Teya Salat
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CẢO BẢN
Tên khác
Tên thường dùng: Cảo bổn, Qủy khanh, Qủy tân(Bản Kinh), Vi hành(Biệt Lục), Cao bạt(Sơn Hải Kinh), Thổ khung, Địa tân, Qủy thần, Nhi khanh, Sơn khuân tuy, Bảo sinh tùng(Hòa Hán Dược Khảo).
Tên thuốc:Rhizoma et Radix Ligustici.
Tên khoa học:Luguslicum sinense Oliv.
Tên tiếng Trung:蒿 本
Họ khoa học:Họ Hoa Tán (Umbelliferae)
Cây cảo bản
(Mô tả, hình ảnh cây cảo bản, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây cảo bản là một cây thuốc quý, dạng cây thảo sống lâu năm cao 0,5-1m có khi cao hơn, lá mọc so le, kép 2-3 lần xẻ lông chim, cuống là dài 10-20cm phía dưới ôm lấy thân cây, lá chét hình trứng, mép có răng cưa nhỏ, tán nhỏ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả bế đôi gồm 2 phân quả, mỗi phân quả có 5 sống, chạy dọc giữa các sống có 5 bó libe gỗ. Các sống ngăn cách nhau bởi các rãnh nhỏ. Cây này gọi là Tây khung cảo bản.
Phân bố:
Cây của Trung Quốc
Tại Trung quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà bắc, rồi đến Sơn tây, Liêu ninh, Cát lâm, Nội mông. Loại này vừa dùng trong nước vừa để xuất khẩu một ít. Vào các tháng 4-10 đào lấy rễ và thân rễ, cắt bỏ phần trên mặt đất, rửa sạch đất cát, phơi khô
Thu hái, sơ chế:
Chọn thân rễ vào tháng giêng, hai, phơi trong râm cho khô, sau 30 ngày, khi dùng cắt bỏ đầu, rửa sạch, xắt lát, phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Củ có nhiều mắt rễ sùi phồng to hình cầu. Củ to bằng ngón tay cái, sù sì giống củ xuyên khung nhỏ, mùi vị giống xuyên khung, đắng, thơm không mốc mọt là tốt.
Dùng thân rễ gần như hình cầu, đường kính 1-3cm mặt ngoài màu nâu sần sùi, mặt trong màu trắng ngà.
Mô tả dược liệu:
Thân rễ Cảo bản khô có hình viên chùy không đều, dài khoảng 6-14cm, vỏ ngoài màu vàng đất hoặc màu vàng nâu phần trên thân rễ to hơn, phủ khít nốt ruỗi sắp thành dạng đầu là dấu vết của rễ, phần đỉnh thì có bộ phận tàn dư của thân, phần dưới thân rễ nhỏ gầy, khoảng giữa cách các vết nhăn dọc đều có các đốt phình lớn. Trên đốt cũng có vết rễ có mùi thơm đặc biệt. Nhiều người cho rằng Cảo bản của Tứ Xuyên sản xuất nổi tiếng hơn sản xuất từ Thiểm Tây, được gọi là Tây khung, củ lớn hơn ngón tay cái, sù sì như củ Xuyên khung, nhưng không phải Xuyên khung như một số hàng dược đã thay thế, mùi vị giống Xuyên khung, đắng, thơm, không mốc mọt là tốt.
Bào chế:
Theo Trung Y: Bỏ hết tạp chất, rửa sạch ủ mềm thấu, thái lát, phơi khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Cắt bỏ đầu, rửa sạch, thái lát, phơi khô.
Bảo quản:
Cất kín, để nơi khô ráo, tránh mốc mọt.
Thành phần hóa học
Cảo bản chứa dầu bay hơi, trong đó thành phần chủ yếu là 3 – butylphthalide, Cnidilide. Rễ Liêu Cảo bổn hàm chứa dầu bay hơi 1,5 %. Ngòai ra hàm chứa thành phần Alkaloid, Hexadecanoic acid v.v…(Trung dược học).
Tác dụng dược lý
Dầu trung tính Cảo bản có tác dụng trấn tỉnh, giảm đau, giải nhiệt và chống viêm, và có thể ức chế ruột và cơ bàng quang tử cung, còn có thể giảm chậm tốc độ hao hụt ô xy rõ rệt, kéo dài thời gian sinh tồn của chuột con, tăng gia khả năng chịu đựng thiếu ô xy của tổ chức, chống thiếu máu cơ tim của chuột lớn do hoocmon tuyến yên gây ra. Chất chiết cồn có tác dụng giáng áp, có tác dụng kháng khuẩn đối với khuẩn nấm gây bệnh ngòai da thường gặp.
Lactone, phthalide Cảo bản và hợp chất diễn sinh của nó có thể làm cho cơ trơn phế quản động vật thí nghiệm lỏng nhão, có tác dụng bình suyễn khá rõ rệt (Trung dược học).
Vị thuốc cảo bản
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị:
Cảo bản vị cay, tính ôn.
Quy kinh:
Vào kinh Bàng quang.
Công dụng:
Tán phong hàn, trừ thấp.
Chủ trị:
Trị mụn nhọt, sang lở, cảm mạo, nhứt đầu, đau bụng, trị tích tụ hòn cục.
Liều dùng:
Ngày dùng 3 - 6g
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc cảo bản
Chữa đau đầu do nhiễm phong và hàn biểu hiện như đau cột sống và đau nửa đầu: Dùng Cảo bản phối hợp với xuyên khung, bạch chỉ
Bài thuốc: KHƯƠNG HOẠT PHÒNG PHONG THANG gồm có: Khương hoạt 8g, Độc hoạt, Phòng phong, Cảo bản mỗi thứ 12g, Mạn kinh tử 12g, Xuyên khung 6g, Cam thảo 6g: sắc nước uống.
Chữa cảm phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp và đau chân tay: Dùng Cảo bản, Phòng phong, Khương hoạt, Uy linh tiên và Thương truật
Chữa đau khớp do phong thấp:
Cảo bản, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi thứ 12g, Cam thảo 6g: sắc nước uống.
Chữa thiên đầu thống: (đau nửa đầu)
Cảo bản 6g, Xuyên khung 3g, Phòng phong 5g, Bạch chỉ 3g, Tế tân 2g, Cam thảo 3g, cho nước 600ml, sắc còn 1/3, uống trong ngày lúc còn nóng sau bữa ăn.
Chữa trẻ em ghẻ lở chốc đầu:
Dùng Cảo bản sắc nước tắm và giặt quần áo.(Bảo Ấu Đại Toàn )
Chữa da đầu có nhiều gầu:
Cảo bản, Bạch chỉ lượng bằng nhau tán nhỏ xát vào đầu, sáng hôm sau gội đầu.
Trị đau nhói ở tim đã dùng thuốc hạ lợi rồi nhưng không bớt, dùng bài sau để tan độc:
Cảo bản 15g, Thương truật 30g, 2 chén nước sắc còn một chén uống nóng (Hoạt Pháp Cơ Yếu).
Chữa trị hàn tà uất ở kinh Túc thái dương có các triệu chứng đau đầu, nhức ở đỉnh đầu:
Cảo bản, Khương hoạt, Tế tân, Xuyên khung, Thông bạch sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chữa Trị cảm phải sương mù, nên thanh tà ở thượng tiêu:
Cảo bản và Mộc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chữa Trị cảm mạo do phong hàn, nhức đầu ớn lạnh, không ra mồ hôi:
Khương hoạt 6g, Độc hoạt 9g, Phòng phong 9g, Cảo bản 9g, Mạn kinh tử 9g, Xuyên khung 4,5g, Cam thảo 3g, sắc uống (Khương Hoạt Phòng Phong Thang - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữa Trị đau nhức ở đỉnh đầu, phong hàn phạm vào não, đau nhức ở đỉnh đầu sau hậu đầu, đến răng má, thấp khớp:
Cảo bản, Phòng phong, Bạch chỉ, mỗi thứ 9g, Cam thảo 3g 5 sắc uống sau khi ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữa Trị ngứa lở ngoài da, gầu ngứa đầu:
Cảo bản 15g, đập dập, sắc lấy nước rửa nơi lở ngứa của trẻ con (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Kiêng ky:
Người âm hư hoả vượng và không có thực tà phong hàn thì không nên dùng.
Phân biệt một số loại cảo bản thường dùng
Ngoài cây cảo bản (Luguslicum sinense Oliv) được mô tả ở trên ra, người ta còn dùng:
Cây Hương cảo bản, Bắc cảo bản hay Liêu cảo bản vì cây này có nhiều ở Liêu Ninh (Trung Quốc). Cây Hương cảo bản (Ligusticum jeholense Nak et Kitaga) là cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 0,1 - 0,6m, thân rễ ngắn, toàn cây rất thơm, thân thẳng đứng phía dưới, đường kính 3,5mm thường có màu nâu tím, lá 2 lần kép lông chim mép có răng cưa, cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Hoa tự hình tán kép 6-19 cuống tán, dài ngắn không đều, tán nhỏ mang chừng 20 hoa nhỏ màu trắng. Quả gồm 2 phân quả dính nhau, hình thoi, dài chừng 5mm trên mỗi phân quả có 5 sống dọc, mặc tiếp giáp phẳng.
Có nhiều nơi dùng vị Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch) để thay thế cho Cảo bản, hai cây này khác nhau.
Cũng có thể dùng cây Cảo bản Nhật Bản (Northosmymium japonicum Miq) là loại thực vật mọc hoang, mùa hè có hoa trắng trổ ra 5 cành.
Một số cách sử dụng cảo bản trong điều trị
Cảo bản chữa được 100 chứng phong độc, qủy chú chạy vào làm đau bụng, đau do gió lạnh, thông được tiểu tiện, lợi huyết mạch, chữa đầu phong, da mặt sần sùi nám đen (Dược Tính Bản Thảo).
Cảo bản chữa được nốt da sần sùi ở mặt, đỏ mũi, động kinh (Chư Gia Bản Thảo).
Cảo bản chửa được chứng đau đầu do thái dương, đau nhức ở đỉnh đầu, vẹo cổ vì gió lạnh cảm vào não, đau suốt chân răng lan ra má (Trân Châu Nang).
Chữa chứng đầu ở mặt, thân thể da bị nổi nốt, phong thấp tà khí (Dụng Dược Pháp Tượng).
Cảo bản chữa bệnh ở đốc mạch, đau xuống lưng làm cứng đơ không cúi ngửa được có khi phát ra chứng quyết nữa (Thang Dịch Bản Thảo).
Cảo bản có vị cay khí ấm, sách Biệt lục nói nó có cả vị đắng vì nó bị hỏa hóa nhưng không độc, có thể nhập vào kinh Thái dương. Nó có tính ấm lại hay thông, vì đắng nên tiết được, nếu cay lắm thì phải tán, khí đi lên nên trị đàn bà bị sán khí, trừng hà, đau vì lạnh âm hộ, đau co rút ở bụng là do kinh thái dương bị phải hàn tà hay thấp khí. Vì phong làm ra các chứng nhức đầu bởi gió nhiều vào kinh thái dương thì vị Cảo bản là vị thuốc qúy để chữa cho kinh đó. Vả lại, các chứng ung thư, lở láy cũng đều vì huyết nhiệt lại bị ủng trệ, bị khí độc len lỏi và sâu trong cơ nhục sinh ra đau nhức, lở thối thì phải nên dùng những vị cay cho tan di, vị đắng, cho tiết độc thì tư nhiên độc phải giải hết và chỗ đọng trệ được tiêu tan hết, khi ấy da thịt mới có thể sinh trường đựợc, nhờ thế nhan sắc theo đó mà xinh đẹp quang nhuận (Bản Thảo Kinh Sơ).
Cảo bản có vị cay tính ấm, khí thăng tán đi lên chuyên vào kinh Thái dương, Thái âm bị gió lạnh hay khí thấp Cảo bản sơ đạt được những khí ấy. Nó lại thông được kinh huyết bị uất trệ. Công dụng gần như vị Tế tân, Xuyên khung, Khương hoạt, tính nó giải được kết tụ, trừ gió lạnh, chữa nhức đầu. Tuy nhiên, các sách của cổ nhân nên phải cẩn Thận thẩm xét bệnh tình cho chính xác, không phân biệt được hàn nhiệt mà đổ lỗi cho sách thì không nên vậy (Tuỳ Tức Cư Ẩm Thực Phổ).
Cảo bản là một vị thuốc chữa phong nhất là chữa chứng đau đầu, thường kết hợp với Xuyên khung, Bạch chỉ để giúp thêm sức mạnh (Bách Hợp).
Cảo bản cảm khí dương của Trời, được vị cay của Đất cho nên khí ấm mà đắng, đắng theo hỏa hóa cho nên khi nó bùng, trị được bệnh nhức ở trên đỉnh đầu. Hễ chứng đau do nhiệt ở trong và bệnh ơn thử mùa xuân mùa hè thì không nên dùng (Dược Phẩm Vựng Yếu).
Cảo bản tân ôn, tính mạnh, vào kinh Thái dương, kèm thông mạch Đốc, vì vậy nó là thuốc chủ yếu dùng để trị ngoại cảm phong hàn dẫn đến đau nhức vùng đỉnh đầu (Thực Dụng Trung Y Học).
CỎ NẾN
Cỏ nến, Bồn bồn - Typha angustata Bory et Chaub., thuộc họ Cỏ nến - Typhaceae.
Mô tả: Cây thảo cao 1-3m, có thân rễ lưu niên. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải, thon lại ở chóp, dài 6-15cm, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân, bằng hay hơi dài hơn bông hoa đực. Hoa đơn tính, rất nhiều, thành bông rất dày, đặc, hình trụ, có lông tơ, cách quãng nhau 0,6-5,5cm, có chiều dài gần như nhau, bông đực ở ngọn, có lông màu nâu, có răng ở chóp, vàng; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều, mảnh, trắng hoặc màu hung nhạt. Quả dạng gần quả hạch, nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.
Bộ phận dùng: Phấn hoa - Pollen Typhae, thường có tên là Bồ hoàng.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở các chỗ ẩm lầy một số nơi ở miền Bắc Việt Nam, như ở Sa Pa (Lào Cai) hay ở Gia Lâm (Hà Nội). Còn phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta dùng phấn hoa của các hoa đực đã phơi khô. Chọn ngày lặng gió, cắt bông hoa, phơi khô (nếu trời râm phải tãi ra, tránh ủ nóng làm biến chất). Dùng cối nghiền, sàng sạch lông và tạp chất, rây lấy bột nhỏ, phơi khô để dùng.
Thành phần hoá học: Hạt phấn chứa 30% chất béo, trong đó có acid palmitic; còn có isorhamnetin.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt nhạt, tính bình. Ðể sống thì có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, thông huyết ứ, kinh bế. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết. Còn có tác dụng làm co bóp dạ con. Ở Ấn Ðộ, gốc rễ được sử dụng làm thuốc săn da và lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Từ thời Thượng Cổ, ở nhiều nước, người ta đã dùng phấn hoa Cỏ nến làm thuốc lợi tiểu và săn da. Nay thường được dùng trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, có thai ra huyết (sao đen sắc uống), chữa bạch đới, ứ huyết do vấp ngã hoặc đánh đập tổn thương. Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Ðơn thuốc: Chữa tổn thương hoặc bị chấn thương ứ máu trong bụng; dùng Bồ hoàng 5g, Cao ban long 4g, Cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã kê lại những phương thuốc sau đây:
1. Chữa thổ huyết; Bồ hoàng sao 80g, uống mỗi lần 4-8g.
2. Chữa chảy máu mũi: Bồ hoàng sao và Thanh đại mỗi vị 4g uống.
3. Chữa khạc ra máu: Bồ hoàng sao, lá Sen khô, bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8-12g với nước sắc vỏ rễ cây Dâu làm thang.
4. Chữa đại tiện ra máu: Bồ hoàng sao, lá Sen tươi, Củ cải tán bột, uống mỗi lần 4-8g với nước cơm.
5. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng và rong huyết không dứt: Bồ hoàng sao, lá Lốt tẩm nước muối sao, tán nhỏ, luyện với mật làm viên bằng hạt đậu xanh, uống mỗi lần 30 viên với nước cơm.
6. Chữa sau khi đẻ, máu hôi ra không hết, sinh đau bụng, dùng Bồ hoàng sao qua giấy, uống mỗi lần 4g với nước.
ĐỘC HOẠT
Tên khác:
Tên thường gọi: Vị thuốcđộc hoạt còn goi Khương thanh, Hộ khương sứ. giả(Bản Kinh),Độc diêu thảo(Biệt Lục),Hồ vương sứ giả(Ngô Phổ Bản Thảo)Trường sinh thảo(Bản Thảo Cương Mục),Độc hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp(Hòa Hán Dược Khảo),Xuyên Độc hoạt(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa hoc:Angelica laxiflora Diels, Angelica megraphylla Diels.
Họ khoa học:Họ Hoa Tán (Apiaceae).
Độc hoạt là thân và rễ của nhiều loại cây độc hoạt khác nhau,
Cây độc hoạt
(Mô tả, hình ảnh cây độc hoạt, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây độc hoạt nói chung là một cây thuốc quý. ở nước ta hiện nay chưa phát hiện được. Cho nên chúng tôi căn cứ vào một số cây đã được mô tả chắc chắn để ghi lại đây làm tài liệu cho ta phát hiện sau này.
Cây hương độc hoạt hay mao dương quy còn gọi là đương quy có lông (Angclica pubescens Maxim) là một cây sống lâu năm, cao 0,5-lm thân mọc thẳng đứng, hơi màu tím, có rãnh dọc, nhẵn không có lông. Lá kép 2-3 lần lông chim, lá chét nguyên hoặc lại chia thùy, mép có răng cưa tù không nhọn, cuống lá nhỏ, phía dưới nở rộng thành bẹ có dìa mỏng. Trên gân lá có lông ngắn và thưa. Cụm hoa tán kép, gồm 10-20 cuống tán. Hoa nhỏ màu trắng; quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng có sống, hai bên phát triển thành dìa.
Cây ngưu vĩ độc hoạt hay gọi là độc hoạt đuôi trâu (Heracleum hemsleyanum Maxim) cũng là loại cây sống lâu năm cao 0,5-l,5m rễ chính to thô, có khi có rễ con dài, thân mọc thẳng đứng trên mặt có rãnh dọc, hơi có lông ngắn. Lá kép 1 lần lông chim, phiến lá chét dài 5-13cm, rộng 4-20cm mép có răng cưa thô, cuống lá dài 8- 17cm, phía dưới phát triển thành bẹ. Cụm hoa hình tán kép, mọc ở đầu cành, tổng hoa tán có 15-20 cuống dài 3,5-9cm, tán nhỏ gồm chừng 30 hoa nhỏ màu vàng trắng. Quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng sống không rõ, hai bên phát triển thành dìa.
Cây cửu nhỡn độc hoạt hay còn gọi là độc hoạt chín mắt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì, là một cây sống làu năm, cao l-2m, thân mọc thẳng đứng, có nhiều cành, cành già gần như không có lông thưa ngắn. Lá mọc so le, kép 2-3 lần lông chim có thể dài 30-40cm, lá chét có cuống ngắn dài 4-12cm, rộng 2-9cm mép có răng cưa nhọn. Cụm hoa hình tán kép, cuống tán kép dài 4,5-1lcm, tán nhỏ gồm 20-35 hoa nhỏ màu trắng hay vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, dài 2-3cm, trong có 5 hạt.
Địa lý:
Chưa thấy có ở Việt Nam, còn phải nhập từ trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Về mùa thu khi lá đã khô, hoặc đầu mùa xuân khi cây bắt đầu ra lá non thì đào lấy rễ, phơi trong râm cho khô hoặc sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ và rễ (Radix Angelicae Tuhuo).
Mô tả dược liệu:
Hơi hình trụ tròn, trên to, dưới nhỏ, đầu dưới có phân nhánh, dài khoảng 10 – 20cm, đường kinh rễ khoảng 3,3cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng hoặc mầu nau, đỉnh trên còn ít gốc hoặc lõm xuống, phần đầu rễ có nhiều vân nhăn ngang, toàn bộ có vân nhăn dọc, có nốt nhỏ mọc ngang lồi lên và vêyt sẹo nhỏ hơi nổi lên. Chất đặc, chắc, cắt ra có thể thấy nhiều chấm dầu mầu nâu rải rác hoặc xếp thành vòng, chung quanh mép mầu trắng, ở trong có những vòng mầu nâu, chính giữa mầu nâu tro. Mùi thơm đặc biệt, hơi hắc, vị đắng cay, nếm hơi tte tê lưỡi (Trung Dược Học).
Bào chế: Độc hoạt
+ Thái nhỏ, lấy Dâm dương hoắc trộn lẫn vào, ủ kín trong 2 ngày, phơi khô rồi bỏ Dâm dương hoắc đi, để dùng cho khỏi xót ruột (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Khi dùng cạo bỏ lớp vỏ hoặc sấy khô để dùng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hiện nay thì sau khi thu hái, phơi khô, khi dùng rửa sạch để ráo nước bào mỏng phơi khô trong râm mát. Không cần sao tẩm gì cả (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Độc hoạt hay tiết tinh dầu ra lại nên phơi lại, bỏ vàolu dưới có vôi để phòngmất màu và sâu mọt.
Thành phần hóa học:
+ Angeloi, Angelicone, Bergaptenostholum belliferone, Scopoletin, Angelic acid,Tiglic acid, Palmitic acid, Sterol, Stearic acid, Linoleic acid, Oleic acid, Dầu thực vật (Trung Dược Học).
+ Columbianetin, Columbianetin acetate, Osthol, Isoimperatorin, Bergapten, Xanthotoxin (Phan Cảnh Tiên, Dược Học Học Báo 1987, 22 (5): 380).
+ Columbianadin, Columbianetin-b-D-Glucopyranoside (Lý Vinh Chính, Dược Học Học Báo 1989, 24 (7): 456).
+ Ampubesol, Angelol D, G, B (Vương Chí Học, Thẩm Dương Học Viện Học Báo 1988, 5 (3): 183).
+ g-Aminobutyric acid (Lý Vinh Chính, Bắc Kinh Y Khoa Đại Học Học Báo 1989, 21 (5): 376).
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng giảm đau, an thần và kháng viêm rõ rệt (Trung Dược Học).
+ Thuốc nước và thuốc sắc Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt nhưng thời gian ngắn. Độc hoạt chích tĩnh mạch có tác dụng hưng phấn hô hấp. Độc hoạt còn có thành phần có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu trên ống nghiệm (Trung Dược Học).
+ Độc hoạt có thành phần chống loét bao tử, đối với hồi tràng thỏ, thuốc có tác dụng chống co thắt (Trung Dược Học).
+ Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì Độc hoạt có tên là Angolica dahunca (Fisch. Hoffm.) Benth et Hook. f. ex. Franch et Sar (Hưng an Bạch chỉ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, trực khuẩn đại trường, lỵ, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả (nước sắc thuốc)(Trung Dược Học).
Vị thuốc độc hoạt
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, hơi ôn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, tính hơi mát (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Học).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm Tâm (Trân Châu Nang).
+ Vào kinh Tâm, Can, Thận, Bàng quang(Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Can, Thận, Bàng quang (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Thận, Bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Trừ phong thấp, chỉ thống, giải biểu (Trung Dược Học).
+ Khứ phong, thắng thấp,tán hàn, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Khư phong, thắng thấp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị: Độc hoạt
+ Chủ phong hàn, kim sang, phụ nữ bị chứng sán hà, uống lâu người nhẹ khỏe (Bản Kinh).
+ Trị các loại phong, các khớp đau do phong (Danh Y Biệt Lục).
+ Trị các loại phong thấp lạnh, hen suyễn, nghịch khí, da cơ ngứa khó chịuchân tay giật đau, lao tổn, phong độc đau (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị chứng phong thấp tý thống, thiếu âm đầu thống, ngứa ngoài da do thấp, phong hàn biểu chứng (Trung Dược Học).
+ Trị phong hàn thấp tý, lưng gối đau, tay chân co rút, đau, khí quản viêm mạn, đầu đau, răng đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị phong thấp, phong hàn biểu chứng, đau thắt lưng đùi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng
Liều dùng: 4-12g. Cùng sắc uống với các vị thuốc khác, hoặc ngâm rượu, hoặc nghiền bột trộn làm viên hoặc tán bột để uống.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc độc hoạt
Trị răng sưng đau:
Độc hoạt nấu với rượu, ngậm. Nếu chưa công hiệu dùng Độc hoạt, Điạ hoàng mỗi thứ 120g, tán bột, mỗi lần dùng 12g sắc với một chén nưđc, uống nóng, uống xong nằm một lát rồi uống tiếp (Trửu Hậu Phương).
Trị trúng phong cấm khẩu, lạnh toàn thân, bất tỉnh nhân sự:
Độc hoạt 160g, rượu 1 thăng, sắc còn nửa thăng, uống (Thiên Kim Phương).
Trị trúng phong không nói được:
Độc hoạt 40g, 2 thăng rượu, sắc còn 1 thăng, Đại đậu 5 chén sao, lấy rượu nóng nấu uống lúc còn nóng (Tiểu Phẩm Phương).
Trị các chứng phong hư sau khi sinh:
Độc hoạt, Bạch tiên bì, mỗi thứ 120g, sắc với 3 thăng nước còn 2 thăng, chia làm 3 lần uống (Tiểu Phẩm Phương).
Trị các khớp xương đau nhức:
Độc hoạt 6g, Đưtơng quy 4g, Phục linh 4g, Bạch thược dược 4g, Hoàng kỳ 4g, Cát căn 4g, Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 2g, Cam thảo 1,2g, Can khương 1,2g, Phụ tử chế 1,2g, Đậu đen 6g, sắc, chia 3 lần uống trong ngày (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị trúng phong cấm khẩu, răng cắn chặt:
Độc hoạt 20g, Xuyên khung, Xương bồ, mỗi thứ 6g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị các khớp xương đau nhức, vận động khó khăn, phong thấp, bụng đau:
Độc hoạt, Tang ký s nh, Xuyên khung, Đương quy, Ngưu tất, Cẩu tích, Thiên niên kiện, Sinh điạ, mỗi vị 8 – 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị khớp xương đau nhức:
Độc hoạt 12g, Đỗ trọng 12g, Phòng đảng sâm 12g, Hy thiêm thảo 12g, Kim ngân hoa 12g, Hà thủ ô 12g, Thổ phục linh 12g, Kê huyết đằng 12g, Cam thảo 4g, Cốt toái bổ 12g, Thục đia 12g, Can khương 4g, Quế chi 8g, Xuyên khung 8g, Ngưu tất 8g, Xuyên quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị khớp đau mạn tínhdo phong thấp, thiên về chi dưới:
Độc hoạt 12g, Tang ký sinh, Tần giao, Tế tân, Quy thân, Sinh điạ, Bạch thược, Xuyên khung, Phòng phong, Nhục qưế, Phục linh, Nhân sâm, Cam thảo, Đỗ trọng, Ngưu tất mỗi thứ 8g. Sắc uống (Độc Hoạt Ký Sinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị khớp viêm do phong thấp, lưng đùi đau nhức, tay chân co rút:
Độc hoạt 12g, Tần giao 12g, Phòng phong 12g, Tế tân 4g sắc uống. Cũng có thề dùng Độc hoạt nửa cân nấu thành cao, mỗi lần uống một muỗng cà phê, ngày 2 lần với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị cảm mạo phonghàn, đầu đau, cơ thể đau, táo bón:
Độc hoạt 8g, Ma hoàng 4g, Xuyên khung 3,2g, Đại hoàng 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 4g. Sắc uống (Độc Hoạt Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phế quản viêm mạn tính:
Độc hoạt 9g, cho đường đỏ 15g, theo tỉ lệ, chế thành cao, chia 3-4 lần uống trong ngày. Bệnh viện số4 tỉnh \/ũ Hán dùng bài này trị cho 450 ca bệnh nhân kết quả tốt 73,7% (Độc Hoạt Chỉ Khái Thang – Vũ Hán Tân Y Dược Tạp Chí 1971, 3: 24)
Trị bạch điến phong:
Dùng loại Độc hoạt Heracleum hemsleyanum Diels . (Ngưu vĩ Độc hoạt) 1% chế thành cao nước bôi, kết hợp tắm ánh nắng mặt trời, đã trị cho 307 ca tỉ lệ, kết quả 54,4% (Tạp chí Bệnh Ngoài Da Lâm Sàng 1982, 3:122).
Trị vảy nến:
Tác giả dùng Độc hoạt uống và bôi, kết hợp chiếu tia tử ngoại sóng dài, trị 92 ca, đạt kết quả khỏi với tỷ lệ 66, 3%, có kết quả truớc mắt 93,5% . Cách làm: mỗi lần trước khi chiếu tia tử ngoại 1 - 2 giờ, uống viên Độc hoạt (viên Độc hoạt 30mg\viên, tương đương 3,75g thuốc sống), liều lượng 36mg\kg, uống sau bữa ăn, đối với một số
bệnh nhân, trước lúc chiếu tia bôi 1% thưốc mỡ Độc hoạt hoặc 0,5ml thuốc nước Độc hoạt. Chiếu tia tử ngoại mỗi tuần 6 lần, bắt đầu 35 lần, mỗl lần 15 - 20 phút, tìếp sau là 30 - 40 phút, 26 lần là một lìệu trình (Lý Phong Kỳ - Trung Hoa Lý Liệu Tạp Chí 1983, 3: 144).
Tham khảo:
Độc hoạt trị các loại trúng phong do thấp hàn, suyễn, khí nghịch, da ngứa, tay chân đau co thắt, phong độc lao tổn, răng đau (Dược Tính Bản Thảo)
+ Độc hoạt vị cay đắng, tính hơi ấm, so với Khương hoạt thì có tính hòa hoãn hơn. Hễ do phong vào kinh túc Thiếu âm Thận, lan vào bên trong không ra, gây thàn'h đau đầu, thì Độc hoạt giỏi đuổi phong mà trị bệnh được, hai chân bị thấp tà không đi giầy guốc được, không dùng Độc hoạt thì không khỏi. Răng đau do phong độc, chóng mặt xoay xẩm, không dùng Độc hoạt thì chẳng công nồi, đó là do gió không lay động, không có gió lại lay động nên gọi là Độc dao (diêu) thảo, vì cái sở thắng của nó mà ức chế vậy.Lại có phong ắt phải có tbấp, do đó, Khương hoạt trị thủy thấp du phong, mà Độc hoạt thì trị thủy thấp phục phong. Khí của Khương hoạt thì thanh, có tác dụng hành khí, phát biểu, tán tà khí ở phần vinh vệ. Khí của Độc hoạt thì trọc, có tác dụng hành huyết mà ôn dưỡng khí ở phần vinh vệ. Khương hoạt có công phát biểu, Độc hoạt có lực hộ giúp phần biểu. Khương hoạt hành ở thượng tiêu mà điềøu lý ở phần trên, thì chứng du phong đầu thống và chứng phong thấp đau khớp đều trị đượ'c; Độc hoạt hành khí ở hạ tiêu mà cũng điều lý phần dưới thì chứng phục phong đầu thống, hai chân thấp tê đều trị được. Khương hoạt, Độc hoạt tuy yếu trị phong, mà mỗi thứ có riêng biệt, không thể không xét kỹ (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Độc hoạt khí thơm mà trọc, vị đắng mà trầm, có tác dụng tuyên thông được dương khí từ đỉnh đầu đến chân, để tán phục phong của kinh Thận: Hễ cổ gáy khó chịu, mông đùi đau nhức, hai chân tê yếu, không cử động được, nếu không có Độc hoạt thì khó có hiệu quả. Lấy khí thơm thấu tâm của nó, dùng làm thuốc dẫn vào kinh Tâm. Trị đau mắt đỏ bởi cành nhánh của nó gặp gió không di động, nên trị được phong, mà phong thì thắng thấp, chuyên về sơ thông thấp khí. Nếu lưng, thắt lưng mỏi nặng, tay chân co thắt, cơ bắp vàng từng khối thì Độc hoạt là thuốc tốt. Lại giúp cho huyết dược, hoạt huyết thư cân thật là thần diệu (Giả Cửu Như).
+ Độc hoạt khí vị mãnh liệt, thơm tho tràn đầy nên tuyên thông được bách mạch, điều hòa kinh lạc, thông gân cốt mà lợi các khớp. Hễ cơ nhục, các khớp tê bởi hàn thấp tà, không dùng loại khí vị mănh liệt này, thì không thể nhập thẳng đến giữa kinh mạch khớp xương, vì vậy Độc hoạt là thuốc trị các chứng nặng vềphong tê mềm yếu ắt không thể thiếu được. Chỉ có ngày xưa, vị Khương hoạt, Độc hoạt chưa hề phân biệt,
Do đó cổ thư dùng Độc hoạt thông trị các chứngtrong ngoài, trên dưới, hễ các chứng đầu mặt tay chânmình mẩy, đều thuộc phạm vi điều trị của Độc hoạt. Từ sau đời Tống thì Khương hoạt được tách ra một vị riêng,mà khí thơm tho thật nồng nàn thì thấu đạt lên trên, cùng với Khương hoạt đã chiếm tận ưu thế của nó. Khí vị của Độc hoạt nóng, đặc hơn, chuyên trị các chứng đau co thắt vùng lưng và chân gối. Tuy ngàyxưa còn chưa nói rõ nhưng Vương Hải Tàng có nói ' Khương hoạt thì khí mănh liệt, Độc hoạt thì khí nhẹ hơn . Trương Thạch Ngoan cũng nói là trong cái thăng của nó có giáng, điều ẩn nhiên là có sự khác biệt về trên dưới. Theo ‘Di Nghiệp Sự Châu Thị Gia Pháp’ thì từ lâu Độc hoạt luôn được dùng để trị phần dưới, hễ từ thắt lưng đến phía dưới vùng bụng dưới đều dùng Độc hoạt, chẳng những trị đươc chứng nhức mỏi thuộc phong hàn khí thấp tê, dù cho là chứng lở loét, phát nơi âm phận thì chưa vỡ sẽ dễ tiêu, đã vỡ rồi dễ gom miệng. Công tích rõ ràng, thực đáng tin cậy, đây là ý sâu mà ngườỉ xưa chưa từng nói rõ (Hãy xem kỹ điều Khương hoạt nói sau đây). Lại rằng, Khương hoạt, Độc hoạt đều là chất thuộc loại cay ấm, chủ trị phong tà là nói phong hàn từ bên ngoài, nên sở chủ điều này là các chứng hàn thấp. Ngày xưa luôn lấy Khương họat trị thương hàn bệnh ở biểu, đồng thời trị cả biểu tà bất chính trong tứ thời, vốn là nói về hàn tà. Nếu như phía Nam sông Trường Giang, địa khí ấm áp, ít khí phong hàn, từ lâu người xưa vẫn nói phương Nam không có bệnh thương hàn thực sự, mà ngoại cảm bốn mùa đều là bệnh ôn nhiệt, dù có biểu tà, cũng không thích hợp dùng loại cây có vị tán, tính ấm, có tác dụng thăng như Khương hoạt. Thí dụ như các bài ‘Kinh Phòng Bại Độc Tán’, 'Cửu Vị Khương Hoạt Thang', 'Sài Cát Giải Cơ Thang", cácsách xưa đều gọi là thuốc thần của bệnh cảm mạo tứ thời, mà khu Giang Triết không dùng bất cứ thang nào, cũng vì bệnh tình và bệnh chứng vậy. Lại nữa, thuốc có vị cay, tính ấm, không nên dùng ở vùng Đông Nam lại chẳng chỉ bỏi bệnh tứ thời, dù là thuốc tốt vốn trị chứng phong hàn thấp tà như Khương hoạt, Độc hoạt mà con người ở vùng này, âm huyết vốn bạc nhược, dù cho là đúng chứng, cũng một nửa bời huyết hư mà có, quảø thực phong hàn. thì cũng là huyết hư sinh phong, khí hư sinh hàn, khác xa với chứng tặc phong đại hàn của bệnh phong tê vùng Tây Bắc. Mà một vi thuốc vi cay, tính ấm, cương táo, lại còn phải luôn luôn lưu ý đến, không được tùy ý dùng, chẳng có chút lo nghĩ vậy. Mà Lý Đông Viên lại cho rằng Độc hoạt trị các chứng xoay xẩm chóng mặt do phong gây nên. Trương Khiết Cổ cũng cho rằng cùng dùng với Tế tân để trị chứng đầu đau, chóng mặt do Thiếu âmgây nên, Vương Hải Tàng lại cho rằng Độc hoạt có tác dụng khuCan phong, tả Can khí. Các chứng kể trên đều thuộc âm không hàm dương, chứng Can Thận bất nhiếp, rõ ràng là nội hư sinh phong, không thể so với tặc tà từ ngoài đến, phải nên tiềm tàng, trấn định, sao lại dùng thuốc có vị ấm, thăng lên, để trợ giúp cho tà khí thêm càn, thêm hoạ như ôm củi cứu hỏa, ảnh hưởng rất nhanh, cần phải thận trọng. Nhưng mà như các chứng trước tý lại thường do khí huyết hư hàn không được lưu lợi, nếu không dùng vị cay tán của Khương hoạt, Độc hoạt cũng khó đạt hiệu quả nhanh, bản bệnh tuy thuộc huyết hư, trong thuốc phải dưỡng huyết, tư dịch, thêm thuốc để tuyên thông kinh lạc, dùng tính ấm để vận hành từ từ mà đạt hiệu quả. Thạch Ngoan, Phùng Nguyên lại cho rằng các khớp tay chân tê đau thuộc khí huyết hư, cấm dùng Khương hoạt, Độc hoạt, đây cũng không khỏi có phần thiên kiến, không, thuộc thông luận vậy. Vì Khương hoạt,Độc hoạt trị phong, vốn trị phong hàn thuộc ngoại tà xâm nhập, không trị được phong nhiệt của huyết hư nội phát, cho nên chứng chóng mặt, xoay xẩm, lảo đảo do can dương, ắt không thể trị càn bởi thuốc có vị cay, tính ấm, có tính thăng hoặc tiết được, nếu phạm phải điều cấm kỵ này thì lửa càng hừng lên, cháy lụi cả, rất đáng sợ. Nhưng khí huyết hư hàn mà có chứng tê dại thì không thổi bằng khí ấm áp, cũng không thể chấn chỉnh được khi xuân về. Do đó, trong thuốc tưdưỡng, điều hòa huyết dịch, cũng cần có thuốc để tuyên thông, ôn dưỡng trợ giúp cho nhau, nhưng công của các vị tá, sứ chỉ có thể dùng ít để dẫn đường, không nên dùng nhiều (Trương Sơn Lôi).
+Củ lớn có màu vàng là đúng, gặp gió thổi không lay động (dao), cây đứng thẳng một mình (độc) nên gọi là Độc dao. Độc hoạt là thuốc dẫn chạy vào trong và ngoài kinh Túc thiếu âm, chuyên trị đầu phong và phục phong của kinh Thiểu âm mà không
phải kinh Thái dương. Cổ nhân chia ra hai thứ Khương hoạt và Độc hoạt vì Khương hoạt khí hùng mạnh, trị được chứng du phong, thủy thấp. Độc hoạt khí yếu mà kém, tính đi xuống, trị phục phong, thủy thấp, cho nên chân bị tê thấp dùng nó càng hay. Khương hoạt khí thanh, hành khí, giải tán tà khí ở phần vinh vệ, Độc hoat khí trọc, hành huyết mà nuôi dưỡng chính khí của vinh vệ. Khương hoạt có công năng phát biểu, Độc hoạt có công năng trợ biểu (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Độc hoạt và Khướng hoạt đều là thuốc chuyên trị đau khớp do phong thấp, thường kết hợp dùng chung với nhau, nhưng Khương hoạt chạy thẳng lên đỉnh đầu, chạy ngang ra cánh tay, cẳng tay, chuyên trị phong thấp hàn tà ở chi trên, còn Độc hoạt thì
lại thông hành vùng ngực, bụng, lưng, gối, chuyên trị phong hàn thấp tà ở nửa thân dưới, đó là trong cái giống nhau có cái khác nhau vậy, nếu đau khắp toàn thân thì dùng cả hai (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Khương hoạt và Độc hoạt thời xưa cho là một. Sách‘Thần Nông Bản Thảo Kinh’ ghi rằng: Độc hoạt còn có tên khác là Khương hoạt, mãi cho tới Chân Quyền trong ‘Dược Tính Bản Thảo' bắt đầu mới phân chia và nói lên cách chủ trị của nó, mà sách "Bản Thảo Cương Mục’ lại liệt vào một chỗ, cho rằng Độc hoạt, Khương hoạt là một thứ mà hai loại, loại lấy ở Trung Quốc gọi là Độc hoạt, loại lấy ở Tây Khương gọi là Khương hoạt. Trên thực tế, hình thái của hai vị này khác nhau, khí vị cũng có sai biệt, mặc dù đều có công dụng khư phong, thắng thấp, nhưng Khương hoạt có khí vị hùng liệt, tính táo mà tán, sở trường về phát tán biểu tà: còn Độc hoạt khí vị tương đối nhạt tính cũng tương đối hòa hoãn, chuyên về trị phong thấp tý thống ở giữa gân cốt, mà tác dụng phải tán giải biểu thì không bằng Khương hoạt, vì vậy mà cố nhân có thuyết ‘Độc hoạt nhập túc Thiếu âm, trị phục phong; Khương hoạt nhặp túc Thái âm, trị du phong, phong chạy (du phong) và phong ẩn núp (phục phong) cũng đã nói lên tác dụng của chúng có sự khác nhau khi vềphần lý hoặc thiên về phần biểu. Trên thực tế lâm sàng cho thấy hễ có ngoại cảm biểu chứng thì dùng Khương hoạt, chẳng hạn như bài ‘Cửu Vị Khương Hoạt Thang’, còn phong thấp tý thống, đau thắt lưng cột sống, xương khớp ê ẩm thì dùng Độc hoạt, hoặc là Khương hoạt, Độc họat cùng dùng một lúc, chẳng hạn như bài "Độc Hoạt Tang Ký Sinh Thang', bài 'Khương Hoạt Thắng Thấp Thang", do đó mà ta cũng có thể biết êf sự khác nhau của Khương hoạt và Độc hoạt ' (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
+ Khương hoạt và Độc hoạt đều trị phong thấp, đau khớp và thường dùng chung với nhau. Tuy nhiên, Khương hoạt chạy thẳng đến đỉnh đầu, đi ngang sang cánh tay, thiên về trị phong hàn thấp ở vùng trên. Độc hoạt chạy suốt ngực, bụng, lưng, gối, thiên về trị phong hàn thấp ở nửa người bên dưới. Đó là chỗ khác nhau trong cái giống nhau. Nếu cả cơ thể đau nhức thì dùng chung Khương hoạt và Độc hoạt (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Kiêng kỵ:
+ Khí huyết hư mà nửa người đau, âm hư, nửa người phái dưới hư yếu: không dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Âm hư nội nhiệt, huyết hư mà không có phong hàn thực tà thì cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thận trọng lúc dùng đối với bệnh nhân âm hư, Không dùng vớì chứng nội phong (Trung Dược Học).
+ Âm hư, huyết táo: cần thận trọng khi dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Huyết hư: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Ngang lưng, đầu gối đau, nếu thuộc về chứng hư: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
CHIM SẺ
Tên khác: Tên thường gọi: Con chim sẻ cho ta vị thuốc mang tên Bạch đinh hương, còn có tên Ma tước phần, Hùng tước xỉlà phân khô của con Chim sẻ.Thanh đan,Thanh đơn( Bản Thảo Cương Mục Thập Di),Tước tô( Lôi Công Bào Chích Luận),Hùng tước thủy.
Tên tiếng Trung:白 丁 香
Tên khoa học:Passer montanus malaccensis Dubois
Họ khoa học:Thuộc họ Sẻ Ploceidae.
Tìm hiểu về Chim sẻ
(Mô tả, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Chim sẻ là loài chim định cư rất phổ biến ở nước ta. Sẻ thường làm tổ tập đoàn, nhưng cũng nhiều lúc gặp sẻ làm tổ riêng. Có thể tìm thấy sẻ ở dưới mái nhà, khe tường, trong các ống tre ở mái nhà, trong hốc cây trên cây cau, cây dừa đôi khi ở khe núi đá. Tổ sẻ làm cách mặt đất khoảng 2-25m, vật liệu xây tổ là rơm, cỏ, lá khô, sợi thực vật, vụn vải... Cả đôi chim sẻ đực và cái đều tham gia làm tổ, mỗi năm sẻ đẻ 3 lứa, thời gian ấp trứng của sẻ là 12-15 ngày, sau lúc nở 13-14 ngày chim non rời tổ và được chim chim bố mẹmớm mồi thêm 4-6 ngày nữa, sau đó sống tự lập được. Thức ăn của chim sẻ thay đổi tuỳ theo mùa nhưng chủ yếu là các hạt thực vật, vào mùa hè chim sẻ ăn một lượng côn trùng đáng kể.
Phân bố:
Ở miền Bắc nước ta tỉnh nào cũng có, thành phố cũng như nông thôn. Phân chim sẻ có thể lấy quanh năm, loại bỏ đất cát, phơi hay sấy khô làm thuốc, phân chim sẻ hình trụ nhỏ, hai đầu hơi tù, có khi hơi cong queo, thường dài 5-8mm, đường kính 1-2mm, mặt ngoài màu tro trắng hay tro nâu, chất dòn, dễ gẫy, vết gẫy màu nâu hơi lổn nhổn, mùi hơi tanh.
Phân biệt:
Ngoài chim sẻ, người ta còn dùng phân của chim tước (Passer montanus Linn), Hoàng tước (Passer rutilans Temm) Lưu tước (Passer montanus Saturatus Stein) đều thuộc họ Fringillidae.
Phần dùng làm thuốc:
Phân khô của chim.
Thu hái, sơ chế:
Có thể lấy quanh năm loại bỏ đất cát, sấy khô dùng làm thuốc. Chọn vào giữa tháng 5 hoặc lạp nguyệt, dùng phân chim đực tốt, đàn bà dùng phân chim đực, đàn ông dùng phân chim cái.
Bào chế:
Nuôi trong lồng, hoặc lấy về vào mùa đông mới tốt, ngâm vào nước Cam thảo 1 đêm, xong đem sấy kỹ bằng lụa cho thật khô dòn rồi tán bột dùng vào thuốc (Lôi Công Bào Chích Luận).
Vị thuốc Bạch đinh hương
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .......)
Tính vị:
Phân chim sẻ được dùng làm thuốc từ lâu đời, theo tài liệu cổ phân chim sẻ có vị đắng, tính ôn, hơi có độc.
Công dụng:
Có tác dụng tiêu tích ứ, trừ trướng, sáng mắt, tuống trong chữa tích tụ, sán khí, dùng ngoài chữa mắt có màng mộng, ung nhọt.
Liều dùng:
Ngày dùng 4-6g.
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của vị thuốc Bạch đinh hương
Chữa đau mắtcó màng che đồng tử:
Hoà phân chim sẻ với sữa người, nhỏ vào mắt.
Ung nhọt không vỡ:
Nghiền phân chim sẻ với nước bôi lên đầu nhọt
Cổ họng sưng đau:
20 hạt phân chim sẻ, trộn với đường cát trắng, viên thành ba viên gói vào miếng lụa ngậm trong miệng
Trị sâu răng, răng đau:
Phân chim sẻ gói trong bông nhét vào chỗ sâu (Ngoại Đài Bí Yếu ).
Trị nghẹt họng, viêm họng:
Bột phân chim sẻ, uống 2g với nước nóng (Thiên Kim Phương).
Trị trẻ con cấm khẩu vì trúng gió:
Phân chim sẻ hoà với nước làm viên bằng hạt đậu, mỗi lần uống 2 viên (Thiên Kim Phương).
Trị mộng thịt ở mắt, mặt đỏ do nhiệt:
Phân chim sẻ, hoà với sữa người điểm vào (Trửu Hậu Phương).
Trị mặt mũi sần sùi có những cục thịt đỏ:
Phân chim sẻ 12 hạt, nửa lượng mật, chấm thuốc xức vào sớm tối (Thánh Huệ Phương).
Trị thổ tả, bụng căng sình do ăn no, ăn phải thức ăn lạnh hoặc tắm phải gió:
Phân chim sẻ 21 viên, tán bột, uống với rượu nóng, chưa bớt thì uống tiếp (Tổng Lục Phương).
Trị trẻ con không bú:
Phân chim sẽ 4 hạt, tán bột, xức vào đầu vú rồi cho bú (Tổng Lục Phương).
Trị phong đòn gánh:
Phân chim sẻ tán bột, nghiền nhỏ, uống 2g với rượu nóng (Phổ Tế Phương).
Trị đinh nhọt đã vỡ hoặc đã có mủ:
Phân chim sẻ tẩm vào mụn đó thì sẽ vỡ (Mai Sư Phương).
Trị nhọt ăn loét đầu ngón tay, ngón chân đau nhức:
Phân chim sẻ với tổ chim yến nghiền bột rắc vào (Trực Chỉ Phương).
Trị viêm họng cấp:
Phân chim sẻ 20 cục, dùng nước đường trộn 3 viên, mỗi lần ngậm 1 viên (Phổ Tế Phương).
HÚNG CHANH
Tên dân gian: Húng chanh, Rau tần, Tần dày lá, Rau thơm lông, Dương tô tử, Sak đam ray
Tên khoa học:- Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng (Coleus amboinicus Lour.),
Họ khoa học: Thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Cây húng chanh
Mô tả:
Cây húng chanh là một cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối dày mọng nước, hình trái xoan rộng, dài 3-6cm, rộng, mọc thành bông ở ngọn thân và đầu cành, gồm những vòng hoa dày đặc, cách quãng nhau. Quả nhỏ, tròn, màu nâu, chứa 1 hạt. Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh.
Mùa hoa quả tháng 4-5.
Bộ phận dùng:
Lá và ngọn non - Folium et Gemma Plectranthi.
Nơi sống và thu hái:
Cây có gốc ở quần đảo Môluýc (miền Mã Lai) được trồng làm gia vị và làm thuốc. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến đó. Lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở 40-45oC đến khô.
Thành phần hóa học:
Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol; còn có một chất màu đỏ là colein.
Tác dụng dược lý
Tinh dầu có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn. Cao nước có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng.
Năm 1961 phòng đông y Viện vi trùng có nghiên cứu tác dụng khánh sinh của tinh dầu húng chanh đối với các loại vi khuẩn theo phương pháp Rudat và thấy tinh dầu húng chanh có tác dụng khánh sinh mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus 209 P. Salmonella typhy, Shigella flexneri – Shigella sonnei, Shigella dysenteria (Shiga) Subtilis, Coli pathogene, Coli bothesda, Streptocuccus, Pneumocuccus, Diphteri và Gengou (Y học thực hành, 11-1961).
Vị thuốc húng chanh
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc.
Quy kinh:
Vào 3 kinh tì, phế, vị.
Tác dụng
Tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc.
Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột.
Chủ trị:
Hành khí, thanh nhiệt, tiêu viêm, hóa thấp, hóa thấp, cầm ói. Công hiệu chữa bao tử
Liều dùng:
Lá tươi 50-60 g cho vào sắc uống
Có thể dùng tươi: ép lấy nước. Trẻ em 1/2 thìa cà phê/1 lần * 2-4 lần/1 ngày. Người lớn 1 thìa cà phê *2-4 lần/1 ngày.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc húng chanh
Chữa ho, viêm họng, khản tiếng:
Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.
Chữa đau bụng:
Lá Húng chanh non rửa sạch, 1-2 lá nhai với một ít muối, ngậm nuốt dần dần.
Rắn cắn, bò cạp và ong đốt:
Lá Húng chanh tươi giã đắp
Tham khảo
Cách dùng húng chanh ở một số nước
Ở Philippines
Lá húng chanh tươi, giả nát đắp bên ngoài vết phỏng.
Những lá chết thâm tím dùng trường hợp bò cạp hay rết chích. Ngoài ra còn dùng đắp trên màng tang và trán chữa trị nhức đầu, sử dụng dùng băng lưới ( bandage ) để giử khỏi rơi.
Lá ngâm trong nước sôi hay dưới dạng nước đường sirop dùng như : chất mùi và thuốc tống hơi, dùng cho chứng khó tiêu ,và cũng là toa thuốc cho bệnh hen suyễn.
Trung Quốc
Những người Trung hoa sử dụng nước ép lá húng quế với đường, chữa trị : ho cho trẻ em, suyễn và viêm phế quản, động kinh, các rối loại co giật .
Lá được nhai ngậm trong miệng chữa trị : vết nứt ở góc của miệng, tưa miệng hay đẹn đau đầu, chống sốt như xoa bóp.
Dùng để chữa trị đau bàng quang và đường tiểu và tiết dịch âm đạo.
Ấn Độ dùng húng chanh như lá gia vị
Người dân Ấn dùng húng chanh làm gia vị thức ăn, lá húng chanh có hương vị rất mạnh và có tác dụng bổ sung gia vị tuyệt vời cho thịt và gà ….
Lá húng chanh thái nhỏ, có thể sử dụng cho những món ăn đặc biệt nhất là thịt bò, thịt cừu và thịt heo rừng.
Ở Ấn Độ, lá Húng chanh dùng chữa bệnh về đường tiết niệu và rỉ nước âm đạo. Nước ép lá trộn với đường là một loại thuốc gây trung tiện mạnh, cũng dùng trị ho và chứng khó tiêu.
Malaixia
Ở Malaixia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ nóng, lá tươi giã ra lấy nước cốt cho trẻ em bị sổ mũi uống. Dùng ngoài lấy lá giã ra đắp trị nẻ môi, đau bụng, đau đầu và dùng xoa lên người khi bị sốt.
HÚNG QUẾ
Còn gọi là rau quế, húng giổi, é quế, hay húng chó, rau é, é tía, hương thái
Tên khoa học: Ocimum basilicum.
Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae
Mô tả: là một cây thảo, sống hằng năm, thân nhẵn hay có lông, thường phân cành ngay từ dưới gốc, cao 50-60cm. Lá mọc đối có cuống, phiên lá hình thuôn dài, có cây màu xanh lục, có cây màu tím đen nhạt. Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tía, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng 5-6 hoa một.Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh.
Phân bố: người ta cho rằng cây này vốn nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Quốc, hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới, ở miền Bắc nước ta được trồng làm gia vị, miền Nam người ta thu hái qủa để lan cho mát và giải nhiệt gọi là hạt é.
Để làm thuốc người ta chỉ hái lá và ngọn cốha phơi hay sấy khô. Để cất tinh dầu người ta hái toàn cây, cất tươi hay để hơi héo mới cất.
Công dụng: Ở nước ta húng quế chỉ được trồng để làm gia vị, và lấy hạt ăn cho mát, có tác dụng chống táo bón. Cho từ 6-12g hạt vào nước thường hay nước đường , đợi cho chất nhầy nở ra rồi uống.
LONG NÃO
Tên khác
- Tên dân gian: vị thuốc long não còn gọi Kim Cước Não, Cảo Hương, Thượng Long Não, Hư Phạn, Băng Phiến Não, Mai Hoa Não, Mễ Não, Phiến Não, Tốc Não, Cố Bất Bà Luật, Long Não Hương, Mai Hoa Băng Phiến, Yết Bà La Hương, Bà Luật Hương, Nguyên Từ Lặc, Chương Não, Não Tử, Triều Não (Trung Dược Học), Dã Hương (Dược Liệu Việt Nam).
-Tên khoa học:Cinnamomum camphora N. et E.
-Họ khoa học:Họ Long Não (Lauraceae).
Cây long não
(Mô tả, hình ảnh cây cải thảo, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây long não là một cây thuốc quý dạng cây gỗ, cao 10-15m. Lá đơn nguyên, hình mũi mác, mặt trên xanh, mặt dưới màu nhạt hơn, có cuống dài, mọc so le, không có lá kèm, gân lá lông chim. Ở gốc của gân giữa với 2 gân phụ lớn nhất có 2 tuyến nhỏ. Cụm hoa hình sim 2 ngả ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu vàng lục, đều, lưỡng tính. Đế hoa lõm, mang bao hoa và bộ nhụy xếp thành vòng 3 bộ phận một. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa không khác nhau mấy. Bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu thụ và 1-2 vòng nhụy lép có tuyến. Nhụy hữu thụ, có chỉ nhụy mỏng mang bao phấn, cấu tạo bởi 4 ô phấn nhỏ, chồng lên nhau 2 cái một. Mỗi ô nhỏ mở bởi 1 cái lưỡi gà quay về phía trong đối với 2 vòng ngoài và quay về phía ngoài đối với vòng trong cùng. 2 bên chỉ nhụy của vòng này mang tuyến nhỏ. Bộ nhụy gồm 1 tâm bì. Bầu thượng, vòi hình trụ phồng ở ngọn. Một noãn đảo. Quả mọng đựng trong đế hoa tồn tại và rắn lai. Hạt không nội nhũ.Trồng khắp nơi.
Thu hái, Sơ chế:
Lấy gỗ vào mùa xuân, mùa thu [ cây 40-50 tuổi trở lên có nhiều Long não] (Dược Liệu Việt Nam).
Bộ phận dùng:
Bột kết tinh sau khi cất gỗ và lá cây Long não. Bột Long não màu trắng, mùi thơm đặc biệt, có khi được nén thành khối vuông hoặctròn.
Bào chế vị thuốc long não
+Chặt nhỏ cây, cành lá, chưng cất lấy Long não thô rồi lại thăng hoa tinh chế lần nữa để được bột Long não tinh chế. Cho vào khuôn để có những cục hoặckhối Long não.
+Chẻ nhỏ thân, cành, rễ, lá, đem cất với nướcsẽ được Long não và tinh dầu (Dược Liệu Việt Nam).
+Ngâm cồn 600 với tỉ lệ 1/10 để xoa bóp (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Đựng vào lọ kín. Thêm Đăng tâm để không mất hương vị.
Phân biệt:
“Không nhầm Long não bột với chất lấy ở cây Đại Bi (Blumea balsamifera) mùa trắng xanh, mùi thơm nhưng hăng hơn” (Dược Liệu Việt Nam)
Thành phần hóa học:
+Tinh dầu và Long não tinh thể d-Camphora (Trung Dược Học).
+Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu Long não trắng (dùng chế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Safrola, Carvacrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Cadinen, Camhoren, Azulen] (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+Trong gỗ có khoảng 0,5 Long não đặc, 2% tinh dầu Long não (Dược Liệu Việt Nam).
+ Rễ, thân. Lá chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor,a-Pinen, Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, d-Limone, Cadinen (Trung Dược Học).
+ Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ long não là tinh dầu và long não tinh thể. Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và long não tinh thể thay đổi.
Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, ở nhiệt độ thường, lao não thang hoa được, tín tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, Ête, Clofoc) quay phai + 430. Tính chất long não là một xeton.
Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế Xineola), tinh dầu long não đỏ (chứa Safrola, Cacvacrola), tinh dầu long não xanh (chứa cadinen, camphoren, azlen) (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng đối với trung khu thần kinh: Long não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Cơ chế tác dụng là lúc tiêm dưới da, thuốc kích thích tại chỗ gây phản xạ hưng phấn.
+Bôi vào da, Long não gây cảm giác ấm, kích thích và diệt khuẩn. Long não cũng gây cảm giác mát, tê.
+Uống trong, Long não kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu; Liều cao gây buồn nôn, nôn.
+Tác dụng đối với tim mạch: Long não có tác dụng hưng phấn cơ tim đối với tim đang suy yếu nhưng với liều thông thường không có tác dụng nào đối với cơ tim. Trong 1 số thí nghiệm cho thấy đối với trung khu mạch máu, chỉ khi nào chức năng bị suy kiệt, thuốc mới có tác dụng hưng phấn.
+Tác dụng dược động học: Long não được hấp thu dễ và nhanh qua da, niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị Oxy hóa ở gan được Campherenol, sau đó chuyển hóa kết hợp với Glucoronic và bài tiết ra nướctiểu (Trung Dược Học).
Độc tính của thuốc: Liều uống 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu đau, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2 g dẫn đến yên tĩnh nhất thời và tiếp theo là vỏ não bị kích thích gây co giật, cuối cùng là suy hô hấp và chết. Uống 7-15g và tiêm bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng vì thuốc được cơ thể giải độc nhanh và thường được cứu sống (Trung Dược Học).
Vị thuốc long não
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị của long não
+Vị đắng, cay, tính ấm, có độc ít (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Vị cay, tính nhiệt, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị cay, tính nóng, có độc (Trung Dược Học).
+Vị cay, tính nóng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+Vào kinh Can (Bản Thảo Tối Yếu).
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).
+Vào kinh Phế, Tâm, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng long não
+Sát trùng, trừ giới tiễn, liệu dương, hóa sang (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Thông quan khiếu, lợi trệ khí, trừ thấp, sát trùng (Bản Thảo Cương Mục).
+Khứ phong thấp, sát trùng, khai khiếu, trừ dịch uế (Trung Dược Học).
+Trừ uế khí, sát trùng, thông quan, lợi khiếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
Uống trong trị thổ tả thuộc hàn thấp, các chứng đau ở vùng tim và bụng.
Dùng ngoài: rửa hoặc xông chữa ghẻ lở, hắc lào, cước khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
- Uống trong: 0,1-0,2g thuốc tán hoặcrượu.
- Dùng ngoài: lượng vừa đủ tán bột trộn với dầu hoặccồn bôi.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc long não
Trị bụng đaudo uế khí thuộc sa chứng:
Chương não, Một dược, Minh nhũ hương. Tán bột,uống 0,01g với nướctrà (Chương Não Tán - Trương Sơn Lôi phương).
Trị lở loét do nằm lâu:
Long não, Não sa, mỗi thứ 2g. Trường hợp chưa loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên Tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa:
Long não, Minh phàn đều 2g, Mang tiêu 20g, hòa với nướcsôi 600ml, đợi ấm, ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét:
Long não 3g, Đậu hũ 2 miếng, trộn nát, đắp ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị sâu răng gây đau nhức:
Long não, Chu sa, lượng bằng nhau, tán bột, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa:
Long não, Hoa tiêu, Mè đen, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với Vaselin, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị giun kim:
Long não 1g, Hắc bạch sửu 3g, Binh lang 6g. Tán bột. Trướckhi đi ngủ, lấy 100ml nướcsôi, hòa thuốc, đợi nướcấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn, liên tục 3-5 lượt. Kết quả tốt (Tào-Mỹ-Hoa - Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1985, 5:34).
Trị đau khớp do bong gân:
Dầu Long não, dầu Tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham khảo
Long não thông khiếu rất mạnh, người lớn, trẻ nhỏ bị bệnh đờm dãi bế tắc hoặc thình lình bị kinh sốt:Dùng Long não rất hay” (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Long não chẳng những nóng mà còn bốc, gần giống như Xạ hương, nó có thể giúp sức được cho Quế, Phụ tử nhưng vì người ta dương khí dễ động mà âm khí dễ hao, cho nên, uống Long não nhiều thì sẽ động dương mà hao âm vậy” (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
Long não vào xương, những bệnh gió độc ngấm vào xương tủy mới nên dùng nó. Nếu bệnh ở huyết mạch, ở da thịt mà cũng dùng Long não, Xạ hương thì như là dãn cho gió độc đi vào xương tủy, giống như dầu thấm vào giấy bản: nó có thể vào mà không có thể ra” (Trân Châu Nang).
Long não rất cay, hay chạy, cho nên có thể làm tan được khí nóng, thông được chỗ đọng tụ. Phàm những bệnh mắt đau, hoặc họng đau và những chứng giang mai nhiều khi phải dùng đến nó” (Bản Thảo Tập Yếu).
“Chương não và Băng phiến đều có mùi thơm khác hẳn, lại đều có vị cay, cho vào miệng lúc đầu cảm thấy nóng rát như đốt, sau đó mát dịu. 2 vị này tác dụng gần giống nhau, dùng ít thì hưng phấn, dùng nhiều thì có cảm giác tê. Khó tan trong rượu nhưng đốt thì cháy. Tuy nhiên, Băng phiến mát và thuần hơn Chương não, còn Chương não thì mạnh và dữ hơn Băng phiến” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ khi dùng long não
+Có thai và khí hư: không dùng (Trung Dược Học).
+Không phải là chân hàn và người có thấp nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
HOÀNG CẦM
Tên gọi khác
Tên Hán Việt: Hủ trường(Bản Kinh),Không trường, Túc cầm(Biệt Lục), Hoàng văn, Kinh cầm, Đỗ phụ, Nội hư, Ấn dầu lục(Ngô Phổ Bản Thảo), Khổ đốc bưu(Ký Sự), Đồn vĩ cầm, Thử vĩ cầm(Đường Bản Thảo), Điều cầm(Bản Thảo Cương Mục), Khô cầm, Bắc cầm, Phiến cầm, Khô trường, Lý hủ thảo, Giang cốc thụ, Lý hủ cân thảo(Hòa Hán Dược Khảo), Điều cầm, Tử cầm, Đạm tử cầm, Đạm hoàng cầm, Tửu cầm, Đông cầm, Hoàng kim trà, Lạn tâm hoàng(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Dược liệu là rễ khô của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.).
Họ khoa học: họ Hoa môi (Lamiaceae).
1- Hoàng là vàng, cầm là kiềm (màu vàng sẫm). Vị thuốc có màu vàng sẫm nên gọi là Hoàng cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
2- Khi phơi khô ruột xốp nhẹ, nên gọi tên Nội hư, Khô trường, Hủ trường, Khô cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Cây hoàng cầm
(Mô tả, hình ảnh cây hoàng cầm, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây thảo sống dai, cao 30-60cm, có thể tới 50cm, có rễ hình to thành hình chùy, vỏ ngoài màu đen. Thân mọc đứng hình 4 cạnh, phân nhánh ở gốc. Lá mọc đối cuống rất ngắn hoặc có cuống, cuống lá hình mác hẹp gợn sóng, đầu hơi tù, dài 1,5-3cm, rộng 2-7mm, lá nguyên. Hoa mọc thành bông ở đầu cành nằm về một bên, màu lam tím, tràng hoa gồm 2 môi 4 nhị, 2 nhị lớn dài hơn tràng, màu vàng, bầu có 4 ngăn. Cây này nước ta không có hiện phải nhập của Trung Quốc. Cây thường sống ở vùng cao nguyên đất vàng, sườn núi về hướng mặt trời mọc, nơi khô ráo. Có nhiều ở Thiểm Tây, Diên An. Phân bố nhiều ở các tỉnh vùng Bắc và Tây Nam Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào mùa xuân thu rửa sạch đất cát phơi khô sơ cạo bỏ vỏ thô rồi phơi tiếp.
Phần dùng làm thuốc:
Rễ (Radix Scutellariae). Loại bên trong cứng đầy chắc mịn ngoài màu vàng trong xanh, thịt đầy rỗng ruột ít là loại tốt, loại thô hoặc nhỏ không đều, lõi có khe bộng màu đen là loại xấu, loại sau khi gặp ẩm biến thành màu đen thì không dùng làm thuốc.
Mô tả dược liệu:
Rễ khô hình trụ tròn hoặc hình chùm xoắn, ở đỉnh hơi khô, nhỏ dần về phía dưới, cong, dài chừng 12cm-16cm, đoạn trên thô khoảng 24-25mm hoặc hơn 35mm. Mặt ngoài màu nâu vàng, phần trên hơi sần sùi có những đường nhăn dọc, xoắn hoặc có những vân hình mạng, phía dưới ít sần sùi, có đường nhăn nhỏ hơn. Phần trên và phần dưới đều có vết tích của rễ con, bên trong có màu vàng lục, chính giữa rỗng ruột, màu nâu vàng. Rễ gìa phần lớn rỗng ruột, bên trong có màu đen nâu, gọi là Khô cầm hay Phiến cầm. Rễ mới, bên trong đầy ruột gọi là Tử cầm hoặc Điều cầm (Dược Tài Học).
Bào chế:
1- Hoàng cầm dùng rượu sao thì khí nó đi lên, sao với nước tiểu thì khí nó đi xuống, sao với nước mật Lợn thì tả hỏa ở can đởm. Chữa những chứng nóng thường thì dùng sống (Bản Thảo Cương Mục).
2- Thứ Khô cầm (có tác dụng tả phế hỏa), làm tiêu khí nóng ở da thịt) thì bỏ đầu, bỏ ruột đen rửa sạch, ủ kín một đêm cho mềm, bào mỏng, 1-2 ly. Phơi khô dùng sống. Sau khi phơi khô tẩm rượu 2 giờ sao qua (cách này thường dùng) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
3- Hấp chín bào mỏng phơi khô, dùng sống, sao với rượu, sao với Muối, sao với nước Gừng, sao với mật Heo tùy theo phái của Thầy thuốc.
4- Trị bệnh ở phần trên thì sao với rượu. Tả hỏa ở Can, Đởm thì sao với nước mật heo (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Để nơi khô táo, tránh ẩm vì dễ mốc, để lâu bị mọt ăn.
Thành phần hóa học:
+ Baicalei, Baicalin, Wogonin, Wogonoside, Neobaicalein, b-Sitosterol, Benzoic acid (Trung Dược Học).
+ Baicalein, Neo Baicalein skullcapflavone, Baicalin, Wogonin, Wogonoside (Vieenj Nghiên Cứu Trung Y, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1973, 7: 417).
+ Oroxylin Oroxylin A, Methoxylbaicalei Popova T P và cộng sự, A A, 1975, 82: 28553z).
+ Skullcapflavone (Chương Hộ Đạo Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1975, 95 (1): 108).
+ Dihydrooroxylin A, Chrysin, 2’,5,8-Trihydroxy-7-Methoxyflavone, 2’, 5, 8-Trihydroxy-6,7-Dimethoxyflavone, 4’5, 7-Trihydroxy-6-Methoxyflavanone Cao Mộc tu Cáo, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1980, 100 (12): 1220).
Tác dụng dược lý:
. Tác dụng miễn dịch: Tác dụng chống dị ứng của Baicalein liên hệđếnsự ức chế khả năng giải phóng enzym ra khỏi các tế bào, có lẽ do thủ thể ức chế. Tác dụng ngăn ngừa dị ứng này làm cho cơ dãn rathuốc có tác dụng đối với da của heo được gây dị ứng và chất Histamin. Chất Baicalein và Baicalin có tác dụng gĩan phế quản đối với tiểu phế quản của heo bị gây dị ứng suyễn. Cả hai chất nàycó tác dụng ức chế phù co thắtvà giảm tính thẩm thấu mao mạch ở chuột. Chất Baicalin cũng ngăn ngừa phổi xuất huyết ở chuột xuống mức thấp nhất (Chinese Herbal Medicine).
. Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có kháng phổ rộng. Trong thí nghiệm, nó có tác dụng ức chế đối với nhiều khuẩn bệnh gồm Tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, não mô viêm Neisseria. Có báo cáo cho thấy Tụ cầu khuẩn vàng kháng Peniciline lại rất nhậy ở trong Hoàng cầm.. nhiều thí nghiệm báo cáo cho thấy thuốc có tác dụng kháng lại trực khuẩn lao. Trong khi thuốc có dấu hiệu tốt đối với chuột thì lại không có tác dụng đối với heo Hà Lan. Cho chuột bị nhiễm virus dùng Hoàng cầm, không có dấu hiệu giảm tổn hại ở phổi và tăng thời gian sống hơn so với với nhóm đối chứng. Trong thí nghiệm cũng thấy có tác dụng kháng lại với nấm da và có khả năng diệt Leptospira (Chinese Herbal Medicine).
. Tác dụng điều hòa nhiệt độ: Từnăm 1935, có báo cáo cho biết rễ Hoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt (Chinese Herbal Medicine).
. Tác dụng đối với huyết áp: nước sắc, cồn chiết, dịch truyền, kể cả nước và cồn trích Hoàng cầm đều có tác dụng hạ áp đối với chó, thỏ và mèo được gây mê. Cho uống hoặc chích đều làm hạ áp đối với chó có huyết áp bình thường hoặc Huyết áp cao do thận. Một nghiên cứu về tác dụng hạ áp cho thấy: chất trích từ loại cây ở Vân Nam có tác dụng mạnh nhất, kế đến là loại của Hà Bắc, còn những chất trích từphía Đông Bắc Trung Quốc thì yếu nhất. Đa số các nghiên cứu cho thấy tác dụng giáng áp của Hoàng cầm tùy thuộc vào tác dụng gĩan mạch (Chinese Herbal Medicine).
. Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc Hoàng cầm có tác dụng lợi tiểu đối với chó và người bình thường (Chinese Herbal Medicine).
. Tác dụng chuyển hóa lipid: Nước sắc hỗn hợp Hoàng cầm, Hoàng liên và Đại hoàng không gây ảnh hưởng đối với Cholesterol/Phospholipid ở thỏ bình thường nhưng làm hạ lipid nơi ngườithực hiện chế độ cao ăn kiêng Cholesterol trong 7 tuần hoặc nơi người đã được trị bằng Thyroid (Chinese Herbal Medicine).
. Tác dụng đối với mật: nước sắc hoặc cồn chiết xuất Hoàng cầmlàm tăng lượng mật ở chó và thỏ. Ảnh hưởng này do Baicalei mạnh hơn là Baicalin. Thỏ bị thắt ống mật cho thấy Bilirubin tăng sau 1-6 giờ và giảm trong khoảng 24-48 giờ so với nhóm đối chứng (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng đối với vết vị trường: Nước sắc và cồn chiết xuấtHoàng câmg có tác dụng ức chế nhu động ruột. Cồn chiết xuất ức chế tác dụng của chất Pilocarpin, tác dụng này không ảnh hưởng bởi thần kinh phế vị (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Chất Baiclin làm giảm sự di chuyển và phản xạ của chuột (Chinese Herbal Medicine).
Vị thuốc hoàng cầm
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, ngọt (Dược Tính Luận).
+ Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính lạnh (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thiếu âm Tâm, thủ Thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu dương Tam tiêu, túc Thiếu dương Đởm (Bản Thảo Cương Mục).
Vào kinh Phế, Đại trường, Bàng quang, Đởm (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Đại trường, Đởm (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trường (Trung Dược Học). Ung Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Tiết lợi, trục thủy, hạ huyết bế (Bản Kinh).
+ Tiêu cốc, lợi tiẻu trường, an tử huyết bế (Biệt Lục).
+ Tả thực hỏa, trừ thấp nhiệt, chỉ huyết, an thai (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thượng hành tả phế hỏa, hạ hành tả Bàng quang hỏa, thanh thai nhiệt, trừ lục kinh thực hỏa thực nhiệt(Trấn Nam Bản Thảo).
+ Tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Trị ho do Phế nhiệt, an thai, tiêu chảy, lỵ, bụng đau, hoàng đản, các loại bệnh nhiệt, ung nhọt, mắt đỏ, mắt sưng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị ho do phế nhiệt, nhiễm trùng đường hô hấp trên, tiêu chảy, Kiết lỵdo thấp nhiệt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, Rong kinh, thai động không yên (do nhiệt), huyết áp cao, thấp chẩn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 12 – 20g sắc uống
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hoàng cầm
Trị mình nóng, miệng đắng, Kiết lỵ, bụng đau, chất lưỡi hồng, mạch Huyền Sác:
Hoàng cầm 12g, Cam thảo, Thược dược, mỗi thứ 8g, Đại táo 3 trái. Sắc uống (Hoàng Cầm Thang – Thương Hàn Luận).
Trị huyết ra lai rai do nhiệt:
Hoàng cầm 40g sắc uống nóng (Thiên Kim Dực phương).
Trị nôn ra máu, chảy máu cam, lúc có lúc không, do tích nhiệt mà gây ra:
Hoàng cầm 40g, bỏ ruột đen, tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc với một chén nướccòn 6 phân uống nóng (Hoàng Cầm Tán - Thánh Huệ phương).
Trị trẻ nhỏ giật mình kinh sợ, khóc đêm:
Hoàng cầm, Nhân sâm, đều 0,4g, tán bột. Mỗilần uống một ít với nước sắc trúc diệp (Hoàng Cầm Tán – Thánh Tế Tổng Lục).
Trị thương hàn, tiêu tích nhiệt, tả hỏa ở ngũ tạng:
Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá, các vị bằng nhau tán bột, chưng thành bánh, làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗilần uống20-30 viên với nước (Tam Bổ Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
Trị trong Phế có hỏa:
Phiến cầm sao, tán bột, trộn nước làm thành viên, tobằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước (Thanh Kim Hoàn - Đan Khê Tâm Pháp).
Trị Đầu đau ở đầu lông mày, phong nhiệt có đàm:
Hoàng cầm ngâm rượu, Bạch chỉ, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị trẻ nhỏ giật mình kinh hoảng, khóc đêm:
Hoàng cầm, Nhân sâm, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗilần uống 4g với nước (Phổ Tế phương).
Trị gan nóng sinh mờ mắt, không kể người lớn hay trẻ con:
Hoàng cầm 40g, Đạm đậu xị 120g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g, bọc trong gan heo, chưng chín mà ăn, uống với nước nóng, ngày 2 lần. Kiêng rượu và Miến (Vệ Sinh Gia Bảo).
Trị Đầu đauthuộc Thiếu dương kinh hoặc Thái dương kinh, có thể ở chính giữa hay một bên:
Phiến cầm, ngâm mềm với rượu, phơi nắng, tán bột. Mỗilần uống 4g với rượu hoặc trà (Tiểu Thanh Không Cao -Lan Thất Bí Tàng).
Trị nôn ra máu, chảy máu cam, Rong kinh:
Hoàng cầm 120g, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng rưỡi, mỗi lần uống 4g, uống nóng (Thốt Bệnh Loại phương).
Trị Rong kinh, phụ nữ tuổi sau 49 (rối loạn tiền mãn tính):
Điều cầm tâm 80g, ngâm với nước giấm gạo 7 ngày, sao khô rồi tẩm tiếp, làm như vậy cho được 7 lần, rồi tán bột. Hồ với giấm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗilần uống 70 viên, lúc đói với rượu nóng, ngày 2 lần (Cầm Tâm Hoàn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
Trị Rong kinh:
Hoàng cầm tán bột, mỗi lần uống4g với Rượu tích lịch (dùng quả cân bằng Đồng đốt nóng rồi bỏ trong Rượu). Hứa Học Sĩ ghi rằng, khi bị Rong kinhdùng thuốc bổ huyết và cầm máu, nhưng bài này trị dương thừa ở âm, cái gọi là trời nắng làm cho đất nóng, kinh nguyệt nóng tràn ra ngoài cũng là vì lẽ đó (Bản Sự phương).
An thai, thanh nhiệt:
Điều cầm, Bạch truật, 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, trộn với nước cơm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước hoặc thêm Thần khúc. Hễ khi có thai muốn điều lý thì dùng bài Tứ Vật bỏ Địa hoàng, thêm Bạch truật, Hoàng cầm, tán bột, uống luôn rất tốt (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị sau khi sinh huyết ra nhiều, uống nước không dứt
Hoàng cầm, Mạch môn đông, các vị bằng nhau, sắc uống nóng (Dương Thị Gia Tàng).
Trị ra máu không cầm, tay chân lạnh ngắt muốn chết:
Ly 8g Hoàng cầm, sao rượu, tán bột, uống với rượu thì cầm (Quái Chứng Kỳ phương).
Trị đơn độc, hỏa độc:
Hoàng cầm tán bột, trộn với nước đắp vào (Mai Sư Tập Nghiệm).
Trị thấp nhiệt làm tiêu chảy, bụng đau:
Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên, Chích cam thảo, Xa tiền tử, Phòng phong, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị bạch đới đau bụng:
Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên, Chích cam thảo, Hoạt thạch, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ho nhiệt do đàm ủng tắc:
Hoàng cầm 18g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ho do phế nhiệt:
Hoàng cầm, Liên kiều, Chi tử mỗi thứ12g, Đại hoàng, Hạnh nhân, Chỉ xác mỗi thứ 8g, Cát cánh, Bạc hà, Cam thảo, mỗi thứ 4g. Sắc uống (Hoàng Cầm Tả Phế Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bụng đau do nhiệt lỵ, mót rặn:
Hoàng cầm, Thược dược, mỗi thứ 12g, Hoàng liên 4g, Hậu phác 6g, Quảng trần bì 6g, Mộc hương 3,2g, Sắc uống (Gia Giảm Thược Dược Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị huyết nhiệt, thai động không yên:
Hoàng cầm, Thược dược, Bạch truật, mỗi thứ 12g, Đương quy 8g, Xuyên khung 4g. Sắc uống (Đương Quy Tán - Lâm Sàng Thường
Tham khảo:
So sánh vị thuốc hoàng cầm
+ Theo kinh nghiệm riêng, dùng sống có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, dùng sao có tác dụng cầm máu đồng thời có thể tránh được vị đắng lạnh tổn thương tới Vị. Sao với Rượu có tác dụng tăng thêm sự thanh trừ hỏa nhiệt ở vùng trên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Hoàng cầm là thuốc của Phế kinh nó còn nhập vào kinh Túc thiếu dương. Hoàng cầm được rượu thì khí chạy lên có khả năng thanh thấp nhiệt ở thượng tiêu, được Sài hồ thì lui được khi nóng khi lạnh, trừphong nhiệt, thanh giải được cơ biểu, được Thược dược thì trị Kiết lỵ, được Tang bạch bì thì tả phế hỏa, được Bạch truật thì an thai. Cổ nhân có bài “Cầm Tâm Hoàn” trị có kinh nhiều, băng huyết, rong kinh, trong đó Hoàng cầm có tác dụng cầm máu, tuy nhiên chỉ có thể dùng trong chứng huyết nhiệt vọng hành (đi bậy) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bài ‘Tam Hoàng Hoàn’,Tôn Tư Mạo trong sách ‘Thiên Kim phương’ ghi rằng ông Tấu là Thái thú ở Ba Quận dùng bài Tam Hoàng Hoàn gia giảm, trị đàn ông bị ngũ lao thất thương, tiêu khát, không sinh được da thịt, phụ nữ bị đới hạ tay chân khi nóng khi lạnh, tả hỏa ở ngũ tạng. Trong 3 tháng mùa xuân, dùng Hoàng cầm 160g, Đại hoàng 120g, Hoàng liên 160g. Trong 3 tháng mùa hè dùng Hoàng cầm 240g, Đại hoàng 40g, Hoàng liên 7 lượng. Trong 3 tháng mùa thu, dùng Hoàng cầm 240g, Đại hoàng 120g, Hoàng liên 120g. Trong 3 tháng mùa đông, dùng Hoàng cầm 120g, Đại hoàng 200g, Hoàng liên 80g. Ba vị này tùy theo thời tiết mà thay đổi. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt đậu đen, uống ngày 3 lần, mỗi lần 5 viên với nước cơm. Nếu chưa đỡ thì tăng thêm đến 7 viên, uống liên tục 1 tháng thì bệnh đỡ, cấm ăn thịt Heo (Đồ Kinh Bản Thảo).
+ Mọi thứ Hoàng cầm đều là thuốc thanh hỏa vẫn có ý nghĩa thoái nhiệt dưỡng âm, chứ không phải là thuốc giáng hỏa, phạt hỏa, nhưng thứ nhẹ xốp thì đi lên mà thanh hỏa ở phía trên, loại rắn chắc thì đi xuống mà thanh hỏa ở phần dưới. Vị Hoàng cầm là chủ dược bổ Vị, cũng như Bạch truật là thuốc chính thức bổ Tỳ. Tôi đã bàn kỹ việc dùng thuốc ở tạng phủ. Đào Ẩn Cư nói rằng: “Hoàng cầm hay chữa bệnh từ bụng đến tiểu trường”. Trọng Cảnh nói: “Chứng thiếu dương đau bụng thì bỏ Hoàng cầm gia Bạch thược, dưới tâm hồi hộp, tiểu không thông thì bỏ Hoàng cầm gia Phục linh, dường như không nhất trí với Ẩn Cư, nhưng không biết chứng đau bụng cảm hàn, tim hồi hộp mà tiểu tiện không lợi, mạch không Sác thì cấm dùng Hoàng cầm, nếu chứng bụng đau do huyết nhiệt, phế nhiệt, tiểu tiện không lợi thì không dùng sao được? Người biết xem sách, trước tiên phải tìm hiểu bệnh lý mà không câu nệ vào lời văn của sách. Sách ‘Trực Chỉ’ghi rằng, sức thoái nhiệt của Sài hồ không bằng Hoàng cầm, vì không biết Hoàng cầm sở dĩ thoái được nhiệt là do khí vị đắng, dễ phát tán, trị phần ngọn của hỏa [chữa ngọn], còn Hoàng cầm sỡ dĩ thoái được nhiệt do tính vị hàn, hàn thì thắng nhiệt, trừ được gốc của hỏa [trị gốc](Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Loại Hủ trường cầm, bên trong rỗng mà nát, có tác dụng tả phế hỏa, trị chứng khí nghịch ở thượng cách, dùng trị đờm nhiệt trong dạ dày và vàng da do thấp nhiệt. Loại Túc cầm, bên trong khô mà rỗng, trị chứng phế có đờm hỏa, thông lợi phần khí, trị phong thấp lưu hành, khi nóng khi lạnh, các chứng đinh nhọt lở ngứa, nóng bỏng, dùng nó để nung mủ, và chữa tất cả các chứng thực nhiệt, đờm nhiệt, tích huyết ở phần trên. Loại Điều cầm, bé, chắc thẳng mà cứng, tả hỏa ở đại trường, trục thủy, tiêu thức ăn, cầm chứng tiêu chảy do nhiệt, xổ máu mủ của Kiết lỵ, mót rặn, trị âm thoái nhiệt. Loại Tử cầm, nhỏ, chắc, tròn mà cứng, trừ nhiệt ở Bàng quang, giúp nguồn sinh hóa, lợi tiểu trường, trị 5 chứng lâm, đau thắt ở tiểu trường, bế kinh, an thai (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều là thuốc đắng lạnh; nhưng Hoàng liên chuyên về thanh tâm hỏa, Hoàng cầm chuyên về thanh phế nhiệt, Hoàng bá lại chuyên về thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
+ Rễ gìa của Hoàng cầm ở bên trong rỗng và khô, gọi là Khô câm hoặc Phiến cầm, thể chất nhẹ, đi lên, chuyên tả hỏa ở thượng tiêu, chủ yếu trị đờm nhiệt ở vùng ngực, ho, suyễn, vàng da. Rễ Hoàng cầm còn tươi mới đào thì bên trong chắc, gọi là Tử cầm hoặc Điều cầm, thể chất nặng, chủ đi xuống, chuyên tả hỏa ở hạ tiêu, đại trường, chủ yếu trị bụng dưới căng trướng, tiêu ra máu, Kiết lỵ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Hoàng cầm, Hoàng bá, Hoàng liên tuy đều có vị đắng, tính hàn, mầu vàng, nhưng vị đắng của Hoàng cầm yếu hơn, tính hàn nhẹ hơn, công dụng trừ nhiệt cũng kém hơn Hoàng bá và Hoàng liên (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Tỳ vị hư hàn không có thấp nhiệt, thực hỏa, phụ nữ thai hàn không nên dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Phế có hư nhiệt, tiêu chảy do hàn hoặc hạ tiêu có hàn: không dùng (Trung Dược Học).
+ Ghét Hành sống, sợ Đơn sa, Mẫu đơn, Lê lô, được Sơn thù du, Long cốt làm sứ rất tốt (Dược Đối).
HƯƠNG BÀI
Tên khác Còn gọi là cát cánh lan, lưỡi đòng, huệ rừng - hương lâu, rẻ quạt, xường quạt, sơn gian lan.
Tên khoa học Dianella ensifolia DC
Thuộc lúa Poaceae
Cây Hương bài
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Hương bài là một loại cỏ sống dai, có thân rễ nằm ngang, thân cao chừng 40-50cm, có thể tới 1m. Lá mọc so le, ôm lấy thân theo hai bên thân hình nan quạt trông giống như chiếc quạt hay quân bài, do đó có tên rẻ quạt hay hương bài. Lá hình mác dài 40-70cm, rộng 1.5-3.5cm, không cuống, phía dưới thành bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa tận cùng, dài 10-20cm mọc thành thùy xim ngắn. Hoa màu vàng nhạt hay hơi tím nhạt, khi còn lá nụ hình trứng, 3 lá đài 3 cánh tràng, 6 nhị, bầu hình cầu, 3 ngăn, quả mọng màu đỏ sẫm hay xanh đen. Hình cầu đường kính 8-9mm ngăn có 1-3 hạt hình trứng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây hương bài được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Chưa được trồng trên quy mô kỹ nghệ, thường chỉ thấy mỗi gia đình trồng vài khóm để dùng trong dịp tết, cây có thể trồng trồng trong bóng râm và trồng ngoài nắng. Mù hoa tháng 6-7. Đất trồng là đất mùn, đất vườn.
Vào cuối mùa thu đào lấy rễ và thân rễ rửa sạch phơi khô.
Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ cúng tôi thấy rễ nó rất ít tinh dầu mùi thơm nhẹ đặc biệt.
Vị thuốc Hương bài
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - qui kinh
Đang cập nhật
Công dụng và liều dùng
Chưa thấy nhân dân ta dùng cây hương bài làm thuốc. Chỉ mới thấy dùng rẽ phơi khô trộn với nhiều vị thơm khác như hồi, quế chi và bã mía để làm hương thắp.
Tỷ lệ các vị đại để như sau: Rễ hương bài phơi khô 1kg, nẩy cây bưởi (vỏ thân cây bưởi tự bong ra) 1kg, bạch đàn và đại hồi mỗi thứ 300g, quế chi 300g, trầm 1kg, mía thái mỏng, giã và vắt bỏ nước đi 5kg. Tất cả sây khô tán nhỏ, cuộn vào giấy bản, trong có lõi que nứa để làm chân hương.
Tại các nước khác, người ta dùng lá giã nát đắp lên các mụn nhọt. Cây có độc không dùng làm thuốc uống được. Súc vật ăn có thể bị chết. Tại Nghệ An và một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc, người ta dùng rễ cây này chỉ vắt lấy nước, dùng nước này tẩm gạo, phơi khô, gạo khô lại tẩm, làm như vậy 3 lần. Rang gạo thơm, chuột ăn sẽ chết.
Dân gian thường dùng rễ hương bài nấu nước gội đầu cho thơm, lại làm mượt tóc, cho lẫn vào tủ áo quần, tủ sách để có hương thơm, chống sâu bọ (gián).
Cũng thường dùng đốt thay trầm tạo cảm giác nhẹ người. Dùng rễ nấu nước tắm trị được lở ngứa, sài ghẻ.
Thông thường người ta dùng rễ hương bài làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu thơm, dùng trong hương liệu để cố định được các tinh dầu khác dễ bay hơi, làm bột, làm kem, làm xà phòng cao cấp.
Rễ hương bài dùng để làm nguyên liệu làm hương trầm thắp vào dịp lễ, tết, có mùi thơm đặc trưng. Nếu có điều kiện thì chiết suất lấy hương liệu.
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ hãm uống với nhiều công dụng, chữa cảm sốt, bệnh về đường tiêu hoá và còn dùng tán bột đắp ngoài để giải nóng khi bị sốt, và dùng uống trong trị bệnh về gan. Tinh dầu cũng được sử dụng để làm tăng trương lực.
Ở Malaixia, người ta dùng rễ Hương bài làm thuốc đắp lên bụng phụ nữ sau khi đẻ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hương bài
BỒ HOÀNG
Bồ hoàng còn gọiCây cỏ nến, Bồ đào, Hương bồ, Bông nên, Bông liễng.Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ hoàng thái(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Typha Angustata Bory Et Chaub. Họ khoa học: Typhaceae.
Cây Bồ hoàng
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo cao 1,5 đến 3m. Thân tròn lá hình bàn dài, mọc thành 2 hàng, có bẹ to. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng biệt nhưng thường nằm trên một trục chung, bông đực ở trên, bông cái ở dưới, hai bông cách nhau một quãng ngắn. Cả cụm hoa trông như một cây nến màu đỏ. Nhị ở hoa đực bao bởi lông ngắn màu vàng, rất nhiều hạt phấn. Bông cái có cột nhụy dài, có nhiều lông trắng hay hơi hung, bầu có hình chỉ. Quả nhỏ hình thoi, khi chín mở dọc.
Phân biệt:
1) Cây cỏ nến nam (Typha javanica Graebn) là cây thảo cao 1,3-2,2m thân cứng, lá hẹp đầu thuôn. Bông hoa đực và bông hoa cái cách nhau 1,2-4cm. Bông đực hình trụ dài, có lông màu hung, nhị có chỉ mảnh ngắnm, bao phấn hình chỉ, hạt phân nhỏ màu vàng. Bông cái đỏ hơn ở loài trên, hình trụ cột nhụy dài, có nhiều lông mảnh, bầu có đầu nhụy màu nâu. Có quả vào tháng 1-2. Cây có nhiều ở Miền nam Việt Nam. Mầm cây non và nhị hoa có thể ăn được. Lông vàng và nhị hoa được dùng làm thuốc như cây Cỏ nến trên.
2) Ngoài ra người ta còn dùng Cây Typhaorientalis G.A Stuartlà cây Cỏ nến cao từ 1,5-3m có thân rễ. Lá dài hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm nằm trên cùng một trục chung: bông đực ở trên, bông cái ở dưới. Nhị ở hoa đực bao bọc ở những lông ngắn màu vàng nâu, bông cái có lông nhạt hơn quả nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.
3) Ngoài những cây trên ra, người ta còn lấy phấn của những cây cùng họ với tên Bồ hoàng như Typha angustifolia L. Typha latifolia L., Typhadavidiana hand Mazz., Typha minima Funk...
4) Cần phân biệt với Cây Thạch Xương bồ (Acorus gramineus Soland) cũng được gọi là Bồ hoàng (Xem: Thạch xương bồ).
Địa lý:
Cây mọc ở khắp nơi đầm lầy ở Việt Nam, nhưng vị này đã phải nhập của trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch vào tháng 4 chọn lặng gió, cắt bông hoa phơi khô, thứ vàng là tốt (nếu trời râm phải trải ra, tránh ủ nóng làm biến chất), dùng cối nghiền sạch lông và tạp chất, phơi lấy hột nhỏ phơi khô để dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng phấn hoa phơi khô của hoa đực. Dùng cả nhị đực và cái là không đúng.
Mô tả dược liệu:
Chất bột nhẹ màu vàng tươi, quan sát dưới kính hiển vi hạt hoa gần hình cầu hoặc hình bầu dục, phấn hoa trong bột hình sợi dài khoảng 1,5mm, màu vàng đất hoặc màu nâu nhạt. Loại cỏ màu vàng óng ánh, khô hạt nhỏ nhẹ xốp không lẫn tạp chất là thứ tốt, thứ phơi nâu là kém.
Bào chế:
Bọc 3 lần giấy nước cho sắc vàng, để nửa ngày sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). Dùng sống thì không bào chế, dùng chín thì sao qua.
Bảo quản:
Dễ bị hút ẩm sinh mốc, khi đem phơi phải bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá sẽ biến chất. Đựng trong lọ kín.
Vị thuốc Bồ hoàng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Hoạt huyết, khử ứ, lương huyết, chỉ huyết, đồng thời có tác dụng tiêu sưng ra mủ.
Tính vị:
Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học).
Qui kinh:
Vào kinh Can, Tỳ, Tâm bào lạc (Trung Dược Học).
Chủ trị:
Trị thống kinh do ứ huyết, đau ứ hoặc Rong kinhsau khi sinh, ứ đau do té ngã, chấn thương, sưng, làm mủ, họng sưng đau. Xuất huyết bên ngoài do ngoại thương, đắp lên. Nhị cái cũng có công dụng rịt vào nơi chảy máu.
Liều dùng:
Dùng từ 3 – 9g
Kiêng kỵ:
Âm hư, không bị ứ huyết không được dùng.
Cách dùng:
Dùng sống có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, hành huyết. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bồ hoàng
Lở láy dưới bộ hạ
Bồ hoàng bôi vào ngày 3-4 lần thì khỏi (Thiên Kim Phương).
Mủ trong lỗ tai hay chảy ra
Bồ hoàng tán bột rắc vào (Thánh Huệ Phương).
Chảy máu cam ra khắp tai, miệng
Bồ hoàng, A giao sao chảy thành hạt, mỗi thứ nửa lượng lần uống 2 chỉ với nước và 1 chén nước sắc Địa hoàng uống lúc nóng, nơi chảy máu, bịt lại để cầm máu (Thánh Huệ Phương).
Mửa ra máu bất luận gìa hay trẻ
Bồ hoàng tán bột lần uống nửa chỉ với nước sinh địa tùy theo lớn nhỏ để phân lượng hoặc bỏ vào một ít tóc rối bằng Bồ hoàng cũng có thể trị được chứng trẻ em đái ra máu (Thánh Tế Tổng Lục).
Tức do bí tiểu
Lấy vài bọc Bồ hoàng để trên thắt lưng chỗ có thận xong chổng đầu xuống hai chân lên trời từ từ thì thông (Trửu Hậu Phương).
Ứ huyết do băng ở bên trong
Dùng Bồ hoàng tán nhỏ 2 lượng, lần uống 1 thìa khi nào ngưng thì thôi (Trửu Hậu Phương).
Xuất huyết ruột
Dùng Bồ hoàng tán bột dùng 1 thìa canh sắc uống ngày 3 lần (Trửu Hậu Phương).
Trị kinh bế do ứ huyết, sản hậu máu do xuống không dứt, đau vùng bụng dưới, tất cả các loại đau do ứ huyết:
Bồ hoàng, Ngũ linh đều 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với rượu nóng (Thất Tiếu Tán – Cục Phương).
Chảy máu cam do phế nhiệt
Dùng Bồ hoàng, Thanh đại mỗi thứ 1 chỉ uống với nước mới múc dưới dòng sông lên, có thể không dùng Thanh đại mà bỏ tóc rồi bằng lượng (Thanh đại) bỏ tóc rối bằng Bồ hoàng uống với nước sắc Đại hoàng (Giản Tiện Đơn Phương).
Mửa, khạc ra máu
Dùng Bồ hoàng tán bột 2 lượng uống với rượu hoặc nước lạnh hằng ngày lần 3 chỉ sao (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
Chảy máu do đâm chém lịm ngất gần chết
Dùng Bồ hoàng nửa lượng uống với rượu nóng (Thế Y Đắc Hiệu).
Sa trực trường
Dùng Bồ hoàng trộn mỡ heo bôi vào ngày 3-5 lần (Tử Mẫu Bí Lục phương).
Động thai muốn sinh nhưng chưa đủ tháng
Dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nhất Phương).
Thúc đẻ
Dùng Bồ hoàng, Địa long rửa sạch, sấy khô, Trần bì, Quất bì mỗi thứ bằng nhau tán bột để riêng từng thứ, đợi khi nào sắp sinh thì sao 1 chỉ với nước mới múc lên dưới sông vào thì sinh mau, rất hiệu nghiệm (Đồ Kinh Bản Thảo).
Trị nhau không ra
Dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nghiệm Phương).
Trị sản hậu ra huyết, ốm yếu chờ chết
Dùng Bồ hoàng 2 lượng sắc uống (Sản Bửu Phương).
Ứ huyết có cục ở dạ con bụng dưới
Dùng Bồ hoàng 3 lượng, uống với nước cơm (Sản Bửu Phương).
Sản hậu bức rức
Dùng Bồ hoàng 1 muỗng canh với nước chảy về phương đông rất hiệu nghiệm (Sản Bửu Phương).
Sản hậu huyết ứ
Dùng Bồ hoàng 3 lượng sắc uống (Mai Sư Phương).
Chấn thương trên cao té xuống, ứ huyết do bị đập đánh bên trong gây khó chịu bức rức
Dùng Bồ hoàng tán bột uống nóng với rượu lần uống 3 chỉ (Tắc Thượng Phương).
Đau nhức các khớp
Dùng Bồ hoàng 8 lượng, Chế phụ tử 1 lượng, tán bột lần uống 1 chỉ với nước ngày 1 lần (Trửu Hậu Phương).
Xuất huyết ở lỗ tai
Dùng Bồ hoàng sao đen tán bột rắc vào (Giản tiện phương).
Các loại bệnh thuộc huyết sau khi sinh:
Bồ hoàng sao đen, Càn khương sao đen, Đậu đen sao, Trạch lan, Đương quy, Xuyên khung, Ngưu tất, Sinh điạ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đái ra máu:
Bồ hoàng. Xa tiền tử, Ngưu tất, Sinh địa, Mạch môn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Băng huyết, Rong kinh:
Bồ hoàng A giao, Nhân sâm, Bạch giao, Mạch môn, Xích phục linh sa tiền tử, Đỗ trọng, Xuyên tục đoạn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị sưng lưỡi:
Bồ hoàng sống, đặt dưới lưỡi liên tục (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị các loại chấn thương do té ngã, ứ huyết, tích trệ trong bụng
Dùng Bồ hoàng (sống) sắc đặc uống với nước tiểu trẻ nhỏ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị đàn bà thống kinh, sau khi đẻ máu dơ không xuống:
Bồ hoàng 6g, Gừng lùi cháy 3g, Hắc đậu 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Hắc Thần Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thống kinh do ứ huyết trở trệ:
Bồ hoàng 5 chỉ, Đơn sâm 1 lượng, Ngũ linh chi 5 chỉ sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ho ra máu, đàm có máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết:
Bồ hoàng (than) 9g, Rượu và nước mỗi thứ một nửa, sắc uống (Bồ Hoàng Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị xuất huyết tử cung do chức năng:
Bồ hoàng than, Liên phòng (than), mỗi thứ 15g, sắc uống. Nếu cơ thể suy nhược nặng thêm Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 24g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tiểu ra máu:
Bồ hoàng, Đông quỳ tử đều 9g, Sinh địa 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị vết thương chảy máu:
Bồ hoàng than, Cốt phấn, Ô tặc cốt, các vị bằng nhau, tán bột, rắc vào nơi chảy máu rịt lại (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
HỢP HOAN BÌ
(Albizzia julibrissinDarazz.)
Tên khác:
Hợp hôn bì(Đường Bản Thảo), Dạ hợp bì(Nhật Hoa Bản Thảo), Thanh thường bì(Đồ Kinh Bản Thảo), Manh cát bì, Ô lại thụ bì(Bản thảo Cương Mục), Nhung hoa chi, Hạt mai điều, Hữu tinh thụ bì, Vinh hoa thụ bì, Mã anh thụ bì, Thi lợi sát thụ bì(Hòa Hán Dược Khảo), Bạch hoan bì(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Albizzia julibrissinDarazz.
Họ khoa học: Fabaceae.
Tiếng Trung: 合 歡 皮
Cây Hợp hoan bì
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây to, cao hơn 10m, cành nhỏ không lông, có góc cạnh. Lá mọc đối, lá chét hình lông chim 2 lần, chẵn 7-15 đôi, lá chét mọc đối, dài 5-10mm, mép nguyên, vào đêm thì khép lại. Hoa tự hình đầu, sắp xếp thành xim, sinh ở đầu cành mới. Đài hoa hình ống, cánh hoa dạng loa hèn, đều là màu xanh, nhị đực chiếm đa số, quả loại đậu dẹt, dài 8-15cm.
Địa lý:
Có ở Giang Tô, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Phúc Kiến.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái quanh năm phơi khô cạo bỏ vỏ sao dùng.
Mô tả dược liệu:
Hợp hoan bì khô có hình phiến dạng nửa ống, cắt thành từng đoạn dài chừng 0,3-0,6m, rộng chừng hơn 32mm, bên ngoài biểu hiện màu nâu tro, tán bố các bì khổng có màu đỏ vàng nhạt, hình tròn hoặc đường dài, đồng thời thường có màu trắng tro kèm với những vết sẹo có khối rêu bám vào. Mặt trong biểu hiện màu nâu vàng nhạt, nhẹ trơn láng có những đường vằn nhỏ chất cứng mà dòn, dễ bẻ gãy.
Phần dùng làm thuốc:
Vỏ cây.
Vị thuốc Hợp hoan bì
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, tính bình.
Qui kinh:
vào Tỳ, Phế
Công dụng :
An thần, trấn tịnh, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu sưng, liền gân cốt.
Chủ trị:
Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, phế ung, tổn thương do chấn thương đau nhức do gãy xương, trị sưng đau.
Liều dùng:
Mỗi lần uống 2-12g, sắc hay ngâm Rượu uống, hoặc tán bột làm trong hoàn tể.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hợp hoan bì
Trị phế ung khạc ra đàm trọc, bức rứt khó chịu trong ngực
Dùng Dạ hợp bì một nắm lớn, sắc còn 3 chén còn một nửa, chia làm 2 lần uống (Vi Trụ Độc Hành Phương).
Chấn thương gãy xương
Dùng Hợp hoan bì, Cạo bỏ vỏ thô ở ngoài sao đen 120g, Giới thái tử sao 30g tán bột, mỗi lần uống 6g với Rượu nóng trước khi ngủ, còn bã bỏ vào nơi đau có tác dụngliền xương (Bách Nhất Tuyển Phương).
Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ
Hợp hoan bì, Bá tử nhân, Toan táo nhân (sao) mỗi thứ 9g, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Phế ung
Hợp hoang bì 9g, Bạch liễm 6g. Sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Gãy xương
Hợp hoan bì 60g, Bạch giới tử 15g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với Rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị tâm thần không yên, u uất mất ngủ
Hợp hoan bì 15g, Sắc uống, hoặc sắc với Bạch thược, Bá tử nhân, Long xỉ, Hổ phách (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phế ung ho ra mủ máu
Hợp hoan bì 15g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị gãy xương, chấn thương đau nhức
Hợp hoan bì 15g, Giới thái tử 15g. Tất cả tán bột uống với Rượu, lấy bã thuốc đắp bên ngoài nơi đau (Trị Cốt Chiết Phương- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Tác dụng của Hợp hoan hoa
Cây Hợp hoan còn cho hoa gọi là ‘Hợp hoan hoa’ hay ‘Nhung tuyết hoa’ người ta thường hái đầu mùa hè, phơi trong râm cho khô để dùng. Có vị đắng, tính bình. Có tác dụng an thần giải uất khai vị. Để trị tâm thần không yên, hay quên, mất ngủ) sưng đau họng thanh quản. Sắc uống từ 3-9g.
HOÀNG XIÊM
Tên thường gọi: Miền Bắc gọi là Hồng xiêm, miền Nam gọi là quả Sa-pô-chê.
Tên khoa học: Manilkara zapota.
Họ khoa học: Thuộc họ Hồng xiêm - Sapotaceae.
Cây Hồng xiêm
(Mô tả, hình ảnh cây Hồng xiêm, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây gỗ lớn, nhánh thường mọc xéo; mủ trắng, vỏ xám nâu, lỗ bì tròn. Lá mọc gần nhau ở chót nhánh, không lông, nhiều gân phụ nhỏ, cách nhau cỡ 4 - 5mm. Hoa đơn độc, cuống 1-2cm, có lông. Ba lá đài có lông nâu, 3 lá đài trắng. Tràng dính đến ½, gồm có 6 cánh hoa nhỏ và 6 cánh hoa phụ to, 6 nhị. Quả mọng, thịt có cát, màu sô cô la. Hạt 3-5, dẹp, vỏ dày bóng, màu đen.
Cây ra hoa, kết quả gần như quanh năm.
Bộ phận dùng:
Vỏ, hạt và quả xanh - Cortex, Semen, et Fructus Manilkarae.
Phân bố và thu hái:
Cây Hồng xiêm có nguồn gốc ở châu Mỹ (Mehico); được trồng khắp nước ta làm cây ăn quả.
Thành phần hóa học:
Vỏ cây chứa tanin với hàm lượng cao, một saponin và một lượng nhỏ alcaloid kết tinh gọi là sapotin. Quả xanh chứa tanin (nhưng khi quả chín thì không còn), 2-3% dầu và acid cyanhydric. Hạt chứa chất nhựa dầu; vỏ hạt chứa 20% dầu béo; 1% saponin và 0,08% chất đắng sapotinin.
Vị thuốc Thiên ma
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Quả Hồng xiêm có vị ngọt, tính mát
Tác dụng:
Quả có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng.
Vỏ cây bổ và hạ nhiệt.
Trong vỏ cây có một chất tan trong nước có thể dùng trị lao;
Hạt lợi tiểu; Dầu hạt có tác dụng hạ nhiệt lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Quả chín ăn trị táo bónlàm cho hoạt trường dễ đi tiêu; mỗi lần ăn 3-4 quả.
Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét (thay thế Canh ki na);
Quả xanh còn dùng giải độc khi đã uống thuốc xổ mạnh. Thường dùng 15-20g vỏ quả xanh sắc uống.
Hạt dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm sốt. Dùng 6 hạt đem nghiền thành bột, uống với rượu hay nước chín. Liều cao sẽ gây độc, làm khó đái.
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của Hồng xiêm
Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ, đạm:
Quả hồng xiêm còn xanh 15 - 20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3 - 5 ngày.
Có thể thay thế 6 - 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa táo bón, ăn kém, kiện tỳ:
Những người bị táo bón ăn mỗi bữa vài quả hồng xiêm chín (mỗi ngày ăn hai bữa, mỗi bữa hai quả) chỉ mấy hôm sẽ hết táo. Có thể ăn mỗi ngày từ 3 đến 5 quả.
Có thể lấy lá hồng xiêm 20g, vỏ quả quýt 10g, thủy xương bồ 5g, cho 400ml nước sắc còn 150ml, ngày một thang, chia 2 lần. Dùng liền 5 ngày.
Lợi niệu, giảm sốt:
Hạt hồng xiêm 5g nấu nước sắc uống, có thể thêm lá tre 100g; cho 450ml nước sắc còn 150ml nước, chia ngày 2 lần, uống lúc còn nóng.
THỦY NGÂN
Còn gọi là hống.
Tên khoa học Hydrargyrum.
Vị thuốc lỏng như nước, trắng như bạc cho nên gọi là thủy ngân.
A. Nguồn gốc và tính chất
Trong thiên nhiên thủy ngân hoặc ở trạng thái tự do,thường ở trạng thái kết hợp dưới dạng chu sa hay thần sa
Khi đun Chu sa hay thần sa ta sẽ được thủy ngân. Hiện này ta vẫn còn phải nhập thủy ngân và các chế phẩm của thủy ngân từ nước ngoài.
Thủy ngân là một kim loại độc nhất có trạng thài lỏng ở nhiệt độ thường. Tỷ trọng của thủy nân thường dễ chia thành hạt nhỏ, ở nhiệt độ cao thường hay bay hơi.
B. Công dụng và liều dùng
Đông y dùng thủy ngân nguyên chất hoặc chế thành kinh phấn, hồng thăng
Theo tài liệu cổ, thủy ngân có vị cay, tình hàn và có độc có tác dụng sát trùng, chữa mụn nhọt giang mai, trừ ghẻ lở, nhiệt độc, làm trụy thai, có khi dùng chữa chấy trên đầu tóc, thường chỉ dùng ngoài.
Đơn thuốc có thủy ngân
1. Chữa chấy:Thủy ngân hòa với sáp ong, sát lên đầu tóc
2. Chữa bạch điến:Dùng thủy ngân giã nhỏ với là trầu không mà bôi lên.
Lưu ý: Thuốc có độc dùng ngoài phải cẩn thận.
CÂY DUỐC CÁ
Thàn mát, Cây duốc cá, Mát đánh cá -Milletia ichthyochtonaDrake, thuộc họ Ðậu -Fabaceae.
Mô tả: Cây to cao 10-15m. Cành màu nâu đỏ có chấm trắng. Lá có kích thước lớn, kép lông chim 2 lần, rất nhẵn. Hoa trắng, xếp thành chùm nách nằm ở gốc các nhánh hằng năm. Quả thót lại từ 1/3 trên đến tận gốc, có mũi nhọn dài, mỏng không có cánh và không mép lồi. Hạt đơn độc hình bầu dục, dẹt, màu nâu nhạt đến nâu cánh gián.
Hoa tháng 3-4, quả tháng 5-7 cho tới tháng 2-3 năm sau.
Bộ phận dùng: Rễ, thân -Radix et Caulis Milletiae Ichthyochtonae.
Nơi sống và thu hái: Có nhiều trên các vùng đá vôi vùng Tây Bắc, Hoà Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái và nhiều nơi khác. Cây cũng được trồng quanh các làng làm cây bóng mát. Thu hái quả già, đập lấy hạt phơi khô.
Thành phần hóa học: Hạt chứa 38% chất dầu màu nâu thơm và các chất độc đối với cá như rotenon, sapotoxin, chất gôm và các chất albumin.
Tính vị, tác dụng: Rễ, thân có vị đắng, tính mát; có tác dụng khư phong, trừ thấp, chống ngứa.
Hạt có độc; có tác dụng sát trùng, trừ sâu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Trị ghẻ, mẩn ngứa, nấm
Hạt thường được dùng để duốc cá: tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào dòng nước suối đã ngăn lại, cá sẽ chết và nổi lên. Hạt tán nhỏ, thêm nước phun để diệt chấy, rận. Hạt giã nhỏ, gói vào vải thấm nước xát vào các nốt ghẻ để trị ghẻ. Cũng có thể dùng hạt nấu thành cao cho đặc rồi chế thuốc mỡ 10% bôi ngày 2 lần để trị ghẻ.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ, thân nấu nước dùng ngoài rửa các vết lở loét; dùng trị mụn lở, bệnh mẩn ngứa, nấm.
TRẦU KHÔNG
Trầu không
Tên khoa học-Piper betleL., thuộc họ Hồ tiêu -Piperaceae.
Cây Trầu không
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỡ leo nhẵn. Lá có cuống có bẹ, dài 1,5-3,5mm; phiến hình trái xoan, dài 10-13cm, rộng 4,5-9cm, có gốc hơi không cân, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi nhọn ở chóp, có dạng màng và cứng, có các điểm tuyến trong suốt rất mịn; gân gốc thường là 5. Hoa khác gốc, mọc thành bông. Quả mọng lồi, tròn, có những lông mềm ở đỉnh.
Bộ phận dùng:
Thân, lá, quả -Caulis, Folium et Fructus Piperis.
Nơi sống và thu hái:
Cây gốc ở Malaixia, được trồng rộng rãi để lấy lá ăn trầu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô, có khi tán bột, dùng dần.
Thành phần hoá học:
Lá chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli.
Vị thuốc Trầu không
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, công dụng:
Vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Trầu không được xem như là thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt và xem như có tác dụng dự phòng chống bệnh lỵ và sốt rét.
Qui kinh:
Đang cập nhật
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Trầu không
Bệnh đái giắt
Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.
Suy nhược thần kinh
Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp này chia làm 2 lần trong ngày.
Chữa đau đầu
á trầu không có tác dụng giảm đau và làm mát. Hãy lấy lá trầu giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu.
Các bệnh về phổi
Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn.
Táo bón
Đối với trường hợp táo bón ở trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.
Đau họng
Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.
Chống viêm nhiễm
Lá trầu không luôn có tác dụng hữu hiệu với bệnh thấp khớp và viêm tinh hoàn.
Làm lành vết thương
Khi bị thương, vắt nước cốt trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.
Bỏng nước sôi
Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.
Giảm đau lưng
Dùng lá trầu không hơ nóng hoặc nước cốt trầu không trộn với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng.
Bị tắc sữa
Khi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt.
Chú ý: Không nên áp dụng nhiều vì bé dễ mắc ung thư lưỡi, miệng và môi. Ngoài ra còn gây khó tiêu, viêm lợi...
Tham khảo
Dùng lá trầu không, lá trà xanh để làm sạch "vùng kín":
Dùng lá trầu không, lá trà xanh để làm sạch "vùng kín": Chỉ nên rửa bên ngoài Theo các số liệu điều tra trong nước thì 2/3 phụ nữ đã từng ít nhất một lần bị viêm đường sinh dục, nhẹ nhàng thì chỉ bị ngứa, nặng hơn thì bị viêm nhiễm, âm đạo có mùi và ra nhiều huyết trắng... Bởi vì cấu trúc và chức năng sinh lý, bộ phận sinh dục nữ luôn ẩm và nhạy cảm, lại nằm ở vị trí quá gần hậu môn, rất dễ lây nhiễm các loại nấm và vi khuẩn. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm đường sinh dục là ngứa, sưng âm hộ, gia tăng khí hư màu vàng đục hoặc có bọt, mùi tanh, hôi. Ngứa bộ phận sinh dục nữ rất khó chịu, có trường hợp ngứa không chịu nổi, chủ yếu do nhiễm khuẩn, trùng roi hoặc nhiễm nấm. Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật... nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ. Tuy nhiên, cho dù là lá trầu không hay lá trà xanh thì cũng chỉ nên rửa bên ngoài, tránh thụt rửa vào bên trong hoặc ngồi ngâm trong nước đó quá lâu, vì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Rửa bằng lá trầu không còn được cho là giúp vết thương mau khô và mau lành, nhưng nếu rửa đều đặn hàng ngày có thể dẫn tới khô da. Hơn nữa, chị em cần lưu ý, khi mua lá trầu không hay lá trà xanh ở chợ thì trước khi đun lên để dùng phải rửa thật sạch vì các loại lá này rất dễ bị phun thuốc trừ sâu, lượng thuốc nếu chưa bay đi hết mà ngấm vào người thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Thời hiện đại, ít ai biết được rằng, lá trầu cay, ngoài việc được ông bà ta sử dụng như một nghi thức xã giao, còn là một vị thuốc hay phòng và chữa các bệnh "khó nói" của phụ nữ.
HÙNG HOÀNG
Còn gọi là Thạch hoàng, hùng ting, hoàng kim thạch
Tên khoa học: Realgar
Bộ phận dùng: một thứ đá mỏ, sắc đỏ vàng, bóng sáng (Minh hùng hoàng), từng khối cứng rắn, mùi hơi khét, nếu vụn nát hoặc tán ra thì màu hồng.
Tính vị: vị đắng, tính bình hơi hàn.
Quy kinh: vào kinh Canvà Vị.
Tác dụng: thuốc giải độc, sát trùng, trị tà khí. Có độc.
Chủ trị: trị kinh giản, ác sang, trị nốt Trĩitrị phong độc trong các cốt xương. Trị hen.
Liều dùng: Ngày dùng1 - 3g.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Dùng giấm trộn với nước rau cải nấu với hùng hoàng đến cạn khô rồi dùng (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Thường dùng tán bột bằng cách thuỷ phi. Lấy bột hùng hoàng (1 phần), bột Hồ tiêu (1 phần), ngải cứu (9 phần) trộn đều, quấn thành từng điếu thuốc lá. Dùng trị hen, ngày hút 1 - 2 điếu.
- Hoặc có thể trộn bột Hùng hoàng (1 phần) với Ngải cứu (9 phần) đốt lên để xông trị hen.
- Sau khi thuỷ phi được bột rồi, dùng để uống trong, hoặc dùng làm áo thuốc hoàn.
Bảo quản: thuốc độc bảng B, đựng vàolọ kín. Tránh ánh sáng và nóng.
Kiêng ky: âm kém và huyết hư thì không nên dùng, kiêng đồ sắt và kỵ lửa.
ONG ĐEN
Còn gọi là ong mướp, ô phong, hùng phong, tượng phong, trúc phong.
Tên khoa học Xylocoba dissimilis.
Thuộc họ ong Apidae.
Mô tả: Ong đen có màu đen, thân to và tù, dài chừng 0.5cm, toàn thân có lông mền, màu đen nhạt, phía lưng có lông màu vàng nhạt, chân ngắn, đen, cánh màu lam tím, óng ánh, mềm, nhìn qua được, thường sống trong những hốc cây mục hay trong thân cây tren, cây nứa, có thể sâu tới 30cm hay hơn.
Trong thân cây nứa, ong chia thành ngăn, trong ngăn có phấn hoa và mật, đồng thời đẻ trứng.
Phân bố: ong đen sống khắp nơi ở đồng bằng cũng như miền núi, tại nước ta còn ít chú ý khai thác. Ong đen bảo quản dễ mốc mọt, phải sấy cho khô, không nên phơi nắng dễ hỏng và dễ mốc mọt hơn. Ong đen có thể là một nguồn xuất khẩu cần chú ý khai thác.
Công dụng: ong đen là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong nhân dân. Theo tài liệu cổ, ong đen có vị ngọt chua, tính hàn, không độc, vào hai kinh vị đại trường.
Tác dụng của ong đen là thanh nhiệt, tả hoả khử phong dùng trong những trường hợp sâu răng, miệng lở loét, đau cổ họng, trẻ con kinh phong.
Ngày dùng 2-4 con tán nhỏ uống.
Theo tài liệu cổ những người hư hàn, không hoả không nên dùng.
KHINH PHẤN
Còn gọi là thủy ngân phấn, hồng phấn, cam phấn.
Tên khoa học Calomelas.
Khinh phấn là muối thủy ngân clorua chế bằng phương pháp thăng hoa.
A. Nguồn gốc và chế biến
Từ thời cổ người ta đã biết chế kinh phấn theo phương pháp sau đây. Trước hết cân 2.1kg đảm phàn, 1.8kg muối ăn và chứng 1.8kg nước trộn đều, sau đó thêm 3.75kg thủy ngân, trộn đều như cháo và chừng 10 bát đất đỏ, trộn đều một lần nữa thành một khối vừa khô vừa ẩm, chia thành 10 phần, nặn thành 10 cục hình đầu. Lấy 10 nồi đáy bằng, trong mỗi nồi xếp một lớp cát và đặt các cục nặn hình đầu kể trên vào. Đậy vung và dùng đất mềm chát thật kín.
Trước hết đặt những nồi ở cạnh 10 lò đun, sau đó dùng than củi đốt lò, khi than đã đỏ và cháy đều nhưng không có ngọn lửa, cho các nồi trên vào, vùi kín lại và hầm trong vòng 22 giờ, lấy ra, mở nồi sẽ thấy những tinh thể khinh phấn bám quanh nồi dùng lông gà quét lấy.
Hiện nay người ta chế kinh phấn bằng cách tác dụng thủy ngân sufat trên thủy ngân và muối ăn hoặc thủy ngân nitrat trên muối ăn.
B. Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu của khinh phấn là thủy ngân clorua.
C. Công dụng và liều dùng
Khinh phấn được dùng cả trong đông y và tây y.
Tính chất theo đông y như sau: Vị cay tính lạnh, không có độc, có khả năng trừ được tích trệ và nhiệt kết trong ruột và dạ dày, có thể chữa được các chứng thủy thũng phong đàm, thấp nhiệt. Tuy nhiên khinh phấn dùng nhiều có độc, nếu dùng nhiều quá gân co, xương nhức, răng lung lay, khi không có thuốc khác mới nên dùng.
Đơn thuốc có khinh phấn
Trẻ con chốc đầu: Khinh phấn hòa với nước hành bôi lên nơi chốc đã rửa sạch.
THĂNG DƯỢC
Còn gọi là hồng thăng, hồng phấn, hồng thăng đơn, hoàng thăng đơn, thăng dược, thăng đơn, tam tiêu đơn.
Tên khoa học Hydrargyum oxdatum crudum.
A. Chế biến và tính chất
Thăng dược là một vị thuốc chế từ thủy ngân và một số chất khác theo một phương pháp đặc biệt. Sau đây là một số phương pháp tương đối phổ biến:
Nguyên liệu: Thủy ngân 40g, diêm tiêu 80g, phèn chua 80g. Lượng nguyên liệu này thây đổi tùy theo người,có người dùng ba thứ số lượng bằng nhau, có người lại dùng thủy ngân 520g, diêm tiêu 320g, phèn chua 400g.
Cách chế biến: cân 40g thủy ngân, 80g diêm tiêu và 80g phèn chua trộn đều cho vào một cái bát nông, đậy lên trên đó bằng một cái bát khác, dùng dây thép buộc chằng cho chặt, mép của 2 bát được chát bằng xi măng cho kín, cuối cùng dùng xi măng chát kín cả hai bát, đợi cho xi măng khô rồi cho vào lò than củi đun nhẹ trong vòng 8 tiếng đồng hồ, trong khi đun hễ xi măng nứt ra cần trát lại ngay cho khỏi mất thuốc.
Sau khi để nguội, đập nhẹ để tách bát trên khỏi mặt bát dưới, nạo lấy phấn đỏ phủ trong mặt trong của bát. Lớp phấn đỏ này dầy chừng 3mm, có những đám óng ánh tinh thể, bát dưới chỉ còn một đám trắng xốp của phèn phi lốm đốm điểm vàng nhạt của chất sufat và thủy ngân nitrat.
Phần phấn cạo ở trên gọi là hồng phấn hay hồng thăng dùng làm thuốc.
B.Thành phần hoá học
Thành phần chủ yếu của thăng dược là thủy ngân oxyt đỏ hay vàng tùy theo cách chế tạo. Tạp chất rất ít thường là thủy ngân natri và thủy ngân õyt
C. Công dụng và liều dùng
Thăng dược được dùng chủ yếu là thuốc trong đông y và tây y.
Đông y chủ yếu dùng làm thuốc bôi ngoài dùng chữa những vết loét lâu lành, mụn nhọt, ung thư sang độc.
Dùng ngoài không cân liều lượng, loại đỏ có tác dụng mạnh hơn màu vàng, nhưng tính chất cũng gần giống nhau. Tây y dùng dưới dạng bột rắc lên vết loét hay thuố mỡ, chữa toét mắt, đau mắt.
Thuốc có độc dùng phải cẩn thận.
HỔ PHÁCH - 琥珀
Tên khác
Tên thường dùng: Hổ phách (Xuất xứ: Lôi công bào chích luận). Dục phái(育沛), Giang Châu(江珠), Thú phách (兽魄), Đốn mưu (顿牟)Minh phách, Lạp phách, Hương phách, Giang châu(Bản Thảo Cương Mục),A kinh ma át bà(Phạn Thư),Đơn phách, Nam phách, Hồng châu, Hổ phách, Đại trùng phách(Hòa Hán Dược Khảo),Hồng tùng chi, Hề phách, Hoa phách, Thủy phách, Thạch phách, Vật tượng phách(Lôi Công Bào Chích Luận),Huyết phách, Mao phách, Quang phách, Tây huyết phách, Hồng hổ phách, Hổ phách tiết, Tây vân phách(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Amber, succinus, Fossil Resin Succinum Ex Carbon
Tên thực vật: Pinus Spp
Nguồn gốc: Là hợp chất carbon-hydrogen nhựa cây trôn vùi dưới đất lâu ngày ngưng kết mà thành của thực vật họ Tùng (pinaceae) cổ đại.
Hổ phách ( Nhựa cây thông)
(Mô tả, hình ảnh hổ phách, phân bố, thu hoạch, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả:
Hổ phách là nhựa của cây thông cổ đại hiện nay đã tuyệt chủng có tên khoa học là Pityoxylon succinifer Krauss. Những cây thông này mọc thành rừng ở bờ biển châu Âu và Nam Mỹ, những vùng rừng Thông này hiện bị vùi dưới biển, dưới đất trong những mỏ than.
Tuy nhiên hiện nay Hổ phách có được do nhựa cây Thông (Pinus Sp) lâu năm kết tinh lại thành từng cục ở dưới đất.
Thu hoạch:
Để có Hổ phách người ta đào ở những mỏ than có Hổ phách hoặc nhặt được ở bở biển do bão táp ngoài biển đã đào được những cục Hổ phách chìm sâu dưới đáy biển lên, có khi phải lặn xuống biển sâu để mò.
Phần dùng làm thuốc:
Nhựa cây.
Mô tả dược liệu:
Hổ phách là những cục lớn nhỏ không đều, trong suốt có màu vàng hay đỏ, loại sẫm đen là xấu, người ta thường giả Hổ phách để làm tràng hạt, nút áo. Thông thường Hổ phách lớp ngoài cùng phủ một lớp mỡ, thơm, rất cứng, khi vỡ vết vỡ tròn nhẵn, mỡ hay trong mỡ không có vị gì, khi đun nóng lên nó toả ra một mùi thơm dễ chịu. Không tan trong nước, một phần nào tan trong cồn, eter và clorofoc. Cục Hổ phách lớn có thể lớn tới 10kg. Khi muốn thử người ta xát Hổ phách vào len hoặc vải thì phát điện hút được hạt Cải. Hổ phách cứng mà dòn, nghiền ra bột ngay, rất nhẹ, đốt ra khói trắng thơm, nếu ra khói đen là loại nhựa Thông.
Bào chế:
- Khi dùng Hổ phách làm thuốc, lấy nước hoà với bột nhân hột Trắc bá, cho vào trong nồi đất, bỏ Hổ phách vào nấu độ 2 giờ thì có ánh sáng lạ thường, xong nghiền thành bột dùng (Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải).
- Chế với sữa người rồi tán bột dùng (Bản Thảo Cương Mục).
- Chế với sữa người hoặc nghiền bột mịn để dùng (Trung Dược Học).
Thành phần hóa học
Các phân tích cho thấy hổ phách có công thức cấu tạo là C40H64O4, viết gọn là (C10H16O)4.
Đem đun nóng, hổ phách tỏa mùi hương dễ chịu. Hổ phách dẫn nhiệt rất kém. Thales đã phát hiện ra từ 600 năm trước Công nguyên rằng khi chà xát liên tục vào miếng vải hoặc miếng len thì hổ phách sinh điện.
Chủ yếu hàm chứa nhựa cây, tinh dầu bay hơi.
Tác dụng dược lý
Dùng trong YHCT
Vị thuốc hổ phách
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Vị ngọt và tính ôn
Quy kinh
Vào kinh tâm, can, phế và bàng quang
Công dụng
An dịu và an thần, tăng cường tuần hoàn và giải ứ huyết, lợi tiểu.
Chỉ định và phối hợp:
- Cơn co giật và động kinh trẻ em: Dùng phối hợp với toan táo nhân và dạ giao đằng
- Ít kinh nguyệt hoặc vô kinhdo ứ huyết: Dùng phối hợp với đương qui, nga truật và ô dược dưới dạng hổ phách tán.
- Rối loạn đường tiết niệu biểu hiện như hay đi tiểu, đi tiểu đau, đi tiểu ra máu hoặc hình thành sỏi canxi niệu quản: Dùng phối hợp với kim tiền thảo, mộc thông và bạch mao căn
Liều dùng:
Dùng từ 1,5-3g
Tán bột uống hay dùng vào hoàn tán, cũng có thể dùng ngoài.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc hổ phách
Chữa ứ huyết bên trong do ngã từ trên cao xuống:
Cạo hột Hổ phách, uống 6g với rượu, hoặc 2-3 muỗng Bồ hoàng, ngày uống 4-5 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
Chữa bí đái ở trẻ
Dùng hổ phách 30g tán bột, dùng 4 thăng nước, Hành tăm (Thông bạch) 10 củ, sắc còn 3 thăng nước bỏ vào 6g bột Hổ phách uống nóng. Trị các loại sỏi sạn bàng quang và các chứng lâm đều dùng được (Thánh Huệ Phương).
Tiểu gắt:
Hổ phách tán bột 6g, Xạ hương 1 chút, uống với nước sôi nguội, hoặc sắc uống với nước Thuyên thảo, người già hoặc người suy nhược uống với nước sắc Nhân sâm, cũng có thể làm viên với mật, uống với nước sắc Phục linh (Phổ Tế Phương).
Chữa động kinh ở trẻ
Hổ phách, Đơn sa mỗi thứ 1 ít, Toàn yết 1 con tán bột, lần uống 3g với nước sắc Mạch môn đông (Trực Chỉ Phương).
Hổ phách được, Đơn sa, Tê giác, Linh dương giác, Thiên trúc hoàng, Viễn trí, Phục thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Hổ phách, Phòng phong mỗi thứ 3g, Đơn sa nửa chỉ, Tán bột trộn với sữa heo chừng 3g thuốc cho uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Hổ phách 5 phân, Đởm nam tinh 3g, Cương tàm 3g, Hùng hoàng, Thần sa mỗi thứ 5 phân, Đảng sâm, Phục linh mỗi thứ 9g, Thiên trúc hoàng 3g, Câu đằng 9g, Ngưu tất, Xạ hương, mỗi thứ 3 phân. Tán bột làm viên, chia làm 2 lần uống (Hổ Phách Bảo Long Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tiểu tiện ra huyết
Hổ phách tán bột, lần uống 6g với nước sắc Đăng tâm (Trực Chỉ Phương).
Bất tỉnh do chấn thương
Hổ phách tán bột 3g trộn với Đồng tiện, uống 3 lần thì đỡ (Qủy Di Phương).
Chữa chóng mặt sau sinh
Dùng Hổ phách, Một dược, Nhũ hương, Diên hồ sách, Can tất, Miết giáp tán bột, dùng các vị sau làm tá Nhân sâm, Ích mẫu thảo, Trạch lan, Sinh địa, Ngưu tất, Đương quy, Tô mộc làm thang sắc uống với thuốc trên. Trị trưng hà, sản dịch ra không dứt, đau bụng, đau bụng dưới, khi nóng, khi lạnh, rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chữa phụ nữ đau bụng do ác huyết:
Hổ phách, Đại hoàng, Miết giáp tán bột, mỗi lần uống 6g với rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị đàn bà đau bụng có khối u, chóng mặt sau khi sinh, trưng hà:
Hổ phách, Miết giáp, Kinh tam lăng mỗi thứ 30g, Một dược, Diên hồ sách mỗi thứ nửa lượng, Đại hoàng 6 thù, sao, tán thành bột, uống với rượu, mỗi lần 9g, lúc đói. Người quá suy nhược giảm Đại hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị Tâm có nhiệt, tiểu trường bị nhiệt nên tiểu không thông, uống vào thì khỏi:
Hổ phách, Đơn sa, Hoạt thạch, Trúc diệp, Mạch môn đông, Mộc thông (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chữa đau mắt đỏ, mắt có màng mây
Hổ phách, Nhân trảo (móng tay người), Trân châu, Mã não, San hô (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chữa thần chí bất định, mệt mỏi hay quên:
Hổ phách 3g, Đảng sâm 9g, Nam tinh 6g, Phục thần 9g, Phục linh 9g, Nhân sâm nhũ (sữa người) 30g, Châu sa 5 phân, Viễn chí 6g, Xương bồ 6g. Làm thành viên, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước Hổ phách (Định Chí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữa tiểu ra máu, tiểu ra sỏi:
Hổ phách 5 phân, Trư linh 9g, Biển súc, Mộc thông, mỗi thứ 6g. Tán bột chia làm 2 lần uống với nước nóng (Hổ Phách Tán -Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
Chữa khí trệ do ứ huyết, kinh nguyệt không thông:
Hổ phách 5 phân, Đương quy, Nga truật, Ô dước, mỗi thứ 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2-3 lần với nước nóng (Hổ Phách Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trưng hà, đau bụng ứ huyết sau khi sinh:
Hổ phách 5 phân, Miết giáp 9g, Tam lăng 9g, Diên hồ 6g, Mộc dược 3g, Đại hoàng 9g. Tán bột, mỗi lần uống 2 - 9g, ngày 2 - 3 lần, uống với Rượu, lúc đói (Hổ Phách Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Âm hư nội nhiệt, thủy suy hỏa vượng cấm dùng.
Nội tạng không có ứ trệ cấm dùng.
Tiểu nhiều cấm dùng.
Chất này được dùng dưới dạng bột và viên, không dùng dưới dạng thuốc sắc.
Tham khảo
Hổ phách cảm thụ được khí của hành mộc, thổ mà kiêm cả hỏa hoá, cho nên có công đối với tỳ thổ, tỳ có khẳ năng vận hóa, phế kim giáng xuống thì tiểu tiện tư thông. Vả lại, phục linh sinh ở âm mà thành ở dương, sinh hóa ít ngày, chỉ có thể lưu thông phần khí, mà an tâm lợi thủy. Hổ phách thì sinh ở dương mà thành ở tâm, bẩm thu nhiều ngày, cho nên chữa được bệnh về huyết mà định tâm hoá khí (Dược Phẩm Vậng Yếu).
LẠC TIÊN
Tên dân gian: Lạc tiên, Nhãn lồng, hay chùm bao
Tên tiếng Trung:毛西番莲属
Tên khoa học: Passiflora foetida L.
Họ khoa học: thuộc họ Lạc tiên - Passifloraceae.
Cây lạc tiên
(Mô tả, hình ảnh cây lạc tiên, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây lạc tiên là một cây thuốc nam quý, dạng dây leo bằng tua cuốn, rỗng. Lá mọc so le, dài khoảng 7cm, rộng tới 10cm, chia làm 3 thuỳ nhọn. Lá kèm rách ở mép. Tua cuốn mọc từ nách lá. Hoa trắng,, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả tròn, bao bởi lá bắc tồn tại như là một cái bao ở ngoài. Quả chín vàng, ăn được. Toàn cây có lông.
Thu hoạch vào mùa xuân
Bộ phận dùng:
Toàn cây - Herba Passiflorae Foetidae.
Phân bố:
Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, leo quấn ở các bãi trống lùm bụi. Cũng thường trồng ở các vườn thuốc.
Thu hái:
Thu hái toàn cây, phơi khô.
Thành phần hoá học của lạc tiên
- Trong cây có chứa các hoạt chất như: Alcaloid, flavonoid, saponin.
Tác dụng dược lý (Đang cập nhật)
Vị thuốc lạc tiên
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.
Quy kinh:
Vào kinh tâm, can
Tác dụng:
Quả có tác dụng an thần, giảm đau.
Chủ trị:
An thần gây ngủ: dùng trong bệnh tim hồi hộp, tâm phiền muộn, mất ngủ; có thể dùng lá tươi ăn dưới dạng nấu canh; hoặc dùng dưới dạng thuốc sắc riêng; hoặc phối hợp với Lá sen, Lá vông nem, Ngãi tượng ( củ bình vôi).
Giải nhiệt độc, làm mát gan: dùng trong trường hợp cơ thể háo khát hoặc đau mắt đỏ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Ngọn non Lạc tiên được hái về làm rau luộc ăn hay nấu canh. Quả chín vàng ăn ngon. Lạc tiên được dùng trị suy nhược thần kinh, Mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Còn dùng trị ho, phù thũng, viêm mủ da, lở ngứa, loét ở chân.
Ở Ấn Ðộ, nước sắc lá dùng để trị bệnh Thiếu máuvà hen suyễn, quả dùng gây nôn; lá dùng đắp và điều trị choáng váng và đau đầu.
Liều dùng:
8 -16g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài đun nước rửa và giã cành lá tươi để đắp.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc lạc tiên
Suy nhược thần kinh, Mất ngủ:
Lạc tiên 8-16g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vông, lá Dâu, tâm Sen nấu thành cao lỏng, mỗi ngày dùng 2-5g, chia nhiều lần uống, nên uống trước khi đi ngủ.
Viêm da, ghẻ ngứa:
Dây lá Lạc tiên với lượng vừa đủ, nấu nước tắm và rửa.
Bài thuốc an thần, có tác dụng trợ tim, ngủ được êm, dịu thần kinh:
Hạt sen 12g, lá Tre 10g. Cỏ mọc 15g, Lá dâu 10g, Lạc tiên 20g, Vông nem 12g, Cam thảo 6g, Xương bồ 6g, Táo nhân sao 10g. Ðổ 600ml nước sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 tháng (An Giang).
Làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ:
Cách làm như sau Quả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 250g hòa với một lít nước đun sôi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường, trộn đều. Nước quả lạc tiên trứng có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2.
Chữa lỵ:
Dùng qủa lạc tiên 60 g, rửa sạch, sắc lấy nước, pha thêm đường, chia 2 lần uống trước bữa ăn (Theo sách "Phúc Kiến dân gian thảo dược").
Tham khảo
Phân biệt các loại lạc tiên:
Ngoài loài lạc tiên nói trên, để tránh nhầm lẫn, cần lưu ý tới một số loài khác cũng mang tên lạc tiên
- Lạc tiên Nam Bộ (Passiflora cochinchinensis Spreng) cũng là cây leo nhưng cành hơi dẹt, có khía rãnh. Lá thuôn hẹp, gốc lá và đầu lá hơi tròn, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới có ít lông. Cụm hoa màu trắng. Quả nhỏ hình trứng nhẵn. Cây này không được dùng làm thuốc an thần như lạc tiên nói trên.
- Lạc tiên tây (P. incarnata L.): là dây leo, dài đến 9 - 10m. Thân có rãnh dọc, vỏ màu xám nhạt, sau chuyển màu đỏ tía, khi non có lông mịn. Lá mọc so le, ba thùy, mép có răng cưa, có tua cuốn ở kẽ lá. Hoa to, màu trắng, thơm, có cuống dài, màu tím hoặc hơi hồng. Quả hình trứng. Khi chín có màu vàng. Quả có vị chua, chứa vitamin. Có tác dụng bổ mát, giải nhiệt.
- Lạc tiên trứng, còn gọi là dây mát (P. edulis Sím): Là dây leo, mảnh, dài hàng chục mét. Thân mềm, hình trụ, có rãnh dọc, nhiều lông thưa. Lá mọc so le, chia 3 thùy, nhẵn, mép khía răng cưa, gốc lá hình tim, có hai tuyến nhỏ, đầu lá nhọn. Hoa mọc riêng ở kẽ lá, có cuống dài, màu trắng. Quả mọng hình trứng, khi chín màu da cam. Ở nước ta, dây mát mọc hoang ở vùng Kỳ Sơn, Nghệ An. Dây mát cho quả thơm ngon, vỏ quả chứa nhiều vitamin C, axít hữu cơ, tanin, đường, các nguyên tố vi lượng: Si, K, P… Dịch quả cũng chứa nhiều vitamin C, tinh dầu, axít amin và β- caroten. Quả lạc tiên trứng được dùng làm thực phẩm, pha chế đồ uống, đồ hộp, bánh kẹo, kem, đồ tráng miệng sau bữa ăn và làm thuốc bổ có tác dụng kích thích thần kinh và giúp cho việc tiêu hóa được tốt hơn.
THUỐC DẤU
Tên thường gọi: Thuốc dấu, Hồng tước san hô,dương san hô,ngải rít
Tên tiếng Trung: 紅 雀 珊 瑚
Tên khoa học:Pedilanthus tithymaloides (L.). Poit. (Euphorbia tithymaloides L.).
Họ khoa học:thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Cây thuốc dấu - cây hông tước san hô
(Mô tả, hình ảnh cây hồng tước san hô, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây thuốc dấu không chỉ được trồng làm cảnh, làm hàng rào mà còn là một cây thuốc quý. Cây nhỡ cao đến 1m, có nhựa mủ trắng. Cành vặn vẹo, mọc thẳng đứng. Lá hình trứng, mọc so le, thành 2 dây rất đều. Hoa màu đỏ, mọc ở ngọn thân.
Cây ra hoa tháng 3-5 và tháng 8-9.
Bộ phận dùng:
Toàn cây - Herba Pedilanthi.
Nơi sống và thu hái:
Nguyên sản ở đảo Antilles (Trung Mỹ) được nhập trồng làm cây cảnh, làm hàng rào. Có nhiều phân loài khác nhau bởi thân, lá có lông mịn hay không lông, lá hẹp hay lá rộng; có một thứ gọi là Cẩm thạch (var. variegatus Hort.) có lá với bớt xanh, hồng và trắng như vẽ bằng màu nước, thường được trồng. Người ta thu hái toàn cây, lá quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hóa học
Rễ, thân và lá cây chứa độc tố được gọi là euphorbol (một terpene phức hợp) và các diterpen ester khác. Đây là những chất gây ung thư. Lá và thân cây cũng chứa beta-sitosterol, cycloartenon, octacosanol và oxime, là những chất có dược tính dựa trên độc tính của chúng.
Vị thuốc hồng tước san hô
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Tính vị:
Vị chua, hơi chát, tính hàn, có độc
Tác dụng:
Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng, chỉ huyết sinh cơ.
Rễ có tác dụng gây nôn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết, mụn nhọt lở ngứa, viêm kết mạc mắt.
Có nơi dùng trị rết cắn (với tên Ngải rít). Lá dùng trị sổ mũi và chứng bứt rứt.
Ở Ấn Độ, nhựa mủ của các phần xanh của cây dùng đắp lên mụn cóc.
Ở Malaixia, nhựa được dùng đắp vào da trị bệnh bạch biến và dùng trị bò cạp và rết cắn.
Liều dùng:
Dùng ngoài liều không cố định
Tác dụng chữa bệnh của cây hồng tước san hô
Chữa vết thương có mủ
Lá hồng tước san hô tươi giã nát đắp vào vết thương để hút mủ ra
Chữa mụn nhọt
Lá hồng tước san hô tươi giã nát đắp vào chỗ có mụn nhọt để tiêu sưng, rút mủ ra
Chữa vết thương chảy máu
Dùng lá tươi rịt ở ngoài vết thương hoặc dùng nhựa cây xoa vào vết thương
Chữa rắn cắn
Giã cây tươi với một ít muối và đắp vào vết thương.
Tham khảo
Trường hợp dùng dưới dạng thuốc sắc cần tham khảo ý kiến thầy thuốc
Người hư hàn không nên dùng
Phụ nữ có thai không nên dùng
ĐẠI HỒI
Tên khác Còn gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương.
Tên khoa họcIllicium verumHook.f.
Thuộc họ HồiIlliciaceae.
Đại hồi hay bất giác hồi hương (Fructus Anisi Stellati hoặc Anisum stellatum hay Illicium) là quả chín phơi khô của cây hồi.
Cây Hồi
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Hồi là một loại cây nhỡ cao 2-6m, hình dáng toàn cây thon hình quả trám, sanh tôt quanh năm, thân mọc thẳng, cành dễ gẫy. Là mọc gần thành chùm 3-4 lá ở đầu cành, có cuống, phiến lá nguyên, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, dòn, vò mát có mùi thơm. Hoa khá to, mọc đơn độc ở kẽ lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, hồng thắm ở mặt trong. Quả hồi (nhân dân vẫn gọi nhầm là hoa hồi) tiếng thổ là mác hồi hay mác chác gồm 6-8 đại (cánh), có khi tới 12-13 đại xếp thành hình ngôi sao, đường kính trung bình 2,5-3cm, dày 6-10mm. Tươi có màu xanh, khi chín khô cứng thì có màu nâu hồng. Trên mỗi đại lá sẽ nứt làm hai, để lộ một hạt nâu màu nhạ, nhẵn bóng. Lá cuống, hoa và quả đều chứa tinh dầu.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây hồi đặc biệt chỉ mọc trong một khu vực nhỏ chiếm khoảng 5.000km2ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn một số ít ở hai tỉnh Quảng Tây và Quảnh Đông (Trung Quốc) giáp giới Việt Nam. Một số nơi khác cũng có trồng nhưng không đáng kể như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Trước đây người ta thường lẫn nó với cây hồi Nhật BảnIllicium anisatumLour có chất độc, hoặc cây hồi núiIllcium griffithiicũng có chất độc.
Hồi hái vào hai vụ tháng 7-8 (hồi mùa) và 11-12 (hồi chiêm). Ngoài hai vụ chính, còn một vụ quả lép rụng sớm vào tháng 3. Hồi hài về phơi nắng cho khô hẳn. Dùng cất tinh dầu hay tiêu thụ nguyên quả làm thuốc.
Mỗi cây, hàng năm cho từ 80-100kg quả tươi và như vậy luôn trong 40-50 năm. Thường một năm được mùa, một năm kém. Trên thị trường người ta chia hồi thành ba loại.
Loại 1: có 8 cánh to đều nhau, màu nâu đỏ (hồi đại hông)
Loại 2: có 3 cánh trở lên bị lép, màu nâu đen.
Loại 3: có 3 cánh trở lên bị lép, màu nâu đen.
Loại hồi xô gồm lẫn lộn cả 3 loại trên.
Thành phần hoá học
Trong quả hồi ngoài các chất như chất nhầy, đường, chủ yếu chứa trong tinh dầu tè 3-3,5 % (tươi) hoặc 9-10% hay hơn (khô). Tinh dầu hồi là một chất lỏng không màu, hay vàng nhạt, tỷ trọng ở +150C đến 0,980, độ đông đặc từ 14 đến 180C. Trong tinh dầu có 80-90% anethol, còn lại là tecpen, pinen, dipenten, limomem, estragola, sảola, tecpineola v.v...
Lá hồi cũng chứa tinh dầu với thành phần gần tương tự. Độ đông đặc hơi thấp hơn (13-140C), nhưng nếu trộn cả tinh dầu là và tinh dầu quả thì ta được một tinh dầu có độ đông vào khoảng 100C.
Vị thuốc Hồi
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị cay, tính ôn
Quy kinh:
4 kinh can, thận tỳ và vị
Công dụng:
Khứ hàn, kiện tỳ, khai vị
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hồi
Trị choáng, trụy mạch, huyết áp tụt.
Đại hồi 4g, Gừng khô 4g, Gừng tươi 4g, Nhục quế 4g. Sắc uống.
Trị hàn sán (bụng và rốn quặn đau, dịch hoàn sưng).
Đại hồi (sao với muối) 40g, Mộc hương 40g, Sa sâm 40g, Xuyên luyện tử 40g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 12-16g với rượu hoặc nước sôi pha muối loãng. Bệnh nhẹ uống 1 liều là hết, bệnh nặng uống tiếp liều thứ hai.
Chữa đau răng
Bột phèn phi 30g, đại hồi 10g, kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn tính 10g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín dùng dần. Khi dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm, chảy máu.
Hôi miệng, thở hôi:
Dùng hoa Hồi nhai nuốt, mỗi ngày vài cánh.
Đau lưng:
Hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-10g với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào lưng.
Chữa cổ trướng và thũng trướng mạn tính:
Dùng Hồi hương 2g và hạt Bìm bìm 8g, tán bột, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày liền.
Đại tiểu tiện không lợi:
Hồi và Bìm bìm như trên tán bột mỗi lần uống 4g với nước gừng.
Tiiêu hoá ăn uống không tiêu, nôn mửa đau nhức tê thấp:
Mỗi ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc.
Tham khảo
Ghi chú:
Tránh nhầm với loại Hồi có quả độc, có tên làlllicium religiosum Sieb. et Zucc.,Dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp.
Những vị thuốc khác mang tên hồi
Ngoài cây đại hồi nói trên, hiện ta đang di thực thêm cây tiểu hồi hay hồi hương có tên khoa họcFoeniculum vulgareMiller thuộc họ Hoa tán. Đây là một loại cỏ nhỏ, phiến là cắt thành sợi, thoáng trông giống lá cây vò có mùi thơm của hồi.
Quả nhỏ như hạt thóc được dùng làm thuốc với tên hồi hương hay tiểu hồi hương hoặc tiểu hồi - Foeniculum - Fructus Foeniculi. Trong quả có 3-12% tinh dầu với thành phần chủ yếu là 50-70% anethol, ngoài ra còn estragol, metyleugnol, andehyt và axeton anisic, camphen. Cùng một công dụng như đại hồi.
Tại các hiệu thuốc tây ở nước ta trước đây, cũng như dược điển cá nước châu âu thường dùng quả một cây khác:Dương hồi hương - Pimpinella anisumL. cũng thuộc họ Hoa tán. Quả nhỏ hình trứng, dưới đáy phình ra. Thành phần và công dụng tương tự như đại hồi và tiểu hồi.
HỒI NÚI
Còn gọi là đại hồi núi, mu bu.
Tên khoa học Illicium griffithii Hook.f.et Thoms.
Thuộc họ hồi Illiciaceae
Mô tả:
Hồi núi là một cây cao 8-15 m. Lá hình bầu dục, không rụng, dai, nhẵn, phiến lá nguyên, dài 6-8cm, rộng 2.5-3cm, tập chung thành từng cụm 4-5 lá một giống như mọc thành vòng giả, cuống lá dài 8-10cm. Hồi núi có hoa màu hồng rất đẹp, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình na, hoa, đầu có mỏ hẹp, dài, và cong lên như hình lưỡi liềm. Lá và quả có tinh dầu, mùi vừa giống đại hồi, vừa giống tiêu.
Phân bố: Mọc hoang khắp vùng rừng núi ở trong nước. (Rất giống cây đại hồi mà chúng ta thường dùng để làm gia vị, cho nên phải lưu ý để tránh nhầm lẫn, vì cây hồi núi có độc).
Công dụng: hiện nay không thấy nhân dân ta sử dụng cây hồi núi, thường chỉ thấy dùng nhầm gây ra những vụ ngộ độc vì quả có chất độc
CỎ VÙI ĐẦU
Hồi đầu, Cỏ vùi đầu, Vùi sầu - Tacca plantaginea (Hance) Drenth., thuộc họ Râu hùm – Taccaeae.
Mô tả: Cây thảo cao 15-25cm, thân rễ phình thành củ tròn hoặc hình trứng, mọc cong lên, không có thân. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá nguyên, lượn sóng men theo cuống đến tận gốc, dài 10-20cm, rộng 2-5 (8)cm, xanh mượt, nhẵn bóng ở mặt trên, cuống lá dài 5-7cm. Cụm hoa hình tán gồm 6-10 hoa trên một cán mập dẹt cong dần xuống, dài tới 10cm, bao chung gồm 4 lá bắc màu tím; hoa màu tím, có cuống, bao hoa có 6 phiến, các phiến ngoài to và rộng hơn; nhị 6 đính trên các thuỳ phiến bao hoa; bầu dưới, 1 ô, hình nón ngược, có cánh ở gốc. Quả nang mở không đều ở đỉnh; hạt nhỏ, hình thoi, màu nâu.
Mùa hoa tháng 9-12.
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Taccae. Thân rễ cây thường ngóc đầu lên mọc thành cây nên ta gọi là Hồi đầu. Củ lúc đầu có ruột màu vàng nhạt mùi hăng như Nghệ, nhưng khi khô lại có màu be nhạt, hết hăng, mùi thơm như Tam thất.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Á châu, phân bố ở Trung quốc, các nước Đông Dương, Malaixia và Inđônêxia. Ở nước ta, Hồi đầu mọc hoang ở các tỉnh vùng núi thấp miền Bắc Việt Nam, mọc nhiều ở chỗ ẩm mát, ven suối, trong rừng ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái. Có thể trồng bằng thân rễ như trồng Nghệ vào mùa xuân, mùa thu. Người ta thu hái thân rễ vào mùa hè, thu, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ủ cho mềm rồi thái lát, tẩm gừng, sao vàng.
Thành phần hóa học: Trong rễ có saponin steroid. Khi thuỷ phân cho diosgenin với hàm lượng 1,12 - 1,14%.
Tính vị, tác dụng: Hồi đầu có vị đắng, hơi the, tính bình; có tác dụng bổ huyết thay cũ đổi mới, làm tan máu ứ, thông kinh bế và tiêu sưng viêm; điều hòa kinh nguyệt, giúp tiêu hoá, nhuận tràng, lợi mật.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa tiêu hoá kém, đau bụng, vàng da do viêm gan siêu vi trung, ỉa chảy, thần kinh suy nhược, huyết áp cao, đau dây thần kinh toạ, Thấp khớp, trẻ em sốt bại liệt, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 2-4g rễ, dạng thuốc viên, thuốc bột, hoặc dùng 6-12g dược liệu khô sắc nước uống.
Đơn thuốc:
1. Chữa phụ nữ kinh ít, huyết xấu, hành kinh máu đỏ nhạt hay lởn vởn, thường đau bụng kinh, vòng kinh không đều: Hồi đầu tán bột uống mỗi ngày 10g, uống liền 10 ngày kể từ sau khi thấy kinh 2 tuần vài ba đợt thì kinh đều, máu tốt, người béo đỏ (Lương y Lê Trần Đức).
2. Chữa kinh bế đau bụng; dùng 20g bột Hồi đầu uống với 1 chén rượu. Hoặc dùng bột Hồi đầu ngâm rượu (100g ngâm với 300ml rượu 36-40 độ) uống mỗi lần 20ml, ngày uống 2 lần.
3. Chữa đau dạ dày, viêm tá tràng, ăn kém tiêu, đại tiện phân cứng, đau tức vùng thượng vị, mỏ ác, viêm ganmạn tính: Bột Hồi đầu 6-10g mỗi ngày. Kiêng dùng giấm và rượu.
4. Chữa bị thương sưng tấy va mụm nhọt: Dùng củ Hồi đầu và cả cây, giã tươi chế thêm nước hay giấm, vắt lấy nước cốt uống, lấy bã đắp vào chỗ đau (Lương y Lê Trần Đức)
5. Chữa Huyết áp caocủa phụ nữ: Hồi đầu 20g, Hương phụ tử chế 18g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
HỒNG BÌ
Hồng bì Còn gọi là hoàng bì hay quất bì.
Tên khoa học: Clausena lansium
thuộc họ Cam rutaceae.
Mô tả: là loài cây mộc cho trái, cao 3-5m, cành sần sùi nhiều hạch, lá kép dìa lẻ, dài 35cm, là chét hình trứng, nguyên hay hơi khía tai bèo, phía cuống lá hơi tròn nhẵn. Hoa trắng mọc thành chuỳ ở ngọn, chuỳ thưa hoa, dài 25-50cm, qủa màu vàng,hình cầu, đường kính 15mm, có lông 1-2 ngăn, một hạt, thịt ngọt thơm, mùa hoa tháng 4, mùa quả tháng 6-10.
Phân bố: hồng bì được trồng ở nhiều tỉnh phía bắc nước ta để lấy quả ăn. Người ta dùng những bộ phận sau để làm thuốc: Quả gần chín, rễ và lá.
Công dụng: quất bì hay hồng bì còn dùng trong phạm vi nhân dân, thường dùng chữa ho, hấp với đường cho uống, ngày uống 4-6g
Quả hồng bì chín thơm ngọt dùng ăn hay để làm mứt, có khi cho lên men để uống như rượu.
Vỏ rễhồng bì cũng dùng làm thuốc ho sốt, ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc. Lá hồng bì thường được dùng nấu nước gội đầu cho sạch gầu.
CỦ KHỈ
Củ khỉ Thuộc họ Cam Rutaceae
AMô tả:
Cây gỗ nhỏ, thường mọc thành bụi, cao 2 - 4 m. Ngọn cành và cuống lá non màu đỏ tím. Lá mọc so le, kép lông chim, dài 10 - 25cm, có 3 - 9 lá chét. Lá chét hình mũi mác, dài 3,5 - 7,5cm, rộng 1,5 - 3,5cm, đầu lá thuôn hẹp tạo thành mũi nhọn, cuống lá chét dài 3 - 5mm. Mặt trên lá bóng soi tấy rõ nhều túi tết tinh dầu. Mép lá nguyên, có nhiếu túi tết nằm sát mép lá trông như có răng cưa nhỏ. Cụm hoa là một chùm xim ở đầu cành, mang nhiều hoa nhỏ trắng. Hoa mẫu 4. Cánh hoa dài 4 - 6mm, rộng 1,5mm. 8 nhị: 4 nhị ngoài dài 5mm, 4 nhị trong dài 4mm. Bộ nhụy dài khoảng 3mm sần sùi. Quả hình cầu hay bầu dục, đường kính 7 - 9mm, vỏ quả có nhiều túi tiết tinh dầu, khi chín màu đỏ. Có 1 - 2 hạt.
Sinh học:
Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 9 - 10. Cây tái sinh bằng hạt và vô tính.
Nơi sống và sinh thái:
Cây mọc hoang ở vùng núi đá vôi, ở độ cao khoảng 100 m. Cây ưa sáng, chịu hạn.
Phân bố:
Việt Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng (Cát Hải: đảo Cát Bà), Ninh Bình (Tam Điệp), Thanh Hóa (Hà Trung, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Nông Cuống, Nga Sơn, Quảng Xương).
Thế giới: Trung Quốc.
Giá trị:
Cây thuộc chữa Cảm cúm, đau nhức, rễ chữa tê thấp. Trong cành lá tươi có 1,4 - 1,6 % tinh dầu. Lá khô có 5 % quả khô tinh dầu. Tinh dầu dùng để chế thuốc.
Tình trạng:
Mức độ bị đe dọa: Bậc T. Do bị khai thác nhiều để cất tinh dầu nên số lượng cá thể giảm sút nhanh và bị cạn liệt.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Khoanh vùng bảo vệ tư nhiên và đặt vườn đề trồng trọt để có nguyên liệu khai thác hàng năm.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 195.
ĐƠN LÁ ĐỎ
Tên dân gian: Đơn tía, Đơn tướng quân, mặt quỷ, hồng bối quế hoa, đơn mặt trời, cây lá liễu, liễu đỏ, liễu hai da
Tên khoa học:Excoecaria cochichinensis Lour
Họ khoa học:Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Cây đơn lá đỏ
(Mô tả, hình ảnh cây đơn lá đỏ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Đơn lá đỏ không chỉ được trồng làm cảnh mà còn là một cây thuốc nam quý. Cây nhỏ, cao chừng 1 mét. Lá mọc đối, hình bầu dục ngược thuôn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu tía, mép có răng cưa. Hoa mọc thành bông ở nách lá hay ở ngọn, cùng gốc hoặc khác gốc. Quả nang 3 mảnh. Hạt hình cầu, màu nâu nhạt. Cây ra hoa vào mùa hè.
Phân bố:
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta làm cây cảnh và lấy lá làm thuốc
Bộ phận dùng: Lá
Thu hái:
Có thể thu hái đơn lá đỏ quanh năm để làm thuốc, song chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 6, đặc biệt vào tháng 5 âm lịch, khi tiết trời thường xuyên có nắng to, cây phát triển tốt, lá to, dày, nhiều nhựa, màu lá đỏ tía, cũng là lúc cây cho hàm lượng hoạt chất cao.
Bào chế:
Lá được hái về, thái nhỏ sau đó phơi khô hoặc sao vàng
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, đậy kín, tránh ẩm mốc
Thành phần hoá học:
Lá chứa flavonoid 1,5%, saponin, coumarin, anthranoid, tanin, đường khử. Sơ bộ xác định flavonoid có 6 chất trong đó có một chất thuốc nhóm flavonol.
Tác dụng dược lý
Chữa mẩn ngứa, mụn ngọt
Vị thuốc đơn lá đỏ
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị, tác dụng:
Vị đắng ngọt, tính mạt tác dụng thanh nhiệt, khư phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau.
Công dụng:
Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10 - 20g, sắc uống độc vị hoặc phối hợp trong các phương thuốc tiêu độc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc đơn lá đỏ
Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt:
Dùng 20-30g cành lá Đơn mặt trời, dạng thuốc sắc: Dùng riêng hay phối hợp với lá Thài lài tía, Bầu đất tía, Đậu ván tía.
Chữa đi ỉa lỏng lâu ngày:
Lá đơn đỏ sao vàng 15g, gừng nướng 1 miếng; nước 600ml, sắc còn 1 bát (200ml); chia 3 lần uống trong ngày (kinh nghiệm dân gian ở vùng Huế).
Chữa zona và mẩn ngứa, mất ngủ:
Lá đơn tía tươi 20-30g, sao vàng, hạ thổ; cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc lấy khoảng 400-500ml; chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa đại tiện ra máu và trẻ em đi lỵ:
Lá Đơn mặt trời 1 nắm sắc uống.
Trị nhọt vú,vú sưng tấy, đỏ đau:
Lá đơn lá đỏ 15-20g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra có thể dùng lá khô, đem vò vụn, sao nóng, bọc vải mỏng chườm nhẹ vào nơi sưng đau.
Chữa dị ứng, mề đay
Khi bị dị ứng bạn có thể dùng 16-20g lá "đơn lá đỏ" sắc lấy nước, chia ra 2-3 lần uống trong ngày. Cũng có thể cho thêm kim ngân, ké đầu ngựa, vỏ núc nác - mỗi thứ 8-10g, cùng sắc uống.
Tham khảo
So sánh
Tránh nhầm lẫn với một số cây mang tên “đơn”: đơn đỏ, đơn hoa đỏ (Ixora coccinea L.), họ cà phê (Rubiaceae).
Khác với cây đơn lá đỏ, cây này có lá to và xanh cả hai mặt, hoa rất nhiều ở đầu cành thành xim dày đặc, màu đỏ, người ta thường thu lấy hoa để làm đồ cúng lễ ở đình chùa. Lá và rễ cũng được dùng làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, kiết lỵ tiêu chảy.
Đơn tướng quân (Syzygium sp.), họ sim (Myrtaceae), lá to, mọc đối, thường mọc vòng 3, rất sít nhau ở ngọn. Dược liệu cũng là lá, dùng dưới dạng nước sắc để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, viêm họng.
Có 29 loại cây mang tên Đơn, mỗi địa phương có tên gọi và cách dùng khác nhau. Cần phân biệt với cây Đơn lá đỏ khi sử dụng.
KHỔ QUA
Tên Khác:
Vị thuốc Khổ qua còn gọiCẩm lệ chi, Lại Bồ Đào(Cứu Mang Bản Thảo),Hồng cô nương(Quần Phương Phổ),Lương Qua(Quảng Châu Thực Vật Chí),Lại qua(Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên),Hồng dương(Tuyền Châu Bản Thảo),Mướp đắng(Việt Nam).
Tên Khoa Học :Momordica charantia L. Thuộc họ Bầu Bí (Cucurbitaceae).
Cây Khổ qua
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le,dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa mầu vàng nhạt. Quả hình thoi, dài 8-15cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng. Hạt dẹp, dài 13-15mm, rộng 7-8mm, trông gần giống hạt Bí ngô. Quanh hạt có màng đỏ bao quanh (giống như màng hạt Gấc). Trồng khắp nơi.
Thu Hái:
Mùa thu hái quả vào các tháng 5, 6, 7.
Bộ Phận Dùng:
Quả, hoa, rễ.
Dùng làm thuốc thường chọn quả mầu vàng lục.
Nếu dùng hạt thì lấy ở những quả chín, phơi khô.
Thành phần hóa học:
+ Trong quả Khổ qua có Charantin, b-Sitosterrol-b-D- glucoside) và 5,25-Stigmastadien-3b-D-glucoside (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trong quả có tinh dầu rất thơm, Glucosid, Saponin và Alcaloid Momordicin. Còn có các Vitamin B1, C, Caroten, Adenin, Betain, các enzym tiêu protein. Hạt chứa dầu và chất đắng (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam).
+ Quả chứa Glycosit đắng là Momordicin, Vitamin B1, C, Adenin, Betain. Hạt có chất keo (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng Dược Lý:
+ Tác dụng hạ đường huyết: Xác định lượng đường niệu của thỏ nuôi, sau đó cho uống nước cốt Khổ Qua, thấy huyết hạ rõ (Trung Dược Đại TừĐiển).
Tiêm não thùy thể dưới da của chuột lớn để gây tăng đường huyết rồi cho uống nước cốt Khổ qua, thấy có tác dụng hạ đường huyết (Trung Dược Đại TừĐiển).
Độc Tính:
Cho chuột có thai uống 6ml/Kg cơ thểcó thể làm cho tử cung ra máu, sau đó ít giờ thì chết.
Uống 6ml/kg cơ thể thì 80-90% sau 5-23 ngày thì chết.
Uống 15-40ml/kg cơ thểthì sau6-18 giờ sẽ chết (Trung Dược Đại Từ Điển).
Vị thuốc Khổ qua
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - qui kinh:
Vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can.
Công dụng:
Thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.
+ Tả thực hỏa ở 6 kinh, thanh thử, ích khí, chỉ khát. Trị đơn hỏa độc khí, mụn nhọt kết độc (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trừ nhiệt tà, giải lao, thanh tâm, minh mục (Sinh Sinh Biên).
+ Trừ nhiệt, giải phiền (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Còn sống thì trừ nhiệt, minh mục, thanh tâm. Nấu chín thì dưỡng huyết, tư can, nhuận tỳ, bổ thận (Tùy Cức Cư Ẩm Thực Phổ).
+ Trị phiền nhiệt, tiêu khát, phong nhiệt làm cho mắt đỏ, trúng thử, hạ lỵ (Tuyền Châu Bản Thảo).
Liều Dùng:
Sắc uống: 8-20g. Hoặc đốt tồn tính, uống.
Kiêng Kỵ:
Người tỳ vị hư hàn, ăn Khổ qua sẽ bị thổ tả, bụng đau(Trấn Nam Bản Thảo).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Khổ qua
Trị mắt đau:
Khổ qua, cắt ra, ăn, uống thêm nước sắc Đăng Tâm (Trấn Nam Bản Thảo).
Trị vị khí đau:
Khổ qua, cắt, ăn(Trấn Nam Bản Thảo).
Trị mụn nhọt:
Khổ qua tươi, nghiền nát, đắp bên ngoài da (Tuyền Châu Bản Thảo).
Trị trúng thử phát sốt:
Khổ qua sống 1 quả, khoét bỏ ruột. Cho trà (chè) vào, phơi trong râm cho khô. Mỗi lần dùng 8-12g sắc uống thay nước trà (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
Trị phiền nhiệt, miệng khô:
Khổ qua bỏ ruột, thái ra, sắc uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
Trị lỵ:
Khổ qua tươi nghiền nát, ép lấy 1 bát nước cốt uống(Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
Trị rôm sẩy:
Lá Khổ qua tươi, nấu lấy nước tắm, ngày 3-4 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị đinh độc đau chịu không nổi:
Lá Khổ qua, thái nhỏ. Mỗi lần dùng 10g, uống với rượu nhạt. Ngày 2-3 lần. Có thể dùng rễ Khổ qua nghiền nát, hòa với mật, bôi (Trung Quốc Dân )
Điều trị tăng huyết áp:
Khổ qua tươi 250g, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bổ hột, rửa sạch, trụng nước sôi 3 phút, thái sợi, trộn vào hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè, trộn đều thì dùng.
Điều trị choáng váng, tăng huyết áp:
Khổ qua 250g, nghêu 0,5kg, muối, rượu vang, tỏi băm, nước cốt gừng, rượu trắng, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột rửa sạch, trụng nước sôi, vớt ra, ngâm nước lạnh loại bỏ vị đắng, thái lát, nghêu cho vào chảo nấu nở ra, bỏ vỏ, lấy thịt, cho vào chảo có ít dầu, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối đảo đều. Khổ qua lát lót đáy chảo, bỏ thịt nghêu trên đó, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối, tỏi băm, nước nấu đến khi thịt nghêu thắm vị, rưới dầu mè thì dùng.
Điều trị xơ vữa động mạch:
Khổ qua tươi 250g, dầu ăn, gừng sợi, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi móc bỏ ruột, rửa sạch, thái sợi, đổ dầu ăn vào chảo, thêm gừng sợi, hành hoa phi thơm, bỏ khổ qua sợi xào nhanh trong giây lát, nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.
Điều trị cao mỡ máu:
Khổ qua 1 quả, mật ong 20ml, sữa bò 200ml. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát hoặc thái nhuyễn, cùng sữa bò xay lấy nước, đổ vào ly, thêm mật ong trộn đều. Mỗi sáng và chiều chia uống 2 lần.
Điều trị phiền nhiệt miệng khát:
Người mất sức, vã mồ hôi, khí âm lưỡng hư: khổ qua 200g, thịt gà 100g, đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua, thịt gà lần lượt rửa sạch, khổ qua bỏ ruột, thái cọng dài, thịt gà thái sợi. Khổ qua trụng trong nước sôi, vớt ra, để ráo, đặt trong thau; gà sợi cho vào chảo xào sơ, cũng chứa trong thau, thêm vừa đủ đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè trộn đều thì dùng.
Điều trị nhiệt độc tả lỵ:
Dây khổ qua 60g, đường đỏ vừa đủ. Dây khổ qua rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước, thêm đường đỏ thì dùng. Ngày 3 – 4 lần.
Điều trị vị khí thống:
Khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, uống với nước ấm.
Điều trị cảm cúm:
Ruột khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.
Khổ qua dùng để chế biến món ăn và có tác dụng rất tốt.
Điều trị thấp chẩn (chàm):
Lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, đắp tại chỗ.
Điều trị trẻ tiêu chảy:
Dây khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.
Điều trị trẻ em kiết lỵ:
Khổ qua vừa đủ, mật ong vừa đủ. Khổ qua rửa sạch, giã vắt lấy nước, pha với mật ong, ngày 1 – 2 lần.
Điều trị trẻ nôn ói:
Rễ khổ qua 6g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.
Điều trị đại tiện ra máu:
Rễ khổ qua 200g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.
Điều trị đinh nhọt đau không chịu được:
Lá khổ qua rửa sạch, phơi khô, tán mịn, uống với rượu trắng 15g.
Điều trị nhọt lâu ngày không vỡ:
Khổ qua 1 quả rửa sạch, vắt nước, thoa lên nhọt, ngày 3 lần.
Điều trị nhiệt độc nhọt sưng: lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước, thoa tại chỗ. Điều trị tiêu khát (bệnh đái tháo đường): khổ qua 250g rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng. Ngày vài lần, mỗi lần 1 chén.
Điều trị bệnh nhọt, người cao tuổi bị đái tháo đường biến chứng võng mạc:
Khổ qua 100g, bắp 100g, đường phèn 10g. Khổ qua và bắp lần lượt rửa sạch, hai thứ cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa ninh chè, khi chín, nêm đường phèn cho tan đều. Mỗi ngày chia dùng sáng và chiều.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:160.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh