KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
PHÒNG KỶ
Phòng kỷ - Phấn Phòng kỷ
Tên khác
Tên thường dùng: Phòng kỷ, phấn phòng kỷ,Hán phòng kỷ, thạch thiềm thừ, sơn ô qui, đảo địa cung, kim ty điếu miết, bạch mộc hương.
Tên dược:Radix Stephaniae Tetrandrae
Tên khoa học:Stephania tetrandrae S. Moore
Tên tiếng Trung: 房 己
Họ khoa học:Họ Tiết Dê (Menispermaceae)
Lưu ý: Cần phân biệt với Mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus - Thunb DC) và Quảng phòng kỷ ( Aristolochia fangchi Wu et L.D. Chou et S.M.Hwang) cũng thuộc họ tiết dê.
Cây phòng kỷ
(Mô tả, hình ảnh cây phòng kỷ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Phòng kỷ là một cây thuốc quý. Cây sống lâu năm, mọc leo, rễ phình thành củ, đường kính của rễ có thể tới 6cm. Thân cây mềm, dài khoảng 2,5-4m. Vỏ thân màu xanh nhạt, nhưng ở gốc màu hơi đỏ. Lá mọc so le hình tim, dài khoảng 4-6cm, rộng khoảng 4,5-6cm, đầu lá nhọn, mép nguyên, hai mặt lá đều có lông, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro. Cuống lá dài gần bằng chiều dài của lá dính vào phía trong phiến lá. Hoa nhỏ, khác gốc, màu xanh nhạt. Quả hạch, hình cầu hơi dẹt.
Bộ phận dùng:
Rễ cái. Rễ cái vàng, chắc, có vân ngang là tốt. Rễ đen, xốp, có chỗ loét, thái vỡ là xấu.
Cách bào chế:
Theo Trung Y:
Cạo bỏ vỏ ngoài, rửa rượu phơi khô (Bản Thảo Cương Mục).
Lấy rễ khô ngâm nước một ngày. Vớt ra ủ mềm thấu, thái lát phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ngâm một lúc, ủ cho đến mềm thấu, thái mỏng phơi khô. Có thể rửa sạch, thái mỏng ngay rồi phơi khô.
Bảo quản:
Phơi thật khô, để nơi cao ráo.
Thành phần hoá học:
Tetradine, Fangchinoline, Menisine, Menisidine, Cyclanoline, Fanchinine, Demethyltetradine (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
Nhiều loại Alkaloid của Hán phòng kỷ có tác dụng hạ áp nhanh. Thuốc có tác dụng dãn mạch vành, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, làm giảm lượng tiêu hao oxy của cơ tim. Thuốc có tác dụng chống rối loạn nhịp tim (Trung Dược Học).
Tetradine A, B đều có tác dụng chống viêm. Các Tetradine đều có tác dụng giảm đau. Thuốc còn có tác dụng giải nhiệt, chống dị ứng, chống choáng quá mẫn (Trung Dược Học).
Thuốc có tác dụng làm dãn cơ vân (Trung Dược Học).
Thuốc có tác dụng chống ung thư (chủ yếu do chất Phòng kỷ tố A. Phòng kỷ tố A, B đều có tác dụng kháng amip. Phòng kỷ tố A có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ Shigella (Trung Dược Học).
Vị thuốc phòng kỷ
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Tính vị:
Vị cay, tính bình (Bản Kinh).
Vị rất đắng, tính hàn (Y Học Khởi Nguyên).
Vị đắng, cay, tính hàn (Trung Dược Học).
Quy kinh:
Vào kinh Can, Tỳ, Thận (Bản Thảo Tái Tân).
Vào kinh Bàng quang, Thận, Tỳ (Trung Dược Học).
Công dụng, chủ trị
Trừ phong, lợi thủy. Trị thuỷ thủng, phong thuỷ cước khí sưng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Trị phong thấp, khớp xương sưng nhức, trị nHọt lở.
Chứng phong thấp ứ trệ hoặc chứng thấp nhiệt ứ trệ: Phòng kỷvới ý dĩ nhân, Hoạt thạch, Tàm sa và Mộc qua.
Chứng hàn thấp ứ trệ: Phòng kỷvới Quế chi và Phụ tử chế.
Phù có biểu hiện nhiệt: Phòng kỷvới Ðình lịch tử và Tiêu mộc trong bài Kỷ Cúc Lịch Hoàng hoàn.
Phù do Tỳ hư: Phòng kỷvới Hoàng kỳ và Bạch truật trong bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang.
Liều dùng:
Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng ky:
Âm hư mà không có nhiệt thì không nên dùng.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc phòng kỷ
Trị khớp viêm sưng đau:
Phòng kỷ, Bạch truật, Sinh khương, Bạch linh đều 12g, Cam thảo 9g, Ô đầu 6g, Quế chi 3g. Sắc uống (Phòng Kỷ Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị khớp viêm sưng đau:
Bài 1: Phòng kỷ, Ý dĩ nhân đều 15g, Mộc qua, Ngưu tất đều 9g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Bài 2: Phòng kỷ, Tằm sa đều 10g, Uy linh tiên 12g, Kê huyết đằng 15g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phù thũng, tiểu bí:
Bài 1: Phòng kỷ, Bạch truật đều 10g, Hoàng kỳ (sống) 16g, Cam thảo 5g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Bài 2: Phòng kỷ, Phục linh, Hoàng kỳ, Quế chi đều 10g, Cam thảo 6g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị huyết áp cao:
Cao Dục và cộng sự dùng thuốc chích tĩnh mạch Hán phong kỷ tố A, ngày 2 lần, mỗi lần 120~180mg. Trị 256 ca (có 14 ca uống), tỉ lệ hạ huyết áp 84, 07%. Đối với cơn huyết áp cao cũng có tác dụng giống nhau (Vũ Hán Y Học Tạp Chí 1964, 5 : 358).
Tham khảo:
QUẢNG PHÒNG KỶ (RADIX ARISTOLOCHIAE WESTLANDII)
A. Mô tả cây
Cây leo, sống lâu năm, có thân màu tro nâu hoặc nâu đen. Lá mọc so le, cuống lá dài 1-3,5cm, phiến lá hình trứng dài, chiều dài 3-17cm, rộng l-6cm, mép nguyên. Hoa đơn độc, mọc ở kẽ lá, tràng hình ống, màu tím, cong ở phía gần giữa.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Hiện cũng chưa thấy cây này tại Việt Nam. Ta vẫn phải nhập của Trung Quốc. Tại Trung Quốc, cây này mọc hoang ở rừng núi các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Do đó ta có thể để ý phát hiện tại các tỉnh biên giới nước ta. Mùa thu, đào rễ về, cạo vỏ ngoài hay không, cắt thành từng đoạn ngắn 14-25cm, (những củ to đem bổ làm đôi, xông diêm sinh, có nơi không xông diêm sinh) rồi phơi hay sấy khô.
C. Thành phần hoá học
Trong quảng phòng kỳ, người ta cũng đã tìm thấy một sốancaloit, chủ yếu là mufongchin A: C32H24O13N2, mufongchin B: C14H22O11N14 và mufongchin C: C18H21O10.
D. Công dụng và liều dùng
Cũng như phấn phòng kỷ, quảng phòng kỷ được dùng chữa các chứng thủy thũng, phong thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong tì thống, cước khí thấp thũng, hạ bộung thũng thấp thương. Tuy nhiên trong đông y người ta cho rằng khi bị thủy thũng thì dùng phấn phòng kỷ, còn nếu bị phong thấp thì dùng quảng phòng kỷ.
Liều dùng cũng như phấn phòng kỷ
Cùng với loại này có hán trung phòng kỷ(Aristolochia heterophylỉa).
MỘC PHÒNG KỶ (RADIXARISTOLOCHIAE HEMSL.)
Là rể phơi hay sấy khô của cây Cocculus irilobus DC. thuộc họ Tiết dê Menispermaceae. Loại dây leo, sống lâu năm, cho những mẩu rễ đường kính l,5-3,5cm, cắt thành từng mẩu dài 13cm.
Trong mộc phòng kỷ có các ancaloit như trilobin C36H36O5N2, và isotrilobin C36H36O5N2
Mặc dù khác loài khác chi, nhưng người ta dùng chữa những bệnh như các vị phòng kỷ nói trên.
CÁC LOẠI PHÒNG KỶ DÙNG Ở VIỆT NAM
Hiện nay ở nước ta có khai thác một số rễ cây với tên phòng kỷ. Chúng tôi chưa có dịp xác định. Phòng kỷ khai thác ở Quảng Ninh không những dùng trong nước, lại còn được xuất sang Trung Quốc. Cần chú ý nghiên cứu. Qua các tài liệu cũ, ở ta có một loại dây leo gọi là dây xanh hay dây một Cocculus sarmentosus Diels thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Còn gọi là dây cót ken - dây sâm-hoàng thanh. Đây là một loại dây leo, có cành nhỏ, mang lông. Lá nhiều hình dạng, khi thì nhọn, khi thì tròn có khi lại bằng đáy, hai mặt có lông, nhưng mặt dưới nhiều lông hơn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá. Chùm hoa dài 2- 5cm: Khi hoa mọc ởđầu cành thì dài hơn. Quả hạch, màu đen đường kính 5-6cm, hạch dẹt, trên mỗi mặt có một vết lõm hình liềm. Phôi nhũ hình móng ngựa. Có tài liệu cho rằng đây chính là loài Cocculus trilobus nói trên. Ngoài vị phòng kỷ nói trên, một số nơi còn dùng rễ cây gấc Momordica cochinchinensis với tên phòng kỷ. Việc thay thế này không có căn cứ. Có lẽ chỉ vì người ta thấy vết cắt ngang của rễ gấc hơi giống vết cắt ngang của vị phòng kỷthật cho nên nhầm lẫn chăng.
Hán phòng kỷ chủ thuỷ khí, Mộc phòng kỷ chủ phong khí, tuyên thông (Bản Thảo Thập Di).
Hán phòng kỷ trị phong thấp, khẩu diện oa tà, tay chân đau, làm tan đờm lưu trệ, chủ Phế khí ho suyễn. Mộc phòng kỷ trị con trai chân tay khớp trúng độc phong, không nói, chủ tán khí kết, ung thủng, ôn ngược, phong thuỷ thũng, trị bệnh bàng quang (Dược Tính Bản Thảo).
Trị thuỷ dùng Hán phong kỷ, trị phong dùng Mộc phòng kỷ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Hán phòng kỷ mọc ở Hán Trung (Thiểm Tây – Trung Quốc), bên ngoài trắng, hơi vàng. Cho vào thuốc dùng rễ, vị đắng, cay. Đắng hay đi xuống, cay hay trừ thấp, thiên về chữa thấp nhiệt, nhất là thấp nhiệt ở phần dưới như bệnh cước khí. Mộc phòng kỷ bên ngoài có mầu vàng nhạt, thiên về trị phong thấp, đặc biệt là phong thấp ở phần trên, thí dụ chứng tý (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Hán Phòng kỷ kích thích Thận bài tiết niệu mạnh, nhưng dùng quá liều sẽ ngược lại. Mộc Phòng kỷ trị các chứng đau thần kinh, nhất là thần kinh liên sườn,ngực đau ở người bị bệnh lao, các loại đau cơ bắp, khớp vai, đau xương sống có hiệu quả tốt (Thực Dụng Trung Y Học)
NGŨ LINH CHI
Ngũ linh chi Còn có tên là Thảo linh chi, ngũ linh tử, hàn phần, hàn hiệu trùng phẩn, hàn hiệu điểu
Tên thuốc:Faeces Trogopterum.
Tên khoa học: Faeces trogopterum.
Bộ phận dùng: phân của giống Dơi (Pteropus psetap Hon Lay, họ dơi Pteropodidae) rất lớn. Thứ màu nâu đen, đóng thành cục, bóng nhuận, không lẫn đất cát, không lẫn tạp chất là tốt. Thứ thành hạt rồi là kém.
Tính vị:vị ngọt, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Can.
Tác dụng: thông lợi huyết mạch, hành ứ, giảm đau, dùng sống hành huyết chỉ thống, sao đen chỉ huyết.
Chủ trị: đau bụng kinh, băng huyết rong huyết các chứng bệnh phụ nữ sau khi đẻ, các chứng bệnh cảm trẻ em, dùng trị rắn rết cắn; phụ nữ băng huyếtvà chứng xích bạch đái không dứt thì sao dùng.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Dùng Ngũ linh chi thì nhặt bỏ hết sạn đất, tẩm rượu sao hoặc tẩm giấm sao hoặc để sống dùng tuỳ từng trường hợp.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Có nhiều tạp chất, giã nhỏ hoặc thủy phi: gạn bỏ nước đầu; để lắng lấy cặn. Phơi khô tán bột (dùng sống).
+ Nhặt bỏ tạp chất rửa đãi thật nhanh, phơi khô tẩm rượu để một lúc. Sao khô dùng (mới sao thì mềm, sau đó sẽ cứng lại).
Bảo quản: tránh ẩm, tránh nóng, dễ bị mốc. Để nơi khô ráo, mát, thoáng.
Kiêng ky: huyết hư, không bị ứ thì không nên dùng.
HÀN THE
Tên thường gọi: Hàn the, sơn lục đậu,dị diệp sơn lục đậu, thiết tuyến thảo
Tên khoa học:Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.
Họ khoa học:Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae Papilionaceae.
Lưu ý: Phân biệt cây hàn the với hàn the (Borax - là tinh thể màu trắng dùng trong thực phẩm)
Cây hàn the
(Mô tả, hình ảnh cây hàn the, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Cây hàn the là 1 cây thuốc quý. Cây mọc bò rất nhỏ, phân cành từ gốc, cành trải ra mặt đất. Lá gồm ba lá chét, lá chét hình trái xoan ngược, mặt trên nhẵn, mặt dưới màu nhạt, lá kèm hình trái xoan nhọn, có nhiều vân. Cụm hoa ở nách, ít hoa, không cuống. Hoa nhỏ màu tím hồng. Quả thuôn không cuống, có 4-5 đốt, mỗi đốt chứa một hạt.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở các bãi cỏ, ven bờ ruộng ở khắp nước ta, Còn thấy ở nước nhiệt đới vùng đông nam á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi khô. Mùa thu hái gần như quanh năm.
Bộ phận dùng thuốc
Toàn cỏ hàn the
Thành phần hoá học
Trong cây hàn the có chứa Alkaloid, Tanin
Tác dụng dược lý
Các nhà khoa học đã kiểm tra hoạt động chống viêm và giảm đau trên chuột gây ra bởi acid axetic và lambda-carrageenan. Nghiên cứu các cơ chế kháng viêm bằng việc kiểm tra hoạt động của glutathione peroxidase (GPx) và glutathione reductase (GRD) trong gan, mức độ interleukin-1beta (IL-1beta), yếu tố hoại tử khối u (TNF-alpha), malondialdehyde (MDA) và nitric oxide (NO) trong mô phù nề chân. Trong thử nghiệm giảm đau, đánh giá bằng cách giảm các phản ứng quằn quại do axit acetic gây ra . Kết quả cho thấy hàn the ba hoa có khả năng giảm đau và có tác dụng chống viêm.
Vị thuốc hàn the (sơn lục đậu)
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị, tác dụng:
Cây Hàn the vị hơi chua, tính mát.
– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 1070, NXB Y học, Hà Nội.Hàn the ba hoa có “vị đắng, tính mát;có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, điều kinh chỉ thống. Lá lợi sữa, cầm ỉa chảy và lỵ, tiêu viêm tiêu sưng. Công dụng: Ta thường dùng chữa cảm nắng, bụng to, da vàng.”
– Theo Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 897, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. “Hàn the có vị nhạt, hơi chua, tính mát,có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sát trùng, thông tiểu. Công dụng: Toàn cây hàn the được dùng làm thuốc chữa sốt, ho có đờm khò khè, đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng.”
Công dụng:
Dùng chữa các chứng bệnh: sốt nóng, ho có đờm, các vết thương, phần mềm bị viêm tấy, loét, phụ nữ băng huyết.
Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng.
Dùng ngoài, giã nát đắp bó gãy xương, chữa vết thương lở loét, rò, mụn mủ, bướu.
Liều dùng
Dùng từ 10 – 20g (Sắc hoặc hãm lấy nước)
Dùng ngoài băng bó các vết thương phần mềm làm chóng lành, lên da thịt không cố định liều dùng
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc hàn the
Chữa sốt, viêm đường tiết niệu:
Hàn the 40g, lá tre 40g, thân cây sậy 40g. Nấu sắc uống.
Chữa phù thiểu niệu do suy tim, suy thận
Hàn the 30g, lá mã đề 30g, cam thảo đất 30g. Nấu sắc uống.
Chữa các chứng lậu ra máu, đái buốt:
Dùng cây Hàn the và củ Gai giã nhỏ, chế nước, vắt lấy nước cốt uống. Hoặc dùng 2 thứ bằng nhau mỗi vị một nắm, sắc uống.
Tham khảo
Ở Việt Nam thường dùng làm thuốc chữa cảm nắng, bụng to, da vàng.
Ở Ấn Độ, lá được dùng trị ỉa chảy, lỵ và co giật. Lá tươi giã đắp vết thương và apxe.
Ở Campuchia, phần thân mang lá dùng phối hợp với các vị khác sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng lực.
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa sưng vú, phát sốt phát rét, ăn uống không tiêu, rắn cắn; hoàng đản, kiết lỵ, viêm ruột, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
THẠCH CAO
Tên khác:
Tên thường gọi:Vị thuốc Thạch cao còn gọi Tế thạch(Biệt Lục), Hàn thủy thạch(Bản Thảo Cương Mục), Bạch hổ(Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Nhuyễn thạch cao(Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di), Ngọc đại thạch(Cam Túc Dược Học), Băng thạch(Thanh Hải Dược Học), Tế lý thạch, Ngọc linh phiến, Sinh thạch cao, Ổi thạch cao, Thạch cao phấn, Băng đường chế thạch cao(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Gypsum.
Thạch cao
(Mô tả, hình ảnh thạch cao, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Sơ chế:
Sau khi đào lên, bỏ sạch đất, đá và tạp chất là dùng được. Khi dùng làm thuốc phải đập vụn và sắc trước 20 phút.
Mô tả dược liệu:
Thạch cao là khối tinh thể hình khối dài hoặc hình sợi. Toàn thể mầu trắng, thường dính tạp chất hình lát mầu tro hoặc mầu vàng tro.nặng, xópp, dễ tách thành miếng nhỏ. Mặt cắt dọc có vằn như sợi, bóng trơn như sợi tơ. Không mùi, vị nhạt (Dược Tài Học).
Trung Quốc, Lào có nhiều.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ (CaSO4 . 2H2O), CaO 32.57%, SO3 46,50%, H2O 20,93%, Fe2+, Mag2+, Thạch cao nung chỉ có CaSO4 (Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Dược Vật Nghiên Cứu Sở, Trung Dược Chí Q. 1, 1961: 223).
+ Calcium sulfate (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng giải nhiệt:
. Nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật cho thấy có tác dụng ức chế trung khu sản sinh ra nhiệt. Có thể Thạch cao có khả năng ức chế trung khu ra mồ hôi, vì vậy Thạch cao làm giải nhiệt mà không ra mồ hôi, tác dụng hạ nhiệt kéo dài (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
. Sắc Thạch cao đổ vào dạ dầy hoặc ruột chó và thỏ thấy có tác dụng giải nhiệt(Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1958, (3): 33).
+ Tác dụng an thần: Thạch cao có Calci có tác dụng ức chế thần kinh cơ bắp, đối với sốt cao co giật, có tác dụng nhất định (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Tác dụng tiêu viêm: Do chất Calci làm giảm tính thấm thấu của mạch máu (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Độc tính: Dịch sắc Thạch cao sống chích vào động mạch chuột nhắt, liều gây độc LD50 là 14,70g/Kg (Khâu Vượng, Trung Quốc trung Dược tạp Chí 1989, 14 (2): 42).
Vị thuốc thạch cao
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
+ Vị cay, tính hơi hàn (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, tính rất hàn, không độc (Bản Kinh).
+ Vị nhạt, tính hàn (Y HọcKhải Nguyên).
+ Vị cay, ngọt, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
. Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiéeu âm Tâm, túc Dương minh Vị (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Dương minh, thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu dương Tam tiêu (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh phế, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác dụng:
. Giải cơ, phát hãn, chỉ tiêu khát, trừ nghịch (Biệt Lục).
. Sinh tân, giải có, thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát (Trung Dược Đại Từ Điển).
Liều dùng:
. Uống trong phải dùng Thạch cao sống. Thạch cao nung chỉ dùng ngoài.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thạch cao
Trị cốt chưng do lao thương, bệnh lâu ngày, giống như nhiệt bám vào trong xương mà nung nấu bên trong. Nhưng nên biết rằng gốc bệnh do trong lục phủ ngũ tạng đã bị tổn thương, nhân gặp thời tiết thay đổi nên phát bệnh. Ngày càng gầy ốm, ăn uống không có cảm giác, hoặc da khô, không tươi nhuận, bệnh tình mỗi lúc 1 tăng, chân tay gầy như que củi, rồi lại sinh ra phù thủng:
Thạch cao 10 cân, nghiền nát. Mỗi lần dùng 2 thìa nhỏ hòa với sữa và nước sôi để nguội mà ăn, ngày ăn 2-3 lần cho đến khi thấy cơ thể mát thì thôi (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị tiểu nhiều làm cho cơ thể gầy ốm:
Thạch cao ½ cân, gĩa nát, sắc với 3 chén nước, còn 2 chén. Chia làm 3 lần uống thì khỏi (Trửu Hậu phương).
Trị vết thương lở loét, không gom miệng, không ăn da non, ngứa, chảy nước vàng:
Hàn thủy thạch nung đỏ 80g, Hoàng đơn 20g. tán bột. Dùng để rắc vào vết thương (Hồng Ngọc Tán - Hòa Tễ Cục phương).
Trị thương hàn phát cuồng, trèo lên tường, leo lên nóc nhà:
Hàn thủy thạch 8g, Hoàng liên 4g. Tán bột. Dùng nước sắc Cam thảo cho kỹ, để ngưội mà uống thuốc bột trên (Bản Sự phương).
Trị phong nhiệt, miệng khô, cổ ráo, nói nhảm:
Hàn thủy thạch ½ cân, nung kỹ, để cho nguội. Đào 1 lỗ giống như cái chậu, để Thạch cao vào đó 1 đêm. Sáng mai lấy ra, thêm Cam thảo và Thiên trúc hoàng, mỗi thứ 80g, Long não 0,8g. Dùng bột gạo nếp làm hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần uống 20 viên với nước mật (Tập Nghiệm phương).
Trị trẻ nhỏ bị đơn độc, nóng đỏ cả người:
Hàn thủy thạch 40g, tán bột, hòa với nước bôi là khỏi ngay (Tập Huyền phương).
Trị trẻ nhỏ cơ thể nóng như than:
Thạch cao 40g, Thanh đại 4g. tán bột. Trộn với bột mì hồ làm thành viên, to bằng hạt Nhãn. Mỗi lần uống 1 viên với nước sắc Đăng tâm (Phổ Tế phương).
Trị vì nóng quá gây nên ho, suyễn, phiền nhiệt:
Thạch cao 32g, Chích thảo 20g. tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước sắc Gừng sống pha ít Mật ong (Phổ Tế phương)
Trị đờm nhiệt phát ra suyễn, ho, đờm khò khè:
Thạch cao và Hàn thủy thạch, mỗi thứ 20g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước sắc Nhân sâm (Bảo Mệnh Tập).
Trị trong Vị và Phế có hỏa phục (Bài này có thể tả hỏa được, nhất là nó có tác dụng tiêu được thực tích và đờm hỏa rất hay):
Thạch cao, nung kỹ, để nguội, dùng chừng 240g, tán bột. Trộn với giấm làm thành viên, to bằng hạt Ngôoồng lớn. Mỗi lần uống 5 – 10 viên với nước sôi (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị răng đau do Vị hỏa quá thịnh:
Thạch cao, thứ mềm 40g, nung kỹ. Đang lúc nóng, dùng rượu nhạt tưới vào, tán bột. Thêm Phòng phong, Kinh giới, Tế tân, Bạch chỉ mỗi thứ 2g, tán bột, trộn chung. Mỗi ngày dùng nó sát vào răng, rất hay (Bảo Đào Đường phương).
Trị người lớn tuổi bị phong nhiệt, mắt đỏ, bên trong mắt nóng, đầu đau, nhìn không rõ:
Thạch cao 120g, Lá Tre (Trúc diệp) 50 lá, Đường 40g, Gạo nếp 1 chén, nước 5 chén. Trước hết,ấuuu Thạch cao và lá Tre trước cho thật kỹ, bỏ bã, cho Gạo nếp vào, nấu thành cháo, thêm Đường vào ăn (Dưỡng Lão phương).
Trị đau mắt phong, do phong hàn gây nên:
Thạch cao, nướng kỹ 80g, Xuyên khung 80g, Chích thảo 20g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g với nước sắc Hành và Trà (Tuyên Minh Luận).
Trị đầu đau, chảy nước mắt, chảy nước mũi, có khi đau buốt:
Thạch cao, nướng kỹ 80g, Xuyên khung 80g, Chích thảo 20g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g với nước sắc Hành và Trà (Tuyên Minh Luận).
Trị đầu đaumà chảy máu cam, tâm phiền:
Thạch cao, Mẫu lệ đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 12g (Phổ Tế phương).
Trị gân xương đau nhức, chân tay mỏi do phong:
Thạch cao 12g, bột mì 28g, tán bột. Hòa với nước làm thành bánh, nướng đỏ, để nguội, quấy với rượu, uống, rồi trùm chăn kín cho ra mồ hôi. Uống liên tục 3 ngày có thể trừ được gốc bệnh (Bút Phong Tạp Hứng).
Trị quáng gà:
Thạch cao tán bột. Mỗi lần dùng 4g. dùng gan heo, thái mỏng, trộn với thuốc bột, chưng cách thủy, ăn 1 ngày 1 lần, ít lâu sẽ khỏi (Minh Mục phương).
Trị do thấp gây nên nóng nhiều, mồ hôi nhiều, người không biết cho đó là chứng phiền khát, nhưng không phải:
Chỉ nên dùng Thạch cao, Chích thảo, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g, dùng 1 thìa nước tương làm thang hoặc hòa vào uống (Bản Thảo Bổ Di).
Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, sắc mặt vàng do nhiệt độc gây nên:
Thạch cao, Hàn thủy thạch đều 20g, Cam thảo (sống) 10g, tán bột. Uống 4g với nước sôi để nguội (Ngọc Lộ Tán – Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
Trị thủy tả, bụng sôi do hỏa thịnh:
Thạch cao, nung kỹ. Dùng gạo nếp lâu năm, nấu thành cơm, nghiên nát, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng. Dùng Hoàng đơn bọc ngoài làm áo. Mỗi lần uống 20 viên với nước cơm. Uống không quá 2 lần đã khỏi (Ly Lâu Kỳ phương).
Trị phụ nữ đang nuôi con mà sữa không xuống:
Thạch cao 120g, sắc với 3 chén nước, uống. Uống chừng 3 ngày là thông sữa (Tử Mẫu Bí Lục).
Trị phụ nữ vú sưng:
Thạch cao nung đỏ, để nguội, tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu nóng. Nếu chưa say, cho thể uống thêm ít nữa cho thật say, ngủ dậy lại uống 1 lần nữa (Nhất Túy Cao – Trần Nhật Hoa Kinh Nghiệm phương)
Trị phỏng lửa, dầu:
Thạch cao tán bột, rắc vào (Mai Sư phương).
Trị tay bị vết đứt lại bị trúng thấp, vết thương lở loét không ăn da non hoặc không gom miệng lại:
Hàn thủy thạch, nung kỹ 40g, Hoàng đơn 8g. tán bột. Lấy nước sắc Kinh ớiii đặc rửa vết thương rồi rắc thuốc bột vào. Nếu nặng quá không khỏi được, thêm 4g Long cốt, 4g Hài nhi trà nữa, rất hay (Tích Đức Đường phương).
Trị miệng lở, họng đau, trên hoành cách mô có phục nhiệt:
Hàn thủy thạch, nung kỹ 120g, Chu sa 12g, Não tử ½ chử. Tán bột. Rắc vào vết thương (Tam Nhân phương).
Trị nhọt đơn độc thời kỳ sưng tấy [có kết quả, đã có mủ thì không dùng]:
Bột Thạch cao sống 3 phần, dầu Trấu 1 phần, trộn thành hồ đắp ngoài (Trương Huệ Hàng, Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1960, 4: 366).
Trị đại trường viêm loét mạn:
Thạch cao hợp tễ (Thạch cao bột 100g, thêm Vân Nam Bạch Dược 2g, Novocain 2% 20ml, thêm nước sôi ấm 250ml, thụt lưu đại trường. Một liệu trình 7-0 ngày. Trị 100 ca, kết quả 97% (Đường Đức triết, Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 1988, 4: 43).
Trị phỏng:
Dùng bột Thạch cao cho vào bao, bóp rắc đều lên vùng phỏng. Kết quả khỏi 51/53 ca (Phúc Kiến Trung Y Dược Tạp Chí 1960, 6: 21).
Tham khảo:
Một số món ăn thuốc có dùng vị thạch cao:
Cháo thạch cao trúc diệp: thạch cao 45g, trúc diệp tươi 12g, gạo tẻ 100g. Thạch cao, trúc diệp nấu lấy nước bỏ bã; dùng nước này để nấu với gạo thành cháo. Khi cháo được cho thêm đường phèn hoặc đường trắng vừa ăn. Dùng cho trường hợp sốt cao, họng khô, khát nước.
Chè thạch cao thông bạch: dùng thạch cao, hành sống và chè tươi hoặc chè gói liều lượng tùy ý, nấu hãm lấy nước cho uống. Dùng cho trường hợp đau đầu trong các bệnh đau nửa đầu, đau đầu do sốt siêu vi trùng, bệnh tăng huyết áp...
Cháo thạch cao: thạch cao 250g, gạo tẻ 100g, hành sống 2 củ, sữa đậu nành 20 - 40ml. Thạch cao nấu lấy nước bỏ bã, lấy nước nấu với gạo thành cháo. Khi cháo được cho hành đã giã nát và sữa đậu nành vào, khuấy đều cho ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, đau đầu, kinh giật vật vã, kích động.
Canh thạch cao củ năn: củ năn tươi 250g, thạch cao 30g. Củ năn bóc vỏ rửa sạch, thạch cao đập vụn; nấu trong khoảng 30 phút, cho thêm đường phèn khuấy đều, để nguội cho ăn. Dùng cho trường hợp đau đầu, đau mắt do tăng huyết áp, tăng nhãn áp, sốt cao đau đầu trong các bệnh siêu vi trùng như sốt xuất huyết...
Lưu ý khi dùng thạch cao
Thạch cao tính trầm, âm giáng, khắc nghiệt mà không sinh trưởng. Khi dùng phải có lý do thích hợp, không nên dùng bữa bãi theo ý mình đến nỗi tổn hại đến căn bảncủa sinh mệnh. Ông Trương Khiết Cổ nói rằng Thạch cao có thể làm cho dạ dầy lạnh mà không ăn được. Phàm không có chứng trạng cực nhiệt thì không nên dùng. Bệnh huyết hư phát sốt giống chứng Bạch Hổ Thang mà dùng lầm thì không cứu được. Họ Phi nói: lời của Tôn Triệu nói tháng tư âm kịch trở đi là mùa nóng nực, nên dùng bài Bạch Hổ thang, nhưng khí hậu 4 phương sớm muộn không đều, rét, nắng, lạnh, nóng khí trời khác nhau, cũng nên xét kỹ. Lý Đông Viên nói: trước tiết Lập hạ mà uống nhiều Bạch Hổ Thang nhất định sẽ sinh ra chứng tiểu không cầm được, vì tân dịch của Dương minh không thể đưa lên, thanh khí của Phế lại giáng xuống, xem đó thì biết tính của Thạch cao(Dược Phẩm Vậng Yếu).
Thạch cao và Cát căn đều là các vị thuốc giải được các chứng bệnh thuộc về Dương minh. Nhưng Cát căn làm mở phần da lông, trừ được khí lạnh ở kinh Dương minh, còn Thạch cao thì làm cho mát để giải bớt khí nóng ở kinh Dương minh. Vì vậy, sốt mà phải đắp chăn, sợ lạnh là do khí lạnh ở phần biểu, nhiệt bị kết lại trong Vị, nên dùng ngay Cát căn để khơi trống lớp da ở ngoài ra thì khí lạnh có chỗ thoát, nhiệt cũng có lối tan đi. Nếu chỉ thấy cơ thể nóng mà không đắp chăn, chỉ khát nước, nhiều mồ hôi, miệng khô, họng khô, không thở được thì dùng ngay Thạch cao là đúng phép. Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu nóng nực,nhất là khoảng tháng 3, tháng 4, khí trời nóng quá, người ta hít phải khí nóng làm cho Phế và Vị càng nóng lên, cho nên Thạch cao về mùa đó cần dùng. có người sợ Thạch cao lạnh quá không dám dùng, thế thì không biết rằng công dụng của nó hay chữa được chứng buồn phiền, nóng nực hay sao? (Kim Chỉ Nam Dược Tính).
+ Thạch cao vị ngọt, tính hàn, trừ được hỏa ở dương minh, lại giải nhiệt cho da thịt. Mầu trắng của Thạch cao nhập vào Phế, chất nặng mà chứa mỡ, có tác dụng lấy Kim sinh Thủy (Thiên Gia Diệu phương).
Kiêng kỵ:
+ Dương hư: không dùng (Trung Dược Học).
+ Kỵ Ba đậu, sợ Sắt (Dược Tính Luận).
+ Kê tử làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Tỳ vị hư hàn, huyết hư, âm hư phát sốt: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Không dùng bột thạch cao nung để uống, nếu uống sẽ hút nước trương nở làm tắc ruột.
HẢI PHIÊU TIÊU
Tên khác
Vị thuốc Hải phiêu tiêu còn gọi Mặc ngư cốt (Bản Thảo Cương Mục), Lãm ngư cốt (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hải nhược bạch sự tiểu lại (Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc giáp, mặc ô ngư, Ô ngư (Hòa Hán Dược Khảo), Ô tặc cốt. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).Nang mực, Mai mực.
Tên tiếng Trung: 海 螵 蛸
Tên khoa học:Sepiella maindroni de Rochchebrune
Họ khoa học:Mực (Sepiidae)
Hải phiêu tiêu
(Mô tả, hình ảnh Hải phiêu tiêu, phân bố, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Hải phiêu tiêu là nang của nhiều loại cá mực, thường dùng nhất là nang mực váng (mực nang) có tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, thuộc họ Seppidae. Mực có cấu tạo cơ thể dạng thủy động học, có màng vây, có thể bơi nhanh trong nước nhờ tia nước phụt ra từ phễu thoát nước theo chiều ngược lại, bơi theo lối phản lực. Đầu mực có vòng tay, còn gọi là tua mực hay râu mực, ở quanh miệng, và phễu thoát nước là hai cơ quan vận động đặc trưng ở mực. Ngoài 8 tay ngắn mực còn có hai tay dài hơn. Mặt trong các tay có rãnh dẫn tới miệng, với nhiều giác tròn, các giác bám có vòng cơ khỏe, bên trong lát một vàng bì dầy, có cuống ngắn. Nhờ vòng cơ khỏe, giác bám có thể co rút, do một nhánh thần kinh tay điều khiển. Các tay của mực là cơ quan vận động và bắt mồi. Phễu thoát nước ở Mực nằm ở chỗ tiếp giáp đầu và xoang áo, có dạng ống kính nón, thông với ngoài và với xoang áo. Hai bên phễu có hai vết lõm, khớp với hai mấu lồi sụn đóng mở khe xoang áo (khe bụng). Khi thành xoang áo co lại, hai van khép chặt, khe bụng khép kín, nước sẽ được tống ra ngoài qua phễu thoát nước. Khi thành xoang áo thôi co rút, nước lại dồn từ ngoài vào xoang áo qua khe bụng. Hoạt động này tạo nên lực đẩy mực di chuyển theo chiều giật lùi, chứ không tiến lên phía trước. Cách di chuyển này có lợi cho mực khi thấy kẻ thù hoặc con mồi phía trước mắt. Mực có cuộc sống bơi lội rất hoạt động, chúng đuổi và bắt mồi rất linh họat. Mực nang có thể bắt mồi lớn hơn nó về tầm vóc. Mực ống thì thường lao như một mũi tên bắn vào đàn cá thu con đang tung tăng bơi, và nhanh chóng chớp lấy một con cá bằng cách cặp đôi hàm sắc nhọn của mình vào lưng hoặc gấy của cá. Hai trong mười tay của Mực biến thành tay dài, chỉ có giác ở phần cuối, rất thuận lợi khi bắt mồi. Các tay của Mự chuyển mồi đưa vào miệng, ở hầu có thành cơ khỏe có lưỡi bào và có hai hàm hình mỏ vẹt sắc. Mực có tuyến mực tiết ra chất đen vào phần cuối trực tràng rồi đẩy ra ngoài, khi gặp nguy con mực phóng dịch đen chứa các hạt melanin, thành vùng tối chung quanh cơ thể để che mắt kẻ thù. Hơn thế nữa, bản chất của ancaloit của chất mực làm tê liệt các cơ quan cảm giác hóa học của kẻ thù, nhất là của cá. Mực thường sống từng đàn ở tầng nước đáy, khi kiếm mồi mới nổi lên tầng nước trên, hầu hết khi bơi lội trong nước, mắt mực lồi ra và màu da luôn thay đổi theo màu nước để dễ lẩn tránh và bắt mồi. Mực rất thích ánh sáng và màu trắng, khi thấy ánh sáng. Mực tập trung rất đông. Thức ăn của Mực là các loài trứng cá, tôm, cá con.
Phân bố, thu bắt
Miền biển Việt Nam nơi nào cũng có Mực. Khai thác vào tháng 3-9, là thời kỳ mực bơi vào gần bờ để sinh đẻ
Phân biệt. Ở nước ta có nhiều loại Mực, nhưng hai loài phổ biến có giá trị dinh dưỡng là Mực ống (Logigo Formasana), nhưng thường dùng nang thì chỉ lấy ở các con Mực Nang như mực Ván Sepia Subaculeate, mực Cơm Sepia Andreana Tte. Strup, phân bố rất nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh, Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình.
Chế biến
Chế biến mai mực tương đối đơn giản, thường người ta lấy mai mực, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô, khi dùng tán bột. Để có mai mực có phẩm chất tốt nhất nên dùng những mai dày, màu trắng như phấn, không gãy vỡ.
Vị thuốc Hải phiêu tiêu
Mô tả dược liệu:
Xương khô hình thuyền, biểu hiện hình viên chùy dẹt, ở giữa phình lớn hai đầu cuối nhỏ dần, dài chừng 20cm, rộng chừng 10cm, dày 2-3cm, mặt ngoài biểu hiện màu trắng, hai bên mép có lớp mỏng hóa sừngmàu trắng vàng trong, mài thì khuyết không hoàn toàn, cuối nang mực có một nút nhọn hình chùy nhọn, mặt lưng hơi lồi lên, có lớp chất đá vôi cứng ngắt, mặt ngoài nổi lên những hạt phân bố rất dày, từ nút cuối phía sau bắt đầu có biểu hiện hình chữ “V” ngược, bày xếp nhiều lớp mặt bụng thẳng ngang, cuối phái sau hơi lõm xuống, chất thạch hôi thưa thưa đi, dùng móng tay cạo vào có thể ra bột trắng, chất nhẹ mà giòn, mặt bẻ ngang màu trắng có nhiều lớp bầy xếp. Thường dùng nguyên cả mai, màu trắng nhẹ không vụn nát, ruột không đen không vàng là tốt.
Công dụng
Liễm huyết, chỉ huyết đồng thời có tác dụng ức chế chất chua trong dịch vị và thấm thấp.
Bào chế
1- Kinh nghiệm xưa: Khi dùng Ô tặc cốt cần phải sao vàng để dùng (Bản Thảo Chú). Khi dùng Ô tặc cốt phải lấy nước nấu 3 giờ rồi đem ra nướng cho vàng, bỏ vỏ cứng ngoài đi, nghiền nhỏ bỏ vào nước lã mà phi rồi lọc sạch phơi khô để dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
2- Kinh nghiệm hiện nay: Rửa sạch sấy khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Ngâm nước gạo hai ngày một đêm, thay nước hàng ngày. Rửa lại cho sạch, luộc kỹ một giờ. Sấy khô. Khi dùng sao qua tán bột hoặc sao với bơ để dùng (Trung Dược Học).
Tính vị
Vị mặn, se và hơi ấm
Quy kinh
Can và thận.
Liều dùng
Uống 6 – 12g/ngày, dạng thuốc sắc hay thuốc bột; dùng ngoài rắc bột mai mực lên vết thương.
Bảo quản
Đựng lọ kín, để nơi khô ráo.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hải phiêu tiêu
Trị đau dạ dầy, thừa dịch vị, Di tinh, khí hư (đới hạ), Rong kinh, tiêu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, loét hạ chi mãn tính, xuất huyết do ngoại thương.
Hải phiêu tiêu tán bột rắc vào. Liều lượng: 1 chỉ 5 phân- 5 chỉ.
Trị mờ mắt đỏ hoặc trắng (xích bạch mục ế), nhiệt độc do thương hàn công vào mắt mà sinh ra xích bạch ế
DùngÔ tặc cốt 1 lượng, bỏ vỏ tán bột, bỏ vào một ít Long não điểm ngày 3 lần. Lại trị được các loại mục ế, dùng Ô tặc cốt, Ngũ linh chi, các vị bằng nhau tán bột ăn với gan heo xắt lát chắm với thuốc ăn ngay 2 lần (Thánh Huệ Phương).
Trị mộng thịt
Dùng “Chiếu thủy đơn” trị nhãn ế gồm Hải phiêu tiêu 1 chỉ, Thần sa nửa chỉ, đâm nhỏ thủy phi đợi lắng cạn, lấy một chút Hoàng lạp trộn làm thành viên cất dùng, khi cần dùng để trên lửa cho tan ra bằng hạt thóc lớn vò nát bỏ trong khóe trước khi ngủ đến sáng rồi lấy nước nóng rửa, chưa đỡ thì làm tiếp (Hải Thượng Phương).
Trị Quáng gà
Dùng Ô tặc cốt nửa cân tán bột trộn với Hoàng lạp 3 lượng, vắt thành bánh như đồng tiền lớn, mỗi lần uống một bánh với 2 lượng gan heo. Lấy dao tre cắt bỏ thuốc vào, lấy nước cơm nửa chén nấu chín ăn còn nước đem uống (Dương Thị Gia Tàng).
Đỏ mắt do huyết nhiệt, đàn bà hay mắc phải
Dùng bột Ô tặc cốt 2 chỉ, Đồng lục 1 chỉ tán bột, mỗi lần dùng 1 chỉ bỏ vào nước nóng rồi ngâm nửa mắt (Dương Thị Gia Tàng).
Cam nhãn chảy nước mắt sống
Dùng Ô tặc cốt, Mẫu lệ, các vị bằng nhau tán bột hồ làm viên với 1 cái gan heo nấu với nước vo gạo ăn (Kinh Nghiệm Phương).
Tai chảy mủ
Dùng Hải phiêu tiêu nửa chỉ, Xạ hương 2 ly tán bột thổi vào tai (Chiêm Liệu Phương).
Lở mũi, cam mũi
Dùng Ô tặc cốt, Bạch cập, mỗi thứ 1 chỉ, Khinh phấn nửa chỉ tán bột xức vào (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
Trẻ con lở rốn ra máu mủ
Dùng Hải phiêu tiêu, Yến nhi, tán bột trộn dầu xức vào (Thánh Huệ Phương).
Lở trên đầu
Dùng Hải phiêu tiêu, Bạch giao hương, mỗi thứ 2 chỉ, Khinh phấn 5 phân, tán bột tẩm dầu xức (Vệ Sinh Dị Giản Phương).
Đinh nhọt độc dữ, lở loét:
Trước tiên chích cho ra máu lấy bột Hải phiêu tiêu bôi vào thì cùi nhọt tự nhiên ra (Phổ Tế Phương).
Cứu trên huyệt lở không lành
Lấy Ô tặc cốt, Bạch phàn, các vị bằng nhau tán bột bôi hàng ngày (Thiên Kim Phương).
Trẻ con đàm nghẹt
Lấy bột Hải phiêu tiêu lâu năm uống với nước cơm, mỗi lần 1 chỉ (Trích Huyền Phương).
Tiểu ra máu
Dùng 1 chỉ bột Hải phiêu tiêu, nước cốt Sinh địa hoàng. Lại có bài dùng Hải phiêu tiêu, Sinh địa hoàng, Xích phục linh, các vị bằng nhau tán bột, lần uống 1 chỉ với nước Bách diệp và Xa tiền (Kinh Nghiệm Phương).
Đại tiện ra huyết, ăn nhiều dễ đói
Trước tiên dùng Hải phiêu sao vàng bỏ vỏ tán bột, mỗi lần uống 1 chỉ với nước sắc Mộc tặc, 3 ngày sau uống ‘Trư Đỗ Hoàng Liên Hoàn’ (Trực Chỉ Phương).
Mửa ra máu đột ngột
Dùng Ô tặc cốt uống 2 chỉ với nước cơm (Thánh Huệ Phương).
Hóc xương
Dùng Ô tặc cốt, Trần quất hồng, các vị bằng nhau tán bột, mỗi lần dùng một viên ngậm nuốt nước (Thánh Tế Tổng Lục).
Lưỡi sưng ra máu
Dùng Ô tặc cốt, Bồ hoàng, các vị bằng nhau tán bột bôi vào (Giản Tiện Đơn Phương).
Ngứa lở bìu đái
Dùng bột Ô tặc cốt, Bồ hoàng bôi vào (Y Tông Tam Pháp Phương).
Trị băng huyết lâu ngày không bớt:
Ô tặc cốt 4 chỉ, Thuyên thảo 2 chỉ, Tông thán 1 chỉ 5phân, Ngũ bội tử 1 chỉ 5 phân, Long cốt, Mẫu lệ, Sơn thù, Bạch truật, Hoàng kỳ, Bạch thược, mỗi vị 3 chỉ. Cam thảo 1 chỉ. Sắc uống (Cố Xung Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị xuất huyết do ngoại thương:
Ô tặc cốt, Tùng hoa phấn, 2 vị bằng nhau tán bột gia một chút Băng phiến, đắp vào miệng vết thương băng lại (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị băng lâu đới hạ:
Ô tặc cốt 1 lượng, Quán chúng (đốt thành than) 8 chỉ, Tam thất 2 chỉ. Tán bột lần uống 3 chỉ với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bạch đới:
Ô tặc cốt 4 chỉ, Lộc giác sương 3chỉ, Phục linh, Bạch truật, Bạch chỉ, Bạch thược, Bạch vi, Mẫu lệ, mỗi thứ 3 chỉ, Sơn dược 4 chỉ, làm viên với mật, mỗi lần 2 chỉ, ngày 2-3 lần với nước (Bổ Vinh Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị loét dạ dày tá tràng do nhiều dịch toan:
Ô tặc cốt 8 phân. Diên hồ sách 1 phân, Khô phàn 4 phần. Tán bột, thêm 6 phần mật ong làm thành viên, mỗi lần uống 3 chỉ, ngày 3 lần sau khi ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị loét dạ dày tá tràng do nhiều dịch toan:
Ô tặc cốt 85%, Bối mẫu 15%. Tán bột,mỗi lần uống 1 chỉ trước khi ăn (Ô Bối Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mụn nhọt lở loét lâu ngày không lành miệng:
Bột Ô tặc cốt xức vào (nếu nhọt hỏa độc nhiều thì kết hợp với Hoàng bá, Hoàng liên) (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Vị này tán bột uống có hiệu quả hơn sắc hoặc cho vào tễ thuốc, nhưng uống lâu ngày hoặc uống nhiều sẽ sinh ra táo bón, nếu cần nên cần phải kết hợp với một số thuốc nhuận trường thích nghi khác để giảm độ sáp của thuốc. Người âm hư nhiều nhiệt thì cấm dùng.
Phối hợp:
1- Hải phiêu tiêu bổ Can Thận, ích tinh khí, tráng dương cố tinh, nhờ vậy nó có thể trị được chóng mặt xoàng đầu, hay quên, liệt dương, di tiết tinh, tiểu không tự chủ, cho tới các chứng đau mỏi thắt lưng, bạch đới. Trên lâm sàng thường kết hợp với Long cốt, Mẫu lệ để trị Di tinh, kết hợp với Thạch xương bồ, Nhân sâm, Viễn chí, Long cốt, Qui bản, Phúc bồn tử, trị tiểu nhiều. Kết hợp với Bổ cốt chỉ, Câu kỷ tử, Hải cẩu thận, trị liệt dương. Tóm lại, làm cho cường tráng, thu liễm là hiệu dụng chủ yếu của Hải phiêu tiêu, vỉ vậy Chân Quyền nói rằng: “Con trai người suy nhược tinh tự xuất, yếu đuối mà tiểu nhiều, thì nên gia nó để dùng” (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
2- Ô tặc cốt mặn ấm nhập vào Can và Thận, tác dụng của nó là cầm máu, phần nhiều chủ ở hạ tiêu, như đàn bà Rong kinhbăng huyết, ỉa ra, trĩ ra máu, tiểu ra máu, đều có thể dùng được, đồng thời có thể dùng đến nó để trị các chứng xích bạch đới. Nhưng trong “Bản thảo” ghi Ô tặc cốt có thể trị Rong kinhbăng huyết, lại có thể trị bế kinh, giống như có tác dụng có thể thông mà cũng có thể cầm, thật ra Ô tặc cốt có sở trường trị về xuất huyết, khác nhau về các chứng huyết nóng, chạy bậy hoặc ứ huyết làm lưu trệ cho tới khí không nhiếp huyết, mà là do tổn thương ở can, thận gây ra. Can thật bị tổn thương, khí xung nhâm không kiên cố thì đưa tới Rong kinhbăng huyết, Can là tạng tàng huyết, can tổn thương thì huyết suy, làm huyết khô thì tinh bị bế. Như thế, chẳng kể tới băng lậu và bế kinh, đều thuộc hư chứng, thì Ô tặc cốt đã có thể cầm máu, lại có thể thông bế, thì không có gì mâu thuẫn cả. Kế đến, Ô tặc cốt cầm huyết, lại có thể trị bên ngoài, chẳng hạn như cùng kết hợp với Bồ hoàng xức vào để trị sưng lưỡi chảy máu, cùng với bột Hoè hoa thổi vào mũi làm cầm chảy máu cam, gần đây có người dùng nó để trị lở loét ngoài da, tán bột xức vào rất có hiệu quả, thật ra những cách điều trị này thì sách “Biệt lục” đã ghi rất sớm trước đây rồi (Trung Dược Học).
HẢI PHÙ THẠCH
Mô tả
Hải phù thạch là một loại san hô nỗi trên biển. Nên chọn loại xốp mà nhẹ, có nhiều lỗ nhỏ như tổ mọt, màu sắc rất nhiều, giống như cục đá cục san hô rất nhẹ thả xuống nước nỗi như cây gỗ mục.
Xuất sứ
Hải phù thạch có nhiều ở Thái bình dương nhất là đảo có san hô kết cấu thành nổi lên mặt biển trôi vào bờ các nước vùng có biển thu nhặt về rữa sạch để sử dụng và cung cấp cho thị trường.
Tính vị
Vị mặn, Tính lạnh. Vào Phế kinh
Thanh phế giáng hỏa, nhuyễn kiên và tán kết, tiêu tích khối, hóa đàm. Chủ trị: ho đàm dãi, tràng nhạc, lao hạch, bướu cổ vv.
Điều trị:
+ Trị thấp đờm ứ trệ, kinh thiếu dương bị kết lại, sưng tuyến giáp (bướu cổ đơn thuần): Hải phù trạch 12g,Bồ công anh 30g, Côn bố 16g, Địa đinh 16g, Hạ khô thảo 10g, Hải tảo 16g, Kim quả lãm 10g, Liên kiều 12g, Một dược 6g, Nga truật 6g, Ngân hoa 16g, Nhũ hương 6g, Tam lăng 6g, Tảo hưu 6g, Thế bồi 16g. Sắc uống. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, hóa ứ, nhiễn kiên, tán kết. (Tam Hải Thang – Thiên Gia Diệu Phương).
+ Trị ho ra đàm huyết, dùng Thanh đại, Qua lâu nhân, Hải phù thạch, Sơn chi tử, Kha tử nhục. Tán bột trộn mật ngậm (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Ho suyễn do đàm hỏa: Phù thạch, Trần bì, Bối mẫu, Đởm tinh, Mộc thông, Bạch giới tử (Thanh Cách Tiễn - Loại Chứng Trị Tài Phương).
+ Trị ho không dứt, dùng bột Phù thạch, sắc uống hoặc luyện mật làm viên uống (Trửu Hậu Phương).
+ Trị tiêu khát, muốn uống nước: dùng Phù thạch, Thanh đại, các vị bằng nhau dùng 1 ít Xạ hương tán bột, mỗi lần uống 3g với nước nóng (Bản Sự Phương). Hoặc bài: Bạch phù thạch, Cáp giới, Thuyền thoái, các vị bằng nhau tán bột, trộn với mật cá diếc 7 cái, mỗi lầnuống 7 chỉ (Bản Sự Phương).
+ Trị huyết lâm, sỏi niệu quản, tiểu tiện rít khó, dùng Phù thạch tán bột lần uống 6g với nước sắc Cam thảo (Trực Chỉ Phương).
+ Sỏi bàng quang niệu đạo ra huyết dùng Phù thạch chừng một nắm tay tán bột, lấy 3 thăng nước sắc còn 1 thăng để lắn xuống (Truyền Tín Thích Dụng Phương).
+ Trị sán khí, thoát vị bẹn:Phù thạch tán bột, mỗi lần uống 6g. Mộc thông, Xích phục linh, Mạch môn đông. Sắc uống với bột thuốc (Trực Chỉ Phương). Hoặc bài: Hải phù thạch, Hương phụ, các vị tán bột (Liều dùng bằng nhau) mỗi lần uống 6g với nước cốt gừng (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị sau chẩm sinh ra hạch đàm, nếu mọc ở chính giữa là ‘não’ mọc ở một bên là ‘tý’ dùng Phù thạch loại nhẹ nổi phù trên mặt nước đốt tồn tính tán bột, bỏ vào một chút Kinh phấn trộn với dầu mè phết lên, đừng dùng tay mà đè mạnh lên (Trực Chỉ Phương).
+ Dưới đáy tai có mủ: Hải phù thạch 30g, Một dược 3g, Xạ hương 1 ly, tán bột thổi vào (Phổ Tế Phương).
+ Đinh nhọt phát bối : Phù hải thạch nửa lượng, Mộc dược 6g, tán bột, trộn với giấm làm viên to bằng hạt ngô đồng lớn, lần uống 6-7 viên, uống với rượu khi ngủ (Phổ Tế Phương).
+ Trị ho suyễn do Phế có đàm nhiệt: Hải phù thạch, Thiên môn đông, Hoàng cầm, Cát cánh, Liên kiều, Thanh đại, mỗi thứ 9g, Mang tiêu, Hương phụ đều 6g. Sắc uống hoặc tán bột làm hoàn, tể uống ( Hóa Đàm Hoàn- Lâm SàngThường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
HẢI TẢO
Tên dược: Sargassum
Tên thực vật: 1. Sargassum pallidum (Turn.) G. Ag.; 2. Sargassum fusiforme (Harv.)Setch.
Tên thông thường: Tảo biển
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Toàn cây, lấy vào mùa hè, rửa sạch, cắt nhỏ và phơi trong bóng râm.
Tính vị: Mặn và lạnh
Quy kinh: Can, vị và thận
Công năng: 1. Trừ đàm và nhuyễn kiên; 2. Hành thủy
Chỉ định và phối hợp:
§ Bướu cổ. Hải tảo phối hợp với Côn bố.
§ Tràng nhạc. Hải tảo phối hợp với Hạ khô thảo, Huyền sâm và Xuyên bối mẫu.
§ Phù chânhoặc phù toàn thân. Hải tảo phối hợp với Phục linh và Trạch tả.
Liều lượng: 10-15g
Thận trọng và chống chỉ định: Không phối hợp với Cam thảo vì hai vị này tương tác với nhau.
ĐẠM ĐẬU SỊ
Đậu sị Còn có tên là đạm đậu sị, đỗ đậu sị, hăm đậu sị
Tên khoa học Semem Sọae Praepartum
Đậu sị là đậu đen đã chế biến và phơi hay sấy khô . Trong Đông y, vị thuốc này được dùng chữa các bệnh như cảm mạo, thương hàn, sốt…
Chế đậu sị:
Có nhiều cách chế biến đậu sị, sau đây là một số phương pháp thường dùng:
- Đậu đen rửa sạch, ngâm nước một đêm, sau đó đồ chín. Rải đều trên nia, đợi cho ráo nước thì phủ lá chuối lên cho kín. Đợi 3 ngày mở ra xem nếu thấy mốc vàng đều là được.
- Vẩy nước cho ẩm đều, cho vào thúng phủ lá dâu tằm cho kín, khi lên mốc vàng đều, đưa ra phơi khô rồi tưới nước cho ẩm đều, phủ lá dâu tằm và ủ; cứ làm như vậy cho tới khi tất cả đậu có mốc vàng đều thì lấy ra phơi khô là được.
Công dụng:
Đậu sị hay đạm đậu sị là một vị thuốc dùng theo kinh nghiệm lâu đời. Theo tài liệu cổ, đậu sị vị đắng, tính hàn, vào hai kinh phế và vị, có tác dụng giải cảm, trừ phiền. Nó được dùng làm thuốc thanh nhiệt, chữa chứng khi sốt, khi rét, đầu nhức, ngực đầy trướng, phiền nhiệt. Những người không phải phong hàn ngoại cảm không dùng được.
Hiện nay đậu sị thường được dùng chữa cảm mạo, thương hàn, đầu nhức, sốt, sốt rét, trong người phiền muộn, hai chân lạnh nhức. Mỗi ngày dùng 12-24 g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
Đơn thuốc có đậu sị dùng trong nhân dân:
- Trẻ em bị dị ứng,mẩn ngứa: Đậu sị sao cho cháy có khói lên, hết khói thì lấy ra tán nhỏ, hòa dầu vừng, dầu lạc (hoặc dầu thầu dầu, mỡ lợn) bôi lên nơi lở loét.
- Mụn nhọt, đinh độc: Nấu đậu sị cho nhừ nát, đắp vào nơi sưng đau. Chừng 3-4 lần là đỡ và khỏi.
- Chữa hen suyễn: Đậu sị 40 g, khô phàn 12 g, tất cả tán nhỏ, viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 7 đến 9 viên. Uống trước khi đi ngủ. Theo kinh nghiệm nhân dân, khi uống thuốc này không dược dùng thức ăn nóng hay nước nóng. Không nên dùng quá liều. Thường chỉ dùng trong vòng 7-8 ngày.
LINH DƯƠNG GIÁC
Tên khác:
Cửu Vĩ Dương Giác, Thô Giác, Thô Dương Giác(Bản Thảo Cương Mục),Hàm Giác(Sơn Hải Kinh),Ma Linh Dương, Nậu Giác, Ngoan Dương Giác, Bàng Linh Dương, Cửu Vĩ Dương(Hòa Hán Dược Khảo),Sừng Dê Rừng(Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:Cornu Antelopis.Họ Trâu Bò (Bovidae).
Linh dương giác
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô Tả:
Dê rừng là tên gọi nhiều loài khác nhau: con Nguyên Linh (Gazella gutturosa), con Tạng Linh (Pantholops hodgsoni) con Ban Linh hoặcThanh Dương (Naemorhedus goral)v.v.. Sống thành từng bày ở miền rừng núi Việt Nam, có nhiều ở các núi đá vôi đảo Cát Bà (Hải Phòng). Linh dương giáchình chùy tròn, dài 20-40cm, hình cong, đặc biệt ngọn sừng vênh ra ngoài, đường kính phía bên dưới khoảng 4cm. Toàn sừng mầu trắng hoặc trắng ngà, trừ phần đầu. Có khoảng 10-20 đốt nổi cao thành vòng quấn chung quanh. Cầm vào tay có cảm giác dễ chịu. Sừng nontrông suốt qua có tia máu hoặc mầu đen tím, không có vết nứt. Sừng gìa có vết nứt dọc, không có đầu đen. Nửa sừng bên dưới ở trong có nút xương, gọi là ‘Linh dương tắc’, nút hình tròn, mặt ngoài có vết lồi ra đúng với rãnh ở mặt trong sừng. Mặt cắt ra trong chỗ giáp nhau có răng cưa không đều, rút cái nút ra thì nửa sừng bên dưới là cái ống, bên trong rỗng, có lỗ nhỏ, thông đến ngọn, gọi là ‘Thông thiên nhãn’. Đưa ra ánh sáng thì trong suốt, đó là đặc trưng chủ yếu của sừng. Chất cứng, không mùi, vị nhạt.
Thu hái, Sơ chế:
Thu hoạch quanh năm. Khi săn bắn được, cưa lấy sừng, để dành dùng.
Bộ phận dùng:
Sừng (Cornu Antelopis). Chọn thứ nào đen, xanh, sừng đen là tốt.
Loại non, trắng, bóng nhẵn, trong có tia máu không có vết nứt là tốt. Chất gìa, mầu trắng vàng, cod vết nứt là kém.
Bào chế:
Lấy Linh dương giác chẻ ra, ngâm trong nước, vớt ra, bỏ gân, bào mỏng, phơi khô là được (Dược Tài Học).
Dùng dũa hoặclà mài mòn để lấy bột tán ra thật nhuyễn thì uống khỏi hại dạ dày (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Mài lấy bột, hòa uống hoặccắt phiến sắc uống hoặcmài lấy nướccốt, hòa uống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Thành phần hóa học:
+Trong Linh dương giác có Calcium Phosphate, Kerratin (Trung Dược Học).
+Trong sừng dê rừng có Calci Phosphat, Keratin, Chất hữu cơ... (Dược Liệu Việt Nam).
Keratin (Nam Kinh Dược Học Viện(Trung Thảo Dược Học), q 1. Nam Kinh: Giang Tô Khoa Học Chi Thuật Xuất Bản 1980: 1475).
Lysine, Serine, Glutamic acid, Phenylalanine, Leucine, Aspartic acid, Tyrosine,(Từ Liên Anh, Trung Thành Dược 1988 (12): 32).
Lecithine, Cephalin, Sphingomyelin, Phosphatidylserine, Phosphaatidylinositol (Giang Bội Phân, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (6): 27).
Tác dụng dược lý
+Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: nướcsắc Linh dương giác ức chế hệ thần kinh trungương, biểuhiện bằng hạ hoạt động của thần kinh hướng vận động ở chuột nhắt cũng như giảm thời gian tác dụng của Barbiturates. Thuốc cũng ức chế cảm giác đối với Strychnine và Caffeine. Hoạt chất này không gây gĩan cơ nhưng có 1 số đặc tính gây tê (Trung Dược Học).
+Tác dụng đối với điều hòa nhiệt độ: nướcsắc Linh dương giác làm hạ nhiệt độ đối với thỏ gây sốt bằng cách tiêm chế phẩm thương hàn hoặcphó thương hàn. Hiệu quả này bắt đầu trong vòng 2 giờ và kéo dài hơn 6 giờ (Trung Dược Học).
+Tác dụng chuyển hóa: nướcsắc Linh dương giác làm tăng sức đề kháng đối với việc oxy giảm ở súc vật (Trung Dược Học).
Giáng áp: Nước sắc Linh dương giác thínghiệmtrên động vật thấy có tác dụng giáng áp (Trần Trương Viên, Trung Thành Dược 1990, 12 (11): 27).
Độc tính:
Linh dương giác có độc tính thấp: cho chuột nhắt uống liều 2g/kg mỗi ngày, liên tục 7 ngày, thấy thể trọng tăng, ăn uống, hoạt động tự do, cho thấy có biến đổi ít (Brekhman I I và cộng sự. FarMaKOpp ToKcNKop, 1971, 34 (1): 36).
Vị thuốc Linh dương giác
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, giải độc hỏa, thanh thấp nhiệt (Trung Dược Học).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, minh mục, tán huyết, giải độc (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, trấn kinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+Trị sốt cao, kinh giật, hôn mê, kinh quyết, sản giật, điên cuồng, đầu đau, chóng mặt, mắt sưng đỏ đau, ôn độc phát ban, ung nhọt (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Trị sốt cao, co giật, kinh phong, động kinh, mắt sưng đỏ đau, gân thịt máy động (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+Không phải ôn dịch nhiệt độc và Can không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 0,1-0, 2g dưới dạng bột; 2-4g dưới dạng thuốc sắc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Linh dương giác
Trị ngăn nghẹn không thông:
Linh dương giác, tán nhuyễn, uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị sản hậu phiền muộn, mồ hôi chảy ra:
Linh dương giác, đốt, uống với nước(Thiên Kim Phương).
Trị Tâm Phế có phong nhiệt bốc lên mắt gây nên mộng mắt:
Linh dương giác, Hoàng cầm (bỏ lõi đen), Sài hồ, Thiên ma đều 1,2g, Cam thảo sống 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1,5 chén nước còn 1 chén, uống sau bữa ăn (Linh Dương Giác Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
Trị huyết lâm, tiểu ra máu, nhiệt kết gây nên tiểu buốt:
Chi tử nhân 40g, Đại hoàng (sao) 20g, Đại thanh 20g, Đông quỳ tử (sao) 40g, Hồng lam hoa (sao) 20g, Linh dương giác 40g, Lý tử20g, Thanh tương tử 20g. Trộn đều. Mỗi lần dùng 12g, sắc uống ấm (Linh Dương Giác Ẩm – Thánh Tế Tổng Lục).
Trị mắt có màng, mắt mờ, mắt nhìn thấy vật như ruồi bay:
Địa cốt bì 40g, Huyền sâm 40g, Khương hoạt 40g, Linh dương giác 40g, Nhân sâm 40g, Xa tiền tử 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc uống ấm (Linh Dương Giác Ẩm – Thế Y Đắc Hiệu).
Tri đi tiêu phân đen như gan gà, khát:
Linh dương giác 45g, Hoàng liên 60g, Hoàng bá(bỏ vỏ đen) 45g. Tán nhuyễn,trộnvới mật làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50-60 viên với nước trà pha dấm (Linh Dương Giác Hoàn – Thế y Đắc Hiệu Phương).
Trị sản hậu ác huyết xông lên gây ra phiền muộn hoặc trong bụng cứ đau mãi:
Linh dương giác, đốt tồn tính, hòa rượu uống, rất hay (Bản Thảo Cương Mục).
Trị trúng phong, tâm phiền, hoảng hốt, trong bụng đau muốn chết:
Linh dương giác tiêm, sao sơ, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 4g với rượu ấm (Dị Giản Phổ Tế Lương Phương).
Trị mắt sưng đỏ, mắt đau:
Cát cánh 4g, Chi tử (sao) 4g, Hắc sâm 4g, Hoàng cầm 4g, Linh dương giác 6g, Sài hồ 4g, Sung úy tử 8g, Tri mẫu 4g, Sắc uống (Linh Dương Ẩm – Y Tông Kim Giám).
Trị chứng đầu đaudo phong:
Bạc hà, Liên kiều, Linh dương giác, Mẫu đơn bì, Ngưu bàng tử,Tang diệp. Sắc uống (Linh Dương Thang – Y Thuần Thặng Nghĩa).
Trị co giật, uốn cong người kèm Can phong trong ôn bệnh:
Linh dương giác, Câu đằng, sắc uống (Trung Dược Học).
Trị kinh giật do Can âm hư:
Linh dương giác, Tang ký sinh, Long cốt, Mẫu lệ, sắc uống (Trung Dược Học).
Trị động kinh:
Linh dương giác, Cương tằm, Câu đằng, Đảng sâm đều 1,5g, Thiên ma, Cam thảo đều 1g, Toàn yết 0,7g, Ngô công 0,3g. Tán bột, mỗi lần uống 1g, ngày 2-3 lần (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1981 (11): 522).
Tham khảo:
“Thỏ ty tử làm sứ cho Linh dương giác” (Bản Thảo Kinh Sơ).
“Linh dương giác thuộc hành Mộc, cho nên nó vào Can cũng dễ, vì những gì đồng khí thì dễ tìm đến nhau. Can khai khiếu ở mắt, khi phát bệnh, mắt có khi có mộng thì Linh dương giác đều chữa được. Can chủ về phong, thuộc vào Can là cân, khi phát bệnh trẻ nhỏ thường bị kinh giản, phụ nữ có thai thì bị động kinh, Linh dương giác đều chữa được cả. Hồn là thần của Can, khi phát bệnh thì kinh sợ không yên, phiền muộn, mê sảng, dùng Linh dương giác có thể làm cho yên được. Huyết là vật chứa của Can, khi phát bệnh ứ tắc, đọng trệ, sinh ra ghẻ chóc, mụn nhọt, kiết lỵ: Linh dương giác có thể làm cho tan ra. Nói tóm lại, Linh dương giác là vị thuốc chuyên chữa về các bệnh của Can (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
“Linh dương ngủ đêm thường treo sừng lên cây mà ngủ, vì vậy, khi dùng chọn thấy thứ nào bóng mà nhọn nhỏ và có dấu mòn, cầm để vào tai nghe thấy hơi có tiếng u u là thứ thật (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
“Sơn dương giác có vị mặn, tính hàn và có đặc tính giống như Linh dương giác nhưng yếu hơn. Sơn dương giác có thể dùng thay thế Linh dương giácvới liều 9-15g. Tuy nhiên, phải nấu 30 phút trước khi cho vào thuốc sắc”(Trung Dược Học).
“Thanh nhiệt hoặcgiải nhiệt độc thì Linh dương giác không mạnh bằng Tê giác, ngược lại, Linh dương giác lại có hiệu quả hơn trong việc gĩan cơ và trừ phong. Trong những trường hợp hôn mê, sốt cao co giật, Linh dương giác và Tê giác thường được dùng chung” (Trung Dược Học).
“Sừng con Linh dương phần nhiều là 2 sừng, có màu vàng thẫm, hơi nhẵn bóng, đỉnh sừng hơi cong, có các khớp hình trôn ốc, rất cứng, dao cắt không vào được” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
“Linh dương giác và Tê giác đều có vị mặn, tính hàn. Cả 2 đều có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, trấn kinh. Linh dương giác thiên về Can kinh, vào khí huyết, công dụng chủ yếu là thanh Can, khứ phong, trấn kinh, thiên về Can. Tê giác vị đắng, thiên về Tâm kinh, chạy vào phần huyết, chuyên thanh Tâm, lương huyết, tán ứ, công dụng thiên về Tâm và huyết” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
“Linh dương giác dùng vào các bệnh mụn nhọt thì không bằng Têgiácnhưng nó lại có công dụng thanh Can, minh mục, trị mắt đỏ, có ghèn” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê)
HÀM ẾCH
Hàm ếch, Trầu nước, tam bạch thảo, đường biên ngẫu - Saururus chinensis (Lour.), Baill., thuộc họ Lá giấp - Saururaceae.
Mô tả: Cây thảo sống dai, có thân rễ ngầm, mọc rễ ở đốt, phần thân mọc đứng cao 30-80cm. Thân phân đốt, có gờ ở xung quanh. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim, dài 8-12cm, rộng 4-5cm, có 5 gân, tù gốc; cuống lá dài 3-6cm, gốc cuống có bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành lông dài 3-6cm, thõng xuống. Hoa trần, nhỏ. Khi cây ra hoa, thường có 1-3 lá màu trắng ở ngọn kèm theo bông hoa. Quả nang hình cầu; hạt hình trứng, nhọn đều.
Hoa tháng 4-8, quả tháng 8-9.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Saururi Chinensis, thường gọi là Tam bạch thảo
Nơi sống và thu hái: Cây mọc dại ở ruộng trũng, nơi ẩm ướt và ven suối ở rừng. Thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè thu; dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học: Trong cây có dầu, trong đó có các chất chủ yếu methyl-n-nonylketone, myristicin; còn có quercetin, quercitrin, avicularin, hyperoside, rutin.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị 1. Bệnh về đường tiết niệu, sởi, viêm thận phù thũng; 2. Bạch đới quá nhiều; 3. Viêm hạnh nhân, viêm mạch bạch huyết; 4. Thấp khớptạng khớp; 5. Ung thư gan. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị nhọt và viêm mủ da, viêm vú, eczema, rắn cắn. Giã cây tươi đắp tại chỗ.<
CÂY XẤU HỔ (CỎ NGƯƠI)
Cây Xấu hổ
Tên khác
Tên dân gian: Cây Mắc cỡ, Cây Xấu hổ, Cây Trinh nữ, hàm tu thảo,
Lưu ý: Cây này không phải là cây Mimosa ở Đà lạt, cũng không phải là cây trinh nữ của trung quốc hạt được gọi là trinh nữ tử( 女贞子 -Ligustrum)
Tên khoa học:- Mimosa pudica L
Họ khoa học:thuộc họ Ðậu - Fabaceae.
Cây mắc cỡ
(Mô tả, hình ảnh cây mắc cỡ, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây xấu hổ là một cây thuốc nam quý. Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, có gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn hai lần, nhưng cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ đụng vào là cụp lại. Mỗi lá mang 15-20 đôi lá chét. Hoa màu tím đỏ, nhỏ, tập hợp thành hình đầu, có cuống chung dài, ở nách lá. Cụm quả hình ngôi sao, quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.
Mùa hoa quả tháng 6-8.
Bộ phận dùng:
Toàn cây - Herba Mimosae Pudicae, thường gọi Hàm tu thảo.
Nơi sống và thu hái:
Cây của Mỹ châu nhiệt đới được truyền vào nước ta, mọc ở ven đường đi, các bãi cỏ bờ bụi.
Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hay phơi khô. Rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Thành phần hoá học:
Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.
Tác dụng dược lý
Hoạt tính chống nọc rắn độc: Khả năng trung hòa nọc rắn độc của xấu hổ được nghiên cứu khá sâu rộng tại Ấn Độ. Nghiên cứu tại ĐH Tezpur (Ấn Độ) năm 2001 ghi nhận các dịch chiết từ rễ khô mimosa pudica có khả năng ức chế các độc tính tác hại của nọc rắn hổ mang Naja kaouthia. Sự ức chế bao gồm các độc hại gây ra cho bắp thịt, cho các enzy mes. Dịch chiết bằng nước có tác dụng mạnh hơn dịch chiết bằng alcohol (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001). Nghiên cứu bổ túc tại ĐH Mysore, Manasa gangotry (Ấn Độ) chứng minh được dịch chiết từ rễ cây xấu hổ ức chế được sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc các rắn độc loại Naja naja, Vipera russelii và Echis carinatus (Fitoterapia Số 75-2004).
Hoạt tính chống co giật: Nghiên cứu tại Departement des Sciences Biologiques, Faculté des Sciences, Université de Ngaoundere (Cameroon) ghi nhận dịch chiết từ lá cây xấu hổ khi chích qua màng phúc toan (IP) của chuột ở liều 1000 đến 4000 mg/ kg trọng lượng cơ thể bảo vệ được chuột chống lại sự co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnin tuy nhiên dịch này lại không có ảnh hưởng đến co giật gây ra bởi picrotoxin, và có thêm tác dụng đối kháng với các phản ứng về tâm thần gây ra bởi N-methyl-D-as partate (Fitoterapia Số 75-2004).
Hoạt tính chống trầm cảm (antidepressant) Nghiên cứu tại ĐH Veracruỳ (Mexico) ghi nhận nước chiết từ lá khô Mimosa pudica có tác dụng chống trầm cảm khi thử trên chuột. Thử nghiệm cũng dùng clomipramine, desipramine để so sánh và đối chứng với placebo (nước muối 0,9 %). Liều sử dụng cũng được thay đổi (dùng 4 lượng khác nhau từ 2mg, 4mg, 6mg đến 8 mg/kg). Chuột được thử bằng test buộc phải bơi.
Hoạt tính chống âu lo được so sánh với diazepam, thử bằng test cho chuột chạy qua các đường đi phức tạp (maze). Kết quả ghi được: clomipramine (1,3 mg/kg, chích IP), desipramine (2.14mg/kg IP) và Mắc cở (6,0mg/kg và 8,0 mg/kg IP) làm giảm phản ứng bất động trong test bắt chuột phải bơi. M. pudica không tác dụng trên test về maze. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt tính của xấu hổ có cơ chế tương tự như nhóm trị trầm cảm loại tricyclic (Phytomedicine Số 6-1999).
Tác dụng trên chu kỳ rụng trứng: Nghiên cứu tại ĐH Annamalai, Tamilnadu (Ấn Độ): Bột rễ mimosa pudica (150 mg/ kg trọng lượng cơ thể) khi cho uống qua đường bao tử, làm thay đổi chu kỳ oestrous nơi chuột cái Rattus norvegicus. Các tế bào loại có hạch (nucleated và cornified) đều không xuất hiện. Chất nhày chỉ có các leukocytes.. đồng thời số lượng trứng bình thường cũng giảm đi rất nhiều, trong khi đó số lượng trứng bị suy thoái lại gia tăng. (Phytotherapia Research Số 16-2002). Hoạt tính làm hạ đường trong máu: Dịch chiết từ lá xấu hổ bằng ethanol, cho chuột uống, liều 250 mg/ kg cho thấy có tác dụng làm hạ đường trong máu khá rõ rệt (Fitoterapia Số 73-2002).Liều dùng: Dùng 15-25g dạng thuốc sắc.
Vị thuốc cây xấu hổ
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Xấu hổ là vị thuốc nam quý có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc,
Quy kinh:
Vào kinh phế
Tác dụng
Tác dụng an thần, dịu cơn đau, long đờm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiệu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị: Suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản; Suy nhược thần kinh ở trẻ em; Viêm kết mạc cấp; viêm gan, viêm ruột non; Sỏi niệu; Phong thấp tê bại; huyết áp cao.
Dùng ngoài trị chấn thương, viêm mủ da. Dùng tươi giã đắp.
Rễ cây cũng được dùng uống trị sốt rét, kinh nguyệt khó khăn, hen suyễn, dùng gây nôn. Hạt dùng trị hen suyễn và gây nôn.
Ở Ðôminica nước hãm của xấu hổ Cỏ voi (Panicum maximum) dùng điều trị bệnh phổi.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc xấu hổ
Suy nhược thần kinh, Mất ngủ:
xấu hổ 15g, dùng riêng hoặc phối hợp với Cúc bạc đầu 15g. Chua me đất 30g sắc uống hằng ngày vào buổi tối.
V iêm phế quảnmạn tính:
xấu hổ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.
Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương:
Rễ xấu hổ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao vào 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g.
Huyết áp cao(đơn thuốc có kinh nghiệm của lương y Ðỗ Văn Tranh):
Hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g. Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗ trọng 6g, xấu hổ gai 6g. Lá vông nem 6g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6g Ðịa long 4g sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày.
Chữa đau nhức xương với cây xấu hổ
Rễ cây xấu hổ xắt thành từng miếng mỏng, phơi khô. Mỗi ngày lấy 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Cho 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia uống 2-3 lần/ngày. Sau 4-5 ngày sẽ thấy kết quả.
- Chữa viêm dạ dày mạn tính, mắt hoa, đau đầu, Mất ngủ: Rễ cây xấu hổ 10-15g, sắc với nước uống.
Viêm khí quản mạn tính với xấu hổ:
Rễ cây xấu hổ 100g sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày. Các quan sát lâm sàng thấy, 70% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt sau 1 liệu trình. Tỷ lệ này là 80% sau 2-3 liệu trình.
Chữa bệnh Zona
Lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh
Nước mát gan:
Cây xấu hổ khô 40 g sắc nước uống hàng ngày
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Người suy nhược, hàn thì không dùng.
Người có thai không dùng
Lưu ý: Không được đồng nhất cây xấu hổ (Mimosa pudica L) với cây Mimosa
Nhiều tài liệu đồng nhất giữa cây xấu hổ (Herba Mimosae Pudicae) và Mimosa (Acacia Podalyriaefolia Cunn Mimosaceae) cũng thuộc họ trinh nữ. làm cho nhiều người lầm tưởng cây xấu hổ chính là cây mimosa ở Đà lạt trong bài hát "Mimosa từ đâu em tới" của nhạc Sĩ Trần Kiết Tường, vì vậy chúng tôi đem cây mimosa Đà Lạt trình bầy ở đây để mọi người khỏi nhầm lẫn nguy hiểm:
Cây Hoa Mimosa được trồng nhiều ở Đà Lạt có tên khoa học là Acacia Podalyriaefolia Cunn Mimosaceae, cây thuộc họ Trinh nữ ( Mimosoideae ), tên tiếng việt là keo lá tròn, cây có nguồn gốc từ Australia. Hoa Mimosa có màu vàng |(hoa cây xấu hổ có màu tím) tượng trưng cho tình yêu thầm kín và vẻ đẹp khiêm nhường, biểu trưng cho những tình cảm chân thành và sự cảm thông, thường được trồng làm cây cảnh. Mimosa là một loài cây thân gỗ (cây xấu hổ mimosa pudica L là cây thân thảo). Cây Mimosa 10 năm tuổi có thể tạo nên một tán lá, rộng cả 10 m. Mỗi cành Mimosa đều chi chít những nhánh nhỏ, lá kép hình ô-van, dài khoảng 2cm, mặt dưới của lá có mầu trắng bạc như phủ một lớp phấn trắng... Vào mùa mưa, những cây Mimosa đến mùa sung mãn, cây nào cũng cành lá sum suê. Đến tháng 11, khi mùa mưa cao nguyên ngớt dần, hoa đã lấm tấm đầy cành, rồi nở rộ cho đến hết mùa xuân, .
VẠN NIÊN THANH
Vạn niên thanh - Aglaonema siamenseEngl., thuộc họ Ráy -Araceae.
Mô tả: Cây thảo cao 35-40cm, dày 1-1,5cm. Lá xoan hay xoan thuôn, tròn ở gốc, nhọn dài và đều đều ở 1/3 trên, dài 15-20cm, rộng 5-7cm, có gân phụ rõ, cong lên; cuống dài 5-10cm, có bẹ và ôm ở gốc rồi thót lại. Cụm hoa ở ngọn hay ở bên; mo dài 3,5-4,5cm có nhiều chấm trắng, buồng dài 3,5cm, hình trụ, có chân ngắn, có phần cái ngắn, phân biệt với phần đực bởi những hoa trung tính hay các nhị lép. Quả dạng quả mọng, thuôn, có mũi, chấm trắng dài 12-18mm, rộng 7-10mm.
Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Aglaonemae Siamensis.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ðông Nam Á nhiệt đới (Lào, Campuchia, Thái Lan...) và Nam Trung Quốc. Ở nước ta thường gặp dưới tán rừng ẩm, nhiều nhất là chân các núi đá vôi nơi có nhiều mùn ở Lào Cai, Hòa Bình, Hà Nội, Tây Ninh, Ðồng Nai. Cũng được trồng làm cây cảnh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng làm thuốc chữa rắn cắn, sưng đau họng, Trĩmụn nhọt. Thân cây sắc uống làm thuốc nhuận tràng. Dân gian cũng dùng cả cây cắt ngang bỏ vào cốc nước đun sôi để nguội uống cho khỏe người, chữa liệt dươngvà trợ tim.
HUYỀN SÂM
Tên khác
Tên Hán Việt khác: Vị thuốc huyền sâm còn gọi Trọng đài(Bản Kinh), Chính mã, Huyền đài, Lộc trường, Qủi tàng, Đoan(Ngô Phổ Bản Thảo), Hàm(Biệt Lục),Trục mã(Dược Tính Luận), Phức thảo(Khai Bảo Bản Thảo), Dã chi ma(Bản Thảo Cương Mục), Hắc sâm(Ngự Dược Viện), Nguyên sâm(Bản Thảo Thông Huyền), Sơn ma, Dã chi ma, Năng tiêu thảo, Lăng tiêu thảo, Huyền vũ tinh, Lộc dương sinh(Hòa Hán Dược Khảo), Đại nguyên sâm, Hắc nguyên sâm, Ô nguyên sâm, Khuê giác sâm, Trần nguyên sâm(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Sơn đương quy(Hồ Nam Dược Vật Chí), Thủy la bặc(Triết Giang Trung Dược Chí).
Tên khoa học: Scrophularia kakudensis Franch
Họ khoa học: Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae).
Cây huyền sâm
(Mô tả, hình ảnh cây huyền sâm, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Huyền sâm là cây thuốc quý, loài cây thân thảo, sống nhiều năm, thân cây vuông cao độ 1,7-2,3m, lá màu tím xanh. Lá mọc đối có cuống hình trứng dài, đầu nhọn vát, rìa lá có răng cưa, màu xanh nhạt. Cây ra hoa mùa hè. Hoa tự xếp thành hình chùy tròn, ống tràng hoa hình chén, cánh hình môi, chia làm 5 thùy, màu tím xám dài ngắn, 5 thùy. Quả bế đôi hình trứng. Hạt nhỏ bé, nhiều hạt màu đen, rễ to mập nhưng hơi cong, dài độ 10-20cm, giữa rễ củ phình lớn, hai đầu củ hơi thon, nói chung mỗi gốc có 4-5 củ mọc thành chùm, lúc tươi vỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, sau khi chế biến vỏ ngoài màu nâu nhạt bên trong màu đen, mềm dẻo.
Huyền sâm sản xuất ở tỉnh Tứ Xuyên gọi là “Xuyên huyền sâm” hay “Thổ Huyền sâm” thường trồng vào đầu mùa hạ, đến mùa thu sang năm thì thu hoặch. Chủ yếu phân bố ở Đạt Huyện, Ôn Giang, Vạn Huyện, Bồi Lăng. Huyền sâm xản xuất ở tỉnh Triết Giang thuộc loại Quảng huyền sâm, trồng vào đầu năm thu hoạch vào cuối năm, phân bố ở các huyện Đông Dương, Tiêu cư. Loại này sản xuất ở các tỉnh Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tây, Thiểm Tây, Quý Châu, Cát Lâm, Liêu Ninh. Ở các tỉnh trên ngoài việc trồng trọt ra, còn có khai thác cây mọc hoang dại. Huyền sâm mới di thực vào nước ta, trồng ở đồng bằng hay miền núi đều cho năng xuất cao, chất lượng tốt. Ở đồng bằng gieo trồng tháng 10-11, ở miền núi tháng 2-3. Cây ưa đất pha cát nhiều chất mùn, màu mỡ, thoát nước tốt. Có thể gieo thẳng hoặc trồng bằng mầm non sau khi thu hoạch nhưng thông thường là gieo thẳng. Ngâm hạt với nước ấm, trong 4 giờ, vớt ra để ráo, trộn với đất bột để gieo. Gieo xong tưới nước phủ rơm rạ.
Thu hái, sơ chế:
Vào vụ, ở đồng bằng thu hoạch vào tháng 7-8, miền núi tháng 10-11, năm thứ 2 sau khi trồng, lúc cây đã tàn lụi thì thu hoạch, lúc thu hoạchthì dùng cuốc đào, nắm lấy gốc cây rũ lấy củ, ngắt bẻ lấy củ để chế biến. Nếu cần lấy đầu chồi hoặc đầu củ để làm giống, cũng cần kết hợp chọn lúc này.
a) Phương pháp sơ chế Thổ huyền sâm:
Sau khi thu hoạch đem đi rửa ngay đưa lên gìan sấy, sấy cho tới lúc khô được một nửa thì đem ra chất đống 2-3 ngày, bên trên có phủ kín cỏ rạ làm cho ruột củ biến thành màu đen, nước bên trong thấm thấu ra ngoài, lại đem ra sấy, sấy cho tới lúc khô 9 phần, bỏ vào trong xảo, lắc đi lắc lại cho củ rễ và đất cát rơi xuống hết, sau đó phân loại đem bán.
b) Phương pháp chế biến Huyền sâm Triết Giang. Sau khi thu hoạch về, đem phơi nắng ngay, lúc phơi khô được một nửa, đem chất đống 2-3 ngày, sau đó lại đem phơi, qua độ 40 ngày thì khô kiệt, nếu trường hợp bị mưa thì cũng có thể dùng lửa sấy. Dù là sấy hay phơi khô, điền cần phải chú ý không được làm cho rỗng ruột. Nếu phải dùng lửa sấy thì cần phải chú ý đặc biệt đến lửa sấy, nhất thiết không được quá to lửa, để tránh khô giòn rỗng ruột.
Phần dùng làm thuốc: Rễ.
Mô tả dược liệu:
Rễ vẫn gọi là củ khô, hình trụ, chính giữa phình lớn, phía dưới thuôn nhỏ lần, ở phía trước gốc có cổ hẹp lại, phía trên có nuốm phình lớn, rễ dài từ 12-15cm, rộng chừng 21mm, 25mm, mặt ngoài biểu hiện màu nâu đất, có nếp nhăn sâu rõ ràng và các bì khổng dài ngang màu đất sét, nếp nhăn nằm ngang tương đối ít, có khi cũng có thể thấy sẹo của nhánh rễ bị đứt ngang, chất cứng dẻo, khó bẻ gãy, mặt cắt ngang mềm màu đen nhiều thịt, đầu ướt như keo khói đèn hoặc Thục địa, ở chính giữa hơi biểu hiện dạng xơ, phía ngoài cùng có lớp bần mỏng, phía trong có nhiều vân tỏa ra (bó libe gỗ). Bột màu đen, nhạt, vị hơi ngọt mặn.
Bào chế:
1- Đào củ về rửa sạch, lót cỏ lác, xếp củ vào chỗ đồ lên cho chín, phơi khô dùng (Lôi Công).
2- Rửa sạch, ủ mềm, xắt lát phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
Hiện nay Huyền sâm được chia ra 2 loại: loại Thổ Huyền sâm, và loại Quảng Huyền sâm, ngoài ra còn có một loại Huyền sâm mọc hoang (Dã Huyền sâm).
1- Quảng huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl) là cây thân cỏ sống lâu năm. Mặt sau lá và trên cây non có lông ngắn mọc chi chít, thân cây hình vuông, cao độ 1-1,7m. Lá mọc đối, có cuống, hình trứng hẹp, đầu nhọn, có cuống rộng hơn cuống lá Thổ huyền sâm mép lá có răng cưa đều đặn, lá cũng dầy hơn lá Thổ huyền sâm. Về mùa hè cây ra hoa, tụ họp thành chùy trìn, phần ống tràng giống như chiếc tách, rìa cánh hình môi, màu tím đỏ, 4 nhị đực, 1 nhị cái. Quả bế đôi nhỏ, hình trứng. Rễ củ tương đối to mập, hình búa, vỏ màu nâu xám ruột trắng sau khi chế biến khô thì tự trở thành màu nâu đen.
2- Dã huyền sâm (Scrophularia oilhami Oliv) về hình thái thì rất giống cây Quảng huyền sâm, chỉ khác là đuôi lá của loài này nhọn nhỏ, mặt phẳng nhẵn, thân không có lông, hoa tự dạng bông dài nhỏ, tràng màu vàng xanh nhạt, củ gầy gò, mọc hoang dại ở vùng Đông Bắc tỉnh Sơn Đông- Trung Quốc (Danh Từ Dược Vị Đông Y
Bảo quản:
Dễ mốc trắng, để nơi khô ráo, đậy kín, dưới có lót vôi sống. Hay đem phơi nắng.
Thành phần hóa học:
+ L-Asparagine, Oleic acid, Linoleic acid, Stearic acid (Trung Dược Học).
+ Harpagide, Harpagoside, Ningpoenin (Kitagawa I và cộng sự, Chem Pharm Bull 1967, 15: 1254).
+ Aucubin, 6-O-Methylcatalpol (Qian Jing Fang và cộng sự, Phytochemistry 1992, 31 (3): 905).
+ Asparagine (Lâm Khải Thọ, Trung Thảo Dược thành Phần Hóa Học, Bắc Kinh Khoa Học Xuất Bản 1977: 25).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nướcsắc Huyền sâm có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với Pseudomonas aeruginosa (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Nướcsắc Huyền sâm có tác dụng tăng huyết áp, đặc biệt trong huyết áp cao do thận. Hiệu quả này có lẽ do tác dụng co mạch (Chinese Herbal Medicine).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng an thần, chống co giật, giải nhiệt (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng cường tim nhẹ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng gĩan mạch, hạ áp (Hồng Duy Quế, Triết Giang Y Học 1981 (1): 11).
+ Cồn chiết xuất Huyền sâm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu của mạch vành, làm cho sức chịu đựng trạng thái thiếu Oxy của tim được tốt hơn (Kinh Lợi Bân (Quốc Lập Bắc Bình Nghiên Cứu Viện Sinh Lý Sở trung Văn Báo Cáo 1936, 3 (1): 1).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng hạ hiệt tốt (Won S W, C A 1965, 62: 9631).
Vị thuốc huyền sâm
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hơi hàn (Bản Kinh).
+ Vị hơi đắng, hơi mặn lẫn ngọt, tính mát (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vị đắng, mặn, tính hàn (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, mặn, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận (Dược Loại Pháp Tượng).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).+ Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, giải độc. Trị nhiệt bệnh, phiềnkhát, phát ban, nóng trong xương, đêm nằm không yên, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam, họng sưng đau, phù thũng, lao hạch (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thanh Thận hỏa, tư âm, tăng dịch. Trị âm hư, bạch hầu, họng sưng đau, ôn dịch độc, ban sởi, giải ôn tà thời khí, trừ phiền nhiệt, bứt rứt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Tỳ vị có thấp, tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
+ Huyết thiếu, mắt mờ, đình ẩm, hàn nhiệt, chi mãn, huyết hư, bụng đau, tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
+ Kỵ Hoàng kỳ, Can khương, Đại táo, Sơn thù. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Âm hư mà không có nhiệt, hoặc âm hư kèm tiêu chảy: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ Vị có thấp, Tỳ hư kèm tiêu chảy: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 12 – 20g
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc huyền sâm
Trị các loại độc do rò:
Huyền sâm ngâm rượu uống hàng ngày (Khai Bảo Bản Thảo).
Trị loa lịch lâu năm:
Huyền sâm sống, gĩa nát, đắp, 2 ngày thay một lần (Quảng Lợi Phương).
Trị gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt:
Huyền sâm tán bột, lấy nước cơm nấu gan Heo chấm ăn hàng ngày (Tế Cấp Phương).
Trị họng sưng, phát ban:
Huyền sâm, Thăng ma, Cam thảo, mỗi thứ 20g, sắc với 3 chén nước còn 1 chén rưỡi, uống nóng (Huyền Sâm Thăng Ma Thang - Nam Dương Hoạt Nhân Thư Phương).
Trị họng sưng, họng nghẹn:
Huyền sâm, Thử niêm tử, nửa sao, nửa để sống, mỗi thứ 40g, tán bột uống (Thánh Huệ Phương).
Trị trong mũi lở:
Dùng bột Huyền sâm bôi vào hoặc lấy nước tẩm với thuốc cho mềm, nhét vào mũi (Vệ Sinh Dị Giản Phương).
Trị nhiệt tích ở tam tiêu:
Huyền sâm, Hoàng liên, Đại hoàng mỗi thứ 40g, tán bột, Luyện mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30-40 viên với nước, trẻ con viên lớn bằng hạt gạo (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị tiểu trường sán khí (thoái vị):
Hắc sâm, tướt nhỏ, sao, tán bột làm viên. Mỗi lần uống 6g với rượu lúc bụng đói, mồ hôi ra là đạt hiệu quả (Tập Hiệu Phương).
Trị thương hàn mà đã dùng phép phát hãn, phép thổ mà độc khí không giảm, biểu hư, lý thực, nhiệt phát ra bên ngoài làm cho toàn cơ thể phát ban, phiền táo, nói sảng, họng sưng đau:
Chích thảo20g, Huyền sâm 20g, Thăng ma 20g, Chặt nhỏ thuốc ra. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, bỏ bã, uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).
Trị sốt cao, mất nước, táo bón:
Huyền sâm 12g, Mạch môn 12g, Sinh địa 12g. Sắc uống (Huyền Sâm Thang – Sổ Tay 540 Bài Thuốc Đông Y).
Phòng chứng đậu:
Huyền sâm 200g, Dùng chầy gỗ, gĩa nhỏ, phơi khô, tán bột. Thỏ ty tử 400g, rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ trộn với đường làm hoàn. Ngày uống 6 - 8g với nước đường (Huyền Thỏ Đơn – Mộng Trung Giác Đậu).
Trị họng sưng đau sau khi đậu mọc:
Bạch thược 4g, Bồ hoàng 2g, Cam thảo 2g, Chi tử 2g, Đơn bì 2g, Huyền sâm 2g, Sinh địa 2g, Thăng ma 2g, Sắc uống (Huyền Sâm Địa Hoàng Thang – Mộng Trung Giác Đậu).
Trị lao:
Huyền sâm 480g, Cam tùng 180g, tán bột. Luyện với 480g mật ong, trộn đều, bỏ vào hũ, bịt kín, chôn dưới đất 10 ngày xong lấy ra. Lại dùng tro luyện với mật, cho vào cả trong bình, đậy lại, ủ kín thêm 5 ngày nữa, lấy ra đốt cháy, cho người bệnh ngửi (Kinh Nghiệm Phương).
Trị động mạch viêm tắc:
Huyền sâm, Đương quy, Kim ngân hoa, Cam thảo (Tứ Diệu Dũng An Thang – Nghiệm Phương Tân Biên).
+Sáng mắt:
Huyền sâm cùng với Địa hoàng, Cam cúc hoa, Bạch tật lê, Câu kỷ tử, Sài hồ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị loa lịch:
Huyền sâm cùng với Bối mẫu, Liên kiều, Cam thảo, Qua lâu căn, Bạc hà, Hạ khô thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị thương hàn dương độc, sau khi sốt ra mồ hôi, độc uất kết không tan ra, ngột dưới tim, buồn bực không ngủ, tâm thần điên đảo muốn chết:
Huyền sâm, Tri mẫu, Mạch môn đông các vị bằng nhau sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị họng sưng, thanh quản viêm:
Huyền sâm: Ngưu bàng tử, mỗi thứ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bạch hầu:
Huyền sâm 20g, Sinh địa 16g, Mạch môn 12g, Cam thảo 4g, Bối mẫu 8g, Đơn bì 12g, Bạch thược 16g, Bạc hà 2g, sắc uống (Dưỡng Âm Thanh Phế Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị sốt cao tổn thương âm dịch, nóng nảy bứt rứt, khát, cũng có thể dùng trong chứng bại huyết, tinh hồng nhiệt, viêm quầng phát tán, phát sởi, hoặc nóng nảy trong ngực, hôn mê:
Huyền sâm 20g, Tê giác 4g, Sinh địa 24g, Trúc diệp tâm 12g, Đan sâm 16g, Mạch môn đông 12g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Hoàng liên 4g. Sắc uống (Thanh Dinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị cơ thể suy nhước ăn ít do lao phổi, ho sốt:
Huyền sâm 20g, Sơn dược 40g, Bạch truật 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kê nội kim 8g. Sắc uống (Tư Sinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ban sởi:
Hóa Ban Thang thêm Huyền sâm 12g, Tê giác 4g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phát ban, họng sưng
Huyền sâm 16g, Thăng ma 12g, Cam thảo 8g. Sắc uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị lao hạch lâm ba (chưa vỡ mủ), hạch lâm ba viêm:
Huyền sâm 16g, Mẫu lệ 12g, Bối mẫu 8g, Liên kiều 16g, Hạ khô thảo 12g, sắc uống (Tiêu Lịch Hoàn Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị da tay tróc:
Huyền sâm 30g, Sinh địa 30g. ngâm uống như uống nước trà, có kết quả tốt (Khang Đức Lương, ‘Dùng Huyền Sâm Trị 50 ca Tróc Da Ngón Tay’ (Bắc Kinh Y Học Viện Học Báo 1959, (1): 52).
Tham khảo:
+ Huyền sâm chủ về các bệnh sản nhũ với sản hậu thoát huyết, thì âm suy mà hỏa vô sở chế, chữa bằng hàn lương, đã e rằng tổn thương bên trong, mà cộng thêm bổ mạnh, lại e không thu nhận được, chỉ có Nguyên sâm thanh (mát) mà hơi ghé bổ, vì vậy Huyền sâm là thuốc chính trong sản hậu (Bản Thảo Kinh Độc).
+Huyền sâm, Huyền (đen) là màu sắc thủy của thiên (trời), Sâm là nghĩa là tham gia. Rễ đặc, tất cả đều màu đen, vị đắng khí hàn, bẩm tinh của Thiếu âm hàn thủy, trên thông với Phế nên hơi có mùi tanh. Chủ trị hàn nhiệt tích tụ trong bụng. Trên giao với Phế thì thủy thiên nhất khí luân chuyển trên dưới, mà khối tích tụ hàn nhiệt trong bụng tự tan. Các bệnh ở vú, sản hậu ở phụ nữ, do sanh đẻ mà nội tạng hư yếu, bệnh về vú là trung tiêu bất túc. Tuy có bệnh tật ắt phải bổ thận hòa trung, Huyền sâm là tinh tư thận, trợ trấp (nước) của trung tiêu nên có thể chữa được. Hơn nữa, bổ Thận khí, làm cho người ra sáng mắt vậy. Là trung phẩm trong chữa bệnh thì không nên dùng lâu (Bản Thảo Sùng Nguyên).
+Huyền sâm thanh kim bổ thủy, phàm chứng nhọt lở nóng đau, ngực đầy, phiền khát, nước tiểu đỏ, tiểu khó, các chứng tiểu bí dùng Huyền sâm đều rất hay. Thanh phế nhiệt thì dùng với Trần bì, Hạnh nhân. Lợi tiểu thì dùng chung với Phục linh, Trạch tả, trong nhẹ phơi phới, là thuốc tốt nhất không làm hàn lạnh trúng khí (Ngọc Thu Dược Giải).
+Huyền sâm sắc đen, thuộc thủy có tính nhuận hạ, vốn vị mặn, đắng, khí hàn, là thuốc của kinh Túc thiếu âm, giống như Địa hoàng công hiệu cũng là bổ thận, mà Huyền sâm chủ về âm khí, còn Địa hoàng tráng thủy để chế hỏa; Huyền sâm thì quản lĩnh các khí, tất cả hỏa phù du, hoặc viêm hoặc tụ, có khả năng làm cho thanh (mát) và tan đi. Công năng bổ thận của nó là bổ hiện tượng cơ thể lúc thận khí mới hình thành, không phải bổ hình chất tàng (chứa) trong tạng Thận. Phàm bệnh vốn từ nhiệt mà khí hóa, có thể dẫn đến phần chí âm của nó vào nơi phần khí, nên khí bởi nhiệt kết, bất kể thượng hạ, không chia hư thực, tùy chủ hay phụ, đều có thể dùng phép thanh. Phàm đúng là tà khí, trừ tà khí không thể trị cậy vào đấy, mà với khí âm của Huyền sâm, cùng khí hóa nơi tà khí. Hư là chiùnh khí hư, bổ chiùnh khí cũng không thể chỉ nhờ vậy mà với âm khí của Huyền sâm kiêm trợ khí nơi chiùnh khí vậy. Khả năng của Huyền sâm là như thế, người dùng nên liệu sở trường của nó mà sử dụng (Bản Thảo Thuật Câu Nguyên).
+ Huyền sâm mầu đen, vị mặn, cho nên hay chạy vàokinh Thận, người xưa thường dùng để trị chứng hỏa ở thượng tiêu, chính vì cho là thủy không thắng được hỏa, hỏa bốc lên. Làm mạnh thủy để chế bớt hư hỏa bốc lên nhưng vì tính của Huyền sâm vốn hàn, hoạt, tạm thời trị hỏa hữu dư thì dùng được. Còn muốn giữ vững căn bản tư bổ thận thủy thì phải trọng dụng Thục địa mà không cần dùng đến Huyền sâm (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Địa hoàng và Huyền sâm đều có tác dụng bổ thận nhưng Địa hoàngvị ngọt còn Huyền sâm vị đắng. Huyền sâm thiên về trừ hỏa bốc lên thượng tiêu, làm cho hỏa tạm thời ổn định, Địa hoàngthiên về tư bổ thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
KHIÊN NGƯU
Tên khác: Khiên ngưu tử(PharbitishaySe men Pharbitidis)là hạt phơi khô của cây khiên ngưu hay bìm bìm biếc. Cây khiên ngưu còn cho ta vị thuốc nhựa
Còn gọi là Hắc sửu. Bạch sửu, bìm bìm biếc, kalađana(Ấn Độ).,Bồ tăng thảo, Cẩu nhĩ thảo, Giả quân tử, Hắc ngưu, Nhị sửu, Tam bạch thảo, Thảo kim linh, Thiên già, Lạt bát hoa ...
Tên khoa học:Pharbitis hederaceaChoisy
Thuộc họ Bìm bìmConvolvulaceae.
Tên tiếng trung: 牽 牛
Cây Khiên ngưu
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý )
Mô tả cây
Khiên ngưu là một loại dây leo, cuốn, thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 14cm, rộng 12cm, cuống dài 5-9cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành im 1-3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8mm, có 3 ngăn. Hạt 2-4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹp, nhẵn nhưng ở tễ hơi có lông, màu đen hay trắng tùy theo loài, dài 5-8mm, rộng 3-5mm. 100 hạt chỉ nặng chừng 4,5g.
Ngoài hạt khiên ngưu kể trên, người ta còn dùng hạt cây mao khiên ngưuIpomea purpurea(L). Lam.(Pharbztis hispidaChoisy) cùng họ.
Khiên là dắt, ngưu là trâu là vì có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc.
Hắc sửu là chỉ hạt màu đen, bạch sửu là hạt màu trắng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang ở nhiều tỉnh nước ta, còn mọc ở Ấn Độ, Malaixya, Thái Lan...
Vào các tháng 7-10, quả chín, người ta hái về, đập lấy hạt phơi khô là được.
Thành phần hoá học
Trong Khiên ngưu tử có Pharbitin ( Pharbitic acid và vài Purolic acid) là chất Glocosid có khoảng 2%, Nilic acid, Gallic acid, Lysergol, Chanoclavine, Penniclavine, Isopenniclavine, Elymoclavine , ngoài ra còn chừng 11% chất béo và 2 sắc tố cũng là glucozit. có chừng 2% chất glucozit gọi là phacbitin có tác dụng tẩy
Tác dụng dược lý :
+Tác Dụng Tẩy Xổ : chất Pharbitin có tác dụng tẩy xổ mạnh tương tự chất Jalapin. Khi chất Pharbitin vào ruột gặp mật và dịch ruột sẽ thủy phân thành Khiên ngưu tử tố kích thích ruột làm tăng nhu động gây ra tẩy xổ. Nước hoặc cồn chiết xuất Khiên ngưu đều có tác dụng gây tiêu chảy ở chuột nhắt nhưng nước sắc thì không có tác dụng đó.
+Tác Dụng Lên Thận : Khiên ngưu tử làm tăng độ lọc Inulin của Thận.
+Tác Dụng Diệt Giun : Khiên ngưu tử, in vitro có tác dụng ức chế giun đũa (Trung Dược Học ).
+ Độc tính : Độc tính của thuốc đối với chuột, liều LD50 là 37,5/kg. Ở người, có triệu chứng muốn nôn, nôn do thuốc kích thích trực tiếp lên đường tiêu hóa. Liều cao có thể ảnh hưởng đến Thận, dẫn đến tiểu ra máu cũng như các triệu chứng thần kinh(Trung Dược Học ).
Vị thuốc Khiên ngưu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng )
D. Công dụng và liều dùng
Tính vị:
cay, tính nóng hơi có độc,
Qui kinh:
vào 3 kinh phế, thận, và đại tràng.
Công dụng:
tả khí phân thấp nhiệt, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện là thuốc chữa tiện bĩ, và cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu chữa cước thũng, sát trùng.
Trong thực tế, khiên ngưu dùng làm thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật đôi khi có tác dụng ra giun.
Liều dùng
mỗi ngày 2-3g tán bột, dùng nước chiêu thuốc. Nếu dùng nhựa khiên ngưu chỉ dùng mỗi ngày O,20-O,40g, có thể dùng tới 0,60- 1 ,20g
Nhựa khiên ngưu chế như sau: Chiết suất bằng cồn, cô để thu hồi cồn, dùng nước rửa cặn còn lại cho hết phần tan trong nước, sấy khô.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Khiên ngưu
Đơn thuốc chữa phù thũng, nằm ngồi không được:
Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi Có thể tăng liều uống cao hơn nữa tuỳ theo bệnh tình có thể uống tới 40g.
Viên khiênngưuchữa tinh thần phân liệt
Đại hoàng 12g, hùng hoàng 12g, nấc và bạch sửu 24g, kẹo mạch nha 1 6g. Các vị tán bột, viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên. Dùng một đợt 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp.
Trị thủy thũng, cước khí:
Binh lang Khiên ngưu tử Mộc hương Trần quất bì (bỏ xơ) Xích phục linh (bỏ vỏ đen) Đều 30g. Tán bột Mỗi lần dùng 6g. Thêm 150ml nước, sắc uống
(Khiên ngưu thang - Thánh Tế Tổng Lục, Q.79.-Triệu Cát)
Trị phù, táo bón, tiểu bí:
Bạch Khiên Ngưu Tán( Y Tông Kim Giám, Q.76. Ngô Khiêm)
Vị thuốc: Bạch khiên ngưu (nửa để sống, nửa để chín) .. 4g Bạch truật (sao đất) 4g Quất hồng 4g Cam thảo (nướng) 4g Tang bạch bì 4g Mộc thông 4g Tán bột. Ngày uống 8–12g.
Trị trẻ nhỏ bị bạo suyễn (gọi là mã tỳ phong), đờm hỏa làm tổn thương phế, nhiệt đờm ủng tắc:
Chỉ xác, Đại hoàng (sao rượu) Hắc khiên ngưu Tán bột. Uống với nước sôi
Một số bài thuốc có khiên ngưu:
Đại Hoàng Khiên Ngưu Tán(Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập- . Lưu Hà Gian) Trị táo bón.
Ngưu Hoàng Đoạt Mệnh Tán(Chứng Trị Chuẩn Thằng. Vương Khẳng Đường) Trị chứng mã tỳ phong.
Nga Truật Hoàn(Chứng Trị Chuẩn Thằng. Vương Khẳng Đường) Hòa tỳ, ích vị, dẫn khí, thanh thần, kích thích tiêu hóa.
Quy Ngưu Tán(Ấu Ấu Tu Tri-. Lê Hữu Trác) Trị chứng đau từ bìu dái đến bụng dưới, tiểu bí, khóc đêm
Thái Bạch Tán(Chứng Trị Chuẩn Thằng.- Vương Khẳng Đường) Trị kinh phong cấp.
THẠCH HỘC
1. Tên dược: Herba Dendrobii.
2. Tên thực vật: Dendrobium nobile Lindl; Dendrobium candidum wall.
3. Tên thường gọi: thạch hộc.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân cây thu vào giữa hè và thu, phơi nắng và cắt thành đoạn.
5. Tính vị: ngọt và hơi hàn.
6. Qui kinh: phế và thận.
7. Công năng: bổ âm và thanh nhiệt tăng sinh dịch cơ thể, bổ vị.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Mất âm do các bệnh do sốt, hoặc thiếu âm ở vị biểu hiện như lưỡi khô, khát và lưỡi đỏ, màng lưỡi mỏng: Dùng phối hợp thạch hộc với mạch đông, sa sâm và sinh địa hoàng.
- Sốt về chiều do thiếu âm và nhiệt nội: Dùng phối hợp thạch hộc với sinh địa hoàng, bạch vi và thiên môn đông.
9. Liều dùng: 6-15g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: Thạch hộc cần nấu trước khi phối hợp các dược liệu khác vào dạng thuốc sắc. Không dùng thạch hộc cho những người mới bị bệnh do sốt gây
THƯỜNG SƠN
Thường sơn
Tên khác
Tên thường gọi: Thường sơn, hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo(Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam),Hỗ thảo(bản kinh)Hằng sơn, thất diệp(Ngô phổ bản thảo)kê cốt thường sơn(Đào Hoằng Cảnh)Phiên vỵ mộc(hầu ninh cấp dược phổ)
Tên tiếng Trung: 常山
Tên khoa học:Dichroa febrifuga Lour.
Họ khoa học:Thuộc họ thường sơn Saxifeafaceae.
Cây thường sơn
(Mô tả, hình ảnh cây thường sơn, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây
Thường sơn là 1 cây thuốc quý. Thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1-2m, thẫn rỗng, dễ gẫy, vỏ ngoài mẫn màu tím. Lá mọc đối hình mác hai đầu nhọn, dài 13-20cm, rộng 35-90mm, mép có răng cưa mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng khi chín màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt dài không đầy 1mm.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang...
Mùa thu hái vào các tháng 8-10 người ta đào rễ về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.
Nếu dùng lá, hái quanh năm nhưng tốt nhất vào lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái về rửa sạch phời khô có thể dùng tươi.
Bào chế
Thường sơn: Chọn bỏ tạp chất, lấy nước ngâm rửa, vớt ra, nhuận cho kỹ rồi cắt miếng phơi khô.
Tửu thường sơn: lấy thường sơn miếng dùng rượu ngon đảo đều, thấm rượu rồi đặt trong nồi dùng lửa nhỏ để sao đến lúc hiện ra sắc vàng thì lấy ra để nguội (10kg thường sơn miếng dùng rượu ngon 1-2l rượu ngon)
Thố thường sơn: lấy thường sơn miếng dùng dấm gạo sao như cách trên
Thường sơn dùng sống thường gây nôn, khi ngâm và sao với dấm, rượu không còn tác dụng gây nôn nữa.
Thành phần hóa học
Hoạt chất là các alcaloid (với lượng nhỏ ở trong rễ 0,1-0,15%), a- b- g-dichroine, dichroidin, 4-quinazolone (ceto-4-dihydroquinazolin), dichrin A hay umbelliferone, dichrin B. Febrifugin (dichroin B = b- và g-dichroin) và isofebrifugin (dichroin A = a-dichroin) có tác dụng độc đối với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium như là quinin.
Tác dụng dược lý
Thường sơn đã được nhiều tác giả nghiên cứu về mặt dược lý.
Tác dụng chữa sốt rét: Cao thường sơn trên lâm sàng có tác dụng rõ rệt chữa sốt rét thường nhưng có nhược điểm là gây nôn làm cho bệnh nhân khó chịu.
Tác dụng chữa sốt: Năm 1947 Trương Xương Thiệu và Hoàng Kỳ Chương đã xác nhận thuốc thường sơn thôchế có tác dụng chữa sốt, nhưng ancaloit toàn bộ của thường sơn không có tác dụng chữa sốt.
Tác dụng trên bộ máy tuần hoàn và hô hấp: Năm 1945 Hồ Thành Nhu va Lý Hồng Hiến báo cáo ancaloit của thường sơn có tác dụng hưng phấn đối với tim ếch và tim thỏ, nhưng chất R212 lại có tác dụng ức chế đối với tim ếch cô lập.
Độc tính: Năm 1947 Trương Xương Thiệu và Hoàng Kỳ Chương đã xác định nửa liều gây chết LD-50 của dicroin trên 1kg gà là 20mg, chuột nhắt là 18.5mg, gà nhỏ là 7.5mg, một giống gà nhỏ khác là 10mg.
Vị thuốc thường sơn
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau đây: Vị thường sơn là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn.
Lá và cành phơi hay sấy khô được gọi là thục tất.
Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn.
Tính vị
Vị đắng, tính hàn có độc
Lá, cành thường sơn (thục tất) vị cay, tính bình, có độc
Quy kinh:
Vào kinh phế, tâm, can
Công dụng:
Thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm, dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.
Liều dùng, cách dùng:
Liều dùng trung bình 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Dùng riêng hay phối hợp với các loại thuốc khác.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc thường sơn
Thường sơn triệt ngược chữa các chứng sốt rét:
Thường sơn 6g, binh lang 2g, thảo quả 1g, cát căn 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Theo kinh nghiệm hễ sốt rét nhiều, rét ít thì người ta tăng liều cát căn lên tới 10g, ngược lại nếu rét nhiều sốt ít thì người ta tăng liều thảo quả lên tới 3-4g. Đơn thuốc này ít gây nôn.
Chữa sốt rét và sốt thường:
rễ thường sơn 10g, cam thảo 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày, đơn thuốc này dễ gây nôn.
Cao thường sơn chữa sốt rét:
Rễ thường sơn 12g, ô mai 3 quả, táo đen 3 quả, cam thảo 3 nhát, sinh khương 3 miếng. Thêm nước vào sắc kỹ, lọc và cô đặc còn 3g, người lớn ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 3g, không gây nôn.
Sốt rét cơn cách nhật:
Thường sơn chế, Mần tưới, Chỉ thiên, Trần bì, Hoắc hương, mỗi vị 12g, sắc uống (Hành giản trân nhu).
Chữa ho, ngộ độc thức ăn:
Thường sơn 3-5g, Cam thảo 10g. Đun sôi uống. Nếu chữa ngộ độc có thể dùng lá tươi giã nhỏ với rễ Cỏ lá tre, lá găng, lá Đơn răng cưa, thêm nước, gạn uống. Ngày 3-4 lần.
Tham khảo
Kiêng kỵ
Không dùng cho phụ nữ có thai và người gầy kém sức.
Không nên ăn Hành trong khi đang dùng thuốc.
Ứng dụng lâm sàng
Dùng chữa sốt rét
Chữa nhiễm trùng roi: Dùng thường sơn 2 đồng cân sắc uống, mỗi ngày uống 1 lần, uống liền 7 ngày, từng chữa 1 giường bụng nước gan xơ cứng kiểu tĩnh mạch cửa kiêm bệnh nhiễm trùng roi. Sau khi uống thuốc ỉa sệt, bụng chướng mọi chứng cải thiện rõ rệt, đại tiện kiểm tra chuyển âm tính, quan sát 3 tháng chưa thấy tái phát lại.
HẢI ĐÔNG BÌ
Hải đồng bì, Cây lá vông -Erythrina variegataL., thuộc họ Ðậu -Fabaceae.
tên khác: cây Hải đồng bì, Hải đồng bì, thích đồng bì
Mô tả: Cây to cao tới 10m, vỏ xanh rồi nâu, có nhiều gai ngắn. Lá mọc so le, có 3 lá chét hình tam giác. Vào tháng 3-5, sau khi lá rụng, cây ra hoa. Chùm hoa dày gồm nhiều hoa màu đỏ chói. Quả đậu không lông, có eo giữa các hạt. Hạt hình thận, màu nâu.
Bộ phận dùng: Vỏ và lá -Cortex et Folium Erythrinae Variegatae. Vỏ Hải đồng bìthường được gọi là Hải đồng bì.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố rộng từ Ðông Á châu tới Phi châu nhiệt đới. Ở Á châu, loài này phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Thường gặp trong các bụi dọc bờ biển, lân cận với các rừng ngập mặn và trong rừng thưa, nhiều nơi ở nước ta. Cũng thường được trồng làm cây bóng mát dọc đường ở các khu dân cư. Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ cây quanh năm.
Thành phần hóa học: Trong lá và thân có một alcaloid là erythrin, có độc. Chất này có tác dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự kích thích vận động và sự co bóp của cơ. Còn có chất saponin gọi là migarin làm dãn đồng tử. Trong hạt có alcaloid gọi là hypophorin có tác dụng tăng phản xạ kích thích đưa đến sự co giật, uốn ván.
Tính vị, tác dụng: Lá Hải đồng bìcó vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ. Ðông y cho là nó còn có tác dụng sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp. Vỏ cây có tác dụng khư phong thông lạc, sát trùng, làm tê liệt, trấn tĩnh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa tim hay hồi hộp, ít ngủ hoặc mất ngủ, trẻ em cam tích, viêm ruột ỉa chảy, Kiết lỵ, viêm da, lở chảy nước, phong thấp, chân tê phù, ung độc. Ngày dùng 4-6g dạng thuốc sắc.
Cách dùng: Ðể làm thuốc an thần, có thể phối hợp với Lạc tiên, lá Dâu, tâm Sen. Ðể chữa bệnh Trĩ, dùng lá tươi xào với trứng gà ăn, rồi dùng lá già giã ra, nướng nóng đắp vào hậu môn. Ðể chữa vết thương, dùng lá tươi nấu nước rửa và lá khô tán bột rắc.
Ðơn thuốc:
1. Phong thấp: Vỏ Hải đồng bì, cỏ Chân chim, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Ý dĩ sao, ngưu tất mỗi vị 15g, sắc uống.
2. Sau khi sinh, máu xấu đưa lên choáng đầu, mờ mắt: Vỏ cây Hải đồng bìgià, lá Mần tưới, Cỏ màn chầu, Ngưu tất, mỗi vị 10-15g, sắc uống.
CÔN BỐ
Tên thuốc: Côn bố, Herba Laminariae.
Tên khoa học: Laminaria japonica Aresch.Ecklonia kurome Okam.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Tính vị: Côn bố vị mặn, tính hàn.
Qui kinh: Côn bố Vào kinh Can, Vị và Thân.
Tác dụng:
- Côn bố Trừ đờm và nhuyễn kiên, lợi niệu.
- Bướu giáp biểu hiện như to cổ, cảm giác cứng Họng: Dùng Côn bố với Hải tảo, Hải cáp xác trong bài Côn Bố Hoàn.
- Phù chânhoặc toàn thân: Dùng Côn bố với Phục linh và Trạch tả.
Liều dùng: 10-15g.
Bào chế: Côn bố Vào mùa Hè, Thu, vớt dưới biển lên, ngâm vào nước sạch cho bớt vị mặn, vớt ra, để hơi khô, cắt thành sợi, phơi khô, để dành dùng.
Bảo quản: Côn bố Để nơi khô ráo.
HẢI SÂM
Tên khác
Tên thường dùng: Vị thuốc Hải sâmcòn gọiHải thử, Đỉa biển, Sa tốn(Động Vật Học Đại Từ Điển).Loài có gai gọi là Thích sâm, loài không có gai gọi là Quang sâm, loài lớn mà có gai gọi là Hải nam tử (Cương Mục Thập Di).
Tên tiếng Hoa: 海参
Tên khoa học:Strichobus japonicus Selenka.
Họ khoa học:Holothuriidae
Con hải sâm
(Mô tả, hình ảnh con hải sâm, phân bố, thu bắt, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả con hải sâm:
Hải sâm thường sống ở các vùng nước biển nông, dưới đáy nhiều cát, thân Hải sâm là một lớp thịt dày được cấu tạo theo dạng hình ống, phía ngoài có nhiều u, bưới sần sùi trông như một con đỉa, vì vậy người ta gọi Hải sâm là con đỉa biển, vì nó có tác dụng giống như sâm nhưng ở dưới biển nên gọi là Hải sâm. Hải sâm không có đầu đuôi riêng biệt, ở phần đầu, nơi chính giữa, có một lỗ nhỏ, đó chính là miệng của Hải sâm. Xung quanh miệng mọc rất nhiều tua nhỏ như những ‘cánh tay’, có tác dụng nắm bắt thức ăn và cho thức ăn vào miệng. Cứ mỗi mùa đông, nhiều loại động vật như Gấu, Chuột, Ếch nhái... đều ngủ trong hang hốc. Trong suốt thời gian ngủ hầu như chúng không ăn, và vận động ở mức thấp nhất. Riêng Hải sâm lại ngủ trong mùa hè. Vì sao vậy? Ta biết rằng, mọi sinh vật ở dưới biển, sinh sản và phát triển đều phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ nước biển. Những sinh vật nhỏ hoặc sinh vật cấp thấp, thì lại càng rất nhạy bén đối với sự thay đổi của nhiệt độ nước biển. ban ngày khi bề mặt nước biển nóng ấm, các sinh vật này liền nổi lên trên mặt nước để bơi lội kiếm ăn, ban đêm về mặt nước biển lạnh dần, chúng lại lặn sâu để được ấm hơn. Đó là tập tính của một số sinh vật sống ở biển. Về mùa hè, lớp nước biển phía trên bị mặt trời chiếu suốt ngày nên nhiệt độ nhiệt độ luôn luôn cao so với lớp nước phía dưới. Hải sâm là loài động vật cấp thấp, chúng chịu nóng rất kém, vì vậy bắt đầu vào mùa hè, Hải sâm thường lặn dần xuống biển và không đám nổi lên nữa. Chúng hoàn toàn im xuống đáy biển suốt cả mùa hè, hầu như không ăn uống và bơi lội. Chỉ khi bắt đầu lập thu, thời tiết mát dịu dần Hải sâm mới thức dậy vànổi lên mặt nước kiếm ăn. Đó là câu hỏi tại sao, sau tiết Lập thu mới thấy Hải sâm xuất hiện.
Hai bên bao trùm cả hình dạng ngoài và cấu tạo của nhiều cơ quan bên trong. Cơ thể Hải sâm giống như qu
tia. Chân ống ở mặt bụng phát triển, có giác, giữa nhiệm vụ chuyển vận, còn chân ống ở mặt lưng tiêu giảm, không có giác. Có 5-10 xúc tu để bắt mồi, xúc tu giữa nhiệm vụ xúc giác, chúng không có mắt. Chỉ có một tuyến sinh dục là một chùm ống dài nằm cạnh màng treo ruột, phần lớn phân tính, trứng và tinh trùng cùng ở một tuyến sinh dục, nhưng hình thành ở những thời gian khác nhau. Nó thường thải tinh trùng và trứng vào buổi tối, giống như một dải khói trắng phụt ra. Trứng thụ tinh và phát triển ở ngoài cơ thể, từ trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng hình tai có vành tiêm mao bơi trong nước, rồi qua dạng ấu trùng có 5 xúc tu (Có một số Hải sâm, nhất là các loài sống ở vùng cực, không qua giai đoạn ấu trùng sống tự do, trứng phát triển ngay trên cơ thể mẹ tới dạng con non. Có một số loài có khả năng sinh sản vô tính theo kiểu chia cắt cơ thể, rồi tái sinh lại phần thiếu hụt. Hải sâm thích sống trên nền đáy hoặc chui rúc tròng bùn, ở các bờ đá, đảo san hô, đá ngầm, cát bùn. Ở vùng có thức ăn phong phú Hải sâm ít đi động, nó rất nhạy cảm với nước bẩn. Khi bị kích thích mạnh trứng nôn toàn bộ ruột gan ra ngoài và cơ thể có thể tái sinh lại sau khoảng 9 ngày. Thức ăn chính là vụn hữu cơ, sinh vật tảo nhờ, trùng có lỗ, trùng phóng xạ, và các loài Ốc. Phân nhiều và có từng đoạn dài là dấu hiệu thăm dò vùng tập trung Hải sâm. Bờ biển Việt Nam đã biết có khoảng 50 loài Hải sâm. Trên thế giới có khoảng 40 loài để dùng làm thuốc và thức ăn.
Phân bố:
Ở Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác, Hải sâm từ lâu đã là món ăn quí. Vì thế mà nó được liệt vào ngang hàng với Sâm, thuộc (sơn hào hải vị) bổ, dùng cho giai cấp quí tộc thời phong kiến. Trên thị trường Hải sâm được bán dưới dạng khô và đã bỏ hết ruột. Ngày nay là loài xuất khẩu đắt tiền.
Phân biệt hải sâm:
Có nhiều loài Hải sâm, ở vịnh Bắc bộ Việt Nam phổ biến có các loại Leptopentacta typica Stichopus, Chloronotus holothuria Martensii, Protankyra Pseudodigitata.
1- Holothuria là giống gồm nhiều loài ở biển Việt Nam (hiện biết 11 loài), phổ biến nhất trong vịnh Bắc bộ là Holothuria martensil L sống ở vùng nước dưới triều, có 20 xúc tu. Ngoài ra còn gặp Sâm gai (Stichopus Varienatus), loại Sâm có giá trị kinh tế.
2- Loài có xúc tu chia nhánh. Ở vịnh Bắc bộ thường gặp các loài trong họ Cucumariidae, phổ biến ven bờ là Leptopentacta Tybica là loại Hải sâm nhỏ, có 10 xúc tu trong đó có 2 xúc tu nhỏ ở phía bụng.
3- Loài không có chân ống, hình dạng chung giống giun. Bờ biển sâu (10-50m) có đáy là bùn cát hay bùn nhuyễn, ở nước ta thường gặp Protankyra Pseudodigitata có 12 xúc tu.
Hầu hết được dùng với tên Hải sâm.
Mô tả dược liệu:
Loại to mà dài, da không có gai là loại kém. Loại có màu đen thịt dính, da có nhiều gai là loại tốt và qúy.
Thu bắt, sơ chế:
Ngư dân đánh bắt được thường đem phơi hay sấy khô dùng làm thuốc hay thực phẩm
Phần dùng làm thuốc: Nguyên cả con.
Bào chế hải sâm thành thuốc:
- Rửa sạch phơi khô, sấy giòn.
- Khi dùng ngâm nước cho mềm, xắt lát, phơi dòn, tán bột.
- Thu bắt về cạo rửa cho sạch bằng nước muối, lộn trong ra ngoài, rửa sạch, phơi khô, sấy giòn. Khi dùng ngâm vào nước cho mềm xong xắt mỏng 3-5 ly, sao với gạo nếp cho phồng vàng lên. Tán bột rồi kết hợp với các thuốc khác hoặc làm hoàn, hoặc nấu cháo ăn.
Bảo quản:
Giữ kỹ, để nơi khô ráo, thỉnh thoảng phơi lại. Tránh ẩm mốc, sâu bọ.
Thành phần hóa học của hải sâm
Trong hải sâm có 21,45% protein, 0,27% lipit, 1,37% gluxit và 1,13% tro, trong tro chủ yếu gồm canxi 0,118, photpho 0,22, sắt 0,0014, kali 0,07. Thành phần chủ yếu trong protein là acginin và xystin.
Tác dụng dược lý
Kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy các chất lipit tổng hợp lấy từ các tế bào của động vật không xương sống ở biển có công dụng lớn trong việc phòng và chữa bệnh xơ vữa động mạch.
P. A. Manaxova (Đại học y khoa quốc gia Vladivoxtoc) đã phát hiện thấy việc đưa vào dạ dày những con thỏ bị xơ vữa động mạch nặng những chất lipit tổng hợp của hải sâm Viễn đông- Stichopus ịaponicus đã làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất protit và lipit trong máu và gan của thỏ. Trong cơ tim và gan có sự tăng hoạt tính, hấp thụ ôxy tăng, có nghĩa là quá trình oxy hóa khử đã được đẩy mạnh. Bệnh xơ vữa động mạch đã thuyên giảm rõ rệt trong cơ thể các động vật bị bệnh.
Vị thuốc hải sâm
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
Vị ngọt, mặn. Tính ấm, Không độc.
Quy kinh:
Vào 2 kinh tâm và thận
Công dụng:
Hải sâm Bổ thận, ích tinh, tráng dương, tư âm, giáng hỏa.
Chủ trị:
Hải sâm + Trị suy nhược thần kinh, bổ thận, ích tinh tủy, mạnh sinh lý, bổ âm giáng hỏa, tiêu đàm dãi, cầm giảm tiểu tiện, nhuận trường, trừ khiếp sợ yếu đuối.
Liều dùng:
Thường dùng dưới dạng nướng dòn, nghiền thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 đến l0g, dùng nước nóng hay rượu để chiêu thuốc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hải sâm
Trị táo kết, bón do hư hỏa:
Dùng Hải sâm, Mộc nhĩ, xắt nấu chín, bỏ vào trong ruột heo nấu chín ăn.
Trị hưu tức lỵ (lỵ mãn tính),
Mỗi ngày sắc Hải sâm uống.
Trị các loại lở loét
Hải sâm sấy khô, tán bột, bôi.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thiếu máu.
Bài thuốc này là sự kết hợp giữa hải sâm và đại táo, có tác dụng cho các bệnh nhân bị thiếu máu, rất tốt cho chị em sau sinh. Dùng một lượng bằng nhau hải sâm và đại táo đã bỏ hạt, đem sấy khô rồi tán thành bột, uống ngày 2 lần mỗi lần 9g với nước ấm.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, suy nhược sút cân.
Dùng 20g hải sâm, 100g gạo nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn. cháo hải sâm, nên ăn liên tục trong 1 tuần để có kết quả tốt
Táo bón do âm hư.
Hải sâm 30g, ruột già lợn 120g làm sạch, mộc nhĩ đen 15g, ba thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn liên tục trong nhiều ngày.
Đau lưng do thận hư.
Hải sâm có tác dụng bổ thận ích tinh do đó nó được dùng nhiều trong các bài thuốc giúp cho thận mạnh khỏe hơn. Trong trường hợp chữa đau lưng do thận hư, bạn có thể dùng 30g hải sâm, 60 xương sống lợn, 15g hạt hạnh đào. Ba thứ trên rửa sạch, hầm nhừ và ăn trong nhiều ngày.
Bổ thận, bồi bổ cơ thể sau suy nhược.
Bài thuốc dùng hải sâm hầm với thịt dê được biết đến như một món ăn ngon miệng vừa giúp bổ thận, bồi bổ cơ thể. Dùng trong các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu dắt, người cao tuổi suy nhược, chân tay lạnh.
Cách chế biến: Dùng 30g hải sâm, 120g thịt dê, cả hia thái lát, thêm gia vị nấu thành súp.
Hỗ trợ điều trị di tinh.
Hải sâm 50g, cật dê 1 đôi, kỷ tử 10g, đương quy 12g. Cho các vị trên vào nồi nấu chung cùng với 1 lít nước hầm đến khi nhừ. Ăn ngày 1 lần. Ăn liền 1 tuần.
Bổ khí huyết, hạ huyết áp.
Nguyên liệu bao gồm: 50g hải sâm, 30g tỏi, 100g gạo, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Tất cả các nguyên liệu trên nấu nhừ thành cháo. Bệnh nhân nên ăn vào buổi sáng và ăn liên tục trong 7 ngày.
Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.
Cháo hải sâm gạo tẻ được biết đến là món cháo bồi bổ được dùng nhiều trong các trường hợp suy nhược thần kinh. Món ăn này có thể ăn thường xuyên. Dùng 30g hải sâm, 100g gạo tẻ. Hải sâm ngâm rửa sạch, thái lát, cho vào nồi nấu với gạo tẻ thành cháo. Nêm nếm gia vị vừa ăn là được.
Tham khảo
Kiêng kị
Một lưu ý nữa là những người bị tiêu chảy, bị lỵ, viêm đại tràng cấp tính, hoạt tinh, người có thể tạng đàm thấp (mập phì) thì không nên dùng hải sâm.
Theo đông y, khi đang dùng các đơn thuốc có vị cam thảo cũng không nên ăn hải sâm.
Hải sâm là vị thuốc quý được sử dụng chế biến các món ăn bổ dướng cũng như trị bệnh. Người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng để mua được vị thuốc tốt.
SA SÂM
Tên khác
Tên dược: Radix Glehniae.
Tên thực vật: Glehnia littoralis Fr. Sehmidt ex Miq....
Tên thường gọi:Glehnia root; (sa sâm).
Tên khoa học: Launaea pinnatifida Cass cMicrorhynchus sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd.), thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Tên gọi khác: pissenlit maritime, salade des d lines.
Thuốc có công dụng như sâm mà lại mọc ở cát.
Tiếng Trung: 北沙参
Cây sa sâm
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Loại cỏ sống lâu năm, có rễ mềm mọc thẳng, dài 15-25cm màu vàng nhạt. Mỗi gốc có thể mọc ra 2 hay 3 thân bò hình sợi dài. Thân bò như những cây khác, cứ như vậy mọc lan chạy dài mãi. Lá mọc ở gốc xếp thành hoa thị ở quanh gốc, lá dài 5- 8cm xẻ lông chim gồm 7-8 thuỳ, các thuỳ dưới thon lại thành cuống. Mép lá có răng cưa thưa và không đều trông giống lá cải cúc hay bồ công anh.
Hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở đốt và ở gốc. Cuống ngắn, mọc đơn độc, thành. Quả bế hình trụ, đầu hơi thon lại, dài 4mm có chùm lông sớm rụng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này mọc hoang phổ biến ở các bờ biển Việt Nam, vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Vào các tháng 3-4 và 8-9, nhân dân đào về rửa sạch bằng nước vo gạo, đồ chín rồi phơi khô.
Có nơi hái về rửa sạch, ngâm nước phèn chua 1/5 hoặc 2/5, phơi cho se, xông diêm sinh hơn 1 giờ rồi mới phơi khô hẳn.
Thành phần hóa học
Sa sâm bắc có tinh dầu, acid triterpenic, β-sitosterol, polysaccharid, nhiều dẫn chất coumarin, dẫn chất của psoralen và scopoletin… có tác dụng giãn mạch, tăng trương lực cơ tim, trừ đàm và kháng trực khuẩn.
Tác dụng dược lý
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Vị thuốc sa sâm
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Quy kinh:
Vào kinh phế, vị
Công dụng:
Dưỡng âm thanh phế, tả hoả, chỉ thấu, ích vị sinh tân.
Chủ trị:
Viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; Bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước.
Liều lượng:
10-15g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ:
- Không phải âm hư phổi táo, ho thuộc hàn không nên dùng.
- Sa sâm tương tác với Lê lô
- Một số bệnh nhân bệnh viêm gan C có biểu hiện đau tức vùng gan khi dùng Sa sâm
Bảo quản:
Cần sấy qua diêm sinh rồi cất trữ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sa sâm
Viêm phế quản mãn tính, dãn phế quản, lao phổi
Sa sâm 12-20g, Ngọc trúc 8-12g, Cam thảo 4g, Tang diệp 8-12g, Biển đậu 8-12g, Thiên hoa 8-12g. Cách dùng: sắc nước uống.
Trị máu thiếu, da vàng.
Bột nghệ 12g, Hồi hương 4g, Nhục quế 4g, Sa sâm 12g.
Trị chứng phế vị táo nhiệt, ho khan ít đờm, họng khô, miệng khát
Thang sa sâm mạch đông: Sa sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc 12g, thiên hoa phấn 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Ngày uống 1 thang.
Trị chứng hư nhược khí ngắn, phổi yếu, mất tiếng.
Thang thanh kim ích khí: Sa sâm 20g, hoàng kỳ 4g, sinh địa 20g, tri mẫu 12g, huyền sâm 12g, ngưu bàng tử 12g, xuyên bối mẫu 6g. Sắc uống.
Trị hư lao, thổ huyết, nóng sốt, phổi yếu, mạch nhanh, khó thở.
Sa sâm nam 15g, tía tô 10g, gừng nướng 5 lát, cửu lý hương sao 4g, chè mạn 2g, chanh non 1 quả (thái miếng). Sắc uống 2 lần trong ngày.
Chữa viêm phổi, ho đờm, tức ngực.
Thang ích vị: Sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc 12g, mạch đông 12g. Sắc uống.
Trị bệnh nhiệt về cuối kỳ phạm đến tân dịch, còn sốt lai rai, họng khô, miệng khát.
Hoặc sa sâm nam 20g, rễ vú bò 20g, hà thủ ô 20g, bạch truật nam 20g, rễ cà gai 20g, hoài sơn 12g, rễ cây lứt 12g, cam thảo nam 12g, trần bì 8g, gừng 4g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Có thể sấy bột làm viên, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 20g.
Tham khảo
Nguồn gốc sa sâm
Sa sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây san hô thái (Glehnia littoralis Fr. Schmidt. Ex Miq.), thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Nam sa sâm là rễ của loài sa sâm (Adenophora veticillata Fisch.), thuộc họ hoàng liên (Campanunaceae). Đây là vị thuốc vẫn nhập từ Trung Quốc. Công dụng tương tự như bắc sa sâm, nhưng tác dụng dưỡng âm kém bắc sa sâm, tác dụng trị ho lại mạnh hơn.
Thận trọng và chống chỉ định:
Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp mắc hội chứng hư hàn. Sa sâm tương tác với lê lộ.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:177.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

Old school Easter eggs.