XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
BA KÍCH THIÊN
Tên khác:
Tên dân gian: Vị thuốcBa kích(Bản Thảo Đồ Kinh), còn gọi làBất điêu thảo(Nhật Hoa Tử Bản Thảo),Ba cức, Diệp liễu thảo, Đan điền âm vũ, Lão thử thích căn, Nữ bản(Hòa Hán Dược Khảo), Kê nhãn đằng, Đường đằng, Tam giác đằng, Hắc đằng cổ(Trung Dược Đại Từ Điển), Kê trường phong(Trung Dược Chí), Tam mạn thảo(Đường Bản Thảo),Thỏ tử trường(Trung Dược Tài Thủ Sách),Dây ruột gà(Việt Nam).
Tên khoa học:Morinda officinalis How.
Họ khoa học:Họ Cà Phê (Rubiaceae).
Cây ba kích
(Mô tả, hình ảnh cây ba kích, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Nhận biết cây ba kích
Ba kích là một cây thuốc quý, dạng cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non mầu xanh lục, khi già mầu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân. Hoa nhỏ, lúc non mầu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Tràng hoa dính liền ở phia dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu, khi chín mầu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.
Phần dùng làm thuốc
Rễ dùng làm thuốc thường khô, thường được cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khỏang 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong.Vỏ ngoài mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc. Bên trong là thịt mầu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt.
Phân bố, thu hái:
Ba Kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc. Ba Kích có nhiều ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây.
Ba Kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11. Dùng cuốc đào rộng chung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ rửa sạch. Loại rễ to, mập, cùi dầy, mầu tía là loại tốt. Rễ nhỏ, gầy, cùi mỏng, mầu trong là loại vừa.
Bào chế:
1. Dùng nước Câu Kỷ Tử ngâm Ba Kích 1 đêm cho mềm, lấy ra ngâm rượu 1 đêm, vớt ra, sao với Cúc Hoa cho vàng thuốc, dùng vải lau sạch, để dành dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
2. Ngâm với rượu 1 đêm cho mềm, xắt nhỏ, sấy khô, để dành dùng (Bản Thảo Cương Mục).
3. Dùng Cam Thảo, giã dập, sắc, bỏ bã. Cho Ba Kích vào nấu cho đến khi xốp mềm, rút lõi, phơi khô. Liều lượng: 6kg Cam Thảo cho 100kg Ba Kích (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển)
4. Diêm Ba Kích: Trộn Ba Kích với nước Muối (20g Muối cho 1kg Ba Kích), cho vào chõ, đồ, rút lõi, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển).
5. Rửa sạch, ủ mềm, bỏ lõi, thái nhỏ rồi tẩm rượu 2 giờ, sao qua hoặc nấu thành cao lỏng [1ml = 5g] (Phương Pháp Bào chế Đông Dược Việt Nam).
Thành phần hóa học:
·Trong Ba Kích có Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1 (Chinese Hebral Medicine).
·Morindin, Vitamin C(Trung Dược Học).
·Rễ chứa Antraglycozid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Morindin. Rễ tươi có sinh tố C (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
·Trong Ba kích có Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether (Vương Yến Phương – Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 566).
·Palmitic acid, Vitamin C, Nonadecane (Chu Pháp Dữ - Trung Dược Thông Báo q986, 11 (9): 554).
·24-Ethylcholesterol (lý Quán – Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1991, 16 (11): 675).
Tác dụng dược lý:
1. Tăng sức dẻo dai: Với phương phápchuột bơi, Ba Kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).
2. Tăngsức đề kháng: dùng phương phápgây nhiễm độc cấp bằng Ammoni Clorua trên chuột nhắt trắng, với liều 15g/kg, Ba Kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (Trung Dược Học).
3. Chống viêm: Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, Ba Kích có tác dụng chống viêm rõ rệt (Trung Dược Học).
4. Đối với hệ thống nội tiết: thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba Kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen (Trung Dược Học).
5. Nước sắc Ba Kích có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo (Trung Dược Học).
6. Nước sắc Ba Kích có tác dụng làm tăng co bóp của chuột và hạ huyết áp (Trung Dược Học).
7. Không có độc. LD50 của Ba Kích được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 193g/kg (Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).
+ Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng giáng áp huyết; có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng; tăng cường não; chống ngủ ngon dùng Ba kích nhục (Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).
+ Tác dụng đối với hệ nội tiết: Cho chuột và chuột nhắt uống Ba kích thiên thấy không có tác dụng giống như chất Androgen (Trung Dược Học).
+ Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, Ba Kích có tác dụng làm tăng khả năng gioa hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba Kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinhtương đối và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì xử dụng Ba Kích chưa thấy kết quả (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Đối với cơ thể những người tuổi già, những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và 1 số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba Kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảmgiác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Vị thuốc ba kích
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Ba kích thiên hình trụ tròn, hơi cong, dài không nhất định, đường kinh 0,7-1,3cm. Mặt ngoài mầu vàng tro, nhám, có vân dọc. Vỏ ngoài và trong gẫy lộ ra phần lõi gỗ và vân nứt ngang, giống như chuỗi hạt trai. Chất cứng, cùi dầy, dễ bóc. Mặt gẫy mầu tím nhạt, ở giữa mầu nâu vàng. Không mùi, vị ngọt nhưng hơi chát.
Tính vị:
+Vị cay, ngọt, tính hơi ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+Vào kinh Tỳ và Thận (Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải).
+Vào kinh Tâm và Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+Vào kinh túc quyết âm Can và túc dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Giải).
+Vào kinh Thận (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Vào kinh Can và Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Vào kinh Thận và Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Tác dụng:
+Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí (Bản Kinh).
+Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh (Biệt Lục).
+Khứ phong, bổ huyết hải (Bản Thảo Cương Mục).
+An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp (Bản Thảo Bị Yếu).
+Hóa đờm (Bản Thảo Cầu Nguyên).
+Cường âm, hạ khí (Dược Tính Luận).
+Ôn thận, tráng dương, cường tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Bổ thận âm, tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Bổ thận dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách - Quảng Châu).
Chủ trị:
+Trị liệt dương [âm nuy bất khởi] (Bản Kinh).
+Trị đầu diện du phong, bụng dưới đau xuống âm hộ (Biệt Lục).
+Trị các chứng phong, thủy thũng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+Trị ngũ lao, thất thương, phong khí, cước khí, thủy thũng (Bản Thảo Bị Yếu).
+Trị nam giới bị mộng tinh, di tinh đầu mặt bị trúng phong (Dược Tính Luận).
+Trị cước khí (Bản Thảo Cương Mục).
+Trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít (Bản Thảo Cầu Nguyên).
+Trị liệt dương, bụng dưới lạnh đau, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, phong hàn thấp,lưng gối đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Trị liệt dương, Di tinh, không thụ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau, phong thấp đau nhức, gân xương mềm yếu (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Trị thận hư, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp đau nhức, thần kinh suy nhược, liệt dương, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, lãnh cảm, mất ngủ (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách - Quảng Châu).
Liều dùng:
Dùng 6-12g dạng thuốc thang. Có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, làm thành hoàn, tán...
Công dụng chữa bệnh của vị thuốc ba kích
Trị liệt dương, ngũ lao, thất thương, ăn nhiều, hạ khí
Ba kích thiên, Ngưu tất (sống)đều 3 cân ngâm với 5 đấu rượu, uống (Thiên Kim Phương).
Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ
Ba kích 120g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 640g, Thanh diêm 80g, Nhục quế (bỏ vỏ)160g, Ngô thù du 160g. Tán bột. Dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20 hoàn với rượu pha muối nhạt (Ba Kích Hoàn - Cục Phương).
Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn
Ba kích 60g, Ngưu tất 120g, Khương hoạt 60g, Quế tâm 60g, Ngũ gia bì 60g, Đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, Can khương (bào) 60g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm (Ba Kích Hoàn - Thánh Huệ Phương).
Trị tiểu nhiều:
Ích trí nhân, Ba kích thiên (bỏ lõi), 2 vị chưng với rượu và muối, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử (chưngvới rượu). Lượng bằng nhau. Tán bột. Dùng rượu chưng hồ làm hoàn to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang uống với muối ( Kỳ Hiệu Lương Phương).
Trị bạch trọc:
Thỏ ty tử (chưng rượu 1 ngày, sấy khô), Ba kích (bỏ lõi, chưng rượu), Phá cố chỉ (sao), Lộc nhung, Sơn dược, Xích thạch chi, Ngũ vị tử đều 40g. Tán bột, Dùng rượu hồ làm hoàn, uống lúc đói với nước pha rượu (Phổ Tế Phương).
Trị bụng đau, tiểu không tự chủ:
Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn (Ba Kích Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Trị mạch yếu, mặt trắng nhạt, buồn sầu ca khóc:
Ba kích (bỏ lõi), Hồi hương (sao), Nhục thung dung (tẩm rượu), Bạch long cốt, Ích trí nhân, Phúc bồn tử, Bạch truật, Mẫu lệ, Thỏ ty tử, Cốt toái bổ (bỏ lông), Nhân sâm đều 40g. Tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20g (Ba Kích Hoàn - Y Học Phát Minh).
Trị Thận bị hư hàn, lưng và gối đau, liệt dương, tiểu nhiều, không muốn ăn uống, xương khớp yếu, đứng ngồi không có sức, bàng quang bị yếu lạnh, vùng rốn và bụng đầy trướng:
Ba kích 30g, Bạch linh 22g, Chỉ xác 22g, Hoàng kỳ 22g, Lộc nhung 30g, Mẫu đơn 22g, Mộc hương 22g, Ngưu tất 22g, Nhân sâm22g, Nhục thung dung30g, Phụ tử30g, Phúc bồn tử 22g, Quế tâm 22g, Sơn thù 22g, Tân lang 22g, Thạch hộc 30g, Thục địa 30g, Thự dự 22g, Tiên linh tỳ 22g, Ba kích 22g, Tục đọan 22g Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. Tán bột, hoà mật làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu nóng, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Thái Bình Thánh Huệ Phương).
Trị thận bị hư lao, lưng và chân đau, chảy nước mắt sống, hoảng sợ, khát, ăn uống không tiêu, bụng ngực thường đầy trướng, tay chân tê đau, nôn ra nước chua, bụng dưới lạnh đau, tiểu són, táo bón.
Ba kích 30g, Bá tử nhân22g, Bạch linh 22g, Đỗ trọng 22g, Ngũ gia bì 22g, Ngưu tất 22g, Nhục thung dung 30g, Phòng phong 22g, Phúc bồn tử 22g, Thạch hộc 22g, Thạch long nhục 22g, Thạch nam 22g, Thiên hùng 30g, Thiên môn 40g, Thỏ ty tử30g, Thục địa30g, Thự dự22g, Trầm hương 30g, Tục đoạn 30g, Tỳ giải22g, Viễn chí 22g, Xà sàng tử22g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, ngày uống 16 -20g với rượu nóng, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Thánh Huệ Phương).
Trị nguyên khí bị hư thoát, mặt xạm đen, miệng khô, lưởi dính, hay mơ, hoảng sợ, chảy nước mắt sống, tai ù như ve kêu lưng nặng, đau, các khớp xương đau nhức, âm hư, ra mồ hôi trộm tay chân không có sức, tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều xích bạch đới hạ:
Ba kích 90g, Lương khương 180g, Ngô thù 120g, Nhục quế 120g, Thanh diêm 60g, Tử kim đằng 500g.Tán bột, trộn với rượu nếp làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu hoà ít muối hoặc nước muối loãng (Ba Kích Hoàn - Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương).
Trị liệt dương:
Ba kích 30g, Đỗ trọng 30g, Ích trí nhân 30g, Ngũ vị tử 30g, Ngưu tất 30g, Nhục thung dung 60g, Phục linh 30g, Sơn dược 30g, Sơn thù 30g, Thỏ ty tử 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí30g, Xà sàng tử 30g. Tán bột. Luyện mật làm hoàn, ngày uống 12 - 16 g với rượu, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Ngự Dược Viện).
Trị bụng ứ kết lạnh đau, lưng đau, gối mỏi, 2 chân yếu, khớp xương đau, chuột rútû, thận hư, liệt dương.
Ba kích 18g, Đương quy 20g, Khương hoạt 27g, Ngưu tất 18g,Sinh khương27g, Thạch hộc 18g, Tiêu 2g.Giã nát, cho vào bình, thêm 2 lít rượu vào, đậy kín, bắc lên bếp, nấu 1 giờ, sau đó ngâm trong nước lạnh cho nguội. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20ml (Ba Kích Thiên - Thánh Tế Tổng Lục)
Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục, dưỡng sắc đẹp:
Ba kích (bỏ lõi )60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 -20ml,lúc đói (Ba Kích Thục Địa Tửu -Nghiệm Phương)
Trị sán khí do Thận hư:
Ba kích thiên +Hoàng bá +Quất hạch +Lệ chi hạch + Ngưu tất +Tỳ giải +Mộc qua +Kim linh tử +Hoài sơn +Địa hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị liệt dương:
Ba kích thiên + Bá tử nhân + Bổ cốt chỉ + Câu kỷ tử+ Lộc nhung + Ngũ vị tử + Nhục thung dung + Sơn thù du (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị mộng tinh:
Ba kích thiên + Bá tử nhân + Hoàng bá + Liên tu + Lộc giác + Phúc bồn tử + Thiên môn + Viễn chí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị liệt dương, di tinh, tiết tinh do Thận dương hư:
Thỏ ty tử, Nhục thung dung (Trung Dược Học).
Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do Thận dương hư:
Bổ cốt chỉ, Phúc bồn tử (Trung Dược Học).
Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do Thận hư:
Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục Đoạn (Trung Dược Học).
Trị liệt dương, tảo tinh, tiết tinh, lưng đau, vô sinh (ở nữ) do Thận dương hư:
Ba kích thiên 12g, Ngũ vị tử 6g, Nhân sâm 8g, Thục địa 16g, Nhục thung dung, Long cốt, Cốt toái bổ đều 12g. Tán bột, trộn mật làm hoàn 12g. Ngày uống 2-3 lần(Ba Kích Thiên Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị lưng đau, di tinh, hoạt tinh do Thận hư:
Ba kích thiên, Đảng sâm, Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, Thần khúc đều 12g, Sơn dược 24g. Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi:
Ba kích thiên, Xuyên tỳ giải, Nhục thung dung, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, lượng bằng nhau, Lộc thai 1 bộ. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn. Mỗi lầnuống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm(Kim Cương Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù:
Ba kích, Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn đều 12g, Tang ký sinh 10g, Sơn thù nhục 8g, Hoài sơn 16g. Sắc uống (Ba Kích Khu Tý Thang - Trung Dược Ưùng Dụng Lâm Sàng).
Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh:
Ba kích thiên, Tiên mao, Hoàng bá, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Đương qui, mỗi thứ 20 - 28g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham khảo
Kiêng kỵ khi dùng ba kích
+Phúc Bồn Tử làm sứ, ghét Lôi Hoàn, Đan Sâm (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+Những người bệnh tướng hỏa quá thịnh, âm hư hỏa vượng, đại tiện bón, tiểu đỏ, miệng đắng, mắt mờ, mắt đau, bứt rứt, khát nước, cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Âm hư, tiết tinh (do hỏa động), tiểu tiện không thông, miệng lưỡi khô, táo bón, kiêng dùng(Đắc Phối Bản Thảo).
+Âm hư hỏa vượng, cấm dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Người âm hư và bệnh tim không dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư hỏa vượng, táo bón, không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+”Ba kích thiên chủ đại phong tà khí và đầu diện du phong. Phong thuộc dương tà, phần lớn bốc lên trên. Kinh viết: Tà khí thịnh thì chính khí suy, Ba kích thiên có tác dụng bổ tráng dương khí mà đẩy tà khí. Khi chân khí được bổ thì tà khí yên, vì vậy nó trừ được đại phong tà khí vậy. Trị âm nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí; dưỡng 2 kinh Tỳ và Thận , vì vậy các chứng hư tự khỏi. Trị bụng dưới đau lan đến âm hộ, hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh, lợi nam tử, ngũ tạng bị lao (hư yếu), thận hư, hạ khí, giáng hỏa, hỏa giáng thì thủy thăng, âm dương hỗ trợ, tinh thần yên ổn, cho nên chủ Thận khí bị thấp trướng, làm mạnh nguyên dương, trị các chứng hư, không cần làm cho nó hết mà nó hếtvậy” (Bản Thảo Kinh Sơ).
+”Ba kích thiên là thuốc chữa phần huyết của Thận kinh, bổ cho nguyên dương mà dưỡng Vị khí, các chứng hư đều tựhết; công dụng giống vị Tỳ giải và Thạch hộc. Trường hợp nhiệt nhiều, Ba kích hợp với Hoàng bá, Tri mẫu có tác dụng cường âm; Hợp với Nhục thung dung, Tỏa dương có tác dụng tráng dương, đó là cách dùng nhiệt để tránh nhiệt, dùng hàn để tránh hàn vậy”(Bản Thảo Hối).
+”Nếu mệnh môn hỏa suy thì Tỵ Vị bị hư hàn, không thể kích thích tiêu hóa, dùng Phụ tử, Nhục quế để làm ấm mệnh môn, nhưng lại quá nhiệt, còn nếu dùng Ba kích thiên, vị ngọt ấm, bổ hỏa mà không nung đốt thủy sao? Hoặc hỏi rằng Ba kích thiênngười đời sau dùng trong thuốc hoàn, tán, không dùng trong thuốc thang là sao ?Đáp: Ba kích thiên chính là vị thuốc hay trong thang dược, vì nó ấm mà không nhiệt,kiện Tỳ, khai Vị, ích nguyên dương, uống vào có thể trừ được âm thủy, là dụng cụ bồi tiếp trực tiếp, có công hiệu trực tiếp và gián tiếp”(BảnThảo Tân Biên).
+”Ba kích thiên là thuốc chủ yếu bổ Thận, năng trị ngũ lao, thất thương, cường âm, ích tinh, khí vị cay, ấm, có tác dụng khứ phong, trừ thấp, vì vậy, phàm các chứng lưng đau, gối mỏi, phong thấp, cước khí, thủy thủng,dùng Ba kích rất có ích. Xem trong bài ‘Địa Hoàng Ẩm Tử, dùng để trị phong tà, lấy Ba kích làm đầu, vì nó bổ âm vậy”(Bản Thảo Cầu Chân).
+”Ba kích với Phá cố chỉ và Hồ lô ba đều có tác dụng ôn Thận nhưng Phá cố chỉ có sở trường đặc biệt là thu nạp được Thận khí, bình được suyễn nghịch do hư hàn; Hồ lô ba có tác dụng ôn tán hàn khí bên trong, trị bụng dưới đau do nội hàn; Ba kích thiên có tác dụng phát tán, thích hợp với chứng đau nội hàn do hàn tà bên ngoài gây ra. Tuy giống nhau về ôn Thận nhưng chủ trị khác nhau” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+”Dâm dương hoắc bổ thận dương, thiên nhập vào phần khí của Thận kinh, có tính táo; Ba kích thiên bổ Thận dương, thiên nhập vào phần huyết của Thận kinh, không có tính táo. Nhục thung dung bổ Thận dương mà nhuận táo, thông tiện; Ba kích thiên bổ Thận dương mà có tác dụng trừ phong hàn, thấp tý. Ba kích thiên trị các chứng cước khí do:
1. Nội nhân: Thận dương hư, thủy thấp đình trệ.
2. Ngoại cảm phong hàn
Ba kích bổ Thận tráng dương công hiệu không giống vị Uy linh tiên “ (Trung Dược Dược lý Độc lý Dữ Lâm Sàng).
+ Ba kích có tác dụng giống với Dâm dương hoắc, cũng có tác dụng làm mạnh gân xương, tán phong thấp. Nhưng Ba kích vị cay kèm ngọt, tính hoà hoãn hơn, tác dụng của nó chuyên về hạ tiêu, đa số dùng trong trường hợp lưng đau, mỏi gối, cước khí, còn tác dụng đối với trị chứng dương nuy thì không bằng Dâm dương hoắc(Thực Dụng Trung Y Học).
BẠCH THƯỢC
Tên Khác:
Tên dân gian: Vị thuốc Bạch thược dượccòn gọi(Thảo Kinh Tập Chú), Dư dung, Kỳ tích, Giải thương(Ngô Phổ Bản Thảo), Kim thược dược(Bản Thảo Đồ Kinh), Mộc bản thảo, Tương ly(Bản Thảo Cương Mục), Lê thực, Đỉnh(Biệt Lục), Ngưu đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn(Hòa Hán Dược Khảo), Một cốt hoa(Hồ Bản Thảo), Lam vĩ xuân(Thanh Dị Lục), Sao Bạch thược, Khuê Bạch thược, Hàng Bạch thược, Tiêu Bạch thược, Toan Bạch thược(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên Khoa Học:Paeonia lactiflora Pall.
Họ khoa học:Thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae).
Cây bạch thược
(Mô tả, hình ảnh cây bạch thược, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Bạch thược là một cây thuốc quý, thuộc loại cây cỏ sống lâu năm, có nhiều rễ to, mập, dùng làm thuốc, rễ có cái dài tới 30cm, đường kính 1-3cm, vỏ màu nâu mặt cắt màu trắng hoặc hồng nhạt, cây có nhiều chồi phát triển thành từng khóm, cây cao 0,5-1m. Lá non giòn, dễ gãy, đến màu thu lá vàng và rụng. Lá mọc so le, lá kép gồm 3-7 lá chế trứng nhọn, Lá màu xanh nhạt hoặc sẫm. Hoa to mọc đơn độc, thuộc loại hoa kép, cánh hoa màu trắng, hoặc hồng. Thược dược không những là câu thuốc quý mà là cây kiểng đẹp. Mỗi hoa thường có vài chục hạt, nhưng có nhiều hạt lép.Cây này mới di thực vào trồng ở Sa Pa bắc nước ta. Hiện nay còn phải nhập của Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Ở Triết Giang thu hoạch sớm nhất khoảng mùng 10 tháng 6. Tứ Xuyên vào giữa tháng 7 lúc thời tiết nóng và thu hoặc có thể kéo dài cho tới cuối mùa hè thì xong. An Huy vào cuối hè đầu thu. Hồ Nam vào tiết lập thu. Khi thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, trước hết cắt thân lá sau dùng cuốc bới quanh gốc để lấy rễ, chú ý để khỏi gẫy. Lấy rễ giũ sạch đất, cắt riêng từng rễ ra, dùng dao con cắt hết những rễ con, rễ phụ mọc từ rễ chính. Sau đó phân loại lớn nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch gặp mưa không phơi được vùi rễ vào đất cát ẩm nhưng không được để quá 2-3 ngày, phơi nắng cho khô thứ chắc rắn là tốt.
Phần dùng làm thuốc:
Rễ khô hay sấy khô (Radix Paeoniae Alba).
Mô tả dược liệu:
Bạch thược rễ khô hình viên chùy dài 15-20cm, thô 1,2-2cm, mặt ngoài có nứt dọc rõ ràng, màu nâu hoặc xám nâu nhạt, thường thường có thể nhìn thấy gốc tích rễ phụ chất cứng khó bẻ gẫy mặt cắt màu xám trắng rất mịn, vùng chất mọc tách rời thành khe nứt hơi có mùi thơm. Thường dừng thứ lớn bằng đầu ngón tay hay đầu ngón chân cái, thịt trắng hồng ít sơ. Thứ nhỏ, lõi màu đen sẫm là xấu.
Bào chế:
+ Cách bào chế của Tứ xuyên: Dùng một nồi hoặc chảo to, đổ nước đã đun sôi vào, bỏ rễ Bạch thược vào cho ngập hết Rễ, không được cho rễ vào quá nhiều, nước không đủ ngập. Sau đó loại rễ to đun khoảng 10-15 phút, nếu đun quá lâu sau này cạo bỏ vỏ sẽ hao phí nhiều, nhưng nếu đun rễ chưa chín lượng dược liệu giảm. Thường người ta xác định độ chín khi luộc bằng cách khi chưa luộc có mùi tanh của đất, vị đắng nhưng khi chín có mùi thơm, bớt đắng. Có thể dùng móng tay bấm được là chín. Luộc xong vớt ra ngay cho vào nước nguội để khỏi chín quá, sau dễ bóc vỏ.Cạo vỏ bằng cách dùng thanh tre cật vót cạo hết lớp vỏ ngoài cho đến lớp vỏ trắng. Khi cạo vỏ phát hiện có những chỗ sâu bệnh cần gọt vỏ, và phải cạo nhẹ tay để lớp vỏ bỏ đi không bị hao hụt nhiều. Cạo vỏ xong, cắt bỏ đầu đuôi, cắt thành khúc dài 10-13cm rồi xếp thẳng đem phơi (Trung Dược Đại Từ Điển).
Phơi rễ chia làm 3 giai đoạn:
- Phơi nhiều, ủ nhiều: rải Bạch thược ra chiếu, hoặc phân đan phơi nắng cứ 20 phút trở một lần, đến giờ chiều đem vào xếp thành đống trên phủ chiếu, ngày mai lại đem phơi, tối lại ủ, phơi ủ như vậy 4-5 ngày là xong, và chuyển sang giai đoạn hai.
- Phơi ít, ủ nhiều: Hàng ngày đến 9 giờ mới đem phơi, 3 giờ chiều cất vào ủ. Khi ủ đối với loại rễ to và trung bình thì phải ủ chiếu kín hoặc bao tải. Khi phơi cứ 30-40 phút trở một lần và ủ thấy rễ mềm ra lại đem phơi, cứ như vậy 8-10 ngày là xong và chuyển sang giai đoạn 3.
- Phơi ngắn ủ dài: Mỗi ngày chỉ phơi 2-4 giờ, cách 40 phút trở 1 lần, còn ủ như trên nhưng phải ủ 3-4 lớp bao tải, ủ cho đến khi lớp vỏ ngoài của rễ ướt lại, sau đó đem phơi cho đến khi lớp vỏ thật khô, bấm móng tay không được nữa mới thôi. Theo cách chế biến này thì ngày mùa hè phơi ít ủ nhiều, ngàu mùa thu phơi nhiều ủ nhiều, ủ cho rễ mềm ra lại phơi, phơi xong rễ còn đang nóng ủ luôn, nếu chỉ phơi không ủ thì bên ngoài rễ khô, bên trong còn ướt, để biến sang vị chua không dùng làm thuốc được, hoặc bên ngoài vỏ biến thành đỏ chất lượng kém.
3) Cách bào chế của Sơn đông: Dùng dao tre cạo vỏ ngoài cho thật trắng nhưng không rửa nước để rễ không biến thành màu nâu hoặc đen. Cạo vỏ xong ngâm rễ ngập trong nước giếng nửa ngày rồi mới luộc, ngâm rễ ngày nào thì luộc rễ ngày đó. Ở Tứ Xuyên có nơi ngâm nước giếng pha trộn 50% nược sông thêm loại rễ nhỏ Bạch thược đã gĩa nát, hoặc dùng bột ngô hòa với nước để ngâm rễ Bạch thược, ngâm như vậy rễ giữ được màu (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Luộc: Đun nước sôi đổ rễ Bạch thược vào, đun khoảng 15-20 phút, khi thấy rễ mềm, vặn cong được hoặc lấy rễ thấy bốc hơi, khô nhanh thì vớt ra. Mỗi chảo nước chỉ luộc 2-3 mẻ rồi phải thay nước mới. Sau đó cắt bỏ đầu đuôi, chia thành loại to, nhỏ, cắt ra thành khúc đem phơi.
Phơi: Luộc xong rải ra chiếu phơi ngay, cách 5-10 phút đảo 1 lần sau 1-2 giờ lấy chiếu cuộn lại phủ chiếu lên trên, khi thấy rễ nguội lại tiếp tục rải ra phơi, phơi trong 3 ngày buổi trưa nắng gắt phủ chiếu lại cho mát. Phơi cho đến khi gõ rễ nghe tiếng kêu thanh thanh, chất thành đống đem ủ 2-3 ngày lại phơi tiếp 1-2 ngày cho tới khi thật khô, phơi vậy vỏ không bị co lại và không chuyển qua màu hồng (Danh Từ Dược Vị Đông Y)
Bảo quản:
Dược liệu chưa bào chế thì cần phải sấy Lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi thì cần phải để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành Phần Hóa Học:
+ Paeoniflorin, Paeonol, Paeonin, Trierpenoids, Sistosterol (Trung Dược Học).
+ Tinh bột, Tanin, Nhựa, Calci oxalat, 1 ít tinh dầu, Chất béo, Acid Benzoic (1,07%), Paeoniflorin, Glucosid Thược dược (C22H28O11) (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Paeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Benzoylpaeonilorin (Vu Tân, Dược Học Học Báo 1985, 20 (10): 782).
+ Albìlorin (Kanede M và cộng sự, Tetrahedron 1972, 28 (16): 4309).
+ Paeoniflorigenone(Shimizu Mineo và cộng sự, Tetra Lett 1981, 22 (23): 3069).
+ Galloylpaeoniflorin (Kan Sam Sik và cộng sự, C A 1989, 111: 160062k).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng ức chế trung khu thần kinh do đó có tác dụng an thần, giảm đau (Trung Dược Học).
+ Gluczit Thược Dược có tác dụng ức chế cơ trơn của tử cung và dạ dầy, ruột, ức chế sự tiết vị toan, phòng được loét ở chuột cống thực nghiệm (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Bạch Thược có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lỵ thương hàn, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, phế cầu khuẩn và nhiều loại nấm ngoài da (Trung Dược Học).
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt (Trung Dược Học).
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống sự hình thành huyết khối do tiểu cầu tăng, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men Transaminaza (Trung Dược Học).
+ Bạch Thược có tác dụng gĩan mạch ngoại vi và hạ áp nhẹ nhờ tác dụng chống co thắt cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học).
+ Bạch Thược có tác dụng cầm mồ hôi và lợi tiểu (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng)
Vị thuốc bạch thược
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính Vị:
+ Vị chua mà đắng, khí hơi hàn (Thang Dịch Bản Thảo).
Quy Kinh:
+ Dẫn thuốc vào kinh Can + Tỳ, nhập vào Can, Tỳ huyết phần (Bản Thảo Kinh Sơ).Vào kinh thủ, túc Thái âm [Phế + Tỳ] (Thang Dịch Bản Thảo).
Tác Dụng:
. Trừ huyết tích, phá kiên tích.Tả Tỳ nhiệt, chỉ phúc thống, chỉ thủy tả, thu Can khí nghịc lên gây ra đau, điều dưỡng Tâm Can Tỳ kinh huyết, thư kinh, giáng khí (Trấn Nam Bản Thảo).
.Dưỡng huyết, nhu Can, hoãn trung, chỉ thống, liễm âm, thu hãn (Trung Dược Đại Tự Điển).
Chủ Trị:
+ Trị trúng ác khí, bụng đau, lưng đau (Biệt Lục).ích tụ, cốt chưng (Dược Tính Luận).Trị Phế có tà khí, giữa bụng đau quặn, huyết khí t
Phế cấp trướng nghịch, hen suyễn, mắt dính, Can huyết bất túc, Dương duy mạch có hàn nhiệt, Đái mạch bệnh làm cho bụng đầy đau (Thang Dịch Bản Thảo).
-Liều Dùng: 6 – 12g.
-Kiêng Kỵ:
+ Sợ Thạch hộc, Mang tiêu. Ghét Tiêu thạch, Miết giáp, Tiểu kế. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Huyết hư hàn: không dùng (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tỳ khí hàn, đầy trướng không tiêu: không dùng (Bản Thảo Chính).
+ Mụn đậu: không dùng Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Tỳ khí hư hàn, hạ lỵ ra toàn máu, sản hậu: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Ngực đầy, vị hàn (Bao tử lạnh):cấm dùng. Sách ‘Bản Thảo Kinh Sơ’ ghi: Bạch thược có tính chua vị lạnh, đau bụng do trúng hàn, trúng hàn làm tiêu chảy, bụng đau do lạnh, cảm giác lạnh trong bụng thì cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bụng đau, tiêu chảy do hàn tà gây ra và đau do trường vị hư lạnh: không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bạch thược
Trị cơ co giật:
Bạch Thược + Cam Thảo mỗi thứ 16g, sắc uống (Thược Dược Cam Thảo Thang - Thương Hàn Luận).
Trị can khí bất hòa sinh ra đau xóc bụng sườn, tay chân co rút và các chứng tiêu chảy, bụng đau:
Bạch thược (tẩm rượu) 12g, Chích thảo 4g, sắc uống (Thược Dược Cam Thảo Thang – Thương Hàn Luận).
Trị lỵ tiêu ra máu mủ:
Thược Dược 40g, Đương Quy 20g, Hoàng Liên 20g, Binh Lang, Mộc Hương đều 8g, Chích Thảo 8g, Đại Hoàng 12g, Hoàng Cầm 40g, Quan Quế 6g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 2 chén nước, còn 1 chén, uống ấm (Thược Dược Thang - Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).
Trị phụ nữ hông sườn đau:
Bạch Thược Dược + Diên Hồ sách + Nhục quế + Hương Phụ. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi (Thược Dược Thang - Chu Thị Tập Nghiệm Y hương).
Trị Can âm bất túc gây ra đầu váng, hoa mắt, tai ù, cơ run giật, chân tay tê:
Bạch thược 20g, Đương Qui, Thục Địa mỗi thứ 16g,Toan táo nhân 20g, Mạch Môn 12g, Xuyên khung, Mộc qua mỗi thứ 8g, Cam thảo 4g, Sắc nước uống (Bổ Can Thang - Y Tông Kim Giám).
Trị bụng đau, tiêu chảy:
Bạch truật sao khử thổ 12g, Bạch thược sao 8g, Trần bì 6gi, Phòng phong 8g, sắc uống (Thống Tả Yếu Phương – Đan Khê Tâm Pháp).
Trị đầu đau, chóng mặt do can dương vượng thượng lên:
Bạch thược 12g, Câu đằng 12g, Phục thần 12g, Bối mẫu 12g, Cúc hoa 12g, Sinh địa 16g, Cam thảo 4g, Linh dương giác 4g, Tang diệp 12g, Trúc nhự 12g, sắc uống (Linh Dương Câu Đằng Thang – Thông Tục Thương Hàn Luận).
Trị bụng đau, kiết lỵ:
Bạch thược, Hoàng cầm mỗi thứ 12g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thược Dược Hoàng Cầm Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị có thai đau bụng lâm râm:
Đương qui, Xuyên khung mỗi thứ 6g, Bạch Thược 20g, Phục linh, Bạch truật mỗi thứ 8g, Trạch tả 10g, tán bột uống lần 8g ngày 3 lần với rượu hoặc sắc uống (Đương Qui Thược Dược Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị băng lậu hạ huyết, Rong kinh, ốm yếu gầy mòn:
Bạch thược, Thục địa, Can khương, Quế lâm, Long cốt, Mẫu lệ, Hoàng kỳ, Lộc giác giao, mỗi thứ 8g, tán bột, uống mỗi lần 8g ngày 3 lần với rượu nóng trước khi ăn, hoặc uống với nước sôi (Bạch Thược Dược Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị bụng đau lúc hành kinh:
Bạch thược, Đương qui, Hương phụ, mỗi thứ 8g, Thanh bì, Sài hồ, Xuyên khung, Sinh địa mỗi thứ 3,2g, Cam thảo 2g. Sắc uống (Dưỡng Huyết Bình Can Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị táo bónkinh niên:
Bạch Thược (sống) 24-40g + Cam Thảo (sống) 10-15g, sắc nước uống. Thường dùng 2-4 thang thì khỏi. Trường hợp táo bónkinh những,, mỗi tuần dùng 1 thang ( Vương Văn Sĩ, Nghiệm Chứng Dùng ‘Thược Dược Cam Thảo Thang’ Trị táo bón- Trung Y Tạp Chí 1983, 8: 79).
Trị dạ dầy loét:
Bạch Thược 15-20g + Chích Cam Thảo 12-15g. Đã trị 120 cas khỏi 83 cas, tiến bộ 33 cas, không kết quả 4 cas. Tỉ lệ kết quả 96,67%. Kết quả tốt đối với thể khí trệ, huyết ứ (Dư-Thụy-Tân, Trị 120 Trường Hợp Loét Dạ Dầy Bằng ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Giảm’ - Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1984, 2: 22).
-Trị cơ co giật:
Thược Dược 30g + Quế Chi + Cam Thảo mỗi thứ 15g, Mộc qua 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Đã trị 85 cas, sau khi uống 3-5 thang: hết co rút. Một số ít tái phát nhẹ hơn: uống bài này vẫn có kết quả (Triệu-Ngọc-Hải – ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị’ Trị85 Trường Hợp Cơ Sinh Đôi Cẳng Chân Co Rút - Trung Y Tạp Chí 1985, 6: 50).
-Trị xương tăng sinh:
Bạh Thược 30-60g + Mộc Qua 12g + Kê Huyết Đằng 15g + Uy Linh Tiên 15g + Cam Thảo 12g (tùy chứng gia giảm thêm). Ngày uống 1 thang. Trị 160 cas, khỏi 109 cas, kết quả tốt 42 cas, tiến bộ 1 cas, tỉ lệ khỏi: 96,7% (Vương-Chi-Truật, Nhận Xét Về Chứng Xương Tăng Sinh Trị Bằng ‘Thược Dược Mộc Qua Thang’ - Tân Trung Y Tạp Chí 1980, 1: 18).
-Trị ho gà:
Bạch Thược 15g + Cam Thảo 3g (Tùy chứng gia vị thêm: ho nhiều thêm Bách Bộ, Bách Hợp; Khí suyễn, đờm khò khè: thêm Địa Long, Đình Lich, Ngô Công...). Sắc uống ngày 1 thang. Trị 33 cas đều khỏi (Trương Tường Phúc, ‘Điều Trị 33 Trường Hợp Ho Gà Bằng Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị’ - Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1988, 1: 48).
-Trị hen suyễn:
Bạch Thược 30g + Cam Thảo 15g. Tán bột. Mỗi lần dùng 30g, thêm nước sôi 100-150ml, nấu sôi 3-5 phút, để lắng cặn, uống nóng. Trị 35 cas, kết quả tốt 8 cas, có kết quả 23 cas, không kết qủa 4 cas, có kết quả trong 3-5 phút: 26 cas, trong 1-2 giờ: 4 cas. có kết quả nhanh nhất là sau 30 phút (Lý Phúc Sinh và cộng sự – ‘Thược Dược Cam Thảo Tán Trị Hen Suyễn’ - Trung Y Tạp Chí 1987, 9: 66).
-Trị hội chứng rung đùi:
Bạch Thược + Cam Thảo mmỗi thứ 15g, thêm 600ml (3 chén) nước sắc còn 200ml. Chia 2 lần: sáng uống 1 lần, 2 giờ sau uống 1 lần nữa. Trị 54 cas, khỏi 48 cas, có kết quả rõ nhưng tái diễn 6 cas. Tỉ lệ kết quả 100% (Đỗ Hạt Nhiên, ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Trị 54 Trường Hợp Hội Chứng Rung Đùi’ - Hà Bắc Trung Y Tạp Chí 1984, 3: 29).
-Trị tiểu đường:
Dùng Cam Thảo Giáng Đường Phiến, mỗi lần 4-8 viên (mỗi viên cóBạch Thược + Cam Thảo, chế thành cao khô 0,165g, tương đương thuốc sống 4g. Lượng dùng mỗi ngày tương đương Cam Thảo sống 8g, Bạch Thược sống 40g). Ngày uống 3 lần. Trị l08 cas, kết quả tốt 54 cas, có kết quả 67 cas, tiến bộ 12 cas, không kết quả 47 cas. Tỉ lệ kết quả 79,4%(Vương Tông Căn, ‘Kết Quả Điều Trị Tiểu Đường Bằng ‘Giáng Đường Phiến’- Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 10:593).
Tham Khảo:
So sánh vị thuốc bạch thược
+ Bạch thược cốt thu liễm khí không phải như Xuyên khung làm cho khí tan ra. Ở trong người nếu huyết nhiều hơn khí mà không lưu lợi thì dùng Xuyên khung, khí nhiều hơn huyết phải khô táo thì dùng Bạch thược. Công dụng cốt hàn huyết, lưỡng khí và bổ âm (Bách Hợp Phương).
+ Bạch thược dùng sống để chữa đau nhức, tả lỵ, giải nhiệt, cảm mạo do ho gây nên. Bạch thược đã sao tẩm để chữ a các chứng bệnh về máu huyết, thông kinh nguyệt. Bạch thược sao cháy để chữa băng huyết, sao vàng chữa đau bụng máu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bạch thược dùng sống để chữa đau nhức, tả lỵ, giải nhiệt, cảm mạo do ho gây nên. Bạch thược đã sao tẩm để chữ a các chứng bệnh về máu huyết, thông kinh nguyệt. Bạch thược sao cháy để chữa băng huyết, sao vàng chữa đau bụng máu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bạch thược cốt thu liễm khí không phải như Xuyên khung làm cho khí tan ra. Ở trong người nếu huyết nhiều hơn khí mà không lưu lợi thì dùng Xuyên khung, khí nhiều hơn huyết phải khô táo thì dùng Bạch thược. Công dụng cốt hàn huyết, lưỡng khí và bổ âm (Bách Hợp Phương).
+ Xích thược và Bạch thược ứng dụng giống nhau nhưng Xích thược có tác dụng hoạt huyết hành trệ mạnh hơn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Liều thường dùng cho thuốc thang và cao đơn hoàn tán: 8-16g, cần lợi tiểu thì dùng liều cao hơn, có thể dùng đến 40-60g nhưng không nên dùng lâu ngày (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Trị Can dương thịnh, hư phong nội động hoặc hư nhiệt: nên dùng Bạch Thược sống (Trung Dược Học).
+ Thược Dược có 2 loại: đỏ và trắng. Muốn ích âm, dưỡng huyết, hoạt huyết, hành trệ, tư nhuận Can Tỳ thì dùng Bạch Thược. Muốn hoạt huyết, hành trệ, tuyên thông, tiêu độc ung nhọt thì dùng Xích Thược. Bạch Thược thiên về thanh bổ, có thể trị được đau do huyết hư. XíchThược thiên về hành ứ, có thể trị được đau do huyết kết tụ” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Xích thược và Bạch thược ứng dụng giống nhau nhưng Xích thược có tác dụng hoạt huyết hành trệ mạnh hơn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Phân biệt:
(1) Không nên nhầm lẫn với Cây Thược dược trồng làm cảnh vào dịp tết ở Việt Nam (Dahlia variabilis Desf.) họ Composirae hoặc còn gọi là Dahlia pinnata Cav. Đó là cây thảo cao 0,8-1, có củ. Lá kép không có lông, lá chét hình trứng, có khi lá đơn mặt trên màu lục, mặt dưới màu nhạt. Đầu to và có cuống dài, thường có màu đỏ, song còn có nhiều màu đẹp khác. Tổng bao gồm 2 hàng lá bắc, hàng trong to và mỏng, hàng ngoài nhỏ và dầy, mào lông không có, hoặc có những vảy nhỏ. Cây có hoa vào mùa đông xuân trồng làm cảnh.
(2) Có hai loài Thược dược, loại hoa trắng và loại hoa hồng, ở Tứ xuyên trồng 3 loại.
- Loại Bạch thược trắng có hoa màu trắng, hoa đơn hoặc kép, hàng năm cây nảy mầm chậm, rễ dài từ 15-30cm, có thể trồng được ở chỗ đất tương đối xấu.
- Loại Bạch thược hồng có hoa màu hồng, thuộc hoa kép, hoa to màu sắc rất đẹp. Hàng năm cây nảy mầm sớm, ít rễ nhưng to và dài từ 22-33cm có thể trồng được ở chỗ đất tương đối xấu.
- Loại Bạch thược đỏ có hoa đơn, màu đỏ sẫm thường ra hoa sớm, rễ nhiều nhưng ngắn, rễ dài từ 10-15cm. Trong 3 loài thược dược trên loài có hoa màu hồng là loại tốt nhất, loài đỏ xấu nhấn. Trồng ở Hồ nam có loài hoa trắng làm thuốc tốt hơn cả.
Phân loại bạch thược
Ở Trung Quốc trữ lượng Bạch thược mọc hoang rất nhiều, 5 loài Bạch thược mọc hoang:
- Thược dược lá nhiều lông (Paeonia willnattiae Stapf) khác với các cây Thược dược khác là mặt sau có nhiều lông tơ màu trắng hoặc đỏ, cây mọc hoang ở Tứ xuyên.
- Thược dược Mỹ lỵ (Paeonia mavei Lev). Cây rễ ngắn, lá mọc hai vòng có 3 lá kép. Lá nhỏ hình tròn đuôi lá nhọn 2 mặt lá không có lông. Hoa đơn mọa ở ngọn cây, có 7-9 nhánh hoa, hoa màu hồng quả hình trứng, hạt màu đen sẫm mọc hoang ở Tứ Xuyên.
- Thược dược quả lông (Paeonia anomala L.) khác Xuyên thược dược hoa đỏ ở chỗ rễ hình búa, chia nhiều nhánh hình sợi, vỏ gìa màu đen sẫm.
- Thảo thược dược, sơn thược dược, Thược dược lá hình thuôn (Paeonia maxim).
- Và cây Xuyên thược dược hoa đỏ (Paeonia obovata veichu Lynch).
Trong số các loài mọc hoang chất lượng của loài Thược dược Nội mông là tốt hơn cả, nhưng không thể dùng lẫn lộn với Bạch thược (Danh Từ Dược Học Đông Y).
+ Bạch thược có tác dụngdưỡnghuyết, liễm âm, nhu Can, an Tỳ, vì vậy có thể dùng trị huyết hư, băng lậu, đới hạ, hư hãn. Nhu Can an Tỳ là có thể làm cho Can khí bang mạnh trở nên nhu hòa khiến cho Tỳ Vị được yên, vì vậy có thể dùng trong trường hợp Can Vị bất hòa, bụng đau co cứng, kiết lỵ.
Bạch thược có tác dụng ức chế đau nhức ở trung khu và ở cung phản xạ tủy sống, Cam thảo có tác dụng trấn tỉnh, ức chế mút thần kinh, vì thế, hai vị cùng phối hợp dùng trị cơ nhục co rút do rối loạn trung khu thần kinh hoặc đau rút các đầu chi hoặc co rút gây nên đau (Thực Dụng Trung Y Học).
Bạch thược trị lỵ và vị trường co bóp quá mạnh gây nên đau bụng có kết quả tốt (Thực Dụng Trung Y Học).
ĐÀI HÁI
Đài hái Còn gọi là du qua, dây mỡ lợn, dây hái, then hái, mướp rừng, dây sén, mak khing, kigarasu-uri.
Tên khoa học Godgsonia macrocarpa
Thuộc họ bí Cucurbitaceae.
Mô tả: đài hái là một loại dây leo, mọc khỏe, thân nhẵn, có thể dài hơn 30m, lá hình tim, phiến lá chia 3 hay 5 thùy, và rộng chừng 15-25cm, mặt trên màu nhạt hơn, dai cứng nhẵn, thùy thuôn dài đầu nhọn. Khi còn non lá có thể dài không chia thùy hay chỉ có 2 thùy. Tua cuốn to khỏe và quăn xoắn. Hoa đực mọc thành chùm với dạng ngù. Hoa cái đơn độc, ở kẽ lá, quả hình cầu, to bằng đầu người, đường kính có thể đạt tới 20cm, trên có chừng 10-12 khía trông không rõ, cùi trắng. Hạt từ 6-12, rất to, dài tới 8cm, rộng tới 5cm, hình trứng dẹt, có lá mầm rất phát triển, một mặt phẳng một mặt khum.
Phân bố: cây đài hái là một cây rất đẹp, hiện nay mọc hoang leo lên trên các to khác trong rừng, phía trên chia thành nhiều cành mọc sen kẽ nhau và phủ trên cây tự những lá màu xanh thẫm, trông rất đặc biệt.
Mùa thu hái quả vào các tháng 11-12 đến tháng 1-2 năm sau.
Công dụng và liều dùng: Lá đài hái dùng sắc hay đốt lấy khói xông chữa bệnh loét mũi. Thân đài hái ép lấy nước cũng dùng nhỏ mũi để chữa bệnh loét mũi.
THIÊN MÔN
Tên khác:
Tên thường gọi: Vị thuốc Thiên môn còn gọi Điên hách, Địa môn đông, Duyên môn đông,Quan tùng, Vô bất dũ, , Cán thảo(Bảo Phác Tử), Tương mỹ, Mãn đông(Nhĩ Nhã), Điên lặc(Bản Kinh), Thiên cức, Bà la thụ, Vạn tuế đằng(Bản Thảo Cương Mục), Thiên đông, Kim hoa, Thương cức, Thiên văn đông(Hòa Hán Dược Khảo), Dây tóc tiên(Dược Liệu Việt Nam), dây tóc tiên, thiên môn đông
Tên khoa học:Asparagus cocjinchinensis (Lour.) Merr
Họ khoa học:họ Hành Tỏi (Liliaceae).
Cây thiên môn
( Mô tả, hình ảnh cây thiên môn, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Cây thiên môn là một cây thuốc quý, cây dạng dây leo, sống lâu năm, dưới đất có rất nhiều rễ củ mẫm hình thoi. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, biến đổi thành lá giả hình lưỡi liềm. Lá thật rất nhỏ, trông như vẩy. Mùa hạ ở kẽ lá mọc hoa trắng nhỏ. Quả mọng, khi chín màu đỏ (cũng có cây, quả khi chín màu tím đen).
Mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.
Thu hoạch:
Tháng 10 – 12 ở những cây đã mọc trên 2 năm. Đào về, ruẳ sạch, đồ chín, rút lõi, phơi hoặc sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Củ rễ (Radix Aspargi). Loại béo mập, cứng, mịn, mầu trắng vàng, hơi trong là loại tốt. Củ dài, gầy, mầu nâu vàng, không sáng là loại vừa.
Mô tả dược liệu:
Củ hình thoi, tròn dài, hai đầu nhỏ nhưng tầy, dài 6-20cm. Mầu trắng vàng hoặc nâu, vàng nhạt, có chất dầu hơi trong. Mặt ngoài có vằn dọc nhỏ hoặc rãnh dọc. Khi khô, chất cứng nhưng dòn. Chưa khô thì chất mềm, dính,chỗ vết bẻ như chất sáp, mầu trắng vàng, hơi trong, giữa có nhân trắng, không trong. Vị ngọt, hơi đắng (Dược Tài Học).
Bào chế: Thiên môn
+ Cạo vỏ, bỏ lõi, đồ chín, phơi khô, tẩm rượu 1 đêm, đồ lại, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Rửa sạch, bỏ lõi, thái phiến, phwoi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Rửa sạch, bỏ lõi, ủ mềm, thái phiến, phơi khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, dễ ẩm mốc.
Thành phần hóa học:
+ Yamogenin, Diosgenin, Sarsasapogenin, Smilagenin, Xylose, Glucose, Rhamnose (Hắc Liễu Chính Điển, Nhật Bản Dược Học Hợp Quyển 107, Trung Y Trung Dược Thủ Sách 1988, 10 (1): 56).
+ Sucrose, Ologosaccharide(Tomoda Masashi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1974, 22 (10): 2306).
+ 5-Methoxymethyl fùrural, beta-Sitosterol5
+ Citrulline, Asparagine, Serine, Threonine, Proline, Glycine, Alanine, Valine, Methionine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Tyrosine, Aspartic acid, Glutamic acid, Histidine, Lysine 6,7
+ Asparagi Cochinchinensisne, b-Sitosterol, Smilagenin, 5-Methoxymethylfùrural, Rhamnose (Trung Dược Học).
+ Trong Thiên môn có acid Amin, chủ yếu là Asparagin, thủy phân trong nước sôi cho Aspactic acid và Amoniac. Ngoài ra, còn có chất nhầy, tinh bột, Sacarosa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A và B, Phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch cầu (Trung Dược Học).
- Tác dụng chống khối u: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế Sacroma –180 và Deoxygenase của tế bào bạch cầu ở chuột nhắt bị viêm hạch bạch huyết cấp hoặc viêm hạt bạch huyết mạn (Trung Dược Học).
- Nước sắc Thiên môn có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, thông tiện, cường tráng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Vị thuốc thiên môn
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng
+ Bảo định Phế khí, khu hàn nhiệt, dưỡng cơ bì, ích khí lực, lợi tiểu tiện (Biệt Lục).
+ Thông Thận khí, trừ nhiệt, chỉ tiêu khát, khử nhiệt trúng phong (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trấn Tâm, nhuận ngũ tạng, ích bì phu, bổ ngũ lao, thất thương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Chủ trị:
+ Trị hư lao, người gìa suy nhược, gầy ốm, âm nuy, điếc, mắt mờ (Thiên Kim phương).
+ Trị phế khí ho nghịch, suyễn, phế nuy sinh ra nôn ra mủ, ghẻ nước (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị ho lao, lao phổi, ho ra máu, khát nước do bệnh ở thượng tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: Dùng dạng sắc 6-12g
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thiên môn
Tư âm, dưỡng huyết, ôn bổ hạ nguyên:
Thiên môn bỏ lõi, Sinh địa đều 80g. cho vào bình bằng gỗ cây Liễu, cho rượu vào rửa. Chưng chín rồi phơi 9 lần, đến lúc thật khô. Thêm Nhân sâm 40g, tán bột. Lấy 9 quả Táo tầu, bỏ hột, gĩa nát, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên, với rượu nóng, trước bữa ăn, ngày 3 lần (Tam Tài Hoàn – Hoạt Pháp Cơ Yếu).
Trị cơ thể đau nhức do hư lao:
Thiên môn, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa với rượu (Thiên Kim phương).
Làm cho nhan sắc xinh tươi:
Thiên môn, Thục địa, Hồ ma nhân, tán nhuyễn, trộn với mật ong, làm thành viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần uống 20 viên với nước nóng (Trửu Hậu phương).
Trị phế nuy, ho, khạc nhiều đờm, trong tim nóng, miệng khô, khát nhiều:
Thiên môn để sống, gĩa vắt lấy nước cốt chừng 7 chén, rượu 7 chén, Mạch nha 1 chén, Tử uyển 160g. cho vào bình bằng đồng hoặc nồi bằng sành, nấu đặc thành cao hoặc làm thành viên. Mỗi lần uống to bằng qủa Táo, ngày 3 lần (Trửu Hậu phườn).
Trị tiêu khát:
Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử, nấu đặc thành cao, thêm ít Mật ong để dùng dần (Giản Tiện phương).
Trị âm hư hỏa vượng, có đờm mà không dùng được thuốc táo:
Thiên môn 1 cân, rử nước, bỏ lõi, lấy nguyên nhục khoảng 480g. cho vào cối đá gĩanát. Lấy Ngũ vị tử, rửa sơ qua, bỏ hột, chỉ lấy thịt 160g. phơi khô (đừng cho vào lửa). Cả hai thức cùng nghiền nát, trộn với hồ làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi klần uống 20 viên với nước trà nóng, ngày 3 lần (Giản Tiện phương).
Trị phế nuy, hư lao, phong nhiệt, trị chứng nóng, khát:
Thiên môn, bỏ vỏ, bỏ lõi, nấu chín, ăn. hoặc phơi khô, tán bột, luyện với mật làm thành viên, to bằng hạt Ngoốnnng. Mỗi lần uống 20 viên với nước trà. Cũng có thể nấu lấy nước để rửa mặt (Thực Liệu Bản Thảo).
Trị phong, điên, mỗi khi lên cơn thì nôn mửa, tai ù như ve kêu, đau lan xuống cạnh sườn:
Thiên môn, bỏ lõi, phơi khô, gĩa nát. Mỗi lần dùng 1 thìa với rượu, ngày 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị phụ nữ bị cốt chưng, trong xương nóng, buồn phiền, bứt rứt, mồ hôi trộm, miệng khô, khát mà không uống được nhiều, suyễn:
Thiên môn, Thanh hao, Miết giáp, Mạch môn, Sài hồ, Ngưu tất, Bạch thược, Địa cốt bì, Ngũ vị tử. Lượng bằng nhau, sắc uống (Hoạt Pháp Cơ Yếu).
Trị miệng lởlâu ngày không khỏi:
Thiên môn (bỏ lõi), Mạch môn (bỏ lõi), Huyền sâm. Lượng bằng nhau, tán bột, trộn mật làm thành viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần ngậm 1 viên [Bài này do nhà sư Liêu Sở truyền cho] (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa).
Trị thiên trụy [sán khí]:
Thiên môn 12g, Ô mai 20g, nấu cho kỹ, uống (Hoạt Nhân Tâm Kính phương).
Trị da mặt nám đen:
Thiên môn, phơi khô, gĩa nát, trộn với mật ong làm thành viên. Hằng ngày, dùng thuốc viên pha với nước để rửa mặt. Dùng thuốc xát vào da cũng sẽ làm cho da dần dần tươi sáng, xinh tươi (Thánh Tế Tổng Lục).
Tham khảo:
Kiêng kỵ khi dùng thiên môn
+ Phế không có hư hỏa mà lại có hàn đàm hoặc đàm ẩm: cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sở dĩ nói Thiên môn nhuận được 5 tạng, kỳ thực nó nhuận được Phế, thì sau đó 5 tạng cũng được nhuận lây, thế thì Thiên môn cũng là một vị thuốc tốt để nhuận Phế vậy (Hòa Hán Dược Khảo).
+ Thiên môn bẩm thụ được khí sơ sinh đại hàn từ buổi bắt đầu mà sinh ra, cho nên nó được khí thuần âm của đất. Vị của nó tuy hơi đắng nhưng lại ngọt mà hơi cay, chính khí của nó là đại hàn, không độc, cần được nhiều chất ngọt hơn vì vị của nó hậu hơn khí, cho nên nó trừ được hư nhiệt của Phế và Thận (Cù Hy Ung).
+ Thiên môn nhuận táo, giúp ích châ phần âm, thanh được Phế kim, giángđược hỏa tà cm được hỏa tà (Bản Thảo Cương Mục).
+ Mạch môn và Thiên môn đều phải bỏ lõi nhưng lấy nước mà sấp dần cho mềm thôi, không nên ngâm hẳn vào trong nước, mất hết tân dịch của nó đi. Một khi khí vị đã hết, dùng vào thuốc không thấy công hiệu lại cho rằng tại thuốc, sao không biết rằng tại mình làm mất hất chất tốt của thuốc đi rồi thì làm sao mà có hiệu quả (Khấu Tông Thích).
+ Tính của Thiên môn trị được ho, khí suyễn, suyễn do phế nuy, hoặc phế ung, nôn ra mủ máu. Tính của nó trừ được nhiệt, phong, trị được ghẻ lở, dùng nó phải uống nhiều, uống lâu, nấu chín mà ăn, làm cho người ta béo tốt, xinh tươi, trắng trẻo, trừ được nội tích, các loại khí nóng(Chân Quyền).
+ Sợ cá Chắm, cá Chầy, cá Chép
+ Thiên môn có tác dụng thanh kim, giáng hỏa, ích cho Thận, cho nên thông được khí của Thận, lại tư bổ cho Thận. Chủ của 5 thứ dịch, dịch khô ráo thọnnng lại thành đờm, được thuốc nhuận thì Phế không bị táo mà đờm tự nhiên tiêu. Vì Mạch môn thanh Tâm để bảo Phế, Thiên môn giúp thủy để nuôi Phế, một đằng cứu ở trên, một bên giúp ở dưới nhưng đều bảo hộ cho Phế, nhưng trên dưới, hàn nhiệt khác nhau. Cho nên, đờm của thấp tôr thì Bán hạ làm chủ, đờm do táo hỏa thì Mạch môn làm chủ. Nếu Tỳ Vị hư hán mà uống lâu, uống độc vị thì sẽ sinh ra chứng hoạt trường, tiêu chảy thành cố tật, không trị khỏi (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Thiên môn mập, nhiều chất béo, khí bạc, vị đậm, ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh táo, bổ ích tân dịch, dưỡng âm, sắc trắng đi vào Phế. Đối với người Phế hư, ho lâu ngày, ho lao, phổi khô, đuwọc vị thuốc nhu nhuận, tăng nhiều nước dịch, làm cho nước dịch bị khô chuyển thành mềm nhuận, đó là cách trị bệnh theo chính trị. Chỉ có trường hợp ho nhiều hoặc Phế có hỏa tà, phần âm chưa hao tổn, tân dịch chua bị tổn thương mà đã vội dùng Thiên môn thì chỉ làm cho tà khí bị giữ lại (Đông Dược Học Thiết Yếu).
BẠCH BIỂN ĐẬU
Tên khác:
Vị thuốc Bạch biển đậu còn gọiDuyên ly đậu, Nga mi đậu(Bản Thảo Cương Mục),Dang song, Bạch biển đậu, Bạch nga mi đậu, Sương mi đồng khí(Hòa Hán Dược Khảo),Nam biển đậu(Trấn Nam Bản Thảo),Bạch mai đậu, Sao biển đậu, Biển đậu y, Biển đậu hoa(Đông Dược Học Thiết Yếu),Trà đậu(Giang Tô Thực Vật Chí),Thụ đậu(Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương),Bạch biển đậu tử(Yếu Dược Phân Tễ),Đậu ván trắng, Biển đậu, Bạch đậu, Đậu bàn trắng, Đậu ván(Việt Nam),Thúa pản khao(Tày nùng),Tập Bẩy Pẹ(Dao).
Tên khoa học:
Dolichos Lablab Lin. (Lablab vuglgaris Savi L... Dolichos albus Lour.). Họ Fabaceae (Họ Đậu).
Tên tiếng Trung: 白扁豆
Cây Bạch biển đậu
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Dây leo, dài 4-5m, sống nhiều năm nhưng thường chỉ trồng 1 năm. Thân hình trụ, hơi có lông. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, hình thoi cụt đầu hoặc tù ở gốc, có mũi nhọn,ngắn, dài 5-8cm, rộng 3,5-6cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông ngắn, gân gốc 3, cuống lá kép có rãnh, dài 5-7cm, lá kèm rụng sớm, lá kèm nhỏ hình chỉ. Cụm hoa hình chùm, mọc thẳng đứng ở kẽ lá hoặcđầu cành, trên cuống dài 15-25cm, gồm nhiều hoa mầu trắng, thơm.Hoa khá to, thơm, màu trắng hay tím xếp thành chùm ở nách, mỗi mấu có 3 hoa. Quả đậu ngắn, rất dẹt dài 6cm và rộng 2cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêngcó mũi nhọn, cong, mầu lục nhạt, một mép sần sùi. Hạt 4-5 nằm ngang, trắng, vàng, nâu hay đen tùy thứ, dài 8mm, rộng 5-6mm, có mồng ở mép.
Mùa hoa vào tháng 4-5,mùa quả: tháng 9-10. Phân bố được trồng khắp nơi, ở nông thôn hay trồng nó leo lên cây sung hoặc hàng rào gìan hoa. Các tỉnh trồng nhiều là Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai, Sông Bé.
Thu hái:
Hái hàng năm sau tiết bạch lộ, Quả thường chín vào tháng 9-10 và kéo dài đến mùa đông.
Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt (Semen Dolichoris) và hoa. Thường dùng thứ nào trắng chắc, không mọt và tốt. Thứ hạt đen hoặc tím không dùng.
Mô tả dược liệu:
Bạch biển đậu hạt hình trứng tròn, hai bên trái phải hơi dẹt. Dài khoảng 3,5-4 phân, rộng khoảng 3,5 phân, dày khoảng 2 phân, vỏ hạt màu trắng ngà, có khi có chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có cạnh tù màu trắng nổi lên đó là mầm rốn hình lưỡi liềm dài khoảng 3-4 phân. Bóc đi bỏ hạt có nhân hạt màu vàng sữa, vị nhạt, khi nhai có mùi vị đặc biệt của loài đậu.
Bào Chế:
Theo Trung Dược Đại Tự Điển: Lấy hạt Biển đậu có vỏ cứng , để nguyên cả vỏ, sao chín, dùng. Có khi tẩm vào nướcsôi cho tróc vỏ, bỏ hết vỏ, dùng.
Theo Việt Nam:
- Thường dùng thứ hạt nguyên, có sống, khi bốc thuốc thang thì gĩa dập.
- Dùng chín: Rửa, để ráo nướcrồi sao qua cát để khỏi cháy, khi bốc thuốc thang thì gĩa dập.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành Phần Hóa Học:
Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Glucose, Stachyose Maltose, Raffinose (Ayako Matushita, C A 1968, 68: 66373j).
Trong Bạch biển đậu có Albumine, Lipid, Hydrate Carbure, Calcium, Phospho, sắt, Cyanhydride, Caseinase (Trung Dược Học).
Trong Bạch biển đậu có Tinh dầu 0,62%, Palmitic acid 8,33%, Linoleic acid 57,95%, Elaidc acid 15,05%, Behenic acid 10,40%, Oleic acid 5,65%,Stearic acid 11,26%, Arachidic acid 0,58% (Kasmiri M và cộng sự C A, 1990, 112: 234162n), Trigonelline (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 114: 139760p), Methionine, Leucine, Threonine (Laurena Antonio C và cộng sự, C A, 1991, 115, 70130j), Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Gucose, Stachyose, Maltose, Raffinose (Ayako Matsushita, C A, 1968, 68: 66373j), L-2- Pipecolic acid (Jaffe Werner G. C A 1969, 70: 103213w), Phytoagglutinin (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 115: 78713x).
Hạt chứa 82,4% nước, 4,5% Protein, 0,1% Lipid, 10% Glucid, 1% chất vô cơ, 0,05% Ca, 0,06% P, 1,67mg Fe, 7,33- 10,26mg Vitamin C,Tryptophan, Arginin, Lysin, Tyrosin (Dược Liệu Việt Nam).
Hạt chưa chín của Đậu váng trắng chứa một số hợp chất điều tiết sinh trưởng làDolicholid, Dolichosteron, Homodolicholid, Homodolichosteron Brassinolid, Castasteron, 6-Deoxycastasteron,] 6- Deoxy Dolichosteron (Dược Liệu Việt Nam).
Hạt còn chứa một hỗn hợp Polysacharid bao gồm chủ yếu Galactosyl - Arabinose và Galactose (Dược Liệu Việt Nam).
Tác Dụng Dược Lý:
Kháng Vi Sinh Vật: 100% dịch chiết Bạch biển đậu có tác dụng ức chế khuẩn lỵ. Dùng dịch chiết chích cho chuột nhắt trắng cho thấy chất SK (Đa lựu) có tác dụng kháng lỵ độc (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
Giải Độc: Có tác dụng chống bị ngộ độc thức ănmà sinh ra nôn mửa, dạ dày viêm cấpvà ruột viêm cấp tính. Giải độc rượu, trúng độccá Nóc [Hà Đồn] (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
Vị thuốc Bạch biển đậu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
- Vị ngọt, tính hơi ấm (Biệt Lục).
- Tính hơi hàn (Thực Liệu Bản Thảo).
- Tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
-Vị ngọt, tính hơi ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
- Vị ngọt, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
. Vào thái âm, phần khí (Bản Thảo Cương Mục).
. Vào kinh rúc Thái âm Tỳ, túc Dương minh Vị, phần khí (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Vào kinh Tỳ và Vị ( Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Công dụng:
Bổ ngũ tạng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Chủ hành phong khí, phụ nữ bị đới hạ, trị trúng độc các loại thảo dược (Bản Thảo Đồ Kinh).
Chỉ tiết lỵ, tiêu thử, noãn Tỳ Vị, trừ thấp nhiệt, chỉ tiêu khát (Bản Thảo Cương Mục).
An thai (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ).
Hòa trung hạ khí, bổ tỳ, chỉ khát, lỵ, hóa thấp. Trị bạch đới, bạch trọc, thổ tả, giải độc của rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Kiện Tỳ, hóa thấp, hòa trung, tiêu thử. Trị Tỳ Vị hư nhược, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, bạch đới, thổ tả do thử thấp, bụng ngực đầy trướng, Bạch biển đậu sao có tác dụng kiện Tỳ, hóa thấp. Dùng trị Tỳ Vị hư yếu, bạch đới (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Hòa trung, hóa thấp, thanh thử, giải độc. Trị tiêu chảy, đới hạ, bạch trọc, thổ tả do cảm thử nhiệt.(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quả non: là nguồn thực phẩm quý, món ăn giầu chất bổ.
Quả gìa cho hạt làm thuốc.
Bạch biển đậu có tác dụng hạ sốt, kiện Vị, giải co thắt, kích thích sinh dục
(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Liều dùng:
Dùng từ 8 - 12g.
Kiêng kỵ:
Đang bị chứng thương hàn, hoặccó ngoại tà cấm dùng (Trung Dược Học).
Trường vị có trệ, không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bạch biển đậu
Trị lở ngứa:
Biển đậu gĩa nát, đắp vào chổ vảy rụng (Trữu Hậu Phương).
Trị thổ tả:
Bạch biển đậu, Hương nhu mỗi thứ 40g,sắc với6 chén nước còn lại 2 chén chia ra uống (Thiên Kim Phương).
Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp:
. Bạch biển đậu 12g, Hậu phác 8g, Hương nhu 12g. Sắc uống (Hương Nhu Tán - Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương).
. Bạch biển đậu (sao) 30g, Chích thảo 16g, Hậu phác (sao gừng) 30g, Hương nhu 60g, Phục thần 30g. Tán bột, mỗi lần dùng 6g, sắc uống (Hương Nhu Thang -Hòa Tễ Cục Phương).
Trị tiêu chảy do Tỳ hư:
Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo mỗi thứ 1280g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Sa nhân, Cát cánh mỗi thứ 640g,Bạch biển đậu 960g, Tất cả tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần, uống với nước sắc Đại táo (Sâm Linh Bạch Truật Tán – Hòa Tễ Cục phương).
Trị thổ tả vọp bẻ:
Bạch biển đậu, tán bột uống với giấm (Phổ Tế phương).
Trị tiểu đường, khát nước:
Bạch biển đậu, ngâm nước, bỏ vỏ, nghiền nhỏ, trộn với mật ong và nước sắc của Thiên hoa phấn làm viên bằng hạt Ngô đồng, lấy kim bạc bọc ngoài làm áo, mỗi lần uống 20-30 viên với nước sắc Thiên hoa phấn, ngày 2 lần. Cữ thứcăn nóng, chiên xào, rượu, đàn bà. Sau đó dùng tiếp thuốc tư bổ thận (Nhân Tôn Đường phương).
Trị xích bạch đới:
Bạch biển đậu sao tán bột, mỗi lần uống 8g,với nước cơm (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị thai bị trệ vì uống lầm thuốc làm bụng đau:
Bạch biển đậu sống, bỏ vỏ,tán bột, mỗi lần uống 1 thìa với nước cơm, có thể sắc uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị trúng độc Nhân ngôn, Thạch tín:
Biển đậu sống tán, trộn lấy nước uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị sinh non (bán sản):
Bạch biển đậu 20g, Bạch mao căn 30g, Bạch truật 8g, Bán hạ 8g, Nhân sâm 8g, Sinh khương 20g, Tỳ bà diệp (bỏ lông) 8g. Tán bột, uống mỗi lần 8g (Bạch Biển Đậu Tán - Loại Chứng Phổ Tế Bản Sự Phương).
Trúng độc các loại thịt chim:
Biển đậu nghiền nhỏ uống với nước lạnh (Sự Lâm Quảng Ký phương).
Trị nôn mửa, lỵ, do thương thử:
Bạch biển đậu 16g,Hoắc hương 8g.sắc uống,hoặc chỉ dùng 30 hạt Bạch biển đậu gĩa lấy nước uống cũng được (Biển Đậu Tán - Kinh Nghiệm Phương).
Trị trúng độc của cá nóc, cá, cua, say rượu gây bụng đau,tiêu chảy:
Bạch biển đậu 30 hạt gĩa nát lấy nước uống (Kinh Nghiệm Phương).
Giải các loại độc dược:
Bạch biển đậu, tán bôt, ngày uống 2 lần mỗi lần 12g. (Bạch Biển Đậu Tán – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
Trị máu thiếu, da vàng:
Bạch biển đậu 12g, Bố chính sâm 12g, Hạt keo dậu 6g, Hoài sơn 12g, Mẫu lệ 6g, Ô tặc cốt 6g, Ý dĩ 6g. Sắc uống (Bạch Biển Đậu Thang -Y Phương Ca Quát).
Trị cảm sốt, nôn mửa, ăn uống không tiêu:
Bạch biển đậu (sao) 20g, Hương nhu 16g, Hậu phác 12g, sắc uống (Nam Dược Thần Hiệu).
Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp:
Bạch biển đậu 4g, Hoắc hương, Thương truật mỗi thứ 8g,sắc uống,trị trường vị viêm cấp tính mùa hè (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị vào mùa Hè, bị thương thử, phiền táo, khát, nôn mửa, tiêu chảy:
Bạch biển đậu (sao) 120g, Hương nhu (lá) 60g. Tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6g (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị tiêu chảy do Tỳ Vị hư yếu:
Bạch biển đậu (sao) 50g, Sơn dược 60g, Mạch nha (sao sơ) 30g, Sơn tra (hắc) 40g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 16g (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
Trị bạch đới ra nhiều mà mầu xanh:
Bạch biển đậu (sao) 16g, Sơn dược 18g, Tiền nhân 12g, Ô tặc cốt 6g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
Trị thủy thũng do Tỳ hư:
Bạch biển đậu (sao vàng) 160g, Tán bột, mỗi lần dùng 12g, ngày 3 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
Trị lỵ trực khuẩn:
Bạch biển đậu (hoa), dùng tươi, 10g, Địa miên thảo (tươi) 30g, sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
Tham khảo:
Tác dụng của Bạch biển đậu trong các tài liệu khác
-Đậu ván thuộc dương, nó vào 3 kinh Tỳ, Vị và Phế, có vị ngọt tính bình nhưng không đến nỗi ngọt quá, khí thanh hương nhưng không đến nỗi làm bại thanh khí. Tính ôn hòa mà sắc hơi vàng, nó rất hợp với Tùng kinh (Giả Cửu Như).
-Đậu ván vị ngọt hợp với Tỳ nên có chất bổ Tỳ, Tỳ có tính thích khí thơm, đậu ván có khí thơm làm cho Tỳ khí được thư thái. Tỳ không ưa chất ướt, đậu ván khí ấm làm cho Tỳ khô táo, bởi thế mà lưu thông đường thủy đạo nên chữa tả, chữa khát là vì thế, nếu dùng nhiều sẽ nê trệ, đầy hơi (Bách Hợp).
- Bàn về Bạch biển đậu an thai, chủng tử, Trần Sĩ Đạc viết:Hoặc nói là Bạch biển đậu là thuốc cố thai, người xưalại dùng để an thai là tại sao? Thai động không yên là do khí không yên, Bạch biển đậu thiên về hòa trung vì vậy dùng nó đẻ hòa thai khí, thai điều hòa thì yên, tức là nói đến công năng an thai vậy (Bản Thảo Tân Biên).
- Hạt sao vàng bổ tỳ; Hoa giải nhiệt trị cảm mạo mùa hè, kiết lỵ, bụng đói, giải độc rượu; Vỏ quả trị sôi bụng, nôn mửa cuối hè (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
1) Ngoài cho hạt ra, Bạch biển đậu còn cho lá gọi là Bạch biển đậu diệp dùng để trị thổ tả, đâm nát rịt vào chỗ rắn cắn. Cho dây gọi là Bạch biển đậu đằng. Dùng chung với Lô thác (Cây cỏ lau), Nhân sâm, Trần thương mễ, các vị bằng nhau, sắc uống, trị dịch tả. Cho hoa gọi là Bạch biển đậu hoa, đặc biệt hoa nào sắc trắng thì sau cho hạt cũng trắng gọi là Bạch biển đậu thì có tính hơi ấm, còn hoa màu tía thì vỏ nó xanh mà hạt đen gọi là Thước đậu có tính hơi lạnh có tác dụng chữa xích bạch đới của phụ nữ, lấy hoa sấy khô tán bột dùng với nước cơm. Có khi người ta dùng hoa sắc uống với lá Hoắc hương (tươi) trị tiêu chảy, tức ngực, lợm mửa do trúng thử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
2) Từ hạt Bạch biển đậu có thể chế ra các vị thuốc sau: Biển đậu y (Testa Dolichoris) là vỏ hạt của hạt đậu ván, Biển đậu nhân là nhân của hạt đậu ván chế bằng cách ngâm đậu ván vào nước cho vỏ nứt và phồng lên, đãi lấy nhân phơi riêng, vỏ phơi riêng. Đậu ván sao vàng đen gọi là Bạch biển đậu sao, thường dùng nấu nước trộn đường uống để giải khát” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
3) Bạch biển đậu khí hơi thấp không độc, mùi khi sống hơi tanh nhưng sao vàng thì thơm, có tính ấm bình, dùng nó rất bổ, là một vị thuốc trung hòa, đó cũng là một thứ ngũ cốc nuôi tỳ khí. Nó vào ngay khí phận của Thái âm, thông lợi được Tam tiêu, điều hòa được các khí bên trong, và trừ khử được trọc khí, nên nó đặc trị với những chứng bệnh ở trung cung (Tỳ Vị) chữa được những chứng trúng nắng, trừ được mọi chứng thấp, giải các thứ độc, hoắc loạn thổ tả, nôn mửa, đó là những căn bệnh mà nó có sở trường chữa được. Đậu ván còn làm cho tiêu được nhiệt độc của nắng vì tính nó làm hòa được tỳ vị, bổ ngũ tạng, chữa phụ nữ bị thứ trắng, đó chính là tác dụng trừ thấp vậy. Tính của Đậu ván còn giải được độc của rượu, độc cá nóc và tất cả các loại độc của cây cỏ, khi dùng có thể nhai sống hoặc tán sống với nước lạnh uống nước cốt là giải được tất cả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- “ Biển đậu vị ngọt, bổ Tỳ hòa Vị mà không đầy trệ, tính lại hơi ôn, thơm, hóa thấp nhưng không táo, nóng. Bổ Tỳ mà không đầy, hoa thấp mà không táo. Đối với Tỳ Vị hư mà có thấp hoặcsau khi ốm nặng dậy, bắt đầu cho uống thuốc bổ thìnên dùng Biển đậu trước làthích hợp nhất, có thể điều dưỡng được chínhkhí mà không bị đầy trệ. -Biển đậu thiên về bổ Tỳ Vị, hoa Biển đậu thiên về thanh thử tán tà, làvị thuốc hay dùng để giải thử (Đông Dược Học Thiết Yếu).
“ Quả non đậu váng trắng lànguồn thực phẩm quý, món ăn giầu chất bổ, quả gìa cho hạt làm thuốc. Đậu ván trắng có tác dụng hạ sốt, kiện Vị(Stomachic), giải co thắt cơ (giải cơ), kích thích sinh dục [Aphrodisiac] . Đặc biệt vị thuốc này dùng cho trẻ em rất tốt”(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
BÁCH BỘ
Tên khác:
Tên thường gọi:Vị thuốc Bách bồ còn gọi Đẹt ác, Dây ba mươi,Bà Phụ Thảo (Nhật Hoa TửBản Thảo), Bách Nãi, Dã Thiên Môn Đông (Bản Thảo Cương Mục), Vương Phú, Thấu Dược, Bà Tế, Bách Điều Căn, Bà Luật Hương (Hòa Hán Dược Khảo), Man Mách Bộ, Bách Bộ Thảo, Cửu Trùng Căn, Cửu Thập Cửu Điều Căn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),Dây Ba Mươi, Đẹt Ác, Bẳn Sam, Síp (Thái), (Pê) Chầu Chàng (H’mông), Robat Tơhai, Hiungui (Giarai), Sam Sip lạc [Tày] (Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour. Họtemonaceae
Họ khoa học:Bách Bộ (Stemonaceae).
Cây bách bộ
(Mô tả, hình ảnh cây bách bộ, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây bách bộ là một cây thuốc quý. Cây dạng dây leo thân nhỏ nhẵn, quấn, có thể dài 10cm, lá mọc đối có khi thuôn dài thân nổi rõ trên mặt lá, 10 - 12 gân phụ chạy dọc từ cuống lá đến ngọn lá, cụm hoa mọc ở kẽ lá, có cuống dài 2-4cm, gồm 1-2 hoa to màu vàng hoặc màu đỏ. Bao hoa gồm 4 phận, 4 nhụy giống nhau, chỉ nhị ngắn. Bầu hình nón, quả nặng có 4 hạt, ra hoa vào mùa hè. Rễ chùm gần đến 30 củ (nên mới gọi là Dây Ba Mươi), có khi nhiều hơn nữa. Mọc hoang dại khắp nơi, đặc biệt là những vùng đồng núi.
Thu hái và sơ chế:
Dùng củ nhiều năm để dùng thuốc, củ càng lâu năm càng to càng dài, thu hoặc vào đầu đông hàng năm, hoặc vào lúc đầu xuân, chồi cây chưa hoạt động, trước khi thu hoạch, cắt bỏ dây thân, nhổ bỏ cây choai, đào toàn bộ củ lên, rửa sạch phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng rễ củ, rễ thường cong queo dài từ 5-25cm đường kính từ 0,5-1,5cm. Đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ dần.
Mô tả dược liệu:
Rễ củ Bách bộ khô hình con thoi dài khoảng 6-12cm, thô khoảng 0,5-1cm, phần dưới phồng to đỉnh nhỏ dần, có xếp vết nhăn teo có rãnh dọc sâu bên ngoài màu vàng trắng hoặc sám vàng. Chất cứng giòn chắc, ít ngọt,đắng nhiều, mùi thơm ngát, vỏ ngoài đỏ hay nâu sẫm là tốt (Dược Tài Học).
Bào chế:
+Đào lấy củ gìa rửa sạch cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín, hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi, phơi nắng hoặc tẩm rượu, sấy khô (Bản Thảo Cương Mục).
+Rửa sạch, ủ mềm rút lõi, xắt mỏng phơi khô, dùng sống. Tẩm mật một đêm rồi sao vàng [dùng chín] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Phân biệt:
(1) Ngoài cây Bách bộ lá mọc đối nói trên, ở Việt Nam còn có cây Bách bộ đá hay Bách bộ không quấn (Stemona saxorum Gagnep): Thân thảo không quấn, dài 20 - 25cm, có khi phân nhánh, có khi không. Lá dưới biến thành vảy dài 5-7mm, phía trên có 2-3 lá hình trứng hay hình tim, đầu nhọn, gân cuống. Ra hoa vào tháng 4. Cây thường gặp ở các hốc đá có mùn tại các rừng miền núi phía Bắc nước ta.
(2) Ở Trung Quốc và Nhật Bản thường dùng cây Bách bộ (Stemona japonica (B1) Miq) là một loại cây nhỏ sống nhiều năm. Toàn cây nhẵn. Củ rễ chất thịt, hình chùy đều, mọc thành chùm gồm nhiều củ, Cây cao 1,72 - 3m, leo bò trên cây khác, thân có rãnh dọc, lá đơn mọc thành 2 -4 vòng lá nhọn hoặc hơi nhọn, lá không co răng cưa, hơi uống hình làn sóng, phía cuống lá hình tròn hay gần như hình tiết, gân lá có 5 - 9, cuống lá hình sợi dây dài khoảng 1,5 - 3cm. Hoa mọc trên cuống dài hình sợi dây, mọc sen bên trên cuống lá, mỗi cuống lá có một hoa, hoa màu xanh nhạt, có 4 cánh, cánh hoaxẻthành hai, hình trứng hay hình kim, đuôi nhọn, phần cuống hơi rộng, sau khi hoa nở cánh hoa xòe ra cụp xuống cong ra ngoài, 4 nhị đực màu tím, gần giống hình mũi tên, ngắn, có hai bao phấn, cọng hình sợi dây, bầu hình trứng không có vòi. Quả bế đôi quả hình trứng rộng và dẹt, vỏ nhẵn bóng không có lông, lúc còn non màu xanh nhạt, lúc chín thì vỏ nứt ra, trong có nhiều hạt. Hạt hình bầu dục dài nâu tím sẫm. Vỏ có nhiều nếp dọc, một đầu có chất màng màu trắng vàng.
(3) Ngoài các loài đã mô tả ở trên, còn có mấy loài khác dưới đây đều được dùng làm thuốc:
a) Cây bách bộ hoa nhỏ (Stemona pariflora Wight) có ở đảo Hải Nam, vỏ cách, hoặc mọc thành vòng quanh mắt, đậy mỗi mặt có 34 lá, hình kim phình, chỗ cuống hình tiết. Hoa rất nhỏ, bao hoa hình chiết đục, có 4 cánh hoa, nứt 2 thùy, hình kim phình giữa. bầu hoa hình trứng, trong có 3 hạt dựng đứng.
b) Cây Bách bộ lá hẹp (Stemona agula Sm) là loại cây thân thảo, leo bò, sống lâu năm. Thân dài 3060cm. Củ rễ chất thịt, mọc chùm, hình dài hay khác. Lá mọc đối hoặc chùm 3 - 5 lá vòng quanh mắc dây, hình kim phình thường dài thường co 3 gân, mọc từ sát cuống ra, cuống lá thường nhỏ. Hoặc mọc riêng lẻ ở nách lá, phần gốc cuống nối liên với cuống lá, hoa màu trắng bên ngoài màu đỏ hay hồng, có 4 nhụy đực, 1 nhụy cái. Bầu hình trứng kiểu quả bầu nhỏ. Hạt màu nâu đen.
c) Bách bộ thân đứng (Stemona sesslifolia Miq. Franch.) Cây đứng không phân cành, cao 60 - 65cm. Củ chất thịt, hình chùy đều, mọc thành chùm có nhiều củ. Mỗi mặt thân cây có 3 - 5 lá mọc xung quanh, hình trứng đến hình bầu dục dài, đuôi lá nhọn ngắn, gốc lá nhỏ dần, cuống lá ngắn, có 3 - 5 gân lá. Hoa mọc ở nách lá, hoa màu xanh nhạt pha màu tím, gồm 4 cánh. Bầu hoa hình trứng không có vòi.
d) Ngoài các cây đã giới thiệu ở trên ra, riêng tỉnh tứ Xuyên còn có dùng một loài Thổ Bách bộ thuộc giống Thiên môn đông họ Liliaceae tức là Thiên Môn đông răng dê (Asparagus filicinus Ham) còn có tên khác là Thiên chùy tả, là củ ngắn nhỏ, dài độ 3cm, cũng gọi là Xuyên bách bộ, chỉ sản xuất và tiêu thụ trong tỉnh Tứ Xuyên (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Bảo quản:
Ít sâu mọt nhưng dễ hút ẩm, mốc, nên sau khi phơi hay sấy khô, nên cất vào chỗ khô tránh ẩm
Thành Phần Hóa Học:
.Trong loại Radix Stemonae Japonicae có Stemonine, Stemonidine, Isostemonidine, Protostemonine, Paipunine, Sinostemonine (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
.Trong loại Radix Stemonae Sessilifoliae có: Stemonine, Isostemonidine, Protostemonine, Tubersostemonine, Hodorine, Sessilistemonine (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
.Trong loại Radix Stemonae Tuberosae có: Stemonine, Tubersostemonine, Isotubersostemonine, Stemine, Hypotubersostemonine, Oxotubersostemonine (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+Rễ Bách bộ chứa Tuberostemonin, Stnin, Oxotuberostemonin. Ngoài ra còn 1 số Alcaloid khác chưa rõ cấu trúc: Stmonin C22H33O4N4N, điểm chảy 1620, Isostemonin C22H33O4N, điểm chảy 2122160, Isotuberostemonin C22H33O4N, điểm chảy 1231250, Hypotuberostemonin C19H2123O3N, Stemotuberin, điểm chảy 77820, Setemonidin C19H31O5N, Paipunin C24H34O4N. Rễ còn chứa Glucid 2,3%, Lipid 0,84%, Protid 9,25% và 1 số Acid hữu cơ (Acid Citric, Malic, Oxalic, Succinic, Acetic...] (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng kháng vi trùng: Radix Stemonae in vitro có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh gồm: Streptococus Pneumoniae, bHemolytic Streptococus, Neisseria Meningitidis và Staphylococus aureus (Trung Dược Học).
+ Tác dụng diệt ký sinh trùng: dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt củaBách Bộ có tác dụng diệt ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp... (Trung Dược Học).
+Tác động lên hệ hô hấp: nước sắc Bách bộ không tỏ ra có tác dụng giảm ho do chích Iod nơi mèo. Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Đối với kháng Histamin gây co giật, Bách bộ có tác dụng giống như Aminophylline nhưng hòa hoãn và kéo dài hơn (Trung Dược Học).
+Dùng trong bệnh nhiễm: Theo dõi hơn 100 bệnh nhân dùng nước sắc Bách bộ, cho thấy có 85% có hiệu quả giảm ho (Trung Dược Học).
Tác dụng trị ho: Stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho. Bách bộ đã được thí nghiệm chữa lao hạch có kết quả tốt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng trị giun và diệt côn trùng: ngâm giun trong dung dịch 0,15% Stemonin, giun sẽ tê liệt sau 15 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại. Tiêm dung dịch Stemonin sulfat (3mg) vào ếch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại, sau 12 giờ thì bình phục. Dùng rượu thuốc Bách bộ 1/10 trong rượu 700, ngâm hoặc phun vào con rận, rận sẽ chết saumộtphút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết nhanh hơn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột gìa và kháng vi khuẩn của bệnh lỵ, phó thương hàn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Nước sắc vỏ rễ Bách bộ có những tác dụng dược lý sau:
. Nước sắc 1050% rễ Bách bộ có tác dụng làm liệt giun (liệt mềm) sau thời gian từ 820 giờ. Giun đã bị liệt do tác dụng của thuốc không hồi phục lại sau khi được rửa sạch thuốc. Bách bộ có tác dụng làm tan rã chất Kitin bao bọc chung quanh giun (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
. Với liều vừa phải, Bách bộ không ảnh hưởng đến hoạt động co bóp tim, huyết áp, hoạt động co bóp của ruột và tử cung và không gây độc đối với súc vật thí nghiệm (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
. Dung dịch Alcaloid toàn phần chiết từ rễ cũng như từ lá và thân Bách bộ đều có tác dụng long đờm rõ rệt trước chuột nhắt trắng và làm liệt cơ giun đũa ở lợn. Do đó có thể sử dụng cả rễ, lá và thân cây Bách bộ làm thuốc trị ho và trị giun (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Vị thuốc bách bộ
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
+Vị ngọt đắng, tính hơi ôn
Quy kinh
+ Vào kinh Phế
Tác dụng:
+Nhuận phế, chỉ khái, sát trùng
Chủ trị:
Trị ho do hư lao. Thường dùng trong trị lao phổi, khí quản viêm mạn tính, ho gà, giun đũa, giun kim (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
Dùng từ 4 - 20g, ngứa ngoài da, dùng ngoài tùy ý.
Cách dùng:
Dùng sống: trị ghẻ lở, giun sán.
Dùng chín: trị ho hàn, ho lao
+ Ngộ độc: Khi ăn nhiều rễ cũ sẽ gây tê liệt trung khu hô hấp, có thể chết. Kinh nghiệm dân gian dùng nước gừng và uống giấm để giải cứu.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bách bộ:
+Trị ho dữ dội:
Dùng rễ Bách bộ, Gừng sống, gĩa lấy nước, 2 vị bằng nhau, sắc uống 2 chén (Trữu Hậu phương).
+Trị nuốt phải đồng tiền:
Dùng 160g rễ Bách bộ, 640g rượu,ngâm một đêm. Uống mỗi lần 1 tô,ngày 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu phương).
+Trị ho lâu năm:
Bách bộ (rễ) 20 cân, gĩa vắt nước, sắc lại cho dẻo quánh. Mỗilần uống 1 muỗng canh, ngày 3 lần (Thiên Kim phương)
+Trị ho dữ dội:
Dùng rễ Bách bộ ngâm rượu, ngày uống 1 chén, ngày 3 lần (Trương Văn Trọng).
+Trị ho nhiều:
Dùng Bách bộ (cả dây lẫn rễ), gĩa vắt lấy nước cốt, trộn với mật ong, 2 thứ bằng nhau. Nấu thành cao,ngậm nước nuốt từ từ (Tục Thập Toàn phương).
Trị tự nhiên ho không dứt:
Bách bộ (củ rễ), hơ trên lửa nướng cho khô, mỗi lần lấy nước một ít ngậm nuốt nước (Phổ Tế phương).
Trị trẻ nhỏ ho do hàn:
Bách bộ sao, Ma hoàng khử mắt, mỗi thứ 30g,tán bột. Hạnh nhân (bỏ vỏ, bỏ đầu nhọn) sao, bỏ vào nước thật sôi, vớt ra, nghiền bột,cho mật vào nặn viên bằng hạt Bồ kết. Mỗi lần uống 23 viên với nước nóng (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
Trị phù, vàng da cả người:
Bách bộ (củ) mới đào về, rửa sạch, gĩa nát. Đắp một miếng lên rốn, lấy nửa tô xôi gĩa mềm dẻo đắp trên miếng Bách bộ vừa rồi, xong lấy khăn bịt lại 12 ngày sau thấy trong ruột có hôi mùi rượu thì tiểu được, hết phù (Dương Thị Gia Tàng Phương).
Trị các loại côn trùng vào lỗ tai:
Bách bộ (sao) nghiền nát, trộn vớidầu mè bôi trong lỗ tai (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị áo quần có rận, rệp, bọ chét, chí:
Dùng Bách bộ, Tần giao nghiền nhỏ cho vào lồng tre xông khói lên, có thể nấu nước giặt (Kinh Nghiệm Phương).
Trị giun kim:
Bách bộ tươi, sắc kẹo thụt vào hậu môn trong một tuần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị giun đũa:
Bách bộ 12g, sắc uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 5 ngày, sau đó dùng thuốc xổ mỗi sáng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị các chứng ho do hư chứng:
Bách bộ, Tang căn bạch bì, Thiên môn đông,Mạch môn đông,Bối mẫu, Tỳ bà diệp, Ngũ vị tử, Tử uyển, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ho do cảm mạo, ngứa họng, đờm ít:
Bách bộ 16g,Kinh giới 12g,Bạch tiền 12g,Cát cánh 12g,Sắc uống (Trung Dược Học).
Trị lao phổi có hang:
Bách bộ 20g,Hoàng cầm 10g,Đơn bì 10g,Đào nhân 10g, Sắc đặc còn 60ml, uống ngày 1 thang, liên tục 2 - 3 tháng. Đã trị 93 cas, kết quả tốt (Đặng Tường VinhTrung Quốc Phòng Lao Tạp Chí 1966, 1:27).
Trị lao phổi:
Bách bộ 12gsắc uống với bột Bạch cập 12g (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược).
Trị lao phổi:
Viên Bách bộ trị 153 cas lao phổi: dùng gà con, bỏ ruột và đầu, chân, theo tỉ lệ 1 cân gà - 1 cân thuốc. Cho gà và nước vừa đủ nấu trong 4 giờ, đổ nước gà ra, cho thêm nước khác nấu trong 45 lần, mỗi lần 2 giờ. Các lần sắc nước, trộn đều cho thuốc vào khuấy đều (cứ 1 cân thuốc cần 480g nước hầm gà). Làm thành viên nhỏ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g. Một liệu trình là 20-30 ngày. Nếu có kết quả, tiếp tục uống thêm 23 thang rồi sau đó uống thêm 23 thangđể củng cố kết quả. Đa số bệnh nhân đều lên cân, triệu chứng lâm sàng được cải thiện (Trần Tường VinhTrung Y Tạp Chí 1959, 3:39).
Trị ho do lao phổi, do phế nhiệt:
Bách bộ 640g,Sa sâm 640g,đổ 10 cân nước sắc bỏ bã, trộn với 640gmật ong, nấu nhỏ lửa cho thành cao. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8ml (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược).
+Trị ho, suyễn, khí quản viêm mãn tính:
Bách bộ 20g,Miên hoa căn 5 cái, Ma hoàng 8g, Đại toán 1 củ, sắc uống (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược).
Trị ho gà:
Bách bộ 1015g, sắc uống (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược).
Trị ho gà:
Bách bộ 1220g,sắc uống với đường cát (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược).
+Trị ho gà:
Bách bộ 12g, Bạch tiền 12g,Cam thảo 4g,Đại toán 2 tép, sắc uống với đường, mỗi ngày chia làm 3 lần uống liên tục 3 - 4 ngày (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược).
Trị các chứng ho:
Bách bộ 20g,sắc2 lần được 60ml, chia làm 3 lần uống trong ngày (Trịnh Tường Quang,Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí 1986, 10: 439).
Trị giun kim:
Bách bộ, Binh lang, Sử quân tử, các vị bằng nhau tán bột, trộn dầu thụt quanh hậu môn (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Trị giun kim:
Bách bộ 40g, đổ nước sắc còn 10-20ml thụt vào hậu môn trước khi ngủ, liên tục 23 đêm. Hoặc dùng Bách bộ 20g, Tử thảo 20g, Vaselin 100g, tán bột, trộn với Thanh cao bôi quanh hậu môn (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược).
Trị giun kim:
Bách bộ 40g tươi, sắc với 200ml nước còn 30ml, thụt giữ 20 phút, liên tục 1012 ngày (Dược Liệu Việt Nam).
Trị chí, rận, bọ chét:
Bách bộ 120g, ngâm với 1 lít Cồn, sau 24 giờsứcở ngoài da (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược).
Trị mần ngứa ngoài da, viêm da mề đay, muỗi cắn, vẩy nến:
Bách bộ xắt ra, dùng mặt sắt đó xát vào nơi đau, ngày nhiều lần (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược).
Trị mề đay:
Bách bộ 29g, Bằng sa, Hùng hoàng mỗi thứ 8g, sắc nước, rửa (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược).
Trị mũi đỏ (tửu tra tỵ):
Ngâm Bách bộ trong cồn 950 trong 57 ngày, chế thành 50% Tinctura Bách bộ, bôi ngoài ngày 23 lần. 1 tháng là 1 liệu trình, trị 13 cas có kết quả 92% (Đình Thụy XuyênTrung Y Tạp Chí 1981, 4:273).
Diệt ruồi, bọ, giòi...:
. Nước sắc Bách bộ, cho thêm ít đường, ruồi ăn chết đến 60%.
. Dung dịch 1/20 giết chết 100% bọ gậy.
. Rắc bột Bách bộ vào hố phân, giết chết 100% giòi.
. Đốt Bách bộ rồi xông khói, diệt được ruồi, muỗi, bọ chó.
(Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tham khảo
So sánh
+Bách bộ cũng là loại có tác dụng như Thiên môn cũng chữa ho và có tác dụng sát trùng, nhưng Thiên môn khí lạnh, Bách bộ khí ấm hơn, vì vậy,cách chữa cũng khác nhau (Bách Hợp).
+Bách bộ tuy hơi ôn những nhuận mà không táo, còn có thể khai tiết, giáng khí, trị ho thì không thuốc nào bằng, nhất là ho lâu ngày (Bản Thảo Chính Nghĩa).
+Dùng củ Bách bộ xắt mỏng, sao khô cho vào túi vải ngâm trong vỏ rượu lấy uống dần để trị các chứng ho gọi là Bách Bộ Tửu” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Kiêng kỵ:
+ Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
+ Vị này dễ làm thương tổn tới Vị, có tính hoạt trường,vì vậy người Tỳ hư, tiêu chảy: cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
BÀM BÀM
Bàm bàm Còn có tên là dây bàm, đậu dẹt, m'ba, var ang kung.
Tên khoa học Entada phaseoloides Merr., E. sandess Benth.
Thuộc họ trinh nữ Mimosaceae
Mô tả cây bàm bàm
Bàm bàm là một loại dây leo, cứng. Lá kép hai lần lông chim, cuống chính dài 4-6cm, rộng 2-3cm. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành bông, ít hoa ở kẽ lá, dài 15-20cm. Quả dài 45-60cm, có khi tới 1m, rộng 5-7cm, hơi hẹp lại giữa các hạt. Hạt nhẵn, dày, màu nâu, đường kính 4-5cm, có vỏ dày cứng như sừng.
Phân bố, thu hái và chế biến bàm bàm
Cây mọc hoang dại ở những rừng thứ sinh nước ta. Người ta dùng vỏ, hạt và lá cây bàm bàm. Lá thường dùng tươi, vỏ và hạt dùng tươi hay sấy khô. Mùa thu hái gần như quanh năm.
Thành phần hoá học bàm bàm
Trong bàm bàm chứa một thứ saponin, nhiều nhất trong vỏ, trong hạt, ít hơn trong gỗ. Trong lá tươi hầu như không có hay có rất ít nên khó phát hiện.
Ngoài saponin, trong hạt còn chứa một ancaloit và một chất dầu béo màu vàng, không vị. Chất ancaloit là một chất độc mạnh đầu tiên gây liệt chi dưới, sau làm chết con vật với liều 250ml trên 1kg thể trọng.
Công dụng và liều dùng bàm bàm
Vỏ cây dùng tắm và gội đầu thay xà phòng. Vỏ vây hái về cắt thành từng mảnh, đập nát, phơi hay sấy khô. Khi dùng ngâm vào nước sẽ được một thứ nước màu nâu đỏ, dùng tắm hay gội đầu. Gỗ tuy chứa ít saponin hơn nhưng cũng dùng được. Hạt gần chín phơi khô cũng dùng thay vỏ và gỗ.
Chữa nóng sốt, sài giật ở trẻ em:
Lá bàm bàm tươi 50g, phối hợp với lá găng trâu, lá chanh giã nhỏ, xát khắp người trẻ em như kiểu đánh gió.
Vỏ giã nát ngâm nước, dùng nước ấy tắm ghẻ, bã vỏ, thì xát lên người vào những nơi ghẻ.
Một số nơi dùng hạt bàm bàm để đặt lên vết rắn cắn.
CAM THẢO DÂY
Cam thảo dây
Tên khác:
Còn gọi làtrương tư tử, tương tự đầuk, tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi
Tên khoa học Abrus precatorius L.
Thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Tiếng trung: 相思 藤
Cây cam thảo dây
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả cây
Dây cam thảo là một loại dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ. Lá kép hình lông chim, cả cuống dài 15-24 cm, gồm 8-20 đôi lá chét, cuống chung ngắn, cuống lá chét càng ngắn hơn, phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5-20mm, rộng 3-8mm. Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Quả thon dài 5cm, rộng 12-15mm, dày 7-8mm, mặt có lông ngắn. Hạt từ 3-7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn quanh tễ.
Phân bố, thu hái và chế biến
Dây cam thảo mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Tại Hà Nội người ta bán thành từng bó dây và lá cam thảo. Rễ của dây cam thảo ít thấy ở thị trường. Hạt ít thấy bán hơn.
cây Trồng được 3 tháng đã có thể thu hoạch dây lá. Cắt các đoạn dây mang lá, quấn lại thành bó rồi phơi khô. Thu hái rễ vào mùa xuân-hè; thu hoạch quả vào mùa thu rồi phơi khô, đập bỏ hạt.
Dây cam thảo cho những bộ phận dùng làm thuốc sau đây.
+ Rễ và lá dùng thay cam thảo bắc ở nhiều nước, do đó còn có tên liane reglisse.
+ Hạt là tương tư tử - Sêmn Abri Vỏ ngoài hạt có sắc tố màu đỏ, có độc chỉ dùng ngoài
Thành phần hoá học
Rễ và lá dây cam thảo chữa một chất ngọt tương tự như glyxyrizin có trong rễ cam thảo bắc. Tuy nhiên lượng chất ngọt này rất ít lại có vị khó chịu và đắng.
Hạt chứa một chất protit độc gọi kà abrin, chất abralin là một glucoxit có tinh thể, men tiêu hóa chất béo, chất béo lipaza 2.5% chất béo, chất henagglutinin làm vón máu và nhiều men ureaza.
Vị thuốc Cam thảo dây
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, tính mát
Qui kinh:
Vào 12 kinh
Công dụng:
lá cay có công dụng: Sinh tân, chỉ khát, nhuận phế, thanh nhiệt
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cam thảo dây:
Dùng trong nguyên liệu làm chè thanh nhiệt rất tốt
Trị thuỷ đậu
DINH HUYẾT GIẢI ĐỘC THANG
Ngân hoa 12g Lục đậu bì (vỏ Đậu xanh) 12g Sinh địa 12g Là Tre 16g Cam thảo dây 12g Lô căn (rễ Lau) 8g Hoàng đằng 8g Mẫu đơn bì 8g
Bài thuốc chữa hầu họng xưng đau:
Xạ can 6g Tang bì (tẩm mật sao) I2g Bạch mao cân I2g Cát căn I2g ô mai 6g Cam thảo dây 12g
Các vị cho vào 600ml nưốc, sắc lấy 100ml nước thuốc, chia uống trong ngày.
Ngày uống 1 thang.
Chữa mụn nhọt trốc lở toàn thân
Bồ Công anh 15g Sài đất 15g Kim ngân dây 10g Thương nhĩ tử (sao chảy) 10g Cam thảo dây 15g
Cách dùng, liều lượng:
Các vị cho vào 800ml nưởc, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày.
Ngày uống 1 thang.
Trị ỉa chẩy cấp tính:
Cát căn 30g Rau má khô 30g Búp tre non 20g Cam thảo dây (dây chi chi) 10g
Chủ trị: Ỉa chảy, bụng quặn đau lại mót đi ngoài ngay. Phân lỏng hoãc !oãng như nước màu vàng, đi toé như xối nước, có tiếng kéu bảnh bạch d đoạn sau, biểu hiện trong ruột có nhiều hai, ngày đi 5 - 7 lần, thậm chí hơn chục lần, phân mùi thối nống. Có khi phát sốt nhẹ, khát đòi uống nước, thích nước mát, tiểu tiện lượng ít màu vàng hoặc đỏ. Ở trẻ em ỉa chảy vài ngày là hậu môn đã đỏ và có cảm giác nóng, ngưài mệt lả không muốn ăn.
Cách dùng, liều lượng: Các vị cho vào 1000ml nước, sắc lấy 500ml nước thuốc để nguội cho uống thay nước trong ngày. Ngày uống 1 thang.
Trẻ em giảm liều tượng xuống một nửa.
Kiêng kỵ: Ỉa chảy hư hàn không dùng.
Trị viêm phế quản mãn,ho khạc đờm trắng:
.TRẤN BÌ LA BẠC THANG: Trần bì (sao vàng) 10g La bạc tử (sao thơm) 10g Vỏ Vối (sao thơm) 10g Cam thảo dây 8g Gừng tươi 4g
Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần.
Ngày uống 1 thang.
Trị suy nhược cơ thể, khí huyết hư:
ĐẠI BỔ KHÍ HUYẾT TINH: Hoàng tinh chế 20g, Cẩu tích 20g, Kỷ tử 10g, Dâm dương hoắc 12,g Lá Quao nước 20g, Huyết rổng 20g, Bố chính sâm 20g, Khương hoàng (Nghệ vàng) 12g, Dây Gắm (Vương tôn) 20g, Ngẳt diệp 12g ,Phục linh 12g, Cao Quy bản 50g, Hải sâm khô 50g, Hải mã 1 đôi, Cao xương Dê 50g, Dây Trâu cổ 20g, Cam thảo dây 30g, Hà thủ ô đỏ chế 20g, Rượu trắng 40° 4.000ml
Các vị cho vào ngâm với rượu trắng trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều.Ngày uống 3 lần mỗi lần 15 - 20ml. uống trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Phụ nữ có thai 3 tháng phù chi dưới:
Hương phụ (tử chế) 8g Mộc qua (sao vàng) 8g Ô dược (sao vàng) 8g Tó tử (sao vàng) 8g Trần bì (sao vàng) 8g Cam thảo dây (sao vàng) 8g Gừng tươi 4g
Các vị sao chế cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lẩn trong ngày
Tham khảo
Dùng thay cam thảo Bắc.
Nhiều nơi dùng cam thảo dây thay cho cam thảo bắc vì vị ngọt lại sẵn có, Tuy nhiên do hoạt chất không giống nhau hẳn, cho nên việc thay thế chưa hoàn toàn hợp lý
Hạt thường dùng ngoài làm thuốc sát trùng:
giã hạt cho nhỏ, đắp lên chỗ đau. Tuy nhiên có độc cần chú ý. Trước đây người ta dùng hạt này đề chữa đau mắthột, đau mắtthường 3-5 hạt, giã nát ngâm với 1 lít nước, ngày nhỏ vào mắt 3 lần chất này. Khi mới dùng thuốc gây phản ứng, nhưng sau 48 giờ phản ứng bớt. Sau 1 tuần giác mạc bớt trở lại bình thường, thuốc để lâu không có tác dụng nên dùng đến đâu hết đến đo
TƠ MÀNH
Tơ mành, Dây chỉ, Mạng nhện -Hiptagesp., thuộc họ Kim Ðồng -Malpighiaceae.
Mô tả: Cây nhỏ, mọc thành bụi. Cành vươn dài đưa vào cây khác, có lông mịn. Lá mọc đối, phiến dài đến 13-14cm, chóp có đuôi, có lông trên cả hai mặt, gân phụ 5-6 cặp, cuống 9mm. Cụm hoa hình chùm mọc ở nách lá phần già của nhánh, cao 4-5cm; cuống dài 1-2cm, có lông trắng. Quả có 3 cánh mỏng, vàng nhạt, cánh giữa thường dài hơn. Thân và lá khi bẻ ra có những sợi mảnh như chỉ.
Mùa hoa quả tháng 9-11.
Bộ phận dùng: Thân, lá -Caulis et Folium Hiptages.
Nơi sống và thu hái: Cây này cũng phổ biến nhiều nơi thuộc miền Bắc Việt Nam, thường gặp mọc hoang ở rừng núi. Có thể thu hái thân lá quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thân lá giã đắp cầm máu và bó gãy xương. Liều dùng 30-50g.
Ðể bó gãy xương, thường phối hợp với lá Dâu tằm. Lá Tơ mành đốt thành than rắc chữa sâu quảng
BẦU ĐẤT
Bầu đất
Tên khác
Tên thường gọi: Bầu đất, Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất, Khảm khom, Thiên hắc địa hồng, Dây chua lè
Tên Hán Việt:Xà tiếp cốt, thụ tam thất, kiến thũng tiêu, ô phong thất, bình ngoại thổ tam thất
Tên khoa học:-Gynura procumbens (Lour) Merr. (G. sarmentosa DC).
Họ khoa học:thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cây bầu đất
(Mô tả, hình ảnh cây bầu đất phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây bầu đất là một cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo mọc bò và hơi leo, cao đến 1m. Thân mọng nước, phân nhiều cành. Lá dày, dòn, thuôn, xanh lợt ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở các gân, dài 3-8cm, rộng 1,5-3,5cm, khía răng ở mép; cuống dài cỡ 1cm. Cụm hoa ở ngọn cây, gồm nhiều đầu màu tía, các hoa trong đầu hoa hình ống, màu vàng da cam. Quả bế có ba cạnh, mang một mào lông trắng ở đỉnh.
Cây ra hoa kết quả vào mùa xuân-hè.
Bộ phận dùng:
Toàn cây - Herba Gynurae Procumbentis.
Nơi sống và thu hái:
Bầu đất có ở nhiều nước Châu Á như Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam.
Ở nước ta, bầu đất mọc hoang dại, nhưng cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Người ta thu hái cả cây vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học
Thành phần dinh dưỡng: Nước 95,7g; Protein 1,3g; Gluxit 1,6g; xơ 0,8g; tro 0,6g; Caroten 3,6mg; VitaminC 36mg.
Tác dụng dược lý
Trích xuất của những lá Gynura procumbens đã cho thấy có tác dụng:
- Kiểm soát lượng đường trong máu
- Chống mỡ máu
- Chống viêm nhiễm
Vị thuốc bầu đất
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị, tác dụng:
Bầu đất có vị cay, ngọt, thơm, hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái.
Chủ trị:
Dùng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét, bong gân, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, điều hòa máu huyết, an thần, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt, cầm máu, điều hòa huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, giải độc…
Công dụng:
Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua; cũng dùng làm rau trộn dầu giấm. Canh bầu đất được xem như là bổ, mát.
Bầu đất được dùng làm thuốc để chữa: 1. Ðái són, đái buốt; 2. Phụ nữ viêm bàng quangmạn tính, khí hư bạch đới, bệnh lậu, kinh nguyệt không đều; 3. Trẻ em đái dầmvà ra mồ hôi trộm; 4. Sốt phát ban (sởi, tinh hồng nhiệt) và lỵ. Dùng ngoài trị đau mắtđỏ.
Ở Campuchia, thân và lá bầu đất dùng phối hợp với những vị thuốc khác để hạ nhiệt, trong chứng sốt phát ban như các bệnh sởi, tinh hồng nhiệt.
Ở Malaixia, người ta cũng dùng lá ăn trộn với dầu giấm và cũng dùng cây để trị lỵ.
Còn ở Java người ta dùng nó để trị bệnh đau thận.
Liều dùng - Cách dùng
Bầu đất có thể dùng dạng tươi hoặc dùng sạng khô. Liều dùng khô: 10-15g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bầu đất
Ðơn thuốc:
Ðái són, đái buốt, trẻ em đái dầm:
Bầu đất tươi 80g, sắc nước uống. Nên ăn vào buổi trưa. Các buổi tối nên hạn chế ăn canh, uống nhiều nước.
Chữa phụ nữ viêm bàng quang, khí hư, bạch đới:
Bầu đất sắc nước uống với bột Thổ tam thất và ý dĩ sao với liều bằng nhau, mỗi lần 10-15g ngày uống 2 lần.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
Nhai nuốt mỗi lần 7 - 9 lá Rau bầu đất, ngày 2 lần sáng, chiều có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị đái tháo đường khác.
Trị viêm họng, ho gió, ho khan hoặc có đờm:
Nhai vài lá rau bầu đất, ngậm nước nuốt dần.
Trị viêm phế quản mạn:
Nấu canh rau bầu đất với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày.
Chữa vết thương chảy máu:
Dùng rau bầu đất rửa sạch đắp, buộc rịt vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức.
Chữa va đập bầm tím:
Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.
Trị đái dắt, đái buốt:
Dùng bầu đất 80g, rửa sạch, cho 700ml nước sắc nỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 – 15 ngày. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.
Trị khí hư, bạch đới:
Rau bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 15g, cỏ xước 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
Trị đái dầm ở trẻ:
Nấu canh rau bầu đất cho trẻ ăn hằng ngày vào buổi trưa.
Chữa táo bón, kiết lỵ:
Giã một nắm rau bầu đất rồi hòa với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều trong 5 - 6 ngày.
Trị mất ngủ:
Thường xuyên ăn tươi rau bầu đất hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi để có giấc ngủ tốt.
Tham khảo
Chế biến món canh từ bầu đất
Có thể luộc rau bầu đất lên chấm mắm hoặc xào tỏi, nấu canh tôm đều được. Rau bầu đất trước khi đem nấu, rửa sạch để ráo, cắt nhỏ. Phi hành thật thơm, trút tôm (băm nhuyễn) đã ướp qua mắm, muối, bột ngọt, tiêu... vào xào sơ, sau đó cho nước vào đun to lửa, để nước sôi một lúc thì trút rau bầu đất vào.
Khi canh sôi trở lại, nếm vừa ăn rồi tắt bếp. Cũng có thể dùng tôm khô để nấu món này, nhưng phải ngâm tôm vào nước ấm cho mềm trước khi đem giã nhuyễn để vị ngọt của tôm hòa quyện vào nước canh.
CHI TỬ
Tên khác
Tên Hán Việt khác: Vi thuốc Chi tử còn gọi Sơn chi tử , Mộc ban(Bản kinh), Việt đào(Biệt Lục), Tiên chi (Bản Thảo Cương Mục), Chi tử, Tiên tử, Trư đào, Việt đông, Sơn chi nhân, Lục chi tử, Hồng chi tử, Hoàng chi tử, Hoàng hương ảnh tử(Hòa Hán Dược Khảo), Dành dành (Việt Nam).
Tên khoa học: Gardenia jasminoides ellis (=gardenia florida linn).
Họ khoa học: Họ Cà Phê (Rubiaceae).
Cây chi tử
(Mô tả, hình ảnh cây chi tử, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả thực vật
Cây chi tử là một cây thuốc nam quý, dạng cây nhỏ, nhẵn, cành mềm khía rãnh dọc, lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, đôi khi bầu dục dài, tù và có mũi nhọn ở đỉnh, hình nêm ở gốc, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ, lá kèm mềm, nhọn đầu ôm lấy cả cành như bẹ. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Cuống có 6 cạnh hình cánh. Đài 6, thuôn nhọn đầu, ống đài có 6 cánh dọc. Tràng 6, tròn ở đỉnh, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 6, chỉ ngắn, bao phấn tù. Bầu 2 ô không hoàn toàn, vòi dài bằng ống tràng noãn rất nhiều. Quả thuôn bầu dục có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt. Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12.
Địa lý:
Mọc hoang và được trồng khắp nước có nơi dùng làm cây cảnh hoặc trồng để nhuộm.
Phần dùng làm thuốc: Dùng quả phơi khô [gọi là Chi tử] (Fructus Gareniae).
Thu hái:
Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, quả chín liên tục, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được, hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất, nên hái bằng tay.
Mô tả dược liệu:
Quả Chi tử khô hình trứng hoặc bầu dục, hai đầu nhỏ dần khoảng 15-18mm không tính dài khô ở đỉnh, thô khoảng 9-12m, phấn trên có 6 lá đài tồn tại, teo hình mũi mác, nhỏ dài thường không toàn vẹn, vỏ quả ngoài cấu thành bởi hai đài liền tồn tại, chung quanh có 6 cạnh dọc hình sợi, phần dưới có gốc tàn cuống quả. Vỏ ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu hơi bóng mượt, có nhiều gân nhỏ, và quả chất cứng mỏng, nửa trong suốt, trong có hai buồng gồm nhiều hạt hình tròn trứng, dẹt, phẳng, vỏ hạt màu đỏ vàng, ngoài có vật chặt dính đã khô, giữa chúng liên kết thành khối hơi có mùi thơm đặc biệt.
Chi tử lấy loại nhỏ, vỏ mỏng màu vàng đỏ là thượng phẩm. Thường dùng loại mọc ờ vùng rừng núi, quả nhỏ chắc nguyên quả, vỏ mỏng vàng, trong đỏ thẫm có nhiều hạt, thơm khô không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Còn Chi tử nhân là hạt đã được bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng, không vụn nát là tốt (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Hái trái về bỏ tai và vỏ, chỉ lấy hạt, ngâm với nước sắc Cam thảo một đêm, vớt ra phơi khô tán bột dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Trị bệnh ở thượng tiêu, trung tiêu thì dùng cả vỏ xác, trị hạ tiêu thì bỏ vỏ xác rửa sạch nước màu vàng rồi sao mà dùng, trị bệnh thuộc huyết thì sao đen dùng (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Sau khi hái về phơi hoặc sấy khô ngay, nếu sấy thì lúc đầu lửa to về sau nhỏ dần, đảo trộn nhẹ để làm vỏ quả không bị trầy sát, cũng đề phòng tình trạng ngoài khô trong ướt, dễ thối mốc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Quả chín kẹp lẫn với ít phèn chua, cho vào nước sôi cùng nấu độ 20 phút, vớt ra phơi khô vỏ, lại sấy khô cho giòn. Khi dùng muốn dùng sống, sao hoặc đốt cháy tùy từng trường hợp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Thành phần hóa học của chi tử
+ Gardenoside, Geniposide, Genipin-1-Gentiobioside, Shanzhiside, Gardoside, Scandoside methyl Esther, Deacetylaspelurosidic acid, Methyl Deacetylaspelurosidate, 10-Acetylgeniposide (Lida J và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991, 39 (8): 2057).
+ 6”-p-Coumaroyl Genipin Gentiobioside (Nishizawa M và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (1): 87).
+ Chlorogenic acid, 3, 4-di-O-Caffeoylquinic acid, 3-O-Caffeoyl-4-O-Sinapoyl Quinic acid, 3,5-di-O-Caffeoyl-4-O-(3-Hydroxy-3-Methyl) Glutaroyl Quinic acid (Nishizawa M và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (1): 87).
+ Crocetin(Tần Vĩnh Kỳ, Dược Học Học Báo 1964, 11 (5): 342).
Tác dụng dược lý của chi tử
+ Tác dụng giải nhiệt: Nước sắc chi tử có tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt, tác dụng giống như vị Hoàng liên, Hoàng cầm nhưng yếu hơn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng lợi mật: Chi tử làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minh trên súc vật sau khi thắt ống dẫn mật thấy Chi tử có tác dụng ức chế không cho Bilirubin trong máu tăng. Dịch Chi tử làm tăng co bóp túi mật (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng cầm máu: Chi tử sao cháy thành than có tac dụng cầm máu (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nước sắc Chi tử có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng an thần: Nước sắc chi tử có tác dụng trị mất ngủ trong các bệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não xung huyết và hưng phấn thần kinh. Thực nghiệm cũng chứng minh nước sắc kiệt Chi tử có tác dụng an thần đối với chuột trắng (Trung Dược Học).
+ Tác dụng hạ huyết áp: Trên súc vật thực nghiệm chứng minh rằng nước sắc Chi tử có tác dụng hạ áp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trên động vật thực nghiệm, thấy nước sắc chi tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong nước bụng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Vị thuốc chi tử
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị của chi tử
+ Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị đắng, tính lạnh, không độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tâm, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng chi tử
+ Trị bứt rứt, buồn phiền, khó chịu, ban chồn trong ngực, mất ngủ, những chứng huyết trệ dưới rốn, tiểu không thông (Trân Châu Nang).
+ Thanh nhiệt ở thượng tiêu (Tâm, Phế), thanh uất nhiệt ở phần huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết (sao đen), thanh nhiệt ở tam tiêu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Chi tử nhẹ thoảng có hình phổi màu đỏ là tượng của hỏa nên tả được hỏa trong Phế, dùng nó có 4 tác dụng: Thứ nhất là nhiệt bám vào Tâm kinh, hai là trừ được bứt rứt, ba là khử hư nhiệt ở thượng tiêu, bốn là trị phong (Trân Châu Nang).
+ Chi tử tả hỏa của tam tiêu và uất hỏa trong bỉ khối, thanh huyết trong vị quản, tính nó chạy quanh co khuất khúc, xuống dưới có thể giáng hỏa theo đường tiểu ra ngoài. Người đau tim hơi lâu không nên uống ấm, uất hỏa ngược lên sườn, vì vậy các phương thuốc có dùng Chi tử làm thuốc dẫn nhiệt thì tà dễ phục núp và bệnh dễ lui (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Sơn chi giải đượcđộc của Ngọc chi hoa [Dương trịch trục] (Bản Thảo Tập Chú).
+ Sơn chi tử giải được phong nhiệt độc, giải được nhiệt độc lúc thời dịch, 5 chứng vàng da, ngũ lâm, thông tiểu, tiêu khát, sáng mắt, trúng độc, sát trùng độc (Dược Tính Bản Thảo).
+ Chi tử bẩm thụ được cái khí đắng mà rất lạnh, đắng lạnh thì tổn vị thương huyết. Hễ Tỳ Vị suy nhược thì cấm dùng. Huyết hư phát sốt cấm dùng. Tính nó có thể tả được hỏa hữu dư, Tâm Phế không có tà nhiệt kết ở tiểu trường thì không nên dùng. Lở loét vì khí huyết hư không thể thu liễm, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Màu vàng của Chi tử còn được dân gian dùng làm màu nhuộm trong lúc nấu hoặc chế biến thức ăn, vì không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chủ trị
+ Trị nóng nẩy, bồn chồn do nhiệt chứng, vàng da do thấp nhiệt, mắt đỏ, họng đau, chảy máu cam, lở miệng, nước tiểu đỏ. Đắp ngoài trị sưng ứ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
Dùng từ 8 – 20g.
Cách dùng: Dùng sống có tác dụng thanh nhiệt (dùng chữa sốt), sao vàng có tác dụng tả hỏa (nóng nảy trong người), sao đen có tác dụng cầm máu.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc chi tử
Trị sau khi bị thương hàn có mồ hôi ra, mửa, ngủ không được, bứt rứt không yên:
Chi tử 14 trái, Hương xị 4 chén, sắc uống (Chi Tử Xị Thang – Thương Hàn Luận).
Trị chảy máu cam:
Sơn chi tử, sao cháy đen, thổi vào mũi nhiều lần có hiệu quả (Lê Cư Sỉ Giản Dị phương).
Trị tiểu tiện không thông:
Chi tử 14 quả, Tỏi (loại 1 tép) 1 củ, 1 chút muối, gĩa nát, dán vào chỗ rốn và bọng đái một chốc sẽ thông ngay (Phổ Tế phương).
Trị tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu:
Sơn chi sống tán bột, Hoạt thạch, lượng bằng nhau, uống với nước Hành (Kinh Nghiệm Lương phương).
Trị đại tiện ra máu tươi:
Chi tử nhân, sao cháy đen, uống 1 muỗng với nước (Thực Liệu phương).
Trị tiêu ra máu do độc rượu:
Sơn chi gìa, sấy khô, tán bột, uống với nước ở giữa lòng sông (Thánh Huệ phương).
Trị tiêu ra máu do nhiệt độc:
Chi tử 14 trái, bỏ vỏ, gĩa nát, tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần, có thể uống với nước (Trửu Hậu phương).
Trị kiết lỵ lúc sinh:
Chi tử tán bột, uống với rượu nóng, lúc đói, mỗilần một muỗng canh, bệnh nặng uống không quá 7 lần (Thắng Kim phương).
Trị phụ nữ bị phù do thấp nhiệt khi có thai:
Sơn chi tử 1 chén, sao, tán bột. Mỗi lần uống 8 – 12g với nước cơm hoặc làm viên uống (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị phù thủng do nhiệt:
Sơn chi tử nhân, sao, nghiền. Mỗi lần uống 12g với nước cơm. Nếu nhiệt ở thượng tiêu thì dùng luôn cả xác (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị hoắc loạn chuyển gân, chuột rút, bụng ngực căng đầy, chưa nôn và tiêu được
Chi tử 27 trái, tán bột, uống với rượu nóng (Trửu Hậu phương).
Trị trong bụng đau xóc do lạnh và nóng xung đột nhau, ăn uống không được:
Sơn chi tử, Xuyên ô đầu, 2 vị bằng nhau, tán bột, hồ với rượu làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 15 viên với nước Gừng sống. Nếu đau ở bụng dưới thì uống với nước Hồi hương (Bác Tễ phương).
Trị đau nóng ở vùng dạ dày:
Sơn chi tử lớn 7 - 9 trái, sao đen, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống với nước Gừng sống. Nếu không bớt thì dùng với 4g Huyền minh phấn thì ngưng ngay (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị bệnh về khí của Ngũ tạng, bổ âm huyết:
Chi tử sao đen, tán bột, sắc với Gừng sống uống (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị bệnh thi chú, đau xóc lên tim ngực liên tục:
Chi tử 21 trái, đốt, tán bột, uống với nước (Trửu Hậu phương).
Trị sốt cao sau khi ăn hoặc sau khi giao hợp đau muốn chết:
Chi tử 30 trái, nước 3 thăng. Sắc còn 1 thăng, uống cho ra mồ hôi (Mai Sư phương).
Trị trẻ nhỏ bứ rứt, nổi cuồng, tích nhiệt ở dưới, mình nóng phát cuồng, hôn mê, không ăn:
Chi tử 7 trái, Đậu xị 20g. Sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống vào công hiệu ngay, có thể mửa (Tập Hiệu phương).
Trị bàn trường điếu khí:
Đào nhân 20g, 1 chút Thảo ô đầu, tất cả sao qua rồi bỏ Ô đầu đi, thêm Bạch chỉ 4g. Tán bột, mỗi lần uống 2g với rượu Hồi hương và Hành trắng (Phổ Tế phương).
Trị mắt đỏ kèm táo bón:
Sơn chi tử 7 trái, dùi lỗ, nướng chín, sắc với 1 thăng nước còn nửa thăng, bỏ bã, đồng thời cho vào 12g bột Đại hoàng, uống nóng (Phổ Tế phương).
Trị ăn vào mửa ra ngay:
Chi tử 20 trái, sao qua, bỏ vỏ, sắc uống (Quái Chứng Kỳ phương).
Trị đầu đau do phong đàm không chịu nổi:
Chi tử (bột), trộn mật, ngậm trên lưỡi, hễ nôn ra là bớt (Binh Bộ Thủ Tập phương).
Trị mũi nổi hột thịt đỏ như mũi sư tử:
Chi tử sao, tán bột, cùng với sáp vàng làm viên bằng viên đạn lớn. Mỗi lần dùng 1 viên, nhai nhỏ với nước trà, ngày 2 lần. Kiêng rượu, thức ăn chiên, xào (Bản Sự phương).
Trị mũi nổi hột thịt đỏ như mũi sư tử:
Sơn chi, Tang bạch bì, Hoàng cầm, Cam thảo, Cát cánh, Ngũ vị tử, Can cát, các vị bằng nhau, sắc uống (Bản Sự phương).
Trị đơn độc do hỏa nhiệt:
Chi tử nhân, đốt, tán bột, trộn nước tẩm vào (Mai Sư phương).
Trị phỏng chưa phát ra:
Chi tử nhân, đốt, tán bột, trộn với dầu mè, đắp, băng lại (Thiên Kim phương).
Trị lở ngứa trong mí mắt:
Chi tử, đốt, tán bột, xức vào (Bảo Ấu Đại Toàn phương).
Trị sưng đau do gãy xương:
Chi tử gĩa nát, trộn với Bạch miến, đắp vào (Tập Giản phương).
Trị chó dại cắn:
Chi tử bì (đốt, tán bột), Thạch lưu hoàng, 2 vị bằng nhau, tán bột xức vào (Mai Sư phương).
Trị phỏng do nhiệt:
Chi tử, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, phết lên chỗ đau (Cấp Cứu phương).
Trị thương hàn thấp nhiệt sinh ra vàng úa, bụng lớn dần:
Chi tử 14 trái, Nhân trần 240g, Đại hoàng 120g, 1 đấu nước. Trước hết sắc Nhân trần giảm 6 phần rồi bỏ cả 2 vị vào sắc còn 3 thăng, chia làm 3 lần. Khi nào tiêu thông như nước Bồ kết (có khi đỏ), uống một đêm thì giảm, màu vàng khè trên da tự nhiên theo nước tiểu mà ra hết (Nhân Trần Đại Hoàng Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị vàng da, mình nóng:
Sơn chi, Cam thảo, Hoàng bá sắc uống (Chi Tử Hoàng Bá Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị sau khi bị thương hàn sinh đầy bụng, bứt rứt, nằm ngồi không yên, mửa ra thì đỡ:
Sơn chi, Hậu phác, Chỉ thực, sắc uống (Chi Tử Hậu Phác Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tả hỏa ở tiểu trường:
Dùng Sơn chi, Xích phục linh, Mộc thông, Hoạt thạch, Trạch tả các vị bằng nhau. Tả hỏa hữu dư của Tâm kinh, dùng Sơn chi, Liên kiều, Mạch môn đông, Trúc diệp, Đăng tâm thảo, Cam thảo (sống). Hoàng liên các vị bằng nhau (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị vàng da vì dùng nhiều rượu sinh nóng người:
Sơn chi, Nhân trần cao, Hoạt thạch, Xa tiền tử, Tần giao, Hoàng liên thảo, Mục túc, các vị bằng nhau, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị chảy máu cam, mửa ra máu do huyết nhiệt, lỵ ra máu, huyết ra lai rai:
Chi tử 16g, Hoàng cầm 12g, Bạch mao căn 20g, Tri mẫu 12g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Trắc bá diệp 12g, Xích thược 12g, sắc uống (Lương Huyết Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bàng quang viêm cấp tính, tiểu ra máu:
Chi nhân 16g, Mao căn 20g, Đông quỳ tử 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Chi Tử Nhân Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị viêm ganvàng da cấp tính do thấp nhiệt, nóng nảy trong ngực, tiểu vàng, tiểu đỏ, vàng toàn thân:
Chi tử 16g, Hoàng bá 12g, Cam thảo 4g, sắc uống (Chi Tử Bá Bì Thang - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
Kiêng kỵ:
+ Trị tâm phiền, bứt rứt, cơ thể nóng, mắt đỏ, thổ huyết, chảy máu cam (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ hư, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn mà không có thấp nhiệt, uất hỏa: cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Phân biệt:
(1) Cây Dành dành bắc (Gardenia tonkinensis Pitard): cây cao nhỡ 1-4m, rất nhẵn. Cành non dẹt, màu nâu đậm, sau màu xám, nhạt, tròn. Lá hình trái xoan nhọn đầu và gốc, màu nâu đỏ và hơi bóng ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới cuống ngắn, lá kèm hình bầu dục, nhọn đầu, mặt trong có lông tơ trắng. Hoa nở tháng 5-6 quả chín từ tháng 8-11. Cây mọc phổ biến, thường trồng làm cảnh vì có hoa lớn, dẹp. Quả có thể dùng để nhuộm.
(2) Cần phân biệt với cây Dành dành láng (G. philastrei Pit) có ở Phước Tuy, Nha Trang. Dành dành Ăng co (G, angkorensis Pitard), có ở Nha Trang, Hòn Tre. Dành dành Thái (G. sotepensis Hutc in Craib) có ở Đà Lạt. Dành dành GODFROY (G. godlefroyana O, Ktze).
(3) Ở Trung Quốc có cây Thủy chi tử (Gardenia radicans Thumb) là cây bụi thấp xanh quanh năm, thân có nhiều cành, mọc nghiêng như Chi tử, chỉ khác là hoa xếp chồng, thông thường thì không kết quả hay kết quả rất ít, hoa quả nhỏ hơn Chi tử. Lá hình nhọn, lộn ngược hay hình trứng đảo ngược, có 2 loại lá to và lá nhỏ. Thường trồng ở công viên làm cảnh, quả không làm thuốc.
(4) Cần phân biệt với quả Giun hay Sử quân tử (xem) là quả khô của cây Sử quân (Quisqualis indica L.) họ Combretaceae là vị thuốc dùng để tẩy giun có hình giáng hao hao giống quả Chi tử (loại nguyên).
(5) Ngoài loài Chi tử nói trên, ở miền núi có một loài mọc hoang gọi là Sơn chi tử, dáng cây nhỏ hơn, người ta cũng dùng làm thuốc.
Tên gọi: Chi có nghĩa là chén đựng rượu, tử là hạt quả. Vì quả như cái chén uống rượu nên gọi là Chi tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
DÂU GIA XOAN
Dâu gia xoan Còn gọi là châm châu, dâm bôi, hồng bì dại, mác mật mu, tcho kounhia, sanitok damrey.
Tên khoa học Clausena excavata Burm.
Thuộc họ Cam Rutaceae.
Mô tả: cây nhỏ, cành non có lông, khi bẻ cành có mùi hôi khó chịu, lá kép lông chim lẻ, 15-21 đôi lá chét, so le, vò lá cũng có mùi hôi. Hoa nhỏ màu hồng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành, quả nhỏ, màu đỏ hình trứng dài có 1-2 ngăn, với 1 hạt.
Mùa quả tháng 6-8.
Phân bố: cây mọc hoang ở miền núi,nơi dãi nắng, còn thấy ở Ấn Độ, Malaixya, Thái Lan, Philiphin.
Người ta hái lá, vỏ thân làm thuốc, có thể thu háu gần như quanh năm, còn dùng hạt lấy ở những quả chín, dùng tươi hay sấy khô.
Công dụng và liều dùng: cây dâu gia xoan được xem như một thứ thuốc đắng và chát dùng trong ăn uống kém tiêu, đau bụng, còn được dùng chữa ho, dùng ngoài chữa đau nhức, sưng đầu gối.
Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
DÂM DƯƠNG HẮC
Tên khác
Tên dân gian: Vị thuốcDâm dương hoắccòn gọiCương tiền(Bản Kinh),Tiên linh tỳ(Lôi Công Bào Chích Luận),Tam chi cửu diệp thảo(Bản Thảo Đồ Kinh), Phỏng trượng thảo, Khí trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Can kê cân, Hoàng liên tổ(Nhật Hoa Tử Bản Thảo),Tiên linh tỳ(Liễu Liễu Châu Tập),Khí chi thảo, Hoàng đức tổ, Thác dược tôn sư, Đình thảo(Hoà Hán Dược Khảo),Thiên hùng cân(Quốc Dược Đích Dược Lý Học),Dương hoắc(Tứ Xuyên trung Dược Chí),Ngưu giác hoa, Đồng ty thảo(Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập),Tam thoa cốt, Tam thoa phong, Quế ngư phong, Phế kinh thảo, Tức ngư phong(Hồ Nam Dược Vật Chí),Dương giác phong, Tam giác liên(Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên),Kê trảo liên(Trung Thảo Dược - Nam Dược).
Tên tiếng Trung: 仙灵脾 / 淫羊藿
Một thứ lá dê hay ăn để tăng dâm tính, vì vậy được gọi là Dâm Dương Hoắc.
Tên khoa học:Epimedium macranthun Mooren et Decne.
Họ khoa học: Thuộc họ Hoàng Liên Gai (Berbridaceae).
Cây dâm dương hoắc
(Mô tả, hình ảnh cây dâm dương hoắc, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả thực vật:
Cây dâm dương hoắc là một cây thuốc quý, dạng cây thảo, cao khoảng 0.5 - 0.8m có hoa màu trắng, có cuống dài. Cây này có nhiều loài khác nhau đều được dùng làm thuốc.
+ Dâm Dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne): cây dài khoảng 40cm, thân nhỏ, trong rỗng, lá mọc trên ngọn cây. Phần nhiều mỗi cây có 3 cành, mỗi cành mọc 3 lá. Lá hình tim, dạng trứng, dài 12cm, rộng 10cm, đầu nhọn, gốc lá hình tim, mép lá có răng cưa nhỏ nhọn như gai, mặt lá mầu xanh vàng nhẵn, mặt dưới mầu xanh xám, gân chính và gân nhỏ đều nổi hằn lên. Lá mỏng như giấy mà có tính co gĩan. Có mùi tanh, vị đắng.
+ Dâm Dương Hoắc Lá Hình Tim (Epimedium brevicornu Maxim): Lá hình tim tròn, dài khoảng 5cm, rộng 6cm, đầu hơi nhọn. Phần còn lại giống như loại lá to.
+ Dâm Dương Hoắc Lá Mác (Epimedium sagittum (Sieb et Zucc.) Maxim): Lá hình trứng dai, dạng mũi tên, dài khoảng 14cm, rộng 5cm, đầu lá hơi nhọn như gai, gốc lá hình tên. Phần còn lại giống như loại lá to.
Thu hái:
Chọn rễ lá hàng năm vào mùa hè (tháng 5) hoặc mùa thu. Cắt lấy thân lá, bỏ tạp chất, phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng lá, rễ. Lá màu lục tro hoặc lục vàng, cứng dòn là tốt,loài ẩm mốc, đen, nát vụn là xấu.
Bào chế dâm dương hoắc như thế nào?
+ Dâm Dương Hoắc: Lấy kéo cắt hết gai chung quanh biên lá, cắt nhỏ như sợi tơ to, rây sạch mảnh vụn là dùng được.
+ Chích Dâm dương hoắc:Dùng rễ và lá, cắt hết gai chung quanh rồi dùng mỡ dê, đun cho chảy ra, gạn sạch cặn, cho Dâm dương hoắc vào, sao qua cho mỡ hút hết vào lá, lấy ra ngay, để nguội là được [Cứ 50kg lá dùng 12,5kg mỡ Dê] (Lôi Công Bào Chế).
+ Rửa sạch, xắt nhỏ, phơi khô, sao qua. Có thể tẩm qua rượu rồi sao qua càng tốt.
Bảo quản:
Đậy kín để nơi khô ráo, tránh ẩm và làm vụn nát.
Thành phần hóa học dâm dương hoắc
+ Icariin, Benzene, Sterois, Tanin, Palmitic acid, Linoleic acid, Oleic acid, Vitamin A (Trung Dược Học).
+ Ceryl alcohol, Triacontane, Phytosterol, Oleic acid, Linoleic acid, Palmitic acid(Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên, q Thượng, q 1, Bắc Kinh 1975: 729).
+ Icariin, Icarisid (Dương Xuân Hân, Trung Thảo Dược 1980, 11 (10): 444).
+ Quercetin, Quercetin-3-O-b-D, Quercetin-3-O-b-D-glucoside(Dịch Dương Hoa, Y Học Thông Báo 1986, 21 (7): 436).
+ Icaritin-3-O-a-rhamnoside, Anhydroicaritin-3-O-a-rhamnoside (Mizuno M et al. Phytochemistry 1987, 26 (3): 861).
+ Sagittatoside, Epimedin A, B, C (Mizuno M et al. Phytochemistry 1988, 27 (11): 3641).
+ Sagittatin A, B (Yoshitoru O, et al. Planta Med. 1989, 55 (3): 309).
+ Dihydrodehydrodiconiferylalcohoh, Olivil, Syringaresinol-O-b-D-glucopyranoside, Symplocosigenin-O-b-D-glucopyranoside, Phenethyl glucoside, Blumenol C glucoside(Hiroyuki M, et al. Phytochemistry 1991,30 (6): 2025).
Tác dụng dược lý dâm dương hoắc
+ Tác dụng như kích thích tố nam: Cho uống cao Dâm dương hoắc thấy có kích thích xuất tinh [lá và rễ có tác dụng mạnh hơn thân cây] (Trung Dược Học).
+ Có tác dụng hạ Lipid huyết và đường huyết (Trung Dược Học).
+ Tác dụng hạ áp: Nước sắc Dâm dương hoắc làm hạ huyết áp ở thỏ và chuột có huyết áp cao do thận (Trung Dược Học).
+ Có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng song phương điều tiết (Trung Dược Học).
+ Giảm ho, hóa đờm, bình suyễn và an thần rõ rệt (Trung Dược Học).
+ Kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn. Dung dịch 1% có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Cho thỏ uống thuốc với nồng độ 15mg/kg cân nặng, thấy thuốc có tác dụng kháng histamin (Trung Dược Học).
+ Dịch tiêm Dâm dương hoắc in vitro có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi gà (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng virus bại liệt các loại I, II, III và Sabin I (Trung Hoa Y Học 1964, 50 (8): 521 – 524.
+ Tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)
Vị thuốc dâm dương hoắc
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
+ Vị cay, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị ngọt tính bình (Dược Tính Luận).
+ Vị hơi cay, tính hơi ấm (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị cay, ngọt, tính ấm (Trung Dược Học).
Quy Kinh
. Vào kinh thủ Dương minh (Đại trường), túc Dương minh (Vị), Tam tiêu, Mệnh môn (Bản Thảo Cương Mục).
.Vào kinh thủ Quyết âm (Tâm bào), túc Thiếu âm (Thận), túc Quyết âm (Can) (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Vào kinh Can, Thận (Trấn Nam Bản Thảo).
. Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Học).
. Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển)
Công dụng:
+ Lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí (Bản Kinh).
+ Kiện cân cốt, tiêu loa lịch (Danh Y Biệt Lục).
+ Bổ yêu tất (bổ lưng, gối), cường tâm lực (làm mạnh tim) (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Bổ Thận hư, tráng dương (Y Học Nhập Môn).
+ Bổ thận, tráng dương, khứ phong hàn thấp, bổ âm dương (Trung Dược Học).
+ Bổ Thận, tráng dương, khứ phong, trừ thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị âm nuy tuyệt thương, trong âm hành đau (kinh trung thống) (Bản Kinh.
+ Trị loa lịch, xích ung, hạ bộ lở loét (Biệt Lục).
+ Trị lãnh phong, lao khí, nam giới tuyệt dương bất khởi, nữ tử tuyệt âm vô tử, gân cơ co rút, tay chân tê, người lớn tuổi bị choáng váng, trung niên hay bị quên (Nhật Hoa Tử Bản Thảo.
+ Trị thiên phong (liệt nửa người), tay chân tê bại, tay chân không có cảm giác (Y Học Nhập Môn).
+ Trị liệt dương, tiểu buốt, gân cơ co rút, liệt nửa người, lưng gối không có sức, phong thấp đau nhức, tay chân tê dại (Trung Dược Đại Từ Điển).
Liều dùng
Uống 4-12g. có thể ngâm rượu, nấu thành cao hoặc làm thành hoàn. Bên ngoài có thể dùng sắc lên lấy nước rửa.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc dâm dương hoắc
Trị phong đau nhức, đau không nhất định:
Tiên linh tỳ, Uy linh tiên, Xuyên khung, Quế tâm, Thương nhĩ tử đều 40g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 4g với rượu ấm (Tiên Linh Tỳ Tán – Thánh Huệ Phương).
Trị phong gây đau nhức, đi lại khó khăn:
Tiên linh tỳ, Gia tử căn đều 2 cân, Đậu đen 2 thăng. Nấu với 3 dấu nước còn 1 đấu, bỏ bã, sắc còn 5 thăng, uống (Tiên Linh Tỳ Tiễn – Thánh Huệ Phương).
Trị mờ mắt sinh màng:
Dâm dương hoắc, Sinh vương qua (loại Qua lâu nhỏ có màu hồng) 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 4g với nước tràn, ngày 3 lần (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị răng đau:
Tiên linh tỳ, nhiều ít tùy dùng, sắc lấy nước ngậm (Cố Nha Tán – Kỳ Hiệu Lương Phương).
Trị mắt thanh manh, sau khi bệnh, chỉ nhìn được gần:
Dâm dương hoắc 40g, Đạm đậu xị100 hạt, sắc với 1 chén rưỡi nước còn một chén (Bách Nhất Tuyển Phương).
Trị trẻ nhỏ bị quáng gà:
Dâm dương hoắc, Văn cương nga, mỗi thứ 20g, chích Cam thảo, Xạ can mỗi thứ 10g, tán bột. Gan dê 1 cái, rạch thành nhiều rãnh, mỗi lần lấy 8g thuốc nhét vào, buộc lại, lấy Đậu đen 1 chén,nấu ra nước 1 chén, rồi sắc, chia làm 2 lần ăn, và uống hết nước (Phổ Tế Phương).
Trị đậu sởi nhập vào mắt:
Dâm dương hoắc, Uy linh tiên, 2 vị bằng nhau, tán bột,mỗi lần uống 2g với nước cơm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ho do tam tiêu, đầy bụng, không ăn được, khí nghịch:
Dùng Dâm dương hoắc, Ngũ vị tử. 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện viên với mật to bằng hạt ngô đồng. Mỗilần uống 30 viên với nước gừng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tri liệt dương, bán thân bất toại:
Dâm dương hoắc 1 cân, rượu ngon 10 cân. Ngâm 1 tháng. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần (Dâm Dương Hoắc Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tri liệt dương:
Dâm dương hoắc 40g, Tiên mao 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị liệt dương tiểu nhiều lần:
Dâm dương hoắc 20g, Thục địa 40g, Cửu thái tử 20g, Lộc giác sương 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đau nhức khớp do phong thấp hoặc hàn thấp, tay chân co quắp, tê dại:
Tiên linh tỳ 20g,Uy linh tiên 12g, Thương nhĩ tử, Quế chi, Xuyên khung mỗi thứ 8g. Sắc uống (Tiên Linh Tỳ Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thận hư, dương nuy (bao gồm liệt dương, Di tinh, tảo tiết), phụ nữ vô sinh, có thể chọn các bài sau:
. Dâm dương hoắc 40g, ngâm vào 500ml rượu gạo hoặc nếp, 20 ngày sau đem ra uống mỗi lần 10-20ml, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Hoặc dùng ruợu cồn Dâm dương hoắc 20% (tức Dâm dương hoắc ngâm cồn), ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml trước bữa ăn.
. Dịch tiêm bắp mỗi lần 1 ống (2ml), ngày hai lần, trị trẻ nhỏ bị bại liệt thời kỳ cấp có kết quả. Đối với thời kỳ di chứng kết hợp thủy châm vào huyệt có kết quả nhất định(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị cao huyết áp:
Chỉ định chủ yếu đối với thể âm dương đều hư: dùng bài Nhị Tiên Thang: Tiên mao 16g, Tiên linh tỳ 16g, Đương qui 12g, Ba kích 12g, Hoàng bá 12g,
Tri mẫu 12g, sắc uống. Bài thuốc dùng tốt đối với huyết áp cao, thời kỳ tiền mãn kinh và kết quả theo dõi lâm sàng nhận thấy kết quả lâu dài của thuốc là tốt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị bệnh động mạch vành:
Uống viên Dâm dương hoắc mỗi lần 4-6 viên (mỗi viên tương đương với thuốc sống 2,7g), ngày uống hai lần, 1 tháng là một liệu trình, theo dõi I03 ca, đối với cơn đau thắt ngực và các triệu chứng khác đều có kết quả, thuốc có tác dụng an thần (Theo báo cáo của Tổ phòng trị bệnh mạch vành của Y viện Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc, đăng trong Tân Y Dược Học Tạp Chí 1975, 12: 26).
Trị viêm Phế quản mạn tính:
Tác giả cho uống toànDâm dưong hoắc và theo dõi 1.066 ca, có kết quả chung, tỷ lệ 74,6%, riêng kết quả giảm ho 86,8%, khu đàm 87,9%, bình suyễn 73,8%. Dùng càng lâu kết quả càng tốt (Hồ Bắc Vệ Sinh Tạp Chí 1972, 7: 15).
Trị suy nhược thần kinh:
Lý Hải Vượng và cộng sự đã dùng 3 loại thuốc Dâm dương hoắc theo cách chế khác nhau, trị 288 ca,chia làm 3 tổ: tổ 1 có 138 ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên (mỗi viên tương đương 2,8g thuốc sống), tổ II có 61 ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4 viên (mỗi viên tương đương 3g thuốc sống), tổ III có 29 ca, mỗi lần uống 20mg, ngày 3 lần (20mg thuốc tương đương với 10g thuốc sống). Kết quả theo từng tổ là 89,85%, 93,44%, 89,69%, kết quả tương đối ổn định (Trung Y Tạp Chí 1982, 11: 70).
Trị viêm cơ tim do virút:
Mỗi lần uống viên cao Dâm dương hoắc 7-10 viên (tương đương thuốc sống 2,7g), ngày 3 lần, liên tục trong 7 tháng, đồng thời dùng Vitamin C 3g cho vào 10% Gluco 500ml,tiêm truyền tĩnh mạch hoặc cho vào 10% Gluco 30ml, tiêm tĩnh mạch chậm, 15 lần một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình. Theo dõi 36 ca, kết quả tốt 69,44% (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1984, 9: 523).
Trị chứng giảm bạch cầu:
Dùng lá Dâm dương hoắc chế thành dạng thuốc trà bột pha uống, mỗi bao tương đương thuốc sống 15g. Tuần đầu uống 3 bao\ngày, tuần thứ hai 2 bao\ngày. Liệu trình 30 - 45 ngày, trong thời gian điều trị, không dùng các thuốc tăng bạch cầu và vitamin, trong số 22 ca có 14 ca uống thuốc đúng yêu cầu thì khỏi trước mắt có 3 ca kết quả rõ rệt, 4 ca có kết quả, 4 ca không kết quả (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1985, 12: 719).
Trị liệt dương:
Dâm dương hoắc 9g, Thổ đinh quế 24g, Hoàng hoa viễn chí (tươi) 30g, Kim anh tử tươi 60g, Sắc uống (Phúc Kiến Dược Vật Chí).
Tham khảo
+ Đàn ông tuyệt dương, đàn bà tuyện âm đều không con. Chứng hay quên ở người gìa. tất cả các loại gân cơ co rút, uống Dâm dương hoắc đều bổ lưng gối, cường tâm lực (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Dâm dương hoắc có vi ngọt, mùi thơm, tính ấm không lạnh, hay ích tinh khí là thuốc vào 2 kinh thủ Túc dương minh, những người chân dương bất túc nên uống (Bản Thảo Cương Mục).
+ Dâm dương hoắc khí vị ngọt ấm hay bổ hỏa trợ dương lại hay ích tinh khí nên trừ được phong, tan được lạnh. Khi dùng, bỏ rìa lá, sao với mỡ dê để dùng (Bản Thảo Cầu Chân)
+ “Có người uống Dâm dương hoắc mà chẳng sinh con là vì sao? – Vị này không phải là thuốc bổ chân nguyên, nó chỉ trị cho những người dương hư âm bại, kích thích tình dục, những người dục vọng quá mạnh, giao hợp không điều độ làm cho hư, tinh khí không đầy đủ nên không sinh được con cái là lẽ tất nhiên, chỉ những người dương nuy âm bại, tạm dùng cho nó mạnh lên, vi thế cổ nhân nói là "uống Dâm dương hoắc lâu ngày sẽ không có con” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Dâm dương hoắc là loài cây thảo thuộc dương, có vi ngọt, tính ấm, ích dương, khí cay thì chạy mà có thể bổ vì thế dùng với Bạch tật lê, Cam câu kỷ, Nhục thung dung, Ngũ vị tử, Ngưu tất, Sơn thù du là những thuốc bổ dương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. 'Ty Thuần Tửu Ẩm" là rượu có ích cho đàn ông, mạnh dương vật, mạnh lưng gối, trị được bán thân bất toại: dùng 1 cân Dâm dương hoắc ngâm với 7 cân rượu, đừng uống qúa say, kiêng gần đàn bà (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Là thuốc trọng yếu ôn bổ mệnh môn, có tác dụng cường dương, ích khí, tính ôn, không hàn, có thể ích tinh khí, người chân dương bất túc dùng rất hợp (Thực Dụng Trung Y Học).
Kiêng ky khi dùng dâm dương
+ Tướng hỏa dễ động, dương vật dễ cương, di mộng tinh, tiểu đỏ, miệng khô, Mất ngủ,
sung huyết não: cấm dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư, tướng hỏa động: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thự dự làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Tử chi làm sứ cho nó, được rượu càng tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Thuốc đối với một số bệnh nhân có thể gây tác dụng phụ như váng đầu, nôn mửa, miệng khô, chảy máu mũi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
CHÈ VẰNG
Chè vằng Tên khác
Còn có tên chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, dây vắng, mổ sẻ
Tên khoa họcJaminumsubtriplinerve
Thuộc họ Nhài Oleaceae
Cây Chè vằng
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn, cành lá càng nhỏ. Hoa màu trắng mọc thành xim ở đầu cành, quả hình cầu.
Theo nhân dân, có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.
Cây chè vằng rất dễ nhầm lẫn với cây lá ngón – đây là loại cây rất độc, chính vì vậy mọi người cần phân biệt để tránh hái nhầm. Cây chè vằng có thể phân biệt với cây lá ngón nhờ vào đặc điểm lá, hoa và quả. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng màu trắng với mười cánh hoa trong khi hoa lá ngón mọc thành chùm, phân nhánh nhiều lần (từ 2 đến 3 lần) màu vàng. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu đen, có một hạt rắn chắc trong khi quả cây lá ngón hình trụ (khoảng 0,5x1cm), khi chín tự mở, nhiều hạt (tới 40 hạt), nhỏ, hình thận, có diềm mỏng, phát tán theo gió.
Cây mọc hoang ở rừng núi và trung du.
Bộ phận dùng:
Cành lá, thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.
Vị thuốc Chè vằng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Kháng sinh, chống viêm, thuốc bổ đắng cho phụ nữ đẻ.
Tính vị qui kinh:
Đang cập nhật.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Chè vằng
Trị nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, Thấp khớp, nhức xương, ngứa, lở chốc.
Ngày 20 - 30g cành lá sắc uống. Lá tươi sắc dùng tắm, rửa hoặc giã đắp
Tham khảo
Những tác dụng của cây chè vằng
1/ Tốt cho phụ nữ sau sinh Tác dụng đặc biệt của Chè Vằng đối với phụ nữ sau sinh cũng được kiểm nghiệm. Nên dùng Chè vằng ít nhất trong giai đoạn cho con bú để nhiều sữa, sữa mát – do sữa đặc hơn, và giúp tiêu mỡ, giảm cân tốt hơn nhất là ở vòng bụng. Bởi vì nghiên cứu dược lý chứng minh lá Chè Vằng có chứa alcaloid, nhựa, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương. Bộ phận dùng làm thuốc là cành, lá tươi hoặc khô. Là “thuốc bổ”dùng rất tốt cho phụ nữ hậu sản, Chè Vằng cũng có thể trị nhiễm khuẩn sau sinh, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương. Các sản phụ khi dùng chè Vằng rất lợi sữa, người chóng khỏe, các cơ bụng, cơ tử cung co lên nhanh chóng, ăn ngon miệng.
2/ Người mất ngủ ăn không ngon, người bị chứng nặng bụng, bụng hay cương cứng: dùng Chè Vằng sẽ giúp giảm đáng kể có thể nhận biết trong khoảng 1 tuần sử dụng thường xuyên. (Lưu ý: Tác dụng ngủ ngon chỉ tác dụng trên 80% đối tượng và không tác dụng ngay lần đầu sử dụng, cần sử dụng thường xuyên sau 3 ngày mới cải thiện từ từ.)
3/ Cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, bệnh nhân tiểu đường: Chè Vằng hay Cao Chè vằng hỗ trợ điều trị, giúp giảm mỡ máu, giảm béo rất tốt nên thích hợp dành cho người có những bệnh trên, đặc biết đối với người Cao huyết áp.
4/ Chữa rắn cắn, mụn nhọt: rễ cây vằng mài với dấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ.
5/ Giảm cân: uống hàng ngày khoảng 20-30g lá khô sắc uống, nếu dùng ngoài không kể liều lượng thì việc giảm cân sẽ mang lại hiệu quả.
6/ Chữa bệnh răng miệng: Dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.
7/ Chữa kinh nguyệt không đều: Chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
DÂU RƯỢU
Dâu rượu, Thanh mai, Dâu tiên - Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D. Don (M. sapida Wall.), thuộc họ Dâu rượu - Myricaceae.
Mô tả: Cây gỗ hay cây nhỡ; cành có lông tơ. Lá hình ngọn giáo thuôn dài, thon hẹp ở gốc, đầu nhọn hay có mũi nhiều hay ít, dài 13cm, rộng 4-5cm, nhẵn, nguyên, có khi có răng về phía đầu lá; mép lá hơi cuốn xuống phía dưới; cuống lá phẳng ở trên, có lông tơ xám, dài 2-10mm. Hoa khác gốc; bông đuôi sóc đực mảnh, mọc đứng hay thòng, hơi thưa hoa; bông đuôi sóc cái mọc đứng ít hay nhiều, dài 1-5cm. Quả hạch hơi dẹt, dài 10-15mm, khi chín màu đỏ, có 2 hàng lông, màu hung và nhiều núm nạc mọng nước. Hạch rất dày và rất cứng.
Hoa tháng 11-1, quả tháng 3-5.
Bộ phận dùng: Quả, hạt, vỏ thân, vỏ rễ - Fructus, Semen, Cortex et cortex Radicis Myricae.
Nơi sống và thu hái: Cây hình như phổ biến với nhiều thứ khác nhau ở Việt Nam, nhất là ở tỉnh Lâm Đồng (Núi Langbian) và ở tỉnh Quảng Bình. Còn phân bố ở Ấn Độ, Malaixia, Nam Trung Quốc, Nhật Bản. Người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị chua ngọt và thơm, có tác dụng bổ phổi và dịu đau dạ dày, làm lợi trung tiện.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả dâu rượu ăn được và dùng làm mát. Thứ Dâu rượu của Bắc Bộ Việt Nam mọc hoang trong rừng và được bán với tên Thanh mai; còn thứ Dâu rượu của núi Langbian thì quả nhỏ hơn và cũng ăn được. Ở Quảng Bình, người ta dùng quả tươi cho lên men chế rượu dâu dùng uống tốt thay các loại nước lên men; cũng có thể dùng quả khô để chế nước uống riêng. Trong y học, người ta thường dùng quả chữa rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy và lỵ. Hạt được sử dụng chữa chứng ra mồ hôi liên tục ở chân; vỏ thân và vỏ rễ sắc uống dùng điều trị đụng giập, loét, các bệnh về da và ngộ độc arsenic.
BA CHẠC
Tên khác:
Tên thường gọi: Ba chạc, Chè đắng, Chè cỏ, Cây dầu dầu,Bí Bía( Cà Mau )
Tên khoa học:Euodia lepta (Spreing)Merr
Họ khoa học: thuộc họ Cam -Rutaceae.
Cây Ba chạc
(Mô tả, hình ảnh cây Ba chạc, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Ba chạc là một cây thuốc nam quý
Cây nhỡ cao 2-8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng.
Hoa tháng 4-5. Quả tháng 6-7.
Bộ phận dùng:
Lá và rễ - Folium et Radix Euodiae Leptae.
Nơi sống và thu hái:
Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin v v...
Thu hái rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng.
Lá sấy khô hay phơi trong râm.
Thành phần hoá học:
Rễ chứa alcaloid; lá có tinh dầu thơm nhẹ.
Tác dụng dược lý:
Với y học hiện đại, nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho biết ba chạc có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm mỡ máu và cả chứng cao huyết áp.
Cây Ba chạc có các tác dụng kháng khuẩn. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy nước sắc 1/1 lá Ba chạc làm ức chế trực khuân lỵ Shigella. Ba chạc con kích thích sự tiết sữa: thử trên chim Bồ câu cho thấy cao cồn và nước sắc lá và cành non Ba chạc làm cho tế bào biểu mô của diều chim chuyển sang hình đăng ten, trong đó có 1/5 số chim thử đã hình thành tuyến sữa.
Vị thuốc Ba chạc
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh;
Công dụng:
Thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau.
Liều dùng:
Lá 10-15g, rễ 9-30g, sắc uống.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ba chạc
Chữa tê thấp, xương đau nhức:
Lá ba chạc tươi, lá tầm gửi cây sau sau, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát băng đắp vào chỗ đau nhức. Ngày làm 1 lần, trong 7 - 10 ngày. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp thuốc uống trong: Thiên niên kiện 12g, rễ bưởi bung 10g, quả dành dành 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô ngâm với 1 lít rượu 30 - 40 độ, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ, 10 ngày một liệu trình.
Dùng cho phụ nữ sau sinh (giúp ăn ngon, dễ tiêu) và lợi sữa:
Rễ ba chạc 10g, sắc uống thay trà hàng ngày. Hoặc lá ba chạc 16g cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.
Chữa mẩn ngứa, ghẻ:
Hái một nắm lá to cả cành non cây ba chạc, khoảng 50 - 100g, để tươi, rửa sạch, đun sôi với 4 - 5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ. Đợi khi nước ấm, dùng để tắm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày tắm nước này một lần. Tắm đến khi khỏi.
Dự phòng nhiễm cảm cúm, viêm não
Ba chạc 15g, rau má 30g, đơn buốt 15g, cúc chỉ thiên 15g. Đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 1 tuần.
Điều hòa kinh nguyệt:
Rễ ba chạc 12g, cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.
Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu.
Thường nấu nước để tắm rửa hoặc xông. Có thể phối hợp với Kim ngân hoa (lượng bằng nhau) nấu nướ
Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật.
Ngày dùng 20-40g lá, dạng nước sắc hoặc cao. uống trong
Chữa phong thấp, đau gân, nhức xương tê bại, bán thân bất toại và điều hoà kinh nguyệt.
Ngày uống 4-12g rễ và vỏ khô dạng thuốc sắc.
Dùng cho phụ nữ sau sinh (giúp ăn ngon, dễ tiêu) và lợi sữa:
Rễ ba chạc 10g, sắc uống thay trà hàng ngày.
Hoặc lá ba chạc 16g cho sắc uống, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.
Chữa mẩn ngứa, ghẻ:
Hái một nắm lá to cả cành non cây ba chạc, khoảng 50 – 100g, để tươi, Rửa sạch lá, đun sôi với 4 – 5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ. Đợi khi nước ấm, dùng để tắm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày tắm nước này một lần. Tắm đến khi khỏi.
Chữa tê thấp, xương đau nhức:
Lá ba chạc tươi, lá tầm gửi cây sau sau, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát băng đắp vào chỗ đau nhức. Ngày làm 1 lần, trong 7 – 10 ngày.
Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp thuốc uống trong:
Thiên niên kiện 12g, rễ bưởi bung 10g, quả dành dành 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô ngâm với 1 lít rượu 30 – 40 độ, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ, 10 ngày một liệu trình.
Cầm máu vết thương động mạch, tĩnh mạch và chữa các vết thương phần mềm (tiêu viêm, sinh da non)
Lá Ba chạc tươi (Bí bái) 1 phần Cỏ Nhọ nồi tươi 2 phần .
Cách dùng, liều lượng: Hai vị rửa sạch giã nhuyễn, đắp vào nơi chảy máu và vết thương băng ép chặt. Khi máu đã cấm tiếp tục dùng bài thuốc trên để điểu trị tiếp vết thương phần mềm nhưng liều lượng thay đổi như sau:
Lá Ba chạc tươi 2 phẩn Cỏ Nhọ nổi tươi 1 phần Hai vị rửa sạch giã nhuyễn đắp lên vết thương, bãng chặt lại.
Ngày thay thuốc 1 lần.
Phong thấp: đau lưng mỏi gối, đau nhức gân xương, tê mỏi
Độc lực 15g, Gối hạc 15g, Cốt khí 15g, Rẻ gấc 15g, Cà gai leo 15g, Lá lốt 15g, Ba chạc 15g, Dây chỉ 15g, Bưởi bung 15g, Lá cà phê 15g,
Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 100ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang
Tham khảo
Kinh nghiệm sử dụng lá ba chạc ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc lá ba chạc được dùng trong một số trường hợp như sau:
Phòng trị bệnh cúm truyền nhiễm, viêm não;
Ðột quỵ tim, cảm lạnh, sốt, viêm họng, sưng amydal;
Viêm phế quảntích mủ, viêm gan.
Rễ được dùng trị: Thấp khớp, đau dây thần kinh hông, đau hông; Trị Ngộ độc lá ngón.
Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương nọc rắn, áp xe, vết thương nhiễm trùng, eczema, viêm mủ da, Trĩ.
Dùng ngoài lấy lá tươi đắp hoặc nấu nước rửa, hoặc phơi khô và tán bột làm thuốc đắp.
Ô DƯỢC
Tên khác:
Ô dược còn gọi làThiên thai ô dược(Nghiêm Thị Tế Sinh Phương),Bàng tỵ(Bản Thảo Cương Mục), Bàng kỳ(Cương Mục Bổ Di), Nuy chướng, Nuy cước chướng, Đài ma, Phòng hoa(Hòa Hán Dược Khảo), Thai ô dược(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Thổ mộc hương, Tức ngư khương(Giang Tây Trung Thảo Dược), Kê cốt hương, Bạch diệp sài(Quản Tây Trung Thảo Dược)cây dầu đắng, ô dược nam.
Tên khoa học:
Lindera myrrha Merr-Họ Long não (Lauraceae).
Cây Ô dược
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Cây cao chừng 1-15m. Cành gầy, màu đen nhạt. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 6cm, rộng 2cm. Mặt trên bóng, mặt dưới có lông, ngoài gân chính có 2 gân phụ xuất phát từ 1 điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá, mặt trên lõm, mặt dưới lồi, cuống gầy, dài 7-10mm, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên lõm thành rãnh. Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ, đường kính 3-4mm. Quả mọng hình trứng, khi chín có màu đỏ, trong chứa 1 hạt. Toàn cây có mùi thơm, vị đắng.
Mọc hoang ở Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.
Thu hái:
Thu hái quanh nămnhưng tốt nhất là vào mùa thu đông hoặcmùa xuân.
Bộ phận dùng:
Rễ - Rễ giống như đùi gà (Ô dược =đùi gà), khô, mập, chỗ to, chỗ nhõ không đều, rắn chắc, vỏ nâu, thịt màu vàng ngà, sạch rễ, không mọt, trơn nhẵn, có hương thơm là tốt. Loại cứng gìa như củi không làm thuốc được.
Mô tả dược liệu:
Rễ Ô dược đa số hình thoi, hơi cong, 2 đầu hơi nhọn, phần giữa phình to thành hình chuỗi dài khoảng 10-13cm, đường kính ở chỗ phình to là 1-2cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng hoặc mầu nâu nhạt vàng, có vết của rễ tơ đã rụng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc. Cứng, khó bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu nâu nhạt, hơi hồng, hơi có bột, ở giữa mầu đậm hơn, có vằn tròn, và vằn hoa cúc. Mùi hơi thơm, vị hơi đắn, cay (Dược Tài Học).
Phân biệt:
Ở miền Nam có cây cũng gọi là Ô dược, cây rất cao, to, nhựa dùng để trộn hồ xây nhà, làm nhang, rễ dùng làm thuốc, cần nghiên cứu thêm (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bào chế ô dược
+ Hái thứ rễ bàng chung quanh có từng đốt nối liềnnhau, bỏ vỏ, lấy lõi, sao qua họăc mài (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Lấy rễ khô ngâm nước1 ngày, vớt ra, ủ cho mềm, thái lát, phơi khô hoặcmài (Trung Dược Học).
+ Rửa sạch, ủ mềm, để ráo, thái lát, phơi khô hoặctán thành bột mịn (Dược Liệu Việt Nam).
Bảo Quản:
Dễ mốc mọt. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.
Thành phần hóa học của ô dược
+ Linderol, Borneol, Linderana (Nhật Bản Hóa Hợp, Thực Nghiệm Hóa Học Giảng Tọa (Nhật Bản) 1956, 22: 75).
+ Linderalactone, Isolinderalactone, Neolinderalactone, Linderene, Lindenenol, Lindestrenolide, Linderene acetate, Lindenenyl acetate, Lindenenone, Lindestrene, Lindenene, Linderoxide, Isolinderoxide, Isofuranogermacrene (Takeda và cộng sự, J Chem Soc (C) 1971: 1070; 1968: 569; 1969: 1491, 2786, 1920, 1967: 631).
+ Linderazulene, Chamazulene, Linderaic acid
+ Trong Ô dược có Borneol, Linderane, Linderalactone, Isolinoleralactone, Neolinderalactone, Linderstrenolide, Linderne, Lendenene, Lindenenone, Lindestrene, Linderene acetate, Isolindeoxide, Linderic acid, Linderazulene, Chamazulene, Laurolitsine (Chinese Hebral Medicine).
Tác dụng dược lý của ô dược
+ Tác dụng chuyển hóa: cho chuột ăn Ô dược 1 thời gian dài thấy tăng trọng hơn so với lôđối chứng(Chinese Hebral Medicine).
+ Tác dụng đối với Vị trường: Thí nghiệm trên chó được gây mê cho thấy Ô dược và Mộc hương đều có tác dụng tăng nhu động ruột, trừ đầy hơi. Uống hoặcchích đềucó hiệu quả (Chinese Hebral Medicine).
+ Ô dược có tác dụng 2 mặt đối với cơ trơn bao tử và ruột, có tác dụng làm tăng nhu động ruột, giúp ruột bài khí đồng thời làm giảm trương lực của ruột thò cô lập. Ô dược có thể làm tăng tiết dịch ruột (Trung Dược Học).
+ Bột Ô dược khô có tác dụng rõ trong việc rút ngắn thời gian tái Calci hóa của huyết tương, rút ngắn thời gian đông máu và có tác dụng cầm máu (Trung Dược Học).
Vị thuốc Ô dược
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị ô dược
+ Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).
+ Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vị cay, tính ôn (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Vị đắng, tính ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Phế Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Thượng nhập Phế, Tỳ, hạ thông Bàng quang, thận (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tỳ, Phế Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Công dụng:
+ Lý nguyên khí (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Lý thất tình uất kết, khí huyết ngưng đình, hoắc loạn thổ tả, đờm thực tích lưu (Bản Thảo Thông Huyền).
+ Tiết Phế nghịch, Táo Tỳ thấp, Nhuận mệnh môn hỏa, kiên Thận thủy, khứ nọi hàn (Y Lâm Toản Yếu).
+ Thuận khí, khai uất, tán hàn, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Hành khí, chỉ thống, khứ hàn, ôn Thận (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Trị khí nghịch, ngực đầy, bụng trướng, bụng đau,ăn qua đêm mà không tiêu,, ăn vào là nôn ra (phản vị), hàn sán, cước khí (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị bụng dưới đau do cảm nhiễm khí lạnh, bàng quang hư hàn, tiểu nhiều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
3- 10g.
Kiêng kỵ:
+ Khí huyết hư, nội nhiêtk: không dùng (Trung Dược Học).
+ Khí hư mà có nội nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ô dược
+ Trị thống kinh, khí trệ, huyết ngưng: Ô dược 10g, Hương phụ 8g, Đương quy 12g, Mộc hương 8g. sắc uống (Ô Dược Thang – Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương).
+ Trị tiểu nhiều, đái dầàm do Thận dương bất túc, Bàngquang hư hàn: Ích trí nhân 16g, Ô dược 10g, Sơn dược 16g. sắc uống (Súc Tuyền Hoàn - Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương).
+ Trị tiêu hóa rối loạn, ăn không tiêu, bụng đầy, ợ hơi, ợ chua, nôn, muốn nôn: Ô dược, Hương phụ. Lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2-8g với nước Gừng sắc (Hương Ô Tán (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bụng đau do trúng hàn, khí trệ, thống kinh: Ô dược, Đảng sâm đều 10g, Trầm hương 2g, Cam thảo 6g, Sinh khương 6g. Sắc uống (Ô Trầm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hàn sán, bụng dưới đau: Ô dược, Cao lương khương, Hồi hương đều 6g, Thanh bì 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Tác dụng của Khương hoạt trong các tài liệu khác
+ Ô dược… thường dùng chung với Hương phụ, trị tất cả bệnh về khí của phụ nữ, bất luận khí hư hơạc thực, có hàn hoặc nhiệt, lãnh khí, bạo khí đều dùng được (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Ô dược vị cay, tính ấm, có tác dụng tán khí. Bệnh thuộc loại khí hư: không nên dùng. Người đời nay dùng Hương phụ để trị các chứng về khí ở phụ nữ, không biết rằng khí có hư có thực, có hàn, có nhiệt,lãnh khí, bạo khí, vì vậy khi dùng phải hiểu rõ. Khí hư, khí nhiệt mà dùng Ô dược không kác nào làm hại thêm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Ô dược với Mộc hương và Hương phụ cùng một loại. Nhưng Mộc hương vị đắng, tính ôn vào kinh Tỳ và mạch Đới, thường dùng để tuyên thông thực tích; Hương phụ vị cay, đắng, vào kinh Can, Đởm, có tác dụng khai uất, tán kết, mỗi khi có uất tức dùng có hiệu quả; Vì thế, nghịch tà lan ở ngực, không dùng ngoại phương không được, do đó, dùng nó làm thuốc chủ yếu để trị nghịch tà ở ngực, bụng (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Khi dùng, kiếm được loại Thiên thai ô dược là tốt nhất nhưng thứ này khó tìm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Công dụng của Ô dược giống như Mộc hương, Hương phụ. Nhưng Mộc hương có tác dụng lý khí, khoan trung, thiên về khí trệ ở trường vị; Hương phụ thì khai uất, tán kết, thiên về khí trệ ở Can Đởm; Ô dược ôn trung, trừ hàn, thiên về khí trệ ở Can Thận. Ngoài ra, vị trí của khí trệ cũng có chỗ khác nhau.: Mộc hương thường trị khí trệ ở bụng trên; Hương phụ trị khí trệ ở giữa bụng; Ô dược trị khí trệ ở bụng dưới. Tuy không nhất thiết phải theo đó nhưng không phải là không có quy luật của nó (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ô dược, Mộc hương, Hương phụ đều là thuốc chủ yếu có thể hành khí, chỉ thống.
CÂY DẦU GIUN
Cây dầu giun Còn có tên là cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới.
Tên khoa học Chenopodium ambrosioides L.
Thuộc họ Rau muối Chenopodiaceae.
Mô tả: Cây dầu giun là một loại cỏ sống hằng năm, nhưng cũng có khi ở đất tốt và cap ráo mọc 2-3 năm, cao chừng 1-1.5m hay hơn. Vỏ lá, thân và hoa có mùi hăng đặc biệt. Lá có cuống, mọc cách dài thon, một đầu nhọn, màu lục nhạt, phiến lá không phẳng, chung quanh có răng cưa thưa và không rõ rệt, dài chừng 35-75mm, rộng 13-25mm. Trên lá có lông, thường ở các gân lá, nhất là ở mặt dưới. Hoa mọc tập chung thành xim đơm ở kẽ lá. Giữa chùm hoa đực hay hoa lưỡng tính, quả là những bế quả màu lục nhạt hay nâu nhạt, hình cầu.
Phân bố:cây mọc tự nhiên ở nhiều vùng nhiệt đới, cây giun dầu ưa đất phù sa bồi mọc vào các tháng 6-7 thành từng bãi rộng
Công dụng: Dùng để tẩy giun đũanhưng độc và nguy hiểm không nên dùng cho người già, phụ nữ có thai và người yếu. Ngày uống 30-50 giọt tinh dầu cây dầu giun, chia làm 2 hay 3 lần uống, trẻ em ngày dùng 10-20 giọt tùy vào tuổi.
DÂY QUAI BỊ
Dây quai bị Tên khác:
Tên thường gọi: Dây quai bị, Dây dác, para(Phan Rang),tứ thư xấu
Tên tiếng Trung: 厚叶崖爬藤
Tên khoa học:Tetrastigma strumarium Gagnep
Họ khoa học:thuộc họ Nho - Vitaceae.
Cây dây quai bị
(Mô tả, hình ảnh cây dây quai bị, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây dây quai bị là một cây thuốc nam quý, dạng dây leo, thân hơi dẹp; tua cuốn đơn. Lá mang 5 lá chét, từng đôi lá chét bên trên một cuống phụ chung, phiến lá dày như da, mặt dưới mốc, gân phụ 4-5 cặp, khó nhận, mép có 4-5 răng tù. Ngù hoa ngắn ở nách lá; hoa trắng, thuôn; cánh hoa dài 2,5mm. Quả mọng tròn tròn, vàng vàng, to cỡ 1,5cm; hạt 2-3.
Ra hoa vào tháng 3-4, có quả tháng 8-11.
Bộ phận dùng:
Lá - Folium Tetrastigmae Strumarii.
Nơi sống và thu hái:
Cây mọc hoang ở các lùm bụi, bờ rào và rừng còi, nhiều nơi ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng tới Ninh Thuận. Còn phân bố ở Campuchia, Philippin.
Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hóa học, tác dụng dược lý (hiện chưa có nghiên cứu)
Vị thuốc dây quai bị
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Vị thuốc dây quai bị là một vị thuốc quý.
Công dụng:
Dùng chữa sốt, nhức đầu, đánh gió, chữa quai bị, mụn nhọt, gẫy xương.
Liều dùng:
Dùng ngoài: liều lượng 50-100g lá tươi, giã đắp.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc dây quai bị
Chữa gẫy xương
Dùng lá Dây quai bị phối hợp với lá Đại bi, củ Sả, lá Náng hoa trắng, lá Dâu tằm, gà con mới nở, xôi nếp, cùng giã đắp bó.
Chữa viêm tai giữa:
Dùng lá Dây quai bị giã nát lấy nước nhỏ vào tai.
Tham khảo
Tránh nhầm lẫn cây Giảo cổ lam với cây dây quai bị
Giảo cổ lam còn có tên là Thất diệp đảm (mật đắng 7 lá), Phúc âm thảo (thứ cỏ mang lại may mắn), Ngũ diệp sâm (sâm 5 lá), Tiểu khổ trà (trà đắng nhỏ), Biến địa sinh căn (rễ mọc lan ra khắp mặt đất)... Hiện tại ở một số nước, thường gọi là Nam phương nhân sâm, Kháng nham tân tú (thuốc chống ung thư ưu tú mới phát hiện). Tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino, thuộc họ Bí (Curcurbitaceae).
Giảo cổ lam có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây cái và cây đực riêng biệt. Lá kép có hình chân vịt. Cụm hoa có hình chuỳ, nhiều hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô có hình cầu, đường kính khoảng 5 - 9 mm, khi chín có màu đen.
MƠ TAM THỂ
Mơ tam thể Còn có tên khác là dây mơ lông, dây mơ tròn, thối địt, ngưu bì đống.
Tên khoa học Paederia tomentosa.
Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Ta dùng lá cây mơ tam thể.
Mô tả: cây này là một loại dây leo, lá mọc đối, hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài, mặt lá hay bị nấm Aecideium paederiae ăn hại. Hoa tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kép ở lá hoặc đầu cành. Quả mọc hình cầu có đài tồn tại màu vàng nâu, bóng.
Phân bố: cây này mọc hoang ở những hàng rào, nhiều nơi trong nước ta. Thường chỉ hái lá tươi khi dùng đến.
Công dụng và liều dùng: Chữa lị trực trùng Shiga, dùng như sau
Lá mơ tam thể 30-50g, trứng gà 1 quả. Lá mơ lau sạch, thái nhỏ trộn với trứng gà, bọc vào lá chuối đem nướng hoặc đặt lên chảo mà rán cho thơm. Ngày ăn 2-3 lần, trong 5-8 ngày. Thời gian điều trị trug bình 7 ngày.
KHẾ RỪNG
Còn gọi là dây quai xanh, cây cháy nhà
Tên khoa học Rourea microphylla
Planch.
Thuộc họ khế rừng Connaraceae.
Mô tả: cây bui, thân cứng, màu nâu xám. Lá chét lông chim lẻ gồm 5-6 đôi la chét nhỏ, mặt trên bóng, lá non màu hồng đỏ rất đẹp, trông xa như đám cháy do đó có tên là cháy nhà. Hoa màu trắng, 5 cánh, 10 nhị, 5 lá noãn, quả nhỏ, cong, mùa quả các tháng 6-8.
Phân bố: mọc phổ biến trong các khu rừng nước ta, khi chưa có lá cây gần như lá cây khế do đó có tên này. Thường mọc ở những khu vực dãi nắng.
Nhân dân lấy vỏ thân, thân và lá để làm thuốc. Thu hái gần như quanh năm. Dùng tươi hay khô, thường dùng tươi.
Công dụng và liều dùng: khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt. Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng để giã đắp lên những nơi viêm tấy.
ĐẬU CỌC RÀO
Đậu cọc rào Còn gọi là ba đậu mè, ba đậu nam, dầu mè, cốc dầu, vong đâu ngô, đồng thụ lohong, kuang, vao (Cămpuchia), nhao ( Viên tian), grand pignon d'Inde, fève d'efer.
Tên khoa họcJatropha curcas L. (Curcas purgans Medik)
Thuộc họ Thầu dầuEuphorbiaceae.
A. Mô tả cây
Đậu cọc ràolà một cây nhỏ cao 1-5m, cành to mẫm, nhẵn, trên có những vầu nổi lên do sẹo của lá, khi bị chặt sẽ chảy ra một thứ nhựa mủ trắng. Lá đơn, xẻ chân vịt, chia làm 3-5 thuỳ nông, dài 10-13cm, rộng 8-11cm. Hoa màu vàng, nhỏ, cùng gốc, mọc thành chuỳ tận cùng hay ở nách lá, hoa đực mọc ở đầu lá các nhánh với cuống ngắn có khuỷu. Quả nang hình trứng, đ hạt hày đổ nhạ lúc đầu mẫm sau thành khô, dai nhẵn, mở theo ba mép. Hạt 3, có áo hạt, hình trứng dài 2cm, rộng 1cm, nhẵn, màu đen nhạt
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây nguồn gốc châu Mỹ, sau được di thực đi khắp những vùng nhiệt đới. Rất phổ biến ở Việt Nam, Lào, Cămpuchia thường trồng làm hàng rào do rất dễ trồng: Chỉ cần dâm cành hay bằng hạt. Mọc rất nhanh, nhưng vì năng suất hạt tháp cho nên muốn thu hoạch nhiều hạt phải trồng nhiều cây. Có những nước người ta dùng cây này để trồng trên đồi trọc, vừa nhanh có cây vừa thu hoạch được nhiều hạt để lấy dầu.
Người ta dùng nhựa mủ, hạt, lá, cành cây và rễ làm thuốc. Hạt còn dùng ép dầu.
C. Thành phần hoá học
Tronghạt đậu cọc ràocó 20-25% dầu béo, protein và chất nhựa. Theo Falck thì trong hạt đậu cọc còn chứa một phytotoxin gọi là curxin tuy không gây hiện tượng vón hồng cầu nhưng làm tổn thương các mạch máu và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đậu cọc ràokhông màu hay hơi vàng, không mùi, trong ở nhiệt độ thường. Lạnh ở 90C sẽ để lắng đông stearin và đông đặc hoàn toàn ở nhiệt độ 00C. Tỷ trọng 0,915 ở 150C. Dầu thắp rất tốt vì không có khói, rất thích hợp với việc chế biến xà phòng không kích ứng đối với da.
D. Công dụng và liều dùng
Dầu cọc ràovới liều thấp tác dụng tẩy mạnh 6 đến 7g có tác dụng tẩy mạnh bằng 45g dầu thầu dầu. Nhân đậu cọc rào cũng có tác dụng tẩy mạnh: Trộn ba nhân với sữa cho uống gây tẩy rất mạnh. Người ta còn đem rang hạt, tán thành bột ngâm trong rượu cho uống để tẩy. Nhưng cần chú ý rằng liều cao có thể gây độc, liều độc thay đổi tuỳ theo từng người nhưng thường với liều 25-30 hạt có thể làm chết người. Khi mới bị ngộ độc, thấy cổ họng rát bỏng, sau đó ở dạ dầy, rồi Chóng mặt, nôn mửa. ỉa chảy, hôn mê và chết. Tại châu Mỹ và Malaixia người ta đã chứng kiến những vụ đầu độc bằng đậu cọc rào: Tán hạt thành bột rồi rắc lên thức ăn.
Người ta còn dùng dầu để làm ra thai hoặc uống hoặc xoa vào bụng.
Nhựa mủ:Được bôi lên vết thương hay vết loét, khi khô sẽ thành một màng che như kiểu màng collodion. Có khi người ta dùng để đánh lưỡi những người ốm: Chấm nhựa mủ vào miếng gạc, rồi dùng gạc này để đánh lưỡi.
Lá đạu cọc rào:Giã nát đắp lên bụng để gây tẩy cho trẻ em,có khi còn được dùng chữa Thấp khớp, đôi nơi dùng nấu nước tắm ghẻ.
Từ là và cành người ta còn chiết được chất màu dùng nhuộm bóng thành màu nâu rất bền màu
Rễ dùng chữa tê liệt, bại liệt.
TRẨU
Trẩu
Tên khác
Trẩu, cây dầu sơn, ngô đồng, mộc đu thụ, thiên niên đồng, bancoulier
Tên khoa họcVernicia montana Lour(Aleurites montana(Lour.) Wils.) thuộc họ Thầu dầu- Euphorbiaceae.
Cây Trẩu
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây gỗ chỉ cao tới 8m, không lông, có nhựa mủ trắng. Lá có phiến xoan hay hình tim, dài 8-20cm, rộng 6-18cm, có thể nguyên hay phân 3-5 thuỳ sâu, gân từ gốc 5; ở gốc lá và nách các gân thường có tuyến. Cụm hoa chùm hay chuỳ; hoa màu trắng hoặc hơi hồng nhạt; hoa đực có đài cao 1,5cm, cánh hoa cao 13-15mm, có đĩa mật; nhị 7-10; hoa cái có đài và tràng giống hoa đực; các vòi nhuỵ xẻ đôi; bầu có 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Quả hình cầu thường có 3 gờ nổi rõ, mặt vỏ quả thường nhăn nheo.
Ra hoa tháng 3-6.
Bộ phận dùng:
Hạt và vỏ cây -Semen et Cortex Verniciae Montanae.
Nơi sống và thu hái:
Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam thường được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc tới Nghệ An, Hà Tĩnh để làm cây cho bóng má và cũng để lấy hạt. Thu hái vỏ cây vào mùa xuân, hạt lấy ở quả già. Dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học:
Hạt chứa 35% dầu.
Vị thuốc Trẩu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Vỏ được dùng chữa Đau răng, sâu răng. Hạt được dùng chữa mụn nhọt, chốc lở. Dầu hạt có thể chế dầu ăn.
Tính vị, Qui kinh:
Đang cập nhật.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Trẩu
Chữa chốc lở, mụn nhọt:
Nhân hạt đốt thành than, tán bột, hoà với mỡ lợn. Ngày bôi nhiều lần.
Chữa Đau răng, sâu răng:
Vỏ cây Trẩu, vỏ cây Lai, rễ Chanh, rễ Cà dại, sắc đặc ngậm, nhổ nước, ngày nhiều lần.
Tham khảo
Kỹ thuật trồng
Thích hợp nơi có nhiệt độ trung bình 20-25°C, lượng mưa 1.600 – 2.500mm, chịu được lạnh và nóng.
Độ cao dưới 1.000m so với mực nước biển.
Độ dốc dưới 20 – 25°C.
Ưa đất sâu ẩm, thoát nước, tầng dày trên 50- 60cm, thành phần cơ giới trung bình, pH: 5 – 5,5.
Trồng tập trung hoặc phân tán đều được. Mọc nhanh, ưa sáng.
Hạt giống nhiều, kỹ thuật trồng đơn giản.
Trồng bằng gieo hạt thẳng để lấy gỗ hoặc trồng bằng cây ghép để lấy quả.
MUỒNG TRUỔNG
Muồng truổng Còn gọi là màn tàn, sen lai, tần tiêu, buồn chuồn, mú tương, cam
Tên khoa học Zanthoxylum avicennae
Thuộc họ Cam Rutaceae
A. Mô tả cây
Cây nhỏ nhưng cũng có cây gỗ to có thân mang nhiều gai lởm chởm, cành cũng mang nhiều gai thẳng đứng và ngắn. Lá nhẵn, kép lông chim rìa lẻ 3-13 lá chét, cuống lá hình trụ có khi kèm theo đôi cánh nhỏ. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành tán kép, nhẵn tận cùng, dài hơn lá. Quả dài 4mm, lớp vỏ ngoài không tách khỏi lớp vỏ trong, mỗi ngăn chứa một hạt màu đen.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Muồng truổng mọc hoang ở khắp rừng núi các tỉnh phía Bắc nước ta, có mọc cả ở Miền Nam. Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễhoặc vỏ thân, vỏ rễ về sao vàng hoặc phơi khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.
C.Thành phần hoá học
Trong rễ màu vàng, vị rất đắng, có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.
D. Công dụng và liều dùng
Muồng truổng là một vị thuốc còn nằm trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Người ta thường lấy rễ về sao vàng sắc đặc mà uống để chữa mẩn ngứa, lở loét, chảy nước. Mỗi ngày uống 6-12g rễ khô. Dùng ngoài không kể liều lượng để nước tắm khi bị mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Một số nơi dùng lá nấu ăn.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:235.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh