SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CÂY KHÔI BẠC HÀ
Tên khác
- Tên thường dùng:Vị thuốcBạc hà còn gọi Anh sinh, Bạt đài, Băng hầu úy, Đông đô, Kê tô, Thạch bạc hà(Hòa Hán Dược Khảo), Kim tiền bạc hà(Bản Thảo Cương Mục), Liên tiền thảo(Thiên Thật Đan Phương),Miêu nhi bạc hà(Ly Sàm Nham Bản Thảo), Nam bạc hà(Bản Thảo Diễn Nghĩa), Phiên hà, Phiên hà thái, Ngô bạc khá(Thiên Kim Phương - Thực Trị),Tẩu hà(Bản Thảo Mông Thuyên), Thăng dương thái(Trấn Nam Bản Thảo), Bạc hà diệp, Bạc hà não, Bạc hà ngạnh, Bạc hà than, Nam bạc hà, Sao bạc hà, Tô bạc hà(Đông Dược Học Thiết Yếu), Bạc thiệt(Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa(Thực Vật Danh Nghĩa).
-Tên khoa học:Mentha Arvensis Lin.
-Họ khoa học:Họ Hoa Môi (Lamiaceae).
Cây bạc hà
(Mô tả, hình ảnh cây bạc hà, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây bạc hà là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình chuông có 5 răng đều nhau. Tràng có ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu.
Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10.
Phân biệt cây bạc hà
Bạc hà có rất nhiều loại, thường trong điều trị có hai loại;
(1) Bạc hà Việt Nam hay Bạc hà nam như vừa mô tả ở trên.
(2) Bạc hà Âu châu hay Bạc hà cay (Mentha piperita L) đó là cây thảo sống lâu năm, thân vuông ít hoặc không có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, mép khía răng, cụm hoa mọc thành bóng dầy đặc ở ngọn cành.
Có hai thứ:
a. Metha piperita var. offcinalis forma pallescens: Thân và lá, xanh nhạt, hoa trắng mùi nhẹ
b. Mentha piprita var. offcinalis forma rubescens: Thân và lá tía, hoa nâu đỏ, mùi thơm kém hơn, cây mọc khỏe hơn. Vò lá của cây Bạc hà nam có mùi thơm hắc, vị cay và tê, còn vò lá Bạc hà Âu châu có mùi thơm mát, vị cay tê mát.
Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta.
Thu hái và sơ chế: Thu hái vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng toàn bộ phận ở trên mặt đất.
Mô tả dược liệu: Thân khô màu vàng nâu hoặc tím nâu, hình vuông có nếp nhăn dọc, chất cứng rễ gãy có đốt mắt rõ ràng, lá mọc đối màu vàng nâu hoặc màu xanh lục nâu, teo nhăn rất khó nhìn ra nguyên hình, có mùi thơm mãnh liệt, tính chạy suốt, không dùng lá úa có sâu.
Bào chế bạc hà làm thuốc
+ Lấy lá Bạc hà khô, tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây mềm, cắt ngắn từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô (Dược Liệu Việt Nam).
Thành phần hóa học của bạc hà
·Trong Bạc hà có: Menthol, Menthone, Menthyl Acetate, Camphene, Limonene, Isomenthone, Pinene, Menthenone, Rosmarinic acid, d-Neomenthol, Ethyl - n - Amylketone, Piperitone, Piperitenone, Pulegone (Trung Dược Học).
·Hoạt chất chủ yếu trong Bạc hà là tinh dầu Bạc hà. Tỉ lệ tinh dầu trong Bạc hà thường từ0,5-1% có khi lên đến 1,3-1,5%. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu gồm: Mentola C10H19OH có trong tinh dầu với tỉ lệ 40-50% (Trung quốc) hoặc 70-90% (Nhật Bản). Menton C19H18O chừng 10-20% trong tinh dầu Bạc hà Trung quốc (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
·Bạc hà tím Việt Nam trồng ở Mondavi cho hàm lượng tinh dầu là 1,82% (1980), 3% (1981 - 1982), bao gồm 23 thành phần trong đó đã xác định được: a Pinen 0,41%, b Pinen 0,72%, Myrcen 0,47%, Limonen 4,5%, P.Cymol 0,09%, Oetanol 3 - 3,2%, Menthol 5,8%, (-) Menthol 10,1%, Menthyl Acetat 1,6%, (+) Pulegon 24,9%, Piperiton 4%, Piperiton Oxyd 16%, Piperitenon Oxyd 21,5% (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
·Tinh dầu Mentha Arvensis di thực vào Việt Nam chứa Sabinen, Myrcen, - a Pinen, Limonen, Cineol, Methylheptenon, Menthol, Isomenthol, Menthyl Acetat, Neomenthol, Isomenthol, Pulegon (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý của bạc hà
+Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối vớivirusECHO và Salmonella Typhoit (Trung Dược Học).
+Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).
+Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Vị thuốc bạc hà
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị, quy kinh:
+ Vị cay, tính mát (Y Học Khải Nguyên).
+ Vị cay, tính lạnh (Y Lâm Toản Yếu).
+ Vào kinh thủ thái âm Phế, thủ quyết âm Tâm bào (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh thủ thiếu âm Tâm, thủ thái âm Phế và túc quyết âm Can (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh Phế và Tâm bào lạc, Can, Đởm(Bản Thảo Tân Biên).
+ Vị cay, tính ấm (Nam Dược Thần Hiệu).
+ Vị cay, hơi thơm, tính ấm, không độc, vào kinh Phế, Tâm(Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Vị cay tính mát, vào kinh Phế, Can (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, the, tính mát, có mùi thơm, vào kinh Phế, Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính mát, vào kinh Phế, Can(Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Vị cay, tính ấm (tuy ấm mà dùng mát), vào kinh Phế, Can (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng, chủ trị của bạc hà
+ Khứ uế khí, phát độc hãn, phá huyết, chỉ lỵ, thông lợi quan tiết (Dược Tính Luận).
+ Chủ tặc phong, phát hãn. Trị bụng đầy trướng do ác khí, hoắc loạn, ăn không tiêu, hạ khí (Đường Bản Thảo).
+ Dẫn thuốc vào doanh, vệ. Trị âm dương độc, thương hàn đầu đau (Thực tính bản thảo).
+ Trừ tặc phong, kích thích tiêu hóa. Trị trúng phong mất tiếng, nôn ra đờm, ngực, bụng đầy, hạ khí, đầu đau (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thông các khớp, lạc. Trị cảm, đầu não đau, trẻ nhỏ bị phong đờm (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Trị trẻ nhỏ sốt cao co giật, nóng trong xương, dùng làm thuốc phát hãn (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Thanh lợi đầu mặt (Đông Viên Dược Tính Phú).
+ Sơ Can khí. Trị Phế thịnh, vai lưng đau, cảm phong hàn ra mồ hôi (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Uống vào có tác dụng phát hãn, trừ phong nhiệt ở tạng Tâm (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị trung phong, điên giản, thương táo, uất nhiệt (Bản Thảo Thuật).
+ Giải uất thử. Trị răng đau, ho nhiệt, chỉ huyết lỵ, thông tiểu tiện (Y Lâm Toản Yếu).
+ Tiêu mục ế [trừ mắt có màng mộng] (Bản Thảo Tái Tân).
+ Trị thương hàn đầu đau, hoắc loan, thổ tả, ung nhọt, ngứa (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu tích thực. Trị đầu đau do phong tà, các bệnh nóng âm ỉ
(Nam Dược Thần Hiệu).
+ Phá huyết, chỉ lỵ, tiêu thực, hạ khí, thanh đầu, thanh mắt, thông quan, khai khiếu. Trị phong nhiệt ngoài da, hư lao, nóng trong xương, trẻ nhỏ bị phong đờm, kinh phong, sốt cao, hoắc loạn. Rắn cắn, mèo cắn, ong chích và bệnh thương hàn lưỡi trắng đều dùng Bạc hà hòa mật mà xát vào (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+Phát nhiệt, giải biểu, khu phong, giảm đau, tuyên độc, thấu chẩn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, thấu chẩn. Trị cảm phong nhiệt, phong thấp mới phát, họng đau, miệng lở, ban sởi, mề đay phong ngứa, ngực sườn đầy tức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Phát hãn, trừ phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, sơ uất khí ở Can. Trị cảm phong nhiệt, bệnh thời tiết nóng sốt không ra mồ hôi, mắt đỏ, răng đau, họng đau do phong hỏa, ban sởi không mọc ra được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều thường dùng của bạc hà trong điều trị bệnh
+ Uống trong: 4-8g dưới dạng thuốc hãm.
+ Gĩa ép lấy nước hoặc sắc lấy nước bôi.
+ Tinh dầu và Menthol, mỗi lần 0,02 - 0,20ml, một ngày 0,06 - 0,6ml.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc bạc hà
Trị mắt toét:
Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt ((Minh Mục Kinh Nghiệm Phương).
Thanh phần trên, hóa đờm, lợi hầu, cách, trị phong nhiệt:
Bạc hà, tán bột, trộn mật làm hoàn, to như hạt súng (Khiếm thực), mỗi lần ngậm 1 hoàn (Giản Tiện Đơn Phương).
Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ:
Bạc hà 1 nắm to (20-30g), Tạo giáp 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ vỏ đen, tẩm dấm, nướng cho vàng, tán bột. Lấy 200ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều (Bạc Hà Hoàn - Thánh Huệ Phương).
Trị lở ngứa do phong khí:
Bạc hà, Thuyền thoái. Lượng bằng nhau, mỗi lần dùng 4g với rượu ấm (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
Trị lỵ ra máu:
Bạc hà, sắc uống (Phổ Tế Phương). Trị chảy máu cam không cầm:
Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi (Bản Sự Phương).
Trị ong chích:
Bạc hà gĩa, đắp lên chỗ tổn thương (Tất Hiệu Phương).
Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập vào trong làm cho 2 bắp chân lở loét chảy nước:
Bạc hà, vắt lấy nước bôi (Y Thuyết).
Trị tai đau:
Bạc hà tươi, ép lấy nước nhỏ vào tai (Mân Trần Bản Thảo).
Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng:
Bạc hà 8g, Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Giải Thang - Trung dược học).
Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên:
Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần (Thạch Cao Bạc Hà Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt:
Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Tổng Phương Lục Vị Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa:
Bạc hà 4g, Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống thì sởi mọc ra (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt:
Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị răng đau do phong hỏa:
Bạc hà lá 10g, Cúc hoa 10g,Bạch chỉ 6g, Hoa tiêu 2g, Tổ ong 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị ngứa ngoài da:
Bạc hà 30g, Thuyền thoái 30g. Tán bột, mồi lần dùng 4g, uống với nước và rượu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị ong chích (đốt):
Lá Bạc hà tươi, gĩa nát, bôi (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị tai đau:
Bạc hà tươi, gĩa nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai 3-5 giọt (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Kiêng kỵ khi dùng bạc hà
+ Người mới bị ngứa, không dùng. Bị đổ mồ hôi do hư không dùng (Dược Tính Luận).
+ Uống nhiều hoặc uống lâu ngày sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt, ho, tự ra mồ hôi: không dùng (Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì vậy, uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế, thương Tâm, bị hư yếu (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Uống nhiều thì tổn Tâm, Can. Dùng lâu, dùng nhiều thì tiết hết Tâm khí, hao âm, tổn dương. Bệnh mới khỏi: kiêng dùng vì sợ bằng ra mồ hôi gây vong dương. Chứng nội thương, biểu hư, âm hư đều cấm dùng. Bệnh nặng mới khỏi mà ăn vào thì ra mồ hôi không dứt: kiêng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi: không nên dùng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). (Vì sao người cao huyết áp không nên dùng bạc hà???)
Lưu ý khi dùng bạc hà
+ ”Bạc hà, vị cay, năng phát tán; tính mát, năng thanh lợi, dùng tiêu phong, tán nhiệt. Vì vậy nó là thuốc chủ yếu chữa đầu đau, đầu phong, các bệnh về mắt, họng, miệng, răng, trẻ nhỏ sốt cao co giật cũng như lao hạch, lở ngứa (Bản Thảo Cương Mục).
+ ”Bạc hà cay, thơm, hay sơ thông khí kết trệ, vì cay thì giải mát, sưu tập Can khívà ức chế Phế khí đang thịnh, tiêu phong nhiệt để làm mát đầu, mắt. Đối với trẻ con bị kinh phong, sốt cao, Bạc hà lại cần thiết, vả lại tính nó thăng lên, có thể phát hãn, dẫn các vị thuốc vào phần doanh vệ” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ ”Trẻ nhỏ sốt cao co giật, cần dùng Bạc hà để dẫn nhiệt. Lại có thể trị nóng âm ỉ trong xương. Dùng nước cốt và các thuốc khác sắc thành cao dùng. Khi dùng Bạc hà không được dùng với thịt mèo (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ ”Bạc hà có thể dẫn các thuốc nhập vào phần doanh, vệ, vì vậy có thể phát tấn được phong hàn (Bản Thảo Mông Thuyên).
+ ”Khi có mồ hôi, dùng Bạc hà nên sao để bỏ vị cay, làm giảm bớt sức đi ra biểu, tránh mồ hôi ra quá nhiều. Bạc hà ngạnh (cành) thiên về lý khí và thông kinh lạc. Bạc hà thán (sao thành than) đi vào phần huyết, phần âm để thanh phong nhiệt và hư nhiệt ở phần huyết và phần âm. Bạc hà long não còn gọi là Kê tô, sức tán nhiệt, giải độc mạnh hơn Bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ ”Theo tài liệu ghi chép thì tính vị của Kinh giới và Bạc hà đềucay, ấm nhưng áp dụng vào lâm sàng thì Bạc hà thiên về trị các bệnh phong nhiệt, có hiệu quả đặc biệt về tán phong nhiệt” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ ”Kinh giới và Bạc hà đều là thuốc có vị cay, thơm, dùng để phát tán, sơ biểu, thanh lợi ở đầu, mắt. Các bệnh ban sởi, ngứa, họng sưng đau thường dùng phối hợp cả 2 vị này. Tuy nhiên, Kinh giới tính ấm, chủ yếu trị phong hàn ở biểu và trị phù, ngứa, cầm máu, kinh phong. Còn Bạc hà tính mát, chủ yếu sơ tán phong nhiệttàở biểu, thông khí, giải uất, giải độc, tẩy uế, trị lỵ (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê). KHA TỬ
Tên khác
Kha tử còn có tên:Cây chiêu liêu, Hạt chiêu liêu, Kha lê, Kha lê lặc...
Tên dược: Frutus chebulae.
Tên thực vật:
1. terminalia chebula retz.
2. terminalia chebula retz var tomentella kurt.
Ttên tiếng trung: 诃子
Cây kha tử
(Mô tả, hình ảnh cây đẳng sâm, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Chiêu liêu là một cây gỗ cao 15 - 20m. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành bông, tràng hoa màu trắng, có mùi thơm. Quả hình trứng, 2 đầu nhọn có 5 cạnh dọc. Đường kính 2,5 - 3cm; dài 3 - 5cm. Vỏ màu nâu nhạt. Hạch (hột) cứng chắc, thịt dày (khi khô chỉ còn 2 - 4mm), vị chua chát.
Kha tử là cây ưa sáng khi trưởng thành, nhưng chịu bóng khi non. Kha tử mọc nhiều ở rừng thưa, rừng thứ sinh
Phân bố:
phân bố nhiều ở rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và khu vực rừng chuyển tiếp giữa rừng nửa rụng lá và rừng khộp (rừng rụng lá ưu thế cây họ Dầu). Trong nhiều khu rừng chiêu liêu chiếm 2-4% tổ thành cây gỗ lớn. Cây chiêu liêu thường mọc ở các địa hình bằng phẳng ven sông suối, dọc đường đi, chân núi ở độ cao dưới 1.200m, gặp nhiều ở độ cao 300-700m. Ở Ấn Độ, chiêu liêu có thể phân bố đến độ cao 1.500m. Cây chiêu liêu mọc trên cả đất pha sét và đất cát. Cây chiêu liêu chịu lạnh, khô và chịu lửa, do có vỏ dày. Chiêu liêu tái sinh rải rác dưới tán rừng thưa, có độ tàn che 0,3-0,4. Cây chiêu liêu cũng có khả năng tái sinh chồi tốt. Thông thường, chiêu liêu cùng mọc với chiêu liêu đen, chiêu liêu ổi
Cây kha tử mọc hoang và được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta. Trên thế giới, cây Chiêu liêu mọc hoang và được trồng ở các nước Đông Nam á (Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện), ấn Độ. Trước đây, Trung Quốc phải nhập vị Kha tử ở ấn Độ và Việt Nam, nay đã trồng được ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
Thu hái chế biến:
Quả chín thu hái từ tháng 6 đến tháng 8, phơi nắng cho khô. Nên chọn quả già chín phơi khô, vỏ ngoài có màu vàng ngà, thịt chắc là tốt, loại trái non, ốp lép là xấu
Theo kinh nghiệm Viện Đông y Việt Nam: Khi dùng Kha tử rửa sạch, để ráo nước, sao sơ, lúc bốc thuốc thang, giã dập, bỏ hạt dùng
Thành phần hóa học:
Trong thịt quả kha tử có: Tanin 51,3% gồm các axit: galic, egalic, luteolic, chebulinic có tác dụng kháng sinh trị nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus); các chất Chebutin, terchebin có tác dụng chống co thắt cơ trơn (trợ tim, chống ho, chống co thắt dạ dày, ruột…).
Quả kha tử có khoảng 30% chất làm săn da với các chất đặc trưng là các acid chebulinic, chebulagic; các tanin (20-40%) với các đặc trưng là acid elagic, glucogalin, senosid A(2), các men polyphenol oxidase, tanase, các đường glucose, arabinose, fructose và các acid amin…
Nhân quả chiêu liêu chứa 3-7% chất dầu màu vàng trong suốt, thuộc loại dầu bán khô, trong đó thành phần chủ yếu là các acid palmatic, oleic và linoleic. Một hợp chất có hoạt tính chống ung thư là chebulanin cũng chiết được từ cây chiêu liêu
Vị thuốc Kha tử
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị đắng, cay, se và tính ôn.
Qui kinh:
phế và đại tràng.
Công dụng:
Liễm Phế chỉ khái, Sáp tràng chỉ tả
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Kha tử
Ỉa chảy mạn tính, lỵ mạn tính và sa hậu môn ( Trĩ)Hội
chứng nhiệt: Dùng phối hợp kha tử với hoàng liên và mộc hương dưới dạng kha tử tán.
Hội chứng suy yếu và hàn: Dùng phối hợp kha tử với can khương và anh túc xác.
- Ho và hen do phế hư hoặc ho mạn tính kèm khàn giọng:
Dùng phối hợp chi tử với cát cánh, cam thảo và hạnh nhân.
Liều dùng: 3-10 g (dạng sống để chữa khàn giọng, dạng nướng dùng trị ỉa chảy).
Trị ho cảm, khan tiếng (viêm họng):
Kha tử 4 quả, Cam thảo 6g, Cát cánh 10g, thêm đồng tiện 150ml, nước 150ml sắc uống. Tác dụng: Tuyên Phế, chỉ khái, lợi hầu, khai âm. (Kha Tử Cam Cát Thang – Cổ Kim Y Thống).
Trị Tâm Tỳ đau hoắc loạn, thổ tả (do lạnh):
Cam thảo, Can khương, Hậu phát, Lương khương, Kha tử, Mạch nha, Phục linh, Thảo quả, Thần khúc, Trần bì. Lượng bằng nhau. Tán bột ngày uống 2 lần mỗi lần 6g. (Kha Tử Tán – Tuyên Minh Luận).
Chữa ho khản tiếng do phế hư:
Kha tử giã dập, bỏ hạt 8g, Cát cánh 10g, Cam thảo 6g. Sắc 3 nước, cô lại còn 200ml chia làm 4 lần uống trong ngày. Dùng thuốc đến khi khỏi.
Trị tiêu chảy (do tỳ khí hư hàn) tiêu phân sống, ruột sôi, bụng đau, thoát giang, trĩ lậu:
Can khương 4g, Cù túc xác 2g, Kha tử 2,8g, Quất hồng 2g. Tán bột ngày uống 2 lần mỗi lần 6g. (Kha Tử Tán – Tỳ Vị Luận).
Chữa ho viêm họng rát họng:
Kha tử 1 - 2 trái rữa sạch lấy phần vỏ nhai ngậm dần nuốt nước. (Kinh Nghiệm Nhân Gian).
Chữa ngộ độc do thức ăn nhiễm khuẩn, ỉa chảy mãn tính, lỵ mãn tính có sốt:
Kha tử nướng chín bỏ hạt 8g, Hoàng liên 5g, Mộc hương 5g làm bột mịn. Chia làm 3 lần uống trong ngày, chiêu với nước sôi để nguội
Trị sâu quảng, vết thương lõm vào:
Giáng hương 4g, Kha tử 20 hạt, Ngũ bội tử 20g, Thanh đại 4g. Tán bột trộn với dầu mè bôi. (Kha Tử Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Thận trọng và chống chỉ định:
không dùng kha tử cho các trường hợp mắc hội chứng ngoại cảnh và trong khi tích tụ nhiệt thấp ở trong cơ thể.
Không dùng trong trường hợp táo bón, mới cảm ngoại tà
Tham khảo:
Cách trị ho bằng kha tử:
Khi bị viêm họng hay khi vừa cảm thấy nuốt khó hoặc hơi đau ở họng khi nuốt thì phải trị ngay bằng cách: ngậm 1 quả kha tử, nuốt nước từ từ cho đến khi hết chất chát. Vài giờ sau nếu chưa cảm thấy hết khó chịu thì ngậm 1 quả nữa. Có thể gọt một miếng củ nghệ tươi bằng đầu ngón tay cái để ngậm như kha tử. Thường nên ngậm ngay khi cảm thấy họng nuốt khó, chỉ cần ngậm 1 quả kha tử đã hết viêm họng. Nếu dùng thuốc trễ thì mỗi ngày ngậm 3 quả, ngậm 2 – 3 ngày thì viêm họng, ho khan tiếng, tắt tiếng đều khỏi. Cách khác là với 8g kha tử kết hợp với 6g cam thảo, 10g cát cánh, đem sắc lấy nước uống hàng ngày. Dùng nhiều trong điều trị ho có đờm cho bé: nướng kha tử lên, sau đó thả vào cốc nước nóng có pha chút muối cho bé ngậm, rất hiệu quả.
Ho lâu ngày: dùng kha tử, đảng sâm mỗi vị 4g sắc với 400ml, còn 1/2 chia uống 3 lần. CANH CHÂU
Tên khác: Còn gọi là chanh châu, trân châu, klim châu, khan slan, xích chu đằng, tước mai đằng.
Tên khoa họcSageretiatheezans
Thuộc họ Táo taRhamnaceae.
Ta dùng cành và lá cây canh châu khô làm thuốc hay pha nước uống.
Cây Canh châu
(Mô tả, hình ảnh cây Canh châu, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Canh châu là một cây nhỏ có cành mang gai ngắn, cành non hơi có lông. Lá dai cứng ở phía trên mọc đối, phía dưới mọc cách, phiến lá hình trái xoan dài 10cm, rộng 8-35mm, mép có răng cưa nhỏ, phía đầu nhọn hơi tù, phía cuống hơi tròn. Hoa mọc thành bông ở ngọn hay kẽ lá, bông dài 2.5-5cm, đài hoa màu lục trắng, khi còn non có phủ lông mịn, cánh hoa so với đài hoa rất nhỏ. Quả hình cầu, đường kính 4-6mm, khi chín có màu đen nhạt, còn vòi và đài tồn tại.
Hạt 1-3 có vỏ ngoài màu xám nhạt, nhẵn bóng
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng quanh nhà ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Còn mọc ở miền Nam Trung Quốc.
Quả ăn được, thường chỉ hái cành hay lá về phơi hay sấy khô.
Bộ phận dùng
Lá, cành và rễ.
Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu.
Vị thuốc Canh châu
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng
Nhân dân ta thường dùng cành lá sắc với nước cho trẻ con mắc bệnh canh châu uống. Phòng sởi, đậu. Lá tươi nấu tắm rửa ghẻ lở.
Tính vị
Vị chua hơi ngọt
Kiêng kỵ:
Người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, không dùng đơn thuốc canh châu bằng đường uống.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Canh châu
Hỗ trợ điều trị sởi:
Cành và lá canh châu 20g, tầm gửi cây khế 18g, sắn dây 12g, cam thảo dây, hương nhu, hoắc hương mỗi vị 8g. Tất cả các vị rửa sạch, cho vào ấm đổ 400ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Ngoài ra lấy lá canh châu nấu nước tắm hàng ngày.
Để thúc sởi mọc nhanh có thể dùng bài thuốc:
Rễ canh châu 30g (hoặc lá 40g) thái mỏng, với 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml chia làm 3 lần, uống trong ngày.
Chữa vết thương chảy máu (nông, hẹp):
Lá canh châu, lá đuôi tôm mỗi vị 1 nắm nhỏ 20g, đinh hương 1 nụ, tất cả rửa sạch, để ráo nước giã nhỏ đắp vào vết thương, 2 - 3 ngày liền miệng thì thôi.
Chữa ngứa rôm sảy, mụn nhọt do nóng mới mọc:
Cành, lá canh châu 24g, hạ khô thảo, rễ cỏ xước, bồ công anh mỗi vị 20g, lá đơn đỏ 10g. Tất cả các vị rửa sạch, cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Chữa ghẻ nước:
Lấy cành lá 1 nắm to, đổ ngập nước nấu cô đặc ngâm rửa vết thương sẽ hiệu nghiệm. BẠCH ĐẬU KHẤU
Tên khác:
Tên khác:Vị thuốcBạch đậu khấucòn gọi làBà khấu, Bạch khấu nhân, Bạch khấu xác, Đa khấu, Đới xác khấu(TQDHĐT.Điển),Đậu khấu, Đông ba khấu, Khấu nhân, Tử đậu khấu(Đông dược học thiết yếu),Xác khấu(Bản thảo cương mục).
Tên khoa học:Amomum Repens Sonner.
Họ khoa học: Họ Zingiberaceae.
Tiếng Trung: 白豆蔻
Cây bạch đậu khấu
(Mô tả, hình ảnh cây bạch đấu khấu, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Cây thảo cao khoảng 2-3m. Thân rễ nằm ngang to bằng ngón tay, lá hình dải, mũi mác, nhọn 2 đầu, dài tới 55cm, rộng 6cm mặt trên nhẵn, dưới có vài lông rải rác bẹ lá nhẵn, có khía, lưỡi bẹ rất ngắn. Cụm hoa mọc ở gốc của thân mang lá, mọc bò, dài khoảng 40cm, mảnh, nhẵn, bao bởi nhiều vảy chuyển dần thành lá bắc ở phía trên, lá bắc mau rụng. Cuống chung của cụm hoa ngắn, mang 3-5 hoa, ở nách những lá bắc nhỏ hình trái soan. Hoa màu trắng tím, có cuống ngắn, đài hình ống nhẵn, có 3 răng ngắn. Tràng hình ống nhẵn, dài hơn đài 2 lần, thùy hình trái xoan tù, thùy giữa hơi dài rộng hơn, lõm hơn. Cánh môi hình thoi. Quả nang hình trứng, bao bởi đài tồn tại, có khi lớn đến 4cm.
Phân biệt:
Ngoài cây trên người ta còn dùng các cây với những tên Bạch đậu khấu.
(1) Cây Amomum krervanh Pierre.
(2) Cây Amomum cardamomum Lin.
(3) Cây Elettaria cardamomum Maton gọi là Tiễn đậu khấu.
(4) Cây Alpinia sp. gọi là Thổ hương khấu. Mọc hoang ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Địa lý:
Cây mọc hoang dại ở vùng thượng du bắc bộ (Cao Bằng, Lào Cai) Việt Nam và Cam pu chia. Cây này Việt Nam còn phải nhập.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào mùa thu, hái cây trên 3 năm, hái quả còn giai đoạn xanh chuyển sang vàng xanh. Hái về phơi trong râm cho khô, có khi phơi khô xong bỏ cuống rồi xông diêm sinh cho vỏ trắng cất dùng, khi dùng bóc vỏ lấy hạt.
Mô tả dược liệu:
1) Bạch đậu khấu, quả nang khô, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, không đều, đường kính khoảng 4-5 phân, vỏ quả màu vàng trắng, rãnh trơn có 3 rãnh dọc sâu, rõ ràng và nhiều vân rãnh cạn, một đầu có vết quả lồi lên hình tròn. Vỏ quả chất dòn thường nứt ra, lộ ra bên trong có hạt màu nâu tụ thành hình khối, trong có 3 buồng mỗi buồng 9-12 hạt, hạt hình đa giác màu xám trắng. Vỏ quả bóc ra gọi là Đậu khấu xác (Vỏ đậu khấu), mùi thơm rất nhẹ.
2) Hoa bạch đậu khấu màu nâu đến nhạt, thể hiện hình khối dài ép dẹt, mặt ngoài bao phủ hoa bị chất màng, có gân dọc rõ ràng, đầu dưới giữ cuống hoa tàn, thương phẩm thường lá phiến vụn, chất màng và vật dạng sơ, xen kẽ số ít cuống hoa, hơi có mùi thơm.
Phần dùng làm thuốc:
Hạt quả và hoa.
Vị thuốc bạch đậu khấu
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị qui kinh
Vị cay, the, mùi thơm, tính nóng, vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Vị cay, tính ấm, vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Đông dược học thiết yếu).
Công dụng - Chủ trị:
Hành khí, hóa thấp, chỉ ẩu. Trị nôn mửa, dạ dầy đau, đầy hơi, Tỳ Vị có thấp trệ (TQDHĐT.Điển).
Hành khí, làm ấm Vị. Trị phản vị, phiên vị, vị qủan trướng đau, bụng đầy, ợ hơi do hàn tà ngưng tụ và khí trệ gây ra (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
2 - 6g.
Cách dùng:
Bạch đậu khấu trái tròn mà lớn như hạt Bạch khiên ngưu, xác trắng đầy, hạt như hạt súc Sa nhân, khi bỏ vỏ vào thuốc thì bỏ vỏ sao dùng (Bản Thảo Cương Mục).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bạch đậu khấu
Trị đột ngột muốn nôn, ngột ngạt khó chịu ở tim:
Nhai vài hạt Bạch đậu khấu (Trửu Hậu Phương).
Trị trẻ nhỏ ọc sữa do vị hàn:
Bạch đậu khấu, Súc sa nhân, Mật ong, mỗi thứ 15 hạt, sinh Cam thảo, chích Cam thảo mỗi thứ 8g, tán bột, xát vào miệng trẻ con (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
Trị Vị hàn ăn vào mửa ra:
Bạch đậu khấu 3 trái, tán bột, uống với một chén rượu nóng liên tiếp vài ngày (Trương Văn Trọng Bị Cấp Phương).
Trị Tỳ hư ăn vào mửa ra:
Bạch đậu khấu, Súc sa nhân mỗi thứ 80g, Đinh hương 40g, Trần thương mễ 1 chén, sao đen với Hoàng thổ, xong bỏ đất, lấy thuốc, tán bột, trộn nước gừng làm viên. Mỗilần uống 8~12g với nước gừng (Tế Sinh Phương).
Trị sản hậu nấc cụt:
Bạch đậu khấu, Đinh hương mỗi thứ 20g, tán bột, uống với nước sắc Đào nhân (Càn Khôn Sinh Ý).
Trị Vị hư hàn sinh ra nôn mửa, ăn vào mửa ra:
Bạch đậu khấu, Nhân sâm, Gừng sống, Quất bì, Hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị hàn đàm đình trệ lại ở vị làm nôn mửa như bị phản vị:
Bạch đậu khấu, Bán hạ, Quất hồng, Gừng sống, Bạch truật, Phục linh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị Tỳ hư quá đến nỗi mắt trắng, mộng thịt che mắt:
Bạch đậu khấu, Quất bì, Bạch truật, Bạch tật lê, Quyết minh tử, Cam cúc hoa, Mật mông hoa, Mộc tặc thảo, Cốc tinh thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Lý khí ở phần thượng tiêu để khỏi trệ khí:
Bạch đậu khấu, Hoắc hương, Quất bì, Mộc hương, thêm Ô dước, Hương phụ, Tử tô, trị các chứng nghịch khí của phụ nữ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị Vị hư hàn ăn vào mửa ra thường sảy ra lúc mùa thu:
Bạch đậu khấu làm quân, Sâm, Truật, Khương, Quất làm tá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Giải độc rượu, muốn nôn vì uống quá nhiều rượu:
Bạch đậu khấu, Biển đậu, Ngũ vị tử, Quất hồng, Mộc qua (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ngực bụng đau do khí trệ:
Bạch đậu khấu 6g, Hậu phác 8g, Quảng mộc hương 4g, Cam thảo 4g, sắc uống (Ngũ Cách Khoan Trung Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ngực đầy tức do thấp trọc uất ở thượng tiêu, khí cơ trở trệ:
Bạch khấu nhân 6g, Hạnh nhân 12g, Ý dĩ nhân 20g, Hậu phát 8g, Hoạt thạch 16g, Trúc diệp 12g, Bán hạ 12g, Thông thảo 8g, sắc uống (Tam Nhân Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
So sánh bạch đậu khấu với các vị thuốc khác
+”Tính vị và công năng của Bạch đậu khấu và Súc sa nhân cùng như nhau nhưng Bạch đậu khấu có mùi thơm mát, nhẹ, từ từ thấm vào Tâm, Tỳ, thiên về đi lên trước rồi mới đi xuống sau. Súc sa nhân lại khác hẳn: giỏi về đi xuống nhưng lại hơi ấm và đi lên. Thăng giáng của 2 vị này đều có cái hay của nó - Bạch đậu khấu vị cay, thơm, tính ấm, mầu trắng, đi vào Phế, sở trường về điều trị hàn tà ở thượng tiêu. Bạch khấu xác được cái dư khí của nhân Đạu khấu, tính tương đối hòa hoãn. Nếu Phế, Vị có vẻ hơi đầy, dùng vào thấy thông vùng ngực, lý khí, hòa Vị” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
. Cây Bạch đậu khấu còn cho xác và hoa, gọi là Đậu khấu xác, Đậu khấu hoa, có tác dụng như Bạch đậu khấu nhưng kém hơn (Thường Dụng Trung Dược).
. Đậu khấu và Sa nhân tính vị và công dụng giống nhau, đều là thuốc ôn vị tán hàn, lý khí hóa thấp. Nhưng Khấu nhân chuyên về ôn vị chỉ ẩu còn Sa nhân thì chuyên về ôn Tỳ chỉ tả (Thường Dụng Trung Dược).
. Bạch đậu khấucòn dùng để giải độc rượu, say rượu không tỉnh có thể dùng nó (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Sa nhân, Khấu nhân tính ôn, vị cay, đề có thể ôn Tỳ, tán hàn, lý khí, hoá thấp, đều là thuốc chủ yếuđể lý khí, khoan hung, đều có thể trị bụng đầy trướng, bụng đau, nôn mửa nhưng Sa nhân tuy có vị thơm nhưng khí lại trọc, sức tán hàn khá mạnh, chuyên về hạtiêuvà trung tiêu, thích hợp với hàn thấp tích trệ, hàn tả, lãnh lỵ, lại có tác dụng an thai. Bạch khấu có vị thơmmà khí thanh, tính ôn táo yếu hơn, chuyên về thượng tiêu và trung tiêu, thích hợp với các chứng nấc, nôn do thấp trọc ngăn trở ở Vị, lại có thể tuyên thông Phế khí, trị ngực đầy do thấp ngăn trở khí. Chứng thấp trệ thiên về nhiệt, thường dùng Bạch khấu, không dùng Sa nhân. Bạch khấu và Sa nhân khi sắc thuốc, nên cho vào sau để tránh bay mất khí (Thực Dụng Trung Y Học).
Kiêng kỵ khi dùng bạch đậu khấu
Nôn mửa, bụng đau do nhiệt, hỏa uất: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Phế, Vị có hỏa uất, chứng nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). MÙ U
Tên khác Mù u, Cồng hay Hồ đồng
Tên khoa họcCalophyllum inophyllum L.,thuộc họ Măng cụt - Clusiaceae.
Cây Mù u
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây to cao tới 20-25m, đường kính trung bình 30-35cm. Cành non nhẵn, tròn. Lá lớn, mọc đối, thon dài, mỏng; gân phụ nhiều, nhỏ, song song và gần như thẳng góc với gân chính, nổi rõ cả hai mặt; cuống lá dày và bẹt. Cụm hoa chùm ở nách lá hay ở ngọn cành gồm 5-16 hoa, thường là 9. Hoa màu trắng hay vàng cam, có 4 lá đài, 4 cánh hoa, nhiều nhị xếp thành 4-6 bó, bầu một lá noãn với một noãn đính gốc, 1 vòi nhuỵ. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi chín màu vàng nhạt, chứa một hạt có vỏ dày và một lá mầm lớn dầy dần.
Cây ra hoa tháng 2-6, có quả tháng 10-12.
Bộ phận dùng:
Hạt, dầu hạt, nhựa cây, rễ, lá - Semen, Oleum, Resina, Radix et Folium Calophylli Inophylli.
Nơi sống và thu hái:
Cây của miền Malaixia, châu Ðại dương, cũng mọc hoang ở nước ta, thường được trồng làm cây bóng mát. Thu hái quả tốt nhất vào lúc cây có 7-10 năm tuổi; quả chín rụng rồi khô vỏ sẽ cho nhiều dầu nhất. Nên thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Hạt dùng tươi hay ép lấy dầu. Nhựa thu quanh năm, phơi khô, tán bột. Rễ, lá thu hái quanh năm, phơi khô.
Thành phần hóa học:
Nhân hạt chứa 50,2-73% dầu; vỏ hạt chứa (-+) leucocyanidin, vỏ cây chứa 11,9% tanin, acid hữu cơ, saponin triterpen, phytosterol, tinh dầu, coumarin. Mủ của quả có một phần không tan trong cồn gồm các glycerid, và phần tan trong cồn chứa tinh dầu, nhựa và các lacton phức hợp (dẫn xuất coumarin): calophyllolid, mophyllolid, acid calophyllic. Chất calophyllolid có tính chất chống đông máu như các coumarin khác. Lá chứa saponin và acid hydrocyanic.
Vị thuốc Mù u
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, công dụng:
Nhựa Mù u có vị mặn, tính rất lạnh; có công dụng gây nôn, giải các loại ngộ độc, bụng trướng đầy. Dầu Mù u có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, sát trùng, cầm máu. Vỏ se, làm săn da. Lá độc đối với cá.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mù u
Ðau dạ dày:
Bột vỏ Mù u 20g, bột Cam thảo nam 14g, bột Quế 1g, tá dược vừa đủ làm thành 100 viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên.
Mụn nhọt, lở, ghẻ:
Hạt Mù u giã nhỏ, thêm vôi, đun sôi để nguội làm thuốc bôi. Hoặc dầu Mù u trộn với vôi, chưng nóng lên để bôi.
Giải độc:
Hoà nhựa vào nước, uống nhiều lần thì mửa ra. Nếu không có nhựa thì dùng 120g gỗ chẻ nhỏ sắc uống nhiều lần.
Cam tẩu mã, viêm răng thối loét:
Nhựa Mù u trộn với bột Hoàng đơn bôi liên tục vào chân răng.
Răng chảy máu hay lợi răng tụt xuống, chân răng lộ ra:
Rễ Mù u và rễ Câu kỷ (Rau khởi) liều lượng bằng nhau, sắc nước ngậm nhiều lần.
Phong thấp đau xương và thận hư Đau lưnghoặc bị thương đau nhức:
Rễ Mù u 40g sắc uống. ĐỊA CỐT BÌ Tên khác:
Vị thuốc Địa cốt bì còn gọiKhô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan, Phục trần chiên, Tây vương mẫu trượng, Kim sơn gìa căn(Hòa Hán Dược Khảo),Tính cốt bì(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Cortex lycci Sinensis.Họ Solanaceae.
Tiếng Trung: 地 骨 皮
Cây Địa cốt bì
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Địa cốt bì là vỏ rễ của cây Câu kỷ (Lycium sinense Mill) thuộc họ Solanaceae. (Xem: Câu kỷ tử).
Phân biệt:
Ở một số nơi trong nước ta, cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ rễ của cây Đại thanh (Isatis tinctoria L.,) hoặc vỏ của cây rễ Bọ mẩy (Clerodendron Cyrtophyllum Turcz) (Xem: Bản lam căn) để làm thay thế cho vị Địa cốt bì. Cần phân biệt chú ý để khỏi nhầm lẫn.
Mô tả dược liệu:
Địa cốt bì có vỏ cuộn hình lòng máng hay hình ống, hoặc hai lần hình ống. Mặt ngoài màu vàng đất hay vàng nâu, có những đường nứt dọc ngang, có lớp bần dễ bong. Mặt trong màu trắng hay vàng xám có nhiều đường vân dọc, đôi khi còn sót một ít gỗ. Chất nhẹ, giòn, dễ bẻ. Mặt bẻ lởm chởm. Mặt cắt ngang, có lớp bần phía ngoài, libe phía trong màu trắng xám. Mùi thơm hơi hắc, vị lúc đầu hơi ngọt, sau hơi đắng. Loại phiến lớn không có lõi là tốt. Vỏ to dầy, sắc vàng lại có đốm trắng nhiều lõi là loại xấu.
Trong khi đó vỏ rễ của cây Bọ mẩy có vỏ cuộn tròn hình lòng máng hay cuộn hình ống. Mặt ngoài màu vàng nâu đến lục xám, sần sùi, mặt trong màu vàng nâu, có nhiều đường vân dọc, hơi sần sùi. Chất giòn; dễ bẻ. Mặt bẻ thô. Mặt cắt ngang có lớp bầm mỏng, mô mềm vỏ lổn nhổn như có sạn. Không mùi, vị hơi chát, khi nhấm như có sạn.
Thu hái, sơ chế:
Đào được rễ, rửa sạch, rút bỏ lõi. Thu hái vào trước đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu.
Phần dùng làm thuốc:
Vỏ rễ.
Bào chế:
1- Sau khi cắt thành từng đoạn ngắn bằng nhau, sắc nước Cam thảo ngâm một đêm rồi vớt ra sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
2- Chọn vỏ không còn lỏi, rửa sạch, xắc nhỏ phơi khô dùng sống, có khi tẩm rượu sấy qua (Trung Dược Học).
Vị thuốc Địa cốt bì
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, Tính lạnh.
Quy kinh:
Vào kinh Phế, Can Thận, Tam tiêu.
Công dụng:
Thanh nhiệt, lương huyết (chuyên chữa nóng trong xương), đồng thời có tác dụng sinh tân, chỉ khát.
Chủ trị:
Trị sốt về chiều do âm hư, sốt lâu ngày không lui.
Liều lượng:
3- 5 chỉ.
Kiêng kỵ:
Vị này chuyên thanh hư nhiệt hễ bị ngoại cảm phong hàn phát sốt thì cấm dùng. Tỳ Vị hư hàn cấm dùng.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, không nên chất nặng lên sợ dẹp nát.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Địa cốt bì
Làm mạnh gân cốt, bổ tinh tủy, sống lâu không gìa:
Dùng Câu kỷ (rễ), Sinh địa hoàng, Cam cúc hoa, mỗi thứ 1 cân đâm nhuyễn, lấy 1 chén nước lớn sắc lấy nước cốt, lấy nước này mà nấu xôi. Xôi chín xới ra để nguội rải đều cho men rượu vào đợi lên men cho chín cất thành rượu để lắng trong ngày uống 3 chén (Địa Cốt Tửu - Thánh Tế Tổng Lục).
Trị hư lao, sốt hâm hấp:
Rễ Câu kỷ tán bột uống với nước sôi, bệnh nhân mãn tính cố tật lâu ngày không nên dùng (Thiên Kim Phương).
Trị nóng nảy bức rức, nóng trong xương và các loại nóng nảy bứt rứt do hư lao, nóng nảy bứt rứt sau khi bệnh nặng:
Địa cốt bì 2 lượng, Phòng phong 1 lượng, Cam thảo (chích) 5 chỉ. Mỗi lần dùng 5 chỉ sắc với 5 lát gừng tươi uống (Địa Tiên Tán - Tế Sinh Phưong).
Trị chứng nhiệt lao người nóng như đốt:
Dùng Địa cốt bì 2 lượng, Sài hồ 1 lượng tán bột. Mỗi lần uống 2 chỉ với nước sắc Mạnh môn đông (Thánh Tế Tổng Lục).
Hư lao đắng miệng khát nước, xương khớp nóng bức rức, hoặc lạnh:
Dùng Câu kỷ (rễ) loại vỏ trắng cắt ra 5 thăng. Mạch môn đông 3 thăng, Tiểu mạch 2 thăng, nấu cho đến khi chín nhừ, bỏ bã mỗi lần uống một thăng, khi khát thì uống (Thiên Kim Phương).
Đau thắt lưng do thận suy
Dùng Rễ câu tử, Đỗ trọng, Tỳ giải mỗi thứ 1 cân, ngâm với 3 đấu rượu ngon bịt kín, bỏ trong nồi nấu 1 ngày, khi thích thì uống (Thiên Kim Phương).
Nôn ra máu không dứt
Dùng rễ Câu kỷ (vỏ) tán bột sắc uống hàng ngày (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị tiểu ra máu:
Địa cốt bì mới rửa sạch, gĩa nát lấy nước, sắc, mỗi lần uống 1 chén, hoặc bỏ vào một tý rượu uống nóng trước khi ăn (Giản Tiện Phương).
Trị bạch đới, mạch chạy Sác
Dùng 1 cân rễ Câu kỷ, Sinh địa hoàng 5 cân, 1 đấu rượu. Sắc còn 5 thăng uống hằng ngày (Thiên Kim Phương).
Dịch sưng đỏ mắt, sưng húp
Dùng Địa cốt bì 3 cân, 3 đấu nước sắc còn 3 thăng, bỏ bã, bỏ vào 1 lượng muối sắc còn 2 thăng đem rửa mắt ( Thiên Trúc Kinh Phương).
Sâu nhức răng
Dùng Rễ câu kỷ loại vỏ trắng sắc với dấm súc ngậm hoặc sắc với nước uống cũng được (Trửu hậu phương).
Miệng lưỡi lở láy
Dùng Địa cốt bì thang trị bàng quang di nhiệt xuống tiểu trường, ở trên làm cho miệng lở loét, tâm nhiệt vị uất, cơm nước ăn không xuống, dùng Sài hồ, Địa cốt bì mỗi thứ 3 chỉ, sắc uống (Đông viên phương).
Trẻ con bị cam ăn ở tai, sau tai là do thận cam
Dng Địa cốt bì sắc lấy nước rửa, hoặc trộn với dầu Mè xức vào (Cao văn Hổ, Liêu châu nhàn lục phương).
“Ứng hiệu tán” còn gọi là “Thác lý tán”
Trị rò, cam sang, lâu năm không dứt, dùng Địa cốt bì mùa đông tán bột, mỗi lần dùng lấy giấy cuộn lại chấm thuốc bỏ vào lỗ rò hoặc nơi lở nhiều lần thì tự nhiên sinh thịt mới, rồi lại lấy thuốc bột này uống với nước cơm lần 2 chỉ, ngày uống 3 lần (Ngoại khoa tinh nghĩa phương).
Đàn ông bị dương vật sưng loét ngứa đầu, máu mủ cứ chảy nước bẩn ra.
Trước hết lấy nước tương rửa sạch, sau đó lấy bột Địa cốt bì có tác dụng sinh cơ giảm đau (Vệ sinh bửu giám phương).
Chai chân, chai ngón chân đau lở
Dùng Địa cốt bì, Hồng hoa tán bột xức vào, nhiều ngày thì lành (Khuê cát sự nghi phương).
Tham khảo:
Tác dụng trong các tài liệu khác
1- Vị Đơn bì cùng với Địa cốt bì đều có tác dụng thanh âm và thanh nhiệt ẩn núp trong âm phận, có thể trị lao nhiệt nóng bức rức trong xương. Nhưng, vị Đơn bì lạnh mà vị cay, thích hợp trong chứng không ra mồ hôi, còn vị Địa cốt bì lạnh mà vị ngọt, thích hợp trong trường hợp chứng có mồ hôi (Trung dược giảng nghĩa).
2- Địa cốt bì tán nhỏ hòa bột mì nấu chín ăn, khử được phong ở thận, ích tinh khí (Chân quyền-Dược tính bản thảo Đường).
3- Địa cốt bì khử nóng âm ỉ trong xương, tiêu khát (Mạnh Sằn - Thực liệu bản thảo, Đường).
4- Địa cốt bì chữa được các vết thương do dao búa rất tốt và thần hiệu (Trần Thừa - Bản thảo biệt thuyết, Tống).
5- Địa cốt bì giải nóng âm ỉ trong xương và da dẻ nóng, tiêu khát, phong thấp tê, cứng mạch gân xương, mát huyết (Trương nguyên Tố - Trân châu nang, Kim).
6- Địa cốt bì chữa phong tà vô địch ở biểu và chứng lao phổi, nóng trong xương có mồ hôi (Lý Đông Viên - Dụng dược pháp tượng, Nguyên).
7- Địa cốt bì tả thận hỏa, giáng phục hỏa trong phế, khử hỏa trong bào thai, giảm sốt, bổ chính khí (Vương hiếu Cổ - Thang dịch bản thảo, Nguyên).
8- Địa cốt bì chữa thổ huyết vùng thượng cách, sắc nước súc miệng cầm chảy máu răng chữa cốt tào phong (chứng sưng hàm gò má rất khó chữa) (Ngô thoại - Nhật dụng bản thảo, Nguyên).
9- Địa cốt bì khử hư nhiệt ở hạ tiêu can thận (Lý Thời Trân - Bản thảo cương mục, Minh).
10- Địa cốt bì tức là vỏ rễ của cây Câu kỷ, vị ngọt khí hàn. Tuy với Đơn bì cũng là thuốc chữa cốt chưng, nhưng Đơn bì vị cay, chữa được nóng âm ỉ trong xương không ra mồ hôi, còn Địa cốt bì có vị ngọt chữa được chứng âm ỉ trong xương có mồ hôi. Đơn bì lại vốn thuộc loại vào huyết phận, tán ứ, mồ hôi là huyết, không có mồ hôi mà thấy huyết ứ thì mùi cay hàn là thích hợp nhất. Nếu nóng âm ỉ trong xương mà có mồ hôi, dùng Đơn bì cay phát tán, thì quả thật làm cho mồ hôi bị cướp đoạt và mát máu chăng. Nội kinh nói, nhiệt tà ở bên trong, tả bằng vị ngọt tính mát, nó là Địa cốt bì. Theo Địa cốt bì vào phế giảng hỏa, vào thận, mát huyết, mát xương, hễ nội nhiệt mà thấy sốt tiểu nhiệt ở cơ da, bí đại tiểu tiện, ngực sườn đau nhói, hễ ở đầu đau do phong, ở biểu thấy sốt cơn vô định, ở phế thấy tiêu khát, ho không ngừng đều dùng thuốc này để giải. Người đời nay chỉ biết Cầm, Liên để chữa hỏa ở thượng tiêu, biết Bá để chữa hỏa ở hạ tiêu, mà không biết ý nghĩa ngọt nhạt hơi lạnh của Địa cốt bì, cực kỳ bổ âm thoái nhiệt vậy, thường có công hiệu đặc biệt. Lý Đông Viên ghi rằng Địa là âm, Cốt là lý, là bí tiểu, dùng thuốc này vừa chữa nối nhiệt không sinh, lại chữa tà phù du (di động) ở biểu lý, đều khỏi cả, đây là thuốc biểu lý, trên dưới đều chữa, mà ở phần dưới lại càng cần thiết hơn, nhưng tỳ vị hư hàn thì cấm dùng. Khi dùng ngâm nước Cam thảo đề dùng (Hoàng cung Tú - Bản thảo cầu chân, Thanh).
11- Địa cốt bì làm thuốc bổ, giải sốt rét, phát hãn. Dùng địa cốt bì 1 cân xắt mỏng, rượu nhẹ 4 cân, trước tiên dùng 2 cân rượu ngâm 1 ngày, cho vào rổ tre cho khô, còn phần rượu còn lại rưới rửa tiếp, xong đem vào nồi đất nấu cho rượu còn phần nửa, chưng cách thủy cho tan khí thanh cao là được, cứ mỗi lần dùng 2-3 phân. Nếu dùng để chữa sốt rét mỗi lần dùng 3,5 - 5 phân. Hoặc có phương pháp khác dùng Địa cốt bì nửa lượng, nước chín 10 lượng, cho vào đồ đựng có nắp, ngâm 1 giờ đồng hồ lọc bỏ bã là được, mỗi lần dùng 3chỉ - 1 lượng.
12- Địa cốt bì có vị ngọt tính chìm, mà rất lạnh, chuyên để lui mồ hôi, lao nhiệt nóng trong xương, hỏa phục ở thận và phế, bổ ích khí của can, mát huyết, mát xương, trừ tà khí trong ngũ tạng, tiêu khát, nhiệt ở trung tiêu, cùng trừ nhiệt ở cơ thịt, lợi đại tiểu tiện. Trị nóng trong xương, công ngang với Đơn bì, nhưng Đơn bì giải chứng không ra mồ hôi, so với Tri, Bá đắng và hàn sao bằng Cốt bì ngọt mà hàn, hạ khí của dạ dầy. Sách nói rằng: Ruột trơn thì cấm dùng Câu kỷ tử, hàn lành ở trong thì cấm dùng Địa cốt bì (Hải Thượng Lãn Ông - Dược phẩm vậng yếu, tập Thủy. PHÈN CHUA ( BẠCH PHÀN ) Tên khác:
Vị thuốc Bạch phàn còn gọiPhèn chua, phèn phi, khô phèn.Vũ nát(Bản kinh),Vũ trạch(Biệt lục),Mã xĩ phàn(Bản thảo tập chú),Nát thạch(Cương mục),Minh thạch, Muôn thạch, Trấn phong thạch(Hòa hán dược khảo),Tất phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Minh phàn, Phàn thạch.
Tên khoa học:Alumen, Sulfas Alumino Potassicus.
Bạch phàn
(Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Điều chế phèn chua từ nguyên liệu thiên nhiên là Minh phàn thạch, công thức K2S0, Sulfataluminium A12 (S04)3, A14(OH)3 có lần ít sắt nung Ming phàn thạch (Alunite) rồi hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh sẽ được phèn chua, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, khi thì một miếng to không màu hoặc trắng, có khi trong hay hơi đục, tan trong nước không tan trong cồn, Rang ở nhiệt độ cao phèn chua mất dần hết nước để thành Phèn phi, xốp nhẹ gọi là khô phàn (Alument Usium).
Sơ chế:
Nung đá Minh phàn (ALUNITE) sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh, ngoài ra có thể chế phèn chua bằng cách nung đất sét cho tác dụng với ACID SULFURIC, rồi trộn với dung dịch KALI SULFAT rồi kết tinh. Dùng thứ trắng trong là thứ tốt.
Bào chế:
(1) Phương pháp ngày xưa:
Cho phèn chua vào nồi đất nung đỏ rực cả trong lẫn ngoài, lấy ra đậy kín lại, cho vào trong tàng ong lộ thiên mà đốt, cứ 10 lạng phèn thì 6 lạng tàng ong, đốt cháy hết để nguội lấy ra tán bột. Gói giấy lại, đào đất sâu 5 tấc, chôn 1 đêm rồi lấy ra dùng (Lôi Công).
- Không nấu thì gọi là sinh phàn, nấu khô cho hết nước gọi là Khô phàn. Nếu uống phải chế cho đúng cách (Lý Thời Trân).
(2) Phương pháp ngày nay dùng 1 chảo gang có thể tích chứa được gấp 5 lần thể tích muốn phi, để tránh phèn trào ra. Cho vào chảo đốt nóng đến khi chảy, nhiệt độ có tới 800-9000. Phèn bồng trào lên, cho đến khi nào không thấy bồng trào lên nữa thì rút lửa để nguội. Lấy ra cạo bỏ cái đen hoặc vàng bám bên ngoài chỉ lấy thứ trắng. Tán mịn. Phèn phi tan ít và chậm tan trong nước.
Bảo quản:
Cần tránh ẩm. Đựng kín trong lọ.
Vị thuốc Bạch phàn
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, qui kinh:
Vị chua chát, tính lạnh, Nhập kinh Tỳ
Công dụng:
Táo thấp, sát trùng, khử đàm, chỉ huyết, đồng thời lại còn có tác dụng làm mửa mạnh nhiệt đàm.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bạch phàn:
Cổ họng sưng đau, đờm dãi nhiều, động kinh
Dùng từ 2-1 chỉ uống, ngoài dùng tùy thích.
Đinh nhọt, phát bối (nhọt độc ở lưng), nhọt độc đầy người.
“Hoàng lạp hoàn” gồm Bạch phàn 1 lượng sống, luyện với sáp ong nóng chảy viên to bằng hạt đậu đen, lần uống 10 viên đến 20 viên với nước nóng, nếu nhọt chưa thành thì tan đi, nếu có mủ thì vỡ mủ, mau lành miệng.
Trúng phong cấm khẩu
Bạch phàn 1 lượng, Tạo giáp 5 chỉ tất cả tán bột (từng vị 1) uống một lần 1 chỉ với nước sôi để nguội, dần dần đờm sẽ ra thì bớt.
Nhức đầu không muốn ăn do đờm kết
Bạch phàn 1 lượng sắc với 2 chén nước còn 1 chén trộn với 2 muỗng mật ong, uống sẽ nôn ra đờm, nếu chưa uống thêm nước để dễ mửa.
Động kinh bởi phong đờm
“Hóa đờm hoàn” dùng Bạch phàn 1 lượng, Tế trà (chè tàu) nhỏ cánh, lâu năm càng tốt 5 chỉ, Tán bột luyện với mật ong bằng hạt đậu đen, trẻ con lần uống 5-6 viên, người lớn lần 15 viên với nước nóng, uống đại tiện ra nhiều đờm
Trẻ con mới sinh khóc mãi vì hàn khí ở bụng mẹ
Bạch phàn nung lửa 1 ngày tán bột viên bằng hạt ngô đồng, mài với sữa cho uống lần 2 viên cho đến khi hết.
Sản hậu bị cấm khẩu
“Cô phượng tán” dùng Bạch phàn sống 1 chỉ tán bột trộn nước lạnh cho uống 2-3 lần.
Trẻ em miệng lưỡi trắng không bú được
Phèn chua phi 1 chỉ, tán bột dùng lông gà rà vào miệng.
Đại tiểu tiện không thông
Bạch phàn 5 chỉ tán bột, nằm ngửa bỏ vào rốn làm khí lạnh vào bụng một lát thì đi được.
Đau bụng Thổ tả
Phèn phi 1 chỉ uống với nước đun sôi trị
Rắn độc cắn
Để 1 cục Bạch phàn lên lưỡi dao đốt cho chảy ra, rồi dùng nó nhỏ một giọt vào chỗ vết thương.
Hôi nách
Phèn phi tán bột bọc vào khăn lụa hoặc khăn tay xát vào nách hàng ngày.
Tai chảy nước chảy mủ, miệng lưỡi lở
Phèn phi rắc tại chỗ hoặc trộn nước lạnh để rửa.
Ngứa lở vảy ở da đầu.
Minh phàn 1 cân rưỡi (nung lửa thành Khô phàn tán bột). Tùng hương 3 lượng (tán bột). Thư bản du tươi nửa cân. Đem tùng hương quậy đều với trư bản rồi nấu dẻo khi nào lấy đũa lên nhỏ giọt hột là được, để nguội trộn khô phàn (bột) vào khuấy đều, phết dán.
Thấp chẩn.
Khô phàn: Lưu hoàng mỗi thứ 3 lượng, Thạch cao nung 1 cân, Thanh đại 1 lượng, Băng phiến 5 cân, tán bột cát kín khi dùng với thái du xức vào nơi đau ngày 2 lần liên tục 5-7 ngày.
Ngứa lở.
Khô phàn, Lưu hoàng, Xà sàng tử mỗi thứ 1 lượng tán bột trộn dầu vừng (mè) xức.
Hoàng đản.
(1) “Tiêu thạch phàn thạch tán” gồm: Tiêu thạch, Phàn thạch 2 vị bằng nhau tán bột uống với nước cháo Đại mạch lần 1 chỉ, ngày 3 lần.
(2) Minh phàn, Thạch đai, các vị bằng nhau tán bột uống lần 5 phân -1 chỉ, ngày 3 lần.
Xuất huyết ở phổi.
“Chỉ huyết tán” Bạch phàn, Hài nhi trà, tán bột các vị bằng nhau, mỗi lần 3-4 phân uống với nước nóng.
Trị đinh nhọt, phát bối (nhọt độc ở lưng), nhọt độc đầy người:
Bạch phàn 30g sống, luyện với sáp ong nóng chảy, làm viên to bằng hạt đậu đen, mỗi lần uống 10 viên đến 20 viên với nước nóng, nếu nhọt chưa thành thì tan đi, nếu có mủ thì vỡ mủ, mau lành miệng (Hoàng Lạp Hoàn – Hoà Tễ Cục Phương).
Trị trúng phong cấm khẩu:
Bạch phàn 30g, Tạo giáp 15g, tán bột (từng vị 1), uống một lần 3gvới nước sôi để nguội, dần dần đờm sẽ ra thì bớt (Cục Phương).
Trị nhức đầu không muốn ăn do đờm kết:
Bạch phàn 30g, sắc với 2 chén nước còn 1 chén, trộn với 2 muỗng mật ong, uống sẽ nôn ra đờm, nếu chưa uống thêm nước để dễ mửa (Cục Phương).
Trị động kinh do phong đờm:
Bạch phàn 30g, Tế trà (chè tàu) nhỏ cánh, lâu năm càng tốt 5 chỉ, Tán bột luyện với mật ong bằng hạt đậu đen, trẻ con lần uống 5-6 viên, người lớn lần 15 viên với nước nóng, uống đại tiện ra nhiều đờm (Hóa Đờm Hoàn – Toàn Ấu Tâm Giám).
Trị trẻ nhỏ mới sinh khóc mãi vì hàn khí ở bụng mẹ:
Bạch phàn nung lửa 1 ngày, tán bột, làm viên to bằng hạt ngô đồng, mài với sữa cho uống, mỗi lần 2 viên cho đến khi hết (Bảo Ấu Tâm Giám)
Trị sản hậu bị cấm khẩu:
Bạch phàn sống tán bột, lấy 3g, trộn nước lạnh cho uống 2-3 lần (Cô Phượng Tán - Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương).
Trị trẻ em miệng lưỡi trắng không bú được:
Phèn chua phi 3g, tán bột, dùng lông gà rơ vào miệng (Toàn Ấu Tâm Giám).
Trị đại tiểu tiện không thông:
Bạch phàn tán bột, nằm ngửa, lấy 2g bỏ vào rốn khiến cho khí lạnh vào bụng một lát thì đi được (Cấp Cứu Bị Pháp).
Trị đau bụng thổ tả:
Phèn phi 3g, uống với nước đun sôi (Bị Cấp Cứu Pháp).
Trị rắn độc cắn:
Để 1 cục Bạch phàn lên lưỡi dao đốt cho chảy ra, rồi dùng nó nhỏ một giọt vào chỗ vết thương (Bị Cấp Cứu Pháp).
Trị hôi nách:
Phèn phi tán bột, bọc vào khăn lụa hoặc khăn tay xát vào nách hàng ngày (Bị Cấp Cứu Pháp).
Trị tai chảy nước chảy mủ, miệng lưỡi lở:
Phèn phi rắc tại chỗ hoặc trộn nước lạnh để rửa (Phổ Tế Phương).
Trị ngứa lở, vảy ở da đầu:
Minh phàn 1 cân rưỡi (nung lửa thành Khô phàn, tán bột). Tùng hương 3 lượng (tán bột). Trư bản du tươi nửa cân. Đem Tùng hương quậy đều với Trư bản rồi nấu dẻo, khi nào lấy đũa lên thấy nhỏ thành giọt là được, để nguội, trộn Khô phàn (bột) vào khuấy đều, phết dán nơi đau (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
Trị thấp chẩn:
Khô phàn, Lưu hoàng mỗi thứ 90g, Thạch cao nung 1 cân, Thanh đại 30gg, Băng phiến 5 cân, tán bột, cất kín, khi dùng với thái du xức vào nơi đau ngày 2 lần liên tục 5-7 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
Trị ngứa lở:
Khô phàn, Lưu hoàng, Xà sàng tử mỗi thứ 30g, tán bột, trộn dầu vừng (mè) bôi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
Trị hoàng đản:
Tiêu thạch, Phàn thạch 2 vị bằng nhau tán bột uống với nước cháo Đại mạch lần 1 chỉ, ngày 3 lần ( Tiêu Thạch Phàn Thạch Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
Trị hoàng đản:
Minh phàn, Thạch đai, các vị bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 1,5 – 3g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
Trị nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng lậu, xuất huyết ở phổi, vết thương chảy máu:
Bạch phàn, Hài nhi trà, tán bột các vị bằng nhau, mỗi lần 3-4 phân uống với nước nóng ( Chỉ Huyết Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
Trị trẻ nhỏ bị nga khẩu sang:
Khô phàn, Châu sa, các vị bằng nhau tán bột dùng dầu mè hoặc dầu ăn bôi lên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
Trị đinh nhọt sưng đau thấp chẩn:
Minh phàn, Hùng hoàng, các vị bằng nhau, trộn với bã trà đắp nơi đau (Nhị Vị Bạt Độc Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
Sát trùng chỉ ngứa:
(1) Minh phàn 1 cân rưỡi (nung lửa thành Khô phàn tán bột). Tùng hương 3 lượng (tán bột). Thư bản du tươi nửa cân. Đem tùng hương quậy đều với trư bản rồi nấu dẻo khi nào lấy đũa lên nhỏ giọt hột là được, để nguội trộn khô phàn (bột) vào khuấy đều, phết dán nơi đau, trị ngứa lở vảy ở da đầu.
(2) Khô phàn: Lưu hoàng mỗi thứ 3 lượng, Thạch cao nung 1 cân, Thanh đại 1 lượng, Băng phiến 5 cân, tán bột cát kín khi dùng với thái du xức vào nơi đau ngày 2 lần liên tục 5-7 ngày, trị thấp chẩn.
(3) Khô phàn, Lưu hoàng, Xà sàng tử mỗi thứ 1 lượng tán bột trộn dầu vừng (mè) xức trị ngứa lở.
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Chứng ho âm hư cấm dùng. Không nên uống nhiều uống lâu. DIẾP ĐẮNG Tên Khác:
Vị thuốc diếp đắng còn gọi làAnh Hoa Khố, Ích Chí Tử(Khai Bảo Bản Thảo), Trích Đinh Tử(Trung Dược Tài Thủ Sách).
Tên khoa học:Alpinia oxyphylla Miq.Họ :Họ Gừng (Zinggiberaceae).
Tiếng Trung: 益 智 仁
Cây diếp đắng
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5m. toàn cây có vị cay. Lá hình mác dài 17-33cm, rộng 3-6cm. Hoa tự hình chùm mọc ở đầu cành. Hoa mầu trắng, có đốm tím. Quả hình cầu, đường kính 1,5cm, khi chín có mầu vàng xanh, hạt nhiều cạnh mầu xanh đen.
Mọc hoang ở vùng rừng núi trung và thượng du Việt Nam nhưng vẫn phải nhập.
Bộ phận dùng:
Quả và hạt phơi khô (Fructus Alpiniae Oxyphyllae).
Thu hái, chế biến:
Thu hái vào tháng 7-8 khi quả chuyển từ mầu xanh sang vàng. Phơi hoặc sấy khô. Hạt to, mập là tốt.
Mô tả dược liệu:
Quả hình bầu dục, 2 đầu hơi nhọn, dài 20-24cm, đường kính 1,2-1,6cm. Vỏ mầu nâu đỏ hoặc nâu xám, có 13-20 đường chỉ dọc nổi lên lồi lõm không đều, vỏ mỏng, hơi dẻo, dính sát với hạt. Hạt bó chặt với nhau, trong có màng mỏng chia thành 3 múi, mỗi múi có 6-11 hạt. Hạt là 1 khối tròn dẹt không nhất định, có cạnh hơi tầy, lớn nhỏ chừng 0,4cm, mầu nâu xám hoặc vàng xám, đập vỡ thì bên trong mầu trắng, có chất bột (Dược Tài Học).
Bào chế: diếp đắng
Đập bỏ vỏ ngoài, lấy cát cho vào nồi sao to lửa cho nóng rồi cho diếp đắng vào sao cho vỏ phồng lên, có mầu vàng là được. Lấy ra, rây sạch cát, sẩy sạch, chỉ lấy nhân. Trộn với nước muối (cứ 50kg diếp đắng dùng 1,4kg muối), lại sao qua, lấy ra để nguội dùng dần. Không nên sao kỹ quá sẽ mất tinh dầu (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Để chỗ khô ráo, râm mát.
Thành phần hóa học:
Trong diếp đắng có chừng 0,7% tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu làTecpen C10H16, Sesquitecpen C10H24 và Sesquitecpenancola, có chừng l,7 l% chất Saponin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
a-Cyperone, 1,8-Cineole, 4-Terpineol, a-Terpineol, b- Elemene, 1-Methyl-3-Isopropoxy cyclohexane, a-Dimethyl Benzepropanoic acid, Guaiol, Zingiberol, a-Eudesmol, Aromadendrene (Vương Ninh Sinh, Trung Dược Tài 1991, 14 (6): 38).
Gingerol Sankawa U. Igakuno Ayumi 1983, 126 (11): 867).
Nootkatol(Shoji N và cộng sự, C A 1984, 101: 35960u).
Tác dụng Dược lý:
Thuốc có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng, cường tim, làm gĩan mạch (Trung Dược Học).
Nước sắc diếp đắng cho uống 50mg/kg đối với chuột, thấy có tác dụng chống loét dạ dầy (Yamahara J và cộng sự, Chem Pharm Bull Tokyo 1990, 38 (11): 3053).
Nước sắc diếp đắng có tác dụng ức chế tiền liệt tuyến (Giang Cẩm Bang, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (8): 492).
Nước sắc diếp đắng có tác dụng làm tăng ngoại chu vi huyết dịch bạch tế bào (Chu Kim Hoàng, Trung Dược Dược Lý Học, Q 1, Thượng Hải Khoa Học Kỹ Thuật Xuất Bản 1986: 273).
Vị thuốc diếp đắng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).
Vị cay, đắng, tính nhiệt (Bản Thảo Tiện Độc).
Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Qui kinh:
Vào kinh Tỳ, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Vào kinhThủ thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).
Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).
Công dụng:
Ích khí, an thần, bổ bất túc, an tam tiêu, điều các khí (Bản Thảo Thập Di).
Sáp tinh cố khí, làm uất kết khí được tuyên thông, ôn trung, tiến thực, nhiếp diên thóa, súc tiểu tiện (Bản Thảo Bị Yếu).
Ôn tỳ, khai vị, nhiếp diên, ôn thận, cố tinh, súc niệu (Trung Dược Học).
Chủ trị:
diếp đắng
Chủ Di tinhhư lậu, tiểu giắt (Bản Thảo Thập Di).
Trị tiêu chảy, bụng đau do lạnh, nhiều nước dãi, di tinh, đái dầm, băng lậu (Trung Dược Học).
Liều Dùng:
Liều thường dùng: 4- 12g.
Kiêng Kỵ:
Huyết táo, có hỏa: không dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên).
Do nhiệt gây nên băng huyết, bạch trọc: không dùng (Bản Thảo Bị Yếu).
diếp đắng vốn vị thơm, tính nhiệt, vì vậy những người đã sẵn táo nhiệt, hoặc có hỏa chứng phải kiêng,,không nên dùng diếp đắng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Táo nhiệt, âm hư, thủy kiệt, tinhít: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc diếp đắng
Trị khí của bàng quang suy yếu, không kiềm chế được gây nên chứng tiểu nhiều:
diếp đắng sao chung với muối cho kỹ rồi bỏ muối đi. Hợp chung với Thiên thai ô dược, 2 vị bằng nhau, tán bột. Dùng rượu nấu bột Hoài sơn làm hồ, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước sôi, lúc đói (Súc Tuyền Hoàn - Chu Thị Tập Hiệu phương).
Trị bụng trướng đau, tiêu chảy liên tục không cầm, đó là chứng khí thoát:
Dùng diếp đắng 80g, sắc nước thật đặc, uống dần (Thế Y Đắc Hiệu).
Trị tỳ và thận có hư nhiệt, tâm khí không thông, tiểu đục, tinh yếu:
diếp đắng, Phục thần, Phục linh. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8-12g (Ích Trí Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Trị xích trọc:
diếp đắng 80g, Phục thần 80g, Viễn chí, Cam thảo (thủy chưng) 320g. tán nhuyễn, trộn với rượu làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. mỗi lần uống 50 viên, với nước Gừng sắc, lúc đói (Bản Thảo Cương Mục).
Trị bạch trọc, nước tiểu đục như nước vo gạo kèm bụng đầy:
diếp đắng, tẩm với nước muối cho kỹ, sao. Lại dùng nước Gừng sống tẩm Hậu phác rồi sao. Hai vị bằng nhau, thêm Gừng 3 lát, Táo 1 trái, sắc uống nóng (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị tiểu nhiều lần và trẻ em đái dầm:
Ô dược, diếp đắng, Hoài sơn (chưng rượu), lượng bằng nhau. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 8g-12g, ngày 2-3 lần (Súc Tuyền Hoàn - Phụ Nhân Đại Toàn Lương phương),
Trị phụ nữ bị băng trung, huyết ra như nước:
diếp đắng, sao, tán nhuyễn. Uống 8g với nước cơm pha ít muối (Kinh Hiệu Sản Bảo).
Làm cho thơm miệng, tan mọi mùi tanh hôi:
diếp đắng 40g, Cam thảo 8g, nghiền nát, cho vào gói kín. Thỉnh thoảng dùng lưỡi liếm 1 ít (Kinh Nghiệm Lương phương).
Trị có thai mà ra huyết:
diếp đắng 20g, Sa nhân (cả vỏ) 40g. Tán nhuyễn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nước sôi, lúc đói (Hồ Thị Tế Âm phương).
Trị Di tinh(do thận dương hư), bạch đới:
diếp đắng, Phục linh, Phục thần, lượng bằng nhau, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước sôi ấm (Ích Trí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị miệng chảy nước dãi nhiều (do Tỳ vị hư hàn) dùng:
diếp đắng, Đảng sâm, Bán hạ, Quất bì, Xa tiền tử, mỗi thứ 12g, Phục linh 16g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị tiêu chảy do Tỳ thận hư:
diếp đắng, Hoài sơn, Kha tử nhục, mỗi thứ 12g, Mộc hương, Tiểu hồi, Can khương, Trần bì, Ô mai, mỗi thứ 6g. Tán nhuyễn, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần,mỗi lần 4g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham Khảo:
Tác dụng trong các tài liệu khác
diếp đắng dùng với thuốc có vị thơm thì vào phế, dùng với thuốc bổ khí thì vào Tỳ, nấu vớinước muối thì vào Thận. Ba tạng này có quan hệ với nhau. Nếu dùng vào thuốc bổ thì nên tùy bệnh mà gia giảm nhưng không nên dùng nhiều (Thang Dịch Bản Thảo).
diếp đắng vị cay, là vị thuốc hành dương, làm cho âm lui. Người nào Tam tiêu và Mệnh môn suy yếu thì nên dùng, người nào Tỳ Vị hàn, chảy nước dãi nhiều thì diếp đắng làm cho ôn Tỳ Vị, vì vậy nó có thể thu liễm được đờm dãi (Bản Thảo Cương Mục).
Ích trí vận hành dương khí, làm cho âm lui, là vị thuốc giao thông của mẹ con Tâm và Tỳ. khí ở Tam tiêu và Mệnh môn yếu cũng như Tâm Tỳ hư yếu thì nên dùng. Vì Tâm là mẹ của Tỳ cho nên muốn cho ăn được không những phải hòa Tỳ mà phải dùng thuốc của tâm vào trong thuốc của Tỳ để thêm hỏa vào trong thổ thì hỏa sinh được thổ (Dược Phẩm Vậng Yếu).
diếp đắng, hành nhiều, bổ ít, vì thế dùng làm thuốc bổ, nếu dùng độc vị sẽ bị tán khí (Hội Dược Y Kính). KHIÊN NGƯU Khiên ngưu
Tên khác:
Khiên ngưu tử(PharbitishaySe men Pharbitidis)là hạt phơi khô của cây khiên ngưu hay bìm bìm biếc. Cây khiên ngưu còn cho ta vị thuốc nhựa
Còn gọi làHắc sửu. Bạch sửu, bìm bìm biếc, kalađana(Ấn Độ).,Bồ tăng thảo, Cẩu nhĩ thảo, Giả quân tử, Hắc ngưu, Nhị sửu, Tam bạch thảo, Thảo kim linh, Thiên già, Lạt bát hoa ...
Tên khoa học:Pharbitis hederaceaChoisy
Thuộc họ Bìm bìmConvolvulaceae.
Tên tiếng trung: 牽 牛
Cây Khiên ngưu
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý )
Mô tả cây
Khiên ngưu là một loại dây leo, cuốn, thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 14cm, rộng 12cm, cuống dài 5-9cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành im 1-3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8mm, có 3 ngăn. Hạt 2-4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹp, nhẵn nhưng ở tễ hơi có lông, màu đen hay trắng tùy theo loài, dài 5-8mm, rộng 3-5mm. 100 hạt chỉ nặng chừng 4,5g.
Ngoài hạt khiên ngưu kể trên, người ta còn dùng hạt cây mao khiên ngưuIpomea purpurea(L). Lam.(Pharbztis hispidaChoisy) cùng họ.
Khiên là dắt, ngưu là trâu là vì có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc.
Hắc sửu là chỉ hạt màu đen, bạch sửu là hạt màu trắng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang ở nhiều tỉnh nước ta, còn mọc ở Ấn Độ, Malaixya, Thái Lan...
Vào các tháng 7-10, quả chín, người ta hái về, đập lấy hạt phơi khô là được.
Thành phần hoá học
Trong Khiên ngưu tử có Pharbitin ( Pharbitic acid và vài Purolic acid) là chất Glocosid có khoảng 2%, Nilic acid, Gallic acid, Lysergol, Chanoclavine, Penniclavine, Isopenniclavine, Elymoclavine , ngoài ra còn chừng 11% chất béo và 2 sắc tố cũng là glucozit. có chừng 2% chất glucozit gọi là phacbitin có tác dụng tẩy
Tác dụng dược lý :
+Tác Dụng Tẩy Xổ : chất Pharbitin có tác dụng tẩy xổ mạnh tương tự chất Jalapin. Khi chất Pharbitin vào ruột gặp mật và dịch ruột sẽ thủy phân thành Khiên ngưu tử tố kích thích ruột làm tăng nhu động gây ra tẩy xổ. Nước hoặc cồn chiết xuất Khiên ngưu đều có tác dụng gây tiêu chảy ở chuột nhắt nhưng nước sắc thì không có tác dụng đó.
+Tác Dụng Lên Thận : Khiên ngưu tử làm tăng độ lọc Inulin của Thận.
+Tác Dụng Diệt Giun : Khiên ngưu tử, in vitro có tác dụng ức chế giun đũa (Trung Dược Học ).
+ Độc tính : Độc tính của thuốc đối với chuột, liều LD50 là 37,5/kg. Ở người, có triệu chứng muốn nôn, nôn do thuốc kích thích trực tiếp lên đường tiêu hóa. Liều cao có thể ảnh hưởng đến Thận, dẫn đến tiểu ra máu cũng như các triệu chứng thần kinh(Trung Dược Học ).
Vị thuốc Khiên ngưu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng )
D. Công dụng và liều dùng
Tính vị:
cay, tính nóng hơi có độc,
Qui kinh:
vào 3 kinh phế, thận, và đại tràng.
Công dụng:
tả khí phân thấp nhiệt, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện là thuốc chữa tiện bĩ, và cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu chữa cước thũng, sát trùng.
Trong thực tế, khiên ngưu dùng làm thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật đôi khi có tác dụng ra giun.
Liều dùng
mỗi ngày 2-3g tán bột, dùng nước chiêu thuốc. Nếu dùng nhựa khiên ngưu chỉ dùng mỗi ngày O,20-O,40g, có thể dùng tới 0,60- 1 ,20g
Nhựa khiên ngưu chế như sau: Chiết suất bằng cồn, cô để thu hồi cồn, dùng nước rửa cặn còn lại cho hết phần tan trong nước, sấy khô.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Khiên ngưu
Đơn thuốc chữa phù thũng, nằm ngồi không được:
Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi Có thể tăng liều uống cao hơn nữa tuỳ theo bệnh tình có thể uống tới 40g.
Viên khiênngưuchữa tinh thần phân liệt
Đại hoàng 12g, hùng hoàng 12g, nấc và bạch sửu 24g, kẹo mạch nha 1 6g. Các vị tán bột, viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên. Dùng một đợt 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp.
Trị thủy thũng, cước khí:
Binh lang Khiên ngưu tử Mộc hương Trần quất bì (bỏ xơ) Xích phục linh (bỏ vỏ đen) Đều 30g. Tán bột Mỗi lần dùng 6g. Thêm 150ml nước, sắc uống
(Khiên ngưu thang - Thánh Tế Tổng Lục, Q.79.-Triệu Cát)
Trị phù, táo bón, tiểu bí:
Bạch Khiên Ngưu Tán( Y Tông Kim Giám, Q.76. Ngô Khiêm)
Vị thuốc: Bạch khiên ngưu (nửa để sống, nửa để chín) .. 4g Bạch truật (sao đất) 4g Quất hồng 4g Cam thảo (nướng) 4g Tang bạch bì 4g Mộc thông 4g Tán bột. Ngày uống 8–12g.
Trị trẻ nhỏ bị bạo suyễn (gọi là mã tỳ phong), đờm hỏa làm tổn thương phế, nhiệt đờm ủng tắc:
Chỉ xác, Đại hoàng (sao rượu) Hắc khiên ngưu Tán bột. Uống với nước sôi
Một số bài thuốc có khiên ngưu:
Đại Hoàng Khiên Ngưu Tán(Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập- . Lưu Hà Gian) Trị táo bón.
Ngưu Hoàng Đoạt Mệnh Tán(Chứng Trị Chuẩn Thằng. Vương Khẳng Đường) Trị chứng mã tỳ phong.
Nga Truật Hoàn(Chứng Trị Chuẩn Thằng. Vương Khẳng Đường) Hòa tỳ, ích vị, dẫn khí, thanh thần, kích thích tiêu hóa.
Quy Ngưu Tán(Ấu Ấu Tu Tri-. Lê Hữu Trác) Trị chứng đau từ bìu dái đến bụng dưới, tiểu bí, khóc đêm
Thái Bạch Tán(Chứng Trị Chuẩn Thằng.- Vương Khẳng Đường) Trị kinh phong cấp. TẦM SÉT
Tầm sét, Khoai xiêm, Bìm bìm xẻ ngón, Bìm tay -Ipomoea digitataL., thuộc họ Khoai lang -Convolvulaceae.
Mô tả: Cây leo bằng thân quấn, cành hình trụ. Lá chia thành 5-7 thùy sâu, xòe ra như hình bàn tay, nhẵn, có cuống dài. Cụm hoa ở nách lá, hình chùy phân đôi, trông như ngù. Hoa màu hồng. Quả nang hình cầu, mở bằng 4 mảnh vỏ, chứa 4 hạt có lông màu hung vàng.
Mùa hoa quả tháng 5-8.
Bộ phận dùng: Rễ củ, lá -Radix et Folium Ipomoeae Digitatae.
Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc ở bờ bụi nhiều nơi khắp nước ta, nhất là ở độ cao 700-1000m. Vào mùa đông, đào rễ củ về, rửa sạch, thái mỏng, đồ lên rồi phơi hay sấy khô.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, có độc; có tác dụng giải độc, tán kết, trục thủy tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Củ Tầm sét đã được dùng từ thế kỷ XIV. Theo Phú thuốc Nam của Tuệ Tĩnh và Nam dược thần hiệu, ông cha ta đã dùng củ Tầm sét đắp vết thương tên đạn và mụn nhọt. Thời Tây Sơn, người ta dùng củ Tầm sét giã ra chưng với đồng tiện để xoa bóp chữa tê thấp, đau xương.
Nhân dân dùng nó làm thuốc bổ và dùng như Cát căn, nên cũng gọi nó là Cát căn. Nay dân gian thường dùng làm thuốc lợi sữa, tẩy nhẹ, giảm đau, nhuận gan và chữa nhọt mủ. Liều dùng 8-18g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, không kể liều lượng.
Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa thủy thũng trướng bụng, đái dắt, dùng ngoài trị viêm tuyến sữa, ung sang, sưng hạch. Không dùng cho phụ nữ có thai cơ thể yếu.
Cách dùng:Rễ củ Tầm sét cạo sạch vỏ, thái mỏng, giã nát, trộn với mật ong dùng ăn cho bổ, tăng lực. Nấu với đường ăn thường xuyên có tác dụng điều kinh và tránh béo bệu. Sắc uống hàng ngày lợi sữa, tẩy nhẹ và nhuận gan. Rễ giã tươi đắp hoặc làm cao dán chữa mụn nhọt. THƯƠNG NHĨ TỬ
Tên khác
Tên thường gọi: Ké đầu ngựa, Đài nhĩ thật, Ngưu sắt tử, Hồ tẩm tử, Thương lang chủng, Miên đường lang, Thương tử, Hồ thương tử, Ngạ sắt tử, Thương khỏa tử, Thương nhĩ tật lê.
Tên tiếng Trung: 苍耳子
Tên dược:Fructus Xanthii
Tên thực vật: Xanthium sibiricum Patr.
Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Steud
Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae)
Cây ké đầu ngựa - cây thương nhĩ tử
Mô tả cây thương nhĩ tử
Cây thương nhĩ tử thường gọi là cây ké đầu ngựa là một cây thuốc quý, dạng cây thảo sống hằng năm, cao đến 1,2m. Thân có khía rãnh, có lông cứng. Lá mọc so le, có phiến đa giác, có thuỳ và răng ở mép, có lông ngắn ở hai mặt; gân gốc 3. Cụm hoa hình đầu gồm hai loại: cụm hoa đực nhỏ ở ngọn cành, to 5-6mm; cụm hoa cái cao 11mm, có móc cong, mang 2 hoa cái trong 2 ô, tròn, không có lông mào. Quả thuộc loại quả bế kép hình trứng, có vỏ (thực chất là lá bắc) rất cứng và dai, có hai ngăn, mỗi ngăn là một quả thật hình thoi dài 1,5cm.
Cây ra hoa quanh năm.
Nơi sống và thu hái:
Loài cây của châu Mỹ được truyền vào nước ta, nay trở thành cây mọc hoang khắp Bắc Trung Nam. Người ta thu hái quả chín đem phơi hay sấy khô. Còn cây có thể thu hái quanh năm.
Ở Trung Quốc các vùng đều có sản xuất, chủ yếu sản xuất ở các vùng Sơn Đông, Giang Tây, Hồ Bắc, Giang Tô v.v…
Bộ phận dùng làm thuốc: Quả
Quả - Fructus Xanthii, thường gọi là Thương nhĩ tử. Phần cây trên mặt đất - Herba Xanthiicũng được sử dụng.
Ở Trung quốc, người ta dùng quả của loài Xanthium sibiricum Patrin gọi là Thương nhĩ.
Ở Ấn độ, người ta dùng loài Xanthium strumarium L.
Ở Việt Nam cây này được dùng với tên ké đầu ngựa.(Sách cây cỏ Việt Nam 1993)
Thu hái, chế biến
Vào khoảng tháng 8 ~9, lúc quả đã chín hái xuống phơi khô; hoặc cắt lấy cả gốc, đánh quả xuống, phơi nắng cho khô rồi đốt cho hết gai, nhặt sạch tạp chất, phơi khô.
Thành phần hoá học:
Bổn phẩm hàm chứa Xanthostrumarin, Dầu béo, Alkaloid, Xanthanol, Protein, Vitamin C v.v… (Trung dược học).
Tác dụng dược lý:
Xanthostrumarin có tác dụng giáng đường huyết rõ rệt đối với chuột lớn, thỏ và chó bình thường.
Thuốc sắc có tác dung trấn ho. Liều nhỏ có tác dụng hưng phấn hô hấp, lìều lớn có tác dụng ức chế.
Bổn phẩm có tác dụng ức chế đối với tạng tim, làm nhịp tim giảm chậm, lực thu co giảm yếu. Có tác dụng giãn nở đối với mạch máu tai thỏ; tiêm tỉnh mạch có tác dụng giáng áp ngắn tạm thời. Có tác dụng ức chế nhất định đối với khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, khuẩn liên cầu loại B, khuẩn song cầu viêm phổi, và đồng thời có tác dụng chống chân khuẩn (Trung dược học).
Vị thuốc thương nhĩ tử
Tính vị:
Vị cay, đắng, ấm và hơi độc
- Theo sách trung dược đại từ điển: Ngọt, ấm, có độc.
- Sách Trung dược học: Cay, đắng, ấm.
- Sách Bản kinh: Vị ngọt, ấm.
- Sách Biệt lục: Đắng.
- Sách phẩm hối tinh yếu: Vị đắng ngọt, tính ấm, có độc nhỏ.
Qui kinh:
Vào kinh phế
Theo các sách
– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Can
– Trung dược học: Có độc, vào kinh Phế.
– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào kinh Phế.
– Ngọc thu dược giải: Vào kinh Túc quyết âm Can.
– Bản thảo cầu chân: Vào Can, Tỳ.
– Hội ước y kính: Vào 2 kinh Can, Thận.
Công năng:
Làm thông mũi,trừ phong thấp; giảm đau (chỉ thống)
Chỉ định và phối hợp: Tán phong, ngừng đau, khu thấp, sát trùng. Trị đau đầu phong hàn, tỵ uyên, răng đau, phong hàn thấp tý, tay chân co đau, ghẻ chốc, ngứa ngáy.
– Bản kinh: Chủ phong đầu lạnh đau, phong thấp chu tý, tay chân cong co đau, thịt độc cơ chết.
– Bản thảo thập di: Ngâm rượu trừ phong, bổ ích.
– Nhật Hoa tử bản thảo: Trị tất cả phong khí, thêm tủy, ấm lưng gối. Trị tràng nhạc, ghẻ lở và ngứa ngáy.
– Bản thảo mông thuyên: Ngừng đau đầu, giỏi thông đỉnh môn, đuổi phong độc, gánh vác ở tuỷ xương, giết cam trùng thấp trốn.
– Bản thảo chính: Trị tị uyên.
– Bản thảo bị yếu: Giỏi phát hãn, tán phong thấp, trên thông đỉnh não, dưới chạy xuống chân gối, ngoài đạt bì phu. Trị đau đầu mắt tối, đau răng, tỵ uyên, bỏ gai.
– Ngọc thu dược giải: Tiêu sưng khai tý, tiết phong khứ thấp. Trị ghẻ nhọt, phong ngứa ẩn chẩn.
– Yếu dược phân tể: Trị tỵ tức (Mũi mọc thịt thừa).
– Hội ước y kính: Điều trị các chứng trĩ.
– Bản thảo tái tân: Trị nhức mắt.
Sổ mũi biểu hiện đau đầu, tắc mũi, chảy nước mũi và mất cảm nhận về mùi. Thương nhĩ tử phối hợp với Tân di và Bạch chỉ trong bài Thương nhĩ tán.
Chứng phong thấp biểu hiện đau khớpvà chuột rút ở các chi. Thương nhĩ tử phối hợp với Uy linh tiên, Nhục quế, Thương truật và Xuyên khung.
Liều dùng
Liều thường dùng: 3-10g sắc uống. Có thể dùng hoàn tán.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc thương nhĩ tử
Chữa phong thấp, tê thấp, tay chân co rút
Quả Ké đầu ngựa 12g giã nát sắc uống.
Chữa phong thấp đau khớp, tê dại đau buốt nửa người, hoặc chân tay lở ngứa ra mồ hôi, viêm xoang, chảy nước mũi, đau trước trán, hay đau ê ẩm trên đỉnh đầu:
Ké đầu ngựa 12g, Kinh giới, Bạch chỉ mỗi vị 8g; Xuyên khung, Thiên niện kiện mỗi vị 6g sắc uống.
Chữa phong hủi:
Bài 1: Lá Ké đầu ngựa, lá Đắng cây, lá Thầu dầu tía, củ Khúc khắc đều 12g, lá Khổ sâm, lá Hồng hoa, lá Thanh cao, Kinh giới, Xà sàng, Bạch chỉ, đều 8g, Nam sâm 8g sắc uống.
Bài 2: Thương truật 1 cân, Thương nhĩ tử 3 lượng, đều nghiền nhỏ, cơm làm hoàn như hạt ngô đồng, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 chỉ. Kị phòng sự 3 tháng.
Thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, Lá Cà độc dược, lá Trắc bá, lá Cau, lá Khổ sâm, lá Ngải cứu, lá Thông, lá Quýt nấu nước trước xông, sau tắm.
Chữa chứng phong khí mẩn ngứa:
Lá Ké đầu ngựa tán bột 8g, uống với rượu ngâm đậu đen. Phối hợp với thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, lá Bồ hòn, lá Nghể răm, lá Thuốc bỏng, nấu nước để xông và tắm.
Chữa đau răng:
Sắc nước quả Ké (liều vừa phải) ngậm 10 phút rồi nhổ ra. Ngậm nhiều lần trong ngày.
Apxe sâu:
Ké đầu ngựa 50g, Thài lài 30g giã đắp.
Apxe vú, bị thương chảy máu:
Giã cây tươi đắp ngoài
Chữa các bệnh phong, dị ứng gan, mẩn ngứa, mày đay:
Ké đầu ngựa 15g, Kinh giới bông 10g, Muồng trâu 15g, Cỏ Mần trầu 15g, Cam thảo đất 10g, Bạc hà 10g, Cỏ hôi 10g, Bèo tai tượng 15g, Chổi đực 10g, Nghể bà 10g. Các vị hiệp chung một thang, đổ một bát nước, sắc còn 8 phần, uống ngày 1 thang (Kinh nghiệm ở An giang).
(Bản thảo hối ngôn) Trị các chứng phong váng đầu hoa mắt, hoặc não đầu công đau:
Thưong nhĩ nhân 3 lượng, Thiên ma, Bạch cúc hoa đều 3 chỉ.
(Sinh thảo dược tính bị yếu)Trị ghẻ chốc, tiêu phong tán độc:
Thương nhỉ tử sao thịt hến ăn.
Sách Tế sinh phương – Thương nhĩ tán trị mũi chảy nước đục không ngừng:
Tân di hoa nửa lượng, Thương nhĩ tử 2 chỉ rưỡi, Hương bạch chỉ 1 lượng, Bạc hà nửa chỉ. Thuốc trên tất cả phơi khô làm thành bột mịn. Mỗi lần uống 2 chỉ, dùng hành, trà xanh điều uống sau bửa ăn.
Sách Thiên kim dực phương trị đau răng:
Thương nhĩ tử 5 thăng, dùng nước 1 đấu, nấu lấy 5 thăng, nóng ngậm vậy, nguội nhổ ra, nhổ ngậm lại, không quả, thân lá cũng dùng được vậy.
Trị đinh nhọt độc (Kinh nghiệm quảng tập – Thương nhĩ tửu)
Thương nhỉ tử 5 chỉ, sao qua nghiền bột, rượu vàng quấy uống; đống thời dùng tròng trắng trứng gà thoa vào chổ bệnh, rễ đinh nhọt nhổ ra.
Điều trị thương hàn
Theo (Tạp chí Trung y dược Thương Hải, 1981,(8):23)Dùng dịch cô đặc thuốc ngâm nước Thương nhỉ tử điều trị 15 ca thương hàn, toàn bộ kiến hiệu, thời gian hạ sốt 10 giờ ~ 19 ngày, gan lách to 5 ~ 7 ngày tiêu mất, 7 ca , máu, phân, dịch mật trực khuẩn thương hàn dương tính, sau khi điều trị toàn bộ chuyển âm.
Bài thuốc Thương nhỉ tử tán gia vị
-Thành phần: Bạch chỉ 15g, Bạc hà 10g, Tân di hoa 10g, Thương nhỉ tử 10g, Xuyên khung 10g, Cúc hoa 10g, Phòng phong 10g, Hoàng cầm 15g, Mộc thông 10g.
-Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 2~3 lần.
Bài thuốc Tam hoa tán
-Thành phần: Kim ngân hoa 30g, Dã cúc hoa 30g, Tân di hoa 10g, Thương nhỉ tử 20g, Sinh ý dĩ nhân 20g; Đào nhân, Hoàng cầm, Bạch chỉ mỗi vị 10g.
-Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Tham khảo
Kiêng kỵ:
– Đau đầu, tý thống do huyết hư không được dùng (Trung dược đại từ điển)
– Huyết hư đau đầu không nên dùng. Uống quá liều dễ trúng độc. (Trung dược học)
– Không dùng cùng thịt heo, thịt ngựa, nước vo gạo. (Đường bản thảo)
– Tán khí hao huyết, người hư không uống. (Bản thảo tái tân)
Chú ý: Dùng quá liều sẽ gây độc, nôn, đau bụng và ỉa chảy. KÉ HOA VÀNG
Tên khác Còn gọi là ké đồng tiền, bạch bối hoàng hoa nhậm, chỗi đực, khát bo lương.
Tên khoa học Sida rhombifolia.
Thuộc họ bông Malvaceae
Tiếng Trung: 黄花稔 - Hoàng hoa nhẫm
Cây Ké hoa vàng
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Cây nhỏ mọc thẳng đứng, cao 0.5-1m, thân và cành có nhiều lông ngắn hình sao. Lá hình trứng hay gần như hình trứng, đầu hơi nhọn ngắn, mép hơi răng cưa, dài 1.5-4cm, rộng 1-2.5cm, cuống dài 3-5mm, rất nhiều lông. Hoa màu vàng, mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Đài hình chuông lá đài có lông màu trắng nhạt ở phía ngoài. Cánh trắng màu vàng cũng có lông mịn. Nhụy 20, nhụy có 7 vòi, quả có vỏ mỏng dễ vỡ, ở đỉnh có lông, phía lưng có hai vệt nổi. Hạt cũng có lông.
Phân bố, thu hái và chế biến
Ké hoa vàng mọc hoang phổ biến ở khắp nơi trong nước ta, còn mọc ở Cămpuchia, Lào, Ấn Độ...
Người ta hay hái lá để dùng tươi. Nhưng có khi hái lá hay toàn cây về phơi khô. Khi dùng có khi sao vàng để sắc uống, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây ra hoa.
Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu, sơ bộ có thấy trong lá có chất nhầy. Trong một loài sida cordifolia người ta thấy có ephedril.
Vị thuốc Ké hoa vàng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - Qui kinh:
Đang cập nhật.
Công dụng:
Tiêu ban thoái nhiệt, hoá thực, khai uất, lợi phế khí, hạ đờm hỏa, tiêu ung, phá trệ, phát hàn, giải biểu.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ké hoa vàng
Chữa mụn nhọt, sưng chín mé:
Lá ké hoa vàng tươi, không kể liều lượng, rửa sạch, giã nát đắp lên những nơi sưng đau, chữa vỡ mủ. Đồng thời sao vàng một số lá hay toàn cây sắc uống thay nước trong ngày, ngày uống 20-40g lá hay cây khô.
Chữa lỵ:
Ngày sắc uống thay nước, mỗi ngày uống 20-40g.
Viêm ruột lỵ:
Dùng Ké hoa vàng, Mã đề, mỗi vị 30g, Nghể răm 15g, sắc uống.
Vàng da:
Dùng Ké hoa vàng, Vẩy rồng, Hàm ếch, mỗi vị 30g sắc uống.
Viêm hạch bạch huyết do lao cổ:
Dùng Ké hoa vàng 60g nấu với thịt với lượng gấp đôi rồi ăn. Cũng dùng lá tươi đắp ngoài.
Chữa sốt, đau lưng, tê thấp:
Dùng toàn cây 30g sắc uống. KÉ HOA ĐÀO
Tên thường dùng: Còn gọi làPhan thiên hoa, tiêu phan thiên hoa, nha khac mòn, bái lương, bái cúc, vái, địa đào hoa, niêm du tử, dã miên hoa.
Tên khoa học Urena lobata
Họ khoa học: Thuộc họ Bông Malvaceae.
Cây Ké hoa đào
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Ke hoa đào là một cây nhỡ cao chừng 1m, có cành mang mang nhiều lông mịn hình sao. Lá gần tròn, đường kính 4-6cm, có khi tới 9cm, gân lá hình chân vịt, mép răng cưa và chia thùy, đầu lá nhọn, phía cuối bằng hay hơi bằng, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro nhạt có nhiều lông, dài hình sao. Hoa có cánh màu hồng, mọc đơn độc hay thành đôi ở kẽ lá, đường kính chừng 1.7cm. Quả hình cầu dẹt, có lông, trên có những gai hình móc, đường kính 7-8mm, hạt có vân dọc và có lông gợn ngắn. Mùa hoa suốt hạ và thu.
Bộ phận dùng
Dùng toàn cây
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây ké hoa đào mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Malaixya...
Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi. Thu hái tốt nhất vào các mùa hạ và mùa thu.
Thành phần hoá học
Toàn cây chứa thành phần phenol, axit amin, sterol.
Vỏ thân chứa pentose 21.92%, lignin chiếm 6.87%
Hạt chứ dầu 13-14%
Tác dụng dược lý
Kết quả thử nghiệm in vitro cho thấy cao chiết ethanol từ các loại rễ ké hoa đào, đặc biệt là rễ tơ thủy canh, có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase. Tuy nhiên, trên mô hình chuột bị đái tháo đường gây bởi alloxan, tác động hạ glucose huyết của rễ tơ thủy canh còn thấp hơn so với rễ tự nhiên. Do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn như gia tăng độ tuổi của rễ tơ để cải thiện hiệu quả hạ đường huyết trên chuột nhằm làm nguồn nguyên liệu trong hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường typ 2.
Vị thuốc Ké hoa đào
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị cay ngọt, tính bình.
Qui kinh:
2 kinh Phế, Tỳ.
Công dụng:
Trừ phong lợi thấp, thanh nhiệt giải độc. Dùng chữa cảm mạo phát sốt, phong thấp đau nhức, lỵ tật (bệnh lỵ), thủy thũng, lâm bệnh (tiểu tiện nhỏ giọt), bạch đới (khí hư, huyết trắng), thổ huyết, ung thũng, ngoại thương xuất huyết.
Liều dùng:
Cây tươi: 40-80g
Cây khô: 20-40g
Cách dùng:
Dùng trong sắc uống
Dùng ngoài giã đắp
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc ké hoa đào
Chữa cảm mạo:
Dùng rễ cây ké hoa đào 24g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm họng:
Dùng rễ cây ké hoa đào 60g, sắc lấy nước, dùng để ngậm và súc miệng; có thể uống thêm nước sắc, liều lượng nhiều ít tùy tình trạng bệnh.
Chữa ho ra máu:
Dùng búp và lá non ké hoa đào 30-60g, rửa sạch, thái nhỏ, thịt lợn nạc lượng thích hợp, hầm lên ăn mỗi ngày 1 lần.
Chữa kiết lỵ:
Dùng ké hoa đào 20-40g, phối hợp với ba chẽ 10g; sắc nước uống.
Chữa phong thấp viêm khớp xương đau nhức:
Dùng rễ cây ké hoa đào 30-60g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm thận, phù thũng:
Dùng rễ ké hoa đào 30-60g, sắc nước uống ngày 2 lần.
Chữa rong huyết:
Dùng ké hoa đào 20-40g, phối hợp với mần tưới, chỉ thiên, mã đề - mỗi thứ 10-15g; sắc nước uống.
Chữa khí hư:
Dùng rễ hoặc cành lá ké hoa đào 20-40g, phối hợp với chua ngút, bòng bong lá to - mỗi thứ 10-15g; sắc nước uống trong ngày.
Chữa mụn nhọt lở loét, mưng mủ:
Dùng rễ cây ké hoa đào giã nát đắp.
Tham khảo
Kiêng kỵ
Người hư hàn kiêng dùng. KÊ NỘI KIM
Tên Khác: Kê nội kim còn gọi Kê Chuân Bì, Kê Hoàng Bì, Kê Tố Tử(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),Màng Mề Gà(Dược Liệu Việt Nam).
Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề hay dạ dày con Gà (Gallus domesticus Brisson) thuộc họ Phasianidae
Kê nội kim
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Màng màu vàng cam hoặc nâu, trên mặt có các lớp nhăn dọc. Khi khô thì giòn, dễ gãy vụn, vết bẻ có cạnh bóng, dài khoảng 3,5cm, rộng 3cm, dày chừng 5mm. Sấy lửa thì phồng lên.
Bộ Phận Dùng:
Lớp màu vàng phủ mặt trong của mề gà (Gallus domesticus). Lựa loại khô, sạch tạp chất, nguyên cái hoặc bổ đôi không vụn nát. Không nên dùng màng mề vịt màu xanh, ít nếp nhăn.
Sơ Chế:
Khi mổ gà, bóc ngay lấy màng mề gà, rửa sạch, phơi hoặc sấy. Khi dùng đem sấy với cát cho phồng lên.
Bào Chế:
Mổ ra, gạt bỏ hết chất bẩn, rửa qua nhanh tay, bóc lấy màng vàng, phơi khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Dùng sống hoặc sao lên, nướng lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). Bảo Quản: Dễ bị mọt và dòn, vụn nát. Để nơi khô ráo, kín, tránh đè nặng làm vỡ nát.
Vị thuốc Kê nội kim
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Khoan trung, kiện Tỳ, tiêu thực, an Vị (Trấn Nam Bản Thảo).
Tiêu tửu tích, tiêu hầu tý (Bản Thảo Cương Mục).
Hóa đờm, lý khí, lợi thấp (Bản Thảo Tái Tân).
Tiêu thực, vận Tỳ, cố tinh (Trung Dược Học).
Tiêu thức ăn, giúp cho Vị dung nạp thức ăn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ Trị:
- Trị tiêu chảy, lỵ (Bản Kinh).
- Trị tiểu nhiều, trừ nhiệt làm cho bứt rứt ở trên (Biệt Lục).
- Trị sữa tích trệ, cam tích (Trấn Nam Bản Thảo).
- Trị họng sưng đau, nhũ nga [amidal], miệng lở(Bản Thảo Cương Mục).
- Trị huyền tích, trưng hà, báng, tích tụ, bế kinh (Y Học Trung Trung Tham tây Lục).
- Trị tiêu hóa rối loạn, thực tích, cam tích, đái dầm, Di tinh(Trung Dược Học).
- Trị ăn uống tích trệ ở trong, trẻ nhỏ bị cam tích, nôn mửa, bụng trướng, tiêu chảy, lỵ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều Dùng:
6 - 12g. Thuốc sao lên tán bột uống tốt hơn là cho vào thuốc thang (Trung Dược Học).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Kê nội kim
Trị sau khi sinh xong bị đái dầm:
Kê nội kim, liều lượng tùy dùng, tán nhỏ, uống với rượu ấm (Kê Nội Kim TánChứng Trị Chuẩn Thằng).
Trị cam tích, bụng đầy, ăn ít:
Kê nội kim (sao) 60g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần4 - 6g với nước cơm hoặc nước sôi ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị cam tích, bụng to:
Kê nội kim 12g, Miết giáp (nướng) 30g, Xuyên sơn giáp đều 8g. Tán bột. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1,5 - 3g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị đại trường viêm mạn:
Kê nội kim (sao) 10g, Bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 6g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị tiêu chảy kéo dài do Tỳ hư:
Kê nội kim, Bạch truật, Can khương đều 60g, Đại táo nhục 240g (chưng chín). Tất cả sao chín, tán bột, trộn với Táo nhục gĩa nát, trộn đều làm thành bánh, sấy khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị sỏi mật, sỏi đường tiểu:
Kê nội kim 12g, Kim tiền thảo 15g, Uất kim 10g, Hồ đào 15g, Hải kim sa 15g. Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị sỏi tiết niệu:
Lục Nhất Tán (Cam Thảo, Hoạt thạch) 30g, Hỏa tiêu 10g, Kê nội kim 10g. Tán bột. Ngày 2 lầnmỗi lần 2 - 6g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). THĂNG MA
Tên khác:
Vị thuốc Thăng ma còn gọiChâu Thăng ma(Bản Kinh),Châu ma(Biệt Lục),Kê cốt thăng ma(Bản Thảo Kinh tập Chú),Quỷ kiếm thăng ma(Bản Thảo Cương Mục).
Tên khoa học:Cimicifuga foetida L- Họ Mao Lương (Ranunculacae).
Cây Thăng ma
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Cây thảo, sống lâu năm, cao độ 1-1,3m, lá kép hình lông chim, lá chét thuôn, có chỗ khía và có răng cưa, đầu nhọn. Hoa tự hình chùm. Trục hoa tự mang nhiều hoa màu trắng, có cuống. Mọc ở miền núi thuộc các tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên và các vùng đông bắc Trung Quốc.
Thu hái:
Vào mùa xuân, thu. Đào hái về, cắt bỏ thân mầm, phơi hoặc sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ (Rhizoma Cimicifugae).
Mô tả dược liệu:
Củ hình dài, phân nhiều nhánh thành đốt, dài 20-30cm, đường kính 1,6-3,3cm. Mặt ngoài mầu nâu đen, nhám, không phẳng, trên mặt có mấy vân hoa như màng võng, chung quanh còn để lại rễ nhỏ, chất cứng. Cạnh dưới lồi lõm, có vết của rễ tơ. Rễ nhẹ nhưng cứng chắc, khó bẻ, vết bẻ không thẳng, có tính chất sợi, mầu trắng vàng nhạt hoặc mầu xanh vàng. Không mùi, vị hơi đắng nhưng chát (Dược Tài Học).
Bào chế:
Ngâm nước khoảng 1 giờ, bỏ vào nồi, đậy kín, ủ 1 đêm, thái thành phiến, phơi khô dùng hoặc tẩm mật sao qua rồi dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học:
Isoferulic acid, Caffeic acid (Takao Inoue và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26: 2279).
Cimifugin (Kiyoshi Hata và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26: 2279).
Norvi Snagin (Kimiyue Bab và cộng sự, Chem Pharm Bull 1981, 29: 2182).
Visnagin, Norvi snagin, Visammiol (Mokoto Ito và cộng sự, Chem Pharm Bull 1976, 24: 580).
Cimicilen (Murav’ev I A và cộng sự, C A 1985, 103: 206007m).
Cimigenol, Cimigenyl xyloside, Dahurinol (Nokuko Sakurai và cộng sự, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1972, 92: 724).
Cimicifugoside (Hemmi H và cộng sự, J Pharmacobio – Dyn 1979, 2: 339).
Tác dụng dược lý:
- Nước chiết xuất Thăng ma có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc (Trung Dược Học).
- Dịch chiết thăng ma có tác dụng ức chế tim, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ức chế ruột và tử cung cô lập có thai nhưng lại gây hưng phấn bàng quang và tử cung không có thai (Trung Dược Học).
- Nước sắc Thăng ma có tác dụng ức chế vi khuẩn lao và một số nấm ngoài da (Trung Dược Học).
Vị thuốc Thăng ma
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị đắng, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).
Khí bình, vị hơi đắng (Y Học Khải Nguyên).
Vị hơi đắng, tính hơi hàn (Thang Dịch Bản Thảo).
Vị đắng, ngọt, kiêm cay, khí thăng (Dược Tính Luận).
Quy kinh:
Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Y học Khải Nguyên).
Vào kinh thủ Dương minh Đại trường, thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).
Vào kinh Phế, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Công dụng:
. Hành dương, vận kinh (Lan Thất Bí Tàng).
. Năng giải Tỳ Vị cơ nhục gián nhiệt (Bản Thảo Bị Yếu).
. Tiêu ban chẩn, hành ứ huyết (Bản Thảo Cương Mục).
. Tuyên độc, thấu chẩn, thăng dương, cử hãm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Kiêng kỵ:
Phàm các chứng thổ huyết, chảy máu cam, ho nhiều đờm, âm hư hỏa vượng, thận kinh bất túc, khí nghịch, nôn mửa, điên cuồng: không nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
Thương hàn mới phát ở thái dương, đậu chẩn mọc rồi, hạ nguyên bất túc, âm hư hỏa đờm: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
Sởi đã mọc và suyễn đầy, khí nghịch: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
4 – 8g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Thăng ma
Trị dương độc mà mặt đỏ loang lổ, họng đau, nôn ra mủ máu:
Cam thảo 80g, Đương quy 80g, Hùng hoàng 20g, Miết giáp 1 miếng to bằng ngón tay (nướng), Thăng ma 80g, Thục tiêu 40g. Sắc uống hết 1 lần cho ra mồ hôi (Thăng Ma Miết Giáp Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị đột nhiên bị mụn nhọt, đau:
Thăng ma, mài với giấm bôi (Trửu Hậu phương).
Trị miệng lở loét:
Thăng ma, Hoàng bá, Đại thanh. Sắc, ngậm nuốt dần (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị thương hàn sau đó phát sốt rét, phát cơn không nhất định:
Thăng ma 40g, Thường sơn 40g, Độc tất 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén nước còn 6 phân, bỏ bã, uống lúc đói. Uống xong thường bị nôn ra, có thể uống tiếp (Thánh Huệ phương).
Trị thương hàn mà đã dùng phép phát hãn, phép thổ mà độc khí không giảm:
Chích thảo 20g, Huyền sâm 20g, Thăng ma 20g. Chặt nhỏ thuốc ra. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, bỏ bã, uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).
Trị cấm khẩu lỵ:
Thăng ma (loại mầu xanh), sao với giấm 4g, Liên nhục (bỏ tim, sao cháy vàng 30 hột, Nhân sâm 12g. Sắc với 1 chén nước còn ½ chén, uống. Hoặc tán nhuyễn, trộn với mật làm viên, mỗi lần uống 16g (Y Học Quảng Bút Ký).
Trị thời khí ôn dịch, đầu đau, sốt, tay chân bứt rứt, đau nhức, sang chẩn vừa mới phát hoặc chưa phát:
Thăng ma, Bạch thược, Chích thảo đều 400g, Cát căn 600g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc với 1,5 chén nước còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng, ngày 2-3 lần (Thăng Ma Cát Căn Thang – Diêm Thị Tiểu Nhi Phương Luận).
Trị phụ nữ vú sưng, trong vú có khối u:
Thăng ma, Cam thảo tiết, Thanh bì đều 8g, Qua lâu nhân 12g. sắc uống nóng (Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Trị tâm và tỳ có hư nhiệt bốc lên trên, miệng lưỡi lở, cuống lưỡi co (rụt), 2 bên má sưng đau:
Chi tử 30g, Đại thanh 24g, Hạnh nhân 24g, Hoàng kỳ 24g, Mộc thông 30g, Sài hồ 30g, Thăng ma 30g, Thạch cao 60g, Thược dược 30g. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 5 lát, sắc uống (Thăng Ma Sài Hồ Thang – Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).
Trị dạ dầy nóng, miệng có nhọt, chân răng sưng, chân răng ra máu:
Thăng ma 4g, Đơn bì 2g, Quy thân 1g, Sinh địa 1g, Hoàng liên 1g. Sắc uống (Thanh Vị Tán – Lan Thất Bí Tàng).
Trị hơi thở ngắn, khí ở ngực bị dồn xuống:
Hoàng kỳ 20g, Thăng ma 4g, Tri mẫu 8g, Cát cánh 8g, sắc uống (Thăng Hãm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tử cung sa:
Thăng ma 4g, Trứng gà 1 trái. Khoét 1 lỗ ở trứng gà, cho thuốc bột Thăng ma vào, đậy kín, chưng chín, đập ra ăn. ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình, nghỉ 2 ngày rồi lại tiếp liệu trình 2. Đã trị 120 ca. Uống 1 liệu trình đã khỏi là 62 ca, 2 liệu trình khỏi: 36 ca; 3 liệu trình khỏi 8 ca; Hơn 3 liệu trình 12 ca; Không khỏi: 2 ca (Lý Trị Phương, Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1986, (3): 43).
Trị tử cung sa:
Dùng Thăng ma Mẫu Lệ Tán (Thăng ma 6g, Mẫu lệ 12g), tán nhuyễn, chia làm 2-3 lần uống. Độ I uống 1 tháng, độ II uống 2 tháng, độ III uống 3 tháng là 1iệu trình. Trị 723 ca tử cung sa. Kết quả: 1 liệu trình 121 ca, khỏi hẳn 67 ca, chuyển biến tốt: 38, không kết quả: 16. Trị 227 ca với 2 liệu trình, khỏi hẳn 124, chuyển biến tốt 89, không kết quả 14. Trị 375 ca 3 liệu trình, khỏi 338, chuyển biến tốt 29, không kết quả 8. Kết quả chung khỏi hoàn toàn đạt 73, 1% tốt, có chuyển biến tốt 21,6%. Tỉ lệ chung đạt 94,7% (Tôn Thụ Liên, Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1987, (8): 368).
Tham khảo
Tác dụng của Thăng ma trong các tài liệu khác
Thăng ma dùng chung với Thông bạch, Bạch chỉ, Thạch cao trị phong tà ở kính thủ, túc Dương minh; Dùng chung với Sâm, Truật, Thược trị nhiệt ở bì phu của thủ túc Thái dương (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Thăng ma bẩm thụ khí rất thanh sạch, đưa lên 9 tầng trời, cho nên, người nguyên khí kém thì dùng vị này (là thuốc dương dược trong âm dược) vì nguyên khí của người hư nhược thì thăng lên nhiều mà giáng xuống ít. Kinh nói: Âm tinh đi lên để nuôi dưỡng thì con người sống lâu, dương tinh giáng xuống thì con người chết yểu. Lý Đông Viên dùng Thăng ma trong bài Bổ Trung Thang là ông đã nhìn thấy riêng về ý nghĩa tinh vi đó: dùng Thăng ma để dẫn thanh khí của túc Dương minh xoáy vòng đi lên theo hướng bên phải, dùng Sài hồ để dẫn thanh khí của túc Thiếudương đi xoáy vòng lên theo hướng bên trái, giúp cho Sâm, Kỳ, Quy, Truật để bổ nguyên khí trong Tỳ Vị (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Không nên dùng lượng nhiều vì thuốc kích thích dễ gây ra nôn mửa, liều cao gây nên đầu đau, chóng mặt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Phân biệt:
Ở Trung Quốc còn có loại Thăng ma thuộc họ Cúc (Serratura chinensis): Cây thảo sống lâu năm, lá mọc so le, nguyên, mép có răng cưa, lá ở phía dưới có cuống dài, lá ở phía trên có cuống ngắn hơn. Hoa hình đầu, lưỡng tính, màu trắng. Quả bế hình thoi, một đầu nhọn. Mọc ở miền rừng núi các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến (Dược Liệu Việt Nam). CÂY MÀO GÀ ( KÊ QUAN HOA ) Mào gà
Tên khác
Mào gà, Bông mồng gà đỏ, kế quan hoa, kê đầu, kê quan
Tên khoa học:Celosia cristata L. (C.argentea L. var. eristata Voss)thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae.
Cây Mào gà
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo sống dai, cao tới 60-90cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, có khi hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn, thành bông hầu như không cuống hình trái xoan - tháp, thành khối dày, có khi thành ngù tua. Quả hình trái xoan, gần như hình cầu, chứa 1-9 hạt đen, bóng.
Hoa tháng 7-9, quả tháng 9-11.
Bộ phận dùng:
Cụm hoa - Flos Celosiae Cristatae thường gọi là Kê quan hoa. Hạt, lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái:
Gốc ở Ðông Ấn , được nhập trồng làm cảnh ở khắp nơi. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Thu hái cụm hoa và hạt vào mùa thu, khi hoa đang nở, đem phơi khô.
Thành phần hoá học:
Cây chứa betanin, một chất có nitrogen chứa anthocyanin. Hạt chứa dầu béo.
Vị thuốc Mào gà
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - Công dụng:
Theo y học cổ truyền, hoa mào gà vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như trĩ, kinh nguyệt không đều, đới hạ (khí hư), mày đay,…
Chỉ định và phối hợp:
Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, Trĩira máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, Rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau. Hoa và lá còn dùng chữa sốt của trẻ em. Hạt nhai nuốt nước, lấy bã đắp trị rắn cắn. Kê quan hoa còn dùng trị lỵ, xích bạch đới và viêm đường tiết niệu.
Ở Ấn độ hạt dùng đắp mụn nhọt mưng mủ, trị ho và lỵ.
Liều dùng:
Ngày dùng 10 -15g dạng thuốc sắc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mào gà
Cao huyết áp:
Kê quan hoa 3 - 4 cái, Hồng táo 10 quả, sắc uống hàng ngày.
Thổ huyết:
Kê quan hoa sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần với nước ấm hoặc Kê quan hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà trắng tươi 15 - 24g (loại khô dùng 6 - 15g) hầm với phổi lợn lượng vừa đủ trong 1 giờ rồi chia ăn vài ba lần trong ngày.
Di tinh:
Hoa mào gà trắng 30g, Kim ti thảo (Melica scabrosa Trin) 15g, Kim anh tử 15g, sắc uống.
Đại tiện ra máu:
Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6 - 9g, mỗi ngày uống 2 - 3 lần, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Phòng phong 6g, Tông lư thán 10g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà 30g, Ngải diệp 30g sao đen, sắc uống. Nhọt độc vùng gáy: (cảnh thư): Hoa mào gà tươi, Nhất điểm hồng tươi (Begonia wilsonii Gagn) và Liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương.
Trĩ lở loét:
Hoa mào gà 3g, Ngũ bội tử 3g, một chút Băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng loét.
Bế kinh:
Hoa mào gà tươi 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.
Rong kinh:
Hoa mào gà 20g, ngải cứu 20g sao cháy. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.
Kinh nguyệt quá nhiều (đa kinh):
Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà sao cháy tán bột uống mỗi lần 6 - 9 g với nước ấm, hoặc Hoa mào gà trắng sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 6g với một chút rượu vang hoặc nước ấm.
Kinh nguyệt không đều:
Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9g sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Long nhãn hoa 12g, ích mẫu thảo 9g, thịt lợn nạc vừa đủ, hầm ăn, nếu có kèm theo khí hư thì gia thêm vỏ trắng rễ Tần bì 9g.
Mày đay:
Kê quan hoa dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng, hoặc Kê quan hoa cả cây và Thương nhĩ thảo lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa. Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy, dịch sắc Kê quan hoa có tác dụng tiêu diệt trùng roi âm đạo (chỉ sau 5 - 10 phút tiếp xúc với dịch thuốc). Kê quan hoa còn có khả năng nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy, làm hạ huyết áp, giảm nhịp tim, từ đó làm giảm lượng ôxy tiêu hao của cơ tim.
Chữa rết cắn:
Dùng cả cây hoa mào gà đỏ, giã nát, đắp vào vết thương.
Chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu dạ dày.
Mào gà, thiến thảo, Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực) đều 15g, sắc uống.
Trĩira máu, tử cung xuất huyết:
Bông mào gà phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 5g với nước trà.
Viêm đường tiết niệu:
Mào gà, biển súc, mỗi vị 15g, Thài lài 30g, sắc nước uống.
Lỵ bạch đới:
Mào gà, Lát khét (rễ) mỗi vị 15g sắc nước.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648