần Tửu Thang - Thiên Kim Phương).
Trị trúng phong tay chân co rút, các khớp đau nhức, phiền nhiệt, tâm loạn, sợ lạnh, không muốn ăn uống:
Ma hoàng 30 thù, Hoàng kỳ 12 thù, Hoàng cầm 18 thù, Độc hoạt 30g, Tế tân 12 thù. Sắc uống (Tam Hoàng Thang – Thiên Kim Yếu Phương).
Trị biểu hàn, ho, suyễn mà sợ lạnh, không mồ hôi:
Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống nóng (Tam Ảo Thang – Cục Phương).
Trị thiên hành nhiệt bệnh mới phát 1 – 2 ngày:
Ma hoàng 40g, bỏ đốt. Sắc với 4 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã. Thêm 1 nắm Gạo tẻ vào nấu thành cháo. Lấy nước thuốc xông còn cháo thì ăn. Ra mồ hôi thì khỏi (Tất Hiệu phương).
Trị phong tý, đau do lạnh:
Ma hoàng bỏ rễ 150g, Quế tâm 60g. ngâm với 2 lít rượu. Mỗi lần uống 1 thìa canh cho ra mồ hôi là phong sẽ hết. Mỗi lần uống nên hâm nóng (Thánh Huệ Phương).
Trị sản hậu bụng đau, máu ra không dứt:
Ma hoàng (bỏ đốt), uống với rượu. Ngày 2 – 3 lần thì huyết sẽ hết ra (Tử Mẫu Bí Lục).
Trị lưu đờm, âm đản, mụn nhọt lâu ngày không có đầu:
Ma hoàng 2g, Thục địa 40g, Bạch giới tử(sao, tán nhuyễn) 8g, Bào khương (tro) 2g, Cam thảo, Nhục quế đều 4g, Lộc giác giao 12g. Sắc uống (Dương Hòa Thang – Ngoại Khoa Toàn Sinh Tập).
Trị tửu tra tỵ:
Ma hoàng, Ma hoàng căn đều 60g, Rượu tốt 5 hồ (bình nhỏ), cho thuốc vào chưng khoảng 3 nén nhang (15 phút), phơi sương một đêm. Mỗi buổi sáng và tối uống 1 chén nhỏ (Ma Hoàng Tuyên Phế Tửu – Y Tông Kim Giám)
Trị phế quản viêm cấp, phổi viêm, sốt cao không hạ, khát, ho suyễn:
Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, bách bộ đều 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cát cánh, Hoàng cầm đều 12g. Sắc uống (Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ho gà kèm đờm nhiệt:
Ma hoàng, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo, Bách bộđều 8g, Xuyên bối mẫu 4g. Sắc uống (Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
So sánh vị thuốc long sa
+ Ma hoàng là thuốc trị chứng thực ở phần Vệ, Quế chi trị chứng hư ở phần Vinh (Bản Kinh). + “Muốn phát biểu, dùng Ma hoàng mà không có Thông bạch thì không phát được” (Y Phương Tập Giải).
+ Ma hoàng tính nhẹ, thanh có thể trừ thực chứng, là vị thuốc hàng đầu để [hát tán, nhưng chỉ nên dùng lúc đang mùa đông, bệnh ở phần biểu, đúng là có hàn tà, nhưng cũng không nên dùng nhiều vìmồ hôi là dịch của Tâm, ra nhiều mồ hôi quá thì động đến Tâm huyết mà sinh ra chứng chảy máu cam, thậm chí vong dương, vì vậy, phải cẩn thận (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Ma hoàng gặp Thạch cao thì phát tán không mạnh Bản Thảo Sơ Chứng).
+ Dùng thuốc phần khí để giúp Ma hoàng thì có thể làm đổ mof hôi ở phần Vệ; Dùng thuốc phần huyết để trợ giúp cho Ma hoàng thì có thể làm đổ mồ hôi ở phần Vinh; Dùng thuốc ôn trợ lực cho dương dược thì có thể trục hết chứng âm hàn ngưng đọng; Dùng thuốc hàn để hỗ trợ âm dược thì có thể giải hết ôn tà, viêm nhiệt (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Dùng Ma hoàng phải bỏ rễ và đốt đi, vì Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, nếu không bỏ rễ hoặc đốt của nó đi thì nó lại có tác dụng cầm mồ hôi. Sắc thuốc có Ma hoàng nên sắc Ma hoàng riêng, khi sôi, bọt nổi lên, vớt bỏ bọt đi, nếu uống phải bọt đó, làm cho người ta khó chịu, bứt rứt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, tính của nó là tẩu tán nhưng ông Chu Đan Khê vẫn thường dùng Sâm tốt để làm sứ cho nó, trị được những chứng Biểu thực mà mồ hôi không ra được. Cho uống một nước đã thấy công hiệu thì thôi ngay, không nên uống nhiều, làm cho mồ hôi ra quá hoặc có thể bị chảy máu cam, hoặc vong dương mà chết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ma hoàng hợp với Quế chi có tác dụng phát hãn, là thuốc tân ôn giải biểu, thích hợp với người bị thương hàn thực chứng ở biểu, không ra mồ hôi, bêïnh thuộc kinh Thái dương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng hợp với Hạnh nhân có tác dụng chỉ suyễn. Nếu kết hợp với Quế chi thì trị suyễn thuộc hàn; Hợp với Thạch cao thì trị suyễn thuộc Phế nhiệt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng hợp với Cam thảo, uống nguội, có thể trị thủy thủng bế tắc ở Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng cùng gĩa với Thục địa có tác dụng làm tan được hàn kết ở phần âm, có thể trị các chứng âm thư, trưng hà (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng phát hãn nhiều hoặc ít là do thay đổi liều lượng phối hợp với Quế chi. Lượng Ma hoàng dùng nhiều hơn Quế chi thì sức phát hãn mạnh hơn. Trường hợp cần dùng Ma hoàng để phát hãn mà mồ hôi không ra nhiều, có thể thay đổi tỉ lệ thích hợp giữa Ma hoàng và Quế chi: dùng Ma hoàng bằng Quế chi hoặc Ma hoàng ít hơn, nên cân nhắc để quyết định (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Muốn phát hãn thì dùng cọng Ma hoàng, muốn chỉ hãn thì dùng rễ Ma hoàng. Ma hoàng bỏ đốt đi, gọi là Tịnh Ma hoàng, sức phát hãn tương đối mạnh. Ma hoàng không bỏ đốt thì sức phát hãn hơi yếu. Ma hoàng chích mật, dược tính tương đối hòa hoãn. Ma hoàng nhung là Ma hoàng gĩa nát như nhung, sức phát hãn càng hòa hoãn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ khi dùng
+ Cuối mùa xuân có chứng ôn ngược, đầu mùa hè có chứng hàn dịch, nhất thiết phải kiêng dùng. Người hư yếu cũng cấm dùng. Nếu uống nhiều quá thì sẽ bị vong dương. Chứng thương phong có mồ hôi với chứng âm hư thương thực cũng cấm dùng. Bệnh không có hàn tà hoặc hàn tà tại phần lý và thương hàn có mồ hôi thì tuycó phát sốt, sợ lạnh đều không nên dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Người bị biểu hư, mồ hôi ra nhiều, ho suyễn do phế hư: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Huyết áp cao, tim suy: dùng nên cẩn thận (ThựcDụng Trung Y Học).
+ Kỵ Tế tân và Thạch vi (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Người thổ huyết không được dùng. Cơ thể vốn khí hư, suy nhược, có thai: không dùng (Dược Tính Thông Khảo). MẬT MÔNG HOA
Còn gọi là mông hoa, lão mật mông hoa, lão mông hoa, hoa mật mông
Tên khoa học: Buddleia officinalis Maxim
Họ Mã Tiền Loganiaceae
Bộ phận dùng: Hoa. Hoa mật mông hình tròn dài, toàn hoa bọc đầy lông mềm, sắc hơi trắng vàng óng ánh, xốp nhẹ không lẫn tạp chất là tốt.
Có một số địa phương dùng hoa cây Bùng bục thay Mật mông hoa là không đúng.
Thành phần hoá học: có một glucosid
Tính vị: vị ngọt, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Can.
Tác dụng: nhuận gan, sáng mắt, tan màng mộng.
Chủ trị: chữa thong manh, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, có tia đỏ trong mắt, trẻ em lên đậu.
- Can nhiệt biểu hiện như mắt đau, đỏ và sưng, sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt: Dùng Mật mông hoa với Cúc hoa, Thạch quyết minh và Bạch tật lệ.
- Can âm hư kèm dương bốc lên trên biểu hiện như hoa mắt, mờ mắt, khô mắt và mờ giác mạc: Dùng Mật mông hoa với câu kỷ tử và Sa uyển tử.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Cách bào chế.
Theo Trung Y: Mật mông hoa nhặt sạch tạp chất, tẩm rượu 1 đêm vớt ra để khô, lại tẩm mật đồ trong 3 giờ, phơi khô, làm như thế 3 lần (Lôi Công Bào Chích Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng sống: bỏ tạp chất dùng Nguyên hoa. Dùng chín: tẩm mật sao qua.
Bảo quản: thứ sao mật nên để vào thùng đậy kín, chỉ chế đủ dùng trong thời gian 5 - 7 ngày. Để chống mốc và bảo đảm phân chất, tốt nhất là dùng đến đâu chế đến đấy.
Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp Mắt đau do ngaoị cảm phong nhiệt. CHANH Chanh
Tên khác:
Tên thường dùng: chanh. chanh ta ,má điêu (Thái), chứ hở câu (H’mông), mác vo (Tày), piều sui (Dao)
Tên tiếng Trung: 柠檬 ,黎檬
Tên khoa học:Citrus aurantifolia (Christm et Panzer) Swingle (C. medica L. var. acida Hook.f.)
Họ khoa học: thuộc họ Cam - Rataceae.
Cây chanh
( Mô tả, hình ảnh cây chanh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Cây gỗ nhỏ cao 3-4m hay hơn, thân có nhiều cành; gai ở cành thẳng, dài 1cm, còn gai ở thân dài 2-3cm. Lá nhỏ, hình bầu dục, nguyên, hơi dai và màu lục bóng, dài 4-6cm, rộng 3-4cm, có nhiều tuyến nhỏ; cuống lá có đốt, dài 1cm, có cánh hẹp. Hoa trắng, nhỏ ở nách lá, tập hợp thành nhóm 3-10 cái. Quả có đường kính 3-6cm. hơi dài, màu lục hoặc vàng khi chín; vỏ mỏng dính vào múi; cơm quả chứa nhiều nước, rất chua.
Cây ra hoa, kết quả quanh năm.
Thu hái và chế biến
Cây của vùng Đông Nam á được trồng ở tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới. Ở nước ta, Chanh cũng được trồng nhiều ở đồng bằng miền Trung và miền Nam để lấy quả ăn, khi còn xanh. Ở thành phố Hồ Chí Minh, có một thứ (var, italica Hort) có quả to với múi màu vàng vàng. Người ta thu hái lá quanh năm, dùng tươi hoặc phơi trong râm. Quả thu hái gần như quanh năm.
Bộ phận dùng
Lá và quả - Folium et Fructus Citri Aurantifoliae.
Thành phần hóa học
Trong lá có tinh dầu 0,19%, tinh dầu này chứa terpen 20,5%, alcohol 13,2%, aldehyd 26% ester 23,8%, acid 2% và citropten 2%. Lá còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten. Vỏ quả chứa glucosid của aureusidin. Dịch quả chứa acid citric, tinh dầu bay hơi chứa citral, limonen, linalol, linalyl acetat, terpineol và cymen. Vỏ cây chứa xanhthyletin
Tác dụng dược lý
Hesperidin, naringin có tác dụng chống viêm
Vị thuốc chanh
Tính vị
Chanh vị chua ngọt, tính bình;
Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình.
Quả có vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sát trùng, sáng mắt.
Quy kinh
Quy kinh vị, phế
Công dụng
Lá chanh có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực
Quả có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sát trùng, sáng mắt.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc chanh
Quả Chanh được dùng làm thuốc giải nhiệt, giúp ăn ngon miệng, lợi tiêu hoá, chống bệnh scorbut; còn dùng làm thuốc long đờm, trị ho, trị nôn ra mật.
Lá Chanh được dùng làm gia vị và cũng được dùng làm thuốc trị sốt rét dai dẳng, cảm cúm, hen phế quản, ho gà và trị bệnh ngoài da, rắn cắn.
Ở Đôminica, người ta dùng nước hãm lá uống để trị cao huyết áp; còn lá được dùng làm thuốc trị giun, dùng hãm hoặc sắc rồi pha thêm vào dầu giun.
Dịch lá tươi, phối hợp với dầu giun, rau sam, hoà vào nước đun sôi, rồi thêm dầu thông có tác dụng trị giun tốt. Dịch quả thêm mật ong dùng chữa tưa lưỡi.
Nước hãm lá dùng uống trị Cảm cúmvà giúp cho răng mọc tốt.
Tham khảo
Dịch quả : Chứa 6,56-7,84% acid citric 0,26-4,13% đường toàn phần, protein, dầu béo, muối khoáng, vitamin B1, C. Về mặt mỹ phẩm, dịch chanh (5-10 giọt) đánh nhuyễn với lòng trắng trứng gà (1 quả) bôi lên mặt sẽ làm mất nếp nhăn trên da. Dịch chanh trộn với nước ép quả dâu tây, dùng chải tóc và bôi lên da đầu, sau gội sạch để tẩy chất nhờn trên tóc. Về mặt y học, dịch chanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu chữa cảm sốt, bệnh Scorbut (bệnh thiếu vitamin C): Khi bị viêm họng, ho nhiều, lấy chanh ngậm với ít muối, nuốt nước dần dần. Chỉ cần 2 thìa súp dịch chanh hòa vào một lít nước uống đủ để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Dịch chanh còn là nguyên liệu để chế acid citric. Dùng ngoài, dịch chanh (nửa thìa cà phê) hòa với bột long não 1g và rễ bạch hoa xà giã nhỏ 10g, dùng bôi chữa hắc lào, lở chốc.
Múi Chanh: Có thể phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho, viêm họng. Sau khi gội đầu, bạn có thể vắt một ít nước chanh quả lên có tác dụng làm trơn tóc.
Lá và ngọn: Lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà, ốc, nấu nước để xông trị cảm cúm. Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy chướng bụng. Lá chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết can khí.
Rễ Chanh: Dùng chữa ho dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm, ngày dùng 6-12 g. Nhân dân ta dùng một nắm rễ chanh nấu với ba lát gừng đun nước uống có tác dụng tẩy các chất độc trong người. Rễ chanh gừng còn có tác dụng chữa ngộ độc thực phẩm (sau khi ăn thực phẩm bị đau bụng, tiêu chảy). Có lẽ rễ chanh có tác dụng giảm đau nhờ hoạt huyết và làm thông kinh lạc.
Tinh dầu quả và lá: Pha nước gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuộc bột hay thuốc ngậm.
Vỏ thân cây: Dùng là thuốc bổ đẵng giúp tiêu hóa, ngày uống 4-10 g dưới dạng thuốc sắc. Vỏ chanh có thể sấy khô để chế biến các món ăn hoặc dùng cho các loại mỹ phẩm. Vỏ chanh được cho là có tác dụng ngăn ngừa và chữa đối với các vấn đề về tim, mụn trứng cá, cholesterol, bệnh còi cọc, và nhiều hơn nữa... Nó bao gồm các enzym thiết yếu, vitamin, và khoáng chất như vitamin C, vitamin P, canxi, kali, chất xơ, limonene, axit citric, flavonoid polyphenol, và salvestrol Q40... có tác dụng làm cho cơ thể cũng như tâm trí được sảng khoái. Ngoài vỏ chanh, vỏ cam quýt cũng được cho là tốt cho tâm trạng con người vì chúng cũng chứa các tinh dầu.
Hạt quả: Chứa dầu béo và chất đắng lemonin Chữa táo bón: Lấy hạt chanh vừa tách khỏi múi quả 10-20g ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ, chất nhầy bao quanh hạt sẽ nở và lan ra cho một dung dịch đặc sánh, thêm đường mà uống. Chữa ho lâu ngày: Hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen 1 cái, dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày. Chữa ho, viêm cuống phổi, mất tiếng nhất là ở trẻ nhỏ, lấy hạt chanh 10g, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, nước 200ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước, thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 2-3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.
Một số món ăn - bài thuốc có chanh:
Nước chanh: vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội, có thể thêm đường hay muối vừa đủ. Chống nắng, chống nóng, giải khát.
Chanh ướp muối đường: chanh tươi bóc bỏ vỏ, bỏ hột, dầm nát, thêm chút muối hoặc đường tùy ý, ngậm ít một. Dùng cho các trường hợp lợm giọng, buồn nôn, nôn ói, nóng rát vùng thượng vị.
Chanh ướp muối: chanh bóc vỏ, bỏ hột, ướp muối khoảng 12 tiếng. ăn hay ngậm tùy ý. Dùng cho trường hợp sốt nóng, viêm họng, viêm thanh phế quản, đờm đặc, ho khan, khản giọng.
Gà ướp chanh quay: gà 1 con, chanh 1 quả, đường trắng 1 thìa, dầu vừng 1 thìa, muối ăn vừa đủ. Gà làm sạch, chặt miếng, chanh vắt lấy nước bỏ hạt, cùng đường, dầu và muối để ướp thịt gà trong 20 phút. Cho lên chảo đun to lửa cho chín tái, sau đun nhỏ lửa cho chín nục. Dùng cho trường hợp ho khan do viêm khí phế quản, ăn kém, đầy bụng, chậm tiêu.
Vịt hầm nước chanh: thịt vịt 240g, dứa tươi cắt lát 150g, trứng gà bỏ vỏ 45g, nước chanh 90g. Thịt vịt chặt miếng, ướp nước chanh, tẩm bột gạo, cho lên chảo chiên nhỏ lửa cho chín phồng; sau đó cho gia vị, giấm, dầu vừng, xào lại, cho dứa vào, đun chín. Dùng cho trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, kích ứng, sốt nóng, khát nước, môi họng khô (âm hư dương cang huyễn vững phiền khát).
Lưu ý:
Người bị loét dạ dày - tá tràng chưa ổn định, đa toan không dùng. Chanh có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nên chế biến, hạn chế dùng dạng tươi sống.
Đơn thuốc:
1. Sốt rét dai dẳng, dùng lá Chanh 100g, rượu 30o 100ml. Lá Chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3-5 ngày liền.
2. Cảm cúm: Lá Chanh 16g, Tỏi 4-6g, lá Dung hoặc lá Mít 16g, Nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
3. Hen phế quản: Lá Chanh một nắm, dây Tơ hồng một nắm; tất cả sao vàng, khử thổ, đổ ba bát nước, nấu còn một bát, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một bát; uống 7-10 ngày liền.
4. Ho gà; Lá Chanh tươi sắc với vài lát Gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.
5. Chữa sâu quảng: Lá Chanh non, lá Diếp cá, lá Húng Chanh, lá Mùi tàu, tất cả hái khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, thái nhỏ trộn cho đều, gói vào lá chuối hơ nóng, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 24 giờ mới mở và thay miếng khác (Vương Thừa Ân).
6. Rắn cắn: Rễ Chanh 8g, hạt Chanh 4g, Phèn chua 2g, Gừng 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi, lọc kỹ, chia 2 lần uống trong ngày. MÃ ĐỀ
Tên khác Còn gọi là mã đề thảo, xa tiền thảo, xa tiền tử, nhả én
Tên khoa học làPlantago asiatica L.
Thuộc họ mã đề Plantaginaceae
Cây Mã đề
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Cây mã đề cho các vị thuốc sau:
1. Xa tiền tử: Semen plantaginis là hạt phơi khô hay sấy khô.
2. Mã đề thảo (xa tiền thảo): Herba plantaginis là toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô.
3. Lá mã đề: Folium plantaginis là lá hay tươi hoặc sấy khô,
Mô tả cây
Mã đề là cây cỏ sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ởgiữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mã đề mọc hoang và được trộng tại nhiều nơi ở nước ta, trồng bằng hạt, thường trồng vào mùa thu và mùa xuân nhưng tốt nhất là mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải đất tốt cây rất to.
Vào tháng 7-8 quả chín thì hái toàn cây đưa về phơi hay sấy khô, loại bỏ tạp chất. Muốn lấy hạt thì đập rũ lấy hạt, rây qua rây rồi phơi khô. Không phải chế biến gì đặc biệt. Khi dùng lá, có thể hái gần như quanh năm, có thể dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi làaucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng lợi tiểu: Uống nước sắc mã đề, lượng nước tiểu tăng, trong nước tiểu lượng ure, axit uric và muối đều tăng.
2. Tác dụng Chữa ho: Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7 giờ, mạnh nhất sau khi uống 3-6 giờ. Kết quả chữa ho trừ đờm trên lâm sàng phù hợp với kết quả thí nghiệm trên lâm sàng. Tác dụng chữa ho này không trở thành không trở ngại đếnsự tiêu hóa và cũng không tác dụng phá huyết. Cho tác dụng chữa ho của mã đề không giống những thuốc chữa ho chứa saponozit, nhưng tác dụng chữa ho giống nhau. Có điều cần chú ý là trẻ con ho dùng thuốc mã đề hay đái nhiều, có thể đái dầm.
Chất plantagin có tác dụng hưng phấn thần kinh bài tiết niêm dịch của phế quản và cũng của ống tiêu hóa, tác dụng trên trung khu hô hấp làm cho hơi thở sâu và từ từ.
3. Tác dụng kháng sinh: Nước mã đề có tác dụng ức chế đối với một số vi trùng bệnh ngoài da.
Mã đề tán bột chế thành thuốc cầu đắp lên mụn nhọt đỡ mưng mủ, đỡ viêm tấy.
Để lá mã đề trong tối và lạnh kiểu chế thuốc Filatov trong vài ngày có thể sinh chất biostimulin, chế thành thuốc tiêm, tiêm dưới da có thể chữa các bệnh mụn nhọt, viêm cổ họng, mắt.
4. Độc tính: Cho uống aucubin không thấy có triệu chứng độc.
5. Tác dụng khác: Trên lâm sàng mã đề còn được dùng chữa cao huyết áp có kết quả, ngày hái 20-30g cây mã đề tươi, non, thêm vao nước sắc kỹ chia làm 3 lần uống trong ngày.
Vị thuốc Mã đề
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - Qui kinh:
Vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang
Công dụng:
Lợi niệu thẩm thấp; mát gan, sáng mắt.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mã đề
Trị viêm đường tiết niệu, đái rắt đái buốt:
Bát chính tán (Hòa tễ cục phương): Xa tiền tử, Cù mạch, Biển súc đều 10g, Hoạt thạch 20g, Cam thảo 3g, Chi tử 10g, Mộc thông 10g, Đại hoàng 6g, Đăng tâm 2g, sắc nước uống. Bài thuốc có thể trị đái máu, sạn tiết niệu. Xa tiền tử 20g hoặc Xa tiền thảo 40g sắc uống hoặc phối hợp với Bạch linh, Trạch tả, Bạch truật đều 10g sắc uống.
Trị tiêu chảy:
Xa tiền tử tán: Xa tiền tử, Bạch phục linh, Trư linh, Hương nhu, Đảng sâm đều 12g, Đăng tâm 2g, sắc uống. Xa tiền tử 16g, Sơn tra 10g, sắc uống hoặc bột Xa tiền tử 3 - 6g uống với nước cháo đường.
Trị đau mắt sưng đỏ do can nhiệt:
Xa tiền tử, Mật mông hoa, Thảo quyết minh, Bạch tật lê, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Khương hoạt, Cúc hoa lượng bằng nhau, tán bột mịn mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần với nước cơm.
Trị tiêu chảy trẻ em:
Hoàng Đông Đô và cộng sự mỗi ngày dùng Xa tiền tử 30g bọc vải sắc nước gia đường vừa đủ cho uống, theo dõi 69 ca phần lớn trong 1 - 2 ngày khỏi tỷ lệ đạt 91,3% (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,11:697).
Trị ho:
Tác giả Phạm chính Định dùng toàn cây Mã đề mỗi ngày 40 - 100g sắc uống. Trị 67 ca ho, phần lớn do viêm phế quản mạn, kết quả tốt 83,6% (Tạp chí Y học Trung hoa 1957,9:739). Có tác giả dùng Xa tiền tử kết hợp Hoàng cầm, Ngư tinh thảo, Bối mẫu để thanh phế hóa đàm, trị ho do phế nhiệt, trường hợp phế âm hư phối hợp với Mạch môn, Sa sâm. Bài thuốc trị ho tiêu đờm: Xa tiền thảo 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml đun sôi trong 30 phút chia 3 lần uống trong ngày. Ngoài ra, có tác giả dùng Xa tiền tử, Hạ khô thảo, Tang ký sinh, Cúc hoa. Trị huyết áp cao, phối hợp với Sơn dược, Ý dĩ, Thương truật trị chứng huyết trắng, trùng roi âm đạo. RAU SAM Tên khác:
Còn gọi làmã xỉ hiện, pourpier.
Tên khoa họcPortulaca oleracea L.
Thuộc họ rau sam Portulacaceae.
Tiếng Trung: 馬齒莧
Người ta dùng toàn cây rau sam tươi hay sấy khô, mã là con ngựa, xỉ là răng, hiện là một thứ rau, vì cây rau sam là một thứ rau có lá giống hình răng con ngựa.
Cây Rau sam
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Rau sam là một loại cỏ sống lâu năm, có nhiều cành mẫm, nhẵn. Thân có màu đỏ nhạt, dài 10-30cm. Lá hình bầu dục dài, phía đáy lá hơi thót lại, không cuống, phiến lá dày, mặt bóng, dày 2cm, rộng 8-14mm. Những lá phía trên họp thành một thứ tổng bao quanh các hoa, hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không có cuống. Quả nang hình cầu, mở bằng 1 nắp. Trong có chứa nhiều hạt màu đen bóng.
Phân bố:
Rau sam mọc hoang khắp những nơi ẩm ướt của nước ta.
Thu hái:
Rau Sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái từ nguồn hoang dã vào mùa hè và mùa thu. Rau tươi có thể tìm thấy quanh năm ở những nơi ẩm mát. Chọn loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô.
Tác dụng dược lý:
Nghiên cứu khoa học cho thấy rau Sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triễn của vi trùng lỵ và thương hàn. Dịch chiết rau Sam bằng cồn etylic có hiệu quả rõ rệt đối với trực khuẩn Coli, kiết lỵ và thương hàn. Những nhà khoa học Mỹ và Úc còn cho biết trong rau Sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miển dịch của cơ thể. Thành phần hoá học: Vitamin A,C, B1, B2, PP, E. tanin, saponin và men ureaza.
Vị thuốc Rau sam
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Rau sam được dùng trong nhân dân nhiều vùng nước ta và nhiều nước khác làm rau ăn.
Tính vị:
Vị chua, tính hàn, không có độc
Qui kinh:
Vào 3 kinh tâm, can và tỳ.
Liều dùng:
Liều dùng của rau sam từ 6-12 g khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng, dùng riêng hay phối hợp với các vịt thuốc khác.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Rau sam
Trẻ em đi lỵ:
Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.
Phụ nữ bị bạch đới:
30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống. Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.
Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn:
Nước rau sam sống giã uống.
Ngộ độc thuốc:
Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.
Kiết lỵ ra máu:
Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.
Lỵ cấp và mạn:
1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).
Hậu sản tiểu tiện không thông:
Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.
Hậu sản ra huyết:
Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.
Tẩy giun móc:
Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.
Môi, miệng lở loét:
Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.
Đau răng:
Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.
Bỏng:
Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.
Mụn nhọt lâu ngày không khỏi:
Rau sam tươi giã đắp lên.
Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu:
Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.
Ho gà (ho bách nhật):
Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.
Ho ra máu:
Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.
Ngứa âm đạo:
Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.
Trĩ:
Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.
Côn trùng, rắn rết cắn:
Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt…). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).
K thực quản:
Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày. K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
K trực tràng:
Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Tham khảo
Tác dụng của rau sam trong cuộc sống
Phòng cảm nắng, say nắng
Cách chế biến:
+ Rau sam sau khi hái về rửa sạch.
+ Dùng rau sam để ăn sam thay rau sống hoặc luộc, nấu canh hàng ngày.
Làm lành vết thương
Lá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non trên vết thương (theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan).
Cách chế biến:
+ Rửa sạch lá rau sam sau đó giã nhỏ đắp vào vết thương.
+ Đắp lá rau sam trong 7 ngày (lưu ý, mỗi ngày thay lá một lần).
Rau sam làm lành vết thương, chống lão hóa
Diệt khuẩn
Chất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt) và tiêu diệt một số nấm gây bệnh.
Cách chế biến:
+ Rửa sạch rau sam (cho vào ít muối) giã lấy nước uống hàng ngày.
+ Sào rau sam với thịt hoặc nấu canh rau sam…
Diệt giun móc
Các loại thuốc nước hoặc thuốc viên (bào chế từ chiết xuất P. Oleracea) có tác dụng trừ giun móc.
Ngoài ra có thể dùng rau sam bằng cách đun lấy nước, xay hoặc giã nhỏ lấy nước cốt uống (lưu ý: cho một chút muối vào nước cốt rau sam).
Chống lão hóa
Các chất dinh dưỡng, acid béo không no và chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể con người (kết quả nghiên cứu cỉa Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền - Dinh dưỡng Sức khỏe Washington).
Cách chế biến:
+ Sử dụng rau sam để luộc chấm nước mắm, sào thịt hoặc nấu canh.
+ Nên ăn nhiều vào rau sam vào mùa nóng (tháng 5,6,7).
Kích thích sự co thắt cơ tử cung
+ Chiết xuất P. Oleracea có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Rau sam được sử dụng chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu.
Cách chế biến:
+ Đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút.
+ Gạn lấy nước, uống thay nước trà.
+ Sử dụng trong 30 ngày sau đó ngừng một tuần lại uống tiếp.
Rau sam hỗ trợ điều trị tiểu đường
Hỗ trợ trong điều trị bệnh Goute
Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).
Cách chế biến:
+ Đun sôi rau sam (khoảng 20 phút).
+ Dùng uống thay nước lọc.
+ Sử dụng liên tục trong 1 tháng, kết hợp dùng thuốc điều trị goute.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
+ Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, giúp điều hòa cholesterol trong máu, làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.
Cách chế biến:
+ Sử dụng nước rau sam (đã đun sôi) để uống trong vòng 1 tuần.
+ Nấu canh rau sam, xào rau sam với thịt nạc ăn với cơm cũng rất tốt (canh rau sam có vị chua, mát rất bổ dưỡng).
Những lưu ý khi sử dụng rau sam
+ Không nấu, đun rau sam quá kỹ.
+ Không sử dụng rau sam cho phụ nữ mang thai.
+ Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ.
+ Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận… MÃ THẦY
Còn gọi là củ năn, bột tề.
Tên khoa học Heleocharis plantaginea R. Br.
Thuộc họ Có Cyperaceae.
A. Mô tả cây
Cây có củ to mọc dưới nước. Thân không có lá, tròn dài, gần như chia đốt, ngoài mặt có khía dọc, phía trong có nhiều vách ngang. Lá được thay thế bới những bẹ hình trụ. Cụm hoa chỉ gồm có một bông nhỏ màu vàng nâu ở ngọn.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mã thầy được nhân dân những vùng núi cao lạnh gần biên giới Việt Nam Trung Quốc trồng để lấy củ ăn.
Củ mã thầy to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.
C.Thành phần hoá học
Củ mã thầy chứa tới 77% hydrat cacbon, 8% protein.
D. Công dụng và liều dùng
Ngoài công dụng làm thức ăn bổ mát, mã thầy được dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu khát, bệnh về gan, trường hợp nhiệt, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc. CÂY MÃ TIÊN THẢO Cây mã tiên thảo
Tên khác
Tên thường gọi: Còn gọi là cỏ roi ngựa, Verveine (Pháp).
Tên khoa học:Verbena ofcinalis L.
Họ khoa học:Thuộc họ cỏ roi ngựa Verbenaceae.
Người ta dùng toàn cây mã tiên thảo (Hẻba Verbenae) tươi hay sấy khô hoặc phơi khô.
Tên mã tiên do chữ mã = ngựa, tiên = roi, vì cỏ dài, thẳng, có đốt như roi ngựa, do đó mà đặt tên như vậy.
Châu Âu (Pháp) dùng với tên Verveine.
Cây mã tiên thảo
(Mô tả, hình ảnh cây mã tiên thảo, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý,...)
Mô tả cây
Cây mã tiên thảo là một cây thuốc quý, là cây loại cỏ nhỏ, sống dai, cao từ 10cm đến 1m, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, dài 2-8cm, rộng 1-4cm, chia thùy hình lông chim, có răng, cuống lá rất ngắn hoặc không có. Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa nhỏ màu xanh, lưỡng tính, không đều. Hoa mọc thành chùy ở ngọn, gồm nhiều bông hình sợi, lá bắc có mũi nhọn; hoa nhỏ không cuống, màu lam; đài 5 răng, có lông; tràng có ống hình trụ, uốn cong, có lông ở họng, có 5 thùy nhỏ trải ra; nhị 4, bầu 4 ô. Quả nang có 4 nhân. Hạt không có nội nhũ.
Ra hoa từ mùa xuân tới mùa thu.
Phân bố
Loài phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ở nước ta, cây mọc ven đường ở gần rừng hay làng bản vùng núi từ Lạng Sơn, Bắc Thái vào tới Lâm Ðồng
Bộ phận dùng:
Toàn cây – Herba Verbenae
Thu hái:
Thu hái vào mùa thu khi cây đã ra hoa và một số hoa đã bắt đầu kết quả.
Dùng tười hay phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học
Toàn cây chứa một glucozit gọi là verbenaln hay verbenalozit C17H24)10kết tinh không màu, không mùi, vị đắng, thuỷ phân sẽ cho glucoza và verbenalola C11H14O5'
Verbenalin + H2O = verbenalola + glucoza
Ngoài ra còn có các men invectin và men emunxin. Do đó khi phơi sấy, tỷ lệ glucozit có thể giảm tới hơn 25%.
Tác dụng dược lý
Mã tiên thảo ít độc. Thheo Holste, mã tiên thảo có thể làm máu chóng đông.
Vị thuốc mã tiên thảo
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị
Mã tiên thảo vị đắng, tính hơi hàn
Quy kinh
Vị thuốc mã tiên thảo khi dùng quy vào kinh can và tỳ.
Công dụng
Tác dụng phá huyết, sát trùng, thông kinh. Dùng chữa bệnh lở ngứa hạ bộ, tiêu chướng. Trước đây nhân dân Châu Âu rất hay dùng vị thuốc này, coi như có khả năng chữa bách bệnh. Hiện nay chỉ còn dùng làm thuốc xoa bóp.
Nhân dân ta hay dùng cỏ roi ngựa tươi giã lấy nước uống, bã đắp lên mụn nhọt như sứng vú, hậu bối.
Còn dùng uống và rửa chữa bệnh ngứa ở hạ bộ.
Liều dùng:
Ngày dùng 6-12g khô tương ứng với 25g-50g tươi.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc mã tiên thảo (cỏ roi ngựa)
Chữa cảm cúm phát sốt:
Cỏ roi ngựa 50g, Khương hoạt 25g, Thanh cao 25g; cho vào nồi đổ ngập nước, sắc lấy 2 bát con, chia thành 2 lần uống trong ngày (cũng có thể đem các vị thuốc tán nhỏ, hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày); nếu kèm theo đau họng, thêm Cát cánh 15g cùng sắc uống. Đã thử nghiệm đối với 51 trường hợp: khỏi hoàn toàn 46, bệnh giảm 3, không có tác dụng 2 (Giang Tô nghiệm phương thảo dược tuyển biên).
Chữa họng sưng đau:
Cành và lá Cỏ roi ngựa tươi một nắm to, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm một lượng sữa người vào, ngậm và nuốt dần từng ít một (Giang Tây Trung thảo dược học).
Chữa bệnh bạch hầu:
Dùng Cỏ roi ngựa khô 30-50g, sắc lấy khoảng 300ml nước thuố Người lớn mỗi lần uống 150ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3-5 ngày, trẻ em 8-14 tuổi mỗi lần uống 100ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3-5 ngày; trẻ nhỏ dưới 8 tuổi mỗi lần uống 50ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3-5 ngày. Y dược vệ sinh khoa nghiên tư liệu 1/1972 thông báo: đã thử nghiệm điều trị 50 trường hợp, toàn bộ khỏi bệnh; thuốc viên và thuốc tiêm tác dụng kém thuốc sắc; cỏ tươi có tác dụng tốt hơn cỏ khô (Thảo mộc liệu pháp).
Tác dụng tốt với các trường hợp sốt rét:
Dùng Cỏ roi ngựa khô 30-60g, sắc nước uống. Trước và sau lúc lên cơn sốt 1-2 giờ uống 1 lần. Đã tiến hành điều trị cho 236 ca, 216 ca có kết qủa tốt. Thuốc có tác dụng ức chế đối với nguyên trùng sốt rét (malarial parasite), khiến trùng bị biến hình và chết (Thảo mộc liệu pháp).
Ăn phải cá độc sinh cổ trướng:
Cỏ roi ngựa một nắm to, sắc nước uống nhiều lần trong ngày (Tuệ Tĩnh – Nam dược thần hiệu).
Phòng viêm gan truyền nhiễm:
Dùng Cỏ roi ngựa 25g, cam thảo 5g, sắc với 150ml nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 40ml – đó là liều lượng 1 lần uống đối với người lớn, mỗi ngày uống 3 lần vào trước bữa cơm, liên tục trong 4 ngày. Trung y tạp chí 4/1960 thông báo: trong thời kỳ có dịch viêm gan truyền nhiễm, 74 người trong diện có nguy cơ bị nhiễm bệnh đã được sử dụng phương thuốc trên, theo dõi trong 4 tháng không thấy bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, nhóm đối chứng 35 người, có 3 người bị bệnh, như vậy sơ bộ có thể thấy mã tiên thảo có tác dụng dự phòng nhất định đối với bệnh viêm gan nhiễm trùng (Thảo mộc liệu pháp).
Hoàng đản (vàng da):
Dùng rễ Cỏ roi ngựa tươi hoặc toàn cây tươi 50g, sắc lấy nước, bỏ bã, pha thêm đường, chia thành 3 phần uống trong ngày; nếu vùng gan trướng đau thêm sơn tra 15g vào cùng sắc uống (Giang Tây Thảo dược thủ sách).
Đái ra máu và dưỡng chấp, kèm theo bí đái:
Dùng Cỏ roi ngựa 60g, sắc nước, chia thành 2 phần uống trong ngày. Phúc Kiến y dược tạp chí 3/1982 thông báo: có trường hợp đái dưỡng chấp 10 năm, sau đó lại thường bị bí đái; uống thuốc trên 2 ngày thì tiểu tiện thông, sau 3 ngày không còn đái ra máu, sau bốn ngày nước tiểu hết dưỡng chấp, tiếp tục theo dõi không thấy tái phát (Thảo mộc liệu pháp).
Trĩ nội:
Dùng Cỏ roi ngựa, rau dền gai, mỗi thứ 20g, sắc nước uống thay trà trong ngày, liên tục trong nhiều ngày. Tạp chí Quảng Tây trung dược học số 2/1977 thông báo: 1 nữ bệnh nhân 26 tuổi, bị trĩ nội xuất huyết đã 11 năm, sử dụng phương thuốc này trong nửa tháng đã khỏi bệnh, 2 năm sau không thấy tái phát (Thảo mộc liệu pháp).
Viêm khoang miệng:
Dùng Cỏ roi ngựa tươi 30g, sắc nước, uống thay trà trong ngày. Sách Thảo mộc liệu pháp cho biết trường hợp 1 bé gái 4 tuổi, khoang miệng bị viêm đã 4 tháng, nhiều điểm bị mưng mủ, chân răng hay chảy máu, miệng hôi, lưỡi đỏ; đã điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với vitamin B2 và vitamin C nhưng không có kết quả. Dùng phương thuốc này trong 5 ngày bệnh đã khỏi, theo dõi một năm sau không thấy tái phát. ÐÀO LỘN HỘT
Tên khác Ðào lộn hột, ÐiềuTên khoa họcAnacardium occidentale L., thuộc họ Ðào lộn hột - Anacardiaceae.
Cây Ðào lộn hột
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây to, cao 8-10m. Lá mọc so le, có phiến lá hình trứng ngược, dai, nhẵn; cuống mập. Cụm hoa là chùm ngù phân nhánh nhiền ở ngọn cành. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, điểm nâu đỏ. Quả dạng quả hạch, hình thận cứng, nằm ở trên một cuống quả phình to hình quả lê (thường quen gọi là quả), khi chín có màu vàng hoặc đỏ. Hạt có vỏ mỏng, nhân hạt chứa dầu béo.
Cây có hoa tháng 12-3 và có quả tháng 3-6.
Bộ phận dùng:
Cuống quả, quả, vỏ cây, lá và rễ - pedunculus, Fructus, Cortex, Folium et Radix Anacardii Occidentalis.
Nơi sống và thu hái:
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới (Ðông bắc Brazin), được nhập vào trồng ở các tỉnh phía Nam nước ta. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học:
Cuống quả chứa nhiều vitamin và nhiều muối khoáng. Vỏ quả thực chứa một chất nhựa dầu màu vàng trong đó có acid anacardic và một phenol là cardol; dịch vỏ quả còn chá kajidin (acid ellagic). Hạt chứa dầu. Vỏ lụa của hạt chứa các chất béo, một lượng nhỏ cardol và acid anacardic. Vỏ cây chứa tanin catechic. Chất gôm chiết từ cây chứa arabin, dextrin.
Vị thuốc Ðào lộn hột
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, Công dụng:
Cuống quả có vị ngọt hơi chua với hương vị đặc biệt, dùng ăn mát và giải khát; nước ép của nó, cho lên men làm rượu có tác dụng lợi tiểu, còn làm săn da và cầm ỉa chảy. Vỏ quả thật chứa dầu gây bỏng da mạnh. Hạt bổ dưỡng, làm nhầy, làm dịu. Vỏ cây làm chuyển hoá và săn da. Gôm tiết từ cây cũng như từ vỏ cứng của quả chống kích thích, làm sung huyết da, làm bỏng, có thể phá huỷ thịt thừa. Rễ làm xổ.
Chỉ định và phối hợp:
Cuống quả mà ta quen gọi là quả Ðiều, thường được dùng ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức, dùng uống trị nôn mửa, viêm họng. Ở châu Phi, người ta dùng những cuống quả đã chín rải quanh các hồ chứa nước, nơi có nhiều các loài muỗi anophen phát triển mạnh để tiêu diệt chúng. Quả thật đốt tồn tính tán bột uống dùng trị ỉa chảy. Chất gôm được chiết bằng ete từ vỏ cứng của quả dùng trị cùi, trị da bị chai cứng ở chân (mắt cá), trị các nốt ruồi, các vết loét ghẻ khuyết. Hạt được dùng thay hạnh nhân. Vỏ cây dùng trị ỉa chảy cấp tính, chống táo kết, làm nước súc miệng trị lở mồm miệng và uống trị cổ họng sưng đau. Chất gôm tiết ra từ cây dùng trị cùi. Lá non dùng làm thuốc an thần, gây ngủ; lá già chữa ghẻ và các vết thương. Rễ dùng làm thuốc xổ.
Liều dùng:
Vỏ ngoài của quả thường được dùng dưới dạng cồn thuốc (1/10) uống trong với liều 2-10 giọt để trục giun sán. Lá cây già phơi khô, dùng tán bột rắc. Lá non sắc uống, ngày dùng 20-30 g. Vỏ cây dùng tươi sắc uống, ngày dùng 8-16g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ðào lộn hột
Chữa kiết lỵ:
Nhân hạt Điều cùng với Măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc uống (như trên).
Chữa tiêu chảy, viêm họng:
Vỏ cây phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống (như trên).
Chữa đau nhức:
Dùng rượu Điều (nước quả giả lên men) xoa bóp (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét:
Bôi dầu vỏ (như trên).
Chữa viêm họng:
Súc miệng bằng rượu Điều (như trên).
Chống nôn mửa:
Nhấm nháp rượu Điều (như trên). THẢO QUẢ
Tên dân gian: thảo quả còn gọi là đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu
Tên khoa học: Amomum tsaoko Crevost et Lem
Họ khoa học: Họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây thảo quả
(Mô tả, hình ảnh cây thảo quả, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Thảo quả không chỉ là một gia vị trong nhiều món ăn mà còn là một cây thuốc quý, Loại thảo, sống lâu năm, cao chừng 2,5-3m. Thân rễ mọc ngang, có đốt, đường kính chừng 2,5-4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng, mùi thơm. Lá mọc so le, có lá có cuống, có lá không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài 60-70cm, rộng tới 20cm, mặt trên phiến lá màu xanh thẫm, mặt dưới hơi mờ, mép lá nguyên. Cụm hoa bông, mọc từ gốc, dài chừng 13-20cm, hoa màu đỏ nhạt, mỗi bông nhiều quả, khi chín quả màu đỏ nâu, dài 2,5-4cm, rộng 1,5-2cm. Vỏ quả ngoài dầy 5mm, quả chia làm 3 ô, mỗi ô có độ 7-8 hạt rất thơm, có áo hạt hình tháp, ép vào nhau.
Phân bố:
Mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi như Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Tây Bắc.
Thu hái, Sơ chế:
Lựa quả chưa chín, hái về phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô (thường 3-4 ngày). Quả khô sẽ ngả mầu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thường phủ 1 lớp phấn trắng. Khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, nếu bóc ngay sẽ mất mùi thơm.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây thảo quả: Quả
Bào chế thảo quả:
+ Dùng Cám hòa với nước sôi cho dẻo, bọc Thảo quả rồi nướng, bỏ xác và xơ trắng ở bên trong đi, để dành dùng(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Dùng bột mìtrộn với nước sôi cho dẻo, bọc Thảo quả, nướng chín, bỏ vỏlấy nhân dùng(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Thành phần hóa học của thảo quả
+ Trong Thảo quả có tinh dầu chừng 1-3%. Tinh dầu mầu vàng nhạt mùi thơm, ngọt, vị nóng cay, dễ chịu
Tác dụng dược lý của thảo quả
+ Nước sắc 0,25-0,75% của Thảo quả có tác dụng hưng phấn ruột cô lập của súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).
Vị thuốc thảo quả
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
Thảo quả vị cay, tính ôn
Sách Âm thiện chính yếu: vị cay tính ôn không độc.
Sách Bản thảo tùng tân: cay nhiệt.
Quy kinh
Quy kinh Tỳ vị.
Công dụng
Thảo quả tác dụng trục hàn, ráo thấp, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
Liều dùng
Liều: 3 - 6g, uống độc vị hoặc phối hợp với nhiều loại thuốc sắc uống.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thảo quả
Trị sốt rét:
Thảo quả nhân 4g, Thục phụ tử 10g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả, sắc uống (Quả Phụ Thang - Tế Sinh Phương).
Trị bụng đau,bụng đầy do hàn thấp tích trệ:
Thảo quả (nướng) 6g, Hậu nphác, Hoắc hương đều 10g, Thanh bì, Bán hạ, Thần khúc đều 6g, Cao lương khương 6g, Đinh hương, Cam thảo đều 4g, Sinh khương, Đại táo 10g, sắc uống (Thảo Quả Ẩm - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị sốt rét:
Thảo quả nhân 2g. tán bột, bọc trong miếng gạc, trước khi lên cơn, nhét vào 1 bên lỗ mũi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu, tích thực, gây vùng thượng vị đầy đau:
Thảo quả (nướng) 6g, Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Sinh khương đều 10g, Cam thảo 4g, Đại táo 3 quả, sắc uống (Thảo Quả Bình Vị Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị miệng hôi:
Thảo quả gĩa dập, ngậm nuốt dần(Dược Liệu Việt Nam).
Trị sốt rét, tiêu chảy:
Thảo quả 10g, Kha tử 10g, Gừng sống 7 lát, Táo đen 7 quả, nước 300ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
Tham khảo
Kiêng kị
Dùng thận trọng đối với chứng âm huyết hư vì tính ôn táo của thuốc dễ làm tổn thương âm huyết.
So sánh công dụng của thảo quả với một số vị thuốc
+ Thảo quả dùng với Tri mẫu trị chứng hàn nhiệt ngược. Hai vị thuốc 1 âm 1 dương nên không có hạ do thiên thắng. Thảo quả trị hàn ở thái âm, Tri mẫu trị hỏa ở dương minh (Bản Thảo Cương Mục).
+ Thảo quả và Đậu khấu, nhiều sách đều ghi là khí vị tương đồng, có tác dụng chỉ khát, ôn vị, khứ hàn. Thuốc có khí vị phù tán, do đó, bị chứng chướng ngược, dùng thuốc đều có hiệu quả (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Thảo quả vị cay, tính ôn táo, thiên về trừ hàn thấp mà ôn táo trung cung cho nên Thảo quả là vị thuốc chủ yếu để trừ hàn thấp ở tỳ vị. Ở vùng rừng núi, khí độc sương mù đều là loại âm thấp tà, dễ làm tổn thương chính khí, muốn trừ khí độc phải dùng loại ôn táo, phương hương để thắng âm, thấp trọc (Bản Thảo Chính Nghĩa).
+ Thảo Quả và Thảo đậu khấu có điểm khác nhau: Ngày nay, tỉnh Phúc Kiến trồng Đậu khấu to như quả nhãn, nhưng hơi dài, vỏ vàng nhạt, mỏng mà những cạnh nhô lên, nhân ở trong giống như hột Sa nhân, có mùi cay, thơm, gọi là Thảo đậu khấu. Tỉnh Vân Nam trồng Thảo quả, to như trái Kha tử, vỏ đen dầy, các đường gân liền nhau, nhân bên trong thô và cay hắc bốc lên giống mùi con Ban miêu(Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thảo quả chủ yếu trị về hàn thấp khí uất, sốt rét do chướng khí, dịch khí.Thảo đậu khấu chủ yếu trị về vị suy, nôn mửa, ngực đầy, bụng đau, bụng đầy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648