SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
HỔ PHÁCH - 琥珀
Tên khác
Tên thường dùng: Hổ phách (Xuất xứ: Lôi công bào chích luận). Dục phái(育沛), Giang Châu(江珠), Thú phách (兽魄), Đốn mưu (顿牟)Minh phách, Lạp phách, Hương phách, Giang châu(Bản Thảo Cương Mục),A kinh ma át bà(Phạn Thư),Đơn phách, Nam phách, Hồng châu, Hổ phách, Đại trùng phách(Hòa Hán Dược Khảo),Hồng tùng chi, Hề phách, Hoa phách, Thủy phách, Thạch phách, Vật tượng phách(Lôi Công Bào Chích Luận),Huyết phách, Mao phách, Quang phách, Tây huyết phách, Hồng hổ phách, Hổ phách tiết, Tây vân phách(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Amber, succinus, Fossil Resin Succinum Ex Carbon
Tên thực vật: Pinus Spp
Nguồn gốc: Là hợp chất carbon-hydrogen nhựa cây trôn vùi dưới đất lâu ngày ngưng kết mà thành của thực vật họ Tùng (pinaceae) cổ đại.
Hổ phách ( Nhựa cây thông)
(Mô tả, hình ảnh hổ phách, phân bố, thu hoạch, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả:
Hổ phách là nhựa của cây thông cổ đại hiện nay đã tuyệt chủng có tên khoa học là Pityoxylon succinifer Krauss. Những cây thông này mọc thành rừng ở bờ biển châu Âu và Nam Mỹ, những vùng rừng Thông này hiện bị vùi dưới biển, dưới đất trong những mỏ than.
Tuy nhiên hiện nay Hổ phách có được do nhựa cây Thông (Pinus Sp) lâu năm kết tinh lại thành từng cục ở dưới đất.
Thu hoạch:
Để có Hổ phách người ta đào ở những mỏ than có Hổ phách hoặc nhặt được ở bở biển do bão táp ngoài biển đã đào được những cục Hổ phách chìm sâu dưới đáy biển lên, có khi phải lặn xuống biển sâu để mò.
Phần dùng làm thuốc:
Nhựa cây.
Mô tả dược liệu:
Hổ phách là những cục lớn nhỏ không đều, trong suốt có màu vàng hay đỏ, loại sẫm đen là xấu, người ta thường giả Hổ phách để làm tràng hạt, nút áo. Thông thường Hổ phách lớp ngoài cùng phủ một lớp mỡ, thơm, rất cứng, khi vỡ vết vỡ tròn nhẵn, mỡ hay trong mỡ không có vị gì, khi đun nóng lên nó toả ra một mùi thơm dễ chịu. Không tan trong nước, một phần nào tan trong cồn, eter và clorofoc. Cục Hổ phách lớn có thể lớn tới 10kg. Khi muốn thử người ta xát Hổ phách vào len hoặc vải thì phát điện hút được hạt Cải. Hổ phách cứng mà dòn, nghiền ra bột ngay, rất nhẹ, đốt ra khói trắng thơm, nếu ra khói đen là loại nhựa Thông.
Bào chế:
- Khi dùng Hổ phách làm thuốc, lấy nước hoà với bột nhân hột Trắc bá, cho vào trong nồi đất, bỏ Hổ phách vào nấu độ 2 giờ thì có ánh sáng lạ thường, xong nghiền thành bột dùng (Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải).
- Chế với sữa người rồi tán bột dùng (Bản Thảo Cương Mục).
- Chế với sữa người hoặc nghiền bột mịn để dùng (Trung Dược Học).
Thành phần hóa học
Các phân tích cho thấy hổ phách có công thức cấu tạo là C40H64O4, viết gọn là (C10H16O)4.
Đem đun nóng, hổ phách tỏa mùi hương dễ chịu. Hổ phách dẫn nhiệt rất kém. Thales đã phát hiện ra từ 600 năm trước Công nguyên rằng khi chà xát liên tục vào miếng vải hoặc miếng len thì hổ phách sinh điện.
Chủ yếu hàm chứa nhựa cây, tinh dầu bay hơi.
Tác dụng dược lý
Dùng trong YHCT
Vị thuốc hổ phách
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Vị ngọt và tính ôn
Quy kinh
Vào kinh tâm, can, phế và bàng quang
Công dụng
An dịu và an thần, tăng cường tuần hoàn và giải ứ huyết, lợi tiểu.
Chỉ định và phối hợp:
- Cơn co giật và động kinh trẻ em: Dùng phối hợp với toan táo nhân và dạ giao đằng
- Ít kinh nguyệt hoặc vô kinhdo ứ huyết: Dùng phối hợp với đương qui, nga truật và ô dược dưới dạng hổ phách tán.
- Rối loạn đường tiết niệu biểu hiện như hay đi tiểu, đi tiểu đau, đi tiểu ra máu hoặc hình thành sỏi canxi niệu quản: Dùng phối hợp với kim tiền thảo, mộc thông và bạch mao căn
Liều dùng:
Dùng từ 1,5-3g
Tán bột uống hay dùng vào hoàn tán, cũng có thể dùng ngoài.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc hổ phách
Chữa ứ huyết bên trong do ngã từ trên cao xuống:
Cạo hột Hổ phách, uống 6g với rượu, hoặc 2-3 muỗng Bồ hoàng, ngày uống 4-5 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
Chữa bí đái ở trẻ
Dùng hổ phách 30g tán bột, dùng 4 thăng nước, Hành tăm (Thông bạch) 10 củ, sắc còn 3 thăng nước bỏ vào 6g bột Hổ phách uống nóng. Trị các loại sỏi sạn bàng quang và các chứng lâm đều dùng được (Thánh Huệ Phương).
Tiểu gắt:
Hổ phách tán bột 6g, Xạ hương 1 chút, uống với nước sôi nguội, hoặc sắc uống với nước Thuyên thảo, người già hoặc người suy nhược uống với nước sắc Nhân sâm, cũng có thể làm viên với mật, uống với nước sắc Phục linh (Phổ Tế Phương).
Chữa động kinh ở trẻ
Hổ phách, Đơn sa mỗi thứ 1 ít, Toàn yết 1 con tán bột, lần uống 3g với nước sắc Mạch môn đông (Trực Chỉ Phương).
Hổ phách được, Đơn sa, Tê giác, Linh dương giác, Thiên trúc hoàng, Viễn trí, Phục thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Hổ phách, Phòng phong mỗi thứ 3g, Đơn sa nửa chỉ, Tán bột trộn với sữa heo chừng 3g thuốc cho uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Hổ phách 5 phân, Đởm nam tinh 3g, Cương tàm 3g, Hùng hoàng, Thần sa mỗi thứ 5 phân, Đảng sâm, Phục linh mỗi thứ 9g, Thiên trúc hoàng 3g, Câu đằng 9g, Ngưu tất, Xạ hương, mỗi thứ 3 phân. Tán bột làm viên, chia làm 2 lần uống (Hổ Phách Bảo Long Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tiểu tiện ra huyết
Hổ phách tán bột, lần uống 6g với nước sắc Đăng tâm (Trực Chỉ Phương).
Bất tỉnh do chấn thương
Hổ phách tán bột 3g trộn với Đồng tiện, uống 3 lần thì đỡ (Qủy Di Phương).
Chữa chóng mặt sau sinh
Dùng Hổ phách, Một dược, Nhũ hương, Diên hồ sách, Can tất, Miết giáp tán bột, dùng các vị sau làm tá Nhân sâm, Ích mẫu thảo, Trạch lan, Sinh địa, Ngưu tất, Đương quy, Tô mộc làm thang sắc uống với thuốc trên. Trị trưng hà, sản dịch ra không dứt, đau bụng, đau bụng dưới, khi nóng, khi lạnh, rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chữa phụ nữ đau bụng do ác huyết:
Hổ phách, Đại hoàng, Miết giáp tán bột, mỗi lần uống 6g với rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị đàn bà đau bụng có khối u, chóng mặt sau khi sinh, trưng hà:
Hổ phách, Miết giáp, Kinh tam lăng mỗi thứ 30g, Một dược, Diên hồ sách mỗi thứ nửa lượng, Đại hoàng 6 thù, sao, tán thành bột, uống với rượu, mỗi lần 9g, lúc đói. Người quá suy nhược giảm Đại hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị Tâm có nhiệt, tiểu trường bị nhiệt nên tiểu không thông, uống vào thì khỏi:
Hổ phách, Đơn sa, Hoạt thạch, Trúc diệp, Mạch môn đông, Mộc thông (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chữa đau mắt đỏ, mắt có màng mây
Hổ phách, Nhân trảo (móng tay người), Trân châu, Mã não, San hô (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chữa thần chí bất định, mệt mỏi hay quên:
Hổ phách 3g, Đảng sâm 9g, Nam tinh 6g, Phục thần 9g, Phục linh 9g, Nhân sâm nhũ (sữa người) 30g, Châu sa 5 phân, Viễn chí 6g, Xương bồ 6g. Làm thành viên, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước Hổ phách (Định Chí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữa tiểu ra máu, tiểu ra sỏi:
Hổ phách 5 phân, Trư linh 9g, Biển súc, Mộc thông, mỗi thứ 6g. Tán bột chia làm 2 lần uống với nước nóng (Hổ Phách Tán -Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
Chữa khí trệ do ứ huyết, kinh nguyệt không thông:
Hổ phách 5 phân, Đương quy, Nga truật, Ô dước, mỗi thứ 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2-3 lần với nước nóng (Hổ Phách Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trưng hà, đau bụng ứ huyết sau khi sinh:
Hổ phách 5 phân, Miết giáp 9g, Tam lăng 9g, Diên hồ 6g, Mộc dược 3g, Đại hoàng 9g. Tán bột, mỗi lần uống 2 - 9g, ngày 2 - 3 lần, uống với Rượu, lúc đói (Hổ Phách Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Âm hư nội nhiệt, thủy suy hỏa vượng cấm dùng.
Nội tạng không có ứ trệ cấm dùng.
Tiểu nhiều cấm dùng.
Chất này được dùng dưới dạng bột và viên, không dùng dưới dạng thuốc sắc.
Tham khảo
Hổ phách cảm thụ được khí của hành mộc, thổ mà kiêm cả hỏa hoá, cho nên có công đối với tỳ thổ, tỳ có khẳ năng vận hóa, phế kim giáng xuống thì tiểu tiện tư thông. Vả lại, phục linh sinh ở âm mà thành ở dương, sinh hóa ít ngày, chỉ có thể lưu thông phần khí, mà an tâm lợi thủy. Hổ phách thì sinh ở dương mà thành ở tâm, bẩm thu nhiều ngày, cho nên chữa được bệnh về huyết mà định tâm hoá khí (Dược Phẩm Vậng Yếu). Ô MAI
Tên khác:
Tên dân gian: Vị thuốc ô mai còn gọi Mai thực(Bản Kinh), Huân mai(Bản Thảo Cương Mục), Sào yên cửu trợ(Hòa Hán Dược Khảo), Hắc mai, Khô mai nhục(Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược), Mơ(Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học: Armeniaca vulgaris Lamk
Họ khoa học: Họ Hoa Hồng (Rosaceae).
Cây mơ
(Mô tả, hình ảnh cây mơ, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Cây mơ không chỉ là cây ăn quả mà còn là một cây thuốc quý. Cây cao 3-4m. Lá đơn, hình bầu dục, mọc so le, lá có cuống, ngọn lá nhọn, mép có khía răng nhọn. Hoa trắng 5 cánh. Quả hạch màu vàng xanh có lông tơ.
Mơ được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, nhiều nhất ở chùa Hương (Hà Sơn Bình).
Thu hái:
Vào tháng 3-4 khi quả chín, vỏ vàng là hái được.
Bộ phận dùng:
Quả (trái) đã chế biến (Fructus Mume). Quả lớn, vỏ ngoài mầu den, cùi dầy, hạt nhỏ, mềm ẩm, vị rất chua là loại tốt.
Mô tả dược liệu:
Vị thuốc ô mai là vị thuốc quý, ô mai có dạng hình cầu, không theo 1 quy tắc nào, hoặc hình tròn dẹt, to nhỏ khôngeều nhau, đường kinh 2-2,6cm. Vỏ ngoài mầu đen hoặc đen nâu, nhăn, một đầu có rốn tròn lõm xuống. Cùi mềm có thể bóc được, hạt cứng, hình bầu dục, mầu vàng nâu, trong có 1 hạt nhân mầu vàng nhạt, không mùi, nghiền với nước có mùi thơm đặc biệt. Cùi quả hơi có mùi chua đặc biệt, vị rất chua.
Bào chế:
+ Hái qủa về, phơi trong râm cho héo. Nhúng vào nước đang sôi cho đến khi quả hơi nứt. Vớt ra, trải mỏng, phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khi khô, vỏ nhăn lại thì đem đồ rồi lại phơi. Cứ làm vậy cho đến khi Ô mai tím đen thì thôi (Dược Liệu Việt Nam).
+ Bỏ hột, dùng khói lửa hun thành mầu đen (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản: Ô mai
+ Để nơi khô kín, nên hút ẩm.
Thành phần hóa học:
Trong ô mai có Citric acid, Malic acid, Succinic acid, Sitosterol (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+ Trên thực nghiệm súc vật chứng minh rằng Ô mai có tác dụng làm táng miễn dịch của cơ thể (Trung Dược Học).
+ Ô mai có tác dụng ức chế ruột cô lập của thỏ. Bài Ô Mai Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược) có tác dụng làm thư gĩan cơ Oddi và tăng tiết mật (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Ô mai có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn gây viêm phổi, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn Salmonella typhi, Shigella sonnei, nhiều loại trực khuẩn khác và 1 số nấm gây bệnh (Chinese Herbal Medicin).
+ Tác dụng chống dị ứng: Trên súc vâït thí nghiệm, nước sắc Ô mai có tác dụng giảm tỉ lệ tử vong của chuột lang gây choáng bằng chất Albumin (Chinese Herbal Medicin).
+ Tác dụng chống ung thư: In vitro, Ô mai có tác dụng ức chế trên 90% ung thư cổ tử cung loại JTC26 (Chinese Herbal Medicin).
Vị thuốc hà thủ ô mai
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị: Ô mai
+ Vị chua, tính bình (Bản Kinh).
+ Tính hoãn, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Vị chua, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị chua, chát, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tỳ, Phế, phần huyết (Thang Dịch bản Thảo).
+ Vào kinh Can (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Phế, Vị, Đại trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Phế, thận ((Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Phế, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Kiện Vị, cố trường, nhu Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thu liễm, sinh tân, an hồi, khu trùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Sáp trường, liễm Phế, sát trùng, sinh tân dịch (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị ho lâu ngày, hư nhiệt, phiền khát, sốt rét lâu ngày, tiêu chảy lâu ngày, kiết lỵ lâu ngày, tiêu ra máu, tiểu ra máu, băng huyết, bụng đau do giun, nôn mửa, giun móc, da viêm (ngưu bì tiễn), hoại tử (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị tiêu chảy lâu ngày, lỵ ra máu, hồi quyết (chân tay lạnh do giun gây nên), miệng khô.
Liều dùng:
Liều thường dùng 6 – 30g cho vào thuốc sắc.
Dùng ngoài theo yêu cầu, tán nhỏ đắp ngoài. Trường hợp dùng cầm máu, trị tiêu chảy, nên sao cháy.
Chú ý: thuốc có tác dụng thu liễm nên không dùng độc vị trong trường hợp có thực nhiệt tích trệ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc ô mai
Trị tiêu khát, tiểu đường:
Ô mai, Thiên hoa phấn, Cát căn, Hoàng kỳ, Mạch môn đều 10g, Cam thảo 3g. Sắc uống. Hoặc chế thành hoàn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g (Ngọc Tuyền Hoàn - Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Trị tiêu khát, phiền muộn:
Ô mai nhục 80g, sao sơ. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắcvới 2 chén nước, còn 1 chén, lọc bỏ bã, cho thêm 200 hạt Đạm Đậu xị vào sắc tiếp còn ½ hén, uống nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).
Trị kiết lỵ, khát:
Ô mai, sắc nước uống thay nước trà hàng ngày (Phù Thọ Tinh Phương).
Trị sản hậu bị chứng lỵ, khát:
Ô mai 20 trái, Mạch môn 12 phần. Mỗi lần dùng 1 chén nước, sắc còn 7 phân, uống dần (Tất Hiệu Phương).
Trị xích lỵ, bụng đau:
Ô mai nhục, Hoàng liên (sao) đều 160g. tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước cơm (Thánh Huệ phương).
Trị kiết lỵ ra mủ, máu:
Ô mai 40g, bỏ hột, đốt sơ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm là khỏi ngay (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị hưu tức lỵ rất thần hiệu:
Ô mai, Tế trà (trà vụn nhỏ), Can khương. Ba vị bằng nhau, tán bột, làm thành viên, uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ho lâu ngày, cơ thể mệt mỏi:
Ô mai, lượng vừa đủ nấu thành cao. Mỗi tối, trước lúc đi ngủ, uống với mật ong (Ô Mai Cao - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Trị ho lâu ngày do Phế hư:
Ô mai 12g, Anh túc xác 6g, Bán hạ, Hạnh nhân đều 12g, Tô diệp 8g, A giao, Sinh khương đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Nhất Phục Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị lỵ lâu ngày, tiêu chảy lâu ngày:
Ô mai, Nhục đậu khấu, Kha lê lặc đều 12g, Anh túc xác 6g, Thương truật, Đảng sâm, Phục linh đều 12g, Mộc hương 6g, Cam thảo 4g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g. hoặc sắc uống (Cố Trường Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bụng đau do giun:
Ô mai 12g, Xuyên tiêu 4g, Đại hoàng, Mang tiêu, Tân lang đều 12g, Mộc hương 6g, Chỉ thực, Khổ luyện căn bì đều 12g, Can khương 6g, Tế tân 4g. sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị giun chui ống mật:
Ô mai, Tân lang, Khổ luyện căn bì, Sử quân tử đều 12g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trĩ nội:
Lục Đức Viêm dùng Ô mai chế thành thuốc chích (0,4g thuốc sống/ml, mỗi lần dùng 5 – 20ml, tối đa không quá 30ml). Cho bệnh nhân nằm nghiêng, gây tê vô trùng, cho búi trĩ ra ngoài hậu môn, chích vào trung tâm búi trĩ, vào tầng dưới niêm mạc cho đến khi búi trĩ thay mầu. Đã trị 110 ca các loại nội trĩ, trĩ hỗn hợp, kết quả tốt (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1980, 5: 29).
Trị gan viêm do virus:
Ô mai 40-50g (trẻ nhỏ giảm liều), sắc với 500ml nước còn 250ml, chia làm 2 lần uống, ngày 1 thang. Đồng thời có uống thêm Vitamin C và B. đã trị 74 ca, 66 ca kết quả tốt, có kết quả 7 ca, không kết quả 1 ca. Thuốc có tác dụng hạ men Transaminasa, hết vàng da, các triệu chứng lâm sàng giảm bớt (Từ Tuyền – Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 11: 694).
Trị trẻ nhỏ tiêu chảy: Mã Nghiệp Canh dùng:
. Trẻ dưới 1 tuổi: Ô mai 1g, Bicarbonat Natri 0,25g x 3 lần /ngày.
. Trẻ trên 1 tuổi: Ô mai 1,5g, Bicarbonat Natri 0,25g x 3 lần /ngày.
3 ngày là 1 liệu trình. Đã trị 67 ca, khỏi 65 ca, tốt 1, không kết quả 1. Tỉ lệ đạt 98,5% (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1988, 6: 566).
Tham khảo:
+ Ô mai là âm dược, kỵ hành sống (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Ô mai hoa nở vào mùa Đông, đến mùa hè thì thành qủa, hoàn toàn được khí của hành Mộc, vì vậy vị của nó rất chua. Sách Nội Kinh ghi: Mộc khúc trực tắc toan là như vậy. Đởm là Giáp Mộc, Can là Ất Mộc, dưới lưỡi có 4 khiếu, 2 cái thông với dịch trấp của Đởm, vì vậy, ăn chua thì sinh ra tân dịch (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Ô mai rất chua. Chua chủ về thu liễm, công dụng cho vào thuốc là ở vị chua. Da thịt gặp vị chua thì thu sáp, do đó, ho lâu ngày, hạ huyết, sát vào chân răng, tiêu được thịt dư đều có thể dùng Ô mai. Trùng tích gặp chua thì nằm im, cho nên đối với chứng hồi quyết, sốt rét và lỵ lâu ngày, lúc khỏi lúc tái phát đều có công hiệu. Nếu dùng chung với Hoàng liên, Can khương, lấy sự phối hợp cay, đắng, chua thì sức sát trùng càng mạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Kiêng kỵ khi dùng ô mai
+ Ăn nhiều Ô mai răng sẽ bị tổn thương(Thực Liệu Bản Thảo).
+ Sôét rét mới phát, kiết lỵ mới bị: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Có thực tà: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển). RAU NGÓT
Còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc)
Tên khoa họcSauropus androgynus(L)Merr
Thuộc họ Thầu dầuEuphorbiaceae
Tên rau ngót trước đây được xác định làPhyllanthus elegans Wall,hiện nay tên này được dùng cho cây rau sắngPhyllanthus elegansL. thuộc cùng họ. Nhưng gần đây nhất, trong quyểnArbers foresties du Viet Nam,tome V, 198 tr. 147, hình 73, rau sắng lại được xác định là Meliantha suavis Pierre thuộc họ Opiliaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1.5-2m. Có nhiều cành mọc thẳng, vì người ta hái luôn cho nên thường chỉ cao 0.9-1m. Vỏ thân cây màu xanh lục, sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4-6cm, rộng 15-30cm cuống rất ngắn 1-2mm có hai lá kèm nhỏ, phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá nấu canh. Khi làm thuốc thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay.
C.Thành phần hoá học
Hoạt chất làm thuốc chưa rõ. Chỉ mới biết trong rau ngót có 5.3% protit, 3.4% gluxit, 2.4% tro trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64.5mg%), vitaminC (185mg%). Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết trong 100g rau ngót có 0.16g lysin, 0.13g metionin, 0.05g tryptophan, 0.25g phenylalanin, 0.34g treonin, 0.017g valin, 0.24g leuxin và 0.17 izoleuxin. Trong cây rau sắng rất gần với rau ngót có hàm lượng protit cao hơn (6,5%), trong đó thành phần axit amin cần thiết trong 100g rau có 0.23g lysin, 0.19g metiomin, 0.08g tryptophan, 0.25g phenylalanin, 0.45g treonin, 0.22g valin, 0.26g leuxin, 0.23g iaoleuxin.
D. Tác dụng dược lý
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
E. Công dụng và liều dùng
Lá rau ngót ngoàicông dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng làm chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi. Cách dùng như sau:
Chữa sót nhau: Hái độ 40g lá rau ngót rửa sạch giã nát.
Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào, văt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.
Có người dùng đơn thuốc này chữa chậm kinh có kết quả.
Có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân.
Chữa tưa lưỡi: Giã nát rau ngót tươi độ 5-15g, văt lấy nước uống. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.
Chữa hóc: Giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm.
Chú thích:
Để chữa sót nhau, có người chỉ dùng 15 hạt thầu dầu giã nát đắp vào gan bàn chân, trong vòng 15 phut nhau sẽ ra, cần rửa chân ngay. NGƯU BÀNG
Tên khác:
Tên thường dùng: Đại đao tử, á thực, Hắc phong tử, Thử niêm tử,Lệ Thực, Mã Diệc Danh Thử Niêm, Ngưu Bảng, Đại Lực Tử, Bảng Ông Thái, Tiện Khiên Ngưu, Biên Bức Thứ.
Tên khoa học:Arctium lappa Linn.
Họ khoa học: Họ cúc Asterraceae
Tiếng Trung:牛蒡, 恶实、荔实、马亦名鼠粘、牛蒡、大力子、蒡翁菜、便牵牛、蝙蝠刺
Cây ngưu bàng
(Mô tả, hình ảnh cây ngưu bàng, thu hái, phân bố, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây
Ngưu bàng là một cây thuốc quý. Ngưu bàng là một cây sống hằng năm hay 2 năm, cao chừng từ 1-1,5m. Phía trên phân nhiều cành. Lá mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá to rông. Hình tim, đương kính tới 40-50cm, cuống lá dài, mặt dưới lá mang nhiều lông trắng. Hoa tự hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm, cánh hoa màu hơi tím. Quả bé màu xám nâu hơi cong. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-8.
Phân bố, thu hái và chế biến.
Cây ngưu bàng mới di thực từ Trung Quốc sang nước ta mấy năm nay (1959). Ngay tại Trung Quốc, nguồn cung cấp chủ yếu cũng do trồng mà có ít thu nhập ở những cây mọc hoang. Trongdợt điều tra dược liệu Lào Cai ( Hoàng Liên Sơn) 7-1967, đoàn điều tra đã thấy ở vùng cao nguyên Bát Xát có cây ngưu bàng mọc hoang. Vào các tháng 8-9, khi quả chín thì hái về, đập lấy quả, phơi khô là được. Khi háo cần đeo găng cho khỏi bị gai ở quả đâm vào tay. Nếu dùng dễ thì hái vào mùa xuânnăm thứ hai, trước khi ra hoa, nếu không rễ sẽ bị xơ nhiều và mất hết tác dụng. Hái quả vào thang 8-9 thì cần gieo ngay, hạt mọc nới tốt, sau khi gieo 18 tháng, tức là mùa xuân năm sau, đào rễ về, rửa sạch, thái thành từng miếng dài 2cm, phơi hay sáy cho thật khô, mới khỏi mốc hỏng.
Mô tả dược liệu
Ngưu bàng tử là quả chín phơi hay sấy khô; Ngưu bàng căn là rễ thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, phơi hay sấy khô ở 70oC.
Thành phần hóa học
Trong quả ngưu bàngngười ta chiết xuất được 15-20% chất béo và một chất gọi là glucozit gọi là acttin C27H34O11. H2O. Ngòa ra còn lappin (ancaloit).
Khi thủy phân chất acttin (arotiin) bằng axit nhẹ, ta sẽ được chất actigenin C21H24O6 và glucoza. Trong chất béo thành phần chủ yếu gồm các glierit của các axit panmitic, stearic và oleic. Trong rễ ngưu bàng có tới 57% inulin ( có khi tới 70% ), 5-6% glucoza, một ít chất béo (0,4%), chất nhầy, chất đắng, nhựa và muối kali (nitrat và cacbonat). Trong lá có men oxydara rất mạnh.
Tác dụng dược lý
Tây y dùng lá ngưu bàng hái vào mùa xuân làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, tảy máu dùng trong các bệnh tê thấp, đau và xưng khớp, một số bệnh ngoài da ( hắc lào, mặt có nhiều Trứng cá, lở loét vv…). Còn dùng cho người bị đường tiện ( đái ra đường ) vì người ta cho răng cao rễ ngưu bàng có tác dụng dạ glucoza trong máu, dùng cuống và thân cây làm thức ăn có tác dụng làm tăng lượng glycongen trong gan.
Vị thuốc ngưu bàng
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Ngưu bàng có vị cay, đắng tính hàn
Quy kinh:
Vào hai kinh phế và vị
Tác dụng
Quả có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sát trùng.
Rễ có vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu (loại được acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái đường, diệt trùng và chống nọc độc.
Có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc: tuyên phế thấu chẩn. Dùng chữa ngoaị cảm , biểu chứng, ma chẩn ( đậu sỏi ), vị thấu ( không thấu), phong chẩn yết hầu sưng đau, ung thũng. Những người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng không dùng được. Nhân dân Châu Âu còn dùng lá non và thân, có khi dùng cả rễ đem giã nhỏ rồi đắp vào nơi rắn độc, sâu, bọ, ong, muỗi và rết cắn. Có lẽ do tác dụng của các men oxydaza có nhiều trong lá và th
Liều dùng:
Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc
Dùng ngoài liều không cố định
Kiêng kị:
Không dùng ngưu bàng cho người bị tiêu chảy, tâm tỳ hư
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc ngưu bàng
Chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng:
Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, cam thảo 3g sắc uống trong ngày.
Chữa cảm mạo, Thủy thũng, chân tay phù:
Ngưu bàng tử 80g sao vàng. Ngày uống 8g bột này chia làm 3 lần uống, dùng nước nóng chiêu thuốc.
Chữa trẻ con lên đậu mọc không thuận, nóng sốt cổ họng tắc:
Ngưu bàng (sao) 5g, kinh giới tuệ 1g, cam thảo 2g, nước 200ml, sắc còn 50ml cho uống. Nếu đậu mọc rồi vẫn uống được. Nếu đại tiện lợi chớ dùng.
Bài thuốc chữa phù thận cấp tính:
Ngưu bàng tử 6g (nửa sao, nửa uống) , phù bình ( Sao khô ), 6g, tất cả tán nhỏ ngày uống 3 lần mỗi lần uống 5g dung nước nong chiêu thuốc ( Kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền ).
Tán nhiệt, giải biểu: Các chứng cảm mạo phong nhiệt, toàn thân phát sốt, sợ lạnh, miệng khát họng rát, ho, khạc ra đờm vàng.
Bài 1: Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 - 4 lần tùy theo bệnh nặng nhẹ.
Thúc sởi, tống độc: Dùng khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt.
Bài 1: Ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống.
Bài 2: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 6g, cam thảo 3g, sắc uống trong ngày. Nếu đậu chẩn đã mọc vẫn uống được nhưng không dùng cho người bị đi phân lỏng, tỳ vị hư hàn.
Mát họng, giảm đau: Dùng khi phong nhiệt sinh ra viêm hạnh nhân, viêm yết hầu.
Bài thuốc: Ngưu bàng tử 16g, đại hoàng 12g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, kinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trừ đờm, dịu hen: Khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm.
Bài thuốc: Ngưu bàng tử 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tham khảo
Ngưu bàng căn được dùng trong các món ăn bài thuốc sau:
- Gà hầm ngưu bàng căn: Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, hai chân yếu mỏi.
- Ngưu bàng căn, lô căn hầm ruột lợn: Dùng cho các trường hợp trĩ và trĩ xuất huyết, viêm nứt hậu môn.
- Bánh bột ngưu bàng: Ngưu bàng căn 15g tán mịn, bột gạo tẻ 80g thêm nước trộn đều nặn thành bánh bột, thả vào nước đậu phụ nấu, thêm hành, tiêu, gia vị, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân cao tuổi có biểu hiện tăng huyết áp, di chứng tai biến mạch máu não, hoặc nghẽn mạch tạm thời liệt mặt, động kinh máy giật vùng mặt mắt.
- Canh dưỡng sinh gồm ngưu bàng căn, cà rốt, nấm đông khô được coi là thuốc chữa bách bệnh có khả năng ngăn ngừa và trị một số bệnh ung thư; mỗi ngày dùng khoảng 30g ngưu bàng căn.
Cuống lá và thân cây dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do có tác dụng hạ glucose máu và tăng lượng glycogen trong gan.
- Nước ép ngưu bàng căn: Ngưu bàng căn ép lấy nước 20ml, cho uống sau khi ăn. Dùng cho các trường hợp kích ứng bồn chồn, hồi hộp lo lắng, mất ngủ.
Kiêng kị:
Không dùng ngưu bàng cho người bị tiêu chảy, tâm tỳ hư PHỤ TỬ
Tên khác:
Tên thường dùng:Vị thuốc phụ tử còn gọiHắc phụ, Cách tử(Bản Thảo Cương Mục),
Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl
Họ khoa học:Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).
Cây phụ tử
( Mô tả, hình ảnh cây phụ tử, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Cây phụ tử là một cây thuốc quý, dạng cỏ cao 0,6-1m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn. Lá chia 3 thùy, đường kính 5-7mm, hình trứng ngược có răng cưa ở nửa trên. Hoa lớn màu xanh tím, mọc thành chùm dày, dài 6-15cm. Lá bắc nhỏ. Bao hoa gồm 5 bộ phận trong đó có 1 cái hình mũ, 2-5 tuyến mật. Quả có 5 đại mỏng như giấy, dài 23mâm, hạt có vảy ở trên mặt.
Phân bố
Cây thường mọc hoang ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, vùng Tây Bắc
Thu hái:
+ Vào tháng 8, trước khi hoa nở (Dược Liệu Việt Nam).
+ Khoảng Hạ chí (18 đến 28 tháng năm Âm lịch)
Bộ phận dùng:
Rễ củ. Củ cái gọi là Ô đầu, củ con đã chế gọi là Phụ tử.
Mô tả dược liệu:
+ Diêm Phụ Tử: Hình dùi tròn, dài khoảng 6,6cm, đường kính 3,3cm. Đầu củ rộng, chính giữa có vết mầm trở xuống, thân trên béo, đầy, chung quanh co sphân chi nổi lên như cái bướu, thường được gọi là ‘Đinh giác’. Bên ngoài mầu đen tro, bao trùm bột muối. Thể nặng, chỗ cắt ngang mầu nâu tro, có những đường gân lệch hoặc giữa ruột có khe hổng nhỏ, trong đó có muối. Không mùi, vị mặn mà tê, cay. Loại củ lớn, cứng, bên ngoài nổi bậc muối là tốt (Dược Tài Học).
+ Hắc Phụ Phiến: Những miếng cắt dọc không giống nhau, trên rộng, dưới hẹp, dài 2-4cm, rộng 1,6-2,6cm, dầy 0,5cm. Ngoài vỏ mầu nâu đen, trong ruột mầu vàng mờ, nửa trong suốt, dầu nhuận sáng bóng, thấy được đường gân chạy dọc. Chất cứng dòn, chỗ vỡ nát giống như chất sừng. Không mùi, vị nhạt. Lựa thứ đều, bên ngoài có dầu nhuận sáng là tốt (Dược Tài Học).
+ Bạch Phụ Phiến: giống Hắc Phụ Phiến nhưng toàn bộ đều mầu trắng vàng, nửa trong suốt, miếng mỏng hơn, dài 0,3cm. Không mùi, vị nhạt. Lựa thứ phiến đều, mầu trắng vàng, dầu nhuận, nửa trong suốt là tốt (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Diêm Phụ Tử: Chọn lấy thứ rễ Phụ tử hơi to, rửa sạch, ngâm trong nước pha muối, hàng này lấy ra phơi dần cho đến khi thấy bên ngaòi Phụ tử có nhiều tinh thể muối và hóa cứng là được. Sau đó giần qua để bỏ bột muối đi là dùng được.
+ Hắc Phụ Phiến: chọn thứ Phụ tử cỡ vừa, ngâm trong nước muối mặn vài ngày, lấy nước đó nấu sôi, vớt ra, rửa sạch, cắt thành phiến dầy. Lại ngâmvào nước muối nhạt và thêm thuốc nhuộm mầu vào làm cho Phụ tử có mầu trà đặc. Lấy nướcrửa cho đến khi nếm vào lưỡi không thấy tê cay nữa, lấy ra, đồ chín, sấy cho khô nửa chừng, lại phơi khô là được (Dược Tài Học).
+ Bạch Phụ Phiến: chọn loại Phụ tử nhỏ hơn, ngâm trong nước muối mặn vài ngày, lấy nước đó nấu cho đén khi thấu tạn ruột, vớt ra, bóc vỏ ngoài, cắt dọc thành phiến mỏng, rửa cho đến khi nếm lưỡi không thấy tê cay nữa là được. Lấy ra, đồ chín, phơi khô nửa chừng, xông Lưu huỳnh cho khô là được (Dược Tài Học).
+ Đạm Phụ Phiến: Lấy Diêm Phụ Phiến ngâm nước, mỗi ngày thay 2 – 3 lần cho hết muối. Cho vào nồi cùng Cam thảo, Đậu đen nấu với nước cho thấm, đến khi cắt ra, nếm mà lưỡi không thấy cay, tê thì thôi. Lấy ra, bỏ hết Cam thảo, Đậu đen, cạo bỏ vỏ, chẻ làm 2 miếng, cho vào nồi, thêm nước, nấuđộ 2 giờ, khi Phụ tử chín thì lấy ra, để cho ráo, lại ủ cho mềm rồi cắt miếng, phơi khô là được.
Hoặc cứ 50kg Diêm Phụ Tử rửa sạch, ngâm nước 1 đêm, bỏ vỏ và cuống, cắt miếng, lại ngâm nước cho đến khi nếm không thấy cay, tê thì thôi. Lấy ra, dùng nước Gừng tẩm 1 – 3 ngày, vớt ra, đồ chín, lại sấy khô đến 7/10, cho vào nồi rang với lửa to cho bay hơi và nứt ra. Lấy ra, để nguội là đụwc. Hoặc trải lên tấm lưới sắt đặt trên lò than hồng, lật qua lại nướng cho phồng nứt ra, để nguội là được (Dược Tài Học).
Thành phần hóa học:
+ Mesaconitine, Hypaconitine (Dược Học Học Báo 1965, 12 (7): 435).
+ Higenamine, Demethylcoclaurine, Coryneinechloride, Methyldopa hydrochloride (Nhật Bản Dược Học Hội 1978, (5): 163).
+ Isodephinine, Aconitine, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15a-Hydroxyneoline(Trương Địch Hoa, Trung Thảo Dược 1982, 13 (11): 481).
+ Salsolinol (Trần Địch Hoa, Dược Học Học Báo 1982, 17 (10): 792).
+ Karakoline, Beiwutine, 10-Hydroxymesaconitine (Vương Cát Chi, Dược Học Học Báo 1985, 20 (1): 71).
Tác dụng dược lý:
+ Nước sắc Phụ tử liều nhỏ làm tăng huyết áp ở động vật được gây mê với liều lượng lớn, lúc đầu làm hạ sau lại làm tăng, tăng lực co bóp cơ tim, tác dụng cường tim rõ, tăng lưu lượng máu của động mạch đùi và làm giảm lực cản của động mạch, làm tăng nhẹ lưu lượng máu của động mạch vành và lực cản. Thành phần cường tim của Phụ tử là phần hòa tan nước. Độc tính của phần hòa tan cồn rất cao so với phần hòa tan nước (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng viêm: Thuốc sắc Phụ tử cho súc vật gây viêm khớp uống hoặc chích màng bụng đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
+ Tác dụng nội tiết: Thuốc có tác dụng làm giảm lượng Vitmin C ở vỏ tuyến thượng thận chuột đồng. Một số thí nghiệm trên súc vật chứng tỏ nước thuốc làm tăng tiết vỏ tuyến thượng thận và tăng chuyển hóa đường, mỡ và Protein, nhưng trên 1 số thí nghiệm khác thì tác dụng này chưa rõ (Chinese Herbal Medicin).
+ Thuốc có tác dụng làm tăng miễn dịch cơ thể (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Aconite với liều 0,1 – 0,2mg/kg có tác dụng làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện, làm giảm nồngđộ Ammoniac ở não (Trung Dược Học).
Vị thuốc phụ tử
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
+ Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, rất nhiệt, rất độc (Bản Thảo Cương Mục).
+ Khí nhiệt, vị rất cay (Y Học Khải Nguyên).
+ Rất cay, rất nóng, hơi kèm ngọt, đắng mà rất độc (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vị cay, ngọt, tính rất nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu âm Thận, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Tâm, Thận, Tỳ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Tính tẩu mà bất thủ, thông hành các kinh (Y Học Khải Nguyên).
+ Thông hành 12 kinh (Dược Tính Thiết Dụng).
+ Ôn Thận, hồi dương, hành thủy, chỉ thống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ Trị:
+ Trị các chứng vong dương, dương hư, hàn tý, âm thư (Trung Dược Học).
+ Trị vong dương, dương hư, thủy thủng, phong thấp đau nhức khớp xương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Sợ Ngô công, ghét Phòng phong, Hắc đậu, Cam thảo, Hoàng kỳ, Nhân sâm(Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Tương phản với Phòng phong (Trân Châu Nang).
+ Uống Phụ tử để bổ hỏa tất làm cho thủy bị cạn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Úy Lục đậu, Ô cửu, Tê giác, Đồng sấu. Kỵ Xị trấp (Bản Thảo Cương Mục).
+ Người không phải là Thận dương bất túc mà hư hàn nặng: cấm dùng. Tất cả các chứng dương, chứng hỏa, chứng nhiệt, âm hư nội nhiệt, huyết dịch suy đều không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Âm hư dương thịnh, có thai: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ngộ độc: Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu có dấu hiệu: chảy nước miếng, muốn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ: Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g, Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. sắc, pha thêm đường uống để giải (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:3- 15g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc phụ tử
Trị nôn, tiêu chảy,ra mồ hôi, tay chân co rút, tay chân lạnh:
Chích thảo 80g, Can khương 60g, Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng). Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia ra uống ấm (Tứ Nghịch Thang – Thương Hàn Luận).
Trị âm độc thương hàn, mặt xanh, tay chân lạnh, bụng đau, cơ thể lạnh, các chứng lãnh khí:
Phụ tử 3 trái (bào chế, bỏ vỏ, cuống). Tán bột. Mỗi lần uống 9g với ½ chén nước cốt Gừng, ½ chén rượu lạnh (Hồi Dương Tán – Tế Sinh Phương).
Trị lậu phong, ra mồ hôi không ngừng:
Phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ,, cuống), Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho ra hơi nước) 15g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao cho ra hơi nước) 15g, Bạch truật 60g. băm nát như hột đậu, sắc với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm (Phụ tử Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
Trị quan cách, mạch Trầm, tay chân lạnh:
Thục phụ tử (tẩm Đồng tiện), Nhân sâm đều 4g, Xạ hương 1 ít. Tán nhuyễn, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng, lấy Xạ hương bọc ngoài. Mỗi lần uống 7 viên với nước sắc Đăng tâm (Ký Tế Hoàn – Y Môn Pháp Luật).
Trị ngực đau, giữa ngực có hàn khí uất kết không tan, ngực có hòn khối:
Phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), Nga truật (nướng) đều 30g, Hồ tiêu, Chỉ thực (sao trấu) đều 15g. tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu nóng (Tứ Ôn Thang – Phổ Tế phương).
Trị răng đau do âm hư:
Phụ tử (sống), nghiền nát, trộn với nước miếng, đắp vào giữa lòng bàn chân, rất công hiệu (Hoa Đà Thần Y Bí Truyền).
Trị hàn tà nhập lý, chân tay lạnh, run, bụng đa, thổ tả, không khát, thân nhiệt và huyết áp tụt, mạch Vi muốn tuyệt:
Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Can khương 6g, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì đều 12g, Cam thảo 4g, Ngũ vị tử 6g, Bán hạ, Sinh khương đều 12g. sắc, thêm Xạ hương 0,1g, uống (Hồi Dương Cấp Cứu Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thận viêm mạn, dương khí không đủ, lưng mỏi, chân lạnh, phù thủng:
Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Thục địa, Sơn dược đều 16g, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g. Tán bột, trộn mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Bát Vị Địa Hoàng Hoàn).
Trị hàn thấp thấm vào bên trong, khớp xương đau, cơ thể đau, lưng lạnh, chân tay mát, không khát:
Thục phụ tử, Phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Thược dược đều 12g. Sắc uống (Phụ tử Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo: Phân biệt phụ tử
+ Phụ tử là loại thuốc hàng đầu gây trụy thai (Biệt Lục).
+ Vị Phụ tử chia làm 2 loại: đen và trắng. Phụ tử mà người ta thường nói là Hắc Phụ tử, vị cay, tính nhiệt, có tác dụng khu hàn thấp ở hạ tiêu, thiên về đi xuống, vào thận. Một vị khác là Bạch Phụ tử, vị cay, ngọt mà ôn, tính táo, đi lên, là thuốc thuộc dương tính trong chứng phong, thiên vễ dẫn sức thuốc đi lên mặt, chủ yếu trị chứng phong đờm, táo thấp đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sinh phụ tử tính vị rất mạnh, thiên về hồi dương. Thục phụ tử tính tương đối thuần, lành, thiên về tráng dương. Ô đầu chủ yếu dùng để trừ phong thấp, khai thông đờm bám lâu ngày. Trồng lâu năm dưới đất mà Ô đầu không mọc củ con thì gọi là Thiên hùng, chủ trị giống như Phụ tử nhưng sức mạnh hơn. Bạch phụ tử là 1 loại khác, trông giống như Phụ tử nhwng mầu trắng, chủ yếu dùng trừ đờm thuộc phong hàn, trị trúng phong mất tiếng, thiên về thượng tiêu, không giống như Ô đầu, Phụ tử có thể đạt đến hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phụ tử có chất kiềm, độc tính rất mạnh, khi cho vào thuốc, phải đun to lửa, sắc lâu đến hơn 4 giờ, đồng thời nên phối hợp với Can khương, Cam thảo, Mật ong để giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Lưu ý khi dùng phụ tử
+ Liều dùng Phụ tử nhiều ít tùy thuộc vào các yếu tố:
. Cơ địa mỗi người đáp ứng đối với thuốc khác nhau: theo y văn, có người dùng Phụ tử trên 100g không sao, có người dùng liều nhỏ đã có triwwụ chứng ngộ độc. Tốt nhất lúc bắt đầu nên dùng liều nhỏ trước.
. Tùy địa phương, tập quán: Theo báo cáo của trung Quốc, người dân Tứ Xuyên thường dùng Phụ tử nấu với thịt để ăn hàng ngày thì đối với dân xứ này có thể dùng liều cao (Trung Dược Học) MẪU LỆ
Tên khác:
Lệ cáp(Bản Kinh),Mẫu cáp(Biệt Lục),Lệ phòng(Bản Thảo Đồ Kinh),Hải lệ tử sác, Hải lệ tử bì(Sơn Đông Trung Dược Chí),Tả sác(Trung Dược Chí),Vỏ hàu, Vỏ hà(Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học: Ostrea sp.
Họ khoa học : Mẫu lệ (Ostreidae).
Mẫu lệ
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả :
Vỏ hầu 2 mảnh, chắc, dầy, hình tròn hoặc hình trứng hoặc tam giác. Vỏ trái úp vào vỏ phải tương đối to mà dầy, vỏ ở trên (phải) hơi lệch so với vỏ ở dưới (trái) nhỏ, mặt ngoài là một tấm vẩy mầu nâu tía hoặc nâu vàng, mọc khum, rất mỏng mà bằng phẳng. Hầu 1-2 tuổi tấm vẩy bằng, mỏng xốp, có lúc có dạng long lanh. Hầu 2 đến vài năm mảnh vẩy bằng phẳng, có lúc ở mé sau nổi và chìm thành dạng sóng nước nhỏ. Loại hầu sống nhiều năm tấm vẩy xếp tầng lên nhau, cứng dầy như đá. Mặt vỏ có mầu tro, xanh, tía, nâu, mặt trong sắc trắng, mé bên mầu tro tía, dây chằng mầu tía đen, ngấn cơ đóng vẩy rất to, mầu vàng nhạt, thường hình trứng hoặc giống trái thận. Hầu là loài ăn tạp, ăn cả động vật, thực vật nhỏ lơ lửng trong nước, chủ yếu là các loại khuê tảo. Mùa sinh đẻ từ tháng 7-10, nhiều nhất là tháng 8-9.
Địa lý:
Hầu cửa sông là loại hầu ở những cửa sông thông ra bể nghĩa là những khúc sông nước lợ. Thích nghi ở nhiệt độ 10-250C và nồng độ muối 10-20% và đáy sông có bùn. Mùa sinh đẻ tháng 7-10, nhiều nhất là tháng 8-9.Các cửa sông của các tỉnh duyên hải miền Bắc Việt Nam đều có, như sông Bạch Đằng (Hải Phòng), sông Chanh (Quảng Ninh), sông Diêm Điền (Thái Bình) Lạch Trường (Thanh Hóa), Tiên Yên (Quảng Ninh)...
Thu hoạch, Sơ chế:
Mùa khai thác hầu vào các tháng 10 đến tháng 3 vì lúc này hầu béo. Tuy nhiên, để lấy vỏ hầu chế làm thuốc, có thể thu nhặt quanh năm vì sau khi lấy thịt, thường người ta vất bỏ vỏ hầu đi.
Bộ phận dùng:
Mai vỏ cứng. Vỏ con to bằng bàn tay, dày, trắng xám không lẫn với các loại vỏ khác, không vụn là tốt.
Bào chế :
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, phơi khô. Có 3 cách điều chế:
Cho vào nồi đất trét kín, nung cho đến khi chín đỏ là được, miếng nào chưa đỏ thì đem nung lại, tán bột mịn.
Dựng gạch lên ba phía. Trải lớp trấu lẫn than củi rồi lớp mẫu lệ, làm như vậy cho đến hết (để 1 lỗ ở giữa để thông hơi). Trên cùng có phủ lớp than và trấu. Đốt từ dưới lên, khi được thì vỏ hàu bóp mềm, vụn, gắp ra, tán bột mịn.
Nếu số lượng ít, nung trực tiếp trên than hồng, thấy đỏ là được, tán bột mịn.
Bột có thể tẩm ít giấm tuỳ theo đơn để trị bệnh về Can huyết (1.000g bột dùng 100ml giấm) (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Dùng sống hoặc nung lên dùng, dùng sống nên giã vụn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Bột màu xanh nhạt là tốt. Để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học :
Mẫu lệ chứa 80-95% Calci carbonat, Calci phosphat và calci sulfat. Ngoài ra còn có Magne, nhôm và sắt oxid, chất hữu cơ. Nhưng khi nung lên thì không còn chất hữu cơ nữa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý :
Bột Mẫu lệ 150-200g, bột Bạch cập 10-20g có thể dùng làm thuốc cản quang (Thực Dụng Trung Y Học).
Vị thuốc Mẫu lệ
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị :
Vị mặn, sáp, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Vị mặn, tính sáp, hơi hàn (Thực Dụng Trung Y Học).
Quy kinh :
Vào kinh túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
Vào kinh Thận, Can, Đởm (Bản Thảo Kinh Sơ).
Vào kinh Can, Đởm, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Vào kinh Can, Đởm, Thận (Thực Dụng Trung Y Học).
Công dụng :
Chủ thương hàn nóng lạnh, sốt rét nóng nhiều, kinh sợ, giận dữ, traán kinh, mạch lươn, xích bạch đới, uống lâu ngày mạnh khớp xương (Bản Kinh).
Trừ nhiệt lưu ở khớp đốt, vinh vệ, lúc nóng lúc lạnh, phiền đầy, chỉ hãn, tim đau do khí kết, chỉ khát, sáp trường, tiết tinh, họng nghẹn, ho, tâm bĩ (Biệt Lục).
Hoá đờm, nhuyễn kiên, thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ thống, trị kiết lỵ, tiểu đỏ đục, tiêu sán khí, trưng hà, tích khối, kết hạch (Bản Thảo Cương Mục).
Ích âm, tiềm dương, hóa đờm, tán kết. Dùng sống trị lao, nóng trong xương, mồ hôira nhiều, tràng nhạc sưng cứng. Nung lên dùng trị di tinh, ra khí hư, băng huyết, còn giữ vững được hạ tiêu, tiêu chảy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Dùng sống: Tư âm, tiềm dương, hoá đờm, nhuyễn kiên. Nung đỏ: Cố sáp hạ tiêu, ức chế chất chua. Trị âm hư dương cang (nhức đầu, hồi hộp, mất ngủ, hay mơ, phiền táo, tai ù, chân tay tê), loa lịch (lao hạch), cốt chưng, lao nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, đới hạ, tiêu chảy lâu ngày, dạ dày đau, dạ dày dư chất chua, nôn mửa (Thực Dụng Trung Y Học).
Làm thuốc chống acid, có tác dụng hoà Vị, trấn thống, trị dạ dày dư acid, cơ thể hư yếu, mồ hôi trộm, hồi hộp lo sợ, da thịt máy giật. Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ thiếu calci, ngưuơì bị lao phổi… trị có công hiệu (Hiện Đại Thực Dụng Trung Y Dược)
Kiêng kỵ :
Phàm bệnh hư mà nóng nhiều nên dùng, hư mà có lạnh không dùng. Thận hư không có hoả, tinh lạnh tự ra, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
Bối mẫu làm sứ, được ngưu tất, Cam thảo, Viễn chí, Xà sàng tử là tốt. Ghét Ma hoàng, Ngô thù du, Tân di (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Nếu âm hư mà không có hỏa và tiêu chảy thuộc hàn khí thì đều cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Người hư yếu, có chứng hàn, Thận hư không có hoả, tinh lạnh tự ra: không nên dùng (Thực Dụng Trung Y Học).
Liều dùng:
12 – 40g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mẫu lệ
Trị bệnh bách hợp, khát lâu ngày không khỏi:
Qua lâu căn, Mẫu lệ (sao). Lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Qua Lâu Mẫu Lệ Tán – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị băng huyết ra không ngừng, khí hư kiệt:
Mẫu lệ, Miết giáp đều 90g. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Thiên Kim Phương).
Trị nằm thì ra mồ hôi trộm, phong hư đầu đau:
Mẫu lệ, Bạch truật, Phòng phong đều 90g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g (Mẫu Lệ Tán – Thiên Kim Phương).
Trị cơ thể vốn suy yếu, tân dịch không bền chặt, tự ra mồ hôi, ban đêm nặng hơn, lâu ngày không khỏi, gầy ốm, hoảng hốt, kinh sợ, hơi thở ngắn, phiền muộn, mỏi mệt:
Ma hoàng (rễ) 30g, Hoàng kỳ 30g, Mẫu lệ (tẩm nước gạo, nung đỏ) 30g. tán bột. Mỗi lần dùng 9g, Tiểu mạch 100 hạt, sắc với 450ml nước, còn 300ml, bỏ bã, chia làm 2 lần uống (Hoà Tễ Cục Phương).
Trị tiểu nhiều:
Mẫu lệ (sao cho bốc khói), Đồng tiện 3 thăng. Sắc còn 2 thăng, chia làm 3 lần uống (Càn Khôn Sinh Ý).
Trị tiểu buốt, khó tiểu, đã uống thuốc về huyết mà không bớt:
Mẫu lệ, Hoàng bá. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 3g với nước sắc Tiểu hồi hương (Y Học Tập Thành).
Trị hoạt thoát:
Mẫu lệ nung, Xích thạch chi nung. Tán bột, trộn đều, cho rượu vào nấu với bột gạo thành hồ, trộn với thuốc làm viên, uống với nước muối vào lúc đói (Mẫu Lệ Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Trị di tinh, mộng tinh, đại tiện phân sền sệt.
Mẫu lệ tán bột, trộn với dấm, làm hoàn to như hạt bắp. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 2 lần (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị sau khi bệnh nặng mới khỏi, hơi làm việc mệt thì chảy máu mũi:
Mẫu lệ 10 phần, Thạch cao 5 phần. Tán bột. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 4g với rượu. Hoặc trộn với mật làm viên to như hạt bắp, uống (Bổ Khuyết Trửu Hậu Phương).
Trị chóng mặt, xoay xẩm:
Mẫu lệ, Long cốt đều18g, Cúc hoa 9g, Câu kỷ, Hà thủ ô đều 12g. sắc uống (Sơn Đông Trung Thảo Dược).
Trị lao phổi ra mồ hôi trộm:
Mẫu lệ 15g, sắc với 500ml còn 200ml, chia làm 2 lần uống (có thể thêm đường cho dễ uống), uống liên tục vài ngày. Sau khi mồ hôi đã ngừng ra, lại uống 2-3 ngày để củng cố kết quả. Đã trị 10 ca, nói chung, sau khi uống 2-3 thang mồ hôi trộm tiêu hết. Có 3 ca thời gian đầu không có kết quả rõ, trong đó 2 ca thêm Long cốt, Toan táo nhân. Sau khi uống vài thang cũng có kết quả tương đối tốt. Trong thời gian điều trị, không thấy có phản ứng phụ (Hiện Đại Thực Dụng Trung Y Dược).
Tham khảo :
Các tài liệu khác
Mẫu lệ vào kinh túc Thiếu âm Thận, vị mặn làm thuốc mềm chất cứng, sùng Sài hồ dẫn thuốc cho nên có thể trừ khôí u ở hạ sườn. Lấy Trà dẫn có thể tiêu được hạch. Dùng Đại hoàng dẫn có thể trị khoảng đùi sưng. Địa hoàng làm sứ cho nó, có thể ích tinh, thu sáp, súc niệu. Nó vốn là thuốc của kinh Thận vậy (Thang Dịch Bản Thảo).
Mẫu lệ vị mặn, tính hàn, nặng, sáp. Vị mặn làm mềm được chỗ cứng, khí hàn trừ được nhiệt, chất nặng tiềm dương, tính sáp thì tbu liễm được, lại phần nhiều cùng dùng với Long cốt. Trong cái bổ ích chân âm của Long cốt, có thể làm thức dậy được khí thanh dương bị chìm đắm. Trong cái bổ ích chân âm của Mẫu lệ, có thể thu liễm được khí phù dương bốc lên dữ dội, cho nên, phần nhiều trị các chứng lao nóng trong xương, tiêu chảy hoạt thoát. Còn dùng sống thì thiên về làm mềm chỗ cứng, nung lên dùng thì thiên về cố sáp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Vị thuốc này cùng Long cốt, rễ Ma hoàng, các vị bằng nhau, tán thành bột xoa vỗ vào người để cầm mồ hôi ra do hư nhược (hư hãn) (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Mẫu lệ vị mặn, tính hàn, vào Thận, có thể tư âm, tiềm dương, thoái hư nhiệt, nhuyễn kiên đàm. Sau khi nung thì sáp mà kiêm táo, có thể cố sáp hạ tiêu, trừ thấp trọc, liễm hư hàn. Mẫu lệ công dụng giống như Long xỉ, đều có tác dụng cố sáp, cho nên hai vị thường dùng chung với nhau, dùng trong các chứng hư nhược, hoạt thoát. Huyết hư thì phối với thuốc bổ huyết, khí suy thì dùng chung với thuốc bổ khí. Long cốt vị ngọt, tính bình, có thể trấn Tâm, an thần, dùng trị tâm thần bốc lên trên, phiền táo, kinh sợ, cuồng. Mẫu lệ vị mặn, tính hàn, lại có thể hoá đàm, nhuyễn kiên, lại trị được lao lịch, dưới sườn có khối u cứng. Mẫu lệ vào túc Thiếu âm, dùng làm thuốc nhuyễn kiên, lấy Sài hồ làm thuốc dẫn, có thể trị dưới hông sườn có khôi u cứng. Lấy Chi tử làm thuốc dẫn thì có thể trừ kết ở đỉnh đầu. Dùng Đại hoàng làm thuốc dẫn thì có thể trừ thủng ở đùi. Lấy Địa hoàng làm sứ, có thể ích tinh, thu sáp, chỉ niệu… (Thực Dụng Trung Y Học). HẠ KHÔ THẢO Hạ khô thảo
Tên khác
Tên khác: Hạ khô thảo(Cây có tên là hạ khô thảo vì theo người xưa cây này sau ngày hạ chí (mùa hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo (trên thực tế ở nước ta, mùa hạ cây vẫn tươi tốt).
Tên Hán Việt:Tịch cú(夕句),Nãi đông(乃东),Yến diện(燕面),Mạch tuệ hạ khô thảo(麦穗夏枯草),Mạch hạ khô(麦夏枯),Thiết tuyến hạ khô(铁线夏枯),Thiết sắc thảo(铁色草),Bổng trụ đầu hoa(棒柱头花) v.v…
Tên khoa họcBrunella (Prunella0 vulgarisL.
Họ khoa học: Thuộc họ Hoa môiLamiaceae.
Cây hạ khô thảo
(Mô tả, hình ảnh cây hạ khô thảo, thu hái, phân bố, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Cây hạ khô thảo là một cây thuốc quý. Hạ khô thảo là một cây sống dai có thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5-6 hoa. Đài hoa có hai môi, môi trên có ba răng, môi dưới có hai răng, hình ba cạnh. Cánh hoa màu tím nhạt hình môi, môi trên như cái mũi, môi dưới sẻ ba, thuỳ giữa rộng hơn, nhị 2 dài, 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng. Vòi nhỏ dài. Quả nhỏ cứng.
Phân bố
Loài cây của các vùng Âu, Á ôn đới, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước châu Âu
Chủ yếu sản xuất ở các vùng Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, Hà Nam v.v…của Trung Quốc.
Ở Việt Nam cây này hiện nay mới phát hiện được ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hà Giang vào các tháng 4, 5, 6 rất nhiều, sang đến tháng 8 một số đã lụi đi. Hiện tại đã được khai thác.
Thu hái
Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả sấy khô hay phơi khô.
Bộ phận dùng làm thuốc
Ta dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Fructu) của cây hạ khô thảo.
Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất (tháo) hái về phơi hay sấy khô để dùng.
Mô tả dược liệu
Dược liệu: hình chuỳ do bịép nên hơi dẹt, dài 1,5-8 cm, đường kính 0,8-1,5 cm; màu từ nâu nhạt đến nâu đỏ. Toàn cụm quả có hơn 10 vòng đài còn lại và lá bắc, mỗi vòng lại có hai lá bắc mọc đối trên cuống hoa hay quả như hình quạt, đỉnh nhọn, có gân gợn rõ, mặt ngoài phủ lông trắng. Mỗi lá bắc có 3 hoa nhỏ, tràng hoa thường bị rụng, đài có 2 môi, với 4 quả hạch nhỏ hình trứng, màu nâu với vết lồi trắng ở đầu nhọn. Thể nhẹ, chất giòn, mùi nhẹ, vị nhạt.
Thành phần hoá học
Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước, 3,5% muối vô cơ, tinh dầu. Trong các muối vô cơ có chủ yếu là kali chlorua. Tinh dầu chứa d-camphor (khoảng 50%) a- và D-fenchon, vết của alcol fenchylic. Chất đắng là prunellin (trong đó phần không đường là acid ursolic; còn có denphinidin cyanidin. Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có nhựa chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0,70g/kg cây khô) và một saponosid acid (1,10g).
Tác dụng dược lý
Thuốc sắc, dịch ngâm nước, ethanol – dịch ngâm nước và dịch ngâm ethanol bổn phẩm đều có tác dụng giáng thấp huyết áp động vật thực nghiệm rõ rệt. Thân, lá, bông và tòan thảo đều có tác dụng giáng áp, nhưng tác dụng của bông rõ hơn; tiêm vào xoang bụng chuột con dịch lắng cồn sắc nước bổn phẩm có tác dụng chống viêm rõ rệt; thuốc sắc bổn phẩm đối với trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn phẩy hoắc lọan, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn biến dạng, khuẩn cầu chùm và trực khuẩn lao thể người đều có tác dụng ức chế nhất định (Trung dược học).
Cửu Bảo, Điền Tĩnh Quang và Đảo Thanh Cát (1940, Hoà hán dược dụng thực vật) đã thí nghiệm lấy các muối vô cơ trong nước sắc hạ khô thảo, chế thành thuốc tiêm, tiêm tĩnh mạch thỏ, lập tức thấy huyết áp hạ xuống, vận động hô hấp tăng lên, tác dụng lợi tiểu rõ rệt như các muỗi kali khác. Do đó suy ra rằng sở dĩ hạ khô thảo có tác dụng là do lượng muối kali khá cao.
Theo báo Y học Liên Xô, 1951 (kỳ 6 năm thứ bảy) và Y dược học (quyển số 4 kỳ 6 1951) các chất tan trong nước có hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết các triệu chứng khó chịu của bệnh cao huyết áp.
Có nơi nhân dân Trung Quốc dùng nấu nước uống thay nước trà.
Tài liệu cổ nói vị hạ khô thảo có tác dụng chữa loa lịch (lở loét, tràng nhạc, mụn nhọt, dò ở trên đầu) rất có công hiệu.
Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (thê kỷ 16) có kể một trường hợp ông dùng chữa bệnh nhức mắt rất công hiệu như sau: "Có một người con trai đau ở trong con ngươi, nhức cả ở trong quãng xương đầu lông mày và đau thêm nửa đầu, dùng hoàng liên nhỏ vào lại càng thêm đau, uống các thứ thuốc khác cũng đều không công hiệu, liền dùng ngải cứu ở các huyệt quyết âm, thiếu dương tức thời khỏi đau, cứ nhùng nhằng như thế tới hơn một tháng, liền dùng hạ khô thảo 2 lạng (80g), hương phụ (củ gấu) 2 lạng (80g), cam thảo 4 đồng cân (16g). Các vị cùng tán bột, mỗi lần uống 1 đồng rưỡi (6g) hoà với nước chè, uống khỏi miệng, đau nhức bớt ngay. Tiếp đó chỉ uống 4-5 lần nữa bệnh khỏi hẳn."
Cùng trong tài liệu đó, Lý Thời Trân có kể một tác giả khác là Lê Sĩ Cư trong bộ sáchGiản dị phươngnói hạ khô thảo hàn đắng và lạnh (như hoàng liên) mà nhỏ vào lại càng đau thêm, nhưng dùng hạ khô thảo rất hay.
Vị thuốc hạ khô thảo
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Vị đắng, cay, tính hàn, không độc.
Quy kinh
Vào 2 kinh can, đởm
Công dụng
Thanh can hoả, tán uất kết, tiêu ứ sáng mắt, làm thuốc chữa loa dịch, giải trừ nhiệt độc ở tử cung và âm hộ.
Chủ trị
Mắt đỏ sưng đau, nhức đầu, chóng mặt, bươú cổ, tràng nhạc, tuyến vú tăng sinh, nhọt vú sưng đau, huyết áp cao.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8 – 16g dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hạ khô thảo
Những bài thuốc dùng hạ khô thảo trong nhân dân
Chữa tràng nhạc mã đao:
Hạ khô thảo 5 lạng (200g) đun lấy nước đặc uống, uống trước khi ăn cơm 2 giờ (Bài thuốc trích trong sách "Tiếp thị ngoại khoa - Bản thảo cương mục").
Cũng bệnh trên có thể dùng hạ khô thảo, hương phụ, bối mẫu, viễn chí đun lấy nước đặc uống rất hay, không nên coi thường (sách kinh nghiệm phương - bản thảo cương mục)
Chữa xích bạch đới:
Hạ khô thảo tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước cơm (sách Từ Thị Phương).
Chữatràngnhác:
(loa lịch) hạ khô thảo 8g, cam thảo 2g, nước 3 bát (600ml) sắc còn 200ml chia ba lần uống trong ngày.
Thông tiểu tiện:
Hạ khô thảo 8g, hương phụ tử 2g, cam thảo 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bị đánh hay bị thương:
Dùng hạ khô thảo tươi tán nhỏ đắp vào vết thương.
Có thể dùng chữa bệnh cao huyết áp với liều 5-15g dưới dạng thuốc sắc.
Tham khảo
Phân biệt hạ khô thảo nam và hạ khô thảo bắc
Hiện nay một số người buôn thuốc nam ở ta và thuốc bắc có thu mua và bán một vị mang tên là hạ khô thảo hay hạ khô nam, hoặc hạ khô thảo Nghệ An hoặc cây cải trời, cải ma.
Cây này được xác định làBlumea subcapitataDC thuộc họ Cúc Asteraceac (Compositae) vậy hoàn toàn không giống cây hạ khô thảo ở Sapa và trước đây ta vẫn nhập của Trung Quốc. Hiện nay Cải trôi đã được xác định tên là Blumeca balsamifera).
Theo Cayla (Journ. Agric. Trop. 9, 1909, 253) cây cải dầu có tinh dầu màu vàng, mùi nồng vì chứa camphora nhiều hơn ở cây đại bi (Blumeca balsamifera).
Theo Baslas K. K. và Deshapande S. S. tinh dầu cải trời có 66% cinelo, 10% d-fenchon và 6% cotral.
Tuy nhiên, trong thực tế chữa bệnh lâu đời của nhiều ông lang, vị thuốc này cũng chữa có kết quả nhiều trường hợp bệnh ngoài ra.
Chúng tôi thấy vẫn tiếp tục nên dùng với tên là cải trời hay là cải ma để tránh nhầm lẫn. Đồng thời nên chú ý nghiên cứu, triển vọng có thể thêm một số vị thuốc quý nữa. Cải trời là một loại cỏ cao 30-59cm, mọc thẳng. Lá phía dưới đơn hoặc hơi xẻ, mép co răng cưa, dài 7cm, rộng 3-4cm, có nhiều lông nhất là mặt dưới. Hoa hình đầu
Kiêng kỵ
Theo sách trung dược học: Người Tỳ Vị hư yếu dùng cẩn thận. HỒ TIÊU
Tên khác
Tên thường gọi:Thường gọi làHạt tiêu, còn có tên làCổ nguyệt, Hắc cổ nguyệt, Bạch cổ nguyệt, Hắc xuyên, Bạch xuyênlà quả gần chín của cây Hồ tiêu phơi hay sấy khô, dùng làm thuốc đợc ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo.
Tên thực vậtcủa câyHồ tiêu là Piper Nigrum L.
Họ khoa học:Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Cây hồ tiêu
(Mô tả, hình ảnh cây hồ tiêu, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Cây hồ tiêu được xem là một trong những cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, giá trị xuất khẩu cao nhất so với các mặt hàng nông sản khác. Đồng thời hồ tiêu cũng là một cây thuốc quý trong Đông y. Cây có dạng dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Đốt cây rất dòn, khi vận chuyển nếu không cận thận thì cây có thể chết. Quả có một hạt duy nhất.
Thu hoạch và chế biến:
Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm một lần. Muốn có hồ tiêu đen, người ta hái quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quả còn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ tiêu sọ), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả đã chín).
Bên cạnh hai sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có hồ tiêu đỏ, là loại hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ.
Hạt tiêu phơi hay sấy khô thành màu đen gọi là Hồ tiêu đen. Nếu đem quả chín ngâm nước vài ngày xát cho tróc vỏ ngoài phơi khô thành màu trắng gọi là Hồ tiêu trắng (Tiêu sọ). Hạt tiêu dùng sống, giã nát hoặc tán bột dùng làm gia vị hoặc làm thuốc.
Phân bố
Các nước khác có trồng tiêu nhiều như Thái lan, Malaixia, Indonexia, Ấn độ, Campuchia, đảo Hải nam (Trung quốc).
Cây Hồ tiêu được trồng khắp nơi từ Nam chí Bắc nhiều nhất là ở các tỉnh Châu đốc, Hà tiên, Bà rịa, Quãng trị.
Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất tại Ấn Độ và tại huyện Chư Sê và Bà Rịa - Vũng Tàu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của tiêu đỏ sau khi chế biến cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hạt tiêu đen
Thành phần hóa học:
Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Một nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu canxi 1 ngày/1 người.
Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro
Tác dụng dược lý
Dùng liều nhỏ tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa ăn ngon, nhưng liều lớn kích thích niêm mạc dạ dày gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt viêm đường tiểu, đái ra máu.
Piperin và piperidin gây độc ở liều cao, piperidin làm tăng huyết áp, làm tê liệt hô hấp và một số dây thần kinh (50mg/kg cân nặng). Piperin tiêm bắp cho thỏ và chuột bạch hoặc cho hít hơi với liều cao thì sau một thời gian kích thích ngắn, có hiện tượng thở nhanh lên chân sau tê liệt rồi mê hoàn toàn, co quắp, chết do ngừng thở. Giải phẩu thi thể, các phủ tạng đều có hiện tượng xuất huyết.
Hồ tiêu có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi. Mùi Hồ tiêu đuổi sâu bọ nên được dùng để bảo vệ quần áo len khỏi bị sâu cắn.
Ankaloit Hồ tiêu có tác dụng an thần đối với chuột nhắt rõ rệt
Vị thuốchồ tiêu
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị qui kinh:
Hồ tiêu vị cay tính nóng.
Sách Tân tu bản thảo: vị cay, đại ôn, không độc.
Qui kinh:
Vị Đại tràng.
Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ túc dương minh kinh.
Tác dụng:
Sách Tân tu bản thảo: " Chủ hạ khí, ôn trung, trừ đờm, trừ phong lãnh ở tạng phủ".
Sách Bản thảo diễn nghĩa: " Hồ tiêu trị chứng vị hàn đàm, ói nước, ăn vào ói ngay rất tốt. Dùng nhiều tẩu khí Đại trường hàn hoạt nên dùng, cần tùy chứng mà phối hợp các vị thuốc khác".
Sách Bản thảo cầu chân: "Hồ tiêu so với Thục tiêu nóng hơn. Phàm các chứng do hỏa suy hàn nhập đàm thực ứ trệ bên trong, trường hoạt lãnh lî, âm độc phúc thống, vị hàn ói nước, nha sĩ phù nhiệt tác thống (răng lợi do nhiệt xông sinh đau, dùng hạt tiêu trị đều có kết quả, thuốc làm cho hàn khí bị loại trừ mà bệnh tự khỏi. Nhưng thuốc chỉ có tác dụng trừ hàn, tán tà không như Quế Phụ có tác dụng bổ hỏa ích nguyên nên trường hợp tẩu khí động hỏa, âm hư khí bạc, rất nên kî Hồ tiêu".
Liều dùng:
Lượng dùng cho vào thuốc thang: 2 - 3g, thuốc tán 1 - 2g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hồ tiêu
Trị động kinh:
Tác giả dùng Kháng giản linh trị 73 ca động kinh đã dùng thuốc tây không khỏi. Liều thường dùng mỗi ngày 150 - 200mg, có ca dùng liều gấp đôi, liệu trình từ 6 tháng đến 2 năm. Kết quả rõ 36 ca, tiến bộ 34 ca, tỷ lệ có kết quả 95,9%, không kết quả 3 ca. Có 35 ca làm lại điện não đồ, có 23 ca được cải thiện, có kết quả tốt đối với loại động kinh nguyên phát hoặc do chấn thương cơn lớn, không có phản ứng phụ rõ rệt, trường hợp dùng thuốc trên 200mg mỗi lần, có ca váng đầu, buồn ngủ kém ăn hoặc buồn nôn (Báo cáo của phòng khám Động kinh Bệnh viện Nhân dân thuộc Học viện Y học Bắc kinh- Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1977,6:321).
Trị trẻ em tiêu chảy:
Lấy 1 - 2 hạt tiêu trắng tán bột bỏ vào rốn của trẻ em dùng băng dính dán lại 24giờ thay một lần, có thể dùng 2 - 3 lần. Đã trị 209 ca có kết quả 81,3% (Tạp chí Trung y Hà bắc 1985,4:23).
Trị quai bị:
Bột Hồ tiêu 0,5 - 1g trộn với bột mì trắng 5 - 10g, trộn với nước nóng thành dạng hồ cho vào gạo đắp lên chỗ đau, dán băng keo mỗi ngày thay 1 lần. Tác giả Bạch vân Điền trị 18 ca kết quả tốt (Tạp chí Y học Sơn tây 1960,1:66).
Trị chứng ngũ tạng phong hàn, nôn ( bị lạnh bụng gây nôn):
Dùng hạt tiêu 30g. Ngâm trong 1 ít rượu. Trước khi ăn uống 1-2 ly con( 5-10 thìa cà phê).
Trị thương hàn, ho ngược lên, khí lạnh nhiễm vào dạ dày:
Hạt tiêu 30 hạt đập dập, xạ hương 2g, rượu 200ml. Sắc còn 100ml. Uống nóng.
Trị chứng đau phía dưới tim:
Dùng 49 hạt tiêu, 10g sữa bò tươi nguyên chất, cho hạt tiêu vào nghiền đều. Đối với đàn ông thì cho thêm 1 lát gừng sống, với phụ nữ thêm 1 miếng đương quy hòa vào với rượu mà uống.
Trị đau dạ dày:
Táo tàu 7 trái, bỏ hạt, 7 hạt tiêu sọ cho vào ruột táo tàu, buộc lại đem chưng cách thủy cho nhừ rồi nghiền nát, viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 7 viên với nước ấm.Người khỏe mạnh có thể uống 10 viên sẽ khỏi đau. Nếu thấy dạ dày nóng và đói thì cho ăn cháo.
Trị buồn nôn nhiều ngày không dứt:
Dùng 1 gam bột hạt tiêu 30g, gừng sống thái lát sấy khô, nghiền thành bột. Hai thứ trộn đều rồi cho vào 200ml. nước sắc còn 100ml. Chia uống 3 lần trong ngày lúc nước còn ấm.
Trị buồn nôn, không ăn được:
Hạt tiêu 15g, bán hạ 15g. Cả 2 nghiền thành bột, giã gừng cho thêm tí nước vắt lấy nước gừng hòa vào 2 loại bột trên rồi viên to bằng hạt đậu nành.Mỗi lần uống 20-30 viên với nước gừng loãng.
Chữa bệnh thổ tả (miệng nôn trôn tháo):
Dùng 49 hạt hồ tiêu, 150 hạt đậu xanh, cả hai nghiền bột, trộn đều. Mỗi lần uống 3g với nước canh đu đủ.
Trị đại tiện bí, đau, trướng bụng:
Hồ tiêu 21 hạt đập dập, nước 200ml, sắc còn 100ml. bỏ bã rồi cho vào 20g mang tiêu. Sắc uống.
Trị sốt rét:
Sốt ngày 1 lần hoặc sốt cách ngày đều dùng hạt tiêu sọ nghiền thành bột, đựng lọ. Xác ve sầu sấy khô, nghiền bột, đựng lọ khác. Mỗi lần dùng từng loại 3g, hai thứ trộn vào nhau, gói giấy kín. Sau 3-4 giờ thì bóc ra lấy thuốc uống với nước chín.
Trị thiếu canxi gây co rút:
Dùng 20 hạt tiêu sọ, 2 vỏ quả trứng gà. Cả 2 sấy vàng nghiền bột rồi chia thành 14 gói. Mỗi ngày uống 1 gói với nước ấm.
Trị viêm thận:
Dùng 7 hạt tiêu và 1 quả trứng gà. Chọc 1 lỗ ở đầu quả trứng rồi nhét hạt tiêu vào, dùng bột mì bịt kín lỗ thủng. Lấy 1 tờ giấy ướt bọc toàn bộ quả trứng đem đun cách thủy cho chín, ăn. Người lớn ăn ngày 2 quả, trẻ em 1 quả, ăn liên tục 10 ngày là 1 liệu trình điều trị. Nghỉ 3 ngày rồi ăn đợt 2.
Trị cước do lạnh:
Dùng hạt tiêu 10%, nước 90%, ngâm hạt tiêu vào, Sau 7 ngày gạn lấy nước bôi chỗ bị cước, ngày 1 lần.
Trị răng đau, sâu răng:
Dùng hạt tiêu, tất bát, lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, hòa sáp ong, viên như hạt vừng. Mỗi lần dùng 1 viên nhét chỗ răng sâu.
Trị bệnh chàm:
Dùng 10 hạt tiêu sọ nghiền thành bột, cho vào 1 lít nước đun sôi, để ấm rửa nơi bị chàm, ngày 2 lần.
Trị rết cắn:
Hạt tiêu nghiền thành bột bó chỗ rết cắn.
Tham khảo
Kiêng kị:
Hồ tiêu chỉ ăn vừa phải vì dùng nhiều sẽ phát mụn nhọt, gây trĩ, độc cho ngũ tạng và mờ mắt. Những người âm suy có hỏa nhiệt không dùng. Nếu có phản ứng không tốt do ăn nhiều thì nấu đậu xanh ăn để giải độc.
Hồ tiêu là loại gia vị cũng là vị thuốc quý. Hồ tiêu có bán hầu hết ở các siêu thị, cửa hàng đồ khô. Khách hàng nên lựa chọn mua ở những địa chỉ uy tín, tin cậy để mua. SINH KHƯƠNG
Tên khác
Tên thường gọi: sinh khương, gừng
Tên khoa học:Zingiber officinale(Willd.) Roscoe
Tên dược:Rhizoma zingiberis Recens.
Tên thực vật: Zingiber officinale Willd. Rosc.
Tên Trung văn: 生姜 SHENGJIANG
Tên Anh văn:Fresh Ginger, Common Ginger, Gingerrace,Ginger juice
Tên La tinh:Zingiber officinale Rosc.
Họ khoa học:họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây gừng
(Mô tả, hình ảnh cây gừng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả cây gừng
Cây gừng không chỉ là một gia vị quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam mà nó còn được biết đến là một vị thuốc nam quý. Dạng cây thảo cao tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thuỳ của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím. Quả mọng.
Phân bố
Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng Gừng nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.
Việt nam có khoảng 11 loài, trong nhân dân hiện nay có nhiều loại: gừng trâu có thân to, củ to thường để làm mứt, có nhiều ở các vùng núi thấp; gừng gié có thân và củ đều nhỏ nhưng rất thơm. Cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây trồng thường có hoa năm thứ 2. Chưa thấy cây có quả và hạt. Gừng trồng sau 1 năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè-thu nóng và ẩm. Gừng tái sinh dễ dàng bằng những đoạn thân rễ có nhú mầm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.
Bộ phận dùng và chế
Thân rễ đào vào tháng 9-10.
Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, cắt thành lát và nghiền để chiết nước hoặc lột vỏ để sử dụng.
Dùng tươi là sinh khương, phơi hoặc sấy khô là can khương. Còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao sém vàng, đang nóng, vẩy vào ít nước, đậy kín, để nguội); bào khương (gừng khô đã bào chế); thán khương (gừng khô thái lát dày, sao cháy đen tồn tính).
Thành phần hóa học
Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất.
Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
Tác dụng dược lý
Cineol trong Gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn.
Sinh khương có thể xúc tiến phân tiết dịch tiêu hóa, bảo hộ niêm mạc bao tử, có tác dụng chống lóet, bảo hộ gan, lợi mật, chống viêm, giải nhiệt, chống khuẩn, giảm đau, chống ói. Chất chiết cồn của nó có thể hưng phấn trung khu vận động mạch máu, trung khu hô hấp, tim. Người bình thường nhai Sinh khương, có thể tăng huyết áp.
Dịch ngâm nước Sinh khương có tác dụng sát trùng bất đồng trình độ đối với trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn phẩy hoắc lọan, khuẩn nấm T.violaceum, trùng roi âm đạo, và có tác dụng ngăn ngừa trùng hút máu nở trứng và têu diệt trùng hút máu (Trung dược học).
Vị thuốc từ gừng - Sinh khương
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị: Gừng có vị cay, tính ấm
Một số sách có viết:
– Trung dược học: Cay, ấm.
– Biêt lục: Vị cay, hơi ấm.
– Thiên kim thực trị: Không độc.
– Y học khải nguyên: Tính ấm, vị ngọt cay.
– Y lâm tỏan yếu: Ổi khương, cay đắng, đại nhiệt.
– Bản thảo tái tân: Ổi khương, vị cay, tính ấm bình, không độc.
Qui kinh: phế, tỳ và vị.
Theo một số loại sách viết:
– Trung dược học: Vào kinh Phế, Tỳ, Vị.
– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 4 kinh Phế, Tâm, Tỳ, Vị.
– Bản thảo hối ngôn: Vào các kinh Tỳ, Phế, Trường, Vị.
– Bản thảo kinh giải: Vào kinh Đởm, Can, Phế.
Công dụng
Làm thuốc và Dùng làm gia vị chế biến các món ăn
- Tăng tiết mồ hôi và giải biểu.
- Làm ấm tỳ và vị và giảm nôn
- Làm ấm phế và giảm ho.
- Giải độc Bán hạ, Nam tinh và cua cá, thịt chim thú.
Chỉ định và phối hợp:
- Hội chứng phong hàn ngoại cảnh biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu và nghẹt mũi: Dùng sinh khương để tăng cường chức năng tiết mồ hôi.
- Nôn do hàn ở vị: Sinh khương thường dùng phối hợp với bán hạ.
- Nôn do nhiệt ở vị: Dùng phối hợp sinh khương với trúc nhự và hoàng liên.
Giới thiệu một số loại sách có ghi chép về công dụng của gừng
– Bản kinh: Khử mùi hôi, thông thần minh.
– Biêt lục: Chủ thương hàn đau đầu nghẹt mũi, ho nghịch thượng khí.
– Đào Hoằng Cảnh: Qui ngũ tạng, trừ đàm hạ khí, ngừng nôn mửa, trừ phong thấp hàn nhiệt.
– Dược tính luận: Chủ đàm thủy khí đầy, hạ khí; sống và khô đều trị ho, trị thời bệnh, cầm nôn ăn không xuống. Sinh khương với Bán hạ chủ dưới tâm cấp đau, nếu bên trong nhiệt không thể ăn, giã nước hòa mật uống vậy. Lại dùng nước của nó với Hạnh nhân làm thang sắc , hạ tất cả kết khí thực, ôm ngăn tâm ngực, khí nóng lạnh.
– Thiên kim thực trị: Thông mồ hôi, trừ khí hôi ở trên mạng ngực.
– Thực liệu bản thảo: Trừ tráng nhiệt, trị chuyển gân, tâm đầy. Ngừng nghịch, tan phiền muộn, khai vị khí.
– Bản thảo thập di: Nước giải độc dược, phá huyết điều trung, hết lạnh trừ đàm, khai vị.
– Trân châu nang: Ích Tỳ Vị, tán phong hàn.
– Y học khải nguyên: Ôn trung khứ thấp. Chế độc Bán hạ, Hậu phác.
– Nhật dụng bản thảo: Trị thương hàn, thương phong, đau đầu, chín khiếu không lợi. Nhập Phế khai vị, trừ hàn khí trong bụng, gỉai hôi uế. Giải độc các nấm.
– Cương mục: Dùng sống phát tán, dùng chín hòa trung, giải trúng độc ăn lòai chim hoang thành hầu tý; ngâm nước điểm mắt đỏ, giã nước nấu với Hòang minh giao, dán đau phong thấp.
– Bản thảo tòng tân: Nước gừng khai đàm, trị ế cách phản vị, cứu bạo tốt (đột nhiên chết), trị hôi nách, xoa tai đông. Ổi khương, hòa trung cầm ói.
– Hội ước y kính: Ổi khương, trị Vị lạnh, tiêu chảy, nuốt chua.
– Hiện đại thực dụng Trung dược: Trị trường sán thống có hiệu quả.
Liều dùng:
Liều ttường dùng 3-10g. Có thể dùng kết hợp cùng với các vị thuốc khác, hoặc dùng riêng một mình. (dạng sắc uống)
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc sinh khương
Trị cảm mạo phong hàn:
Sinh khương 5 lát, Tử tô diệp 1 lượng. Sắc nước uống.
(Bản thảo hối ngôn)
Trị ho đàm lạnh:
Sanh khương 2 lượng, Dương đường (đường kẹo mạch nha) 1 lượng. Nước 3 chén, sắc còn nửa chén, ấm và thong thả uống.
(Bản thảo hối ngôn)
Trị hoắc lọan tâm bụng trướng đau, phiền đầy ngắn hơi, chưa được thổ hạ:
Sinh khương 1 cân. Cắt, dùng nước 7 thăng, nấu lấy 2 thăng, phân làm 3 lần uống.
(Trửu hậu phương)
Trị trúng khí hôn quyết, cũng có đàm bế:
Sinh khương 5 chỉ, Trần bì, Bán hạ, Mộc hương đều 1, 5 chỉ, Cam thảo 8 phân. Sắc nước uống, lúc uống thêm đồng tiện (nước tiểu bé trai) 1 chén.
(Bản thảo hối ngôn)
Trị rét lạnh thời hành:
Sinh khương 4 lượng, Bạch truật 2 lượng, Thảo quả nhân 1 lượng. Nước 5 chén to, sắc đến 2 chén, lúc chưa phát uống sớm.
(Bản thảo hối ngôn)
Trị đầu hói:
Sinh khương giã nát, làm nóng, đắp lên đầu, độ 2, 3 lần.
(Quý Châu Trung y nghiệm phương)
Trị trăm lọai trùng vào tai:
Nước gừng chút ít nhỏ vậy.
(Dị giản phương)
Trị đái dầm ở trẻ nhỏ
Gừng tươi 30g, Bào phụ tử 6g, Bổ cốt chi 12g, đắp rốn, điều trị 25 ca trẻ con đái dầm, đều thu hiệu quả tốt.
(Tạp chí Trung y Triết Giang, 1984,(2):Phong Tam)
Phòng say xe
Giã nhỏ gừng tươi một lượng vừa đủ, đắp bên ngoài huyệt nội quan, dùng vải quấn chặt khi đi xe có tác dụng phòng ngừa say xe.
(Y học đại chúng, 1980,(9):7)
Chữa bỏng lửa nước
Lấy Gừng tươi ép nước dùng ngòai, điều trị vết thương bỏng lửa nước, bất luận mụt nước đã vỡ, chưa vỡ đều có hiệu quả.
(Tân Trung y, 1984,(2):22)
Chữa chai cứng sau khi tiêm vào mông
Gừng tươi mới bỏ vỏ, cắt thành miếng mỏng 1 ~ 2 mm, đắp ngòai trực tiếp vào chổ kết cứng (xơ cứng), mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 ~ 2 giờ đồng hồ, phối hợp điều trị vật lý, điều trị 30 ca kết cứng sau khi tiêm vào mông, thu được hiệu quả điều trị khá tốt.
(Phép điều trị dân gian Trung Quốc, 2001, 9(2):63)
Chữa ngoại cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa, ho.
Gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu trắng, mỗi ngày dùng 2-5ml xoa vào bụng.
Dùng trị ho
Dùng gừng phối hợp với Chanh quả, củ Sả, mỗi thứ 10g, thái nhỏ ngâm với 5g muối và xirô đơn (vừa đủ 100ml) trong 3 ngày rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước, đựng trong lọ kín. Dùng uống trị ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh. Trẻ em dùng bằng nửa liều người lớn.
Chữa lạnh chân tay, cước chân tay vào mùa đông
Rễ lá lốt, gừng tươi đun nước ngâm chân, có thể cho thêm ít muối khi ngâm.
Dùng trà gừng cho trường hợp bị tụt huyết áp
Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn, đem nấu với đường kính. Cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Khi bị tụt huyết áp, cảm lạnh có thể pha với nước ấm để uống.
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Không dùng vị thuốc này khi âm suy kìm vượng nhiệt bên trong.
Sinh khương trợ hỏa thương âm, cho nên người nhiệt thịnh và âm hư nội nhiệt kỵ uống. (Trung dược học)
Ăn gừng lâu, tích nhiệt mắt bệnh. Phàm người bệnh trĩ ăn nhiều kiêm rượu, lập tức phát bệnh nhanh. Người ung nhọt ăn nhiều thì sinh ác nhục. (Sách cương mục)
Uống lâu tổn âm thương mắt, âm hư nội nhiệt, âm hư ho thổ huyết, biểu hư có nhiệt ra mồ hôi, tự ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, tạng độc hạ huyết, do nhiệt nôn lợm, đau bụng hỏa nhiệt, theo phép đều kiêng vậy.(Bản thảo kinh sơ)
Nội nhiệt âm hư, mắt đỏ bệnh hầu, đau nhọt chứng huyết, ói ỉa có hỏa, thử nhiệt thời chứng, nhiệt hao (hen) đại suyễn, thai sản sa trướng và sau thời bệnh, sau sa đậu đều kị vậy. (Tùy tức cư ẩm thực phổ)
Bệnh nhân huyết áp cao không nên dùng gừng (vì gừng có tác dụng làm tăng huyết áp) GỪNG GIÓ
Tên khác Tên thường gọi: Cây Gừng gió còn có tên gọi là riềng, ngãi xanh, ngãi mặt trời, riềng dại, khuhet, phtu, prateal, vong atit(Campuchia)gingembre fou(Pháp), phong khương, khinh kèng(Tày)gừng dại, gừng rừng, Khương, Can khương, Sinh khương.
Tên khoa học: Zingber zerumbert sm.
Họ khoa học:Thuộc họ gừng Zinbiberaceae.
Cây gừng gió
( Mô tả, hình ảnh cây gừng gió, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Gừng gió là một cây thuốc quý. Cây cao từ 1 mét đến 1,3 mét. Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm sau chuyển thành màu trắngvà đắng. Lá mọc so le không cuống mặt trên nhặt, mặt dưới có lông rải rác mép lá uốn lượn. Cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ (sau khi lá mọc) thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả mang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm, màu trắng. Mùa hoa và quả vào tháng 5,6.
Phân bố
Cây mọc hoang nơi có độ ẩm mát trong rừng và miền núi, được trồng làm cây cảnh và làm thuốc.
Thu hái, chế biến
Đến mùa gừng gió được lấy về, có thể dùng tươi ngâm với rượu, hoặc có thể thái, sau đó phơi khô để dùng dần.
Bảo quản:
Bảo quản khô ráo, tránh ẩm mốc.
Thành phần hóa học của gừng gió
Trong gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5%. Các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho.
Tác dụng dược lý của gừng gió
Zerumbon, thành phần chính của tinh dầu gừng gió, ức chế sự phát triển của Micrococcus Pyorgenes var, auereus và Mycobacterium tuberculosis.
YHHĐ cho rằng gừng gió có tác dụng kháng viêm, trị xơ gan cổ trướng , ức chế có hiệu quả một số loại ung thư, u nang như: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư máu, ung thư xương, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tũy, ung thư da...
Vị thuốc gừng gió
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị
Gừng gió là vị thuốc quý - có vị đắng, cay, tính ấm.
Quy kinh
Vào kinh tỳ vị, và kinh phế
Công dụng
Gừng gió có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy.
Liều dùng:
Thường thái mỏng thân và rễ củ gừng gió rửa sạch ngâm trong rượu 40 - 50 độ, liều lượng 40-50 gam tươi hay sấy khô cho vào chai 650ml ngâm với thời gian 15-20 ngày, gạn lấy rượu uống. Mỗi ngày uống 3 ly mỗi ly 15-20ml.
Cách dùng
- Cách 1: sao vàng từ 20-50g gừng gió, sau đó sắc thuốc để uống mỗi ngày.
- Cách 2: thái mỏng thân và rễ củ gừng gió, rửa sạch ngâm trong rượu 40 – 50o trong thời gian 15-20 ngày (40-50g/650ml). Gạn lấy rượu uống mỗi ngày 3 ly (mỗi ly 15 -20ml
- Cách 3: lấy một khúc gừng cỡ 2 đốt ngón tay đem rửa sạch, để nguyên vỏ, sắt lát mỏng rồi bỏ vào chén đem chưng cách thủy cho lâu hơn 1 giờ. Ngày uống 3 lần.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc gừng gió
Trị chứng cảm lạnh do mưa:
Lá gừng gió tươi 50g, lá khuynh diệp 50g, vỏ quýt phơi khô 10g, sắc trong 1.000ml nước. Sau khi sôi 10 phút, xông đổ mồ hôi, lấy xác chà xát khắp ngực và lưng, sau đó lau khô, đắp chăn ấm. Nghỉ dưỡng 20 phút.
Phụ nữ bị rong kinh bất thường sau sinh:
Củ gừng 10g, lá khoai mỡ 5g, hoa khoai mỡ 10g, sắc 3 bát nước còn nửa bát. Uống 2 lần/ngày, liên tục 3 ngày.
Phụ nữ sau sinh ăn không ngon miệng:
Ngọn bí đỏ 50g, cà chua chín (bỏ hột) 50g, củ gừng gió 5g, thịt cá hồng (bỏ xương) 50g, 1/3 thìa bột nêm, 1/4 muỗng đường cát. Tất cả nấu với 500ml nước còn 300ml, chia làm 2 phần ăn trưa và chiều. Cách ngày ăn 1 lần.
Nam giới trung niên bị mỡ trong máu:
20g củ gừng gió, xắt sợi, 10g lá gừng gió xắt nhuyễn, táo tàu khô 10 quả, 30g mộc nhĩ đen, 30g nấm bào ngư, nấu tất cả trong 1 lít nước còn 500ml. Chia làm 5 phần, ăn trong ngày. Cách 3 ngày ăn 1 lần, liên tục 10 lần.
Trị đau nhức khớp chậu:
50g củ gừng gió, 20g lá ngải cứu, cả hai xắt nhuyễn thành sợi, 50g gạo lứt rang vừa vàng sẫm, 2 củ hành 20g, 15g hành lá xắt nhỏ, 200 - 350g lươn (bỏ vào dấm cho tiết nhớt, mổ bỏ ruột, chỉ máu, không bỏ đuôi) nêm gia vị, nấu trong 800ml nước còn 300ml. Chia làm 2 phần (ăn trưa, chiều), cách 2 ngày/lần, liên tục 15 lần. Có thể dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh hay bị đau bụng, nhức mỏi tứ chi và nửa đầu.
Trị chứng ăn khó tiêu:
30 - 50g gừng gió giã nhuyễn, 30g bầu non và 1 quả chanh muối, cho vào 200ml nước, đun sôi 15 phút, vớt bỏ bã, uống nước cách nhau 5 phút sẽ tiêu hóa tốt, ợ, trung tiện, thông tiểu tốt. Nằm nghỉ 10 phút.
Giúp cầm máu vết thương
10g gừng gió, 10g lá chàm mèo, giã nhuyễn, đắp lên vết thương
Tham khảo
Kiêng kị khi dùng gừng gió
- Người nhiệt tích, nóng trong không dùng gừng gió
- Khi dùng gừng gió cần chú ý sử dụng đúng liều lượng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Đối với những bệnh nhân mắc chứng xơ gan cổ trướng đơn thuần, trong thời gian dùng thuốc phải ăn nhạt và hạn chế thực phẩm giàu kali, không uống rượu bia, kiêng đồ tanh. CAN KHƯƠNG
Tên khác
Tên Hán Việt khác:
Bạch khương, Quân khương (Bản Thảo Cương Mục), Bào khương, Hắc khương, Thánh khương, Đạm can khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Zingiber offcinale Roscoe
Họ khoa học:
Zingiberaceae.
Cây Can khương
( Mô tả, hình ảnh cây Can khương, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả:
Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân rễ mọc phình lên thành củ, khi gìa thì có xơ. Lá không cuống, mọc cách nhau, hình mũi mác, dài tới 20cm, rộng 2cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng. Cán hoa dài khoảng 20cm, mọc từ gốc, nó nhiều vẩy lợp lên. Cụm hoa dạng trứng, dài 5cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trái xoan, màu lục nhạt, có mép vàng. Đài có 3 răng ngắn. Tràng có ống dài gấp đôi đài, có 3 thùy hẹp nhọn, 1 nhị. Nhị lép không có hoặc tạo thành thùy bên của cánh môi. Cánh môi màu vàng, viền thêm màu tía, dài 2cm,rộng 1,5cm, chia thành 3 thùy tròn, các thùy bên ngắn hơn. Bầu nhẵn, nhụy lép dạng sợi. Có hoa vào mùa hè và mùa thu.
Phân biệt:
Cần phân biệt với cây Gừng gió, Gừng dại (Zingiber zerumbet (Linn) Sm) là cây thảo cao 1m hay hơn, có thân rễ dạng củ, phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm, lúc gìa màu trắng và đắng. Lá không có cuống mọc sít nhau, nhẵn ở mặt trên, có vài lông rải rác ở mặt dưới, dài tới 20cm, rộng 5cm, bẹ có nhẵn, lá kèm nguyên, tròn dễ gẫy.
Cán hoa khá mập, dài 20-30cm, các vẩy không lợp lên nhau. Cụm hoa hình trứng, có khi hình trụ rộng 4cm, lá bắc lợp lên nhau, áp sát nhau, hình mắt chim, thường có màu lục, khi gìa màu hồng. Đài màu trắng, chẻ thành mo, cao 1,2cm. Tràng có ống dài 2cm, các thùy hẹp, màu trắng, 1 nhị. Nhị lép làm thành các thùy bên của cánh môi. Cánh môi màu vàng nhạt, có 3 thùy. Quả nang hình bầu dục, chia 3 ô, mỗi ô chứa một hạt đen có áo hạt mềm màu trắng.
Cây ra hoa vào mùa thu, mọc hoang dại trong rừng ở nhiều nơi khắp nước ta, được trồng dùng làm thuốc kích thích, thuốc bổ và lọc máu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.
Địa lý:
Gừng có khắp nơi trong nước ta, thường được trồng làm thuốc, mứt, xuất khẩu.
Thu hái, sơ chế: Mùa đông đào lấy củ rễ những thân cây gìa, khi cây bắt đầu lụi, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch phơi khô gọi là Can khương (Gừng khô).
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ (thường gọi là củ) đã phơi khô.
Mô tả dược liệu:
Thân rễ gừng khô là loại Gừng lây năm càng tốt có dạng ngón tay phẳng dẹt phân nhánh, có đốt rõ ràng vỏ ngoài màu xám trắng hoặc xám vàng nhăn teo. Đỉnh có vết rễ và vết mầm chất cứng giòn mặt cắt có chất xơ. Loại to, gìa, khô, củ chắc, vỏ sắc màu vàng nhợt ít nhăn, sạch rễ con, thịt trong vàng đậm là tốt. Thứ mốc vụn nát, ruột đen thối là xấu.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, kín, tránh ẩm, nóng làm mất tinh dầu thơm
Bào chế:
Khi dùng rửa sạch ủ mềm, đồ qua rồi bào hay thái mỏng (không cần bỏ vỏ). Phơi khô (Xem: Bào khhương, Can khương, Tiên khương, Thán khương, Hắc khương, ở mục Khương).
Vị thuốc Can khương
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm nóng
Quy kinh:
Tâm, Tỳ, Phế, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Công dụng:
Ôn trung khử hàn, hồi dương thông mạch, đồng thời có tác dụng cầm máu, chỉ ho.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Tỳ vị hư yếu, ăn uống kém, những người này dễ bị thương phong khó tiêu, yếu đuối.
Can khương tán bột ra 4 lượng kẹo mạch nha, xắt lát rửa qua nấu cho tan ra, viên bằng hạt ngô đồng, uống lúc đói với cơm, ngày 30 viên.
Oẹ mửa xoàng đầu do vị hàn Sinh đàm
Bào khương 2 chỉ rưỡi. Chích thảo 1 chỉ 2 phân. Dùng 1 chén rưỡi nước sắc còn phân nửa uống.
Trúng hàn ỉa chảy
Bào khương tán bột ăn với cháo lần 2 chỉ.
Huyết lỵ không cầm
Can khương đốt cháy tồn tính để nguội tán bột lần uống 1 chỉ với nước cơm.
Sốt rét có tỳ hàn
Can khương sao đen tán bột khi cần dùnguống 3 chỉ với rượu nóng. Dùng Can khương, Tử tô, Quế chi, có thể ấm bên trong mà làm cho ra mồ hôi, gia thêm Truật thì có thể đuổi phong thấp.
Ho xốc tức ngực
Can khương sống với Quất bì, Ô dước, Bạch đậu khấu.
Hạ lỵ, đau bụng do hàn lãnh
Can khương Truật, Phục linh, Nhân sâm, Cam thảo.
Sản hậu máu dơ ra không cầm, huyết hư phát hoàng
Bạch thược, Đương quy, Ngưu tất.
Hạ huyết do trường tích
Can khương, Sinh địa, Bạch thương, Mạch môn, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, Thăng ma.
Trúng ác khí
Can khương, Hoắc hương, Sa nhân, Quất bì, Tô mộc, Mộc hương, Bỏ Mộc hương gia Mộc qua trị được sình bụng do hoắc loạn. Gia Quế chi có thể trị các độc của phong tà, kết khí, giữa bì phu.
Mửa do vị hư
Can khương, Quất bì, Nhân sâm.
Sốt rét có đàm (Đàm ngược) lâu ngày không lành
Can khương, Quất bì, Truật, Bối mấu, Phục linh.
Sốt rét do hàn (hàn ngược)
Can khương, Nhân sâm, Truật, Quế chi, Quất bì.
Ỉa chảy do hư hàn, trúng hàn
Can khương, Nhân sâm, Truật, Cam thảo.
Trị Tỳ Vị dương hư, tứ chi quyết lãnh, mạch vi muốn tuyệt.
“Thông mạch tứ nghịch thang” gồm Can khương 4 chỉ, Thực phụ tử 3 chỉ, Chích cao thảo 1 chỉ, sắc uống, trụ chứng vừa kể trên (Dược vị giống như thang Tứ nghịch, duy vị Can khương liều lượng nhiều hơn).
Trị ỉa chảy, đau bụng sườn do lạnh:
Can khương, Cao lương khương, các vị bằng nhau tán bột làm viên, mỗi lần uống 3-6g với nước nóng (Nhị Khương Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ỉa chảy do hàn:
Bào khương 1 lượng đâm sao cho nóng đắp trên bụng đến Đơn điền (Dưới rốn đắp 1 vùng đường kính chừng 2-5cm) dùng vải rịt lên chừng 1-2 giờ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị nôn mửa do hàn ẩm:
Bán hạ 9g, Can khương 6g, tán bột, mỗi lần uống 3-6g với nước nóng (Bán Hạ Can Khương Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị nôn mửa thuộc hư hàn:
Can khương, Nhân sâm, Bán hạ, các vị bằng nhau, tán bột, trộn nước gừng làm viên, mỗi lần uống 6-9g, ngày 3 lần (Can Khương Nhân Sâm Bán Hạ Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mửa ra máu, ỉa ra máu, băng huyết do hư hàn:
Can khương (đốt cháy đen tồn tính) tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phụ nữ băng huyết:
Can khương 6g, Tông bì, Ô mai đều 9g, tất cả đốt cháy đen tán bột uống (Như Thánh Tán- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mửa ra máu không cầm thuộc hư hàn:
Khương thán (gừng đốt cháy), Cam thảo đều 6g, sắc uống với nước tiểu trẻ con (Can Khương Cam Thảo Thang - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị hàn ẩm phạm Phế, khí suyển, ho:
Phục linh 9g, Cam thảo, Ngũ vị tử, Can khương đều 3g, Tế tân 1,5g (Linh Cam Ngũ Vị Tân Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo thêm về can khương
Tham khảo nguồn tài liệu khác
(1) Can khương và Phụ tử đều có tác dụng ôn dương khử hàn. Nhưng Can khương thuộc về ôn Tỳ dương trị lạnh tay chân, quyết nghịch. Trường hợp âm hàn nội thịnh, Tỳ Thận dương đều hư thì cả 2 vị có thể cùng dùng một lúc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
(2) Gừng khô xắt lát đầy sao cháy đen tồn tính (80%) gọi là Hắc khương hay Khương tán có tác dụng cầm máu, mửa ra máu, lỵ ra máu. Hắc khương dùng với thuốc bổ âm thì nó đem được huyết vào khí Phận, những chứng huyết hư phát sốt và chứng nóng lạnh vì bệnh huyết sau khi sinh có khi hay dùng đến Hắc khương.
(3) Cách chế ngày xưa như sau: Đem gừng sống ngâm nước 3 ngày bỏ một lần vỏ rồi đem để ở dòng nước chảy 6 ngày, bỏ một lần vỏ nữa lại đem phơi cho khô, dùng chỗ sàn mà đổ trong 3 ngày, hễ thấy Gừng sống biến thành màu tím là được. Có khi người ta đem Can khương tẩm nước tiểu trẻ con rồi cũng sao như Bào khương nhưng kỷ hơn một chút khi nào thấy đen là được.
(4) Gừng khô ngâm nước rửa sạch để khô đổ nước vào nồi đất hun lửa nhỏ và quấy đều chừng nửa ngày, hễ thấy củ Can khương đều nhẹ đi là được gọi là Bào khương, Vị nó hơi đăng mà tính lại đứng yến một chỗ khác với Sinh khương, Bào khương có tác dụng ôn được tỳ vị, trị những chứng bên trong bị hàn tà, ứ nước, hoắc loạn, sốt rét lâu ngày, đau ngực lạnh bụng, tức đầy, lạnh hạ tiêu, dương khí của thận suy, mạch muốn tuyệt, những chứng này dùng Bào khương gia thêm Phụ tử giúp sức thì rất công hiệu.
(5) Gừng khô xắt lát dầy, sao ném vàng, còn đang nóng rảy ít nước vào rồi đậy kín ngay để nguội lấy dùng gọi là Thượng tiêu.
(6) Gừng đồ lên để nguyên cả vỏ phơi khô gọi là Can kinh khương trị chứng tỳ vị hàn thấp. Gừng cạo vỏ đi nhưng chưa đồ chưa bào, màu trắng vị rất cay gọi là Bạch khương, Thục khương trị chứng phế và vị hàn.
(7) Can khương là gừng đồ xôi chín phơi khô. Phá được huyết tiêu được đờm, đau bụng, nôn mửa đều dùng được, ấm trung tiêu đưa khí xuống, trừ trưng hà tích tụ, khai vị, giúp tỳ tiêu thức ăn ngưng trệ. Để sống thì phát hãn nhanh chóng, sao đen thì cầm máu rất có kinh nghiệm. Thường bào chế vào thời kỳ cuối đông đầu xuân, lấy Gừng gìa đã thành xơ trong ruột, đem ngậm ở dòng nước chảy 7 ngày, lấy lên rửa sạch, cho vào chỗ đồ chín phơi khô để dùng (Hải Thượng Lãn Ông).
Vị này tính nhiệt, do khô, táo nên sức phát tán yếu nhưng tác dụng ôn lý lại tăng mạnh, thiên về trị lý bị hàn, năng tẩu năng thủ, vì vậy dùng để khứ hàn, ôn trung, hồi dương. Can khương và Phụ tử đều có tác dụng ôn lý, tán hàn, hồi dương nhưng Phụ tử thiên về ôn Thận dương còn Can khương chủ yếu ôn Tỳ dương, vì vậy, chứng lý hàn nội thịnh, Tỳ Thận dương suy, chân tay quyết lạnh thì hai vị này thường được dùng phối hợp. Sinh khương tính ôn, thiên về phát tán, tẩu nhi bất thủ, thường dùng trị ngoại cảm phong hàn và trong Vị có hàn, ẩm gây nên nôn mửa. Bào khương tính khổ, ôn,đã mất tác dụng tân tán, tính thủ nhi bất tẩu, vì vậy chuyên về ôn lý, có thể dẫn thuốc vào huyết, cho nên có thể chỉ huyết, hoá được hàn trong huyết, thích hợp với chứng xuất huyết do hư hàn (dương hư) như băng huyết, thổ huyết, tiện huyết… (Thực Dụng Trung Y Học).
Kiêng kỵ:
Can khương vị đại cay, người âm hư có nhiệt, có thai không nên dùng. Vì cay nên tán khi tẩu huyết, uống lâu tổn hại tới phần âm, thương tổn mắt. Ngoài ra những chứng âm hư nội nhiệt, ho do âm hư, mửa ra máu kèm biểu hư có nhiệt, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ỉa ra máu, mửa do nhiệt, đau bụng do hỏa nhiệt, đều cấm dùng. Vị này ghét Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa, Tần tiêu làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Sơ). CÂY NHÀU Bài Thuốc Nam từ CÂY NHÀU Cây nhàu
Tên khác:
Tên dân gian: cây ngao, nhầu núi, giầu, noni
Tên khoa học: Morinda citrifolia L
Họ khoa học: Thuộc họ cà phê ( Rubiaceae )
Cây nhàu
( Mô tả, hình ảnh cây nhàu, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhàu là một cây thuốc quý, cây cao chừng 6 - 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 - 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 - 2, quả chín vào tháng 7 - 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 - 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài hừng 6 - 7 mm, ngang chừng 4 - 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm
Phân bố thu hái chế biến:
Cây nhàu mọc hoang tại vùng đông nam á, tây ấn, đông polynesia, Tây ấn, hawaii. ở Việt Nam thường mọc nhiều ở các tỉnh phía nam.
Bộ phận dùng làm thuốc: Quả, lá, vỏ, rễ
Thành phần hóa học:
Vỏ, quả và rễ chứa glucozit anthraquinonie, alkaloids, polysaccharides, sterol (quả và lá ), riêng quả còn có proxeronine, coumarin ....
Tác dụng dược lý:
Nhuận tràng nhẹ và lâu dài, Lợi tiểu nhẹ
Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm
Hạ huyết áp
Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do.
Giảm đau: Chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu.
Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kích thích việc sản xuất những tế bào T - tế bào đóng vai trò
Chống viêm: Có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban.
Vị thuốc cây nhàu
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng
Quả nhàu Ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thüng, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn để chữa lỵ. Ăn ngày 1-3 quả. Vì mùi hăng, nồng và cay nên khó ăn được nhiều.
Lá nhàu: Giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non. Sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ. Vỏ cây nhàu: Nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.
Rễ nhàu: Ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (có khi dung quả nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ).
Rễ nhàu được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, một số hiệu thuốc chế thành cao rễ nhàu. Liều dùng mỗi ngày uống 30 - 40g, uống như nước chè, sau chừng 15 ngày sẽ có kết quả. Nhân dân miền nam việt nam thường dùngnhàu làm thuốc điều kinh, hạ huyết áp, trị băng huyết, khí hư, bạch đới, viêm phế quản, ho hen, cảm mạo ...(Đỗ Tất Lợi -Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam )
Theo Dược thảo toàn thư của ANDREWCHEVALLIER FINMH ( Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM xuất bản năm 2006) thì "Từ cuối những năm 1990 công dụng thuốc của cây noni lan nhanh và hiện nay được dùng làm thuốc ở dạng thức ăn có những hiệu quả bất ngờ. nó được dùng để chữa các bệnh như béo phì, Tiểu đường, ung thư, đau nhức, giảm khả năng miễn dịch, cao huyết áp, bệnh tim và suy nhược... với một bảng danh sách các bệnh như thế này nhiều người hoài nghi về giá trị thuốc của cây noni. Tuy nhiên quả và nước ép của cây noni hầu như không gây hại, có tác dụng chữa nhiều bệnh mạn tính như đau nhức, các bệnh nhiễm trùng như viêm khớp, bệnh tim, các bệnh về tuần hoàn và ung thư, trong truyền thống nước ép noni còn dùng làm nước súc miệng. Nước ép của cây noni là thức uống tốt nhất khi dạ dày trống rỗng.
Nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu còn hạn chế về cây noni cho rằng quả của cây có tiềm năng thuốc quan trọng. Một số nghiên cứu cho rằng quả của cây noni có đặc tính giảm đau, kích thích miễn dịch và chống ung thư. Có nghiên cứu cho rằng cây noni chứa lượng Proxeronine hợp lý mà cơ thể cần để sản xuất ra xeronine. Chất alkaloids này hoạt động trong các tế bào của cơ thể, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, làm lành và hổ trợ hoạt động của tế bào. Khi bị căng thẳng hay nhiễm trùng, nhu cầu của cơ thể về xeronine tăng lên, nhiều người thiếu Proxeronin để có thể duy trì đủ lượng xeronine cần thiết."
Chính vì cây noni không có độc tính mà lại chữa được nhiều bệnh, nên có rất nhiều công ty dược chế nước ép chiết xuất từ trái nhàu với tên noni dùng để uống hàng ngày, chữa và phòng bệnh.
Cách dùng, liều dùng:
Rễ cây nhàu 20-30g khô/ngày, lá tươi 8-20g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nhàu
Chữa huyết áp cao
Rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục 2,3 tháng.
Nhức mỏi tay chân, đau lưng:
Quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml.
Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt:
Lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.
Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu:
Rễ nhàu 24g, hạt muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
Chữa đau nhức do phong thấp:
Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. * Chữa bệnh: Nhiều tài liệu khoa học đã cho thấy hữu ích của quả nhàu đối với dạ dày (bệnh tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, viêm ruột kết, loét dạ dày), cơ quan sinh dục (những vần đề về kinh nguyệt, nhiễm nấm men), gan và lá lách (bệnh đái đường, tuyến tụy), hệ hô hấp (hen suyễn, viêm xoang, bệnh khí thủng), hệ thống nội tiết (bệnh tuyến giáp và tuyến thượng thân), hệ tim mạch (bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ), hệ thần kinh (stress, suy nhược cơ thể, trí nhớ, năng lượng),…
Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao:
Rễ nhàu 24g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày (uống nóng).
Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp:
Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa đau lưng do thận:
Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).
Chữa táo bón ở người cao huyết áp:
Ăn quả nhàu với chút muối.
Tham khảo
Cách sử dụng quả nhàu có hiệu quả
Ngoài cách sắc uống, còn có thể dùng theo các cách sau:
Uống nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói. Uống từng ngụm nhỏ, giữ trong lưỡi và ở cuống họng - điều này đặc biệt tốt đối với những người bị trầm cảm, stress, bị chấn thương…
Dùng nước ép thoa lên da đầu để cải thiện tình trạng của tóc và da đầu.
Chà xát quả tươi lên da để chữa bệnh nấm da và những bệnh liên quan đến da hoặc những vết bầm tím hay những vùng da, xương bị đau. Cũng có thể ngâm 1 lượng nhàu tươi giã nhuyễn vào nước ép quả nhàu và nước ấm, tạo thành một miếng đắp và đắp lên vùng da bạn muốn giảm đau.
Còn nếu bạn muốn ăn quả Nhàu tươi thì hái quả Nhàu chín cây chấm muối ăn ngay hoặc quả Nhàu già gần chín (mắt quả mở to và chuyển từ màu lục sang trắng hồng), đem vào gấm trong hủ muối cho chín mùi, ăn ngày 1-2 quả. Ăn Nhàu tươi hoặc uống thuốc nhàu thường xuyên rất tốt chứ không có hại gì. Vì nhàu cung cấp cho ta một enzim, giúp cơ thể tiết ra endorphin, một chất được gọi là ma túy nội sinh, giúp ta cảm thấy vui vẻ khoan khoái, giảm đau, chống buồn phiền, giảm căng thẳng thần kinh (stress), nhờ đó giảm huyết áp. Dùng liều cao gấp đôi, có thể giúp các cơn nghiện rượu, nghiện thuốc lá và cả ma túy nếu người nghiện có quyết tâm cao để cai.
Nếu không có nhiều thời gian có thể dùng quả khô hoặc chế phẩm trà túi lọc, pha uống như trà bình thường.
Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.
Liều dùng đối với nước ép quả nhàu
Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì:
• Những người khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml.
• Đối với người lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, buổi sáng và cuối chiều.
• Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước ép từ quả nhàu, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày.
• Người bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180-240ml/ngày, sau đó uống đều đặn từ 90-120ml/ngày.
• Những người mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường nên uống thường xuyên từ 180-240ml/ngày.
• Đối với những trường hợp bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nên uống từ 480-600ml/ngày chia thành từng phần nhỏ uống theo giờ, nếu khó uống hết lượng này. Bệnh về mắt thì có thể nhỏ từng giọt nhỏ vào mắt. TRẦM HƯƠNG
Trầm, Trầm hương, Trầm dó -Aquilaria crassna Pierre exLecomte, thuộc họ Trầm -Thymelaeaceae.
Mô tả: Cây gỗ cao 30-40m. Vỏ thân màu xám tro. Lá mỏng, mọc so le, chóp và gốc thuôn nhọn, mặt dưới nhạt có lông. Cụm hoa hình tán, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa màu trắng xám. Quả nang hình quả lê, có lông, nứt thành 2 mảnh, chứa 1 hạt. (ảnh số 708).
Bộ phận dùng: Gỗ thân -Lignum Aquilariae Resinatum, thường có tên là Trầm hương.
Nơi sống và thu hái: Trầm mọc hoang ở những vùng rừng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam - Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, cho tới An Giang, Kiên Giang.
Người ta sử dụng phần gỗ đã hoá trầm ở những cây già hay cây bị bệnh do có loài nấmCryptosphaerica mangiferagây nhiễm. Trầm hương có hình dáng kích thước không nhất định nhưng đều có mùi thơm, nhất là khi đốt. Khi dùng làm thuốc người ta chẻ thành mảnh nhỏ, phơi trong râm mát cho khô, rồi tán bột mịn.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là benzylaceton 26% metoxybenzalaceton 53% và terpen alcol 11%, còn có acid cinamic và các dẫn xuất của nó.
ở loài Bạch mộc hương của Trung Quốc-Aquilaria simensis(Lour.) Gilg., trong tinh dầu có agarospirol, baimuxianic acid, baimuxianal.
Tính vị, tác dụng: Gỗ Trầm có vị cay, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giáng khí, bổ nguyên dương, hạ đờm. Có tác giả cho là nó bổ thận khí, tăng cường chức năng liễm nạp khí xuống và thêm sức vận hoả của tỳ thận. Ở Thái Lan, gỗ Trầm được xem như có tác dụng trợ tim, bổ huyết, lợi tiêu hoá, trừ ỉa chảy, chống nôn và hạ sốt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị nôn mửa, đau bụng, cấm khẩu, khí nghịch khó thở, người già hư yếu hen suyễn thở dốc, bệnh nguy phát nấc không ngớt. Liều dùng 2-4g dạng thuốc sắc hay hoàn tán, hoặc mài uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Ðơn thuốc:
1. Hen khí quản:Trầm hương 1,5g, Trắc bách diệp 3g, tán bột và uống trước khi đi ngủ. Người âm hư hoả vượng không nên dùng.
2. Chữa bệnh do xúc động tinh thần, khí dồn lên thở gấp, buồn bực ăn không được; Trầm hương, Nhân sâm, Ô dược, Hạt cau đều 6g sắc uống.3. Chữa bệnh nặng phát nấc hay nôn ói: Trầm hương, Ðậu khấu, hạt Tía tô, lượng bằng nhau, mỗi vị 4-6g sắc uống. NIỆT GIÓ
Tên khác Còn gọi là gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tin thảo, sơn miên bì, địa ba ma, độc ngư đằng.
Tên khoa học Wikstroemia indica C. A. Mey.
Thuộc họ Trầm Thymeleaceae.
Cây Niệt gió
( Mô tả, hình ảnh cây Niệt gió, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Niệt gió là một cây nhỏ, quanh năm xanh tươi, cao 0.3-0.6m, mang nhiều cành gầy,màu đỏ nhạt, nhiều khi mọc đối, có những sẹo là nổ rõ lên. Lá hầu như không cuống, nhẵn, hình trứng thuôn dài, hai đầu tù hay hơi tròn, phiên lá dài 3-4cm, rộng 1-2 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay thành bông rất ngắn. Quả mọng khi chín có màu đỏ tươi hình trứng, kèm theo vết tích của bao hoa, phần cơm hơi dầy. Hạt có vỏ mỏng và mềm, vỏ trong cứng và đen nhạt.
Phân bố:
Mọc hoang khắp nơi núi rừng, bụi bờ nước ta. Người ta hái là hoặc rễ cây này, lá hái vào mùa hạ, rễ hái vào mùa thu, đông hay dầu mùa xuân, hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.
Thành phần hoá học:
Trong Niệt gió có các chất Wikstromin, Aretigemin, Natairesinol, Proresinol, Wikstromol, Daphnoretin, Genkwanin.
Nghiên cứu dược lý lâm sàng:
Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc rễ và vỏ thân tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tan máu, cầu khuẩn viêm phổi, dung dịch pha trong cồn có tác dụng ức chế một số vi khuẩn.
Tác dụng tiêu u, bướu: Nước sắc Niệt gió thí nghiệm trên chuột bạch nhỏ có tác dụng ức chế u bướu. Một số hoạt chất của Niệt gió tác dụng tăng cường lưu thông máu, chống viêm, lợi tiểu.
Vị thuốc Niệt gió
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Niệt gió vị cay, đắng, tính lạnh, có độc
Công dụng:
Tiêu sưng, thủng, giảm đau, tán kết trục ứ, tiêu nước. Trị ho gà, hen suyễn, tuyến lâm ba kết hạch, viêm tuyến mang tai, viên amydal, phong hủi, ác sang, viêm phổi, bế kinh.
Liều dùng:
Uống 8-12g, dùng đắp tại chỗ hoặc sắc nước rửa ngoài không kể liều lượng. Nước ta dùng vỏ thay Cam toại gọi là Nam cam toại.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Niệt gió
Điều trị viêm phổi:
Dùng dung dịch tiêm mỗi lần 2ml, một ngày 2-3 lần, tiêm bắp hoặc sử dụng dạng viên. Điều trị 53 ca viêm phổi, lành bệnh hoàn toàn 25 ca (các chứng trạng hết, chụp X quang phổi không còn vết), 17 ca bệnh chuyển biến tốt (hạ nhiệt độ, các triệu chứng giảm; chụp X quang vết mờ còn ít). Một bệnh nhân viêm phổi cấp tính sinh mủ, đã dùng kháng sinh 15 ngày không khỏi, chuyển qua điều trị bằng Niệt gió dạng thuốc sắc, sau 4 ngày, nhiệt độ hạ xuống bình thường, sau 20 ngày bệnh giảm nhiều, sau 2 tháng thì lành bệnh.
Điều trị viêm thận:
Người lớn dùng mỗi ngày 10g tươi (tương đương 6g khô). Dùng nước sắc thêm đường chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc tác dụng kháng viêm, tiểu lợi. Nếu bệnh do nhiễm khuẩn da và viêm họng chuyển qua viêm thận, sau khi uống Niệt gió hết viêm, hết phù.
Tác dụng gây sẩy thai:
Dùng rễ Niệt gió 8-10cm, đường kính 0,5-1cm, bỏ vỏ ngoài, để lại lớp vỏ thứ hai, gọt thành hình chuỳ, gọt trơn, một đầu buộc vào dây, sát trùng, luồn đầu nhỏ vào cổ tử cung, dùng băng băng lại 24 giờ thay thuốc 1 lần, làm đến lúc ra thai. Đã điều trị có thai 1-3 tháng 3 ca, 4-6 tháng 107 ca, 7 tháng 5 ca, sau khi làm 1 lần ra thai đạt tỷ lệ 86%, ngoài ra, làm 2-4 lần thai đều ra. Nếu châm cứu thêm huyệt Quan nguyên, Đại hoành thì tác dụng mạnh hơn
Điều trị bệnh phong:
Sử dụng 2500g Niệt gió, mỗi lần cho 3000ml nước sắc. 6giờ, sắc 2 lần, lọc qua mỗi lần uống 15ml, 1 ngày uống 3 lần, đã điều trị 31 ca trong đó có 2 ca chuyển biến xấu phải ngừng thuốc. Bệnh nhân còn lại phần lớn dùng thuốc 2 ngày đã chuyển biến khá. Sau khi dùng thuốc 2 tháng, bệnh chuyển biến tốt 10 ca, 7 ca không lành do bệnh phát trên 5 năm, bệnh nặng. Đối với bệnh phong nổi mụn đỏ, tác dụng mạnh.
Điều trị viêm phế quản mãn tính:
Sử dụng 5 kg rễ Niệt gió thêm nước nấu 2 lần, mỗi lần nấu 4 giờ, lọc trong, cô đặc còn 6000ml, thêm đường và chất chống lên men. Mỗi lần uống 20ml, 1 ngày uống 3 lần, điều trị một liệu trình 10 ngày, sau đó nghỉ nửa tháng lại tiếp tục uống thuốc. Đã điều trị 120 ca, một liệu trình lành bệnh đạt 72,5%. Khi uống thuốc, có phản ứng phụ làm đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, đau dạ dày thì phải ngừng thuốc Bị viêm phổi, viêm Amydal, viêm vú, viêm tổ chức tổ ong, viêm tuyến mang tai, viêm hạch lâm ba, phong thấp xương, khớp đau nhức:
Rễ Niệt gió chế thành dịch tiêm, mỗi lần tiêm 2ml, tiêm bắp 1-2 lần/ngày
Trị sơ gan cổ chướng:
Dùng rễ Niệt gió lấy lớp vỏ thứ 2-30g nấu chín kỹ
Đại táo 12g
Đường đỏ 30g
Làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 5-7 viên với nước sôi để nguội, mỗi ngày uống 1 lần. Thuốc dược lực mạnh, người suy nhược, phụ nữ có thai, trẻ em không được dùng, bệnh sơ gan giai đoạn cuối cũng không được sử dụng
Trị nhọt thành mủ chưa vỡ:
Vỏ, rễ Niệt gió dã nhỏ đắp quanh mụn nhọt, chừa một lỗ cho mủ chảy ra.
Trị viên cổ tử cung:
Dùng nước sắc Niệt gió 10% rửa và bôi tại chỗ.
Trị rắn cắn và chứng sưng đau nhức:
Rễ Niệt gió cửu chưng cửu sái, mỗi lần uống 10 đến 20g, sắc uống nóng hoặc uống với rượu.
Trị tên đạn, dằm đâm vào thịt: GIỔI
Giổi, giổi Ford - Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv., thuộc họ Ngọc Lan - Magnoliaceae.
Mô tả: Cây gỗ thường xanh, cao 5-20m. Lá có cuống dài 1,5cm, phiến xoan ngược bầu dục, to vào khoảng 12x4,5cm, đầu tù, gốc từ từ hẹp trên cuống, dày, dai; gân phụ 11-13 cặp. Hoa ở ngọn nhánh, to, cao 5-7cm; cánh hoa bầu dục; nhị nhiều, trung đới có đầu hình chuỳ; lá noãn nhiều noãn.
Hoa tháng 4-5 quả tháng 7-8
Bộ phận dùng: Quả, vỏ cây, vỏ rễ - Fructus, Cortex et Cortex Radicis Manglietiae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng. Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm. Thu hái quả chín trước khi nứt rồi phơi khô để dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính mát, có tác dụng trừ ho, nhuận tràng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng trị:
1. T áo bón;
2. Ho khan của người già. Dùng vỏ, rễ hay quả 15-30g dạng thuốc sắc.
Ðơn thuốc:
1. Táo bón: Quả Giổi (hay vỏ rễ, vỏ cây) 30g sắc nước, thêm đường, uống ngày 2 lần.
2. Ho khan của người già: Quả Giổi 12-15g sắc uống thay trà. CẢI CANH
Còn có tên là cải dưa, cây rau cải, giới tử.
Tên khoa học là Brassica juncea Czerm et Coss
Thuộc họ cải Brassicaceae.
A. Mô tả cây
Cải canh là một loài cỏ mọc năm hay 2 năm có thể cao tới 1m hoặc 1.5m. Lá phía dưới có rãnh sâu, phiến lá lượn sóng, mép có răng cưa to thô. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu vàng. Quả hình trụ có mỏ ngắn. Hạt hình cầu, đường kính 1-1.6mm, 100 hạt chỉ nặng khoảng 0.2g. Vỏ ngoài màu vàng hay màu nâu, một số ít có màu nâu đỏ. Nhìn qua kính lúp sẽ thấy mặt hạt sẽ có vân hình mạng, tễ là một chấm rất rõ, ngâm nước phình to, sau khi loại bỏ vỏ, hạt sẽ lộ ra hai lá mầm. Hạt khô không có mùi, vị như có dầu lúc đầu, nhưng sau có vị cay nóng. Tán nhỏ với nước sẽ có tinh dầu mùi hắc xông lên.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Được trồng ở nước ta để lấy rau ăn. Hiện nay ta chưa thu hoạch hạt để làm thuốc hoặc ép dầu. Cho đến nay, cho đến nay ta vẫn nhập giới tử của Trung Quốc, người ta trồng rau cải để ăn rau, lấy hạt ép dầu và làm thuốc. Hạt lấy ở những quả chín phơi khô mà dùng. Phơi hay sấy phải ở nhiệt độ dưới 500C để bảo vệ các men có tác dụng.
C.Thành phần hoá học
Trong giới tử có một glucozit gọi là sinigrin, chất men mỷoxin, ãit sinapic, một ít ancaloit gọi là sinapin, chất nhầy, chất protit và chừng 37% chất béo trong đó chủ yếu là este của axit sinapic, axit arachidic và axit lirolenic.
D. Công dụng và liều dùng
Giới tử được dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ hôi, dùng ngoài dưới dạng cao dán để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau dây thần kinh, dùng lâu có thể gây da mọng nước. Ngày uống 2-6g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột. BÔNG GẠO
Còn gọi là cây gạo, mộc miên, gòn, roca (Cămpuchia)
Tên khoa học Gosampinus malabarica(D.C.) Merr., (Bombax malabaricum DC., Bombax hepta[hylla cav).
Thuộc họ gạoBombacaeae
A. Mô tả cây
Cây gạo có thể cao tới 15m hay hơn, cành mọc ngang với những gai hình nón, thân cũng cógai. Lá sớm rụng, kép chân vịt với 5-8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài 9-15cm, rộng 4-5 cm. Hoa đỏ, nhiều, mọc trên những cành nhỏ trước khi có lá non. Quả nang hình thoi, dài 8-15cm với năm van cứng, mặt trong có nhiều sợi bông. Hạt hình trứng, xung quanh có lông dài, trắng, mịn.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây gạo được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta nhất là hai bên đường. Còn mọc ở Ấn Độ, Indonexya, Trung Quốc.
Người ta dùng vỏ, rễ và chất gôm của cây gạo. Thường dùng tươi. Vỏ cây bóc về cạo vỏ thô và gai, rửa sạch thái nhỏ phơi hay sấy khô sắc uống hay giã nát dùng tươi.
Hoa và hạt cũng được dùng.
C. Thành phần hóa học
Trong vỏ cây gạo có chất nhày. Các bộ phận khác và hoạt chất khác chưa thấy nghiên cứu. Trong hạt có 20-26% chất béo đặc (nhân chứa tới 35%) màu vàng.
D. Công dụng và liều dùng
Vỏ gạo thường được dùng bó gãy xương, vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, sao vàng sắc đặc để uống làm cầm máu, chữa lậu, thông tiểu.
Mỗi ngày uống 15-20g. Có thể sắc và ngậm chữa Đau răng.
Do chất nhầy trong vỏ, vỏ gạo còn được dùng để loại bỏ tạp chất khi chế tinh bột, vì chất nhầy có tác dụng quện những tạp chất của tinh bột.
Hoa gạo sao vàng sắc uống chữa ỉa chảy, Kiết lỵ. Ngày uống 20-30g.
Hạt còn dùng ép lấy dầu. Khô dâu (bã hạt sa khi ép dầu) được dùng cho súc vật ăn để ra sữa.
Chất gôm cây gạo được dùng uống chữa lậu, thông tiểu, cho mát. Ngày uống 4-10g. TÔ MỘC
Tên khác
Tên dược:Lignum Sappan
Tên thực vật:Caesalpinia sappan L.
Tên thông thường:Gỗ cây vang
Tiếng Trung: 苏木
Cây Tô mộc
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỏ, cao 5-7m. Thân có nhiều gai. Cành non có lông mịn, sau nhẵn, có gai ngắn. Gỗ thân rắn, màu đỏ nâu. Lá kép lông chim, mọc so le. Lá chét nhỏ hình thang, nhẵn ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn. Hoa màu vàng mọc thành chùm ở đầu cành. Cuống có lông màu gỉ sắt. Quả thuôn dẹt, vỏ rất cứng, có sừng nhọn ở đầu. Hạt màu nâu vàng.
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:
Lõi gỗ được cưa thành miếng hoặc ngâm rồi cắt thành miếng.
Thành phần hoá học:
Trong cây tô mộc có tanin, axit galic, chất sappanin, chất brasilin và tinh dầu.
Brasilin là một chất có tinh thể màu vàng.
Với kiểm cho màu đỏ, khi oxy hoá sẽ cho braseìlin
Cấu tạo của chất brasilin và brasilein gần giống chất hematoxylin và hematein (do hematoxylin oxy hoá) là chất màu lấy ở gỗ cây Hematoxy campechianum L. cùng họ.
Tác dụng dược lý:
Phòng đông y thực ngiệm Viện vi trùng Việt Nam (1961) đã ngiên cứu thấy nước sắc tô mộc có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vì trùng Staphylococcus 209P (vòng vô khuẩn (1,2cm), Salmonclla ty phí (0,4cm), Shiga flexneri (0,7cm), Shigella Sonnei (0,2), Shigella dysenteria Shiga (lem), Bacillus subtills (1cm).
Tác dụng kháng sinh này không bị nhiệt, dịch vị và dịch tuy tạng phá hủy.
Theo M.Gabor (1951) brasilein có tác dụng kháng hístamin. Nếu tiêm brasilein vào màng bụng chuột bạch trước thì có thể đề phòng hiện tượng thay đổi ở mắt chuột bạch do tiêm dung dịch 1,5% hístamin clohidrat.
Theo M. Gabor, B. Horvath, L. Kiss và z. Dirner (1952), brasilin và brasilein đều có tác dụng làm mạnh và kéo dài tác dụng cùa hocmon thượng thận đối với mẩu ruột cô lập của chuột bạch hoặc tử cung cô lập của thỏ và đối với huyết áp của thỏ.
Năm 1952 M. Gabor, I. Szodady và z. Dirner còn báo cáo thí nghiệm trên sinh thiết (coupe microscopique) tổ chức thận và nước của tổ chức thận thấy brasilin và brasilein có tác dụng ức chế men histìdin decacboxylaza.
Từ Tá Hạ và Diêm Ứng Bổng (1954-1955, 1956, Trung Hoa y học tạp chí) nghiên cứu toàn diện áp dụng dược lý của tô mộc đã đi đến kết luận sau:
- Báo cáo thứ nhất
Với lượng vừa thích hợp, tô mộc có tác dụng làm tãng sự co bóp của tim ếch cô lập. Áp lực tim lúc đầu càng yếu, tác dụng càng rõ.
Nước tô mộc làm cho sự co mạch của huyết quản ếch tãng lên (phương pháp Treudenberg). Nếu bắt đầu dùng nước tô mộc trước rồi mới dùng muối nitrit, thì tác dụng dãn mạch của muối nitrit sẽ không xuất hiện nữa.
Nước tô mộc không có ảnh hưởng đối với hô hấp và huyết áp của chó bị gây mê. Nếu phối hợp với histamin hoặc hocmon thượng thận cũng không thấy tác dụng hiệp đồng.
Đối với mẩu ruột thỏ cô lập, nước tô mộc không có tác dụng, nhưng có thể tăng mạnh tác dụng cùa hocmon thượng thận đối với mẩu ruột.
Nước tô mộc hơi có tác dụng ức chế đối với tử cung cô lập của chuột nhất. Nếu phối hợp tô mộc với hocmon thượng thận, tác dụng ức chế càng rõ.
Nước tô mộc và hematoxylin không giống nhau. Tựa hồ như không có tác dụng kháng histamin.
- Báo cáo thứ hai
Bôi dầu thông trên bụng thỏ. Nước tô mộc không có tác dụng giảm nhẹ tính chất kích thích của dầu thông.
Thí nghiệm trên phế quản của chuột bạch, nước tô mộc không có tác dụng làm giảm mất tác dụng của histamin đã gây co bóp trên phế quản.
Tiêm nước tô mộc vào tĩnh mạch của con chó đã gây mê, dung tích của thận không bị ảnh hưởng.
Sau khi tiêm 0,1 ml vac-xin thương hàn vào tĩnh mạch con thỏ để gây sốt, sau đó tiêm vào màng bụng 5ml dung dịch 20% tô mộc, nhiệt độ không giảm.
Tiêm vào bụng chuột nhắt 1ml dung dịch 100% tô mộc, không làm mất tác dụng cong đuôi do tiêm mocphin vào chuột 1mg/10g chuột. Đối với thỏ hầu như có tác dụng đối kháng với tác dụng trấn tĩnh do tiêm dung dịch mocphin vào dưới da (5mg/kg thể trọng).
0,2ml dung dịch 20% tô mộc có thể khôi phục sự hoạt động cùa tim ếch cô lập (phương pháp Straub) đã bị đình lại do tiêm nước sắc 20% vị thuốc chỉ xác.
- Báo cáo thứ ba
Dùng nước tô mộc cho thỏ, chuột bạch, chuột nhắt uống hoặc tiêm tĩnh mạch hay dưới da hoặc thụt đều gây ngủ, lượng lớn có thể gây mê và có thể chết.
Nước tô mộc có tác dụng đối kháng đối với tác dụng hưng phấn trung khu thẩn kinh do stricnin hoặc côcain gây ra.
Nước tô mộc có khả năng khôi phục sự hoạt động của tim ếch cô lập (phương pháp Straub) đã bị cloralhytdrat hoặc quinin clohydrat, pilocacpin, eserin salixylat làm cho chưa hoàn toàn đình chỉ.
Tiêm nước sắc tô mộc dưới da hoặc vào bụng con chó có thể gây nôn mửa và đi tả.
Vị thuốc Tô mộc
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Ngọt, mặn, hơi cay và bình
Quy kinh:
Tâm, can, tỳ
Công năng:
Hoạt huyết và thúc đẩy kinh nguyệt; Chỉ thống giảm sưng.
Liều dùng:
3-10g
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tô mộc
Trị chứng phụ nữ huyết trệ, kinh bế, bụng đau:
Thông kinh hoàn: Xích thược, Qui vỹ, Ngưu tất, Đào nhân đều 10g, Sinh địa 15g, Hổ phách 1,5g, Xuyên khung, Hồng hoa, Tô mộc đều 6g, Hương phụ, Ngũ linh chi đều 8g, hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 - 3 lần.
Trị chứng kinh nguyệt không đềuhoặc sinh xong đau bụng từng cơn:
Tô mộc 10g, Huyền hồ sách 6g, Sơn tra 10g, Hồng hoa 3g, Ngũ linh chi 8g, Đương qui thân 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Sanh xong huyết ra nhiều: Tô mộc 12g, sắc với 200ml nước còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày. Nói chung điều trị bụng đau do huyết ứ, dùng Tô mộc thường phối hợp với Hồng hoa, Đương qui, Xích thược.
Trị chứng ngã té chấn thương tụ máu đau:
Bát ly tán: Xạ hương 0,4g, Tô mộc 15g, Chế phàn mộc miết 4g, Đồng tự nhiên, Nhũ hương, Một dược, Huyết kiệt đều 10g, Hồng hoa 8g, Đinh hương 2g, làm thuốc tán, mỗi lần uống 3 - 4g, ngày 2 lần, uống với rượu.
Tô mộc sấy khô tán bột, rắc vào vết thương cầm máu.
Tham khảo
Thận trọng và chống chỉ định:
Chống chỉ định dùng khi có thai GỐI HẠC
Tên khác
Còn gọi là kim lê, bí dại, phi tử, mũn, mạy chia (Thổ)
Tên khoa họcLeea rubraBlume.
Thuộc họ Gối hạcLeeaceae.
Cây Gối hạc
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Cây mọc thành bụi dày, cao tới 1-1.5m. Thân có rãnh dọc và mọc phình lên ở những mấu giồng như gối của con chim hạc, Rễ củ màu hồng, trằng và vàng. Lá kép lông chim 3 lần, phía trên hai lần, phiến lá chét có răng cưa thô to, dài 5-11cm, rộng 25-60mm, gần như không cuống. Hoa nhỏ màu hồng, mọc thành ngù ở đầu cành. Quả có đường kính 6-7mm, hạt 4-6, dài 4mm. Quả khi chín có màu đen, mùa hoa quả tháng 5-10.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở nhiều vùng đồi núi. Thường người ta đào lấy rễ vào mùa thu đông. Đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Vị thuốc Gối hạc
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị :
Rễ gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát.
Công dụng:
Tiêu sưng, thông huyết.
Chỉ định:
Gối hạc là vị thuốc được nhân dân dùng chứa bệnh đau nhức khớp xương, tê thấp, đau bụng, Rong kinh.
Liều dùng:
Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Gối hạc
Thấp khớp tính:
Sắc thuốc gồm rễ gối hạc,ké đầu ngựa mỗi loại 16g, lá bạc thau(sao vàng), lá cây đơn đỏ(đơn mặt trời), lá cây đơn tướng quân mỗi loại 12g, dây kim ngân(10g) và lá thông(8g).Nếu tính phong nhiều thì thêm vòi voi (16g), kinh giới (12g).Nếu hàn nhiều thì thêm tỳ giải(16g), thổ phục linh(16g). Sử dụng 600ml nước và đun cạn còn khoảng 200ml để uống trong ngày. Uống trước bữa ăn.
Thấp khớp mạn tính:
Sắc thuốc gồm rễ gối hạc,rễ bươm bướm, tầm gửi câu ruối, găng bầu, nam đằng (sao vàng) mỗi loại 12g, rễ rung rúc và tơ mành mỗi loại 8g, cử thiên tuế 16(g).Nếu kém ăn thì thêm ý dị (20g). Nếu huyết kém thêm vương tôn( rễ gấm) 16g.Sắc thuốc với 600ml nước và đun cạn còn khoảng 200ml để uống trong ngày. Uống trước bữa ăn.
Bài 1: Lấy rễ gối hạc 40-50g sắc uống mỗi ngày.
Bài 2: Rễ gối hạc 30g, cỏ xước hay ngưu tất, rễ gấc, tỳ giải, mỗi vị 15g, cũng sắc uống ngày 1 thang, chia 3.
Chữa đau bụng, rong kinh ở phụ nữ:
Liều thông thường 15-20g rễ, dùng riêng tán bột hay sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Phụ nữ khi sinh đẻ thường lấy rễ gối hạc sắc uống cho khoẻ người, ăn uống ngon miệng, đỡ đau mình mẩy.
Chữa sưng tấy, đau bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối:
Lấy rễ gối hạc 40-50g sắc uống mỗi ngày. Hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: rễ gối hạc 30g, cỏ xước hay ngưu tất, rễ gấc, tỳ giải, mỗi vị 15g, cũng sắc uống ngày 1 thang, chia 3.
Chú thích:
Loài câyLeea rubra,người ta còn dùng câyLeea sambucinavới cùng tên gối hạc, kim lê, cây này cũng giống cây trên nhưng lá kép xẻ lông chim hai lần, cụm hoa lớn hình ngù, hoa trắng vàng, nhỏ bé, quả đen, lá khô đen ở mặt trên. Cùng một công dụng.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648