Lamborghini Huracán LP 610-4 t
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
HOÀNG BÁ
Tên khác:
Tên thường gọi: Hoàng bá, Nghiệt Bì(Thương Hàn Luận),Nghiệt Mộc(Bản Kinh), Hoàng Nghiệt(Bản Thảo Kinh Tập Chú), Sơn Đồ(Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:Phellodendron chinensis Schneid.
Họ khoa học:Thuộc họ Cam (Rutaceae).
Cây hoàng bá
( Mô tả, hình ảnh cây hoàng bá, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả
Hoàng bá là cây thuốc quý. Dạng cây gỗ cao 15m hay hơn, phân cành nhiều. Vỏ thân dày có màu vàng ở mặt trong, vị đắng. Lá kép lông chim lẻ, gồm 5 - 13 lá chét. Hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành chùy ở đầu cành. Quả hình cầu, khi chín màu tím đen, có 2 - 5 hạt.
Phần dùng làm thuốc:Vỏ cây khô (Cortex Phellodendri). Lựa loại vỏ dầy, mầu vàng tươi, sạch lớp bẩn ở ngoài là tốt.
Mô tả dược liệu: vị thuốc hoàng bá
Mảnh thuốc hơi cong, cạnh không đều, dài rộng không nhất định, dầy 0,4-0,8cm. Mặt ngoài mầu vàng thẫm, vàng nâu hoặc nâu vàng nhạt, có những cạnh và rãnh dọc, những chấm nhỏ mầu nâu. Bên trong mầu vàng hoặc vàng xám.ấtttt nhẹ, dễ bẻ gấy, mảnh bẻ gẫy chia thành từng lớp, có sợi mầu vàng tươi. Hơi có mùi, vị rất đắng, nhấm thấy có chất dính và trơn (Dược Tài Học). Đây là vị thuốc quý.
Bào chế:
+ Hoàng bá tính hàn mà chìm, dùng sống thì tả thực hỏa, dùng chín khỏi hại tới dạ dày, chế với rượu trị bệnh ở thượng tiêu, chế với nước trị bệnh ở hạ tiêu, chế với mật trị bệnh ở giữa (Bản Thảo Cương Mục).
+ Rửa sạch, vớt ra, ủ mềm, xắt thành sợi, phơi khô (Dược Tài Học).
+ Cạo gọt bỏ lớp vỏ thô, thái phiến, dùng sống hoặc chế với rượu, hoặc chế Gừng, hoặc sao đen thành than, hoặc tán nhỏ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Diêm Hoàng Bá: Xắt thành sợi xong, tẩm nước muối cho ướt đều[50kg Hoàng bá, dùng 1,4kg Muối, pha nước vừa đủ], dùng lửa nhỏ sao gìa, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).
+ Tửu Hoàng bá: Hoàng bá xắt thành sợi xong tẩm với rượu (100âkg Hoàng bá, 10kg Rượu), trộn đều, dùng lửa nhỏ sao qua, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).
+ Hoàng Bá Thán: Hoàng bá xắt thành sợi xong, cho vào sao to lửa thành mầu đen xám nhưng còn tồn tính, phun nước cho ướt rồi bẻ ra, phơi khô (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, đậy kín. Tránh ẩm thấp, phòng sâu mọc và biến màu.
Thành phần hóa học:
+ Berberine, Jatorrhizine, Magnoflorine, Phellodendrine, Candicine, Palmatine, Menisperine, Obacunone, Obaculactone, Dictamnoide, Obacunóic acid, Lumicaeruleic acid, 7-Dehydrostigmasterol, b-Sistosterol, Campesterol (Trung Dược Học).
+ Berberine, Phellodendrine, Magnoflorine, Jatrorrhizine, Palmatine, Cancidine (Quốc Hữu Thuận – Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1962, 82: 611; 1961, 81: 1370).
+ Hyspiol B (Bhandarin P và cộng sự – Agust J Chem, 1988, 41 (11): 1977).
+ Phellamurinm 10%, Amurensin 1% (Hesagawa M và cộng sự Chem Soc 1953, 75: 5507).
+ Dihydrophelloside, Phelloside (Shevchuk O I và cộng sự Khim Prir Pharmacol 1969, 21 (2): 181).
+ Herculin (Bhandari P và cộng sự, Aust J Chem 1988, 41 (11): 1777).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: Cao cồn vỏ cây hoàng bá cótác dụng kháng khuẩn đốivới nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm, trong đó có trực khuẩn lao. Hợp chất lacton trong hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương và gây hạ đường huyết ở thỏ bình thường. Ở thỏ đã cắt bỏ tuyến tụy, không thể hiện tác dụng này.
Berberin có tác dụng tăng tiết mật vầ có ích trong điều trị giai đoạn mạn tính của các bệnh viêm túi mật với rối loạn vận động đường dẫn mật, viêm túi mật do sỏi mật, viêm gan- túi mật, có biến chứng của viêm ống mật. Nó ít tác dụng trong viêm túi mật cấp tính (Trung Dược Học).
+ Dịch chiết toàn phần của Hoàng bá làm vỡ đơn bào Entamoeba histolytica, còn Berberin làm đơn bào co thần kinh (Trung Dược Học).
+ Nước sắc hoàng bá có tác dụng chống Entameoba histolytica trong ống nghiệm ở nồng độ l: 16 và Berberin có tác dụng rõ rệt ở nồng độ l: 200. Alcaloid toàn phần của Hoàng bá chứa Berberin với hàm lượng lớn nhất, ức chế trong ống nghiệm các vi khuẩn và nấm Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Candida albicans,Salmeonella typhi, Shigella shigae, Sh. flexneri, phế cầu, trực khuẩn lao, tụ cầu vàng,. liên cầu khuẩn (Trung Dược Học).
+ Hoàng bá có tác dụng lợi tiểu và ức chế hoạt tính gây co thắt co trơn của histamin và Acetylcholin. Hoàng bá đã được kết hợpvới các thuốc hóa dược trong điều trị viêm ruột kết mạn tính đạt kết quả tốt. Một bài thuốc trong có hoàng bá dã được điều trị tiêu chảy trẻ em đạt tỷ lệ khỏi và đỡ 95%. Viên Berberin đã được áp dụng điều trị lỵ trực khuẩn trên 80 bệnh nhân (30 nhiễm Shigella flexneri, 15 nhiễm Sh. Shigae và 8 nhiễm các Shigella khác) . Tỷ lệ khỏi đạt 93% (Trung Dược Học).
+ Hoàng bá còn được áp dụng trong công thức kết hợp để điều trị viêm loét cổ tử cung và lộ tuyến trên 360 bệnh nhân đạt tỉ lệ khỏi và đỡ 96%. Thuốc có tác dụng khángkhuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch và giúp sự tái tạo tổ chức ở nơi tổn thương cổ tửcung được nhanh hơn (Trung Dược Học).
+ Viên berberin đặt vào âm đạo để điều trị nấm âm đạo trên 60 bệnh nhân, đạt tỷ lệ khỏi thấp 26,7%. Thuốc ít gây dị ứng (Trung Dược Học).
+ Nước sắc hoặc cao cồn 100% có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, phẩy khuẩn tả, các trực khuẩn than, bạch hầu, lỵ, mủ xanh) thương hàn và phó thương hàn, liên cầu khuẩn. Mức độ tác dụng hơi kém hơn so với Hoàng liên (Chinese HerbalMedicine).
+ Berberin tác dụng trong ống nghiệm đối với llên cầu khuẩn ở nồng độ 1: 20.000, với trực khuẩn bạch hầu ở nồng độ 1: 10.000, với tụ cầu khuẩn ở nồng độ 1: 7.000, với trực khuẩn lỵ Shiga ở nồng độ 1: 3.000, đối với trực khuẩn lỵ Flexheri: trực khuẩn thương hàn và phó thương hăn ở nồng độ 1: 100.
+ Nước sắc Hoàng Bá ức chế sự phát triển các nấm da trong ống nghiệm (Chinese HerbalMedicine).
+ Hòa 1ml dung dịch bão hòa Berberin với 0,5ml dung dịch 1% máu người. Sau 2 giờ, hồng cầu bị tan hoàn toàn, bạch cầu còn lại một ít, các tiểu cầu còn nguyên vẹn. Có thể dùng dung dịch 0,25% Berberin để pha loăng máu trong việc đếm tiểu cầu.
Số liệu hơi cao hơn so với dung dịch pha loãng máu thông thường (Chinese HerbalMedicine).
+ Tiêm tĩnh mạch 10ml dung dịch bão hòa Berberin cho thỏ, không thấy biểu hiện độc. Tiêm dưới da lml gây chết chuột nhắt, khi giải phẫu thấy các phủ tạng xung huyết, các hồng cầu bị tan (Chinese HerbalMedicine).
+ Nhỏ dung dịch 0,5% Berberin vào mắt thỏ, cách nửa giờ nhỏ một lần, làm giảm viêm xung huyết giác mạc gây nên bởi dung dịch 0,05% Nitrat bạc. Nhỏ dung dịch này mỗi ngày một lần vào tai có thể chữa viêm tai giữa cho thỏ (Trung Dược Học).
+ Chích vào phúc mạc chuột nhắt 0,5ml dung dịch 0,5% Berberin trộn lẫn với trực khuẩn phó thương hàn, sau đó cho chuột uống Berberin nhiều lần, có thể .bảo vệ chuột không chết (Chinese HerbalMedicine).
+ Cao Hoàng bá, chích vào phúc mạc cho mèo đã gây mê, có tác dụng giảm huyết áp, nhịp tim không thay đổi (Chinese HerbalMedicine).
+ Ức chế thần kinh trung ương: cho thuốc ngoài đường tiêu hóa, nó có tác dụng gây trấn tĩnh và giảm sốt (Chinese HerbalMedicine).
+ Chống co thắt cơ trơn trên tử cung và ruột cô lập (Chinese HerbalMedicine).
+ Chống loét dạ dày và kiện vị:tác dụng giảm tiết dịch vị khi tiêm Berberin dưới da. Có thể dùng Berberin để điều trị chảy máu dạ dày, loét dạ dày và để giảm tiết dịch vị (Chinese HerbalMedicine).
+ Tác dụng kháng khuẩn trong ống nghiệm rõ rệt đối với nhiễm vi khuẩn gram âm và gram dương (Chinese HerbalMedicine).
+ Chống tiêu chảy, giảm tiết các thành phần muối và nước ở ruột non (Chinese HerbalMedicine).
+ Giảm huyết áp: Berberin tiêm dưới da hoặc cao nước Hoàng bá tiêm tInh mạch có tác dụng hạ áp, do kích thích các thụ thểb - Adrenergic và ức chế các thụ thể a - Adrenergic (Chinese HerbalMedicine).
+ Tác dụng chống viêm khá mạnh (Chinese HerbalMedicine).
Vị thuốc hoàng bá -Vị thuốc quý
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay (Trân Châu Nang).
+ Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Là thuốc củakinh túc Thái âm Tỳ, dẫn thuốc vào kinhtúc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Là thuốc củakinh túc Thiếu âm Thận, thủ Quyết âm Tâm bào; Dẫn thuốc vào kinh túc Thái dương Bàng quang (Y Học Nhập Môn).
+ Vào kinh túc Thiếu âm thận, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Thận, Bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Thận và Bàng Quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Chỉ tiết lỵ, an tử lậu, hạ xích bạch (Bản Kinh).
+ An Tâm, trừ lao (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Tả hỏa ở thận kinh, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị ngũ tạng, trường vị có nhiệt kết, hoàng đản, trĩ (Bản Kinh).
+ Trị Thận thủy, Bàng quang bất túc, các chứng nuy quyết, lưng đau, chân yếu (Trân Châu Nang).
+ Trị nhiệt lỵ, tiêu chảy, tiêu khát,hoàng đản, mộng tinh, Di tinh, tiểu ra máu, xích bạch đới hạ, cốt chưng, lao nhiệt, mắt đỏ, mắt sưng đau, lưỡi lở loét, mụn nhọt độc (Trung Dược Đại Từ Điển).
Cách dùng:
Rưả sạch ủ mềm, thái mỏng phơi khô (dùng sống), tẩm rượu sao vàng, hoặc sao cháy hay sao với nước muối, hoặc tán bột đắp bên ngoài.
a) Dùng sống: Trị nhiệt lỵ, đi tả, lâm lậu, hoàng đản, xích bạch đới.
b) Tẩm rượu sao: Trị mắt đau, miệng lở loét.
c) Sao cháy: Lương huyết, chỉ huyết.
d) Sao nước muối: Vào kinh Thận.
Liều dùng:
+ Ngày dùng 6 - 16g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Tùy trường hợp, dùng sống, sao cháy hoặc tẩm rượu sao. Thường dùng Hoàng bá phối hợp với các vị thuốc khác. Còn dùng Berberin chiết xuất tinh khiết.
+ Dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt, vết thương.
Kiêng kỵ:
+ Sợ Can tất (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Không có hỏa: kiêng dùng (DượcLung Tiểu Phẩm).
+ Tỳ vị tiêu hóa không tốt, tiêu chảy do hư hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tiêu chảy do Tỳ hư, Vị yếu, ăn ít: kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hoàng bá
Trị trẻ nhỏ lưỡi sưng:
Hoàng bá, gĩa nát, trộn với Khổ trúc lịch, chấm trên lưỡi (Thiên Kim phương).
Trị họng sưng đột ngột, ăn uống không thông:
Hoàng bá tán bột trộn giấm đắp lên nơi sưng (Trửu Hậu phương).
Trịtrúng độc do ăn thịt súc vật chết:
Hoàng bá, tán bột,uống 12g. Nếu chưa đỡ uống tiếp (Trửu Hậu phương).
Trịmiệng lưỡi lở loét:
Hoàng bá cắt nhỏ, ngậm. Có thể nuốt nước hoặc nhổ đi (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị sốt nóng, người gầy yếu, đau mắt, nhức đầu, ù tai, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết:
Hoàng bá 40g, Thục địa 320g, Sơn thù 160g, Sơn dược 160g, Phục linh 120g,Đơn bì 120g, Trạch tả 120g, Tri mẫu 40g (Tri Bá Bát Vị Hoàn – Ngoại Đài Bí Yếu)
Trị phế ủng tắc, trong mũi có nhọt:
Hoàng nghiệt, Binh lang. Lượng bằng nhau, tán bột. Trộn với mỡ heo, bôi (Thánh Huệ phương).
Trị tỵ cam:
Hoàng bá 80g, ngâm với nước lạnh một đêm, vắt lấy nước uống (Thánh Huệ phương).
Trị hoàng đản, phát bối, đố nhũ:
Hoàng nghiệt, tán nhuyễn. Trộn với Kê tử bạch (tròng trắng trứng), đắp, hễ khô là khỏi (Bổ Khuyết Trửu Hậu phương).
Trị thương hàn thời khí, ôn bệnh độc công xuống tay chân xưng đau muốn gẫy, còn trị độc công kích vào âm hộ sưng đau:
Hoàng bá 5 cân, cạo nhỏ, sắc với 3 đấu nước, nấu cho cao lại mà rửa (Thương Hàn Loại Yếu).
Trị nôn ra máu:
Hoàng bá ngâm với mật, sao khô, gĩa nát. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Mạch đông thì có hiệu quả (Kinh Nghiệm phương).
Trị ung thư, phát bối, tuyến vú mới sưng hơi ẩm đỏ:
Hoàng bá tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà bôi vào (Mai Sư phương).
Trị nhiệt quá sinh ra thổ huyết:
Hoàng bá 80g, sao với mật, tán bột. Mỗilần uống 8g với nước gạo nếp (Giản Yếu Tế Chúng phương).
Trị trẻ nhỏ tiêu chảy do nhiệt:
Hoàng bá sấy khô, tán bột, trộn với nước cơm loãng làm viên, to bằng hạt thóc. Mỗi lần uống 10 viên với nước cơm (Thập Toàn Bác Cứu phương).
Trị nhiệt bệnh do thương hàn làm lở miệng:
Hoàng bá ngâm mật Ong một đêm, nếu người bệnh chỉ muốn uống nước lạnh thì ngậm nước cốt ấy thật lâu, nếu nôn ra thì ngậm tiếp, nếu có nóng trong ngực, có lở loét thì uống 5,3 hớp cũng tốt (Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).
Trị cam miệng lở, miệng hôi:
Hoàng bá 20g, Đồng lục 8g, tán bột, xức vào, đừng nuốt (Lục Vân Tán - Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).
Trị ung thư (mụn nhọt), nhọt độc:
Hoàng bá bài (sao), Xuyên ô đầu (nướng). Lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, đắp vào vết thương, chừa đầu vết thương ra, rối lấy nước gạo rưới vào cho ướt thuốc (Tần Hồ Tập Giản phương).
Trị trẻ nhỏ rốn lở loét không lành miệng:
Hoàng bá, tán nhuyễn, rắc vào (Tử Mẫu Bí lục).
Trị có thai mà bị xích bạch lỵ, ngày đêm đi 30-40 lần:
Hoàng Bá lấy vỏ ở gốc có màu thật vàng và dày, sao đen với mật, tán bột. Dùng củ Tỏi lớn nước chín bỏ vỏ, gĩa nát, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, với nước cơm, ngày 3 lần rất thần hiệu (Phụ Nhân Lương phương).
Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, Di tinhcủa nam giới:
Hoàng bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, tán bột, luyện mật làm viên, to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 100 viên với rượu nóng lúc đói. Vị hoàng bá đắng mà giáng hỏa, Cáp phấn mặn mà bổ Thận (Chân Châu Phấn Hoàn - Khiết Cổ Gia Trân).
Trị Di tinh, mộng tinh do tích nhiệt, hồi hộp, hoảng hốt, là trong ngực có nhiệt:
Nên dùng ‘Thanh Tâm Hoàn’ làm chủ, dùng bột Hoàng bá 40g, Phiến não 4g, luyện với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗilần uống 15 viên với nước sắc Mạch môn (Bản Sự phương).
Trị trên đầu lở độc, lông tóc quăn lại, mới đầu như quả nho, đau chịu không nổi:
Hoàng bá 40g, Nhũ hương 10g, tán bột. Hoè hoa sắc lấy nước,trộn thuốc bột làm thành làm bánh, đắp trên chỗ lở (Phổ Tế phương).
Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hoặc mùa đông thường ngồi ở cửa lâu ngày, hỏa khí nhập vào bên trong, làm 2 đùi sinh lở, nước chảy rỉ rả:
Dùng bột Hoàng bá xức vào. Ngày xưa có một phụ nữ bị chứng này người ta không biết trị gì, dùng nó thì lành (Y Thuyết).
Sinh cơ nhục lên da non:
Dùng bột Hoàng bá với bột Miến xức vào (Tuyên Minh phương).
Trị trẻ nhỏ lở loét, nửa người không khô:
Hoàng bá, tán nhuyễn. Thêm ít Khô phàn, xoa (Giản Tiện Đơn phương).
Trị Di tinh, đái đục:
Hoàng bá (sao) 640g, Mẫu lệ (nung) 640g. tánn nhỏ, trộn với nước làm thành viên. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần (Y Phương Hải Hội).
Trị phong hủi:
Hoàng bá sao rượu, Bồ kết (gai) đốt thành than, tán nhỏ, trộn đều uống với rượu. Kết hợp với dầu Đại phong tử hòa với rượu, để bôi bên ngoài (Y Phương Hải Hội).
Trị trẻ nhỏ tiêu chảy do nhiệt, tiêu tóe ra nước, hoặc phân giống hoa cà hoa cải, phân lẫn máu, hoặc có sốt, khát nước, nước tiểu đỏ:
Vỏ Hoàng bá, tán nhỏ, uống với nước cơm mỗi lần 2 - 3g, ngày 4 - 5 lần (Nam Dược Thần Hiệu).
Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, Di tinhcủa nam giới:
Hoàng bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, Tri mẫu (sao), Mẫu lệ (nung), Sơn dược (sao), các vị bằng nhau. Tán bột trộn vớihồ làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 80 viên với nước muối (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị chi dưới bị thấp nhiệt, phù thũng và yếu:
Phối hợp với Ý dĩ, Thương truật (Trung Dược Học).
Trị lỵ, tiêu chảy:
Phối hợp với Hoàng liên, Bạch đầu ông (Trung Dược Học).
Trị hoàng đản:
Phối hợp với Đại hoàng, Câu kỷ tử (Trung Dược Học).
Trị khí hư:
Phối hợp với Cương tằm(sao) (Trung Dược Học).
Trị tiểu không thông, đường tiểu nóng, đau:
Phối hợp với Tri mẫu, Nhục quế (Trung Dược Học).
Trị trẻ nhỏ tiêu chảy:
Hoàng bá 125g, Ngũ vị tử 42,5g, Ngũ bội tử 37,5g, Bạch phàn 25g. Tán bột mịn, rây nhỏ, đóng gói, mỗi gói 5g (Dược Liệu Việt Nam).
Trị gan viêm cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, táo bón, nước tiểu đỏ:
Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng hay Chút chít, Nọc sởi, mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang (Dược Liệu Việt Nam).
Tăng cường tiêu hóa, trị hoàng đản do viêm đường mật:
Hoàng bá 14g, Chi tử 14g, Cam thảo 6g. Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
Trị lỵ ở phụ nữ có thai:
Hoàng bá tẩm mật, sao cháy, tán nhỏ. Tỏi nướng chín, bóc vỏ, gĩa nát. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau, rồi viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 - 40 viên (Dược Liệu Việt Nam).
Trị sốt xuất huyết:
Hoàng bá, Ngưu tất, Tri mẫu, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Hạt muồng (sao), Đan sâm, Đơn bì, Xích thược, Cỏ nhọ nồi, Trắc bá (sao), Huyết dụ, mỗi vị 10 - 16g. Sắc uống ngày một thang (Dược Liệu Việt Nam).
Trị sốt cơn về chiều, mồ hôi trộm, khát, nhức đầu, tai ù, Di tinh, mộng tinh, nước tiểu vàng, tiểu đục, sưng tinh hoàn, âm đạo viêm, hỏa bốc lên gây nên mắt đỏ, họng viêm, miệng lở:
Hoàng bá, Quyết minh (sao), mỗi vị 12g, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Mộc thông, Trạch tả, mỗi vị 10g. Sắc uống (Dược Liệu Việt Nam).
Trị huyết áp cao với các triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, ứ trệ máu ở các mạch ngoại vi, nước da xanh tím, ngón chân, ngón tay tê:
Hoàng bá, Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử, Đương qui, Sinh địa, Mạch môn, Long đởm, Thạch cao, mỗi vị 31g, Ngưu tất 25g, Lô hội, Đại hoàng, Hà thủ ô đỏ, mỗi vị 15,5g; Tri mẫu 10g, Vân mộc hương 6g, Xạ hương 1,5g. Tán bột, cho thêm mật ong, làm thành viên 0,5g. Uống mỗi lần 4 viên, ngày 3 lần. Nên ăn thức ăn có gừng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị suy nhược tinh thần với các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất ngủ:
Hoàng bá 10g, Toan táo nhân 25g, Đương quy, Phục linh, Sinh địa, Câu kỷ tử, Cúc hoa, mỗi vị 20g; Viễn chí, Mạch môn, Bạch truật, Tục tùy tử, mổi vị 15g; Xuyên khung, Nhân sâm, mỗi vị 10g. Sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trẻ nhỏ lỵ do nhiệt, tiêu ra máu:
Hoàng bá 20g, Xích thược16g. tán bột, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Mè. Mỗi lần uống 10-12 viên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trẻ nhỏ bị bạch lỵ, bụng đầy, bụng đau âm ỉ:
Hoàng bá 40g, Đương quy 40g. tán bột, trộn với Tỏi nướng, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-7 viên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đới hạ xuống màu vàng, trùng roi âm đạo, âm đạo ngứa:
Hoàng bá 12g, Sơn dược 16g, Bạch quả 12g. Sắc uống (Di Hoàng Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham Khảo:
Lưu ý khi dùng hoàng bá
+ Hoàng bá bẩm thụ được khí chí âm cho nên tính của nó mát mẻ, thanh cao vậy (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Hoàng bá người xưa vẫn dùng chung với Tri mẫuhợp với bài Lục Vị, gọi là Tri Bá Bát Vị Hoàn. Có khi lại dùng Tri mẫu, Hoàng bá, mỗi thứ 40g, tẩm rượu cho thấm rồi bồi khô, tán bột. Lại thêm Quế vào nữa, gọi là Tư Thận Hoàn, có thể giúp cho chân âm, đó cũng chỉ là 1 thuyết vậy thôi, thế mà thiên hạ lấy làm hấp dẫn mà tôn sùng dùng nó rất nhiều (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Hoàng bá tính hàn mà trầm, dùng sống thì tả thực hỏa; Dùng chín không hại dạ dầy; Chế với rượu trị bệnh ở thượng tiêu; Chế với nước trị bệnh ở hạ tiêu; Chế với mật trị bệnh ở trung tiêu (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hoàng bá vị đắng tính lạnh, trầm mà giáng xuống là thuốc dẫn vào kinh túc thiếu âm, túc thái dương, nó làm mát xuống cho hỏa của long lôi, tư nhuận cho sự khô kiệt của thận thủy, sơ thông được chứng bí tiểu tiện, khử sưng húp ở hạ tiêu, hễ mắt đỏ tai ù, lở miệngđái đường,lỵ ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đau lưng mỏi gối, theo ngụ ý của tôi thìHoàng bá chế mạng môn hỏa ở hạ tiêu, hỏa ở trong âm. Tri mẫu tư phế kim ở thượng tiêu, nguồn gốc của việc sinh thủy. Vì rằng cái hỏa tà nó đốt lên được thì làm cho chân âm phải tiêu khô, khi chân âm tiêu khô thì tà hỏa lại càng làm dữ. Lấy cái đắng lạnh của Tri, Bá để ức Nam phò Bắc (chế hỏa bổ thủy), nghĩa là dẹp hỏa xuống để giúp cho thận thủy, cũng ví như là trời khô hạn lâu ngày mà được cơn mưa rào (Bản Thảo Đồ Giải).
+ Hoàng bá tính hàn, thực hiện thời lệnh khắc nghiệt của mùa đông, vì vậy nó vào riêng kinh thiếu âm.Nếu tả tướng hỏa thực, thì bộ xích phải Hồng Đại, ấn vào thấy có lực thì sao đen tạm dùng được. Người xưa cho rằng Hoàng bá không có khả năng ôaâm, vì nhiệt hết thì âm không bị thương mà âm lớn mạnh, thực ra không có gì là bổ lợi cho chứng thực nhiệt mà không lợi cho hư nhiệt. Tại sao các thầy thuốc đời nay không để ý đến hư thực, lại cho rằng Hoàng bá là thuốc chủ yếu để trừ nhiệt, trị lao, không biết rằng tính của Hoàng bá đã âm hàn, có thể làm tổn hai chân khí, sinh ra ăn uống kém. Hỏa chân nguyên ở mệnh môn gặp Hoàng bá thì tiêu mất, chức năng vận hành của Tỳ Vị gặp Hoàng bá thì bị trở ngại. Nguyên khí đã
hư lại dùng thuốc đắng lạnh, làm cho việc sinh cơ bị ngăn tuyệt, không có gì hại bằng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Hoàng Bá là vị thuốc cốt yếu của kinh túc Thiếu âm Thận, nhưng nếu nó được Sài hồ dẫn đường thì nó vào được kinh Đởm, nếu được Hoàng liên, Cát căn, Thăng ma dẫn thì nó vào trường vị và kinh túc Thái âm Tỳ ttrị được chứng thấp nhiệt ứ trệ ở hạ tiêu. Nếu được sức giúp của Ngưu tất, Câu kỷ tử, Địa hoàng, Ngũ vị tử, Miết giáp, Thanh hao thì nó có tác dụng ích âm, trừ nhiệt. Nếu được Cam cúc, Câu kỷ tử, Địa hoàng, Tật lê, Nữ trinh giúp sức thì nó có tác dụng ích tinh tủy, minh mục... Hoàng bá mà được Mộc qua, Phục linh, Thương truật, Bạch truật, Thạch hộc, Địa hoàng hỗ trợ thì có tác dụng trị những chứng thấp, mạnh chân; Được Bạch thược, Cam thảo hỗ trợ thì trị được chứng bụng đau do hỏa nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Sách ‘Bản Thảo Diễn Nghĩa’ ghi: Hoàng bá, chỉ dùng nguyên vỏ của nó, tẩm mật nướng, hợp với Thanh đại, mỗi thứ 1 phần. Tán bột. Thêm Long não 4g, nghiền nhuyễn, dùng trị những người tâm tỳ quá nhiệt đến nỗi lưỡi lở loét, miệng lưỡi lở (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều là thuốc đắng lạnh; nhưng Hoàng liên chuyên về thanh tâm hỏa, Hoàng cầm chuyên về thanh phế nhiệt, Hoàng bá lại chuyên về thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
+ Điểm giống nhau giữa Hoàng bá và Hoàng liên là cả hai đều có thể thanh nhiệt, giải độc, kiện Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sách Nội Kinh ghi: “Muốn làm mạnh thận, thì phải dùng thuốc có vị đắng. Làm mạnh tức là bổ. Trong bài ‘Đại Bổ Âm Hoàn’ của Chu Đan Khê, dùng vị Hoàng bá là hợp ý sâu xa trong Nội Kinh” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt hoàng bá
Phân biệt: Hoàng bá dùng làm thuốc ở Trung Quốc có hai loài chính là Xuyên hoàng bá và Quan hoàng bá. Trong Xuyên hoàng bá có 2 loài dưới đây:
1- Cây Hoàng-bá Nga mi (Phellodendron chinensis Schneider var omerense Huang) Điểm khác nhau giữa loài cây này với cây Hoàng bá nói trên là mọc tương đối nhanh, cuống lá đơn và lá kép đều không có lông lá đơn hình tròn trứng, dài, đuôi lá nhọn đầu, hình tiết rộng, lá tương đối mỏng, hai mặt đều không có lông. Hoa tự đều tương đối to. Cọng quả và cành quả nhỏ, quả mọc thưa. ở Nga Mi, Quán Huyện tỉnh Tứ Xuyên gọi nó là cây Hoàng bá.
2- Cây Hoàng bá lá rụng (Phellodendron chinensis F., Gibrnseutum (Schneid) hsias cam. Nov). Chỗ khác nhau giữa nó với cây đã mô tả ở phần mô tả là phiến lá đơn có lông ngắn mềm mọc thưa ở cả hai mặt gân giữa. Phân bố ở Vạn Huyện, Đạt Huyện, Bồi Lăng tỉnh Tứ Xuyên.
3- Cây Quan Hoàng Bá (Phellodendron) Đặc điểm của cây là cao tới 10-20m, cũng có cây tới 27m, đường kính khoảng 1m, lớp bần của vỏ dày, mặt trong của vỏ màu vàng tươi, số lá chét từ5-13, mép có lá hơi gợn sóng hoặc hơi xẻ răng cưa, hai mặt đều có lông nhung.
4- Ở nước ta thường dùng vỏ thân cây Núc Nác có tên khoa học Oroxylum indicum (L) et thuộc họ Bignoniaceae với tên Hoàng bá nam hay Nam Hoàng-bá (Xem thêm: Mộc Hồ Diệp), cần phải phân biệt (Danh Từ Dược Học Đông Y).
LỆ HẠCH
Xuất xứ:
Bản Thảo Diễn Nghĩa.
Tên khác:
Lệ hạch, Đan Lệ (Bản Thảo Cương Mục), Sơn Chi, Thiên Chi, Đại Lệ, Nhuế, Hỏa Chi, Đan Chi, Xích Chi, Kim Chi, Hỏa Thực, Nhân Chi, Quế Chi, Tử Chi, Thần Chi, Lôi Chi, Ly Chi, Cam Dịch, Trắc Sinh, Lệ Chi Nhục, Lệ Cẩm, Thập Bát Nương, Ngũ Đức Tử, Thiên Cấu Tử, Ngọc Tình Tử, Cam Lộ Thủy, Yến Hấp Tử, Sanh Xà Châu, Hải Sơn Tiên Nhân, Đỉnh Tọa Chân Nhân, Phong Y Tiên Tử, Trứu Ngọc Thiên Tương (Hòa Hán Dược Khảo).
Tác dụng:
+Lý khí, chỉ thống, khu hàn, tán trệ (Trung Dược Học).
+Hành khí, tán kết, khứ hàn, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Tán khí trệ, khứ hàn thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+Trị Tâm thống, Tiểu trường khí (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+Trị đau do sán khí, hành kinh đau (Bản Thảo Cương Mục).
+Trị dạ dày đau, phụ nữ huyết khí thống (Bản Thảo Bị Yếu).
+Trị các chứng hàn sán, bụng đau, dịch hoàn sưng đau, Can khí uất trệ, dạ dày đau mạn tính, khí huyết ứ trệ, bụng đau trước khi hành kinh và sau khi sinh (Trung Dược Học).
+Trị hàn sán, bụng đau, dịch hoàn sưng đau (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Liều dùng: 10-15g sắc uống hoặc cho vào thuốc hoàn, tán. Lúc dùng nên gĩa nát.
Kiêng kỵ:
+Chỉ dùng trong trường hợp khí trệ do hàn thấp (Trung Dược Học).
+Không phải là sán khí thuộc hàn thấp: ít dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+Trị mụn nhọt: Múi vải (Lệ chi nhục) giá nát với Ô mai thành cao, đắp lên nhọt (Tế Sinh Bí Lãm).
+Trị mụn nhọt: 5-7 múi vải, gĩa nát với hồ nếp, làm thành cao dán lên mụn nhọt, để hở miệng (Phổ Tế Phương).
+Trị răng đau: dùng quả Vải, cả vỏ, đốt tồn tính, tán bột, sát vào răng thì khỏi (Phổ Tế Phương).
+Trị đau do khí huyết: Lệ chi hạch (đốt tồn tính) 20g, Hương phụ 40g. Tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước muối và rượu (Quân Thống Tán – Phụ Nhân Lương Phương).
+Trị cảm phong răng đau nhức: Lệ chi, 1 quả to, bổ ra, cho muối vào đầy vỏ, luyện khô. Tán bột, sát vào là khỏi ngay (Tập Hiệu Phương).
+Trị nấc cụt: Cả quả Vải (đốt thành than), thêm ít hạt muối (đốt thành than), tán nhuyễn, hòa nước nóng uống (Y Phương Trích Yếu).
+Trị ngực bụng đau, dạ dày đau lâu ngày: Lệ chi hạch 4g, Mộc hương 3,2g. tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+Trị Tỳ đau lâu không khỏi: Lệ chi hạch, tán bột, mỗi lần dùng 8g uống với dấm (Bản Thảo Cương Mục).
+Trị sán khí, dịch hoàn sưng đau chịu không nổi: Lệ chi hạch, Bát giác hồi hương, Trầm hương, Mộc hương, Thanh diêm, Muối ăn, Tiểu hồi, Xuyên luyện tử nhục (lấy cùi). Tán bột, uống với rượu lúc đói (Lệ Chi Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+Trị sán khí, dịch hoàn sưng đau: Lệ chi hạch, Quất hạch, Tiểu hồi, Ngô thù. Tán bột. Ngày uống 4-8g (Sán Khí Nội Tiêu Hoàn - Bắc Kinh Trung Dược Thành Phẩm Tuyển Tập).
+Trị sán khí: Lệ chi hạch (sao đen), Đại hồi (sao), lượng bằng nhau tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6g với rượu ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị dịch hoàn sưng đau: Hạt vải, Hạt quýt, Tiểu hồi, Thanh bì, lượng bằng nhau, sao vàng, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6-8g với rượu(Dược Liệu Việt Nam)<
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Litchi chinensis Sonn. Họ Bồ Hòn (Sapindaceae).
Mô tả:
Cây gỗ, cao 8-15m. Cành tròn, màu gụ.Tán lá rộng. Lá kép lông chim, 2-4 đôi lá chét, cứng, dai, đầu nhọn, gốc hơi tù, mặt trên sáng, mặt dưới thẫm. Hoa xếp thành hình chùy ở ngọn cành, có lông nâu, cuống hoa có đốt. Đài hình đấu phân thùy nhẵn, có lông cả 2 mặt. Không có tràng. Đĩa vòng phân thùy, nhẵn. Nhị 7-10. Bầu 2 ô, có lông. Quả hình trứng, vỏ sù sì. Áo hạt dày bao gần hoàn toàn hạt, hạt màu nâu. Hoa tháng 2-3. Quả chín từ tháng 5-7.
Trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Nổi tiếng nhất là ở Hưng Yên.
Thu hái, Sơ chế:
Thu hái quả vào mùa Hạ. Áo hạt dùng tươi hoặc sấy khô.
Bộ phận dùng:
Hạt gọi là Lệ Chi Hạch (thường dùng hơn), Áo hạt gọi là Lệ Chi Nhục (chỉ để ăn sống, ít dùng làm thuốc). Lấy thứ hột to, mập, sáng bóng là tốt.
Mô tả dược liệu:
Lệ chi hạch hình tròn dài hoặc hình trứng, hơi hẹp, dài 2-2,4cm, rộng 1,3-1,6cm. Mặt ngoài mầu hồng hoặc mầu nâu tía, nhẵn, trơn, sáng bóng. Một đầu có vết sẹo mầu trắng vàng, đường kính 1-1,3cm, bên cạnh có 1 cục nổi nhỏ. Chất cứng, cạo bỏ vỏ ở trong có 2 miếng nhân mầu vàng tro. Không mùi, vị chát (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Hạt: rửa sạch, thái mỏng, tẩm nước muối sao (1kg hạt Vải dùng 30g muối) hoặc đốt tồn tính hoặc đồ chín, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô(Dược Liệu Việt Nam).
+ Ăn khi còn tươi hoặc sấy khô để dùng dần (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Phơi cho thật khô, cầm không dính tay, cho vào thùng đậy thật kín. Thường sấy cho khô để tránh ẩm, mốc.
Thành phần hóa học:
+Trong hạt có Saponin, Tannin, a(Methylenecyclopropyl)-Glycine (Trung Dược Học).
+Trong hạt cóa(Methylenecyclopropyl)-Glycine, Saponosid, Tanin. Áo hạt chứa đường và các Aminoacid (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng nội tiết: tiêm dưới da a (Methylenecyclopropyl) - Glycine liều 60-400mg/kg cho chuột nhắt nhịn đói 24 giờ thấy đường huyết hạ, lượng Glycogen ở gan giảm rõ (Trung Dược Học).
Tính vị:
+Vị ngọt, tính sáp, ôn (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị ngọt, tính sáp, hơi ôn (Trung Dược Học).
+Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Vị ngọt, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+Vào kinh Can, Tâm bào (Bản Thảo Cương Mục).
+Vào kinh Can, Thận (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Vào kinh Tỳ, Can (Bản Thảo Tối Yếu).
+Vào kinh Can, Thận (Bản Thảo Bị Yếu).
+Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Học).
+Vào kinh Can, Thận (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Vào kinh Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
+ “Lệ chi hạch thiên về trị sán khí. Lệ chi nhục phần nhiều để ăn, chưa thấy cho vào thuốc. Lệ chi xác có thể trị sởi mọc không đều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ “Lệ chi hạch và Quất hạch đều là vị thuốc lý khí, chỉ thống, chuyên trị sán khí. Lệ chi hạch vị ngọt, tính sáp, ôn, thiên vào hạ tiêu, không những lý khí trệ ở Can, Thận mà còn ôn trung, hành ứ, chỉ thống, kiêm lý trung tiêu. Quất hạch vị đắng, tính bình, không độc, thiên vào hạ tiêu, Can, Thận, sở trường là lý khí trệ ở Can, Thận gây ra sán thống, lưng đau (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê)
XƯƠNG RỒNG ÔNG
Còn gọi là Xương rồng ba cạnh, xương rồng, bá vương tiêm, hóa ương lặc
Tên khoa học -Euphorbia antiquorumL., thuộc họ Thầu dầu -Euphorbiaceae.
Mô tả: Cây nhỏ mọng nước, cao 1-3m hay hơn, phân nhiều cành. Cành có 3 cạnh lồi. Lá nhỏ, mọng nước, mọc ở trên cạnh lồi của cành, cuống rất ngắn. Hai lá kèm biến thành gai. Cụm hoa mọc ở những chỗ lõm của mép cành, có 1-7 bao chung, họp thành ngù; mỗi bao chung nằm trên 2 lá bắc phân thùy rộng, các tuyến mật chẻ đôi. Trong bao chung có nhiều nhị tương ứng với các hoa đực thoái hóa và một nhụy ứng với một hoa cái. Quả nhỏ màu xanh, có 3 mảnh, mang vòi nhụy tồn tại.
Cây ra hoa tháng 3-4.
Bộ phận dùng: Thân, lá, nhựa, nhị hoa -Caulis, Folium, Latex et Stamen Euphorbiae Antiquori.
Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, được trồng làm hàng rào và làm cây cảnh. Trồng bằng cành. Thu hái thân cành quanh năm, bóc lấy vỏ và bỏ gai, nướng tới khi có màu nâu hoặc rang với gạo cho tới khi có màu nâu. Nhựa chích từ cây tươi.
Thành phần hóa học: Thân Xương rồng chứa các triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây Xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, có độc. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng; lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ; nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa; nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng. Ở Ấn Độ, cây được xem như có tác dụng xổ, lợi tiêu hóa; vỏ rễ có tác dụng xổ; nhựa cây có tác dụng xổ, kích thích. Ở Thái Lan, lõi gỗ khô của cây được xem như có tác dụng hạ nhiệt, nhựa cây gây xổ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng cành chữa Đau răng, sâu răng và mụn nhọt. Ðể chữa đau răng người ta lấy cành Xương rồng, cạo bỏ gai đem nướng nóng rồi giã nát, loại bỏ xơ, thêm muối vào lấy nước ngậm. Ðể chữa đinh nhọt, viêm mủ da, dùng thân Xương rồng hơ trên lửa và đắp vào chỗ bị thương.
Ở Trung Quốc, người ta dùng thân cây trị viêm dạ dày ruột cấp, sốt rét, đòn ngã, sưng đau. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da và bệnh ecpet mảng tròn. Còn dùng chữa Đau răng, sâu răng, làm thuốc sát trùng, diệt sâu bọ và trị ghẻ. Lá có thể trị nhiệt trệ gây tiết tả, có thể trị đòn ngã và bệnh bí đại tiện, tiểu tiện do ứ tích gây ra, chữa đinh sang. Nhựa được dùng chữa xơ gancổ trướng và nấm ngoài da. Liều dùng thân 3-6g, sắc nước uống. Dùng ngoài lấy nhựa bôi, xoa ngoài.
Ở Ấn Độ, nước sắc thân dùng trị bệnh thống phong; nhựa cây được dùng trong điều trị bệnh Thấp khớp, Đau răng, bệnh đau thần kinh, phù thũng, bại liệt, điếc tai, làm mưng mủ mụn nhọt và dùng ngoài trị một số bệnh ngoài da.
Ở Thái Lan, người ta dùng nhựa tươi để trị mụn cóc.
MẪU ĐƠN BÌ
1. Tên dược: Cortex Moutan.
2. Tên thực vật: Paeonia suffruticosa Andr.
3. Tên thường gọi: Moutan bark (mẫu đơn bì) Tree peony bark.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ đào vào mùa thu. Loại bỏ rễ xơ và phơi nắng.
5. Tính vị: vị đắng, cay và hơi hàn.
6. Qui kinh: tâm, can và thận.
7. Công năng: thanh nhiệt và làm mát máu. Hoạt huyết và giải ứ huyết.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Bệnh do sốt gây ra mà nhiệt gây bệnh vào máu biểu hiện như sốt, nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, dát sần và lưỡi đỏ sâu: Dùng phối hợp mẫu đơn bì với sinh địa hoàng, tê giác và xích thược.
- Bệnh do sốt giai đoạn cuối kèm mất nước hoặc âm hư biểu hiện như sốt về đêm, kéo dài đến sáng, không ra mồ hôi, lưỡi đỏ kèm màng mỏng, mạch nhanh và yếu: Dùng phối hợp mẫu đơn vì với tri mẫu, sinh địa hoàng biệt giáp và thanh hao.
- ứ huyết biểu hiện như vô kinh, ít kinh, u cục và hạch rắn: Dùng mẫu đơn vì và táo nhân, quế chi, xích thược và phục linh dưới dạng quế chi phục linh hoàn.
- Nhọt và hậu bối: Dùng phối hợp mẫu đơn với kim ngân hoa và liên kiều.
9. Liều dùng: 6-12g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: cần thận trọng khi dùng mẫu đơn vì trong khi kinh nguyệt nhiều và khi dùng cho thai phụ.
MÓNG LƯNG RỒNG
Tên thường gọi: Còn gọi là Chân vịt, Quyển bá, Vạn niên tùng, Kiến thủy hoàn dương, Hồi sinh thảo, Trường sinh thảo, Hoàn dương thảo, Cải tử hoàn hồn thảo, Nhả mung ngựa.
Tên tiếng Trung:卷柏
Tên khoa học: Selaginella tamariscina
Họ khoa học:Thuộc họ Quyển bá Selafinellaceae.
Cây Móng lưng rồng
(Mô tả, hình ảnh cây Móng lưng rồng, bào chế, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Thân mọc thành búi, có khi kết bện với các giá rễ thành một gốc cao đến 10cm, nom như thân kép. Cành bên của thân cũng mọc thành búi dài 5-12cm. Phân nhánh rẽ đôi mở ra trên đất, lá nhỏ hình giáo hay ba cạnh, thuôn xếp lợp lên nhau, ôm lấy cành có dạng như cây liễu bách. Cây chịu được khô hạn, khi khô ráo là cành xếp lại cuộn tròn vào trong trông như chân vịt do đó có tên là cây chân vịt. Khi gặp ẩm ướt cành lại vươn ra ngoài từ đó có tên là hồi sinh thảo.
Phân bố
Mọc hoang dại và được khai thác nhiều ở vùng ven biển Nha Trang, Phan Rang...
Thu hái và chế biến
Thu hái toàn cây, cắt bỏ rễ con, dùng tười hay phơi sấy khô, có khi sao vàng toàn tính mà dùng.
Thành phần hoá học
Trong lá móng lưng rồng có những hợp chất flacon như apigenin, sosetduflavon. Dung dịch móng lưng rồng 100% có tác dụng ức chế đối với vi trùngSraphylococcus aureus.
Vị thuốc Móng lưng rồng
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh, không độc.
Tác dụng:
Tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu.
Liều dùng:
Ngày dùng 5-15g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không được dùng.
Ứng dụng lâm sàng của Móng lưng rồng
Chữa viêm gan cấp tính:
Móng lưng rồng 30g; Mộc thông, Ngưu tất mỗi vị 20g. Sắc uống trong ngày.
Chữa nhức mỏi toàn thân, viêm khớp xương bả vai, đau dây thần kinh tọa, viêm xoang, thoái hóa cột sống:
Dùng 30g cây móng lưng rồng sao thơm rồi hãm nước sôi uống thay trà, thời gian dùng có thể kéo dài hàng tháng.
Chữa bỏng lửa:
Móng lưng rồng sao thơm, tán bột trộn với lòng trắng trứng gà, đắp lên nơi bỏng, sau 2-3 giờ thay một lần.
Chữa trĩ xuất huyết:
Móng lưng rồng 15g, nấu sôi, chắt lấy nước uống trong ngày thay trà.
Chữa váng đầu, hoa mắt, vàng da:
Toàn cây móng lưng rồng 30g sắc với 500ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Tham khảo
Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không được dùng.
Thường dùng Chữa hora máu, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều và các chứng chảy máu khác. Còn dùng chữa da vàng, vàng mắt, viêm ganbổ máu, chữa bỏng. Ngày dùng 20-30g dưới dạng thuốc sắc hoặc đốt thành than tán bột rắc lên vết thương hay để uống.
THỒM LỒM
Tên thường dùng: Lá lồm, đuôi tôm, mía bẹm, mía mung, xốm cúng (Thái), nú mí (Tày), xích địa lợi, hoả mẫu thảo, cơ đô (K’ho) ,thồm lồm, đuôi tôm, cay lá lồm
Tên tiếng Trung:火炭母
Tên khoa học:Polygonum chinenseI
Họ khoa học: họ Rau răm -Polygonaceae
Cây Thồm lồm
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Cây thảo mọc bò hay leo, dài 2-3m. Thân nhẵn, màu đỏ nâu, có rãnh dọc. Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay hơi thuôn, dài 4-7cm, rộng 3-5cm, ngọn lá hẹp nhọn, các lá phía trên nhỏ hơn, gần như không cuống và ôm vào thân; bẹ mỏng, ôm lấy 2/3 đốt. Cụm hoa hình chùm xim, ở đầu cành dài 5-7cm, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng. Quả nhỏ 3 cạnh thuôn dài, có hạch cứng ở giữa, khi chín màu đen
Thu hái, chế biến
Cây mọc dại ở các ruộng, rào bụi bờ đường và rừng thưa ở nhiều nơi của nước ta. Còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Mianma, Inđônêxia. Thu hái toàn cây hay lá quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô dùng.
Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai. Trâu bò thích ăn vì thân cây có vị ngọt. Dùng lá hay toàn cây tươi hoặc phơi hay sấy khô. Thường dùng tươi hơn, không phải chế biến gì đặc biệt. Hiện cũng không ai đặt vấn đề trồng.
Bộ phận dùng
Toàn cây
Thành phần hoá học
Cả cây chứa rubin, rheum emodin, oxymethylanthraquinon, anthraquinon, glucosid, myricyl alcol. Còn có caroten, vitamin C.
Tác dụng dược lý
Chưa có nghiên cứu cụ thể
Vị thuốc Thồm lồm
(Bào chế, Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Bào chế
Lá tươi giã nát đắp, hoặc vắt lấy nước bôi, nấu cao đặc bôi, hoặc cũng có thể phơi khô dùng lá khô sắc lấy nước.
Công dụng
Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu trệ, minh mục thoái mờ, lợi niệu, tiêu phù
Tính vị
Chua, ngọt, tính bình mát
Quy kinh
Can tỳ đại trường
Liều dùng
Liều dùng 15-60g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng lá tươi giã ra lấy dịch uống. Để dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp tại chỗ đau.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Thồm lồm
Thường dùng chữa
Lỵ, viêm ruột
Viêm amygdal, viêm họng, bạch hầu, ho gà;
Viêm gan,
Đục giác mạc
Nấm âm đạo, bạch đới, viêm vú;
Mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, đòn ngã.
Tham khảo
Nhân dân thường lấy lá tươi giã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh Thồm lồm ăn tai, tức là chứng loét dái tai do nhiễm liên cầu khuẩn. Người ta cũng dùng lá chữa các trường hợp lở khác. Trong dân gian cũng thường dùng rễ làm thuốc tiêu độc chữa chứng xích bạch lỵ và ung nhọt, mài với giấm đắp vào để trị vết thương do rắn, côn trùng, chó cắn; nó cũng là loại thuốc chữa đòn ngã. Cành lá hoặc rễ giã đắp sẽ làm tan máu ứ rất nhanh. Quả cây và lõi thân còn non dùng ăn giải được khát. Cành lá cũng có thể dùng làm thuốc gây nôn khi bị ngộ độc.
Theo Petelot, tại Inđônêxya, nước ép của cây này dùng chữa bệnh về mắt.
Theo Quảng Tây trung dược chí (1963, tập 2) nhân dân Quảng Tây dùng cây này với tên địa hổ điệp, hay hỏa không đăng, hỏa khôi mẫu với tính chất vị ngọt, tính bình không độc vào ba kinh can, tỳ và đại trương, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, tiêu thủng chỉ thống (làm hết đau), chữa lỵ, trị bì phu thấp độc, ung thũng sưng đau. Ngày uống 12g đến 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Nguyễn Xuân Hiều-Khoa da liễu Quân y viện 108 (Sức khỏe, 79-7/1968) căn cứ vào kinh nghiệm nhân dân dùng thồm lồm chữa thồm lồm ăn tai mà thực chất là một loét kẽ tai do nhiễm liên cầu khuẩn, đã thử áp dụng chữa những bệnh ngoài da nhiễm liên cầu khuẩn khác như chốc đầu, chốc mép, chốc da thường, eczema nhiễm khuẩn v.v... Kết quả trong 18 tháng đã chữa 11 trường hợp chốc dẫu khỏi 9 (từ 4 đến 8 ngày), loét kẽ tai chữa 5 khỏi 4 (sau 5 đến 10 ngày), chốc mép chữa 1 khỏi 1 (sau 15 ngày), viêm da nhiễm khuẩn chữa 4 khỏi 4 (sau 4 đến 7 ngày) đặc biệt đã chữa một em bé bị chảy dãi nặng, da cằm bị viêm đỏ trợt, tanh hôi đã dùng nhiều thứ thuốc không khỏi, khi dùng dung dịch lá thồm lồm chấm mỗi ngày 2-3 lần chỉ sau 5 ngày cằm hết viêm đỏ. Gia đình tự động cho em bé uống mỗi ngày từ 2-3 thìa con dung dịch lá thồm lồm (việc sử dụng này ngoài chỉ định của thầy thuốc) thì cùng với bệnh viêm da cằm, bệnh chảy dãi cũng khỏi dần, sau hơn một năm không thấy tái phát. Cách và liều sử dụng của bệnh viện 108: Hoặc lấy lá tươi rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm nước lã đun sôi để ấm, lọc qua gạc thành một dung dịch đặc. Hoặc lấy 5 kilôgam lá tươi cho vào 10 lít nước, đun cạn còn 2 lít lọc và cô thành cao. Dùng dung dịch lá tươi hoặc cao bòi lên nơi có tổn thương ngày 2-3 lần. Trước khi bôi thuốc có thể kết hợp rửa, ngâm, tắm bằng nước lã đun sôi để ấm pha thêm muối, thuốc tím loãng hoặc nước có vò lá thồm lồm tươi. Cần chú ý tránh kỳ cọ, vò xát mạnh làm bật máu trợt da thêm.
Eczema thì chữa 14 bệnh nhân khỏi hẳn một người, 9 bệnh nhân đỡ chảy nước, 2 không chuyển biến, 2 nặng thêm cho nôn tác giả kết luận đối với eczema thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng cấp tính.
HOẮC HƯƠNG
Tên dược: Herba agstachis seu, Herba pogastemonis
2. Tên thực vật: Pogostemon cablin Blanco; Agastache rugosa (Fisch.et Mey) O. Ktze
3. Tên thường gọi: Agastache, pogostemon cablin
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Phần trên mặt đất của cây thu hái vào mùa hè hoặc thu, cắt thành từng đoạn và phơi khô trong bóng râm
5. Tính chất và mùi vị: Vị cay, tính hơi ấm
6. Nơi tác dụng: Tỳ, vị và phế
Công năng: Trừ thấp, tán nhiệt mùa hè, chống nôn
Chỉ định và phối hợp khi dùng hoắc hương
- Ứ thấp ở tỳ và vị, biểu hiện như đầy thượng vị và bụng, buồn nôn, nôn, và chán ăn: Dùng phối hợp với thương truật, hậu phác, bán hạ, dưới dạng bất hoán kim chính khí tán.
- Tổn thương nội tạng do thức ăn sống và lạnh và bị phong hàn ngoại sinh vào mùa hè, biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu, đầy thượng vị, buồn nôn, nôn va ỉa chảy: Dùng phối hợp với tử tô diệp, bán hạ, hậu phác, trần bì dưới dạng hoắc hương chính khí tán.
- Nôn:
·Nôn do thấp trong tỳ và vị: Dùng một mình hoặc phối hợp với bán hạ, sinh khương.
·Nôn do thấp nhiệt trong tỳ và vị: Dùng phối hợp với hoàng liên, trúc nhự, tỳ bà diệp.
·Nôn do tỳ vị kém: Dùng phối hợp với đẳng sâm, cam thảo.
·Nôn do thai nghén: Dùng phối hợp với sa nhân và bán hạ.
9. Liều dùng: 5-10g
NGƯU TẤT
Tên khác:
Cỏ xước, hoài ngưu tất, Nhiều tài liệu y học còn ghi nhận các tên khác nhưBách bội(Bản Kinh),Ngưu kinh(Quảng Nhã),Thiết Ngưu tất(Trấn Nam Bản Thảo),Thổ ngưu tất(Bản Thảo Bị Yếu),Hồng ngưu tất(Giang Tây, Tứ Xuyên),Xuyên ngưu tất, Ngưu tịch, Tiên ngưu tất,(Đông Dược Học Thiết Yếu)
Tên dược: Radix Achyranthis bidentatae; Radix cyathulae.
tên khoa học:Achyranthes bidentata Blume, thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae.
Tiếng trung: 牛 膝
Cây Ngưu tất:
(Mô tả, hình ảnh cây ngưu tất, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây thân thảo sống nhiều năm, cao 60-110cm. Rễ củ hình trụ dài. Thân có 4 cạnh, phình lên ở các đốt như gối trâu lên gọi là ngưu tất,
Lá mọc đối, hình trái xoan bầu dục cỡ 15x5cm, nhọn hai đầu, mép lượn sóng, có lông thưa hay không lông; gân phụ 5-7 cặp; cuống ngắn 1-3cm. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành; hoa ở nách những lá bắc.
Quả bế hình bầu dục, chứa một hạt hình trụ.
Hoa tháng 5-9, quả tháng 10-11.
Lưu ý phân biệt:
Cây ngưu tất là một loại cỏ xước cho nên người ta nhầm với cây cỏ xước Achyranthes aspera L. Cỏ có thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m, cũng có khi tới 2m. Lá mọc đối có cuống, dài 5-12cm, rộng 2-4cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hiện ta đang trồng giống ngưu tất di thực của Trung Quốc có rễ to hơn cây cỏ xước mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Có thể tìm loại cỏ xước ở nước ta dùng làm ngưu tất được. Rễ đào về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Nhìn bề ngoài, Cỏ xước không xanh tốt, mượt mà như Ngưu tất vì Ngưu tất là cây trồng được chăm sóc cẩn thận hơn. Điều khác biệt rõ nhất là phiến lá Ngưu tất to hơn và tù hơn, còn lá Cỏ xước gầy và nhọn hơn. Để phân biệt nhanh chóng, khi gặp cây Cỏ xước, nhổ lên xem rễ. Rễ Cỏ xước rất nhiều rễ con, rễ cái bị gỗ hoá. Còn rễ Ngưu tất ít rễ con hơn, rễ cái nạc và dài như chiếc đũa.
Phân bố:
Hoài ngưu tất chủ yếu sản xuất ở Hà Nam; Xuyên ngưu tất chủ yếu sản xuất ở Tứ xuyên, Vân Nam, Quý Châu trung quốc, cây được di thực vào việt nam, trồng được cả ở núi cao lẫn đồng bằng.
Cây Ngưu tất ở Việt Nam gọi là cây cỏ xước, loại này nhỏ hơn Ngưu tất di thực
Thu hái chế biến:
Bộ phận dùng: Rễ cây
Rễ Ngưu tất, vào mùa Đông lá thân khô héo đào lấy, bỏ sạch rễ râu, đất, sau khi phơi đến nhăn khô, dùng Lưu h hun vài lần, sau đó cắt đều đầu nhọn, phơi khô và cắt thành lát mỏng. .
Thành phần hoá học:
Rễ củ chứa saponin tritecpenoid (sau khi qua nước thủy phân thành oleanolic acid và đường), genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron, glucoza, polysaccharide, muối kali. ..
Ngưu tất còn hàm chứa arginine (Arg) v.v… 12 lọai amino acid và alkaloids, hợp chất coumarins v.v… và nguyên tố vi lượng sắt, đồng v.v…
Tác dụng dược lý:
+ Theo một số nghiên cứu Ngưu tất có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein.
+ Dịch chiết Cồn Ngưu tất có tác dụng ức chế tim ếch cô lập, làm giãm mạch hạ áp, hưng phấn tử cung có thai hoặc không có thai.
+ Thuốc còn có tác dụng lợi tiểu, làm hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan, hạ cholesterol máu.
+Tổng saponin Ngưu tất có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với cơ trơn tử cung, chất chiết benzene
+Hoài ngưu tất có tác dụng chống sinh sản, chống lại quá trình cấy (đưa phôi vào tử cung) và chống mang thai sớm, thành phần hữu hiệu chống sinh sản là ecdysterone.
+Chất chiết cồn Ngưu tất có tác dụng ức chế tim động vật nhỏ thực nghiệm, thuốc sắc đối với cơ tim chó gây mê cũng có tác dụng ức chế.
+ Thuốc sắc và dịch chiết cồn có tác dụng lợi niệu độ nhẹ và giáng áp ngắn tạm thời, và có hưng phấn hô hấp.
+ Hoài ngưu tất có khả năng làm giảm độ dính của máu ở chuột lớn, tỷ lệ thể tích huyết cầu, chỉ số tụ tập hồng huyết cầu, và có tạp dụng chống đông.
+ Ecdysterone có tác dụng giáng mỡ, và có thể giáng thấp đường huyết rõ rệt. Ngưu tất có tác dụng chống viêm, trấn thồng (giảm đau), có thể đề cao công năng miễn dịch cơ thể. Thuốc sắc có tác dụng ức chế đối với ống ruột rời cơ thể của chuột con, có tác dụng co rút mạnh đối với ống ruột chuột lang (Trung dược học).
Vị thuốc Ngưu tất
Vị thuốc ngưu tất là rễ đã chế biến phơi khô của cây Ngưu tất
Cỏ xước có thể dùng thay cho Ngưu tất nhưng tác dụng kém nhiều so với Ngưu tất, có lẽ cũng vì vậy mà Dược điển Việt Nam chỉ nêu cây Ngưu tất di thực mà chưa ghi Cỏ xước (hoặc Nam Ngưu tất).
Tính vị:
Vị đắng, chua và tính ôn.
Qui kinh:
Can và Thận.
Công năng:
Hoạt huyết, trừ ứ bế và điều kinh. Bổ can, thận, khoẻ cơ gân, lợi tiểu, chống loạn tiểu tiện. Làm thuốc dẫn (sứ dược) cho các bài thuốc trị bệnh phần dưới cơ thể -Tăng tưới máu cho phần dưới cơ thể.
Liều dùng:
12-20g
Chống chỉ định:
+ không dùng ngưu tất cho thai phụ hoặc ra nhiều kinh nguyệt.
+ Ghét Hùynh hỏa, Qui giáp, Lục anh. Sợ Bạch tiền
+ Ngưu tất có tính hoạt, không dùng cho người di tinh, mộng tinh
Ứng dụng lâm sàng của Ngưu tất
Ứ máu biểu hiện như vô kinh, ít kinh, loạn kinh và đau do chấn thương ngoài:
Dùng phối hợp ngưu tất với táo nhân, hồng hoa, đương qui và diên hồ sách.
Can và thận kém biểu hiện như đau và yếu vùng thắt lưng và chân:
Dùng bài ngưu tất tán (Y Phương Hải Hội-Lê Hữu Trác):
Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Hồ lô ba, Ngưu tất, nhục thung dung, phòng phong, tật lê, thỏ ty tử, tỳ giải đều 40g, Nhục quế 20g
Dùng cật heo nấu với rượu, giã nát luyện với thuốc làm hoàn.
Giãn mạch máu quá mức biểu hiện như nôn ra máu và chảy máu cam:
Dùng phối hợp ngưu tất với tiểu kế, trắc bách diệp và bạch mao căn.
Âm suy và dương vượng dẫn đến phong can nội chạy lên trên biểu hiện như đau đầu, hoa mắt và Chóng mặt:
Dùng phối hợp ngưu tất với đại giả trạch, mẫu lệ và long cốt dưới dạng trấn can tức phong thang.
Âm suy và vương hỏa biểu hiện như loét miệng và sưng lợi:
Dùng phối hợp ngưu tất với sinh địa trùng và tri mẫu.
Rối loạn đường niệu biểu hiện như đi tiểu đau, đái ra máu và nước tiểu ít:
Dùng phối hợp ngưu tất với thông thảo, hoạt thạch và cù mạch dưới dạng ngưu tất thang.
Trị chứng tê thấp khớp đau:
dùng Ngưu tất phối hợp với Thương truật, Hoàng bá, Ý dĩ như các bài:
Trị chứng tê thấp khớp đau:
Dùng Ngưu tất phối hợp với Thương truật, Hoàng bá, Ý dĩ như các bài: Tam diệu tán (hoàn) ( Y học chính truyền): Thương truật 12g, Xuyên Ngưu tất 12g, Hoàng bá 8g, tán bột mịn trộn đều mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần với nước gừng.
Tứ diệu hoàn (Thanh phương tiện độc) gồm Ngưu tất gia Mộc qua, Phòng kỷ, Tỳ giải
Trị tử cung xuất huyết cơ năng:
Dùng Xuyên Ngưu tất mỗi ngày 30 - 45g sắc uống. uống liên tục 2 - 4 ngày hết xuất huyết, trường hợp xuất huyết lâu ngày, uống tiếp thêm 5 - 10 ngày cũng cố
Trị các chứng kinh nguyệt khó, kinh nguyệt thất thường và đau khi có kinh ở những phụ nữ
Dùng: Ngưu tất 9g, Quế chi 9g, Thược dược 9g, Đào nhân 9g, Đương qui 9g, Mẫu đơn bì 9g, Diên hồ sách 9g, Mộc hương 3g.
Trị tiểu tiện không thông, phụ nữ huyết bị kết, bụng và lưng đau. ,
Dùng Cam thảo 40g , Địa cốt bì 40g , Hải đồng bì 80g , Khương hoạt 40g , Ngưu tất . 40g , Ngũ gia bì 40g , Sinh địa 400g , Xuyên khung 40g , Ý dĩ nhân 40g .
Tán bột. Bọc vào lụa mỏng, ngâm rượu 27 ngày
Mỗi ngày uống 1 chung (10ml) đến 4 chung nhỏ.
Trích dẫn tài liệu cổ
- Bản kinh: Chủ hàn thấp nuy tý, tay chân cong co, gổi đau không co lại được, trục huyết khí, tổn thương vì nhiệt lửa, ra thai.
-Biệt lục:Trị thương trung thiếu khí, con trai thận âm tiêu, người già không tiểu được, bổ trung nối đứt, đầy lấp tủy xương, trừ đau trong não và đau cột sống lưng, đàn bà kinh nguyệt không thông, huyết kết, ích tinh, lợi âm khí, ngừng bạc tóc.
–Dược tính luận:Trị âm nuy, bổ Thận điền đầy tinh, trục ác huyết chảy kết, giúp 12 kinh mạch.
– Nhật hoa tử bản thảo:Trị lưng gối mếm lạnh yếu, phá trưng kết, trừ mủ ngừng đau, sản hậu tâm phúc đau và huyết vận, ra thai, tráng dương. – Bản thảo diễn nghĩa: Ngâm rượu với Nhục Thung dung uống, ích Thận; tre gổ đâm vào thịt, giã nát rịt bèn ra.
– Trương Nguyên Tố:Mạnh gân xương
– Bản thảo diễn nghĩa bổ di:Có thể dẫn các thuốc đi xuống.
– Điền Nam bản thảo:Ngừng đau nhức gân xương, mạnh gân thư gân, ngừng mỏi tê lưng gối, tán ứ trụy thai, tán kết hạch, công phá tràng nhạc, lùi ung nhọt, ghẻ lở, huyết phong, ngưu bì tiển, ổ mủ.
– Cương mục:Trị nóng lạnh sốt rét lâu ngày, tiểu ra máu ngũ lâm, đau trong âm hành, hạ lỵ, hầu tý, nhọt lở miệng, đau răng, nhọt sưng ác sang, thương gãy.
– Bản thảo chính:Chủ tay chân máu nóng ngứa tê liệt, huyết ráo cong co, thông bàng quang bí sáp, đại tràng khô ráo, bổ tủy thêm tinh, ích âm họat huyết.
– Bản thảo bị yếu:Hấp rượu thì ích Can Thận, mạnh gân xương, trị đau xương lưng gối, chân mềm yếu gân cong, âm nuy tiểu không được, sốt rét lâu ngày, hạ lỵ, thương trung thiếu khí, dùng sống thì tán ác huyết, phá trưng kết, trị mọi chứng đau tâm phúc, lâm đau tiểu máu, kinh bế khó sanh, hầu tý đau răng, ung nhọt ác sang.
Tham khảo:
Theo tài liệu cổ Ngưu tất không dùng cho các trường hợp sau
– Bản thảo chính: Tạng hàn đại tiện lỏng, hạ nguyên không cố nên kỵ vậy.
– Bản thảo hóa nghĩa: Nếu tả lỵ Tỳ hư mà đùi gối đau mỏi không nên dùng.
– Đắc phối bản thảo: Trung khí không đủ, tiểu tiện tự lợi, đều cấm dùng.
Một số bài thuốc có Ngưu tất làm chủ dược
Bài thuốc Tráng dương, tán hàn, trừ phong thấp, mạnh gân cốt, hòa huyết mạch. Trị lưng đau, gối mỏi, 2 chân yếu, chóng mặt, hoa mắt, tay chân lạnh của Triệu cát trong thánh tễ tổng lục:
Đan sâm ............15g
Đỗ trọng ........... 30g
Đương quy ....... 30g
Hổ cốt ............. 45g
Kim anh ............ 15g
Ngưu tất (Hoài) ................ 15g
Ngưu tất (Xuyên) .............30g
Phòng Phong ......... 15g
phụ tử (chế) ..... 15g
Sinh địa ...........30g
Sơn thù ........... 15g
Thạch Hộc ......... 15g
Tiên linh tỳ ...... 30g
Tỳ giải .............30g
Ý dĩ nhân .......... 30g
Giã nát, cho vào túi vải, để vào bình, ngâm với 3 lít rượu.
Mùa xuân, hạ: ngâm 7 ngày, mùa thu, đông: ngâm 9 ngày.
Mỗi ngày uống 2 ly, lúc bụng đói.
Ngưu tất tán:
Thuốc dùng trị các chứng kinh nguyệt khó, kinh nguyệt thất thường và đau khi có kinh ở những phụ nữ thể lực tương đối tố
Ngưu tất tán (Hải thượng lãn ông):
Trị cước khí sưng đau, kinh nguyệt không đều.
Ngưu tất thang
(Tam Nhân Cực - Bệnh Chứng Phương Luận):
Trị tiểu tiện không thông, phụ nữ huyết bị kết, bụng và lưng đau.
Ngưu tất hoàn(Loại Chứng Hoạt Nhân Bản Sự Phương)
Nhục Thung Dung Ngưu Tất Hoàn
(Trương Nhuệ) : Bổ thận, chấn tinh, cường cân, tráng cốt. Trị hạ nguyên bất túc
Bài thuốc Trị sản hậu đùi (chân) đau.
Thẩm Thị Tôn Sinh Thư.
Thẩm Kim Ngao
Vị thuốc:
Bạch thược
Cam thảo
Câu kỷ tử
Hoàng bá
Mộc qua
Ngưu tất
Sinh địa
Thạch hộc
Toan táo nhân
Xa tiền tử
Lượng bằng nhau. Sắc uống.
Tác dụng của ngưu tất theo y văn cổ:
Sách Bản kinh: "chủ hàn thấp nuy tý, chân tay co quắp, gối đau không duỗi được, trục huyết khí, lở lóet do hỏa nhiệt, trụy thai".
Sách Danh y biệt lục: " trị nam thận âm suy giảm, người già tiểu không tự chủ, tăng cốt tủy, trị đau trong não và cột sống thắt lưng, trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết kết, ích tinh, lợi âm khí, giảm tóc bạc".
Sách Bản thảo cương mục: " Ngưu tất sao rượu bổ can thận, dùng sống trừ ác huyết ( máu độc). Trị đau lưng gối, chân teo, âm tiêu ( yếu sinh lý) tiểu không tự chủ ( thất niệu), sốt rét lâu ngày (cửu ngược). Thuốc còn trị chứng trưng hà, các chứng tâm phúc thống, ung thũng ác sang, họng lợi răng đau, tiểu đau, tiểu ra máu, các chứng kinh thai sản nhờ thuốc có tác dụng khử ác huyết".
Sách Bản thảo thông huyền: " trị chứng ngũ lâm, dùng Ngưu tất 1 lạng gia thêm ít Nhũ hương sắc uống vài thang là khỏi, nhờ tác dụng đi xuống mà thông được tiểu tiện".
Sách Y học Trung trung tham tây lục: " Ngưu tất nguyên là thuốc bổ, chuyên đưa khí huyết đi xuống, mà dùng làm thuốc dẫn dược.Thuốc trị chứng thận hư, đùi lưng đau, gối đau không co duỗi được, cẳng teo không đi lại được. Trị con gái kinh bế huyết khô, có tác dụng dục sản. Trị chứng tiểu buốt (lâm thống), thông lợi tiểu tiện".
Ngưu tất và cỏ xước
Cây ngưu tất là một loại cỏ xước cho nên người ta nhầm với cây cỏ xước Achyranthes aspera L. Cỏ có thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m, cũng có khi tới 2m. Lá mọc đối có cuống, dài 5-12cm, rộng 2-4cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá, Nhìn bề ngoài, Cỏ xước không xanh tốt, mượt mà như Ngưu tất vì Ngưu tất là cây trồng được chăm sóc cẩn thận hơn. Điều khác biệt rõ nhất là phiến lá Ngưu tất to hơn và tù hơn, còn lá Cỏ xước gầy và nhọn hơn. Để phân biệt nhanh chóng, khi gặp cây Cỏ xước, nhổ lên xem rễ. Rễ Cỏ xước rất nhiều rễ con, rễ cái bị gỗ hoá. Còn rễ Ngưu tất ít rễ con hơn, rễ cái nạc và dài như chiếc đũa. Ở nước ta, cây Ngưu tất trồng ít khi cao quá 1m. Thân thảo hơi gầy và hơi vuông, phân thành đốt, phình ra ở hai đầu trông giống như đầu gối con trâu nên có tên là Ngưu tất. Lá mọc đối, có cuống, dài từ 5cm - 10cm, phiến lá hình trứng đầu nhọn. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Rễ gồm 1 hoặc 2, hoặc 3 rễ cái, chung quanh có rễ con. Rễ cái nạc, lúc đầu hơi giòn, màu trắng ngà, sau khi chế biến có màu hơi hồng, trong và mềm dẻo..
Hiện ta đang trồng giống ngưu tất di thực của Trung Quốc có rễ to hơn cây cỏ xước mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Có thể tìm loại cỏ xước ở nước ta dùng làm ngưu tất được. Rễ đào về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
HOÀI SƠN (CỦ MÀI)
Hoài sơn, Sơn dược, Củ mài, Thự dự
Tên dược: Rhizoma Dioscoreae.
Tên thực vật: Dioscorea opposita Thunb.
Tiếng trung:山药、淮山、薯蓣
Cây Hoài sơn
(Mô tả, hình ảnh cây Hoài sơn, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Dây leo quấn; thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng m, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, đôi khi hình mũi tên, không lông, dài 10cm, rộng 8cm, nhẵn, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, dài 40cm, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng; hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Hạt có cánh mào
Phân bố:
Cây mọc ở nhiều nước châu Á, ở trung quốc có nhiều ở Hà nam, Thiểm Tây, sơn đông, Sơn tây ..
Ở Việt Nam cây Mọc hoang ở khắp những vùng rừng núi. Trước đây, giữa các vụ thu hoạch nhân dân vẫn đi đào củ mài để ăn chống đói. Nhiều nhất tại các tỉnh Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Hiện nay ta đã bắt đầu trồng củ mài để chế hoài sơn vì nếu chỉ trông vào cây mọc hoang thì công đi tìm đào rất cao.
Thu hái chế biến:
Mùa đào củ mài tốt nhất vào thu đông và đầu xuân (từ tháng 10-11 đến tháng 3-4). Muốn có hoài sơn phải chế như sau:
Củ mài đào về, rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào lò sấy trong 2 ngày hai đêm, lấy ra phơi khô là được. Nhưng nếu muốn có hình dáng đẹp dùng cho xuất khẩu cần chế biến phức tạp hơn.
Củ mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu không sẽ hỏng. Việc chế biến gồm có 3 giai đoạn:
- Sấy diêm sinh lần thứ nhất.
Sau khi gọt vỏ đem xông diêm sinh (110kg củ mài phải dùng 2kg diêm sinh). Trong lò sấy xếp củ mài thành hình cũi lợn để cho các củ đều hưởng được hơi diêm sinh. Sau khi sấy 2 ngày 2 đêm, cần ủ lại một đêm, rồi phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô. Đem ngâm nước lã 2 ngày 2 đêm rồi rửa sạch và phơi nắng cho khô.
- Sấy diêm sinh lần thứ hai:
Lại xếp hoài sơn vào lò như lần trước rồi đốt diêm sinh trong 1 ngày 1 đêm (100kg củ mài phải dùng 1kg diêm sinh). Khi nào củ mài mềm như chuối là được. Nếu chưa mềm cần sấy diêm sinh lại. Sấy xong ủ trong vại, đậy vại bằng bao tải có nhúng nước. Đợi một ngày 1 đêm, đem ra sửa chữa củ mài cho đều đặn rồì đặt lên ván mà lăn. Lăn đến khi hai đầu củ mài lõm vào. Đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho hơi khô, sửa lại lần nữa cho miếng củ mài thật đẹp rổi lại lăn lần nữa cho nhẵn bóng và phơi thật khô. Nhúng nhanh vào nuớc lấy ra dùng giấy ráp đánh cho bóng.
- Sấy diêm sinh lần thứ ba:
Trước khi đóng hòm lại sấy diêm sinh lần nữa. Cứ 100kg củ mài lần này chỉ dùng 200g diêm sinh. Sấy trong 1 ngày 1 đêm. Khi đóng hòm cần phải phân loại ra nhiều hạng. Hạng nhất: 4 khúc hoài sơn nặng 0,500kg. Hạng hai phải 6 khúc. Hạng ba tám khúc, hạng bốn 10 khhúc, hạng năm 12 khúc và hạng sáu 14 khúc nặng nửa kilôgam.
Thành phần hoá học:
Ngoài tinh bột ra trong hoài sơn các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lấy ra chất muxin là một loại protit nhớt, allantoin, axit amin, acginin và cholin. Ngoài ra còn có mantaza là mem tiêu hóa mantoza. về mặt thực phẩm, trong củ mài có chừng 63,25% chất bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất protit. Gần đây người ta có tìm thấy trong một số giống Dioscorea chất saponin có nhân sterol
Tác dụng dược lý
Chất muxin hòa tan trong nước; trong điều kiện axit loãng và nhiệt độ phân giải thành chất protit và hydrat cacbon. Có tính chất bổ.
Ở nhiệt độ 45-55°C khả năng thủy phân chất đường của men trong hoài sơn rất cao, trong axit loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 5 lần trọng lượng đường.
Vị thuốc của Hoài sơn
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh ...)
Tính vị:
Vị ngọt, tính ôn.
Qui kinh:
Thái âm tỳ, Thái âm phế và Thiếu âm thận.
Công Dụng:
Bổ tỳ vị, phế và thận.
Liều dùng:
lượng thường dùng từ 10-30g; 6-10 (dạng bột).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hoài sơn
Tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn, ỉa chảy và mệt mỏi:
Dùng phối hợp với nhân sâm, bạch truật và phục linh dưới dạng sâm linh bạch truật hoàn.
Thấp nặng do tỳ kém biểu hiện như khí hư hơi đục (trắng) và loãng và mệt mỏi:
Dùng phối hợp Hoài sơn với bạch truật, phục linh và khiếm thực.
Do thận kém biểu hiện như khí hư và Đau lưngdưới:
Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và thỏ ti tử.
Thấp nặng chuyển thành nhiệt biểu hiện như khí hư vàng:
Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng bá và xa tiền tử.
Ðái tháo đường
biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng kỳ, thiên hoa phấn, sinh địa hoàng và cát căn.
Mộng tinh do thận suy:
Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và sinh địa hoàng dưới dạng lục vị địa hoàng hoàn.
Hay đi tiểu do thận suy:
Dùng phối hợp Hoài sơn với ích chí nhân và tang phiêu tiêu.
Ho mạn tính do phế suy:
Dùng phối hợp Hoài sơn với sa sâm, mạch đông và ngũ vị tử.
Tham khảo
Theo Y văn cổ:Sách Bản kinh: vị ngọt tính ôn. Sách Danh y biệt lục: bình không độc. Sách Dược phẩm hóa nghĩa: thuốc sống thì lương, thuốc chín thì ôn. Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc thái âm kinh. Sách Đắc phối bản thảo: nhập thủ túc thái âm kinh khí phần. Sách Y học trung trung tham tây lục, Sơn dược giải: nhập Phế, qui Tỳ.
Một số món ăn từ hoài sơn
Canh hoài sơn- sườn lợn
Tác dụng: bổ tỳ kiện vị
Nguyên liệu:
Hoài sơn 300gr
xương sườn lợn 300g 1
bnửa bắp ngô ngọt 1 củ gừng 1 chút hành hoa,
Cách làm: Xương sườn rửa sạch, gừng thái sợi, miếng mỏng cho vào nồi nước ninh khoảng 15phut.
Sơn dược rửa sạch gọt vỏ (vì sơn dược có nhớt và để lâu sẽ bị thâm nên gọt xong nên cho vào nồi nước dùng luôn) ướp nhanh muối gia vị và chút gừng cho ngấm rồi cho vào nồi nước dùng ninh tiếp khoảng 20 phút nêm gia vị, cho chút hành lá cho thơm. Khi HS chín mềm, bở là được. Canh HS thưởng thức như món soup khai vị hoặc ăn cùng cơm đều rất ngon.
Rượu Sơn Dược :
Tác dụng: Giảm đau, định thần kinh, giải độc, hồi xuân, cường tinh
Sơn Dược 400g, Đường 500g . Rượu trắng 3 lít. Cho vào bình để chỗ im mát, 1 tháng chất thuốc ra hết . Mỗi ngày uống sáng, chiều trước khi ăn cơm một ly nhỏ .
Cháo Sơn Dược tươi :
Công dụng: Khỏe tỳ , ích Khí, dưỡng Tâm . Người yếu Tỳ Vị , tiêu hóa kém, hay giật mình , ra mồ hôi trộm
Nguyên liệu:
Sơn dược tươi 100 gr. (khô 45 gr.) bột mì 100gr. hành, gừng , đường .
Rửa sạch Sơn Dược, gọt vỏ, giả nhỏ hay mài vụn. Cho tất cả vật liệu nước vừa đủ, nấu vừa chín thành cháo bột . . Ăn lúc đói .
Có thể nấu chung với gạo, thành cháo, thêm Đại Táo ( Táo đen khô ) bỏ hột .
Tác dụng bổ khí huyết, khỏe tỳ Vị, hợp với người già yếu, khí huyết không thông, kém dinh dưỡng, người gầy yếu .
Sơn Dược nấu canh chung với Kỷ Tử:
Tác dụng: dưỡng âm, ích trí .
Hoài sơn nấu chung với thịt lợn ,
bổ cho người yếu mệt, đau dậy .
Chú ý : Quá bổ , Người trung niên , người già béo phì, không nên dùng .
LONG CỐT
Tên khác: Còn gọi là phấn long cốt, hoa long cốt, thổ long cốt.
Tên tiếng trung và hán việt: Long cốt ( 龙骨 ) - xuất xứ Bản kinh
Tên khoa họcOs Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi), Os Dracois nativus.
Long cốt
(Mô tả, hình ảnh Long cốt, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Long cốt là một vị thuốc do kết quả hoá thạch (hoá đá) của xương một số loài động vật từ thời cổ đại như voi mamut, tê giác, lợn rừng, v.v...
Cho đến nay chúng ta vẫn phải nhập vị thuốc này của Trung Quốc.
Trung quốc người ta xác định long cốt có thể do nhiều động vật cổ đại khác nhau như loài tê giác Trung QuốcRhinoceros sinensisOwen hay một loài tê giác khácRhinoceros indet, loài trâuBovidae indetv.v...
Cùng loại long cốt này còn có loại long sỉDén Draconi (Fossilia Dentis Mátodi)cùng thành phần hoá học và cùng một công dụng, cùng nguồn gốc như long cốt. khi dùng hoặc để sống hoặc nung lên rồi mới tán bột.
Thu hoạch và chế biến
Long cốt có thể thu hoạch quanh năm. Khi đào được cần bọc kỹ ngay vì ra khí trời thường dễ tả rời ra.
Thành phần hoá học
Năm 1958, hệ dược của trường đại học Bắc Kinh đã nghiên cứu phân tích loại long cốt tiêu thụ trên thị trường Bắc Kinh thấy có rất nhiều Ca2+, CO23,PO53-, một lượng nhỏ Fe3+, Fe2+, Al3+, Mg2+và SO42-, clo
Vị thuốc Long cốt:
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Theo cốt mới chỉ thấy dùng trong đông y.
Tính vị
Ngọt, sáp, tính bình, hơi lạnh, không có độc, một số tài liệu cho là có ít độc
Quy kinh
– Trung dược học: Vào kinh Tâm, Can, Thận.
– Cương mục: Vào kinh Thủ túc thiếu âm, Quyết âm.
– Bản thảo kinh: Vào kinh Quyết âm, Thiếu dương, Thiếu âm, kiêm vào Thủ thiếu âm, Dương minh.
Công dụng:
Trấn kinh, an thần, sáp tinh và làm hết mồ hôi, dùng chữa trường hợp hồi hộp Mất ngủ, thần trí không yên, mồ hôi trộm, xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, vết loét lâu ngày không lành.
Liều dùng:
Ngày dùng 20-40g, có người chỉ dùng có 2-10g một ngày dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
Kiêng kỵ
– Trung dược học: Người thấp nhiệt tích trệ không nên sử dụng.
– Dược tính luận: Kỵ cá.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Long cốt
Mồ hôi trộm:
Bài thuốc Ôn phấn (Thiên kim phương):
Long cốt nung, mẫu hệ nung, sinh hoàng kỳ, mỗi vị 12g, bột tẻ 40g. Tất cả tán nhỏ thành bột, cho vào lụa thưa gói lại.
Xoa lên da để chữa bệnh mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi.
Bột cầm máu:
Long cốt 30g, Ô tặc 30g. Cả hai tán nhỏ, khi có vết loét chảy máu rắc bột này lên (kinh nghiệm nhân dân).
Sản hậu ra mồ hôi không ngừng:
Long cốt 1 lượng, Ma hòang căn 1 lượng.
Thuốc trên, giã nhỏ rây thành bột, bất kễ lúc nào, dùng nước cháo điều uống 2 chỉ.
(Thánh huệ phương)
Tai chẩy nước, lâu ngày không lành:
Long cốt, Thạch chi (đều nung lửa), Hải phiêu tiêu (nước nấu qua) mỗi vị 12g.
Tất cả nghiền nhỏ.
Trước dùng miếng bông thấm khô nước mủ, sau thổi thuốc bột.
Tiểu són, nhỏ giọt dầm dề:
Bạch long cốt, Tang phiêu tiêu lượng bằng nhau nghiền nhỏ. Mỗi lần uống với nước muối 2 chỉ. (Mai sư tập nghiệm phương)
Trẻ nhỏ bị sốt cao, kiết lỵ.
Bài thuốc Long Cốt Thang (Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương. Tôn Tư Mạo)
Chích thảo,Đại hoàng ,Hàn thủy thạch, Long cốt, Quát lâu căn, Quế tâm, Thạch cao, Xích thạch chỉ Đều 80g. ,
Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắc uống.
Bộ phận sinh dục ra mồ hôi ngứa:
Long cốt, Mẫu lệ lượng bằng nhau, tán bột xoa vào.
HOA THIÊN LÝ
Còn gọi là hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương
Tên khoa học Telosma cordata(Burm.f.) Merr.Asclepias cordata(Burm.f.,Perglaria, minor Andr. Pergularia odoratissimaWight,Asclepias odoeatissima Roxb.).
Thuộc họ Thiên lýAsclepiadaceae.
A. Mô tả cây
Thiên lý là một cây nhỏ, mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim thuôn, khía mép ở khoảng 5-8mm về phía cuống, đầu lá nhọn, có lông ở trên các gân lá, phiến lá dài 6-11cm,rộng 4-7.5cm, cuống cũng có lông dài 12-20cm. Hoa khá to, nhiều, màu vàng xanh lục nhạt, rất thơm, thành xim tán, có cuống to, hơi có lông, dài 10-22mm, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau. Quả là những đại dài 6.5-9.5cm, rộng 12-14mm.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây thiên lý được trồng khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại miền Bắc để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn. Còn mọc ở Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Indonexia, Trung Quốc, Philiphin. Khi dùng thường hái lá tươi giã nát với muối và thêm nước vào vắt lấy nước.
C.Thành phần hoá học
Sơ bộ nghiên cứu, chúng tôi thấy trong lá và thân thiên lý non đều có ancaloit.
D. Công dụng và liều dùng
Trong nhân dân thường chỉ dùng hoa và lá thiên lý non để nấu canh ăn cho mát và bổ.
Gần đây bệnh viện Thái Bình đã dùng lá thiên lý chữa một số trường hợp lòi dom và sa dạ con có kết quả.
Chữa lòi dom: Lá thiên lý 100g, muối ăn 5g. Hái lá thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một hay hai lần, trong vòng 3-4 ngày thường khỏi. Có thể chế thành thuốc mỡ (vadơlin 50g, lanôlin 40g, dung dịch thiên lý nói trên 10ml).
Chữa sa dạ con: Cũng dùng như trên. Thường 3-4 hôm sau khi dùng thuốc đã thấy kết quả. Nhưng trong báo cáo có cho biết đã dùng điều trị 9 trường hợp, thì 8 trường hợp nhẹ khỏi, 1 trường hợp đã sa dạ con trên 6 tháng khong khỏi.
SÀI ĐẤT
Tên khác Sài đất, Cúc nháp, Ngổ núi, Húng trám
Tên khoa học:Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cây Sài đất
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo sống dai, đứng thẳng hay mọc bò, cao tới 40cm. Thân màu xanh, có lông trắng. Lá mọc đối, hình bầu dục, có răng cưa to và nông, có lông thô ở cả hai mặt. Lá có 1 gân chính và 2 gân phụ xuất phát gần như từ một điểm ở phía cuống lá, nổi rõ ở mặt dưới lá. Hoa màu vàng tươi, xếp thành đầu ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Quả bế nhỏ, không có lông.
Cây ra hoa vào mùa hè.
Bộ phận dùng:
Toàn cây - Herba Wedeliae Chinensis.
Nơi sống và thu hái:
Cây của phân vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang và thường được trồng làm thuốc. Trồng nơi đất tốt hơi ẩm, chọn những đoạn thân có rễ đem vùi xuống đất 2-3cm. Sau 1/2 tháng lại thu hoạch đợt nữa. Thu hái cây gần như quanh năm, chủ yếu vào hè thu, lúc cây đang ra hoa, mang về rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học:
Dịch ép của cây chứa dầu hoà tan 11,2%, hợp chất béo 29,7%, phytosterol 3,75%; caroten 1,14%, chlorophylle 3,75%, nhựa 44,95% còn có đường, tanin, saponin, các chất có solice, pectin, mucin, lignin và các chất có cellulose. Trong lá có chất Wedelolacton, vừa là một flavonoid vừa là một cumarin. Còn có tinh dầu và muối vô cơ.
Vị thuốc Sài đất
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị hơi đắng, hơi mặn, tính mát;
Công dụng:
Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm long đờm, chống ho.
Chỉ định:
Thường dùng trong các trường hợp: 1. Dự phòng bệnh sởi; 2. Cảm cúm, sổ mũi; 3. Bạch hầu, viêm hầu, sưng amygdal;. 4. Viêm khí quản, viêm phổi nhẹ, ho gà, ho ra máu; 5. Huyết áp cao. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài chữa đinh nhọt, ghẻ lở, rôm sảy, bắp chuối, sưng vú, sưng tấy ngoài da. Lấy một lượng cây tươi cần thiết giã đắp, lấy nước rửa hay bôi.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Sài đất
Dự phòng sởi hoặc bạch hầu:
Dùng 15-30g cây khô, dạng thuốc sắc. Liên tục trong 3 ngày.
Bệnh ban độc, ban trái trẻ em, thường biểu hiện sốt nhức đầu, sốt về chiều, về đêm, sốt xuất huyết:
Sài đất 6g, Trùn hổ (chế) 3 con, Cỏ mực 4g, Nhãn lồng 4g, Bạc hà 4g, Thạch cao 2g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Trẻ khi khát nước, kết hợp uống với chanh đường tuỳ thích (kinh nghiệm dân gian ở An Giang).
Chữa rôm sảy trẻ em:
Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.
Chữa sốt cao:
Sài đất 20-50 g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.
Chữa sốt xuất huyết:
Sài đất tươi 30 g, kim ngân hoa 20 g, lá trắc bá (sao đen) 20 g, củ sắn dây 20 g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20 g.
Chữa viêm tuyến vú:
Sài đất 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, thông thảo 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm bàng quang:
Sài đất tươi 30 g, bồ công anh 20 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa nhọt:
Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc (thổ phục linh) 10 g, bồ công anh 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa mụn, lở, chàm:
Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc 10 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt.
Chữa ung thư môn vị:
Sài đất 30 g, bán chi liên 30 g, bạch hoa xà thiệt 30 g. Sắc uống ngày một thang.
CÂY CỨT LỢN
Tên khác: Cỏ cứt lợn, bù xích, cỏ hôi, thắng hồng kế, nhờ hất bồ (K`ho).
Tên khoa học: Ageratum conyzoides L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Tên tiếng Trung: 胜红蓟 (Thắng Hồng kế)
Cây Cây cứt lợn
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây cỏ sống hàng năm, cao 30 - 50cm. Thân có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, mép khía răng tròn, hai mặt đều có lông, 3 gân tỏa từ gốc lá. Hoa tím hay trắng, mọc thành ngù đầu ở ngọn. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc.
Phân bố :
Cây mọc hoang ở khắp nơi trên mọi loại địa hình.
Bộ phận dùng :
Toàn cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Dùng tươi hay phơi khô. Thường dùng tươi.
Thành phần hóa học :
Tinh dầu 0,7 - 2,0%, màu vàng nhạt, gồm ageratochromen, demethoxy, ageratochromen, cadinen, caryophyllen. Ngoài ra còn có alcaloid, saponin.
Vị thuốc Cây cứt lợn
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị hơi đắng, tính mát
Qui kinh:
Vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào
Công dụng :
Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi.
Liều dùng:
Liều dùng khi uống trong, từ 15-30g khô (hoặc 30-60g tươi), sắc với nước uống hoặc giã vắt lấy nước cốt uống; dùng ngoài không kể liều lượng
Nhỏ mũi nước ép cây tươi hay dịch chiết cây khô. Chữa rong huyết sau đẻ : Ngày 30 - 50g cây tươi giã nát lấy nước uống. Cây tươi nấu nước gội đầu cho thơm, sạch gầu, trơn tóc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cây cứt lợn
Viêm họng:
Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Viêm đường hô hấp:
Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Sỏi tiết niệu:
Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng:
Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.
Eczema, chốc đầu:
Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.
Viêm xoang:
Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày:
Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.
Chữa viêm xoang mũi dị ứng:
Cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.
Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi sinh nở):
30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
Tham khảo
Ghi chú:
Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L. – cũng được gọi là cây Cứt lợn, Cỏ hôi).
CÂY NHÀI
Nhài, Lài, nhài đơn, nhài kép, mạt lị -Jasminum sambac(L.), Ait., thuộc họ Nhài -Oleaceae.
Mô tả: Cây nhỡ có khi leo, cao 0,5-3m, có nhiều cành mọc xoà ra. Lá hình trái xoan bầu dục, bóng cả hai mặt, có lông ở dưới, ở kẽ những gân phụ. Cụm hoa ở ngọn, thưa hoa. Lá bắc hình sợi. Hoa màu trắng, thơm ngát. Quả hình cầu, màu đen bao bởi đài tồn tại, có 2 ngăn.
Bộ phận dùng: Hoa, lá và rễ -Flos, Folium et Radix Jasmini.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Ấn Độ, được trồng làm cảnh khắp nơi. Hoa thường dùng để ướp trà hoặc để làm thơm thức ăn. Vào mùa thu đông, đào lấy rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào hè thu, khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học: Chỉ mới biết trong hoa có một chất béo thơm, hàm lượng 0,08%. Thành phần chủ yếu của chất béo này là parafin, ester formic acetic-benzoic-linalyl và este anthranylic metyl và indol.
Tính vị, tác dụng: Hoa và lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát; có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp. Rễ có vị cay ngọt, tính mát, hơi có độc; có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần.
Công dụng: Hoa và lá dùng trị ngoại cảm phát sốt, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, mụn nhọt độc. Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều. Lá cũng dùng trị bạch đới. Lá khô ngâm trong nước rồi làm thành dạng thuốc đắp trị loét ngoan cố. Rễ trị Mất ngủ, đòn ngã bị thương. Còn dùng để điều kinh. Cũng dùng nước sắc bôi trị viêm mũi, viêm giác mạc.
Liều dùng: 3-5g hoa, lá dạng thuốc sắc, còn dùng hoa pha làm trà uống; dùng 1-1,5g rễ nghiền trong nước.
Người có thai và cơ thể suy nhược không nên dùng.
Đơn thuốc:
1. Ngoại cảm phát sốt, ỉa chảy: Hoa Nhài 6g, Chè xanh 10g, Thảo quả 3g, sắc uống.
2. Đau mắt: Hoa nhài 6g, dùng riêng hay phối hợp với Kim ngân hoa và hoa Bạch cúc, mỗi vị 9g, đun sôi lấy nước xông rồi uống. Hoặc lấy lá giã vắt lấy nước, trộn với lòng trắng trứng gà đắp.
3. Mất ngủ: Rễ Nhài 1-1,5g, nghiền trong nước, lấy hỗn dịch uống.4. Rôm sẩy: Lá Nhài vò vào nước để tắm, có thể phối hợp với lá Ngải cứu.
HOA PHẤN
Tên khác Hoa phấn,Bông phấn,Sâm ớt,Thảo mạt lợi,Tử mạt lợi, La ngot, pea ro nghi(Campuchia),Yên chư hoa(Thảo hoa phổ),Phấn cát hoa, Tiểu niêm châu, Trạng nguyên hồng(Hoa kính),Dạ phồn hoa(Cương mục).
Tên tiếng trung:紫茉莉
Tên khoa học:Mirabilis jalapa L
Họ khoa học:Họ hoa giấy (Nyctaginaceae).
Cây hoa phấn
(Mô tả, hình ảnh cây hoa phấn, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây nhỏ cao 20-80cm. Rễ phình thành củ như củ sắn. Thân nhẵn mang nhiều cành, phình lên ở các mấu; cành nhánh dễ gẫy. Lá mọc đối, hình trứng, chóp nhọn. Cụm hoa hình xim có cuống rất ngắn, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm, nhất là về đêm. Quả hình cầu, khi chín màu đen, mang đài tồn tại ở gốc, bên trong có chất bột trắng mịn.
Bộ phận dùng:
Rễ và toàn cây - Radix et Herba Mirabitis.
Nơi sống và thu hái:
Cây gốc ở Mehico, được nhập trồng làm cảnh trong các vườn gia đình, cũng trồng ở các vườn thuốc. Trồng bằng hạt, độ 4-5 tháng thì có củ dùng được. Cây không kén chọn đất và nếu có đất xốp ẩm thì có nhiều củ và củ to. Thu hoạch rễ củ quanh năm, rửa sạch, bóc vỏ, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể tẩm nước gừng rồi phơi khô, sao vàng để dùng, hoặc tán bột.
Thành phần hóa học:
Có alcaloid trigonellin.
Tính vị, tác dụng:
Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ. Ở Ấn Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu; còn lá làm dịu, giảm niệu.
Công dụng:
Mát nóng, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, giải độc, tiêu sưng, trị viên tuyến biên đào, kinh nguyệt không đều, cổ tử cung rữa nứt, viêm tuyến tiền liệt, cảm nhiễm hệ tiết niệu, phong thấp khớp gối, nhức đầu. Đắp ngoài chữa viêm tuyến vú, đập đánh bị tổn thương, lở loét, đinh nhọt, mụn vảy nhỏ, bệnh ngứa.
Chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị:
1. Viêm amidan
2. Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến;
3. Đái tháo đường, đái ra dưỡng trấp;
4. Bạch đới, băng huyết, kinh nguyệt không đều;
5. Tạng khớp cấp.
Dùng ngoài trị viêm vú cấp, đinh nhọt và viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, bầm giập, eczema. Hoa dùng trị ho ra máu. Dùng rễ 15-20 g dạng thuốc sắc, hoặc dùng 6-16g bột. Nghiền cây tươi để đắp ngoài, hoặc đun sôi lấy nước rửa.
Kiêng kỵ
Phụ nữ có thai không dùng.
Đơn thuốc:
1. Viêm amygdal: chiết dịch lá tươi và đắp vào chỗ đau.
2. Ho ra máu. Hoa 120g, chiết dịch và trộn với mật ong uống.
Tham khảo
Theo Trung Quốc Dược học đại từ điển:
Tính chất:Cây hoa phấn có tính chất hơi ngọt, không độc
Chủ trị: Đàn bà ung vú, con trai lâm trọc (đái rắt, đái đục) cùng trừ phong hoạt huyết.
Phối hợp:nên kiêng sắt.
Cương mục thập di nói:Rễ của cây hoa phấn, tính bẩm thụ thuần âm, trong cái mềm có cái cứng, ăn lâu sợ xương mềm. Cho nên người dương hư nên kiêng.
Hạt cây hoa phấn
Tên cổ:
Hạt cây hoa phấn còn gọi là Thổ lại sơn (Cương mục thập di).
Tính vị:Tính lạnh.
Chủ trị:Có tác dụng trừ ban nốt ruồi trên mặt, trị cả hạt cơm, cạo lấy bột đắp.
Công dụng, liều dùng:
Nước ta hiện nay rất ít dùng, chỉ một vài nơi có dùng với tên sâm như trên. Tại campuchia vùng Batambang giã nagts xoa bóp chữa sốt. Trẻ con thường lấy hoa đỏ nghiền nát bôi vào má cho hồng. Dùng phấn trong quả rất trắng dùng đề xoa mặt.
Một số nước giá nát, đắp lên vết thương, lá và rễ sắc uống chữa ngộ độc đường tiêu hóa và làm thuốc tẩy.
Nước ngoài dùng liều 1-2g rễ khô cho tẩy mạnh hoặc 0,1 - 0,4g làm thuốc nhuận tràng.
CÚC ÁO
Cúc áo
Tên khác
Tên thường gọi:Còn gọi làhoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, Nụ áo vàng, cỏ the, hạt sắc phong, cuống trầm, cúc lác, cỏ nhỏ, hàn phát khát, phát khát, cresson de Para.
Tên khoa họcSpilanthes acmella L. Murr.
Họ khoa học:Thuộc họ Cúc Asteraceae.
Cây cúc áo
(Mô tả, hình ảnh cây cúc áo, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây cúc áo là một cây thuốc nam quý. Là một loại cây nhỏ, mọc đứng, có khi mọc bò lan trên mặt đất, phân cành nhiều, cây cao chừng 0.4-0.7m. Lá hình trứng thon dài hoặc hình trứng, mép có răng cưa to hay hơi gợn sóng, phiến lá dài 3-7cm, rộng 1-3cm. Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, hơi hình nón, mép có cờ, màu nhạt, dài 2-8mm, dẹt, lá bắc hình bầu dục nhọn đầu; tràng hoa màu vàng; các hoa ở giữa hình ống. Quả bế dẹp màu nâu nhạt, có 2 răng gai ở ngọn.
Mùa hoa tháng 1-5 trở đi.
Phân bố:
Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ven đường, bãi sông nơi đất ẩm ven rừng, ven suối từ đồng bằng tới độ cao 1500m. Có thể trồng bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân. Khi dùng làm thuốc, ta thu hái toàn cây, dùng tươi hay đem phơi khô để dùng. Nên thu hái hoa vào lúc còn có màu vàng xanh.. Toàn cây có vị cay tê, cây mọc hoang tê hơn cây trồng. Đặc biệt cụm hoa có vị rất cay, tê nóng, gây chảy nước dãi rất nhiều.
Bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây hoặc hoa - Herba seu Flos Spilanthi
Thành phần hoá học:
Trong cây và hoa có tinh dầu chứa spilanthol; còn có sterol và một polysaccharid không khử.
Trong cụm hoa cũng như trong toàn cây có (Verbesina acmella L., Eclipta prostrate Lour chứa một tinh dầu mùi cay hăng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất spilanten C15 H30 (một chất tecpen đặc biệt) và một chất rượu gọi là spilantola C32H64N20 . Từ 5kg cụm hoa, các tác giả Nhật Bản, Y Asahina và M. Asens (Năm 1920, đã lấy ra được 50g spilantola thô. Chất này tác dụng với axit clohydric cho một bazơ gọi là isobutylamin có công thức C4H11N.
Hydro hoá, spilantola sẽ cho hydrospilantola. Dưới tác dụng của hơi axit clohydric ép, hydrospilantola cho isobutylamin và một hỗn hợp axit béo: axit dexylic C10H20O2 và axit nonylic C9H18O2.
Tác dụng dược lý
Các phân đoạn E5, E7, M2 được tách từ dịch chiết thô của mô sẹo cây cúc áo hoa vàng có hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến (IC50 = 12.81mg/ml -16.07mg/ml) nhưng ít độc với tế bào thường vero (IC50.20mg/ml). Phân đoạn E5, E7 có hoạt tính với dòng tế bào ung thư phổi LU-1 (IC50=15.6mg/ml), phân đoạn E7 có hoạt tính với dòng tế vào ung thư vú MCF7 (IC50=19.07mg/ml)
Vị thuốc cúc áo
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị, tác dụng:
Cây Cúc Áo Cúc áo hoa vàng có vị cay đắng, làm tê lưỡi, tính hơi ấm, có ít độc; có tác dụng giải độc, tán kết, tiêu thũng, giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Lá cây cúc áo có thể dùng làm rau ăn.
Cây và hoa thường được dùng trị 1. Cảm sốt đau đầu, đau cuống họng, sốt rét cơn; 2. Viêm phế quản, ho gà, ho lao, hen suyễn; 3. Đau nhức răng, sâu răng; nhức xương, tê bại.
Dùng ngoài trị nhọt độc, lở ngứa, rắn độc cắn, vết thương, tụ máu sưng tấy, đau mắt. Ngày dùng 4-12g toàn cây hoặc 4-8g rễ sắc uống. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp không kể liều lượng.
Ở Malaixia, lá nấu lên dùng chữa mày đay. Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt chế cồn thuốc trị đau răng, cồn này có tác dụng mạnh đối với ấu trùng muỗi. Hạt nhai làm tiết nước bọt. Toàn cây giã ra dùng để duốc cá.
Trong nhân dân, công dụng phổ biến nhất là dùng cụm hoa giã nhỏ, ngâm rượu để ngậm khi bị sâu răng, nhức răng, thuốc sẽ làm đỡ đau, có nơi còn dùng thay thuốc tê để nhổ răng. Có nơi còn dùng lá giã đắp trên mi mắt bị sưng đau.
Liều dùng:
Liều dùng 4-12g săc uống
Dùng ngoài không cố định
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cúc áo
Cảm sốt, đau đầu, ho:
Cúc áo hoa vàng tươi 4-12g, sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Đau răng, viêm họng:
Hoa Cúc áo tán nhỏ ngâm rượu ngậm hoặc ngậm tươi nuốt nước.
Sốt rét cơn:
Cúc áo 20g sắc uống trước khi lên cơn.
Tê thấp:
Rễ Cúc áo, rễ Xuyên tiêu, rễ Kim cang, rễ Chanh, quả Màng tang, liều lượng bằng nhau, đều 4-8g, sắc uống.
Tham khảo
Tránh nhầm lẫn cây cúc áo hoa vàng(pilanthes acmella L. Murr.)với cây cúc áo (bidens pilosa L )
Phân biệt cúc áo hoa vàng (họ cúc) với cây cúc áo (bidens pilosa L - còn gọi tên hoa cứt lợn, xuyến chi, đơn kim, manh tràng thảo, quỷ trâm thảo, tử tô hoang, có hoa màu trắng). Cây hoa xuyến chi mọc ở những nơi có không gian thoáng, cây cao chừng 0,3 m đến 0,4 m, cành rậm thường mọc theo từng nhóm. Hoa xuyến chi thuộc loại cây mọc nhanh, ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc thành quần thể dày đặc trên đất sau nương rẫy, bãi hoang và dọc theo đường đi.
KHOAI LANG
Khoai lang Còn gọi là phần chư, cam thự, hồng thự, cam chư.
Tên khoa họclpomoea batatas(L.) Poir
Thuộc họ Bìm bìmConvolvulaceae.
A. Mô tả cây
Khoai lang là một loại cỏ sống lâu năm thân mọc bò, dài 2-3m, rễ mẫm thành củ, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá có nhiều hình, thường hình tim xẻ 3 thùy, có cuống dài. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc thành sim ít hoa ở đầu cành. Rất ít khi thấy quả và hạt.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây khoai lang được trồng ở nhiều nước nhiệt đới để lây củ ăn thay gạo. Công dụng làm thuốc chỉ
C.Thành phần hoá học
Củ chứa 24,6%tinh bột, 4,17% glucoza.
Khi còn tươi chứa 1,3% protein, 0.1% chất béo, các diattaza, tro có Mn, Ca, các Vitamin A, B, C, 4.24% tamin, 1.375 pentozan
Khi đã phơi khô chứa dextrin, axit clorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betanin, cholin.
Trong dây khoai lang có ađenin, betain, cholin, theo Garcia F trong ngọn dây khoai lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này. Do đó người bị đi đái đườngcó thể dùng dây khoai lang mà ăn.
D. Công dụng và liều dùng
Ngoài công dụng làm thực phẩm, làm nguyên liệu chế tinh bột khoai, ta có thể dùng khoai làn làm thuốc nhuận tràng. Phân mềm, không lỏng, không đau bụng. Ngày uống nước sắc, ăn cả lá với liều 60-100g lá tươi hoặc 30-40g lá khô, hoặc dùng củ như trên giới thiệu
Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng. Khoai lang giúp giảm béo hiệu quả
Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa...
Dưới đây là những lý do các bà nội trợ không nên bỏ qua loại củ tuyệt vời này trong chế độ ăn của gia đình, theoCare2.
1. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.
2. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng.
3. Cứ 100 g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn nhiều so với mức 118 calo trong 10 0g củ từ.
4. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
5. Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
6. Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.
7. Vitamin D trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh.
8. Vi chất sắt trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cường miễn dịch và chuyển hoá protein.
9. Khoai lang cũng là nguồn cung cấp magie rất tốt. Magie không những là khoáng chất quan trọng chống căng thẳng mà còn có ý nghĩa then chốt cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ xương, tim mạch và các chức năng thần kinh.
10. Kali là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh. Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
11. Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
12. Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.
13. Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra nhóm chất dinh dưỡng trong khoai lang có tên là batatoside có khả năng chống lại các đặc tính của vi khuẩn và nấm.
14. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người.
TỎA DƯƠNG
Tỏa dương Còn có tên là củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cây không lá, xà cô.
Tên khoa học Balanophora sp.
Thuộc họ Gió đất Balanophoraceae.
Mô tả: là loại cây có hình dạng như cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bởi cán hoa lớn, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, có mùi hôi. Cán hoa nạc và mềm, sần sùi, không có lá. Hoa đực và hoa cái riêng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm.
Phân bố: Tỏa dương thường mọc và sống ký sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp... ở các vùng rừng núi Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái,...
Công dụng và liều dùng: Tỏa dương thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận, kích thích ăn ngon miệng, chữa nhức mỏi chân tay, chữa Đau lưngmỏi gối, Di tinh, liệt dương, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh,..
HOA HIÊN
Tên khác: Hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lê-lô, lộc thông, người tày gọi là phắc chăm. (Không được nhầm với vị thuốc Lê lô - Tên khoa học: Veratrum nigrum L)
Tên tiếng Anh: day-lity
Tên khoa học Hemerocallis fulva L.
Thuộc họ Hành - Liliaceae
Cây Hoa hiên
( Mô tả, hình ảnh cây Hoa hiên, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Hoa hiên là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Rễ củ hình trụ dài xếp thành chùm. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, xếp thành 2 dãy trong một mặt phẳng, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, thường gập xuống, gân song song, hai mặt nhẵn cùng màu, trên mặt có nhiều mạch. Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6-12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến. Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen.
Cây hoa hiên được trồng làm cảnh ở một vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng).
Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu
Phân bố, thu hái và chế biến
Hoa hiên mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa chảy máu cam. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu. Lá hái quanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào các mùa khác, dùng tươi hay phơi khô, thường dùng tươi.
Tác dụng dược lý
Năm 1964, Ngô Thế Phương (Bộ môn sinh lý) và Dương Hữu Lợi (Bộ môn dược lý) trường Đại học Y khoa Hà Nội đã dựa vào kinh nghiệm nhân dân, nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoa hiên trên súc vật thì thấy:
- Dùng nước sắc hoa hiên thời gian Quick giảm rõ rệt, nghĩa là tăng tỷ lệ protrombin toàn phần.
- Cũng như vitamin K, nước sắc hoa hiên có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.
- Tiểu cầu tăng, hồng cầu tăng, nhưng số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không thay đổi.
- Tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập.
- Tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương.
Vị thuốc Hoa hiên
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Theo Đông y, hoa hiên vị ngọt, tính mát
Công dụng
Công dụng chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn, vú sưng đau, chảy máu cam. Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, thân thể bị vàng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu.
Liều dùng
Hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy củ tươi giã nát đắp lên nơi sưng đau.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hoa hiên
Chữa kinh nguyệt không đều:
Hoa hiên 15g, ích mẫu thảo 12g, ngảI cứu 12g, rễ củ gai 20g. sắc uống ngày một thang chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 7 ngày.
Chữa đái buốt đái rắt:
Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần uống trong ngày uống liền 5-10 ngày.
Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh:
Hoa hiên 10g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.
Chữa mất ngủ:
Hoa hiên 12g, lá dâu tằm 20g, lá vông nem 10g. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc đem hoa hiên phơi khô trong râm, sao qua lửa, hằng ngày hãm uống thay chè.
Tắc tia sữa:
Hoa hiên 12g, bồ công anh 40g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 thang.
Chữa chảy máu cam:
Lá hoa hiên 15-20g, nấu với 300ml nước, cô còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Tham khảo
Chú ý:
Không dùng hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc
HOA HÒE
Tên khác:
Tên dân gian:Hòe Thực(Bản Kinh),Hòe Nhụy(Bản Thảo Đồ Kinh),Hòe nhụy(Bản Thảo Chính),Thái dụng(Nhật Hoa Tử Bản Thảo),Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hoà trần mễ(Hòa Hán Dược Khảo),Hòe hoa thán, Hòe mễ thán, Hòe nga, Hòe giao, Hòe nhĩ, Hòe giáp(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).Hòe hoa, cây Hòe, Hoa hòe
Tên khoa học:Sophora japonica Linn.
Họ khoa học: họ Fabaceae.
Cây hoa hòe
(Mô tả, hình ảnh cây hoa hòe, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Hoa hòe là một cây thuốc nam quý. Cây cao 7-10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15-25cm, lá chét 7-15 phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3-6cm, mép nguyên, mặt trên có lông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài 15-30cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1-6 hạt màu đen hình thận.Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành.
Phân biệt:
Hoa hòe thường cánh hoa đã rơi rụng, nếu còn nguyên thì có 5 cánh hoa, mầu trắng vàng, rất mỏng, trong số đó hai cánh hoa tương đối to, hình gần tròn, đỉnh hơi lõm, cuộn lật ra phía ngoài, các cành hoa khác thì hình tròn dài. Phía dưới các cánh hoa có đài hoa hình chuông mầu lục. Giữa kẽ cánh hoa có các nhụy mầu vàng nâu, giống như những sợi râu và một nhụy hình trụ nhưng uốn cong. Chất nhẹ, khi khô dễ bị vụn nát, không mùi, vị hơi đắng.
Thu hái, sơ chế:
Vào mùa hè khi hoa sắp nở, Quả chín, thu hái trước hoặc sau tiết Đông chí phơi khô dùng. Hoa phải hái lúc còn nụ mới. Phơi hoặc sấy khô. Thứ hoa đầu sắp nở nhưng chưa nở, nguyên vẹn, không vụn nát, mầu vàng, không tạp chất là loại tốt.
Phần dùng làm thuốc:
1- Nụ hoa (Flos sophorae Japonicae).
2- Quả (Fructus sopharae Japonicae) Xem: Hòe Thực.
Mô tả dược liệu:
Vị thuốc hoa hòe là một vị thuốc quý. Hoa hòe khô biểu hiện hình viên chùy ở búp, nhỏ dần ở bộ phận cuống, hoa, hơi cong, đài búp hoa hình chuông màu vàng lục chiếm cứ hầu hết cả búp hoa, trước mút búp chia làm 5 đường khe cạn, cánh hoa chưa được trưởng thành búp lại biểu hiện hình trứng tròn, bên ngoài màu vàng đỏ,toàn thể dài chừng 3,2m -10mm, chất nhẹ, hơi có khí vị đặc biệt. Nụ hoa màu vàng ngà không ẩm mốc, không bị cháy, không lẫn lộn cuống lá, tạp chất là thứ tốt.
Bào chế:
1- Dùng Hòe hoa phải dùng vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tốt. Khi dùng vào thuốc thì sao vàng để dùng.
2- Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô, dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính 7/10, để cầm máu (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Bỏ cành lá, lấy nụ hoa cho vào thuốc sắc uống, hoặc sao cháy thành than dùng hoặc tán nhỏ cho vào thuốc hoàn tán (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Hòe Hoa Sao: Lấy Hoa hòe sạch, cho vào nồi, sao bằng lửa nhẹ cho đến khi mầu hơi vàng, lấy ra để nguội là được (Dược Tài Học).
- Hòe Hoa Thán: Lấy Hoa hòe, cho vào nồi, dùng lửa mạnh đun nóng, sao cho đến khi gần thành mầu đen (tồn tính), phun ướt bằng nước sạch, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Dễ bị mốc. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.
Thành phần hóa học:
+ Rutin, Betulin, Soporradiol, Glucuronic acid (Trung Dược Học).
+ Azukisaponin, Soyasaponin, Kaikasaponin (Bắc Xuyên Huân, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 108 (6): 538).
+ Quercetin (Mộc Thôn Nhã Vệ, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1984, 104 (4): 340).
+ Isorhamnetin (Ishida Hitoshi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1989, 37 (6): 1616).
+ Betulin, Sophoradiol (Ngải Mễ Đạt Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1956, 76: 1210).
+ Dodecenoic acid, Myristic, Tetradecadieoic acid, Arachidic acid, Beta-Sitosterol (Mitsuhashi Tatsuo và cộng sự C A 1973, 79: 134385u).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Nếu sao thành than, tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).
+ Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Chích dịch Hoa hòe vào tĩnh mạch cho chó đã được gây mê, thấy huyết áp hạ rõ. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch và làm trở ngại hệ thống dẫn truyền. Glucozid ở vỏ của Hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể cuae ếch. Hòe bì tố có tác dụng làm gĩan động mạch vành (Trung Dược Học).
+ Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm Cholesterol trong máu, Cholesterol ở gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng và trị (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng viêm: Đối với viêm khớp thực nghiệm nơi chuột và chuột nhắt, thuốc đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chống co thắt và chống loét: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại trường và phế quản, tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin trong Hoa hòe có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột, giảm bớt rõ số ổ loét của bao tử chuột do co thắt môn vị (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỉ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều gây chết (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Rutin trong Hoa hòe có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm. Đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1, 2 cũng có tác dụng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng chống tiêu chảy: Dịch Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ thấy kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)
Vị thuốc hoa hòe
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính mát (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị đắng, tính hàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Vị đắng, Tính bình (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, tính mát (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
+ Vào kinh Dương minh (Đại trường), Quyết âm (Can) (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh thủ Dương minh (Đại trường), túc quyết âm (Can) (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Phế, Đại trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vàokinh Can, Đại trường (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Can, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác dụng:
+ Lương (làm mát) Đại trường nhiệt (Y Học Khải Nguyên).
+ Lương đại trường, sát cam trùng (Bản Thảo Chính).
+ Tiết Phế nghịch, tả Tâm hỏa, thanh Can hỏa, kiên Thận thủy (Y Lâm Toản Yếu).
+ Lương huyết, chỉ huyết, thanh lợi thấp nhiệt (Trung Dược Học).
+ Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết (Trung Dược Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị năm loại trĩ, tâm thống, măt đỏ, trừ giun sán và nhiệt trong bụng, trị phong ngoài da, trường phong hạ huyết, xích bạch lỵ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Sao thơm, ăn được nhiều trị mất tiếng, họng đau, thổ huyết, chảy máu cam, băng trung lậu hạ (Bản Thảo CươngMục).
+ Trị tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu mũi (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Trị tiểu đường và võng mạc mắt viêm (Đông Kinh Dược Vật Chí).
Liều dùng:8-20g/ngày.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hoa hòe
Trị chảy máu không cầm:
Hòe hoa, Ô tặc cốt, lượng bằng nhau, để nửa sống nửa sao, tán bột thổi vào (Phổ Tế Phương).
Trị thổ huyết không cầm:
Hòe hoa đốt tồn tính, bỏ vào một tý Xạ hương vào, trộn đều. Mỗi lần dùng 12g uống với nước gạo nếp (Phổ Tế Phương).
Trị lưỡi chảy máu không cầm:
Hòe hoa tán bột, xức vào (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
Trị ho ra máu, khạc ra máu:
Hòe hoa sao, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước gạo nếp, cúi ngửa một lát thì đỡ (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
Trị tiểu ra máu:
Hòe hoa sao, Uất kim (nướng), mỗi thứ 1 lượng tán bột lần 8g với nước sắc Đậu xị (Bí Tàng Phương).
Trị đại tiện ra máu:
Hòe hoa, Kinh giới tuệ, các vị bằng nhau tán bột, uống lần 4g với rượu (Kinh nghiệm phương), hoặc dùng Trắc bá diệp 3 chỉ, Hòe hoa 6 chỉ sắc uống hàng ngày (Tập giản phương).
Trị đại tiện ra máu:
Hòe hoa, Chỉ xác, các vị bằng nhau sao tồn tính tán bột, lần uống 8g với nước (Tụ Trân Phương).
Trị sốt cao đột ngột tiêu ra máu:
Ruột heo sống 1 cái rửa sạch phơi khô, lấy Hòe hoa sao tán bột bỏ đầy vào trong ruột heo, lấy giấm gạo ngâm trong hũ sành nấu chín, làm viên bằng hạt đạn lớn phơi nắng, mỗi lần uống 1 viên lúc đói với rượu ngâm Đương quy (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
Trị đi tiêu ra máu do độc của rượu:
Hòe hoa nửa sống nửa sao 40g, Sơn chi tử 20g, tán bột uống lần 8g với nước (Kinh Nghiệm Lương Phương).
Trị lỵ ra máu, trĩ ra máu:
Hòe hoa sao, tán bột, mỗi lần uống 12g với rượu, ngày uống 3 lần hoặc dùng vỏ trắng của cây Hòe hoa sắc uống (Phổ tế phương).
Trị Rong kinhkhông cầm:
Hòe hoa sao tồn tính, mỗi lần uống 8~12g với rượu nóng trước khi ăn (Thánh Huệ Phương).
Trị băng huyết không cầm:
Hòe hoa 120g, Hoàng cầm 80g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với một chén rượu (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).
Trị trúng phong mất tiếng:
Hòe hoa sao, sau canh ba nằm ngửa nhai nuốt (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
Trị ung thư phát bối, nhiệt độc ở trong người, hoa mắt, đầu váng, miệng khô, lưỡi đắng, hồi hộp, lưng nóng, tay chân tê, có sưng ở sau lưng:
Hòe hoa một mớ, sao cho thành mầu nâu đen, ngâm với một chén rượu con, lúc rượu còn đang nóng thì uống, nếu chưa đỡ, uống tiếp, sau khi uống thì nhọt sẽ nhúm mủ lại (Bảo Thọ Đường Phương).
Trị trĩ ngoại:
Hòe hoa sắc rửa nhiều lần và uống thì sẽ teo lên (Tập Giản Phương).
Trị độc nhọt lở sưng tấy, tất cả các loại ung nhọt phát bối, chẳng kể là có mủ hay chưa, nhưng có tấy sưng nóng đau: Hòe hoa sao qua, Hạch đào nhân đều 80g, Dấm 1 chén sắc uống. Nếu chưa đỡ thì uống 2 -3 lần, đã vỡ mủ thì uống 1 -2 lần thấy hiệu quả (Y Phương Trích Yếu Phương).
Trị phát bối tán huyết:
Hòe hoa, Bột đậu xanh, mỗi thứ 40g sao như màu ngà voi, tán bột, dùng 40gTế trà sắc còn 1 chén, để ngoài sương một đêm, lấy 12g phết vào, chừa lỗ cho ra mủ (Nhiếp Sinh Diệu Dụng Phương).
Trị băng huyết, hạ huyết:
Hòe hoa 40g, Tông lư thán 8g, Muối 1 ít, sắc với 3 chén nước còn nửa chén, uống (Trích Huyền Phương).
Trị bạch đới không dứt:
Hòe hoa (sao), Mẫu lệ nung, các vị bằng nhau tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu (Trích Huyền Phương).
Trị độc dương mai và độc do dương minh tích nhiệt gây ra
Dùng Hòe hoa 4 lượng sao qua bỏ vào 2 chén rượu sắc uống nóng, người bị hư hàn thì cấm dùng (Tập Giản Phương).
Trị thổ huyết:
Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4g. Tán bột, uống với nước sắc rễ Tranh (Mao căn) (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trường phong hạ huyết:
Hòe hoa, Trắc bá (đốt cháy), Chỉ xác đều 12g, Kinh giới 8g. Tán bột uống với nước hoặc làm thang tể. (đại tiện ra máu) (Hòe Hoa Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị huyết áp cao:
Hòe hoa, Hy thiêm thảo, mỗi thứ 20 ~ 40g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Kiêng kỵ:
+ Không có thực hỏa, thực nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt (Trung Dược Học).
+ Bệnh do hư hàn, không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
KIM NGÂN HOA
Tên khác
Tên dân gian:Vị thuốcKim ngân hoa còn gọi Nhẫn đông hoa(Tân Tu Bản Thảo), Ngân hoa(Ôn Bệnh Điều Biện), Kim Ngân Hoa, Kim Ngân Hoa Lộ, Mật Ngân Hoa, Ngân Hoa Thán, Tế Ngân Hoa, Thổ Ngân Hoa, Tỉnh Ngân Hoa(Đông Dược Học Thiết Yếu),Song Hoa(Trung Dược Tài Thủ Sách), Song Bào Hoa(Triết Giang Dân Gian Thảo Dược), Nhị Hoa(Thiểm Tây Trung Dược Chí), Nhị Bảo Hoa (Giang Tô Nghiệm Phương ThảoDược Tuyển Biên), Kim Đằng Hoa (Hà Bắc Dược Tài).
Tên Khoa Học:Lonicera japonica Thunb.
Họ khoa học:Họ Cơm Cháy (Caprifolianceae).
Cây kim ngân hoa
(Mô tả, hình ảnh cây kim ngân hoa, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Cây kim ngân hoa là một cây thuốc quý. Cây loại dây leo, thân có thể dài đến 9-10m, rỗng, có nhiều cành, lúc non mầu xanh, khi gìa mầu đỏ nâu, trên thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài. Phiến lá rộng 1,5 - 5cm, dài 38cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng. Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành mầu vàng. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 hoa mọc trên 1 cuống chung. Lá bắc giống như lá cây nhưng nhỏ hơn. Tràng hoa cánh hợp, dài từ 2,5-3,5cm, chia làm 2 môi không đều. Môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng, mọc thò dài ra ngoài hoa. Quả hình cầu, màu đen.Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25cm, đường kính đạt đến 5mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8. Mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng.
Thu Hái, Sơ Chế:
Thu hái vào đầu mùa Hạ, lúc nụ sắp nở. Nên hái khoảng 9 - 10 giờ sáng (khi sương đã ráo). Đem thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.
Bộ Phận Dùng:
Hoa mới chớm nở. Lá và dây ít dùng.
Mô Tả Dược Liệu:
Dây có nhiều lá, cuộn vòng hoặc chặt thành từng đoạn dài 35cm.
Lá mọc đối nhăn nheo, dài 47cm, rộng 24cm, hình trứng. Phiến lá dày, mặt trên màu lục đen, nhẵn hoặc có ít lông, mặt dưới mầu lục nhạt, có nhiều lông ngắn mịn và gân lá hình lông chim lồi lên,cuống lá dài. Hoa: nụ hoa hình ống dài 0,8-1,6cm, hơi cong, màu vàng nhạt, dưới nhỏ, đường kính 11,25mm, trên phồng to, đường kính 23mm. Lác đác có hoa mới nở, dưới nhỏ, trên loe hình môi. Mặt ngoài có lông trắng nhỏ mịn (soi kính lúp), phía dưới có đài nhỏ hình chén 5 răng, màu nâu vàng, dài khoảng 11,5mm. Chất nhẹ, hơi giòn, mùi thơm, vị hơi đắng (Dược Tài Học).
Bào Chế:
+ Hoa tươi: gĩa nát, vắt nước, đun sôi, uống.
+ Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột.
+ Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo Quản:
Dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị. để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong hũ có lót vôi sống.
Thành Phần Hóa Học:
+ Luteolin, Inositol, Tannin (Trung Dược Học).
+ Hoa chứa Scolymozid (Lonicerin), 1 số Carotenoid (S Caroten, Cryptoxantin, Auroxantin). Lá chứa Loganin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Chlorogenic acid, Isochlorogenic acid (Lý Bá Đình, Trung Thảo Dược 1986, 17 (6): 250).
+ Ginnol, b-Sitosterol, Stigmasterol, b-Sitosterol-D-Glucoside, Stimasteryl-D-Glucoside (Sim K S và cộng sự, C A 1981,94: 52765p).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Tác Dụng Kháng Khuẩn: nước sắc hoa Kim ngân có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga. Nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Khi nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro bằng các phương phápkhuyếch tán và hệ nồng độ, người ta thấy nước sắc cô đặc 100% của hoa Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.Coli, Phế cầu, Tụ cầu khuẩn vàng. Nước sắc lá Kim ngân với nồng độ 201,2% ức chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 2050% ức chế trực khuẩn cận thương hàn, nồng độ 100% có tác dụng đối với tiêu cầu khuẩn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác Dụng Trên Chuyển Hóa Chất Béo: Kim ngân có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất béo (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác Dụng Trên Đường Huyết: nước sắc hoa Kim ngân cho uống có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ chuột lang. Ở chuột lang uống Kim ngân, số lượng và tính chất các dưỡng bào ở mạc treo ruột ít thay đổi. Lượng Histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường và chuột lang uống Kim ngân trước khi gây choáng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác Dụng Kháng Khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu khuẩn, trực khuẩn lao... cùng các loại nấm ngoài da, Spirochete, virus cúm (Trung Dược Học).
+ Tác Dụng Kháng Viêm: làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung Dược Học).
+ Tác Dụng Hưng Phấn Trung Khu Thần Kinh: cường độ bằng 1/6 của cà phê (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chống lao: Nước sắc Kim ngân hoa in Vitro có tác dụng chống Mycobacterium tuberculosis. Cho chuột uống nướcsắc Kim ngân hoa rồi cho chíchvi khuẩn lao cho thấy ít thay đổi ở phổi hơn lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine).
+ Kháng Virus: Nước sắc Kim ngân hoa có thể làm giảm sức hoạt động của PR8 ở virus cúm nhưng không có tác dụng ở phôi gà con đã tiêm chủng (Chinese Hebral Medicine).
+ Tác dụng chuyển hóa Lipid: cho chuột béo phì dùng lượng lớn Cholesterol vỗ béo cho chuột đồng thời cho uống nướcsắc Kim ngân hoa, mức Cholesterol trong máu của chúng thấp hơn so với nhóm đối chứng (Chinese Hebral Medicine).
+ Trong nhãn khoa: theo dõi 36 bệnh nhân không chọn trước, nướcsắc Kim ngân hoa được dùng cho những trường hợp kết mạc viêm mạn, giác mạc loét (Chinese Hebral Medicine).
+ Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn: dùng dịch chiết Kim ngân hoa chích vào huyệt hoặcvào bắp có hiệu quả trong điều trị bệnh phổi viêm cấp nặng và lỵ. Cũng dùng trong 1 số trương hợp ruột dư viêm có mủ, quai bị lở ngứa (Chinese Hebral Medicine).
+ Làm hạ Cholesterol trong máu (Trung Dược Học).
+ Tăng bài tiết dịch vị và mật (Trung Dược Học).
+ Tăng tác dụng thu liễm do có chất Tanin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Có tác dụng lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Độc Tính:
Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc Kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Vị thuốc kim ngân hoa
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính Vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị đắng, ngọt, khí bình, tính hơi hàn, không độc (Bản Thảo Dược Tính Đại Toàn).
+ Vị ngọt, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Vị ngọt, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
+ Vào kinh túcDương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Đắc Phối Bản Thảo).
+Vào kinh Phế (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Phế, Vị (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, Vị, Tâm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Vào kinh Phế, Vị, Tâm Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác Dụng, Chủ Trị:
+ Thanh nhiệt, giải chư sang (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Là thuốc chủ yếu để chỉ tiêu khát (Y Học Nhập Môn).
+ Tiêu thủng, tán độc, bổ hư, liệu phong, uống lâu ngày tăng tuổi thọ (Lôi Công Bào Cês Dược Tính Giải).
+ Khu phong, trừ thấp, tán nhiệt, liệu tý, tiểu thủng, chỉ lỵ (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Thanh nhiệt, giải độc. Trị ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, ghẻ lở, hắc lào, giang mai độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thanh nhiệt, giải độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Thanh nhiệt, giải độc, giải trừ các khí ôn dịch, uế trọc tà. Trị ôn bệnh phát sốt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, hắc lào, giang mai (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều Dùng:12 – 20g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Kim ngân hoa
Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước:
Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc Vi căn tươi (Ngân Kiều Tán – Ôn Bệnh Điều Biện).
Trị mụn nhọt sắc đỏ biến thành đen:
Kim ngân hoa (cả cành, lá) 80g, Hoàng kỳ 160g, Cam thảo 40g. cắt nhỏ, dùng 1 cân rượu ngâm, chưng 2-3 giờ, bỏ bã, uống dần (Hồi Sang Kim Ngân Hoa Tán – Hoạt Pháp Cơ yếu).
Trị phát bối, nhọt độc:
Kim ngân hoa 160g, Cam thảo (sao) 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng (Vệ Sinh Gia Bảo).
Trị phát bối, ung nhọt mới phát:
Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén. Sắc còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống (Động Thiên Áo Chỉ).
Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi:
Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống (Kim Ngân Hoa Tán – Tế Âm Cương Mục).
Trị vú có khối kết, sưng to, đỏ, chảy nước:
Kim ngân hoa, Hoàng kỳ (sống) đều 20g, Đương quy 32g, Cam thảo 4g, Lá Ngô đồng 50 lá. Nước ½ chén, rượu ½ chén, sắc uống (Ngân Hoa Thang – Trúc Lâm Nữ Khoa).
Trị mụn nhọt, lở ngứa:
Hoa kim ngân 20g, Cam thảo 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Hoa kim ngân tươi trộn với rượu đắp chung quanh chỗ đau (Kim Ngân Hoa Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ruột dư viêm cấp hoặc phúc mạc viêm:
Kim ngân hoa 120g, Mạch môn 40g, Địa du 40g, Hoàng cầm 16g, Cam thảo 12g, Huyền sâm 80g, Ý dĩ nhân 20g, Đương qui 80g, sắc uống (Thanh Trường Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị họng đau, quai bị:
Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g, sắc uống (Ngân Kiều Tán- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Dự phòng não viêm:
Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, Hạ khô thảo 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ung nhọt, dị ứng, mẩn ngứa:
Hoa kim ngân 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
Trị mụn nhọt, lở ngứa:
Kim ngân hoa 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 23 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Trị dị ứng, mụn nhọt, lở ngứa:
Kim ngân 6g (hoa) hoặc 12g (lá và cành), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm 4g đường. Cho vào ống hàn kín, hấp tiệt trung để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống, chỉ cần đun sôi, giữ sôi trong 15 phút đến 1/2 giờ là uống được . Ngườilớn uống 24 liều trên, trẻ nhỏ 12 liều (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Trị cảm cúm:
Hoa kim ngân 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Trị cảm cúm:
Kim ngân 4g, Tía tô 3g, Kinh giới 3g, Cam thảo đất 3g, Cúc tần hoặc Sài hồ nam 3g, Mạn kinh 2g, Gừng 3 lát. Sắc uống (Tài NguyênCây Thuốc Việt Nam).
Trị sởi:
Hoa kim ngân 30g, Cỏ ban 30g. Dùng tươi, gĩa nhỏ, thêm nước, gạn uống. Có thể phơi khô, sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam)
Tham Khảo
+ Được Đương quy có tác dụng trị nhiệt độc huyết lỵ (Đắc Chân Bản Thảo).
+ Được Hoàng kỳ, Đương quy, Cam thảo, có tác dụng thác ung thủng. Được Phấn thảo có tác dụng giải nhiệt độc hạ lợi (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Ông Lý Thời Trân cho rằng Kim ngân người xưa cho là vị thuốc cốt yếu trong việc trị phong, trừ được chứng trướng mãn, trị được lỵ tật mà sau này người ta không ai để ý đến, mãi về sau lại có người bảo là vị thuốc cốt yếu trong các vị thuốc trị những chứng ung nhọt mà người xưa chưa từng nói đến.... Xét trong sách ‘Ngoại Khoa Tinh Yếu’ ông Trần Tử Minh có nói: Rượu Kim ngân trị bệnh ung thư mới phát rất thần hiệu vô biên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Kim ngân đâu đâu cũng có, ở nhà quê người ta trồng rất nhiều, dây nó leo cuốn vào cây cho nên gọi là Tả triền đằng. Cây và lá của nó qua mùa đông không rụng vì vậy gọi là Nhẫn đông đằng (Kim Chỉ Nam Dược Tính).
+ Hiệu lực giải biểu của Kim ngân hoa kém hơn Cát căn nhưng lại thanh nhiệt hay hơn Cát cănNgân hoa sao cháy có thể dùng để trị nhiệt độc huyết lỵ vào phần huyết, thanh huyết nhiệt. Nước cất từ Kim ngân hoa có thể trợ vị, tán thử, thanh nhiệt giải độc. Kim ngân hoa là vị thuốc chủ yếu trị chứng dương đỏ sưng thuộc ngoại khoa, không nên sử dụng đối với chứng âm. Dây Kim ngân hoa còn gọi là Nhẫn đông đằng, có thể thanh phong nhiệt rong kinh lạc và làm yên được đau nhức Rong kinh“ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Dây Kim ngân còn gọi là Nhẫn đông đằng công dụng giống như hoa nhưng kém hơn, có tác dụng thanh nhiệt ở kinh lạc, giảm đau. Kim ngân hoa sao đen gọi là Kim ngân hoa thán có tác dụng lương huyết, trị lỵ xích lỵ, tiêu ra máu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Phân biệt:
Ngoài Kim ngân nói trên, người ta còn dùng một số loại Kim ngân sau:
1- Kim Ngân Dại (Lonicera dasystyla Rehd). Lá hình trứng nhọn dài 28cm, rộng 14cm. Mép lá trên nguyên, lá gốc chia thùy. Phiến lá mỏng, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông mịn. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 1,8 - 2,2cm. Bầu nhẵn.
2- Kim Ngân Lông (Lonicera cambodiaha Pierre): Lá hình thuôn hơi dài, dài khoảng 5 - 12cm, rộng 36cm. Mép lá nguyên cuộn xuống dưới mặt lá. Phiến lá khá dày, mặt trên nhẵn, trừ cuối gân giữa, mặt dưới lông xù xì, nhất là ở gân lá. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 56cm. Bầu có nhiều lông.
3- Lonicera confusa D C. Lá hình thuôn dài, dài 46cm, rộng 1,5 - 3cm. Mép lá nguyên. Phiến lá hơi dầy, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông ngắn mịn, hoa ống tràng thẳng hoặc hơi cong, dài 3cm. Bầu có lông (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Kiêng Kỵ:
+ Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy không phải do nhiệt, mồ hôi ra nhiều: cẩn thận khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, mụn nhọt loại âm tính hoặc sau khi vỡ mủ mà khí lực yếu,mủ trong lỏng: không nên dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
HY THIÊM THẢO
Tên khác
Tên Việt Nam: Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng, Nhã khỉ cáy(Thổ), Co boóng bo (Thái), Cức lợn, Hy kiểm thảo, Lưỡi đồng, Nụ áo rìa, Hy thiêm, Hy tiên.
Tên Hán Việt khác:Hỏa hiêm thảo, Trư cao mẫu, Cẩu cao (Đường Bản Thảo), Hy tiên (Bản Thảo Cương Mục), Hỏa liễm, Hy hiền, Hổ thiêm, Loại tỵ, Bạch hoa thái, Dương thỉ thái, Thiểm thiên cẩm (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:Siegesbeckia orientalis Lin. (Siegesbeckia gluinosa Wa. Minyrathes heterophyla Turcz). Asterraceae.
Họ khoa học:Họ cúc
Cây hy thiêm thảo
(Mô tả, hình ảnh cây hy thiêm thảo, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tính vị...)
Mô tả
Hy thiêm thảo là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo sống hàng năm, cao 30-60cm, cành có lông. Lá mọc đối, hình quả trám, có khi tam giác hay hình thoi mũi mác, dài 4-10cm, rộng 3-6cm, cuống ngắn, đầu là nhọn, phiến lá men theo cuống lá, mép có răng cưa không đều, 3 gân chính mảnh, mặt dưới hơi có lông. Cụm hoa hình ngù có lá, đầu màu vàng. Lá bắc ngoài 5, mặt trong có lông, mặt ngoài có tuyến. Các lá bắc trong có tuyến ở lưng. Hoa ở phía ngoài của đầu là 5 hoa cái hình lưỡi. Các hoa khác lưỡng tính, hình ống. Bầu hình trứng ngược có 4-5 góc. Quả bế cũng 4-5, góc nhẵn, đen hạt. Ra hoa tháng 4-5 đến 8-9. Mùa quả tháng 6-10. Hy thiêm thuộc loại cây thảo, thường mọc ở những nơi đất tương đối ẩm và màu mỡ, trên các nương rẫy, bờ bãi ven đường, bãi sông trong thu lũng. Cây sinh trưởng, phát triển mạnh về mùa hè xuân và thường tàn lụi vào mùa thu đông. Do khả năng tái sinh hữu tính mạnh nên Hy thiêm phân bố khá tập trung trên một khu tương đối rộng. Điều kiện này giúp chúng ta thuận tiện thu hái, nhưng cũng dễ có phương hướng khai thác triệt để trong cả một vùng Cây khoanh vùng chủ yếu là hạn chế chăn thả trâu bò để tránh cho cây con khỏi bị dẫm nát hoặc cắt phá cây Hy thiêm với mục đích không cần thiết. Hy thiêm thường mọc trong nương ngô cho nên khi chăm sóc ngô cần bảo vệ cây Hy thiêm con. Sau khi thu hái ngô một thời gian là có thể thu hái Hy thiêm con. Do chất dính ở lá bắc, cho nên quả Hy thiêm có khả năng phát tán nhờ động vật và con người. Ngoài ra, Hy thiêm còn có khả năng tự phát tán hạt giống ra xung quanh nhờ gió mưa.
Cây Hy thiêm đầu tiên thấy ở nước Sở (miền Nam Trung Quốc) dân địa phương gọi là “Hy”. Gọi cỏ có vị đắng cay có độc gọi là “Thiêm” vì cây có khí vị hôi như mùi lợn cho nên gọi là “Hy thiêm thảo”. Hoa của cây này có chất dính, khi người ta đi qua nó đeo dính theo người ta nên gọi là “Cỏ đĩ”.
Phân bố:
Hy thiêm là cây thuốc sống hàng năm. Cây phân bố ở khắp các tỉnh miền núi nước ta. Cây mọc nhiều ở cá tỉnh miền núi phía Bắc, như: Tỉnh Hòa Bình, Lào cai, Hà Giang, Yên Bái, lai Châu ….
Thu hái, sơ chế:
Hạt Hy thiêm nảy mầm vào mùa xuân. Hy thiêm được thu hái trước khi cây có hoa mọc hoặc lúc cây bắt đầu ra hoa. Khi thu hái cần chừa lại một số cây phân bố đều trong toàn bộ phạm vi phân bố để cây tự gieo giống bảo đảm thu hoạch cho năm sau. Để chủ động, có thể tổ chức thu hạt Hy thiêm khi quả gìa. Sang xuân, gieo hạt thẳng vào những khu không canh tác hoặc gieo dặm vào những chỗ cây mọc tự nhiên còn thừa đất. Hái về phơi khô bó thành từng bó nhỏ phơi khô cất dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Toàn cây (Herba Siegesbeckiae).
Mô tả dược liệu:
Thân khô biểu hiện màu nâu tro hoặc nâu đen, hình ống tròn, ở giữa bộng, có đường nhăn, vùng đốt phình lớn, nhánh mọc đối, lá nhăn teo màu nâu đen, có lông màu trắng như nhung.
Bào chế:
1- Hễ dùng Hy thiêm thảo cần phải dùng phép uống riêng một vị Hy thiêm như người nước Thục, cứ ngày mùng 5 tháng 5 hay mồng 6 tháng 6, hoặc ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch chỉ hái lá, còn rễ cành hoa bỏ hết, rửa sạch phơi khô, cho vào trong một cái hông, đặt lên từng lớp cứ mỗi lớp rưới một lần rượu và mật, hông lên rồi lấy ra phơi, cứ hông rồi phơi làm như vậy cho được 9 lần thì khí vị thơm ngon. Khi khô hẳn đem ra tán nhỏ hoàn với mật mà uống. Bệnh ở tay chân tê, đau xương, mỏi lưng, mỏi gối bởi phong thấp ở ngoài, thì nên dùng sống không nên dùng chín. Bệnh bởi can thận hư âm huyết kém thì không nên dùng sống, phải dùng cửu chế mới được, nếu để khô, mỗi ngày uống 5-6 mươi viên, với Rượu nhạt hoặc nước muối lúc đói.
Bảo quản:
Dễ hút ẩm, mốc, mục, mọt. Để nơi khô ráo hay phơi và xem lại.
Thành phần hóa học
Hy thiêm có chứa các chất đắng daturosid, orientin
Tác dụng dược lý
Theo Y học cổ truyền:Trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị chứng phong thấp tê liệt, ung nhọt sang độc, thấp chẩn, ngứa ngáy.
Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Đồ kinh bản thảo: " trị can thận phong khí, chân tay tê dại, đau trong xương, lưng gối mỏi - kiêm chủ phong thấp sang, cơ nhục tê khó khỏi".
Sách Bản thảo kinh sơ: " khu phong trừ thấp kiêm hoạt huyết".
Kết quả theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng kháng viêm, giãn mạch, hạ huyết áp, ức chế miễn dịch.
Vị thuốc hy thiêm thảo
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
Vị đắng, cay, tính hàn không ấm. Có độc ít.
Quy kinh:
Vào 2 kinh, Can, Thận.
Tác dụng:
Khu phong thấp, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng giảm độc, an thần, hạ huyết.
Chủ trị:
+ Trị phong thấp, Can dương vượng mất ngủ, Dùng đắp ngoài chữa rắn cắn.
Liều lượng: 3 chỉ -4 chỉ.
Kiêng kỵ:
Không có phong thấp mà thuộc âm hư thì cấm dùng. Kỵ Sắt.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hy thiêm thảo
Trị các chứng tiêu chảy do cảm phải phong hàn, dùng trị phong khí chạy vào trường và gây tiêu chảy:
Dùng Hy thiêm thảo tán bột trộn hồ giấm làm viên bằng hạt ngô đồng lớn lần uống 30 viên với nước (Hỏa Thiêm Hoàn - Thánh Tế Tổng Lục).
Trị ung nhọt sưng độc, các chứng lở dữ
Hy thiêm thảo 1 lượng (Hái vào Tết Đoan ngọ), Nhũ hương 1 lượng, Bạch phàn (phi) nửa lượng, Tán bột lần uống 2 chỉ với Rượu nóng cho tới khi lành (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).
Đinh nhọt sưng độc
Tết Đoan ngọ hái Hy thiêm thảo phơi khô tán bột, lần uống nửa lượng với Rượu nóng, khi mồ hôi ra là đạt, rất có hiệu quả (Tập Giản Phương).
Bệnh ăn vào mửa ra
Dùng Hy thiêm thảo sậy khô tán bột luyện mật làm viên với nước nóng (Bách Nhất Tuyển Phương).
Chữa phong thấp:
Hy thiêm thảo 250 lượng (100g) Thiên niện kiện 12 lượng (50g), Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối (Kinh nghiệm phương).
+Trị phong thấp, tê mỏi, đau nhức xương:
Dùng cao mềm Hy thiêm 9 lượng, bột Hy thiêm 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng bột Xuyên khung 2 lượng. Trộn lại làm viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống cách xa bữa ăn (Hy Thiêm Thảo - Kinh Nghiệm Phương).
Miệng méo mắt xiên, phong thấp đau nhức
Dùng Hy thiêm thảo (sống) 4 lượng tán bột, chưng phơi 9 lần, luyện mật làm viên lần uống 2 chỉ, mỗi lần 3 lần với Rượu nóng (Kinh Nghiệm Phương).
Phong thấp viêm đa khớp dạng thấp
Dùng Hy thiêm thảo 4 lượng sắc nước cốt gia thêm đường đen, cô lại thành cao, lần uống 1 chén trà nhỏ, ngày 2 lần uống.
Bài thuốc kinh nghiệm “Hy thiêm hoàn” chữa những chứng miệng méo, mắt trợn cấm khẩu không nói được, thường sùi bọt mép, uống lâu có thể sáng mắt rõ tai, đen nhánh râu tóc và cứng mạch gân cốt.
Ngày mùng 5 tháng 5 lấy lá và cành non cây Hy thiêm rửa sạch phơi hông được 9 lần, sao khô tán nhỏ làm viên với mật bằng hạt Ngô đồng, lần uống 40 viên với nước cơm hoặc rượu nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đinh nhọt phát bối
Dùng Hy thiêm thảo, Ngũ diệp thảo (tức Ngũ trảo long), Dã hồng hoa (tức Tiểu kế), Đại toán, các vị bằng nhau đâm nát rồi vắt lấy nước uống, khi ra mồ hôi là đạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị đau đầucảm mạo:
Hy thiêm thảo 3 chỉ, Lục nguyệt sương 5 chỉ, Tử tô 3 chỉ, Thông bạch 2 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương:
Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất) 5 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị xuất huyết ngoại thương, đinh nhọt sưng tất, rắn cắn:
Hy thiêm thảo (tươi) liều lượng tùy ý, rửa sạch đâm nát đắp nơi đau (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ngoài ra, Hy thiêm thảo lại có tác dụng hạ huyết áp, có thể dùng Hy thiêm thảo, Hòe hoa, mỗi thứ 5 chỉ sắc uống. Lại có tác dụng an thần, cũng có thể dùng nó trong trường hợp suy nhược thần kinh, mất ngủ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Lưu ý khi dùng hy thiêm thảo
. Những người bị sốt rét cơn lâu ngày lấy Hy thiêm thảo gĩa lấy nước mà uống cho nôn ra là khỏi, những người bị Cọp cắn, Chó cắn, Nhện cắn...gĩa nát Hy thiêm thảo mà đắp vào đều khỏi cả (Bản Thảo Thập Di).
. Hy thiêm vị đắng tính lạnh vào can chữa chủ về phong khí tê mỏi, đau xương, mỏi gối và phong thấp lở ra. Trong sách có nói rằng Hy thiêm để sống thì hàn mà hông chín thì ấm là đúng, nếu nói để sống thì tả mà hông chín thỉ bổ có lẽ là không đúng, bởi rằng tính của nó đã khô thì có lẽ nào hông lên là bổ ích được, chẳng qua nó chữa khỏi được phong thì chính khí vượng lại tức là bổ, chứ bản tính của nó có gì là bổ đâu (Bản Thảo Đồ Giải).
. Hy thiêm vị đắng mà cay, tính hàn không ấm, cho nên trong sách bảo phải hông và phơi làm như thế cho được 9 lần, lại thêm Rượu và Mật vào để chế thì biến mất mùi hôi, thành ra mùi thơm, hễ những chứng phong thấp ở Can và Thận rồi sinh ra tay chân tê mỏi, gân xương đau nhức và sinh ra ghẻ lở, đều dùng được cả. Vì rằng vị đắng thì táo được thấp, tính hàn thì trừ được nhiệt, và vị cay thì tán được phong, nếu không phải phong thấp mà sinh ra những chứng như trên, thì lại thuốc về bệnh huyết hư, vì thuốc này tân tán không thể dùng được, vả lại dùng chín còn khá, không đến nỗi thương phạt tới chính khí, nếu dùng sống không chế uống vào sẽ sinh ra ỉa chảy ngay. Cứ ngày mùng 5 tháng 5, mồng 6 tháng 6, mùng 7 tháng 7, mồng 8 tháng 8, mồng 9 tháng 9 đi lấy dùng rất tốt (Bản Thảo Cầu Chân).
Cây Hy thiêm có mùi hôi như mùi của Lợn nên gọi là Hy, Hy là con Lợn, nên có tên là “Hy cao mẫu” cũng nghĩa như thế. Vậy tôi xét ra vị này để sống thì mùi hôi khô sáp, nếu uống nhiều thì hay nôn, vì tính nó vẫn hàn mà mà khí mãnh liệt rất hay chạy bốc khai tiết, cho nên chữa được chứng phiền nhiệt ung độc và thổ nôn ra được nghịch đàm, đến lúc đã dầm rượu và mật hông phơi 9 lần và làm hoàn với mật nữa thì khí vị nó ôn hòa, thông lợi được cơ quan, điều hòa được huyết mạch, cho nên những chứng tê mỏi thuộc về phong làm thấp nhiệt thì uống vào là có hiệu quả ngay, thật là một vị thuốc hay ở trong loài cỏ tầm thường (Trương Sơn Lôi).
. Cỏ này người ta tặng cho cái tên là ‘Cỏ thần’, nó có tính chất kích thích làm cho ra mồ hôi, chữa được chứng cước khí. Ở Tahiti, người ta dùng nó để chữa thương tích đau chân, sai gân, ghẻ lở, và cả điều kinh nữa. Trong thuốc Âu mỹ thấy dùng nó trong thuốc bổ, thuốc khớp, thuốc Giang mai (Đông Dương Dược Vật).
. Quan tiết độc ở phủ Giang Lăng tên gọi là Thành Nội, có làm bài biểu dâng thuốc Hy thiêm lên nhà vua rằng: “Hạ thần có người em tên là Nghiêm, năm 21 tuổi bị chứng phong nằm không dậy được, đến 5 năm, thuốc nào chữa cũng không khỏi, có một đạo nhân tên là Chung Châm vào thăm bệnh rồi bảo phải uống ‘Hy Thiêm Hoàn’ mới khỏi, Hy thiêm là một giống cỏ thường sinh vào chổ ẩm ướt...(sao chế như trên) mỗi khi đói bụng uống vào với rượu nóng hoặc là nước cơm 30 viên. Theo lời chỉ dẫn, kiên trì uống tới 200 viên, thấy bệnh lại tăng hơn, nhưng vẫn cứ tin tưởng uống tiếp không ngại ngùng, sở dĩ bệnh tăng là vì bước đầu sức thuốc kích thích. Uống đến 4000 hoàn thì bệnh quả nhiên khỏi, uống đến 5000 hoàn thì sức lực thấy khỏe khoắn hơn thêm. Kẻ hạ thần thật lấy làm mừng, thấy được sự hiệu quả như là không sai”. Nhà vua duyệt xong tờ biểu, liền sắc cho y viên biên rõ và khảo cứu thêm.
. Lại có một tờ biểu nữa gởi dâng vua của quan Tri Châu tên là Trương Vĩnh, dâng Thuốc hoàn Hy thiêm rằng “Đá với nước mà thay xong cơm bữa, cỏ với cây mà chữa khỏi người đau, ấy cho nên ăn khỏi đói, không kỳ đồ ăn ngon, chữa khỏi bệnh không cần sống thì khí lạnh, đem chưng chín thì khí ấm (Bản Thảo Tái Tân).
. Hy thiêm thảo vị cay đắng, khí lạnh, nên phải chế nó chín lần đồ chín lần phơi, lại phải tẩm rượu và mật, thì những trọc khí của bệnh đắng lạnh mới hết, và mới có được mùi thanh hương, nếu không thế thì chưa hết chất âm trọc, tất nhiên không thể thấu đến gân xương, và không trừ được phong khí (Bản Thảo Hội Biên).
. Bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh than hoán (liệt trái gọi than, liệt phải gọi hoán) dùng bài thuốc Cửu Chế Hy Thiêm’, dùng 10 cây Hy thiêm rửa sạch, phơi âm can cho khô tán bột, trộn với mật và rượu bỏ vào hông, dùng 6 lượng Song bạch, 6 lượng Xuyên ô, xắt nhỏ để lên trên thuốc rồi hông chừng cháy hết cây hương, lấy ra phơi cho gần khô, lần thứ 2 dùng 6 lượng Sinh khương, 6 lượng Thảo ô (bỏ vỏ nhọn) xắt nhỏ bỏ lên trên thuốc hông như lần trước, lần thứ 3 dùng 6 lượng Oai linh tiên, 6 lượng Thương truật (chế nước vo gạo) thái nhỏ bỏ lên trên thuốc lại hông như lần trước, lần thứ 4 dùng 6 lượng Khương hoạt, 6 lượng Độc hoạt, thái nhỏ rửa sạch bỏ lên trên thuốc hông như lần trước, lần thứ5 dùng 6 lượng Ngũ gia bì, 6 lượng Ý dĩ nhân thái nhỏ bỏ lên trên thuốc lại hông như lần trước, lần thứ 6 dùng 6 lượng Ngưu tất, 6 lượng Cát cánh làm như lần trước, lần thứ 7 dùng 6 lượng Sinh địa, 6 lượng Đương quy cũng làm như mấy lần trước, lần thứ 8 dùng 6 lượng Phòng phong, 6 lượng Tục đọan cũng làm như mấy lần trước, lần thứ 9 dùng 6 lượng Thiên môn, 6 lượng Thạch hộc cũng làm nhưtrước, nấu xong 9 lần rồi chế mật bỏ vào cối gĩa cho nhuyễn, hoàn viên bằng hạt Ngô, phơi phép chữa lạ, miễn có thuốc hay cứu vớt, dám đưa vật mọn trình bày, quản chi kiến thức hẹp hòi, mong được thánh minh soi xét “Số là kẻ hạ thần này, nhân lúc tới nhà của Long Hưng đào được 1 cái bia, thấy trong bia có nói về phép dưỡng khí và bài thuốc uống, kẻ hạ thần theo bài thuốc uống, kẻ hạ thần theo bài thuốc ấy sai người đi hỏi thăm tìm kiếm đi lấy cho bằng được thứ cỏ Hy thiêm này, theo phép chế hoàn, hạ thần thấy uống đến đâu thấy kiến hiệu tới đó, uống được 100 viên thì thấy sáng mắt rõ tai, uống đến 100 viên thì thấy đen râu láng tóc, gân xương mỗi ngày 1 khỏe, hiệu nghiệm càng thấy được nhiều. Ở hạ châu, kẻ hạ thần có quan Đô Áp La Thủ Nhất, nhân bị trúng phong bổ ngựa, câm đi không nói được, kẻ hạ thần cho uống 10 viên thì bệnh thấy khỏe hẳn. Lại có cụ Hoà thượng Trí Nghiêm, đã 70 tuổi bị cảm phong, trợn mắt méo miệng, thường sùi bọt miếng ra, kẻ hạ thần cho uống 10 viên thì bệnh được khỏi ngay. Vậy nay kẻ hạ thần hợp lại được 100 tể, sai người chức cống tên là Sử Nguyên dâng lên bệ thánh” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. Lưu Nhược Kim nói rằng: “Khi tôi 80 tuổi thường uống thuốc tể bổ âm ích dược,vẫn cũng có công hiệu, nhưng đại tiện thường táo, tiểu tiện thường đỏ, sau chế thêm bài thuốchoàn Hy thiêm uống chung, chữa được 1 tháng thì có công hiệu hơn tể thuốc trước nhiều, khi ấy đại tiện không táo, tiểu tiện không đỏ nữa,ngày xưa thánh hiền có nói “Hy thiêm chế cho đúng phép thì rất ích cho khí huyết, bệnh tê bại tay chân uống vào rất công hiệu. Những bài thuốc ngày xưa ‘Dũ Phong Thang’, ‘Tử Bách Đơn’, nhiều vị thuốc tân tán, bệnh loại trúng phong dùng không thích hợp, còn bệnh bán thân bất toại đã lâu rồi, uống thuốc bổ khí bổ huyết hóa đàm cũng nên thường uống bài Hy thiêm hoàn nữa, uống Hy thiêm rất hay như thế thì Hy thiêm chữa được chứng bán thân bất toại và miệng méo mắt xếch mà thôi, còn bệnh trúng phong hôn mê thì không dùng được (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Phân biệt:
1- Ở Thiêm tây và một số tỉnh khác của Trung Quốc, ngoài việc dùng cây vừa mô tả, họ còn dùng cây Hy kiểm thảo hay Mao hy kiểm có tên khoa học Siegesbeckias pubescens Makino, cũng thuộc họ Asteraceae, rất giống và dùng với tác dụng như cây Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis Linn) vừa mô tả ở trên. Đó là cây thân thảo sống 1 năm, toàn thân đều có lông mềm ngắn màu trắng, thân mọc thẳng, phân nhánh ở phần trên, cao 50-60cm, màu tím đậm.
Lá mọc đối, hình trứng, hẹp, dài 8-12cm, nhọn trước mút, vùng gốc từ lớn tràng nhỏ xuống cuống lá như dạng hình chim bay, hai bên mép có răng cưa không chỉnh tề, hai mặt đều có lông. Hoa tự hình đầu mọc ở ngọn hoặc nách lá, sắp xếp thành hình viên chùy, mọc toả ra thành hình sao, có lông dính, hoa màu vàng, quả bế hình trứng ngược.
2- Cần phân biệt với Cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L) thuộc họ ASTERACEAE. Có 2 cây cứt lợn cây có hoa màu tím và cây có hoa trắng về đặc điểm hình thái và giải phẫu giống nhau, đều có tinh dầu, chỉ có màu sắc hoa khác nhau (Xem: Bạch hoa thảo, thường dùng nhầm với Hy thiêm thảo).
3- Phân biệt cây Hy thiêm thảo với cây Nụ áo hoa tím (Vermonia hinensis Less) họ Asteraceae. Đó là cây thảo cứng phân nhiều nhánh không có lông, mọc so le, hình gần quả trám, mép khía răng, mặt dưới có lông. Tràng hình ống màu tím hoa cà, mào lông rất nhiều sợi.
CỦ CỐT KHÍ
Tên khác Còn gọi là hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, hổ trượng căn, điền thất (miền nam).
Tên khoa họcReynoutrua japonicaHoutt.Polygonum cuspidatumSieb et Zucc.Polygonum reyoutriaMakino.
Thuộc họ rau rămPolygonaceae.
Tên tiếng Trung: 琥 杖 (Hổ trượng)
Củ cốt khí (Radix polygoni cuspidan)là rễ phơi hay sấy khô của cây củ cốt khí. Cần chú ý là chữ cốt khí còn dùng chỉ hạt và lá của nhiều cây khác thuộc họ Đậu. Đặc biệt qua cuộc điều tra nghiên cứu, chúng ta chỉ thấy có cây này Rcynoutria japonica mang tên cốt khí lại thuộc họ rau răm.
Cây Củ cốt khí
( Mô tả, hình ảnh cây Củ cốt khí, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả cây
Cốt khí là một loại cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,5-1m nhưng đặc biệt có nơi cao tới 2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi thăt nhon, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hơi dẹp lại, mép nguyên, dài 5-12cm, rộng 3,5-8cm, mặt trên màu xanh nâu đậm mặt dưới màu nhạt hơn.Cuống dài 1-3cm, bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ. Cánh hoa màu trắng, hoa khác gốc, hoa đực có 8 nhị hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm. Quả khô, 3 cạnh, màu nâu đỏ
Phân bổ, thu hái và chế biến
Cây cốt khi mọc hoang ở nhiều nơi đặc biệt rất nhiều ở Sâp. Mọc hoang ở đồi núi hoặc đường. Miền đồng bằng có mọc và được trồng để lấy củ làm thuốc. Trồng bằng củ, rất dễ mọc. Còn thấy ở Trung Quốc (Giang Tô, Triết Giang).
Trồng thử ở đồng bằng, chúng tôi thấy cây ra hoa vào các tháng 8-9, ra quả vào các tháng 9-10. Thường người ta ít chú ý vì hoa quả rất nhỏ cho nên ít người trông thấy nên thường người ta nói cây này không có hoa.
Mùa thu hoạch quanh năm, nhưng tôt nhất vào mùa the (tháng 8-9), có nơi thu hái vào các tháng 2-3. Đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cắt thành từng mẩu ngắn dài không đều hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô. Vị thuốc dài ngắn không đều thường dài 1-8cm, đường kính 0,6-2cm, mặt ngoài màu nâu vàng, khi bẻ hay cắt ngang có màu vàng, mùi không rõ, vị hơi đắng.
Thành phần hoá học
Trong rễ cây này có antraglucozit chủ yêu là emodin hay rheum emodin C16H12O5'dưới dạng tự do và kết hợp. Ngoài ra còn có chất polygonin C12H20O10và tanin.
Vị thuốc Củ cốt khí
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị
Vị đắng, tính ấm.
Công năng:
Hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn.
Quy kinh:
Can, tâm bào
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Củ cốt khí
Phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ đau nhức:
Củ cốt khí, Gối hạc, lá Bìm bìm, Mộc thông, mỗi vị 15-20g sắc uống.
Viêm gan cấp tính, sưng gan:
Cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15-20g sắc uống. Hoặc dùng Cốt khí với Nhân trần, mỗi vị 30g, sắc uống.
Thương tích, ứ máu, đau bụng:
Cốt khí củ 20g, Lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà thêm 20ml rượu, chia 2 lần uống trong ngày.
Bệnh đau bụng do bế kinh, đau bụng kinh nguyệt, sau đẻ huyết ứ, bụng căng trướng gây đau đớn hoặc sưng đau do sang chấn, té ngã...
Cốt khí củ 20g, lá móng 30g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày.
Viêm gan cấp tính:
Cốt khí củ, chút chít, mỗi vị 15g, Lá móng 20g. Sắc uống, ngày một thang. Uống liền 3- 4 tuần lễ; hoặc phối hợp với kim tiền thảo, xa tiền tử, tỳ giải, mỗi vị 12-16g.
CÀ ĐỘC DƯỢC
Tên thường dùng:Vị thuốcCà độc dược,còn gọicà diên, cà lục dược (Tày), sùa tùa (H`mông), mạn đà la, hìa kía piếu (Dao).
Tên khoa học:Datura melel
Họ khoa học:Họ cà Solanaceae
Cây cà độc dược
Mô tả :
Cà độc dược là cây thuốc nam quý, cây nhỏ, cao 1 - 1,5m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá. Phần gốc của thân hoá gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lông to. Lá mọc so le, phiến lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Hoa to, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3 - 4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen.
Mùa hoa quả: Tháng 4 đến tháng 11
Phân bố :
Cây mọc hoang ở ven đường, bãi hoang. Còn được trồng làm cảnh.
Bộ phận dùng :
Bộ phận dùng: Lá, hoa (Folium, Flos Daturae).
Thu hái:
Lá và hoa. Lá bánh tẻ thu hái lúccây sắp và đang ra hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ. Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay sấy nhẹ.
Thành phần hóa học :
Alcaloid toàn phần có : Trong lá : 0,10 - 0,50%, trong hoa : 0,25 - 0,60%, trong rễ : 0,10 - 0,20%, trong quả : 0,12%. Alcaloid : Scopolamin, hyoscyamin và atropin, norhyoscyamin, vitamin C.
Tác dụng dược lý
Tác dụng của cà độc dượ là tác dụng của hyoxin và của atropin.
Atropin làm cơ vòng của mắt dãn ra, nên đồng tử dãn. Nhãn cầu dẹt lại, áp lực mắt tăng lên. Sự tiết nước bọt, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột ngừng lại.
Làm nở khí đạo khi khí đạo bị co thắt và phó giao cảm bị kích thích. Lúc bình thường, atropin không tác dụng. ít tác động trên nhu động ruột và co thắt ruột.
Liều độc atropin tác động lên não làm say có khi phát điên, hô hấp tăng, sốt, cuối cùng thần kinh trung ương bị ức chế và tê liệt.
Tác dụng của hyoxin gần giống atropin, nhưng làm dãn đồng tử trong thời gian ngắn hơn. Khác với atropin, là khi ngộ độc thì hyoxin ức chế thần kinh nhiều hơn là kích thích. Vì vậy hyoxin được dùng ở khoa thần kinh để chữa cơn co giật của bệnh Pakinxon, phối hợp với atrpin để chống say phi cơ hoặc tàu thủy, làm thuốc dịu thần kinh.
Vị thuốc cà độc dược
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vi:
Vị cay, tính ôn, có độc
Qui kinh:
Vào kinh phế
Tác dụng:
Khử phong thấp, định suyễn
Công dụng :
Chữa ho, hen, thấp khớp, sưng chân, chống co thắt giảm đau lở loét trong dạ dày, ruột, chữa trĩ, say sóng, say máy bay. Ðắp mụn nhọt đỡ đau nhức. Lá hoa khô tán bột uống, hoặc thái nhỏ hút. Bột lá khô,
Liều dùng:
Liều tối đa : 0,2g/lần; 0,6g/24 giờ.
Còn dùng dạng cao, cồn.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cà độc dược
Chữa hen:
Hoa hoặc lá cà độc dược phơi khô thái nhỏ, 1 phần, kali nitrat 1 phần cho vào giấycuộn thành điếu thuốc lá, ngày hút 1-1.5g vào lúc có cơn hen
Tham khảo
Kiêng kị
Những người bị bệnh tăng nhãn áp (glaucom) không nên dùng chế phẩm có Cà độc dược.
Đối với lá chống chỉ định cho người hen suyễn do nhiễm trùng hô hấp, cao huyết áp, thiên đầu thống
Không dùng cho người có thể lực yếu.
Lưu ý khi dùng:
Toàn cây có độc, khi dùng thấy có triệu chứng ngộ độc, phải dừng ngay. Nếu bị ngộ độc biểu hiện giãn đồng tử, làm mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, khô môi họng, đến mức không nuốt được. Chất độc tác dụng vào hệ thần kinh, gây chóng mặt, ảo giác và mê sảng, sau đó hôn mê, tê liệt và chết.
Giải độc và điều trị: Đây là tình trạng ngộ độc Atropin. Khi ngộ độc đường tiêu hóa phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể: Gây nôn, rửa dạ dày bằng nước chè đặc (đối với người lớn). Ủ ấm, giữ yên tĩnh cho người bệnh. Có thể dùng thuốc an thần nếu vật vã, kết hợp trợ sức nếu có biểu hiện bơ phờ, mệt mỏi. Theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên.
Trường hợp ngộ độc nặng phải chuyển cấp cứu kịp thời.
Y học cổ truyền dùng bài thuốc sau để điều trị ngộ độc Cà độc dược ở mức độ nhẹ, bệnh nhân còn tỉnh táo hoặc sau cấp cứu bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm: Vỏ đậu xanh 400g, Kim ngân hoa 200g, Liên kiều 100g, Cam thảo 10g. Sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát: uống dần từng ngụm làm nhiều lần cho đến lúc hết triệu chứng ngộ độc.
Lưu ý: Cà độc dược là thuốc độc bảng A, nên khách hàng không tự ý mua và sử dụng nếu không có chỉ định của thầy thuốc.
Lưu ý: Vị thuốc có Độc bảng A
AN NAM TỬ
Tên khác: Vị thuốc An nam tử còn gọi Cây Lười ươi, Đười ươi, Cây thạch, Cây ươi, Bàng đại hải, An nam tử (Cương Mục Thập Di). Hồ đại hải (Tục Danh), Đại hải tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị ho khan, sưng đau cổ họng, nôn ra máu, chảy máu cam (Trung Dược Học).
+ Trị khan tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Cách dùng: Sau khi lấy hạt, ngâm nước nở to gấp 8-10 lần thể tích của hạt thành một chat nhầy màu nâu nhạt trong, vị hơi chat và mát. Vì vậy ở miền nam hay dùng làm thuốc uống giải khat. Gốc cuống lá và vỏ trong của hạt, ngâm nước cho chất nhày rất nhiều nên hạt thường được ngâm nước cho đường vào làm thạch để giải khát. Lá non nấu canh ăn được. Chất nhày của hạt dùng làm thuốc trị các chứng đau ruột và các bệnh về đường đại tiện.
Kiêng Kỵ:
+ Phế có phong hàn hoặc đờm ẩm: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều Dùng: 2~3 đến 5~6 trái.
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Trị khan tiếng, tắc tiếng, mất tiếng, ho không long đờm: Bàng đại hải, 2 trái, ngâm với nước sôi, uống thay nước trà (Đông Dược Học Thiết Yếu).Hiểu sâu hơn về an nam tử
Lịch sử:
An Nam là tên của người Trung Quốc gọi tên nước Việt Nam trước đây. Vì cây này có ở nước ta dùng làm thuốc tốt hơn cả nên gọi là An Nam tử (An Nam: tên nước có vị thuốc, tử, hạt).
Tên khoa học:
Sterclia lyhnophora Hance hoặc Sahium lychnporum (Hance) Kost.Họ Sterculiacae
Mô tả:
Cây to, cao 20-25cm, cành có góc, lúc non có lông màu hung, về sau nhẵn. Lá mọc tập trung đỉnh cành, lá to dày, nguyên hay sẻ ra 3-5 thùy dạng bàn tay, cuống lá to, mập, nhăn. Lá non có màu nâu tím, lá gìa rụng vào mùa khô. Hoa nhỏ, quả nặng, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu bạc, hạt to bằng ngón tay, hình bầu dục hay thuôn, dính ở gốc qủa. Ra hoa từ tháng 1đến tháng 3, có quả tháng 6-8.
Phân biệt chống nhầm lẫn: Có một vài tài liệu nói An Nam tử là hạt của cây Trái xuống (Sterculia scapphigela Wall) cùng một họ với cây trên. Cây này ít thấy ở nước ta, mặc dù hạt loại này ngâm vào nước cũng có chất nhờn nhày và nở ra như hạt Đười ươi. Ở các nước khác vẫn dùng thay cho An nam tử và thường dùng bằng cách cho 4~5 hạt vào 1 lít nước nóng thì sẽ có nước sền sệt như thạch, trộn đường vào uống. Thường dùng trong trường hợp ho khan không có đàm, viêm niệu đạo, đau họng.
Phần bố:
Có ở Trảng bom, Tây Ninh, Biên Hòa, Bình Định, Bà Rịa, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị. Thường người ta cho loại mọc ở Việt Nam là loại tốt nhất.
Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt.
Thu hái, sơ chế: Thu hoặc vào tháng 4-5, phơi hay sây khô, có màu nâu
Tính vị:
+ Vị ngọt đậm, không độc (Trung Dược Học).
+ Vị đậm, ngọt, tính mát (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
+ Vào kinh Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Uất hỏa, tán bế (Trung Dược Học).
+ Thanh Phế nhiệt, làm trong tiếng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
+ Xuất xứ từ núi Đại đổng của đất An Nam nơi chỗ đất chí âm, tính của nó thuộc thuần âm, vì vậy có khả năng chữa được hỏa của lục kinh. Dân địa phương gọi nó là An nam tử, lại gọi là Đại đổng. Quả nó hình như trái Thanh quả khô, vỏ màu vàng đen, có nếp nhăn, ngâm với nước nó phình to ra từng lớp như mây trôi vậy. Trong có hạt vỏ mềm, trong hạt có nhân 2 cánh, vị ngọt nhạt. Chữa đậu sởi không mọc ra được do hỏa tà, uống thuốc vào đậu sởi mọc ra ngay. Thuốc cũng có tác dụng chữa tất cả các chứng nhiệt, lao thương, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, tiêu độc, trừ thử, đau mắt đỏ lây lan, đau răng do phong hỏa, giun lãi, trùng tích, trĩ sang, rò, ho khan không có đờm, nóng âm ỉ trong xương, các chứng ghẻ lở, hỏa của tam tiêu đều có hiệu quả, công hiệu thường khó nói hết (Triệu Thứ Hiên).
+ Bị khan tiếng do phong hàn bế tắc ở Phế, dùng vị Ma hoàng, lấy vị cay, tính ôn để khai thông. Nếu bị khan tiếng do phong nhiệt ngăn trở ở Phế, dùng Bàng đại hải, lấy vị đạm, tính hàn để khai thông (Đông Dược Học Thiết Yếu).
HỒ HOÀNG LIÊN
Picrorhiza kurrosaRoyl.
Cây cỏ, sống lâu năm, toàn thân có lông, dưới đất có thên rễ lớn như ngón tay út, thân chất gỗ. Lá mọc cách, mũi trước nhọn hình viên chùy vùng gốc nhỏ dần, mép có răng cưu.
Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo.
Tên khác: Cát cô lô trạch (Hoà Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:Picrorhiza kurrosaRoyl.
Họ khoa học:Berberidaceae.
Mô tả: Cây cỏ, sống lâu năm, toàn thân có lông, dưới đất có thên rễ lớn như ngón tay út, thân chất gỗ. Lá mọc cách, mũi trước nhọn hình viên chùy vùng gốc nhỏ dần, mép có răng cưu. Hoa mọc lên tử giữa thân rễ, rất dài, trên chùm hoa có rất nhiều hoa nhỏ, bài trí thành bông.
Địa lý: Cây này mới được di thực vào Việt Nam, chưa nhiều, còn phải nhập của Trung Quốc.
Phân biệt: Cần phân biệt với Hoàng liên (Xem: Hoàng Liên).
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào giữa tháng 7-8 phơi khô cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Rễ.
Mô tả dược liệu: Thân rễ khô biểu hiện hình tròn, hơi cong dài chừng 4,8cm-6,5cm, toàn thể là những mắt tròn dày đặc, trên mỗi mặt có màu vàng tro hoặc lá vẩy chất mỏng bao quanh màu nâu đậm không chỉnh tề, mút trên thân rễ hơi phình lớn, thường có phân nhánh, lá vẩy dày nhiều lớp, mút đỉnh có vết của mầm và sẹo rễ, thân rễ chất nhẹ xốp, mặt bẻ ngang có màu nâu đậm, không bằng phẳng, chính giữa có một lớp vòng màu trắng, có khi phân chia thành nhiều điểm trắng bao quanh nhưvòng tròn.
Bào chế: Ngâm nước co sạch và thấm, bào thành lát phơi khô. Khi dùng thì dùng sống hoặc sao.
Tính vị: Vị đắng. Tính lạnh.
Quy kinh: Vào 4 kinh Tâm, Tỳ, Can, Đởm.
Tác dụng: Thanh thấp nhiệt, giải độc, sát trùng.
Chủ trị: Trị trẻ nhỏ bị cam tích, động kinh, tiêu chảy, vàng da, đỏ mắt.
Liều dùng:2,4 -3g
Kiêng kỵ: Tỳ Vị hư nhược cấm dùng. Khi dùng nên kết hợp với thuốc bổ Tỳ, kiện Vị.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị thương hàn lao phục mình nóng, đại tiểu tiện đỏ như máu, dùng Hồ hoàng liên 30g, Sơn chí nhân 60g (bỏ vào 30g mật ong trộn đều sao cho tới khi cháy đen) hai vị tán bột, dùng mật heo làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần dùng với 2 lát Sinh khương, 1 trái Ô mai, 3 chén Đồng tiện ngâm nửa ngày, bỏ bã, uống với Đồng tiện nóng sau khi ăn, mỗi lần 10 viên, khi đi ngủ lại uống tiếp (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Trị trẻ nhỏ bị cam tích do nhiệt, bụng đầy, sốt về chiều, tóc khô, không thể dùng Đại hoàng, Hoàng cầm là những thuốc thương tổn vị âm vì sợ sinh ra các chứng khác, lấy Hồ hoàng liên 15g, Ngũ linh chi 30g, tán bột, trộn với mật Heo làm viên to bằng hạt đậu xanh lớn, uống với nước cơm,mỗi lần 10-20 viên (Toàn Ấu Tâm Kính).
+ Cam tích do Tỳ nhiệt: Hồ hoàng liên, Xuyên hoàng liên, mỗi thứ 15g, Chu sa 10g, tán bột, bỏ vào túi mật heo buộc lại treo lơ lửng trong nồi đất, bên trong nấu nước tương bốc hơi lên thuốc thật lâu, xong lấy ra nghiền nát, bỏ thêm Lô hội, Xạ hương, mỗi thứ 0,3g, lấy nước cơm trộn lthuốc bột àm thành viên, to bằng hạt Mè, mỗi lần uống 5-7 viên đến 20 viên với nước cơm (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
+ Trẻ con cam tích vàng cả người:Hồ hoàng liên, Xuyên hoàng liên, mỗi thứ 30g tán bột, dùng Hoàng qua 1 trái bỏ múi cho hết, cho thuốc vào bên trong, khép lại xong bọc Miến quanh Hoàng qua nướng chín, bỏ Miến đi, tán bột, làm viên to bằng hạt đậu xanh uống với nước nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị sốt sau buổi trưa, hai gò má hồng, ho ra đàm huyết do lao phổi: Hồ hoàng liên 6g, Ngân sài hồ, Thanh hao, Miết giáp, Địa cốt bì, Tri mẫu, Tần giao đều 9g, Cam thảo 3g, Sắc uống (Thanh Cốt Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trẻ nhỏ tiêu hoá kém, đau bụng, bụng đầy do gian đũa, ốm yếu, bứt rứt: Hồ hoàng liên, Cam thảo, Hoàng liên đều 3g, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Sử quân tử, Thần khúc, Mạch nha đều 9g, Sơn tra 6g, Lô hội 5 phân, Cánh mễ 12g. Sắc uống (Phì Nhi Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:Hồ hoàng liên có thể thanh Tâm nhiệt, lương Can Đởm trị cốt chưng lao nhiệt,là thuốc hay cho trẻ con bị cam tích kinh giản. Cổ phương dùng ‘Hồ Hoàng Liên Tán’ kết hợp với Chu sa, Ngưu hoàng, Tê giác, Xạ hương, trị trẻ con động kinh do nhiệt, ‘Thanh Cốt Tán’ kết hợp với Ngân sài hồ, Địa cốt bì, Thanh hao, Miết giáp, trị nóng âm ỉ trong xương,sách ‘Toàn Ấu Tâm Kính’ kết hợp với Ngũ linh chi trộn với nước mật heo làm viên trị trẻ con cam suy dinh dưỡng (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
THẠCH TÍN
Tên thường dùng: Còn gọi là tín thạch, nhân ngôn, phê thạch, hồng phê, bạch phê.
Tên khoa học Arsennicum.
Thạch tín
(Mô tả, hình ảnh thạch tín, nguồn gốc, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Thạch tín còn gọi tên là nhân ngôn vì chữ tín gồm một bên chữ nhân, một bên chữ ngôn. Thường ngươi ta dùng chữ thạch tín để chỉ cất As2O3thiên nhiên, thường có lẫn tạp chất.
Trên thị trường người ta lại phân biệt ra thành hồng tín thạch hay hồng phê và bạch tín thạch hay bạch phê
Thường bạch phê hiếm hơn hồng phê, nếu tinh chế hồng phê hay bạch phê bằng cách thăng hoa chúng ta sẽ được phê sương.
Nguồn gốc
Thạch tín có nguồn gốc thiên nhiên hay do chế biến mà thành. Những nguyên liệu thiên nhiên của thạch tín là
1. Thân hoa có thành phần chủ yếu là As2O3có thể coi là thạch tín thiên nhiên nhưng rất ít.
2. Độc sa có thành phần chủ yếu là hợp chất lẫn sắt, asen và sunfua AsFeS.
3. Hùng hoàng có thành phần chủ yếu là asen sunfua.
Từ 2 khoáng chất sau phải chế biến mới có được thạch tín. Thăng hoa thạch tín ta sẽ có được phê sương là thạch tín nguyên chất
Thành phần hoá học
Thạch tín thiên nhiên hay than hoa có các thành phần chủ yếu là As2O3tan trong nước, trong kiềm, cacbonat kiềm, axit, cồn etylic thường lẫn tạp chất bao gồm sắt, sunfua là cho thạch tín có màu hồng.
Độc sa có chừng 34.3% Fe 46% asen, 19.7% sunfua, thường còn lẫn côban, niken, stibi. Một số rất ít độc sa có lẫn vàng.
Vị thuốc thạch tín
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị cay, chua, tính nóng, rất độc
Tác dụng
Tác dụng trừ đờm, chữa sốt rét, ăn hết những chỗ thịt thối nát, còn có tác dụng bổ máu, vàng da.
Liều dùng:
Liều dùng 1mg đến 10mg. Dùng ngoài không kể liều lượng. Thực tế cũng cần chú ý để tránh dùng nhiều quá để khỏi gây ngộ độc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thạch tín
Chữa hen suyễn lâu ngày:
Hồng phê thach 2g, đạm đậu sị 20g, chế thành viên nhỏ như hạt vừng, mỗi lần uống 2-3 viên chữa hen suyễn lâu ngày
Cùng loại đơn này, nhiều khi người ta cho thạch tín vào trong một quả dừa nung chín lên, rồi dùng than dừa chế thành viên cho người hen suyễn dụng uống
Tham khảo
Phân biệt thạch tín vô cơ và thạch tín hữu cơ
Thạch tín vô cơ là nguyên tử arsen (As) ở dạng kim loại, tinh khiết, hoặc trong các hợp chất arsen không liên kết với gốc carbon (C) như trong triclorua arsen (AsCl3). Hai loại thạch tín vô cơ chính là arsenite và arsenate, cả hai đều độc hại và là chất gây ung thư.
Thạch tín hữu cơ là hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử arsen, như acid 4-hydroxy-3-nitrobenzenearsonic.
Hai loại thạch tín hữu cơ thường được tìm thấy trong hải sản và được gọi là "thạch tín cá" (fish arsenic) là aresenobetaine và arsenocholine. Thạch tín arsenocholine độc hơn arsenobetaine, nhưng nói chung đều là tương đối an toàn cho con người. Hai thạch tín hữu cơ khác là monomethylarsonic acid (MMA) and dimethylarsinic acid (DMA) thường được tìm thấy trong trái cây, rau và ngũ cốc.
Theo Hiệp hội Ung thư (American Cancer Society, ACS), Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (Environmental Protection Agency, EPA) và Trung tâm kiểm soát bệnh (Control Disease Center, CDC) Hoa Kỳ, thì các thạch tín hữu cơ không được phân loại là chất gây ung thư sau nhiều thập kỷ nghiên cứu.
Theo Cơ quan Kiểm soát Thực và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), các hợp chất thạch tín hữu cơ có thể gây độc cho cơ thể chỉ sau khi nó chuyển thành dạng thạch tín vô cơ. Do đó nói chung tất cả các hợp chất asen là đều có xu hướng gây độc với mức độ khác nhau.
Nguồn thạch tín gây ô nhiễm
Thạch tín là thành phần tự nhiên của vỏ trái đất và được phân bố rộng khắp môi trường không khí, nước và đất. Con người phơi nhiễm thạch tín vô cơ qua nước uống, thức ăn bị ô nhiễm, hít thở khói bụi, xăng xe, hóa chất, hút thuốc lá…..Phơi nhiễm thạch tín mãn tính gây nhiều tổn thương và ung thư da rất đặc trưng.
Những độc tính của thạch tín
Nhiễm độc thạch tín cấp gây nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Sau đó tê và ngứa da và các chi, chuột rút cơ bắp và chết trong trường hợp nặng.
Tiếp xúc thạch tín lâu dài gây tổn thương da như thay đổi sắc tố, sừng hóa lòng bàn tay, bàn chân …lâu dài gây ung thư da. Ngoài ung thư da, thạch tín còn có thể gây ra ung thư bàng quang và phổi. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) đã phân loại các hợp chất thạch tín, đặc biệt nhiễm thạch tín trong nước uống là gây ung thư cho con người.
Phơi nhiễm thạch tín lâu dài còn gây các bệnh lý thần kinh, đái tháo đường, bệnh phổi và bệnh tim mạch. nhồi máu cơ tim, bệnh lý thai phụ và sơ sinh.
Lưu ý: THẠCH TÍN có Độc bảng A
BƯỚC BẠC
Tên khác Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa
Tên khoa học:Mussaenda pubescens Ait. f., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
Cây Bướm bạc
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỏ mọc trườn 1-2m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính. Ra hoa kết quả vào mùa hè.
Bộ phận dùng:
Thân và rễ - Caulis et Radix Mussaendae Pubescentis.
Nơi sống và thu hái:
Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, theo tài liệu của Viện Dược liệu, loài này có gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Thân cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Lá thường dùng tươi.
Vị thuốc Bướm bạc
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát.
Công dụng:
Thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm.
Chỉ định và phối hợp:
Dân gian dùng nó làm thuốc giảm đau trị ho, bạch đới, tê thấp. Ở Trung Quốc, Bướm bạc (Ngọc diệp Kim hoa) thường dùng trị: 1. Cảm mạo, sổ mũi, say nắng; 2. Viêm khí quản, sưng amygdal, viêm hầu họng; 3. Viêm thận phù thũng, viêm ruột ỉa chảy; 4. Chảy máu tử cung; 5. Rắn cắn; 6. Viêm mủ da.
Liều dùng:
15-30g, dạng thuốc sắc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bướm bạc
Phòng ngừa say nắng
Dùng Bướm bạc 60-90g, nấu nước uống như trà.
Sổ mũi, say nắng
Thân Bướm bạc 12g, lá Ngũ tráo 10g, Bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi mà uống.
Giảm niệu
Thân Bướm bạc 30g, dây Kim ngân tươi 60g, Mã đề 30g sắc nước uống
Chữa sốt mùa hè đến giai đoạn hôn mê, khô khát, táo bón, đái sẻn, tân dịch khô kiệt:
Dùng rễ bướm bạc 60g, hành tăm 20g (đều sao vàng); sắc uống 1 thang thì đại tiểu tiện thông lợi, sốt lui, nuốt được. Thông thường, uống hết thang thứ hai thì tỉnh, ba thang thì hết sốt, ăn uống được.
Sưng amiđan, ho, sốt:
Dùng bướm bạc 30g, huyền sâm 20g, rễ bọ mẩy 10g; sắc nước uống.
Chữa phong thấp khớp xương đau nhức:
Rễ bướm bạc 10-20g; sắc uống. Hoặc dùng cành và rễ bướm bạc 30g, cốt toái bổ 30g, thổ phục linh 30g, thiên niên kiện 30g, bạch chỉ 20g; sắc uống; đồng thời dùng lá tươi giã đắp nơi sưng đau.
Phù, giảm niệu do viêm thận:
Dùng thân bướm bạc 30g (hoặc cành lá 40g), dây kim ngân tươi 20g, mã đề 30g; sắc nước uống.
Chữa khí hư bạch đới:
Rễ bướm bạc 10-20g; sắc uống.
Viêm lở da:
Lá bướm bạc tươi, lá mướp tươi; giã đắp.
MẬT MÔNG HOA
Còn gọi là mông hoa, lão mật mông hoa, lão mông hoa, hoa mật mông
Tên khoa học: Buddleia officinalis Maxim
Họ Mã Tiền Loganiaceae
Bộ phận dùng: Hoa. Hoa mật mông hình tròn dài, toàn hoa bọc đầy lông mềm, sắc hơi trắng vàng óng ánh, xốp nhẹ không lẫn tạp chất là tốt.
Có một số địa phương dùng hoa cây Bùng bục thay Mật mông hoa là không đúng.
Thành phần hoá học: có một glucosid
Tính vị: vị ngọt, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Can.
Tác dụng: nhuận gan, sáng mắt, tan màng mộng.
Chủ trị: chữa thong manh, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, có tia đỏ trong mắt, trẻ em lên đậu.
- Can nhiệt biểu hiện như mắt đau, đỏ và sưng, sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt: Dùng Mật mông hoa với Cúc hoa, Thạch quyết minh và Bạch tật lệ.
- Can âm hư kèm dương bốc lên trên biểu hiện như hoa mắt, mờ mắt, khô mắt và mờ giác mạc: Dùng Mật mông hoa với câu kỷ tử và Sa uyển tử.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Cách bào chế.
Theo Trung Y: Mật mông hoa nhặt sạch tạp chất, tẩm rượu 1 đêm vớt ra để khô, lại tẩm mật đồ trong 3 giờ, phơi khô, làm như thế 3 lần (Lôi Công Bào Chích Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng sống: bỏ tạp chất dùng Nguyên hoa. Dùng chín: tẩm mật sao qua.
Bảo quản: thứ sao mật nên để vào thùng đậy kín, chỉ chế đủ dùng trong thời gian 5 - 7 ngày. Để chống mốc và bảo đảm phân chất, tốt nhất là dùng đến đâu chế đến đấy.
Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp Mắt đau do ngaoị cảm phong nhiệt.
BÔNG ỔI
Tên thường gọi: Bông ổi, Trăng lao, Cây hoa cứt lợn, Trâm ổi, Thơm ổi, Hoa ngũ sắc, Tứ quý, ngũ sắc, hoa cứt lợn, tứ thời, trâm hôi, trâm anh, mã anh đơn, nhá khí mu (Tày)
Tên tiếng Trung: 马缨丹
Tên khoa học:Lantana camara L
Họ khoa học:thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae
Cây bông ổi
(Mô tả, hình ảnh cây bông ổi, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây bông ổi
Cây bông ổi là một cây thuốc nam quý, dạng cây nhỏ, cao tới 1,5m-2m hay hơn. Thân có gai; cành dài, hình vuông, có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía rạng, mặt dưới có lông. Cụm hoa là những bông co lại thành đầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn. Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng dợi rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả bạch hình cầu, nằm trong lá dài, khi chín màu đen; nhân gồm 1-2 hạt cứng, xù xì.
Bộ phận dùng làm thuốc
Lá, hoa và rễ - Folium, Flos et Radix Lantanae.
Nơi sống và thu hái:
Cây gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng làm cảnh, nay phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, ven bờ biển. Các bộ phận của cây thu hái vào mùa khô, phơi hay sấy khô. Cũng có khi dùng tươi.
Thành phần hoá học:
Lá chứa 0,2% tinh dầu; ở hoa khô chỉ có 0,07%. Tinh dầu có 8% terpen bicyclic và 10-12% L-a-phelandren. Tinh dầu bông ổi Ấn Độ chứa cameren, isocameren và micranen. Trong vỏ có 0,08% lantanin, là một alcaloid. Lá trong thời kỳ có hoa chứa 0,31-0,68% lantanin, còn có lantaden.
Tác dụng dược lý
Đài hoa của cây Bông ổi có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa Bông ổi để trị viêm họng, ho. Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Bông ổi đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoaBông ổi tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột. Dầu ép từ hạt Bông ổi và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus…
Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt.
Vị thuốc bông ổi
Tính vị, tác dụng:
Lá có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng.
Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cầm máu.
Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. N
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Rễ thường dùng trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp đau xương, chấn thương bầm giáp.
Hoa dùng trị lao với ho ra máu và hạ huyết áp.
Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu; cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị Thấp khớp. Thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa.
Hoa dùng làm thuốc trị ho với liều 12g, dạng thuốc sắc hay hâm nóng hoặc chế xi rô.
Liều dùng
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bông ổi - cây ngũ sắc
Viêm da,eczema, tinea, mụn nhọt.
Nấu lá tươi để rửa ngoài.
Chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu, giã lá tươi đắp ngoài.
Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
Ho ra máu và lao phổi
Dùng hoa khô 6-10g nấu nước uống
Chữa chứng ho do lạnh:
Lấy hoa ngũ sắc 20g để tươi hoặc 10g phơi khô, sắc với 500ml nước còn 100ml, uống trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với hoa hòe sao đen và rễ bạch cập, mỗi thứ 8g. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, tăng huyết áp. Dùng liền 5 ngày.
Ho ra máu và lao phổi:
Dùng hoa ngũ sắc khô 6 – 10g nấu nước uống.
Chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu:
Giã lá bông ổi tươi đắp ngoài. Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
Thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp:
Lá và hoa ngũ sắc 30g phối hợp với gừng tươi 10g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương. Ngày thay băng một lần. Hoặc lá ngũ sắc để tươi, rửa sạch, giã đắp vào vết thương. Nếu vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đến cơ sở y tế để được cấp cứu
Trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường:
Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây ngũ sắc phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn lại 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp ǎn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày.
Chữa mẩn ngứa:
Lá và hoa ngũ sắc khoảng 30 – 50g, nấu lấy nước đặc, tắm, ngâm rửa hằng ngày.
Tham khảo
Cây này không có tác dụng chữa viêm xoang như cây cứt lợn Ageratum conyzoides nên cần chú ý tránh dùng nhầm.
HẬU PHÁC
Tên khác:
Vị thuốc hậu phác còn gọiXích phác, Hậu bì(Biệt Lục),Liệt phác(Nhật Hoa),Trùng bì(Quảng Nhã),Đạm bá(Hòa Hán Dược Khảo),Xuyên hậu phác, Chế quyển phác, Tử du phác, Chế xuyên phác, Chế tiểu phác, Dã phác, Tiểu xuyên phác, Ngoa đồng phác, Thần phác, Xuyên phác ty, Tiền sơn phác(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Magnolia offinalis Rehd. et Wils. : Magnolia officinalis var. Biloba Rehd. et Wils, Magnolia hypoleuca Sicb. et Zucc.Họ Mộc Lan (Magnoliaceae).
Tiếng Trung: 厚朴
Cây Hậu phác
( Mô tả, hình ảnh cây Hậu phác, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây gỗ lớn, cao 6 - 15m, vỏ cây màu nâu tím, cành non có lông, bế khổng hình tròn hoặc hình viên chùy. Lá mọc so le, nguyên, thuôn hình trứng ngược, đầu lá h~i nhọn, dài 20 - 45cm, rộng 10 - 20cm, có mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, khi còn non có lông màu tro sau biến dần thành màu trắng, trên gân lá có nhiều lông nhung, gân phụ có chừng 20 - 40 đôi. Hoa mọc ở đầu cành, to, trắng thơm, đường kính có thể tới 15cm. Quả mọc tập trung, thuôn hình trứng, dài độ 12cm, đường kính 6cm, trong có chứa 1 - 2 hạt. Vỏ thân cây khô biểu hiện dạng ống hặc nửa ống, có khi sau khi cắt người ta ép phẳng, cô dạng hình bản, dài chừng 0,3m - 0,7m, dày 3,2 - 6,5mm, mặt ngoài biều hiện màu nâu tro hoặc mần nâu đậm, xù xì không bằng phẳng, có đường nhăn không qui tắc, đồng thời thường có những khối ban màu nâu đậm, mặt trong biểu hiện màu nâu tím hay đỏ nâu, tương đối phẳng, có đường vân nhỏ, thẳng dọc. Mặt bề ngang màu nâu vàng hoặc nâu đậm, không bằng phẳng, chất cứng, dễ gẫy dòn, mặt cắt ngang có vết dầu ở lớp giữa, còn lớp trong có xơ gỗ, thớ sợi nhỏ. Có mùi thơm cay đặc biệt, vị cay tê, hơi đắng. (Dược Tài Học).
Địa lý:
Mọc nơi ẩm thấp, đất tốt ở sườn núi. Có nhiều ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, An Huy, Triết Giang, Vân Nam (Trung Ouốc). Cây này chưa thấy phát hiện ở Việt Nam.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vỏ cây trên 20 năm vào tiết Lập thu tới Hạ chí, để cho nó ra mồ hôi rồi phơi trong râm cho khô, cuộn thành ống hoặc cán cho thẳng.
Hoặc sau khi bóc vỏ, phơi nơi mát cho khô, nhúng vào nước sôi, rồi lấy ra chất thành đống cho nước chảy hết, phơi khô, rồi lại hấp để cho vỏ mềm, cuộn thành ống, phơi nơi mát cho khô.
Phần dùng làm thuốc:
Vỏ thân (Cortex Magnoliae). Thứ vỏ dầy mềm, màu nâu tía, thơm và có nhiều dầu là tốt, đặc biệt thứ có đốm sáng (Kim tinh Hậu phác) là tốt hơn cả
Bào chế:
Rửa sạch nhanh, cạo bỏ vỏ thô, xắt lát mỏng 2 - 3 ly, tẩm nước sữa tô (cứ 1 cân Hậu phác thì sao với 4 lượng sữa tô), sao chín để dùng trong hoàn tán. Nếu dùng trong thuốc thang để uống thì dùng nước cốt gừng (cứ 1 cân Hậu phác thì sao với 8 lượng nước gừng) cho khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
Cạo bỏ vỏ thô, rửa qua, lấy 2 vị Gừng sống, Tô diệp trộn vào, nấu chín rồi bỏ Gừng và Tô diệp đi, cắt phiến, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Đậy kín, để nơi khô ráo, vì dễ mốc. Tránh nóng vì dễ mất tinh dầu thơm.
Thành phần hóa học:
Magnolol, Honokiol, Obovatol, 6’-O-Methylhonokiol, Magnaldehyde B, C, Randainal, Dipiperityl Magnonol, Piperitylhonokiol, Bornymagnolol, Randiol, Magnatriol B (Yahara S và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (8) : 2024).
Magnocurarine, Salici Foline (Thôi Kiến Phương, Dược Học Học Báo 1988, 23 (5) : 383).
b -Eudesmol 17,4%, Cadinol 14,6%, Guaiol 8,7%, Cymene 7,8%, 1,4-Cineol 5,6%, Caryophellen 5%, Linalool 4,6%, a -Terpineol 4,5%, Globulol 3,1%, a -Humulene 3,9%, 4-Terpineol 3,4% (Q L Pu và cộng sự, Planta Med, 1990, 56 (1) : 129).
Tác dụng dược lý:
. Chất Magnolol (thành phần Phenol của Hậu phác) có tác dụng phòng ngừa loét dạ dày trên thực nghiệm, có tác dụng ức chế Histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch (Trung Dược Học).
. Thuốc sắc Hậu phác có tác dụng kích thích ruột cô lập của chuột và chuột Hà lan. Thuốc cũng có tác dụng hưng phấn cơ trơn khí quản (Trung Dược Học).
. Chất kiềm Hậu phác và hoa Hậu phác có tác dụng hạ huyết áp (Trung Dược Học).
. Nước sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn rộng: trên thực nghiệm in vitro, thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết, tnực khuẩn lỵ ( Shigella sonnei ) và những nấm gây bệnh thường gặp (Trung Dược Học).
Giảm đầy hơi lúc châm tê cắt tử cung: Tác gỉa cho 36 bệnh nhân uống bột Hậu phác trước phẫu thuật, kết qủa lúc rạch phúc mạc, đại trường không phình, một số ít hơi đầy, dùng tay đẩy nhẹ là được. So với 163 ca không cho uống Hậu phác tốt hơn rất rõ, ( Báo Cáo Của Bệnh Viện Phụ Sản Trực Thuộc Học Viện Y Học Thượng Hải số I, Tạp Chí Tân Y)
Vị thuốc Hậu phác
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).
Vị cay, ôn, tính đại nhiệt (Bản Thảo Kinh Sơ).
Vị rất nóng, không độc (Biệt Lục).
Vị đắng, cay, tính ấm (Trung Dược Học).
Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
Vào kinh Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
Vào kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Dương minh Đại trường, túc Dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).
Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển).
Vào 3 kinh Tỳ Vị, Đại trường (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách
Công dụng:
Ôn trung, ích khí, tiêu đờm, hạ khí (Biệt Lục).
Trừ đờm ẩm, khứ kết thủy, phá súc huyết, tiêu hóa thủy cốc, chỉ thống (Dược Tính Luận).
Ôn trung, hạ khí, táo thấp, tiêu đờm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tả nhiệt, tán mãn, ôn trung (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
6 – 20g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hậu phác
Trị bụng đầy mà mạch đi Sác:
Hậu phác nửa cân, Chỉ thực 5 trái, dùng 1 đấu 2 thăng nước, sắc còn 5 thăng, thêm vào 120g Đại hoàng, lại sắc còn 3 thăng, uống nóng 1 thăng, thấy bụng sôi là tốt. Nấu uống nước đầu mà không thấy sôi chuyển thì đừng uống tiếp (Hậu Phác Tam Vật Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị trường vị thực nhiệt, khí trệ, trướng mãn, táo bón:
Hậu phác 12g, Chỉ xác 8g, Đại hoàng 12g. Sắc uống (Hậu Phác Tam Vật Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị thổ tả, bụng đau:
Hậu phác sao với nước cốt gừng, tán bột. Mỗi lần uống 8g vớí nước mới múc ở giếng lên (Thánh Huệ phương).
Trị đàm ủng, nôn khan, ngực đầy tức, ăn không xuống:
Hậu phác 40g, sao với Sinh khương, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm (Thánh Huệ phương).
Trị bụng đau, bụng trướng, bụng đầy:
Hậu phác nửa cân, Cam thảo, Đại hoàng, mỗi thứ 120g, Táo 10 trái, Chỉ thực 5 trái, Quế 60g, Sinh khương 150g, sắc với 1 đấu nước còn 4 thăng, chia làm 3 lần, uống nóng trong ngày. Nếu có nôn mủa thì thêm Bán hạ (Thất Vật Hậu Phác Thang – Cục phương).
Trị kinh nguyệt không thông:
Hậu phác 120g, sao, xắt lát, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia làm 2 lần, uống lúc đói. Không quá 3 thăng là có hiệu quả (Mai Sư phương).
Trị kiết lỵ đi ra toàn xác thức ăn, lâu ngày không bớt:
Hậu phác 120g, Hoàng liên 120g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, uống lúc đói (Mai Sư phương).
Đại bổ Tỳ Vị suy nhược, ôn trung, giáng khí, hóa đàm, kích thích tiêu hóa, trị nôn mửa, tiêu chảy:
Hậu phác bỏ vỏ, Sinh khương để luôn cả vỏ, xắt lát, sắc với 5 thăng nước cho cạn. Bỏ gừng đi, sấy khô Hậu phác, rồi lấy 160g Can khương, 80g Cam thảo, nước 5 thăng, sắc chung với Hậu phác cho cạn. Bỏ Cam thảo đi, sấy khô gừng và Hậu phác, tán bột. Dùng Táo nhục, Sinh khương đều sắc chín, bỏ gừng đi, lấy Táo quết nhuyễn, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm(Hậu Phác Tiễn Hoàn - Bách Nhất Tuyển phương).
Trị khí trướng, ngực đầy, ăn kém, lúc nóng lúc lạnh, bệnh lâu ngày không bớt:
Hậu phác sao với nước cốt gừng, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước gạo lâu năm, ngày uống 3 lần (Đẩu Môn phương).
Trị bụng đầy, tiêu chảy:
Hậu phác, Can khương, 2 vị bằng nhau, tán bột. Trộn với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm (Bảo Thi phương).
Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, Vị hư kèm theo động kinh kéo đàm:
Hậu phác 40g, sắc với nước Bán hạ 7 lần, ngâm với nước cốt gừng nửa ngày, phơi khô. Mỗi lần lấy 4g ngâm với 3 thăng nước vo gạo một buổí, cho đến khi khô thì thôi, nếu chưa khô thì sao cho khô, bỏ Hậu phác đi, chỉ dùng Bán hạ mà thôi. Mỗi lần uống 2g hoặc 4g với nước sắc Bạc hà (Tử Phác Tán phương).
Trị đại trường khô táo:
Hậu phác sống (tán bột), ruột heo nấu nhừ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng (Thập Tiện Lương phương).
Trị Tâm Tỳ không điều hòa, đi tiểu ra chất đục:
Hậu phác sao v6i nước cốt gừng 40g, Bạch phục linh 4g, Rượu l chén, sắc uống nóng (Kinh Nghiệm phương).
Trị bụng đầy do thương thực:
Hậu phác, Trần bì, Chỉ xác, Mạch nha, Sơn tra, Thào qủa, Sa nhân. Sao khô uống với nước (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị tiêu chảy do thấp nhiệt:
Hậu phác, Quất bì, Hoàng liên, Cam thảo, Thương truật, Bạch truật, Cát căn. Sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị bạch đới giai đoạn đầu:
Hậu phác, Binh lang, Mộc hương, Hoàng liên, Hoạt thạch, Quất bì, Cam thảo, Bạch thược (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị bụng đầy:
Hậu phác, Bạch truật, Nhân sâm, Bạch thược, Phục linh sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị nôn mửa do Vị hàn:
Hậu phác, Sinh khương, Quất bì, Hoắc hương, Sa nhân, Bán hạ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị tích khối lạnh cứng lâu năm trong người:
Hậu phác, Tam lăng, Bồng nga truật, Binh lang, Nbân sâm, Thanh bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ngực đầy do khí, kích thích cho ăn nhíều:
Hậu phác, Thương truật, Quất bì, Cam thảo, làm thuốc tán uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị kinh nguyệt không thông:
Hậu phác 120g, sao, xắt lát, thêm Đào nhân, Hồng hoa, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, chia làm 2 lần, uống lúc đói (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị Tỳ Vi hư hàn, khí trệ, trướng mãn:
Hậu phác 8g, Sinh khương 8g, Bán hạ 12g, Cam thảo 8g, Đảng sâm 12g. Sắc uống (Hậu Phác Sinh Khương Bán Hạ Cam Thảo Nhân Sâm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bụng đau do lạnh, bụng đầy tức không ăn được:
Hậu phác 12g, Trần bì 8g, Can khương 4g, Thảo đậu khấu 6g, Xích phục linh 12g, Mộc hương 4g, Cam thảo 4g, Sinh khương, Đại táo, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Hậu Phác Ôn Trung Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thấp đàm ủng phế, ngực đầy tức, ho suyễn, phế quản viêm mạn tính:
Hậu phác 8g, Ma hoàng 4g, Thạch cao (sống) 20g, Hạnh nhân 12g, Bán hạ 12g, Ngũ vị tử 4g, Can khương 3,2g, Tế tân 2g, Tiểu mạch 16g. Sắc uống (Hậu Phác Ma Hoàng Thang).
Trị sợ gió, tự ra mồ hôi, ngực đầy, ho, suyễn:
Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo, Hậu phác, Hạnh nhân, mỗi thứ 12g, Cam thảo 4g, Sắc uống (Quế Chi Gia Hậu Phác Hạnh Tử Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Kiêng kỵ:
Tỳ Vi hư nhược, chân nguyên bất túc: cấm dùng. Phụ nữ có thai uống vào tổn thương nhiều tới thai khí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Ghét Trạch tả, Tiêu thạch, Hàn thủy thạch (Bản Thảo Kinh Sơ).
Kỵ đậu, ăn đậu vào thì khí động (Dược Tính Luận).
Can Khương làm sứ cho Hậu phác (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Tác dụng từ các tài liệu khác
Tất cả các chứng ẩm thực, đình tích, khí thủng, bạo trướng cùng lãnh khí, nghịch khí, lãnh khí tích tụ lâu ngày, nhập vào bụng, ruột sôi kêu, đàm ẩm, nôn ra đờm rãi, Vị lạnh, nôn mửa, bụng đau, têu chảy. Người Tỳ Vị thực mà cảm phong hàn, người khí thực mà uống lầm Sâm, Kỳ gây nên suyễn trướng, thì Hậu phác là thuốc cần dùng. Thuốc tính chuyên tiêu đạo, tản mà không thu , không có tác dụng bổ ích (Bản Thảo Kinh Sơ).
Cùng dùng với Chỉ thực, Đại hoàng thì có tác dụng tả thực mãn, cho nên bài ‘Đại Sài Hồ Thang’ có Hậu phác. Dùng với Thương truật, Trần bì thì có tác dụng trừ thấp mãn, vì vậy, trong bài ‘Bình Vị Tán’ có Hậu phác cùng dùng với Nhân sâm, Bạch truật trị hư mãn. Cùng dùng với Bán hạ, Đởm tinh có tác dụng táo thấp, thanh đàm. Cùng dùng với Bạch truật, Cam thảo có tác dụng hòa trung, kiện vị. Dùng với Chỉ xác, La bạc tử có tác dụng hạ khí, thông trường. Dùng với Tía tô, Tiền hồ có tác dụng phát tán phong hàn. Cùng dùng với Sơn tra, Chỉ thực có tác dụng sơ khí, tiêu thực. Cùng với Ngô thù, Nhục quế có tác dụng hành thấp, táo âm. Đối với chứng thực, thuốc có tác dụng lý khí, hành khí. Nhưng chứng khí thịnh, thuốc dùng không phảí là không xem xét, mà đối với chứng hư nên ít dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
Hậu phác trị khí lạnh tích tụ lâu ngày, bụng sôi dạng hư, thức ăn cũ không tiêu, làm tan nước đình đọng, phá huyết ứ, tiêu cơm nước, trị nôn ra nước chua, làm ấm vị khí, trị đau do hàn, trị người bệnh hư yếu mà nước tiểu trắng (Dược Tính Bản Thảo).
Hậu phác có tác dụng kiện tỳ, trị ăn vào nôn ra, chứng hoắc loạn, chuột rút, khí lạnh nóng, tả bàng quang và tất cả bệnh khí ở ngũ tạng, bệnh thai tiền sản hậu của đàn bà, vùng bụng không yên, diệt trùng giun trong ruột, làm sáng mắt, thính tai, điều hòa các khớp (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
Hậu phác vị đắng, tính ấm, thể chất nặng mà giáng xuống, là thuốc của Tỳ Vị. Ôn trung, hạ khí là công năng gốc của nó, kiện tỳ, tiêu đầy trướng, tiêu đờm, cầm nôn mửa, tiêu thực, giảm đau, bồi thành ruột, lợi tiểu, đều do tác dụng ôn trung vậy, lại có khả năng tả thực ở Vị, do đó đạt hiệu quả trong khi dùng trong bài ‘Bình Vị Tán’, chứng đầy do hàn rất cần thiết, là theo ý làm tan khối kết của nó vậy. Nhưng vì hành khí quá mạnh, nên chứng hư không nên dùng quá nhiều (Bản Thảo Đồ Giải).
Hậu phác vị đắng, khí ấm. Ông Chân Quyền cho rằng Hặu phác vị đắng, tính cay và rất nóng, phải nói là thuốc có vị cay, nóng, đắng, ấm. Vì cay nóng thái quá thì tính nó phải có độc, lấy cái được nhờ dương khí mà sửa chữa lại, nên không có độc. Cả khí lẫn vị đều nồng nặc là phần âm giáng trong dương, vào kinh Túc thái âm, kinh thủ túc dương minh, nó chủ trị chứng thương hàn trúng phong, đau đầu, nóng lạnh, cơ tê dại do khí huyết, do ngoại tà phong hàn làm tổn thương ở phần dương thì thành chứng đau đầu, nóng lạnh. Phong, hàn, thấp, vào phần tấu lý thì khí huyết ngưng trệ mà thành chứng tý, nặng thì cơ nhục tê dại. Thuốc này vị cay nên tán được khối kết, vị đắng nên táo được thắp, tính ấm nên đuổi được phong hàn, trị được các chứng trên. Sách ‘Biệt Lục’ ghi rằng Hậu phác chủ về ôn trung, tiêu đờm, hạ khí, trị hoắc loạn và bụng đau, bụng đầy, trong Vị bị hàn, nôn mửa không cầm, chứng tiêu chảy, kiết lỵ, tâm phiền, bứt rứt, do trường vị khí nghịch ủng trệ và đàm ẩm lưu kết, ăn uống thức ăn sống lạnh gây nên. Được Hậu phác thì hạ tiết khai thông, ôn ấm tạng Thận, các chứng không cần hết mà lại hết, còn như các chứng tiểu gắt, tuy thuộc bệnh ở hạ tiêu, nhưng thường bởi vì có thấp nhiệt hạ chú, các loạí giun cũng do trường vị có thắp nhiệt gây nên. Vị đắng có khả năng táo thấp, sát trùng, vì vậy, Hậu phác cũng đều trị được. Trong sách ‘Bản Kinh’ lại ghi là Hậu phác chủ về tim hồi hộp và sách ‘Biệt Lục’ ghi rằng Hậu phác trừ kinh sợ, khử lưu nhiệt, tất cả đều không phải chứng thích nghi của Hậu phác. Chứng hồi hộp thuộc tâm hư, không liên quan gì đến Tỳ Vị, Hậu phác có khí vị rất ấm lại có thể trừ được lưu nhiệt sao? Còn về tác dụng ích khí, hậu trường vị cũng do ý là tà khí bị trừ thì chính khí tự được bổ ích, tích trệ tiêu rồi thì trường vi tự được bồi bổ vậy, không phải ngoài công năng tiêu tán lại có công năng bồ ích, người dùng phải tỏ tường (Bản Thảo Kinh Sơ ).
Hậu phác vị cay, đắng, sách ghi là dùng chung với Chỉ thực, Đại hoàng tức là bài Thừa Khí Thang thì làm tiết tả được chứng đầy tức. Dùng cùng Thương truật, Quất bì tức là bài Bình Vị Tán, thì trừ được chứng thấp đầy. Dùng cùng thuốc giải lợi thì chữa được chứng đau đầu trong bệnh thương hàn. Dùng với thuốc tiêu xổ thì bồi bổ được trường vị. Đại khái là khí cay thì tán nên hợp với chứng thấp, chứng mãn, vị đắng thì giáng nên xổ được chứng đầy, cứng. Người đời nay không rõ, lầm cho là sách ghi Hậu phác ôn trung, ích khí, hậu trường vị, thành thử bất kể hư chứng hay thực chứng đều dùng cả. Không biết chứng thực thì khí có ích, hư chứng thì không tồn chăng? Thực thì trường vị có thể hậu được, hư thì trường vị không bạc chãng? Còn như cho rằng phá huyết, sát trùng cũng là khí hành nên huyết tự thông, vị đắng là ý sát trùng. Hễ sách liệt kê công năng của thuốc đều là rút từ khí vị của thuốc, không phải là ghi theo chủ trị riêng của từng vị thuốc, đó là ý kiến riêng vậỵ. Phác tức là vỏ cây Tần, lấy loại dầy, màu tím là loại tốt (Bản Thảo Cầu Chân).
Hậu phác khí ấm, bẩm thụ mộc khí đi lên, lúc mùa xuân, vào kinh túc Quvết âm Can, vị đắng, không độc, được vị hỏa của đất phương Nam, vào thủ Thiếu âm Tâm kinh, khí vị thăng nhiều hơn là giáng dương. Sách ‘Nạn Kinh’ ghi rằng: thương hàn có 5 loại, là trúng phong, thương hàn, thấp ôn, nhiệt ôn, ôn bệnh vậy. Trúng phong, thương hàn là chứng trúng phong. Phong khí thông với Can, mạch Can và mạch Đốc hội ở đỉnh đầu, phong bị dương tà sở thương ở trên cho nên đau đầu, chủ trị cho chứng này là vị Hậu phác vào Can, có tính ấm, làm tan vậy. Hàn nhiệt, hồi hộp là bệnh nóng lạnh mà hồi hộp vậỵ. Tâm hư thì hồi hộp, Can hư thì kinh. Hậu phác khí ấm, có thể đến Can, vị đắng có thể thanh Tâm. Can tàng huyết, Tâm sinh huyết, huyết ngưng kết thì thành chứng tý (tê), vị đắng có thể tiết được, tính ấm có tác dụng hành đi được, vì vậy trị chứng huyết tý cơ nhục tê dại, cũng vì huyết chạy được mà bì mao không tê dại vậy. Vị đắ ng thì tiết được, tính ấm thì hành được, vì vậy cũng chủ trị được.Giun là do thấp hóa ra, vị đắng thì táo thấp, có thể sát trùng, cho nên khử được (Bản Thảo Kinh Giải).
Hậu phác khí ấm, bẩm mộc khí mà vào tạng Can, vị đắng, không độc, được vị của hỏa mà vào Tâm, nhưng khí vị hậu mà chủ giáng, giáng thì ấm mà chuvên về tan, đắng chuyên về tiết, nên sở chủ đều là thực chứng. Chứng trúng phong, tiêu tiểu không thông, chứng thương hàn, suyễn, tiêu chảy, bụng đầy tức, sau khi phát hãn, táo bón, đầu đau, trọc khí xông lên, tất cả đều nên lấy Hậu phác làm chủ để trị. Còn như vị ấm thì tán được hàn, vị đắng thì tiết nhiệt được, tán được, tiết được thì có thể giải được chứng lo sợ, hồi hộp do khí nghịch gây nên. Tán được thì khí hành, tiết được thì huyết hành, nên có thể trị được chứng huyết tý, cơ nhục tê dại. Giun vốn từ thấp khí sinh ra, Hậu phác tán mà tiết được thì giun sán khử được, thông sướng cái đầy tức hạ khí. T Rong kinhvăn không có văn tự ghi rõ, ông Trọng Cảnh sử dụng vì vị đắng ấm của nó là ra ngoài kinh văn vậy (Bản Thảo Kinh Độc).
Hậu phác có vị đắng, kèm có hơi ngọt, cho nên vào thẳng trung châu tỳ thổ mà tán khí kết, vị đắng từ ấm, cho nên ở phần khí mà tan được. HIễ bệnh bởi hàn thấp tà là rất đúng, còn bệnh bởí thấp nhiệt, có đắng hàn để thanh nhiệt, táo thấp, mà mượn cái vị đắng tính ấm này nhằm tán kết của nó, cũng thu được công hiệu. Về điều mà các tiên hiền dùng để trừ đầy tức làm đầu, không nên lẫn lộn với chứng hư đầỵ tức mà không có tà. Nếu như là hàn thấp thực tà, vốn theo chính trị của nó, tức là thấp nhiệt thành bệnh. Nếu tích nhiệt do ãn uống những vị béo và ngoại cảm uất nhiệt, cũng là chứng thực trướng. Trong thuốc đắng lạnh có thể mượn Hậu phác đề trừ đi, hoặc là trong khí hư mà thấp nhiệt thì ắt phải xét hư thực, nặng nhẹ, càng phải xét theo thời gian mới bị hoặc đã lâu để định công bổ nhiều hay ít, vị thuốc này lại chưa có thể khử được, nếu vị thuốc đắng, hàn trừ tà quá nhiều, mà vị thuốc kiện tỳ ít, dùng cái này tán kết thấp nhíệt thì e rằng vị đắng hàn công thẳng không thể tán được, lại như vị thuốc đắng, ngọt, kiện tỳ nhiều mà thuốc trừ nhiệt ít, dùng thuốc này bổ ích quá nhanh, e rằng vị ngọt mà bổ không thể thu ngay được, suy từ nghĩa này, các chứng hễ dùng Hậu phác đều toàn là như vậy cả (Bản Thảo Thuật Cầâu Nguyên).
Hậu phác trị tam dương biểu chứng, trúng phong, thương hàn, đầu đau do nhiệt. Hậu phác không phải là thuốc trị phần biểu sao lại chỉ đưa ra làm công năng hàng đầu.
Hậu phác vốn không phải là thuốc giải biểu, chứng sợ hãi, hồi hộp hoặc huyết tý cơ bắp tê dại, lại toàn là biểu chứng, theo ý của sách ‘Bản Kinh’, vì Hậu phác chủ về thương hàn, trúng phong, đầu đau, hàn nhiệt hoặc hồi hộp, kinh sợ, hoặc khí huyết tý (tê), cơ bắp tê dại. Lưu Tiền Giang cho rằng cây cỏ mà bốn mùa không héo, hoặc được thuần âm; hoặc được thuần dương, như Hậu phác thì được thuần dương, vì vậy lấy phần vỏ cây sử dụng mà khí vị đắng caỵ, sắc đỏ sẫm, vỏ tím, đó là vì quy về hình quy về khí vậy. Vị đắng hạ tiết được, nhưng đắng mà ấm thì không hạ tiết mà làm ấm tan. Nếu đắng lạnh thì xổ thẳng như Chỉ thực là vậy, giúp sự sinh hóa của khí ở trung châu Tỳ thổ, thuốc này tuy vị đắng, nhưng đắng xong có cảm giác hơi ngọt, cho nên vào thẳng tỳ thổ, mà tan được khí kết, những lời này là bằng chứng trị được chứng thương hàn, trúng phong gốc bởi Tỳ thổ. Chứng thương hàn trúng phong biến hóa tuy nhiều, đại khái không vượt ra ngoài tác dụng thương âm, thương dương, Thương âm thì táo chứng biến hóa làm thành hồi hộp, sợ hãi. Thương dương thì thấp chứng biến hóa, biến hóa thì thành khí huyết tý. Chứng hồi hộp, sợ hãi, thực ra gồm các chứng vật vã, bứt rứt. Chứng khí huyết tý, thực ra bao gồm các chứng hậu đầy tức nôn mửa, tiêu chảy. Giữa hai chứng hậu trên đều giống với biểu tà, biểu lấy lý làm gốc mà tán biểu của nó, không xét đến phần lý thì cành lá đều không thể phục sinh. Lý lấy biểu làm tiếp viện, mà thông phần lý, không xét phần biểu thì ngoại tà nhân đó mà đi sâu hơn vào bên trong. Đấy, Hậu phác không trị thương hàn trúng phong, mà thương hàn, trúng phong nội ngoại liên quan nhau, ắt không thể thiếu vị Hậu phác được, vì vậy nên đưa vào làm đầu công dụng là thế. Cơ bắp tê dại, trong sách Trọng Cảnh cho rằng như giun bò trong da, không biết đau. Cảm giác như giun bò là chứng hậu, biểu khí hư đã lâu ngày thì cảm giác không biết đau là chứng hậu dương khí bị uất kết, đây là vấn đề cơ bắp bị tê dại. Nếu sử dụng trong các chứng không biết đau, thì không còn nghi ngờ gì mà không dùng Hậu phác. Lưu Tiền Giang ghi rằng, Chỉ thực vị đắng mà cay, đắng nhiều cay ít, trong đắng lại có ít chua, hễ đắng chua thì có khả năng tiết khí, còn hàn thì có tính giáng xuống, do đó, vốn tính đi xuống, nhân lúc thởi tiết giáng xuống đang thịnh, lấy cái âm mạnh nhất, và nhanh nhất. Hậu phác lúc đầu nếm thì đắng, trong đắng có hơi hơi ngọt, sau cùng có ý cay mà không phải cay, là cái thừa của đắng, ấm, tục gọi là ma (tê) vậy. Nhưng Hậu phác từ đắng ấm để tán kết, không như Chỉthực từ đắng hàn để tiết trệ. Khí lấy ấm nóng làm thăng, làm bổ, vì quá đắng thì chuyển từ giáng tiết mà tiêu đạo. Vì vậy, chủ trị của Hậu phác phải hợp với chứng hàn hoặc chứng thấp, chủ trị của Chỉ thực hợp với chứng nhiệt hoặc chứng táo, mỗi vị thuốc tùy chứng mà sử dụng. Ngược lại, thì Hậu phác dùng cho chứng kết táo nhiệt là mượn cách tòng trị mà đạt hiệu quả. Nếu dùng lầm Chỉ thực cho chứng hàn thấp, tltì khí vốn hạ mà lại còn bị giáng nữa, thì không chỉ không có ích mà còn có hại là đằng khác nữa (Bản Kinh Sơ Chứng).
Công năng chủ yếu của Hậu phác là táo thấp, trừ trướng đầy. Trâu Thụ cho rằng Hậu phác có vị đắng, có thể tiết xuống dưới, nhưng vị đắng từ tính ôn ra thì không thể tiết xuống được, mà làm thành ôn tán, nếu đắng mà từ' hàn ra, thì thẳng mà tiết xuống, giống như vị Chỉ thực vậy. Đối với việc phân tích chức năng của Hậu phác và Chỉ thực, có thể coi như là đúng vậy. Vì Hậu phác lấy việc tán đầy, trừ trướng để trị, còn vị Chỉ thực lấy việc tiêu kết đạo trệ để mà dùng. Chính vì điều đó mà Trọng Cảnh dùng Hậu phác để trị chứng trướng mãn. Như bài ‘Hậu Phác Tam Vật Thang’ trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ lấy vị Hậu phác làm quân, Đại hoàng, Chỉ thực làm tá, để trị bụng trướng, táo bón, dựa vào chứng trướng làm trọng mà tích trệ làm nhẹ. Trong sách Cục phương, bài ‘Bình Vị Tán’, dùng Hậu phác kết hợp với Thương truật, Trần bì, Cam thảo, trị Tỳ Vị có thấp trệ, không thể vận hóa, là hội chứng thấp nặng mà khí trệ nhẹ. Vì thế cho nên, bài trước dùng để trừ trướng, tán mãn làm chủ, còn bài sau lấy táo thấp, vận lỳ để trị. Tuy sở trị khác nhau nhưng tóm lại không ra khỏi công dụng ôn tán (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
Hậu phác vị đắng, nếu không chế sao với gừng thì sẽ làm cay trong lưởi họng (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Khi dùng vào thuốc, Hậu phác phải sao với nước cốt gừng hoặc tẩm nước cốt gừng rồi sao (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
Phân biệt: cùng một tên Hậu phác, nhưng cây trên là cây chính thức để dùng với tên Hậu phác, hiện nay phải nhập của Trung Quốc. Ngoài ra cần phân biệt với các thứ Hậu phác sau:
1- Thứ Hậu phác Magnolia Officinalis var. Biloba Rehd. et Wils. rất giống loài trên, chi khác ở đầu lá lõm xuống chia thành 2 thùy.
2 - Ở Nhật Bản dùng cây Hậu phác tại đia phương với cây Magnolia obovata Thunb., cũng thuộc họ Magnoliaceae.
Ngoài những cây trên ra, người ta còn dùng các cây sau với tên là Hậu phác nam:
3 - Cây Hậu phác nam còn gọi là cây Re, Quế rừng, Quế lợn (Cinnamomum iners Reinw. ex Blume) thuộc họ Lauraceae. Đó là cây to, cao 8 - 10m, cành hình trụ, màu nâu đen. Lá to, thơm, mọc đối hoặc so le, phiến tròn dài, chóp lá tù hay hơi nhọn, mặt dưới lá hơi mốc mốc. Ba gân gốc chạy dọc đến gần chóp lá. Hoa trắng thơm mọc thành chùy ở nách lá và đầu các cành, gồm 12 - 14 tán. Quả mọng hình bầu dục, dài 12 - 13mm, trên một chén. Cây có hoa vào tháng 3 - 4 và quả vào tháng 5 , 6. Mọc nhiều ở Trung bộ Việt Nam, rải rác trong rừng thứ sinh, ở Tuyên Quang, Bắc Thái (miền Bắc), ở rừng còi miền Nam. Vỏ có thơm mùi quế mạnh, thường dùng đề làm hương trầm. Được dùng thế cho vị Hậu phác Bắc theo kinh nghiệm, ngoài ra lấy rễ sắc uống sau khi sinh đẻ, khi lên cơn sốt, dùng vỏ cây trị bụng đầy, ăn uống không tiêu, kích thích tiêu hóa.
4 - Cây Bá bệnh, Bách bệnh hay Mật nhân còn gọi là Hậu phác nam Eurycoma longifolia Jack subsp. Longifolia (Crassula pinnata Lour.) thuộc họ Simargoubaceae. Đó là cây nhỡ, cao 2 - 8m, có lông ở nhiều bộ phận, lá kép gồm 10 - 36 đôi không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng xóa. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn, cuống lá có lông màu rỉ sắt. Hoa đỏ nâu. Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh gíữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 - 11. Cây mọc hoang ở vùng rừng núi thưa, dưới tán cây gỗ lớn. Kinh nghiệm nhân dân thường sắc rễ (rất đắng) để chữa sốt rét, ngộ độc, say rượu, xổ giun. Vỏ thân cây sắc uống chữa chứng ăn không tiêu, kích thích tiêu hóa như Hậu phác bắc. Kết hợp cả rễ cây và vỏ cây để chữa phụ nữ đau bụng lúc có kinh, nhức mỏi tay chân. Quả dùng để chữa kiết lỵ, bụng dưới đau nơi phụ nữ, tắm trị ghẻ, lở ngứa. Không dừng cho phụ nữ mang thai.
- Ngoài ra nhân dân còn dùng vỏ của cây De với lên là Hậu phác nam (Cinnamonum obtusifolium : Nees var. Loureini Perrot et Eberth, Cinnamonulm loureirii Nees). Đó là cây cao 12 - 20m, có cành hơi vuông, nhẵn. Lá gần hình bầu dục, thuôn lại ở 2 đầu, chóp có mũi nhọn mềm, có 3 gân kéo dàí tới chóp lá, mặt dưới phủ vảy nhỏ. Cuống lá có rãnh. Hoa họp thành chùy ở nách, gần ở ngọn hoặc ở gốc các nhánh. Quả hình trứng, lúc non màu lục, khi chín màu nâu tím, sáng bóng (Xem: Nhục quế). Và, cây Chành chành cũng với tên Hậu phác nam (Cinnamomum liangii ~ Allen). Đó là cây to cao. Lá nguyên, mọc so le. Mặt trên màu xanh đậm, sờ vào trơn tay, mặt dưới màu xanh nhạt, sờ vào thấy hơi nhám. Lá vò ra nhai có chất nhớt, thoảng có mùi quế. Hoa rất nhỏ.
6 - Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn với cây Vối rừng (Eugenia jamboeana Lamk.) thuộc họ Myrtaceae, cũng dùng với tên Hậu phác. Đó là cây cao, lá thuôn hẹp ở đáy, mặt trên bóng và thẫm màu, mặt dưới nhạt hơn, phơi khô màu nâu. Cụm hoa mọc ở kẽ lá.
7 - Ở Trung Quốc còn loại "Hậu Phác Quảng Tứ xuyên" gọi là "Xuyên hậu phác uốn thành ống tròn, vỏ ngoài màu vàng tro, hơi xù xì, mặt trong màu nâu tím, nhiều dầu, nhai thì thấy ít bã, phẩm chất quý hơn cả, được coi như là loại nhất. Còn loại có ở Phúc Kiến, Triết Giang gọi là "Ôn hậu phác', hầu hết hai bên uốn thành hai ống vào nhau, trên thị trường gọi là "Kiến song quyển phác", vỏ ngoài màu trắng tro, vỏ trong màu vàng tro, dầu ít, mặt bề ngang có màu vàng, khí vị tương đối nhạt, là loại không được tốt (Danh Từ Dược Học Đông Y).
Phân Biệt Với Các vị được gọi là Nam Hậu phác như sau:
Vỏ De: Có vỏ cuộn hình vòng cung. Mặt ngoài có lớp bần màu nâu nhạt, lốm đốm trắng, có nhiều rãnh nâu dọc ngang (có khi lớp bần đã được cạo bỏ, để lộ lớp trong màu đỏ nâu), mặt trong màu nâu, nhẵn, mặ cắtt ngang màu đỏ gạch hoặc đỏ nâu. Chắt chắc, khó bể, mùi thơm long não nhẹ, vị cay, chát.
Vỏ Chành chành: Có vỏ hình lòng máng. Mặt ngoài màu nâu xám, mặt trong màu nâu nhạt. Chất chắc, khó bẻ. Mặt cắt ngang màu nâu sáng. Mùi giống mùi quế, vị cay nhớt.
+Vỏ Vối rừng: Có vỏ hình lòng máng hay cuộn hòn, mặt ngoài màu nâu nhạt hay nâu xám, có lớp bần rầt dễ tróc, có nhiều đường nứt ngang, dọc. Mặt trong màu nâu đen, còn sót lại một lớp gỗ mỏng rất dễ tách rời. Chất xốp dễ bẻ, mặt cắt ngang màu nâu đen. Không mùi, không vị (Danh Từ Dược Học Đông Y).
ĐƠN TRẮNG
Đơn trắng
Tên khác
Tên thường gọi:Đơn trắng còn gọi làLấu,Bời lời,Bồ chát,Cây men sứa.
Tên khoa học:Tên khoa họcPsychotria reevesiiWall.
Họ khoa học:Thuộc họ Cà phêRubiaceae.
Cây Đơn trắng
(Mô tả, hình ảnh cây Đơn trắng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Cây nhỏ hay nhỡ có thể cao tư 1-9m. Thân nhẵn, lá thuôn dài, mọc đối, phía cuống hẹp và nhọn lại, phiến lá dài 8-20cm, rộng 2-7.5cm, mặt trên xanh hay xanh sẫm, hai mặt mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành sim ở đầu cành. Quả hình cầu với đầu tồn tại, đường kính 5-7mm, chín có màu đỏ, với hai hạch, mặt hai hạch tiếp giáp với nhau phẳng, 5 sống và rãnh trên lưng hạch. Mỗi hạch chứa một hạt màu đen. Mùa hoa quả tháng 5-7.
Phân bố
Cây mọc hoang dại ở những tán rừng thưa vùng trung du, vùng núi.
Thu hái và chế biến
Người ta dùng rễ và lá thu hai quanh năm, rễ đào về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Lá dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy rễ và lá đều cho những phản ứng của ancaloit.
Vị thuốc Đơn trắng
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Đơn trắng có vị nhạt, chát, tính bình.
Tác dụng:
Có tác dụng mát huyết, an thai, bổ gân xương, cầm ỉa chảy và lỵ.
Liều dùng:
Ngày dùng 10-20g rễ dưới dạng thuốc sắc hay giã nát, đắp. Lá cũng cùng một công dụng. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của Đơn trắng.
Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống lạnh:
Rễ men sứa 15g, sắc với 250ml nước còn 100ml nước, uống làm một lần trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.
Phụ nữ băng huyết sau sinh, bạch đới:
Lá men sứa để tươi 20g, lá tiết dê 16g, lá huyết dụ 16g. Tất cả rửa sạch, để ráo nước giã nát, thêm nước, gạn uống. Ngày uống 2 lần, dùng liền 3 ngày.
Chữa tiêu chảy (do lạnh bụng):
Lá men sứa 20g, lá sim 30g , sắc với 350ml nước còn 150ml nước, uống làm một lần trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.
Chữa tiểu sẻn đỏ do nóng:
Lá men sứa 16g, rễ cây ráng 12g, lá huyết dụ 12g, lá tiết dê 10g, ngũ bội tử 4g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước gạn uống, chia 2 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ cắt cơn sốt rét:
Lá men sứa 40g, lá na 40g, vỏ cây gòn 30g, lá thường sơn 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Sắc với 550ml nước còn 200ml nước, chia 3 lần trong ngày.
Giảm đau nhức do sâu răng:
Lá men sứa 50g sắc với 350ml nước còn 100ml nước, chia 3 uống lần uống trong ngày.
Tham khảo
Công dụng:
Rễ dùng làm thuốc chữa Đau răng, đau viêm tai. Còn dùng làm thuốc chữa băng huyết, đái ra máu, đắp vết thương, vết loét, chữa lị, rắn cắn.
Chỉ định và phối hợp:
Được dùng chữa thận suy, lưng xương đau mỏi, yếu gân, điều hoà kinh nguyệt, lại trị bạch đới, lỵ. Cũng dùng làm cho mát mẻ bào thai và giải nóng ho. Người ta cũng thường nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống.
Ngoài ra, một số địa phương bà con thường lấy lá men sứa để chữa mẩn ngứa, vết thương chảy máu nhanh lành miệng. Cách dùng là lấy lá men sứa thái nhỏ, rửa sạch sắc đặc tắm hoặc rửa vết thương ngày nhiều lần.
Chú thích:
Một loại lấu Psychotria sp. được dùng ở Sơn La để chữa lỵ có kết quả với tên địa phương là lé mọ. Nên chú ýnghiên cứu tìm nguồn emetin ở những loại Psychotria sẵn mọc ở nước ta.
Ô RÔ
Ô rô
Tên khác
rô, Ô rô hoa nhỏ
Tên khoa họcAcanthus ebracteatusVahl, thuộc họ Ô rô -Acanthaceae.
Cây Ô rô
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỏ cao 1-1,5m, thân tròn, không lông. Lá mọc đối, phiến không lông, mép có răng cứng rất nhọn. Bông ở chót nhánh, mang hoa mọc đối màu trắng, mỗi hoa có một lá bắc nhỏ; tràng có màu trắng, dài đến 2,2cm; nhị 4, có lông ở bao phấn. Quả nang dài 2cm; hột 4, dẹp.
Hoa quanh năm, chủ yếu từ mùa xuân đến mùa thu.
Bộ phận dùng:
Toàn cây -Herba Acanthi Ebracteati.
Nơi sống và thu hái:
Loài phân bố từ Ấn Ðộ qua Thái Lan, Việt Nam, Nam Trung Quốc (Hải Nam) đến Malaixia, Inđônêxia. Thường mọc tại các bãi nước lợ, bãi biển, cửa sông và hai bên bờ sông gần biển khắp nước ta.
Thành phần hoá học:
Trong cây có chứa alcaloid. Trong rễ có tanin. Từ năm 1981, người ta đã tách được từ rễ một triterpenoidal saponin gọi là [( -L - arabinofuranosyl - ({1 ->~~4}) - b - D - glucuronopyranosyl ({1 ->~~3}) - 3b - hydrooxy - lup -20(29) -ene. Lá chứa nhiều chất nhờn.
Vị thuốc Ô rô
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, công dụng
Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn; có công dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm.
Cây có vị hơi mặn, tính mát, có công dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, tiêu đờm, hạ khí.
Toàn cây thường dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, ho đờm, hen suyễn.
Rễ và lá còn được dùng trị thủy thũng, đái buốt, đái dắt, chữa thấp khớp. Nhân dân Cà Mau (Minh Hải) vẫn dùng nước nấu của đọt Ô Rô với vỏ quả lá Quao để trị đau gan.
Lá và rễ cũng được dùng để ăn trầu, đánh cho nước trong, và cũng dùng chữa bệnh đường ruột.
Ở Trung Quốc rễ dùng trị bệnh gan, gan lách sưng to, bệnh hạch bạch huyết, hen suyễn; đau dạ dày; u ác tính.
Liều dùng:
30-60g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ô rô
Chữa đau gan, vàng da, trúng độc:
Lấy 500g ô rỏ phối hợp với 500g vỏ cây quao nước, cắt nhỏ, sao vàng, cho vào thùng nhôm. Đổ vào 3 lít nước, nấu còn 1 lít. Lọc lấy nước thứ nhất. Tiếp tục đun với 2 lít nước nữa cho đến khi được 500ml. Lọc lấy nước thứ hai. Trộn hai nước lại, cho 400g đường trắng vào. Cô đặc còn một lít. Đổ 40ml rượu có hòa 1g acid benzoic. Ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa canh.
Chữa ho dòm, hen suyễn:
Ô rô 30g, thái nhỏ, ninh nhỏ lửa với thịt lợn nạc 60-120g và nước 500ml cho sôi kỹ đến khi còn 150ml. Uống làm 2 lần trong ngày. Đối với rễ của cây ô rô, thì thường được sử dụng là cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô, khi dùng để sống hoặc sao vàng, sao cháy. Dược liệu có vị mặn, đắng, tính hàn, có tác dụng giảm đau, lợi thủy, trừ thấp, chống viêm.
Rễ cây ô rô chữa thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tô bại:
Rễ ô rô 30g, canh châu 20g, rễ cây kim váng 8g, quế chi 4g. Tất cả thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng, sắc với nước, uống làm hai lần vào lúc đói.
Rễ cây ô rô chữa nước tiểu vàng, táo bón:
Rễ ô rô 30g, vừng đen 20g, lá muống trâu 18g. Vừng giã nát, hai vị kia thái nhỏ, rồi trộn đều sắc uống trong ngày.
Rễ cây ô rô chữa rong huyết:
Rễ ô rô 30g, thái nhỏ, sao với giấm cho cháy đen, bổ hoàng 20g sao cháy tồn tính; hoa kinh giới 18g, sao cháy tồn tính; sắc uống ngày 1 thang. Dùng nhiều ngày.
Rễ cây ô rô chữa ứ huyết:
Rễ ỏ rô 30g, lá tràm 20g, sắc uống. Chắc chắn rằng, 5 tác dụng của cây ô rô mang lại trong việc điều tri bệnh lý mà bài viết trên đây vừa liệt kê, sẽ giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại cây này, cũng như có thể dễ dàng ứng dụng vào điều trị những chứng bệnh mà mình gặp phải, một cách đúng đắn và hiệu quả.
PHÁ CỐ CHỈ
Phá cố chỉ
Tên khác:
Bà cố chỉ, Hồ phi tử, Thiên đậu, Phản cố chỉ, Bà cố chỉ, Bồ cốt chi, Bổ cốt chỉ, Hắc cố tử, Hồ cố tử, Cát cố tử, phá cốt tử, cố tử, hạt đậu miêu
Tên khoa học: Psoralea Corylifolia L.
Họ Cánh Bướm (Fabaceae (Papilionaceae).
Tên tiếng Trung: 补骨脂
Cây Phá cố chỉ
( Mô tả, hình ảnh cây Phá cố chỉ, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo cứng, ít phân nhánh, cao tới 1m. Lá chỉ có 1 lá chét hình trái xoan, có răng thô, cả hai mặt có nhiều tuyến hình mắt chim, màu đen. Hoa vàng đến hơn 20 cái xếp thành đầu hình trứng. Quả đậu hình trứng, hơi bị ép đen, sần sùi. Hạt đơn độc dính với vỏ quả, có màu nâu đen hay đen. Trên mặt hạt có các vân hình những hạt nhỏ giữa hơi lõm, mùi thơm, vị cay.
Phân bố:
Gốc ở Ấn độ, hiện có trồng ở nhiều nơi trong Việt Nam.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào tháng 9 lấy hạt phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng hạt, hạt khô mẩy chắc đen, thơm, nhiều dầu, hơi nồng là thứ tốt. Hạt lép, nát, không thơm là xấu. Để nơi thoáng gió, cao ráo, mát.
Mô tả dược liệu:
Bổ cốt chỉ dùng hạt chín khô, hình thận dẹt phẳng hoặc hình tròn, trứng dài khoảng 3mm đến 4,5mm, rộng chưa đến 3mm, vỏ ngoài màu nâu sậm hoặc màu nâu đen, có vết teo nhăn nhỏ hơi giống hình hạt, chính giữa lõm vào, chất hơi cứng, nhân hạt màu vàng hạt nâu có nhiều chất dầu mùi thơm nồng nặc.
Bào chế:
Theo Trung Y: Sao qua với ít nước muối rồi phơi nắng cất dùng. Đem Bổ cốt chỉ ngâm rượu một đêm, vớt ra ngâm nước một đêm, vớt ra, phơi khô tẩm muối (100kg Bổcốt chỉ dùng 2,5kg muối) đun nhỏ lửa sao qua dùng (Dược Tài Học).
Vị thuốc Phá cố chỉ
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị đắng cay, Vị cay, rất ôn, không độc, Vị cay đắng, tính ấm, Vị cay, đắng mà ngọt,
Qui kinh:
Vào kinh Thận, Vào kinh thủ Quyết âm túc Thái âm và mệnh môn,Vào kinh túc Dương minh Vị,Vào kinh tỳ, Thận, Tâm bào lạc
Công dụng:
Ôn thận, tráng dương, chỉ tả, Bổ Thận, tráng dương, cố tinh, súc niệu, ôn Tỳ, chỉ tả
Chủ trị:
Trị Thận hư, Di tinh, tiêu chảy, đái dầm, Trị liệt dương, hoạt tinh, đái dầm, tiểu nhiều, tiêu chảy do Tỳ hư
Liều dùng:
3-9g.
Kiêng kỵ:
Âm hư hỏa vượng, dương vật hay cương lên di mộng tinh, bón, đái ra máu, tiểu nhiệt, đỏ mắt, đắng miệng, khát nước do nội nhiệt, đỏ mắt do hỏa thượng lên, ăn vào đói liền, yếu nhiệt do phong thấp, yếu xương cấm dùng. Kỵ Vân Đài, huyết Dê và các loại huyết khác. Nó được hồ Đào, Hồ ma giúp thì càng tốt.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Phá cố chỉ
Trị tinh khí dễ ra:
Bổ cốt chỉ, Thanh diêm, 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm.
Trị tiểu nhiều lần do thận khí hư hàn:
Bổ cốt chỉ 300g chưng với rượu. Hồi hương 300g (sao muối), tán bột, trộn hồ làm viên với rượu bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 100 viên với nước muối hoặc lấy bột này chấm thận heo nướng chín ăn.
Trị trẻ nhỏ đái dầmdo bàng quang hư hàn:
Bổ cốt chỉ, sao, tán bột, mỗi đêm uống 1,5g với nước nóng.
Trị hư nhược ở hạ nguyên, tay chân nặng nề, ra nhiều mồ hôi trộm
Bổ cốt chỉ 120g, chưng với rượu. Hồ đào nhục 30g (bỏ vỏ), Trầm hương tán bột 4,5g, luyện với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên với muối, rượu nóng lúc đói, uống từ tiết hạ chí đến đông chí, ngày 1 lần
Trị hư lao, suy nhược
Bổ cốt chỉ 480g, ngâm rượu 1 đêm, phơi nắng, rồi thêm vào 1 thăng dầu mè, trộn đều, sao cho đến khi nào hạt mè hết nổ thì thôi, xong rây bỏ mè đi, chỉ lấy Bổ cốt chỉ tán bột, dùng giấm nấu bột gạo làm viên to bằng hạt ngô đồng, uống lúc bụng đói với rượu nóng, muối loãng (Kinh Nghiệm Phương)
Trị đau lưng do thận hư:
Bổ cốt chỉ 30g, sao, tán bột, uống với rượu nóng, mỗi lần 9ghoặc thêm Mộc hương 3g.
Trị thận khí suy nhược, phong lạnh thừa cơ hội ấy nhập vào, hoặc khí huyết xung đột nhau gây nên Đau lưng
Phá cố chỉ tẩm rượu sao 480g, Đỗ trọng bỏ vỏ, xắt lát, sao nước gừng, 480g, Hồ đào nhục (bỏ vỏ) 20 trái, tán bột. Lấy tỏi giã nát, lấy 30g trộn làm viên, to bằng hạt ngô đồng, uống mỗi 20 viên với rượu nóng, lúc đói. Phụ nữ không uống được rượu thì uống với giấm nhạt. Uống như thế khỏe mạnh gân cốt, thông huyết mạch, đen râu tóc, đẹp nhan sắc.
Trị dương vật không dịu xuống được, tính khí tự chảy:
Phá cố chỉ, Phỉ tử mỗi thứ 30g, tán bột, mỗi lần lấy 9g,sắc với 2 chén nước còn lại 6 phân, ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi.
Trị tiêu chảy do Tỳ Thận suy hư:
Phá cố chỉ (sao) 240g, Nhục đậu khấu sống 120g,tán bột. Táo (loại thịt dầy) giã nhuyễn, trộn các thuốc bột trên, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50-70 viên lúc đói với nước cơm.
Trị đau lưng do chấn thương, ứ huyết, ngưng trệ:
Phá cố chỉ (sao), Lạt quế, lượng bằng nhau, tán bột, mỗilần uống 6g với rượu.
Trị dương khí suy tuyệt:
Phá cố chỉ 300g, bỏ vỏ, rửa sơ qua, phơi nắng, tẩm rượu chưng rồi lại phơi nắng, rồi giã, rây nhỏ. Hồ đào nhục 600g, ngâm qua với nước sôi,bóc vỏ đi, nghiền nhỏ như bùn, lấy mật tốt làm như kẹo mạch nha, cất trong bình sứ, cứ mỗi sáng, lấy rượu nóng 2 chén trộn với 10 muỗng thuốc bột để uống, xong ăn sáng để đè thuốc (nếu không dùng rượu thì dùng nước nóng thay cũng được). Dùng lâu thì sống lâu khoẻ mạnh, ích khí, thông minh, nhớ dai, sáng mắt, mạnh gân cốt. Kiêng kỵ các thứ Vân đài, thịt dê.
Trị có thai Đau lưng:
Phá cố chỉ 60g, sao, tán bột. Trước hết, nhai Hồ đào nhục nửa trái lúc đói với rượu nóng và 6g Phá cố chỉ.
Định tâm bổ thận:
Phá cố chỉ sao 60g, Bạch phục linh 30g, tán bột. Một dược 15g, lấy rượu ngâm đổ đầy 1 lóng ngón tay, nấu chảy, hòa với bột làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước sôi.
Trị tiêu chảy, tiêu lỏng, Kiết lỵmãn tính:
Phá cố chỉ (sao) 30g. Anh túc xác (nướng kỹ) 120g, tán bột, luyện mật ong làm viên, to bằng hạt Nhãn. Mỗi lần uống 1 viên với nước gừng và Táo.
Trị đau răng lâu ngày do thận hư:
Bổ cốt chỉ 60g, Thanh diêm 15g, sao, tán bột, bôi vào.
Trị sâu răng, răng đau buốt lên đầu:
Bổ cốtchỉ (sao) 15g, Nhũ hương 7,5g, tán bột, bôi vào hoặc làm viên nhét vào chỗ răng đau hàng ngày.
Trị đái dầm, Di tinh, liệt dương:
Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Hồ đào nhục mỗi thứ 9g, Trầm hương 1,5g, trộn với mật làm viên, mỗi lần uống 9g,ngày 3 lần với nước muối.
Trị đái dầm, Di tinh, liệt dương:
Bổ cốt chỉ 30g, tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước.
Trị bạch điến phong:
Bổ cốt chỉ 30g, cho vào 10ml cồn 750C, ngâm trong 7 ngày, bôi vào chỗ đau, ngày 1 lần.
Trị liệt dương, tiểu nhiều, đái dầm:
Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Bồ đào nhục, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt.
Trị đái dầm:
Bổ cốt chỉ, tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.
Trị tiểu nhiều:
Bổ cốt chỉ (ngâm rượu sao) 100g, Tiểu hồi (sao) 100g, tán nhỏ, trộn đều, làm thành viên, mỗi tối dùng nước ấm uống. 3 đến 9 tuổi: 1g~3g; 10-12 tuổi 2g-5g. Trị 6 ca đều khỏi.
Trị bạch đới, hói tóc:
Bổ cốt chỉ 40g, ngâm với 100ml cồn 75%. 5-7 ngày bôi lên vùng bệnh và chích bắp dịch tiêm Bổ cốt chỉ ngày 1 lần 5ml. Kết hợp chiếu tia tử ngoại trị bạch điến 49 ca. Tỉ lệ có kết quả 75.5%. Đối với hói tóc, chỉ dùng tiêm và chiếu tia tử ngoại, trị 45 ca có kết quả 84.4% .
Trị tử cung xuất huyết:
Bổ cốt chỉ và Xích thạch chi, lượng bằng nhau, chế thành viên cầm máu. Trị 326 ca, có kết quả trên 90o/o .
Trị bạch cầu giảm:
Dùng bột thuốc Bổ cốt chỉ luyện với mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 6g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-3 hoàn hoặc 3g bột. Một liệu trình 4 tuần. Trị 19 ca, 14 ca khỏi, 4 ca tiến bộ .
Tham khảo:
. Đàn ông Đau lưngmỏi gối, không làm được việc gì, dưới bìu dái lở chảy nước, dùng Bổ cốt chỉ nó trục được khí lạnh đi, chữa được chứng tê lạnh, tiểu nhiều lần, bụng đau vì lạnh.
. Bổ cốt chỉ vị cay, khí ấm, không độc, đó là vị thuốc ‘Dương trung chí âm’ xuống nhiều mà lên ít, nó nhập vào kinh Tâm bào lạc, Tỳ, Mệnh môn, nó làm ấm cho thủy tạng, trong âm sinh ra dương, đó là vị thuốc chủ yếu để tráng hỏa mà ích cho thổ, trị được chứng ngũ thương thất lao, vì những bệnh này mới bắt đầu ở tỳ và thận, là 2 kinh đã hư mà sinh ra, phải dùng nó để làm ấm thủy tạng lại, bổ hỏa để sinh được thổ khí thì các khí chân dương đủ sức bổ để phát lên mới tiêu được cơm nước, xay lọc được thức ăn thành chất bổ để hóa huyết là những chất tinh túy từ Tỳ đưa lên Phế để nuôi ngũ tạng, nếu thất tình làm hại thì sinh ra bởi phong hay lạnh, do chỗ dương khí suy thì phong hàn thừa cơ đó bám vào làm gân xương đau nhức. Thận có hư hàn thì tinh mới chảy ra, vì thận chủ về tàng tinh nhưng tủy lại là gốc của tinh, nếu khí chân dương không được kiên cố thì những chứng trên sẽ biểu hiện ngay, nên phải làm cho nó bền vững tại gốc thì dương khí nó sẽ sinh ra ngay, tất nhiên những chứng kể trên phải lui hết. Đànông lấy tinh làm chủ, đàn bà lấy huyết làm chủ. Người đàn bà huyết xấu khí hư thì cũng như người đàn ông suy thận hàn, rồi sinh ra những bệnh khí hàn làm huyết giảm đi. Đàn ông thận lạnh thì tinh khí tự chảy, những vị ấm mà cay thì hay tán bởi hỏa hay tiêu tan các vật nên nó hay trụy thai.
. Bổ cốt chỉ trị được chứng thận tiết, thông được Mệnh môn, ấm được đơn điền, thu liễm tinh thần. Bổ cốt chỉ vị cay đắng, khí ấm, nhập kinh Tỳ, Thận, Đại trường, làm ấm thận, ôn Tỳ, tiêu hóa được cơm nước, trị được Đau lưng, chân lạnh mỏi, tiêu chảy do thận suy, làm an thai, di mộng tinh, đái dầm, liệt dương, bìu đái lở ẩm ướt, đau nhức các khớp xương. Bổ cốt làm ấm được cả Thủy lẫn Thổ, tiêu hóa được thức ăn rồi đưa chất bổ lên Can Tỳ, thu liễm được chứng hoạt tinh, tiết tả, Di tinh, đới hạ. Những sách khác đều ca tụng nó là vị thuốc làm sống lâu, tăng tuổi tho.ïTuy không hoàn toàn tin tưởng nhưng đó cũng là vị thuộc đáng kể vậy.
Bổ cốt chỉ là vị thuốc cay đắng mà lại ấm, màu đen. Các sách đều ghi rằng nó có tác dụng thu liễm thần minh, làm cho hỏa trong tâm bảo lạc vớitướng hỏa trong mệnhmôn tương hòa với nhau nhờ thế mà Nguyên dương càng được bền vững kiên cố, xương tủy đầy đủ, đó chính là có ý lợi dụng những cái khí vị của nó ấm và đắng. Lại nữa nó có tính sáp rít là để trị những chỗ thoát đi, những chứng ngũ lao thất thương, vì hỏa suy sinh ra chứng Đau lưng, chân lạnh vì thận lạnh thì tinh tự chảy, thận hư thì tiêu chảy, đàn bà thận hư thì hay sinh non, dùng Bổ cốt chỉ rất hay. Nếu chứng không rõ, hoặc vì khí hãm khí hưđến nỗi trụy thai thì do thủy suy hỏa thắng, thấy tinh khí chảy ra rồi, hoặc tiêu chảy quá mà lầm dùng Bổ cốt chỉ để cầm lại tức là giết người không dao, còn thảm hại hơn là gươm giáo sắc bén vậy.
Phụ tử làm mạnh dương nhưng tính của nó chạy, ôn dươngkhí trong và ngoài toàn thân. Bổ cốt chỉ làm mạnh dương nhưng lại giữ lại, ôn dương khí ở vùng hạ tiêu.
Là yếu dược trị ngũ canh tả do Tỳ Thận dương hư.
ĐÀO LỘN HỘT
Ðào lộn hột
Tên khác
Ðào lộn hột, ÐiềuTên khoa họcAnacardium occidentale L., thuộc họ Ðào lộn hột - Anacardiaceae.
Cây Ðào lộn hột
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây to, cao 8-10m. Lá mọc so le, có phiến lá hình trứng ngược, dai, nhẵn; cuống mập. Cụm hoa là chùm ngù phân nhánh nhiền ở ngọn cành. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, điểm nâu đỏ. Quả dạng quả hạch, hình thận cứng, nằm ở trên một cuống quả phình to hình quả lê (thường quen gọi là quả), khi chín có màu vàng hoặc đỏ. Hạt có vỏ mỏng, nhân hạt chứa dầu béo.
Cây có hoa tháng 12-3 và có quả tháng 3-6.
Bộ phận dùng:
Cuống quả, quả, vỏ cây, lá và rễ - pedunculus, Fructus, Cortex, Folium et Radix Anacardii Occidentalis.
Nơi sống và thu hái:
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới (Ðông bắc Brazin), được nhập vào trồng ở các tỉnh phía Nam nước ta. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học:
Cuống quả chứa nhiều vitamin và nhiều muối khoáng. Vỏ quả thực chứa một chất nhựa dầu màu vàng trong đó có acid anacardic và một phenol là cardol; dịch vỏ quả còn chá kajidin (acid ellagic). Hạt chứa dầu. Vỏ lụa của hạt chứa các chất béo, một lượng nhỏ cardol và acid anacardic. Vỏ cây chứa tanin catechic. Chất gôm chiết từ cây chứa arabin, dextrin.
Vị thuốc Ðào lộn hột
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, Công dụng:
Cuống quả có vị ngọt hơi chua với hương vị đặc biệt, dùng ăn mát và giải khát; nước ép của nó, cho lên men làm rượu có tác dụng lợi tiểu, còn làm săn da và cầm ỉa chảy. Vỏ quả thật chứa dầu gây bỏng da mạnh. Hạt bổ dưỡng, làm nhầy, làm dịu. Vỏ cây làm chuyển hoá và săn da. Gôm tiết từ cây cũng như từ vỏ cứng của quả chống kích thích, làm sung huyết da, làm bỏng, có thể phá huỷ thịt thừa. Rễ làm xổ.
Chỉ định và phối hợp:
Cuống quả mà ta quen gọi là quả Ðiều, thường được dùng ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức, dùng uống trị nôn mửa, viêm họng. Ở châu Phi, người ta dùng những cuống quả đã chín rải quanh các hồ chứa nước, nơi có nhiều các loài muỗi anophen phát triển mạnh để tiêu diệt chúng. Quả thật đốt tồn tính tán bột uống dùng trị ỉa chảy. Chất gôm được chiết bằng ete từ vỏ cứng của quả dùng trị cùi, trị da bị chai cứng ở chân (mắt cá), trị các nốt ruồi, các vết loét ghẻ khuyết. Hạt được dùng thay hạnh nhân. Vỏ cây dùng trị ỉa chảy cấp tính, chống táo kết, làm nước súc miệng trị lở mồm miệng và uống trị cổ họng sưng đau. Chất gôm tiết ra từ cây dùng trị cùi. Lá non dùng làm thuốc an thần, gây ngủ; lá già chữa ghẻ và các vết thương. Rễ dùng làm thuốc xổ.
Liều dùng:
Vỏ ngoài của quả thường được dùng dưới dạng cồn thuốc (1/10) uống trong với liều 2-10 giọt để trục giun sán. Lá cây già phơi khô, dùng tán bột rắc. Lá non sắc uống, ngày dùng 20-30 g. Vỏ cây dùng tươi sắc uống, ngày dùng 8-16g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ðào lộn hột
Chữa kiết lỵ:
Nhân hạt Điều cùng với Măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc uống (như trên).
Chữa tiêu chảy, viêm họng:
Vỏ cây phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống (như trên).
Chữa đau nhức:
Dùng rượu Điều (nước quả giả lên men) xoa bóp (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét:
Bôi dầu vỏ (như trên).
Chữa viêm họng:
Súc miệng bằng rượu Điều (như trên).
Chống nôn mửa:
Nhấm nháp rượu Điều (như trên).
QUA LÂU
Tên khác
Cây qua lâu còn có tên khác làdưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua, dây bạc bát, người Tày gọi làthau ca.
Tên thuốc: Fructus Trichosanthes
Tên khoa học:Trichosanthes sp
Họ Bí (Cucurbitaceae)
Cây qua lâu
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2-3 (-5) nhánh. Lá mọc so le; phiến dài 5-14cm, rộng 3-5cm, chia 3-5 thuỳ, dày, dai, mặt trên nhám nhám. Cây có hoa khác chỗ, chùm hoa đực dài 15cm, lá bắc to có răng; hoa rộng 7cm, màu trắng, cánh hoa cao 2,5cm, nhị 3. Hoa cái mọc đơn độc; bầu có cuống, dài 3cm. Quả mọng tròn, to 9-10cm, màu vàng cam; hạt tròn dẹp, dài 11-16mm, rộng 7-12mm, trong có lớp vỏ lụa màu xanh. Ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng:
Hột, khô, mẩy, chắc, có vỏ cứng dày, nhân trắng không lép, có nhiều dầu, nguyên hạt, không vụn nát, không ẩm mốc đen là tốt.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Dùng vỏ quả. Qua lâu thì nhân, hột và rễ đều dùng làm thuốc nhưng tác dụng khác nhau. Dùng hột thì bẻ vỏ cứng và màng mỏng ép bỏ dầu mà dùng(Lôi Công Bào Chích Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Đập nhẹ cho vỏ tách đôi, bỏ vỏ lấy nhân, giã nát (dùng sống) để trừ nhiệt.
+ Có thể tẩm mật ong sao qua (bổ Phế ) để khỏi rát cổ (dùng chín).
+ Muốn làm nhanh thì lấy hột sao qua, chà hoặc giã cho nát vỏ lấy nhân rồi làm như trên.
Thành phần chủ yếu:
Theo sách Trung dược học: Quả Qua lâu có saponin, triterponoid, acid hữu cơ, resin, chất đường, sắc tố và dầu béo. Qua lâu nhân (semen Trichosanthis) có dầu béo, trong đó có nhiều loại cholesterol. Qua lâu bì (pericarpium trichosanthis) có nhiều loại amino acid và chất giống alkaloid. Trong rễ Qua lâu (Thiên hoa phấn) có rất nhiều tinh bột. Viện Y học Bắc kinh nghiên cứu thấy trong Thiên hoa phấn có chừng 1% saponozit.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Triterpenoid saponin có tác dụng khu đàm. Qua lâu nhân có nhiều dầu béo nên có tác dụng gây xổ mạnh, Qua lâu bì tác dụng nhẹ, Qua lâu sương thì có tác dụng hòa hoãn hơn. Thuốc có tác dụng giãn động mạch vành rõ rệt, gia tăng lưu lượng máu của động mạch vành, chống thiếu oxy và hạ mỡ máu. Invitro, thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lî sonnei, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn thổ tả và nấm gây bệnh ngoài da. Thuốc có tác dụng chống hoạt tính ung thư.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, mát, tránh nóng nhân sẽ bị đen.
Vị thuốc qua lâu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, đắng, tính hàn.
Quy kinh:
Vào kinh Phế, vị và Đại trường.
Công dụng:
Tả hoả, nhuận Phế, hạ khí, hạ đờm, nhuận táo.
Kiêng ky:
Tỳ Vị hư hàn không nên dùng. Dùng nhiều sinh ra tiêu lỏng.
Liều dùng:
Ngày dùng 12 - 16g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc qua lâu
Trị động mạch vành:
Qua lâu nhân chế thành viên dùng, ngày 3 lần mỗi lần 4 viên (lượng thuốc mỗi ngày tương đương với 31,2g thuốc sống, cá biệt bệnh nhân có cơn đau thắt ngực dùng Nitroglycerine hoặc Quan tâm tô hợp hoàn (thành phẩm)). Đã trị 100 ca và theo dõi từ 2 tuần đến 14 tháng. Có kết quả lâm sàng (triệu chứng giảm) 76% kết quả điện tâm đồ 52,9% (Tổ phòng trị bệnh động mạch vành - Bệnh viện Nhân dân số 3, trực thuộc Học viện Y số 2 Thượng hải, Tạp chí Tân y dược học 1974,3:20). Báo cáo của 13 Bệnh viện ở Thượng hải dùng dịch chích Qua lâu trị 413 ca bệnh mạch vành, kết quả lâm sàng 78,1%, kết quả điện tâm đồ 56% (Thông tin Trung thảo dược 1976,9:47).
Trị viêm phế quản thể đàm nhiệt; ngực đau do đàm vàng hoặc ápxe phổi:
Tiểu hãm hung thang (Thương hàn luận): Qua lâu thực 12g, Bán hạ 10g, Hoàng liên 4g, sắc uống. Toàn qua lâu, Ý dĩ nhân đều 15g, Cát cánh 10g, Kim ngân hoa 10g, Bồ công anh 12g, sắc uống. Bài này trị ápxe phổi có kết hợp trụ sinh kết quả tốt.
Trị viêm tuyến vú cấp: sưng nóng đỏ đau sốt.
Toàn qua lâu, Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 15g sắc uống kết hợp rút ngắn thời gian điều trị. 4.Trị táo bón: Qua lâu thực 15g, Cam thảo 3g, sắc uống, có thể hòa thêm ít mật ong.
Trị da xạm:
Thiên hoa phấn 16g giã nhỏ, thêm nước đun sôi để nguội lọc nước uống.
Trị trẻ em vàng da:
Thiên hoa phấn giã nhỏ, cho nước đun sôi để nguội gạn nước uống. Có thể thêm mật ong cho dễ uống.
Trị phụ nữ cho con bú ít sữa:
Thiên hoa phấn đốt tồn tính tán nhỏ ngày uống 16 - 20g.
Trị viêm họng mất tiếng:
Qua lâu bì, Bạch cương tằm, Cam thảo đều 10g, Gừng tươi 4g, nước 500ml sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.
HẠT ĐÀO CHỮA HEN SUYỄN
Quả đào ăn xong, lượm lấy hạt, đập bỏ vỏ cứng lấy nhân (Đông y gọi là Đào nhân), khi dùng cho vào nước sôi cho mềm, tuốt bỏ vỏ mỏng để chữa những bệnh sau đây:
* Chữa chứng bại liệt nửa người
Lấy 2000 nhân quả đào đã bóc vỏ cho vào 1,5 lít rượu ngâm trong 21 ngày. Vớt nhân đào đem phơi khô sấy giòn, tán nhỏ mịn, trộn với nước cháo cho vừa dẻo làm viên. Mỗi viên to bằng hạt đậu đen. Mỗi ngày uống 30 viên với một thìa rượu ngâm của nó.
* Chữa ho suyễn khó thở
Lấy 30g nhân hạt đào bóc vỏ giã nhỏ cho vào với một lít nước và 100g gạo nếp để nấu cháo ăn.
* Chữa chứng đau vùng tim đột ngột
Vùng ngực trái bị đau nhói đột ngột. Lấy 30 nhân hạt đào bóc vỏ giã nhuyễn, cho vào một bát nước đun kỹ, chia làm 3 lần uống.
* Chữa chứng bóng đè
Người ngủ thường hay bị bóng đè bực tức khó thở. Lấy 7 nhân hạt đào rang vàng rồi nhai nuốt.
* Chữa sau khi đẻ, máu xấu máu hôi bị ứ không ra
Lấy 20 nhân hạt đào, bóc bỏ vỏ, bỏ đầu nhọn. Cho lẫn vào với một miếng ngó sen đun làm nước uống.
Chú ý: Không nên dùng loại nhân đào sinh đôi!
BẠCH GIỚI TỬ
Tên khác:
Vị thuốc Bạch giới tử còn gọi làHồ giới(Đường Bản Thảo),Thục giới(Bản Thảo Cương Mục),Thái chi, Bạch lạt tử(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),Hạt cải trắng, Hạt cải bẹ trắng(Việt Nam)
Tên khoa học:Brassica Alba (L) Boiss hay Brassica a Juncea (L). Czem te Coss (Sinapis Juncea L.)
thuộc họ Cải (Brassicaceae).
Tên tiếng trung: 白芥子
Cây Bạch giới tử
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả:
Loại thảo sống hàng năm. Lá đơn mọc so le có cuống. Cụm hoa hình trùm, hoa đều lưỡng tính, 4 lá dài, 4 cánh hoa xếp thành hình chữ thập, Có 6 nhị (4 chiếc dài, 2 chiếc ngắn). Bộ nhụy gồm 2 tâm bì bầu thường 2 ô do một vách giả ngăn đôi. Quả loại cải có lông, mỏ dài, có 4-6 hạt nhỏ màu vàng nâu có vân hình mạng rất nhỏ.
Phân bố:
Trồng khắp nơi bằng hạt, vào mùa thu đông để lấy rau nấu ăn.Khoảng tháng 3 – 5, hái quả gìa, lấy hạt phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Hạt. Loại hạt to, mập, mầu trắng là tốt.
Thành phần hoá học:
Sinalbin, sinapine, myrosin, Theo sách của GS Đỗ tất Lợi trong Giới tử có 1 glucosid gọi là sinigrin, chất men myroxin, sinapic acid, một ít alkaloid gọi là saponin, chất nhầy, protid và chưừng 37% chất béo, trong đó chủ yếu là este của sinapic acid, arachidic acid, linolenic acid.
Glucosinolate (Jens K N và cộng sự, Entomol Exp Apppl, 1979, 25 (3): 227 (C A 1979, 91: 87848h).
. Sinalbin (Ngải Mễ Đạt Phu,Tối Tân Sinh Dược Học (Nhật Bản) 1953: 205).
. Sinapine (Regenbrecht J và cộng sự, Phytochemistry 1985, 24 (3): 407).
. Lysine, Arginine, Histidine (Appelqvist L A và cộng sự, Qual Plant-Plant Foods Rum Nutr 1977, 27 (3 - 4): 255 (C A 1978 88: 73221z).
Tác dụng dược lý:
+Men Myroxin thủy phân sinh ra dầu giới tử kích thích nhẹ niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết dịch khí quản mà có tác dụng hóa đàm.
+Có tác dụng kích thích tại chỗ ở da làm cho da đỏ sung huyết, nặng hơn gây phỏng nóng rát.
+Dung dịch nước 1:3 có tác dụng ức chế nấm ngoài da
Vị thuốc Bạch giới tử
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Mô tả dược liệu:
Bạch giới tử hình cầu, đường kính khoảng 0,16cm. Vỏ ngoài mầu trắng tro hoặc mầu trắng vàng, một bên có đường vân rãnh hoặc không rõ ràng. Dùng kính soi phóng to lên thấy mặt ngoài có vân hình màng lưới rất nhỏ, một đầu có 1 chấm nhỏ. Bẻ ra bên trong có nhân thành từng lớp mầu trắng vàng, có dầu. Không mùi, vị cay, tê (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Lấy hạt cho vào nước, rửa sạch, vớt bỏ những hạt nổi lên trên, lấy những hạt chìm đem phơi khô.
+ Lấy Bạch giới tử sạch cho vào chảo, để lửa nhỏ, sao cho đến khi có mầu vàng sẫm và bốc ra mùi thơm là được (Dược Tài Học).
+ Có thể trộn với nước để đắp bên ngoài.
Bảo quản:
Đựng trong lọ kín, tránh ẩm.
Tính vị:
Vị cay, tính ôn, không độc (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh Can, Tỳ, Phế, Tâm bào (Bản Thảo Tân Biên).
Công dụng:
+ Lợi khí, hóa đờm. trừ hàn, ôn trung, tán thủng, chỉ thống. Trị suyễn, ho, phản vị, cước khí, tê bại (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lợi khí, thông đờm, ôn trung, khai vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ôn hóa hàn đờm, hành trệ, chỉ thống, bạt độc, tiêu thủng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hàn đờm ở ngực, ho suyễn do hàn đờm, đờm kết lại ở vùng dưới da và giữa gân xương. Nếu trị nhọt độc: tán bột, trộn với giấm đắp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị ho suyễn do hàn đờm, căng đầy đau bụng, đau nhức tứ chi cả người do đờm, giảm cơn đau, đinh nhọt thuộc âm tính (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Liều dùng:
Liều dùng:
Dùng từ 1-12g.
Tán bột trộn giấm đắp ngoài da, ở ngoài liều lượng tùy ý.
Kiêng kỵ:
+ Phế kinh có nhiệt và phù dương hư hỏa bốc lên, ho sinh đờm: kiêng dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phế khí hư, trong Vị có nhiệt: kiêng dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Phế hư, có nhiệt, âm hư hỏa bốc lên sinh ra đờm, ho: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Người khí hư có nhiệt, ho khan do khí phếhư cấm dùng, không có phong hàn, đờm trệ, cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bạch giới tử
Trị ăn vào mửa ra hay ợ lên
dùng Bạch giới tử tán bột, uống 4 – 8g với rượu (Phổ Tế Phương).
Trị bực bội, nóng nảy trong người, vị nhiệt, đờm:
Bạch giới tử, Hắc giới tử, Đại kích, Cam toại, Mang tiêu, Chu sa, mỗi vị liều lượng đều nhau trộn hồ làm viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương).
Trị đầy tức do hàn đờm
dùng Bạch tử, Đại kích, Cam toại, Hồ tiêu, Quế tâm các vị bằng nhau tán bột viên hột bằng hạt ngô đồng, lần uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương).
Trị hơi lạnh trong bụng đưa lên:
Bạch giới tử 1 chén, sao qua, tán bột, trộn với nước sôi làm hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 10 hạt vơi nước Gừng (Tục Truyền Tín Phương).
Phòng ngừa đậu mùa nhập vào mắt:
Bạch giới tử nghiền bột, trộn nước gián dưới lòng bàn chân để kéo độc xuống (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
Trị ngực sườn bị đờm ẩm:
Bạch giới tử 20g, Bạch truật 80g, tán bột. Nghiền nát Táo nhục, trộn với thuốc bột làm thành viên, tobằng hạt ngô đồng.Uống 50 viên với nước (Trích Huyền Phương).
Trị hàn đờm ủng tắc ở phế, ho suyễn, đờm nhiều chất dãi trong, sườn ngực đầy tức:
Bạch giới tử 4g, Tử tô, Lai phúc tử, mỗi thứ 12g sắc uống (Tam Tử Dưỡng Thân Thang).
Trị đờm ẩm lưu ở ngực, mô, ho, suyễn, ngực sườn đầy tức:
Đại kích (bỏ vỏ), Cam toại (bỏ ruột), Bạch giới tử, lượng bằng nhau. Tán bột. Trộn với nước cốt Gừng làm viên. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 2-4g với nước Gừng tươi sắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đau nhức các khớp do đờm trệ:
Mộc miết tử 4g, Bạch giới tử, Một dược, Quế tâm, Mộc hương mỗi thứ 12g, tán bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần, với rượu nóng (Bạch Giơi Tử Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị hạch lao ở cổ:
Bạch giới tử, Thông bạch lượng bằng nhau. Đem Bạch giới tử tán bột trộn với hành trắng đã gĩa nát. Đắp lên vùng hạch, ngày một lần, cho đến khi khỏi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị nhọt sưng độc mới phát:
Bạch giới tử, tán bột, trộn giấm đắp vào (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trẻ nhỏ phế quản viêm cấp hoặc mạn:
Bạch giới tử 100g, tán bột. Mỗi lần dùng 1/3, thêm bột mì trắng 90g, thêm nước vào làm thành bánh. Trước lúc đi ngủ, đắp vào lưng trẻ. Sáng thức dậy, bỏ đi. Đắp 2 – 3 lần. Đã trị 50 ca, kết quả tốt (Kỳ Tú Hoa và cộng sự, Hắc Long Giang Trung Y Dược Học Báo 1988, 1: 29).
Trị trẻ nhỏ bị phổi viêm:
Bạch giới tử tán bột, trộn với bột mì vànướclàm thành bánh, đắp ở ngực. Trị 100 ca phổi viêm nơi trẻ nhỏ, thuốc có tác dụng tăng nhanh tác dụng tiêu viêm (Trần Nãi cần, Trung Tây Y Kết Hợp tạp Chí 1986, 2: 24).
Một số bài thuốc có bạch giới tử làm chủ:
Bạch Giới Tử Tán(Chứng Trị Chuẩn Thằng.- Vương Khẳng Đường) Trị vinh khí và vệ khí lưu hành không đều, huyết trắng do đờm gây ra, tê bại.
Bạch Giới tử Hoàn(Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc (Lục Dâm), Q.14. Thẩm Kim Ngao) Tiêu thực, đạo trệ, nhuyễn kiên, trừ bỉ. Trị bỉ khối.
Tam tử dưỡng thânthang (hàn thị y thông) trị các trứng viêm đường hô hấp, viêm phế quản cấp mãn tính, ho đờm nhiều trong trường hợp phong hàn nặng, gia lượng tô tử ngực đau nhiêu gia lượng bạch giới tử. Trương hợp bụng đây ăn không tiêu gia la bạc tử
Tham khảo
Tính vị- Qui kinh
Sách Bản thảo phẩm hội tinh yếu: vị cay, tính ôn, không độc.
Sách Bản thảo phùng nguyên: cay ôn hơi độc. Sách Thực vật bản thảo: cay nhiệt.
Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh phế vị.
Sách Bản thảo tân biên: nhập Can Tỳ Phế Vị Tâm và Tâm bào lạc.
Công dụng:
Sách Danh y biệt lục: "chủ trừ thận tà khí, lợi cửu khiếu, minh nhĩ mục, an trung, cửu phục ôn trung (uống lâu ấm trung tiêu tức tỳ vị)".
Sách Bản thảo cương mục: " lợi khí hóa đàm, trừ hàn ấm trung, tán thũng chỉ thống, trị suyễn thấu, phản vị, tý mộc cước khí (chứng cước khí đau tê dại), gân cốt yêu tiết chư thống (các chứng đau gân cốt, đốt sống thắt lưng)".
Sách Bản thảo cầu chân: " sách ghi thuốc có thể trị các chứng đàm ở dưới sườn trong da ngoài mô
BINH LANG
Tên khác:
Gọi là binh lang, tân lang,
Tác dụng: Hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá tích).
Chủ trị và liều dùng :
Hạt cau khô thường dùng làm thuốc chữa giun sán cho súc vật như chó với liều 4g. Nếu dùng arecolin bromhydrat người ta dùng liều 0,5-1mg. Trị sốt rét( phối hợp với thường sơn 12g)
Dùng chữa sán cho người phối hợp với hạt bí ngô. Làm thuốc giúp sự tiêu hoá, chữa viêm ruột, lỵ. Dùng hạt cau khô, mỗi ngày 0,5-4g. Chữa trẻ con chốc đầu. Mài hạt cau khô thành bột phơi khô hoà với dầumà bôi. Cần theo dõi vì có độc
Nhân dân dùng cau khô phối hợp với thường sơn, thảo quả chữa sốt rét trong đơn thuốc " thường sơn triệt ngược"
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Chữa trẻ con chốc đầu: Mài hạt cauthành bột phơi khô hòa với dầu mà bôi
- Thuốc trị sán:
Do xét nghiệm thấy nước sắc hạt Cau có tác dụng làm tê liệt sán nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán (trái lại hạt Bí rợ có tác dụng chủ yếu làm tê khúc đuôi) cho nên có bài thuốc sau đây: Sáng lúc bụng đói ăn 40 - 100g hạt bí rợ (bỏ vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt Cau (trẻ em trên 10 tuổi 30g,phụ nữ50 - 60g, người lớn 80g, cho liều hạt cau trên đây đun với 300 ml nước. Đun cho cạn còn 250 ml. Nhỏ dung dịch
Gelatin 2,5% vào cho đến khi kết tủa (để loại chất chát). Gạn lọc, đun cạn cho còn 150 - 200ml). Nửa giờ sau khi uống hạt cau, uống một liều thuốc tẩy (Magie sunfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, ỉa vào một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào.
Tìm hiểu thêm:
Tên khoa học:
Areca catechu- cây dừa Palmac
Bộ phận dùng:
Hạt của quả cau. Cây cau có hai giống: Cau rừng (sơn Binh lang), hạt nhỏ, nhọn, chắc và cau vườn (gia Binh lang) hạt to, hình nón cụt.
Mô tả cây :
Cây cau là một cây to có thân mọc thẳng cao chừng 15-20m, đường kính 10-15cm. Toàn thân không có lá mà có nhiều vết lá cũ mọc, chỉ ở ngọn có một chùm lá to rộng sẽ lông chim. Lá có bẹ to. Mo ở bông mo sớm rụng. Trong cụm hoa hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ màu trắng, thơm gồm 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng, 6 nhị. Hoa cái to, bao hoa không phân hoá. Noãn sào thượng 3 ô. Quả hạch hình trứng to bằng quả trứng gà. Quả bì có sợi. Hạt có nội nhủ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn giữa dáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát.
Thành phần hoá học :
Trong hạt có tanin. Tỷ lệ tanin trong hạt non chừng 70% nhưng khi chín chỉ còn 15-20%. Ngoài ra còn chất mở với thành phần chủ yếu gồm myristin 1/5, olein 1/4 , laurin ẵ, các chất đường :sacaroza, nanman, galactan 2% và muối vô cơ.
Tính vị:
Vị đắng, cay, chát, tính ôn.
Quy kinh:
Vào kinh Vị và Đại trường.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Ngâm nước ủ mềm, cạo bỏ dưới đáy, thái nhỏ. Chớ chạm tới lửa sợ kém sức, nếu dùng chín thì thà không dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Bảo quản: Dễ bị mọt nên phải đậy kín, năng xem luôn. Nếu bị mọt có thể sấy hơi diêm sinh.
Kiêng ky: Người khí hư hạ hãm không tích trệ thì không nên dùng. Kỵ lửa.
HẠT BÔNG
hạt bông nói ở đây là hạt của cây bông cho ta sợi để dệt vải. Hạt bông sau khi đã lấy sợi đi rồi, trước khi người ta đổ bỏ đi, gần đây người ta đã dùng ép lấy dầu để thắp và nấu xà phòng hoặc để ăn sau khi đã loại chất gossypola đi rồi.
Tác dụng dược lý:
Người ta thấy hạt ông sau ki đã loại chất gossypola có tác dụng lợi sữa, trong sữa tỉ lệ bơ và cađêin tăng lên.
Công dụng: Làm thuốc lợi sữa, dùng với liều 5g, dưới dạng thuốc sắc.
HẠT BÍ NGÔ
Hạt bí ngô Còn gọi là Nam qua tử, hạt bí đỏ, má ứ (Semen cucurbitae Moschatae) là hạt của nhiều loại bí như bí, bí ngô, bí rợ, đều thuộc họ bí Cucurbitaceae.
Tên thực vật là Cucurbita moschata Duch, thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).
Cây Bí ngô được trồng khắp nơi ở nước ta để làm thức ăn. Lấy hạt quả Bí ngô chín phơi khô bóc lấy nhân làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Hạt Bí ngô vị ngọt tính bình, qui kinh Vị Đại tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Lục xuyên bản thảo: ngọt bình.
Sách Thực dung trung y học: qui kinh Tỳ vị.
Sách Hiện đại thực dụng trung dược: vị ngọt tính ôn, qui kinh Vị Đại tràng.
Thành phần chủ yếu:
Cucurbitine, Caroten, Vitamin A, B1, B2, C, dầu béo, protid.
Công dụng: thường được nhân dân rang ăn trong dịp lễ tết, còn có tác dụng chữa sán, không gây độc
A.Theo Y học cổ truyền:
Bí ngô có tác dụng: sát trùng, trị sán, lãi đũa.
THỎ TY TỬ
Tên khác:
Tên dân gian: Vị thuốc thỏ ty tử còn gọi cây tơ hồng, miễn tử, đậu ký sinh, hạt cây tơ hồng, Thỏ ty thực(Ngô Phổ Bản Thảo), Thổ ty tử(Bản Thảo Cầu Nguyên), Thỏ lư, Thỏ lũ, Thỏ lũy, Xích cương, Thổ khâu, Ngọc nữ, Đường mông, Hỏa diệm thảo, Dã hồ ty, Ô ma, Kim cô, Hồ ty, Lão thúc phu, Nghinh dương tử, Nàn đại lan, Vô căn đẳng, Kim tuyến thảo, Kim tiền thảo, Thiện bích thảo(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hoàng ty tử(Liêu Ninh Thường Dụng Thảo Dược Thủ Sách), La ty tử(Giang Tô Dược vật Học Tài Chí), Hoàng la tử, Đậu hình tử, Hoàng cương tử(Sơn Đông Trung Thảo Dược Thủ Sách).
Tên khoa học:Cuscuta hygrophilae Pears
Họ khoa học: Họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Cây thỏ ty tử
(Mô tả, hình ảnh cây thỏ ty tử, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Thỏ ty tử là một cây thuốc quý. Dây ký sinh, mọc leo và cuốn trên các cây khác. Thân hình sợi màu vàng hay đỏ nâu nhạt, lá biến thành vẩy. Có rễ mút để hút thức ăn ở cây chủ. Hoa hình cầu màu trắng nhạt, gần như không cuống, tụ lại 10-30 hoa. Quả gần như hình trứng có kẽ nứt, trong chứa 2-4 hạt hình trứng, đỉnh dẹt, hạt dài chừng 2mm.
Mọc hoang khắp nơi, hay gặp trên cây Cúc tần (Pluchea indica) loại họ Cúc (Asteraceae).
Thu hoạch:
Mùa thu, khi hạt chín, cắt dây Tơ hồng về, phơi khô, đập lấy hột.
Phần dùng làm thuốc:
Hạt (Semen Cuscutae Chinensis). Loại hạt chắc, mập là tốt.
Mô tả dược liệu:
Vị thuốc thỏ ty tử là một vị thuốc quý. Thỏ ty tử hình tròn, đường kính nhỏ dưới 0,1cm. Vỏ ngoài mầu nâu đỏ hoặc vàng nâu, hơi xù xì, dùng kính lúp soi, có thể thấy những nếp vân nhăn nhỏ, một đầu có chấm nhỏ mầu trắng. Chắc, nấu với nước sôi thì dễ vỡ tách, để lộ nhân hình tròn mầu trắng. Không mùi, vị nhạt (Dược Tài Học).
Bào chế: Thỏ ty tử
+ Rửa sạch, phơi khô, tẩm nước muối sao để dùng hoặc đun vơi nước làm thành bánh [thỏ ty bính] (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thỏ ty tử bính: Lấy Thỏ ty tử sạch, cho vào nước đun cho đến khi nở hoa và đặc như cháo hoa, mầu xám nâu, gĩa nát ra làm thành bánh (bính). Hoặc lại cho rượu nếp với bột mì vào làm bánh, cắt thành miếng, phơi khô là được (Dược Tài Học).
Thành phần hóa học:
+ Quercetin, Astragalin, Hyperin, Quercetin -3-O-b-D-Galactoside-7-O-b-Glucoside (Kim Hiểu, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1992, 17 (5): 292).
+ Lecithin, Cephalin (Hứa Ích Dân, Trung Thảo Dược 1989, 20 (7): 303).
+ b-Carotene, g- Carotene, a-Carotene-5-6-Eposide, Lutein, Taraxathin (Baccarini A và cộng sự, Phytochemistry 1965, 4 (2): 349).
+ Vitamin A, Glycoside (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng dược lý:
. Trên thực nghiệm thuốc có tác dụng tăng lực co bóp của tim Cóc cô lập, làm hạ huyết áp Cóc đã gây mê, hưng phấn cổ tử cung (Trung Dược Học).
. Tăng công năng miễn dịch: Chích dịch chiết Thỏ ty tử vào ổ bụng thỏ, thấy tăng tác dụng thực bào, hoạt tính E – Mai côi hoá hình thành hợp với kháng thể tạo nên (Lý Liên Quá, Trung Quốc Dược Lý Thông Báo 1984, (3-4): 73).
. Cho thỏ uốngdungdịch Thỏ ty tử với lượng 1g/kg, mỗi tuần 3 lần, liên tục 36 tuần, cho thấy thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư da đầu vú (Nisa M và cộng sự J Ethnopharmacol 1986, 18 (1): 21).
. Nước sắc Thỏ ty tử có tác dụng phòng trị tứ khí hóa than dẫn đếntổn thương Glucose gan ở chuột (Nisa M và cộng sự J Ethnopharmacol 1985, 102: 143164s).
. Nước sắc Thỏ ty tử có tác dụng tốt đối với chứng mắt có màng do đục thủy tinh thể (Dương Thọ, Bắc Kinh Y Khoa Đại Học Học Báo 1991, 23 (2): 97).
Vị thuốc thỏ ty tử
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
+ Vị cay, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, không độc (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, cay, tính hơi ôn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Vị ngọt, tính bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị ngọt, cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
. Vào kinh Tỳ, Thận, Can (Bản Thảo Kinh Thư).
. Vào kinh Tâm, Can, Thận (Bản Thảo Tân Biên).
. Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:Thỏ ty tử
+ Bổ dương, ích âm, cố tinh, súc niệu, minh mục, chỉ tả (Trung Dược Học).
+ Bổ bất túc, ích khí, uống lâu ngày sẽ sáng mắt, tăng tuổi thọ (Bản Kinh).
+ Dưỡng cơ, cường âm, kiện cốt (Biệt Lục).
+ Ôn thận, tráng dương, bổ Can, minh mục (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị lưng đau, gối mỏi, Di tinh, tiết tinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị Thận dương hư, lưng đau, tiểu nhiều, tiêu chảy lâu ngày do Thận hư, mắt mờ do Can Thận suy (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 12 – 16g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thỏ ty tử
Trị mặt mọc mụn, nhức đau:
Thỏ ty tử,gĩa nát, ép lấy nước bôi (Trửu Hậu Phương).
Trị tự nhiên bị sưng phù, thân thể và mặt sưng to:
Thỏ ty tử 1 thăng, Rượu 5 thăng, ngâm 2-3 ngày. Mỗi lần uống 1 thăng, ngày 3 lần ‘Trửu Hậu Phương).
Trị trĩ sưng, ngứa, trong hậu môn đau:
Thỏ ty tử, chưng cho hơi vàng đen,tán nhuyễn, hòa với trứng gà bôi (Trưử Hậu Phương).
Bổ Thận khí, tráng dương đạo,trợ tinh thần, khinh (làm nhẹ) lưng, chân:
Thỏ ty tử (chưng rượu, sấy khô) 1 cân, Phụ tử (chế) 160g. tán bột. Trộn với rượu hồ làm viên, to băng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với rượu (Thỏ Ty Tử Hoàn – Biển Thước Tâm Thư).
Trị tinh khí bất túc, thận thủy bị táo, họng khô, khát, tai ù, đầu váng, mắt mờ, da mặtsạmđen, lưng đau, gối đau:
Thỏ ty tử (chưng rượu) 80g, Ngũ vị tử 40g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 70 viênlúc đói với nước muối hoặc rượu (Song Bổ Hoàn – Tế Sinh Phương).
Trị Tâm Thận bất túc, tinh thiếu, huyết khô, phiền nhiệt, khát muốn uống, tinh hư, huyết ít:
Thỏ ty tử (chưng rượu) 80g, Mạch môn (bỏ lõi) 80g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 70 viên lúc đói với nước muối hoặc với nước sôi, trước bữa ăn (Tâm Thâïn Hoàn – Tế Sinh Tục phương).
Trị Tâm khí bất túc, suy tư quá độ, Thận kinh hư tổn, chân dương không vững, tiểu đục, hay mơ, tiết tinh:
Thỏ ty tử 200g, Bạch phục linh 120g, Thạch liên tử (bỏ vỏ) 80g. Tán bột. Trộn với rượulàm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước muối, lúc đói (Phục Thỏ Hoàn – Cục phương).
Trị dễsẩy thai:
Thỏ ty tử (sao), 160g, Tang ký sinh, Tục đoạn, A giao đều 80g. Thuốc tán bột còn A giao nấu với nước cho chảy ra, hòa với thuốc bột làm thành viên 0,4g. Mỗi lầnuống 20 viên, ngày hai lần (Thọ Thai Hoàn – Y Học Trung Trung Tham Tây Lục).
Trị thận hư, liệt dương, Di tinh, lưng đau, tiểu nhiều:
Thỏ ty tử, Ngũ vị tử, Tế tân, Thỏ ty tử đều 40g, Sung úy tử, Thục địa đều 80g, Hoài sơn 60g. tán bột, trộn mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g (Thỏ Ty Tử Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị Di tinh, bạch trọc:
Thỏ ty tử 12g, Ngũ vị tử 6g, Phục linh, Hạt sen đều 12g. dùng Sơn dược hồ, làm hoàn. Mỗi lần uống 8g với nước muối nhạt hoặc sắc uống (Phục Thỏ Đơn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tiêu chảy lâu ngày do Thận hư:
Thỏ ty tử, Câu kỷ, Đảng sâm, Phục linh đều 12g, Sơn dược 16g, Hạt sen 12g. Tán bột. Dùng gạo hồ, làm hoàn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12g (Thỏ Ty Tử Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mắt mờ do Can huyết suy:
Thỏ ty tử, Sơn thù, Cúc hoa, Địa hoàng. Lượng băng nhau, tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với rượu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mắt mờ do Can Thận suy:
Thỏ ty tử, Thục địa, Xa tiền tử đều 12g. tán bột. Trộn mật làm hoàn Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với rượu (Trú Cảnh Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Trị tiêu khát:
Thỏ ty tử sắc uống hoặc tán thành bột, làm hoàn uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị Tỳ Thận đều hư, tiêu lỏng:
Thỏ ty tử, Thạch liên tử đều 9g, Phục linh 12g, Hoài sơn 15g. Sắc uống (An Huy Trung Thảo Dược).
Trị khớp viêm:
Thỏ ty tử 6g, Vỏ trứng gà 9g, Bột xương trâu 15g, Tán bột, trộn đều.mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần (Liễu Ninh Thường DụngTrung Thảo Dược Thủ Sách).
Trị bạch điến phong:
Thỏ ty tử cả thân và hạt 25g, ngâm vào 100ml cồn 95%, sau 48 giờ, đem xát vào vùng bệnh, ngày 2 – 3 lần. Trị 10 ca, có kết quả 8 ca (Khoa Da Liễu Viện Y Học Tây An – Tây An Y Học Học Báo 1959, 6: 88).
Tham khảo
Lưu ý khi dùng thỏ ty tử
+ Thỏ ty tử bẩm tính xung hòa, khí chính dương đông lại, không có gốc, nhờ khí để hình thành, vì vậy tiếp tục bổđượcnguyên khí của tiên thiên. Chuyên trị tạng Thận suy yếu, tinh lạnh tự tiết ra, tiểu nhỏ giọt, ôn mà không táo, bổ mà không trệ, lại có khả năng bổ cho mẹ đẻ của hành Thổ, vì vậygiúpcho ăn ngon hơn,bổtả cũng đều có kết quả. Bài Hy Đậu Đơn dùng Thỏ ty tử theo ý bồi bổ tiên thiên bất túc, nhưng nếu uống độc vị thì thiên về bổ vệ khí, cho nên người xưa dùng Thỏ ty tử chung với Thục địa gọi là Song Bổ Hoàn. Dùng chung với Huyền sâm gọi là Huyền Thỏ Đơnlà theo ý đó(Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Xét trong các thứ hạt, không có loại nào có chất nhựa tốt như Thỏ ty tử, vì khí nấu chín, hơi thơm man mác, đượm nhiều tínhchất nhuậnmầu. Khi sống, nó khô cứng lạ thường, khi nấu chín lại không trơn chảy nên nó thường bổ, giữ được tinh tủy, lại giúp tiêu hóa, vì vậy, ăn Thỏ ty tử lâu dài làm cho cơ thể mập mạp, khỏe mạnh. Nhưng tác dụng của nó chậm, uống lâu ngày mới có kết quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thỏ ty tử là vị thuốc có tính mềm nhuận, nhiều chất dịch, đặc, nhưng không dính, giống như Bổ cốt chỉ, dịch nhiều và đặc. Tuy nhiên Bổ cốt chỉ dịch đặc mà như mỡ, khí vị lại cay, ôn, thích hợp với người Thận dương hư. Còn Thỏ ty tử dịch đặc mà giống như tinh, vị ngọt, tính bình, thích hợp với người Can Thận hư, là vị thuốc bổ, tư nhuận rất hay (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Thỏ ty tử kỵ thịt thỏ (Thiên Kim phương).
+ Người mà Thận có hỏa, cường dương không liệt dương: không dùng. táo bón kiêng dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phụ nữ có thai, băng huyết, cường dương, táo bón, Thận cóhỏa, âm hư hỏa vượng: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Thận hư, hỏa vượng, táo bón: cẩn thận khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ táo bón: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
BÁ TỬ NHÂN
Tên khác:
Vị thuốc Bá tử nhân còn gọiTrắc bách diệp, Trắc bá tử nhân, Cúc hoa(Hoà Hán Dược Khảo),Bách thử nhân, Bách thật(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),Bách tử nhân, Bá thực(Đông Dược Học Thiết Yếu).Hạt cây Trắc bá, hột Trắc bá.
Tên khoa học:Thujae orietalis Semen- Thuộc họ Trắc Bách (Cupressaceae).
Cây Bá tử nhân
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây cao 3-5m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dạng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. “Quả hình nón” cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau, kẽ vảy có . Hạt hình trứng không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4-5. Trồng làm cảnh ở công viên, chùa đình, ít hoa ở nước ta.
Mùa quả vào tháng 9-10
Thu hái, sơ chế:
Hái vào mùa đông phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, lấy nhân phơi khô thứ nào vàng nhạt, lớn hơn hạt mè vị đắng thơm là tốt Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt.
Thành phần hóa học:
Trong Bách tử nhân có 1 số hoạt chất chính: Saponin, Benzine (Trung Dược Học).
Trong hạt có chất béo, Saponozit (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
Thuốc nhiều chất dầu béo nên có tác dụng nhuận tràng.
Vị thuốc Bá tử nhân
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, cay, tính bình (Trung Dược Học).
Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học).
Vào kinh Tâm, Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Công dụng:
Dưỡng tâm, an thần, nhuận trường (Trung Dược Học).
Dưỡng tâm an thần, cầm mồ hôi. Đồng thời có tác dụng nhuận táo, thông tiện (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bá tử nhân
Trị động kinh,trẻ con hay khóc đêm, bụng đầy, tiêu phân xanh
Tán bột Bá tử nhân trộn với nước cơm 3-20g để uống.
Trị tâm huyết bất túc, tinh thần hốt hoảng, mất ngủ mộng mị, hồi hộp sộ sệt, giảm trí nhớ
Bá tử nhân 20g, Mạch đông, Câu kỷ, Đương quy mỗi thứ 12g, Xương bồ 4g, Phục thần, Huyền sâm mỗi thứ 12g, Thục địa 20g, Cam thảo 4g sắc uống (Bách Tử Dưỡng Tâm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị huyết không dưỡng tâm, hồi hộp mất ngủ :
Bá tử nhân, Toan táo nhân mỗi thứ 16g, Viễn chí mỗi thứ 8g, sắc uống (Dưỡng Tâm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mất ngủ tóc rụng do thần kinh suy nhược:
Bá tử nhân, Đương quy mỗi thứ 640g, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mồ hôi ra nhiều do âm hư:
Bách tử nhân 16g, Hạ khúc, Mẫu lệ, Đảng sâm, Ma hoàng căn, Bạch truật mỗi thứ 12g, Ngũ vị tử 8g, Mạch nhu (Trấu, vỏ hạt lúa tiểu mạch) 16g. Tán bột, trộn với Táo nhục làm viên, hoặc sắc uống (Bách Tử Nhân Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Kiêng kỵ.
Tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
Tiêu chảy, đàm nhiều cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Bách tử nhân sợ Cúc hoa, Dương đề thảo (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Cách dùng:
Hạt tẩm rượu phơi khô, gĩa ra, sẩy sạch, lấy nhân sao qua mà dùng
Tác dụng của Bá tử nhân trong các tài liệu khác
Bách tử nhân và Toan táo nhân đều là thuốc trị bệnh mất ngủ cả, thường dùng kết hợp cả hai. Toan táo nhân đặc hiệu về dưỡng âm, Bách tử nhân đặc hiệu về lưỡng tâm lại có tác dụng thông hoạt ruột (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận)
Bách tử nhân là một vị thuốc bổ có chất nhuận làm cho mọi sự khô táo. Sách Bản thảo ghi rằng: Nó chữa được phong thấp, nhưng chữa phong thì đúng mà chữa thấp thì khó hơn. Những chất nhu nhuận trường làm im được phong khí, chữa phong là chữa cam táo sinh ra phong, không phải chữa phong cảm ngoại ở ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Toan táo nhân và Táo tử nhân đều có tác dụng an thần trị mất ngủ cả hai đều được dùng chung nhưng Táo nhân thiên về bổ căn liễm hãn, Bách tử nhân thiên về dưỡng tâm, lại có thể thông ruột (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Mất ngủ thuộc về Can, Đởm hư thìdùng Toan táo nhân; mất ngủ thuộc về Tâm huyết hư thì dùng Bá tử nhân. Toan táo nhân lấy vị chua để trị bệnh, vì vị chua hay liễm Can mà bổ Can. Bá tử nhân có nhiều chất nhờn tư bổ, dưỡng được Tâm mà bổ Tâm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Táo bón chia làm 2 loại: thực và hư. Thực chứng nên dùng phép tả, dùng Đại hoàng, Huyền minh phấn; Hư chứng nên dùng phép nhuận, Bá tử nhân là vị thuốc có thể dùng được, nhất là đối với người lớn tuổi bị táo bón, chất nhờn trong ruột thiếu mà dùng vị này, rất thích hợp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bá tử nhân là quả của cây Trắc bách, nhân mầu vàng, trông giống như hạt gạo, tính bình, không hàn, không táo, thực là 1 vị thuốc tử bổ dưỡng tâm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bá tử nhân vị ngọt, tính bình. Vào Tâm thì có tác dụng dưỡng thần, vào Thận có tác dụng định chí. Bá tử nhân có tác dụng giống như Toan táo nhân nhưng Bá tử nhân thuộc loại phương hương, hoà trung, hạt có chất béo mà nhuận, thiên về dưỡng Tâm và hoạt trường. Toan táo nhân thiên về bổ Can, ngoài việc trị mất ngủ còn có tác dụng liễm hãn (Thực Dụng Trung Y Học).
BẢN CHI LIÊN
Tên khác:
Vị thuốc Bán liên chi còn gọi Nha loát thảo, Tinh dầu thảo, Hiệp diệp, Hàn tín thảo (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách),Hoàng cầm râu
<
Tên khoa học:
Scutellaria barbata don = Scutallaria rivulars Wall. Họ Labiatae.
Mô tả:
Cỏ đa niên thân 4 góc, bò ở gốc, mảnh ở ngọn, cao 0,15-0,20m. Lá mọc đối, lá trên không cuống, lá dưới có cuống mảnh,phiến lá hình trứng hẹp đến hình mũi mác, dài 1-2cm, toàn mép môi trên mang một cái khiên rụng sớm, môi dưới tồn tại. Tràng màu xanh 2 môi, môi trên 3 thùy, môi dưới tròn, 4 nhị không thò ra ngoài. Ra hoa vào mùa xuân. thường sống ở hai bên bờ ruộng, rãnh nước, nơi ẩm thấp gần nước. Có ở miền bắc nước ta.
Phần dùng làm thuốc: Dùng toàn cây.<
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào mùa xuân hạ, rửa sạch phơi nắng cất dùng.
Tính vị:
Vị hơi đắng, tính mát.
Tác dụng sinh lý:
Thanh nhiệt, giải độc, trị ung thư (Cancer), tiêu viêm giảm đau.
Chủ trị:
Dùng để kháng ung thư, có hiệu quả cải thiện chứng trạng ung thư. Trị viêm ruột thừa viêm gan, xơ gan cổ trướng, rắn trùng thú độc cắn, chấn thương.
HÀNH HOA
Tên khác: Hành hoa, còn có tên gọi đại thông, thông bạch, tứ quí thông, hom búa, thái bá, lộc thai, hoa sự thảo
Tác dung: Thông dương hoạt huyết hòa trung, lợi tiểu sát trùng, phát biểu
Chủ trị: hành + Trị thai động rất nguy: Hành 1 nắm to, sắc lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị vú sưng đỏ: Nấu lấy 1 chén nước Hành, uống nóng là tan (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị bị vết thương do té ngã, máu ra nhiều, đau quá: Lấy Hành, cả củ lẫn lá, gĩa nát, sao nóng, đắp chỗ bị thương, nguội thì lại thay lớp mới cho nóng, dần dần sẽ khỏi đau lại không có dấu vết để lại (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị bị ngã vỡ đầu, gẫy xương: Lấy Hành gĩa nát, hòa với mật đắp vào vết thương sẽ mau khỏi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị tiểu bí, bàng quang tức trướng: Hành 3 cân, gĩa nát, xào cho nóng lên, bọc vào khăn, chia làm 2 gói, chườm vào vùng bụng dưới. Hễ khí của Hành thấm vào được bên trong thì tiểu được ngay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Đàn bà có thai bị cảm phong, ho, thở, nếu không có Hành, Trần bì thì khó khỏi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tháng Giêng mà ăn Hành sống nhiều sẽ làm cho da mặt nổi mụn giống như chứng du phong (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển
Đơn thuốc kinh nghiệm:Chữa cảm mạo nhức đầu ngạt mũi: Hành 30g, đạm đậu xíinh khương10g, chè hương 10g, nước 300ml, đun sôi cạn bỏ bã, uống khi còn nóng, uống xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi
Chữa trẻ em cảm mạo: hành 60g, Sinh khương 10g, hai thứ giã nát, thêm một cốc nước thật sôi vào dùng hơi xông vào miệng và mũi, ngày làm vài lần
Chữa mụn nhọt: Hành tười giã nát, trộn với mật, đắp lên mụn, khi ngòi ra thì dùng dấm mà rửa mụn
Tên khoa học: Allium fistulosum- hành tỏi, thông là rỗng, bạch là trắng, vì dọc cây hành thì rỗng, dò hành có màu trắng
Mô tả: hành Hành là một laọi cỏ sống lâu năm, có mùi đặc biệt, Lá gồm 5-6 lá, hình trụ rỗng, dài 30-50cm, đường kính 4-8mm, phía giữa phình lên, đầu thuôn nhọn
Thu hoạch:Chủ yếu vào tháng 10, 11 nhưng có thể quanh năm
Phần dùng làm thuốc: Thân rễ khô hoặc tươi
Thành phần hóa học:
Trong hành có axit malic, phytin và chất alylsunfit
Tính vị: hànhVị cay bình mà không độc
Qui kinh:Vào kinh thủ thái âm phế
Vào kinh túc dương minh vị
Tham khảo:Ngoài công dụng làm gia vị hành còn được dùng chữa ho, trữ đờm, ra mồ hôi, lợi tiểu tiện, dùng chữa chứng bụng nước do gan cứng.
HÀNH BIỂN
Hành biển - Scilla maritima L. (Urginea maritima (L.) Bak.), thuộc họ Hành - Hyacinthaceae.
Mô tả: Cây thảo mọc thẳng sống nhiều năm cao 18-20cm, có củ to 10-15cm, màu nâu đo đỏ nhiều lá vẩy kết hợp. Lá hẹp, dài 30-40cm hay hơn, không lông. Cụm hoa xuất hiện khi cây trụi lá, vào mùa hè, cao 30-150cm, có lá bắc dài 1,2-1,5cm, mỏng, màu lục mốc mốc. Hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa cao 1cm màu trăng trắng, 2 nhị, 3 lá noãn; cuống hoa dài 1,5cm. Quả nang có 3 góc, mỗi ngăn có 3-4 hạt.
Cây rụi lá vào mùa hè và xuất hiện lá mới vào mùa thu đông.
Bộ phận dùng: Củ - Bulbus Scillae. Có thể dùng toàn cây.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc sống ở Địa Trung Hải, được nhập trồng làm thuốc nhưng chưa phát triển rộng. Thu hái củ vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học: Củ chứa glucoscillaren A, scillaren A, proscillaridin A, scillaridin A, scilliglancoside, scilliphaeoside, glycoscilliphaêoside, scillicyanoside, scillicoeloside, scillazuroside, scillicryptoside. Còn có các flavonoid và stigmasterol, phytosterol và oxalat calcium.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt và hắc đắng, không mùi, tính mát, hơi độc; có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, long đờm, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Ở châu Âu, châu Phi, người ta dùng nước ngâm và nước sắc hoa để diệt sâu bọ.
Dùng làm thuốc thông tiểu, nhất là trong viêm thận và bí đái nitơ;
Còn dùng làm thuốc long đờm trong bệnh khí thũng phổi, ho gà, viêm phế quản. Liều dùng 0,10-0,30g mỗi ngày, tối đa 1g trong 24 giờ.
Cũng dùng làm thuốc diệt chuột và diệt sâu bọ (cắt nhỏ củ, đồ với hơi cồn acetic, sau đó đun sôi với cồn acetic, lọc lấy riêng nước ra, bã còn lại chiết bằng cồn sôi; hợp cả hai thứ dịch chiết lại và cô tới độ cao mềm; Cao này có tác dụng mạnh gấp 4 lần bột, gấp 3 lần cao chế theo phương pháp thông thường).
Ghi chú: Toàn cây có độc. Nó gây viêm ống tiêu hoá, nôn mửa, đi ỉa lỏng, làm mất sự bài niệu, do đó không dùng Hành biển khi viêm thận hay viêm ruột. Nếu dùng quá liều hoặc dùng lâu ngày sẽ có các triệu chứng đái ra máu, vô niệu, nôn mửa, ỉa chảy, mạch nhanh và nhỏ, vật vã, chết do ngừng tim.
KIM SƯƠNG
Kim sương, Chùm hôi trắng, Cây da chuột, Lăng ớt, Ớt rừng - Micromelum falcatum (Lour.) Tanaka, thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, Nhánh có lông len, rồi nhẵn. Lá màu lục vàng, kép lông chim lẻ, gồm 7-9 lá chét, hình ngọn giáo, không cân đối ở gốc, có mũi nhọn sắc kéo dài, khía tai bèo không rõ, nhẵn, trừ trên gân giữa ở mặt trên và các gân lớn ở mặt dưới. Hoa trắng, trăng trắng hay vàng, họp thành cụm hoa có lông mềm, ngắn hơn lá, cánh hoa có ít hoặc không có lông nhung. Quả màu vàng, màu cam hay đỏ, nhẵn, dạng bầu dục, nạc có nhiều tuyến, có 2-3 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.
Mùa hoa tháng 11-3, quả tháng 5-7.
Bộ phận dùng: Rễ, lá - Radix et Folium Micromeli.
Nơi sống và thu hái: Cây phân bố ở Đông dương, Trung quốc và Malaixia, mọc ở rừng núi, trong các rừng thưa. Lá thường dùng tươi. Rễ lấy về, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Lá và quả chứa tinh dầu; hoa thơm tiết mùi acid prussic.
Tính vị, tác dụng: Rễ, lá có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng tán ứ hành khí, giảm đau, hoạt huyết.
Công dụng: Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ. Rễ Chữa hohen, tức ngực, phong thấp tê bại, chân tay co quắp, đòn ngã tổn thương, vết đứt dao chém. Một số nơi dùng lá hay rễ sắc uống chữa <a target="_parent" href=" https://www.thaythuo ccuaban.com /thuoc_chua_benh_vie m_dau/Baithamkhao /kinh-nguyet- thua-dau-hieu-cua- buong-trung- da-nang.html&;
sốt, tê thấp. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoặc ngâm rượu để xoa bóp. Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp.
Đơn thuốc:
- Đau nhức, teo cơ: Rễ Kim sương sao vàng 50g, cồn 40o 500ml, ngâm trong vòng 1 tuần lễ. Dùng rượu này xoa bóp vào chỗ đau.
SÂM ĐẠI HÀNH
Sâm đại hành, Hành đỏ, Tỏi đỏ, Sâm cau, Phong nhan, Hom búa lượt (Thái), Tỏi lào
Tên khoa học:BULBOSAELEUTHERINE- Họ la đơn Iridaceae
Cây Sâm đại hành
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả :
Cây cỏ, cao 30 - 40cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Thân hành có màu đỏ tía. Lá hình mác dài, có bẹ, gốc và đầu thuôn nhọn, nhiều gân song song. Hoa màu trắng mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt.
Phân bố :
Cây mọc hoang, nhưng chủ yếu được trồng ở nhiều nơi.
Bộ phận dùng :
Thân hành. Thu hái khi cây tàn lụi. Thái ngang củ thành lát. Phơi hoặc sấy nhẹ dưới 50oC tới khô.
Thành phần hóa học :
Thân hành chứa các hợp chất quinoid : eleutherin, isoeleutherin, eleutherol.
Phần dùng:
Dùng củ tưoi hoặc khô
Chế biến:
Thái tươi hoặc phơi khô,để nguyên hoặc tán bột
Vị thuốc Sâm đại hành
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, qui kinh
Sâm đại hành có vị ngọt nhạt, tính hơi ấm vào can, tỳ.
Công dụng:
Công dụng chủ trị tư âm dưỡng huyết, chỉ huyết, sinh cơ, chỉ khái.
Liều dùng:
Ngày 4 - 12g dạng sắc, hãm, bột hoặc viên : Thuốc mỡ bôi ngoài.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Sâm đại hành
Trị mụn nhọt chốc lở:
Sâm đại hành 12g, kim ngân hoa 12g, thương nhĩ tử 12g, sắc uống ngày một thang.
Chữa chàm, chốc đầu:
Sâm đại hành nấu thành cao đặc rồi luyện viên uống ngày 12 – 14g và sắc đặc bôi ngoài.
Chữa mất ngủ, thiếu máu:
Sâm đại hành 30g, lạc tiên 14g sắc uống.
Chữa ho viêm họng:
Sâm đại hành, rẻ quạt khô mỗi vị 14g sắc uống.
Chữa khớp sưng do sang thương:
Sâm đại hành tươi 50g, giã dập xào với dấm đắp lên khớp đau bó lại, ngày 1 – 2 lần.


Tên Hán Việt khác:Hạnh, Khổ hạnh, Má phéng (Dân tộc Thái), Mai thực, Sinh thanh mai, Hoàng thục mai.
Tên tiếng Trung: 梅
Tên khoa học: Prunus armeniaca L. (Armeniaca vulgaris Lam.)
Họ khoa học:Rosaceae
Cây mơ
(Mô tả, hình ảnh cây mơ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả thực vật:
Cây nhỡ rụng lá cao 5-6m. Cành non màu nâu hồng; lá non thường cuộn lại. Lá hình trứng dài, đầu có mũi nhọn ngắn, gốc hình tim hay tròn, mép lá có răng cưa rất bé, mặt dưới lá nhẵn, có khi có lông ở nách gân. Hoa mọc đơn độc, có cuống ngắn, màu trắng; đài hình ống, 5 thùy; tràng 5, màu trắng. Nhị nhiều, xếp 2 vòng. Bầu tròn, 1 ô. Quả hạch hình cầu, phủ lông tơ, màu lục hoặc vàng, đỉnh quả có mũi nhọn, hạt nhẵn, hình thấu kính, màu nâu.
Thu hái - Bào chế
Hoa tháng 2-3, thường ra lá trước khi nở hoa, quả chín tháng 5-6.
Cây trồng để lấy quả làm Ô mai, chế rượu và gỗ dùng làm đồ mỹ nghệ. Thu hái quả vào mùa hạ, dùng tươi hay muối phơi khô làm thành Ô mai, Bạch mai.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Hạt - Khổ hạnh nhân là hạt khô của cây mơ, đập vỡ lấy nhân gọi là nhân hạt mơ tức là vị thuốc hạnh nhân, mai hạnh nhân.
Nước cất hạt mơ chế từ hạt mơ.
Ô mai là quả mơ chế và phơi hay sấy khô còn gọi là mơ đen, ô mai chế.
Dầu hạnh nhân là dầu ép từ hạt mơ.
Bạch mai chế là sản phẩm quả mơ muối còn gọi là sương mai, phơi khô cất dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học của quả mơ
Quả chứa các acid hữu cơ: citric tartric, carotenoid, lycopin, a-carotein, các flavonoid quercetin, isoquercetin, các vitamin A, B1, 5. Hạt chứa 35-40% dầu béo, dầu ethereal amygdalin, và các men emulsin, amygdalase, prunase.
Tác dụng dược lý:
Thịt hạt mơ có tác dụng đỡ khát nước, giảm lượng mồ hôi, giảm lượng muối mất đi, bớt hiện tượng đái máu vi thể, làm sức bền bỉ dẻo dai là do các axit hữu cơ, chất đường, vitaminC.
Nhân hạt mơ có tác dụng do chất amygdalin chất này vào cơ thể sẽ cho HCN và Andehyt benzoic hay benzandehyt. Chất HCN tác dụng đối với trung khu thần kinh, lúc đầu có tác dụng hưng phấn, sau ức chế có thể dẫn tới co quắp và sau đó là hôn mê. Đối với trung khu hô hấp lúc đầu cũng có tác dụng kích thích, về sau ức chế.
Nhưng HCN là một chất độc, dùng quá liều có thể gây tử vong, amygdalin vào cơ thể chất HCN chỉ giải phóng từ từ, sẽ có tác dụng trấn tĩnh trung khu hô hấp, do đó dùng chữa ho.
Vị thuốc từ cây mơ
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Hạt có vị đắng, tính ôn, có ít độc; có tác dụng giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thông tiện.
Quả có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phổi; ở Ấn Độ, được xem như nhuận tràng và hạ sốt. Ô mai (vị chua) và Bạch mai (vị chua, mặn) tính mát; có tác dụng chỉ khát, sinh tân dịch.
Lá mơ (mai diệp) có tính chua, bình, không độc.
Quy kinh:
Kinh Phế, Đại tràng.
Tác dụng của mơ
Nhân quả mơ có tác dụng sáng mắt, ích khí, trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, huyết hư, khô tân dịch, đại tiện khó do bị táo nhiều ngày. Ngày dùng 4,5-9g, dạng thuốc sắc.
Quả thường dùng làm thuốc thay vị Ô mai là quả của cây Mai - Prunus mume. Quả Mơ muối dùng Chữa hokhó thở, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa. Ngày dùng 4-8g, ngậm hoặc sắc uống.
Dầu hạt Mơ làm thuốc bổ, nhuận tràng. Dùng ngoài làm thuốc bôi tóc. Ngày dùng 5-15ml dạng thuốc sữa.
Chủ trị:
Nhân hạt mơ (Hạnh nhân)
Các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo. Ho ngược đưa khí lên, họng tắc hạ khí, tâm lạnh bôn đồn. Kinh giản, dưới tâm phiền nhiệt, khí phong đi lại, váng đầu thời tiết, giải cơ, tiêu tan cấp mãn ở dưới vùng tâm.
Cành mơ (Mai ngạnh):
Thông khí cách mô trên dưới đồng thời trị đàn bà đẻ non.(Bản sao thần hiệu phương)
Phàm đàn bà có mang 3 tháng, lâu quen đẻ non trăm thuốc không công hiệu, dùng 3-5 cành mơ, sắc nước uống, lại uông "Thang long nhãn" không có trường hợp nào không giữ được.(Đạo thính tập)
Rễ cây mơ (Mai thục căn)
Lấy rễ không ra ngoài mặt đất, còn nằm kín trong đất. Rễ mơ lộ ra ngoài đất không thể dùng vì nếu dùng là giết người (Cương mục). Rễ cây mơ có tác dụng chữa Phong tý. Đời Tống: Đại Minh dùng rễ mơ sắc uống trị miệng nôn trôn tháo (vừa bị nôn mà lại bị đi ngoài).
Rễ mơ cùng rễ đào lý, nấu nước tắm cho trẻ lúc mới sinh thì không có mối lo lở loét do nhiệt.(Thôi thị toát yếu)
Ứng dụng lâm sàng của mơ
Chữa kiết lỵ, khát nước.
Ô mai mơ 2- 3 quả thêm nước vào đun sôi, giữ sôi 15 phút. Dùng uống thay nước trong ngày.
Chữa giun chui ra mồm, mũi
Ô mai mơ 5 quả thêm 300 ml nước, đun sôi 15 phút, thêm đường cho vừa ngọt, cho uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa băng huyết.
Ô mai mơ 7 quả thiêu tồn tính, tán nhỏ, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng nước cơm chiêu thuốc.
Tham khảo
Tác dụng của mơ qua các thời đại:
Đời Đường.Mạnh Tiên dùng nhân hạt mơ trị phiền nhiệt
Đời Minh, Lý, Trầndùng trị ngón tay chệch, sai, thốt nhiên sưng đau, giã nhừ hòa ngâm dấm
Lãn Ông, Lĩnh nam bản thảonói về quả Mơ, Ô mai chế và Bạch mai chế như sau:
-Mai tử là tên gọi quả mơ (ở đây gọi Mai thực)
Vị ngọt, không độc tính bình hòa
Làm thuốc, làm sương ô mai chế
Chớ nên ăn sống hại răng mà
-Ô mai chế quả mơ đen.
Chua, chát, ấm, hòa, giải nhiệt phiền.
Liễm phế, an tâm, trử lỵ tả.
Ngược tả, đờm rãi, khát đều yên.
- Bạch mai chế là quả mơ muối
Lạnh, chua, không độc, trừ đờm giỏi.
Cầm máu, sinh tân, lợi yết hầu.
Đờm, quyết, trúng phong, kiết lỵ khỏi
HỒ ĐÀO (QUẢ ÓC CHÓ)
Hồ đào Quả óc chó
Tên khác:
Hồ đào, Óc chó
-Lá = Hồ đào diệp
-Vỏ quả = Hồ đào xác = Thanh long y
-Hạt còn vỏ cứng = Hạch đào
-Màng mềm giữa vỏ và nhân hạt = Phân tâm mộc
-Nhân hạt = Hồ đào nhân = Hạnh đào nhân.
Tên tiếng trung: 胡 桃
Tên khoa học: Juglans regia L.
Thuộc họ Hồ đào - Juglandaceae.
Cây hồ đào:
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả:
Cây to, có thể cao tới 30m; vỏ nhẵn và màu tro. Lá dài tới 40cm, kép lông chim lẻ với 5-9 lá chét hình trái xoan nguyên, dài 6-15cm, rộng 3-6, có gân giữa lồi ở mặt dưới. Hoa đơn tính, màu lục nhạt; hoa đực xếp thành đuôi sóc thõng xuống; hoa cái xếp 2-5 cái ở cuối các nhánh. Quả hạch to có vỏ ngoài màu lục và nạc, dễ hoá đen khi chà xát, vỏ quả trong hay vỏ của hạch rất cứng, có 2 van bao lấy hạt với 2 lá mầm to, chia thuỳ và nhăn nheo như nếp của óc động vật.
Hoa tháng 5, quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng:
Hạt - Semen Juglandis, thường gọi là Hồ đào nhân. Người ta cũng dùng lá.
Phân bố:
Cây có nguồn gốc ở Á, Tiểu Á và thuần hoá từ lâu ở các vùng ôn đới ở Âu châu. Ở nước ta cũng có trồng ở Lao Cai (Sapa), Hà Giang (Phó Bảng, Đồng Văn) và Cao Bằng.
Thu hái:
Có thể thu hái lá quanh năm, còn quả thu hái vào tháng 9-10, đập vỏ hạch lấy nhân.
Thành phần hóa học:
Lá Hồ đào -Thành phần: tannin, acid ellagic, juglon (naphtoquinol), juglanin và tinh dầu.
Hồ đào nhân có nước 17,59%, protid 11,05%, lipid 41,98%, chất dẫn xuất 26,50%, cellulose 1,30%, tro 1,60%. Nhân hạt chứa dầu mau khô gồm phần lớn là các glycerid của acid linoleic và linolenic. Hạch rất giàu hydroxy-5-tryptamin. Nó cũng giàu đồng và kẽm; còn có K, Mg,S, Fe, Ca và các vitaminA, B, C, P. Dầu hạt óc chó có mùi đặc biệt dễ chịu nhưng dễ bị hôi.
Hồ đào nhân.-Xin đừng nhầm với Đào nhân (Prunus persica) hoặc Hạnh đào, tính chất trị liệu hoàn toàn khác.
-100g Hồ đào nhân sinh 642 calori, có 14g protein, 62g chất béo. Nếu tính ra calori, 8% do chất béo bão hoà, 55% do chất béo chưa no nhiều nối đôi, 20% do chất béo một nối đôi. Như vậy chất béo cuả Hồ đào nhân tương đối tốt, gần bằng dầu hướng dương.
-Hồ đào nhân có juglone và juglanin.
Tác dụng dược lý:
Triết xuất lá cây có tác dụng có tác dụng diệt khuẩn mạnh trên vi khuẩn Vibrio cholerae, Bacillus subtilis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus, Staphylococcus aureus và Escherichia coli, Salmonella typhi.
Trong ống nghiệm, 1: 100 nồng độ truyền lá có thể tiêu diệt Leptospira.
hợp chất polyphenol trong lá cây có tác dụng chống viêm tốt, các flavonoid có thể làm giảm huyết áp ở chó
tannin và naphtoquinol trong lá có tính kháng khuẩn. Acid ellagic có tính chống oxy-hoá yếu. Lá có tính gĩan mạch
Vỏ quảVỏ quả có khả năng chống khối u. (Huang KC. The Pharmacol of Chin herbs 1999) Mới có kết quả trong phòng thí nghiệm, chưa ứng dụng lâm sàng.
Vị thuốc Hồ đào nhục
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Nhân hạt óc chó có vị ngọt, tính ấm;
Quy kinh:
Vào kinh Thận, Phế, Đại trường.
Liều dùng: 10-16g
Công dụng:
Bổ khí, dưỡng huyết, nhuận táo, ôn phế, hóa đờm, định suyễn, ích mệnh môn, lợi tam tiêu.
lá hồ đào sắc uống làm thuốc bổ, lọc máu; dùng nhiều có tính sáp trường (trị tiêu chảy). Ngậm trong miệng để trị lở miệng, hôi miệng. Vôi ngoài da trị mụn nhọt, rưả vết thương, rửa âm đạo do tính kháng khuẩn và kháng nấm. Phụ nữ cho con bú tránh dùng (vì tắt sữa).
KIÊNG KỴ:
Không dùng trong các trường hợp âm hư hỏa vượng, ho do đàm nhiệt hoặc tiêu chảy.
Ứng dụng lâm sàng của Hồ đào
Hồ đào có tác dụng làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da. Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng ôn bổ phế thận, định suyễn nhuận tràng. Người ta cho là nhân hạt rất bổ dưỡng vì có nhiều protid, có thể chống tràng nhạc, nhuận tràng, trị ỉa chảy, trị giun, dẫn lưu hệ da và bạch huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng chữa tiết tinh, ho lâu, gối lưng đau mỏi, ngày dùng 4-12g, phối hợp với các vị thuốc khác.
Ở Trung quốc, hạt Hồ đào dùng chữa thận hư Đau lưng, hư hàn ho suyễn, đại tiện khó khăn, đau chân tay.
Ở Âu châu, hạt dùng trị đái đường, ỉa chảy, tràng nhạc, bệnh ngoài da, lao phổi, đái dầm, ký sinh đường ruột. Lá tươi dùng làm thuốc đặc hiệu chữa bệnh thuộc tạng lao, tràng nhạc, các bệnh về da như chốc lở, ghẻ ngứa, phát ban da (dùng dưới dạng nước sắc uống hay nấu nước tắm). Nó cũng có tính giảm áp lực và giảm glucose - huyết nhẹ.
Đơn thuốc:
1. Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, rũ mỏi, liệt dương, đái són, đái luôn vãi đái, tiết tinh: Hạt óc chó 12g, Ba kích 10g, Nhân quả Ré (Ích trí nhân), Ô dược, Cẩu tích đều 8g, sắc uống.
2. Chữa bị thương đau nhức: Dùng hạt óc chó giã nhỏ hoà với rượu uống, và giã lá tươi hay vỏ quả đắp rịt ngoài.
3. Chữa người già hen suyễn và người đái ra cát sỏi: Giã hạt óc chó nấu cháo thường ăn.
Một số bài thuốc có Hồ đào nhục :
Tam Kim Hồ Đào Thang(Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng)
Nội kim hồ đào cao(Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng)
có tác dụng Tư thận, thanh nhiệt, thấm thấp, lợi niệu, thông lâm, hóa kết. Trị nước tiểu ngưng kết thành sỏi.
Nhân Sâm Hồ Đào Thang(Tế Sinh Phương) Trị Phế Thận đều hư, suyễn.
Tham khảo:
dinh dưỡng Quả hồ đào
Chất chống ôxy hóa có trong nhân quả hồ đào có lợi cho sức khỏe tim mạch; ngăn ngừa một số bệnh.
Đây là công bố của các nhà nghiên cứu tại Đại học Loma Linda (Mỹ).
Quả hồ đào có chứa hợp chất chống ôxy hóa vitamin E (tocopherol) và các hợp chất phenolic giúp chống ôxy hóa. Nhân của quả hồ đào giàu gama – tocopherol, một dạng của vitamin E.
Nghiên cứu đã chỉ ra, sau khi ăn quả hồ đào, lượng gama – tocopherol trong cơ thể tăng gấp đôi còn lượng LDL – cholesterol ôxy hóa có hại trong máu giảm tới 33%. LDL – cholesterol có thể góp phần gây ra các chứng viêm sưng bên trong thành động mạch và làm tăng nguy cơ các vấn đề về tim mạch.
Theo tiến sĩ Haddad, những phát hiện này có được từ một đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá những tác dụng có lợi đối với sức khỏe của quả hồ đào.
Bà đã phân tích biểu hiện sinh học trong mẫu máu và nước tiểu của 16 người trong độ tuổi từ 23 đến 44.
Họ được ăn lần lượt ba chế độ ăn. Chế độ ăn 1 gồm toàn bộ nhân quả hồ đào, chế độ ăn 2 gồm nhân quả hồ đào pha với nước và chế độ ăn 3 là chế độ ăn so sánh với hai chế độ ăn trên.
Các chế độ ăn 1 và 2 có khoảng 28g nhân quả hồ đào. Các mẫu máu và nước tiểu được lấy ngay trước bữa ăn và các thời điểm khác nhau.
Kết quả phân tích cho thấy, với cả hai chế độ có quả hồ đào, lượng gama – tocopherol trong cơ thể tăng gấp đôi tại thời điểm 8h sau khi ăn và khả năng hấp thụ các gốc ôxy hóa tự do (một thông số để đo khả năng chống ôxy hóa trong máu) lần lượt tăng 12% và 10% tại thời điểm 2h sau khi ăn.
Ngoài ra, khi theo dõi chế độ ăn 1 thì lượng LDL – cholesterol ôxy hóa giảm 30% vào thời điểm 2h, 33% vào 3h và 26% vào 8h sau khi ăn.
“Nghiên cứu này, một lần nữa minh chứng cho quả hồ đào là một thực phẩm tốt cho sức khỏe”; TS. Haddad nói thêm; “ Những nghiên cứu trước đây cho thấy quả hồ đào có chứa các thành phần chống ôxy hóa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chỉ ra rằng, các chất chống ôxy hóa có trong quả hồ đào đã thực sự được hấp thụ vào cơ thể và đem lại các tác động mang tính bảo vệ trong việc chống lại một số loại bệnh, trong đó có ung thư và bệnh tim mạch
CHÈ HỒ ĐÀO
gồm Hồ đào nhân, Hạnh nhân, gừng, mật ong. Trị ho, ho sặc, ho từng cơn, đàm loãng.Giải phương như sau:
· Hồ đào nhân ôn phế thận.
· Hạnh nhân thông phế, tiêu đờm.
· Gừng hành khí hoạt huyết, tiêu đờm.
· Mật ong và đường hiệp đồng với Hồ đào nhân bổ tỳ
-Ích Tam tiêu nên tiêu đờm, thông tiểu.
-Bổ can tỳ nên có tính cách bổ dưỡng.
Chè Hồ đào + Câu kỷ + hạt sen, củ sen, đại táo.
Chè này bổ thận sáp tinh, chống di hoạt tinh.
TAI CHUỘT
Tai chuột, Cây hạt bí, Mộc tiền, qua tử kim -Dischidia acuminataCost., thuộc họ Thiên lý -Asclepiadaceae.
Mô tả: Dây leo thường bám trên các cành cây và thõng xuống. Có 2 lá mọc đối nhau từng cặp, mọng nước, màu lục nhạt, nom giống như hai cái hạt bí hay hai cái tai chuột. Hoa nhỏ, màu trắng mọc ở nách lá. Quả gồm 2 quả đại thẳng. Hạt có lông. Toàn dây có nhựa mủ màu trắng.
Ra hoa tháng 4-6.
Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Dischidiae Acuminatae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc chủ yếu ở vùng núi nước ta, thường gặp trên các cây gỗ ven rừng. Có thể thu hái cây và lá quanh năm. Thái nhỏ, dùng tươi sao vàng sắc uống hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi chua, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, sát trùng tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa khí hư, đái vàng, lậu, chữa sưng tấy, móng tay lên chín mé, bỏng, thối tai và làm thuốc lợi sữa. Liều dùng 20-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa. Có thể giã nhỏ cũng với lá Hà thủ ô trắng lấy nước nhỏ vào tai chữa thối tai.
Đơn thuốc:
1. Chữa thận nhiệt, viêm đường tiết niệu, đái đục, nước tiểu vàng, đỏ, đái buốt và phụ nữ bạch đới: Dùng Tai chuột 40g, lá Bạc thau, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 30g, sắc uống.
2. Chữa phù thũng: Lá Tai chuột, rễ Cỏ xước, Thài lài tía, Bông mã đề, mỗi thứ một nắm, sao qua, sắc uống.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:247.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh