KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CUA Món Ăn Bài Thuốc từ CON CUA ĐỒNG
Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, dân giã ở các vùng quê và thành thị nước ta với món canh cua: món canh giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng.
Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, dân giã ở các vùng quê và thành thị nước ta với món canh cua: món canh giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng.
Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 - 8, nhiệt độ từ 10 - 31oC, tốt nhất là 15 - 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l. Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.
Đông y sử dụng cua đồng làm thuốc với tên là điền giải và cho rằng cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục…
Loài cua đồng mà Đông y thường dùng làm thuốc bao gồm các họ như Potamidae, Graspidae, Parathelphusidae. Tại Việt Nam, thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne - Edwards thuộc họ Parathelphusidae.
Về dược tính theo Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi:“Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông”.Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng nói:“Điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ”.Sách Dược tính chỉ nam của ông lại ghi: “Điền giải có tác dụng tán tà nhiệt trong lồng ngực, thông được kinh mạch, làm cho ngũ tạng khỏi buồn phiền, giải được độc do thức ăn, liền được gân, thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống được các vật kết đọng trong người, phá được chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc bị đánh chấn thương, sốt rét”...
Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trong Đông y thường sử dụng.
Giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa:cua đồng 200g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; mướp hương 1 - 2 trái cạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng; rau đay và mồng tơi tươi mỗi thứ 100g rửa sạch, cắt đoạn. Đun sôi nước cua và cho các loại rau vào, đến khi mướp chín là được.
Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi: theo kinh nghiệm dân gian, để trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1 - 2 thìa nhỏ). Cách làm: lấy cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô, tán bột. Dùng 15g - 20g khuấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày. Kết hợp cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng 15 phút, 2 - 3 lần/tuần.
Chữa vết thương đụng dập, lở loét:cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: rau nhút 1 - 2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ 300 - 400g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, cần ăn 2 - 3 ngày.
Trị viêm thận cấp:cua đồng 250g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước.
Trị trướng bụng, chứng phù tim: cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.
Chữa sưng tấy:mai cua 10g sao vàng, vảy tê tê 10g sao phồng rộp; gai bồ kết 10g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.
Đau răng đau lợi do vị nhiệt:cua đồng nấu với mướp đắng, ăn hàng ngày. Đồng thời dùng phương thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, đinh lăng 16g, bồ công anh 16g, chân cua đồng (sao vàng) 20g, cam thảo 10g, bạch thược 12g, bạch mao căn 16g, khổ qua 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.
Tuy nhiên không phải ai cũng ăn cua đồng được. Các đối tượng không sử dụng cua đồng như: phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng bởi cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng. Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn. Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút. Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.
Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán lá. Đặc biệt là dùng thuốc uống nước vắt từ cua đồng giã nhuyễn trị bầm tím do té ngã ứ huyết, uống nước giã nhuyễn cua đồng sống để trị ngộ độc do ăn khoai mì (sắn)... là những cách hết sức nguy hiểm vì dễ nhiễm ký sinh trùng (sán). Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng, khi vào tới ruột người, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... sau đó chúng sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay... Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo áp-xe gan. Tại Việt Nam, từng có một số người dân ở vùng Thanh Hóa, Bắc Giang, Nghệ An... vì muốn dẻo dai trong các cuộc thi đấu vật nên đã uống nước cua đồng sống và bị bệnh sán lá phổi. Loại cua đồng ăn được thường có hai càng to và tám chân. Tuy nhiên, cũng có loại chỉ sáu hoặc bốn chân, phải cảnh giác với loại này. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã lưu ý: “Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người, nên cẩn thận”.
BS. HOÀNG LONG
ĐỊA LONG
Tên khác:
Tên thường gọi: Vị thuốcĐịa longcòn gọiThổ long (Biệt Lục),Địa long tử(Dược Tính Luận),Hàn hán, Hàn dẫn, Phụ dẫn(Ngô Phổ Bản Thảo),Cẩn dần, Nhuận nhẫn, Thiên nhân đạp(Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo),Kiên tàm, Uyên thiện, Khúc thiện, Thổ thiện, Ca nữ(Bản Thảo Cương Mục),Dẫn lâu, Cận tần, Minh thế, Khước hành, Hàn hân, Khưu (khâu) dẫn, Can địa long, Bạch cảnh khâu dẫn(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),Giun đất, Trùn đất(Dược Điển Việt Nam).
Tên khoa học:Lumbricus.
Họ khoa học:Megascolecidae.
Con địa long
( Mô tả, hình ảnh con địa long, thu bắt, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Các loài giun đất chỉ Lumbricus thuộc họ Lumbricidae và chi Pgeretima thuộc họ Megascolecidae đều được dùng làm thuốc. Chi giun ở nước ta mới được xác định Pheretima SP., dài chừng 10-35cm, thô chừng 5-15mm, thân có nhiều đốt, ở mặt bụng và 2 bên thân có 4 đốt lông ngắn rất cứng giúp nó di chuyển được, vòng đai chiếm 3 đốt thứ 14-16. Giun đất tuy có quan hệ chủng loại phát sinh gần với giun nhiều tơ, nhưng cấu tạo cơ thể đã biến đổi để phù hợp với đời sống chui rúc ở trong đất. Giun đất lưỡng tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt. Khi trưởng thành, cơ thể giun đất hình thành đai sinh dục. Tuy lưỡng tính, nhưng chúng lại tiến hành thụ tinh chéo. Hai con giun châu đậu lại với nhau, đai sinh dục của con này ép vào lỗ nhận tinh của con kia. Tinh dịch tiết ra từ lỗ sinh dục đực, nhờ hệ co gĩan sẽ chui vào túi nhận tinh của đối phương. Sau khi thụ tinh thì hai con rời nhau. Sau vài ngày đai sinh dục dầy lên, do chất bài tiết từ tuyết biểu bì của đai sinh dục, thành một vòng đai đón nhận một ít trứng, tuột dần về phía trước, khi qua túi nhận tinh lấy tinh dịch để trứng thụ tinh. Vòng luồn qua đầu như kiểu tháo áo chui đầu. Vòng đai được bao bít hai đầu thành kén. Mỗi kén có từ 1 -20 trứng, phát triển không qua giai đoạn ấu trùng. Giun đất đặc biệt không có mắt, nhưng vẫn có cảm giác với ánh sáng là nhờ các tế bào cảm giác ánh sángriêng lẻphân tán dưới da. Giun đất chưa có cơ quan hô hấp riêng, nên qua kiểu hô hấp qua da. Da giun thường xuyên ẩm, nhờ vậy không khí thấm vào được dễ dàng, chính vì lẽ đó mà những ngày trời nắng giun đất không bò lên mặt đất. Giun đất sợ ánh sáng, nhưng sau những trận mưa rào đã làm cho đất nhão thành bùn bắt buộc chúng phải lũ lượt bò lên mặt đất để thở. Giun đất ăn mùn hữu cơ có lẫn trong đất, chúng dùng môi đào đất và nuốt đất vào ruột, khi thức ăn cùng với đất vào ống tiêu hóa, các tuyến tiêu hóa sẽ tiết ra các chất dịch để tiêu hóa chất mùn hữu cơ. Giun đất thải ra những viên bã và đất tròn xíu, mà ta thường gọi là Cứt giun, Cứt trùn trong Đông y gọi là Khâu dẫn nê hay Địa long nê. Giun đất ưa sống ở những nơi đất ẩm và gìau mùn hữu cơ. Ban ngày chúng lẫn ở dưới đất, đêm khuya khi sương xuống mới ngoi lên. Mật độ của giun đất thay đổi tùy theo đặc điểm lý hóa của đất, và chính hoạt động của giun đất đã đóng góp phần đáng kể trong việc thay đổi đặc điểm lý hóa được. Giun đất thường phân bố hẹp. Loại có khoang trắng tốt nhất.
Thu bắt, sơ chế:
Đào lấy thứ khoang cổ, loại gìa. Hay gặp nơi mô đất ẩm, đền đình chùa, gốc bụi chuối lâu năm. Muốn bắt dễ dàng, lấy nước lá Nghễ răm hay nước Bồ kết, nước Chè, ngâm nước đổ lên đất thì giun bò trườn lên. Người ta bắt bỏ nó vào thùng có chứa sẵn lá tre, rơm hoặc tro, rồi rửa sạch bằng nước ấm cho sạch chất nhớt, ép đuôi vào gỗ sau đó mổ dọc thân giun, rửa sạch đất trong bụng, phơi hoặc sấy khô cất dùng. Không dùng giun tự nhiên lên mặt đất (có bệnh mới lên).
Mô tả dược liệu:
Giun đất, địa long được biết đến là một vị thuốc quý. Toàn thể đã được cắt phẫu, biểu hiện một phiến dài nhỏ cong nhăn teo, dài chừng 12cm-20cm, rộng chừng 10mm-17mm, toàn thân có nhiều khoang vòng, hai đầu dầy mà cứng còn có sợi thịt mỏng tồn tại, chính giữa rất nhỏ, bán trong suốt, hai bên có màu đen tro, chính giữa màu vàng nâu, chất thu khó bẻ gẫy.
Bào chế:
1- Khi dùng Khâu dẫn, nếu muốn uống phải dùng khô, sao cho khô và làm vụn đi (Danh Y Biệt Lục).
2- Dùng 16 lượng Địa long, ngâm nước vo gạo 1 đêm, vớt ra để khô tẩm rượu một ngày sấy khô, rồi sao chung với Xuyên tiêu, gạo Nếp, mỗi thứ 2 chỉ rưỡi. Hễ gạo nếp chín vàng là được (Lôi Công Bào Chế).
3- Khi dùng sậy khô tán bột, hoặc trộn muối vào cho hóa ra nước, hoặc đốt tồn tính, tùy theo trường hợp mà dùng (Bản Thảo Cương Mục).
4- Ngày nay người ta dùng bằng cách sau khi chế sơ chế xong tẩm rượu hoặc tẩm gừng sao qua tán bột để dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Tránh ẩm, đựng lọ kín.
Cách dùng:
Sắc uống nước, gĩa sống hoặc tán bột trộn vào hoàn tán.
Thành phần hoá học
Lumbroferine, Lumbritin, Terrestro-lumbrolysin, Hypoxathine, Xan thine, Adenine, Guanine, Choline, Guanidine, nhiều loại Acid amin, Vitamin và muối hữu cơ (Trung Dược Học).
Lumbritin, Lumbofebin, Terrestro-lumrilysin (Sinh Dược Học Khái Luận (Nhật Bản), Nhật Bản Nam Giang Đường 1990: 354).
Hypoxanthine, Xanthine, Adenine, Guanine, Guanidine, Choline, Alanine, Valine, Leucine, Phenylalanine, Tyrosine, Lysine (GiangTô Tân Y Học Viện, Trung Dược Đại Từ Điển (Q. Hạ), Thượng Hải Nhân Dân Xuất Bản 1977: 2111).
Tác dụng dược lý
Tác dụng hạ nhiệt, an thần (Trung Dược Học).
Tác dụng đối với phế quản: thuốc làm gĩan phế quản nên có tác dụng hạ cơn suyễn (Trung Dược Học).
Thuốc có tác dụng hạ huyết áp chậm mà lâu dài, có thể do làm gĩan mạch nội tạng (Trung Dược Học).
Thuốc có tác dụng kháng Histamin và chống co giật (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Thuốc làm tăng hoạt tính dung giải của Fibrin chống hình thành huyết khối. Có tác dụng hưng phấn tử cung, chất chiết xuất diệt tinh trùng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Thuốc có tác dụng phá huyết do chất Lumbritin (Nhật Bản 1911).
Tác dụng giải nhiệt: cho uống 12g bột Địa long, thấy có tác dụnghạ sốt. Đối với bệnh nhân sốt do cảm nhiễm, cho uống 0,3g thấy có tác dụng giảm sốt. Tác dụng giảm sốt xuất hiện sau nửa giờ đến 3 giờ, từ 2-5 giờ thì hết sốt, trở lại bình thường (Phó Tuấn Lục, Thiểm Tây Trung Y 1980, 10 (3): 138).
Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Trị trúng phong (não thốt trúng khuyết huyết tính). Dùng dịch Địa long chích 10g/kg vào khoang bụng chuột bị chứng não thiếu máu bị trúng phong, thấy các triệu chứng giảm nhẹ (Uông Bội Căn, Sơn Tây Y Dược tạp Chí 1984, 13 (3): 133).
Vị thuốc địa long
(Công dụng, tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị mặn, tính hàn (Bản Kinh).
Tính rất hàn, không độc (Danh Y Biệt Lục).
Vị đắng, cay, tính hàn (Trấn Nam Bản Thảo).
Vị mặn. Tính hàn (Trung Dược Học)..
Quy kinh:
Vào kinh Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân).
Vào kinh Can, Tỳ, Phế (Bản Thảo Tái Tân).
Vào kinh Vị, Thận (Dược Nghĩa Minh Biện).
Vào3 kinh Tỳ, Vị, Thận (Trung Dược Học).
Công dụng:
Đại giải nhiệt độc, hành thấp bệnh (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).
Thanh Thận, khứ nhiệt, thấm thấp, hành thủy, trừ thấp nhiệt ở Tỳ Vị, thông đại tiện thủy đạo(Y Lâm Toản Yếu).
Trừ phong thấp, đờm kết, khứ trùng tích, phá huyết kết (Đắc Phối Bản Thảo).
Thanh nhiệt, trấn kinh, lợi niệu, giải độc (Trung Dược Học).
Chủ trị:
Trị sốt cao phát cuồng, động kinh co giật, hen phế quản, di chứng bại liệt nửa người, đau nhức do phong thấp, tiểu không thông.
Liều lượng: 8-12g.
Trường hợp loét hạ chi mãn tính, dùng Giun đất tươi đâm nhuyễn với đường cát trắng đắp bên ngoài.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc địa long
Trị thương hàn nhiệt kết 1-7 ngày, nổi cuồng nổi loạn thấy ma qủy muốn bỏ chạy:
Khâu dẫn nửa cân bỏ đất bùn, lấy nước Đồng tiện nấu uống, hoặc dùngsống gĩa vắt lấy nước cho uống (Trửu Hậu Phương).
Trị tinh hoàn sưnghoặc thụt vào trong bụng, đau nhức khó chịu, thân thể nặng nề, đầu không thể dậy được, bụng dưới nóng đau, co thắt muốn chết:
Khâu dẫn 24 con, sắc với một đấu nước còn 3 thăng, uống ngay. Hoặc lấy Khâu dẫn thật nhiều, gĩa vắt lấy nước uống (Trửu Hậu phương).
Trị tiêu ra huyếtdo cổ độc:
Khâu dẫn 14 con, 3 thăng giấm, ngâm cho tới khi Giun chết, lấy nước đó uống (Trửu Hậu phương).
Trị tay chân sưng đau muốn rời ra:
Giun đất 3 thăng, 5 thăng nước, gĩa vắt lấy nước 1 thăng rưỡi uống (Trửu Hậu phương).
Trị răng đau nhức:
Giun đất, tán bột xức vào (Thiên Kim phương).
Trị mắt đỏ đau:
Dùng Địa long 10 con sao tán bột, uống với nước trà 3 chỉ (Thánh Huệ phương).
Trị lợi răng chảy máu không cầm:
Bột Địa long, Khô phàn mỗi thứ 4g, Xạ hương một ít, nghiền đều, xức vào một ít (Thánh Huệ phương).
Trị ngón tay đau nhức:
Khâu dẫn gĩanhỏ,đắp vào (Thánh Huệ phương).
Trị lưỡi sưng cứng, không trị có thể chết người:
Khâu dẫn 1 con, lấy muối hòa vào ngậm, sẽ giảm từ từ (Thánh Huệ phương).
Trị họng, thanh quản sưng đột ngột không ăn được:
Địa long 14 con, gĩa nát, đắp ngoài họng, lại lấy 1 con hòa nước muối bỏ vào chút mật ong uống (Thánh Huệ phương).
Trị tai chảy mủ:
Địa long (còn sống) nghiền nát, trộn với nước Hành và mỡ heo, bọc bông nhét vào tai, hoặc dùng bột Địa long thổi vào (Thánh Huệ phương).
Trị trĩ mũi:
Địa long sao 0,4g, Nha trạo 1 miếng, tán bột, trộn với ít mật ong, hòa ít nước lạnh, nhỏ vàolỗ mũi(Thánh Huệ phương).
Trị ráy tai khô cứng không ra:
Khâu dẫn, bỏ vào trong lá Hành, nghiền nát,hòa thành nước, nhỏ vào đầy lỗ tai vài lần thì ra (Thánh Huệ Phương).
Trị côn trùng vào tai:
Địa long tán bột, bỏ vào trong Hành, hòa thành nước,nhỏ vào (Thánh Huệ phương).
Trị dương độc kết tụ ở hông, đè vào rất đau, thở như suyễn, táo bón, cuồng loạn:
Địa long sống 4 con, rửa sạch, nghiền nát như bùn, thêm một ít gừng tươi, một muỗng mật ong, một ít nước Bạc hà, lấy nước mới lấy ở dòng sông lên, nấu sôi quá thì thêm một ít Phiến não, mồ hôi ra thì đỡ, không đỡ dùng tiếp (Thương Hàn Uẩn Yếu phương).
Trị đau nhức do đầu phong:
Vào ngày mùng 5 tháng 5, chọn Khâu dẫn, trộn với một ít Long não, Xạ hương, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần lấy 1viên trộn với nước gừng, nhét vào trong lỗ mũi. Đau bên phải nhét bên trái và ngược lại (Long Châu Hoàn - Thánh Tễ Tổng Lục).
Trị điếc do bế khí:
Khâu dẫn, Xuyên khung, mỗi thứ 20g, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sắc Mạch môn (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị ứ huyết do thấp đàm, kinh lạc ứ tắc gây đau:
Xuyên ô đầu, Thảo ô đầu, Địa long, Thiên nam tinh, mỗi thứ 8g, Nhũ hương, Một dược, mỗi thứ 6g. Tán bột, chưng với rượu hồ làm thành viên. Mỗi lần uống 1 viên với nước sắc Kinh giới hoặc Tứ Vật Thang (Hoạt Lạc Đơn – Hòa Tễ Cục Phương).
Trị đầu đau do phong nhiệt:
Địa long sao, tán bột, nước Gừng, Bán hạ, Xích phục linh các vị bằng nhau, tán bột, uống 2-4g với nước Sinh khương, Kinh giới, Bạc hà (Phổ Tế phương).
Trị răng sâu đau:
Địa long, hòa nước muối, trộn Miến, nhét vào trên răng (Phổ Tế phương).
Trị trẻ nhỏ bị động kinh cấp:
Khâu dẫn tươi 1 con, gĩa nát, bỏ vào 1 viên Ngũ Phước Hóa Độc Đơn, tán bột, rồi sắc uống với nước sắc nước Bạc hà (Ngũ Phước Hoàn – Phổ Tế Phương).
Trị kinh phong, phiền loạn, trẻ con kinh phong mạn tính, tâm thần buồn bực, phiền não, gân mạch co quắp, vị hư, ký sinh trùng trong ruột quậy, uốn ngược mình mà la hét:
Nhũ hương 2g, Hồ phấn 8g. Nghiền đều, lấy Khâu dẫn khoang cổ, gĩa nát, trộn thuốc bột làm thành viên to bằng hạt mè lớn. Mỗi lần uống 7-15 viên với nước Hành sắc (Nhũ Hương Hoàn - Phổ Tế phương).
Trị họng sưng nghẹt:
Lấy Giun đất nghiền với dấm ăn, cho nuốt dần, mửa ra đàm máu thì tốt (Phổ Tế phương).
Trị da đầu nổi vẩy trắng:
Bột Địa long, cho vào một ít Khinh phấn, trộn với dầu mè, xức vào (Phổ Tế phương).
Trị viêm quầng (đơn độc): Khâu dẫn 1 con, để nguyên đất, gĩa nhuyễn,đắp vào (Phổ Tế Phương).
Trị sốt rét bứt rứt, bón nhiều:
Địa long sống 4 con, rửa sạch, nghiền nát như bùn, thêm một ít gừng tươi, một muỗng mật ong, một ít nước Bạc hà, lấy nước mới lấy ở dòng sông lên, nấu sôi quá thì thêm một ít Phiến não, mồ hôi ra thì đỡ, không đỡ dùng tiếp, rất có hiệu quả (Trực Chỉ phương).
Trị tiểu không thông:
Khâu dẫn, gĩa nát, ngâm nước lọc lấy nước cốt nửa chén, uống ngay (Đẩu Môn phương).
Trị người lớn tuổi bị bí tiểu:
Giun đất khoang cổ trắng, Hồi hương, 2 vị bằng nhau, gĩa ép lấy nước uống (Châu Thị Tập Nghiệm phương).
Trị trẻ nhỏ bí tiểu do nhiệt kết:
Địa long loại lớn, quết như bùn, bỏ vào một ít mật ong, đắp ở ngọc hành và dịch hoàn. Đốt Tàm thoái 4g, Chu sa, Long não, Xạ hương, mỗi thứ một ít, lấy Mạch môn, Đăng tâm sắc nước uống với thuốc (Toàn Ấu Tâm Giám phương).
Trị kinh phong mạn tính suy nhược quá:
Phụ tử bỏ vỏ, rốn, nghiền sống, lấy Khâu dẫn khoang trắng bỏ trong đó mà lăn, cạo bột Phụ tử dính phía trên Khâu dẫn, làm viên to bằng hạt gạo, mỗi lần uống 10 viên với nước cơm (Bách Nhất Tuyển Phương).
Trị kinh phong cấp, mạn tính:
Ngày mồng 5 tháng 5, chọn Khâu dẫn, lấy dao tre cắt làm hai đoạn, đoạn nhảy nhanh để ra một bên, đoạn nhảy chậm để ra một nơi, nghiền nát riêng, bỏ vào một ít bột Chu sa, làm thành viên. Cần nhớ là nếu cấp kinh phong thì dùng bột của đoạn nhảy chậm, mỗi lần uống 5-7 viên với nước sắc Bạc hà (Kinh Nghiệm phương).
Trị trẻ nhỏ tinh hoàn bị sưng:
Địa long còn nguyên đất, quết nhuyễn, trộn nước đắp vào (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
Trị đau một bên hay chính giữa đầu không chịu đựng được:
Dùng Địa long bỏ đất, sấy khô, Nhũ hương các vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 2g, vấn lại như vấn thuốc hút, để lên lửa đèn, lấy mũi hít hơi khói ấy (Thánh Huệ Long Hương Tán - Chiêm Liệu phương).
Trị răng đau, răng lung lay:
Địa long khô, sao, Ngũ bội tử sao, hai vị bằng nhau, tán bột , trước hết lấy Gừng tươi xát vào răng, sau đó xức thuốc bột vàoNgựcï Dược Viện phương).
Trị điếc đột ngột:
Khâu dẫn bỏ vào muối, hành, trộn chung thành nước, lấy nước đó, nhỏ vào tai (Thắng Kim phương).
Trị hạch lao ở cổ lở chảy nước:
Dùng đoạn dưới của rễ Kinh giới sắc nóng rửa. Dùng lá Hẹ trên đất có Khâu dẫn 1 nắm, hái lúc canh năm, để trên lửa hồng, cho khô. Tán bột. Mỗi một muỗng bỏ vào Nhũ hương, Một dược, Khinh phấn mỗi thứ 2g, Xuyên sơngiáp 9 miếng vẩy, sao, tán bột, trộn với dầu xức vào (Bảo Mệnh Tập phương).
Trị nhện cắn bị thương:
Lấy 1 lá Hành, bỏ đầu nhọn, đem Khâu dẫn bỏ vào trong ống lá, ép 2 đầu đừng để cho mất hơi, lắc cho ra nước,bôi vào nơi chỗ cắn (Đàm Thị Tiểu Nhi phương).
Trị sa trực trường dương chứng:
Lấy Kinh giới, Sinh khương sắc rửa, lấy Địa long (bỏ đất) 40g, Phác tiêu 8g, tán bột, trộn với dầu bôi vào (Toàn Ấu Tâm Kính phương).
Trị phong cùi đau, ngứa:
Khâu dẫn khoang trắng (bỏ đất), lấy Táo nhục nghiền nát, trộn làm thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 60 viên với rượu. Cử ăn gừng, tỏi, (Hoạt Nhân Tâm Thống phương).
Trị nhọt độc đã vỡ mủ:
Lá Hẹ trên đất có giun đất, gĩa nát lấy nước đắp vào, ngày thay 3-4 lần (Phù Thọ Tinh phương).
Trị nhọt độc đã vỡ miệng:
Địa long, Ngô thù du, tán bột, trộn dấm, hòa với Miến sống đắp dưới lòng bàn chân (Trích Huyền phương).
Trị sốt cao co giật:
Địa long 10g, Toàn yết 3g, Câu đằng, Kim ngân hoa đều 12g, Liên kiều 10g, sắc uống. Hoặc dùng Địa long 100g, Chu sa 30g, tán nhuyễn, làm viên. Mỗi lần uống 3g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị hen suyễn:
Địa long 12g, sắc uống hoặc dùng bột Địa long khô, mỗi lần 3-4g, ngày uống 2 lần. Hoặc dùng Địa long, Cam thảo tươi, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 4—5g. Ngày hai lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị sỏi đường tiểu:
Địa long đỏ, Củ tỏi, Lá khoai lang đỏ, lượng vừa đủ, gĩa nát, đắp vùng bụng dưới, kết hợp uống thêm thuốc lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị huyết áp cao:
Uống cao lỏng Địa long 40%, mỗi lần 10ml, ngày 3 lần, đạt kết quả tốt (Mao Văn Hồng, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1959, 4: 39).
Trị động kinh do chấn thương:
Địa long khô 3-6g, sắc uống mỗi ngày. Liệu trình 2-12 tháng, bình quân 5,5 tháng. Trị 20 ca, khỏi 16, chuyển biến tốt 3. tỉ lệ có kết quả 95% (Chu Văn Chính, Hà Bắc Y Dược Tạp Chí 1983, 3: 48).
Trị bệnh tâm thần phân liệt:
Địa long 30g, Đường trắng 10g, sắc, chia 2 lần uống sáng tối. Mỗi tuần uống 6 thang, 60 thang là một liệu trình, có kết hợp thuốc an thần. Trị 30 ca, kết quả trước mắt 18 ca, số có kết quả nhiều, cótiếnbộ và không kết quả, mỗi thứ 4 ca. Tổ II dùng Địa long tiêm bắp, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4ml (mỗi ml tương đương 1g thuốc), kết hợp với thuốc an thần liều nhỏ. Trị 50 ca, khỏi 11, có kết quả rõ 14, có tiến bộ 12, không kết quả 13.
Tổ III dùng nước sắc Địa long, uống giống như tổ I. trị 30 ca, kết quả khỏi 2, có kết quả 7, có tiến bộ 8, không kết quả 13. kết quả tốt hơn đối với suyễn ứ huyết thực chứng (Thế Đức, Triết Giang Trung Y Dược 1979, 11: 440).
Trị mề đay, dị ứng:
Dung dịch Địa long 100% chích bắp, mỗi lần 2ml, 10 lần là một liệu trình, thường trị 1-2 liệu trình. Theo dõi 100 ca, tỉ lệ kết quả đạt 84% (Tân Y Học Tạp Chí 1976, 4: 178).
Tham khảo:
Kiêng kỵ: Hư hàn mà không có thực nhiệt thì cấm dùng.
Phân biệt:
1- Ở Trung Quốc còn dùng các con Pheretima asiatica Michaelsen và Allolobophora caliginosa Trapezoides,.. thuộc họ Megasclo lecidae, để làm thuốc.
2- Cần phân biệt với Rắn giun là một giống rắn có tên khoa học là Tpholops. Thoáng nhìn, ta dễ lẫn rắn giun với giun đất vì rắn cũng có cỡ lớn và màu nâu thẫm bóng láng như giun. Nếu quan sátkỹ một chút, ta sẽ thấy thân rắn giun phủ vẩy như rắn. Đây là một loài rắn thực sự, do điều kiện sống chui dưới đất như giun, nên có hình dạng tương tự giun. Thân rắn giun hình trụ, có vẩy nhẵn bóng giúp con vật chui luồn dễ dàng. Mõm nhọn sắc, giúp con vật dễ khoan lỗ trong đất mềm. Đuôi ngắn có vẩy nhọn là chỗ tựa trên đất giúp rắn trườn về phía dưới. Mắt nhỏ ẩn dưới vẩy bên đầu, nên tránh khỏi sây sát khi rắn luồn trong đất. Rắn giun đào hầm dưới đất có khi sâu tới hàng mét và ăn các loại giun và sâu bọ ấu trùng ở đất. Người ta thường gọi là “Rắn hổ giun”, không cắn được người (Danh Từ Dược Học Đông Y)
Lưu ý khi dùng
Khâu dẫn vị mặn tính lạnh, có tác dụng giáng tiết, chạy xuyên suốt khắp kinh lạc lại có thể thanh nhiệt chống co giật, lợi tiểu, bình suyễn. Đào Hoằng Cảnh ghi rằng có thể khử giun sán rất hiệu quả. ‘Trửu Hậu Phương’ dùng nó để trị sưng tinh hoàn hoặc tinh hoàn thụt lên đau bụng thắt không chịu nổi. Vì vậy mà Khấu Tông Thích lại dùng trong các chứng bệnh phong đi xuống do thận. Ấy là những cái hiện nay chúng ta cần phải nghiên cứu thêm trong lâm sàng (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
Theo báo cáo mới đây, dùng Địa long kết hợp với các thứ sau có thể phòng trị chứng ung thư, như: Địa long, Ngô công, Phong phòng (tổ ong), Bồ công anh, Bản lam căn, Toàn yết, Xà thoái mỗi thứ 40g. Bạch hoa xà thiệt thảo nửa cân. Tán bột luyện mậtlàm viên, mỗi viên 8g. Uống sáng 1 viên, tối 1 viên với nước nóng. Lại có thể trị bệnh áp huyết cao, tán bột hoặc sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Cao huyết áp tuyệt đối không nên kiêng những thứ này
Không còn lo lắng vì đột quỵ do huyết áp cao
GIUN ĐẤT - THUỐC NAM ĐẶC TRỊ CHỨNG ĐỘT QUỴ, SỐT XUẤT HUYẾT
Giun đất còn gọi là trùn đất hoặc Địa long, tên khoa học Pheretima asiatica Michaelsen, thuộc họ Cự dẫn MEGASCOLECIDAE. Giun đất làm thuốc là toàn thân của con giun hoặc chỉ là phần thân sau khi đã rạch bỏ đất trong ruột và phơi, sấy khô. Giun đất có nhiều chi, loại giun làm thuốc là loại giun to, thường được gọi là trùn hổ. Trùn hổ có thân dài từ 10 đến 38cm, lớn từ 5 đến 12 mm. Giun đất bắt về được rửa sạch nhớt bằng tro và nước nóng, rạch bụng, rửa sạch đất, cát và phơi hoặc sấy khô để dùng. Giun sấy khô làm thuốc có bán sẵn ở các hiệu thuốc Nam hoặc Bắc.
Giun đất chữa sốt xuất huyết.
Theo Y học cổ truyền, giun đất có vị mặn, tính hàn, không độc, vào các kinh Tỳ, Phế, Can, Thận, có tác dụng thanh nhiệt, giáng khí, trấn kinh, lợi tiểu, giải độc, phá ứ huyết.
Tác dụng thanh nhiệt trấn kinh của giun đất đặc biệt hữu dụng trong mọi trường hợp sốt cao dẫn đến hôn mê, co giật như sốt xuất huyết (SXH), sốt rét, viêm màng não, tai biến mạch não. Tác giả còn nhớ một trường hợp chữa SXH khá đặc biệt khoảng hơn chục năm về trước. Đó là dạo ở địa phương đang xảy ra một trận dịch sốt xuất huyết. Cô N., một người mẹ trẻ gần nhà có một đứa con 3 tuổi bị SXH đang nằm điều trị ở Bệnh viện Nhi của tỉnh. Hôm đó, lúc về nhà để lấy thêm quần áo trước khi vào lại Bệnh viện để trực chăm sóc đứa bé, cô ghé thăm và kể lể sự tình trong nước mắt. Đã mấy ngày trôi qua mà cháu bé vẫn không hạ được sốt. Nhìn cảnh nhiều đứa trẻ ở những giường chung quanh đã bất hạnh ra đi, cô không nghĩ con mình sẽ qua khỏi. Còn nước còn tát. Tôi đã cho cô 10 con giun đất phơi khô có sẵn với lời dặn rửa sơ qua, đổ ít nước, cho thêm vài hạt gạo rang, nấu cô lại như nước cháo và đổ cho cháu uống. Tôi giải thích thêm, ngoài tác dụng hạ sốt, chống làm kinh, giun đất có hàm lượng đạm động vật rất cao, vốn dĩ là một vị thuốc chữa suy dinh dưỡng trẻ em. Do đó, uống nước cháo giun sẽ không có hại gì. Như một cái phao cứu sinh cuối cùng để bám lấy, cô đã làm theo lời dặn. Đứa bé hạ sốt nhanh chóng. Ba ngày sau, đứa bé được xuất viện trước sự ngạc nhiên của những người xung quanh. Cô không dám nói gì về việc đã cho uống giun đất, vì có nói chưa chắc đã có ai tin.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, bột giun đất có tác dụng hạ sốt. Đối với sốt do cảm nhiễm, cho uống 0,3g thuốc có tác dụng giảm sốt. Tác dụng xuất hiện sau nửa giờ đến 3 giờ. Năm 1915, Điền Trung và Ngạch Điền, 2 nhà nghiên cứu người Nhật, qua thí nghiệm trên súc vật đã xác định được hoạt chất làm hạ sốt trong giun đất là Lumbrifebrin. Theo tài liệu và kinh nghiệm của Lương y Nguyễn An Định, những trường hợp sốt cao, hôn mê, giun đất có tác dụng hữu hiệu trong vòng từ 63 đến 65 phút! Năm 1969, nguyên Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Văn Hưởng đã từng cho phổ biến bài thuốc “Thần Dược Cứu Mệnh” do ông Đinh đề xuất mà vị chủ dược là giun đất để kiểm soát thành công dịch SXH ở nhiều tỉnh thành miền Bắc lúc bấy giờ. Sau đó, trong thơ mời ông Định đến dự hội nghị tổng kết công tác chống dịch SXH do Sở Y Tế Hà Nội tổ chức có ghi “Nói chung, thuốc Nam trị bệnh này đạt hiệu quả rõ ràng và nhanh chóng hơn Tây y. Tuy nhiên, trong khi những bệnh nhân dùng những bài thuốc khác vẫn có trường hợp tử vong, duy có bài giun đất của đồng chí là cứu sống 100%, không có ca tử vong nào”.
Thuốc đặc hiệu chống đột quỵ, 20 triệu và 20 ngàn!
Tai biến mạch não, còn gọi là đột quỵ, dẫn đến tử vong hoặc tàn phế là nỗi ám ảnh của nhiều người. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho biết cứ mỗi 6 giây có một người bị đột quỵ. Khoảng 80% đột quỵ là do nhũn não, nghẽn mạch máu não. Số còn lại là do xuất huyết não. Hiện nay, theo số liệu của Hiệp hội Nhận thức về Đột quỵ (Stroke Awareness Foundation) ở Mỹ, trong khi điều trị nội khoa bằng thuốc tPA (Tissue Plasminogen Activator) để làm tan sợi huyết vẫn là biện pháp điều trị đặc hiệu đối với những trường hợp nghẽn mạch máu não thì mới có chưa đến 2% số bệnh nhân được sử dụng thuốc này. Có nhiều lý do, hoặc chẩn đoán sai, hoặc không được chuyển đến cơ sở chuyên môn chống đột quỵ trong vòng 3 giờ đầu tiên hoặc sự cẩn trọng cần thiết để tránh gia tăng sự xuất huyết. Là một loại thuốc đặc trị lại quá đắt (tại Việt Nam một liều gần 20 triệu đồng), nên không có sẵn ở những cơ sở đa khoa thông thường cũng có thể là một lý do. Trong khi đó, từ lâu y học cổ truyền đã có kinh nghiệm dùng giun đất để làm tan ứ huyết trong các chứng tai biến về não. Cổ phương “Bổ dương hoàn ngũ thang” chuyên chữa các trường hợp trúng phong, tai biến mạch não bao gồm Địa long, Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa, Hoàng kỳ, Xích thược và Đào nhân là một ví dụ. Ngày nay, nhiều phương dược kinh nghiệm chữa trúng phong, tai biến mạch não ở Trung Quốc như Địa long Đan sâm thang, Đào Hồng thông mạch phương, Thông mạch sơ lạc phương cũng có sử dụng vị Địa long.
Từ năm 1911, các nhà khoa học người Nhật đã tìm được hoạt chất Lumbritin trong giun đất có tác dụng phá ứ huyết. Gần đây, tại Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn thị Ngọc Dao cũng đã công bố công trình nghiên cứu về giun quế và cho biết các loại giun đều có chứa enzym fibrinolytic - một loại protein trong máu - có tác dụng làm tan các cục máu đông trong các chứng đột quỵ. Ngoài ra, với tính hàn và các tác dụng lợi tiểu, giáng khí, hạ huyết áp,giun đất có thể giúp chỉ huyết, không sợ làm tăng tình trạng xuất huyết nên còn sử dụng được trong các các chứng đột quỵ do xuất huyết não trong khi tPA bị chống chỉ định trong những trường hợp này. Đặc biệt giun đất còn có thành phần của nhiều loại axít amin khác nhau như Alanin, Valin, Leucin, Phenyllalanin, Tyrosin, Lysin... giúp nuôi dưỡng tế bào thần kinh và cải thiện hoạt động của não bộ. Có lẽ do tập hợp được nhiều tính năng, giun đất phục hồi được nhiều trường hợp đột quỵ đã hôn mê sau nhiều ngày, kể cả việc cải thiện suy giảm trí nhớ, nhận thức trong nhiều trường hợp.
Trở lại bài “Thần dược cứu mệnh”. Toa thuốc và tên của bài thuốc này đã xuất hiện từ đầu thế kỷ trước, được in lại trong quyển sách “Hai trăm bài thuốc quý” của ông Lê văn Tình vào năm 1940 với ghi chú là “chủ trị làm ban, ôn dịch và các bệnh nan y, công hiệu như thần , bệnh lui sau 60 phút”.Trong một loạt bài viết được phổ biến trên báo Long An vào năm 1997, ông Định có viết “các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não chưa quá 10 ngày chỉ cần 3 thang, có khi chỉ 1 thang cũng hết bệnh”. Bài thuốc nguyên thuỷ gồm 3 vị: Giun đất phơi khô 50g, Đậu đen 100g, Lá bồ ngót phơi khô, sao qua 200g. Dùng 4 chén nước, sắc còn hơn nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng nếu đã bất tỉnh. Tính thành tiền, toa thuốc chưa đến 20 ngàn đồng. Trên thực tế, nhiều người đã được chữa khỏi nhờ bài thuốc này, chủ yếu là vị giun đất. Không có thống kê nào cho biết con số là bao nhiêu. Tuy nhiên nếu tính trên phạm vi rộng, e rằng tỷ lệ còn thấp hơn cả số người được sử dụng tPA. Hai chục ngàn so với hai mươi triệu mà vẫn khó đến được với người bệnh. Đáng buồn thay, điệu buồn … thuốc Nam!
Theo Võ Hà (CTQ số 114)
CON DÊ
Món Ăn Bài Thuốc từ CON DÊ
Vị thuốc từ con Dê
Trong y học cổ truyền có trên 20 bài thuốc dùng thịt dê làm đầu vị. Có thể nấu riêng thịt dê, hoặc nấu với một vài vị thuốc khác như thịt dê hầm cùng gừng, đương quy, hoàng kỳ ăn vào chữa hiệu quả lao lực, ra mồ hôi trộm, chân tay bải hoải, làm cho khỏe mạnh thể xác và phấn chấn tinh thần.
Dê rất đa dạng nó không chỉ là thực phẩm còn là nguyên liệu của một số ngành như mỹ phẩm, thực phẩm…và Dê có thể được coi là cây thuốc biết đi vì tất cả những bộ phận của Dê tất cả đều có thể chế được thành thuốc. Theo Đông y thịt Dê có vị ngọt, hơi đắng , nóng nhưng không độc, tác dụng trợ dương, bổ máu, bổ thận, chữa ho lao, mờ mắt, gầy yếu, mệt mỏi, phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược cơ thể, kém ăn, thiếu sữa, đau lưng, hay váng đầu, chóng mặt…
Trong y học cổ truyền có trên 20 bài thuốc dùng thịt dê làm đầu vị. Có thể nấu riêng thịt dê, hoặc nấu với một vài vị thuốc khác như thịt dê hầm cùng gừng, đương quy, hoàng kỳ ăn vào chữa hiệu quả lao lực, ra mồ hôi trộm, chân tay bải hoải, làm cho khỏe mạnh thể xác và phấn chấn tinh thần. Trong đó ngoài thịt dê thì tiết dê và các thành phần khác của con dê cũng có những tác dụng chữa bệnh như sau:
Ảnh minh họa
TIẾT DÊ
Tiết dê có tác dụng tăng cường sinh lực và giải độc. Khi tết dê hòa vào rượu uống, đây chính là thuốc bổ máu, đặc trị chứng nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, đau lưng, mỏi gối, trúng gió. Phụ nữ hậu sản xanh xao, mình lạnh, lấy tiết dê nấu chín, thêm chút dấm, ăn vào sẽ hết. Tiết dê còn có khả năng làm tiêu tan những hạt sạn đường tiểu nên được dùng để chữa các bệnh liên quan đến vấn đề này.
MỠ DÊ
Mỡ dê vị ngọt và ấm, nhuận da, sát trùng, dùng để bôi xoa vào vết ghẻ lở, hắc lào, mụn nhọt, chàm (eczéma)… đem lại tác dụng tốt vì trong mỡ dê có vitamin F ngăn chống hiệu quả những bệnh ngoài da. Dùng mỡ dê hoà với rượu, đun nóng uống sẽ đặc trị các chứng cảm đột ngột.
ÓC, TỦY DÊ
Óc, tủy dê chần, nấu rồi ăn, uống cùng với rượu có tác dụng bổ máu, làm mượt tóc, mịn da.
TIM DÊ
Tim dê được coi là vị thuốc bổ tim, luộc hoặc hấp cách thủy rồi ăn vào làm cân bằng nhịp tim, chứng tâm khí uất kết (lồng ngực cảm thấy đầy khí, ngực như bị đè nặng) sẽ tiêu tan.
PHỔI DÊ
Phổi dê có tác dụng bổ phổi, trị ho, thông phế khí và giải độc. Phổi dê thái nhỏ nấu với đỗ đen ăn vài lần còn sẽ chữa khỏi bệnh đái dầm ở trẻ em.
GAN DÊ
Gan dê đặc trị can phong, hư nhiệt, mắt bị đỏ, bị mờ sau khi ốm, thường dùng dưới dạng luộc hoặc nấu cháo.
MẬT DÊ
Mật dê được dùng (hiệu quả nhất là mật sơn dương) bôi, xoa bóp để làm tan những vết bầm dập, tụ máu do bị ngã, bị thương, tác dụng gần bằng mật gấu. Hòa loãng với nước sôi để nguội, nó trở thành thuốc chữa đau mắt nếu rỏ, tra hàng ngày vào mắt đau.
DẠ DÀY DÊ
Dạ dày dê có tác dụng chống gầy yếu, hay nôn mửa, biếng ăn, thường dùng dưới dạng ninh nhừ hoặc nấu cháo.
CẬT (THẬN) DÊ
Cật (thận) dê trị các chứng hư tổn, mắt mờ, tai nghễnh ngãng, hay bài tiết (túa mồ hôi, tiêu chảy…).
BONG BÓNG DÊ
Bong bóng dê được dùng chữa một số bệnh về tiêu hóa. Chẳng hạn, khi mắc chứng đái rắt, lấy bong bóng dê dốc hết nước tiểu, rửa sạch rồi đổ nước sôi để nguội vào, thắt lại, đem nướng trên lửa than cho vàng; ăn bong bóng đã nướng chín và uống nước trong đó, liền khoảng ba ngày (mỗi ngày một cái) sẽ thấy hiệu nghiệm.
TINH HOÀN DÊ
Tinh hoàn dê là vị thuốc đặc trị suy thận và liệt dương, dùng dưới dạng ngâm vào rượu để uống hoặc hầm cùng một vài vị thuốc thực vật (câu kỷ, đỗ trọng…) để ăn.
THAI DÊ
Thai dê có tác dụng bổ thận, chế làm thuốc bằng cách thái mỏng, sấy thật khô rồi tán thành bột mịn.
SỮA DÊ
Sữa dê hương vị hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng cao (lượng chất béo, đạm, muối khoáng, vitamin đều nhiều hơn ở sữa bò), rất dễ hấp thụ và tiêu hóa. Ngọt, ấm, không độc, bổ thận, sinh khí, lợi tiểu, nhuận tràng, nó được dùng chữa suy nhược thần kinh, hen suyễn, lao phổi, những bệnh về bài tiết… Sữa dê còn sử dụng để rỏ vào tai khi bị các loại sâu bọ chui vào, khiến chúng không chịu nổi phải bò ra hoặc bị tiêu diệt.
SỪNG DÊ
Sừng dê chế làm thuốc bằng cách nấu cao, tán thành bột hoặc mài với nước. Dưới dạng cao, nó dùng chữa thong manh, làm sáng mắt và đặc biệt là trị bệnh thiên đầu thống rất công hiệu. Dưới dạng bột tán hoặc nước mài, nó chữa được chứng đổ mồ hôi trộm, tê thấp, sốt rét, đau bụng… và phụ nữ sau khi xảy thai bị xuất huyết quá nhiều, bụng đau quặn, mặt xanh nhợt.
DA DÊ
Da dê đem cạo sạch lông rồi nấu canh hoặc làm nem, làm gỏi ăn, có tác dụng chủ trị phòng độc.
ĐUÔI DÊ
Đuôi dê là vị thuốc bổ thận và làm sáng mắt, dùng dưới dạng ninh nhừ hoặc
nấu cao.
PHÂN DÊ
Phân thường chỉ dùng để chăm bón cây cối, chứ hiếm thấy loài động vật nào lại có phân mang thêm tác dụng y dược như dê. Phân dê đem nấu với rượu, uống chữa nôn mửa, ợ chua. Nó còn là thuốc chữa chốc đầu: phân dê nấu với rượu, rửa chỗ chốc đầu, rồi lấy phân dê khác đốt cháy cùng bồ hóng bếp tán nhỏ, hòa vào dầu vừng hoặc mỡ lợn để bôi xoa. Nó cũng là thuốc nhổ vật nhọn ngăm vào da thịt: khi bị kim, gai… đâm vào da thịt mà không thể gắp bằng díp, thì có thể lấy phân dê đốt cháy, tán thành bột, trộn với mỡ lợn bôi thấm vào chỗ vết đâm cho tới khi vật nhọn lồi hẳn ra.
LÔNG DÊ
Lông dê thêm dấm vào rồi hâm nóng, trở thành thuốc dùng để bó những chỗ đau gân cốt.
XƯƠNG DÊ
Xương dê có tác dụng bổ dưỡng và chữa trị được nhiều bệnh về da, cơ, xương, gan, hệ tiêu hóa; thường dùng dưới dạng bột nướng hoặc cao. Dưới dạng bột nướng (được chế từ xương dê - hiệu quả nhất là xương chân - rửa sạch, nướng kỹ cho khô cháy rồi tán nhỏ), dùng chữa sắc mặt tái đen, da thô xấu, gân cốt co đau, dạ dày yếu và ăn uống không ngon, đi tiểu nước màu trắng đục hoặc sánh đỏ kèm đau buốt, đại tiện ra máu, phụ nữ suy nhược sau khi đẻ… Dưới dạng cao (được chế từ xương dê rửa sạch, loại bỏ phần xương xốp bên trong, ngâm vào rượu gừng rồi đem nấu sôi liên tục hơn một ngày đêm, lọc chiết lấy nước dịch, cô đặc thành cao), dùng tăng sinh lực, sự hô hấp của tế bào gan và cơ, độ dẻo dai của cơ thể; chữa chứng gầy còm, thiếu máu, nhức mỏi gân cốt, đau lưng, đau bụng…
CAO DÊ TOÀN TÍNH
Cao dê toàn tính được chế bằng cách đem toàn bộ con dê cạo sạch lông, mổ bỏ ruột rồi nấu kỹ với nước nhiều lần, lọc lấy dung dịch trong, cô đặc thành cao mềm. Nó là vị thuốc chống suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu máu, mờ mắt, đặc trị bệnh tê thấp, đau lưng, nhức mỏi gân cốt.
Y học hiện đại cũng chế được từ dê nhiều loại thuốc đặc chủng chữa trị những bệnh về thần kinh, tim, máu, dạ dày, xương, cơ… Đáng chú ý và phổ biến nhất là thuốc chích ngừa dại Semple. Loại vacxin này hiện được hơn 60 nước sử dụng. Ở Việt Nam, từ năm 1952, dê cũng đã được dùng rộng rãi làm nguồn điều chế vacxin Semple và có tác dụng phòng chống, chữa trị bệnh dại rất tích cực, hiệu quả.
KỂ BẢO
Kê bảo là nang buồng trứng bị bệnh mà biến dạng, thành phần cơ bản là một vật thể giống với thành phần lòng đỏ trứng gà. Kê bảo được tạm hiểu là một thứ rất có giá trị trong cơ thể con gà. Kê bảo thường xuất hiện trong bụng những con gà mái già đã nuôi lâu năm.
Kê bảo
Kê bảo có thực sự đáng giá?
Giá của nó nếu được xác định có thể lên tới hàng chục tỉ đồng vì theo thông tin được biết kê bảo có tác dụng chữa bệnh thần kì.
Khoảng giữa tháng 7/2016 người đàn ông sống ở Phukhet Thái Lan đã tìm thấy một vật thể kì lạ trong bụng con gà mái nuôi hơn 3-4 năm nhà mình. Theo đó, sự việc bắt đầu khi anh Ngô từ Phuket về quê ở Giang Tây, Trung Quốc để giải quyết một số công việc.
Bố anh vốn là một người làm kinh doanh nhưng sau việc làm ăn không thuận lợi nên ông lui về quê mở nông trại nuôi gà với hơn 1000 con. Vì con trai lâu ngày mới về nhà nên hôm đó, ông đã bắt một con gà mái già, nuôi đã 3-4 năm để giết thịt, chiêu đãi con trai.
Bất ngờ xảy ra khi mổ gà, ông bố phát hiện trong con vật có một "vật thể lạ", nhìn giống như "kê bảo". Nửa tin nửa ngờ, hai bố con lên mạng kiểm tra hồi lâu song cả hai vẫn không chắc chắn.
Cuối cùng nhờ một vài nguồn tin anh Ngô đã tìm thêm thông tin của một số công ty từng bán đấu giá sản phẩm này và được biết, "kê bảo" có giá thực sự gây sốc. Sau đó, người đàn ông này quyết định liên hệ với một số công ty bán đấu giá ở Thượng Hải, Thâm Quyến để tìm hiểu thêm về "vật thể lạ" mà bố con anh vừa phát hiện được.
Theo thông tin từ một số trang mạng đưa tin, cho tới thời điêm công bố đã có 2-3 công ty nhận định thứ mà bố con anh Ngô phát hiện từ bên trong con gà mái đẻ đúng là kho báu mang tên "kê bảo". Thậm chí thứ của báu này còn được còn được các công ty bán đấu giá với giá lên đến vài triệu nhân dân tệ (tương đương hàng chục tỉ đồng).
Superbook Pro
Có nhiều công ty còn thỏa thuận giao dịch nếu bố con anh Ngô đồng ý. Anh khẳng định thứ trên tay anh 90% là báu vật nhưng không biết phải đi đâu để kiểm định cho chuẩn xác.
Nhiều thông tin cho biết để kiểm chứng sản phẩm Công ty bán đấu giá đã đề nghị anh Ngô nộp tiền trước, sau đó nhân viên giám định chuyên nghiệp của họ sẽ đến giúp anh giám định vật thể trên có đúng là "kê bảo" hay không.
Nếu đúng, hai bên sẽ tiến hành mua bán và thứ bố con anh đang sở hữu sẽ có trị giá lên đến vài trăm triệu nhân dân tệ.
Tuy nhiên, anh Ngô vẫn đang bán tin bán nghi chuyện này nên chưa trả lời công ty trên. Hiện tại, người đàn ông chỉ biết phơi khô sản phẩm và bảo quản tại nhà.
Lí do sản phẩm này có giá "trên trời" là bởi nó được đồn thổi là có thể sử dụng để làm thành phần của thuốc trong khi trên thực tế, giới chuyên gia y tế cũng không biết rõ "bảo kê" thực sự đáng giá bao nhiêu và giá này được cho là do con người… thao túng.
Được biết trước đó tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) một nông dân họ Hoàng cũng phát hiện một vật thể hình thù giống quả trứng màu vàng nhạt, xung quanh toàn lông bên trong bụng con lợn lái khi anh mổ lợn.
Quả trứng nặng 620 gram, có chiều dài 17cm và chiều rộng 10cm, có mùi giống thảo mộc. Người dân địa phương cho rằng đây có thể là một loài thuốc quý trong y học cổ truyền Trung Quốc và có giá lên tới 35 triệu đồng/gram.
Tuy nhiên, sau đó người này có bán được "báu vật" với giá cao ngất ngưởng như báo chí tính toán là khoảng 21 tỉ đồng hay không, đến nay vẫn chưa có thêm bất cứ thông tin nào.
HỔ - Panthera Tigris L
Ngành Ngành Động Vật Có Dây Sống (Chordata)
Lớp Lớp Thú (Mammalia)
Bộ Bộ Ăn Thịt (Carnivora)
Họ Họ Mèo (Felidae)
Chi Chi Báo (Panthera)
Tên khácHùm, Cọp, beo, Ông ba mươi, Ông kễnh.
Tên khoa họcPanthera Tigris L
Giun Đất - Lumbricina
Cóc Nhà - Duttaphrynus Melanostictus
Căn cứ vào đặc tính hình thái, màu sắc, đường vằn, bộ lông người ta đã chia hổ thành 8 loài khác nhau:
- Panthera tigris altaica (Hổ Sibiri, Amua và Đông Bắc Trung Quốc).
- P. tigris amoyensis ( Hổ nam Trung Quốc).
- P. tigris corbitti (Hổ Đông Dương).
- P. tigris sumatrae (Hổ Sumatra).
- P. tigris tigris (Hổ Bengal) và ba loài bị tuyệt chủng:
- P. tigris balica
- P. tigris sondaica
- P. tigris vigata.
Đặc điểm và phân bố
Trong họ Mèo, hổ là loài động vật to, khoẻ nhất. Hổ có đầu to, tròn, cổ ngắn, tai nhỏ, ngắn. Bộ chân to, khoẻ, móng rất nhọn và sắc, đuôi dài bằng nửa thân (thân dài khoảng 1,5 - 2 m, đuôi dài khoảng 0,75 - 1 m), trọng lượng trung bình một con hổ là 150 - 200 kg, có thể tới 300 kg. Lông hổ màu vàng, đôi khi vàng sẫm hơi nâu đen, có vằn đen hoặc nâu đen, phía bụng và phía chân có lông trắng, vạch đen, chân trước ít đốm hơn chân sau. Toàn đuôi có vòng nâu đen không đều. Hổ có khả năng trèo cây, nhưng ít khi trèo, chỉ khi gặp nguy hiểm chúng mới trèo cây. Hổ có khả năng bơi lội và chạy, nhảy rất xa. Người ta thường nói hổ là "Chúa sơn lâm".
Hổ ăn các động vật như hươu, nai, lợn, chó, trâu, bò và ăn cả người...
Hổ có mặt ở khắp các tỉnh miền núi nước ta. Hiện nay chỉ còn ở các tỉnh có rừng núi hẻo lánh thuộc biên giới Việt - Lào, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Trị. Hổ sống chủ yếu ở các khu rừng già có nhiều cỏ tranh, lau, cây bụi. Chúng thường sống một mình, đến mùa sinh sản chúng mới cặp đôi. Mỗi con có thể sinh 2 - 4 con. Khi có con chúng sống 3 - 4 năm với con đến khi con trưởng thành.
Trên thế giới, hổ sống ở nước Nga, các nước cộng hoà của Liên bang Xô Viết cũ, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Iran, Myanma, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Hổ - Panthera Tigris L
Bộ phận dùng
Hổ có giá trị kinh tế và chữa bệnh cao. Người ta thường dùng:
- Thịt hổ ăn ngon và bổ.
- Da hổ dùng để trang trí hay nhồi làm hổ mẫu hay triển lãm.
- Xương hổ (Hổ cốt - Os tigris). Bộ xương hổ đầu đủ gồm các loại xương còn nguyên chi tiết, xương khô, trong rỗng, màu trắng ngà.
Một bộ xương hổ có trọng lượng trung bình từ 7 - 10 kg, trong đó quí nhất là xương của 4 chân chiếm 45 - 52% và xương đầu chiếm 15% so với toàn bộ khối lượng bộ xương.
Một đặc điểm rất đặc biệt là: Hai xương cánh chân trước, mỗi chiếc hơi vặn ở khuỷu, có 1 lỗ hình bầu dục gọi là "Mắt phượng" hay "Thông thiên"; răng hàm có 3 đỉnh nhô lên, gọi là "tam sơn". Người ta đã sơ kết và đưa ra: một bộ xương hổ thưởng phải đạt các yêu cầu sau đây:
Xương 4 chân3390 gXương đầu1000 g
Xương sống900 gXương sườn355 g
Xương chậu355 gXương bả vai20 g
Xương đuôi146 gXương bánh chè30 g
Ngoài các đặc điểm trên chúng ta còn gặp xương hổ có những xương đặc biệt khác:
Xương đầu có bề ngang rộng, mõm ngắn (gần giống như xương đầu của con mèo), có gờ nổi dọc giữa sọ, đầu hơi tròn, trán phẳng do hai gò má rộng, hàm trên có 16 răng (2 răng cửa, 2 răng nanh, 8 răng hàm), hàm dưới có 14 cái. Răng hàm như đã mô tả ở trên, 2 răng nanh rất phát triển hơi cong vào trong. Xương cổ có 7 đốt (đốt thứ nhất xoè hình bướm, đốt 5, 6, 7 đều nhỏ, gai thẳng dài ở giữa), xương sống có 20 đốt và 3 đốt xương cùng, xương sườn gồm 13 đôi (xương sườn, đầu nối với đốt sống hơi vặn, có gờ sắc), xương đuôi gồm 13 đôi. Xương chân: chân trước gồm hai xương bả vai, hai xương cánh hơi vặn, có mắt phượng như trên đã mô tả, hai xương đùi phía trên có đầu hình búa ăn khớp với xương chậu, hai xương ống và 2 xương mác nhỏ dài như chiếc đũa, xương bàn chân trước (kể cả xương cổ chân, bàn chân và các ngón là 20). Xương bàn chân sau có 4 ngón gồm 16 đốt, hai xương bánh chè nhỏ hình trứng, xương xén, khối xương cổ chân và các xương ngón.
Chế biến
Phương pháp nấu cao hổ
Chọn xương đạt tiêu chuẩn, đó là xương trắng ngà để lâu hơi vàng, hổ to xương càng nặng càng tốt.
Xương không tốt là xương hổ bị chết lâu ngày xương trắng bợt, nếu ngâm nước lâu xương bị ải. Hổ chết vì tên độc không nên dùng.
Tiến hành
Làm sạch xương:Bỏ hết sạch thịt, gân, tuỷ: nếu xương còn lẫn thịt thì cho vào thùng hay chảo, cho nước vôi loãng vào đó (theo tỷ lệ 100 kg xương, thêm 0,50 kg vôi sống), thêm nước vừa đủ ngập xương, đun sôi, rồi tắt lửa, ngâm 1 đêm, đem ra rửa, cạo sạch thịt, gân. Có thể luộc xương có thịt, gân... với lá đu đủ non làm tiêu thịt, gân. Sau đó dùng bàn chải, trấu, cát đánh cho sạch thịt, gân rồi rửa kỹ, đem phơi hay sấy khô xương. Sau đó cưa xương thành từng khúc ngắn (khoảng 5 - 6 cm), chẻ dọc làm 2 - 3 mảnh nhỏ, xương nhỏ thì đập dập. Đem luộc sôi với dung dịch acid acetic (giấm), cứ 10 kg xương thì dùng 3 lít giấm, thêm nước cho đủ ngập xương để cho tuỷ mềm ra, rồi loại tuỷ cho sạch, rửa sạch, để khô ráo.
Xương hổ
Tẩm:Lấy 10 kg lá cải đã giã nhỏ, trộn với 5 lít nước, tẩm với 100 kg xương hổ.
Hoặc là, lấy 1 kg lá trầu không đã giã nhỏ trộn với 3 lít nước, tẩm vào 100 kg xương hổ, để 1 ngày đêm, lấy ra phơi khô. Cũng làm như trên nhưng thay rau cải bằng gừng, số lượng như nhau. Hoặc là tẩm bằng 10 lít rượu 400 cho 100 kg xương, để ráo.
Nấu và cô cao:Ít khi người ta nấu cao chỉ có xương hổ, mà thường phối hợp 1 bộ xương hổ với 1 bộ xương gấu, 1 bộ xương sơn dương, 1 bộ xương khỉ, hay là 5 bộ xương sơn dương và 2 bộ xương hổ hay gọi là ngũ dương nhị hổ. Cách nấu:
Xếp xương vào thùng hay chảo, ở giữa đặt cái rọ tre đan hay ống nhôm tròn có đục lỗ xung quanh để có thể rút, hay múc nước cốt ra mà không cần dỡ xương ra. Cho nước vào nồi cao đến ngập xương 10 - 15 cm. Đun lửa cho sôi đều suốt 1 ngày đêm (24 giờ) (trong quá trình đun luôn bổ sung nước sôi để giữ mực nước luôn luôn ngập xương) lấy nước 1 ra. Tiếp tục cho nước sôi mới vào thùng xương đến ngập xương như trên, tiếp tục đun sôi như trên 24 giờ, được nước 2, dồn vào với nước 1, cô ở một nồi khác. Tiếp tục làm như trên để được nước 3. Gộp vào thùng cô, cô đến khi lấy 1 giọt cao cho vào bát nước lạnh, cao không tản ra, lấy ngón tay vén cao lại, giọt cao vẫn giữ nguyên là được. Còn thùng xương tiếp tục đun nước 4 trong 12 giờ, nước cao này dùng để pha rược hay để dành cho vào thùng cao sau.
Đóng bánh cao
Khi thùng cao đã chuẩn bị xong đổ vào một cái khay tráng men, hay khay nhôm, đã trải một lớp giấy bóng kính đã được phết một lớp rất mỏng dầu lạc hay dầu vừng, để nguội, cắt thành thành từng bánh, có trọng lượng khoảng 100g. Mỗi gói có nhãn hiệu, bọc bằng giấy bóng kính để bảo quản.
Thành phần hoá học
Cho đến ngày nay các công trình nghiên cứu về thành phần hoá học của xương hổ còn rất ít, một vài tài liệu công bố trong xương hổ có calci phosphat, protid. Trong cao hổ nguyên chất có chứa 14 -17% nitơ toàn phần, 0,60 - 0,70% acid amin, 20 - 26% độ ẩm, 2,60% độ tro, 0,70% clo tính bằng HCl, 5 phần triệu As, 0,08% Ca và P...
Kiểm nghiệm
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Tác dụng và công dụng
Xương hổ và cao hổ có tác dụng bổ dương, trừ phong hàn, mạnh gân cốt, giảm đau nhức, trừ thấp.
Cao hổ và xương hổ là các vị thuốc kinh điển trong y học cổ truyền. Người ta dùng để chữa các bệnh đau nhức gân xương, phong tê thấp, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, bán thân bất toại, đi lại khó khăn, chân tay ra mồ hôi. Dùng cho người già yếu, người mới ốm dậy, khi trở trời đau nhức chân tay, xương khớp.
Superbook Pro
Cao hổ cốt có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ tê thấp, thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể Cao xương hổ có hai thế mạnh là bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương...
Nhìn chung, phạm vi sử dụng của cao hổ cốt tương đối rộng rãi. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, loại cao này có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên những người có thể chất hoặc bị mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư hỏa vượng không nên dùng. Những người bị tăng huyết áp cũng cấm chỉ định dùng cao xương hổ. Một số cảnh báo cho rằng các loại cao từ hổ, gấu, ngựa chỉ có tác dụng trừ phong thấp, đau gân giãn cốt chứ không có tác dụng bổ thận tráng dương. Rượu cao hổ mỗi ngày chỉ nên uống không quá 20ml.
Bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ thấp, thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể...
Có thể nói, cao xương hổ có hai thế mạnh là: Bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương...
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính, gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Về tác dụng dược lý, hổ cốt có công dụng chống viêm, giảm đau, an thần và làm lành nhanh xương gãy.
Cao hổ
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Hóc xương: Dùng xương Cọp tán bột uống với nước lã (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị chứng hay quên và hồi hộp: Dùng Hổ cốt ngâm sữa, nướng khô, Bạch long cốt (chế), Viễn chí (sao), ba vị tán bột, uống với nước Sinh khương, uống liên tục 3 ngày, uống lâu càng thêm thông minh (Dự Tri Tán – Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị mông và đùi, hai ống chân đau nhức, mới đau hay đã lâu: Dùng 2 lượng Hổ hĩnh cốt (nướng vàng gĩa nát) 1 lượng Linh dương giác, 2 lượng Bạch thược (cắt ra), cả 3 vị dầm vào rượu cho được 7 ngày, mùa lạnh phải để 10 ngày, mỗi ngày uống1 chén, uống khi đói bụng (Bính Bộ Thủ Tập Phương).
+ Trị lưng gối đau co rút nhức nhối khó chịu: Dùng một bộ xương sống và xương ống chân trước đập vỡ rồi cho cả lên trên cái bàn sắt, ở dưới phải đun lửa vừa vừa, bao giờ mỡ chảy ra thì dầm vào bình rượu bịt kín, mùa ấm dầm 7 ngày, mùa lạnh dầm 3 ngày, mỗi ngày uống 3 lần, tùy sức mà uống đến 3 tể mới khỏi (Hải Thượng Phương).
+Trị chứng ‘Bạch hổ phong’, đau nhói các khớp xương và hai chân sưng nóng: Dùng 1 lượng Hổ hĩnh (ngâm với sữa, nướng vàng), 1 lượng Hắc phụ tử (chế), hai vị đều tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 chỉ với Rượu (Kinh Nghiệm Lương Phương).
+ Trị gân xương đau nhói: Dùng xương Hổ và Thông thảo sắc đặc, uống nửa bát, uống khi đói bụng, uống rồi đắp chăn một lúc nằm cho ra mồ hôi, nhưng không nên uống nóng hại tới răng và không nên cho trẻ con uống vỉ sợ răng không mọc được (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị kiết lỵ ra máu, ăn không được đã lâu ngày: Dùng xương Cọp nướng vừa xém, tán bột uống ngày 3 lần, mỗi lần một thìa nhỏ (Trương Đại Trọng Phương).
+ Trị trĩ, sa trực trường: Dùng 2 cái hổ hĩnh cốt, tẩm 2 lượng mật nướng đỏ, tán ra bột, làm viên to bằng hạt đậu, mỗi sáng dậy uống 20 hoàn, với Rượu ấm (Thắng Kim Phương).
+ Chó cắn: Dùng xương Cọp tán bột, uống với nước lã và rắc bột vào chỗ bị cắn (Tiểu Phẩm Phương).
+ Bỏng lửa: Dùng xương Cọp đốt cháy tán bột mà bôi (Củng Thị Phương).
+ Lở chân, sùi vảy, hõm da: Dùng Trần bì nấu rửa những chỗ lở cho sạch, tán xương cọp rắc vào (Tiên Dân Đồ Soán Phương).
+ Trị ‘lịch tiết thống phong’ (đau nhức các khớp): Dùng Hổ hỉnh cốt, sao với Rượu 3 lượng, Một dược 7 lượng tán bột, lần uống 2 chỉ với Rượu nóng, ngày 3 lần (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị ‘lịch tiết’, phong thấp khi đau chỗ này khi đau chỗ khác, các khớp đều đau không chịu nổi: Dùng Hổ đầu cốt 1 cái ngâm Sữa tô sao vàng, đâm vụn bọc trong lụa ngâm trong 2 đấu rượu trong 5 đêm, uống từ từ (Thánh Huệ Phương).
+ Trẻ con rụng tóc, hói tóc: Dùng Hổ cốt tán bột trộn dầu bôi vào (Phổ Tế Phương).
+ Trị đau nhức khớp: Hổ cốt ngâm Rượu uống (Hổ Cốt Tửu – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau nhức khớp: Hổ cốt, Phụ tử, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 1 chỉ ngày 2 lần với rượu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hàn thấp nhập lạc, gân xương đau ê: Hổ cốt, Mộc qua, Xuyên khung, Ngưu tất, Đương quy, Thiên ma, Ngü gia bì, Hồng hoa, Tục đoạn, Ngọc trúc, Tần giao, Phòng phong, Tang chi (Hổ Cốt Mộc Qua Tửu – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trẻ con yếu xương, người gìa thận hư xương yếu, đau thắt lưng, yếu chân: Hổ hỉnh cốt, Mộc qua, Thiên ma, Nhục thung dung, Ngưu tất, Phụ tử, các vị bằng nhau. Rẩy Rượu tán bột làm viên, lần uống 2 chỉ với nước (Hổ Cốt Tứ Phiến Hoàn Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trẻ con yếu xương, người gìa thận hư xương yếu, đau thắt lưng, yếu chân: Hổ cốt 1 lượng, Quy bản 4 lượng, Hoàng bá nửa cân. Tri mẫu 1 lượng, Thục địa, Trần bì, Bạch thược, mỗi thứ 2 lượng, Toả dương 1 lượng 5 chỉ, Can khương 5 chỉ, Tán bột hồ làm viên, lần uống 3 chỉ ngày 2 lần (Hồ Tiềm Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo: Xương cọp làm gối đầu thì nằm ngủ yên không chiêm bao thấy những sự ghê sợ, hoặc treo lên giữa cửa đi vào trừ được ma quỷ (Bản Thảo Tập Chú).
Xương cọp chữa được chứng gân xương bị co rút không cử động được, lại chữa được thương hàn, cơn sốt r t, đau bụng và chó cắn (Dược Tính Bản Thảo). Lấy xương cọp nấu nước tắm, người lớn thì trừ được phong đau các khớp xương và sưng thüng, trẻ con thì trừ được các loại phong đau nhức khớp, ác sang, ghẻ lở, động kinh, sau lớn lên không bệnh tật (Thực Liệu Bản Thảo). Cọp sở dĩ khỏe là nhờ xương ống chân của nó. Xem như lúc đó đã chết mà vẫn đứng trơ trơ không ngã, cho nên mới chữa được chứng mỏi gối chùn chân (Bản Thảo Hội Biên).
+ Sách Nhĩ nhã nói rằng: Thứ hổ lông trắng gọi là ‘Sạn miêu’, thứ trắng gọi là ‘Hàm’ thứ đen gọi là ‘Dục’, thứ có 5 móng chân gọi là ‘Khâu), thứ như Hổ mà không phải gọi là ‘Bưu’ và Hổ có sừng gọi là ‘Tê’ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Ngoài ra Hổ còn cho các vị sau để làm thuốc:
a) ‘Hổ Cốt Tửu’ (Rượu hổ cốt, người ta chế bằng cách lấy một bộ ống chân Hổ sao vàng gĩa nhỏ, rắc men ủ thành Rượu, hoặc ho vào cái bao bằng vải rồi dầm. Để chữa đau trong uống chân, nhức khớp xương, thận kém, bàng quang hàn.
b) Hổ nhục (Thịt hổ), có vị chua, khí bình, không độc. Trị buồn nôn, hay nhổ nước miếng, tăng sức. Đời Đường trong ‘Thực Liệu Bản Thảo’ Mạnh Sằn ghi rằng ăn thịt Hổ chữa được cơn sốt rét và trừ các khí. Còn Đào Hoằng Cảnh lại cho rằng ăn thịt hổ không nên ăn nóng vì sợ rụng răng.
c) “Hổ đỗ” (Dạ dày hổ), lấy dạ dày tươi, còn nguyên cả đồ ăn, để lên trên tấm ngói mới sao cháy tán bột. Chữa chứng ăn vào nôn ra. Lấy bột dạ dày hổ 1 cái trộn với ‘Bình Vị Tán’ 1 lượng, mỗi lần uống 3 chỉ với nước nóng.
d) ‘Hổ thỉ’ (Phân hổ), lấy phân hổ đốt cháy tán bột, uống với rượu chữa chứng ghẻ lở. Đời Minh sách Bản Thảo Cương Mục’ L{ Thời Trân nói rằng phân hổ chữa nhọt độc, trĩ, hóc xương các loài thú.
đ) “Hổ chi” (Mỡ hổ) dầm với rượu nóng uống chữa được thương tích do đập đánh, chấn thương. Mỡ hổ trộn với Dầu mè, rượu nóng uống chữa được chứng ăn vào mửa ra.
e) “Hổ thận” (Thận hổ), ăn quả Thận hổ thái mỏng bóp dấm thanh và Gừng chữa được loa lịch (lao hạch cổ).
g) “Hổ tình” (Tròng mắt hổ). Sách Lôi Công ghi rằng, dùng mắt Hổ phải hỏi cho biết con đực hay con cái, gìa hay trẻ, và đâm chết hay bắn chết, nếu bị bắn thuốc độc thì không dùng. Khi dùng phải trộn với huyết dê một đêm, sáng ngày vớt ra, rồi đun lửa vừa vừa sao khô, tán bột. Lý Thời Trân nói rằng, bài thuốc trong Thiên Kim chữa chứng điên có dùng ‘Hổ Tình Thang’ và ‘Hồ Tình Hoàn’, đều ngâm Rượu, sao khô, ủ, Đời Đường sách ‘Thực Liệu Bản Thảo’ của Mạnh Sằn cho rằng mắt hổ chữa được cơn sốt rét và trẻ con phát sốt kinh sợ. Đời Tống, sách ‘Bản Thảo Nhật Hoa’ cho rằng mắt hổ chữa các chứng bệnh trẻ con như cam, giật mình khóc vì khách lạ, khóc dạ đề, an thần, định chí. Đời Minh, sách ‘Bản Thảo Cương Mục’ L{ Thời Trân cho rằng lòng mắt hổ chữa đau mắt có mây và làm cho mắt sáng thêm.
h) ‘Hổ cao’ (Cao mỡ hổ), lấy mỡ hổ cô lửa cho đặc như cao, chữa chó cắn bị lở ra, Đời Đường sách ‘Thực Liệu Bản Thảo’ Mạnh Sằn ghi rằng cao mỡ hổ bôi vào hậu môn chữa các chứng trĩ và đi cầu ra máu. Đời Minh sách ‘Bản Thảo Cương Mục’ Lý Thời Trân nói cao mỡ Hổ chữa được chứng ăn vào mửa ra, trẻ con lở đầu, xùi vẩy trắng. Ăn vào mửa ra thì uống trong, lở loét thì lấy mỡ chiên lên rồi bôi.
i) ‘Hổ tỵ’ (Müi hổ), müi hổ chữa chứng điên và trẻ con bị động kinh, Đời Nam Bắc triều, Đào Hoằng Cảnh nói, müi Hổ treo lên ở cửa ra vào thì sinh quý tử.
j) ‘Hổ đởm’ (Mật hổ), mật Hổ chữa bị đánh trọng thương, gần chết không ăn uống gì được, huyết ứ lại, đại tiểu tiện bí, nguy hiểm. Cách chế là bóc lớp da ngoài, nghiền nhỏ ngâm vào dấm thanh, hòa bột Phục linh uống với Rượu, Mật hổ cüng chữa được các chứng cam, kiết lỵ, kinh giản trẻ con, uống với nước sôi nguội.
k) ‘Hổ tu’ (Râu hổ), chữa đau sâu răng, dùng râu Hổ xỉa răng là khỏi.
l) ‘Hổ trảo’ (Vuốt hổ), vuốt và lông ngón chân hổ đều dùng được, nhưng dùng thứ của con đực thì mới hay, kinh nghiệm dân gian thường lấy vuốt và lông bịt bạc cho trẻ con đeo trừ được tà khí. Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu’ cho rằng vuốt hổ tránh quỷ mị. Lấy vuốt Hổ, Giải trảo(chân con cua) Xích hùng hoàng, 3 vị đều tán bột hòa với nhựa thông làm thành viên, vào ngày mùng 1 đầu năm đốt lấy khói như hương, quanh năm có thể trừ được tà khí ác độc. m) ‘Hổ nha’ (Răng hổ) mài lấy nước bôi, chữa đàn ông lở ở hai bẹn, mụn nhọt có lỗ hõm vào. Đời Minh, sách ‘Bản Thảo Cương Mục’ của Lý Thời Trân ghi rằng, răng Hổ cạo lấy bột hòa với Rượu uống chữa chó dại cắn và trừ lao trùng. n) ‘Hổ bì, Cao tz’ (Da hổ) da Hổ chữa cơn sốt r t, ‘Bản Thảo Cương Mục’, L{ Thời Trân nói rằng: Da Hổ trừ được tà khí, da đốt thành than tán bột. Nhưng phải cẩn thận chú ý làm cho hết lông.
Hổ là chúa của các loại thú rừng ở phía tây, cho nên thông với khí của hành kim, phong theo Hổ, Hổ gầm mà sinh phong, phong thuộc hành mộc, Hổ thuộc hành kim. Mộc bị kim chế làm sao mà chẳng theo, cho nên có thể vào tận trong xương mà đuổi phong, khỏe gân mạnh xương, nhưng Hổ khỏe dữ lắm chỉ nhờ ống chân trước, vì khi nó chết mà chân vẫn thẳng không ngã, cho nên xương ống chân mạnh gấp trăm lần so với xương ở nơi khác, mượn khí hữu dư của nó để bổ cho các chứng bệnh bất túc, vị cay hơn nóng đã ẩm thụ khí dữ tợn, lại có công năng tân tán cho nên dùng để đuổi tà trừ ác, kinh giản, bệnh điên, và chạy từ gân suốt tới xương nếu đau ở eo lưng và lưng thì nên dùng xương sống.
PHÂN NGƯỜI
Phân người, cái thứ gớm ghiếc ấy từng được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Bộ y tế giao cho Viện lao nghiên cứu dùng làm thuốc cứu người. Bản dịch một tập tài liệu cổ gần 2.000 từ được chép trong Sổ nghiên cứu của Viện chống lao có đến 33 đơn thuốc chống bệnh hiểm nghèo đến nay vẫn còn đẫm tính thời sự.
Đặc biệt hơn, từ kết quả nghiên cứu về phân người, Viện chống lao đã chế ra chế phẩm chữa choáng. Chuyện tưởng như khó tin này lại là sự thật.
Bất ngờ với… đồng tiện
Trước khi đi sâu mổ sự thật về bí dược phân người, người viết xin được bắt đầu từ câu chuyện nước tiểu, thứ bài thải của cơ thể người vốn dĩ là “anh em” của thứ bài thải trong quá trình đại tiện.
Nước tiểu có chữa được bệnh hay không, đề cập đến vấn đề này, hầu như ai khi được hỏi cũng có câu trả lời “nghe nói là có”. Nhưng nước tiểu chữa được những bệnh gì, cách thức lấy nước tiểu làm thuốc ra sao… thì chẳng ai biết được, ngoại trừ một bộ phận nhỏ những cụ già ở các miền quê nghèo hay các vị lang vườn vẫn thường xuyên chỉ bảo cho con cháu những kinh nghiệm chữa trị dân gian từ nước tiểu.
Theo Đông y sĩ Hạnh Lâm Nguyễn Văn Minh, tác giả cuốn Dược tính chỉ nam với nhiều ghi chép về các phương thuốc, bài thuốc trong dân gian thì nước tiểu được Đông y gọi là Nhân niệu, khí hàn, vị mặn, không độc, chữa được các chứng sốt rét, nhức đầu.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông
Trong ghi chép của mình, tác giả cuốn Dược tính chỉ nam cho biết “nước tiểu của con trai nhỏ thì càng tốt” và viện dẫn lời ông Đan Khê, một danh y Trung Hoa, rằng: “Nó (nhân niệu) là vị thuốc giáng hỏa rất nhanh, chữa đựơc những chứng thổ huyết, chứng ra máu cam, chứng thình lình dưới tim đau sóc lên, hóa với một chút nước gừng sống đun sôi, uống lúc nóng ngay rất hay, nó lại trị được cả chứng ho hen và lợi đại trường. Người sinh rồi mà bào thai không ra dùng nó hòa thêm một chút hành sống và gừng sống đun sôi vài lần uống nóng ngay lập tức ra ngay”.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác hơn 250 năm trước từng dày công tìm hiểu và có đúc kết kinh nghiệm chữa trị của các bài thuốc từ phân người và nước tiểu.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông đề cao nước tiểu của trẻ em trai và gọi đó là đồng tiện. Trẻ được lấy nước tiểu dưới 6 tuổi, khỏe mạnh. Khi lấy nước dùng làm thuốc thì bỏ đợt đầu và đợt cuối, chỉ lấy đợt giữa và không nên lấy nước đái có sắc đỏ, đục.
Về tác dụng chữa bệnh của đồng tiện, cụ viết: “Đồng tiểu tiện là nước đái trẻ/ Tính lành, hơi mát, nhuần tâm phế/ Trừ lao, hạ suyễn, khỏi trưng hà/ Cầm máu, sát trùng/ thanh nhiệt khí… Đồng tiện nước tiểu lấy đầu dòng/ Chữa có âm dương nên gọi đồng/ Để lấy âm dương bào chế thuốc/ Cùng đồ thương tích huyết liền thông/ Khí mát cốt chưng ho nhiệt khỏe/ Ứ huyết, hư lao, ngộ độc xông/ Đã chữa sơn lam cùng sản hậu/ lại trừ phòng thất với kinh phong”.
Một số y văn khác còn ghi nhiều tác dụng khác của đồng tiện như người có thai đến ngày sinh mà khó sinh, uống một bát nước đồng tiện là sinh ngay. Phụ nữ bị chứng sản hậu uống đồng tiện sẽ tiêu được huyết cũ, khỏi được chứng đau bụng, chữa được chứng chóng mặt nhức đầu hay choáng váng bần thần.
Không những thế, đồng tiện còn được người xưa dùng chống phù nề cho phụ nữ sau khi sanh nở, giúp lợi tiểu, cầm máu, dùng ngoài xoa bóp khi bị ngã hay bị thương hoặc bị đánh người thâm tím. Khi dùng uống từ 100-200ml lúc còn đang ấm.
Bên cạnh các phép chữa trị, trong y văn của mình, các danh y cũng lưu ý những chống chỉ định, khuyên răn những người vừa dùng nhiều thuốc, hoặc vị hư, khí huyết hư thì không nên dùng. Đồng tiện cũng được ghi nhận “kỵ thai người nên chưa đến lúc đẻ thì chớ dùng”.
Bột phân người, siêu dược giải độc!
Cụ Nguyễn Bá, 78 tuổi, ở thị trấn Nàng Mau, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang mà người viết đề cập ở bài viết trước (dùng răng người ninh bột chữa các chứng ung nhọt, nhiễm trùng, sốt rét…) kể rằng bản thân cụ cũng đã từng được cụ thân sinh cho dùng phân người để chữa chứng ngộ độc nấm.
“Tôi là người sinh trưởng ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Vì thời cuộc, số phận run rủi mà về sống tại đất này. Hồi còn ở Lộc Ninh, vùng ấy núi rừng ngút ngàn, mỗi khi mưa xuống mọc rất nhiều nấm và sau mưa tôi thường cùng bọn trẻ vào rừng hái nấm.
Bận đó, khi ăn nấm xào, tôi bị ngộ độc nấm. Khi ấy cả nhà hốt hoảng chẳng biết làm sao thì may sao ba tôi kịp về. Ông lấy một thứ bột pha nước cho tôi uống, một lát sau thì tôi qua cơn nguy kịch. Sau này tôi biết bột ấy làm từ phân người, là bà nội tôi chỉ cho ba dùng để đi rừng nếu ăn uống bị ngộ độc hoặc bị người ta đánh độc thì lấy đó mà hóa giải”.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (thứ hai từ phải) trong chiến khu chống Pháp
Về bài thuốc “Phân người”, trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, cố GS-TS Đỗ Tất Lợi kể rằng vào năm 1965, Bộ trưởng Bộ Y tế thời bấy giờ là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã giao trách nhiệm cho một số cán bộ ở Viện chống lao nghiên cứu dùng phân người làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
Trước khi giao đề tài cho Viện chống lao, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có kể lại câu chuyện về tác dụng của phân người mà ông đã từng chứng kiến cho một số cán bộ ở Viện chống lao nghe, trong đó có cố GS-TS Đỗ Tất Lợi. Người viết xin được chép nguyên văn lời kể ấy từ ghi chép của GS-TS Đỗ Tất Lợi để bạn đọc được rõ:
“Vào đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở các tỉnh phía Nam (cuối 1945-đầu 1946) một đơn vị ta bị ngộ độc vì ăn phải nấm độc. Các thầy thuốc tây y cũng như đông y ở đơn vị đều bó tay. Khi bác sĩ đến thăm, anh em có hỏi ý kiến, những bác sĩ cũng chịu.
Trước hoàn cảnh khó khăn ấy, một bà cụ nông dân xin chữa. Trong lúc bế tắc ấy, anh em đồng ý để bà cụ chữa chạy giúp bộ đội. Bà cụ đi ra ngoài một lúc trở về chế thuốc và cạy miệng cho những người ngộ độc uống. Tất cả đều đã được cứu sống trước sự ngạc nhiên của những người thầy thuốc khoa học hiện đại. Nhưng mọi người càng ngạc nhiên hơn khi hỏi bà cụ dùng thuốc gì thì cụ cho biết đã dùng phân người khô đốt cháy, hòa với nước.
Chắc chắn nếu biết trước bà cụ sẽ dùng bài thuốc kinh hãi này để chữa cho bộ đội nhiều người không dám để bà cụ làm. Nhưng trước sự thật hiển nhiên, mọi người ngạc nhiên nhưng vẫn còn bán tin bán nghi.
Phải đợi 20 năm sau, trước nhu cầu thuốc chống choáng cho bộ đội đánh giặc, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mới nghĩ đến tìm hiểu cơ sở khoa học của kinh nghiệm dùng vị thuốc quá độc đáo này của nhân dân vì ông nghĩ rằng ngộ độc nấm là một trường hợp choáng”.
Và một điều người viết biết rất rõ là sự nhảy cảm của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trong việc nghĩ đến việc nghiên cứu phân người dùng làm thuốc chống choáng đã được đơm hoa bằng thành quả cụ thể.
Năm 1965, khi viết cuốn Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam, TS Võ Văn Chi (hiện vẫn còn sống) ghi rằng theo tài liệu của Viện chống lao Trung ương, qua phân chất cho thấy thành phần phân người gồm những muối Kali với tỷ lệ kali clorua 2g, kali carbonat 0,44g, kali phosphat acid 0,62g, Kali sulfat 1,85g và KOH từ 0,25-0,55g (tùy mẫu).
Từ kết quả nghiên cứu này, Viện chống lao cho chế các muối trên thành 100ml thuốc tiêm đóng ống 5ml mang tên NT-9 (nhân trung, pH 9) để chữa choáng!
Xứng danh… “thần dược”?!
Cố GS-TS Đỗ Tất Lợi ghi phân người có những tên gọi khác như nhân phẩm, hoàng long thang, hoàn nguyên thủy, phấn thanh. Trong cuốn Dược tính chỉ nam, Đông y sĩ Hạnh Lâm Nguyễn Văn Minh chú giải phân người là “Nhân trung hoàng, khí hàn, giải được mọi thứ độc, chữa được những chứng ôn dịch thời khí hay chứng nóng quá mà phát điên phát cuồng”.
Tìm hiểu về bài thuốc phân người, ngược về xa hơn, người viết được biết danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng dành tâm huyết trong việc nghiên cứu cái thứ thải ra trong quá trình đại tiện của con người. Trong Lĩnh nam bản thảo, quyển thượng, cụ ghi: “Nhân phẩm là tên gọi phân người/ Hơi lạnh, không độc, hay thông khởi/ Thương hàn, nóng cuồng, trừ mụn độc/ Đậu hãm, lao xương, thấp đều thôi”.
Trong quyển hạ, cụ viết tiếp về Nhân phẩm: “Gọi là nhân phẩm cứt người ta/ Tính nó lương mà được hòa/ Trẻ con ẩn chẩn là chủ trị/ Ai ăn thuốc độc uống liền ra/ Qua lửa để lâu làm cho kỹ/ Vì lửa nên thơm chẳng thối tha”.
Cũng trong quyển hạ, danh y Hải Thượng Lãn Ông nói về Nhân trung hoàng: “Nhân trung hoàng gọi cứt đồng nhi/Tính mát thay là bổ chớ chi/ Phơi khô sao qua để lâu tốt/ Đậu sởi đem dùng cho kịp thì/ Dưỡng lao nhiệt tư cùng thuốc bổ/ Chữa già dùng trẻ phép lương y”.
Ngược về quá khứ, xa hơn nữa, danh y Tuệ Tĩnh cũng có lưu tâm đến vị thuốc đặc biệt này. Trong Nam dược thần hiệu, cụ viết: “Nhân phẩm tính hơi hàn, không độc, trị thương hàn, cuồng nóng, mụn độc, nốt đậu bị hãm, bệnh lao âm ỷ”.
Như vậy, từ nghiên cứu một thời của y học hiện đại những năm 1960 và kinh nghiệm chữa trị của cha ông ta, mới thấy phân người quả là thứ “dược liệu” kỳ diệu. Có ai ngờ rằng cái thứ tạp uế, chỉ nghe nhắc đến thôi đã hãi chứ nói chi trực diện là có tác dụng hữu hiệu trong việc giải độc, được dùng làm thuốc chống choáng, trị bệnh lao, thương hàn và quan trọng hơn được dùng như một phương thuốc bổ nhiệm màu.
Sách Trửu hậu phương (Trung Quốc) – một sách cổ cũng ghi chép kinh nghiệm chữa trị khác từ phân người, chủ yếu dùng vào mục đích giải độc. Theo đó, nếu người “bị ngộ độc sắn, khoai hay nấm độc sắp chết cho uống một thang phân là sống”. Với người bị ngộ độc nem, thịt thì đốt phân thành than uống với rượu sẽ chóng qua. Trong trường hợp bị chứng “tâm phúc cấp thống” (vùng tim và vùng bụng đau quặn dữ dội) thì dùng phân người nghiền đều với mật ong rồi uống với nước…
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có kể câu chuyện sau đây: Vào đầu cuộc kháng chiến chồng Pháp ở các tỉnh phía Nam (cuối năm 1945-đầu năm 1946) một đơn vị ta bị ngộ độc vì ăn phải nấm độc. Các thầy thuốc tây y và đông y ở đơn bị đều bó tay. Khi bác sĩ đến thăm, anh em có hỏi ý kiến, những bác sĩ cũng chịu. Trước hoàn cảnh khó khăn ấy, anh em đồng ý để bà cụ chữa chạy giúp bộ đội. Bà cụ đi ra ngoài một lúc trở về chế thuốc và cậy miệng cho những người bị ngộ độc uống. Tất cả đều được cứu sống trước sự ngạc nhiên của những thầy thuốc y học hiện đại. Nhưng mọi người còn ngạc nhiên hơn nưa khi hỏi bà cụ dùng thuốc gì thì bà cụ cho biết đã dùng cứt người khô đốt cháy, hòa với nước. Chắc chắn nếu biết trước và cụ sẽ dùng cứt người để chữa cho bộ đội, nhiều người không dám để bà cụ làm. Nhưng trước sự thật hiển nhiê, mọi người ngạc nhien nhưng vẫn còn bán tín bán nghi. Phải đợi 20 năm sau, trước nhu cầu thuốc chống choáng cho bộ đội đánh giặc, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mới nghĩ đến tìm hiểu cơ sở khoa học của kinh nghiệm dùng vị thuốc quá độc đáo này của nhân dân vì bác sĩ nghĩ rằng, ngộ độc nấm là một trường hợp choáng.
Sau khi nghe bác sĩ kể lại câu chuyện trên, với kinh nghiệm 20 năm tìm hiểu những bí quyết y học cổ truyền Việt Nam, nhất là những bài thuốc gia truyền như vậy, chúng tôi tìm đọc bộ sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân viết và in từ thế kỷ 16 vì chúng tôi cho rằng hầu hết những bài thuốc còn lưu lại đến ta đều có ghi chép lại trong những tài liệu cổ. Bản dịch gồm hơn 2000 từ với gần 4 trang đánh máy. Đầu tháng 7/1985 chúng tôi còn được thấy bản dịch ấy chép lại trong Sổ nghiên cứu của Viện chông lao. Ở đây chúng tôi chỉ trích dịch giới thiệu một số để gợi ý những ai muốn nghiên cứu thêm.
B. Công dụng chữa bệnh của phân người được ghi trong tài liệu cổ
Qua tài liệu dịch nói trên, phân người ít nhất cũng đã được sử dụng chữa một số bệnh hiểm nghèo từ thể kỷ thức 6.
Ngoài dangnj phân khô đốt cháy, hòa nước uống còn có mấy dạng độc đáo sau đây:
1. Hoàng long thang còn gọi là phấn thanh hay hoàn nguyên thủy hoặc nhân trung hoàng: Ở gần nơi thành thị, người ta dùng một cái ang bằng sành có nắp, bỏ phân người vào trong, để yên lâu năm sẽ được một thứ nước rất đen và đắng chữa được bệnh dịch và người gần chết.
2. Nhân trung hoàng xem thêm ở vị cam thảo.
Phân người chủ trị sốt dữ dội do thời khí sinh ra, phân người còn có tác dụng giải độc, nhiệt độc của bệnh thương hàn, đắp vào nơi đinh thũng trong 1 ngày chân đinh thường vỡ ra. Còn chữa cốt chưng lao phục (trong xương đau nhức), ung thũng phát bối, sởi đậu không mọc được.
Trong tài liệu có giới thiệu 33 đơn thuốc chữa rất nhiều bệnh hiểm nghèo. Ở đây chúng tôi cũng chỉ xin trích giới thiệu một vài đơn chính:
a) Chữa ngộ độc sắn, khoai và nấm độc trong núi: Nếu người bị ngộ độc sắp chết cho uống một thang phân là sống (theo sách Trửu hậu phương)
b) Chữa ngộ độc nem, thịt thì đốt phân thành than uống với rượu (cũng trích ở Trửu hậu phương)
c) Tâm phúc cấp thống (vùng tim và vùng bụng đau quặn dữ dội): Dùng phân người nghiền đều với mật, uống với nước.
C. Thành phần hóa học của tro phân người
Với sự chỉ đạo nghiên cứu của Phạm Ngọc Thạch, năm 1985 khoa Sinh hóa của Viện chống lao đã phân tích than phân người thấy toàn bộ gồm những muối kali với tỷ lệ kali clorua 2g, kali cacbonat 0,44g, kali photphat axit 0,62g, kali sulfat 1,85, KOH 0,25 (0,55g). Từ kết quả nghiên cứu này Viện chống lao cho chế các muối trên thành 100 ml thuốc tiêm đóng ống 5ml mang tên NT-9 (nhân trung, pH 9) thí nghiệm cho chó trước khi thử cho người để chữa choáng.
Tiếc rằng sau khi bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mất đi không ai tiếp tục công trình nghiên cứu này.
Chúng tôi ghi chép lại vị thuốc này ở đây với ý nghĩ chúng ta cần hết sức thận trọng khi thừa kế hoặc phê phán những kinh nghiệm chữa bệnh dùng thuốc của cha ông.
Bài Thuốc từ Cây ĐỖ TRỌNG Giúp An Thai, Chữa Liệt Dương, Chữa Đau Lưng Mỏi Gối
Phương thuốc từ cây Đỗ Trọng
Theo tài liệu cổ Đỗ Trọng vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào hai kinh can và thận. có tác dụng bổ can, thận,mạnhgân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm
Tên khác:
Đỗ trọng còn gọi là Tư trọng (Biệt Lục), Tư tiên (Bản Kinh), Mộc miên (Ngô Phổ Bản Thảo), Miên, Miên hoa, Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Qủy tiên mộc (Hòa Hán Dược Khảo), Hậu đỗ trọng, Diêm thủy sao, Đỗ trọng, Xuyên Đỗ trọng, Miên đỗ trọng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:đỗ trọng còn gọi là Tư trọng (Biệt Lục), Tư tiên (Bản Kinh), Mộc miên (Ngô Phổ Bản Thảo), Miên, Miên hoa, Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Qủy tiên mộc (Hòa Hán Dược Khảo), Hậu đỗ trọng, Diêm thủy sao, Đỗ trọng, Xuyên Đỗ trọng, Miên đỗ trọng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bổ trung, ích tinh khí, kiện cân cốt, cường chí (Bản Kinh).
+ Nhuận can táo, bổ can hư (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Bổ can, thận, cường cân cốt, an thai (Trung Dược Học).
+ Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt, lưng đau (Bản Kinh).
+ Trị chân đau nhức không muốn bước (Biệt Lục).
+ Trị lưng gối đau nhức, vùng bìu dái lở ngứa, âm hộâ ngứa, tiểu són, có thai bị rong huyết, trụy thai (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Trị chứng thận hư, lưng đau, liệt dương, thai động, thai lậu, trụy thai (Trung Dược Học).
+ Trị cột sống đau nhức, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, thai động, Rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều lượng: 8-12g, có thể dùng đến 40g.
Kiêng kỵ:
+ Ghét Huyền sâm, Xà thoái (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Không phải Can Thận hư hoặc âm hư hỏa vượng: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Âm hư có nhiệt: dùng thận trọng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mồ hôi trộm sau khi bị bệnh, chảy nước mắt sống:Đỗ trọng, Mẫu lệ, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 20g với nước lúc ngủ (Trửu Hậu phương).
+ Trị phong lạnh làm thương tổn thận, gây đau thắt lưng, đau cột sống do hư:Đỗ trọng 640g, xắt, sao với 2 thăng rượu, ngâm trong 10 ngày, ngày uống 3 lần (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị có thai 2 – 3 tháng mà bị động thai, ngang lưng đau như sáp sẩy thai:Đỗ trọng (tẩm nước Gừng, sao cho đứt tơ), Xuyên tục đoạn (tẩm rượu). Tán bột. Dùng nhục Táo nẫu kỹ lấy nước trộn thuốc bột làm thành viên, uống với nước cơm (Đỗ Trọng Hoàn – Chứng Trị Chủan Thằng).
+ Trị thắt lưng đau do thận hư:Đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng với sữa tô 1 cân, chia làm 10 thang, mỗi đêm lấy 1 thang ngâm với 1 thăng nước cho tới canh năm, sắc còn 3 phần, giảm còn 1, lấy nước, bỏ bã, rồi lấy 3 – 4 cái thận dê, xắt lát bỏ vào sắc tiếp, bỏ tiêu muối vào như nấu canh uống lúc đói (Hải Thượng Phương).
+Trị lưng đau do thận hư:dùng phối hợp với các vị thuốc bổ thận khác:
Nếu thận dương hư,dùng Thục địa 26g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 10g, Câu kỷ tử 12g, Đỗ trọng 16g, Thỏ ty tử 12g, Phụ tử 6g, Nhục quế 8g, Đương quy 12g, Lộc giác giao 10g, sắc uống hoặc dùng mật chế làm hoàn (Hữu Quy Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Nếu thận âm hư:dùng: Sinh địa 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Thỏ ty tử 12g, Câu kỷ tử 16g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Cẩu tích 12g, Nhục thung dung 12g, sắc uống hoặc chế với mật làm hoàn (Tả Quy Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Trị quen hư thai, hoặc có thai cứ tới 4 – 5 tháng là hư.Trước có thai 2 tháng, lấy 320g Đỗ trọng, Lấy gạo nếp sắc lấy nước ngâm Đỗ trọng cho thấm rồi sao cho hết tơ, dùng 80g Tục đoạn tẩm rượu sấy khô, tán bột, lấy Sơn dược 200-240g, tán bột làm hồ, rồi viên với các thứ thuốc trên, to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống 5- a0 viên lúc đói (Giản Tiện phương).
+ Trị các loại bệnh sau khi sinh (sản hậu) hoặc thai không yên:Đỗ trọng bỏ vỏ thô ngoài, để trên tấm ngói sấy khô, bỏ vào cối gỗ, gĩa nát, nấu Táo nhục cho thật nhừ, trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống l viên với nước cơm, ngày 2 lần (Thắng Kim phương).
+ Trị liệt dương, Di tinh do thận hư:Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục đia 320g, Mạch môn đông, Sơn dược, Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 160g (Thập Bổ Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).).
+ Trị lưng đau do thận hư, tay chân tê mỏi, không có sức:Đỗ trọng, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Hồ lô ba, Bổ cốt chỉ, Đương quy, Tỳ giải, Bạch tật lê, Phòng phong, mỗi thứ 2 phần, Nhục quế 1 phần, Thận heo 1 cặp (nấu chín, quết nhuyễn). Trộn lại, hoàn với mật ong, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nước (Ổi Thận Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thắt lưng đau do thận hư kèm phong hàn:Đỗ trọng, Đơn sâm, mỗi thứ 12g, Xuyên khung 6g, Quế tâm 4g, Tế tân 6g. Ngâm rượu, uống (Đỗ Trọng Tửu – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đàn bà có thai quen dạ đẻ non:Đỗ trọng (sống) 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Đại táo 40 trái. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị quen dạ đẻ non: Đỗ trọng (sao), Tục đoạn, Tang ký sinh, Bạch truật (sao đất sét), mỗi thứ 20g, A giao châu, Đương quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g. Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị huyết áp cao:Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo mỗi thứ 80g, Đơn bì, Thục địa, mỗi thứ 40g, tán bột làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 – 3 lần, với nước (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị huyết áp cao: Đỗ trọng, Tang ký sinh, mỗi thứ 16g, Mẫu lệ (sống) 20g, Cúc hoa, Câu kỷ tử, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị huyết áp cao:Đỗ trọng, Hoàng cầm, Hạ khô thảo, mỗi thứ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thắt lưng đau do thận hư, yếu từ thắt lưng xuống chân:Đỗ trọng, Ngưu tất, Câu kỷ tử, Tục đoạn, Bạch giao, Địa hoàng, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử, Hoàng bá, Sơn dược (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị liệt dương, Di tinh:Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục địa 230g, Mạch môn, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 18Og, tán bột mịn, trộn với mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt (Thập Bổ Hoàn – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị phụ nữ có thai dọa sẩy thai, động thai:Đỗ trọng sống 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Sơn dược 20g, Cam thảo 4g, Đại táo 20 quả, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị sẩy thai nhiều lần:Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Tang ký sinh, Bạch truật (sao), A giao, Đương quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g, sắc nước uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị huyết áp cao:Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo, mỗi thứ 80g, Đơn bì Thục địa, mỗi thứ 40g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị huyết áp cao:Đỗ trọng, Tang ký sinh mỗi thứ 16g, Mẫu lệ sống 20g, Cúc hoa, Câu kỷ tử, mỗi thứ 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị đau dây thần kinh tọa:Đỗ trọng 30g nấu với thịt thăn heo trong 30 phút, bỏ Đỗ trọng, ăn thịt heo mỗi ngày 2 lần, liệu trình 7- 10 ngày, tác giả chữa 6 ca kết quả tốt (Học Báo Y Học Viện Phong Phu 1979, 1: 36)
Tham khảo:
+ Hư nhược mà mình cứng đơ đó là do phong làm thắt lưng không cử động được, cần phải thêm Đỗ trọng (Dược Tính Bản Thảo).
+ Đỗ trọng trị Thận suy làm thắt lưng và cột sống co rút (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Đỗ trọng nhuận được can táo, bổ can kinh sinh ra chứng hư phong (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Đỗ trọng có thể làm cho xương cốt dẻùo dai (Dụng Pháp Tượng Luận).
+ Đỗ trọng vị cay, khí bình, không có độc. Sách ‘Biệt Lục’ lại nói là có vị ngọt tính ấm. Sách ‘Dược Tính Bản Thảo’ lại nói Đỗ trọng vị đắng, tính ấm. Như vậy, vị cay, ngọt là chính, còn
đắng là thứ yếu và nhiều ấm, mà bình thì ít. Đỗ trọng có khí bạc vị hậu, nhập vào kinh Túc thiếu âm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Hoàng Cung Tú nói: Thục địa tư bổ Can Thận, đi vào trong tinh tủy của cân cốt; Tục đoạn điều bổ cân cốt, ở chỗ khí huyết của các đầu khớp gấp; Đỗ trọng bồi bổ Can thận, đi thẳng vào phần dưới của khí huyết ở cân cốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Đỗ trọng có công năng bổ can, tư thận, vì can chủ cân, thận chủ cốt, thận đầy đủ thì xương cốt mạnh, can đầy đủ thì gân khỏe mạnh, co duỗi mạnh đều thuộc ở gân, vì vậy Đỗ trọng nhập vào can mà bổ thận, con có thể làm cho mẹ đầy đủ (Tử năng linh mẫu thực) đểø trị can và thận đều bất túc, là thuốc chính yếu đề trị lưng đau gối mỏi. Bài ‘Thanh Nga Hoàn’ kết hợp Bổ cốt chỉ, Hồ đào nhục để trị lưng đau do thận hư, Bài ‘Bảo Dựng Hoàn’ của sách Bị Cấp Thiên Kim Phương dùng Đỗ trọng, Tục đoạn, Sơn dược. Bài ‘Đỗ Trọng Hoàn’ của sách Chứng Trị Chuẩn Thằng, dùng Đỗ trọng, Tục đoạn, Táo nhục đều là những phương thuốc an thai. Tuy nhiên, Đỗ trọng tính của nó trầm mà giáng, mà Tục đoạn cũng thông huyết mạch, nên thận hư làm cho động thai dùng nó trước tiên là tốt vậy. Nếu do khí hư mà huyết không vững, mà lại dùng Đỗ trọng sẽ làm cho khí hãm xuống không thăng lên được, gây ra thoát huyết không cầm. Điều này thầy thuốc không thể không biết được (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
+ Tuy trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng hạ áp nhưng trên lâm sàng dùng độc vị Đỗ trọng tác dụng thấp (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Eucommia ulmoides Oliv.Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae).
Mô tả:Đỗ trọng là thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây’ cao . từ 15 – 20m, đường kính độ 33 – 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhắn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc gìa thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc. Cây đực và cây cái khác nhau rõ ràng, hoa thường ra trước lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với hoa, hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm làm thuốc, hoa cái do hai nhi cái hợp thành, một tâm bì, đầu quả nứt đôi. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Rễ và vỏ cây có chất keo màu trắng bạc như tơ, bé gãy lá và vỏ cây thấy có những sợi nhựa. Trung Quốc có trồng nhiều. Đỗ trọng đã di thực vào trồng ở Việt Nam, nhưng chưa phát triển.
Thu hái, sơ chế:Sau khi cây trồng được 10 năm, thì chọn những cây to mập để thu hoạch trước.
Vào tháng 4 – 5 hàng năm, lấy cưa cưa đứt chung quanh vỏ cây thành những đoạn dài ngắn tùy ý, rồi dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ cho dễ. Để cho cây không bị chết mà vẫn giữ nguyên tình trạng của rừng cây, khi bóc vỏ chỉ bóc 1/3 vỏ ở chung quanh cây, đề giữ cho cây tiếp tục sinh trưởng sau mấy năm vỏ ở chỗ bóc đó đã liền lại như cũ, lúc đó lại có thể tiếp tục bóc. Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng dưới có lót rơm, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, chung quanh lấy rơm phủ kín để ủ cho nhựa chảy ra. Sau đó độ một tuần, lấy ra một miếng để kiểm tra, nếu thấy vỏ có màu tím, thì có thể dỡ ra đem phơi, cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng ý muốn.
Phần dùng làm thuốc: Vỏ (Cortex Eucommiae).
Mô tả dược liệu:Vỏ cây dày, ít sù sì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh là tốt.
Phân biệt với Đỗ trọng nam.
+ Bắc đỗ trọng:Vỏ dẹt, phẳng, dày 0,1 – 0,4cm, dài rộng khác nhau. Mặt ngoài màu nâu vàng đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc, có các lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của cành cây. Mặt trong nhẵn, nâu tím, hơi mờ. Chất giòn, dễ bé gãy, mặt bẻ có nhiều sợi nhựa trắng đàn hồi. Mùi hơi thơm, vị hơi đắng.
+ Nam đỗ trọng:Vỏ cuộn hình lòng máng, dày l 0,2 – 0,4cm. Mặt ngoài màu vàng sáng có những khoang màu vàng nâu, có nhiều đường nứt dọc. Mặt trong nhẵn, màu nâu, chất cứng, khó bẻ, mặt bẻ có ít nhựa đắng, đàn hồi kém, không mùi, hơi thơm, vị nhạt, hơi chát.
Phẩm chất, quy cách:Do vị Đỗ trọng phân bố rộng rãi khắp nơi ở Trung Quốc cho nên mỗi nơi một khác.
+ Đỗ trọng sản xuất ở Đại ba (Tứ Xuyên) mặt vỏ mịn, dày thịt.
+ Đỗ trọng ở dẫy núi Lầu sơn (Quý Châu) thì mặt vỏ thô mịn khác nhau, phẩm chất không tốt bằng Tứ Xuyên.
+ Còn Đỗ trọng ở Thiểm Tây, Hồ Bắc thì vỏ thô, xù xì, mỏng thịt, chất lượng kém hơn cả.
Các qui cách chính gồm có:
Đỗ trọng dày thịt:Những miếng vỏ khô dày thịt, to, mặt sau có màu đen tím, bẻ gãy có những sợi như sợi bông màu trắng, không bi sâu bệnh hại và trầy sát là tốt nhất. Trong đó chia làm 3 loại theo thứ tự tốt xấu:
(1) Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô ở mặt vỏ, hai mặt cắt đều dày 8,3mm, dài 20 – 93cm, rộng 53cm.
(2) Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô bên ngoài, mặt cắt chếch hai đầu dày 3 – 8,3mm, dài 20 – 93cm, rộng 40cm.
(3) Cạo hết lớp vỏ khô chết ở ngoài, dày 3-5mm, dài 20 – 60cm, rộng 17 – 40cm.
2. Đỗ trọng miếng nhỏ: Những miếng nhỏ dày trên 3mm.
3. Đỗ trọng mỏng thịt: Mặt vỏ mịn như vỏ quế, mặt sau màu đen tím, bẻ gẫy có sợi như sợi bông màu trắng. Trong đó phân làm 3 loại:
. Khô kiệt, cạo hết vỏ ngoài, hai đầu cắt thẳng, dài 17 – 93cm, rộng 17 – 40cm.
. Khô kiệt, cạo hết vỏ mặt thô mịn khác nhau, cắt vuông góc có độ dày khoảng 3mm, dài 20-93cm, rộng 17 – 40cm.
4. Loại ngoại lệ: Gồm những miếng dài, miếng vụn nhỏ, miếng cuốn cong, miếng rách.
Bào chế:
1. Gọt bỏ vỏ dày bên ngoài, mỗi cân dùng chừng 120g mật ong và 40g sữa tô, hòa đều, tẩm kỹ rồi sao cho thật khô là được (Lôi Công Bào Chích Luận).
2. Gọt bỏ vỏ dày ngoài rồi xắt miếng nhỏ, tẩm nước muối sao cho đứt tơ là được (Bản Thảo Cương Mục).
3. Tẩm với rượu 40o trong 2 giờ sao vàng cho tới khi đứt tơ là được (Trung Dược Học).
4. Rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, cắt từng lát nhỏ 3-5kg, đeo nhau, tơ không thể cắt được, như da rắn, phơi khô sẽ xấu, để vậy dùng sống hoặc ngâm rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, không để nơi ẩm ướt dễ bị biến chất, nếu thấy mốc mọt phải đem phơi ngay.
Thành Phần Hóa Học:
+ Gutta – Percha, Alcaloids, Glycoside, Potassium, Vitamin C (Trung Dược Học).
+ Trong Đỗ trọng có Syringaresinol, Pinoresinol, Epipinoresinol, 1- Hydroxypinoresinol, Erythro-Dihydroxydehydrodiconiferyl Alcohol, Medioresinol (Deyama Y và cộng sự – Chem Pharm Bull,1987, 35 (5): 1785).
+ Ulmoprenol (Horii Z và cộng sự – Tetraheldron Lettér 1978, (50): 5015).
+ Vanilic acid, Ursolic acid, Sitosterol, Daucosterol (Lý Đông – Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 528).
+ Augoside, Harpagide acetate, Reptóide Bianco A và cộng sự – Tetrahedron 1974, 30: 4117).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Tác dụng hạ áp:Sắc nước và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nước sắc tác dụng mạnh hơn, nước sắc Đỗ trọng sao tốt hơn nước sắc Đỗ trọng sống. Cơ chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thư gĩan cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học) nhưng tác dụng hạ áp thời gian ngắn (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Thuốc có tác dụng hạ Cholesterot huyết thanh, dãn mạch, tăng lưu lượng máu của động mạch vành (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng chống co giật và giảm đau (Trung Dược Học).
+ Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể. Thực nghiệâm chứng minh thuốc có tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào. Lá, cành, vỏ tái sinh của Đỗ trọng đều có tác dụng như nhau (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với tử cung: nước sắc và cồn chiết xuất Đỗ trọng có tác dụng hưng phấn tử cung tử cung cô lập của thỏ và chuột lớn, làm cho tử cung cô lập của mèo thì tác dụng hưng phấn lại rất nhẹ (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu và tác dụng lợi tiểu (Trung Dược Học).
+ Thuốc sắc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn Coli, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, tính ôn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị ngọt, hơi cay, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Can và Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Phân biệt:
1. Hiện nay ở Việt Nam có nơi dùng vỏ một cây trong họ Trúc đào, với tên là Đỗ trọng dây hay Đỗ trọng nam hay Nam đỗ trọng [Parameria laevigata (juss.) Moldenke = Parameria glandurifera Benth. Họ Apocynaceae. Đó là dây leo dài 5 – IOm, Lá hình bầu dục, thuôn hay hình trái xoan ngược, có mũi nhọn dài, nhọn hay tù ở chóp, có góc ở gốc, mặt trên sáng bóng, có mép hơi cong về phía dưới, dạng màng, thường mọc đối và có khi mọc vòng 3. Hoa trắng thơm xếp thành xim dạng ngù ở ngọn cây. Quả gồm 2 quả dại, dài 15 – 30cm: rẽ đôi, nhọn nhẵn. Mào lông mềm, trắng, dài 2 – 5cm. Mùa hoa quả từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Cây mọc hoang trong rừng và lùm bụi. Có thể thu hái vỏ quanh năm, đem về xắt nhỏ, phơi khô hay sao. Cây chứa một chất nhựa như cao su, bẻ ra cũng có nhiều tơ nhưng không dai và kéo dài và óng ánh như tơ của Đỗ trọng bắc. Kinh nghiệm dân gian thường dùng để trị huyết áp cao, gây dãn mạch và thay thế cho vị Bắc đỗ trọng, cần nghiên cứu lại.
2. Ở miền Trung, còn dùng vỏ một vài cây trong chi Euonymus họ Celastraceae.
3. Xem thêm: Đỗ trọng đằng.
4. Phân biệt Đỗ trọng với cây Bạch phụ tử còn gọi là cây San hô (Jatropha multifida Un.) thuộc họ Euphorbiaceae là một cây có nhựa mủ. Khi bẻ gẫy cuống lá nhựa mủ khô lại, thành sợi tơ mành, vì vậy cũng có người gọi là cây Đỗ trọng. Cây này chỉ thường được trồng làm cảnh
CON GÀ
Con gà cũng là thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Riêng mật, màng mề, gân chân, vỏ trứng thường bị vứt bỏ khi làm thịt gà. Chính những dư phẩm đó lại được dùng để chữa bệnh.
Ngày Tết, trong những lễ vật cúng giao thừa và trên mâm cỗ cúng gia tiên không bao giờ thiếu thịt gà. Con gà đã trở thành lễ vật truyền thống từ ngàn xưa. Thịt và trứng gà có tác dụng bổ dưỡng. Con gà cũng là thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Riêng mật, màng mề, gân chân, vỏ trứng thường bị vứt bỏ khi làm thịt gà. Chính những dư phẩm đó lại được dùng để chữa bệnh.
Màng mề gà cho vị thuốc nội kim.
Mật gà:Tên thuốc là kê đởm, có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, bình suyễn, làm se. Theo các tài liệu cổ, Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng mật gà trống phơi khô 20g với chất trắng trong phân gà sao vàng, tán nhỏ, rây bột, trộn đều, uống mỗi ngày 4g với rượu để chữa chứng lậu đau buốt.
Theo kinh nghiệm dân gian, mật gà 1 cái, hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2 - 3 lần trong ngày, chữa ho lâu ngày. Trẻ nhỏ bị hen suyễn lấy mật gà 10 cái, nghệ già 1 củ to bằng quả trứng gà, phèn chua 1 miếng bằng 3 hạt ngô. Đem nghệ gọt vỏ, thái mỏng, phơi khô, sao giòn, giã nhỏ, rây bột mịn. Phèn chua rang khô, tán bột. Nước mật gà trộn đều với 2 bột trên, cho thêm một ít nước cháo và viên lại bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên, trước khi đi ngủ.
Để chữa ho gà, ho khan, ho đờm có kèm sốt, lấy mật gà 10 cái, hạt chanh 20 hạt, hạt mướp đắng 20 hạt, đường cát 25g. Hạt chanh và hạt mướp đắng đem sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều với nước mật gà, phơi khô, tán lại cho mịn. Đường cô thành châu, trộn với bột trên làm thành viên bằng hạt đỗ xanh, sấy khô. Trẻ em từ 1 - 5 tuổi mỗi lần uống 2 - 4g; 6 - 10 tuổi mỗi lần uống 5 - 8g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.
Ngoài ra, có người chỉ dùng riêng mật gà, mỗi ngày 1 cái trong 10 ngày để chữa viêm túi mật.
Màng mề gà:tên thuốc là kê nội kim hay kê hoàng bì. Khi giết gà, lấy mề bổ đôi, bóc lấy lớp màng màu vàng, phủ mặt trong của mề (cần nhẹ tay để khỏi làm rách màng), rửa hết chất bẩn, rồi phơi khô. Khi dùng rửa qua, thái miếng, sao với cát cho phồng. Có khi còn rang to lửa cho vàng đen.
Màng mề gà có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, chữa các chứng đau bụng, ăn kém tiêu, bụng đầy trướng, nôn oẹ, đại tiện lỏng, viêm ruột già, đái són. Màng mề gà tán bột, mỗi lần uống 3 - 6g với ít rượu có tác dụng chống nôn. Màng mề gà 10g phối hợp với nga truật 30g, cam thảo 10g, tán thành bột, uống mỗi ngày 4 - 5g trước bữa ăn 1 giờ, chữa đau dạ dày. Để làm thuốc bổ tỳ cho trẻ em gầy còm, xanh xao, kém ăn, lấy màng mề gà 2 cái, hoài sơn 80g, thần khúc 20g, sơn tra 12g, sa nhân 4g. Tất cả rang giòn, tán rây thành bột mịn. Mỗi ngày uống 20 - 30g với nước ấm.
Dùng ngoài, màng mề gà đốt tồn tính, tán bột, hoà vào dầu vừng, bôi chữa viêm loét, cam răng.
Gân gà:Tên thuốc là kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Nó được coi là một món ăn lạ (kỳ trân) và được liệt vào 8 món ăn quý (bát trân), dành riêng cho vua chúa và giới thượng lưu, thường có mặt trong những bữa đại tiệc.
Dạng dùng thông thường của gân gà là thức ăn - vị thuốc, nấu nhừ gân với các vị thuốc bổ nguồn gốc thực vật, rồi ăn nóng. Có thể đem gân gà phơi khô để khi cần thiết mới dùng.
Người ta thu hoạch gân gà bằng cách chọn những con gà trống tơ, giống gà to, khoẻ mạnh, có bộ lông màu vàng đỏ và đôi chân chắc nịch. Lùa chúng vào một cái sân rộng có hàng rào bao quanh với chiều cao đủ để gà không nhảy qua được và mắt rào nhỏ để thân gà không chui lọt. Thả một con chó đã được huấn luyện, nó đuổi gà mạnh mẽ và liên tục; gà hoảng sợ chạy tán loạn cho đến khi không chạy được nữa thì gục ngã. Lúc này, lấy đôi chân gà, rạch lớp da chân lột lấy những sợi gân căng mọng.
Tác dụng bổ dưỡng của gân gà được giải thích như sau: khi con gà bị đuổi, gắng sức chạy thì bao nhiêu sinh lực đều dồn vào đôi chân mà gân lại là nơi tích tụ nguồn sinh lực ấy. Lấy ngay chân khi gà vừa ngã tức là thu trọn phần lực của nó. Có người cho rằng giá trị bổ dưỡng của gân gà cao hơn nhiều thang thuốc bổ khác và tác dụng mạnh sinh lực, cường gân cốt có thể sánh ngang với cao hổ cốt, nhất là khi phối hợp với các vị thuốc bắc.
Vỏ trứng cũng là vị thuốc.
Vỏ trứng gà:Được dùng dưới hai dạng: vỏ trứng sống và vỏ trứng đã ấp nở con. Vỏ trứng sống nghiền nát, rây bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g với nước sôi để nguội chữa chứng hôi miệng, viêm loét dạ dày, tá tràng. Vỏ trứng sống 1 cái phối hợp với rễ cỏ gà 20g, lá chanh 20g, lá táo 20g, vỏ quýt 10g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày, chữa ho gà.
Vỏ trứng đã ấp nở con 20g rửa sạch, nghiền nát, sắc đặc, hoặc phơi khô, sao vàng, tán bột, uống chữa sốt cao, sốt kéo dài. Vỏ trứng đã nở con 2 cái, sao giấm, cây mè đất 12g, vỏ rễ chanh 8g, lá hẹ 8g, cam thảo đất 8g. Tất cả giã nát, sắc rồi hoà với ít đường. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 thìa cà phê cho trẻ em từ 1 - 3 tuổi; 4 thìa cho trẻ từ 4 - 5 tuổi; 5 - 6 thìa cho trẻ từ 6 - 10 tuổi, chữa ho gà.
Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, màng mỏng bên trong vỏ quả trứng đã ấp nở con cũng được dùng với tên thuốc là phượng hoàng y hay phượng hoàng thoát. Dược liệu có vị ngọt nhạt, mùi hơi tanh, tính bình, có tác dụng nhuận phế, giảm ho, chữa ho lâu ngày, hen suyễn, khí uất kết tụ. Liều dùng hằng ngày: 1,5 - 2,5g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với ma hoàng, tử uyển.
Da chân gà:Theo sách thuốc cổ, phần này (thường gồm cả xương) được nấu thành cao, uống mỗi ngày 8g với nước sắc ngũ gia bì và thạch xương bồ, chữa chứng chân tay run rẩy, đi đứng không vững.
Theo kinh nghiệm dân gian, da chân gà ninh nhừ với tôm tươi, lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hằng ngày để chữa chứng da xanh bủng beo, chậm biết đi, chậm mọc răng. Nếu đem đốt thành than tán bột, rắc lên vết thương lại là thuốc cầm máu. Có người còn dùng da chân gà với da trâu (cũng đốt thành than), tác dụng cầm máu sẽ tốt hơn.
CON TRÂU: SỪNG TRÂU (THỦY NGƯU GIÁC)
xin giới thiệu với bạn đọc một số vị thuốc và bài thuốc có nguồn gốc từ con trâu, con bò được sử dụng trong YHCT.
Cao da trâu, da bò:Là cao nấu bằng da trâu hay da bò gọi chung là hoàng minh giao. Loại cao này có thể dùng thay thế cao a giao (cao da lừa). Vị ngọt, tính bình không độc vào 3 kinh phế, can, thận. Công dụng: Nuôi máu, dập tắt nhiệt, nhuận phổi, nhu thuận can, là thuốc chữa bỏng lửa, bỏng nước, tổn thương da dẻ, nhuận táo, cầm máu, an thai, chữa hư lao sinh ho, phế ung, thổ ra huyết, nôn, đại tiện ra máu, thai sản băng lậu, thường dùng cầm máu là chính. Liều dùng: Thường dùng 10-12g thái mỏng, đun loãng ra rồi hòa thêm 6-10g bột muội nồi (nhọ nồi – bách thảo sương) uống chữa cầm huyết, thổ huyết, nục huyết.
Các bài thuốc có cao minh giao:
Thuốc an thai: Cao minh hoàng 8-10g, ngải cứu 8g. Sắc với 600ml nước (3 bát con), cô đặc còn 1 bát chia 3-4 lần uống trong ngày.
Điều trị ho kinh niên: Cao minh hoàng 75g, nhân sâm 75g. Nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 12g với nước đậu sị một chén, hành trắng một tép, sắc uống ngày 3 lần.
Trị người già do hư yếu bí đại tiện: Hoàng minh giao 8g, hành trắng 3 nhánh. Sắc nước uống cho thêm hai thìa mật khuấy đều. Lượng dùng 5g-11g.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng sệt, hay nôn mửa, tiêu hóa không tốt không nên dùng.
Chữa đi lỵ ra máu: Hoàng minh giao (để riêng không sắc), hoàng liên 3g, gừng khô 2g, sinh thục địa 5g. Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, lọc lấy nước lúc đang nóng, thái nhỏ hoàng minh giao cho vào để cao tan trong nước. Chia 2 lần uống trong ngày.
Chót sừng trâu (thủy ngưu giác):Vị đắng, chua mặn, tính hàn vào 3 kinh: tâm, can, vị. Thanh huyết nhiệt, giải ôn độc, định kinh. Thường dùng thay sừng tê giác trong các trường hợp sốt cao hóa cuồng, sốt vàng da, thổ huyết, đổ máu cam, nhức đầu, ung độc, hậu bối. Liều dùng: Ngày uống 8-15g, có khi nhiều hơn. Có thể mài hoặc sắc lấy nước uống hay tán bột uống.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.
Bài thuốc có thủy ngưu giác:
Chữa sốt nóng mê man: Thủy ngưu giác mài với nước cho đặc mà uống chữa các chứng: thổ huyết, đổ máu cam, sốt nóng mê man nói lảm nhảm, vàng da, phát ban...
Tê giác địa hoàng thang gia vị: (hay thủy ngưu giác địa hoàng thang gia vị) bán chỉ liên 16g, dã cúc hoa 30g, đại thanh diệp 10g, đan bì 10g, hoàng liên 10g, kim ngân hoa 30g, sinh địa (tươi) 30g, thạch cao sống (sắc trước) 30g, thủy ngưu giác (mài nước) 30g, xích thược 12g, tử hoa địa đinh 30g. Tất cả sắc uống. Tác dụng: Lương huyết, thanh nhiệt, giải độc, trị chứng huyết bị nhiễm trùng.
Nỏ sừng trâu (ngưu giác tai): Là xương trong sừng trâu. Vị đắng, tính ấm không độc. Công dụng: Chữa đại tiện ra máu, đi lỵ hay bạch đới ở phụ nữ, hành kinh ra máu cục đau bụng. Liều dùng: 12-20g mài với nước hay sắc uống.
Các bài thuốc có ngưu giác tai:
Ngưu giác tai hoàn: A giao 80g, can khương 120g, đại giả thạch 120g, mã đề xác 1 cái, ngưu giác tai 200g, sinh địa 160g, tro tóc 40g.
Tán bột làm hoàn ngày uống 8-12g. Chủ trị: Phụ nữ sinh xong máu dơ không ra hết, đau bụng.
Ngưu giác tán: Khinh phấn, ngưu giác, thủy long cốt, tùng hương. 4 vị lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột trộn tuỷ xương trâu làm hoàn. Ngày uống 8-12g. Tác dụng: Trị da dày như da trâu có mủ.
Ngưu đởm (mật bò hoặc trâu):Vị đắng đại hàn vào 3 kinh: can, đởm, phế. Công dụng: Thanh can, sáng mắt, lợi đởm, thông tràng, giải độc tiêu sưng. Trị bệnh mắt do phong nhiệt, hoàng đản, tiện bí, đái tháo đường, trẻ con kinh phong, nhọt sưng, trĩ lở.
Bài thuốc trị hoàng đản do bệnh lý gan mật: Mật bò khô nghiền nhỏ làm viên hoặc cho vào nang nhộng. Mỗi ngày 3 viên (mỗi nhộng 1,5-1,7g) uống với nước sôi để nguội.
Ngưu hoàng:Ngưu hoàng là sạn mật, hay sỏi mật của con trâu, bò có bệnh. Vị đắng tính hàn, hơi có độc vào hai kinh: tâm và can. Có tác dụng thanh tâm, giải độc, chữa hồi hộp, khai đờm, dùng trong các bệnh nhiệt quá phát cuồng, thần trí hôn mê, trúng phong bất tỉnh, cổ họng sưng đau, mụn nhọt.
- Cấm kỵ: Phụ nữ có thai cấm dùng.
- Liều dùng: 0,3- 0,6g.
Các bài thuốc tiêu biểu có ngưu hoàng:
An cung ngưu hoàng hoàn: Chu sa 40g, hoàng cầm 40g, hùng hoàng 40g, mai phiến 10g, hạt dành dành 40g, tê giác 40g (có thể thay bằng thủy ngưu giác), trân châu 40g, uất kim (nghệ vàng) 40g, xạ hương 10g. Tất cả tán bột luyện mật làm viên. Ngày uống 4-8g.
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu trấn kinh, an thần. Trị nhiệt nhập vào phần doanh huyết gây sốt cao, co giật.
- Cách dùng: Người suy nhược uống với nước sắc nhân sâm. Người khỏe uống nước sắc bạc hà và kim ngân.
- Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai cấm dùng.
Bài này có thể điều trị bệnh viêm não và các chứng sốt cao nói sảng, co quắp.
Ngưu hoàng đả tâm thang: Băng phiến 4g, chu sa 4g, đại hoàng sống 40g, ngưu hoàng 4g. Tất cả tán thành bột. Liều dùng: Mỗi lần 12g thêm ít gừng sắc uống. Tác dụng: thanh tâm, tả hỏa, khai khiếu, ninh thần. Trị tâm kinh có nhiệt, nói sảng, tinh thần không yên.
Ngưu hoàng cao: Bạch chỉ 0,4g, bạch phụ tử 4g, hoắc hương 0,4g, ngưu hoàng 0,2g, nhục quế 0,4g, thần sa 0,4g, toàn yết 0,4g, xuyên khung 0,4g. Thêm một chút xạ hương, tán nhỏ, luyện mật làm hoàn ngày uống 2-4g với nước sắc bạc hà. Chủ trị: trấn kinh, trị mọi chứng kinh phong làm cho mắt mờ.
SỪNG TRÂU THAY SỪNG TÊ GIÁC ĐIỀU TRỊ BỆNH
Dùng sừng trâu thay sừng tê giác trong điều trị
Trong Đông y, sừng tê giác là một dược phẩm thông dụng và thiết yếu trong điều trị nhiều loại bệnh cấp tính và nguy kịch. Tuy nhiên, hiện tê giác đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng nên hầu như không thể có vị thuốc này. Trong nhiều bài thuốc, có thể dùng sừng trâu thay thế.
Trước đây, trên thị trường, sừng tê giác được chia thành 2 loại: sừng tê giác châu Á, thường gọi là “Xiêm La giác” và sừng tê giác có nguồn gốc châu Phi, thường gọi là “Quảng giác”. Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, xưa kia, nước ta có nhiều tê giác, nhưng gần đây hầu như không thấy.
Về tính năng, sừng tê giác là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết và chỉ huyết mạnh, thường dùng chữa các bệnh ôn nhiệt sốt cao, hôn mê nói nhảm, co giật và các chứng xuất huyết do huyết nhiệt. Trên lâm sàng, sừng tê giác có thể sử dụng phối hợp với nhiều vị thuốc khác, là thành phần không thể thiếu trong hàng loạt danh phương cổ như “Tê giác địa hoàng thang”, “Thanh doanh thang”, “Thần tê đan”, “An cung ngưu hoàng hoàn”, “Tử tuyết đan”, “Chí bảo đan”...
Hiện nay, tê giác là loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, đã được đưa vào sách đỏ và cấm săn bắt. Việc sử dụng sừng tê giác làm thuốc vì thế cũng đã trở thành quá khứ. Có thể dùng sừng trâu thay thế.
Sừng trâu (thủy ngưu giác) là dược liệu dễ kiếm, hầu như có sẵn ở khắp các vùng nông thôn. Nó đã được sử dụng làm thuốc từ hàng nghìn năm nay. Sách “Danh y biệt lục” viết: Sừng trâu có thể dùng chữa chứng đau đầu do thời khí nóng lạnh thất thường. Còn theo sách “Đại Minh bản thảo”, sừng trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao (trị nhiệt độc phong cập tráng nhiệt).
Y học hiện đại cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của sừng trâu. Theo kết quả nghiên cứu tiến hành tại hàng loạt cơ sở ở Thượng Hải, Bắc Kinh và một số thành phố khác của Trung Quốc, trong sừng tê giác và sừng trâu đều chứa 17 loại acid amin. Kết quả phân tích bán vi lượng trên máy quang phổ cho thấy,thành phần các chất hữu cơ và vô cơ trong sừng tê giác và sừng trâu cơ bản tương đồng.
Qua kết quả nghiên cứu lâm sàng tiến hành trên 3.270 bệnh nhân tại 50 đơn vị nghiên cứu ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Quảng Đông, các nhà khoa học khẳng định việc sử dụng sừng trâu và sừng tê giác cho kết quả điều trị cơ bản như nhau đối với 30 loại bệnh: viêm não B, trẻ nhỏ sốt nóng trong mùa hè, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, thần kinh phân liệt... Như vậy, có thể sử dụng sừng trâu thay thế cho sừng tê giác.
Theo kết quả ứng dụng lâm sàng, sừng trâu hầu như không gây các tác dụng phụ, chỉ một số ít trường hợp xuất hiện lợm giọng, buồn nôn, trướng bụng, đau bụng và một số biểu hiện khác về đường tiêu hóa.
Theo sách “Hiện đại thực dụng Trung Dược học” do Quách Lan Trung chủ biên, sừng trâu có những tác dụng dược lý sau:
- Làm mạnh tim (tăng cường sức co bóp của cơ tim), hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim.
- Giảm số lượng bạch cầu, tăng lượng tiểu, cầu rút ngắn thời gian đông máu, giảm tính thông thấu của mao mạch.
- Ức chế mạnh đối với trực khuẩn cô-li (colibacillus), liên cầu khuẩn tan máu gây viêm não beta (Beta hemolytic streptococcus), bảo vệ cơ thể và chống viêm rõ ràng.
- Giảm cường độ co giật và tỷ lệ tử vong ở động vật thí nghiệm đã được tạo cơn co giật.
- Giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh, đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt.
Trong các sách về Đông dược hiện đại, sừng trâu được xếp vào loại thuốc thanh nhiệt lương huyết, cùng với sinh địa hoàng, huyền sâm, mẫu đơn bì, tử thảo... Theo Đông y, sừng trâu vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết; dùng chữa ôn bệnh sốt cao, hôn mê nói nhảm, kinh phong điên cuồng (thường phối hợp với sinh địa, huyền sâm, kim ngân hoa, liên kiều), chữa các chứng xuất huyết như thổ huyết, nục huyết (đổ máu cam), ban xuất huyết do huyết nhiệt (thường phối hợp với đan bì, xích thược, sinh địa).
Sừng trâu cứng, nhưng sau khi hấp khoảng 1 giờ sẽ mềm ra và có thể dễ dàng thái thành lát nhỏ (thuốc phiến); có thể chế thành dạng viên, xi-rô thuốc... Để dử dụng sừng trâu dạng thuốc phiến thay thế tê giác trong các phương thuốc cổ như “An cung ngưu hoàng hoàn”, “Tử tuyết đan”..., cần dùng liều lượng lớn gấp 10 lần sừng tê giác. Khi sử dụng trong thuốc thang, cần sắc sừng trâu trước khoảng 3 giờ, sau đó mới cho các vị thuốc còn lại vào sắc tiếp. Liều dùng: 15-30 g sắc nước, tán bột hoặc mài lấy nước uống. Người tỳ vị hư hàn cần thận trọng khi sử dụng.
Một số ứng dụng cụ thể:
-Chữa các chứng xuất huyết nghiêm trọng: Thời còn làm việc ở nông thôn, bác sĩ Vương Thu Đào, người Giang Tây, đã cho bệnh nhân mài sừng trâu uống để chữa trị các chứng sốt cao hôn mê do “nhiệt nhập doanh huyết” và các chứng ho ra máu, đổ máu mũi, đại tiện ra máu, băng lậu... đạt kết quả rất tốt. Đặc biệt có trường hợp một nam bệnh nhân 60 tuổi bị lao phổi, liên tục nhiều ngày ho ra rất nhiều máu, đã sử dụng đủ các biện pháp Tây và Đông y đều không kết quả, chỉ còn chờ chết. Bác sĩ Đào bảo người nhà dùng một cái bát nhám, mài sừng trâu với chút nước cho uống nhiều lần trong ngày. Suốt 2 ngày liền, sừng trâu đã mòn khoảng 2 đốt ngón tay, hễ có ai đến thăm lại bảo mài sừng trâu cho bệnh nhân uống. Bệnh nhân uống vào cảm thấy ngực mát mẻ dễ chịu lạ thường, nên cứ đòi người nhà cho uống mãi. Máu ngừng chảy dần và cuối cùng bệnh nhân hồi phục lại. Sau khi hết ho ra máu, bệnh nhân cảm thấy nước sừng trâu tanh không thể chịu nổi; mới ngừng cho uống (“Gia đình Trung y dược” 1/1998).
-Chữa viêm gan virus: Dùng bột sừng trâu 50 g, sài hồ, phục linh, hoàng kỳ, đan sâm, cam thảo mỗi thứ 15 g; tán bột, làm thành viên 0,5 g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên, liệu trình 30 ngày. Thử nghiệm với 98 ca cho kết quả: 50 ca khỏi bệnh trong thời gian ngắn, 21 ca hiệu quả rõ ràng, 13 ca có tác dụng nhất định, 14 ca vô hiệu. (Liêu Ninh Trung ytạp chí 1986).
-Chữa ban xuất huyết do dị ứng: Sừng trâu 40-100 g, sinh địa hoàng 10-30 g, xích thược 10-20 g, đan bì 10-20 g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, trường hợp bệnh nặng ngày 2 thang. Đã thử nghiệm điều trị 54 ca ban xuất huyết do dị ứng: 33 ca kết quả rõ ràng, 17 ca có tác dụng, 4 ca không có tác dụng (Hồ Bắc Trung ytạp chí 1987).
-Chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Sừng trâu 50 g, đậu phụ 500 g. Sừng trâu cưa nhỏ hoặc đập vụn, cho vào nồi đất, thêm nước, đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa nửa giờ, cho đậu phụ vào nấu tiếp khoảng 15 phút nữa là được, thêm mắm muối cho hợp khẩu vị, ăn đậu phụ và uống nước canh. Tác dụng: Lương huyết chỉ huyết; dùng chữa trẻ nhỏ ban xuất huyết do giảm tiểu cầu với những biểu hiện thuộc chứng huyết nhiệt (Gia đình Trung y dược9/2002).
NGỰA BẠCH
Hầu hết các bộ phận của con ngựa, như da ngựa (mã bì), xương ngựa (mã cốt), bờm ngựa (mã tung), răng ngựa (mã xỉ), móng chân ngựa (mã đề giáp), dương vật ngựa (mã âm kinh), mỡ cổ ngựa (mã kỳ cao), tim ngựa (mã tâm), gan ngựa (mã can), nhau thai ngựa (mã bào y), sữa ngựa (mã nhũ) và cả sỏi trong dạ dày ngựa (mã bảo), đều có thể sử dụng làm thuốc và đã có những ghi chép trong sách thuốc Đông y cổ truyền.
Theo sách "Danh y biệt lục" của Đào Hoằng Cảnh (456-536):Ngựa có lông nhiều màu, khi làm thuốc tốt nhất nên chọn loại có lông trắng tuyền, có tác dụng tốt nhất.
Việc chọn ngựa trắng, theo chúng tôi nghĩ, có thể liên quan tới quan niệm trong triết học phương Đông cổ đại, cho rằng, ngựa thuộc "Quẻ càn" trong "Bát quái", còn theo "Ngũ hành", thuộc "hành Kim"; đều ứng với màu trắng. Tuy nhiên, trên thực tế, màu sắc của lông ngựa, có lẽ cũng không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của thuốc, cho nên trong sách thuốc thời sau, rất ít thấy đề cập tới với đề này. Chủ yếu là những ghi chép về tác dụng của "ngựa - nói chung", rất ít khi có một mục riêng nói về "ngựa trắng".
" Thuốc vườn nhà" xin phép được giới thiệu một số ghi chép cụ thể:
- Da ngựa (mã bì):Theo các sách "Thực liệu bản thảo" và "Điền nam bản thảo", có thể sử dụng để chữa trị một số bệnh ngoài da, như trẻ nhỏ rụng tóc (đốt thành than, trộn với mỡ lợn bôi), viêm da thần kinh (đốt thành than, trộn với dầu bôi vào chỗ da bị bệnh).
- Gan ngựa (mã can):Theo sách "Thánh huệ phương", có tác dụng thông kinh nguyệt ở nữ giới. Chữa ngực bụng đầy tức, chân tay đau nhức (Gan ngựa thái lát, nướng khô, tán bột, trước bữa ăn dùng 1 tiền, hòa với rượu ấm uống).
- Răng ngựa (mã xỉ):Theo "Bản thảo cương mục", có vị ngọt, tính bình, hơi độc (hữu tiểu độc); có tác dụng chữa kinh giản (động kinh), đinh sang (mụn nhọt, lở loét), đau răng. Chữa đinh nhọt sưng đau chưa vỡ (dùng răng ngựa trắng đốt thành than, nghiền mịn, hòa với giấm bôi).
- Sữa ngựa (mã nhũ):Theo "Bản thảo thập di", có vị ngọt, tính lạnh; có tác dụng bổ huyết, nhuận táo, thanh nhiệt, chỉ khát (chống khát). Dùng chữa huyết hư phiền nhiệt, hư lao cốt chưng (nóng trong xương do cơ thể suy nhược), tiêu khát (tiểu đường), nha cam (bệnh răng lợi).
- Sỏi trong dạ dày ngựa (mã bảo):Theo "Bản thảo cương mục", có vị mặn, tính bình, không độc; có tác dụng trấn kinh (chống co giật), hóa đàm (tan đờm), thanh nhiệt, giải độc. Dùng chữa kinh giản (động kinh), điên cuồng, hôn mê, thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi), ác sang thũng độc (mụn nhọt sưng đau).
- Thịt ngựa (mã nhục):Theo sách "Danh y biệt lục", có vị chua ngọt (cam toan), tính lạnh; có tác dụng trừ nhiệt, hạ khí, mạnh gân, mạnh xương sống. Dùng chữa phong tê thấp người phát sốt phát rét. Kiêng kỵ, theo "Thực liệu bản thảo", người đang bị viêm loét ngoài da, ăn thịt ngựa bệnh sẽ nặng thêm; theo "Nhật Hoa tử bản thảo", khi ăn thịt ngựa, không sử dụng thương nhĩ (ké đầu ngựa) và sinh khương (gừng sống).
- Xương ngựa (mã cốt):Theo "Thực liệu bản thảo", có vị ngọt, tính mát; chủ trị đầu sang (đầu lở loét), nhĩ sang (tai lở loét), âm sang (cơ quan sinh dục lở loét). Theo "Bản thảo cương mục", dùng chữa tiêu thư (sưng móng chân, móng tay), chảy nước, nóng như lửa đốt (dùng xương ngựa đốt thành than, hòa với dầu bôi).
- Dương vật ngựa (mã âm kinh):Theo "Thần Nông bản thảo kinh", có vị mặn, tính bình; có tác dụng bổ thận ích khí. Chữa dương nuy (liệt dương), tinh suy, người ốm yếu gầy gò. Theo Trần Tàng Khí, để dùng làm thuốc, cần lấy dương vật của loại ngựa có lông trắng như bạc, không bệnh tật, vào mùa Xuân, thời gian ngựa giao phối, đang động dục mạnh, mới có tác dụng tốt. Theo Lôi Công, cần dùng dao đồng cắt dương vật ngựa thành 7 miếng, trộn với máu dê tươi, chưng nửa ngày, phơi khô, dùng vải thô lau hết máu và da bên ngoài, nghiền nhỏ để dùng dần.
CON NHÍM- NHỮNG BÀI THUỐC TỪ NHÍM- LÔNG NHÍM- DA NHÍM- DẠ DÀY NHÍM
"Con nhím" ở một số địa phương gọi là "con dím"; tên khoa học của nhím làHystrix hodgsoni, thuộc họ Nhím (Hystricidae); trong sách thuốc Đông y, nhím có tên là "hào trư"; một số sách thuốc Đông y còn sử dụng một số tên khác (dị danh).
Thí dụ, sách "Tân tu bản thảo" (còn gọi là "Đường bản thảo", do Lý Tích và Tô Kính biên soạn dưới sự hỗ trợ của chính phủ, năm Hiển Khánh thứ tư thời Đường (659 DL)) gọi là "cao trư". Sách "Thực liệu bản thảo", cũng thời Đường, của Mạnh Sằn (621-713) gọi là "hào trư". Sách "Bản thảo đồ kinh" của Tô Tụng (1020-1101), nhà Thiên văn học, Dược học nổi tiếng thời Tống, cũng gọi là "hào trư" (tên này về sau trở thành tên chính thức của con nhím trong sách Đông dược). Trong quyển 51, bộ thú, sách "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân (1518-1593), ngoài những tên gọi kể trên, còn tập hợp một số tên khác, mà thư tịch thời trước đã sử dụng, như "sơn trư", "nguyên du", "hằng trư", "loan trư", ...
Ngoài con nhím nói trên, Đông y Trung Quốc còn sử dụng 2 loài nhím khác, nhỏ hơn, cùng thuộc họ Mao thích (Erinaceidae):
- Thứ nhất là "Thích vị" (Erinaceus europaeus L.), thân chỉ dài khoảng 22cm, nhìn qua giống như con chuột, nhưng thân phủ gai nhọn, nên sách "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân còn gọi là "vị thử" (nghĩa là "nhím chuột").
- Con thứ hai là "Đoản thích vị" (Hemiechianus dauricus Sundevail), có lông gai ngắn hơn nhưng tai to hơn, nên còn gọi là "đại nhĩ vị" (nhím tai to).
Bộ phận dùng làm thuốc thông dụng nhất của 2 loài nhím trên là da, được ghi chép sớm nhất trong sách "Thần Nông bản thảo kinh", cách nay hơn 2000 năm, với tên "vị bì". Óc (vị não), thịt (vị nhục), mỡ (vị chi), tim (vị tâm), gan (vị can) và mật (vị đảm) của 2 loài nhím trên cũng được sử dụng làm thuốc. 2 loài nhím nói trên chỉ ưa khí hậu lạnh, chưa di thực vào Việt Nam, nên chỉ giới thiệu qua, để Quý độc giả tham khảo.
Xin trở lại với tác dụng làm thuốc của con nhím ("hào trư"), sống hoang dã và được nuôi trong một số trang trại ở nước ta:
1. Thịt nhím (hào trư nhục):
- Theo sách "Bản thảo cương mục", thịt nhím có vị ngọt, tính rất lạnh, có độc (cam, đại hàn, hữu độc). Theo sách "Bản thảo đồ kinh", thịt nhím (hào trư nhục) có tác dụng thông lợi đại tràng. Còn theo sách "Lục Xuyên bản thảo", thịt nhím có tác dụng chữa đại tiện khó khăn.
- Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng từ 30-60g, sắc uống hoặc nấu chín ăn.
- Chú ý, kiêng kỵ: Theo "Bản thảo đồ kinh", thịt nhím béo ngọt, không nên ăn quá nhiều, vì có thể sinh bệnh, khiến cơ thể suy yếu gầy mòn (lãnh nhân hư luy). Theo "Thực liệu bản thảo", chỉ nên sử dụng thịt nhím chữa các chứng trướng do "nhiệt tà", "phong tà" và "thủy tà" gây nên, mà không thể sử dụng để chữa chứng trướng do "hàn tà".
- Như vậy, thịt nhím chỉ nên dùng làm thuốc chữa bệnh - theo phương pháp "Thực liệu" của Đông y học, dưới sự tư vấn của Lương y. Không nên dùng chế món "thịt thú rừng" trong các quán ăn, vì ngon miệng ăn nhiều có thể sinh bệnh.
2. Lông nhím (hào trư mao thích):
- Theo "Lục Xuyên bản thảo": Lông nhím có tác dụng hành khí. Có thể dùng chữa "tâm khí thống" (dùng 1-3 cái lông nhím, thiêu tồn tính (rang to lửa hoặc đốt, cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn, dùng nước đun sôi để chiêu thuốc).
- Chú thích: "Tâm khí thống" là tên bệnh trong Đông y, chỉ tình trạng đau vùng tim và thượng vị do "khí trệ"; "khí trệ" còn gọi là "khí uất" hay "khí kết", chỉ hiện tượng sự vận hành của khí (khí cơ) ở một tạng, một phủ, một đường kinh, hoặc ở một bộ phận nào đó của cơ thể bị trở trệ, vận hành không thông sướng.
3. Dạ dày nhím (hào trư đỗ):
Cách sử dụng dạ dày nhím để chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian và Đông y ở Trung Quốc và ở nước ta không hoàn toàn giống nhau. Xin giới thiệu cụ thể để tiện tham khảo:
(1) Kinh nghiệm Đông y Trung Quốc (Trung y):
Về tính năng, theo sách "Bản thảo cương mục", dạ dày nhím có tính lạnh, không độc (hàn, vô độc). Về tác dụng, theo "Đường bản thảo", dùng chữa hoàng đản (vàng da); theo "Thực liệu bản thảo", chữa các chứng trướng do nhiệt tà, phong tà và thủy tà (Lý nhiệt phong thủy trướng); theo "Bản thảo cương mục", thiêu, nghiền mịn, uống với rượu, chữa thủy thũng, cước khí, bôn đồn; theo "Trung dược đại từ điển", có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp; dùng chữa hoàng đản (vàng da), thủy thũng (phù), cước khí, bôn đồn.
Chú thích:
- "Cước khí" là tên bệnh trong Đông y, chỉ tình trạng bệnh lý với các triệu chứng chân tê, phù, đau, ... ứng với bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 trong Tây y (beriberi).
- "Bôn đồn", cũng là bệnh danh Đông y, chỉ tình trạng vùng bụng co thắt dữ dội, khí tích ở bụng dưới xông ngược lên, thẳng tới yết hầu, vùng ngực khó chịu, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, phiền táo không yên; có khi nóng rét qua lại và nôn ra mủ; sau khi bớt cơn lại tỉnh táo như thường. Vì ngực, bụng có cảm giác như bị lợn con húc vào (lợn con thúc vú lợn mẹ) nên chứng bệnh này mới có tên là "bôn đồn" ("bôn" = lao tới, húc vào; "đồn" = lợn con).
Hiện nay, tại các tỉnh ở vùng Giang Nam (Trung Quốc) cũng có nhiều cơ sở nuôi nhím. Những tác dụng chữa bệnh của nhím do các cơ sở đó đưa lên các trang web, gần như đều trích dẫn từ những cuốn sách thuốc cổ, mà "
Mình " đã giới thiệu ở trên.
" Tôi " chỉ đọc được một kinh nghiệm mới: Dùng dạ dày nhím, hầm với "thạch tiên đào" ăn, có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt (không thấy nói rõ liều lượng và cách chế biến cụ thể). Cây "thạch tiên đào" (石仙?桃?) có mọc ở các vùng núi cao nước ta, thường gọi là Lan Tục đoạn Trung Quốc; tên khoa học là Pholidota chinensis Lind., thuộc họ Lan (Orchidaceae).
(2) Kinh nghiệm dân gian và Đông y Việt Nam:
Trong Đông y và dân gian ở nước ta, dạ dày nhím chủ yếu được sử dụng chữa đau dạ dày. Thường sử dụng theo những cách sau đây:
- Trong sách "Cây thuốc Việt Nam" của Lương y Lê Trần Đức (thầy thuốc ưu tú), có ghi lại kinh nghiệm như sau: Dạ dày nhím phơi khô, xẻ ra thấy thức ăn chưa tiêu, gồm phần lớn là các loại cỏ như cỏ chỉ màu vàng và một số hạt hoa màu. Dân gian dùng toàn bộ cả dạ dày và thức ăn chứa ở trong, tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi ngày 10g vào lúc đói. Dùng chữa bệnh đau dạ dày các thể. Uống hết 1 cái thì khỏi đau. Bệnh đau kinh niên, uống 2-3 cái đều kết quả.
- Tại một số địa phương, người ta dùng bột dạ dày nhím và bột nghệ đen - 2 thứ lượng bằng nhau; trộn với mật ong, uống ngày 2 lần (sáng trước bữa điểm tâm và buổi chiều trước khi ăn), mỗi lần 1 thìa cà phê.
Phân tích 3 đơn thuốc dùng dạ dày nhím chữa đau dạ dày (2 ở Việt Nam và 1 ở Trung Quốc) có thể thấy:
- Ngoài dạ dày nhím (phần vỏ bọc bên ngoài), trong đơn thuốc thứ nhất thêm cả một số loại cỏ và ngũ cốc, đơn thứ hai có thêm nghệ đen và mật ong, còn đơn thứ ba theo kinh nghiệm của Trung Quốc có thêm thạch tiên đào. Như vậy, dạ dày nhím tuy là một thành phần rất quan trọng, ắt phải có, nhưng tác dụng chữa đau dạ dày của những đơn thuốc trên, có thể còn do tác dụng hiệp đồng giữa dạ dày nhím với các vị thuốc khác tạo nên.
- Do đó, nếu muốn sử dụng dạ dày nhím chữa đau dạ dày, cũng như các chứng đau bụng khác, tốt nhất nên sử dụng những con nhím sống hoang dã. Nếu như sử dụng dạ dày của con nhím nuôi trong trang trại, thì cần phối hợp thêm với một số vị thuốc khác nữa. Và nên có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.
Bài Thuốc Làm Trắng Da Từ Quả KÉ ĐẦU NGỰA
Theo Đông y: Ké đầu ngựacó vị cay đắng, tính ấm, hơi có độc. Có tác dụng tán phong, trừ thấp, thông khiếu (các giác quan), chỉ thống (giảm đau). Dùng trong các trường hợp ngoại cảm phong hàn, đau nhức, chân tay co giật, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, … Sách thuốc Đông y xếp ké đầu ngựavào nhóm thuốc “Tân ôn giải biểu” – nghĩa là loại thuốc ấm, có tác dụng giải cảm lạnh và chữa trị một số bệnh do ngoại tà xâm phạm vào phần “biểu” (mặt ngoài) của cơ thể.
Như vậy ké đầu ngựa không phải là một vị thuốc bổ, để tránh tác dụng phụ có hại cần sử dụng đúng người, đúng bệnh, theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Tác dụng làm trắng da của ké đầu ngựa cần hiểu theo nghĩa: Trắng da trên cơ sở tiêu trừ các vết xạm hoặc nốt đen trên da. Nói cách khác là loại trừ một số khuyết tật, để trả lại cho làn da màu sắc ban đầu. Với ý nghĩa như vậy, có thể sử dụng ké đầu ngựa trong các trường hợp sau:
(1) Làm mờ tàn nhang trên da mặt: Dùng lá ké non, rửa sạch, hong cho ráo hết nước, thêm chút muối ăn, giã thật nhuyễn. Hàng ngày xát nhẹ lên da mặt 2-3 lần; sau khi xát khoảng 10 phút thì rửa sạch. Kiên trì làm như vậy, các nốt tàn nhang sẽ mờ dần.
(2) Làm mờ những vết xạm đen trên da: Dùng lá ké, phơi hoặc sấy khô, tán thành bột thật mịn; sau mỗi bữa cơm hòa 3g với nước cơm hoặc nước cháo uống.
Kiêng kỵ: Theo Đông y, người âm huyết hư tổn (phần âm suy yếu, thiếu máu) kỵ dùng ké đầu ngựa. Trong sách cổ nói dùng ké phải kiêng thịt lợn và thịt ngựa, nếu ăn thịt lợn khi dùng ké đầu ngựa thì khắp mình sẽ nổi quầng đỏ. Tuy nhiên điều này còn chưa được kiểm chứng đầy đủ.
“Âm huyết hư tổn” cũng dẫn tới hiện tượng da bị xạm đen. Trong trường hợp này nếu dùng ké đầu ngựa sẽ khiến cho âm huyết càng hư tổn nặng (vì vậy tất nhiên ảnh hưởng tới chức năng sinh sản) và sẽ làm cho da càng xấu hơn.
Với những trường hợp da xạm đen do âm huyết hư tổn, để khắc phục cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết. Thí dụ có thể áp dụng hai bài thuốc tương đối đơn giản như sau:
(1) Bài 1: Dùng hoàng kỳ 500g, đương quy 500g, tất cả tán thô, trộn đều. Mỗi ngày dùng 10-15g bột thuốc, hãm nước sôi như pha trà, uống dần trong ngày.
(2) Bài 2: Dùng đương quy 500g, long nhãn 500g, ngâm với 2 lít rượu trắng ít nhất trong một tháng; mỗi bữa ăn uống 1 chén con (20-30ml).
Cả hai bài thuốc trên đều có tác dụng kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa), bồi bổ khí huyết (bổ huyết), giúp da tươi nhuận và mịn màng.
HAI NGƯỜI PHỤ NỮ HẾT SẠCH BỆNH LAO PHỔI CHỈ NHỜ CÂY BÌNH BÁT
“Tôi uống chừng 1 tuần như vậy thì thấy trong mình khác khác. Những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều, mỗi khi chiều tối không còn cảm giác mệt mỏi, sốt nữa. Lúc đó, tôi mới tin là cây bình bát thực sự có hiệu quả với bệnh lao phổi của mình”, chị Nhung cho biết.
Khúc cây bình bát làm dịu cơn đau do lao phổi
Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, tươi tỉnh của chị Cao Thị Thùy Nhung (42 tuổi, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), không ai nghĩ gần 2 năm trước, chị đã mang bệnh nặng trong người. Giờ đây, với công việc buôn bán ở chợ Nhà Bàng, chiều về nhà lại chế biến thực phẩm chay để sáng hôm sau kịp giao hàng, chị Nhung vẫn đủ sức khỏe để đảm đương công việc.
Chị Nhung cho biết, năm 2014, chị cảm thấy đau ở lưng và vùng dưới vai. Nhất là mỗi khi chiều về, những cơn đau lại nhiều hơn và mỗi ngày mỗi nặng hơn.
“Lúc đó, tôi vừa đau vừa hay bị sốt nhẹ, ho, đau họng nên ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống. Tôi uống liền mấy ngày, các triệu chứng trên hết nhưng rồi phát lại. Thấy không ổn, tôi đến bệnh viện để khám bệnh”, chị Nhung kể.
Các bác sĩ cho biết chị viêm phổi nặng do lao phổi. Chị Nhung chia sẻ:“Tôi cũng không hiểu vì sao mình mang bệnh nặng như vậy. Trước đó tôi làm nghề bảo mẫu, công việc cũng không có gì vất vả. Sức khỏe tôi vốn rất tốt, ít khi bệnh vặt. Lúc biết mình bị viêm phổi, tôi buồn và hoang mang lắm”.
Xác định rõ căn bệnh, chị Nhung được bác sĩ cho phác đồ điều trị trong 8 tháng. Chị Nhung về nhà vừa uống thuốc, chích thuốc, vừa theo dõi định kỳ.
Trong thời gian điều trị này, chị ngày càng xanh xao, ốm yếu. Những cơn đau hàng ngày vẫn ám ảnh chị. Khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh tình của chị nghiêm trọng hơn. Điều trị Tây y nhiều tháng liền mà không có kết quả, chị Nhung và gia đình không khỏi chán nản.
Rồi một người bạn cũ của chồng chị Nhung, vốn là một chuyên gia Đông y, qua hỏi thăm sức khỏe của chị, biết chị mắc bệnh về phổi, ông nói chị ghé nhà lấy thuốc về uống. Lúc đó, chị Nhung đã điều trị gần được 5 tháng theo phác đồ Tây y.
Chị và chồng bàn nhau để điều trị hết lộ trình 8 tháng, xem kết quả thế nào mới lấy thuốc Namvề uống. Tuy nhiên người bạn này bảo vừa uống thuốc Tây vừa uống thuốc Nam không có ảnh hưởng gì, miễn là phân chia hợp lý.
“Tôi đến nhà người bạn này của chồng lấy thuốc về uống nhưng không nhận được thang thuốc nào cả mà được cho một khúc cây lớn bằng bắp chân. Người bạn này nói đó là cây bình bát, đem về chặt lát phơi khô rồi nấu nước uống, không cần phải thêm thuốc thang gì nữa hết. Tôi ôm khúc cây về nhà mà lòng cứ ngờ ngợ”, chị Nhung cho biết.
Được sự động viên của chồng, chị Nhung cũng làm theo lời dặn dò của thầy thuốc Đông y. Nhưng vì công việc quá bận rộn, chị không thể uống thuốc đều đặn trong ngày. Mỗi ngày, sau giờ làm chị Nhung lấy một nắm bình bát đã phơi khô cho vào siêu thuốc, đổ 3 chén nước.
Sau khi nấu còn 1 chén, rồi chị chắt ra uống. Mỗi ngày vào buổi chiều, tối chị uống 2 chén. 2 ngày cuối tuần, chị uống đều 3 buổi sáng, trưa, chiều.
Chị Nhung kể:“Tôi uống chừng 1 tuần như vậy thì thấy trong mình khác khác. Những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều, mỗi khi chiều tối không còn cảm giác mệt mỏi, sốt nữa. Lúc đó, tôi mới tin là cây bình bát thực sự có hiệu quả. Ban đầu thầy thuốc dặn tôi nấu cây bình bát như nước trà và uống trong ngày, nhưng bận rộn tôi không có thời gian làm. Sau này thấy có hiệu quả, tôi uống đều đặn hơn”.
Uống hết khúc cây bình bát đó, chị Nhung và chồng tiếp tục đi tìm những cây khác mọc bên bờ ruộng để sử dụng. Nhiều người thấy chị Nhung chặt cây bình bát liền tò mò hỏi, chị Nhung tận tình chỉ bảo. Nhiều người thử uống và bệnh tình cũng thuyên giảm. Hết liệu trình 8 tháng, căn bệnh viêm phổi của chị Nhung đã thuyên giảm 7, 8 phần.
Anh Dũng (chồng chị Nhung) vui vẻ kể:“Vợ tôi đi siêu âm, phổi không còn bị trắng nữa mà đỏ đậm trở lại. Bác sĩ cũng thông báo quá trình điều trị đã thành công. Vợ chồng tôi không dám nhắc gì đến việc uống cây bình bát cả, nhưng sau đó vợ tôi còn tiếp tục uống cây bình bát thêm nhiều tháng nữa, lúc thấy khỏe hẳn mới ngưng”.
Đến nay, chị Nhung gần như đã bình phục hoàn toàn. Nhớ lại những ngày còn bệnh, chị Nhung vui vẻ tâm sự:“Lúc còn uống cây bình bát, tôi đi đâu cũng để ý loại cây này. Chồng tôi cũng vậy, đi đâu gặp bình bát cũng xin về một ôm như ôm củi vậy. Tôi chặt ra phơi khô để dành dùng dần, có người tới xin, tôi cũng cho. Họ uống rồi và cũng có kết quả lắm”.
Hiệu quả hơn khi kết hợp cây bình bát và các vị thuốc khác
Một người phụ nữ khác cũng bình phục bệnh viêm phổi thần kỳ nhờ cây bình bát là bà Huỳnh Thị Thỉ (47 tuổi, ngụ thị trấn Nhà Bàng). Giữa năm 2015, bà Thỉ thường xuyên bị đau ở vùng phía sau lưng (vùng phổi - PV).
Nhất là những lúc đi mưa hay nhiễm lạnh, những cơn đau của bà Thỉ sẽ nghiêm trọng hơn. Bà Thỉ đến một bệnh viện trên TP. Long Xuyên khám bệnh. Sau khi làm các kiểm tra, bác sĩ cho biết bà Thỉ bị lao.
“Lúc đó tôi không tin mình bị lao vì tôi không bị ho nên tới 2 bệnh viện khác nữa để khám. Bác sĩ bảo phổi tôi bị nám, rồi cho thuốc uống. Tôi cũng yên tâm về nhà uống thuốc. Thế nhưng thuốc chỉ cắt những cơn đau tạm thời. Hết thuốc, tôi lại đau trở lại. Uống hết một tuần thuốc thì tôi đi tìm thuốc Nam uống thử”,bà Thỉ kể.
Vợ chồng bà Thỉ đến thị trấn Nhà Bàng làm ăn đã được 7 năm. Họ mở dịch vụ trò chơi, giải trí cho trẻ em vào buổi tối. Ban ngày, 2 vợ chồng đi bán đồ chơi ở các cổng trường tiểu học, chiều tối mở cửa khu vui chơi trẻ em.
Công việc tương đối vất vả nên bệnh tình của bà Thỉ lại càng khó bình phục. Một lần bà Thỉ tâm sự về bệnh tình của mình với một người khách thường chở con đến khu vui chơi trẻ em, vốn là 1 thầy thuốc Đông y có tiếng ở địa phương. Người này đã nói bà Thỉ đến nhà mình lấy thuốc về uống.
Bà Thỉ phấn khởi kể:“Chỉ gần chục thang thuốc đầu, tôi đã dứt những cơn đau. Tôi không ngờ những thang thuốc đó lại hiệu nghiệm như vậy. Tôi uống đều đặn mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 cữ sáng, trưa, tối. Chỉ là những vị thuốc dân dã đơn giản mà bệnh tình của tôi dứt hẳn”.
Sau khi thoát khỏi những cơn đau hành hạ, bà Thỉ vẫn tiếp tục uống thêm một thời gian nữa mới dừng. Tìm hiểu rõ hơn những thang thuốc này, chúng tôi được biết phương thuốc chủ đạo trong đó gồm cây bình bát, rau bồ ngót, cam thảo đất, hà thủ ô trắng…
Ngoài ra còn nhiều vị thuốc khác được gia giảm tùy theo tình trạng của người bệnh. Với bài thuốc trên, bà Thỉ đã hoàn toàn “cải tạo” lá phổi của mình. Giờ bà đã yên tâm làm việc, sống vui vẻ. Từ thực tế bản thân trải qua, bà Thỉ còn giúp đỡ nhiều người mắc bệnh về phổi biết phương pháp chữa trị bằng thuốc Nam vô cùng hiệu quả mà lại rất ít tốn kém.
Công dụng của cây bình bát
Cây bình bát là một loại cây mọc khá phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, thường bắt gặp ven đường, bờ ruộng, mé kênh hay bờ sông… Trái bình bát có nhiều vitamin A, C, B6…
Trong dân gian, trái bình bát chữa được chứng khí hư ở phụ nữ, thiếu máu. Hột của trái bình bát được giã nhỏ nấu nước để gội đầu (không được để bắn vào mắt).
Hột bình bát còn được đốt thành tro, trộn với dầu dừa để trị ghẻ lở rất hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng bất cứ bộ phận nào của cây bình bát nên có sự tư vấn của những chuyên gia Đông y.
Trong trường hợp của chị Nhung, bà Thỉ sử dụng cây bình bát để trị bệnh về phổi thì thực hiện như sau: Thân, nhánh của cây bình bát được chặt lát nhỏ, phơi nắng thật khô rồi bảo quản nơi khô ráo để dùng dần. Khi sử dụng, chỉ dùng một nắm cho vào ấm nước đun lên. Nước nấu từ thân bình bát có màu đỏ, không mùi, vị không gắt, là thức uống giải nhiệt rất tốt.
Lương y Nguyễn Thiện Chung (An Giang) lưu ý với những người đang điều trị các chứng bệnh như lao hay các bệnh liên quan đến phổi: Đối với người hút thuốc lá phải ngưng ngay hoặc giảm đến mức tối đa. Không được ăn chuối xiêm (chuối tây), nước cốt dừa, thịt mỡ… đây là những loại thực phẩm dễ sinh đờm.
Ngoài ra không được dầm mưa, để bị nhiễm lạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị bệnh. Để cắt những cơn ho kéo dài có thể dùng 2, 3 lá sò huyết, hay còn gọi là lá lẻ bạn để nấu nước uống, hoặc ăn khóm (dứa) nướng rồi phơi sương cũng là cách để cắt những cơn ho liên tục.
TÌM HIỂU THÊM VỀ CÔNG DỤNG CÂY BÌNH BÁT
Cây bình bát ngoài thân và nhánh có tác dụng chữa các bệnh về phổi, tiểu đường thì trái cây bình bát cũng có nhiều công dụng chữa bệnh rất kỳ diệu mà ít người biết đến.
Cây bình bát có công dụng chữa nhiều bệnh là loài cây gì?
Trong tự nhiên có 2 loại cây hoàn toàn khác nhau đều được gọi là bình bát. Một loại là loài cây thân thảo, dây leo thuộc họ bầu bí. Cây này thường gọi là dây bình bát, dây bát… cũng có công dụng chữa tiểu đường khá hiệu quả.
Dân gian thường dùng thân và quả của dây bình bát sắc lên lấy nước uống để chữa tiểu đường type 2. Ngọn và lá non của dây bình bát dùng chế biến làm món canh rất ngon và có công dụng thanh nhiệt, giải độc.
Tuy nhiên, cây bình bátmà tòa soạn đề cập đến có công dụng chữa lao phổi, bệnh tiểu đường là loài cây thân gỗ thuộc họ na, mọc chủ yếu ở vùng đất nhiễm phèn ở các tỉnh ven biển cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc. Cây này rất ưa nước nên thường mọc rìa bờ kênh, mương, ao, hồ… và có quả to bằng trái mãng cầu, trong cũng có nhiều hạt.
Trái bình bát chín dầm đường là thứ giải khát ngon, đồng thời chữa được nhiều bệnh thường gặp
Khi trái chín chuyển màu vàng và có mùi thơm rất dễ chịu. Cũng giống mãng cầu, phần cùi của quả bình bát ăn được, có vị chua dôn dốt khá ngon, nhưng phần cùi này bám khá chắc vào hạt nên rất khó gỡ. Tuy mọc hoang, nhưng trái bình bát chín dầm đường và bỏ thêm đá lại là thứ giải khát ngon, có mùi rất quyến rũ, giàu vitamin.
2 loại cây trên tuy cùng tên, có cùng đặc điểm chữa bệnh nhưng hoàn toàn khác nhau bạn đọc nên biết và phân biệt, tránh nhầm lẫn
Những công dụng kỳ diệu khác của trái bình bát
Thân và nhánh cây bình bát có công dụng chữa các bệnh lao phổi và tiểu đường như các bài viết đã đề cập, thế nhưng trái cây bình bát cũng có tác dụng chữa bệnh rất kỳ diệu.
Những người bị thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương, thoái hoá cốt sống cổ, lưng đau khớp gối, đau lưng, thần kinh toa chèn ép dây thần kinh…
thường rất khốn khổ vì những cơn đau mà không thể chữa dứt điểm.
Các phương pháp Tây y thường là giải phẫu rất tốn kém, nguy cơ rủi ro cao và cùng với đó là các loại thuốc giảm đau tức thời. Các bệnh loại này rất phù hợp với các phương pháp trị liệu, phục hồi dần dần các chức năng. Trong khi đó, dân gian có một cách trị liệu bằng trái bình bát hết sức độc đáo và hiệu quả.
Dùng trái bình bát còn non, hơ lửa kỹ cho thật nóng rồi chườm vào vùng bị đau. Khi nguội, ta lại tiếp tục hơ hóng và chườm. Nếu đau ở vùng lưng, cổ, vai gáy và hông… ta có thể lót một lớp chăn lên giường, xếp những trái bình bát đã được hơ lửa nóng lên đó và nằm đè vùng bị đau lên những trái bình bát.
Thực hiện việc chườm nóng này tầm 30 phút mỗi ngày sẽ rất hiệu quả. Nếu chúng ta kết hợp với các loại thực phẩm chức năng bổ dưỡng xương khớp như collagen type 2, sụn vi cá mập, glucosamine, chondroitin… hiệu quả sẽ còn tăng lên.
Chườm nóng bằng trái bình bát làm giảm sự co rút của gân, cơ, dây chằng, tăng sự lưu thông máu tại chỗ từ đó giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động. Còn các loại thực phẩm chức năng sẽ giúp tái tạo lớp sụn và dịch bôi trơn ở các khớp xương.
Trái bình bát ngoài tác dụng tốt với xương khớp, còn giúp da sáng đẹp, mờ sẹo
Ăn trái bình bát chín cũng có tác dụng tốt cho xương khớp. Trái bình bát làm giảm a xít tại các khớp xương, giúp đề phòng bệnh gout. Trái bình bát còn chứa nhiều vitamin C; vitamin A, B6, magne, potassium… giúp chống lão hóa, da và tóc khỏe, tăng thị lực, tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm.
Trước đây trong dân gian thường ăn nhiều trái bình bát chín để chữa bệnh thiếu máu các bệnh viêm nhiễm của phụ nữ. Sau này khoa học đã chứng minh rằng, các hoạt chất trong trái bình bát chính có tính ức chế các loại vi khuẩn cư trú và gây viêm nhiễm cho chị em.
Đặc biệt, trái bình bát còn được nhiều phụ nữ sử dụng để làm đẹp, dưỡng da mặt, làm mờ sẹo. Lấy cùi trái bình bát đánh nhuyễn với một chút mật ong thành hỗn hợp sệt. Rửa sạch mặt và thấm nhẹ bằng khăn khô. Đắp hỗn hợp được điều chế từ quả bình bát lên da mặt trong khoảng 30 phút.
Vitamin từ trái bình bát sẽ bổ sung dưỡng chất giúp da sáng đẹp, làm mờ sẹo. Chất tanin có nhiều trong trái bình bát sẽ làm se khít lỗ chân lông, giúp da láng mịn, hạn chế mụn nhọt, giúp chị em xinh đẹp hơn.
CÂY MÂM XÔI – Vị thuốc quý tốt, Tạo hưng phấn cho quý ông và quý bà
Cây mâm xôi có thể kiểm soát hàm lượng testosteron, giúp phụ nữ nhanh chóng hưng phấn và tăng cường sức mạnh của tinh trùng.
Theo Tạp chí về Dược liệu và Sức khỏe cộng đồng (Hội Dược liệu Việt Nam), mâm xôi thuộc loại cây nhỡ thân leo, cành nhiều lông và gai, lá đơn có lông, phiến lá chia 5 thuỳ hình chân vịt. Cụm hoa hình chùm có 5 cánh trắng, nhiều nhị đực, nhiều lá noãn đỏ, khi chín thành quả hạch, tập hợp thành quả kép trông giống mâm xôi nên gọi là quả mâm xôi. Quả Mâm xôi chín màu đỏ tươi rất đẹp, vị chua ngọt, ăn ngon. Cây mọc hoang dại ở khắp vùng đồi núi rừng miền Bắc nước ta.
Cây Mâm xôi được dùng làm “chè mồng năm”. Ngày Tết đoan ngọ (mồng năm tháng năm âm lịch) nhân dân ta thường chặt cây Mâm xôi và một số cây khác về thái thành từng đoạn ngắn phơi khô, nấu nước uống quanh năm. Đặc biệt, cây Mâm xôi còn là vị thuốc dân gian. Cây Mâm xôi dùng làm thuốc chữa tiêu hoá kém, giúp ăn ngon cơm. Ngày dùng 15 - 30g sắc uống trước bữa ăn cơm 15 - 20 phút.
Quả Mâm xôi chứa nhiều axit hữu cơ, chủ yếu là các axit xitric, malic, salisylic, các muối axit trên, đường, pectin; trong lá có tanin. Các nhà khoa học thế giới phát hiện trong hạt quả Mâm xôi có hàm lượng kẽm rất cao, được cơ thể hấp thụ tốt. Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng cho tình dục. Nó có thể kiểm soát hàm lượng testosteron, giúp phụ nữ nhanh chóng hưng phấn và tăng cường sức mạnh của tinh trùng.
Các nhà khoa học còn khuyên trước khi quan hệ tình dục nên ăn mấy quả Mâm xôi vì trong quả Mâm xôi còn có hàm lượng chất chống oxy hoá rất cao, giúp máu lưu thông tốt hơn tới cơ quan sinh dục.
Theo Nguyễn Hữu Toàn (Hội Đông y Hải Phòng), cây mâm xôi cũng rất quý cho giới mày râu. Quả có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí, làm cường dương mạnh sức, chữa liệt dương. Lá có vị se, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ tiêu viêm.
Cách dùng:Quả thường được dùng ăn. Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hoá. Cây dùng làm trà uống mát, lợi tiểu tiện với liều 10 - 15g hãm hoặc sắc uống. Quả chữa đau thận hư, tinh ứ, liệt dương, đái són, vãi đái, hoạt tinh, di tinh. Cành lá (và rễ) dùng chữa viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng, dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống làm thông máu, tiêu cơm. Ở Ấn Ðộ người ta dùng quả làm thuốc chữa bệnh đái dầm của trẻ em. Lá được dùng làm thuốc điều kinh, gây sẩy thai.
Chữa viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú:Dùng 30 - 40g cành lá cây mâm xôi, với cây ô rô, mộc thông, mỗi vị 15 - 20g, sắc uống.
Chữa liệt dương, di tinh, hoạt tinh, đái són, đau thận hư: 20 - 30g quả sắc uống hoặc phối hợp với các vị ba kích, kim anh, mỗi vị 10 – 15g, sắc uống.
LÔI HOÀN 雷 丸, Chữa Giun Sán
Lôi hoàn là một loại nấm sống gửi ở dưới gốc tre, lâu ngày hoá thành cục (cọ thử vào ngón tay cái hoặc ngón chân cái), vỏ ngoài sắc đen hoặc hơi đen nâu
LÔI HOÀN 雷 丸
Omphalia tapidescens Schroeters.
Xuất xứ: Bản Kinh.
Tên khác: Lôi thỉ (Phạm Tử Kế nhiên), Lôi đầu (Phổ Tế Bản Thảo), Lôi thực (Ngô Phổ Bản Thảo), Bạch lôi hoàn (Y Học Tâm Ngộ), Trúc linh chi (Trung Dược Chí), Mộc liên tử (Quảng Tây Trung Dược Chí), Trúc thỉ, Lôi công hoàn (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu).
Tên khoa học: Omphalia tapidescens Schroeters.
Họ khoa học: Họ Nấm Lỗ (Polyporaceae).
Mô tả: Lôi hoàn là một loại nấm sống gửi ở dưới gốc tre, lâu ngày hoá thành cục (cọ thử vào ngón tay cái hoặc ngón chân cái), vỏ ngoài sắc đen hoặc hơi đen nâu, ở trong sắc trắng, thịt cứng là thứ tốt, cắn vào răng thấy hơi có nước dính, ngậm lâu tan hết, có loại ở trong sắc tím đen, độc không dùng được.
Địa lý: Mọc hoang, chủ yếu sản xuất ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây. Việt Nam còn phải nhập vào.
Bộ phận dùng: Toàn cục.
Mô tả dược liệu: Lôi hoàn hình cầu hoặc dạng khối tròn không nhất định, đường kính khoảng 1,3-5,3cm. Mặt ngoài mầu nâu đen hoặc mầu nâu tro, có những vân nhăn nhỏ hơi nổi lên. Chất cứng và nặng, khó đập vỡ, mặt đập vụn mầu trắng hoặc mầu tro nhạt, không bằng phẳng, ở dạng chất bột hoặc hạt. không mùi, vị nhạt. nhai có cảm giác như có hạt, hơi có tính chất nhầy dính, nhai lâu sẽ tan mà không có cặn.Thứ hạt to, mập, chất chắc, mặt cắt ngang mầu trắmg là tốt.
Thu hoạch: Quanh năm nhưng mùa Thu nhiều hơn. chọn những cây Trúc có bệnh, cành lá khô vàng, đào lấy nấm ở vùng rễ, đem về, rửa sạch, phơi khô.
Cách bào chế:
. Theo Trung Y: Lôi hoàn nấu với Cam thảo 1 đêm, lấy dao đồng cạo bỏ vỏ đen, chẻ ra làm 4 đến 5 miếng, lại tẩm nước cam thảo một đêm nữa, mang ra đồ 2 giờ rồi đem phơi khô. Sau đó tẩm rượu rồi đem phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
. Ngâm nước cho mềm đều rồi thái phiến, phơi khô dùng hoặc tán thành bột dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Chà rửa cho sạch đất cát, ủ mềm cho đến khi thái được, thái mỏng phơi khô dùng hoặc tán bột dùng.
Bảo quản: Để chỗ khô ráo.
Thành phần hoá học:
. Chứa một chất mang tên S - 4001. Hàm chứa thuỷ phân 6,5%, tro 4% (Trung Dược Học).
. Thành phần chủ yếu là một loại men Albumin, gọi là Lôi hoàn tố, có hàm lượng khoảng 3% là thành phần diệt sán. Loại men này ở trong môi trường Ph8 thì tác dụng rất mạnh, không có tác dụng trong môi trường acid (Trung Hoa Bản Thảo).
Tác dụng dược lý:
. Tác dụng diệt sán: Đem đốt sán bị bài tiết ra một cách tự nhiên, lúc chưa dùng thuốc, đặt trong ducng dịch chiết Lôi hoàn 5-30%, ở nhiệt độ 37oC. Các đốt sán đều chết, nhanh thì sau 2g40 phút, chậm thì sau 9 giờ. Tuy nhiên nếu đặt trong nước muối sinh lý thì có thể sống kéo dài 40-62 giờ. Để trong nước cất cũng có thể sống 24-30 giờ. Lôi hoàn có tác dụng đối với sán móc, sán không móc, sán chó. Đem cơ thể sán bài tiết ra ngoài sau khi uống Lôi hoàn, cho vào môi trường nước muối sinh lý hơi ấm thì hầu như không hoạt động, những đốt sán nhỏ bị phá huỷ một cách rõ. Như vậy, tác dụng diệt sán không phải là làm tê liệt cơ thể của sán mà là do chất men Albumin trong Lôi hoàn làm cho đốt sán bị phá hoại (Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Dược Vật Nghiên Cứu Sở - Trung Dược Chí (Q 3), Bắc Kinh Vệ Sinh xuất bản 1961 : 604).
. Tác dụng đối với giun đũa: Thí nghiệm trên giun đũa ở heo thấy có công hiệu nhưng đối vơiú người thì không có công hiệu (Ngô Chấn Tây, Thượng Hải Trung Y Dược tạp Chí 1983, (2) : 33).
. Tác dụng kháng Trichomonas: Thuốc sắc 10% Lôi hoàn, dịch thuốc và môi trường cấy tạo thành nồng độ 1/1 thì sau 5 phút toàn thể các trùng này đều bị biến hình, các biệt vẫn còn cơ thể trùng hoạt động (Lưu Quốc Khánh, Trung Y Tạp Chí 1955 (3) : 28).
Tính vị:
. Vị ngọt, đắng, tính hàn (Bản Kinh).
. Vị mặn, hơi hàn, có ít độc (Biệt Lục).
. Vị đắng, lạnh, có ít độc (Trung Dược Đại Từ Điển).
. Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Học).
Quy kinh:
. Vào kinh thủ và túc Dương minh (Bản Thảo Vựng Ngôn).
. Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
. Vào hai kinh Tỳ, và Đại trường (Trung Dược Học).
Tác dụng:
. Sát trùng, tiêu cam (Trung Dược Học).
. Tiêu tích, khu trùng, thanh hiệt, giải độc. Trị trùng tích gây bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích, trong Vị có nhiệt (Thiểm Tây Trung Dược Chí).
Chủ trị: Trừ sên lãi, cam tích trẻ em.
Giun móc và giun đũa: Dùng phối hợp Lôi hoàn với Tân lang và Khổ luyện bì.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Ngâm nước vo gạo 24 giờ, lấy ra trộn với trấu chà cho sạch đất cát, bổ đôi ba, sấy khô, tán nhỏ để uống với thuốc chín hoặc hoàn tán.
Kiêng kỵ:
+ Uống lâu ngày sẽ sinh ra chứng âm nuy, loại đỏ uống vào gây chết người (Biệt Lục).
+ Ghét vị Cát căn. Khiếm thực, Hậu phác dùng làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Bệnh trùng tích lâu ngày, Tỳ Vị hư yếu: không dùng (Bản Thảo Vựng Ngôn).
+ Uống lâu ngày, cả nam lẫn nữ đều bị tổn thương phần âm (Y Học Nhập Môn).
+ Nếu không phải bệnh trùng tích, phần nhiều không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Trị trẻ nhỏ nóng mà không có mồ hôi: Lôi hoàn 120g, Bột miến ½ cân. Tán nhuyễn, trộn đều, dùng để xoa khắp mình trẻ (Nhị Vật Thông Hãn Tán - Thiên Kim Phương).
+ Trị trẻ nhỏ lúc nóng lúc lạnh, kinh khóc không yên: Lôi hoàn, Mẫu lệ, Hoàng cầm, Tế tân đều 0,9g, Xà sàng tử 30g. Sắc với 1 đấu nước còn 7 thăng, bỏ bã, chia làm hai lần, dùng để tắm cho trẻ. Trước hết, tắm trên đầu (đừng cho vào mắt, tai), rồi tắm đến vai, lưng, sau đó tắm từ eo lưng trở xuống. Khi tắm phải tránh gió, lấy bột xoa vào (Lôi Hoàn Dục Thang - Thánh Huệ Phương).
+ Trị tam trùng: Lôi hoàn (nướng), Xuyên khung đều 30g. Tán bột, mỗi lần uống 1g, lúc đói với nước cơm (Lôi Hoàn Tán - Thánh Tế Tổng Lục).
+ Tiêu cam, sát trùng: Lôi hoàn, Sử quân tử (nướng bỏ vỏ), Hạc sắt, Phỉ tử nhục, Tân lang, lượng bằng nhau. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 3g với nước gạo ấm (Lôi Hoàn Tán - Dương Thị Gia Tàng).
+ Tẩy giun kim (Thốn bạch trùng): Lôi hoàn ngâm nước bỏ vỏ, thái ra, sấy khô, tán nhỏ. Đầu canh năm (sáng sớm tinh mơ), ăn một ít thịt nướng, rồi hòa 0,9 – 1,5g thuốc vào nước cháo loãng mà uống. Nên uống nửa tháng đầu là tốt nhất, giun sẽ ra (Lôi Hoàn Tán - Kinh Nghiệm Lương Phương):
+ Trị sán móc: Lôi hoàn, chế thành bột. Mỗi lần dùng 20g, pha với nước lạnh, nóng và chút đường, uống. Ngày 3 lần. Uống liên tục 3 ngày. Đến ngày thứ 4, uống 15-20g Magnesium Sulfate (không uống cũng được). Quan sát lâm sàng 20 ca thấy thân sán đa số đến ngày thứ 2, 3 đều bị tống ra. Sau khi uống thuốc, kiểm tra lại, thấy thân sán hoàn toàn tiêu tan (Lưu Quốc Khánh, Trung Y Tạp Chí 1955 (3) : 28).
+ Trị giun móc câu: Lôi hoàn, tán bột, thêm đường và nước nóng, uống. Người lớn mỗi lần 60g, uống một lần hoặc chia làm 3 lần uống. Cách mấy ngày sau lại uóng một lần nữa như vậy. Lâm sàng dùng trị 11 ca, sau khi uống thuốc 2 lần, qua 1-3 lần kiểm tra phân, trừ 2 ca, tìm thấy lượng ít truwngs phân còn lại đều âm tính. Cũng có báo cáo cho thấy quan sát 19 ca, uống liền 2 lần, sau đó kiểm tra phân thấy vẫn còn trứng giun (Ngô Chấn Tây, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1983 (2) : 33).
+ Trị giun kim: Lôi hoàn 3g, Đại hoàng , Nhị sửu đều 9g. Tán nhuyễn. Sáng sớm lúc đói bụng, cho uống hết với nước lạnh. Trị 188 ca, trừ 2 ca không kết quả, còn lại đều khỏi. Cách chung, sau khi uống thuốc 1-2 ngày là có thể bài tiết ra giun. Trong thời gian uống thuốc có 13 ca thấy có đau bụng ít và nhẹ (Vương Anh Như , Trung Thành Dược Nghiên Cứu 1981 (9) : 43).
Tham Khảo:
. Lôi hoàn thiên về trị trẻ nhỏ bị thương hàn mà không thể uống thuốc. trong phương thuốc trị cũng thường dùng, đó là lấy cái công để đuổi khí độc vậy (Bản Kinh Phùng Nguyên).
. Lôi hoàn là khí dư của cây Trúc kết thành. Vì khí vị thanh âm nên có thể sơ lợi, nó thông hành khí huyết bị nhiệt há chẳng phải là thuốc tốt sao? Tôi thường dùng không thấy có tổn thương gì cả (Bản Thảo Thuật).
. Lôi hoàn trông giống như một viên tròn nên mới gọi như vậy. Vì nghĩa chữ hoàn là viền. Là một trong những thuốc sát trùng của Đông dược, cho vào thuốc sắc không dễ ra nước cốt, nên tán thành bột nhỏ, uống với nước sôi. Chuyên tẩy giun kim (thốn bạch trùng) (Đông Dược Học Thiết Yếu).
CHỚ DẠI BỎ ĐI MẬT LỢN: VỊ THUỐC THUỐC QUÝ CHO BỆNH VIÊM XOANG, VIÊM MŨI
Chớ dại bỏ đi Mật lợn-Vị thuốc quý cho bệnh Viêm xoang, viêm mũi
Mật lợn là phần chất lỏng lấy trong túi mật của lợn. Người ta thường bỏ mật lợn đi mà không biết rằng đây là vị thuốc cực tốt để chữa Viêm xoang, viêm mũi.
Chữa bệnh nhờ Mật lợn
Mật lợn (hay mật heo) là một vị thuốc quý có tên Trư đởm. Trước đây người ta chỉ hay nhắc đến Mật gấu, mật trăn, mật cá trắm chữa bệnh chứ không có nhiều người biết đến mật lợn. Tuy vậy, trong các bài thuốc cổ phương trị Viêm xoang, viêm mũi, hiếm có loại mật nào sánh bằng Mật lợn.
Thành phần của mật lợn có chứa cácacid cholic, acid dehydrocholic, cholesterol, muối mật, sắc tố mật bilirulin…Mật lợn có Vị đắng, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, sát khuẩn, thông đại tiện, kích thích tiêu hoá và bài tiết mật. Theo sách “Tuệ Tĩnh toàn tập”: có tới 10 bài thuốc sử dụng mật lợn.
Mật lợn – Vị thuốc quý cho người Viêm xoang
Nhiều nghiên cứu cho thấy Mật lợn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, bổ tỳ vị rất tốt. Theo Y học cổ truyền, Tỳ vị thuộc hành “Thổ”, có chức năng hấp thu, vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận khác trong cơ thể. Tập trung “Ôn bổ tỳ vị” chính là giúp giải quyết nguyên nhân sâu xa của mọi loại bệnh tật, bao gồm cả bệnh Viêm xoang, viêm mũi. Do đó, vai trò bổ tỳ vị của Mật lợn trong các bài thuốc được xếp vào hàng tối quan trọng.
Bài thuốc độc đáo chữa Viêm xoang từ Mật lợn
Trong các tài liệu cổ, Mật lợn thường được dùng để chữa đau dạ dày, viêm đại tràng, vàng da, sỏi mật, Viêm xoang viêm mũi mạn tính…Vị thuốc này không sử dụng riêng lẻ mà thường được kết hợp với các dược liệu khác vừa để tăng tác dụng vào tỳ vị, đồng thời làm tá dược kết dính mà không cần sử dụng đến các loại hóa chất khác.
Các thầy thuốc Đông Y đã kết hợp Mật lợn với dược liệu Hoắc hương để làm ra bài thuốc chữa xoang “Hoắc đởm hoàn”. Đây là bài thuốc cổ phương độc đáo tác động lên cơ thể bệnh nhân Viêm mũi xoang theo cơ chế “Ôn bổ tỳ vị”, đồng thời giúp kháng khuẩn, chống nấm, thông sạch mủ trong hốc xoang ra ngoài.
Cách chế biến bài thuốc rất công phu giúp giữ được toàn bộ hoạt tính của 2 vị thuốc, nhờ đó đem lại hiệu quả điều trị rất đáng ngạc nhiên. Người ta lấy dịch Mật lợn, lọc để loại sỏi, cô cách thủy hoặc sấy đến sền sệt (phải luôn giữ ở 60-70 độ C), nếu nhiệt độ cao mật dễ bị cháy. Thân và lá Hoắc hương rửa sạch, hong cho khô chứ không sấy rồi đem tán bột. Cứ 120g bột Hoắc hương trộn đều với Mật lợn đã chế biến, chia thành viên đều nhau. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g với nước ấm. Dùng từ 2-4 tuần liên tục.
Dược liệu Hoắc hương ( Pogostemon Cablin )
Y học hiện đại sử dụng Hoắc đởm hoàn ra sao?
Trên thực tế, Hoắc đởm hoàn có tác dụng chống viêm và thông mủ trong hốc xoang ra ngoài rất tốt. Tuy nhiên, cần kết hợp thêm bài thuốc với một số dược liệu có tác dụng làm giảm mẫn cảm, giảm dị ứng thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất cho người mắc Viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng Hoắc đởm hoàn với những dược liệu như: Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa, Tạo giác thích…sẽ giúp bài thuốc có được tác dụng toàn diện hơn. Người bệnh Viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng khi sử dụng bài thuốc sẽ thấy giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xoang đầu và mặt, giảm mủ trong xoang. Những biểu hiện như: Hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi…mỗi khi thay đổi thời tiết, ngồi điều hòa lạnh, tiếp xúc khói bụi, mùi lạ…sẽ ít xuất hiện hơn. Và điều đặc biệt hơn, cơ thể được giảm mẫn cảm đồng nghĩa với việc hạn chế tối đa tái phát bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
CÂY NHÃN
Ngoài long nhãn, chế từ cùi nhãn, tức là thịt quả nhãn, tất cả các bộ phận khác của cây nhãn, đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y:
- Lá nhãn (long nhãn diệp):Có vị ngọt nhạt, tính bình, chủ trị cảm mạo, sốt rét, đinh nhọt sưng đau, trĩ lở loét.
- Hạt nhãn (long nhãn hạch):Có tác dụng chỉ huyết (cầm máu), định thống (giảm đau), lý khí (điều hòa khí huyết), hóa thấp, chủ trị chấn thương xuất huyết, sán khí (sa đì), loa lịch (sưng hạch bạch huyết), mụn nhọt lở ngứa.
- Vỏ cây nhãn (long nhãn thụ bì):Có tác dụng sát trùng, ...
" Thuốc vườn nhà" xin giới thiệu một số bài thuốc để tham khảo và sử dụng mỗi khi cần thiết:
(1) Phòng cảm mạo và cúm:Dùng lá nhãn 8-10g, sắc nước uống thay trà hàng ngày.
(2) Chữa sốt rét:Lá nhãn 7 cái, vừng đen 1 thìa con (5g), nước 2 bát, sắc còn 1 bát, uống chặn trước cơn sốt 2 tiếng.
(3) Chữa chàm (eczema):Dùng lá nhãn, cành lá ké đầu ngựa (thương nhĩ thảo) - lượng bằng nhau; sắc lấy nước đặc, rửa chỗ da bị bệnh, ngày 2 lần.
(4) Chữa nấc:Nhãn 7 quả, bóc bỏ vỏ để nguyên hạt, sao tồn tính (rang cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn, chia thành 4 phần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một phần.
(5) Chữa nhức đầu nặng do viêm mũi:Hạt nhãn phơi khô, tán bột, quấn vào giấy bản như điếu thuốc lá, châm lửa đốt cho khói xông vào 2 lỗ mũi. Chữa nhức đầu do viêm mũi tác dụng rất tốt. Xông khói khoảng 15 phút thường thấy mũi chảy ra nước vàng, đầu nhẹ và dễ chịu hẳn.
(6) Sán khí thiên trụy:Dùng hạt nhãn, hạt vải, tiểu hồi hương - ba thứ liều lượng bằng nhau, đem tán mịn; ngày uống 2-3 lần, lúc đói bụng, mỗi lần 3-4g, chiêu thuốc bằng rượu hoặc nước sắc thăng ma (vị thuốc "thăng ma"). "Sán khí thiên trụy" là chứng bộ phận sinh dục bị sưng to, xệ xuống, đau nhức; dân gian thường gọi là bệnh sa đì (sa bìu dái).
(7) Chữa bí tiểu tiện:Dùng hạt nhãn 12g, gọt bỏ vỏ đen bên ngoài, giã nát, sắc với nước, uống dần từng ít một. Tiểu tiện thông rồi, muốn cho tiểu bớt đi, thì sắc cùi long nhãn uống.
(8) Chữa khe ngón chân lở ngứa:Hạt nhãn cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi khô, tán mịn, rắc vào chỗ vết thương.
(9) Chữa vết thương không liền miệng:Hạt nhãn gọt bỏ vỏ đen, tán thành bột mịn; rửa sạch vết thương bằng nước lá trầu không đun sôi, sau đó rắc bột hạt nhãn vào vết thương, băng lại. Đối với các vết thương do đâm, chém, hay tai nạn lâu không liền miệng, không lên da non, lởi loét mãi không khỏi, làm như trên chỉ vài ba lần sẽ hút hết mủ và nước vàng, lên da non và liền miệng dần.
(10) Chữa bỏng:Dùng vỏ quả nhãn, thiêu tồn tính, tán mịn, trộn với dầu vừng bôi vào chỗ bị bỏng, có tác dụng giảm đau rất tốt, chỉ cần bôi vài lần là khỏi và khi khỏi không để lại sẹo. Nếu là bỏng nước sôi đã phồng đau, dùng một ít vỏ cây nhãn, sắc lấy nước đặc, rồi lấy bông tẩm nước đắp vào chỗ bị bỏng; thông thường, chỉ khoảng 2-3 giờ sau, chỗ phồng đã tịt xuống, không đau đớn gì nữa và dần dần khỏi.
TỎI (Căn hành)
Bulbus Allii
Tỏi là lá dự trữ được phơi khô của cây Tỏi (Allium sativumL.), họ Hành (Alliaceae).
Mô tả :Tập hợp các lá dự trữ (hành) quen gọi là củ gần hình cầu, đường kính 3 - 5 cm, chứa khoảng 8 - 20 hành con. Bao xung quanh củ gồm 2 - 5 lớp lá vẩy trắng mỏng, do các bẹ lá trước tạo thành, gắn vào một đế hình tròn dẹt (thân hành). Các hành con hình trứng, 3 - 4 mặt, đỉnh nhọn, đế cụt. Mỗi hành con được phủ những lớp lá vẩy trắng và một lớp biểu bì màu trắng hồng dễ tách khỏi phần rắn bên trong. Các hành con xếp thành lớp quanh một sợi dài, đường kính 1 - 3 mm mọc từ giữa đế. Phần rắn bên trong của các hành con chứa nhiều nước, mùi thơm, vị hăng và bền.
Bào chế:Loại bỏ vỏ già, rửa sạch, dùng tươi giã nát hay ngâm trong rượu.
Bảo quản:Nơi khô mát
Tính vị, quy kinh:Tân, ôn. Quy vào các kinh phế, tỳ, vị.
Công năng, chủ trị:Hành khí, ôn trung, tiêu tích trệ, sát trùng, giải độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.
Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6 – 12 g, phối ngũ trong các bài thuốc hoặc giã nát dùng đắp ngoài, hoặc giã nát rồi ngâm rượu, hoặc thái lát để châm cứu.
Kiêng kỵ
Dùng lâu gây tổn thương can và mắt, phế vị có nhiệt, can, thận có hoả, khí hư, huyết nhiệt, cước khí (thấp tim), phong bệnh thì cấm dùng.
Bài thuốc kinh nghiệm
Dưới đây là cách chế biến một số bài thuốc trị bệnh từ tỏi:
1. Cảm cúm:
- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.
- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.
-Lấy 6 củ tỏi, 12g gừng tươi, đường đỏ đủ dùng. Sắc uống nóng, ngày một thang.
- Tỏi100g, đường đỏ 100g, giấm gạo200 ml. Tỏi bóc vỏ, ngâm với đường đỏ và giấm. Sau 10 ngày đem uống. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 ml.
- Tỏi2 củ, 10g lá rau sam, 20 g lá tre tươi, 30g lá củ cải. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, ngày nhỏ mũi 2 - 3 lần.
- Nếu cảm cúm, sổ mũi, chảy nước mũi gây khó chịu, thì lấy củ tỏi lột bỏ vỏ, giã nhỏ cho ít rượu hoặc nước chín vào, khuấy đều và ngâm một lát rồi lấy nước nhỏ vào họng hoặc mũi.
2. Đầy bụng, khó tiêu:
- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.
-Trị viêm dạ dày gây nôn ói: Lấy hai củ tỏi nương chín ăn với mật ong.
Trị chứng tiêu chảy: Lấy 100g tỏi sắc với 300 ml nước còn 100 ml chia uống làm ba lần trong ngày.
3. Ho, viêm họng:
- Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 - 15phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.
Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
4. Thấp khớp, đau nhức xương :
- Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 - 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
-Trị sai khớp, bong gân: Lấy một củ tỏi, 30g lá và hoa cây vòi voi, 10g muối ăn, giã nát tất cả rồi đắp lên vết thương băng lại.
5. Tiểu đường:
Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.
6. Huyết áp cao:
- 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu dùng trong một ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
- Tỏi 100g đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.
-Lấy 100g tỏi bóc sạch vỏ ngâm với 500 ml rượu 60 độ trong 15 ngày, ngày dùng 20 - 50 giọt chia uống làm ba lần. Không dùng nhiều gây hại.
7. Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan :
- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.
- Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.
8. Trị viêm khí quản mạn tính:Lấy 10 củ tỏi bóc vỏ, giã nát ngâm với 100 g đường đỏ và 200 ml giấm, để ba ngày, lọc bỏ bã. Ngày uống ba lần, mỗi lần uống nửa thìa canh với nước đun sôi để nguội.
9. Trị chứng lên nhọt sưng nhức, lở tấy đau đớn:Lấy tỏi giã nát trộn với ít dầu vừng bôi lên sẽ đỡ.
10. Trị viêm ruột, kiết lỵ:Ăn mỗi bữa 1 - 2 tép tỏi để phòng bệnh này. Nếu đã mắc bệnh nên ăn ngày một củ tỏi, rất tốt.
11.Khi bị trúng lạnh thì dùng nước tỏi giã nhỏ ngâm với giấm ăn lâu ngày.
- Sản phụ sau sanh bị trúng phong thì dùng củ tỏi loại to (chừng 30 tép), nấu với 3 chén nước, nấu cạn còn lại 1 chén, rồi cho sản phụ uống từ từ.
- Bị đau răng, lấy củ tỏi, bỏ vỏ, đâm nhuyễn, rồi đắp lên chỗ đau.
* Không nên dùng tỏi trong những trường hợp sau:
- Không nên dùng chung với cá trắm; Người cường dương (cường dục); người dương hỏa cực thịnh, tính hay kích động; người đang bị đau mắt, bụng bán tích (hư, suy nhược), bệnh giun sán...
- Nếu dùng tỏi quá nhiều sẽ làm tổn đến can thận, tinh khí kém, mờ mắt.
Khó tiêu là căn bệnh khá phổ biến của lối sống hiện đại. Ngoài việc làm cho hệ tiêu hóa hoạt động mệt mỏi hơn bình thường, chứng khó tiêu còn khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
ĐÀO (Hạt)
Semen Pruni

Hạt lấy ở quả chín phơi khô của cây Đào (Prunus persica(L.)Batsch) hoặc cây Sơn đào (Prunus davidiana(Carr.) Franch.),họ Hoa hồng(Rosaceae)
Mô tả
Đào nhân:Hạt hình trứng dẹt, dài 1,2 - 1,8 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm, dày 0,2 - 0,4 cm.Mặt ngoài có màu nâu vàng đến nâu đỏ, có những nốt sần nhỏ nhô lên. Một đầu nhọn, một đầu tròn, phần giữa phình to, hơi lệch, bờ cạnh tương đối mỏng. Đầu nhọn có rốn hình tuyến ngắn. Đầu tròn có màu hơi thẫm, hợp điểm không rõ, từ hợp điểm toả ra nhiều bó mạch dọc. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng, nhiều chất dầu. Mùi nhẹ, vị béo, hơi đắng.
Sơn đào nhân:Hạt hình trứng, dài 0,9 cm, rộng 0,7 cm, dày 0,5 cm.
Tính vị, qui kinh :Khổ, cam, bình. Vào các kinh tâm, can.
Công năng, chủ trị :Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón.
Cách dùng liều lượng :Ngày dùng 4,5 - 9 g. Dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ :Có thai không nên dùng.
Những bàithuốctừ Đào nhân:
+Chữatim đau đột ngột: Đào nhân 7 hạt bỏ vỏ và đầu nhọn, nghiền, sắc với 1 chén nước, uống (Trửu Hậu Phương).
+ Chữa hạ bộ lở ngứa, lưỡi trắng, thích ngủ, hốt hoảng, không biết nơi đau ngứa, hoặc hạ ly, đó là vì ở hạ bộ sinh trùng ăn hậu môn vậy: Đào nhân 15 hạt, 2 chén giấm, 1 chén muối, sắc còn 1 chén uống (Trửu Hậu Phương).
+ Chữa sản hậu cơ thể nóng như lửa, nổi da gà: Đào nhân, nghiền nát như bùn, trộn với mỡ heo, bôi hàng ngày (Thiên Kim Phương).
+ Chữa đới hạ, rong kinh không dứt: Hạnh nhân đốt tồn tính, tán bột, uống với rượu, mỗi lần 8g, ngày 3 lần (Thiên Kim Phương).
+ Chữa trẻ nhỏ thối tai: Đào nhân sao, tán bột, quấn trong vải thưa, nhét vào trong tai hàng ngày (Thiên Kim Phương).
+ Chữa phong, làm cho da thịt quang nhuận: Đào nhân 5 chén, bỏ vỏ dùng nước cơm gạo nếp nghiền vắt lấy nước, chưng nóng, dùng để rửa mặt rất tốt (Thiên Kim Phương).
+ Chữa bệnh hoang tưởng, thích uỉ mị: Đào nhân rang bỏ vỏ và bỏ đầu nhọn, lấy 21 hạt, sắc uống với nước Đồng tiện (Thiên Kim Phương).
+ Chữa liệt nửa người: Đào nhân 2.700 hạt, bỏ vỏ và đầu nhọn, hạt nào nhân đôi thì không dùng, lấy một đấu ba thăng rượu ngon, ngâm 21 ngày rồi lấy ra phơi, quết nát làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 20 viên với rượu (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Chữa nóng trong xương, cơ thể sốt: Đào nhân 120 hạt, bỏ vỏ, bỏ đầu nhọn và hạt nhân đôi, nghiền nát, làm thành viên. Sáng sớm múc nước giếng gọi là Tinh hoa thủy để uống, uống thuốc với rượu cho say. Cứ cách một ngày uống một lần, kiêng ăn thịt trong vòng 100 ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Đàn ông vùng hạ bộ sưng, ngứa có thể dùng : Đào nhân sao thơm, tán bột, uống với rượu, mỗi lần 8g, ngày 2 lần, nhưng cũng nên giã nát xức vào đó. Cũng có thể trị trẻ nhỏ bìu đái sưng đau (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Chữa phong lao, sưng độc; co rút, sưng đau hoặc đau lan tới bụng dưới hoặc thắt lưng: Đào nhân 1 chén bỏ vỏ và nhớt, rang cho ra khói đen, rồi nghiền nát như cao, lấy 3 chén rượu trộn đều, uống nóng cho ra mồ hôi, dùng không quá 3 lần là khỏi bệnh (Thực Y Tâm Kính).
+ Chữa các loại bệnh sau khi sản hậu, các loại khí của tất cả các bệnh đàn bà sau khi sinh: Đào nhân 1.200 hạt bỏ vỏ và đầu nhọn, hạt nhân đôi, đem rang, giã nát, thêm một đấu rưỡi rượu, nghiền như cháo gạo, bỏ vào trong bình sứ nhỏ, nấu cách thủy 1 giờ, mỗi lần uống 1 muỗng canh với rượu nóng (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Chữa sản hậu huyết bế: Đào nhân 20 hạt, bỏ vỏ và đầu nhọn, thêm vào một đoạn Ngó sen (Liên ngẫu), sắc uống (Đường Dao Kinh Nghiệm Phương).
+ Chữa trẻ nhỏ mới bị lở loét, sưng bỏng như bỏng lửa: Đào nhân nghiền nát, đắp vào (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Chữa răng nhức, răng sâu: lấy kim châm vào hạt Đào nhân rồi đốt trên đèn cho ra khói, xong thổi tắt đi, nhét vào nơi răng đau, rồi ngậm lại, không quá 6 ngày là khỏi (Vệ Sinh Gia Bảo).
+ Chữa môi khô, môi nứt, môi đau: Đào nhân giã nát, trộn với mỡ heo rắc vào (Hải Thượng Phương).
+ Chữa táo bón: Đào nhân 120g, bỏ vỏ, Ngô thù du 80g, muối ăn 40g, sao chín rồi bỏ muối và Thù du đi, mỗi lần nhai 5-7 hạt Đào nhân (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Chữa ho lao, bứt rứt: Đào nhân 120g bỏ vỏ và đầu nhọn, gan heo l cái, 5 thăng nước Đồng tiện, tất cả nấu khô hết nước, bỏ vào cối gỗ gĩa nát, nấu bánh làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước nóng (Thánh Huệ phương).
+ Chữa ăn uống kém vì suy nhược do lạnh, (lãnh lao), dần dần ốm yếu, da đen xám: Đào nhân 500 hạt, Ngô thù du 120g, tất cả cho vào trong chảo rang bằng than đỏ rồi đem Đào nhân bỏ vỏ thì nó đã hơi vàng, phải thêm lửa, đợi cho có hơi khói ra, thừa lúc còn nóng bỏ vào trong bình, lấy giấy dày bịt kín lại, đừng cho không khí lọt vào, hàng ngày uống lúc đói. Chọn Đào nhân 20 hạt bỏ vỏ, nhai nhỏ, với rượu nóng, uống hết 500 hạt là đỡ (Thánh Huệ phương).
+ Phòng ngừa sơn lam chướng khí, dịch khí: Đào nhân 640g, Ngô thù du, Thanh diêm (muối trắng) mỗi thứ 160g, đem sao cho chín, bỏ vào bình, đậy kín 7 ngày lấy ra, bỏ muối và Ngô thù du, đem Đào nhân bỏ vỏ và đầu nhọn đi, mỗi lần nhai 10 - 20 hạt. Những người đi rừng núi rất cần (Toàn Cư Sĩ Tuyển Kỳ phương).
+ Chữa sản hậu huyết ứ, bụng đau: Đương quy 12g, Xuyên khung 6g, Đào nhân 12g, Gừng lùi 6g, Cam thảo 4g. Sắc uống với nước Đồng tiện (nước tiểu trẻ nhỏ) hoặc rượu nóng (Sinh Hóa Thang – Phó Thanh Chủ Nữ Khoa).
+ Chữa ho nghịch lên, suyễn làm tức ngực: Đào nhân 120g bỏ vỏ và đầu nhọn, cho một âu nước vào nghiền lấy nước, trộn với hai chén nước cơm, nấu cháo ăn (Thực Y Tâm Kính).
+ Chữa ho đột ngột: Đào nhân 3 thăng, bỏ vỏ, gĩa nát, bỏ trong nồi bịt, kín nấu chín rồi phơi khô, gói vào túi vải, ngâm trong 2 đấu rượu 7 ngày, mỗi ngày uống 4 - 5 chén nhỏ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Chữa ho lao, khí huyết không thông, ngày càng ốm yếu: Đào nhân 40g, bỏ vỏ và đầu nhọn, giã nát, sắc với 1 thăng nước rồi bỏ gạo vào nấu cháo ăn lúc bụng đói (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Chữa sản hậu âm hộ sưng đau: Đào nhân đốt, nghiền nát, bôi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Chữa kinh bế do huyết ứ: Đào nhân 12g, Hồng hoa 4-20g, Tam lăng 8g, Đương quy 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Chữa tổn thương do té ngã, bị đánh đập: Đào nhân 12g, Giá trùng 6g, Kinh giới 12g, Đại hoàng 12g, Xuyên khung 6g, Đương quy 12g, Quế tâm 6g, Cam thảo 4g, Bồ hoàng 8g. Sắc uống với Đồng tiện (Đào Nhân Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Chữa táo bón do tân dịch khô: Hạnh nhân, Đào nhân, Hỏa ma nhân, Đương quy mỗi thứ 12g, Sinh địa 16g, Chỉ xác 12g. Tán bột, viên với mật ong, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần (Nhuận Trường Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Chữa động mạch viêm tắc: Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Đan sâm, Xuyên khung, Xích thược, Ngưu tất, Kim ngân hoa, Huyền sâm đều 10g, Địa miết trùng, Tam lăng, Nga truật đều 6g, Địa long 10g, Thủy điệt, Manh trùng, Cam thảo [sống] đều 3g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữabệnh phụ khoa:
+ Đào nhân, Đương qui đều 10g, Hồng hoa, Tam lăng đều 5g, sắc nước uống trị chứng kinh bế do huyết ứ.
+ Sinh hóa thang ( Cảnh nhạc toàn thư): Đương qui 32g, Đào nhân 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 2g, Bào khương 2g, sắc nước uống hoặc ho thêm ít rượu sắc uống.Trị chứng sau sinh đau bụng do huyết ứ. Bài thuốc còn có tác dụng tăng sữa cho người mẹ.
+ Đào hồng tứ vật thang ( Y tông kim giám): Đương qui 12g, Sanh địa 16g, Xích thược 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 8g, sắc nước chia 2 lần uống. Trị rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau kinh do huyết ứ.
QUẢ LA HÁN
Tên khoa học Momordica grosvenori Swingle
thuộc họ bầu bíCucirbitaceae
Tên vị thuốc: La hán
Tên khoa học: Momordica grosvenori Swingle.
Tên gọi khác: La hán quả, Quang quả mộc miết, Giả khổ qua.
Tính vị quy kinh: La hán có vị ngọt, tính mát, không độc; vào 2 kinh Phế và Đại tràng.
Mô tả: La hán là cây đặc sản của vùng Quế Lâm, thuộc tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, nhập khẩu vào nước ta từ nhiều năm nay.
Quả la hán là quả chín của loài cây có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle. Thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Đó là một loại cây mọc leo, hoa đực mọc thành bông, phiến hoa bao nhỏ. Quả có vỏ cứng nhỏ, đường kính 4 - 6cm, hình cầu hay hơi trái xoan; bên trong có hạt và cơm màu nâu nhạt, với mùi thơm đặc trưng.
Vào các tháng 9-10, người ta hái quả về, trải trên mặt đất phẳng cho chín. Sau khoảng 8-10 ngày, vỏ quả sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Dùng lửa sấy, khi lắc thấy bên trong có tiếng kêu là quả đã khô. Sau đó chải sạch lông, bọc giấy, cho vào hòm bảo quản để dùng làm thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
Theo Đông y:Trái la hán có vị ngọt, tính mát; vào 2 kinh Phế và Đại tràng. Có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện. Do đó thích hợp nhất với những người có thể chất nhiệt, có bệnh lý hô hấp và tiêu hóa thuộc thể "nhiệt" theo cách phân loại của Đông y. Người thể chất "dương hư" thì không nên lạm dụng. "Dương hư" còn gọi là "hư hàn", dân gian gọi là "tạng hàn"; thường có những biểu hiện: Thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng loãng; rêu lưỡi trắng trơn, ...
Theo nghiên cứu hiện đại:Quả la hán giàu chất dinh dưỡng và có chứa một số hợp chất có độ ngọt lớn gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường, nên là thứ thức ăn và gia vị lý tưởng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hay bị béo phì.
Công năng chủ trị :Nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị ho do phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, viêm amiđan, viêm dạ dày cấp tính, đại tiện bí kết. La hán có tác dụng chữa sốt, dịu cổ họng, long đờm, chữa ho.
Hiện tại, trên lâm sàng thường sử dụng trong các trường hợp bệnh lý được Tây y chẩn đoán là: Viêm phế quản cấp tính hay mạn tính; viêm đường hô hấp trên thuộc thể "nhiệt đàm úng phế" (theo cách phân loại của Đông y); chữa viêm amiđan cấp, viêm họng cấp thuộc thể "nhiệt độc uẩn kết"; táo bón kinh niên thuộc thể "tân khuy tràng táo" (thiếu thể dịch, ruột khô).
Tác dụng chữa bệnh:Nước sắc quả la hán có tác dụng chống ho (trấn khái) và trừ đờm (khư đàm) rõ ràng; còn có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch tế bào của cơ thể, như sinh tân chỉ khát, bổ sung tân dịch cho người âm hư nội nhiệt, cơ thể háo khát, gầy mòn, khí huyết hao tổn, huyết áp thấp.
Liều dùng, cách dùng:Ngày uống 15 - 30g dạng thuốc sắc.
Kiêng kị:người tỳ vị hư hàn không dùng, ho do phế hàn có ngoại cảm phối hợp với thuốc khác.
Bài thuốc kinh nghiệm:
(1) Chữa viêm họng:La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày.
(2) Chữa mất tiếng:La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
(3) Chữa ho gà (bách nhật khái):La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc nước uống; hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn.
(4) Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh:Dùng quả la hán 20g, phối hợp với tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 12g; sắc nước uống trong ngày.
(5) Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị ho lao:La hán 60g, thịt lợn nạc 100g; 2 thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chín, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm.
(6) Chữa táo bón:Dùng quả la hán sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.
Kết luận:La hán có tác dụng như loại "thực phẩm chức năng", thích hợp nhất với những người có thể chất "nhiệt". Với người bình thường, cũng có thể sử dụng như một loại nước uống giải khát trong những ngày trời nóng.
HY THIÊM THẢO
Herba Siegesbeckiae
Tên khác Cỏ đĩ

Bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Hy thiêm (Siegesbeckia orientalisL.), họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả:Thân rỗng ở giữa, đường kính 0,2 - 0,5 cm. Mặt ngoài thân màu nâu sẫm đến nâu nhạt, có nhiều rãnh dọc song song và nhiều lông ngắn xít nhau. Lá mọc đối, có phiến hình mác rộng, mép khía răng cưa tù, có ba gân chính. Mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông. Cụm hoa hình đầu nhỏ, gồm hoa màu vàng hình ống ở giữa, 5 hoa hình lưỡi nhỏ ở phía ngoài. Lá bắc có lông dính.
Bảo quản:Để nơi khô, mát.
Tính vị, qui kinh:Khổ, hàn.Vào các kinh can, thận
Công năng, chủ trị:Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.
Cánh dùng, liều lượng:Ngày 9 – 12 g, dạng thuốc sắc.
Bài thuốc kinh nghiệm:
Bài 1:
Trị các chứng tiêu chảy do cảm phải phong hàn, dùng trị phong khí chạy vào trường và gây tiêu chảy.
Dùng Hy thiêm thảo tán bột trộn hồ giấm làm viên bằng hạt ngô đồng lớnmỗilần uống 30 viên với nước.
Bài 2:
Trị ung nhọt sưng độc, các chứng lở dữ:
+ Hy thiêm thảo100g
+ Nhũ hương100g
+ Bạch phàn50g
Tán bột lần uống 2 chỉ với Rượu nóng cho tới khi lành (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).
Bài 3:
Đinh nhọt sưng độc: Hy thiêm thảo phơi khô tán bột mỗi lần uống nửa lượng với rượu nóng, khi mồ hôi ra là đạt, rất có hiệu quả (Tập Giản Phương).
Bài 4:
Bệnh nôn mửa, dùng Hy thiêm thảo sấy khô tán bột luyện mật làm viên với nước nóng (Bách Nhất Tuyển Phương).
Bài 5:Chữa phong thấp
Hy thiêm thảo 100g
Thiên niện kiện50g
Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối (Kinh nghiệm phương).
Bài 6:Trị phong thấp, tê mỏi, đau nhức xương
Dùng cao mềm Hy thiêm 9 lượng, bột Hy thiêm 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng bột Xuyên khung 2 lượng. Trộn lại làm viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống cách xa bữa ăn (Hy Thiêm Thảo - Kinh Nghiệm Phương).
Bài 7:
Miệng méo mắt xiên, phong thấp đau nhức, dùng Hy thiêm thảo (sống) 4 lượng tán bột, chưng phơi 9 lần, luyện mật làm viên lần uống 2 chỉ, mỗi lần 3 lần với Rượu nóng (Kinh Nghiệm Phương).
Bài 8:
Phong thấp viêm đa khớp dạng thấp, dùng Hy thiêm thảo 4 lượng sắc nước cốt gia thêm đường đen, cô lại thành cao, lần uống 1 chén trà nhỏ, ngày 2 lần uống.
Bài 9:
Bài thuốc kinh nghiệm “Hy thiêm hoàn” chữa những chứng miệng méo, mắt trợn cấm khẩu không nói được, thường sùi bọt mép, uống lâu có thể sáng mắt rõ tai, đen nhánh râu tóc và cứng mạch gân cốt. Ngày mùng 5 tháng 5 lấy lá và cành non cây Hy thiêm rửa sạch phơi hông được 9 lần, sao khô tán nhỏ làm viên với mật bằng hạt Ngô đồng, lần uống 40 viên với nước cơm hoặc rượu nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bài 10:
Đinh nhọt phát bối, dùng Hy thiêm thảo, Ngũ diệp thảo (tức Ngũ trảo long), Dã hồng hoa (tức Tiểu kế), Đại toán, các vị bằng nhau đâm nát rồi vắt lấy nước uống, khi ra mồ hôi là đạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bài 11:
Trị đau đầu cảm mạo: Hy thiêm thảo 3 chỉ, Lục nguyệt sương 5 chỉ, Tử tô 3 chỉ, Thông bạch 2 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Bài 12:
Trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương: Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất) 5 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Bài 13:
Trị xuất huyết ngoại thương, đinh nhọt sưng tấy: Hy thiêm thảo (tươi) một lắm to, rửa sạch giã nát đắp nơi đau.
Bài 14:
Chữa sốt rét cơn lâu ngày, đờm đọng hoặc tức đầy không muốn ăn: Dùng Hy thiêm tươi giã nhỏ, chế nước sôi vào, vắt lấy nước cốt uống một chén (30ml), uống nhiều thì nôn ra đờm.
Bài 15:Chữa bại liệt nửa người: Cao Hy thiêm uống với máu mào gà.
Bài 16:Chữa tăng huyết áp: Hy thiêm 8g, Ngưu tất 6g, Thảo quyết minh 6g, Hoàng cầm 6g, Trạch tả 6g, Chi tử 4g, Long đởm thảo 4g, sắc uống ngày một thang, hoặc dùng dạng chè thuốc. (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
* Ngoài ra, Hy thiêm thảo lại có tác dụng hạ huyết áp, có thể dùng Hy thiêm thảo, Hòe hoa, mỗi thứ 5 chỉ sắc uống. Có tác dụng an thần, có thể dùng Hy thiêm trong trường hợp suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Chữa phong thấp hay chân tê bại, buốt xương, lưng gối đau mỏi: dùng Hy thiêm rửa sạch phơi khô, rưới rượu và mật vào, đồ lên rồi phơi, lại tẩm, đồ và phơi 9 lần, sấy khô tán nhỏ, viên với mật, uống mỗi ngày 10-15g. Hoặc dùng Hy thiêm 50g, Ngưa tất 20g, Thổ phục linh 20g, Lá lốt 10g làm bột uống ngày 3 lần, mỗi lần 10-15g.
CÂY SIM
Cây Sim là một cây thuốc đã được sử dụng trong Đông y từ rất lâu đời. Trong các sách thuốc Đông y, cây sim có tên là "sơn nẫm", "cương nẫm", "nẫm tử", "đào kim nương", ... tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa Wight, thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Theo Đông y:
- Quả sim:Có vị ngọt chát, tính bình. Có tác dụng dưỡng huyết, chỉ huyết (cầm máu), sáp trường, cố tinh. Dùng chữa các chứng huyết hư, thổ huyết, mũi chảy máu, tiểu tiện ra máu, lỵ, thoát giang, tai ù, di tinh, băng huyết, đới hạ, ... Khi quả sim chín, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Liều dùng: 12-15g khô (30-60g tươi) sắc với nước hoặc ngâm rượu uống; dùng ngoài thiêu tồn tính, nghiền mịn, bôi vào chỗ bị bệnh.
- Lá sim:Có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng chỉ thống (giảm đau), tán nhiệt độc, chỉ huyết, hút mủ, sinh cơ. Dùng để chữa đau đầu, tả lỵ, cam tích, ngoại thương xuất huyết, ghẻ lở, chân lở loét, ... Lá có thể thu hái quanh năm. Liều dùng: Dùng trong từ 15-30g; dùng đắp ngoài không kể liều lượng.
- Rễ sim:Có vị ngọt, hơi chua; tính bình. Có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau. Dùng chữa viêm gan, đau bụng, băng huyết, phong thấp đau nhức, sán khí, trĩ lở loét, bỏng lửa, ... Rễ có thể thu hái quanh năm để dùng làm thuốc. Liều dùng: Dùng trong từ 30-50g; dùng ngoài thiêu tồn tính, nghiền mịn, bôi vào vết thương.
" Thuốc vườn nhà" xim giới thiệu phương pháp sử dụng các bộ phận của cây sim để chữa trị một số bệnh thường gặp:
•Quả sim:
(1) Chữa chảy máu mũi:Dùng quả sim khô 20g, nước 3 bát, sắc còn nửa bát, uống hết trong 1 lần.
(2) Chữa đại tiện xuất huyết:Dùng quả sim khô 20g, nước 2 bát (khoảng 400ml), sắc còn 8 phần (khoảng 320ml), chia 2 lần uống trong ngày; liên tục trong 1 tuần.
(3) Chữa thoát giang (lòi dom, trực tràng lòi ra ngoài hậu môn):Dùng quả sim tươi 30-60g (khô 15-30g) nấu với dạ dày lợn, dùng làm thức ăn trong bữa cơm.
(4) Chữa băng huyết, thổ huyết, đao thương xuất huyết:Dùng quả sim khô sao đen như than, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần; mỗi lần uống 12-15g, chiêu thuốc bằng nước sôi; đối với vết thương bên ngoài có thể dùng bột thuốc bôi vào.
(5) Phụ nữ mang thai thiếu máu, mới khỏi bệnh cơ thể suy yếu, thần kinh suy nhược:Dùng quả sim khô 15- 20g, sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.
(6) Chữa bỏng:Dùng quả sim thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc, bôi vào chỗ vết thương.
•Lá sim:
(7) Chữa đau đầu kinh niên:Dùng lá và cành sim tươi 30g, cho vào nồi đổ ngập nước, đun còn nửa bát (khoảng 100ml); uống liên tục 2-3 ngày.
(8) Chữa viêm dạ dày, viêm ruột cấp:Dùng lá sim tươi 50-100g (lá khô 15-20g), sắc nước uống.
(9) Chữa ngoại thương xuất huyết:Dùng lá sim tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ vết thương.
•Rễ sim:
(10) Chữa phong thấp đau nhức xương, lưng đau mỏi:Dùng rễ sim 40g, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày (buổi sáng và buổi tối); có người còn thêm rễ gắm 20g, chân chim (ngũ gia bì) 20g vào cùng sắc uống.
(11) Chữa hen suyễn (thể hư hàn):Dùng rễ sim khô 60g, sắc nước uống.
(12) Chữa sốt rét lâu năm, dưới sườn sinh khối tích (ngược mẫu):Dùng rễ sim khô 60g, đường đỏ 100g, có thể thêm ô dược 15g vào, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi tối.
(13) Cao hoàn sa xuống, sưng đau (sán khí, sa đì):Dùng rễ sim khô 30g, gà sống 1 con (khoảng 500g), rượu trắng 250ml; thêm nước vào hầm kĩ trong khoảng 2 giờ, chia thành 2-3 lần ăn trong ngày.
(14) Chữa trĩ, giang môn lở loét:Dùng rễ sim khô 40-50g, hoa hòe 15-20g; cùng nấu kĩ với lòng lợn, khi chín bỏ bã thuốc, ăn lòng lợn và uống nước canh; liên tục trong nhiều ngày.
(15) Chữa bỏng lửa:Dùng rễ sim khô đốt thành than, nghiền thành bột mịn, trộn với mỡ bò bôi vào vết thương.
(16) Chữa viên gan truyền nhiễm cấp:Dùng rễ sim khô 30g, sắc kỹ với nước, chia 2 lần uống sau bữa ăn; mỗi liệu trình 20 ngày. Trường hợp vàng da nặng thì thêm cốt khí củ, nhân trần, bạch hoa xà thiệt thảo - mỗi thứ 15g, kê cốt thảo 30g; cùng sắc uống.
(17) Trúng độc benzene mạn tính:Dùng rễ sim, nữ trinh tử, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) - 3 thứ lượng bằng nhau; nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm thành viên, mỗi viên 6-9g; ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên; mỗi liệu trình 10 ngày. Uống đến khi huyết tương trở lại bình thường. Tại Trung Quốc các thầy thuốc đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm lâm sàng, có kết quả tốt.
HẠT SẺN
Còn gọi là hoa tiêu, hoa tiêu thích, sơn hồ tiêu thích, ba tiêu, sưng, hoàng,lực, dã hoa tiêu, lưỡng diện châm, lưỡng phù chắm, xuyên tiêu.
Tên khoa học Zanthoxylum nitidum DC.
Thuộc họ Cam Rutaceae.
Hạt sẻn hay hoa tiêu là quả phơi hay sấy khô của cây sưng hay cây hoàng lực.
Mô tả : Cây bụi, leo, có gai. Cành vươn dài. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 5 lá chét nguyên. Hai mặt lá đều có gai ở chân, nhất là gân chính và cuống lá. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá. Hoa trắng nhỏ, đơn tính. Quả có 1 - 5 mảnh vỏ, mỗi mảnh đựng một hạt màu đen bóng.
Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta
Bộ phận dùng : Rễ và quả. Rễ thu hái quanh năm. Quả hái khi còn xanh. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Vỏ cành và rễ chứa alcaloid nitidin, không bền vững dễ chuyển thành dihydronitidin và oxynitidin. Vỏ rễ chứa flavon, glucosid diosmin. Hạt có tinh dầu chứa linalol.
Công dụng : Quả kích thích tiêu hoa, Chữa ho, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, nhức răng, tê bại, Thấp khớp, giun đũa : Ngày 3 - 5g dạng sắc, bột. Rễ chữa sốt, sốt rét, Thấp khớp: Ngày 6 - 12g dạng sắc, ngâm rượu. Quả dùng ngoài, chữa Đau răng: Sắc hoặc ngâm rượu ngậm, và chữa rắn cắn, giã nát bôi.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:177.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

XtGem Forum catalog