The Soda Pop
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CAM THẢO BẮC
Cam thảo bắc
Tên khác
Tên thường gọi: Còn có tênlà bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.
Tên Hán Việt: Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo(Bản Kinh), Mỹ thảo, Mật cam(Biệt Lục), Thảo thiệt(Thiệt Tịch Thông Dụng Giản Danh),Linh thông(Ký Sự Châu), Diêm Cam thảo, Phấn cam thảo(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Điềm căn tử(Trung Dược Chí), Điềm thảo(Trung Quốc Dược Học Thực Vật Chí), Phấn thảo (Quần Phương Phổ), Bổng thảo(Hắc Long Giang Trung Dược), Cam thảo bắc(Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L.
Họ khoa học:Thuộc họ cánh bướm Fabaceae
Cây cam thảo
(Mô tả, hình ảnh cây cam thảo, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây
Cây cam thảo là một cây thuốc quý. Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
Phân bố, địa lý:
Hiện nay ở Hoa bắc, Tây bắc, Đông bắc Trung Quốc đều có xản xuất nhiều và chất lượng tốt hơn cả, nhất là Dân Cần, Khánh Dương, Trấn Nguyên tỉnh Cam Túc, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây, Dương Cao, Ôn Minh tỉnh Sơn Tây, Kiến Bình, Bắc Tiêu, Phú Tân tỉnh Liêu Ninh, chuyên khu Bạch Thành tỉnh Cát Lâm, Triệu Châu, An Đạt tỉnh Hắc Long Giang, chuyên khu Trương Gia khẩu tỉnh Hà Bắc và ở Thanh Hải, Tân Cương sản xuất rất nhiều (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Cây đã được di thực trồng ở miền bắc Việt Nam.
Thu hái, sơ chế:
Vào tháng 2-8 đào rễ phơi khô, mùa thu đông tốt hơn. Sau khi đào về xếp thành đống, để cho lên hơi men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn cho đẹp. Phần dùng làm thuốc: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô (Radix Glycyrrhizae).
Mô tả dược liệu:
Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ: cỏ có vị ngọt.
Cam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âu
Rễ cam thảo hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8-2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủy tỏa tròn. Mùi đặc biệt, vị ngọt dịu (Dược Tài Học).
Bào chế: – Sinh thảo:
Rửa sạch nhanh đồ mềm, xắt thành lát mỏng 2mm, khi còn nóng nếu không kịp xắt thì nhúng ngay vào nước lạnh, ủ mềm cho dễ xắt, rồi sấy hoặc phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển). – Chích thảo: Sau khi sấy khô rồi tẩm mật ong (cứ 1kg Cam thảo phiến thì dùng 200g mật pha thêm 200ml nước đun sôi), tẩm rồi sao vàng cho thơm. Hoặc nếu dùng ít, có thể cắt khúc 5-10cm cuộn vài lần giấy bản nhúng qua nước sôi cho đủ ướt, vùi vào tro nóng, khi thấy giấy khô hơi s m thì bỏ giấy, xắt lát mỏng (Trung Dược Đại Từ Điển).
– Bột cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài xắt miếng tròn sấy khô tán thành bột mịn.
+ Khi dùng Cam thảo nếu dùng rượu tẩm chưng từ giờ tỵ (9-11g) đến giờ ngọ (11 – 13g) rồi lấy ra phơi nắng, gĩa nát để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận) hoặc xắt lát lấy sữa tẩm rồi sao giòn, đỏ, vàng mà dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Chích Cam thảo đều dùng nước chảy dòng sông sao tẩm đến khi nóng vàng, khử đỏ đi là được hoặc dùng nước tương sao nóng, không có sữa tô để sao thì chưng với rượu (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Theo kinh nghiệm bào chế của Trung Quốc ngày xưa có 3 cách thức:
a) Phấn cam thảo: Cạo sạch vỏ, ngâm rượu độ 1 giờ, ủ độ 12 giờ, xắc mỏng chừng 2 ly. Phơi khô.
b) Lão cam thảo: ngâm nước độ 4 giờ (mùa đông 8 giờ) ủ kín cho mềm xắt mỏng phơi khô.
c) Chích cam thảo: Rửa qua ủ mềm, xắt mỏng lấy mật ong cho thêm một phần nước sôi tẩm vào Cam thảo vớt ra một lúc sao vàng không dính tay là đạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Cách dùng:
Dùng sống có tác dụng thanh hỏa trong những chứng đau họng, đinh nhọt. Dùng chích (sao mật) có tác dụng bổ trung chữa những chứng tz hư ỉa lỏng, vị hư khát nước, phế hư mà ho. Tẩm mật sao có tác dụng nhuận bổ. Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín gió.
Thành phần hóa học:
+ Trong Cam Thảo có Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Uralenic acid, Liquiritigenin, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin, Licurazid (Trung Dược Học). + Glycyrrhizin, 18b-Glycyrrhetic acid, Glucuronic acid, Glycyrrhizic acid (Lâu Chi Sầm, Dược Học Học Báo 1954, 2: 121).
+ Uralsaponin (Trương Như [, Dược Học Học Báo 1986, 21)7): 510).
+ Licorice-Saponin A3, B2, C2, D3, E2, F3, G2, H2, J2, K2 (Lsao Kitagawa và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (9): 3710). + Liquiritigenin, Liquiritin, Isoliquiritigenin, Isoliquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin (Litvinenko V I và cộng sự, C A 1956, 62: 8286b).
Tác dụng dược lý
Tác dụng giải độc: thuốc có tác dụng giải độc đối với nhiều loại như: cloralhydrate, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin., các loại barbituric, histamin. Tam hảo Anh phu báo cáo muối kali và calci của acid glycyrizic có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của Bạch hầu, chất độc của cá lợ, rắn, hiện tượng choáng. Cửu bảo Mộc hiến và Tinh kỳ Hòa tử ( Nhật bản 1954) đã báo cáo chất glycyrizin có khả năng giải độc do strychnin. Các tác giả khác còn cho biết khả năng giải độc của Cam thảo có liên quan đến sự thủy phân glycyrizin ra thành acid glycuronic. Năm 1953, Otto Gessner và năm 1956, Từ Tá Hạ, Diệm ứng Cử và Bi Tây Bình báo cáo trong Trung hoa Y học tạp chí (8:755-766) là Cam thảo có tác dụng giả độc đối với độc tố uốn ván. Chất Glycyridin có tác dụng chống các hóa chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại thuốc hại gan như Carbon tetrachloride. Chất Glycyridin còn có tác dụng hút các chất độc nhưng Cam thảo không có tác dụng giải độc với Atropin, Morphin, Stibium, lại có tác dụng tăng độc tính nhẹ đối với Ephedrin và Adrenalin.
Tác dụng chỉ khát hóa đờm: Tác dụng chỉ khát có liên quan đến thần kinh trung ương, Cam thảo kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đờm.
Tác dụng như loại corticoit: Cam thảo có tác dụng giữ muối NaCl và nước trong cơ thể, bài thải Kali gây phù, làm tăng huyết áp ( Tạp chí Y học Trung hoa 1956,42(8):770-773).
Tác dụng chống loét đường tiêu hóa: Trên thực nghiệm súc vật, cao lỏng nước chiết xuất Cam thảo đều có tác dụng chống loét, ức chế tiết acid dịch vị do có tác dụng ức chế histamin, làm vết loét chống lành.
Tác dụng chống co thắt đối với cơ trơn ống tiêu hóa ( Dược học học báo 1963,10:688-698). Năm 1956,H.Berger và H.Holler đã thí nghiệm so sánh nước Cam thảo với tác dụng của Papaverin clohydrate thì kết quả là 1/450 và 1/3.100.
Tác dụng nội tiết tố dục tính: năm 1950, Christopher H. Costello ( J.Amer Pharmaceut. ASS) đã báo cáo trong Cam thảo có chất tác dụng như nội tiết tố dục tính đối với âm đạo chuột bạch.
Tác dụng kháng khuẩn: Cồn chiết xuất Cam thảo và acid glycuronic trong ống nghiệm có tác dụng ức chế các loại tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn coli, amip và trùng roi. Cam thảo còn có tác dụng kháng viêm. Thành phần kháng viêm chủ yếu là glycyricin và acid glycuronic. Và trên mô hình gây phản ứng dị ứng cho chuột Hà lan, thuốc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau. Các tác giả cho rằng tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, kháng histamin và làm tính phản ứng của tế bào đối với kích thích.
Tác dụng đối với khả năng thực bào của tế bào thực bào ổ bụng của chuột nhắt. Nếu chuột ở trạng thái bị kích thích ( lạnh, nóng, đói) tức là sức chống đỡ của cơ thể yếu, Cam thảo có tác dụng làm tăng khả năng thực bào, còn nếu chuột ở trạng thái yên tĩnh thì thuốc lại có tác dụng ức chế. Nói lên tác dụng bổ của Cam thảo chỉ khi nào cơ thể suy nhược, còn lúc khỏe thì ảnh hưởng không tốt. Một chất chiết xuất từ Cam thảo gọi là Lx ( là Glucoprotein khác với Acid glycuronic) tiêm vào tĩnh mạch chuột nhắt sẽ làm giảm số tế bào có tác dụng miễn dịch và sinh kháng thể ức chế tác dụng miễn dịch.
Glycyricin của Cam thảo có tác dụng làm hạ mỡ rõ rệt nhưng không có tác dụng phòng xơ mỡ động mạch.
Cam thảo cùng dùng với Sài hồ có tác dụng chống thoái hóa mỡ ở gan.
Cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống lợi niệu và trên thực nghiệm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim.
Độc tính của Cam thảo rất thấp. Cao lỏng Cam thảo cho chuột lớn và thỏ uống trong 40 ngày theo dõi nhiễm độc bán cấp, đã phát hiện cân nặng tăng, tuyến thượng thận hơi teo và chức năng giảm. Cam thảo uống liều cao xuất hiện bụng đầy, kém ăn và rối loạn tiêu hóa. Chất thủy phân glycyricin có tác dụng dung huyết.
Vị thuốc cam thảo
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
+ Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh). + Không độc (Biệt Lục).
+ Sống: vị ngọt, tính bình; Chích: vị ngọt, tính ôn (Trân Châu Nang).
+ Vị ngọt, tính bình, không độc [sau khi sao với mật thì có tính ấm+ (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thái âm Tz, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Tâm, Tz (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thái âm Tz (Bản Thảo Kinh Giải).
Tác dụng:
+ Kiện cân cốt, trưởng cơ nhục, bội lực, giải độc (Bản Kinh).
+ Ôn trung, hạ khí, chỉ khát, thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải độc bách dược (Biệt Lục).
+ An hồn, định phách, bổ ngü lao, thất thương, thông cửu khiếu, lợi bách mạch, ích tinh, dưỡng khí (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thông hành 12 kinh, có thể ích khí, hoãn cấp, giải độc, nhuận phế (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Bổ trung, ích khí, nhuận Phế, chỉ khai, hoãn cấp, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc (Trung Dược Học)
Chủ trị liều dùng:
+ Trị Tz vị suy nhược, Táo nhiệt thương tổn tân dịch, ho khan, họng đau, họng viêm, đinh nhọt sưng độc, trúng độc, Cam thảo sảo (Mút cam thảo) cầm được tiểu đau rát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị tỳ Vị hư yếu, Tâm khí hư, mạch Kết, mạch Đại, ho suyễn, họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, đau cấp, hoãn (Trung Dược Học).
Liều dùng: Dùng 4g- 80g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cam thảo
Cam thảo được dùng rất nhiều trong các bài thuốc đông y: vì Cam thảo có tác dụng điều hòa tính vị của các vị thuốc khác trong bài thuốc. Ví dụ: dùng với Hoàng liên thì làm cho thuốc bớt đắng hàn, trong bài Tam ảo thang, Cam thảo ngoài tác dụng chỉ khái hóa đờm còn có tác dụng làm bớt vị cay của Ma hoàng, vị đắng của Hạnh nhân, trong bài Điều vị thừa khí thang, Cam thảo có tác dụng làm giảm tác dụng xổ mạnh của Đại hoàng, Mang tiêu.v..v.. hoặc Cam thảo dùng với Bán hạ, Cam thảo dùng với Tế tân cũng chủ yếu làm giảm bớt vị cay tê của các vị thuốc kia. Ngoài ra vị Cam thảo ngọt nên thường dùng trong nhi khoa để cho thuốc dễ uống.
Dùng Cam thảo trong các bài thuốc bổ khí để tăng thêm tác dụng bổ khí như trong bài Tứ quân, Bổ trung ích khí.: Cam thảo cùng dùng với Hoàng kỳ, Nhân sâm làm tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm kỳ, để bổ khí thường dùng Chích Cam thảo.
Dùng trị chứng tâm huyết khí bất túc sinh chứng mạch kết, mạch đại ( rối loạn nhịp tim) dùng bài Chích Cam thảo thang ( Phục mạch thang):
Chích Cam thảo thang ( Thương hàn luận): Chích Cam thảo 16g, Thục địa 30g, Mạch môn, A giao, Ma nhân, Đảng sâm, Quế chi mỗi thứ 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.
Trị các chứng viêm nhiễm: ung nhọt sưng tấy, hầu họng sưng đau, viêm tuyến vú, phế ung ( ápxe phổi), chàm lở, lở mồm.
Dùng Sinh Cam thảo. Thường phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt giải độc như trị ung nhọt, dùng với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều. Trị hầu họng sưng đau, gia Cát cánh, Huyền sâm, Ngư tinh thảo, Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử.
Trị bệnh Addison:
Diệp duy pháp và cộng sự dùng nước sắc Cam thảo, ngày 3 lần, mỗi lần 3 - 5ml ( có thể dùng 8 - 10ml, uống 25 - 40 ngày, chỉ dùng Cam thảo 33 ca, dùng thêm corticoit 16 ca đều có kết quả, nhẹ thì dùng Cam thảo, nặng có thể bớt lượng corticoit ( Học báo trường Đại học Y khoa Bạch cầu an 1978,4:54).
Trị loét dạ day tá tràng:
Mỗi lần uống cao lỏng Cam thảo 15ml, ngày 4 lần, liền trong 6 tuần. Trị 100 ca có kết quả tốt 90%, kiểm tra X quang 58 ca, 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt ( Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1960,3:226).
Dùng chế phẩm Cam thảo có 5% kẽm ( Zinc), dược lý chứng minh có chống loét, dùng trị 247 ca loét, uống ngày 3 lần, mỗi lần 0,25 - 0,5g, có kết quả trên 90% ( Thông báo Dược học 1987,3:150).
Trị lao phổi:
Cam thảo sống 18g, sắc còn 150ml chia 3 lần uống30 - 90 ngày, kết hợp thuốc chống lao . Trị 23 ca kết quả tốt, 32 ca tiến bộ, không có ca nào xấu đi ( Y dược Giang tây 1965,1:562).
Trị viêm gan:
Trị viêm gan B mạn tính, dùng viên Cam thảo Glycyricin, trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng nguyên e chuyển âm tính 44,8%. Thực nghiệm chứng minh thuốc làm giảm thoái hóa mở và hoại tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan ( Thông báo Trung dược 1987,9:60).
Trị rối loạn nhịp tim:
Dùng Cam thảo sống, chích Cam thảo, Cam thảo mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang, sắc chia sớm tối 2 lần uống. Trường hợp bất thường ra mồ hôi, bứt rứt, mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất thường, uống trước bài Quế chi gia Long cốt mẫu lệ thang rồi uống thuốc này. Trị 23 ca loạn nhịp thất đều kết quả tốt, ca uống là 3 chén, nhiều là 12 chén thì hết triệu chứng, điện tâm đồ trở lại bình thường ( Học báo Học viện Trung y Bắc kinh 1983,2:24).
Trị lưng chân đau:
Trị 27 ca đau cấp và mạn tính dùng thủy châm huyệt vùng đau bằng dịch Cam thảo 300% 4ml, cách nhật 4 - 7 lần là một liệu trình, đối với bệnh cấp 1 liệu trình, bệnh nhân mạn 2 liệu trình. Kết quả 20 ca hết đau, vận động tốt, 7 ca giảm hoặc cơ bản hết triệu chứng ( Tạp chí Trung y Triết giang 1980,2:60).
Trị cơ cẳng chân run giật:
Dùng cao lỏng Cam thảo người lớn mỗi một lần 10 - 15ml, ngày 3 lần, trong 3 - 6 ngày. Trị 254 ca có kết quả rõ rệt 241 ca, tỷ lệ 94,8% ( Tạp chí ngoại khoa Trung hoa 1960,4:354).
Trị xuất huyết tiểu cầu:
Mã trọng Lân trị 8 ca giảm tiểu cầu nguyên phát, 5 ca mỗi ngày dùng Cam thảo 30g, 3 ca mỗi ngày 15g, sắc chia uống 3 lần uống, phần lớn dùng 2 - 3 tuần. Kết quả tốt 3 ca, có kết quả 4 ca, tiến bộ 1 ca. Toàn bộ bệnh nhân sau khi dùng thuốc 3 - 4 ngày hết chảy máu, sau 4 - 10 ngày, các điểm xuất huyết lặn ( Tạp chí Nội khoa Trung quốc 1981,11:704).
Trị nhiễm độc thức ăn:
Dùng Sinh Cam thảo 9 - 15g, sắc nước chia 3 - 4 lần uống trong 2 giờ, một số rất ít có sốt gia bột Hoàng liên 1g, trộn nước thuốc uống, trường hợp nhiễm độc nặng dùng Cam thảo 30g sắc cô còn 300ml, mỗi 3 - 4giờ xông thụt dạ dày 100ml và rửa dạ dày, truyền dịch( Báo Tân Trung y 1985,2:34).
Trị ăn phải độc quả Bồ hòn 55 ca, ăn độc quả Lệ chi núi 179 ca, nhiễm độc thịt vịt quay không sạch 204 người, đều có kết quả tốt ( Cam thảo điều trị 454 ca nhiễm độc thức ăn, Hoàng nhuệ Thương).
Trị đái nhạt:
Mỗi lần uống bột Cam thảo, ngày uống 4 lần, dùng trị 2 ca kết quả tốt ( Báo cáo của Anh Hồng, Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1959,12:1169).
Trị viêm họng mạn:
Dùng Cam thảo sống 10g ngâm nước sôi uống như nước trà, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục cho đến hết triệu chứng. Kiêng ăn cá, ớt, đường, bệnh nhẹ uống 1 -2 tháng, nặng uống 3 - 5 tháng. Đã trị 38 ca, khỏi 34 ca, tốt 4 ca ( Tống Viễn Trung, Cam thảo ẩm trị viêm họng mạn, Học báo học viện Trung y Vân nam 1983,1:20).
Trị viêm tuyến vú:
Dùng Sinh Cam thảo, Xích thược mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục, uống 1 - 3 thang. Trị viêm tuyến vú cấp ( chưa có mủ), 27 ca có kết quả tốt ( Thi Vĩnh Phát, Cam Xích thang trị viêm tuyến vú cấp. Tạp chí Y dược Hồ nam 1976,2:58).
Trị viêm tắc tĩnh mạch:
Cao lỏng Cam thảo mỗi ngày 15ml, hoặc Cam thảo 50g ( giảm lượng tùy bệnh), sắc phân 3 lần, uống trước bữa ăn. Đã trị 3 ca có 1 ca do có việc nên phải ra viện, còn các ca khác đều khỏi, các triệu chứng đau, phù và nổi tĩnh mạch tại chỗ đều hết ( Trương Thạch sanh, Quan sát kết quả điều trị viêm tắc tĩnh mạch bằng Cam thảo, Tạp chí Ngoại khoa Trung hoa 1959,7:656).
Trị chứng nứt da:
Cam thảo 50g ngâm cồn 75% 200ml sau 24 giờ, bỏ xác, cho glycerin 200ml, lúc dùng rửa sạch chỗ nứt, bôi thuốc vào. Đã trị 100 ca, theo dõi 50 ca trong 2 năm không tái phát 36 ca, sau 1 năm không tái phát 11 ca, 3 ca không kết quả ( Lý Cảnh Dục, Cam thảo ngâm cồn trị nứt da, Báo Tân Y học 1974,1:45).
Một số bài thuốc khác có Cam thảo:
Kavet chữa đau bao tử: Cao Cam thảo 0,03g, bột Cam thảo 0,1g, Nảti bicarbonat 0,15g, Magné carbonat 0,2g, bismutnitrate basic 0,5g, bột Đại hoàng 0,02g, tá dược vừa đủ 1 viên. Chữa loét dạ dày với liều 2 - 4 viên/lần, ngày 2 - 3 lần.
Cao Cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hòa tan, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ, không uống lâu quá 3 tuần lễ, chữa loét bao tử.
Cao Cam thảo mềm: chữa các chứng mụn nhọt, ngộ độc, ngày uống 1 - 2 thìa con.
Tham khảo
Lưu ý, kiêng kị khi dùng cam thảo
Cam thảo tiêu là phần ngọn của thân rễ Cam thảo có tác dụng liệu niệu, trị nhiệt lâm ( viêm niệu đạo cấp) hoặc do hỏa thịnh gây nên tiểu ít và đỏ, đau niệu đạo ( hành trung thống).
Những trường hợp sau, cần thận trọng lúc dùng Cam thảo: thấp thịnh ( bụng đầy nôn, phù trướng.), trường hợp lợi tiểu trừ thấp, thông hạ cần có tác dụng nhanh không nên phối hợp Cam thảo.
Dùng Cam thảo với Hải tảo. Sách xưa có nói 2 vị thuốc tương phản tác dụng nhưng trong cổ phương cũng có phối hợp sử dụng như trong bài Hải tảo ngọc hổ thang ( Y tông kim giám) trị anh lựu Cam thảo và Hải tảo cùng dùng. Trên thực tiển hiện nay, dùng chung trị bệnh bướu giáp cũng thấy có phản ứng phụ.
Về vấn đề Cam toại , Đại kích, Nguyên hoa phản Cam thảo. Căn cứ vào tư liệu kết quả thực nghiệm gần đây cho biết, lúc phối hợp Cam thảo Cam toại, nếu Cam thảo lượng bằng hoặc ít hơn Cam toại thì không có tác dụng tương phản, có lúc còn giảm bớt tác dụng phụ của Cam toại, nhưng nếu lượng Cam thảo lớn hơn Cam toại thì tác dụng tương phản( Nghiên cứu thực nghiệm Trung dược 18 phản, Trích yếu Luận văn hội nghị học thuật khoa học Sinh lý Trung quốc 136,1964).
Cũng có kết quả thực nghiệm thông báo sau khi dùng Cam thảo và Cam toại hỗn hợp, chuột to có phản ứng mạnh ( bao tử chướng khí và con vật chết) Theo Bước đầu nghiên cứu 18 phản của Trung dược phòng dược Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên tân, Tạp chí Y dược Thiên tân 687-690,1960). Đại kích, Nguyên hoa và Cam thảo cùng dùng thì tác dụng lợi tiểu và tả hạ của thuốc giảm rõ và có xu hướng làm tăng độc tính của Nguyên hoa. Tỷ lệ Cam thảo càng cao, tác dụng tương phản càng mạnh, ngược lại nếu lượng Cam thảo ít thì không có tác dụng tương phản ( Theo bài nghiên cứu thực nghiệm Trung dược 18 phản), Trên lâm sàng thường không nên dùng phối hợp.
Phân biệt Cam thảo bắc với Cam thảo dây, Cam thảo nam:
Cam thảo dâycòn gọi là Tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi ( Abrus precatorius L.) thuộc họ Cánh bướm ( Fabaceae Papilionaceae) thường dùng rễ và lá thayCam thảo bắcở nhiều nước (ở Việt nam, Aán độ, Mỹ.) trong các đơn thuốc nhưng chưa hợp lý.
Tại một số nước như Giava giã hạt đắp lên mụn nhọt cho chóng vỡ mủ, chữa nhức đầu, tê thấp.
Tại Ấn Độ và Malasia lá sắc uống chữa tê thấp, gỗ làm thuốc bổ.
Tại Campuchia vỏ cây dùng chữa lỵ
Cam thảo nam còn có tên là Dã Cam thảo, Thổ Cam thảo, Giã Cam thảo ( Scoparia dulcis L.) thuộc họ Hoa mõm chó ( Scrophulariaceae) cũng thường dùng thay Cam thảo bắc. Có tài liệu Ấn Độ nói trong cây có một hoạt chất là Amelin dùng uống để chữa các triệu chứng Acidose của bệnh đái đường. Có nơi dùng thay Cam thảo bắc để chữa sốt, say sắn độc. Tại Malasia nhân dân dùng làm thuốc chữa ho. Tại Braxin lấy nước ép Cam thảo nam thụt chữa bệnh tiêu lỏng và uống chữa ho.
Liều dùng tùy tiện thường là 30 - 100g, sắc uống riêng hoặc phối hợp.
Ý DĨ
Tên khác của ý dĩ
Vị thuốc Ý dĩ còn gọi Giải lễ (Bản Kinh), Dĩ thực, Dĩ mễ, Dĩ nhân, Mễ châu (Biệt Lục), Ý mễ nhân, Ý châu tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thảo ngư mục, Ngọc mễ, Khởi mục, Châu tử nhan, Bồ lô Ốc viêm, Hữu ất mai, Ý thử, Cảm mễ (Hòa Hán Dược Khảo), Hồi hồi mễ, Tây phiên thuật, Thảo châu chi (Cứu Hoang Bản Thảo), Cống mễ (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Tên khoa học:
Coix lachryma jobi L.Họ Lúa (Poaceae).
Tiếng Trung: 薏苡
Cây Ý dĩ
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Cây thảo, sống hàng năm, cao chừng 1 - 1,5m. Thân nhẵn bóng, có vạch dọc. Lá dài hẹp, đầu nhọn như lá mía, dài khoảng 10 –4 0cm, rộng 1,4 - 3cm, có gân song song nổi rõ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá thành bông, hoa đực mọc phía trên, hoa cái phía dưới, ba nhị. Quả đĩnh bao bọc bởi bẹ của 1 lá bắc.
Mọc hoang ở nơi ẩm mát, ven suối. Một số tỉnh đã trồng như Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Lai Châu.
Thu hái:
Hoảng tháng 8 – 10 khi quả gìa. Cắt cả cây, phơi khô, đập cho rụng hạt, bỏ vỏ cứng và màng ngoài, chỉ lấy nhân.
Phần dùng làm thuốc:
Nhân khô (Semen Ciocis). Loại hạt to, béo, mầu trắng là tốt.
Mô tả dược liệu:
Hình cầu bầu dục hoặc cầu tròn, phía đáy tương đối rộng, hơi bằng, phía đỉnh tròn đầy, dài 0,5 – 0,65cm, rộng 0,3 – 0,5cm. Mặt ngoài mầu trắng hoặc trắng vàng, mặt sau có một đường rãnh dọc sâu, rộng lòng, rãnh sù sì, mầu nâu, phần cuống lõm vào,trong đó có một nốt nhỏ mầu nâu. Chất cứng, đập vỡ ra có mầu trắng, có bột. Không mùi, vị ngọt (Dược Tài Học).
Bào chế:
Dùng sống hoặc sao với cám (cứ 50kg Ý dĩ dùng 5kg cám), sao cho hơi vàng, bỏ cám đi, để nguội dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Để nơi thoáng gió, khô ráo, dễ mọt.
Thành phần hóa học:
Coixol, Coixenolide, Vitamin B1, Leucine, Lysine, Arginine (Trung Dược Học).
Coixenolide, Đản bạch 13-14%, Chất béo 2-8%, Linoleic acid 25-28%, Palmitic acid 27-28%, Stearic acid, Cis-8-Octadecenoic (Loeman Kil và cộng sự, C A 1978, 89: 3147b).
a-Monoolein (Tokuda H và cộng sự, Planta Med, 1990, 56 (6): 653).
Cis-,Transferuloylstigmastenol, Cis-, Erans-Feruloylcampes tenol (Kondoa Y và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (8): 3147).
Coixan A, B, C (Takashi M và cộng sự, Planta Med 1986, 52 (1): 64).
Tác dụng dược lý:
Tác dụng đối với hệ hô hấp: Dầu trích từ Ý dĩ nhân với liều tương ứng có tác dụng lên hệ hô hấp. Liều thấp thuốc gây kích thích hô hấp, liều cao thuốc ức chế hô hấp. Thuốc cũng có tác dụng làm gĩan phế quản (Trung Dược Học).
Tác dụng trên tế bào khối u: Có một số báo cáo cho rằng Ý dĩ nhân có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư (Trung Dược Học).
Tác dụng trên cơ vân: Từ những năm 1920, thực nghiệm cho thấy dầu trích Ý dĩchích cho ếch thấy có tác dụng làm cho cơ vân giảm và ngưng co bóp. Tác dụng này liên hệ với cơ trơn nhưng không ảnh hưởng đến thần kinh. Chất Coixol có tác dụng thư gĩan đối với cơ trơn (Trung Dược Học).
Độc tính:
Liều gây độc của Ý dĩ đối với chuột nhắt là 5-10g/kg (chích dưới da) và ở thỏ là 1-1,5g/kg [chích tĩnh mạch] (Trung Dược Học).
Vị thuốc Ý dĩ
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng
Chủ gân co rút cấp, không duỗi ra được, phong thấp tý, hạ khí, uống lâu làm cơ thể nhẹ nhang, ích khí (Bản Kinh).
Trừ tà khí bất nhân ở gân xương, lợi trường vị, tiêu thủy thủng, người thường nên ăn (Biệt Lục).
Năng trị nhiệt phong, gân mạch co rút cấp. Chủ phế nuy, phế khí, nôn ra mủ máu, ho, đờm nghịch lên, phá ngũ tạng kết độc (Dược Tính Luận).
Tính vị:
Vị ngọt, tính hơi hàn (Bản Kinh).
Không độc (Biệt Lục).
Tính bình (Thực Liệu Bản Thảo).
Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn (Bản Thảo Kinh Tập Sơ).
Quy kinh:
. Vào kinh Phế, Đại trường, Tỳ, Vị, Can (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
. Vào kinh túc dương minh Vị, thủ thái âm Phế (Bản Thảo Hối Ngôn).
. Vào kinh Tỳ, Thận, Phế (Bản Thảo Cương Mục).
Trường hợp nào không dùng ý dĩ
Có thai không dùng (Phẩm Hối Tinh Yếu).
Người táo bón, hơi thở ngắn, hàn nhập vào gân, Tỳ hư không có thấp: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
Thận thủy bất túc,Tỳ âm bất túc, khí hư hạ hãm, có thai: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
Tân dịch khô, táo bón, có thai: kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
12 – 80g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ý dĩ
Trị cơ thể đau nhức do phong thấp, cứ đến quá trưa về chiều thì bệnh lại tăng hơn:
Ma hoàng 120g, Hạnh nhân 30 hột, Cam thảo 40g, Ý dĩ 40g. sắc với 4 chén nước còn 1,5 chén, gạn lấy nước để riêng. Cho thêm 3 chén nước nữa sắc còn 1 chén. Hợp chung 2 chén thuốc lại sắc còn 1 chén. Chia làm 3 lần uống (Ma Hoàng Hạnh Nhân Ý Dĩ Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị trường ung chưa vỡ mủ:
Ý dĩ 40g, Phụ tử 8g, Bại tương 40g, sắc uống (Ý Dĩ Phụ Tử Bại Tương Tán – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị trường ung chưa vỡ mủ:
Ý dĩ 40g, Bại tương 24g, Sinh địa 60g, Thược dược 48g, Đan sâm 48g, Mẫu đơn bì 24g, Cát cánh 40g, Mạch môn 40g, Cam thảo 24g, Phục linh 24g, Sinh khương 24g, sắc uống (Ý Dĩ Bại Tương Thang – Thiên Kim phương).
Trị tự nhiên họng sưng đau, làm như có nhọt sưng:
Ý dĩ nhai nuốt là khỏi (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị nóng nẩy, giận dữ, tiểu buốt:
Ý dĩ mễ 20g, sắc với 2 chén nước còn 1 chén. Thêm Cam thảo 16g hoặc Nho khô 40g, nấu sôi, bỏ bã, uống (Y Học Nhập Môn).
Trị ngực đau bên này chạy sang bên kia:
Ý dĩ, Ngũ gia bì, Ngưu tất, Thạch hộc, Sinh địa, Cam thảo, sắc uống (Phổ Tế phương).
Trị phế nuy phát quyết:
Ý dĩ nhân, Mộc qua, Thạch hộc, Tỳ giải, Hoàng bá, Sinh địa, Mạch môn. Tùy liều lượng mà phân ra quân thần tá sứ. Cân tất cả khoảng 120-160g, tán bột, uống với nước sôi hoặc nấu kỹ 3 lần, lấy khoảng 2,5 chén, chia làm 3 lần uống (Phổ Tế phương).
Trị lãnh khí:
Ý dĩ, gĩa cho thật sạch, nấu như cơm ăn thường ngày (Phổ Tế phương).
Trị thủy thủng, suyễn:
Úc lý nhân 80g, gĩa nát, lọc lấy nước cốt. Dùng nước đó nấu với Ý dĩ thành cơm, ăn ngày 2 lần (Độc Hành phương).
Trị phế nuy, ho khạc ra mủ, máu:
Ý dĩ nhân 400g, gĩa cho vỡ ra, lấy nước nấu cạn 3 phân còn 1 phân, thêm ít rượu, uống. Uống nhiều mới có công hiệu (Mai Sư phương).
Trị phế nuy, thường khạc ra máu:
Ý dĩ nhân 3 chén, gĩa nát, sắc với 5 chén nước còn 2 chén, thêm ít rượu ngon, chia làm 2 lần uống (Tế Sinh phương).
Trị phong thũng ở tỳ, miệng môi sưng phù:
Chích thảo, Phòng kỷ, Xích tiểu đậu (sao), Ý dĩ nhân (sao). Lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng 16g, thêm gừng 3 lát, sắc uống ấm (Ý Dĩ Nhân Thang – Tế Sinh phương).
Trị đờm thấp, ho:
Cam thảo 80g, Cát cánh 40g, Ý dĩ nhân 120g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm ít gạo nếp, nấu uống sau bữa ăn (Ý Dĩ Nhân Thang – Nho Môn Sự Thân).
Trị răng đau, răng sâu:
Ý dĩ nhân, Cát cánh, nghiền nát thành bột nhuyễn, nhét vào chỗ răng đau (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị trường ung (ung nhọt ở ruột):
Bại tương 2g, Phụ tử 0,8g, Ý dĩ nhân 4g. Tán bột. Dùng 4g, sắc nước uống hết 1 lần (Ý Dĩ Phụ Tử Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Trị trẻ nhỏ can khí quá yếu, gân cơ mỏi yếu, tay chân không có sức:
Đương quy, Khương hoạt, Phòng phong, Tần cửu,Toan táo nhân, Ý dĩ nhân. Lượng bằng nhau. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 4-6g (Ý Dĩ Hoàn – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
Trị trẻ nhỏ tay mềm:
Đương quy 40g, Khương hoạt 40g, Phòng phong 40g, Toan táo 40g, Ý dĩ nhân 40g. Tán nhỏ, làm hoàn. Ngày uống 4g (Ý Dĩ Hoàn – Ấu Ấu Tu Tri).
Trị trẻ nhỏ đầu bị lở loét, các chứng ghẻ lở do thai bị nhiễm độc:
Đại hoàng15g, Thổ phục linh 60g, Ý dĩ nhân 30g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn lớn. Ngày uống 1 viên (Ý Dĩ Nhân Viên – Nhật Bản Hán Y Danh Phương Tuyển).
Trị phù thũng do kém dinh dưỡng:
Ý dĩ 80g, tán bột, nấu với Gạo thành cháo ăn (Ý Dĩ Nhân Chúc - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thấp trệ, phù thũng, tiểu ít:
Ý dĩ, Đông qua bì, Xích tiểu đậu đều 40g, nấu cháo ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thấp uất ở kinh mạch, người nóng đau, mồ hôi nhiều, tiểu không thông:
Ý dĩ 20g, Trúc diệp 12g, Hoạt thạch 16g, Thông thảo 8g, Phục linh 12g, Liên kiều 12g, Bạch khấu nhân 4g, sắc uống (Ý Dĩ Trúc Diệp Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phế ung, ho ra đờm mủ tanh hôi:
Ý dĩ 80g, Lô căn 40g, Đông qua nhân 24g, Đào nhân 8g, sắc uống (Thiên Kim Vi Hành Thang).
Trị Tỳ hư, thấp trệ, tiêu chảy:
Ý dĩ 40g, Xa tiền tử 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Tác dụng của ý dĩ trong các tài liệu khác
Có thể nói rằng Ý dĩ là vị thuốc trị được cả can cước khí cà thấp cước khí rất thần hiệu, đã từng có kinh nghiệm (Thực Liệu Bản Thảo)
Ý dĩ tính của nó ích Vị, bổ Tỳ, kiện Tỳ, bổ Phế, thanh nhiệt, khu phong, thắng thấp. Nấu cơm hoặc xôi ăn trị được lãnh khí, nấu nước uống thì lợi thủy, trị được chứng niệu lậu (Bản Thảo Cương Mục).
Ý dĩ … ở trên thanh được nhiệt khí, ở dưới trị được tê thấp. Vì nó mầu trắng nên nó vào Phế, tính hàn nên tả được nhiệt, vị ngọt nên vào được Tỳ, vị đạm nên thấm được thấp, tuy nhiên, cũng cần phải biết tính nó đưa lên thì ít mà dẫn xuống nhiều hơn. Phàm những chứng hư hỏa bốc lên, thấy có chứng phế ung, phế nuy vì nhiệt hóa thấp; Thấy có chứng thủy thủng, cướckhí, sán khí, tiêu chảy, hạ lỵ, tiểu nhiều, phong nhiệt, gân xương co rút thì phải dùng Ý dĩ, có ý làm cho nó lợi thủy đạo đi, để cho khí hóa điều hòa thì gân xương tự nhiên thư thái. Chứ Ý dĩ không giống như Bạch truật, vị đắng, tính ấm, không có tính mát, vì Bạch truật là vị thuốc cốt yếu để bổ Tỳ, nhưng Ý dĩ lại là vị thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, nếu dùng nó vào thang thuốc, thuốc hoàn thì tính chất và công dụng của nó hoàn toàn hòa hoãn. Cho nên khi muốn có hiệu quả thì phải dùng liều gấp đôi so với các vị thuốc khác. Nhưng cần nhớ rằng người tân dịch khô quá, táo bón, âm hàn mà chuyển gân, phụ nữ có thai thì không nên dùng vì tính nó chuyên đi xuống cũng như hay tiết tả, thông lợi (Bản Thảo Cầu Chân).
Ý dĩ nhân sao lên có thể kiện Tỳ, hóa thấp; Dùng sống có thể bổ Tỳ, thấm thấp nhiệt, tiêu mủ và đờm hôi thối, đồng thời có thể thông thủy, tiêu thủng và chỉ tả (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Ý dĩ nhân trừ thấp, hành thủy, tính rất hòa bình, người không bệnh nấu nó ăn cũng tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
LIÊN KIỀU
Tên khác:
Vị thuốc Liên kiều còn gọi Dị Kiều(Nhĩ Nhã), Đại liên tử(Đường Bản Thảo),Tam Liêm Trúc Căn(Biệt Lục),Hạn Liên Tử(Dược Tính Luận),Tam Liên, Lan Hoa, Chiết Căn, Liên Kiều Tâm, Liên Thảo, Đới Tâm Liên Kiều, Hốt Đồ Liên Kiều, Tỉnh Liên Kiều, Châu Liên Kiều, Liên Kiều Xác, Tỳ Liên, Dịch Ách Tiền, Đại Kiều, Hoàng Thiều, Liên Dị, Giản Hoa(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),Không Kiều, Không xác(Trung Dược Chí),Lạc kiều(Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu).
Tên khoa học:
Forsythia suspensa Vahl.Họ Nhài (Oleaceae).
Tiếng Trung: 连翘
Cây Liên kiều
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Cây cao 2-4m. Cành non hình gần như 4 cạnh, có nhiều đốt, giữa các đốt ruột rỗng, bì không rõ. Lá đơn, phiến lá hình trứng, dài 3-4cm, rộng 2-4cm, mép có răng cưa không đều. Cuống lá dài 1-2cm. Lá thường mọc đối. Hoa màu vàng tươi, tràng hình ống, trên xẻ thành 4 thùy, đài cũng hình ống, trên cũng xẻ thành 4 thùy, 2 nhị, nhị thấp hơn tràng. Một nhụy 2 đầu nhụy. Quả khô hình trứng, dẹt, dài 1,5-2cm, rộng 0,5-1cm, 2 bên có cạnh lồi, đầu nhọn. Khi chín mở ra như mỏ chim, phía dưới có cuống hoặcchỉ còn sẹo. Vỏ ngoài màu vàng nâu nhạt, trong quả có nhiều hạt nhưng phần lớn rơi vãi đi, chỉ còn sót lại 1 ít. Đa số nhập của Trung Quốc. Liên kiều hình trứng, dài 1,6-2,3cm, đường kính 0,6-1cm. Đầu đỉnh nhọn, đáy quả có cuống nhỏ hoặc đã rụng. Mặt ngoài có vân nhăn dọc không nhất định và có nhiều đốm nhỏ nổi lên. Hai mặt đều có 1 đường rãnh dọc rõ rệt (Dược Tài Học).
Thu hái:
Quả xanh hái vào tháng 8-9 khi quả chưa chín, nhúng vào nước sôi rồi đem phơi khô. Quả gìa hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng, phơi khô.
Bộ phận dùng:
Quả khô.
Bào chế:
Rửa sạch, bỏ tâm dùng vỏ hoặc chỉ dùng có tâm hoặcdùng Liên kiều kèm cả tâm và vỏ.
Bảo quản:
Tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
Trong Liên kiều có: Forsythin (Phillyrin), Matairesinoside, Oleanolic acid (Trung Dược Học).
Trong Liên kiều có Phenol Liên kiều [C15H18O7] (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Trong Liên kiều có chừng 4,89 Saponin và 0,2% Alcaloid ( Viện Nghiên Cứu Y Học Bắc Kinh).
Forsythin, Phillyrin(Tây Bộ Tam Tiêu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản], 1977, 31 (2): 131).
Pinoresinol,Betulinic acid, Oleanolic acid (Tây Bộ Tam Tiêu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản], 1977, 97 (10): 1134). pinoresinol-b-D-glucoside (Thiên Diệp Chân Lý Tử, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1978, 32 (3): 194).
Rutin (Khuông Mai Học, Trung Dược Thông Báo 1988, 13 (7): 416).
Forsythoside A, C, D, E, Salidroside, Cornoside, Rengyol, Isorengyol, Rengyoxide, Rengyolone, Rengyoisde A, B, C (Endo K và cộng sự, Tetrahedron, 1989, 45 (12): 3673).
Suspensaside (Kitagawa S và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (8): 194).
Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng khuẩn: Chất Phenol Liên kiều có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Tụ cầu vàng, Liên cầu khuẩn dung huyết, Phế cầu khuẩn, Trực khuẩn lỵ, Thương hàn, Lao, Ho gà, Bạch hầu, Leptospira hebdomadis, Virus cúm, Rhino virus, Nấm... với mức độ khác nhau (Trung Dược Học).
Tác dụng chống viêm: khu trú trạng thái viêm mà không ảnh hưởng đến sự tăng sinh vào tế bào vì vậy, ngày xưa gọi Liên kiều là ‘Sang gia thần dược’(thuốc thần trị mụn nhọt), tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung Dược Học).
Thuốc có tác dụng hạ áp huyết, làm gĩan mạch, tăng lưu lượng máu tuần hoàn, cải thiện vi tuần hoàn (Trung Dược Học).
Liên kiều có tác dụng bảo vệ Gan, giải nhiệt, cầm nôn, lợi tiểu, cường tim (Trung Dược Học).
1- Tác dụng kháng khuẩn dịch chiết Liên kiều có tác dụng kháng khuẩn tương tự như Kim ngân hoa.
2- Kháng ký sinh trùng: Liên kiều in vitro có tác dụng yếu đối với Leptospirosis
3- Kháng Emetin: Liên kiều có tác dụng chống nôn mửa do ngộ độc thuốc Digital đối với chim bồ câu và trong nhiều thí nghiệm khác nó có tác dụng làm giảm nôn mửa (Chinese Herbal Medicine).
- Đối với Thận: dùng nước sắc Liên kiều trị 6-8 ca thận viêm cấp cho thấy có tác dụng tiêu phù, giảm protein trong nước tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Đối với mắt: Dùng nước sắc Liên kiều trị 2 ca võng mạc xuất huyết. Trong vòng 4 tuần, các triệu chứng giảm, thị lực cũng tăng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Kiêng kỵ:
Chỉ mát mà không bổ, bệnh ung nhọt đã vỡ mủ thì không dùng. Hỏa nhiệt thuộc hư cũng kiêng dùng. Tỳ Vị hư yếu, phân lỏng: cẩn thận đừng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Người thuộc âm hư nội nhiệt và ung nhọt đã vỡ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
Sốt kèm khí hư: không dùng (Trung Dược Học).
Mụn nhọt thể âm, mụn nhọt đã lở loét: không dùng (Trung Dược Học).
Vị thuốc Liên kiều
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Thông lợi ngũ lâm, tiểu tiện bất thông, trừ nhiệt ở Tâm (Dược Tính Luận).
Thanh nhiệt, giải độc, giải phong nhiệt ở biểu (Trung Dược Học).
Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tan mủ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
Trị ôn nhiệt, đơn độc, ban chẩn, ung nhọt thủng độc, lao hạch, tiểu bí, tiểu buốt (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tính vị:
Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
Vị hơi đắng (Bản Thảo Cương Mục).
Vị đắng, tính mát (Y Học Khải Nguyên).
Vị đắng, tính hàn (Bản Thảo Sùng Nguyên).
Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Vị đắng, hơi chua, tính mát (Trung Dược Học).
Vị đắng, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
Vào kinh Thận, Vị (Thang Dịch Bản Thảo).
Vào kinh Phế (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
Vào kinh Thận (Tăng Đính Trị Liệu Hối Nghĩa).
Vào kinh Tâm, Can, Bàng quang (Trung Dược Học).
Vào kinh Tâm, Phế, Đởm, Đại trường, Tam tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
12 – 20g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Liên kiều
Trị lao hạch, loa lịch không tiêu:
Liên kiều, Quỷ tiễn vũ, Cù mạch, Chích thảo. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Liên Kiều Tán – Dương Thị Gia Tàng).
Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước:
Liên kiều 40g, Ngân hoa 40gKhổ cát cánh 24g, Bạc hà 24gTrúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi làn dùng 24g uống với nước sắc Vi căn tươi (Ngân Kiều Tán – Ôn Bệnh Điều Biện).
Trị trẻ nhỏ mới bị nhiệt:
Liên kiều, Phòng phong, Chích thảo, Sơn chi tử. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắc với 1 chén nước, còn 7 phân, bỏ bã, uống ấm (Liên Kiều Ẩm – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).
Trị xích du đơn độc:
Liên kiều, sắc uống (Ngọc Chủy Tật Lệnh).
Trị vú đau, vú có hạch:
Liên kiều, Hùng thử phân, Bồ công anh, Xuyên bối mẫu, đều 8g, sắc uống (Ngọc Chủy Tật Lệnh).
Trị lao hạch, loa lịch:
Liên kiều, Hạ khô thảo, Huyền sâm mỗi thứ 12g, Mẫu lệ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị lao hạch, loa lịch:
Liên kiều, Mè đen, mỗi thứ 100-150g, tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 4-8g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mụn nhọt, đơn độc, ban chẩn:
Liên kiều, Bồ công anh, mỗi thứ 12g, Dã Cúc hoa 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tràng nhạc và viêm hạch ở nách:
Liên kiều Mè đen, 2 vị bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Dược Liệu Việt Nam).
Trị vú sưng:
Liên kiều 16g, Bồ công anh 12g, Kim ngân hoa 5g, Bồ kết thích 4g. Sắc với 500ml nướccòn 200ml,chia làm 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
Trị cầu thận viêm cấp, lao thận:
Mỗi ngày dùng Liên kiều 30g, cho nước vừa đủ, sắc nhỏ lửa còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn, trẻ em giảm liều. Liên tục 5-10 ngày. Kiêng ăn cay và mặn (Giang Tây Y Dược Tạp Chí 1961, 7:18).
Trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu:
Liên kiều 30g, thêm nước vừa đủ, sắc còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn (Quảng Đông Trung Y Tạp Chí 1960, 10: 469).
Tham khảo:
Tác dụng của Liên kiều trong tài liệu khác
“Liên kiều vị đắng, tính hàn, có khả năng tả uất hỏa ở 6 kinh, là chủ dược của thủ Thiếu âm Tâm kinh. Tâm là chủ của hỏa ở 5 tạng, Tâm hỏa được thanh thì mọi hỏa cũng thanh cả. Phàm mọi chứng sang lở ngoài da đều lấy Liên kiều làm thuốc cốt yếu” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Liên kiều là thuốc chủ lực vào phần khí của kinh túc Thiếu âm (Thận) và thủ Quyết âm (Tâm bào lạc) (Bản Thảo Cương Mục).
Liên kiều chủ trị được những chứng bệnh về huyết thể thực chứng. Liên kiều có công hiệu giống như Hoàng liên. Liên kiều làm tá, sứ cho trung tiêu. Phòng phong là thượng sứ của Liên kiều. Địa du làm hạ sứ cho Liên kiều. Liên kiều lại có tính thông lợi được kinh nguyệt. Liên kiều là vị thuốc thánh trong trị ung nhọt của 12 đường kinh vậy” (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Liên kiều và Kim ngân hoa đều có tác dụng tiêu độc nhưng Kim ngân hoa thiên về Salmonella typhi và Streptococus tan huyết còn Liên kiều có tác dụng tốt hơn đối với Shigella Spp và Staphylococus aureus (Trung Dược Học).
“Thanh nhiệt ở phần Khí thường dùng vỏ Liên kiều, thanh hỏa ở Tâm thường dùng tâm của Liên kiều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
“Liên kiều hợp với Ngân hoa thì hiệu lực phát biểu mạnh hơn. Liên kiều thiên về thanh thấu nhiệt đến cơ biểu, mồ hôi ra ít, phát nhiệt, cảm thấy cơ thể bế tắc khó chịu thì nên dùng. Ngân hoa có mùi thơm, thiên về thanh thấu nhiệt đi lên trên, từ miệng mũi đi ra ngoài, mồ hôi ra nhiều, phát nhiệt, cảm thấy khí ở thượng tiêu bí tắc thì nên dùng. Liên kiều vị đắng, tính hàn, hợp với thanh phong nhiệt thiên về phần lý. Bạc hà vị cay, tính mát, hợp với trừ phong nhiệt ở trong và ngoài. Ma hoàng, Quế chi vị cay, tính ấm, thích hợp với tán phong hàm thiên về biểu.” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
“Liên kiều và Ngưu bàng tử đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sơ tán phong nhiệt, tán kết. Tuy nhiên, Liên kiều vị đắng, tính hàn, thiên vào phần khí và vào phần huyết, thăng và phù vì vậy có tác dụng tán. Chuyên thanh Tâm hỏa, lại hay tán kết, hóa ứ, lợi thấp, thanh nhiệt. Khi điều trị thường hay thiên về Tâm và Tiểu trường.Ngưu bàng tử chất nặng, vị cay, đắng, tính hàn, thiên đi vào phần khí, vừa thăng vừa giáng, sở trường là sơ tán phong hỏa, lợi yết hầu, tán kết, lại hay tả bên trong, hoạt trường, thông tiện, làm cho tà khí bên trong thoát ra ngoài mà giải đi. Khi điều trị, thiên về Phế và Vị kinh” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
“Liên kiều và Ngân hoa đều là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, thường hay dùng phối hợp với nhau. Nhưng Liên kiều vị đắng, tính hàn, sở trường về thanh Tâm, tả hỏa, tán kết, lợi thấp, khi điều trị, thiên về Tâm và Tiểu trường. Kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, sở trường về thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ lỵ. Khi điều trị, thiên về Phế và Vị kinh” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
DẾ
Còn gọi là con dế đũi, thổ cẩu, lâu cô.
Tên khoa học Gryllotalpa unispinalpa Sauss-Gryllotalpa formosana.
Thuộc họ Dế Gryllotalpidae.
Mô tả: Ngoài con dế dũi nói trên, ta còn dùng cả con dế mèn hay tất suất hay súc chức Gryllodesberthellu Sauss, cùng họ. Đồng ruộng, bãi cỏ ở đâu cũng có
Công dụng: Dế mèn và dế dũi là một vị thuốc chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân, có ghi trong tài liệu cổ.
Theo đông y, dễ dũi có vị mặn, tính lạnh có độc, dế mèn có vị cay, mặn tính lạnh có độc, dế mèn có vị cay, mặn tính ôn có độc, vào 3 kinh bàng quang, đại trường và tiểu trường. Có tác dụng lợi tiểu tiện chữa thủy thũng, còn có tác dụng thông đại tiện, chữa khó đẻ.
Ngày dùng 3-5g dưới hình thức thuốc sắc hay sao vàng tán nhỏ mà dùng.
CÂY DỀN
Tên khác:
Còn gọi là Giền đỏ; Giền (canh ki na); sai; thối ruột; kray lan; krat
Tên khoa học Xylopia vielanaPierre.
Thuộc họ Na Anonaceae
Cây Dền
(Mô tả, hình ảnh cây Dền, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả
Dền la một loại cây to, cao tới 20m hay hơn. Tủy cây bị tiêu hủy ngay khi cây còn non, do đó có tên cây thối ruột. Toàn thân có lớp vỏ màu đỏ nâu tím, rất dễ bóc, có thể bóc một lần vỏ từ ngọn đến gốc. Lá mọc so le, hình trứng dài, đầunhọn hay hơi tù, phía cuống tròn, dài 8-10cm, rộng 3-4cm, cuống ngắn 5-6mm. Hoa mọc ở kẽ lá đơn độc hay thành đôi. Đài 3 đính ở phía dưới thành hình chén nông. Tràng 6 hơi mẫm, màu vàng nhạt, mùi thơm. Qua kép hình tán, gồm nhiều phân quả hình trụ có cuống dài 2-2.5cm, phần quả dài 22-35mm, rộng 10mm, vỏ ngoài đỏ nâu chứa 2-5 hạt, giữa những hạt hơi thắt lại. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 6-7.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây rền mọc phổ biến ở nhiều tỉnh ở nước ta, miền Nam thường gọi là dền, nhân dân thường dùng lá hay vỏ làm thuốc. Vỏ dền bóc trên những cây còn sống đem về phơi hay sấy khô.
Lưu ý: nhiều người ta sử dụng cây làm thuốc bổ máu, trị sốt rét, nên có người thường gọi nó là Canh ki na. Ngoài loài Giền này, còn có một số loài khác như Xylopia pierrei Hance, gọi là Giền trắng và X. nitida Ast., gọi là Giền láng, chỉ phân bố giới hạn ở một số nơi của các tỉnh phía Nam Việt nam
Thành phần hoá học
Sơ bộ thấy có ancaloit, tamim và chất màu.Trong vỏ khô có tanin thuộc loại pyrocatechic (4,55%) alcaloid (0,31%-0,33%) saponin (4,5-4,9% thô, nếu tinh chế là 2,8%), tinh dầu (0,23%).
Vị thuốc Dền
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng
Nhân dân dùng vỏ cây sắc uống chữa kinh nguyệt không đều, Thiếu máu, lá cây sắc uống chữa đau nhức tê thấp.
Miền Nam dùng dùng vỏ cây rền tán bột hoặc ngâm rượu chữa sốt rét và làm thuốc bổ.
Còn dùnglàm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh.
Một số nơi còn dùng làm thuốc trợ tim. Ngày dùng 10-20g dưới dạng bột, thuốc viên, rượu thuốc. Hoặc nấu cao pha rượu.
Ðồng bào dân tộc ở Hà Bắc, dùng lá cây Giền để điều trị các bệnh đường ruột, đau nhức tê thấp.
Quả chín ăn được.
Liều dùng
Ngày dùng 5-10g vỏ dưới dạng bột, thuốc viên, thuốc rượu.

Tên khác
Tên khoa học Capra sp.
Thuộc họ Sừng rỗng Bovidae.

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Dê Việt Nam có hình vóc nhỏ, chỉ c-ao chừng cm, mình dẹp, chân nhỏ, lông nhiều màu sắc, tai đứng, sừng hơi cong nhọn đưa về phía sau, dài từ 8-15cm thỉnh thoảng có con sừng nhú hơi cong về phía trước. Dê đực mình ngắn, vạm vỡ, to hơn dê cái, đầu cổ và sống lưng có thuôn dài cứng, chùm râu cằm rậm, sừng dài, khi già có thể xoắn lại, dê cái trông đều đặn hiền hậu.
Phân bố:
Dê được nuôi từ lâu đời, có thể phát triển ở tất cả các vùng, nhất là trung du và miền núi. Dê đực 2-3 tuổi đã có khả năng sinh sản, dê cái 4-5 tháng đãcó khả năng sinh sản nhưng tốt nhất là nên đợi 7-8 tháng, dê cái 5-6 tuổi nên cho nghỉ đẻ, tốt nhất là nghỉ dê đẻ vào thời kỳ 2-4 năm. Một dê đực có thể phục vụ cho 30-50 dê cái. Nếu ít đực quá thì dê sinh sản kém, dê đực chóng hỏng, nhưng nếu nhiều đực thì lại hại cái và tốn công nuôi đực vô ích.
Bộ phận dùng:
Hầu như tất cả các bộ phận của con dê được dùng làm thuốc. Gần đây có nơi nấu cao dê hoặc chỉ dùng xương, hoặc dùng cả thịt lẫn xương để nấu cao dê toàn tính.
Vị thuốc dê
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Tính ấm, nóng
Quy kinh:
Kinh tâm can, tỳ, vị
Công dụng:
Thịt dê: Bổ huyết, ích khí, ôn trung, noãn thận.
Gan dê (dương can): bổ huyết, ích can và làm sáng mắt.
Thận dê (dương thận): bổ thận khí, ích tinh tuỷ.
Tinh hoàn dê (dương thạch tử): bổ thận tráng dương, ích tinh.
Phổi dê (dương phế): bổ phế khí, điều thuỷ đạo.
Dạ dày dê (dương đỗ): bổ hư, kiện kỳ, ích vị.
Xương dê (dương cốt): bổ thận, cường gân cốt.
Tiết dê (dương huyết): chỉ huyết, khứ ứ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Dê
Chữa các chứng thiếu máu, gầy yếu, suy nhược cơ thể, chán ăn, đau bụng
Thịt dê 250 g thái miếng, hầm thật nhừ với 30 g đương quy và 15 g sinh khương, chắt nước cốt uống.
Tỳ vị hư nhược, chán ăn, nôn và buồn nôn do hư hàn:
Thịt dê 250 g thái vụn, nấu với 180 g gạo thành cháo, ăn vài lần trong ngày.
Liệt dương, di tinh, di niệu, đau lưng, mỏi gối do thận dương hư:
Thịt dê 250 g luộc chín, thái miếng, trộn đều với 15 g tỏi (giã nát) cùng các gia vị khác để ăn.
Suy nhược cơ thể, chóng mặt, thị lực giảm sút do can huyết hư:
Gan dê 150 g thái miếng, nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo, ăn vài lần trong ngày.
Can hoả vượng (biểu hiện là đau đầu chóng mặt, mắt đỏ):
Gan dê 60 g, cúc hoa 10 g, cốc tinh thảo 10 g, sắc kỹ lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày.
Liệt dương, xuất tinh sớm:
Thận dê một đôi, nhục thung dung 12 g, kỷ tử 10 g, thục địa 10 g, ba kích 8 g.
Gầy yếu, suy nhược, ù điếc, di tinh, liệt dương, hậu sản hư lãnh:
Thận dê 100 g, thịt dê 100 g, kỷ tử 50 g, gạo tẻ 50 g, gia vị vừa đủ, tất cả nấu thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
Đau lưng mạn tính:
Thận dê một đôi thái miếng, hầm với đậu đen 60 g, đỗ trọng 12 g, tiểu hồi hương 3 g, sinh khương 3 lát. Bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.
Chữa đau lưng do thận ư, di tinh, liệt dương, khí hư, sa đì, tiểu đường:
Dùng tinh hoàn dê nấu cháo ăn thường xuyên.
Chữa liệt dương:
Tinh hoàn dê một đôi, nhung hươu 3 g, ngâm với 500 ml rượu trắng trong nửa tháng. Uống mỗi ngày 15-20 ml. Hoặc: tinh hoàn dê 1 đôi làm sạch, bỏ màng, thái miếng, nấu với nước hầm xương lợn trong 5 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Chữa viêm đại tràng và viêm dạ dày mạn tính thể tỳ vị hư hàn:
Dạ dày dê một cái hầm với gừng tươi, riềng và nhục quế (lượng vừa đủ), chia ăn vài lần trong ngày.
Chữa cảm mạo, ra nhiều mồ hôi:
Dạ dày dê một cái hầm với 50 g đậu đen và 40 hoàng kỳ, chia ăn 2 lần trong ngày.
Ho kéo dài do phế hư, tiểu tiện bất lợi:
Phổi dê 500 g thái vụn, luộc kỹ lấy nước, cho thêm 150 g thịt dê (thái miếng) và 100 g gạo tẻ, nấu nhừ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
Bổ phổi, phòng polyp mũi:
Phổi dê một lá, bạch truật 120 g, nhục thung dung, thông thảo, can khương, xuyên khung mỗi thứ 60 g. Tất cả sấy khô, tán bột, uống với nước cháo ngày 2 lần, mỗi lần 5-10 g.
Chữa phong thấp, gầy yếu do lao lực, đầu choáng, mắt hoa:
Xương dê 1 kg hầm với 60 g gạo tẻ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Đau lưng mạn tính:
Xương dê 1 kg, trần bì 6 g, riềng 6 g, thảo quả 2 quả, gừng tươi 3 g. Hầm lấy nước cốt, nấu cháo ăn.
Bồi dưỡng cho trẻ chậm lớn:
Xương sống dê 0,5 kg hầm kỹ với nhục thung dung 10 g, hoài sơn 100 g, chia ăn vài lần trong ngày.
Chữa thổ huyết, chảy máu cam:
Dùng tiết dê tươi cho uống 1-2 chén nhỏ.
Chữa trị xuất huyết:
Dùng tiết dê luộc chín, ăn với dấm chua.
Cầm máu vết thương:
Tiết dê (đốt thành than) 5 phần, tóc rối (đốt thành than) 5 phần, bột hoàng cầm 1 phần, trộn đều rồi rắc vào vết thương.
CÂY SỪNG DÊ
Tên khác: : Vị thuốc Cây sừng dê, còn gọi Cây sừng bò, D­ương giác ảo, Dương giác hữu, Hoa độc mao ư hoa tử, Cây sừng trâu, Dây vòi voi, Coóc bẻ (Tày).
Cây bụi, có cành v­ơn dài 3 - 4m. Vỏ có nhiều nốt sần. Lá mọc đối, có cuống ngắn. Cụm hoa hình xim ở đầu cành. Hoa màu vàng, cánh hoa kéo dài thành hình sợi. Quả nang gồm 2 đại nhọn đầu, dính nhau ở gốc. Hạt nhiều, màu nâu, có cán mang chùm lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ.
Phân bố :
Cây mọc hoang chủ yếu ở vùng đồi núi và các trảng cây bụi ven biển.
Bộ phận dùng :
Hạt. Thu hái quả vào tháng 11 - 12. Lấy hạt, bỏ chùm lông. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học :
Hạt chứa các glucosid : divaricosid, thủy phân cho genin là sarmentogenin và phần đ­ờng là L-oleandrosa; divostrosid, caudosid, sinosid ...
Tác dụng :
Hạt cây sừng dê có thê dùng để chế thuốc chữa bệnh tim thay những loại thuốc tương tự chế bằng các hạt D. Strophantin là hỗn hợp dùng glucosid dùng chữa suy tim cấp và mạn tính, tr­ờng hợp suy tim không chịu tác dụng của thuốc loại Digitalis. Ngày 1 - 2 ống tiêm, mỗi ống 2ml có 0,25mg D. Strophantin. Tiêm dung dịch nguyên hoặc pha loãng trong dung dịch tiêm glucosa, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch Mô tả :
DI ĐƯỜNG
Tên Việt Nam:
Vị thuốc di đường còn gọi Đường Nha, Kẹo Nha, Mạch Nha, Kẹo Mầm, Kẹo Mạ.
Tác dụng:
Bổ trung ích khí, kiện Tỳ, nhuận Phế. Giải độc Phụ tử và Thảo ô đầu.
Chủ trị:
Đau bụng do trung hư, ho do Phế táo.
Liều lượng:
9-15g.
Kiêng kỵ:
Thấp nhiệt nội uất và đầy bên trong ói ngược cấm dùng.
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ DI DƯỜNG
Tên Hán Việt khác:
Đường (Bản Thảo Cương Mục). Bô, Nhuyến đường, Đường phí (Hòa Hán Dược Khảo), Giao đi Gi đường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Saccharum granorum.
Mô tả:
Ở Trung Quốc người ta thường dùng các loại lương thực như gạo lúa mạch, hạt dẻ, hạt bắp, hạt Ý dĩ...trong đó hàm chứa chất bột lọc, ngấm qua nấu chín, rồi cho mầm lúa mạch vào làm lên men thành chất đường gọi là Di đường.
Địa lý:
Thường sản xuất ở Nghĩa Bình (Quảng Ngãi), Nghĩa Đô (Hà Nội) và một vài nơi khác trong nước Việt Nam.
Cơ bản: Mạch nha là chất đường do tác dụng của men trong hạt thócnảy mầm trên tinh bột của gạo nếp, gạo tẻ, hay một ngũ cốc nào khác, rồi cô đặc lại.
Bào chế:
Theo kinh nghiệm dân gian: trước hết làm mầm thóc rồi cho mầm thóc tác dụng lên trên gạo đã nấu chín, sau đó bắc lên lửa cô đặc sẽ thành đường mạch nha.
1. Làm mầm thóc: Lấy thóc tẻ hay nếp ngâm thóc cho ấm đều, sau đó cho vào thùng, đậy chiếu thật kín. Tưới hàng ngày để giữ độ ẩm. Khi nào thóc nầy mầm dài tới 2-3cm, có vài hạt chớm ra lá xanh thì đeam ra phơi (hay sấy từ 60-700C) rồi tán bột tán luôn cả vỏ trấu.
2. Tác dụng mầm trên gạo nếp. Lấy gạo nếp đem nấu cháo hoặc nấu xôi (nếu nấu cháo thì phải nấu loãng, nếu nấu xôi thì phải thêm nước vào xâm xấp hơi loãng). Đợi khi cháo giảm nóng chừng 700C thì cho bột mầm thóc đã có ở trên vào, nếu là xôi thì thêm nước nóng vào (thường cho vào sôi 3 phần nước sôi và một phần nước lạnh, thường nhiệt độ chừng 700C). Giữ nhiệt độ ấy trong vòng 12 giờ bằng cách ủ vào trấu hay chăn bông (thường ủ tối hôm nay thì sáng mai lấy ra) đặc biệt phải giữ ở nhiệt độ 70-750C, nếu thấp hơn thì sẽ bị chua đi.
3. Lọc và cô đặc: Sau giai đọan 2 thì men đã tác dụng, lọc bỏ bã đi rồi cô lại cho đặc (cứ 1,4 kg gạo nếp, 100g mầm thóc, thì cho ra 1kg kẹo mạch nha. Đặc biệt sao khi ủ ra phải lọc ngay, nếu chậm sẽ bị chua.
Phân biệt:
Mạch nha chia làm 2 loại loại mềm và loại cứng. Loại mềm là một dịch thể dẻo quánh màu vàng nhạt rất dẻo dính. Loại cứng màu vàng nâu do mạch nha mềm khuấy vào không khí ngư kết lại mà thành, tạo thành bánh đường màu trắng nhiều lỗ. Hai loại đều có vị ngọt, khi dùng làm thuốc chọn loại mềm tốt hơn.
Cách dùng:
Ăn, sắc với thuốc hoặc khuấy vào thang thuốc đã sắc được rồi uống. Dùng làm tá dược để làm hoàn tễ.
Tính vị:
Vị ngọt, tính ấm.
Qui kinh:
Vào kinh phế Tỳ.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mót rặn do hư lao, hồi hộp chảy máu cam, đau trong bụng, mộng tinh tiết tinh, tay chân đau nhức ê ẩm, nóng tay chân, họng khô miệng ráo: Quế chi, Cam thảo, Đại táo, Thược dược, Sinh khương, Di đường, Năm vị trước sắc bỏ bã xong bỏ di đường vào khuấy tan, uống nóng (Tiểu Kiến Trung Thang -Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Bổ hư lao, chỉ khát (Biệt Lục).
+ Bổ hư lạnh, ít khí lực, giảm sôi ruột, đau họng, trị nôn ra máu, tiêu viêm nhuận phế chống ho (Thiên Kim Phương).
+ Uống quá thuốc làm cho bứt rứt: Di đường ăn (Thiên Kim Phương).
+ Ngộ độc Thảo ô đầu, Thiên hùng, Phụ tử, ăn diđường thì giải (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Kiện Tỳ Vị, bổ trung, trị nôn ra máu, ứ huyết do chấn thương (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Tỳ yếu không muốn ăn uống, dùng ít có thể hòa vị khí, cũng dùng trong thuốc hoà giải (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Giải độc của Phụ tử, Thảo ô đầu (Bản Thảo Cương Mục).
+ Nhuận phế khí, giảm ho, bổ hư lạnh, ít khí ít tân dịch, trừ nôn ra máu (Trân Châu Nang).
+ Trị chứng phiền khát của người gìa: Đại mạch 1 thăng, nước 7 thăng sắc còn 5 thăng, thêm 2 hợp Di đường, khi nào khát thì uống (Phụng Thân Thư Phương).
Tham khảo:
Di đường vị ngọt nhuận, có công năng bổ trung nhuận táo, vả lại nó cùng với Cam thảo có tác dụng ngọt hoãn, vì vậy đau bụng do trúng hàn, ho do phế táo, đều là thuốc thường dùng. Ví như Di đường trong thang Tiểu Kiến Trung chọn vị ngọt đó trong việc ôn bổ, tác dụng hòa hoãn đau nhức. Nhưng vị ngọt nhuận có thể làm cho uất khí trợ thấp, hễ bên trong có thấp uống vào sẽ sinh ra đầy trướng, nên không dùng được, người bệnh có đờm nhiệt lại càng không nên dùng (Trung Dược Học).
DÂY ĐÒN GÁNH
Tên khác Dây đòn gánh, dây đòn kẻ trộm - Gouania leptostachya DC. var. tonkinensis Pit., thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.
Mô tả: Cây leo dài; cành non nhẵn, màu nâu sau đó xám nhạt. Lá hình bầu dục, như hình tim ở gốc, có mũi nhọn ở đầu, mép khía răng, nhẵn, gân mảnh nổi rõ ở mặt dưới; lá kèm rất dễ rụng; cuống lá hơi có khía rãnh ở mặt trên. Hoa tập trung thành chuỳ thưa ở nách lá hay đầu cành, cao 25cm. Hoa đơn tính, rộng 2-3mm; cánh hoa 1mm, màu trắng; nhị 5; bầu 3 ô. Quả khô có 3 cánh mềm, rộng 10-12mm, nâu bóng.
Hoa tháng 7-9, quả tháng 9-12.
Bộ phận dùng: Lá, dây - Folium et Caulis Gouaniae Leptostachyae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ven rừng, ven khe suối, đồi trọc, bãi hoang ở nhiều nơi thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Hà Bắc, Bắc Thái, Hoà Bình, Yên Bái vào tới tận Đồng nai, Bà Rịa. Lá dây thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học: Lá đắng do có alcaloid, vỏ và lá đều chứa saponin.
Tính vị, tác dụng: Lá vò ra nổi bột như bọt xà phòng. Dây lá vị chua, se, tính mát; có tác dụng lương huyết giải độc, thư cân hoạt lạc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân thường dùng cây này giã nhỏ thêm rượu xoa bóp vào những nơi sưng tấy, đau nhức do đòn, chỗ bị thương do ngã. Cũng dùng sắc uống hoặc ngâm rượu uống, có tác dụng đối với gân xương và bổ dưỡng. Lá được dùng giã đắp vào trán, gan bàn tay để giảm sốt; còn dùng chữa ngộ độc, sài giật, cảm gió. Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài lấy dây lá tươi giã đắp. Ở Ấn Độ, người ta cũng dùng lá giã đắp các vết thương. Ở Trung Quốc, dây lá được dùng trị cơ thể đau mỏi, dùng ngoài trị bỏng lửa và lở ngứa.
DÂY GẮM
Tên khác Còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gắm lót, vương tôn.
Tên khoa học Cnetum montanum Mgf.
Thuộc họ Dây gắm Gnetaceae.
Cây Dây gắm
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây gắm là một loại dây leo trên các cây to tới 10-12m, thân rất nhiều mấu. Lá mọc đối hình trứng thuôn dài tới 30cm, rộng 12cm. Hoa khác gốc. Nón đực mọc thành chùm dài 12-23mm, rộng 11-13mm, bóng, trên phủ một lớp như sáp.
Phân bố:
Dây gắm mọc hoang tại các vùng rừng núi khắp nước ta, lạnh như Sapa hay nóng như rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây.
Vị thuốc Dây gắm
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Trong nhân dân thường dùng dây gắm sắc uống làm thuốc giải các chất độc như bị sơn ăn, ngộđộc, còn được dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét.
Liều dùng
Ngày dùng 15-20 hay 30g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Tính vị , qui kinh
Vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Dây gắm
Chữa lở sơn:
Lấy rễ gắm 20g, cho 300ml nước sắc nhỏ lửa còn 150ml, ngày uống 2 lần.
Hỗ trợ chữa trị phong thấp:
Rễ gắm, rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g, cho 500ml, sắc còn 200, ngày 2 lần. Dùng liền 15 ngày.
Hỗ trợ chữa trị đau nhức gân xương:
Rễ gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ, ngũ gia bì mỗi thứ 80g, rễ bướm bạc, rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, rễ ô dược, tầm cửi dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ xích đồng nam mỗi thứ 40g, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa, mỗi thứ 20g thái nhỏ phơi khô, ngâm với 2 lít rượu trắng, đậy kín, sau 15 ngày, mỗi ngày uống một chén nhỏ, uống trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, tùy từng thể trạng mà có thể gia giảm các vị trên.
DÂY KÝ NINH
Dây ký ninh
Tên khác
Còn gọi là:Thuốc sốt rét, dây thần nông, bảo cự hành, khua cao ho (Lào), bandaul pech (Cămphuchia), liane quinine (Pháp)
Tên khoa học: Tinospora crispa(L.)Miers.,(Menisermum crispum L., Cocculus tuberculatusL.,C. crispusDC.),
Họ khoa học:Thuộc họ Tiết dê -Menispermaceae.
Cây dây kí ninh
(Mô tả, hình ảnh cây dây ký ninh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Cây ký ninh là cây thuốc nam quý. Là một loại dây leo, thân rất xù xì, màu nâu nhạt, sống dai, dài tới 6-7m hay hơn. Thân non nhẵn, thân già màu nâu xám, rất xù xì nom như da cóc. Lá hình trái xoan ngược - dạng tim hay hình thuôn, mọc so le, mép nguyên, dài 8-12cm, rộng 5-6cm, có cuống ngắn, gầy. Hoa tập hợp thành 1-2 chùm mọc ở nách những lá đã rụng. Quả hình trứng, khi chín có màu vàng rồi đỏ, dài chừng 12 mm, có cơm quả dày, chứa 1 hạt màu đen.
Phân bố:
Dây ký ninh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền bắc nước ta như Hoà Bình, Hà tây, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Nó còn mọc ôer Lào, Cămpuchia, Philipin.
Việc trồng cây ký sinh rất dễ dàng, chỉ cần cắt thân thành từng mẩu dài chừng 10-15cm, trồng nghiên xuống đất. Mùa nực phát triển rất mạnh. Theo M.Brancourt, trong 24h, thân cây ký ninh có thể dài tới 20-25cm. Mùa rét cây ngừng phát triển
Bộ phận lùng làm thuốc:
Để làm thuốc, dùng dây già thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn chừng 0,5-1cm, thái mỏng dùng tươi hay phơi khô. Có thể tán bột, luyện viên cho dễ uống. Khi chế biến, có thể ngâm nước vo gạo hay nước tiểu trẻ em.
Thành phần hoá học
Trong thân L. Beauquesne đã lấy ra được một ít ancaloit. Một số tác giả cho chất ancaloit đó là chất becberin. Nhưng theo L. Beauquesne thì đó là chất panmatin. Tỷ lệ ancaloit đó chừng 0,10% so với thân khô. Ngoài ancaloit ra L. Beauquesne còn lấy ra được một chất đắng với một tỷ lệ 0,60-0,80% tính trên thân cây khô. Chất đắng này đã được xác định là một glucozit không có tinh thể, khó thuỷ phân bằng axit, phần đường có thể là một metylpentoza, phần không đường cho phản ứng Liebecman.
Trong rễ, nhiều tác giả đã chiết ra được chất ancaloit becberin, chất đắng columbin (chừng 2,2%) và chất picroretin.
Tác dụng dược lý
Chống chu kỳ trong sốt, bổ đắng, hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu đờm, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, lợi tiêu hoá.
Vị thuốc dây ký ninh
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, tính mát có tác dụng chống chu kỳ trong sốt, bổ đắng, hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu đờm, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, lợi tiêu hoá.
Công dụng
Công dụng phá huyết thông kinh trệ, trục ứ, chỉ phúc thống, sát chư trùng, trừ thấp nhiệt, tiêu thũng đầy, cũng chữa sốt rét hay.
Người ta còn cho súc vật như trâu, bò, ngựa ăn bột ký dây ninh trộn với thóc hay ngô , súc vật ăn sẽ khoẻ, lông mượt, béo tốt.
Ngoài công dụng dùng trong, dây ký ninh còn được dùng ngoài bằng cách đắp hoặc sắc lấy nước rửa các vết lở loét rất hiệu quả.
Liều dùng
Dùng dưới hình thức cao, bột, viên
Liều dùng chữa sổ rét. Ngày uống 0,5-1,5g cao dưới hình thức thuốc viên.
Bột thân cây chế thành rượu thuốc hay thuốc ngâm; Bột thuốc ngày uống 2-3g, rượu thuốc ngày 4-8g.
Ứng dụng lâm sàng của dây ký ninh
Sốt có cơn, rét run, sởn gai ốc, mình mẩy chân tay đau nhức trong người nóng như thiêu, đầu đau như búa bổ, khát, tức ngực, miệng rất đắng, người toát mổ hôi, ướt dầm dề. Mạch đang cơn sốt phù huyền sác, có khi hồng đại sác.
Bài thuốc: sài hồ 12g, địa long (sao gừng) 12g, thường sơn sao rượu 16g, dây ký ninh 12g, muồng trâu 12g, thảo quả 8g, binh lang 8g, trần bì 8g, rễ bá bệnh 8g, bán hạ chế 8g. Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, uống ngày 1 thang.
Tham khảo
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tất cả các bộ phận của cây được sử dụng rộng rãi về tác dụng bổ chung, chống viêm, chống dị ứng, bảo vệ gan, tăng dục, tăng thích nghi và hoạt tính điều hoà miễn dịch trong các bệnh nhiễm khuẩn. Dây thần thông cũng được dùng trị các bệnh da, vàng da, thiếu máu, sốt, sốt rét và thấp khớp. Dây thần thông là một thành phần của một số lớn bài thuốc sắc trong y học cổ truyền Ấn Độ trị bệnh về khớp.
Tinh bột từ thân và rễ được dùng làm chất bổ dưỡng trong bệnh tiêu chảy và lỵ mạn tính. Dịch ép từ cây tươi là một thuốc lợi tiểu mạnh, trị bệnh về tiết niệu và bệnh lậu. Ngoài tác dụng trị sốt rét, rễ thần thông còn có hoạt tính chống stress và trị bệnh phong. Dây thần thông cũng được dùng trong thú y.
Thân cây tán bột hoặc sắc lấy nước cho vào bơ sữa trâu lỏng, sữa dê hoặc mật ong được dùng để lọc máu, làm ổn định sức khoẻ người cao tuổi và làm bắp thịt chắc khoẻ.
Một bài thuốc chữa sốt rét gồm thân rễ thần thông, thân rễ củ gấu và gừng khô, mỗi vị 5g. Sắc với nước uống trong này, trong 4 - 5 ngày.
Thân cây của dây thần thông trộn lẫn với vỏ thân của cây tra nhỏ (Thespesia lampas) và lá xuyên tâm liên được dùng dới dạng thuốc sắc để chữa sốt rét.
Trong 1210 trường hợp các bệnh nhiễm khuẩn khác nhau được điều trị với chế phẩm Septilin bào chế từ dây thần thông và một số dược thảo khác, có 610 trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, 105 trường hợp chảy dịch tai mạn tính, 175 trường hợp nhiễm khuẩn bề mặt da, 15 trường hợp viêm eczema da và 185 trường hợp vết mổ được khâu. Septilin có hiệu quả trong đa số trường hợp. Không có tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng, ngay cả khi dùng hàng ngày.
Một chế phẩm khác chứa dây thần thông, nhọ nồi, nhục đậu khấu, mỗi vị 100mg, và một số thành phần dược thảo khác, được dùng điều trị có hiệu quả sỏi thận với các biến chứng khác nhau mà không có tác dụng phụ. Sự phân rã sỏi xảy ra sau 15 ngày dùng thuốc. Dây thần thông được dùng trị loét miệng. Nghiền 3 - 5g rễ trong nước thành bột nhão và uống các ngày một lần. Rễ tươi được nhai và ngậm một lúc trong miệng.
Trộn 5ml dịch ép từ dây thần thông tươi với 10 - 20 hạt hồ tiêu và 10ml mật ong và uống làm một lần. Cứ cách 4giờ uống một liều như vậy để trị bệnh lậu. Rễ và thân dây thần thông được dùng kết hợp với các thảo dược khác trị rắn cắn và bọ cạp đốt. Nước sắc từ thân cây tán bột là thuốc hồi phục chức năng, bổ và tăng dục. Toàn cây giã nhuyễn đắp trị gãy xương.
Dây thần thông được dùng để cải thiện khả năng tâm thần, trị các rối loạ thần kinh. Một thuốc sắc từ lá được dùng điều trị bệnh gút (thống phong). Cây cũng được dùng làm thuốc an thần, trị hen, viêm quầng và lao phổi. Dùng dịch ép từ toàn cây hoặc thân bôi đắp ngoài trị bệnh nám da và ghẻ, và cũng dùng uống để tẩy máu. Lá được dùng trị khí hư.
Một chế phẩm bào chế từ các cây dây thần thông, hương nhu, dung, Asparagus racemosus được dùng điều trị rối loạn nội tiết ở phụ nữ. Đó là những vị thuốc được biết đến về công dụng hỗ trợ hệ nội tiết của phụ nữ và làm tăng sự "khoẻ mạnh về tình dục" ở phụ nữ.
Dây thần thông cũng được dùng trị giang mai, viêm phế quản, di tinh, và liệt dương.
Dùng 4 thìa cà phê dịch ép thân tươi dây thân thông cùng với 1 thìa cà phê mật ong uống lúc đói, ngày 2 lần trong 7 ngày để trị di tinh, dùng trong 1 tháng. Cũng được chỉ định làm thuốc kích dục và làm tăng tinh trùng trong tinh dịch.
Ở Sri Lanka, thân dây thần thông được dùng trị sốt, bệnh da, vàng da và bệnh giang mai. Tinh bột từ rễ và thân cây được dùng trị tiêu chảy mạn tính và lỵ mạn tính dai dẳng, và là một chất dinh dưỡng có giá trị, trong trường hợp ruột bị kích thích và không tiêu hoá được thức ăn thông thường. Nó có tác dụng điều trị các triệu chứng của thấp khớp. Dịch ép cây tươi là thuốc lợi tiểu mạnh. Để trị rắn cắn và côn trùng độc cắn đốt, dùng dịch ép và nước sắc rễ đắp vào nơi bị thương và uống cứ nửa giờ một lần.
Được dùng trị sốt rét nhẹ dưới dạng cồn thuốc.
Thường dùng trị cảm sốt, phát ban, sốt rét cơn, ho, tiêu hoá kém và tiêu mụn nhọt. Dùng ngoài lấy nước sắc rửa mụn nhọn lở loét. Lá nghiền nát dùng đắp lên các vết thương và đắp trị ghẻ. Ở Ấn Độ, người ta dùng trong suy yếu toàn thân.
So sánh
Ở nước ta còn một loại cây gần giống dây ký nin, gọi là dây thần nông. Người ta dùng thân cây của cây thần nông, tươi hoặc khô. Đây không phải là cây canhkina và không có chất quinin mặc dù mang tên dây ký ninh. Được xác định tên khoa học là Tinospora cordifolia Miers. Thân ít xù xì hơn, là tròn hình tim hơn, quả dài hơn, cùng một công dụng như dây ký ninh.
HÀ THỦ Ô ĐỎ
Tên khác
Tên thường gọi:hà thủ ô đỏ, thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình, măn đăng tua lình, mằn nắng ón.
Tên khoa học: Fallopia multiflora
Tên la tinh:RadixPolygonum multiflorum
Tên tiếng Trung:何首乌
Tên thực vật:fleeceflower root Hà thủ ô.
Họ khoa học: họ Rau răm (Polygonaceae).
Cây hà thủ ô đỏ
(Mô tả, hình ảnh cây hà thủ ô đỏ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả
Cây hà thủ ô đỏ là một cây thuốc quý, dạng cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5-7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, màu đen.
Nơi sống và thu hái
Cây có nguồn gốc từ Châu Á, thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Hiện tại được trồng làm thuốc.
Ở Trung Quốc cây được trồng nhiều ở các tỉnh: Hà Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Tây và một số nơi khác.
Ở Việt Nam cây hà thủ ô mọc hoang ở các vùng rừng núi như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên, Hòa Bình, Lạng Sơn...Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính 3-5cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc.
Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc
Rễ củ hà thủ ô đỏ. Rễ củ hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát.
Bào chế
Củ hà thủ ô đỏ có thể dùng tươi hoặc bào chế lại rồi mới dùng
Cách bào chế hà thủ ô
- Đỗ đen giã nát cũng ngâm với Hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm, sáng đem đồ lên rồi phơi nắng trong một đêm lại ngâm với Đỗ đen, lại đồ và phơi, làm 9 lần.
- Củ Hà thủ ô ngâm nước vo gạo 24 giờ, rửa lại rồi cho vào nồi, cứ 10g Hà thủ ô, cho 100g Đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn. Đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước Đỗ đen thì tẩm, phơi cho hết. Đồ, phơi được 9 lần là tốt nhất.
Thành phần hoá học:
Hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid; crysophanol, emodin, rhein; chứa 1,1% protid; 42,2% tinh bột; 4,5% chất vô cơ; 24,6% chất tan trong nước. Cũng giàu nguyên tố vi lượng như mangan, canxi, kẽm và sắt.
Thành phần hoá học của Hà thủ ô đỏ biến đổi trong quá trình chế biến.
Hà thủ ô sống chứa 7,68% tanin, 0,259% dẫn chất anthraquinon tự do, 0,805% anthraquinon toàn phần.
Hà thủ ô sau chế biến chứa 3,82% tanin, 0,113% anthraquinon tự do, 0,25% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Chất phospholipid có 3,49% trong dược liệu thô và 1,82% trong dược liệu đã chế biến.
Tác dụng dược lý
Nghiên cứu của y học hiện đại xác nhận rằng hà thủ ô đỏ có tác dụng hạ huyết áp, chống xơ cứng động mạch, làm giảm lượng đường trong máu, tăng cường miễn dịch, máu, làm giãn mạch máu, tốt cho tim mạch, thúc đẩy chức năng tuyến thượng thận, và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bảo vệ tim và mạch máu não, bảo vệ gan, tăng trưởng tóc, chống lão hóa, và kháng khuẩn.
Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà, thuốc còn có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với cholesterol (Tân y học, 5 – 6, 1972). Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch và do thuốc có thành phần Lecithin (Tân y học, 5 – 6, 1972).
Làm chậm nhịp tim. Làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu.
Thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà giữ được mức như lúc chuột còn non, tác dụng này có { nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế còn cần nghiên cứu thêm.
Thuốc có tác dụng nhuận tràng do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột (Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược – Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965, trang 345 – 346). Hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn Hà thủ ô chín.
Tác dụng kháng khuẩn và virus: thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lỵ Flexner. Thuốc có tác dụng ức chế virus cúm (Học báo Vi sinh vật 8,164, 1960).
Vị thuốc hà thủ ô đỏ
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Điều trị bệnh trong đông y thường dùng vị thuốc hà thủ ô đã qua bào chế.
Tính vị:
Vị thuốc hà tvị đắng, ngọt, se và hơi ấm
Qui kinh:
Vào 2 kinh can và thận.
Công năng:
Bổ máu và nhuận tràng, giải độc.
Chỉ định và phối hợp:
- Hội chứng Thiếu máubiểu hiện như da nhợt nhạt, hoa mắt, Chóng mặt, Mất ngủ, sớm bạc tóc, đau và yếu vùng lưng và đầu gối: Dùng phối hợp hà thủ ô với sinh địa hoàng, nữ trinh tử, câu kỷ tử, thỏ ti tử và tang kí sinh.
- Táo bóndo khô ruột: Dùng phối hợp hà thủ ô với đương qui và hoạt ma nhân.
- Sốt rét mạn tính do suy yếu cơ thể: Dùng phối hợp hà thủ ô với nhân sâm, đương qui dưới dạng hà nhân ẩm.
- Lao hạch: Dùng phối hợp hà thủ ô với hạ khô thảo và xuyên bối mẫu.
Liều dùng:
Liều thường dùng từ 10-30g đã qua chế biến.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc hà thủ ô
Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón,
Bài thuốc: Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.
Chữa người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con
Bài thuốc: Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g sắc uống.
Bổ khí huyết, mạnh gân cốt
Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
Chữa đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm)
Lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.
Điều kinh bổ huyết:
Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.
Dưỡng huyết, khứ phong. Trị tỳ và phế có phong độc, nửa người ngứa, lở loét, thấp chẩn, bạch điến, lác, lang ben...
Chích thảo, Hà thủ ô, Kinh giới tuệ, Mạn kinh tử, Phòng phong, Uy linh tiên. Tất cả tán bột. Mỗi lần dùng 4g. Uống với rượu ấm hoặc nước nóng, sau bữa ăn.
Thanh lợi thấp nhiệt, khứ phong, giải độc. Trị phong thấp nhiệt độc, lở loét, vết thương chảy nước vàng, thịt thối loét.
Bạch tiên bì, Cam thảo, Hà thủ ô, Khổ sâm, Kim ngân hoa, Kinh giới, Liên kiều, Mộc thông, Phòng phong, Thương truật, Thêm Đăng tâm, sắc uống. Hoặc chế thành viên. Mỗi lần uống 10g với rượu nhạt.
Bổ can thận, ích tinh huyết, tráng cân cốt, làm đen tóc. Trị can thận bất túc, đầu váng, hoa mắt, tai ù, hay quên, chân mỏi, gối mỏi, tay chân mất cảm giác, tiểu đêm, huyết áp cao, động mạch xơ cứng, động mạch vành xơ cứng.
Đỗ trọng 250g, Hà thủ ô 2,25kg, Hạn liên cao 500g, Hắc chi ma cao 500g, Hy thiêm thảo 500g, Kim anh tử cao 500g, Ngưu tất 250g, Nhẫn đông đằng 120g, Nữ trinh tử 250gSinh địa 120g, Tang diệp 250g, Tang thầm cao 500g, Thỏ ty tử 500g. Thuốc tán bột. Trộn chung với các loại cao và mật, làm hoàn. Mỗi hoàn 10g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn.
Tham khảo
Ai không nên dùng hà thủ ô?
Hà thủ ô không thích hợp dùng cho những trường hợp bệnh nhân đờm nặng.
Ngoài ra trường hợp bệnh nhân bị viêm dạ dày, mất cảm giác ngon miệng, lưỡi nhờn, nếu dùng hà thủ ô với liều 12g có thể làm tăng tình trạng đau dạ dày, ăn không ngon miệng.
Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.
Người bị tiêu chảy không dùng
Kiêng kị khi dùng
Dùng quá liều (liều khuyến cáo 30g) có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn, một số trường hợp có thể gây sốt.
Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ.
Tránh nhầm lẫn hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas Merr) còn gọi là dây vú bò về tính chất và công dụng khác với hà thủ ô đỏ. Tham khảo hà thủ ô trắng tại đây.
HÀ THỦ Ô TRẮNG
Hà thủ ô trắng
Tên khác
Tên dân gian:Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Hà thủ ô nam, Bạch hà thủ ô, củ vú bò, dây mốc, dây sừng bò, cây đa lông, mã liên an.
Tên khoa học: Streptocaulon juventas Merr
Họ khoa học:Thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae.
Cây hà thủ ô trắng
(Mô tả, hình ảnh cây hà thủ ô trắng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây hà thủ ô trắng là một cây nam thuốc quý. Dạng dây leo bằng thân quấn dài 2-5m.
- Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn.
- Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm.
- Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá.
- Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò.
- Hạt dẹt mang một mào lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa.
- Củ bên trong có màu trắng và chứa nhiều nhựa. Củ thường nhỏ hơn hà thủ ô đỏ
Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Streptocauli Juventatis
Nơi sống và thu hái:
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang rất nhiều ở vùng đất cao, đồi gò, rừng thứ sinh, đặc biệt là trên các nương rẫy đã bỏ hoang hoặc mới khai hoang. Cây thường ưa những nơi đất đồi cứng như: Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ, Tuyên Quang, Cao Bằng.Cây tái sinh khoẻ. Thu hái rễ củ quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, thái lát dày khoảng 3cm, phơi hay sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.
Bào chế:
Theo Trung y:
Lấy hà thủ ô đã cắt miếng cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm 1 đêm, cứ 10kg hà thủ ô thì dùng 2,5 kg rượu. Ngày hôm sau bỏ vào chõ đồ 4 giờ, lấy ra phơi râm cho khô, lại tẩm lại đồ hai lần nữa là được. Miếng hà thủ ô sẽ thành sắc đen nâu.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch, ngâm nước vo gạo 2 ngày đêm, ngày thay nước 1 lần; rửa lại, đổ nước đậu đen vào cho ngập (1kg hà thủ ô 100g đậu nấu với 2 lít nước cho nhừ nát) nấu cho đến khi gần cạn (nên đảo luôn cho được chín đều), củ trở nên mềm lấy ra bỏ lõi (nếu có), thái hoặc bào mỏng rồi phơi cho khô, nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho đến hết (cách này thường dùng).
Muốn làm kỹ nữa thì trước khi thái miếng làm cửu chưng cửu sái.
Khi đun nấu, đặt một cái vỉ ở đáy dụng cụ để khỏi cháy khét.
- Hà thủ ô đỏ, có thể thêm hà thủ ô trắng Tylophora juventas Woodson, họ thiên lý, mỗi thứ đều nhau, ngâm nước vo gạo 4 ngày đêm, ngày thay nước gạo một lần. Cạo bỏ vỏ hà thủ ô, lấy đậu đen đãi sạch rồi cho dược liệu vào chõ, cứ một lượt hà thủ ô thì một lượt đậu đen; đổ cho chín nhừ đậu đen, bỏ đậu đen lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ; làm như vậy (phơi, đồ) 9 lần. Cuối cùng lấy hà thủ ô thái hay bào phiến hoặc sấy khô và tán bột.
Rượu hà thủ ô sau khi bào chế rồi, tán bột, bỏ vào trong túi vải, ngâm rượu 400 trong 10 ngày với tỷ lệ 1/4. Lọc pha thêm sirô đơn càng tốt (nửa rượu hà thủ ô với 1 sirô). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 - 60ml trước bữa ăn.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, năng đem phơi vì dễ bị mọt.
Thành phần hóa học:
Rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định.
Tác dụng dược lý
Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà, thuốc còn có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với cholesterol ( Tư liệu tham khảo Tân y học 5 - 6, 1972). Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch và do thuốc có thành phần Lecithin ( Tư liệu tham khảo Tân y học 5 - 6, 1972).
Thuốc làm chậm nhịp tim. Làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu.
Thuốc có khả năng nâng cao sức chống lạnh của chuột nhắt. Hà thủ ô trắng có tác dụng tăng cường miễn dịch.
Thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà giữ được mức như lúc chuột còn non, tác dụng này có ý nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế còn cần nghiên cứu thêm.
Thuốc có tác dụng nhuận tràng do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột ( Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược - Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965, trang 345 - 346). Hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn Hà thủ ô chín.
Tác dụng kháng khuẩn và virus: thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lî Flexner. Thuốc có tác dụng ức chế virus cúm ( Học báo Vi sinh vật 8,164, 1960).
Glucozit Hà thủ ô trắng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.
Vị thuốc hà thủ ô trắng
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị, tác dụng:
Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận.
Quy kinh:
Vào kinh can thận
Công dụng
Hà thủ ô chế có tác dụng bổ ích tinh huyết
Hà thủ ô dùng sống có tác dụng giải độc, triệt ngược, nhuận tràng, thông tiện, tư âm cường tráng.
Chủ trị:
Chủ trị tinh huyết hư, sốt rét lâu ngày, ung sang độc, chứng loa lịch, chứng táo bón.
Chỉ định và phối hợp:
Thường dùng chữa Thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.
Cách dùng - liều dùng:
Thường dùng mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống.
Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn.
Ứng dụng lâm sàng của hà thủ ô trắng
Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực, chữa Đau lưngmỏi gối; giúp ăn ngủ được.
Đậu đen 50g, Đậu đỏ 10g, Đỗ trọng dây 50g, Ráng bay 15g, Củ sen 50g, Bố chính sâm 15g, Hà thủ ô trắng (sao muối) 50g, Phục linh 15g. Các vị hiệp chung, tán làm viên hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày uống 3 lần. (Kinh nghiệm ở An Giang).
Chữa tiểu đường thể trung tiêu (vị tiêu): ăn nhiều chóng đói, thân thể ngày càng gầy, hay khát.
Bài thuốc: Hà thủ ô trắng sao vàng hạ thổ 500g, hoài sơn 1000g, liên nhục 10000g, sâm voi 500g, cử đinh lăng 500g. Tất cả sao vàng, tán nhỏ mịn, luyện mật ong làm hoàn. ngày dùng 6-8g chia 2 lần uống với nước sắc cây cối xay (cối xay 20g nước 200ml.
Chữa sốt rét ngã nước do muỗi truyền
Bài thuốc: Hà thủ ô trắng (tẩm rượu sao vàng) 250g, Dây thẩn thông 100g, Thường sơn (bỏ gân lá tẩm rượu sao vàng) 40g, Thảo quả (đập bỏ vỏ lấy nhân hạt sao thơm) 40g, Miết giáp (tẩm giấm sao vàng) 50g, Mã tiền chế 10g
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh.
Khi dùng hà thủ ô trắng kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi.
Phân biệt:
Tránh nhầm lẫn với Dây căng cua (cryptolepis buchanani Roem et Schelt) cùng họ Thiên lý, là cây có độc rất giống cây Hà thủ ô trắng, đặc điểm phân biệt Dây càng cua là nhẵn bóng, toàn cây không có lông.
DÂY THUỐC CÁ
Dây thuốc cá
Tên khác:
Còn gọi là dây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát, lầu tín, tuba root, derris, touba.
Tên khoa học Derris elliptica Benth
Thuốc họ cánh bướm Fabaceae
Dây duốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá, vì những cây này chỉ độc đối với sâu bọ và động vật máu lạnh, không độc đối với người và súc vật nuôi trong nhà cho nên còn được dùng trong nông nghiệp để diệt trừ sâu bọ.
Cây Dây thuốc cá
( Mô tả, hình ảnh cây Dây thuốc cá, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả:
Dây thuốc lá lá một loại dây leo khỏe, thân dài 7-10m, lá kép gồm 9-13 lá chét, mọc so le, dài 25-35cm, lá chét lúc đầu mỏng, sau dai dày, hình mác, đầu nhọn, phía dưới tròn. Hoa nhỏ, trắng hoặc hồng. Quả loại quả đậu, dẹt, dẹt 4-8cm.
Phân bố:
Được trồng nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Phú Quốc. Trồng Cây Thuốc Cá bằng cách dâm cành, mẩu rễ cành dài 0,4-0,5m, trồng cách nhau 1m. Sau hai năm bắt đầu thu hoạch. Phải thu hoạch hết các rễ nhỏ, vì rễ càng nhỏ, lượng hoạt chất càng cao. Hoạt chất cao nhất vào các tháng thứ 23-27. Cây chịu ánh sáng mạnh, nhưng ưa nơi mát hơn. Vì vậy ở miền Nam Việt Nam nước ta người ta hay trồng xen giữa các cây cao su, cây dừa. Nhiệt độ cần thiết 27-280. Đất bón vôi cho năng suất rễ cao hơn. Ở Malaxia, sau 25 tháng mỗi ha cho hơn 3 tấn rễ, trung bình năng suất là hơn 1,3 tấn. Trước đây ở miền Nam Việt Nam thuốc cá trồng nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Phú Quốc. Năm 1938 đã xuất cảng được 22 tấn rễ. Trên thị trường thuốc cá dài ngắn không đều, đường kính thường trung bình 1cm, cong queo, mặt ngoài xám nâu, đến nâu đỏ nhạt, với những đường nhỏ chạy dọc. Vỏ dày dính chắc vào gỗ màu nâu hồng, bẻ rất nhiều xơ, vị hơi ngọt, nhầy, sau đó nóng và hắc. Giã ngâm vào nước, nước sẽ có màu vàng đục và mùi đặc biệt; khác với rễ cóc kèn cho dung dịch trong.
Thành phần hóa học
Rễ Cây Thuốc Cá chứa 10-12% nước, 2-3% chất vô cơ, rất nhiều gluxit (đường, tinh bột), tanin, chất nhựa. Hoạt chất chính là rotenon (hay tubôtxin, derrin) được nagai chiết ra từ 1902. Tên rotenon do từ chữ roten là tên Nhật Bản của cây thuốc cá. Công thức thô C23H22O6, công thức khai triển được butenandt xác định từ 1928 với 5 vòng: 2 vòng benzen (a) và (d), một vòng py-ran (b) 1 vòng pyron (c) và 1 vòng furan (e), ngoài ra còn 2 nhóm metoxy. Hiện nay người ta xếp rotenon vào nhóm izoflavon ( các vòng d, c và a có gạch chéo)- rotenon là những tinh thể hình lăng rotenon nhân isoflavon (gạch dọc) trụ, không màu, tả tuyền, hầu như không tan trong nước 1/1.000.000, hơi tan trong cồn và ête, rất tan trong axeton, benzen và clorofoc (73%). Những dung dịch rotenon trong dung môi hữu cơ khi ra ánh sáng chuyển màu vàng rồi đỏ để thành chất dehydrorotenon vững bền và có độ độc vững bền. Trong môi trường kiềm, dung dịch không vững bền. Để xác định sự có mặt của rotenon người ta dùng những phản ứng sau đây: Phản ứng durham, howard, joné và smith, 1933: đun 0,05g bột rễ duốc cá với 5ml clorofoc, lọc, phần lọc được cô khi trên kính đồng hồ, thêm 2 giọt axit sunfuric đặc sẽ xuất hiện màu vàng cam rất rõ sau ngả màu nâu và tím khi thêm 1 hạt nitrit natri, phản ứng nhạy tới 1/10mg. Phản ứng jones và smith: dung dịch 0,1% trong axton thêm axit nitrit rồi nước và kiềm hóa bằng amoniac sẽ xuất hiện màu xanh tím rồi mất. Hoạt chất khác gần giống rotenon deguelin 3-8% (do chiết lần đầu tiên từ cây deguelia cùng họ cánh bướm): tinh thể hình kim màu lục nhạt, chảy ở 170oC, đồng phân của rotenon với hai vòng dihydroxybenzopyran, tephrosin, tinh thể không màu chảy ở 198oC (tên do chiết lần đầu tiên ở cây tephrosia cùng họ cánh bướm), toxicarol và sumatrol cùng có những hydroxyphenol. Toxicarol có tinh thể hình lục lăng màu vàng lục, chảy ở 219oC. Hàm lượng rotenon trong thuốc cá thay đổi tùy từng loại từ 4-12%, thông thường 5-8%, có thứ hoang dại lên tới 13%. Nhưng độ độc không chỉ do rotenon, mà còn tỷ lệ với lượng cao của ête của rễ. Thường một loại rễ chứa 4-5% rotenon cho chừng 16-22% cao ête. Thứ tự độ độc của các chất như sau: rotenon 400 lần mạnh hơn deguelin, deguelin 40 lần hơn tephrosin, tephrosin gấp 10 lần toxicarol. Định lượng rotenon trong rễ thuốc cá (phương pháp do a.f.nor. Pháp quy định). Sau khi làm những phản ứng định tính nói trên, dùng clorofoc để chiết bột rễ thuốc cá, ngâm trong 24 giờ và lắc trong 4 giờ. Bốc hơi dung dịch. Cặn còn lại hòa vào dung dịch tetraclorua cacbon no rotenon đun sôi. Để nguội, phức chất rotenon -Cl4C tinh thể tách ra, lọc qua phễu lọc thủy tinh xốp đã cân bì, dùng tetraclorua cacbon no rotenon để rửa tinh thể, sấy ở 35oC rồi cân. Lượng rotenon trong phức chất được xác định bằng kết tinh lại trong cồn 95o đun sôi: rotenon tinh khiết sẽ kết tinh khi dung dịch để nguội. Ngoài phương pháp định lượng nói trên, còn có những phương pháp so màu dựa vào màu tím nhạt do tác dụng của axit sunfuric và nitrit natri, cho kết quả cao hơn phương pháp trên do toàn bộ các chất tương tự rotenon cũng cho màu.
Tác dụng dược lý
Từ lâu đời, được nhân dân vùng Đông Nam Châu Á dùng thuốc cá: nghiền rễ với nước với liều 1 phần triệu cá bị say và người ta bắt cá dễ dàng. Với liều cao hơn cá có thể bị chết. Tinh chất trừ sâu của rễ duốc cá cũng được nhân dân Trung Quốc và Ấn Độ biết từ lâu. Mãi đến những năm 1930 tính chất trừ sâu này mới được nghiên cứu ở Châu Âu và Châu Mỹ. Độc tính của rotenon thể hiện trên động vật máu lạnh do đường uống hay đường tiếp xúc với nồng độ 1x10-6, deguelin 10 lần kém độc hơn, tephrosin 40 lần và toxicarol 400 lần. Rotenon độc làm tê liệt trung tâm hô hấp, con sâu tiếp xúc với rotenon sẽ bị yếu đi rồi chết, không dãy dụa, trái lại với dung dịch pyretrin (trong cúc trừ trùng) con sâu sẽ quằn quại. Tuy nhiên không phải đối với sâu nào rotenon cũng có tác dụng. Đối với người và động vật máu nóng các chất đó hầu như không có độc tính (qua đường tiêu hóa), nhưng nếu tiêm mạch máu có thể gây liệt hô hấp và chết do ngạt. Trên cơ sở tác dụng dược lý, người ta còn kiểm nghiệm cây duốc cá bằng phương pháp sinh vật như sau: Thử trên các loại cá vàng carassius auratus (cyprin dore), ides melanotes (melanote), phoxinus laevis (vairon): xác định nồng độ loãng nhất làm cho con cá mất thăng bằng hoặc bị kéo theo dòng nước chảy. Trên nhộng hay ấu trùng sâu bọ (doryphore, charancon…): phun những dung dịch loãng rotenon hay rễ duốc cá lên những ấu trùng đặt trong những lồng kín. Trên ruồi: dùng lạnh làm tê liệt nhất thời ruồi, nhỏ trên mỗi con dung dịch thuốc định thử (dùng ống nhỏ giọt vi quản). Đếm số ruồi chết sau 24 giờ.
Vị thuốc Dây thuốc cá
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng và liều dùng
Ở nước ta, tại một số vùng người ta chỉ hái cây duốc cá tươi, làm thành một vòng treo trên sừng trâu những con sâu bị dòi hay có ký sinh. Dòi và kí sinh thấy mùi duốc cá tự đi. Duốc cá: xem những nơi nào có cá, lấy một ít rễ cây duốc cá (nhiều ít tùy theo nơi đó nhiều hay ít nước), giã nhỏ, thả bột thô rễ cây duốc cá vào nước, ít giờ sau, cá bị chết độc rotenon nên bị nghẹ thở rồi nổi lên mặt nước. Bắt cá đó thả vào nước sạch, cá sẽ sống lại. Thuốc trừ sâu hay dùng nhất, dưới dạng sau đây: để diệt trừ ruồi, muỗi, mối, mọt, dán, nhện, sâu hại cây trồng… tác dụng của rotenon mạnh gấp 4-10 lần nicotin. Đối với những sâu bọ có vỏ cứng và bộ máy hô hấp khó thâm nhập cần dùng với liều gấp hai, ba. Trộn bột rễ duốc cá với những bột trơ như bột talc, đất sét, thạch cao v.v… cần tránh những bột có phản ứng kiềm vì chất kiềm làm cho rotenon mất tác dụng: cầu lacton có tác dụng bị phá huỷ. Tỷ lệ pha trộn cũng không nên quá 30%, có khi chỉ cần 15% bột nguyên chất là đủ. Có thể dùng bột rotenon cũng trộn với những bột trơ khác như talc, đất sét, thạch cao v.v… nhưng tỷ lệ rotenon tối đa chỉ cần 1%, trung bình chỉ cần 0,25-0,50%. Bột rotenon để 1 năm không bị giảm tác dụng. Nhưng nếu dùng bột rễ thuốc cá tươi tác dụng còn mạnh hơn dùng rotenon. Thường tác dụng tốt nhất thu được với những dung dịch nước ngâm 5% rễ duốc cá tươi. Có khi người ta phối hợp rotenon hay rễ thuốc cá tươi với pyretrin vì pyretrin tác dụng mau hơn nhưng sự bảo quản của pyretrin còn chóng mất tác dụng hơn và giá thành cũng cao hơn. Để tăng độ dính hay tính chất nhũ hóa thường người ta còn dùng thêm những chất dính như dầu lạc, dầu thầu dầu, anbumin, máu, casein… chú ý dùng những chất dính không gây phản ứng làm tác dụng của rotenon, những chất nhũ hóa thường dùng là mật bò, xà phòng nhưng cũng chú ý tránh dùng những chất nhũ hóa có tính chất kiềm làm giảm tác dụng của rotenon.
Một công thức dùng rễ thuốc cá Rễ thuốc cá 250g, xà phòng 250g, nước 100l. Rửa sạch rễ, giã nát ngâm vào 15 lít nước trong 24 giờ. Rửa sạch cối, chày, nước rửa dồn vào dung dịch nói trên. Sau 24 giờ vớt rễ ra và lọc. Bã ngâm vào 10 lít nước trong 3 giờ. Lọc lại. Khi dùng cho thêm nước đã pha thêm xà phòng vào theo tỷ lệ trên cho đủ 100 lít. Dùng bơm bơm lên những nơi có sâu, hoặc côn trùng như vườn rau, vườn cây, nhà cửa…
Chú thích: Ngoài cây duốc cá derris malaccensis prain cùng một mục đích. Gần đây, Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh đã dùng lá cây cóc kèn derris trifoliata lour cùng họ làm thuốc cầm máu, làm lành vết thương. Cây này là một loại dây leo lớn, lá có 3-5 lá chét, đôi khi 7, hoa màu trắng phớt hồng, mọc thành chùm, quả dài 3-4cm, rộng 2,8cm, chứa một hạt. Trong lá cóc kèn có 11% tanin, rotenon, nhiều flavon dưới dạng bột mịn màu vàng nhạt (Dược học 2, 1980).
Tính vị - Qui kinh: đang cập nhật
Công dụng:
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Dây thuốc cá
Tẩy giun
Đối với người ta dùng rễ thuốc cá làm thuốc tẩy giun, nhưng rễ duốc cá cũng ít dùng so với các loại thuốc giun khác và vì có độc nên hiện nay không còn được áp dụng.
DÂY ĐAU XƯƠNG
Dây đau xương
Tên khác
Tên khác:Còn gọi là câyKhoan cân đằng, tiếng Trung Quốc có nghĩa là làm cho xương cốt được thư giãn khoẻ mạnh.
Tên khoa học:Tinospora sinensis Merr. (Tinospora tomentosa Miers, Timospora malabarica Miers, Menispermun malabarilum Lamk)
Họ khoa học:Thuộc họ Tiết đề Menispermaceae.
Cây dây đau xương
(Mô tả, hình ảnh cây đau xương, thu hái, phân bố, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây đau xương là một cây thuốc nam quý dạng dây leo, dài 7-8cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá cũng có lông nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt, phần lá hình tim, phía cuốn tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10-20cm, rộng 8-10cm có 5 gân nhỏ, toả hình chân vịt.
Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy lá chùm tụ lại, chùm dài khoảng 10cm, có lông măng màu trắng nhạt, quả khi chín có màu đỏ, có dịch nhày, hình bán cầu.
Phân bố:
Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam.
Dây đau xương là một vị thuốc được lưu truyền nhiều trong nhân dân ở miền núi các tỉnh phía bắc, Tây Bắc đã được trồng rộng rãi trong nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân, còn dùng làm thuốc bổ.
Cây mọc khoẻ, trồng bằng thân cây. Thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học của dây đau xương
- Dây đau xương có chứa nhiều Ancaloit.
- Trong dây đau xương, người ta đã tách và xác định cấu trúc một glucosid phenolic là tinosinen (I). (E) - 1 - (3 hydroxy - 1 - propenyl) - 3 - 5 - dimethoxyphenyl) 4 - 0 - beta - D apio furanosyl - (1 - 3) - beta - D glucopyranosid (CA, 122,1995 156312 b).
Trong cành người ta tìm thấy 2 chất dinorditerpen glucosid ; tinosinesid A và B. Tinosinesid A: [2S - (2alpha, 4a.alpha, 7beta, 9beta, 10beta, 10alpha.beta, 10b.alpha] - 10 acetoxy - 2 (3 furanyl) - 7 (beta - D - glucopyranosyloxy - dodecahydro - 4a, 9 - dihydroxy - 10b - methyl - 4H - naphto [2 - 1- C] pyra - 4 on. Tinosinesid B: (2 - 0 - acetyltinosinesid A)
Tác dụng dược lý của dây đau xương (đang cập nhật)
Dây đau xương có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin trong thí nghiệm ruột cô lập.
Dây đau xương có ảnh hưởng trên huyết áp động vật thí nghiệm, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện trên các hiện tượng quan sát bên ngoài của động vật, có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, tác dụng an thần và lợi tiểu.
Vị thuốc dây đau xương
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Dây đau xương có vị đắng, tính mát.
Quy kinh
Quy vào kinh can
Công dụng dây dau xương:
Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.
Dùng chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người, còn được dùng làm thuốc bổ.
Chủ trị:
Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp.
Liều dùng dây đau xương:
- Dùng dưới dạng sắc nước 10-12g kết hợp với các vị thuốc khác
- Dùng ngoài xoa bóp, thân cây có tác dụng mạnh hơn.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc dây đau xương
Chữa sai khớp xương, bong gân (Hải Thượng Lãn Ông):
Lá dây đau xương, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sòi, vỏ núc nác, gừng sống, lá canh châu, mủ xương rồng bà (Opuntia dillenii), lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, củ nghệ, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế.
Các vị trên giã nhỏ, sao nóng và chườm.
Trị rắn cắn (Hải Thượng Lãn Ông):
Lá dây đau xương 20g, lá thài lài 30g, lá tía tô 20g, rau sam 50g. Dùng tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp.
Thuốc thấp khớp:
- Cao bào chế từ 2 vị: dây đau xương, củ kim cang, lượng bằng nhau. Ngày uống 6g cao.
- Cao chế từ các vị dây đau xương, độc lực, hoàng lực, thổ phục linh, huyết giác, lá lốt, bưởi bung, tầm xuân, hoàng nàn chế, kê huyết đằng, ngưu tất.
Trị đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu:
Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống.
Chữa đau nhức xương khớp: viêm khớp vùng cổ và thắt lưng
1, Lấy dây đau xương giã nhỏ, trộn với ít nước đắp lên những chỗ đau nhức.
2, Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ. Phụ nữ hoặc những người không uống được rượu, có thể sắc với nước uống. Thời gian 15-20 ngày.
MẶT QUỶ
Mặt quỷ, Ðơn mặt quỷ, Nhàu tán, Dây đất, Nhầu đó, Cây ganh, Khua mak mahpa - Morinda umbellata L., thuộc họ cà phê - Rubiaceae.
Mô tả: Cây mọc toả ra hay leo, tới 10m. Lá hình trái xoan ngược rộng, thuôn, bầu dục, hay hình dải-ngọn giáo, thót lại ở gốc, tù nhọn hay có đuôi và nhọn mũi ở đầu, dài 2-12,5cm rộng tới 4cm, nhẵn hay có lông ở mặt dưới, gân phụ 4-6 cặp, cuống dài 1cm; lá kèm hình tam giác, cao 2-5mm. Hoa xếp thành đầu đường kính khoảng 6mm ở ngọn nhánh hay xếp hình tán. Hoa trắng, tràng có ống có lông ở vùng cổ, thuỳ 4 thon. Quả gồm những hạch dính nhau, rộng 8-10mm, gần hình cầu, dẹp, có bề mặt sù xì, với nhân cao 4mm, dày 2mm. Hạt 1 trong mỗi nhân.
Ra hoa hầu như quanh năm.
Bộ phận dùng: Rễ, lá và toàn cây - Radix, Folium et Herba Morindae Umbellatae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở ẤnÐộ, Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp mọc ở các bờ đất dưới chân đồi ven suối, ven rừng đồng bằng, dưới tán các cây gỗ. Cũng gặp mọc bò trên các cây bụi ở nơi đất khô trãi nắng miền trung du từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Ninh Bình qua Thanh Hoá, Nghệ An đến Gia Lai. Thu hái rễ vào mùa xuân, mùa thu, rửa sạch, loại bỏ rễ con, ngâm nước ấm, cắt ngắn rồi phơi.
Thành phần hoá học: Rễ chứa glucosid và các dẫn xuất anthraquinone.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, ngọt, tính hơi nóng; có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, giải độc, ích thân, cường cân cốt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng trị mụn nhọt, lỵ, mẩn ngứa, ghẻ lở ngoài da. Còn dùng tẩy giun sán.
Ở Hoa Kỳ, rễ được dùng như một chất xổ mạnh.
Ở ẤnÐộ, lá phối hợp với một số chất thơm sắc nước uống dùng trị ỉa chảy và lỵ.
Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gancấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị Đau lưng, tê thấp. Liều dùng 10-15g sắc uống.
Ở Inđônêxia dùng chữa đau bụng, ỉa chảy, bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh đái đườngbệnh tê phù, bệnh lao phổi, đau ngực, ho, đau gan, chữa các vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.
Ðơn thuốc: Chữa thấp khớp: Mặt quỷ, vỏ xà cừ, rễ Cỏ xước, rễ Chổi sể đồng 10g sắc nước uống.
VÀNG ĐẮNG
Vàng đắng, Loong t'rơn, Kơ trơng, Dây đằng giang, Hoàng đằng, Hoàng đằng lá trắng, Dây khai, Vàng đằng
Tên khoa học -Coscinium fenestratum(Gaertn.) Colebr., thuộc họ Tiết dê -Menispermaceae.
Mô tả: Dây leo to, thân rộng 5-7cm, có thể tới 15-20cm ở những gốc già; gỗ màu vàng. Vỏ thân nứt nẻ màu xám trắng; các nhánh, mặt dưới lá, cụm hoa và quả có lông màu trắng bạc. Lá mọc so le, phiến to đến 25cm, gân gốc 5; màu trắng mốc ở mặt dưới; cuống phình và cong ở gốc, hơi đính vào trong phiến lá. Hoa nhỏ mọc thành chụm tán trên thân già; hoa đực có 5 nhị, hoa cái có nhị lép; 3 lá noãn có lông. Quả hạch tròn, đường kính cỡ 2,5cm.
Mùa hoa tháng 12-3, quả tháng 5.
Bộ phận dùng: Thân và rễ -Caulis et Radix Coscinii Fenestrati.
Nơi sống và thu hái: Loài của miền Ấn Độ, Malaixia, phân bố ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Ðồng và các tỉnh phía Nam nước ta. Có thể thu hái thân, rễ quanh năm, thái nhỏ phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học: Chủ yếu là berberin, saponin, thân chứa berberin có tỷ lệ tới 3,5%, ceryl alcohol, hentriacontane, sitosterol, acid palmitic và oleic, glucosid sitosterol, saponin và vài chất nhựa. Ở nước ta trong thân và rễ cây có alcaloid berberin với tỷ lệ 1,5-3%.
Tính vị, tác dụng: Rễ và thân đều có vị đắng, tính mát, có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm và bổ đắng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Là nguồn nguyên liệu chiết xuất berberin. Thường dùng chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, vàng da, sốt, sốt rét, kém tiêu hóa. Ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay viên. Hoặc dùng berberin chlorid dạng viên nén 0,05g, ngày 6-10 viên, chia hai lần.
Dung dịch 0,5-1% berberin chlorid dùng chữa đau mắt.
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị lỵ và dùng ngoài rửa mụn nhọt và vết thương. Nước sắc vỏ dùng chữa sốt gián cách, nước sắc thân dùng trị rắn cắn.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:167.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh