XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CÀ RỐT
Cà rốt
Tên khác
Tên dân gian:Cà rốttên gọi khác làcủ cải đỏ
Tên tiếng Trung: 胡萝卜
Tên khoa học-Daucus carota L. ssp sativus Hayek
Họ khoa học: Thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.
Cây cà rốt
(Mô tả, hình ảnh cây trạch tả, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Cây cà rốt không chỉ là loại rau quen thuộc mà còn là cây thuốc quý. Cà rốt là loại cây thảo sống 2 năm. Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa thì không sinh sản và màu tía, còn các hoa sinh sản ở chung quanh thì màu trắng hay hồng. Hạt Cà rốt có vỏ gỗ và lớp lông cứng che phủ.
Bộ phận dùng:Củ và quả - Radix et Fructus Carotae.
Nơi sống và thu hái:
Cà rốt là một trong những loại rau trồng rộng rãi nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Người Lã Mã gọi Cà rốt là nữ hoàng của các loại rau. Cà rốt cũng được trồng nhiều ở nước ta. Hiện nay, các vùng rau của ta đang trồng phổ biến hai loại Cà rốt: một loại có củ màu đỏ tươi, một loại có củ màu đỏ ngả sang màu da cam.
- Loại vỏ đỏ (Cà rốt đỏ) được nhập trồng từ lâu, nay nông dân ta tự giữ giống; loại cà rốt này có củ to nhỏ không đều, lõi to, nhiều xơ, hay phân nhánh, kém ngọt.
- Loại vỏ màu đỏ ngả sang màu da cam là cà rốt nhập của Pháp (Cà rốt Tim tôm) sinh trưởng nhanh hơn loài trên; tỷ lệ củ trên 80%, da nhẵn, lõi nhỏ, ít bị phân nhánh nhưng củ hơi ngắn, mập hơn, ăn ngon, được thị trường ưa chuộng.
Thành phần hóa học của cà rốt
- Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt. Trong 100g ăn được của Cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5; protid 1,5; glucid 8,8; cellulose 1,2; chất tro 0,8. Muối khoáng có trong Cà rốt như kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden... Đường trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.
Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.
Từ hạt Cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt Cà rốt).
Tác dụng dược lý cà rốt
Về tác dụng dược lý, cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc, làm hạ đường máu, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cà rốt còn có tác dụng chống lão hóa và dự phòng tích cực bệnh lý ung thư.
Vị thuốc cà rốt
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị, tác dụng của cà rốt
Củ Cà rốt vị ngọt cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, làm khoan khoái trong bụng.
Hạt có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng sát trùng, tiêu tích.
Công dụng
Cà rốt có các tính chất: bổ, tiếp thêm chất khoáng, trị Thiếu máu(nó làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố) làm tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Nó còn giúp điều hoà ruột (chống ỉa chảy và đồng thời nhuận tràng), chống thối và hàn vết thương ở ruột, lọc máu, làm loãng mật, trị ho, lợi tiểu, trị giun và hàn liền sẹo.
Chỉ định, phối hợp
Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược (rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng), trị thiếu máu (một số trường hợp thiếu thị lực) ỉa chảy trẻ em và người lớn, bệnh trực tràng coli, viêm ruột non kết, bệnh đường ruột, táo bón, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày ruột, bệnh phổi (ho lao, ho gà mạn tính, hen) lao hạch, thấp khớp, thống phong, sỏi, vàng da, xơ vữa động mạch, suy gan mật, giảm sữa nuôi con, bệnh ngoài da, ký sinh trùng đường ruột (sán xơ mít), dự phòng các bệnh nhiễm trùng và thoái hoá, đề phòng sự lão hoá và các vết nhăn... Dùng ngoài chữa vết thương, loét, bỏng, đinh nhọt, cước, nứt nẻ, bệnh ngoài da (eczema, nấm, chốc lở tại chỗ) dùng đắp apxe và ung thư vú, ung thư biểu mô. Hạt dùng trị giun đũa, giun kim, bệnh sán dây, đau bụng giun, trẻ em cam tích.
Cách dùng - liều dùng
Người ta thường sử dụng Cà rốt dưới dạng tươi để ăn sống (làm nộm, trộn dầu giấm), xào, nấu canh, hầm thịt. Hoặc dùng Cà rốt ép lấy dịch, phối hợp với các loại rau quả khác làm nước giải khát, hoặc nước dinh dưỡng. Để uống trong, người ta dùng dịch Cà rốt tươi (ngày dùng 50-100g sáng và chiều, tốt nhất vào sáng sớm lúc đói uống 1 cốc). Cũng dùng dịch tươi làm thuốc trị ho, bệnh về đường hô hấp, hen, khản tiếng. Củ Cà rốt được dùng phổ biến trong các thang thuốc bổ Đông y, và nấu xúp cho trẻ em bị ỉa chảy ăn thay sữa dưới hình thức ẩm thực trị.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cà rốt
Chữa sau khi ốm kém ăn, uể oải, suy yếu:
Cà rốt khô, thái mỏng, tẩm mật sao 30g, cây Vú bò thái miếng phơi khô, tẩm mật sao, Hoài sơn sao, mỗi vị 24g. Mạch môn chẻ đôi bỏ lõi sao, Ngưu tất, Thổ tam thất (Nam truật) mỗi vị 12g, sắc uống. Uống thuốc có cà rốt thì ăn ngon miệng, da thịt được tươi nhuận hồng hào, đại tiện điều hoà, phân thành khuôn mà không táo bón (Lê Trần Đức).
Ỉa chảy trẻ em
Dùng bột Cà rốt khô 50g, hoặc Cà rốt tươi 500g, nước 1 lít, nấu thành xúp. Những ngày đầu bị ỉa chảy, mỗi ngày ăn 100-150ml trên 1kg thân nặng, ăn làm 6 bữa (nếu truyền hoặc uống nước thì bớt lượng súp Cà rốt tương ứng); những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ, trọng lượng xúp cà rốt giảm dần (Lê Minh).
Giun sán:
Bột Cà rốt 12-18g, dùng trong ngày
Chữa trẻ nhỏ lên sởi:
Củ cà-rốt, củ mã thầy (còn gọi là củ năn, bột tê), mỗi thứ 150-200g, rau mùi 100g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Thứ trà này có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sởi, thường áp dụng vào thời kì cuối, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng tâm sinh tân.
Chữa ho gà:
Củ cà-rốt 200g, táo tầu (hồng táo, đại táo) 12 quả, nước 1500ml, sắc còn 500ml, hoà thêm chút đường phèn vào cho dễ uống, uống 3 lần/ngày, liên tục trong 10 ngày. Hoặc có thể dùng 500g củ cà-rốt, ép lấy nước, thêm chút đường phèn vào rồi hấp nóng lên, uống ngày 2-3 lần. Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ, sinh tân, giải độc, ... Thường sử dụng như 1 biện pháp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.
Chữa ho khan:
Củ cà-rốt rửa sạch, ăn sống, nhai nuốt dần, ăn nhiều lần trong ngày.
Tham khảo
Kiêng kị
- Không cho trẻ ăn cà rốt liên tục trong nhiều ngày liền có thể gây ngộ độc.
- Người lớn không nên uống quá 3 cốc nước ép cà rốt trong 1 tuần có thể gây bệnh vàng da, vàng mắt.
- Không nấu cà rốt quá kỹ ở nhiệt độ cao: vì nitrat trong cà rốt có thể biến thành nitri gây hại cho cơ thể.
Món ngon từ cà rốt
Từ cà rốt, có thể tạo ra các loại đồ uống thơm ngon vừa có tác dụng giải khát bổ dưỡng vừa giúp phòng chống bệnh tật. Sau đây là một số công thức:
- Cà rốt 150 g, mật ong 50 g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái thành miếng nhỏ rồi dùng máy ép lấy nước (nếu không có máy ép thì giã thật nát rồi dùng vải bọc lại, vắt lấy nước cốt), cho mật ong và chế thêm nước vừa đủ, quấy đều rồi uống. Dịch thể thu được có màu quất chín rất hấp dẫn, mùi vị thơm ngon tự nhiên. Nước có công dụng bổ dưỡng, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, giúp phòng chống bệnh cao huyết áp.
- Cà rốt 150 g, táo tây (loại táo quả to nhập từ Trung Quốc hoặc châu Âu) 150 g, nước ép chanh 15 ml, mật ong 10 ml. Cà rốt và táo rửa sạch, thái miếng rồi dùng máy ép lấy nước (với táo nên ép ngay vì để lâu sẽ bị biến màu, nếu cần thì ngâm trong dung dịch nước muối 2-3%), cho mật ong và nước chanh vào quấy thật kỹ và uống hàng ngày. Đây là loại thức uống giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng nâng cao sức đề kháng và giúp phục hồi sức khỏe rất tốt.
- Cà rốt 500 g, lê tươi 500 g, nước chín để nguội 1.000 ml, mật ong 20 ml. Lê rửa sạch để ráo nước, ngâm với nước muối 3% trong 15 phút, sau đó thái miếng, dùng máy ép lấy nước; cà rốt rửa sạch, cạo vỏ thái miếng, dùng máy ép lấy nước. Hòa hai thứ nước ép với nhau, chế thêm mật ong, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Đây cũng là một loại đồ uống rất giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng cường thân kiện lực, bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da và râu tóc, phòng chống tích cực bệnh lý ung thư, đặc biệt thích hợp với những người ở tuổi trung và lão niên.
- Cà rốt 100 g, mía 500 g, chanh quả 80 g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, đem hầm thật nhừ, đánh nhuyễn rồi dùng vải lọc lấy nước; mía róc vỏ, chẻ nhỏ, dùng máy ép lấy nước. Hòa nước cà rốt và nước mía với nhau, vắt chanh, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Dịch thể thu được có màu hồng vàng, mùi thơm, vị ngọt, dùng làm nước giải khát và bổ dưỡng khá tốt. Theo các nhà dinh dưỡng học Trung Quốc, loại đồ uống này có tác dụng phòng chống ung thư.
- Cà rốt 250 g, quất 100 g, chuối tiêu chín 150 g, đường phèn vài miếng. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, dùng máy ép lấy nước; quất vắt lấy nước cốt. Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi đổ nước cà rốt và nước quất vào, quấy thật đều, chế thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước này có mùi thơm khá đặc biệt, dễ uống và giá trị bổ dưỡng rất cao, đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp và chán ăn.
- Cà rốt 1.000 g, trám tươi 250 g, đường trắng vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, thái chỉ; trám bỏ hạt, thái lát mỏng. Hai thứ đem ép lấy nước rồi đun sôi lên, chế thêm đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát và bổ dưỡng rất hữu ích, đặc biệt thích hợp cho những người bị viêm họng, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm gan...
CỔ BÌNH ( HỒ LÔ TRÀ )
Cổ bình
Còn gọi là hố lô trà, cây mũi mác, cây thóc lép, cây cổ cò
Tên khoa học Desmodiumdium trique-trum (L.) DC.
Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae.
Mô tả: Cây thảo cứng, cao 1-1,5m. Thân có 3 cạnh. Lá do một lá chét hình tam giác dài cụt hình tim ở gốc; cuống có cánh; lá kèm hình tam giác nhọn dạng vẩy, dài 1,5cm, màu nâu. Cụm hoa chùm kép ở nách lá và ở ngọn. Hoa màu hồng, xếp 1-2 cái một. Quả đậu có lông xám tro hay không, có số đốt thay đổi từ 4-5 tới 8-9, rộng từ 2-2,5 tới 4-5mm hay hơn. Có nhiều thứ khác nhau bởi quả có lông hay không, số đốt nhiều hay ít, rộng hay hẹp.
Mùa hoa tháng 6-9.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Tadehagii Triquetri
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc tới Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học: Lá khô chứa 7,1 tới 8,6% tanin.
Tính vị, tác dụng: Cây có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ tiêu thực, lợi niệu, sát trùng.
Công dụng: Thường dùng để trị: 1. Cảm mạo phát sốt nóng; 2. Viêm sưng họng,viêm mủ răng, viêm tuyến mang tai; 3. Viêm thận cấp; viêm ganvàng da; 4. Viêm ruột ỉa chảy, lỵ; 5. Bệnh giun móc, nhiễm trùng sán lá gan; 6. Trẻ em suy dinh dưỡng; 7. Nôn mửa khi có mang; 8. Ngộ độc dứa; 9. Lao xương và bạch huyết, nhiễm trùng âm đạo Trichomonas, nấm da cứng... Có người còn dùng chữa bệnh đau gan. Dân gian cho vào thịt, cá muối để phòng ruồi, giòi; phối hợp với các loại thuốc khác để diệt ruồi, muỗi. Lá khô cho vào quần áo để sát trùng. Ở Thái Lan, lá dùng chiết nước hay làm viên uống trị Trĩivà dùng uống thay trà. Thường dùng mỗi lần 15-60g đun sôi lấy nước uống.
Ðơn thuốc:
1. Viêm thận cấp, phù thũng: Dùng 60g cây Mũi mác sắc uống.
2. Nôn mửa khi có mang: Dùng 30g cây Mũi mác, sắc nước chia ngày uống 3 lần.
NHÓT
Nhót, Lót- Elaeagnus latifoliaL., thuộc họ Nhót -Elaeagnaceae.
Mô tả: Cây nhỡ, cành dài và mềm, có khi có gai. Lá hình bầu dục, mọc so le, mặt trên màu lục bóng, có lấm chấm như hạt bụi, mặt dưới trắng bạc, bóng, có nhiều lông mịn. Quả hình bầu dục, màu đỏ, ngoài mặt có nhiều lông trắng hình sao, phía trong có một hạch cứng. Thực ra quả thật của cây Nhót là một quả khô đựng trong một cái hạch, cuống có 8 cạnh lồi dọc sinh bởi sự phát triển của đế hoa cùng với lớp thịt đỏ bên ngoài. Còn khi ta ăn quả Nhót là ăn phần mọng nước của đế hoa.
Bộ phận dùng: Quả, lá, rễ, hoa -Fructus, Folium, Radix et Flos Elaeagni Latifoliae.
Nơi sống và thu hái: Loài được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta lấy quả để ăn và nấu canh giấm. Quả thu hái khi chín, lá và rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học: Nước 92%, protid 1,25, acid hữu cơ 2%, glucid 2,1%, cellulose 2,3%, calcium 27mg%, phosphor 30mg%, sắt 0,2mg%. Trong quả Nhót có nhiều acid hữu cơ. Lá Nhót chứa tanin, saponozit, polyphenol.
Ở vỏ của loàiE. angustifoliaL., người ta đã chiết được alcaloid eleagnin và những alcaloid có dầu nhớt; cây chứa những vết tinh dầu.
Tính vị, tác dụng: Vị chua, chát, tính bình; có tác dụng ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy.
Công dụng: Thường dùng chữa: 1. Ỉa chảy, lỵ mạn tính; 2. Hen suyễn, khạc ra máu.
Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da.
Đơn thuốc:
1. Chữa ỉa chảy và đi lỵ mạn tính: Quả Nhót 5-7 quả, sắc uống hoặc dùng rễ Nhót 40g, với rễ cây Mơ 20g, sắc uống.
2. Chữa hen suyễn hay khạc ra máu: Dùng lá Nhót khô 30g, lá Bồng bồng lau sạch lông 5 lá, thái nhỏ, sắc uống.
3. Chữa thổ huyết và đau bụng khó nuốt: Dùng rễ cây Nhót 30g, sắc uống.
4. Chữa mụn nhọt: Dùng rễ Nhót nấu nước tắm.
Ghi chú: Ở Trung Quốc, Nhật Bản, người ta thường dùng loàiElaeagnus pungensThunb. (ảnh số 490) với tên Hồ đồi tử. Lá của nó vị chua, tính bình; có tác dụng chỉ khái bình suyễn. Thường dùng chữa: hen suyễn, mụn nhọt, nhọt độc, ngoại thương xuất huyết.
RAU MÙI
Rau mùi Toàn cây dùng làm thuốc. Cây rau mùi ( Coriandrum sativum L.) thuộc họ Hoa tán ( Umbelliferae) . Vị cay tính ấm mùi thơm qui kinh phế vị.
Thành phần chủ yếu:
Quả mùi có tinh dầu (0,3 - 1,0% ), chất béo (13 - 20%), protein (16 - 18%), chất xơ ( 38%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là Linalola quay phải ( 70 -90), còn gọi là Coriandrola. 5% d.pinen, limonex, tecpinen, mycxen, phelandren, một ít geranioa và bocneola. Trong lá thân cũng chứa trên dưới 1% tinh dầu.
Tác dụng dược lý:
Theo Y học cổ truyền thuốc có tác dụng phát tán thấu chẩn ( giúp sởi đâïu chóng mọc), giảm độc làm nhẹ trạng thái nhiễm độc toàn thân ( nhất là đối với bệnh sởi trẻ em), kiện vị tiêu thực.
Tây y chưa có báo cáo về nghiên cứu rau mùi.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Chữa bệnh sởi trẻ em: Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ.
Dùng ngoài: Hạt rau mùi tươi ( hoặc cả thân lá) 100 - 150g sắc nước sôi độ 5 phút, giã nát để sắc (không sắc lâu) đem xoa ấn vào tay chân và thân mình trẻ ( theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau) không để trẻ bị lạnh. Hoặc dùng Hạt mùi 80g tán nhỏ trộn với rượu 100ml và nước 100ml đun sôi lọc bỏ bã phun vào người bệnh nhi trừ mặt ( để nước thuốc hơi ấm mà dùng).
Uống trong: Hạt mùi 12g sắc nuớc uống ấm trong ngày 1 - 2 lần.
2.Trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy đau do thực tích: Dùng bài: Hồ tuy 8g, Đinh hương 4g, Quất bì 4g, Hoàng liên 4g, sắc nước uống.
3.Kinh nghiệm trị những chứng khác:
Phụ nữ sau đẻ cạn sữa:Quả mùi 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày.
Trị da mặt có những nốt đen: Quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần.
Trị lòi dom: Quả mùi đốt hun khói xông hâïu môn.
Trị lãi kim: Hạt mùi tán mịn trộn với bột trứng gà luộc chín và dầu mè liên tục 3 ngày, mỗi ngày một lần trước lúc ngủ.
Trị buồn nôn ợ hơi: dùng hạt Hồ tuy, hạt củ cải, mỗi thứ 40g, tán bột mịn trộn lẫn, mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 2 lần.
Phòng bệnh sởi: sắc nước rau mùi cho trẻ uống trong thời gian có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi trong 7 - 10 ngày.
Liều lượng thường dùng:
Uống trong 4 - 8g.
Dùng ngoài không hạn chế.
Chú ý lúc dùng thuốc: Không dùng thuốc lúc sởi đã mọc đều, thời kỳ toàn phát và hồi phục của bệnh sởi. Không dùng đối với bệnh nhiễm mồ hôi ra nhiều, cơ thể suy nhược, bệnh nhân có lóet dạ dày không dùng uống trong.
HỔ VĨ
Hổ vĩ Chữa ho viêm họng, khản tiếng"
Hổ vĩ mép lá vàng hay Lưỡi cọp - Sansevieria trifasciata Hort. ex Prain var. laurentii (De Willd.) N.E. Brown, thuộc họ Bồng bồng - Dracaenaceae.
Mô tả: Cây thảo cao 30-50cm, thân rễ mọc bò ngang. Lá hình dải dài, dày và cuống có vằn ngang, mép lá có viền vàng. Hoa trắng mọc thành chùm dài ở ngọn. Quả hình cầu màu vàng da cam.
Bộ phận dùng: Lá - Folium Sansevieriae
Nơi sống và thu hái: Cây của Phi châu nhiệt đới, được trồng làm cảnh, nay trở thành cây hoang dại ở đồng bằng và vùng núi. Có thể trồng bằng thân rễ. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá được dùng uống trong Chữa ho,viêm họng, khản tiếng. Ngày dùng 6-12g lá nhai với muối ngậm nuốt nước dần dần. Dùng ngoài lấy lá hơ lửa cho héo giã nát lấy nước nhỏ tai nhiều lần chữa viêm tai có mủ.
XƯƠNG SÔNG
Tên khác: Xương sông, Rau húng ăn gỏi
Tên khoa học: Blumea lanceolaria(Roxb.) Druce (Conyza lanceolariaRoxb.,B. myriocephalaDC.), thuộc họ CúcAsteraceae.
Cây Xương sông
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo sống dai, cao khoảng 1m hay hơn. Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, mép có răng cưa; cuống lá có khi có tai ngắn. Cụm hoa hình đầu màu vàng nhạt, tập hợp 2-4 cái ở nách các lá bắc. Hoa màu vàng nhạt, mào lông màu trắng. Hoa cái ở xung quanh có tràng 3 răng; hoa lưỡng tính ở giữa có tràng 5 răng. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh.
Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 4-5.
Bộ phận dùng:
Lá.Có khi người ta dùng toàn cây bỏ rễ hoặc dùng cả rễ.
Nơi sống và thu hái:
Loài của phân vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang ven đường quanh các làng và ven rừng. Cũng thường được trồng ở nhiều nơi làm rau gia vị. Ðể làm thuốc, thu hái lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô.
Thành phần hóa học:
Lá chứa tinh dầu 0,24% mà thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%); còn có p-cymen (3,28%), limonen (0,12%).
Vị thuốc Xương sông
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị
Vị cay, tính bình (có tác giả cho là có tính ấm);
Công dụng:
Tác dụng khư phong trừ thấp; tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.
Quy kinh:
Đang cập nhật
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Xương sông
Chữa thấp khớp:
Lá xương sông (liều lượng tùy theo mức tổn thương) giã nát, xào nóng, chườm lên vùng đau nhức hoặc viêm tấy. Nếu bó lá tại chỗ, để qua đêm càng tốt.
Chữa viêm họng:
Lấy 5-10 lá xương sông bánh tẻ. Giấm ăn 20-30ml. Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) rồi đem nhúng vào giấm để ngậm. Làm như vâỵ từ 57 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng...
Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ:
Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa con. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.
Chữa ho thông thường:
Lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm. Bài thuốc này dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản sẽ có kết quả tốt.
Chữa đầy bụng, khó tiêu:
Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.
Chữa đau nhức răng:
Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.
Chống dị ứng, tăng khả năng tình dục:
Thịt con trai băm với thịt heo, gói lá xương xông, nướng. Hoặc thịt bò gói xương sông nướng trên bếp.
Ho trẻ em:
Xương sông, lá Hẹ, Hồng bạch, hoa Ðu đủ đực, sắc uống.
Trẻ em sốt cao, co giật, thở gấp:
Xương sông, Chua me đất giã nhỏ chế nước nóng vào vắt lấy nước cốt uống.
Trúng phong cấm khẩu:
Lá Xương sông và lá Xương bố giã tươi hòa với nước nóng uống hoặc sắc nước uống.
Tham khảo
Tác dụng của Hạt xương sông:
Làm tan huyết ứ, cầm huyết: sắc hạt và uống nhiều lần cho tan máu bầm khi bị chấn thương ứ máu.
Tê nhức tứ chi: uống nước sắc hạt xương sông mỗi ngày 15 – 20g chữa đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân…
Viêm họng: sắc hạt xương xông ngậm và uống.
Lưu thông khí huyết, giúp trẻ lâu: uống nước hãm (hoặc nước sắc loãng) hạt xương sông. Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người, táo bón.
HOẠT THẠCH
Tên khác:
Dịch thạch, cộng thạch, thoát thạch, Phiên thạch, tịch lãnh, thuý thạch, lưu thạch, bột talc
Tên dược: Pulvus Talci
Tên khoáng vật: Magnesi sillicat ngậm nước
Tên tiếng trung: 滑石
Đá hoạt thạch:
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý )
Mô tả:
Là một loại khoáng vật dạng đá Cục to nhỏ không đều, màu trắng, vàng, xám, lam nhạt, sáng óng ánh như sáp. Chất mềm, trơn mịn, không hút ẩm, không tan trong nước. Không mùi, không vị
Phân bố: Hoạt thạch có ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt nam Và trung quốc cũng có nhiều.
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:
loại bỏ đá tạp, rửa sạch, nghiền thành bột mịn hoặc dùng phương pháp thủy phi làm ra bột mịn, phơi khô ở nơi mát.
Thành phần hoá học:
Thành phần chủ yếu của hoạt thạch là Magiê silicat: Mg(Si4O10)(OH)2 hoặc 3MgO,4SiO2H2O. Tỷ lệ MgO trong đó là 31,7%,SiO2 là 63,5%, H2O là 4,8%. Ngoài ra còn có tạp chất Fe, Na, K,Ca, Al..
Tác dụng dược lý:
Tác dụng bảo hộ da và niêm mạc:
Hoạt thạch phấn do bởi hạt nhỏ, tổng diện tích lớn, có thể hút lượng lớn chất kích thích hóa học hoặc chất độc, vì thế lúc rải rác phân bố mặt ngoài tổ chức phát viêm hoặc tổn thương, có tác dụng bảo hộ; Lúc uống trong ngoài bảo hộ niêm mạc ruột bao tử phát viêm mà còn phát huy trấn ói, cầm tiêu chảy ra, còn có thể ngăn ngừa hấp thu chất độc trong đường ruột bao tử.
Hoạt thạch cũng không phải là hoàn toàn vô hại, trong bụng, trực tràng, âm đạo v.v… có thể gây u hạt (granuloma).
Tác dụng kháng khuẩn: Dùng phép bàn đo cho môi trường nuôi cấy hàm chứa Hoạt thạch 10%, có tác dụng ức chế trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn phó thương hàn A; Dùng phương pháp phiến giấy thì chỉ tác dụng ức chế khuẩn độ nhẹ đồi với khuẩn cầu viêm màng não
Vị thuốc Hoạt thạch
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng )
Tính vị - Qui kinh
Tính vị: ngọt hoặc không mùi vị và lạnh
Qui kinh: Vị và bàng quang
Công dụng:
Hành thủy lợi niệu;
Thanh nhiệt và thanh nhiệt giải thử.
Liều dùng: 12-16g
Kiêng kỵ:
Tỳ khí hư nhược, tinh hoạt và bệnh nhiệt tổn thương tân dịch, cần thận trọng hoặc không dùng
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hoạt thạch
Viêm đường tiết niệu:
biểu hiện đái buốt, muốn đi tiểu, đái rắt, căng tức bụng dưới và sốt. Hoạt thạch được dùng cùng với Mộc thông, Xa tiền tử, Biển xúc và Chi tử trong bài Bát chính tán.
Chứng thấp nhiệt mùa hè:
biểu hiện khát nước, cảm giác tức nặn bứt rứt trong ngực, buồn nôn và ỉa chảy. Hoạt thạch được dùng với cam thảo trong bài Lục nhất tán.
Nhọt, chàm, ra mồ hôi trộm (đạo hãn) và bệnh da:
Hoạt thạch phối hợp với Thạch cao và Lô cam thạch dùng ngoài. chứa rôm sẩy, mẩn ngứa
Trị ỉa chẩy cấp (thấp nhiệt) đầu đau, khát, nước tiểu đỏ, ho đờm, nôn mửa, tiêu chảy :
Bài thuốc: Cát căn hoạt thạch thang (Sổ Tay 540 Bài Thuốc Đông Y. Nguyễn Phu)
Vị thuốc: Bạc hà .. 12g, Bán hạ (chế) 6g, Cam thảo . 4g, Cát căn .20g, Hoạt thạch .10g, Hương phụ 10g, Phèn phi ..2g, Tía tô .10g, Trần bì ... 6g, Sắc uống.
Trị chứng thấp chẩn, chàm lở, mụn nhọt, rôm sảy:
Lục nhất tán: trong uống ngoài thoa. Bột Hoạt thạch 10g, Bạc hà, Bạch chỉ đều 4g tán bột mịn trộn đều bao vải xoa ngoài. Trị rôm sảy mùa hè.
Trị sỏi mật:
Bài thuốc có: Bột Hoạt thạch 20g, bột Hỏa tiêu 10g, bột Uất kim 6g, bột Bạch phàn 4,5g, bọt Cam thảo 3g trộn đều. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần liên tục trong 2 tuần đến khi hết triệu chứng.
Hạnh Nhân Hoạt Thạch Thang(Ôn Bệnh Điều Biện, Q.2. Ngô Cúc Thông) Tác dụng: Tuyên sướng khí cơ, thanh lợi thấp nhiệt ở tam tiêu. Trị chứng ngực đầy tức, hơi thở ngắn, mình nóng, nôn mửa, phiền khát, tiêu chảy.
Hoàng Cầm Hoạt Thạch Thang(Ôn Bệnh Điều Biện, Q.2. Ngô Cúc Thông) Thanh hỏa thấp nhiệt, trị chứng khát, cơ thể đau.
Bách Hợp Hoạt Thạch Tán(Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Thượng. Trương Trọng Cảnh) Tư dưỡng phế âm, thanh nhiệt, lợi niệu. Trị bệnh bách hợp, phát sốt, miệng đắng, hơi khát, tâm phiền, lo sợ, tiểu ít, nước tiểu đỏ, mạch hơi Sác
Hoạt Thạch Đại Giả Thang(Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Thượng. Trương Trọng Cảnh) Thanh nhuận tâm phế, lợi thấp, trừ nhiệt. Trị bệnh bách hợp mà sau khi hạ gây ra âm hư, khí nghịch, thần chí hoảng hốt, kinh sợ bất an, miệng khô, khát, có khi bị nôn mửa, miệng đắng, tiểu ít, nước tiểu đỏ, mạch hơi Sác.
Hoạt Thạch Hương Nhu Thang(Ôn Bệnh Điều Biện, Q.2. Ngô Cúc Thông) Thấm thấp, lợi thấp, phương hương khai khiếu. Trị thử thấp phục ở bên trong, khí cơ của tam tiêu bị trở trệ, khát mà không muốn uống nhiều, tiểu không thông, rêu lưỡi vàng khô.
Tham khảo
Qui kinh
– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Vị, Bàng quang
– Trung dược học: Vào Kinh Bàng quang, Phế, Vị.
– Thang dịch bản thảo: Vào kinh Túc thái dương.
– Lôi công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Vị, Bàng quang.
– Bản thảo kinh sơ: Vào kinh Túc dương minh, Thù thiếu âm, Thái dương, Dương minh.
Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Bản kinh: " chủ thân nhiệt tả, tích (báng ở bụng), nữ tử nhũ nan (phụ nữ ít sữa), trừ hàn nhiệt tích tụ ở vị, ích tinh khí".
Sách Bản kinh mông toàn: " Hoạt thạch trị khát, lợi khiếu, thãm trừ thấp nhiệt, tỳ khí điều hòa mà khát tự khỏi. Nếu trời lạnh thấp nhiều, bệnh nhân tiểu tiện ít mà khát, dùng Hoạt thạch thì khát tự hết. Nếu không có thấp, tiểu thông lợi mà khát tức là bên trong có táo nhiệt, táo thì tư nhuận mà không nên dùng vì càng làm mất tân dịch khát nặng thêm".
Sách Y học trung trung tham tây lục: " nếu dùng cùng với bột Cam thảo trị cảm thử và nhiệt lî tốt, nếu uống cùng bột giá thạch trị chứng thổ huyết, nục huyết do nhiệt tốt. Trường hợp bệnh nhân bên trong có thấp nhiệt, toàn thân phù, tâm phúc đầy trướng, tiểu tiện khó, dùng Hoạt thạch hợp với Thổ cẩu (lẫu cô) tán bột uống, tiểu tiện được thông lợi, phù trướng tự tiêu"
TRẠCH TẢ
Tên khác:
Tên thường gọi:Vị thuốcTrạch tảcòn gọiThủy tả, Hộc tả,(Bản Kinh), Mang vu, Cập tả(Biệt Lục), Vũ tôn, Lan giang, Trạc chi, Toan ác du, Ngưu nhĩ thái, Du(Hòa Hán Dược Khảo), Như ý thái(Bản Thảo Cương Mục).
Tên khoa học của trạch tả: Alisma plantago aquatica L
Họ khoa học: Họ Trạch tả (Alismaceae).
Cây trạch tả
(Mô tả, hình ảnh cây trạch tả, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Trạch tả là một cây thuốc nam quý. Cây loại thảo mọc ở ao và ruộng, cao 0,2-1m. Thân rễ trắng hình cầu hay hình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc, hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại. Cán hoa mang ở đỉnh nhiều vòng hoa có cuống dài. Hoa họp thành tán, đều, lưỡng tính, 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hay hơi hồng, 6 nhị, nhiều tâm bì rời nhau, xếp xoắn ốc. Quả bế.
Phân bố địa lý:
Cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt ở Sapa, Điện Biên, Cao Lạng.
Thu hái:
Mùa đông đào cả cây, cắt bỏ thân, lá và rễ tơ, rửa sạch, sấy khô.
Phần dùng làm thuốc: trạch tả
Thân rễ khô (Rhizoma Alismatis). Thứ to, chất chắc, mầu trắng vàng, bột nhiều là loại tốt.
Mô tả dược liệu: trạch tả
Hình cầu tròn, hình bầu dục hoặc hình tròn trứng, dài 3,3cm-6,6cm, đường kính 3-5cm. Vỏ thô, mặt ngoài mầu trắng vàng, có vằn rãnh nông quanh ngang củ, rải rác có nhiều vết tơ lồi nhỏ hoặc có lồi sẹo bướu. Chất cứng, mặt gẫy mầu trắng vàng, có bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi hơi nhẹ, vị hơi đắng (Dược Tài Học)
Bào chế:
+ Trạch tả: Ngâm nước thấm 8 phân, vớt ra, phơi khô.
+ Diêm Trạch tả: Phun đều nước muối vào miếng Trạch tả cho ẩm (cứ 50kg Trạch tả dùng 720g muối), rồi cho vào nồi, sao qua nhỏ lửa cho đến khi mặt ngoài thành mầu vàng, lấy ra phơi khô (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc
Thành phần hóa học:
+ Alisol A, B, Epialisol A (Murata T và cộng sự, Tetra Lett 1968, 7: 849).
+ Alisol A Monoacetate, Alisol B Monoacetate, Alisol C Monoacetate (Murata T và cộng sự, Chem Pharm Bull 1970, 18 (7): 1347).
+ Alismol, Alismoxide (Oshima Y và cộng sự, Phytochemystry 1983, 22 (1): 183).
+ Choline (Kobayashi T, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1960, 80: 1456).
Tác dụng dược lý
+ Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Chlor và Urê thải ra nhiều hơn (Chinese Herbal Medicine).
+ Phấn Trạch tả hòa tan trong mỡ. Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả đều có tác dụng hạ Lipid trong máu rõ.
+ Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóalipid của gan và chống gan nhiễm mỡ (Chinese Herbal Medicine).
+ Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ: cồn chiết xuất Trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng gĩan mạch vành. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu (Chinese Herbal Medicine).
+ Nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết (Chinese Herbal Medicine).
Vị thuốc trạch tả
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị: trạch tả
+ Vị ngọt, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị mặn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, khí bình (Y Học Khải Nguyên).
Quy kinh: trạch tả
+ Vào kinh thủ Thái dương Tiểu trường, thủ Thiếu âm Tâm (Thang Dịch Bnr Thảo).
+ Vào kinh túc Thái dương Bàng quang, túc Thiếu âm Thận (Bản Thảo diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh Bàng quang, Thận, Tam tiêu, Tiểu trường (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận, Bàng quang, Tiểu trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
Tác dụng, Chủ trị:
+ Bổ hư tổn ngũ tạng, trừ ngũ tạng bỉ mãn,khởi âm khí, chỉ tiết tinh, tiêu khát, lâm lịch, trục thủy đình trệ ởbàng quang, tam tiêu (Biệt Lục).
+ Chủ Thận hư, tinh tự xuất, trị ngũ lâm, lợi nhiệt ở Bàng quang, tuyên thông thủy đạo (Dược Tính Luận).
+ Trị ngũ lao, thất thương, đầu váng, tai ù, gân xương co rút, thông tiểu trường, chỉ di lịch, niệu huyết, thôi sinh, sinh đẻ khó, bổ huyết hải, làm cho có con (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Liều dùng: 8 – 40g.
Ứng dụng lâm sàng của trạch tả
Trị thủy ẩm ở vùng vị, dưới tâm, sinh ra hoa mắt, mê muội:
Bạch truật80g, Trạch tả 200g, Sắc uống (Trạch Tả Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị thận hư, nội thương, thận khí tuyệt, tiểu buốt, tiểu không tự chủ:
Bạch long cốt 40g, Cẩu tích 80g, Tang phiêu tiêu40g, Trạch tả 1,2g, Xa tiền tử 40g. Tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm, trước bữa ăn (Trạch Tả Tán – Hòa Tễ Cục phương).
Trị có thai mà khí bị trệ, bụng trướng, bụng sưng, khí suyễn, táo bón, tiểu ít:
Chỉ xác, Mộc thông, Tang bạch bì, Binh lang, Trạch tả, Xích linh. Đều 30g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 4g, sắc uống (Trạch Tả Tán – Hòa Tễ Cục phương).
Trị hư phiền, mồ hôi ra nhiều:
Bạch truật, Mẫu lệ, Phục linh, Sinh khương, Trạch tả. Sắc uống (Trạch Tả Thang – Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị tiểu không thông:
Trạch tả, Xa tiền thảo, Trư linh, Thạch vi đều 12g, Xuyên mộc thông 8g, Bạch mao căn 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thận viêm cấp, tiểu ít, phù thũng thể dương tính:
Trạch tả, Trư linh, Phục linh, Xa tiền tử đều 16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị Thận viêm mạn, chóng mặt:
Trạch tả, Bạch truật đều 12g, Cúc hoa 16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị cước khí, táo bón, tiểu bí, phiền muộn:
Trạch tả, Xích linh, Chỉ xác, Mộc thông, Binh lang, Khiên ngưu. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước sắc Gừng và Hành (Trạch Tả Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tiêu chảy do thủy thấp, bụng sôi, bụng không đau:
Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Trần bì 8g, Cam thảo 4g, Trạch tả 12g, Sa nhân 4g, Thần khúc 12g, Mạch nha 12g. Sắc uống (Tiết Tả Phương - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đình ẩm trong dạ dầy, tiêu chảy, tiểu ít:
Trạch tả 20g, Bạch truật 8g, sắc uống (Trạch Tả Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ruột viêm cấp:
Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 12g, Bạch đầu ông 20g, Xa tiền tử 8g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị Lipid huyết cao:
Dùng Trạch Tả Hoàn (mỗi viên chứa 3g thuốc sống), ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. Liệu trình 1 tháng. Kết quả theo dõi 110 ca Lipit huyết cao trong đó có 44 ca Cholesterol cao, lượng bình quân 258,0mg% xuống còn bình quân 235,2mg%, 103 ca Triglycerid tăng, từ bình quân 337,7mg% xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm 23,5mg%, trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm 40,8%, có 18,4% hạ thấp trên 50% (Bệnh Viện Trung Sơn trực thuộc Viện Y Học số I Thượng Hải, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1976, 11: 693).
Trị chóng mặt:
Dùng Trạch Tả Thang:Trạch tả 30-60g, Bạch truật 10-15g. Sắc uống ngày một thang. Theo dõi 55 ca, uống từ 1-9 thang, có tùy chứng gia vị thêm. Kết quả đều khỏi (Dương Phúc Thành, Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1988, 6: 14).
Tham khảo
Lưu ý khi dùng trạch tả
- Uống Trạch tả nhiều quá thành ra chứng mắt đau (Biển Thước).
- Mắt thuộc bàng quang và thủy, vì thấm lợi thái quá cho nên nước khô đi mà hỏa thịnh nên gây ra đau mắt (Đan Khê Tâm Pháp).
- Trạch tả bẩm thụ táo khí của đất, khí mùa đông của trời để sinh. Trong bài Ngũ Linh Tán dùng nó vì nó vận hành được thấp, Bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn dùng nó để dẫn vào Thận. Trong thuốc bổ, Địa hoàng phải kèm với Trạch tả để tả Thận, tức là tả thấp hỏa trong thận thì bổ mới đắc lực. Cho nên người xưa khi dùng thuốc bổ phải kèm có cả tả tà, đó là khéo ở chỗ khơi ra rồi hợp lại, nếu chỉ bổ mà không tả thì có cái hại thắng lệch một bên, chỉ có đối chứng hư thoát thì lực bổ phải mạnh, không thể một chút chậm trễ được (Dược Phẩm Vậng Yếu).
- Phàm những chứng bệnh thủy thủng thì Trạch tả là 1 loại linh đơn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Xét ra Trạch tả tính lạnh, đối với các chứng trong Thận và Bàng quang hư hàn, không thể chứa chịu để dần dần tiêu ra. Uống Trạch tả tính nó rút nước xuống quá thì tinh cũng phải do đó mà chảy theo. Nếu đã có chứng hư hàn ở hạ tiêu rồi thì không nên dùng. nếu thấy thấp khí bốc lên gây nên mắt đau là do nóng quá, tinh thủy tiết ra. Uống Trạch tả làm thanh giải, tiêu xuống thì khỏi sưng ngay mà tinh cũng cầm cố lại, vì vậy, bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn dùng Trạch tả để làm tiêu chất xấu làm hại Bàng quang và cũng có ý giúp cho những chất chậm tiêu của Địa hoàng dễ được tiêu nhanh khỏi đọng lại bên trong gây nên đầy trướng. Có người vì sợ mà bỏ Trạch tả đi, thiết tưởng đó không phải là ý hay, chẳng qua chỉ vì sợ mà mất cả ý hay của phép dùng thuốc vậy. Đôi khi uống bài Lục VịĐịa Hoàng Hoàn mà thấy đầy, đó cũng là vì không có vị Trạch tả. Còn như ông Biển Thước nói rằng do dùng nhiều Trạch tả quá làm tiêu hao hết nước gây nên mắt khô mà sinh đau, thì ông chỉ nói là đừng dùng nhiều chứkhông nói rằng không nên dùng hẳn đâu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bài Bát Vị Hoàn của Trương Trọng Cảnh dùng Trạch tả là vì tiểu không thông nên mới đưa vào. Về sau, Bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn dùng Trạch tả là để có thể tả Thận, khiến cho bổ mà không thiên thắng thì Địa hoàng mới không đầy trệ, sức bổ Thận càng mạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trạch tả có công dụng tả Tướng hỏa vì tướng hỏa vọng động nên gây ra Di tinh, có Trạch tả thanh giải thì tinh tự giữ lại được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Sợ Hải cáp, Văn cáp (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Lâm khát, thủy thủng, Thận hư: không nên dùng (Y Học Nhập Môn).
+ Không có thấp nhiệt, Thận hư, tinh thoát: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Can Thận hư nhiệt mà không thuộc thấp, không thuộc thủy ẩm: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
HOÀNG NÀN
Hoàng nàn
Tên khác
Tên thường gọi: Hoàng nàn, vỏ dãn, vỏ doãn, mã tiền quế
Tên tiếng Trung: 黃 檀
Tên khoa học:Strychnos wallichiana Stend. ex. DC. (S. gaulthierana Pierre ex Dop),
Họ khoa học:thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.
Vị thuốc hoàng nàn là thân, vỏ của cây hoàng hàn.
Cây hoàng nàn
(Mô tả, hình ảnh cây hoàng nàn, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả cây hoàng nàn
Cây hoàng nàn là một cây thuốc quý. Cây nhỡ mọc leo, cành mảnh, nhẵn, có những tua cuốn đơn hoặc kép, đầu phình, mọc đối ở những cành non. Lá mọc đối, mép nguyên, dai, có 3 gân nổi rõ ở mặt dưới, có hình dạng thay đổi, thường là bầu dục, dài 6-12cm, rộng 3-6cm. Hoa không cuống mọc thành chuỳ, dạng ngù ở đầu cành, phủ lông màu hung sâu. Quả mọng hình cầu, đường kính 4-5cm, có vỏ quả ngoài cứng, dễ vỡ, dày 4mm. Hạt nhiều, dạng đĩa, rộng 22mm hay hơn, dày 18mm, có lông mượt vàng ánh bạc.
Hoa tháng 6-8, quả tháng 9-11.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Vỏ thân và cành - Cortex Strychni Wallichianae.
Nơi sống và thu hái:
Cây mọc hoang ở nhiều vùng núi đá hay núi đất, trong các rừng rậm và rừng phục hồi thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Sơn La, Hoà Bình, Bắc Thái, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An. Thu hái vỏ thân, cành quanh năm, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng phải chế để khử bớt độc.
Chế biến hoàng nàn
Chế biến sơ bộ:Thu hoạch vỏ cây hay vỏ cành, phơi hoặc sấy nhẹ đến khi khô kiệt.
Vị thuốc là mảnh vỏ to nhỏ không đều nhau, cuộn tròn hay cong lòng máng, dài 5 - 12cm, rộng 2 - 4 cm, dày khoảng 0,1 - 0,2cm. Mặt ngoài có nhiều nốt sần sùi màu nâu hay đỏ nâu. Mặt trong màu đen. Vị rất đắng. Độ ẩm không quá 12%, alkaloid toàn phần ít nhất là 2,5%.
Chế biến cổ truyền: Hoàng nàn là vị thuốc có độc tính mạnh, do đó cần phải chế biến trước khi dùng nhằm giảm độc tính của thuốc, tác dụng gây độc của Stricnin, làm giảm hàm lượng stricnin theo phương pháp loại trừ. Ngâm vị thuốc trong nước vo gạo, alkaloid và stricnin tan trong dung dịch ngâm, loại bỏ dịch ngâm.
Phương pháp chế biến hoàng nàn: (theo Dược điển Việt nam)
Ngâm vị thuốc trong nước 12 - 24 giờ, cạo bỏ vỏ ngoài. Ngâm tiếp trong nước vo gạo 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước một lần, vớt ra, rửa sạch.
Phơi hay sấy nhẹ đến khi khô kiệt.
Tẩm với dầu lạc hoặc dầu vừng rồi sao qua hoặc sao vàng, tán thành bột mịn.
Tiêu chuẩn thành phẩm: vị đắng rõ rệt, màu vàng đậm.
Bảo quản:
Bảo quản theo qui chế thuốc độc: Hoàng nàn sống độc Bảng A, Hoàng nàn chế độc bảng B.
Tán thành bột mịn, đóng gói để nơi khô mát.
Thành phần hóa học
Vỏ thân chứa alcaloid toàn phần 6,28%, strychnin 2,34-2,93%, brucin 2,8%.
Khi hoàng nàn được chế biến thì thành phần hóa học cũng có sự thay đổi hàm lượng lcaloid chứa 2.73%.
Vị thuốc hoàng nàn
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Tính vị:
Hoàng nàn vị đắng rõ rệt, màu vàng đậm.
Hoàng nàn là vị thuốc có độc tính cao, tuy nhiên sau khi chế biến thì độc tính giảm rõ rệt.
Hoàng nàn sống là thuốc độc bảng A.
Hoàng nàn chế là thuốc độc bảng B.
Công dụng
Hoàng nàn chế dược dùng trong trị chứng đau thần kinh ngoại biên, đau cơ, đau khớp xương. Liệt mềm, nhược cơ.
Liều dùng- Cách dùng:
Hoàng nàn sống chỉ dùng ngoài
Hoàng nàn chế có thể dùng trong tuy nhiên chỉ được dùng với liều lượng cho phép. Bột Hoàng nàn chế chỉ dùng dưới dạng thuốc viên phối hợp với các vị thuốc khác. Không được dùng dưới dạng thuốc sắc, bột.
Liều tối đa 0,10g/lần, liều 0,40g/24giờ.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc hoàng nàn
Chứa sốt rét ngày 1 cơn hay 2 ngày 1 cơn, nóng nhiều hơn rét
Bài thuốc: viên thương sơn binh lang. Lá thường sơn (bỏ gân, tẩm giấm sao vàng)449g, Hoàng nàn (chế)110g, sài hồ 78g, binh lang 173g, thảo quả nhãn 150g, bột hoạt thạch 78g, bột hố 100g. Bột hoạt thạch để riêng, các vị khác sao chế, sấy khô giòn tán bột mịn, trộn đều luyện bột hồ làm viên 0,25g. Áo viên bằng bột hoạt thạch. Người lớn liều dùng ngày 4 viên chia 4 lần.
Chữa ho gió, ho đờm, ho cảm lạnh, ngứa cổ, nhiều đờm, đờm loãng.
Bài thuốc: Khô phàn (Phèn chua phi) 160g, Nghệ vàng (sao vàng)80g, Hạt tièu (sao thơm) 20g, Hoàng nàn chế12g. Tất cả các vị đã sao chế hợp lại tán bột mịn, luyện hồ làm viên 0,25g. Người lớn mỗi lần uống 4 - 6 viên. Ngày uống 2 lần với nước chín.
Chữa mụn ghẻ, vết loét
Dùng ngoài tán bột ngâm rượu, bôi các vết loét, mụn ghẻ,
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Vì hoàng nàn là thuốc có độc do đó khi dùng cần thận trọng.
Phụ nữ có thai không dùng
Một số bài thuốc giải độc hoàng nàn
Hoàng nản rất độc; Khi bị ngộ độc nạn nhân ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu, tứ chi cứng đờ, co giật nhẹ rối đột nhiên có Iriệu chứng như uốn ván nâng với hiện tượng co rút gân hàm, lồi mắt, đồng tử mỏ rông bắp thịt tứ chi và thân bị co, gây khó thở và ngạt (do co bắp thịt ngực), sau 5 phút đến 5 giò chết vì ngạt.
Cho nạn nhân uống ngay một trong các bài thuốc sau:
-Nước cốt rau muống tươi. Rau Muống rửa sạch, giã nhỏ vắt ép lấy nước uống mỗi lần uống 100 - 200ml, uống liên tục đến khi hết độc.
-Ngũ liễm cân tươi (Rễ cây Khế)1 nẳm (30 - 50g). Rửa sạch, cho vào sắc lấy nước uống, mỗi lần uống 50 -100ml. sắc Uống liên tục đến khi hết độc.
Ngoài ra trong ngày nên cho uống thêm: Nước chè xanh (tươi) đặc 1 - 2 giờ cho uống 1 lần. Mỗi lần uống 50 - 60ml, hoặc 0,3 - 0,4g Bột lá Cà Độc dược chia uống 2 lần.
-Ngã liễm căn gia vị thang:vỏ cây Móng bò 30g, Vỏ cây Bằng lăng30g, Lá Gạo sấm1 nắm. Các vị cho vào 1000ml nước, sắc lấy 300ml nước thuốc, thêm đường mía hoà thật ngọt uống.
-Bột rỉ sắt:Rỉ sắt100g, Tán bột thật mịn, hoà vào nước chín nguội, quấy đều để lắng gạn lấy dung dịch nước bột dạng treo lơ tửng (dạng phân tử sắt) uống. Uống nhiều lần.
-Thang bạch biển đậu:Bạch biển đậu 50g, Rửa sạch, giã nhỏ, cho vào 300ml nước chín nguội cho thêm 20 - 30g đường cát, quấy đều, để lắng gạn nước uống.
DIÊM SINH
Tên thường dùng: Còn gọi là hoàng nha, lưu hoàng, thạch lưu hoàng, oải lưu hoàng.
Tên khoa học Sulfur
Diêm sinh
(Nguồn gốc, tính chất, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Nguồn gốc và tính chất
Diêm sinh là một nguyên tố có sẵn trong thiên nhiên hay do chế ở những hợp chất có lưu hoàng trong thiên nhiên mà được. Tùy theo nguồn gốc và cách chế biến khác nhau , lưu hoàng có khi là một thứ bột màu vàng, không mùi, có khi là những có khi là những cụ to không đều, màu vàng tươi, hơi có mùi đặc biệt, không tan trong nước, trong nước và ete, tan nhiều hơn trong dầu. Khi đốt lên cháy với ánh lửa xanh và tỏa ra mùi khét khó thở.
Ngoài công dụng làm thuốc, diêm sinh còn là một nguyên liệu rất cần thiết trong kỹ nghệ hóa học nói riêng và trong công nghệ nói chung.
Lúc bào chế bỏ tạp chất rồi, đập thành cục nhỏ là Lưu hoàng sống. Uống trong cần dùng Lưu hoàng chế tức đem Lưu hoàng nấu chung với đậu hũ, cứ Lưu hoàng 100kg dùng 200kg đậu hũ, nấu đến khi đậu hũ biến thành màu đen lục lấy ra rửa sạch âm can đập vụn.
Thành phần hoá học
Thành phần chủ yếu của diêm sinh là chất sufua nguyên chất, tùy theo nguồn gốc và cách chế tạo, có thể có những tạp chất như đất, vôi, asen, sắt...
Tác dụng dược lý:
Tác dụng đối với đường ruột: khi uống sulfur vào, sulfur kết hợp với các chất trong ruột thành sulfide bao gồm cả hydrogen sulfide, các chất này kích thích lên thành ruột làm tăng nhu động và gây tiêu chảy. Chất sulfide trong cơ thể sản sinh rất chậm nên tác dụng gây tiêu chảy không mạnh và tùy thuộc vào lượng nhiều ít. Nếu các chất trong ruột thành mở nhiều thì dễ sinh nhiều hydrogen sulfide
Trên súc vật thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng giảm ho hóa đàm và có tác dụng trị viêm khớp do formaldehydum ở chuột thí nghiệm.
Vị thuốc diêm sinh
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị
Lưu hoàng vị chua, tính ôn có độc,
Qui kinh:
Thận, Đại tràng, kinh tâm
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Bản kinh: vị chua, ôn
Sách Danh y biệt lục: đại nhiệt có độc
Sách Dược tính bản thảo: vị ngọt có đại độc.
Sách Lôi công bào chế dược tính luận: nhập Mệnh môn kinh.
Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc quyết âm kinh.
Sách Ngọc thu dược giải: nhập túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can.
Tác dụng
Lưu hoàng có tác dụng sát trùng, chỉ dưỡng, tráng dương thông tiện. Chủ trị các chứng ghẻ lở, thấp chẩn, ngứa ngoài da, các chứng thận hỏa suy, táo bón do hư lạnh.
Sách Bản kinh: " chủ phụ nhân âm thực, thư trĩ ác huyết, kiện gân cốt, trừ đầu thốc ( trị phụ nữ loét âm hộ, loét trĩ máu độc, làm mạnh gân cốt, trị chứng hói đầu)"
Sách Danh y biệt lục: " liệu tâm phúc tích tụ, tà khí, lạnh tích ở sườn, ho khó thở, chân lạnh đau yếu và các chứng ác sang, chảy máu mũi, hạ bộ lở loét, cầm máu, giết sâu ghẻ ( sát giới trùng)"
Sách Dược tính bản thảo: " trừ lãnh phong ngoan tý, dùng sống trị ghẻ lở và hàn nhiệt khái nghịch, uống Lưu hoàng chế trị chứng hư tổn tiết tinh".
Sách Nhật hoa tử bản thảo: " sát trùng ở bụng".
Sách Bản thảo cương mục: " chủ hư hàn cửu lî hoạt tả, hoắc loạn, bổ mệnh".
Công dụng và liều dùng
Diêm sinh được dùng trong cả đông y và tây y. Có tác dụng bổ hỏa, tráng dương, bổ mệnh môn chân hỏa, lưu lợi đại trường sát trùng. Dùng trong những trường hợp liệt dương, lỵ lâu ngày, người già yếu, hàn mà bí đại tiện, phong thấp. Dùng trong còn có tác dụng trừ giun sán. Dùng ngoài có tác dụng sát trùng, chữa mẩn ngứa, mụn nhọt.
Ngày dùng 2-3g dưới dạng thuốc bột hay thuốc viên
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc diêm sinh trong đông y
Trị táo bón
Chữa người già bị táo bónlâu ngày, mạch máu bị cứng, khớp xương đau. Lưu hoàng rửa sạch 100g, Bán hạ 80g tán nhỏ. Cả hai vị trộn đều, thêm mật làm thành viên nhỏ bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-20 viên.
Chữa mụn nhọt bằng thuốc bôi ngoài
Chữa mụn nhọt, lưu hoàng, đại phong tử, sà sàng tử các vị bằng nhau, giã nhỏ thêm dầu vừng mà bôi lên các mun nhọt đã rửa sạch
Chữa người già yếu bí đại tiện, phong thấp.
Diêm sinh tán nhỏ cho vào ruột lợn. Đem luộc sôi đều trong 4 giờ lấy ra tán nhỏ, viên bằng hạt ngô,
Chữa mụn Trứng cáđỏ:
Diêm sinh 25g, kinh phân 5g, phèn phi 5g, rượu mạnh 500300ml. Lắc đều, ngày bôi nhiều lần.
Trị đái dầm:
Lưu hoàng sống 3g, Hành 1 múi giã đắp lên rốn trước lúc ngủ băng lại sáng hôm sau lấy ra, mỗi tối một lần. Đã trị 20 ca trẻ em đái dầm, sau 3 - 5 lần kết quả tốt ( Tôn thế Phúc, Tạp chí Trung y Sơn đông 1983,5:42).
Tham khảo
Kiêng kị
Không dùng lâu và uống quá liều. Không dùng đối với thể bệnh âm hư hỏa vượng đối với phụ nữ có thai không dùng uống. Nếu cần uống phải dùng Lưu hoàng đã bào chế. Uống quá liều và uống lâu dễ nhiễm độc. Thạch tín ( có trong Lưu hoàng). Nhưng vấn đề nhiễm độc Lưu hoàng có phải do Thạch tín hay không ? và Lưu hoàng bào chế với Đậu phụ có ảnh hưởng như thế nào đến Thạch tín và độc tính của thuốc còn cần nghiên cứu thêm.
TRẦN BÌ
Tên khác
Tên thường dùng: Trần bì, quất bì, quảng trần bì, tần hội bì, vỏ quýt
Tên tiếng Trung: 陈皮
Tên khoa học:Citrus deliciosa Tenore
Họ khoa học: - Họ Cam (Rutaceae).
Trần bì (Quất bì) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Bản kinh" là vỏ của trái chín của cây Quít (Citrus reticulata Blanco, Citrus deliciosa tenore, Citrus nobilis var deliciosa Swigle).
Cây quýt
(Mô tả, hình ảnh cây quýt, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Cây quýt được biết đến là cây ăn quả và cũng là một cây thuốc quý. Cây nhỏ, thân cành có gai. Lá đơn mọc so le, mép khía răng cưa, vỏ cómùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hơi dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ. Vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, nhiều hạt.
Phân bố
Cây quýt được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta. Nhiều nhất tại các tỉnh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Cao Lạng.
Thu hái:
Thu hái quả tháng 11-1 năm sau.
Bộ phận thường dùng:
Vỏ quả chín khô (Pericrpium Citri Reticlatae).
Mô tả dược liệu:
+ Trần bì: Thường cắt thành 4 miếng, mỗi miếng phần nhiều là hình bầu dục, chỗ cuống quả liền lại, có lúc miếng vỏ tách rời ra hoặc thành xiên méo. Mặt ngoài mầu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn và điểm lõm nhỏ hình tròn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Mềm nhưng khô thì dòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng phẳng. Mùi thơm, vị hơi ngọt sau đó thấy đắng, cay (Dược Tài Học).
+ Quảng Trần Bì: Thường bóc thành 5 miếng, hoặc xé rời từng miếng. Mặt ngoài mầu tía nâu hoặc nâu hồng nhạt, nhiều đường nhăn, có điểm lõm hình tròn, đưa ra sáng thấy hơi thấu sang. Mặt trong mầu vàng trắng ngà, lồi lõm, có những gân xơ không đều, cũng có điểm nhỏ lõm xuống. Mềm nhũn, khó bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng (Dược Tài Học).
Bào chế:
- Rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, dùng sống hoặc sao, càng để lâu càng tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Rửa sạch (không rửa lâu), lau, cạo sạch phía trong, thái nhỏ, phơi nắng vừa cho khô. Sao nhẹ lửa để dùng (trị nôn, dạ dầy đau). Có khi tẩm mật ong hoặc muới, sao qua để dùng [trị ho] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm.
Thành phần hóa học:
Vỏ quýt có chữa các thành phần:
+ Limonene, b-Myrcene, Piene, a-Terpinene, a-Thujene, Sabinene, Octanal, a-Phellandrene, p-Cymene, a-Ocimene, g-Terpinene, Terpinolene, Linalool, 3,7-Dimenthyl-7-Octenal, 4-Terpineol, a-Terpineol, Decanal, Citronellol, 4-1, 1-Dimenthylrthyl-Benzenemethanol, Perillaldehyde, Carvacrol, a-Farnesene, Benzyl alcohol, Nerol, Octanol, Thymol, Citronella, Sabinene hydrate (lưu Văn Tù, Trung Dược Tài 1991, 14 (3): 33).
+ Sistosterol, Limonin, Ferulic acid, 5, 5’-Oxydimethylene-bis (2-Furaldehyde) (Iimuma M và cộng sự, Chem Phar Bull 1980, 28 (3): 717).
+ Hesperidin, Neohesperidin, Citromitin (Chaliha B R và cộng sự C A, 1967, 66: 5534e).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột: Tinh dầu Trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm gĩan cơ trơn của dạ dày và ruột (Trung Dược Học).
+ Tác dụng khu đàm, bình suyễn: Thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch tiết, làm loãng đờ, dễ khạc ra. Xuyên trần bì làm gĩan phế quản, hạ cơn hen. Dịch cồn chiết xuất Quất bì với nồng độ 0,02g (thuốc sống) /ml hoàn toàn ngănchậ được cơn co thắt phế quản chuột lang do Histamin gây nên (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng viêm, chống loét: Thành phần Humulene và a-Humulenol acetat có tác dụng như Vitamin P.Chích Humuiene vào ổ bụng chuột nhắt với liều 170 - 250mg/kg, có tác dụng làm giảm tính thấm thấu của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng.Chích 10mg Humulene vào ổ bụng một con chuột nhắt cũng có tác dụng kháng Histamin, gây tính thẩm thấu của thành mạch. Chất a-Humulenol acetat có tác dụng chống loét rõ và làm giảm tiết dịch vị trên mô hình gây loét dạ dày bằng cách thắt môn vị (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: nước sắc Trần bì tươl và dịch Trần bì chiết cồn với liều bình thường có tác dụng hưng phấn tim, liều lượng lớn có tác dụng ức chế, nếu chích thuốc nhanh vào tĩnh mạch thỏ và chó, huyết áp tăng cao, nhưng bơm vào dạ dày thì không có tác dụng đó (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng khuẩn:Quảng trần bì trong ống nghiệm, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết (Trung Dược Học).
Ngoài ra, Trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Vị thuốc trần bì
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
+ Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Vị cay đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Can, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tỳ, Đại trường (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Vào kinh Tỳ, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Hành thủ thái âm, túc thái âm kinh (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+ Hạ khí, chỉ ẩu, chỉ khái, trừ bàng quang lưu nhiệt, đình thủy ngũ lâm, lợi tiểu tiện. Chủ tỳ bất năng tiêu cốc, khí xung hung trung, thống hịch hoắc loạn, chỉ tả, khử thốn bạch trùng (Biệt Lục).
+ Trần bì, khí thực đờm trệ tất dụng (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Giải tửu độc (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Lợi Phế khí (Trân Châu Nang).
+ Bạch đàn làm sứ cho nó (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Hợp với Bạch truật bổ Tỳ Vị; Hợp với Cam thảo bổ Phế khí (Phẩm Hối Tinh Yếu).
+ Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 4 – 12g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc trần bì
Trị tiêu chảy:
Trần bì, Cam thảo, Thương truật, Hậu phác, lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 4 - 6g, ngày uống 2-3 lần, hoặc sắc uống (Bình Vị Tán - Hòa Tễ Cục phương).
Trị ho có đờm (do cảm hàn), ho do họng viêm, phế quản viêm:
Bạch linh 12g, Trần bì 6g, Khương bán hạ 6g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 2 lát, sắc uống (Nhị Trần Thang - Hòa Tễ Cục phương).
Trị tiêu hóa rối loạn, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng:
Đảng sâm 8g, Bạch truật 8g, Bạch linh 8g, Chích thảo 4g, Trần bì 6g, sắc uống hoặc làm thuốc hoàn tán (Dị Công Tán - Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
Trị nguyên khí suy yếu, ăn uống không tiêu hoặc tạng phủ không điều hòa, dưới tim có hòn khối:
Quất bì, Chỉ thực (sao với trấu cho vàng) đều 40g, Bạch truật 80g. tán nhuyễn. Lấy Lá sen gói thuốc lại, làm thành viên, to bằng hạt đậuxanh lớn. mỗi lần uống 50 viên (Quất Bì Chỉ Truật Hoàn – Lan Thất Bí Tàng).
Trị tiêu chảy kèm bụng sôi, bụng đau:
Bạch truật (thổ sao) 12g, Phòng phong (sao) 8g, Bạch thược (sao) 8g, Trần bì (sao) 6g. Tán bột, mỗi lần uống 4- 6g, ngày 2-3 lần,hoặc sắc uống (Thống Tả Yếu phương - Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Trị trẻ nhỏ bị chứng Tỳ cam, tiêu chảy:
Quất bì 40g, Thanh bì, Kha tử nhục, Chích thảo đều 20g. Tán bột, mỗi lần dùng 8g, sắc với 1 chén nước còn 6 phân, uống ấm trước bữa ăn (Ích Hoàng Tán – Ấu Khoa Loại Túy).
Trị tiêu chảy:
Quất bì 12g, Sinh khương 8g, sắc uống (Quất Bì Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ho do họng viêm, phế quản viêm nhẹ:
Trần bì 6g, Cát cánh 6g, Tô diệp 6g, Cam thảo 4g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tuyến vú viêm cấp:
Hàn Thiệu Minh dùng mỗi ngày Trần bì 30g, Cam thảùo 6g,sắc uống.Trị88 ca, kết qủa: khỏi 85 ca (Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1959, 4: 326).
Trị phế quản viêm mạn, ho nhiều đàm:
Trấn Lương Hoa dùng Trần bì 6g, Bán hạ 6g, Bạch linh 10g, Đương qui 20g, Cam thảo 6g, Gừng 3 lát, tùy chứng gia giảm.Trị 33 ca,kết qủa tốt 17 ca, đỡ nhiều 14 ca, không kết qủa 2 ca (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1985, 1: 18).
Tham khảo:
+ Quất bì - trần bì vị đắng, năng tả, năng táo. Vị cay thì năng tán, ôn thì năng hòa, Điều trị bách bệnh đều do tác dụng lý khí, táo thấp. Đồng bổ dược tắc bổ, đồng tả dượïc tắc tả, đồng thăng dược tắc thăng, đồng giáng dược tắc giáng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trần bì là vị thuốc quí để lý khí, trong những trường hợp hoắc loạn, nôn mửa, khí nghịch, tiêu chảy không lợi, là khí hàn, quan cách, trung mãn, là khí bế, thực tích đàm diên (nước dãí), là khí trệ, thất tình, chí uất, là khí kết đều có thể dùng Quất bì để trị. Quất bì bỏ lớp xơ trắng thì có tác dụng hóa đàm, để lớp trắng thì có tác dụng hòa tỳ. Trần bì vị cay, thiên về tán nên có tác dụng khai khí. Vị đắng thiên về tả nên hành đàm. Khí của thuốc ôn bình, thiên về thông đạt vì vậy có tác dụng chỉ ẩu, chỉ khái, kiện Vị, hòa Tỳ (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Trần bì chữa ở phần bên trên, Thanh bìchữa ở phần bên dưới… Nếu để xơ trắng thì bổ Vị, điều hòa trung tiêu mà giúp Tỳ khí; Bỏ xơ trắng đi thì tiêu đờm, lợi trệ mà trị Phế, Tỳ, là mẹ đẻ ra nguyên khí… Trần bì có tác dụng ôn được, bổ được, hòa được, có công hơn các vị thuốc khác (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Trần bì tính hơi mạnh, không nên dùng nhiều, vì cũng như người ta tuổi trẻ không khỏi táo bạo, đến khi trưởng thành là Quất bì, cũng như người tuổi gìa thì tính mạnh giảm bớt. Để lâu năm là Trần bì thì đã trải qua hiều sương nắng nên khí táo đã tiêu hết (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Trần bì cùng dùng với Bạch truật, Bán hạ thì có tác dụng thấm thấp mà kiện Tỳ, Vị; Dùng liều ít với Cam thảo, bạch truật thì bổ Tỳ Vị, dùng nhiều, dùng độc vị thì làm tổn thương Tỳ Vị; Dùng chung với Trúc nhự để trị nấc do nhiệt; Dùng chung với Can khương để trị nấc do hàn; Dùng với Thương truật, Hậu phác để trừ tà ở Vị làm cho ngăn nghẹn ở hoành cách mô; Thêm những loại như Sinh khương, Thông bạch, Ma hoàng thì tán được tà còn rớt lại ở phần thịt cho đến ngoài da, vì cho vào thuốc bổ thì ích khí; Cho vào thuốc tiết khí thì phá khí; Cho vào thuốc tiêu đờm thì trừ đờm; Cho vào thuốc tiêu thực thì tiêu được thức ăn tiùch tụ (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Thanh bì quả nhỏ, tính hơi mạnh, vào kinh Can, thiên về sơ Can khí, giảm đau. Trần bì quả to hơn, tính hơi chậm, vào Tỳ, Phế, thiên về thông khí, hóa đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sâm bối trần bì là Trần bì thêm Nhân sâm, Bối mẫu cùng chế với nhau, có tác dụng tiêu đờm, trị ho, hu yếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
. Thực nhiệt, khí hư, ho khan do âm hư, thổ huyết: kiêng dùng (Trung Dược Học).
. Không có thấp, không có đờm, không ứ trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
THĂNG DƯỢC
Thường sơn
Tên khác
Tên thường gọi: Thường sơn, hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo(Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam),Hỗ thảo(bản kinh)Hằng sơn, thất diệp(Ngô phổ bản thảo)kê cốt thường sơn(Đào Hoằng Cảnh)Phiên vỵ mộc(hầu ninh cấp dược phổ)
Tên tiếng Trung: 常山
Tên khoa học:Dichroa febrifuga Lour.
Họ khoa học:Thuộc họ thường sơn Saxifeafaceae.
Cây thường sơn
(Mô tả, hình ảnh cây thường sơn, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây
Thường sơn là 1 cây thuốc quý. Thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1-2m, thẫn rỗng, dễ gẫy, vỏ ngoài mẫn màu tím. Lá mọc đối hình mác hai đầu nhọn, dài 13-20cm, rộng 35-90mm, mép có răng cưa mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng khi chín màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt dài không đầy 1mm.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang...
Mùa thu hái vào các tháng 8-10 người ta đào rễ về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.
Nếu dùng lá, hái quanh năm nhưng tốt nhất vào lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái về rửa sạch phời khô có thể dùng tươi.
Bào chế
Thường sơn: Chọn bỏ tạp chất, lấy nước ngâm rửa, vớt ra, nhuận cho kỹ rồi cắt miếng phơi khô.
Tửu thường sơn: lấy thường sơn miếng dùng rượu ngon đảo đều, thấm rượu rồi đặt trong nồi dùng lửa nhỏ để sao đến lúc hiện ra sắc vàng thì lấy ra để nguội (10kg thường sơn miếng dùng rượu ngon 1-2l rượu ngon)
Thố thường sơn: lấy thường sơn miếng dùng dấm gạo sao như cách trên
Thường sơn dùng sống thường gây nôn, khi ngâm và sao với dấm, rượu không còn tác dụng gây nôn nữa.
Thành phần hóa học
Hoạt chất là các alcaloid (với lượng nhỏ ở trong rễ 0,1-0,15%), a- b- g-dichroine, dichroidin, 4-quinazolone (ceto-4-dihydroquinazolin), dichrin A hay umbelliferone, dichrin B. Febrifugin (dichroin B = b- và g-dichroin) và isofebrifugin (dichroin A = a-dichroin) có tác dụng độc đối với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium như là quinin.
Tác dụng dược lý
Thường sơn đã được nhiều tác giả nghiên cứu về mặt dược lý.
Tác dụng chữa sốt rét: Cao thường sơn trên lâm sàng có tác dụng rõ rệt chữa sốt rét thường nhưng có nhược điểm là gây nôn làm cho bệnh nhân khó chịu.
Tác dụng chữa sốt: Năm 1947 Trương Xương Thiệu và Hoàng Kỳ Chương đã xác nhận thuốc thường sơn thôchế có tác dụng chữa sốt, nhưng ancaloit toàn bộ của thường sơn không có tác dụng chữa sốt.
Tác dụng trên bộ máy tuần hoàn và hô hấp: Năm 1945 Hồ Thành Nhu va Lý Hồng Hiến báo cáo ancaloit của thường sơn có tác dụng hưng phấn đối với tim ếch và tim thỏ, nhưng chất R212 lại có tác dụng ức chế đối với tim ếch cô lập.
Độc tính: Năm 1947 Trương Xương Thiệu và Hoàng Kỳ Chương đã xác định nửa liều gây chết LD-50 của dicroin trên 1kg gà là 20mg, chuột nhắt là 18.5mg, gà nhỏ là 7.5mg, một giống gà nhỏ khác là 10mg.
Vị thuốc thường sơn
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau đây: Vị thường sơn là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn.
Lá và cành phơi hay sấy khô được gọi là thục tất.
Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn.
Tính vị
Vị đắng, tính hàn có độc
Lá, cành thường sơn (thục tất) vị cay, tính bình, có độc
Quy kinh:
Vào kinh phế, tâm, can
Công dụng:
Thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm, dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.
Liều dùng, cách dùng:
Liều dùng trung bình 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Dùng riêng hay phối hợp với các loại thuốc khác.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc thường sơn
Thường sơn triệt ngược chữa các chứng sốt rét:
Thường sơn 6g, binh lang 2g, thảo quả 1g, cát căn 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Theo kinh nghiệm hễ sốt rét nhiều, rét ít thì người ta tăng liều cát căn lên tới 10g, ngược lại nếu rét nhiều sốt ít thì người ta tăng liều thảo quả lên tới 3-4g. Đơn thuốc này ít gây nôn.
Chữa sốt rét và sốt thường:
rễ thường sơn 10g, cam thảo 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày, đơn thuốc này dễ gây nôn.
Cao thường sơn chữa sốt rét:
Rễ thường sơn 12g, ô mai 3 quả, táo đen 3 quả, cam thảo 3 nhát, sinh khương 3 miếng. Thêm nước vào sắc kỹ, lọc và cô đặc còn 3g, người lớn ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 3g, không gây nôn.
Sốt rét cơn cách nhật:
Thường sơn chế, Mần tưới, Chỉ thiên, Trần bì, Hoắc hương, mỗi vị 12g, sắc uống (Hành giản trân nhu).
Chữa ho, ngộ độc thức ăn:
Thường sơn 3-5g, Cam thảo 10g. Đun sôi uống. Nếu chữa ngộ độc có thể dùng lá tươi giã nhỏ với rễ Cỏ lá tre, lá găng, lá Đơn răng cưa, thêm nước, gạn uống. Ngày 3-4 lần.
Tham khảo
Kiêng kỵ
Không dùng cho phụ nữ có thai và người gầy kém sức.
Không nên ăn Hành trong khi đang dùng thuốc.
Ứng dụng lâm sàng
Dùng chữa sốt rét
Chữa nhiễm trùng roi: Dùng thường sơn 2 đồng cân sắc uống, mỗi ngày uống 1 lần, uống liền 7 ngày, từng chữa 1 giường bụng nước gan xơ cứng kiểu tĩnh mạch cửa kiêm bệnh nhiễm trùng roi. Sau khi uống thuốc ỉa sệt, bụng chướng mọi chứng cải thiện rõ rệt, đại tiện kiểm tra chuyển âm tính, quan sát 3 tháng chưa thấy tái phát lại.
UẤT KIM
Tên khác:
Vị thuốc uất kim còn gọi làMã thuật(Tân Tu Bản Thảo), Ngũ đế túc, Hoàng uất, Ô đầu(Thạch Dược Nhĩ Nhã), Ngọc kim(Biệt Lục),Thâm hoàng, Uất sưởng, Kim mãu thuế(Hòa Hán Dược Khảo), Nghệ(Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:Curcuma longa L-Họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây uất kim
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Nghệ là một loại cỏ cao 0,60 đến 1m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa, lá bắc hữu thụ khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp hơn, màu hơi tím nhạt. Tràng có phiến, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thuỳ, thuỳ trên to hơn, phiến các hoa trong cũng chia ba thùy, 2 thuỳ hai bên đứng và phẳng, thuỳ dưới lõm thành máng sâu. Quả nang 3 ngăn, mở bằng 3 van. Hạt có áo hạt.
Được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Còn mọc và được trồng ở các nước Ấn Độ, lndonexia, Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nước nhiệt đới.
Thu hái:
Thu hoạch vào mùa thu. Cắt bỏ hết rễ, thân rễ để riêng. Muốn để được lâu phải đồ, hoặc hấp trong 6 - 12 giờ, sau đó đợi ráo nước, đem phơi nắng hoặc sấy khô,
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc uất kim
Vị thuốc uất kim
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ gọi là Khương hoàng (Rhizoma Curcumae Longae);
Rễ gọi là Uất kim (Radix Curcmae Longae).
Mô tả dược liệu:
. Hoàng Uất kim: Hình thoi, hai đầu hơi nhọn, ở giữa mập, dài 1-3,3cm, đường kính ở giữa 0,2-0,5cm. Mặt ngoài mầu vàng tro hoặc nâu nhạt, có vằn nhăn nhỏ mầu trắng tro và những chấm nhỏ lõm xuống rất rõ. Một đầu có vết bị bẻ gẫy, mầu vàng tươi, còn đầu kia hơi nhọn. Chất cứng chắc, mặt gẫy ngang phẳng, bóng, sáng, chất cứng như sừng, mầu vàng chanh hoặc vàng da cam. Giữa có một đốm tròn mầu nhạt, hơi có mùi thơm của Gừng, vị cay, đắng (Dược Tài Học).
. Hắc Uất kim: Hình thoi dài, hơi dẹp, cong nhiều, hai đầu nhọn tầy, dài 3,3-6,6cm, đườnng kính ở giữa củ 1-2cm. Mặt ngoài mầu nâu tro, vỏ ngoài nhăn hoặc có vằn nhăn nhỏ. Chất cứng, mặt gẫy mầu xám, bóng, ở giữa có một đường vòng tròn mầu nhạt, tâm giũă hình tròn dẹt. Không mùi, vị nhạt nhưng cay, mát (Dược Tài Học).
Bào chế:
Ngâm nước, rửa sạch, vớt ra phơi, khi ẩm thì cắt ra từng miếng để dùng dần.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh sâu mọt.
Thành phần hóa học:
Curcumin, Demothoxycurcumin, Bisdemothoxy curcumin (Lý Tuấn Phu, Trung Y Dược học Báo 1987, (2): 39).
Tumerone, Ar-Tumerone, Germacrone, Terpinene, Curcumene, Ar-Curcumene, Curdione, Curcumol, Turmerone, Cineol, Caryophyllene, Limonene, Linalool, a-Piene, b-Piene, Camphene, Isoborneol (Giả Khoan, Trung Quốc Miễn Dịch Học Tạp Chí, 1989, 5 (2): 121).
d-Camphene, d-Camphor, l-a-Curcumene, l-b- Curcumene, Curcumin, Demothoxycurcumin, Bisdemothoxy curcumin, Tumerone, Ar-Tumerone, Carvone, p-Tolylmethylcarbioldifferuloylmethane (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
Khương hoàng tố có tác dụng kích thích tiết và bài tiết mật. Trên súc vật thực nghiệm thuốc có tác dụng làm giảm các mảng xơ vữa của nội mạc mạch vành và động mạch chủ (Trung Dược Học).
Guy Laroche (1933), H. Leclec(1935) đã chứng minh tính chất kích thích sự bài tiết mật của các tế bào gan (Cholérétique) là do chất Paratolyl metylcacbinol, còn chất Cureumin có tính chất thông mật (Cholagogu) nghĩa là gây co bóp túi mật. Chất Cureumen có tác dụng phá cholesterol trong máu [Cholesterolitique] (Những Cây
Toàn tinh dầu dù pha loãng cũng có tác dụng diệt nấm và sát trùng đối với bệnh nấm, với Staphylcoc và vi trùng khác (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Robbers (1963) nói đã dùng chất lấy ra ở nghệ bằng ête etylic thấy có tác dụng tăng sự bài tiết mật và chất cureumin có tính chất co bóp túi mật (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Trương Ngôn Chí (1955 Trung Hoa Y Dược Tạp Chí, 5) đã báo cáo: Ông đã chế Nghệ dưới hai hình thức dung dịch 50% và dùng dung dịch 2% HCI để chiết xuất và chế thành dung dịch 50% [sau khi đã trung tính hoá mới dùng thí nghiệm].
Thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột bạch và chuột nhắt thấy có tác dụng hưng phấn, thí nghiệm trên tử cung của thỏ (theo phương pháp Reynolds) thì khi tiêm dung dịch Clohydrat cao Nghệ vào tĩnh mạch hoặc thụt dung dịch Nghệ đều thấy tử cung co bóp đều đặn, mỗi lần cho thuốc, thời gian tác dụng kéo dài 5 - 7 giờ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng, xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến đình chỉ hô hấp và huyết áp hạ. Thí nghiệm trên tim cô lập (phương pháp Straub) thấy có hiện tượng ức chế (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Tác dụng đối với cơ năng giải độc của gan đă được thí nghiệm bằng cách cho uống thuốc có nghệ, sau đó theo dõi khả năng giải độc của gan đối với santonin thì thấy tăng cơ năng giải độc của gan. Nếu uống liên tục, thấy tác dụng rõ hơn là uống một lần (Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Đối với bệnh nhân bị galactoza niệu sau khi uống thuốc có nghệ 10 ngày, kiểm nghiệm lượng galactoza bằng phương pháp Banev thì lượng galactoza giảm xuống (Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Đối với lượng Urobilin tăng trong nước tiểu, uống thuốc có nghệ vài ngày sẽ thấy lượng urobilin trong nước tiểu giảm xuống (Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Đối với sự bài tiết nước mật: Cho nước nghệ vào tá tràng sẽ thấy lượng nước mật trong tá tràng được tăng cao, nhưng lượng bilirubin không tăng, nhưng khi lượng nước mật tăng nhiều, độ sánh của nước mật cũng tăng lên (Vũ Diên Tân Dược Tập).
Nếu như đang cho nước nghệ vào tá tràng làm cho lượng mật tăng lên, thôi không cho nước nghệ nữa mà cho dung dịch Magiê Sunfat đặc vào, thì lượng nước mật vẫn tăng và đặc (Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Dùng Nghệ trong những bệnh về gan và đường mật thì thấy chóng hết đau. Nhưng trong những trường hợp sỏi mật cấp tính thì kết quả chậm, chỉ có tác dụng từ từ (Vũ Diên Tân Dược Tập).
Tác dụng kháng sinh: M.M semiakin và cộng sự đã chứng minh Cureumini có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi trùng lao Mycobacterium tubenculosis ở nồng độ 25 (Khimia Antiniotikop, xuất bản lần 3, 1, 278).
Tác dụng chuyển hóa Lipid: Cho ăn Nghệ hàng ngày trong 100 ngày đoió với thỏ bị xơ vữa động mạch do ăn Cholesterol liều cao cho thấy có sự tăng Cholesterol so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, có nghiện cứu cho rằng Nhệ không làm giảm ở động mạch hoặc động mạch chủ của thỏ và chuột bạch (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng đối với mật: Nước sắc Uất kim đối với người trước khi chụp mật cho thấy không có dấu hiệu tập trung ở mật (Chinese Herbal Medicine).
Vị thuốc uất kim
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị cay, đắng, tính hàn, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
Vị cay, đắng, tính hàn, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên).
Vị đắng, tính hàn, (Trung Dược Học).
Quy kinh:
. Vào kinh Tâm, Tâm bào (Bản Thảo Cương Mục).
. Vào kinh thủ Thiếu âm Tâm, thủ Thái âm Phế (Lôi Công Bào Chích Luận).
Vào kinh thủ Thiếu âm tâm, túc Quyết âm Can, kèm thông túc Dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Vào kinh Tâm, Can, Đởm (Trung Dược Học).
Tác dụng, chủ trị: Uất kim
Năng khai Phế kim chi uất [Khai uất ở Phế Kim] (Bản Thảo Tùng Tân).
Hành khí, giải uất, phá ứ, lương Tâm nhiệt, tán Can uất. Trị phụ nữ kinh mạch đi nghịch (Bản Thảo Bị Yếu).
Hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, giải uất. Trị hông sườn đau, thống kinh, kinh nguyệt không đều, các chứng trưng, hà, tích tụ (Trung Dược Học).
Khứ ứ, chỉ thống, sơ Can, giải uất, thanh Tâm, an thần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Hành khí, giải uất, lương huyết, phá ứ. Trị đau vùng sườn, ngực, bụng, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
Âm hư mà không có ứ trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Khí trệ, huyết ứ: không dùng (Trung Dược Học).
Âm hư do mất máu, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Dược Học).
Liều dùng:
6 – 12g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc uất kim
Trị phong đờm, động kinh, cuồng:
Bạch phàn, Chu sa, Uất kim. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 12 - 16g (Uất Kim Hoàn – Loại Chứng Trị Tài).
Trị đờm trọc phát cuồng:
Bạch phàn 4g, Uất kim 6g. Tán bột, dùng nước sắc Bạc hà trộn làm thành viên. Ngày uống 8-12g (Uất Kim Hoàn – Y Tông Kim Giám).
Trị nôn ra máu, thổ huyết không ngừng:
Hoàng kỳ 7,5g, Liên thực (bỏ vỏ) 7,5g, Uất kim 30g. Tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước lạnh (Uất Kim Tán – Thánh Tế Tổng Lục).
Trị trẻ sinh ra khắp mình đỏ như bôi phẩm:
Cam thảo, Cát cánh, Cát căn, Thiên hoa phấn, Uất kim. Lượng đều nhau, tán nhỏ. Ngày uống 2 - 4g với nước sắc Bạc hà pha với mật (Uất Kim Tán – Ấu Ấu Tu Tri).
Trị đờm trọc phát cuồng:
Bạch phàn 4g, Uất kim 6g. Tán bột, dùng nước sắc Bạc hà trộn làm thành viên. Ngày uống 8-12g (Uất Phàn Hoàn – Thế Y Đắc Hiệu phương).
Trị phụ nữ hông sườn đầy trướng do khí nghịch:
Uất kim, Mộc hương, Nga truật, Mẫu đơn bì. Mài ra uống (Nữ Khoa Phương Yếu).
Trị sau khi sinh mà tim đau, khí nghịch đưa lên trên muốn chết:
Uất kim, đốt tồn tính, hòa với giấm gạo, cho uống (Thần Trân phương).
Trị ôn nhiệt, hôn mê, nói sàm, đờm dãi ủng tắc:
Uất kim 6g, Thạch xương bồ 4g, Sơn chi (sao) 8g, Liên kiều, Trúc diệp, Ngưu bàng tử đều 12g, Cúc hoa 6g, Hoạt thạch 16g, Đơn bì 8g, Trúc lịch 3 thìa, Nước Gừng 6 giọt. Sắc, hòa với Tử Kim Đỉnh 2g, uống (Xương Bồ Uất Kim Phương – Ôn Bệnh Toàn Thư).
Trị bụng đau, sa chứng:
Uất kim. Diên hồ sách đều 12g, Mộc hương, Hùng hoàng đều 6g, Ngũ linh chi 8g, Sa nhân 4g, Minh phàn (sống) 12g. Tán bột. Trộn với hồ Thần khúc làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Uất Kim Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị gan viêm mạn tính,thời kỳ đầu gan xơ mỡ, gan viêm do trúng độc, vùng gan đau:
Uất kim, Đan sâm, Đương quy, Bạch thược, Đảng sâm, Trạch tả, Hoàng tinh, Sơn dược, Sinh địa, Bản lam căn đều 12-20g, Sơn tra, Thấn khúc, Tần giao đều 12-16g, Hoàng kỳ, Nhân trần đều 20-40g. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 4g, trước bữa ăn, với nước nóng (Cường Can Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trước khi hành kinh thì bụng đau, Can Vị khí thống:
Uất kim, Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Đơn bì, Hoàng cầm đều 12g, Hương phụ, Chi tử đều 8g, Bạch giới tử 6g. sắc uống (Tuyên Uất Thông Kinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bệnh mạch vành:
Uất kim, Tam thất, Xích thược (Thư Tâm Tán) trị 40 ca bệnh mạch vành. Sau khi dùng thuốc, độ ngưng tập tiểu cầu giảm rõ, độ dính tiểu cầu giảm rõ (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1986, 12: 40 ).
Trị dạ dầy xuất huyết:
Dùng Tam thất, Uất kim, Thục đại hoàng, Ngưu tất - Tam Thất Uất Kim Thang, gia giảm tùy theo triệu chứng bệnh. Kết quả đánh giá theo tình hình nôn ra máu, phân có máu, kết qủa khá tốt (Trung Y Tạp Chí 1982, 12: 14) .
Trị ngoại tâm thu:
Dùng bột hoặc viên Uất kim, bắt đầu uống 5- 10g ngày, uống 3 lần, nếu không có gì khó chịu, thêm lên 10 - 1 5g x 3 lần mỗi ngày, 3 tháng là một liệu trình. Đã trị 52 ca ngoại tâm thu thất, khỏi 14 ca, tốt 11 ca, khá 9 ca, không kết quả 18 ca, tỷ lệ có kết quả 75% (Trung Y Bắc Kinh Học Báo 1984, 3: 18).
Tham khảo:
Kinh nghiệm dùng uất kim
Uất kim có khả năng khai uất của Phế kim, cho nên gọi là Uất kim. Tính của nó vốn mạnh. Thị trường thường dùng Khương hoàng thay nó là sai, vì Khương hoàng cộng phạt mạnh, chỉ có hại chứ không có công hiệu. Người bị hư yếu càng nên cẩn thận (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Xuyên uất kim hình dẹt, thái phiến mầu vàng sẫm, gần như đen, ở giữa mầu tía, có tác dụng hành huyết hơn là lý khí. Quảng uất kim hình tròn,thái phiến mầuvàng nhạt gần như trắng, ở giữa hơi sẫm, cũng mầu vàng nhưng hơi tía, có tác dụng lý khí hơn là hành huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Không kể Xuyên ha Quảng uất kim, chất lượng đều trầm, nặng, khí rất nhẹ, ngửi cũng không thấy thơm mấy. Nếu loại mầu sẫm thơm gắt mà hình dáng tương đối to hơn, đó là Khương hoàng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
HOÀNG LIÊN GAI
Hoàng liên gai
Tên khác:
Tên thường dùng: hoàng liên gai, hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa.
Tên khoa học:Berberis wallichiana DC.
Họ khoa học:Thuộc họ hoàng liên gai Berberidaceae.
Ngoài hoàng liên gai còn có 2 loại hoàng liên khác dưới đây cũng có tác dụng tương tự, có thể dùng thay thế cho nhau:
Thổ hoàng liên(Thalictrum foliolosum DC.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae), công dụng như Hoàng liên nhưng yếu hơn.
Hoàng liên ô rô(Mahonia bealli Carr.), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), dùng thay Hoàng liên, Hoàng bá.
Cây hoàng liên gai
(Mô tả, hình ảnh cây hoàng liên gai, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả cây:
Hoàng liên gai là một cây thuốc quý dạng cây bụi, cao 2-3m có những cành vươn dài, vỏ thân màu vàng xám nhạt, mỗi đốt dưới chùm lá có gai ba nhánh, dài 1-1,5cm. Lá mọc thành chùm 3-4 lá, có khi tới 8 lá ở một đốt. Cuống lá ngắn 0,5-1cm, phiến lá nguyên, hình mác, mép có răng cưa to, cứng, dài 16-17cm, rộng 4-6cm, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng. Hoa màu vàng, mọc thành chùm. Quả mọng hình trái xoan, dài khoảng 1cm mọc trên một cuống dài 30-35mm, khi chín có màu tím đen trong chứa 3, 4 hạt đen dài 5-6mm, rộng 2-3mm.
Mùa quả ở Sapa: tháng 5-6.
Phân bố, thu hái
Trên thế giới: Hoàng liên gai có nhiều ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam: Mọc nhiều ở Lào Cai (Sapa: núi Hàm Rồng, Ô Quí Hồ; Bát Xát: xã Trung Lèng Hồ).
Cây hoàng liên gai mọc hoang ở Sapa (quanh thị trấn) và trên những vùng núi cao tỉnh Lào Cai. Theo tài liệu cũ, nhân dân Sapa gọi cây này là hoàng mù (có lẽ do chữ hoàng mộc là gỗ màu vàng) nhưng trên thực tế điều tra, chúng tôi thấy ít người biết tên này. Cho nên vào năm 1961, khi chúng tôi phát hiện lại và tạm đặt tên là hoàng liên gai (để phân biệt với cây hoàng liên cũng mọc ở đây nhưng thuộc họ mao lương). Ta có thể dùng thân cây và rễ cây. Thân và rễ đào về cắt ngắn, thái mỏng hay phơi sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì khác. Có thể trồng cây này bằng hạt, cây mọc rất dễ dàng quanh thị trấn Sapa. Cho tới nay chưa ai chú ý phát triển trồng. Chỉ dựa vào nguồn mọc hoang. Cần đặt vấn đề trồng để bảo đảm nguồn lợi lâu dài.
Thành phần hóa học
Trong rễ và thân có chứa berberin (3%); dùng làm thuốc chống nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, ỉa chảy; chữa đau mắt đỏ.
Rễ chứa alcaloid: Berberin, oxyacanthin, umbellantin.
Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng liên và 1 trong các hoạt chất của nó là Berberine, có phổ kháng khuẩn rộng trong thí nghiệm. Có tác dụng ức chế mạnh đối với Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Staphylococcus aureus. Thuốc có tác dụng ức chế mạnh đối với khuẩn gây lỵ nhất là Shigella dysenteriae và S. flexneri. Thuốc có hiệu quả hơn thuốc Sulfa nhưng k m hơn Streptomicine hoặc Chloramphenicol. Thuốc không có tác dụng đối với Shigella sonnei, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella paratyphi. Hoạt chất kháng khuẩn của Hoàng liên thường được coi là do Berberine. Khi sao lên thì lượng Berberine kháng khuẩn thấp đi (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng kháng Virus: Thí nghiệm trên phôi gà chứng minh rằng Hoàng liên có tác dụng đối với nhiều loại virus cúm khác nhau và virus Newcastle (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc Hoàng liên có tác dụng ức chế nhiều loại nấm. Nước sắc Hoàng liên và Berberine tương đối có tác dụng mạnh diệt Leptospira (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng chống ho gà: Kết quả nhiều nghiên cứu về tác dụng của Hoàng liên đối với ho gà có khác nhau. Một nghiên cứu cho thấy trong thí nghiệm tập trung Hoàng liên ức chế sự phát triển của Hemophilus pertussis cao hơn Streptomycine hoặc Chloramphenicol, ít nhất là thuốc có tác dụng lâm sàng.tuy nhiên, nghiên cứu khác trên heo Hà Lan, cho uống Hoàng liên thì lại không làm giảm tỉ lệ tử vong (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng hạ áp: Chích hoặc uống dịch chiết Berberine cho mèo, chó và thỏ đã được gây mê và chuột không gây mê thấy huyết áp giảm. Liều lượng bình thường, hiệu quả không kéo dài, liều lập lại cho kết quả không cao hơn. Hiệu quả này xẩy ra dù tác dụng trợ tim ảnh hưởng đến lượng máu tim gây nên bởi liều thuốc này. Huyết áp giảm dường như liên hệ với việc tăng dãn mạch, cüng như có sự gia tăng đồng bộ ở lách, thận và tay chân (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng nội tiết: Berberine cüng có tác dụng kháng Adrenaline. Thí dụ: đang khi Berberine làm hạ áp thì phản xạ tăng – hạ của Adrenalin giảm rất nhiều nhưng phụ hồi lại nhanh. Berberine cüng dung hòa sự rối loạn của Adrenaline và các hợp chất liên hệ (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng đối với hệ mật: Berberine có tác dụng lợi mật và có thể làm tăng việc tạo nên mật cüng như làm giảm độ dính của mật. Dùng Bebẻrine rất hiệu quả đối với những bệnh nhân viêm mật mạn tính (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Berberine dùng liều nhỏ có tác dụng kích thích vỏ não, trong khi đó, liều lớn lại tăng sự ức chế hoạt động của vỏ não (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng kháng viêm: Lịch sử nghiên cứu chất Granulomas gây ra bởi dầu cotton trên chuột nhắt cho thấy chất Berberine làm gia tăng đáp ứng kháng viêm của thể. Chất Ethanol chiết xuất của Hoàng liên có tác dụng kháng viêm khi cho vào tại chỗ, nó làm cho chất Granulomas co lại. Hiệu quả này giống như tác dụng của thuốc Butazolidin (Chinese Herbal Medicine).
Vị thuốc hoàng liên gai
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Tính vị
Hoàng liên gai có vị đắng, tính hàn
Quy kinh
Vào 3 kinh: tâm, tỳ, vị
Công dụng:
Hoàng liên gai được dùng làm thuốc chữa đi lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.
Hoàng liên gai ngâm rượu uống chữa những triệu chứng của huyết áp cao như hoa mắt, Nhức đầu, Chóng mặt, đau ngang lưng. Rượu hoàng liên gai ngậm chữa Đau răng.
Liều dùng:
Liều từ 2 - 12g. Có thể tẩm gừng hoặc tẩm với nước Ngô thù du để hạn chế tính lạnh của nó.
Dùng dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày uống 4-6g. Có thể tán bột mà uống. Còn dùng làm nguyên liệu chiết xuất becberin.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc hoàng liên gai
Chữa đi lỵ:
Hoàng liên gai 4g, nước 150ml, sắc uống trong ngày. Có thể thêm ít đường vào cho dễ uống.
Hoàng liên tán nhỏ 12g, uống mỗi lần 2g; ngày uống 2 lần. Có thể phối hợp với Mộc hương làm bột uống, hoặc phối hợp với Bạch đầu ông, Hoàng bá sắc nước uống
Chữa đau răng:
Hoàng liên gai 10g, rượu trắng 100ml. Ngâm trong 7-10 ngày. Chấm vào nơi răng đau.
Kích thích tiêu hoá: Bột Hoàng liên 0,5g, bột Đại hoàng 1g, bột Quế chi 0,75g. Các vị trộn đều, chia ba lần uống trong ngày.
Sốt cao mê sảng, cuồng loạn, sốt phát ban hoặc điên cuồng phá phách:
Hoàng liên, Đại hoàng, Chi tử, mỗi vị 8g, sắc uống.
Đau mắt đỏ, sưng húp, sợ chói, chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp mắt:
Hoàng liên, Dành dành, Hoa cúc, mỗi vị 8g, Bạc hà, Xuyên khung mỗi vị 4g, sắc lên xông hơi vào mắt, và uống lúc thuốc còn ấm, ngày 3 lần.
Hoặc dùng dung dịch Hoàng liên 5-30% làm thuốc nhỏ mắt.
Trẻ em tưa lưỡi, sưng lưỡi, viêm miệng, lở môi:
Hoàng liên mài hoặc sắc với mật ong bôi vào hay cho ngậm.
Tham khảo
Lưu ý khi dùng
Hoàng liên gai nếu dùng với liều lớn gây nôn, tổn thương đến dịch vị.
Người âm hư, phiền nhiệt, tỳ hư, tiết tả không dùng được.
HOÀNG ĐẰNG
Tên thường gọi: Hoàng đằng còn gọi là Nam hoàng liên, Dây vàng.
Tên tiếng Trung:黄藤
Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour.
Họ khoa học: thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.
Cây Hoàng Đằng
(Mô tả, hình ảnh cây Hoàng Đằng, phân bố, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Dây leo to có rễ và thân già màu vàng. Lá mọc so le, dài 9-20cm, rộng 4-10cm, cứng, nhẵn; phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt ngang, có ba gân chính rõ, cuống dài, hơi gần trong phiến, phình lên ở hai đầu. Hoa nhỏ, màu vàng lục, đơn tính, khác gốc, mọc thành chuỳ dài ở kẽ lá đã rụng, phân nhánh hai lần, dài 30-40cm. Hoa có lá đài hình tam giác; hoa đực có 6 nhị, chỉ nhị hơi hẹp và dài hơn bao phấn; hoa cái có 3 lá noãn. Quả hạch hình trái xoan, khi chín màu vàng.
Mùa hoa tháng 5-7.
Phân biệt
Một số tỉnh miền núi phía nam sử dụng thân cây Cyclea bicristata (Girff.) Diels., họ Tiết dê với tên gọi Hoàng đằng hay Hoàng đằng lá to. Cây này có thành phần hoá học, công dụng tương tự Hoàng đằng.
Phân bố và thu hái:
Cây của miền Đông Dương và Malaixia, mọc hoang ở ven rừng nơi ẩm mát vùng núi, gặp nhiều từ Nghệ An vào tới các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thu hái rễ và thân cây vào tháng 8-9, cạo sạch lớp bần bên ngoài, chặt từng đoạn, phơi khô hay sấy khô.
Bộ phận dùng:
Rễ và thân già - Radix et Caulis Fibraureae Tinctoriae
Thành phần hóa học:
Hoạt chất trong Hoàng đằng là alcaloid mà chất chính là palmatin 1-3,5% và một ít jatrorrhizin, columbamin và berberin.
Vị thuốc Hoàng đằng
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Hoàng đằng có vị đắng, tính lạnh
Quy kinh:
Vào Tỳ, Can, Phế.
Tác dụng:
Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Palmatin có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn đường ruột.
Công dụng:
Thường dùng chữa các loại sưng viêm, chữa đau mắt, sốt rét, Kiết lỵ, viêm ruột ỉa chảy, viêm tai, lở ngứa ngoài da và cũng dùng làm thuốc bổ đắng. Ngày dùng 6-12g sắc uống và nấu nước rửa ngoài. Còn dùng dưới dạng thuốc bột, thuốc viên hay thuốc nhỏ mắt.
Kiêng kỵ:
Tỳ Vị hư hàn, huyết lạnh không dùng.
Ứng dụng chữa bệnh của cây Hoàng đằng
Chữa viêm đường tiết niệu, viêm gam virus, viêm phế quản, bạch đới, viêm tai trong và hội chứng lỵ:
Hoàng đằng, Mộc thông, Huyết dụ, mỗi vị 10-12g, sắc uống.
Chữa Viêm tai có mủ:
Bột Hoàng đằng 20g trộn với phèn chua 10g, thổi dần vào tai ngày 2-3 lần.
Chữa Mắt sưng đỏ hoặc có màng:
Hoàng đằng 4g, phèn chua chút ít, tán nhỏ, chưng cách thuỷ gạn lấy nước trong mà nhỏ mắt. Hoặc dùng bột palmatin chlorhydrat pha chế thành thuốc nước để nhỏ mắt. Có khi người ta phối hợp Hoàng đằng với Hoàng liên nấu thành thuốc chữa đau mắt.
Chữa kiết lỵ:
Người ta còn dùng bột Hoàng đằng và cao Mức hoa trắng, hoặc phối hợp cao Hoàng đằng và cao Cỏ sữa lá lớn làm thuốc viên chữa kiết lỵ.
Chữa đau mắt sưng đỏ, chảy nước mắt:
Hoàng đằng 8g, Mật mông 9g, Cúc hoa, Kinh giới, Long đởm thảo, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi vị 4g, Cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang. Uống khoảng 3 - 5 thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Chữa kẻ chân viêm lở chảy nước ngứa:
Hoàng đằng 10-20g, Kha tử 10g, hai vị giả nhỏ sắc lấy nước đặc ngâm ngày 1 - 2 lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Chữa viêm ruột kiết lỵ:.
Hoàng đằng 14g, Cỏ sữa lá lớn 20g, lá mơ 20g sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Trẻ em người nóng da nổi mụn như cơm cháy.
Dùng Hoàng đằng nấu nước loãng tắm ngày 1 - 2 lần. (Kinh nghiệm Lương Y Uông Nhuyến).
Tham khảo:
Rễ cây Hoàng đằng được dùng trong nhiều thể viêm như đau mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm bàng quang, kiết lỵ, sốt nóng. Ngày 4-12g dạng thuốc sắc. Chữa viêm tai có mủ: Bột hoàng đằng (20g), trộn với phèn chua (10g), thổi vào tai.
HOÀNG LIÊN Ô RÔ
Tên khác
Còn gọi làthập đại công lao
Tên khoa họcMahonia nepalensis DC., họ Hoàng liên gai- Berberidaceae.
Cây Hoàng liên ô rô
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả thực vật:
Cây bụi hay gỗ nhỏ cao đến 5m, cành không có gai. Lá kép chân chim lẻ, mọc đối, dài 30cm, mang 11-25 lá chét không lông, cứng, dầu nhọn sắc, phía cuống tròn, dài 6-10cm, rộng 20-45mm, lúc non màu đỏ; mép có răng nhọn, mỗi bên 3-8 răng sắc ngắn dài 3-6mm; lá kèm nhọn nom như 2 gai nhỏ. Chuỳ hoa ở ngọn, phân cành ở phía dưới, nhiều hoa; lá bắc ngắn bằng 1/2 cuống hoa phụ; hoa màu vàng nhạt, lá đài 9 xếp thành 3 lớp, mỗi lớp 3; 6 phiến hoa có tuyến mật ở gốc, nhị 6, chỉ nhị có xúc ứng động; bầu hình nón, phình ở giữa. Quả mọng màu xanh lơ, hình cầu, to cỡ 1cm, chứa 3-5 hạt.
Phân bố:
Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, thường gặp ở ven rừng một số núi cao nhưPhăng xi păng, Bát Xát(Lào Cai).
Trồng trọt:
Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh (Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng xem phần phụ lục).
Bộ phận dùng, thu hái chế biến:
Lá, thân, rễ và quả. Quả thu hái vào mùa hạ. Thân lá rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.
Thành phần hoá học:
Thân lá chứa berberin hàm lượng 0,3-2,5%.
Liều dùng:
Dùng lá khô hay quả 8-12g sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Vị thuốc Hoàng liên ô rô
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - Qui kinh:
Vị đắng, tính hàn, quy kinh phế.
Công dụng:
Trừ ho, hạ nhiệt, bổ âm hư, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hoàng liên ô rô
Chữa viêm ruột ỉa chảy, viêm da dị ứng, viêm ganvàng da, mắt đau sưng đỏ
Rễ hay cây khô Hoàng liên ô rô 10-20g sắc uống.
Trị ung thư gan:
Hoàng liên ô rô 30g, Long quỳ, tức cây lu lu đực (Solanum nigrum) 30g. Dược liệu khô sắc uống ngày 1 thang, trị dùng dài ngày.
Ung thư mũi họng:
Hoàng liên ô rô 60g, thạch bì 40g, hạ khô thảo 45g, cam thảo 9g, sắc uống.
Ung thư phổi:
Hoàng liên ô rô 15g, thạch quyết minh 30g, toàn yết 6g, cương tàm 9g, câu đằng 9g, trư ương ương (Galium aparine) 30g, xà lục cốc (Amorphophallus konjac) 30g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 tháng.
MỎ QUẢ
Mỏ quạ, Vàng lồ, Hoàng lồ - Maclura cochinchinensis (Lour.) Corner (Vanieria cochinchinenssis Lour.), thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.
Mô tả: Cây bụi, sống tựa, có cành dài mềm, thân có nhựa mủ trắng như sữa. Vỏ thân màu xám có nhiều lỗ bì màu trắng. Thân và cành có nhiều gai cong quặp xuống trông như mỏ con quạ. Lá mọc so le, hình trứng thuôn, dài 3-8cm, rộng 2-3,5cm, gốc nhọn, nhẵn bóng ở mặt trên; cuống lá mảnh, có lông. Cụm hoa hình đầu, đơn tính, khác gốc, mọc ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả nạc hình cầu mềm hơi cụt ở đầu, khi chín màu vàng; hạt nhỏ.
Ra hoa tháng 4-5 có quả tháng 10-12.
Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Maclurae Cochinchinensis.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở các nước nhiệt đới Á châu, Ðông Phi châu, Úc châu. Ở nước ta, cây mọc hoang ở đồi núi, ven đường và được trồng làm hàng rào từ Lào Cai, Vĩnh Phú đến Quảng Trị, Lâm Ðồng và Ðồng Nai. Thu hái quanh năm, rửa sạch thái phiến, phơi khô dùng dần. Lá thu hái quanh năm, bỏ cuống, dùng tươi hoặc nấu cao.
Thành phần hóa học: Rễ và lá chứa flavonoid, tanin pyrocatechic và acid hữu cơ.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, tính hơi mát, có tác dụng hoạt huyết khư phong, thư cân hoạt lạc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc. Liều dùng: 12-40g dạng thuốc sắc. Cũng thường phối hợp với các vị thuốc khác. Lá có thể dùng cho tằm ăn và dùng chữa các vết thương phần mềm.
Ở Thái Lan, người ta còn dùng gỗ trị sốt mạn tính làm thuốc bổ và trị ỉa chảy.
Đơn thuốc:
1. Chữa lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu: Mỏ quạ 40g, Dây Rung rúc 30g, Bách bộ và Hoàng liên ô rô, mỗi vị 20g sắc uống.
2. Chữa kinh giản, lên cơn hằng ngày hay 3-4 ngày phát một lần: Dùng Mỏ quạ, hạt Cau, Thảo quả, mỗi vị 20g sắc uống (theo Hoạt nhân toát yếu).
3. Chữa vết thương phần mềm (theo kinh nghiệm của cụ lang Long ở Hải Hưng): lá Mỏ quạ tươi, lấy về rửa sạch bỏ cuống, giã nhỏ đắp vào vết thương. Mỗi ngày dùng lá Trầu không nấu nước, pha thêm một cục phèn 8g hoà tan rửa vết thương, rồi đắp thuốc mới, độ 3-5 ngày là khỏi. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp hai bên dính lại ngày làm một lần. Nếu vết thương thịt chậm đầy, lâu kéo miệng thì dùng lá Mỏ quạ tươi với lá Bòng bong, hai vị bằng nhau giã đắp và thay thuốc sau khi rửa vết thương mỗi ngày một lần như trên. Sau 3-4 ngày thì giã thêm lá Hàn the, ba thứ bằng nhau giã đắp và thay thuốc 3 ngày một lần để vết thương mau lên da non và gom miệng.
Sau 2-3 lần băng với ba vị thuốc trên, dùng thuốc bột chế với phấn cây Cau (sao khô) 20g, phấn cây Chè (sao khô) 16g, Bồ hóng 8g, Phèn phi 4g tán rắc vết thương rồi để yên cho đóng vẩy và róc thì thôi.
NHUNG HƯƠU
Tên khác:
Tên thường gọi: Vị thuốc Nhung hươu còn gọi Ban long châu(Đạm Liêu Phương), Hoàng mao nhung, Huyết nhung, Quan lộc nhung(Đông Dược Học Thiết Yếu)
Lộc nhung hay Mê nhung gọi thông thường là Nhung hươu, Nhung nai (Cornu cervi parvum) là sừng non của con Hươu đực (Lộc) (Cerrvus nippon Temminck) hoặc con Nai (Mê) (Cervus unicolor Cuy), được chế biến thành.
Cả hai con đều thuộc nghành động vật có xương sống (Vertebrata), lớp có vú (Mammalia), bộ Guốc chaün Artiodactyla, họ Hươu (Cervidae).
Con hươu
(Mô tả, hình ảnh con hươu, phân bố, thu bắt, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Hươu thuộc loài động vật có vụ, họ nhai lại. Thức ăn chính của hươu là các loại cỏ. Loài hươu sống ở nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết các loại hươu, nai đều có sừng, mọc và rụng theo năm. Môi trường sống thích hợp là trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cây, cỏ non… Ban ngày nai thường tìm nơi nên tĩnh, kín đáo và an toàn để ngủ, nghỉ… ban đêm tìm kiếm thức ăn và những hoạt động khác…
Bộ phận dùng làm thuốc: Sừng non (lộc nhung) của hươu
Thu bắt, chế biến:
Vào mùa xuân lộc nhung nhú lên, khi đạt độ dài, kích thước tiêu chuẩn sẽ được cắt về.(nhung hươu)
Trường hợp lấy sừng: thường đợi cho đến khi sừng già, tự rụng rồi mới nhặt về. (Gạc hươu)
Nhung hươu nai là sừng của hươu đực hay nai đực. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn). Huyết nhung và nhung yên ngựa là quí nhất. Nhung cắt xong cần chế biến ngay, để lâu sẽ thối rữa.
Thành phần hóa học
Người ta đã phân tích được thành phần hóa học của nhung hươu nai, gồm canxi cacbonat, canxi phosphas, chất keo, protid, kích tố (testosteron, pentocrin...), acid amin (hơn 17 loại).
Tác dụng dược lý
Kết quả nghiên cứu dược lý chứng minh thuốc có tác dụng cường tráng, làm giảm mệt mỏi, nâng cao hiệu lực công tác, cải thiện giấc ngủ, tăng thèm ăn, cải thiện trạng thái suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa đạm, cải thiện trạng thái chuyển hóa năng lượng thấp làm cho chuột chịu đựng tốt hơn ở môi trường nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp.
Thuốc có tác dụng nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, làm tăng hồng huyết cầu, huyết sắc tố và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu.
Thuốc có tác dụng làm tăng lưu lượng máu động mạch vành của tim chuột lớn cô lập, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, cường tim. Trên thực nghiệm, nhận xét thuốc còn có tác dụng phòng trị nhịp tim không đều, tăng nhanh sự hồi phục huyết áp thấp do mất máu cấp.
Polysaccharide của Lộc nhung có tác dụng chống lóet rõ đối với mô hình gây lóet bằng acid acetic hoặc thắt môn vị.
Có tác dụng như kích tố sinh dục làm tăng cân nặng nhanh và chiều cao của động vật con thí nghiệm và tử cung vật cái phát triển, tăng nhanh sự hồi phục của xương gãy và vết thương chóng lành.
Thuốc không độc, dùng bơm dạ dày thuốc đến 40g/kg vẫn không gây chết. Không đo được liều độc cấp LD50. Tác dụng phụ thường là rối loạn tiêu hóa, da đỏ ngứa, chu kỳ sinh kéo dài.
Vị thuốc nhung hươu
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị
Vị ngọt, mặn, ôn, không độc.
Quy kinh:
Vào kinh can thận
Tác dụng chủ trị:
+ Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).
+ Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).
+ Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận).
+Bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa TửBản Thảo).
+ Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ... Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nướcđậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặcăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).
+ Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).
Liều dùng:
Lộc nhung không cho vào thuốc sắc, chỉ tán nhỏ, hòa uống riêng từ 1,2 - 4g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nhung hươu
Trị tinh huyết suy kiệt, sắc mặt đen sạm, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lưng đau, gối mỏi, tiểu đục, trên táo dưới hàn:
Lộc nhung, Đương quy (đều tẩy rượu). Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g lúc đói với nướccơm (Hắc Hoàn - Tế Sinh Phương).
Trị tinh huyết đều khô, doanh vệ hao tổn, sốt về chiều, tự ra mồ hôi, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi, các loại hư yếu:
Lộc nhung (chưng rượu), Phụ tử (bào) đều 40g.Tán bột. Chia làm 4 phần. Thêm Sinh khương 10 lát, sắc uống ấm(Nhung Phụ Thang - Thế Y Đắc Hiệu Phương).
Trị hư yếu, liệt dương, da mặt không tươi, tiểu nhiều, không muốn ăn uống:
Lộc nhung 20-40g. Ngâm rượu 7 ngày, uống dần (Lộc Nhung Tửu - Phổ Tế Phương).
Trị Thận dương bất túc, tinh khí hao tổn gây nên liệt dương, Di tinh, hoạt tinh, tiết tinh, lưng đau, gối mỏi, đầu váng, tai ù:
Lộc nhung, Nhân sâm, Thục địa, Câu kỷ tử, Phụ tử. Làmthành hoàn, uống (Sâm Nhung Vệ Sinh Hoàn - Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Trị phụ nữ bị băng lậu, vô sinhdo dương hỏa suy:
Lộc nhung 40g, Thục địa 80g, Nhục thung dung 40g, Ô tặc cốt 40g. Tán bột. Ngày uống 8-12g. (Lộc Nhung Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phụ nữ bị băng lậu:
Lộc nhung 1g, A giao, Đương quy đều 12g, Ô tặc cốt 20g, Bồ hoàng 6g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị liệt dương, tiểu nhiều:
Lộc nhung, sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 0,8g-1,2g với nước sắc 20g Dâm dương hoắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Kiêng kỵ:
+ Bỗng nhiên bị tê dại, không dùng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Thận hư có hỏa: không nên dùng. Thượng tiêu có đờm nhiệt hoặcVị (dạ dầy) có hỏa: không dùng. Phàm thổ huyết, hạ huyết, âm hư hỏa tích: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Người âm hư hỏa vượng: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trong người có thực nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Nhung hươu tốt cho trường hợp nào?
Sách Bản kinh: " chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản, ích khí cường chí, sinh xỉ bất lão".
Sách Danh y biệt lục: " liệu hư lao, gầy yếu, chân tay đau mỏi, đau vùng thắt lưng, tiểu nhiều, hoạt tinh, tiểu có máu, phá ứ huyết ở bụng, tán thạch lâm (sỏi đường niệu), ung nhọt, sưng phù, cốt trung nhiệt thư, dưỡng cốt an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ".
Sách Dược tính bản thảo: " chủ bổ nam giới: vùng thắt lưng và thận hư lạnh, chân gối yếu, mộng tinh; nữ giới: băng trung lậu huyết. chủ trị xích bạch đới hạ".
Sách Bản thảo cương mục quyển 51: " sinh tinh bổ tủy, dưỡng huyết ích dương, cường cân kiện cốt. Trị các chứng hư tổn, tai điếc, mắt mờ, huyễn vựng, hư lî".
Ngoài ra, các sách thuốc cổ cũng ghi chép các bộ phận khác của Hươu Nai cũng có tác dụng bổ dỡng cơ thể như:
Sách Bản thảo cương mục ghi: " toàn thân con Hươu đều bổ dưỡng cho người, nấu chưng, sấy khô, ngâm rượu uống đều tốt".
Về máu Lộc: Lý thời Trân trong quyển Bản thảo cương mục viết: Đại bổ hư tổn, ích tinh huyết, giải ôn độc, dược độc, dùng tốt đối với các chứng hư tổn yêu thống, tâm quí thất miên, phế nuy thổ huyết, băng trung đới hạ".
Về tủy lộc: là tủy xương hoặc tủy sống của Mai hoa lộc hoặc Mã lộc.
Sách Danh y biệt lục: " trượng phu, nử tử thương trung tuyệt mạch, cân cấp thống, khái nghịch, dùng rượu hòa uống".
Sách Bản thảo cương mục: " lấy não và tủy sống của Lộc nấu thành cao, mỗi ngày một lạng gia mật 2 lạng luyện đều bỏ hũ sành bịt kín dùng làm thuốc tư bổ rất tốt.
Về thận của Lộc: thận của Lộc tức Ngọc hành tinh của con hươu đực.
Sách Danh y biệt lục: " bổ trung yên ngũ tạng, tráng dương khí, ngâm rượu hoặc nấu cháo gạo mà ăn. Chủ trị chứng thận hư yêu thống, ù tai, liệt dương và bào cung lạnh vô sinh".
Về bào thai của Lộc: tức bào thai con và rau thai của Mai hoa lộc hoặc Mã lộc.
Sách Bản thảo tân biên: " thai Lộc bổ dưỡng chân khí (thiện chân) là thuốc tốt đẻ tu ích thiếu hỏa. Thuốc bổ hạ nguyên, điều kinh sinh con. Trị huyết hư sinh tổn, băng lậu đới hạ, cho vào thuốc hoàn tán hoặc nấu cao uống".
Nhận biết nhung hươu thật
Để nhận biết nhung thật, sơ bộ có thể xem chỗ mặt cắt. Mặt cắt nhung thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh, vị mặn.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:173.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh