XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
TRÀ TIÊN
Trà tiên
Tên khác
Trà tiên, Hương thảo, é, é trắng, tiến thực
Tên khoa họcOcimum basilicumL., var. pilosum (Willd.) Benth, thuộc họ Hoa môi -Lamiaceae.
Tiếng Trung: 罗勒
Cây Trà tiên
( Mô tả, hình ảnh cây Trà tiên, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Là một thứ của loài Húng dổi. Cây thảo cao tới 50cm hay hơn. Thân vuông, màu lục nhạt, có lông thưa. Lá mọc đối, đầu nhọn, mép khía răng thưa; gân lá có lông thưa ở mặt trên và mặt dưới. Hoa nhỏ màu trắng tập hợp thành xim co ở đầu cành. Quả bế tư.
Bộ phận dùng:
Toàn cây -Herba Ocimi Pilosi, thường có tên là Mao la lặc.
Nơi sống và thu hái:
Loài của Phi châu và á châu ôn đới, được trồng ở người nước. Ở nước ta, có trồng ở đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Tây Nguyên để lấy cành lá làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Cành lá thu hái khi cây chưa có hoa hoặc đã có nụ. Dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô. Có thể cất lấy tinh dầu.
Thành phần hoá học:
Hạt chứa chất nhầy mà thành phần có acid galacturonic, arabinose và galactose. Toàn cây chưa 2,5-3,5% tinh dầu (có thể 4-5%), hàm lượng dầu cao nhất là lúc cây đã ra hoa. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral với tỷ lệ 56-75%, một ít citronellal 1,4%, còn có khoảng hơn 20 chất khác.
Vị thuốc Trà tiên
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị cay, tính ấm
Công dụng:
Phát hãn giải biểu, khư phong lợi thấp, tán ứ chỉ thống. Hạt có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng.
Chỉ định và phối hợp:
Toàn cây có thể chiết tinh dầu và được dùng làm thuốc chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau dạ dày, bụng trướng đau, phong thấp đau nhức khớp xương. Dùng ngoài trị rắn độc cắn, viêm da.
Hạt Trà tiêu cũng được dùng như hạt é hãm uống làm thuốc mát, nhuận tràng. Hạt có thể dùng ngoài đắp lên những chỗ viêm tấy.
Liều dùng:
Ngày dùng 10-15g hãm uống (cành lá phơi khô) hoặc nấu nước uống với nhiều loại cây tươi khác có tinh dầu.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Trà tiên
- Làm thuốc xông chữa cảm, cúm, sốt, đau đầu:
Lá trà tiên tươi 20-30g, dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu…, mỗi thứ 10g, nấu nước xông cho vả mồ hôi là khỏe.
- Chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa:
Cành lá trà tiên phơi khô, cắt nhỏ 10-20g, hãm nước uống trong ngày. Có thể uống như uống trà cũng tốt.
- Chữa táo bón:
Hạt trà tiên 4-12g, ngâm vào 100ml nước ấm đến khi bên ngoài hạt có một lớp nhầy màu trắng bao quanh như thạch trân châu. Thêm đường, khuấy đều và uống.
- Chữa viêm thận, viêm bàng quang, đái gắt, đái buốt:
Tinh dầu trà tiên, 3-6 giọt, pha với sirô và nước thành nhũ tương, uống trong ngày.
ẾCH
Tên khác:
Ếch có tên gọi là điền kê, thanh oa, thanh kê, toa ngựa, cáp ngư, thạch kê, thủy kê.
Tên hoa học: Rana esculenta, rana guentheri bailenger- Ếch Ranidae
Ếch
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Loài Ếch, sắc mình xanh nhạt lưng có tuyến dọc sắc vàng, bụng trắng, trong miệng có lưỡi, cùng răng, tính nhanh nhẹn, giỏi kêu.
Thành phần hóa học:
Theo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng, trong thịt ếch có nhiều protein, chất béo, đường, canxi, photpho, kali, natri, sắt, đồng, magie, kẽm, selen, vitamin A, vitamin nhóm B, D, E, biotin, caroten…
Bộ phận dùng:
Cả con bỏ nội tạng
Vị thuốc Ếch
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt lạnh, không độc,
Qui kinh:
Vào kinh can, tỳ
Công dụng:
Hoạt huyết tiêu tích, lợi thủy tiêu sưng, giải độc bổ hư, chỉ khái
Chủ trị:
Trẻ con sang lở, rốn bị thương, ngừng đau, khí không đủ, trẻ em cam tích
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ếch
Đang cập nhật.
Tham khảo
Một số món ăn, bài thuốc sử dụng thịt ếch:
Bồi bổ khi yếu mệt, mới ốm dậy: Thịt ếch 100g, làm sạch, chặt nhỏ, đem xào với hành tây. Hoặc: Thịt ếch 100g, ướp với xì dầu, đường, gừng đem hấp cơm cho chín (khi cơm sắp cạn nước). Ăn nóng trong bữa cơm, ngày 1 lần. Ăn liền 1 tuần.
Thanh nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt ở trẻ trong mùa hè: Thịt ếch 100g, bột sa nhân 5g, lá sen 1 cái, gạo tẻ 150g. Nấu cháo ếch xong cho sa nhân vào, lấy lá sen đậy nồi. Hầm thêm 5 phút, để cháo nguội, bỏ lá sen, nêm gia vị. Cho trẻ ăn vào bữa sáng.
Chữa suy nhược ở trẻ em, đầy bụng, ăn không tiêu: Thịt ếch 100g, gạo tẻ 100g. Thịt ếch làm thịt, rửa sạch, chặt thành miếng, ướp gia vị, cho vào nồi đun chín. Cho gạo đã vo sạch vào cùng ninh nhừ thành cháo, thêm hành, gia vị, ăn nóng, ngày 1 lần. Ăn liền 1 tuần.
Bổ thận khí, chữa đi tiểu nhiều ban đêm: Ếch một con khoảng 100g, tang phiêu tiêu 9g, ba kích 9g, sơn thù nhục 30g, câu kỷ tử 15g. Ếch làm sạch bỏ đầu, bàn chân, da, phủ tạng, chặt miếng nhỏ cho vào nồi hầm với các vị thuốc, hầm nhừ, nêm gia vị ăn trong bữa cơm. Người có thấp nhiệt ở bàng quang không nên ăn món này.
Bổ thận, tráng dương: Thịt ếch, nấm rơm, thịt chim sẻ, mỗi thứ lượng bằng nhau. Cho vào xào cùng ăn với cơm. Có thể ăn thường xuyên. Thịt ếch nấu bí đỏ tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường do gan thận âm hư: Thịt ếch 100g, bí đỏ 200g, tỏi, gia vị vừa đủ. Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng. Đun nóng dầu chảo phi thơm tỏi, cho bí đỏ và thịt ếch vào, thêm nước xâm xấp, hầm lửa nhỏ trong 30 phút, cho thêm gia vị là có thể dùng. Dùng trong bữa ăn. Tuần ăn 2 - 3 lần.
Công dụng: Ích khí dưỡng âm, giải khát, giảm lượng đường máu.
Lưu ý: Vì ếch sống ở đồng ruộng nên thường chứa ấu trùng sán, cho nên khi chế biến cần lưu ý để bảo đảm an toàn: làm sạch ruột, bỏ đường gân máu loại trừ các ký sinh trùng có thể nằm trong đó, rửa sạch với muối, nấu chín kỹ để hạn chế giun sán.
HƯƠNG NHU
Tên khác
Tên dân gian:Hương nhu trắng, Hương nhu tía, É tía(Dược Liệu Việt Nam).
Tên Hán Việt:Vị thuốcHương nhucòn gọiNhu(Thổ Thiên)Hương nhung(Thực Liệu Bản Thảo),Bạch hương nhu(Bản Thảo Đồ Kinh),Hương thái(Thiên Kim Phương),Mật phong thảo(Bản Thảo Cương Mục)Hương nhu, Hương đu, Mậu dược, Thạch giải, Sơn ông,Nhưỡng nhu, Cận như, Nô dã chỉ, Thanh lương chủng(Hòa Hán Dược Khảo)Trần hương nhụ, Hương nhự(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Ocimum gratissmum Linn
Họ khoa học:Họ Hoa Môi (Lamiaceae).
Cây hương nhu
(Mô tả, hình ảnh cây hương nhu, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Cây hương nhu là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây non 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi gìa thân trở thành nâu. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4 rồi ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5-7.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, hay một số hoa đã kết quả. Dùng khô hoặc tươi.
Phần dùng làm thuốc:
Toàn cây trừ rễ (Herbal Elsholtziae).
Mô tả dược liệu:
1- Hương nhu trắng: Thân và cành hình vuông có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, hình trứng nhọn, mặt trên màu lục xám mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông ngắn và mịn, mép khía răng, gân hình lông chim, có cuống dài. Hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim co, thường rụng nhiều chỉ còn lại đài. Toàn cây có mùi thơm.
2- Hương nhu tía: Thân hình vuông, chặt thành từng đoạn dài chừng 40cm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu tím có nhiều nếp nhăn dọc và lông mịn. Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo, hình trứng nhọn, có cuống dài, mép khía răng, gân hình lông chim, mặt trên màu nâu, mặt dưới màu nâu nhạt, có các tuyến nhỏ lõm xuống, hai mặt đều có lông ngắn. Hoa màu nâu nhạt hình môi mọc thành xim co, đôi khi một số hoa, lá đã rụng chỉ còn cành. Đài hoa tồn tại đựng quả bế tư nhỏ (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Bào chế: Hương nhu
+ Bỏ rễ, để cành lá, chặt đoạn, phơi khô, kỵ lửa (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Khi cây nở hoa thu hái phơi âm can dùng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Dùng tươi: rửa sạch, vắt lấy nước, uống.
Dùng khô: rửa sạch, thái khúc 2-3cm, phơi trong râm cho khô (Phương Pháp Bào ChếĐông Dược).
Bảo quản: Hương nhu
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
Phân biệt hương nhu
1- Cần phân biệt với cây Húng giổi (Ocimum basilicum Linn) thuộc họ (Lamiaceae) (Xem: Cửu Tằng Tháp).
2- Ở Trung Quốc, người ta còn dùng cây Elshotzia patrini Garcke để làm vị Hương nhu.
3- Ngoài cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum Linn) vừa mô tả ở trên ra, người ta cũng còn dùng cây Hương nhu tía hay É tía, É rừng, đó là cây Ocimum sanctum Linn. Thuộc cây nhỏ, sống hàng năm, có thể cao tới 0,5-1m. Thân vuông màu xanh nâu hoặc tím nhạt, lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng hay hình mác, dài 1-5cm, mép có răng cưa. hai mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành vòng 6-8 chiếc, ít phân nhánh. Lá hoa khi vò có mùi thơm của Đinh hương. Mùa quả vào tháng 5-7. Cây được trồng làm thuốc khắp nơi. Thường thường Hương nhu tía và Hương nhu trắng dùng cùng chung một công dụng, trong tây y thường dùng nó để kết tinh dầu dùng trong Nha khoa (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Thành phần hóa học của hương nhu
+ Cavacrol 10,15%, Transbergamotene 10,90%, b-Caryophyllene 10,93%, Thymol 9,82%, Humulene 11,83%, b-Bisabolene 12,64%, Terpinene-4-Ol 7,19%,g-Terpinene 4,35%, p-Cynmene 4,06%, Camphene 2,62%, a-Pinene 1,23%, b-Farnesene 0,25%, Limonene 0,15% (Trương Cấn Ôn, Trung Thảo Dược 1990, 21 (3): 138).
+ Elshotzidol (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng dược lý của hương nhu
- Tác dụng giải nhiệt: Hương nhu (dùng sống) 30g/kg, sắc, rót vào dạ dầy chuột, uống lần thứ nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt (Vi Lực, Thành Đô Trung Y Học Viện Học Báo 1992, 15 (2): 95).
- Tác dụng trấn thống, giảm đau: Dầu Thạch Hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạ dầy chuột nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
- Nước sắc Thạch hương nhu có tác dụng trấn tỉnh chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
- Dầu Thạch Hương nhu liều 190mg/kg cho uống liên tục 7-8 ngày, thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch (Trạm Vệ Sinh Phòng Dịch tỉnh Hành Dương, Trung Thảo Dược thông Báo 1973,(1): 44).
- Tác dụng kháng khuẩn: Dầu Thạch hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn (Chen Chi Pien và cộng sự, Sinh Dược học tạp Chí [Nhật Bản], 1987, 41 (3): 215).
Vị thuốc hương nhu
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
+ Vị cay, tính hơi ôn (Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay, khí hàn, khí nhẹ (Bản Thảo Chính).
+ Vị cay, ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vị cay, tính hơi ấm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh túc Dương minh Vị,túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh túc Thiếu dương Đởm, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị, Phế, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ VàoPhế và Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng, Chủ trị của hương nhu
+ Tán thủy thủy, chủ hoắc loạn, bụng đau, nôn mửa (Biệt Lục).
+ Chủ cước khí hàn thấp (Bản Thảo Cương Mục).
+ Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, hành thủy (Trung Dược Học).
+ Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, tán thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tán hàn, giải biểu, kiện Vị, lợi niệu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 8 – 20g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hương nhu
Trị tâm phiền, hông sườn đau:
Hương nhu gĩa nát, ép lấy 2 chén nước cốt uống (Trủu Hậu phương).
Trị lưỡi chảy máu như bị đâm:
Hương nhu ép lấy một chén nước cốt uống (Trửu Hậu phương).
Trị miệng hôi:
Hương nhu 1 nắm, sắc đặc để súc miệng (Thiên Kim Phương).
Trị vào mùa hè nằm chỗ hóng gió, hoặc ăn thứ sống lạnh, rồi sinh chứng nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đầu đau, cơ thể đau, bụng đau, chuyển gân, nôn khan, tay chân lạnh, bứt rứt:
Hương nhu 480g, Hậu phác (sao nước gừng), Bạch biển đậu (sao), mỗi vị 280g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm 2 chén nước, nửa chén rượu, sắc lấy 1 chén,để nguội, uống liên tục 2 lần là kiến hiệu (Hương Nhu Ẩm-Hòa Tễ Cục phương).
Trị chảy máu cam không dứt:
Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống 4g (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị phù thủng:
Dùng bài ‘Hương Nhu Tiễn’ của Hồ Hạp cư sĩ:Hương nhu khô 10 cân, gĩa nát, bỏ vào nồi, đổ nước ngập quá 3 tấc, nấu cho ra hết khí vị, rồi gạn cho trong, lại đốt lửa nhỏ cô lại cho tới khi viên được. Làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần,tăng dần thêm cho tới khi lợi tiểu là được (Bản Thảo Đồ Kinh).
Trị bệnh phong thủy, khí thủy, cả người sưng phù:
Hương nhu 1 cân, đổ nước nấu cho thật nát, bỏ bã lọc trong, rồi cô thành cao, thêm 40g Bạch truật (tán bột) trộn vào làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên với nước cơm, ngày 5 lần, đêm một lần. Uống cho đến khi lợi tiểu là được (Nhu Truật Hoàn - Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị quanh năm bị thương hàn cảm mạo:
Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống lần 8g với Rượu nóng (Vệ Sinh Giản Dị Phương).
Trị trẻ nhỏ chậm mọc tóc:
Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo, bôi hàng ngày vào đầu (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
Trị da đầu lở:
Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo và Hồ phấn, bôi (Tử Mẫu Bí Lục).
Trị thủy thủng:
Hương nhu làm quân, hợp với Nhân sâm, Truật, Mộc qua, Phục linh, Quất bì, Bạch thược, Xa tiền tử, rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
Trị vào mùa hè bị thương thử, cảm, sợ lạnh, phát sốt, đầu nặng, tâm phiền, không có mồ hôi:
Hương nhu 8g, Hậu phác 8g, Biển đậu 12g. sắc uống (Hương Nhu Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đầu đau do thương thử, sốt, sợ lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, phiền muộn, khát nước, tiểu vàng, tiểu đỏ:
Hương nhu, Cát căn, Ngư tinh thảo, Điền cơ hoàng, Thập đại công lao, mỗi thứ 12g, Thạch xương bồ 8g, Mộc hương 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phù thủng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít:
Hương nhu, Bạch truật, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phù thủng không có mồ hôi, tiểu đỏ, tiểu ít:
Hương nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu thảo 16g, Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị nôn mửa, tiêu chảy:
Hương nhu, Tử tô, Mộc qua đều 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trường vị viêm cấp tính, kiết lỵ:
Hương nhu, Hồng lạt liệu, Thanh hao, đều 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Kiêng kỵ khi dùng hương nhu
+ Uống nhiều bị hao khí (Y Lâm Toản Yếu).
+ Không có biểu tà không nên dùng (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Vì tính của Hương nhu ôn vì vậy, không nên uống nóng vì có thể bị nôn mửa (Bản Thảo Cương Mục).
+ Người trúng nhiệt: kiêng dùng. Người chân khí hư yếu: không nên uống nhiều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mồ hôi nhiều, biểu hư: cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Lưu ý khi dùng hương nhu
+ Hương nhu thuộc Kim và Thủy nó có công dụng đíều hòa suốt từ trên xuống dưới, ở trên thì thanh được phế khí, trị được chứng trúng nắng, trừ được phiền nhiệt, trị Phế uất làm cho trọc khí bốc lên gây nên chứng miệng hôí. Trị khỏi chứng chảy máu cam, lưỡâi chảy máu, ngoài ra lại còn có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu được phù thủng, khoan khoái trường vị, tiêu thức ăn, hạ được khí xuống, những chứng bụng đau, thổ tả, vọp bẻ thì Hương nhu là một vị thuốc cốt yếu vậy. Người bị đứt tay,đứt chân, dùng Hương nhu nhai đắp vào rất chóng khỏi (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Hương nhu tán phong nhiệt, bệnh đột nhiên, vọp bẻ, sắc đặc.Mỗi lần uống nửa chén, hoặc tán nhỏ, trộn nước uống trị chứng chảy máu cam (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Hương nhu có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, chữa nôn nghịch do khí lạnh (Đại Minh Chư Gia Bản Thảo).
+ Mùa hè sắc uống thay nước chè thì không bị bệnh thử, có tác dụng điều trung, hòa vị, súc miệng trị miệng hôi thối (Vương ĐìnhMinh).
+ Chữa cước khí, sốt rét (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hương nhu có vị cay, tính tán, ôn thông cho nên giải được bệnh thử, hàn, uất nhiệt, hoắc loạn, phúc thống, thổ tả vọp bẻù, do mùa nắng ăn nhiều thức ăn sống lạnh mà gây bệnh. Vị của Hương nhu cay ấm, có tác dụng thông khí, hòa trung, giải biểu. Nhờ công dụng trừ thấp, lợi thủy, nên tán được thủy thủng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Các thầy chữa thương thử đều dùng Hương nhu, không biết rằng Hương nhu là một vi tân ôn phát tán, nếu ăn uống thức ăn lạnh, dương khí bị âm tà uất át, rồi phát nóng, sợ rét, đau đớn, phiền khát hoặc hoắc loạn, thổ tả, uống Hương nhuthì rất hay. Nếu do khó nhọc quá mà bị thương thử, mồ hôi ra nhiều, suyễn, khát, nên dùng bài ‘Thanh Thử Ích Khí Thang’, hoặc nóng lắm, khál lắm, nên dùng bài ‘Nhân Sâm Bạch Hổ Thang’.Nếu dùng lầm Hương nhu làm chủ, biểu khí hư thêm, lại nóng thêm nữa. Hương nhu là vị thuốc giải biểu về mùa hè, không có biểu tà, thì không nên dùng, tính nó lại ấm nóng, bệnh thuộc về ‘dương thử’ cũng cấm dùng, nó kỵ cả lửa và cả nắng (Bản Thảo Đồ Giải).
+ Hương nhu được Biển đậu thì có tác dụng tiêu thử (Xích Thủy Huyền Châu).
+ Được Hậu phác trị thương thử, hàn chứng. Được Bạch truật trị thử thấp, thủy thủng (Đắc Chân Bản Thảo).
+Dùng Hương nhu để làm thuốc giải biểu về mùa nắng, cũng như mùa đông dùng vị Ma hoàng, người khí hưkhông nên dùng nhiều. Hương nhu lại có công chữa bệnh thủy thủng rất hiệu quả. Có một phụ nữ mặt và từ lưng trở xuống đều bị thủng trướng, khó thở muốn chết, không nằm sấp được, tiêu chảy, tiểu ít, uống nhiều thuốc không khỏi. Lý Thời Trân xem mạch thấy mạch Trầm mà Đại, mạch Trầm chủ về bệnh thủy, mạch Đại chủ về bệnh hư (bệnh ‘đậu mạo phong'), do vừa khỏi bệnh lại cảm phong, liền cbo uống bài ‘Thiên Kim Thần Bí Thang’, chứng suyễn bớt được một nửa. Lại dùng bài Vị Linh làm thang uống với bài ‘Nhu Truật Hoàn’, trong 2 ngày, đi tiểu được nhiều, xọp bớt 7 - 8 phần, cứ thế mà uống thêm mấy ngày thì xọp hẳn. Vị Hương nhu cay ấm, phát tán, tiết được nước đọng ở trong mình ra. Trịmùa hè khí bế, không mồ hôi, khát, dùng Hương nhu phải kèm Hạnh nhân, vì Hạnh nhân có vị đắng, tính giáng xuống và tiết được khí. Vì Hương nhu có vị cay ấm, khí thăng, uống nóng dễ nôn mửa nên phải thêm các vị đắng mà giáng như Hạnh nhân, Hoàng liên, Hoàng cầm thì không mửa (Lâm Chứng Y Án).
+ Ma hoàng là thuốc giải biểu, cần phải phối hợp với Quế chi mới có tác dụng phát hãn. Hương nhu là thuốc giải biểu, bản thân vị thuốc này đã có tác dụng phát hãn, thường dùng vào mùa hè (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thạch hương nhu và Hương nhu cùng là 1 vị. Hương nhu mọc ở vùng đất bằng, lá to. Thạch hương nhu mọc ở khe đá trên núi nên lá nhỏ, công dụng mạnh hơn Hương nhu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Hương nhu dạng thuốc sắc, nên uống nguội, uống nóng dễ gây nôn mửa (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
HÚNG QUẾ
Còn gọi là rau quế, húng giổi, é quế, hay húng chó, rau é, é tía, hương thái
Tên khoa học: Ocimum basilicum.
Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae
Mô tả: là một cây thảo, sống hằng năm, thân nhẵn hay có lông, thường phân cành ngay từ dưới gốc, cao 50-60cm. Lá mọc đối có cuống, phiên lá hình thuôn dài, có cây màu xanh lục, có cây màu tím đen nhạt. Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tía, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng 5-6 hoa một.Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh.
Phân bố: người ta cho rằng cây này vốn nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Quốc, hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới, ở miền Bắc nước ta được trồng làm gia vị, miền Nam người ta thu hái qủa để lan cho mát và giải nhiệt gọi là hạt é.
Để làm thuốc người ta chỉ hái lá và ngọn cốha phơi hay sấy khô. Để cất tinh dầu người ta hái toàn cây, cất tươi hay để hơi héo mới cất.
Công dụng: Ở nước ta húng quế chỉ được trồng để làm gia vị, và lấy hạt ăn cho mát, có tác dụng chống táo bón. Cho từ 6-12g hạt vào nước thường hay nước đường , đợi cho chất nhầy nở ra rồi uống.
DÂY THÒNG BONG (HẢI KIM SA)
Thòng bong
Tên khác:
Tên dân gian: Còn gọi là bòng bong, thạch vĩ dây, dương vong, Cây leo cỏ đuôi chồn, Hải kim sa
Tên nước ngoài: ribu-ribu besar, ribu-ribu-Gajah, darai Paya, và Akar sidin (Malaysia); Bogen-kletterfarn (Đức)
Tên khoa họcLygodium flexuosumSw.
Họ khoa học:Thuộc họ Thòng bongSchizaeaceae.
Cây thòng bong
(Mô tả, hình ảnh cây thòng bong, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây thòng bong là một cây thuốc nam quý. Là một loại quyết có hiệp rất dài, mọc leo. Thân rễ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép. Bao tử hình 4 mặt, trắng xám hơi vàng. Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bào tử nang.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc phổ biến ở các bụi rậm, bờ rào. Thu hái gần như quanh năm, phơi khô mà dùng, không phải chế biến khác.
Thòng bong phơi hay sấy khô.
Bộ phận dùng làm thuốc: Ta dùng toàn cây
Thành phần hoá học
Chứa Flavonoid, acid hữu cơ.
Tác dụng dược lý
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, mặc dầu được phổ biến trong nhân dân.
Vị thuốc thòng bong
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Thòng bong vị ngọt, tính lạnh.
Quy kinh
Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang.
Công dụng:
Có tác dụng hông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp
Chủ trị:
Chủ trị các chứng thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng
Liều dùng
Ngày dùng 12-24g dưới dạng thuốc sắc.
Còn dùng ngoài không kể liều lượng, giã nát đắp các vết thương, vết loét, ecpet loang vòng (mụn rộp loang vòng).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thòng bong
Bài thuốc chữa vết thương phần mềm:
Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dương (Hải Dương). Rửa vết thương bằng nước sau đây: Lá trầu không tươi 40g, phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho phèn phi vào, đánh cho tan, lọc lấy nước trong rửa vết thương.
Sau khi rửa vết thương, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ quạ tươi rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả bên. Ngày rửa và thay băng 1 lần. Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm: lá mỏ quạ tươi và lá thòng bong hai thứ bằng nhau giã nát đắp vào vết thương, ngày rửa thay băng 1 lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá mỏ quạ tươi, lá thòng bong, lá hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thương nhưng chỉ 2-3 ngày mới thay băng 1 lần (tạp chí đông ytháng 4-4966).
Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, nước tiểu đỏ:
Thòng bong 24g cho 400ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, có thể thêm chút đường, uống thay trà trong ngày.
Có thể thay thế bằng các vị thuốc sau: Thòng bong 100g, mang tiêu 100g, hổ phách 40g, bằng sa 20g. Tất cả tán thành bột, uống ngày 5 - 8g, chia 3 lần, chiêu với nước ấm.
Chữa bỏng lửa (bỏng nhẹ, vết thương hẹp):
Thòng bong 25g, đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn, trộn với ít dầu vừng bôi, rửa sạch vết thương vào chỗ bị bỏng.
Sản phụ ít sữa:
Thòng bong 12 - 24g, rửa sạch, đổ 400ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Chữa ăn uống khó tiêu, bụng trướng đầy do thấp trệ:
Thòng bong 20g, bạch truật 8g, cam thảo 2g. Đổ 500ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 5 - 10 ngày.
Toàn thân phù thũng, bụng trướng như cái trống, nằm không thở được:
Hải kim sa 15g, hạt Bìm bìm (khiên ngưu tử) 30g – một nửa để sống một nửa sao chín, Cam toại 15g; tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc sắc với một bát nước, uống vào trước bữa ăn hàng ngày (Y học phát minh).
Chữa viêm gan:
Hải kim sa 15g, Nhân trần 30g, Xa tiền thảo 20g; sắc nước uống mỗi ngày một thang (Giang Tây thảo dược).
Đi lị ra máu:
Dây và lá thòng bong 60-90g, sắc kỹ với nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày (Phúc Kiến dân gian thảo dược).
Chữa ỉa chảy (phúc tả):
Thòng bong cả cây, sắc nước uống (Mân Nam dân gian thảo dược).
Chữa Di tinh, mộng tinh (mộng di):
Dây thòng bong đốt tồn tính, nghiền mịn; mỗi lần dùng 4-6g hoà với nước sôi uống (Phúc Kiến dân gian thảo dược).
Chữa đái ra dưỡng chấp (cao lâm):
Dùng Hải kim sa 40g, Hoạt thạch 40g, Cam thảo 10g; tất cả đem tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g; dùng nước sắc với khoảng 20g Mạch môn (củ tóc tiên) hoặc 10g Cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) để chiêu thuốc (Thế y đắc hiệu phương).
Chữa tiểu tiện lẫn sỏi sạn (thạch lâm):
Dùng Hải kim sa 30g, Hoạt thạch 30g, Bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, Kim tiền thảo 60g, Xa tiền thảo (cỏ mã đề) 12g; sắc kỹ với nước, chia 3 phần uống trong ngày (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Chữa tiểu tiện xuất huyết :
- Hải kim sa tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, hoà với nước đường cùng uống (Phổ tế phương).
- Hải kim sa (chỉ dùng dây), Biển súc (dân ta còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá; tên khoa học: Polygonum aviculare L. , họ Rau răm) – mỗi thứ 15- 20g, sắc nước uống (Tứ Xuyên Trung thảo dược).
Trà lợi tiểu – Dùng trong các trường hợp tiểu tiện khó khăn:
Hải kim sa 60- 90g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống thay trà trong ngày (Phúc Kiến dân gian trung thảo dược)
Chữa viêm tuyến vú:
Hải kim sa 25- 30g, sắc kỹ với nửa phần nước nửa phần rượu, chia 3 phần uống trong ngày (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Phụ nữ ra nhiều bạch đới (đới hạ):
Dùng dây thòng bong 1 lạng, cắt thành những đoạn nhỏ, nấu kỹ với thịt lợn nạc thành món hầm; bỏ bã thuốc, ăn thịt và uống nước canh (Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương)
Chữa mụn rộp loang vòng:
Dây và lá thòng bong tươi đem giã nát, đắp vào nơi bị bệnh ngày 2 lần (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Ong vàng đốt bị thương:
Dùng lá thòng bong tươi giã nát, đắp vào chỗ bị thương (Quảng Tây Trung thảo dược).
Tham khảo
Kiêng kị:
Người tì vị hư hàn không dùng.
Người thận dương hư, tiểu nhiều không nên dùng
SA NHÂN
Tên khác:
Tên thường dùng: xuân sa, dương xuân sa, mé tré bà, Co nẻnh (Thái), Mác nẻnh (Tày), Sa ngần (Dao), La vê(Ba Na)
Tên tiếng Trung: 砂仁
Tên thuốc :Fructus amoni
Tên khoa học:Amomum vilosum lour; Amomum longiligulare T.L. Wu; A. xanthioides wall.
Họ khoa học: Gừng(Zingiberaceae)
Cây sa nhân
( Mô tả, hình ảnh cây sa nhân, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Cây thảo cao 2-2,5m, có thân rễ bò ngang mang vẩy và rễ phụ, tạo ra những thân khí sinh, loại mang lá, loại mang hoa. Lá mọc so le, xếp 2 dãy; có bẹ dài, phiến trải ra, hình xoan thon, dài đến 40cm, rộng 8cm, hai mặt không lông; cuống ngắn. Cụm hoa cao 6-8cm, trải ra trên mặt đất, ở gốc có vẩy và có những lá bắc mọc so le; hoa thưa; 5-10, màu vàng vàng; đài 17mm, có 3 răng; tràng hoa hình ống, có phiến chia 3 thuỳ thuôn và dài 13mm; nhị có chỉ nhị dài bằng bao phấn; cánh môi dạng mo, đầu lõm, có 2 nhị lép ở gốc. Quả hình trái xoan dài 1,5-cm, rộng 1,2-1,5cm phủ gai nhỏ cong queo.
Thu hái và chế biến
- Phân bố: mọc hoang ở vùng núi Hà Tây cũ, Thanh Hóa.
- Tùy vào thời điểm thu hoạch và sấy khô để phân loại sa nhân: Sa nhân hạt cau được xem là loại tốt nhất, có hạt to, khi hạt khô thường không bị nhăn nheo. Hạt có màu nâu sẫm, vỏ cứng, nhấm cay nhiều, nồng
Thứ 2 là sa nhân non được xem là sa nhân loại 2, thường hạt không mẩy, có vết nhăn nheo, có màu vàng răng ngựa, nhấm ít cay hơn loại 1.
Sa nhân loại 3 là sa nhân vụn, đay bao gồm những quả sa nhân đường, hay sa nhân non non bị vỡ ra hoặc do khi thu hoạch không được phơi sấy đúng, còn gọi là sa nhân cứt gián, kém cay.
Loại 4 là sa nhân đường, khi sờ tay thấy ẩm hơi dính, nhấm hơi ngọt, mềm, màu đen.
Bộ phận dùng
Quả được thu hái vào mùa hè, hoặc mùa thu khi chín, phơi khô dưới ánh nắng hoặc nơi râm mát sau đó đập nát.
Thành phần hóa học
Có Saponin và tinh dầu 2 - 3% gồm: Camphor, Borneol Bomyl Acetate, Linalool, Nerolidol, Limonene.
Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, (-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.
Tác dụng dược lý
Nước sắc Sa nhân với nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn đối với ruột cô lập chuột lang nhưng với nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Qua kết quả thực nghiệm thấy 3 loại Sa nhân tỉnh Phúc kiến thường dùng Súc sa, Xuân sa và Hoa sơn khương đều có tác dụng làm giảm tính hưng phấn co thắt của ruột, cũng giải thích được tác dụng hành khí tiêu đầy, chống co thắt làm giảm đau của thuốc.
Tác dụng kháng khuẩn: tinh dầu sa nhân có tác dụng diệt lỵ amip.
Vị thuốc sa nhân
Mô tả dược liệu
Quả sa nhân là một khối hạt hình bầu dục hay hình trứng dài 0,8- 1,5cm, đường kính 0,6- 1cm, màu nâu nhạt hay nâu sẫm có 3 vách ngăn, mỗi ngăn chứa 7- 16 hạt. Hạt có áo trắng mờ. Hạt cứng, nâu sẫm, hình khối đa diện, nhăn nheo. Mùi thơm, vị cay.
Tính vị
Vị cay tính ôn, có mùi thơm
Quy kinh
Qui kinh Tỳ vị
Công dụng
Sa nhân có tác dụng hành khí hóa thấp kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai.
Chủ trị các chứng: Tỳ vị ứ trệ, thấp trớ, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an, ác trớ ( nôn do thai nghén).
- Lý khí hóa thấp: dùng chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả hoặc đại tiện ra máu hay ăn uống không tiêu. Phối hợp với vân mộc hương, nam mộc hương, hoắc hương.
- Trừ phong thấp, giảm đau: dùng trong trường hợp chân tay, mình mẩy đau nhức, đau xương hoặc đau cơ bắp, đau dây thần kinh liên sườn, đau gáy…dùng sa nhân với một số vị thuốc khác như thiên niên kiện, địa liền…ngâm với rượu uống hoặc xoa bóp, còn dùng chữa đau răng, viêm lợi.
- An thai: dùng trong trường hợp thai động bất an, hoặc có xuất huyết, phối hợp với tang kí sinh, tục đoạn, ngải cứu (sao giấm) trư ma căn.
Liều dùng
Dùng uống: 3 - 6g. Dùng thuốc sắc cho vào sau vì sắc lâu mất tác dụng của thuốc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sa nhân
1.Trị bụng đầy đau do khí trệ: Thuốc có tác dụng hành khí chỉ thống. Hương sa nhị trần thang: Sa nhân 6g, Mộc hương 4g, Đảng sâm 10g, Trần bì 6g, Bán hạ, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Gừng tươi 6g sắc uống. Hương sa chỉ truật hoàn: Sa nhân 6g, Chỉ thực 8g, Mộc hương 4g, Bạch truật 10g, sắc uống.
2.Trị nấc nôn do tỳ vị hư hàn ăn không tiêu: Hương sa lục quân tử thang: Sa nhân 6g, Mộc hương 4g, Đảng sâm, Bán hạ, Bạch truật, Bạch linh đều 10g, Trần bì 6g, Sinh khương 8g, Cam thảo 3g, sắc uống. Súc sa tán: Sa nhân tán bột mịn, mỗi lần uống 2 - 4g, ngày 3 lần với nước gừng tươi. Trị nôn do vị hàn.
3.Trị chứng thai phụ nôn nặng, thai động: Dùng độc vị bột Sa nhân uống như trên, thai động gia Bạch truật, Tô nghạnh; nếu do thận yếu gia thêm Tang ký sinh, Đỗ trọng, Tục đoạn.
4. Trị chứng tả lị mạn tính do tỳ vị hư hàn, viêm đại tràng mạn tính: Bài Hương sa lục quân ( như trên). Súc sa hoàn: Sa nhân 6g, Chế phụ tử 6g, Hoàng liên, Ngô thù du đều 4g, Can khương, Mộc hương đều 4g, Kha tử bì, Nhục đậu khấu đều 6g, sắc uống (dùng cho trường hợp hàn thấp nặng).
5.Một số kinh nghiệm dùng Độc vị Sa nhân trị bệnh: Đau nhức răng: ngậm Sa nhân. Nấc cụt: Trác ái Văn theo dõi 11 ca bệnh nhân cho uống Sa nhân nhai nuốt, mỗi lần 2g, ngày 3 lần, kết quả tốt, phần lớn dùng 2 lần hết. ( Tạp chí Trung y Triết giang 1988, 3:100).
Tham khảo
Bụng đầy trướng, ăn không tiêu, đại tiện khó: Sa nhân 6g, cháy cơm 150g, thần khúc12g, sơn tra 12g, hạt sen 12g, kê nội kim 3g, gạo tẻ 300g, các vị sao thơm tán mịn cho thêm đường uống 12g, uống 2 - 3 lần/ngày.
Chữa tiêu chảy (bụng sôi, lạnh, chướng đau bụng ở vùng hạ vị, phân sống, kém ăn, chậm tiêu, tay chân lạnh): Sa nhân, nhục quế, can khương, vỏ rụt, vỏ quýt mỗi vị 8g; bố chính sâm, tục đoạn, củ mài sao, phá cố chỉ mỗi vị 12g. Tất cả tán bột, mỗi ngày uống 20g.
Thai nghén hay nôn: Sa nhân (sao qua, nghiền mịn) 3g; gạo tẻ 30g nấu cháo, khi cháo chín cho bột sa nhân vào trộn đều, đun nhỏ lửa thêm một lúc nữa là được. Ăn nóng vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ. Hoặc: Sa nhân 3g, cá diếc 1 con, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ. Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.
Giảm đau nhức răng do sâu răng: Ngậm sa nhân hoặc tán bột chấm vào răng đau.
Hỗ trợ viêm loét dạ dày mạn tính: Sa nhân 6g; dạ dày lợn 1 cái, dạ dày rửa sạch, thái chỉ, cùng với sa nhân nấu thành món canh; ăn dạ dày và uống nước canh. Dùng 10 ngày một liệu trình. Hỗ trợ viêm đại tràng mạn tính: Sa nhân 1g (tán bột), mộc hương 1g (tán bột), bột sắn dây 30g, đường cát lượng vừa đủ. Sa nhân, mộc hương, sắn dây thêm nước quấy đều, cho thêm đường nấu cháo ăn. Ngày ăn 2 lần.
Chú ý:
Người âm hư nội nhiệt không nên dùng.
BẠCH BIỂN ĐẬU
Tên khác:
Vị thuốc Bạch biển đậu còn gọiDuyên ly đậu, Nga mi đậu(Bản Thảo Cương Mục),Dang song, Bạch biển đậu, Bạch nga mi đậu, Sương mi đồng khí(Hòa Hán Dược Khảo),Nam biển đậu(Trấn Nam Bản Thảo),Bạch mai đậu, Sao biển đậu, Biển đậu y, Biển đậu hoa(Đông Dược Học Thiết Yếu),Trà đậu(Giang Tô Thực Vật Chí),Thụ đậu(Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương),Bạch biển đậu tử(Yếu Dược Phân Tễ),Đậu ván trắng, Biển đậu, Bạch đậu, Đậu bàn trắng, Đậu ván(Việt Nam),Thúa pản khao(Tày nùng),Tập Bẩy Pẹ(Dao).
Tên khoa học:
Dolichos Lablab Lin. (Lablab vuglgaris Savi L... Dolichos albus Lour.). Họ Fabaceae (Họ Đậu).
Tên tiếng Trung: 白扁豆
Cây Bạch biển đậu
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Dây leo, dài 4-5m, sống nhiều năm nhưng thường chỉ trồng 1 năm. Thân hình trụ, hơi có lông. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, hình thoi cụt đầu hoặc tù ở gốc, có mũi nhọn,ngắn, dài 5-8cm, rộng 3,5-6cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông ngắn, gân gốc 3, cuống lá kép có rãnh, dài 5-7cm, lá kèm rụng sớm, lá kèm nhỏ hình chỉ. Cụm hoa hình chùm, mọc thẳng đứng ở kẽ lá hoặcđầu cành, trên cuống dài 15-25cm, gồm nhiều hoa mầu trắng, thơm.Hoa khá to, thơm, màu trắng hay tím xếp thành chùm ở nách, mỗi mấu có 3 hoa. Quả đậu ngắn, rất dẹt dài 6cm và rộng 2cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêngcó mũi nhọn, cong, mầu lục nhạt, một mép sần sùi. Hạt 4-5 nằm ngang, trắng, vàng, nâu hay đen tùy thứ, dài 8mm, rộng 5-6mm, có mồng ở mép.
Mùa hoa vào tháng 4-5,mùa quả: tháng 9-10. Phân bố được trồng khắp nơi, ở nông thôn hay trồng nó leo lên cây sung hoặc hàng rào gìan hoa. Các tỉnh trồng nhiều là Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai, Sông Bé.
Thu hái:
Hái hàng năm sau tiết bạch lộ, Quả thường chín vào tháng 9-10 và kéo dài đến mùa đông.
Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt (Semen Dolichoris) và hoa. Thường dùng thứ nào trắng chắc, không mọt và tốt. Thứ hạt đen hoặc tím không dùng.
Mô tả dược liệu:
Bạch biển đậu hạt hình trứng tròn, hai bên trái phải hơi dẹt. Dài khoảng 3,5-4 phân, rộng khoảng 3,5 phân, dày khoảng 2 phân, vỏ hạt màu trắng ngà, có khi có chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có cạnh tù màu trắng nổi lên đó là mầm rốn hình lưỡi liềm dài khoảng 3-4 phân. Bóc đi bỏ hạt có nhân hạt màu vàng sữa, vị nhạt, khi nhai có mùi vị đặc biệt của loài đậu.
Bào Chế:
Theo Trung Dược Đại Tự Điển: Lấy hạt Biển đậu có vỏ cứng , để nguyên cả vỏ, sao chín, dùng. Có khi tẩm vào nướcsôi cho tróc vỏ, bỏ hết vỏ, dùng.
Theo Việt Nam:
- Thường dùng thứ hạt nguyên, có sống, khi bốc thuốc thang thì gĩa dập.
- Dùng chín: Rửa, để ráo nướcrồi sao qua cát để khỏi cháy, khi bốc thuốc thang thì gĩa dập.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành Phần Hóa Học:
Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Glucose, Stachyose Maltose, Raffinose (Ayako Matushita, C A 1968, 68: 66373j).
Trong Bạch biển đậu có Albumine, Lipid, Hydrate Carbure, Calcium, Phospho, sắt, Cyanhydride, Caseinase (Trung Dược Học).
Trong Bạch biển đậu có Tinh dầu 0,62%, Palmitic acid 8,33%, Linoleic acid 57,95%, Elaidc acid 15,05%, Behenic acid 10,40%, Oleic acid 5,65%,Stearic acid 11,26%, Arachidic acid 0,58% (Kasmiri M và cộng sự C A, 1990, 112: 234162n), Trigonelline (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 114: 139760p), Methionine, Leucine, Threonine (Laurena Antonio C và cộng sự, C A, 1991, 115, 70130j), Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Gucose, Stachyose, Maltose, Raffinose (Ayako Matsushita, C A, 1968, 68: 66373j), L-2- Pipecolic acid (Jaffe Werner G. C A 1969, 70: 103213w), Phytoagglutinin (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 115: 78713x).
Hạt chứa 82,4% nước, 4,5% Protein, 0,1% Lipid, 10% Glucid, 1% chất vô cơ, 0,05% Ca, 0,06% P, 1,67mg Fe, 7,33- 10,26mg Vitamin C,Tryptophan, Arginin, Lysin, Tyrosin (Dược Liệu Việt Nam).
Hạt chưa chín của Đậu váng trắng chứa một số hợp chất điều tiết sinh trưởng làDolicholid, Dolichosteron, Homodolicholid, Homodolichosteron Brassinolid, Castasteron, 6-Deoxycastasteron,] 6- Deoxy Dolichosteron (Dược Liệu Việt Nam).
Hạt còn chứa một hỗn hợp Polysacharid bao gồm chủ yếu Galactosyl - Arabinose và Galactose (Dược Liệu Việt Nam).
Tác Dụng Dược Lý:
Kháng Vi Sinh Vật: 100% dịch chiết Bạch biển đậu có tác dụng ức chế khuẩn lỵ. Dùng dịch chiết chích cho chuột nhắt trắng cho thấy chất SK (Đa lựu) có tác dụng kháng lỵ độc (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
Giải Độc: Có tác dụng chống bị ngộ độc thức ănmà sinh ra nôn mửa, dạ dày viêm cấpvà ruột viêm cấp tính. Giải độc rượu, trúng độccá Nóc [Hà Đồn] (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
Vị thuốc Bạch biển đậu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
- Vị ngọt, tính hơi ấm (Biệt Lục).
- Tính hơi hàn (Thực Liệu Bản Thảo).
- Tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
-Vị ngọt, tính hơi ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
- Vị ngọt, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
. Vào thái âm, phần khí (Bản Thảo Cương Mục).
. Vào kinh rúc Thái âm Tỳ, túc Dương minh Vị, phần khí (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Vào kinh Tỳ và Vị ( Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Công dụng:
Bổ ngũ tạng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Chủ hành phong khí, phụ nữ bị đới hạ, trị trúng độc các loại thảo dược (Bản Thảo Đồ Kinh).
Chỉ tiết lỵ, tiêu thử, noãn Tỳ Vị, trừ thấp nhiệt, chỉ tiêu khát (Bản Thảo Cương Mục).
An thai (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ).
Hòa trung hạ khí, bổ tỳ, chỉ khát, lỵ, hóa thấp. Trị bạch đới, bạch trọc, thổ tả, giải độc của rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Kiện Tỳ, hóa thấp, hòa trung, tiêu thử. Trị Tỳ Vị hư nhược, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, bạch đới, thổ tả do thử thấp, bụng ngực đầy trướng, Bạch biển đậu sao có tác dụng kiện Tỳ, hóa thấp. Dùng trị Tỳ Vị hư yếu, bạch đới (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Hòa trung, hóa thấp, thanh thử, giải độc. Trị tiêu chảy, đới hạ, bạch trọc, thổ tả do cảm thử nhiệt.(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quả non: là nguồn thực phẩm quý, món ăn giầu chất bổ.
Quả gìa cho hạt làm thuốc.
Bạch biển đậu có tác dụng hạ sốt, kiện Vị, giải co thắt, kích thích sinh dục
(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Liều dùng:
Dùng từ 8 - 12g.
Kiêng kỵ:
Đang bị chứng thương hàn, hoặccó ngoại tà cấm dùng (Trung Dược Học).
Trường vị có trệ, không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bạch biển đậu
Trị lở ngứa:
Biển đậu gĩa nát, đắp vào chổ vảy rụng (Trữu Hậu Phương).
Trị thổ tả:
Bạch biển đậu, Hương nhu mỗi thứ 40g,sắc với6 chén nước còn lại 2 chén chia ra uống (Thiên Kim Phương).
Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp:
. Bạch biển đậu 12g, Hậu phác 8g, Hương nhu 12g. Sắc uống (Hương Nhu Tán - Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương).
. Bạch biển đậu (sao) 30g, Chích thảo 16g, Hậu phác (sao gừng) 30g, Hương nhu 60g, Phục thần 30g. Tán bột, mỗi lần dùng 6g, sắc uống (Hương Nhu Thang -Hòa Tễ Cục Phương).
Trị tiêu chảy do Tỳ hư:
Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo mỗi thứ 1280g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Sa nhân, Cát cánh mỗi thứ 640g,Bạch biển đậu 960g, Tất cả tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần, uống với nước sắc Đại táo (Sâm Linh Bạch Truật Tán – Hòa Tễ Cục phương).
Trị thổ tả vọp bẻ:
Bạch biển đậu, tán bột uống với giấm (Phổ Tế phương).
Trị tiểu đường, khát nước:
Bạch biển đậu, ngâm nước, bỏ vỏ, nghiền nhỏ, trộn với mật ong và nước sắc của Thiên hoa phấn làm viên bằng hạt Ngô đồng, lấy kim bạc bọc ngoài làm áo, mỗi lần uống 20-30 viên với nước sắc Thiên hoa phấn, ngày 2 lần. Cữ thứcăn nóng, chiên xào, rượu, đàn bà. Sau đó dùng tiếp thuốc tư bổ thận (Nhân Tôn Đường phương).
Trị xích bạch đới:
Bạch biển đậu sao tán bột, mỗi lần uống 8g,với nước cơm (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị thai bị trệ vì uống lầm thuốc làm bụng đau:
Bạch biển đậu sống, bỏ vỏ,tán bột, mỗi lần uống 1 thìa với nước cơm, có thể sắc uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị trúng độc Nhân ngôn, Thạch tín:
Biển đậu sống tán, trộn lấy nước uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị sinh non (bán sản):
Bạch biển đậu 20g, Bạch mao căn 30g, Bạch truật 8g, Bán hạ 8g, Nhân sâm 8g, Sinh khương 20g, Tỳ bà diệp (bỏ lông) 8g. Tán bột, uống mỗi lần 8g (Bạch Biển Đậu Tán - Loại Chứng Phổ Tế Bản Sự Phương).
Trúng độc các loại thịt chim:
Biển đậu nghiền nhỏ uống với nước lạnh (Sự Lâm Quảng Ký phương).
Trị nôn mửa, lỵ, do thương thử:
Bạch biển đậu 16g,Hoắc hương 8g.sắc uống,hoặc chỉ dùng 30 hạt Bạch biển đậu gĩa lấy nước uống cũng được (Biển Đậu Tán - Kinh Nghiệm Phương).
Trị trúng độc của cá nóc, cá, cua, say rượu gây bụng đau,tiêu chảy:
Bạch biển đậu 30 hạt gĩa nát lấy nước uống (Kinh Nghiệm Phương).
Giải các loại độc dược:
Bạch biển đậu, tán bôt, ngày uống 2 lần mỗi lần 12g. (Bạch Biển Đậu Tán – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
Trị máu thiếu, da vàng:
Bạch biển đậu 12g, Bố chính sâm 12g, Hạt keo dậu 6g, Hoài sơn 12g, Mẫu lệ 6g, Ô tặc cốt 6g, Ý dĩ 6g. Sắc uống (Bạch Biển Đậu Thang -Y Phương Ca Quát).
Trị cảm sốt, nôn mửa, ăn uống không tiêu:
Bạch biển đậu (sao) 20g, Hương nhu 16g, Hậu phác 12g, sắc uống (Nam Dược Thần Hiệu).
Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp:
Bạch biển đậu 4g, Hoắc hương, Thương truật mỗi thứ 8g,sắc uống,trị trường vị viêm cấp tính mùa hè (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị vào mùa Hè, bị thương thử, phiền táo, khát, nôn mửa, tiêu chảy:
Bạch biển đậu (sao) 120g, Hương nhu (lá) 60g. Tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6g (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị tiêu chảy do Tỳ Vị hư yếu:
Bạch biển đậu (sao) 50g, Sơn dược 60g, Mạch nha (sao sơ) 30g, Sơn tra (hắc) 40g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 16g (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
Trị bạch đới ra nhiều mà mầu xanh:
Bạch biển đậu (sao) 16g, Sơn dược 18g, Tiền nhân 12g, Ô tặc cốt 6g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
Trị thủy thũng do Tỳ hư:
Bạch biển đậu (sao vàng) 160g, Tán bột, mỗi lần dùng 12g, ngày 3 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
Trị lỵ trực khuẩn:
Bạch biển đậu (hoa), dùng tươi, 10g, Địa miên thảo (tươi) 30g, sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
Tham khảo:
Tác dụng của Bạch biển đậu trong các tài liệu khác
-Đậu ván thuộc dương, nó vào 3 kinh Tỳ, Vị và Phế, có vị ngọt tính bình nhưng không đến nỗi ngọt quá, khí thanh hương nhưng không đến nỗi làm bại thanh khí. Tính ôn hòa mà sắc hơi vàng, nó rất hợp với Tùng kinh (Giả Cửu Như).
-Đậu ván vị ngọt hợp với Tỳ nên có chất bổ Tỳ, Tỳ có tính thích khí thơm, đậu ván có khí thơm làm cho Tỳ khí được thư thái. Tỳ không ưa chất ướt, đậu ván khí ấm làm cho Tỳ khô táo, bởi thế mà lưu thông đường thủy đạo nên chữa tả, chữa khát là vì thế, nếu dùng nhiều sẽ nê trệ, đầy hơi (Bách Hợp).
- Bàn về Bạch biển đậu an thai, chủng tử, Trần Sĩ Đạc viết:Hoặc nói là Bạch biển đậu là thuốc cố thai, người xưalại dùng để an thai là tại sao? Thai động không yên là do khí không yên, Bạch biển đậu thiên về hòa trung vì vậy dùng nó đẻ hòa thai khí, thai điều hòa thì yên, tức là nói đến công năng an thai vậy (Bản Thảo Tân Biên).
- Hạt sao vàng bổ tỳ; Hoa giải nhiệt trị cảm mạo mùa hè, kiết lỵ, bụng đói, giải độc rượu; Vỏ quả trị sôi bụng, nôn mửa cuối hè (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
1) Ngoài cho hạt ra, Bạch biển đậu còn cho lá gọi là Bạch biển đậu diệp dùng để trị thổ tả, đâm nát rịt vào chỗ rắn cắn. Cho dây gọi là Bạch biển đậu đằng. Dùng chung với Lô thác (Cây cỏ lau), Nhân sâm, Trần thương mễ, các vị bằng nhau, sắc uống, trị dịch tả. Cho hoa gọi là Bạch biển đậu hoa, đặc biệt hoa nào sắc trắng thì sau cho hạt cũng trắng gọi là Bạch biển đậu thì có tính hơi ấm, còn hoa màu tía thì vỏ nó xanh mà hạt đen gọi là Thước đậu có tính hơi lạnh có tác dụng chữa xích bạch đới của phụ nữ, lấy hoa sấy khô tán bột dùng với nước cơm. Có khi người ta dùng hoa sắc uống với lá Hoắc hương (tươi) trị tiêu chảy, tức ngực, lợm mửa do trúng thử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
2) Từ hạt Bạch biển đậu có thể chế ra các vị thuốc sau: Biển đậu y (Testa Dolichoris) là vỏ hạt của hạt đậu ván, Biển đậu nhân là nhân của hạt đậu ván chế bằng cách ngâm đậu ván vào nước cho vỏ nứt và phồng lên, đãi lấy nhân phơi riêng, vỏ phơi riêng. Đậu ván sao vàng đen gọi là Bạch biển đậu sao, thường dùng nấu nước trộn đường uống để giải khát” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
3) Bạch biển đậu khí hơi thấp không độc, mùi khi sống hơi tanh nhưng sao vàng thì thơm, có tính ấm bình, dùng nó rất bổ, là một vị thuốc trung hòa, đó cũng là một thứ ngũ cốc nuôi tỳ khí. Nó vào ngay khí phận của Thái âm, thông lợi được Tam tiêu, điều hòa được các khí bên trong, và trừ khử được trọc khí, nên nó đặc trị với những chứng bệnh ở trung cung (Tỳ Vị) chữa được những chứng trúng nắng, trừ được mọi chứng thấp, giải các thứ độc, hoắc loạn thổ tả, nôn mửa, đó là những căn bệnh mà nó có sở trường chữa được. Đậu ván còn làm cho tiêu được nhiệt độc của nắng vì tính nó làm hòa được tỳ vị, bổ ngũ tạng, chữa phụ nữ bị thứ trắng, đó chính là tác dụng trừ thấp vậy. Tính của Đậu ván còn giải được độc của rượu, độc cá nóc và tất cả các loại độc của cây cỏ, khi dùng có thể nhai sống hoặc tán sống với nước lạnh uống nước cốt là giải được tất cả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- “ Biển đậu vị ngọt, bổ Tỳ hòa Vị mà không đầy trệ, tính lại hơi ôn, thơm, hóa thấp nhưng không táo, nóng. Bổ Tỳ mà không đầy, hoa thấp mà không táo. Đối với Tỳ Vị hư mà có thấp hoặcsau khi ốm nặng dậy, bắt đầu cho uống thuốc bổ thìnên dùng Biển đậu trước làthích hợp nhất, có thể điều dưỡng được chínhkhí mà không bị đầy trệ. -Biển đậu thiên về bổ Tỳ Vị, hoa Biển đậu thiên về thanh thử tán tà, làvị thuốc hay dùng để giải thử (Đông Dược Học Thiết Yếu).
“ Quả non đậu váng trắng lànguồn thực phẩm quý, món ăn giầu chất bổ, quả gìa cho hạt làm thuốc. Đậu ván trắng có tác dụng hạ sốt, kiện Vị(Stomachic), giải co thắt cơ (giải cơ), kích thích sinh dục [Aphrodisiac] . Đặc biệt vị thuốc này dùng cho trẻ em rất tốt”(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
DƯỚNG
Dướng - Broussonetia papyrifera (L.) L’ Hér. ex Vent., thuộc họ Dâu tằm- Moraceae.
Mô tả: Cây to, cao 10-16m, cành non có nhiều lông tơ mềm. Lá mọc so le, phiến hình trứng dài 7-20cm, rộng 6-15cm, có mũi nhọn ngắn, gốc tù hay tròn, mép khía răng hay chia thuỳ không đều; mặt sau có lông dính; 3-5 gân gốc nổi rõ; cuống lớn, có lông mềm, lá kèm nhỏ, sớm rụng. Cụm hoa đực ở ngọn cành, dạng bông dài; cụm hoa cái hình đầu, nhiều hoa phủ đầy lông. Quả phức nạc, khi chín rất mềm, màu đỏ.
Hoa tháng 5-8.
Bộ phận dùng: Quả- Fructus Broussonetiae, thường gọi là Chử thực tử. Lá, vỏ, cây và nhựa cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh. Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô. Nhựa cây, vỏ rễ và vỏ cây thu quanh năm. Lá thu hái vào mùa hè và thu, dùng tươi hay phơi sấy khô.
Thành phần hoá học: Có glucosid.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ thận, thanh can, minh mục, lợi niệu. Lá có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng. Nhựa cây có tác dụng sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả dùng chữa cảm ho, lưng gối mỏi nhừ, nóng ở trong xương cốt, đầu choáng mắt mờ, mắt có màng mộng, phù thũng trướng nước. Liều dùng 9-15g. Lá dùng chữa viêm ruột, lỵ, thổ huyết, nôn ra máu, tử cung xuất huyết, vết thương chảy máu, Cũng dùng nấu nước xông trị cảm. Liều dùng 9-15g. Vỏ rễ dùng chữa phù thũng, đau mỏi cơ khớp, dùng 9-15g dạng thuốc sắc. Nhựa dùng ngoài trị viêm da thần kinh, nấm tóc, eczema, rắn cắn, sâu bọ đốt. Lá giã vắt nước uống có thể khỏi đổ máu mũi, trị bệnh lỵ. Lên đậu thì dùng lá để đắp làm cho đậu mau mọc. Quả, hạt là loại thuốc cường tráng, lại có công hiệu tiêu sưng phù, mạnh gân xương, sáng mắt, mạnh dạ dày. Vỏ cây có thể lợi tiểu, trị phù thũng, khí đầy. Nhựa của rễ có thể bôi các vết rắn cắn, ong đốt, rết và chó cắn. Cũng dùng chữa hắc lào.
HÚNG CHANH
Vị thuốc húng chanh
Tên khác
Tên dân gian: Húng chanh, Rau tần, Tần dày lá, Rau thơm lông, Dương tô tử, Sak đam ray
Tên khoa học:- Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng (Coleus amboinicus Lour.),
Họ khoa học: Thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Cây húng chanh
Mô tả:
Cây húng chanh là một cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối dày mọng nước, hình trái xoan rộng, dài 3-6cm, rộng, mọc thành bông ở ngọn thân và đầu cành, gồm những vòng hoa dày đặc, cách quãng nhau. Quả nhỏ, tròn, màu nâu, chứa 1 hạt. Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh.
Mùa hoa quả tháng 4-5.
Bộ phận dùng:
Lá và ngọn non - Folium et Gemma Plectranthi.
Nơi sống và thu hái:
Cây có gốc ở quần đảo Môluýc (miền Mã Lai) được trồng làm gia vị và làm thuốc. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến đó. Lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở 40-45oC đến khô.
Thành phần hóa học:
Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol; còn có một chất màu đỏ là colein.
Tác dụng dược lý
Tinh dầu có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn. Cao nước có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng.
Năm 1961 phòng đông y Viện vi trùng có nghiên cứu tác dụng khánh sinh của tinh dầu húng chanh đối với các loại vi khuẩn theo phương pháp Rudat và thấy tinh dầu húng chanh có tác dụng khánh sinh mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus 209 P. Salmonella typhy, Shigella flexneri – Shigella sonnei, Shigella dysenteria (Shiga) Subtilis, Coli pathogene, Coli bothesda, Streptocuccus, Pneumocuccus, Diphteri và Gengou (Y học thực hành, 11-1961).
Vị thuốc húng chanh
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc.
Quy kinh:
Vào 3 kinh tì, phế, vị.
Tác dụng
Tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc.
Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột.
Chủ trị:
Hành khí, thanh nhiệt, tiêu viêm, hóa thấp, hóa thấp, cầm ói. Công hiệu chữa bao tử
Liều dùng:
Lá tươi 50-60 g cho vào sắc uống
Có thể dùng tươi: ép lấy nước. Trẻ em 1/2 thìa cà phê/1 lần * 2-4 lần/1 ngày. Người lớn 1 thìa cà phê *2-4 lần/1 ngày.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc húng chanh
Chữa ho, viêm họng, khản tiếng:
Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.
Chữa đau bụng:
Lá Húng chanh non rửa sạch, 1-2 lá nhai với một ít muối, ngậm nuốt dần dần.
Rắn cắn, bò cạp và ong đốt:
Lá Húng chanh tươi giã đắp
Tham khảo
Cách dùng húng chanh ở một số nước
Ở Philippines
Lá húng chanh tươi, giả nát đắp bên ngoài vết phỏng.
Những lá chết thâm tím dùng trường hợp bò cạp hay rết chích. Ngoài ra còn dùng đắp trên màng tang và trán chữa trị nhức đầu, sử dụng dùng băng lưới ( bandage ) để giử khỏi rơi.
Lá ngâm trong nước sôi hay dưới dạng nước đường sirop dùng như : chất mùi và thuốc tống hơi, dùng cho chứng khó tiêu ,và cũng là toa thuốc cho bệnh hen suyễn.
Trung Quốc
Những người Trung hoa sử dụng nước ép lá húng quế với đường, chữa trị : ho cho trẻ em, suyễn và viêm phế quản, động kinh, các rối loại co giật .
Lá được nhai ngậm trong miệng chữa trị : vết nứt ở góc của miệng, tưa miệng hay đẹn đau đầu, chống sốt như xoa bóp.
Dùng để chữa trị đau bàng quang và đường tiểu và tiết dịch âm đạo.
Ấn Độ dùng húng chanh như lá gia vị
Người dân Ấn dùng húng chanh làm gia vị thức ăn, lá húng chanh có hương vị rất mạnh và có tác dụng bổ sung gia vị tuyệt vời cho thịt và gà ….
Lá húng chanh thái nhỏ, có thể sử dụng cho những món ăn đặc biệt nhất là thịt bò, thịt cừu và thịt heo rừng.
Ở Ấn Độ, lá Húng chanh dùng chữa bệnh về đường tiết niệu và rỉ nước âm đạo. Nước ép lá trộn với đường là một loại thuốc gây trung tiện mạnh, cũng dùng trị ho và chứng khó tiêu.
Malaixia
Ở Malaixia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ nóng, lá tươi giã ra lấy nước cốt cho trẻ em bị sổ mũi uống. Dùng ngoài lấy lá giã ra đắp trị nẻ môi, đau bụng, đau đầu và dùng xoa lên người khi bị sốt.
THIÊN MÔN
Tên khác:
Tên thường gọi: Vị thuốc Thiên môn còn gọi Điên hách, Địa môn đông, Duyên môn đông,Quan tùng, Vô bất dũ, , Cán thảo(Bảo Phác Tử), Tương mỹ, Mãn đông(Nhĩ Nhã), Điên lặc(Bản Kinh), Thiên cức, Bà la thụ, Vạn tuế đằng(Bản Thảo Cương Mục), Thiên đông, Kim hoa, Thương cức, Thiên văn đông(Hòa Hán Dược Khảo), Dây tóc tiên(Dược Liệu Việt Nam), dây tóc tiên, thiên môn đông
Tên khoa học:Asparagus cocjinchinensis (Lour.) Merr
Họ khoa học:họ Hành Tỏi (Liliaceae).
Cây thiên môn
( Mô tả, hình ảnh cây thiên môn, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Cây thiên môn là một cây thuốc quý, cây dạng dây leo, sống lâu năm, dưới đất có rất nhiều rễ củ mẫm hình thoi. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, biến đổi thành lá giả hình lưỡi liềm. Lá thật rất nhỏ, trông như vẩy. Mùa hạ ở kẽ lá mọc hoa trắng nhỏ. Quả mọng, khi chín màu đỏ (cũng có cây, quả khi chín màu tím đen).
Mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.
Thu hoạch:
Tháng 10 – 12 ở những cây đã mọc trên 2 năm. Đào về, ruẳ sạch, đồ chín, rút lõi, phơi hoặc sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Củ rễ (Radix Aspargi). Loại béo mập, cứng, mịn, mầu trắng vàng, hơi trong là loại tốt. Củ dài, gầy, mầu nâu vàng, không sáng là loại vừa.
Mô tả dược liệu:
Củ hình thoi, tròn dài, hai đầu nhỏ nhưng tầy, dài 6-20cm. Mầu trắng vàng hoặc nâu, vàng nhạt, có chất dầu hơi trong. Mặt ngoài có vằn dọc nhỏ hoặc rãnh dọc. Khi khô, chất cứng nhưng dòn. Chưa khô thì chất mềm, dính,chỗ vết bẻ như chất sáp, mầu trắng vàng, hơi trong, giữa có nhân trắng, không trong. Vị ngọt, hơi đắng (Dược Tài Học).
Bào chế: Thiên môn
+ Cạo vỏ, bỏ lõi, đồ chín, phơi khô, tẩm rượu 1 đêm, đồ lại, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Rửa sạch, bỏ lõi, thái phiến, phwoi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Rửa sạch, bỏ lõi, ủ mềm, thái phiến, phơi khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, dễ ẩm mốc.
Thành phần hóa học:
+ Yamogenin, Diosgenin, Sarsasapogenin, Smilagenin, Xylose, Glucose, Rhamnose (Hắc Liễu Chính Điển, Nhật Bản Dược Học Hợp Quyển 107, Trung Y Trung Dược Thủ Sách 1988, 10 (1): 56).
+ Sucrose, Ologosaccharide(Tomoda Masashi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1974, 22 (10): 2306).
+ 5-Methoxymethyl fùrural, beta-Sitosterol5
+ Citrulline, Asparagine, Serine, Threonine, Proline, Glycine, Alanine, Valine, Methionine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Tyrosine, Aspartic acid, Glutamic acid, Histidine, Lysine 6,7
+ Asparagi Cochinchinensisne, b-Sitosterol, Smilagenin, 5-Methoxymethylfùrural, Rhamnose (Trung Dược Học).
+ Trong Thiên môn có acid Amin, chủ yếu là Asparagin, thủy phân trong nước sôi cho Aspactic acid và Amoniac. Ngoài ra, còn có chất nhầy, tinh bột, Sacarosa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A và B, Phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch cầu (Trung Dược Học).
- Tác dụng chống khối u: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế Sacroma –180 và Deoxygenase của tế bào bạch cầu ở chuột nhắt bị viêm hạch bạch huyết cấp hoặc viêm hạt bạch huyết mạn (Trung Dược Học).
- Nước sắc Thiên môn có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, thông tiện, cường tráng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Vị thuốc thiên môn
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng
+ Bảo định Phế khí, khu hàn nhiệt, dưỡng cơ bì, ích khí lực, lợi tiểu tiện (Biệt Lục).
+ Thông Thận khí, trừ nhiệt, chỉ tiêu khát, khử nhiệt trúng phong (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trấn Tâm, nhuận ngũ tạng, ích bì phu, bổ ngũ lao, thất thương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Chủ trị:
+ Trị hư lao, người gìa suy nhược, gầy ốm, âm nuy, điếc, mắt mờ (Thiên Kim phương).
+ Trị phế khí ho nghịch, suyễn, phế nuy sinh ra nôn ra mủ, ghẻ nước (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị ho lao, lao phổi, ho ra máu, khát nước do bệnh ở thượng tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: Dùng dạng sắc 6-12g
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thiên môn
Tư âm, dưỡng huyết, ôn bổ hạ nguyên:
Thiên môn bỏ lõi, Sinh địa đều 80g. cho vào bình bằng gỗ cây Liễu, cho rượu vào rửa. Chưng chín rồi phơi 9 lần, đến lúc thật khô. Thêm Nhân sâm 40g, tán bột. Lấy 9 quả Táo tầu, bỏ hột, gĩa nát, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên, với rượu nóng, trước bữa ăn, ngày 3 lần (Tam Tài Hoàn – Hoạt Pháp Cơ Yếu).
Trị cơ thể đau nhức do hư lao:
Thiên môn, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa với rượu (Thiên Kim phương).
Làm cho nhan sắc xinh tươi:
Thiên môn, Thục địa, Hồ ma nhân, tán nhuyễn, trộn với mật ong, làm thành viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần uống 20 viên với nước nóng (Trửu Hậu phương).
Trị phế nuy, ho, khạc nhiều đờm, trong tim nóng, miệng khô, khát nhiều:
Thiên môn để sống, gĩa vắt lấy nước cốt chừng 7 chén, rượu 7 chén, Mạch nha 1 chén, Tử uyển 160g. cho vào bình bằng đồng hoặc nồi bằng sành, nấu đặc thành cao hoặc làm thành viên. Mỗi lần uống to bằng qủa Táo, ngày 3 lần (Trửu Hậu phườn).
Trị tiêu khát:
Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử, nấu đặc thành cao, thêm ít Mật ong để dùng dần (Giản Tiện phương).
Trị âm hư hỏa vượng, có đờm mà không dùng được thuốc táo:
Thiên môn 1 cân, rử nước, bỏ lõi, lấy nguyên nhục khoảng 480g. cho vào cối đá gĩanát. Lấy Ngũ vị tử, rửa sơ qua, bỏ hột, chỉ lấy thịt 160g. phơi khô (đừng cho vào lửa). Cả hai thức cùng nghiền nát, trộn với hồ làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi klần uống 20 viên với nước trà nóng, ngày 3 lần (Giản Tiện phương).
Trị phế nuy, hư lao, phong nhiệt, trị chứng nóng, khát:
Thiên môn, bỏ vỏ, bỏ lõi, nấu chín, ăn. hoặc phơi khô, tán bột, luyện với mật làm thành viên, to bằng hạt Ngoốnnng. Mỗi lần uống 20 viên với nước trà. Cũng có thể nấu lấy nước để rửa mặt (Thực Liệu Bản Thảo).
Trị phong, điên, mỗi khi lên cơn thì nôn mửa, tai ù như ve kêu, đau lan xuống cạnh sườn:
Thiên môn, bỏ lõi, phơi khô, gĩa nát. Mỗi lần dùng 1 thìa với rượu, ngày 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị phụ nữ bị cốt chưng, trong xương nóng, buồn phiền, bứt rứt, mồ hôi trộm, miệng khô, khát mà không uống được nhiều, suyễn:
Thiên môn, Thanh hao, Miết giáp, Mạch môn, Sài hồ, Ngưu tất, Bạch thược, Địa cốt bì, Ngũ vị tử. Lượng bằng nhau, sắc uống (Hoạt Pháp Cơ Yếu).
Trị miệng lởlâu ngày không khỏi:
Thiên môn (bỏ lõi), Mạch môn (bỏ lõi), Huyền sâm. Lượng bằng nhau, tán bột, trộn mật làm thành viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần ngậm 1 viên [Bài này do nhà sư Liêu Sở truyền cho] (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa).
Trị thiên trụy [sán khí]:
Thiên môn 12g, Ô mai 20g, nấu cho kỹ, uống (Hoạt Nhân Tâm Kính phương).
Trị da mặt nám đen:
Thiên môn, phơi khô, gĩa nát, trộn với mật ong làm thành viên. Hằng ngày, dùng thuốc viên pha với nước để rửa mặt. Dùng thuốc xát vào da cũng sẽ làm cho da dần dần tươi sáng, xinh tươi (Thánh Tế Tổng Lục).
Tham khảo:
Kiêng kỵ khi dùng thiên môn
+ Phế không có hư hỏa mà lại có hàn đàm hoặc đàm ẩm: cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sở dĩ nói Thiên môn nhuận được 5 tạng, kỳ thực nó nhuận được Phế, thì sau đó 5 tạng cũng được nhuận lây, thế thì Thiên môn cũng là một vị thuốc tốt để nhuận Phế vậy (Hòa Hán Dược Khảo).
+ Thiên môn bẩm thụ được khí sơ sinh đại hàn từ buổi bắt đầu mà sinh ra, cho nên nó được khí thuần âm của đất. Vị của nó tuy hơi đắng nhưng lại ngọt mà hơi cay, chính khí của nó là đại hàn, không độc, cần được nhiều chất ngọt hơn vì vị của nó hậu hơn khí, cho nên nó trừ được hư nhiệt của Phế và Thận (Cù Hy Ung).
+ Thiên môn nhuận táo, giúp ích châ phần âm, thanh được Phế kim, giángđược hỏa tà cm được hỏa tà (Bản Thảo Cương Mục).
+ Mạch môn và Thiên môn đều phải bỏ lõi nhưng lấy nước mà sấp dần cho mềm thôi, không nên ngâm hẳn vào trong nước, mất hết tân dịch của nó đi. Một khi khí vị đã hết, dùng vào thuốc không thấy công hiệu lại cho rằng tại thuốc, sao không biết rằng tại mình làm mất hất chất tốt của thuốc đi rồi thì làm sao mà có hiệu quả (Khấu Tông Thích).
+ Tính của Thiên môn trị được ho, khí suyễn, suyễn do phế nuy, hoặc phế ung, nôn ra mủ máu. Tính của nó trừ được nhiệt, phong, trị được ghẻ lở, dùng nó phải uống nhiều, uống lâu, nấu chín mà ăn, làm cho người ta béo tốt, xinh tươi, trắng trẻo, trừ được nội tích, các loại khí nóng(Chân Quyền).
+ Sợ cá Chắm, cá Chầy, cá Chép
+ Thiên môn có tác dụng thanh kim, giáng hỏa, ích cho Thận, cho nên thông được khí của Thận, lại tư bổ cho Thận. Chủ của 5 thứ dịch, dịch khô ráo thọnnng lại thành đờm, được thuốc nhuận thì Phế không bị táo mà đờm tự nhiên tiêu. Vì Mạch môn thanh Tâm để bảo Phế, Thiên môn giúp thủy để nuôi Phế, một đằng cứu ở trên, một bên giúp ở dưới nhưng đều bảo hộ cho Phế, nhưng trên dưới, hàn nhiệt khác nhau. Cho nên, đờm của thấp tôr thì Bán hạ làm chủ, đờm do táo hỏa thì Mạch môn làm chủ. Nếu Tỳ Vị hư hán mà uống lâu, uống độc vị thì sẽ sinh ra chứng hoạt trường, tiêu chảy thành cố tật, không trị khỏi (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Thiên môn mập, nhiều chất béo, khí bạc, vị đậm, ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh táo, bổ ích tân dịch, dưỡng âm, sắc trắng đi vào Phế. Đối với người Phế hư, ho lâu ngày, ho lao, phổi khô, đuwọc vị thuốc nhu nhuận, tăng nhiều nước dịch, làm cho nước dịch bị khô chuyển thành mềm nhuận, đó là cách trị bệnh theo chính trị. Chỉ có trường hợp ho nhiều hoặc Phế có hỏa tà, phần âm chưa hao tổn, tân dịch chua bị tổn thương mà đã vội dùng Thiên môn thì chỉ làm cho tà khí bị giữ lại (Đông Dược Học Thiết Yếu).
HỒNG HOA
Tên khác:
Tên khác: Vị thuốc Hồng hoa còn gọi Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng hoa thái, Tạng hồng hoa, Kết hồng hoa, Sinh hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa, Tây tạng hồng hoa, Lạp hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Hoàng lan hoa, Dương hồng hoa(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển Cây Rum).
Tên khoa học: Carhamus tinctorius L.
Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).
Cây hồng hoa
(Mô tả, hình ảnh cây hồng hoa, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây hồng hoa là một cây thuốc quý. Cây thảo cao hơn 1m, thân nhẵn, đứng thẳng, có vạch dọc, trên có phần cành. Lá mọc so le gần như không có cuống, bẹ, đầu chót nhọn như gai, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt lá trơn màu xanh sẫm, gân chính giữa lồi cao. Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp, họp lại thành gù hình đầu, ở ngọn và chót cành, lá bắc có gai. Hoa có ống dài hình tên, trên có 5 cánh đỏ như tua sợi, hoa cái giữa có nhụy vàng, kết quả vào dưới ống. Quả bề hình trứng có 4 cạnh lồi. Mùa hoa tháng 6-8, mùa quả tháng 8-9.
Phân bố
Trước đây đã được trồng nhiều ở Hà Giang Việt Nam, nay đang được phát triển trồng nhiều nơi. Trồng bằng hạt vào mùa xuân.
Phân biệt:
Cây Tạng hồng hoa, còn có tên là Phiên hồng hoa, hoặc Lệ hồng hoa, có nhiều ở Tây Tạng và Âu Uyên, thuộc họ đuôi Điều đó là cây thảo sống đa niên, ở phần dưới đất thân tròn hình cầu, phình lớn, lá 6-9 phiến, lá hình dãi, không cuống. Vùng gốc có bẹ rộng bọc lại hình vẩy, khoảng tháng 9,10 từ lá nổi lên 2,3 đoá hoa màu hồng nhạt, hoa chia thành 6 phiến màu hồng đậm, nhỏ dài, trụ đầu tam thao, màu hồng tím, nhỏ dài. Công dụng giống như Hồng hoa nhưng tốt hơn và giá tiền đắt hơn nên có nhiều thứ giả. Người ta thường gọi là Tây tạng hồng hoa.
Thu hái, sơ chế:
Đầu mùa hè, khi hoa đang nở, cánh hoa đang chuyển từ vàng sang đỏ thì bắt đầu thu hái, để nơi thoáng gió và nơi có ánh nắng cho khô, hoặc phơi trong râm cho khô là được. Không nên phơi trực tiếp ngoài nắng để khỏi biến màu.
Phần dùng làm thuốc:
Hoa (Flos Carhami).
Mô tả dược liệu:
1- Cánh hoa dạng ống nhỏ dài, khô teo lại như tơ, mút trước xẻ 5 thùy, phiến thùy hình dải hẹp, dài chừng 6,5mm, toàn thể dài hơn 13mm, bên ngoài biểu hiện màu hồng hoặc hồng tím, nhị đực màu vàng nhạt, hợp ôm lại thành dạng ống, ở chính giữa có trụ đầu ló ra màu nâu nhạt, chất nhẹ xốp, có mùi thơm đặc biệt. Hồng hoa có ở tỉnh Hà Tây gọi là ‘Hoài hồng hoa’ rất tốt, cánh hoa dài, màu hồng tím, loại xản xuất ở Tứ xuyên gọi là Xuyên hồng hoa có màu tím, hơi ẩm vàng, trước đây dùng làm thuốc để nhuộm, hiện nay rất thông dụng.
2- Tạng hồng hoa hay Tây tạng hồng hoa, phần dùng làm thuốc là hoa trụ khô, phần nhiều tập hợp thành dạng khối tròn rời, màu hồng đậm, đơn thể hoa trụ nhỏ mà dài, trụ đầu tam hoa, hơi dẹt, mút trước hơi phình lớn, biểu hiện dạng loa kèn, dài chừng 6-10mm, bên ngoài biểu hiện màu hồng đậm, đầu trơn hơi sáng, có mùi thơm đặc biệt, nhai nhổ ra thấy màu hồng tranh. Tạng hồng hoa thu hái vào tháng 9-10.
Bào chế:
Hái về bỏ đài hoa đi, chỉ dùng cánh hoa gói lại thành từng bánh phơi khô, hoặc gĩa nát vắt thành miếng bánh phơi khô dùng gọi là ‘Tiền bính’. Loại chỉ phơi khôdùng không đóng bánh gọi là ‘Tán hồng hoa’.
Bảo quản:
Dễ hút ẩm, hay vụn mốc và đổi màu. Để nơi khô ráo, thoáng mát, trong thùng lọ kín, có lót chất hút ẩm.
Cách dùng:
Muốn thử xem thực giả lấy một cánh Hồng hoa bỏ vào trong chén nước nóng thấy đỏ như máu, phơi hai đến ba lần cũng còn đỏ mới thật là tốt. Dùng sống, cho vào thuốc thang sắc uống để dưỡng huyết, tẩm rượu dùng để hoạt huyết phá huyết.
Thành phần hóa học:
+ Ethyl acetate, Benzene, Pent-1-en-3-ol, 3-Hexanol, 2-Hexanol, 2-Hexenal, 3-Methyl butyric acid, Methylbutyric acid, p-Xylene, O-Xylene, Phenyl acetaldehyde, Nonanal, Terpinen-4-ol, Verbenone, Decanal, Benzothiazole, E, E-2, 4, E, E-2, 4 Decadienal, Methyl cinnamate 1, 2, 3-Trimethoxy-5-Methylbenzene, a-Copaene, 1-Tetradecene, a-Cedrene (Koshi Saito và cộng sự Ca 1991, 115: 5139e).
+ Galatose (Từ Trung Tự, Trung Dược thông Báo 1982 9 (1): 31).
+ Nonacosane, b-Sitosterol, Palmitic acid, (Hoàng Giang, Trung Thảo Dược 1984, 15 (5): 123).
Tác dụng dược lý
Hồng hoa có tác dụng tăng co bóp tử cung rõ rệt, liều lượng nhỏ làm cho tử cung co bóp đều, lượng lớn làm cho tử cung co bóp tăng nhịp, thậm chí làm rung cơ tử cung, đối với tử cung của động vật có thai tác dụng làm tăng co bóp càng rõ. Đối với cơ trơn của ruột, thuốc cũng có tác dụng hưng phấn thời gian ngắn.
Thuốc có tác dụng hạ áp: làm tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim và lưu lượng máu động mạch vành của chó được gây mê.
Thuốc có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu. Thuốc còn có tác dụng bảo vệ chống nhồi máu cơ tim trên mô hình thắt động mạch vành của chó hoặc gây thiếu máu cơ tim trên chuột bạch lớn.
Vị thuốc hồng hoa
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị cay, Tính ấm.
Quy kinh:
Vào 2 kinh Tâm Can.
Tác dụng:
Thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ thông kinh. Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, sau sanh đau bụng, đau do ứ huyết, các chứng trưng hà tích tụ, đau khớp, ban chẩn.
Sách Khai bảo bản thảo: " Chủ sản hậu huyết vận, cấm khẩu, máu xấu không ra hết, cơn đau thắt, thai chết lưu, sắc với rượu uống"
Sách Bản thảo kinh sơ: " Hồng hoa là thuốc hành huyết chủ yếu. Chủ trị sau sanh huyết vựng cấm khẩu, máu xấu không ra, nghịch lên xung tâm sinh ra hôn mê chóng mặt, cấm khẩu . trong bụng đau do máu xấu không ra hết, thai chết trong bụng, nếu không hành huyết hoạt huyết thì thai không ra. Thuốc có tác dụng hành huyết nên trị được đau bụng, trục được thai ra".
Sách Bản thảo hội ngôn: " Hồng hoa là thuốc phá huyết, hành huyết, hòa huyết chủ trị nhiều bệnh thai sản do huyết hoặc do huyết phiền, huyết vựng, hôn mê không nói được hoặc do máu xấu hại tâm, bụng rốn đau, bào thai không ra, thai chết trong bụng, không có Hồng hoa không trị được".
Sách Dược phẩm hóa nghĩa viết: " Hồng hoa chuyên thông lợi kinh mạch là khí dược trong huyết, vừa có thể tả vừa có thể bổ, nếu dùng lượng 3 - 4 đồng cân thì thuốc quá cay ôn khiến huyết tẩu tán. Cùng với Tô mộc trục ứ huyết, hợp với Nhục quế thông kinh bế, hợp với Qui thược trị đau toàn thân hoặc ngực bụng đau do tác dụng hoạt huyết. Nếu dùng 7 - 8 phân để sơ can, khí trợ huyết hải, đại bổ huyết hư, đó là tác dụng điều hòa huyết, nếu chỉ dùng 2 - 3 phân thuốc vào tâm, giải tà nhiệt ở tâm làm cho huyết được điều hòa".
Chủ trị:
+ Thông kinh ứ trệ, trị bế kinh, sản dịch sau khi sinh không xuống được, thai chết lưu, lở sưng tấy đau nhức, ứ đau do chấn thương.
Liều lượng: 3-10 g sắc uống
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hồng hoa
Trị bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, sau sinh máu xấu không ra hết, dùng các bài:
Hồng hoa tửu: Hồng hoa 10g, sức với rượu chia 3 lần uống. Trị đau kinh.
Hồng hoa 5g, Xuyên khung, Đương qui, Hương phụ, Diên hồ sách đều 10g, sắc nước uống hoặc phối hợp với rượu Đương qui uống, trị đau bụng kinh.
Hồng hoa 3g, Ích mẫu thảo 15g, Sơn tra 10g, cho đường đỏ vừa đủ uống. Trị sau sanh máu xấu không ra hết.
Trị đau sưng tấy do chấn thương ngoại khoa: dùng các bài:
Hồng hoa, Đào nhân, Sài hồ, Đương qui đều 10g, Đại hoàng 8g, rượu và nước mỗi thứ một nửa sắcuống
Hồng hoa, Đào nhân, Đương qui vĩ đều 120g, Chi tử 240g, tán bột mịn trộn đều với giấm lượng vừa đủ đun nóng đắp chỗ đau.
Trị huyết khối ở não:
Khương Anh Như dùng Hồng hoa 50% - 15 ml(có tương đương 75g thuốc sống), gia vào 500ml glucoz 10% truyền tĩnh mạch ngày một lần, 15 ngày là một liệu trình. Trị cho 137 ca, tỷ lệ có kết quả 94,7% ( Tạp chí Y dược Sơn tây 1983, 5:297).
Trị bệnh mạch vành:
Vương Đại Tuấn dùng 50% dịch chích Hồng hoa cho vào dung dịch glucoz chích tĩnh mạch, nhỏ giọt tĩnh mạch hoặc chích bắp, trị 100 ca. Cơn đau thắt ngực có kết quả là 80,8%, kết quả điện tâm đồ 26%, chuyển biến tốt 40%. Đối với chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch não gây đau đầu, váng đầu, hồi hộp, cũng có kết quả nhất định( Tạp chí Tim mạch 1976,4(4):265).
Trị loét hành tá tràng:
Hồng hoa 60g, Đại táo 12 quả cho nước 300ml, sắc còn 150ml lọc cho mật ong 60g trộn đều, mỗi ngày uống nóng 1 lần, ăn táo uống liền 20 thang. Trị 12 ca đều khỏi (1985,4:20).
Trị viêm da thần kinh:
Dùng dịch Hồng hoa phong bế trị 70 ca: khỏi 25 ca, tốt 35 ca, không kết quả 10 ca. Tỷ lệ kết quả 85,7% ( Tân y học 1974,5(12):609).
Trị các chứng đau
Dùng thứ Hồng hoa tươi gĩa vứt lấy nước cốt uống liên tục 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
Thối tai chảy nước vàng:
Hồng hoa 3 chỉ rưỡi, cùng Bạch phàn (phèn phi) 5 chỉ thứ khô tán bột, chấm mủ cho sạch rồi cho thuốc bột vào lỗ tai, nếu không có Hồng hoa tươi thì dùng cành hoặc lá của nó cũng được. Có bài cũng chữa như vậy, nhưng bỏ phèn chua đi chỉ dùng Hồng hoa mà thôi (Thánh Huệ Phương).
+ Phương thuốc sau được coi như là thánh dược, chữa được 62 loại phong, cụ Trương Trọng Cảnh để chữa 62 chứng phong, các chứng đau trong bụng do khí huyết. Dùng Hồng hoa 1 lượng, chia ra làm 4 phần, dùng rượu 1 bát nấu sôi uống, chưa khỏi uống tiếp (Bản Thảo Đồ Kinh).
Cổ họng sưng tắt nghẹt
Dùng Lam hồng hoa gĩa vắt lấy nước cốt, uống 1 chén cho tới khi khỏi, nếu gặp giữa lúc mùa đông, không có Hồng hoa tươi, lấy loại tươi trộn nước cho thấm gĩa lấy nước cốt hoặc sắc uống (Quảng Lợi Phương).
Chứng huyễn vựng sau khi sinh, trong ngực buồn bực:
Hồng hoa 1 lượng, tán bột sắc với rượu uống. Nếu người cấm khẩu rồi thì cậy răng đổ thuốc vào gia thêm 1 tý Đồng tiện, nếu chưa đỡ thì đổ tiếp (Tử Mẫu Bí Lục).
Chứng nghẹn ăn không được:
Vào ngày tết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng 5, hái lấy thứ đầu Hồng hoa, tẩm với giấm và rượu sấy khô, Huyết kiệt coi cục nào như quả dưa, hai thứ bằng nhau tán bột, bỏ bột trộn giấm rượu chưng cách thủy nuốt dần còn đang nóng (Giản tiện phương).
Có thai nóng quá, đến nỗi thai chết lưu trong bụng mẹ,
Hồng hoa sắc lấy nước cốt uống với một ít Đồng tiện nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Phụ nữ kinh nguyệt không thông, sinh ra đau bụng, có khi ứ huyết tích lại thành khối cục đau đớn.
Hồng hoa, Diên hồ sách, Đương quy, Sinh địa,Ngưu tất, Xích thược, Ích mẫu, Xuyên khung, tùy theo đó mà phân phối quân thần tá sứ, cân chừng 3-4 lượng sắc kỹ lần lấy 2 tô rưỡi chia 3 lần uống nóng, hoặc có thể tán bột luyện mật làm hồ viên lớn bằng hạt long nhãn, lần uống 10 viên với nước sôi hoặc rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đề phòng để khỏi bị lên đậu mùa, hoặc giữ cho đậu nó khỏi chạy vào mắt.
DùngYên chi chính, tức là thứ mà người ta đã chế bằng Hồng hoa ra, lúc mới khỏi lên đậu, dùng nó bôi xoa lên trên mí mắt, trung quanh mắt, đuôi mắt rất hay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Thối tai
Hồng hoa cùng với Bạc hà và nước cốt của lá Kim ty hà diệp, cho vào 1 tý phèn chua tán thành ra bột nhỏ thổi vào tai (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đậu mùa, đậu đinh, đậu mộc
Dùng Hồng hoa, Băng phiến, Trân châu tán thành bột cực mịn, khảy cho ra máu độc rồi xức thuốc trên, xong băng lại (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị hành kinh đau bụng:
Hồng lam hoa 3 chỉ. Sắc với rượu chia 3 lần uống (Hồng Lam Hoa Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thống kinh:
Hồng hoa 1 chỉ 5, Xuyên khung 1 chỉ, Đương quy, Hương phụ, Diên hồ sách, mỗi thứ 3 chỉ. Sắc uống, hoặc uống kết hợp với Đương quy ngâm rượu uống trước khi có kinh (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị sưng đau tại chỗ do chấn thương:
Hồng hoa, Đào nhân, Sài hồ, Đương quy, mỗi thứ 3 chỉ, Đại hoàng 2 chỉ. Nước và rượu mỗi thứ một nửa sắc uống. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị sưng tấy do chấn thương, té ngã:
Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy vĩ, mỗi thứ 4 lượng, Chi tử 8 lượng. Tất cả tán bột, hồ với giấm làm cho nóng đắp nơi đau, chia ra để đắp dần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị sởi khó mọc ra, ban sởi màu không hồng sáng, sưng tấy:
Đương quy 2 chỉ, Hồng hoa 1 chỉ 5, Tử thảo, Đại thanh diệp, Liên kiều, Ngưa bàng tử, mỗi thứ 3 chỉ, Hoàng liên 1 chỉ 5. Cam thảo 8 phân. Cát căn 3 chỉ. Sắc uống (Đương Quy Hồng Hoa Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai, kinh nguyệt nhiều cấm dùng.
Lưu ý khi dùng
. Hồng hoa là vị thuốc giúp sức cho những vị thuốc bổ huyết, nếu dùng thì chỉ dùng ít thôi, vì dùng nhiều thì có tác dụng điều huyết mà dùng nhiều quá thì có tác dụng hành huyết, tiêu huyết, nếu dùng quá nhiều thì có tác dụng phá huyết, huyết không ngưng lại thì nguy. Hồng hoa nhập vào can kinh, tiêu ứ huyết, làm cho huyết trơn, nhuận táo, tiêu nhọt, sưng đau, giảm đau (Dụng Dược Pháp Tượng)
. Hồng hoa có tác dụng hoạt huyết mà lại nhuận táo, làm cho khỏi đau, tiêu tan được những chỗ sưng đau, khỏi tê bại và thông lợi được kinh mạch (Bản Thảo Cương Mục).
. Hồng lam hoa là một vị thuốc chính về những môn thuốc hành huyết, nhưng chính ra nó chữa cho những người sản hậu bị chứng huyết vậng xuất hiện các triệu chứng cấm khẩu, bất tỉnh nhân sự bỏi vì ác huyết chưa tiêu xuống được nên đưa ngược trở lên nhập vào tâm làm cho đến nỗi hôn mê không nói được, mục đích dùng Hồng hoa là cho nhập vào tâm, can làm cho ác huyết phải đi xuôi xuống, thì chứng vậng, xoàng đầu, chóng mặt, cấm khẩu tự nhiên khỏi cả. Cũng có trường hợp trong bụng đau như thắt, là bởi ác huyết chưa tiêu hết, người sản phụ bị thai chết lưu, nếu không có thuốc hành huyết hoạt huyết thì lầy gì mà đưa nó xuống. Vây thì vị Hồng hoa có hay trục được ứ huyết, phải có những thứ được trục đi thìhuyết mới thông thương lưu lợi được, vì thế cho nên chứng đau quặn thắt ở bụng hay thai chết lưu trong bụng dĩ nhiên phải dùng tới Hồng hoa để trục ra. Lại như những vị thuốc có độc, có khi hại đến huyết phận thì vị Hồng hoa cũng ở trong đội ngũ thuốc hành huyết, tất nhiên nó làm cho huyết phải hoạt động lên thì những độc kia phải giải tán ngay (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Khi thu hái Hồng hoa, vào lúc thời kỳ hoa đã nở rồi, hàng sáng lựa những hoa mới hái, đừng dùng hoa đã rụng, chỉ dùnghoa vừa mới nở màu nó vàng không nên lấy vội, cho tới khi nào biến ra màu đỏ tươi mới nên hái. Ngọn của cây Hồng hoa có thể ăn được, nhưng nó kỵ Trầm hương, Xạ hương. Để ý rằng, dùng nó để nhuộm màu áo, nếu bôi Trầm hương hoặc Xạ hương vào hoặc bỏ vào túi cho thơm thì lập tức màu đỏ ấy sẽ biến màu ngay (Đạo Hòa Bản Thảo).
. Lá Hồng hoa như lá của cây Lam vì có hoa đỏ nên gọi là Hồng lam hoa vả lại người ta thấy trong “Khai bửu bản thảo” gọi là Hồng hoa, tính khí cay ấm, chủ trị đượcchi những phụ nữ sau khi sinh mà có chứng huyết vậng, cấm khẩu, ứ huyết, sản dịch không dứt, đau thắt ruột, thai chết lưu, chứng đau bụng. Vì sắc của nó rất đỏ, thể chất nhẹ nhàng cho nên có tác dụng sơ thôngdong ruỗi dễ dàng, nhập vào huyết phận để sơ thông kinh lạc, đó là một trong những vị thuốc qúy về sự hành trệ và hoạt huyết (Tuỳ Tức Cư Ẩm Thực Phổ).
. Hồng hoa tính giải được đậu độc, tiêu tan được chỗ sưng tấy, sản hậu huyết vậng, ứ huyết đau bụng, khi dùng nên pha vào một chút Đồng tiện nhưng nên nhớ chớ dùng quá nhiều mà huyết đi mãi không thôi, có khi làm cho huyết ngược lên trên, điều này không thể nói là không biết hay không chịu nhớ là điều nguy hiểm. Kể học giả phải để tâm nghiên cứu rộng tìm những lời bàn bạc thật chính xác thì ngày mỗi tiến tới chỗ tinh vi (Bản Kinh Phùng Nguyên).
DƯƠNG KHỞI THẠCH
Tên khác: Dương khởi thạch (Biệt Lục), Bạch thạch (Bản Kinh), Thạch sanh, Ngũ tinh kim, Ngũ tinh âm hoa, Ngũ sắc phù dược (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên gọi: Loại lá có khả năng làm cho dương vật cương cứng lên nên gọi là Dương khởi thạch.
Tên khoa học: Asbestos tremolite. Tremolit (Silicat CA và MG) hay Ca2Mg5Si8022 (OH)2.
Mô tả: Dương khởi thạch là loại khoáng chất khối, dạng như bó kim, màu trắng hoặc xám tro hoặc lục nhạt, có màu lóng lánh như Thạch anh, mềm dễ bẻ, bóp vụn có dạng sợi.
Địa lý: Đá thiên nhiên có nhiều ở Sơn Đông, Sơn Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Bào chế:
(1) Khi dùng vào thuốc nung vào lửa xong bỏ vào nước, ngưng lại thành màu trắng là tốt (Đại Minh Chư Gia Bản Thảo).
(2) Bọc đất nung cho đỏ lên rồi bỏ đất đi, xong bỏ vào bát rượu, làm như thế 7 lần, tán bột xong thủy phi phơi nắng dùng. Cũng có thể nước xong ngâm qua rượu, rồi bỏ thêm Chương não vào nồi đất thăng hoa thành bột, lấy dùng (Bản Thảo Cương Mục).
Cách dùng: Bỏ vào hạt thuốc khác làm hoàn tán, không bỏ vào thuốc sắc.
Tính vị: Vị mặn, tính ấm.
Qui kinh: Vào Thận kinh.
Tác dụng: Ôn Thận, ích Phế.
Chủ trị:
+ Trị khí kết thành khối u trong bụng, tử cung hư lạnh, liệt dương.
Liều lượng: 3 – 9g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị tinh lỏng, tinh trùng thiếu, vô sinh: Dương khởi thạch, Thỏ ty tử, Lộc nhung, Thiên hùng, Phỉ tử, Nhục thung dung, Phúc bồn tử, Tang ký sinh, Thạch hộc, Trầm hương, Nguyên tàm nga, Ngũ vị tử (Dương Khởi Thạch Hoàn - Thẩm Thị Tôn Sinh).
Tham khảo:
(1) Dương khỏi thạch bổ thận khí, đau thắt lưng, lạnh đầu gối, tê thấp, tử cung lạnh, nổi cục nổi hòn trong bụng do hàn, rối loạn kinh nguyệt (Dược Tính Bản Thảo).
(2 Dương khởi thạch trị đới hạ, ôn dịch lãnh khí, bổ ngũ lao thất thương (Đại Minh Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
(3) Tán các loại sưng nóng (Bản Thảo Cương Mục).
(4) Dương khởi thạch là thuốc bổ hỏa của mệnh môn, hễ vì hỏa suy mà hàn khí đình trệ bên trong, huyết lưu trệ, xuất hiện các chứng liệt dương xuất tinh sớm, tử cung hư hàn, lưng gối tê nhức, phù thủng, có khối u trong bụng, uống vào có hiệu quả, do tính của Dương khởi thạch bẩm chất thuần dương vậy (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
TOAN TÁO NHÂN
Tên khác:
Tên Hán Việt: Táo nhân(Dược Phẩm Hóa Nghĩa)còn gọi là Toan táo hạch(Giang Tô Tỉnh Thực Vật Dược Tài Chí),Nhị nhân, Sơn táo nhân, Điều thụy sam quân, Dương táo nhân(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Zizyphus jujuba Lamk.
Họ khoa học: Họ Táo Ta (Rhamnaceae).
Cây táo
(Mô tả, hình ảnh cây táo, thu hái, phân bố, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Cây táo là cây ăn quả quen thuộc, được trồng ở nhiều địa phương, đồng thời cũng là một cây thuốc quý. Cây cao 2-4m, có gai, cành buông thõng. Lá hình bầu dục ngắn hoặc hơi thon dài, mặt trên màu xanh lục nhẵn, mặt dưới có lông trắng, mép có răng cưa, có 3 gân dọc lồi lên rõ rệt. Hoa trắng, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch vỏ ngoài nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín hơi vàng, vỏ quả giữa vị ngọt hơi chua, quả có 1 hạch cứng sù sì, trong chứa 1 hạt dẹt gọi là Táo nhân.
Mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.
Thu hái:
Về mùa thu, lúc quả chín, hái về, bỏ phần thịt và vỏ hạch, lấy nhân, phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Hạt quả (Semen Zizyphi). Thứ hạt to, mập, nguyên vẹn, vỏ mầu hồng tía là tốt.
Mô tả dược liệu:
Toan táo nhân có hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục dài 0,6 – 1cm, rộng 0,5 – 0,7cm, dầy khoảng 0,3cm. Mặt ngoài mầu hồng tía hoặc nâu tía, trơn tru và láng bóng, có khi có đường vân nứt. Một mặt hơi phẳng, phía giữa có một đường vân dọc nổi lên, một mặt hơi lồi. Đầu nhọn có một chỗ lõm, hơi có mầu trắng. Vỏ của hạt cứng, bỏ vỏ này thì thấy 2 mảnh của nhân mầu hơi vàng, nhiều chất dầu, hơi có mùi, vị ngọt (Dược Tài Học).
Thành phần hóa học:
+ Sanjoinine, A, B, D, E, F, G1, G2, Ia, Ib, K (Byung Hoon Han và cộng sự, C A, 1988, 108: 198208p).
+ Nuciferine, Frangufoline,Nornuciferine, Norisocorydine, Coclaurine, N-Methylasimilobine, Zizyphusine, Caaverine, 5-Hydroxy-6-Methoxynoraporphine, Amphibine-D, Sanjoinenine (Byung Hoon Han và cộng sự, Phytochemistry 1990, 29 (10): 3315).
+Betulinic acid, Betulin, Ceanothic acid, Alphitolic acid(Tăng Lộ, Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 517).
+ Jujuboside (Tăng Lộ, Dược Học Học Báo 1987, 22 (2): 114).
Tác dụng dược lý:
+ Thực nghiệm chứng minh Táo nhân sống và sao đều có tác dụng an thần, gây ngủ. Thành phần gây ngủ là Saponin Táo nhân (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ nhiệt. Có tác dụng đối kháng với chứng cuồng do Morphin (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng hạ áp và chống loạn nhịp (Trung Dược Học).
+ Trên thực nghiệm súc vật, Táo nhân phối hợp dùng với Ngũ vị tử có tác dụng chống choáng do phỏng và giảm phù nề vùng phỏng (Trung Dược Học).
Độc tính:
+ Cho chuột nhắt uống nước sắc Toan táo nhân với liều 50g/kg thấy có dấu hiệu trúng độc. Cho dùng liều 1ml/20g thấy có dấu hiệu tử vong (Hoàng HậuSính, Trung Quốc Sinh Lý Khoa Học Hội Học Thuật Hội Giảng Luận Văn Trích Yếu Hối Biên, Nam Ninh 1985: 84).
+ Chích dưới daliều 20g/kg, 30 – 60% bị chết(Ngô Thụ,Đại Liên Y Học Viện Học Báo 1960 (1): 53).
Vị thuốc toan táo nhân
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
+ Vị chua, tính bình (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Vị chua, ngọt, tính bình (Ẩm Thiện Chính Yếu).
+ Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu dương Đởm (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Đởm (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Đởm (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tâm, Can, Đởm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
. Dưỡng tâm, an thần, liễm hãn (Trung Dược Học).
. Bổ trung, ích Can khí, kiện cân cốt, trợ âm khí (Biệt Lục).
. Dưỡng Can, ninh Tâm, an thần, liễm hãn (Trung Dược Đại Từ Điển).
. Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Ngủ nhiều: dùng sống, Mất ngủ: dùng Toan táo nhân sao (Bản Kinh).
+ Trị huyết hư, tâm phiền, mất ngủ, mồ hôi trộm, mồ hôi tự ra (Trung Dược Học).
+ Trị hư phiền, mất ngủ, hồi hộp, kinh sợ, phiền khát, hư hãn (Trung Dược Đại Từ Điển).(Trung Dược Đại Từ Điển).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc táo nhân
Trị bị gai đâm vào trong thịt:
Toan táo hạch, đốt tồn tính, tán bột, uống 8g với nước sẽ ra ngay (Ngoại Đài Bí yếu).
Trị cốt chưng, trong xương nóng âm ỉ, tâm phiền, mất ngủ:
Toan táo nhân 40g, sao đen, tán bột, hòa với nước ngâm ít lâu, rồi vắt lấy nước cốt, nấu với cháo cho nhừ, lại thêm 1 chén nước cốt Sinh địa, nấu chín đều, ăn (Thái Bình Thánh Huệ phương).
Trị mồ hôi ranhiều quá, đã uống thuốc cố biểu mà cũng không cầm được mồ hôi:
Toan táo nhân 40, sao đen, nghiền nát. Thêm Sinh địa, Mạch môn, Ngũ vị tử, Long nhãn nhục, Trúc diệp, lượng bằng nhau, sắc uống (Giản Tiện phương).
Chia 3 tổ nghiên cứu trị 60 ca mất ngủ: Dùng Toan táo nhân sao, gĩa nát; Toan táo nhân nửa sao, nửa sống; Táo nhân sống, gĩa nát. Đều dùng 45g, thêm Cam thảo 4,5g, sắc uống trước lúc ngủ đều có kết quả an thần, giúp ngủ tốt hơn. Cả 3 tổ không có khác biệt rõvà không có tác dụng phụ (Trung Tây Y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 97).
Trị mất ngủ:
Bột Táo nhân 6g, hòa uống trước khi đi ngủ, trị 20 ca, kết quả tốt(Trung Tây Y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 97).
Trị mồ hôi trộm do âm hư:
Táo nhân (sao) 20g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g. tán bột, uống với nước cơm hoặc sắc uống (Trị Đạo Hãn Phương - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị lao phổi hoặc nguyên nhân khác dẫn đến sốt về chiều, mất ngủ, nhiều mồ hôi:
Táo nhân (sao), Sinh địa đều 20g, Gạo tẻ 40g, sắc, uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị huyết hư, tâm thần không yên, hồi hộp, mất ngủ, mồ hôi nhiều, đầu choáng, hoa mắt:
Táo nhân (sao) 20g, Tri mẫu, Phục linh đều 12g, Xuyên khung, Cam thảo đều 8g, sắc uống (Toan Táo Nhân Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thần kinh suy nhược, hay quên, ăn uống kém, mỏi mệt, không có sức:
Táo nhân (sao) 16g, Viễn chí (chích), Xương bồ đều 8g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g. Sắc uống hoặc tán bột, uống với nước cơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Huyết không quy về Tỳ mà không ngủ được, dùng Toan táo nhân để đại bổ Tâm Tỳ thì huyết sẽ quy về Tỳ mà ngũ tạng được an hòa, tự nhiên sẽ ngủ được (Đan Khê Tâm Pháp).
Toan táo nhân, vị ngọt mà nhuận. Dùng chín thì trị Đởm hư không ngủ được, phiền khát, ra mồ hôi do hư; Dùng sống trị nhiệt ở Đởm, ngủ ngon. Vì vậy, nó là thuốc của kinh túc Quyết âm và túc Thiếu dương (Bản Thảo Cương Mục).
Ông Chu Đan Khê nói rằng: Người mà huyết không quy về Tỳ, giấc ngủ khôngngon, nên dùng nó, nghĩa là trước hết phải đại bổ Tâm Tỳ thì 5 tạng mới yên, ngủ mới yên giấc. Uống Táo nhân lâu ngày có thể trợ được âm khí, làm yên 5 tạng, làm cho người ta mập mạp, mạnh khỏe tinh thần và sống lâu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Táo nhân sao chín trị mất ngủ do đởm hư. Nói rõ hơn thì chín bổ được Can Đởm, làm cho huyết ở Can Đởm được đầy đủ, tự nhiên sẽ ngủ được. Dùng sống thì tả được Can Đởm, làm cho nhiệt ở Đởm không vượngthì hồn ổn định và nằm ngủ yên được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Táo nhân trịhư phiềnkhôngngủ được, đó là do Can đởm bất túc, dùng Táo nhân bổ Can Đởm mà tàng được hồn.hoàng liên trị tâm phiền, không nằm yên được, do Tâm hỏa hữu dư, cho nên dùng vị đắng của Hoàng liên để tả Tâm hỏa, làm yên tâm thần (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Toan táo nhân vị chua, mầu đỏ, giống hình quả tim, công dụng chủ yếu là trị Can Đởm, trị Tâm là thứ yếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Toan táo nhân và Bá tử nhân đều có công dụng dưỡng huyết, an thần. Trị hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ thường hay dùng hai vị này chung với nhau. Tuy nhiên Toan táo nhân vị ngọt, chua, tính bình, thiên về bổ cho Can, an thần, kiêm liễm Can, sinh tân. Bá tử nhân vị ngọt, tính bình, thiên về bổ Tâm, an thần, kiêm nhuận trường, thông tiện, lý khí, giải uất (Dược Dụng Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
Kiêng kỵ:
+ Phàm kinh Can, Đởm và Tỳ có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Can vượng, phiền táo, mất ngủ do Can cường: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Toan táo nhân ghét Phòng kỷ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Có thực tà, uất hỏa: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
CÂY KHẾ
Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn. Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng.
CÂY KHẾ Còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lãng tử, dương đào, ngũ liêm tử.
Tên khoa học Averrhoa carambola L.
Thuộc họ Chua me đất oxalidaccae.
Vì quả khế có 5 cạnh nên gọi là ngũ liêm (liêm là thu lại, tụ lại).
Mô tả cây
Cây khế
Khế là cây gỗ cao 4-6m. Lá mọc so le, kép lông chim, dìa lẻ, dài 11-17cm, lá chét gồm 3-5 đồi, nguyên, mềm, hình trứng nhọn, những lá chét ở phía trên lớn hơn đạt tới 8,5cm chiều dài, trên 3,5cm chiều rộng. Hoa mọc thành chùm xim dài 3-7cm, ở kẽ lá, màu hồng hay tím nhạt. 5 nhị hữu thụ xen kẽ với 5 nhị thoái hoá. Lá noãn 5 họp thành một bầu thượng 5 ô, mỗi ô chứa 4 noãn. Quả mọng có 5 cạnh, vị chua.
Thành phần hoá học
Trong vị khế có các chất dường, vitamìn B1, C2, kali oxalat axit. Các chất khác chưa rõ.
Theo Đông Y Công dụng và liều dùng:
Theo tính chất của đông y, khế vị chua ngọt, có tính sáp (sít) bình, không độc. Chủ trị phong, nhiệt (nóng sốt), sinh tân dịch, chỉ khát (chữa khát).
Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn (sơn ăn). Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng.
Quả dùng lấy nước ép uống cho mát, chữa bệnh scobut. Tại Cămpuchia, người ta dùng rễ cây khế phối hợp với vỏ cây khleng pear hay khleny kraham (Bauhinia hassaceusis Pìerre) và vỏ cây Lagerstrocmin florihunda với gạo (hái ở những cây mọc hoang) tất cả sắc với nước, cô đặc còn 1/3, thêm đường cho thật ngọt mà uống để chữa ngộ độc, đặc biệt ngộ độc do mã tiền.
Quả còn dùng giặt những vết gỉ sắt trên quần áo do các chất kali oxalat axit.
Kinh nghiệm dùng lá khế trong nhân dán Chữa sơn lở, dị ứng, lở loét. Lá khế cả cành non và hoa 100-150g. Nấu sôi 15 phút với 5-6 lít nước, dùng xông và tắm. Lá đã nấu rồi dùng sát lén nơi lở loét. Thường chỉ điều trị 3-4 ngày là khỏi.
CÂY KHẾ Ngoài tác dụng giải nhiệt, làm gia vị chế biến một số món ăn thì quả khế còn có rất nhiều công dụng khác.
1. Trị tóc bạc sớm
Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm thật đơn giản: Mua khế về rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.
2. Chữa cảm nắng
Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.
3. Chữa bí tiểu
Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gầncuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.
4. Chống táo bón
Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.
5. Chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân
Nấu nước lá khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não… làm nước tắm, hoặc nấu nước quả khế rửa chỗ đau hằng ngày hoặc lấy 1 – 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.
6. Chữa dị ứng, mẩn ngứa
Lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc vỏ núc nác.
7. Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh
Quả khế 20g, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.
8. Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo
Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.
9. Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em
Hoa khế, hoa kim ngân,lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày. Ngoài ra, lá khế giúp nhổ lông vịt, ngan nhanh và sạch.
10. Trẻ em bị sởi
Để thúc sởi mọc thì lấy lá khế và vỏ cây khế sắc uống. Sau khi sởi bay hết để tiệt nọc sởi khỏi tái lại thì lấy lá và vỏ nấu nước cho trẻ tắm.
11. Tăng cường thị lực
Thành phần beta carotene trong quả khế còn có tác dụng chuyển hóa thành vitamin A giúp tăng cường thị lực.
12. Chữa nhức đầu
Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
13. Chữa viêm họng cấp
Lá khế tươi 80 – 100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 – 3 lần để ngậm và nuốt dần.
14. Chữa bệnh tiểu đường
Cách làm: Cắt quả khế ra và đun sôi với một chén nước ở lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng nửa chén, chia ra uống 2 lần/ngày.
15. Giảm độc khi uống rượu
Những người uống rượu quá nhiều, thậm chí có thể ngộ độc có thể dùng khế để hỗ trợ. Các axit hữu cơ có từ 800 – 1.250mg/100g khế tác động nhanh tới dạ dày, giúp thải rượu vừa uống vào ra ngoài cơ thể nhanh hơn bình thường.
Tuy nhiên, khế có chứa nhiều loại axit, đặc biệt là khế chua, nên người bị đau dạ dày hoặc đang bị đói không nên ăn. Trong khế có chứa có nhiều axit oxalic, vì vậy, những người bị bệnh thận cũng không nên ăn khế vì axit oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận nặng hơn.
CHÚT CHÍT
Chút chít
Tên khác
Tên thường gọi:Chút chít,Lưỡi bò,Ngưu thiệt,Dương đề.
Tên khoa học:Rumex wallichi Meisn
Họ khoa học:Thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.
Cây Chút chít
(Mô tả, hình ảnh cây Chút chít, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây thảo hằng năm cao đến 1m, ít nhánh. Lá dưới thân to, rộng đến 5-7cm, các lá giữa thân thon thuôn, tù hai đầu, hai mặt một màu, mép có răng tròn; các lá ở trên bẹ Xim co với nhiều hoa xanh, ở nách lá nhỏ đến ngọn; cuống hoa 1-2cm, lá đài 3 xanh, mép có răng, lưng có một cục chồi xanh dẹt to. Quả bế trắng, cao 4mm, có 3 góc.
Hoa tháng 2-6.
Bộ phận dùng:
Rễ củ và lá - Radix et Folium Rumicis.
Phân bố và thu hái:
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc dại ở bờ ruộng ẩm, hoặc ở trong các đất ruộng sâu; thường xuất hiện từ tháng 11-12 cho đến tháng 6 tại Hà Tây, Hà Nội, Nam Hà ở Lâm Ðồng. Cây mọc hoang dại nơi đất không tốt thì rễ gẫy không thành củ. Nếu được trồng và chăm bón tốt thì củ to. Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân; đào lấy củ vào mùa thu, phơi khô dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong rễ và lá chút chít có antraglucozit. Tỷ lệ antraglucôzit toàn phần trung bình là 3-3,4% trong đó chừng 0,47% ở dạng tự do và 2,54% ở dạng kết hợp.
Ngoài ra còn có một ít tanin và nhựa. Trong một loài Rumex japonicus Meins, người ta đã xác định thành phần antraglucozit là axit chrysophanic và emodin.
Tác dụng dược lý
Thí nghiệm tác dụng cao lỏng và thuốc hãm rễ chút chít trên ruột thỏ cô lập và ếch (5 thí nghiệm trên ruột thỏ, 8 thí nghiệm trên ruột ếch) chúng tôi đã thấy sức căng (tonus), biên độ sức co và tần số nhu động của ruột đều tăng (G.Herman, I. Ciulei, Đỗ Tắt Lợi và Ngô ứng Long, 1960. Y học rạp chí 2).
Vị thuốc Chút chít
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Chút chít có vị đắng, tính lạnh
Tác dụng:
Có tác dụng thanh nhiệt, thông đại tiện, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Lá và rễ nấu lên dùng tắm ghẻ. Còn dùng uống để làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa, mụn nhọt. Lá non làm rau ăn được như rau nghể.
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của cây chút chít
Trị ngứa ngáy có trùng:
Dùng rễ cây Dương đề, đâm nát trộn mỡ heo bỏ vào tý muối xức hàng ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị hầu tý
Dùng rễ cây Dương đề loại nguyên 1 củ, quyết với giấm lâu năm rịt lên cổ (Thiên Kim Phương).
Trị đầu nổi vẩy trắng
Dùng rễ cây Dương đề đâm với nước mật của con dê xức vào (Thánh Huệ Phương).
Trị đại tiện táo bón
Dùng rễ Dương đề sắc với 1 ch n nước còn 6 phân uống lúc nóng (Thánh Huệ Phương).
Trị đại tiện ra máu
Dùng rễ cây Dương đề sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
Trên mặt nổi từng vết đỏ như đồng tiền lớn
Dùng Đại hoàng 120g đâm lấy nước, Xuyên sơn giáp 10 cân đốt tồn tính, Xuyên tiêu (tán bột) 15g, gừng sống 120g đâm lấy nước, trộn lại nghiền nát, lấy vải bọc lại sát vào, nếu khô bỏ dấm vào sát tiếp (Lục Thị Tích Đức Đường).
Da nổi lên từng đám nhỏ kết thành về ra mồ hôi ngứa.
Dùng rễ Dương đề hai lượng, Khô phàn 6g, Khinh phấn 3g, Sinh khương nửa lượng, tất cả quyết nhuyễn lấy nước rửa, dùng tay cạo cho lóc vẩy để thuốc thấm vào (Lục Thị Kinh Nghiệm Phương).
Ngứa lâu ngày không khỏi
Dùng rễ cây Dương đề đâm vắt lấy nước bỏ vào một chút Khinh phấn trộn sệt sệt xức vào 3-5 lần thì khỏi (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
Công hạ gấp trong bệnh bí ỉa
Dùng 2-9g, Dương đề, nhai sống hoặc sắc uống, nếu không ra dùng Dương đề 9g, Chỉ xác 9g, Mộc thông 6g sắc uống, sau 1 giờ chưa đi thì sắc nước thứ 2 uống tiếp (Kinh nghiệm dân gian).
Chữa ghẻ hoặc trứng cá
Dùng rễ bột Dương đề 90g, ngâm với rượu 600, chừng 500ml trong 10 ngày, lọc lấy nước xứ vào nơi hắc lào, có thể dùng để bôi ghẻ hoặc trứng cá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ngứa ngoài da:
Dùng lá tươi Dương đề giã nát ,sát nhè nhẹ nơi ngứa (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ngưu bì tiển, viêm da thần kinh
Rễ Dương đề 8 chỉ, Khô phàn 6g. Tất cả tán bột trộn chung với dấm xức vào nơi đau ngứa, ngày 1-2 lần ( Dương Đề Căn TánLâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ung nhọt sưng đau:
Rễ dương đề mài với dấm, xức bên ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị táo bón:
Dễ Dương đề 15g sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị bón, trĩ nội ra máu, đau nhức không yên:
Rễ Dương đề tươi 30g, thịt heo 120g, nửa kg. Nấu cho thịt mỡ nhừ, lấy nước nấu và ăn thịt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị viêm amiđan cấp tính:
Rễ dương đề tươi 30g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị xuất huyết nội, tím do dị ứng:
Toàn cây Dương đề tươi 30g, sắc uống, Rễ Dương đề nghiền bột, lần uống 9g, ngày uống 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chữa bí đại tiện:
Dùng 8-12g củ tươi nhai sống hoặc sắc nước uống.
Chữa hắc lào và các loại lở ngứa
Dùng cành lá Chút chít nấu nước ngâm rửa kỹ lúc còn ấm; lại dùng củ mài giấm bôi. Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da.
ĐẠI TÁO
Tên Khác:
Tên thường dùng:Vị thuốcĐại táo còn gọi Can táo, Mỹ táo, Lương táo(Danh Y Biệt Lục),Hồng táo(Hải Sư Phương), Can xích táo(Bảo Khánh Bản Thảo Triết Trung), Quế táo, Khư táo, Táo cao, Táo bộ, Đơn táo, Đường táo, Nhẫm táo, Tử táo, Quán táo, Đê tao, Táo du, Ngưu đầu, Dương giác, Cẩu nha, Quyết tiết, Kê tâm, Lộc lô, Thiên chưng táo, Phác lạc tô(Hòa Hán Dược Khảo), Giao táo(Nhật Dụng Bản Thảo), Ô táo, Hắc táo(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Nam táo(Thực Vật Bản Thảo), Bạch bồ táo, Dương cung táo(Triết Giang Trung Y Tạp Chí), Thích Táo(Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí),Táo tàu(Dược Điển Việt Nam).
Tên khoa học:Zizyphus jujuba Mill.Họ
Họ khoa học:Thuộc họ Táo (Rhamnaceae).
Cây đại táo
(Mô tả, hình ảnh cây đại táo, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Đại táo là cây ăn quả cũng là cây thuốc quý. Là cây vừa hoặc cao, có thể cao đến 10m. Lá mọc so le, lá kèm thường biến thành gai, cuống ngắn 0,5-1cm, phiến lá hình trứng dài 3-7cm, rộng 2-3,5cm, mép có răng cưa thô, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ. Hoa nhỏ, mọc thành tán ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7-8 hoa. Cánh hoa mầu vàng, xanh nhạt. Quả hình cầu hoặc hình trứng, khi còn xanh mầu nâu nhạt hoặc xanh nhạt, khi chín mầu đỏ sẫm. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-9.
Địa lý:
Việt Nam mới di thực, hiện còn phải nhập của Trung Quốc. Hiện nay ở miền Bắc cây đã đượùc đem trồng nhiễu nơi, đang phát triển mạnh, phổ biển trồng bằng chiết cành vào mùa xuân, thông thường tháng 4 - 6 ra hoa, tháng 7 - 8 kết quả.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào mùa thu đông, khi quả chín hái vềăn hay phơi sấy khô làm thuốc. Quả Táo màu hồng gọi là Hồng táo. Ngoài việc thu hoạch để làm Hồng táo bán như trên,người ta còn thu hái quả táo khi chín vàng, phơi cho héo đến khi quả táo hơi nhăn, đem quay trong thùng có gai để châm lỗ, rồi lấy rễ con, thân lá cây Địa hoàng sắc cho cô đặc với ít đường để ngào, rồi phơi lại cho đến khi không dính tay thì đóng vào túi nylon đem bán. Loại chế như thế thì có màu đen, có vị ngọt hơn Hồng táo gọi là Hắc táo.
Phần dùng làm thuốc:
Quả chín phơi khô (Eructus Zizyphi).
Mô tả dược liệu:
Vị thuốc đại táo là vị thuốc quý. Quả khô biểu hiện hình viên chùy, dài chừng 18mm - 32mm, thô chừng 15 - 18mm, bên ngoài có màu đỏ nâu hoặc nâu tím. Có trái có vết nhăn nheo rất sâu, cuối quả có lõm vào, có vếttồn tại của cuống quả hoặc vết sẹo hình tròn, chất mềm mà nhẹ, bên ngoài vỏ quả mỏng, nhăn rúm, chất thịt màu nâu nhạt, có dầu dẻo, hạt quả hai đầu nhọn dài chừng 9mm - 12mm, vỏ cứng, đập ra có nhân cứng màu trắng.
Bào chế:
Bỏ nguyên quả vào sắc với thuốc hoặc chưng nhừ, cạo lấy nạc, bỏ hạt trộn vào thuốc hoàn.
Bảo quản:
Đậy kín, tránh sâu bọ, chuột, gián.
Thành phần hóa học:
+ Trong Táo có Stepharine, N-Nornuciferine, Asmilobine (Irshad Khokhar, C A, 1979, 90: 83640r).
+ Betulonic acid, Oleanoic acid, Maslinic acid, Crategolic acid, 3-O-Trans-p-Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-Coumaroylmaslinic acid(Akira Yagi, et al. Chem Pharm Bull 1978, 26 (10): 3075).
+ Betulinic acid, Alphitolic acid, 3-O-Trans-p-Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-Coumaroylmaslinic acid(Akira Yagi et al.Pharm Bull 1978, 26 (6): 1798).
+ Zizyphus saponin, Jujuboside B(Okamura Nobuyuki, et al. Pharm Bull 1981, 29 (3): 676).
+ Rutin 3385mg/100g, Vitamin C 540-972mg/100g, Riboflovine, Thiamine, Carotene, Nicotinic acid(Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Vệ Sinh Nghiên Cứu Sở, Thực Vật Thành Phần Biểu, Quyển 3, Bắc Kinh Nhân Dân Vệ Sinh Xuất Bản 1983).
+ Lysine, Aspartic acid, Asparagine, Proline, Valine, Leucine(Baek K W, et al. C A 1970, 73: 84657n).
+ Olei acid, Sitosterol, Stigmasterol, Desmosterol (Al-Khtib, Izaldin M M et al. C A, 1988, 108: 166181h).
+ Vitamin A, B2, C, Calcium, Phosphor, Sắt (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+ Cho chuột nhắt uống nước sắc Đại táo, thể trọng tăng rõ. Qua thử nghiệm bơi cho thấy có làm tăng cơ lực. Gây độc gan thỏ bằng Cachon tetrachloride và cho uống nước sắc Bắc Đại táo, Protid toàn phần và Albumin huyết thanh thỏ đều tăng rõ, chứng minhrằng Đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực cơ và thể trọng (Trung Dược Học).
+ Thực nghiệm cũng chứng minh rằng những bài thuốc có Táo đều làm cho chỉ số cAMP trong bạch cầu tăng cao. Táo có tác dụng chống dị ứng (Trung Dược Học).
+ Chiết xuất chất Táo với nước nóng in vitro có tác dụng ức chế tế bào JTC-26 sinh trưởng, hiệu suất đạt trên 90% và có liên quan đến liều lượng, nếu lượng nhỏ không có kết quả (Trung Dược Học).
Vị thuốc đại táo
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị: Đại táo là vị thuốc quý - thuốc bổ
+ Vị ngọt tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, cay, nóng, hoạt, không độc (Thiên Kim Phương – Thực trị).
+ Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị ngọt, Tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tỳ, phần huyết (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh thủ Thiếu âm (Tâm), thủ Thái âm (Phế) (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Thận (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Tỳ và Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Quốc Đại Từ Điển).
Tác dụng:
+ An trung, dưỡng Tỳ, trợ 12 kinh, bình Vị khí, thông cửu khiếu, bổ thiểu khí, hòa bách dược (Bản Kinh).
+ Bổ trung, ích khí, cường lực, trừ phiền muộn (Danh Y Biệt Lục).
+ Giảm độc của vị Ô đầu (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Dưỡng huyết, bổ Can (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Nhuận Tâm Phế, chỉ thấu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Kiện Tỳ, bổ huyết,an thần, điều hòa các loại thuốc (Trung Dược Học).
+ Bổ Tỳ, hòa Vị, ích khí, sinh tân, điều doanh vệ, giải độc dược (Trung Quốc Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị Tỳ hư, ăn ít, tiêu lỏng, khí huyết tân dịch bất túc,, doanh vệ không điều hòa,hồi hộp, phụ nữ tạng táo (Trung Quốc Đại Từ Điển).
+ Trị Tỳ vị hư nhược, hư tổn, suy nhược, kiết lỵ, vinh vệ bất hòa (Trung Dược Học).
Liều dùng: 3 quả - 10 quả.
Kiêng kỵ:
+ Trái xanh ăn không tốt, không nên ăn nhiều. Ăn táo với hành làm ngũ tạng bất hòa, ăn với cá làm đau bụng, đau thắt lưng (Danh Y Biệt Lục).
+ Ăn nhiều trái Táo chưa chínsẽ bị nhiệt khát, khí trướng (Thiên Kim Phương – Thực Trị).
+ Vùng dưới ngực có bỉ khối, đầy trướng, nôn mửa: không dùng (Y Học Nhập Môn).
+ Trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy trướng, đờm nhiệt, răng đau: Cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Dạ dày đau do khí bế, trẻ nhỏ bị nhiệt cam, bụng to, đau bụng do giun: không dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Đang uống Nguyên sâm, Bạch vi, không được dùng Đại táo (Bản Thảo Tỉnh Thường).
+ Trẻ nhỏ, sản hậu, sau khi bị bệnh ôn nhiệt, thử thấp, hoàng đản, cam tích, đờm trệ: không nên dùng (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc đại táo
Trị nhiệt bệnh sau khi bi thương hàn làm khô miệng, nuốt đau, thích ngủ:
Đại táo 10 quả, Ô mai 10 quả, nghiền nát, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt Hạnh nhân, dùng để ngậm (Thiên Kim Phương).
Trị bồn chồn không ngủ được:
Đại táo 14 quả, Hành trắng 7 củ, 3 thăng nước, sắc còn 1 thăng uống (Thiên Kim Phương).
Trị các loại lở loét không lành:
Táo 3 thăng, sắc lấy nước rửa (Thiên Kim Phương).
Trị ho xốc khí nghịch lên:
Táo 20 quả, bỏ hột rồi lấy sữa tô 120g. Sắc lửa nhỏ rồi cho Đại táo vào, đợi Táo ngấm hết sữa, lấy ra dùng. Mỗi lần ngậm một trái (Thánh Huệ Phương).
Trị ăn nhiễu Hồ tiêu làm bế khí:
Táo ăn thì giải (Bách Nhất Tuyển Phương).
Điều hòa Vị khí:
Lấy Táo phơi khô, bỏ hột đi, sấy khô, tán bột, thêm một ít bột Gừng sống, uống từng ít một (Diễn Nghĩa Phương).
Trị ăn vào mửa ra:
Đại táo 1 quả, bỏ hột, dùng một con Ban miêu, bỏ đầu, cánh rồi cho vào Táo, nướng chín, chỉ lấy Táo ăn lúc bụng đói (Trực Chỉ Phương).
Trị khí thống ở tiểu trường:
Táo 1 quả, bỏ hột, lấy 1 con Ban miêu, bỏ đầu và cánh đirồi cho vào trong thuốc, lấy giấy bao lại, đốt chín. Bỏ Ban miêu đi, lấy Táo ăn, rồi lấy Tất trừng gìa nấu nước để uống với thuốc (Trực Chỉ Phương).
Trị táo bón:
Đại táo 1 trái, bỏ hạt, trộn với 2g Khinh phấn, lấy giấy ướt gói lại, nướng chín, xong lấy nước sắc Đại táo uống (Trực Chỉ Phương).
Trị có thai đau bụng:
Hồng đại táo 14 quả, đốt cháy, tán bột, uống với nước tiểu (Mai Sư Phương).
Trị Phế ung, mửa ra máu do ăn thức ăn cay nóng:
Hồng táo để nguyên hạt, đốt tồn tính, Bách dược tiễn, đốt qua, hai vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm (Tam Nhân Phương).
Trị điếc tai, nghẹt mũi, mất khứu giác và âm thanh:
Đại táo 15 quả, bỏ vỏ và hạt, Tỳ ma tử 300 hạt, bỏ vỏ, gĩa nát, gói trong bông,nhét vào lỗ tai, lỗ mũi, ngày 1 lần. Trước tiên cho vào tai, sau đó mới cho vào mũi, không nên cùng làm một lúc (Mạnh Sằn Bí Hiệu Phương).
Muốn thân thể không bị mùi xú uế, hàng ngày:
Dùng thịt Đại táo, Quế tâm, Bạch qua nhân, Tùng thụ bì, làm thành viên uống (Mạnh Sằn Bí Hiệu Phương)
Trị tầu mã nha cam:
Thịt Đại táo 1 trái, Hoàng bá. Tất cả đốt đen, tán bột, trộn dầu bôi vào. Có thể thêm 1 ít Tỳ sươngcàng tốt (Bác Tễ Phương).
Trị đau nhức tim đột ngột:
Ô mai 1 trái, Táo 2 trái, Hạnh nhân 7 hạt. Tán nhuyễn. Đàn ông uống với rượu, đàn bà uống với dấm (Hải Thượng Phương).
Trị buồn bực, khó ngủ:
Đại táo 14 quả, Long nhãn 210g, nấu chín uống và ăn (Kinh Nghiệm Phương).
Trị suy nhược, khó ngủ:
Long nhãn 40g, Mạch môn 40g, Ngưu tất, Đỗ trọng, mỗi thứ 20g, Đương quy 40g, Xuyên khung 20g. Ngâm một lít rượu uống trước khi ngủ.
Trị chứng Tạng táo (hysteria) của đàn bà:
Buồn thương tủi khóc như bị thần linh quở phạt, hay ngáp:dùng 10 quả Đại táo, 1 thăng Tiểu mạch, 60g Cam thảo. Sắc uống để bổ Tỳ khí (Đại Táo Thang – Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị tiêu chảy lâu ngày, bụng đầy, hư hàn:
Phá cố chỉ, Nhục đậu khấu. mỗi thứ 12g, Mộc hương 6g, tán bột, trộn với Táo nhục làm thành viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g. Uống với nước Gừng (Táo Nhục Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị chứng tiểu cầu giảm:
Đại táo 40g, Bạc hà diệp 20g. Sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
Trị xuất huyết dưới da do dị ứng:
Đại táo 320g, Cam thảo 40g, sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
Trị hư phiền, mắt ngủ, tự ra mồ hôi và chứng Tạng táo (hysteria) do tinh thần thất thường:
Dùng bài ‘Cam Mạch Đại Táo Thang’ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị ban chẩn dị ứng:
Dùng Hồng táo 10 quả/1 lần, ngày uống 3 lần. Hoặc dùng Táo 500g/ ngày, sắc nước uống. Đã trị khỏi 5 ca ban dị ứng đã từng trịthuốc Tây không bớt (Thượng Hải Trung Y Dược tạp Chí 1958, 11: 29).
Trị ban chẩn không do giảm tiểu cầu:
Mỗi lần uống Hồng táo 10 trái, ngày 3 lần. Đã trị 16cas(có 1 ca dùng thêm Vitamin C, K) đều khỏi (Cao Bình và cộng sự, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1962, 4: 22).
Trị hội chứng tả lỵ lâu ngày:
Dùng Hồng táo 5 trái, Đường đỏ 60g. hoặc Hồng táo, Đường đỏ mỗi thứ 50g, sắc ăn cả nước lẫn cái, ngày 1 thang. Đã trị 8 ca được chẩn đoán theo Đông y là Tỳ Vị hư hàn, đều khỏi hẳn (Trịnh An Hoằng, Tân trung Y Tạp Chí 1986, 6: 26). (Hoàng Cự Điền – Hồng Táo Thang Trị Nan Lỵ, Tân Trung Y Tạp Chí 1987, 6:56).
Tác dụng dự phòng phản ứng truyền máu:
Dùng Hồng táo 10-20 trái, Địa phu tử, Kinh giới (sao) đều 10g, sắc đặc khoảng 30ml, uống trước lúc truyền máu 15-30 phút. Đã dùng cho 46 lượt người truyền máu vơi trên 10.00ml máu. Kết quả: có 5 ca suy tủy, mỗi lần truyền máu đều có phản ứng, nhưng khi dùng Táo thì không có phản ứng rõ, trừ hai ba trường hợp phản ứng nhẹ hoặc phản ứng chậm (Lý Khởi Khiêm – Hồng Táo Thang Phòng Phản Ứng Do Truyền Máu, Triết Giang Y Học Tạp Chí 1960, 44).
Tham Khảo
Lưu ý khi dùng đại táo
+ Đại táo sát được độc của Ô đầu, Phụ tử, Thiên lùng (Lôi Công Đối Luận).
+ Đại táo trị trẻ nhỏ bị lỵ vào mùa thu: Cho ăn Táo bị sâu mọt (lâu năm) rất hay (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Đại táo nhuận tâm phế, trị ho, bổ hư tổn ngũ tạng, trừ tích khí ở trường Vị, hòa với Quang phấn (đốt cháy) trị cam lỵ (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Đại táo nuôi được tỳ khí, bổ tân dịch, mạnh thận khí, tăng trí nhớ. Nhân của quả trên 3 năm trị được chứng đau bụng, trúng phải khí độc, quặn thắt tim (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Tính của Táo giúp được cả 12 kinh lạc, tà khí ở trong tâm phúc, hòa bách dược, thông cửu khiếu, bổ khí bất túc, ăn sống làm sình bụng có khi bị tiêu chảy, khi dùng chưng thật chín rồi phơi khô thì bổ trường vị: điều hòa trung nguyên, ích khí lực (Bản Thảo Kinh Sơ).
6 - Đại táo tính hòa hợp được âm dương, điều chỉnh được vinh vệ, sinh được tân dịch (Dụng Dược Pháp Tượng).
7 - Sở dĩ Dại táo bẩm thụ được khi xung hòa của trời đất ở hành thổ, cảm ứng được dương khí của trời để sinh sống, nên sách Bản Kinh ghi rằng: "Đại táo có vi ngọt, tính bình, không độc, Lý Đông Viên và Mạnh Sằn đều cho là khí vị đều hậu, vì nó là loại thuốc vào kinh túc Thái âm, túc Dương minh". Sách Nội Kinh cho rằng: "Những người bất túc chân nguyên phải nên dùng những vi ngọt để bổ túc vào đó, vì hình thể bất túc nên dùng vị thuốc ấm để giúp cho khí đó". Vì ngọt bổ được trung nguyên, ấm thì ích được khí nên những vi ngọt, ấm hay bổ được Tỳ Vị mà có thể sinh tân dịch nữa. Nếu thỏa mãn được những điều kiện như thế thì trong 12 kinh mạch tựnhiên nó thông lợi cả cửu khiếu nữa, tay chân điều hòa và thông sướng cả. Khi chính khí đã đầy đủ thì thần hồn được yên ổn, cho nên khi ở tâm phúc có tà khí hoặc gặp việc quá sợ sệt, nếu như giúp cho bên trong được hòa hoãn thì sự buồn phiền phải lui, nên những chứng như co thắt tim hoặc có cảm giác vặn ngược lên trên, những người khí thiếu, hễ mà Tỳ kinh được bổ thì khí lực mạnh lại được ngay. Cho nên trường vị cần phải được thanh, có khi chính vì nó mà làm cho cơ thể bất túc mà sinh ra chứng trường tích. Đại táo vì có vị ngọt nên hay giải được độc, hòa được các vị thuốc, làm cho tỳ vị sung túc. Về mặt năng lực của hậu thiên thì nó có thể giúp một phần trong việc dinh dưỡng, cho nên sách xưa mới nói rằng: "Dùng nó lâu thì nhẹ nhàng thân thể, sống lâu, nhẹ nhàng như thần tiên, không đói. Đó là ý nói đến những người tu tiên, luyện tịch cốc, ngườithườngchưa chắc được như vậy (Bản Thảo Kinh Sơ).
8 - Đại táo vi ngọt, là vị thuốc củaTỳ kinh, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, nhuận phế, làm cho giảm ho, sát được độc của Phụ tử. Ngày xưa, Trương Trọng Cảnh trị chứng bôn đồn, dùng Đại táo với dụng ý giúp cho Tỳ thổ, dùng nó với mục đích bình thận khí. Trị đau tức cạnh sườn do thủy ẩm sinh ra thì dùng bài ‘Thập Táo Thang’ ý là giúp cho Tỳ thổ để thắng thận thủy, cho nên Đại táo tính của nó điều hòa được tạng phủ, là vị thuốc chính để hòa được cả trăm thứ thuốc vậy. Nhưng không nên dùng nhiều quá sẽ bị hại răng (Bản Thảo Đồ Giải).
9- Dùng táo đã chưng rồi mới phơi khô thì tính nó ngọt, ấm, bổ Tỳ, tráng Vị, tư vinh vệ, nhuận phế, an thần, ăn lâu không đói, ngâm rượu uống. Nó sát đượ' độc của Phụ tủ, Ô đâàu, Thiên hùng, Xuyên tiêu (Tùy Tức Cư Ẩm Thực).
10- Phương Bắc sinh ra táo lớn mà quả cứng, thịt dầy, sức bổ tương đối rất mạnh gọi là ‘Giao táo’ cũng gọi tên khác là "Hắc đại táo". Táo màu đỏ gọi là "Hồng táo" có khí thơm, vị thanh tao, có tác dụng khai vị, dưỡng tâm, bổ tỳ huyết (Tùy Tức Cư Ẩm Thực).
11- Đại táo vị ngọt, tính bình, khi mới sinh ra thì hoa trắng nhỏ, quả sống màu xanh, khi chín màu vàng, khi chín lắm thì thành màu đỏ, phơi khô thì lại màu đen. Nó bẩm thụ được tinh hoa của khí đất trời, nên có đủ sắc của ngũ hành (Bản Thảo Sùng Nguyên).
12- Đại táo bẩm thụ được khí của mùa thu là khí của hành kim, nó nhập vào khí vị của hành Thổ, thu được chính khí trong đất nhập vào kinh Tỳ, khí vị của nó thăng nhiều hơn giáng vì nó thuộc dương (Bản Thảo Kinh Giải).
13- Đại táo bổ tỳ, nhưng không nên dùng quá nhiều, dùng nhiều thì lý mắc bệnh, vì tỳ phải phù hợp cả 4 khí, chẳng lẽ nó chỉ giữ được cái vị ngọtđósao? Vả lại ngọt là chủ ngũ vị, mỗi thứ thuốc đều có vị ngọt rồi, nên phải tùy nghi, nghĩa là phải có những vị thuốc dẫn đạo vào các kinh thì nó mới hay được (Dụng Dược Tượng Pháp).
14- Đại táo dùng vào những thuốc tễ, làm tán, có tác dụng an trung, dưỡng tỳ, bình vị, dùng làm những tễ thuốc bổ có tác dụng trợ kinh khí, trừ tà khí để điều hòa các vị thuốc (Bản ThảoSơ Chứng).
15- Đại táo bổ tỳ thổ, vì nó có tính bổ huyết, hòa khí nhưng Nhân sâm cũng bổ Tỳ thổ mà nó có tính bổ khí để sinh huyết (Ngọc Thu Dược Giải).
16- Tại sao phải thêm Táo và Gừng sống vào thang thuốc sắc? Cổ nhân khi làm thuốc mỗi thang đều phải có thêm Táo và Gừng vào, là có ý thận trọng trongviệcgiữ gìn Vị khí, tuy nhiên, có nơi nên dùng, có nơi kiêng cữ khác nhau. Nếu bổ Tỳ Vị thì nên dùng Gừng và Táo. Làm ấm trung tiêu thì nên dùng Gừng lùi. Thuiốc bổ khí thì chỉ dùng Gừng. Thuốc phát biểu thì dùng Gừng sống. Thuốc bổ âm, thuốc vào phần huyết thì không nên dùngGừng, thuốc trị bệnh ở hạ tiêu thì cứ dùng Gừng, Táo. Thuốc trị bệnh về khí, không nên dùng Gừng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
17- Đại táo có tính ấm, bổ được bất túc, có vị ngọt nên hoãn được âm huyết. Tà ở phần Vinh, Vệ thì dùng Gừng và Táo vì cay ngọt có tác dụng phát tán, để hòa vinh vệ, vì vậy dùng bài Quế Chi Thang, Tiểu Sài Hồ Thang để trị. Trong bụng đầy trướng thì cấm ăn, vì vậy trong bài Kiến Trung Thang, Trương Trọng Cảnh trị đầy tức dưới tim đã bỏ không dùng Táo. Trong cổ phương, người xưa dùng Đại táo cùng với Tiểu mạch, Cam thảo để trị phụ nữ bị chứng tạng táo, vui buồn, khóc cười không rõ lý do. Thang Quy Tỳ phối hợp với Bạch truật để trị hồi hộp, hay quên. Cho nên các sách xưa cho rằng Đại táo có thể an trung, dưỡng Tỳ khí và lại có thể làm cho mạnh tâm thần, đó là cách dùng Đại táo có tính sâu xa vậy (Trung Dược Học Giảng Nghĩa)
RAU MÁ LÁ RAU MUỐNG
Rau má lá rau muống Còn gọi là hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời.
Tên khoa học Emilia sonchifolia DC.
Thuộc họ Cúc Asteraceae.
Mô tả: cây rau má lá rau muống là một loại cây nhỏ mọc hàng năm, thẳng đứng, cao 0.2-0.4cm thân nhẵn. Lá phía dưới hình mắt chim hay hình trứng có khi gốc hình tim, mép có răng cưa hay hơi chia thùy nhỏ, cuống dài, những lá sau hình 3 cạnh, chia lông chim, thùy tận cùng hình trứng hơi 3 cạnh, răng cưa to thô, lá ở trên hình 3 cạnh dài, không cuống, có tai và ôm vào thân. Cụm hoa hình đầu, hình trụ, dài 8-9mm, rộng 4mm, thường tụ 2-4 chiếc, cuống gầy, dài 3-6cm, hoa màu hồng hay hơi tím. Quả bế dài 5,5mm, có gợn ngắn.
Phân bố: cây mọc hoang ở khắp các bãi, dọc bờ ruộng hàng rào. Dùng toàn cây thu háiquanh năm, hái về sao khô hoặc sao vàng.
Công dụng và liều dùng: Vị thuốc mới chỉ thấy dùng trong phạm vi nhân dân, dùng tươi giã nát đắp chữa mụn nhọt, sắc uống để Chữa holâu ngày, hoặc ho lao và chữa sốt.
Nước sắc dùng nhỏ mắt chữa đau mắt, nhỏ vào taibị viêm, rửa mụn nhọt.
Có nơi dùng ăng như rau, vị đặc biệt, hơi chua và hơi đắng.
Liều dùng hàng ngày: 30-40g, có khi hơn, dùng luôn trong 3-4 tháng. Dùng ngoài không kể liều lượng.
MẠCH MÔN
Tên khác
- Tên thường gọi:Vị thuốc mạch môn còn gọi Thốn đông(Nhĩ Nhã), Mạch đông(Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Dương cửu, Ô cửu, Dương tề, Ái cửu, Vũ cửu, Tuyệt cửu, Bộc điệp (Ngô Phổ Bản Thảo), Dương thử, Vũ phích(biệt Lục),Giai tiền thảo(Bản Thảo Cương Mục), Đại mạch đông, Thốn mạch đông, Nhẫn lăng, Bất tử thảo, Mạch văn, Thờ mạch đông, Hương đôn thảo, Bất tử diệp, Trĩ ô lão thảo, Sa thảo tú căn, Đông nhi sa lý, An thần đội chi, Qua hoàng, Tô đông (Hòa Hán Dược Khảo), Củ Tóc Tiên, Lan Tiên(Dược Liệu Việt Nam).
- Tên Khoa Học:Ophiopogon japonicus Wall-
- Họ khoa học:Thuộc họ Mạch Môn Đông (Haemodoraceae).
Cây mạch môn
(Mô tả, hình ảnh cây mạch môn, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả thực vật:
Cây mạch môn là một cây thuốc nam quý, loại thảo, sống lâu năm, cao 10-40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mẫm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài 15-40cm, rộng 1-4cm, gốc lá hơi có bẹ. Cán mang hoa dài 10-20cm, hoa màu lơ nhạt, cuống dài 3-5mm, mọc tập trung 1-3 hoa ở kẽ các lá bắc, màu trắng nhạt. Quả mọng màu tím đen, đường kính của quả chừng 6mm. Quả có 1-2 hạt.
Được trồng ở một số nơi, nhiều nhất ở Hải Hưng, Hà Sơn Bình, Hà Bắc.
Bộ Phận Dùng:
Củ to bằng đầu đũa, mềm, vỏ trắng vàng, thịt ngọt, không mốc, không bị teo là tốt. Củ cứng, vị đắng thì không nên dùng (Dược Liệu Việt Nam).
Mô tả dược liệu:
Mạch môn hình giống cái suốt vải, giữa béo mập, tròn, dẹt, không đầu. dài khoảng 1,6-3,3cm, đường kính phần giữa 0,3-0,6cm. Mặt ngoài mầu vàng trắng, nửa trong suốt, có vân dọc mịn. Chất mềm dai, mặt cắt ngang mầu trắng, giốngchất sáp, mịn. Giữa có lõi cứng nhỏ, có thể rút ra. Hơi có mùi thơm, vị ngọt, nhai thì dính. Thứ to, màu trắng vàng nhạt, chất mềm, nhai dính là tốt. Thử nhỏ, mầu vàng nâu, nhai ít dính là loại kém.
Phần rễ con không dùng làm thuốc (Dược Tài Học).
Thu Hái:
Vào tháng 7-8, chọn những củ già trên 2 năm, cắt bỏ rễ con, rửa sạch.
Bào chế mạch môn:
+ Tẩm nước nóng cho mềm, rút bỏ lõi. Muốn tán bột thì sau khi rút bỏ lõi, sao nóng, để nguội, làm như vậy 3-4 lần thì khô dòn, tán bột được (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Chu mạch môn: Lấy Mạch môn cho vào chậu, phun vào ít nước cho hơi mềm. Lấy bột mịn Chu sa rắc đều vào và trộn đều cho mặt ngaòi dính đều bột Chu sa thì thôi. Lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học).
+ Rửa sạch cho nhanh (không ngâm nước lâu), để ráo nước cho se vỏ, dùng nhíp cùn rút bỏ lõi. Củ to thì bổ đôi, phơi khô hoặc sao qua, dùng (Dược Liệu Việt Nam).
Phân Biệt: Rễ Mạch môn có thể bị lầm với rễ cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brong) họ Lúa (Poaceae). Đôi khi lầm với rễ non, nhỏ của cây Bách bộ (Stenona tuberosa Lour.) họ Bách bộ (Stemonaceae).
Bảo Quản
Đậy kín, để nơi khô ráo. Dễ mốc.
Thành Phần Hóa Học của mạch môn
+ Ophiopogonin, Ruscogenin, b-Sitosterol, Stgmasterol (Trung Dược Học).
+ Rễ gồm nhiểu loại Saponin, Axit amin, Vitamin A (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tác Dụng Dược Lý của mạch môn
+ Thuốc có tác dụng tăng huyết lượng động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim, cải thiện lực co bóp cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, trên thực nghiệm, thuốc còn có tác dụng an thần (Trung Dược Học).
+ Trên thực nghiệm, tiêm bắp cho thỏ nước sắc Mạch môn làm tăng đường huyết, nhưng cũng có báo cáo nói hạ đường huyết (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng nội tiết: Dùng nước sắc hoặc cồn chiết xuất Mạch môn pha vào dịch truyền chích cho thỏ, thấy đảo Langerhans phục hồi nhanh, tăng lưọng dự trữ Glycogen so với lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Bột Mạch môn có tác dụng ức chế Stapylococus albus vaf E. Coli (Chinese Hebral Medicine).
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn… (Trích Yếu Văn Kiện Nghiên Cứu Trung Dược – NXB Khoa Học trung Quốc 1965, 301).
Vị thuốc mạch môn
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính Vị của mạch môn
+ Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị hơi đắng, tính hàn (Y Hcj Khởi Nguyên).
+ Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh thủ Thái âm, thủ Thiếu âm (Bản Thảo Mông Thuyên).
+ Vào kinh túc Dương minh, kiêm thủ Thái âm, Thiếu âm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Phế, Vị, Tâm (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng của mạch môn
+ Chỉ ẩu thổ, cường âm ích tinh, tiêu cốc,điều trung, bảo thần, định phế khí, an ngũ tạng, làm cho cơ thể khỏe mạnh, mập mạp (Danh Y Biệt Lục).
+ An thần, chỉ thấu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thanh tâm, nhuận phế (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Bổ vị âm, tư tân dịch, giải khát (Bản Thảo Chính Nghĩa).
+ Dưỡng âm, nhuận Phế, thanh tâm, trừ phiền, ích vị, sinh tân (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Nhuận phế, dưỡng âm, ích vị sinh tân, thanh tâm, trừ phiền, nhuận trường (Trung Dược Học).
+ Nhuận Phế, thanh tâm, dưỡng vị, sinh tân (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị khí kết ở ngực và bụng, vị lạc mạch tuyệt, nguời gầy đoản khí, uống lâu nhẹ nguời, không đói, không gìa (Bản Kinh).
+ Trị người nặng, mắt vàng, dưới ngực đầy, hư lao nhiệt, miệng khô, phiền khát (Danh Y Biệt Lục).
+ Trị nhiệt độc, giải phiền khát, trị phù thũng mặt và chân tay... trị phế nuy, nôn ra mủ, tiết tinh (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị ngũ lao thất thương, đầu đau (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Trị tâm phế hư nhiệt (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Trị tâm khí bất túc, hồi hộp,lo sợ,hay quên, tinh thần tán loạn hoặc phế nhiệt phế táo, hơi thở ngắn,hư suyễn, ho ra máu, hư lao, sốt về chiều,hoặc tỳ vị táo, táo bón(Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Trị ho ra máu, miệng khô, khát nước, táo bón nơi người lớn tuổi, sau khi sinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
Liều thường dùng 8-30g, dùng cho thuốc thang hoặc cao đơn hoàn tán, dùng cường tim liều cao hơn.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc mạch môn
Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, họng viêm mạn, có hội chứng phế kèm ho kéo dài, ho khan:
Mạch môn. 20g, Bán hạ chế 6g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 4g, Ngạnh mễ 20g, Đại táo 4 quả, sắc uống (Mạch Môn Đông Thang- Kim Qũy Yếu Lược).
Trị thổ huyết, chảy máu cam không cầm:
Mạch môn (bỏ lõi) 480g, nghiền nát, ép lấy nước cốt, thêm ít mật ong vào, chia làm 2 lần uống (Hoạt Nhân Tâm Kính).
Trị chảy máu cam:
Mạch môn (bỏ lõi), Sinh địa đều 20g.sắc uống (Bảo Mệnh Tập).
Trị răng chảy máu:
Mạch môn, sắc lấy nước uống (Lan Thất Bảo Giám).
Trị họng lở loét, Tỳ và Phế có hư nhiệt bốc lên:
Mạch môn 40g, Hoàng liên 20g. tán nhuyễn, trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước sắc Mạch môn (Phổ Tế Phương).
Trị tiêu khát:
Mạch môn, Hoàng liên. Sắc uống (Hải Thượng Phương).
Trị Tâm Phế có hư nhiệt, hư lao, khách nhiệt, cốt chưng, lao nhiệt:
Sa sâm, Ngũ vị tử, Thanh hao, Miết giáp, Ngưu tất, Địa hoàng, Thược dược, Thiên môn, Ngô thù du. Tán bột. Trộn mật làm viên (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Trị vinh khí muốn tuyệt:
Mạch môn 40g, Chích thảo 80g, Hàng mễ ½ hộc, Táo 2 trái, Trúc diệp 10 lá. Sắc với 2 thăng nước còn 1 thăng, chia làm 3 lần uống (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
Trị hạ ly, khát uống không ngừng:
Mạch môn (bỏ lõi) 120g, Ô mai nhục 20 trái. Sắc với 1 thăng nước còn 7 hộc, uống dần (Tất Hiệu Phương).
Trị bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, táo bón, hư nhiệt, phiền khát:
Mạch môn 12g, Ngọc trúc 20g, Hà thủ ô 16g, Đương qui 12g, Thục địa 16g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 16g, Phục linh 8g, Nữ trinh tử 8g, Thiên hoa phấn 8g, Bạch thược 8g, Chích thảo 4g, sắc uống (Duỡng Chính Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị tim suy, có chứng hư thoát, ra mồ hôi nhiều, mạch nhanh, huyết áp hạ:
Mạch môn 16g, Nhân sâm hoặc Đảng sâm (lượng gấp đôi) 8g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống, để bổ khí âm (Sinh Mạch Tán- Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận). Trường hợp ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu, dùng: Mạch môn 20g, Hoàng kỳ 8g, Đương qui 8g, Ngũ vị tử 4g, Chích thảo 4g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị táo nhiệt hại phế, ho khan, đờm dính, họng đau:
Mạch môn 5g, Thạch cao 10g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, Mè đen 4g, A giao 3g, Hạnh nhân 3g, Tỳ bà diệp 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị Phế và Vị bị táo nhiệt, họng đau, họng khô, ho ít đờm:
Thiên môn 1kg, Mạch môn 1kg, nấu đặc thành cao, thêm Mạch nha 0,5kg, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh, trước bữa ăn (Nhị Đông Cao - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trịtáo bón do âm hư:
Mạch môn đông 20g, Sinh địa 20g, Huyền sâm 12g, sắc uống (Tăng Dịch Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị nhiệt bệnh làm tổn thương phần âm, tâm phiền, khát, tinh hồng nhiệt, đơn độc phát ban, thần trí mê muội:
Mạch môn 12g, Huyền sâm 20g, Tê giác 4g, Sinh địa 24g, Tinh tre 12g, Đan sâm 16g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Hoàng liên 4g, sắc uống (Thanh Doanh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bệnh động mạch vành:
Mỗi lần uống thuốc sắc Mạch môn 10ml (có 15g thuốc sống), ngày uống 3 lần, liệu trình 3-18 tháng, hoặc dùng dịch tiêm Mạch môn tiêm bắp 4ml (mỗi ống 2ml có 4g thuốc), chia 1-2 lần chích, 2-4 tháng là một liệu trình, hoặc mỗi ngày tiêm tĩnh mạch dịch tiêm Mạch môn 40mll (mỗi ống 10ml có 10g thuốc sống), liệu trình 1 tuần. Đã trị 101 ca trong đó uống 50 ca, tỷ lệ kết quả 74%, Tiêm bắp 31 ca, tỷ lệ kết quả 33,7%, chích tĩnh mạch 20 ca, tỷ lệ kết quả 80% (Tổ Phòng Trị Bệnh Động Mạch Vành Khoa Nội, Bệnh Viện Thử Quang Thuộc Trung Y Học Viện Thượng Hải, Quan Sát Thuốc Mạch Môn Trị Bệnh Động Mạch Vành Lâm Sàng Và Thực Nghiệm, Tạp Chí Tân Y Dược Học 1977, 5: 39).
Tham khảo
+ Những người mạch Đại và những chứng nuy súc phải dùng đến Mạch môn vì nó làm cho tâm phế nhuận thì huyết mạch tự nhiên thông lợi được ngay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Mạch môn có tác dụng thanh dưỡng âm của Phế và Vị do đó thường bỏ lỏi khi sử dụng. Nếu chỉ muốn thanh tâm hỏa mà tư âm thì thường cứ để cả lõi khi sử dụng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mạch môn và Thiên môn cùng giống nhau, nhưng Mạch môn không béo và nhiều chất nhờn bổ bằng Thiên môn, vì vậy muốn tư âm thì dùng Thiên môn tốt hơn. Tuy nhiên Mạch môn bổ âm mà không dính nhầy mà con2 có thể bổ dưỡng chân âm của Vị, điều này Thiên môn không sánh bằng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mạch môn và Thiên môn đều có tác dụng dưỡng âm, thanh phế, nhuận táo, chỉ khái. Nhưng Mạch môn vị hàn, tác dụng tư âm, nhuận táo so với Thiên môn kém hơn. Mạch môn thiên về ích tỳ, sinh tân, thanh tâm, trừ phiền. Thiên môn tính rất hàn, nhiều nước, tác dụng tư âm nhuận táo mạnh hơn Mạch môn, thiên về tư thận, tráng thủy, thanh phế, giáng hỏa, hóa đờm nhiệt (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
+ Tại Trung Quốc còn dùng các cây sau cùng tên: Ngô công tam thất (Ophiopogon intermedius D. Don), Mạch môn lá lớn (Liriope spicata Lour.), Mạch môn lá rộng (Liriope platyphylla Wang et Tang), Tiểu Mạch đông (Liriope minor (Maxim.) Mak (Dược Tài Học).
Phân Biệt:
Rễ Mạch môn có thể bị lầm với rễ cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brong) họ Lúa (Poaceae). Đôi khi lầm với rễ non, nhỏ của cây Bách bộ (Stenona tuberosa Lour.) họ Bách bộ (Stemonaceae).
Kiêng kỵ khi dùng mạch môn
+Thận trọng lúc dùng thuốc cho bệnh nhân tiêu chảy (Trung Dược Học).
+ Phế và Vị có nhiệt nung nấu bên trong: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy hoặc có thấp: kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
XUYÊN KHUNG
Tên khác
Vị thuốc Xuyên khung còn gọiKhung cùng(Bản Kinh),Hương thảo(Ngô Phổ Bản Thảo),Sơn cúc cùng(Tả Truyền),Hồ cùng, Mã hàm khung cùng(Biệt Lục),Tước não khung, Kinh khung(Bản Thảo Đồ Kinh),Quý cùng(Trân Châu Nang),Phủ khung(Đan Khê Tâm Pháp),Đài khung(Bản Thảo Mông Thuyên),Tây khung(Cương Mục),Đỗ khung , Dược cần, Cửu nguyên xuẩn, Xà hưu thảo, Xà ty thảo, Kinh khung(Hòa Hán Dược Khảo),Giả mạc gia(Kim Quang Minh Kinh).
Tên khoa học:Ligusticum wallichii Franch-Họ Hoa tán - Umbelliferae (Apiaceae)
Cây Xuyên khung
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Xuyên khung là 1 loại cây thảo, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, giữa ruột rỗng, mặt ngoài có đường gân dọc.Lá mọc so le, kép 2-3 lần, lá chét có 3-5 đôi, cuống dài, phiến lá rách sâu, khi dùng tay vò ra có mùi thơm, cuống lá dài 9-17cm, phía dưới ôm lấy thân. Hoa họp thành tán kép, cuống tán phụ ngắn chừng 1cm, hoa nhỏ, mầutrắng. Quả loại song bế, hình trứng.
Thu hái:
Cây trồng sau 2 năm mới bắt đầu thu hoạch.
Phần dùng làm thuốc:
Củ (thân rễ) phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Rhizoma ligustici Wallichi). Lựa củ to, vỏ ngoài đenvàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, không thối nát, chắc, nặng là tốt.
Mô tả dược liệu:
Củ như nắm tay, có mấu không đều, nhăn, đường kính 3-6cm hoặc hơi to. Mặt ngoài mầu nâu vàng, có nhiều mấu vòng tròn hơi lồi, có nhiều vết hình tròn lõm và bướu nhỏ vết của rễ. Chất cứng, vết vỏ không phẳng, mầu trắng xám hoặc trắng ngà, có vằn tròn và chấm điểm đầu nhỏ mầu vàng. Mùi thơm đặc biệt, nồng, vị cay đắng, tê lưỡi (Dược Tài Học).
Bào chế:
Lấy Xuyên khung khô ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm, thái lát dầy 1mm, phơi khô. Xuyên khung ngâm rượu: Thái Xuyên khung ra từng lát mỏng, ngâm với rượu (cứ 640g Xuyên khung, dùng 8 lít rượu), sao với lửa hơi nóng cho hơi đen, lấy ra để nguội (Trung Dược Đại Từ Điển).
Ngâm nướcrồi gạn đi, ủ lại cho mềm là được, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặcngâm rượu để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Rửa sạch, ủ 2-3 ngày cho đến khi mềm, củ nào chưa mềm, ủ lại (không nên đồ vì dễ bị nát, bay hết tinh dầu), thái lát hoặcbào mỏng 1-2 mm, phơi hoặcsấy nhẹ lửa (40-50o), Nếu dùng sống, sau khi thái có thể sao qua cho thơm hoặcphơi khô rồi tẩm rượu 1 đêm, sao sơ (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, râm mát.
Thành phần hóa học:
Trong Xuyên khung có:
Một Ancaloid dễ bay hơi, công thức C27 H37 N3, Một Acid C10 H10 O4 với tỉ lệ chừng 0.02%, gần giống Acid Ferulic trong A ngùy. Một chất có tính chất Phenola với công thức C24 H46 O4 hoặc C23 H44 O4, độ chảy 108 độ. Một chất trung tính có công thức C26 H28 O4 độ chảy 98 độ, Saponin, dầu bay hơi, 3 chất kết tinh trong đó có Perlolyrine (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Chuanxiongzine, Tetramethylpyrazine, Perlolyrine, 1-5-Hydroxymethyl-2-Furyl-9H-pyrido [3,4-b] Indole (Bắc Kinh Chế Dược Công Á Nghiên Cứu Sở, Trung Dược Thông Báo 1980, 15 (10): 471).
Ligustilide, Wallichilide, 3-Butylidenephthalide, 3-Butylidene-7-Hydroxyphthalide Wang Pnshan và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (9): 2033).
Butylphthalide (Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (3): 137).
4-Hydroxy-3-Methoxy styrene, 1-Hydroxy-1-3-Methoxy-4-hydroxyphenyl ethane, Hydroxybenzoic acid, Vanilic acid, Coffeic acid, Protocatechuic acid(Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (5): 237).
Tác dụng dược lý:
Đối với hệ thần kinh trung ương:
. Theo Thụ Thượng Sư Thọ: Xuyên khung có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương. Dùng nướcsắc Xuyên khung 25-50g/Kg thể trọng cho uống, thấy có khả năng ức chế ở chuột lớn, kéo dài thời gian ngủ. Tinh dầu Xuyên khung liều nhỏ có tác dụng ức chế đối với hoạt động của đại não nhưng lại hưng phấn đối với trung khuvận mạch, hô hấp và phản xạ ở tủy sống (con vật yên tĩnh, tự động vận động giảm xuống, nhưng huyết áp tăng cao, hô hấp và phản xạ cũng tăng). Nếu dùng liềuquá cao thì đại não bị tê liệt mạnh, các trung khuphản xạ tủy sống có thể bị ức chế, do đó huyết áp tụt xuống, nhiệt độ có thể giảm, hô hấp khó khăn, vận động có thể bị tê liệt và chết.
Tác dụng đối với hệ thần kinh: Nước sắc Xuyên khung cho uống với liều 25-50g/kg có tác dụng trấn tĩnh trên chuột và chuột nhắt. Thuốc kéo dài tác dụng gây ngủ của chất Barbituric nhưng không ảnh hưởng đến tác dụng kích thích của Caffein (Chinese Herbal Medicine).
Đối với tuần hoàn:
. Theo Thụ Thượng Sư Thọ: tinh dầu của Xuyên khung có tác dụng làm tê liệt tim, làm cho mạch máu ngoại vi gĩan ra, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu Oxy ở tim. Liều cao có thể làm cho huyết áp hạ xuống(Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng cồn 70 độ và nướcchiết hoạt chất trong Xuyên khung chế thành dung dịch 10%, tiêm vào tĩnh mạch chó, thỏ và mèo đã gây mê thấy huyết áp hạ xuống rõ [Tác giả giải thích rằng tác dụng này có liên quan đến ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương] (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Lý Quảng Túy và Kim Âm Xươngnghiên cứu 27 loại thuốc YHCT đối với huyết áp (thí nghiệm trên chó và mèo đã gây mê) thấy rằng Xuyên khung là 1 vị có tác dụng hạ áp rõ và kéo dài dù tiêm mạch máu hoặcbắp thịt (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng đối với tim mạch:
Uống nước sắc Xuyên khung có tác dụng ra mồ hôi nhẹ ở súc vật thí nghiệm nhưng chích tĩnh mạch hoặc chích bắp thịt lại làm giảm huyết áp nơi súc vật được gây mê. Dịch chiết có tác dụng mạnh nhất để hạ áp. Thí nghiệm dài ngày trên chó và chuột thấy nước sắc Xuyên khung với liều 4g/kg mỗi ngày làm tăng huyết áp 20mmHg đối với huyết áp tăng thể thận nhưng không có tác dụng đối với huyết áp tăng thực thể (Chinese Herbal Medicine).
Đối với mạch ngoại vi vàáp huyết:
Nướchoặccồn ngâm kiệt Xuyên khung và chất Ancaloid chích cho thỏ, mèo và chó được gây mê đều có tác dụng hạ áp lâu dài. Những thí nghiệm dùng nướcngâm kiệt của Xuyên khung bơm vào dạ dầy của chó và chuột gây huyết áp cao mạn tính do thận viêm hoặchuyết áp cao thể Cortison đều có tác dụng hạ áp. Chỉ dùng Xuyên khung đơn độc không có tác dụng hạ áp rõ nhưng tăng tác dụng hạ áp của Reserpin. Hoạt chất Xuyên khung còn có tác dụng làm giảm sức cản của huyết áp ngoại vi, tăng lưu lượng của huyết quản ngoại vi, của động mạch chủ và chân, tăng số hoạt động mao mạch và tăng tốc độ máu của vi tuần hoàn (Trung Dược Học).
Đối với mạch máu ở não:
Xuyên khung làm tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não do đó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng nửa đầu đau, có tác dụng trị chứng tai điếc bột phát do thần kinh, phòng được sự hình thành máu cục sau khi cấy da (Trung Dược Học).
Đối với tim:
Trên thực nghiệâm ếch hoặccóc, đối với tim cô lập hoặcchỉnh thể với nồng độ thấp thấy có tác dụng hưng phấn, tim co bóp tăng, nhịp tim chậm lại. Với nồng độ cao có tác dụng ngược lại: ức chế tim, làm gĩan tim và tim ngừng đập (Trung Dược Học).
Đối với tiểu cầu:
Xuyên khung có tác dụng ức chế sự ngưng tập của tiếu cầu và sự hình thành cục máu (Trung Dược Học).
Đối với cơ trơn:
. Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng dung dịch nướccủa Xuyên khung thí nghiệm trêntử cung cô lập của thỏ đã có thai, thấy bằng với liều nhỏ dung dịch nướcXuyên khung có tác dụng kích thích sự co bóp của tử cung thỏ có thai, cuối cùngđi đến hiện tượng co quắp, ngược lại nếu dùng liều lượng lớn, tử cung bị tê liệt và đi đến ngừng co bóp. Tiêm dung dịch Xuyên khung liên tục 1 thời gian cho thỏ và chuột bạch có thai thì thấy thai chết trong bụng mà không đẩy ra được (do Xuyên khung gây co bóp tử cung, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai làm cho thai chết). Hai tác giả trên nhận định rằng người xưa dùng Xuyên khung trị sản phụ bị băng huyết là do Xuyên khung có khả năng làm co tử cung, làm cho mạch máu ở vách tử cung áp chặt vào tử cung gây ra cầm máu (do Xuyên khung làm gĩan mạch máu nên không cầm máu được). Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hà lan cũng có tác dụng tương tự: nếu dùnglượng nhỏ làm tăng nhu động ruột dần dầnmà không có khả năng làm cho ngừng hẳn, còn nếu dùng liều cao nhu động ruột bị hoàn toànngừng hẳn không khôi phục lại được (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Lượng nhỏ của 10% nước sắc Xuyên khung có tác dụng điều hòa niêm mạc tử cung thỏ có thai, trong khi đó với liều cao lại làm ngưng tác dụng co tử cung hoàn toàn. Chích liên tục dịch chiết Xuyên khung cho thỏ và chuột có thai gây chết thai nhưng không trục thai ra. Liều nhỏ nước sắc Xuyên khung ức chế nhu động ở tiểu trường thỏ hoặc chuột Hà Lan, Trong khi đó liều cao lại làm ngừng co bóp(Chinese Herbal Medicine).
. Liều nhỏ dịch ngâm kiệt Xuyên khung có tác dụng làm tăng co bóp cơ tủ cung cô lập của thỏ có thai, liều cao lại làm tê liệt cơ. Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hà Lan cũng có tác dụng tương tự: lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột còn liều cao làm tê liệt. Saponin Xuyên khung, Acid A ngùy và thành phần Lipid nội sinh trung tính cũng có tác dụng tương tự (Trung Dược Học).
Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, Xuyên khung có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh như Shigella sonnei, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella thương hàn và phẩy khuẩn tả. In vitro thuốc cũng có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh ngoài da(Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng an thần: dùng nướcsắc Xuyên khung thụt vào bao tửchuột nhắt và chuột cống đều có thể làm cho chuột giảm hoạt động tự phát, tăng tác dụng gây ngủ của loại thuốc ngủ Natri Bacbital và tác dụng đối kháng với Cafein hưng phấn trung khu thần kinh (Trung Dược Học).
Tác dụng kháng sinh: theo Lưu Quốc Thanh và Trương Duy Tân thì Xuyên khung có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi trùng như vi trùng thương hàn, vi trùng sinh mủ, thổ tả, Lỵ Sonner... Xuyên khung cũng có tác dụng chống phóng xạ, kháng khuẩn và chống nấm ngoài da, có tác dụng trị chứng thiếu vitamin E (Trung Dược Học).
Vị thuốc Xuyên khung
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị cay, tính ấm (Bản Kinh).
"Hoàng Đế, Kỳ Bá, Lôi Công: vị chua, không độc. Lý Cảo: Tính ôn, nhiệt, hàn" (Ngô Phổ Bản Thảo).
Vị đắng, cay (Đường Bản Thảo).
Vị cay, hơi ngọt, khí ấm (Bản Thảo Chính).
Vị cay, tính ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Quy kinh:
Vào kinh Can, Đởm (Trung Dược Học).
Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Quyết âm Can và thủ Thiếu dương Tiểu trường,túc Thiếu dương Đởm (Thang Dịch Bản Thảo).
Vào kinh Can, Tỳ và Tam tiêu (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
Vào kinh Can, Đởm, Tâm bào(Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Công dụng:
Ôn trung nội hàn (Biệt lục).
Bổ huyết (Y Học Khải Nguyên).
Sấu Can khí, bổ Can huyết, nhuận Can táo, bổ phong hư (Thang Dịch Bản Thảo).
Nhuận táo, chỉ tả lỵ, hành khí, khai uất (Cương Mục).
Điều hòa mạch, phá trưng kết, súc huyết, tiêu huyết ứ ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Hành khí, khai uất, khứ phong, táo thấp, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
Hoạt huyết, hành khí, khứ phong, chỉ thống(Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Hoạt huyết, hành khí, khu phong, chỉ thống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chủ trị :
Trị đầu đau do phong hàn nhập vào não, đau nhức do hàn, khớp bị đau, co rút, phụ nữ huyết bị bế, không con (Bản Kinh).
Trị các chứng hàn khí, ngực bụng đau, trúng ác khí, thình lình bị sưng đau, hông sườn đau, chân răng ra máu (Biệt lục).
Trị lưng đùi mỏi yếu, bán thân bất toại, nhau thai không ra, bụng đau do lạnh (Dược Tính Luận).
Trị phong hàn, đầu đau, chóng mặt, hông sườn đau, bụng đau, đau nhức do hàn, kinh bế, sinh khó, sinh xong huyết bị ứgây đau, mụn nhọt (Trung Dược Đại Từ Điển).
Trị Can kinh bất điều, kinh bế, hành kinh bụng đau, trưng hà, bụng đau,ngực sườn đau như kim đâm, té ngã sưng đau, đầu đau, phong thấp đau nhức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Điển) .
Trị kinh nguyệt rối loạn,kinh bế, hành kinh bụng đau, sinh khó, sau khi sinh bụng đau, ngực sườn đau tức, tay chân tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đầu đau, phong thấp tý (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Liều dùng:
4 - 8g
Kiêng kỵ:
Bệnh thượng thực hạ hư, âm hư hỏa vượng, nôn mửa, ho, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, họng khô, miệng khô, phát sốt, phát khát, phiềntáo, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
Khí thăng, đờm suyễn, không dùng (Bản Thảo Tùng Tân).
Bụng đầy, Tỳ hư, ăn ít, hỏa uất, không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
Uống Xuyên khung lâu ngày làm mất chân khí (Phẩm Hối Tinh Nghĩa).
Xuyên khung sợ vị Hoàng kỳ, Sơn thù, Lang độc ; Ghét vị Tiêu thạch, Hoạt thạch, Hoàng liên ;Phản vị Lê lô (Bản Thảo Mông Thuyên).
Hợp với Bạch chỉ làm thuốc dẫn, sợ vị Hoàng liên (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư mà khí hư, không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Xuyên khung
Trị phụ nữ có thai trong bụng đau:
Khung cùng 80g, A giao 80g, Cam thảo 80g, Ngải diệp 120g, Đương quy 120g, Thược dược 160g, Can địa hoàng240g. Sắc uống. (Giao Ngải Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị thai khí bị tổn thương làm thai động không yên hoặc thai chết trong bụng:
Dùng Khung cùng, tán bột, uống với rượu hoặc dùng Xuyên khung, Quy vĩ, Quế tâm, Ngưu tất (Thiên Kim phương).
Trị băng trung, hạ huyết, tân dịch không cầm:
Xuyên khung, Tục đoạn, Thục địa, Bạch giao, Đỗ trọng, Sơn thù, Ngũ vị tử, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Toan táo nhân (Thánh Huệ phương).
Trị tửu tích, hông sườn trướng, ói mửa, bụng có nước:
Xuyên khung, Tam lăng đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nướcsắc Thông bạch (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị cơ thể và các khớp đau nhức:
Xuyên khung, Bạc hà đều 6g, Tế tân 4g, Khương hoạt 8g, Bạch chỉ, Phòng phong, Kinh giới đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Xuyên KhungTrà Điều Tán - Cục phương).
Trị khí hư, đầu đau:
Xuyên khung tán bột. Mồi lần uống 8g (Tập Giản phương).
Trị khí quyết, đầu đau, phụ nữ khí thịnh đầu đau, sản hậu đầu đau:
Xuyên khung, Thiên thai ô dược. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà
Trị phong nhiệt đầu đau:
Xuyên khung 4g, Trà diệp 8g. Sắc uống nóng (Giản Tiện phương).
Trị đầu phong, hóa đờm:
Xuyên khung thái nhỏ, sấy khô, tán bột, luyện mật làm hoàn. Ngày uống 4-6g với nướctrà (Kinh Nghiệm Hậu phương).
Trị nửa đầu đau do phong:
Xuyên khung, tung bột, ngâm rượu, uống (Đẩu Môn phương).
Trị phong nhiệt bốc lên, đầu váng, mắt hoa,ngực không thông:
Xuyên khung, Hòe tử đều 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g với nước trà (Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).
Trị đầu phong, chóng mặt, giữa đầu đau, mồ hôi nhiều, sợ gió, ngực có đàm ẩm:
Xuyên khung 640g, Thiên ma 160g. Tán bột, luyện mật làm hoàn. Ngày uống 8-12g với nướctrà (Xuyên Khung Hoàn - Tuyên Minh Luận).
Ngực đau:
Xuyên khung 1 củ lớn, tán bột, sấy với rượu, uống. Bệnh 1 năm dùng 1 củ, 2 năm dùng 2 củ (Tập Nghiệm phương).
Trị trẻ nhỏ não bị nhiệt, mắt nhắm, thái dương đau, mắt sưng đỏ:
Xuyên khung, Bạc hà, Phác tiêu đều 8g, tán bột, lấy 1 ít thuốc thổi vào lỗ mũi (Toàn Ấu Tâm Giám).
Trị răng và miệng hôi:
Lấy nướcsắc Xuyên khung ngậm (Quảng Tế phương).
Trị các chứng ung nhọt sưng đau:
Xuyên khung tán bôt, hòa Khinh phấn, trộn với dầu mè bôi (Phổ Tế phương).
Trị phụ nữ có thai 5-7 tháng, bị tổn thương hoặcthai chết trong bụng, máu dơ ra, đau, cấm khẩu:
Đương quy 240g, Xuyên khung 160g. Tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày uống 2-3 lần. (Phật Thủ Tán - Bản Sự phương).
Trị ngực sườn đầy tức:
Xuyên khung, Thương truật, Hương phụ, Lục khúc, Sơn chi tử (sao), lượng bằng nhau, tán bột, trộn với hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 8-10g với nướcấm (Việt Cúc Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
Trị sản hậu huyết vận:
Đương quy 40g, Xuyên khung 20g, Kinh giới huệ (sao đen) 8g, sắc uống(Kỳ Phương Loại Biên).
Trị sản hậu ngực và bụng đau:
Xuyên khung, Quế tâm, Mộc hương, Đương quy, Đào nhânđều 40g, Tán bột, mỗi lần uống 4g với rượu nóng (Khung Quy Tán -Vệ Sinh Gia Bảo).
Trị sản hậu bị té ngã đau:
Đương quy 32g, Xuyên khung 12g, Đào nhân14 hột (bỏ vỏ và đầu nhọn), Hắc khương 2g, Chích thảo 2g. Dùng rượu và Đồng tiệnsắc uống (Sinh Hóa Thang - Nam NữKhoa).
Trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sinh khó, nhau thai không ra:
Xuyên khung, Ích mẫu thảo, Sung úy tử, Đương quy, Bạch thược (Ích Mẫu Thảo Kim Đơn - Y Học Tâm Ngộ)
Trị hành kinh bụng đau (do huyết ứ):
Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Bạch thược (Đào Hồng Tứ Vật Thang -Y Tông Kim Giám).
Trị nửa người liệt do tai biến mạch máu não:
Xuyên khung, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Ngưu tất, Cam thảo (Huyết Phủ Trục Ứ Thang -Y Lâm Cải Thác).
Trị phá thương phong:
Dùng Xuyên khung hợp với Kinh giới, Bạch chỉ, Đương quy, Địa hoàng, Thược dược, Bạch truật, Cam thảo. Mùa đông thêm Quế chi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ngực sườn đầy tức:
Xuyên khung, Hồng hoa mỗi thứ 6g, Quy vĩ, Chỉ xác đều 10g, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhânđều 8g. Cho nướcvà rượu mỗi thứ 1 nửa, sắc uống (Khung Qui Tả Can Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị ngực sườn đầy tức:
Xuyên khung, Hồng hoa, lượngbằngnhau, chế thành phiến (cứ 12 phiến chứa 20g Xuyên khung và Hồng hoa). Mỗi lần uống 4 phiến, ngày 3 lần. 4-6 lần là1 liệu trình. Trị 84 trường hợp (có 10 trường hợp suốt liệu trình có thêm Cát căn Hoàng Đồng Phiến, ngày 3 lần, mỗi lần 2ml; 2 người dùng 2 loại thuốc trên thêm Nhũ hương, Một dược). Kết quả: hiệu quả thấp: 9, tốt: 57, không kết quả 17, nặng hơn: 1 (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt:
Dùng Xuyên khung chiết xuất chất Acid A ngùy (Ferulic) 20mg cho vào Glucosa 5% - 250ml, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 1 lần, liên tục 10 lần. Trị 8 trường hợp bệnh động mạch vànhkhỏi: 6, hết cơn đau thắt ngực: 6, lượng mỡ trong máu giảm với mức độ khác nhau (Tân Y Dược Học Tạp Chí 1977, 1:15).
Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt:
Dùng dung dịch kiềm Xuyên khung trị cơn đau thắt ngực 30 trường hợp có kết quả 92,5%,số kết quả tốt: 62,95%. Cơn đau giảm trong 24 giờ chiếm hơn phân nửa, 40% điện tim trở lại bình thường (Tân Y Dược Học Tạp Chí 1977, 1:15).
Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt:
Dùng dung dịch tiêm Xuyên khung truyền nhỏ giọt tĩnh mạch trị 10 trường hợp bệnh mạch vành đau thắt ngực, kết quả tốt: 7, tiến bộ: 2, không kết quả: 1(Trung Y Tạp Chí 1980, 9: 69).
Trị nhồi máu não và tắc mạch máu não:
Dùng dịch tiêm Phức Phương Xuyên Khung (Xuyên khung, Đan sâm, Đương quy trị 400 trường hợp nhồi máu não và tắc mạch não 400 trường hợp. Theo dõi bằng chụp động mạch não, điện tâm đồ, lưu lượng huyết dịch đều có cải thiện (P nhỏ hơn 0,005 - 0,001) tỉ lệ có kết quả là 94,5%(Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 6 (4): 234).
Trị thần kinh tam thoa đau:
Xuyên khung 30g, Đương quy, Đan sâm, Bạch thược, Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Toàn yết, Thuyền thoái, Địa long đều 8g. Trị 21 trường hợp dây thần kinh tam thoa đau trong 1 tháng, kết quả đạt 90.6% (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí số 1982, 4: 34).
Trị đầu đau:
Dùng Xuyên khung phối hợp Thạch cao (sống ), Tế tân, Cúc hoa. (Do phong hàn: thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Phòng phong; Do phong nhiệt thêm Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều;Do phong thấp thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Thương truật, Cảo bản;Do huyết ứthêm Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Xạ hương (Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí 1985,10: 447).
Trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sinh khó, nhau thai không ra:
Xuyên khung 8g, Đương quy 12g, cho rượu và nướcmỗi thứ 1 nửa, sắc uống (Khung Quy Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị cột sống viêm phì đại, xương gót chân có gai:
Xuyên khung tán bột, cho vào bao (bọc) đắp vào chỗ đau hoặc lót vào giầy. Mỗi tuần thay 1 lần. Sau 5-10 ngày hết hoặc giảm đau. Có người sau 2 tháng lại tái phát, tiếp tục đắp lại (Tân Học Tạp Chí 1975).
Tham khảo thêm
Tác dụng xuyên khung trong các tài liệu khác
" Xuyên khung là vị thuốc trịkhí trong huyết. Bệnh Can cấp dùng vị cay để bổ vì vậy chứng huyết hư nên dùng Xuyên khung .Vị cay tán kết vì vậy các chứng khí trệ cần dùng. Người ta nói rằng vị Mạnh khúc, Quý cùng (Xuyên khung)chống lại được thấp tà, trị chứng bụng to như bụng cá, trị tiêu chảy do thấp, mỗi lần chỉ dùng 2 vị, hiệu quả như thần . Chứng huyết lỵ đau, huyết lỵ đã thông mà đau không giảm là âm thiếu khí uất, thêm Xuyên khung để hành khí điều huyết thì bệnh khỏi" (Bản Thảo Cương Mục).
"Xuyên khung được nhiều người dùng, đầu mặt đau do phong không thể thiếu nó nhưng cần phối hợp với các loại thuốc khác" (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+"Xuyên khung vận hành lên đầu mắt, dẫn xuống huyết hải, vì vậy, bệnh về tinh thần dùng bài Tứ Vật (Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa). Xuyên khung có khả năng tán phong ở kinh Can, dùng trị chứng đầu đau ở kinh Thiếu dương (Đởm, Tiểu trường) và Quyết âm (Tâm bào, Can), làthánh dược trị đầu đau do huyết hư. Thường dùng trong 4 trường hợp sau:
1- Dẫn vào kinh Thiếu dương (Tiểu trường, Đởm).
2- Đầu đau do kinh lạc gây nên.
3- Chuyển vận thanh dương và khí.
4- Khứ thấp khí ở đầu" (Bản Thảo Kinh).
"Xuyên khung có tác dụng tán kết đi vào kinh Can, là thuốc trị huyết trong khí... Xuyên khung và Đương quy đều làthuốc trị về huyết nhưng Xuyên khung hoạt huyết mạnh hơn vì vậy có tác dụng phát tán phong hàn, trị đầu đau, phá ứ tụ, thông huyết mạch, giảm đau, tiêu phù, trục huyết, thông kinh. Cùng sắc uống với Tế tân trị ung nhọt" (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
" Đầu đau mà không khỏi, tất yếu phải dùng Xuyên khung thêm thuốc dẫn kinh: Thái dương thêm Khương hoạt, Dương minh thêm Bạch chỉ, Thiếu dương thêm Sài hồ, Thái âm thêm Thương truật, Quyết âm thêm Ngô thù du, Thiếu âm thêm Tế tân" (Dụng Dược Pháp Tượng).
Xuyên khung chịu Thư hoàng, được Tế tân có tác dụng giảm đau, trị mụn nhọt. Được Mẫu lệ có tác dụng trị đầu đau do phong, nôn nghịch" (Lôi Công Dược Chế).
" Xuyên khung dẫn lên đầu mặt, dẫn xuống kinh thủy, khai uất kết ở trung tiêu, là thuốc trị huyết trong khí. Trị khí huyết đều tốt. Thuốc có tác dụng tán hàn trừ thấp, trừ phong khí, trị đầu đau, hông sườn đau, dưỡng thai, giúp ích cho sản phụ, trị được các chứng trưng hà tích tụ, huyết bế không thông, mụn nhọt lở ngứa, ung thư mụn nhọt] hàn nhiệt, sưng đau" (Bản Thảo Hối Ngôn)
CÚC HOA
Tên khác
Tên Hán Việt khác : Vị thuốccúc hoacòn gọi làcúc diệp, hoặc Tiết hoa(Bản Kinh),Nữ tiết, Nữ hoa, Nữ hành, Nhật tinh, Cảnh sinh, Truyền duyên niên, Âm thành, Chu doanh(Biệt Lục),Trị tưởng(Nhĩ Nhã),Kim nhị, Mẫu cúc(Bản Thảo Cương Mục),Nữ hoa(Hòa Hán Dược Khảo),Kim nhụy(Bản Thảo Cương Mục),Dược cúc(Hà Bắc Dược Tài),Cam cúc hoa(Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ),Bạch cúc hoa(Dược Liệu Việt Nam).
Tên tiếng Trung: 菊花
Tên khoa học: Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine).
Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).
Cây cúc
(Mô tả, hình ảnh cây cúc, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả thực vật:
Bạch cúc là một cây thuốc quý, cây sống dai, hay sống một năm. Thân đứng nhẵn, có rãnh. Lá mặt dưới có lông và trắng hơn mặt trên có 3-5 thùy trái xoan tròn đầu hay hơi nhọn, có răng ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu có 1-2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống nhiều, màu vàng nhạt. Không có mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy. Nhị 6, bao phấn ở tai ngắn. Bầu nhẵn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan, bông thường hay ướp trà, rất hiếm.
Thu hái:
Cuối mùa thu, đầu mùa đông, khoảng tháng 9 – 11, khi hoa nở. Cắt cả cây, phơi khô trong chỗ râm mát rồi ngắt lấy hoa. Hoặc chỉ hái lấy hoa, phơi hoặc sấy khô là được.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Hoa khô (Flos Chrysanthemi). Loại hoa đóa nguyên vẹn, mầu tươi sáng, thơm, không có cành, cuống, lá, là loại tốt.
Mô tả dược liệu:
Bên ngoài có mấy lớp cánh hoa như hình lưỡi, cánh dẹt, ở giữa có nhiều hoa hình ống tụ lại. Bên dưới có tổng bao do 3 – 4 lớp phiến bao chắp lại. Mùi thơm mát, vị ngọt, hơi đắng (Dược Tài Học).
Bào chế:
Lúc hoa mới chớm nở, hái về, phơi nắng nhẹ hoặc phơi trong râm, dùng tươi tốt hơn. Muốn để được lâu thì xông hơi Lưu hoàng 2-3 giờ, thấy hoa chín mềm là được, rồi đem nén độ một đêm, thấy nước đen chảy ra, phơi khô cất dùng.
Bảo quản:
Dễ mốc, sâu mọt. Để nơi khô ráo, xông Diêm sinh định kỳ. Không nên phơi nắng nhiều vì mất hương vị và nát cánh hoa, biến mầu, không được sấy quá nóng. Chỉ nên hong gió cho khô, dễ bị ẩm.
Thành phần hóa học của cúc hoa
+ Borneol, Camphor, Chrysanthenone, Lutein-7-Rhamnoglucoside, Cosmoiin, Apigenin-7-O-Glucoside(Giang Tô Tân Y Học Viện, Trung Dược Đại Từ Điển (Q. Hạ, Thượng Hải Nhân Dân Xuất Bản 1977: 2009).
+ Acacetin-7-O-Rhamnoglucoside, Apigenin, Apigenin-7-O-Rhamnoglucoside, Quercetin 3-O-galactoside, Quercetrin, Isorhamnetin-3-O-galactoside, Luteolin-7-O-Rhamnoglucoside (Kaneta M và cộng sự, Agric Biol Chem, 1978, 42 (2): 475 (C A 1978, 88: 186096f).
+ Lyteolin, b-Elemene, Thymol, Heneicosane, Tricosane, Hexacosane (Takashi M và cộng sự, Tohoku Yakka Daigaku Kenkyu Nempo, 1978, 25: 29 (C A 1979, 91: 137156d).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cúc hoa, trong thí nghiệm, có tác dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, Liên cầu trùng dung huyết Bêta, Lỵ trực trùng Sonnei, trực trùng thương hàn (Trung Dược Học).
+ Điều trị huyết áp cao: Nước sắc Cúc hoa cho 46 người bệnh huyết áp cao hoặc bệnh xơ mỡ động mạch. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ các chứng đầu đau, chóng mặt, mất ngủ có cải thiện, 35 người trở lại huyết áp bình thường. Trên 10-30 ngày sau những triệu chứng còn lại tiến triển tốt (Chinese Hebral Medicine).
+ Bạch cúc hoa có tác dụng ức chế phần nào các loại nấm ngoài da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Vị thuốc cúc hoa
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng mà ngọt, tính hàn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vị ngọt, đắng, tính bình, hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Tỳ, Can, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Phế, Can, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Phế, Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng của cúc hoa
+ Cúc hoa có tác dụng Dưỡng huyết mục (Trân Châu Nang).
+ Khứ ế mạc, minh mục (Dụng Dược Tâm Pháp).
+ Sơ phong, thanh nhiệt, minh mục, giải độc (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thanh tán phong nhiệt, bình can, minh mục, thanh nhiệt, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Cúc hoa nói chung thiên về thanh nhiệt, bình Can. Dã cúc hoa thiên về tiết nhiệt, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phòng phong trừ được phong ở các khớp xương, thiên về phong hàn. Cúc hoa trừ được chứng du phong trên người, thiên về phong nhiệt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Cúc hoa có tác dụng thanh phong, khử nhiệt, làm khỏi nóng nảy, tính giống Cúc hoa, nhưng khác vị đắng, có sức hạ giáng mạnh hơn và thanh phần bất cập, Can Đởm hỏa vượng, có thể bỏ chung vào thuốc sắc. Tác dụng tiết giáng được phong hỏa ẩn ở bên trong thì mạnh hơn Cúc hoa, dùng từ 4 – 12g. Có thể dù ng các loại hoa Cúc, nhưng lá Cúc dại thì đắng, có thể gĩa nát đắp vào những nơi đinh nhọt, nhiệt độc, không nên sắc uống (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Cúc hoa chữa được bệnh ở đầu, mặt, tai, mắt, chóng mặt, váng đầu, phong nhiệt, mắt đau, nhức trong đầu, phong chạy quanh, thông lợi huyết mạch, khi dùng không kiêng cữ gì cả (Dược Tính Bản Thảo).
+ Cúc hoa cho vào trong bao làm gối thì làm cho sáng mắt; phòng bệnh mắt, lá dùng tốt, sống chín đều được (Chư Gia Bản Thảo).
+ Cúc hoa nuôi huyết, làm sáng mắt, có thể đánh tan mộng thịt ở mắt (Trân Châu Nang).
Chủ trị:
Cúc hoa Trị chóng mặt, đầu đau,mắt đỏ, hoa mắt các chứng du phong do phong nhiệt ở Can gây nên, nặng một bên đầu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 6 – 20g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cúc hoa
Trị chóng mặt, uống lâu làm nhan sắc đẹp, không già:
Bạch cúc chọn vào ngày 9-9 (âm lịch),lấy hoa 2 cân, Phục linh một cân,tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu nóng, ngày 3 lần(Thái Thanh Kinh Bảo phương).
Trị đàn ông, đàn bà bị chứng đầu phong lâu ngày không bớt, choáng váng, tóc khô tóc rụng, đàm nghẹt trong ngực, mỗi lần lên cơn là chóng mặt, hoa mắt, lảo đảo muốn té, lên cơn khi thay đồi thơi tiết:
Trước hết, cứu 2 huyệt Phong trì 14 tráng, đồng thời uống 'Bạch Cúc Hoa Tửu’. Chế rượu bằng cách vào lúc cuối xuân, đầu hè dùng ngọn, thân, hoa Cúc mềm, phơi âm can, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng lúc đói vớ'i rượu ngày vài lần, theo đó mà tăng thêm. Nếu không uống rượu được thì trộn nước cháo uống. Cũng trị như trên, vào tháng 8, mùa thu, hái hoa, phơi trong râm cho khô, dùng 3 cân gói trong lụa, bỏ vào ngâm với 3 đấu rượu, ngâm 7 ngày, Mỗi ngày uống 3 lần, uống hơi say là được (Bạch Cúc Hoa Tửu - Thiên Bảo Đơn phương).
Trị đầu đau do phong nhiệt:
Cúc hoa, thạch cao, Xuyên khung, đều 12g. tán bột. Mỗi lần uống 6g với nước trà (Giản Tiện Đơn phương).
Trị thái âm phong ôn, ho, sốt, hơi khát:
Hạnh nhân 8g, Liên kiều 6g, Bạc hà 3,2g, Tang diệp 10g, Cúc hoa 4g, Cát cánh 8g, Cam thảo 3,2g, Vi căn 8g. sắc với 2 chén nước, còn 1 chén. Chia làm 3 lần uống (Tang Cúc Ẩm – Ôn Bệnh Điều Biện).
Trị phong thấp đau nhức ở gối, chân:
Cúc hoa, Ngải diệp lâu năm, tán bột, trộn với hồ đắp lên trên gối, lâu ngày sẽ khỏi (Phù Thọ phương).
Trị ban đậu chạy vào mắt sinh ra màng mộng: Bạch cúc hoa, Cốc tinh thảo, Vỏ đậu xanh, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗilần dùng 4g, lấy 1 quả Thị, 1 chén cơm nếp, nấu cho đến khi cơm cạn thì ăn hết, ngày ăn 3 trái. Bệnh nhẹ ăn chừng 5 - 7 ngày, bệnh nặng dùng chừng nửa tháng (Nhân Trai Trực Chỉ Phương Luận).
Trị mắt có màng mộng sau khi bị bệnh:
Bạch Cúc hoa, Thuyền thoái, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 2-12g trộn với một ít mật, sắc uống (Cấp Cứu phương)
Trị âm hộ sưng đau:
Cúc hoa ngọn non, gĩa nát, sắc lấy nước xông, còn nước dùng để rửa (Thế Y Đắc Hiệu phương)
Trị say rượu không tỉnh:
Lấy Cúc hoa tán bột, uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị hoa mắt, chóng mặt:
Cam cúc hoa 1 cân, Hồng tiêu (bỏ mắt) 240g, tán bột, trộn với nước Địa hoàng, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước trướckhi đi ngủ (Song Mỹ Hoàn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương)
Trị đinh nhọt sưng đau:
Rễ Cúc hoa 1 nắm, gĩa nát, vắt lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Cam cúc hoa là thuốc chính trong việc khu phong, phong mộc thông với can, can khai khiếu ở mắt,vậy nó là thuốc chủ yếu trị sáng mắt, thường dùng với Địa hoàng, Hoàng Bá, Câu kỷ tử, Bạch tật lê, Ngũ vị tử, Sơn thù du, Đương quy, Linh dương giác, Gan dê (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị Can Thận đều hư, mắt đau, thêm Quyết minh tử, Mộc tặc thảo, Cốc tinh thảo, Sài hồ, có thể khử màng mộng ở mắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị mắt đau do phong nhiệt:
Cúc hoa, Hoàng liên, Hoàng cầm, Cam thảo, Sinh địa hoàng, Kinh giới tuệ, Quyết minh tử, Liên kiều, Cát cánh, Sài hồ, Xuyên khung, Khương hoạt, Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tri nhức đầu do huyết hư:
Cúc hoa, Xuyên khung, Tế tân, Cảo bản, Đương quy, Sinh địa, Thục địa hoàng, Thiên môn, Mạch môn, Bạch thược dược, Cam thảo, Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Cúc hoa cùng với Câu kỷ tử, 2 vị bằng nhau, trộn với mật làm viên uống thì phòng được bệnh mắt, trúng phong và đinh nhọt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị đinh nhọt:
Cam cúc để nguyên cả rễ, dùng sống, Tử hoa đia đinh, Ích mẫu thảo, Kim ngân hoa, Bán chi liên, Bối mẫu, Lên kiều, Sinh địa hoàng, Qua lâu căn, Bạch chỉ, Bạch cập, Thương nhĩ tử, Hạ khô thảo. Nếu bệnh nặng quá thì dùng ‘Thiềm Tô Hoàn’ để phát hãn. Nếu táo bónsau khi ra mồ hôi: dùng ‘Ngọc Xu Đơn’ để uống cho hạ, nếu không có Ngọc Xu Đơn, lấy Đại kích thêm Tảo hưu, Táo nhục làm viên, uống 12g sẽ xổ ngay. Kiêng Cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị phong ôn giai đoạn đầu, hơi lạnh,sốt, hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, mắt đau:
Cúc hoa 12g, Tang diệp 8g, Câu đằng 8g, Liên kiều4g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Xa tiền thảo12g. Sắc uống (Tang Cúc Câu Liên Hợp Tễ Gia Giảm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phong nhiệt do Can kinh, mắt đỏ, mắt sưng đau:
Cúc hoa 12g, Bạch tật lê 12g, Khương hoạt 2g, Mộc tặc 12g,Thuyền thoái 3,2g. Sắc uống (Cúc Hoa Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị Can Thận đều hư, nhìn kém:
Thục địa 20g, Sơn dược 16g, Phục linh, Cúc hoa, Đơn bì, Sơn thù du, Cúc hoa, Câu kỷ mỗi thứ 12g, tán bột, trộn mật làm viên uống (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đinh nhọt, mụn nhọt có mủ:
Bạch cúc hoa 160g, Cam thảo 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
+ Cúc hoa là vị thuốc cốt yếu về khư phong thanh nhiệt. Vị đắng có thể tiết được nhiệt độc. Vị ngọt ích được cho huyết. Vả lại, vị ngọt cũng có thể giải được độc. Vì khí bình lại kèm cả cay nên tiêu được kết. Vị đắng nên nó nhập và Tâm và Tiểu trường, vị ngọt nhập vào Tỳ Vị. Bì nh, cay vào Can Đởm và Phế, Đại trường. Uống lâu ngày thì nhẹ người, sống lâu. Vì những gì chứa được lâu thì sức nó chuyên hơn . Một khi sức đã chuyên thì làm cho khí phận tiêu hóa, khi khí đã tiêu hóa thì sự biến chuyển không ngừng. Một bằng chứng cụ thể là ai đã cất rượu Cúc để dùng thì khỏe mạnh và sống lâu, nếu trộn th uốc uống làm cho nhan sắc xinh tươi. Nhưng những cái hay đó phải tự chuyên chú về khí hóa thì mới đạt được kết quả. Vì thế, trong sách Tiên kinh cũng ghi lại những công hiệu của Cúc hoa, nhưng thực ra bao gồm ý cho rằng đó là một vị thuốc của thần tiên nữa (Bản Thảo Đơn Phương)
+ Cúc hoa, Cam cúc hoa có vị ngọt, tính bình, vào kinh Phế, Thận, làm thanh sảng được đầu và mắt cảm phải khí phong nhiệt. Nó trị được chóng mặt, xoayxẫm, thông huyết mạch, yên trường vị, tươi nhan sắc, khỏi đau mắt, đau lưng, mộng thịt ở mắt, chảy nước mắt sống. Đó là một loại thuốc quý vậy (Bản Thảo Đồ Giải).
+ Hoa cúc hình tròn, nâng cao phẩm giá ngụ ý đạo đức của trời cao sang, quý hóa. Hoa cúc màu vàng theo sắc thái của đất (tỳ thổ). Hoa cúc trồng sớm mà nở chậm, đại biểu cho đức của người quân tử. Nở vào giữa mùa sương tuyết hiểm nguy, có ý tượng trưng cho đức kiên trinh. Vị hòa mà thể nhẹ, tượng trưng phảng phất thực phẩm của thần tiên. Vì tính hơ'i ngọt nên công dụng dồi dào, vì vị đắng nên chữa đinh nhọt, vì màu trắng nên được khí phận, có màu hồng nên vào được huyết phần. Ôi, Cúc hoa kiêng lửa khi dùng nhặt bỏ núm bỏ đế đi, đạp cho ra nước, phơi khô mà dùng. Nếu muốn thành bột thì chờ lúc khô tán sẽ dễ dàng (Bản Thảo Thông Nguyên).
+ Cúc hoa bẩm thụ khí mùa thu khá trong sáng, chờ đúng thời kỳ mới nở nhụy khai hoa vì thế nó chịu được chính khí của hành Kim. Cúc hoa có tính bình hòa, là vị thuốc thanh. Trong ‘Nội Kinh' nói rằng khi chữa bệnh ôn, nên dùng những vị thanh. Khi những bệnh nhiệt đã lui rồi, chính khí vẫn còn ấm thì nên dùng Cúc hoa và Tang căn bạch bì để chữa nhức đầu và trừ những chỗ tà nhiệt còn sót lại, rồi lại mượn sức của Hoàng kỳ để chữa chứng váng đầu, tan màng mộng mắt. Nếu kết hợp Sa sâm thì chữa được hạ huyết, kết hợp với Thạch hộc, Biển đậu có tác dụng làm sáng mắt, thính tai, nó có thể điều hành đi suốt khắp tay chân. Những người bị đau đầu, choáng váng, hắt hơi, nghẹt mũi do nhiệt, những chứng ngoài da nổi ban, ngứa tay chân, vai đau do phế nhiệt gây ra, nên dùng Cúc hoa để thanh nhuận tâm phế thì mới ổn. Khi đã thanh nhuận được tâm phế thì can mộc tự nhiên như đă có gì chếngựcthì nhiệt phải rút lui. Khi dùng Cúc hoa để chữa chứng đau mắt đỏ, sưng đau, chói, cộm, nước mắt sống chảy, nên dùng Cúc hoa để thanh phế mà chế được can mộc, đây là điều rất huyền diệu (Biện Dược Chỉ Nam).
+ Theo Vương Tử Kiều, dùng Cam cúc lâu ngày giúp tăng tuổi thọ: Cam cúc chọn hái mầm non vào ngày Thượng dần tháng 3 gọi là ‘Ngọc anh’. Chọn lá vào ngàỵ Thượng dần tháng 6 gọi là ‘Dung thành’, chọn hoa vào ngày Thượng dần tháng 9 gọi là ‘Kim tinh", hái thân rễ vào ngày Thượng dần tháng chạp gọi là ‘Trường sinh’. Bốn loại đó đều phơi âm can 5 ngày, rồi lấy mỗi thứ bằng nhau làm thành một chỗ, gĩa nát, tán bột. Mỗi ngày uống 4g với rượu hoặc dùng mật chế thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗilần uống 7 viên với rượu, ngày 3 lần, uống liên tục 100 ngày rất tốt . Theo ‘Thực Liệu Bản Thảo’ thì chọn lá vào tháng giêng, chọn thân vào mồng 5-5, chọn hoa vào mồng 9 - 9 (Ngọc Hàm Phương).
+ Cúc hoa cho rượu cất gọi là Cúc hoa tửu, dùng hoa sắc lấy nước cốt, dùng nước đó thổi cơm nếp, ủ men làm rượu uống, có thể thêm Địa hoàng, Đương quy, Câu kỷ rất tốt. Rượu nàychữađược chứng đầu phong, sáng mắt, phòng bệnh, yếu gân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
Kiêng kỵ khi dùng cúc hoa:
+ Bạch truật, rễ Câu kỷ, Tang căn bạch bì làm sứ cho Cúc hoa ((Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Khí hư, Vị hàn, ăn ít, tiêu chảy: không dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Dương hư hoặc đầu đau mà sợ lạnh: kiêng dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ Vị hư hàn: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ứng dụng lâm sàng có kết quả tốt tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn
- Cúc hoa thường được sử dụng để điều trị trong một số trường hợp: Rối loạn tiền đình, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, mát gan, bốc hỏa, lở miệng,...
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:186.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh