pacman, rainbows, and roller s
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CÂY SÀ SÀNG
Tên khác Còn gọi là cây giần sàng.
Tên khoa học Cnidium monnieri(L.) Cuss. (Selinum momnnieri L.)
Thuộc họ Hoa tánUmbelliferae.
Tên tiếng Trung: 蛇床
Tên giần sàng vì cụm hoa trông từ trên xuống giống cái giần hay cái sàng gạo, Người xưa nói vì rắn hay nằm lên trên và ăn hại cây này do đó gọi tên là xà sàng (xà là rắn, sàng là giường).
Người ta dùng xà sàng tử (Fructus Cnidii) là quả phơi hay sấy khô của cây xà sàng.
Cây xà sàng
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Cây xà sàng là một loại cỏ cao từ 0,4-1m. Thân có vạch dọc. Lá hai lần xẻ lông chim, chiều rộng của thuỳ 1-1,5mm. Cuống lá dài 4-8cm. Có bẹ lá ngắn. Hoa mọc thành tán kép, tổng bao có ít lá bắc hẹp, cuống hoa dài 7-12vm, dài hơn lá. Quả dài 2-5mm, có dìa mỏng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào 6-8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô, đập lấy quả, loại bỏ tạp chất, phơi lần nữa cho thật khô là được.
Thành phần hoá học
1. Tính dầu: Với tỷ lệ 1,3% có mùi hắc đặn biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất L.pinen, camphen và bocnylisovalerianat.
2. Chất ostola tinh thể không màu có công thức C15H16O3'đôk chảy 8205-8305.
3. Chất dầu màu đen xanh có thành phần chủ yếu là 92,66% axit béo không no, 4,56% axit béo no và 0,38% chát không xà phòng hoá được, 3,27% glyxerin.
Tác dụng dược lý
1. Đối với hệ tuần hoàn: Có tác dụng chống rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp.
2. Đối với hệ hô hấp: Có tác dụng cắt cơn hen (bình suyễn), trừ đờm, giãn phế quản.
3. Tác dụng kháng khuẩn: Có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng (staphylococcus aureus) nhờn thuốc, trực khuẩn mủ xanh (bacillus pyocyaneus), một số loại nấm gây lở ngứa ngoài da (microsporum, epidermophyton, trichophyton), trùng roi, ...
4. Đối với hệ miễn dịch: Có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, chống dị ứng.
5. Đối với hệ thần kinh: Giảm đau, gây tê cục bộ, cải thiện chức năng não, tăng trí nhớ.
6. Đối với hệ sinh dục: Xà sàng tử có tác dụng như testosteron. Cho chuột thí nghiệm uống nước sắc xà sàng, thấy có tác dụng làm tăng trọng lượng tử cung và buồng trứng.
Vị thuốc xà sàng tử
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị : Vị cay đắng, tính bình, hơi có độc,
Quy kinh:
Hai kinh thận và tam tiêu.
Công dụng:
Cương dương, ích thận tử phong táo thấp.
Chủ trị:
Chữa liệt dương, bộ phận sinh dục ẩm ngứa, phụ nữ lạnh tử cung, không có con, khí hư, xích bạch đới.
Liều dùng:
4-12g dưới dạng thuốc sắc uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc xà sàng tử
Chữa nam giới dương nuy (liệt dương):
Dùng xà sàng tử, ngũ vị tử, thỏ ty tử - 3 thứ liều lượng bằng nhau; nghiền mịn, hoàn với mật thành viên bằng hạt ngô đồng; ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.
Chữa phụ nữ tử cung lạnh không thụ thai được:
Xà sàng tử 12g, ba kích 12g, ngũ vị tử 8g, phá cố chỉ 8g, nhục quế 8g; tất cả tán thành bột mịn, có thể làm thành viên; mỗi ngày uống 24g với nước sắc dây tơ hồng sao 30g làm thang.
Chữa ngọc hành sưng đau:
Dùng hạt xà sàng tán thành bột mịn, hòa với lòng trắng trứng gà đắp vào, khô lại đắp thứ mới. Chủ trị ngọc hành sưng to như dùi trống.
Chữa bạch đới khí hư:
Xà sàng tử, phèn chua - 2 vị bằng nhau; tán nhỏ; nấu hồ trộn vào làm thành viên bằng quả táo, bọc lụa hay gạc cho vào âm hộ, thấy nóng bỏ ra. Có thể sắc để thụt rửa.
Chữa viêm âm đạo do trùng roi:
Dùng xà sàng tử 30g, hoàng bá 9g; tất cả tán thành bột mịn, trộn với glycerogelatin làm thành thuốc đĩnh 2g (mỗi thỏi nặng 2g); mỗi ngày đặt 1 thỏi vào âm đạo.
Chữa bộ phận sinh dục lở ngứa:
- Dùng giần sàng, lá sen, bèo ván - mỗi thứ 1 nắm; nấu nước xông và rửa (Nam dược thần hiệu).
- Hoặc dùng xà sàng tử 30g, bạch phàn 6g; sắc nước rửa (Tần Hồ tập giản phương).
Chữa trĩ ngoại:
Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g; tán nhỏ, trộn đều; ngày uống 9g, chia ra làm 3 lần uống, mỗi lần 3g. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa chỗ đau.
Chữa chàm, viêm da:
Dùng độc vị xà sàng tử 60g, hoặc dùng xà sàng tử, kinh giới, phòng phong, đảng sâm - mỗi thứ 15g; sắc lấy nước, tẩm bông đắp lên vùng da bị chàm hoặc viêm nhiễm. Đã thử nghiệm điều trị 280 ca chàm, 100 ca viêm da, đạt kết quả tốt.
Chữa chàm ở trẻ nhỏ:
Dùng xà sàng tử tán thành bột mịn, trộn đều với vaseline thành một thứ cao mềm; bôi lên những chỗ da bị bệnh. Dùng cho trường hợp vết chàm bị viêm loét, chảy mủ.
Chữa tóc rụng từng mảng (ban thốc):
Dùng xà sàng tử 500g, bách bộ 250g, hoàng bá 100g, thanh phàn 20g, cồn 70% 3000-4000ml; ngâm trong 10-20 ngày, lọc bỏ bã; mỗi lần dùng 100ml, trộn với 20ml dầu vừng bôi vào chỗ tóc rụng.
Chữa tai ướt, ngứa:
Xà sàng tử 4g, hoàng liên (hoặc hoàng đằng) 4g, khinh phấn (calômel) 1g; tán nhỏ, trộn đều, thổi vào tai.
Lòi dom:
Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán nhở trộn đều. Ngày uống 9g chia làm 3 lần uống (mỗi lần 3g). Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa chỗ đau.
HUYẾT GIÁC
NIỄNG
Niễng, Niễng niễng, Cây lúa miêu -Zizania caduciflora(Turcz ex Trin.) Haud-Mazz., thuộc họ Lúa -Poaceae.
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, mọc ngập trong nước hay chỗ nhiều bùn; thân rễ rất phát triển, thân đứng cao tới 1-2m, phần dưới gốc to xốp. Lá phẳng, thuôn hình dải, dài 30-70cm, rộng 2-3cm, cả hai mặt đều ráp, hai mép dày hơn. Bẹ lá nhẵn, khía rãnh; lưỡi bẹ hình bầu dục; ở nách các lá có những chồi, đến mùa sẽ đâm ra các lá. Cụm hoa chuỳ hẹp, dài 30-50cm, cuống chung khoẻ, phân nhánh nhiều, mang bông nhỏ đực ở trên, bông nhỏ cái ở dưới, hoa đực có 6 nhị với chỉ nhị ngắn; hoa cái có bầu với đầu nhuỵ dài.
Bộ phận dùng: Củ niễng do thân phồng to, xốp, mềm, hình chuỳ dài, đường kính 2,5-3cm, dài 5-8cm, khi non cắt dọc hoặc ngang đều có phần mô mềm trắng, có những chỗ màu xanh lục của các sợi nấm, khi già có những vết màu đen chứa đầy bào tử của loài nấm than -Ustilago esculentaP. Henn ký sinh trên thân cây. Vậy đúng hơn đó là phần phình của thân cây Niễng -Caulis Zizaniae, thường có tên là Giao cô hay Giao bạch.
Nơi sống và thu hái: Loài có nguồn gốc ở Đông Xibêri, được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Á châu. Ở nước ta, cây được trồng ở bờ ao, ven hồ, ao cạn nước còn bùn nhão hoặc ruộng nước, phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ như ở Hà Nội (vùng ngoại thành), Thái Bình (Vũ Thư), Nam Hà (Đồng Văn), Lâm Đồng (Đà Lạt). Trồng vào tháng 9-10 bằng phần mềm tách ở gốc ra, trồng cách nhau 50-60cm vào nơi có bùn nhão, theo hàng hoặc không. Cần chăm sóc để không cho cỏ dại phát triển và giữ đủ nước.
Thành phần hoá học: Củ Niễng chứa glucid, protid và một số muối khoáng.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, béo, mùi thơm, tính lạnh, không độc; có tác dụng giải phiền khát, giải say rượu, lợi tiểu.
Công dụng: Người ta thường dùng củ thái nhỏ ăn sống hoặc xào với rươi hoặc luộc ăn.
Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, Kiết lỵ.
Ngoài ra, cây Niễng còn có nhiều công dụng:
- Trồng để làm cạn khô vùng đất ướt hoặc giữ cho bờ ao khỏi bị sụp lở.
- Hạt Niễng (Giao bạch tử) ở Nhật Bản được dùng ăn trộn với cơm, ở Trung Quốc cũng là một loại ngũ cốc dùng để ăn khi mất mùa.
- Thân cây Niễng dùng làm mành mành hoặc chiếu.
- Lá non dùng làm thức ăn cho trâu bò; lá già dùng làm bột giấy.
BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO
Tên khác
Tên thường dùng: Cây có lá như lưỡi rắn nên có tên Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo,Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo, Nhị Diệp Luật(Trung Dược Học), Xà thiệt thảo, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo(Quảng Tây Trung Dược Chí), Mục mục sinh châu dược Tiết tiết kết nhụy thảo, Dương tu thảo (Quảng Đông Trung Dược), Xà tổng quản, Hạc thiệt thảo Tế diệp liễu tử(Phúc Kiến Trung Thảo Dược), Tán thảo, Bòi ngòi bò, Bòi ngòi bò(Việt Nam).
Tên khoa học: Odenlandia diffusa (Willd) Roxb.
Họ khoa học: Cà Phê (Rubiaceae).
Cây bạch hoa xà thiệt thảo
(Mô tả, hình ảnh cây bạch hoa xà thiệt thảo, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả:
Bạch hoa xà thiệt thảo là một cây thuốc nam quý. Cây thảo sống hàng năm, mọc bò, nhẵn. Thân hình 4 cạnh, màu nâu nhạt tròn ở gốc. Lá hìnhgiảihay hơi thuôn, nhọn ở đầu, màu xám, dai, không cuống, lá kèm khía răng ở đỉnh. Hoa thường mọc đơn độc, hay họp 1-2 chiếc ở nách lá. Hoa màu trắng ít khi hồng, không cuống. Đài 4 hình giáo nhọn, ống dài hình cầu. Tràng 4 tù nhẵn, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 4 dính ở họng ống tràng. Bầu 2 ô, 2 đầu nhụy, nhiều noãn, quả khổ dẹt ở đầu, có đài còn lại ở đỉnh. 2 ô nhiều hạt, có góc cạnh. Có hoa quả hầu như quanh năm. Cây có ở cả 3 miền nước ta, ở vườn hai bên lối đi đều hay gặp.
Phần dùng làm thuốc:
Toàn cây.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái phơi khô cất dùng.
Thành phần hóa học của bạch hoa xà thiệt thảo
+ Trong Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo chủ yếu có: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b-Sitosterol-D-Glucoside (Trung Dược Học).
+ Asperuloside, Asperulosidic acid, Geniposidic acid, Deacetylasperulosidic acid, Scandoside, Scandoside methylester, 5-O-p-Hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 5-O-feruoyl scandoside methylester, 2-Methyl-3- Hydroxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Methoxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose (Nishihama Y và cộng sự, Planta Med, 1981, 43 (1): 28).
+ Ursolic acid, b-Sitosterol Yakagi S và cộng sự, Shoyakugaku Zasshi 1982, 36 (4): 366).
Tác dụng dược lý của bạch hoa xà thiệt thảo
-Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, tác dụng này không mạnh. Có tác dụng yếu đối với Tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ. Dịch chích không có tác dụng ức chế vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với ruột dư viêm thực nghiệm trên thỏ (Trung Dược Học).
+Tác dụng trên hệ miễn dịch:những thực nghiệm căn bảntrên thỏ, có thể tin rằngsự kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào, tăng chức năng hệ miễndịch không đặc hiệu (Trung Dược Học).
+Tác dụng chống khối u:thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo nồng độ caoin vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp (Trung Dược Học).
+Thuốc còn có tác dụng làm tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, nhờ đó, có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
+Tác dụng kháng ung thư:Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt so với lô chứng (Trung Dược Học).
+ Tác dụng ức chế sản sinh tinh dịch: theo dõi 102 cas, kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống thuốc thấy có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống thuốc (Trung Dược Học).
+ Chích nước sắc chiết cồn của Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo cho bệnh nhân bịnhiều loại rắn độc khác nhau cắn phải, dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc chống nọc độc,thấy có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong của chuột do độc tố của rắn độc. Ở các cas trung bình, chỉ dùng Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo là đủ (Trung Dược Học).
+Điều trị ruột dư viêm:dùng liều cao (40g tươi hoặc 20g khô) Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong nhiều nghiên cứu thấy có kết quả tốt. Trong 1 lô 30 bệnh nhân, bị ruột dư viêm được điều trị bằng thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong khi nhóm khác dùng Dã Cúc Hoa và Hải Kim Sa. Có 2 bệnh nhân cần giải phẫu, còn lại tất cả đều hồi phục, không có vấn đề gì. Thời gian nằm viện là 4,2 ngày (Trung Dược Học).
Vị thuốc bạch hoa xà
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
+Vị ngọt nhạt, tính mát
Quy Kinh:
Vào kinh Tâm,Can, Vị, Tiểu trường, Đại trường
Tác dụng bạch hoa xà thiệt thảo
+ Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, khử ứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thanh nhiệt, giải hỏa độc, tiêu ung (Trung Dược Học).
+ Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, kháng nham, lợi thấp (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược)
+ Tiêu thủng, giải độc, khu phong, chỉ thống, tiêu viêm (Quảng Đông Trung Dược).
Chủ trị
+ Trị các loại sưng đau do ung thư, các loại nhiễu trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm hạnh nhân, viêm họng, thanh quản, viêm ruột thừa, viêm phế quản cấp mãn tính, viêm ganthể vàng da hoặc không vàng da cấp tính,Rắn độc cắn, sưng nhọt lở đau, tổn thương do té ngã (Quảng Tây Trung Dược Chí).
+ Trị rắn cắn, ung thư manh trường, kiết lỵ (Quảng Đông Trung Dược).
4. Liều dùng:
12- 120g
Liều dùng Dùng khô từ 20-40g,ngoài dùng tươi gĩa nát đắp lên nơi đau.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bạch hoa xà
Trị ung nhọt, u bướu:
Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán biên liên (tươi) 60g sắc uống, ngoài đâm nát đắp lên nơi đau (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
Trị ung thư phổi:
Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn mỗi thứ 160g (dùng tươi), sắc uống với nước đường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị ruột dư viêm cấp tính:
Bạch hoa xà thiệt thảo 80g, sắc uống, nhẹ ngày 1 thang, nặng ngày 2 thang (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị ho do viêm phổi:
Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g. Trần bì 8g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị amidal viêm cấp:
Bạch hoa xà thiệt thảo 12g, Xa tiền thảo 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị đường tiểu viêm, tiểu buốt, tiểu gắt:
Bạch hoa xà thiệt thảo, Dã cúc hoa, Kim ngân hoa, mỗi thứ 40g, Thạch vi 20g, sắc uống thay nướctrà (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị chấn thương thời kỳ đầu:
Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 120g, nước, rượu mỗi thứ 1 nửa sắc uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Bảo vệ gan, lợi mật:
Bạch hoa xà thiệt thảo + Hạ khô thảo + Cam thảo [theo tỉ lệ 2 + 2 + 1] (Tam Thảo Thang - Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Trị ruột dư viêm cấp đơn thuần và phúc mạc viêm nhẹ:
Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, sắc, chia 3 lầnuống. Đã trị hơn 1000 cas kết qủa tốt (Dược Lý Và Ứng Dụng Trung Dược, NXB Vệ Sinh Nhân Dân, 1983).
Trị rắn độc cắn:
Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc với 200ml rượu uống trong ngày. Dùng 2/3 thuốc, chia làm 2-3 lần uống, còn 1/3 đắp vào vết cắn. Trị 19 cas đều khỏi (Quảng Đông Y Học Tạp Chí 1965, 4:14).
Trị dịch hoàn ứ nước (biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh):
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sắc, chia làm 3 lần uống. Trị 38 cas, có kết qủa 34 cas (Vạn Hiếu Tài - Nông Thôn Y Học Tạp Chí 1987, 2:11).
Trị gan viêm, vàng da:
Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g, Hạ khô thảo 31,25g, Cam thảo 15,625g, chế thànhxi rô. Trị 72 cas, có kết quả 100%. Ngày nằm viện bình quân 25,3 ngày (Tam Thảo Thang - Báo Cáo Của Khoa Nhiễm Bệnh Viện Trực Thuộc số 2 Học Viện Y Học Hồ Nam đăng trong Thông Tin Trung Dược Thảo 1987, 2:1).
“Bạch hoa xà thiệt thảo + Bán chi liên mỗi vị 40g, được dùng nhiều trong các bài thuốc trị các loại ung thư (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
Tham khảo
Phân biệt bach hoa xà thiệt thảo
(1) Cây trên khác với cây cũng được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo, hoặc có các tên khác như: Đuôi công hoa trắng, Bươm bướm tích lan, Bươm bướm trắng. Nhài công, Bạch tuyết hoa. Lài đưa, Chiến (Plumbago zeylanic L.) thuộc họ Plumbaginnaceae, là cây cỏ cao từ 0,50m đến 1m, cành có góc, thân có khía dọc. Lá hình trứng hay thuôn, đầu nhọn mọc so le, cuống lá ôm lấy thân, hoa hình đinh màu trắng, mọc thành bông dày đặc ở ngọn, đài có nhiều lông dính.
Nhân dân thường lấy rễ lá tươi để làm thuốc. Rễ có màu trắng đỏ nhạt, mép ngoài sẫm có rãnh dọc, phấn trong màu nâu, vị hắc gây buồn nôn, có tính chất làm rộp da. Cây này có vị cay tính nóng, có độc, có tác dụng thông kinh. hoạt huyết, sát trùng tiêu viêm. Thường dùng ngoài để chữa đinh nhọt, tràng nhạt, sưng vú, dùng lá rễ tươi đâm nát đắp vào. Khi chữa hắc lào lở ghẻ lấy rễ tươi rửa sạch gĩa nhỏ phơi trong mát ngâm rượu 70 độ bôi vào, chữa chai chân đi không được bằng cách đâm tươi rịt 2 giờ rồi bỏ ra. Ngoài ra có thể sao vàng sắc uống để trừ hàn lãnh, ứ huyết của sản phụ.
(2) Cũng cần phân biệt với cây Xích hoa xà còn gọi là Bạch hoa xà, Bươm bướm hường, Bươm bướm đỏ đuôi công (Plumbago indica Linn hoặc Plumbago rosea Linn.) là cây thảo thân hóa gỗ rất nhiều, có khía dọc nhỏ nhẵn. Lá nguyên mọc cách hình mũi mác thuôn, mặt trên hơi có lông gần tù ở đầu, cuống lá ngắn.
Hoa họp thành bông dài ở đỉnh, đơn hoặc phân ít nhánh ở phần trên, lá bắc hình trứng, chỉ bằng 1/4 của đài. Đài hình trụ có 5 cạnh phủ lông tuyến khắp mặt ngoài, tận cùng là 5 răng ngắn, nhọn. Tràng màu đỏ, ống nhỏ, dài gấp 4 lần đài, 5 thùy trải ra hình trứng hơi tròn. Nhị 5. Bầu bé, vòi nhụy chĩa thành 5 cánh ở ngọn. Cây có ở cả 3 miền nước ta, thường được dùng làm cảnh. Có tài liệu giới thiệu rễ cây này cũng có công dụng như cây này. Kinh nghiệm nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với dầu để xoa bóp nơi tê thấp và bệnh ngoài da như cùi hủi, ung thư. Có nơi chữa đau gân, đau xương, làm thuốc trụy thai, thường hay dùng lá, nếu nhức xương thì dùng rễ, lá xào ăn, ăn nhiều thì có tác dụng xổ.
(3) Ngoài ra người ta còn dùng cây Bòi Ngòi Trắng (Oldenlandia pinifolia (Wall) K.Schum) để thay cho Bạch hoa xà thiệt thảo.
(4) Ở Trung Quốc cũng dùng cây Bòi Ngòi Ngù, còn gọi tên khác là Vỏ Chu (Oldenladia corymbosa Linn.) hoặc Thủy tuyến thảo, là cây cùng họ với cây trên, công dụng giống nhau. Người ta thường cho rằng tác dụng trị ung thư thì cây Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng tốt hơn cây này. Đó là cây thảo sống hàng năm thẳng đứng cao 0,15-0,40m, phân nhánh nhiều, nhẵn. Thân non màu lục, có 4 cạnh, sau tròn và xám ở gốc. Lá hìnhgiảihay hình trái xoan dài, nhọn cả hai đầu và không có cuống, chỉ có gân chính là nổi rõ, lá kèm mềm, chia thùy ở đỉnh. Hoa tập trung thành sim ở nách lá. Quả nang hình bán cầu, hơi lồi ở đỉnh. Cây có hoa và quả quanh
năm. Nhân dân dùng toàn cây, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè, thu, lúc cây ra hoa. Thu hái về phơi khô hay sao vàng, dùng trong các chứng sốt cao, đau nhức xương cốt, thấp khớp, đau lưng, mệt lả (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
MIẾT GIÁP (BA BA)
Miết giáp (ba ba)
Tên khác:
Còn có tênmiết giáp, miết xác, thủy ngư xác
Tên khoa học:Carapax amydae
Tên tiếng Trung: 鳖甲
Miết giáp
( Mô tả, hình ảnh cây Miết giáp, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Ba ba là vật nuôi phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài thịt ba ba được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi, mai ba ba là vị thuốc quý trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên miết giáp, thủy ngư xác hay miết xác.
Cách lấy mai ba ba
Ba ba bắt về, cắt cổ lấy tiết hứng ngay vào ít rượu, rồi cho cả con vào nồi nước sôi, đun trong 1-2 giờ, vớt ra, gỡ lấy mai, để nguyên hoặc ngâm nước phèn một đêm (20g phèn cho 1kg mai), rồi cạo sạch thịt và màng, phơi khô. Nếu lấy mai ở con vật còn sống thì tốt hơn (không dùng mai đã cắt nhỏ nấu ăn).
Mai ba ba hình bầu dục hay hình trứng rộng, trên dưới phẳng, dài 10-20cm, rộng 8,5 – 16,5cm, nhô dần lên ở phía giữa, mặt lưng màu xám đen hoặc lục đen loang lổ, hơi sáng bóng, có nhiều nếp vân nhăn. Mặt bụng màu trắng đục là một khung gồm xương sống chạy dọc ở giữa, có 8 đốt, mỗi đốt mang hai xương sườn thẳng hàng, uốn vào phía trong. Chất cứng chắc. Thứ mai to bản, dày chắc, không sót thịt và màng là loại tốt.
Thành phần hóa học
Gồm keratin, chất đạm, vitamin D.
Tác dụng dược lý
Thuốc có tác dụng ức chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, vì thế mà tiêu khối u, làm tăng protid huyết tương, kéo dài thời gian tồn tại của kháng thể, có tác dụng an thần.
Chế biến mai ba ba
Theo hai cách sau:
- Ngâm mai vào nước gừng rồi phơi khô. Sao với cát nóng hoặc nướng chín đến khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra tẩm sơ qua với giấm (tỷ lệ 1,5lít giấm cho 5kg mai), rửa sạch, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh sâu mọt.
- Nấu cao: Ngâm mai vào nước tro bếp (tro rơm rạ hay củi) trong một đêm, lấy ra rửa sạch, tẩm rượu (có thể ngâm rượu gừng với tỷ lệ 50g gừng cho 1 lít rượu 40o) rồi cắt nhỏ, nấu với nước luôn sâm sấp và sôi liên tục trong một ngày, một đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô thành cao đặc ở nhiệt độ 70oC trở lên được miết giáp cao. Cao tốt phải có hai lớp khi cắt ngang, lớp trên có màu nâu hơi vàng bóng, lớp dưới có màu nâu đen, mùi thơm, không tanh.
Vị thuốc Miết giáp
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - quy kinh
Vị mặn, tính hàn, không độc vào 3 kinh can, phế và tỳ.
Công dụng:
Bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh.
Liều dùng :
16-40g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Miết giáp
Chữa trẻ nhỏ bị suyễn, thở gấp:
Mai ba ba đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột mịn, lá nhót tươi 50g, rửa sạch, ép lấy nước đặc. Mỗi lần uống 4g bột mai với nước ép lá nhót.
Chữa sốt rét, thũng báng:
Mai ba ba, nga truật, tam lăng, trần bì, thanh bì, binh lang, thảo quả, sa nhân, ô mai, bán hạ chế, mỗi thứ 20g; thường sơn 40g. Tất cả thái nhỏ, ngâm với một lít rượu và một lít giấm trong một ngày đêm. Đun cho cạn hết dung dịch, phơi khô, sao giòn tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi ngày, người lớn uống 30-40 viên làm một lần với nước ấm trước khi lên cơn khoảng 2 giờ. Trẻ em 5-10 tuổi, 10-20 viên; 11 tuổi trở lên, 20-30 viên (kinh nghiệm của ông Tử Khắc Hàm - Nghệ An). Hoặc mai ba ba 30g, tẩm giấm, nướng vàng làm 3 lần; cành và lá cây cam thìa 100g, cắt nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng; rễ hà thủ ô trắng đã chế 50g; lá thường sơn 50g, tước bỏ cuống và sống lá, ngâm nước vo gạo 2 ngày, 2 đêm, mỗi ngày thay nước gạo một lần, thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng; thảo quả sao cháy vỏ ngoài, lấy hạt 30g; vỏ chanh khô 30g; hạt cau nhà hay cau rừng 30g; hậu phác 20g; cam thảo 20g, sao qua. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Người lớn uống mỗi ngày hai lần vào trước bữa ăn một giờ, mỗi lần 4g với nước sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi dùng liều thích hợp. Uống liên tục trong khoảng một tháng.
Chữa kinh nguyệt tắc do cơ thể suy nhược:
Mai ba ba 30g, tán nhỏ, rây bột mịn, cho vào bụng một con chim bồ câu (đã làm thịt) cùng với ít rượu và gia vị. Hấp cách thủy cho chín nhừ. Ăn hết làm một lần trong ngày.
Chữa mụn rò, chảy nước và mủ, lòi dom:
Mai ba ba, mai rùa, phèn chua (lượng các vị bằng nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vào chỗ đau, ngày vài lần.
Chữa xơ gan
Mai ba ba 30g, vảy tê tê 5g, cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Trị lao phổi có triệu chứng hư nhiệt, triều nhiệt, mồ hôi trộm:
Thanh cốt tán ( Chứng trị chuẩn thằng): Ngân sài hồ 12g, Hồ Hoàng liên 4g, Miết giáp 20g ( sắc trước), Thạch cao 8g, Tần giao 8g, Địa cốt bì 12g, Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.
Trị chứng sốt rét kéo dài thời kỳ cuối của nhiều bệnh nhiễm:
Tam giáp phục mạch thang ( Ôn bệnh điều biện): Sinh Mẫu lệ 20g, Sinh Miết giáp 30g ( đập vụn sắc trước), Sinh Qui bản 40g (sắc trước), Chích thảo 20g, Can đia hoàng 20g, Sinh Bạch thược 20g, Mạch môn 18g ( không bỏ lõi), A giao 12g ( hòa thuốc), Hỏa Ma nhân 12g, sắc uống.
Trị gan lách to:
Chích Miết giáp phối hợp, Tiêu dao tán, Nhất quán tiễn.
Trường hợp sốt kéo dài, lách to
Miết giáp ẩm gia giảm: Miết giáp ( chích dấm) 40g ( cho trước), Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 8g, Binh lang 12g, Xuyên phác 4g, sao Bạch thược 12g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả, sắc uống.
Trị bệnh phụ khoa, kinh nguyệt ra nhiều, chứng băng lậu:
Chích Miết giáp phối hợp A giao, Đương qui thán, Bào khương thán , Ngãi diệp, Bạch thược.
Trị nhọt lở khó lành miệng:
Miết giáp phối hợp với Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ, Chi tử, Phòng phong. có tác dụng tăng sức thu liễm.
Chữa đau lưng, không cúi xuống, không ngữa được:
Miết giáp sao vàng hay nướng chín, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g. Bài thuốc này còn dùng chữa sỏi thận.
Chữa hen:
Máu Ba ba cho vòa rượu uống.
Chữa hao gầy, Đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, tiểu tiện ra sỏi, kinh nguyệt bế, sốt rét.
Mỗi ngày uống 10-20g bột hoặc 6-10g cao, chia làm hai lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Sốt rét cơn, thịt thừa trong họng, ho lao, mụn nhọt, rong huyết, bế kinh.
Mai ba ba bôi sữa, nướng vàng, tán bột, uống mỗi lần 4g với rượu hâm nóng.
Tham khảo
Kiêng kỵ :
Người bị âm hư Vị nhược hoặc không muốn ăn uống thường hay nôn oẹ thì đều kiêng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Âm hư, không có nhiệt, Vị hư nôn mửa, Tỳ suy, tiêu chảy, có thai: không dùng (Thực Dụng Trung Y Học).
TRÚC ĐÀO
Trúc đào
Tên khác
Tên thường dùng: Giáp trúc đào, Đào lê, Trước đào.
Tên tiếng Trung: 竹桃
Tên thuốc:Neriolin
Tên khoa học:Nerium indicum Miler
Họ khoa học:Polemoniaceae
Cây trúc đào- cây trúc đào
(Mô tả, hình ảnh cây trúc đào, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Trúc đào là một cây nhỡ, có thể cao tới 4-5m, mọc riêng lẻ hay có khi trồng thành bụi. Cành mềm dẻo. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thuộc loại lá đơn, mép nguyên, cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 7-20cm, rộng từ 1-4cm, dai cứng, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, gân đều, song song ngang hai bên gân chính. Hoa màu hồng hay màu trắng, mọc thành xim ngù ở đầu cành. Quả gồm 2 đại, gầy, trongchứa rất nhiều hạt có nhiều lông.
Phân bố, thu hái:
Cây này vốn mọc hoang ở vùng ven biển , chưa rõ được di thực vào nước ta từ hồi nào. Việc trồng rất dễ dàng chỉ cần cắt những cành bánh tẻ thành từng đoạn dài 15-50cm, cắm nghiêng xuống đất, tưới để giữ độ ẩm đều, trong vòng 15 ngày đến 1 tháng là cây mọc. Sau một năm có thể thu hoạch lá nhưng càng những năm sau số lượng lá thu hoạch lá càng cao. Cắt lá nên cắt cả cành vì như vậy cành non mới phát triển và cho nhiều lá.
Có thể hái quanh năm nhưng tốt nhất vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa. Lá hái xong cần phơi ngay cho khô, để lâu, tỷ lệ hoạt chất bị giảm sút.
Bộ phận dùng:
Bộ phận thường dùng là lá.
Mô tả dược liệu
Trúc đào là loại cây có độc nên không thể dùng trực tiếp, thường được được dùng dưới dạng chiết xuất neriolin.
Bào chế
Trúc đào được bào chế theo quy trình sau:
Giai đoạn chiết xuất. Lá trúc đào mới hái về, phơi khô trong mát cho tới khi tỷ lệ nước chỉ còn 12-14%, thái thành từng miếng nhỏ, kích thước 2-5mm, không nên tán thành bột nhỏ, cũng không nên để nguyên cả lá to vì như vậy tạp chất sẽ nhiều, khó tinh chế mà hoạt chất ra không hết. Ngâm 5kg lá thái nhỏ như trên với 50 lít rượu 250 trong 20 giờ, sau đó lấy cả được chừng 25-27 lít, sau đó ép thì sẽ được thêm chừng 18-20 lít nữa.
Giai đoạn loại tạp chất. Đổ 45 lít rượu trên vào vại sành sức chứa chừng 75 lít, đổ dần vào đó nửa lít dung dịch chì axetat 30%. Sau đó phải thử xem đã hết tạp chất chưa, nghĩa là đem lọc một ít nước trên và thêm một ít chì axetat nữa, nếu còn thấy đục thì phải cho thêm chì axetat nữa. Làm như vậy cho đến khi dung dịch lọc, thêm chì axetat không còn kết tủa nữa. Để yên một đêm. gạn lấy nước trong, lọc qua phễu Buchner, sau cùng rửa chất cặn trên phễu bằng 2 lít rượu 25°. Dồn các nước trong lại và đổ dần vào đó 2 lít dung dịch natri sunfat 15%, mỗi lần chừng nửa lít và quấy cho đều, lọc qua giấy, thử xem phần lọc thêm dung dịch natri sunfat vào xem còn đục không. Nếu còn đục thì phải thêm cho đến khi hết chì axêtat.
Giai doạn tinh chế. Cho các dung dịch đã loại tạp chất vào một bình thuỷ tinh đặt trên nồi cách thuỷ và đun để thu hồi cồn. Nhiệt độ trong bình phải luôn luôn ở 50-55°. Nếu cao quá glucozit sẽ hỏng. Muốn vậy phải cất trong chân không 700- 720mm thuỷ ngân. Đem cô còn chừng 8 lít, để nguội, vớt những cục glucozit thô ra. Hiệu suất chừng 48-50g glucozit thô. Cho chỗ glucozit thô này vào một bình nửa lít và một số cồn 700 (chừng 200m1), đặt bình này trong nồi cách thuỷ và lắc cho đến khí tan hết. Lọc và cho vào tủ lạnh trong 2 ngày. Neriolin sẽ kết tinh, nhưng chưa được tinh khiết lắm. Cần phải kết tinh hai lần nữa. Muốn vậy hoà neriolin nói trên trong cồn 500 (chừng 200ml) lọc và để vào tủ lạnh. Làm lại một lần thứ hai nữa, neriolin sẽ rất tinh khiết.
Bảo quản:
Cần phơi ngoài gió hay ở nơi nhiệt độ thấp hơn 600.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
Thành phần hoá học:
Trong các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng vàng rồi hóa lục. Trong lá Trúc đào người ta nghiên cứu thấy có cardenolid, oleandrin, oleasids A…F, neriolin. Trong lá còn chứa nhựa, tanin, một loại parafin, vitamin C, tinh dầu.
Lá chứa hoạt chất chính là các glycosid tim, có 17 glycosid tim khác nhau. Hàm lượng glycosid tim toàn phần trong lá là 0,5%. Đáng chú ý là các glycosid: Oleandrin (Neriolin), deacetyloleandrin, Neriantin, adynerin.
Tác dụng dược lý:
Neriolin làm chậm nhịp tim, kéo dài thời kỳ tâm trương, tác dụng lên tim đến rất nhanh. Ngoài ra còn có tác dụng thông tiểu, giảm hiện tượng phù.
Vị thuốc trúc đào
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
Vị đắng, chát, tính bình, có độc mạnh
Tác dụng:
Có tác dụng cường tâm (trợ tim). Toàn cây và nhựa cây lợi niệu, phát hãn, khư đàm, tán ứ chỉ thống, giải độc thấu chẩn.
Ngoài ra còn có thể trị suyễn khan, động kinh, đòn ngã, tâm lực suy kiệt.
Liều dùng:
Trúc đào là vị thuốc rất độc, phải sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc trúc đào
Trúc đào vì có tính độc mạnh nên thường chỉ được sử dụng là dược liệu để chiết xuất hoặc sử dụng ngoài da để điều trị mẩn ngưa ghẻ lở ngoài da.
Chú ý là cây rất độc, dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc và phải cẩn thận.
Tham khảo
Cấm dùng Trúc đào làm thang thuốc sắc hoặc ngâm rượu thuốc.
Triệu chứng ngộ độc: Đây là tình trạng ngộ độc Glocozide tim. Bệnh nhân có thể nôn dữ dội, sau đó mệt lả, không buồn nôn. Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng. Mạch chậm dần, rối loạn nhịp tim, nặng hơn có thể trụy tim mạch, tụt huyết áp, hôn mê.
Giải độc và điều trị: Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày. Ủ ấm, theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên. Nhanh chóng chuyển cấp cứu tuyến sau, nhịp tim quá chậm (dưới 50 lần/ phút) có thể tiêm dưới da Atropin liều 0,5 – 1,0 mg (2- 4 ống loại 1/4mg). Và có thể tiêm nhắc lại lần 2 sau 2 giờ (liều dùng 1/4mg).
Lưu ý
Theo tài liệu nước ngoài, bò ngựa ăn phải lá Trúc đào tươi cũng bị ngộ độc. Người ăn thịt súc vật bị chết vì lá Trúc đào cũng sẽ bị ngộ độc theo.
- Chất độc ở cây Trúc đào không bị phá hủy khi đun sôi hoặc qua quá trình làm khô cây.
- Hoa Trúc đào cũng độc, tuy lượng chất độc thấp hơn so với các bộ phận khác.
- Dùng lá Trúc đào để chữa bệnh ngoài da để rửa cần chú ý. Có nơi giã nhỏ lá để đắp chữa ghẻ có thể bị ngộ độc, cần lưu ý.
- Có nơi dùng bột vỏ thân cây Trúc đào để đánh bả chuột.
- Không nên trồng cây Trúc đào cạnh nguồn nước ăn (giếng bể nước) vì lá hoặc hoa Trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước, uống lâu ngày sẽ ngộ độc.
BẠCH THƯỢC
Tên Khác:
Tên dân gian: Vị thuốc Bạch thược dượccòn gọi(Thảo Kinh Tập Chú), Dư dung, Kỳ tích, Giải thương(Ngô Phổ Bản Thảo), Kim thược dược(Bản Thảo Đồ Kinh), Mộc bản thảo, Tương ly(Bản Thảo Cương Mục), Lê thực, Đỉnh(Biệt Lục), Ngưu đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn(Hòa Hán Dược Khảo), Một cốt hoa(Hồ Bản Thảo), Lam vĩ xuân(Thanh Dị Lục), Sao Bạch thược, Khuê Bạch thược, Hàng Bạch thược, Tiêu Bạch thược, Toan Bạch thược(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên Khoa Học:Paeonia lactiflora Pall.
Họ khoa học:Thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae).
Cây bạch thược
(Mô tả, hình ảnh cây bạch thược, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Bạch thược là một cây thuốc quý, thuộc loại cây cỏ sống lâu năm, có nhiều rễ to, mập, dùng làm thuốc, rễ có cái dài tới 30cm, đường kính 1-3cm, vỏ màu nâu mặt cắt màu trắng hoặc hồng nhạt, cây có nhiều chồi phát triển thành từng khóm, cây cao 0,5-1m. Lá non giòn, dễ gãy, đến màu thu lá vàng và rụng. Lá mọc so le, lá kép gồm 3-7 lá chế trứng nhọn, Lá màu xanh nhạt hoặc sẫm. Hoa to mọc đơn độc, thuộc loại hoa kép, cánh hoa màu trắng, hoặc hồng. Thược dược không những là câu thuốc quý mà là cây kiểng đẹp. Mỗi hoa thường có vài chục hạt, nhưng có nhiều hạt lép.Cây này mới di thực vào trồng ở Sa Pa bắc nước ta. Hiện nay còn phải nhập của Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Ở Triết Giang thu hoạch sớm nhất khoảng mùng 10 tháng 6. Tứ Xuyên vào giữa tháng 7 lúc thời tiết nóng và thu hoặc có thể kéo dài cho tới cuối mùa hè thì xong. An Huy vào cuối hè đầu thu. Hồ Nam vào tiết lập thu. Khi thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, trước hết cắt thân lá sau dùng cuốc bới quanh gốc để lấy rễ, chú ý để khỏi gẫy. Lấy rễ giũ sạch đất, cắt riêng từng rễ ra, dùng dao con cắt hết những rễ con, rễ phụ mọc từ rễ chính. Sau đó phân loại lớn nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch gặp mưa không phơi được vùi rễ vào đất cát ẩm nhưng không được để quá 2-3 ngày, phơi nắng cho khô thứ chắc rắn là tốt.
Phần dùng làm thuốc:
Rễ khô hay sấy khô (Radix Paeoniae Alba).
Mô tả dược liệu:
Bạch thược rễ khô hình viên chùy dài 15-20cm, thô 1,2-2cm, mặt ngoài có nứt dọc rõ ràng, màu nâu hoặc xám nâu nhạt, thường thường có thể nhìn thấy gốc tích rễ phụ chất cứng khó bẻ gẫy mặt cắt màu xám trắng rất mịn, vùng chất mọc tách rời thành khe nứt hơi có mùi thơm. Thường dừng thứ lớn bằng đầu ngón tay hay đầu ngón chân cái, thịt trắng hồng ít sơ. Thứ nhỏ, lõi màu đen sẫm là xấu.
Bào chế:
+ Cách bào chế của Tứ xuyên: Dùng một nồi hoặc chảo to, đổ nước đã đun sôi vào, bỏ rễ Bạch thược vào cho ngập hết Rễ, không được cho rễ vào quá nhiều, nước không đủ ngập. Sau đó loại rễ to đun khoảng 10-15 phút, nếu đun quá lâu sau này cạo bỏ vỏ sẽ hao phí nhiều, nhưng nếu đun rễ chưa chín lượng dược liệu giảm. Thường người ta xác định độ chín khi luộc bằng cách khi chưa luộc có mùi tanh của đất, vị đắng nhưng khi chín có mùi thơm, bớt đắng. Có thể dùng móng tay bấm được là chín. Luộc xong vớt ra ngay cho vào nước nguội để khỏi chín quá, sau dễ bóc vỏ.Cạo vỏ bằng cách dùng thanh tre cật vót cạo hết lớp vỏ ngoài cho đến lớp vỏ trắng. Khi cạo vỏ phát hiện có những chỗ sâu bệnh cần gọt vỏ, và phải cạo nhẹ tay để lớp vỏ bỏ đi không bị hao hụt nhiều. Cạo vỏ xong, cắt bỏ đầu đuôi, cắt thành khúc dài 10-13cm rồi xếp thẳng đem phơi (Trung Dược Đại Từ Điển).
Phơi rễ chia làm 3 giai đoạn:
- Phơi nhiều, ủ nhiều: rải Bạch thược ra chiếu, hoặc phân đan phơi nắng cứ 20 phút trở một lần, đến giờ chiều đem vào xếp thành đống trên phủ chiếu, ngày mai lại đem phơi, tối lại ủ, phơi ủ như vậy 4-5 ngày là xong, và chuyển sang giai đoạn hai.
- Phơi ít, ủ nhiều: Hàng ngày đến 9 giờ mới đem phơi, 3 giờ chiều cất vào ủ. Khi ủ đối với loại rễ to và trung bình thì phải ủ chiếu kín hoặc bao tải. Khi phơi cứ 30-40 phút trở một lần và ủ thấy rễ mềm ra lại đem phơi, cứ như vậy 8-10 ngày là xong và chuyển sang giai đoạn 3.
- Phơi ngắn ủ dài: Mỗi ngày chỉ phơi 2-4 giờ, cách 40 phút trở 1 lần, còn ủ như trên nhưng phải ủ 3-4 lớp bao tải, ủ cho đến khi lớp vỏ ngoài của rễ ướt lại, sau đó đem phơi cho đến khi lớp vỏ thật khô, bấm móng tay không được nữa mới thôi. Theo cách chế biến này thì ngày mùa hè phơi ít ủ nhiều, ngàu mùa thu phơi nhiều ủ nhiều, ủ cho rễ mềm ra lại phơi, phơi xong rễ còn đang nóng ủ luôn, nếu chỉ phơi không ủ thì bên ngoài rễ khô, bên trong còn ướt, để biến sang vị chua không dùng làm thuốc được, hoặc bên ngoài vỏ biến thành đỏ chất lượng kém.
3) Cách bào chế của Sơn đông: Dùng dao tre cạo vỏ ngoài cho thật trắng nhưng không rửa nước để rễ không biến thành màu nâu hoặc đen. Cạo vỏ xong ngâm rễ ngập trong nước giếng nửa ngày rồi mới luộc, ngâm rễ ngày nào thì luộc rễ ngày đó. Ở Tứ Xuyên có nơi ngâm nước giếng pha trộn 50% nược sông thêm loại rễ nhỏ Bạch thược đã gĩa nát, hoặc dùng bột ngô hòa với nước để ngâm rễ Bạch thược, ngâm như vậy rễ giữ được màu (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Luộc: Đun nước sôi đổ rễ Bạch thược vào, đun khoảng 15-20 phút, khi thấy rễ mềm, vặn cong được hoặc lấy rễ thấy bốc hơi, khô nhanh thì vớt ra. Mỗi chảo nước chỉ luộc 2-3 mẻ rồi phải thay nước mới. Sau đó cắt bỏ đầu đuôi, chia thành loại to, nhỏ, cắt ra thành khúc đem phơi.
Phơi: Luộc xong rải ra chiếu phơi ngay, cách 5-10 phút đảo 1 lần sau 1-2 giờ lấy chiếu cuộn lại phủ chiếu lên trên, khi thấy rễ nguội lại tiếp tục rải ra phơi, phơi trong 3 ngày buổi trưa nắng gắt phủ chiếu lại cho mát. Phơi cho đến khi gõ rễ nghe tiếng kêu thanh thanh, chất thành đống đem ủ 2-3 ngày lại phơi tiếp 1-2 ngày cho tới khi thật khô, phơi vậy vỏ không bị co lại và không chuyển qua màu hồng (Danh Từ Dược Vị Đông Y)
Bảo quản:
Dược liệu chưa bào chế thì cần phải sấy Lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi thì cần phải để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành Phần Hóa Học:
+ Paeoniflorin, Paeonol, Paeonin, Trierpenoids, Sistosterol (Trung Dược Học).
+ Tinh bột, Tanin, Nhựa, Calci oxalat, 1 ít tinh dầu, Chất béo, Acid Benzoic (1,07%), Paeoniflorin, Glucosid Thược dược (C22H28O11) (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Paeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Benzoylpaeonilorin (Vu Tân, Dược Học Học Báo 1985, 20 (10): 782).
+ Albìlorin (Kanede M và cộng sự, Tetrahedron 1972, 28 (16): 4309).
+ Paeoniflorigenone(Shimizu Mineo và cộng sự, Tetra Lett 1981, 22 (23): 3069).
+ Galloylpaeoniflorin (Kan Sam Sik và cộng sự, C A 1989, 111: 160062k).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng ức chế trung khu thần kinh do đó có tác dụng an thần, giảm đau (Trung Dược Học).
+ Gluczit Thược Dược có tác dụng ức chế cơ trơn của tử cung và dạ dầy, ruột, ức chế sự tiết vị toan, phòng được loét ở chuột cống thực nghiệm (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Bạch Thược có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lỵ thương hàn, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, phế cầu khuẩn và nhiều loại nấm ngoài da (Trung Dược Học).
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt (Trung Dược Học).
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống sự hình thành huyết khối do tiểu cầu tăng, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men Transaminaza (Trung Dược Học).
+ Bạch Thược có tác dụng gĩan mạch ngoại vi và hạ áp nhẹ nhờ tác dụng chống co thắt cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học).
+ Bạch Thược có tác dụng cầm mồ hôi và lợi tiểu (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng)
Vị thuốc bạch thược
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính Vị:
+ Vị chua mà đắng, khí hơi hàn (Thang Dịch Bản Thảo).
Quy Kinh:
+ Dẫn thuốc vào kinh Can + Tỳ, nhập vào Can, Tỳ huyết phần (Bản Thảo Kinh Sơ).Vào kinh thủ, túc Thái âm [Phế + Tỳ] (Thang Dịch Bản Thảo).
Tác Dụng:
. Trừ huyết tích, phá kiên tích.Tả Tỳ nhiệt, chỉ phúc thống, chỉ thủy tả, thu Can khí nghịc lên gây ra đau, điều dưỡng Tâm Can Tỳ kinh huyết, thư kinh, giáng khí (Trấn Nam Bản Thảo).
.Dưỡng huyết, nhu Can, hoãn trung, chỉ thống, liễm âm, thu hãn (Trung Dược Đại Tự Điển).
Chủ Trị:
+ Trị trúng ác khí, bụng đau, lưng đau (Biệt Lục).ích tụ, cốt chưng (Dược Tính Luận).Trị Phế có tà khí, giữa bụng đau quặn, huyết khí t
Phế cấp trướng nghịch, hen suyễn, mắt dính, Can huyết bất túc, Dương duy mạch có hàn nhiệt, Đái mạch bệnh làm cho bụng đầy đau (Thang Dịch Bản Thảo).
-Liều Dùng: 6 – 12g.
-Kiêng Kỵ:
+ Sợ Thạch hộc, Mang tiêu. Ghét Tiêu thạch, Miết giáp, Tiểu kế. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Huyết hư hàn: không dùng (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tỳ khí hàn, đầy trướng không tiêu: không dùng (Bản Thảo Chính).
+ Mụn đậu: không dùng Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Tỳ khí hư hàn, hạ lỵ ra toàn máu, sản hậu: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Ngực đầy, vị hàn (Bao tử lạnh):cấm dùng. Sách ‘Bản Thảo Kinh Sơ’ ghi: Bạch thược có tính chua vị lạnh, đau bụng do trúng hàn, trúng hàn làm tiêu chảy, bụng đau do lạnh, cảm giác lạnh trong bụng thì cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bụng đau, tiêu chảy do hàn tà gây ra và đau do trường vị hư lạnh: không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bạch thược
Trị cơ co giật:
Bạch Thược + Cam Thảo mỗi thứ 16g, sắc uống (Thược Dược Cam Thảo Thang - Thương Hàn Luận).
Trị can khí bất hòa sinh ra đau xóc bụng sườn, tay chân co rút và các chứng tiêu chảy, bụng đau:
Bạch thược (tẩm rượu) 12g, Chích thảo 4g, sắc uống (Thược Dược Cam Thảo Thang – Thương Hàn Luận).
Trị lỵ tiêu ra máu mủ:
Thược Dược 40g, Đương Quy 20g, Hoàng Liên 20g, Binh Lang, Mộc Hương đều 8g, Chích Thảo 8g, Đại Hoàng 12g, Hoàng Cầm 40g, Quan Quế 6g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 2 chén nước, còn 1 chén, uống ấm (Thược Dược Thang - Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).
Trị phụ nữ hông sườn đau:
Bạch Thược Dược + Diên Hồ sách + Nhục quế + Hương Phụ. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi (Thược Dược Thang - Chu Thị Tập Nghiệm Y hương).
Trị Can âm bất túc gây ra đầu váng, hoa mắt, tai ù, cơ run giật, chân tay tê:
Bạch thược 20g, Đương Qui, Thục Địa mỗi thứ 16g,Toan táo nhân 20g, Mạch Môn 12g, Xuyên khung, Mộc qua mỗi thứ 8g, Cam thảo 4g, Sắc nước uống (Bổ Can Thang - Y Tông Kim Giám).
Trị bụng đau, tiêu chảy:
Bạch truật sao khử thổ 12g, Bạch thược sao 8g, Trần bì 6gi, Phòng phong 8g, sắc uống (Thống Tả Yếu Phương – Đan Khê Tâm Pháp).
Trị đầu đau, chóng mặt do can dương vượng thượng lên:
Bạch thược 12g, Câu đằng 12g, Phục thần 12g, Bối mẫu 12g, Cúc hoa 12g, Sinh địa 16g, Cam thảo 4g, Linh dương giác 4g, Tang diệp 12g, Trúc nhự 12g, sắc uống (Linh Dương Câu Đằng Thang – Thông Tục Thương Hàn Luận).
Trị bụng đau, kiết lỵ:
Bạch thược, Hoàng cầm mỗi thứ 12g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thược Dược Hoàng Cầm Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị có thai đau bụng lâm râm:
Đương qui, Xuyên khung mỗi thứ 6g, Bạch Thược 20g, Phục linh, Bạch truật mỗi thứ 8g, Trạch tả 10g, tán bột uống lần 8g ngày 3 lần với rượu hoặc sắc uống (Đương Qui Thược Dược Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị băng lậu hạ huyết, Rong kinh, ốm yếu gầy mòn:
Bạch thược, Thục địa, Can khương, Quế lâm, Long cốt, Mẫu lệ, Hoàng kỳ, Lộc giác giao, mỗi thứ 8g, tán bột, uống mỗi lần 8g ngày 3 lần với rượu nóng trước khi ăn, hoặc uống với nước sôi (Bạch Thược Dược Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị bụng đau lúc hành kinh:
Bạch thược, Đương qui, Hương phụ, mỗi thứ 8g, Thanh bì, Sài hồ, Xuyên khung, Sinh địa mỗi thứ 3,2g, Cam thảo 2g. Sắc uống (Dưỡng Huyết Bình Can Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị táo bónkinh niên:
Bạch Thược (sống) 24-40g + Cam Thảo (sống) 10-15g, sắc nước uống. Thường dùng 2-4 thang thì khỏi. Trường hợp táo bónkinh những,, mỗi tuần dùng 1 thang ( Vương Văn Sĩ, Nghiệm Chứng Dùng ‘Thược Dược Cam Thảo Thang’ Trị táo bón- Trung Y Tạp Chí 1983, 8: 79).
Trị dạ dầy loét:
Bạch Thược 15-20g + Chích Cam Thảo 12-15g. Đã trị 120 cas khỏi 83 cas, tiến bộ 33 cas, không kết quả 4 cas. Tỉ lệ kết quả 96,67%. Kết quả tốt đối với thể khí trệ, huyết ứ (Dư-Thụy-Tân, Trị 120 Trường Hợp Loét Dạ Dầy Bằng ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Giảm’ - Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1984, 2: 22).
-Trị cơ co giật:
Thược Dược 30g + Quế Chi + Cam Thảo mỗi thứ 15g, Mộc qua 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Đã trị 85 cas, sau khi uống 3-5 thang: hết co rút. Một số ít tái phát nhẹ hơn: uống bài này vẫn có kết quả (Triệu-Ngọc-Hải – ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị’ Trị85 Trường Hợp Cơ Sinh Đôi Cẳng Chân Co Rút - Trung Y Tạp Chí 1985, 6: 50).
-Trị xương tăng sinh:
Bạh Thược 30-60g + Mộc Qua 12g + Kê Huyết Đằng 15g + Uy Linh Tiên 15g + Cam Thảo 12g (tùy chứng gia giảm thêm). Ngày uống 1 thang. Trị 160 cas, khỏi 109 cas, kết quả tốt 42 cas, tiến bộ 1 cas, tỉ lệ khỏi: 96,7% (Vương-Chi-Truật, Nhận Xét Về Chứng Xương Tăng Sinh Trị Bằng ‘Thược Dược Mộc Qua Thang’ - Tân Trung Y Tạp Chí 1980, 1: 18).
-Trị ho gà:
Bạch Thược 15g + Cam Thảo 3g (Tùy chứng gia vị thêm: ho nhiều thêm Bách Bộ, Bách Hợp; Khí suyễn, đờm khò khè: thêm Địa Long, Đình Lich, Ngô Công...). Sắc uống ngày 1 thang. Trị 33 cas đều khỏi (Trương Tường Phúc, ‘Điều Trị 33 Trường Hợp Ho Gà Bằng Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị’ - Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1988, 1: 48).
-Trị hen suyễn:
Bạch Thược 30g + Cam Thảo 15g. Tán bột. Mỗi lần dùng 30g, thêm nước sôi 100-150ml, nấu sôi 3-5 phút, để lắng cặn, uống nóng. Trị 35 cas, kết quả tốt 8 cas, có kết quả 23 cas, không kết qủa 4 cas, có kết quả trong 3-5 phút: 26 cas, trong 1-2 giờ: 4 cas. có kết quả nhanh nhất là sau 30 phút (Lý Phúc Sinh và cộng sự – ‘Thược Dược Cam Thảo Tán Trị Hen Suyễn’ - Trung Y Tạp Chí 1987, 9: 66).
-Trị hội chứng rung đùi:
Bạch Thược + Cam Thảo mmỗi thứ 15g, thêm 600ml (3 chén) nước sắc còn 200ml. Chia 2 lần: sáng uống 1 lần, 2 giờ sau uống 1 lần nữa. Trị 54 cas, khỏi 48 cas, có kết quả rõ nhưng tái diễn 6 cas. Tỉ lệ kết quả 100% (Đỗ Hạt Nhiên, ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Trị 54 Trường Hợp Hội Chứng Rung Đùi’ - Hà Bắc Trung Y Tạp Chí 1984, 3: 29).
-Trị tiểu đường:
Dùng Cam Thảo Giáng Đường Phiến, mỗi lần 4-8 viên (mỗi viên cóBạch Thược + Cam Thảo, chế thành cao khô 0,165g, tương đương thuốc sống 4g. Lượng dùng mỗi ngày tương đương Cam Thảo sống 8g, Bạch Thược sống 40g). Ngày uống 3 lần. Trị l08 cas, kết quả tốt 54 cas, có kết quả 67 cas, tiến bộ 12 cas, không kết quả 47 cas. Tỉ lệ kết quả 79,4%(Vương Tông Căn, ‘Kết Quả Điều Trị Tiểu Đường Bằng ‘Giáng Đường Phiến’- Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 10:593).
Tham Khảo:
So sánh vị thuốc bạch thược
+ Bạch thược cốt thu liễm khí không phải như Xuyên khung làm cho khí tan ra. Ở trong người nếu huyết nhiều hơn khí mà không lưu lợi thì dùng Xuyên khung, khí nhiều hơn huyết phải khô táo thì dùng Bạch thược. Công dụng cốt hàn huyết, lưỡng khí và bổ âm (Bách Hợp Phương).
+ Bạch thược dùng sống để chữa đau nhức, tả lỵ, giải nhiệt, cảm mạo do ho gây nên. Bạch thược đã sao tẩm để chữ a các chứng bệnh về máu huyết, thông kinh nguyệt. Bạch thược sao cháy để chữa băng huyết, sao vàng chữa đau bụng máu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bạch thược dùng sống để chữa đau nhức, tả lỵ, giải nhiệt, cảm mạo do ho gây nên. Bạch thược đã sao tẩm để chữ a các chứng bệnh về máu huyết, thông kinh nguyệt. Bạch thược sao cháy để chữa băng huyết, sao vàng chữa đau bụng máu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bạch thược cốt thu liễm khí không phải như Xuyên khung làm cho khí tan ra. Ở trong người nếu huyết nhiều hơn khí mà không lưu lợi thì dùng Xuyên khung, khí nhiều hơn huyết phải khô táo thì dùng Bạch thược. Công dụng cốt hàn huyết, lưỡng khí và bổ âm (Bách Hợp Phương).
+ Xích thược và Bạch thược ứng dụng giống nhau nhưng Xích thược có tác dụng hoạt huyết hành trệ mạnh hơn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Liều thường dùng cho thuốc thang và cao đơn hoàn tán: 8-16g, cần lợi tiểu thì dùng liều cao hơn, có thể dùng đến 40-60g nhưng không nên dùng lâu ngày (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Trị Can dương thịnh, hư phong nội động hoặc hư nhiệt: nên dùng Bạch Thược sống (Trung Dược Học).
+ Thược Dược có 2 loại: đỏ và trắng. Muốn ích âm, dưỡng huyết, hoạt huyết, hành trệ, tư nhuận Can Tỳ thì dùng Bạch Thược. Muốn hoạt huyết, hành trệ, tuyên thông, tiêu độc ung nhọt thì dùng Xích Thược. Bạch Thược thiên về thanh bổ, có thể trị được đau do huyết hư. XíchThược thiên về hành ứ, có thể trị được đau do huyết kết tụ” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Xích thược và Bạch thược ứng dụng giống nhau nhưng Xích thược có tác dụng hoạt huyết hành trệ mạnh hơn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Phân biệt:
(1) Không nên nhầm lẫn với Cây Thược dược trồng làm cảnh vào dịp tết ở Việt Nam (Dahlia variabilis Desf.) họ Composirae hoặc còn gọi là Dahlia pinnata Cav. Đó là cây thảo cao 0,8-1, có củ. Lá kép không có lông, lá chét hình trứng, có khi lá đơn mặt trên màu lục, mặt dưới màu nhạt. Đầu to và có cuống dài, thường có màu đỏ, song còn có nhiều màu đẹp khác. Tổng bao gồm 2 hàng lá bắc, hàng trong to và mỏng, hàng ngoài nhỏ và dầy, mào lông không có, hoặc có những vảy nhỏ. Cây có hoa vào mùa đông xuân trồng làm cảnh.
(2) Có hai loài Thược dược, loại hoa trắng và loại hoa hồng, ở Tứ xuyên trồng 3 loại.
- Loại Bạch thược trắng có hoa màu trắng, hoa đơn hoặc kép, hàng năm cây nảy mầm chậm, rễ dài từ 15-30cm, có thể trồng được ở chỗ đất tương đối xấu.
- Loại Bạch thược hồng có hoa màu hồng, thuộc hoa kép, hoa to màu sắc rất đẹp. Hàng năm cây nảy mầm sớm, ít rễ nhưng to và dài từ 22-33cm có thể trồng được ở chỗ đất tương đối xấu.
- Loại Bạch thược đỏ có hoa đơn, màu đỏ sẫm thường ra hoa sớm, rễ nhiều nhưng ngắn, rễ dài từ 10-15cm. Trong 3 loài thược dược trên loài có hoa màu hồng là loại tốt nhất, loài đỏ xấu nhấn. Trồng ở Hồ nam có loài hoa trắng làm thuốc tốt hơn cả.
Phân loại bạch thược
Ở Trung Quốc trữ lượng Bạch thược mọc hoang rất nhiều, 5 loài Bạch thược mọc hoang:
- Thược dược lá nhiều lông (Paeonia willnattiae Stapf) khác với các cây Thược dược khác là mặt sau có nhiều lông tơ màu trắng hoặc đỏ, cây mọc hoang ở Tứ xuyên.
- Thược dược Mỹ lỵ (Paeonia mavei Lev). Cây rễ ngắn, lá mọc hai vòng có 3 lá kép. Lá nhỏ hình tròn đuôi lá nhọn 2 mặt lá không có lông. Hoa đơn mọa ở ngọn cây, có 7-9 nhánh hoa, hoa màu hồng quả hình trứng, hạt màu đen sẫm mọc hoang ở Tứ Xuyên.
- Thược dược quả lông (Paeonia anomala L.) khác Xuyên thược dược hoa đỏ ở chỗ rễ hình búa, chia nhiều nhánh hình sợi, vỏ gìa màu đen sẫm.
- Thảo thược dược, sơn thược dược, Thược dược lá hình thuôn (Paeonia maxim).
- Và cây Xuyên thược dược hoa đỏ (Paeonia obovata veichu Lynch).
Trong số các loài mọc hoang chất lượng của loài Thược dược Nội mông là tốt hơn cả, nhưng không thể dùng lẫn lộn với Bạch thược (Danh Từ Dược Học Đông Y).
+ Bạch thược có tác dụngdưỡnghuyết, liễm âm, nhu Can, an Tỳ, vì vậy có thể dùng trị huyết hư, băng lậu, đới hạ, hư hãn. Nhu Can an Tỳ là có thể làm cho Can khí bang mạnh trở nên nhu hòa khiến cho Tỳ Vị được yên, vì vậy có thể dùng trong trường hợp Can Vị bất hòa, bụng đau co cứng, kiết lỵ.
Bạch thược có tác dụng ức chế đau nhức ở trung khu và ở cung phản xạ tủy sống, Cam thảo có tác dụng trấn tỉnh, ức chế mút thần kinh, vì thế, hai vị cùng phối hợp dùng trị cơ nhục co rút do rối loạn trung khu thần kinh hoặc đau rút các đầu chi hoặc co rút gây nên đau (Thực Dụng Trung Y Học).
Bạch thược trị lỵ và vị trường co bóp quá mạnh gây nên đau bụng có kết quả tốt (Thực Dụng Trung Y Học)
RAU MÁ NGỌ
Còn gọi là rau sông chua dây, thồm lồm gai, giang bản quy.
Tên khoa học Plygonum perfoliatum L.
Thuộc họ rau răm Polygonaceae.
Mô tả: Rau má ngọ là một loại cỏ sống lâu năm, thân bò hay leo, có nhánh nhan màu tía, có gai quặp xuống. Lá ba cạnh hơi hình khiên, nguyên có gai.
Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao qunah thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên perfoliatum. Hoa mọc thành bông tận cùng ngắn, cũng có bẹ chìa như lá, cuống dài và có gai nhọn. Quả có 3 rãnh dọc, khi chín có màu đen.
Phân bố: Mọc hoang ở khắp nơi ẩm thấp ở Việt Nam, vùng đồng bằng cũng như vùng cao đều có. Người ta dùng toàn cây hay có khi chỉ dùng lá và rễ, dùng tươi
Công dụng: chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân, làm mềm chất ngà voi và xương để uốn nắn và nhuộm màu, giã nát đắp lên mụn nhọt, nơi rắn cắnm sắc rửa Trĩ, uống chữa lỵ, chữa sốt.
ÐÀO LỘN HỘT
Tên khác Ðào lộn hột, ÐiềuTên khoa họcAnacardium occidentale L., thuộc họ Ðào lộn hột - Anacardiaceae.
Cây Ðào lộn hột
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây to, cao 8-10m. Lá mọc so le, có phiến lá hình trứng ngược, dai, nhẵn; cuống mập. Cụm hoa là chùm ngù phân nhánh nhiền ở ngọn cành. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, điểm nâu đỏ. Quả dạng quả hạch, hình thận cứng, nằm ở trên một cuống quả phình to hình quả lê (thường quen gọi là quả), khi chín có màu vàng hoặc đỏ. Hạt có vỏ mỏng, nhân hạt chứa dầu béo.
Cây có hoa tháng 12-3 và có quả tháng 3-6.
Bộ phận dùng:
Cuống quả, quả, vỏ cây, lá và rễ - pedunculus, Fructus, Cortex, Folium et Radix Anacardii Occidentalis.
Nơi sống và thu hái:
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới (Ðông bắc Brazin), được nhập vào trồng ở các tỉnh phía Nam nước ta. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học:
Cuống quả chứa nhiều vitamin và nhiều muối khoáng. Vỏ quả thực chứa một chất nhựa dầu màu vàng trong đó có acid anacardic và một phenol là cardol; dịch vỏ quả còn chá kajidin (acid ellagic). Hạt chứa dầu. Vỏ lụa của hạt chứa các chất béo, một lượng nhỏ cardol và acid anacardic. Vỏ cây chứa tanin catechic. Chất gôm chiết từ cây chứa arabin, dextrin.
Vị thuốc Ðào lộn hột
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, Công dụng:
Cuống quả có vị ngọt hơi chua với hương vị đặc biệt, dùng ăn mát và giải khát; nước ép của nó, cho lên men làm rượu có tác dụng lợi tiểu, còn làm săn da và cầm ỉa chảy. Vỏ quả thật chứa dầu gây bỏng da mạnh. Hạt bổ dưỡng, làm nhầy, làm dịu. Vỏ cây làm chuyển hoá và săn da. Gôm tiết từ cây cũng như từ vỏ cứng của quả chống kích thích, làm sung huyết da, làm bỏng, có thể phá huỷ thịt thừa. Rễ làm xổ.
Chỉ định và phối hợp:
Cuống quả mà ta quen gọi là quả Ðiều, thường được dùng ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức, dùng uống trị nôn mửa, viêm họng. Ở châu Phi, người ta dùng những cuống quả đã chín rải quanh các hồ chứa nước, nơi có nhiều các loài muỗi anophen phát triển mạnh để tiêu diệt chúng. Quả thật đốt tồn tính tán bột uống dùng trị ỉa chảy. Chất gôm được chiết bằng ete từ vỏ cứng của quả dùng trị cùi, trị da bị chai cứng ở chân (mắt cá), trị các nốt ruồi, các vết loét ghẻ khuyết. Hạt được dùng thay hạnh nhân. Vỏ cây dùng trị ỉa chảy cấp tính, chống táo kết, làm nước súc miệng trị lở mồm miệng và uống trị cổ họng sưng đau. Chất gôm tiết ra từ cây dùng trị cùi. Lá non dùng làm thuốc an thần, gây ngủ; lá già chữa ghẻ và các vết thương. Rễ dùng làm thuốc xổ.
Liều dùng:
Vỏ ngoài của quả thường được dùng dưới dạng cồn thuốc (1/10) uống trong với liều 2-10 giọt để trục giun sán. Lá cây già phơi khô, dùng tán bột rắc. Lá non sắc uống, ngày dùng 20-30 g. Vỏ cây dùng tươi sắc uống, ngày dùng 8-16g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ðào lộn hột
Chữa kiết lỵ:
Nhân hạt Điều cùng với Măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc uống (như trên).
Chữa tiêu chảy, viêm họng:
Vỏ cây phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống (như trên).
Chữa đau nhức:
Dùng rượu Điều (nước quả giả lên men) xoa bóp (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét:
Bôi dầu vỏ (như trên).
Chữa viêm họng:
Súc miệng bằng rượu Điều (như trên).
Chống nôn mửa:
Nhấm nháp rượu Điều (như trên).
DÂU RƯỢU
Dâu rượu, Thanh mai, Dâu tiên - Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D. Don (M. sapida Wall.), thuộc họ Dâu rượu - Myricaceae.
Mô tả: Cây gỗ hay cây nhỡ; cành có lông tơ. Lá hình ngọn giáo thuôn dài, thon hẹp ở gốc, đầu nhọn hay có mũi nhiều hay ít, dài 13cm, rộng 4-5cm, nhẵn, nguyên, có khi có răng về phía đầu lá; mép lá hơi cuốn xuống phía dưới; cuống lá phẳng ở trên, có lông tơ xám, dài 2-10mm. Hoa khác gốc; bông đuôi sóc đực mảnh, mọc đứng hay thòng, hơi thưa hoa; bông đuôi sóc cái mọc đứng ít hay nhiều, dài 1-5cm. Quả hạch hơi dẹt, dài 10-15mm, khi chín màu đỏ, có 2 hàng lông, màu hung và nhiều núm nạc mọng nước. Hạch rất dày và rất cứng.
Hoa tháng 11-1, quả tháng 3-5.
Bộ phận dùng: Quả, hạt, vỏ thân, vỏ rễ - Fructus, Semen, Cortex et cortex Radicis Myricae.
Nơi sống và thu hái: Cây hình như phổ biến với nhiều thứ khác nhau ở Việt Nam, nhất là ở tỉnh Lâm Đồng (Núi Langbian) và ở tỉnh Quảng Bình. Còn phân bố ở Ấn Độ, Malaixia, Nam Trung Quốc, Nhật Bản. Người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị chua ngọt và thơm, có tác dụng bổ phổi và dịu đau dạ dày, làm lợi trung tiện.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả dâu rượu ăn được và dùng làm mát. Thứ Dâu rượu của Bắc Bộ Việt Nam mọc hoang trong rừng và được bán với tên Thanh mai; còn thứ Dâu rượu của núi Langbian thì quả nhỏ hơn và cũng ăn được. Ở Quảng Bình, người ta dùng quả tươi cho lên men chế rượu dâu dùng uống tốt thay các loại nước lên men; cũng có thể dùng quả khô để chế nước uống riêng. Trong y học, người ta thường dùng quả chữa rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy và lỵ. Hạt được sử dụng chữa chứng ra mồ hôi liên tục ở chân; vỏ thân và vỏ rễ sắc uống dùng điều trị đụng giập, loét, các bệnh về da và ngộ độc arsenic.
KINH GIỚI
Tên dược: Herba seu Flos Schizonepetae
Tên thực vật: Schizonepeta tenuifolia Briq.
Tên thông thường: Kinh giới
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Phần cây nằm trên mặt đất được thu hoạch vào mùa thu và mùa đông, phơi khô trong bóng râm và cắt khúc. Thuốc có thể dùng sống hoặc sao cho đến khi có màu vàng và đen.
Tính vị: Cay, ấm
Quy kinh: Phế và can
Công năng: Trừ phong giải biểu; Cầm máu
Chỉ định và phối hợp khi dùng kinh giới
§Chứng biểu phong hàn biểu hiện đau đầu, ớn lạnh, sốt không có mồ hôi. Kinh giới phối hợp với Phòng phong và Khương hoạt.
§Chứng biểu phong nhiệt biểu hiện sốt, đau đầu, đau họng,ra mồ hôi ít hoặc không ra mồ hôi. Kinh giới phối hợp với Liên kiều, Bạc hà và Cát cánh trong bài Ngân kiều tán
§Sởi và phát ban trên da kèm theo ngứa. Kinh giới phối hợp với Bạc hà, Thuyền thoái và Ngưu bàng tử để thúc cho ban mọc và giảm ngứa.
§Các bệnh chảy máu, như chảy máu cam, ỉa máu và đái máu. Kinh giới phối hợp với các thuốc khác để cầm máu.
Liều lượng: 3-10g
Thận trọng và chống chỉ định: Ðể cầm máu, thuốc cần được sao tồn tính (hoặc sao cho đến khi thuốc ngả màu vàng và đen).
THẢO QUYẾT MINH
Thảo Quyết minh Tên khác
Tên dân gian: Còn gọi là hạt muồng, quyết minh, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời.
Tên khoa họcCassia tora L.
Họ khoa học:Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.
Cây thảo quyết minh
(Mô tả, hình ảnh cây thảo quyết minh, bào chế, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Thảo quyết minh là một cây nhỏ cao 0.3-0.9m, có khi cao tới 1.5m. Lá mọc so le, kép, lông chim dìa chẵn, gồm 2 đến 4 đôi lá chét. Lá chét hình trứng ngược lại, phía đầu lá mở rộng ra, dài 3-5cm, rộng 15-25mm. Hoa mọc từ 1-3 cái ở kẽ lá, màu vàngtươi. Quả là một giáp hình trụ dài 12-14cm, rộng 4mm, trong chứa chừng 25 hạt, cũng hình trụ ngắn chừng 5-7mm, rộng 2.5-3mm, hai đầu vát chéo, trông hơi giống viên đá lửa, màu nâu nhạt, bóng. Vị nhạt hơi đắng và nhầy.
Phần dùng làm thuốc:
Hạt cây thảo quyết minh. Hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.
Phân bố, thu hái:
Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Các tỉnh có nhiều Thảo quyết minh là: Nghệ An, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh… khả năng thu mua rất lớn. vào tháng 9-11, quả chín hái về, phơi khô, đập lấy hạt, lại phơi nữa cho thật khô.
Thành phần hóa học
Hạt Thảo quyết minh có chứa antraglycosid, albumin, lipid, chất nhầy, chất màu, tanin.
Tác dụng dược lý
Do có chất antragluocozit, thuốc có tác dụng tăng sự co bóp của ruột ( thông tiện) mà không gây đau bụng.
Có tác dụng diệt khuẩn.
Thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng hạ áp.
Vị thuốc thảo quyết minh
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Tính vị
Hạt muồng vị mặn, tính bình
Quy kinh
Vào hai kinh can, thận.
Công dụng
Thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện.
Chủ trị:
Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón, cao huyết áp, viêm gan.
Cách dùng - liều dùng:
Liều dùng 10 - 20g /ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột. Có thể dùng sống hoặc sao (sao thì tác dụng nhuận tẩy sẽ giảm).
Thảo quyết minh thường được dùng phối hợp với các dược liệu khác, trường hợp dùng độc vị liều cao hơn.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thảo quyết minh
Trị viêm màng tiếp hợp cấp: ( mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt) thuốc có tác dụng thanh can hỏa, dùng bài:
Quyết minh tử tán: Quyết minh tử 16g, Thạch quyết minh 12g, Cúc hoa 12g, Mạn kinh tử, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 12g, Thạch cao 20g, Xuyên khung 6g, Mộc tặc 12g,
Trị đau mắt đỏ, đau đầu do phong nhiệt.
Khương hoạt 8g, Cam thảo 4g, sắc uống.
Hoặc bài Quyết minh tử thang: Quyết minh tử (sao vàng)12g, Sài hồ, Đạm trúc diệp, Cúc hoa mỗi thứ 12g, Hoàng liên, Phòng phong mỗi thứ 8g, Thăng ma 4g, Tế tân 2g, Cam thảo 4g.
Trị chứng đau nửa đầu.
Quyết minh tử, Dã cúc hoa mỗi thứ 12g, Mạn kinh tử, Xuyên khung, Toàn yết mỗi thứ 8g, sắc uống
Trị đau đầu do huyết áp cao ( thể can dương thịnh):
Dùng độc vị Thảo quyết minh 20g, sắc uống hoặc gia thêm Câu đằng, Bạch tật lê mỗi thứ 12g.
Trị cườm mắt thị lực giảm: do can thận bất túc, chứng quáng gà:
Quyết minh tử, Câu kỷ tử mỗi thứ 12g, Gan lợn 100 - 150g nấu chín ăn luôn gan trị quáng gà.
Quyết minh tử, Sa tật lê, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Cốc tinh thảo, Cúc hoa mỗi thứ 12g, Sanh địa 16g, sắc uống
Trị táo bón: trường hợp táo bón kinh niên
Có thể dùng hạt muồng thường xuyên sắc uống thay nước chè, hoặc gia thêm Me chín (lấy cơm bỏ hạt) lượng bằng nhau, sấy khô tán bột mịn trộn mật ong vừa đủ làm viên, mỗi lần uống 10 - 20g trước lúc ngủ có tác dụng nhuận tràng.
Trị hắc lào: nấm chàm trẻ em.
Thảo quyết minh 20g, rượu 40 - 50ml, giấm 5ml ngâm trong 10 ngày lấy nước bôi lên.
Trị chứng mỡ máu cao:
Thảo quyết minh 50g sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày.
Trị nấm âm đạo:
Thảo quyết minh 40g sắc lấy nước, để ấm rửa và xông vào âm đạo. Làm liên tục 10 ngày.
Tham khảo
Kiêng kị khi dùng hạt muồng
Người bị ỉa chảy không dùng
Người huyết áp thấp thận trọng khi dùng
So sánh vị thuốc thảo quyết minh với các vị thuốc khác
Tránh nhầm lẫn với một số loại hạt của một số cây cùng họ với muồng ngủ như:
Hạt cây điền thanh có kích thước gần bằng hạt muồng ngủ, ngoài hạt cũng nhẵn bóng như hạt muồng, song mau của hạt lại hơi xám xanh và hai đầu hạt không bị vát.
Hạt cây lục lạc lá tròn (Crotalaria mucronata Desv.) cùng họ đậu (Fabaceae) với muồng ngủ, cây cũng mọc hoang ngay ở những nơi mà muồng ngủ mọc được, do đó có thể rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy vậy hạt lục lạc nhỏ hơn, lại có hình thận và có mầu nâu nhạt hay vàng da cam.
KIM TIỀN THẢO
Tên Khác:
Tên dân gian:Kim tiền thảo còn gọi Bạch Nhĩ Thảo, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương, Nhũ Hương Đằng, Phật Nhĩ Thảo, Thiên Niên Lãnh(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Đại Kim Tiền Thảo, Giang Tô Kim Tiền Thảo, Quá Lộ Hoàng, Quảng Kim Tiền Thảo, Tứ Xuyên Đại Kim Tiền Thảo(Trung Dược Học), Đồng Tiền Lông, Mắt Rồng, Mắt Trâu, Vảy Rồng( Việt Nam).
Tên Khoa Học:Herba Jinqiancao, Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.
Họ khoa học:Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Cây kim tiền thảo
(Mô tả, hình ảnh cây kim tiền thảo, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Cây kim tiền thảo là một cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo, sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có lông &1 vàng. Hoa tự hình chùm. Tràng hoa hình bướm, màu tía. Quả loại đậu, dài 14-16mmm, chứa 4-5 hạt.
Phân bố:
Cây mọc hoang khắp càng vùng đồi núi nước ta, hiện nay có nhiều nơi đã tiến hành trồng đại trà cây thuốc này. Ví dụ: Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái….
Thu Hái, Sơ Chế:
Thu hái vào mùa hè,lúc cay có nhiều lá và hoa. Phơi khô.
Bộ Phận Dùng: Toàn cây.
Bào Chế:
Rửa sạch phơi khô, để dùng.
Bảo Quản:
Để chỗ kín, tránh ẩm mốc.
Thành Phần Hóa Học:
Trong Kim tiền thảo có:
·Loại Herba Glechomae Longitubae: L-Pinocamphone, L-Menthone, L-Pulegone, a-Pinene, Limonene, p-Cymene, Isopinocamphone, Isomenthone, Linalôl, Menthol, a-Terpinol, Ursolic acid, b- Sitosterol, Palmitic, acid, Amino acid, Tannins, Choline, Succinic acid, Potassium nitrate.
·Loại Herba Desmodii Styracifolii: Ancloid, Tannin, Flavones, Phenols.
·Loại Lysimachiae Christinae: Phenols, Sterols, Flavones, Tannín, Essential oils (Trung Dược Học).
Tác Dụng Dược Lý:
+Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kim tiền thảo của Quảng Đông, chích vào chó bị gây mê thấy tuần hoàn mạch vành tăng, hạ áp lực động mạch, làm chậm nhịp tim, giảm lượng oxy ở tim. Tuần hoàn của Thận và não cũng tăng. Thí nghiệm trên heo, thấy cơ tim co lại.
+Tác Dụng Trên Mật: Thí nghiệm trên chó bị gây mê thấy thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật nhờ vậy có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau ở ống mật, hết vàngda.
+Tác Dụng Đối Với Hệ Bài Tiết: nước sắc Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu đối với chuột và thỏ, có thể do chất Potasium chứa trong thuốc.
+Tác Dụng Đối Với Sỏi, Sạn: nước sắc Kim tiền thảo liều cao ( trên 80g), thường được dùng trị sạn ở mật hoặc đường tiểu.
+Đối Với Bệnh Nhiễm Khuẩn: nước sắc Kim tiền thảo trị 10 cas ho gà, có 7 cas khỏi, 2 cas có tiến triển. Loại Lysimachia (Quá Lộ Hoàng) đối với tụ cầu vàng, loại Glechoma ( HoạtHuyết Đơn) đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, lỵ, trực khuẩn mủ xanh đều có tác dụng ức chế.
+Điều trị bệnh ở ngực: Dùng nướccốt Kim tiền thảo tươi trị 13 cas tuyến vú viêm, có kết quả rất tốt. Tất cả khỏi trong vòng 6 ngày. Có 8 cas khỏi trong 3 ngày hoặc ngắn hơn. 2 trong số những cas này không thích ứng với trụ sinh.
Vị thuốc kim tiền thảo
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị, quy kinh
Vị ngọt mặn tính hơi hàn, qui kinh Can đởm thận bàng quang (theo sách Dược điển nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa xuất bản năm 1985).
Tác Dụng:
+Thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm (Trung Dược Học).
+Lợi thủy, thông lâm, tiêu tích tụ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
“Trị chứng nga chưởng phong dùng Kim tiền thảo xát vào là khỏi. Dùng nước cốt Kim tiền thảo ngậm, súc miệng rồi nhổ đi trị răng đau rất hay. Vì Kim tiền thảo khứ phong, tán độc do đó, nấu nước Kim tiền thảo mà tắm rửa trị ghẻ lở rấùt thần hiệu...” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. “Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nước trà để tống sỏi ra” (Trung Dược Học).
. “Kim tiền thảo có nhiều chủng loại, chia làm 5 loại họ thực vật khác nhau:
1)Đại Kim tiền thảo Tứ Xuyên , thuộc họ Anh thảo, trị bệnh sỏi ở gan mật đạt hiệu quả tốt.
2)Tiểu Kim tiền thảo Tứ Xuyên, thuộc họ Toàn hoa, có thể dùng trị lỵ, bệnh mắt, ghẻ lở.
3)Kim tiền thảo Quảng Đông, thuộc họ Đậu, thường dùng trị bệnh sỏi ở gan mật và Thận.
4)Kim tiền thảo Giang Tây, thuộc họ Hoa tán, thường dùng trị bệnh Thận viêm, sỏi Thận.
5)Kim tiền thảo Giang Tô, thuộc họ Hoa Môi, những năm gần đây phát hiện thấy có thể trị sỏi bàng quang” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ Trị:
+ Trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, hoàng đản, ung nhọt do nhiệt độc (Trung Dược Học).
+Trị gan mật kết sỏi, sỏi Thận, tiểu buốt, hoàng đản (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều Dùng: 20-40g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc kim tiền thảo
Trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang: Đau bụng dưới, đau lan ra phía sau, có những cơn đau quặn kéo dài, đau kéo dái hàng tháng lúc tăng lúc giảm. Đi tiểu buốt, lúc thông lúc bí, thường phải đi nhiều lần, lượng nước tiểu ít, nước tiểu đỏ.
Bài thuốc: kim tiền thảo 16g, ké đầu ngựa 16g, cối xay 16g, rễ cỏ xước 16g, Đinh lăng (rễ) 16g, cỏ tranh rễ 16g, mã đề 16g, thổ phục linh 16g, vỏ bi ngò 16g, mộc thông 10g. Sắc ngày 1 thang.
Trị mụn nhọt,ghẻ lở:
Kim tiền thảo Xa tiền thảo tươi, giã nát, cho rượu vào, vắt lấy nước cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào vết thương (Bạch Hổ Đơn - Chúc Thị Hiệu Phương).
Trị sạn mật:
Bài 1: Chỉ xác (sao) 10-15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống (Trung Dược Học).
Bài 2: Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống (Trung Dược Học).
Trị sạn mật:
Bệnh viện ngoại khoa thuộc Viện nghiên cứu Trung Y Trung Quốc báo cáo 4 cas sạn mật được trị bằng Kim tiền thảo có kết quả tốt (Trung Y Tạp Chí 1958, 11:749).
Trị sạn đường tiểu:
Kim tiền thảo 30-60g, Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống (Trung Dược Học).
Trị sỏi đường tiểu:
Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g, Xuyên sơn giáp (chích) 10g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g, Ô dược 19g, Xuyên ngưu tất 12g. Sắc uống (Trung Dược Học).
Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt:
Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa (gói vào túi vải), Xuyên phá thạch 15g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống (Trung Dược Học).
Trị trĩ:
Mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm Tư Khôn đã theo dõi trên 30 cas sau khi uống 1-3 thang thuốc, thấy hết sưng và đau. Đối với trĩ nội và ngoại đều có kết quả như nhau (Tạp chí: Bệnh Hậu Môn Đường Ruột Trung Quốc 1986, 2:48).
Trị đường mật viêm không do vi khuẩn:
Tác giả Lý Gia Trân theo dõi 52 cas bệnh đường mật viêm không do vi khuẩn, có sốt nhẹ và triệu chứng điểnhình, dùng Kim tiền thảo sắc uống sáng 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 30g, có khi 20g hoặc 10g/ ngày. 30 ngày là 1 liệu trình. Thông thường uống trong 2-3 tháng có kết quả với tỉ lệ 76,9% (Trung Y Bắc Kinh Tạp Chí 1985, 1:26)
Trị quai bị:
Đắp Kim tiền thảo vào chỗ sưng đau để trị 50 cas tuyến mang tai viêm (quai bị), thời gian giảm sưng là 12 giờ.
Trị Phỏng:
Đắp Kim tiền thảotrị 30 cas bị phỏng độ 2 và 3 có kết quả tốt tất cả. (Trung Dược Học). .
Tham Khảo:
Kiêng Kỵ:
+Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Độc Tính:
Kim tiền thảo không độc. Cho dùng liều 20g/kg liên tục trong tuần đối với súc vật thí nghiệm không thấy có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
BA ĐẬU
Ba đậu
Tên khác
Ba đậu hay Mần để
Tên khoa học:Croton tiglium L,.thuộc họ Thầu dầu - Euphorbtuceae.
Cây Ba đậu
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây gỗ nhỏ cao 3-6m, phần cành nhiều. Lá mọc so le, mép khía răng. Lá non màu hồng đỏ. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa đực ở phía ngọn, hoa cái ở phía gốc. Quả nang nhẵn màu vàng nhạt. Hạt có vỏ cứng màu vàng nâu xám.
Cây ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-10.
Bộ phận dùng:
Hạt - Fructus Crotonis, thường gọi là Ba đậu; còn dùng lá và rễ.
Nơi sống và thu hái:
Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở ven đồi, nương, rẫy cũ và rừng ẩm. Hạt thu hái ở những quả chín nhưng chưa nứt vỏ. Ðể nguyên quả khi dùng mới gỡ hạt hoặc đập lấy hạt và phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng. Lá dùng tươi.
Thành phần hoá học:
Hạt chứa khoảng 30-50% dầu mùi khó chịu chứa các glycerid acid trung hoà và không trung hoà, không có tính tẩy, gồm stearin, palmitin, glycerid crolonic và tiglic; 18% protein... Hạt có tính chất tẩy do nhựa hoà tan trong dầu chứa các yếu tố phenolic gây bỏng da. Trong hạt có một glycosid là crotonosid một albuminoza rất độc là croitin, một alcaloid gần như ricinin trong hạt Thầu dầu.
Vị thuốc Ba đậu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, công dụng:
Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ. Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong, tiêu thũng.
Chỉ định và phối hợp:
Hạt dùng chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết (tắc nghẽn ruột) ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét. Rễ dùng trị Thấp khớpdạng thống phong, bọc máu, đòn ngã, rắn cắn. Lá dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng.
Thường dùng hạt dưới hình thức Ba đậu sương nghĩa là hạt Ba đậu đã ép bỏ hết dầu đi, sao vàng mới dùng với liều 0,01-0,05g làm viên hoặc chế cao. Lại thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Rễ dùng với liều 3-10g. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc tán làm bột sát trùng.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ba đậu
Trị nọc độc rắn cắn:
Rễ Ba đậu 30g, ngâm trong một lít rượu, lấy nước đắp ngoài. Dùng lá khô tán bột 0,5g uống với nước mát, ngày một lần.
Trị tắt ruột:
Ba đậu sương cho vào nang nhựa uống, người lớn mỗi lần uống 1 - 2 viên nang ( tương đương 0,15 - 0,30g), trẻ em giảm liều, lúc cần 3 - 4 giờ uống 1 lần. Theo dõi 50 ca kết quả khỏi 40 ca, 10 ca không khỏi ( Tiêu Niệm Hoa, Báo Thiên tân Y dược 1974,7:431).
Trị tưa trẻ em (muguet):
Ba đậu 1g, nhân hạt dưa hấu 0,5g tán nhỏ gia ít dầu thơm trộn đều, vo thành viên nhỏ đắp ở huyệt Aán đường, 15 giây lấy ra, ngày 1 lần, thường đắp 2 lần. Đã theo dõi trị 190 ca, có kết quả khỏi 90%, có kết quả 7,9%, không kết quả 2,1% ( Lâm trường Hỷ và cộng sự, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,9:548).
Trị hàn tả:
Ba lưu tán ( bột than Ba đậu, bột Lưu hoàng), cho vào nang nhựa uống. Liều mỗi ngày: Ba đậu than 0,62g, bột Lưu hoàng 1,24g. Đã dùng trị 38 ca tiêu chảy mạn tính, thể hàn ngưng, thời gian uống thuốc từ 1 đến 30 ngày. Kết quả khỏi 20 ca, tiến bộ 13 ca, không kết quả 5 ca. Tỷ lệ kết quả 86,8% ( Sử Tải Tường, Tạp chí Trung y 1979,12:30).
Trị táo bón do tỳ hàn, thực tích:
Tam vật bị cấp hoàn: Ba đậu sương, Can khương, Đại hoàng lượng bằng nhau, tán bột luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 0,6 - 1g với nước sôi nguội.
Trị bụng báng thủy thũng ( ascite):
Ba đậu sương, Hạnh nhân lượng bằng nhau làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 - 0,6g với nước sôi nguội. Kiêng uống rượu. Cũng bài thuốc này, theo Đỗ tất Lợi thì liều lượng như sau: Ba đậu 200mg, Hạnh nhân 3g, chế thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 3 - 6 viên.
Trị viêm niêm mạc dạ dày, đau bụng:
Tam vật bạch thang ( Trương Trọng Cảnh): Ba đậu sương 1g, Cát cánh 3g, Bối mẫu 3g, tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 0,2g với nước ấm. Ba đậu sương 0,5g, Nhục quế 3g, Trầm hương 2g, Đinh hương 3g, tất cả tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 0,5g - 1g với nước sôi ấm ( Diệp quất Tuyền).
Tham khảo
Ghi chú:
Bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không dùng. Ba đậu rất độc không dùng quá liều. Nếu bị ngộ độc, dùng Ðậu đen, Ðậu xanh, Ðậu đũa hoặc Hoàng liên nấu nước uống để giải độc.
BỒ KẾT
Quả bồ kết được thu hái vào tháng 10 - 11, lúc quả có màu xanh lục hoặc màu hơi vàng, phơi khô, rồi buộc thành từng bó treo trên giàn bếp cho đến khi có màu đen bóng.
Quả bồ kết được thu hái vào tháng 10 đến tháng 11, lúc quả có màu xanh lục hoặc màu hơi vàng, phơi khô, rồi buộc thành từng bó treo trên gác bếp cho đến khi có màu đen bóng. Dược liệu hơi dẹt và cong, chất cứng giòn và dễ bẻ gãy.
Trong y học cổ truyền, quả bồ kết có tác dụng thông khiếu, hắt hơi, tiêu thũng, sát khuẩn, khử đờm được dùng trong những trường hợp sau:
Bài 1: Chữa viêm xoang, khó thở, ngạt mũi: bồ kết một quả, đốt cháy lấy khói xông vào hai lỗ mũi. Ngày làm vài lần.
Bài 2: Chữa trúng phong, cấm khẩu, hôn mê bất tỉnh: Quả bồ kết 40g, lông nhím 20g, giun đất 40g, đốt thành than. Mỗi lần uống 4 - 8g với nước ấm, ngày hai lần. Kết hợp lấy quả bồ kết và lá bạc hà (lượng bằng nhau) phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, thổi vào mũi để gây hắt hơi làm bệnh nhân tỉnh lại.
Bài 3: Chữa ho nhiều đờm, thở khò khè, hen suyễn: quả bồ kết 1g, quế chi 1g, đại táo 4g, sinh khương 1g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày.
Bài 4: Chữa đau nhức răng, sâu răng: quả bồ kết để sống hoặc đốt tồn tính, tán nhỏ, đắp vào chân răng, khi nước bọt chảy ra thì nhổ đi, không được nuốt. Hoặc bồ kết một quả để cả hạt, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2 đến 3 ngày. Muốn có thuốc dùng ngay, đun dung dịch nhỏ lửa trong vài phút. Khi dùng, nhấp ít 1 dung dịch ngâm trên, ngậm vào chỗ răng đau trong khoảng 10 đến 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 đến 3 lần.
TẠO GIÁC THÍCH
Tên khác: Gai bồ kết
Tên Latin: Spina Gleditschae
Tên Pinyin: Zaojiaoci
Xuất xứ: Đồ Kinh Bản Thảo
Tính vị: Vị cay tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, vị
Hoạt chất: Saponin triterpenoid bao gồm: glenidin, gledigenin, gleditschia saponin ceryl alcohol, nonacosane, stigmasterol, sitosterol, phenols, flavonoids, amino acids
Dược năng: Thác độc, bài nùng, hoạt huyết tiêu thũng, trừ đàm.
Liều Dùng: 3 - 10g
Chủ trị:
- Các chứng ung, sang độc sơ khởi hoặc chưa vỡ mủ do nhiệt độc; uống trong hoặc đắp ngoài.
- Các chứng đau nhức khớp xương do đàm thấp
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai, âm hư hỏa vượng không dùng.
CÀ DẠI HOA VÀNG
Còn có tên là cà gai, cây gai cua, cây mùi cua, lão thử lực.
Tên khoa học Arggemone mexicana L.
Thuộc họ Thuốc phiện Papaveraceae.
A. Mô tả cây
Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thân mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gân màu trắng. Hoa màu vàng tươi mọc ở đầu cành, rộng 2-6cm, đài có 3 cánh sớm rụng. Quả nang thuôn dài, có góc và gai nhọn, khi chín, mở từ phía trên theo 5 van. Thai tòa tồn tại, trên mang vòi, trong như chiếc lồng có chứa rất nhiều hạt tròn dẹt, màu đen. Mùa hoa tháng 4.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây nguồn gốc châu Mỹ, được di thực vào châu Á. Tại Hà Nội, cây mọc hoang rất nhiều, dọc bờ sông Hồng.
C.Thành phần hoá học
Trong hat có 16% chất béo, màu vàng nhạt phơi chóng khô, bã còn lại chứa các chất ancaloit, Becberin và protopin. Chúng ta biết rằng protein là một ancaloit thường gặp trong thuốc phiện và những cây thuộc họ thuốc phiện
D. Công dụng và liều dùng
Tại Việt Nam chưa thấy dùng cây này làm thuốc. Tại Mẹicô và Ấn Độ người ta dùng dầu của cây này để thắp đèn, dầu này còn có tác dụng tẩy như dầu thầu dầu với liều 2-4g hoặc 10-30 giọt, không gây đau bụng. Dầu vàng mới ép tác dụng mạnh, càng để lâu tác dụng càng kém. Nó có thể thay thầu dầu và tốt hơn thầu dầu vì không sánh, cũng không có mùi khó chịu.
Tại đảo Máctinin, nhựa cây dùng chữa trai chân, mụn cơm, bệnh ngoài da.
GAI DẦU
Còn gọi là gai mèo, lanh mán, lanh mèo, đại ma, cần sa, sơn ty miêu, ko phai meo, khan sua, khanh chha, chanvre.
Tên khoa học Cannabis sativa L.
Thuộc họ Gai mèo Cannabinaceae.
Mô tả: cây thảo sống lâu năm, khác gốc, thân thẳng đứng cao 1-2m, phân ít hay nhiều cành. Toàn các bộ phận của cây đều phủ một lớp lông mịn. Lá thường mọc cách, có cuống, có lá kèm, lá phía dưới chia thùy đến tận cuống, phiến thùy hình mác, nhọn méo có răng cưa. Lá phía trên thường đơn hay chia 3 thùy. Cây đực thường gầy mảnh hơn cây cái. Hoa đực mọc thành chùy với 5 cánh đài và 5 nhị. Hoa cái mọc thành xim xen lẫn với lá bắc hình lá, đài hoa cái hình mo, bọc lấy bầu hình cầu, vòi 2 nhụy đính ở gốc bầu hình chỉ, dài hơn bầu nhiều. Quả bế hình trứng dài 2.5-3.5mm, đường kính 2.5-3mm. Hạt có dầu.
Phân bố: nguồn gốc ở các nước miền trung châu á. Cây này được trồng để lấy sợi, người ta thu hái vào khi cây bắt đầu ra hoa. Ngâm cây vào nước từ 10-20 ngày, phơi khô rồi tách sợi ra. Muốn thu quả chờ cho đến khi quả chín.
Gai cho nhựa thường trồng ở những vùng nóng và khô ở đây người ta chỉ để những cây cái, lấy ít hoa ở cây đực rũ mạnh trên những hoa cây cái để bảo đảm thụ phấn. Tại những nước này người ta thu ngọn mang hoa và quả của cây cái. Tùy theo từng nước người ta thu hái có hơi khác nhau.
Công dụng và liều dùng: bôi ngoài với tính chất sát trùng và giảm đau. Trong y học hiện đại nhựa gai dầu được dùng dưới dạng cồn cao và thuốc để uống trong làm thuốc giảm đau, dịu đau, dùng ngoài để làm thuốc sát trùng, chữa bỏng
Liều dùng cồn 1/10 mỗi lần dùng 0.05g trong 24h tối đa 1g.
Cao rượu: ngày uống 0.05g đến 0.1g.
Cao lỏng: Ngày uống 0.3-0.6g.
Nhựa gai dầu: ngày uống từ 0.03-0.05g
CÂY KIM VÀNG
Cây kim vàng
Tên khác
Còn có tên gai kim vàng, gai kim bóng, trâm vàng.
Tên kho họcBarlerialupulina lindl.
Thuộc họ Ô rô Acanthaceae.
Cây kim vàng
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỏ mọc đứng, nhánh vuông, không lông lá. Lá nguyên không lông, lá kèm biến thành gai thẳng nhọn, cụm hoa bông ở ngọn, các lá bắc kết hợp cao 2m. Cánh hoa mềm, màu vàng nhạt. Quả nang có hạt dẹt, hạt được bao bọc bởi một vỏ cứng. Khi quả chín khô, nổ tách hẳn ra xa.
Phân bố:
Mọc hoang dại ở các tỉnh phía nam nước ta, được nhiều nhà trồng làm cảnh, gần đây nhiêu người đã trồng để lấy lá chữa rắn độc cắn.
Thành phần hoá học:
Cây chứa Scutellarein-7-rhamnosyl glucoside.
Vị thuốc kim vàng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị
Vị cay, đắng, tính ấm.
Công dụng
Tiêu thũng giải độc, giảm đau, thông kinh hoạt lạc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc kim vàng
Chữa đau nhức răng và viêm lợi lở mép:
Có thể rửa sạch lá, nghiền nát, thêm chút muối rồi vê thành viên như hạt đậu, không để mất nước dịch, nhét vào chổ răng đau. Để tiện hơn lấy độ 1/3 lá đến ½ lá tuỳ lá to nhỏ, rửa sạch nhai nhai rồi chuyển vào chổ đau răng. Nếu đau nặng, giã nhỏ với chút muối dịt vào chổ đau. Nhiều người đau đớn, nhức nhối không ăn ngủ được, đi bệnh viện nhiều lần nhưng chữa bằng cách trên chỉ sau dăm ba phút là khỏi, nếu nặng chữa vài lần nữa. Tuy nhiên chỉ có 80% khỏi, còn lại phải chữa cách khác.
Trị mụn nhọt:
Cũng làm theo cách trên, với số lượng lá nhiều hơn, đắp ngoài. Chữa khỏi không để lại vết sẹo như bằng cách mổ. Mụn nhọt đã lên mủ thì mủ sẽ bị hút đi, mụn nhọn còn xanh thì bị đánh tan.
Trị đau ngang hông lưng:
Làm với lượng lá nhiều, giã nát sao với rượu, đắp kín vào chổ đau, băng lại.
Viêm họng, hen:
Giã nát, lấy nước dịch, uống một chút để ngấm xuống cổ họng. Cắt cơn hen trong vòng 5 phút đồng thời chữa viêm họng.
Chữa rắn cắn:
Giã nát lấy nước dịch uống độ một chén hạt mít, bã đắp lên vết rắn cắn. Ngay sau khi bị rắn cắn phải ga rô trên vết rắn cắn cho nọc không chạy về tim, rửa sạch và hút bớt nọc độc như phác đồ chữa rắn độc cắn, rồi mới chữa như trên. Y học cổ truyền xếp lá kim vàng là đầu vị thuốc chữa rắn cắn.
Chữa đau mình mẩy:
Bằng cách chặt cả thân, lá, rễ cây kim vàng sau khi rửa sạch, phơi khô, pha nước sôi uống như uống nước chè. Có người đã dùng lá kim vàng già, bắt đầu chuyển vàng, ngâm rượu uống hàng ngày, trừ đau lưng mình mẩy, bệnh đường ruột.
Huyết áp cao, đi tiêu ra máu, dã rượu:
Uống dịch lá Kim vàng.
GĂNG TU HÚ
Tên khác
Còn gọi là găng trâu, mây nghiêng pa.
Tên khoa họcRandia dumetorum Benth.
Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Cây Găng tu hú
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỏ rất nhiều cành, trên cành rất nhiều gai dài 5-15mm, và to mọc ngược hay ngang đối với cành. Lá cứng hình bầu dục ở đầu, dài 2.5-7cm, rộng 1.5-3cm. Hoa màu vàng nhạt hay trắng nhạt, thường mọc đơn độc, không cuống. Qủa mọng màu vàng nhạt, hình cầu hay hình trứng, đường kinh 2.5-5cm, nhẵn, trên đầu có lá đài tồn tại. Trong chứa nhiều hạt màu đen lẫn trong cơm nằm đầy trong quả. Mùa hoa tháng 3-9. Mùa quả tháng 3 và tháng 11.
Phân bố:
Cây mọc hoang và hay được trồng làm hàng rào ở khắp các tỉnh vì nhiều gai.
Thường người ta chỉ hái quả vào thu đông dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Không có chế biến gì khác
Vị thuốc Găng tu hú
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Quả làm kích thích gây nôn. Cơm quả cầm lỵ, trừ giun, gây sẩy thai. Vỏ quả làm săn da. Vỏ cây se, có tác dụng bổ và lợi tiêu hoá. Nước chiết vỏ rễ có tác dụng diệt trùng.
Ở nước ta thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng qủa giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng và không bị ảnh hưởng của chất màu của nước sắc hay nước ngam của quả găng.
Tính vị - Qui kinh:
Đang cập nhật.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Găng tu hú
Dùng chữa mụn nhọt, lở loét:
Qủa găng bổ đôi, bỏ hột, cho vôi vào, lấy đất sét bọc ngoài, đôtd tồn tính, bỏ đất, tán thành bột rắc quanh nơi loét.
LỘC GIÁC GIAO
Xuất xứ
Cao ban long hay Lộc giác giao chế bằng cách nấu gạc hươu với nước rồi co đặc lại. Ban là đốm, long là rồng. ý nói là cao rất quí.
Tên khoa học: Colla Cornus Cervi
Công dụng và liều dùng.
Cao ban long là một vị thuốc cực tốt, bồi dưỡng, thuốc bổ, thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp thổ huyết, nôn và ho ra máu, dạ dày và ruột chảy máu, tử cung ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, đi tiểu nhiều, mồ hôi trộm, chân tay đau nhức, suy nhược cơ thể.Ngậm để chữa các loại ho, ho khan, ho gió
Liều dùng, ngày ăn 5 – 10g. Có thể ăn tới 20g, cắt thành từng miếng nhỏ để nhai và ngậm cho tan dần trong miệng. Có thể ăn với cháo hoặc hòa tan trong rượu hâm nóng lên mà uống.
Có thể dùng ngầm để chữa ho, ho khan, ho gió.
Đơn thuốc có cao ban long
1. Bài nhị long âm (của Hải Thượng Lãn Ông) chữa mất ngủ,sốt về chiều, kém ăn.
Cao ban long 40g (1lạng ta), long nhãn 40g (1lạng ta).
Long nhãn cho vào nước sắc kỹ, vắt lọc lấy nước, cắt nhỏ cao ban long vào khuấy và đun cho tan. Uống khi còn nóng.
Hải Thượng Lãn Ông dùng thuốc này làm thuốc chữa các trường hợp không ngủ, đổ mồ hôi trộm, sốt về chiều khát nước, đại tiện táo bón, miệng lở, mắt vàng, ăn uống không được.
2. Bài bổ tỳ âm tiễn (Hải Thượng Lãn Ông) sao đất nếu đi tả, sâm bổ chính 80g sao vàng với gạo nếp, thục địa 40g nướng khô, cau khương 4g sao đen, long nhãn 28g, cao ban long 40g.
Các vị trên sắc với nước nhiều lần, cô đặc thành cao, mỗi lần uống chứng 2 cốc con, dùng nước hạt sen làm thang.
Nếu hay sôi bụng thêm 4g đinh hương, Nếu đại tiện lỏng quá thêm 12g nhục đậu khấu và 4g ngũ vị tử.
LU LU ĐỰC
Còn gọi là thù lù đực, gia cầu, nút áo, hiên già nhi miêu, morelle noire, raisin de oup, herbe au magicien.
Tên khoa học Solnum nigrum L.
Thuộc họ Cà Solanaceae.
Mô tả: Cỏ mọc hàng năm, nhẵn hay hơi có lông, cao 50-80 cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm nhẵn, dài 4-15cm, rộng 2-3cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ có cuống ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5-8mm, lúc đầu màu lục, sau vàng và khi chín có màu đen tím. Hạt dẹt, hình thận, nhẵn, đường kính chừng 1mm. Toàn cây vò hơi có mùi hôi.
Phân bố: Cây lu lu đực mọc hoang ở khắp nơi, vườn, ruộng, hai bên đường khắp nước ta.
Người ta dùng toàn cây hay chỉ hái lá dùng làm thuốc, thường dùng tươi.
Công dụng: Toàn cây có chất độc nhưng nhiều nơi vẫn nấu chín ngọn non ăn như rau. Nước sắc cây dùng rửa vết loét, vết bỏng, mẩn ngứa.
với liều nhỏ 30-60mml dịch ép dùng chữa bệnh ngoài da nhất là bệnh vẩy nến.
BẠCH TẬT LÊ
Tật lê Tên khác
Tên thường gọi: Còn gọi là bạch tật lê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu.
Tên khoa họcTribulus terrestris
Họ khoa học: Thuộc họ tật lê
Cây tật lê
(Mô tả, hình ảnh cây tật lê, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây
Cây tật lê là một cây thuốc quý. Loại cỏ bò lan trên mặt đấtm nhiều cành dài 2-3cm, kép lông chim lẻ, 5-6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc riêng ở kẽ lá, cuống ngắn, 5 lá đài 5 cánh hoa., 10 nhị, 5 bầu ô. Hoa nở vào mùa hè. Quả nhỏ khô, gồm 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ
Thành phần dùng làm thuốc
Tật lê là quả chín phơi hay sấy khô của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương.
Phân bố, thu hái và chế biến
Tật lê mọc hoang ở ven biển, ven sông các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế, và các tỉnh phía nam nước ta. Còn mọc ở các nước á nhiệt đới. Vào các tháng 8-9, quả chín thì đào cả cây hay cắt lấy phần trên cây về, phơi khô, dùng gậy cứng đạp và chọn lấy những quả già. Thường dùng sống hay hơi sao qua cho cháy gai rồi sàng sảy bỏ gai giã nát vụn mà dùng.
Mô Tả dược liệu:
Quả Bạch tật lê đến lúc tách ra thành từng quả con. Quả con hình tam giác, màu trắng vàng ngà, vỏ cứng dầy có gai. Thứ khô, to, chắc, không lẫn tạp chất lá tốt.
Bào chế:
Bào chế theo phương pháp xưa: Bỏ gai vào nồi chõ, đồ trong 3 giờ, phơi khô, bỏ vào cối giã cho hết gai, lại tẩm rượu, đồ 3 giờ, phơi khô, cất dùng ((Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
Khi dùng vào thuốc thang hay hoàn tán phải sao, giã nát, rồi sàng bỏ gai mới dùng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Kinh nghiệm Bào chế hiện nay:Sao cho cháy gai rồi giã xong sàng xảy bỏ hết gai mới dùng. Hoặc bỏ vào trong nước rửa sạch, vớt bỏ những hạt nhẹ hoặc các tạp chất nổi trên mặt nước, sao vàng, nghiền cho hết gai. Khi dùng tán bột để dùng hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Qua các công trình nghiên cứu cho thấy trong quả tật lê có chứa các chất: Ancaloit 0,001%, chất béo 3,5%, tinh dầu, rất nhiều natri, phylloerythrin, tannin, flavonozit, nhiều saponin mà trong đó có diosgenin là hoạt chất có tác dụng tăng cường sinh lý.
Tác dụng dược lý
Đặc biệt hoạt chất protodioscin trong cây tật lê có tác dụng kích thích sinh lý: Tăng tần xuất yêu, tăng cường khả năng cương cứng của cậu nhỏ.
Thành phần của Bạch tật lê không có chất nào có tính chất kích thích, khả năng tăng cường tình dục của cây thuốc này là do tác dụng lên hệ dưới đồi – tuyến yên dẫn đến tăng tiết nội tiết tố nam một cách tự nhiên.
Vị thuốc bạch tật lê
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị cay, đắng, tính ôn (sao tính ấm)
Để sống tính bình
Quy kinh:
Vào kinh can và phế
Tác dụng:
Có tác dụng bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết, dùng chữa các bệnh Nhức đầu, mắt đỏ, nhiều nước mắt, phong ngứa, tích tụ, tăc sữa. Những người huyết hư, khí yếu không dùng được.
Hiện nay tật lê thường dùng chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ thận, trị Đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu, chảy máu cam,lị, súc miệng chữa loét miệng.
Chủ trị:
Can dương vượng, nhức đầu, chóng mặt, Can uất khí trệ, hông sườn đầy trướng, ngứa toàn thân, sưng đỏ mắt.
Cách dùng:
Chữa phong thì để cả gai không sao, dùng để bổ thì bỏ gai sao với rượu.
Liều dùng:
Mỗi ngày dùng 12-13g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
Toàn cây còn dùng cho súc vật ăn và nhiều photpho.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc tật lê
Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng:
Tật lê 12g, đương quy 12g, nước 400ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa đau mắt:
Cho tật lê vào chén nước. Đun sôi. Hứng mắt vào hơi nước.
Trị đau mắt, mờ mắt, ngứa hay chảy nước mắt
Bạch tật lê 12g, Bạch cúc hoa 9g, sắc 3 chén nước còn 2 chén, chia 2 lần uống sáng tối (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị lở ngứa ngoài da
Bạch tật lê 9g, Kinh giới 6g, Thổ phục linh 6g, Ý dĩ , Thương nhĩ tử đều 3g, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tham khảo:
Tật lê là thuốc chữa phong và chữa ứ huyết, cũng có tác dụng bổ Thận bổ Can nhưng các bài thuốc bổ ít thì dùng đến, phần nhiều để dùng chữa lở ngứa (Bách Hợp
Thích tật lê và Sa uyển tật lê (Đồng tật lê) cùng tên mà khác vị. Sách ‘Thần Nông Bản Thảo’ không có sự phân biệt, đến đời nhà Tống mới thấy đề cập đến Bạch tật lê. Đến Lý Thời Trân mới nêu rõ về Thích tật lê như nhánh nhỏ 3 cạnh, 4 đài. Sa uyển tật lê trông giống như hình quả thận của con dê. Cả hai cũng có tác dụng khác nhau: Thích tật lê có tác dụng bình Can, tán phong, hành huyết, minh mục. Còn Sa uyển tật lê vị ngọt, tính ôn, lại là thuốc ôn bổ Can Thận, trị di tinh, tảo tinh, tiết tinh, tiểu nhiều, đái dầm, đới hạ… (Thực Dụng Trung Y Học).
Kiêng Kỵ:
Người huyết hư khí yếu không dùng.
CÂY QUÝT GAI
Tầm xoọng, Gai xanh, Quýt gai, Ðộc lực, Mền tên, Cúc keo, Quýt hôi, Cây gai xanh, Tửu bính lặc -Severinia monophylla(L.) Tanaka (Limonia monophyllaL.,Atalantia bilocularisWall.,A. buxifolia(Poir.) Oliv.), thuộc họ Cam -Rutaceae.
Mô tả: Cây nhỡ phân nhánh nhiều, cao 1-2m, nhẵn, có gai thẳng dài đến 3-4cm, nằm ở nách lá. Lá nguyên, rất dai, xoan dài 1,5-5cm, tròn hay lõm ở đầu, thon hẹp hay tròn ở gốc không lông, dày, cứng, có điểm tuyến, gân bên khít nhau, gân mép đi gần sát mép, mép uốn xuống, cuống ngắn 3-4mm. Hoa trắng, gần như không cuống, xếp thành nhóm nhỏ ở nách các lá. Quả nạc, đen, hình cầu, đường kính 10-12mm, có 2 hạt.
Ra hoa tháng 6-8, quả tháng 9-12.
Bộ phận dùng: Rễ, lá và quả -Radix, Folium et Fructus Severiniae Monophyllae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Cây mọc phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và dọc theo duyên hải các tỉnh miền Trung. Thu hái rễ, lá quanh năm; rễ rửa sạch thái phiến, phơi khô dùng dần. Lá phơi trong râm đến khô. Quả hái khi còn xanh, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong giải thử, hóa đàm chỉ khái, lý khí chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Cúm, cảm mạo, đau đầu, ho, viêm nhánh khí quản, sốt rét; 2. Ðau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, Đau lưnggối. Rễ được dùng sắc hoặc ngâm rượu uống chữa tê thấp, rắn cắn. Quả xanh hấp với đường, nghiền nát uống Chữa ho. Liều dùng 10-15g (tới 30g) rễ hoặc lá; 8-16g quả, sắc nước uống.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc), rễ dùng trị đòn ngã và gẫy xương.
CÂY GẤC - NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ TỪ CÂY GẤC
Trong các ngày lễ Tết, ngày cưới người Việt không thể thiếu quả gấc để làm xôi, nhìn vừa đẹp, vừa hấp dẫn mà ăn cũng cực ngon. Nhưng ít người đã biết gấc mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cây gấc là một cây leo họ bầu bí, sống lâu năm. Về cuối mùa đông cây tàn lụi, nhưng cuối xuân lại đâm chồi mọc thành thân mới.
Cây gấc có thể coi là một cây thuốc quý. Dầu gấc chứa lycopen thực vật nên có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sần có tác dụng dưỡng da, bảo bệ da, giúp cho da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng.
Gốc cây gấc dùng chữa phong thấp, sưng chân. Rễ gấc, hạt gấc ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức. Mài nhân hạt gấc với giấm bôi nhiều lần để chữa sưng vú, quai bị, sưng chân răng.
Trong 100g dầu gấc có đến 14,120 mg vitamin A, trong khi rau dền và cà rốt là loại rau có nhiều vitamin A nhất cũng chỉ có từ 883mg - 1090mg.
Ngoài ra nó còn có tác dụng phòng chữa những thương tổn trong cấu trúc ADN với những trường hợp bị nhiễm tia xạ, nhiễm chất độc dioxin.
Có thể nói gọn về 7 tác dụng chính của Gấc sau đây:
1. Bổ sung Vitamin giúp đôi mắt sáng đẹp
Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. Nếu teen hay thức khuya ôn bài, hoặc làm việc lâu trước máy vi tính, mỏi mắt, nhức mắt… nên bổ sung dầu gấc thường xuyên để có một thị lực tốt hơn.
2. Công dụng làm đẹp
Trái gấc mọng đỏ tươi thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng đáng khâm phục. Teen có biết trong dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin. Trong đó hàm lượng Lycopen, beta carotene, Alphatocopherol…cao gấp 68 lần cà chua. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc,...
Không chỉ vây hiện nay dầu gấc còn được chiết suất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Vì vậy, gấc trở thành loại quả dùng trong công nghiệp mỹ phẩm.
3. Phòng chống ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene…làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.
Bệnh nhân ung thư sauđiều trịphẫu thuật, tia xạ, hóa chất, corticoid… dùng dầu gấc giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng và ngăn chặn cácnguy cơgây ung thư. Phòng chữa viêm gan, xơ gan và những thương tổn tiền ung thư đặc biệt xơ gan có HbsAg(+) và nồng độ AFP cao đe doạ trở thành ung thư gan nguyên phát.
Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ nên sử dụng 20-25 giọt dầu gấc và 5-10 giọt đối với trẻ em.
4. Tác dụng tốt với tim mạch
Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ.
5. Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa
Các món ăn “made by gấc” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa. Với tiết trời se lạnh sẽ không gì tuyệt hơn một bát bò xốt vang, hoặc xôi gấc béo ngậy thơm ngon bạn nhỉ?
6. Nâng cao sức đề kháng cơ thể
Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.
7. Hạt gấc, loại thuốc dân gian
Thứ hạt đen xù xì, xấu xí mà. Nhà mình thường bỏ đi sau mỗi khi chế biến thức ăn. Cũng là loại thuốc dân gian vẫn thường dùng.
Nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh dưỡng như chất béo, đam, chất xơ, phosphtase… Thường dùng trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa…
Theo Đông y:
(1) Hạt gấc (Mộc miết tử): có vị đắng hơi ngọt, tính ấm, có độc. Vào các kinh Can, Tỳ và Vị. Có tác dụng tiêu thũng, tán kết. Dùng chữa mụn nhọt, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng đau, bị đòn hoặc bị ngã chấn thương.
(2) Rễ gấc (Mộc miết căn):Có vị đắng, hơi ngọt, tính lạnh. Có tác dụng tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.
Một số bài thuốc có sử dụng các bộ phận của cây gấc:
(1) Chữa trĩ lòi dom:Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải đắp vào nơi bị trĩ (hậu môn) để suốt đêm.
(2) Chữa sưng vú:Giã nhân hạt gấc với một ít rượu (30-40 độ C) đắp lên nơi sưng đau.
(3) Chữa đau nhức do đòn, ngã:Dùng 100 hạt gấc, nướng lên, bóc bỏ vỏ, giã nát nhân, ngâm với 1 lít rượu trên 40 độ, sau khoảng 1 tuần là dùng được. Dùng thứ rượu này để xoa bóp chỗ đau nhức. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, thứ rượu xoa bóp này có tác dụng không kém rượu mật gấu, vì vậy nhiều người gọi đó là "rượu mật gấu thảo mộc".
(4) Chữa ung nhọt, sưng hạch bạch huyết:Dùng rễ gấc tươi hoặc lá gấc tươi, rửa sạch, giã nát cùng với vài hạt muối, đắp lên chỗ sưng đau.
(5) Chữa lông quặm:Dùng hạt gấc 1 cái, bóc bỏ vỏ, nghiền mịn, dùng lụa bọc bột thuốc nhét vào lỗ mũi. Lông quặm ở mắt trái thì nhét lỗ mũi phải, lông quặm ở mắt phải nhét vào lỗ mũi trái. Mộc miết tử có tác dụng tiêu tán ứ nhiệt ở huyết phận, làm giảm sự co thắt kinh mạch, khiến lông mi khỏi đâm vào mắt.
A). Chế biến hạt gấc thay mật gấu chữa bệnh
Như chúng ta đã từng biết, mật gấu là vị thuốc vô cùng hiếm, dùng trị chấn thương, đau nhức do bị tích tụ huyết, người kiệt sức, suy tim mạch, suy thận... Tuy nhiên, mật gấu thiên nhiên không dễ dàng mà có được, nuôi gấu lấy mật cũng rất tốn kém và nguy hiểm. Dưới đây, xin được giới thiệu tới bạn đọc bài thuốc quý từ cây gấc của dòng họ Lý, dân tộc Sán Dìu (huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên).
Gấc thuộc loại dây leo, lá và dây màu xanh đậm. Hạt gấc chữa trị nhiều bệnh có giá trị hiệu quả cao, dễ tìm, dễ chế biến và dễ sử dụng, tác dụng dược tính hiệu nghiệm không kém mật gấu. Hạt gấc (quả chín cây) màu xám sẫm, tròn hoặc từa tựa bánh xe răng cưa, vỏ cứng chọn lấy 30 đến 45 hạt đem rửa thật sạch, để ráo, nướng vàng một mặt, còn mặt kia nướng gần cháy lớp vỏ trên bếp tha củi. Sau đó, mang hạ thổ. Tiếp đến, bóc hết lớp vỏ, cho phần nhân vào cối, dùng chày giã nhỏ, gần nát (lưu ý không được dùng máy xay sinh tố để xay, vì như vậy sẽ làm mất hết công dụng của hạt gấc).
Đem tất cả cho vào bình thủy tinh (tuyệt đối không được sử dụng bình bằng nhựa), rồi dùng 1-2lít rượu gạo ngâm vào (rượu càng nặng, càng tốt). Ngâm khoảng 1 tháng rượu thuốc sẽ hóa đỏ bầm, mùi hơi hắc, vị chát đắng là có thể đem ra sử dụng (ngâm càng lâu, càng có tác dụng), chỉ xoa bóp chứ không được uống.
Công dụng: Chữa các bệnh như đau cơ, đau khớp, các vết đau bầm tím... Mỗi lần từ 5-10ml rượu, xoa bóp, chà xát đều vào vùng tổn thương. Lưu ý: Không bôi lên các vết thương hở. Tác dụng sau nửa giờ. Ngoài ra có thể ngậm trong miệng chữa các bệnh như sâu răng, viêm họng, viêm nướu (lợi), chảy máu chân răng. Đặc biệt, chữa được bệnh quai bị (không phân biệt lứa tuổi), 4 hạt gấc rang cháy, tán nhuyễn, một phần cho vào 10ml nước, khuấy đều, chia làm 2 phần uống trong ngày, uống liên tục 5 ngày. Một phần dùng đắp lên vùng bị quai bị.
Tuyệt đối lưu ý: Hạt gấc có độc, không được uống.
Trái gấc tuy đơn giản nhưng mang lại rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Do đó, Bạn hãy chăm sóc cả nhà bằng những món ăn bổ dưỡng từ Cây Quả Gấc nhé!
HOẮC HƯƠNG
Tên dược: Herba agstachis seu, Herba pogastemonis
2. Tên thực vật: Pogostemon cablin Blanco; Agastache rugosa (Fisch.et Mey) O. Ktze
3. Tên thường gọi: Agastache, pogostemon cablin
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Phần trên mặt đất của cây thu hái vào mùa hè hoặc thu, cắt thành từng đoạn và phơi khô trong bóng râm
5. Tính chất và mùi vị: Vị cay, tính hơi ấm
6. Nơi tác dụng: Tỳ, vị và phế
Công năng: Trừ thấp, tán nhiệt mùa hè, chống nôn
Chỉ định và phối hợp khi dùng hoắc hương
- Ứ thấp ở tỳ và vị, biểu hiện như đầy thượng vị và bụng, buồn nôn, nôn, và chán ăn: Dùng phối hợp với thương truật, hậu phác, bán hạ, dưới dạng bất hoán kim chính khí tán.
- Tổn thương nội tạng do thức ăn sống và lạnh và bị phong hàn ngoại sinh vào mùa hè, biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu, đầy thượng vị, buồn nôn, nôn va ỉa chảy: Dùng phối hợp với tử tô diệp, bán hạ, hậu phác, trần bì dưới dạng hoắc hương chính khí tán.
- Nôn:
·Nôn do thấp trong tỳ và vị: Dùng một mình hoặc phối hợp với bán hạ, sinh khương.
·Nôn do thấp nhiệt trong tỳ và vị: Dùng phối hợp với hoàng liên, trúc nhự, tỳ bà diệp.
·Nôn do tỳ vị kém: Dùng phối hợp với đẳng sâm, cam thảo.
·Nôn do thai nghén: Dùng phối hợp với sa nhân và bán hạ.
9. Liều dùng: 5-10g
LONG NHÃN NHỤC
Tên khác:
Tên thường gọi: Vị thuốc Long nhãn nhục còn gọi Ích Trí(Thần Nông Bản Thảo), Long Mục(Ngô Phổ Bản Thảo),Á Lệ Chi(Khai Bảo Bản Thảo),Qủy Nhãn, Viên Nhãn(Tục Danh),Lệ Nô, Mộc Đạn(Bản Thảo Đồ Kinh), Lệ Chi Nô, Quế Viên Nhục, Nguyên Nhục, Mật Tỳ, Tế Lệ Ích Trí, Yến Noãn, Ly Châu, Giai Lệ, Lệ Thảo, Lệ Duyên, Tỷ Mục, Khôi Viên, Lệ Châu Nô, Long Nhãn Cẩm, Hải Châu, Hải Châu Tùng, Long Nhãn Cân(Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học: Euphoria longana Lamk.
Họ khoa học: Họ Bồ Hòn (Sapindaceae).
Cây nhãn
( Mô tả, hình ảnh long nhãn, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Nhãn được biết đến là loại cây ăn quả đồng thời cũng là một cây thuốc quý. Cây cao 5-7m. Lá mọc so le, kép, hình lông chim, gồm 5-9 lá chét, nguyên, hẹp, dày, cứng, dài 7-20cm, rộng 2,5-5cm. Ra hoa vào tháng 2-3, màu vàng nhạt, mọc từng chùm ở đầu cành hoặckẽ lá. Hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh rời nhau, 6-10 nhụy, bầu 2-3 ô. Quả hành tròn, vỏ ngoài ráp, màu vàng nâu, bên trong có cùi mọng nướcngọt (áo hạt), giữa có hạt đen bóng Trồng nhiều ở khắp nơi.
Thu hái, chế biến:
Vào tháng 6-8, khi Nhãn chín thì hái về.
Bộ phận dùng làm thuốc
Cùi của quả.
Bào chế long nhãn
Chọn loại Nhãn lồng đã chín, cùi dày, ráo nước, đem phơi nắng to hoặcsấy nhẹ ở nhiệt độ 40-500C đến khi lắc quả có tiếng kêu lóc cóc, mang ra, bóc vỏ lấy cùi rồi sấy ở nhiệt độ 50-600C tới độ ẩm dưới 18%, cầm không dính tay là được.
Long nhãn đã chế biến rồi nhưng sợ để lâu có nhiễm trùng, nên đem chưng cách thủy độ 3 giờ, sấy gần khô. Nếu dùng làm thuốc hoàn thì gĩa nát với bột thuốc khác hoặcnấu nhừ lấy nướcđặc, bỏ bã, cô đặc lẫn với mật mà luyện thuốc hoàn.
Bảo quản:
Đóng gói trong các thùng kín, để nơi khô mát.
Thành phần hóa học:
+ Trong Long nhãn có: Adenine, Choline, Glucose, Sucrose (Trung Dược Học).
+ Trong Long nhãn có: Sacaroza, Glucoza, Protein, Acid Tatric, Chất béo, Sinh tố A,B. Các men Amylaza, Peroxitdaza. Hạt nhãn có Saponin, Chất béo (Dược Liệu Việt Nam).
+ Cùi nhãn tươi có: Nước77,15%, Tro 0,01%, Chất béo 0,13%, Protid 1,47%, hợp chất có Nitrogen tan trong nước20,55%, Saccacrose 12,25%, Vitamin A, B. Cùi nhãn khô có nước0,85%, Chất tan trong nước79,77%, Chất không tan trong nước19,39%, Tro 3,36%. Trong phần tan trong nướccó Glucose 26,91%, Sacarose 0,22%, Acid tartric1,26%, Chất có Nitrogen 6,309%. Hạt nhãn chứa tinh bột, Saponin, Chất béo và Tanin. Lá chứa Quercetrin, Quercetin, Tanin (Tự Điển Cây Thuốc Việt Nam).
+ Stigmasterol, Fucosterol (Hsu Hong Ling và cộng sự, Hua Hsueh 1977, (4): 103 – C A, 1980, 92: 377761z).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng chống nấm: nước ngâm Long nhãn, trong ống nghiệm có tác dụng ức chế đối với nha bào của nấm (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng phóng xạ: Long nhãn nhục hợp với Cáp giới (Mỗi 1ml thuốc có Long nhãn nhục 1g, Cáp giới 0,5g), cho chuột uống theo liều 20ml/kg, liên tục 10 ngày, thấy có tác dụng tăng sức đề kháng; Uống liều 15ml/kg liên tục 14 ngày huyết áp trở lại trạng thái bình thường; Uống 15ml/kg liên tục 10 ngày, thấy chuột tươi tỉnh, khỏe mạnh; Uống 20ml/kg liên tục 7 ngày thấy trọng lượng chuột tăng (Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1989, 14 (6): 365).
Vị thuốc long nhãn nhục
(Công dụng, tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
+Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).
+Vị ngọt, chua (Tân Tu Bản Thảo).
+Vị ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).
+Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+Vào kinh Tỳ, Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Vào kinh Can, Tâm, Tỳ (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+Vào kinh Tâm, Thận (Bản Thảo Tái Tân).
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).
Người bịphù thũng: Long nhãn khô, Sinh khương, Đại táo, sắc uống(Tuyền Châu Bản Thảo).
Công dụng:
+Khử độc (Danh Y Biệt Lục).
+Dưỡng huyết, an thần, ích trí, liễm hãn, khai Vị, ích Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).
+Đại bổ âm huyết (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+Bổ Tâm, Tỳ, dưỡng huyết, an thần (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Chủ trị ngũ tạng tà khí,chán ăn, uống lâu ngày làm khỏe trí não, thông minh (Bản Kinh).
+ Trị lo nghĩ quá mức, lao thương Tâm Tỳ, hay quên, hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi, giật mình lo sợ, các chứng suy nhược (Trung Dược Học).
Kiêng kỵ:
+ Có đờm hỏa hoặcthấp ở Trung tiêu: không dùng (Trung Dược Học).
+ Bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 12-20g/ ngày.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc long nhãn nhục
Trị mất ngủ,hồi hộp, hay quên:
Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Đảng Sâm 12g, Đương qui 8g, Phục thần 12g, Long nhãn nhục 12g, Toan táo nhân 12g, Mộc hương 4g (cho sau), Viễn chí 6g, Chích thảo 4g, sắc nước uống (có thể cho thêm Gừng tươi và Đại táo) (Quy Tỳ Thang - Tế Sinh Phương).
Ôn bổ Tỳ Vị, trợ tinh thần:
Long nhãn nhục, nhiều ít tùy dùng, ngâm rượu 100 ngày, mỗi ngày uống (Long Nhãn Tửu – Vạn Thị Gia Sao).
Trị Tỳ hư, tiêu chảy:
Long nhãn khô 14 trái, Sinh khương 3 lát, sắc uống(Tuyền Châu Bản Thảo).
Tham khảo:
+ Quế viên… đại bổ âm huyết… Dùng trong bài Quy Tỳ Thang cùng với Liên nhục, Khiếm thực để bổ Tỳ âm, làm cho Tỳ vượng để thống huyết, quy kinh. Nếu thần chí mỏi mệt, Tâm kinh thiếu huyết, dùng làm thuốc trợ lực cho Sinh địa, Mạch môn để bổ dưỡng âm huyết. Nếu gân xương mỏi yếu, dùng làm thuốc trợ lực cho Thục địa, Đương quy để tư bổ Can huyết (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ “Ngoài việc dùng trong các phương thang ra, phép ăn Long nhãn thì phải giữ cho khí hòa, Tâm tĩnh, đồng thời phải thấm nướcbọt nuốt dần vào cổ họng, là phương phápđem Khảm Thủy điềnthay Ly Hỏa. Người có chứng lao thì khuyên họ ăn thường xuyên 1 tháng sẽ khỏi bệnh, đây là phép bí truyền của kẻ tu hành. Cách ăn Long nhãn như sau: Canh năm, không dùng nước, ăn 1 quả Long nhãn, dùng lưỡi đưa lên răng mà lấy cùi, bỏ hột, tức là phép ‘Thiệt lãm hoa trì’, rồi sẽ nhằn cho cùi thành cao, hòa với nướcbọt nuốt ực xuống mạnh như nuốt vật cứng, xong rồi lại làm như thế mà ăn quả thứ 2. Ăn tất cả 9 quả, chừng 1 giờ thì xong. Đến giờ Thìn, giờ Tỵ lại ăn 9 quả; khi đi ngủ lại ăn 9 quả. Trong 1 ngàyăn tất cả 4 lần” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ “Long nhãn nhục, uống nhiều thì mạnh chí, thông minh, dùng lâu thì nhẹ mình, trẻ lâu. Trong thang Quy Tỳ, Long nhãn có công dụng ngang với Nhân sâm, vì Tỳ được bồi bổ thì trung khí đầy đủ, nguồn sinh hóa không kiệt, 5 Tạng đều thỏa mãn thì trăm tà đều tiêu hết. Vả lại vị ngọt thì nuôi được huyết, bổ cho Tâm mà làm mạnh thần” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ “Long nhãn dùng trong bài Quy Tỳ Thang, cùng với Liên nhục, Khiếm thực để bổ Tỳ âm, làm cho Tỳ vượng, thống huyết, quy kinh. Nếu thần chí mệt mỏi, Tâm kinh huyết thiếu, dùng làm thuốc trợ lực cho Sinh địa, Mạch môn để bổ dưỡng Tâm huyết. Trường hợp gân cốt mệt mỏi, dùng làm thuốc trợ lực cho Thục địa, Đương quy để tư âm, bổ Can huyết” (Trung Dược Học).
+ “Long nhãn vị ngọt, thể nhuận, màu đỏ tía, chẳng những bổ khí của Tỳ Vị mà còn tư âm huyết bất túc, không có dính nhờn của Thục địa, ủng tắc khí của Đại táo, là vị thuốc rất tốt về ích khí, bổ huyết. Cho nên trong bài Quy Tỳ Thang, dùng Long nhãn để chữa Tâm Tỳ bị tổn thương. Người gìa yếu sau khi ốm, Tỳ khí hư nhược, chỉ dùng 1 vị này đun lên lấy nướcuống thay trà rất hay. Nếu dùng để ăn thì lấy quả Vải làm quý, nếu dùng để tu bổ thì lấy quả Nhãn là tốt” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ “Long nhãn nhục và Tang thầm đều là những vị thuốc tốt để tư bổ, cả 2 đều có công dụng bổ huyết, ích hư. Tuy nhiên, Tang thầm có tác dụng bổ huyết, tư âm. Thiên về tư bổ Can, Thận, tính của nó hay tức phong, lợi thủy. Chữa Can, Thận âm huyết không đủ thường dùng vị thuốc này. Còn Long nhãn nhục, bổ huyết, ích khí, công dụng thiên về bổ Tâm, Tỳ, an thần, dưỡng huyết. Chữa Tâm khí huyết bất túc phải dùng đến vị này (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:288.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh