Pair of Vintage Old School Fru
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CÂY RÁY
Tên khác: Còn gọi là cây ráy dại, dã vu.
Tên khoa học: Alocasia odora (Roxb) C, Koch.
Họ khoa học:Thuộc họ Ráy Araceae.
Cây ráy
(Mô tả, hình ảnh cây ráy, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây ráy là một cây thuốc nam quý, là một loại cây mềm cao 0.3-1.4m, có thể dài tới 5m nhưng phía dưới bò, trên đứng, dưới đất có thân rễ hình cầu sau phát triển dần thành củ dài, có nhiều đốt ngắn, trên đốt có vảy màu nâu. Lá to hình tim dài 10-50cm, rộng 8-45cm, cuống mẫm dài 15-120cm. Bông mo mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên và tận cùng bằng một đoạn bất thụ. Phần dưới của mo tồn tại xung quanh cácquả mọng, hình trứng màu đỏ.
Phân bố, thu hái và chế biến
Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm thấp, còn thấy ở Lào, Cămpuchia, Hoa Nam Trung Quốc, Châu Úc.
Người ta thường đào cả củ ở những cây 2 hay 3 năm trở lên. Đào về rửa sạch đất cát, căt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô hay dùng tươi. Khi chế biến thường bị ngứa tay cần chú ý.
Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu, chỉ mới biết trong củ ráy có tinh bột, chất gây ngứa.
Vị thuốc ráy
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
Củ ráy có vị nhạt, tính hàn, có đại độc (độc nhiều) ăn vào gây ngứa trong miệng và cổ họng.
Tác dụng
Củ ráy chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Nhân dân thường dùng củ ráy để xát vào nơi bị lá han gây ngứa tấy, còn dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân.
Tại Quảng Tây Trung Quốc nhân dân còn dùng chữa sốt rét, thũng độc, ngứa lở mà lông rụng hết (phong đại).
Liều dùng:
Ngày uống 10-20g.
Dùng bôi ngoài không cứ liều lượng
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc củ ráy
Củ Ráy chữa mụn nhọt:
80 –100g củ Ráy, Nghệ củ 60g, hai thứ rửa sạch cho Dầu vừng vào nấu nhừ, cho ít Dầu thông, Sáp ong ngoáy tan. Để nguội phết lên giấy xốp (giấy bổi), dán vào nơi có mụn nhọt sẽ có tác dụng giảm viêm và hút cả mủ nếu mụn viêm tấy, sưng to có mủ.
Củ Ráy chữa gút (thống phong):
Củ Ráy (xắt nhỏ phơi khô sấy vàng) 20g, Chuối hột già (phơi khô) 20g, tất cả sao vàng sắc uống trong ngày; hoặc củ Ráy 20g, Chuối hột khô 20g, Lá lốt khô 20g, sắc chung, uống trong, điều trị viêm đau nhức rất tốt (trong viêm đa khớp dạng thấp).
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Người hư hàn không dùng
Ráy là vị thuốc nam quý mọc hoang ở nhiều nơi, khách hàng có thể tìm mua ráy tại địa phương nơi sinh sống.
DẠ CẨM
Dạ cẩm Tên khác
Tên thường gọi: Dạ cẩm, cây loét mồm, đất lượt, đứt lượt, chạ khẩu cắm,ngón lợn, dây ngón cúi.
Tên tiếng Trung:荞花黄连
Tên khoa học: Hediotis capitellata Wall. ex G.Don,
Họ khoa học:họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây dạ cẩm
(Mô tả, hình ảnh cây dạ cẩm, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây dạ cẩm là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo leo bằng thân quấn; cành vuông rồi tròn, phình to ở các đốt, có lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 5mm; lá kèm có lông và 3-5 thùy hình sợi. Cụm hoa chuz ở ngọn và nách lá, mang tán tròn; mỗi tán mang 6-12 hoa màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang 1,5-2mm, chứa nhiều hạt rất nhỏ màu đen. Mùa quả tháng 5-7.
Phân bố, thu hái:
Mọc hoang ở vùng núi Miền Bắc Việt Nam. Có nhiều ở các tỉnh như: Lạng Sơn tới Khánh Hoà, Kontum, Lâm Đồng và Đồng Nai.
Mùa thu hái gần như quanh năm, thường hái là và ngọn non, có thể dùng toàn cây bỏ rễ. hái về rửa sạch phơi hay sấy khô, để nơi khô ráo dùng dần hay nấu cao.
Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất - Herba Hedyotidis.
Thành phần hoá học:
Toàn cây chứa alcaloid, tanin, saponin, anthraglycosid. (Hội đông y Lạng Sơn)
Ngoài ra Đại học dược Hà Nội còn tìm thấy hoạt chất anthra-glucozit.
Tác dụng dược lý:
Năm 1962, lần đầu tiên bệnh viện Lạng Sơn đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này chống loét rất tốt.
Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại.
Vị thuốc dạ cẩm
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
Vị ngọt, hơi đắng, tình bình
Tác dụng:
Thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.
Công dụng:
Chữa viêm loét dạ dày, đau dạ dày, chữa lở miệng, viêm họng
Cách dùng, liều dùng:
Dùng chế thành dạng cao lỏng: Người ta dùng lá Dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá Dạ cẩm với nước thành 8kg cao, cho vào 2kg đường và đánh tan còn 9kg, cuối cùng thêm 1kg mật ong. Cao có màu nâu đen, vị hơi đắng và có mùi lá cây. Đóng thành chai 250ml. Ngày uống 2-3 lần, trước khi ăn hoặc khi đau, mỗi lẫn 1 thìa to.
Dùng chế thành dạng cốm: Bột lá khô Dạ cẩm 7kg, Cam thảo 1kg, đường kính 2kg, hồ nếp viên đủ làm thành cốm. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần 10-15g, trẻ em dưới 15 tuổi: 5-10g. Ngoài việc dùng chữa loét dạ dày, Dạ cẩm còn được dùng chữa loét miệng lưỡi và chữa các vết thương. Cũng dùng phối hợp với các vị thuốc khác như Cỏ bạc đầu, lá Răng cưa, giã đắp trị đau mắt; hoặc phối hợp với vỏ Đỗ trọng nam chữa bong gân.
Dùng dưới dạng thuốc sắc từ thân và lá phơi khô. Ngày từ 10-25 lá, uống trước khi ăn hay vào lúc đau
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc dạ cẩm
Chữa loét dạ dày, ợ chua:
Dùng 20-40g Dạ cẩm, dạng thuốc sắc thuốc hãm, bột hay cao, chia 2 lần uống lúc bị đau hoặc trước bữa ăn.
Chữa lở loét miệng lưỡi:
Dùng cao lỏng Dạ cẩm trộn với mật ong, bôi hàng ngày.
Chữa vết thương, làm chóng lên da non:
Dùng lá Dạ cẩm tươi giã đắp.
Tham khảo
Phân loại dạ cẩm
Trên thực tế hiện nay người ta dùng 4 loại cây dạ cẩm, có thể là các dạng của loai mô tả trên: Cây dạ cẩm thân tím và cây dạ cẩm thân xanh (có khi gọi là thân trắng); mỗi loai lại thấy có 2 loại: loại nhiều lông nhìn rõ và loại ít lông trông không rõ. Loại thân tím có đốt cách thưa nhau, loại thân xanh hay trắng có đốt mọc sít nhau hơn
DẠ GIAO ĐẰNG
Tên khác:
Vị thuốcDạ giao đằngcòn gọi làThủ ô đằng, Kỳ đằng. Tương truyền về đêm dây của 2 cây Hà thủ ô quấn lại với nhau nên gọi là Dạ giao đằng (Dạ: ban đêm, giao: gặp gỡ nhau, đằng: dây leo).
Tên khoa học:Polygonum multiflorum Thunb.
Họ khoa học:Polygonaceae.
Cây Dạ giao đằng
(Mô tả, hình ảnh cây Dạ giao đằng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Dây leo bằng thân quấn của cây Hà thủ ô đỏ (Polygonum Multiflorum Thunb), cây sống dai, thân mềm nhẵn, mọc soắn vào nhau. Lá mọc so le, có cuống dài khoảng 2cm, hình tim hẹp hoặc hình mũi tên, đầu thuôn nhọn, có 3-5 gân xuất phát từ gốc lá. Phiến lá dài 5-8cm, rộng 3-4cm. Bẹ chìa mỏng, ngắn. Rễ phình thành củ màu nâu đỏ, như củ khoai lang (xem thêm: Hà thủ ô).
Phân biệt:
Cần phân biệt với dây Hà thủ ô trắng còn gọi là giây vú bò, sừng bò (xem: Cổ dương đằng).
Phân bố
Cây mọc hoang ở vùng núi cao, nhiều nhất ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoàng Liên Sơn. Cây được trồng bằng dây hay hạt, có nơi trồng ở đất đồi trung du, cây phát triển tốt.
Thu hái, sơ chế:
Chặt về phơi khô, cất dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Thân dây.
Vị Thuốc Dạ giao đằng
Tính vị:
Vị ngọt, tính bình
Quy kinh
Vào kinh Tâm, Can.(Trung dược đại từ điển)
Vào 2 kinh Tâm, Tỳ. (Bản thảo tái tân)
Vào 2 kinh Can, Thận. (Tứ Xuyên Trung dược chí)
Công dụng
Dưỡng tâm, An thần, chỉ hãn, trừ phong thấp, thư cân lạc.
Bổ trung khí, hành kinh lạc, thông huyết mạch, trị lao thương. (Bản thảo tái tân)
Trị đêm ngủ ít. (Bản thảo chính nghĩa)
Dưỡng Can Thận, cầm hư hãn, an thần thúc ngủ. (Ẩm phiến tân tham)
Tiêu sưng ung nhọt, tràng nhạc và trĩ sang. (An Huy dược tài)
Trừ phong thấp, thông kinh lạc. Trị mất ngủ, nhiều mồ hôi, thiếu máu, tòan thân đau mỏi, bệnh ngòai da ghẻ lở (Trung thảo dược Thiểm Tây)
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của Dạ giao đằng
Trị mất ngủ nóng nảy bồn chồn trong người, hay mơ mộng khi ngủ:
Hà thủ ô đằng, Đơn sâm, mỗi thứ 3 chỉ, Trân châu mẫu 1 lượng. Sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian)
Trị mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, thiếu máu, đau nhức toàn thân.
Dạ giao đằng (Thủ ô đằng) 2 lượng khô, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Trị chứng tâm thần phân liệt.
Hà thủ ô chế 90g, Dạ giao đằng 90g, Táo đỏ 5 trái. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Trị lao thương, ung nhọt, tràng nhạc, phong sang ghẻ lở.
Phong sang ghẻ lở phát ngứa, sắc nước tắm rửa. (Cương mục)
HÀ THỦ Ô ĐỎ
Tên khác
Tên thường gọi:hà thủ ô đỏ, thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình, măn đăng tua lình, mằn nắng ón.
Tên khoa học: Fallopia multiflora
Tên la tinh:RadixPolygonum multiflorum
Tên tiếng Trung:何首乌
Tên thực vật:fleeceflower root Hà thủ ô.
Họ khoa học: họ Rau răm (Polygonaceae).
Cây hà thủ ô đỏ
(Mô tả, hình ảnh cây hà thủ ô đỏ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả
Cây hà thủ ô đỏ là một cây thuốc quý, dạng cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5-7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, màu đen.
Nơi sống và thu hái
Cây có nguồn gốc từ Châu Á, thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Hiện tại được trồng làm thuốc.
Ở Trung Quốc cây được trồng nhiều ở các tỉnh: Hà Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Tây và một số nơi khác.
Ở Việt Nam cây hà thủ ô mọc hoang ở các vùng rừng núi như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên, Hòa Bình, Lạng Sơn...Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính 3-5cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc.
Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc
Rễ củ hà thủ ô đỏ. Rễ củ hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát.
Bào chế
Củ hà thủ ô đỏ có thể dùng tươi hoặc bào chế lại rồi mới dùng
Cách bào chế hà thủ ô
- Đỗ đen giã nát cũng ngâm với Hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm, sáng đem đồ lên rồi phơi nắng trong một đêm lại ngâm với Đỗ đen, lại đồ và phơi, làm 9 lần.
- Củ Hà thủ ô ngâm nước vo gạo 24 giờ, rửa lại rồi cho vào nồi, cứ 10g Hà thủ ô, cho 100g Đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn. Đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước Đỗ đen thì tẩm, phơi cho hết. Đồ, phơi được 9 lần là tốt nhất.
Thành phần hoá học:
Hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid; crysophanol, emodin, rhein; chứa 1,1% protid; 42,2% tinh bột; 4,5% chất vô cơ; 24,6% chất tan trong nước. Cũng giàu nguyên tố vi lượng như mangan, canxi, kẽm và sắt.
Thành phần hoá học của Hà thủ ô đỏ biến đổi trong quá trình chế biến.
Hà thủ ô sống chứa 7,68% tanin, 0,259% dẫn chất anthraquinon tự do, 0,805% anthraquinon toàn phần.
Hà thủ ô sau chế biến chứa 3,82% tanin, 0,113% anthraquinon tự do, 0,25% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Chất phospholipid có 3,49% trong dược liệu thô và 1,82% trong dược liệu đã chế biến.
Tác dụng dược lý
Nghiên cứu của y học hiện đại xác nhận rằng hà thủ ô đỏ có tác dụng hạ huyết áp, chống xơ cứng động mạch, làm giảm lượng đường trong máu, tăng cường miễn dịch, máu, làm giãn mạch máu, tốt cho tim mạch, thúc đẩy chức năng tuyến thượng thận, và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bảo vệ tim và mạch máu não, bảo vệ gan, tăng trưởng tóc, chống lão hóa, và kháng khuẩn.
Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà, thuốc còn có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với cholesterol (Tân y học, 5 – 6, 1972). Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch và do thuốc có thành phần Lecithin (Tân y học, 5 – 6, 1972).
Làm chậm nhịp tim. Làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu.
Thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà giữ được mức như lúc chuột còn non, tác dụng này có { nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế còn cần nghiên cứu thêm.
Thuốc có tác dụng nhuận tràng do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột (Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược – Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965, trang 345 – 346). Hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn Hà thủ ô chín.
Tác dụng kháng khuẩn và virus: thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lỵ Flexner. Thuốc có tác dụng ức chế virus cúm (Học báo Vi sinh vật 8,164, 1960).
Vị thuốc hà thủ ô đỏ
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Điều trị bệnh trong đông y thường dùng vị thuốc hà thủ ô đã qua bào chế.
Tính vị:
Vị thuốc hà tvị đắng, ngọt, se và hơi ấm
Qui kinh:
Vào 2 kinh can và thận.
Công năng:
Bổ máu và nhuận tràng, giải độc.
Chỉ định và phối hợp:
- Hội chứng Thiếu máubiểu hiện như da nhợt nhạt, hoa mắt, Chóng mặt, Mất ngủ, sớm bạc tóc, đau và yếu vùng lưng và đầu gối: Dùng phối hợp hà thủ ô với sinh địa hoàng, nữ trinh tử, câu kỷ tử, thỏ ti tử và tang kí sinh.
- Táo bóndo khô ruột: Dùng phối hợp hà thủ ô với đương qui và hoạt ma nhân.
- Sốt rét mạn tính do suy yếu cơ thể: Dùng phối hợp hà thủ ô với nhân sâm, đương qui dưới dạng hà nhân ẩm.
- Lao hạch: Dùng phối hợp hà thủ ô với hạ khô thảo và xuyên bối mẫu.
Liều dùng:
Liều thường dùng từ 10-30g đã qua chế biến.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc hà thủ ô
Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón,
Bài thuốc: Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.
Chữa người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con
Bài thuốc: Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g sắc uống.
Bổ khí huyết, mạnh gân cốt
Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
Chữa đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm)
Lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.
Điều kinh bổ huyết:
Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.
Dưỡng huyết, khứ phong. Trị tỳ và phế có phong độc, nửa người ngứa, lở loét, thấp chẩn, bạch điến, lác, lang ben...
Chích thảo, Hà thủ ô, Kinh giới tuệ, Mạn kinh tử, Phòng phong, Uy linh tiên. Tất cả tán bột. Mỗi lần dùng 4g. Uống với rượu ấm hoặc nước nóng, sau bữa ăn.
Thanh lợi thấp nhiệt, khứ phong, giải độc. Trị phong thấp nhiệt độc, lở loét, vết thương chảy nước vàng, thịt thối loét.
Bạch tiên bì, Cam thảo, Hà thủ ô, Khổ sâm, Kim ngân hoa, Kinh giới, Liên kiều, Mộc thông, Phòng phong, Thương truật, Thêm Đăng tâm, sắc uống. Hoặc chế thành viên. Mỗi lần uống 10g với rượu nhạt.
Bổ can thận, ích tinh huyết, tráng cân cốt, làm đen tóc. Trị can thận bất túc, đầu váng, hoa mắt, tai ù, hay quên, chân mỏi, gối mỏi, tay chân mất cảm giác, tiểu đêm, huyết áp cao, động mạch xơ cứng, động mạch vành xơ cứng.
Đỗ trọng 250g, Hà thủ ô 2,25kg, Hạn liên cao 500g, Hắc chi ma cao 500g, Hy thiêm thảo 500g, Kim anh tử cao 500g, Ngưu tất 250g, Nhẫn đông đằng 120g, Nữ trinh tử 250gSinh địa 120g, Tang diệp 250g, Tang thầm cao 500g, Thỏ ty tử 500g. Thuốc tán bột. Trộn chung với các loại cao và mật, làm hoàn. Mỗi hoàn 10g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn.
Tham khảo
Ai không nên dùng hà thủ ô?
Hà thủ ô không thích hợp dùng cho những trường hợp bệnh nhân đờm nặng.
Ngoài ra trường hợp bệnh nhân bị viêm dạ dày, mất cảm giác ngon miệng, lưỡi nhờn, nếu dùng hà thủ ô với liều 12g có thể làm tăng tình trạng đau dạ dày, ăn không ngon miệng.
Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.
Người bị tiêu chảy không dùng
Kiêng kị khi dùng
Dùng quá liều (liều khuyến cáo 30g) có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn, một số trường hợp có thể gây sốt.
Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ.
Tránh nhầm lẫn hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas Merr) còn gọi là dây vú bò về tính chất và công dụng khác với hà thủ ô đỏ. Tham khảo hà thủ ô trắng tại đây.
CỎ BỢ
Cỏ bợ
Tên khác:
Tên thường dùng: tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, phá đồng tiền, dạ hợp thảo, phak vèn
Tên tiếng Trung: 蘋
Tên khoa học: Marsilea quadrifolia L.
Họ khoa học: họ Tần Marsileaceae, bộ dương xỉ
Cây cỏ bợ
( Mô tả, hình ảnh cây cỏ bợ, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Cây cỏ bợ là loài cỏ mọc hoang ở những nơi ẩm hay ở dưới nước, có thân rễ bò mảnh,mang từng nhóm 2 lá một, cuống lá dài 5-15cm, mỗi lá gồm 4 lá chét, xếp chéo chữ thập. Tối đến các lá chét rủ xuống, từ gốc mỗi nhóm lá phát xuất ra một rễ chùm phụ. Bào tử quả rất bé, nằm ở gốc cuống lá chia làm nhiều ô ngang trong chứa bào tử nang lớn, sẽ sinh nguyên tản cái và nhiều bào tử mang nhỏ sẽ cho nguyên tản đực. Mỗi ô đó tương đương với một ổ tử nang và có áo riêng của nó
Thu hái và chế biến
Cây cỏ bợ là một loại cỏ mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, cây mọc cạnh ao, đầm nơi ẩm thấp, đồng ruộng.
Nhân dân Việt Nam có nơi hái vê làm món ăn sống, có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc. có nơi giã cây tươi để sử dụng
Bộ phận dùng
Sử dụng lá và thân.
Thành phần hóa học
Người ta đã biết trong Cỏ bợ có nước 84,2%, protid 4,6%, glucid 1,6%, caroten 0,72%, vitamin C 76mg%. Cỏ bợ còn chứa cyclolaudenol.
Vị thuốc cỏ bợ
Mô tả dược liệu
Tính vị
Vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Công dụng
Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép. Ðể làm thuốc, thường dùng trị:
1. Suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng;
2. Viêm thận phù 2 chân, viêm gan, viêm kết mạc;
3. Sưng đau lợi răng;
4. Ðinh nhọt, sưng độc, sưng vú, tắc tia sữa, rắn độc cắn;
5. Sốt rét, động kinh;
6. Khí hư, bạch đới;
7. Thổ huyết, đái ra máu, sỏi thận, sỏi bàng quang, đái đường.
Liều dùng
Ngày dùng 20-30g cây tươi phơi khô, sao vàng, sắc uống
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cỏ bợ
-Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang: dùng cây cỏ bợ dạng tươi đem rửa thật sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt dùng để uống vào mỗi buổi sáng. Mỗi ngày người bệnh cần uống 1 bát như vậy và uống liên tục trong một liệu trình khoảng 5 ngày sẽ có tác dụng rất tốt.
- Chữa bí tiểu, tiểu dắt Dùng cỏ bợ tươi 20-30g (hoặc cỏ khô 10-15g) sắc nước uống thay nước trong ngày. Cách này rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn.
- Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường Dùng cỏ bợ kết hợp với vị thuốc thiên hoa phấn, mỗi vị 10-15g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Cách này có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh tiểu đường và ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển hiệu quả.
Tham khảo
Một số bài thuốc từ cây cỏ Bợ bốn lá :
– Bài thuốc 1: Rau bợ 20g, lá sen non 30g tất cả nấu canh ăn hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận, an thần hạ áp, trị sang nở, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hoá chức năng gan…
– Bài thuốc 2: Cỏ bợ 30g, thiên hoa phấn 10g, hoài sơn 50g. Cỏ bợ và thiên hoa phấn sắc kỹ lọc lấy dịch chiết rồi cho hoài sơn vào nấu cháo. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, lợi vị, kích thích tuyến tuỵ tiết insulin, ức chế hấp thu đường của tế bào, đồng thời làm chậm quá trình tổng hợp, lên men và đường hóa của tế bào, giúp cơ thể ổn định đường huyết, làm giảm cảm giác thèm ăn ở người tiểu đường. Thích hợp cho những người rối loạn chuyển hoá đường, tiểu đường, ăn uống kém…
– Bài thuốc 3: Cỏ bợ 50g, rau muống 50g tất cả đem nấu canh, dùng trong 7 – 10 ngày hoặc đến khi hết phù. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, lợi niệu, tiêu phù, thích dụng trong các trường hợp phù viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, phù do suy tim, phù do tỳ trợ vận kém …
– Bài thuốc 4: Cỏ bợ 100-200g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống liên tục 7- 10 ngày có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, cường thận, mạnh bàng quang, thông niệu đạo, bài sỏi. Thích hợp cho các trường hợp mắc sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản, trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không thông trong viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mẩn ngứa, mề đay, rôm sảy…
– Bài thuốc 5: Cỏ bợ 50-100g, lá sen non 30g, cỏ nhọ nồi 20g, tất cả sơ chế đem xào hoặc nấu canh ăn 5-10 ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải thử, bền vững thành mạch, chống xuất huyết. Thích hợp cho những người chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, suy tĩnh mạch chi, rong kinh, phiền nhiệt, háo khát… Ngoài ra có thể vắt lấy nước cốt uống hằng ngày.
– Bài thuốc 6: Rau bợ 30-50g, lá vông non 20g, tất cả đem nấu canh ăn 5-7 ngày, bài thuốc có tác dụng nâng cao chính khí, an thần gây ngủ, thư giãn thần kinh, nhuận tràng. Thích dụng trong các trường hợp: suy nhược thần kinh, làm việc trí óc căng thẳng, đau đầu mất ngủ, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại…
– Bài thuốc 7: Cỏ bợ 200-300g, rau rửa sạch thái nhỏ, cua đồng 200g, đem sơ chế giã lọc lấy nước cốt. Tất cả đem nấu canh ăn hằng ngày, bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, an thần, bồi bổ cơ thể, kích thích quá trình tổng hợp, phát triển, tái tạo tế bào xương. Tốt cho những người gãy xương, loãng xương, trẻ em còi xương, chậm phát triển chiều cao, thiếu canxi, mới ốm dậy, suy nhược cơ thể…
Chú ý:
Rau bợ mọc sâu dưới bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt đi vị tanh của bùn. Hơn nữa do rau có tính hàn nên những người tỳ, vị hư nhược hay tỳ thận dương hư có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh không nên dùng.
PHÂN DƠI (DẠ MINH SA)
Tên khác
Thiên thử thỉ, Thử pháp, Thạch can(Bản Kinh),Hắc sa tinh(Bản Thảo Cương Mục),Thử chân, Thiên lý quang, Thiên thử thỉ, Hắc sát ốc, Lạn sa tinh, Lạn tử tinh(Hòa Hán Dược Khảo),Phi thử thỉ(Sinh Sản Biện),Phục dực thỉ(Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
Tên khoa học: Faeces vespertiliorum, Excrementum vespertilii.
Tên gọi:
(1) Dơi ngày ẩn núp, đêm ra bắt muỗi ăn, phân nó trông nhấp nhánh như cát nên có tên.
(2) Phục: ẩn núp, dực: cánh, thỉ: phân, ban đêm mới bay ra kiếm mồi nên gọi là Phục Dực.
Dạ minh sa
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Dạ minh sa là phân của các loài dơi như con Vespertilia superans Thomas thuộc họ Vespertilionidae (Dơi muỗi). Dơi gồm những thú cỡ nhỏ hay trung bình là thú độc nhất có khả năng bay, chi trước biến đổi thành cánh, đó là một màng da rộng, có nhiều vị thể xúc giác, có cơ nhỏ, ít lông nối liền cánh tay, bàn tay và ngón tay với mình, chi sau và đuôi. Dơi ăn sâu bọ, ăn cá, ăn quả hay mật hoa. Thường đi ăn đêm, ở nước ta có dơi lá mũi Rhinolophus và Hipposideros, dơi nhà Pachyotus Kuhli thuộc họ Dơi muỗi; Loài dơi tai ta Plecotus auritus L. thuộc họ Dơi muỗi.
Địa lý:
Có khắp nơi trong nước Việt Nam, ở kẽ nóc nhà, đền chùa, hốc cây to.
Thu chọn:
Chọn vào mùa đông.
Phần dùng làm thuốc:
Phân con dơi lâu năm trong đó có mắt muỗi. Phân khô là những bột nhỏ 2 đầu nhọn màu nâu đen sáng bóng nhẹ xốp, mùi hôi đặc biệt. Không lẫn tạp chất nhiều là tốt.
Bào chế:
(1) Khi dùng đem phân lọc nước sạch đất vấn, chỉ lấy những chất lấp lánh thôi, phơi khô cách giấy sao qua để dùng. Những chất lấp lánh này là mắt của muỗi nó ăn vào (Bản Thảo Cương Mục).
(2) Ngâm nước đánh tan khuyấy kỹ, gạn bỏ cặn đầu, rồi để lắng lấy cặn phơi khô tán bột (dùng sống), hoặc nhặt bỏ tạp chất rửa đãi nhanh, phơi khô tẩm ít rượu để một lúc sao khô (mới sao thì mềm, sau cứng lại) có thể sao đen tồn tính (Trung Dược Học).
Bảo quản:
Đậy kín trong lọ màu, tránh ẩm, tránh chất kiềm như vôi...
Vị thuốc Dạ minh sa
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Hoạt huyết, sáng mắt thanh can tả nhiệt đồng thời có Tác dụng hoạt huyết tiêu tích.
Tính vị:
Vị cay, tính lạnh.
Quy kinh:
Vào kinh Can.
Chủ trị:
Sáng mắt. Trị động kinh, lừ đừ muốn ngủ, nhức đầu, choáng váng, thong manh.
Liều dùng:
Từ 3 – 6g
Kiêng kỵ:
Đàn bà có thai cấm dùng, không có ứ nhiệt cấm dùng.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Dạ minh sa
Trị chướng ế ở mắt
Dạ minh sa tán bột cho vài gan lợn nấu ăn luôn trước đó (Trực Chỉ Phương).
Sưng tấy chảy mủ
Dạ minh sa 1 lượng, Quế nửa lượng, Nhũ hương 1 phân tán bột, 1/2 lượng đường cát khô trộn với nước giếng xức vào (Trực Chỉ Phương).
Mủ thối chảy từ lỗ tai ra
Dạ minh sa 2 chỉ, Xạ hương 1/4 muỗng cà phê, đổ vào trong tai (Thánh Huệ Phương).
Trị thong manh không nhìn rõ
Dạ minh sa sao vàng với gạo nếp một lượng, Bách diệp (sao) 1 lượng tán bột trộn mật làm viên bằng hạt ngô đồng uống với Trúc diệp trước khi ngủ lần 20 viên, đến canh năm gà gáy sáng uống 20 viên, liên tục cho đến khi bớt (Thánh Huệ Phương).
Trị sốt rét không dứt
Dạ minh sa tán bột uống nước trà nguội lần 1 chỉ. Có phương khác trị sốt rét cơm không định kỳ, lâu ngày không khỏi, dùng Dạ minh sa 50 viên, Châu sa nửa lượng, Xạ hương 1 chỉ tán bột, viên với cơm bằng hạt đậu xanh lớn, uống trước khi lên cơn lần 10 viên với nước sôi (Thánh Huệ Phương).
Sốt rét trước khi có thai
Dạ minh sa 3 chỉ tán bột uống với rượu nóng lúc đói (Kinh Nghiệm Bí Phương).
Ho không dứt
Dơi bỏ cánh, chân, tẩm rượu nướng tán bột 1 chỉ, dùng sau khi ăn với nước sôi (Thọ Vực Thần Phương).
Các loại cam độc
Dạ minh sa 5 chỉ bỏ vào bình, thịt nạc heo 3 lượng xắt lát bỏ vào trong bình, đổ nước sắc chín lấy thịt nước ra cho ăn. Muốn hết thai độc trong bụng mẹ lấy Sinh khương 4 lượng, để cả vỏ xắt lát sao, với bột Hoàng liên một lượng trộn hồ làm viên bằng hạt đậu xanh với nước cơm, ngày 3 lần (Toàn Aáu Tâm Kính Phương).
Đau nhức răng
Dạ minh sa (sao), Ngô thù du nấu lấy nước tẩm rồi sao, 2 vị bằng nhau tán bột, trộn nhựa cóc làm viên bằng hạt mè, gói trong vải lần ngậm 2 viên, súc ra nước nhớt thì bớt, không nên nuốt vì độc (Phổ Tế Phương).
Trẻ con mắt bị tước mục (quáng gà)
Dạ minh sa sao tán bột trộn mật heo viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 5 viên với nước cơm. Có bài khác gia thêm Hoàng cầm, lượng bằng nhau, tán bột lấy nước cơm sắc với gan heo, uống nước lần nửa chỉ (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
Hôi nách
Bột Dạ minh sa trộn nước đậu xị xức vào (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
Trị chứng thong manh
Dạ minh sa, Trắc bá diệp, các vị bằng nhau tán bột, trộn với mật trâu trước khi ngủ dùng với nước Trúc diệp, uống lần 5 chỉ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị chứng dạ manh
Dạ minh sa, Thạch quyết minh, mỗi thứ 5 chỉ, gan heo 2 lượng, sắc với nước vo gạo. Ăn gan heo và uống nước thuốc (Quyết Minh Dạ Linh Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị sình bụng ngũ cam, mắt khô sáp ngủ nhiều
Dạ minh sa 4 chỉ, Hồ hoàng liên, Long đởm thảo, Khổ luyện căn bạch bì, mỗi thứ 2 chỉ, Can thiềm 2 cái (đốt tồn tính), Lô hội, Thanh đại, Xạ hương mỗi thứ 5 ly. Tất cả tán bột trộn đều trộn bột hồ làm viên, lần uống 10 đến 15 hạt, ngày 2 lần (Dạ Minh Đơn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Tài liệu khác
(1) Dạ minh sa và con dơi đều là thuốc vào kinh quyết âm can, huyết phận. Có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích. Vì vậy, chuyên trị được chứng mắt bị ế, chướng, manh. Ngược , sài, cam, kinh, lâm đới, loa lịch, sưng tấy, đều là bịnh của quyết âm (Bản Thảo Cương Mục).
(2) Dạ minh sa tức là phân chuột trời (Thiên thử: chuột trời) giống dơi ăn muổi phân giơi là mắt muỗi, nhập vào kinh Can, có tác dụng hoạt huyết. Phàm người đau mắt có màng là do can có huyết tích, công lên mắt. Muỗi hút máu người, lấy giống ăn máu chữa máu nên có công hiệu. Người ta cũng dùng Dạ minh sa đốt lên để trừ muỗi (Bản Thảo Cầu Chân).
TỬ UYỂN
Tên khác
Còn gọi làThanh uyển, dạ ngưu bàng
Tên khoa học:Aster root, purple aster root .
Tiếng Trung: 紫 苑
Cây Tử uyển
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:
Rễ hoặc thân rễ được đào vào mùa thu hoặc mùa xuân, rửa sạch, phơi nắng và thái thành lát mỏng.
Thành phần chủ yếu:
Astersaponin, quercetin, epifriedelinol, friedelin, shionone, anethole, lachnophyllol, lachnophyllol acetate, aleic acid, aromatic acid.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thuốc có Sponin cho thỏ uống làm tăng chất tiết khí quản vì thế có tác dụng hóa đàm". Nước sắc Tử uyển cho mèo uống không làm giảm ho nhưng chiết xuất chất ceton Tử uyển trên thực nghiệm có tác dụng giảm ho. Có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn đại tràng, lî Shigella sonnei, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Pseudomonas aeruginosa, phẩy khuẩn thổ tả. Trong thuốc có chiết xuất được thành phần có tác dụng kháng tế bào ung thư. Saponin Tử uyển có tác dụng tán huyết mạnh, không nên chích tĩnh mạch.
Vị thuốc Tử uyển
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị đắng, tính ôn.
Quy kinh:
Vào kinh Phế.
Công dụng:
Hóa đàm khí chỉ khái.
Liều dùng:
5-10g
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tử uyển
Chữa ho, hen có đờm khò khè:
Tử uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6g, cam thảo dây 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính:
Tử uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bối mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục:
Tử uyển 8g, bách bộ 8g, rễ qua lâu 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, sắc uống trong ngày.
Chữa lao phổi:
Tử uyển 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa hen phế quản:
Tử uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g, sắc uống trong ngày.
Chữa suy nhược cơ thể do phế hư:
Tử uyển 12g, ngũ vị tử, tang bạch bì, thục địa, đản sâm, hoàng kỳ mỗi vị 10g, sắc uống trong ngày.
CÂY BAN
Cây ban Còn gọi là điền cơ vương, điền cơ hoàng, địa nhĩ thảo, địa quan môn, nọc sởi, bioc lương, châm hương.
Tên khoa học Hypericum japomicumThumb.
Thuộc họ BanHypericaceae.
Ta dùng toàn cây tươi hay phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc.
Tênđiền cơ hoàngvì cây này hoa màu vàng, thường mọc đầy ở những ruộng hoang (điền là ruộng, cơ là nền gốc, hoàng là màu vàng), têndạ quan mônvì cây này vào chiều tối thì cúp lại (dạ là tối, quan là đóng, môn là cửa).
Mô tả cây ban
Ban là một loại cỏ nhỏ, thân nhỏ mang nhiều cành, cao chứng 10-20cm, thân nhẵn,. Lá mọc đối, hình bầu dục, không có cuống, trên phiến có những điểm chấm nhỏ, soi lên sáng lại càng rõ. Phiến lá dài 7-10mm, rộng 3-5mm. Hoa nhỏ mọc màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, còn cuống dài 4-5mm. Lá bắc và lá đại nhẵn (do đó khác loàiHypericum nepalense). Quả nang hình trứng, dài 4mm, mở bằng 3 van dọc, thai toà chắc mô ở cạnh các van. Hạt hình trụ, hơi thon có vạch dọc, chiều dài 1mm.
Phân bố, thu hái và chế biến ban
Cây ban mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, hay gặp tại những ruộng mạ, ruộng bỏ hoang, hơi ẩm, mùa xuân cây bắt đầu xuất hiện, mùa hạ hoa nở, sang thu đông lại trụi hết,
Có mọc tại Trung Quốc (cũng thấy dùng làm thuốc ở Quảng Tây), các nước khác vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Thường hái về dùng tươi, hái toàn cây cả rễ, có khi phơi hay sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì khác.
Thành phần hoá học ban
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Trong loàihypericum pẻoatumL. mới đây người ta tìm thấy có imanin, imanin A và novoi,amim.
Công dụng và liều dùng ban
Cây ban còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân.
Tính chất theo đông y thì cây ban có vị đắng, ngọt, tính bình, không độc vào hai kinh can và tỳ. Có tác dụng thanh thất nhiệt, tiêu thũng trướng, khứ tích tiêu thực (chữa tiêu hoá kém đầy) dùng chữa cam tích, thấp nhiệt hoàng đản, dùng ngoài chữa rắn cắn, bị thương, sưng đau.
Thường thấy nhân dân dùng chữa những vết do đỉa cắn, sâu răng, ho, hôi mồm, sởi.
Cách dùng: Nhổ một nắm cả thân rễ, lá rửa sạch, sắc lấy nước (30-40g trong 100ml nước). Dùng nước này súc miệng thường xuyên chữa miệng hôisâu răng. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Đơn thuốc thường có cây ban
Chữa rắn độc căn:
Giã nát cây ban, thêm ít băng phiến đắp lên vết rắn cắn đã được trích rộng ra.
Chữa hoàng đản:
Cây ban 40 hoặc 60g khô sắc uống.
BẠCH TRUẬT
Tên khác
Vị thuốc Bạch truật còn gọiTruật, ruật sơn kế(Bản Kinh),Sơn khương, Sơn liên(Biệt lục),Dương phu ,Phu kế , Mã kế(Bản Thảo Cương Mục),Sơn giới, Thiên đao(Ngô-Phổ bản thảo),Sơn tinh(Thần Dược Kinh),Ngật lực gìa(Nhật Hoa Tử Bản Thảo),Triết truật(Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh),Bạch đại thọ, Sa ấp điều căn(Hòa Hán Dược Khảo),Ư truật. Sinh bạch truật, Sao bạch truật,Thổ sao bạch truật, Mễ cam thủy chế bạch truật,Tiêu bạch truật, Ư tiềm truật, Dã ư truật, Đông truật(Đông Dược Học Thiết Yếu),
Tên khoa học:
Atractylodes macrocephala Koidz [Atractylis ovata Thunb. Atractylodes ovata D.C.. Atratylis macrocephala (Koidz) Kand, Mazz.]Họ Leguminnosae.
Tiếng Trung: 白术
Cây Bạch truật
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Thân thẳng, cao 0,30 - 0,80m, đơn độc hoặc phân nhánh ở bộ phận trên, phần dưới thân hóa gỗ. Lá mọc cách, dai. Lá ở phần dưới của thân có cuống dài, phần trên có cuống ngắn, gốc lá rộng, bọc lấy thân. Phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, thùy giữa rất lớn, hình trứng tròn, hai đầu nhọn, hai thùy bên nhỏ hơn, hình trứng mũi mác, phần gốc không đối xứng. Các lá ở gần ngọn thân có phiến nguyên, hình thuôn hoặc hình trứng mũi mác, mép có răng cưa. Đầu lớn, phần dưới có một lá bắc hình lá xẻ sâu, hình lông chim. Tổng bao hình chuông, có lá bắc mỏng xếp thành 7 hàng. Lá bắc dưới nhỏ hình trứng tam giác, to dần ở phía trên. Hoa nhiều. Tràng hình ống, phần dưới màu trắng, phần trên màu đỏ tím, xẻ làm 5 thùy hình mũi mác, xoắn ra ngoài. 5 nhị hàn liền nhau (có nhị bị thoái hóa) chỉ nhị hình sợi dẹp. Bầu thôn mặt ngoài có lông nhung, màu nâu nhạt, đoạn trên có lônghìnhlông chim. Vòi hình chỉ màu tím nhạt đầu nhị xẻ thành 2 thùy nông hình đầu, mặt ngoài có lông ngắn. Quảø bế, thuôn, dẹp, màu xám.
Thu hái, sơ chế: Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 (tiết Sương giáng đến Lập đông) là thời vụ thu hoạch. Thu hoạch quá sớm, cây chưa gìa, củ còn non, tỷ lệ khô thấp, hoa nhiều; thu hoạch quá nhiều thì chồi mới mọc lên, tiêu hao mất nhiều dinh dưỡng của củ. Khi thấy thân cây từ màu xanh chuyển thành màu vàng và nâu lá ở phần ngọn cây trở nên cứng, dễ bẻ gãy là đúng lúc thu hoạch. Lúc thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, nhổ từng cây nhẹ nhàng. Sau khi nhổ, lấy dao cất bỏ thân cây đem củ về chế biến. Rửa sạch phơi khô cắt bỏ rễ con gọi là “Hồng truật” hay “Bạch truật”, nếu để nguyên hoặc xắt mỏng phơi khô thì gọi là “Sinh sái truật” hay “Đông truật”.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.
Mô tả dược liệu:
Thân rễ phơi khô Bạch truật hình dài khắp nơi có dạng khối lồi chồng chất hoặc rễ con dạng chuỗi liền cong queo không đều, dài khoảng 3-9cm, thô khoảng 1,5-7cm đến hơn 3cm, bên ngoài màu nâu đất hoặc xám nâu, phần trên có góc tàn của thân, phần dưới phình lớn nhiều vết nhăn dọc nối dài, và vân rãnh chất cứng dòn, mặt cắt ngang màu vàng trắng hoặc nâu nhạt không bằng phẳng thường có những lõ nhỏ rỗng có mùi thơm mạnh. Loại củ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, giữa trắng ngà là tốt. Còn thứ gọi là Ư truật, Cống truật là thứ truật tốt hơn. Không nên nhằm lẫn với nam Bạch truật (Gynura sinensis).
Địa lý:
Bạch truật nguyên sản ở Trung quốc, chủ yếu trồng ở huyện Thừa, Đông dương. Ư thế (Xương hóa), Tiên cư (Triết giang), Dư huyện, Ninh quốc (An huy), ngoài ra ở Thông thành. Lợi xuyên (Hồ bắc), Bình giang (Hồ nam), Tu thủy, Đông cố (Giang tây), tỉnh Phúc kiến, Tứ xuyên đều có trồng. Bạch truật hiện đã di thực truyền vào Việt Nam.
Bào chế:
Theo Trung Dược Đại Tự Điển:
1) Thái rửa sạch, ngâm nước 4 giờ, ủ kín 12 giờ (hay có thể đồ khoảng 4 giờ) cho mềm, thái hay bào mỏng, phơi khô (để dùng sống) hay tẩm bột Hoàng thổ rồi mới phơi khô sao vàng, hoặc tẩm nước gạo đặc sao vàng. Có khi chỉ cần thái mỏng, sao cháy.
2) Theo kỹ thuật chế biến của Trung Quốc hiện nay có hai phương pháp: Sấy khô và Phơi khô. Thành phẩm của phương pháp sấy khô gọi là Bạch truật sấy, của phương pháp sau gọi là Bạch truật phơi. Ư truật là một loại củ phơi khô.
a) Phơi khô: Đem củ tươi rủ sạch đất cát, cắt bỏ cây lá, đem phơi 15-20 ngày, đến lúc khô kiệt thì thôi nếu gặp phải trời mưa thì nên rải ra chỗ râm mát, thoáng gió, không nên dồn đống hoặc đóng vào sọt... nếu không củ dễ thối mốc.
b) Sấy khô: Đem củ đã đào về chọn lọc kỹ, đưa lên gìan sấy khô. Lò sấy thông thường mỗi lần có thể sấy được 250 củ tươi. Lúc bắt đầu sấy cần to lửa và đều, về sau khi vỏ củ đã nóng thì lửa nên nhỏ dần, sấy khô 5-6 giờ đảo trên xuống dưới, dưới lên trên, để củ có thể khô đều, sau đó lại sấy 6 giờ, đến lúc củ khô được 50% đem cắt, rửa củ cho dẹp, cắt bỏ rễ phụ, phân chia loại to nhỏ, củ to bỏ xuống dưới, nhỏ bỏ trên, để được khô đều. Sấy vậy 8-12 giờ lúc củ khô độ 70-80% đem vào sọt ủ 10-15 ngày, chờ cho nước trong giữa củ ngấm thấm ra ngoài, vỏ ngoài mềm ra, lúc này có thể sấy lại lần cuối cũng thời gian độ 24 giờ. Các nơi ở tỉnh Hồ nam, Hồ bắc sau khi sấy khô, lại đổ củ vào rổ sát cho vỏ bong sạch. Nói chung cứ 3, 5 kg củ tươi, sau khi sấy khô có thể thu được 1 kg củ khô.
. Chải, rửa sạch, ủ kín cho đến mềm, thái hoặcbào mỏng 1-2 ly, phơi khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
. Sau khi bào, phơi tái, tẩm nướcHoàng thổ ( thường dùng) hoặctẩm mật sao vàng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
. Sau khi thái mỏng, sao cháy (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Dễ bị mốc mọt, thường phơi sấy. Nếu thấy mốc thì phơi sấy ngay. Nếu phải sấy diêm sinh thì không nên sấy lâu vì sẽ bị chua.
Cách dùng:
Muốn có tác dụng táo thấp thì dùng sống, bổ Tỳ thì tẩm Hoàng thổ sao, cầm máu, ấm trung tiêu thì sao cháy, bổ Tỳ nhuận Phế thì tẩm mật sao.
Thành Phần Hóa Học:
Trong Bạch truật có: Humulene, b-Elemol, a-Curcumene, Atractylone, 3b Acetoxyatractylone, Selian 4(14), 7 (11)-Diene-8-One, Eudesmo, Palmitic acid (Trần Kiến Dân - Thực vật Học Báo 1991, 33 (2): 164).
Hinesol, b- Selinene (Phó Thuấn Mạc – Thực vật Phân Loại Học Báo 1981, 19 (2): 195).
8b-Ethoxyatractylenolide II, 14-Acetyl-12-Senecioy-12E, 8Z, 10E-Atractylentriol, 14-Acetyl-12-Senecioyl-2E, 8E, 10E-Atractylentriol, 12-Senecioyl-2E-8Z, 10E-Atractylentriol, 12- Senecioyl-2E-8E-10E-Atractylentriol (Gia Hiệp Thiên Dân – Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1943, 63 (6): 252)
Trong rễ củ Bạch truật có 1,4% tinh dầu. Thành phần tinh dầu gồm: Atractylon (C16H180), Atractylola (CH160) Atractylenolid I, II, III, Eudesmol và Vitamin A(Trung Dược Học).
Tác Dụng Dược Lý:
- Tác Dụng Bổ Ích Cường Tráng: Trên thực nghiệm thuốc có tác dụng làm tăng trọng chuột, tăng sức bơi lội, tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, làm tăng cao IgG trong huyết thanh, có tác dụng tăng bạch cầu và bảo vệ gan, tăng sự tổng hợp Protêin ở ruột non (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
- Tác Dụng Chống Loét: Nướcsắc Bạch truật trên thực nghiệm chứng minh có tác dụng bảo vệ gan, phòng ngừa được sự giảm sút Glycogen ở gan (Trung Dược Học).
- Ảnh Hưởng Đến Ruột: đối với ruột cô lập của thỏ: lúc ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc có tác dụng ức chế, ngược lại lúc ruột đang ở trong trạng thái ức chế thì thuốc có tác dụng hưng phấn. Tác dụng điều tiết 2 chiều đó của thuốc có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật, do đó Bạch truật có thể chữa được táo bónvà tiêu chảy (Trung Dược Học).
- Tác Dụng Đối Với Máu: Nước sắc và cồn Bạch truật đều có tác dụng chống đông máu, dãn mạch máu (Trung Dược Học).
- Tác Dụng Lợi Niệu: Bạch truật có tác dụng lợi niệu rõ và kéo dài, có thể do thuốc có tác dụng ức chế tiểu quản thận tái hấp thu nước, tăng bài tiết Natri (Học Báo Sinh Lý số 19 - 1, 24 (3-4): 227-237), nhưng có báo cáo kết quả chưa thống nhất (Trung Dược Học).
- Bạch truật có tác dụng hạ đường huyết . Glucozid Kali Ảtactylat chiết từ Bạch truậ có tác dụng chọn lọc trên đường huyết, đầu tiên gây tăng, sau đó gây hạ đường huyết đến mức co giật do hạ đường huyết quá thấp. Lượng Glycogen trong gan chuột nhắt giảm đáng kể, nhưng lượng Glycogen trong tim hơi tăng, dưới tác dụng của Gluczid này(Trung Dược Học).
- Trên súc vật thực nghiệm cho thấy Bạch truật có tác dụng an thần với liều lượng nhỏ chất tinh dầu (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
- Tinh dầu Bạch truật có tác dụng chống ung thư nơi súc vật phát triển [Học Báo Dược Học 1963, 10 (4): 199]
Chống Loét Bao Tử: Gây loét bao tử thực nghiệm, tạo nên những tổn thương có bệnh sinh khác nhau. Loét Shay bằng cách thắt môn vị, có khả năng gây nên không những tình trạng ứ trệ dịch vị bao tử mà còn gây tổn thương về mạch máu kèm theo thiếu máu nguồn gốc thần kinh thực vật.Loét bằng cách cho nhịn đói (có thể do nguồn gốc tâm lý). Loét bằng cách tiêm Histamin được gây nên một phần do tăng tiết dịch vị và phần khác do tác dụng làm hư hại mạch máu bởi liều cao Histamin: Bạch truật có tác dụng ức chế rõ rệt đối với loét Shay và loét do nhịn đói, không tác dụng đối với loét do Histamin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Hoạt Động Tiết Dịch Vị: Bạch truật có tác dụng làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ Acid tự do của dịch vị (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+Chức Năng Ngoại Tiết Của Gan: Bạch truật không gây biến đổi về lưu lượng mật nhưng làm tăng 1 cách có ý nghĩa hàm lượng cắn khô trong mật và như vậy đã tăng lượng các chất thải trừ qua mật (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Đối Với Chức Năng Gan: trong nghiệm pháp BSP về khả năng phân hủy và thải trừ chất mầu của gan cho thấy Bạch truật không ảnh hưởng đối với chức năng này của gan (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Kháng Viêm:
. Rễ Bạch truật có hoạt tính chống siêu vi khuẩn và chống ung thư trong thí nghiệm in vitro (Trung Dược Học).
. Hoạt tính chống viêm của Bạch truật được thể hiện rõ rệt trên giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm, tương ứng với những biến đổi về mạch máu gây thoát huyết tương ở khoảng ngoài tế bào và tạo phù nề. Tác dụng này đã được chứng minh trong thí nghiệm gây phù gây phù bằng Kaolin với liều Bạch truật từ 7,5g/kg thể trọng trở lên. Đối với giai đoạn bán cấp của phản ứng viêm tương ứng với sự tạo thành tổ chức hạt trong mô hình u hạt thực nghiệm với Amian, Bạch truật
có tác dụng ức chế rõ rệt với liều từ 10g/kg thể trọng trở lên (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Bạch truật không ảnh hưởng đối với thành phần các Protein huyết thanh và chức năng bài tiết Urê của thận (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
7- Bạch truật tỏ ra không độc trong các thí nghiệm về độc tính cấp và bán cấp, không gây phản ứng phụ trong thí nghiệm cho súc vật dùng thuốc dài ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
8- Bạch truật có tác dụng ức chế đối với một loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tại Nhật Bản, người ta thường dùng loài Atractylodes japonica Koidz lqf biến giống của Atractylodes ovata DC. Loài A. japonica Koidz có những tác dụng dược lý như sau:
1) Tác dụng lợi tiểu, làm giảm phù đối với phù nhẹ.
2) Nước sắc có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt.
3) Ức chế sự đông máu. Nước sắc có tác dụng giảm khả năng máu đông trong trường hợp hoạt tính tạo Fibrin trong máu tăng cao.
4) Chất Atractylon trong Bạch truật có tác dụng chống suy giảm chức năng gan.
Bạch truật chế biến với giấm có tác dụng tăng tiết mật sau khi uống.
5) Nước sắc của Bạch truật có tác dụng mạnh chống loét các cơ quan tiêu hóa.
6) Các chất Atractylenoid I, II, III có tác dụng chống viêm và dịch chiết nước của Bạch truật có tác dụng chống viêm khớp rất rõ.
Cao nước của rễ Atractylodes japonica Koidz có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt, cao được phân tích dựa trên hoạt tính dược lý và thu được 3 Glycan là các Atractan A, B và C. những thành phần này có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt bình thường và chuột được gây đái tháo đường bằng Alloxan (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Vị thuốc Bạch truật
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị đắng, tính ấm (Bản kinh).
Vị cay, không độc (Danh Y Biệt Lục).
Vị ngọt, cay, không độc (Dược tính luận).
+Vị ngọt đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Vị đắng, ngọt, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển)
Quy Kinh:
- Vào kinh Tỳ và Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Vào kinh thủ thái dương (Tiểu trường), thủ thiếu âm (Tâm), túc dương minh (Vị), túc thái âm (tỳ), túc thiếu âm (Thận), túc quyết âm (Can) [Thang Dịch Bản Thảo].
- Vào kinh Tỳ và Vị (Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân Quốc Dược Điển).
Công dụng:
Trừ thấp, ích táo, hòa trung, ích khí, ôn trung, chỉ khát, an thai (Y Học Khải Nguyên).
Bổ Tỳ, ích Vị, táo thấp, hòa trung (Trung Dược Đại Từ Điển).
Kiện Tỳ, ích khí, táo thấp, lợi thủy, chỉ hãn, an thai(Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Kiện Tỳ táo thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
Trịphù thũng, đầu đau, đầu váng, chảy nước mắt, tiêu đàm thủy, trục phong thủy kết thủng dưới da, trừ tâm hạ cấp hoặc mạn, hoắc loạn thổ tả...(Biệt Lục).
Chủ phong hàn thấp tý, hoàng đản (Bản Kinh).
Trị Tỳ Vị khí hư, không muốn ăn uống, hơi thở ngắn, hay mệt, hư lao, tiêu chảy, đờm ẩm, thủy thủng, hoàngđản, thấp tý, tiểu không thông, chóng mặt, tự ra mồ hôi, thai động không yên (Trung Dược Đại Từ Điển).
Trị Tỳ hư, ăn ít, bụng đầy, tiêu chảy, đờm ẩm, thủy thủng, chóng mặt, tự ra mồ hôi, thai động không yên. Sao với đất (thổ sao) có tác dụng kiện Tỳ, hòa Vị, an thai. Trị Tỳ hư, ăn uống kém, tiêu chảy, tiểu đường, thai động không yên (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Trị Tỳ hư, tiêu chảy, vùng rốn và bụngphù thũng, táo bón(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
. Phòng phong; Địa du làm sứ (Bản Thảo Đồ Kinh Chú).
.Bạch truật tính táo, Thận kinh lại hay bế khí nên những người Can Thận có động khí cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Phàm uất kết, khí trệ, trướng bỉ, tích tụ, suyễn khó thở, bao tử đau do hỏa, ung thư (mụn nhọt) có nhiều mủ, người gầy, đen mà khí thực phát ra đầy trướng, không nên dùng (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
. Âm hư, táo khát, khí trệ, đầy trướng, có hòn khối (bỉ), không dùng(Trung Dược Đại Từ Điển).
.Âm hư hỏa thịnh, thận hư cấm dùng. Kỵ Đào, Lý, Tùng, Thái, thịt chim sẻ, Thanh ngư (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bài thuốc sử dụng Bạch truật
Trị tim có cảm giác cứng như cái tô do ăn uống quá độ:
Bạch truật 40g,Chỉ thực 7 trái, nước5 thăng,sắc còn 3 thăng, chia làm ba lần uống (Chỉ Truật Thang -Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh).
Trị mặt xám hoặcloang lổđen như trứng chim sẻ tàn nhang:
Bạch truật tẩm giấm,sứchàng ngày (Trữu Hậu Phương).
Trị phong thấp ban chẩn ngứa ngáy:
Bạch truật tán nhỏ uống mồi lần 1 thìa với rượu, ngày hai lần (Thiên Kim Phương).
Trị mồ hôi tự chảy không cầm:
Bạch truật tán bột, mỗi lần uống 1 muỗng canh, ngày uống hai lần (Thiên Kim Phương).
Trị bứt rứt,bồn chồn ở ngực:
Bạch truật tán bột, mỗi lần dùngmột thìa cà phê (4g), uống với nước (Thiên Kim Phương).
Trị trúng phong cấm khẩu, bất tỉnh nhân sự:
Bạch truật 160g,rượu 3 thăng, sắc còn một thăng, uống hết để ra mồ hôi (Thiên Kim Phương).
Trị đột nhiênxây xẩmchóng mặt hơn một buổi mà không bớt, người ốm, suy nhược, ăn uống không có mùi vị, thích ăn đất vàng:
Bạch truật 1,8kg, đâm nát,rây nhỏ,trộn với rượu làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên, ngày 3 lần. Cữ ăn rau cải thìa, đào, mận, thanh ngư (Ngoại Đài Bí Yếu Phương).
Trị phụ nữ da thịt nóng vì huyết hư, trẻ nhỏ nóng hâm hấp do Tỳ hư:
Bạch truật, Bạch phục linh, Bạch thược mỗi thứ 40g,Cam thảo 20g, tán bột,sắc với Táo và Gừng (Lực Gìa Tán - Ngoại Đài Bí Yếu Phương).
Trị bỉ khối, làm mạnh Vị, uống lâu ngày làm cho ăn uống tiêu hóa khỏi đình trệ:
Bạch truật 40g, Hoàng bá (sao khử thổ), Chỉ thiệt (sao cám) đều 40g. Táùn bột, lấy lá Sen gói lại nấu chín với cơm nếp đâm nhỏ làm viên bằng hạt Ngô đồng lần uống 50 viên với nước sôi. Nếu có khí trệ, thêm Quất bì 40g, có hỏa thêm Hoàng liên 40g, có đàm thêm Bán hạ 40g,có hàn thêm Càn khương 20g,Mộc hương 12g,có thực tích thêm Thần khúc, Mạch nha mỗi thứ 20g.(Chỉ Truật Hoàn – Khiết Cổ Gia Trân Phương).
Trị tiêu chảy, lỵ lâu ngày:
Bạch truật loại tốt 6,4kg, xắt lát bỏ vào nồi sành ngập nước 2 tấc 3, đun lửa vừa sắc còn nửa chén, lấy nướcđổriêng ra nồi khác, còn bã sắc lại, làm vậy 3 lần, rồi lấy những nước đã sắc trộn lại cô thành cao trong nồi 1 đêm,khử nước trong ở trên, lấy cao đọng dưới,cất dùng, uống lần 1-2 thìa (5-10ml) với mật ong (Bạch Truật Cao - Thiên Kim Lương Phương).
Trị các loại Tỳ Vị bị hư tổn:
Bạch truật 640g,Nhân sâm 160g,ngâm với nước trường lưu thủy một đêm rồi nấu với củi dâu lửa liu riu thành cao, khi dùng hòa với mật ong (Sâm Truật Cao - Tập Giản Phương).
Trị có cảm giác như có nước dưới tim:
Bạch truật 120g,Trạch tả 200g, nước3 thăng, sắc còn một thăng rưỡi, chia làm ba lần uống (Mai Sư Phương).
Trị ngũ ẩm tửu tích:
Bạch truật 640g,Gừng khô (sao), Quế tâm, mỗi thứ 320g,tán bột,trộn mật, làm viên bằng hạt ngô đồng,uống ngày 20-30 viên với nước ấm (Bội Truật Hoàn - Hòa Tễ Cục Phương).
Trị tay chânphù thũng:
Bạch truật 120g,Mỗi lần dùng 20g, thêm 3 trái táo, sắc với một chén rưỡi nướccòn chín phân uống nóng, ngày 3-4 lần (Bản Sự Phương).
Trị sản hậu trúng hàn, lạnh toát cả người, cấm khẩu bất tỉnh:
Bạch truật 40g,Trạch tả 40g,gừng sống 20g,sắc với một chén nước, uống (Chí Bảo Phương).
Trị Tỳ hư, ra mồ hôi trộm:
Bạch truật 160g,xắt lát, dùng 40g sao với Mẫu lệ, 40g sao với Thạch hộc, 40g sao với cám gạo miến, xong chỉ lấy Truật tán bột, mỗi lần uống 12g với nước cơm, ngày 3 lần (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị ra mồ hôi do hư (chung cho cả trẻ em lẫn người lớn):
Bạch truật 20g, Tiểu mạch 12g,sao khô, bỏ Tiểu mạch, lấy Bạch truật tán bột, mỗi lần uống 4gtrộn với nước Hoàng kỳ sắc (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
Trị sản hậu bị nôn mửa:
Bạch truật 48g,Gừng sống 60g,rượu và nước mỗi thứ hai thăng,sắc còn một thăng,chia làm 3 lần uống (Phụ Nhân Lương Phương).
Trị Tỳ hư đầy trướng, tỳ khí bất hòa, hàn khí ngưng trệ bên trong làm trở ngại lưu thông:
Bạch truật 80g,Quất bì 160g,tán bột,hồ với rượu làm viên bằng hạt ngô đồng, uống 30 viên với nước sắcMộc hương,trước khi ăn (Khoan Trung Hoàn - Chỉ Mê Phương).
Trị Tỳ hư, tiêu chảy:
Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, Can khương 8g, Đản sâm 12g (Lý Trung Thang - Thương Hàn Luận).
Trị Tỳ hư, tiêu chảy:
Bạch truật 12g, Chỉ thực 6g. Sắc nướcuống hoặctán bột làm hoàn (Chỉ Truật Hoàn - Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị Tỳ hư, tiêu chảy:
Bạch truật, Bạch thược dược đều 40g, tán bột, trộn với nước cơm làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên ngày 2 lần, mùa đông uống với nước sắc Nhục đậu khấu (Mễ Ẩm Hoàn -Đan Khê Tâm Pháp).
Trị tiêu chảy do thấp thử:
Bạch truật, Xa tiền tử hai vị bằng nhau, sao, tán bột, uống 8 đến 12g với nước(Giản Tiệân Phương).
Trị tiêu ra máu đến nỗi sắc mặt vàng úa, trĩ, trực trường sa lâu ngày không bớt:
Bạch truật 640g, sao với Hoàng thổ, tán bột. Can địa hoàng 320g,hấp cơm,nghiền nát, cho vào tí rượu, trộn với thuốc bột làmviên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 15 viên với nước cơm, ngày 3 lần (Phổ Tế Phương).
Trị thai động không yên:
Bạch truật, Chỉ xác (sao cám), hai vị bằng nhau, trộn với nước cơm làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi tháng uống một lần 30 viên với nước nóng, trước khi ăn (Bảo Mệnh Tập).
Trị răng đau lâu ngày:
Bạch truật sắc lấy nước, ngậm,khi lành thì thôi (Bị Cấp Phương).
Trị trẻ nhỏ tiêu chảy:
Lý Kính Thanh dùng: Bạch truật (sao với đất), Sơn dược (sao với miến), mỗi thứ 200g, vỏ cây táo (sao vàng), Xa tiền tử (sao muối), mỗi thứ 150g, tán bột mịn. Trẻ em dưới 1 tuổi: 0,5-1g/lần, 2-3 tuổi: 2-3g, 4-6 tuổi: 3-4g. Ngày uống 3 lần, trước khi ăn. Trong thời gian uống thuốc không cho ăn chất sống lạnh, dầu, mỡ. Chứng lỵ cấp sau khi đã ổn định dùng bài này uống tốt. Đã trị 320 trường hợp tiêu chảy kéo dài, khỏi 259, tốt 56, không kết quả 05. (Tạp Chí Trung Y Sơn Đông 1982, 2: 107).
Trị mồ hôi ra do khí hư:
Bạch truật 12g, Mẫu lệ 24g, Phòng phong 12g. Sắc uống hoặctánbột uống (Bạch Truật Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị mồ hôi ra do khí hư:
Bạch truật 12g, Hoàng kỳ 12g, Phù tiểu mạch 20g. Sắc uống (Bạch Truật Tiễn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị bệnh về Gan: dùng Bạch truật.
Trị xơ gan cổ trướng: dùng 30-60g.
Trị gan viêm mạn: dùng 15-30g.
Trị ung thư gan: dùng 60-100g.
Nếu do Tỳ hư, thấp, dùng loại Tiêu Bạch truật -Âm hư dùng loại sinh Bạch truật. Tùy bệnh chứng mà gia giảm, có hiệu quả nhất định (Học Báo Trung Y Học ViệnAn Huy 1984, 2: 25).
Trị phụ nữ có thai bị phù:
Bạch truật 12g, Đại phúc bì 12g, Địa cốt bì 12g, Ngũ gia bì 12g, Phục linh 20g, Sinh khương bì 12g (Toàn Sinh Bạch Truật Tán -Toàn Sinh Chỉ Mê).
Trị chứng huyễn vựng nội nhĩ, chóng mặt do rối loạn tiền đình (Hội chứng Ménière): Bạch Liên Chương dùng Bạch truật (sao miến), Trạch tả, Ý dĩ (sao), mỗi thứ 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Phòng trị chứng huyễn vựng nội nhĩ có kết quả tốt (Tạp Chí Trung Y Hồ Bắc 1983, 4: 20).
Tham khảo:
Hiểu thêm về Bạch truật
Hàn khí bất túc thì tay chân lạnh đầy bụng, sườn kêu, dương khí không thông thì sinh ra thủy lãnh, âm khí không thông thì sinh ra nhức trong xương, nếu dương trước đã thông thì ghét lạnh, âm trước đã thông thì tê không thông. Aâm dương tương đắc thì khí đó lưu hành, khí chuyển vận được thì tán được khí ấy. Thực chứng thì trung tiện, hư có đái són gọi là “khí phận” phải dùng bài này làm chủ, uống nghe cảm giác trong ngực mềm là tan ra (Kim Quỹ Ngọc Hàm Phương).
+“Bạch truật vị đắng mà ngọt vừa táo thấp, thực Tỳ vừa làm ấm Tỳ, sinh tân,tínhrất ấm, uống vào thì kiện thực tiêu cốc, làvị thuốc số một để bổ Tỳ” (Bản Thảo Hội Ngôn).
“ Bạch truật ngọt, ấm, được khí đất xung hòa, làvị thuốc đệ nhất bổ Tỳ Vị. Bài tán (dương) Bạch truật có câu: Vị quý hơn kim tương, mùi thơmhơnngọc dịch, bên ngoàichống trăm thứ tà, bên trong bổ 6 phủ. Xét các loài thảo mộc thì không vị nào có ích cho cơ thể nhanh chóng bằng Bạch truật. Mỗi khi gặp chứng bạo bệnh đại hư, trung khí muốn thoát, dùng vị thuốc thơm tho xung hóa này để giữ lại trung khí thì rất hay, công năng không ngang với Nhân sâm làvì nó hơi thiên về tính táo, uống lâu thì bị thiên thắng, mất thăng bằng . Thử nghĩ xem 2 thang Lý Trung và Truật Phụ của cổ nhânđều dùng Bạch truật làm quân và những phương để bổ hư cứu tuyệt thì nhất định phải dùng Bạch truật làm Tá, nghĩa làphải dùng làm sao cho đúng” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Người ta ăn uống tiêu hóa là nhờ ở tỳ chuyển vận, nếu tỳ khí kém thì sức chuyển vận không mạnh, chất nước đình trệ lại sinh thấp bệnh. Phàm những chứng đầy, tả, thủy, vàng da đều thuộc về khí thấp cả. Khí thấp ở ngoài cảm vào cũng thường sinh những chứng ấy. Bạch truật chữa thấp mà cốt có chất bổ tỳ, nên bệnh gì mà tỳ khí kém thì dùng mới đúng (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
“ Lãn Ông dậy: “Tề gian trúc khí, cấm dụng Bạch truật, sát nhân “(khí ở rốn kết lại, đấm lên bùng bùng, cấm không được cho uống Bạch truật, nếu cho uống Bạch truật sẽ giết người ta. Tại sao? Vì Bạch truật là chất cứng khô (cương táo), Tỳ âm đã khô, uống Bạch truật vào nó sẽ khô thêm. Tuy nhiên Người lại dậy: Bệnh kết hơi ở rốn do Tỳ âm khô, nếu muốn uống Bạch truật, phải nhiều Bạch truật, phải nấu Bạch truật thành keo mới uống được . Vì Truật đã nấu thành keo là Truật đã có dầu, không khô cứng nữa. Tỳ đang bị khô, được dầu Truật dẫn vào là êm dịu ngay, vì Truật là Tỳ dược” (Định Ninh Tôi Học Mạch).
“ Sách ‘Bản Thảo Kinh ‘ và ‘Biệt Lục’ đều gọi làTruật chứ không phân biệt Thương và Bạch, sách bản thảo về sau này mới chia ra làm 2 loại: mầu trắng gọi làBạch truật, mầu đỏ gọi là Thương truật. Lại còn gọi thứ Bạch truật thu hái về mùa đông là Đông truật còn loại mọc hoang là Ư truật.” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bạch truật thiên về kiện tỳ, Thương truật thiên về táo thấp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Thuốc có tính ôn táo nên dùng thận trọng đối vớibệnh nhân âm hư nội nhiệt. Trường hợp có triệu chứng khí trệ như ngực bụng đầy tức nếu dùng Bạch truật nên thêm thuốc hành khí như Trần bì, Mộc hương, Sa nhân (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
So với Thương truật thì Thương truật tính vị cay táo nhiều mà ít có tác dụng bổ, còn Bạch truật vị ngọt đắng, tính ôn, hơi cay nên tác dụng bổ nhiều hơn tán,dùngkiện tỳ tốt (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Viên Kim Truật, công thức phối hợp giữa Bạch truật và Nghệ đã được ứng dụng trong điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng với những kết quả sau:
. Trên đa số bệnh nhân, viên Kim Truật có tác dụng làm giảm khá nhanh các cơn đau, người bệnh thấy dễ chịu. Ngoài tác dụng làm giảm đau, người bệnh thấy hết chướng và đầy, hết cảm giác nóng rát vùng thượng vị và ăn được. Tất cả các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu lỏng, ợ chua, ợ hơi đều khỏi.
. Trên hình ảnh chụp X quang, khó phân biệt sự khác nhau giữa các vết loét đang phát triển và các vết loét đã lành sẹo.
. Độ toan dịch vị có hạ, chủ yếu là độ acid tự do.
. Chức năng gan vẫn bình thường. Đa số bệnh nhân tăng thể trọng.
Phân biệt: Tại Trung quốc mỗi nơi trồng một loài khác nhau, có thể chia làm 2 loài dưới đây:
(1) Dã ư truật (Bạch truật mọc dại) là Bạch truật mọc hoang dại tập trung ở huyện Ư thế. Xương hóa, núi Thiên mục, tỉnh Triết giang. Còn có tên gọi là Thiên sinh truật. Thân cây nhỏ yếu, màu nâu tím, củ có vị ngọt, trên thị trường được coi là loại có phẩm chất tốt, nhưng hiện nay đã mất giống, loại truật hiện nay đang lưu hành trên thị trường là loại Bạch truật trồng ở Tân Xương (Thừa Huyện) thuộc miền núi Ư Thế. Ruột củ màu trắng vàng, có vần màu vàng mùi thơm dịu, vị ngọt hơi cay cay. Nói chung thị trường cho rằng Bạch truật Ư Thế tốt hơn Bạch truật Tân Xương, kém hơn Ư truật mọc dại.
(2) Chủng truật (Bạch truật trồng): Trồng ở Dư huyện tỉnh An Huy, nên có tên là Huy truật. Vỏ màu nâu, thô xốp, mềm, mùi không thơm, phẩm chất kém.
(3) Các loài khác ở dải đất Thiên đài, Tiên cư, Kiến đức tỉnh Triết giang có trồng loại Bạch truật mọc dại (Dã sinh truật), hình dạng của cây cũng giống như cây (Ư truật), dùng như Ư truật. Theo vùng và địa hình đất trồng có thể chia thành: Hoàng sơn truật, Tiên cư truật, Hà hình truật. Nói chung người ta cho rằng chất lượng của Dã sinh truật kém hơn chất lượng của Ư truật mọc dại nhưng tốt hơn Bạch truật, Chủng truật (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Dùng sống thì thiên về trừ thấp, dùng sao thì thiên về kiện Tỳ, vì vậy, muốn trừ thấp thì dùng sống, muốn kiện Tỳ thì dùng sao. Bạch truật và Thương truật đều có tác dụng kiện Tỳ, táo thấp, nhưng Bạch truật thiên về kiện Tỳ, chỉ hãn, còn Thương truật thiên về táo thấp, phát hãn. Một thứ bổ Tỳ, một thứ vận Tỳ, dùng không giống nhau (Thực Dụng Trung Y Học).
ÍCH MẪU
Tên khác
Tên dân gian:Vị thuốcÍch mẫu còn gọi Dã Thiên Ma(Bản Thảo Hội Biên), Đại Trát, Phản Hồn Đơn, Thấu Cốt Thảo, Thiên Chi Ma, Thiên Tằng Tháp, Tiểu Hồ Ma, Uất Xú Miêu, Xú Uất Thảo(Hòa Hán Dược Khảo), Đồi Thôi (Xuyến Nhã), Hạ Khô Thảo(Ngoại Đài Bí Yếu),Hỏa Hiêm, Ích Minh(Bản Kinh), Khổ Đê Thảo(Thiên Kim Phương), Ngưu Tần(Xuyến Nhã Chú), Phụ Đảm, Quĩ, Sung Uất Tử, Tạm Thái(Bản Thảo Thập Di),Trinh Úy(Danh Y Biệt Lục), Thổ Chất Hãn, Trư Ma (Bản Thảo Cương Mục), Uất Xú Thảo(Cừu Ân Sản Bảo), Uyên Ương Đằng,(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Sung Úy Thảo(Đông Dược Học Thiết Yếu). hạt cây gọi làSung úy tử
Tên Khoa Học:Herba leonuri Heterophylli.Leonurus heterophyllus Sweet.
Họ khoa học: Họ Hoa Môi (Lamiaceae).
Tên tiếng trung: 益母草 (Yì Mǔ Cǎo - ích mẫu thảo)
Cây ích mẫu
(Mô tả, hình ảnh cây ích mẫu, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Cây ích mẫu là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo, sống 1-2 năm. Cao 0,6-1m, thân hìnhvuông, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ, ngắn. Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hoặc đầu cành mà hình dạng khác nhau: lá ở gốc có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu; Lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường cắt sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa; Lá trên cùng không chia thùy và hầu như không có cuống. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hoặc tím hồng, phía trên xẻ môi, môi trên môi dưới gần bằng nhau. Quả nhỏ 3 cạnh, vỏ màu xám nâu. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-7.
Phân bố: Việt nam, Trung Quốc, nga, Triều Tiên, Nhật bản, nhiệt đới Á Châu, Phi Châu, cùng với Mỹ Châu Mọc hoang chủ yếu ở bãi cát, ruộng hoang.
Thu Hái, Sơ Chế:
Thu hoạch lúc cây bánh tẻ (chớm ra hoa), cắt lấy cây, để chừa 1 đoạn gốc cách mặt đất khoảng 5-10cm để cây tiếp tục đâm chồi thu hoạch lần thứ 2, thứ 3. Lúc trời khô ráo, cắt cây, phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho khô.
Bộ Phận Dùng:
Cả cây (Herba Leonuri). Dùng thứ cây có thân cành vuông, có nhiều lá, sắp ra hoa, dài khoảng 20-40cm kể từ ngọn trở xuống thì tốt nhất. Có thể dùng riêng hạt, gọi là Sung Úy Tử (Fructus Leonuri)..
2. Mô tả dược liệu ích mẫu
Thân hình trụ vuông, bốn mặt có rãnh dọc, phái trê chia nhiều cành, dài 80cm – 1,2m, đường kinh 0,8cm. Bên ngoài mầu xanh úa hoặc xanh lục, chất nhẹ và dẻo, bẻ ra trong có tủy trắng. Lá mọc đối, có cuống, lát lá mầu xanh, nhăn, xoắn, thường rách. Tùy từng đoạn thân mà dạng lá có khác nhau, lá bên dưới hình bàn tay xẻ ba, lá bên trên hình lông chim,xẻ ba, sâu hoặc rộng, thùy mép nguyên hoặc có ít răng cưa, lá ngọn hơi nhỏ, không cuống. Có cây ở nách lá ra hoa nhỏ mầu đỏ tía, mọc thành một vòng. Cánh hoa hình môi, đài hoa hình ống. Thơm mùi cỏ (Dược Tài Học).
Bào Chế:
Rửa sạch, bằm nát, tẩm rượu hoặc giấm, sao vàng (dùng trong thuốc thang), hoặc nấu thành cao đặc. Tránh dùng dụng cụ bằng sắt ( Phương Pháp Bào Chế Đông Dược.
Bảo Quản:
Để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc
Thành Phần Hóa Học của ích mẫu
+Có Leonurine, Stachydrine, Leonuridien, Leonurinine, Lauric acid, Linolenic acid, Sterol, Stachose, 4-Guanidino-1-Butanol, 4-Guanidino-Butyric acid, Vitamin A (Trung Dược Học).
+ Trong Ích mẫu có: Leonurine, Stachydrine, Ruebase, 4-Guaridino butanol, 4-Guauidino butyric acid, Arginine, Arg, Stigmsterol, Sitosterol, Bensoic acid, Potassium chloride, Lauric acid, Laurate, Linolenic acid, b-Linoleic acid, Oleic acid (Trung Dược Dược Lý Độc Tính Dữ Lâm Sàng).
+ Theo tài liệu nước ngoài, lá Ích mẫu (Leonurus sibiricus) chứa các Ancaloid: Leonurin, Leonuridin, Tanin (2-9%), chất đắng, Saponin, Tinh dầu (vết). Loài L.Heterophyllus có Stachydrin. Theo Viện Dược Liệu Việt Nam, Ích mẫu có 3 Alcaloid (trong đó có Alcaloid có N bậc 4), 3 Flavonosid (trong đó có Rutin), 1 Glycosid có khung Steroid. Hạt chứa Leonurin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác Dụng Dược Lý
+ Tác dụng trên tử cung: Nơi súc vật thí nghiệm, Ích mẫu có tác dụng trực tiếp hưng phấn tử cung, làm cho tử cung co thắt nhiều và mạnh hơn dù yếu hơn Oxytocin. Trong 1 số thí nghiệm, 1 Ancaloid của Ích mẫu thảo có tác dụng này trên vật được gây tê. Điều trị tử cung sa bằng nước sắc Ích mẫu thấy có tác dụng giống như thuốc Ergotamine, tuy nhiêntác dụng của Ích mẫu chậm nhưng an toàn hơn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng lên tim mạch: đối với tim cô lập chuột Hà Lan, thuốc có tác dụng tăng lưu lượng động mạch vành, 1 chậm nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, ức chế tiểu cầu ngưng tập, nâng cao hoạt tính Fibrinogen, có tác dụng làm tan huyết khối trong phổi súc vật thực nghiệm. Tác dụng này chỉ có 1 thời gian ngắn. Cao Ích mẫu làm hạ huyết áp, nhất là đối với thời kỳ đầu của bệnh. (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
-Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: chất Leonurine hưng phấn trung khu hô hấp ở não và 1 Ancaloid trong Ích mẫu ức chế thần kinh trung ương của ếch. Điều trị cầu Thận-tiểu cầu viêm bằng nước sắc Ích mẫu cho 80 bệnh nhân nhiều độ tuổi khác nhau, được điều trị bình thường. Tất cả đều khỏi. Thời gian trị ngắn nhất là 5 ngày, chậm nhất là 36 ngày. Theo dõi trong 5 năm, không thấy có tái phát (Trung Dược Học).
Đối với Leonurus heterophyllus Sweet:
. Nước sắc Ích mẫu này trên tử cung thỏ với nồng độ dưới 1/4 có tác dụng gây hưng phấn và với nồng độ trên 5,6% lại gây ức chế co bóp tử cung.
Ngoài ra, cây thường có tác dụng gây sẩy thai: trên chuột lang có thai, nặng 520-540g, cho uống nước sắc Ích mẫu với liều cao 15-17,5g/ 1 chuột, sau 2-4 ngày, cả 3 chuột đều bị sẩy thai (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
.Trên thỏ có thai, uống nước sắc Ích mẫu với liều 6-7g/kg, sau 2-7 ngày toàn bộ thỏ dùng thuốc đều bị sẩy thai. Trên thỏ cái đã được giao phối với thỏ đực, cho uống nước sắc Ích mẫu với liều 4g/kg, trong 7 ngày liên tiếp ngày sau khi giao phối, kết quả cả 3 thỏ dùng thuốc đều không thụ thai trong vòng 35 ngày, trong khi đó, nhóm thỏ đối chứng thì sinh đẻ bình thường (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
. Trên hệ tim mạch: qua 14 thí nghiệm trên tim ếch cô lập, trên huyết áp mèo và thỏ, bằng phương phápthí nghiệm cấp diễn, Leonurus heteophyllus đã được chứng minh có tác dụng hồi phục hoạt động co bóp của tim ếch tiền bị gây rối loạn co bóp, nhưng không có đặc hiệu đối với huyết áp, chỉ gây ức chế nhẹ và nhất thời (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
. Đối với hoạt động của ruột, trên tiêu bản ruột cô lập của thỏ và chuột lang, Ích mẫu nồng độ thấp 0,7% có tác dụng kích thích co bóp ruột, còn với nồng độ cao trên 2,1% lại ức chế hoạt động này. Ích mẫu có tác dụng làm tăng nhạy cảm của biểu mô âm đạo chuột cống trắng đối với Oestrogen. Trên chuột cống cái đã cắt bỏ 2 buồng trứng, tiêm Oestradiol Benzoat với liều 0,04mg/ ngày sẽ xuất hiện Oestrus; với liều thấp 0,025mg/ ngày, không thấy xuất hiện Oestrus nhưng nếu phối hợp liều thấp này với Ích mẫu 1g/ ngày thì lại thấy xuất hiện Oestrus (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Loại Leonurus sibiricus L. có những tác dụng sau:
. Đối với tử cung thỏ cô lập, Leonurine chiết xuất từ Leonurus sibiricuscó tác dụng tăng cường trương lực và tần số co bóp tử cung. Qua 112 lần thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột lang, thỏ và chó, cao lỏng Ích mẫu tăng cường sức co bóp và trương lực cơ tử cung, trên các loại động vật khác nhau đều có kết quả giống nhau. Tác dụng này giống như tác dụng với chế phẩm thùy sau tuyến yên nhưng yếu hơn và bằng đã tác dụng của vị Hồng hoa (Carthamus tintorius L.). Thí nghiệm trên thỏ, nước sắc Ích mẫu bằng đường uốngvới liều 2,0-3,0/kg có tác dụng tăng cường hơi động co bóp tử cung tại chỗ. Tác dụng này thể hiện trên tử cung bình thường cũng như tử cung có thai. Điều đáng chú ý là cao Ích mẫu chiết bằng nước hoặc cồn mới có tác dụng tăng cường co bóp tử cung, còn thành phần tan trong Ether thì trái lại, có tác dụng ức chế hoạt động co bóp của tử cung (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
. Đối với hệ tim mạch: trên tim ếch cô lập, Ancaloid từ Ích mẫu với lượng ít có tác dụng tăng cường sức co bóp cơ tim, với lượng lớn thì làm tim ngừng đập. Trên tiêu bản chi sau của ếch, bằng phương pháptiêm truyền, Alcaloid trên có tác dụng gây co mạch nhưng không mạnh . trên các cơ quan cô lập khác của thỏ, thuốc cũng có tác dụng tương tự. Đối với huyết áp, Alcaloid A chiết được từ Ích mẫu, trên mèo gây mê với liều dùng thích hợp, bản thân thuốc không có tác dụng đối với huyết áp nhưng nó có thể giảm hoặc đảo ngược tác dụng tăng huyết áp của Adrenalin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
. Tác dụng tán huyết: dung dịch Leonurin 1:200, đối với nhũ dịch hồng cầu thỏ, có tác dụng tán huyết hoàn toàn. Với nồng độ 1: 1000 vẫn có tác dụng, nhưng trên người, với liều điều trị hàng ngày dùng bằng đường uống các chế phẩm từ Ích mẫu đều không thấy xuất hiện triệu chứng tán huyết (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
. Đối với hô hấp: trên mèo gây mê bằng Urethan, dung dịch Leonurin 1% tiêm tĩnh mạch làm tăng tần số và biên độ hô hấp. Tác dụng này là do thuốc kích thích trực tiếp trung khu thần kinh phế vị (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
. Tác dụng lợi tiểu: trên thỏ gây mê, Leonurin với liều 1mg/kg tiêm tĩnh mạch, vài phút sau, lượng nước tiểu bài tiết tăng gấp 2-3 lần (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
. Tác dụng đối với hệ thần kinh: Leonurus sibiricus có tác dụng an thần và tác dụng này mạnhhơn Valerian (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
. Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết từ Ích mẫu (1: 4) có tác dụng ức chế 1 số vi khuẩn gây bệnh ngoài da (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Ích mẫu được dùng điều trị cho 234 bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt, thấy cây có tác dụng điều trị tốt đối với những trường hợp kinh ít, kinh thưa, thống kinh cơ năng. Trường hợp kinh thẫm màu, thuốc có tác dụng làm cho màu huyết tươi. Trường hợp kinh thưa, thuốc có tác dụng làm cho chu kỳ tương đối mau và đều hơn. Trường hợp thống kinh cơ năng, thuốc có tác dụng làm giảm hoặc khỏi hẳn. Đối với trường hợp kinh nhiều, Rong kinhdo cường Oestrogen, Ích mẫu không có tác dụng. Tuy nhiên cũng có nhận định cho rằng Ích mẫu lại có tác dụng tốt đối với những trường hợp kinh ra nhiều hoặc Rong kinh(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Vị thuốc ích mẫu
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính Vị
+ Vị cay, hơi đắng, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị hơi đắng, hơi cay, hơi hàn, tính hoạt (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Vào kinh Tâm, Can, Bàng quang (Trung Dược Học).
+ Vị cay, đắng, hơi hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, cay, tính hơi hàn (Trung Dược Học).
+ Vị cay, hơi đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh
+ Vào kinh Tâm bào (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Can, Tâm bào, Tỳ (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Thận (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Tâm bào lạc, Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Can, Tâm bào (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tâm, Can (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác Dụng
+ Tiêu thủy, hành huyết, trục huyết cũ, sinh huyết mới, điều kinh, chủng tử, giải độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Hoạt huyết, điều kinh, khứ ứ, lợi tiểu, tiêu viêm (Trung Dược Học).
+ Trừ huyết ứ, sinh huyết mới, hoạt huyết, điều kinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ Trị:
Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, vô sinh, khí hư ra nhiều, bụng đau sau khi sinh, huyết vận, sinh xong sản dịch ra không dứt (Trung Dược Đại Từ Điển).
Liều Dùng:
Dùng 10-30g.
Dùng ngoài tùy nhu cầu.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc ích mẫu
Trị các loại mụn nhọt, nhũ ung, trẻ nhỏ đầu bị lở loét: Dã thiên ma (Ích mẫu thảo) 20g, cho vào nồi sành, đổ nước đầy ngập gấp đôi, nấu cạn còn phân nửa, chia ra làm 3-4 lần để rửa nơi đau. Tính nó sát được trùng, làm cho khỏi ngứa, thật là thần hiệu (Thiên Kim phương).
Trị sản hậu huyết bị bế không ra được:
Ích mẫu, gĩa vắt lấy nước cốt, thêm ít rượu, uống 1 chén (Thánh Huệ phương).
Trị sữa bị tắc gây ra nhũ ung:
Ích mẫu, tán bột, hòa với nước bôi trên vú 1 đêm là khỏi (Thánh Huệ phương).
Trị tai thối, chảy nước vàng ra hoài:
Dùng ngọn và lá non cây Ích mẫu, gĩa, vắt lấy nước cốtnhỏ vào tai (Thánh Huệ phương).
Trị đinh nhọt, lở ngứa:
Ích mẫu gĩa nát đắp vào chỗ đau. Nhưng phải vắt lấy nước cốt uống mới mau khỏi và còn có ý để phòng độc chạy vào trong (Thánh Huệ phương).
Trị xích bạch đới hạ:
Ích mẫu (hoa), lúc mới nở, thái nhỏ, phơi khô. Tán bột. Uống trước bữa ăn, mỗi lần 12g, với nước sôi (Tập Nghiệm phương).
Trị trẻ nhỏ bị cam tích rồi đi lỵ nặng:
Ích mẫu, lấy lá non và búp, nấu với cháo cho ăn (Quảng Lợi Thần Hiệu phương).
Trị thai chết trong bụng:
Ích mẫu, gĩa nát, cho vào ít nước còn hơi nóng, vắt lấy nước cốt uống (Vi Trụ Độc Hành phương).
Trị sản hậu bị huyết vận mà Tâm khí muốn tuyệt:
Ích mẫu gĩa vắt lấy nước uống 1 chén (Tử Mẫu Bí Lục).
Trị trĩ:
Ích mẫu, gĩa vắt lấy nước cốt cho uống (Thực Y Kính phương).
Trị mụn nhọt rôm sẩy:
Ích mẫu thảo, gĩa nát đắp (Đẩu Môn Phương).
Trị họng sưng đau, nghẹn, khó thở:
Ích mẫu, gĩa nát, hòa với 1 chén nước mới múc dưới sông lên, vắt lấy nước cốt, uống hết sẽ làm cho nôn ra được là khỏi (Vệ Sinh Giản Tiện Phương).
Đề phòng trẻ mới sinh sau này không bị ghẻ lở:
Ích mẫu nấu nước tắm (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
Trị kinh nguyệt không đều, trưng hà, lâu ngày không có thai:
Ích mẫu thảo, Đương quy, Mộc hương, Xích thược, lượng bằng nhau. Tán bột, luyện mật làm hoàn to như hạt bắp, uống với nước nóng (Ích Mẫu Hoàn - Y Học Nhập Môn).
Trị thai chết trong bụng:
Ích mẫu gĩa lấy nước cốt hòa với nước Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị kinh nguyệt không đều:
Ích mẫu 10g, Đương quy 10g, Xích thược 10g, Mộc hương 5g. Phơi khô, tán bột, uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Trị kinh nguyệt không đều:
Cao Ích mẫu (gồm Ích mẫu 800g, Ngải cứu 200g, Hương phụ 250g, Tá dược vừa đủ 1 lít). Ngày uống 2-3 lần mỗi lần 10-20ml (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Bổ huyết điều kinh:
Ích mẫu 80g, Nga truật 60g, Ngải cứu 40g, Củ gấu 40g, Hương nhu 30g. Các vị sao, tán bột, luyện với đường làm viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 60 viên, chia làm 3 lần (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, sau khi sinh hoặc nạo thai mà máu ra nhiều:
Ích mẫu (tươi) 60g, Kê huyết đằng 30g. Sắc nước, thêm đường uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị kinh nguyệt không đều, sau khi sinh tử cung xuất huyết, kinh nguyệt ra nhiều:
Ích mẫu 15-20g, sắc uống. Tác giả nhận xét là sau khi uống 1-2 giờ, có 14,6 đã tử cung co bóp tăng, sau 2 giờ tử cung tăng lên 25% (Trung Hoa Phụ Sản Khoa Tạp Chí 1956, 2: 202).
Trị phù do cầu Thận viêm mạn, huyết áp cao:
Ích mẫu 20g, Bạch mao căn 15g, Phục linh 15g, Xa tiền tử 15g, Bạch truật 10g, Tang bì 10g. Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị phù do cầu Thận viêm mạn, huyết áp cao:
Ích mẫu 100-200giữa (dùng tươi: tăng gấp đôi - trẻ em giảm 1/2 liều) sắc với 700ml nước còn 300ml, chia 3 lần uống. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù rõ. Đối với cầu thận viêm cấp kết quả tốt (Vân Nam Trung Y Tạp Chí 1984, 2: 84).
Trị bệnh mạch vành:
Vương Triết Thân và cộng sự dùng thuốc tiêm Ích mẫu nhỏ giọt tĩnh mạch trị 100 cas bệnh mạch vàng, thiếu máu cơ tim. Kết quả lâm sàng tốt 45%, có tiến bộ 39%. Tỉ lệ có kết quả 84%, kết quả điện tim tốt 28%, tiến bộ 33%, tỉ lệ điện tim là 61% (Trung Y Tạp Chí 1985, 26(3): 29).
Trị huyết áp cao:
Ích mẫu, Ngô đồng, Hy thiêm thảo, Hạ khô thảo, chế thành bài thuốc trị 59 cas huyết áp cao. Sau 1 ngày uống thuốc, huyết áp đã hạ. Tác dụng tốt nhất vào ngày thứ 10 (Tuyển Tập Tư Liệu Nghiên Cứu Y Học - Sở Nghiên Cứu Y Dược Phúc Kiến 1977, 3:23).
Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh:
Ích mẫu 800g, Ngải cứu 200g, Hương phụ 250g, Xi rô và cồn 150 nấu vừa đủ 1 lít. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20ml (Cao Ích Mẫu - Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tham khảo
Sung úy tử tính nó hoạt huyết, hành khí, có công bổ âm, đàn bà khi có thai và sau khi sinh nở chỉ cậy vào khí huyết mà thôi, vị này có thể làm cho lú có thai khí huyếtkhôngbị trệ, lúc mới sinh khí huyết không bị hư. Thuốc có thể vừa hành vừa bổ, thật là một vị thuốc thánh của các bà” (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+Sung úy tử là vị thuốc dương dương trong, ngoài âm. Hoa mầu trắng thì vào phần khí, hoa tím thì vào phần huyết, thự là một vị thuốc hay để trị đàn bà, con gái kinh nguyệt không đều và các bệnh về khí huyết, trong khi có thai hoặc sau khi sinh. Dùng nó cùng với các thang Tứ Vật hoặc vị Hương phụ rất có công hiệu vì nó có tính hoạt huyết, bổ âm, cho nên có thể làm cho sáng mắt, thêm tinh, điều kinh và trị được các bệnh của phụ nữ” (Bản Thảo Cương mục).
+“Ích mẫu thảo thường hoạt huyết, điều kinh, có khi dùng chung với Sung úy tử, theo phương pháphoạt huyết mà không phá huyết, là vị thuốc quan trọng nhất đối với việc điều kinh ở phụ nữ và sản hậu. Hễ có nhiệt vào đúng lúc đang hành kinh, để phòng nhiệt nhập vào huyết thất, có thể dùng vị thuốc này để điều kinh, trừ ứ huyết, sinh máu mới hoặc đang hành kinh hoặc chưa hành kinh đều có thể dùng vị thuốc này để điều kinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+“Nếu dùng làm thuốc an thai phải phối hợp với Củ gai và Tô ngạnh” (Dược Liệu Việt Nam)
Kiêng Kỵ khi dùng ích mẫu
+ Người vốn đã có huyết hư nhưng không có ứng huyết: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Kỵ thai, âm huyết hư: không dùng (Trung Dược Học).
HẬU PHÁC
Tên khác:
Vị thuốc hậu phác còn gọiXích phác, Hậu bì(Biệt Lục),Liệt phác(Nhật Hoa),Trùng bì(Quảng Nhã),Đạm bá(Hòa Hán Dược Khảo),Xuyên hậu phác, Chế quyển phác, Tử du phác, Chế xuyên phác, Chế tiểu phác, Dã phác, Tiểu xuyên phác, Ngoa đồng phác, Thần phác, Xuyên phác ty, Tiền sơn phác(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Magnolia offinalis Rehd. et Wils. : Magnolia officinalis var. Biloba Rehd. et Wils, Magnolia hypoleuca Sicb. et Zucc.Họ Mộc Lan (Magnoliaceae).
Tiếng Trung: 厚朴
Cây Hậu phác
( Mô tả, hình ảnh cây Hậu phác, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây gỗ lớn, cao 6 - 15m, vỏ cây màu nâu tím, cành non có lông, bế khổng hình tròn hoặc hình viên chùy. Lá mọc so le, nguyên, thuôn hình trứng ngược, đầu lá h~i nhọn, dài 20 - 45cm, rộng 10 - 20cm, có mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, khi còn non có lông màu tro sau biến dần thành màu trắng, trên gân lá có nhiều lông nhung, gân phụ có chừng 20 - 40 đôi. Hoa mọc ở đầu cành, to, trắng thơm, đường kính có thể tới 15cm. Quả mọc tập trung, thuôn hình trứng, dài độ 12cm, đường kính 6cm, trong có chứa 1 - 2 hạt. Vỏ thân cây khô biểu hiện dạng ống hặc nửa ống, có khi sau khi cắt người ta ép phẳng, cô dạng hình bản, dài chừng 0,3m - 0,7m, dày 3,2 - 6,5mm, mặt ngoài biều hiện màu nâu tro hoặc mần nâu đậm, xù xì không bằng phẳng, có đường nhăn không qui tắc, đồng thời thường có những khối ban màu nâu đậm, mặt trong biểu hiện màu nâu tím hay đỏ nâu, tương đối phẳng, có đường vân nhỏ, thẳng dọc. Mặt bề ngang màu nâu vàng hoặc nâu đậm, không bằng phẳng, chất cứng, dễ gẫy dòn, mặt cắt ngang có vết dầu ở lớp giữa, còn lớp trong có xơ gỗ, thớ sợi nhỏ. Có mùi thơm cay đặc biệt, vị cay tê, hơi đắng. (Dược Tài Học).
Địa lý:
Mọc nơi ẩm thấp, đất tốt ở sườn núi. Có nhiều ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, An Huy, Triết Giang, Vân Nam (Trung Ouốc). Cây này chưa thấy phát hiện ở Việt Nam.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vỏ cây trên 20 năm vào tiết Lập thu tới Hạ chí, để cho nó ra mồ hôi rồi phơi trong râm cho khô, cuộn thành ống hoặc cán cho thẳng.
Hoặc sau khi bóc vỏ, phơi nơi mát cho khô, nhúng vào nước sôi, rồi lấy ra chất thành đống cho nước chảy hết, phơi khô, rồi lại hấp để cho vỏ mềm, cuộn thành ống, phơi nơi mát cho khô.
Phần dùng làm thuốc:
Vỏ thân (Cortex Magnoliae). Thứ vỏ dầy mềm, màu nâu tía, thơm và có nhiều dầu là tốt, đặc biệt thứ có đốm sáng (Kim tinh Hậu phác) là tốt hơn cả
Bào chế:
Rửa sạch nhanh, cạo bỏ vỏ thô, xắt lát mỏng 2 - 3 ly, tẩm nước sữa tô (cứ 1 cân Hậu phác thì sao với 4 lượng sữa tô), sao chín để dùng trong hoàn tán. Nếu dùng trong thuốc thang để uống thì dùng nước cốt gừng (cứ 1 cân Hậu phác thì sao với 8 lượng nước gừng) cho khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
Cạo bỏ vỏ thô, rửa qua, lấy 2 vị Gừng sống, Tô diệp trộn vào, nấu chín rồi bỏ Gừng và Tô diệp đi, cắt phiến, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Đậy kín, để nơi khô ráo, vì dễ mốc. Tránh nóng vì dễ mất tinh dầu thơm.
Thành phần hóa học:
Magnolol, Honokiol, Obovatol, 6’-O-Methylhonokiol, Magnaldehyde B, C, Randainal, Dipiperityl Magnonol, Piperitylhonokiol, Bornymagnolol, Randiol, Magnatriol B (Yahara S và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (8) : 2024).
Magnocurarine, Salici Foline (Thôi Kiến Phương, Dược Học Học Báo 1988, 23 (5) : 383).
b -Eudesmol 17,4%, Cadinol 14,6%, Guaiol 8,7%, Cymene 7,8%, 1,4-Cineol 5,6%, Caryophellen 5%, Linalool 4,6%, a -Terpineol 4,5%, Globulol 3,1%, a -Humulene 3,9%, 4-Terpineol 3,4% (Q L Pu và cộng sự, Planta Med, 1990, 56 (1) : 129).
Tác dụng dược lý:
. Chất Magnolol (thành phần Phenol của Hậu phác) có tác dụng phòng ngừa loét dạ dày trên thực nghiệm, có tác dụng ức chế Histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch (Trung Dược Học).
. Thuốc sắc Hậu phác có tác dụng kích thích ruột cô lập của chuột và chuột Hà lan. Thuốc cũng có tác dụng hưng phấn cơ trơn khí quản (Trung Dược Học).
. Chất kiềm Hậu phác và hoa Hậu phác có tác dụng hạ huyết áp (Trung Dược Học).
. Nước sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn rộng: trên thực nghiệm in vitro, thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết, tnực khuẩn lỵ ( Shigella sonnei ) và những nấm gây bệnh thường gặp (Trung Dược Học).
Giảm đầy hơi lúc châm tê cắt tử cung: Tác gỉa cho 36 bệnh nhân uống bột Hậu phác trước phẫu thuật, kết qủa lúc rạch phúc mạc, đại trường không phình, một số ít hơi đầy, dùng tay đẩy nhẹ là được. So với 163 ca không cho uống Hậu phác tốt hơn rất rõ, ( Báo Cáo Của Bệnh Viện Phụ Sản Trực Thuộc Học Viện Y Học Thượng Hải số I, Tạp Chí Tân Y)
Vị thuốc Hậu phác
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).
Vị cay, ôn, tính đại nhiệt (Bản Thảo Kinh Sơ).
Vị rất nóng, không độc (Biệt Lục).
Vị đắng, cay, tính ấm (Trung Dược Học).
Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
Vào kinh Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
Vào kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Dương minh Đại trường, túc Dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).
Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển).
Vào 3 kinh Tỳ Vị, Đại trường (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách
Công dụng:
Ôn trung, ích khí, tiêu đờm, hạ khí (Biệt Lục).
Trừ đờm ẩm, khứ kết thủy, phá súc huyết, tiêu hóa thủy cốc, chỉ thống (Dược Tính Luận).
Ôn trung, hạ khí, táo thấp, tiêu đờm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tả nhiệt, tán mãn, ôn trung (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
6 – 20g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hậu phác
Trị bụng đầy mà mạch đi Sác:
Hậu phác nửa cân, Chỉ thực 5 trái, dùng 1 đấu 2 thăng nước, sắc còn 5 thăng, thêm vào 120g Đại hoàng, lại sắc còn 3 thăng, uống nóng 1 thăng, thấy bụng sôi là tốt. Nấu uống nước đầu mà không thấy sôi chuyển thì đừng uống tiếp (Hậu Phác Tam Vật Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị trường vị thực nhiệt, khí trệ, trướng mãn, táo bón:
Hậu phác 12g, Chỉ xác 8g, Đại hoàng 12g. Sắc uống (Hậu Phác Tam Vật Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị thổ tả, bụng đau:
Hậu phác sao với nước cốt gừng, tán bột. Mỗi lần uống 8g vớí nước mới múc ở giếng lên (Thánh Huệ phương).
Trị đàm ủng, nôn khan, ngực đầy tức, ăn không xuống:
Hậu phác 40g, sao với Sinh khương, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm (Thánh Huệ phương).
Trị bụng đau, bụng trướng, bụng đầy:
Hậu phác nửa cân, Cam thảo, Đại hoàng, mỗi thứ 120g, Táo 10 trái, Chỉ thực 5 trái, Quế 60g, Sinh khương 150g, sắc với 1 đấu nước còn 4 thăng, chia làm 3 lần, uống nóng trong ngày. Nếu có nôn mủa thì thêm Bán hạ (Thất Vật Hậu Phác Thang – Cục phương).
Trị kinh nguyệt không thông:
Hậu phác 120g, sao, xắt lát, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia làm 2 lần, uống lúc đói. Không quá 3 thăng là có hiệu quả (Mai Sư phương).
Trị kiết lỵ đi ra toàn xác thức ăn, lâu ngày không bớt:
Hậu phác 120g, Hoàng liên 120g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, uống lúc đói (Mai Sư phương).
Đại bổ Tỳ Vị suy nhược, ôn trung, giáng khí, hóa đàm, kích thích tiêu hóa, trị nôn mửa, tiêu chảy:
Hậu phác bỏ vỏ, Sinh khương để luôn cả vỏ, xắt lát, sắc với 5 thăng nước cho cạn. Bỏ gừng đi, sấy khô Hậu phác, rồi lấy 160g Can khương, 80g Cam thảo, nước 5 thăng, sắc chung với Hậu phác cho cạn. Bỏ Cam thảo đi, sấy khô gừng và Hậu phác, tán bột. Dùng Táo nhục, Sinh khương đều sắc chín, bỏ gừng đi, lấy Táo quết nhuyễn, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm(Hậu Phác Tiễn Hoàn - Bách Nhất Tuyển phương).
Trị khí trướng, ngực đầy, ăn kém, lúc nóng lúc lạnh, bệnh lâu ngày không bớt:
Hậu phác sao với nước cốt gừng, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước gạo lâu năm, ngày uống 3 lần (Đẩu Môn phương).
Trị bụng đầy, tiêu chảy:
Hậu phác, Can khương, 2 vị bằng nhau, tán bột. Trộn với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm (Bảo Thi phương).
Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, Vị hư kèm theo động kinh kéo đàm:
Hậu phác 40g, sắc với nước Bán hạ 7 lần, ngâm với nước cốt gừng nửa ngày, phơi khô. Mỗi lần lấy 4g ngâm với 3 thăng nước vo gạo một buổí, cho đến khi khô thì thôi, nếu chưa khô thì sao cho khô, bỏ Hậu phác đi, chỉ dùng Bán hạ mà thôi. Mỗi lần uống 2g hoặc 4g với nước sắc Bạc hà (Tử Phác Tán phương).
Trị đại trường khô táo:
Hậu phác sống (tán bột), ruột heo nấu nhừ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng (Thập Tiện Lương phương).
Trị Tâm Tỳ không điều hòa, đi tiểu ra chất đục:
Hậu phác sao v6i nước cốt gừng 40g, Bạch phục linh 4g, Rượu l chén, sắc uống nóng (Kinh Nghiệm phương).
Trị bụng đầy do thương thực:
Hậu phác, Trần bì, Chỉ xác, Mạch nha, Sơn tra, Thào qủa, Sa nhân. Sao khô uống với nước (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị tiêu chảy do thấp nhiệt:
Hậu phác, Quất bì, Hoàng liên, Cam thảo, Thương truật, Bạch truật, Cát căn. Sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị bạch đới giai đoạn đầu:
Hậu phác, Binh lang, Mộc hương, Hoàng liên, Hoạt thạch, Quất bì, Cam thảo, Bạch thược (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị bụng đầy:
Hậu phác, Bạch truật, Nhân sâm, Bạch thược, Phục linh sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị nôn mửa do Vị hàn:
Hậu phác, Sinh khương, Quất bì, Hoắc hương, Sa nhân, Bán hạ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị tích khối lạnh cứng lâu năm trong người:
Hậu phác, Tam lăng, Bồng nga truật, Binh lang, Nbân sâm, Thanh bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ngực đầy do khí, kích thích cho ăn nhíều:
Hậu phác, Thương truật, Quất bì, Cam thảo, làm thuốc tán uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị kinh nguyệt không thông:
Hậu phác 120g, sao, xắt lát, thêm Đào nhân, Hồng hoa, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, chia làm 2 lần, uống lúc đói (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị Tỳ Vi hư hàn, khí trệ, trướng mãn:
Hậu phác 8g, Sinh khương 8g, Bán hạ 12g, Cam thảo 8g, Đảng sâm 12g. Sắc uống (Hậu Phác Sinh Khương Bán Hạ Cam Thảo Nhân Sâm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bụng đau do lạnh, bụng đầy tức không ăn được:
Hậu phác 12g, Trần bì 8g, Can khương 4g, Thảo đậu khấu 6g, Xích phục linh 12g, Mộc hương 4g, Cam thảo 4g, Sinh khương, Đại táo, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Hậu Phác Ôn Trung Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thấp đàm ủng phế, ngực đầy tức, ho suyễn, phế quản viêm mạn tính:
Hậu phác 8g, Ma hoàng 4g, Thạch cao (sống) 20g, Hạnh nhân 12g, Bán hạ 12g, Ngũ vị tử 4g, Can khương 3,2g, Tế tân 2g, Tiểu mạch 16g. Sắc uống (Hậu Phác Ma Hoàng Thang).
Trị sợ gió, tự ra mồ hôi, ngực đầy, ho, suyễn:
Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo, Hậu phác, Hạnh nhân, mỗi thứ 12g, Cam thảo 4g, Sắc uống (Quế Chi Gia Hậu Phác Hạnh Tử Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Kiêng kỵ:
Tỳ Vi hư nhược, chân nguyên bất túc: cấm dùng. Phụ nữ có thai uống vào tổn thương nhiều tới thai khí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Ghét Trạch tả, Tiêu thạch, Hàn thủy thạch (Bản Thảo Kinh Sơ).
Kỵ đậu, ăn đậu vào thì khí động (Dược Tính Luận).
Can Khương làm sứ cho Hậu phác (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Tác dụng từ các tài liệu khác
Tất cả các chứng ẩm thực, đình tích, khí thủng, bạo trướng cùng lãnh khí, nghịch khí, lãnh khí tích tụ lâu ngày, nhập vào bụng, ruột sôi kêu, đàm ẩm, nôn ra đờm rãi, Vị lạnh, nôn mửa, bụng đau, têu chảy. Người Tỳ Vị thực mà cảm phong hàn, người khí thực mà uống lầm Sâm, Kỳ gây nên suyễn trướng, thì Hậu phác là thuốc cần dùng. Thuốc tính chuyên tiêu đạo, tản mà không thu , không có tác dụng bổ ích (Bản Thảo Kinh Sơ).
Cùng dùng với Chỉ thực, Đại hoàng thì có tác dụng tả thực mãn, cho nên bài ‘Đại Sài Hồ Thang’ có Hậu phác. Dùng với Thương truật, Trần bì thì có tác dụng trừ thấp mãn, vì vậy, trong bài ‘Bình Vị Tán’ có Hậu phác cùng dùng với Nhân sâm, Bạch truật trị hư mãn. Cùng dùng với Bán hạ, Đởm tinh có tác dụng táo thấp, thanh đàm. Cùng dùng với Bạch truật, Cam thảo có tác dụng hòa trung, kiện vị. Dùng với Chỉ xác, La bạc tử có tác dụng hạ khí, thông trường. Dùng với Tía tô, Tiền hồ có tác dụng phát tán phong hàn. Cùng dùng với Sơn tra, Chỉ thực có tác dụng sơ khí, tiêu thực. Cùng với Ngô thù, Nhục quế có tác dụng hành thấp, táo âm. Đối với chứng thực, thuốc có tác dụng lý khí, hành khí. Nhưng chứng khí thịnh, thuốc dùng không phảí là không xem xét, mà đối với chứng hư nên ít dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
Hậu phác trị khí lạnh tích tụ lâu ngày, bụng sôi dạng hư, thức ăn cũ không tiêu, làm tan nước đình đọng, phá huyết ứ, tiêu cơm nước, trị nôn ra nước chua, làm ấm vị khí, trị đau do hàn, trị người bệnh hư yếu mà nước tiểu trắng (Dược Tính Bản Thảo).
Hậu phác có tác dụng kiện tỳ, trị ăn vào nôn ra, chứng hoắc loạn, chuột rút, khí lạnh nóng, tả bàng quang và tất cả bệnh khí ở ngũ tạng, bệnh thai tiền sản hậu của đàn bà, vùng bụng không yên, diệt trùng giun trong ruột, làm sáng mắt, thính tai, điều hòa các khớp (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
Hậu phác vị đắng, tính ấm, thể chất nặng mà giáng xuống, là thuốc của Tỳ Vị. Ôn trung, hạ khí là công năng gốc của nó, kiện tỳ, tiêu đầy trướng, tiêu đờm, cầm nôn mửa, tiêu thực, giảm đau, bồi thành ruột, lợi tiểu, đều do tác dụng ôn trung vậy, lại có khả năng tả thực ở Vị, do đó đạt hiệu quả trong khi dùng trong bài ‘Bình Vị Tán’, chứng đầy do hàn rất cần thiết, là theo ý làm tan khối kết của nó vậy. Nhưng vì hành khí quá mạnh, nên chứng hư không nên dùng quá nhiều (Bản Thảo Đồ Giải).
Hậu phác vị đắng, khí ấm. Ông Chân Quyền cho rằng Hặu phác vị đắng, tính cay và rất nóng, phải nói là thuốc có vị cay, nóng, đắng, ấm. Vì cay nóng thái quá thì tính nó phải có độc, lấy cái được nhờ dương khí mà sửa chữa lại, nên không có độc. Cả khí lẫn vị đều nồng nặc là phần âm giáng trong dương, vào kinh Túc thái âm, kinh thủ túc dương minh, nó chủ trị chứng thương hàn trúng phong, đau đầu, nóng lạnh, cơ tê dại do khí huyết, do ngoại tà phong hàn làm tổn thương ở phần dương thì thành chứng đau đầu, nóng lạnh. Phong, hàn, thấp, vào phần tấu lý thì khí huyết ngưng trệ mà thành chứng tý, nặng thì cơ nhục tê dại. Thuốc này vị cay nên tán được khối kết, vị đắng nên táo được thắp, tính ấm nên đuổi được phong hàn, trị được các chứng trên. Sách ‘Biệt Lục’ ghi rằng Hậu phác chủ về ôn trung, tiêu đờm, hạ khí, trị hoắc loạn và bụng đau, bụng đầy, trong Vị bị hàn, nôn mửa không cầm, chứng tiêu chảy, kiết lỵ, tâm phiền, bứt rứt, do trường vị khí nghịch ủng trệ và đàm ẩm lưu kết, ăn uống thức ăn sống lạnh gây nên. Được Hậu phác thì hạ tiết khai thông, ôn ấm tạng Thận, các chứng không cần hết mà lại hết, còn như các chứng tiểu gắt, tuy thuộc bệnh ở hạ tiêu, nhưng thường bởi vì có thấp nhiệt hạ chú, các loạí giun cũng do trường vị có thắp nhiệt gây nên. Vị đắng có khả năng táo thấp, sát trùng, vì vậy, Hậu phác cũng đều trị được. Trong sách ‘Bản Kinh’ lại ghi là Hậu phác chủ về tim hồi hộp và sách ‘Biệt Lục’ ghi rằng Hậu phác trừ kinh sợ, khử lưu nhiệt, tất cả đều không phải chứng thích nghi của Hậu phác. Chứng hồi hộp thuộc tâm hư, không liên quan gì đến Tỳ Vị, Hậu phác có khí vị rất ấm lại có thể trừ được lưu nhiệt sao? Còn về tác dụng ích khí, hậu trường vị cũng do ý là tà khí bị trừ thì chính khí tự được bổ ích, tích trệ tiêu rồi thì trường vi tự được bồi bổ vậy, không phải ngoài công năng tiêu tán lại có công năng bồ ích, người dùng phải tỏ tường (Bản Thảo Kinh Sơ ).
Hậu phác vị cay, đắng, sách ghi là dùng chung với Chỉ thực, Đại hoàng tức là bài Thừa Khí Thang thì làm tiết tả được chứng đầy tức. Dùng cùng Thương truật, Quất bì tức là bài Bình Vị Tán, thì trừ được chứng thấp đầy. Dùng cùng thuốc giải lợi thì chữa được chứng đau đầu trong bệnh thương hàn. Dùng với thuốc tiêu xổ thì bồi bổ được trường vị. Đại khái là khí cay thì tán nên hợp với chứng thấp, chứng mãn, vị đắng thì giáng nên xổ được chứng đầy, cứng. Người đời nay không rõ, lầm cho là sách ghi Hậu phác ôn trung, ích khí, hậu trường vị, thành thử bất kể hư chứng hay thực chứng đều dùng cả. Không biết chứng thực thì khí có ích, hư chứng thì không tồn chăng? Thực thì trường vị có thể hậu được, hư thì trường vị không bạc chãng? Còn như cho rằng phá huyết, sát trùng cũng là khí hành nên huyết tự thông, vị đắng là ý sát trùng. Hễ sách liệt kê công năng của thuốc đều là rút từ khí vị của thuốc, không phải là ghi theo chủ trị riêng của từng vị thuốc, đó là ý kiến riêng vậỵ. Phác tức là vỏ cây Tần, lấy loại dầy, màu tím là loại tốt (Bản Thảo Cầu Chân).
Hậu phác khí ấm, bẩm thụ mộc khí đi lên, lúc mùa xuân, vào kinh túc Quvết âm Can, vị đắng, không độc, được vị hỏa của đất phương Nam, vào thủ Thiếu âm Tâm kinh, khí vị thăng nhiều hơn là giáng dương. Sách ‘Nạn Kinh’ ghi rằng: thương hàn có 5 loại, là trúng phong, thương hàn, thấp ôn, nhiệt ôn, ôn bệnh vậy. Trúng phong, thương hàn là chứng trúng phong. Phong khí thông với Can, mạch Can và mạch Đốc hội ở đỉnh đầu, phong bị dương tà sở thương ở trên cho nên đau đầu, chủ trị cho chứng này là vị Hậu phác vào Can, có tính ấm, làm tan vậy. Hàn nhiệt, hồi hộp là bệnh nóng lạnh mà hồi hộp vậỵ. Tâm hư thì hồi hộp, Can hư thì kinh. Hậu phác khí ấm, có thể đến Can, vị đắng có thể thanh Tâm. Can tàng huyết, Tâm sinh huyết, huyết ngưng kết thì thành chứng tý (tê), vị đắng có thể tiết được, tính ấm có tác dụng hành đi được, vì vậy trị chứng huyết tý cơ nhục tê dại, cũng vì huyết chạy được mà bì mao không tê dại vậy. Vị đắ ng thì tiết được, tính ấm thì hành được, vì vậy cũng chủ trị được.Giun là do thấp hóa ra, vị đắng thì táo thấp, có thể sát trùng, cho nên khử được (Bản Thảo Kinh Giải).
Hậu phác khí ấm, bẩm mộc khí mà vào tạng Can, vị đắng, không độc, được vị của hỏa mà vào Tâm, nhưng khí vị hậu mà chủ giáng, giáng thì ấm mà chuvên về tan, đắng chuyên về tiết, nên sở chủ đều là thực chứng. Chứng trúng phong, tiêu tiểu không thông, chứng thương hàn, suyễn, tiêu chảy, bụng đầy tức, sau khi phát hãn, táo bón, đầu đau, trọc khí xông lên, tất cả đều nên lấy Hậu phác làm chủ để trị. Còn như vị ấm thì tán được hàn, vị đắng thì tiết nhiệt được, tán được, tiết được thì có thể giải được chứng lo sợ, hồi hộp do khí nghịch gây nên. Tán được thì khí hành, tiết được thì huyết hành, nên có thể trị được chứng huyết tý, cơ nhục tê dại. Giun vốn từ thấp khí sinh ra, Hậu phác tán mà tiết được thì giun sán khử được, thông sướng cái đầy tức hạ khí. T Rong kinhvăn không có văn tự ghi rõ, ông Trọng Cảnh sử dụng vì vị đắng ấm của nó là ra ngoài kinh văn vậy (Bản Thảo Kinh Độc).
Hậu phác có vị đắng, kèm có hơi ngọt, cho nên vào thẳng trung châu tỳ thổ mà tán khí kết, vị đắng từ ấm, cho nên ở phần khí mà tan được. HIễ bệnh bởi hàn thấp tà là rất đúng, còn bệnh bởí thấp nhiệt, có đắng hàn để thanh nhiệt, táo thấp, mà mượn cái vị đắng tính ấm này nhằm tán kết của nó, cũng thu được công hiệu. Về điều mà các tiên hiền dùng để trừ đầy tức làm đầu, không nên lẫn lộn với chứng hư đầỵ tức mà không có tà. Nếu như là hàn thấp thực tà, vốn theo chính trị của nó, tức là thấp nhiệt thành bệnh. Nếu tích nhiệt do ãn uống những vị béo và ngoại cảm uất nhiệt, cũng là chứng thực trướng. Trong thuốc đắng lạnh có thể mượn Hậu phác đề trừ đi, hoặc là trong khí hư mà thấp nhiệt thì ắt phải xét hư thực, nặng nhẹ, càng phải xét theo thời gian mới bị hoặc đã lâu để định công bổ nhiều hay ít, vị thuốc này lại chưa có thể khử được, nếu vị thuốc đắng, hàn trừ tà quá nhiều, mà vị thuốc kiện tỳ ít, dùng cái này tán kết thấp nhíệt thì e rằng vị đắng hàn công thẳng không thể tán được, lại như vị thuốc đắng, ngọt, kiện tỳ nhiều mà thuốc trừ nhiệt
ít, dùng thuốc này bổ ích quá nhanh, e rằng vị ngọt mà bổ không thể thu ngay được, suy từ nghĩa này, các chứng hễ dùng Hậu phác đều toàn là như vậy cả (Bản Thảo Thuật Cầâu Nguyên).
Hậu phác trị tam dương biểu chứng, trúng phong, thương hàn, đầu đau do nhiệt. Hậu phác không phải là thuốc trị phần biểu sao lại chỉ đưa ra làm công năng hàng đầu. Hậu phác vốn không phải là thuốc giải biểu, chứng sợ hãi, hồi hộp hoặc huyết tý cơ bắp tê dại, lại toàn là biểu chứng, theo ý của sách ‘Bản Kinh’, vì Hậu phác chủ về thương hàn, trúng phong, đầu đau, hàn nhiệt hoặc hồi hộp, kinh sợ, hoặc khí huyết tý (tê), cơ bắp tê dại. Lưu Tiền Giang cho rằng cây cỏ mà bốn mùa không héo, hoặc được thuần âm; hoặc được thuần dương, như Hậu phác thì được thuần dương, vì vậy lấy phần vỏ cây sử dụng mà khí vị đắng caỵ, sắc đỏ sẫm, vỏ tím, đó là vì quy về hình quy về khí vậy. Vị đắng hạ tiết được, nhưng đắng mà ấm thì không hạ tiết mà làm ấm tan. Nếu đắng lạnh thì xổ thẳng như Chỉ thực là vậy, giúp sự sinh hóa của khí ở trung châu Tỳ thổ, thuốc này tuy vị đắng, nhưng đắng xong có cảm giác hơi ngọt, cho nên vào thẳng tỳ thổ, mà tan được khí kết, những lời này là bằng chứng trị được chứng thương hàn, trúng phong gốc bởi Tỳ thổ. Chứng thương hàn trúng phong biến hóa tuy nhiều, đại khái không vượt ra ngoài tác dụng thương âm, thương dương, Thương âm thì táo chứng biến hóa làm thành hồi hộp, sợ hãi. Thương dương thì thấp chứng biến hóa, biến hóa thì thành khí huyết tý. Chứng hồi hộp, sợ hãi, thực ra gồm các chứng vật vã, bứt rứt. Chứng khí huyết tý, thực ra bao gồm các chứng hậu đầy tức nôn mửa, tiêu chảy. Giữa hai chứng hậu trên đều giống với biểu tà, biểu lấy lý làm gốc mà tán biểu của nó, không xét đến phần lý thì cành lá đều không thể phục sinh. Lý lấy biểu làm tiếp viện, mà thông phần lý, không xét phần biểu thì ngoại tà nhân đó mà đi sâu hơn vào bên trong. Đấy, Hậu phác không trị thương hàn trúng phong, mà thương hàn, trúng phong nội ngoại liên quan nhau, ắt không thể thiếu vị Hậu phác được, vì vậy nên đưa vào làm đầu công dụng là thế. Cơ bắp tê dại, trong sách Trọng Cảnh cho rằng như giun bò trong da, không biết đau. Cảm giác như giun bò là chứng hậu, biểu khí hư đã lâu ngày thì cảm giác không biết đau là chứng hậu dương khí bị uất kết, đây là vấn đề cơ bắp bị tê dại. Nếu sử dụng trong các chứng không biết đau, thì không còn nghi ngờ gì mà không dùng Hậu phác. Lưu Tiền Giang ghi rằng, Chỉ thực vị đắng mà cay, đắng nhiều cay ít, trong đắng lại có ít chua, hễ đắng chua thì có khả năng tiết khí, còn hàn thì có tính giáng xuống, do đó, vốn tính đi xuống, nhân lúc thởi tiết giáng xuống đang thịnh, lấy cái âm mạnh nhất, và nhanh nhất. Hậu phác lúc đầu nếm thì đắng, trong đắng có hơi hơi ngọt, sau cùng có ý cay mà không phải cay, là cái thừa của đắng, ấm, tục gọi là ma (tê) vậy. Nhưng Hậu phác từ đắng ấm để tán kết, không như Chỉthực từ đắng hàn để tiết trệ. Khí lấy ấm nóng làm thăng, làm bổ, vì quá đắng thì chuyển từ giáng tiết mà tiêu đạo. Vì vậy, chủ trị của Hậu phác phải hợp với chứng hàn hoặc chứng thấp, chủ trị của Chỉ thực hợp với chứng nhiệt hoặc chứng táo, mỗi vị thuốc tùy chứng mà sử dụng. Ngược lại, thì Hậu phác dùng cho chứng kết táo nhiệt là mượn cách tòng trị mà đạt hiệu quả. Nếu dùng lầm Chỉ thực cho chứng hàn thấp, tltì khí vốn hạ mà lại còn bị giáng nữa, thì không chỉ không có ích mà còn có hại là đằng khác nữa (Bản Kinh Sơ Chứng).
Công năng chủ yếu của Hậu phác là táo thấp, trừ trướng đầy. Trâu Thụ cho rằng Hậu phác có vị đắng, có thể tiết xuống dưới, nhưng vị đắng từ tính ôn ra thì không thể tiết xuống được, mà làm thành ôn tán, nếu đắng mà từ' hàn ra, thì thẳng mà tiết xuống, giống như vị Chỉ thực vậy. Đối với việc phân tích chức năng của Hậu phác và Chỉ thực, có thể coi như là đúng vậy. Vì Hậu phác lấy việc tán đầy, trừ trướng để trị, còn vị Chỉ thực lấy việc tiêu kết đạo trệ để mà dùng. Chính vì điều đó mà Trọng Cảnh dùng Hậu phác để trị chứng trướng mãn. Như bài ‘Hậu Phác Tam Vật Thang’ trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ lấy vị Hậu phác làm quân, Đại hoàng, Chỉ thực làm tá, để trị bụng trướng, táo bón, dựa vào chứng trướng làm trọng mà tích trệ làm nhẹ. Trong sách Cục phương, bài ‘Bình Vị Tán’, dùng Hậu phác kết hợp với Thương truật, Trần bì, Cam thảo, trị Tỳ Vị có thấp trệ, không thể vận hóa, là hội chứng thấp nặng mà khí trệ nhẹ. Vì thế cho nên, bài trước dùng để trừ trướng, tán mãn làm chủ, còn bài sau lấy táo thấp, vận lỳ để trị. Tuy sở trị khác nhau nhưng tóm lại không ra khỏi công dụng ôn tán (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
Hậu phác vị đắng, nếu không chế sao với gừng thì sẽ làm cay trong lưởi họng (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Khi dùng vào thuốc, Hậu phác phải sao với nước cốt gừng hoặc tẩm nước cốt gừng rồi sao (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
Phân biệt: cùng một tên Hậu phác, nhưng cây trên là cây chính thức để dùng với tên Hậu phác, hiện nay phải nhập của Trung Quốc. Ngoài ra cần phân biệt với các thứ Hậu phác sau:
1- Thứ Hậu phác Magnolia Officinalis var. Biloba Rehd. et Wils. rất giống loài trên, chi khác ở đầu lá lõm xuống chia thành 2 thùy.
2 - Ở Nhật Bản dùng cây Hậu phác tại đia phương với cây Magnolia obovata Thunb., cũng thuộc họ Magnoliaceae.
Ngoài những cây trên ra, người ta còn dùng các cây sau với tên là Hậu phác nam:
3 - Cây Hậu phác nam còn gọi là cây Re, Quế rừng, Quế lợn (Cinnamomum iners Reinw. ex Blume) thuộc họ Lauraceae. Đó là cây to, cao 8 - 10m, cành hình trụ, màu nâu đen. Lá to, thơm, mọc đối hoặc so le, phiến tròn dài, chóp lá tù hay hơi nhọn, mặt dưới lá hơi mốc mốc. Ba gân gốc chạy dọc đến gần chóp lá. Hoa trắng thơm mọc thành chùy ở nách lá và đầu các cành, gồm 12 - 14 tán. Quả mọng hình bầu dục, dài 12 - 13mm, trên một chén. Cây có hoa vào tháng 3 - 4 và quả vào tháng 5 , 6. Mọc nhiều ở Trung bộ Việt Nam, rải rác trong rừng thứ sinh, ở Tuyên Quang, Bắc Thái (miền Bắc), ở rừng còi miền Nam. Vỏ có thơm mùi quế mạnh, thường dùng đề làm hương trầm. Được dùng thế cho vị Hậu phác Bắc theo kinh nghiệm, ngoài ra lấy rễ sắc uống sau khi sinh đẻ, khi lên cơn sốt, dùng vỏ cây trị bụng đầy, ăn uống không tiêu, kích thích tiêu hóa.
4 - Cây Bá bệnh, Bách bệnh hay Mật nhân còn gọi là Hậu phác nam Eurycoma longifolia Jack subsp. Longifolia (Crassula pinnata Lour.) thuộc họ Simargoubaceae. Đó là cây nhỡ, cao 2 - 8m, có lông ở nhiều bộ phận, lá kép gồm 10 - 36 đôi không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng xóa. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn, cuống lá có lông màu rỉ sắt. Hoa đỏ nâu. Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh gíữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 - 11. Cây mọc hoang ở vùng rừng núi thưa, dưới tán cây gỗ lớn. Kinh nghiệm nhân dân thường sắc rễ (rất đắng) để chữa sốt rét, ngộ độc, say rượu, xổ giun. Vỏ thân cây sắc uống chữa chứng ăn không tiêu, kích thích tiêu hóa như Hậu phác bắc. Kết hợp cả rễ cây và vỏ cây để chữa phụ nữ đau bụng lúc có kinh, nhức mỏi tay chân. Quả dùng để chữa kiết lỵ, bụng dưới đau nơi phụ nữ, tắm trị ghẻ, lở ngứa. Không dừng cho phụ nữ mang thai.
- Ngoài ra nhân dân còn dùng vỏ của cây De với lên là Hậu phác nam (Cinnamonum obtusifolium : Nees var. Loureini Perrot et Eberth, Cinnamonulm loureirii Nees). Đó là cây cao 12 - 20m, có cành hơi vuông, nhẵn. Lá gần hình bầu dục, thuôn lại ở 2 đầu, chóp có mũi nhọn mềm, có 3 gân kéo dàí tới chóp lá, mặt dưới phủ vảy nhỏ. Cuống lá có rãnh. Hoa họp thành chùy ở nách, gần ở ngọn hoặc ở gốc các nhánh. Quả hình trứng, lúc non màu lục, khi chín màu nâu tím, sáng bóng (Xem: Nhục quế). Và, cây Chành chành cũng với tên Hậu phác nam (Cinnamomum liangii ~ Allen). Đó là cây to cao. Lá nguyên, mọc so le. Mặt trên màu xanh đậm, sờ vào trơn tay, mặt dưới màu xanh nhạt, sờ vào thấy hơi nhám. Lá vò ra nhai có chất nhớt, thoảng có mùi quế. Hoa rất nhỏ.
6 - Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn với cây Vối rừng (Eugenia jamboeana Lamk.) thuộc họ Myrtaceae, cũng dùng với tên Hậu phác. Đó là cây cao, lá thuôn hẹp ở đáy, mặt trên bóng và thẫm màu, mặt dưới nhạt hơn, phơi khô màu nâu. Cụm hoa mọc ở kẽ lá.
7 - Ở Trung Quốc còn loại "Hậu Phác Quảng Tứ xuyên" gọi là "Xuyên hậu phác uốn thành ống tròn, vỏ ngoài màu vàng tro, hơi xù xì, mặt trong màu nâu tím, nhiều dầu, nhai thì thấy ít bã, phẩm chất quý hơn cả, được coi như là loại nhất. Còn loại có ở Phúc Kiến, Triết Giang gọi là "Ôn hậu phác', hầu hết hai bên uốn thành hai ống vào nhau, trên thị trường gọi là "Kiến song quyển phác", vỏ ngoài màu trắng tro, vỏ trong màu vàng tro, dầu ít, mặt bề ngang có màu vàng, khí vị tương đối nhạt, là loại không được tốt (Danh Từ Dược Học Đông Y).
Phân Biệt Với Các vị được gọi là Nam Hậu phác như sau:
Vỏ De: Có vỏ cuộn hình vòng cung. Mặt ngoài có lớp bần màu nâu nhạt, lốm đốm trắng, có nhiều rãnh nâu dọc ngang (có khi lớp bần đã được cạo bỏ, để lộ lớp trong màu đỏ nâu), mặt trong màu nâu, nhẵn, mặ cắtt ngang màu đỏ gạch hoặc đỏ nâu. Chắt chắc, khó bể, mùi thơm long não nhẹ, vị cay, chát.
Vỏ Chành chành: Có vỏ hình lòng máng. Mặt ngoài màu nâu xám, mặt trong màu nâu nhạt. Chất chắc, khó bẻ. Mặt cắt ngang màu nâu sáng. Mùi giống mùi quế, vị cay nhớt.
+Vỏ Vối rừng: Có vỏ hình lòng máng hay cuộn hòn, mặt ngoài màu nâu nhạt hay nâu xám, có lớp bần rầt dễ tróc, có nhiều đường nứt ngang, dọc. Mặt trong màu nâu đen, còn sót lại một lớp gỗ mỏng rất dễ tách rời. Chất xốp dễ bẻ, mặt cắt ngang màu nâu đen. Không mùi, không vị (Danh Từ Dược Học Đông Y).
SƠN TRA
Sơn tra
Tên khác
-Tên dân gian:Còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine.
-Tên Hán Việt:Xích qua tử, Thử tra, Dương cầu (Đường Bản Thảo), Hầu tra (Thế Y Đắc Hiệu phương), Mao tra (Nhật Dụng Bản Thảo), Phàm tử, Hệ mai (Nhĩ Nhã), Đường cầu tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Sơn l{ quả (Thực Liệu Bản Thảo), Hầu lê, Sơn quả tử, Sơn tra tử, Sơn thường tử, Tiểu nang tử, Mộc đào tử, Địa chi lê, Hòa viên tử, Thị tra tử, Đường cầu tử, Sơn lật hồng quả, Ưởng sơn hồng quả (Hòa Hán Dược Khảo), Ty thế đoạn, Toan táo (Bách Nhất Tuyển phương), Đường lê tử (Toàn Ấu Tâm Giám), Thường cầu, Tra nhục, Mao tra, Sơn l{ hồng quả, Sơn tra thán, Tiêu sơn tra, Sao tra nhục, Sinh sơn tra (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Toan mai tử, Sơn lê (Trung Quốc Thụ Mộc Phân Loại Học).
- Tên khoa học:làCrataegus cuneara Sied.et Zucc.
- Họ khoa học:Họ Hoa hồng (Rosaceae).
Cây sơn tra
(Mô tả, hình ảnh cây sơn tra, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây sơn tra
Bắc sơn tra là một loại cây cao 6m, cành nhỏ thường có gai. Lá dài 5-10cm. Rộng 4-7cm, có 3-5 thuỳ, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá dài 2-6cm. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa màu trắng, 10 nhị. Quả hình cầu, đường kính 1-1m5cm, khi chín có màu đỏ thắm.
Cây nam sơn tra hay dã sơn tra cao 15m, có gai nhỏ 5-8mm. Lá dài 2-6cm. Rộng 1-4,5cm, có 3-7 thuỳ , mặt dưới lúc đầu có lông, sau nhẵn. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Cánh hoa trắng, 20 nhị. Quả hình cầu đường kính 1-1,2cm, chín có màu vàng hay đỏ.
Ở Việt Nam hiện nay đang khai thác với tên sơn tra hay chua chát, quả của hai loại cây khác nhau.
Cây chua chát, còn gọi la cây sán sá (Tầy) có tên khoa học là Malus doumeri (Bois) Chev, thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Cây này cao 10-15m, cây non có gai. Lá nguyên hình bầu dục dài 6-15cm, rộng 3-6cm, mép khứa răng cưa. Hoa hợp thành tán từ 3-5 hoa. Hoa mẫu 5, cánh màu trắng. Quả tròn hơi dẹt, khi chín ngả màu vàng lục, đường kính 5-6cm, cao 4-5cm, vị hơi chua hơi chát. Mùa hoa tháng 1-2, mùa quả thags 9-10, cây này thường được khai thác ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Nhân dân ở đay cũng bán sang Trung Quốc với tên sơn tra.
Cây táo mèo, còn gọi là chi tô di (Mèo) có tên khoa học Docynia indica (Mall.) Dec. cùng thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây nhỡ cao 5-6m, cây non cành có gai. Lá đa dạng, ở cây non lá mọc so le, xẻ 3-5 thuỳ, mép có răng cưa không đều. Ở thời kỳ cây trưởng thành lá hình bầu dục dài 6-10cm, rộng 2-4cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa họp từ 1-3 hoa, mẫu 5, cánh hoa màu trắng. Nhị 30-50. Quả hình cầu thuôn, đường kính 3-4cm, khi chín màu vàng lục, có vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 3, mùa quả tháng 9-10. Táo mèo mọc hoang và được trồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai độ cao trên 1000m. Ngoài ra còn cây Docynia delavayi (Fanch.) Schneid mùa hoa tháng 3 mùa quả tháng 6-7. Lá cây này cứng hơn cây trên, mặt dưới lá có lông cũng dày hơn. Quả cũng tương tự nhưng có cuống dài hơn. Cũng được thu mua với tên táo mèo hay sơn tra.
Phân bố, thu hái sơn tra
Trước đây sơn tra hoàn toàn nhập của Trung Quốc. Những năm gần đây ta đã thu mua táo mèo và chua chát dùng với tên sơn tra. Nhưng ta thấy hai cây này đều khác chi sơn tra thất do đó cần nghiên cứu so sánh việc sử dụng. Điều chú ý là một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc cũng nhập của ta những quả này với tên sơn tra. Nói chung quả chua chát và quả táo mèo của ta có đường kính lớn hơn sơn tra, khi chín sơn tra thật có màu đỏ mận hay đỏ tươi.
Quả sơn tra hay chua chát, táo mèo chín được hái về thái ngang hay bổ dọc, phơi hay sấy khô.
2. Tại Trung Quốc người ta dùng nhiều loại sơn tra khác nhau thuộc nhiều loài như Crataegus pinnatifida Bunge var.major N.E.Br., Crataegus cuneata Sieb.et Zucc., Crataegus scabrigolia (Fr.) Rehd., Craraegus Wattiana Heme et Lãe v.v...
Tại châu Âu chủ yếu người ta dùng Crataegus oxyacanth L. hoặc Crataegus sanguinea Pall.
Bộ phận dùng làm thuốc
Sơn tra là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.
Chế biến sơn tra như thế nào?
Quả sơn tra được hái về, sau đó đem thái miếng, phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc
Bảo quản sơn tra:
Bảo quản khô ráo, tránh ẩm mốc.
Thành phần hoá học của sơn tra
Theo nghiên cứ của sơn tra Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy có axit xitric, vitamin C, thấy hydrat cacbon và protit (Dược hoàng liên sơn) thấy có 2,76% tamin, 16,4% chất đường, 2,7% axit hữu cơ.
Các chất tan trong nước là 31%, độ trpo 2,25% tan hoàn toàn trong HCL.
Theo nghiên cứu của các nhà dược học Liên Xô cũ về quả sơn tra loài Crataegus oxyacantha L. và Crataegus sanguina Pall. ngoài chất tamin, fructoza còn có các chất cholin, axtylcholin và phytosterin. Mới đây người ta lại còn thấy các axit oleanic, ursolic và craraegic.
Trong hoa các loại sơn tra kể trên, có quexetinm quexitrin, tinh dầu và một số chất khác. Trong vỏ cây Crataegus oxyacantha người ta còn thấy 2 chất đắng craraegin và oxyacanthin.
Tác dụng dược lý của sơn tra
1. Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về quả sơn tra Việt Nam và Trung Quốc.
2. Quả sơn tra của Liên Xô cũ được Pôtguôcxki B.B (1951) và Checnưxep (1954) nghiên cứu thấy chế phẩm của sơn tra làm tăng sự co bóp của cơ tim đồng thời làm giảm sự kích thích cơ tim. Sơn tra còn làm tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu ở não, tăng độ nhạy của tim đối với tác dụng của cac glucozit chữa tim.
3. Hoa và lá sơn tra Crataegus oxyacantha được nhân dân và y học Châu Âu dùng từ lâu làm thuốc chữa tim, trong thí nghiệm và trên lâm sáng, thuốc chế từ hoa và lá Crataegus oxyacantha làm mạnh tim, điều hoà sự tuần hoàn, giảm sự kích thích của thần kinh.
Vị thuốc sơn tra
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị
+ Vị chua, lạnh, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
+ Vị chua, ngọt, hơi ôn (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị ngọt, chua, không độc (Nhật Dụng Bản Thảo).
Quy kinh:
Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tz (Bản Thảo Kinh Sơ).
Vào kinh Tz, Can (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
Vào kinh Tz (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Tác dụng:
+ Tiêu thực, hóa tích, hoạt huyết, tán ứ (Trung Dược Học).
+ Nấu lấy nước trị lở sơn (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Uống chủ lợi thủy, gội đầu, tắm trị chàm, lở loét (Tân Tu Bản Thảo).
+ Hóa thực tích, hành khí kết, kiện vị, khoan cách, tiêu khí tích, huyết kết (Nhật Dụng Bản Thảo).
+ Tiêu nhục tích trệ, hạ khí, trị ợ chua (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Hóa ẩm thực, kiện tzvị, hành kết khí, tiêu ứ huyết (Bản Thảo Kinh Sơ). Chủ trị: + Trị các chứng tích trệ, bụng đầy, tiêu chảy, sản hậu ứ trệ, sản dịch ra không hết, sán khí, dịch hoàn đau (Trung Dược Học)
Liều dùng:
Ngày uống 3-10g dưới dạng thuốc sắc, uống một vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Tây y dùng dưới dạng cao lỏng (ngày uống 3 đến 4 lần trước bữa ăn, mỗi lần 20-30 giọt) hoặc cồn thuốc (ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 20-30 giọt) để chữa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, giảm đau.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sơn tra
Chữa ăn uống không tiêu
Sơn tra 10g, chỉ thực 6g, trần bì5gm hoàng liên 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia ba lần uống trong ngày.
Chữa hóc xương cá
Sơn tra 15g, sắc đặc với 200ml nước. Ngậm một lúc lâu rồi nuốt đi
Chữa ghẻ lở, lở sơn:
Nấu nước sơn tra mà tắm.
Trị sinh xong mà sản dịch không ra hết, bụng đau, bụng đau gò lại:
Sơn tra 90g, sắc kỹ, thêm ít đường, uống lúc đói rất hay (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị thịt tích lại không tiêu:
Sơn tra nhục 120g, sắc kỹ, ăn cả nước lẫn cái (Giản Tiện phương).
Trị sán khí gây nên thiên trụy (thoái vị), dịch hoàn sệ xuống:
Sơn tra nhục, Hồi hương (sao), đều 30g, tán bột, làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước sôi, lúc đói (Vệ Sinh Giản Dị phương).
Trị trường phong hạ huyết, uống nhiều thuốc mát hoặc thuốc nóng và thuốc trị Tỳ hư mà không khỏi
Dùng 1 vị Sơn khỏa quả, tục gọi là Toan táo, lại có tên khác là Ty thế đoàn, phơi khô, tán bột. Dùng lá Ngải sắc lấy nước uống thuốc thì khỏi ngay (Bách Nhất Tuyển phương).
Trị người lớn tuổi lưng đau, chân đau:
Sơn tra nhục, Lộc nhung (nướng), lượng bằng nhau, tán bột. Luyện với mật làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 50 viên với rượu (Thế Y Đắc Hiệu phương).
Trị ợ hơi, rối loạn tiêu hóa:
Sơn tra sống, Sơn tra sao đều 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị tiêu chảy: Sơn tra thán 10g, tán bột, uống với nước sôi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trẻ nhỏ tiêu chảy:
Lưu Đại Phát dùng sirô Sơn tra cho uống, mỗi lần 5 – 10ml, ngày 3 lần. Đã trị 212 ca, kết quả đều khỏi. 173 ca khỏi trong 2 – 3 ngày (Hồ Bắc trung Y Tạp Chí 1985, 4: 28).
Trị kinh nguyệt bế do ứ huyết hoặc sau khi sinh bụng đau do ứ trệ:
Sơn tra 40g, sắc, bỏ bã, trộn với 25g đường, uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị kiết lỵ cấp, đại trường viêm cấp:
Sơn tra 60g, sao cháy sơ. Thêm 30ml rượu, trộn đều, sao lại cho khô rượu. Thêm 200ml nước, sắc khoảng 15 phút, bỏ bã, thêm 60g ờnnng, sắc cho sôi, uống nóng, ngày 1 thang. Trị 100 ca đều khỏi. Thường chỉ 1 thang là có kết quả (Tân Y Học Tạp Chí 1975, 2: 111). Trị 51 ca kiết lỵ cấp, khỏi 41 ca, kết quả tốt hơn dùng thuốc Chlorocid [Tây y] (Chu Kiến Viễn, Tân Y Học Tạp Chí 1977, 1: 3).
Trị kiết lỵ cấp, đại trường viêm cấp:
Sơn tra (sao cháy) 120g, Bạch biển đậu (hoa) 30g. sắc uống ngày 1 thang. Trị 91 ca, có kết quả 97,80%. Báo cáo cho biết Sơn tra trị lỵ tốt hơn còn Bạch biển đậu (hoa) đối với đại trường viêm tốt hơn (Trung Thảo Dược Học Báo 1973, 3: 31).
Trị lỵ mới phát:
Sơn tra 30g, sắc nước. Thêm đường mía 30g, Tế trà sắc sôi, uống nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị lipid máu cao:
Sơn tra, Mạch nha (cô đặc). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30g. mỗi ệuuu trình 14 ngày. Trị 127 ca Cholesterol cao, có kết quả 92% (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1979, 5: 23).
Tham khảo
Ứng dụng lâm sàng trong điều trị tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn
- Sơn tra được sử dụng trong một số bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, béo phì,..
So sánh
+ Sơn tra dùng chung với Sâm, Truật thì tiêu tích trệ; Dùng chung với Khung, Quy thì tan được huyết cü (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Sơn tra kh o trừ được chất thịt tanh tích trệ, không giống với Mạch nha tiêu ngü cốc tích trệ. Trương Trọng Cảnh trị thương hàn gồm 113 phương thang, chưa từng dùng Mạch nha, Sơn tra là vì sao? Vì tính nó chậm, cüng như người không có khả năng dẹp loạn, cho nên chỉ dùng Đại Thừa Khí, tiểu Thừa Khí thôi. Người đời nay không cứ có chất thịt tích trệ hay không, cứ dùng Sơn tra, cho là ổn, e rằng đã không ích lợi gì thì tất nhiên phải có hại ít nhiều. Người hiểu biết nên xét kỹ (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Tiêu Sơn tra có tác dụng tiêu thức ăn do thịt tích lại, kèm bụng đau, tiêu chảy. Tiêu mạch nha tiêu thức ăn loại ngü cốc, dùng cho người không bị tiêu chảy, không sốt. Tiêu Thần khúc có tác dụng tiêu cơm, dùng cho người có phát sốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sơn tra và Kê nội kim đều có tác dụng tiêu thực, đạo trệ. Nhưng Sơn tra chuyên tiêu tích trệ do thịt, kèm hóa ứ. Kê nội kim có tác dụng kiện Tz, tiêu thực, hóa sỏi, thông lâm ((Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư yếu, không có thực tích: không nên dùng Sơn tra (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
THỎ TY TỬ
Tên khác:
Tên dân gian: Vị thuốc thỏ ty tử còn gọi cây tơ hồng, miễn tử, đậu ký sinh, hạt cây tơ hồng, Thỏ ty thực(Ngô Phổ Bản Thảo), Thổ ty tử(Bản Thảo Cầu Nguyên), Thỏ lư, Thỏ lũ, Thỏ lũy, Xích cương, Thổ khâu, Ngọc nữ, Đường mông, Hỏa diệm thảo, Dã hồ ty, Ô ma, Kim cô, Hồ ty, Lão thúc phu, Nghinh dương tử, Nàn đại lan, Vô căn đẳng, Kim tuyến thảo, Kim tiền thảo, Thiện bích thảo(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hoàng ty tử(Liêu Ninh Thường Dụng Thảo Dược Thủ Sách), La ty tử(Giang Tô Dược vật Học Tài Chí), Hoàng la tử, Đậu hình tử, Hoàng cương tử(Sơn Đông Trung Thảo Dược Thủ Sách).
Tên khoa học:Cuscuta hygrophilae Pears
Họ khoa học: Họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Cây thỏ ty tử
(Mô tả, hình ảnh cây thỏ ty tử, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Thỏ ty tử là một cây thuốc quý. Dây ký sinh, mọc leo và cuốn trên các cây khác. Thân hình sợi màu vàng hay đỏ nâu nhạt, lá biến thành vẩy. Có rễ mút để hút thức ăn ở cây chủ. Hoa hình cầu màu trắng nhạt, gần như không cuống, tụ lại 10-30 hoa. Quả gần như hình trứng có kẽ nứt, trong chứa 2-4 hạt hình trứng, đỉnh dẹt, hạt dài chừng 2mm.
Mọc hoang khắp nơi, hay gặp trên cây Cúc tần (Pluchea indica) loại họ Cúc (Asteraceae).
Thu hoạch:
Mùa thu, khi hạt chín, cắt dây Tơ hồng về, phơi khô, đập lấy hột.
Phần dùng làm thuốc:
Hạt (Semen Cuscutae Chinensis). Loại hạt chắc, mập là tốt.
Mô tả dược liệu:
Vị thuốc thỏ ty tử là một vị thuốc quý. Thỏ ty tử hình tròn, đường kính nhỏ dưới 0,1cm. Vỏ ngoài mầu nâu đỏ hoặc vàng nâu, hơi xù xì, dùng kính lúp soi, có thể thấy những nếp vân nhăn nhỏ, một đầu có chấm nhỏ mầu trắng. Chắc, nấu với nước sôi thì dễ vỡ tách, để lộ nhân hình tròn mầu trắng. Không mùi, vị nhạt (Dược Tài Học).
Bào chế: Thỏ ty tử
+ Rửa sạch, phơi khô, tẩm nước muối sao để dùng hoặc đun vơi nước làm thành bánh [thỏ ty bính] (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thỏ ty tử bính: Lấy Thỏ ty tử sạch, cho vào nước đun cho đến khi nở hoa và đặc như cháo hoa, mầu xám nâu, gĩa nát ra làm thành bánh (bính). Hoặc lại cho rượu nếp với bột mì vào làm bánh, cắt thành miếng, phơi khô là được (Dược Tài Học).
Thành phần hóa học:
+ Quercetin, Astragalin, Hyperin, Quercetin -3-O-b-D-Galactoside-7-O-b-Glucoside (Kim Hiểu, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1992, 17 (5): 292).
+ Lecithin, Cephalin (Hứa Ích Dân, Trung Thảo Dược 1989, 20 (7): 303).
+ b-Carotene, g- Carotene, a-Carotene-5-6-Eposide, Lutein, Taraxathin (Baccarini A và cộng sự, Phytochemistry 1965, 4 (2): 349).
+ Vitamin A, Glycoside (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng dược lý:
. Trên thực nghiệm thuốc có tác dụng tăng lực co bóp của tim Cóc cô lập, làm hạ huyết áp Cóc đã gây mê, hưng phấn cổ tử cung (Trung Dược Học).
. Tăng công năng miễn dịch: Chích dịch chiết Thỏ ty tử vào ổ bụng thỏ, thấy tăng tác dụng thực bào, hoạt tính E – Mai côi hoá hình thành hợp với kháng thể tạo nên (Lý Liên Quá, Trung Quốc Dược Lý Thông Báo 1984, (3-4): 73).
. Cho thỏ uốngdungdịch Thỏ ty tử với lượng 1g/kg, mỗi tuần 3 lần, liên tục 36 tuần, cho thấy thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư da đầu vú (Nisa M và cộng sự J Ethnopharmacol 1986, 18 (1): 21).
. Nước sắc Thỏ ty tử có tác dụng phòng trị tứ khí hóa than dẫn đếntổn thương Glucose gan ở chuột (Nisa M và cộng sự J Ethnopharmacol 1985, 102: 143164s).
. Nước sắc Thỏ ty tử có tác dụng tốt đối với chứng mắt có màng do đục thủy tinh thể (Dương Thọ, Bắc Kinh Y Khoa Đại Học Học Báo 1991, 23 (2): 97).
Vị thuốc thỏ ty tử
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
+ Vị cay, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, không độc (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, cay, tính hơi ôn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Vị ngọt, tính bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị ngọt, cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
. Vào kinh Tỳ, Thận, Can (Bản Thảo Kinh Thư).
. Vào kinh Tâm, Can, Thận (Bản Thảo Tân Biên).
. Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:Thỏ ty tử
+ Bổ dương, ích âm, cố tinh, súc niệu, minh mục, chỉ tả (Trung Dược Học).
+ Bổ bất túc, ích khí, uống lâu ngày sẽ sáng mắt, tăng tuổi thọ (Bản Kinh).
+ Dưỡng cơ, cường âm, kiện cốt (Biệt Lục).
+ Ôn thận, tráng dương, bổ Can, minh mục (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị lưng đau, gối mỏi, Di tinh, tiết tinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị Thận dương hư, lưng đau, tiểu nhiều, tiêu chảy lâu ngày do Thận hư, mắt mờ do Can Thận suy (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 12 – 16g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thỏ ty tử
Trị mặt mọc mụn, nhức đau:
Thỏ ty tử,gĩa nát, ép lấy nước bôi (Trửu Hậu Phương).
Trị tự nhiên bị sưng phù, thân thể và mặt sưng to:
Thỏ ty tử 1 thăng, Rượu 5 thăng, ngâm 2-3 ngày. Mỗi lần uống 1 thăng, ngày 3 lần ‘Trửu Hậu Phương).
Trị trĩ sưng, ngứa, trong hậu môn đau:
Thỏ ty tử, chưng cho hơi vàng đen,tán nhuyễn, hòa với trứng gà bôi (Trưử Hậu Phương).
Bổ Thận khí, tráng dương đạo,trợ tinh thần, khinh (làm nhẹ) lưng, chân:
Thỏ ty tử (chưng rượu, sấy khô) 1 cân, Phụ tử (chế) 160g. tán bột. Trộn với rượu hồ làm viên, to băng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với rượu (Thỏ Ty Tử Hoàn – Biển Thước Tâm Thư).
Trị tinh khí bất túc, thận thủy bị táo, họng khô, khát, tai ù, đầu váng, mắt mờ, da mặtsạmđen, lưng đau, gối đau:
Thỏ ty tử (chưng rượu) 80g, Ngũ vị tử 40g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 70 viênlúc đói với nước muối hoặc rượu (Song Bổ Hoàn – Tế Sinh Phương).
Trị Tâm Thận bất túc, tinh thiếu, huyết khô, phiền nhiệt, khát muốn uống, tinh hư, huyết ít:
Thỏ ty tử (chưng rượu) 80g, Mạch môn (bỏ lõi) 80g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 70 viên lúc đói với nước muối hoặc với nước sôi, trước bữa ăn (Tâm Thâïn Hoàn – Tế Sinh Tục phương).
Trị Tâm khí bất túc, suy tư quá độ, Thận kinh hư tổn, chân dương không vững, tiểu đục, hay mơ, tiết tinh:
Thỏ ty tử 200g, Bạch phục linh 120g, Thạch liên tử (bỏ vỏ) 80g. Tán bột. Trộn với rượulàm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước muối, lúc đói (Phục Thỏ Hoàn – Cục phương).
Trị dễsẩy thai:
Thỏ ty tử (sao), 160g, Tang ký sinh, Tục đoạn, A giao đều 80g. Thuốc tán bột còn A giao nấu với nước cho chảy ra, hòa với thuốc bột làm thành viên 0,4g. Mỗi lầnuống 20 viên, ngày hai lần (Thọ Thai Hoàn – Y Học Trung Trung Tham Tây Lục).
Trị thận hư, liệt dương, Di tinh, lưng đau, tiểu nhiều:
Thỏ ty tử, Ngũ vị tử, Tế tân, Thỏ ty tử đều 40g, Sung úy tử, Thục địa đều 80g, Hoài sơn 60g. tán bột, trộn mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g (Thỏ Ty Tử Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị Di tinh, bạch trọc:
Thỏ ty tử 12g, Ngũ vị tử 6g, Phục linh, Hạt sen đều 12g. dùng Sơn dược hồ, làm hoàn. Mỗi lần uống 8g với nước muối nhạt hoặc sắc uống (Phục Thỏ Đơn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tiêu chảy lâu ngày do Thận hư:
Thỏ ty tử, Câu kỷ, Đảng sâm, Phục linh đều 12g, Sơn dược 16g, Hạt sen 12g. Tán bột. Dùng gạo hồ, làm hoàn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12g (Thỏ Ty Tử Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mắt mờ do Can huyết suy:
Thỏ ty tử, Sơn thù, Cúc hoa, Địa hoàng. Lượng băng nhau, tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với rượu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mắt mờ do Can Thận suy:
Thỏ ty tử, Thục địa, Xa tiền tử đều 12g. tán bột. Trộn mật làm hoàn Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với rượu (Trú Cảnh Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Trị tiêu khát:
Thỏ ty tử sắc uống hoặc tán thành bột, làm hoàn uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị Tỳ Thận đều hư, tiêu lỏng:
Thỏ ty tử, Thạch liên tử đều 9g, Phục linh 12g, Hoài sơn 15g. Sắc uống (An Huy Trung Thảo Dược).
Trị khớp viêm:
Thỏ ty tử 6g, Vỏ trứng gà 9g, Bột xương trâu 15g, Tán bột, trộn đều.mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần (Liễu Ninh Thường DụngTrung Thảo Dược Thủ Sách).
Trị bạch điến phong:
Thỏ ty tử cả thân và hạt 25g, ngâm vào 100ml cồn 95%, sau 48 giờ, đem xát vào vùng bệnh, ngày 2 – 3 lần. Trị 10 ca, có kết quả 8 ca (Khoa Da Liễu Viện Y Học Tây An – Tây An Y Học Học Báo 1959, 6: 88).
Tham khảo
Lưu ý khi dùng thỏ ty tử
+ Thỏ ty tử bẩm tính xung hòa, khí chính dương đông lại, không có gốc, nhờ khí để hình thành, vì vậy tiếp tục bổđượcnguyên khí của tiên thiên. Chuyên trị tạng Thận suy yếu, tinh lạnh tự tiết ra, tiểu nhỏ giọt, ôn mà không táo, bổ mà không trệ, lại có khả năng bổ cho mẹ đẻ của hành Thổ, vì vậygiúpcho ăn ngon hơn,bổtả cũng đều có kết quả. Bài Hy Đậu Đơn dùng Thỏ ty tử theo ý bồi bổ tiên thiên bất túc, nhưng nếu uống độc vị thì thiên về bổ vệ khí, cho nên người xưa dùng Thỏ ty tử chung với Thục địa gọi là Song Bổ Hoàn. Dùng chung với Huyền sâm gọi là Huyền Thỏ Đơnlà theo ý đó(Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Xét trong các thứ hạt, không có loại nào có chất nhựa tốt như Thỏ ty tử, vì khí nấu chín, hơi thơm man mác, đượm nhiều tínhchất nhuậnmầu. Khi sống, nó khô cứng lạ thường, khi nấu chín lại không trơn chảy nên nó thường bổ, giữ được tinh tủy, lại giúp tiêu hóa, vì vậy, ăn Thỏ ty tử lâu dài làm cho cơ thể mập mạp, khỏe mạnh. Nhưng tác dụng của nó chậm, uống lâu ngày mới có kết quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thỏ ty tử là vị thuốc có tính mềm nhuận, nhiều chất dịch, đặc, nhưng không dính, giống như Bổ cốt chỉ, dịch nhiều và đặc. Tuy nhiên Bổ cốt chỉ dịch đặc mà như mỡ, khí vị lại cay, ôn, thích hợp với người Thận dương hư. Còn Thỏ ty tử dịch đặc mà giống như tinh, vị ngọt, tính bình, thích hợp với người Can Thận hư, là vị thuốc bổ, tư nhuận rất hay (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Thỏ ty tử kỵ thịt thỏ (Thiên Kim phương).
+ Người mà Thận có hỏa, cường dương không liệt dương: không dùng. táo bón kiêng dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phụ nữ có thai, băng huyết, cường dương, táo bón, Thận cóhỏa, âm hư hỏa vượng: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Thận hư, hỏa vượng, táo bón: cẩn thận khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ táo bón: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
LONG NÃO
Tên khác
- Tên dân gian: vị thuốc long não còn gọi Kim Cước Não, Cảo Hương, Thượng Long Não, Hư Phạn, Băng Phiến Não, Mai Hoa Não, Mễ Não, Phiến Não, Tốc Não, Cố Bất Bà Luật, Long Não Hương, Mai Hoa Băng Phiến, Yết Bà La Hương, Bà Luật Hương, Nguyên Từ Lặc, Chương Não, Não Tử, Triều Não (Trung Dược Học), Dã Hương (Dược Liệu Việt Nam).
-Tên khoa học:Cinnamomum camphora N. et E.
-Họ khoa học:Họ Long Não (Lauraceae).
Cây long não
(Mô tả, hình ảnh cây cải thảo, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây long não là một cây thuốc quý dạng cây gỗ, cao 10-15m. Lá đơn nguyên, hình mũi mác, mặt trên xanh, mặt dưới màu nhạt hơn, có cuống dài, mọc so le, không có lá kèm, gân lá lông chim. Ở gốc của gân giữa với 2 gân phụ lớn nhất có 2 tuyến nhỏ. Cụm hoa hình sim 2 ngả ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu vàng lục, đều, lưỡng tính. Đế hoa lõm, mang bao hoa và bộ nhụy xếp thành vòng 3 bộ phận một. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa không khác nhau mấy. Bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu thụ và 1-2 vòng nhụy lép có tuyến. Nhụy hữu thụ, có chỉ nhụy mỏng mang bao phấn, cấu tạo bởi 4 ô phấn nhỏ, chồng lên nhau 2 cái một. Mỗi ô nhỏ mở bởi 1 cái lưỡi gà quay về phía trong đối với 2 vòng ngoài và quay về phía ngoài đối với vòng trong cùng. 2 bên chỉ nhụy của vòng này mang tuyến nhỏ. Bộ nhụy gồm 1 tâm bì. Bầu thượng, vòi hình trụ phồng ở ngọn. Một noãn đảo. Quả mọng đựng trong đế hoa tồn tại và rắn lai. Hạt không nội nhũ.Trồng khắp nơi.
Thu hái, Sơ chế:
Lấy gỗ vào mùa xuân, mùa thu [ cây 40-50 tuổi trở lên có nhiều Long não] (Dược Liệu Việt Nam).
Bộ phận dùng:
Bột kết tinh sau khi cất gỗ và lá cây Long não. Bột Long não màu trắng, mùi thơm đặc biệt, có khi được nén thành khối vuông hoặctròn.
Bào chế vị thuốc long não
+Chặt nhỏ cây, cành lá, chưng cất lấy Long não thô rồi lại thăng hoa tinh chế lần nữa để được bột Long não tinh chế. Cho vào khuôn để có những cục hoặckhối Long não.
+Chẻ nhỏ thân, cành, rễ, lá, đem cất với nướcsẽ được Long não và tinh dầu (Dược Liệu Việt Nam).
+Ngâm cồn 600 với tỉ lệ 1/10 để xoa bóp (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Đựng vào lọ kín. Thêm Đăng tâm để không mất hương vị.
Phân biệt:
“Không nhầm Long não bột với chất lấy ở cây Đại Bi (Blumea balsamifera) mùa trắng xanh, mùi thơm nhưng hăng hơn” (Dược Liệu Việt Nam)
Thành phần hóa học:
+Tinh dầu và Long não tinh thể d-Camphora (Trung Dược Học).
+Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu Long não trắng (dùng chế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Safrola, Carvacrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Cadinen, Camhoren, Azulen] (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+Trong gỗ có khoảng 0,5 Long não đặc, 2% tinh dầu Long não (Dược Liệu Việt Nam).
+ Rễ, thân. Lá chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor,a-Pinen, Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, d-Limone, Cadinen (Trung Dược Học).
+ Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ long não là tinh dầu và long não tinh thể. Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và long não tinh thể thay đổi.
Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, ở nhiệt độ thường, lao não thang hoa được, tín tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, Ête, Clofoc) quay phai + 430. Tính chất long não là một xeton.
Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế Xineola), tinh dầu long não đỏ (chứa Safrola, Cacvacrola), tinh dầu long não xanh (chứa cadinen, camphoren, azlen) (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng đối với trung khu thần kinh: Long não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Cơ chế tác dụng là lúc tiêm dưới da, thuốc kích thích tại chỗ gây phản xạ hưng phấn.
+Bôi vào da, Long não gây cảm giác ấm, kích thích và diệt khuẩn. Long não cũng gây cảm giác mát, tê.
+Uống trong, Long não kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu; Liều cao gây buồn nôn, nôn.
+Tác dụng đối với tim mạch: Long não có tác dụng hưng phấn cơ tim đối với tim đang suy yếu nhưng với liều thông thường không có tác dụng nào đối với cơ tim. Trong 1 số thí nghiệm cho thấy đối với trung khu mạch máu, chỉ khi nào chức năng bị suy kiệt, thuốc mới có tác dụng hưng phấn.
+Tác dụng dược động học: Long não được hấp thu dễ và nhanh qua da, niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị Oxy hóa ở gan được Campherenol, sau đó chuyển hóa kết hợp với Glucoronic và bài tiết ra nướctiểu (Trung Dược Học).
Độc tính của thuốc: Liều uống 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu đau, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2 g dẫn đến yên tĩnh nhất thời và tiếp theo là vỏ não bị kích thích gây co giật, cuối cùng là suy hô hấp và chết. Uống 7-15g và tiêm bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng vì thuốc được cơ thể giải độc nhanh và thường được cứu sống (Trung Dược Học).
Vị thuốc long não
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị của long não
+Vị đắng, cay, tính ấm, có độc ít (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Vị cay, tính nhiệt, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị cay, tính nóng, có độc (Trung Dược Học).
+Vị cay, tính nóng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+Vào kinh Can (Bản Thảo Tối Yếu).
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).
+Vào kinh Phế, Tâm, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng long não
+Sát trùng, trừ giới tiễn, liệu dương, hóa sang (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Thông quan khiếu, lợi trệ khí, trừ thấp, sát trùng (Bản Thảo Cương Mục).
+Khứ phong thấp, sát trùng, khai khiếu, trừ dịch uế (Trung Dược Học).
+Trừ uế khí, sát trùng, thông quan, lợi khiếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
Uống trong trị thổ tả thuộc hàn thấp, các chứng đau ở vùng tim và bụng.
Dùng ngoài: rửa hoặc xông chữa ghẻ lở, hắc lào, cước khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
- Uống trong: 0,1-0,2g thuốc tán hoặcrượu.
- Dùng ngoài: lượng vừa đủ tán bột trộn với dầu hoặccồn bôi.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc long não
Trị bụng đaudo uế khí thuộc sa chứng:
Chương não, Một dược, Minh nhũ hương. Tán bột,uống 0,01g với nướctrà (Chương Não Tán - Trương Sơn Lôi phương).
Trị lở loét do nằm lâu:
Long não, Não sa, mỗi thứ 2g. Trường hợp chưa loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên Tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa:
Long não, Minh phàn đều 2g, Mang tiêu 20g, hòa với nướcsôi 600ml, đợi ấm, ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét:
Long não 3g, Đậu hũ 2 miếng, trộn nát, đắp ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị sâu răng gây đau nhức:
Long não, Chu sa, lượng bằng nhau, tán bột, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa:
Long não, Hoa tiêu, Mè đen, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với Vaselin, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị giun kim:
Long não 1g, Hắc bạch sửu 3g, Binh lang 6g. Tán bột. Trướckhi đi ngủ, lấy 100ml nướcsôi, hòa thuốc, đợi nướcấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn, liên tục 3-5 lượt. Kết quả tốt (Tào-Mỹ-Hoa - Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1985, 5:34).
Trị đau khớp do bong gân:
Dầu Long não, dầu Tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham khảo
Long não thông khiếu rất mạnh, người lớn, trẻ nhỏ bị bệnh đờm dãi bế tắc hoặc thình lình bị kinh sốt:Dùng Long não rất hay” (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Long não chẳng những nóng mà còn bốc, gần giống như Xạ hương, nó có thể giúp sức được cho Quế, Phụ tử nhưng vì người ta dương khí dễ động mà âm khí dễ hao, cho nên, uống Long não nhiều thì sẽ động dương mà hao âm vậy” (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
Long não vào xương, những bệnh gió độc ngấm vào xương tủy mới nên dùng nó. Nếu bệnh ở huyết mạch, ở da thịt mà cũng dùng Long não, Xạ hương thì như là dãn cho gió độc đi vào xương tủy, giống như dầu thấm vào giấy bản: nó có thể vào mà không có thể ra” (Trân Châu Nang).
Long não rất cay, hay chạy, cho nên có thể làm tan được khí nóng, thông được chỗ đọng tụ. Phàm những bệnh mắt đau, hoặc họng đau và những chứng giang mai nhiều khi phải dùng đến nó” (Bản Thảo Tập Yếu).
“Chương não và Băng phiến đều có mùi thơm khác hẳn, lại đều có vị cay, cho vào miệng lúc đầu cảm thấy nóng rát như đốt, sau đó mát dịu. 2 vị này tác dụng gần giống nhau, dùng ít thì hưng phấn, dùng nhiều thì có cảm giác tê. Khó tan trong rượu nhưng đốt thì cháy. Tuy nhiên, Băng phiến mát và thuần hơn Chương não, còn Chương não thì mạnh và dữ hơn Băng phiến” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ khi dùng long não
+Có thai và khí hư: không dùng (Trung Dược Học).
+Không phải là chân hàn và người có thấp nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
NHÂN SÂM
Tên khác
Tên thường dùng: viên sâm, dã nhân sâm
Tên thuốc: Radix Ginseng.
Tên khoa học:Panax ginseng C.A.Mey
Họ khoa học: Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)
Cây nhân sâm
(Mô tả, hình ảnh cây nhân sâm, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả
Cây Nhân sâm là một cây thuốc quý. Nhân sâm là cây sống lâu năm, cao chừng 0.6m. rể mẫm thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được một năm thì cây chỉ có một lá với 3 lá chét, nếu cây Nhân sâm được 2 năm cũng chỉ một lá với năm lá chét. Nếu 3 năm thì có 2 lá kép, 4 năm có 3 lá kép. Nếu 5 năm trở lên thì có 4 - 5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu.
Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây Nhân sâm mới có hoa, kết quả. Hoa xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả mọng hơi dẹp to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Hạt cây Nhân sâm năm thứ 3 chưa tốt. Thường người ta bấm bỏ đi đợt cây được 4 - 5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống.
Phân bố
Cây nhân sâm được trồng nhiều nhất ở Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, Hồng Công, Bắc Mỹ… trong đó, sâm Cao Ly (Hàn Quốc) được xem là 1 sản vật nổi tiếng thế giới. Có được sự nổi tiếng này là bởi chủng loại khác hẳn các loại nhân sâm khác, được sống trong điều kiện địa lý tốt. Sâm Cao Ly chủ yếu trồng ở vùng đất có vĩ độ 36-38 độ, có thời kỳ sinh trưởng lâu hơn so với các loại nhân sâm khác khoảng 120-130 ngày (là 180 ngày), làm cho nhân sâm phát triển đầy đủ, vì thế các tổ chức bên trong nhân sâm rắn chắc, đồng đều, luôn có mùi thơm đặc trưng.
Ở Việt Nam có sâm Ngọc Linh là một loại sâm đặc biệt quý hiếm. Sâm ngọc linh chỉ mọc ở nơi có độ cao từ 1200 mét trở lên, được phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum). Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc, có màu lục hoặc hơi tím, đường kính thân độ 4-8mm. Sâm Ngọc Linh còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm Trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu. Cây sâm Ngọc Linh với đầy đủ phần rễ, củ và thân, lá Sâm Ngọc Linh được đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y Tế Việt Nam, Sâm Ngọc Linh có số lượng Saponin cao hơn nhiều lần so với các loại sâm khác trên thế giới. Những kết quả phân tích thân và rễ, củ của Sâm Ngọc Linh, các nhà khoa học xác định được có 52 loại Saponin, trong đó có 26 Saponin có cấu trúc hóa học thường thấy trong sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản và 26 Saponin có cấu trúc mới, không có trong các loại sâm khác. Như vậy Sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng Saponin nhiều nhất. Ngoài ra, các bộ phận trên mặt đất của sâm như lá, thân (cọng) Sâm Ngọc Linh đã phân lập được 19 Saponin Dammaran, trong đó có 8 Saponin có cấu trúc mới. Các công trình nghiên cứu đã xác định được thành phần dược tính trong Sâm Ngọc Linh có 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.
Bộ phận dùng:
Rễ (củ).Củ sắc vàng, nâu mềm, vỏ màu vàng có vân ngang, thẳng không nhăn nheo, cứng chắc, mùi thơm đặc biệt.
Thu hái:
Cây Nhân sâm có chiều dài thân và rễ khoảng 7 ~ 10cm, đường kính khoảng 2 ~ 3 cm. Một số cây Nhân Sâm có tổng chiều rễ và rễ con là 34cm, trọng lượng khoảng 40 ~ 120 g. Có khi lên đến 300g. Vụ thu hoạch của Nhân sâm được thực hiện vào mùa thu, khoảng tháng Chín hoặc tháng Mười, khi đó toàn bộ chất dinh dưỡng tập trung vào phần rễ Nhân sâm do vậy phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm đạt chất lượng cao. Một thu hoạch lý tưởng được thực hiện trong năm thứ sáu.
Cánh chế biến:
Theo Trung Y: Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho vừa mềm, thái lát mỏng một ly (dùng sống). Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, bắc chảo ra ngay, đảo thêm một lúc là được.
Sau khi bào chế có thể tán bột mà uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.
Bảo quản:
Đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.
Thành phần hóa học
Nhân sâm có chữa các chất sau: Panaxatriol, panaxadiol, other panoxisdes, panaquilon, panaxin, gensenin, a-panaxin, proto-panaxadiol, protopanaxtriol, panacene, panaxynol, panaenic acid, panose, glucose, fructose, maltose, sucrose, nicotinic acid, riboflavin, thiamine.
Tác dụng dược lý
Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và gia tăng vỏ não, làm hồi phục bình thường khi hai quá trình trên bị rối loạn, saponin lượng nhỏ chủ yếu làm hưng phấn trung khu thần kinh với lượng lớn có tác dụng ức chế.
Nhân sâm có tác dụng tăng sức lao động trí óc và chân tay chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.
Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, khả năng phòng vệ đối với những kích thích có hại, Nhân sâm vừa có thể làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể chống ACTH làm tuyến thượng thận phì đại, vừa có thể chống corticoit làm teo thượng thận. Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên.
Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào lâm ba và globulin IgM, do đó mà nâng cao tính miễn dịch của cơ thể. Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, những thí nghiệm của Daugolnikol (1950-1952), Brekman và Phruentov (1954-1957) và Abramow (1953) cũng cho biết Nhân sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật.
Lượng ít dịch Nhân sâm làm tăng lực co bóp tim của nhiều loại động vật, nếu nồng độ cao thì giảm lực co bóp của gian sống của súc vật choáng trên thực nghiệm, đối với động vật suy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều, thuốc làm tăng cường độ và tần số co bóp của tim, đối với suy tim tác dụng tăng cường tim của thuốc càng rõ.
Nhân sâm có tác dụng hưng phấn vỏ tuyến thượng thận, các tác giả cho rằng cơ chế là do thông qua vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra chất ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận. Thân và lá của Nhân sâm cũng có tác dụng hưng phấn hệ tuyến yên - vỏ tuyến thượng thận. Nhân sâm có tác dụng kích thích hocmon sinh dục đực cũng như cái.
Thuốc có tác dụng hạ đường huyết. Đối với thực nghiệm, đường huyết cao ở chó, thuốc có tác dụng cải thiện trạng thái chung và hạ đường huyết.
Saponin Nhân sâm làm tăng chuyển hóa lipid, tăng cường sự hợp thành sinh vật học cholesterol và lipoprotein trong gan chuột cống thực nghiệm. Nhưng lúc gây mô hình ( cholesterol) cao trên động vật thì Nhân sâm có tác dụng làm hạ. Nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol cao ở thỏ, vì vậy mà ngăn ngừa được sự hình thành xơ mỡ động vật.
Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ đối với hệ nhân tạo.
Saponin Nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư.
Nhân sâm có tác dụng bảo vệ gan của thỏ và chuột cống, gia tăng chức năng giải độc của gan, Nhân sâm còn có tác dụng nâng cao thị lực và làm tăng khả năng thích nghi của thị giác đối với bóng tối.
Độc tính của Nhân sâm: cho chuột nhắt uống bột Nhân sâm gây nhiễm độc cấp, LD50 là trên 5g/kg cân nặng, nếu tiêm thuốc vào dưới da chuột nhắt thì liều độc cấp LD50 là 16,5ml/kg, cho chuột nhắt uống Nhân sâm theo liều lượng 100,250, 500mg/kg liên tục trong 1 tháng và theo dõi nhiễm độc bán cấp không thấy gì thay đổi khác thường ở súc vật thực nghiệm. Theo Kixêlev đã tiêm vào dưới da chuột nhắt 1ml dung dịch Nhân sâm 20% thấy sau 10 - 12 giờ chuột chết với trạng thái mất sắc nhưng cho uống thì độc tính rất ít.
Vị thuốc nhân sâm
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.
Sách Bản kinh: vị ngọt hơi hàn.
Sách Danh y biệt lục: hơi ôn, không độc
Sách Bản thảo bị yếu: thuốc sống ngọt, đắng, hơi lương; thuốc chín ngọt ôn.
Quy kinh:
Vào kinh Phế, thông 12 kinh lạc.
Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di: nhập thủ thái âm kinh.
Sách Bản thảo hội ngôn: nhập phế tỳ.
Sách Dược phẩm hóa nghĩa: nhập tỳ vị phế kinh.
Tác dụng:
Làm thuốc đại bổ ích nguyên khí
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Bản kinh: " bổ ngũ tạng, an tinh thần, định hồn phách, chỉ kinh quí, trừ tà khí, minh mục, khai tâm ích trí".
Sách Danh y biệt lục: " điều trung, chỉ tiêu khát, thông huyết mạch.".
Sách Dược tính bản thảo: " chủ ngũ tạng khí bất túc, ngũ lao thất thương, hư tổn, gầy yếu.bảo trung thủ thần, chủ phế nuy."
Sách Nhật hoa tử bản thảo: " điều trung trị khí, tiêu thực khai vị".
Sách Y học khôi nguyên dược loại pháp tượng: " bổ nguyên khí chỉ khát sinh tân dịch".
Sách Bản thảo cương mục: " Nhân sâm bổ phế khí, phế khí vượng thì khí các tạng khác cũng vượng. Nhân sâm đắc Hoàng kỳ, Cam thảo nãi Cam ôn trừ đại nhiệt, tả âm hỏa, bổ nguyên khí.".
Sách Trấn nam bản thảo: " trị âm dương bất túc, phế khí hư nhược".
Sách Bản thảo tân biên: " Nhân sâm dùng phối hợp với các thuốc khác như cần thăng đề gia Thăng ma, Sài hồ; cần hòa trung gia Trần bì, Cam thảo; kiện tỳ gia Bạch linh, Bạch truật; an thần gia Viễn chí, Táo nhân; trị ho gia Bạc hà, Tô diệp; tiêu đờm gia Bán hạ, Bạch giới tử; giáng vị hỏa gia Thạch cao, Tri mẫu; thanh âm hàn gia Phụ tử, Can khương; bài độc gia Cầm liên, Chi tử; hạ thực gia Đại hoàng, Chỉ thực".
Chủ trị:
Dùng sống: tả hoả.
Tẩm sao: bổ tân dịch, bổ nguyên khí (nhất là ở Phế) thần kinh suy nhược.
Liều dùng:
3 - 15g có khi dùng đến 40g, tùy loại và mục đích dùng.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nhân sâm
Dùng Nhân sâm điều trị cấp cứu trong trường hợp bệnh nguy kịch ( Đông y cho là chứng Vong âm vong dương): khí thóat, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch trầm vi tế hoặc trường hợp chảy máu nhiều, gây chóang ( suy tuần hoàn cấp), dùng Nhân sâm để ích khí cứu thóat, hồi dương cứu nghịch, tùy tình hình chọn các bài:
- Độc sâm thang: Nhân sâm 4 - 12g, chưng cách thủy cho uống, nên uống nhiều lần.
- Sâm phụ thang: Nhân sâm 3 - 6g, Phụ tử chế 4 - 16g, sắc uống 6 lần. Đối với trường hợp dương hư chân tay lạnh ( choáng trụy tim mạch) cần thực hiện Đông tây y kết hợp cấp cứu.
- Cấp cứu trẻ sơ sinh trạng thái nguy kịch: Mỗi ngày dùng Hồng sâm thái mỏng 3 - 5g ( tương đương 1g/1kg cân nặng/ 1ngày) cho nước 40 - 50ml chưng 30 phút cho uống cứ 3 giờ 1 lần ( nhỏ giọt vào mồm hoặc cho bằng ống sonde qua mũi), mỗi lần 5ml, 1 liệu trình 4 - 6 ngày dài là 10 ngày có phối hợp Tây y cấp cứu, theo dõi 10 ca đều khỏi, thường sau 2 - 3 lần uống Sâm, các triệu chứng đều được cải thiện trên lâm sàng ( Vương Xích Mai và cộng sự). Theo dõi lâm sàng 30 ca trẻ sơ sinh điều trị bằng nước chưng Hồng sâm ( Tạp chí nghiên cứu Trung thành dược 1987,7:34).
- Dùng Hồng sâm 30g sắc nước cho uống liên tục đồng thời châm Bách hội, 2 kim hướng trước sau, cấp cứu 10 ca choáng do mất máu có tác dụng nâng áp (Tào thuận Minh, Điều trị choáng Tạp chí Trung y 1987,4:13).
- Dùng Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị chế thành thuốc tiêm Sinh mạch (hàm lượng mỗi ml có 0,57g thuốc sống, mỗi lần tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 2 - 4ml có kết quả tốt đối với nhồi máu cơ tim và chóang do tim ( Y viện Ma khai, Thiên tân, Dịch tiêm Sinh mạch tứ nghịch, Thông tin Trung thảo dược 1972,4:21).
Trị chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài do tỳ vị hư nhược, dùng phối hợp với Bạch truật, Bạch linh.
Tứ quân tử thang: Nhân sâm 4g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.
Trị các loại bệnh phổi như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, dùng bài:
Nhân sâm định suyễn thang: Nhân sâm 8g ( gói sắc riêng), Thục địa 20g, Thục phụ phiến 12g, Hồ đào nhục 16g, Tắc kè 8g, Ngũ vị tử 8g, sắc uống.
Nhân sâm Hồ đào thang: Nhân sâm 4g, Hồ đào nhục 12g, saüc uống trị chứng hư suyễn.
Trị bệnh cảm ở người vốn khí hư dùng bài:
Sâm tô ẩm ( cục phương): Nhân sâm 4g (sắc riêng), Tô diệp 12g, Phục linh 12g, Cát căn 12g, Tiền hồ 4g, Bán hạ ( gừng chế) 4g, Trần bì 4g, Chỉ xác 4g, Cát cánh 4g, Mộc hương 3g ( cho sau), Cam thảo 3g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 2 quả, sắc uống nóng cho ra mồ hôi.
Trị chứng thiếu máu:
Dùng các bài bổ huyết như Tứ vật thang, Đương qui bổ huyết thang, gia thêm Nhân sâm kết quả tốt hơn.
Trị tiểu đường:
Thường dùng các thuốc tư bổ thận âm như: Thục địa, Kỷ tử, Thiên môn, Sơn thù nhục, dùng bài:
Tiêu khát ẩm: Cát lâm sâm 8g ( sắc riêng), Thục địa 24g, Kỷ tử 16g, Thiên môn đông 12g, Sơn thù nhục 12g, Nhân sâm 16g, sắc uống.
Dùng độc vị Nhân sâm uống, theo báo cáo dùng cao lỏng Nhân sâm mỗi lần uống 0,5ml ngày 2 lần, liệu trình tùy tình hình bệnh, nếu bệnh nhẹ kết quả rõ, có thể làm hạ đường huyết 40 - 50mg% ngưng thuốc có thể kéo dài thời gian ổn định trên 2 tuần, đối với thể trung bình tác dụng hạ đường huyết không rõ nhưng triệu chứng chung được cải thiện như khát nước giảm, đỡ mệt mỏi ( Vương Bản Tường, kết quả nghiên cứu Dược lý Nhân sâm - Dược học học báo 1965,7:477, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm Y học Cát lâm 1983,5:5)
Trị liệt dương:
Báo cáo dùng Nhân sâm trị 27 ca, chức năng tính dục được hồi phục hoàn toàn 15 ca, 9 ca chuyển biến tốt, 3 ca không kết quả. Ngoài ra dùng uống nước chiết xuất 500mg mỗi ngày dùng để trị các trường hợp: Liệt dương , tảo tiết, phóng tinh yếu, tính dục giảm đều có kết quả nhất định ( Vương Bản Tường, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm, Cát lâm Y học 1983,5:54).
Trị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch:
Các tác giả Liên xô dùng cồn 20% Nhân sâm, mỗi lần 20 giọt, ngày 2 lần, đối với các chứng huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, đau thắt tim, thần kinh tim và hở van tim, đều có kết quả nhất định như cảm giác dễ chịu, bớt khó thở, bớt đau thắt tim, bớt đau đầu, ngủ tốt, điện áp sóng T và R được nâng cao. ngưng thuốc 6 - 9 tháng, bệnh tình vẫn ổn định ( Vương Bản Tường, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm Cát lâm Y học 1983,5:54).
Nhân sâm có tác dụng làm giảm mỡ trong máu ở người già nhất là đối với Triglicerid 80% người được thí nghiệm cảm thấy thể lực và trí lực đều tăng, 54% mất ngủ được cải thiện, 40% chứng tinh thần trầm cảm giảm, rối loạn sắc tố da ở người già được cải thiện, bớt rụng tóc.
Dùng trị chứng suy thượng thận ( Addison):
Nhân sâm có tác dụng kháng lợi niệu nên ảnh hưởng tới chuyển hóa của nước muối như Hocmon vỏ thượng thận gluco-cocticoit. Theo báo cáo của Vương Bản Tường theo dõi 18 ca, bệnh nhân Addison cho uống cồn chiết xuất thân lá Nhân sâm 20% ( tương đương 0,5g thuốc sống/1ml ); liều 20 - 30ml ngày uống 3 lần và tăng dần liều đến 150 - 300ml mỗi ngày. Liệu trình bình quân 121 ngày. Sau điều trị, bệnh nhân lên cân, huyết áp được nâng lên, lực nắm bàn tay mạnh hơn, đường huyết lên, natri huyết thanh tăng. Thử nghiệm nước cocticoit và ACTH đều được cải thiện, giảm lắng đọng sắc tố ở da, đối với bệnh nhân sớm và ở giai đoạn bù trừ có kết quả tốt, có thể hồi phục khả năng bù trừ, cần dùng kết hợp với cocticoit có giảm liều ( Báo Y học Cát lâm 1983,5:54)
Dùng trị tỳ hư trẻ em:
Theo báo cáo của Từ Hỷ Mai dùng Hồng sâm chữa cho 10 trẻ em nằm viện có các triệu chứng đần độn, ra mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, vàng bủng. Đã được điều trị theo phác đồ chung gia Hồng sâm theo liều:
Trẻ em dưới 3 tuổi: Hồng sâm 3g sắc được 30ml.
Trẻ em trên 3 tuổi: sắc lấy 60ml gia thêm đường mía, chia 2 lần uống trong ngày, một liệu trình 7 - 14 ngày.
Thuốc có tác dụng làm trẻ em ăn ngon, hết mồ hôi, lên cân, sắc mặt tươi hơn ( theo báo Y dược Trùng khánh 1984,6:41).
Trị bệnh động mạch vành:
Theo báo cáo của Dụ Hương Quần dùng Tiểu Hồng sâm chế thành dịch, tiêm hàm lượng 200mg/2ml/1ống; dùng 6 - 10ml thuốc trộn với 40ml gluco 10% tiêm tĩnh mạch, ngày 1 - 2 lần. Tác giả theo dõi 31 ca: Đau thắt tim có kết quả 93,54%, điện tâm đồ được cải thiện 76,66% đối với loạn nhịp tim cũng có tác dụng nhất định ( Báo Y học An huy 1988,3:51).
Trị chứng giảm bạch cầu:
Chiết xuất Saponin từ thân, rễ, lá Nhân sâm chế thành viên, mỗi lần dùng 50 - 100mg, ngày uống 2 - 3 lần. Trị 38 ca hạ bạch cầu do hóa liệu, tỷ lệ kết quả 87%, trên súc vật thực nghiệm cũng chứng minh thuốc có tác dụng tăng bạch cầu rõ và có khả năng kích thích chức năng tạo máu ( theo báo nghiên cứu phòng trị Ung thư 1987,3:149).
Trị viêm gan cấp:
Theo báo cáo của các học giả Liên xô, uống cao lỏng Nhân sâm có khả năng làm cho chức năng gan hồi phục nhanh hơn và làm giảm khả năng bệnh chuyển thành mạn tính ( theo báo Cát lâm Y học 1983, 5:54).
Tham khảo
Kiêng ky:
Phụ nữ mới đẻ huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.
Không dùng Nhân sâm với Lê lô, Ngũ linh chi và Tạo giáp. (Theo sách Bản thảo kinh tập chú)
Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải. (Theo sách Bản thảo tập yếu)
Không dùng Sâm đối với chứng thực nhiệt.
Lúc dùng Nhân sâm để bớt nóng có thể phối hợp Mạch môn, Sinh địa; để bớt đầy tức thì phối hợp với Trần bì, Sa nhân
Nhân sâm rất ít độc: uống cồn Nhân sâm 3% 100ml chỉ cảm giác khó chịu nhẹ, nếu uống 200ml hoặc lượng lớn bột Nhân sâm có thể bị trúng độc, sẽ nổi ban đỏ, ngứa, đau đầu, chóng mặt, sốt và xuất huyết. Xuất huyết là nhiễm độc cấp của Nhân sâm. Ở nước ngoài có báo cáo 1 ca chết vì uống 500ml cồn Nhân sâm và 1 em bé chết do uống nhiều nước sắc Nhân sâm.
Cuống Nhân sâm ( Nhân sâm lô) không có tác dụng gây nôn như sách cổ đã ghi: có người dùng 1 lần 50g cũng không bị nôn ( Báo Trung y Bắc kinh 1986,1:30). Theo báo cáo của Vương Ngọc Hoa thuộc công ty Dược liệu tỉnh Hà bắc cho những bệnh nhân ở phòng khám mắc các bệnh tiểu đường, liệt dương, huyết áp thấp, mất ngủ, cường giáp, bạch cầu và huyết sắc tố thấp, uống Hồng sâm lô mỗi người mỗi ngày 5 - 10g độc vị hoặc gia vào thang thuốc ngâm rượu, sắc uống, nhai hoặc uống bột, uống liên tục từ 3 - 60 ngày. Đã theo dõi 3500 lần người trong đó có 1500 lần người uống độc vị, tổng lượng mỗi người dùng Sâm lô 100 - 700g mà không có ai nôn, còn những triệu chứng bệnh lý được cải thiện rõ rệt, chứng minh Sâm lô cũng có tác dụng chữa bệnh như Nhân sâm. Nghiên cứu dược lý thực nghiệm cũng chứng minh thành phần hóa học các loại của cả hai đều giống nhau, còn phát hiện hàm lượng các thành phần hóa học ở cuống Sâm lại cao hơn ở rễ Sâm.
Giới thiệu bài thuốc giải độc Nhân sâm của Lưu trường Giang gồm: La bạc tử 25g, Sài hồ, Hương phụ, Mạch đông, Thiên đông, Ngũ vị tử, Viễn chí, Câu đằng, Cam thảo sống ( mỗi thứ 15g), Đại táo 5 quả, sắc uống ngày 1 thang ( đã dùng trị 61 ca nhiễm độc Nhân sâm đều khỏi - Báo Trung y Giang tô 1988,9:16).
So sánh, phân loại nhân sâm
Trên thị trường hiện nay có đa dạng nhiều loại sâm khác nhau, với nguồn gốc xuất xứ cũng như chủng loại và tác dụng cũng khác nhau. Tuy nhiên phổ biến hơn cả là sâm của Hàn Quốc và sâm của Trung Quốc.
Phân loại sâm Cao Ly:
1. Dưới 20 chỉ - một cân ta (600g).
2. 50 - 60 chỉ.
3. 70 - 80 chỉ.
4. Đại vĩ sâm.
5. Trung vĩ sâm.
6. Tiểu vĩ sâm.
Ở Trung Quốc có Tu hồng sâm, Tiểu hồng sâm, đã di thực thành công cây tây dương sâm (Panax quin - quefolium L) là thứ tốt nhất ở Bắc Mỹ.
Dựa theo thời kỳ sinh trưởng, canh tác thì sâm được chia làm 3 loại:
Loại 1: Sâm trồng (재배삼)Là nhân sâm từ lúc gây giống và trồng trưởng thành ở trên đồng, ruộng theo phương pháp gây trồng nhân tạo và có hình dáng giống người. Sâm trồng thường có 2 nhánh lớn được coi là chân của củ sâm và các rễ sâm mọc từ hai chân sâm. Tùy theo loại thổ nhưỡng, phương pháp trồng, loại phân bón, nước…mà hình dáng và số rễ sâm mọc ra nhiều hay ít. Số nhánh của rễ sâm cũng được dung để phân biệt độ tuổi của sâm trồng
Loại 2: Sâm Jang-nue (장뇌삼)Là loại nhân sâm được nhân từ giống sâm núi nhưng được trồng nhân tạo như sâm trồng. Vì không có thân, chỉ có đầu nối liền với chân nên được gọi là Sâm Jang-nue (tức là loại sâm có cái đầu dài). Giống sâm này chỉ trồng nhân tạo được ở những vùng núi sâu dưới các tán cây to lâu năm.
Loại 3: Sâm núi (산삼)Là loại sâm núi mọc tự nhiên trong núi sâu, có tác dụng tốt nhất. Có vị hơi ngọt và đắng. Hiện nay, hầu như rất hiếm khi tìm gặp được sâm núi. Việc xác định số tuổi của sâm núi cũng không dễ và phải nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia nghiên cứu lâu năm về sâm.
Phân loại nhân sâm theo phương pháp chế biến chia làm 4 loại cơ bản:
Sâm tươi (산삼): Là loại sâm vừa được thu hoặc từ trong đất và để nguyên trạng thái tự nhiên vẫn còn dính một lớp đất mỏng trên mình củ. Tùy theo số năm trồng mà sâm tươi được chi ra sâm 4 năm tuổi, 5 năm và 6 năm tuổi. Có nhiều cách để dùng sâm tươi như ngâm rượu, xay nhỏ cho vào sữa, làm nước sâm, trà sâm, sâm tẩm mật ong, nấu gà tần sâm, làm bánh sâm…
Bạch sâm (백삼): Từ nguyên liệu sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, lúc đó vỏ sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm. Vì đã được chế biến thành loại sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài. Tùy theo hình dáng mà bạch sâm cũng được phân loại riêng như nguyên củ khô, thân sâm khô, rễ sâm khô
Hồng sâm (홍삼): Từ nguyên liệu sâm tươi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% nên ruột sâm có màu hồng và được gọi là Hồng sâm. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm, lương sâm. Trong quá trình chưng hấp hồng sâm được sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm và tốt cho tất cả mọi người già trẻ trai gái.
Thái cực sâm (태극삼): Từ nguyên liệu sâm tươi, sâm được cho vào nước đang sôi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Sau khi thấy lớp vở và một phần thân sâm dần chuyển sang màu đỏ thì vớt ra và sây khô. Thái cực sâm là sản phẩm có hình dáng, màu sắc ở giữa Bạch sâm và Hồng sâm. Do được chế biến trong nhiệt độ cao nên Thái cực sâm cũng có dưỡng chất có tác dụng tốt như Hồng sâm.
Hiện tại Phòng khám có bán sâm tươi Hàn Quốc và sâm khô Hàn Quốc - sâm được tuyển chọn và mua trực tiếp tại vườn. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Khách hàng có nhu cầu mua sâm tươi để sử dụng hoặc làm quà biếu tặng có thể đến mua trực tiếp tại Phòng khám (Vì sâm tươi không vận chuyển được qua đường Bưu điện)
Sâm khô có thể mua trực tiếp tại Phòng khám hoặc mua qua đường bưu điện.
KÉ HOA ĐÀO
Ké hoa đào Tên khác
Tên thường dùng: Còn gọi là Phan thiên hoa, tiêu phan thiên hoa, nha khac mòn, bái lương, bái cúc, vái, địa đào hoa, niêm du tử, dã miên hoa.
Tên khoa học Urena lobata
Họ khoa học:Thuộc họ Bông Malvaceae.
Cây Ké hoa đào
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả cây
Ke hoa đào là một cây nhỡ cao chừng 1m, có cành mang mang nhiều lông mịn hình sao. Lá gần tròn, đường kính 4-6cm, có khi tới 9cm, gân lá hình chân vịt, mép răng cưa và chia thùy, đầu lá nhọn, phía cuối bằng hay hơi bằng, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro nhạt có nhiều lông, dài hình sao. Hoa có cánh màu hồng, mọc đơn độc hay thành đôi ở kẽ lá, đường kính chừng 1.7cm. Quả hình cầu dẹt, có lông, trên có những gai hình móc, đường kính 7-8mm, hạt có vân dọc và có lông gợn ngắn. Mùa hoa suốt hạ và thu.
Bộ phận dùng
Dùng toàn cây
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây ké hoa đào mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Malaixya...
Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi. Thu hái tốt nhất vào các mùa hạ và mùa thu.
Thành phần hoá học
Toàn cây chứa thành phần phenol, axit amin, sterol.
Vỏ thân chứa pentose 21.92%, lignin chiếm 6.87%
Hạt chứ dầu 13-14%
Tác dụng dược lý
Kết quả thử nghiệm in vitro cho thấy cao chiết ethanol từ các loại rễ ké hoa đào, đặc biệt là rễ tơ thủy canh, có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase. Tuy nhiên, trên mô hình chuột bị đái tháo đường gây bởi alloxan, tác động hạ glucose huyết của rễ tơ thủy canh còn thấp hơn so với rễ tự nhiên. Do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn như gia tăng độ tuổi của rễ tơ để cải thiện hiệu quả hạ đường huyết trên chuột nhằm làm nguồn nguyên liệu trong hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường typ 2.
Vị thuốc Ké hoa đào
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị cay ngọt, tính bình.
Qui kinh:
2 kinh Phế, Tỳ.
Công dụng:
Trừ phong lợi thấp, thanh nhiệt giải độc. Dùng chữa cảm mạo phát sốt, phong thấp đau nhức, lỵ tật (bệnh lỵ), thủy thũng, lâm bệnh (tiểu tiện nhỏ giọt), bạch đới (khí hư, huyết trắng), thổ huyết, ung thũng, ngoại thương xuất huyết.
Liều dùng:
Cây tươi: 40-80g
Cây khô: 20-40g
Cách dùng:
Dùng trong sắc uống
Dùng ngoài giã đắp
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc ké hoa đào
Chữa cảm mạo:
Dùng rễ cây ké hoa đào 24g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm họng:
Dùng rễ cây ké hoa đào 60g, sắc lấy nước, dùng để ngậm và súc miệng; có thể uống thêm nước sắc, liều lượng nhiều ít tùy tình trạng bệnh.
Chữa ho ra máu:
Dùng búp và lá non ké hoa đào 30-60g, rửa sạch, thái nhỏ, thịt lợn nạc lượng thích hợp, hầm lên ăn mỗi ngày 1 lần.
Chữa kiết lỵ:
Dùng ké hoa đào 20-40g, phối hợp với ba chẽ 10g; sắc nước uống.
Chữa phong thấp viêm khớp xương đau nhức:
Dùng rễ cây ké hoa đào 30-60g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm thận, phù thũng:
Dùng rễ ké hoa đào 30-60g, sắc nước uống ngày 2 lần.
Chữa rong huyết:
Dùng ké hoa đào 20-40g, phối hợp với mần tưới, chỉ thiên, mã đề - mỗi thứ 10-15g; sắc nước uống.
Chữa khí hư:
Dùng rễ hoặc cành lá ké hoa đào 20-40g, phối hợp với chua ngút, bòng bong lá to - mỗi thứ 10-15g; sắc nước uống trong ngày.
Chữa mụn nhọt lở loét, mưng mủ:
Dùng rễ cây ké hoa đào giã nát đắp.
Tham khảo
Kiêng kỵ
Người hư hàn kiêng dùng
CÂY MEN
Còn gọi là cây men, kinh giới núi
Tên khoa học Mosla dianthera Maxim.
Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.
Mô tả: cây nhỏ cao 25-50cm, mọc đứng, gầy, nhiều cành, thân vuông, lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá dài 1.5-2cm, rộng 1-1.5cm, mép có răng cưa nhỏ. Hoa trắng, hay hồng mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, bông dài 5-10cm, với những vòng gồm 2 hoa, cách nhau. Quả bế tư, màu nâu nhạt, hình cầu, toàn cây có lôgn tơ, mùi thơm đặc biệt.
Phân bố: mọc hoang và được trồng ở miền núi khắp nước ta, đặc biệt ở miền Bắc
Công dụng và liều dùng: nhân dân dùng cây lá men để chế men rượu, còn dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, đầy hơi, Nhức đầu. ngày uống 4-10g dưới dạng thuốc sắc.
VỌNG GIANG NAM
Vọng giang nam
Tên khác
Tên thường gọi: Vọng giang nam, cốt khí muồng, dương giác đậu, giang nam đầu, thảo quyết minh, sơn lục đậu, dã biển đậu, muồng hòe, muống lá khế, kim đậu tử, kim hoa báo tử, phượng hoàng hoa thảo, lê trà, đại dương giác thái, đầu vựng thái, sơn cà phê,muồng tây
Tên khoa học:Cassia occodentalis L.
Họ khoa học:họ vang Caesalpniaceae.
Lưu ý: cần phân biệt với hạt muồng, thảo quyết minh, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời. (Tên khoa học Cassia tora L)
Cây vọng giang nam
(Mô tả, hình ảnh cây vọng giang nam, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả:
Vọng giang nam là một cây thuốc quý, dạng cây nhỏ cao 0.6-1m, thân phía dưới hóa gỗ. Toàn thân nhẵn, không có lông, lá mọc so le, kép lông chim chẵn, lá chét 4-9cm, mọc đối, hình trứng thuôn, không cuống, phiến lá lệch ở phía cuống, toàn lá dài 20cm. Hoa ở kẽ lá hay đầu cành, màu vàng nhạt, mọc thành chùm. Quả giáp, dài 6-10cm, rộng tới 7mm, hơi hình cung, giữa các hạt hẹp lại làm cho quả trông có dáng gồm rất nhiều đốt nối nhau. Hạt dẹt hình trứng dài 4mm, rộng 3mm, xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. Vỏ cứng nhẵn bóng.
Phân bố:
Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến, Hà Bắc v.v... tại đây có nơi trồng để làm thuốc), Ấn Độ, Braxin (Nam Mỹ) cũng có.
Cây mọc hoang khắp nơi tại việt nam. Người ta dùng toàn bộ cây, hay chỉ hái lá, hái hạt về phơi khô. Ở Việt Nam ta chưa chú ý khai thác loài này.
Người ta dùng toàn cân, hay chỉ hai lá, hái hạt về phơi khô.
Thành phần hóa học:
Trong hạt, Heckel đã nghiên cứu thấy: Độ ẩm 8,855%, chất béo và chất màu tan trong clorofoe 1,150%, chất béo và chất màu tan trong ête dầu hoả 1,60%, chất màu và ít tanin 5,022%, glucoza 0,738%, chất pectin, gôm, chất nhầy 15,734%, chất anbuminoit tan 6,536%, chất anbuminôit không tan 2,216%.
Theo Lưu Mễ Đạt Phu (1955), trong vọng giang nam có chất antraglucozit gọi là emođin, tanin, chừng 36% chất nhầy, 2,55% chất béo, 4,33% tro.
Trong lá cũng có chất emođin, hợp chất hydrat cacbon và flavonozit như vitexin.
Toàn cây có tanin, chất béo và chất nhầy.
Trong hạt có physcion C16H1205 (J. Am. Pharm. Assoc., 1957, 46, 271; c. A. 1969, 70, 84918m) physcion-1-glucozit, C22H22O10 (Experientiơ, 1971, 43), l,8-dihydroxy-2-metylanthraquinon, 1,4,5- trihydroxy-3-metyl-7-metoxy anthraquinon (.Experientia 1974, 30, 850), N-metylmorpholin (C.A, 1971, 74, 50512s) galactomannan (J. chem. 1973, 11, 1134).
Trong rễ có cassiollin C17H12O6, chrysophanol C15H10O4, xanthorin, 1,4,5-trihydroxy-2 metoxy - 7methylanthraquinon,Cl6H1206. islandixin -1,4,5 trihydroxy-2- metylanthraquinon C15H10P5 1,4,5,- trihydroxy -7 metylanthraquinon helminthosporin C15H10O5 (Indian J. Chem., 1974, 12, 1042).
Trong lá có dianthronic heterozit (C. A., (969, 70, 84918m). Trong vỏ quả có C-glucozit của apigenin (C. A., 1969, 70, 84918m).
Tác dụng dược lý
Đang tiếp tục cập nhật
Vị thuốc vọng giang nam
(Tính vị, quy kinh, công nghệ, liều dùng)
Tính vị
Vọng giang nam có vị mặn, tính bình, có độc. Tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón. Người ỉa lỏng không dùng được.
Hạt thanh nhiệt, làm sáng mắt, tiêu viêm, làm dễ tiêu hoá, nhuận tràng.
Lá và thân tiêu viêm, giải độc.
Rễ khư phong thấp.
Quy kinh
Vào kinh can, thận
Công dụng:
Chữa táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu.
Cách dùng - liều dùng:
Dùng 10-20g/ngày (sao vàng), dạng thuốc sắc.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc vọng giang nam
Chữa huyết áp cao, đau đầu, táo bón:
Dùng hạt vọng giang nam 15-30g rang và xay, nấu nước uống.
Chữa đau đầu kéo dài
Lấy 30g lá vọng giang nam, 240g thịt lợn nạc, thêm muối, nấu ăn như canh.
Tham khảo
Kiêng kỵ
Người tiêu chảy không dùng
Phụ nữ có mang không nên dùng.
Vọng giang nam được sử dụng ở nhiều nơi
Hiện nay nhân dân dùng vọng giang nam làm thuốc chữa bệnh đau mắt,người ta cho rằng uống vọng giang nam mắt sẽ sáng ra, còn dùng ngâm rượu và dấm để chữa bệnh hắc lào, bệnh chàm mặt ở trẻ em. Qua nghiên cứu hiện nay người ta dùng thảo quyết minh làm thuốc bổ, lợi tiểu và đại tiện, ho, nhuận tràng và tẩy, cao huyết áp, Nhức đầu, hoa mắt, uống thảo quyết minh, đại tiện dễ dàng mà không đau bụng, phân mềm không lỏng. lá có thể dùng thay vị phan tả diệp.
Vọng giang nam không chỉ được dùng ở các nước châu Á, mà còn được dùng ở các nước khác.
Theo E. Perrot, hạt Cassia ocidentalis tươi có độc do một chất toxanbumin (phytotoxin) và cryzarobin (chrysarobin) là một antraglucozit. Khi rang lên hạt sẽ hết độc và được dùng ở châu Phi uống nước thay cà phê gọi là cà phê của người da đen, mùi thơm dễ chịu. Nếu dùng tươi thì có đệ Thực tế trong năm 1913 ở ngoại ô Paris (thủ đô nước Pháp) đã xảy ra những vụ ngộ độc ngựa ( cho ăn hạt này lẫn với yến mạch (avoine). Năm 1924 lại xảy ra vụ ngộ độc nữa cũng do cho ngựa ăn hạt không rang. Khi bị ngộ độc thì viêm ruột,' viêm màng óc. Những chất độc khi rang lên sẽ phá huỷ cho nên rang lên mới dùng được.
Một số tác giả châu Âu khác (Deliouxc Savignac, Dubonnex v.v...) đã nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của hạt vọng giang nam mọc ở các nơi khác đã xác nhận hạt này có tác dụng chữa sốt, điều kinh. Tại các nuớc châu Phi, người ta dùng lá, rễ và hạt.
CAM THẢO NAM
Tên khác Còn có tên là dã cam thảo, thổ cam thảo, giả cam thảo.
Tên khoa học Seoparia dulics L.
Thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae. Cam thảo nam là toàn cây tươi hoặc phơi khô sấy khô của cây cam thảo nam.
Cây Cam thảo nam
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây thảo mọc thẳng đứng, cao 30-80cm, có thân nhẵn hoá gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay 7.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Herba Scopariae dulcis)
Phân bố:
Loài liên nhiệt đới mọc khắp nơi ở đất hoang ven các đường đi, bờ ruộng.
Thu hái:
Vào mùa xuân hè, thu hái toàn cây rửa sạch, thái nhỏ dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô để dùng dần.
Bào chế:
Loại bỏ tạp chất, cắt đoạn, vi sao.
Tác dụng dược lý:
Amellin trong cây là một chất chống bệnh đái đường, dùng uống làm giảm đường – huyết và các triệu chứng của bệnh đái đường và tăng hồng cầu. Nó cüng ngăn cản sự tiêu hao mô và dẫn đến sự tiêu thụ tốt hơn protein trong chế độ ăn, làm giảm mỡ trong mô mỡ và thúc đẩy quá trình hàn liền vết thương.
Thành phần hóa học:
Cây chứa một alcaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần cây trên mặt đất chứa một chất dầu sền sệt, mà trong thành phần có dulciol, scopariol, (+) manitol, glucose. Rễ chứa (+) manitol, tanin, alcaloid, một hợp chất triterpen. Vỏ rễ chứa hexcoxinol, bsitosterol và (+) manitol.
Vị thuốc Cam thảo nam
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng:
Kiện tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-12g khô hoặc 20-40g tươi sắc uống.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cam thảo nam
Lỵ trực trùng:
Cam thảo đất, Rau má, lá Rau muống, Địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống .
Cảm cúm, nóng ho:
Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh giới.
Mụn nhọt:
Cam thảo đất 20 g, kim ngân hoa 20 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Dị ứng, mề đay:
Cam thảo đất 15 g, k đầu ngựa 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá mã đề 10 g. Sắc uống ngày một thang.
Sốt phát ban:
Cam thảo đất 15 g, cỏ nhọ nồi 15 g, sài đất 15 g, củ sắn dây 20 g, lá trắc bá 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Tiểu tiện không lợi:
Cam thảo đất 15 g, hạt mã đề 12 g, râu ngô 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Ho:
Cam thảo đất 15 g, lá bồng bồng 10 g, vỏ rễ cây dâu 15 g. Sắc uống ngày một thang.
Lỵ:
Cam thảo đất 15 g, lá mơ lông 15 g, cỏ seo gà 20 g. Sắc uống ngày một thang.
XẠ CAN
Tên khác:
Tên thường gọi:Vị thuốcXạ cancó tên goiÔ bồ, Ô phiến(Bản Kinh),Hoàng viễn(Ngô Phổ Bản Thảo),Ô siếp, (Nhĩ Nhã),Dạ can(Bản Thảo Kinh Tập Chú),Ô xuy, Thảo khương(Biệt Lục),Quỷ phiến(Trửu Hậu phương),Phượng dực(Bản Thảo Bổ di),Biển trúc căn(Vĩnh Loại Kiềm phương),Khai hầu tiễn, Hoàng tri mẫu(Phân Loại Thảo Dược Tính),Lãnh thủy đơn(Nam Kinh Dân Gian Dược Thảo),Ô phiến căn, Tử hoa hương, Tiên nhân chưởng, Tử hoa ngưu, Dã huyên thảo, Điểu bồ, Cao viễn, Bạch hoa xạ can, Địa biển trúc, Thu hồ điệp, Quỉ tiền, Ngọc yến, Tử kim ngưu, Tử hồ điệp(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),Rẻ quạt, Biển Trúc(Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:Belamcanda chinensis Lem
Họ khoa học: Họ Lay Ơn (Iridaceae).
Tiếng trung: 射干, 乌蒲, 乌扇, 黄远, 夜干, 乌要, 鬼扇 ...
Cây xạ can
(Mô tả, hình ảnh cây xạ can, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Cây xạ can là một cây thuốc quý. Dạng cây thảo, sống dai, thân rễ mọc bò. Thân bé, có lá mọc thẳng đứng, cao tới 1m. Lá hình mác dài, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 hàng, dài 20-40cm, rộng 15-20mm. Gân lá song song. Lá hình phiến dài, lá ở phía dưới úp lên gốc lá ở phía trên. Cụm hoa có cuống, cánh hoa màu vàng cam điểm đốm tím, 3 nhị, bầu hạ. Quả nang hình trứng, có 3 van, dài 23-25mm. Hạt xanh đen hình cầu.
Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở khắp nơi.
Thu hoạch:
Vào mùa xuân, thu
Phần dùng làm thuốc:
Thường dùng Thân Rễ.
Mô tả dược liệu:
Rễ Xạ can cong queo, có đốt ngắn, mầu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruột trắng. Chất cứng, vị thơm.
Bào chế:
+ Lấy nước ngâm mềm, thái nhỏ, phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Dùng tươi: rửa sạch, gĩa với ít muối, ngậm. Dùng khô: mài thành bột trong bát nhám, uống với nước (Dược liệu Việt Nam).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ Irigenin (Hồ Hiểu Lan, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (1): 29).
+ Tectorigenin, Tectoridin (Ngô Ác Tây, Dược Học Học Báo 1992, 27 (1): 64).
+ Belamcanidin, Methylirisolidone, Iristectoriginin A (Yamaki M và cộng sự, Planta Med 1990, 56 (3): 335).
+ Irisflorentin (Từ Ác Cương, Dược Học Học Báo 1983, 18 (12): 969).
+ Iridin (Kukani N và cộng sự, C A 1951, 45: 820b).
+ Noririsflorentin (Woo W S và cộng sự, Phytochemistry 1993, 33 (4): 939).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng chống nấm và virus: Chích liều cao dung dịch Xạ can, in vitro thấy có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da. Thuốc cũng có tác dụng chống virus hô hấp (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với nội tiết; Dích chiết và cồn chiết xuất Xạ Can cho uống hoặc chích đều có kết quả làm tăng tiết nước miếng. Thuốc chích có tác dụng nhanh và dài hơn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng giải nhiệt: Cho chuột đang sốt cao uống nước sắc Xạ can, thấy có tác dụng giải nhiệt (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1990, 6 (6): 28).
+ Tác dụng kháng viêm (Fukuyama Y và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991, 39 (7): 1877).
+ Tác dụng khứ đờm: cho chuột nhắt uống nước sắc Xạ can, thấy hô hấp tăng, tống đờm ra mạnh hơn (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1985, (1): 153).
+ Tác dụng kháng vi sinh: Nước sắc Xạ can có tác dụng ức chế Bồ đào cầu khuẩn,, Liên cầu khuẩn, khuẩn bạch hầu, khuẩn thương hàn quách Võ Phi, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1952, 38 (4): 315).
Vị thuốc xạ can
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị đắng, cay, tính hơi hàn, có độc ít (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Can, Tỳ (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu, thủ Thiếu âm tâm, thủ Quyết âm Tâm bào (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Phế, Can (Đông Dược Học
Tác dụng:
+ Tuyên thông tà khí kết tụ ở Phế, thanh hỏa, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tiêu đờm, phá trưng kết, khai Vị, hạ thực, tiêu thủng độc, trấn Can, minh mục (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thủng, sát trùng (Hồ Nam Dược Vật Chí).
Chủ trị:
+ Trị nấc, khí nghịch lên, đờm dãi ủng trệ, họng đau, tiếng nói không trong, phế ung, họng sưng đau do thực hỏa (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị phế khí suyễn, ho, ho khí nghịch lên, trẻ nhỏ bị sán khí, mụn nhọt sưng đau, tiện độc (Y Học NhậpMôn).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc xạ can
Trị homà khí nghịch lên, trong họng có nước khò khè như gà kêu:
Xạ can 13 củ, Ma hoàng 120g, Sinh khương 120g, Tế tân, Tử uyển, Khoản đông hoa đều 90g, Ngũ vị tử ½ thăng, Đại táo 7 trái, Bán hạ(chế). Sắc Ma hoàng với 1 đấu 2 thăng nước cho sôi, vớt bỏ bọt, cho các vị kia vào nấu còn 3 thăng, chia làm 3 lần, uống ấm (Xạ Can Ma Hoàng Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị thủy cổ, bụng to như cái trống, trong bụng kêu óc ách, da xám đen:
Quỉ phiến căn (Xạ can), gĩa vắt lấy nước cốt, uống 1 chén thì sẽ tiêu tiểu xuống thông ngay (Trửu Hậu phương).
Trị âm sán sưng đau, đau như kim đâm vào hông sườn:
Xạ can sống, gĩa nát, vắt lấy nước cho uống, hễ đi tiểu được là khỏi. Hoặc dùng Xạ can tán bột làm viên cũng tốt (Trửu Hậu phương).
Trị ghẻ lở do trúng phải xạ độc:
Xạ can, Thăng ma, đều 80g,sắc với 3 chén nước, uống nóng, bã đắp vết thương (Tập Nghiệm phương).
Trị hầu tý (họng sưng đau):
Xạ can, thái ra, mỗi lần dùng 20g, sắc với 1,5 chén nước còn 8 phân, bỏ bã, cho ít mật vào, uống (Xạ Can Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
Trị sốt rét lâu ngày, có báng:
Xạ can, Miết giáp (chế), sắc uống hoặc làm thành viên uống (Tụ Trân phương).
Trị họng sưng đau, ăn uống khó:
Xạ can (tươi) 160g, Mỡ heo 160g. nấu cho gần khô, bỏ bã. Mỗi lần ngậm 1 viên bằng trái táo, dần dần là khỏi (Tụ Trân phương).
Xạ can cho vào với giấm nghiền nát, vắt lấy nước cốt ngậm. Hễ nước miếng ra nhiều thì nhổ đi (Y Phương Đại Thành phương).
Trị họng sưng đau, ăn uống không thông:
Tử hồ điệp căn (tức Xạ can) 4g, Hoàng cầm, Cam thảo (sống), Cát cánh đều 2g. tán bột, hòa với nước mát uống hết là khỏi (Đoạt Mệnh Tán – Giản Tiện phương).
Trị vú sưng mới phát:
Xạ can, lựa loại gốc giống hình con Tằm nằm chết cứng, cùng với rễ cỏ Huyên. Tán bột, trộn với mật, đắpvào (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị táo bón, tiểu bí:
Rễ Tử hoa biển trúc (Xạ can), gĩa vắt lấy nước cốt 1 chén, uống thì thông ngay (Phổ Tế phương).
Trị bạch hầu:
Xạ can 3g, Sơn đậu căn 3g, Kim ngân hoa 15g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Đảo Trung Thảo Dược Thủ Sách).
Trị quai bị:
Rễ Xạ cantươi 10-15g, sắc uống, ngày hai lần (Phúc Kiến DânGianThảo Dược).
Trị quai bị:
Xạ can, Tiểu huyết đằng [lá], nghiền nát, đắp chỗ sưng (Hồ Nam Dược Vật Chí).
Trị khớp gối viêm, té ngã tổn thương:
Xạ can 90g, ngâm với 500ml rượu một tuần, Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần (An Huy Trung Thảo Dược).
Tham khảo:
+ Xạ can giáng được hỏa vì vậy nó là thuốc chủ yếu dùng trị họng sưng đau.
Tôn Tư Mạo trong sách ‘Thiên Kim Phương’ có bài ‘Ô Dực Cao’, Trương Trọng Cảnh trong sách ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm’ trong bài thuốc trị ho, khí nghịch lên, trong họng có tiếng nước khò khè như tiếng gà kêu, đã dùng bài ‘Xạ Can Ma Hoàng Thang’. Trong bài ‘Miết Giáp Hoàn’ dùng trị chứng ngược mẫu [sốt rét], dùng Ô phiến [Xạ can] là để giáng tướng hỏa của Quyết âm vậy. Hỏa giáng thì huyết tan, thủng [sưng] tiêu, đờm kết tự giải, chứng trưng hà tự hết (Bản Thảo Cương Mục).
+ Xạ can có tác dụng khai thông mạnh hơn là tả giáng, là vị thuốc thường dùng trị họng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Xạ can vị vốn đắng mà chất nhẹ. Đắng thì giáng tiết hỏa ở Phế, nhẹ thì có thể tuyên thông Phế khí. Vừa giáng lại vừa tuyên thông, cho nên nó là vị thuốc chủ yếu trị bệnh ở Phế. Dù Phế nhiệt hoặc hàn, biết phối hợp sử dụng hỗ trợ với liều lượng phù hợp thì hiệu quả thu được rất cao (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Uống lâu ngày cơ thể bị hư yếu (Biệt Lục).
+ Uống lâu ngày sinh tiêu chảy (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trỳ Vị hơi yếu, tạng hàn, khí huyết hư, bệnh không có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phế không có thực tà: không dùng(Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bệnh không có thực nhiệt, Tỳ hư, tiêu lỏng, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
HUYỀN SÂM
Tên khác
Tên Hán Việt khác: Vị thuốc huyền sâm còn gọi Trọng đài(Bản Kinh), Chính mã, Huyền đài, Lộc trường, Qủi tàng, Đoan(Ngô Phổ Bản Thảo), Hàm(Biệt Lục),Trục mã(Dược Tính Luận), Phức thảo(Khai Bảo Bản Thảo), Dã chi ma(Bản Thảo Cương Mục), Hắc sâm(Ngự Dược Viện), Nguyên sâm(Bản Thảo Thông Huyền), Sơn ma, Dã chi ma, Năng tiêu thảo, Lăng tiêu thảo, Huyền vũ tinh, Lộc dương sinh(Hòa Hán Dược Khảo), Đại nguyên sâm, Hắc nguyên sâm, Ô nguyên sâm, Khuê giác sâm, Trần nguyên sâm(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Sơn đương quy(Hồ Nam Dược Vật Chí), Thủy la bặc(Triết Giang Trung Dược Chí).
Tên khoa học: Scrophularia kakudensis Franch
Họ khoa học: Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae).
Cây huyền sâm
(Mô tả, hình ảnh cây huyền sâm, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Huyền sâm là cây thuốc quý, loài cây thân thảo, sống nhiều năm, thân cây vuông cao độ 1,7-2,3m, lá màu tím xanh. Lá mọc đối có cuống hình trứng dài, đầu nhọn vát, rìa lá có răng cưa, màu xanh nhạt. Cây ra hoa mùa hè. Hoa tự xếp thành hình chùy tròn, ống tràng hoa hình chén, cánh hình môi, chia làm 5 thùy, màu tím xám dài ngắn, 5 thùy. Quả bế đôi hình trứng. Hạt nhỏ bé, nhiều hạt màu đen, rễ to mập nhưng hơi cong, dài độ 10-20cm, giữa rễ củ phình lớn, hai đầu củ hơi thon, nói chung mỗi gốc có 4-5 củ mọc thành chùm, lúc tươi vỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, sau khi chế biến vỏ ngoài màu nâu nhạt bên trong màu đen, mềm dẻo.
Huyền sâm sản xuất ở tỉnh Tứ Xuyên gọi là “Xuyên huyền sâm” hay “Thổ Huyền sâm” thường trồng vào đầu mùa hạ, đến mùa thu sang năm thì thu hoặch. Chủ yếu phân bố ở Đạt Huyện, Ôn Giang, Vạn Huyện, Bồi Lăng. Huyền sâm xản xuất ở tỉnh Triết Giang thuộc loại Quảng huyền sâm, trồng vào đầu năm thu hoạch vào cuối năm, phân bố ở các huyện Đông Dương, Tiêu cư. Loại này sản xuất ở các tỉnh Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tây, Thiểm Tây, Quý Châu, Cát Lâm, Liêu Ninh. Ở các tỉnh trên ngoài việc trồng trọt ra, còn có khai thác cây mọc hoang dại. Huyền sâm mới di thực vào nước ta, trồng ở đồng bằng hay miền núi đều cho năng xuất cao, chất lượng tốt. Ở đồng bằng gieo trồng tháng 10-11, ở miền núi tháng 2-3. Cây ưa đất pha cát nhiều chất mùn, màu mỡ, thoát nước tốt. Có thể gieo thẳng hoặc trồng bằng mầm non sau khi thu hoạch nhưng thông thường là gieo thẳng. Ngâm hạt với nước ấm, trong 4 giờ, vớt ra để ráo, trộn với đất bột để gieo. Gieo xong tưới nước phủ rơm rạ.
Thu hái, sơ chế:
Vào vụ, ở đồng bằng thu hoạch vào tháng 7-8, miền núi tháng 10-11, năm thứ 2 sau khi trồng, lúc cây đã tàn lụi thì thu hoạch, lúc thu hoạchthì dùng cuốc đào, nắm lấy gốc cây rũ lấy củ, ngắt bẻ lấy củ để chế biến. Nếu cần lấy đầu chồi hoặc đầu củ để làm giống, cũng cần kết hợp chọn lúc này.
a) Phương pháp sơ chế Thổ huyền sâm:
Sau khi thu hoạch đem đi rửa ngay đưa lên gìan sấy, sấy cho tới lúc khô được một nửa thì đem ra chất đống 2-3 ngày, bên trên có phủ kín cỏ rạ làm cho ruột củ biến thành màu đen, nước bên trong thấm thấu ra ngoài, lại đem ra sấy, sấy cho tới lúc khô 9 phần, bỏ vào trong xảo, lắc đi lắc lại cho củ rễ và đất cát rơi xuống hết, sau đó phân loại đem bán.
b) Phương pháp chế biến Huyền sâm Triết Giang. Sau khi thu hoạch về, đem phơi nắng ngay, lúc phơi khô được một nửa, đem chất đống 2-3 ngày, sau đó lại đem phơi, qua độ 40 ngày thì khô kiệt, nếu trường hợp bị mưa thì cũng có thể dùng lửa sấy. Dù là sấy hay phơi khô, điền cần phải chú ý không được làm cho rỗng ruột. Nếu phải dùng lửa sấy thì cần phải chú ý đặc biệt đến lửa sấy, nhất thiết không được quá to lửa, để tránh khô giòn rỗng ruột.
Phần dùng làm thuốc: Rễ.
Mô tả dược liệu:
Rễ vẫn gọi là củ khô, hình trụ, chính giữa phình lớn, phía dưới thuôn nhỏ lần, ở phía trước gốc có cổ hẹp lại, phía trên có nuốm phình lớn, rễ dài từ 12-15cm, rộng chừng 21mm, 25mm, mặt ngoài biểu hiện màu nâu đất, có nếp nhăn sâu rõ ràng và các bì khổng dài ngang màu đất sét, nếp nhăn nằm ngang tương đối ít, có khi cũng có thể thấy sẹo của nhánh rễ bị đứt ngang, chất cứng dẻo, khó bẻ gãy, mặt cắt ngang mềm màu đen nhiều thịt, đầu ướt như keo khói đèn hoặc Thục địa, ở chính giữa hơi biểu hiện dạng xơ, phía ngoài cùng có lớp bần mỏng, phía trong có nhiều vân tỏa ra (bó libe gỗ). Bột màu đen, nhạt, vị hơi ngọt mặn.
Bào chế:
1- Đào củ về rửa sạch, lót cỏ lác, xếp củ vào chỗ đồ lên cho chín, phơi khô dùng (Lôi Công).
2- Rửa sạch, ủ mềm, xắt lát phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
Hiện nay Huyền sâm được chia ra 2 loại: loại Thổ Huyền sâm, và loại Quảng Huyền sâm, ngoài ra còn có một loại Huyền sâm mọc hoang (Dã Huyền sâm).
1- Quảng huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl) là cây thân cỏ sống lâu năm. Mặt sau lá và trên cây non có lông ngắn mọc chi chít, thân cây hình vuông, cao độ 1-1,7m. Lá mọc đối, có cuống, hình trứng hẹp, đầu nhọn, có cuống rộng hơn cuống lá Thổ huyền sâm mép lá có răng cưa đều đặn, lá cũng dầy hơn lá Thổ huyền sâm. Về mùa hè cây ra hoa, tụ họp thành chùy trìn, phần ống tràng giống như chiếc tách, rìa cánh hình môi, màu tím đỏ, 4 nhị đực, 1 nhị cái. Quả bế đôi nhỏ, hình trứng. Rễ củ tương đối to mập, hình búa, vỏ màu nâu xám ruột trắng sau khi chế biến khô thì tự trở thành màu nâu đen.
2- Dã huyền sâm (Scrophularia oilhami Oliv) về hình thái thì rất giống cây Quảng huyền sâm, chỉ khác là đuôi lá của loài này nhọn nhỏ, mặt phẳng nhẵn, thân không có lông, hoa tự dạng bông dài nhỏ, tràng màu vàng xanh nhạt, củ gầy gò, mọc hoang dại ở vùng Đông Bắc tỉnh Sơn Đông- Trung Quốc (Danh Từ Dược Vị Đông Y
Bảo quản:
Dễ mốc trắng, để nơi khô ráo, đậy kín, dưới có lót vôi sống. Hay đem phơi nắng.
Thành phần hóa học:
+ L-Asparagine, Oleic acid, Linoleic acid, Stearic acid (Trung Dược Học).
+ Harpagide, Harpagoside, Ningpoenin (Kitagawa I và cộng sự, Chem Pharm Bull 1967, 15: 1254).
+ Aucubin, 6-O-Methylcatalpol (Qian Jing Fang và cộng sự, Phytochemistry 1992, 31 (3): 905).
+ Asparagine (Lâm Khải Thọ, Trung Thảo Dược thành Phần Hóa Học, Bắc Kinh Khoa Học Xuất Bản 1977: 25).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nướcsắc Huyền sâm có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với Pseudomonas aeruginosa (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Nướcsắc Huyền sâm có tác dụng tăng huyết áp, đặc biệt trong huyết áp cao do thận. Hiệu quả này có lẽ do tác dụng co mạch (Chinese Herbal Medicine).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng an thần, chống co giật, giải nhiệt (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng cường tim nhẹ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng gĩan mạch, hạ áp (Hồng Duy Quế, Triết Giang Y Học 1981 (1): 11).
+ Cồn chiết xuất Huyền sâm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu của mạch vành, làm cho sức chịu đựng trạng thái thiếu Oxy của tim được tốt hơn (Kinh Lợi Bân (Quốc Lập Bắc Bình Nghiên Cứu Viện Sinh Lý Sở trung Văn Báo Cáo 1936, 3 (1): 1).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng hạ hiệt tốt (Won S W, C A 1965, 62: 9631).
Vị thuốc huyền sâm
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hơi hàn (Bản Kinh).
+ Vị hơi đắng, hơi mặn lẫn ngọt, tính mát (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vị đắng, mặn, tính hàn (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, mặn, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận (Dược Loại Pháp Tượng).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).+ Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, giải độc. Trị nhiệt bệnh, phiềnkhát, phát ban, nóng trong xương, đêm nằm không yên, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam, họng sưng đau, phù thũng, lao hạch (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thanh Thận hỏa, tư âm, tăng dịch. Trị âm hư, bạch hầu, họng sưng đau, ôn dịch độc, ban sởi, giải ôn tà thời khí, trừ phiền nhiệt, bứt rứt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Tỳ vị có thấp, tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
+ Huyết thiếu, mắt mờ, đình ẩm, hàn nhiệt, chi mãn, huyết hư, bụng đau, tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
+ Kỵ Hoàng kỳ, Can khương, Đại táo, Sơn thù. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Âm hư mà không có nhiệt, hoặc âm hư kèm tiêu chảy: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ Vị có thấp, Tỳ hư kèm tiêu chảy: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 12 – 20g
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc huyền sâm
Trị các loại độc do rò:
Huyền sâm ngâm rượu uống hàng ngày (Khai Bảo Bản Thảo).
Trị loa lịch lâu năm:
Huyền sâm sống, gĩa nát, đắp, 2 ngày thay một lần (Quảng Lợi Phương).
Trị gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt:
Huyền sâm tán bột, lấy nước cơm nấu gan Heo chấm ăn hàng ngày (Tế Cấp Phương).
Trị họng sưng, phát ban:
Huyền sâm, Thăng ma, Cam thảo, mỗi thứ 20g, sắc với 3 chén nước còn 1 chén rưỡi, uống nóng (Huyền Sâm Thăng Ma Thang - Nam Dương Hoạt Nhân Thư Phương).
Trị họng sưng, họng nghẹn:
Huyền sâm, Thử niêm tử, nửa sao, nửa để sống, mỗi thứ 40g, tán bột uống (Thánh Huệ Phương).
Trị trong mũi lở:
Dùng bột Huyền sâm bôi vào hoặc lấy nước tẩm với thuốc cho mềm, nhét vào mũi (Vệ Sinh Dị Giản Phương).
Trị nhiệt tích ở tam tiêu:
Huyền sâm, Hoàng liên, Đại hoàng mỗi thứ 40g, tán bột, Luyện mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30-40 viên với nước, trẻ con viên lớn bằng hạt gạo (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị tiểu trường sán khí (thoái vị):
Hắc sâm, tướt nhỏ, sao, tán bột làm viên. Mỗi lần uống 6g với rượu lúc bụng đói, mồ hôi ra là đạt hiệu quả (Tập Hiệu Phương).
Trị thương hàn mà đã dùng phép phát hãn, phép thổ mà độc khí không giảm, biểu hư, lý thực, nhiệt phát ra bên ngoài làm cho toàn cơ thể phát ban, phiền táo, nói sảng, họng sưng đau:
Chích thảo20g, Huyền sâm 20g, Thăng ma 20g, Chặt nhỏ thuốc ra. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, bỏ bã, uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).
Trị sốt cao, mất nước, táo bón:
Huyền sâm 12g, Mạch môn 12g, Sinh địa 12g. Sắc uống (Huyền Sâm Thang – Sổ Tay 540 Bài Thuốc Đông Y).
Phòng chứng đậu:
Huyền sâm 200g, Dùng chầy gỗ, gĩa nhỏ, phơi khô, tán bột. Thỏ ty tử 400g, rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ trộn với đường làm hoàn. Ngày uống 6 - 8g với nước đường (Huyền Thỏ Đơn – Mộng Trung Giác Đậu).
Trị họng sưng đau sau khi đậu mọc:
Bạch thược 4g, Bồ hoàng 2g, Cam thảo 2g, Chi tử 2g, Đơn bì 2g, Huyền sâm 2g, Sinh địa 2g, Thăng ma 2g, Sắc uống (Huyền Sâm Địa Hoàng Thang – Mộng Trung Giác Đậu).
Trị lao:
Huyền sâm 480g, Cam tùng 180g, tán bột. Luyện với 480g mật ong, trộn đều, bỏ vào hũ, bịt kín, chôn dưới đất 10 ngày xong lấy ra. Lại dùng tro luyện với mật, cho vào cả trong bình, đậy lại, ủ kín thêm 5 ngày nữa, lấy ra đốt cháy, cho người bệnh ngửi (Kinh Nghiệm Phương).
Trị động mạch viêm tắc:
Huyền sâm, Đương quy, Kim ngân hoa, Cam thảo (Tứ Diệu Dũng An Thang – Nghiệm Phương Tân Biên).
+Sáng mắt:
Huyền sâm cùng với Địa hoàng, Cam cúc hoa, Bạch tật lê, Câu kỷ tử, Sài hồ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị loa lịch:
Huyền sâm cùng với Bối mẫu, Liên kiều, Cam thảo, Qua lâu căn, Bạc hà, Hạ khô thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị thương hàn dương độc, sau khi sốt ra mồ hôi, độc uất kết không tan ra, ngột dưới tim, buồn bực không ngủ, tâm thần điên đảo muốn chết:
Huyền sâm, Tri mẫu, Mạch môn đông các vị bằng nhau sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị họng sưng, thanh quản viêm:
Huyền sâm: Ngưu bàng tử, mỗi thứ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bạch hầu:
Huyền sâm 20g, Sinh địa 16g, Mạch môn 12g, Cam thảo 4g, Bối mẫu 8g, Đơn bì 12g, Bạch thược 16g, Bạc hà 2g, sắc uống (Dưỡng Âm Thanh Phế Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị sốt cao tổn thương âm dịch, nóng nảy bứt rứt, khát, cũng có thể dùng trong chứng bại huyết, tinh hồng nhiệt, viêm quầng phát tán, phát sởi, hoặc nóng nảy trong ngực, hôn mê:
Huyền sâm 20g, Tê giác 4g, Sinh địa 24g, Trúc diệp tâm 12g, Đan sâm 16g, Mạch môn đông 12g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Hoàng liên 4g. Sắc uống (Thanh Dinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị cơ thể suy nhước ăn ít do lao phổi, ho sốt:
Huyền sâm 20g, Sơn dược 40g, Bạch truật 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kê nội kim 8g. Sắc uống (Tư Sinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ban sởi:
Hóa Ban Thang thêm Huyền sâm 12g, Tê giác 4g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phát ban, họng sưng
Huyền sâm 16g, Thăng ma 12g, Cam thảo 8g. Sắc uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị lao hạch lâm ba (chưa vỡ mủ), hạch lâm ba viêm:
Huyền sâm 16g, Mẫu lệ 12g, Bối mẫu 8g, Liên kiều 16g, Hạ khô thảo 12g, sắc uống (Tiêu Lịch Hoàn Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị da tay tróc:
Huyền sâm 30g, Sinh địa 30g. ngâm uống như uống nước trà, có kết quả tốt (Khang Đức Lương, ‘Dùng Huyền Sâm Trị 50 ca Tróc Da Ngón Tay’ (Bắc Kinh Y Học Viện Học Báo 1959, (1): 52).
Tham khảo:
+ Huyền sâm chủ về các bệnh sản nhũ với sản hậu thoát huyết, thì âm suy mà hỏa vô sở chế, chữa bằng hàn lương, đã e rằng tổn thương bên trong, mà cộng thêm bổ mạnh, lại e không thu nhận được, chỉ có Nguyên sâm thanh (mát) mà hơi ghé bổ, vì vậy Huyền sâm là thuốc chính trong sản hậu (Bản Thảo Kinh Độc).
+Huyền sâm, Huyền (đen) là màu sắc thủy của thiên (trời), Sâm là nghĩa là tham gia. Rễ đặc, tất cả đều màu đen, vị đắng khí hàn, bẩm tinh của Thiếu âm hàn thủy, trên thông với Phế nên hơi có mùi tanh. Chủ trị hàn nhiệt tích tụ trong bụng. Trên giao với Phế thì thủy thiên nhất khí luân chuyển trên dưới, mà khối tích tụ hàn nhiệt trong bụng tự tan. Các bệnh ở vú, sản hậu ở phụ nữ, do sanh đẻ mà nội tạng hư yếu, bệnh về vú là trung tiêu bất túc. Tuy có bệnh tật ắt phải bổ thận hòa trung, Huyền sâm là tinh tư thận, trợ trấp (nước) của trung tiêu nên có thể chữa được. Hơn nữa, bổ Thận khí, làm cho người ra sáng mắt vậy. Là trung phẩm trong chữa bệnh thì không nên dùng lâu (Bản Thảo Sùng Nguyên).
+Huyền sâm thanh kim bổ thủy, phàm chứng nhọt lở nóng đau, ngực đầy, phiền khát, nước tiểu đỏ, tiểu khó, các chứng tiểu bí dùng Huyền sâm đều rất hay. Thanh phế nhiệt thì dùng với Trần bì, Hạnh nhân. Lợi tiểu thì dùng chung với Phục linh, Trạch tả, trong nhẹ phơi phới, là thuốc tốt nhất không làm hàn lạnh trúng khí (Ngọc Thu Dược Giải).
+Huyền sâm sắc đen, thuộc thủy có tính nhuận hạ, vốn vị mặn, đắng, khí hàn, là thuốc của kinh Túc thiếu âm, giống như Địa hoàng công hiệu cũng là bổ thận, mà Huyền sâm chủ về âm khí, còn Địa hoàng tráng thủy để chế hỏa; Huyền sâm thì quản lĩnh các khí, tất cả hỏa phù du, hoặc viêm hoặc tụ, có khả năng làm cho thanh (mát) và tan đi. Công năng bổ thận của nó là bổ hiện tượng cơ thể lúc thận khí mới hình thành, không phải bổ hình chất tàng (chứa) trong tạng Thận. Phàm bệnh vốn từ nhiệt mà khí hóa, có thể dẫn đến phần chí âm của nó vào nơi phần khí, nên khí bởi nhiệt kết, bất kể thượng hạ, không chia hư thực, tùy chủ hay phụ, đều có thể dùng phép thanh. Phàm đúng là tà khí, trừ tà khí không thể trị cậy vào đấy, mà với khí âm của Huyền sâm, cùng khí hóa nơi tà khí. Hư là chiùnh khí hư, bổ chiùnh khí cũng không thể chỉ nhờ vậy mà với âm khí của Huyền sâm kiêm trợ khí nơi chiùnh khí vậy. Khả năng của Huyền sâm là như thế, người dùng nên liệu sở trường của nó mà sử dụng (Bản Thảo Thuật Câu Nguyên).
+ Huyền sâm mầu đen, vị mặn, cho nên hay chạy vàokinh Thận, người xưa thường dùng để trị chứng hỏa ở thượng tiêu, chính vì cho là thủy không thắng được hỏa, hỏa bốc lên. Làm mạnh thủy để chế bớt hư hỏa bốc lên nhưng vì tính của Huyền sâm vốn hàn, hoạt, tạm thời trị hỏa hữu dư thì dùng được. Còn muốn giữ vững căn bản tư bổ thận thủy thì phải trọng dụng Thục địa mà không cần dùng đến Huyền sâm (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Địa hoàng và Huyền sâm đều có tác dụng bổ thận nhưng Địa hoàngvị ngọt còn Huyền sâm vị đắng. Huyền sâm thiên về trừ hỏa bốc lên thượng tiêu, làm cho hỏa tạm thời ổn định, Địa hoàngthiên về tư bổ thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
HẸ
Hẹ Tên khác của hẹ
-Tên gọi khác: Hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảovà nhiều tên khác.
-Tên khoa học:Danh pháp khoa học làAllium ramosum L. (dạng hoang dã, đồng nghĩa: Allium odorum L.) hay Allium tuberosum Rottler ex Spreng. (dạng gieo trồng).
-Họ khoa học: thuộc họ Hành (Alliaceae). Các văn bản gần đây chỉ liệt kê nó dưới tên gọi Allium ramosum. Một số nhà thực vật học còn đặt cả các giống hoang dã và giống gieo trồng vào A. ramosum do có nhiều dạng trung gian tồn tại. Mùi vị của nó là trung gian giữa tỏi và hành tăm.
Cây hẹ
(Mô tả, hình ảnh cây hẹ, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả cây hẹ:
Cây hẹ không chỉ là cây rau, gia vị mà còn là một cây thuốc nam quý.Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen.
Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.
Bộ phận dùng:
Hạt - Semen Alli Tuberosi, thường gọi là Cửu thái tử. Toàn cây cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái:
Cây của vùng Đông Á ôn đới, được trồng rộng rãi làm rau ăn ở miền núi, trung du và đồng bằng. Thường trồng bằng củ tách ở cây đã tàn lụi. Có thể trồng vào mùa xuân, hoặc thu đông là tốt nhất. Ta thường thu hái rau hẹ quanh năm, thường dùng tươi. Còn quả chín, phải chờ mùa thu đông, lấy về phơi khô, đập lấy hạt.
Thành phần hóa học của hẹ
Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C.
Trong 1 kg lá hẹ có 5-10 g đạm, 5-30 g đường, 20 mg vitamin A, 89 g vitamin C, 263 mg canxi, 212 mg phốt pho, nhiều chất xơ.
Tác dụng dược lý của hẹ
Hẹ có chứa nhiều chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Vị thuốc hẹ
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị, tác dụng:
Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.
Rau Hẹ có vị cay đắng chua mà sít, lại mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm máu, vít tinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Hạt Hẹ dùng chữa chứng mộng tinh, Di tinh, đái ra huyết, lưng gối mỏi, tả và chứng đàn bà bạch đới và ỉa chảy.
Hẹ còn dùng chữa viêm tiền liệt tuyến.
Cây Hẹ dùng trị cơn hen suyễn nặng, đờm chặn khó thở, chứng ra mồ hôi trộm, sưng cổ họng khó nuốt, đổ máu cam, lỵ ra máu, viêm mũi, viêm tiền liệt tuyến. Ngày dùng 20-30g giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng ngoài, lấy nước Hẹ nhỏ tai trị viêm tai giữa. Rễ Hẹ là vị thuốc tẩy giun kim rất nhẹ nhàng và hiệu nghiệm.
Liều dùng 6-12g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hẹ
Cổ họng khó nuốt:
Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.
Yết hầu sưng đau:
Hẹ toàn cây một nắm, muối một cục đâm vắt nước nuốt lần lần.
Viêm tai giữa:
Giã Hẹ tươi lấy nước nhỏ tai.
Côn trùng bò vào tai:
Lá Hẹ đâm vắt lấy nước nhỏ vào tai ít giọt, côn trùng sẽ bò ra.
Hen suyễn nguy cấp:
Lá Hẹ, một nắm, sắc uống.
Đổ máu cam, lỵ ra máu:
Củ hoặc lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.
Ho trẻ em:
Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.
Giun kim:
Sắc lá Hẹ hoặc rễ Hẹ lấy nước uống.
Di tinh:
Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.
Sản hậu Chóng mặtbất tỉnh:
Củ Hẹ, Hành tăm, đều 12g, đâm nát hoà ít giấm, để lên cục gạch nướng đỏ, xông hơi.
Tham khảo
Kiêng kị
Hẹ vừa là một món ăn, vừa là một vị thuốc- kháng sinh từ thiên nhiên tác dụng của cây hẹ giúp chữa được nhiều bệnh nhưng cần lưu ý người âm suy, bốc hoả không nên dùng hẹ. Không nên dùng hẹ vào mùa nóng. Hẹ rất kỵ với thịt trâu, mật ong.
Hẹ là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong YHCT. Hẹ có bán tại các chợ và siêu thị. Người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
HẠT SẺN
Hạt sẻn Tên khác:
Tên thường gọi: Hạt sẻn hay Hoa tiêu là quả phơi hay sấy khô của cây Sưng hay cây Hoàng lực. Còn gọi Hoa tiêu thích, Sơn hồ tiêu thích, Ba tiêu, Dã hoa tiêu, Lưỡng diện châm, Lưỡng phù chắm, Xuyên tiêu.
Tên khoa học:Zanthoxylum nitidum DC.
Họ khoa học:Thuộc họ Cam - Rutaceae.
Cây Sưng (Hoàng lực)
(Mô tả, hình ảnh cây Sưng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây bụi, leo, có gai. Cành vươn dài. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 5 lá chét nguyên. Hai mặt lá đều có gai ở chân, nhất là gân chính và cuống lá. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá. Hoa trắng nhỏ, đơn tính. Quả có 1 - 5 mảnh vỏ, mỗi mảnh đựng một hạt màu đen bóng.
Phân bố:
Mọc hoang khắp nơi ở nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh miền núi như Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hòa Bình, Hà Tây. Còn mọc ở Trung Quốc.
Thu hái
Đến mùa thu, quả chín, hái cả cành về, cắt lấy quả phơi khô. Khi nhấm quả thấy vị đắng, nóng và thơm. Bề ngoài vị thuốc trông rất đặc biệt: Quả tách thành 3 mảnh cứng, trong mỗi mảnh có một hạt đen bóng, cứng. Nhấm hạt có mùi thơm như chanh.
Bộ phận dùng:
Rễ và quả. Rễ thu hái quanh năm. Quả hái khi còn xanh. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học:
Vỏ cành và rễ chứa alcaloid nitidin, không bền vững dễ chuyển thành dihydronitidin và oxynitidin. Vỏ rễ chứa flavon, glucosid diosmin. Hạt có tinh dầu chứa linalol.
Vị thuốc Hạt sẻn
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị cay, tính ôn, có độc
Quy kinh:
Vào 3 kinh phế, tỳ và thận.
Công dụng:
Có tác dụng tán hàn, trục thấp, ôn trung, trợ hỏa, sát hồi trùng. Chữa bụng lạnh đau, thổ tả, tẩy giun.
Ứng dụng lâm sàng của Hạt sẻn
Chữa ho, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, nhức răng, tê bại, Thấp khớp, giun đũa
Quả kích thích tiêu hoa, Chữa ho, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, nhức răng, tê bại, Thấp khớp, giun đũa : Ngày 3 - 5g dạng sắc, bột.
Chữa sốt, sốt rét, Thấp khớp
Rễ chữa sốt, sốt rét, Thấp khớp: Ngày 6 - 12g dạng sắc, ngâm rượu.
Chữa Đau răng
Quả dùng ngoài, chữa Đau răng: Sắc hoặc ngâm rượu ngậm, và chữa rắn cắn, giã nát bôi.
Chữa sốt, thuốc ra mồ hôi, thuốc sốt rét kinh niên, thuốc tê thấp
Nhân dân ta còn dùng rễ cây này với tên hoàng lực hay rễ cây Sưng hay Huỳnh lực làm thuốc chữa sốt, thuốc ra mồ hôi, thuốc sốt rét kinh niên, thuốc tê thấp. Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
KHỔ SÂM CHO RỂ
Khổ sâm cho rễ
Tên khác
Tên thường gọi:Khổ sâmlà rễ phơi hay sấy khô của cây khổ sâm. Còn có tên làDã hòe,Khổ cốt.
Tên tiếng Trung:苦 參
Tên khoa học:Sophora flavescens.
Họ khoa học:Họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae).
Cây Khổ sâm
(Mô tả, hình ảnh cây Khổ sâm, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây nhỏ cao 0.5-1.2m. Rễ hình trụ, vỏ ngoài màu vàng, lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 5-10 đôi lá chét. Lá chét hình mác dài 2-4.5cm, rộng 7-16mm. Hoa mọc thành chùm dài 10-20cm, hoa màu vàng trắng. Quả giáp dài 5-12cm, đường kính 5-8mm, đầu có mỏ dài chứa 3-7 hạt, gần hình cầu, màu đen.
Phân bố:
Được trồng khắp nơi ở Trung Quốc.Vị thuốc này hiện Việt Nam đang phải nhập của Trung Quốc.
Thu Hái, Sơ Chế:
Mùa xuân, thu đào hái về, cắt bỏ đầu rễ và rễ to, rửa sạch đất, phơi khô hoặc cắt thành từng miếng dày độ 0,3 – 1cm, phơi khô là được.
Thành phần hóa học:
Rễ khổ sâm có chứa Luteolin-7-Glucoside (Chinese Hebral Medicine).
Tác Dụng Dược Lý:
Tác Dụng Chống Nấm:nước sắc Khổ sâm trong thực nghiệm có tác dụng kháng 1 số nấm ngoài da (Trung Dược Học).
Tác Dụng Kháng Sinh:Khổ sâm có tác dụng kháng sinh đối với trực khuẩn lỵ đồng thời có tác dụng kháng lỵ amip, làm cho đơn bào co thành kén (Trung Dược Học).
Tác Dụng Đối Với Ký Sinh Trùng Sốt Rét:nước sắc của bài thuốc gồm Khổ sâm và vỏ Bưởi có tác dụng ức chế ký sinh trùng sốt rét mạnh trên động vật thí nghiệm được gây nhiễm sốt rét, nhưngtái phát trong thời gian 10 ngày theo dõi. Trên mô hình thực nghiệm chuột nhắt nhiễm Plasmodium Berghei và gà nhiễm Plasmodium Gallinaceum, Alcaloid chiết xuất từKhổ sâm không thể hiện rõ tác dụng.
Tác dụng lợi niệu:Cho thỏ uống hoặc chích dịch Khổ sâm thấy có tác dụnglợi niệu (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác dụng kháng khuẩn:Nước sắc Khổ sâm có tác dụng ức chế đối với Staphylococus aureus, lỵ trực khuẩn, trùng Amip (Trung Dược Học).
Tác dụng kháng ung thư:Khổ sâm có tác dụng ức chế S180 nơi chuột nhắt. Lâm sàng cho thấy Khổ sâm có hiệu quả nhất định đối với ung thư ở cổ, dạ dày, gan (Trung Dược Học).
Chích dịch Khổ sâm vào thỏ nhà thấy có tác dụng tê liệt trung khu thần kinh, gây nên co giật, ngưng hô hấp và tử vong (Trung Dược Học).
Bài thuốc gồm Khổ sâm và 3 vị thuốc khác dưới dạng nước sắc để rửa âm đạo trong điều trị sa sinh dục, phối hợp với bài thuốc uống và bài thuốc đặt ở âm đạo, đạt kết quả khá tốt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Vị thuốc Khổ sâm
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính Vị:
Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
Không độc (Danh Y Biệt Lục).
Vị rất đắng, tính rất hàn (Bản Thảo Tùng Tân).
Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Vị đắng, tính lạnh (Trung Dược Học).
Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
Vào Thiếu âm Thận(Trân Châu Nang).
Vào kinh Vị, Đại trường, Can, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Vào kinh Tâm, Phế, Thận, Đại trường (Bản Thảo Tân Biên).
Vào kinh Can, Thận, Đại trường, Tiểu trường (Trung Dược Đại Từ Điển).
Vào kinh Can, Thận, Đại trường, Tiểu trường (Trung Dược Học).
Vào kinh Tâm, Thận, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Công Dụng
Trục thủy, trừ ung thủng, bổ trung, minh mục, chỉ lệ (Bản Kinh).
Dưỡng Can Đởm khí, an ngũ tạng, định chí, ích tinh, lợi cửu khiếu, trừphục nhiệt trường tích, chỉ khát, tỉnh rượu (Danh Y Biệt Lục).
Thanh nhiệt, táo thấp, sát trùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Trừ thấp nhiệt, khứ phong, chỉ dưỡng (Trung Dược Học).
Thanh hỏa, giải độc, sát trùng, khử thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều Dùng:
6 - 30g.
Kiêng Kỵ:
Tỳ vị hư hàn: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Huyền sâm làm sứ cho nó, kỵ Bối mẫu, Thỏ ty tử; Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Uống lâu ngày sẽ làm tổn thường Thận khí, tạng Can (Bản Thảo Kinh Sơ).
Thận hư mà không sốt cao: không nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
Người Can Thận hư yếu mà không có chứng nóng: không nên dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Tỳ Vị hư hàn: không dùng (Trung Dược Học).
Thận hư mà không có thấp nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Khổ sâm
Trị Tâm và Phế tích nhiệt, Thận có phong độc tấn công làm cho ngoài da, khủy tay bị ngứa, lở loét, chảy nước vàng:
Khổ sâm 32 lạng, Kinh giới (bỏ cành) 16 lạng. Tán bột. Trộn với nước hồ làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước trà hoặc nước sắc Kinh giới, sau bữa ăn (Khổ Sâm Hoàn – Hòa Tễ Cục phương).
Trị mặt ngứa như kim đâm:
Khổ sâm 640g, Xích thược, Đông qua tử đều 160g, Huyền sâm 80g. Tán bột. Mỗi lần dùng 4g xoa vào mặt (Phổ Tế phương).
Trị bạch điến phong:
Khổ sâm 2,8kg, Lộ phòng phong [ tổ ong] 150g, Thích vị bì 1 cái. Thái thuốc ra thành phiến, nấu với 3 đấu nước còn 1 đấu, bỏ bă, chỉ lấy nước cốt. Cho thêm 5 cân rượu vào, 3 đấu nếp. Nấu thành rượu, mỗi lần uống 1 – 2 ly nhỏ, trước bữa ăn, uống ấm (Bạch Điến Phong Tửu – Thế Y Đắc Hiệu phương).
Trị mộng tinh, Di tinh, hoạt tinh, đới hạ có màu đỏ, đục:
Khổ sâm Mẫu lệ phấn. Tán bột. Lấy 1 dạ dày heo đực, cho 3 chén nước vào hầm thật nhừ, gĩa nát, trộn với thuốc bột làm viên như hạt bắp, uống với rượu ấm(Trư Đỗ Hoàn-Lưu Tùng Thạch Phương).
Trị âm đạo lở ngứa:
Khổ sâm, Phòng phong, Lộ phong phòng, Chích thảo. Lượng bằng nhau, sắc lấy nước rửa (Tẩy Độc Thang – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Trị lỵ ra máu không cầm:
Khổ sâm, sao với Tiêu, tán nhuyễn. Tẩm với nước làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. mỗi lần uống 15 viên với nước cơm (Nhân Tồn Đường Kinh Nghiệm phương).
LỤC LẠC BA LÁ TRÒN
Lục lạc ba lá tròn Còn gọi là, dã hoàng đậu, chư thi đậu.
Tên khoa học Crotalari mucronata.
Thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae.
Mô tả: cây bụi, cao khoảng 1m hay hơn, có cành hơi có lông rạp xuống. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược nhọn hay gần tù ở góc, tù hoặc có khía ở đỉnh, các ls bên nhỏ hơn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông ngắn và rạp xuống. Hoa xếp thành chùm giống những vòng giả, có lông ngắn,màu vàng, rất cong. Quả hình trụ, hạt nhiều, màu nâu nhạt hay vàng da cam, hình thận. Mùa hoa quả từ tháng 5-12.
Phân bố: cây mọc hoang dại và được trồng ở khắp nơi nước ta chủ yếu để làm phân xanh, thân cành làm củi.
Công dụng và liều dùng: còn dùng trong phạm vi nhân dân, người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, Di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.
Hạt ngày dùng 6-12g thêm nước sắc uống.
Toàn cây ngày dùng 60-80g cây tươi thêm nước sắc uống. dùng ngoài giã nát, thêm nước sắc uống. Dùng ngoài giã nát, thêm ít rượu đắp lên nơi đau.
ĐẠI KẾ
Đại kế Còn gọi là ô rô, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, he hạng thảo.
Tên khoa học Cnicus japonicus
Thuộc họ Cúc Asteraceae.
Đại kế là toàn cây phơi khô hay sấy khô bao gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ.
Mô tả: là loại cỏ sống lâu năm, rễ phình thoi dài, có nhiều rễ phụ, thân cao 58-100cm hay hơn, thân màu xanhm có nhiều rãnh dọc, nhiều lông. Lá ở góc dài 20-40cm hay hơn, rộng 5-10cm, hai lá sẻ lông chim, thành thùym mặt trên nhẵn, méo có gai dài, lá ở thân không cuống chia thùy. Càng lên trên càng nhỏ và chia đơn giản hơn, cụm hoa hình đầu mọc ở kẽ lá hay đầu cành, đường kính chừng 3-5 cm. Lá bắc hẹp nhọn, không đều, lá ngoài ngắn và rất nhọn, không đều, lá ngoài ngắn và rất nhọn, lá bắc trong có đầu mềm hơn, tất cả đều ít lông, có gân chính giữa nổi rõ. Cánh hoa màu tím đỏ, quả thuôn dài 4mm, nhẵn, hơi dẹt.
Mùa hoa vào các tháng 5-7, mùa quả vào các tháng 5-9.
Phân bố: cây mọc hoang ở khắp miền bắc và miền trung nước ta. Mùa hạ và mùa thu, đang lúc hoa nở thì hái toàn cây, phơi khô mà dùng, hái vào mùa thu người ta cho là tốt hơn. Nếu dùng rễ, nên hái vào mùa thu rễ sẽ to hơn, đào rễ về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất phơi khô.
Công dụng và liều dùng: được nhân dân dùng làm thuốc từ lâu đời, theo tính chất ghi trong sách cổ đại kế có vị ngọt, đắng, mát,chủ yếu chữa thổ huyết, máu cam, tiểu tiện ra máu, bị đánh hay ngã mà chảy máu băng đới, còn có tác dụng làm mát huyết, tiêu thũng, thông sữa.
Liều dùng hàng ngày: cây tươi 100-180g, cây và rễ khô 40-60g, có người chỉ dùng 6-12g cây khô sắc kết hợp với các vị thuốc khác sắc uống.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:285.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh