SẮN THUYỀN Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus và Pyogenes cũng như với Bacillus proteus.
Còn gọi là sắn sàm thuyền.
Tên khoa học Syzygium resinosum (Gagnep) Merr. et Perry (Eugenia resinosa).
Thuộc họ Sim Myrtaceae.
Mô tả cây
Cây sắn thuyền
Sắn thuyền là một cây có thân thẳng đứng, hình trụ, có thể cao tới 15m. Cành nhỏ gẫy và dài, lúc đấu dẹt sau hình trụ, màu nâu nhạt, nhăm nheo. Lá mọc đố„ hai đôi lá gần nhau mọc theo hai hướng thẳng góc với nhau. Lá mọc sum suê, phiến lá hình mác thuôn nhọn ở gốc, nhọn tù ở đỉnh, dài 6-9cm, rộng 20-45mm, đen nhạt ở trên khi khô, mặt dưới nhạt có những điểm hạch hình điểm. Cụm hoa mọc ở kẽ các lá rụng hay chưa rụng, thành chùy dài 2-3cm, thưa họp thành nhóm dài 20cm, trục gầy nhỏ, tận cùng bởi 3 hoa không có cuống. Nụ hoa hình lẽ, gần hình cầu dài. 3-4mm, rộng 2,5-3mm. Mùa thu ra quả thành từng chùm như chùm vối,khi chín có màu tím đỏ, có vị ngọt, chát chát. Nhân dân ta vẫn dùng vỏ cây để xàm thuyên cho nên có tên sắn xàm thuyền. Lá nem còn dược dùng ăn gỏi.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang và được trồng ở gần khắp miền Bắc, Hà Nội cũng có, các tỉnh khác như Thái Bình, Hà Tây, Hoà Bình, Nam Hà, Nam Định, Ninh Bình v.v... Dùng làm thuốc, thường người ta chỉ dùng lá tươi đem về giã nát để đắp lên nơi vết thương. Đang được nghiên cứu dùng phơi khô tán bột.
Thành phấn hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có tinh dầu, chất nhựa, chất nhầy, tamin.
Tác dụng dược lý
Dựa vào kinh nghiệm nhân dân dùng lá sắn thuyến đắp lên vết thương, Đỗ Phú Đông, Bùi Như Ngọc và Phan Vãn Nông và cộng sự ở Bệnh viên Hữu nghị Việt-Tiệp đã nghiên cứu trong thực nghiệm đã đi tới những kết luận sau đây :
Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus và Pyogenes cũng như với Bacillus proteus.
Lá sắn thuyên tươi giã nát đắp lẽn vết thương thực nghiệm có tác dụng làm se vết thương, chống nhiễm trùng, tổ chức hạt mọc nhanh, toàn trạng con vật thí nghiệm mạnh khỏe.
Bột lá sắn thuyền khô mịn cũng có tác đụng tốt.
Tìm khả năng tăng quá trình thực bào đối với viêm của lá sắn thuyên, các tác giả cho rằng lá sắn thuyên có tác dụng động viên nhanh mạnh bạch cầu tới ổ viêm, thúc đẩy nhiều tế bào đơn phân Plaxmôxit, íibrôxìt, tế bào sao, lymphôxit ... tạo thành kháng thể mạnh hơn nên có tác dụng chống tác nhân gây viêm, kích thích tổ chức hạt, làm vết thương chóng liền.
Tìm tác dụng dãn mạch dãn mạch tại chỗ trên tai thỏ, các tác giả thấy lá sắn thuyền có làm dãn mạch tai của thỏ và cho rằng việc động viên các tế bào hàn gắn tổ chức tới ổ viêm là do lá sấn thuyền có tác dụng làm dãn mạch tại chỗ.
Công dụng và liều dùng
Ngoài công dụng dùng lá non ăn gỏi, vỏ thân để xàm thuyền, lá sắn thuyền tươi giã nát đắp lên vết thương chảy mủ dai dẳng, bỏng, vết mổ nhiễm trùng, gãy xương hở, hoại tử da... Bệnh viện hữu nghị Việt Tĩệp đã dùng có kết quả chữa những vết thương nhiễm trùng thông thường, làm cho vết thương chóng khô, bớt nhiễm trùng, tổ chức sẹo có điều kiện phát triển, làm cho vết thương chóng lên da non, đặc biệt dùng lá sấn thuyền chưa có trường hợp nào vết sẹo bị lồi là một điều các nhà tạo hình và vá da rất mong muốn.
CÂY QUẢ ME, MỨT ME, Nước QUẢ ME Mát Ngon Bổ Rẻ
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây gỗ to, cao đến 20m, lá kép lông chim chẵn, gồm 10-12 cặp lá chét có gốc không cân xứng, chóp lõm. Chùm hoa ở ngọn các nhánh nhỏ, có 8-12 hoa. Hoa có 2 lá bắc vàng, dính nhau thành chóp và rụng sớm; 4 lá đài trắng; 3 cánh hoa vàng có gân đỏ. Quả dài, mọc thõng xuống, hơi dẹt, thẳng, thường chứa 3-5 hạt màu nâu sẫm, trơn. Nạc hay thịt của quả (cơm quả) chua.
Mùa quả tháng 10-11.
Bộ phận dùng:
Quả, lá, vỏ cây - Fructus, Folium et Cortex Tamarindi Indicae.
Nơi sống và thu hái:
Loài cây cỏ nhiệt đới, được trồng nhiều ở Ấn Ðộ. Cũng được trồng ở nước ta làm cây bóng mát và lấy quả ăn, chế mứt, làm nước giải khát hoặc nấu canh chua. Ta thu hái lá và vỏ quanh năm; thu quả vào mùa đông.
Thành phần hóa học:
Cơm quả giàu glucid (đường, pectin) khoảng 10%, acid citric và tartric tự do, 8% bitartrat acid kali, có tác dụng nhuận tràng, còn có dấu vết của acid oxalic.
Vị thuốc Me
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, công dụng:
Quả Me có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải nắng, giúp tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng. Ở Trung Quốc, quả Me được xem như có tác dụng dưỡng can minh mục, tiêu thực hoá tích, chỉ khát thoái nhiệt, tán bì, sát trùng. Hạt Me có tác dụng tẩy giun. Gỗ Me có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. Vỏ cây Me có vị chát, làm săn da. Lá Me giải độc.
Chỉ định và phối hợp:
Quả Me dùng ăn tươi hay làm mứt hoặc pha nước đường uống dùng chống bệnh hoại huyết, đau gan vàng da và chống nôn oẹ.
Ở Thái Lan, người ta dùng quả trị bệnh khi bị rối loạn của mật, còn nước hãm quả dùng uống trị sốt rét. Cũng dùng làm thuốc giúp tiêu hoá.
Ở Trung Quốc, quả Me được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, thực tích, tiêu hoá không bình thường, đau khối cục ở bụng, đàm ẩm, phụ nữ có thai nôn mửa, trẻ con cam tích, bệnh giun đũa, dự phòng trúng nắng.
Vỏ Me thường dùng làm thuốc cầm máu, trị ỉa chảy, lỵ và nấu nước ngậm, súc miệng chữa viêm lợi răng. Lá dùng trị bệnh ngoài da, thường tắm cho trẻ em đề phòng bệnh ngoài da vào mùa hè.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Me
Có thai, chán cơm hay nôn nghén:
Ăn mứt Me hay sắc quả Me lấy nước uống.
Có mang táo bónhay người già táo bónmạn tính
Gỗ Me 100g sắc uống hàng ngày thay nước trà.
Tẩy giun
Hạt Me 4-8g phối hợp với quả Giun 6-12g sao vàng tán bột uống, uống liền trong ba ngày vào lúc sáng sớm.
Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn
30g quả me xanh 30g, 10g đường trắng. Me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, uống 3 lần trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp. Hoặc ngày ngậm 5-7 lần ô mai me.
Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa
Ngậm ô mai me vài lần trong ngày. Cách làm ô mai me: Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường đủ ngọt. Đun nhỏ lửa, đảo đều cho bay bớt nước. Trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai. Bài thuốc này vừa đơn giản mà lại hiệu quả.
Hay chảy máu chân răng
3-5g thịt từ quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, uống vào buổi sáng sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày. Hoặc 20g quả xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong. Uống từ 5-7 ngày. Giải nhiệt ngày hè 20g thịt quả me chín pha với 200ml nước, khi pha cho thêm ít đường, khuấy đều, uống hàng ngày. Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả trong những ngày hè nóng bức.
Sốt do nắng nóng
15g quả me xanh đã nạo vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong. Bài thuốc này, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng, người bệnh cảm thấy thèm ăn.
Đau nhức xương khớp
100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức, nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Mỗi liệu trình trong 7 ngày.
Ps: Nhà Bác nào có Bán CÂY ME giống không ạ?? Các Bác ship Gửi cho em 1000 CÂY ME với..... Em sẽ Hậu tạ các Bác đầy đủ sau ạ.hihi BÁN HẠ Tên khác:
Tên hán việt: Vị thuốc Bán hạ còn gọi Thủy ngọc, Địa văn(Bản Kinh),Hòa cô(Ngô Phổ Bản Thảo),Thủ điền, Thị cô(Biệt Lục), Dương nhãn bán hạ(Tân Tu Bản Thảo), Trỉ mao ấp, Trỉ mao nô ấp, Bạch bang kỷ tử, Đàm cung tích lịch(Hòa Hán Dược Khảo), Lão nha nhãn, Thiên lạc tinh, Dả vu đầu,(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),Tam bộ khiêu(Hồ Nam Dã Sinh Thực Vật), Ma vuquả(Liễu Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Địa chu bán hạ(Côn Minh Dược Dụng Thực Vật Điều Tra Báo Cáo),Địa lôi công(Trung Dược Chí).
Tên khoa học:Pinellia ternata (thunb) bret (pinellia tuberifera ten).
Họ khoa học:Họ Ráy (Araceae).
Cây bán hạ
(Mô tả, hình ảnh cây bán hạ, phân bố, bào chế, tác dụng dược lý, thành phần hóa học,...)
Mô tả:
Bán hạ là loại thân củ. Củ hình tròn cầu hoặc tròn dẹt. Lá có cuống dài, về mùa xuân cây mọc 1-2 lá, dài 3-33cm, lá đơn chia làm 3 thùy, tùy theo tuổi cây mà lá mọc có khác nhau về hình dạng, cuống lá dài lá màu xanh, nhẵn bóng không có lông, lúc cây còn nhỏ lá đơn, hình trứng hay hình tim, đuôi nhọn mép lá nguyên hoặc hơi có làn sóng, gốc lá hình mũi tên, cây 2-3 tuổi lá có 3 thùy, hình bầu dục hay hình kim phình giữa,haiđầu nhọn. Cây 2-3 tuổi mới có hoa, hoa hình bông nở vào đầu mùa hạ, hoa có bao lớn, bao màu xanh, trong bao có hoa tự, hoa cái mọc ở phía dưới, màu xanh nhạt, hoa đực mọc ở bên trên, màu trắng, đoạn trên cong hoa đài nhỏ. Quả mọng hình bầu dục, dạng trứng. Phân bố Có nhiều ở Trung quốc, mọc hoang và trồng sản xuất. Nhân dân Trung quốc có tập quán cho Bán hạ sản xuất ở các tỉnh Hồ bắc, Hồ nam, An huy, Sơn đông có phẩm chất tốt nhất. Ở các tỉnh như Giang tô, Triết giang, Tứ xuyên, Vân nam, Quý châu, Giang tây, Quảng tây cũng có sản xuất vị này. Việt Nam còn phải nhập của Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch vào mùa hè, chọn củ đào về rửa sạch đất cắt bỏ vỏ ngoài (màu vàng tro) và rễ tơ phơi khô.
Mô tả dược liệu:
Bán hạ hình cầu tròn hoặc hình tròn dẹt, hoặc dẹt nghiêng, đường kính 0,7-2cm. Mặt ngoài mầu trắng hoặc mầu vàng nhạt, phần trên thường tròn, phẳng, ở giữa có chỗ lõm, đó là vết của thân, mầu vàng nâu, chung quanh chi chít vết rễ chấm nhỏ, mặt dưới thường hình tròn, tầy, bónghoặc không phẳng, mầu trắng. Chất cứng, mặt bổ dọc hình quả Thận, có bột, mầu trắng, bóng mịn. Loại củ gìa hoặc khô thì mầu trắng tro hoặc có vân mầu vàng, không mùi, vị cay, nhấm thấy dính, tê lưỡi, ngứa họng (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Vì Bán hạ dùng sống có độc, vì vậy khi dùng uống trong, cần phải bào chế. Cách bào chế có Pháp bán hạ, Tô bán hạ (chế với váng sữa) ngoài ra còn có Bán hạ khúc để dùng có tác dụng giải uất trừ đàm. Sau đây là các phép bào chế:
a- Bào chế Pháp Bán hạ: Lấy Bán hạ sạch ngâm nước chừng 10 ngày cho đến khi bột trắng nổi lên thì vớt ra, rồi ngâm tiếp với Bạch phàn (cứ 50kg Bán hạ cho 1kg Bạch phàn). Ngâm 1 ngày rồi lại thay nước, đến khi nhấm vào miệng không còn cảm giác tê cay thì vớt ra, phơi trong râm (tránh nắng). Ngoài ra còn có cách khác là gĩa dập Cam thảo hòa với nước vôi, lắng gạn bỏ cặn rồi để Bán hạ vào ngâm. Quấy trộn hàng ngày đến khi màu vàng thấm đều vào bên trong vớt ra phơi trong râm đến khô (Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 8kg Cam thảo và 10kg vôi cục) (Dược Tài Học).
b- Bào chế Khương Bán hạ: Bán hạ đã được bào chế theo pháp Bán hạ như trên, đến khi vị thuốc không còn tê cay thì xắt lát Gừng sống rồi cho Bạch phàn và Bán hạ vào đun cho thấm. Lấy ra phơi qua cho ráo nước, cắt thành từng miếng phơi khô (Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 12,5 kg Gừng sống 6,5kg Bạch phàn) (Dược Tài Học).
c- Bào chế Thanh Bán hạ: Lấy Bán hạ đã biến chế theo Pháp bán hạ như trên, đến khi vị thuốc không còn tê cay, thêm Bạch phàn và nước đun kỹ, lấy ra phơi qua cho ráo nước ủ ấm rồi xắt thành phiến, lại phơi trong râm mát (Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 6,5kg Bạch phàn) (Dược Tài Học).
d-Bào chế Bán hạ khúc: Dùng Bán hạ sống đồ vào nồi nước, dùng một chút phèn chua đun sôi ngâm 1 đêm,hôm sau lại đun nước khác để thay nước cũ đi, làm 7 ngày 7 đêm như vậy, rồi phơi khô, tán bột. Dùng nước Gừng hòa với hồ làm thành Bánh sao vàng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Dùng Bán hạ 160kg, Bạch giới tử 80g, giấm chua 200g. Cho Bạch giới tử gĩa nhỏ vào giấm khuấy đều, thêm Bán hạ vào ngâm trong 1 đêm. Lấy ra, rửa sạch hết nhớt mà dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Theo kinh nghiệm của huyện Đạt tỉnh Tứ xuyên biến chế như sau: Có thể đem củ tươi chất đống ở trong nhà 10-15 ngày, sau lấy tay bóp vỏ củ tự bóc ra thế là được. Ngoài ra để rút ngắn thời gian ủ có thể trộn thêm một ít tro, có thể rút ngắn được nửa thời gian ủ. Ngoài ra có một biện pháp ủ nhanh nữa là dùng một số lượng vôi vừa phải trộn lẫn đều với củ xếp đống ở một góc nhà, đống cao khoảng 17cm, ủ khoảng 1-1,5 ngày là có thể xát bỏ vỏ được. Sau khi ủ xong bỏ vào rổ đầy, đem xuống chỗ nước chảy, lấy chân đạp sát, chân có đi dép cỏ, đạp cho tới khi tróc hết vỏ, thành màu trắng là được, nhưng phải đề phòng da chân bị ngứa lở. Ngoài ra còn có thể dùng chổi cứng hoặc que cứng đầu có buộc rạ hoặc lưỡi ngô chọc vào rổ khoắng, trộn từ dưới lên, trong ra ngoài làm cho củ bị sát bong hết vỏ ngoài. Nếu có 1 số củ bên ngoài chưa tróc hết thì có thể chọn ra, sát lại cho sạch, nếu số lượng ít thì có thể lấy tay sát sạch, nhưng phải bôi thuốc hoặc dầu để chống bị nhiễm độc. Sau khi qua giai đoạn sát bỏ vỏ là phơi khô, sau khi sát sạch vỏ ngoài nên phơi nắng ngay, nếu bị mưa phải sấy khô, nếu không sẽ bị mốc thối. Nếu dùng lửa sấy trước hết phải dùng lửa lớn cho củ bốc nóng tỏa hơn nước, lấy vải khô lau nhẹ cho khô, trước khi củ khô hết nước không được trộn đảo, đến lúc không còn giọt nước đọng, dùng lửa nhỏ để sấy cho khô kiệt. Nói chung sấy lúc đầu lửa lớn, nhưng về sau nhỏ dần, như vậy phải qua một ngày đêm mới khô. Nếu không có dụng cụ sao sấy có thể ngâm vào trong phèn chua bão hòa (nếu đã phơi củ khô được một ít thì không cần đem ngâm, dùng Lưu hoàng xông, có thể chống được mốc thối). Nên thay nước luôn để phòng thối, đến lúc nắng phơi khô. Trong quá trình phơi khô, chú ý không dùng tay trộn đảo, tốt nhất là dùng que tre. Nếu phơi khô mà màu da củ không được trắng thì có thể dùng Lưu hoàng xông 1 ngày (Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 0,5kg Lưu hoàng), có thể làm củ trắng trong và trừ sâu mọt, men mốc. Cứ 3-4 kg củ tươi có thể được 1kg củ khô (Kỹ Thuật Nuôi Trồng Và Chế Biến Dược Liệu).
Cách dùng bán hạ
Bán hạ qua nhiều khâu chế biến khác nhau, nên dùng cũng khác.
Pháp Bán hạ dùng trong trường hợp táo thấp, hóa đàm.
Khương Bán hạ dùng trong trường hợp giáng nghịch, chỉ ẩu.
Bán hạ khúc dùng trong trường hợp kiện vị tiêu thực.
Còn Bán hạ sống chỉ dùng bên ngoài ít khi dùng để uống.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo không được ẩm ướt, Bán hạ ít bị mối mọt. Nếu thấy mốc có thể lấy nước rửa sạch phơi khô, dùng Lưu hoàng xông, phơi khô, cất như cũ.
Thành phần hóa học:
+ Coniine, Protoanemonin, Homogentisic acid, Nicotine, Aspartic acid, Glutamic acid, Arginine, b-Sitosterol, Cholesterol (Trung Dược Học).
+ Ephedrine (Haruji Oshio và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26 (7): 2096)
+ Choline, b-Sitosterol, Daucosterol (Vĩ Quan Chiếu Nhị, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1962, (82): 766).
+ Homogentisic acid, Protocatechualdehyde (Triệu Cương, Trung Quốc Trung Dược tạp Chí 1990, 15 (3): 146).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng cầm nôn: Bán hạ chế thành hoàn và nước sắc Bán hạ có tác dụng cầm nôn. Cao lỏng Bán hạ, bột Bán hạ (chế với nhiệt độ cao) cũng có tác dụng cầm nôn. Nhưng Bán hạ sống ngược lại, lại có tác dụng gây nôn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng giảm ho: Nước sắc Bán hạ cho mèo được gây ho nhân tạo uống, có tác dụng giảm ho nhưng kém Codein. Thuốc cũng có tác dụng giảm ho nếu chích vào tĩnh mạch. Chế phẩm của Bán hạ cho thỏ uống, có tác dụng làm giảm bớt tiết nước miếng do chất Pilocarpine. Chế phẩm của Bán hạ cho chuột cống được gây bụi phổi uống, kết quả phân tích tế bào chứng minh thuốc có tác dụng làm chậm quá trình bệnh. Cho dùng thuốc càng sớm, kết quả càng tốt (Trung Dược Học).
+ Bán hạ có tác dụng giải độc đối với trường hợp nhiễm độc Strychnin và Acetycholin (Trung Dược Học).
+ Protein Bán hạ với liều 30mg/kg đối với chuột nhắt, có tác dụng chống việc có thai sớm. Bán hạ sống ngâm kiệt có tác dụng chống rối loạn nhịp tim đối với súc cật thực nghiệm (Trung Dược Học).
+ Cồn loãng hoặc nước ngâm kiệt Chưởng diệp Bán hạ (Pinellia pedatisect Schott) có tác dụng ức chế rõ rệt đối với ung thư và tế bào Hela trên súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).
Thành phần độc của Bán hạ khó hòa tan trong nước, còn thành phần có tác dụng cầm nôn và giảm ho có thể hòa ào nước nóng. Thành phần có độc không bị phá hủy bởinước Gừng đơn độc mà bị Bạch phàn (Phèn chua) làm cho hết độc (Trung Dược Học).
Độc tính: Liều LD50 của Bán hạ sống chích vào màng bụng chuột là 13g/kg. Bán hạ sống uống quá liều dễ bị ngộ độc. Ăn Bán hạ sống miệng lưỡi có cảm giác tê. Uống liều lớn làm cho miệng và họng có cảm giác tê, cay mạnh, ngứa, nóng bỏng, sưng, tiết nước miếng, muốn nôn, nôn, nói ngọng, khan tiếng, miệng há ra khó. Trường hợp nặng sẽ bị nghẹt thở, khó thở dẫn đến tử vong (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)
Vị thuốc bán hạ
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
+ Vị cay tính ấm, có độc
Quy kinh:
Vào kinh Phế, tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
Tác dụng bán hạ
+ Táo thấp, hóa đàm, giáng nghịch, chỉ thổ
Chủ trị:
Trị ho suyễn, khí nghịch do đàm thấp thủy ẩm, thấp trệ trung tiêu, nôn mửa bụng đầy, đinh nhọt, sưng tấy, dùng sống tán bột, đắp ngoài.
Liều dùng
Liều: 5 - 10g sắc uống hoặc cho vào thuốc hoàn, tán. Dùng ngoài lượng vừa đủ, nhưng cũng có học giả lúc cần dùng đến 60g. Thầy thuốc ôn bệnh Ngô Cúc Thông có câu: " Chất lượng giáng nghịch, nhị lượng an miên".
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Trị đau nhói ở ngực, chính giữa tim đè vào thấy đau, mạch Phù Hoạt
Bán hạ nửa cân, Hoàng liên 40g, Qua lâu 1 trái, 8 bát nước. Trước hết, sắc Qua lâu còn 3 bát, bỏ bã rồi bỏ hai vị kia vào, sắc còn 2 bát, chia làm 3 lần uống (Tiểu Hãm Hung Thang – Thương Hàn Luận).
Trị nôn do chứng chi ẩm
Bán hạ ngâm rửa 7 lượng 1 chỉ, 7 tô nước, sắc còn 1,5 chén, chia ra uống (Tiểu Bán Hạ Thang – Thương Hàn Luận).
Trị nôn ọe, chóng mặt, hồi hộp, ăn uống không ngon: Bán hạ 1 cân, gừng sống nửa cân, Phục linh 120g, sắc với nước, chia làm 3 lần, uống nóng (Bán Hạ Gia Phục Linh Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị tim hồi hộp:
Bán hạ, Ma hoàng, hai vị bằng nhau. Tán bột,làm viên to bằng hạt đậu nhỏ. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 3 lần (Bán Hạ Ma Hoàng Hoàn - Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị ăn vào nôn ra:
Bán hạ 3 cân, Nhân sâm 120g, Mật ong 1 cân, 8 bát nước. Trộn mật đưa lên cao mà rót xuống 120 lần, xong sắc còn 3 bát rưỡi. Mỗi lần uống 1 bát, uống nóng (Đại Bán Hạ Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị có thai nôn mửa:
Bán hạ 80g, Nhân sâm, Can khương mỗi thứ 40g, tán bột, trộn với nước gừng và bột miến làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗilần uống 10 viên ngày 3 lần (Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị bụng đau do bệnh thiếu âm, sinh mụn lở đau không nói được hay nói không ra tiếng:
Dùng Bán hạ gĩa nát, lấy một cái trứng gà khoét một cái lỗ bỏ lòng đỏ đi, đổ giấm vào đầy, bỏ Bán hạ vào trong, bỏ trứng lên, rồi sắc, bỏ bã lấy lòng trứng ngậm vào (Khổ Tửu Thang – Thương Hàn Tạp Bệnh).
Trị hóc xương:
Bán hạ, Bạch chỉ hai vị bằng nhau, tán bột, uống một muỗng canh với nước cho khi nào mửa. Kiêng thịt dê (Ngoại Đài Bí Yếu phương).
Trị nôn mửa, lạnh tay chân do hàn đàm:
Bán hạ 1 cân, ngâm rửa, sấy khô, trộn bột lúa miến 1 cân với nước, làm thành viên. Ngày 3 lần, mỗi lần nhai nuốt 4-5 viên rồi tăng dần đến 15 viên, khi nào bớt thì thôi, lúc uống cử thịt dê, đường (Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị bụng đầy do tiêu chảy, nôn mửa:
Bán hạ, Quế, 2 vị bằng nhau, tán bột, uống với nước sôi (Trửu Hậu phương).
Trị ung thư, phát bối, vú sưng lở loét:
Bán hạ tán bột, trộn lòng trắng trứng gà bôi vào (Trửu Hậu phương).
Trị nôn mửa, tiêu chảy:
Bán hạ (ngâm rửa, sao vàng) 80g, Hoắc hương (lá) 40g, Đinh hương 60g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, thêm 7 lát gừng, sắcuống (Hoắc hương Bán Hạ Thang - Hòa Tễ Cục phương).
Trị mụn nhọt, đàm nhớt, thanh dược khí trọc ở đầu mắt, ăn uống kém:
Bán hạ rửa ngâm 296g, Khô phàn 40g. Tán bột, dùng nước gừng hồ làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 15 viên với nước gừng. Nếu do hàn đàm: thêm Đinh hương 20g, Nhiệt đàm: thêm Hàn thủy thạch (nướng) 160g (Ngọc Dịch Hoàn - Hòa Tễ Cục phương).
Trị suyễn do phong hàn:
Bán hạ rửa sạch 7 cái,Chích cam thảo, Tạo giác (sao) mỗi thứ 8g, Gừng 2 lát, sắc với 1 chén rưỡi nước còn 7 phân,uống nóng (Thiên Môn Thang - Hòa Tễ Cục phương).
Trị đàm nhiều, định chí, an thần, lợi đầu mắt:
Bán hạ khúc 120g, Thiên nam tinh ngâm nước sôi 40g, Thần sa, Khô phàn mỗi thứ 20g. Tất cả tán bột, trộn với nước gừng làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên khi ăn cơm, với nước gừng (Thần Sa Hóa Đàm Hoàn - Hòa Tễ Cục phương).
Trị ăn thức ăn lạnh vào, mửa ra do đàm đình trệ lại bên trong:
Bán hạ, Trần bì, Quất bì mỗi thứ 40g. tán bột. Mỗilần dùng 16g, gừng sống 7 lát, 2 chén nước, sắc còn 1 chén, uống nóng (Quất Bì Bán Hạ Thang - Hòa Tễ Cục phương).
Trị đàm đình lưu lại làm ngực đầy tức, thở ngắn, uốn nôn, ăn không xuống hoặc mửa ra đàm:
Bán hạ rửa 200g, Phục linh 120g. Tán bột.Mỗi lần dùng 16g, thêm gừng 7 lát, sắc với 1 chén nước, còn 7 phân, uống nóng (Phục Linh Bán Hạ Thang - Hòa Tễ Cục phương).
Trị trúng nắng, giải khát, tỳ vị không điều hòa:
Bán hạ (nấu giấm) 1 cân, Phục linh nửa cân, Cam thảo (sống) nửa cân, tán bột, trộn nước gừng và miến làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. mỗi lầnuống 50 viên với rượu nóng (Tiểu Thử Hoàn - Hòa Tễ Cục phương).
Trị bón thuộc khí hư, người gìa bón, bón do lạnh:
Bán hạ ngâm, rửa, sao, Lưu hoàng sống, 2 vị bằng nhau.Tán bột,trộn với nước gừng làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với rượu nóng, lúc đói (Bán Lưu Hoàn - Hòa Tễ Cục phương).
Trị phong cùi rụng lông mày:
Bán hạ (sống), cứt Dê đốt khô, 2 vị này bằng nhau tán bột, trộn với nước gừng bôi hàng ngày (Thánh Tế Tổng Lục
Trị ho đàm do phế nhiệt:
Bán hạ (chế), Qua lâu nhân, mỗi thứ 40g. Tán bột, trộn với nước gừng làm viên, tobằng hạt ngô đồng. Mỗingày uống 30 viên hoặc lấy nước sắc của Qua lâu uống nóng (Tế Sinh phương)
Trị phong đàm của người lớn tuổi, phế nhiệt, đàm không thông, tạng phủ nóng quá không tỉnh người:
Bán hạ ngâm rửa 7 lần, sấy khô. Tiêu thạch 20g, trộn với bột gạo trắng làm thành viên, to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lầnuống 1 muỗng canh với nước gừng (Phổ Tế phương).
Trị ngực bị nghẹt vì phong đàm:
Bán hạ nửa cân, ngâm 1 đêm với nước tương chua, rửa bằng nước nóng nhiều lần để loại bỏ khí độc đi, phơi nắng, rồi tán bột, trộn với nước tương làm thành bánh, phơi khô rồi tán bột, cứ 200g cho vào 4g Long não sống, cho đến khi nước tương đặc dẻo, giở lên thấy có chân thì làm viên to bằng quả trứng gà, bỏ vào vải khâu lại, tránh gió, phơi khô. Mỗilần uống với trà nóng hoặc uống với nước sắc Bạc hàNgựcï Dược Viện phương).
Trị trúng phong đàm quyết:
Bán hạ ngâm rửa nước sôi 320g, Chích cam thảo 80g, Phòng phong 160g. Mỗi lần dùng 20g sắc với 20 lát gừng, uống (Tỉnh Phong Thang -Kỳ Hiệu Lương phương).
Trị chóng mặt do phong đàm, nấc cụt, hoa mắt, sắc mặt xanh vàng, mạch Huyền:
Bán hạ sống, Thiên Nam tinh sống, Hàn thủy thạch (nướng), mỗi thứ 40g, Thiên ma 20g, Hùng hoàng 8g, bột Miến 120g. Tán bột, trộn với nước làm thành bánh. Nấu sôi cho nổi lên thì lấy ra gĩa nát, hồ làm viên, to bằnghạt ngô đồng lần uống 50 viên với nước gừng. Có thể trị được chứng ho do phong đàm, đại tiểu tiện không thông, đau đầu do phong đàm (Khiết Cổ Gia Trân).
Trị suyễn do phong đàm, muốn nôn, chóng mặt:
Bán hạ 40g, Hùng hoàng 12g. Tán bột, tẩm với nước gừng làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗilần uống 30 viên với nước gừng. Nếu đã mửa thì thêm Binh lang (Khiết Cổ Gia Trân).
Trị đàm kết không ra, tiếng nói không rõ, lâu năm không hết:
Bán hạ 20g, Quế tâm xúc chừng một đồng tiền, Thảo ô đầu 2g. Tất cả tán nhỏ, tẩm nước gừng làm thành viên to bằng hạt súng. Mỗi lần dùng 1 viên, ngậm nuốt dần khi ngủ (Ngọc Phấn Hoàn Khiết Cổ Gia Trân).
Trị ho do nhiệt đàm, phiềnnhiệt, mặt đỏ, miệng khô, đau tim, mạch Hồng Sác:
Bán hạ, Thiên nam tinh, mỗi thứ 40g, Hoàng cầm 60g, tán bột, tẩm nước gừng làm viên, tobằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 2 muỗng canh với nước gừng sau khi ăn (Tiểu Hoàng Hoàn - Khiết Cổ Gia Trân).
Trị ho do khí đàm, bệnh nhân mặt trắng bệch, sợ lạnh, thở nhanh, buồn rầu, mạch Sáp:
Bán hạ, Nam tinh mỗi thứ 40g, Quan quế 20g, tán bột, làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước gừng (Ngọc Phấn Hoàn - Khiết Cổ Gia Trân).
Trị phong đàm, thấp đàm:
Bán hạ 1 cân, Thiên nam tinh 20g, tất cả đều ngâm nước, phơi nắng, tán bột, trộn nước gừng làm thành bánh, sấy khô. Dùng Thần khúc 20g, Bạch truật 80g, Chỉ thực 80g, hòa với bột miến và nước gừng làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗilần uống 50 viên với nước gừng sống (Thanh Hồ Hoàn – Lâm Chứng Chỉ Nam).
Trị đờm nhiều, ngực đầy
Bán hạ 1 cân, ngâm rửa 7 lần tán bột. Hễ dùng Bán hạ 40g thì dùng 4g Thần sa, hòa vớinước gừng làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗilần uống1 muỗng canh với nước gừng (Thần Sa Bán Hạ Hoàn - Tụ Trân phương).
Trị ho do nhiệt đàm ở thượng tiêu:
Bán hạ (chế qua) 40g, Hoàng cầm bột 8g, hồ với nước gừng làm viên, to bằng hạt đậu xanh. Mỗilần uống 70 viên với nước gừng, sau bữa ăn (Tụ Trân phương).
Trị đờm nhiều do rượu, ngực đầy trướng khó chịu:
Bán hạ sống, rửa xong,sấy khô, tán bột. Trộn với nước gừng làm thành bánh, rồi lấy giấy ướt đó gói lại nướng cho thơm, lấy 2 bát nước chín với 8g bánh, trộn với 2 phân muối, sắc còn 1 chén, uống (Đẩu Môn phương).
Trị đờm nhiều do rượu:
Bán hạ, Thiên nam tinh mỗi thứ 80g,tán bột, dùng 5 bát nước cho vào chậu sành ngâm 1 đêm, đổ nước đi,sấy khô, tán bột. Mỗilần dùng 8g sắc với 3 lát gừng, uống (Kinh Nghiệm phương).
Trị đau tim do thấp đàm, suyễn cấp:
Bán hạ khúc, sao, tán bột,trộn với nước cháo lỏng làm viên, to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 20 viên với nước gừng (Đan Khê Tâm Pháp).
Trị thương hàn:
Bán hạ 16g, Gừng sống 7 lát, sắc với 1 chén rượu (Hồ Hiệp Cư Sĩ Bách Bệnh phương).
Trị thương hàn ợ khan:
Bán hạ chế, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước gừng (Mai Sư phương).
Trị trẻ nhỏ tiêu chảy, nôn mửa do tỳ vị hư hàn:
Bán hạ ngâm rửa 7 lần, Trần thương mễ, mỗi thứ 4g, gừng sống 10 lát, sắc uống nóng (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
Trị trẻ nhỏ hay mửa ra đàm, ho phát sốt,ăn vào nôn ra:
Bán hạ (ngâm rửa) 280g, Đinh hương 4g. Lấy Bán hạ trộn với nước, bọc Đinh hương, rồi lấy miến làm bánh bao ngoài, đem nướng cho chín, xong chỉ lấy Bán hạ và Đinh hương trộn với gừng làm viên, to bằng hạt mè. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước Trần bì (Hoạt Ấu Khẩu Nghị).
Trị trẻ nhỏ bụng đầy:
Bán hạ tán bột, trộn với rượu làm viên to bằng hạt thóc. Mỗilần uống 2 viên với nước gừng, nếu không thấy đỡ, lấy lửa sao nóng, tán bột, trộn nước gừng đắp lên rốn (Tử Mẫu Bí Lục phương).
Trị suyễn, tiểu không thông, vàng da:
Bán hạ, gừng sống mỗi thứ nửa cân, sắc với 7 chén nước còn 1 chén rưỡi, chia làm 3 lần uống (Trọng Cảnh phương).
Trị thở mệt do mất huyết, suyễn, nôn ra đàm, đầy ứ bên trong:
Bán hạ gĩa bẹp ra, lấy nước gừng hòa với miến, nướng vàng, tán bột, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗilần uống 30 viên với nước đun sôi (Trực Chỉ phương).
Trị bạch trọc, Di tinh, mộng tinh:
Bán hạ rửa 10 lần, xắt nhỏ, lấy Mộc trưlinh 80g, tất cả sao vàng để hết hỏa độc, song bỏ Trư linh.thêm Mẫu lệ (sao qua) 40g. tán bột.Lấy Sơn dược làm hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗilần uống 30 viên với nước Phục linh (Bản Sự phương).
Trị các loại đau nhức ở đầu:
Bán hạ tán nhỏ, 1 chút Bách thảo sương, lấy giấy cuốn thuốc vào đốt xông khói vào mũi, trong miệng phải ngậm nước. Khi có đờm dãi ra thì súc miệng ngậm nước khác (Vệ Sinh Bảo Giám).
Trị cuống họng liệt, họng sưng nghẹt:
Bán hạ (sống), tán bột thổi vào mũi, khi nào có nhớt dãi ra là có hiệu quả (Tập Giản phương).
Trị trên mặt phong nám đen:
Bán hạ sấy khô, nghiền, dùng giấm gạo bôi vào, bôi 3 ngày liền từ sáng đến chiều tối rồi dùng nước sắc Tạo giác mà rửa, kiêng gió (Trích Huyền phương).
Trị sinh đẻ mà rặn quá làm cho ruột sa xuống (Bàn trường sa):
Bán hạ tán bột, thổi vào mũi nhiều lần có thể kéo lên được (Phụ Nhân Lương phương).
Trị sản hậu chóng mặt:
Bán hạ tán bột, trộn với nước làm viên, to bằng hạt ngô đồng, nhét vào trong lỗ mũi (Trửu Hậu phương).
Trị trẻ nhỏ động kinh: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO ( 冬 虫 夏 草 ) - Tên và nguồn gốc -
- Tên thuốc:Đông trùng hạ thảo
(Xuất xứ: Bản thảo tòng tân).
- Tên khác: Hạ thảo đông trùng (夏草冬虫),
Trùng thảo(虫草).
- Tên Trung văn: 冬虫夏草 DONGCHONGXIACAO
- Tên Anh văn:Chinese Caterpillar Fungus
- Tên La tinh:Cordyceps sinensis(Berk.)Sacc.[Sphaeria sinensis Berk.]
- Nguồn gốc:Là phức hợp thể của chất đệm khuẩn
Đông trùng hạ thảo Cordyeps sinensis(Berk.)Sacc
thực vật họ Mạch Giác Khuẩn (Clavicipitaceae) và
xác ấu trùng mang kí sinh của nó Trùng thảo
Biên bức nga v.v… côn trùng họ
Biên bức nga ( Hepialidae).
[ảnh]
[ảnh]
Chất đệm Đông trùng hạ thảo
- Thu hoạch bào chế -
Trước sau hạ chí, lúc tuyết chưa tan chảy vào núi thu nhặt, lúc này chất đệm phần nhiều lộ trên mặt tuyết, quá muộn thì tuyết sẽ tan, cỏ tạp sanh trưởng, không dễ tìm kiếm, và lại trùng thể khô héo trong đất, không hợp dùng thuốc. Sau khi đào lên, lúc trùng thể ướt chưa khô, bỏ đi bùn đất và màng ngoài lớp bên ngoài, phơi khô, hoặc dùng rượu vàng phun cho mềm, chỉnh cho bằng thẳng, cứ mỗi 7 ~ 8 con dùng chỉ đỏ bó thành bó nhỏ, dùng lửa nhỏ sấy khô.
- Phân bố môi trường sống -
Sản xuất ở Tứ Xuyên, Thanh Hải, Qúy Châu, Vân Nam, sản lượng Tứ Xuyên lớn nhất. Ngoài ra các vùng Tây tạng, Cam Túc v.v... cũng có sản xuất.
- Hình thái -
Chất đệm Tử nang khuẩn (ascomycetes) ra từ phần đầu ấu trùng chủ, mọc đơn, dài nhỏ như hình cái vồ, dài 4 ~ 11 cm, phần cuống không sinh dài 3~ 8cm, đường kính 1,5 ~ 4cm; phần trên là bộ phận đầu chất đệm, hơi phình to, hình trụ tròn, dài 1,5 ~ 4cm, sắc nâu, ngoài bộ phận nhỏ ở đầu mút ra, đa số tử nang xác dày đặc; phần lớn tử nang xác vùi lấp bên trong chất đệm, đầu mút lồi bên ngoài chất đệm, hình trứng hoặc hình bầu dục, dài 250~ 500 micron, đường kính 80~ 200 micron, mỗi một bên trong tử nang xác đa số là tử nang hình tia dạng dài nhỏ; mỗi một bên trong tử nang có 8 cái tử nang bào tử có màng cách.
Vật chủ là ấu trùng côn trùng loài bướm, bộ cánh cứng v.v…., sợi nấm mùa đông xâm nhập sống ẩn trong vào trong cơ thể ấu trùng trong đất, làm cho trùng thể đầy sợi nấm mà chết. Mùa hè mọc ra chất đệm.
- Đặc điểm -
Đông trùng hạ thảo là trùng thể và chất đệm nấm liên kết nhau mà thành, dài cả thảy 9 ~ 12 cm. Trùng thể như tằm trưởng thành 3 lần lột xác, dài độ 3 ~ 6cm, chu vi độ 0,4 ~ 0,7 cm. Bề ngoài sắc vàng sẩm, xù xì, phần lưng đa số là nếp nhăn ngang, mặt bụng có 8 đôi chân, 4 đôi ở giữa bụng trùng thể rõ ràng dễ thấy. Ruột trong mặt cắt đầy chắc, sắc trắng, hơi vàng, mép vòng quanh sắc vàng sẩm rõ rệt. Chất đệm nấm mọc ra từ phần đầu trùng thể, hình gậy, cong ngoằn, phần trên hơi phình to. Mặt ngoài sắc nâu tro hoặc sắc nâu đen, dài có thể tới 4 ~ 8 cm, đường kính độ 0,3 cm. Lúc bẻ gẫy ruột trong rỗng, sắc phấn trắng. Hơi hôi, vị nhạt. Dùng trùng thể sắc vàng sáng bóng, mập đầy, mặt cắt sắc trắng vàng, chất đệm khuẩn ngắn nhỏ là tốt.
- Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, ấm.
- Bản thảo tòng tân: Ngọt, bình.
- Dược tính khảo: Vị ngọt, tính ấm.
- Bản thảo tái tân: Có độc nhỏ.
- Thanh Hải dược tài: Vị ngọt chua, tính bình, khí thơm.
- Qui kinh -
- Trung dược học: Vào kinh Thận, Phế.
- Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Phế, Thận.
- Công dụng và chủ trị -
Bổ hư tổn, ích tinh khí, cầm ho hóa đàm. Trị suyễn ho đàm ẩm, hư suyễn, lao khái (ho lao), khạc huyết, tự hãn đạo hãn, dương nuy di tinh, lưng gối đau mỏi, sau khi bệnh hư yếu không bình phục.
- Bản thảo tòng tân: Bảo Phế ích Thận, cầm máu hóa đàm, bỏ lao khái.
- Dược tính khảo: Bí tinh ích khí, chuyên bổ mệnh môn.
- Cam viên tiểu thức: Dùng ngâm rượu vài gốc ăn vậy, trị khoan giữa lưng gối đau đớn, có công ích Thận.
- Cương mục thập di: Phan Hữu Tân nói rằng trị cách chứng, Chu Kiêm Sĩ nói rằng trị cổ trướng.
- Hiện đại thực dụng Trung dược: Thích hợp dùng trị lao phổi, ho suyễn ở người già suy nhược, thổ huyết, đạo hãn, tự hãn; còn dùng trị các chứng thiếu máu hư nhược, dương nuy di tinh, người già sợ lạnh, chảy nước mắt nhiều nước mũi v.v…
- Trung thảo dược Vân Nam: Bổ Phế, tráng Thận dương. Trị đàm đỗ ho suyễn.
- Ứng dụng -
1. Dương nuy di tinh, lưng gối đau mỏi.Bổn phẩm bổ Thận ích tinh, có công hưng dương khởi nuy. Dùng trị Dương nuy di tinh do Thận dương bất túc, tinh huyết hư khuy có thể đơn dụng ngâm rượu, hoặc phối hợp thuốc bổ dương Dâm dương hoắc, Đổ trọng, Ba kích thiên v.v… thành phức phương dùng.
2. Ho lâu hư suyễn, lao khái đàm huyêt.Bổn phẩm ngọt bình, là loại phẩm tốt bình bổ Phế Thận, công năng bổ Thận ích Phế, cầm máu hóa đàm, cầm ho bình suyễn, nhất là lao khái đàm huyết dùng nhiều. Có thể đơn dụng hoặc phối hợp cùng dùng với Sa sâm, Xuyên bối mẫu, A giao, Sinh địa, Mạch đông v.v… Nếu Phế Thận lưỡng hư, nhiếp nạp không còn quyền xử trí, khí hư gây suyễn, có thể cùng dùng với Nhân sâm, Hoàng kỳ, Hồ đào nhục v.v…
- Dùng thuốc phân biệt -
Cáp giới, Hồ đào nhục, Đông trùng hạ thảo đều vào Phế Thận giỏi bổ Phế ích Thận mà định ho suyễn, dùng vào chứng ho suyễn do Phế Thận lưỡng hư. Cáp giới bổ ích lực mạnh, thiên về bổ Phế khí, giỏi nạp khí định suyễn là yếu dược của Phế Thận hư suyễn, kiêm ích tinh huyết; Hồ đào nhân bổ ích lực hoãn, thiên trợ Thận dương, ôn Phế hàn, dùng vào chứng đau lưng dương hư và ho suyễn hư hàn kiêm nhuận trường thông tiện; Đông trùng hạ thảo bình bổ Phế Thận âm dương, kiêm cầm máu hóa đàm, dùng vào chứng hư suyễn ho lâu ngày, lao khái đàm huyết, là yếu dược điều bổ các chứng lao hư tổn.
- Cách dùng và liều dùng -
Sắc uống, 5 ~ 15g. Cũng có thể cho vào hoàn, tán.
- Kiêng kỵ -
- Trung dược học: Người có biểu tà, không nên dùng.
- Tứ Xuyên Trung dược chí: Người có biểu tà dùng cẩn thận.
- Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học:
- Đông trùng thảo hàm chứa crude protein 25.32%,amino acid thủy phân được aspartic acid, glutamic acid, serine, histidine, glucine, threonine, arginine, tyrosine, alanine, TCMLIByptophane, methboine, valine, phenylalanine, isoleucine, leucine, ornithine, lysine. Còn hàm chứa chất béo 8.4%, trong đó hàm chứa fatty acid bão hòa (stearic acid) 13.0%,fatty acid không bão hòa (oleic acid chiếm 31.69%,β-linoleic acid chiếm 68.13%)82.2%. Còn hàm chứa cordycepic acid, tức là D-mannitol, vitamin A, C, B12, nicotinic acid, nicotinic amide, ergosterol, uracil, adenine, adenine nucleoside, ergosterol peroxide, cholesteryl palmitate và amylose hòa tan trong nước tức là galactomannan là do D-galactose và D-mannose 1molmà tổ hợp thành. Còn hàm chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng, hàm lượng phossy cao nhất, kế đến là natri, kali, canxi, magie, nhôm, mangan, sắt, đồng, kẽm, boron, niken v.v… (Trung Hoa bản thảo).
- Bổn phẩm hàm chứa free amino acids của protein amino acid, trong đó phần nhiều là essential amino acid thể người, còn có nguyên tố đường, vitamin và canxi, kali, crom, niken, mangan, sắt, đồng v.v… (Trung dược học).
2. Tác dụng dược lý:
Có tác dụng trấn tĩnh, chống kinh quyết, hạ nhiệt v.v…đối với hệ thống trung khu thần kinh, có tác dụng tăng cường đối với công năng miễn dịch cơ thể, nước và chất chiết cồn của trùng thảo ức chế rõ rệt trưởng thànhkhối u (tumor) bướu thịtchuột bạch con v.v…, dịch lỏng lên men của Trùng thảo khuẩn có thể chống lại thay đổi ST—T thiếu máu cơ tim thỏ nuôi, Trùng thảo khuẩn có tác dụng bảo hộ nhất định đối với nhồi máu cơ tim tính stress đối với chuột lớn, chất chiết nước Trùng thảo có tác dụng bảo hộ rõ rệt đối với suy thận cấp tính ở chuột lớn (Trung dược học).
- Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:
Trị hư suyễn: Đông trùng hạ thảo: 5 chỉ ~ 1 lượng, phối hợp chưng với vịt trống già dùng.
(Trung thảo dược Vân Nam)
+ Phương 2:
Trị thiếu máu, dương nuy (liệt dương), di tinh: Đông trùng hạ thảo: 5 chỉ ~ 1 lượng, nấu cách thủy với thịt hoặc gà ăn.
(Trung thảo dược Vân Nam)
+ Phương 3:
Dùng Đông trùng hạ thảo sắc nước uống dùng luôn bã, điều trị bệnh nhân Suy thận mạn, bộ phận kết quả bệnh nhân công năng thận cải thiện, hạ thấp urea nitrogen, tăng cao hemoglobin.
(Tạp chí Trung y dược Thượng Hải, 1984, (2): 11)
+ Phương 4:
Ích Thận giáng chi phiến: (Đông trùng hạ thảo, Hoàng kì v.v…) điều trị Suy thận mạn hợp cùng Chứng mỡ máu cao có hiệu quả.
(Trung y Thiểm Tây,1990,11(6):247)
+ Phương 5:
Nhân sâm, Cáp giới, Đông trùng hạ thảo v.v… phối phương tỉ lệ điều trị Viêm phế quản mạn tính người già biến chứng Phế khí thũng nghẽn tắc có hiệu quả.
(Học báo viện Trung y học An Huy 1991,10(1):22)
+ Phương 6:
Viên nang Kim thủy bảo – Bột Nhân công trùng thảo đề cao công năng miễn dịch tế bào bệnh nhân ung thư, cải thiện triệu chứng lâm sàng.
(Tạp chí kết hợp Trung Tây y Trung Quốc, 1995,15(8):476)
+ Phương 7:
Đông trùng thảo phối ngũ với Sa sâm, Thái tử sâm v.v…có tác dụng hỗ trợ điều trị Lao phổi.
(Trung y Hà Nam, 1999,19(5):18)
(Còn chỉnh lý và cập nhật tiếp) THẠCH SÙNG Thạch sùng Tên khác
Còn gọi làm ối rách, thủ cung, thiên long, bích cung, hát hổ, bích hổ.
Tên khoa họcHemidactylus frenatus schleget.
Thuộc họ Tắc kè Gekkonidae.
Vì con thạch sùng hay ăn những con nhện, con muỗi đậu ở tường cho nên có tên làbích hổ.
Thạch sùng
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Thạch sùng hay ăn những con nhện, con muỗi đâu ở tường và trần nhà. Thông thường nhất có con thạch sùng Hemidactylus frenatus schlegel. Con này toàn thân dài chừng 8-12cm, trông giống con tắc kè hay con thằn lằn nhưng nhỏ hơn, mắt dọc, lưỡi dài hay thè ra khỏi miệng để bắt những con sâu bọ như ruồi, muỗi nhện mà ăn. Thân nhẵn hay hơi có vẩy rất nhỏ, lưng màu tro hay tro vàng, bụng màu trắng 4 chân có màng dính để bám chắc trên tường mà đi, đuôi dài có thể đứt rồi lại mọc lại sau một thời gian.
Phân bố:
Con thạch sùng sống hoang khắp nơi ở những vùng nhiệt đới, miền nam Trung Quốc cũng có và cũng được dùng làm thuốc.
Dùng toàn con, cả ruột, chú ý bảo vệ lấy đuôi.
Nếu bảo quản, cần giữ nơi thật khô ráo vì rất dễ sinh sâu mọt, nên để trong hộp kín có đựng vôi sống, khi vôi tả rồi lại thay vôi khác.
Vị thuốc Thạch sùng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị mặn, tính hàn, hơi có độc
Quy kinh:
Vào 2 kinh tâm và can
Công dụng:
Trừ phong, chữa đau các khớp xương, trúng phong, trị cam lỵ trẻ con tiêu hòn cục, kinh giản, tràng nhạc, rắn rết cắn.
Liều dùng:
Hằng ngày, mỗi ngày 1-2 con
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Thạch sùng
Chữa lao hạch và hen suyễn
Dùng thạch sùng cho vào chuối hoặc bọc trong lá khoai lang đã hơ nóng cho mềm để dễ nuốt hay dùng thạch sùng sấy khô, tán thành bột mỗi ngày uống nửa phân với rượu; cũng có thể dùng thạch sùng 2 con, hạ khô thảo 6g sấy khô tán bột chia uống 2 lần trong ngày với rượu vàng kết hợp với dùng thạch sùng sao tồn tính, tán lấy bột hoà với dầu vừng bôi lên hạch bị tổn thương.
Trị ung sang đau nhiều
Dùng bột thạch sùng trộn với dầu vừng bôi lên tổn thương.
Chữa co giật do tâm hư
Dùng thạch sùng sao vàng 1 con tán bột trộn với một chút chu sa và xạ hương uống với nước sắc lá bạc hà.
Chứng tay chân liệt bại, đau nhiều
Dùng ngự mễ xác sao mật 1 tiền, trần bì 5 tiền, thạch sùng sao vàng, nhũ hương, một dược và cam thảo mỗi vị 2 tiền 5 phân, tất cả tán thành bột, uống mỗi ngày 3 tiền; hoặc dùng thạch sùng 2 con, địa long 15g, toàn yết (bọ cạp) 9g, ngưu tất 25g, tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.
Chữa co giật mạn tính do tâm hư (kinh phong)
Dùng thạch sùng màu vàng 1 con sấy khô, tán bột uống với nước sắc bạc hà cùng một chút chu sa và xạ hương, kết hợp uống đơn sắc Nhị trần thang.
Chữa viêm đa khớp dạng thấp
Dùng thạch sùng 10g, ngô công 10g, bạch chỉ 20g, tất cả đem sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4g.
Trị nấm da
Dùng thạch sùng 5 con và ngô công (con rết) 5 con đem ngâm với rượu nặng lấy dịch chiết bôi lên tổn thương.
Trị cước khí (thấp chẩn)
Dùng thạch sùng 2 con đem ngâm với 200ml cồn 90%, sau 10 ngày thì dùng được, lấy dịch chiết bôi vào tổn thương… RẾT (NGÔ CÔNG) Ngô công ( 蜈蚣 )
- Tên và nguồn gốc -
+ Tên thuốc:Ngô công. (Xuất xứ: Bản kinh).
+Tên khác:Tức thư (蝍蛆), Ngô công (吴公), Thiên long (天龙), Bá cước (百脚), Ngao cao mỗ (嗷高姆).
+Tên Việt Nam:Rết.
+Tên Trung văn:蜈蚣WUGONG
+Tên Anh văn:Centipede
+Tên La tinh:
1.Scolopendra subspinipes mutilans L. Koch 2.Scolopendra subspinipes mutilans(Newport)
+ Nguồn gốc:Là cả con côn trùng khô của Thiếu cức cự Ngô công (Scolopendra subspinipes mutilans L.Koch) hoặc họ hàng động vật của nó, động vật họ Đại ngô công (Scolopendridae).
Thiếu cức cự Ngô công (Scolopendra subspinipes mutilans L.Koch)
Dược liệu Ngô công SCOLOPENDRA
- Thu hoạch -
Giữa tháng 4 ~6 bắt, sau khi bắt được, dùng miếng tre 2 đầu vót nhọn, cắm vào 2 phần đầu đuôi, buột chặt thẳng phơi khô; hoặc dùng nước sôi hâm qua trước, sau đó phơi khô hoặc sấy khô. Có 1 số vùng vào mùa đông chôn xuống chổ ẩm thấp những thứ như lông gà, xương gà, để thu hút rết sinh sôi đẻ trứng ở chổ đó, đến mùa xuân tới bắt.
- Bào chế -
Ngô công: Lau sạch, bỏ đầu đầu chân, cắt ngắn dùng.
Ngô công nướng rượu: Lấy ngô công bỏ đi chân, cắt ngắn, sau khi thấm rượu, lửa nhỏ sấy khô.
- Lôi Công bào chích luận: Phàm sử dụng Ngô công, trước lấy ngọn cây gổ hoặc ngọn cây liễu mọt sao trong nồi đất, sao cho cây nhỏ cháy sém đen, bỏ ngọn cây, bỏ chân, giáp dùng.
- Cương mục: Ngày nay người ta chỉ nướng lửa, bỏ đầu chân dùng, hoặc bỏ đuôi chân, lấy lá Bạc hà nướng lửa dùng vậy.
- Tính vị -
-Trung dược đại từ điển: Cay, ấm, có độc.- Trung dược học: Cay, ấm, có độc.
- Bản kinh: Vị cay, ấm.
- Biệt lục: Có độc.
- Ngọc thu dược giải: Vị cay hơi ấm.
- Qui kinh -
- Trung dược đại từ điển: Kinh Can.- Cương mục: Kinh quyết âm.
- Y lâm tỏan yếu: Vào Can, Tâm.
- Công dụng và chủ trị -
Khư phong, định kinh, công độc, tán kết.
Trị trúng phong, động kinh, uốn ván, ho gà, tràng nhạc, lao, bướu hòn trưng tích, phong ghẻ lở, bạch thốc, trĩ lậu, vết thương bỏng.
- Bản kinh: Chủ đạm (trị) các chứng độc cá, côn trùng, rắn; ôn ngược, khứ tam trùng.
- Bão phác tử: Tán nhỏ, dùng trị vết thươngrắn cắn.
- Biệt lục: Điều trị tâm phúc hàn nhiệt kết tụ, đọa thai, bỏ máu ác huyết.
- Nhật Hoa tử bản thảo: Trị trưng tích (trong bụng tích hòn). Độc rắn.
- Cương mục: Trị trẻ con động kinh phong rút, phong rốn khẩu cấm, đơn độc, thốc sang, tràng nhạc, tiện độc, trĩ lậu, xà hà, xà chướng, xà thương.
- Bản thảo thuật: Trị lệ phong (ôn dịch).
- Ngọc thu dược giải: Trừ sạch mủ tiêu sưng.
- Cách dùng và liều dùng -
Sắc uống, 3 ~5g. Nghiền nhỏ hòa uống, mỗi lần 0,6 ~ 1g. Dùng ngoài lượng thích hợp.
- Kiêng kỵ -
- Trung dược học: Bổn phẩm có độc, liều dùng không nên quá lớn. Phụ nữ có thai kỵ dùng.
- Bản thảo diễn nghĩa: Sợ con sên.
- Cương mục: Sợ nhện, cứt gà, Tang bì, muối trắng.
- Bản thảo kinh sơ: Trẻ con mạn kinh phong, khẩu cấm không nói, người lớn ôn ngược không phải khí độc mây mù rừng núi mà phát, tâm phúc tích tụ không phải chứng trùng kết xà hà, tiện độc hoặc mủ sắp vỡ, tất cả đều kỵ.
- Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học: Hàm chứa 2 lọai thành phần có độc như độc của ong, tức chất lọai histamine và protein tan máu; còn hàm chứa dầu béo, ornitrol, formic acid v.v …
Lại phân ly ra δ-Hydroxylysine; amino acid có histindine, arginine, ornithine, lysine, glycine, alanine, valine, leucine, phenylalanine, serine, taurine, glutamate (Trung dược đại từ điển).
2. Tác dụng dược lý:
A. Tác dụng chống u bướu (tumor):Dịch chích Ngô công Thủy điệt có thể làm tế bào sinh tinh (spermatogenous cell) của chuột bạch con phát sinh họai tử và tiêu mất, chứng tỏ có tác dụng ức chế tế bào u bướu; lợi dụng đặc điểm tế bào ung thư chết dễ bị dễ bắt màu eosin nồng độ thấp, chứng minh thực nghiệm ngòai cơ thể, dịch tiêm Ngô công Thủy điệt đối với tế bào ung thư nhuộm đỏ là dương tính.
Ngô công Thủy điệt ức chế đối với thể gan ung thư chuột bạch con tỉ suất là 26%, thuộc hiệu quả nhỏ, có tác dụng tăng cường đối với cơ năng tế bào nội bì hình lưới, nhưng ứng dụng lâu dài có tổn thương gan.
Hóa nham đơn (Trong có Côn bố, Hải thảo, Long đởm thảo, Tòan yết, Ngô công, gạo giấm sao v.v…) có tác dụng ức chế đối với ung thư bụng nước Ehrlich (Ehrlich ascites carcinoma) chuột bạch con. Phép dùng rót vào dạ dày so với phương pháp thuốc trộn vào trong thức ăn cho ăn hiệu quả tốt hơn.
B. Tác dụng chống co giật:
Chỉ kinh tán (Tòan yết, Ngô công) mỗi ngày 1 g, sau khi uống liền 1, 3, 9 ngày, đối với nửa số lượng co giật của cardiazol, strychnine, nicotine thuần gây ra chuột con co giật đều có tác dụng chống lại, cùng lượng thuốc hiệu quả chống co giật của Ngô công chống lại 3 thuốc nói trên cao hơn so với Tòan yết, mà đối với co giật hydrochloride cocaine thì vô hiệu.
C. Tác dụng chống nấm (chân khuẩn) (epiphyte):
Thuốc ngâm Ngô công nước (1: 4) , trong ống nghiệm đối với chân khuẩn da như mao tiển khuẩn (trichophyta) màu hoa tím, hòang tiển khuẩn (achorion) họ Hứa Lan, khuẩn nấm tiểu bào tử họ Áo Đổ Áng, khuẩn nấm biểu bì ở háng, khuẩn nấm biểu bì sắc đỏ, nha sinh khuẩn (blastomyces) bắt màu chặt v.v…có tác dụng bất đồng trình độ (Trung dược đại từ điển)..
3. Phản ứng không tốt:
Ngô công dùng liều quá lớn có thể gây ra trúng độc, biểu hiện trúng độc là: lợm lòng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, bất tỉnh nhân sự, tim đập hõan chậm, hô hấp khó khăn, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, huyết áp hạ v.v…Lúc phản ứng xuất hiện tan huyết, nước tiểu có màu nước tương, bài tiết phân đen, và đồng thời xuất hiện triệu chứng thiếu máu tính tan máu. Người xuất hiện dị ứng, tòan thân nổi chẩn da tính dị ứng, nghiêm trọng xuất hiện chóang ngất dị ứng. Riêng có người uống Ngô công bột gây tổn hại công năng gan và suy kiệt công năng thận cấp tính.
Nguyên do trúng độc: Một là dùng liều quá lớn, hai là người thể chất dị ứng xuất hiện phản ứng dị ứng. Vì thế nắm vững chặc chẽ liều dùng, chú ý thể chất khác biệt, người thể chất dị ứng chớ dùng. Cứu giải sau khi trúng độc: thúc ói, rửa dạ dày; Tim đập quá chậm, có thể chích cơ atropine v.v…; Người suy kiệt tuần hòan hô hấp, có thể dùng thuốc hưng phấn trung khu, thuốc cường tim và thăng áp. Người dị ứng, dành cho điều trị chống dị ứng. Phương pháp điều trị Trung y: Uống trong thuốc chế Ngô công trúng độc, có thể dùng lá trà lượng thích hợp, pha nước uống nhiều lần liên tiếp; hoặc dùng Phượng vĩ thảo 120g, Ngân hoa 90g, Cam thảo 60g, sắc nước uống (Trung dược học).
- Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1: Trị trúng phong co rút và sau phá thương (uốn ván) bị phong co rút: Sinh tiễn kỳ 6 chỉ, Đương qui 4 chỉ, Khương họat 2 chỉ, Độc họat 2 chỉ, Tòan yết 2 chỉ, Ngô công lớn 2 con. Sắc nước uống.
(Y học trung Trung tham Tây lục- Trục phong thang)
+ Phương 2:
Trị Trúng phong miệng méo mắt lệch: Rết 1 con, sấy khô nghiền bột, nước mật heo điều đắp chổ bệnh.
(Cát Lâm Trung thảo dược)
+ Phương 3:
Trị tràng nhạc lở lóet: Trà, Rết. 2 vị nướng đến thơm chín, giã sàng làm thành bột, trước lấy nước Cam thảo rửa, sau đắp.
(Thần chẩm phương)
+ Phương 3:Trị Xà đầu đinh (chín mé)
Rết 1 con, Hùng hòang 2 chỉ. Tất cả nghiền nhỏ, dùng lòng trắng trứng gà điều đắp.
(Cát Lâm Trung thảo dược)
+ Phương 4:
Trị viêm tai chảy mủ: Bột Ngô công thổi vào.
(Bào thị tiểu nhi phương)
+ Phương 5:
Trị mụt trĩ đau nhức: Ngô công chân đỏ (sấy nghiền nhỏ) cho vào Phiến não chút xíu, đều đắp.
(Nhơn trai trực chỉ phương)
+ Phương 6:
Điều trị bệnh lao lấy Rết bỏ đầu chân sấy khô nghiền nhỏ uống, liều mỗi lần chứng 3 ~ 5 con, mỗi ngày 2 ~ 3 lần.
Điều trị 7 ca bệnh lao phổi lọai hình không giống nhau; viêm mang phổi lao, lao phổi, lao tán phát (phát ra), lao xương sườn, lao tuyến vú và hạch lympha cổ, đều trị khỏi.
Sau khi uống thuốc 2 tuần, trước tiên thấy ăn uống gia tắng, sắc mặt chuyển hồng; sau đó tăng cân, thể lực cũng thấy tăng. Cuối thời gian uống thuốc không có phản ứng độc tính.
(Trung dược đại từ điển)
+ Phương 7:
Điều trị ho gà lấy Rết, Cam thảo lượng bằng nhau, sấy khô nghiền nhỏ uống, mỗi ngày 3 lần, 1 ~ 2 tuổi mỗi lần 1,5g, 3~4 tuổi mỗi lần 2 g. Liên tục uống 5 ~ 7 ngày là 1 liệu trình. Điều trị hơn 500ca, có hiệu suất 90%.
(Trung dược đại từ điển)
+ Phương 8:
Điều trị ung thư: Ngô công sấy khô nghiền nhỏ, mỗi ngày chừng 2 ~ 3 con, phân lần uống. Hoặc dùng Ngô công 100 con chế thành 200ml dịch tiêm, mỗi ngày dùng 2 ~4 ml, tiêm ngấm vào phần đáy ổ bệnh.
Dùng phương pháp nói trên điều trị Ung thư bao tử 7 ca, trị khỏi 1 ca, hiệu quả rõ 2 ca, vô hiệu 2 ca; Ung thư thực quản 11 ca, hịệu quả rõ 4 ca, hữu hiệu 5 ca, vô hiệu 2 ca; Ung thư phổi 3 ca, vô hiệu; Ung thư tuyến vú 3 ca, hiệu quả rõ 2 ca, vô hiệu 1 ca; Ung thư da 3 ca, trị khỏi 2 ca, vô hiệu 1 ca; Ung thư tuyến môi 1 ca, vô hiệu; Ung thư cổ tử cung 5 ca, có hiệu quả 5 ca. Tổng hiệu suất là 65.12%.
Trong thực tế quan sát được, thuốc này đối với ung thư sưng lở lóet hiệu quả điều trị khá rõ rệt, phần nhiều sau khi dùng thuốc trong 1 tháng thấy được lở lóet thu nhỏ rõ.
Có 2 bệnh nhân ung thư da qua dùng điều trị dịch tiêm Ngô công (Các chứng ung thư còn lại đều cho thuốc uống) sau 25 ~ 30 ngày, thì xuất hiện tổ chức ung thư họai tử rụng. Khoa bệnh lý kiểm tra thấy tế bào ung thư thóai hóa teo đi, thay thế tế bào và tổ chức mô viêm, có thể cho rằng trị khỏi lâm sàng. Lượng dùng Ngô công nhiều nhất có đến 6 con mỗi ngày. Vẫn chưa thấy phản ứng độc tính.
(Trung dược đại từ điển)
+ Phương 9:
Điều trị viêm tuyến lympha hàm dưới lấy Ngô công 2 con, sắc nước phân 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang. Thông thường 3 ~4 ngày thì có thể trị khỏi.
Điều trị 6 ca, đều có hiệu quả.
Thuốc này đối với thời kỳ đầu và cấp tính có hiệu quả tốt đối với thời kỳ cuối hóa mủ hoặc mạn tính có thể khống chế sự lan rộng của nó mà hạn chế tăng nhanh, và có tác dụng tiêu trừ đau nhức và căng sưng.
(Trung dược đại từ điển)
(Còn bổ sung và cập nhật tiếp) BỌ CẠP (TOÀN YẾT) Tòan yết ( 全蝎 )
- Tên và nguồn gốc -
+ Tên thuốc:Tòan yết (Xuất xứ: Thục bản thảo).
+ Tên khác: Sái (虿), Sái vĩ trùng (虿尾虫), Đổ bá (杜伯), Chủ bộ trùng (主簿虫), Tòan trùng (全虫), Phục bối trùng (茯背虫).
+ Tên Việt Nam:Bọ cạp.
+ Tên Anh văn:Scorpion
+ Tên Trung văn:全蝎 QUANXIE
+ Tên La tinh:Buthus martensi Karsch+ Nguồn gốc:Là cả con côn trùng khô của động vật Kiềm yết họ Kiềm yết (Scorpionidae).
- Thu hoạch -
Dã sinh yết (bò cạp sống hoang) từ giữa xuân đến đầu thu đi bắt. Khỏang thanh minh đến cốc vũ bắt về, gọi là Xuân yết, lúc này chưa ăn đất, phẩm chất khá tốt; mùa hè sản lượng khá nhiều, gọi là Phục yết, do đã ăn đất, phẩm chất không tốt.
Buthus martensii KarschBò cạp nuôi, cách 1 năm thu bắt 1 lần, thường vào tối mùa thu, dùng ánh sáng đèn thu hút bắt, đợi sau khi bò cạp bò ra dùng đũa tre kẹp bỏ vào trong chậu sứ, hoặc dùng chậu chịu đỡ ở miệng hang, đổ vào trong chum to.
Sau khi bắt được, ngâm trong nước sạch trước, đợi nó ói ra bùn đất, sau đó vớt ra, bỏ vào trong nồi nước sôi, thêm chút xíu muối ăn, sau khi nấu sôi, lọc nổi qua nước sạch, hong khô.
- Dược liệu -
Dược liệu Tòan yết
Cả con côn trùng khô, phần đầu ngực và phần trước bụng có hình tròn bầu dục dài bằng bẹt, phần bụng sau dạng đuôi.
Hòan chỉnh dài độ 6 cm.
Tòan thân màu nâu xanh, bụng và chi màu vàng, gai đuôi nhọn thẳng màu nâu.
Phần ngực sau khi bứt đứt thấy chất sót lại trong có màu đen hoặc sắc vàng cọ, phần bụng sau rỗng.
Thể nhẹ, chất giòn, khí hơi tanh, vị mặn.
Dùng con sắc vàng, hòan chỉnh, trong bụng ít tạp chất là tốt.
Có dùng riêng phần bụng sau nó, gọi là Yết vĩ, còn gôi là Yết tiêu.
Chủ yếu sinh sản ở Hà Nam, Sơn Đông, Hồ Bắc, An Huy v.v…
- Bào chế -
Quấy nước sạch bỏ tạp chất, sấy khô, hoặc sấy lửa nhỏ dùng.
- Cương mục: Vào thuốc bỏ chân sấy dùng.
- Bản thảo phùng nguyên: Lăn giấm ngâm cho hết mặn, sao khô dùng.
- Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: Mặn, cay, bình, có đôc.- Trung dược học: Cay, bình, có độc.
- Nhật Hoa bản thảo: Bình.
- Khai bảo bản thảo: Vị ngọt cay, có độc.
- Y lâm tỏan yếu: Cay chua mặn, lạnh.
- Qui kinh -
- Trung dược học: Vào kinh Can.
- Cương mục: Kinh túc quyết âm.
- Công dụng và chủ trị -
Đuổi phong, ngừng co giật, thông lạc, giải độc.
- Trị kinh phong co giật, động kinh, trúng phong, bán thân bất tọai, miệng méo mắt lệch, thiên đầu thống, phong thấp tý thống, uốn ván, lao hạch bạch huyết, phong chẩn nhọt sưng.
- Khai bảo bản thảo: Trị các chứng phong ẩn chẩn, và trúng phong bán thân bất tọai, miệng méo mắt lệch, nói khó, tay chân rút kéo.
- Bản thảo đồ kinh: TrỊ trẻ con làm kinh co rút.
- Bản thảo hội biên: Uốn ván nên dùng Tòan yết, Phòng phong làm chủ.
- Cương mục: Trị người lớn hạch ở bẹn, sốt rét, tai điếc, sán khí, các chứng phong sang (nhọt), phụ nữ đái hạ, âm thóat (sa tử cung).
- Bản thảo chính: Khai phong đàm.
- Ngọc thu dược giải: Xuyên gân thấu cốt, trục thấp trừ phong.
- Sổ tay Trung thảo dược Sơn Đông: Tức phong thông lạc, trấn kính (hết co giật). Trị viêm tắc động mạch, lao hạch bạch huyết, lao khớp xương, viêm mang tai dịch (quai bị).
- Ứng dụng -
1. Co rút co giật: Bổn phẩm chủ vào kinh can, tính hay chạy, tức bình Can tức phong, lại sưu phong thông lạc, có hiệu quả tức phong chỉ kính khá tốt, là yếu dược trị co rút, co giật. Dùng trị kinh phong, co rút co giật do các lọai nguyên nhân, thường cùng dùng với Ngô Công, tức Chỉ kính tán (Kinh nghiệm phương); Nếu dùng trị trẻ con cấp kinh phong sốt cao, thần chí mờ mịt, co rút thường phối ngũ với thuốc thanh nhiệt, tức phong như Linh dương giác, Câu đằng, Thiên ma v.v…; Dùng trị trẻ con mạn kinh phong co rút, thường cùng dùng với thuốc ích khí kiện Tỳ như Đảng sâm, Bạch truật, Thiên ma v.v…; Dùng trị đàm mê động kinh co rút, có thể với Uất kim, Bạch phàn lượng bắng nhau, nghiền bột uống; Nếu trị uốn ván, cơn co cứng lại phối ngũ với Ngô công, Thiên nam tinh, Thiền thối, như Ngũ hổ truy phong tán (Phương tể học -Quảng Châu Trung y học viện); Hoặc phối ngũ với Ngô công, Câu đằng, Châu sa, như Nhiếp phong tán (Chứng trị chuẩn hằng); Điếu trị trúng phong kinh lạc, miệng méo mắt lệch, cùng dùng với Bạch cương tàm, Bạch phụ tử, như Khiên chính tán (Dương Thị gia tàng phương).
2. Nhọt ghẻ lở sưng độc, lao tràng nhạc:Bổn phẩm vị cay, có độc, nên có công tán kết, công độc, phần nhiều làm thuốc đắp ngòai, Như “Bản thảo cương mục” – dẫn – Chiêm liêu phương: dùng Tòan yết, Chi tử, dầu vừng sắc đen bỏ bã, cho vào sáp vàng làm cao đắp ngòai, điều trị các chứng nhọt lở sưng độc; “Y học trung Trung tham Tây lục” dùng bổn phẩm nướng cháy, uống với rượu vàng (rượu cất bằng gạo), tiêu cứng sưng hàm dưới; “Kinh nghiệm phương” Tiểu kim tán, dùng bổn phẩm phối với Mã tiền tử (chế), Bán hạ (chê), Ngũ linh chi v.v…, tất cả nghiền thành bột chế thành thuốc viên phiến dùng, trị chứng lưu đàm, tràng nhạc, bướu cổ v.v…Cận đại dùng bổn phẩm phối với Ngô công, Địa long, Thổ miết trùng các vị lượng bằng nhau, nghiền bột hoặc quấy nước làm hòan uống, dùng trị Lao lim phô, lao khớp và xương v.v…Cũng có đơn dụng Tòan yết, dầu thơm chiên vàng dùng, điều trị dịch viêm tuyến mang tai.
3. Phong thấp ngoan tý:Bổn phẩm giỏi vế thông lạc giảm đau, đối với phong hàn thấp tý trị lâu không khỏi, cân mạch co quắp, nặng ắt ngoan tý khớp xương biến dạng, tác dụng khá tốt. Có thể dùng Tòan yết phối với Xạ hương chút ít, tất cả nghiền thành bột, uống với rượu ấm, có công hiệu giảm nhẹ đau nhức, như Tòan yết mạt phương (Nhân trai trực chỉ phương); Lâm sàng cũng thường cùng dùng với thuốc khư phong họat huyết, thư cân lhọat lạc như Xuyên ô, Bạch hoa xà, Mộc dược v.v…
4. Thiên chính đầu thống tính ngoan cố:Bổn phẩm lực sưu phong thông lạc giảm đau khá mạnh, dùng trị thiên chính đấu thống, một mình nó nghiền bột uống cũng có hiệu quả; Phối hợp cùng dùng với Thiên ma, Ngô công, Xuyên khung, Cương tàm v.v…thì hiệu quả càng tốt.
- Cách dùng và liều dùng -
Uống trong: Sắc thang, Tòan yết 0,8 ~ 1,5 chỉ, Yết vĩ 3~ 5 phân; hoặc cho vào hòan tán. Dùng ngòai: nghiền nhỏ điều đắp.
- Kiêng kỵ -
- Trung dược đại từ điển: Người huyết hư sinh phong kỵ dùng.- Trung dược học: Bổn phẩm có độc, liều dùng không nên quá lớn. Phụ nữ có thai dùngcẩn thận.
- Bản thảo kinh sơ: Như trúng phong và trẻ con mạn tỳ phong, bệnh thuộc hư, theo phép đều kỵ vậy.
- Bản thảo cầu chân: Kỵ ốc sên.
- Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học: Hàm chứa Katsutoxin, là 1 lọai protein tương tự như độc tố thần kinh chất độc của rắn.
Ngòai ra còn chứa trimethylamine, lycine, 2-aminoethanesulfonic acid, palmic acid, stearic acid, ornitrol, lecithin và ammonium salt v.v…
Trong dịch độc của bò cạp sinh ở Âu châu và Bắc phi hàm chứa độc tố thần kinh I và II, độc tố thần kinh II là là 1 trật tự dây chuyền Peptit do 64 amino acid tổ hợp thành (Trung dược đại từ điển).
2. Tác dụng dược lý:
A. Tác dụng chống co giật:Chuột con uống Chỉ kính tán (Bột khô Tòan yết và Ngô công lượng bằng nhau hỗn hợp mà thành) mỗi ngày 1 g, sau khi uống liền 1, 3, 9 ngày có tác dụng chống co giật do metrazol(e), strychnine và nicotine gây ra, hiệu quả chống lại co giật strychnine rõ nhất, sau đến nicotine, metrazol(e) càng kém hơn, cocaine thì không.
Tòan yết và Ngô công ứng dụng đơn độc phân riêng ra mỗi ngày 1g cũng có hiệu quả, nhưng hiệu quả của Tòan yết kém hơn Ngô công.
B. Tác dụng đối với hệ thống tim mạch máu:Thuốc ngâm và thuốc sắc bò cạp tiêm tỉnh mạch đều làm cho huyết áp thỏ , chó xuống thấp nhất thời (số ít thấy tăng tạm thời), nhưng khôi phục rất nhanh, tiếp đó xuất hiện huyết áp hạ thấp dần và giữ được lâu, duy trì trên 1 ~ 3 giờ.
Rót thuốc vào dạ dày hoặc tiêm cơ bắp vẫn có tác dụng giáng áp duy trì lâu rõ rệt, dùng thuốc lặp lại không xuất hiện hiện tượng chịu được thuốc nhanh.
Nguyên lý giáng áp là ức chế trung khu vận động mạch máu, giãn mạch máu, trực tiếp ức chế tim và kịp thời chống lại tác dụng tăng áp của Adrenalin, có tác dụng trấn tỉnh rõ rệt đối với động vật, nhưng không làm cho động vật ngủ, cũng có thể có quan hệ với giáng áp.
Acid sodium Salt bọ cạp phân tách ra tiêm vào tỉnh mạch thỏ gây mê sản sinh giáng áp tạm thời, nhưng có tác dụng hưng phấn đối với tim ếch đã tách rời cơ thể, đối với chi sau ếch và mạch máu tai thỏ đã tách rời cơ thể đều có tác dụng co rút .
C. Độc tính:Tác dụng chủ yếu của độc bò cạp(Katsutoxin)là làm tê liệt hô hấp, lượng gây chết nhỏ nhất đối với thỏ là 0,007 ; chuột con là 0,5; ếch là 0,7mg/ kg.
Triệu chứng trúng độc của thỏ là tứ chi co quắp cứng đơ, chảy nước dãi, ngừng hô hấp đồng thời huyết áp lên cao, ếch thì thấy tứ chi co rút tính cấu trúc dạng sợi, chuột con thì tiếp sau trạng thái hưng phấn, tứ chi và hô hấp tê liệt.
Độc bò cạp không có tác dụng tan máu và đông máu.
Có tác dụng ức chế tim ếch đã tách rời cơ thể, có tác dụng co rút mạch máu chi sau ếch, hưng phấn với bàng quang ếch và ruột thỏ đã tách rới cơ thể.
Hiệu quả điều trị Yết tử thang đối với thực nghiệm uốn ván động vật: Tòan yết 15g, Xích thược 12,5g; Đại hòang 10g, Cam thảo 7,5g; làm thành 200ml thuốc sắc tức là Yết tử thang.
Dùng 1~10% Yết tử thang trộn lẫn với trực khuẩn uốn ván 60 ~ 90 phút không có tác dụng ức chế vi khuẩn, nhưng trộn vào môi trường nuôi cấy, tiến hành nuôi cấy, có tác dụng ức chế nhất định.
Không có tác dụng trung hòa hoặc phá họai đối với độc tố uốn ván.
Bất kễ uống hoặc tiêm dưới da Yết tử thang, đối với uốn ván thực nghiệm chuột lang (guinea pig) hoặc chuột nhỏ đều không có hiệu quả điều trị hoặc phòng ngừa.
Chuột nhỏ uống, hoặc tiêm tỉnh mạch dưới da Yết tử thang 0,1 ~ 1 ml/ con, chuột lang (guinea pig) uống hoặc tiêm dưới da 0,2 ~ 5ml/ con, đều chưa thấy trúng độc rõ(Trung dược đại từ điển).
- Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1: Trẻ con kinh phong, bò cạp 1 con, không bỏ đầu đuôi, Bạc hà 4 lá gói lại, nướng trên lửa cho Bạc hà cháy xém, cùng nghiền nhỏ, chia 4 lần uống với nước nóng. Ngưới lớn chảy dãi phong uống 1 con.
(Kinh nghiệm phương)
+ Phương 2:
Trị co giật viêm não B: Tòan yết 1 lượng, Ngô công (Rết) 1 lượng, Cương tàm 2 lượng, Thiên ma 1 lượng. Tất cả nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 ~ 5 phân; co giật kính quyết nghiêm trọng, uống 1 chỉ trước, sau đó cách mỗi 4 ~ 6 giờ đồng hồ, uống 3 ~ 5 phân.
(Trung thảo y dược kinh nghiệm giao lưu – Hồ Bắc) + Phương 3:
Trị động kinh: Tòan yết, Uất kim, Phèn chua các vị lượng bằng nhau. Trộn đều nghiền bột, mỗi lần uống 5 phân, ngày 3 lần.
(Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên – Nội Mông Cổ)
+ Phương 4:
Trị đau đầu do cao huyết áp, xơ cứng động mạch: Tòan trùng, Câu đằng mỗi vị 2 chỉ, Sâm cao ly 2 chỉ. Tất cả nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 chỉ.
(Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên – Nội Mông Cổ)
+ Phương 5:Trị Trúng phong, miệng méo mắt lệch, bán thân bất tọai: Bạch phụ tử, Bạch cương tàm, Tòan yết (bỏ độc) các vị lượng bằng nhau (cùng dùng sống). Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 chỉ, điều rượu nóng uống, bất cứ lúc nào.
(Dương thị gia tòan phương – Khiên chính tán)
+ Phương 6:
Trị đột nhiên tai điếc đặc: Tòan yết bỏ độc, nghiền nhỏ, uống với rượi 1 chỉ, trong tai nghe tiếng nước tức hiệu quả.
(Chí nhã đường tạp sao)
+ Phương 7:
Trị viêm tắc động mạch, lao hạch bạch huyết, lao khớp xương: Tòan yết, Địa long, Thổ nguyên, Ngô công lượng bằng nhau, nghiền mịn, hoặc quấy nước làm hòan. Mỗi lần uống 8 phân, mỗi ngày 3 lần.
(Sơn Đông Trung thảo dượ thủ sách)
+ Phương 8:
Trị viêm phế quản: Tòan yết 1 con, sắc nước uống.
(Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên - Nội Mông Cổ)
+ Phương 9:
Lao ở nách: Tòan yết 7 con, Thiền thóai 14 con. Sắc nước uống.
(Tuyền châu bản thảo)
+ Phương 10:
Trị hạch sưng ở háng, mới phát nóng lạnh như sốt rét, có lúc khỏi rồi tái phát, mỗi lần thêm nặng, cuối cùng thành chân phù voi (elephantiasis crus).
- Mới phát thì dùng Bò cạp khô bỏ đầu, chân sấy lửa nghiền bột, pha rượu uống. Mỗi lần 1 chỉ đến 1,5 chỉ.
- Bò cạp 7 con bỏ đầu chân, bỏ vào trong trứng gà hấp chín bỏ bò cạp, chỉ ăn trứng gà.
(Tuyền Châu bản thảo)
+ Phương 11:
Viêm mang tai dịch (quai bị): Bò cạp dùng dầu thơm chiên vàng, mỗi lần ăn 1 con, mỗi ngày 2 lần, ăn liền 2 ngày.
(Sơn Đông trung thảo dược thủ sách)
+ Phương 12:
Các chứng nhọt độc sưng: Bò cạp 7 con, Chi tử 6 trái. Dầu vừng chiên bỏ cặn, cho vào sáp vàng, hóa thành cao đắp.
(Đạm liêu phương)
+ Phương 13:
Trị trĩ ngứa mới phát: Bò cạp vừa phải, hoặc 3, 2 con, đốt hun.
(Dầu Trân phương)
+ Phương 14:
Trị đại trường phong độc ra máu:
Bạch phàn 2 lượng, Bò cạp khô 2 lượng (sao qua). Giã nhỏ rây tán, cứ mỗi trước bửa ăn, với cháo nóng điều xuống nửa chỉ.
+ Phương 15:
Trị vết thương rắn độc cắn: Bò cạp 2 con, Rết (nướng) 1 con. Nghiền nhỏ, uống với rượu.
(Kinh nghiệm lương phương)
(Chú ý: Trước khi sử dụng phương này, bạn cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc.)
+ Phương 16:
Điều trị lao hạch bạch huyết lấy Bò cạp, Rết mỗi lọai 1con, nghiền thành bột mịn. Đập vào trứng gà 1 quả quấy trộn, dùng dấu ăn sao chín (kỵ nồi sắt) dùng, mỗi sáng 1 lần, khỏang hơn 30 lần thì có thể thu được hiệu quả.
(Trung dược đại từ điển)
+ Phương 17:
Điều trị vết thương bỏng lấy 30 ~ 40 con bò cạp sống, bỏ vào trong 1 cân dầu ăn ngâm, 12 giờ sau thì có thể dùng (thời gian ngâm càng dài, hiệu lực càng mạnh).
Lúc dùng cắt vỡ mụt nước trên mặt vết thương, thoa bôi dầu này.
Điều trị 8 ca, đều giảm đau rất nhanh, thời gian ngắn kết vảy mà khỏi.
(Trung dược đại từ điển)
(Còn bổ sung và cập nhật tiếp) CON VE SẦU (THUYỀN THUẾ) Thiền thuế ( 蝉蜕 )
Tên và nguồn gốc -
+ Tên thuốc:Thiền thuế (Xuất xứ: Dược tính luận).
+Tên khác:
Điêu giáp (蜩甲), Thiền xác (蝉壳), Khô thiền (枯蝉) , Điêu liêu thối bì (蜩蟟退皮), Thiền thối xác (蝉退壳), Thiền thối (蝉退), Kim ngưu nhi (金牛儿), Thiền y (蝉衣), Thôi mễ trùng xác (催米虫壳), Tức tức hầu bì (唧唧猴皮), Tức tức bì (唧唧皮), Tri liễu bì (知了皮), Nhiệt bì (热皮), Ma nhi ô bì (麻儿鸟皮).
+Tên Trung văn:蝉蜕CHANTUI
+Tên Anh Văn:CicadaSlough
+Tên La tinh:Cryptotympana pustulata Fabr+Nguồn gốc:Là xác ve của của con ve sau khi lột xác, côn trùng Họ Ve sầu (Cicadidae).
- Thu hoạch -
Hè, thu thu nhặt, lọai bỏ sạch đất , phơi khô.
- Bào chế -
Nhặt bỏ tạp chất, rửa sạch phơi khô. Dùng sống.
- Cương mục: Phàm dùng Thuế xác, nước sôi rửa bỏ đất, cánh, chân, nước tương (nước dịch đặc) nấu qua, phơi khô dùng.
- Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, mặn, mát.
- Trung dược học: Ngọt, lạnh.
- Cương mục: Mặn ngọt, lạnh, không độc.
- Bản thảo chính: Vị hơi ngọt, hơi mặn, tính hơi mát.
- Ngọc thu dược giải: Vị cay, khí bình.
- Qui kinh -
- Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Can.
- Trung dược học: Vào kinh Phế, Can.
- Bản thảo kinh sơ: Vào Can.
- Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Can, Tỳ, Phế.
- Công dụng và chủ trị -
Tán phong nhiệt, tuyên Phế, ngừng co giật,
Trị ngọai cảm phong nhiệt, ho khan tiếng, ban sởi thấu phát không thông sướng, phẩn chẩn, ngứa ngáy, trẻ con động kinh, mắt đỏ, mắt mây màng che, đinh nhọt sưng độc, uốn ván.
- Biệt lục: chủ trẻ con động kinh, tro uống chủ lỵ lâu ngày.
- Dược tính luận: Trị trẻ con cả người sốt cao động kinh, kiêm năng ngừng khát.
- Bản thảo thập di: Nghiền, thìa 1 chỉ, nước giếng Tỉnh hoa uống, chủ bệnh khàn giọng.
- Bản thảo diễn nghĩa: Trị mắt tối, màng mắt.
Lại sắc nước nước xác , trị trẻ con ra mụt chẩn không nhanh.
- Cương mục: Trị đầu phong huyền vận, ngòai da phong nhiệt, đậu chẩn gây ngứa, uốn ván và điều trị nhọt sưng độc, người lớn mất tiếng, trẻ con cấm phong thiên điếu, trẻ khóc dạ đề, âm sưng.
- Liều dùng và cách dùng -
Sắc uống, 3 ~ 10g, hoặc đơn dụng nghiền bột hòa uống. Liều dùng chứng bệnh thông thường nên ít; Chỉ kính (ngừng co giật) nên dùng liều lớn.
- Kiêng kỵ -
- Trung dược đại từ điển: Phụ nữ có thai dùng thận trọng.
- Trung dược học: “Danh y biệt lục” có ghi: “Chủ phụ nhân sinh tử bất hạ”, vì thế phụ nữ có thai nên dùng thận trọng.
- Bản thảo kinh sơ: Chứng đậu chẩn hư hàn không được uống.
- Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học:
Bổn phẩm hàm chứa lượng lớn chitin, và hàm chứa isoxanthopterin, erythropterin, protein, amino acid, organic acid, hợp chất phenols v.v…(Trung dược học).
Thiền thuế có khả năng chống thuốc hưng phấn trung khu strychnine, cocaine, nicotine v.v…gây ra tử vong kinh quyết của chuột con, tác dụng chống kinh quyết dùng thân Thiền thuế mạnh hơn đầu chân. Bổn phẩm có tác dụng trấn tỉnh, có thể giảm bớt họat động tự phát của chuột con bình thường rõ rệt, kéo dài thời gian ngủ của napental, chống tác dụng hưng phấn của caffeine. Thiền thuế còn có tác dụng giải nhiệt, trong đó tác dụng giải nhiệt chân đầu Thiền thuế so với phần thân mạnh hơn (Trung dược hoc).
2. Tác dụng dược lý:
Thiền thuế có tác dụng chống kinh quyết, thuốc rượu của nó có thể kéo dài thời kỳ sinh tồn bình quân của thỏ nhà uốn ván thí nghiệm, có thể giảm nhẹ kinh quyết uốn ván của thỏ nhà đã hình thành.
- Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1: Trị phong ôn mới phát, mới cảm phong nhiệt, đông ôn xâm nhập Phế, ho: Bạc hà 1,5 chỉ, Thiền thối (bỏ chân, cánh), Tiền hồ 1,5 chỉ, Đạm đậu xị 4 chỉ, Qua lâu xác 2 chỉ, Ngưu bàng tử 1,5 chỉ. Sắc uống.
(Thời bệnh luận – Tân lương giải biểu pháp)
+ Phương 2:
Trị ho: Phế khí ủng trệ bất lợi: Thiền xác (bỏ đất, sao qua), Nhân sâm (bỏ mầm), Ngũ vị tử đếu 1 lượng; Trần bì, Cam thảo chích đều nửa lượng. Tất cả nghiền nhỏ, mỗi lần uống nửa chỉ, gừng tươi làm thang uống, bất cứ
lúc nào.
(Tiểu nhi vệ sinh tổng vi luận phương – Thiền xác thang).
+ Phương 3:
Trị cảm mạo, ho mất tiếng: Thiền y 1 chỉ, Ngưu bàng tử 3 chỉ, Cam thảo 1 chỉ, Cát cánh 1,5 chỉ. Sắc thang uống.
(Hiện đại thực dụng Trung dược).
+ Phương 4:
Trị mụt đậu xuất không nhanh: Tử thảo, Thiền thuế, Mộc thông, Thược dược, Cam thảo (chích) lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 2 chỉ, sắc nước uống.
(Tiểu nhi đậu chẩn luận phương – Khóai thấu tán).
+ Phương 5:
Trị khách phong khí da ngứa ngáy không thôi: Thiền thối, Bạc hà lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ, rượu điều uống thìa 1 chỉ, ngày 3 lần.
(Diêu tăng thản tập nghiệm phương).
+ Phương 6:
Trị sau đậu phát sốt phát ngứa gãi rách: Thiền thối, Địa cốt bì đều 1 lượng. Nghiền nhỏ. Mỗi lần uống thìa 2, 3, rượu trắng điều uống 2, 3 lần.
(Xích thủy huyền châu – Thiền hoa tán)
+ Phương 7:
Trị động kinh sốt cao phát co rút: Thiền xác (bỏ đất, sao) nửa lượng, Nhân sâm (bỏ mầm) nửa lượng, Hòang cầm 1 phân, Phục thần 1 phân, Thăng ma 1 phân, thuốc trên nghiền nhỏ; Ngưu hòang 1 phân (nghiền riêng), Thiên trúc hòang 1chỉ (nghiền), Mẫu lệ 1 phân (nghiền).
Thuốc trên trộn kỹ, mỗi lần dùng nửa chỉ, sắc Kinh giới, bạc hà làm thang điều uống, bất cứ lúc nào.
(Tiểu nhi vệ sinh tổng vi luận phương – Thiền xác tán).
+ Phương 8:
Trị trẻ con thiên điếu, đầu mắt ngửa trông lên, đàm tắc nóng trong: Kim ngưu nhi, lấy nước tương (nước dịch đặc) nấu 1 ngày, phơi khô nghiền, mỗi lần uống 1 chử, nước lạnh điều uống.
(Vệ sinh dị giản phương)
+ Phương 9:
Trị trẻ con cấm phong, mới sinh miệng câm không bú: Thiền thối 27 cái, Tòan yết 27 cái. Nghiền nhỏ, thêm Khinh phấn bột chút ít, nước sữa điều rót.
(Tòan ấu tâm giám)
+ Phương 10:
Trị trẻ con dạ đề: Thiền thối 27 cái, thần sa chút ít, nghiền nhỏ, luyện mật hòan, cho trẻ mút.
(Xích thủy huyền châu – Thiền thối cao)
Hoặc dùng Thiền thối 49 cái, cắt bỏ phía trước, sau đó cắt nghiền nhỏ, phân 4 lần uống, Câu đằng làm thang điều uống.
+ Phương 11:
Trị uốn ván: Thiền thối (bỏ đất) không kễ nhiều ít. Nghiền nhỏ. thấm lên miệng vết thương, độc khí tự tán.
(Dương thị gia tàng phương – Truy phong tán)
+ Phương 12:
Trị mụt ban vào mắt hoặc sau bệnh sinh màng che mắt: Thiền thối (rửa sạch, bỏ đất), Bạch cúc hoa đều lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 2 chỉ, nước 1 chén, cho vào mật chút ít sắc, uống sau ăn sửa bú, liều lượng tùy theo lớn nhỏ vậy.
(Tiểu nhi đậu chẩn phương luận – Thiền Cúc tán)
+ Phương 13:
Trị trẻ con âm sưng: Thiền thối nửa lượng, sắc nước rửa; vẫn uống Ngũ linh tán, sẽ tiêu sưng ngừng đau.
(Thế y đắc hiệu phương) (Nguyên nhân phần nhiều ngồi đất gió xâm nhập, hoặc là trùng kiến cắn tổn thương)
+ Phương 14:
Bệnh uốn ván, phát sốt: Dùng Thiền thối sao qua, nghiền bột, rượu uống 1 chỉ, rất hiệu quả.
còn phương: Có được xác ve nghiền nhỏ, thêm nước dãi hành hòa đều, thoa chổ lóet, chảy ra nước xấu, hiệu quả ngay.
(Phương này tên Truy phong tán).
+ Phương 15:
Vị nhiệt ói thức ăn: dùng Thiền thối 50 cái (bỏ đất), Họat thạch 1 lượng, tất cả nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 chỉ, nước 1 chén, thêm mật điều uống
(Phương này tên Lương cách tán).
+ Phương 16:
Trị đinh nhọt: Thiền thối xác, Bạch cương tàm lượng bằng nhau. Thuốc trên nghiền bột, giấm hòa thoa 4 xung quanh, chừa lại miệng vết lóet, đợi ra chút rễ, sau đó nhổ rễ ra, lại dùng thuốc thoa vào vết lóet. Một phương không dùng giấm, dùng dầu hòa thoa.
(Thánh huệ phương – Thiền thuế tán).
+ Phương 17:
Trị tràng nhạc: Hồ đào bổ ra, móc ra 1 nửa múi qủa, cho vào đầy Thiền thuế, bên ngòai dùng đất vàng bít kín, dây thép buộc chặt, đề trên lửa nhỏ nướng khô, đất tự rơi, lại lấy Hồ đào nghiền bột, dùng rượu vàng dẫn, nước sôi hòa uống, mỗi ngày sớm tối uống 1 qủa, liên tục uống 100 ngày.
(Hà Bắc Trung y dược tập cẩm).
+ Phương 18:
- Chủ trị: Viêm thận cấp tính.
- Thành phần:Thiền thuế 25g, Phù bình 15g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Ích mẫu thảo 30g.
- Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương 19:
- Chủ trị: Bệnh mề đay mạn tính.
- Thành phần: Thiền thuế 300g, Mật ong 350g.
- Cách dùng: Lấy Thiền thuế rửa sạch, phơi khô, sao cháy sém, nghiền nhỏ, luyện mật làm hòan. Mỗi hòan 9g, mỗi ngày sớm tối uống 1 hòan, nước sôi tống uống.
+ Phương 20:
- Chủ trị: Sản hậu bí đái.
- Thành phần: Thiền thuế (bỏ đầu chân) 9g, Đường đỏ 20g.
- Cách dùng: Cho thêm nước 600ml, sắc đến 400ml, bỏ bã, gia thêm đường đỏ hòa tan, uống hết 1 lần. nếu trong 5 ~ 6 giờ vẫn chưa tiểu tiện, có thể theo phương này uống 1 thang nửa.
+ Phương 21:
- Chủ trị: Viêm tai giữa hóa mủ.
- Thành phần: Thiền thuế 10g, Băng phiến 1g, Khinh phấn 2 phân.
- Cách dùng: Lấy Thiền thuế nướng khô, nghiền thành bột cực mịn, thêm vào Băng phiến, Khinh phấn, nghiền nhỏ. trước dùng nước oxy già rửa sạch tai bệnh, rồi thổi vào lượng thuốc bột vừa phải, mỗi ngày 1 lần. NGŨ CỐC TRÙNG
Ngũ Cốc Trùng vị Mặn, lạnh. Vào các kinh tì, vị, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu tích trệ. Dùng khi mê man, nói sảng, trẻ em cam tích.
Ngũ Cốc Trùng
Nguồn gốc: Vị thuốc này là thân khô của ấu trùng Đại Đầu Kim Đinh thuộc họ động vật Lệ Đinh.
Nơi sản xuất:Sinh ra ở Quảng Đông, An Huy, Chiết Giang, Hồ Bắc, các huyện Bác La và Long Môn ở Quảng Đông có thứ tốt nhất.
Thu nhặt chế biến: Mùa hạ thu nhặt các ấu trùng, dội rửa cho sạch, để bài xuất hết các các thứ bẩn bên trong, sấy nóng cho chết khô rồi dùng cát cho vào nồi rang to lửa, cho sâu đã sấy khô vào đảo, rang cho đến lúc phồng to, sàng bỏ cát sông, tán nhỏ.
Superbook Pro
Tính chất vị thuốc:Vị thuốc này có hình chuỳ tròn, giữa rỗng, hai đầu hơi nhọn, dài chừng 1cm, mầu vàng trắng, trong suốt, toàn thân do 14 vòng đốt hợp thành, trong đó có 1 đốt ở phần đầu, 3 đốt ở phần ngực, phần bụng 10 đốt. Phần đầu hơi nhỏ, từ giữa phần bụng trở xuống nhỏ dần, phần đuôi nhỏ nhọn, không có chân, thân nhẹ, chất ròn, hơi bốc hôi. Dược liệu tốt thì thân hoàn chỉnh, chát nhẹ mà phồng to, mầu vàng kim, không có vị hôi và tạp chất.
Liều lượng: Thường dùng 3 - 6g LỢN Món Ăn Bài Thuốc từ CON LỢN
Không chỉ là nguồn thực phẩm giá trị, món ăn phổ biến mà hấp dẫn và là nguyên liệu cho một số ngành đặc biệt, lợn (heo) còn mang tác dụng y dược đa dạng. Lợn được ví như "cây thuốc biết đi" vì tất cả các bộ phận từ cơ thể nó đều có thể đem chế được thành thuốc, dùng để tăng cường sinh lực, phòng chống, chữa trị hiệu quả nhiều bệnh ở người.
Thịt lợn (Trư nhục):Dùng chế biến ra nhiều món ăn thông dụng, khá ngon, lại có tác dụng y dược hiệu quả nên nhiều người ưa chuộng. Nó mang vị hơi ngọt, mặn, tính bình, ăn vào sẽ làm khoẻ cơ, hoạt huyết, bổ thận, tiêu thũng và là thuốc chữa nhiệt khí, nhức mỏi, suy thận, phù thũng, ho hen, tâm thần...
Thịt lợn nạc giã nhuyễn, nặn viên rồi nấu với rau ngót thành món ăn - vị thuốc cổ truyền phổ biến để bồi dưỡng sức khỏe cho những người đang chữa bệnh, người mới khỏi ốm, người già yếu và phụ nữ mới đẻ. Còn nếu lấy miếng thịt lợn nạc để sống, đem thái mỏng, đắp vào vết thương đang chảy máu thì máu sẽ cầm lại ngay.
Một số sách thuốc xưa như: "Chẩn hậu phương" chẳng hạn - còn ghi lại bài thuốc dùng thịt lợn nạc (1 phần) nấu với rễ cỏ tranh (2 phần), ăn sẽ đặc trị chứng hoàng đản thể thấp nhiệt.
Mỡ lợn (Trư cao):Vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng hoạt huyết, nhuận phổi, giải độc, khu phong. Nó thường được rán thành mỡ nước, bôi ngoài da chữa bỏng, lở loét, mụn nhọt, rụng tóc. Lấy mỡ trộn với bột hạt lai (đốt thành than) đem đắp chữa được chốc đầu.
Tiết lợn (Trư huyết):Vị mặn, tính bình, có tác dụng bổ huyết, ích dương; trị các chứng hoa mắt chóng mặt, trúng gió, chướng khí, phạm phòng (thượng mã phong), băng huyết.
Óc lợn (Trư tâm):Vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ tâm, bổ huyết, ích khí, an thần; trị kinh giản, thương phong, suy nhược thần kinh và cơ thể. Theo sách "Chứng trị yếu quyết", dùng tim lợn đực (1 quả) cùng nhân sâm và đương quy (mỗi thứ 10g) đem luộc lên ăn, sẽ đặc trị bệnh mất ngủ, chứng ra mồ hôi trộm.
Gan lợn (Trư can):Vị đắng, hơi mặn, tính ấm, có tác dụng dưỡng huyết, tiêu độc, bổ gan, sáng mắt; chữa huyết hư, vàng da, quáng gà, phù thũng, cước khí, bạch đới và đại tiện lỏng kéo dài. Đem gan lợn (5 phần) băm nhỏ với cây chó đẻ (1 phần), nấu nhiều lần, lấy nước đặc uống mỗi ngày vài lần sẽ chữa được viêm gan. Còn với bệnh sơ gan, điều trị bằng cách ăn thường xuyên gan lợn (3 phần) nấu với vỏ dưa hấu (10 phần). Để chữa viêm giác mạc, đau mắt, dùng gan lợn (1 phần) thái miếng nấu với lá dâu (2 phần) thành canh ăn.
Phổi lợn (Trư phế):Vị nhạt, tính lạnh, có tác dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm; trị hen phế quản, ho lâu ngày, ho ra máu. Lấy phổi lợn (10 phần) rửa sạch, thái nhỏ, bóp hết bọt nước; nếu đem nấu với rau diếp cá (3 phần), ăn sẽ chữa được viêm phế quản mãn tính; còn nếu đem nấu với ý dĩ (5 phần), ăn sẽ trị ho, khó thở, đau vùng ngực.
Lá lách lợn (Trư tỳ):Vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ, thoát chướng, nhuận sắc; trị ho, sốt rét, chữa tích cục trong bụng và làm đẹp da. Theo sách "Chuẩn hậu bị cấp phương", để trị ho lâu ngày dùng lá lách lợn (3 bộ), đại táo (100 quả), ngâm chung nhiều ngày trong rượu gạo (1,5 lít), khi dùng mỗi lần uống 30 - 50ml.
Xương lợn (Trư cốt):Có tác dụng tiêu khát, giải độc, hoạt huyết, nhuận sắc; chữa chứng đồi sán, tiểu đường, khô da. Lấy xương sống lợn (10 phần) rửa sạch, chặt nhỏ nấu với gạo nếp (15 phần) và gia vị thành cháo, ăn trong ngày sẽ làm da mặt trơn bóng, hồng hào. Theo sách "tam nhiên phương", bài thuốc để trị bệnh tiểu đường là dùng xương sống lợn (12 đốt), đại táo (49 quả), liên nhục (49 hạt), chích cam thảo (60 g), mộc hương (6 g), tất cả cho vào 5 bát nước, sắc lấy khoảng 3 bát uống trong một ngày.
Tuỷ lợn (Trư tuỷ):Vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ âm, ích tuỷ; chữa ho lao, lở loét và bị thương do sang chấn. Ngoài ra, bài thuốc đặc trị tính bế tinh (không phóng tinh) do âm hư hoả vương là đem tuỷ lợn sống (30g) cùng thục đị (15g), quy bản (20g), tri mẫu (15g), hoàng bá (8g), sắc uống mỗi ngày một thang. Còn nếu đem trộn tuỷ lợn sấy khô (80g) với ý dĩ (80g), cát ca (80g) và hoài sơn (120g) tất cả tán thành bột, ngày uống 20 - 40g sẽ chữa được bệnh tiểu đường.
Mật lợn (Trư đởm):Vị đắng, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, sát khuẩn, thông đại tiện, kích thích tiêu hoá và bài tiết mật; trị ho gà, hen suyễn, suy gan, vàng da, ứ mật, chậm tiêu hoá và táo bón. Hơn nữa, nước mật lợn để nguyên hoặc cô đặc phối hợp với hoàng bá, dùng bôi chữa bỏng; với nghệ vàng hoặc gừng tươi, tỏi, lá trầu không, lá ớt - trị rắn cắn. Theo sách "Tuệ Tĩnh toàn tập, có tới 10 bài thuốc sử dụng mật lợn".
Bầu dục lợn (Trư thận):Vị mặc, tính lạnh, có tác dụng bổ thận, ích khí, giảm đau, lợi bàng quang; chữa bạch biến, ù tai, đau lưng, phù thũng, di tinh và ra mồ hôi trộm. Đem bầu dục lợn (2 cái khía đôi), cho bột đỗ trọng (20g) và ít muối vào trong, ninh thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái vào lúc đói sẽ trị thận hư, đau lưng, chân tay nhức mỏi. Lấy bầu dục lợn (1 quả) thái nhỏ, trộn với bột cốt toái, xào chín, ăn nóng sẽ chữa tiêu chảy cấp tính; còn nếu xào qua với lá hẹ (100g) rồi nấu canh ăn, lại trị đau lưng, tai nghễnh ngãng.
Răng lợn (Trư nha):Chữa trẻ em lên cơn co giật, trợn mắt, nghiến răng. Có thể kèm răng chó, mài uống vài ngày. Cũng có thể dùng răng lợn đốt cháy (12 phần) và kinh giới (40 phần), câu đằng (12 phần), toàn yết (12 phần), thuyền thoái (8 phần), phèn phi (8 phần), sấy khô, sao giòn, tất cả đem tán mịn, trộn đều, luyện với hồ, viên thành hạt để uống.
Lưỡi lợn (Trư thiệt):Đặc trị chứng khí anh (mọc u sau gáy). Lấy lưỡi lợn sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 4 g với rượu trước khi ngủ.
Dạ dày lợn (Trư vị):Vị ngọt, hơi mặn, tính ấm có tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ vị; chữa khát, chảy máu cam, hư lao, di tinh, đái dầm, tiêu chảy, kiết lỵ. Dạ dày lợn thái nhỏ, nấu với củ mã thầy, ăn sẽ trị được bệnh vàng da. Đem dạ dày lợn (1 cái) làm sạch cho hồ tiêu trắng (15g) đã nghiền vào trong, ninh nhừ bằng lửa nhỏ, ăn nóng và cách 3 ngày ăn một lần, sẽ chữa được đau dạ dày hàn (lạnh bụng).
Theo sách "Nam dược thần hiệu", lấy dạ dày lợn nhồi hạt sen, nấu chín ăn hoặc ninh cho thật nhừ, giã nát trộn với hồ, viên thành bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 50 viên với nước ấm vào lúc đói, sẽ đặc trị đái rắt. Còn theo sách "Từ tập sinh", để chữa thận hư, di tính, lấy dạ dày lợn đực (1 cái) làm sạch, cho đỗ trọng (250g) vào, khâu kín, hầm nhừ, bỏ bã đỗ trọng đi, rồi ăn cả dạ dày lẫn nước hầm.
Ruột non lợn (Trư tiểu tràng):Vị đắng, tính bình, có tác dụng bổ tâm, thanh nhiệt, hoà tạng; trị viêm dạ dày, di tinh, viêm âm hộ. Dùng ruột non lợn (1 bộ), gừng tươi (5 lát), hồ tiêu (10 hạt); rửa ruột với dấm, bỏ hạt tiêu, gừng vào, hấp cách thuỷ, chia ăn 2 lần trong ngày sẽ chữa chứng đau dạ dày kéo dài.
Bong bóng lợn (Trư bàng quang):Vị ngọt, mặn, tính lạnh, có tác dụng tăng sữa, tiểu lợi; chữa đái dầm, đái buốt, đái rắt, di mộng tinh, bìu đái sưng đau, ngọc hành lở loét. Đem bong bóng lợn nấu nhừ với lá đinh lăng và gạo nếp thành cháo, ăn làm thuốc tăng tiết sữa. Theo sách "Y lâm tập yếu", dùng bong bóng lợn (1 cái), dạ dày lợn (1 cái) nấu cháo với gạo nếp ăn hàng ngày sẽ trị bệnh đái dầm.
Ruột già lợn (Trư đại tràng):Trị ngột ngạt, tính hơi lạnh, có tác dụng bổ hạ, tiêu viêm; trị đại tiện ra máu, viêm đại tràng mãn tính; hoặc nấu với củ gió đất, ăn chữa bệnh trĩ. Theo sách " Vĩnh loại linh phương", để trị đại tiện ra máu, lấy 1 đoạn ruột già lợn rửa sạch, nhồi đầy hoa hoè và buộc lại, cho vào nồi đất, hầm nhừ, rồi viên thành những hạt như hạt ngô, mỗi lần uống 1 hạt với nước sắc đương quy (ngày uống 2 lần).
Bộ phận sinh dục lợn:Tinh hoàn lợn đực có tác dụng tăng cường sinh dục; chữa phạm phòng (thượng mã phong), đau ngọc hành. Âm hành lợn cái đặc trị liệt dương (dùng 3 âm hành lợn cái sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 4g với rượu).
Chân giò lợn (Trư đề):Vị mặn, tính bình, có tác dụng bồi bổ, dưỡng thai, tăng sữa, làm đẹp da. Đem chân giò lợn (2-3 cái) nấu chín nhừ với lõi thông thảo (10 - 20g) và gạo nếp (30 - 50g) thành cháo, ăn trong 1 ngày, sẽ là thuốc đặc hiệu cho phụ nữ mới đẻ mà thiếu sữa.
Phân lợn:Phơi khô, đốt thành than, tán bột, có tác dụng cầm máu, lành da; trị lở loét, mụn nhọt. Sách "Tuệ Tĩnh toàn tập" còn ghi lại 6 bài thuốc có sử dụng phân lợn để chữa chảy máu cam, rong huyết, viêm phần phụ.
Da lợn (Trư bì):Vị hơi mặn, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, dưỡng da, trị bỏng, khát, chốc đầu và rắn cắn. Dùng miếng da lợn tươi, mỏng, rửa sạch và ướp lạnh rồi đắp lên vết thương rất mau lành.
Lông lợn (Trư mao):Đốt thành than, tán bột, có tác dụng sát khuẩn, cầm máu, trị nhiễm trùng, mụn nhọt, xây xát. Dùng bột than lông lợn hoà vào rượu hoặc trộn với mật ong, bôi chữa muỗi, rết cắn. MA HOÀNG
Tên khác:
Vị thuốc ma hoàng còn gọi Long sa (Bản Kinh), Ty diêm, Ty tướng (Biệt Lục), Cẩu cốt, Xích căn (Hòa Hán Dược Khảo), Đậu nị thảo, Trung ương tiết thổ, Trung hoàng tiết thổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tịnh ma hoàng, Khử tiết ma hoàng, Bất khử tiết ma hoàng, Ma hoàng chích mật (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Phát biểu, xuất hãn, khứ taf nhiệt khí, chỉ khái nghịch thượng khí, trừ hàn nhiệt, phá trưng kiên tích tụ (Bản Kinh).
+ Giải biểu, khứ phong, tuyên Phế, bình suyễn, lợi niệu, tiêu phù (Trung Dược Học).
+ Phát hãn, bình suyễn, lợi thủy (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Phát hãn, bình suyễn, lợi tiểu, tán tụ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị thương hàn, trúng phong, đầu đau, ôn ngược (Bản Kinh).
+ Trị sốt cao, ôn ngược, ôn dịch (Dược Tính Luận).
+ Trị mắt sưng đỏ đau, thủy thủng, phong thủng, sản hậu huyết trệ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị ngoại cảm phong hàn, suyễn, phù thủng (Trung Dược Học).
+ Trị phong thấp khớp có hiệu quả (Hiện Đại Thực Dụng trung Dược).
+ Hậu phác làm sứ của nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Bạch vi làm sứ cho nó (Độc Bản Thảo).
Kiêng kỵ:
+ Cuối mùa xuân có chứng ôn ngược, đầu mùa hè có chứng hàn dịch, nhất thiết phải kiêng dùng. Người hư yếu cũng cấm dùng. Nếu uống nhiều quá thì sẽ bị vong dương. Chứng thương phong có mồ hôi với chứng âm hư thương thực cũng cấm dùng. Bệnh không có hàn tà hoặc hàn tà tại phần lý và thương hàn có mồ hôi thì tuy có phát sốt, sợ lạnh đều không nên dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Người bị biểu hư, mồ hôi ra nhiều, ho suyễn do phế hư: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Huyết áp cao, tim suy: dùng nên cẩn thận (Thực Dụng Trung Y Học).
+ Kỵ Tế tân và Thạch vi (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Người thổ huyết không được dùng. Cơ thể vốn khí hư, suy nhược, có thai: không dùng (Dược Tính Thông Khảo).
Liều dùng: 2 – 12g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ngoại cảm phong hàn, biểu thực, không mồ hôi: Ma hoàng, Quế chi đều 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Ma Hoàng Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị thận viêm, thủy thủng cấp tính có nội nhiệt: Ma hoàng 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cam thảo 4g, Đại táo 12g, Sinh khương 8g. sắc uống (Việt Tỳ Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị thận viêm, thủy thủng cấp kèm cảm nhiễm ngoài da: Ma hoàng 8g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Tang bạch bì 12g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 4g, Đại táo 3 trái. Sắc uống (Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị thương hàn phần biểu chưa giải, vùng dưới tim có thủy khí, nôn khan, sốt mà ho hoặc khát hoặc tiêu chảy hoặc ngăn nghẹn, hoặc tiểu ít không thông, bụng dưới đầy, suyễn: Ma hoàng (bỏ mắt), Thược dược,Tế tân, Can khương, Cam thảo (chích), Quế chi (bỏ vỏ) đều 3 lạng, Ngũ vị tử nửa thăng, Bán hạ nửa thăng (cho vào trước). Sắc uống (Tiểu Thanh Long Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị dưới tim hồi hộp: Bán hạ, Ma hoàng, lượng bằng nhau. Tán bột. Trộn mật làm viên, to bằng hạt đậu lớn. mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần (Bán Hạ Ma Hoàng Hoàn – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị bệnh về thủy, mạch Trầm, Tiểu thuộc về chứng Thiếu âm: Ma hoàng 90g, Cam thảo 60g, Phụ tử 1 củ (nướng). Sắc uống (Ma Hoàng Phụ Tử Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị thương hàn hoàng đản biểu nhiệt: Ma hoàng 1 nắm, bỏ đốt, cho vào bọc vải, ngâm với 5 thăng rượu, chưng còn ½ thăng, uống cho ra mồ hôi (Ma Hoàng Thuần Tửu Thang - Thiên Kim Phương).
+ Trị trúng phong tay chân co rút, các khớp đau nhức, phiền nhiệt, tâm loạn, sợ lạnh, không muốn ăn uống: Ma hoàng 30 thù, Hoàng kỳ 12 thù, Hoàng cầm 18 thù, Độc hoạt 30g, Tế tân 12 thù. Sắc uống (Tam Hoàng Thang – Thiên Kim Yếu Phương).
+ Trị biểu hàn, ho, suyễn mà sợ lạnh, không mồ hôi: Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống nóng (Tam Ảo Thang – Cục Phương).
+ Trị thiên hành nhiệt bệnh mới phát 1 – 2 ngày: Ma hoàng 40g, bỏ đốt. Sắc với 4 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã. Thêm 1 nắm Gạo tẻ vào nấu thành cháo. Lấy nước thuốc xông còn cháo thì ăn. Ra mồ hôi thì khỏi (Tất Hiệu phương).
+ Trị phong tý, đau do lạnh: Ma hoàng bỏ rễ 150g, Quế tâm 60g. ngâm với 2 lít rượu. Mỗi lần uống 1 thìa canh cho ra mồ hôi là phong sẽ hết. Mỗi lần uống nên hâm nóng (Thánh Huệ Phương).
+ Trị sản hậu bụng đau, máu ra không dứt: Ma hoàng (bỏ đốt), uống với rượu. Ngày 2 – 3 lần thì huyết sẽ hết ra (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trị lưu đờm, âm đản, mụn nhọt lâu ngày không có đầu: Ma hoàng 2g, Thục địa 40g, Bạch giới tử (sao, tán nhuyễn) 8g, Bào khương (tro) 2g, Cam thảo, Nhục quế đều 4g, Lộc giác giao 12g. Sắc uống (Dương Hòa Thang – Ngoại Khoa Toàn Sinh Tập).
+ Trị tửu tra tỵ: Ma hoàng, Ma hoàng căn đều 60g, Rượu tốt 5 hồ (bình nhỏ), cho thuốc vào chưng khoảng 3 nén nhang (15 phút), phơi sương một đêm. Mỗi buổi sáng và tối uống 1 chén nhỏ (Ma Hoàng Tuyên Phế Tửu – Y Tông Kim Giám)
+ Trị phế quản viêm cấp, phổi viêm, sốt cao không hạ, khát, ho suyễn: Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, bách bộ đều 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cát cánh, Hoàng cầm đều 12g. Sắc uống (Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho gà kèm đờm nhiệt: Ma hoàng, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo, Bách bộ đều 8g, Xuyên bối mẫu 4g. Sắc uống (Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tên khoa học:
Ephedra sinica Stapf.
Ephedra equisetina Bge.
Ephedra intermedia Schrenk et Mey.
Họ Ma hoàng (Ephedraceae).
Mô Tả:
Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng: cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ.
Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge.): cây mọc thẳng đứng, cao tới 2m. Cánh cứng hơn, màu xanh xám hay hơi trắng. Đốt ngắn hơn, thường chỉ dài 1-3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đực và cái khác cành. Quả hình cầu, hạt không thò ra như Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn.
Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.) cũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành Trung ma hoàng thường hơn 2mm, còn đường kính Thảo ma hoàng chỉ khoảng 1,5mm.
Ma hoàng chưa thấy có ở nước ta, còn phải nhập ở Trung Quốc.
Thu hái, Sơ chế:
Cuối mùa thu cắt lấy thân mầu, phơi khô.
Bộ phận dùng:
Thân (bỏ đốt). Thứ thân to, mầu xanh nhạt, ít gốc, chắc, vị đắng, chát là tốt.
Mô tả dược liệu:
Thân hình trụ tròn, nhỏ dài, có phân chi và có dính ít gốc chất gỗ mầu nâu. Dài khoảng 40cm, đường kính độ 0,2cm, mầu vàng lục hoặc xanh nhạt. Ở thân có đường nhăn nhỏ, chạy dọc, sờ vào hơi có cảm giác thô, đốt rõ. Trên đốt có 2 – 3 lá nhỏ, trên mầu trắng xám, đầu nhọn, dưới gốc mầu nâu liền với nhau thành dạng hình ống. Chất nhẹ, dòn, dễ bẻ. Bẻ ra có bụi nhỏ bay ra. Mặt bẻ không bằng, hơi có xơ, trong ruột mầu vàng hồng. Hơi thơm, vị đắng, hơi chát (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Cắt bỏ rễ, nấu sôi 10 dạ, vớt bỏ bọt, dùng (Lôi Công Bào Chế).
+ Nấu giấm sôi, phơi khô (Lôi Công Bào Chế).
+ Tẩm mật, sao. Trước hết cho 1 ít nước vào mật, quấy đều, đun sôi, trộn đều Ma hoàng sạch, thái đoạn với nước mật, sao nhỏ lửa đến khi không dính tay là được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thân cắt khúc 1-2 cm (dùng sống). Tẩm mật loãng hoặc tẩm giấm sao qua (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Để nơi mát, khô, tránh ánh nắng.
Thành phần hóa học:
Trong Ma hoàng có:
+ Ephedrine, Pseudoephedrine, Norephedrine, Norpseudoephedrine, Methylephedrine, Methylpseudoephedrine (Trương Kiên Sinh, Dược Học Học Báo 1989, 24 (11): 865).
+ Ephedroxane (Chohachi Konno và cộng sự, Phytochemỉsty, 1979, 18 (4): 697).
+ a, a, 4-Trimethyl-3-Cyclohexen-1-Methanol, b-Terpineol, p-Meth-2-en-7-ol), a-Terpineol, 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine (Gỉa Nguyên Ấn - Trung Quốc Dược Học Tạp Chí 1989, 24 (7): 402).
+ Benzoic acid, p-Hydroxybenzoic acid, Cinnaic acid, p-Coumaric acid, Vanillíc acid, Protocatechuic acid (Chumbalov T K và cộng sự. C A, 1977, 87: 81247p).
Tác dụng dược lý:
+ Dùng liều cao hoặc uống quá lâu ngày có thể gây ra mồ hôi ra quá nhiều gây nên suy nhược. Ma hoàng nướng mật có tác dụng làm giảm trạng thái phát hãn này (Trung Dược Học).
+ Có thể làm tăng huyết áp (Trung Dược Học).
+ Tác dụng phát hãn: Chỉ dùng lúc nóng ở người thấy có tác dụng làm tăng bài tiết mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng giải nhiệt: Tinh dầu Ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuật nhắt bình thường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài do Ephedrin làm gĩan cơ trơn khí quản (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng lợi tiểu: Alcaloid Ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Có tác dụng làm co thắt cơ vòng bàng quang gây ra ứ nước tiểu (Thực Dụng Trung Y Học).
+ Alcaloid Ma hoàng có tác dụng kích thích bài tiết nước tiểu và dịch vị (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng tăng áp: Ephedrin làm co thắt mạch máu, vì vậy làm huyết áp tăng nhưng chậm và kéo dài vài giờ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ não, làm tinh thần phấn chấn, hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng của thuốc ngủ (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng kháng Virus: Ma hoàng có tác dụng ức chế Virus cúm [do tinh dầu Ma hoàng] (Dược Học Báo 10 (3): 147-149, 1963).
+ Rễ Ma hoàng có tác dụng hoàn toàn ngược với cành và thân Ma hoàng (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Cao lỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngaọi vi gián, hô hấp tăng nhanh (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị hơi ôn (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Luận). + Vị hơi đắng mà cay, tính nhiệt mà khinh trưởng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị chua, hơi đắng, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị cay đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thái âm [Tỳ] (Trân Châu Nang).
+ Vào kinh túc Thái âm [Tỳ], thủ Thiếu âm [Tâm] (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Phế, Bàng quang (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh phế, Bàng quang, Tâm, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tán hàn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thủng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Tham khảo:
+ Ma hoàng là thuốc trị chứng thực ở phần Vệ, Quế chi trị chứng hư ở phần Vinh (Bản Kinh).
+ “Muốn phát biểu, dùng Ma hoàng mà không có Thông bạch thì không phát được” (Y Phương Tập Giải).
+ Ma hoàng tính nhẹ, thanh có thể trừ thực chứng, là vị thuốc hàng đầu để [hát tán, nhưng chỉ nên dùng lúc đang mùa đông, bệnh ở phần biểu, đúng là có hàn tà, nhưng cũng không nên dùng nhiều vì mồ hôi là dịch của Tâm, ra nhiều mồ hôi quá thì động đến Tâm huyết mà sinh ra chứng chảy máu cam, thậm chí vong dương, vì vậy, phải cẩn thận (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Ma hoàng gặp Thạch cao thì phát tán không mạnh Bản Thảo Sơ Chứng).
+ Dùng thuốc phần khí để giúp Ma hoàng thì có thể làm đổ mof hôi ở phần Vệ; Dùng thuốc phần huyết để trợ giúp cho Ma hoàng thì có thể làm đổ mồ hôi ở phần Vinh; Dùng thuốc ôn trợ lực cho dương dược thì có thể trục hết chứng âm hàn ngưng đọng; Dùng thuốc hàn để hỗ trợ âm dược thì có thể giải hết ôn tà, viêm nhiệt (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Dùng Ma hoàng phải bỏ rễã và đốt đi, vì Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, nếu không bỏ rễ hoặc đốt của nó đi thì nó lại có tác dụng cầm mồ hôi. Sắc thuốc có Ma hoàng nên sắc Ma hoàng riêng, khi sôi, bọt nổi lên, vớt bỏ bọt đi, nếu uống phải bọt đó, làm cho người ta khó chịu, bứt rứt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, tính của nó là tẩu tán nhưng ông Chu Đan Khê vẫn thường dùng Sâm tốt để làm sứ cho nó, trị được những chứng Biểu thực mà mồ hôi không ra được. Cho uống một nước đã thấy công hiệu thì thôi ngay, không nên uống nhiều, làm cho mồ hôi ra quá hoặc có thể bị chảy máu cam, hoặc vong dương mà chết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ma hoàng hợp với Quế chi có tác dụng phát hãn, là thuốc tân ôn giải biểu, thích hợp với người bị thương hàn thực chứng ở biểu, không ra mồ hôi, bêïnh thuộc kinh Thái dương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng hợp với Hạnh nhân có tác dụng chỉ suyễn. Nếu kết hợp với Quế chi thì trị suyễn thuộc hàn; Hợp với Thạch cao thì trị suyễn thuộc Phế nhiệt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng hợp với Cam thảo, uống nguội, có thể trị thủy thủng bế tắc ở Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng cùng gĩa với Thục địa có tác dụng làm tan được hàn kết ở phần âm, có thể trị các chứng âm thư, trưng hà (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng phát hãn nhiều hoặc ít là do thay đổi liều lượng phối hợp với Quế chi. Lượng Ma hoàng dùng nhiều hơn Quế chi thì sức phát hãn mạnh hơn. Trường hợp cần dùng Ma hoàng để phát hãn mà mồ hôi không ra nhiều, có thể thay đổi tỉ lệ thích hợp giữa Ma hoàng và Quế chi: dùng Ma hoàng bằng Quế chi hoặc Ma hoàng ít hơn, nên cân nhắc để quyết định (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Muốn phát hãn thì dùng cọng Ma hoàng, muốn chỉ hãn thì dùng rễ Ma hoàng. Ma hoàng bỏ đốt đi, gọi là Tịnh Ma hoàng, sức phát hãn tương đối mạnh. Ma hoàng không bỏ đốt thì sức phát hãn hơi yếu. Ma hoàng chích mật, dược tính tương đối hòa hoãn. Ma hoàng nhung là Ma hoàng gĩa nát như nhung, sức phát hãn càng hòa hoãn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
THAM KHẢO THÊM: MA HOÀNG
( Herba Ephedrae)
Ma hoàng là tên chung chỉ 3 loại thường dùng làm thuốc là Thảo ma hoàng (Ephedra simica Stapt),Mộc tặc ma hoàng( Ephedra equisetima Bge),Trung ma hoàng(Ephedra Intermedia).Thân cắt bỏ đốt làm thuốc.
Vị cay đắng, tính ấm vào phế kinh.
Tác dụng dược lý chủ yếu:phát hãn ( làm ra mồ hôi), bình suyễn, lợi tiểu.
1.Phát hãn: chỉ dùng lúc nóng ở người có tác dụng làm tăng ra mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ.
2.Giải nhiệt: Tinh dầu Ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuột nhắt bình thường.
3.Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài do Ephedrin làm giãn cơ trơn khí quản.
4.Lợi tiểu:AncaloitMa hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ, kích thích bài tiết nước giải và dịch vị.
5.Tăng áp:Ephedrinlàm co thắt mạch máu nên huyết áp tăng nhưng chậm và kéo dài vài giờ.
6.Ephedrincó tác dụng hưng phấn võ não làm tinh thần phấn chấn,hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng thuốc ngủ.
7.Kháng vi rút:có tác dụng ức chế vi rút cúm (do tinh dầu ma hoàng)theo Dược học báoIO : 147-149; năm 1963Trung văn.
8.Rễ Ma hoàng:có tác dụng hoàn toàn ngược lại với cành và thân Ma hoàng. Cao lỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngoại vi giãn, hô hấp tăng nhanh, cầm mồ hôi.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng NGOẠI CẢM PHONG HÀN(như cảm mạo, cảm cúm, viêm đường hô hấp trong thời kỳ đầu.) : sốt gai rét, đau đầu, đau mình, nghẹt mũi, không ra mồ hôi, mạch phù khẩn, dùng bàiMa hoàng thang( Thương hàn luận)
Ma hoàng 6-12 g, Hạnh nhân 6-12g, Quế chi 4-8g, Cam thảo 2-4g.
2.Trị chứng ho suyễn:dùng các bài sau đây chữa chứng ho suyễn trong các bệnh viêm đường hô hấp trên: Viêm phế quản, ho gà. phối hợp thuốcThanh nhiệt hóa đàmtrị chứngNhiệt suyễn, Đàm suyễn.
+ Tam ảo thang:Ma hoàng 6g, Hạnh nhân 10g, Cam thảo 3g uống nóng.Trị ho suyễn như bài Ma hoàng thang.
+ Cao Ma hạnh (Bs.Trần văn Kỳ)øtrị viêm phế quản cấp, ho gà, hen phế quản: Ma hoàng 6g, Hạnh nhân 6g, Thạch cao 12g, Cam thảo 4g, Tiền hồ 12g, Cát cánh 12g, Trần bì 6g, Bối mẫu 6g. Đỗ 300ml nước sắc còn 100ml dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi, đối với trẻ lớn và người lớn cần tăng liều. Có thể nấu thành cao đặc để uống.
+ Ma hạnh cam thang gia vịtrị Viêm phổi, viêm phế quản cấp, sốt cao, khát nước, ho suyễn.
Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, Bách bộ mỗi thứ 8g, Thạch cao sống 40g, Cát cánh, Hoàng cầm mỗi thứ 12g sắc uống.
+ Tiểu thanh long thang( Thương hàn luận) trị Viêm phế quản cấp mạn, hen phế quản kéo dài, ho, khó thở, đàm loãng trắng.
Ma hoàng 8-12g, Bạch thược 12g, Quế chi 8g, Can khương 8-12g, Bán hạ 6-10g, Chích thảo 6-10g, tế tân 4-6g, Ngũ vị tử 4-6g.
Nếu sốt cao gia Thạch cao 40g gọi là bài Tiểu thanh longgiaThạch cao thang(Kim quỷ yếu lược)
3.Trị chứng phù(chủ yếu là phong thủy) bệnh viêm cầu thận cấp thông qua tác dụng ra mồ hôi và lợi tiểu của thuốc.
+Việt tỳ thang(Kim quỷ yếu lược)
Ma hoàng 12g, Thạch cao sống 24g, Sinh khương 12g, Chích thảo 6g, Đại táo 4 quả.
+ Ma hoàng Liên kiều Xích tiểu đậu thang:
Ma hoàng 8g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Tang bì 12g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Đại táo 1 quả. Trị Viêm cầu thận cấp kiêm nhiễm trùng ngoài da.
*.Liều thường dùng:2-12g . Liều giảm đối với bệnh nhân hư nhược. Dùng liều cao chữa đau khớp do phong thấp.
*.Chú ý khi dùng thuốc:
+ Không dùng đối với chứng biểu hư ra mồ hôi nhiều, thận trọng lúc dùng cho bệnh nhân huyết áp cao.
+ Trường hợp dùng Ma hoàng nhiều dẫn đến vong dương dùng Nhân sâm phụ tử sắc uống.
+ Rễ Ma hoàng ( Ma hoàng căn) vị ngọt tính bình có tác dụng cầm mồ hôi. Bài thuốc cầm mồ hôi gồm có: Ma hoàng căn, Mẫu lệ, Phù tiểu mạch, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo, Quế chi, Đương quy sắc uống.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648