XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
1000 BÀI THUỐC NAM HAY
(SIÊU TẦM THAM KHẢO)
PHẦN II. CHẨN ĐOÁN BỆNH
I. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Phòng bệnh hơn là chữa bệnh đó là câu tục ngữ rất chí lý và hữu ích cho mọi người.
Theo tâm lý tự nhiên, ai cũng muốn có một sức khỏe dồi dào và lại càng muốn xa tránh bệnh tật. Khi bị đau yếu, ai cũng muốn biết là bệnh gì để kịp thời đề phòng và chữa trị sớm hết sức có thể.
Vậy sức khỏe từ đâu mà có và tại sao bị bệnh?
Người ta được khỏe hay yếu là hoàn toàn lệ thuộc vàongũ tạngcon người, tức là:
*Tâm (tim), Can (gan), Tỳ (lá lách), Phế (phổi), Thận
Ngũ tạng lại liên đới vớilục phủlà:
*Tiểu trường (ruột non), Đảm (mật), Vị (dạ dày), Đại trường (ruột già), Bàng quang (bọng đái)
Nếu các cơ quan trên mà hoạt động điều hòa do khí huyết được thăng bằng (Nghĩa làkhí hàn khí nhiệttrong người không bị xung khắc nhau) thì con người được vui tươi, nước da hồng hào, mát mẻ, làm việc không biết mệt, tiếng nói sang sảng, …
Nếu khí nhiệt trong tạng phủ mà nóng quá sẽ gây ra nhiều chứng bệnh như đau đớn, nhức mỏi, bệnh ung thư… rất nguy hiểm. Bởi vậy cần phải biết cách đề phòng, giữ cho các cơ quan trên được mát đều hòa.
Dưới đây là một ít phương dược giản dị để chữa trị khi có một bộ phận nào bị nóng.
1. Bệnh tim nóng
Triệu chứng:
Người bị tim nóng thường thấymiệng đắng, nhất là khi thức dậy. Lưỡi đỏ, miệng khô, khát nước. Nếu nóng quá làm tim hồi hộp, hốt hoảng, có khi sinh chứng mê sảng, phát cuồng, điên,…
Điều trị:
Dùng sâm Hoa Kỳ (thái nhỏ ra nếu là củ) khoảng 20-30g. Hạt sen 40-60g. Đổ chừng 3-4 lít nước, nấu sôi thật kỹ rồi đổ vào bình thủy (cả cái lẫn nước) uống dần. Có thể nấu lại 1, 2 lần nữa cho hết chất.
Cụ Nguyễn Văn X. ở Oklahoma, bị bệnh nặng, gia đình đem vô bệnh viện đã mấy ngày mà bác sĩ chưa tìm ra bệnh. Trong suốt thời gian đó, cụ thấy trong mình nóng nảy, bức rức khó chịu, cởi hết áo ra, mặt đỏ gay, dù đã mở quạt, máy lạnh nhưng vẫn thấy nóng, miệng đắng, cổ khô, khát nước, không ăn không ngủ được. Bệnh viện cũng cho dùng thuốc thông thường cho bớt mệt, … nhưng bệnh không giảm mà còn tăng thêm, cụ rất bực bội, hốt hoảng, la rầy… Được báo tin, tôi vội tới thăm và đem theo sâm và hạt sen để nấu cho cụ uống. Ngay tối hôm đó cụ cảm thấy mát trong người, đã ăn và ngủ được, trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Chỉ mấy hôm sau, cụ được xuất viện và vẫn tiếp tục uống 2 thứ đó cho tới ngày nay (đã gần 2 năm). Hiện nay cụ rất khỏe mạnh, hồng hào và không còn thấy bệnh nào xuất hiện cả dù đã trên 83 tuổi.
2. Gan mật nóng
Triệu chứng:
Thường cảm thấy nặng phía bên hông phải, mắt bốc nóng có tia đỏ, chua miệng khi thức dậy và khi đói, dễ nóng giận, cáu kỉnh, hung ác,…
Bị gan nóng sẽ dẫn tới sưng gan, xơ gan, là bước đầu ung thư.
Trị liệu:
Nấu Actiso uống hàng ngày. Nếu mật nóng thì nấu 15g Hà thủ ô (mua ở tiệm thuốc Bắc) với ½ lít nước. Có thể uống hàng ngày.
3. Phổi nóng
Triệu chứng:
Nóng trong mũi, mũi chảy nước, khó thở, cảm thấy nóng trong ngực,miệng cay.
Phổi khỏe thì tiếng nói to, trong trẻo, hơi dài, làm không biết mệt. Khi phổi nóng dễ bị cảm, dễ hắt hơi, sổ mũi và ho khan.
Điều trị:
Dùng La hán 1 quả, với 10g Thiên môn (mua ở tiệm thuốc Bắc), nấu với ½ lít nước, sôi kỹ, uống 2 lần; hoặc dùng 2 viên bột La hán chế 1 ly nước sôi lớn uống.
4. Tỳ, vị nóng (tỳ: lá lách – vị: dạ dày)
Triệu chứng:
Thường thấymiệng ngọtkhi thức dậy, nhiều nước bọt, hay ợ chua, nôn ói.
Tỳ vị nóng dễ bị tiểu đường, máu đường, sình bụng, ăn khó tiêu, bị nôn ói.
Trị liệu:
Dùng lá dâu tằm ăn, cam thảo, đều 50g, đều sao vàng, nấu với ½ lít nước sôi kỹ, để nguội uống. Toa này cũng trị được bệnh đau dạ dày kinh niên.
5. Thận nóng
Triệu chứng:
Thường thấy miệng mặn khi thức dậy. Hay tiểu vặt, tim hồi hộp, người bần thần.
Thận khỏe thì râu tóc đẹp, mạnh gân cốt, tim nhuần nhã.
Trị liệu:
Dùng Thục địa (tiệm thuốc Bắc) 15gr, gừng sống 5g, nấu với ½ lít nước, uống ngày 2-3 lần.
Toa thuốc Bắc: Hắc táo nhân, Thục địa đều 1 chỉ rưỡi, Hoài sơn, Đương qui, Nhục thung dung đều 3 chỉ, Phục thần 2 chỉ. Sắc uống.
II . Quan sát các hiện tượng để đoán bệnh
Đối với các vị y sĩ chuyên nghiệp, luôn luôn căn cứ vào các sự kiện sau đây để tìm bệnh;
1. Vọng – 2. Văn – 3. Vấn – 4. Thiết
Đặc biệt về việc chẩn mạch, phải là những vị có kinh nghiệm mới đạt được kết quả khả quan. Tuy vậy một số vị danh y đã nghiên cứu và viết thành sách, nói về các chứng bệnh với các hiện trạng. Ví dụ:
Bệnh cảm gió(thương phong) có dấu hiệu sau: nóng lạnh, nhức đầu, sợ gió, sổ mũi, nghẹt mũi, ho khạc đàm, tay chân nhức mỏi, tức ngực, có mồ hôi. Nếu có các hiện tượng trên thì uống bàiSâm Tô Ấmgia giảm tùy theo hiện trạng đang có.
Bệnh cảm hàn(hay cảm lạnh): người bị nóng lạnh, sợ lạnh, tay chân mình mẩy nhức mỏi, nhức đầu, không mồ hôi, không muốn ăn. Uống thuốc theo người vốn khỏe mạnh hay người vốn yếu.
Các y sĩ đã làm sách và nói rõ mỗi bệnh khác nhau, phải uống thuốc đúng theo bệnh thì rất mau khỏi. Có nhiều bệnh nhà thương trị không khỏi như người có thai bị nôn ói, chứng nấc cục,… nhưng thuốc Nam trị rất dễ dàng.
Dưới đây là một số các hiện trạng của bệnh:
6. Răng đau
Báo hiệu một trong 5 tạng đang bị đau:
1.Răng cửa đau: báo hiệu tim đau (2 răng giữa)
2.Răng thứ 2 đau: báo hiệu gan đau (2 răng kề răng giữa)
3.Răng thứ 3 đau: báo hiệu lá lách đau
4.Răng thứ 4 đau: báo hiệu phổi đau
5.Răng thứ 5 và các răng kế tiếp đau: báo hiệu thận bị đau.
7. Bệnh tim
Có hiện trạng:
·Răng cửa đau
·Sắc mặt thường đỏ
·Mắt đỏ
·Mũi thường có sắc đỏ ở chân mũi, 2 bên chân mũi và 2 bên sống mũi
·Môi sắc thâm đỏ
·Đầu lưỡi đỏ tươi: tim rất nóng
·Lưỡi bỗng hiện sắc đỏ: báo hiệu tim có bệnh
·Móng tay nổi lên như muốn bong ra, chót đầu ngón tay thô nhám: bệnh tim
·Móng tay hiện màu tím: đau tim
·Gốc ngón tay cái bình thường có hình trăng lưỡi liềm, bây giờ biến mất: Suy tim, sức khỏe suy giảm nặng
·Tay hay run rẩy, đổ mồ hôi: tim yếu hay phong thấp.
·Người da màu tím tái: tim có bệnh
·Nước da xanh xám hay thâm lam: Suy tim nặng
8. Bệnh gan – lá lách
Có hiện trạng:
·Sắc mặt vàng
·Mặt sắc xanh: bệnh gan mật
·Má hiện sắc vàng: viêm gan – hoàng đản
·Má sắc đen ám hay đen: đau gan
·Tròng trắng chợt biến ra màu vàng: bệnh gan hay mật
·Sắc xanh giữa sống mũi và 2 bên: bệnh gan, mật
·Sắc vàng giữa sống mũi và 2 bên cánh mũi: bệnh lá lách
·Miệng sắc vàng: bệnh lá lách
·Chung quang lưỡi biến màu đỏ tươi và tròng trắng mắt biến màu vàng nghệ: hoàng đản
·Chất lưỡi đen, rêu đen: bệnh gan nặng
·Chất lưỡi bệu có hằn răng: tỳ hư (lá lách)
·Bàn tay xám: bệnh gan
·Lưng bàn tay vàng sẫm ở tuổi 60: bệnh gan hay thận
·Móng tay hiện màu vàng: bệnh gan
·Gốc các móng tay có màu phớt đỏ: dấu xơ gan
·Nước da vàng bủng: sạn mật, viêm gan siêu vi trùng hay viêm ống dẫn mật
·Da có những mảng hồng nhợt hoặc có những tia đỏ hồng như màng nhện: xơ gan
·Hơi thở tanh nóng là bệnh gan
·Nôn ra đắng là gan nóng
9. Bệnh phổi
Có các dấu hiệu:
·Mắt hiện sắc trắng: bệnh phổi
·Má hiện sắc đỏ tươi lạ thường 2 ven má : bệnh phổi
·Mắt hiện vết đen hay nâu đen chung quanh : Phổi
·Mắt trắng bệch : phổi
·Hiện sắc trắng giữa 2 lông mày và dưới mắt : phổi
·Lỗ mũi đỏ và ngứa : phổi nóng
·Môi sắc đỏ thậm : phổi
·Môi mẩn những mụn nước : viêm phổi
·Da trắng bệch : dấu bệnh phổi
·Da xanh xám hay màu thâm lam : Sưng phổi nặng
·Da nứt nẻ, thô nhám, nhờn nhớt : Lao phổi
·Mũi đen khô : phế nguy
·Mũi đen sậm : phổi khô ráo
·Tiếng nói nhỏ, thở yếu, khó thở, đứt đoạn : khí phế hư
·Hơi thở gấp mạnh : phổi nóng
·Ho khan không đàm mà mạch phế trầm trì : phổi lạnh
·Ho khan không đờm mà mạch phế phù : phổi nóng
·Ho đờm xanh : bệnh nhập ngũ tạng, nhập tì phế (lá lách phổi)
·1-2 phút ho 1 tiếng : cuống phổi nhỏ
·Ho đàm hôi thối : phổi ung thư
10. Bệnh thận – bàng quang
Có các dấu hiệu :
·Mặt hiện sắc đen : bệnh thận
·Má hiện sắc đen hay đen ám : thận
·Sắc đen 2 má cả nhân trung : thận và bàng quang
·Mắt thâm đen : bệnh thận
·Màng mắt có khối nhỏ hình quạt : thận
·Tai hiện sắc đen : bệnh thận
·Môi sắc thâm đen : tuyến thượng thận trục trăc
·Chất lưỡi đen, rêu đen : bệnh thận nặng, khó trị
·Lưng bàn tay biến màu sắc khác thường : thận phụ có bệnh
·Lưng bàn tay vàng sẫm ở tuổi 60 : thận suy hay đau
·Chân sưng không do ngồi hay đứng lâu : đau thận
·Mu bàn chân sưng phù : thận
·Da nổi những đốm xám : bệnh thận
·Răng lung lay : thận hư
11. Bệnh bao tử - ruột
Có các triệu chứng :
·Mặt hiện sắc trắng : ruột già bệnh
·Sắc trắng giữa 2 lông mày và dưới mắt : bệnh ruột già
·Sắc vàng đầu mũi và 2 bên cánh mũi : bệnh bao tử
·Đầu mũi xanh : đang mắc chứng đau bụng
·Môi mẩn những mụn nước : bệnh bộ tiêu hóa, tiêu hóa kém
·Môi lở loét : dạ dày nóng
PHẦN III. BỆNH CẤP CỨU
I. Bệnh trúng phong (stroke) ngất xỉu
Bệnh trạng:
Bệnh trúng gió, thoạt tiên té nhào, bất tỉnh nhân sự, tay chân giựt, mắt miệng giựt méo, đàm lên ồ ồ. Đông Y cho rằng, khi gió độc nhập vô tạng, phủ nào, đều có những hiện trạng khác nhau, có khi nhập huyết mạch.Hễ bộ phận nào bị gió nhập thì các mạch máu bị bế tắc, máu chảy không được nữa nên mới bị đứt gân máu.
Bên Tây Y thì cho là bị đứt mạch máu não (trên đầu), căn cứ vào hiện trạng trông thấy sự thật, còn Đông Y căn cứ vàokhí hóa vô hình, tức là căn cứ vàogốc bệnh. Tây Y nhìn vàohiện trạngcủa bệnh đó (đó là cái ngọn). Bởi vậy khi bị trúng gió, bộ phận nào bị trúng thì lập tức phải khai thông các huyệt của bộ phận đó thì máu không bị tắc nghẽn nữa, và mạch máu cũng không bị bể nữa.
Cách khai thông các huyệt sẽ nói dưới đây:
Phải làm ngay để cứu sống:
Bất kể ai, bất kỳ lúc nào, hễ gặp người bị stroke (bị trúng gio` ngất xỉu) thì lập tức lấy một cây cứng, như đầu quản bút…, day ấn mạnh vàohuyệt dũng tuyềndưới lòng bàn chân. (Chia bàn chân làm 3 phần, huyệt ở chỗ trũng 1/3 từ trên xuống, thẳng kẽ ngón chân 2 và 3) sẽ làm bệnh nhân hồi tỉnh lại rất mau chóng). (xem hình cuối sách)
Nếu bệnh nhân tự mình còn có thể day ấn hãy đạp chân vào góc nhọn cạnh giường hay bàn ghế, rồi xoa mạnh 2 bàn tay và các đầu ngón tay. Làm như vậy chỉ trong mấy phút có thể trờ lại bình thường, tránh được chứng ngất xỉu hay bại liệt. Khá nhiều người không biết cách đề phòng nên đã bị chết hay bại liệt.
Nếu bệnh nhân đã bị hôn mê rồithì người khác phải day ấn huyệt dũng tuyền như trên cho họ, đồng thờigiã gừng sống vắt lấy nước cốt, chừng nửa ly nhỏ, pha với đồng tiện, 2 vị bằng nhau, cho uống. (Đồng tiện là nước tiểu bé trai 5-6 tuổi trở xuống, nếu không tìm được con nít thì lấy của người lớn cũng được, nhưng không hay bằng con nít,nên bỏ bớt đợt đầu và cuốiđi, cũng có thể dùng giấm chua hay rượu mạnh thay thế nhưng ít công hiệu hơn). Việc làm này tuy không hợp vệ sinh, nhưng thực tế kinh nghiệm dân gian, đã cứu được vô số người còn hơn là để họ chết giữa đường khi chưa kịp tới nhà thương. Nhiều trường hợp tới bệnh viện cũng không chữa được hoặc có chữa được cũng phải qua một thời gian dài tập luyện cực kỳ vất vả.
Nếu răng cắn chặt không đổ thuốc được: thì dùng phèn chua + muối rang, 2 vị bằng nhau, tán mạt,chà vào hàm răngthì nước miếng sẽ chảy ra, chỉ một lúc sau là răng sẽ tự mở ra được.
Sau khi day ấn huyệt Dũng Tuyền và cho uống thuốc mà chưa tỉnh dậy, lật tức hãy dùng ngay phương phápchích lể và nặn máu bầm ở các huyêt sau đây:
1. Huyện Thập Tuyên( ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón tay)
2. Huyệt Khí Đoan(ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón chân)
3. Huyệt Ấn Đường(nằm giữa 2 chân mày)
Sau khi chích lể các huyệt, chỉ trong giây lát là tỉnh lại.
Cước Chú 1:
Dụng cụ để châm: Nếu có sẵn kim tiêm thì rất tiện lợi, không đau và kim sắc. Nếu không có thì dùng loại kim to khác thay thế, có thể dùng gai chanh v.v…
Sát trùng: Cần phải sát trùng dụng cụ cẩn thận, cả tay người làm và da nơi các huyệt phải châm, để tránh nhiễm trùng.
Thủ thuật: Bàn tay trái, dùng ngón cái và ngón trỏ của người chữa, véo vào da nơi huyệt cần châm, cho cao lên, còn tay mặt, ngón cái và ngón trỏ, nắm chặt cây kim cho vũng, rồi đâm hơi sâu bằng hạt gạo, miễn sao nặn ra được nhiều máu bầm.
Cách đây không lâu, một em bé người Mỹ, chừng 1 tuổi, bị trúng gió rất nặng, gia đình đem vô bệnh viện ( tại Amarillo,TX) nhưng bác sĩ đã từ chối, không còn cách nào chữa được. Cha mẹ em khóc thút thít, đợi chờ con chết. May lúc đó có một chị Việt Nam mà tôi quen biết, cũng có mặt tại đó, chị đề nghị với gia đình: “ Đàng nào em bé cũng chết, nhưng nếu gia đình đồng ý, chị sẽ chích lể máu cho em, may ra cứu được”. Gia đình không hiểu được chị này sẽ làm chuyện gì, nhưng cầu may, còn nước còn tát. Sau khi chị lể các huyệt như trên, em bé khóc ré lên, thế là em được cứu sống trước sự ngỡ ngàng của mọi người.
Cước chú 2:
CHÂN BỊ CHUỘT RÚT, KHÔNG NGỒI DẬY ĐƯỢC
,không bước đi được hoặc
BỊ ĐÁNH VÀO TRÚNG CHỖ HIỂM
(hạ bộ), đau muốn chết, cũng day ấn "HUYỆT DŨNG TUYỀN" Hay đạp chân vô chỗ góc cạnh như trên, chỉ một chặp sẽ trở lại bình thường.
Cách trị chuột rút, ông Trần Tân B. Carthage, MO, còn chỉ cách rất đơn giản và rất hiệu quả là theo phương pháp sau đây:Bẻ 2 đầu ngón chân cái bẻ lên và gập xuống ít lần là khỏi
II. Khi bị cấm khẩu, méo miệng, xếch mắt
Bệnh nhân bị hôn mê đã cứu cho hồi tỉnh, nhưng lại bị cấm khẩu, méo miệng, xếch mắt, bán thân bất toại, hãy mau chích lể các huyệt sau đây để cấp cứu:
Huyệt Nhân Trung:(Chia nhân trung làm 3 phần, huyệt này nằm ở 1/3 từ trên xuống, coi hình 2)
Huyệt Thừa Tương:(Ở giữa và dưới môi dưới, chỗ lõm, coi hình 2)
Huyệt Địa Thượng(ở 2 bên mép: dùng cây tăm đo từ gốc ngón tay giữa của bệnh nhân, ra tới đầu ngón tay (Nam tả, nữ hữu). Bẻ cây tăm làm mực để đo từ giữa môi ra 2 bên mép, đầu cây tăm chạm vô đâu thì lể và nặn máu bầm chỗ đó.
Huyệt Giáp Xa:Huyệt nằm ở xương hàm dưới, đo từ mép ra 2 tấc 4 phân (Khi cắn chặt hàm răng, chỗ nổi lên cao nhất là huyệt, khi không cắn rắng, chỗ đó lõm xuống, ấn vào thấy ê tức (xem hình 2)
Trúng phong cấm khẩu(Không nói được):
Lể các huyệt ứ huyết, ở gân xanh dưới lưỡi và huyệt đầu lưỡi (Nếu miệng không há được thì lấy phèn chua và muối rang, xát chân răng như trên)
III. BÁN THÂN BẤT TOẠI:
Nếu bệnh nhân lại bị chứng bán thân bất toại thì lấy 1 củ tỏi, 1 củ sả, 1 củ gừng, 1 mớ tóc rối (tóc do các bà chải đầu rụng xuống). Tất cả chung lại, giã nát, rồi bọc vào miếng vải băng lớn, lấy gói thuốc đó thấm vào đồng tiện (khi bí thì dùng dấm chua thay đồng tiện hay nước tiểu người lớn),rồichà xuôi từ trên xuống chân,chà khá mạnh, bên bất toại, cứ làm đi làm lại cho tới khi khỏi.
Cước Chú:
1.Phần thủ thuật, chích lể, xin coi ở trên để làm cho đúng cách, tránh nhiễm trùng.
2.Chứng bệnh trúng phong: méo miệng, xếch mắt, cấm khẩu v.v… bất cứ do nguyên nhân nào, nếu có người giúp kịp thời, sẽ khỏi ngay tại chỗ, khỏi phải đi nhà thương, khỏi phải uống thuốc.
Quãng năm 1977, tôi đang giúp Cộng Đoàn VN tại Springfield, MO, độ quá trưa, tôi được mời đi xức dầu cho một bệnh nhân bị trúng gió khá nặng: bán thân bất toại, méo miệng, xếch mắt, thêm cấm khẩu.
Các bà cũng ra tay cứu chữa như xoa dầu, cạo gió, nhưng bệnh nhân vẫn không động cựa, tôibảogiã gừng vắt lấy nước cốt, rồi pha với đồng tiện,cho uống.
Đồng thời, tôi cũng chỉ cách chích lể một số huyệt, để chữa cấm khẩu và xếch mắt, méo miệng như đã nói ở trên.sau khi chích lể và xoa bóp, bệnh nhân đã ngồi dậy và đi lại được, thế là tôi khỏi phải xức dầu và gia đình cũng chẳng phải mất một xu nào cho bệnh viện.
Ở miền Bắc, khi bị trúng gió ngất xỉu, bất cứ chứng nào, kể cả khi bị sôi đàm, nghẹt thở muốn tắt hơi, cũng đều chữa khỏi cả, bằng cách lấycây cải tạy(ở Bắc cây này chỗ nào cũng có) giã lấy nước pha đồng tiện cho uống là tỉnh liền.
Trên đây là những cách chữa theo kinh nghiệm của dân gian, nơi nào cũng có một số người biết cách chữa để làm phước.
Đặc biệt là vị tổ sư Hải Thượng Lãng Ông đã được cả dân tộc VN tôn sùng nhớ ơn, vì đã hi hiến cả cuộc đời để nghiên cứu phương thuốc gia truyền, còn lưu lại cho tới ngày nay, cứu được vô số người thoát khỏi tử thần…
Dưới đây là một ít cách chữa trị trúng phong cấm khẩu do Ngài để lại:
CHỮA TRÚNG PHONG MÉO MỒM:
1.Vôi sống sao dấm, đâm nát và trộn sền sệt, hễ méo bên này thì bôi bên kia, sẽ cân trở lại.
2.Ba đậu 7 hạt, giã nát, đắp lòng bàn tay, hễ méo bên này thì đắp bên kia.
3.Lấy lá mít giã nát với chút vôi, cũng đắp lòng bàn tay như trên.
4.Lấy máu đuôi lươn bôi giấy, méo bên này thì dán bên kia, khi cân rồi, phải chùi đi ngay.
MÉO MỒM, MÉO CẢ MẶT, XẾCH MẮT, CO GIẬT 1 BÊN, LƯỠI KHÔNG CHUYỂN ĐỘNG ĐƯỢC.
Dùng Quế tâm, giã ra với rượu, tẩm vào mảnh vải, méo bên này thì đắp má bên kia. Rất hay.
TRÚNG PHONG SÔI ĐÀM, NGHẸT THỞ, MÊ MAN BẤT TỈNH, 6 BỘ MẠCH TRẦM PHỤC
Phụ tử, nam tinh, mộc hương, đều ½ lạng, gừng sống 9 lát, sắc uống.
TRÚNG GIÓ ĐỘC lúc nằm ngủ (coi như chết rồi)
Lấy lá hành nhọn thọc vô lỗ mũi bệnh nhân, nam thọc bên tả nữ bên hữu, một chặp sẽ tỉnh lại.
CHỮA SỎI THẬN, SỎI MẬT TỪ 7 QUẢ ĐU ĐU XANH
Ông lão “đánh bay” 3 viên sỏi thận, 2 viên sỏi mật nhờ… 7 quả đu đủ xanh
“Ăn đến quả thứ 2 tôi đã thấy bụng êm êm. Tôi ăn hết một “liều” 7 quả thì thấy bụng hết đau. Tôi đi khám lại, bác sĩ cứ thắc mắc sao bụng tôi bỗng nhiên lại hết sạch vậy”, ông Huyên kể.
Uống kim tiền thảo 30 năm không khỏi
Ông Lương Phúc Huyên (81 tuổi, ngụ xóm 7 – thôn Hội Động – xã Đức Lý – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam) từng là thanh niên xung phong, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Ông cho biết mình bị sỏi thận từ năm 1960. Dạo ấy, ông cứ vừa làm, vừa nén những cơn đau.
Đến năm 1970, ở cái tuổi 37-38, ông mới bắt xe khách vào huyên Chi Nê, tỉnh Hòa Bình để lấy thuốc của ông lang Hẹ. Ông uống ròng rã mấy tháng trời, bụng cũng thấy êm êm.
Nhưng 3 năm sau, bụng ông lại đau. Ông đi siêu âm mà hoảng hốt, trước ông chỉ có 2 viên sỏi trong thận và 1 viên trong mật, thế mà thuốc thang xong thì có thêm 2 viên sỏi khác xuất hiện.
Các bác sĩ bảo nên mổ, nhưng bấy giờ đời sống còn khó khăn, con cái lại đông nên ông không mổ. Ông tự uống cây kim tiền thảo suốt hơn 30 năm trời. Nhưng lần nào đi siêu âm, ông cũng được bác sỹ thông báo kích cỡ của sỏi to hơn.
Đến năm 2009, tuổi cao sức yếu, không chịu đựng được những cơn đau, ông quyết định mổ. Nhưng khi ấy các bác sĩ lại bảo ông không nên mổ, vì có vét hết mấy viên sỏi đó đi thì rồi cũng lại sinh ra những viên sỏi mới.
Ông Huyên kể: “Tôi cứ tưởng phải sống với mấy viên sỏi, với những cơn đau đến tận… lúc chết thì bỗng một hôm có ông bạn là giáo viên về hưu đến chơi.
Nghe tôi kể về bệnh sỏi mật, sỏi thận, ông ấy bảo: “Tôi có cuốn sách ghi lại những bài thuốc, phương thuốc gia truyền của một cha cố đạo gửi về từ hải ngoại, có nhiều bài thuốc hay lắm”.
Rồi một tuần sau ông ấy đem cho tôi mượn cuốn sách. Tôi đọc qua một lượt, đến đoạn nói về cây đu đủ thì thấy sách viết là đu đủ chữa được đến 9 bệnh.
Trong đó bệnh sỏi thận, sỏi mật chữa đơn giản bằng cách ăn đu đủ xanh hấp chín. Tôi đọc qua qua nhưng cũng thấy phấn khởi lắm”.
Bác sỹ bất ngờ vì mấy viên sỏi tự nhiên… biến mất
Ông Huyên kể tiếp: “Tôi sang nhà thằng Nguyễn Văn Thiết – con của cô em gái chơi, thấy lưng nó còng còng, mà nó mới 35 tuổi thôi. Tôi hỏi thì nó bảo tự dưng cháu đau lưng quá, đi thẳng cũng đau, mà đi cúi quá cũng đau, đau ở ngang thắt lưng.
Tôi mới bảo có khi nó bị sỏi thận, rồi khuyên đi khám. Nó ra huyện khám, đến chiều mang cái giấy kết quả về, đúng là sỏi thận thật, lại thêm cả 2 viên ở đường tiết niệu nữa.
Trỏ ra vườn, chỗ có mấy gốc đu đủ, tôi bảo nó: “Cây đu đủ xanh kia kìa, hái xuống, rửa sạch đi, cắt bỏ hai đầu rồi cho ít muối vào, đem hấp cách thủy, đến khi nào chín thì bỏ ra ăn nóng”.
Tôi nói đúng như trong sách, vì lúc đấy tôi đã ăn đâu. 5 ngày sau tôi xuống thì đã thấy nó bó dao, thước đi làm rồi (anh Thiết là thợ xây). Tôi hỏi thì nó bảo: “Cháu ăn đến quả thứ 3 đã đỡ rồi, ăn đến quả thứ 5 thì không đau đớn gì nữa”.
Nghe cháu nói vậy, ông Huyên mừng lắm, liền về nhà bảo vợ ra vườn hái ngay quả đu đủ bánh tẻ hấp chín cho ông ăn. “Ăn đến quả thứ 2 tôi đã thấy bụng êm êm rồi. Tôi ăn hết một “liều” 7 quả.
Thấy bụng hết đau là đã mừng rồi, chứ tôi cũng không nghĩ đến việc đi kiểm tra.
Thế rồi một hôm thằng Thiết sang nhà, rủ tôi đi khám lại xem bụng dạ, mấy viên sỏi thế nào. Lúc siêu âm cho tôi, các bác sĩ cứ soi đi soi lại rồi thắc mắc sao bụng tôi bỗng nhiên lại hết sạch cả sỏi thận lẫn sỏi mật.
Tôi chả nói gì, chỉ cười thôi, vì có nói thì chắc gì các bác sĩ Tây y đã tin. Thằng Thiết cũng vậy, ổ bụng không còn viên sỏi nào nữa”, ông Huyên nhớ lại.
Ông Huyên mang bài thuốc đơn giản đó mách cho mấy người hàng xóm. Đến bây giờ, chỉ riêng xóm 7 nhà ông đã có ông Minh, ông Sáu, ông Huyến, ông Thau, bà Phương tan sạch sỏi mật, sỏi thận nhờ ăn đu đủ xanh.
Tôi hỏi ông Huyên: “Theo ông thì cái gì trong quả đu đủ xanh có tác dụng làm tan sỏi?”. Ông ngẫm nghĩ một lát rồi nói: “Tôi cho rằng nhựa của nó có tác dụng bào mòn sỏi. Vì trong sách có nói những người đau dạ dày thì không nên ăn.
Với lại từ trước đến giờ, khi nấu thịt chó mà phải con chó già là người ta hay nấu chung với đu đủ xanh cho nó chóng mềm.
Thế nên khi chữa sỏi bằng bài thuốc đu đủ xanh hấp chín cũng cần chú ý là chỉ lấy những quả đu đủ bánh tẻ, vì quả non thì ít nhựa, mà quả già thì lại hết nhựa”.
Tôi lại hỏi: “Sao khi đọc được bài thuốc của ông cha cố đạo, ông không ăn ngay mà lại mách cho anh Thiết trước?”. Ông Huyên cười to: “Tôi phải kiểm nghiệm đã chứ. Người ta có khỏi thì mình mới tin.
Bởi vì trước đó tôi đã uống đủ mọi loại thuốc chữa sỏi thận rồi nhưng viên sỏi vẫn cứ to lên, nên thú thực là tôi cũng không dám hy vọng quá.
Do đó, tôi đọc sách xong là để đấy chứ chưa thực nghiệm, lại đúng lúc thằng cháu nó đau, tôi bày cho nó coi như nó làm “chuột bạch” thay tôi vậy”.
MẸO CHỮA SỎI THẬN SỎI MẬT
Năm 1986 tôi làm thu mua hoa quả chế biến xuất khẩu trong đó có mặt hàng dứa tươi. Trong những ngày nằm chờ ở các nông trường trồng dứa tôi phát hiện ra một điều người dân nơi đây không có ai bị sỏi thận, sỏi mật. Đến những năm 1995 tôi quay lại các Nông trường và tìm hiểu thì đến lúc đó cũng không có.
Từ đó tôi bắt đầu dùng dứa (trái thơm) để chữa bệnh cho người thân và bạn bè. Điều kỳ diệu là hàng trăm người chỉ có 3 người không khỏi, nguyên nhân vì sao tôi cũng không biết, có lẽ vì rẻ tiền quá họ không tin chăng?
Cách chữa như sau:
1. Chữa cấp: Dùng dao nhỏ khoét lấy lõi dứa ra, rồi nhét vào đó một viên phèn chua bằng đầu ngón tay xong đậy lõi vào quả như cũ. Nướng cả quả dứa (để nguyên vỏ), đến khi cháy sém đen bên ngoài là được. Vắt hoặc ép quả lấy nước uống. Mỗi ngày một quả, chỉ cần ba ngày là khỏi. Một tuần sau đi chiếu chụp không còn sỏi nữa. chỉ dùng khi khẩn cấp bệnh đang quá nặng.
2. Dùng dao nhỏ khoét lấy lõi dứa ra, rồi nhét vào đó một viên phèn chua bằng đầu ngón tay xong đậy lõi vào quả như cũ. Cho bát to đậy đĩa lên trên, cho vào nồi hấp cách thủy 40 - 45 phút, rồi cho vào máy ép lấy nước uống sau ăn sáng 30 phút. Mỗi ngày 1 quả 5 quả là khỏi hết. Có thể 5 này sau làm thêm 1 đợt nữa cho yên tâm.
3. Chữa bình thường, chậm nhưng rất tốt: Dứa gọt vỏ bỏ mắt + 7 hoặc 9 lát gừng và 1 chút muối, ép lấy nước uống, sao cho thấy cay, mặn, chua, ngọt là được. mỗi ngày 01 quả, uống vào sau khi ăn sáng 30 – 45phút, 7 - 9 ngày sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi tụy tiêu hết. Sau 7 – 9 ngày nên làm thêm đợt 2 cho khỏi hẳn. Nếu dứa nhỏ có thể ép 2 – 3 quả cho đủ 120 – 150ml nước dứa. Sau 5 ngày đã thấy khỏe ra, da mặt sáng đẹp lên. Tác dụng phụ là u nang, u xơ, u lành tính tiêu giảm rất nhiều.
Nên làm theo phương pháp này tốt hơn. Người có cơ địa tích sỏi,
Bài CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM XOANG MŨI.. Chỉ Bằng 2 Loại Cây Thuốc Nam Mọc Nhiều vùng quê
Dưới đây là kinh nghiệm chữa bệnh viêm xoang bằng 2 loại cây dại mọc nhiều ở các vùng quê do bạn đọc chia sẻ.
Gia đình ở nông thôn, không có điều kiện đi khám bệnh nên dù thấy tôi hay sụt sịt, nước mũi chảy ra nhiều mọi người trong nhà vẫn chỉ nghĩ tôi bị sổ mũi thông thường và 1, 2 tuần sau sẽ khỏi. Không ai nghĩ tôi mắc bệnh.
Lâu dần, tình trạng ấy của tôi kéo dài được 3 năm, từ khi tôi học lớp 9 cho đến khi học lớp 11.
Ảnh minh họa
Thấy con ngày nào cũng sụt sịt, nước mũi chảy ra nhiều đến nỗi đi đâu cũng phải mang theo khăn mùi xoa, bố mẹ tôi bắt đầu lo lắng.
Họ sắp xếp công việc để đưa tôi đi khám và rồi tá hỏa khi nhận được tờ giấy kết luận của bác sỹ. Tôi bị viêm đa xoang mủ mạn tính.
Theo lời bác sỹ, mỗi tuần 3 lần (vì tôi đang đi học) bố mẹ phải đưa tôi lên bệnh viện Hòa Bình (Hải Dương) để hút dịch nhầy trong mũi, nhỏ thuốc và làm thêm vài phương pháp điều trị nữa.
Nhà không có xe máy, họ phải thuê xe để chở tôi đi. Tôi cứ đi đi về về như thế trong cả tháng trời mà hiệu quả cũng chẳng được là bao.
Được 1 tháng sau khi ngưng thuốc, bệnh của tôi lại trở lại như trước khi đi viện. Dịch ở trong mũi tiết ra rất nhiều, có màu xanh như mủ và mùi tanh hôi rất khó chịu.
Cả gia đình dường như đã hết hi vọng, tôi cũng chấp nhận sẽ sống chung với nó cho đến khi có thể kiếm đủ tiền lên bệnh viện tuyến trên điều trị.
Nhìn con gái tối ngày khổ sở với bệnh tật, mẹ tôi xót xa lắm.
Nghe mọi người xung quanh mách về cách chữa viêm xoangđơn giản mà hiệu quả, nhiều người đã khỏi bằng cách dùng hoa tím của cây cứt lợn (xuyến chi) và hoa trắng của cây vòi voi, mẹ tôi bèn làm thử.
Hoa cứt lợn tím
Hoa trắng cây vòi voi
Hàng ngày mẹ tôi đều đi tìm hai thứ ấy về và rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào giã cùng nhau, thêm vài ba hạt muối rồi chắt lấy nước cốt.
Theo lời mẹ dặn, tôi rửa sạch hai cánh mũi bằng nước muối loãng pha ấm rồi lau khô trước khi nhỏ nước thuốc này vào.
Ban đầu nhỏ thứ thuốc ấy, tôi có cảm giác đau buốt không chỉ ở mũi mà lên đến cả đỉnh đầu. Có lẽ vì tôi đã bị viêm xoang khá nặng.
Dần dần cảm giác đau buốt giảm hẳn, tôi không còn bị chảy nước mũi như trước nữa, nước mũi trong hơn và những vết xoang cũng liền lại.
Kiên trì chữa theo cách ấy hơn 1 tháng, ngày nào cũng nhỏ thuốc 5, 6 lần, tôi không còn bị sụt sịt và cũng không cần phải mang theo khăn mùi xoa nữa.
Mẹ tôi lo lắng tôi có thể sẽ bị tái phát lại nên tiếp tục kiếm lá thuốc về làm cho tôi thêm 2 tuần nữa. Cũng có khi mẹ bận nên 2 ngày mới đi lấy 2 thứ hoa đó về được.
Hai tháng liên tục làm theo cách ấy, tôi đã khỏi hẳn bệnh. Bây giờ dù có trái gió, trở trời, tôi cũng chẳng bị chảy nước mũi như trước đây. Cái kết luận viêm đa xoang mủ mạn tính chẳng còn ám ảnh được tôi nữa.
Nhớ lại những ngày ấy, tôi vẫn còn thấy sợ hãi. Một cô nữ sinh cấp 3, duyên dáng mà lúc nào cũng phải mang theo khăn mùi xoa chỉ để... lau nước mũi.
Tôi đâu dám mơ một ngày mình sẽ khỏi bệnh, tự tin nói chuyện với mọi người mà không e ngại điều gì.
Bài thuốc đó đơn giản, hai thứ hoa ấy cũng dễ tìm và khá phổ biến ở mỗi làng quê.
Tôi muốn chia sẻ với bạn đọc, nhất là những ai đang bị viêm xoang như tôi trước đây có thể chữa cho bệnh khỏi hẳn và để viêm xoang không còn là nỗi khiếp sợ của nhiều người.
RƯỢU TRỊ SÂU RĂNG- ĐAU NHỨC RĂNG- VIÊM CHÂN RĂNG
Công Thức
1. Lá Bàng Tươi xay 200g
2. Cây Lá Hẹ Tươi 150g
3. Hạt Cau 200g
4. Cây Lá Lược Vàng 300g
5. Hoa Cúc Áo 200g (Nếu có)
6. Vỏ Cây Hoàng Bá Nam 200g
7. CHAI RƯỢU TRẮNG 250 ml
HƯỚNG DẪN: Bạn tìm đủ những Vị Thuốc Nam trên Bạn Rửa Sạch thái xay nhỏ rồi. Bạn cho 6 Vị Thuốc Nam trên vào 1 Chai Rượu Trắng tốt 250 ml. Bạn Ngâm 20 ngày đến 30 ngày bạn dùng được. Mỗi 1 lần Ngậm 1 Chén Rượu 30 ml nhỏ. Bạn Ngậm từ 15 phút đến Ngậm 30 phút xong rồi bạn nhổ bỏ đi.
Lưu ý: Bạn Ngậm Rượu Thuốc trên rồi Bạn phải nhổ Bỏ đi. Không được nuốt uống.
CÔNG DỤNG- CHỦ TRỊ: Bài Rượu Thuốc Nam Trị Sâu Răng, Đau Nhức Răng, Viêm Chân Răng, Hôi Miệng Sâu Răng, Đau Nhức Chân Răng.v.v.
(BÀI CHƯA THỬ... TUYÊN MỚI ĐANG TÌM CÂY THUỐC NAM VỀ NGHIÊM CỨU)
Bài BÓ CHỮA GÃY XƯƠNG- BONG GÂN NGÃ BẦM TÍM ĐAU
Công Thức
1. Rau Trai 80g
2. Bìm Bịp 80g
3. Rau Muống Biển 80g
4. Ngũ Trảo 80g
5. Củ Tỏi 40g
6. Rượu Trắng tốt 100 ml.
HƯỚNG DẪN: Bạn tìm những Vị Cây Thuốc Nam mọc quanh nhà trên về Bạn Rửa Sạch rồi, Bạn giã nát nhừ rồi. Tiếp theo Bạn cho Số Thuốc Nam vào chảo sào cùng 100 ml Rượu Trắng tốt. Bạn Sào nhỏ lửa cho nóng khoảng 20 phút đến 30 phút.. Mang ra Bó được.
CÔNG DỤNG-CHỦ TRỊ: Bài Thuốc Nam Bó Gãy Xương, Ngã Bong Gân Bầm Tím Tím, Bó Đắp Đau Xương Khớp, Bó Thoái Hóa Xương Khớp.v.v..
Theo: Tanhung Nguyen
RƯỢU TRỊ SÂU RĂNG- ĐAU NHỨC RĂNG- VIÊM CHÂN RĂNG
Công Thức
1. Rể Cây Đu Đủ 100g
2. Cây Lá Hẹ Tươi 150g
3. Hạt Cau thái nhỏ 200g
4. Chai RƯỢU TRẮNG 250 ml
HƯỚNG DẪN: Bạn tìm đủ những Vị Thuốc Nam trên Bạn Rửa Sạch thái xay nhỏ rồi. Bạn cho 3 Vị Thuốc Nam trên vào 1 Chai Rượu Trắng tốt 250 ml. Bạn Ngâm 20 ngày đến 30 ngày bạn dùng được. Mỗi 1 lần Ngậm 1 Chén Rượu 30 ml nhỏ. Bạn Ngậm từ 15 phút đến Ngậm 30 phút xong rồi bạn nhổ bỏ đi.
Lưu ý: Bạn Ngậm Rượu Thuốc trên rồi Bạn phải nhổ Bỏ đi. Không được nuốt uống.
CÔNG DỤNG- CHỦ TRỊ: Bài Rượu Thuốc Nam Trị Sâu Răng, Đau Nhức Răng, Viêm Chân Răng, Hôi Miệng Sâu Răng, Đau Nhức Chân Răng.v.v.
Theo: Quí Minh Phạm
BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN ...MAU LIỀN XƯƠNG TỪ 7-15 NGÀY...
1. Trước khi Tây y du nhập vào nước ta, từ ngàn xưa cha ông ta đã có những thuốc dấu bó liền xương rất nhanh, rất khó lý giải, dù là y học hiện đại ngày nay đã phát triển ở một trình độ rất cao....
2. Đây là bài thuốc dấu; kinh nghiệm của tiền nhân; bạn nào thích thì dùng, không nên buông lời bất kính với tiền nhân.... không thích thì đừng đọc.... vì hay quá; tôi sợ thất truyền... mang tội với sư phụ đã truyền dạy...
3 Bài thuốc chỉ có 3 vị rẻ tiền nhưng hiệu quả nhanh không tưởng 10 ngày sau là đi làm trở lại bình thường...cũng không thấy sách nào ghi chép.. bạn nào dùng thì chỉ xin đốt nhang cầu nguyện ...và không lạm dụng để kiếm tiền trên sự đau khổ của người bệnh
3a Xương đầu chó vàng ( nếu không có xương đầu thì dùng xương khác mà không hay bằng ), ngâm nước muối cạo rửa rạch; rửa lại bằng cồn 90 độ; chẻ nhỏ sao vàng tán bột
3b. Mẫu lệ ( vỏ con hau) rửa cồn; chẻ ra sao nhẹ
3c... Lấy bột 2 vị thuốc trên hòa với nước cháo loãng... làm hồ.... bó vào nơi cần liền xương...tất nhiên phải nắn lại gân cơ xương khớp đúng vị trí... khi xoay o còn sượng.... bó 24g...nghỉ 6 g ...thay miếng khác... chỉ cần bó 3 miếng thuốc... là liền xương rất nhanh.... ngày thứ 2 cảm thấy ngứa ở lớp da ngoài..là dấu hiệu tốt... tránh làm trầy xước.... không được bó lên vết thương hở, chỉ bó khi hết sưng...
Y GIẢ Ý GIẢ , KIẾN GIẢI BẤT KIẾN GIẢI...
Theo: Đoàn Đình Thuấn
Bài VÔ SINH NỮ HOÀN
Gần cuối đời sư phụ mới truyền một bài thuốc kinh nghiệm hay mà tôi chứng kiến nhiều năm.... trị vô sinh cho người nữ bị bào cung lạnh... khó thụ thai... mạn phép sư phụ ghi truyền lại nguyên văn cho bạn nào cần dùng thì dùng ...vì bệnh chứng này chiếm một tỉ lệ khá lớn... các thầy thuốc khác cũng có thể tham khảo gia giảm nhưng không nên vụ lợi... cách lập phương bài thuốc này khá độc đáo...
A. BÀI THUỐC LÀM HOÀN NÊN LIỀU KHÁ CAO
1. Phụ tử chế 120g
2. Bạch vi - 120g
3. Bán hạ chế 120g
4. Bạch linh 120 g
5. Đỗ trọng sao muối 120g
6. Hậu phát 120g
7. Đương qui 120g
8- Phòng phong 90 g
9 Nhục quế 90g
10. Càn cương 80 g
11. Sa sâm 90g
12 Ngưu tất 90g
13 Tế tân 16g
14. nhân sâm 16 g
15 Ngũ vị sao nhẹ 16g
B. Bài thuốc gồm 15 vị khoảng 700k, mua loại thuốc tốt, xay bột làm hoàn bằng hạt ngô... uống với rượu lúc đói... (nếu không uống được rượu thì uống với nước ấm) mỗi lần uống 30 hoàn , ngày 2 lần , uống trước 10 ngày trước ngày rụng trứng... tháng sau uống tiếp... có thai thì ngưng.
Chúc các bạn may mắn và thành công
AM THẦN NÚI chỉ kế thừa những tinh hoa y học của tiền nhân, chỉ truyền bài thuốc quí qua kinh nghiệm , không chế thuốc để bán , từ xưa đến nay chưa hề bán thuốc cho một ai qua mạng..
Theo: Đoàn Đình Thuấn
NGŨ VỊ THANH Bài Thuốc Nam Kháng Sinh Tự Nhiên TUYỆT VỜI Bảo Vệ Sức Khỏe Bạn
Ngũ Vị Thanh gồm: nha đam, mật ong, nghệ tươi, tỏi và củ sả xay. Có thể trữ trong tủ lạnh mỗi ngày dùng một ít để dự phòng và hỗ trợ chữa ung thư cũng như các bệnh viêm nhiễm khác.
Cách đây ít lâu, một bài thuốc mang tên "ngũ vị thanh" được chia sẻ khá rộng rãi trên cộng đồng mạng. Theo như giới thiệu về bài thuốc này thì:
A. Thành Phần Gồm:
1. NHA ĐAM: 500g
2. MẬT ONG: 0,5 lít
3. NGHỆ VÀNG TƯƠI: 300g
4. CỦ SẢ: 200g
5. CỦ TỎI TA: 400g (Củ tỏi bốc bỏ vỏ)
HƯỚNG DẪN-CÁCH LÀM: Với những nguyên liệu trên, cách làm đơn giản như sau: Nha đam bỏ vỏ, giữ lại phần thịt của nha đam; nghệ tươi rửa sạch, bỏ vỏ, cắt mỏng; củ sả rửa sạch để ráo nước cắt lát nhỏ; tỏi chọn tỏi ta củ nhỏ, giàu tinh dầu, bóc vỏ sạch, cắt rễ rửa để ráo nước.
Sau đó, đem hỗn hợp đã làm kia cho vào máy xay sinh tố, cộng thêm nửa lít mật ong xay đến khi nhuyễn, mang hỗn hợp này cho vào tủ lạnh để dùng dần.
Nếu sử dụng cho cả gia đình thì hết lại làm lại. Còn cá nhân dùng thì hỗn hợp này có hạn sử dụng 2 tháng để ở tủ lạnh.
Mỗi ngày lấy ra một ít cho vào 100 ml nước ấm uống ngày 3 lần, uống trước khi ăn để phòng ngừa các bệnh ung thư, viêm nhiễm do vi rút, viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm xoang.
Với bài thuốc ngũ vị thanhnày, chị Nguyễn Thị Hạnh trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội đã thực hiện cho cả gia đình uống trong vòng 3 năm qua.Chị Hạnh cho biết riêng hai con trai chị từ đó đến nay không ho hắng hay có bệnh gì.
Gần đây, cả lớp cháu nhiều bạn bị đau mắt đỏ hay viêm họng, quai bị nhưng các cháu thì không ai bị cả. Chị Hạnh tin rằng thứ kháng sinh tự nhiêntrên đã giúp gia đình chị chống lại những căn bệnh do nhiễm khuẩn hay vi rút.
Chị và mẹ chồng cũng đỡ hẳn căn bệnh viêm mũi mãn tính nhờ có phương thuốc trên. Chị Hạnh cũng chia sẻ bài thuốc này với nhiều người. Tuy nhiên, chị Hạnh cho biết 1 năm chị chỉ uống hai lần, mỗi lần kéo dài 2 tháng là chị dừng.
Chị Bùi Thanh Trúc, Hà Đông, Hà Nội cũng hết đau dạ dày nhờ bài thuốc kháng sinh tự nhiên trên. Chị Trúc kể chị học được từ người bạn ở miền nam về làm thứ công thức chị cho nhiều mật ong và nghệ hơn.
Sau 2 năm sử dụng nó, chị đã không còn bị những cơn đau dạ dày hành hạ như trước. Lần nội soi gần đây, bác sĩ cho biết dịch dạ dày trong, không còn vết viêm loét nào nữa.
Bác sĩ Đông y khẳng định bài thuốc an toàn và hiệu quả
Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung cho biết xét ở bài thuốc trên, các vị thuốc này đều rất an toàn và có tác dụng trong phòng và hỗ trợ nhiều bệnh vì các loại này cộng hợp, hỗ trợ nhau nên sử dụng như một cách phòng bệnh lâu dài.
Lương y Trung phân tích từng thành phần trong bài thuốc trên:
Nha đam còn được gọi là cây lô hội. Theo đông y, nha đam có nhiều công dụng: nhuận tràng, xổ mạnh, làm đẹp da...
Mật ong thì có công dụng bổ dưỡng, nhuận tràng và cả dưỡng da (nhờ loại bỏ các vi khuẩn ở tế bào da chết, loại trừ các vi khuẩn gây mụn trên da, làm cho da mềm mại, mịn màng)...
Khi trộn chung nha đam và mật ong (theo cách ăn uống) sẽ rất dễ sinh ra đại tiện lỏng, nhiều lần, không có lợi cho cơ thể.
Mật ong thành phần chủ yếu bao gồm glucozo, levulose, fruclose, các chất men, các chất thơm, các vi tamin A, B, D, các chất vô cơ có tác dụng bổ toàn thân.
Dùng trong trường hợp đau bụng, đại tiện bí, viêm họng, viêm phế quản, viêm loét dạ dày, tá tràng, xích bạch lị, bỏng vết thương lâu lành, trẻ sơ sinh tưa lưỡi, sản phụ háo khát nhưng kiêng kị với người tiêu chảy, hay đầy bụng, tích trệ do thấp nhiệt, những người dị ứng với mật ong.
Củ nghệcó vị đắng tính ôn, hai kinh can và tỳ. Nghệ có thành phần chủ yếu là tinh dầu, chất màu Curcumin, tinh bột, chất béo, canxi oxalate có tác dụng hoạt huyết phá ứ, hành khí thống kinh, chỉ thống, liền sẹo.
Nghệ được dùng trong trường hợp phụ nữ đau bụng do huyết ứ, bụng ngực trướng tức đau do khí trệ, huyết ứ như đau vùng tim, dạ dày, vùng ngực sườn, chấn thương máu tụ tím.
Củ sả có vị ngọt, tính ấm, có mùi thơm, có tác dụng chữa phong thấp, chống lạnh, thong kinh lạc, tiêu thũng, chữa cảm cúm, cảm lạnh do bị ngấm nước mưa, sốt gai rét không có mồ hôi, chữa nôn nao, ỉa chảy và chứa sốt rét.
Củ tỏi có vị đắng, tính ôn vào kinh gan, vị. Tác dụng của tỏi là hành khí, tiêu dịch, mạnh tỳ vị, ấm đường tiêu hoá và sát khuẩn giải độc. Tỏi còn trị ho, lị, thấp khớp và cao huyết áp.
Với những bệnh nhân bị ung thư, tỏi có thể hỗ trợ trị các bệnh ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư mũi họng, thực quản. Các bệnh truyền nhiễm như ho gà, viêm ruột, nhọt lở, cảm mạo, viêm màng não cũng có thể dùng tỏi.
Với tất cả các công dụng của từng vị thuốc trên, lương y Trung cho biết chúng ta hoàn toàn vận dụng nó vào cuộc sống hàng ngày.
Bài RƯỢU THUỐC NAM ĐẠI BỔ THẬN.
Tác Giả: Lê Văn Tuyên
Công Thức
1. Sâm Xuyên Đá 1.kg (Đăng Sâm VN 1.kg)
2. Kê Huyết Đằng 500g
3. Cẩu Tích 200g
4. Sâm Béo Đen 200g
5. Cốt Toái Bổ 1.kg
6. Đậu Đen sao 500g
7. Rê Đinh Lăng 500g
8. Hat Sen sao 500g
7. Rượu Trắng 10 Lít Ngâm 10 tháng uống.
CÔNG DỤNG- CHỦ TRỊ: Bổ Thận, Bổ Máu, Chữa Đau Lưng Mỏi Gối, Tăng Sức Khỏe, Bổ Ngũ Tạng, Chữa Yếu Sinh Lý Nam, Chữa Tiểu Đêm Nhiều.v.v
KẾT QUẢ: Bạn tự Ngâm thử uống xem Kết quả tốt như nào.. Bạn Ngâm bán Tết quá tốt.
Bài BỔ THẬN DƯƠNG, BỔ THẬN ÂM Từ CÂY THUỐC NAM Gia Giảm Chữa Bách Bệnh
1. Bài BỔ THẬN DƯƠNG
Thành Phần
1. Hà Thủ Ô chế 32g
2. Củ Mài sao 16g
3. Cốt Toái Bổ 16g
4. Tầm Gửi Dâu 10g
5. Thổ Phục Linh 10g
6. Vỏ Quế 4g
7. Cây Quả Trâu Cổ 16g
8. Rể Củ Gió 6g
HƯỚNG DẪN: Bạn tìm đủ 8 Vị Thuốc Nam trên Sắc đun cùng với 1200 ml Nước xuống còn 750 ml. Bạn chia ra uống 3 lần ngày. Uống mỗi ngày 1 thang.
CÔNG DỤNG-CHỦ TRỊ: Bài BỔ THẬN DƯƠNG Đặc trị các Bệnh Suy Nhược Cơ Thể, Tiểu Đêm Nhiều, Đau Lưng Mỏi Gối, Suy Thận Viêm Mãn, Hoa Mắt Chóng Mặt, Tóc Bạc Trắng, Mất Ngủ, Tay Chân Lạnh.. Tiêu Chảy.
GIA GIẢM THÊM: Mất Ngủ Khó Ngủ. Gia Thêm: Lạc Tiên 10g Lá Dâu 16g Nhân Hạt Táo Ta 6g Củ Bình Vôi 10g Cây Xấu Hổ 10g ..
HO ĐỜM VIÊM PHẾ QUẢN Thêm. Vỏ Quất 6g Xạ Can 10g Bách Bộ 10g Gừng tươi 6g
ĐAU XƯƠNG KHỚP Thêm: Cỏ Xước 30g Cà Gai Leo 30g Tầm Gửi Gạo 20g Rể Cây Gấc 10g
ĐI TIỂU DẮT ĐAU BUỐT Thêm: Cây Mã Đề 16g Rể Bồ Quân 20g Vỏ Quả Chanh Ta 10g Cây Mía Dò 20g Cây Sậy 20g
VIÊM GAN VÀNG DA Thêm: Cà Gai Leo 20g Cây Ma Mân 16g Hoa Actisô 20g Dành Dành 10g
LẠNH HÀN TAY CHÂN Thêm: Vỏ Quế 10g Gừng khô 10g Quả Hồ Tiêu 6g ..
TÓC BẠC TRẮNG Thêm: Quả Dâu khô 30g Hà Thủ Ô 30g Cốt Toái Bổ 16g Hoàng Tinh chế 30g ..v.v.
TÁO BÓN Thêm: Nha Đam 10g Chút Chít 16g Muồng Trâu 16g
MẨN NGỨA, MỀ ĐAY Thêm: Ké Đầu Ngựa 10g Đơn Đỏ 16g Xác Ve 10g v.v..
ĐỘNG KINH, CO GIẬT Thêm: Giun Đất 10g Xác ve 8g Câu Đằng 10g Trúc lịch 8g v.v...
2. Bài BỔ THẬN ÂM Từ CÂY THUỐC NAM
Thành Phần
1. Hà Thủ Ô chế 30g
2. Củ Mài sao 16g
3. Đậu Đen sao 16g
4. Thổ Phục Linh 10g
5. Rể Lá Bồ Ngót sao 10g
6. Tầm Gửi Dâu 8g
7. Hoàng Tinh chế 16g
8. Bột Vừng đen 20g
HƯỚNG DẪN: Sắc đun uống hay Tán Bột thêm ít Mật mía làm Viên Hoàn uống.
CÔNG DỤNG-CHỦ TRỊ: Bài BỔ THẬN ÂM Đặc trị các Bệnh Suy Nhược Cơ Thể, Táo Bón, Đau Lưng Mỏi Gối, Lòng Bàn Tay Chân Nóng Hâm Hấm, Đi Tiểu Rắt Buốt Đau, Mất Ngủ, Trẻ Em Gầy Yếu Chậm Lớn, Người Mệt Mỏi Hoa Mắt. Mắt Kém, Tóc Bạc Trắng.
GIA GIẢM THÊM: Mất Ngủ Khó Ngủ. Gia thêm: Lạc Tiên 10g Lá Dâu 16g Nhân Hạt Táo Ta 6g Củ Bình Vôi 10g Cây Xấu Hổ 10g ..
HO ĐỜM VIÊM PHẾ QUẢN Thêm. Vỏ Quất 6g Xạ Can 10g Bách Bộ 10g Gừng tươi 6g
ĐAU XƯƠNG KHỚP Thêm: Cỏ Xước 30g Cà Gai Leo 30g Tầm Gửi Gạo 20g Rể Cây Gấc 10g
ĐI TIỂU DẮT ĐAU BUỐT Thêm: Cây Mã Đề 16g Rể Bồ Quân 20g Vỏ Quả Chanh Ta 10g Cây Mía Dò 20g Cây Sậy 20g
VIÊM GAN VÀNG DA Thêm: Cà Gai Leo 20g Cây Ma Mân 16g Hoa Actisô 20g Dành Dành 10g
LẠNH HÀN TAY CHÂN Thêm: Vỏ Quế 10g Gừng khô 10g Quả Hồ Tiêu 6g ..
TÓC BẠC TRẮNG Thêm: Quả Dâu khô 30g Hà Thủ Ô 30g Cốt Toái Bổ 16g Hoàng Tinh chế 30g ..v.v.
TÁO BÓN Thêm: Nha Đam 10g Chút Chít 16g Muồng Trâu 16g
MẨN NGỨA, MỀ ĐAY Thêm: Ké Đầu Ngựa 10g Đơn Đỏ 16g Xác Ve 10g v.v..
ĐỘNG KINH, CO GIẬT Thêm: Giun Đất 10g Xác ve 8g Câu Đằng 10g Trúc lịch 8g v.v...
Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
THUỐC NAM TRỊ MẤT NGỦ
Đại Cương
A. Bệnh mất ngủ, Chứng mất ngủ có nhiều hình trạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.
Theo Đông y: Mọi sự mất cân bằng trong cơ thể, bao gồm cả những rối loạn, suy yếu về phương diện tình chí (tinh thần và tình cảm), đều có thể dẫn tới mất ngủ.
Để chữa trị chứng bệnh mất ngủ, cũng như mọi bệnh tật khác, Đông y thường tiến hành theo 2 phương hướng:
1. Căn cứ vào những biểu hiện, chứng trạng cụ thể, để phân bệnh thành một số loại hình (thường gọi là "thể bệnh"), rồi lựa chọn phép chữa, vị thuốc, bài thuốc, cho phù hợp với từng loại hình. Làm như vậy gọi là "Biện chứng luận trị", hoặc "Biện chứng thi trị".
2. Căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu và cơ chế phát sinh bệnh, mà xây dựng một số bài thuốc chung cho từng loại bệnh (bao gồm nhiều thể bệnh khác nhau). Làm như vậy gọi là "Biện bệnh luận trị".
Trước mắt, xin giới thiệu cách chữa mất ngủ theo phương pháp "Biện chứng luận trị":
Xi rô sen vông có thể thích hợp với người này, mà không thích hợp với người khác. Vì vậy, tốt nhất bạn nên căn cứ vào những trứng trạng cụ thể của mình, để nhận biết thể bệnh, rồi chọn dùng phép chữa, bài thuốc thích hợp. Sau khi đã chọn được bài thuốc thích hợp, bạn có thể chế thành xi rô thuốc, cho tiện sử dụng.
Bệnh mất ngủ thường được Đông y chia thành 3 thể bệnh như sau:
(1) Thể tâm tỳ lưỡng hư:
- Nguyên nhân:Đây là loại hình thường gặp nhất. Nguyên nhân chủ yếu do làm việc quá mệt nhọc, hoặc lo buồn, suy nghĩ quá căng thẳng, khiến cho tạng Tâm và tạng Tỳ bị hư tổn, mà sinh ra mất ngủ.
- Chứng trạng:Mất ngủ hoặc khó ngủ, hay ngủ mê, dễ tỉnh giấc, kèm theo những biểu hiện khác như sắc mặt không tươi hoặc đen sạm, tinh thần uể oải, hay quên, hồi hộp, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn, ăn uống không ngon miệng, người mệt mỏi, cơ bắp đau nhức, chất lưỡi nhợt, mạch nhỏ yếu.
- Phép chữa:Bổ dưỡng Tâm Tỳ.
- Bài thuốc thường dùng:Bá tử nhân (hạt trắc bách diệp, sao vàng) 6g, hoài sơn (củ mài, sao vàng) 12g, hạt sen (để cả tim, sao vàng) 12g, long nhãn 8g, lá dâu non 10g, lá vông 10g, táo nhân (nhân hạt táo, sao đen) 6g; sắc nước uống trong ngày.
(2) Thể âm hư hỏa vượng:
- Nguyên nhân:Thận âm hư tổn, Tâm hỏa quá thịnh, khiến cho âm dương trong cơ thể bị mất cân bằng, mà dẫn tới mất ngủ.
- Chứng trạng:Khó ngủ, hay ngủ mê, kèm theo các chứng trạng như buồn bực, dễ cáu giận, lo sợ vô cớ, đầu nặng, chóng mặt hoa mắt, tai ù, lưng gối đau mỏi, lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô khát, chất lưỡi đỏ, mạch nhỏ nhanh (tế sác).
- Phép chữa:Tư bổ Thận âm, thanh tâm giáng hỏa.
- Bài thuốc thường dùng:Đậu đen 20g, vừng đen 20g, lá vông bánh tẻ 12g, lá dâu non 12g, lạc tiên (dây và lá) 12g, thảo quyết minh (hạt muồng, sao cháy đen); sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
(3) Thể đàm tích:
- Nguyên nhân:Chức năng của Tỳ Vị (chức năng tiêu hóa) bị suy yếu, các chất cặn bã ứ đọng lại (sản vật chuyển hóa, Đông y gọi là "đàm tích"), lâu ngày hóa thành Hỏa, gây nhiễu động thanh khiếu (hoạt động thần kinh) mà gây nên mất ngủ.
- Chứng trạng:Mất ngủ hoặc khó ngủ, kèm theo các chứng trạng như dễ hoang mang, ngủ hay mộng, dễ tỉnh giấc, đầu nặng, mắt hoa, vùng thượng vị khó chịu, đau tức hai bên sườn, miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác trơn, nhanh.
- Phép chữa:Thanh nhiệt hóa đàm.
- Bài thuốc thường dùng:Hạt sen (để cả tim) 20g, táo nhân (sao đen) 8g, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 8g, hương phụ (củ gấu) 12g, la bạc tử (hạt củ cải) 8g, chi tử (dành dành) 10g, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g, cam thảo 6g; sắc nước uống trong ngày.
Cách chế xi rô thuốc:
Nếu như thuốc sắc cần uống ngay trong ngày, vì để lâu sẽ bị thiu mốc, thì xi rô có thể bảo quản lâu ngày, rất tiện sử dụng. Muốn tự chế xi rô, chỉ cần có 1 chiếc cốc đong (để đo dung tích) và 1 cái cân (để đo khối lượng).
Xi rô thuốc là dạng thuốc lỏng, trong đó đường chiếm một tỷ lệ cao, có thể pha chế theo 2 cách:
(1) Chế xi rô nguội:Với mỗi 100ml nước (hoặc dung dịch thuốc), cần thêm 180g đường kính; cho đường vào dung dịch, quấy cho đường tan hết; lọc qua túi vải, rồi đóng vào chai đã khử trùng, nút kín.
(2) Chế xi rô nóng:Với mỗi 100ml nước (hoặc dung dịch thuốc), cần thêm 165g đường kính; cho đường vào dung dịch, đặt lên bếp, vừa nấu vừa quấy cho đường tan hết. Chú ý: Khi gần sôi cần đun lửa nhỏ, để khỏi bị trào. Đun sôi, tới khi trên mặt có một lớp váng mỏng thì bắc xuống, lọc qua túi vải, để nguội rồi đóng vào chai đã khử trùng, nút kín.
Thí dụ:
- Bạn bị mất ngủ thuộc thể bệnh "Tâm tỳ lưỡng hư", thì có thể tự chế xi rô thuốc dùng trong 10 ngày như sau: Tăng khối lượng các vị thuốc lên 10 lần, theo tỷ lệ ghi trong bài thuốc.
- Cụ thể: Bá tử nhân 60g, hoài sơn 120g, hạt sen 120g, long nhãn 80g, lá dâu non 100g, lá vông 100g, táo nhân 60g; sắc với nước 3 lần, hợp 3 nước, cô lại còn 1000ml, rồi thêm 1650g đường kính, để nấu thành xi rô nóng. Lượng xi rô thuốc chia thành 10 phần, dùng mỗi ngày 1 phần, tiếp đó lại chia thành 3 phần nhỏ hơn, uống 3 lần trong ngày.
(Siêu Tầm Tham Khảo)
00. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI
Ung thư phổi là một bệnh gây tử vong rất nhanh cho bệnh nhân kể từ khi phát hiện ra. Xin giới thiệu một bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư phổi từ tài liệu dịch của nước ngoài:
DƯỢC LIỆU:
1.Cỏ lưỡi rắn (Tên khác là: Bách hoa xà thiện thảo: Cây đơn đòng, và Cóc mẫn và. Vương tái tô): 50-60 g
2.Bán chỉ liên: 30 g
3.Sa sâm: 30 g
4.Hoài sơn: 30 g
5.Ngư tinh thảo: ( Diếp cá ) 30 g
6. Thiên môn đông 9 g
7.Mạch môn đông :9 g
8.Xuyên bối mãu: 9 g
9. A giao: 9g
10. Tang diệp: ( Lá dâu ): 9 g
11.Phục linh: 12 g
12. Sinh địa hoàng: 15 g
13.Tam thất: 3 g
14. Quốc lão( Cam thảo ) 3 g
* Các vị đều là dược liệu dạng khô , riêng Vương tái tô và Ngư tinh thảo dạng tươi tôt hơn .
Cách chế: 14 vị dược liệu kể trên hợp thành 1 thang đổ ngập nước sắc kỹ còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc có tác dụng long đờm, tiêu độc, bài nùng, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư , tăng cường sinh lực giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư phổi rất tốt lại dễ tìm và giá lại không đắt thích hợp với nhiều người.
NƯỚC LÁ BÀNG CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG BƯNG MỦ LỞ LOÉT NGỨA HIỆU QUẢ
Đây là những kinh nghiệm thực tế sử dụng lá bàng chữa lành vết thương được rút ra từ độc giả sau khi đọc sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GSTS Đỗ Tất Lợi.
Năm 1983, tôi có đọc quyển “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và rất tâm đắc với nội dung “Cây bàng dùng để chữa sâu quảng: lá đun nước ngâm vết thương , búp sao lên, tán thành bột rắc ”. Tôi đã áp dụng thành công và xin kể lại 5 trường hợp điển hình sau.
Trường hợp 1: Năm 1983, khi tôi đi Liên xô thực tập 4 tháng về thì thấy con trai 2,5 tuổi chân bị lở tung với các mụn mủ có đường kính khoảng 1cm, bôi Xanh mêtylen đầy 2 chân. Chị tôi trông cháu ở nhà bảo “Bế đi khắp nơi rồi đấy mà không khỏi”.
Nhớ lại bài thuốc của thầy Đỗ Tất Lợi, tôi đun nước lá bàng đổ vào chậu rồi cho cháu ngâm lúc lắc chân trong đó khoảng 20 phút.Thật kỳ lạ, khi nhấc chân cháu khỏi chậu, tất cả các mụn ở chân không còn tý mủ nào cả (do tanin trong lá bàng đã kéo mủ ra ngoài chậu, để lại những vết loét rất sạch). Tôi bôi thuốc mỡ Cloroxít cho cháu, sau 1 tuần (mỗi ngày ngâm một lần cho đến khi các mụn se, khô) thì 2 bàn chân cháu trắng trẻo như chưa từng bị mụn bao giờ.
Trường hợp 2: Khoảng năm 1990, chú lái xe cơ quan tôi bị bỏng xăng 2 chân, từ đầu gối tới bàn chân. Tôi gặp chú ở Bệnh viện thấy hai chân đầy mủ, đau đớn. Vợ chú đã lấy bông và nước ôxi già rửa nhưng không sao lấy được mủ ra.Tôi mách bảo đi mua 2 xô to, mỗi ngày đun 2 xô nước lá bàng cho chú ấy ngâm lúc lắc chân trong đó. Kết quả, mủ tự ra, vết thương rất sạch kết hợp bôi thuốc Bệnh viện cho mà lành rất nhanh.
Trường hợp 3: Năm 2006, bác hàng xóm đã 70 tuổi bị lở hết trong miệng, lan vào trong họng, miệng lúc nào cũng há ra, mặt mũi nhăn nhó. Bác đã uống rất nhiều Vitamin C, PP, kháng sinh mà vẫn không khỏi.Tôi sang chơi, thấy vậy, mách bác lấy lá bàng non và búp lá bàng đun 1 ca nước rồi súc miệng. Bác đã làm vậy và chỉ 2 lần súc là khỏi.
Trường hợp 4: Năm 2007, khi dịch lở mồm long móng bùng phát, chú Ph. ở cơ quan nhà tôi có 6 con lợn gần 1 tạ sắp xuất chuồng thì bị lở mồm long móng. Tôi bảo với Ph., thú y họ làm gì cứ để họ làm còn mình thì ôm lá bàng về, chọn lấy lá bánh tẻ và lá non thôi (lá già không có nhựa đâu), đun một nồi to nước lá bàng, đẻ âm ấm rồi cứ 3 tiếng một lần lấy ca múc đổ vào mõm và chân cho lợn, thế nào chúng cũng khỏi thôi. Nếu có nhiều nước lá bàng thì đổ vào chuồng sát trùng càng tốt. Kết quả là sau một tuần, 6 con lợn đã khỏi và tôi được Ph. biếu 1kg cá dìa (loại cá cao cấp ở Huế).
Trường hợp 5: Một thầy giáo trường tôi bị vết ngứa và ra nước ở bụng dài 10cm, rộng 3cm rất khó chịu, đã bôi 27 tuýp thuốc mỡ mà không khỏi. Tôi đưa lá bàng cho thầy bảo đun nước rửa thử xem thế nào. Sau 2 lần rửa bằng nước lá bàng, vết thương đã khỏi hoàn toàn.
Tôi vô cùng biết ơn GSTS Đỗ Tất Lợi vì thầy đã cho tôi bài thuốc quý. Tôi cũng mong bài thuốc này được phổ biến rộng rãi để nhiều người biết mà áp dụng.
BÀI RƯỢU BÔI CHỮA HẠCH
a. Vị thuốc là ... chuột con còn đỏ chưa mở mắt... ngâm với rượu mạnh (ngâm nguyên cả ổ khoảng 4 - 5 con) ngâm lọ thủy tinh... sau 100 ngày mới dùng dùng được... rượu có màu vàng nhạt..
b. Dùng thoa lên hạch ngày 3 lần... hoặc xoa xong dùng giấy mỏng dán vào... khoảng 3 ngày sau hạch biến mất ... thần phương...
(không cho người bệnh biết rượu thuốc gì.... khi dùng chiết ra lọ riêng )
c. Nếu hạch ở nội tạng hoặc tràng hạch quanh cổ... hoặc chạy lung tung ... chỗ nào thoa được trực tiếp thì thoa... ... còn cho uống ... một thìa cà phê nhỏ .. khoảng 2 ml... uống ngày 2 - 3 lần ... uống 1 tuần ... hiệu quả bất ngờ...
Trên thế gian này luôn chứa đựng bao điều kỳ lạ rất khó giải thích.... phương thang này vô hại...
d. Năm trước có 1 bệnh nhân nữ bị chứng bệnh này.. dù đã chữa trị ở nước ngoài .. mà không khỏi ...lại nổi hạch nhiều hơn.. tôi dùng phương này.... bạn ấy khỏi hẳn ...sau dùng thêm thuốc xổ độc , thuốc bổ... hướng dẫn bài tập khí công của môn phái... bạn ấy xuống núi... hỏi ... thầy là phù thủy sao.... tôi cười... không phải... tôi biết gì làm nấy ... phước chủ may thầy thôi mà... bài thuốc này chỉ làm phước không nên lấy tiền bệnh nhân... thì mới hay... cũng không hiểu vì sao...
Theo: Đoàn Đình Thuấn
01. UNG THƯ – BÀI THUỐC CHỮA THẦN DIỆU
1. .Hạt ý dỹ: 30 gam.
2. Thiên niên kiện: 30 gam.
3. Bán chỉ liên: 30 gam.
4. Bạch hoa xà thiết thảo: 60 gam.
5. Rễ Bồ công anh: 50 gam.
6. Củ sả: 1 củ.
7. Bột nghệ: 50 gam.
8. Cà phê 50 gam.
9. Hạt tiêu đen: 10 gam.
Cách sử dụng:
Đổ 15 bát nước nấu thuốc trong 2 giờ rồi chắt nước để riêng ra. Đổ tiếp 10 bát nước nấu trong 2 giờ nữa, chắt lấy nước trộn với nước lần 1 để uống như uống trà.
Sự hiệu nghiệm của thang thuốc “thần kỳ” này còn được nhấn mạnh: “Chủ trị các bệnh ung thư. Các kết quả thử nghiệm cho thấy phương thuốc này chữa được bệnh: Ung thư đường ruột, ung thư gan, ung thư tử cung, ung thư dạ dày, ung thư phổi… chỉ cần uống vào sau 4 đến 6 giờ, đã thấy hiệu nghiệm kỳ lạ.
CHIA SẺ BÀI THUỐC " ĐẠI THIÊN NƯƠNG" CỦA NGƯỜI DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN LỤC YÊN- YÊN BÁI DO DÒNG HỌ HOÀNG LƯU GIỮ.
- Tại Huyên Lục yên, Yên Bái có một dòng họ Hoàng, lưu dữ bài thuốc " Đại thiên nương" dùng để đun nước uống hàng ngày giúp giải độc, thanh nhiệt, bảo vệ gan và đặc biệt chống khối u cho người bị u bướu.
- Các vị của bài thuốc như sau:
+, vỏ trám hồng
+, Đại thanh
+, Bùng bục
+, Ngái
+, Thiên thảo.
Về thành phần gam lượng của bài thuốc sau nhiều lần lấy không được chính xác do có thể kinh nghiệm dùng lâu đời như vậy, mức các vị từ 25-30g.
- Qua khảm nghiệm lam sàng ở những người ung thư giai đoạn muộn, có điều trị tây y hoặc không điều trị tây y mà bị bụng báng, tích nước bài thuốc có tác dụng đào thải rất tốt, làm xẹp bụng, chỉ số xét nghiệm sinh hóa ổn định, người bệnh ăn ngon, tiêu hóa tốt.
- Về khả năng kháng u chưa xác định chính xác mức độ kháng u ra sao, tuy nhiên người bệnh thấy cải thiện tình trạng thực thể.
Vậy kính chia sẻ cho ai quan tâm nghiên cứu có thể áp dụng hoặc nghiên cứu thêm.
- Tôi trong quá trình sưu tầm cây thuốc vị thuốc thấy đây là bài thuốc mà mình tâm đắc nhất có thể nó sẽ giúp các bạn chẳng may bị bệnh ung thư.
- Viện dược liệu cũng đã có đề tài khoa học nghiên cứu về bài thuốc này như vậy chứng tỏ công dụng của những bài thuốc trong dân gian rất đáng chú ý.
02. ĐAU RĂNG- THUỐC NAM CHỮA ĐAU RĂNG, SÂU RĂNG, NHỨC RĂNG
ĐAU RĂNG THEO ĐÔNG Y: Đau răng, trong Đông y gọi là "nha thống".
Theo Đông y: Nha thống có thể do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân) hoặc nguyên nhân bên trong cơ thể (nội nhân) gây nên. Ngoại nhân, chủ yếu do cơ thể suy yếu, sức chống bệnh suy giảm, "phong hỏa" (tác nhân gây bệnh) xâm nhập vào cơ thể mà gây nên bện. Còn nội nhân, có thể do "vị nhiệt" - tức nhiệt độc ứ đọng ở tràng vị (đường ruột và dạ dày), hoặc do "hư hỏa" - thứ "hỏa" do Âm dịch bị hư tổn, không đủ sức cân bằng với Dương khí, Dương khí hóa thành "hỏa" - mà gây nên bệnh.
Do đó, trên lâm sàng, để tiến hành biện chứng Luận trị, nha thống thường được chia thành 3 loại hình chính là "Phong hỏa nha thống", "Vị nhiệt nha thống" và "Hư hỏa nha thống". Bạn có thể căn cứ vào những biểu hiện cụ thể (triệu chứng) của bản thân, mà chọn dùng phép chữa, bài thuốc tương ứng như sau:
1. Phong hỏa nha thống:
- Triệu chứng: Răng đau kịch liệt, chỗ đau không sưng tấy, răng không lung lay hoặc chỉ hơi lung lay, có thể kèm theo sốt nhẹ; rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng; mạch sác (nhanh). Loại hình này hay gặp trong "viêm tủy răng cấp tính" hoặc "viêm chân răng cấp tính" theo chẩn đoán của Tây y.
- Chữa trị: Có thể sử dụng bài thuốc có tác dụng "trừ phong thanh nhiệt".
- Bài thuốc: Dùng kim ngân hoa 12g, liên kiều 8g, trúc diệp (lá tre hoặc lá trúc) 12g, kinh giới 8g, ngưu bàng tử 8g, đạm đậu xị 8g, cát cánh 6g, bạc hà 3g, cam thảo 3g, lô căn 15g; sắc nước uống thay nước trong ngày, liên tục 7-10 ngày.
2. Vị hỏa nha thống:
- Triệu chứng: Răng đau kịch liệt, chỗ răng đau và vùng miệng lân cận sưng tấy đỏ, lợi mưng mủ rỉ nước, có khi khó há miệng, có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao, miệng đắng, khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện thường táo; rêu lưỡi trắng dầy hoặc hơi vàng, mạch sác (nhanh). Loại hình này hay gặp trong "viêm chân răng cấp tính", "viêm chân răng mưng mủ" theo chẩn đoán của Tây y.
- Chữa trị: Có thể sử dụng bài thuốc có tác dụng "thanh vị tả hỏa".
- Bài thuốc: Sinh thạch cao 30g (đập nhỏ, sắc trước 30 phút), chi tử 10g, cát căn 10g, hoàng liên 6g, sinh địa 12g, đan bì 9g, thăng ma 6g; sắc nước uống trong ngày, liên tục 10-15 ngày.
3. Hư hỏa nha thống:
- Triệu chứng: Răng hơi đau, lợi răng không sưng thũng hoặc có ngòi, răng lung lay; kèm theo miệng khát nhưng không thích uống nước; lưỡi không rêu hoặc rêu trắng mỏng, mạch tế sác vô lực (nhanh nhỏ yếu). Loại hình này thường gặp trong bệnh "nha chu mạn tính" hoặc "viêm quanh răng mạn tính" theo chẩn đoán của Tây y.
- Chữa trị: Có thể sử dụng bài thuốc có tác dụng "tư âm giáng hỏa".
- Bài thuốc: Thục địa 12g, sinh địa 12g, sơn thù du 8g, sơn dược 8g, trạch tả 6g, đan bì 6g, phục linh 8g, vỏ núc nác 8g, ngưu tất 8g; sắc 2-3 nước, trộn đều 3 nước, cô lại còn khoảng 3 bát, chia ra 3 lần uống trong ngày vào lúc đói bụng, liên tục 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-4 ngày lại tiếp tục liệu trình khác.
Đây là dạng đau răng dai dẳng, cần kiên trì uống thuốc mới có thể khỏi hẳn. Tốt nhất, bạn nên đi khám Đông y, để được hướng dẫn cách gia giảm vị thuốc, cho thật phù hợp với thể tạng.
B. MỘT SỐ BÀI THUỐC (THAM KHẢO) CHỮA ĐAU RĂNG
Đau răng tuy không nguy hiểm, những rõ ràng khi phải chịu đựng cảm giác đau răng thì không dễ chịu chút nào.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị bệnh sâu răng. Cùng những bài thuốc được tổng hợp. để bạn đọc tham khảo:
Bài 1: Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sắc với 3 bát nước đến khi còn 2 bát; cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.
Bài 2: Vỏ thân cây xoài 3 phần, quả me chua 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau. Nhiều trường hợp đau răng sưng hết mồm miệng đã khỏi khi dùng bài này. Có người gọi đây là "thuốc thánh chữa đau răng".
Bài 3: Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng, sau một lúc sẽ hết đau (theo Thực trị bản thảo của Trung Quốc).
Bài 4: Lấy 20-30 g rễ bí ngô sắc nước uống.
Bài 5: Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính (gần thành than), tán thành bột mịn. Hồ tiêu sao giòn, tán thành bột (lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy máu hoặc chỗ bị sâu. Thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng, sâu răng.
Bài 6: Bột phèn phi 30g, đại hồi 10g, kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn tính 10g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín, dùng dần. Khi dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm tấy, chảy máu.
Bài 7: Dùng 2 hoặc 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (không được uống). Chỉ cần súc miệng 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.
Bài 8: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng mỗi thứ 50 g; rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng, đem đun cách thủy (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi), cho sôi trong 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (có súc miệng) trong 5-10 phút hoặc dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi.
Bài 9: Tỏi: Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. Cách làm: tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau.
Bài 10: Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. Giã nát gừng và đắp lên răng, làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy hiệu quả.
Bài 11: Nước chanh có thể massage cho răng và nướu nên sẽ làm dịu các cơn đau. Hơn nữa, chanh cũng tính axit cũng có thể kháng khuẩn.
Bài 12: Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.
Bài 13: Dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.
Bài 14: Cúc hoa vàng, lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3 lần.
Bài 15: Bồ kết: Lấy 1 quả đã khô đen, để cả hạt, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày (muốn có thuốc dùng ngay, đun nhỏ lửa trong vài phút). Khi dùng, nhấp ít một ngậm vào chỗ răng đau trong 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 – 3 lần.
Bài 16: Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.
Bài 17: Tiêu đen và húng quế: Sử dụng một ít tiêu đen và vài lá húng quế đã rửa sạch với liều lượng tương đương, nghiền thành chất bột sệt. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ giúp giảm đau.
Bài 18: Ngắt một cành của cây giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.
Bài 19: Hạt na đập ra lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ có công dụng giảm đau ngay. Vì hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn.
Bài 20: Cây Lá Lược Vàng chữa Đau răng, Khi bạn bị Đau răng, Chân răng cháy máu, Nhức răng. Bạn hái 5 Lá Lược Vàng, Rửa sạch. Bạn nhai nhá cùng với mấy hạt muối trắng. Ngày 4 lần. Sáng 1 lần. Trưa 1 lần. Chiều 1 lần. Tối 1 lần.
Bài 21: Vỏ Đại 100g Vỏ Núc Nắc 100g 100g Vỏ Bàng 100g, Rượu trắng 200 ml. 3 thứ Vỏ cây trên. Bạn cạo sạch lớp vỏ đen bên ngoài. Rửa sạch. Thái nhỏ phơi khô.. Ngâm vào chai Rượu 200 ml. Ngâm 10 ngày là dùng được. Ngậm ngày 3 lần. Sáng 1 lần. Trưa 1 lần. Tối 1 lần.
Bài 22: Rượu trắng Muối trắng chữa Đau răng. 1 chai Rượu trắng 200 ml. Muối trắng 40g, Ngâm chộn đều cho tan. Ngày bạn ngậm 3 lần. Sáng 1 lần. Trưa 1 lần. Tối 1 lần.
Lưu ý: Ngậm xong bạn phải nhổ bỏ, không được nuốt.
BÀI THUỐC 23: THUỐC NAM CHỮA BỆNH SÂU RĂNG- ĐAU RĂNG- NHỨC RĂNG- VIÊM CHÂN RĂNG- RĂNG MIỆNG.
Sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, lở loét miệng ...
( Ví dụ thuốc làm cho một gia đình; nếu làm cho một đơn vị, tập thể thì liều lượng cao hơn, dùng sao cho phù hợp).
THÀNH PHẦN Gồm Các Vị:
1. Búp Bàng hoặc Lá Bàng non: 300 ~ 400g
2. Vỏ quả Thạch lựu: 200 ~ 300g( mua quả ở chợ về ăn, sau lấy vỏ dùng),nếu không có vỏ Thạch lựu thì dùng số lương búp Bàng tăng gấp đôi để bù vào cũng được.
3. Hành Khô bóc vỏ: 200~300g.
4. Vỏ Cây Bàng: 400~500g ( cạo sạch lớp vỏ ngoài).
5. Phèn Chữa: 100 ~ 200g
6. Cây Hẹ Tươi 600g )
7. Nhục Quế: 200g ( Thêm 100~ 200g Quế chi cho thơm. Một hoặc cả ba vị này nếu ngâm cùng với các vị thuốc trên, thì công dụng của bài thuốc sẽ nâng lên rõ rệt.
1. CÓ 2 CÁCH CHẾ BIẾN: Ngâm rượu và đun sắc lấy nước.
a-Ngâm rượu.
Các vị thuốc đem rửa sạch, phơi se thuốc, cho vào một cái bình sạch, đổ rượu ngâm ngập từ 10 ~ 15cm.
Thuốc ngâm độ hai tháng thì dùng được. Mỗi khi dùng, lắc thuốc cho đều, chắt nước ra qua một miếng vải sạch để lọc cho sạch. Nước đó đổ vào chai La vi nhỏ để dùng dần.
Có thể pha thêm ít nước sôi để nguội cho thuốc bớt cay, nóng. Chai thuốc này lấy ra chỉ nên đủ dùng cho 1 ~ 2 tháng. Không nên dùng lâu, vì khi pha nước sôi thuốc sẽ giảm nồng độ.
Lưu ý: Bình thuốc cạn lại đổ rượu vào ngâm tiếp đến lần thứ 2. Thuốc hết làm tiếp bình thuốc khác.Thuốc làm phải sạch, càng để lâu càng tốt.
b-Đun, sắc lấy nước đặc( chủ yếu dùng cho trẻ em và người sợ rượu cay đắng).
Các vị thuốc khi đun bằng 1/2 các vị thuốc nói trên, cho nước ngập độ 3 đốt ngón tay, cho thêm ít muối ăn, Phèn chua 20g và Ngũ bội tử 20g (nếu có)để đun cùng. Thuốc đun sôi âm ỷ khoảng 2~3 giờ thì dùng được.
Thuốc đun xong để cho nguội, cũng dùng vải sạch để lọc cho sạch nước thuốc. Loại thuốc này vì không ngâm với rượu nên không thể lâu được. Vì vậy hãy đóng vào các chai hoặc lọ để ở tủ lạnh dùng dần.
2- CÁCH SỬ DỤNG:
a. Đối với người lớn: Mỗi khi thấy có hiện tượng bị các bệnh như: Sâu răng, viêm bọng răng, chảy máu chân răng, răng lung lay, đau nhức chân răng, lở loét miệng…lấy thuốc ra, đổ vào 2 ~ 3 nắp chai Lavi để ngậm và xúc miệng từ 5~ 10 phút, xong rồi nhổ đi.
Ngày ngậm thuốc từ 1 ~ 2 lần, ngậm sau khi ăn uống. Nên ngậm thuốc vào các thời điểm như: Sáng sớm sau khi đánh răng xong, trước khi ăn khoảng 1 giờ và trước khi đi ngủ về ban đêm. Sau khi ngậm thuốc không nên ăn hoặc uống cái gì tiếp theo.
Theo định kỳ, có thể từ 1~ 2 tháng một lần ngậm thuốc để diệt khuẩn và phòng các bệnh về răng - miệng.
Ngậm thuốc có tác dụng diệt được vi khuẩn bám ở tất cả các vị trí trong răng, miệng. Do đó, dùng phương pháp này để phòng và chữa bệnh răng - miệng là có hiệu quả nhất.
B. Đối với trẻ em: Nên dùng loại thuốc đã đun để ngậm, xúc miệng (nếu dùng thuốc ngâm rượu, pha thêm nước sôi để nguội, với liều lượng nhiều hơn người lớn để bớt cay, đắng).
Với các cháu lớn tuổi, bố mẹ các cháu nên thường xuyên động viên và hướng dẫn cách ngậm thuốc cho các con, để phòng và chữa bệnh về răng - miệng.
Đối với các cháu bé, khi các cháu ngủ say, cha mẹ các cháu hãy dùng que bông sạch, thấm vào thuốc đã đun, bôi vào những chiếc răng bị sâu và xung quanh chân răng, cả hai hàm cho các cháu.
Lưu ý: Loại nước thuốc ngâm rượu, ngoài chữa bệnh các về răng - miệng, còn có thể dùng để chữa được một số bệnh như sau:
-Dùng để uống: Chữa sôi bụng, ăn uống không tiêu, bị tiêu chảy.
-Dùng bôi chữa bệnh ngoài da: Ghẻ lở, hắc lào, vết thương bị nhiễm trùng.
-Pha thêm một phần tư nước sôi để nguội, còn chữa các bệnh: Đau mắt, ngứa mắt; viêm, tắc mũi; ngậm nuốt từ từ chữa viêm họng, ngứa họng…
- Mỗi người nên cho thuốc vào một chiếc lọ nhỏ, có thể luôn mang đi bên mình, khi cần là có thuốc dùng ngay.
- Bài thuốc trên có thể áp dụng tốt cho mọi đối tượng, các thế hệ là người Việt Nam, hoặc cả người nước ngoài. Đặc biệt là các cháu mẫu giáo, học sinh các trường phổ thông, chuyên nghiệp; những chiến sĩ thuộc các đơn vị trong lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nơi biên cương, hải đảo.
-Trong quá trình chế biến và sử dụng thuốc, các độc giả có vấn đề gì cần trao đổi hoặc có nhận xét gì hãy liên hệ với Lương y theo:
Email:
02. THUỐC CAM RĂNG
Chữa cam mũi đỏ, răng chảy máu, hôi miệng, chốc lở loét chảy nước vàng.
Bài Thuốc: Thanh đại 80g
Phèn chua phi 60g
Ngũ bội( sao vàng)20g
Mai hoa 8g
Long não 8g
Cách Bào Chế: Các vị tán bột. Mũi đỏ rửa sạch, bôi và thổi vào trong mũi. Răng chảy máu, miệng hôi, trước khi sát thuốc phải xỉa răng và súc miệng bằng nước muối cho sạch rồi mới sát thuốc. Chốc lở phải đun nước nóng rồi cho một nhúm muối vào rồi để nguội, rửa sạch, thấm khô sẽ rắc. Kiêng ăn các thứ tanh, của nếp. Nếu ăn bệnh sẽ hay tái phát, lâu khỏi. Kết quả 90%.
MỒM MIỆNG LỠ LOÉT Ở TRẺ EM
Bài Sát Trùng Tiêu Độc Tán:
1. Thành phần bài thuốc:
1. Bồ hoàng: 40g
2. Hàn the: 60g
3. Hoàng bá: 40g
4. Mai phiến: 40g
5. Nhân trung bạch: 40g
6. Thanh đại: 40g
2. Công năng - Tác dụng:
Sát trùng tiêu độc, giải độc, cầm máu tiêu viêm, thanh nhiệt lương huyết, giáng hỏa táo thấp, giảm đau.
3. Chủ trị: Trẻ em mồm miệng lở loét đau không bú được.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc tán thành bột mịn, trộn đều, bôi vào những chỗ lở loét trong miệng bệnh nhi, ngày bôi 3-4 lần. Khoảng vài giờ sau khi bôi thuốc, trẻ có thể ngậm vú thấy dịu đau và bú được.
CÁC BÀI THUỐC TRỪ TRÙNG TÍCH
Có tác dụng trừ giun sán, chống các cơn đau bụng và tiêu tích trệ do ký sinh vật gây nên ở đường tiêu hóa
Có tác dụng trừ giun sán, chống các cơn đau bụng và tiêu tích trệ do ký sinh vật gây nên ở đường tiêu hóa.
Ô MAI HOÀN
(Thương hàn luận)
-Ôn tạng yên trùng
Ô mai
300 quả
Yên trùng chỉ thống (quân)
Can khương(干姜)
400g
Ôn tạng khử hạ hàn
Tế tân(细幸)
80g
Ôn tạng khử hạ hàn, khử trùng
Quế chi(桂枝)
80g
Ôn tạng trừ hàn
Xuyên tiêu
160g
Ôn tạng khử hàn, khử trùng
Hoàng liên(黄连)
600g
Thanh nhiệt khu hạ trùng
Hoàng bá (黄柏)
240g
Thanh nhiệt khu hạ trùng
Phụ tử chế(附子制)
240g
Ôn tạng trừ hàn
Nhân sâm(仁参)
40g
Đại bổ nguyên khí
Đương quy(当归)
160g
Bổ huyết hòa huyết
Cách dùng: Các vị thuốc trên tán thành bột mịn, trộn đều. Riêng vị Ô mai tẩm với giấm 50% ngâm qua đêm, loại bỏ hột, đánh nát, nấu chín, hòa với bột nói trên thêm mật làm hoàn, mỗi lần uống 9g, ngày uống 3 lần, uống lúc bụng đói, uống với nước ấm. Cũng có thể dùng dạng thuốc thang theo liều thích hợp.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa chứng đau bụng do giun đũa, người bức rức muốn nôn, hoặc ăn vào nôn ngay, có khi nôn ra giun, chân tay lạnh, co quắp, viêm đại tràng mãn tính do kiết lỵ.
Chữa viêm túi mật, giun chui ống mật (thêm Sử quân tử, Khổ luyện căn bì, Phỉ tử thì sức khu trùng càng tăng mạnh), tắc ruột vì giun đũa.
PHÌ NHI HOÀN(肥儿丸)
-Sát trùng, tiêu tích, kiện tỳ
Thần khúc(神曲)
200g
Kiên kỳ tiêu thực
Mạch nha(麦芽)
100g
Kiện tỳ ích vị
Nhục đậu khấu(肉豆蔻)
100g
Kiện tỳ tiêu thực
Hoàng liên(黄连)
200g
Thanh nhiệt khử trùng
Sử quân tử(使君子)
100g
Khu trùng
Binh lang(槟榔)
10g
Khu trùng
Mộc hương(木香)
40g
Lý khí kiện tỳ
Cách dùng: Tán bột làm thành hoàn 4g/ hoàn. Trẻ em từ 1-4 tuổi, uống 1 viên/ ngày, trong 5 ngày liêm tục, từ 5-7 tuổi, uống 2 viên/ ngày, uống 5 ngày liên tục.
Ứng dụng lâm sàng: Trẻ em có giun nhiều (bụng ỏng, đít teo, da xanh...)
PHÌ NHI CAM TÍCH HOÀN
(肥儿疳积丸)
-Ôn bổ tỳ vị, trừ giun
Ý dĩ nhân (薏苡仁)
40g
Kiện tỳ tiêu tích
Hoài sơn (怀山)
40g
Kiện tỳ tiêu tích
Liên nhục (连肉)
30g
Kiện tỳ tiêu tích
Sơn tra(山楂)
20
Kiện tỳ tiêu tích
Bạch biển đậu (白扁豆)
40g
Kiện tỳ tiêu tích
Thần khúc(神曲)
16g
Kiện tỳ tiêu tích
Đương quy(当归)
200g
Bổ huyết hành khí chỉ thống
Sử quân tử使君子)
30g
Trừ giun đũa
Gạo nếp rang
100g
Kiện tỳ ích vị
Cách dùng: Tất cả sao vàng tán bột, viên bằng hạt nhãn. Trẻ em 1-5 tuổi, uống 5-8 viên/ngày. Từ 5-10 tuổi, uống 10-15 viên/ngày.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa trẻ em có giun, người gầy yếu, ăn kém, bụng ỏng.
03. CỐM BỔ TỲ CHO TRẺ EM
(Khoa Nhi Viện Đông y Hà Nội)
Thành Phần:
1. Bạch biển đậu sao 200g
2. Ý dĩ nhân sao 200g
3. Hoài sơn sao 200g
4. Đảng sâm sao 200g
5. Cốc nha 100g
6. Liên nhục (bỏ tim) 100g
7. Nhục khấu 30g
8. Trần bì 30g
9. Sa nhân 30g
Cách dùng: Trần bì, Sa nhân, Nhục khấu sắc nước, các vị khác tán bột mịn, hòa nước thuốc cùng ít mật đường, làm thành dạng cốm.
Tác Dụng: Chủ yếu là kiện tỳ, hành khí, tiêu thực.
Chữa trị: Trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài có kết quả tốt.
04. CHỮA TẮC TIA SỮA
A. Thành Phần:
1. Bán hạ 12g
2. Bạch linh 12g
3. Cam thảo 8g
4. Mộc thông 16g
5. Tạo giác thích (tươi)10g
6. Thổ phục linh 16g
7. Trần bì 13g
Xuyên sơn giáp (sao phồng)16g
2. Công Năng-Tác Dụng:
Táo thấp hóa đờm, lý khí hòa chung, kiện tỳ nhuận phế, lợi tiểu tiêu đờm phá tích, khai thông nhũ đạo (thông tia sữa).
3. Chủ trị
Tắc tia sữa ở người béo bệu do đờm (phì nhân đa đờm).
4. Cách sử dụng và liều lượng
Các vị thuốc trên cho vào siêu, sắc 2 lần, mỗi lần sắc đổ vào 500ml nước, sắc cạn lấy 150ml. Trộn lẫn nước sắc lần 1 với nước sắc lần 2, chia làm 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
05. CHỮA VIÊM TINH HOÀN
Trong những năm làm thuốc tôi đã chữa khỏi một số bệnh nhân khỏi bệnh rất cao mà tôi tâm đắc. Có bệnh nhân đã dùng kháng sinh 10 ngày không đỡ sau đó dùng thuốc của tôi sau 2 ngày giảm bệnh. Tôi xin giới thiệu bài thuốc dưới đây để bạn bè đồng nghiệp nghiên cứu chao đổi và đóng góp.
I. Nguyên nhân cơ thể sinh bệnh
Hai đương kinh can và kinh thận đi vòng quanh vùng hội âm và tinh hoàn.
A.Do ngoại cảm lục dâm, độc tà sâm nhập vào hạ tiêu ảnh hưởng đến can thận.
B.Do thấp nhiệt lâu ngày ở hạ tiêu làm cho tinh hoàn sưng nóng đỏ đau.
C.Do ăn nhiều chất cay nóng, uống rượu lâu ngày, cơ thể nhiệt mặc đồ lót quá trật, thấp nhiệt uất kết tại tinh hoàn gây sưng đau.
- Nếu bệnh không điều trị kịp thời sưng nóng đỏ đau hóa thành mủ ảnh hưởng đến cuộc sống bệnh nhân.
II. Biện trứng luận trị
1. Thấp nhiệt ở hạ chúng và hạ tiêu.
A. Triệu chứng lâm sàng, tinh hoàn căng tắc ấn vào đau bụng dưới đau. Mạch huyền, sác, tiểu tiện vàng, đại tiện táo.
B. Phương pháp điều trị: Thanh thấp nhiệt lợi thấp
Bài Thuốc Gồm Có:
1. Cây cối xay 16g
2. Thổ phục 16g
3. Vỏ núc nác 16g
4. Cỏ sước 12g
5. Nhân trần 16g
6. Chi tử 8g
CÁCH DÙNG: Một gói thuốc cho nước chìm bã sắc còn 1 bát uống, sắc uống 3 lần /ngày mỗi ngày một thang.
2. Can kinh thấp nhiệt
a) Triệu chứng lâm sàng: Tinh hoàn sưng nóng đỏ đau, da căng bóng sốt sợ lạnh miệng khát, đau đầu buồn nôn bụng dưới đau tức người mệt mỏi không đi lại được mạch huyền, hoạt, tiểu vàng, đại tiện táo.
b) Phương pháp điều trị:
Sơ can lý khí hóa ứ tán kết
Bài thuốc: Long đởm tả can thang gia vị:
1. Long đởm thảo 12g
2. Trạch tả 12g
3. Sài hồ 16g
4. Hoàng cầm 16g
5. Mộc thông 12g
6. Chỉ sác 12g
7. Chi tử 8g
8. Xuyên quy 16g
9. Ngưu tất 12g
HƯỚNG DẪN: Một gói thuốc cho nước chìm bã sắc còn 1 bát uống, một gói sắc 3 lần uống trên một ngày, mỗi ngày một thang.
Nếu có cục cứng khó tiêu gia thêm Tam lăng 12g, Nga truật 12g
- Cả 2 bài thuốc trên uống trong.
- Thuốc đắp ngoài gồm có: bột Đại hoàng 100g, Lòng trắng trứng gà 2 quả. Tranh 1 quả nước vừa đủ trộn để đắp ngoài khi thấy thuốc khô thay thuốc khác đắp tiếp.
- Thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày khỏi.
c) Kiêng kỵ: Không ăn chất cay nóng đồ rán nướng, thịt gà, thịt chó, thịt dê hạn chế đi lại.
ỈA CHẢY- MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA ỈA CHẢY
BÀI 1. Công thức:
1. Khổ luyện (bỏ vỏ, lấy nhân sao vàng)200 gr
2. Rộp ổi (sao vàng)300 gr
3. Búp ổi (sao vàng)300 gr
4. Hạt vải (sao vàng)400 gr
5. Hoè hoa (sao vàng)250 gr
Các vị sao xong, quét sạch đất, đổ úp thuốc xuống cho nguội, đem tán thật nhỏ, giây kỹ cho mịn. Dùng nước lã đun sôi luyện với thuốc bột, viên bằng hạt đỗ xanh, phơi khô cho vào lọ, bảo quản khỏi mốc.
Cách dùng:
Trẻ em từ 1 đến 3 tháng mỗi lần uống 6 viên.
Trẻ em từ 4 tháng đến 1 năm mỗi lần uống 8 đến 10 viên.
Trẻ em từ 1 năm đến 3 năm mỗi lần uống 12 đến 15 viên.
Tuỳ tuổi lớn nhỏ, từ 3 năm trở lên uống tăng lên, mỗi lần từ 15 đến 20 viên.
Người lớn mỗi lần uống 30 viên.
Chú ý: Bài này chủ trị các loại ỉa chảy.
Nếu nhiệt thì dùng thuốc với nước lã đun sôi, hoặc nước chè, nước vối.
Nếu hàn thì nước gừng, lấy 3 nhát pha hãm với nước sôi làm thang uống với thuốc.
Nếu trẻ em bé quá, không chiêu nuốt được thì ngâm thuốc cho bở ra, nghiền nhỏ, đổ cho uống.
BÀI 2. Phương thuốc :
1- Nam mộc hương (cạo vỏ ngoài sao)3 lạng
2- Hoàng nàn (ngâm nước gạo đặc 1 đêm cạo sạch vỏ
vàng để khô sao)2 lạng
3- Thảo quả (sao)1 lạng
4- Can khương (sao qua)1 lạng
5- Hoắc hương (sao)1 lạng
6- Lá ổi tàu (thứ lá soăn)1 lạng
Cách bào chế :
Các thứ trên đem tán nhỏ, rây kỹ luyện với hồ tẻ, viên to bằng hạt đậu đen.
Cách dùng :
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi mỗi lần uống 2 viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 giờ
- Từ 4 - 7 tuổi mỗi lần uống 4 viên. Cách uống như trên
- Từ 8 - 12 tuổi mỗi lần uống 6 viên. Cách uống như trên.
- Người lớn uống mỗi lần 20 viên. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần cách nhau 4 giờ.
- Uống với nước chè hoặc nước nóng.
- Nên nuốt đừngnhai vì rất đắng.
- Nếu trẻ bé quá không nuốt được thì hòa với nước nóng dỗ cho uống.
- Uống vài ba lần thấy thôi không đi nữa thì ngừng không cho uống nữa .
Chú ý:Hoàng nàn có chất độc không được uống quá liều lượng.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
- Chủ trị: Các chứng ỉa chảy và tả (trong thời kỳ có dịch tả đã chữa rất nhiều người khỏi). Chữa cả đầy bụng, đau bụng.
- Trâu bò bụng trướng, có bệnh uống cũng khỏi.
- Kỵ thai, có mang cấm dùng.
- Kiêng ăn các chất tanh, sống, dầu mỡ, các thức ăn chậm tiêu như trứng vịt … Các chất hoa quả, đường mật …
- Nếu uống quá nhiều, quá liều lượng có phản ứng như: say rượu và giật gân. Có phản ứng thì sắc cam thảo lấy nước uống là khỏi ngay.
Nhận xét - Kết quả:
- Đã chữa trên 2000 người
- Kết quả 90%.
BÀI 3. Phương thuốc :
1- Hoàng đàn (ngâm nước gạo 24h cạo sạch vỏ,4 lạng
phơi khô sao vàng)
2- Xương truật(ngâm nước gạo 1 đêm, phơi khô, sao vàng)2 lạng
3- Bán hạ (tẩm nước gừng, sao vàng sẫm)2 lạng
4- Bạch linh 5 đồng
5- Trần bì 1 lạng
6- Cam thảo 1 lạng
7- Sa nhân 1 lạng
8- Đại hồi (không sao)5 đồng
9- Đinh hương (không sao)5 đồng
10- Bắc mộc hương (phơi khô không sao)1 lạng
11- Bạch đậu khấu 5 đồng
12- Binh lang 1 lạng
Cách Bào Chế:
Trừ Mộc hương, Đinh hương, Đại hồi không sao còn các vị khác sao vàng, tán nhỏ, luyện với hồ tẻ, viên bằng hạt đậu xanh.
Cách Dùng:
- Trẻ em 3 tháng tuổi uống nửa viên.
- 7 - 8 tháng uống mỗi lần 1 viên.
- Trẻ em 1 năm tuổi mỗi lần uống 2 viên.
- Người lớn mỗi lần uống 15 - 20 viên tùy người khỏe hay yếu.
- Ngày uống 3 - 4 lần.
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng :
- Chủ trị các chứng sơ tả, sơ lỵ
- Cấm kỵ: Đàn bà có thai không được uống
- Kiêng: các đồ tanh, dầu mỡ, đồ nóng, các thứ lâu tiêu
- Không phản ứng nếu dùng cho đúng liều lượng
Nhận xét - Kết quả :
Đã chữa mỗi tháng 15 - 20 người
Kết quả 80 - 90%.
BÀI 4. Cát - căn trị - Lỵ - tán.
1. Cát căn 1 đồng 5 phân
2. Khổ sâm (tẩm rượu sao)5 phân
3. Trần bì 1 đồng
4. Xích thược 1 đồng 2 phân
5. Sơn tra nhục 1 đồng 2 phân
Tất cả tán nhỏ sắc uống lúc thuốc còn nóng, nếu trong người nhiệt nhiều, hơi nóng bốc mạnh thì giã thêm 5 phân Xuyên hoàng liên chữa đau kiết lỵ khi mới phát, dù đi ra máu hay ra mũi trắng đều uống được cả. Ngày 1 thang cho vào ấm đất đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày trước bữa ăn 30 phút. Khi thuốc còn ấm trong 15 ngày khỏi.
Kiêng kỵ:
Các chất tanh, cua, cá, ốc, ếch…..
Ngoài ra bệnh độc lỵ: Chưa khỏi mà hậu môn lúc nào cũng thấy bực bực muốn đi ngoài, thời cho uống:
BÀI 5. HOÀN KIẾT LỴ
Bài Thuốc:
Bắc khổ luyên tử (sao ròn, bóc vỏ, lấy nhân)40g
Xuyên hoàng liên (chọn thứ vàng và cứng, rửa sạch, bỏ tua nhỏ, sao vàng 40g
Hòe giác (dùng cả quả và hạt)40g
Đại hoàng (dùng củ có vân, thái mỏng, sao vàng)40g
Bạch biển đậu (dùng hạt, bỏ vỏ, sao vàng)40g
Hương nhu (dùng cả cây và lá, sao có mùi thơm)40g
Bắc mộc hương ( dùng thứ mềm có dầu, thái mỏng, sao vàng) 40g
Cam thảo ( dùng thứ già vàng, nướng kỹ, thái mỏng)40g
Những vị trên phơi khô, tán bột, luyện nước cơm viên to bằng hạt bắp.
Ai bị kiết lỵ có đờm hoặc máu, quặn đau bụng, đi ít một, hoặc tự chảy, mót đi luôn. Trẻ em từ 1 đến15 tuổi, cứ mỗi tuổi 1 viên. Từ 16 tuổi trở lên mỗi lần uống 50viên, cách 3 giờ uống 1 lần, ngày uống 4 lần, đêm uống 4 lần, thang bằng nước chè. Kết quả rất tốt, đạt 90%.
BÀI 6: CHỮA ỈA CHẢY
Phương thuốc:
1. Thảo quả (nướng cháy vỏ ngoài)1 đồng cân
2. Hồi hương 2 đồng cân
3. Quế chi 2 đồng cân
4. Xuyên khung 5đồng cân
5. Hồ tiêu 1đồng cân
6. Xuyên quy 5 đồng cân
7. Hoắc hương 3 đồng cân
8. Hậu phác 3 đồng cân
9. Cam thảo 3đồng cân
10. Trần bì (sao qua) 3 đồng cân
11. Kinh giới 5 đồng cân
12. Mộc hương bắc 1đồng cân
13. Đinh hương 1/4 đồng cân
14. Bạch phàn 1 đồng cân
15. Hoat thạch 1 đồng cân
16. Ngô thù 20 cái
Cách bào chế :
Các vị khác để sống phơi nắng cho khô, tán nhỏ, giây kỹ làm thuốc bột, cho vào lọ nút kín dùng dần.
Cách dùng :
Trẻ em từ 1 tuổi trở xuống uống mỗi lần 1 đồng cân .
Từ 1 tuổi trở lên mỗi lần uống 1,5 đồng cân
Người lớn uống mỗi lần 1 thìa cà phê
Ngày uống 3 lần. Uống với nước đun sôi hoặc nước chè. Uống trước hoặc sau khi ăn cơm cũng được.
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng :
- Chủ trị : Bệnh đau bụng, đi ỉa, thượng tổ hạ tả. Không cứa hàn hay nhiệt, người lớn trẻ em đều uống được
- Cấm kỵ : Đàn bà có mang không được uống.
- Kiêng ăn đồ tanh, sống, lạnh, khó tiêu.
- Không phản ứng
Nhận xét - Kết quả :
Đã chữa được khoảng 50 người.
Kết quả 80%.
7. CHỮA ỈA CHẢY 18
Người trình bày: Trương Văn Điệp - Đại Yên - Ngọc Hà - Ba Đình
Lịch sử phương thuốc: Tự nghiên cứu. Bản thân đã áp dụng 30 năm.
Phương thuốc :
1- Lá phèn đen 2 lạng
2- Lá sa nhân 1 lạng
3- Lá ổi tầu 1 lạng
4- Lá bông má đề 1 lạng
5- Lá mơ tam thể 1 lạng
6- Bấc trắng 5 đồng cân.
Cách bào chế :
Các vị trên sao vàng, tán nhỏ, giây kỹ cho vào lọ đậy kín dùng dần. Thuốc để trong 1 tháng còn tốt, nếu để quá 1 tháng thì hết tác dụng, không công hiệu.
Cách dùng :
Cách 4 giờ lại dùng 1 thìa cà phê hòa mới nước cơm hay nước cháo (nước cơm: khi cơm gần cạn mới chắt ra bát. Cho thuốc vào nước cơm, lại để thuốc vào trong nồi cơm hấp, khi nào cơm chín thì mang thuốc ra dùng)
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng :
- Chủ trị: Trẻ em ỉa chảy đi tóe ra nước hoặc phân xanh, mùi hôi.
- Kiêng thức ăn tanh, đồ để cách đêm.
- Không phản ứng.
Nhận xét - Kết quả :
- Hàng tháng chữa độ 6, 7 em.
- Kết quả : 80%
THỔ TẢ 17
Người trình bày :Nguyễn Thị Thìn - Mạch Lũng - Dân Chủ - Đông Anh.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời . Bản thân đã áp dụng 45 năm.
Phương thuốc :
Thuốc sắc :
1- Lá hoắc Hương 1 lạng
2- Lá bìm bìm (sao hạ thổ) 2 lạng
3- Hạ khô thảo (sao hạ thổ) 1 lạng
4- Rộp cây ổi 1 lạng
5- Lá ngải cứu (sao vàng hạ thổ) 2 lạng
6- Bông mã đề 1 lạng
7- Búp tre 1 nắm
8- Tinh tre (cạo vỏ xanh ngoài lấy tinh trắng bên trong) 1 lạng
Thuốc bột:
1- Hoa hòe (sao vàng) 1 lạng
2- Xa nhân 1 lạng
3- Vỏ quả lựu 2 đồng cân
Thuốc xoa:
Quế chi, Hoa hồi, gừng sống mỗi thứ 1 dúm giã nhỏ. Hòa thang rượu để xoa.
Thuốc dắp:
Hành củ 3 củ, muối ăn 1ít, 2 thứ sao lẫn .
Long não, Thanh đại mỗi thứ 1 ít.
Cả 4 thứ hợp lại giã nhỏ để đắp.
Cách dùng :
Thuốc bột:
Trẻ em từ 1 - 3 tuổi uống 1/2 thìa cà phê
Trẻ em từ 4 - 10 tuổi uống 1 thìa cà phê
Thuốc sắc:
Các thứ cho sắc thật đặc mỗi lần dùng 1/2 chén con hòa với thuốc bột trên để uống, ngày uống 6 lần, uống lúc đói .
Nếu bụng đau thì dùng thuốc xoa hòa rượu thang xoa khắp vùng bụng.
Dùng thuốc xoa mà bụng vẫn đau thì lấy thuốc để đắp vào rốn buộc chặt lại thấy đi đái thì thôi.
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng :
- Chủ trị: Trẻ em thượng thổ hạ tả.
- Kiêng ăn đồ đông lạnh, ngọt, chất tanh, sống.
- Không phản ứng
Nhận xét - Kết quả :
- Đã chữa khỏi trên 2000 người.
- Kết quả : 80%.
6. CHỮA ỈA CHẢY VÀ ĐAU BỤNG
Phương Thuốc:
1. Trần bì (sao vàng) 5 đồng cân
2. Bán hạ chế 5 đồng cân
3. Trích thảo 3 đồng cân
4. Bạch chỉ 3 đồng cân
5. Đại phúc bì 5 đồng cân
6. Sa Nhân 5 đồng cân
7. Chế Hương phụ 3 đồng cân
8. Hậu phác 5 đồng cân
9. Bắc mộc hương 3 đồng cân
10. Sơn tra (sao vàng) 5 đồng cân
11. Mạch nha (sao vàng) 5 đồng cân
12. Cát cánh 3 đồng cân
13. Tiêu khương 3 đồng cân
14. Trầm hương 5 đồng cân
15. Bạch linh 1 lạng
16. Tía tô (phơi khô) 2 lạng
17. Hoắc hương (phơi khô) 3 lạng
18. Xương truật (sao) 1 lạng
Cách Bào Chế: Các vị trên tán nhỏ giây kỹ, luyện với hồ tẻ, viên bằng hạt ngô.
Cách Dùng: - 1 tuổi mỗi liều 1 viên
- 2 tuổi trở lên mỗi liều 2 viên
- Người lớn mỗi liều 10 viên
- Ngày uống 2 lần với nước vối
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng:
- Chủ trị đau bụng, đầy bụng, ỉa chảy.
- Kiêng quả xanh, rau sống.
- Không phản ứng.
Nhận xét - Kết quả :
Mỗi năm chữa cho khoảng 200 người
Kết quả 80%
07. CHỮA THỔ TẢ 2
Phương Thuốc:
1. Sơn tra (sao đen)1,5 đồng cân
2. Bắc mộc hương (để sống)3 phần
3. Xuyên hậu phác (để sống)5 phần
4. Túc xác(để sống) 1,5 đồng cân
5. Phòng đảng (sao vàng)1 đồng cân
6. Bạch truật (tẩm hoàng thổ sao)1,5 đồng cân
7. Bạch đậu khấu (để sống)1 đồng cân
8. Cam thảo (nướng) 5 phần
9. Hoắc hương (để sống)5 phần
10. Đinh hương (để sống)3 phần
Cách Bào Chế: Các vị trên cho vào siêu, nước đầu cho 1 bát rưỡi nước sắc lấy 1 chén, nước thứ 2 cho 1 bát nước lấy 1 chén, nước thứ 3 cho lưng bát lấy lưng chén (sắc 3 lần)
Cách Dùng:
Sắc được nước nào uống nước đó. Ngày uống 3 lần.
Uống thấy không nôn nữa, ỉa chảy chỉ thì thôi không uống nữa.
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng :
- Chủ trị: bệnh thượng tổ, hạ tả .
- Kiêng ăn các thứ sào rán các chất tanh và lâu tiêu
- Không phản ứng
Nhận xét - Kết quả:
Chữa được cho 500 người
Kết quả 60 - 70%.
ỈA CHẢY ĐAU BỤNG
Lịch sử phương thuốc :Gia truyền 4 đời . Bản thân áp dụng trên 40 năm .
Phương thuốc :
1- Vỏ rụt ( bỏ sạch vỏ ngoài - Nam mộc hương )1 cân
2- Vỏ bưởi đào 5 lạng
3- Vỏ quýt 5 lạng
4- Vỏ lựu 3 lạng
5- Vỏ và hạt vải 3 lạng
6- Hoa hòe 5 lạng
Cách Bào Chế:
Các vị tán nhỏ sao kỹ thật vàng, không phải hạ thổ, tán nhỏ giây kỹ dùng bánh đúc làm hồ luyện, bánh đúc tùy theo thuốc nhiều ít mà cho, khi luyện thấy mịn viên được là tốt. Thuốc viên to bằng nửa hạt ngô.
Cách Dùng :
- Trẻ em 3 - 4 tuổi uống 15 viên 1 lần, ngày uống 2 lần.
- Người lớn uống mỗi lần 30 viên, uống 2 lần 1 ngày.
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng:
- Chủ trị: Đau bụng, đầy bụng, ỉa chảy.
- Người lớn thổ tả hoặc tả lỵ uống thuốc này cũng khỏi.
- Kiêng các thứ sống tạnh .
- Không phản ứng .
Nhận xét - Kết quả :
- Mỗi tháng trung bình chữa 35 người .
- Khỏi 90%.
08. ĐIỀU KINH BỔ HUYẾT
Bài Thuốc:
1. Hoàng tinh 16g
2. Kê huyết đằng 16g
3. Hương phụ (từ chế)16g
4. Bạch đồng nữ 16g
5. Xích đồng nam 16g
6. Hà thủ ô 16g
7. Mộc hương 16g
8. Trần bì 12g
9. Ích mẫu 8g
10. Cam thảo đất 4g
Cách Dùng: Tất cả các vị đều sao vàng hạ thổ cho vào chung làm 1 gói thuốc. Cho gói thuốc vào ấm đổ 3 bát nước đun sôi cạn còn 1 bát để uống. Ngày uống 3 lần sáng, trưa, tối uống trước bữa ăn. Nước thuốc uống phải ấm.
Mỗi ngày uống 1 gói.
Chủ trị: Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau lưng mình, kém ăn ngủ, chóng mặt, rức đầu….
Kiêng kỵ: Không ăn các thứ có chất tanh, cay, nóng, chua, đỗ xanh.
CHỮA KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU
Ở đời vốn quý nhất là
Sức khỏe bền vững ai mà chả mong
Từ già chí trẻ gái trai
Ai mang thân gái chớ lo ở đời
Kinh thuận mỗi tháng mỗi kỳ
Chẳng may mắc phải tháng nay hai kỳ
Chớ lo suy nghĩ làm gì
Sắc ngay bài thuốc dưới đây mà dùng
Uống vào chỉ một hai thang
Thân mình lại khỏe vui tươi suốt đời
A. Pháp điều trị: Bổ khí dưỡng huyết cầm máu
B. Thành Phần Bài Thuốc:
1. Nhân sâm: 15g
2. Hoàng kỳ: 20g
3. Đương quy: 20g
4. Bạch truật: 20g
5. Bạch thược: 15g
6. Đan sâm: 15g
7. Xuyên khung: 15g
8. Thăng ma: 10g
9. Trần bì: 10g
10. Sài hồ: 10g
11. Cam thảo: 10g
12. Huyết dụ (sao đen) 20g
a) Cách Dùng: Đổ nước bằng mặt thuốc đun sôi 15 phút, uống thay nước hàng ngày.
b) Công Dụng: Phụ nữ kinh nguyệt kéo dài do rong kinh hoặc kinh nguyệt
tháng bị hai lần cứ 15 ngày lại thấy kinh.
c) Kiêng kỵ: Cần nghỉ ngơi không lao động nặng, ăn đồ cay nóng.
d) Phân tích bài thuốc:
Nhân sâm, bạch truật, Hoàng kỳ là 3 vị thuốc bổ khí nâng thể trạng của
cơ thể lên, để làm cho huyết hành được lưu thông tốt làm cho huyết tự
ngừng ra, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Đan sâm 4 vị này có tác
dụng bổ huyết,
dưỡng huyết, hành huyết dẫn huyết đi theo đúng quỹ đạo
mà huyết tự cần.
Thăng ma, Trần bì, Sài hồ, Cam thảo 4 vị này vừa thăng khí huyết đi
lên phía trên và sơ can can huyết bình hòa can huyết được ôn hòa, vì
can là tạng điều chỉnh huyết ở cơ thể, can được bình hòa thì huyết sẽ
không hành sai quy luật nữa. Y sỹ: Nguyễn Văn Tuấn
Tuy lộc – Trạch mỹ lộc – Phúc thọ Hà Nội
09. TRỊ BỆNH UNG THƯ HIỆU QUẢ
Với kinh nghiệm bản thân, tôi xin ghi lại đây toa thuốc này ngõ hầu giúp quý vị qua được cơn bạo bệnh. Thuốc này chẳng những trị được bệnh ung thư phổi của riêng tôi mà còn trị được ung thư gan và các bệnh hạch bướu khác với kết quả 100/100, vì chính người thân và bạn bè đã được trị lành trong nhiều năm qua. Vì vậy hãy tin tưởng mà kiên nhẫn uống liên tục trong một thời gian dài cho đến khi nào thật lành bệnh hãy ngưng uống.
Ung thư là bệnh nguy hiểm nên khi mắc bệnh là như cầm bản án tử trong tay nên lo sợ là tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta nên nghĩ rằng nếu có sanh thì phải có tử, đâu ai tránh khỏi luật này, vì vậy ta lo sợ có ích gì mà chỉ hại sức khoẻ thêm thôi. Hãy nghĩ là mình có cái may biết được ngày mình ra đi, thì hãy cứ an nhiên chấp nhận để tâm thật an bình mà hưởng những ngày còn lại và tận dụng toàn thời gian đó cho gia đình và người thân của chúng ta. Hãy chung vui, xum họp và sắp xếp công việc để lòng được thanh thản.
Toa thuốc này tuy đơn sơ nhưng rất có hiệu quả, đã chữa lành cho nhiều người thì quý vị cũng nên tin tưởng mình cũng sẽ được chữa lành. Điều quan trọng là tinh thần phải vững, đừng lo sợ buồn phiền. Vì tinh thần sa sút sẽ ảnh hưởng đến thân xác mất ăn, mất ngủ. Sức khoẻ kém sẽ làm mất sức đề kháng.
Nếu quý vị có thắc mắc, xin điện thoại về Bà Bích: (1)714-893-3427 , tôi rất sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân tôi; người đã qua ung thư lần thứ nhất và một lần di căn sáu năm sau, tất cả đều nhờ toa thuốc này mà lành bệnh. Quý vị có bệnh xin hãy tin tưởng và uống đều.
Toa thuốc rất đơn giản, chỉ có hai vị là Quy tô tử và Mạch chủ, hầu hết các tiệm thuốc Bắc đều có. Riêng Orange County thì có hai tiệm có thuốc đã xay nhỏ sẵn cho quý vị dễ sắc. 1) Tân Sanh Thuốc Bắc
9659 Bolsa Ave.
Westminter, CA 92683
Tel. 714-839-6712
2) Hồng Phát Thuốc Bắc
14338 Brookhurst St.
Garden Grove, CA 92643
Tel. 714-839-2112
Ở Việt Nam, quý vị có thể đến tiệm
Y Học Dân Tộc
Hợp Tác Xã Hùng Vương
136 Hải Thượng Lãng Ông
Phường 10, Quận 5, TPHCM
Tel. 3950-6548
Xin xem cách sắc thuốc và uống thuốc ở trang sau.
Lưu ý: Thuốc uống mấy ngày đầu cảm thấy trong người nóng, sau đó không còn cảm giác nóng nữa. Đấy là việc tự nhiên, xin quý vị chớ lo.
TOA THUỐC TRỊ BỆNH UNG THƯ VÀ CÁC LOẠI HẠCH BƯỚU
(TOA THUỐC GIA TRUYỀN CỦA NGƯỜI TÀU)
Mỗi thang chỉ có hai vị:
1. Quy tô tử 1 cân Anh (1 lb) (370gram). Quy tô tử giống hạt sen khô, nhưng rất cứng, búa đập khó bể nên nhớ bảo tiệm thuốc xay luôn ra cho nát thì nấu mới ra thuốc được.
2. Mạch chủ 1 bao (bịch) (có tẩm mật ong sẵn nên có vị ngọt)
1 bao thường có 15 trái lớn, hoặc 18 trái nhỏ.
Tùy thích ngọt lạt mà gia giảm, chớ giảm quá nhiều, mất vị thuốc.
Cách nấu Nên dùng nồi slow-cooker bằng sành sứ (không nên dùng nồi bằng kim khí) 1. Nước đầu Cho 1 lb (370gram) quy tô tử và 10 trái mạch chủ (lớn) vào nồi. Đun 1 gallon (3,79lit ) nước sôi riêng bên ngoài, sôi xong mới đổ vào nồi (cốt cho nước trong nồi slow-cooker được sôi liền) và vặn cho nồi ở mức độ Hi (cao).
Đun trong vòng 8 tiếng đồng hồ.
Dùng khăn lược hoặc lưới nylon (tránh không dùng lưới, vợt kim khí), lược lấy nước nhất, giữ xác thuốc lại để nấu nước nhì. (Nếu muốn uống nước nhất thì càng tốt, mau có hiệu quả, không thì chờ nấu nước nhì xong, hòa chung lại uống cũng không sao).
2. Nước nhì Cho thêm vào nồi số Mạch chủ còn lại trong bao và cũng nấu như nước đầu với nửa gallon nước nhưng lần này ít giờ hơn.
Đun khoảng 5 tiếng đồng hồ. Dùng khăn lược như nước nhất. Hòa hai nước nhất và nhì lại làm một để uống. Chứa trong chai, lọ thủy tinh, để tủ lạnh.
Cách uống Mỗi ngày uống hai lần, sáng sớm và chiều tối, khi bụng đói, để có hiệu quả tốt.
Mỗi lần uống một ly (chén).
Chú ý Thuốc này không kỵ bất cứ thuốc Đông Y hay Tây Y nào hết, và cũng không kỵ bất cứ thức ăn nào. Tuy nhiên, để bảo đảm công hiệu và an toàn, nên uống cách 2 tiếng khi dùng Âu dược.
Khi uống vào thường không có một phản ứng nào, nhưng nếu có khạc nhổ (hoặc tiêu, tiểu) ra chút máu thì đó là chất độc dược thải ra. Xin đừng sợ mà nên mừng.
Nên uống liên tục, ít nhất là 4 tháng (nếu biết là ung thư ở vào thời kỳ nặng thì cứ tiếp tục uống thêm vài tháng liên tục, đừng nghỉ). Nấu thuốc gối đầu sao cho có thể uống liên tục không ngưng ngày nào đến khi lành bệnh. Quan trọng nhất là phải kiên trì và luôn thành tâm cầu nguyện cho bệnh tật tiêu trừ.
Bài nầy của một người bạn. Ở Việt Nam, quý vị có thể đến tiệm Y Học Dân Tộc
Hợp Tác Xã Hùng Vương
136 Hải Thượng Lãng Ông
Phường 10, Quận 5, TPHCM
Tel. 3950-6548
Bà Bích: (1)714-893-3427 nói:
"Thuốc này chẳng những trị được bệnh ung thư
phổi của riêng tôi mà còn trị được ung thư gan
và các bệnh hạch bướu khác "
với kết quả 100/100
Ở chổ nầy họ đã làm sẳn 1 phần thuốc =90000 đồng, về chỉ có việc sắc theo chỉ dẫn , uống được ba ngày.Tính ra 1 tháng khoảng 900.000đ .Bốn tháng 3.600.000 đồng.
VQ nghĩ các bạn nên photo bài chỉ dẫn nầy,và kèm theo khi các bạn tặng quà cho bệnh nhân ở viện Ung Bướu.
10. PHỔI U NHỌT ĐỘC TRONG PHỔI
Kể cả u lành tính và u ác tính. Cancer phổi các thời kỳ 1 , 2 , 3 được
chữa bằng thảo dược thuần tuý mà hiệu quả lành bệnh nhanh chống bất
ngờ! Ai bị chứng bệnh này cũng khẳng định tử thân gõ cửa kêu đi. Vì
bệnh này rất nan y. Phức tạp. Có những diễn biến rủi ro. Vì nhiều vị
trí hình thành khối u. Rất khó xử lý về các phương pháp y học. Cắt mỗ.
Tia xã. Chọc rút. Nhưng tạo hoá sinh ra con người và sinh ra bệnh tật.
Thì tạo hoá cũng sinh ra những cây cỏ hảo dược cho con người tìm hiểu
chữa trị. Sau đây tôi trình bày một:
Bài Thuốc hết sức giá trị. Chữa chứng bệnh này mà Tôi đã áp dụng chữa
trị cho rất nhiều bệnh nhân bị chứng bệnh này. Trong đó không biết bao
nhiêu người Bệnh Viện trả về vì không thể cửu chữa được, hay hết cách
cửu chữa về nhà chờ ngày tận số, về với tổ tiên ông bà thôi BÀI
THUỐC NHƯ SAU:
Thành Phần:
1. Bán chỉ liền: 15 gam.
2. Bạch hoa xà thiệt thảo: 30 gam
3. Thổ bối Mậu: 12 gam
4. Thiên hoa phấn: 12 gam
5. Trần bì: 12 gam
6. Bán hạ chế: 12gam
7. Kiết cánh: 12 gam
8. Cam thảo: 16 gam
HƯỚNG DẪN: Mỗi ngày một thang. uống liên tục từ 60 ngày đến 90 ngày
là ổn định lành hẳn không bao giờ tái phát. Chú ý: trong thời gian
uống thuốc bệnh nhân đi cầu ra máu mũ là tốt, khối u đã có tác dụng
của thuốc nên vận hoá xuống đường đại tiện) Sau 10 ngày đưa bệnh nhân
đi chụp phim phổi thì không còn khối u nữa đâu. Nhưng phải duy trí
uống đủ thời gian trên. Kiêng củ trong điều trị. Cấm bệnh nhân: uống
các loại nước ngọt bia. Rượu. Tuyệt đối. Nhất là Sữa các loại. Tránh
hỏi ma mới hỏi lạnh. Các bạn chú ý và lưu tâm quý hơn cho các bạn châu
báu vàng bạc. Đế giúp đời giúp người. Với tình yêu con người trong mọi
hoàn cảnh ốm đau nhất là những bệnh nhân mắc những chứng bệnh nan y
hiểm nghèo tôi sẽ cho hết tất cả khả năng Bí Quyết gia truyền nghề
nghiệp đễ cửu chữa nên ai đó đừng vội nghĩ sai về tôi nha. Hãy tin
tưởng mà áp dụng. Bệnh này sau khi lành 2 lá phổi họ khỏe mạnh lắm
chụp phim phổi kiểm tra trắng tinh. Không đen mở.
MỤN NHỌT, VIÊM TẤY
Chữa viêm tủy xương, lao màng xương, lao xương, lao màng ruột, lao hạch, lao khớp, nhọt lao đã vỡ không liên miệng, lao phổi, thấp khớp và viêm khớp dạng thấp, cước khí, đau thần kinh tọa, tăng sinh cột sống ở những người âm chứng.
Các bài thuốc chữa mụn nhọt, viêm tấy gồm các vị thuốc thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết. Có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Các bài thuốc được chia làm 2 loại: loại áp xe nóng (dương thư), loại áp xe lạnh (âm thư); về vị trí còn chia làm 2 loại áp xe, mụn nhọt, viêm tấy ở ngoài (ngoại ung), loại áp xe, viêm tấy ở nội tạng (nội ung).
CÁC BÀI THUỐC CHỮA NỘI UNG
ĐẠI HOÀNG MẪU ĐƠN THANG
(大黄牡丹汤)
Xuất xứ: “ Kim quỷ yếu lược ”
-Tả nhiệt phá ứ, tán kết tiêu thũng
Đại hoàng (大黄)
18g
Tả ứ nhiệt tụ ở đại tràng, thanh nhiệt giải độc
Mẫu đơn bì(牡丹皮)
9g
Thanh nhiệt lương huyết
Mang tiêu
9g
Nhiễm kiên tán kết
Đào nhân(桃仁)
12g
Phá huyết, hoạt huyết tán ứ, thông tiện
Đông qua tử(东瓜子)
30g
Thanh thấp nhiệt, khứ mủ, tán kết, tiêu ung
Cách dùng: Sắc uống
Ứng dụng lâm sàng: Tràng ung mới phát, bụng dưới bên phải đau nhức sờ ấn tay đau nhiều thì cục bộ cò khối u bĩ tắc, tiểu không tự chủ, hay sốt, tự ra mồ hôi, sợ rét hoặc chân tay co mà không co duỗi được, mạch hoạt sác.
-Chữa viêm ruột thừa cấp tính do thấp nhiệt, viêm phần phụ, viêm khoang chậu.
KIM NHÂN GIẢI ĐỘC THANG
-Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, tiêu viêm
Sừng trâu(牛角)
8g
Thanh nhiệt lương huyết giải độc
Kim ngân hoa (金银花)
12g
Lương huyết giải độc
Bồ công anh (公英)
12g
Lương huyết tiêu viêm giải độc
Xích linh(赤苓)
12g
Hoạt huyết
Liên kiều(连翘)
12g
Thanh nhiệt giải độc
Hoàng liên(黄连)
12g
Thanh nhiệt giải độc
Hạ khô thảo(夏枯草)
12g
Thanh nhiệt giải độc
Đan bì(丹皮)
12g
Thanh nhiệt giải độc
Cách dùng: Sắc uống
Ứng dụng lâm sàng: Chữa mụn nhọt, viêm tấy.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA NGOẠI UNG
DƯƠNG HÒA THANG
Xuất xứ: “ Ngoại khoa chứng trị toàn sinh tập ”
-Ôn dương bổ huyết, tán hàn thông trệ
Thục địa(熟地)
40g
Ôn bổ dinh huyết (quân)
Cao ban long
12g
Sinh tinh bổ tủy, đưỡng huyết trợ dương
Bào khương sao đen
2g
Phá âm hòa dương, ôn kinh thông mạch
Nhục quế(肉桂)
4g
Phá âm hòa dương, ôn kinh thông mạch
Ma hoàng(麻黄)
2g
Thông dương tán trệ, tiêu đàm kết
Bạch giới tử (白芥子)
8g
Thông dương tán trệ, tiêu đàm kết
Cam thảo sống(生甘草)
4g
Tiêu viêm giải độc, điều hòa các vị thuốc
Cách dùng: Sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần trong ngày.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa viêm tủy xương, lao màng xương, lao xương, lao màng ruột, lao hạch, lao khớp, nhọt lao đã vỡ không liên miệng, lao phổi, thấp khớp và viêm khớp dạng thấp, cước khí, đau thần kinh tọa, tăng sinh cột sống ở những người âm chứng.
CAO TIÊU ĐỘC, SÁT TRÙNG, TAN NHỌT
Lịch sử bài thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân đã áp dụng trên 20 năm.
Bài thuốc
1. Bạch chỉ 2 đồng cân
2. Đương quy 2 đồng cân
3. Xích thược 2 đồng cân
4. Sa sâm 2 đồng cân
5. Nhục quế 2 đồng cân
6. Đại hoàng 2 đồng cân
7. Mộc miết nhân 2 đồng cân
8. Sinh địa 2 đồng cân
9. Nhũ hương 2 đồng cân
10. Một dược 2 đồng cân
11. Hoè chi 1 thước
12. Đào chi 1 thước
13. Hắc lùng 5 đồng cân
14. Hồng đơn (tán mạt)4 lạng
15. Khinh phấn (tán mạt)2 đồng cân
16. Huyết dư (đốt cháy, tán bột)1 lạng
Cách chế
13 vị trên thái nhỏ (từ số 1 đến 13) ngâm với 12 lạng dầu đỏ (thầu dầu) mùa xuân ngâm 5 ngày, mùa hạ 3 ngày, mùa thu 7 ngày, mua đông 10 ngày.
Ngâm đủ hạn ngày đêm, đem dun sôi cho khô sác, cháy đen bã thuốc rồi lọc bỏ bã. Xong cho các vị hồng đơn, huyết dư, khinh phấn đã tán mạt vào đun kỹ với dầu thuốc đã lọc, cô mãi cho thành cao. Lúc cô phải quấy luôn tay, khi bắc ra cũng phải quấy cho đến lúc nguội hẳn thì cao mới đều. Khi đã thành cao phiết vào giấy sạch để dán vào chỗ đau.
Cách dùng
Tuỳ theo chỗ đau to nhỏ mà dán cao. Nặng thì ngày thay 2 lá, nhẹ thì ngày thay 1 lá.
Chủ trị
Tan nhọt độc, sát trùng, tiêu độc.
Kiêng ăn: Thịt trâu, tôm, cua, cá, ốc, bún, đậu, rau rút, rau muống.
Không phản ứng.
Kết quả
Đã chữa chừng 400 người.Kết quả 80 %.
11. BỔ THAI - AN THAI
Bài thuốc:
1.Bố chính sâm hoặc phong đảng ( sao vàng)20g
2.Khiếm thực ( sao vàng)20g
3.Sa nhân (để sống)8g
4.Tô ngạnh ( để sống)12g
5.Thục địa( dùng sống)12g
6.Trần bì ( sao khô)8g
7.Hoài sơn ( sao vàng)20g
8.Chữ ma căn( tức củ gai) phơi khô20g
9.Ngải diệp ( bỏ hết cành phỏi khô)8g
10.Liên nhục ( bỏ cuội sao vàng)12g
11.Tục đoạn ( sao vàng)12g
Cách Dùng: Các vị trên hợp lại thành 1 thang thuốc cho vào siêu đổ
nước ngập thuốc sắc nước đầu lấy 1 bát, nước thứ 2 lấy trên lưng bát,
nước thứ 3 lấy lưng bát rồi cô lại chia làm 3 lần uống, mỗi lần uống
lưng bát vào buổi sáng, trưa và tối.
Chủ Trị: Người thai nghén, gầy yếu, ăn ngủ kém, mệt nhọc, đau lưng.
Gia giảm: Tạng hàn bỏ Thục địa và củ gai. Gia thêm: Hà thủ ô 5đc và sa
nhân thêm 1 được
Tạng nhiệt bỏ Sa nhân gia Hoàng cầm 3đc
Có nôn mửa: Trúc lịch lưng chén con
Kiêng ăn: Bột sắn, canh cua, cà cuống, dấm mẻ, thịt thỏ, thịt chó v.v…
không phản ứng.
Kết Quả: Đã chữa trên 1000 người 100%.
12. UNG THƯ MÁU: CHỮA UNG THƯ MÁU
HẮC HOÀNG KỲ PHƯƠNG
Hắc Hoàng Kỳ Phương là toa thuốc có xuất xứ từ Tây tạng. Vào những năm cuối của Thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 Y học cổ truyền của Tây tạng (Tibet Medizin) du nhập vào các nước Châu Âu rất rầm rộ. Đặc biệt là phương pháp chữa trị ung thư bằng thảo dược. Rất nhiều ca bệnh Ung thư đã được phương pháp đơn giản này chữa trị. Truyền hình báo chí và các tập san y tế đăng tải thường xuyên về vấn đề này. Và đến nay ngoài Y học cổ truyền Trung hoa đã được nền Y học hiện đại chấp nhận như một phương thức đặc biệt trong hệ thống Y khoa hiện hành thì Y học Tây tạng cũng được song song tồn tại hợp pháp với những luật định y tế của Châu Âu. Riêng với nước Đức về các loại thuốc thảo dược có xuất xứ từ Trung hoa Tây tạng nói riêng và từ nước ngoài nói chung thì không được các hệ thống bảo hiểm y tế thanh toán đó là luật y tế rất đặc biệt của Đức nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà sản xuất thuốc hoá dược. Vì vậy các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược chỉ được sản xuất trong các Công ty thuốc phục vụ cho phương pháp trị bệnh tự nhiên. Các loại thuốc này lưu hành mặc dầu được phép sản xuất nhưng không được các tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán. Vì vậy dù có hiệu quả cao nhưng cũng rất khó đến với người sử dụng. Chỉ khi bệnh nhân không còn hy vọng vào hiệu năng của Y học hiện đại nữa họ mới tìm đến bằng hầu bao của mình. Hắc Hoàng Kỳ Phương là toa thuốc cũng nằm trong tình trạng đó. Hiệu năng của nó có thể phòng ngừa được bệnh ung thư đối với các khối u phát hiện sớm không những ngăn chặn được sự phát triển mà còn có thể co kết khối u nhỏ lại. Đặc biệt rất hữu hiệu cho việc phòng ngừa di căn sau các phương pháp trị liệu của Tây y. Nhưng nó cũng chỉ đến với bệnh nhân khi họ không còn có thể bám víu vào Bệnh viện nhà nước được nữa.
Nội Dung Của Hắc Hoàng Kỳ Phương:
Hắc Hoàng Kỳ Phương là toa thuốc được thành lập chỉ từ 2 vị thuốc đó là Củ Tam Thất có màu đen nhánh như sừng (hắc) và Củ Nghệ có màu vàng (hoàng) ( ngạn ngữ : Đen như củ tam thất hoặc mặt vàng như nghệ): Toa thuốc có tác dụng tiêu ung chỉ huyết thông trệ trục ứ dùng để hoạt huyết đả thông các khối ứ bầm dập khu trục ung thủng. Tỷ lệ phối toa nguyên thuỷ là 6 nghệ 4 tam thất tuỳ chứng mà định liều dùng.
1) Tam Thất:
Cây tam thất còn có tên là Kim Bất Hoán Nhân Sâm Tam Thất Sâm Tam Thất thuộc họ Ngũ Gia Bì tên khoa học là Panax Noto Ginseng. Tam thất là củ rễ phơi khô của Cây Tam Thất Là vị thuốc rất quí vàng cũng không đổi được ( Kim Bất Hoán= Vàng không đổi). Tam thất có nhiều cách giải thích về tên gọi Bản thảo cương mục ghi là cây có 3 lá bên trái và 4 lá bên phải ( tam= 3 thất= 7). Có sách lại cho rằng lá tam thất có từ 3 đến 7 chét. Nhưng có lẽ chính xác nhất là do đặc điểm thu lượm của vị thuốc này Vì cây Tam thất từ khi gieo trồng cho đến khi ra hoa phải mất 3 năm mới ra hoa và phải sau 7 năm mới thu lượm được
Tam thất vị ngọt hơi đắng tính ôn vào hai kinh Can và Vị đặc biệt có tính dẫn tốt vào các phủ Kỳ hằng như Dạ con tuyến vú Não bộ. Có tác dụng hành ứ cầm máu tiêu thủng dùng chữa thổ huyết chảy máu cam lỵ ra máu ung thủng bị đòn tổn thương v..v..
Chiết xuất hoạt dược Arasapomin A và Arasapomin B từ Tam thất có tác dụng hoạt huyết tiêu ung tan ứ rất tốt. Tam thất có xuất xứ từ Vân nam Quảng tây Tứ xuyên Hồ bắc Giang tây (Trung quốc). Vân nam là tỉnh trồng nhiều nhất và tam thất Vân nam được các Lương y coi là tốt nhất. Ở nước ta cũng có trồng nhưng rất ít phân bố ở Mường khương Bát xát Phà lùng Hà giang..
Cần lưu ý tránh nhầm lẫn với cây Thổ tam thất thuộc họ Cúc trồng ở đồng bằng. Và cây Tam Thất Vũ Điệp là một loại cây không có củ khác.
2) Củ Nghê:
Nghệ còn có tên là Uất Kim Khương hoàng thuộc họ Gừng có tên khoa học là Curcuma Nghệ được trồng khắp nơi ở nước ta dùng làm gia vị và thuốc. Theo nghiên cứu mới nhất của Y học chất màu curcumin được chiết xuất từ nghệ(0 3) có khả năng thẩm thấu qua vách của tế bào và có tác dụng phục hồi những rối loạn phân huỷ năng lượng của tế bào nên có khả năng chống lại bệnh ung thư và bệnh giảm chức năng miễn dịch (HIV)
Theo tài liệu cổ nghệ có có vị cay và đắng tính ôn vào hai kinh Can và Tỳ nghệ có tác dụng phá ác huyết huyết tích kim sang và sinh cơ(lên da) chỉ huyết ( Đàn bà có thai và sau khi sinh mà không có nhiệt kết không nên dùng)
3) Cách dụng toa như sau:
a) Đối với bệnh ung thư đã qua điều trị xạ liệu hoá liệu hay giải phẫu để ngăn chặn di căn thì dùng ngay sau khi đã thực hiện liệu pháp. Cách dùng như sau:
Ngâm củ Tam thất vào nước cho mềm thái thật mỏng độ 12 gam thái nghệ tươi cũng từng lát mỏng độ 18 gam để chung hai thứ đem chưng cách thuỷ hay để vào bát hấp trên nồi cơm khi chín đem ra ăn khi đang nóng trước bữa ăn độ 2 tiếng đồng hồ có thể chiêu với nước cơm thì tốt hơn.
Ăn độ 21 ngày đến 1 tháng như vậy thì ngưng. Sau đó dùng toa tán bột cũng với tỷ lệ 4 phần Tam thất 6 phần Nghệ ngày 1 lần mỗi lần 7 gam chiêu với một muỗng cà phê dầu mè (vừng) mà nuốt.
b) Đối với bệnh ung thư giai đoạn 1 được phát hiện sớm thì thành phần có thay đổi 18 gam Tam thất và 18 gam Nghệ cách dùng như trên. Kết hợp với luyện tập Tĩnh công ( Lục tự Quyết) thì cách này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và co kết khối u rất tốt ( có nhiều trường hợp Ung thư vú Ung thư dạ con đã dùng toa này mà không cần các phương pháp trị liệu khác khối u không phát triển nữa và co kết lại)
c) Toa này được thay đổi thành phần 3 tam thất 7 nghệ tán thành bột ngày uống 3 lần mỗi lần 5 gam chiêu với dầu vừng. Đây chính là toa Hắc Hoàng Kỳ Phương dùng trong bệnh Leukemia - Ung thư máu- Bệnh bạch cầu hay là máu trắng
Hãng Dược Liệu Tự Nhiên Tisso có loại thuốc con nhộng cũng được bào chế từ công thức trên giá thành đắt (40 euro/60 viên dùng cho 1 tháng) mà tác dụng không hiệu quả bằng toa tán bột nhất là ở Việt nam thì toa này quá dễ và rất rẽ để sử dụng.
[ảnh]
Bạn có thể gõ vào google để đọc thêm về các loại thuốc của hãng này và cách đặt mua loại thuốc tương đương như Hác Hoàng Kỳ Phương này
Trà nấm Linh Chi
Rất đơn giản lấy nấm linh chi phơi khô tán bột nguyên chất mỗi ngày dùng ba tách mỗi lần pha độ một thìa canh đầy bột Linh chi có thể chiết pha nhiều lần nước mà dùng dần.Nấm cổ linh chi độ 50 năm tuổi thu lượm ở rừng Cúc Phương
Một tai nấm linh chi 3 năm tuổi nuôi trồng công nghiệp từ Hàn Quốc
Giống của Hàn Quốc chính là giống Huyết Linh Chi nhưng chất lượng nuôi trồng công nghiệp rất kém. Còn giống của Cúc Phương là Huyền Linh Chi tuy danh tiếng không bằng Huyết Linh Chi nhưng chất lượng tự nhiên hơn
Bề dày của tai cổ linh chi Cúc Phương đã gần như hóa gỗ nhưng tác dụng điều hòa cực tốt
Tai nấm của Hàn Quốc nhẹ hều xốp không có chất lượng
_________
Mọi thắc mắc về liệu pháp cách ứng dụng và liều dùng đều được tư vấn cặn kẽ qua comment ở topic này
BỆNH MỤN NHỌT- CÁC BÀI THUỐC CHỮA LỞ LOÉT MỤN NHỌT
MỤN NHỌT
(Furuncle)
Đại Cương
Bệnh mụn nhọt là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da (gây bệnh phần lớn do tụ cầu vàng) thường gặp. Bệnh phát tập trung ở một vị trí của cơ thể hoặc rải rác khắp người, dễ tái phát, khỏi nhọt này lại phát nhọt khác, bệnh thường kéo dài, quanh năm có thể mọc nhọt và vùng nào trong cơ thể đều mọc nhọt nhưng mọc tập trung nhiều ở gáy, mông và nách.
Tuổi dễ mắc bệnh là thanh tráng niên.
Nguyên Nhân
Bệnh phần lớn do cơ thể có thấp nhiệt, ngoại cảm phong tà làm cho khí huyết ứ trệ gây nên bệnh. Những yếu tố có liên quan như vệ sinh da kém, ngứa gãi, da bị kích thích bởi hóa chất, cọ xát nhiều lần, tinh thần căng thẳng, lao lực quá mức, mắc bệnh tiểu đường, cơ thể suy yếu.
Triệu Chứng
Mụn nhọt mọc nhiều ở gáy chân tóc, vùng lưng hay mông, có thể mọc 5, 7 mụn lan ra hàng chục mụn, tái phát lâu khỏi. Nhọt có thể mọc rải rác khắp người, vùng này khỏi, vùng khác mọc lên, có thể cách vài tuần hoặc vài tháng lại phát. Bắt đầu nhọt bằng hạt đậu, mầu đỏ, hơi ngứa, sưng cứng đau. Nhọt to dần, nóng và đau, làm mủ, chảy hết mủ, đóng vảy liền da. Tái phát nhiều lần da dày cứng, kèm theo là phát sốt, miệng khát, táo bón, tiểu vàng, nước tiểu đỏ ngực đầy, chán ăn, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
Cần phân biệt chẩn đoán với:
. Nhọt Độc (Hữu đầu thư): nhọt to hơn, chân rộng hơn, chóp có nhiều đầu mủ, triệu chứng toàn thân nặng hơn, hôn mê, nói sảng, mạch Hồng Đại có lực, lưỡi đỏ sẫm, là trạng thái bệnh rất nặng. Nhưng ở những người bệnh cơ thể suy nhược, người già hoặc trẻ em suy dinh dưỡng, phản ứng của cơ thể yếu thì triệu chứng toàn thân lại không rõ.
. Nhọt Mùa Hè (Thử tiết): thường cùng mọc với rôm sảy, phát sinh về mùa hè, thường gặp ở trẻ em và sản phụ, thời gian bệnh ngắn, có mủ là khỏi, không có tái phát.
. Mụn Trứng Cá : mọc nhiều ở mặt, lưng, bắt đầu nổi sần cứng, nặn có chất mụn trắng.
Biện Chứng Luận Trị
A - Thuốc uống trong: Phân các thể bệnh và trị như sau:
+ Nhiệt độc: da mọc những nốt tròn cứng sưng nóng đỏ đau, mềm dần và có đầu mủ vàng, vỡ ra mủ vàng, kèm theo sốt miệng khát, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt giải độc. Dùng bài Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (Kim ngân hoa, Cúc hoa, Tử hoa địa đinh, Thiên quỳ tử, Bồ công anh) gia giảm.
+ Âm Hư: nhọt mọc rải rác hoặc cố định một chỗ, mọc trước sau liên tục, ăn nhiều, chóng đói, miệng khát tiểu nhiều, bứt rứt khó ngủ, lưỡi thon đỏ, mạch Hoạt Sác Nhược.
Điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với Ngân Kiều Cam Thảo Thang (Kim ngân hoa, Liên kiều, Cam thảo) gia giảm.
+ Khí Hư: mụn nhọt mọc nhiều, sắc đỏ tối, lâu mới có mủ, sưng cứng đau, cơ thể mỏi mệt, chán ăn, hoa mắt, váng đầu, lưỡi bệu, nhạt, mạch Hư Hoãn.
Điều trị: Ích khí, thác độc. Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (Nhân sâm, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Kim ngân hoa, Phục linh, Bạch chỉ, Tạo giác thích, Cam thảo, Cát cánh, Hoàng kỳ) gia giảm.
Thuốc Dùng Ngoài
. Sơ kỳ: Giải độc tiêu sưng dùng bài Kim Hoàng Tán, Ngọc Lộ Tán trộn đắp hoặc dùng 1-2 vị thuốc sau đây giã đắp như Bồ công anh, Lá phù dung, lá rau Sam, lá Diếp cá, lá Mướp ngọt... ngày 2 lần.
. Trung kỳ: dùng bài thuốc đắp cho vỡ mủ: Rọc ráy, lá xoan, muối, lượng bằng nhau giã nhỏ trộn đều, ngày đắp 2 lần.
. Hậu kỳ: dùng cao dán hút mủ và sinh da non: củ Ráy dại 100g, Nghệ già 50g, Sáp ong 30g, Nhựa thông 30g, Dầu mè 500ml, Cóc vàng 1 con, đốt tồn tính. Cbo dầu Mè, Nghệ, Ráy đun sôi đến khi Nghệ và Ráy teo lại, gạn bỏ bã, cho sáp ong vào đun tan, cho bột Cóc, Nhựa thông khuấy tan đều, lấy 1 giọt nhỏ vào một cái đĩa, thấy không lan ra là được Rửa sạch mụn nhọt bằng nước lá Trầu không và Kinh giới, phết cao vào 1 miếng giấy có lỗ chọc thủng ở giữa và dán lên nhọt.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Kiêng các chất cay nóng, dầu mỡ tanh.
2. Phòng trị bệnh tiểu đường kịp thời.
3. Vệ sinh da tốt, chú ý tắm nước lá khế, lá trầu không, thay áo quần sạch hàng ngày.
4. Giữ gìn tinh thần thanh thản, không lao động, học tập, chơi bời quá mức.
5. Tránh bôi các loại thuốc dầu mỡ
THUỐC ĐẮP MỤN NHỌT SƯNG ĐAU
A. Thành Phần:
1. Lá bạch đồng nữ hay xích đồng nam 100g
2. Lá bỏng 100g
3. Lá rau răm 100g
4. Lá chìa vôi 100g
2. Công Năng-Tác Dụng:
Sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, giải độc, thanh nhiệt, thông huyết, lợi tiểu.
3. Chủ trị: Mụn nhọt sưng tấy, các áp xe nhỏ.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc trên là lá tươi hái về đem rửa sạch, để ráo nước, dùng chày cối sạch giã nhỏ, trộn thêm ít muối ăn, đắp vào mụn nhọt hoặc nơi sưng, tấy, đỏ đau băng lại giữ trong 4 giờ. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà đắp thêm miếng thuốc thứ 2.
Đây là thuốc đắp dùng ngoài, tùy thep nơi sưng đau rộng hay hẹp mà hái lá thuốc giã đắp cho vừa, nên không kể liều lượng.
5. Kiêng kỵ: Kiêng các loại thức ăn cay, nóng, tôm, bún, bí xanh, các loại gạo ngâm, đậu ngâm.
MẨN NGỨA-LỞ NGỨA
A. Bài Thuốc:
1. Lá đơn tướng quân(1)(sao qua)5 đồng cân
2. Kim ngân (cả cây và hoa) sao qua5 đồng cân
3. Củ khúc khắc (sao qua)5 đồng cân
4. Quả ké (sao qua)5 đồng cân
Cách Dùng: Các vị cân thành 1 thang thuốc cho vào siêu sắc, đổ 3 bát nước sắc cạn còn 1 bát, sắc 2 nước đúc lại lấy độ 1 bát rưỡi, mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần uống sáng và tối.
Chú ý: Cần kết hợp với bài thuốc xoa sau đây mới chóng có kết quả: Lần thứ nhất lấy 1 thìa dấm thanh và 1 thìa nước lã (đun sôi để nguội) hoà lẫn với nhau bôi vào chỗ mẩn tịt, Lần thứ hai không pha nước lã nữa, chỉ dùng dấm thanh bôi vào chỗ mẩn, chỉ cần bôi 2, 3 lần uống vài thang thuốc là khỏi.
Chủ trị: Chứng mẩn, ngứa từng mảng thường gọi là mẩn tịt.
Kiêng kỵ:
Kiêng ăn các thức cay, chua, nóng, nên ăn thức mát và dễ tiêu hoá.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa và mách nhiều người dùng đều khỏi.
Kết quả 90 %.
(1) Đơn tướng quân: Lá giống lá đa có nơi gọi là Đơn đa, lá to gần bằng lá bàng, khác với loại lá đơn là không có răng cưa, màu lá toàn xanh,lá to hơn các loại lá đơn khác, cây cao tới 5m, thường trồng ở bờ ao.
CHỮA LỞ LOÉT-MỤN NHỌT
Chữa lở loét
Bài thuốc:
1. Tổ kiến đen (ở trên cây)1 cái
2. Mỡ lợn (vừa hòa đặc)
Cách chế:
Tổ kiến đen lấy về đốt thành than, tán nhỏ, rây kỹ (để khô cho hết kiến).
Mỡ lợn rán lấy nước chộn đều hòa tan với than tổ kiến bôi.
Cách dùng:
Rửa sạch chỗ lở loét rồi chấm bằng vải sạch hoặc bông thuốc cho thật khô rồi mới bôi thuốc trên vào, mỗi ngày bôi 1 lần.
Chủ trị:
Các chứng lở người lớn và trẻ em. Nốt lở ngoằn nghèo có trùng, lở toàn thân từ đầu đến chân đều dùng được rất chóng khỏi.
Không kiêng kỵ, không phản ứng gì.
Kết quả:
Đã chữa nhiều, rất đông người lấy không nhớ xiết được.Kết quả 100 %.
Mục Xương - Sâu lâu năm
Bài thuốc
1. Lá dâu leo tươi 1 nắm
2. Hùng hoàng (tán nhỏ)trọng lượng tùy ý
Cách dùng
Lá dâu leo rửa sạch thái nhỏ như thuốc lào. Hùng hoàng tán nhỏ giây kỹ cho mượt. Trước hết rửa sạch chỗ đau bằng nước muối đun sôi để nguội, lau ráo rồi rắc bột Hùng hoàng nên miệng chỗ đau. Nếu chỗ đau ở sâu thì vê 1 cái lề bằng giấy thật sạch bôi bột Hùng hoàng vào lề, rồi luồn sâu vào cho thuốc thấu đến chỗ đau.
Khi đã rắc Hùng hoàng rồi, lấy lá dâu leo đắp ngoài rồi dùng băng băng lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Chủ trị
Chứng mục xương, tức xương bị mục nát, có thể gắp ra được từng mảnh vụn, hoặc bị sâu lâu năm không khỏi.
Kiêm trị chứng phong lở.
Kiêng ăn: : thịt gà, thịt chó, tôm, cua và chất nếp.
Không phản ứng gì.
Kết quả
Đã chữa hàng ngàn người.
Kết quả 100 %.
Hội nghị bổ sung:
- Lá dâu leo là lá cây nho dại tức cây Sơn bồ đào thường mọc ở núi có nhiều.
- Lá này còn chữa được cả chứng Thấp: khi dùng rửa sạch sao vàng sắc uống (dùng cả cây và lá).
- Chứng mục xương: chứng đó còn chữa bằng lá bọ ròi tức lá bọ mắm. Khi dùng rửa sạch, thái nhỏ gĩa lẫn với vài hạt muối dịt vào chỗ đau.
- Lá bọ mắm còn chữa được chứng răng sâu, răng nhức khi dùng rửa sạch nhai rồi ngậm.
- Ở miền Nam dùng lá bọ mắm chữa bệnh ho lao.
Chữa lở ngứa (Sang giới)
Bài thuốc:
1. Củ dáy dại
Cách chế:
1. Gọt vỏ ngoài, thái mỏng, phơi khô sao đen. Khi sao lấy mỡ lợn hoặc dầu lạc tẩm vào cho kỹ cho đều, sao đen nhưng sao tồn tính không được sao cháy. Sao xong đem tán bột rây kỹ dùng dần.
2. Gọt bỏ vỏ cắt từng khúc dài độ 1- phân tây, lấy 10 khúc cho vào 1 thùng nước đun kỹ, để xông và tắm.
Cách dùng:
Trước hết lấy nước đun với củ dáy xông cho bệnh nhân để cho chỗ lở, ngứa chảy mủ ra, rồi lấy nước xông trên để nguội (cấm pha nước lã) cho bệnh nhân tắm, kỳ cọ cho bớt chỗ đau ra, lấy khăn sạch, chấm cho ráo chỗ mụn ngứa, xong rắc thuốc bột trên vào.
Chủ trị:
Các bệnh ngoài da như bệnh ngứa, bệnh lở loét (sang giới)
Cấm kỵ:
Khi đun nước dáy không được dúng đũa, để nguyên chất nước dáy đã đun mà xông và tắm rửa, không được pha nước lạnh hoặc nước nóng khác vào.
Phản ứng:
Nếu pha nước lạnh vào nước đã đun sẽ bị ngứa
Kết quả:
Chỉ mách người tự làm tự chữa lấy, rất công hiệu, người lớn trẻ em đều khỏi.Kết quả 80 %.
LOÉT LỞ - CHÀM - CHỐC
Bài Thuốc:
1. Lá đào tươi 7 lạng
2. Nước điếu thật đặc nửa lít
3. Diêm sinh 2 lạng
4. Mật đà tăng 5 đồng cân
Cách Chế:
Lá đào và nước điếu rửa sạch đun sôi cho cạn còn 1/3 thì đem lọc bằng bông thuốc cho kỹ.
Diêm sinh và mật đà tăng tán nhỏ mượt hoà lẫn với nước trên đóng vào chai dùng dần.
Nước điếu tuy hôi nhưng đun với lá đào sẽ biến hết mùi hôi.
Cách dùng:
Trước khi bôi thuốc dùng nước lã đun sôi với ít muối để gần nguội mà tắm rửa, mơn hết các chỗ có mụn lở loét cho bong hết vảy, rồi lấy khăn sạch chấm cho ráo, xong lấy lông gà rửa sạch bằng nước muối đun sôi chấm thuốc mà bôi vào chỗ bị đau. Khi nốt lở xe miệng thì thôi không rửa nữa chỉ bôi thuốc trùm lên, ngày 2 lần.
Chủ trị:
Chữa các chứng lở đầu và mặt, chàm, chốc trẻ em, kiêm trị bệnh lở người lớn,lở toàn thân và lở chân tay.
Cấm kỵ:
Không được gãi vào chỗ nốt lở loét sợ nhiễm độc và lâu khỏi.
Không được ăn đồ cay, nóng, tanh.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa nhiều được nhân dân tín nhiệm. Bệnh trẻ em kết quả 95 %.Bệnh người lớn từ 80 đến 90 %
CHỮA NGỨA CHẢY NƯỚC VÀNG
Lịch sử bài thuốc: Gia truyền 3 đời.
Bài thuốc:
1. Thạch cao (sống)3 lạng
2. Lưu hoàng (sống)5 đồng cân
3. Hạt nhãn (bỏ vỏ đen, để sống, phơi khô)2 lạng
4. Xương truật (để sống)3 đồng cân
Cách Chế:
4 vị trên tán nhỏ, rây kỹ, khi rây xong lại cho vào thuyền tán thúc lại 1 lúc lâu nữa cho thật nhỏ mượt, rồi cho vào lọ nút kín dùng dần.
Cách Dùng:
Trước khi bôi thuốc lấy lá Kinh giới khô đun kỹ 1 nước rửa chỗ đau, xong chấm ráo rồi mới bôi thuốc. Ngày bôi 3 lần: sáng, trưa, tối. Mỗi ngày rửa một lần vào buổi sáng sớm, 2 lần sau chỉ chấm sạch rồi bôi thuốc.
Chủ trị:
Người lơn trẻ em lở ngứa, gãi chảy nước vàng, nước vàng chảy đến đâu loang đến đó.
Cấm kỵ:
Khi bôi thuốc không để dính vào mồm, mắt.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa trên 600 người.Kết quả 70 %.
SÂU QUẢNG - MẠCH LƯƠN - LỞ LOÉT
Bài Thuốc:
1. Thạch khôi 5 đồng cân
(vôi lâu ngày bám ở miệngbình vôi để ăn trầu)
2. Phỉ thái (Lá hẹ)1 lạng
Cách Chế:
Vôi cậy ở miệng bình vôi tôi đã lâu ngày tán nhỏ giây cho kỹ.
Lá hẹ sao tồn tính tán nhỏ giây kỹ.
Cả 2 thứ trộn đều thành thuốc bột cho vào lọ đậy kín dùng dần.
Cách Dùng:
Trước khi rắc thuốc lấy hoa chổi xể đun kỹ, để còn âm ấm lau rửa sạch chỗ đau, lấy bông thuốc chấm ráo chỗ đau rồi mới rắc thuốc trên vào xong lấy băng buộc lại. Ngày rắc 2 lần.
Chủ trị
Bệnh lở loét, vết thương bị nhiễm trùng chẩy nước vào, sưng đau, loét, bệnh sâu quảng, bệnh mạch lươn của trẻ em (thiên đỗ).
Kiêng ăn: Cua, thịt gà, rượu, hến, ba ba, cá chép, cá chuối.
Phản ứng: Khi rắc thuốc thấy hơi ngứa và hơi sót.
Kết quả
Có thể làm sẵn gặp bệnh thì chữa và đã mách nhiều người làm đều có kết quả tốt.
Kết quả 90 %.
Hội nghi bổ sung:
Vôi đã hỏ hơi tán thành bột tẩm nước lá hẹ nhiều lần cầm máu rất công hiệu (phơi khô giây kỹ rắc vào chỗ ra máu).
Vôi lâu năm và lá hẹ trộn đều nắm thành cục nung rồi tán bột chữa bỏng cũng rất hay (tán bột giây kỹ rắc vào chỗ bị bỏng).
BÔI LỞ LOÉT-MỤN NHỌT
Bài Thuốc:
1. Hột Cà Gai (đỏ)1 lạng
2. Dầu thầu dầu 5 đồng cân
Cách Chế:
Hột gà gai sao vàng tán nhỏ hoặc hòa với dầu thầu dầu.
Cách Dùng:
Trước khi bôi thuốc đun nước muối để nguội tắm rửa cho sạch chỗ lở loét, lấy khăn sạch lau ráo rồi bôi thuốc vào.
Chủ trị:
Chữa các chứng lở loét ngoài da
Không cấm kỵ
Không phản ứng
Kết quả:
Đã chữa và mách nhiều người làm, dùng đều có kết quả tốt.Kết quả 100%
CHỮA BỆNH UNG ĐỘC
Bài này có tác dụng chữa 4 loại bệnh, tên có khác nhau nhưng cũng là loại ung độc:
1. Nhũ ung tức sưng vú, vú sưng tấy đỏ, đau nhức, nếu để chậm sẽ mưng mủ.
2. Ổ gà tức hố nách có nhọt rắn tròn như quả trứng gà, sưng tấy đỏ, nóng rất đau.
3. Sưng hạch háng, ta thường gọi là quả soài, hoặc sưng đỏ, nóng, rắn bèn bẹt như quả soài.
4. Vô danh thũng độc tức là những loại nhọt độc ở thân thể chân tay, không kể chỗ nào, hễ cứ thấy sưng tấy sắc nhọt đỏ, nóng mà đau nhức là dùng được bài này.
Kể cả loại quả soài do bệnh lậu, giang mai hoặc hạ cam gây nên cũng dùng được.
Tâm đắc chữa chấn thương sưng đau tụ máu và bị đòn.
Trên 30 năm kinh nghiệm chữa những người lao động bị ngã hoặc bị tai nạn trong lúc làm việc, hoặc bị đòn đánh sưng tím, tôi đã rút ra được bài thuốc có công năng tiêu sưng, hành ứ, chỉ thống sau đây:
Bài thuốc
1. Quy vỹ20 gr
2. Hồng hoa12 gr
3. Xuyên khung12 gr
4. Tô mộc12 gr
5. Xích thược12 gr
6. Ngưu tất12 gr
7. Đại hoàng40 gr
8. Chỉ xác8 gr
9. Một dược12 gr
10. Nhũ hương12 gr
11. Trầm hương12 gr
12. Bắc mộc hương12 gr
13. Sinh cam thảo8 gr
Cách chế: Các vị tán dập nát, ngâm với rượu trắng tốt.
Cách dùng: Người lớn dùng mỗi bận 1 chén con tuỳ bệnh nặng nhẹ, ngày uống 2 đến 3 lần. Lấy 1 ít bã thuốc hoà thang chườm vào chỗ đau.
Kiêng kỵ: Có mang không được uống, chỉ lấy bã và rượu hoà thang chườm vào chỗ sưng, nhưng ở bộ phận bụng cũng không được chườm, nhất là bụng dưới.
Vết thương có chảy máu cũng cấm không được uống.Bài này có Quy vỹ, Hồng hoa, Xích thược, Tô mộc, Xuyên khung để hành huyết tán ứ. Lại có Nhũ hương, Một dược, Mộc hương, Trầm hương để hành khí, thông trệ, giảm thống, có Đại hoàng, Chỉ xác để tống ứ huyết từ chỗ sưng đau ra ngoài bằng đường đại tiện cho nên đại hoàng trong bài dùng làm quân được, không thể thiếu được. Nếu 1, 2 vị khác có thiếu vẫn dùng được.
CHỮA NGỨA CHẢY NƯỚC VÀNG
Lịch sử bài thuốc: Tự nghiên cứu và đã kinh nghiệm nhiều, Trong quá trình điều trị thấy có kết quả tốt.
Bài Thuốc:
A. 1. Lá bồ công anh 2 lạng
Cách Dùng:
Lá bồ công anh tươi hoặc khô đều được sắc kỹ, cho vào 1 cái ấm dùng uống thay cho nước uống hàng ngày, không kể lúc no, đói cứ uống, lúc nào khát thì uống.
Ghi chú: Cần phải kết hợp với bài thuốc xông dưới đây mới chóng có hiệu quả.
B. Bài thuốc xông:
1. Lá bồ công anh 2 lạng
2. Lá khổ sâm 2 lạng
3. Hạt sà sàng 1 lạng
Cách Dùng:
Cả ba thứ để sống, cho vào một cái nồi đổ đầy nước, đun sôi kỹ rồi xông. Xông song chắt lấy nước, bỏ bã đi, rửa chỗ lở loét, ngứa cho sạch, hoặc tắm, lấy khăn sạch lau cho ráo, thay quần áo sạch, quần áo đã mặc phải đun nước sôi giặt bằng xà phòng cho kỹ rồi hãy mặc.
Mỗi ngày xông và tắm rửa một lần.
Chủ trị:
Chữa bệnh ngứa lâu năm, có người mỗi năm lại phát ngứa, gãi là chảy nước vàng rất khó chịu.
Kiêng ăn: Tôm, cua, bí đao.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa và mách người dùng đều công hiệu.Kết quả 80 %.
CHỮA ĐƠN ĐỘC
Bài thuốc:
1. Lá đơn tướng quân1 nắm
2. Lá đơn mặt trời1 nắm
3. Lá đơn răng cưa1 nắm
Cách dùng:
Các vị rửa sạch, sao vàng, cho 3 bát nước sác lấy 1 bát (loại bát ăn cơm) uống làm 2 lần. Nặng lắm uống 3 ấm là khỏi.
Chủ trị:
Chữa các chứng đơn.
Cấm kỵ:
Kiêng rửa nước lạnh, nếu rửa nước lạnh độc khí chạy vào trong sinh đau bụng.
Kiêng ăn: Các chất nóng, cay như tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, thịt gà, các chất tanh như cua, cá…
Đang uống thuốc này không uống thuốc khác.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa trên 6000 người.
Kết quả 100 %.
Chú ý:Cụ Nguyễn Thị Thuỷ 70 tuổi
Thôn Phù Minh - Xã Ninh Hiệp - Gia Lâm cũng cống hiến 1 bài chữa về đơn, ban, ngứa lở giống như bài trên, nhưng có thêm vị đậu đen 1 chén tống.
Cách dùng: cũng như bài trên sắc uống.
THUỐC CAO TAN
(Âm thư, tràng nhạc, rức đầu, đau mắt)
Lịch sử bài thuốc: Gia truyền 3 đời.
Bài Thuốc:
1. Sơn thục 8 lạng
2. Huyết giác 4 lạng
3. Phong khương 8 lạng
4. Địa liền 4 lạng
5. Gừng tươi 12 lạng
6. Quế tiêm 4 lạng
7. Đinh hương 2 lạng
8. Đại hồi 4 lạng
9. Nhũ hương 2 lạng
10. Một dược 2 lạng
11. Xuyên ô 4 lạng
12. Tế tân 2 lạng
13. Xương truật 4 lạng
14. Hùng hoàng 2 lạng
15. Long não 2 lạng
16. Ma du (Dầu Vừng 52 lạng
17. Tùng hương 8 lạng
18. Hồng đơn 30 lạng
Cách Chế:
13 vị trên (từ số 1 đến số 13) đem thái nhỏ cho lẫn vào ma du (dầu vừng) đun sôi bắc ra đậy kỹ ngâm, về mùa hạ ngâm 3 ngày đêm, mùa đông ngâm 7 ngày đêm, xuân thu ngâm 5 ngày đêm. Ngâm đủ hạn ngày thì đem đun, đun từ 5 đến 8 giờ. Khi thấy sắc thuốc đã đen, sắc hết thì thôi, bắc ra lọc cho kỹ, bỏ bã đi rồi cho Tùng hương và Hồng đơn vào dầu đun nhỏ lửa, quấy luôn tay cho khỏi bén nồi. Đun từ 1 ngày rưỡi đến 2 ngày, khi nào rỏ thuốc vào 1 bát nước lã thấy thuốc đóng thành châu là được. Khi đó mới cho Hùng Hoàng và Long não đã tán thật nhỏ giây kỹ vào thuốc cao, quấy đều luôn tay cho đến khi nguội, cho vào liễn đậy kín dùng dần.
Cách dùng
Phiết cao vào giấy sạch dán lên chỗ đau, dán kín cả đầu nhọt không để hở. Mỗi lá cao dán 3 ngày mới phải thay (Rức đầu, đau mắt dán vào 2 thái dương).
Chủ trị
Chữa âm thư, tràng nhạc, mụn nhọt, vấp ngã tấy sưng, nhức đầu, đau mắt.
Không cấm kỵ.
Không phản ứng.
Kết Quả:
Đã chữa rất nhiều bệnh có kết quả và được nhân dân tín nhiệm.Kết quả 90 %.
MỤN NHỌN
Bài thuốc: Tiêu độc
1. Kim ngân hoa 20g
2. Sài đất 10g
3. Bồ công anh 12g
4. Huyền sâm 12g
5. Ké đầu ngựa (sao cháy hết gai) 16g
6. Khổ sâm 10g
7. Thổ phục linh 16g
8. Cam thảo 6g
9. Bạch chỉ 10g
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày sắc uống 1 thang (cho 3 bát nước sắc còn 1 bát), sắc 2 lần trộn đều chia 3 lần uống không đói, không no. Trẻ em tuỳ theo tuổi giảm liều.
Chỉ định: Thân thể nóng ngứa khó chịu, ăn ngủ kém, đại tiện táo, tiểu vàng hoặc đỏ, miệng môi lưỡi khô, khát nước hoặc không khát nước, phát ban hoặc mụn nhọt, ngứa gãi chảy máu tươi rồi thâm lại, sau lại phát đợt khác, trẻ em phát mụn nhọt toàn thân hoặc trên đầu lở loét.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai không được uống, không ăn đồ chua, cay, tanh, chuối tiêu, đồ nếp.Các trường hợp lên sởi, thuỷ đậu, chảy máu dưới da không được uống.
BỆNH CẢM CÚM- CẢM SỐT: THUỐC NAM CHỮA TRỊ BỆNH CẢM CÚM
CẢM (CÚM)
(Cảm Mạo, Lưu Hành Tính Cảm Mạo (Cúm) - Grippe - Common Cold - Influenza)
Đại Cương
Theo sách “Nội Khoa Học” của Trung Y Thượng Hải: Cảm, thường gọi là Thương Phong là loại bệnh thường gặp, do phong tà xâm nhập vào gây ra. Nếu nhẹ chỉ vài ba ngày là khỏi, nếu Cảm nặng hoặc có biến chứng thì sẽ lâu khỏi.
Nếu bệnh phát tràn lan cảvùng gọi là Cúm (Lưu Hành Tính Cảm Mạo) hoặc “Dịch Lệ”
YHHĐ cho là bệnh truyền nhiễm theo đường hô hấp.
Cảm Cúm có thể xảy ra vào 4 mùa (Tứ Thời Cảm Mạo) nhưng vào mùa Đông, Xuân thường gặp nhiều hơn.
Châm cứu có tác dụng tốt đối với bệnh chứng này.
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
A. CẢM PHONG HÀN
a - Triệu chứng:
Đầu đau, phát sốt, gai rét, sợ lạnh, không có mồ hôi, ho hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, tay chân đau nhức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù hoặc Phù Khẩn.
b. Nguyên nhân
Do phong hàn xâm nhập vào làm cho Phế khí không tuyên thông, dương khí bị uất, lỗ chân lông bế tắc gây ra bệnh.
c- Điều trị:
1- Giải biểu, sơ phong: Châm: Phong Trì (Đ.20) + Liệt Khuyết (P.7) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
2- Khu phong hàn, dùng Liệt Khuyết (P.7) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa)
3- Giải biểu, dùng Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Liệt Khuyết (P.7) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Châm Cứu Học Việt Nam).
Ý nghĩa:
+ Theo CCHG. Nghĩa: Phế hợp với da lông (Phế chủ bì mao), nay hàn tà bó ở phần Biểu, vì vậy dùng Liệt Khuyết (Lạc huyệt của Phế) để tuyên thông Phế khí, trị được ho, sổ mũi, nghẹt mũi, (theo Nội Kinh: Tiếng ho là tiếng của Phế, Mũi là khiếu của Phế); Thái Dương chủ phần Biểu của toàn thân vì vậy dùng Phong Môn để sơ điều kinh khí của thái dương để trừ phong hàn, Giải biểu uất, trị phát sốt, sợ rét, đầu đau, chân tay mỏi ; Dương Duy chủ phần dương, chủ Biểu, do đó, lấy huyệt Hội của Túc Thiếu Dương và Dương Duy là h. Phong Trì để sơ Giải tà khí ở phần Biểu, chận nóng, rét, trị đầu đau; Thái Âm (Phế) có quan hệ biểu lý với Dương Minh (Đại Trường) vì vậy dùng huyệt Nguyên của Dương Minh là Hợp Cốc để khu tà Giải biểu.
+ Theo CCHT. Hải : Phong Trì để Giải biểu, hợp với Liệt Khuyết và Ngoại Quan để tuyên thông Phế khí và Giải biểu.
+ Theo CCHV. Nam: Đại Chùy để nâng vệ khí.
4- Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thương Dương (Đtr.1) + Quan Xung (Ttu.1) + Dịch Môn (Ttu2) (Giáp Ất Kinh).
5- Bá Hội (Đc.20) + Phong Phu? + Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) và Ngoại Quan (Ttu.5) (Thái Ất Thần Châm Cứu).
6- Phong Phu? (Đc.16) + Phong Môn (Bq.12) + Khúc Trì (Đtr.11) + Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phục Lưu (Th.7) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
7- Phong Phu? (Đc.16) + Phong Trì (Đ.20) + Phong Môn (Bq.12) + Ngoại Quan (Ttu.5) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
8- Phong Trì (Đ.20) + Phế Du (Bq.13) + Thân Trụ (Đc.12) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
9- Phong Trì (Đ.20) + Phong Phu? (Đc.16) + Đại Chùy (Đc.14) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Đình (Vi.44) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
10- Liệt Khuyết (P.7) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
11- Hợp Cốc (Đtr.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Thiếu Thương (P.11) [châm ra máu] (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
12- Cạo gió vùng huyệt Đại Chùy (Đc.14) + Đại Trữ (Bq.11) (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1985).
13- Đô-Tư-Quang trong ‘Tân Trung Y Tạp Chí’ số 36 tháng 4/1986 báo cáo dùng Kim Tam Lăng lể huyệt Đại Chùy (Đc.14) + đốt sống lưng 2-3 (D2-3) đạt kết qua? tốt.
14- Tán hàn, giải biểu: Đại Chùy (Đc.14) + Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
B. CẢM PHONG NHIỆT
1. Triệu chứng
Đầu đau, họng đau, ho đờm vàng đặc, sốt ít, sợ lạnh, mồ hôi ít, cơ thể đau, miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác.
2. Nguyên nhân
Do nhiệt tà thiêu đốt Phế làm cho Phế khí không thông.
3. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Giải biểu, thanh nhiệt. Dùng Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc.
2- Tán phong nhiệt, thanh Phế khí,
dùng Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngư Tế (P.10) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
3- Khu phong, thanh nhiệt, dùng Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Việt Nam).
Ý nghĩa:
+ Theo CCHG.Nghĩa: Đốc Mạch là bể của các dương mạch, Đại Chùy là kinh huyệt của mạch Đốc, lại là hội của các kinh Dương, vì vậy dùng để tán dương tà, Giải nhiệt; Hợp Cốc, Khúc Trì là Nguyên huyệt và Hợp huyệt của kinh thủ Dương Minh (Đại Trường) mà Thủ Dương minh và Thủ Thái âm (Phế) có quan hệ Biểu - Lý với nhau, vì vậy, dùng cùng hai huyệt, có tác dụng thanh Phế khí và hạ nhiệt; Ngư Tế là huyệt Vinh (Huỳnh) của Phế Du dùng để thanh Phế khí, tuyên tán phong nhiệt để trừ ho, đau họng; Ngoại Quan là huyệt lạc của Thủ Thiếu Dương (Tam Tiêu) thông với mạch Dương Duy có tác dụng sơ tán dương tà ở biểu, tiết phong, Giải nhiệt. 5 huyệt cùng dùng để tuyên tán phong nhiệt, thanh Phế khí.
+ Theo CCHT. Hải : Phong Trì là huyệt hội của Túc Thiếu Dương (Đở m) với mạch Dương Duy (mà) Dương Duy chủ phần dương ở biểu, có tác dụng Giải biểu; Đại Chùy thuộc mạch Đốc, hội của các Kinh dương, có tác dụng thanh nhiệt. Phối Khúc Trì, Hợp Cốc để Giải biểu, tiết nhiệt.
+ Theo CCHV. Nam: thêm Đại Chùy để nâng cao vệ khí (tăng sức đề kháng).
2- Đào Đạo (Đc.13) + Phế Du (Bq.13) (Bách Chứng Phúù).
3- Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiếu Thương (P.11) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
4- Ngoại Quan (Ttu.5) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Giản Biên).
5- Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Xích Trạch (P.5) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
6- Đại Chùy (Đc.14) + Liệt Khuyết (P.7) (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
7- Phong Trì (Đ.20) + Phong Phủ (Đc.16) + Đại Chùy (Đc.14) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Chi Câu (Ttu.6) + Nội Đình (Vi.44) + Phụ Phân (Bq.41) + Phách Hộ (Bq.42) + Tân Kiện (Tân Châm Cứu Học).
8- Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Uỷ Trung (Bq.40) + Phong Trì (Đ.20) + Nội Quan + Đại Chùy (Đc.14) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
9- Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Thái Ất Thần Châm Cứu).
A. BÀI THUỐC NAM XÔNG TRỊ CẢM CÚM
B. Bài thuốc xông này ngoài việc kết hợp để chữa các chứng khác như giải cảm nhiệt, cảm phong hàn... có thể dùng để trị cảm cũng rất hiệu nghiệm.
Khi có triệu chứng sợ gió, sợ nước, nặng đầu, khô miệng… là các triệu chứng của cảm do nhiệt, có thể kết hợp giữa phương pháp xông và dùng bài thuốc.
Bài Thuốc Xông Như Sau:
Lá sả, tía tô, kinh giới, lá bưởi, mỗi thứ một nắm to 200g và 5000 ml Nước đun sôi. Bệnh nhân nhấc nồi này ra ngoài để gần rồi trùm chăn kín, xông khoảng 15 phút. Tác dụng của thuốc xông này là làm toát mồ hôi, đưa tà khí ra ngoài.
A. Bài Thuốc Ho:
Nguyên nhân gây ra ho là do cơ địa trong người nóng, mắc bệnh về đường hô hấp, hay uống quá nhiều kháng sinh dẫn đến phế âm (phổi) bị ảnh hưởng.
Theo Đông y ho là do tà khí xâm nhập cơ thể qua đường miệng, mũi, da lông, khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho. Bệnh nhân thường có những triệu chứng như: Ho khan, ho lâu ngày, có đờm đặc khi khạc ra có màu vàng (gọi là phế âm hư).
Bài Thuốc Gồm 11 vị: Tiền hồ (12g), Cát cánh (12g), Bán hạ (8g), Mạch môn (12g), Tang bì (12g), Tô tử (10g), Chỉ xác (8g), Hậu phác (16g), Sa sâm (10g), Cam thảo (8g), Đại táo (10g). Thông thường, bệnh nhân uống năm thang thuốc trong bảy ngày. Mỗi thang sắc làm bốn lần trong 1,5 ngày.
Đây là bài thuốc dành cho người lớn, cơ thể bình thường. Nếu những người gầy, kém ăn, kém ngủ thì thêm vào các vị kiện tỳ và an thần. Đặc biệt, với trẻ em phải đến các cơ sở y tế khám bệnh để lấy thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
Bài Thuốc Chữa Cảm Phong Hàn:
Khi người có những biểu hiện như sợ lạnh, sốt cao, đau đầu, đau gáy, toàn thân đau ê ẩm, không có mồ hôi, tắc mũi, ho có đờm, tức ngực.
B- Dùng bài thuốc chữa cảm phong hàn bao gồm những vị:
Nhân sâm (12g), Độc hoạt (8g), Xuyên khung (10g), Cát cánh (12g), Khương hoạt (10g), Tiền hồ (12g), Sài hồ (12g), Chỉ xác (12g), Phục linh (12g), Phòng phong (8g), Kinh giới (12g), Sinh khương (gừng tươi) (3 lát). Bài thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, ích khí, giải biểu.
Theo cách sắc thuốc thông thường, bệnh nhân cho thuốc vào nồi đổ 3 bát nước đun sôi nhỏ lửa còn một bát thuốc, 3 lần sau cũng vậy. Cuối cùng hòa lẫn số thuốc của bốn lần sắc vào và dùng dần.
Với những người khỏe, nên uống thuốc trước khi ăn 30 phút, người cao tuổi nên dùng thuốc sau khi ăn 30 phút. Ngoài ra người bệnh cũng cần kiêng, không nên ăn thịt gà, tôm, thịt chó, vừng, lạc, rượu, bia, ớt, hạt tiêu.
A. MỘT SỐ THUỐC NAM CHỮA BỆNH CẢM CÚM THƯỜNG GẶP:
B. BỆNH CÚM:
1- Nguyên nhân: Cảm Cúm là một trong những bệnh ngoại cảm, do khí hậu trái mùa gây nên. Bệnh có tính truyền nhiễm và lan rộng nên gọi là bệnh thời hành. Do độc khí ở ngoài theo đường hô hấp vào phổi, làm cho chức năng của phổi kém, sinh ra các chứng trạng giống với chứng trạng của bệnh cảm mạo nêu trên nhưng nặng hơn.
2- Triệu chứng và điều trị:
a- Biểu chứng:
- Triệu chứng: Sợ lạnh, sợ gió, có sốt hoặc chưa phát sốt, nhức đầu hắt hơi, ngạt mũi, hoặc xổ mũi, chảy nước mắt, ho ngứa cổ, rêu lưỡi trắng mỏng như chứng trạng của bệnh cảm mạo nhưng có đau nhức tứ chi, cơ thể, có khi biểu hiện tay chân co giật là đặc điểm của bệnh cúm.
- Phép chữa:
Chia ra 2 thể phong hàn, phong nhiệt, phương thuốc dùng như chữa cảm mạo nêu trên và gia thêm các vị
- Hoắc hương: 10g
- Bạc hà: 8g
Vào phương thuốc để thông khiếu, trừ độc.
b- Lý chứng:
- Triệu chứng: Sốt cao, không sợ lạnh, mũi khô, rêu lưỡi vàng, bụng đầy, đại tiện táo, nước tiểu vàng.
- Phép chữa: Dùng phép thanh lợi hoặc phép hạ để tiêu độc.
- Phương Thuốc:
- Rau má: 12g
- Cam thảo đất: 12g
- Dây mơ: 12g
- Rễ cỏ tranh: 8g
- Cỏ mần trầu: 8g
- Vỏ quýt: 8g
Cách dùng: Các vị rửa sạch cho vào ấm, đổ 600 ml sắc còn 300 ml. Người lớn chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói. Trẻ em tuỳ theo tuổi, chia 4-5 lần uống.
Thuốc xông: Dùng công thức và cách dùng nhưở bệnh cảm mạo.
- Thuốc xoa đánh gió: Trầu không 3 lá - Dầu hoả vừa đủ. Vò nát trầu không, tẩm dầu hoả, gói vào miếng vải mỏng để xoa vùng gáy, 2 bên xương sống từ trên xuống rồi xoa ngực và chân tay. Sau khi xoa xong dùng các vị sau:
- Khoai lang khô: 16g
- Nghệ vàng; 16g
- Lá mít: 10g
Các vị sao vàng sắc với 200 ml nước, lấy 100 ml. Người lớn uống 1 lần, trẻ em chia 2 lần uống, khi uống thêm vào 1 ít giấm thanh.
- Thuốc phòng cúm: Khi có dịch cúm để phòng bệnh dùng 20g tỏi giã nát ngâm vào trong 1 lọ đựng 200 ml dầu vừnghoặc dầu lạc, mỗi buổi sáng tẩm bông bôi và hít vào mũi.
CẢM SỐT: CÁC BÀI THUỐC NAM CHỮA CẢM SỐT
Các bài thuốc Nam chữa cảm, sốt
Húng chanh 15-20 g, giã vắt lấy nước cốt uống; hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 12 g, cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm.
Một số bài thuốc dễ áp dụng khác:
- Dùng lá trầu không đánh gió, xát mạnh dọc theo hai bên xương sống từ trên xuống, nếu bị cảm sẽ có nhiều nốt tụ máu, xung huyết. Dân ta thường gọi là cách nhể đậu lào, có tác dụng chữa cảm mạo.
- Chua me đất một nắm, giã nát, chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước.
- Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10-15 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn...
- Đậu ván trắng sao 20 g, hương nhu 16 g, hậu phác 12 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa, trong bụng nôn nao, bụng đầy không tiêu hay tiêu chảy.
- Lá bưởi bung 20 g sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt, ho.
- Bạc hà và sắn dây mỗi vị 10-15 g, đổ 1/3 lít nước, bịt kín ấm, đun sôi một lúc rồi đưa xuống để xông, rót một chén uống. Sau đó sắc uống thêm 1-2 nước. Nếu cảm có mồ hôi thì không xông và uống nước nguội. Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng cảm sốt nóng (không gai rét), nhức đầu, mắt sưng đỏ, nôn ọe, hoặc trẻ sốt nóng, lên sởi lúc mới bắt đầu mọc.
- Lá tía tô khô 15g, vỏ quýt cũ, củ gấu (hương phụ), gừng tươi, hành trắng cả cây mỗi thứ 8g, sắc uống lúc thuốc còn nóng. Dùng 1 củ gừng giã nhỏ, chưng nóng, gói vải, xát 2 bên gáy và dọc xương sống (đánh gió). Bài thuốc có tác dụng chữa cảm lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi.
- Hương nhu trắng cả lá cành 30g, sắc, xông hơi và uống một bát lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt ớn lạnh, nhức đầu, nôn mửa, thân thể đau nhức, không có mồ hôi.
- Tinh dầu hương nhu 15 giọt, uống với nước nóng; ngoài dùng xoa mũi, 2 bên gáy và dọc sống lưng, đắp chăn cho ra mồ hôi, chưa ra mồ hôi thì uống thêm. Bài thuốc có tác dụng giải cảm cúm hay cảm sốt có gai rét.
CẢM CÚM SỐT
Phương Thuốc:
1. Lá tía tô 14 lá
2. Lá chè tươi 20 lá
3. Lá dâu (nuôi tằm) 10 lá
4. lá hoắc hương 10 lá
5. Lá cơm sôi 1 nắm nhỏ
6. Cát căn (sắn dây tươi) 1 lạng
(nếu khô = 4 đồng cân)
7. Hành khô 3 củ
8. Gừng tươi 3 nhát
Bào Chế: Cho vào nước sắc uống, chỉ cần đun sôi vài lần cho thôi chất thuốc ra không cần đun kỹ lắm.
Cách Dùng: Ngày uống 2 bận, mỗi bận một chén trung bình (loại chén uống nước). Uống lúc còn nóng.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
- Chữa cảm rức đầu, hắt hơi, sổ mũi.
- Không ăn cơm, chỉ ăn cháo và các chất ăn nhẹ.
- Không phản ứng.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Đã chữa trên 300 người.
Kết quả 95 %.
CHỮA HO SỐT TRE EM- BÀI THUỐC CHỮA HO SỐT TRẺ EM
Phương thuốc:
1. Mật gà (gà sống hoặc gà mái)10 cái
2. Hạt mướp đắng 20 hạt 3. Hạt chanh 20 hạt
4. Đường (đường đỏ hoặc trắng)1 thìa cà phê
Bào chế: Mật gà chọc lấy nước cho vào chai. Hạt mướp, hạt chanh bóc vỏ giã nát và đường cùng cho vào chai đựng mật gà, nút kỹ, buộc chặt cho vào nồi đun cách thuỷ khoảng 2 giờ bỏ bã lấy nước nguyên chất (không cho thêm nước) để dùng. Cách dùng: Trẻ em từ 1 tháng đến 5 tháng dùng thuốc này (6 tháng trở lên ít công hiệu). Đổ thuốc ra chén con, lấy chiếc đũa chấm thuốc bôi vào mép, cứ 3 phút lại bôi 1 lần. Chủ trị: Ho gà trẻ em từ 1 tháng đến 5 tháng. Kiêng ăn: Người mẹ cho con bú nên kiêng ăn ớt, hành, tỏi, cá tanh. Không phản ứng gì. Nhận xét về kết quả: Đã chữa khỏi độ 30 cháu trong 1 năm. Kết quả 80 %.
CHỮA HO GÀ
Phương Thuốc:
1. Lá chanh 5 đồng cân
2. Lá hẹ 1 đồng cân
3. Rễ dâu 5 đồng cân
4. Đường phèn 5 đồng cân
Bào Chế:
Lá chanh để sống (tươi hay khô cũng được).
Rễ dâu lấy vỏ phơi khô hoặc để tươi xé nhỏ tẩm mật ong sao vàng.
Lá hẹ để tươi.
Cho 3 vị trên và đường phèn vào siêu và đổ nửa bát nước đun cách thuỷ độ nửa giờ, bắc ra để nguội gạn lấy nước trong dùng.
Cách Dùng:
Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi mỗi lần uống 1 thìa canh.
Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi mỗi lần uống 2 thìa canh.
Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi mỗi lần uống 3 thìa canh.
Ngày uống 3 lần. Uống luôn từ 3 đến 10 ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
Chủ trị: Ho gà của trẻ em và các thứ ho có nóng sốt. mới ho hay ho đã lâu, ho khan, ho có đờm đều dùng được.
Không cấm kỵ.
Không phản ứng.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Phương này ở trong Nam, nhân dân đã dùng lâu đời một số thầy thuốc đã dùng chữa ho rất tốt.
Kết quả 90 %.
CHỮA HO GÀ
Phương Thuốc:
Bài I (Chữa Ho gà)
1. Nam hoàng cầm (dùng bắc hoàng cầm hay 1 lạng
Hoàng liên cũng được)
2. Đường phèn (hoặc đường kính)1 lạng
Bào Chế:
Đổ 3 bát nước vào Hoàng cầm sắc cạn còn 1 bát lọc bỏ bã, rồi cho đường phèn vào nước cô lại cho cạn bớt đi chút nữa, song đem phơi sương 4 giờ.
Cách dùng:
Trẻ em cho uống mỗi lần 1 thìa cà phê con, ngày uống 3 lần, từ 3 tuổi trở lên mỗi lần uống 1 thìa cà phê con, ngày uống 4 lần. Uống từ 3 đến 7 ngày.
Bài II (Chữa Ho gà)
1. Dọc mùng (tước vỏ thái mỏng)1 lạng
2. Đường phèn (hoặc đường kính)1 lạng
Bào chế:
Hai thứ trên để vào cái bát cho vào nồi cơm hấp chín hoặc đun cách thuỷ cho kỹ cho uống.
Cách dùng:
Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi cách 3 giờ uống 1 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê con, uống liên tục 3 đến 7 ngày. Trẻ nhỏ chưa biết ăn thì uống nước, em lớn đã ăn được thì ăn cả bã cả nước.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
Chủ trị bệnh ho gà mới phát do phong nhiệt vào phổi phát ho kèm có chứng đại tiện táo, nước giải đỏ, mà thường khát nước.
Kiêng ăn: Thịt gà, ngan, ngỗng, chó, trâu, cua, cá tôm, các thứ sào, rán, nướng, các thứ nóng như ớt, hồ tiêu, rượu, các thứ rau thơm, hành tỏi, dầu mỡ.
Phản ứng: Phân hơi lỏng hay sền sệt.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Mỗi tháng chữa trên 100 em.
Kết quả 80 %.
Bài III (Chữa Ho thường kiêm trị ho gà)
Phương thuốc:
1. Lá gai làm bánh5 đồng cân
2. Lá chanh (quả vẫn ăn)5 đồng cân
3. Rễ cây chỉ thiên3 đồng cân
4. Củ sả (nếu dùng lá thì 4 đồng cân)2 đồng cân
5. Rau má3 đồng cân
Bào chế:
Lá gai 3 lần tẩm đồng tiện 3 lần sao hơi đen.
Lá chanh, nếu dùng rễ cây chanh thì tốt hơn lá, cạo vỏ đen lấy phần lọc trắng.
Rễ cây chỉ thiên đào sâu lấy củ ở dưới sâu mới tốt.
Củ sả nếu dùng lá thì gấp đôi.
Rau má rửa sạch.
Các vị trên sao khô, tán nhỏ rây kỹ lấy kẹo mạch nha làm hồ luyện, viên bằng hạt đậu đen.
Cách dùng:
Từ 1 đến 2 tuổi mỗi lần uống từ 10 đến 15 viên.
Từ 2 đến 3 tuổi mỗi lần uống từ 18 đến 20 viên.
Từ 4 tuổi trở lên mỗi lần uống 25 đến 30 viên.
Người lớn uống 30 viên trở lên, mỗi ngày uống 3 lần. Uống với nước lã đun sôi, uống từ 3 đến 7 ngày.
Bài này dùng làm thuốc sắc thì tốt hơn làm thuốc viên, có kết quả nhanh hơn.
Nếu sắc thì cho 3 bát nước sắc cạn lấy trên nửa bát sắc 2 lần rồi cô lại làm một lần lấy 1 bát uống làm 2 lần vào buổi sáng và lúc sắp đi ngủ. Khi uống pha vào thuốc 1 thìa cà phê nước tiểu trẻ em (nước tiểu của em khoẻ mạnh mới tốt).
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
Chuyên trị các em ho thường và ho gà, kiêm trị người lớn mới bị ho hoặc ho đã lâu.
Kiêng ăn như trên (Xem bài ho gà I và II).
Không phản ứng.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Trong 1 năm đã chữa 200 người.
Kết quả 80 %.
CẢM SỐT
Phương Thuốc:
1. Lá bạc hà tươi: trai 7 ngọn , gái 9 ngọn
2. Lá Thạch xương bồ tươi, trai 14 ngọn, gái 18 ngọn
3. Hột giổi: 1 hạt ( để sống )
Cách Bào Chế:
Ba thứ rửa sạch đem giã nhỏ, dùng 1 chén nước tiểu (đái) của trẻ em từ 3 - 9 tuổi khỏe mạnh đem thuốc trên hòa lẫn, lọc lấy nước bỏ bã, dùng 1 phần thân thần sa mài với thuốc trên cho bệnh nhân uống.
Cách Dùng:
Trẻ em:
- 1, 2, 3 tuổi uống mỗi lần 1/2 chén hạt mít.
- 3, 4, 5 , 6 tuổi uống mỗi lần 1 chén hạt mít.
Cách 3 - 4 giờ uống 1 lần, uống đến khi khỏi
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng :
- Trẻ em sốt , đầu nóng , chân tay lạnh, hay giật mình, ít đái, hay thổ ăn uống không tiêu, sài rên, bụng đáy ì ạch, hoặc sởi đậu
- Kiêng ăn: cá tanh, chua, mỡ, đậu, thịt gà, thịt chó
- Kiêng gió nước, quả canh, rau sống
- Không phản ứng
Nhận xét và kết quả :
Đã chữa cho khoảng 500 trẻ em. Kết quả 80% - 90 %.
HO GIÓ-TIÊU ĐỜM
1. Thành phần bài thuốc
1. Cam thảo 150g
2. Lá Hẹ 50g
3. Cát Cánh 100g
4. Vỏ Quýt 50g
2. Công Năng - Tác Dụng:
Tuyên thông phế khí, nhuận phế hạ đờm, thanh nhiệt giải độc, sát trùng, trấn ho, tiêu đờm.
3. Chủ trị
Ho do ngoại cảm gây ra đau họng hay viêm họng.
4. Cách sử dụng và liều lượng
Các vị thuốc trên phơi sấy khô hoặc sao sấy ở nhiệt độ thấp (60-700C đặc biệt là với lá hẹ, lá hẹ sao sấy ở nhiệt độ cao làm mất tác dụng kháng sinh sát trùng); tán bột, rây mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước sôi. Trẻ em tùy theo độ tuổi:
- Trẻ em dưới 1 tuổi liều dùng bằng 1/6 liều người lớn.
- Trẻ em dưới 5 tuổi liều dùng bằng 1/4 liều người lớn.
- Trẻ em 5 tuổi đến 10 tuổi liều dùng bằng 1/3 liều người lớn.- Trẻ em 10 tuổi đến 15 tuổi liều dùng bằng 1/2 liều người lớn.
CHỮA HO SỐT
Phương Thuốc:
1. Lá nhọ nồi tươi 1 nắm
2. Lá Rau má tươi 1/2 nắm
3. Lá bạc hà tươi 1/3 nắm
4. Lá ngải cứu tươi 1/2 nắm
5. Lá dâu tươi (nuôi tằm )1/2 nắm
Cách Bào Chế:
Các thứ lá trên để sống, rửa sạch cho vài hạt muối vào, giã nhỏ, lọc lấy nước nguyên chất uống
Cách dùng:
Trẻ em ngày uống 3 lần : sáng, trưa, tối, uống sau ăn, mỗi lần uống liều lượng như trên, lúc nào uống thì mới làm dùng ngay.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
- Chủ trị trẻ em ho, sốt nóng
- Kiêng ăn tanh, mỡ, thịt gà, thịt chó
- Không phản ứng
Nhận xét - Kết quả:
Kết quả 90%.
Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ hiệu nghiệmThứ
Ho, đau họng ở trẻ em là các triệu chứng thường đến cùng với dấu hiệu của bệnh cảm cúm, sốt. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột, đường hô hấp của trẻ dễ bị tấn công. Dưới đây là bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ.
Phật thủ chưng mạch nha
Quả phật thủ mua về ngâm nước muối rửa sạch vỏ bên ngoài, thái lát mỏng rồi đổ mạch nha vào với tỷ lệ đều nhau. Đem hấp hoặc cách thủy khoảng 30 đến 45 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc cho bé dễ uống.
Gừng và mật ong
Lấy khoảng 20gram gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát mỏng, sau đó trộn đều với 20ml mật ong. Bạn có thể cho bé ngậm hỗn hợp trong cổ khoảng 1 – 2 phút. Thực hiện như vậy 2 – lẫn mỗi ngày.
Rau diếp cá đun sôi cùng nước gạo
Rau diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào đun sôi cùng nước gạo khoảng 20 – 30 phút, Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần tới khi bé có khỏi bệnh. Uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Nếu bé khó uống, có thể cho thêm chút đường. Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát, đó là do cơ thể bé thải ra một số chất đờm.
Lá húng chanh hấp quất xanh
Cho khoảng 15 – 16 lá húng chanh và 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch sau đó say xuyễn, đem hấp hoặc đun sôi cách thủy 20 phút. Bạn nên cho bé uống 1 – 2 lần/ngày tới khi bé hết ho.­­­
Mật ong hấp quất xanh
Dùng 3 – 4 quả quất rửa sạch, để cả vỏ thái lát mỏng, trộn lẫn với mật ong cho đều. Sau đó đem hấp hoặc đun sôi cách thủy khoảng 10 – 15 phút đến khi nhuyễn thành dịch sánh. Một ngày nên cho bé uống 2 -3 lần, mỗi lần 1 -2 thìa cafe. Bạn có thể cho thêm một vài hạt muối để tăng tính diệt khuẩn, kháng viêm, hiệu quả sẽ cao hơn.
Mật ong hấp lá hẹ
Dùng 3 – 5 lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với mật ong, sau đó cũng hấp hoặc đun sôi cách thủy và sử dụng như mật ong hấp quất.
Mật ong hấp tỏi
Lấy 4 -5 nhánh tỏi đập dập, trộn đều với mật ong, đem hấp hoặc đun sôi cách thủy cho tới khi không thấy mùi tỏi hăng nữa. Cho bé uống 2 – 3 lần/ngày,mỗi lần 1 – 2 thìa cafe
Bạn cũng có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa, lá xương sông…Hiệu quả cũng rất bất ngờ.
CẢM PHONG
Lịch Sử Phương Thuốc: Gia truyền 13 đời trên 200 năm. Bản thân áp dụng trên 40 năm .
Phương Thuốc:
1. Bán hạ sống 5 lạng
2. Nam tinh sống 5 lạng
3. Mật bò 10 cái
4. Thần sa 1 lạng
5. Chu sa 5 đồng cân
6. Long não 1 lạng 5 đồng cân
Cách Bào Chế:
Bán hạ sống và Nam tinh sống tán rõ nhỏ trộn đều vào nước mật bò trộn cho thật đều rồi lại nhét hết vào 10 túi mật bò treo ra chỗ rợp (không phơi nắng) cho khô (âm can)
Thần sa, Chu sa, Long não cũng nghiền thành bột, trộn lẫn với Bán hạ, Nam tinh đã chế sẵn bằng mật bò. Các thứ đều luyện với mật ong sờ thấy hơi quánh, âm ẩm tay là được. Viên to bằng hạt ngô .
Cách Dùng:
Người lớn uống 2 viên, xoa 1 viên.
Từ 3 tuổi đến 10 tuổi uống 1 viên, xoa nửa viên.
Từ 3 tháng đến 3 tuổi lấy nửa viên chia ra uống làm 3 lần còn nửa viên xoa.
Thuốc xoa thì lấy đồng tiện hay rượu rồi ngâm với thuốc mà xoa.
Thuốc uống ngày uống 1 lần nặng thì mới phải uống 2 lần 1 ngày.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng :
- Chữa bệnh cảm gió hoặc trứng phong, sốt nóng có đờm khò khè trong cổ, kiêm trị cả trẻ em sài kinh.
- Không kiêng kỵ.
- Không phản ứng.
Nhận xét và kết quả :
Đã chữa cả trong Nam và ngoài Bắc trên 1500 người . Kết quả 90%.
BÀI CHỮA CẢ HÀN, NHIỆT, THẤP
Điều Trị: Tán phong, khu hàn trừ thấp.
Thành Phần:
1. Hoàng lực: 12g
2. Tầm ngửi cây xoan: 40g
3. Hà thủ ô: 12g
4. Hoàng làn: 12g
5. Dây đau xương: 16g
6. Gối Hạc: 20g
7. Ý Dĩ nhân: 20g
Cách Bào Chế: Hoàng lực phơi khô sao vàng, tầm gửi cây xoan cạo sạch vỏ ngoài; hà thủ ô chế nước đậu đen đậm đặc 1 ngày phơi khô; Hoàng làn Ngâm nước gạo nếp 1 đêm hôm sau cạo bỏ vỏ vàng đem phơi ngâm tiếp nước gạo nếp 3 đêm phơi 3 ngày; cây gối hạc phơi khô dùng sống; dây đau xương phơi khô sao vàng ; ý dĩ sao qua.
Cách Dùng: Các vị cho vào sắc đổ 3 bát nước đun còn 1 bát thuốc , đun 3 lần được 3 bát trộn đều 3 bát với nhau, đun còn 2 bát, chia đều uống làm 3 lần vào lúc không đói không no.
Bài thuốc này bệnh nặng thì dùng 10 thang, bệnh nhẹ thì dùng 5 thang thì khỏi.
* LƯU Ý: Bài thuốc này tôi đã áp dụng chữa bệnh hơn 30 năm nay, hiệu quả khỏi bệnh cao tới 90% .
HO -HEN SUYỄN-TIÊU ĐỜM
1. Thành phần bài thuốc:
Tang bì 16g Hoàng câm 6g
Bán hạ chế 10g Khoản đông hoa 8g
Hạnh nhân 8g Cát cánh 8g
Tô tử 6g Cam thảo 4g
Bạch quả 6g Ma hoàng 2g
2. Công năng - Tác dụng:
Hóa đờm giáng nghịch, định suyễn, dịu ho sát trùng thanh nhiệt táo thấp, mát can, nhuận phế, sinh tân.
3. Chủ trị:
Ho do nhiễm phong hàn, hen suyễn.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc trên cho vào siêu, sắc 2 lần. Mỗi lần sắc đổ 400ml nước, sắc cạn lấy 100ml. Trộn lẫn nước sắc lần 1 với nước sắc lần 2, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống lúc đói. Mỗi ngày uống 1 thang.
5. Kiêng kỵ:
Kiêng rượu, mỡ, thịt quay.
6. Chú ý:
Bài thuốc này tác giả thay 2 vị Ma hoàng, Bạch quả bằng 5 vị: Tô diệp, Trần bì, Sinh khương, Bạch giới tử, La bạc tử.
THUỐC HO
Người trình bày: Trần Quang Bùi - Phòng Đông y Thống Nhất Khu Hoàn Kiếm.
Lịch sử phương thuốc:Gia truyền 2 đời. Bản thân áp dụng 20 năm.
Phương thuốc:
1. Củ sả lâu năm (phơi khô sao vàng)4 đồng cân
2. Hoa hồng đỏ (phơi khô)4 đồng cân
3. Hoa khế (phơi khô)4 đồng cân
4. Trần bì (tẩm mật sao vàng)3 đồng cân
5. Khương hoàng (nghệ - nửa nướng chín2 đồng cân
Nửa để sống)
6. Cam thảo (tẩm mật sao vàng)1đồng cân
7. Mật ong1 thìa
Bào chế:
Các vị cho vào sắc đổ 3 bát nước đun cạn còn non 1 bát để nguội, lúc đó hoà 1 thìa mật ong vào để uống dùng dần.
Cách dùng:
Từ 5 tháng đến 10 tháng mỗi lần uống 2 thìa canh.
Từ 1 tuổi đến 2 tuổi mỗi lần uống 3 thìa canh.
Từ 3 tuổi đến 4 tuổi trở nên mỗi lần uống 4 thìa canh.
Các loại tuổi đều mỗi ngày uống 3 lần lúc đói (sáng, trưa, tối).
Chủ trị:
Trẻ em ho mới hoặc lâu ngày gầy còm, ho khan không có đờm.
Kiêng ăn: dầu mỡ, tanh: cá, tôm, thịt gà.
Không phản ứng gì.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Đã chữa và mách cho bà con dùng khoảng 150 người.
Kết quả 60 %.
BỆNH HEN SUYỄN ( HEN PHẾ QUẢN )
1- Định nghĩa: Hen phế quản là thuật ngữ của Tây y, Đông y gọi hen suyễn là: háo hống, háo suyễn người bệnh thở ra dễ, hít vào khó hoặc hít vào dễ thở ra khó.
2- Nguyên nhân: Do Phế khí hư có hàn hoặc Phế khí thực có nhiệt hoặc bị thủy khí lấn hoặc lo sợ, khí uất, cũng có khi do khí âm hư, đàm (đờm) tắc,Tỳ (tụy) Vị (dạ dày), Thận hư yếu. Ngoài ra còn có khi bị cảm ngoại tà ( cảm phải khí lạnh hay nóng quá và sinh hoạt hàng ngày, tình chí không đúng mức cũng là nguyên nhân gây bệnh.)
Bệnh chủ yếu liên quan đến các tạng phủ : Tỳ, Phế, Thận, Vị phủ ( dạ dày). Biểu hiện của bệnh nếu hít vào khó,thở ra dễ, tức ngực bệnh ở Phế, bệnh hít vào dễ, thở ra khó bệnh ở Thận vì " Thận chủ hấp, Phế chủ hô", người bệnh thường có rất nhiều đờm do Tỳ Vị hư yếu công năng vận hóa thủy ẩm ( thấp) và Thận dương hư suy không giúp Tỳ dương vận hóa, khí hóa được nước do đồ ăn, thức uống hàng ngày làm cho chức năng túc giáng, thông điều thủy đạo mà thành ra đờm, vì thế khi lên cơn hen suyễn đờm đưa lên làm vít tắc đường thở.
Khi bệnh mới "thực" dễ chữa, bệnh lâu "hư" khó chữa. Khi đang lên cơn hen suyễn thì xử lý tốt nhất là dùng các loại thuốc xịt giãn phế quản của Tây y ( vì không phải ai cũng gần thầy thuốc Đông y ). Sau khi cắt cơn thì điều trị bằng Đông y hiệu quả tốt hơn và lành hơn, vì Đông y sẽ điều trị vào chủ yếu 3 tạng Tỳ Phế Thận thì mới khỏi được lâu dài và ít tái phát( bệnh này rất hay bị dụ phát bởi khí hậu)
3- Điều trị:
A- Hen Do Hàn : Cơ thể lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng khạc dễ ra, thích uống nóng, đại tiện nhão nước tiểu trong, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch tế sắc
- Cách Chữa: Ôn phế tán hàn, trừ đờm, hạ suyễn ( ôn Phế, khai khiếu, hoạt đàm, lợi khí )
- Bài Thuốc 1: Ma hoàng thang
Gồm; Ma hoàng 12g Quế chi 8-10g
Hạnh nhân 12g Chích Cam thảo 4g.
Sắc uống khi thuốc còn nóng,
- Bài thuốc 2: Tam tử dưỡng thân thang
Gồm: Lai phục tử (hạt củ cải) 12g La bặc tử (hạt cải trắng) 12g
Tử tô tử (hạt tía tô) 8g
Rang chín, giã dập cho vào ấm hãm như nước chè uống
- Bài thuốc 3; Tử tô giáng khí thang
Gồm: Tử tô tử 12g Tiền hồ 12g
Quy vĩ 10g Trần bì 12g
Ngải diệp 12g Bán hạ chế 8g
Hậu phác chế 8g Quế chi 8g
Sinh khương 6g Đại táo 3 quả
Sắc uống ngày 1 thang.
- Kiêng: ăn thức ăn sống lạnh, gà trống, tôm tép, măng, thịt bò
- Bài thuốc Nam đơn giản cắt cơn hen:
Dùng 100g lá hẹ tươi cho 300ml nước sắc còn 100ml ( khi sắc nên giã dập lá hẹ và có thể dùng đến 300g) uống dần từng ngụm nhỏ và nuốt từ từ
Những người âm hư ( nhiệt, táo bón, tiểu giắt...) không dùng
B- Hen Do Nhiệt:
- Triệu chứng: Cơ thể bứt rứt sợ nóng, mặt môi đỏ, đàm (đờm) vàng dính khó khạc, hay khát nước thích uống nước lạnh,đại tiện táo, có trường hợp tiểu giắt nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy mạch hoạt sác
- Cách chữa: Thanh nhiệt tuyên Phế, hóa đàm, bình suyễn
- Bài thuốc 1: Định suyễn thang gia giảm
Tang bạch bì 20g Trúc lịch 30ml
Hạnh nhân 12g Hoàng cầm 12g
Bán hạ chế 10g Cam thảo 4g
Đảm nam tinh 8g Quất bì 12g
Sắc uống ngày 1 thang
Gia giảm: Nếu ho nhiều đờm vàng thêm Ngư tinh thảo ( diếp cá) 20g, đờm quá nhiều gia Đình lịch tử 12g, Sốt gia sinh Thạch cao 20g
- Bài thuốc 2: Đối chứng nghiệm phương
Tang bạch bì 20g Mạch môn 12g
Thiên môn 12g Bách bộ 12g
Tiền hồ 12g Sinh thạch cao 12g
Ô mai 3 quả Quất bì 12g
Bán hạ chế 10g Cam thảo 4g
Sắc uống ngày 1 thang
+ Kiêng kỵ: Với những người hen thể nhiệt nên kiêng ăn các loại đồ ăn nhiệt nóng và tôm tép
C- Hen Do TỲ Hư:
- Triệu chứng: Ho, hen đờm nhiều, sắc mặt vàng người mệt mỏi, kém ăn, bụng trướng đầy, đại tiện thường nhão dễ đi ngoài phân loãng, mặt có khi phù, chất lưỡi nhạt rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực
- Cách chữa: Ôn trung, kiện tỳ
- Bài thuốc 1: Lục quân tử thang
Đảng sâm 20g Bạch truật 12g
Bạch linh 12g Chích thảo 4g
Trần bì 12g Bán hạ chế 8g
Sắc uống ngày 1 thang
- Bài thuốc 2: Phụ Quế lý trung thang
Phụ tử chế 8- 12g Quế nhục chế 6g
Đảng sâm 12-16g Bạch truật 12g
Can khương 6-8g Chích thảo 4g
Sắc uống ngày 1 thang
D- Hen do Thận hư: Hen do Thận hư chia ra làm 2 thể: Hen do Thận dương hư và hen do Thận âm hư
1- Hen do Thận dương hư: Hơi thở ngắn gấp, khi hoạt động bệnh tăng, ho có đàm bọt, hít vào khó, lưng gối yếu mỏi, dương luy (liệt dương) sắc mặt trắng hoặc sạm đen, sợ lạnh, tiểu tiện trong dài và nhiều lần, chất lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận, mạch trầm tế vô lực
- Cách chữa; Ôn bổ Thận dương, nạp khí
- Bài thuốc; Thận khí hoàn ( Bát vị Quế Phụ)
Thục địa 20g Sơn dược 16g
Sơn thù 12g Phục linh 12g
Đan bì 8g Trạch tả 8g
Phụ tử chế 10g Quế nhục 6g
Sắc uống ngày 1 thang. Có thể thể làm thành hoàn, dùng nước sôi uống thuốc hoặc nước muối pha thật loãng
2- Hen do Thận âm hư: Hơi thở ngắn gấp, hồi hộp, lưng gối đau mỏi, ho có đàm bọt, hít vào khó, nước tiểu vàng, đại tiện táo, hay uống nước và thích uống nước mát, chất lưỡi đỏ ít rêu hoặc không có, mạch tế sác
- Cách chữa: Tư âm bổ Thận
- Bài thuốc; Lục vị Địa hoàng hoàn gia giảm
Can địa hoàng 32g Hoài sơn 16g
Sơn thù nhục 16g Bạch linh 12g
Đan bì 12g Trạch tả 12g
Mạch môn 16g Ngũ vị tử 4-6g
Sắc uống ngày 1 thang, hoặc có thể làm hoàn dùng nước sôi hoặc nước muối thật loãng uống thuốc
+ Kiêng cữ: Nói chung với những người hen do Tỳ Thận dương hư nên ăn ít đồ béo, ngọt, tanh lạnh. Với những người hen do Thận âm hư nên hạn chế ăn các đồ cay, nóng dễ sinh nhiệt. Hạn chế và điều độ việc phòng sự.

CHỨNG HẬU KHÍ HƯ – HUYẾT THIỂU – BẠCH CẦU GIẢM
Lương y Nguyễn Nhật Tân
Hội Đông y Sơn Tây
I. Mở đầu:
Trong điều trị bệnh ung thư theo y học hiện đại, phương pháp xạ trị và hóa trị đã được sử dụng và đem lại hiệu quả tích cực, song cũng gây ra những tác dụng phụ biểu hiện ở các triệu chứng lâm sàng: tinh thần mệt mỏi, yếu sức, đoản hơi, ăn kém, sợ lạnh... sắc mặt và môi nhợt, hoa mắt chóng mặt, người đau mỏi, chân tay tê dại... đáng lưu ý là giảm lượng máu, trong đó số lượng bạch cầu ở mức thấp dưới trị số bình thường.
Theo học thuyết Tạng tượng, những triệu chứng trên là các chứng trạng của chứng hậu khí hư và huyết hư (bản chất là huyết thiểu, trong đó bạch cầu giảm). Khí hư thể hiện công năng của các tạng phủ giảm sút, nguyên khí bất túc làm sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Huyết hư (bản chất là huyết thiểu) thể hiện huyết dịch trong cơ thể hao tổn, các dòng tế bào huyết đặc biệt là bạch cầu giảm thiểu, khả năng miễn dịch giảm sút.
Như vậy tác dụng phụ của các liệu pháp xạ trị và hóa trị làm cho cơ thể suy yếu, khí hư, huyết thiểu, chính khí giảm sút, sức đề kháng suy giảm.
II. Lập phương Hoàng kỳ đằng táo thang gia giảm.
Lập phương Hoàng kỳ đằng táo thang gia giảm được xây dựng trên các luận điểm sau:
- Thực hiện “Chính khí tồn nội tà bất khả can”, nâng cao chính khí tăng cường khả năng phòng vệmiễn dịch của cơ thể đối với sự suy tổn làm phương hướng chủ trị.
- Mối quan hệ sinh lý của khí và huyết là quan hệ nương tựa vào nhau, có khí mới sinh được huyết, có huyết mới nuôi được khí, khí là soái của huyết, huyết là mẹ của khí.
- Hư chứng dùng bổ pháp, bổ khí phối hợp với bổ huyết.
Phương thuốc Hoàng kỳ đằng táo thang gia giảm xây dựng từ phương thuốc Hoàng kỳ đằng táo thang (Bệnh viện nhân dân khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây) với sự thay đổi và bổ sung các vị thuốc nhằm nâng cao chính khí, khả năng sinh huyết và dưỡng huyết, tăng bạch cầu, tăng sức đề kháng của cơ thể:
Phương thuốc:
1. Hoàng kỳ 16g 7. Đương quy 16g
2. Bạch truật 8g 8. Kê huyết đằng 16g
3. Bạch linh 8g 9. Mộc hương 4g
4. Đại táo 4 quả 10. Sa nhân 4g
5. Thục địa 16g 11. Đan sâm 6g
6. Hà thủ ô 12g 12. Nữ trinh tử 6g
Gia giảm:
- Hoài sơn, Liên nhục để tăng cường ích khí dưỡng âm, an thần.
- Tục đoạn, Đỗ trọng để tư bổ can thận, giảm đau mỏi.
Công dụng: Ích khí, bổ huyết, tăng bạch cầu nâng cao chính khí, khả năng đề kháng của cơ thể.
Biện chứng luận trị: Từ quan điểm nâng cao chính khí và nhận thức mối quan hệ sinh lý của khí và huyết, trong điều kiện công năng của tạng phủ hư tổn suy yếu, phương thuốc lấy bổ khí tạo ra nguồn sinh huyết làm gốc, đồng thời bổ huyết dưỡng huyết để tạo ra chân khí làm cơ sở cho việc phục hồi cơ năng hoạt động của tạng phủ trong cơ thể.
- Hoàng kỳ và Bạch truật phối ngũ với Bạch linh và Đại táo để bổ khí, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy sự hình thành kháng thể, làm cho tế bào sinh trưởng nhanh, số lượng tế bào hoạt động tăng lên, làm quân.
- Thục địa và Hà thủ ô bổ huyết, sinh tinh huyết, phối ngũ với Đương quy và Kê huyết đằng bổ huyết, hành huyết, nuôi dưỡng khí, thông kinh hoạt lạc, làm thần.
- Mộc hương phối ngũ với Sa nhân để kiện vị, ôn vị thúc đẩy hành khí cùng Đan sâm phối ngũ với Nữ trinh tử để hoạt huyết, tư âm dưỡng huyết, làm tá và sứ.
Bàn luận: Sau điều trị thực tiễn lâm sàng 18 thang, người bệnh đã tỉnh táo, khỏe lên, số lượng bạch cầu tăng lên mức trị số trung bình. Từ đó theo suy nghĩ của bản thân, điều trị bệnh ung thư bằng y học hiện đại có hiệu quả tốt đẹp song phối hợp điều trị phối hợp với y học cổ truyền (đông y) theo hướng chủ đạo nâng cao chính khí của cơ thể là giải pháp cần thiết đúng đắn góp phần hồi phục sức khỏe, tăng khả năng đề kháng trong nội thân của người bệnh.
III. Kết luận:Phương thuốc Hoàng kỳ đằng táo thang gia giảm đã có những kết quả nhất định ban đầu song còn nhiều điều phải suy nghĩ tiếp tục và thời gian thể nghiệm để hoàn thiện. Chân thành mong các vị Lão y và các Lương y chỉ giáo.
RỤNG TÓC, HÓI ĐẦU VÀ TÓC BẠC SỚM
Sau khi uống hết 5 thang, con bé không còn rụng tóc và tóc lại mọc dày lại như xưa. Đó là khởi đầu chữa bệnh liên quan đến cái gọi là “Góc của con người này” của mình, tuy bước đầu phải mất công mò mẫm tìm đọc, nhưng sau này lại giúp ích rất nhiều trong công tác bảo vệ sức khỏe cho anh em bằng hữu. Phương tễ mình kê cho em vẫn còn trong bệnh án, hôm nay dở lại xin được chép lại như sau:
1, Hà thủ ô 20g
2, Bạch tật Lê 20g
3, Nữ trinh tử 20g
4, Cỏ mực 20g
5, Thỏ ty tử 20g
6, Kỷ tử 20g
7, Cốt toái bổ 20g
8,Thục địa cửu chế: 20g
9,Xuyên khung 12g
10,Bạch thược 20g
11,Đương quy đầu 15g
12,Hồng hoa 10g
13,Đào nhân 10g
Đây là phương cơ bản mình thường dùng chữa bệnh rụng tóc hay hói tóc đem lại hiệu quả rất cao và nhanh chóng. Trong phương Hà thủ ô + Bạch tật lê là một cặp chủ dược, vừa bổ can thận, vừa định được phong. Nhị Chí Hoàn gồm Nữ trinh tử + Cỏ mực là một cặp, có tác dụng tư bổ can thận âm, mạnh gân cốt, cương tinh lực, đen râu tóc, cũng là chủ dược. Các vị thuốc Thỏ ty tử, Bổ cốt chỉ, Cốt toái bổ đều là vị bổ can thận cùng hỗ trợ các vị chủ dược trên phát huy tác dụng bổ gan thận thêm mạnh hơn. 7 vị đầu chuyên bổ thận, 6 vị sau vốn là bài Đào Hồng Tứ Vật - chuyên bổ huyết hoạt huyết. Toàn phương lấy công năng bổ can thận làm đầu, lấy bổ huyết làm phụ. Vừa bổ được huyết, hoạt được huyết lại bổ can thận. Vì thế công hiệu rất nhanh chóng.
Sau này, khi gặp các bệnh nhân tương tự mình dựa vào phương trên mà gia giảm thì hầu hết đem lại hiệu quả như ý muốn. Từ kinh nghiệm lâm sàng ít ỏi, xin được mạn phép các bậc tiền bối, tổng hợp lại các nguyên nhân gây ra các bệnh rụng tóc, tóc bạc sớm và hói đầu như sau:
1. RỤNG TÓC
Có thể chia thành 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
- Dạng thứ nhât: khí huyết suy nhược trầm trọng: thường thấy nhiều ở phụ nữ sau sinh, hoặc người sau bệnh nặng, hoặc sau khi mất máu quá nhiều. Đặc biệt là phụ nữ sau sinh, hầu như có đến 50 % số phụ nữ sau sinh đều bị rụng tóc mà nguyên nhân chính do khí huyết hao kiệt sau khi mang bầu 9 tháng 10 ngày, rồi phải đau đớn sinh đẻ, hay mổ đẻ, rồi chăm sóc bé… cả quả trình này làm người phụ nữ hao tổn rất nhiều khí huyết và tinh lực, nếu sau khi sinh mà không được bồ bổ hợp lý, thì ngoài rụng tóc, còn kéo theo vô vàn thứ bệnh không tên khác. Cách chữa rụng tóc thể này không khó, chỉ cần Đại bổ khí huyết kiêm chút hoạt huyết thì trong 5-10 thang thuốc là có thể ngăn chặn tình trạng rụng tóc. Phương tễ thường dùng: Bát trân thang gia thêm đào nhân hồng hoa, Hà thủ ô + Bạch tật lê.
- Dạng thứ 2: Do huyết nhiệt, tình trạng rụng tóc thường thấy ở những người được gọi là máu nóng, từ thanh niên đến lão niên đều có thể có loại này. Những người máu nóng này họ thường xuyên cảm thấy nóng trong người, thỉnh thoảng có cơn bốc hỏa lên đầu làm mồ hôi trên đầu tứa ra, miệng thường hay khô, đại tiện thường táo, nước tiểu vàng, Có người cứ trời nóng là bị nổi ngứa, nổi mụn… Tất cả dạng rụng tóc này đều do huyệt nhiệt-máu nóng mà ra. Cách chữa: Dùng nguyên phương như bài mình kê cho em mình uống, chỉ thay thục địa bằng vị Sinh Địa là được. Nếu nóng quá có thể gia thêm Đan bì, Bạch tiên bì thì hiệu quả càng nhanh.
2. TÓC BẠC SỚM
Các bạn có ai để ý thấy, ngày xưa người tóc bạc rất ít, hầu như ai tóc bạc cũng thường vào tuổi lão niên, đều được gọi là ông là bà. Nhưng ngày nay, tình trạng tóc bạc sớm nhiều hơn ngày xưa rất nhiều, không chỉ ở người trung niên, mà thanh niên trai tráng,thậm chí có cả thiếu niên cũng đã thấy tóc bạc. Vậy nguyên nhân nào gây ra tóc bạc sớm?
Trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu, có ai còn nhớ nhân vật Lưu Anh, sủng phi của vua Nam Đế lại cặp kè với Chu Bá Thông, sinh ra một cậu con trai. Nhưng cậu con trai này vừa sinh ra, đã bị Cừu Thiên Nhận dùng trưởng độc đánh trọng thương ngay khi mới lọt lòng. Nam Đế Đoàn Trí Hưng có tuyệt chiêu có thể cứu được con của Lưu Anh, nhưng vì tức giận, lại vì phải giữ lại nội lực để thi đấu Luận Kiếm Hoa Sơn nên nhất quyết không chữa cho con của Lưu Anh. Lưu Anh chứng kiến đứa con vừa mới lọt lòng của mình phải chết, trong đau sót tột cùng, thoáng một cái tóc của Lưu Anh từ đen tuyền như mực chuyển sang màu trắng như mây. Nhìn như mà só!
Tiểu thuyết tuy chỉ là thêu dệt nhưng cũng rất có lý. Các bạn thấy đấy, Vì suy nghĩ buồn đâu thái quá mà gây tóc bạc. Và phải chăng tình trạng tóc bạc sớm hiện nay có liên quan đến vấn đề này? Ngày xưa các cụ làm nông dù vất vả đến mấy ăn xong tối là lên giường, ngày nay thì khác hoàn toàn. Người lớn ngày đi làm kiếm tiền, lo nghĩ đủ điều làm sao kiếm được nhiều tiền, làm sao lo cho con ăn học, lo cho ông bà… Tối về lại hết điện thoại này đến điện thoại kia, hết phim này đến phim khác, hết like cái face này đến bài face book khác… Rồi cứ thế đến 11h vẫn chưa đi ngủ, thậm chí còn thức đến 12,1h sáng mới được ngủ. Trẻ em cũng bị ảnh hưởng theo lối sống này, ngày ngày khoác ba lô vật vã lên trường, tối về học bài, chơi điện tử, lướt youtube, xem hoạt hình… Nói chung đầu óc suốt ngày không vì cái này cũng vì cái khác, thậm chí ngủ cũng mơ về nó.
Người xưa dạy, nghĩ nhiều thì hại thận, thức khuya thì hại thận. Mà thận chủ về râu tóc, thận hư chả phải râu tóc cũng bạc hay sao?
Tất cả các tình trạng tóc bạc sớm này, ít nhiều có liên quan đến lối sống hiện tại, nếu thực sự muốn điều trị tốt nhất, trước tiên bạn hãy nên điều chỉnh lối sống cho phù hợp. Giành cho bản thân mình và con cái thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ sởm, ít thức khuya và “BẢO TỒN TINH LỰC, KHÔNG LẠM DỤNG THÁI QUÁ CHUYỆN ĐÓ”. Đồng thời phối hợp với việc dùng thêm thuốc bổ thận, bổ huyết nữa mới đem lại hiệu quả nhanh chóng. Về phương dược bài thuốc này, xin được chia sẻ ở phần cuối bài này. Nếu bạn nào đủ kiên trì, xin đọc tiếp.
3. HÓI ĐẦU
Đột nhiên tóc rụng từng mảng, dần dần lộ ra cả da thịt đầu trắng hếu. Nặng hơn nữa thì cả đầu rụng gần như hết tóc, cả lông mày cũng rụng sạch. Tât cả các trường hợp này, nếu không phải do di truyền, thì phần lớn đều do huyết nhiệt và phong gây ra. Trong Y Tôn Kim Giám – Cuốn sách kinh điển về lâm sàng có gọi bệnh hói đầu là “Dầu Phong” hay Ban Thốc, Có đoạn viết như sau: “Do lỗ chân lông mở ra, tà phong thừa hư mà xâm nhập, phong thịnh làm cho huyết táo, huyêt táo thì không vinh nhuận ra râu tóc vì thế gây ra rụng tóc và hói đầu”
Từ câu văn trên, rõ thấy nguyên nhân xâu xa của mọi vấn đề là do chính khí hư, vì hư mà phong khí mới thừa cơ xâm nhập vào làm cho huyết táo, huyết táo, huyết táo ở đây có nghĩa là khô kiệt, vì khô kiệt máu lên không thể nuôi được tóc vì thế tóc chết và rụng đi. Vậy Cách chữa đã rõ, huyết táo tức là khô thì trước phải bổ huyết cho nó hết khô, đồng thời phải đuổi được cái phong đã nhiễm vào có như vậy mới đem lại hiệu quả bền vững. Mà đuổi phong bổ huyết thì Hà Thủ Ô + Bạch Tật lê thì không gì bằng, thế mới gọi là Định Phong Đan. Cách chữa bệnh này cũng tương tự như phương thuốc đầu tiên mình kê cho em gái ở trên.
4. LỜI KẾT. TỔNG KẾT BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
Anh chị em đọc hết bài viết này, có thể thấy rối rắm, và phức tạp. Nhưng người học y thuật đông y, đọc qua 1 lần có thể hiểu được ngay. Tất cả các bệnh trên thực chất không ngoài nguyên nhân khí huyết kém và can thận hư. Vì thế pháp chữa không ngoài bổ khi huyết, mạnh can thận, nhiệt nóng quá thì thêm vài vị mát huyết, táo quá thì thêm vài vị khu phong thì 1 bài thuốc gia giảm có thể trị được hết thảy các bệnh này.
Anh chị em bạn hữu, bệnh nhân của mình có rất nhiều người mắc chứng này, nhưng hễ kêu phải sắc thuốc là thôi, từ từ đã, vì mất nhiều thời gian, hàng ngày họ phải đi làm, làm gì có thời gian ở nhà mà trông nồi thuốc với uống thuốc, vả lại bệnh này cũng chẳng chết được người, tóc có rụng, có bạc cũng chả sao. Vì thế cứ chần chừ mãi chả uống được. Sau này, mình mới mày mò tổng kết tìm ra phương thuốc làm hoàn để cho họ uống dần, vừa đảm bảo công hiệu chữa bệnh, vừa tiện lợi thơm ngon dễ uống, ngon đến mức trẻ em còn máu ăn, ăn không chán miệng. Thế mới làm cho họ uống lâu dài được!
Sau đây xin chia sẻ bài thuốc cụ thể, có thể gọi là gia truyền 10 đời nhà mình, và mình là đời thứ nhất sáng lập. Đã ứng dụng đem lại hiệu quả tuyệt cú mèo, vừa bổ được thận, bổ được huyết lại đen được tóc, ngừa được tóc rụng, uống lâu thì tóc bạc chuyển sang đen, lưng cường gối khỏe, răng mạnh như hổ, tóc dai như đỉa đen! Cụ thể mình viết ra hết, không giấu một mảy may, kệ ai làm được thì hưởng, chứ chết đi có mang theo được đâu! Mình đặt tên cho viên hoàn này là VIÊN ĐEN TÓC HỒNG HÀ.
CÔNG THƯC VIÊN ĐEN TÓC HỒNG HÀ NHƯ SAU
Hà thủ ô cửu chưng cửu sai: 200g
Bạch tật lê sao vàng: 200g
Nữ trinh tử tẩm rượu 4 tiếng, sau đó đồ chín, phơi khô: 200g
Cỏ mực 200g nấu lên cô thành cao
Đậu đen cửu chưng cửu sai: 500g
Vừng đen 500g
Tang thầm (dâu ta phơi khô): 200g
Cốt toái bổ 500g nấu lên cô thành cao
Thục địa cửu chưng cửu sai: 100g
Nhân sâm tốt: 100g
Đương quy đầu tốt tẩm rượu sao: 100g
Bạch thược: 100g
Xuyên khung 100g
Đào nhân: 80g
Hồng hoa: 80g
Tất cả các vị trên sấy khô ròn, say mịn trộn với cao nước cỏ mực, cốt toái bổ đã nấu, và mật ong tốt, đảo đều, vê thành viên hoàn 9g/viên.
Người tỳ vị hư yếu, chú ý gia thêm 2 vị thuốc Bạch truật: 200g, bạch linh 200g để đề phòng thuốc bổ mát nhiều quá mà gây đi cầu lỏng nát.
Cách uống:
- Người rụng tóc: uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, liệu trình 1-3 tháng, người bị rụng tóc nặng, cấp tính có thể ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên. Uống trước ăn 30-60 phút.
- Người tóc bạc và hói đầu: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống trước khi ăn. Liệu trình tối thiểu 3-6 tháng tùy nặng nhẹ. Uống 1- 2 liệu trình mới đủ đen tóc và mọc tóc!
CHÚ Ý: AI CÓ THỂ UỐNG ĐƯỢC VIÊN HOÀN NÀY
Tất cả già trẻ gái trai, lớn bé ai cũng có thể uống được viên hoàn này. Trừ 2 trường hợp sau:
Phụ nữ có thai không được uống: Tuy là thuốc bổ nhưng trong bài trên có hai vị thuốc Hồng hoa, Đào nhân lại hoạt huyết, có thể gây sẩy thai. Vì thế phụ nữ có thai cấm uống!
Người tỳ vị hư yếu quá, hoặc dương hư âm thịnh không nên uống!
Cuối cùng, xin cảm ơn những anh chị em nào đã kiên trì đọc và không chấp vào lời văn thô thiển của mình. Chúc toàn thể anh chị em sức khỏe, thành công!
Thân ái
BÓ GÃY XƯƠNG
Công dụng: Liền xương, bong gân, giảm đau, giảm sưng, tan máu bầm.
Công hức Bài Thuốc:
1. Lá Cây Liền Xương: 150g
2. Lá Ngãi Cứu: 100g
3. Dây Đau Xương: 150g
4. Nghệ Vàng: 150g
5. Cốt Toái Bổ (sao đen) 150g
6. Lá Thuốc Trặc: 100g
7. Lá Cây Sứ Trắng: 100g
Cách Bào Chế: Tất cả thuốc trên giã nhuyễn hoặc dùng máy xay nhuyễn trộn chung với nhau.
Công Dụng: Liền xương, bong gân, giảm đau, giảm sưng, tan máu bầm.
Liều Lượng: Tùy vết thương lớn nhỏ mà dùng.
Cách Dùng: Thuốc dùng để băng ngoài da; dùng thuốc giã nhuyễn cho vào chảo nhôm, pha thêm 100ml rượu gạo (khoảng 30 độ) vừa đủ ướt, rồi sao nóng khoảng 40oC, sau đó băng vào vết thương gãy hay vết thương.
Chú ý: Cứ cách 1 giờ thì tưới thêm rượu vào chỗ băng để vừa đủ ướt.
Kiêng kỵ: Không ăn dưa leo, rau muống, bí đỏ, nấm và thịt gà trống.
Tác giả bài viết: Vòng Lằm Phát
SỐT XUẤT HUYẾT
Bệnh sốt xuất huyết (còn gọi là bệnh lưu hành tinh xuất huyết).
Bệnh sốt xuất huyết này thuộc phạm vi lây lan và cấp tính, nhiều khi phát trong một phạm vi rộng rãi. Chủ yếu bệnh phát từ tháng 10-12 kéo dài đến 20 tháng 6 dương lịch là hết, sau thời gian ấy, nếu ốm thì gọi là bệnh thử, nghĩa là cảm nhiễm trước thời gian ngày 20 tháng 6 gọi là bệnh sốt xuất huyết, cảm nhiễm sau đó gọi là bệnh thử.
* Triệu chứng bệnh rất phức tạp.
+ Nguyên nhân:
Bệnh này có đặc tính lây lan, ngoài khí hậu thời tiết còn có lây lan qua động vật. Lúc nhiệt vào vinh huyết làm cho khí huyết đều hư, hạ huyết áp, đó là do thấp độc nung nấu phần âm; chính khí hư gây nên tà thịnh.
Mới phát bắt đầu sốt, trên người có những nốt đỏ, gọi là sốt phát ban, đi đái ít là lúc độc tà mạnh, chân âm bị đốt. Đi đái nhiệt là thần không khoẻ.
– Bệnh phát ra chia 3 thời kỳ khác nhau.
1) Bệnh mới phát gọi là tân cảm, phát sốt do cảm phải độc tà Theo Đông y thì sốt nhiều là do dương tà. Đặc trưng của bệnh tà truyền vào lý vào khí phận làm nhiệt uất khí cơ và bệnh đã thuộc Dương minh nên nhiệt mạnh sốt cao mà không sợ lạnh, đổ mồ hôi thở dốc, miệng khát, buồn bực, muốn nôn. Nếu xem mạch thì thấy hồng đại mà sác, rêu lưỡi vàng.
2) Xuất huyết: Thời kỳ này xuất huyết, ngoài nốt ban ngoài da còn thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam) và đi tiêu đi ỉa ra máu. Bệnh đã vào lý chủ yếu lúc này là do ôn tà xâm nhập Dương minh làm tổn thương kinh lạc bức huyết chạy lung tung. Cần phân biệt màu sắc phát ban mà nhận định nhiễm độc nặng hay nhẹ; thấy sắc mặt tươi thuận là bệnh nhẹ, nếu sắc mặt đen xám là nặng.
3) Khi hạ huyết áp, tay chân lạnh ngắt và chia ra 2 loại nhiệt quyết và hàn quyết. Biểu hiện quyết nghịch là nói tay chân lạnh ngắt như nói ở trên. Lúc đầu ôn tà xâm nhập, khí âm bị tổn thương, chính khí chưa suy thì nhiệt tà bế lại thành nhiệt quyết.
Lúc này bệnh nhân bên ngoài chân tay lạnh nhưng bên trong là nhiệt, vì thế bệnh nhân sợ nhiệt mà không sợ lạnh, người ra mồ hôi mà vẫn sốt, miệng khát, buồn bực đại tiện bí, tiểu tiện đỏ. Lúc đầu mới, ôn tà nung nấu lâu nên âm khí tổn thương, dương khí suy kém thì thành hàn quyết, biểu hiện là chân tay lạnh mà sợ lạnh, mặt và môi xanh nhợt, mạch đi trầm trì, có thể dẫn tới tử vong.
– Biện pháp điểu trị:
Cần phân biệt diễn biến của bệnh mà điều trị khác nhau, không một thể thống nhất.
1) Nếu phát sốt sợ lạnh, đau đầu, toàn thân ê ẩm, lưỡi đỏ rêu mỏng, cách chữa, cần sơ biểu thanh nhiệt, cần cho uống các vị như sau:
Lá dâu khô 12g (nếu tươi thì gấp đôi lên), Cúc hoa 12g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, Cát cánh 12g, Bạc hà 6g và rẽ cỏ Lau tươi 12g (không có tươi dùng khô), sắc với 2 bát lấy còn nửa bát, cho uống lúc ấm, sắc tiếp nước thứ hai cho uống sau 2 giờ.
Nếu sợ lạnh thì gia Hành trắng 8g, Đậu cổ 12g, nhìn thấy lưỡi trắng nứt gia Hoắc hương 12g, Phong lan 12g. Nếu sốt cao gia Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g, khát nước buồn bực gia Mạch môn 12g, nôn mửa gia Trúc nhự 8g (tức tinh cây tre).
2)Nếu sốt cao, sợ lạnh, buồn bực không sợ lạnh, ra mồ hôi thở dốc, rạo rực; buồn nôn, mắt mờ, tai ù, lưỡi vàng. Sách Đông y gọi là nhiệt đốt Dương minh, cách chữa cần thanh nhiệt đuổi tà, dùng bài thuốc có các vị như sau:
Kim ngân hoa 12g, Cúc hoa 12g, Liên kiều 12g, Tri mẫu 4g, lá tre 12g, Mạch môn 12g, Hoàng cám 12g, Thiên hoa phấn 12g. Thạch cao sống 40g, Cam thảo 4g, sắc uống như bài trên.
3)Sốt cao khát nước, buồn bực không yên, mắt mờ, da xuất huyết phát ban đỏ hoặc thổ huyết, nục huyết miệng khô, lưỡi đỏ có gai. Đông y cho là khí huyết đều bị nung đốt, cách chữa cần thanh khí huyết, dùng bài thuốc có vị sau đây:
Sừng trâu 40g thái rất nhỏ, Thạch cao 40g (để sống), Sinh địa 12g, Tri mẫu 12g, Huyền sâm 12g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, Đan bì 12g, Cam thảo 4g.
Nếu sốt cao phát ban màu thâm tím, thổ huyết, nục huyết thì gia Đại thanh diệp 12g, Tử thảo 8g, Hoàng liên 4g, Hoàng cầm 8g, Chỉ tử 12g, sắc uống như bài trên.
Ngoài bài thuốc kê trên, có thể đơn giản dùng các vị Đại thanh diệp, Bản lam căn mỗi thứ 40g sắc uống lúc đang sốt cao.
Hoặc dùng Mã lan, cỏ chân vịt mỗi vị đều 80g, nấu với 2 bát nước, lấy còn 1 bát uống hơi nóng lúc sốt cao, xuất huyết, và tim suy.
Hoặc dùng cỏ Chân dê 20g, sắc với 2 bát nước lấy còn một bát chia uống 3 lần, cách nhau 1 giờ một lần để chỉ huyết.
Hoặc dùng Lá sen cạn 100g, gia vắt lấy nước đun sôi uống lúc ấm để chỉ huyết.
4) Chữa hạ huyết áp: Nếu thấy tay chân lạnh, vùng ngực bụng nóng, không sợ lạnh mà sợ nóng, khát nước, đại tiện bí, tiểu tiện vàng, buồn bực không yên, ra mồ hôi mà sốt không lui, sách Đông y quy là Nhiệt quyết, cách chữa cần thanh nhiệt phù chính khử tà, dùng bài thuốc sau đây:
Nhân sâm 12g, Thạch cao sống 40g. Tri mẫu 12g, gạo nếp 40g, Cam thảo 4g, Xương bồ 12g, sắc uống như các bài trên. Nếu thấy hôn mê dùng An cung ngưu hoàng thành phẩm có bán ở các hiệu thuốc ở phố Lãn ông, uống mỗi lần 1-2 viên, cách nhau 1 giờ cho uống một lần với nước hơi nóng.
Nếu không có An cung ngưu hoàng thì dùng Tử tuyết tán thành phẩm cùng có bán ở hiệu thuốc phố Lãn ông – Hà nội, cho uống mỗi lần 2g đến 4g với nước sôi để nguội.
ĐIÊN CUỒNG MỘNG TỈNH THANG
Thành Phần:
1. Đào nhân: 32g
2. Sài hồ: 12g
3. Mộc thông: 12g
4. Xích thược dược: 12g
5. Đại phúc bì: 12g
6. Trần bì: 12g
7. Tang bạch bì: 12g
8. Hương phụ: 8g
9. Bán hạ: 8g
10. Thanh bì: 8g
11. Tô tử: 16g
12. Cam thảo: 20g
cho nước sắc thang.
CHỦ TRỊ: Chủ trị điên cuồng, chẳng cứ đối với người thân hay sơ đều tỏ vẻ khó chịu ác cảm.
13. VIÊM XOANG- BÀI THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN CHỮA TRỊ VIÊM XOANG
Chữa Viêm Xoang
Theo y học cổ truyền, viêm xoang gọi là “Ty uyên” (nước mũi chảy ra không dứt như nước ở suối). Viêm xoang do nhiệt ở kim đởm đi lên não hoặc do phế hư, thận hư do phong tụ hàn ngưng hỏa uất. Điều trị chủ yếu là lợi thấp, thông khiếu kết hợp với thanh tiết đởm nhiệt, sơ phong táo hàn, thanh nhiệt ôn bổ phế khí, thận khí.
Bệnh viêm xoang
Y học cổ truyền phân biệt viêm xoang cấp tính do vi khuẩn từ mũi vào xoang (do cảm cúm, dị ứng) hoặc do răng (sâu răng, nhổ răng hàm) và viêm xoang mạn tính do viêm xoang cấp tính tái diễn nhiều lần. Những hốc xương ở mặt gọi là xoang, gồm 4 loại:
1. Xoang hàm..
2. Xoang sàng..
3. Xoang trán..
4. Xoang bướm..
Bệnh Viêm Xoang Được Chia Làm 2 Nhóm:
Nhóm trước gần xoang hàm, xoang trán và xoang sàng trước, nhóm sau gồm xoang sàng sau và xoang bướm.
Nhóm xoang trước dễ bị viêm hơn nhóm xoang sau và thường do: Cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính, viêm răng hoặc do chấn thương. Viêm xoang có nhiều thể: Dày viêm mạc, nhày mủ, polyp và có những biến chứng như: Viêm họng, viêm thanh quản, nhức đầu, viêm dây thần kinh thị, viêm mí mắt, viêm túi lệ, viêm nghẽn tĩnh mạch xương hàm, viêm não…
Các loại cỏ quanh ta có thể chữa được bệnh xoang hiệu quả:
– Kim Ngân Hoa: Có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, dùng chữa viêm xoang. Ngoài ra còn chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, phát ban, thấp khớp…
– Ké Đầu Ngựa: Còn gọi là Thương nhĩ tử có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu độc, sát khuẩn trừ thấp. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn dùng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau răng.
– Cây Cứt Lợn: Còn gọi là Hy thiêm bảo có vị đắng, tính hàn, có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, bổ huyết. Dùng để chữa viêm xoang ngoài ra còn chữa đau lưng, mỏi gối, tê liệt tay chân, nửa người.
– Tân di: Vị cay, tính ấm có tác dụng tán phong nhiệt thượng trên, thông khiếu. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn trị ngạt mũi, nhức đầu phong, ngạt mũi khó thở, mọc nhọt trong mũi.
– Rau diếp cá: Còn có tên là Ngư tinh thảo có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn dùng chữa đinh nhọt, bí tiểu, kinh nguyệt không đều, viêm phổi, đau mắt đỏ…
Các bài thuốc chữa viêm xoang:
– Viêm xoang cấp tính: Phải thanh phế nhiệt, giải độc là chính. Dùng bài thuốc với các Vị thuốc:
Dược Liệu:
1. Kim ngân hoa: 16g
2. Ké đầu ngựa: 16g
3. Chi tử: 8g
4. Mạch môn: 12g
5. Hy thiên thảo: 16g
6. Ngư tinh thảo: 16g
– Viêm xoang mạn tính: Phải dưỡng âm, nhuận táo thanh nhiệt giải độc là chính. Dùng bài thuốc với các vị thuốc:
Bài Thuốc 2:
Dược Liệu:
1. Sinh địa: 16g
2. Huyền sâm: 12g
3. Đan bì: 12g
4. Mạch môn: 12g
5. Kim ngân hoa: 16g
6. Ké đầu ngựa: 16g
7. Trần bì: 8g
8. Hoàng cầm: 12g
Cách Dùng:
Các bài thuốc trên cho 750ml nước sạch sắc kỹ cho tới khi còn 250ml, chia đều thành 3 lần uống lúc thuốc còn ấm trong ngày.
Các Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang Khác
Dược Liệu:
1. Ké đầu ngựa: 10g
2. Tân di: 10g
3. Kinh giới: 10g
4. Ngưu tất: 10g
5. Hoàng bá: 10g
6. Bạc hà: 10g
7. Cát cánh: 10g
8. Xuyên bối: 10g
9. Cam thảo: 10g
10. Phòng phong: 10g
11. Khương hoạt: 10g
12. Kim ngân hoa: 10g
13. Hành khô: 10g
14. Bạch Chỉ: 12g
15. Xuyên Khung: 12g
16. Tế Tân: 5g
17. Sinh Địa: 20g
CÁCH DÙNG:
Bạn tìm mua đủ 17 Vị thuốc trên. Bạn Sắc thuốc 3 lần lấy 1,5 lít nước thuốc hoà lẫn vào nhau. Bỏ vô tủ lạnh chia 6 lần uống trong 2 ngày.
Mỗi lần uống đun sôi phần thuốc đó chờ thuốc ấm. uống lúc thuốc còn ấm..
Bạn Có thể thể lấy hơi thuốc lúc còn nóng xông vào mũi.
Khi bạn uống chừa lại 1 ít dùng để rửa mũi.
Thời gian trị liệu:
Viêm xoang nhẹ, mới mắc từ 1-5 tháng uống 5-10 thang. Khỏi..
Viêm xoang nặng từ 5 tháng.- 2, 3,4 năm năm uống 10-20 thang. Khỏi..
Viêm mũi dị ứng do thời tiết cần 15- 20 thang.
Lưu ý: Bạn phải mua những Vị thuốc tốt, Thuốc có nguồn gốc tại các nhà thuốc có chữ Tâm..
Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang Khác Nữa
-Lục vị địa hoàng
Lục vị là một cổ phương căn bản và thông dụng trong y học cổ truyền để bổ Thận âm. Gọi là lục vị vì bài thuốc gồm sáu vị. Để nạp khí về thận, Hải Thượng Lãn Ông thường dùng thêm ba vị: Mạch môn, ngũ vị; Ngưu tất. Mạch môn làm mát phế vị; Ngũ vị liễm phế, cố thận; Ngưu tất giáng khí, dẫn thuốc về thận. Ngoài ra, vì là bệnh lâu ngày nên dùng thêm cao Ban long, là loài huyết nhục hữu tình để tăng hiệu quả. Cao Ban long là một vị thuốc bổ âm mạnh được chế từ sừng hươu nai. Như vậy, một bài thuốc lục vị gia giảm để trị viêm xoang có thể bao gồm:
Thành Phần:
1. Thục địa: 16g
2. Cao Ban long: 8g
3. Hoài sơn: 8g
4. Mạch môn: 8g
5. Sơn thù: 8g
6. Ngũ vị tử: 6g
7. Đơn bì: 6g
8. Ngưu tất: 8g
9. Trạch tả: 4g
10. Bạch linh: 4g
Cách Dùng: Lần thứ nhất, đổ ba chén nước, sắc còn một chén. Lần thứ hai, đổ hai chén nước, sắc còn nửa chén. Hòa chung hai lần nước thuốc lại, chia uống hai hoặc ba lần trong ngày. Hâm nóng trước khi uống. Có thể dùng liên tục từ 10-15 thang.
Một số người không tiện "sắc thuốc" thì có thể dùng lục vị hoàn mua sẵn ở thị trường Đông dược. Trường hợp này dùng thêm cao Ban long bằng cách cắt nhỏ nấu cháo hoặc hấp cơm để ăn.
-Bổ âm tiếp dương
Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt..., biểu hiện của cả khí huyết âm dương đều kém. Những trường hợp này nếu bổ khí không khéo có thể làm tăng khí nghịch, nếu bổ âm đơn thuần có thể làm ngưng trệ Tỳ Vị; Mà khi Tỳ Vị đã trệ thì thuốc gì cũng khó được chuyển hóa. Do đó cần sử dụng thêm các vị thuốc cam, ôn như nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, can khương để tiếp dương xen kẽ với bổ âm. Với cách điều trị này, khi âm đã vượng lên một phần thì dương cũng tiến được nửa phần. Từng bước nâng lên mà vẫn bảo đảm không làm chênh lệch thái quá sự cân bằng giữa âm và dương. Bàn về cách tiếp dương trong bổ âm, Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại một phương thuốc rất có giá trị là "Bổ âm tiếp phương dương"
Thành Phần:
1. Thục địa: 120g
2. Bố chính sâm: 60g
3. Bạch truật: 40g
4. Can khương: 12g (sao đen tẩm đồng tiện)
5. Bạch thược: 20g (sao đen tẩm đồng tiện)
Đây là một thang đại dược, phân lượng lớn, sắc đặc chia làm nhiều lần uống trong ngày. Thục địa là vị chủ lực để bổ âm. Điểm đặc biệt của phương thang bổ âm này là gồm cả Sâm, Khương, Truật để bổ Tỳ Vị bằng cách sao đen và tẩm đồng tiện 2 vị can khương và bạch thược. Cách bào chế này vừa làm dịu sức nóng của can khương, vừa giáng hư hỏa và dẫn thuốc về thận nhằm tiếp dương khí cho Tỳ Vị đủ sức chuyển hóa thục địa, mà lại không kích động hư hỏa.
Với những đợt viêm mũivà viêm xoang cấp tính hoặc viêm mũi phát triển do phong nhiệt, có thể dùng những bài thuốc sau, thiên về khu phong tiêu độc:
- Hoàng liên giải độc thang
Hoàng liên 12g, bạc hà 8g, hoàng cầm 12g, hoàng bá 12g, chi tử 4g. Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
Ma hoàng thương nhĩ tử thang
Ma hoàng 12g,
tân di hoa 8g,
khương hoạt 12g,
thương nhĩ tử 12g,
kinh giới 6g,
phòng phong 12g,
cam thảo 4g.
Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
Thanh không cao
Khương hoạt 12g
xuyên khung 4g
phòng phong 12g
bạc hà 4g
hoàng cầm 8g
cam thảo 6g
hoàng liên 4g
Các Dùng: Đổ 3 chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
- Điều trị không dùng thuốc
Có không ít trường hợp viêm xoang dai dẳng nhiều năm, tái đi tái lại sau nhiều lần điều trị khiến người bệnh nghĩ mình sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. Sau đó, vì những lý do khác nhau (chẳng hạn để điều trị một bệnh khác hoặc để tăng cường sức khỏe), người bệnh gia nhập một nhóm tập dưỡng sinh. Điều không ngờ là sau vài tháng, người bệnh chợt nhận ra những triệu chứng khó chịu của viêm xoang đã tự biến mất. Kết quả này không có gì lạ nếu ta hiểu rằng, tất cả những phương pháp dưỡng sinh, ngoài tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng - thì hiệu ứng sớm nhất, trực tiếp nhất mà người tập đạt được là sự thư giãn, an tĩnh. Y học hiện đại cho rằng sự an tĩnh có thể điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh vốn có của hệ thần kinh trung ương, qua đó điều hòa nội tiết và cải thiện hoạt động của cơ quan. Điều hòa thần kinh giao cảm cũng có vai trò cân bằng hai yếu tố âm và dương trong cơ thể. Hơn nữa, theo quy luật "Thần tĩnh tất âm sinh", sự thư giãn và nhập tĩnh có tác dụng sinh âm và bổ âm. Ngoài ra, hầu hết các bài tập dưỡng sinh từ tư thế, động tác đến ý thức như thượng hư hạ thực, hư kỳ tâm thực kỳ phúc… giúp cứng chắc phần hạ bộ, buông lỏng phần vai, mang trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu đều nhằm làm cho khí trầm Đan điền, chính là yêu cầu dẫn hỏa quy nguyên hoặc nạp khí về Thận để trừ hư Hỏa trong việc điều trị viêm xoang. Do đó, việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mãn tính.
BÀI 3 LÀM SẠCH MỦ XOANG: Ngó sen được dùng để trị viêm xoang.
Bài thuốc trị viêm xoang đơn giản nhưng hiệu quả:
Bài thuốc này gồm 3 vị thuốc nam (gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa) và 1 vị thuốc bắc (tân di).
Bao gồm 2 giai đoạn đó là : Làm sạch mủ và uống thuốc để trị dứt điểm.
Bài thuốc làm sạch mủ:
- Gừng tươi 6 g
- Ngó sen 30 g
Giã nát cả 2 thứ, đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt)
sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ.
Mỗi ngày tiến hành 2 lần như trên (vào sáng và tối, nhớ phải dùng tươi) cho đến khi hết mủ.
Chú ý: Trường hợp viêm xoang không có mủ thì không ra mủ. Có thể áp dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi.
Bài thuốc uống chống viêm, tiêu xưng, hỗ trợ trị viêm xong triệt để sau khi làm sạch mủ:
- Lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột.
- Tân di (trọng lượng bằng phân nửa hạt ké) sao khô,tán thành bột
- Trộn lẫn hai thứ cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 2 thìa cà phê, chiêu với nước ấm. Dùng khoảng 2 tháng.
Chú ý:Các bạn sau khi chữa trị có kết quả lên giữ gìn vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để khỏi tái phát.
CHẢY MÁU -XUẤT HUYẾT BẰNG BÀI THUỐC NAM
Chảy máu là biểu hiện cảu rất nhiều bệnh và do nhiều lí do khác nhau gây ra. Chảy máu cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau, ở các tạng phủ khác nhau trong cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc chữa chúng chảy máu theo từng nguyên nhân.
Do cơ địa dị ứng gây rối loạn thành mạchDân gian hay gặp nhất là chứng chảy máu cam ở những người trẻ tuổi, chảy máu dưới da kiểu Sholain henoch, trong y học cổ truyền có tên gọi chung là huyết nhiệt.
Đối với huyết nhiệt thì cách chữa là lương huyết chỉ huyết ( bao gồm các các thuốc thanh nhiệt lương và cách thuốc lương huyết chỉ huyết )
Bài thuốc như sau : Sinh địa 16g, uyền sâm 12g, Cỏ nhọ nồi 20g, Trác bá diệp 16g, Hoa hòe 16g, Địa cốt bì 12g
Cách sử dụng : Sắc theo bài thuốc trên, ngày uống 1 thang
Do nhiễm khuẩn gây sung huyết, chảy máuHay gặp ở cách bệnh lý như viêm đường tiết niệu, bệnh ly trực khuẩn, ly amip. Theo quan điểm của Đông y phép hóa giải là thanh nhiệt chỉ huyết bằng các loại thuốc thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt trừ thấp, thanh nhiệt giải độc phối hợp với các thuốc lương huyết chỉ huyết. Các bài thuốc hay dùng :
Bài 1: Liên kiều 12g, trác bá điệp 12g, hoa hòe 12g, kim ngân hoa 20g, bồ công anh 12g, cỏ nhọ nồi 16g, chi tử sao 10g. Ngày uống 1 thang
Bài 2: Liên kiều 12g, hoa hòe 12g, mộc thông 16g, hoàng cầm 12g, cỏ nhọ nồi 16g, trách bá điệp 16g, tỳ giải 16g, hoàng bá 16g. Ngày uống 1 tháng
Do nhiễm khuẩn nhiễm độc gây rối loạn thành mạchHay gặp ở bệnh truyền nhiễm, ho ra máu do lao, chảy máu chân răng. Phép chữa là lương huyết chỉ huyết, tư âm chỉ huyết. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Chữa ho ra máu do lao: sa sâm 16g, mạch môn 12g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g, thạch hộc 12g, huyền sâm 12g, a giao 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2 : Tác dụng chữa chảy máu do bệnh truyền nhiễm : Huyền sâm 16g, sừng trâu 12g, xích thược 8g, cỏ nhọ nồi 16,chi tử 12g, sinh địa 16g, đan bì 8g, đan sâm 12g, trác bá diệp 16g. Ngày uống 1 thang
Bài 3: Chữa chảy máu chân răng: hoàng liên 12g, thăng ma 12g, ngọc trúc 12g, sinh địa 16g, huyền sâm 12g, trắc bá diệp 12g, thiên môn 16g, thạch cao 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tiểu tiện ra máu do sỏi tiết niệu, đại tiện ra máu, rong kinh rong huyết cơ năng…Thì cách chữa là khứ ú chỉ huyết ( hoạt huyết chỉ huyết ) bằng các thuốc cầm máu hoạt huyết hoặc hành khí. Có thể sử dụng 1 trong các bài thuốc dưới :
Bài 1: tam lăng 8g, nga truật 8g, huyết dư 8g, bách thảo sương (muội đen ở đáy nồi do rơm rạ và củi cây đốt cháy) 6g, bồ hoàng sao 8g, ngó sen sao 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2 : Đương quy 8g, huyền hồ sách 8g, ngẫu tiết 8g, địa du 8g, bạch thược 8g, xuyên khung 8g, bồ hoàng 8g, huyết dư 8g . Ngày uống 1 thang
Bài 3: tam thất 4 – 8g một ngày, sao đen tán bột.
Giảm tiểu cầu, thiểu năng tuần hoàn máu, thiểu năng tạo máuNếu bị chảy máu do giảm tiểu cầu, thiểu năng tuần hoàn máu, thiểu năng tạo máu của xương tủy, nội tiết, huyết tán, xơ gan… hay tỳ hư không thống huyết. Phép chữa là kiện tỳ bằng các loại thuốc ích khí kiện tỳ kết hợp với cầm máu.
Dùng bài: hoàng kỳ 12g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, đương quy 8g, cam thảo 6g, địa du 12g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g, ô tặc cốt 16g, trắc bá diệp; 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
BỆNH CHÀM
Bệnh nhân thuộc thể thấp nhiệt: Bệnh phát nhanh, vết chàm đỏ hồng, nóng rát, có mụn nước nhỏ li ti, khi loét chảy nước vàng, ngứa gãi không đỡ. Lúc bệnh phát thường có sốt, miệng khát, sưng hạch, đại tiện phân khô, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng.
Tay người bị bệnh chàm
Về điều trị bệnh chàm theo đông y.
Tôi giới thiệu một số bài thuốc sau: Bệnh nhân thuộc thể thấp nhiệt: Bệnh phát nhanh, vết chàm đỏ hồng, nóng rát, có mụn nước nhỏ li ti, khi loét chảy nước vàng, ngứa gãi không đỡ. Lúc bệnh phát thường có sốt, miệng khát, sưng hạch, đại tiện phân khô, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng.
Dùng bài thuốc uống sau: thổ phục linh 16g, vỏ núc nác 12g, khổ sâm lá 12g, hạ khô thảo 12g, nhân trần 20g, dây kim ngân 16g, ké đầu ngựa (sao vàng) 12g, cam thảo 6g. Cho các vị thuốc vào sắc. Đun sôi sau giữ nhỏ lửa 15 - 20 phút. Chắt lấy nước, chia làm 3 phần uống trong ngày vào lúc đói.
Kết hợp với thuốc bôi: xuyên tâm liên, ngũ bội tử (hai vị bằng nhau), tán thành bột mịn, trộn với dầu vừng, bôi lên chỗ phát bệnh. Ngày bôi 3-4 lần.
Bệnh nhân thuộc thể tỳ hư thấp trệ: Bệnh phát ra từ từ, vết chàm hơi hồng, ngứa, gãi sẽ chảy nước vàng, lâu ngày da dày cộm lên, bong vảy. Bệnh nhân thấy người mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, tiêu hóa kém, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhỏ yếu.
Dùng bài thuốc uống sau: Thương truật (sao) 12g, bạch truật (sao) 12g, ý dĩ nhân 16g, thổ phục linh 12g, trạch tả 8g, hậu phác 8g, trần bì 8g, xuyên tâm liên 6g. Sắc với 1.000 ml nước còn 450 ml chia 3 phần, uống vào sáng, trưa, chiều tối khi đói bụng.
Kết hợp với bài thuốc rửa: Xà sàng tử 30g, hổ sâm lá 30g hoặc xà sàng tử 30g, xuyên tâm liên 30g sắc với 1.000 ml nước đun cạn còn 500 ml. Đợi khi thuốc bớt nóng dùng bông thấm nước thuốc rửa kỹ các vết chàm, mỗi lần rửa từ 15-20 phút. Nếu thuốc nguội thì hâm lại cho nóng.
Bệnh nhân thuộc thể tỳ hư huyết táo: Khi phát bệnh tại vết chàm da sạm đen hoặc nâu đỏ, dày cộm, khô, ngứa, nổi cục, có khi mọc mụn nước. Bệnh hay xuất hiện ở đầu, mặt, cổ tay, đầu gối. Miệng háo nhưng lại không muốn uống nước, bụng đầy kém ăn, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch nhỏ.
Thuốc uống: Sinh địa 16g, thục địa 16g, bạch thược 12g, thương truật 12g, kê huyết đằng 16g, kinh giới 16g, phòng phong 12g, xuyên tâm liên 8g, thuyền y 6g. Sắc nước uống vào lúc đói.
Kết hợp với bài thuốc rửa: lá vối tươi 100g, kinh giới tươi 100g. Đun sôi lấy nước rửa vết chàm.
Bệnh nhân thuộc thể phong nhiệt: Bệnh phát nhanh, cùng lúc xuất hiện ở nhiều vị trí, da hơi đỏ, ngứa, gãi chảy nước vàng, ít loét. Sử dụng bài thuốc uống: kinh giới 12g, sinh địa 12g, thuyền y (xác ve sầu) 6g, kê huyền đằng 12g, khổ sâm 12g, thạch cao 20g, mộc thông 8g. Khi sắc thuốc giữ nhỏ lửa 15-20 phút. Chắt nước chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói.
Thuốc bôi sử dụng như bệnh nhân mắc bệnh ở thể thấp nhiệt.
Do chàm là căn bệnh không thể trị khỏi hẳn, các phương thuốc chủ yếu chỉ giảm bớt sự đau đớn, khó chịu trên cơ thể. Ngoài các bài thuốc đông y, người bệnh vẫn nên làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ (tây y) để đạt kết quả điều trị tốt hơn.
RA MỒ HÔI THỐI TAY CHÂN
Con trai tôi 10 tuổi, bị ra mồ hôi chân đã 5 năm nay. Mỗi khi chân cháu ra mồ hôi là rất hôi thối nhất là vào mùa hanh, bắt dầu từ tháng 8 trở đi. Là người mẹ, tôi đã dùng nhiều cách để chữa như dùng thuốc xịt chân của Traphaco, ngâm Lá lốt, ngâm dấm, ngâm Phèn chua, ngâm lá chè xanh…nhưng không kết quả. Gần đây, qua bạn bè mách bảo, tôi đã sử dụng một bài thuốc hết sức đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm, dễ làm khiến cho con tôi khỏi không bị hôi chân nữa. Tôi xin viết bài thuốc này mong BBT đăng để mọi người dùng thử xem.
Cách làm:
Phèn chua: Lượng tùy ý (làm khoảng 200g đến 500g dùng hết lại làm tiếp). Cho Phèn chua vào chảo, cho một chút nước vào để làm tan phèn chua. Đun trên bếp khi nào hết nước Phèn chua sẽ kết lại thành bột trắng trong chảo. Tiếp tục sao bột Phèn chua cho thật khô, nghiền bột đến khi thấy nhỏ và mịn như bột gạo là được. Bắc chảo xuống để nguội, cho Phèn chua vào lọ rồi dùng dần.
Cách dùng: Mỗi buổi sáng, trước khi đi học hoặc đi làm, rắc rồi miết bột Phèn chua đó vào lòng giầy, dép cho đỡ rơi rồi xỏ giầy, dép đi bình thường. Nếu bị hôi chân nhẹ thì ngày làm 1 lần, nếu bị nặng ngày làm 2 lần. Sau 3 đến 5 ngày ta sẽ thấy mùi hôi chân mất hẳn và chân không còn ra mồ hôi nữa. Dùng 1 đến 2 tháng, triệu chứng này có thể chữa khỏi dứt điểm.
SƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Biện chứng Đông y: Cổ chướng do thấp nhiệt đình trệ.
- Phép trị: Ấm trung tiêu mạch kỳ, mắt nóng, ráo thấp.
+ Cổ chướng: Do can uất khí trệ, huyết ứ.
- Phép trị: Lý khí, hoá ứ, thanh nhiệt, thông phủ.
+ Sơ gan cổ chướng: Do can uất khí trệ, tỳ vị hư tổn.
- Phép trị: Hành khí, lợi thuỷ, thư can giải uất.
+ Cổ chướng do khí trệ huyết ứ, thuỷ thấp đình tụ ở trong người.
- Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ, ích khí mạnh tỳ lợi thuỷ tiêu sưng.
+ Sơ gan cổ chướng: Do can thận âm hư.
- Phép trị: Nuôi dưỡng âm, lợi thuỷ kèm theo hoá ứ trệ.
+ Sơ gan cổ chướng do can uất khí trệ mất chức năng làm sơ lợi tam tiêu, phát sinh thành bụng dưới.
- Phép trị: Sơ gan hành khí lợi thũng.
+ Sơ gan cổ chướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ mềm chất rắn, tan kết đọng.
+ Cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn.
- Biện chứng Đông y: Chất độc vào gan ứ ở mạch lạc, can tỳ bị thương tổn thuỷ thấp trở tắc ở trung tiêu.
- Phép trị: Sơ gan thông lạc, bổ tỳ ích thận, trừ thấp lợi thuỷ (công trục thuỷ thấp)
Bài thuốc kinh nghiệm phòng khám Đức An Đường
1. Thương truật 12 gam
2. Mộc hương 6 gam
3. Đùm đũm 16 gam
4. Trạch tả 12 gam
5. Nhục quế 4 gam
6. Phục linh 12 gam
7. Kim tiền thảo 16 gam
8. Hậu phác 12 gam
9. Đương quy 12 gam
10. Hoàng bá 8 gam
Liều Dùng: Sắc ngày uống 1 thang (uống thay nước hàng ngày)
Kết quả: Số bệnh nhân được điều trị: 500 bệnh nhân.
Đạt khỏi hẳn: 480 bệnh nhân.
Chú ý: Nếu bệnh nhân thận hư thì dùng Bạch mao căn, Hoàng liên, Quả dứa dại (tuỳ theo từng trường hợp mà gia giảm).
VIÊM GAN B
Chữa viêm gan siêu vi trùng: Bệnh nhân bị viêm gan, đi xét nghiệm thấy virút B hoặc C dương tính. Thường đau vùng gan, đau vùng thượng vị, da bủng và có khi bị ợ hơi. Ngày uống 1 thang, uống liên tục 30 đến 40 thang mới khỏi bệnh. Xét nghiệm gan thấy kết quả virút B hoặc C âm tính. Cây tươi về băm nhỏ, phơi tái, sao vàng.
Thành Phần
1. Tầm gửi (cây đào, cây ngái) 20g
2. Ngải đồi (Ngọn cây vẩy sắc hoa tím) 20g
3. Mộc tặc 20g
4. Vú bò 20g
5. Sung leo 20 g
6. Chanh rừng 20g
7. Bưởi rừng 20g
Hướng Dẫn: sắc 3 nước lấy một, một thang sắc 2 lần mỗi lần lấy 2 bát, hai lần lấy 4 bát thuốc, trộn với nhau, uống 4 lần trong ngày: 5 giờ - 10 giờ - 16 giờ và 20 giờ. Uống khi đói không nhất thiết đúng giờ.
VIÊM GAN
Đặng Thị Lâm
Xóm 8 Đông Ngạc Từ Liêm Hà Nội
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, bài sỏi.
Bài Thuốc:
1. Phụn hỏi sun 12g
2. Xuyên tim 8g
3. Củ dứa dại 15g
4. Kim tiền thảo 8g
5. Rễ cây chít 12g
6. Cỏ ranh 8g
7. Phạc thanh 15g
8. Cây sún vong 15g
9. Van chíu thun 15g
10. Đỗ trọng nam 10g
11. Mát thanh 10g
12. Chuối hạt 8g
Phân tích Bài Thuốc:
Cỏ ranh, Phụn hỏi sun, Phạc thanh, Kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.
Xuyên tim, Củ dứa dại, Chuối hạt, Rễ cây chít có tác dụng bài sỏi.
Cây sún vong, Van chíu thun, Đỗ trọng nam, Mát thanh có tác dụng bổ thận.
Cách sử dụng bài thuốc:
Hai ngày 1 thang (cho 1 lít nước đun sôi 20 đến 30 phút, đổ nước thuốc ra). Làm 2 lần như vậy được bao nhiêu thuốc dồn làm một uống cả ngày thay nước chè xanh.
Kiêng kỵ:
Tránh rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích..v..v…
TẢ TÂM THANG
Đại hoàng (sao rượu) 2 chỉ
Hoàng Liên (Sao rượu) 3 chỉ
Hoàng Cầm (Sao rượu) 4 chỉ
Tâm là quân hỏa, hóa sinh ra huyết dịch, vậy huyết là phách của hỏa, hỏa tức là hồn của huyết, hỏa thăng nên huyết thăng, hỏa giáng nên huyết giáng. Biết rằng huyết sinh ra ở hỏa, hỏa chủ ở tâm thì biết rằng tả tâm tức là tả hỏa, tả hỏa tức là chỉ huyết. Đắc lực nhất là một vị Đại hoàng, bẻ gãy cái thế hỏa hừng mà giáng xuống, lại kiêm phá huyết trục ứ để khỏi làm hại. Vị này người đời nay phần nhiều không ai dám dùng, không biết rằng khí nghịch huyết thăng được vị thuốc này giáng xuống rất mạnh để bẻ gãy thế của dương mà hòa âm, thực là thánh dược vậy !
Vả lại, không chỉ hạ khí ở Vị mà thôi, bên ngoài kinh mạch cơ phụ, hễ chỗ nào khí nghịch ở trong huyết phận, tính của Đại hoàng nơi nào nó cũng chạy suốt đến cả. Vì hơi thuốc rất mạnh, hễ người nào khí huyết bị ngưng tụ đều xài được cả, làm cho khí nghịch phải thuận ngay. Người đời nay không dám dùng nên thường lưu tà lại trong cơ thể rất đáng tiếc.
Bài thuốc gọi là Tả Tâm thang của Ông Trọng Cảnh, xét đến nguồn gốc mà chữa theo bài thuốc này mà biết được huyết sinh ra ở tâm, tâm tức là hỏa thì về huyết chứng luận đã biết được quá bán vậy !
2, THẬP KHÔI TÁN
Đại kế Trắc bá
Tiểu kế Đại hoàng
Mao căn Đơn bì
Tông lư Hà diệp
Thuyến thảo Chi tử
Các vị trên bằng nhau đốt tồn tính, giải trên đất để tiết hết hỏa độc, dẫn bằng đồng tiện hoặc rượu hoặc nước đen là màu sắc của thủy, khi đỏ thấy đen thì ngừng (kiến hắc tắc chỉ) nghĩa là thủy đã thắng hỏa vậy, cho nên đốt tồn tính thanh đen; đắc lực ở Sơn chi thanh hỏa, Đại hoàng giáng khí, hỏa thanh khí giáng thì huyết được yên. Còn các vị khác đều là thuốc hành huyết, chỉ nhờ để hướng đạo vậy. Thổi vào mũi để cầm máu cam, bôi vào vết thương để chỉ huyết đều dùng được cả.
3, CAM THẢO CAN KHƯƠNG THANG
Cam thảo (nướng) 3 chỉ
Ngũ vị (sao mật) 1 chỉ
Can khương (sao cháy) 2 chỉ
Cam thảo nướng qua thuần về bổ trung, Can khương sao đen thì chuyên về chỉ huyết, hai vị cay ngọt hợp hóa phù dương để đạt ra bốn phía huyết tự vận hành mà không trệ vậy. Ngũ vị thu liếm phế khí để không nghịch lên, lấy chỉ khí mà chỉ huyết. Phàm chứng dương hư tỳ không nhiếp huyết, nhưng huyết vốn là âm trấp, huyết thiếu tức là âm thiếu, những thuốc cương táo thường kỵ dùng, phải xét kỹ mạch chứng, thật là hư hàn mới được dùng phương này.
4, TỨ VẬT THANG
Đương quy 4 chỉ
Sinh địa 4 chỉ
Xuyên khung 2 chỉ
Bạch thược 3 chỉ
Ông Kha Vâng Bá bàn rằng: Tâm sinh huyết, can tàng huyết, cho nên phàm muốn sinh huyết phải xét ở tâm, muốn điều huyết thì nên cần ở can vậy. Phương này chuyên về can kinh điều huyết, không phải là phương tâm kinh sinh huyết.
Đương quy hòa huyết, Xuyên khung hoạt huyết, Bạch thược liễm huyết, Địa hoàng bổ huyết. Bốn vị đủ cả tác dụng Sinh – Trưởng – Thu – Tàng cho nên có thể làm cho vinh khí yên ổn đi ở trong kinh lạc.
Nếu huyết hư thì gia Sâm, Kỳ; huyết kết thì gia Đào nhân, Hồng hoa; huyết bế gia Đại hoàng, Mang tiêu; huyết hàn gia Quế phụ; huyết nhiệt gia Cầm, Liên. Tùy nghi mà gia giẩm, không câu nệ ở cái tên Tứ vật
Nếu gặp những chứng huyết băng, huyết vựng không nên vội bổ bằng thang Tứ vật mà ngược lại giúp cho cái thế hoạt thoát, nên bổ khí sinh huyết, giúp cho lẽ dương sinh âm trưởng, vì phương này có thể bổ huyết chất hữu hình trong lúc bình thường mà không thể sinh huyết vô hình một cách vội vàng. Phương này điều huyết ở trong âm nhưng không thể bồi dưỡng gốc ở chân âm.
Ông Kha Vâng Bá bàn đây tuy rằng không đủ nghĩa với thang Tứ vật, song nói rằng Tứ vật là phương thuốc chuyên điều huyết của can kinh thì biết sâu xa về sở trường của nó, vì can chủ tàng huyết Xung, Nhung huyết hải đều thuộc can, cho nên việc điều huyết mà bỏ không dùng Tứ vật là không thể thành công được.
5, ĐƯƠNG QUY LÔ HỘI HOÀN
Quy 1 lạng Hoàng Liên 1 lạng
Long đảm thảo 1 lạng Hoàng bá 1 lạng
Lô hội 5 chỉ Hoàng Cầm 1 lạng
Thanh đại 5 chỉ Đại hoàng 5 chỉ
Chi tử 1 lạng Mộc hương 2,5 chỉ
Xạ hương 5 phân
Trước dùng Thần khúc nếu hồ làm hoàn, uống với nước gừng để trị huyết bệnh, dùng rượu làm hoàn uống bằng đồng tiện thì tốt hơn. Người ta chỉ có can hỏa rất ngang ngược thường đem hỏa của các kinh cùng nhau làm hại. Phương này dùng Thanh đại, Lô hội Long đảm thảo bẻ thẳng vào hỏa của can kinh.
Cầm, Liên, Chi, Bá, Đại hoàng chia nhau mà tả hỏa của các kinh, hỏa thịnh thì khí thực, cho nên lấy hai vị Hương để hành khí, hỏa thịnh thì huyết hư cho nên lấy Đương quy làm quân để bổ huyết.
Trị can hỏa quyết liệt chỉ có phương này là có lực lượng, không nên tỵ hiềm rằng tả nhiều bổ ít.
TRƯỜNG SINH BÍ TRUYỀN TRUNG HOA
Nhân ngày đầu xuân năm mới, xin chỉ nêu một số cổ phương tiêu biểu mà ngày nay vẫn lưu truyền, được sử dụng khá hiệu quả trong trị liệu nhiều bệnh.
Nếu điểm qua từ Âu đến Á, từ Đông chí Tây về các phương thuốc nổi tiếng thời cổ xưa, có lẽ nổi bật nhất vẫn là những cổ phương được hình thành trong thời gian thịnh vượng nhất của các triều đại phong kiến Trung Hoa.
Những cổ phương ấy còn lưu lại ở những y thư. Nhân ngày đầu xuân năm mới, xin chỉ nêu một số cổ phương tiêu biểu mà ngày nay vẫn lưu truyền, được sử dụng khá hiệu quả trong trị liệu nhiều bệnh.
Bát tiên trường thọ
Điều mong ước “Trường sinh bất lão” không những chỉ là giới quyền quý cao sang mà còn là ước mơ của nhân loại. Bởi vậy, ngay từ thời xa xưa, các danh y đã dày công tìm kiếm những phương thuốc có công hiệu ấy. Trong quá trình tìm kiếm, họ đã phát hiện ra một phương thuốc thần diệu như thuốc tiên để kéo dài tuổi thọ. Đây là phương thuốc được các danh y Trung Quốc đã tìm ra có lẽ vào thời Tây Hán và đặt tên là “Bát tiên trường thọ” (có lẽ phương thuốc được các danh y nổi tiếng thời bấy giờ như thánh y Trương Trọng Cảnh mà khi ấy vị vua trị vì là Hán Vũ Đế, tên thật là Lưu Triệt (156 TCN – 87 TCN), là vị Hoàng đế thứ bảy của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Tương truyền vua Vũ Đế đời nhà Hán (Trung Quốc) muốn bất tử nên đã sai các bậc lương y nổi tiếng thời ấy chế ra các thuốc Đan sa để uống. Do uống nhiều quá, chẳng những không thành tiên để hưởng sự bất tử, mà nhà vua còn mắc thêm chứng bệnh bị sốt, khát nước, đi tiểu nhiều lần…, làm sức khỏe suy sụp. Trương Trọng Cảnh (tên hiệu là Tràng Sa), là một lương y nổi tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ, đã chế ra phương thuốc “Bát vị” sắc cho nhà vua uống làm sức khỏe của vua hồi phục. Về sau qua ứng dụng trong trị liệu, Thánh y Trương Trọng Cảnh, Tiên Ất và các bậc lương y nổi tiếng khác tiếp tục gia giảm, biến hóa thành "Bát tiên trường thọ” và được lưu giữ, ứng dụng cho đến ngày nay.
Hán Vũ Đế (156-87 TCN)
Phương thuốc ”Bát tiên trường thọ” ta thấy nó tác dụng đến các tạng phủ của cơ thể khiến có công năng kéo dài tuổi thọ đến thần diệu.
Phương thuốc có tám vị, như các danh y xưa đã chọn. Với cách phối ngũ thật tuyệt vời khiến phương thuốc đã phát sinh công năng tăng cường tối đa việc bồi bổ thận âm nhằm kéo dài tuổi thọ cho cơ thể.
Phương “Bát tiên trường thọ” bao gồm các vị như Thục đia 16g, Sơn thù 8g, Hoài sơn 8g, Phục linh 6g, Đơn bì 6g,Trạch tả 6g, Mạch môn 6g, Ngũ vị tử 4g. Ngày uống 1 thang, chia 3 lần, cần uống liền 7 – 10 ngày...
Xét từng vị trong phương cho thấy: Thục đia có tác dụng trực tiếp vào thận để bổ thận âm, bổ tinh, sinh huyết. Vị Sơn thù tác dụng bổ liễm âm, giữ tinh, ích khí, đuổi phong tà, phối hợp để tăng tác dụng bổ thận âm của vị thục địa. Hoài sơn tác dụng vừa bổ thận, vừa kiện tỳ, phối hơp với phục linh giúp cho tỳ vị tăng cường khả năng vận hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn, uống để nuôi cơ thể và biến thành tinh, huyết đưa về tàng trữ tại thận. Phục linh được phối hợp với Hoài sơn để kiện tỳ vị, vừa thanh trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho thận âm khỏi bị hao tán. Đơn bì tác dụng thanh trừ nhiệt ở tạng can, tạng tâm để yên cho tạng thận. Trạch tả tác dụng lợi tiểu để trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm dưỡng khí bố lên làm thính tai, mắt. Mạch môn tác dụng bổ phế âm, tức là gián tiếp bổ thận âm lại còn có tác dụng thanh nhiệt ở tạng tâm. Ngũ vị tử tác dụng bổ thận, dưỡng tâm huyết, sinh tân dịch.
Phương “Kim quỹ thận khí hoàn” của Thánh y Trương Trọng Cảnh.
Vào thời Đông Hán (năm 25 - 220 sau Công Nguyên, còn gọi là thời Hậu Hán), Thánh y Trương Trọng Cảnh (các thầy thuốc về sau đều gọi là Tôn Sư, tôn ông là Thầy, vì công lao trước tác của ông để lại cho hậu thế quá lớn. Trong Đông y tôn ông là Y Thánh) đã lập ra phương Bát vị thận khí hoàn (còn gọi là Kim quỹ thận khí hoàn, Quế phụ địa hoàng hoàn, để phân biệt với Tế sinh thận khí hoàn). Cho tới ngày nay phương thuốc này vẫn được trọng dụng.
Phương thuốc gồm: Can địa hoàng (Sinh địa) 32g, Sơn dược 16g, Sơn thù (sao rượu) 16g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Đan bì 12g, Quế chi 8g, Phụ tử (chế) 8g.
Toàn phương có công năng chủ trị các chứng thận dương bất túc. Lưng là phủ của Thận, Thận là gốc của Tiên thiên, trong đó ẩn chứa Mệnh môn hỏa. Nơi động khí của Thận chính là Mệnh môn. Nạn thứ 8 sách Nạn Kinh có chép: “Đây là rễ của mười hai kinh mạch, là cửa của hô hấp, là nguồn của tam tiêu”. Đàm ẩm, thủy thũng, cước khí, chuyển bào (phụ nữ có thai bí tiểu (dùng cẩn thận)). Lưng đau chân mỏi, từ nửa thân trở xuống thường lạnh giá, bụng dưới đau co thắt, tiểu tiện không thông, hoặc tiện nhiều lần, về đêm càng tiểu nhiều, dương nuy (liệt dương), tảo tiết (xuất tinh sớm). Lưỡi nhạt mà nhớt, mạch hư nhược. Bộ xích trầm tế.
Đến giai đoạn triều nhà Thanh cũng là thời thịnh vượng nhất trong các triều chính phong kiến Trung Quốc. Bởi vậy ngoài yêu cầu “trường sinh bất lão” người ta còn có nhu cầu làm đẹp. Từ đó mà nhiều phương thuốc trường sinh và dưỡng nhan được ra đời.
Như chúng ta đã biết, Từ Hy là người thống trị thực tế của cả hai triều Đông Trị và Quang Trị cuối đời Thanh Trung Quốc. Bà là một người không chỉ giỏi về mưu kế thao lược, quyền hành mà còn là một người có thuật làm đẹp thật xuất sắc. Chính vì vậy mà ngay cả khi bà đã bước vào tuổi cao niên nhưng dung nhan của Từ Hy vẫn không suy giảm, bà vẫn giữ được phong thái như xưa, luôn trường thọ, bất lão. Dưới đây xin giới thiệu những bí phương mà thời nhà Thanh Từ Hy Thái Hậu đã tin dùng.
Từ Hy Thái Hậu (1835-1908)
Một số phương từ cúc hoa dùng trong các phương thuốc dưới đây là các loại cúc như Cam cúc, bạch cúc hoa, cúc hoa hồng, hoàng cúc,…đều thuộc họ Cúc Asteracae (Compositae).
Cúc hoa diên linh cao(phương thuốc bí truyền trích từ trong cuốn “Từ Hy Quang Tự y phương tuyển nghị” của Trần Khả Dực đời nhà Thanh)
Cách chế đơn giản chỉ cần đem những cánh hoa cúc tươi (mỗi lần có thể nấu chừng 2kg; nếu là hoa cúc khô thì có thể nấu mỗi lần chừng 500g là vừa) đổ ngập nước, nấu còn một nửa, lọc bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 12 - 15g pha với nước sôi để nguội, uống vào lúc đói bụng.
Trong phương này gia thêm mật ong trắng cho cô lại thành cao thì càng tăng cường tác dụng tích cực, khiến con người cơ thể nhẹ nhàng mà không có cảm giác đói, trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ vì mật ong có tính vị cam bình, bổ trung ích khí, nhuận phế, giải độc hết đau, thanh nhiệt lọc máu…
Dùng cao này thường xuyên có thể làm da dẻ hồng hào tươi mịn, tóc xanh… Bởi thế mà ngày xưa Từ Hy Thái Hậu đặc biệt yêu thích dùng cao Cúc hoa để được trường sinh bất lão. Đây là phương thuốc do Trương Trọng Nguyên và Đào Bảo Sinh chế cho Từ Hy Thái Hậu uống để sống lâu và giữ sắc đẹp lâu bền .
Bột Cúc hoa tăng sắc đẹp(theo sách “Bảo Phác Tử” của Cát Hồng đời Tần)
Hoa Cúc trắng 500g (hái ngày 9 tháng 9 âm lịch), Phục Linh 500g. Hai vị tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 6g với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống lâu ngày sắc mặt sẽ hồng nhuận, mịn màng diễm lệ. Bài thuốc này ở sách “Phố tế phương” của Chu Túc, đời Minh. Gọi là trường thọ cúc hoa tán, có tác dụng tăng tuổi thọ.
Dưỡng thọ đơn (Theo sách “Ngự dược viên phương” của Hứa Quốc Trinh)
Cúc hoa, Câu kỷ tự, Viễn chí, Thạch xương bồ, Ba kích, Bạch truật, Phục linh, Địa cốt bì, Tục đoạn, Tế tân,Thục địa, Xa tiền tử, Hà thủ ô, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Phúc bồn tử. Mỗi thứ 30g, tán bột, luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, lúc bụng đói. Phương thuốc này bổ ngũ tạng, làm đẹp dung nhan, uống lâu càng khỏe và lâu già.
Cam cúc phương:
Mầm cúc lấy vào thượng tuần tháng 3, lá cúc hái vào tháng 6, hoa cúc hái vào tháng 9, nhổ cả cây, rễ vào tháng 12, cả 4 thứ phơi trong râm cho khô, số lượng bằng nhau tán nhỏ.
Liều dùng 1 đồng cân/lần, ngày 3 lần, hoặc luyện với mật ong, làm viên bằng hạt ngô, liều 7 viên mỗi lần, ngày 3 lần. Uống liền trong 100 ngày sẽ kéo dài tuổi thọ.
Rượu Cúc:
Người xưa thường dùng hoa cúc kèm với nếp để cất rượu, gọi là “rượu cúc” hay còn gọi là “Hoàng hoa tửu”. Kinh Thi có câu “Thu ẩm hoàng hoa tửu” - mùa thu uống rượu hoa cúc.
Những ai không dùng được rượu có thể thưởng trà cúc, theo cách đơn giản như sau: Trà không ướp, bạch cúc (hoa cúc trắng khô), cam thảo; sau khi hãm rót trà ra chén, lấy một bông cúc trong bình trà thả vào chén trà, thì cũng sẽ có đủ “vị, hương, sắc” của bạch cúc hoa.
Lương y Trương Trọng Cảnh
Làm cho da tươi mịn, mềm mại, chống lão hóa:
Đây là phương “Từ Hy Thái Hậu trú nhang phương” được trích trong “Ngự hương phiêu diên lạc” là một bí phương chỉ sử dụng trong triều chính Trung Hoa, ngày xưa được sử dụng cho Từ Hy Thái Hậu để lảm đẹp và luôn trường thọ bất lão.
Dược liệu: Trân châu, lượng tùy ý.
Cách bào chế: Rửa sạch lấy vải bọc lại, đem nấu với đậu phụ khoảng 2 giờ, thì vớt trân châu ra giã nghiền nát thành bột mịn, để khô cất đi dùng dần.
Cách dùng: Mỗi ngày uống từ 7 – 8g bột trân châu với nước trà nóng. Nhớ phải cách 10 ngày mới uống 1 lần nữa như vậy.
Là một dược liệu được coi là vị thuốc quý, vì trong trân châu có chứa trên 10 loại acid amine và nhiều yếu tố vi lượng rất cần cho cơ thể, đặc biệt là có thể cải thiện được trạng thái dinh dưỡng của da và còn làm tăng cường hoạt lực của adenosine triphosphate, ATP trong tế bào cơ thể. Từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất vì vậy trân châu được xem là vị thuốc dưỡng nhan, làm đẹp.
Tuy vậy trân châu không chỉ là vị thuốc làm đẹp mà còn được sử dụng để bào chế thành những loại thuốc chữa bệnh rất hiệu quả, nổi tiếng dùng làm thuốc an thần, thanh nhiệt, bổ âm, sáng mắt, giải độc và sinh cơ nhục...
Thật vậy, trong công nghiệp dược hiện đại trân châu (ngọc trai) vẫn được sử dụng để làm thuốc để chữa trị nhiều bệnh. Chẳng hạn những viên trân châu được nghiền thành bột để trở thành một loại thuốc bổ sung can xi cao cấp.
Người ta đã nghiên cứu thấy, can xi trong trân châu có khả năng cân bằng dinh dưỡng. Cụ thể là có rất nhiều những thành phần mà cơ thể con người cần thiết như các loại acide amino, vitamine và cùng những nguyên tố vi lượng với một tỷ lệ hợp lý nên có lợi cho quá trình hấp thụ canxi của con người, song ở ngọc trai lại có tính hấp thu tốt, tỷ lệ hấp thụ bình quân đạt tới 95%.
Người ta còn phát hiện ra 10 tác dụng lớn của canxi ở trân châu như phòng trị chứng loãng xương, tăng sản tố chất xương, phòng chống chứng nhuyễn xương ở trẻ, thúc đẩy sự phát triển xương cốt ở cả thanh thiếu niên.
Ngoài ra còn khả năng phòng chống bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch hay tắc mạch máu não. Bảo hộ chức năng hệ thần kinh, chống lại sự co rút cơ bắp, thống kinh hay hội chứng khi mang thai. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống mệt mỏi và kéo dài tuổi thọ. Duy trì chế độ canxi ổn định cho cơ thể, bổ gan và phòng chống sỏi thận. Tăng cường chức năng của hệ thần kinh trung ương, ổn định tinh thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Tăng cường sự co bóp của cơ tim, chống lại hiện tượng mạch đập thất thường đồng thời phòng chống những bệnh liên quan đến động mạch vành. Điều tiết kiềm và axit trong cơ thể, còn điều tiết được cả lượng đường trong máu để phòng ngừa chứng tiểu đường. Ngoài ra còn khả năng điều tiết cả các cơ ở vùng mắt, phòng chống bệnh xơ cứng động mạch ở đáy mắt, kể cả chứng đục thủy tinh thể, tăng cường thể lực.
MÓN CHÁO TRƯỜNG SINH BẤT LÃO
Thầy thuốc Đông y 96 tuổi tiết lộ bí quyết "trường sinh bất lão" nhờ 1 món cháo
Tuy đã 96 tuổi nhưng thầy thuốc Lộ vẫn khỏe mạnh và minh mẫn làm việc nhờ duy trì thói quen ăn cháo. Bát cháo "thần" gồm những gì?
Bí quyết trẻ khỏe của thầy thuốc Đông y 96 tuổi
Thầy thuốc Lộ Chí Chính được xem là một "Đông y đại sư" nổi tiếng bậc nhất ở Trung Quốc nhờ những bài thuốc thảo dược đơn giản nhưng chữa khỏi rất nhiều loại bệnh.
Ông cũng là người có lối sống khoa học và lành mạnh nên đến nay dù đã 96 tuổi nhưng thần thái và cơ thể vẫn khỏe mạnh như thời ông 60 -70 tuổi. Nhìn sắc da hồng hào ít nếp nhăn của ông, nhiều người không giấu được vẻ ngưỡng mộ và tò mò về bí mật sức khỏe ấy.
Với khuôn mặt tươi tắn tràn đầy năng lượng, đôi mắt long lanh tinh anh sau cặp kính viễn của người thầy thuốc gạo cội, đại sư Chính luôn khiến người khác vui vẻ bởi sự nhanh nhẹn và hài hước của mình khi tiếp xúc với các bệnh nhân.
Mặc dù tuổi cao như vậy nhưng ông không nghỉ hưu, vẫn ngày ngày làm việc tại phòng khám và bốc thuốc cho các bệnh nhân đến từ khắp các vùng miền đất nước.
Ngoài ra, ông còn nhiệt tình tham gia các cuộc họp chuyên môn, trả lời phỏng vấn báo chí.
Ông chia sẻ, do bản thân là một bác sĩ Đông y, nên từ khi tuổi trên 30, ông đã bắt đầu thực hiện các biện pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe đơn giản.
Một trong những món ăn dưỡng sinhmà ông nghiên cứu và kiên trì ăn hàng ngày trong vòng 60 năm qua chính là cháo hạt ngũ cốc. Một phương pháp thực dưỡng từ cổ chí kim đều rất trọng dụng.
Ban đầu, mỗi ngày vợ ông nấu cho ông 1 bát cháo nhỏ, sau 3 tháng ăn cháo ông thấy hiệu quả vô cùng rõ rệt, dù làm bác sĩ rất bận rộn và căng thẳng nhưng ông vẫn tràn đầy năng lượng và làm việc rất sung sức. Công thức món cháolại đơn giản, dễ kiếm, ai cũng có thể thực hiện.
Một bát cháo quan trọng hơn các loại thuốc bổ
Thành phần: Đậu xanh50g, đậu lăng (có thể thay thế bằng đầu trắng hạt to) 50g, hạt sen 50g, lúa mạch 50g, táo tàu 30g, kỷ tử 10g (nguyên liệu này dùng cho 1 người chia ra ăn trong 5 ngày).
Hoàng kỳ250.
Cách thực hiện:Đun hoàng kỳ trong 15 phút, rót nước đã đun ra bát, tiếp tục thay nước khác đun tiếp 15 phút để chắt lấy nước lần 2. Dùng nước dùng từ 2 lần đun trên để nấu cháo thay cho nước trắng thông thường.
Rửa sạch và ngâm các loại hạt trên và nấu chín trong vòng khoảng 40 phút. Đun nhỏ lửa cho đến khi các loại hạt chín mềm.
Khi các thành phần trên đã chín thì cho quả kỷ tử vào đun thêm 10 phút. Không nên nấu kỷ tử lâu vì sẽ làm hỏng món ăn, mất tác dụng tốt nhất của nguyên liệu.
Nấu chín và ăn khi cháo nóng ấm, mỗi ngày ăn 1 lần vào bữa sáng hoặc bữa phụ trong ngày.
Món cháo này có sự khác biệt so với các món cháo khác chính là nước nấu cháo có thành phần hoàng kỳ.
Hoàng kỳ là 1 trong 5 dược liệu tốt nhất trong Đông y được các thầy thuốc vô cùng ưu ái. Dược liệu này không chỉ có tác dụng bổ khí rất rõ rệt mà còn nâng cao khả năng miễn dịch, sức đề kháng, giảm mệt mỏi, chống lão hóa.
Không những thế, Y học hiện đại nghiên cứu cho thấy dược liệu này có chứa nhiều selen, có khả năng phòng chống ung thư hiệu quả.
Sở dĩ đại sư Chính xem đây là món cháo "trường sinh bất lão" là vì ông nghiên cứu tác dụng từ sự kết hợp các nguyên liệu này.
Đậu xanh có tác dụng chữa nhiều bệnh quan trọng như giải độc, làm mát cơ thể, bổ sung dinh dưỡng.
Trong khi đậu trắng lại giải nhiệt tốt, hạn chế các bệnh về dạ dày, chán ăn, tiêu chảy phân lỏng, tiết dịch âm đạo quá nhiều, nôn mửa, đau thắt ngực, đầy bụng.
Hạt sen là món quà quý từ thiên nhiên, có vị ngọt, bổ tim, lá lách, thận, tránh tiêu chảy, an thần, chữa mất ngủ, giảm tiêu chảy mãn tính, thải khí hư, tim đập nhanh…
Lúa mạch có tác dụng lợi tiểu, dễ tiêu hóa, cân bằng lá lách, giảm nhiệt, dễ hấp thụ vào cơ thể, giải tỏa mệt mỏi, chán ăn, bất kỳ ai cũng có thể ăn để tăng cường và bổ sung dinh dưỡng.
Lúa mạch còn rất giàu enzyme protein, có thể làm mềm da, loại bỏ mụn cóc da, giúp da bớt thô và trở nên mịn hơn theo thời gian, nếu sử dụng lâu dài sẽ thấy hiệu quả.
Táo tàu vốn là một vị thuốc bổ trong Đông y, nuôi dưỡng các dây thần kinh, có vai trò lớn tác động tới lá lách và dạ dày. Khi các bộ phận này suy nhược, thiếu máu, mệt mỏi, mất ngủ và các bệnh khác xuất hiện, táo tàu sẽ là vị "cứu tinh" tiện lợi.
Quả tử kỷ có tác dụng bổ thận ích khí, nuôi dưỡng và làm dịu các dây thần kinh, giảm triệu chứng khát nước, bệnh phổi và ho. Chữa bệnh gan và thận thiếu âm, đầu gối yếu, chóng mặt, mắt mờ, chóng mặt hoa mắt, dễ ngất.
Đại sư Chính nói rằng, mặc dù nhiều người nghĩ rằng dùng món ăn dưỡng sinh phức tạp, khó kiên trì theo đuổi, nhưng ông cho rằng điều đó hoàn toàn có thể làm, giống như ăn ngủ tắm gội vậy thôi. Quan trọng là kết quả mang lại tuyệt vời giúp ông luôn có động lực để "ăn cháo"
BỆNH XƯƠNG KHỚP
CHỮA PHONG THẤP
Nguyễn Văn Đức
Số 24 Hoàng Hoa Thám -Ba Đình- Hà Nội.
Công thức:
1.Rễ và cây lá lốt: 250g
2.Rễ gấc: 250g
3. Củ địa liền (sao vàng): 250g
4. Rễ cỏ xước: 250g
5. Cây cối say: 250g
6. Cây hoa cúc áo vàng: 500g
7. Dây đau xương: 250g
8. Hạt cốt khí: 250g
9. Củ cẩm địa la: 250g
10. Rễ cỏ xước: 250g
11. Rễ bưởi bung: 250g
12. Củ sân thục: 250g
13. Vỏ quýt: 80g
14. Vỏ bưởi: 120g
15. Lá đơn tướng quân: 250g
16. Dây chìa vôi: 250g
17. Rễ độc lực: 250g
18. Rễ tầm xuân: 250g
19. Lá ngải: 120g
Hướng Dẫn:
Cộng 19 vị đun nấu nước, canh lại lấy 6 lít nước đặc, pha thêm 3lít rượu thành 9 lít chia ra 36 chai con để chữa chân. Ngày uống 2 lần, sáng lúc chưa ăn, tối sắp đi ngủ.
Uống thuốc nước này sẽ chạy khắp người như phát buồn, nhưng hôm sau thì đỡ, chỉ cần nửa ngày là đỡ đau hoặc đau tăng lên. Có lúc dùng chữa thấp phù, nhiệt thấp đưa lên đau bụng, phong nổi cục, phồng lên như vẽ gân từng miếng, liệt không đi được, chỉ nằm. Kết quả đạt 80%. Không phản ứng, nhưng kỵ thai. Bài thuốc đã 30 năm gia truyền. Một số bệnh lị:
- Bà Hương Lục, ở chợ Xưa, tê liệt 2 chân, phải bò, uống 1 lít khỏi bệnh đi lại khỏe mạnh, bà trú tại xã Chân Lý, Lý Nhân - Hà Nam.
- Bà Vực ngay đầu chợ Cầu, tê liệt, chỉ nằm, uống 2 lít khỏi hẳn.
- Bà Binh Ngoan, thôn ĐồngYên, xã Hồng Lý, chợ Sưa, đau bụng, chân tay lạnh, tê gần nguy cấp, uống 1 lít khỏi hẳn.
- Ông Cơ thôn Đồng Yên, nhức xương, co rúm chân tay, uống 1 lít hết bệnh.
- Ông Vân thôn Phú Vật xã Tiến Dũng, Hưng Nhân Thái Bình, đau nhức xương không làm lụng được, uống 1 lít khỏi bệnh.
- Bà Sinh thôn Phú Vật, phù, nhức xương, uống 1 chai khỏi bệnh.
PHONG THẤP
( Mắt cá và gót chân sưng phù (Cước khí))
Người trình bày:Nguyễn Kim Tuyến (Ông Quảng Tế) Đông y nghiên cứu xã 67 Lãn Ông
Lịch sử phương thuốc: Do 1 cụ Lương y ở Huyện Thanh Liêm Tỉnh Hà Nam truyền cho. Bản thân áp dụng trên 20 năm.
Phương thuốc:
1. Cây, hoa, lá Hy thiêm thảo: 1040g
2. Rễ gấc: 240g
3. Rễ cỏ xước: 120g
Bào chế:
3 vị trên rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lấy hòa vào 1 lít rượu trắng, cho tan hết đường, tẩm vào 3 vị thuốc trên cho ướt thật đều rồi cho thuốc vào chõ đồ 1 giờ, xong đổ ra nia phơi khô lại đồ, 9 lần đồ, 9 lần phơi, sau mới đem thuốc nấu thành cao, cô lại đặc như mật, đậy kín dùng dần.Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống độ 2 cùi dìa cà phê cao, hòa với nước đun sôi để nguội, uống xong rồi ăn cơm đè lên. Uống vào 2 bữa cơm.Chủ trị:
Bệnh 2 mắt cá chân và gót chân sưng phù, đau nhức khó đi lại, bệnh này gọi là “cước khí” cần phải chữa ngay, nếu không độc khí sung lên tâm tạng rất nguy hiểm.Cấm kỵ:
Có thai không dùng được.
Kiêng ăn: Thịt gà, chó, ớt, tỏi, chuối tiêu và các quả nóng như vải, mít....
Không phản ứng.Kết quả:
Đã mách nhiều người chữa khỏi và bản thân chữa độ ngót 100 người.
Kết quả 70 %.
Các cụ già thu được kết quả ít hơn.
BÀI THUỐC PHONG THẤP 4
(Tê bại, bán thân bất toại, đau co)
Người trình bày: Phạm Văn Vai - Số 2A - Quán Thánh - Khu Ba Đình.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 35 năm.
Phương thuốc:
1. Cẩm địa là (sao vàng)120g
2. Rễ cây cò bay (tẩm rượu sao)120g
3. Rễ lá lốt (tẩm mật sao vàng)80g
4. Thạch xương bồ (tẩm rượu)80g
5. Thạch hộc (tẩm gừng sao)80g
Bào chế:
Các vị đều dùng lá tươi thái nhỏ rồi mới sao như đã nói trên. Nếu không có lá tươi dùng lá khô cũng được, liều lượng và sao tẩm cũng như trên.
Bài này có thể bốc thành thang để sắc uống, ngâm rượu hoặc tán thành bột.
Nếu định ngâm rượu thì các vị trên không phải tẩm rượu nữa, chỉ cần tẩm mật Lá lốt và tẩm gừng Thạch hộc thôi.
Cách dùng:
Nếu sắc uống thì công thức trên chia đều làm 3 thang mỗi ngày uống 1 thang, tức là uống 3 ngày mới hết liều lượng công thức phương thuốc trên.
Mỗi thang sắc kỹ lấy 3 bát chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần uống 1 bát pha một tí rượu làm thang.
Nếu tán bột thì mỗi lần uống 5 đồng cân, ngày uống 1 lần vào buổi chiều.
Nếu ngâm rượu thì mỗi ngày uống một chén to vào buổi chiều.
Chủ trị:
Chữa phong thấp, đau co người, hoặc bán thân bất toại, kiêm trị cả tê, bại liệt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Các thứ cay như ớt, hồ tiêu….
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã áp dụng chữa 300 người thuộc trường hợp nặng thì kết quả được 80 %. Còn trường hợp bệnh nhẹ, kết quả nhiều hơn từ 90 đến 95 %.
BÀI THUỐC QUÝ CHỮA PHONG THẤP
Bài I. Thuốc uống
(Các chứng phong thấp, sưng ngứa)
Người trình bày: Nguyễn Văn Thiêm (Hiệu Quảng Thái). Số 454 Phố Bạch Mai - Khu Hai Bà.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 20 năm.
Phương thuốc:
1. Cây đau xương: (sao vàng)
2. Rễ bưởi bung: (sao vàng)
3. Rễ cây bướm: (sao vàng)
4. Rễ mơ vàng: (sao vàng)
5. Cam thảo: (để sống)
6. Cây rung rúc: (sao vàng)
7. Xương truật (sống)
8. Cây tầm xuân (sao)
9. Thổ phục linh (sống)
10. Củ chìa vôi (sao vàng)
11. Côt khí (sống)
12. Rễ cỏ sước (sao vàng)
13.Thiên niên kiện (sống)
14. Rễ tầm sọng (sao vàng)
15. Ô dược (sống)
17. Rễ lá lốt (sao vàng)
18. Huyết giác (sống)
Hướng Dẫn:
Các vị bằng nhau về liều lượng.
Gia giảm:
-Chân gối đùi đau gia: Hồng hoa, Ngưu tất, Độc hoạt.
-Co giật gia: Xuyên quy, Bạch thược, Câu đằng, Mộc qua, Ý dĩ
-Thấp sưng gia: Phòng kỷ, Mộc thông, Bội ô dược, Thổ phục linh.
-Thấp ngứa gia: Phòng phong, Kinh giới, Liên kiều, Thương nhĩ tử.
-Eo lưng đau gia: Đỗ trọng, Cẩu tích, Tỳ giải, Phá cố chỉ.
-Xương sống đau gia: Uy linh tiên, Độc hoạt, Ý dĩ.
-Tay đau gia: Phòng phong, Khương hoạt, Quế tiêm.
- Đau khắp người gia: Xuyên quy, Bạch thược, Tần giao, Uy linh tiên, Hồng hoa.
-Huyết hư mà đau hợp với thang Tứ vật.
-Nguyên khí kém hợp hoặc gián phục với bài Thập toàn đại bổ chính.
Bào chế:
Theo công thức trên bốc thành 1 thang thuốc, sắc kỹ 3 nước rồi cô lại còn độ 1 bát rưỡi chia làm 3 lần uống.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 3 lần. Uống vào lúc không no không đói. Trẻ em tuỳ tuổi bớt thuốc đi.
Chủ trị:
Chữa các chứng tê thấp, có công dụng hành huyết, khu phong lợi thuỷ.
Cấm kỵ:
Có mang không dùng được.
Kiêng lội bùn. Không ăn các thứ: Thịt gà, tôm, cua, cá diếc.
Phản ứng: Không phản ứng, nếu đau tăng lên thì càng chóng khỏi.
Kết quả:
Kết hợp với thuốc xoa bóp và thuốc xông đã chữa hàng ngàn người khỏi.
Kết quả 80 %.
BÀI SỐ 284. TÊ THẤP
(Đau, rức xương)
Người trình bày:Nguyễn Văn Diễn Thị trấn Yên Viên - Huyện Gia Lâm.
Lịch sử phương thuốc:Bản thân nghiên cứu, kinh nghiệm và áp dụng16 năm.
Phương thuốc:
1. Rễ rung rúc (sao vàng)1 lạng
2. Cây bạch thau (sao vàng)1 lạng
3. Rễ bưởi bung (sao vàng)1 lạng
4. Rễ cỏ chỉ (sao vàng)1 lạng
5. Rễ xích đồng nam (sao vàng)1 lạng
6. Rễ bạch đồng nữ (sao vàng)1 lạng
7. Cây cứt lợn (sao vàng)1 lạng
8. Cây roi ngựa (mã tiền thảo - sao vàng)1 lạng
9. Cây nụ áo (sao vàng)1 lạng
10. Quy vỹ (sao qua)5 đồng cân
11. Mần tưới (sao qua)5 đồng cân
12. Ngưu tất (sao qua)5 đồng cân
Bào chế:
Theo đúng công thức trên bốc các vị thành một thang thuốc sắc uống, sắc kỹ 2 nước lấy 2 bát.
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần: 2 lần trước bữa cơm sáng và chiều, tối lúc đi ngủ 1 lần. Mỗi lần uống pha thêm một cùi dìa cà phê rượu trắng vào thuốc rồi uống.
Chủ trị:
Bệnh tê thấp, đau nhức xương thịt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Tanh, chua, thịt ếch.
Không phản ứng.
Kết quả:
Mỗi tháng chữa từ 30 đến 40 người. Kết quả 50 %.
PHONG THẤP
Thấp khớp Hàn chứng
(Đau nhức khớp xương)
Người trình bày: Nguyễn Thiên Quyến- Số 8 Yên Phụ - Khu Ba Đình.
Lịch sử phương thuốc: Gia đình nghiên cứu 45 năm. Bản thân áp dụng 7 năm.
Phương thuốc:
1. Thiên niên kiện tươi: 6g
2. Quế tiêm: 22g
3. Hồng hoa: 18g
4. Dây đau xương: 40g
5. Rễ lá lốt: 20g
6. Xương truật: 20g
7. Huyết giác: 40g
Bào chế:
Thiên niên kiện còn tươi còn 6 vị dùng khô, cho vào thuốc 1 lít rưỡi rượu đun cách thuỷ 6 giờ rồi hạ thổ 1 tuần lễ, đem dùng.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 3 lần: sáng và trưa dùng 1 chén nhỏ, tối lúc đi ngủ dùng 1 chén lớn.
Chủ trị:
Những chứng đau khớp xương khi thời tiết thay đổi thích hợp với người tạng hàn sức khoẻ còn tốt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Thịt chó, tôm, cua, cà bát, cà chua.
Không phản ứng gì.
Kết quả:
Đã chữa ngót 400 người. Kết quả 70 %.
BÀI THUỐC CHỮA PHONG TÊ THẤP 3
( Thấp co chân, đau buốt, rức 2 chân)
Người trình bày: Trần Hậu Xương - Số 65 Phố Cửa Nam - Khu Hoàn Kiếm
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 30 năm
Phương thuốc:
1. Cây và rễ vòi voi (sao vàng hạ thổ)20g
2. Lá sung (sao vàng)12g
3. Lá bưởi bung (sao vàng)40g
4. Lá chuyên tiền (sao qua)20g
5. Cây bươm bướm (sao vàng)20g
6. Thổ phục linh (tẩm nước gạo sao vàng)20g
7. Thương nhĩ tử (sao cháy gai, dã dập)12g
8. Lá, hoa cây chó đẻ (tẩm: rượu gừng, mật sao vàng)20g
9. Thục địa (tẩm nước gừng nướng khô)12g
10. Xuyên quy (tẩm rượu)12g
Bào chế:
Các vị trên cân thành 1 thang. Đổ 4 bát rưỡi nước sắc cạn còn 1 bát rưỡi.
Cách dùng:
Chia làm 2 lần uống, uống lúc vừa đói, thuốc hâm cho nóng uống xong nằm nghỉ để cho thuốc dẫn.
Nếu biết uống rượu, mỗi lần uống pha vào thuốc nửa chén con rượu thì càng tốt.
Chủ trị:
Bệnh tê thấp co chân, không đi được và chứng đau buốt, nhức nhối 2 chân.
Cấm kỵ:
Có thai cấm dùng.
Kiêng: Tôm, cá chép, thịt bò, thịt chó, chuối tiêu.
Không phản ứng gì.
Kết quả:
Đã chữa hàng trên 1000 người.
Kết quả 100 %.
Bài Thuốc Chữa Dứt Điểm Bệnh Gút Chỉ 20 Ngàn Đồng Hiệu Nghiệm
Dược Liệu:
1. Củ Ráy Tía: 30g
2. Cây Lá Lốt: 30g
3. Củ Khúc Khắc: 30g
4. Bồ Công Anh: 30g
5. Vỏ Bưởi: 30g
6. Cà Gai Leo: 30g
7. Cam Thảo Đất: 30g
8. Táo Mèo: 30g
9. Củ Tỏi Đỏ: 30g
10. Hạt Chuối Sứ: 30g
11. Củ Sơn Thục: 30g
12. Dây Tơ Hồng: 30g
(siêu tầm)
Bài Thuốc Trị Thoái Hóa Cột Sống
2 trái bưởi, 1kg chanh, 200g ngãi cứu . Tất cả phơi khô rồi sao vàng hạ thổ cho nguội. Đem ngâm tất cả vào 2 lit rượu cốt va 200g đương phèn ...sau một tuần có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 1 chung nhỏ, hi vọng hết đau lưng & lên đô...
Bài Thuốc Chữa Vôi Hóa Cột Sống, Gai Đôi, Thoát Vị Đĩa Đệm.
(Các bạn cố gắng kiếm đủ 8 vị này)
Dược Liệu:
1.Dây đau xương
2. Cây Gối hạc
3. Thiên niên kiện (củ Dáy dại)
4. Cây xấu hổ
5. Củ cây gai
6. Bìm bìm
7. Dây mỏ quạ (dây tổ kiến,tai chuột to,song ly to, dây leo sống bám phụ sinh trên các cây lớn )
8. Cây chân chim ( còn gọi là Ngũ gia bì dùng vỏ hoặc thân dễ)
Hướng Dẫn:
Cách bào chế: Băm nhỏ, phơi khô.
Công Dụng: Chữa đau nhức xương khớp.
Chủ trị: Chữa vôi hóa cột sống, gai đôi, thoái vị đĩa đệm.
Cách dùng 80-100g/ ấm, Sắc đặc uống ngày 2 lần.
Cách dùng: Ngâm rượu uống (80-100g/ 01 lít rượu)
Kiêng kỵ: rau muống.
(Siêu Tầm)
TRỊ ĐAU MỎI XƯƠNG KHỚP BẰNG RƯỢU THUỐC
Trị đau mỏi xương khớp bằng rượu thuốc
10 vị thuốc y học cổ truyền ngâm trong bình hoặc lọ kín với rượu tốt, sau vài ngày là ta đã có được một thứ dược tửu để xoa bóp nhằm mục đích dự phòng và điều trị các chứng đau mỏi gân xương, cơ khớp trong những ngày đông tháng giá. Nhưng, vấn đề là ở chỗ, phải biết chọn dùng những vị thuốc nào và phương cách chế biến ra sao thì mới mong có được những loại rượu thuốc xoa bóp vừa đơn giản lại vừa có hiệu quả như mong muốn. Bài viết này xin được giới thiệu một vài bài thuốc điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Bài 1:Huyết giác 10g, đại hồi 10g, địa liền 10g, quế chi 10g, hoa chổi xể 10g, lá thông 10g, thiên niên kiện 10g, ấu tầu (ô đầu) 5g, mán chỉ (kim sương) 10g. Các vị tán nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng trong bình hoặc lọ kín, mỗi ngày đảo hoặc lắc 1 lần, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 2:Phụ tử chế 12g, tam thất 6g, bạch chỉ 6g, chế xuyên ô 6g, tế tân 6g, mộc qua 10g, xuyên khung 10g, hồng hoa 10g, cẩu tích 10g, độc hoạt 10g, ngô công 1 con, địa long 3 con, mã tiền tử 2 hạt. Các vị tán vụn, ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7 – 10 ngày có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 3:Hồng hoa 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 3 ngày thì dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 4:Khương hoạt 15g, độc hoạt 15g, quế chi 15g, tần giao 15g, đương quy 15g, dây đau xương 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, mộc hương 15g, tang chi 30g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.500ml rượu trong bình kín, sau 7 ngày thì dùng được. Dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
Bài 5:Hồng hoa 6g, đào nhân 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, sinh nam tinh 12g, sinh bán hạ 12g, sinh xuyên ô 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, bạch giới tử 3g, băng phiến 3g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da tại chỗ không có tổn thương. Tuyệt đối không được uống.
Bài 6:Đương quy 12g, độc hoạt 12g, khương hoạt 12g, thiên niên kiện 10g, hồng hoa 8g, tô mộc 12g, nhục quế 8g, tần giao 12g, huyết giác 12g, ngải cứu 6g, mộc qua 10g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
CỦ HÀNH
(Đại thông – Thông bạch – Thái bá)
Hành là đồ gia vị tuyệt hảo trong việc nấu nướng, không có hành món ăn sẽ mất ngon, vì vậy đồng bào đã có câu:”Trăm thứ canh, không hành không ngon”nhưng đặc biệt hành còn trị được khá nhiều bệnh như sau:
CHỦ TRỊ:
32. Trị bệnh cổ trướng (Bệnh viện đã bó tay)
Bệnh cồ trướng thuộc vào loại ”TỨ CHỨNG NAN Y” (Phong – Lao – Cồ - Nại), trước đây ai đã mắc vào một trong 4 chứng bệnh này hầu như vô phương chữa chạy, chỉ còn đọi chết. Tuy ngày nay khoa học đã chặn được chứng phong cùi và ho lao, còn chứng cồ trướng hầu như các bệnh viện đều bó tay.
Bệnh cồ trướng nguyên nhân do tì vị hư, không vận hóa được các vật thực, nên nó thành nước, tích chứa trong tạng phủ, làm cho bụng căng như cái trống, hay như bọng cóc. Có rút nước ra bao nhiêu, nó lại căng lên ngay.
Rất may, chúng tôi đã học được cách chữa trị bệnh này rất đơn giản do L.M. Paul A.B. khi còn là các Thầy đi giúp xứ, đã chứng kiến 1 thầy bị chứng bệnh trên được chữa lành như một ơn lạ. Chúng tôi đã áp dụng cách chữa trị đó cho 2 trường hợp sau:
LM Phêrô TR.Đ. bị bệnh này, được chở tới bệnh viện St. John, Joplin, MO. Từ khi vô bệnh viện thì bụng mỗi ngày mỗi căng lớn, dù đã rút nước ra nhiều lần, rồi tới mặt và chân cũng sưng phù. Bệnh viện cho về nhà đợi chết. Tất cả những bà con thân thuộc, tới thăm từ giã lần sau hết, ai cũng nghĩ rằng Ngài chỉ còn sống thêm được vài ngày là cùng.
Chúng tôi tìm được 1 ký hành đỏ, giã một nắm to, nấu sôi kỹ, gạn nước cho Ngài uống, uống được một lúc Ngài đòi đi tiểu, kể từ đó Ngài đi tiểu rất nhiều lần, cả đêm cả ngày. Sau khi uống được 2,3 lần, bụng và chân xẹp xuống bình thường. Hiện nay Ngài đã 92 tuổi mà vẫn còn tỉnh táo, không lẫn.
Cách đây gần 2 năm, anh Nguyễn H. cũng mắc chứng bệnh cồ trướng, được chở tới bệnh viện cấp cứu, nhưng bệnh viện cũng bó tay, không làm được gì cho anh, nhưng lại không cho về nhà; chị H., vợ anh, gọi điện thoại xin nhà Dòng cầu nguyện, chị kể cho tôi tình trạng bệnh của anh, tôi bảo chị nấu hành ta rồi rót vào chai đem vô nhà thương cho anh uống, vì là đồ ăn không sợ công thuốc Tây. Chị cấp tốc làm theo tôi chỉ, anh cũng đi tiểu cả ngày cả đêm và được khỏi, trước sự bỡ ngỡ của mọi người, nhưng chị không dám nói ra.
33. Hành hương + mật ong làm tan mụn nhọt độc
Có loại mụn độc rất lớn, sưng vù lên mà không làm mủ, không có miệng, rất đau nhức, lấy củ hành hương, cũng là hành ta, nhưng củ nhỏ, rất là hăng nồng, giã nhỏ trộn với mật ong thứ thiệt(mua ở farm) và đắp vô mụn nhọt, mụn có thể vọt tia máu tưới ra và xẹp luôn. Nếu đã có mủ thì làm cho bể mủ ra, rấy mau lành, hết nhức.
34. Cảm mạo, nghẹt mũi, nhức đầu như búa bổ
Hành trắng độ 300 gr (cả rể, lá) gừng độ 40 gr. Sắc kỹ uống cho ra mồ hôi là khỏi.
Đồng bào cũng thường ăn cháo hành để giải cảm: Hành tươi: 3 củ, gừng 3 lát, tía tô 10 gr, thêm chút muối nấu cháo ăn. Có thể thêm quả trứng đập vào bát cháo ăn.
Hành tươi 30 gr, gừng 10 gr, sắc nước uống, đắp mền cho ra mồ hôi.
35. Viêm mũi, ngẹt mũi
Đâm vài củ hành, chế nước sôi vô, lấy bù đài úp lên, rồi hi2t hơi đó cho thông mũi.
Có thể lấy nước cốt hành nhỏ mũi, hoặc pha chút nước cho loãng rồi nhỏ sẽ thông liền, chỉ làm vài lần là đủ.
36. Có thai bị cảm gió, ho thở:
Chứng này nếu không dùng hành và Trần bì là khó khỏi.
37. Có thai bị động
Có thai mà bị té ngã, bị đánh v.v... làm cho thai bị động, giẫy giụa, đạp ... làm cho bà mẹ khốn khổ.
Dùng hành ta 1 nắm nấu nước uống luôn, thai sẽ yên. Vì hành có tính cách hòa trung, làm yên 5 tạng...
Ở miền quê Bắc Việt, thường nhổcây mạ đơn độc(mọc lẻ 1 mình, không chung với cây khác), ở chân đống rơm, 9 cây; sao vàng hạ thổ sắc uống sẽ làm cho thai yên trở lại. Cách này có hiệu quả đặc biệt.
38. Người bị vú sưng to, đỏ:
Nấu 1 bát nước hành uống luôn thì khỏi.
39. Người bị té ngã, gãy chân tay, máu chảy mãi:
Lấy hành 1 nắm, cả củ, lá, giã sao nóng đắp vết thương, để nguội thay lớp khác, dần dần hết đau lại không có thẹo.
40. Té ngã bể đầu, gãy xương:
Lấy hành trắng giã nguyễn, hòa mật cho đều, đắp đầy chỗ đau, mau khỏi.
41. Người đau nặng mới khỏi người nằm ngủ bị trúng gió độc, ngất xỉu như chết:
Lấy ngay lá hành nhọn, thọc vào lổ mũi ( Nam bên tả, nữ bên hữu), làm cho máu đổ ra có thể sẽ tỉnh lại/Người thắt cổ chếtcũng làm như trên.
42. Người đau bụng quá, răng cắn chặt muốn chết:
Lấy 5 củ hành, bóc sạch giã nát, lấy ống bơm vô họng rồi bơm dầu mè vô. Hễ nuốt được 1 chút sẽ tỉnh, sau sẽ đi giãi ra sâu và nước vàng là khỏi.
43. Bí tiểu, làm chướng tức khó chịu lắm
Lấy chừng 4 lbs hành, giã nát, sao nóng, chia làm 2 gói, chườm ở bụng dưới, hễ nguội thay gói khác. Hễ thấu vào được sẽ thông tiểu ngay.
Chứng bí tiểu, tôi đã chữa cho nhiều người, chỉlấy một nắm râu bắp, nấu nước uống là thông ngay.
44. Giun đũa làm nghẽn ruột:
Hành củ 30 gr, xay nát pha với 30 gr dầu mè, cho uống ngày 2 lần.
45. Sưng đầu gối
Hành lấy cả lá rễ, củ giã với củ gừng bằng đầu ngón chân cái, với chút muối, giã đắp.
46. Di tinh, hoạt tinh
Nấu canh hành ăn, ngày 2 lần, từ 3 đến 5 ngày là đủ.
CHÚ THÍCH:
Hành có tính phát tán, xông lên, không nên dùng nhiều, có thể làm hư hại mắt.
CẤM KỴ:
Hành nướng mà ăn với mật có thể làm chết người.
VII .HẠT MÈ
Lấy hột phơi khô, sao vàng hạ thổ, rồi giã nhỏ, nấu nươc uống.
Uống ít một, tùy theo bệnh nặng nhẹ.
Trước khi uống đo dộ máu.
Sau khi uống, nếu thấy xuống bình thường rồi, đừng uống thêm nữa, kẻo xuống thấp quá có hại; khi nào thấy máu cao trở lại mới cần uống thêm và cũng phải đo như vậy.
MẬT ONG RỪNG
47. Chữa dị ứng (Allergy)
Chứng bệnh này, hầu như không mấy người thoát khỏi. Có người bị nặng mặt mũi sưng ù lên, mắt mũi ngứa ngáy khó chịu. Có người vừa thức dậy đã hắt hơi mấy chục cái, rồi nước mắt, nước mũi chảy liên tục, ướt hết khăn này tới khăn khác v.v. LM Phan Ph. đang coi một giáo xứ Mỹ lớn, ở miền bắc Texas, Ngài bị bệnh dị ứng, sưng húp mặt mũi, đã chích thuốc mãi mà không dứt, may có người bầy cho uống mật ong rừng thì khỏi dứt bệnh (thử mật này do loại ong làm tổ ở khu rừng, có nhiều hoa, ong hút nhụy hoa đem về tổ làm mật. Khác với mật ong bán ở chợ, nguời ta nuôi ong bằng đường, để lấy nhiều mật, thứ mật này không tốt cho việc trị bệnh. Có người pha mật ong với nước trà uống.
Mật ong rừng tìm mua ởcác farms có rừng cây, có nhiều hoa, có khi bày bán bên cạnh đường. Thứ này không bán ở chợ.
48. Chữa lở miệng:
Lấy mật ong tốt bôi cho lở miệng sẽ hết.
49. Mắt có tia màu đỏ ngầu:
Lấy mật ong tốt, nhỏ mắt mấy lần sẽ làm tan tia máu.
50. Đàn bà sau khi sanh tự nhiên khát nước uống vô độ
Lấy mật ong pha nước nóng uống, bất kể nhiều ít là khỏi.
51.Khó sinh hay sinh ngang đẻ ngược
Mật ong tốt và dầu mè, mỗi thứ l bát, 2 bát nấu còn lại 1 bát, cho uống sẽ sinh dễ dàng.
* Mật ong dùng được lâu dài, làm sáng tai mắt, bồi bổ sức khỏe, sống lâu, làm yên ngũ tạng
52. Cách thử mật ong thật
1/ Lấy que lửa đang cháy, nhúng vào mật ong, nếu đem ra thấybốc hơilà thật, nếubốc khóilà giả.
2/ Lấy chút mật nhỏ vào giấy napkin, nếu không thấm sang hay không dính là thật.
IX . Hữu sinh vô dưỡng - Củ gai
Người mẹ sinh con bình thường, nhưng sinh đứa nào chết đứa đó hoặc sớm hay muộn gọi là “Hữu sanh vô dưỡng”. Để chữa chứng bệnh này, Cha Chính Túc, Địa Phận Thái Bình đã cho một phương thuốc đơn giản, nhưng hiệu quả lạ thường. Khi còn là cậu nhỏ giúp lễ cho Cố Y Pha Nho; một hôm ngài được Cha xứ xai phơi cuốn sách cảc bài thuốc gia truyền, tháo rời từng trang, sách viết bằng chữ Nho, ngài đọc được bài thuốc chữa người “Hữu sanh vô dưỡng” đến khi về Đại Chủng Viện Nam Định học, phải đi qua bến đò Cựa Gà, gặp lúc trời mưa, ngài ghé nhà một người không Công Giáo tạm trú, sau câu chuyện hỏi thăm xã giao, biết được gia đình này không con vì chứng ''hữu sanh vô dưỡng'',ngài nhớ lại bài thuốc đã đọc đuợc khi phơi sách như sau:
Lấy một niêu đất còn mới, nấu cơm nếp, khi cơm sôi thì lấy mấy củ gai cắm ngược đầu xuống đáy nồi, nấu chín cơm thì ăn hết cả cơm cả củ. Chỉ có thế thôi mà từ đó bà mẹ này sanh đứa nào, đạt đứa đó, con cái đùm đìa.
Củ gai, lá nó làm bánh ăn, gọi là bánh gai; vỏ nó làm sợi rất bền chắc. Củ luộc ăn chữa bệnh TIỂU ĐÊM.
IV. Bệnh sâu quảng – lá muồng
Người vết thương làm độc mà trị khỏi sớm, vi trùng ăn sâu dần, be bờ chung quanh, mỗi ngày mỗi ăn sâu thêm, rất khó trị được, có người phải cắt chân. Thầy Phan Th. G. bị thương biến thành sâu quảng, rất đau đớn, đã chở đi nhà thương nhiều lần đề có đủ phương tiện chữa tri, nhưng vết thương mỗi ngày mỗi to và sâu thêm. Thấy thất vọng, tôi tìm nắm lá muồng, giã với chút muối rồi đắp, chỉ làm vài lần đã thấy miệng thu lại dần và thịt cũng dày lên. Làm tiếp 3,4 ngày nữa thấy ăn da non và khỏi hẳn.
Lá muồng, mọc ở bờ bụi, trái nó tròn hơi dài, giống quả đậu xanh, có hạt khô, lắc thấy kêu bên trong.
XI . RAU MUỐNG
(Úng thái – không tâm thái)
CHỦ TRỊ: Đặc tính của rau muống là:
1/ giải được mọi chất độc của các thứ thuốc độc, kể cả thuốc chích hay lỡ uống phải các thứ thuốc phản nhau-Ngộ độc thạch tín, nấm độc
2/ Chữa ngộ độc thức ăn
3/ Tiểu không thông - tiểu ra máu
4/ Chảy máu cam, ho ra máu, Trĩ xuất huyết, dạ dày xuất huyết, Lỵ có máu-Các chứng đau dạ dày- Dạ dày lở loét – Đau bụng máu- Đau bụng kinh - Đẻ khó - Huyết vận – Mày đay – Phong lở ngứa - Rắn trun cắn- Đái đục-Say sắn- Sưng quai bị-phụ nữ bí tiểu tiện. Tăng thêm sinh tố cho tế bào. Giã rượu- Ho: Luộc lá cho đặc, gạn nước uống-Giã cây muống già đắp chỗ bầm tím.
1. Bao tử lở loét
200gr rau muống sống, giã vắt nước cốt, pha chút muối uống, ngày uống 2 lần, trong 5 ngày. Nếu nấu canh thì ăn trưa và tối trong 2 tuần.
2. Trị máu cam
100gr rau muống sống, giã vắt nước, pha chút đường, ngày uống 1 lần, trong 5 ngày.
3. Trị phù thủng nặng – nằm ngồi không yên (Mặt và người sưng phù)
Lấy 1 bó rau muống tươi - 1con gà cả lông, chân, da đều vàng. Làm thịt, bỏ lòng đi. Cấm rửa nước. Bỏ cả bó rau vô bụng gà, khâu lại. Bỏ gà vô soong, đổ thêm 1 ly rượu, nước đổ ngập thân gà, nấu nhừ, bỏ rau đi, ăn hết gà, ăn hết 3 con là hết bệnh. Rất thần hiệu. (Trích Nam dược thần hiệu)
4. Giải được mọi chất độc, thuốc độc, ngộ độc thức ăn
Vì rau muống có đặc tính giã được mọi chất độc, nên mỗi khi thấy bất cứ ai bị trúng độc, hãy cấp tốc tìm rau muống giã lấy nước cốt pha chút muối cho uống, nếu đế chậm trễ có thể nguy tính mạng:
l/ Anh Đoàn Đ.B., ở Thủ Đức, anh đã quen xử dụng thuốc tây, chính anh tự chích cho mình ống thuốc strychnine,chẳng may thuốc trúng vô mạch máu, thế là các bộ phận đều bị tháo thứ: thổ tả, nước mắt nước mũi và cả đường tiểu tiện cũng làm reo v.v. Tôi vội vàng giã nắm rau muống, vắt nước cho uống. Chỉ một lúc sau là trở lại bình thường.
2/ Anh Nguyễn Th. C., ở Qui Nhơn, bị chứng đau nhức, thường xuyên uống aspirine thì hết đau, có thể anh đã uống tới mấy ngàn viên rồi, bỗng một hôm, sau khi uống viên cuối cùng anh bị phản ứng, mặt mũi và cả người đều sưng vù và rất ngứa ngáy khó chịu. Tôi cũng giã rau muống lọc nước cho uống, chỉ một lúc sau là hết sưng.
Bất cứ ai bị trúng độc thứ gì tôi cung chỉ cho uống nước rau muống, cũng đều thấy hiệu nghiệm. Nếu không tìm ra rau muống thi nấu đậu xanh, còn nguyên vỏ, gạn nước uống cũng khỏi.
Cũng có một số thuốc có chất độc, phải giải riêng mới có hiệu quả, chúng tôi sê nói trong tập II, nhưng nhiều khi khó tìm ra chất giải độc, thiết tưởng cứ dùng đại rau muống, có thể cũng có hiệu quả.
CẤM KỴ DÙNG RAU MUỐNG
l/ Những người có mụn nhọt mới bể, hay có vết thương đứt chân tay nếu ăn rau muống sẽ bị lồi thịt.
2/Những người đang uống thuốc, nếu ăn rau muống thuốc sẽ bị giã, hết hiệu nghiệm.
(LM. Đoàn Huy Chương phổ biến)
XII . CÂY KIM THẤT TAI
CHỦ TRỊ
* Có sức sống rất mạnh * Không có lá khô héo trên cây
* Không sâu bọ nào ăn được * Trồng rất dễ, cắt khúc vùi đất…
CÔNG DỤNG
1/Trị chứng tiểu đường: Sáng, trưa, tối-mỗi lần nhai nuốt từ7-9 lá.
2/ Trị ho gió, ho khan. ho có đờm: Nhai và nuốt l-2 lá.
3/ Nhức đầu: Giã nhuyễn ít lá, đắp lên đầu chỗ đau.
4/ Đau lưng, nhức mỏi: Thái nhỏ10 ngọn, nấu canh hay xào ăn mỗi ngày.
5/ Táo bón, kiết lỵ: Xay hay giã nhỏ 6 ngọn hoà với 1 ly nước uống sáng và tối.
6/ Đau bụng, ỉa chảy: Nhai nhuyễn 2 ngọn, nuốt từ từ.
7/ Lở loét: ngứa ngáy, do sâu bọ cắn: Giã nát đắp lên chỗ ngứa.
8/ Thường xuyên ăn lá cây này giúp lưu thông máu huyết đều hòa, tăng cường sinh lực.
CHÚ THÍCH:
* Cây này đưa từ Việt Nam qua Mỹ, nhiều người đã trồng, riêng người gửi bài này cũng đã trồng ra nhiều chậu và chữa các thứ bệnh trên đều thấy hiệu quả xác thực.
* Nên tìm giống cây này để trồng ra nhiều, đề bất cứ ai cũng tự chữa cho mình được, đỡ tốn tiền thuốc.
TRỊ CÁC BỆNH PHONG THẤP, GAI XƯƠNG SỐNG, CÒNG LƯNG KHÔNG NGẨNG ĐƯỢC
* Xuyên qui 5 chỉ * Sinh địa 4 chỉ
* Bạch truật, độc hoạt, đỗ trọng, bạch linh. ngưu tất, phòng phong, bạch thược, quế chi, trần bì: mỗi vị 3 chỉ
* Tần giao, tế tân, sâm Hoa Kỳ, thỏ ty tử, câu kỷ tử (xem hình), phòng kỷ: mỗi vị 2 chỉ
* Điều thảo: 1 chỉ * Đại táo: 5 quả
CÁCH SẲC THUỐC:
Có thể sắc bằng nồi điện để hầm thịt (Slow cooker), chợ Mỹ có bán. Bên trong bằng sành. Sắc bằng nồi này không sợ
cạn thuốc, hơi thuốc không bay ra ngoài được. Đổ 4 chén nấu còn 1 chén. Có thể sắc lần thứhai.
CƯỚC CHÚ:
Người bệnh nặng sắc uống mau khỏi. Nếu chỉ đau nhức xương mỏi gối, đau lưng thì ngâm rượu uống rất tốt.
- Người gầy yếu có thể thêm 2 chỉ lộc nhưng sắc uống.
- Tổng cộng tất cả là 20 vị. Xin cắt những vị tốt.
LAI LỊCH BÀI THUỐC
Bài thuốc gia truyền quí giá này của Cụ U Văn Liên, gốc Hải Phòng cung cấp. Người bị còng lưng chinh là cụ, khi cụ mới trên 50 tuổi (1975), một hôm ngồi trên xe xích lô đạp, bi kẹt đường đợi lâu. Cụ vừa bước khỏi xe thì có 1 cụ già gọi lại và nói: “may phúc cho cậu gặp được tôi, theo tôi về, tôi sẽ cho toa thuốc chữa bệnh''. Cụ tìm tiệm thuốc cắt 3 thang, uống 3 ngày liền, đến ngày thứ tư thì khỏi.
THẬP TOÀN ĐẠI BỒ
Giúp ăn ngon ngủ ngon, hết đau nhức, mệt mỏi. Đặc biệt cho những người đau yếu nặng mới khỏi.
-Sâm Hoa Kỳ: 3 chỉ-Đại thục địa: 4 chỉ
-Xuyên khung, phục linh, đương qui, bạch thược, bạch truật (sao), hoàng kỳ: đều 2 chỉ- Ngũ vi tử : l chỉ-Quế tâm loại tốt: 6 phân -Gừng sống 3 lát -Đại táo: 3 quả
CƯỚC CHÚ:
l/ Người có chứng ho nhiều đàm thêm qua lâu 1 chỉ, xuyên bối mẫu: 5 phân
2/ Người có máu nóng hay lở miệng, táo bón... thêm: Tần giao - Địa cốt bì, mỗi thứ 1 chỉ. Có thể giảm bớt quế tâm phân nửa.
CÁCH SẮC
Nước nhất: Đổ 4 chén sắc còn 1 chén. Chia uống 2 lần xa bữa
Nước hai: Đổ 3 chén, sắc còn non 1 chén.
Cần kiêng cữ các thứ làm cho giã thuốc như rau sống, giá đỗ, dưa chua, nhất là rau muống…
Toa thuốc này tôi cũng chỉ cho rất nhiều người uống. Ai uống cũng đều thấy hiệu quả tốt.
V. TOA THUỐC BÍ TRUYỀN
BÁN CHI LIÊN - BÁCH HOA XÀ THIỆT THẢO
(xem hình)
TRỊ BÁCH BỆNH, ĐẶC BIỆT CHỨNG UNG THƯ.
1/ Toa thuốc này có thể trị được mọi chứng nội thương ngoại cảm, đặc biệt các chứng UNG THƯvề ruột, gan, dạ dày, phổi, dạ con, vú ...
2/ Cũng trị được các chứng ứ huyết, mất máu, ngứa ngáy, bệnh trĩ, ho nóng, máu cao, tim;
3/ Trừ được các chứng độc và nóng nơi lục phủ, ngũ tạng v.v.
4/ Riêng chứngđau ruột và dạ dàylà mau khỏi hơn cả, chỉ trong 1 ngày đã thấy có hiệu quả ngay.
5/ Thuốc này có thể ngừa bệnh, lại tăng cưởng sinh lực, miễn nhiễm và kháng độc.
Toa thuốc gồm có 2 vị dược thảo đơn giản, do một tội nhân bị án tửhình, trước 3 ngày bị xử, đã truyền lại cho hậu thế để làm phúc. Tại các tiệm thuốc Bắc lớn đều có bán. Mua cả pound cho tiện lợi và rẻhơn:
* Bán chi liên: l pound.
* Bách hoa xà thiệt thảo: 2 pounds.
CÁCH NẤU:
Có thể chia ra nấu làm nhiều lần, nhưng bách hoa xà phải nhiều gấp đôi bán chi liên. Nấu nồi nào cũng được, không kỵ sắt… Trước khi nấu phải rửa sạch hết đất cát.
Đổ nước ngập thuốc, nấu sôi vặn lửa nhỏ vừa, để lâu chừng 3-4 giờcho thúc hết thuốc ra. Gạn ra để nguội rồi cất vào tủ lạnh.
CÁCH DÙNG:
Uống ngày đêm thay nước trà.
Nếu chỉ uống để đề phòng bệnh tật, mỗi ngày uống 1-2 lần, Có thể uống cả đời mà không hại gì.
CƯỚC CHÚ
1- Nếu trị các chứng độc, nhất là bệnh ung thư, khi đi tiêu tiểu thường thấy có máu mủ. Đó là dấu hiệu rất tốt.
2- Trong thời gian uống trị bệnh, không được uống bất cứ một thứ nước nào, ngoại trừ nước lạnh. Tuyệt đối kiêng rượu, bia, vì làm cho thuốc trở thành vô hiệu.
3-Khi chứng ung thư bị lở ra ngoài da, có thể sắc đặc nước bán chi liên để chà xát ngoài da.
vTrị ung thư:Bài thuốc này tôi đã chữa cho 2 thanh niên ở CA và Boston, 1 LM cũng bị bệnh cancer phổi, bác sĩ đã từ chối, chỉ còn đợi chết thôi, nhưng sau khi uống thuốc này đã hết bệnh.
*Một LM loét bao tử, bị xuất huyết vì có 3 cái ulcer, uống thuốc này thời gian, nay đã khỏi dứt.
vTrị mất ngủ:một số người bị mất ngủ kinh niên đã báo tin, sau khi uống thuốc này đã ngủ ngon.
QUẢ CHUỐI MỐC TRỊ BỆNH TRĨ NỘI- TRĨ NGOẠI BẰNG CHUỐI MỐC
Chuối mốc – Phép màu chữa bệnh trĩ
(SKGĐ) Năm ấy, tôi mười sáu tuổi. Một cô gái vừa chớm tuổi trăng tròn đẹp biết bao! Thế mà, nghiệt ngã thay, tôi mắc phải căn bệnh trĩ, di truyền từ cha tôi.
Bác Minh Thủy từng là một nạn nhân của bệnh trĩ từ khi còn rất trẻ nhưng sau đó bác đã khỏi bệnh nhờ một “thần dược” ít ai ngờ đó là chuối mốc. Không những thế, cả bố của bác Thủy, anh trai và cả con trai của bác cũng đều khỏi bệnh trĩ nhờ ăn chuối mốc. Dưới đây là chia sẻ của bác Minh Thủy về loại “thần dược” này:
Tôi nhớ, lúc cha tôi làm phẫu thuật cắt trĩ, là đàn ông vậy mà khi tỉnh dậy, ông đã khóc rấm rứt vì đau đớn, hình ảnh đó khiến tôi không dám thổ lộ cho cha mẹ tôi biết tôi bị bệnh trĩ. Ngày ngày, tôi âm thầm nén cơn đau, chịu đựng những cuộc tra tấn kinh khủng sau mỗi lần đại tiện, vừa đau rát buốt, vừa máu tuôn xối xả… Có lúc, tôi đã lịm người vì đau, thậm chí, nhịn ăn với mong muốn cho cái dạ dày trống rỗng khỏi phải làm chức năng tiêu hoá. May thay, cha mẹ tôi lúc ấy mưu sinh bằng nghề làm chuối sấy khô.
Những trái chuối mốc (có nơi gọi là chuối sứ, chuối lùn) vừa chín tới được lột sạch vỏ trước khi cho vào lò sấy, đó cũng là công việc tôi thường xuyên phụ giúp cha mẹ. Nhiều lúc đói tôi đã ăn chuối thay cơm, kỳ diệu thay, chỉ sau một thời gian ngắn tôi đi đại tiện không còn ra máu, búi trĩ cũng teo dần hết đau đớn. Khi tôi vui mừng thông báo với cha mẹ về phép màu của trái chuối mốc trong việc điều trị bệnh trĩ, thì cũng là lúc căn bệnh trĩ của cha tôi lại tái phát.
Để kiểm chứng điều tôi nói, dù không thích ăn chuối, cha tôi vẫn ngày ngày xơi 3 quả sau mỗi bữa ăn. Kết quả, bệnh trĩ của cha cũng khỏi hẳn mà không cần dùng đến thuốc men, qua phẫu thuật đau đớn, rồi đến lượt anh hai tôi, từ Canada về Việt Nam để chữa bệnh trĩ, được tôi và cha chỉ cho bí quyết ăn chuối mốc, anh tôi cũng khỏi bệnh.
Gần 40 năm sau, thằng con trai đầu của tôi cũng mắc phải căn bệnh này và cũng được tôi điều trị bằng cách cho ăn chuối mốc, mỗi lần nghe ai bị bệnh trĩ, tôi lại bày phương thuốc chuối mốc, kết quả đều dứt bệnh một cách kỳ diệu.
Chia sẻ của bác Đỗ Thị Minh Thủy (2/5 Đường số 4 – Đất Lành – Vĩnh Thái – Nha Trang).
Theo chuyên đề
Sức khỏe gia đình (NXB Y học)
TRỊ ĐI TIỂU BUỐT, TIỂU RA MÁU, TIỂU RẮT
Tiểu buốt tiểu rắt Buồn sầu..
Đi đứng lo lắng Bực mình lắm thay..
Sấu hổ vì Căn bệnh này.
Nhẹ thì buốt rắt. Nặng thì máu tươi..
Mọi người chớ có khinh thường..!
Mới đầu Viêm nhẹ Nặng thì rất nguy..
Nó viêm lên, Thận ngược dòng..
Viêm cầu Thận mãn Đau lòng lắm thay.!
Mộc thông, Ngưu tất, Mía dò, Cối xay, Thủ phục vẫn là Đàn anh.. Tỳ giải, Hoàng bá, Bạch Linh..!
Bạn cho nước vào Sắc uống ngay yên lòng.!
1. Pháp Điều Trị:Thanh nhiệt lợi thấp
2. Công Thức Bài Thuốc:Mộc thông: 20g Thổ phục linh: 30g Tỳ giải: 20g Hoàng bá: (Nam) 20g Bạch linh: 20g
Ngưu tất: 30g (Nam) Cối xay: (cây) 20g Mía dò: (Cây lá) 20g
Hướng Dẫn:: Cách sắc thuốc và uống thuốc, Bạn cho 8 Vị thuốc trên, vào Siêu hay vào Ấm. Bạn đổ khoảng 2 Lít nước vào ấm thuốc. Bạn sắc đun còn 750 ml.. Bạn uống mỗi ngày 1 thang
Công Dụng:Bài thuốc chữa đi tiểu buốt, Đi tiểu rắt, Đi tiểu ra máu tươi. Và Chữa viêm Bàng quang rất công hiệu.!
Kiêng kỵ:Trong thời gian, uống thuốc, Bạn không được ăn rau muống, Rau bí, Rượu bia, Những đồ ăn, cay nóng.!
e) Phân Tích Bài Thuốc:
Mộc thông, Ngưu tất, Mía dò, Thủ phục, Cối xay, Hoàng bá. 6 Vị thuốc trên vừa có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm. Để kháng khuẩn và chống Viêm nhiễm, đường tiết liệu. Và dẫn thuốc đi xuống hạ tiêu. Bạch linh, Tỳ giải. 2 Vị thuốc này có tác dụng. Thẩm thấp lợi niệu, để thoát hết độc tố ra ngoài nhanh.
BỆNH“LƯỠI ĐỎ THẮM NHƯ LỬA”
“Lưỡi đỏ thẫm như lửa”là một triệu chứng được ghi lại trong quyển “ Lâm chứng chỉ nam y án” ( nghĩa là qưyển sách viết về những chỉ dẫn bệnh án trên lâm sàng), nguyên văn của câu này là “ kinh lạc vùng lưỡi bị chưng nấu, tức lưỡi đỏ thẫm như lửa”. Ngòi bút của Diệp Thiên Sĩ rất có thần, chỉ cần hai chữ tượng hình “ như lửa” đã đem đặc trưng của dạng lưỡi đỏ thẫm này viết lên một cách sống động! Bệnh án này dùng phương thuốcHoàng Liên A Giao thang( gồm Hoàng liên, Hoàng cầm, Thược dược, Kê tử hoàng, A giao)bỏ vị Hoàng cầm, gia thêm Sinh địa, Thiên đông môn.
Sau đó tôi (giáo sư Hoàng Hoàng ) gặp vài trường hợp bệnh nhân có lưỡi đỏ thẫm, các bệnh nhân bệnh đều không giống nhau, có bệnh nhân tiên lượng xảy thai, có bệnh nhân bị băng lậu, có bệnh nhân bị hội chứng khô táo, có bệnh nhân giảm số lượng tiểu cầu, có bệnh nhân rối loạn nhịp tim, có bệnh nhân đái tháo đường, lại còn có bệnh nhân bị chứng u uất, chứng lo lắng, có bệnh nhân bị chứng giảm trí nhớ ở người già…Bệnh tuy khác nhau, nhưng đềugiống nhau ở lưỡi đỏ thẫm. Đồng thời còn có tâm phiền, hồi hộp, mất ngủ,…DùngHoàng Liên A Giao thang, hoặc gia thêm vị Sinh địa, hoặc dùng nguyên cổ phương, đều có kết quả. Kết quả rõ ràng nhất là mất ngủ được cải thiện, hồi hộp giảm, khi có xuất huyết ở cơ quan cũng được khống chế.
Có người nói rằng cổ phương thật linh hoạt, bệnh khác nhau nhưng có thể cách trị giống nhau. Thật ra, nhìn từ góc độ của một nhà cổ phương học, nguyên tắc dùng cổ phương là chứng, cũng chính là đối bệnh dùng thuốc. Đây là một loại bệnh gọi là Hoàng liên a giao chứng hoặc là gọi là bệnh Hoàng liên a giao thang.Đặc trưng biểu hiện lâm sàng của bệnh Hoàng liên a giao thang này bao gồm 4 đặc điểm:
1.Tâm phiền, hoặc hồi hộp, hoặc nghẹn vùng ngực, hoặc khó ngủ
2.Xuất huyết hoặc có khuynh hướng xuất huyết
3.Đau bụng hoặc vùng thượng vị đầy trướng
4.Lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm.
Nhưng sách kinh điển diễn tả lời văn tương đối đơn giản, chỉ là “ tâm phiền, khó ngủ” mà thôi. Còn những triệu chứng khác của Hoàng liên a giao thang chứng là dựa vào kinh nghiệm lâm sàng của hậu thế bổ sung và hoàn thiện.
Ví dụ như đặc trưng của lưỡi đỏ thẫm này là tìm thấy trong y án của Diệp Thiên Sĩ, ngoài triệu chứng lưỡi đỏ thẫm ra, còn có rêu lưỡi bị bong tróc .Trong y án của Tào Nhân Bá có ghi lại ông dùng Hoàng liên a giao thang điều trị chứng âm hư, rêu lưỡi bong tróc. Trong tác phẩm “ Trương Thị Y thông” Hoàng liên a giao thang có tác dụng cầm máu, có thể thấy dùng điều trị tiêu máu do nhiệt….Trong quyển “ Y Tông Tất Độc”dùng điều trị tiêu chảy có máu mủ, thiếu âm phiền bực, khó ngủ.Trong quyển “ Loại Tụ Phương Quảng Ý”dùng điều trị mất máu, hồi hộp, phát sốt, đau bụng tiêu chảy, người mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt hoặc sắc mặt đỏ….
Ngoài ra, Hán cổ phương gia của Nhật Bản còn cho rằng Hoàng Liên A Giao thang chứng còn có thêm triệu chứng da khô tróc vảy…Như trong tác phẩm “ Hán Phương chẩn liệu 30 năm” của Đại Mông Kính Tiết ghi chép lại dùng phương thuốc này điều trị bệnh về da cho phụ nữ. Khoảng 30 năm trước, vợ tôi mắc chứng bệnh về da mãn tính nên rất buồn rầu. Nốt ban nổi thành phiến tròn mỏng, từ trung tâm cằm mà lan rộng ra ngoài, ngứa, khô, đỏ, có thể thấy bị tróc vảy nhỏ. Khi ra gió lớn hoặc khi phơi dưới ánh nắng mặt trời, màu da càng đỏ, ngứa càng gia tăng. Dùng Đại sài hồ thang gia thêm Thạch Cao, Đại hoàng mẫu đơn bì gia thêm ý dĩ nhân, Quế chi phục linh hoàn, Hoàng liên phục linh hòan , điều trị trên 100 ngày vẫn không khỏi mà có xu hướng bệnh nặng thêm. Do đó tôi suy nghĩ kỹ lưỡng nhận ra rằng,A giao, Thược dược làm tươi nhuận da bị khô, Hoàng liên , Hoàng cầm giải nhiệt, chính là bài thuốc Hoàng liên a giao thang.Dùng1 thang sắc đỏ trên mặt biến mất, 1 tuần sau hết ngứa, 1 tháng sau khỏi hoàn toàn.
Ban chẩn phát chủ yếu ở vùng mặt,bề mặt lõm thấp mà không gồ lên rõ ràng, dùng tay sờ, thấy hơi hơi thô ráp.Bài thuốc Hoàng liên đã dùng điều trị một số trường hợp bệnh da ở phụ nữ có triệu chứng sau :vùng da đỏ mà khô ráp, rất ít khi kèm theo ngứa., da tróc vảy như vỏ thóc, ra gió hoặc phơi nắng bệnh nặng thêm.
Người xưa nói rằng, học “ Thương Hàn Luận” không thể học chết nguyên văn. Học cổ phương cũng vậy,không thể câu nệ nguyên văn. Tư liệu của Trương Trọng Cảnh là chân thực nhưng không phải là toàn diện, rất nhiều thứ mà văn tự không thể biểu đạt được, chúng ta cần phải bổ sung, phát triền và hoàn thiện thì mới có thề chân chính hiểu rõ về bài thuốc, mới có thể linh hoạt vận dụng bài thuốc cổ phương. Hoàng liên a giao thang chính là như vậy, những cổ phương khác cũng y như vậy. Do đó học cổ phương, chỉ đọc Trương Trọng Cảnh là không đủ, còn phải đọc sách của các tác giả sau này, thu thập các phương thuốc trong dân gian, chính là thái độ học tập của chúng ta.
CHỮA TIỂU ĐƯỜNG:
Bài thuốc này có 7 vị gồm: Cỏ ấp bợ 20g, atisô 20g, củ chuối hột 20, cỏ ngọt 12g, xa tiền 16g, ngổ tía 20g, ổi khương 20g (gừng vùi vào than hồng cho chín).
CHỮA VÔ SINH
Bài "Lão Bạng Sinh Châu" có nghĩa là trai già nhả ngọc. Dùng cho bệnh
hiếm con do vợ hay chồng suy tinh, khí. Ngâm với 3 lít rượu ngon, nếu
sắc thì chia làm 2 thang, kẻo uống 1 lần khó tiêu được chất thuốc.
Ngâm sau 3 tuần uống được, nhưng càng để lâu càng tốt.
BÀI THUỐC GỒM:
1. Phòng Đảng sâm: 24 gram
2. Bạch Linh 16 gr
3. Bạch Thược sao 16 gr
4. Thục địa tốt 40gr
5. Tục đoạn 16 gr
6. Long nhãn 40 gr
7. Hoàng tinh 20 gr
8. Táo nhân sao đen 20 gr
9. Dâm dương hoắc 40 gr
10. Sơn dược 40 gr
11. Hồng sâm 40 gr
12. Bạch truật sao 16 gr
13. Xuyên quy đầu 24 gr
14. Đỗ trọng sao 20 gr
15. Ngưu tất 12 gr
16. Kỷ tử 24 gr
17. Đại táo 40 gr
18. Nhục thung dung 40 gr
19. Lộc giao 40 gr
20. Cam thảo 16 gr
Cách Dùng: Mỗi lần uống 1 chén con trong bữa ăn.
Lưu ý: Dù là thuốc bổ nhưng đừng ham uống nhiều, uống điều độ mới tốt.
Trên là bài đẫ đầy của nhà
VÔ SINH- BÀI THUỐC CHỮA VÔ SINH
Trong quá trình tìm hiểu hoạt động đông y tại TP. Đà Nẵng, PV đã tìm gặp lương y Nguyễn Đình Khánh (SN 1954, TP. Đà Nẵng), Chủ tịch hội Đông y quận Thanh Khê, người sở hữu hai bài thuốc chữa vô sinh quý hiếm
. Trò chuyện với chúng tôi, ông không ngần ngại chia sẻ: “Trong quá trình làm nghề, tôi tiếp nhận nhiều bài thuốc của các bậc tiền bối.
Thông qua nghiên cứu của chính mình, tôi áp dụng các bài thuốc ấy cho riêng từng người, tùy theo thể trạng, bệnh tình...”.
Ông Khánh bên tủ thuốc của gia đình.
Lương y Khánh cho hay, trong thời đại hiện nay, tình trạng các cặp vợ chồng khó khăn trong việc sinh con ngày càng tăng.
Đó cũng chính là lý do ngoài việc chữa trị các bệnh thông thường, ông chú trọng vào hai bài thuốc chữa trị vô sinh, mong muốn những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có được niềm hạnh phúc làm cha mẹ.
Ông thừa nhận, các bài thuốc của mình không phải là “thuốc tiên”, nên không thể chữa lành cho tất cả mọi người.
Đối với căn bệnh hiếm muộn cũng vậy, khi khám, ông tìm nguyên nhân, do vợ hay chồng rồi kê đơn thuốc phù hợp.
Đối với những trường hợp nhận thấy không thể thành công, ông kiên quyết từ chối, bởi ông không muốn để cho họ kỳ vọng rồi lại thất vọng.
Khi PV hỏi về hai bài thuốc chữa bệnh vô sinh, ông Khánh không chút giấu nghề.
Ông chia sẻ, đối với phụ nữ, ông dùng bài thuốc “Thiểu phúc trục ứ thang”, gồm có tiểu hồi hương, can khương, nguyên hồ mộc dược, xuyên khung, đương quy, quan quế, xích dược, bồ hoàng, ngủ linh chi.
Thang thuốc được nấu với 900ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml thì lấy ra dùng, uống hai lần trong một ngày vào lúc đói.
Uống được năm thang thì phải nghỉ. Nếu sau năm thang mà có thai thì ngưng dùng, trường hợp chưa có thai, lại tiếp tục dùng năm thang tiếp theo.
Tuy nhiên, thụ thai không có nghĩa chỉ đơn thuần do người phụ nữ. Nhiều cặp vợ chồng, không có con là do nguyên nhân từ người đàn ông.
Trong các trường hợp cụ thể, ông thường kết hợp cho người chồng uống để bổ thận, tăng tinh trùng, gồm các vị thục địa, sơn thù, sơn dược, đơn bì, phục linh, trạch tả, nhục thung dung, phúc bồn tử, thố tư tử, ngũ vị tử, cao quy bản, phụ tử, nhục quế, ba kích.
Sắc uống ngày một thang, hoặc làm hoàn viên mật. Mỗi ngày uống 20 gram chia làm hai lần.
Lương y Khánh lưu ý, hai bài thuốc trên không phải được dùng giống nhau cho tất cả các trường hợp. Tùy vào bệnh tình, sức khỏe, thể trạng... của từng người mà được áp dụng, gia giảm với lượng khác nhau.
Chẳng hạn, gầy thì cho thêm nhân sâm, dưỡng sinh; kém ăn, khó ngủ thì cho thêm quy tì mới hiệu quả.
BỔ DƯƠNG HOÀN
Thành Phần:
Nhân Sâm 20g
Thục địa 30g
Hoài Sơn 16g
Hà Thủ Ô: 30g
Rể Dây Gắm: 30g
Táo nhân: 4g
Phục linh 6g
Ngưu tất 8g
Mạch môn ( sao với gạo) 8g
Đỗ trọng 20g
Nhục Thung Dung: 16g
Tục Đoạn: 20g
Đương quy: 16g
Sâm Cau: 20g
Ba Kích Tím: 30g
Bạch truật 12g
Bạch thược 8g
Ngũ vị tử 8g
Câu Kỷ Tử 30g
Lộc Nhung 30g
Nhục quế 4g
Mộc Qua 12g
Hồ Đào Nhục: 30g
Bá Tử Nhân: 6g
Tác Dụng: Chữa tất cả các chứng lao thương phát sốt ho, Dương suy, Liệt dương, Di tinh, Vô Sinh, Đau lương, Mỏi gối, Thổ huyết, Biếng ăn, mỏi mệt, mạch thốn, hồng xích, nhược. Đây là bài thuốc chủ yếu chữa khí huyết hư tổn.
Cây Ớt- Ai Cũng Nên Biết Phòng Khi Cần Dùng Cứu Người Tai Biến
Ớt không ít người, ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng cảm giác ngon miệng. Nhưng ít ai biết ớt còn là một vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền.
Tác dụng chữa bệnh của ớt:
Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư…) Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn… Ngoài dùng làm thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của ớt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Trong ớt có chứa một số hoạt chất sau:
Capsicain là một Alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%. Cấu trúc hóa học đã được xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Ngoài ra còn có Capsaicin, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%. Một điều lý thú là Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất Endorphin, một chất Morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư.
Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn. Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten…
Ngoài việc dùng làm thực phẩm, quả ớt còn được nhân dân ta sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ ngàn xưa. Trong kho tàng y học dân gian, có không ít bài thuốc quý trong đó có ớt.
Một số bài thuốc nam thông dụng có ớt
- Chữa tai biến mạch máu não:
lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.
- Chữa rụng tóc do hóa trị liệu:
Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng k-ích thích mọc tóc.
-
Giảm đau do ung thư, đau khớp:
ăn 5-10g ớt mỗi ngày.
- Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư: ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.
- Chữa ăn uống chậm tiêu:
ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày.
- Chữa đau thắt n-gực:
ớt trái 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa đau dạ dày do lạnh: ớt trái 1-2 quả, Nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần.
-
Chữa viêm khớp mãn tính:
ớt trái 1-2 quả; Dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa bệnh chàm (eczema):
lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.
-
Chữa rắn rết cắn:
lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.
-
Chữa bệnh vẩy nến:
Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.
-
Đau bụng kinh niên:
Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
-
Chữa đau lưng, đau khớp:
Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.
-
Chữa mụn nhọt:
Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.
-
Chữa khản cổ:
Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).
-
Chữa rắn rết cắn:
Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau.
***. CHÚ Ý: 10 đối tượng nên tuyệt đối kiêng kị ăn ớt
Mặc dù ớt là gia vị được khá nhiều người ưa thích vì những lợi ích như hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, tránh đầy hơi, nhưng nó lại có những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. Một số đối tượng tuyệt đối nên kiêng ăn ớt
1. Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản
Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.
2. Người bị bệnh về mật
Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.
3. Những người bị bệnh trĩ
Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.
4. Người mắc bệnh về da
Ăn ớt trong khi viêm da, mắc các bệnh về da nhất là khi đang nổi mụn thì sẽ nặng hơn và khó khỏi.
Những người thể trạng kém: Nếu ăn cay không những khiến các triệu trứng trên nặng hơn mà còn dẫn đến xuất huyết, dị ứng, nếu nghiêm trọng còn gây viêm nhiễm.
5. Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ có thai, việc ăn cay không ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ. Nhưng theo các nhà khoa học, mẹ ăn cay khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho trẻ sau này. Còn theo kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn quá cay, con sinh ra dễ bị rôm sảy, nóng nhiệt trong người.
6. Phụ nữ đang cho con bú
Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.
7. Những người đang điều trị bằng thuốc đông y
Những người này nên kiêng ăn ớt, bởi nếu dùng ớt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
8. Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi
Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao, tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là tử vong.
9. Những người ốm yếu, gầy còm
Ăn cay được xem là một phương pháp hỗ trợ giảm cân, việc ăn cay tăng tiết mồ hôi, thúc đẩy tuần hoàn máu làm tiêu tốn nhiều calo. Vậy nên người gầy còm nếu ăn quá cay thì gầy sẽ càng gầy hơn.
10. Người đang bị bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc
Bệnh nhân đau mắt đỏ hay viêm giác mạc ăn ớt thì ớt sẽ làm bốc hoả khiến bệnh thêm nặng.
Ớt Cay: Dược Thảo Ưu Tiên Số 1 Khi Cấp Cứu
Ớt có khả năng tăng cường máu lưu thông và gia tăng hoạt động của tim. Nó có khả năng đặc biệt để nâng cao hoạt động tim mạch trong khi thực sự làm hạ áp huyết. Ớt có tác dụng mạnh mẽ trên toàn bộ hệ thống. Ớt được dùng từ lâu đời để trị mệt mỏi và phục hồi khả năng chịu đựng cũng như sự cường tráng. Ớt là chất kích thích tự nhiên không gây tác dụng phụ nguy hại như tim đập nhanh, hiếu động hay tăng áp huyết.
- Nhồi máu cơ tim (Heart Attacks): Trong 35 năm chữa bệnh và dạy học, chữa trị cho các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, Dr John R Christopher chưa bao giờ để mất một bệnh nhân tim nào khi được gọi đến chữa trị cấp cứu tại nhà. Lý do là, bất cứ khi nào bác sĩ vào nhà bệnh nhân – nếu họ vẫn còn thở – ông cho họ uống trọn một ly trà ớt (một muỗng cà phê ớt bột hay rượu ớt trong một ly nước nóng), và chỉ một lúc sau họ đứng dậy và đi lại được. Đây là một trợ giúp nhanh nhất mà chúng ta có thể đem lại cho tim, vì ớt cung cấp chất dinh dưỡng chính đáng cần thiết cho tim ngay lập tức. Hầu hết tim thiếu chất dinh dưỡng do chúng ta thường ăn các loại thực phẩm chế biến bán sẵn.
Để chứng tỏ gía trị của ớt, thấy ớt tuyệt diệu dường nào, và thực phẩm ưu hạng của tim là gì, các bác sĩ ở phương Đông đã làm thực nghiệm sau và đã được đăng trên nhiều tạp chí nơi họ làm thí nghiệm. Các bác sĩ cho vài mô tim sống vào trong một ly thuỷ tinh ở phòng thí nghiệm được khử trùng có đầy nước chưng cất (distilled water), và nuôi mô tim chỉ với ớt (cayenne pepper), theo định kỳ làm sạch các lớp cặn dưới đáy ly và thêm nước cất. Suốt khoảng thời gian nuôi mô tim, cứ cách vài ngày bác sĩ phải cắt bớt mô tim vì nó phát triển rất nhanh. Không có tuyến yên và tuyến tùng (pituitary and pineal glands) điều khiển, mô cứ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, vì vậy họ phải theo dõi luôn. Họ nuôi mô tim sống trong 15 năm.
Sau khi bác sĩ qua đời, các cộng sự viên tiếp tục nuôi mô tim thêm hai năm trước khi huỷ nó đi vì không cần phải làm thêm nghiên cứu này nữa. Điều này chứng tỏ gía trị dinh dưỡng tuyệt hảo của ớt đối với mô tim. Đây cũng là lý do tại sao rất nhiều trường hợp gây kinh ngạc được sáng tỏ khi người ta sử dụng ớt cho cơn tấn công nhồi máu cơ tim. Vì đa số các trường hợp này là do tim suy dinh dưỡng. Tim không được dinh dưỡng đúng trong thời gian lâu dài đến nỗi nó quá đói mệt, rồi đến một lúc điều người ta âu lo xảy ra: nhồi máu cơ tim.
Một ly trà ớt đem đến cho trái tim một lượng dinh dưỡng của thực phẩm nguyên chất mạnh mẽ, đem nhanh chóng và kỳ diệu đủ để vực dậy một người trong cơn nguy cấp của bệnh tim. Đây là điều mà mọi người nên biết, vì cơn nhồi máu cơ tim có thể đến với thân nhân hay bạn bè bất cứ lúc nào, đến ngay cả với chính bạn nữa. Trà nóng có tác dụng nhanh hơn thuốc viên (tablet), viên nang (capsule) hay trà lạnh, vì trà nóng làm cho tế bào mở rộng và tiếp nhận ớt nhanh hơn nhiều, và chất dinh dưỡng hiệu năng đi trực tiếp vào tim, qua các động mạch.
Ớt cũng giúp thuyên giảm các chứng bệnh khác như:
- Cục máu đông (blood clots): Ớt rất gía trị trong việc phòng ngừa và làm tan cục máu đông
- Xơ vữa động mạch hay Xơ cứng động mạch (Atheroslerosis or Arteriosclerosis): Ớt làm mềm thành mạch, mở rộng các mạch máu, tăng sức mạnh cho tim, và làm sạch bên trong thành mạch của hệ tuần hoàn.
- Suy tim sung huyết (Congestive heart failure): Ớt giúp tim được thư giãn và khoẻ mạnh, mở rộng các mạch máu, dọn sạch những chất bẩn.
Về lâu dài căn bệnh tim trầm trọng có thể hồi phục lại gần như bình thường với việc đều đặn dùng ớt. Uống một muỗng ăn phở bột ớt trong một ly nước nóng.
- Triglycerides cao: Ớt giúp giảm lượng triglycerides là chất béo trung tính tổng hợp từ các carbohydrat cơ thể lưu trữ trong các tế bào mỡ.
- Loạn nhịp tim (Heart arrhythmias): Ớt giúp giảm nhịp tim đập nhanh, tăng cường máu đến tim, ngăn ngừa máu đóng calcium.
- Hỗ trợ tim mạch, lọc máu và kích thích toàn bộ hệ thống cơ thể. Giúp thông các tắc nghẽn ở động mạch, tĩnh mạch và hệ bạch huyết.
- Gia tăng chức năng não bộ, một trong những hiệu quả tốt nhất là gia tăng lưu thông máu đến vùng đầu và não. Hiệu nghiệm trong việc chống lại chứng nhức nửa đầu (migraine headache) và nhức đầu chùm (cluster headache).
- Có thể cầm máu rất nhanh bằng cách giội rửa vết thương với 1 đến 5 ống nhỏ giọt đầy rượu ớt (1-5 full droppers), sau đó đắp bột ớt cayenne lên vết thương.
- Tăng cường lưu thông máu và giảm hay cầm máu từ vết loét dạ dầy. Khi uống trà ớt, nó sẽ kích thích lưu thông máu. Dùng để trị chứng khó tiêu (indigestion) và ợ nóng (heartburn).
- Giúp tan đờm và nhanh chóng chữa lành các chứng cảm lạnh, cúm. Được dùng như thảo dược làm toát mồ hôi (diaphoretic).
- Giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông thành hình bằng cách làm loãng máu và giúp chữa lành trái tim sau cơn nhồi máu cơ tim (heart attack).
- Giúp giảm viêm họng và viêm amidan.
Chứng Từ
Năm 1979, Dick Quinn đã qua cái chết lâm sàng vì cơn nhồi máu cơ tim tấn công nhưng được cứu tỉnh lại. Với các động mạch tim bị nghẽn hoàn toàn, ông có 2 con đường chọn lựa: hoặc là giải phẫu tim hoặc là chết. Thật không may, giải phẫu không thành công; sau vài tuần, tình trạng tệ hơn, bác sĩ đề nghị giải phẫu lần thứ hai. Dick từ chối vì vết mổ trước vẫn chưa lành, còn đau lắm. Ông thấy rằng lập lại cùng một phẫu thuật như trước không cách gì giúp ông khá hơn được.
Vì từ chối giải phẫu và thuốc men không giúp gì được, bác sĩ cho ông về nhà. Ông quá yếu nhược, gia đình không hy vọng ông sống sót.
Một hôm ngồi trong công viên để sưởi nắng, bất ngờ một bà láng giềng lại chỗ ông nói ông dùng ớt để chữa trị. Sau khi lịch sự yêu cầu để ông yên tĩnh một mình, Dick về nhà phớt lờ đề nghị buồn cười đó.
Thêm vài tuần, sức khoẻ càng tuột dốc, trong cơn tuyệt vọng ông quyết định thử dùng ớt.
Dick lấy một số thuốc cho tim loại viên bọc, đổ thuốc ra, nhét bột ớt từ ngăn đựng gia vị vào rồi uống rồi đi ngủ. Kết quả thật kỳ diệu, ngay sáng hôm sau ông đã cảm thấy khoẻ hơn rất nhiều và không lâu sau đã trở lại làm việc. Ông viết quyển « Left For Dead » kể lại câu chuyện của ông, thuyết trình qua radio, và công thức Ớt của ông có mặt trên hàng ngàn cửa tiệm thực phẩm. Dick bị nhồi máu cơ tim năm 42 tuổi, đến tuổi 58 nhiều người trên thế giới đã biết đến ông, thuyết trình 300 ngày một năm, chia sẻ về những ích lợi cứu mạng của Ớt.
Thực Hành
Nếu bạn muốn đem theo thứ gì cần thiết trong túi cứu thương để có thể dùng cấp cứu ngay cho người bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, hãy mang theo rượu ớt. Dr Christopher khám phá rằng một ly trà ớt nóng với một muỗng cà phê rượu ớt sẽ làm ngưng cơn tấn công chưa đầy ba phút.
- Khi bạn cảm thấy cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra, hãy uống ly trà ớt nóng cứ 15 phút một lần cho đến lúc các triệu chứng qua đi.
- Nếu bệnh nhân đã bất tỉnh vì nhồi máu cơ tim, bắt đầu cho hai muỗng cà phê rượu ớt vào miệng, sau đó tăng thêm khi bệnh nhân bắt đầu có phản ứng. Trong các chứng từ, có nhiều trường hợp bệnh nhân chết lâm sàng, da chuyển sang màu xanh (blue), tim ngừng đập, được cho rượu ớt từ 1 đến 12 muỗng cà phê, tim bệnh nhân đập trở lại và được phục hồi. Bác sĩ Anderson là bác sĩ được biết đến về một lần đã chạy vội đến bãi đậu xe và cho rượu ớt vào trong miệng một anh đã tắt thở vì bị nhồi máu cơ tim trong khi anh này đang đậu xe. Chỉ trong vòng vài phút, tim anh bắt đầu đập lại.
- Chảy máu, xuất huyết (bên trong hay bên ngoài cơ thể): pha ly trà Ớt nóng (dùng một muỗng cà phê ớt bột hay 30 giọt rượu ớt) để nguội bớt rồi uống, uống luôn cả bã bột ớt nếu có thể. Máu sẽ cầm lại trong vòng 10 giây.
- Vết thương: bạn có thể rắc bột ớt lên vết thương, hay rửa vết thương bằng rượu ớt, máu sẽ cầm lại trong vài giây.
- Cầm máu sau khi sinh: bơm 15-20 ống nhỏ giọt (một ống nhỏ giọt chứa 30 giọt) rượu ớt trực tiếp vào âm đạo. Máu sẽ cầm lại ngay trong giây lát.
- Trẻ sơ sinh bị ngạt thở: dùng vài giọt rượu ớt hoà với vài giọt nước (nửa này nửa kia) nhỏ vào lưỡi bé.
Ghi Chú: trường hơp cấp cứu, khi có sẵn ớt cay tươi trong nhà, gĩa nhuyễn ớt cay tươi rồi pha với nước nóng để làm trà ớt cho bệnh nhân uống (1 trái ớt cay to dài bằng ngón tay trỏ pha trong 200-250 ml nước nóng).
Liều lượng duy trì hàng ngày
- Rượu ớt: bắt đầu bằng 5 giọt trong nước uống hay nước trái cây ngày ba lần. Tăng dần lên đến 1 ống nhỏ giọt đầy (= 30 giọt), ngày 3 lần.
- Bột ớt: Bắt đầu bằng 1/4 muỗng cà phê ớt bột ngày 3 lần, và tăng dần lên 1 muỗng cà phê ngày 3 lần. Cho ớt (bột ớt hay rượu ớt, Giấm ớt) vào ly nước nóng, để 5 phút như pha trà rồi uống. Uống càng nóng càng tốt.
Rượu dược thảo tươi thì mạnh hơn và có hiệu quả hơn loại mua ở thị trường. Nhiều người không tin thảo dược có kết quả, vì họ dùng hàng thương mại bán sẵn.
Chúng không hữu hiệu vì hai lý do:
1) Bệnh nhân không dùng đủ liều lượng lớn và
2) Sản phẩm thương mại thường nhẹ đến nỗi bạn có thể uống cả chai mà vẫn không kết quả gì.
Hãy tự làm rượu ớt lấy để đảm bảo chất lượng tươi và tính hiệu quả của nó.
Cách làm Rượu Ớt (Cayenne Tincture)
Bạn có thể chiết suất dược thảo bằng cách dùng nước giống như pha trà. Tuy nhiên cách này không để được lâu. Cách tốt nhất là ngâm rượu. Rượu giúp trích ra được một số chất mà nước khó lấy ra. Ngoài ra có thể dùng Giấm táo (apple cider vinegar) thay vì dùng rượu. Rượu chọn từ loại 40 % alcohol (80 proof) trở lên. Rượu 40 % có nghĩa là 40 % alcohol ngũ cốc và 60 % nước cất. Ở Mỹ hay Tây Phương dùng rượu Vodka 40-50 % alcohol, hay dùng rượu Ever Clear 75 %, 95 % grain alcohol. Nếu dùng 1 lít rượu 95 % thì pha thêm 1 lít nước cất.
- Từ ớt tươi: Rượu thuốc nếu có thể bắt đầu ngâm vào ngày đầu tháng ta. Lấy ớt tươi, ớt càng cay càng tốt, có thể dùng nhiều loại ớt cùng lúc, rửa sạch để thật ráo nước, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay (blender), đổ rượu cho ngập bên trên mặt ớt. Xay khoảng một phút hay đến khi được hoà đều. Ớt tươi cho hiệu lực mạnh mẽ. Bạn có thể dùng tươi ngay khi vừa xay, và rất tốt. Nhưng bạn nên cho vào chai thuỷ tinh, đặt nơi tối không có ánh sáng, mỗi ngày lắc đều vài lần. Sau 14 ngày, lọc bỏ bã. Bạn sẽ được chai rượu ớt để được rất nhiều năm.
- Từ bột ớt khô: lấy 4 oz (khoảng 120 G) – chọn loại có độ HU (heat unit) cao 70 000 HU hay 90 000 HU - ngâm trong một lít rượu 45 % alcohol trong 14 ngày. Người mới bắt đầu dùng ớt, dùng loại 35 000 HU trước.
Thảo dược số một để cấp cứu có sẵn trong tay là ớt (cayenne). Đúng vậy, ớt cay. Ớt càng cay càng chứa nhiều phytochemical, càng tác dụng hơn. Do đó chọn loại ớt cay nhất nếu có thể được.
Hãy luôn có một chai rượu ớt nhỏ sẵn bên mình trong túi, túi xách tay, trong xe, trong tủ thuốc, nơi bàn làm việc. Bạn cũng nên làm sẵn ớt bột khô dự trữ ở nhà bếp phòng khi cần thiết.
Khi nào tôi thấy được hiệu quả?
Ớt có tác dụng rất nhanh, bạn có thể cảm thấy ngay. Ớt gia tăng máu lưu thông ngay tức khắc và bạn cảm thấy năng lực gia tăng ngay lần đầu bạn dùng thử. Tuy nhiên nếu bạn nôn nóng dùng quá nhiều sớm quá, bạn có thể đi tiêu chảy hay cảm thấy khó chịu ở bao tử.
Thoạt đầu nếu bạn dùng nhiều quá, hãy giảm bớt lại hoặc là dùng trong bữa ăn nhiều. Bơ, kem và yao-ua sẽ làm giảm cái nóng của ớt trong bao tử tốt hơn là nước. Bạn cũng có thể rắc ớt bột vào thức ăn. Ớt cay ở miệng thông báo cho cơ thể biết trước cái nóng đang trên đường đi tới.
SÁN SƠ MÍT
Bài thuốc gia truyền trị sán xơ mít
Cách bào chế: Hạt bí rợ khô sao vàng. Cau khô sắc 3 chén còn lại 1 chén. Trái dừa khô thắng bồng con 3 chén còn lại 1 chén.
Công thức bài thuốc:
Hạt bí rợ khô.Hạt bí rợ khô 1 lon
Cau khô 1 lon
Trái dừa khô 1 trái
Cách bào chế:Hạt bí rợ khô sao vàng. Cau khô sắc 3 chén còn lại 1 chén. Trái dừa khô thắng bồng con 3 chén còn lại 1 chén.
Công dụng: tẩy xổ.
Chủ trị: Bệnh sán xơ mít.
Liều lượng:căn cứ theo công thức bài thuốc này đièu trị cho người lớn từ 50kg trở lên.
Cách dùng:
- Hạt bí rợ sau khi sao vàng, bệnh nhân tự ăn hết(nếu trường hợp không ăn được thì trộn vào ít đường cho dễ ăn).
- Sau khi ặn xong hạt bí khoảng 1 giờ thì uống chén nước cau khô đã sắc.Cách 1 giờ sau, nghe bụng đau từ trên xuống hậu môn thì tiếp tục uống chén dừa đã thắng bồng con, rồi pha nước ấm khongả 370C, ngồi vào ngâm khoảng 5- 10 phút thì bắt đầu sán chui ra.
Lưu ý:Từ ngày 21-25 âm lịch mỗi tháng là thời gian đièu trị thích hợp nhất cho sán chui ra bằng đường hậu môn, vì thời gian này đầu sán quay xuống hậu môn, nếu điều trị sai thời gian trên thì sán sẽ chui ra bằng đường miệng.
Kiêng kỵ:Phụ nữ có thai không dùng.
Tác giả bài viết: Lê Châu Âu
CHỮA HÔI NÁCH VÀ KHỬ MÙI CƠ THỂ
BÀI THUỐC KHỬ MÙI CƠ THỂ
Phương thuốc khử mùi cơ thể Mai hoa phấn của Đào Hoằng Cảnh (420 –
589) trích trong “Đoạn cốc bí phương”
Thành Phần:
1. Mai Hoa Băng Phiến: 100g
2. Thanh Mộc Hương: 100g
3. Thiên Trạch Hương: 100g
4. Hoắc Hương: 100g
5. Phô Phàn: 100g
6. Hoạt Thạch Đều: 100g
Trong nhiều tác phẩm kinh điển cho rằng, chứng hôi nách thuộc bệnh của
Can kinh, tạng Can có tà, khí tà lưu ở hai nách mà thành. Ngay trong
cung cấm Trung Quốc xưa đã có loại thuốc trị hôi nách cho các mỹ nữ.
Dưới đây xin giới thiệu cụ thể một trong những bí phương của hoàng
cung Trung Hoa
Phương thuốc khử mùicơ thể Mai hoa phấn của Đào Hoằng Cảnh (420 – 589)
trích trong “Đoạn cốc bí phương”. Thành phần gồm có: mai hoa băng
phiến, thanh mộc hương, thiên trạch hương, hoắc hương, khô phàn, hoạt
thạch đều 30g.
Cách Chế: Bạn nghiền nhỏ mịn các dược liệu trên cất trong lọ.
Cách Dùng: Thoa đều bột thuốc lên vùng nách, kẽ chân… những nơi dễ
sinh mùi nhất. Thoa mỗi ngày 2 lần, sau khi tắm sạch. Sử dụng liên tục
15 ngày làm một liệu trình. Sau từ 2 - 3 liệu trình là khỏi hẳn, chưa
thấy tái phát.
Phân tích các vị thuốc ta thấy:
Mai hoa băng phiến có thành phần chủ yếu là Borneol. Băng phiến có vị
cay đắng tính hơi hàn, có tác dụng khai khiếu tịch uế. Băng phiến có
tác dụng ức chế đối với các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song
cầu phế viêm, trực khuẩn đại tràng và một số nấm gây bệnh ngoài da.
Mai hoa băng phiến
Thanh mộc hương(mật hương) có thành phần chủ yếu là tinh dầu, chất
nhựa saussurin và inulin, có mùi hương thơm như mật, cũng vì thế mà có
tên này. Xưa kia các đạo gia thường dùng vị này làm thuốc tắm gội
khiến người đến già râu tóc vẫn đen mượt. Theo “Bản thảo cương mục”,
vị thuốc này cay thơm, có tác dụng hành khí nên chữa được nách hôi ẩm
thấp. Còn trên thực nghiệm tinh dầu mộc hương với tỉ lệ 1:3.000, có
tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng.
Thiên trạch hươngcó thành phần chủ yếu là nhựa và tinh dầu. Theo sách
“Bản thảo hội ngôn”, thiên trạch hương có vị cay thơm, tính ấm, có tác
dụng thông khí hóa trệ, tiêu độc bài
nùng. Nghiên cứu năm 1998 của Đại
học Athena phát hiện ra rằng tinh dầu thiên trạch hương có các thuộc
tính kháng khuẩn và nấm.
Thiên trạch hương
Hoắc hương có thành phần chủ yếu là tinh dầu. Theo sách “Biệt lục” có
vị cay tính ôn, có tác dụng phương hương hóa thấp nên khử được ác khí.
Dược lý hiện đại nghiên cứu thấy hoắc hương có khả năng kháng khuẩn
phổ rộng.
Khô phàn có thành phần chủ yếu là potassium aluminum kiềm tính. Theo
sách “Bản kinh” khô phàn có vị chua hàn, có tác dụng giải độc sát
trùng, táo thấp giảm ngứa. Trong nghiên cứu invitro cho thấy khô phàn
có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương.
Hoạt thạchtcó thành phần chủ yếu là magie silicat, theo sách “Bản
kinh” có vị ngọt tính hàn, dùng ngoài có tác dụng thanh nhiệt táo
thấp, chữa các chứng chàm lở, rôm, sảy. Theo nghiên cứu dược lý hiện
đại: bột hoạt thạch hút được liều lượng lớn chất độc và các chất hóa
học kích thích, bảo vệ được niêm mạc và da.
Các vị hợp thành của phương thuốc trên gồm các loại hương dược phối
hợp với các vị khai khiếu táo thấp tẩy uế khí, vừa làm giảm tiết mồ
hôi, kháng khuẩn kháng nấm một cách tự nhiên vừa bảo vệ được da và các
tuyến tiết nên công dụng khử mùi hôi càng hiệu quả
HẮC LÀO VÀ HÔI NÁCH
Bài thuốc:
1. Nước vôi trong
2.Cành non, lá và hoa cây uy linh tiên
Cách chế:
Lấy vôi tôi rồi (vôi ăn trầu) quấy vào nước lã đun sôi để nguội, để 1 lúc cho lắng xuống, gạn lấy nước trong độ 1 lít.
Cành non, lá và hoa uy linh tiên lấy độ 5 lạng giã nhỏ thật mịn rồi đổ nước vôi trong vào ngâm 7 ngày. Ngâm xong lọc cẩn thận lấy nước trong dùng, còn bã bỏ đi.
Cách dùng:
Gãi chỗ bị hắc lào cho sầy da, rồi bôi thuốc vào, ngày bôi 3 bận sáng trưa và tối.
Nếu hôi nách lấy xà phòng rửa sạch, để khô nách mới bôi,bôi 4, 5 lần sẽ khỏi. Cách độ 1 tháng hoặc 2 tháng lại bôi 1 lần nữa thì không bị lại.
Chủ trị:
Chữa bệnh hắc lào là chính, còn về hôi nách có người khỏi, người không khỏi.
Chỉ bôi ngoài da, cấm uống.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa hàng rất nhiều người.Kết quả 70 %.
ĐAU DẠ DÀY- VIÊM ĐẠI TRÀNG
Đau dạ dày - Đại tràng
Chữa đau dạ dày, đau đại tràng, rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua…
Liều dùng:
Ngày uống 1 thang. Đổ 3 bát nước sắc cạn còn 1 bát gạn ra uống. Uống
sáng, trưa, tối, uống trước bữa ăn 30 phút.
Đã điều trị hơn 1000 bệnh nhân có kết quả rất tốt.
Bài Thuốc:
1. Khổ sâm: 15 gam
2. Bồ công anh: 12 gam
3. Ô tặc cốt: 10 gam
4. Huyền hồ: 10 gam
5. Bạch cập: 8 gam
6. Hoàng liên: 5 gam
7. Sài hồ: 8 gam
8. Chỉ xác: 10 gam
9. Hậu phác: 10 gam
10. Thương truật: 10 gam
11. Mộc hương: 10 gam
12. Cao lương khương: 10 gam
13. Bán hạ chế: 12 gam
14. Đan sâm: 12 gam
15. Bạch truật: 10 gam
16. Cam thảo: 10 gam
1 7. Đại táo: 4 quả
18. Hoàng kỳ: 20 gam
19. Bạch thược: 15 gam
20. Hà thủ ô chế: 20 gam
Chỉ định: Bài thuốc được áp dụng rộng rãi cho người đau dạ dày, đại
tràng, rối loạn tiêu hoá.
Trẻ em dùng liều nhỏ bằng 1/3 đến 1/2 bài thuốc.
Nếu thiên về táo trĩ gia:
Hoàng bá 10 gam, Sinh địa 15 gam
Giảm: Cao lương khương còn 4g, Mộc hương còn 4g.
Nếu
huyết áp cao gia thêm: Thiên ma 10g, Hoè hoa 10g.
Triệu chứng: Lâm râm đau bụng, ăn chậm tiêu, đầy bụng, tiêu hoá kém, buồn nôn….
Nguyên nhân:
Do tỳ vị hư nhược, vận hoá kém, gây tích trệ phát sinh bệnh.
Bệnh nhiễm phải hàn tà sinh bệnh.
Phương pháp điều trị:
Kiện tỳ hành khí, tiêu độc, ôn trung.
Bài Thuốc 2:
1. Ngũ linh chi 10 gam
2. Xuyên quy 12 gam
3. Huyền hồ sách 10 gam
4. Hương phụ 8 gam
5. Hoàng kỳ 10 gam
6. Ngải tượng 8 gam
7. Đào nhân 10 gam
8. Xuyên khung 10 gam
9. Ô dược 10 gam
10. Cam thảo 6 gam
11. Đẳng sâm 10 gam
12. Hồng hoa 8 gam
13. Xích thược 10 gam
14. Chỉ xác 8 gam
15. Đan bì 8 gam
16. Bạch truật 10 gam
Ngày uống 1 thang sắc 3 lần hoà chung chia đều uống trong ngày.
Chủ trị: Đau vùng thượng vị (vị quản) đau 1 điểm không di chuyển. Có
lúc đau soắn như dùi đâm, kim châm, người mệt mỏi, mất ngủ xanh xao,
nguyên nhân là do bệnh đau dạ dày (vị quản thống) lâu ngày không khỏi
dẫn đến khí trệ, huyết ứ, đau cố định một chỗ, đau như dùi, kim, dao
đâm. Đau lâu làm cho khí huyết bị suy kém, cơ thể suy nhược mệt mỏi
mất ngủ.
DẠ DÀY VIÊM LOÉT
Bài thuốc: Chữa các triệu chứng về đau dạ dày( bao tủ) Đã bị lâu năm
uống gì cũng không lành. Phẩu thuật cắt bỏ chổ này đau chổ khác trông
dạ dày. Có người có nhà đau di truyền bệnh dạ dày cả dòng họ đời này
truyền sang đời khác: Thế hệ này sang thế hệ khác: Uống đều lành dứt
điểm trọn đòi không đau lại. Trước khi vào chữa bệnh đau dạ dày. Yêu
cầu những ai bị bệnh này chú ý kiêng củ nhủ sau: Trong thời gian uống
thuốc đừng ăn quá no. Đừng để bụng quá đói. tuyệt đối không uống bia
rượu. Cà phê. Chuối xoài. Đu đủ. Mít. Dưa Hạt hồ tiêu. Ớt cay.
Không ăn, các loại nước uống có độ chua, Cay, có ga ( co2 ) các loại
nước uống có đá lạnh tuyệt đối không uống, các thức ăn quá cứng khó
tiêu không ăn (Thịt chó) Đông y gọi là nhục khuyễn không ăn không nếm
( kể cả lúc đang uống thuốc điều trị và sau khi đã lành bệnh tuyệt đối
không ăn không nếm bao giờ ( dù bạn có lành bao nhiêu năm về bệnh dạ
dày chỉ cần ăn một lần là đau lại ngay: Nếu những ai không thể kiêng
được món nhậu
thịt chó thì đừng uống thuốc kẻo tiền mất tật mang (
đừng nghi chết no hơn sống thèm mà đau ốm khỏi sỏ ) sống thịt chó khó
dạ dày - triệu chứng đau dạ dày: đau âm ỉ, cồn cào, nóng rát vùng
thưởng vị, đầy hỏi, ở chua, nôn khan, ói mửa, đau xuyên qua sau lủng
túc vùng ngực và hai cánh tay, khó chịu. Trào ngược dịch thực quãn,
Viêm loét dạ dày, Bổ cong lớn, bổ cong bé, tâm vị môn vị, hang vị viêm
loét xung huyết niêm mạc dạ dày, thừa dịch vị đều dùng tốt lành hết..
Thành Phần Bài Thuốc: Đẳng sâm: Bạch truật: Xuyên khung: Thương
truật: Nga truật: Ngãi cứu: Tô mộc: Hoàng kỳ: Chỉ thực: Hậu
phác: Bồ công anh: Mỗi vị 20 gam. Cam thảo: Chỉ xác: Trần bì: Sa
nhân: Đương quy: Hương phụ chế: Thục địa: Hoài sơn: Sơn tra: Mỗi
vị 16 gam. Bán hạ: Kiết cánh: Mộc hương: Đại hoàng: Mỗi vị 12 gam.
Nếu ở chua bỏ vị Sơn tra: thêm vị Thần khúc: 16 gam. thêm Đại mạch: 16
gam thêm Mậu lễ: 16 gam. Nếu đi cầu Đại tiện Táo bón thêm. Nhục
thung dung: 16 gam thêm Phục thần: 16 gam. Nếu đau lưng thêm Đỗ
trọng:
Ngưu tất: Mỗi thang sắc 4 nước ngày uống 3 nước mỗi thang.
Gia thêm 3 lát Gừng tươi trước khi sắc uống từ 12 thang đến 16 thang
nếu chưa lành hẵn uống tiếp 9 thang nữa trường hợp này là bệnh qua
nặng và đã bị nhiều năm.
BỆNH PHÙ CHÂN VOI
Lương y Nguyễn Kỷ Thiên chia sẻ bài thuốc giúp người nghèo
Nếu mọi người xác định bị bệnh phù chân voi là do dun chỉ thì cách chữa đơn giản như sau: Bèo cái (bèo tây, lục bình) trong đông y gọi là phù bình, đem bỏ rễ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, rang qua. Lá đu đủ thái nhỏ phơi khô, rang qua. Mỗi loại 20g đun nước uống hàng ngày. Nếu thấy khó uống cho thêm ít cam thảo cho ngọt. Uống liên tục 1 - 2 tháng sẽ khỏi. Cây bèo cái có tác dụng tiêu độc, chữa ngứa chống dị ứng, mát da mát thịt. Lá đu đủ có tác dụng diệt ký sinh trùng, diệt khối u rất tốt. Hai loại cây này phối hợp với nhau sẽ trị được bệnh phù chân voi rất hiệu quả. Kể cả lỡ nhầm không phải là bệnh phù chân voi do dun chỉ thì uốn cũng không có gì nguy hiểm và vẫn có tác dụng nhưng ít hơn thôi.
Chia sẻ về nguồn ngốc của bài thuốc, lương y Thiên cho biết: “Quê tôi vốn ở Hải Dương, ngày xưa các cụ làm nông nên rất hay bị bệnh này. Nhà tôi đã bốn đời bốc thuốc chữa bệnh, có bà cụ nội chuyên chữa bệnh chân voi do giun chỉ cho mọi người. Sở dĩ cụ bà biết được cách chữa này là do khi các cụ làm nông, hay cho lợn gà ăn. Lục bình là loại rau để cho lợn ăn, cụ bà để ý khi cho lợn ăn loại cây này thì lợn rất mát lại không có mụn nhọt, còn lá đu đủ thì cũng hay nấu lấy nước uống. Qua một thời gian dài đúc kết hai loại này đã được cụ bà áp dụng để chữa bệnh cho mọi người và mang lại hiệu quả cao.
BỆNH LY THƯỢNG BÌ BÓNG NƯỚC ( bong bóng cá )
trẻ mới sinh ra khắp mình đày bọt bóng cá, trong suốt như thủy tinh, phá vỡ thì nước chảy ra, đó là vì thai bị trúng hàn tháp, dùng mật đà tăng tán nhỏ bôi vào ( giáng đờm, táo thấp - tây y gọi sát trùng ) bên trong uống thang sau:
xạ hương ( nghiền nhỏ ) 4g
kha tử ( nướng, bỏ hạt ) 4g
nhũ hương ( nghiền riêng ) 4g
long não, mộc hương, bạch truật, bạch đàn hương, đinh hương, chu sa ( thủy phi ), trầm hương, hương phụ, sừng trâu, tất bát ( tiêu lốt - họ hồ tiêu ) mỗi thứ 8g
tất cả nghiền bột hòa lẫn rồi lấy an tức hương ( còn gọi là Bồ đề, Cánh kiến trắng, Mệnh môn lục sự, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu (Hòa Hán Dược Khảo), Chuyết bối la hương (Phạn Thư) ) tán bột dùng rượu mạnh đem nấu thành cao, rồi lấy dầu tô hợp hương 4g ( Tô hợp hương, Tô hạp, Tô hợp du - Cây Tô hợp hương có mọc ở Châu phi, Ấn độ, Thổ nhĩ kỳ, Iran ) cho vào cao an tức hương, tán bột hòa mật trộn đều các thuốc trên rồi làm hoàn to bằng hạt ngô mỗi lần uống 1-2 viên với nước giếng.
( hải thượng y tông tâm lĩnh )
UNG THƯ MÁU NGHIÊN CỨU BÀI NÀY
Hai ngày nay rần rần vụ diễn viên Duy Nhân chết vì bệnh ung thư máu. Thấy xót lòng cho 1 người vợ trẻ. Chợt nhớ lại cách đây nữa năm, nhà cũng có 1 người bà con bị xét nghiệm là ung thư máu phải nhập viện cách ly y như Duy Nhân, sau hai lần lấy tủy đau đớn bác sĩ mới xác nhận bị giảm tiểu cầu.
Giảm tiểu cầu ko nguy hiểm như ung thư máu nhưng sẽ gây ra các loại xuất huyết não, xuất huyết nội tạng,..v.v... Cũng nằm trong nhóm các loại bệnh về máu.
Bác sĩ nhiều lần phải nhắc nhở về việc tiểu cầu của người đó cứ giảm hoài, nếu cứ giảm liên tục sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Thuốc tây bao nhiêu cũng ko hết, rồi tình cờ đọc thông tin trên Internet SÂM ĐẠI HÀNH (trong hình) 2 củ/ ngày và HOA KIM CHÂM (hoa Billy) sắc nấu 30 bông lường 3 chén nước, nấu còn 1 chén/uống buổi sáng.
Lúc đó, ai chỉ gì làm nấy, chỉ mong muốn thoát cơn nguy kịch.
Vậy mà tiểu cầu tăng như người bình thường. Hiện đã sinh hoạt bình thường, không còn xanh xao, không còn ho ra máu, gia đình đều rất vui mừng.
Hình ảnh phía dưới là sâm đại hành. Mình k biết cách trồng sao cho lên củ, chỉ mua về ghim cát cho tươi.
Chia sẽ cho mọi người!! Mình ko buôn bán kinh doanh j ở đây và cũng ko học Y, ko chắc chắn 100% về việc Sâm đại hành và Bông Kim Châm có trị được bênh Ung thư ko. Nhưng còn nước còn tát. Đã ung thư rồi thì còn gì phải sợ. Hình ảnh thật và câu chuyện thật 100% hy vọng có thể giúp đỡ ai đó đang cần.
(Siêu Tầm)
GAI CỘT SỐNG- VÔI HÓA CỘT SỐNG- THOÁT VỊ ĐỊA
ĐỆM- PHONG CÒNG LƯNG
Bài thuốc: Chữa gai cốt sống, Vôi hoá cột sống, Thoát vị địa đệm,
Thoái hoá xương khớp, Phong còng lưng, Co rút không ngẫng lên được:
Thành Phần Bài Thuốc: Nhân sâm: Toàn quy: Bạch truật: Thục địa:
Đơn bì: Hà thủ ô: Hoàng kỳ: Mỗi vị 20 gam. Tục đoạn: Kỹ tử:
Phòng phong: Khương hoạt: Độc hoạt: Đỗ trọng: Ngưu tất: Thỏ ty
tử: Bạch linh: Bạch thược: Tần giao: Phong kỹ: Thiên niên kiện:
Cẩu tích: Mỗi loại 16 gam. Hồng hoa: Mộc dược: Hương phụ chế: Quế
nhục: Mỗi vị 12 gam. Cam thảo 16 gam. Đại táo 10 quả. Mỗi thang sắc
5 lần mỗi ngày uống 3 lần! Một liệu trình Uống đủ 9 đến 12 thang. Nếu
ai đó đã bị lau năm gia thêm 2 vị thuốc này nữa: Xuân thiên đằng:
16gam. Dập địa kim ngu: 18gam. Chú ý: Hai vị thuốc này rất hiếm
phải tìm những tiệm Thuốc bắc danh sủ mới có) Hai vị thuốc này nằm
trong 5 Vị bí quyết đặc trị gia truyền của tôi điều trị căn bệnh này.
BÀI THUỐC 10.000 ĐỒNG GIÚP QUÝ ÔNG “ LÂM TRẬN” KHÔNG BIẾT MỆT MỎI
Phương thuốc đơn giản và giá rẻ này là cứu cánh cho rất nhiều quý ông, giúp cải thiện đời sống chăn gối vợ chồng.
Bài thuốc đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ
Trong một lần tình cờ về quê tại Hải Dương ăn cưới, chị Hoa, sống tại Hà Nội đã được một người quen tên Tâm tiết lộ bí quyết giữ lửa “phòng the”. Theo chị Tâm, để tăng cường sinh lực cho chồng, chị thường lấy củ súng ở đầm về nấu cháo với ít đậu đen, hạt sen và cho thêm một chút vừng đen cho thơm. Bài thuốc này khá đơn giản tính ra mua các nguyên liệu chưa tới 10.000 đồng nhưng lại giúp cho vợ chồng chị Tâm có hạnh phúc viên mãn. Để bài thuốc phát huy được công dụng, chị Tâm còn dặn dò thêm chị Hoa, chỉ cho chồng ăn vào lúc đói thay cơm, một tháng chỉ cần ăn 3-4 lần như vậy.
Củ súng có tác dụng bổ thận, tráng dương
Chị Hoa nửa tin, nửa ngờ vào bài thuốc đơn giản do chị Tâm mách. Nhưng khi nhìn thấyđời sốngvợ chồng của chị Tâm không khác gì ‘đôi chim câu’ chị quyết định làm thử.
Thật bất ngờ, sau một tháng cho chồng ăn cháo theo công thức được mách, sinh hoạt vợ chồng chị đều đặn và “máu lửa” hơn. Giờ thì mỗi lần có dịp về quê là chị lại nhờ người quen đi lấy cho ít củ súng về dùng dần.
Đi tìm sự thật về bài thuốc truyền miệng có tác dụng hơn cả Viagra
Theo Lương Y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Đông y, Ba Đình thì bài thuốc trên cũng được ghi chép trong sách cổ có tác dụng bổ thận, tráng dương, mạnh tinh…
Lý giải về bài thuốc này, Lương y Bùi Hồng Minh cho hay:“Cây súng thường mọc tự nhiên trong ao, đầm nước tại các vùng nông thôn. Hiện nay, cây súng cũng được trồng nhiều ở các đô thị lớn dùng để trang trí. Củ súng là một bộ phận của cây súng, trong Đông y được gọi là khiếm thực, khiếm hay Thủy liên. Khiếm thực có vị ngọt, ngăm ngăm đắng, tính bình đi vào hai kinh tỳ và thận. Nó có tác dụng bổ thận, tráng dương, chữa sáp tinh (tinh trùng loãng cố giữ lại giúp tinh trùng đặc hơn). Đối vớiphụ nữ, khiếm thực còn chữa khí hư bạch đới (khí hư nhiều, có mùi khó chịu). Trong tài liệu cổ còn ghi chép lại khiếm thực còn thêm tác dụng chữa các bệnh các bệnh đau nhức dây thần kinh, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối, tỳ hư (lá lách), đại tiện lỏng, tiểu tiện không chủ động…”
Đàn ông yếu sinh lực có thể dùng bài thuốc này để tự tin hơn trong chuyện chăn gối
Còn về bài thuốc cần phải có đậu đen, vừng đen, hạt sen thì Lương Y Bùi Hồng Minh giải thích: “Đậu đen được sử dụng trong dân gian là loại thức ăn bổ dưỡng và rẻ tiền thường dùng nấu chè, cháo… Trong Đông y đậu đen còn có tên gọi ô đậu, hắc đại đậu… có tính vị ngọt, quy kinh thận, tác dụng bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Đậu đen được dùng trong bài thuốc trên sẽ giúp tăng cường chức năng của thận, bổ tinh”.
“Hạt sen trong Đông y còn gọi là liên nhục vị ngọt, sáp, tính bình, có tác dụng chữa di tinh, mộng tinh và an thần, thư giãn. Vừng đen có trong vị thuốc để làm tăng thêm công hiệu. Bởi vì, vừng đen cũng có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết…”, Lương y Bùi Hồng Minh nói.
Cũng theo vị Lương y này, các vị thuốc đều hướng tới mục đích bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe giúp cho thời gian quan hệ vợ chồng kéo dài hơn, rất tốt cho các trường hợp nam giới thời bị xuất tinh sớm.
“Đàn ông yếu sinh lực có thể dùng bài thuốc này để tự tin hơn trong chuyện chăn gối”, Lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Bài thuốc hay từ củ súng
Chữa di mộng tinh, bồi bổ khí lực, tăng sức khỏe:khiếm thực khô 12g, hạt sen 12g, bắc kỳ tử 7g, đỗ trọng 10g, hà thủ ô 10g nhục thung dung 10g, tục đoạn 10g, thục địa 20g, đại táo 20g, sắc uống 1 tháng.
Bổ thận tráng dương:khiếm thực 15g, kim anh 15g, hồ đào nhục 15g, liên nhục 15g, bắc kỳ tử, nhục thung dung, đỗ trọng mỗi vị 10g, sắc uống 1 tháng hiệu quả sẽ rõ rệt.
Bồi bổ cơ thể, mạnh tinh:khiếm thực sống 400g, củ mài 800g nấu chín, sau đó phơi khô, thái lát, tán nhỏ, mỗi lần dùng 10g ăn cùng với cháo hàng ngày lúc bụng đói.
Cắt cơn ho do hen suyễn:khiếm thực và củ, hai thứ bằng nhau đem hấp chín, phơi khô, tán mịn, tẩm nước cốt gừng và mật ong rồi vê thành viên bằng đầu đũa ăn cơm, mỗi ngày uống 50 viên.
LÀM TAN SỎI SẠN THẬN. SẠN MẬT
Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng quả trứng. Nhưng sạn gai, giống như quả ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều
người bị sạn thận, phải mổ đến 9-10 lần mà vận chưa hết sạn, vì chất calci ở ngay trong máu, nếu không trừ được tận gốc chất calcitrong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còn tất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trị bệnh sán theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết quả tốt.
Ông Lưu V.H. gần 80 tuổi và bà Nguyễn V. Th. ngoài 70 tuổi cùng ở Cali, cả 2 người sau khi chụp X-quang đều được bác sĩ quyết định sẽ giải phẫu vào tuần tới, nhưng sợ chết, nên cả 2 người cùng xin đình hoãn và gọi về Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ, cin khấn cho gặp thầy, gặp thuốc khỏi phải mổ. Chắc hẳn vì lòng tin tưởng nơi Đức Mẹ nên đã gặp được bài thuốc tiên như sau:
CÁCH LÀM:
Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn);ăn trong 1 tuần.
Sau khi ăn một trời gian cả 2 người đi chụp hình lại thì thấy sạn đã tiêu mất rồi. Một số người khác cũng gọi điện thoại hỏi về chứng bệnh sạn, sau khi dùng như trên cũng đều thấy khỏi cả.
14. Nhựa đu đủ trị sốt rét rừng (1 lần là khỏi dứt)
Những người ở miền rừng thiêng nước độc, hoặc bị muỗi độc cắn(Muỗi anophene) thường hay bị chứng sốt rét định kỳ, cứ cách ngày hoặc mấy ngày nhất định, đúng giờ là lên cơn sốt, càng cách lâu(1-2 tháng) lên cơn 1 lần càng khó trị. Trước đây ở Việt Nam thường uống hoặc chích ký ninh, có người bệnh nặng, phải chích hay uống liều cao hơn, làm cho người bốc nóng ù tai hay điếc tai luôn. Tôi không nhớ đã học được bài thuốc trị sốt rét này từ đâu (chỉ uống nhựa đu đủ có 1 lần là khỏi dứt)
L.M. Nguyễn A.Th. khi mới nhập tu, chừng 20 tuổi, bị sốt rét cách nhật(cách 1 ngày lên 1 cơn), tôi ra vườnchọc quả đu dủ xanh, hấng 7 giọt nhựa, pha vô nước cho uống.(Nữ thì 9 giọt). Ngài chỉ uống có 1 lần là dứt bệnh, không bao giờ tái phát nữa.
Anh Lê Văn L., mới từ VN qua Mỹ được hơn tháng(quãng năm 1980), khi còn ở VN, anh thường sống trong rừng nên bị sốt rét, cứ 1 tháng lên 1 cơn, vào đúng cữ, không có thuốc nào trị dứt. Khi tới Mỹ định cư ở Texas, đúng thời kì, anh bị lên cơn sốt, nóng lạnh rất dữ tợn, tôi vội chở tới nhà thương, đợi khá lâu họ cũng chỉ làm cho hạ cơn sốt nhưng không có thuốc nào chữa khỏi dứt được. Chở về nhà tôi phóng xe đi 3-4 chợ mới tìm được 1 quả đu đủ còn xanh, chọc cho ra nhựa để hắng lấy 7 giọt, nhưng không thấy có nhựa ra, tôi phải bằm nhỏ phía ngoài quả đu đủ ra, rồi ngâm vào bát nước để lấy nhựa, rồi gạn cho anh L. uống. Anh chỉ uống được non một nửa. Chỉ uống có một lần mà chứng sốt rét kinh niên của anh đã phải đầu hàng, không bao giờ trở lại nữa.
15. Nhựa đu đủ trị bệnh trường phong hạ huyết
Trường Phong Hạ Huyết là chứng bệnh do phong độc nhập vào ruột, làm cho mướt máu trong ruột, đi cầu xối xả,toàn máu tươi( Khác với chứng đi cầutoàn máu bầmdo dạ dày bị loét …), nếu không biết cách cầm máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tôi gặp 2 trường hợp như trên, tôi cũng lấy 7 giọt nhựa đu đủ( cho nam) và 9 giọt (cho nữ) pha vô nước cho uống, chỉ có thế thôi mà cũng dứt bệnh.
16. Đu đủ trị rắn độc cắn
Một em học sinh lớp tiểu học tại Nhà Đá Quy Nhơn, bị rắn độc cắn, tôi vội bảo lấy ngay lá đu đủ, bứt lấy 7 khúc đầu nhọn của chòi lá đu dủ( dài chừng 1 ngón tay), nhai với muối, nuốt nước, bả đắp vào vết cắn. Sau đó không thấy em trở lại nữa, có lẽ đã trừ được nọc độc rồi.
17. Người khó sanh, sanh dễ dàng, không cần mổ
Rất nhiều trường hợp tới ngày sanh mà không sanh được, hầu hết là phải mổ, sẽ gây hại cho sức khỏe và tốn phí khá nhiều. Ở miền Bắc Việt, các bà mụ rất kinh nghiệm trong vụ này. Các bà chỉ lấy quả đu đủ xanh, bổ đôi theo chiều dọc, rồi cột vào gan bàn chân bà đẻ, mỗi bên một nữa. Điều quan trọng là cuống trái đu đủ phải quay về gót chân và sau khi sinh xong phải lấy vải thấm nước chùi sạch gan bàn chân ngay, kẻo ra cả ruột. Lỡ vô ý để ruột ra thì phải lấy hạt thầu dầu tía (tì ma tử) tiệm thuốc Bắc có bán, giã ra đắp lên đỉnh đầu, thì ruột sẽ thu lại.
18. Đu đủ chữa di, mộng, hoạt tinh
(Kinh nghiệm dân gian vùng An Giang của Võ Văn Chi)
Quả đu đủ xanh bằng bắp tay, khoét cuống, cho vào 2 cục đường phèn, đậy nắp lại, vùi vào trong than, nướng chín, bóc vỏ xanh bên ngoài bỏ đi, ăn lớp thịt bên trong, ăn cả hột. Chỉ cần ăn 1-2 quả đã thấy có kết quả.
19. Trị ung thư phổi, ung thư vú
Hái cả lá, cả cuống tươi, đổ nước sôi, để nguội, gạn nước đặc uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 bát to. Có thể cô đặc lại, để dành uống nhiều lần, cần uống liên tục 15 đến 20 ngày.
20. Trái đu đủ ướp xác khỏi thối trước khi chôn.
Đồng bào Nam Việt thường để xác người quá cố lại thời gian hơi lâu, họ dùng quả đu đủ xanh, cắt theo chiều dọc, làm 2 phần, phần nửa lớn đổ đầy muối hột đã rang thật nóng vào trong, rồi úp vào giữa rốn người chết, lấy vải cuốn chặt lại; dưới gầm giường đốt ngọn đèn dầu. Chỉ có vậy mà họ để cả tuần lễ không bị hơi của xác người chết xông ra.
21. Thịt dai hóa mềm
Nếu nấu thịt mà gặp phải thứ giai, chẳng ai thèm ăn. Nấu một nồi thịt lớn, chỉ cần bỏ một nữa quả đu đủ xanh rồi hầm, thịt sẽ rất mềm. Ở miền Bắc, ăn cả da trâu, cũng làm như trên, da sẽ mềm, ăn sần sật rất ngon.
CẤM KỴ:Người có thai ăn đu đủ xanh có thể làm hư thai.
BỊ SỎI SẠN THẬN. SẠN MẬT phải nhớ ghi tìm mua. Lá Bầu tươi 400g Luộc ăn sáng uống cả nước ăn 30 ngày. Sỏi Tan Bệnh hết.. Thật là rất hay..
CHƯƠNG I
TRỊ CHỨNG SẠN THẬN
Chứng sạn thận rất phổ biến, không những ở người lớn tuổi mà còn có cả ở tuổi thanh niên nữa.
Bệnh thường phát táo bạo, đau dữ dội từ sau lưng lan ra đến trước vùng bụng, rất nguy hiểm, phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu.
Nếu sạn còn nhỏ thì uống thuốc lợi tiểu cho sạn thoát ra ngoài. Còn sạn tương đối lớn có thể làm tắt nghẽn niệu đạo, tiểu ra huyết, nếu quá lớn, phải giải phẫu lấy sạn ra mới được nhẹ nhàng.
Nay tùy theo thể trạng mà chọn dùng công thức thích hợp để điều trị, miễn là bệnh nhân tin tưởng và uống thuốc từ 10 ngày đến một tháng, sẽ có kết quả một cách không ngờ.
Vậy mời bạn hãy chọn dùng các công thức sau để bệnh tật được bình phục và nhớ thỉnh thoảng vài toa thuốc bổ thận và kiện tỳ để tránh tình trạng do đi tiểu nhiều mà dẫn đến thận suy không tốt.
1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ SẠN THẬN
Lá ngò gai, lấy chừng 01 nắm, đem hơ lửa cho héo, bỏ vô siêu, đổ 03 chén nước, sắc còn lại 8 phân, ngày uống 3 lần : sáng, tối và đi ngủ, trước bữa ăn.
Uống như vậy liên tục, nam uống 7 ngày, nữ uống 9 ngày, thì tiểu ra hết sạn trong bọng đái, nếu còn nhỏ thì sẽ tiêu mất.
( Bài này đã có áp dụng cho nhiều người dùng rồi, đều cho kết quảtốt )
1.CÔNG THỨC 2 : TRỊ SẠN THẬN
Trái chuối hột giú chín, đãi ra lấy hột, chừng 1 chén, đem phơi khô, rang cho cháy, tán thành bột, đi đâu đem theo, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống từ 10 ngày đến 20 ngày sẽ tiêu ra hết sạn.
1.CÔNG THỨC 3 : TRỊ SẠN THẬN
Lá thúi địt, loại lá xanh giống như lá sâm, hái 01 nắm lớn, rửa sạch, đâm vắt nước uống sống mỗi ngày 2 lần, liên tục 10 ngày đến 20 ngày trở đi sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 4 : TRỊ SẠN THẬN
Lá bông bụp lồng đèn theo hàng rào, hái 01 nắm, đâm, để chút muối, chế thêm nước lạnh, vắt cho sệt sệt, ngày uống 2 lần, uống trong 15 ngày sẽ tiêu ra hết.
1.CÔNG THỨC 5 : TRỊ SẠN THẬN
Lá trầu bà loại lá lớn, hái chừng 5-10 lá, bỏ vô nồi sắc 3 chén còn 1 chén, uống chừng 10 ngày, sẽ tiêu ra hết. Còn xác thì nấu thế nước trà uống thường xuyên cho nó tiêu, không tái phát.
1.CÔNG THỨC 6 : TRỊ SẠN THẬN
Trái khớm, khoét lỗ lấy cùi ra, nhét phèn chua vô ruột, nướng chín, vắt nước uống ngày vài lần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 7 : TRỊ SẠN THẬN
Đọt tre mỡ, rễ tranh, râu bắp, lấy mỗi thứ 01 nắm, sao khử thổ, sắc 03 chén còn 01 chén, uống trong 3 tuần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 8 : ( ĐỘC VỊ ) TRỊ SẠN THẬN
Trái chuối hột non ( chuối chát ), đâm vắt lấy nước chừng 1 ly, để chút muối uống liên tục, sẽ đái ra hết hoặc sạn sẽ tiêu.
1.CÔNG THỨC 9 : TRỊ SẠN THẬN, ĐAU NHỨC, TIỂU KHÓ KHĂN
Rau om, độ một nắm, đâm nhuyễn, đỗ nước, vắt lấy nước cốt chừng hai phần chén. Chặt ngang rồi khoét lỗ cây chuối hột, đỗ nước cốt rau om vô lỗ cây chuối hột, lấy chén đậy lại 1 đêm. Sáng ra lấy nước để vô chai, ngày uống 03 lần. Nếu đau nặng, chặt uống chừng 5 cây, làm như vậy sẽ kết quả.
1.CÔNG THỨC 10 : TRỊ ĐAU NHỨC 2 BÊN TRÁI THẬN, ĐI ĐỨNG KHÓ
Đập 02 hột vịt, lấy lồng trắng hòa với chút rượu trắng, uống chừng vài ba lần sẽ hết, kết quả trăm phần trăm.
1.CÔNG THỨC 11 : TRỊ ĐAU THẬN LÀM NGẤT XỈU
( Chỉ uống một lần thôi )
Bột ngọt 01 muỗng cà phê, một chút muối, một chút đường, hòa với nước lạnh, cho uống sẽ hết liền.
1.CÔNG THỨC 12 : TRỊ ĐAU THẬN SƯNG CÙNG MÌNH
Nhétcục phèn chua vào ruột trái khơm, nướng chín, vắt nước, cho uống vài lần sẽ xẹp hết.
1.CÔNG THỨC 13 : TRỊ THẬN NHỨC, THẬN ĐAU
Một trái khớm, nướng cho chín, vắt nước vô 2 tròng đỏ hột gà, quậy cho đều, ăn vài lần sẽ hết. Bài này rất công hiệu.
1.CÔNG THỨC 14 : TRỊ THẬN, TIỂU ĐÊM ( ĐỘC VỊ )
Lá dâu tằm ăn, hái lá non, giã ra, vắt nước, còn lá già, sao khử thổ, sắc uống sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 15 : TRỊ SẠN THẬN ( ĐỘC VỊ )
Hột chuối hột chín, đãi ra, đem rang cho vàng, lấy 01 nắm, sắc 03 chén còn 8 phân, uống sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 16 : TRỊ SẠN THẬN
Vỏ sầu riêng, xắc mỏng, phơi khô, sao, cắt lá mã đề, nấu chung, sắc uống chừng 7 lần, tiểu ra hết.
1.CÔNG THỨC 17 : TRỊ SẠN THẬN
Dây hàn the, cắt đem phơi khô, sao khử thổ, mỗi ngày nấu 01 nồi, nấu cho kẹo lại, uống liên tiếp trong vòng một tháng sẽ tan sạn.
1.CÔNG THỨC 18 : TRỊ SẠN THẬN
Đọt gòn còn non, mỗi ngày đâm vắt nước, uống 1 tô, uống trong một tháng, tiểu ra sạn từ từ, và sau khi uống, chụp hình lại sẽ thấy kết quả không lường được. Hiệu nghiệm trăm phần trăm.
1.CÔNG THỨC 19 : TRỊ SẠN THẬN
Cây bông nở ngày ( bông tròn màu tím ), chặt phơi khô, để dành, mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tiếp cho đến khi hết sạn, tiểu thông thì thôi.
1.CÔNG THỨC 20 : THUỐC BỔ THẬN
Hột mận phơi khô chừng 01 ký, bỏ vô ngâm với 1 lít rượu trắng độ 7 hôm, uống mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa cơm, uống chừng 10 ngày.
CHƯƠNG II
TRỊ CHỨNG THẤP KHỚP
Thấp khớp là một bệnh thông thường đối với những cụ già. Bệnh thường phát ở lứa tuổi 40 trở lên.
Bệnh nhân mang bệnh này thấy rất khó chịu, vì thấp khớp là một chứng bệnh hay kéo dài, trở thành mãn tính hoặc có khi phát cấp tính làm cho người hoảng hốt chạy đủ thứ Thầy, đủ thuốc mà đều vô hiệu hoặc chỉ giảm chút đỉnh rồi đâu cũng vào đấy, hoặc đôi khi tiền mất tật mang làm nan lòng không ít.
Nay xét thấy trong dân gian có nhiều phương kinh nghiệm, đã điều trị cho bà con nhiều năm qua với kết quả khả quan. Vì lương tâm Thầy thuốc không giữ làm của riêng, tôi xin chép lại những bài thuốc đơn giản hiệu nghiệm để truyền lại cho đời sau, mong giúp ích cho mọi người qua cơn bệnh ngặt, hoặc giữ đó gặp dịp đem dùng cứu người làm phúc.
Hãy chọn phương thức thích hợp rồi kiên trì uống liên tục sẽ thấy hiệu năng của thuốc dân gian hằng nghìn năm qua không phải là vô bổ.
1.CÔNG THỨC 1 : TRỊ THẤP KHỚP
Cây bùm sụm, chặt gốc rễ, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần hốt một nắm độ 200 gr, sắc 3 chén làm 8 phân, uống trong 1 tuần sẽ hết chứng đau lưng.
1.CÔNG THỨC 2 : TRỊ THẤP KHỚP
Rễ cây mai vàng, rễ cây nhãn ta, hai thứ bằng nhau, chặt phơi khô độ 500 gram, để vô keo, đổ 1.5 lít rượu, ngâm trong vòng 1 tuần lễ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 ly uống rượu nhỏ sẽ trị được chứng nhức mỏi, đau lưng, khớp xương nay đau chỗ này mai đau chỗ khác. Trong nhà thường ngâm thường xuyên để dùng trong mỗi bữa ăn. ( Cần thêm chừng 100 gram đường phèn hay mật ong càng tốt )
1.CÔNG THỨC 3 : TRỊ BẠI XUỘI PHÙ THŨNG
Nấu cơm nếp cho chín, lấy 100 gram tỏi để vô cơm nếp, trộn cho đều, rồi ăn như cơm thường. Ăn liên tục trong nữa tháng sẽ hết bệnh.
1.CÔNG THỨC 4 : TRỊ CHỨNG ĐAU XƯƠNG SỐNG
Câu kỷ -1 chỉ; Đỗ trọng - 1chỉ; Ngưu tất -1 chỉ; Quế chi -1 chỉ;
Bỏ chung vô, nấu cho chín, húp nước. Uống chừng 5-7 thang thì ngưng, bệnh sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 5 : TRỊ ĐAU LƯNG NHỨC MỎI
Vỏ bưởi, thuốc cứu, hai thứ bằng nhau, phơi khô, sắc 3 chén còn 1 chén, uống vài thang sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 6 : TRỊ NHỨC ĐẦU KINH NIÊN, MẤT NGỦ VÌ NHỨC ĐẦU
Bạch chỉ, thương truật, trần bì, mỗi vị 3 chỉ. Tán
1.CÔNG THỨC 7 : TRỊ NHỨC ĐẦU ( SÁNG NHÚC, TRƯA NHỨC, CHIỀU NHỨC) THẦN KINH YẾU, HAY QUÊN
Áp dụng phương thuốc này từ 1 tuần đến 10 ngày liên tục sẽ hết.
Bí rợ- chừng 300 gram. Đậu xanh hột – 150 gram
Đem ngâm cho mềm, nấu chung cho thật chín, múc ra ăn, đừng nêm nếm gì cả. Ăn như thế sẽ tăng thêm trí nhớ và lành bệnh.Bài này đã trị cho nhiều người hết bệnh.
1.CÔNG THỨC 8: TRỊ ĐAU LƯNG, NHỨC MỎI, THẤP KHỚP, SƯNG TRẶC, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
Dây chùm gọng mọc theo mé sông, lộn trong lá, chặt cho nhiều, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 7 phân, uống 3-5 thang trở lại. Bài này trị hết sưng nhức, giúp gân cốt cứng, đi đứng được như thường.
Bài này đã được một số nông dân lao động áp dụng, kết quả trăm phần trăm.
1.CÔNG THỨC 9 : ( ĐỘC VỊ ) TRỊ NHỨC LƯNG, NHỨC XƯƠNG SỐNG, KHUM XUỐNG KHÔNG ĐƯỢC
Rễ cây bàng, chặt ở phía dưới mặt trời mọc, xắt lát, phơi khô, sao tồn tính, ngâm rượu, uống thường xuyên.
1.CÔNG THỨC 10 : THUỐC TRỊ TÊ LIỆT NỬA NGƯỜI DO TÉ NGÃ HOẶC CẢM SỐT SINH RA
Cây ngà voi -250 gram, để tươi, dây cứt quạ - 100 gram, để tươi, ngải cứu -100gram, để tươi. Ba vị này sắc 4 chén còn 1 chén uống, sau đó nấu 3 chén còn 8 phân, uống lần 3, đổ 3 chén còn 6 phân, ngày uống 3 lần, uống độ 7 thang sẽ đi đứng được. Sau khi uống xong toa này rồi, ngâm các vị thuốc dưới đây với 2 lít rượu trắng.
Củ tỏi sống – 500 gram, đập nhỏ.
Da trâu -700 gram, nướng vàng, xắt nhỏ.
Ngâm rượu độ 1 tuần, mỗi khi ăn cơm, thường xuyên uống 1-2 ly nhỏ.
1.CÔNG THỨC 11 : TRỊ TÊ BẠI KINH NIÊN
Dây cốc kèn loại lá lớn lâu năm bò theo mé sông, chặt đem về thái nhỏ, phơi khô, sao khử thổ, ngâm rượu, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ.
1.CÔNG THỨC 12 : TRỊ THẤP KHỚP, SƯNG ĐẦU GỐI, NHỨC MỎI TAY CHÂN, ĐAU XƯƠNG SỐNG, NẰM NGỒI KHÔNG ĐƯỢC
Đậu đen ruột xanh, phơi khô, ủ chút giá chừng một tấc, đem phơi khô, sao tồn tính, tán thành bột, mỗi ngày uống chừng 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống như vậy trong 1 tuần sẽ cho kết quả tốt, đã trị được nhiều người rất công hiệu.
1.CÔNG THỨC 13 : ( ĐỘC VỊ ) TRỊ PHONG THẤP, TAY CHÂN CO RÚT, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
Ké đầu ngựa, rang cho cháy lông, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 8 đến 12 gram, sắc uống lúc đói, kiêng cử ăn thịt heo trong thời gian uống thuốc ( bài này của Ngài Tuệ Tĩnh ).
1.CÔNG THỨC 14 : THUỐC XOA TRỊ THẤP KHỚP
Đậu đen rang, trút vô khăn túm lại, đem xoa chỗ đau nhức nhiều lần. Nếu nguội rang nóng làm lại, ngày đêm làm liên tục đôi ba lần và uống thuốc bột đậu đen đã nói trong công thức ở trên.
1.CÔNG THỨC 15 : THUỐC NGÂM RƯỢU TRỊ NHỨC LƯNG, NHỨC XƯƠNG SỐNG
Rễ cây lựu mọi, nhỏ gừa lòng thòng xuống, rễ cây nhàu, ba thứ bằng nhau, chặt phơi khô, sao tồn tính, ngâm chừng 1 lít rượu trắng, đúng 1 tuần, lắc cho đều, uống 1-2 ly mỗi bữa ăn cơm hoặc trước khi ngủ đêm, uống trong 1 tuần.
Bài này đã trị được cho nhiều người bị đau xương sống, đau lưng, đi khòm. Nên áp dụng ngay sẽ thấy giá trị của nó.
1. CÔNG THỨC 16 : THUỐC NGÂM RƯỢU TRỊ BẠI XUỘI ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
Cây xương rồng có gai, gọt bỏ 4 cạnh 4 phía cho hết gai, thái mỏng, phơi khô độ chừng 1 chén, sao khử thổ, ngâm 1 lít rượu, uống mỗi ngày 2-3 lần, trì chí uống từ 1 tháng đến 3 tháng, sẽ đi đứng được.
Bài này đã áp dụng cho nhiều người, kết quả tốt.
Chú ý: xương rồng có chất độc, do đó phải thật cẩn thận uống đúng liều lượng.
1.CÔNG THỨC 17 : BỊ CẢM RỒI NHỨC TAY BẠI NHỨC
Uống từ 2 đến 3 thang sẽ khỏi.
o Độc hượt hay độc hoạt : 5 chỉ
o Khương hoạt : 5 chỉ
o Tùng tiết : 5 chỉ
o Xuyên sơn giáp (chế sẳn) : 1 lượng
Sắc 3 chén còn 1 chén, uống 2 lần.
1.CÔNG THỨC 18 : THUỐC TÁN TRỊ THẤP KHỚP
Dại hồi, thiên liên kiện, rễ cỏ xước, ngưu tất, rễ ô môi và rễ nhàu : lượng bằng nhau.
1.CÔNG THỨC 19 : THUỐC RƯỢU TRỊ NHỨC MỎI THẤP KHỚP
o Ké đầu ngựa sao vàng
o Quế chi
Hai loại này bằng nhau, ngâm trong 1 lít rượu, thoa bóp rất công hiệu.
1.CÔNG THỨC 20 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP SƯNG
Trứng gà so mới đẻ, nặng chanh ngập trứng, ngâm trong 1-2 ngày, rồi khuấy lên uống, uống liên tục 7 lần sẽ hết và trị được chứng bao tử.
( Bài này của Hòa thượng Giác Tuệ, Tân Thuận)
1.CÔNG THỨC 21 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP ( BÓ )
Cỏ hôi, rau muôi, cải trời, cây chó đẻ răng cưa, lá nhàu – đâm nhuyễn, để chút muối, bó vào khớp.
Các loại này rất công hiệu.
1.CÔNG THỨC 22 : THUỐC TRỊ BẠI XƯỘI ( THUỐC NGÂM RƯỢU )
· Nhũ hương : 2 chỉ
· Khổ sâm canh : 3 chỉ
· Khổ qua : 2 chỉ
· Uất kim : 2 chỉ
· An tức hương : 2 chỉ
· Khổ sâm tử : 5 phân
· Một dược : 2 chỉ
1.CÔNG THỨC 23 : THUỐC TRỊ SƯNG KHỚP, NHỨC BẢ VAI
Rễ cây điệp ta, có bông đỏ, còn gọi là cây phượng vỹ, đào rễ, chặt phơi khô, ngâm rượu uống thường xuyên sẽ hết, hoặc xắn ra, sao khử thổ, sắc uống nhiều lần cũng hiệu nghiệm.
1.CÔNG THỨC 24 : THUỐC TRỊ ĐAU KHỚP ĐẦU GỐI
Cỏ xước, lá lốt, cây vòi voi, lá bưởi, sao khử thổ, mỗi thứ bằng nhau, săc uống sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 23 : THUỐC TRỊ SƯNG NHỨC ĐẦU GỐI, TAY CHÂN
Sắc uống hoặc ngâm rượu,cỏ xước, câu tích, hai thứ bằng nhau.Bông ngà voi, liều lượng bằng phân nữa liều lượng cỏ xước. Để 3 vị vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống nhiều lần sẽ hết.
* Địa cốt bì 2 chỉ
: 2 chỉ
* Trần bì :
* Đại phục bì 2 chỉ
: 2 chỉ
* Sinh cương bì :
* Bạch bì 2 chỉ
: 2 chỉ
* Phục linh bì :
Sắc uống. Nếu thận nóng, uống nước nhất, nước nhì, uống vài lần sẽ xẹp hết.
1.CÔNG THỨC 30 : THUỐC BÓ ĐAU ĐẦU GỐI ( ĐẦU VOI )
Lá cỏ hôi, cỏ lông bông trắng, đâm với muối, bó 3 đêm sẽ xẹp hết.
.
1.CÔNG THỨC 33 : TRỊ TÊ LIỆT, CỬ ĐỘNG KHOA KHĂN, LÀM GÂN CỐT CỨNG TRỞ LẠI
Chuối hột chín, xắt mỏng, phơi khô, sao cho vàng, ngâm rượu, uống thường xuyên. Nên áp dụng toa này, nó giúp đi đứng được.
1.CÔNG THỨC 31 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP
o Sanh địa : 3 chỉ Đỗ trọng : 4 chỉ
o Hà thủ ô : 4 chỉ Đầu củ qui : 2 chỉ
o Cẩu tích : 3 chỉ Xuyên khung : 2 chỉ
o Cốt toái bổ : 3 chỉ Ký sanh : 4 chỉ
o Tục đoạn : 3 chỉ Đảng sâm : 3 chỉ
o Bạch chỉ : 3 chỉ Huyết dằng :
4 chỉ
* Độc hoạt : 3 chỉ
*Hai hột mã tiềnđốt thành thanh.
1.CÔNG THỨC 32 : THUỐC RƯỢU TRỊ BẠI XUỘI ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
o Cây lá ngũ trảo
o Dây vòi voi
o Củ xả lâu năm
o Dây cứt quạ, lá nhỏ
o Kinh giới
Các vị này bằng nhau, ngâm chừng 2 lít rượu, để 1 tuần, uống kết quả
tốt.
1.CÔNG THỨC 34 : TRỊ NHỨC ĐẦU, ĐAU THẦN KINH, RÊN LA
Đau cả tháng, đi nhà thương nằm không hết. Về nhà gặp phương thuốc này, áp dụng được lành bệnh.
THUỐC XÔNG : Cây lá môn ngứa, muối hột – 1 nắm; gạo lức – 1
nắm. Ba vị này để vô nồi nấu, bịt miệng lại, nhắc xuống, trùm mền, xông trong 1 tuần sẽ hết chứng này.
Xông rồi, chặt cây chuối tiêu, chẻ làm hai, để long não vô hai bên hông chuối, bắc lên bếp hơ cho nóng ấm ấm, rút hơi long não vô chuối, băng 2 bên đầu, chừng 5-7 lần sẽ hết luôn.
1.CÔNG THỨC 35 : TOA THUỐC NGÂM RƯỢU, XOA BÓP TRỊ CHỨNH NHỨC GÂN, NHỨC XƯƠNG, PHONG TÊ BẠI XƯỘI ( Rất công hiệu )
o Lưu hội : 5 chỉ Băng phiến : 3 chỉ
o Nhũ hương : 5 chỉ Long não : 3 chỉ
o Một dược : 5 chỉ Xa-ly-Xi-lát : 20gram
( loại nước pha vô sau )
Cách ngâm: 1 lít Alcool, ngâm chung 5 ngày, đổ ra, lấy thuốc này xoa bóp đêm ngày, thuốc rút công hiệu, kết quả tốt.
1.CÔNG THỨC 36 : TRỊ THẤP KHỚP, ĐI ĐỨNG KHÓ KHĂN
Gạo lức – 1 chén; tỏi sống – 200 gram; đậu xanh bỏ vỏ - 300 gram.
Ba thứ trộn chung, nấu chín cho thật mềm, người bệnh ăn mỗi ngày, gân cốt cứng, trừ được phù thũng, sẽ đi đứng được như thường, ăn như vậy trong thời gian 1 tháng sẽ thấy kết quả.
1.CÔNG THỨC 37 : TRỊ CHỨNG PHONG XÙ
Dùng cái nhau tốt, rửa rượu trắng, bỏ vô nồi đất đậy nắp lại, đun cho chín giòn, tán thành bột, hòa nữa muỗng ca phê Châu Thần, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng ca phê.Uống 2 cái như vậy sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 38 : TRỊ NỔI PHONG ĐƠN CÙNG MÌNH
Vỏ cây vú sữa, lột ra cạo vỏ sần sùi, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần hốt một nhúm bỏ vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, còn xác thì nấu như nước trà, uống thường xuyên sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 39 : TRỊ PHONG THẤP MỒ HÔI TRỘM, TAY CHÂN ĐẦU MÌNH RA MỒ HÔI KHÓ CHỊU
Kiếm chỗ nào có nuôi trâu bò (trâu màu trắng), xincứt mới ỉa, bôi vài ba lần sẽ hết tiệt.
* Phòng phong
: 2 chỉ
Đương qui :
2 chỉ
* Kinh giới
: 3 chỉ
Bắc cam thảo :
1.5 chỉ
· Thiên ma : 1 chỉ Xuyên ô : 3 chỉ
· Bạch ma : 2 chỉ Thảo ô 3
chỉ
( Chế ngâm nước cơm 1 ngày đêm, lấy ra phơi khô, chế chút muối
rang )
· Xuyên khung : 1.5 chỉ Thương truật : 2 chỉ
· Ma hoàng : 2 chỉ Hà thủ ô đỏ : 3 chỉ
· Thạch nộc : 3 chỉ
· Hột sen rang muối
Có thể thêm :
Khương họat – 2 chỉ, Độc hoạt – 2 chỉ, Đỗ trọng – 3 chỉ.
Tán bột, cho uống ngày 2 lần, nỗi lần 1 muỗng cà phê đầy. Nếu nhức nhiều, cho thêm 1 chút nhũ hương. Nếu lạnh cho thêm 3 lát gừng. Bài này công hiệu, uống qua đêm sẽ thấy kết quả.
CHƯƠNG III
TRỊ CHỨNG BỆNH TIM
1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ TIM NGHẼN, KHÓ THỞ, MỆT
Tim nghẽn khó thở, mệt, ngủ không được, dùng các loại thuốc dưới đây:
Cây rễ lá chùm bao ( cây nhãn lồng ), chừng 200 gram, phơi khô, sao khử thổ.
Lá vông nem để sống.
Cây mắc cá chừng 200 gram.
Hột táo nhân, chừng 50 gram, sao hơi vàng.
Sắc 3 chén còn lại 1 chén, uống mỗi đêm sẽ ngủ được và trị được chứng mệt yếu tim, tim nghẽn.
1.CÔNG THỨC 2 : TRỊ ĐAU TIM
Cây lá móng tay, phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên. ( Trị mắc xương : ngậm lá )
1.CÔNG THỨC 2 : TRỊ ĐAU TIM
Cây lá bông mười giờ, phơi khô, sao khử thổ, nấu uống thường xuyên.
1.CÔNG THỨC 4 : TRỊ CHỨNG TIM LÀM MỆT, XÂY XÂM CHÓNG MẶT
Rễ cây đinh hương loại lá nhỏ, đào lên cho nhiều, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, săc uống mỗi ngày, trị được chứng mệt.
1.CÔNG THỨC 5 : TRỊ TIM LỚN
Cạo phấn tre – chừng một nhúm; chuối xiêm chín 1-3 trái. Để hai thứ vô chưng cách thủy, ăn 2-3 ngày 1 lần.
1.CÔNG THỨC 6 : TRỊ ĐAU TIM
Trái đu đủ xanh trên cây, hái gọt vỏ xanh, xắt mỏng chừng nửa trái, bỏ vô cục đường phèn, chưng cách thủy. Ăn cho đúng như trên, rồi nghĩ qua lần sau, ăn như vậy thường trực 4-5 lần sẽ hết, kết quả tốt.
1.CÔNG THỨC 7 : THUỐC TỂ TRỊ BỆNH ĐAU TIM, HO RA MÁU, MÁU HUYẾT XẤU, BẠCH ĐỚI.
o Cám nếp, đầu nành, hai thứ bằng nhau, đem rang cho đều
đen, đừng khét, đem tán nhuyễn.
o Ba củ sanh địa, nấu nước, đổ vô thuốc trộn cho đều, đâm
nát xác sanh địa, bỏ vô trộn với hai thứ trên.
o Đường thốt nốt.
Thắng tất cả cho tới chỉ, để vô cốt quết cho nhuyễn nhỏ, vò viên bằng ngón chân cái.
Cách dùng : Ngày uống 1-2 viên với muối hột rang cho nổ, tán nhuyễn, nhỏ, mỗi lần uống một chút cho đều thuốc.
1.CÔNG THỨC 8 : TRỊ CHỨNG NGHẸT TIM
Phèn chua phi – 1 phần, Tiêu sọ - 10 phần. Đâm nhuyễn 2 thứ hòa chung. Khi bị nghẹt tim, uống mỗi lần 1 muỗng cà phê, ngày vài lần.
1. CÔNG THỨC 9 : TRỊ TIM LỚN
Bông dừa lửa, chặt phân nửa quày, nấu uống thường xuyên tim sẽ tóp nhỏ lại.
2. CÔNG THỨC 10 : TRỊ NGHẼN TIM
Măng tre tàu, chặt, lột ra, đốt cháy, vắt lấy nước uống.
11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ TIM MỆT, HỒI HỘP, CHÓNG MẶT
Bông mười giờ, loại bông đỏ lớn, hái một nắm, chế nước sôi cho nó ra màu đỏ, uống từ từ sẽ hết mệt. Nếu có dư nhiều, hái phơi khô, đem chế nước uống thay trà.
12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ TIM LỚN, LÀM MỆT KHÓ THỞ
Mè đen, nếp lức. Hai thứ bằng nhau, đem rang vàng, xay thành bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy.
CHƯƠNG IV
TRỊ CÁC CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Khi bị huyết áp cao nên áp dụng ngay phương thuốc chữa trị cấp bách sau đây:
Nấu siêu nước cho sôi, chế vô thao để hơi nguội, thọc 2 chân vô ngâm, ngâm độ 15-20 phút, rồi bảo người nhà vắt 4 trái chanh giấy đổ vô ly, chế chút nước và tý muối cho người bệnh uống, nó sẽ hạ ngay chứng cấp tính này.
CHÚ Ý : Theo kinh nghiệm chúng tôi, chứng huyết áp lên cao của mỗi người phát sinh ra do sự ăn uống không kiêng cử, nhất là ăn mặn uống rượu, hút thuốc hoặc làm việc quá độ, suy nghĩ nhiều, vui buồn cũng bị ảnh hưởng. Trong dân gian có nhiều phương thuốc hay nhưng phải sử dụng cho đúng và biết kiêng cử. Trong người nóng bức thường cũng sinh ra huyết áp cao. Ốm mập gì cũng bị huyết áp.
Trong thời gian nghiên cứu, trắc nghiệm, chúng tôi nhận thấy cây rau dừa cạn, loại bông trắng trị huyết áp rất tốt, không loại nào sánh kịp. Có thể quả quyết rằng cây rau dừa cạn là một loại dược thảo quý của nước ta. Ngoài ra cây rau dừa cạn còn trị được các bệnh nan y khác nữa như : băng huyết, bệnh phụ nữ . . .
Hiện nay có một số cơ sở trồng rau dừa cạn trên mấy chục mẫu ở vùng Lâm Đồng, Phương Lâm để chế ra nhiều phương thuốc này.
1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Chặt 1-2 cây rau dừa cạn bông trắng, bỏ vô siêu sắc 3 chén còn 1 chén, uống 1 lần cho hết. Đổ nước thêm vô, sắc lần thứ nhì, uống cho hết, rồi nhờ bác sỹ đo huyết áp lại. Khi huyết áp tối đa giảm còn 140 mmHg thì ngưng không uống nữa. Bài này đã trị cho nhiều người có kết quả tốt.
Lưu ý : Người bị huyết áp cao phải cử ăn mặt, ăn mỡ, cử đường, cử uống rượu, cà phê, thuốc lá, đừng suy nghĩ nhiều, nên nằm tịnh dưỡng cho tâm yên tịnh.
1.CÔNG THỨC 2 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Rau cần tàu, chừng một nắm, vắt lấy nước, pha với xá xị, uống ngày 2 lần cũng hạ được huyết áp.
1.CÔNG THỨC 3 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá ô rô tía, chặt nhỏ, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống ngày 2 lần. Và xác nấu nước uống thay trà thường xuyên, vài ngày đo lại, nếu huyết áp tối đa hạ xuống còn 130 mmHg thì ngưng uống.
1.CÔNG THỨC 4 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá cây gia tị, chừng 6-7 lá, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thay trà.
1.CÔNG THỨC 5 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá vú sữa, bẻ vài cành lá đem thiu cho héo, để vô siêu, sắc 3 chén còn
1 chén, uống mỗi ngày 2 lần, uống trong đôi ba ngày, đo máu trở lại.
1.CÔNG THỨC 6 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Đậu Xanh Hột, đem sao hơi vàng, bỏ vô cối xay thành bột, mỗi ngày uống 4-5 muỗng cà phê cũng làm hạ huyết áp.
1.CÔNG THỨC 7 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá kiến cò, đâm cho nhuyễn độ nữa ly cối nhỏ, bỏ chút muối, uống cũng hạ huyết áp.
1.CÔNG THỨC 8 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Trái đu đủ chín, cỡ bằng cờm chân, vừa cho 1 người ăn, cắt mặt đổ vô chừng 2 chung mật ong ruồi, để vô chưng cách thủy, lấy ra ăn luôn cả hột và vỏ, ăn như thế chừng 2 lần, huyết áp sẽ hạ.
1.CÔNG THỨC 9 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Bông khế chua, hái chừng một nắm độ 100 gram, đem sao tồn tính, khử thổ, để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 3 lần, huyết áp sẽ hạ.
1.CÔNG THỨC 10 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Dây cám bò theo lá ở mé sông rạch, bứt dây, chặt phơi khô, sao khử thổ, bỏ vô siêu chừng 1 nắm, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 5 lần trở lại,
đo huyết áp lại, nếu bớt không lên nữa thì ngưng.
1.CÔNG THỨC 11 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Cây Paillote là loại cây du nhập hiện nay từ bên Mỹ, bên Pháp, lá giống như lá thuốc vòi Việt Nam, cây cứng, lá hơi nhám dài. Đâm lá, vắt lấy nước uống trong 3 ngày cũng hạ được huyết áp mau lẹ, nhưng sự công hiệu của nó không bằng cây rau dừa cạn mà chúng tôi trình bày ở trên.
Cây Paillote lại trị thêm chứng bệnh viêm phế quản rất tốt.
Nhiều người bị chứng này, ho khạc ra chút máu, sáng hái chừng 5-10 lá, nhai nuốt nước liên tục trong vài ba ngày sẽ cầm máu lại được và phổi hết bị viêm.Chúng tôi đã sử dụng và giúp cho nhiều người được bình phục.
1.CÔNG THỨC 12 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO KINH NIÊN
Chúng tôi đã được một bác sỹ danh tiếng trao tặng một bài thuốc về huyết áp cao giản dị và không tốn kém nhiều, chính Ông đã áp dụng có kết quả rồi trao tặng cho chúng tôi để giúp bà con đã mang chứng bệnh này ( đã chữa trị nhiều nơi không khỏi ). Uống thuốc này phải trì chí nhẫn nại, uống từ 1 tháng trở đi sẽ hết tuyệt.
Một trái dừa xiêm xanh, chặt ra, đổ vô ly cối lớn, cắt một trái chanh giấy làm hai, nặn hết trái chanh này vô ly, uống 1 lần, ngày uống 2 trái dừa xiêm như vậy, 1 tháng trở lên sẽ hết.
CHÚ Ý : Người bệnh trước khi uống, phải đo máu mình lên bao nhiêu, 1 tháng đo 4 lần, khi huyết áp tối đa còn 130 mmHg thì ngưng luôn, không uống
nữa.
13. CÔNG THỨC 13 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Trái bưởi Hà Nàm, bằng cườm tay, gọt vỏ xanh, lấy cái ruột trắng xắn mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần uống hốt 1 nhúm để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 6-7 trái bưởi Hà Nàm, như vậy, chứng lên máu sẽ hạ, không còn tái phát.
14. CÔNG THỨC 14 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Cây cao non, độ chừng 4-5 tấc, kiếm chặt chừng 5-7 cây, chặt ngang chừng 1 lóng tay, phơi khô sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên, huyết áp sẽ hạ.
1.CÔNG THỨC 15 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá chuối hột, rọc lá, xắn nhỏ bằng ngón tay, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày, còn xác lá nấu ninh trong nầu, uống thế nước trà, chận được sự lên máu, huyết áp trở lại bình thường.
1.CÔNG THỨC 16 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Rau dừa cạn loại bông trắng, nếu đi xa không có cây sống để uống, nên kiếm cho nhiều, phơi khô, tán thành bột, để vô hộp đem theo. Mỗi lần bị áp huyết cao, múc ra uống chừng 2 muỗng cà phê sẽ hạ được ngay. Chẳng những vậy mà còn trị chứng ung thư máu nữa.
1.CÔNG THỨC 17 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO , TIỂU ĐƯỜNG
Quày cao non, vừa trổ bông, chặt ra phơi khô, sao khử thổ tồn tính, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 3-5 ngày và kiểm tra lại huyết áp.
1.CÔNG THỨC 18 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Người bệnh phải kiên trì, cữ kiêng, đừng ăn nhiều thức ăn mặn nhất là muối, đồ ủ lâu ngày như đậu nhận, tương chao, ớt, gừng, tiêu, tỏi . . .
Lá mảng cầu gai ( mảng cầu xiêm ) hái một nắm, rửa sạch, đem vắt nước cốt, uống trong 3 lần sẽ hạ xuống ngay.
Trước khi uống phải đo huyết áp. Khi nào huyết áp lên thì uống chút đỉnh chứ không nên uống thường xuyên.
1.CÔNG THỨC 19 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ĐẠI TÀI
o 6 quả cà chua
o 12 củ năn
o 1 lọn hành hương
o 1 củ tỏi lớn
· 100 gram thịt bò
· 6 lọt cần tàu
Đổ vô nồi 2 lít nước lạnh, nấu còn 1 tô lớn, uống nưpức bỏ xác, chia uống 3 lần, thì huyết áp sẽ xuống, không uống mãi. Bài này của Giáo Sư Lưu Hoàng ( Năm Bàn Cờ) trị huyết áp cao kinh niên, kết quả trăm phần trăm.
1.CÔNG THỨC 20 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Cây cau Hà Nàm, còn nhỏ, nhổ cả gốc rễ, phơi khô, chặt nhỏ, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 8 phân. Ngày uống 3 lần, huyết áp sẽ hạ.
1.CÔNG THỨC 21 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH
Lá rau giấp cá, đâm nhuyễn, vắt nước, cho chút muối, uống vài ba lần
sẽ hạ.
1.CÔNG THỨC 22 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH VÀ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Vỏ sầu riêng, xắt mỏng phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống, trị huyết áp lên cao và xơ gan cổ trướng. Ở Nha Trang áp dụng cho kết quả tốt.
1.CÔNG THỨC 23 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Thân cây dương, chặt bỏ vỏ lấy lõi ruột, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, hốt một nắm để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 3 lần trong ngày.
24. CÔNG THỨC 24 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Lá ngò gai ( ngò Tây ), hái 1 nắm, đâm nhuyễn, vắt lấy nước, hòa vô nước 1 trái dừa xiêm để uống 1 lần, rồi đo xem huyết áp hạ về mức bình thường chưa, đến 6 tháng sau mới được uống tiếp.
25. CÔNG THỨC 25 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Vỏ cam sành, lột ra, chế nước sôi, để cho ra nước the, uống chừng 7
lần.
1.CÔNG THỨC 26 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH
Hái lá dâu tằm ăn, lá non, đâm nhuyễn, vắt lấy nước uống, lá già phơi khô, sao sắc uống.
1.CÔNG THỨC 27 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO
Lá sống đời, đâm vắt nước uống.
1.CÔNG THỨC 28 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO
Để 7-9 hột chanh lên miếng ngói, đốt thành than, tán nhuyễn, pha chút
nước vào uống thì huyết áp sẽ hạ cấp kỳ.
29. CÔNG THỨC 29 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO
Hột cây đủng đỉnh, sắc nước uống.
CHƯƠNG V
TRỊ CÁC CHỨNG PHÙ THŨNG DO GAN MẬT
( XƠ GAN CỔ TRƯỚNG )
Bệnh xơ gan cổ trương có các triệu chứng là bụng lớn, mặt mày tay chân sưng, đi đứng khó khăn. Nên áp dụng các phương thuốc chỉ dẫn dưới đây :
1.CÔNG THỨC 1: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Cây và lá cây dứa gai hoặc trái, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, ngày sắc uống 2 lần, 3 chén còn 1 chén. Các nước sau uống thay trà, uồn liên tục sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 2: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Gạo trắng, đậu xanh, 2 thứ bằng nhau, nấu ăn hằng ngày với tỏi sống, lượng tỏi phải ít hơn phân nữa lượng gạo.
1.CÔNG THỨC 3: TRỊ BỤNG LỚN DO GAN
Lức dây, mắc cở, lá muồng, dây cam thảo, bốn thứ bằng nhau, sắc 3 chén còn 1 chén, uống.
1.CÔNG THỨC 4: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG ( ĐỘC VỊ )
Chặt cây sung, thái mỏng, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 8 phân, uống từ 3 -5 thang, sẽ tiêu chứng sưng trong bụng.
1.CÔNG THỨC 5: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG LÂU NĂM, PHÙ THŨNG, ĐI ĐỨNG KHÔNG NỖI
Đào rễ cây sứ cùi, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống hằng ngày. Còn xác nấu ninh, uống thay trà, đừng uống gì khác.
Uống như vậy sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 6: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Rễ cau, rễ cây dứa gai, lá muồng trâu, cây chùm gởi, lá bưởi. Năm loại này bằng nhau, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống thường xuyên thì hết bệnh.
1.CÔNG THỨC 7: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Thân cây dứa gai, măng cây sậy, bông ô rô tía, rễ cây nhàu, củ cát lồi, lá quao.
Các thứ bằng nhau, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn lại 1 chén, uống. Còn xác nấu nước uống thay trà. Bài này của Kỹ sư Nghiệp, đã trị nhiều người khỏi bệnh.
1.CÔNG THỨC 8: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG ( THUỐC THANG )
o Cây lá cây dừa cạn, cây cỏ xước, trái dứa gai : xắt mỏng, phơi khô đem sao.
o Dây nhãn lồng : xắn, phơi, sao.
o Nhàu rễ, sâm nam.
o Cây vông nem, cây kim vàng.
Tám vị này, mỗi vị một nhúm bằng nhau, sắc 3 chén còn 8 phân, ngày uống 2 thang, uống liên tiếp một tháng.
1. CÔNG THỨC 8: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG ( THUỐC BỘT )
o Tỏi chừng 300 gram, lột vỏ sạch.
o Đậu xanh đãi vỏ, 300 gram.
Nấu chung cho chín, đem phơi khô, tán thành bột, uống sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 10: TRỊ SƯNG PHÙ MÌNH, TAY CHÂN NẶNG NỀ, ĐI ĐỨNG KHÓ KHĂN
Cơm nếp, nấu và cho vô 100 gram tỏi sống trộn cho đều, khi chín nhắc xuống, lấy ra ăn thường xuyên sẽ xẹp hết.
1.CÔNG THỨC 11: TRỊ SƯNG PHÙ MÌNH, TAY CHÂN ( ĐỘC VỊ )
Cỏ xước, bứt cho nhiều, luôn gốc rễ, rửa sạch, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống ngày 2 lần và xác nấu ninh uống thay trà, uống trong 15 ngày sẽ xẹp hết.
1.CÔNG THỨC 12: TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU GAN
Rau đắng biển, nấu canh ăn hoặc ăn sống thường xuyên, sẽ hết.
13. CÔNG THỨC 13: TRỊ GAN VÀ NHỨC MỎI
Cây lá lốt, phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 14: TRỊ DỊ ỨNG DO GAN, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
Lá đầu lân đã phơi sương, chừng 1 nắm, đâm cho nhuyễn, vắt chừng nữa ly nước, để chút muối, uống mỗi ngày 2 lần, uống trong 5-10 ngày.
1.CÔNG THỨC 15: TRỊ ĐAU GAN LÂU NĂM
Cây mai, chặt gốc rễ, rễ cây sứ cùi, hai thứ bắng nhau, phơi khô, sao khử thổ, lấy 1 nhúm, sắc 3 chén còn 1 chén.
1.CÔNG THỨC 16: TRỊ GAN SƯNG
Cây lá vạn thọ, chặt phơi khô, sao, nấu nước uống thường xuyên sẽ hết
bệnh.
1.CÔNG THỨC 17: TRỊ NGỨA DO GAN
Ké đầu ngực, ô rô tía, dứa gai, dây khổ qua, bèo tai chuột vớt lên để héo, sao vàng. Sắc 3 chén còn 1 chén.
1.CÔNG THỨC 18: TRỊ ĐAU GAN, MẶT NÁM NỔI MỤN
Mỗi ngày ăn 1trái khớmhoặc xay lấy nước uống sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 19: TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU GAN
Dây cườm thảo có hột đầu đen đầu đỏ, bứt luôn cả gốc rễ, chặt phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống mỗi ngày và uống luôn nước nhì.
1.CÔNG THỨC 20: TRỊ ĐAU GAN MỚI PHÁT, VÀNG DA, VÀNG MẮT, NƯỚC TIỂU VÀNG NHƯ NGHỆ
o Một trái dứa gai trong mình mẹ đâm ra.
o Cỏ mần chầu
o Rễ tranh , mía lao
Bốn thứ này bằng nhau. Nướng mía lao cho cháy, bỏ vô chung, nấu với 6 lít nước, còn lại 3 lít, uống liên tục, tiêu sẽ hết.
Uống trong 3 ngày, nước tiểu trắng trở lại, da mặt bình thường. Nếu liên tục uống 10 ngày sẽ hết bệnh.
1.CÔNG THỨC 21: TRỊ UNG THƯ GAN, BỤNG LỚN
Dây hàn the, lưỡi đồng, cây rau dừa trắng, rau mơ, lá thúi địt, bốn thứ bằng nhau, sắc uống thường xuyên thay nước trà, bệnh sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 22: TRỊ ĐAU GAN, NỔI U NẦN TRONG CƠ THỂ, NGỨA
Đọt lức, một nắm, để vô siêu, sắc uống chừng 5-7 lần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 23: TRỊ ĐAU BỤNG ( THUỐC ĐẮP )
Để muối hột trên rún, đốt thuốc cứu châm cho nóng, nhiều lần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 24: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Một chén đậu xanh đãi vỏ, 1 chén tỏi lột vỏ, nấu 2 thứ cho mềm, đánh cho nhừ, đem phơi khô, tán thành bột, ăn như cơm sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 25: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG ( THUỐC THANG )
Cây rau dừa cạn, cây cỏ xước, trái dứa gai, dây lá cây nhãn lồng, nhàu, rễ sâm nam, cây vông nam, cây kim vàng, săc 3 chén còn 1 chén. Uống ngày 3 lần, liên tục 10-15 ngày sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 26: TRỊ ĐAU GAN, NƯỚC DA VÀNG, NGỨA
Cây mật nhân, tán cho nhuyễn, để bột uống hoặc làm hoàn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy. Trong chừng 1-2 tuần sẽ hết. Ngoài ra nó còn trị được bệnh suyễn, sợ nước ra gió.
1.CÔNG THỨC 8: TRỊ XƠ GAN, BỤNG LỚN, DA VÀNG
Vỏ rễ cây dứa gai, cây mướp mọc theo mé sông (có gai, làm dưa ăn);
cây cỏ xước, ba thứ bằng nhau. Mỗi lần hốt 1 nắm, sắc 3 chén còn 1 chén.
Xác nấu uống thay trà. Uống trong 1 tuần sẽ xổ độc ra hết, đã trị nhiều người khỏi bệnh.
CHƯƠNG VI
TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU BAO TỬ
1. CÔNG THỨC 1: TRỊ LOÉT BAO TỬ, ÓI RA MÁU ( ĐỘC VỊ )
Hương nhu ( tức é tía ) chừng 1 kg, sao khử thổ, tán nhuyễn, hồ với
mật ong thiệt, vò viên bằng nhón tay, dùng thường xuyên, ngày 2 viên sẽ hết.
2.CÔNG THỨC 2: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ ( TỨC LÀ CUỐNG BAO TỬ QUẶN ĐAU )
Củ nghệ, củ sả, trần bì, cám nếp, số lượng bằng nhau, tán thành bột, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê đầy, ngày uống 3 lần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 3: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Mật ong ruồi thiệt, chừng 1 ly nhỏ, 1 trái cam mật, vắt lấy nước. Uống chung 2 thứ thường xuyên, ngày 2 lần, uống trong 1 tháng.
1.CÔNG THỨC 4: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Khoai lang sùng, nếp lức rang, gừng khô, muối lâu năm, các thứ bằng nhau, tán nhuyễn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
1.CÔNG THỨC 5: TRỊ ĐAU BAO TỬ, NƯỚC DA VÀNG, XANH MÉT, ĂN UỐNG KHÔNG TIÊU
Rễ tranh, lá thương sơn, dây khổ qua, lá muồng, lấy mỗi thứ 1 nhúm, sắc chung 3 chén còn 1 chén, uống 5 lần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 6: TRỊ ĐAU BAO TỬ
50 trái chuối xiêm già, lột vỏ, xắt mỏng, phơi khô; 2 lon nếp lức rang vàng; 200 hột tiêu sọ, đâm nhuyễn; 100 gr bột quế khâu ( trộn chung, tán cho đều). Nếu muốn làm nhiều thì tăng số lượng. Mỗi lần cho người bệnh uống 1 muỗng cà phê đầy, sau hoặc trước bữa ăn.
1.CÔNG THỨC 7: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN
o Nghệ xa cừ , phơi khô 100 gram.
o Quế khâu 20 gram.
o Trần bì 25 gram.
Ba thứ tán nhuyễn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
1.CÔNG THỨC 8: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Nếp lức rang 200 gram, muối hột lâu năm 200 gram. Hai thứ tán nhuyễn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
1.CÔNG THỨC 9: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Củ riềng, chừng 1-2 kg, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, tán thành bột, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê, ngày uống 2-3 lần.
Bài này của Cụ Linh Hữu ở Tây Ninh.
1.CÔNG THỨC 10: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN
Đậu xanh bột, rang vàng độ 500 gram; nếp trắng hoặc nếp lức – 500 gram; gừng -800 gram; phơi khô, rang vàng, tán nhuyễn trộn chung, hòa với chút đường cát, để dành trong thố, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê vun, sẽ trị được chứng đau bao tử kinh niên.
1.CÔNG THỨC 11: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN
Dây hàn the, bứt nấu uống thường xuyên, trị được chứng đau bao tử kinh niên.
1.CÔNG THỨC 12: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ
Đậu xanh hột sao vàng, đem xay thành bột, muối hột rang. Mỗi lần uống 2 muỗng bột, và ngậm 1 chút bột ngọt vô cho thấm thuốc.
1.CÔNG THỨC 13: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ
Gừng đâm nhuyễn, trộn với tròng đỏ trứng gà, đắp trên cuống rún bao tử, đắp trong 3 ngày, nếu rút khô thì trộn thêm tròng đỏ trứng gà. Cần uống thêm thuốc bao tử.
1.CÔNG THỨC 14: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Củ nghệ sống, đâm vắt nước hòa với mật ong, uống cũng hết.
15. CÔNG THỨC 15: TRỊ ĐAU BAO TỬ ( THẦN HIỆU )
Trái chuối hột sống, đốt thành than, một lon Nếp rang vàng, một lon vỏ óc gạo, hầm thành than, một lon Bột nghệ.
Bốn thứ trộn chung, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê.
1.CÔNG THỨC 16: TRỊ LÉO BAO TỬ LÂU NĂM
Cỏ mực ( loại thấp bông trắng ) hái độ 1 ký, rửa sạch, bỏ vô nồi sắc, độ chừng 10 tô nước, sắc còn 1 tô, uống 1 lần. Uống 3 nồi như vậy.
1.CÔNG THỨC 17: TRỊ SƯNG RUỘT
Rau má, đâm cho nhỏ, vắt lấy nước, uống thường xuyên, bệnh sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 18: TRỊ BỤNG SƯNG RUỘT
Ba muỗng canh hột đu đủ non ( trái còn non ), 1 cục phèn nhỏ bằng ngón tay, hai thứ đâm chung, chế nữa ly giấm thanh, chắt cho uống vài lần, sẽ êm trở lại.
1.CÔNG THỨC 19 TRỊ ĐAU BỤNG GIÓ, NHÀO LĂN, ỐI, ỈA
Móc củ thiềng liềng rửa sạch, bỏ vô nhai từ từ nuốt nước, sẽ êm.
Củ thiềng liềng chẳng những trị được chứng đau bụng gió nói trên mà còn trị được chứng say rượu.
1.CÔNG THỨC 20: TRỊ ĐAU BỤNG CẤP TÍNH, NHÀO LĂN KHÓ CHỊU
Đọt chuối xiêm non, còn quấn chưa nở ra, cắt một khúc, đâm vắt nước cốt, cho chút muối, uống vài lần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 21: TRỊ ĐAU BỤNG NÔN MỬA, ỐI ỈA
Trà tàu, gừng sống, vỏ lựu, quế khâu, phân cho đều, để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống sẽ cầm ngay.
1.CÔNG THỨC 22: TRỊ CHỨNG RUỘT SƯNG
Trần bì, sao cho vàng; gừng lùi; để 2 thứ vô siêu, sắc cho kẹo, uống vài lần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 23: TRỊ BỆNH DỊCH TẢ
Cần nên làm trước, để dành khi hữu sự.
Gừng rang, tiêu sọ rang, trần bì rang, ba thứ này ngâm chung, lượng bằng nhau với 1 lít rượu, đem phơi nắng 1 tuần. Mỗi lần bị ói ỉa, đau bụng, uống vô 1 ly nhỏ sẽ cầm lại, cơ thể ấm trở lại.
1.CÔNG THỨC 24: TRỊ BỆNH KIẾT
Đọt lựu bạch, đâm vắt lấy nước cốt, 1 ly nhơ, cho chút muối bọt, uống thì cầm ngay.
1.CÔNG THỨC 25: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN
Vỏ mù phơi khô – 1 phần; cam thảo bắc – 1 phần. Xay chung, mỗi lần uống 1 muỗng rưỡi cà phê, ngày uống 2 - 3 lần.
1.CÔNG THỨC 26: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Trái bưởi Hà Nàm, gọt lấy vỏ xanh, bên ngoài phơi khô, sao khử thổ, để vô siêu, đổ chừng 1 chén nước, nấu cho sôi, rót ra chén, uống nhiều lần, sẽ hạ cơn đau và dần khỏi bệnh.
1.CÔNG THỨC 27: TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY
Hột so đũa, đâm nát thành bột, uống vài lần sẽ cầm lại.
CHƯƠNG VII
TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
1.CÔNG THỨC 1 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Cây lá râu mèo, sao khử thổ, sắc nước uống thường xuyên, thay nước
trà.
1.CÔNG THỨC 2 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Trái nhàu còn già, hái chừng 1 kg, xắt mỏng; 1 kg đường cát trắng, lấy ve keo, sắp 1 lớp nhàu đã xắt, rãi 1 lớp đường lên trên. Lớp đường xen kẽ với lớp nhàu cho đều, đậy nắm kín để trong nhà chừng 10 ngày, cho nước nhàu ra giống nước cơm rượu. Mỗi ngày chắt ra uống 2-3 lần, mỗi lần chừng 2 ly nhỏ uống rượu. Uống liên tục như vậy chừng một tháng trở lại. Ngâm như thế chừng 2 keo theo công thức trên, uống sẽ khỏi bệnh.
1.CÔNG THỨC 3 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Hột me, đem rang, đập bỏ vỏ, lấy ruột cho nhiều, độ chừng 500 gram, hầm cho cháy thành than, bỏ vô cối xay tiêu, xay cho nhuyễn như cà phê. Mỗi ngày uống chừng 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy.
1.CÔNG THỨC 4 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Nước dưa cải lâu năm, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, uống thường xuyên.
1.CÔNG THỨC 5 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Trái bí rợ nấu với đậu xanh hay đậu đen.
1.CÔNG THỨC 6 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Rễ cây bông bụt phướng, phơi khô, sao vàng khử thổ, sắc nước uống thường xuyên.
1.CÔNG THỨC 7 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bông huỳnh hoa, phơi khô, nấu nước uống thường xuyên.
1.CÔNG THỨC 8 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Rau nhúc phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên. Phần đọt non ăn sống hằng ngày.
1.CÔNG THỨC 9 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Củ trái khớm, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần lấy 1 nhúm, sắc 3 chén còn 8 phân, uống thường xuyên.
1.CÔNG THỨC 10 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Củ thơm tây, rễ cỏ ống, 2 vị bằng nhau, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, hốt 1 nắm để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống trước khi ngủ đêm, uống chừng 15 ngày.
1.CÔNG THỨC 11 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Dùng ống trúc, cắt bỏ 2 đầu mắt, thụt thông lòng, ghim lóng trúc vôgốc chuối tiêu, phía mặt trời mọc, cách mặt đất 6 phân, đào đất âm chai xuống, để đầu lóng trúc vào miệng chai, khoảng 6 giờ chiều hứng cho đến sáng, lấy nước chuối uống lúc bụng đói.
Tiếp theo đó, vào buổi chiều, dùng500 gram trái khế ngọt, gọt bỏ khía, dạt mỏng, đem sắc 3 chén còn lại 7 phân, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Cứ thế uống trong 7 ngày. Cữ ăn các thức ăn ngọt, có chất đường.
Bài này của Sư Thích Bửu Sơn, Linh Tôn Tự, xã Vĩnh Công- Sông Bé.
1.CÔNG THỨC 12 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Cây chuối hột sắp trổ quày, chặt cách gốc 3 tấc, khoét lỗ vô ruột, đâm cục phèn phi nhỏ, rắc vô ruột, đậy nắp lại, sáng ra múc nước uống, làm 5-7 lần.
1.CÔNG THỨC 13 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
· Rau trai xanh : mọc hoang ngoài đồng ruộng.
· Một trái dừa xiêm tươi lớn, chặt lấy nước để vô siêu.
Nấu sôi 2 thứ độ 20 phút, chắt ra uống, bỏ xác, uống mỗi ngày, uống liên tiếp từ 7 ngày đến 10 ngày.
1.CÔNG THỨC 14 : TRỊ CHỨNG TIỂU ĐÊM
Trái thơm còn sống, vắt lấy nước, đâm cục phèn nhỏ, hòa lại cho uống 5 ngày, mỗi ngày 1 trái.
1.CÔNG THỨC 15 : TRỊ BÍ ĐƯỜNG TIỂU
Cây đinh lăng, loại lá có khía, hái 1 nắm lá tươi, sao cho vàng, để vô siêu sắc 3 chén còn lại 1 chén. Uống 1 lần, trong 10 phút sẽ tiểu ra nhẹ nhàng.
1.CÔNG THỨC 16 : TRỊ BÍ TIỂU
Nấu 1 nồi nước nóng, để cho hơi nguội, người bệnh lấy từng gáo dội lên đầu, dội từ từ xuống, người bệnh sẽ tiểu ra ngay. Cách này nhanh hơn bài ở Công Thức 15 .
1.CÔNG THỨC 17 : TRỊ BÍ TIỂU, BỊ THỐN KHÓ CHỊU
Đậu xanh cà còn sống, đem ngâm với nước độ 15 phút, lấy nước uống. Ngâm uống tiếp 3 lần nữa, xác đậu nấu ăn.
1.CÔNG THỨC 18 : TRỊ BỆNH ĐI TIỂU ĐÊM
Gừng sồn, đâm hòa với chút nước lạnh, uống liên tục vài đêm, sẽ có kết quả.
1.CÔNG THỨC 19 : TRỊ BỆNH NƯỚC TIỂU ĐỤC NHƯ NƯỚC CƠM VO
Rạ nếp, rửa sạch, sắc 3 chén còn 1 chén, đem phơi sương, uống trước khi đi ngủ trong 1 tuần lễ sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 20 : TRỊ THẬN SUY, MẮT MỜ
o Thục địa : 8 chỉ Hoài sơn : 4 chỉ
o Táo nhục : 4 chỉ Phục linh : 3 chỉ
*Trạch tả : 3 chỉ Đơn bì : 3 chỉ
o Ngũ vị : 3 chỉ Cúc hoa : 2 chỉ
o Tang phù tiêu : 2 chỉ Long cốt : 2 chỉ
o Mẫu lệ : 2 chỉ Ích trí nhân 2
chỉ
Làm thuốc tễ, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 chỉ rưỡi.
21. CÔNG THỨC 21 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Lá đinh lăng, có khía nhọn, hái 1 nắm độ 100 gram, sắc cho nó ra hết nhựa độ chừng 1 giờ. Uống mỗi ngày 2 lần, còn nước dảo thì uống thay trà thường xuyên. Cứ uống liên tục khoảng 15 ngày, thử nước tiểu lại, thấy giảm, uống tíếp.
Vị thuốc này đã trị được nhiều người kết quả tốt.
CHƯƠNG VIII
TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH HO KHÒ KHÈ, SUYỄN, HO RA MÁU
1.CÔNG THỨC 1 : TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN
Phương thuốc này đã trị nhiều người bệnh suyễn kinh niên, đã trị nhiều nơi không hết.
Cứt mèo phơi khô, rang cho cháy đen. Lúa cũng rang cho cháy đen. Hai thứ bằng nhau, đâm nhuyễn, đổ vô ly, chế nước sôi, quậy cho đều, lóng cặn, lấy nước trong. Uồng lúc lên cơn suyễn, ngày 2-3 lần sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 2 : TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN
Chặt cây chanh giấy cả gốc rễ, phơi khô, sao khử thổ. Sắc 3 chén còn 1 chén, uống trong vòng 10 ngày.
1.CÔNG THỨC 3 : TRỊ BỆNH SUYỄN ĐẠI TÀI
Đào rễ cây cỏ ống, chặt phơi khô, sao vàng, để vô siêu nấu nước hơi ấm, chắt đổ bỏ nước này. Đổ nước thứ hai vô nấu uống.
1.CÔNG THỨC 4 : TRỊ BỆNH SUYỄN
Cứt dê ngâm với nước tiểu trẻ em, vài tiếng đồng hồ. Chắt ra đem phơi khô, rang rồi tán nhuyễn. Mỗi lần lên cơn suyễn, uống mỗi lần 1 muỗng cà phê.
1.CÔNG THỨC 5 : TRỊ HO SUYỄN
Lá nguyệt bạch, bứt chừng vài chục lá, chưng với đường, cho người bệnh uống vài ngày sẽ dứt ho.
1.CÔNG THỨC 6 : TRỊ HO SUYỄN
Lá đinh lăng ( lỗ tai heo tròn ), đâm vắt nước, bỏ chút muối, uống vài
ngày.
1.CÔNG THỨC 7 : TRỊ HO SUYỄN
Bông bạch mai kim, hái 1 nắm, chưng với chút đường, cho uống cũng trị được ho.
1.CÔNG THỨC 8 : TRỊ SUYỄN
Trái dứa gai, vạt phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên.
1.CÔNG THỨC 9 : TRỊ LÊN CƠN SUYỄN KHI TỚI CON NƯỚC
Nên làm sẵn để dành khi nào bệnh thì lấy ra dùng.
Cà dược – 10 bông, phơi khô; Cam thảo bắc – 2 lượng. Tán nhuyễn, hồ mật ong hoặc nước cơm chín, vò thành viên, phơi khô.
Mỗi lần lên cơn suyễn, lấy vài viên ra ngâm sẽ hạ ngay. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 3 viên.
1.CÔNG THỨC 10 : TRỊ HO KHÒ KHÈ CÚA TRẺ EM
Bông nở ngày – 1 nắm, để sống, sắc 3 chén còn 8 phân. Uống trị viêm phổi và ho.
1.CÔNG THỨC 11 : TRỊ ĐAU PHỔI
Lá vông nem, đâm vắt nước, độ 1 ly, bỏ vô cục đường phèn tán nhỏ.
Uống chừng 1 tháng trở đi sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 12 : TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN
Lá sống đời, loại lá lớn, đâm vắt lấy nước. Uống mỗi ngày 2 lần, sáng tối, mỗi lần 1 ly trong 1 tháng.
1.CÔNG THỨC 13 : TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN
Lá thuốc vòi núi, loại lá dài mình cứng, đâm vắt lấy nước, để chút muối,
uống.
1.CÔNG THỨC 14 : TRỊ NÁM PHỔI
Phổi nám nếu chịu khó uống bài này cũng hết bệnh.
Vạt vỏ cây mù u phía mặt trời mọc, xắt mỏng, phơi khô, để vô nồi nấu ninh, uống thay nước trà, trong đôi ba tháng sẽ khỏi.
( Bài này của Lương Y Nguyễn Văn Ẩn- Bến Cát- Bình Dương ).
1.CÔNG THỨC 15 : TRỊ HO
Hột điều, chừng 20 hột, nướng cháy thành than, tán nhuyễn, hòa với nước sôi. Lấy phần nước trong uống, sẽ hết. Cần uống khoảng 1 tháng.
1.CÔNG THỨC 16 : TRỊ HO RA MÁU
Cỏ cứt heo, cỏ mực, 2 thứ bằng nhau, đâm chung, vắt lấy nước cho uống liên tục trong 1 tuần sẽ hết bệnh.
1.CÔNG THỨC 17 : TRỊ CẢM, HO KHÈ KHO, ĐAU CỔ, SUYỄN
Mỗi buổi sáng, xắt mỏngtrái chanh giấy, chế nước sôi vô, để chút muối, chút đường. Uống thường xuyên sẽ trị cảm và các chứng kể trên.
1.CÔNG THỨC 18 : TRỊ HO
Cây lá cà chua, chặt phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn lại 8 phân.
Ngày uống 2 lần, uống trong 1 tuần.
1.CÔNG THỨC 19 : TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN
Cỏ mực, cỏ xước, 2 thứ bằng nhau, đâm vắt nước chừng 1 chén, để vô chút mật ong ruồi. Mỗi ngày uống 2 lần, uống 2 ngày rồi nghỉ, qua hết ngày thứ 3 thì uống tiếp.
1.CÔNG THỨC 20 : TRỊ CHỨNG ĐAU THỔ HUYẾT
Củ sen tàu, thái mỏng, phơi khô, sao cho cháy thành than, tán nhuyễn, mài với mực tàu thứ thiệt, hòa trộn với nước ấm. Mỗi lần uống 1 muỗng canh, cách 1 giờ uống 1 lần, uống liên tiếp cho đến khi nào dứt hẳn.
Bài thuốc này đã có thực nghiệm kiểm chứng rồi.
1.CÔNG THỨC 21 : TRỊ ĐAU HUYẾT VẬN
Người lớn hay trẻ em bị chứng huyết vận, môi đỏ bầm tím, lưng bụng có đốm đỏ, nên áp dụng phương thuốc này :
Tìm kiếmRong nền nhà hay rong mọc dưới sàn nước, đít luđắp ngay chỗ huyết vận, nó sẽ tan hết.
1.CÔNG THỨC 22 : TRỊ CHẢY MÁU CAM
Lấy 2 củ tỏi, đâm giập, cột dưới 2 bàn chân, nó sẽ rút lên đầu làm ngưng chảy máu.
1.CÔNG THỨC 23 : TRỊ ĐAU HUYẾT VẬN
Lá tram ổn đâm xào với giấm cho ấm ấm, phết vài lần lên chỗ huyết vận.
1.CÔNG THỨC 24 : TRỊ CHẢY MÁU CAM
Đào củ cỏ cú, luôn cả gốc rễ, rửa sạch, đâm giập, cho chút muối vào, uống thì cầm máu lại.
1.CÔNG THỨC 25:
Củ đậu rồng, đào lên phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn lại 1 chén.
Uống ngày 2 lần, còn xác nấu nước uống thường xuyên sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 26 : TRỊ ĐAU HUYẾT VẬN
Rau dấp cá, đâm để chút muối, đắp lên chỗ huyết vận, nó sẽ tan hết.
1.CÔNG THỨC 27 : TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT
Cho uốngcỏ mực và nước chanhliên tiếp. Nếu không đở, phải chuyển đến bệnh viện ngay vì bệnh này rất dễ tử vong.
1.CÔNG THỨC 28 : TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN
Trái quả đào tiên, xắt phơi khô cả vỏ ruột, ngâm với nước cơm rượu, uống sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 29 : TRỊ BỆNH SUYỄN ĐẠI TÀI
Cây chổi đực, chặt phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống vài siêu, kết quả rất tốt.
1.CÔNG THỨC 30 : TRỊ NÁM PHỔI
Muốn cho hết nám phổi, cần ở chổ thoáng khí, khí hậu trong lành như miền quê, miền biển, uống theo thuốc Tây Y.
Đồng thời mỗi ngày ăn thường xuyêncải xà lách xoong.
1.CÔNG THỨC 31: TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN ( ĐỘC VỊ )
Lấy quả đào tiên già, cắt lấy ruột, phơi khô, nấu thành cao. Mỗi ngày để vô ly, chế nước sôi, uống thường xuyên, bệnh sẽ hết và người bệnh lên cân.
CHƯƠNG IX
TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH TRĨ
1.CÔNG THỨC 1 : TRỊ BỆNH TRĨ NỘI, SA TỬ CUNG ( THUỐC BỘT )
o Ngũ bội : 2 chỉ Đại hoàng : 1 chỉ
o Phèn chua phi : 1 chỉ
Ba thứ tán chung, lấy bông gòn nhét vô vài lần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 2 : TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI, ĐI TIÊU RA MÁU
Một chén muối hột, đem rang cho nổ, túm vô vải, đặt vào hậu môn. Nếu còn nóng thì đặt cách 1 phân, bớt nóng đặt sát vào. Cứ như vậy làm khoảng 8 lần sẽ hết.
Chú ý : Coi chừng bị phỏng nếu muối quá nóng.
1.CÔNG THỨC 3 : TRỊ BỆNH TRĨ
20 hột mã tiền, đốt thành than, tán nhuyễn; phèn phi, một cục bằng ngón tay út. Hai thứ tán chung, hòa sệt với dầu dừa, mật ong ruồi. Xức chổ mụt trĩ và dùng băng ghịt lại. Nếu thuốc rút khô thì xức cái khác liền, liên tiếp vài lần, trĩ sẽ rụng.
1.CÔNG THỨC 4 : TRỊ BỆNH TRĨ NỘI NGOẠI
o Vỏ cây vú sữa * Dây cốc kèn
o Lá ô rô tía * Vỏ cây sung
Bốn thứ bằng nhau, sao khử thổ, để vô nồi đất, nấu uống thường xuyên sẽ khỏi.
5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ BỆNH TRĨ NỘI NGOẠI
Cây lá mắc cỡ, cỏ mần chầu, rau dền gai – ba thứ bằng nhau, sắc 3 chén còn 1 chén, uống trong 15 ngày. Còn xác đem phơi khô, bỏ vô lò đốt, trùm mềm lại xông nơi hậu môn, nó sẽ rút vô mụt trĩ tiêu hết.
1.CÔNG THỨC 6 : TRĨ LÒI CON TRÊ RA MÁU
o Hoạt thạch tốt : 5 chỉ Cam thảo : 5 chỉ
o A tử (sao đen) : 5 chỉ Túc xác : 5 chỉ
Các vị tán nhuyễn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.
1.CÔNG THỨC 7 : TRỊ BỆNH TRĨ
Cây lá giới, chặt phơi khô, sao khử thổ, sắc uống chừng 3-5 siêu, trĩ sẽ thụt vô. Nước nhì và nước ba uống thay trà.
CHƯƠNG X
TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH CỦA ĐÀN BÀ
1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ SA TỬ CUNG
Hột đu đủ đực hoặc đu đủ dầu, đâm nhuyễn 5 hột, đắp ngay đỉnh đầu.
Khám người bệnh nếu nó rút lên thì gở ra, đi gội đầu, nó sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 1 : TRỊ SA TỬ CUNG
Đọt đậu săn, đâm, để chút phèn chua, vắt lấy nước uống, ngày vài lần.
Còn cây lá già thì phơi khô, nấu nước uống trong 15 ngày sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 3 : TRỊ BỆNH ĐÀN BÀ LÀM BĂNG
Kiếm bứt 1 nắm rau răm, nhai nhỏ, nuốt từ từ sẽ cầm lại.
1.CÔNG THỨC 4 : TRỊ BĂNG HUYẾT
Đọt tre mỡ, hái cho nhiều, phơi khô, sao khử thổ. Lấy nồi đất hay siêu để sắc, sắc 3 chén còn lại 8 phân.
Cạo lọ nồi đất, vò viên bằng hạt bắp, để vô thuốc uống vài ba lần sẽ
khỏi.
1.CÔNG THỨC 5 : TRỊ BẠCH ĐÁI
Lá rau đắng biển ngoài ruộng, loại lá lớn, hái 1 nắm, đem nhồi với cơm nguội, nặn giống như trái chuối. Đem vô bếp nướng cho vàng, để vô siêu, nấu nước uống nhiều lần, bệnh sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 6 : TRỊ BẠCH ĐÁI
Rau om, 1 bó lớn, phơi khô, nấu nước uống thường xuyên sẽ khỏi. Phương thuốc này còn trị chứng đau bụng lâu năm ở phụ nữ.
1.CÔNG THỨC 7 : TRỊ VỀ UẤT HUYẾT, MÁU SẢN HẬU CHẬN, CẦN KHAI THÔNG CHO ĐỀU, KHỎI BỊ TẮC NGHẼN
Vỏ cây mảng cầu ta, phơi 1 nắm, hay dây bìm bìm hắc sửu, phơi khô. Sắc 3 chén còn 1 chén, uống sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 8 : TRỊ BỆNH BỊ BẾ KINH, SÓT NHAU ĐẠI TÀI
Rau tranh – 300 gram; rau răm – 50 gram; cỏ mực – 50 gram. Sao tồn tính cả ba thứ, sắc chung, 3 thứ còn 8 phân, để lửa riu riu. Uống 3 thang sẽ trục ra hết.
1.CÔNG THỨC 9 : TRỊ ĐAU VÚ
Lá tu hú cò gai, đâm với muối, đắp chổ sưng. Nếu khô chế nước sôi vô cho ướt. Mỗi ngày 2-3 lần sẽ khỏi. Ngâm lá với nước mưa cho ra nhớt, uống mát rất công hiệu.
1.CÔNG THỨC 10 : TRỊ BỆNH SƯNG VÚ
Đại hoàng, Tòng hương, Nhũ hương, Mộc dược.
Mỗi vị 2 chỉ, tán nhỏ thành bột, để lên lửa than xào cho nóng với chút giấm cho sền sệt. Lấy lông gà phết, vừa nóng vừa thổi để cho thuốc rút vô chỗ sưng, liên tiếp 24 giờ sau sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 11 : TRỊ BỆNH ĐAU VÚ ( KHÔNG MƯNG MỦ )
Rau tần dầy lá, nhai chút muối, đắp chỗ sưng vài ngày sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 12 : TRỊ ĐỘC TRÙNG NƠI HẬU MÔN HAY CỬA MÌNH, BỊ LỞ LOÉT LÀM ĐỘC
o Băng phiến : 3 phân Long não : 3 phân
o Đại hoàng : 3 phân Phèn phi 1
phân
o Lưu hoàng hay hồng hoàng : 2 phân
Tán các vị này thành bột. Trước khi phết thuốc này, lấy phèn chua đổ vô nước chín hay nước âm ấm, rửa cho sạch vết thương, lau khô, rắc thuốc này nơi chổ đau. Trong 3-5 ngày sẽ hết không làm độc.
CHƯƠNG XI
TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH BƯỚU CỔ
1. THUỐC TRỊ BƯỚU CỔ
Hái lá Sộp già, sao vàng, sắc 3 chén còn 1 chén. Ngày uống 2 lần, còn xác đổ nước nấu uống thay trà, uống thường xuyên sẽ tiêu.
2. THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ
Bướu càng ngày càng phát triển lớn theo cổ, khiến thở khó khăn.
Dùng lá nhàu tươi, 1 nắm, đâm nhuyễn, cho chút muối, đắp băng ở cổ mỗi ngày, tối thay cái khác, nếu khô thì chế thêm giấm thanh để có độ ẩm thì bướu sẽ xẹp dần.
1.THUỐC UỐNG TRỊ BƯỚU CỔ VÀ VIÊM AMIDAL
Lá mù u, hái phơi khô, đem sao tồn tính, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
1.THUỐC TRỊ BƯỚU CỔ ( LĂN )
Trái bình bát, mãng cầu, nướng lửa than cho nóng, đem ra lăn trên
bướu, ngày 3 lần, lăn chừng 4 trái. Trong uống ngoài thoa sẽ hết.
1.THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ
Rau sam – 1 nắm; cây lá bạc đầu ông – 1 nắm; muối diêm – 1 muỗng cà phê : đâm chung 3 thứ, để lên vải, rắc thêm nửa muỗng cà phê muối diêm trên mặt, bó trong 1 tuần sẽ xẹp.
1.THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ ( HIỆU NGHIỆM )
Cua đồng – 4 đến 5 con, đâm nhỏ Đọt tre non mới lớn – 1 nắm
Vôi ăn trầu – 1 cục nhỏ bằng đầu ngón tay.
Đâm chung, đem bó chỗ bướu chừng nửa ngày, tối thay cái khác, bó chừng 3 ngày sẽ xẹp và teo lại.
Chú ý : Cần uống thêm thuốc bên trong.
CHƯƠNG XII
TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH KHÁC
1. CÔNG THỨC 1 : CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH ĐỜM LÊN MIỆNG NGUY HIỂM
Rút đọt cao non, đâm cho nát, để chút phèn, rơ miệng cho đờm vọt ra thì sẽ hết. Nếu gặp trường hợp như vậy nên áp dụng ngay.
1.CÔNG THỨC 2: TRỊ CHỨNG NẤC CỤT
Rễ cau vàng, rễ cau đỏ, rễ dừa lửa, rễ lựu bạch, bốn thứ bằng nhau, sao khử thổ. Sắc 1 chén rưỡi còn lại nữa chén. Chừng uống cho chút đường cát trắng vô, uống nội trong ngày sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 3 : TRỊ ĐAU YẾT HẦU
Lá cúc vàng, hái đâm nhuyễn, đổ vô chút mật ông, ngậm.
Hoặc lá khổ qua, đâm với mật ong, 1 cục phèn phi, đâm, rắc vô nửa muỗng cà phê, ngậm.
1.CÔNG THỨC 4 : VIÊM XOANG ( NƯỚC VÀNG HÔI TANH )
Dây mướp từ khúc gốc lên 4 tấc, đốt thành than, tán bột, mỗi ngày thổi vô lỗ mũi vài lần, làm trong 5-7 ngày sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 5 : THUỐC TRỊ XƯƠNG SỐNG CO GAI
Lấy tròng đỏ hột gà, vạt khế chua vô tròng đỏ, quậy cho đều, uống chừng 7 lần như vậy thì 7 ngày sau, gai sẽ tiêu, rất công hiệu.
1.CÔNG THỨC 6 : TRỊ VIÊM MŨI ĐẠI TÀI ( THUỐC XONG )
Hột nhãn, gọt bỏ vỏ đen, xắt mỏng, phơi khô, sao, tán nhuyễn, xông
mũi.
1.CÔNG THỨC 7 : TRỊ VIÊM MŨI
Lá hay bông cà độc dược, hái phơi khô, xắt như thuốc, vấn hút, hít khói vô, nhiều lần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 8 : THUỐC NHỎ LỖ MŨI
Tỏi sống, đâm cho nhuyễn, pha với nước mưa, lược cho kỹ, ngày nhỏ vài lần, mũi sẽ thông.
1.CÔNG THỨC 9 : TRỊ CON NÍT BỊ ĐẸN ( CÓ HỘT TRẮNG TRONG LƯỠI )
Vỏ con hào, đem phi, tán nhỏ, hòa với dầu dừa, rơ miệng vài lần sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 10 : TRỊ BỊ PHỒNG DA
Chặt trái dừa xiêm, đổ nước ra tô, nhúng bông gòn vô nước dừa đắp trên vết phồng, làm liên tục sẽ tránh được phồng da và mau lành, uống thêm thuốc trụ sinh, ngày 3 lần.
1.CÔNG THỨC 11 : TRỊ LƯỠI ĐEN
Hột me, mài với nưới, lấy chất chát rơ vài lần sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 12 : TRỊ CÚP LƯNG
Cây chuối hột, chặt khúc đuôi, bó lá, chẻ làm đôi, đem nướng cho nóng, để lót khăn lên nằm cho ấm, mỗi ngày làm đôi ba lần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 13 : TRỊ TÉ TỨC, Ứ MÁU BẦM ( NGÂM RƯỢU )
Lá mối, loại lá lớn, bứt luôn cả gốc rễ đem về chặt phơi khô, sao khử thổ, ngâm rượu, uống mỗi ngày 2-3 lần, máu bầm sẽ tan dần hết.
1.CÔNG THỨC 14 : TRỊ BỊ ĐÃ THƯƠNG, Ứ MÁU BẦM
Lấy dái mít, nướng thành than, tán nhuyễn, đỗ nước sôi vào uống, tan dần máu bầm.
1.CÔNG THỨC 14 : TRỊ NỨT CHÂN
Nấu nước cỏ xước, uống thường xuyên sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 16 : TRỊ BỆNH GIỜI ĂN CÙNG MÌNH
Lá mướp đâm, bỏ chút muối, xức vài lần sẽ hết.
1.CÔNG THỨC 17 : THUỐC PHẾT TRỊ PHỎNG LỬA
Dầu dừa, nấu cho thật sôi, bỏ tóc rối vô nấu chung. Lấy lông gà hay bông gòn chấm vô dầu phết cho đều nơi phỏng, 24 giờ sau tự nó sẽ lành và làm mài.
1.CÔNG THỨC 18 : THUỐC UỐNG TRỊ RẮN CẮN
Nửa hột mã tiền sống, mài với nước vo gạo, cạy miệng đổ vô, chừng 15 phút sẽ tỉnh lại. Trước đó cần cột Garô, lấy ống giác hút máu ở vết cắn.
1.CÔNG THỨC 19 : THUỐC ĐẮP TRỊ RẮN CẮN
Đào lấy rễ đu đủ, đâm với muối, đắp chổ rắn cắn, nọc sẽ ra hết. Trước đó, cần cột Garô và hút máu ở vết cắn.
1.CÔNG THỨC 20 : THUỐC UỐNG VÀ RỊT TRỊ RẮN CẮN
Bắt vài con rệp, đem bóp nát, để vô ly, chế chút rượu hay nước cho uống. Bắt thêm vài con nữa, bóp nát, đắp vô chỗ rắn cắn và cột lại. Trước đó, cần cột Garô và hút máu ở vết cắn.
1.CÔNG THỨC 20 : TRỊ PHỎNG CÙNG MÌNH ( THUỐC PHẾT )
Vỏ cây sung, vạt mài với giấm, phết vài lần sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 22 : THUỐC UỐNG TRỊ RA MỒ HÔI, LẠNH 2 CHÂN, UỐNG CHO ẤM LẠI VÀ RÁO MỒ HÔI
Muối hột, chừng vài muỗng canh, đem rang cho nổ lên khói, xúc 1 muỗng nhai từ từ và uống nước nấu chín, nó thuốc vô thân, đi tiểu ra chất độc, chân ấm lại, đổ mồ hôi.
1.CÔNG THỨC 23 : TRỊ MẮC XƯƠNG NHỎ
Lá rau dừa trắng hoặc tím, đâm để chút muối, để vô miệng ngậm và nuốt từ từ, xương sẽ tan dần.
1.CÔNG THỨC 24 : TRỊ SUY DINH DƯỠNG, GẦY ỐM, NƯỚC DA XẤU, ĂN UỐNG KHÔNG NGON
Bột bích chi, đổ trong xoong, xé mật heo, đổ vô bột, ngào lên lửa than cho khô, múc để vô keo, mỗi ngày uống 2 -3 lần.
1.CÔNG THỨC 25 : TRỊ KINH PHONG
Ở thôn quê xa Thầy xa Chợ, trẻ em thường bị chứng kinh phong bất ngờ, thật là khó khăn, vì sự lợi ích chung với tinh thần phục vụ, xin đóng góp cho bà con phương thuốc cứu cấp này để chữa trị trẻ em được bình phục vui chơi.
* Củ thiềng liềng, lùi xắt nhỏ : 3 chỉ
· Củ sả, lùi xắt nhỏ : 10 chỉ
· Thuốc cứu : 15 lá
· Vỏ quít tức trần bì, sao vàng : 1 vỏ
· Rau húng cây : 1 nắm
· Trà tàu : 1 nắm
· Muối hột rang : 1 muỗng cà phê
Các thứ để chung, đổ 3 chén nước lạnh, sắc còn 1 chén để nguội, cho uống từ từ 5 phút 1 lần, chứng kinh phong sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 26 : TRỊ TRÚNG GIÓ, BI ỈA MỬA, VỌP BẺ
o Quế khâu, xắt nhỏ 1 nhúm.
o Gừng nướng, 1 củ bằng tay cái, xắt mỏng.
o Củ cỏ cú , 1 nhúm.
o Hoắc hương, 2 nhúm.
o Vỏ quít, xắt nhỏ 1 nhúm.
o Đường cát, 1 muỗng canh lớn.
Các thứ này đổ chung vô tô, thêm vào nửa xị rượu trắng, đem chưng cách thủy, chế ra cho ấm, cứ 30 phút cho uống 1 lần, mỗi lần 1 muỗng
canh, sẽ bớt ngay. Nếu còn thì tiếp cữ đêm, cách 2 giờ uống 1 lần, không
nên uống nhiều.
1.CÔNG THỨC 27 : TRỊ XÂY XẨM CHÓNG MẶT, ĐI ĐỨNG KHÔNG VŨNG
Giá sống, luộc vừa chín, cho người bệnh ăn với cơm, ăn hằng ngày sẽ khỏi.
1.CÔNG THỨC 28 : THUỐC TRỊ SUY DINH DƯỠNG
Người ốm yếu xanh xao mất máu, mua 1 kgđậu đen lòng xanh, rửa sạch, bỏ sâu mọt, đem chưng cách thủy cho chín rồi đem phơi khô, sao tồn tính, tán thành bột, uống vài lần, trong vòng 10 ngày.
1.CÔNG THỨC 29 : NGƯỜI GẦY ỐM THIẾU MÁU CẦN LÊN CÂN
Cỏ Tây lông ( loại cho trâu ngựa ăn ), lúc đọt non từ ngọn xuống chừng 3 tấc, độ 1 nắm, đâm cho nhỏ, chế nước trái dừa xiêm vô, lược uống 5-10 ngày sẽ có máu và lên cân. Loại này co chất sinh tố bổ dưỡng không kém B1, B6, B12.
1.CÔNG THỨC 30 : THUỐC UỐNG CHO THÔNG KINH MẠCH
Vỏ mảng cầu ta - 100 gram; bìm bìm hắc sửu – 50 gram, sao tồn tính, sắc 3 chén con 1 chén, uống vài thang sẽ trở lại bình thường.
HẾT
CHỮA NGỨA GIA TRUYỀN
Tặng bài thuốc gia truyền điều trị chứng phong ngửa hết sức hiệu
nghiệm để những ai đã bị chứng này! Điều trị đủ các loại thuốc mà
không lành được! Thì nên dùng mà điều trị: Triệu chứng khi bị ngửa.
thời tiết thay đổi. Nắng sang mưa, Mưa sang nắng, hay ăn phải những
thức ăn mát lạnh. Sáng sớm thấy ngửa tay chân mặt mày. Rồi ngứa toàn
thân, càng gãi càng ngứa, ngứa nỗi mận sần sùi đỏ từng vạt da thịt
rát và sần sùi, có người ngứa cả đầu gãi tróc da đầu mà vẫn ngứa:
Thành Phần Bài Thuốc:
1. Kinh giới tuệ: 18g Liên kiều: 18g Sơn chi tử: 18g Bạch cương
tằm: 18g Long đởm thảo: 18g Thuyền thối: 18g Ngưu bàng tử: 18g
Kim ngân hoa: 18g Phòng phong: Sài hồ: 18g Hoàng liên: 18g Sinh
địa: 18g Sa sâm: 18g Phục linh: 18g Xuyên khung: 18g Đương quy:
18g
Bạn cân Bốc mỗi vị đều 18 gam... Độc hoạt: 16g Khương hoạt: 16g Đỗ
trọng: 16g Bạch chỉ: 16g Mỗi vị loại 16 gam! Đại táo 7 quả: Gừng
tươi 3 lát. Mỗi thang sắc 4 nước ngày uống 3 lần sắc (Uống từ 6
đến 9
thang) Lành luôn Bệnh ngứa không tái phát.
CHỮA NGỨA LÂU NĂM
Thể huyết nhiệt, huyết độc gây ra và các bệnh do huyết nhiệt cảm phải
phong tà, gây bệnh ở ngoài da lâu ngày gây ngứa, đau nóng rát, tê bì,
ban chẩu, chảy nước vàng nổi cục, phỏng nốt ở da lâu ngày.
Rất công hiệu và an toàn, tôi đã điều trị nhiều năm và có sự gia giảm
tùy theo bệnh nhân - nam, nữ, già trẻ đều thông dụng.
Bài Thuốc Như Sau:
Dược Liệu:
1.Sinh địa: 20g
2.Địa cốt bì: 16g
3.Huyền sâm: 16g
4.Kinh giới: 12g
5.Hậu phác: 12g
6.Chỉ xác: 12g
7.Ké đầu ngựa: 16g
8.Cam thảo: 8g
9.Sài đất: 16g
10.Liên kiều: 20g
11. Đan bì: 12g
12. Qui vĩ: 12g
13.Thổ phục linh: 16g
14.Kim ngân hoa: 40g
15. Bồ công anh: 30g
16.Tạo giác thích: 12g
17. Đan sâm: 16g
Cách Dùng:
Tùy theo sự gia giảm cho từng bệnh nhân, còn trên đây là đủ căn bản
quân thần tá sứ.
─ Nếu sốt: gia Chi tử.
─ Chảy nước vàng: gia Hoàng bá.
─Nóng nhiều: gia Chi mẫu.
NỔI NGỨA MÀY ĐAY NGOÀI DA
Thành Phần Bài Thuốc:
1.Cam thảo: 8g
2. Xuyên quy: 15g
3. Độc hoạt: 12g
4. Mộc qua: 10g
5. Một dược: 5g
6. Ngưu bàng: 10g
7.
Ngưu tất: 12g
8. Liên kiều: 10g
9. Nhũ hương: 5g
10. Tần giao: 12g
11. Thổ phục linh: 15g
12. Xương truật: 12g
13. Tỳ giải: 12g
14. Phòng kỷ: 12g
15. Xuyên khung: 10g
2. Công năng - Tác dụng:
Khu phong trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, sát trùng tiêu viêm, hành
thủy lợi tiểu, an thần chỉ thống, lưu thông khí huyết, bổ dưỡng huyết,
bổ tỳ vị.
3. Chủ trị:
Ngứa, nổi mề đay ngoài da.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc cho vào siêu sắc 2 lần, mỗi lần sắc đổ vào 500ml nước,
sắc cạn lấy 100ml. Trộn lẫn nước sắc lần 1 với nước sắc lần 2, chia
làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang. XXX. Đơn thuốc trị
phong ngứa
LM Vũ Kim Ng. bị phong, ăn thứ gì cũng bị ngứa, trừ ra chút thịt nạc.
Bị như vậy trên 30 năm. Nay uống đơn thuốc này đã khỏi hẳn, không phải
kiêng ăn uống gì nữa.
* Kinh giới * Liên kiều * Sa sâm * Kiết cánh * Trùng thối (bỏ chân,
đầu, cánh – Tên khác: thuyền thuế) * Ngưu bàng tử * Xuyên khung * Tục
đoạn : đều 3 chỉ
* Phòng phong * Tien ho * Kim ngân hoa * Phục liên * Huỳnh liên *
Đương quy * Sài hồ * Độc hoạt * Khương hoạt * Đỗ trọng : đều 2 chỉ
* Cam thảo: 1 chỉ rưỡi
* Táo: 4 quả
* Gừng: 3 lát
Cách dùng:
Đổ 6 chén, sắc còn lại 1 chén rưỡi. Chia đôi: 3 giờ chiều uống ½, tối
đi ngủ uống ½. Có thể sắc bằng nồi điện (low cooker) để khỏi bị cháy.
Cước chú:
1. Người có bệnh phổi, cấm uống thuốc này
2. Người bị tiểu đ ường, thêm Hoàng cầm 3 chỉ
3. Không phải kiêng cữ gì cả.
CAO TIÊU ĐỘC, SÁT TRÙNG, TAN NHỌT
Lịch sử bài thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân đã áp dụng trên 20 năm.
Bài thuốc
1. Bạch chỉ 2 đồng cân
2. Đương quy 2 đồng cân
3. Xích thược 2 đồng cân
4. Sa sâm 2 đồng cân
5. Nhục quế 2 đồng cân
6. Đại hoàng 2 đồng cân
7. Mộc miết nhân 2 đồng cân
8. Sinh địa 2 đồng cân
9. Nhũ hương 2 đồng cân
10. Một dược 2 đồng cân
11. Hoè chi 1 thước
12. Đào chi 1 thước
13. Hắc lùng 5 đồng cân
14. Hồng đơn (tán mạt)4 lạng
15. Khinh phấn (tán mạt)2 đồng cân
16. Huyết dư (đốt cháy, tán bột)1 lạng
Cách Chế: 13 vị trên thái nhỏ (từ số 1 đến 13) ngâm với 12 lạng dầu đỏ (thầu dầu) mùa xuân ngâm 5 ngày, mùa hạ 3 ngày, mùa thu 7 ngày, mua đông 10 ngày.
Ngâm đủ hạn ngày đêm, đem dun sôi cho khô sác, cháy đen bã thuốc rồi lọc bỏ bã. Xong cho các vị hồng đơn, huyết dư, khinh phấn đã tán mạt vào đun kỹ với dầu thuốc đã lọc, cô mãi cho thành cao. Lúc cô phải quấy luôn tay, khi bắc ra cũng phải quấy cho đến lúc nguội hẳn thì cao mới đều. Khi đã thành cao phiết vào giấy sạch để dán vào chỗ đau.
Cách dùng
Tuỳ theo chỗ đau to nhỏ mà dán cao. Nặng thì ngày thay 2 lá, nhẹ thì ngày thay 1 lá.
Chủ trị
Tan nhọt độc, sát trùng, tiêu độc.
Kiêng ăn: Thịt trâu, tôm, cua, cá, ốc, bún, đậu, rau rút, rau muống.
Không phản ứng.
Kết quả
Đã chữa chừng 400 người.Kết quả 80 %.
SỎI THẬN- SỎI GAN - SỎI MẬT - SỎI ĐƯỜNG MẬT
(Dùng thuốc đông y là cách điều trị ít tốn kém, hạn chế phải phẫu thuật)
I) NGUYÊN NHÂN TẠO SỎI:
1. Tăng Cholesterol lắng đọng tạo Sỏi
2. Trứng Giun + Vỏ xác Giun kết hợp Canxi tạo sỏi
3. Viêm túi mật làm căng giãn ứ đọng dịch mật tạo sỏi
II) TRIỆU CHỨNG:
- Đau bụng vùng hạ sườn phải
- Sốt lạnh run
- Vàng da. Sỏi mật là sỏi nằm trong túi mật. Khi sỏi chuyển động thì gây đau. Mức độ đau phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi.
Viêm túi mật do sỏi, bệnh nhân có sốt, đau vùng hạ sườn phải, sự tiết mật bị trì trệ, phân bạc màu, rối liệu tiêu hóa, da sạm.
III) BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM:
- Viêm phúc mạc mật
- Chảy máu đường mật
- Sốc nhiễm trùng
- Suy thận cấp
- Viêm tụy cấp
- Tử vong
IV) CÓ 4 LOẠI SỎI
1. Sỏi hổn hợp
2. Sỏi Cholesterol
3. Sỏi sắc tố mật + canxium
4. Sỏi cacbonate canxium
V) CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA THUỐC:
Thuốc có tác dụng:
- Tiêu viêm khi có viêm đường mật
- Giãn cơ giảm co thắt đường mật
- Lợi mật, tống mật
- Phá vỡ sỏi và cặn lắng, làm tan sỏi và cặn lắng. Tống sỏi ra khỏi đường mật theo ruột ra ngoài khỏi cơ thể.
Chính vì thế sẽ giảm đau hạ sườn phải, chống vàng da, chữa sốt và làm sỏi mất đi.
VI) CÁCH DÙNG - LIỀU DÙNG:
- Uống 15 viên - 30 viên / 1 lần. Mỗi ngày uống 3 lần.
- Không uống thuốc lúc bụng đói.
- Uống đủ nước hàng ngày.
PHƯƠNG THUỐC CHỮA SỎI MẬT HIỆU NHGIỆM
Thành Phần:
1. Uất kim ( Củ Nghệ tươi ) 50g
2. Chi tử ( Trái Dành dành ) 30g
3. Nhân trần 30g
4. Diệp hạ châu ( Cây chó đẻ ) 20g
5. Sài hồ 15g
6. Hoàng bá 15g
7. Kim tiền thảo 20g
8. Chỉ xác… 20g
9. Râu bắp 15g
10. Rễ Dứa gai 30g
11. Râu mèo 20g
12.Biển súc ( Rau đắng biển tươi ) 30g
NƯỚC NHỨT:Sắc 4 chén còn 8 phần chén,
NƯỚC NHÌ: Đổ 2 lít nước nấu sôi dùng làm nước khi khát uống
Mỗi ngày một thang, uống liên tục 7 ngày nghỉ hai ngày và cứ thế tiếp
tục uống đến khi siêu âm không còn sỏi...
Vì sỏi mật dễ tái tạo nên lâu lâu uống vài thang thì sỏi sẽ không tái
tạo được...
Bài thuốc làm tăng cường chức năng gan, tăng vận động đường mật, giúp
kháng khuẩn, kháng viêm, nhuận trường, lợi tiểu và làm giảm nhanh các
triệu chứng đau, sốt, vàng da. Đây là giải pháp toàn diện để tháo gỡ
những vấn đề nan giải trong điều trị bệnh.
VII) KIÊNG CỬ: Rượu. Bia. Đồ ăn cay nóng.
- Hạn chế mỡ động vật như bò, heo. Hạn chế ăn nội tạng động vật.
- Giảm thức ăn, uống giàu Canxi trong thời gian điều trị với những người không có chỉ định dùng Canxi: Sữa giàu canxi, tôm, tép, cua, ốc, nghêu, sò, trứng..
TRỊ SỎI MẬT TỪ ĐÔNG Y
Sỏi mật là sỏi nằm trong túi mật. Khi sỏi chuyển động thì gây đau. Mức độ đau phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi.
Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc hữu hiệu, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.
Viêm túi mật do sỏi, bệnh nhân có sốt, đau vùng hạ sườn phải, sự tiết mật bị trì trệ, phân bạc màu, rối liệu tiêu hóa, da sạm.
Bài 1: Hạ liên châu 16g, nhân trần 16g, đại hoàng 6g, chỉ xác 8g, đan bì 10g, chi tử 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, trinh nữ 16g, râu ngô 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, tăng tiết dịch mật, bài thạch.
Bài 2: Lá và cây cối xay 20g, kim tiền thảo 20g, lá tre 12g, hương nhu trắng 12g, xấu hổ 20g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đinh lăng 20g, biển súc 16g, đại hoàng 6g, đương quy 12g, thục địa 12g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, thông mật, bài thạch, giảm đau.
Trường hợp sỏi làm tắc ống dẫn mật, gây ứ mật, đau đớn dữ dội, da vàng, tiểu vàng, bệnh nhân đau tăng, nằm ở tư thế “cò súng”.
Bài 1: Lá đinh lăng 30g, nhân trần 30g, chỉ xác 20g, trần bì 20g, cát căn 16g, rễ xấu hổ 20g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, cách nhau 20 phút.
Bài 2: Kê nội kim (sao vàng) 12g, thài lài tía 20g, đinh lăng 20g, rễ bí đỏ 20g, bạch mao căn 20g, kim tiền thảo 30g, nhân trần 16g, chi tử 10g, chỉ xác 12g, trần bì 12g. Đổ nước 3 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, uống trong ngày.
Bài 3 (trà dược): Kim tiền thảo, nhân trần, lá đinh lăng, hương nhu trắng, bạch mao căn, cỏ mần trầu, rau má mỗi vị 200g. Các vị rửa sạch, cắt ngắn phơi khô, trộn đều, bảo quản cho thật tốt, tránh mốc, tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g hãm với nước sôi vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày, trà này dùng thường xuyên có tác dụng chống viêm, bài thạch, lợi mật, lợi gan. Bệnh nhân có tiền sử sỏi mật, viêm ống dẫn mật, thiểu năng gan, gan nhiễm mỡ nên dùng.
Theo SKĐS
CHỮA SỎI THẬN VÀ SỎI MẬT VÀ SỎI BÀNG QUANG
Dược Liệu:
1. Sa Tiền Tử: 20g
2. Lá Bầu Tươi: 50g
3. Kim Tiền Thảo: 30g
4. Quả Sung Khô: 20g
5. Dâu Ngô: 40g
6. Hạt Chuối Hột: 30g
7. Hải Kim Sa: 20g
8. Dâu Mèo: 20g
9. Uất Kim: 15g
10. Cù Mạch: 10g
11. Đại Hoàng: 10g
12. Hoàng cầm: 12g
13. Rau Ngổ Khô: 30g
Cách Dùng: Bạn tìm đủ 13 Vị thuốc trên. Bạn sắc đun cùng 1 Lít nước uống, thay nước hàng ngày. Hoặc mỗi 1 ngày 1 thang.
CÂY NGỌA TÙNG- CHỮA SỎI THẬN Ngọa tùng còn gọi là Tùng sà,Thủy tùng(khác với cây thủy tùng gọi là thông nước có nhiều ở Dalat) từ lâu được dùng làm cây hoa kiểng vì cây có lá và thân hình đẹp.
Trong 1 dịp tình cờ tôi có nghe một người nói là có thể dùng làm thuốc trị bệnhsạnthận.Sau 1 thời gian nghiên cứu thử nghiệm tôi đã áp dụng thành công với việc kết hợpNgọatùng và cây Râu mèo đểchữasạnthậnrất hiệu quả.
Cách dùng như sau :
-Ngọatùng dùng cả cành lá thái khúc,phơi khô,sao lấy thổ(tức là khi thuốc khô đem rang nhỏ lữa đến khi thuốc vừa vàng đổ xuống đất dùng thau úp lại)
-cây Râu mèo cũng thái khúc phơi khô(không cần sao lấy thổ) hoặc có thể mua dễ dàng ở các tiệm thuốc đông dược.
+Mỗi ngày dùng mỗi loại 1 nắm lớn cho nước vào sắc uống hoặc nấu nước uống thay nước lạnh mỗi ngày
+Uống liên tục từ 7 ngày trở lên đi xét nghiệm ,kiểm tra kết quả.
+Trong lúc dùng thuốc cần ăn uống nhiều loại thực phẩm lợi tiểu và mát như: rau
má, nước dừa,rễ tranh…để mang lai kết quả tốt nhất.
Bài thuốc đã áp dụng thành công trên nhiều người trong thời gian dùng thuốc từ 7-30 ngày mà không cần dùng thuốc gì khác,hiệu quả nhất là dạng sỏi từ 10mm trở lại.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG BÁO TRƯỚC BỊ LIỆT 1/2 NGƯỜI
( BÁN THÂN BẤT TOẠI) VÀ MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA
Cụ Vương Thanh Nhậm một Danh y có tiếng đời nhà Thanh, cụ sinh năm 1768 mất năm 1831, còn có tên là Toàn Nhậm, tên tự là Huân Thần, người trấn Trực lệ, huyện Ngọc điền, tỉnh Hà bắc Trung Quốc cụ để lại cho đời sau cuốn Y LÂM CẢI THÁC (cải chính những sai lầm của nghề y ) là 1 trong số các bộ y thư rất nổi tiếng, trong tác phẩm của mình cụ đã chỉ ra nhiều những thiếu sót và sai lầm mang tính giáo điều, chủ quan, thiếu thực tế của các sách vở tài liệu y học cổ đại.
Trong phần bàn đến bệnh BÁN THÂN BẤT TOẠI cụ đã chỉ ra một số triệu chứng báo trước. Tôi xin mạn phép cụ chép ra đây để mọi người cùng tham khảo;
" Có người hỏi: Sau khi nguyên khí đã suy, nhưng chưa đến nỗi bị bệnh bán thân bất toại, thì người bệnh có biểu hiện gì về hư chứng ra bên ngoài không?
Tôi (Vương thanh Nhậm) trả lời rằng: Tôi hàng ngày chữa bệnh này rất nhiều, cho nên hiểu bệnh này rất là rõ ràng. Mỗi khi chữa bệnh này, sau khi bệnh nhân đã khỏi thì hỏi bệnh nhân xem những triệu chứng trước khi họ bị bệnh thế nào, thì thấy rằng có rất nhiều hiện tượng báo trước, tôi sẽ kê ra một số hiện tượng sau đây:
- Có người trả lời rằng đôi khi họ thấy trên đầu choáng váng xây xẩm mặt mày
- Có người thì trả lời họ vô cớ thấy trên đầu mình như có 1 vật gì đó làm cho đầu nặng trĩu xuống
- Có người thì vô cớ thấy trong tai như có tiếng gió thổi
- Có người tự nhiên thấy trong tai như có tiếng ve sầu kêu
- Có người tự nhiên nghe thấy trong tai như có tiếng ve sầu kêu
. - Có người lại thấy ngấn thịt dưới mi mắt của mình tự nhiên vô cớ mà cứ máy động và co giật
- Có người thì lại thấy một con mắt của mình tự nhiên cứ dần dần nhỏ lại hoặc đờ đẫn ra
- Có người thì thấy bỗng nhiên như nhìn thấy trước mặt mình có 1 cơn gió xoáy
- Có người thì mỗi khi thở hít, lại thấy trong mũi của mình giống như là hít vào một luồng khí lạnh
- Có người thì thấy môi trên và môi dưới của mình cứ thay nhau co rút lại và co giật một cách khác thường
- Có người tự nhiên thấy rằng khi ngủ là miệng cứ tự nhiên chảy rãi ra mà ko làm sao cầm lại được
- Có người bình thường rất thông minh, chợt bỗng thấy giảm trí nhớ, nói năng ko đầu ko đuôi hàm hồ lẫn lộn
- Có người vô cớ tự nhiên cảm thấy khó thở
- Có người tự nhiên thấy 1 hoặc 2 bên tay của mình bị run
- Có người tự nhiên thấy ngón đeo nhẫn của mình ngày nào cũng có một lúc nào đó bất chợt co lại mà ko làm sao duỗi ra được
- Có người thấy ngón tay cái của của mình vô cớ cứ động đậy
- Có người thấy cánh tay của mình tự nhiên như tê dại đi
- Có người lại thấy một chân của mình bỗng nhiên đờ ra
- Có người tự nhiên thấy da thịt của mình co giật, các kẽ móng tay cứ như có một luồng khí lạnh
- Có người thấy chân mình vô cớ mà cứ như bị chuột rút, đi lại khập khiễng hết sức khó khăn
- Có người thấy vùng quanh cổ chân như ko có sức lực, bàn chân như muốn lật ra ngoài
- Có người lại cảm thấy trong vùng ngực lắm khi như bị cái gì đè nén xuống, cảm thấy gần như nghẹt thở
- Có người thì thấy tim đập nhanh khác thường
- Có người trong khi ngủ bỗng thấy thân thể của mình trở nên nặng nề..v.v...
Tất cả những triệu chứng đó đều là những triệu chứng báo trước rằng nguyên khí trong thân thể đang dần dần bị suy yếu. Nhưng tất cả những triệu chứng đó đều không đau, không ngứa, không nóng, không lạnh, không cản trở tới ăn uống đi lại sinh hoạt nên người ta rất dễ sơ xuất mà bỏ qua.
BÀI THUỐC TRỊ BÁN THÂN BẤT TOẠI ( liệt 1/2 người)
BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG ( tác giả Vương Thanh Nhậm)
Bổ dương hoàn ngũ, Xích thược, Khung
Quy vĩ thông kinh, tá Địa long
Tứ lạng Hoàng kỳ vi chủ dược
Huyết trung ứ trệ dụng Đào, Hồng
Bài thuốc đơn giản chỉ gồm 7 vị thuốc nhưng tác dụng của nó thật kỳ diệu, tôi thường xuyên sử dụng bài thuốc này gia giảm để chữa những chứng bệnh và các triệu chứng đã nêu trong bài viết trước đó, chỉ cần 3-5 thang thuốc là bệnh khỏi, ngoài ra còn dùng để chữa di chứng tai biến não bị liệt 1/2 người rất hay, người nhẹ cũng chỉ cần 3-5 thang thuốc là có thể tự đi lại được, người nặng cũng 10-15 thang thuốc là ổn định. Khi lập ra phương thuốc này cụ có lưu ý: sau khi bệnh đã ổn định thì mỗi tháng uống vài thang thuốc, hoặc mỗi năm vài lần thì suốt đời không lo bệnh tái phát. Tôi đã theo dõi những bệnh nhân mà mình điều trị thì quả đúng như vậy.
Kinh nghiệm của tôi là: ngoài bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ ra mọi người nên thường xuyên uống bài thuốc : BÁT TIÊN TRƯỜNG THỌ HOÀN ( Tám vị thuốc có tác dụng như thần tiên, uống lâu sẽ trường thọ).
Bài Thuốc Gồm:
1. Thục địa 32g
2. Sơn thù nhục 16g
3. Sơn dược ( hoài sơn) 16g
4. Đan bì( đơn bì) 12g
5. Trạch tả 12g
6. Phục linh 12g
( đây là nguyên bài Lục vị hoàn gia thêm Mạch môn, Ngũ vị tử nữa)
7. Mạch môn đông 16g
8. Ngũ vị tử 4-6g
Ngoài hai bài thuốc trên thì mọi người nên lưu tâm tới bài LỤC VỊ HOÀN và BÁT VỊ HOÀN ( Bài Lục vị gia thêm Quế nhục ( hoặc Quế chi) và Phụ tử). Lục vị và Bát vị là hai bài thuốc bổ Thận âm ( lục vị) và bổ Thận dương ( bát vị ). Theo lý luận của Đông y thì Thận ( tiên thiên) là gốc của sự sống, Thận sinh tinh ( nam) với nữ thì là noãn và tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy sinh huyết ( nuôi dưỡng huyết là tinh hoa của thủy cốc ( cơm ăn, nước uống. hàng ngày) Thận tốt lên thì sự sống được tăng thêm tuổi thọ. như vậy chẳng tốt sao?
Sinh thời cụ Hải Thượng Lãn Ông LÊ HỮU TRÁC rất tâm đắc với hai bài LỤC VỊ và BÁT VỊ ( cụ đã viết trong cuốn Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh ) cụ gia giảm hai bài thuốc này để ngoài việc bồi bổ Thận còn dùng để chữa hàng trăm chứng bệnh khác nhau.
Vài điều tâm đắc trong quá trình chữa bệnh, mong được trao đổi với bạn bè và đồng nghiệp, chỗ nào chưa chuẩn xin được thỉnh giáo và cảm ơn.
Theo: Thầy Phúc Lâm Đường
BỆNH THẬN: SUY THẬN- VIÊM THẬN- THẬN NHIỄM MỠ
BỆNH THẬN- SUY THẬN- VIÊM CẦU THẬN- THẬN HƯ NHIỄM MỠ
VIÊM CẦU THẬN
KHÁI QUÁT CHUNG
Viêm cầu thận là bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm của các tiểu cầu thận và mạch máu nhỏ trong thận. Bệnh có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với hội chứng thận hư. Như ta đã biết thận bao gồm hàng nghìn những đường niệu mạch máu nhỏ. Mỗi một cái như vậy được gọi là một tiểu cầu mạch. Mỗi tiểu cầu này lại nối với một ống gọi là tiểu quản. Mỗi một tiểu cầu nối với tiểu quản sẽ là một ống sinh niệu. Trong mỗi một quả thận có khoảng 1000 ống sinh niệu như vậy. Tiểu cầu thận làm nhiệm vụ lọc máu, mỗi ngày máu đưa tới thận 150 đến 250 lít. Bình thường màng của cầu thận chỉ cho nước và các chất có phân tử lớn thoát khỏi mạch máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, protein, đường, mỡ... được giữ lại. Sau đó các chất độc hại và nước dư thừa sẽ đi qua tiểu quản và thành nước tiểu. Khi một người bị bệnh về tiểu cầu thận, nghĩa là những tiểu cầu của bệnh nhân không còn hoạt động tốt nữa. Các chất thải độc hại sẽ tích tụ làm cơ thể bị ứ nước; hậu quả là mặt, chân, tay của bệnh nhân sẽ bị sưng phồng. Tế bào cầu thận bong ra và không có khả năng giữ lại các chất như protein, mỡ, bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu. Đây là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán là viêm cầu thận.
DẤU HIỆU VIÊM CẦU THẬN
Triệu chứng Viêm cầu thận phụ thuộc vào từng thể bệnh và sự tiến triển cấp hay mạn tính. Các triệu chứng chung có thể bao gồm: nước tiểu sẫm màu, có bọt (do dư thừa protein); tăng huyết áp; phù; mí mắt sưng; mệt mỏi; đau nhức các khớp; thiếu máu; đi tiểu ít hơn bình thường, đau ê ẩm ở vùng thắt lưng đặc biệt là khi ngồi lâu.
PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
- Bệnh mỏng màng đáy cầu thận: Là bệnh di truyền gen trội với biểu hiện lâm sàng là tình trạng đái máu đại thể dai dẳng. Tổn thương được xác định bằng sinh thiết thận và soi trên kính hiển vi điện tử thấy màng đáy cầu thận mỏng hơn bình thường.
- Bệnh cầu thận tiến triển chậm: Viêm cầu thận tổn thương tối thiểu: loại bệnh này chiếm tới 80% hội chứng thận hư ở trẻ em và 20% ở người lớn. Điều may mắn là thể bệnh này đáp ứng điều trị tương đối tốt. Hơn 90% trẻ em khỏi bệnh sau 3 tháng điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh ở người lớn là 80%.
- Xơ cứng cầu thận từng ổ, từng đoạn (viêm cầu thận ổ): có thể nguyên phát hay thứ phát trong các bệnh lý như viêm thận ngược dòng (do nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu), hội chứng Alport (viêm cầu thận, tổn thương thính giác, thị giác), lạm dụng heroin, HIV. Biểu hiện của bệnh như một hội chứng thận hư với suy thận ở nhiều mức độ, tình trạng xơ cứng chỉ xảy ra ở một số vị trí nhất định. Tổn thương tiến triển chậm dẫn đến suy thận và đáp ứng kém với điều trị corticoid.
- Viêm cầu thận màng: Là thể bệnh hay gặp ở người lớn. Biểu hiện lâm sàng là sự kết hợp triệu chứng của cả viêm cầu thận và hội chứng thận hư. Thường vô căn nhưng cũng có thể kết hợp với một số bệnh như viêm gan, sốt rét, ung thư phổi và ruột. 1/3 số bệnh nhân tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối. Điều trị corticoid cũng được sử dụng như một nỗ lực để hạn chế sự tiến triển của bệnh.
- Một số bệnh lý khác gây tổn thương thận: Tăng huyết áp, bệnh thận do tiểu đường. Bệnh tiến triển thường chậm và phụ thuộc vào việc điều trị nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy việc xét nghiệm nước tiểu để phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng.
- Bệnh thận IgA: Đây là nguyên nhân gây viêm cầu thận hàng đầu ở người lớn, nam mắc nhiều hơn nữ. Đặc thù của bệnh này là sự xuất hiện thường xuyên hồng cầu trong nước tiểu. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 24 - 48 giờ sau một nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Tổn thương trực tiếp cầu thận do sự lắng đọng IgA trên màng đáy. Tiên lượng bệnh rất khác nhau, khoảng 20% bệnh nhân sẽ tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.
- Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn: Có thể xảy ra với nhiều loại nhiễm khuẩn, nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là sau nhiễm liên cầu nhóm D, đặc biệt là Streptoccocus pyogenes. Bệnh xuất hiện sau các nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da khoảng 10 - 14 ngày. Chẩn đoán dựa vào việc khai thác tiền sử nhiễm liên cầu trước đó. Các test huyết thanh chẩn đoán liên cầu rất hữu ích để cung cấp thêm bằng chứng. Sinh thiết thận hiếm khi được đặt ra. Được điều trị đúng cách, bệnh thường tiến triển tốt và khỏi bệnh trong 2 - 4 tuần.
- Viêm cầu thận tăng sinh màng/viêm cầu thận tăng sinh gian mạch: Bệnh có thể tiên phát hoặc thứ phát sau lupus ban đỏ, viêm gan virut. Người ta nhận thấy các tiểu cầu thận có hiện tượng tăng sinh tế bào bất thường cả ở màng đáy, mao mạch và khoảng gian mạch. Biểu hiện bằng tình trạng thận hư, viêm thận và tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối là điều không tránh khỏi.
- Viêm cầu thận tiến triển nhanh: Thể bệnh này có tiên lượng xấu. Bệnh tiến triển nhanh chóng đến suy thận giai đoạn cuối trong vòng vài tuần. Corticoid có thể được sử dụng nhưng hiệu quả không thực sự rõ ràng. Bao gồm các nguyên nhân sau: Viêm cầu thận tế bào hình liềm (tổn thương cầu thận kết hợp với viêm thận kẽ. Bệnh xuất hiện sau viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Chụp Immunofluorescen cho thấy hình ảnh những tế bào hình liềm xuất hiện cả ở tiểu cầu và khoảng gian mạch. Hội chứng goodpasture (một loại bệnh tự miễn dịch). Người ta phát hiện kháng thể kháng màng đáy ở thận và phổi. Vì thế biểu hiện lâm sàng của bệnh ngoài triệu chứng của viêm cầu thận còn có triệu chứng của tổn thương phổi như ho ra máu; Các bệnh lý tổn thương mạch máu (điển hình là viêm nhiều động mạch (polyartritis) và U hạt Wegener. Chẩn đoán dựa vào sự xuất hiện kháng thể kháng tế bào chất của bạch cầu trong máu).
- Viêm cầu thận mãn là một hội chứng bao gồm: Tiểu ra máu và tiểu ra chất đạm kéo dài.Chức năng của thận bị suy giảm từ từ. Nguyên nhân của suy thận mãn có thể do bị mắc bệnh viêm cầu thận cấp lúc 8 tuổi và tiến triển dần đến viêm cầu thận mãn. Thông thường viêm cầu thận mãn tiến triển âm thầm, bệnh nhân có thể được phát hiện tình cờ qua khám sức khoẻ định kỳ hoặc do một bệnh khác, thử nước tiểu thấy có đạm, có máu, đo huyết áp thấy tăng. Nặng hơn bệnh nhân có thể nhập viện vì hội chứng suy thận mãn như: tăng huyết áp, phù, thiếu máu, đo lượng uré trong máu thấy cao. Ngoài ra viêm cầu thận mãn thường xảy ra sau một đợt cấp của bệnh nhân đã có viêm cầu thận mãn.
ĐIỀU TRỊ
- Kiểm soát huyết áp ổn định tốt, làm giảm lượng đạm trong nước tiểu, làm việc nhẹ.
- Tránh bị nhiễm trùng như giữ vệ sinh sạch sẽ, mang khẩu trang khi ra đường, giữ ấm khi trời lạnh…
- Tránh dùng các thuốc độc cho thận như kháng sinh họ Aminoglycosides (như Gentamycine, Steptomycine…), kháng viêm không phải corticoid (như Iboprofen, Diclofenac…).
- Nếu đã dẫn đến suy thận giai đoạn cuối thì phải chạy thận nhân tạo, ghép thận.
PHƯƠNG PHÁP HAY ĐIỀU TRỊ VIÊM CẦU THẬN
Xin giới thiệu với bạn đọc bài thuốc Đông y Gia truyền đã đem lại cuộc sống mới cho rất nhiều bệnh nhân. Bài thuốc là sự tổng hợp nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên của núi rừng Việt Nam có tác dụng: trị viêm loét, diệt nấm, diệt các vi sinh vật gây hại cho thận, phục hồi và tăng cường chức năng thận, tăng sức đề kháng và lọc các độc tố trong cơ thể. Các vị thảo dược bao gồm:
Bài thuốc nam này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài thuốc rất quí, bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định “giải mã” với suy nghĩ cứu người là trên hết.
Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm :
1- Rễ cây Chuối tiêu(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)
2- Rễ cây Dừa ( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )
3- Rễ cây Cau ( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )
4- Rễ / lá của cây Lá Gai (Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae
5- Rễ cây Dứa (Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại – Pandanaceae.
6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm ( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )
7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )
8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằm Moraceae)
9- Cây Tầm gửi ( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)
10-Cây Bìm bìm khu chén ( họ bìm bìm- Convolvulaceae )
11-Cây Nàng nàng ( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)
12-Cây Sả ( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )
13-Cây Thạch xương bồ ( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )
14-Cây Rau răm ( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)
15-Cây Mã đề -Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae
16- Râu bắp ( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)
17- Vỏ quả bưởi (bòng) Tên khoa học Citrus maxima, họ cam quit
Thêm : bệnh nhân Nam thêm Vỏ quít – bệnh nhân Nữ thì thêm Cỏ cú
(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì – Nam không thể thiếu vỏ quit .Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)
Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.
Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) .
Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10gr)
Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ… mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày.
Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn
Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.
Đối với những bệnh nhận suy thận đã chuyển sang giai đoạn chạy thận có thể dùng bài thuốc nầy để chữa trị tiếp tục, hiệu quả đã được kiểm chứng thực tế.
Các loại thảo dược đã được đề cập trong bài thuốc đều là các cây có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thức ăn ,thức uống cho người nên rất an toàn cho người sử dụng.
Món ăn bài thuốc cho người bệnh thân.
* Canh đậu phộng và tỏi
- Tác dụng: kiện tỳ, khử thấp, tiêu thũng, giải độc, thích hợp cho người bị phù thũng do bệnh thận, tỳ hư thấp thanh, triệu chứng thường thấy: tứ chi nặng nề, chi dưới sưng phù, ăn uống không ngon, tinh thần mệt mỏi, khó tiểu
- Nguyên liệu: đậu phộng hạt 150g, tỏi lớn 100g.
- Cách làm: Đậu phộng rửa sạch. Tỏi lột vỏ, rửa sạch. Cho cả 2 vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, dùng lửa lớn nấu sôi, bớt lửa hầm đến khi đậu phộng mềm rụt, nêm gia vị là được.
- Món này chia ra dùng hết trong ngày.
* Cháo phục linh, đậu đỏ
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: phục linh 25g, đậu đỏ 30g, táo lớn 10 quả, gạo 100g.
- Cách làm: Ngâm đậu đỏ nửa ngày, vớt ra rửa sạch, cùng phục linh, táo và gạo nấu cháo.
- Món này ăn thay cơm sáng và tối, nên ăn nóng.
* Cháo đậu đỏ, rễ tranh
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị bệnh thận
- Nguyên liệu: rễ tranh tươi, đậu đỏ, gạo mỗi thứ 200g.
- Cách làm: Rễ tranh rửa sạch, bỏ vào nồi thêm vào lượng nước thích hợp nấu lấy nước bỏ bã. Gạo và đậu đỏ vo sạch, đổ nước rễ tranh vào nấu cháo.
- Món này chia 3 - 4 lần ăn hết trong ngày.
* Cháo ngô, đậu cô ve, táo
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: hạt ngô, táo lớn mỗi thứ 50g, đậu cô ve 25g.
- Cách làm: Đậu cô ve rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng với ngô và táo nấu cháo.
- Món này mỗi ngày ăn 1 lần.
BÀI THUỐC CHỮA SUY THẬN THỨ 2
Bài thuốc đã cống hiến cho Hội đông y tỉnh Bắc Giang, đăng trên tạp chí đông y Bắc Giang.
Hội chứng thận hư có các triệu chứng như: phù mặt phù chân có thể phù toàn thân
tiến triển nhanh và nặng. Ngoài ra con có các triệu chứng như người mệt mỏi da xanh, đái ít.....
Tây y điều trị gặp rât nhiều khó khăn và hạn chế. Đông y điều trị bệnh này rất hiệu quả, đem lại hạnh phúc cho bệnh nhân. Sau đây là bài thuốc nam điều trị:
Thành Phần:
1. Vỏ Rụt ( mộc hương nam ) 15g
2. Lá Hồng Pháp: 20g
3. Na Rừng: 15g
4. Thân Rễ Cây Găng Gật: 12g
5. Vỏ Vối Rừng: 12g
6. Bạch Truật: 12g
7. Can Khương: 08g
8. Trần Bì: 08g
9. Xa Tiền Tử: 12g
10. Phụ Tử Chế: 04g
11. Tua Đa Lông: 10g
CÁCH DÙNG: Sắc uống ngày 1 thang mỗi thang sắc 3 lần, uống khoảng 5 thang sẽ giảm phù. Một liệu trình là 20 thang.
Lục Vị Hoàn và Bát Vị Hoàn
Bài Thuốc Bổ Thận Âm và Thận Dương
Bài Bổ Thận Âm LỤC VỊ HOÀN
1. Thành phần
Thục địa 8 lạng; Sơn thù 4 Sơn dược 4
Mẫu đơn bì 3; Trạch tả 3; Phục linh 3
Các vị tán nhỏ trộn với Thục địa cho mật ong vào viên bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 70-80viên, với nước muối nhạt, nên uống khi đói lòng, uống xong ăn thức ăn nhẹ để chận lên làm cho thuốc không ở mãi trong dạ dày mà đi thẳng xuống hạ tiêu để tả khí xung nghịch
Lục vi hoàn - lục vị địa hoàng hoàn
2.Phân tích Bài thuốc Lục vị hoàn
Thục địa: Tư âm trấn kinh là quân
Sơn thù: Dưỡng can nhiếp tinh; Sơn dược: Kiện tỳ cố tinh, hai vị là thần
Trạch tả: Thanh tả thận hỏa
Đan bì: thanh tả can hỏa
Phục linh: Đạm thẩm lợi thấp. Ba vị này là tá và sứ
Ba vị đầu có tác dụng bổ, ba vị sau có tác dụng tả. Bài thuốc vừa bổ âm, giáng hỏa chữa chứng âm hư sinh nội nhiệt
3.Tác dụng
Chữa chứng can thận bất túc, chân âm suy tổn,tinh khô huyết kém. Lưng đau chân nhức, di tinh ỉa ra máu, tiêu khát, lâm lịch bí đái, khí bị vít lấp, đờm dãi, mắt mờ, mắt hoa, tai ù, tai điếc, khô cổ, đau họng với các chứng thận hư phát sốt, đổ mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, ỉa ra máu, mất máu, thủy tà dồn lên thành đờm( bệnh lâu ngày, âm hỏa bốc lên, tân dịch sinh đờm mà không sinh huyết nên làm mạnh chân thủy để chế bớt tướng hỏa thì đờm tự nhiên tiêu), thủy hư huyết hư phát sốt , ho hen khát nước( thận hư thì đưa nhiệt lên phổi mà sinh ho hen, ấn mạnh đến xương thì nóng bỏng tay) hoặc thận âm suy tân dịch không giáng xuống được, hư hỏng vẩn đục mà thành đờm, hoặc đến nỗi ho xốc hoặc đầu choáng váng( dâm dục quá độ thận khí không thể trở về nguyên chỗ đó là khí hư mà đầu choáng váng, thổ huyết, băng huyết, rong huyết, can không giữ được huyết đến nỗi huyết chạy càn bậy, đó là chứng huyết hư mà đầu choáng váng).
Lại chữa chứng tiểu tiện không rốn được, thận hư sinh khát, mất tiếng, răng không chắc, đau răng vì hư hỏa, buồn phiền vật vã vì huyết hư, lưỡi khô đau, gót chân đau, các chứng ghẻ lở ở hạ bộ, các chứng hư thũng ở đầu mắt, phàm các bệnh sốt ở rẻ em mà theo loại chứng dương đều chữa được rất tài, nên bảo rằng” làm mạnh chủ thủy để chế bớt dương quang” là thế
4. Công năng bài Lục vị
Bài Lục vị chuyên bổ thận thủy, bài bát vị đã bổ thận thủy lại bổ cả tướng hỏa, người trẻ thủy suy hỏa vượng nên dùng Lục vị, người già thủy hỏa đều suy kém nên dùng Bát vị. Huống chi tuổi già, chân thủy ở thận đã hư, tà hỏa nhân đó lấn vào mà làm hư nhiệt, tiêu khát, tiểu tiện không rốn được lên lịch bí đái, không có Quế phụ để ôn tán liệu có được không. Người ta sợ nóng nhưng không biết thứ hỏa bổ ấy là nguyên khí chân dương. Nguyên khí của chân dương khi đã hồi phục được thì hư hỏa tà âm ế phải tiêu trừ đi, thật là thuốc thánh để chữa chứng thủy tràn lên thành đờm, phương thần để chữa chứng huyết hư phát nóng, duy tư dưỡng phần âm mà hỏa tự nhiên xuống, chứ bất tất phải giáng hỏa. Như vị thục địa tính ấm, đơn bì tính mát, Sơn dược tính săn chắc, Bạch linh tính thẩm thấu, Sơn thù tính thu, Trạch tả tính tả bài thuố đã bổ thận lại kiêm cả bổ tỳ. Sách “ Bổ ích tỳ vị để bồi bổ cho mẹ của vạn vật: thu tinh khí bị hư hao lại, nuôi khí tư dưỡng thận, chế hỏa lợi thủy, khiến cho bộ máy thông lợi mà tỳ thổ khỏe chắc, thật là có bổ có tả để thành công bình bổ, rõ là phương thuốc hay xưa nay không thay được”
5.Ý nghĩa BT
Đó là phương thuốc thuần âm, vị trọng mà nhuận hạ
Thuần âm là khí của thận, vị trong là chất của thận, nhuận hạ là tính của thận, không dùng bài này thì không thể khiến cho thủy về đúng nguyên chỗ của nó. Trong đó chỉ có thục địa là đầu vị của tạng này còn 5 vị kia dùng để giúp sức. Sơn dược là thuốc âm kim. Quẻ cấn biến trong quẻ khảm, rắn đọng mà sinh kim cho nên vào thủ thái âm làm vinh nhuận da dẻ, thủy phát từ nguồn cao cho nên khơi thủy phải khơi từ núi, vị sơn dược làm cho thái âm thổ bền chắc để làm nguồn của thận thủy, thủy thổ hợp thành mộ khí thẳng xuống dưới rốn, như vậy Sơn thù là thuốc âm mộc, can thận đều ở dưới mượn chất chua chat để thu liễm sự an tràn, thủy hỏa lên xuống tất phải do kim mộc làm đường lối cho nên cùng với sơn dược làm chủ đi xuống bên tả bên hữu để giữ khởi thấm ra, 2 vị ấy không tách rời nhau
Đơn bì là thuốc của Thủ túc quyết âm, thiếu âm đưa được tâm hỏa xuống bàng quang, thủy hỏa sánh đôi, tả tâm bổ thận; lại có thêm vị phục linh thẩm thấp để đưa dương xuống, Trạch tả mặn tiết để đưa âm xuống, nào khơi nào tháo, làm cho nước không chỗ nào không chảy vào bể. Ấy là ý nghĩa mầu nhiệm về chế phương này. Một thuyết nói: “ Trạch tả tả thủy ở bàng quang mà tai mắt được sáng suốt, sáu kinh đều chữa cả mà chuyên chú công dụng về can thận, không thiên lệch về hàn táo mà bổ được âm, hêm được huyết”. nếu uống được luôn thì công hiệu khó mà kể cho hết- làm tai tỏ, sáng mắt, ý nói thấm lợi được thấp nhiệt ở hạ tiêu, thấp nhiệt đã hết thì khí trong trẻo đưa dược lên trên cho nên nuôi được 5 tạng, mạnh được âm khí, bổ hư tổn khỏi choáng váng đầu có công năng làm cho tỏ tai sáng mắt, vì vậy cổ phương thường dùng. Người đời nay thường hay ngờ bài này làm cho lòa mắt. Vì uống sai liều lượng, thận thủy lợi quá mà lòa mắt, nếu theo cổ phương phối hợp nhiều ít rất đúng, không thể thêm bớt được.
6.Gia giảm bài lục vị
Thận khí hoàn là bài thuốc bổ thủy vì cho rằng thục địa là thuốc đại bổ tinh huyết nhưng không biết một khi tinh huyết đủ thì chân dương tự nhiên sinh ra, huống chi những vị sơn dược, sơn thù đều làm cố sáp được tinh giữ dược khí; khí là hỏa, hỏa ở trong thủy là chân dương. Bài thuốc này không lạnh không ráo, tính rất bình đạm, rất hay lạ, có gia giảm cũng chỉ nên trong số vài ba bốn vị mà thôi. Ngày nay người ta cứ hay tìm trong bản xem có vị nào bổ thì tùy tiện thêm vào [ không biết rằng] vị đó có bổ nhưng không có tả,[ số lượng] vị khách nhiều hơn vị chủ, thành ra sức thuốc không tập trung, làm cho công dụng bài lục vị bị giảm sút,[ có khi đến mức] không có tác dụng gì nữa. Dùng bài này người đời thường phạm 4 lỗi; không phải là thứ thục của đất hoài khánh thì sức thuốc kém, không được 9 lần chưng, 9 lần phơi thì không chin; ngờ tính nê trệ của thục mà giảm lượng đi làm vị đứng đầu bị kém yếu, cho trach tả chỉ có tính tả mà giảm đi làm cho chức năng của vị “sứ” kém đi.
- Hình thể gầy đen khô khốc thì bội thục địa, khử trạch tả, nếu tiểu tiện không thông lợi thì gia mạch môn, Ngũ vị, nhất thiết cần dùng Trạch tả. Đấy không phải là thủy không lợi mà thực là tinh tự hao kiệt.
- Có chứng sốt âm(sốt về chiều hoặc về đêm hoặc cả ngày đêm nóng hầm hập luôn) thì bội Đơn bì; can hỏa thịnh quá gia Bạch thược(dùng sống), nếu thấy hỏa cháy bốc dữ dội thì gia Tri bá( dùng nước tiểu trẻ em tẩm sao khô); nếu can khí thịnh, can huyết hư, tính nóng vội hay cáu gắt thì giảm Sơn thù, bội đơn bì, gia Bạch thược, Sài hồ
- Tỳ hư kém ăn thì bội Bạch linh, Sơn dược khử Đơn bì
- Huyết hư âm suy bội Thục địa, Sơn thù, gia Lộc nhung
-Thận hư đau lưng mỏi gối thì gia Đỗ trọng, Ngưa tất
- Tinh họa, nhức đầu chóng mặt, tối mắt thì bội thục địa, sơn thù, tinh hoạt quá thì gia phá cố chỉ
- Tiểu tiện hoặc nhiều hoặc ít, hoặc đỏ hoặc trắng thì bội phục linh, nếu tiểu tiện nhỏ giọt thì bội phục linh, Trạch tả kèm thấp nhiệt thì gia chi tử, mộc thông,tiểu tiện đi luôn thì khử Trạch tả gia Ích chí( sao muối 3 lạng) cay nóng để sáp tinh giữ vững khí
- Tâm hỏa thịnh và có ứ nhiệt bội đơn bì, gia Mộc thông
- Tỳ vị hư yếu, da dẻ khô sáp bội Sơn dược
- Đàn bà huyết khô kinh bế,gia Quy, Thược, Nhục quế. Tiểu tiện hoặc đỏ hoặc trắng nhiều , ít bội phục linh
- Các chứng huyết thuộc đại hư của đàn bà cũng nên dùng bài này. Có hư nhiệt thì bội đơn bì, khô kiệt khử trạch tả, bội thục địa, ăn ít thì khử mẫu đơn bì hàn trệ thì gia quan quế, đau nhói thì gia Thanh bì, Nhục quế, sữa không thông thì bội thục địa gia Mộc thông, khử Trạch tả( Trạch tả đã thấm lợi lại tổn thương phần âm mà sữa tức là huyết)
-Các chứng sốt ở trẻ em, bệnh mới mắc hay hư đã lâu, không bệnh nào là không dùng được, thực là thánh dược đối với nhi khoa, nếu hoặc nóng quá thì bội đơn bì, nóng cực độ thì gia Tri bá, nóng và khát thì gia Mạch môn, Ngũ vị, bội Thục địa
- Bụng hư trướng thì thục địa sao khô, bội Linh, Trạch, gia Ngũ vị
- Nóng mà mửa thì gia Ngũ vị, Ngưu tất
- Tỳ hư đi tả và kiết lỵ kéo dài thì gia Thỏ ty, phá cố
- Ỉa mửa do nhiệt gia Ngũ vị
- Nóng rét gia Sài hồ, Bạch thược
- Động kinh phát sốt gia Long đởm thảo, Tần giao, Sài hồ, Bạch thược, Mộc hương
- Can nhiệt bội đơn, thục
- Đau bụng đi lỏng bội Linh, Trạch, bị lâu ngày gia Phá cố chỉ
- Cam mắt gia Sài hồ, Bạch thược, Tật lê, Cúc hoa
- Cam nhiệt bụng to, bắp thịt róc thì Thục địa sao khô, bội Phục linh, Trạch tả, gia Xa tiền, Ngưu tất
- Nóng biến chứng gia Thăng ma
- Các chứng tiên thiên bất túc như chậm biết đi, chậm mọc răng, chậm mọc tóc, chậm biết nói, thóp hở, nghẽo cổ, gù lưng, dô ngực đều nên gia Lộc nhung, Lộc giác giao, nặng lắm thì gia Hà sa
7.Cách dùng thang tống ( giống bài bát vị)
- Dùng nước muối nhạt làm thang tống là vì muối nhuận xuống làm mềm chất rắn, có hư hỏa thì dẫn xuống
- Dùng nước cơm sôi làm thang tống vì nó là chân vị điềm đạm của tỳ, rất chóng sinh ra tinh, có ý nhân bổ thận mà bổ tới cả tỳ
- Dùng nước lã đun sôi làm thang tống vì nó không nhanh không chậm, không nóng không ráo
- Dùng rượu nóng làm thang vì nó dẫn sức thuốc đi rất nhanh, mùa đông có thể ngăn được hàn tà từ bên ngoài
- Dùng bài bổ trung làm thang tất vì có chứng nguyên khí hãm xuống, đã muốn bổ nguồn gốc lại sợ thuốc chạy xuống thái quá, trên hư dưới thực nên phải đưa trung khí lên để nguyên khí ở tam tiêu còn mãi
- Dùng bài Lý trung làm thang tất vì tỳ vị trầm hàn nên trước phải điều lý trung châu rồi mới thông xuống được
- Dùng bài Sinh mạch làm thang là vì kim sinh thủy làm cho mẹ con nuôi nhau, khí của phế dồn xuống thận mà làm vệ khí lại dẫn được xuống 2 tạng kim và thủy để sinh âm
- Dùng bài quy tỳ làm thang là muốn cho tiên thiên thủy hỏa, hậu thiên khí huyết đều được tư nhuận
- Dùng nhân sâm trần mễ làm thang để cho dẫn xuống tỳ thận mà sinh dương khí.
8. Sự cấm kỵ của bài Lục vị
Phàm hỏa hư, tỳ vị yếu dễ đi ỉa chảy thì không nên dùng nhiều
- Người chân âm thịnh, béo trắng, thấy có chứng sốt nóng đấy là thổ hư không thể tàng được dương thì cấm dùng
- Chứng vong dương tuy thấy nóng dữ, ấy là hỏa bốc ra ngoài, nguyên khí thoát thì cấm dùng
- Đờm ở tỳ phế bít lấp, hoặc đến nỗi phát suyễn nghịch thì cấm dùng
- Vì thủy thịnh mà phát thũng trướng, tuy có Linh, Tả cũng cấm dùng
Bổ thận dương BÁT VỊ HOÀN
1.Công thức bài thuốc
Thục địa 8 lạng
Hoài sơn 4 lạng
Sơn thù 4 lạng
Đơn bì 3 lạng
Bạch linh 3 lạng
Trạch tả 3 lạng
Nhục quế 1 lạng
Phụ tử 1 lạng
Bào chế, viên với mật bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 60 – 70 viên lúc đói bụng, nấu nước muối làm thang mà uống, uống xong một lúc thì ăn thức ngon chận lên.
2. Phân tích bài thuốc và ý nghĩa của bài thuốc
Thục địa bổ thận, điều tinh, sinh huyết, là thuốc thánh để bổ âm là đầu vị; Sơn thù vị chua vào can thận, chủ đóng kín mà tính chua liễm hợp với nó, Sơn thù là ấm gan, đuổi phong, cố tinh ích khí. Hai vị thục địa và sơn thù là chất nhu nhuận.
Bạch linh, Sơn dược vào để giúp tỳ vị, khiến cho từ chỗ đó mà sinh ra hóa nguyên, và làm cho hậu thiên phát triển mãi mãi ko cùng. Linh có thể vào tỳ, thấm được thấp nhiệt ở trong tỳ mà thông với thận, giao với tâm, tác dụng của nó đều chủ về thông lợi đỡ cho vị Sơn dược có tính trệ. Vả lại, sắc trắng thuộc kim, có thể bồi dưỡng bộ phận phế lại có ý nghĩa “con hư thì bổ mẹ”. Sơn dược vị ngọt vòa tỳ mà bổ tỳ yên được kẻ thù của thủy cho nên dùng làm thần và lại thanh hư nhiệt ở phế lại hay cố tinh bổ thận. Đơn bì để trừ nhiệt nấp ở phần âm, còn tả được cả hỏa ẩn náu của quan tướng, lương huyết lui nhiệt. Đơn bì là hỏa ở phương nam giống đực không phải cái, thuộc dương, cho nên vào được thận, tả được âm hỏa, dẹp lui được chứng nóng âm ỉ trong xương, không có mồ hôi, Đơn bì vào can, tác dụng chủ yếu là tuyên thông để giúp Sơn thù là thuốc cố sáp. Trạch tả lợi tiểu tiện, để thanh tướng hỏa, thông cái trệ của thục địa để dẫn các thuốc mau đến thận, có bổ có tả mà không thích công phạt. Trạch tả để tả hỏa tà, nước đọng của long lôi lại cùng phục linh thấm nhạt, chuyển vận các vị thuốc đi xuống. Trạch tả Phục linh tính thấm tả chính là để cho máu khiến cho chóng thông xuống dưới, thận âm không giũ được bốc cháy lên trên. Dùng Trạch tả tính mạnh để đưa phần âm trong dương xuống. Trong bài bát vị, kiêm cả công lẫn bổ, đầy đủ cả âm dương, vì không có dương thì âm không thể sinh sôi nảy nở được, cho nên các vị Nhục quế, Phụ tử là loại thuốc cay nhuận, có thể bổ hỏa trong thủy, thủy hỏa được nuôi dưỡng thì thận khí trở nguyên chỗ. Phụ tử là thuốc của cả tam tiêu, cay nóng thuần dương lưu thông các kinh mạch, tính chạy mà không giữ lại, Nhục quế là thuốc kinh thiếu âm, tuyên thông huyết mạch, tính cũng bốc, hai vị ấy đều khó khống chế, cần được 6 vị kia là thứ thuần âm, vị hậu, nhuận hạ để khơi thông đưa đường rồi mới dẫn xuống thận, tự nhiên sẽ không ngại chấn động lên nữa.
Ý nghĩa của bài Bát vị: phương này chữa chứng tướng hỏa không đủ, hư gầy khí kém, cho nên Vương Băng cho rằng “Bổ ích nguồn chân hỏa để làm tiêu tan mây mù trong phần âm’, mạch xích nhược thì dùng rất thích hợp.
3. Công dụng bài thuốc
Trị các chứng : mệnh môn hỏa suy, tướng hỏa không đủ không sinh được thổ, đến nỗi tỳ vị hư hàn, hư yếu, khí kém, không thiết ăn uống, đại tiện không rắn, rốn bụng quặn đau, đêm đi đái nhiều, hoặc mạch hư nhược, thổ yếu thủy thắng, thiếu hỏa hao kém; hoặc mạch rỗng ấn vào có lực, hoặc hỏa hư đờm thịnh, cùng với các chứng âm thịnh cách dương, trong thực hàn mà ngoài giả nhiệt, nên nói rằng bổ ích cho nguồn chân hỏa để tiêu tan mây mù trong phần âm là thế.
4. Cách gia giảm bài Bát vị:
- Thận hư ỉa chảy, kiết lỵ kéo dài gia Thăng ma, Phá cố chỉ, Ngũ vị; bội Linh, Trạch; khử Mẫu đơn
- Mạch bộ xích bên phải vi tế mà phần dương kém quá bội Quế Phụ
- Mạch bộ xích bên trái hồng sác mà phần âm quá thiếu thì bội Thục địa, hoặc chưng thành cao, hoặc nấy trước đi.
- Mạch bộ quan bên trái vô lực, can khí không đủ bội Sơn thù
- Mạch bộ quan bên phải vô lực, tỳ vị kém, bội Linh Trạch; không có thấp trện thì giảm Linh
- Vị hỏa nhiều quá sinh chứng phát vàng, sốt về chiều, miệng lở hay đói, khát nhiều, giảm trạch tả, bội Đơn bì
- Can hỏa thịnh nóng như nấu, ngọc hành đau, tiểu tiện ngắn xẻn, bội Thục địa, đơn bì
- Vị khí yếu, trung khí hư hàn, dễ trướng dễ tiết, khử Mẫu đơn, bội Linh Trạch, Quế, phụ
- Đàn bà kinh bế, huyết ít, có nhiệt, bội mẫu đơn, Thục địa; Hư hàn khử Đơn bì bội Phụ tử, Nhục quế
- Táo khô có dương không âm, khử Trạch tả, bội Thục địa, gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất hay khát uống nhiều bội Linh Trạch; không khát có nóng như nấu bội Đơn bì, khử Trạch tả, dùng Linh tẩm sữa
-Cô dương bốc nổi lên, vì thận hư không thu nạp đóng kín lại được, gia Ngưu tất Ngũ vị tử để giúp sức cho Sơn thù vị chua có tính thu liễm
-Dương hư tinh tổn gia Lộc Nhung, Hà xa đều là vị thuộc tính huyết hữu hình, để giúp công năng bổ mạnh cho loài thảo mộc
- Thận hư không thu nạp dược khí về nguyên chỗ là ra chứng hư trướng hư suyễn, nôn tức, khí nghịch lên, thượng tiêu phần nóng, bội Ngưu tất để giúp sức cho Linh Trạch dẫn đi xuống, gia Ngũ vị để giúp sức cho thu liễm lại
- Thận hư không bế tàng được, khí hư dưới dồn chạy ngươc lên mà thành chứng thần tả(đi ỉa lúc mờ sáng), gia Bổ cốt chỉ, Thỏ ty để bổ phần dương của tỳ thận, có tác dụng cho cả tiên thiên và hậu thiên
- Âm dương đều hư, nóng rét qua lại, giống sốt rét mà không phải sốt rét thì gia Sài hồ, lạnh nhiều thì bội Quế phụ, nóng nhiều thì bội Đơn bì, khát thì gia Mạch môn Ngũ vị. Bệnh mới mắc lúc đó nguyên khí chưa suy thì tạm gia Hy thiêm để khu tà, tà lui rồi thì bổ ngay là tốt, nóng rét thì âm dương đều hư cả, không nên để lâu, vì đuổi tà cũng là giúp chính khí
- Vừa mửa vừa ỉa, âm dương kiệt quệ, mửa nhiều có phù nhiệt bốc lên thì bội Đơn bì, gia Ngũ vị để thu lại, tả nhiều thì bội Linh Trạch để thấm đi, lại bội Ngũ vị, Cố chỉ để thu lại, đóng lại, gia Mạch môn (sao gạo), Ngũ vị (sao mật). Vong âm, trung tiện luôn (khí là dương, dưới không có âm đóng kín mà thoát ra, cho nên vong dương, cũng gọi là vong âm) gia Thăng ma để đưa lên, Cố chỉ để đóng kín lại.
- Chứng hư bĩ giả đầy trướng, giả tích khối, khử Mẫu đơn, bội quế phụ, gia Ngưu tất, Ngũ vị
- Chứng hư lâu ngày, đau bụng liên miên gia Ngô thù ,Tiểu hồi
- Thận hư đau sán khí gia Xuyên luyện Quất hạch, Ngô thù, Hoàng bá sao đen, khử Phụ tử
- Đờm dãi vít lấp, thủy hư thì khử Phụ, hỏa hư thì Thục địa sao khô mà dùng
- Các chứng phát sốt của trẻ em khử Quế phụ, gia Mạch môn Ngũ vị, có nóng rét gia Sài hồ Bạch Thược, kinh giật gia Quy thược, Tần giao, Câu đằng. Hư trướng thì dùng Quế chút ít. Các chứng trẻ em hư hàn khử Phụ; quyết lạnh dương thoát lại nên dùng Phụ; nếu hỏa hư kém cả âm huyết hư thì nên dùng quế khử phụ
- Trẻ em nhiệt uất đau bụng đi ỉa như rót khử Quế phụ, giảm Thục địa sao khô bội Trạch tả, gia Thăng ma, khát nhiều gia Mạch Môn, Ngũ vị
- Trẻ em hư nhiệt phát ban khử Quế Phụ, bội Đơn bì, gia Quy thược
- Đàn bà huyết khô kinh bế người gầy đen, tóc ngắn, tính nóng nẩy, hay đau bụng trước khi hành kinh, khát uống nước luôn, đau lưng, sốt về chiều hầm hập, khử Phụ giảm bớt lượng Quế, Trạch; bội Sơn thù, gia Quy Thược, Đỗ trọng sao rượu
- Đàn bà có chứng Bạch đới thì khử Phụ, bội Trạch tả, có đau mà trệ xuống gia Thăng ma, không thì gia Phá cố chỉ.
Đó là cách dùng tá sứ thỏa đáng thì có thể hợp chung thành một tễ để giúp thêm thành công.
5. Phép dùng thang tống Bát vị hoàn
- Dùng nước muối nhạt làm thang tống, là vì muối nhuận xuống, làm mềm chất rắn, có hư hỏa thì dẫn xuống
- Dùng nước lã đun sôi làm thang tống là vì nó không nhanh không chậm không nóng không ráo
- Dùng nước cơm sôi làm thang tống là vì nó là chân vị điềm đạm của tỳ, rất chóng sinh ra tinh, có ý nhân bổ thận mà bổ tới cả tỳ
- Dùng rượu nóng làm thang vì nó dẫn sức thuốc đi rất nhanh, mùa đông có thể ngăn được hàn tà từ bên ngoài
- Dùng bài Bổ trung làm thang tất vì có chứng nguyên khí hãm xuống, đã muốn bổ nguồn gốc lại sợ thuốc chạy xuống thái quá, trên hư dưới thực, nên phải đưa trung khí lên, để cho nguyên khí ở tam tiêu còn mãi
- Dùng bài Lý trung làm thang, tất vì tỳ vị trầm hàn nên trước phải điều lý tủng châu rồi mới thông xuống được
- Dùng bài Sinh mạch làm thang là vì kim sinh thủy làm cho mẹ con nuôi nhau, khí của phế dồn xuống thận làm vệ khí lại dẫn được xuống hai tạng kim và thủy để sinh âm
- Dùng bài Quy tỳ làm thang là muốn cho tiên thiên thủy hỏa, hậu thiên khí huyết đều được tự nhuận
- Dùng nhân sâm Trần mễ làm thang là để cho dẫn xuống tỳ thận mà sinh dương khí
Cách dùng thang tống như đã kể trên để chiêu thuốc hoàn đều là vì bệnh cấp không thể để dây dưa, tiêu bản đều phải chiếu cố tới cả, cho nên phải mượn khí mạnh của thuốc sắc để làm công trước mở đường, vận tống thuốc hay của thủy hỏa nạp xuống đan điền, để giũ cho nguyên dương được vững chắc mãi, công dụng của thuốc sắc vừa đi qua thì tính của thuốc hoàn lại nảy sinh tác dụng, từ căn bản cho đến tam tiêu, cứ còn mãi mãi khí dương hòa ý nghĩa rất sâu xa
6. Sự cấm kỵ của bài Bát vị
- Có người dùng Hà thủ ô làm đầu vị trong bài này thì một bài thuốc hai đầu vị biết theo bên nào?
- Hoặc có khi phối hợp với Sâm kỳ thì thuốc bổ thận chạy vào âm kinh, thuốc bổ khí chạy về dương phận mà hay bên giằng giữ nhau ko yên được chỗ, lại quấy rối, khích động hư dương bốc lên không gì dẫn về kinh được
- Hoặc có người dùng Táo, Quy Truật để kiêm chữa cả tâm tỳ. Nào có biết rằng Thục địa bổ tinh huyết càng phải nhờ Sơn thù vị chua, chát để giữ vững lại. Còn như Quy cay mà chạy vào phần dinh là thuốc của phần huyết mà không phải là thuốc của phần tinh, chua thì thu, cay thì tán rất khác nhau xa, huyết với âm tinh đều nên phân biết cho rõ. Vả lại trong bài lục vị, bát vị đều có đủ cả âm dương khiến cho thủy hỏa hun nấy gây thành tinh huyết. Bạch truật có công năng làm cho khô cho ráo, chạy riêng vào tỳ vị, gia vào đó thì lại làm cho hao kém mất sức hun nấu, chân âm còn nhờ vào đâu mà sinh ra được. Còn như Táo nhân là thuốc phần khí của thượng tiêu tâm tỳ, không phải là thuốc thích hợp với tinh huyết ở thận
- Hoặc thêm vị như Câu kỷ, Phúc bồn, Liên nhục….có sức chậm chạp, nếu thêm một vị càng hãm lại một phần, khó kiến hiệu nhanh.
- Hoặc thêm vị Tiên mao tuy có sức mạnh, nhưng bẩm tính không giống nhau thì ở cùng đội ngũ sao được, mỗi bên đều cậy có sức mình, làm rối loạn phép thường.
- Hoặc gia Bào khương, Chích thảo là thứ thuốc chữa trung tiêu, không thể xuống dưới được. Vả lại Thục địa khí nhuận ngọt ấm, là thuốc nhuần bổ chân âm, bỏ lẫn vào thuốc cay nóng, ấm trung tiêu thì chẳng những mất hết tính nhu nhuận, mà vị Thục địa cũng không còn chút sức nào nữa. Cho nên bài Địa hoàng hoàn xưa nay ko ai gia thêm Khung, Quy, Khương, Thảo là vì thế.
Hiểu biết học thuyết thủy hỏa
I. Khái niệm về thuỷ hoả:
Mọi thứ trong trời đất dù là vô hình, hữu hình đều do sự vận động của trời đất mà có, hay nói cách khác là do có sự giao hợp lẫn nhau giữa khí trời và khí đất. Khí trời là dương, trong khí trời có cả ảnh hưởng của mặt trời. Đất là âm, trong khí đất có cả hơi nước ở đất. Khí trời, khí đất là khí vô hình; ánh lửa, hơi nước là khí hữu hình. Vì thế khi nói là khí âm dương là đã có sự trung hoà lẫn nhau giữa khí và chất. Khí là dương, chất là âm. Trong chất là âm có ánh lửa thuộc dương, hơi nước thuộc âm, trong khí dương có khí trời thuộc dương, khí đất thuộc âm. Đó là trong dương và âm đều có âm dương.
Trời đất hoá dục muôn vật đều phải do sự xâm nhập của khí âm dương trong bốn mùa, rồi mới có thể phát triển được công năng: sinh trưởng, thu, tàng; để làm chung thuỷ cho muôn vật. Vì vậy trời đất lấy 2 khí âm dương mà hoá sinh muôn vật. Thuỷ hoả là chỗ bình hiện rõ ra của âm dương, mà âm dương là tính hình của thuỷ hoả. Như vậy thông qua thuỷ hoả mới hiểu được âm dương và cũng thông qua âm dương mới hiểu được sự tương quan và tác động lẫn nhau giữa thuỷ và hoả.
1) Thuỷ – hoả trong thiên nhiên.
Thuỷ là nước, chỗ nhiều nước nhất là biển; gốc của nước là mặn. Nước còn có nhiều dạng khác nhau, ở nhiều chỗ khác nhau: nước thể lỏng, hơi, mây, mù, sương, mưa, tuyết, nước trong đất, nước ở trong động vật và thực vật. Nước ở trong ko gian: sông, ngòi, suối…
Hoả là lửa, chỗ có nhiều lửa nhất là mặt trời. Lửa có nhiều dạng khác nhau, ở nhiều chỗ khác nhau: lửa mặt trời, lửa trong lò, trong lòng đất, trong sấm, chớp…
Thuỷ hoả luôn có hai mặt đối lập nhau về thể, tính, năng, dụng:
2) Sự giao hợp của thuỷ hoả:
Mọi sự sống trên trái đất đều do sự giao nhau của thuỷ và hoả. Mặt trời chiếu xuống, hơi nước bốc lên, thì mới có mây mưa- mới có mọi sinh vật trên trái đất.
Ta thấy mọi sự sống đều phải nhờ có mặt trời, có nước. Nếu chỉ có mặt trời mà ko có nước thì tất cả sẽ bị đốt khô hoặc nếu chỉ có nước mà ko có mặt trời thì tất cả tối tăm lạnh lẽo thì làm gì có sự sống được. Cho nên mọi sự sống xuất hiện đều do ở sự giao tiếp lẫn nhau giữa thuỷ và hoả. Thuỷ hoả giao nhau gọi là thuỷ hoả ký tế, ký tế thì sinh ra vật. Ngược lại thuỷ hoả ko giao tiếp với nhau gọi là thuỷ hoả vị tế.
Ánh sáng mặt trời nuôi sống mọi vật gọi là ôn dưỡng, nước nuôi sống muôn vật gọi là nhu dưỡng. Ôn là ấm ko phải là nóng, nhu là mát chứ ko phải là ướt… làm có sự ôn, sự nhu là nhờ có thuỷ hoả giao nhau. Sự sống được bình thường là do ôn dưỡng và nhu dưỡng luôn luôn ở trong sự cân bằng tương đối.
3) Thuỷ hoả trong con người:
Trong cơ thể con người, làm nền sự ôn dương gọi là dương khí, làm nền sự nhu dưỡng gọi là âm huyết. Dưỡng khí, âm huyết luôn luôn tồn tại và hỗ căn lẫn nhau, hai mà một, một mà hai. Đó là sự hiện hình của âm dương, cũng là thực thể của thuỷ hoả giao hợp với nhau trong nhân thể.
Thuỷ hoả tiên thiên là nguồn gốc sinh ra con người. Từ nam giới (dương) và nữ giới (âm), có giao hợp thì mới sinh được con cái. Âm dương có giao nhau thì thuỷ hoả mới tụ lại, bốn thứ ấy hợp lại là một thì gọi là giao khí, giao khí; là thứ khí có từ ban đầu gọi là nguyên khí, cũng gọi là bẩm khí tiên thiên… Từ khí có bẩm khí tiên thiên mới phát triển thành hình thể và thần khí của con người. Hình thể là âm từ thuỷ mà hoá thành, thần khí là dương mà sinh ra. Chính vì có âm dương; thuỷ hoả giao hoà lẫn nhau mà thể ôn của người ta là 370C. Mỗi khi âm, dương; thuỷ, hoả mất cân bằng thì thể ôn của người sẽ thay đổi và khi ko còn thể ôn nữa là chết.
Người ta vì có chân thuỷ, chân hoả trong bẩm khí tiên thiên nên trong cơ thể mới luôn luôn có sự ôn dưỡng và nhu dưỡng. Nhưng để thực hiện việc ôn dưỡng và nhu dưỡng khí với huyết chứ ko phải chân thuỷ, chân hoả. Chân thuỷ, chân hoả là cái gốc bẩm sinh từ tiên thiên mà do thận làm chủ. Khí huyết là cái ngọn; sinh ra từ hậu thiên do tâm can, tỳ phế là chủ về khí.
Có chân thuỷ, chân hoả mới có nguồn sinh ra khí huyết, có khí huyết thì chân thuỷ, chân hoả mới có công dụng hoá sinh và tồn tại. Cho nên khi nói đến khí là có sự liên hệ đến hoả đến dương; khi nói đến huyết là có sự liên hệ đến thuỷ đến âm. Hải Thượng Lãn Ông nói; “Toàn bộ nhan thể ko ra ngoài hai chữ âm dương tức là thuỷ với hoả, mà hai chữ thuỷ hoả tức là khí huyết”.
II. Nguồn gốc của học thuyết thuỷ hoả
Học thuyết thuỷ hoả hay là học thuyết tâm thận do Hải Thượng Lãn Ông, danh y nước ta thế kỷ XVIII dựa trên định lý đã xây dựng nên. Trên cơ sở đó Ông đưa ra phương pháp trị liệu “Giáng tâm hoả, ích thận thuỷ” làm phương châm điều hoà 2 quá trình “thuỷ hoả”, lập lại cân bằng âm dương, làm tiêu tán bệnh tật. Với phương châm đó Hải Thượng Lãn Ông đã sử dụng thành công 2 bài thuốc cổ phương: lục vị và bát vị để bổ thuỷ, bổ hoả; đồng thời ông là người đã sử dụng pháp biến phương tinh thông từ bài thuốc này để điều trị hơn 50 chứng và bệnh.
Ông nói: “Nhà y mà ko hiểu rõ chân tướng của tiên thiên thái cực, ko nghiên cứu tác dụng thần diệu của thuỷ hoả vô hình mà ko thể trọng dụng được những bài thuốc hay như lục vị, bát vị làm thuốc còn thiếu sót hơn một nửa”.
ĐAU LƯNG
Tâm đắc chữa bệnh đau eo lưng
Chứng trạng: Vùng ngang thắt lưng, hông, đùi đau hoặc nhức, có sốt nhẹ hoăcj không sốt, hình sắc, tiếng nói, ăn ngủ và đại tiện phần nhiều vẫn bình thường, trường hợp đau quá có thể ảnh hưởng làm khó ngủ, hình thể lúc đi lại thì thấy vẹo người hoặc còng còng.
Phép chữa: Phải dùng vị bổ để phù chính khí vị, khu phong trừ thấp tán hàn để trục phong hàn thấp tà. Bài thuốc gia truyền:
1. Uy linh tiên (tẩm rượu sao qua)12 gam
2. Ý dĩ nhân (sao qua)20 gam
3. Tỳ giải (sao qua)12 gam
4. Cẩu tích (tẩm rượu sao cháy hết lông)12 gam
5. Độc hoạt (dùng sống)8 gam
6. Xuyên mộc qua (tẩm rượu sao qua)12 gam
7. Dây đau xương (sao vàng)12 gam
8. Rễ cây cỏ sước (sao vàng)12 gam
9. Củ cốt khí (sao vàng)12 gam
10. Thổ phục linh (sao qua)12 gam
11. Xương truật (tẩm nước gạo sao vàng)8 gam
12. Cây xấu hổ (loại có gai, sao qua)12 gam
13. Đậu đen (tẩm muối sao)12 gam
14. Cam thảo (dùng sống)4 gam
14 vịvới liều lượng trên làm 1 thang sắc uống. Lần đầu cho 4 bát nước lã đun cạn lấy 1 bát, lần thứ hai cho 2 bát đun cạn lấy 1/2 bát, bỏ bã gạn lấy nước cô lại còn độ 1 bát, uống lầm 3 lần sáng, trưa và tối, uống trước hoặc sau bữa ăn 2 tiếng đồng hồ.
Cách gia giảm:
- Chứng thiên về hàn như người co ro, sợ rét, nơi đau sờ thấy mát, ưa chườm nóng, chân tay mát hoặc lạnh, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện không thực gia thêm Nhục quế 4 đên 12 gam, và chế phụ tử từ 4 đến 12 gam.
- Chứng thiên về nhiệt như người nóng, nơi đau sờ tay vào cũng nóng, thích chườm mát, tiểu tiện vàng sẻn, gia thêm hoàng bá tẩm rượu sao từ 4 đến 8 gam.
Kiêng kỵ: Kiêng ăn thịt gà, thịt chó, tôm, cua, cá và kiêng phòng dục, không nên thức khuya và gồng gánh nặng.
BỔ THẬN
“Thận hư, dị mộng tinh, thần kinh suy nhược…”
Lịch Sử Bài Thuốc: Gia truyền 3 đời do cha mẹ truyền lại. Bản thân áp dụng 20 năm.
Bài thuốc:
1. Lá dâu (phơi khô không sao)80g
2. Vừng đen (sao sát bỏ vỏ)320g
3. Hoàng Tinh (cạo vỏ đồ chín, phơi khô ráo)500g
4. Hạt sen (bỏ cuội sao vàng)500g
5. Hoài Sơn (gọt bỏ vỏ, phơi khô sao vàng)80g
6. Hột bí đao (để cả vỏ sao vàng)80g
7. Hà thủ ô (chế với đậu đen phơi khô sao)500g
8. Ngó sen (thái nhỏ phơi khô sao vàng)500g
9. Lộc giác xương (bã cao ban long sao vàng)120g
10. Mai rùa (sao cháy cạnh)120g
Cách Bào Chế: Theo cách bào chế và liều lượng trên cân đúng trộn đều tán nhỏ, rây kỹ luyện với mật ong viên băng hạt ngô, phơi khô cho vào lọ, nút kín dùng dần.
Cách Dùng: Người lớn uống mỗi ngày 100 viên, trẻ con uống mỗi ngày 30-40 viên. Từ 6 tuổi trở lên mới cho uống. Uống vào buổi tối chiều với nước uống thường, dùng nước nóng không dùng nước nguội.
Chủ Trị: Bổ Thận, trị di mộng tinh, bổ máu, bổ thần kinh suy nhược, bổ tinh khí trị đau lưng, mỏi mệt, kém ăn, kém ngủ, da vàng, mắt mờ tai ù , kinh nguyệt không đều…
- Không cấm kỵ, không phản ứng.
Kết Quả: Trong quá trình hành nghề, đã dùng bài này chữa rất nhiều bà con trong họ và nhân dân đều khỏi và khỏi đến 90%
GIẢI NGHĨA CÁC BÀI THUỐC CỔ PHƯƠNG
Những bài thuốc cổ phương được. Tìm hiểu và giải nghĩa giúp độc giả, người bệnh hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng của những bài thuốc này
11. CHỮA TIỂU BUỐT VÀ TIỂU RẮT
Tiểu buốt tiểu rắt Buồn sầu..
Đi đứng lo lắng Bực mình lắm thay..
Sấu hổ vì Căn bệnh này.
Nhẹ thì buốt rắt. Nặng thì máu tươi..
Mọi người chớ có khinh thường..
Mới đầu Viêm nhẹ Nặng thì rất nguy..
Nó viêm lên, Thận ngược dòng..
Viêm cầu Thận mãn Đau lòng lắm thay.
Mộc thông, Ngưu tất, Mía dò, Cối xay, Thủ phục vẫn là Đàn anh.. Tỳ giải, Hoàng bá, Bạch Linh..
Bạn cho nước vào Sắc uống ngay yên lòng.
1. Pháp Điều Trị: Thanh nhiệt lợi thấp
2. Công Thức Bài Thuốc:Mộc thông: 20g Thổ phục linh: 30g Tỳ giải: 20g Hoàng bá: (Nam) 20g Bạch linh: 20g
Ngưu tất: 30g (Nam) Cối xay: (cây) 20g Mía dò: (Cây lá) 20g
Hướng Dẫn:: Cách sắc thuốc và uống thuốc, Bạn cho 8 Vị thuốc trên, vào Siêu hay vào Ấm. Bạn đổ khoảng 2 Lít nước vào ấm thuốc. Bạn sắc đun còn 750 ml.. Bạn uống mỗi ngày 1 thang
Công Dụng: Bài thuốc chữa đi tiểu buốt, Đi tiểu rắt, Đi tiểu ra máu tươi. Và Chữa viêm Bàng quang rất công hiệu.
Kiêng kỵ: Trong thời gian, uống thuốc, Bạn không được ăn rau muống, Rau bí, Rượu bia, Những đồ ăn, cay nóng.
e) Phân Tích Bài Thuốc:
Mộc thông, Ngưu tất, Mía dò, Thủ phục, Cối xay, Hoàng bá. 6 Vị thuốc trên vừa có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm. Để kháng khuẩn và chống Viêm nhiễm, đường tiết liệu. Và dẫn thuốc đi xuống hạ tiêu. Bạch linh, Tỳ giải. 2 Vị thuốc này có tác dụng. Thẩm thấp lợi niệu, để thoát hết độc tố ra ngoài nhanh.
NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA RẮN ĐỘC CẮN
Rắn là loài động vật hoang dã, thuộc giống bò sát. Rắn sống trong môi trường hoang dã, ít khi tấn công người mà chỉ khi bị săn đuổi hoặc đột ngột gặp người nó mới tấn công để tự vệ. Khi bị rắn cắn cần phân biệt rắn có nọc độc và rắn không có nọc độc. Vết cắn của rắn không có nọc độc thì có hình cả hàm răng, còn rắn độc cắn để lại vết thương rõ 2 nốt răng nanh ở vùng bị cắn.
Để điều trị rắn rết cắn, dân gian có những bài thuốc rất hiệu nghiệm. Xin giới thiệu bài thuốc của mế Nguyễn Thị Chùi – Hoà Bình – “lấy độc trị độc” chữa rắn rết cắn: khi bị cắn lấy ngay 5 củ Hành tăm, lá Ớt, giã nhỏ đắp nơi bị rắn rết cắn, hết nhức thì tháo bỏ đi. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi hết đau, thường thì 15- 30 phút là hết đau, 2 – 3 giờ khỏi. Hành tăm có tác dụng giải độc thông kinh lạc, lá Ớt có tác dụng hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu.
Để trị rắn độc cắn dân gian còn có hai bài thuốc dùng các cây cỏ quanh ta và Phèn chua như sau:
Bài 1: Cụ Nguyễn Hữu Triệu ở tỉnh Hoà Bình đã đúc kết bài thuốc chữa rắn độc cắn thành bài thơ dễ nhớ sau đây:
Lá Lưỡi hùm, rễ Cỏ may
Chữa rắn độc cắn, khỏi ngay tức thì
Đều một nắm giã nát đi
Nước sôi bẩy chục mili pha rồi
Lắng trong cho uống một hơi
Còn bã đắp vết thương ngoài băng lên
Nửa giờ sau hết đau rên
Uống thêm lần nữa bệnh liền đoạn căn
Tôi từng kinh tự bao lần
Để xin giới thiệu khi cần dùng ngay.
Lá Lưỡi hùm tức lá cây Cam xũng, còn gọi là Lưỡi hổ hay lá Lưỡi cạp. Tên khoa học Sauropus rostratus mip... thuộc họ Thầu dầu thường dùng chữa trẻ em cam xũng phù nề, đi ngoài, có tác dụng chữa dị ứng; rễ Cỏ may có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt lợi tiểu. Kết hợp lá Lưỡi hùm với rễ Cỏ may chữa rắn độc cắn là một bài thuốc độc đáo của cụ Triệu mà cụ đã chữa khỏi cho nhiều người. Cụ Triệu rất tâm đắc viết thành bài thơ mong phổ biến rộng rãi trong quần chúng.
Bài 2: Vườn Y học dân tộc Đắc Lắc đã ứng dụng chữa trị nhiều năm nay bài thuốc dân gian gồm hai vị cây Kim vàng và Phèn chua. Bài thuốc có tên là “KVP”. Cây Kim vàng có tên khoa học là Barleria Lupulina linal thuộc họ Ôrô, có nguồn gốc từ Madagaxca Châu Phi di thực sang Việt Nam còn được gọi là Gai kim vàng, Trâm vàng lá thon nhỏ, gai dài nhọn, hoa vàng tươi, thường được trồng thay cây cảnh. Lá có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm hạ khí, bài trùng khu phong trục huyết đau tức ngực bụng tay chân tê bại. Phèn chua là loại hoá chất dễ tìm.
Khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu garo trên vị trí rắn cắn, trích rạch chỗ rắn cắn, dùng ống giác hoặc hạt giót màu đỏ tươi áp vào chỗ rạch để hút máu bầm, giã mịn 20g lá Kim vàng (lá bánh tẻ) và 5g Phèn chua lọc nước cho bệnh nhân uống, cứ 15 – 30 phút uống một lần, sau đó 2 giờ uống một lần, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà thôi uống khi thấy bệnh trạng đã ổn định, thường là sau 2 –3 ngày. Nếu vết thương nhiễm trùng thì dùng kháng sinh.
Bài thuốc này, Viện y học dân tộc Đắc Lắc trong 5 năm (1995 – 1999) đã chữa 410 ca, có 404 ca khỏi hẳn chỉ có một ca tử vong vì tình trạng bệnh nhân quá nặng lại ở xa nên đến viện thì quá muộn và có 4 ca khác phải chuyển viện để điều trị. Tại các hội nghị về thừa kế Y học cổ truyền tại Đắc Lắc, các bác sĩ Hoàng Đình Quý, Cao Minh Toàn, Nguyễn Thị Vân đã tích cực phổ biến giá trị bài thuốc cây Kim vàng và Phèn chua điều trị rắn độc cắn. Khuyến khích mọi người trồng cây Kim vàng và dùng bài thuốc trên khi bị rắn độc cắn. Lương y Nguyễn Văn Dũng đã dùng bài thuốc trên cứu hơn 40 người bị rắn độc cắn trở về với cuộc sống đời thường.
CHỮA RẮN CẮN NỌC ĐỘC
1. Hùng hoàng..
2. Bạch chỉ..
3. Ngũ linh chi..
4. Xuyên khung..
5. Xuyên bối mẫu..
6. Tế tân..
7. Ngô thù du..!
Bạn tìm 7 Vị thuốc nầy.
Bạn Mua ở tiệm thuốc bắc đã đầy.!
Mỗi vị năm chỉ (20g) Bạn đem ngay tán liền.
Thành bột hoàn lại thành viên
Độ chừng hạt bắp để giành trong keo..!
Phòng khi gặp lúc ngặt nghèo
Ai bị Rắn cắn đem ra giúp liền
Nam bảy Viên. Nữ chín Viên uống ngay..
Vết thương nặn máu lấy keo hút liền...
Đốt giấy hút máu ra nhanh...
Nọc kia giảm bớt, Thuốc vô bớt liền..
Bằng không có sẵn thuốc viên...
Tạm dùng thuốc bột uống liền cũng hay...
Hoặc có đậu nọc rút ngay
Cứu người thoát chết thật hay vô cùng...
BỆNH TRỊ RẮN ĐỘC CẮN
Thuốc trị rắn độc thoát nàn
Phèn phi, Ngũ bội, Hồng hoàn tán chung
Châu sa tán nhuyễn để chung
Vò bằng hạt bắp để giành phơi khô
Vô hộp cất kỹ chu toàn
Thuốc này diệu dược linh đơn trị liền
Truyền bá cứu nhân được ven toàn
Đó là phước báu muôn ngàn quí thay!
THÀNH PHẦN BÀI THUỐC TRỊ RẮN ĐỘC CẮN CỦA CỤ HAI TÂY
Cụ Hai Tây chia sẻ, bài thuốc trị rắn của cụ hiện tại có hai dạng: Thuốc chữa cho người trúng độc: BÀI THUỐC 1: Hồng hoàng, đại hoàng, thạch thục, quế chi, ban khuyến, long não, trần bì. Với người trúng độc bị chết lâm sàng. BÀI THUỐC 2 có: ngưu hoàng, xạ hương, đinh hương, thái ngân, mậu bài. Tất cả các loại thảo dược trên đều phải được nghiền nát ra thấm nước cơm nếp với mật ong, cô lại thành viên nhỏ phơi nắng cho khô dùng dần. Bên cạnh đó hỗ trợ bài thuốc còn có sừng con dinh. Ông Hai Tây còn giữ miếng sừng dinh nhỏ, khi ai đó bị rắn cắn thì áp miếng sừng này vào vết thương nó sẽ hút độc tố khi nào hết độc thì nó sẽ tự nhả ra. Cụ Hai Tây bảo, đối với bài thuốc trị rắn, nếu ai muốn học cụ sẵn sàng truyền lại.
BÀI THUỐC CHỮA RẮN ĐỘC CẮN GIA TRUYỀN
Bài thuốc này đã từng chữa khỏi cho rất nhiều người bị rắn độc cắn như hổ mang, cạp nong, cạp nia = với kết quả khỏi 100% , người uống thuốc đã khỏi có thể tính đến vài trăm người, có người đã cắn răng, tim còn ấm hơi thở gần như không còn khi uống thuốc khỏi miệng là tỉnh, do hiện nay gia đình không còn người theo nghề thuốc nam do vậy một bài thuốc quý không còn người nối tiếp xin chia sẻ cùng mọi người để có thể cứu người trong lúc nguy cấp nhất.
Để các bạn được rõ về tính hiệu quả của bài thuốc này xin nêu câu chuyện về một người làm nghề bắt rắn và làm thịt gâm rượu bán vào năm 1990 đã bị rắn hổ mang cắn xem như đã chết vô phương cứu chữa như sau:
Ngày đó người bán rắn được người mua một bộ rắn gồm 03 loại gọi là tam xà khi làm thịt cắt tiết xong liền bỏ vào một cái chậu ( thau) đổ nước sôi vào và dùng tay đảo rắn trong nước sôi cho đều để cạo vẩy liền bị con rắn hổ mang do phản xạ và cũng là chưa chết hẳn đã ngóc đầu lên cắn một cái vào ngay giữa hai ngón trỏ và ngón cái chỉ trong chốc lát là cấm khẩu may là gần từ chỗ bị cắn đến nhà tôi khoảng 200m nên mọi người hò nhau khiêng vào để chữa chạy, khi đến nơi thì mọi người thấy anh ta đã bất động tím tái, mọi người chắc chắn anh ta đã chết vì độc chạy quá nhanh (do bị cắn đúng vào mạch máu nên độc chạy nhanh), gia đình tôi nhiều người không cho đưa vào nhà sợ chết trong nhà thì xui rủi,với nói kiêng rọt danh chữa không khỏi, may bố tôi là người không kiêng gì đã quyết định cho vào nhà và tiến hành cứu chữa ngay vì gia đình luôn gặp trường hợp khẩn cấp này nên mỗi người một việc người sơ cứu người lấy thuốc, khi cạy miệng thì răng cắn chặt không tài nào cạy được phải dùng thìa cứng và đũa cả mới cạy được và đổ thuốc vào miệng khi thuốc vừa vào miệng thì anh ta ộc hết thuốc ra và rống lên rất ghê, mọi người xúm nhau đè xuống đổ thuốc lần hai và lần này do đã tỉnh nên thuốc vào được bao tử, và toàn thân anh ta bắt đầu nổi từng cục máu bầm và ngứa vô cùng mọi người phải dùng cái lược sừng cào toàn thân anh ta máu bầm túa ra từ những cục máu nổi lên ai cũng thở phào nhẹ nhõm thế là anh ta đã sống rồi, cho uống thêm một liều nữa cho chắc chắn và bắt đầu sử lý vết cắn tránh bị nhiễm trùng và hoại tử sau này – anh ta ở thêm một ngày nữa để theo rõi và uống thêm thuốc khi không còn phản ứng gì nữa bố tôi cho về. vì là người làm thuốc chữa bệnh từ thiện nên bố tôi chưa bao giờ nhận một xu của ai. Ngay cả anh này cũng vậy.
Do cuộc sống còn nhiều khó khăn khi bố tôi mất và mỗi người chúng tôi một nơi, do vậy gia đình tôi không còn ai theo nghề này nữa là bài thuốc hay và gia truyền đã từng cứu chữa cho nhiều người khỏi rắn cắn, cũng như tâm nguyện của bố tôi khi còn sống luôn chữa bệnh từ thiện và truyền bài thuốc quý không vụ lợi chỉ mong cứu giúp được nhiều người hơn, nay xin đăng lại bài này mong các bạn chia sẻ cho nhiều người ghi lại phòng trường hợp bất trắc.
Bài Thuốc Gồm 12 Vị Như Sau:
1. Hạt thuốc lào
2. Hạt và cây nghể răm
3. Hạt vông vang.
4. Hạt mào gà, thu hoạch khi quả chín..!
5. Lá chày vày ( tía càng tốt)
6. Lá sòi
7. Lá niền niệt
8. Lá chìa vôi
9. Lá duối mọc hướng đông..!
10. Lá bù cu vẽ..!
Hướng Dẫn: Bác loại hạt Bạn phơi khô tán, thành Bột cho uống trước sau lấy các loại lá cho uống sau hoặc phơi khô lá tán cùng hạt. Sau khi uống trong 12 giờ nếu đau bụng hoặc ói mửa cho uống thêm thuốc, nếu không thấy gì mà bình thường thì đã khỏi – sử lý vết cắn = dùng nước muối ấm rửa vết cắn nặn máu độc chỗ cắn và dùng tay căng vết cắn lấy sợi tóc dài cầm hai đầu gạt qua lại cho hết răng gãy cắm vào thịt – lấy mủ quả đu đủ phết vào tờ giấy đắp vết cắn cho hút nọc, khi miếng giấy khô cứng lấy ra đắp miếng khác vài lần là được.
Bài cấp cứu ngay khi vừa cắn lấy bất kỳ loại lá nào kể trên nhai nuốt lấy bã đắp vết cắn hoặc cây lá hũ hoa ( khổ qua), cỏ gừng,củ tỏi cũng được, và cột trên vết cắn tránh chạy nọc, rồi dùng bài thuốc trên cho uống. cần để ý các loại cây xung quanh nơi mình ở khi hữu sự sẽ biết vị trí mà lấy ngay không phải kiếm tìm lâu.
Bí quyết chữa đứt nọc rắn độc bằng 'ngải'
Các thành phần trong bài thuốc gồm thuốc xỉa ăn trầu, trái trút, phèn chua và củ môn rừng. Sau đó, đem tất cả cho vào cối giã nhuyễn cho thêm tý rượu và đắp lên vết thương.
CHỮA RẮN CẮN CỰC HIỆU QUẢ 99,9%
CHỮA RẮN CẮN CỰC HIỆU QUẢ 99,9%
Cầm nọc, không cho nọc chạy vào tim: Khi bị rắn cắn, một mặt garo, một mặt chonạnnhânuống ngọn ớt chỉ thiên (ớt hiểm) và nhựa xe điều độ bằng hạt ngô. Nhựa xe điếu là 1 loại dịch đọng lại xung quang nơi nỏ điểu cày, dùng thanh kim loại nhỏ ngoáy lấy nhựa này. Thực chất khi uống là ớt chỉ thiên và nhựa xe điếu thì nọc đã không thể chạy vào tim được, sau đó ta mới thực hiện việc cứu chữa bằng các phương pháp sau:
Cây thăng ma
1)Bài 1: Đắp hút nọc
Bài thuốc: Thăng ma + Xương truật + Củ ráy ngứa + vỏ cây thị (ăn trái)
Tất cả đồng lượng, phơi khô, tán nhỏ, bỏ vào hủ cất để dùng lâu dài.
Cách dùng: Khi bị rắn cắn, lấy 1 lượng bột độ bằng hạt đậu phộng, trộn với 1 ít nước sao cho sền sệt, vo viên lại, đắp lên chỗ vết rắn cắn, để im chừng 5 phút, dùng ngón tay búng cho bay viên thuốc ra khỏi chỗ đắp.
Giải thích: Chất bột này sau khi đắp vào vết rắn cắn sẽ hút độc rắn ngược trở ra và thấm vào viên thuốc đắp, ta phải dùng ngón tay, thật khéo léo, búng thật gọn viên thuốc này bay ra khỏi chỗ đắp sau 5 phút, nọc độc sẽ văng mất ra theo viên thuốc. Nếu kĩ hơn thì thao tác thêm 1 lần đắp nữa thì tuyệt nhiên không còn độc rắn, yên tâm ra về
Phương pháp đắp hút nọc này có thể áp dụng cho các loại độc của các loại động vật hay côn trùng khác cắn.
2)Bài 2: Thuốc uống
Nếu sau khi chữa bằng phương pháp 1 mànạnnhânvẫn chưa hết hẵn, cơ thể vẫn còn bằm tím… ta lấy láBồ Cu vẽ, giã nát, lọc với nước cho uống.
Thang thuốc này giúp lọc hoàn toàn nọc độc rắn.
Lá bồ cu vẽ có thể cho uống ngay từ lúc đầu, nọc rắn cũng sẽ tiêu tan. Uống 1 lần chưa hết có thể cho uống làm nhiều lần, nhiều ngày, khi nào bệnh khỏi hẵn.
3)Bài 3: Cấp cứu trong trường hợp nguy kịch, bệnhnhângần kề cái chết.
Dùng củChìa vôitía, giã nát lấy nước chừng 1 chén con, đổ chonạnnhânuống, uống xong, nọc độc sẽ được đào thải ra ngoài theo đường đại tiện, tiểu tiện, nôn, mữa… cũng sẽ khỏi.
Cây chìa vôi
Nếu bệnhnhânkhông còn khả năng uống, cơ thể thoi thóp, yếu ớt, không thể đổ thuốc có thể dùng sâm, cạy răng cho uống để hồi sức cứu tỉnh lại trong vài phút rồi đổ thuốc trên cho uống. Sâm gì cũng được.
Ghi chú: Bài thuốc trên bản thân tôi chưa từng áp dụng (Bởi chưa bị rắn cắn bao giờ) nhưng người thân của tôi đã dùng nó chữa trị cho nhiều người đạt kết quả khả quan, chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn đưa lên đây để mọi người tham khảo hoặc nghiên cứu...
*Tham khảo thêm: Những bài thuốc hay trị rắn cắn
Rắn là loài động vật hoang dã, thuộc giống bò sát. Rắn sống trong môi trường hoang dã, ít khi tấn công người mà chỉ khi bị săn đuổi hoặc đột ngột gặp người nó mới tấn công để tự vệ. Nếu bị rắn cắn thì nên chữa trị như thế nào? Mời bạn đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.
Khi bị rắn cắn cần phân biệt rắn có nọc độc và rắn không có nọc độc. Vết cắn của rắn không có nọc độc thì có hình cả hàm răng, còn rắn độc cắn để lại vết thương rõ 2 nốt răng nanh ở vùng bị cắn.
THUỐC HỘI CHỮA RẮN CẮN
Khi bị rắn độc cắn chúng ta lên yêu tiên sử lý và điều trị bằng phương pháp tây y trước.
Khi tình thế không thể cứu vãn ta có thể nghiên cứu và sử dụng bài thuốc này rất đơn giản và hiệu quả nó có thể cứu sống được mạng người trong cơn thập tử nhất sinh .
.....................Thành phần.....................
Gừng tươi
Quế khâu
Vôi tôi ( nung đỏ)
Lá trầu không
Tất cả bằng nhau to bằng ngón tay cái giã nhỏ cho vào nửa bát nước đảo đều vắt nước cho bn uống còn bã đắp vào chỗ rắn cắn.
Bất kể là rắn độc gì cắn.hàm cứng,đờm sôi.chân tay cứng và lạnh rồi nhưng miễn sao tim vẫn còn đập là còn cứu được.
Nếu bn cứng hàm thì lấy mũi dao cậy miệng ra đỡ bn ngồi ngửa ra sau đổ thuốc từ từ.
BÁT BẢO THANG -BÀI THUỐC CHỮA VIÊM HỌNG MÃN
TỶ LỆ UNG THƯ VÒM HỌNG Ở VIỆT NAM ĐANG TĂNG LÊN Ở LỨA TUỔI 22 ĐẾN 35
CẢNH BÁO:
Viêm họng hạt, viêm amidan mãn, viêm dây thanh quản có thể biến chứng UNG THƯ VÒM HỌNG bất cứ lúc nào nếu không chữa trị kịp thời
-------------------------------------------
3 Phương pháp gây SHOCK chữa viêm họng hạt, amidan, viêm dây thanh quản hiện nay không nên chữa.
PHƯƠNG PHÁP 1: ĐỐT HỌNG HẠT ->Chỉ điều trị triệu chứng bệnh, những hạt mới sẽ nhanh chóng sinh ra sau 5,7 ngày. Hơn nữa việc đốt họng hạt rất dễ gây tình trạng sẹo ở họng, nhất là nếu đốt đi đốt lại nhiều lần-> Về sau có thể sinh nhiễm trùng cổ họng do đốt họng hạt.
PHƯƠNG PHÁP 2: DÙNG KHÁNG SINH ->Không thể chữa khỏi vì bệnh do Virus gây nên, chỉ có tac dụng tạm thời giảm đau tức thời, sau đó bệnh lại tái phát. Việc sử dụng kháng sinh quá nhiều gây tích tụ độc tố
PHƯƠNG PHÁP 3:Bạn tới bệnh viện và các bác sĩ đã khiến bạn tuyệt vọng và bác sĩ nói “ Căn bệnh này không có thuốc nào chữa khỏi
-------------------------------------------
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM:
- Viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không điều trị. Suy yếu niêm mạc đường thở do các bụi hoá chất cũng trở thành viêm họng teo.
- Viêm họng mạn tính cũng thường đưa đến viêm thanh quản mạn tính, viêm thanh-khí phế quản mạn tính... hoặc các đợt viêm cấp như viêm amiđan cấp tính, áp xe amiđan...
- Gây nên suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do phải luôn khạc nhổ, nhất là ban đêm.
- Viêm họng hạt, viêm amidan do Virus gây ra gây tổn thương niêm mạc họng nghiêm trọng, tình trạng đau họng kéo dài dẫn đến VIÊM VÒM HỌNG và có nguy cơ
UNG THƯ VÒM HỌNG RẤT NGUY HIỂM
-----------------------------------------
PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH
- Đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hoá chất.
- Súc họng hàng ngày bằng dung dịch kiềm ấm hoặc nước muối.
- Nâng cao thể trạng: cho uống các vitamin A, D, uống nươc suối, nước khoáng.
- Bỏ thói quen uống đồ lúc còn quá nóng Nước nóng dễ làm tổn thương các tế bào ở cơ quan vòm họng này.
- Hạn chế tối đa chất kích thích Khi bạn sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, hút thuốc lá
- Điều trị sớm các bệnh tai mũi họng: Khi có các biểu hiện bất thường ở tai, mũi họng, bạn cần tới các cơ sở y tế khám chữa. Bởi nếu để lâu, bệnh có thể phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra các bệnh khác, đặc biệt là UNG THƯ VÒM HỌNG.
Thành Phần Bài Thuốc:
1. Cây Cứt Lợn:
2. Kim Ngân Hoa:
3. Ké Đầu Ngựa:
4. Dây Vằng Sẻ:
5. Cây Cối Xay:
6. Bạc Thau:
7. Bạch Đồng Nữ:
8. Hà Thủ Ô đỏ:
TRÀ THAN GẠO – GỪNG NƯỚNG
ĐẠO MỄ (Gạo nếp) NGUYÊN MỄ (Gạo tẻ)
Sinh khương (gừng sống)
CHỦ TRỊ:
1.Nôn ói không ngừng
2.Nấc cục không cầm
3.Đau bụng ói mửa không cầm
4.Bà bầu nôn ói không có thuốc nào cầm
1. Trị nôn ói kinh niên, ngất xỉu
Chú Lê Văn L. có cha bác hưu tại Dòng Đồng Công, xin tu Dòng để ở gần bác. Từ nhỏ tời giờ, cứ lâu lâu lại bị nôn, ói khan rất dữ tợn, rồi ngất xỉu luôn, nhiều lần phải đi bệnh viện cấp cứu, nhưng chẳng ai tìm ra căn bệnh để trị dứt được.
Từ Cali trở về Chi Dòng, gặp đúng lúc chú L. bị nôn ói và xỉu, tôi vội lấy nửa bát gạo rang cháy đen ra than, lấy 2,3 muỗng to nấu với 1 ly nước 12 oz, thêm 5 lát gừng nướng, nấu sôi chừng 5 phút, rồi gạn cho uống nóng. Chỉ mới uống có 2,3 ngày, mỗi ngày 2,3 lần thế mà chứng bệnh quái ác trên không bao giờ dám quay đầu trở lại nữa.
2. Trị nấc cục không cầm được
Bố già Lương Ng., một Giáo sư chuyên nghiệp ở chủng viện Thái Bình, sau đã nhập dòng Đồng Công và được nhập phái đoàn đi truyền giáo tại Mỹ Chánh. Bố bị chứng sốt thương hàn, phải chở đi nhà thương Qui Nhơn điều trị, khi đã bình phục, lại mắc chứng nấc cục, liên tục ngày đêm, làm mất ăn mất ngủ. Bệnh viện đã trị dứt được chứng thương hàn, còn chứng nấc cục trị mãi không dứt, đành phải chở đến quân y viện Trung Đoàn 41, thuốc uống đã nhiều, nhưng vẫn chứng nào tật ấy. Bí kế, chúng tôi đành cho uống thử nước trà gạo lứt với gừng nướng. Thầy mới chỉ uống lần đầu đã cảm thấy êm dần, rồi uống thêm mấy lần nữa là dứt hẳn.
Cha cố Nguyễn Thanh L. hưu tại Chi Dòng DC, phải vô nhà thương cấp cứu. Khi còn ở nhà, ngài đã bị nấc cục rồi, tưởng cũng thường thôi, nhưng khi vô bệnh viện chứng nâc cục vẫn bám sát ngài. Chứng bệnh quan trọng đã được bác sĩ cứu thoát, nhưng chứng nấc cục tầm thường trị mãi không dứt, chúng tôi lại phải dùng nước trà gừng cho ngài uống, ngài mới uống được ½ ly, thế mà chứng nấc cục đã biến đi đâu mất.
Và còn nhiều trường hợp khác tương tự, từ xa gọi tới kể bệnh, sau khi được hướng dẫn cách sử dụng như trên, bất cứ ai dùng cũng đều thấy kết quả mỹ mãn.
3. Trị chứng đau bụng, loạn thổ tả, nôn ói không cầm
Có nhiều người bị chứng đau bụng khốn khổ, đau quặn thắt, mệt muốn chết, đã uống nhiều thuốc Tây mà vẫn không hết, sau cùng đã uống trà than gạo, gừng nướng, chỉ uống vài lần đã thấy yên ngay, uống thêm một vài lần nữa là khỏi hẳn. L.M Ng. Đ. Th. sắp tới giờ chủ tọa buổi hội thảo khá đông người, nhưng lại đang bị thổ tả, ói, rất mệt, đã uống mấy thứ thuốc Tây mà không thấy cầm, sau khi uống trà than gạo 2,3 lần là dứt bệnh; sau đó cho Ngài ngậm sâm Hoa Kỳ với cam thảo, thế là hết mệt và vẫn tiếp tục chủ tọa buổi hội tới cùng.
4. Chữa bà bầu bị ói (Đã chữa nhiều nơi không khỏi)
Nhiều bà rất muốn có baby, nhưng lại sợ mang bầu khi bị ói khan, có bà bị ói tới 3 tháng liền, có bà bị ói tới lúc sanh. Ai bị chứng đó xuống sức nhiều, vì bị mất ăn mất ngủ: chị Nguyễn Thị H. ở Cali đã có 3 mặt con rồi, cả 3 đứa khi chị có bầu đều ói cả, kéo dài tới 3 tháng hay hơn nữa, chị vẫn đi bác sĩ chuyên môn nhưng cũng chẳng khỏi. Tới đứa thứ bốn, cũng lại bị ói. Tôi tới thăm, đúng lúc chị đang bị ói. Sau khi được biết, đứa nào cũng đều bị như vậy. Tôi bảo uống nước trà gừng như trên cho chị uống. Chị mới uống được 2,3 ngày, lạ thay, chứng ói đáng ghét đó đã chạy trốn mất. Thế là từ nay chị không còn sợ mang bầu nữa.
Cũng có người bày: lấy 1 nắm cây hành mua chợ, cắt đoạn gốc trắng, nấu nước cho uống cũng khỏi.
5. Cách làm trà gừng:
Nếu được gạo nếp còn nguyên cám(gạo lứt) là tốt nhất hoặc lấy ngoại tẻ(gạo lứt), chợ Mỹ có bán từng gói nhỏ(gọi là brown rice), nên rang sẵn để phòng hờ khi hữu sự. Khi bí không có gạo lứt thì lấy gạo trắng thường cũng được. Cần phải rang cháy đen ra than cả trong cả ngoài mới kết quả.
Mỗi lần nấu chừng 2,3 muỗng to than gạo *Gừng nướng 5,7 lát với ly nước 12oz. * Nấu sôi chừng 5 phút. Chia uống vài lần.Thường uống hết 1 ly đã thấy có kết quả rồi. Nếu thấy chưa dứt thì uống thêm. Sau đó nên ăn cháo để khỏi bị hại bao tử.
Sinh khương
Càn khương
III. CỦ GỪNG
CHỦ TRỊ:
* Cảm mạo, * Ho hen. * Tiêu đờm rãi * Khí nghịch đưa lên cổ làm nghẹt thở * Thông kinh nguyệt. *Giúp tiêu hóa * Trị ói mửa, nôn ọe * Thổ tả * Bụng lạnh * Trúng phong, bán thân bất toại * Chân tay lạnh. * Phong hàn. * Mồ hôi trộm. * Băng bó vết thương. * Cầm máu khi nhổ răng * Trị Sán Khí * Viêm xoang có mủ.
1. Cảm mạo: Cảm nóng, cảm lạnh, cảm gió hoặc sốt:
Lấy 7 lát gừng sống – 7 củ hành hương, đổ 1 bát nước nấu sôi kỹ, uống nóng, đắp mền cho ra mồ hôi.
Dùng nước gừng sống, pha một chút đồng tiện uống rất hay
Có người chỉ dùng một nắm gừng tươi giã dập, nấu sôi kỹ rồi uống nóng đắp mền cho ra mồ hôi.
Cảm và ho nhiều đàm, khò khè khó thở:Lấy 7 lát gừng, 1 muỗng café trà tầu, nấu sôi kỹ, gạn nước, pha với nước chanh tươi 1 quả, 1 muỗng rượu mạnh, 1 muỗng ăn mật ong, quấy đều, uống nóng đắp mền cho ra mồ hôi.
Bị sốt rét, nóng lạnh luôn, ho có đờm:Dùng củ gừng tươi, đốt hoặc nướng thật kỹ, gọt sạch, cắt ra từng miếng mà ngậm, nuốt nước dần dần, bã nhổ đi.
2. Nhổ răng máu ra nhiều, không có thuốc cầm
Một số người khi nhổ răng bị chảy máu, nha sĩ cho thuốc cầm máu cũng không cầm được, cũng có người tự nhiên chân răng chảy máu không cầm được. Chị Cao P.K. ở Florida, sau khi nhổ răng, nha sĩ cho thuốc cầm máu, nhưng về nhà mỗi lúc càng ra nhiều hơn, đến đêm khuya cũng vẫn còn tiếp tục ra, sợ nguy đến tính mạng, chị phải ambulance cấp cứu, nhà thương cũng cho thuốc cầm máu nhưng về nhà cũng vẫn còn ra như trước, chị gọi điện thoại, xin các thầy khẩn giúp, tôi bảo chịgiã gừng rồi nhét vào chỗ chảy máu, được 1 lúc thì chị gọi lại báo tin là máu đã cầm rồi và xin tạ ơn Đức Mẹ đã chỉ đường cho gặp được thuốc.
3. Khí Nghịch đưa lên cổ rất dữ làm khó thở:
Gừng sống thái miếng, ngậm rồi nuốt từ từ trên xuống là khỏi.Bài này đã kinh nghiệm rất hay.
Hoặc khi thấy có đàm vướng cổ, bắt phải tằng hắng khạc cho ra đàm, nhưng đàm dính sát vào cổ, hoặc thấy bụng lạnh, miệng lạt … cũng ngậm như trên sẽ thấy dễ chịu ngay.
4. Ho lâu ngày không dứt
Dùng 200 gr gừng tươi nấu với 300 gr kẹo mạch nha, cho chín dừ, ăn hết chỗ ấy là khỏi.
a) Ho có đàm
Gừng giã dập chưng với mật ong ngậm.
b) Người bị chứng đờm nóng
Lấy nước gừng hòa với nước trà uống.
c) Con nít ho lâu ngày không khỏi
Lấy chừng 200 gr gừng sống, nấu trong nồi lớn thật kỹ, rồi đem tắm cho nó là khỏi.
5. Người bị ụa thổ ra nước hoài không cầm:
Lấy gừng tươi 100 gr, đổ ra 2 bát dấm ăn vào nồi đất, nấu còn non 1 bát( Nồi điện hầm thịt: Low cooker), ăn cả nước lẫn cái. Rất hay.
6. Đau bụng hoắc loạn vật vã muốn chết
Gừng tươi non 200 gr nấu với 1 bát nước đồng tiện và 4 bát nước lã, còn lại 2 bát. Chia uống 3-4 lần là khỏi.
a) ĐAU BỤNG HOẮC LOẠN VÌ BỊ LẠNH QUÁ LÀM CO RÚT GÂN, MUỐN CHẾT:
Gừng sống 100 gr, giã nát đổ 1 bát rượu ngon nấu sôi 2,3 sấp, cho uống nóng. Bên ngoài giã gừng chườm vào chỗ bụng đau.
b) ĐAU BỤNG HOẮC LOẠN, BỤNG ĐẦY TRƯỚNG LÊN, Muốn ói, muốn đi cầu mà không được.
Gừng sống 40 gr nấu với 7 bát nước, còn lại 2 bát. Chia uống 2-3 lần.
7. Bệnh sán khí:
Do nhiều nguyên nhân gây ra, làm cho ngoại thận đau dữ dội
Lấy nước cốt gừng, lọc bỏ bã, chừng 1 bát. Vô phòng tắm thật kín gió, tắm làm cho ra mồ hôi khắp mình, rồi ngâm thận nang vào trong bát nước đó, sẽ thấy ở âm nang cắn nhức như kim châm. Tức thì nó sẽ co rút lại. Để lâu chừng 10 phút nó sẽ sưng như quả cầu. Sau đó sẽ co lại bình thường, rồi mồ hôi vàng sẽ theo lỗ chân lông mà ra hết.
Bài thuốc chữa bệnh sán khí trên đây, chính cụ Nguyễn Văn Minh tác giả bộ Dược Tính Chỉ Nam, cụ bị chứng sán khí gần chết, nhưng may được người bạn thân chỉ cách chữa như trên mà sống sót.
Một số cách trị bệnh bằng gừng trên đây, được trích trong bộ Dược Tính Chỉ Nam của cụ Nguyễn Văn Minh.
8. Mồ hôi trộm, chân tay chảy nước
30 gr gừng tươi sao vàng, 5 gr cam thảo. Đổ 1 lít nước nấu kỹ. Uống 3-4 lần trong ngày.(L.M. Vũ Đình Trác)
9. Băng bó vết thương khi bị té, bị đánh sưng bầm:
Theo Tây y, khi bị thương như trên thì chườm nước đá làm cho bớt đau, nhưng rút kinh nghiệm vết thương vẫn sưng to to vá máu bầm tím vẫn không tan được. Trái lại khi bị như trên(như khi chơi banh bị sưng đầu gối, mắt cá chân sưng ù lên, không đi được …) hãy lấy mấy cây hành ăn, cả rễ lá, 1 củ gừng bằng ngón chân cái, ½ muỗng cà phê muối. Giã tất cả cho nát, bọc vào miếng vải băng rồi bỏ vào vết thương, lấy băng vải cuốn chặt, mỗi ngày thay một lần, chỉ vài ngày là máu bầm tan biến hết. Khi bó thuốc này làm cho bệnh nhân cảm thấy rấy nóng chỗ vết thương, nhưng nhờ vậy mới làm tan máu bầm.
10. Viêm xoang có mủ
Lương Y Hoàng Duy Tân đã chữa cho 1 cô thường xuyên bị nhức đầu ở vùng trán và sau gáy. Đi bệnh viện chụp X-quang, được cho biết cô bị viêm xoang trán, có mủ. Sau khi đi lấy mủ và tiêm trụ sinh được 2 tuần, cô thấy bớt nhiều, nhưng sau đó lại đau trở lại. Lần này bệnh viện đòi phải mổ, cô sợ mổ nên tìm đến nhờ L.y. chữa giúp.
Ông lấy ngó sen 30 gr, gừng sống 6 gr, cả 2 thứ giã nát và đắp vào trán từ chân mày lên trán, ra tới 2 bên giữa nữa trán. Khi mới đắp, cô thấy rất mát, độ 5 phút sau thấy bớt sốt, trán không còn nóng nữa. Khoảng 20 phút, cô xin mượn cái chậu, cô gục đầu vào để ói và ói toàn mủ, độ 1 chén ăn. Cô cảm thấy nhẹ hẳn và ra về. Đến tối cô lại đắp 1 lần nữa như trên, mủ cũng ra chừng nữa bát. Sau đó cô tiếp tục đắp nhiều lần nữa, nhưng không còn ra mủ. Sau đó ông cho cô uống thêm 2 thứ sau đây, để trừ căn:Ké đầu ngựa 40gr. Tân di 20gr. Cả 2 cùng sao thật dòn, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 2 muỗng cà phê với nước ấm, ngày 2 lần.
11. Bà bầu bị nôn ói
(Xin coi lại bài Trà Than Gạo)
Bài thuốc trên đã cứu được rất nhiều người rồi, có thể dùng vỏ củ gừng nấu nước uống cũng giúp cho bà bầu khỏi chứng nôn ói.
12. Đề phòng khí, gió độc khi ra ngoài sớm
Có nhiều người phải đi làm từ sáng sớm, đôi khi bị gió độc ngất xỉu. Để đề phòng bị trúng gió độc, trước khi đi nên uống một hớp rượu tốt, hoặc rượu ngâm thuốc, hoặc nhai một miếng gừng nuốt dần, sẽ chống lại được khí độc.
CẤM KỊ KHI DÙNG GỪNG:
Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón hoặc người nào thường ra nhiều mồ hôi hoặc đang ra mồ hôi, nếu dùng mà thấy không hợp thì không nên dùng.
NHA ĐAM. MẬT ONG. RƯỢU
Có thể bạn không tin nhưng hỗn hợp chỉ có 3 loại nguyên liệu là nha đam, mật ong và rượu đã giúp hàng ngàn người chiến đấu thành công với căn bệnh ung thư đường ruột, cổ họng, trực tràng, ung thư gan, vú, tuyến tuyền liệt…
NGUYÊN LIỆU:
1– 50gr mật ong thiên nhiên nguyên chất,
2- 35gr nha đam (lô hội) tươi,
3- 6 muỗng canh rượu vodka hoặc rum, whisky.
HƯỚNG DẪN:
- Dùng dao cắt bỏ đi gai hai bên của nha đam, lấy phần thịt cho vào máy xay sinh tố, thêm mật ong và rượu vao. Xay thật nhuyễn 3 thành phần lại với nhau.
Hỗn hợp thu được, đổ vào trong hũ nhựa hoặc thủy tinh có màu tối, bảo quản trong tủ lạnh.
Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh trước bữa ăn 30 phút, lắc thật đều trước khi sử dụng. 10 ngày một liệu trình, uống hết nghỉ nơi 5 ngày rồi tiếp tục.
Thực hiện trong vòng 2-3 tháng sẽ có hiệu quả rõ rệt trong việc ngăn ngừa khối u lây lan và di căn. Bạn nên kết hợp với kiểm tra sức khỏe để theo dõi tiến độ điều trị.
Theo nghiên cứu khoa học, lô hội giàu chất chống oxy hóa mạnh, kháng khuẩn, chứa 40% chất chống sinh ung thư và hơn 200% các loại dược liệu so với các loại cây khác. Mật ong và sữa ong chúa có thể gây ra hội chứng tự chết của tế bào ung thư hiệu quả đến mức mà các nhà khoa học phải ngạc nhiên.
Công thức này được nghiên cứu và đưa ra bởi linh mục Romano Zago, cha nhà thờ người Brazil. Ông đã đưa công thức của mình vào trong cuốn sách “From the air you can recover” và phổ biến cho rất nhiều người trên thế giới. Trên thực tế, hỗn hợp này tuy chưa được bất cứ tài liệu y khoa nào chứng nhận nhưng nó cũng được cho là vô cùng lành tính, tốt cho sức khỏe đặc biệt là da vào phổi.
Hãy chia sẻ biết đâu nó sẽ có ích với ai đó!
GÃY XƯƠNG- BÀI THUỐC QUÝ BÓ GÃY XƯƠNG
Phương Thuốc:
1. Gà sống 1 con (gà giò, gà ri, gà ác) chủ yếu xương (bỏ bớt thịt) bóp chết, làm sạch lông, bỏ phủ tạng. Băm hoặc xay nhỏ.
2. Gạo nếp hoa vàng (1 phần gà 2 phần gạo). Nấu cơm nếp thật dẻo.
3. Cồn thuốc: Quế chi, nhân hạt gấc, thiên niên kiện, nghệ vàng già sấy khô tán bột (lượng bằng nhau). Ngâm cồn 960 để 10 ngày chắt nước dùng dần.
Ba vị thuốc: Gà băm, cơm nếp dẻo, cồn thuốc 5-10ml. Tất cả xay hoặc giã nhuyễn được bột cơm nếp xương gà.
Tác Dụng:
Điều trị bệnh vết thương (gãy xương)
Gãy xương kín xương nhỏ như: Xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cẳng chân, xương bàn tay, xương bàn chân, xương cổ tay, xương cổ chân, xương ngón tay, xương ngón chân.
Liều Dùng:
Liệu trình bó 21 ngày đối với nam
27 ngày đối với nữ
Cách Dùng:
Xoa nhẹ cồn thuốc lên vết thương, dùng giấy vệ sinh quấn lên vết thương, quấn bột cơm nếp xương gà lên trên giấy vệ sinh (quấn ít nhất 3 lớp). Dùng băng vải quấn kín bột bó không chặt quá, dùng nẹp tre hoặc gỗ, trẻ em dùng mo cau cố định.
Sau 3-7 ngày bỏ nẹp, bỏ băng tháo bột. Theo dõi quá trình bó bột nếu có sốt và đau nhức thì uống thuốc kháng sinh và thuốc giảm sốt,giảm đau với liều quy định của người lờn hoặc trẻ em, thời gian 3-7 ngày. Quá trình điều trị cần được bồi dưỡng về ăn uống.
Kết Quả:
Từ năm 1977 đến nay tôi chuyên nắn khớp bó xương, bệnh nhân đến điều trị trong đó có khoảng 50 bệnh nhân bó gãy xương.
Chỉ Định:
Gãy xương kín xương nhỏ (xương cánh tay, cẳng tay, cánh chân, cẳng chân).
Chống Chỉ Định:
Gãy xương lớn, gãy xương nhỏ, gãy mất đoạn xương và đứt mạch máu.
TIẾP CỐT TÁN PHƯƠNG:
1. Cốt toái bổ: 50g
2. Huyết kiệt: 50g
3. Bằng sa: 50g
4. Đương qui: 50g
5. Nhũ hương: 50g
6. Một dược: 50g
7. Tục đoạn: 50g
8. Đồng tự nhiên: 50g
9. Đại hoàng: 50g
10. Địa miết trùng: 50g
CÁCH CHẾ: Bạn cân 10 Vị thuốc lượng bằng nhau, Bạn tán bột mịn trộn Vaselin bôi vùng đau.
Công Năng-Chủ Trị: Bài thuốc có tác dụng làm liền xương nhanh.
Lưu ý: Không được Bôi thuốc lên vết thương hở và không Bôi lên Da bị tổn thương.v.v..
BÀI THUỐC BÓ GÃY XƯƠNG
1. BỘT BỒ THỰLƯƠNG
Bột Thự lương (bột cù Nâu) 1 kg Cơm nếp đủ bó vết thương
Chủ trị:
Bó gẫy xương kín, gẫy xương hở đã được xử trí vô khuẩn, bằng thuốc điếu trị vết thương phần mềm, và xương đã được đưa vào đúng vị trí (hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, liền xương).
Cách dùng, liều lượng:
Củ Nâu gọt vỏ thái mỏng sấy khô tản bột mịn.
Khi dùng: nấu cơm nếp hơi nát, trộn bột củ Nâu theo công thức:
Cơm nếp nát 100g
Bột củ Nâu 20g
Hai thứ giã nát đều, Khi cơm còn đang nóng dát thành một bánh dài đủ bó chỗ xương gẫy, đặt thuốc lên vải gạc hoặc lá chuối, dàn đều bó vào xung quanh chỗ gẫy, đăt nẹp băng cố định cho chặt.
Hai ngày thay thuốc 1 lần.
2. THUỐC CAO BÓ GẪY XƯƠNG
Quế chi 400g
Lá Cúc tẳn 200g
Lá Ngải cứu 100g
Đại hồi 20g
Dầu thầu dấu (dấu Ve) 500g
Sáp ong 100g
Chủ trị:
Bó gẫy xương (hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, liền xương).
Cách dùng, liều lượng:
Bốn vị thuốc đầu, sấy khô giòn trộn lẫn, tán bột mịn.
Sáp ong cho vào dầu Ve đun quấy cho tan hết, bắc ra để giảm bớt nóng cho dần thuốc bột vào dung địch Sáp ong dầu Ve đánh đều thành thứ cao đặc như bánh dày. Sau đó đem dàn thuốc lên giấy dấu dày 3mm vừa đủ bó quanh chỗ xương gẫy, bó vào xung quang chỗ gây, đặt nẹp, băng cố định cho chặt. Khi nơi gây đã ổn định, ba ngày thay thuốc 1 lần.
3.BỘT DUNG THỤ KÊ ĐẢN BẠCH
Lá Dung thụ (lá Si) 1kg
Thiên niên kiện 200g
Kê đản bạch (lòng trắng trứng gà) đủ dùng
Chủ trị:
Bó gẫy xương (hành huyết, tiêu sưng, giảm đau),
Cách dùng, liều luợng:
Lá Si, Thiên niên kiện, sấy khô tán bột mịn.
Khi dùng theo công thức sau:
Thuốc bột 100g
Lòng trắng trứng gà 2 quả
Lòng trắng trứng đánh kỹ thành bọt như kem mới cho bột thuốc vào nhào thật đều (nếu khò thêm 1 ít rượu trắng cho vừa đủ dẻo). Tuỳ theo độ lớn vết thương to nhỏ mà dùng thuốc nhiều hay ít cho vừa đủ bó.
Dàn thuốc tên vải gạc hay giấy dẩu dày 3mm bó xung quanh nơi gẫy, đặt nẹp, băng cố định cho chặt.
Khi nơi xương gãy đã ổn định, 3 ngày thay thuốc 1 lần.
4. THUỔC BÓ THANH TÁO
Lá Thanh táo (Tiếp cốt thảo) tươi
Chủ trị:
Bó gẫy xương (tiêu viêm, hành huyết, giảm đau, liền xương).
Cách dùng, liều lượng:
Hái lá và ngọn non liều lượng vừa dủ dùng cho vết thương, rửa sạch giã nhỏ, bó thuốc vào nơi gẫy, đặt nẹp, băng cố định cho chặt.
Khi nơi xương gãy đã ổn định, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
5.THUỐC BÓ MỘC MIÊN NÚC NÁC
Mộc miên bỉ tươi (vỏ cây Gạo) 6 phần
Nam hoàng bá (vỏ cây Núc nác) tươi 4 phần
Chủ trị;
Bó gẫy xương (giảm đau, tiêu viêm, hành huyết).
Cách dùng, liều lượng:
Hai thứ vỏ cây trên cạo bỏ vỏ (hô ngoài, rửa sạch, thái mỏng giã thật mịn, bó vào nơi gẫy, đặt nẹp, băng cố định chặt.
Khi nơi xương gẫy đã ổn định 2 ngày thay thuốc 1 lần.
6.THUỐC BÓ XƯƠNG RỒNG XẠ CAN CỦ KHỞI
Cành Xương rồng leo
(Xương rồng ông) tươi
40%
Vỏ rễ cây củ khởi
(Địa cốt bỉ) tươi
20%
Lá cây Rẻ quạt tươi
20%
Gừng tươi
15%
Muối ăn (để riêng)
5%
Chủ trị:
Bó gãy xương (hành huyết, tiêu ứ, giảm đau, liền xương).
Cách dùng, liều lượng:
Xương rồng bỏ lõi cùng các vị khác rửa sạch, thái mỏng, giã qua cho muối vào giã tiếp cho nhỏ, bó vào nơi xương gẫy, đặt nẹp, băng cố định chăt.
Khi nơi xưdng gẫy đả ổn định ngày thay thuốc1 lần.
7. BỘT BÓ DUNG THỤ GIÁNG HƯƠNG
Dung thụ diệp tươi (Lá Si)
Giáng hương diệp (cây Bái) tươi
Hương tiêu diệp (Lả chuối tiêu) tươi
Lá Mua lùn (Lá Mua nước) tươi
Lá hoa Giẻ thơm (lá cây giỏ dẻ) tươi
5 thứ lượng bằng nhau.
Chủ trị:
Bó gãy xương {hành khí, hoạt huyết, thư cán hoạt lạc, tiêu viẽm, giảm đau, liền xương).
Cách dùng, liều lượng:
Các thứ lá cắt bỏ hết cuống và sống lá, rửa sạch thái nhỏ, phơi âm can 3 ngày đêm, sấy khô giòn, tán bột mịn.
Khi dùng hoà bột thuốc vào rượu và nước đun sôi {50% rượu, 50% nước) vừa đủ quánh dẻo (nếu pha nát quá da sẽ bị bỏng rộp), đẳp thuốc bó vào nơi xương gẫy đặt nẹp băng cố định chặt.
Khi nơi xương gẫy đã ổn định 3 ngày thay thuốc 1 lần.
Chú ý:
Nếu phía trên và phía dưới nai xương gẫy sưng nề thì dùng 30g thuốc bột trên ngâm với 150ml rượu trắng, xoa vào nơi sưng (không bóp) ngày xoa 5 lần, dêm xoa 2 lần.
8. THUỐC BÓ KHOAN CÂN ĐẰNG
Lả vả dày Khoan cân đằng tươi (Dày đau xương)
Chủ trị:
Bỏ gẫy xương (Hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, thư càn hoạt lạc, liền xưdng).
Cách dùng, liều lượng:
Lá và Dây đau xương iiều lượng đủ dùng, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, bó vào nơi xương gẫy, đặt nẹp, băng cố định chặt.
Sau khi bó được 6 ngày chuyển dùng thuốc bó bột: Thự lương (củ Nâu).
Thự lương gọt bỏ vỏ thô, thái mỏng giă nát nhừ, bó vào nai xương gẫy, đặt nẹp, băng cố định chặt.
3 ngày thay thuốc 1 lấn, bó đến khi khỏi.
9. THUỐC BÓ BIỂN ĐẬU TỲ MA TANG ĐIỆP
Biển đậu diệp (lá Đậu ván trắng) Tươi 100g
Tỳ ma diệp (lá Thầu dầu tía) tươi 100g
Tang diệp (lá Dâu) tươi 100g
Chủ trị:
Bó gẫy. xương, bong gân, sai khớp, chấn thương tụ máu sưng nóng đỏ đau (thanh nhiệt, hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, mau !ién xương).
Cách dùng,liều lượng:
Ba thứ lá rửa sạch, giã nhỏ, trộn thêm Giấm thanh đủ ướt bó vào nơi xương gẫy, bong gân, sai khớp chấn thương, băng cố định chặt.
Mỗi ngày thay thuốc 1 lẩn.
10.THUỐC BÓ MỘC MIÊN TANG DIỆP MUA BÀ
Mộc miên bì (vỏcây Gạo)
tươi 200g
Lá Mua bà tươi
100g
Lả Dâu tươi(Tang diệp)
50g
Đại hồi (để riêng)
10g
Quế chi tiêm (để riêng)
10g
Chủ trị:
Bó gẫy xương, bong gãn, sai khớp, chấn thương tụ máu sưng đau (hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, mau liền xương).
Cách dùng, liều lượng:
Quế, Hồi sấy Khô tán bột mịn để riêng.
Vỏ Gạo gọt bỏ vỏ thô, lá Mua, lá Dâu, rửa sạch, thái nhỏ giã thật nhừ, trộn đều vâi bột Quế, Hồi bỏ vào nai bị thương băng cố định chặt.
Ba ngày thay thuốc 1 lần.
11. THUỐC BÓ CHÙM GỬI
Chùm gửi (Tầm gửi) tươi 100g
Lá Gấc tươi 30g
Gạch non 20g
Giấm thanh đủ dùng
Chủ trị:
Chấn thương sai khớp, bong gân, tụ máu sưng đau, tấy đỏ, cử động khó khăn.Cách dùng, liều lượng:
Gạch non tán bột mịn thêm Giấm sào nóng trộn lẫn với lá Gấc, lá Tầm gửi đã rửa sạch giã nhỏ dàn mỏng thuốc lên vài gạc khi thuốc còn ấm,bó xung quanh vết thương; băng cố định chặt.
2 ngày thay thuốc 1 lần.
12.BỘT BÓ GẪY XƯƠNG
Huyết giác 10g
Đại hồi 5g
Quế chi 4g
Thương truật 6g
Dây Đau xương tươi 20g
Lá Cúc tần tươi 5g
Lá Đòn kẻ cắp (Đòn gánh) tươi 5g
Vỏ Riệt tươi(?) 4g
Vỏ cây Gạo (Mộc miên bì) tươi 4g
Lá khoai lang tươi đủ dùng
Chủ trị:
Trẹo gẫy xương, trật khớp.
Cách dùng, liều lượng:
Các vị Huyết giác, Đại hồi, Quế chi, Thương truật sấy khô tán bột mịn để riêng.
Các vị khác rửa sạch, thái nhỏ giã nhuyễn, trộn lẫn với bột Huyết giác, Đại hổi, Quế chi, Thương truật. Thêm lá khoai lang giã thật nhuyễn.
Chỉnh lại xương gẫy, khớp trật trở lại vị trí cũ ngay ngắn đúng khít (nếu xương gẫy chỉnh hình không tốt, xương can lệch khó nắn lại như cũ). Sau đó đặt một lần gạc bao khắp vết thương (tránh phỏng da do sức nóng của thuốc), xong đắp thuốc lên, phủ ngoài thuốc bằng một lần gạc, dùng nẹp tre buộc cố định {nếu gẫy xương đùi phải nẹp cố định từ nách đến bàn chân).
Một tuần lễ thay thuốc một lần. Thường là dùng ba miếng thuốc.
Chú ý:
1.Khi bó miếng thứ 2:
-Để đảm bảo nơi gẫy đúng khít khi đắp miếng thuốc thứ 2 cần kiểm tra lại vết thương, nếu thấy vị trí xương chưa tốt lắm phải nắn sửa lại ngay không nên để châm.
- Khi đặt nẹp cán tránh những nơi có động mạch hoặc mạch máu lớn (tránh làm mạch máu không thông).
- Khi bệnh nhân có cảm giác tê lạnh, hoặc thấy phía dưới tay chân sưng tím là do buộc quá chặt cần nới lỏng nút buộc ra.
- Sau khi buộc thuốc 3-4 ngày nếu thuốc khô quá nên nhỏ ít rượu vào để làm thuốc nhuận dẻo trong 1 tuấn.
2. Trường hợp xưong trẹo không gẫy, sau khi nắn lại khớp nếu còn sưng đau nhiều, chỉ bó cố định trong vài ba ngày.
3. Trường hợp gẫy, trẹo năng dùng thêm thang thuoc uống trong sau:
Đại hồi
8g
Quế chi
8g
Huyết giác
20g
Thương truật
12g-
Đào nhân
10g
Hống hoa
4g
Tô mộc
10g
sắc uống, ngày 1 thang.
4. Trường hợp người bệnh bí tiểu tiện.
Dùng rễ cỏ tranh 40g nấu nước uống trong ngày.
5.Trường hợp người bệnh bí đại tiện
Dùng Đại hoàng 15g nấu nước uống trong ngày.
110.THUỐC BỘT NGHỆ MẦN TƯƠI THANG NGHỆ CÚC TÁN.
Nghệ vàng (tươi) 20g
Lá Mần tưới {tươi) 40g
Lá Ngải cứu (tươi) 40g
Lả Dâm bụt (tươi) 40g
Lá Cúc tần (tươi) 40g
Chủ tri:
Chấn thương gẫy xương.
Cách dùng, liều lượng:
Các vị rửa sạch, giã nhuyễn đắp và bó quanh vết thương sau khi đã chỉnh cố định xương gẫy, băng chặt lại,
13.DUNG THỤ HOÀNG BÁ MIỀN BI TÁN
Dung thụ diệp tươi (Lá Si tươi) 20g
Nam hoàng bá(Vỏ Núc nác) tươi 20g
Mộc miên bì (vỏ Gạo) tươi 20g
Lá Gấc tươi 20g
Sáp ong đủ dùng
Chủ trị:
Bó gẫy xương kín
Cách dùng, liều lượng:
Tất cả các vị rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào Sáp ong đã nấu lỏng, quấy đều thành cao mềm, đắp lẽn chung quanh vết thương sau khi đã cố định chỉnh hình, băng lại.
Hai, ba ngày thay bằng 1 lần.
14.CAO BÓ GẪY
Đại hoàng 60g
Nhũ hương 40g
Một dược 40g
Đinh hương 40g
Quế chi 40g
Thiên niên kiện 80g
Chủ trị:
Bó gẫy xương
Cách dùng, liều lượng:
Các vị tán bột mịn trộn đều.
Khi dùng nấu thành cao theo công thức sau:
Bột thuốc 200g
Nhựa thông (Tùng hương) 100g
Sáp ong 100g
Dầu Thầu dâu (Dầu ve) 400g
Dầu Thầu dầu đun sôi cho Sáp ong vào đun quấy tan, bắc ra cho Nhựa thông bà bột thuốc vào quấy đểu thành cao.
Phết lên giấy bóng kính hay giấy polyetylen bó kín chung quanh nơi xương gẫy sau khi đã chỉnh đưa xương trà về vị trí cũ, đặt nẹp băng cổ định.
Đắp, bó liên tục trong 3 - 4 tuần lễ không phải thay thuốc.
15.THUỐC BÓ GÃY XƯƠNG
Cốt toái bổ tươi 200g
Lá Sen tươi 100g
Lá Trắc bá tươi 100g
Quả Bồ kết tươi 50g
Chủ trị:
Bó gẫy xương
Cách dùng, liều lượng:
Các vị rửa sạch, nghiền nho đắp bó vào nơi xương gẫy sau khi đã chỉnh hình, nẹp băng cố định chặt.
2-3 ngày thay thuốc 1 lần.
BÀI TRẬT ĐẢ HOÀN
(Điều trị trật đả ứ huyết do đánh đập, ngã..)
A. Dược liệu:
- Tro dền gai 50g
- Lá gai 50g
- Mo nang tre đốt tồn tính 20g
- Phèn chua 10g
- Tro vỏ chuối chín 20g
- Mần tưới 20g
- Bồ hóng 100g
- Dấm
- Nước tiểu
- Củ nghệ tẩm dấm, rượu, nước tiểu 10g
- Tiết lợn khô tán nhỏ 100g
- Thủy bồ 50g
- Lá quýt hôi 50g
Lõi vang 50g
* Bào chế:
Các thứ trên phơi khô tán nhỏ, rây thành bột, trộn với rượu, dấm, nước tiểu rồi đem phơi khô. Rồi lại tán thành bột hoàn với đường phèn, khi thắng đường để hoàn cho 2% thạch cho đỡ mốc.
* Cách Dùng: Mỗi lần uống 2-3 đồng cân với nước sôi.
BĂNG BÓ GÃY XƯƠNG
Công Dụng: Băng bó xương gãy, chấn thương, đau lưng, đau các vùng khớp.
Công Thức Bài Thuốc:
. Điền thất 3 chỉ
Băng phiến 3 chỉ
Bạch mộc nhĩ 3 chỉ
Thiên niên kiện 2 chỉ
Mộc qua 2 chỉ
Thương truật 2 chỉ
Hồng hoa 2 chỉ
Xuyên khung 2 chỉ
Một dược 2 chỉ
Hùng hoàng 2 chỉ
Đương quy 3 chỉ
Xích thược 2 chỉ
Cốt toái bổ 3 chỉ
Tự nhiên đồng 3 chỉ
Tam thất 3 chỉ
Kim ngân hoa 2 chỉ
Nga truật 2 chỉ
Phòng phong 2 chỉ
Quế chi 2 chỉ
Nhũ hương 2 chỉ
Thần khúc 2 chỉ
Huyết kiệt 1 chỉ
Bạch chỉ 2 chỉ
Cách Bào Chế: Đương quy sao rượu, Tự nhiên đồng sao dấm chua, Cốt toái bổ sao dấm đen, Bạch chỉ sao muối, Nhũ hương sao khử dầu, Một dược sao khử dầu, Xích thược sao vàng, Bạch mộc nhĩ sao cháy. Tất cả 23 vị thuốc trên tán thành bột.
Công Dụng: Băng bó xương gãy, chấn thương, đau lưng, đau các vùng khớp.
Liều lượng: Tùy theo các chỗ đau lớn nhỏ mà phân liều lượng cho thích hợp.
Cách dùng: Dùng rượu 20 độ đun sôi, khuấy thuốc cho dẽo, rải thuốc lên miếng vải sau đó đắp lên chỗ bị gãy và các chỗ bị đau rồi băng bó lại, 2 ngày thay thuốc 1 lần, nếu cảm thấy thuốc khô dùng rượu châm chế lên thuốc cho có độ ẩm.
Tác giả bài viết: Hà Văn Phú
BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN
- Biện chứng đông y: Thận tinh hư khuyết, thủy không hàm mộc, mộc vũ phạt kim, phế lạc tổn thương gây khạc máu.
- Phép trị: Ích khí dưỡng âm, tư thủy hàm mộc.
- Bài Thuốc:
CHI KHOÁNG CAO
Tên dược liệu
Lượng,g
Thành Phần:
1. Bắc Sa sâm: 120g
2. Thục địa: 240g
3. Nam Sa sâm: 120g
4. Đương qui thân: 60g
5. Thiên môn: 60g
6. Phục thần: 60g
7. Mạch môn: 60g
8. Viễn chí chế: 48g
9. Bắc Câu kỷ tử: 120g
10. Toan Táo nhân sao: 36g
11. Qui bản: 120g
12. Xuyên Hoàng tinh: 30g
13. Ngân Sài hồ: 48g
14. Hạ khô thảo: 60g
15. Đan sâm: 48g
16. Xuyên Bối mẫu: 60g
17. Xuyên luyện tử: 36g
18. Bạch truật: 48g
19. Ngũ vị tử: 48g
20. Cam thảo: 24g
21. Đông trùng hạ thảo
HƯỚNG DẪN: v21 vị thuốc trên thêm nước vừa đủ sắc nhỏ lửa lấy nước thứ nhất thứ hai, bỏ bã, cô đặc, sau đó thêm 1 lạng Mật ong cùng với Đường phèn vừa đủ làm thành cao, bỏ lọ, dùng dần. Uống 10-15g/lần, ngày 03 lần với nước ấm.
BỆNH GIÃN PHẾ NANG
Đông Y biện chứng luận trị theo một số thể bệnh sau:
1. Thể Ngoại Cảm Phong Hàn
- Triệu Chứng: Ho suyễn cùng phát ra, đờm trắng mà loãng, ớn lạnh đau đầu, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn
-Phép Trị: Tán hàn tuyên phế, hóa đờm bình suyễn
- Bài Thuốc:
TAM ẢO THANG GIA GIẢM(Cục phương)
Tên dược liệu
Lượng,g
Thành Phần:
1. Trích Ma hoàng: 6g
2. Bán hạ chế: 10g
3. Tế tân: 4g
4. Hạnh nhân: 10g
5. Sinh cam thảo: 6g
HƯỚNG DẪN: vSắc cùng 750 ml nước còn 250 ml uống. 01 thang/ngày.
2. Thể đàm trọc ngăn phế
- Triệu Chứng: Ho khí suyễn, đờm nhiều dính đặc, ho không thoải mái, ngực bó đau, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoạt.
- Phép Trị: Khứ đờm, bình suyễn.
- Bài Thuốc:
NHỊ TRẦN THANG HỢP TAM TỬ DƯỠNG THÂN THANG GIA GIẢM(Hòa tễ cục phương, Hàn thị y thông)
Tên dược liệu
Lượng,g
Thành Phần:
1. Trần bì: 10g
2. Hậu phác: 6g
3. Cam thảo: 6g
4. Bạch giới tử: 10g
5. Bạch linh: 12g
6. La bặc tử: 10g
7. Bán hạ chế: 10g
8. Tô tử: 10g
9. Hạnh nhân: 6g
HƯỚNG DẪN: vSắc cùng 1.000 ml Nước còn 250 ml. uống 01 thang/ngày.
3. Thể phế suyễn
- Triệu Chứng: Suyễn gấp hụt hơi, nói năng không có lực, tiếng ho thấp yếu, tự đổ mồ hôi, sợ rét hầu không lợi, mặt đỏ miệng khô, chất lưỡi nhạt, mạch tế huyết mà vô lực.
- Phép Trị: Bổ khí, định suyễn.
- Bài Thuốc:
SINH MẠCH TÁN(Nội ngoại thương biện luận)
Tên dược liệu
Lượng,g
Thành Phần:
1. Hoàng kỳ: 16g
2. Nam Sa sâm: 12g
3. Nhân sâm: 10g
4. Ngọc trúc: 10g
5. Mạch môn: 12g
6. Tang bạch bì: 10g
7. Ngũ vị tử: 8g
8. Tử uyển: 16g
9. Hoàng cầm: 12g
10. Đại cáp tán: 16g
HƯỚNG DẪN: vSắc cùng 1.000 ml nước còn 250 ml uống 01 thang/ngày.
4. Thể thận suyễn
- Triệu Chứng: Suyễn ho lâu ngày, hễ hoạt đông thì suyễn nặng, hình dáng và tinh thần mỏi mệt, đổ mồ hôi, mặt xanh, chân tay lạnh cơ mỏi, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế.
- Phép Trị: Bổ thận khí, định suyễn.
- Bài Thuốc:
THẬN KHÍ HOÀN GIA GIẢM (Kim quỹ yếu lược)
Tên dược liệu
Lượng,g
Thành Phần:
1. Thục địa: 32g
2. Phụ tử chế: 10g
3. Hoài sơn: 10g
4. Nhục quế: 4g
5. Sơn thù nhục: 10g
6. Bồ cốt chỉ: 10g
7. Bạch linh: 16g
8. Nhân sâm: 10g
9. Trạch tả: 10g
10. Ngũ vị tử: 6g
11. Mẫu đơn bì: 10g
HƯỚNG DẪN: vSắc cùng 1.000 ml nước còn 250 ml uống. 1 ngày/1 thang.
5. Một số bài thuốc khác:
Trường hợp hư suyễn, căn cứ phân biệt triệu chứng có thể dùng“Sinh mạch ẩm”(10ml/lần, ngày 03 lần),“Kim quỹ thận khí hoàn”(8g/lần, ngày 03 lần”,“Sâm bối mộc qua cao”(mỗi lần 10ml/lần, ngày 03 lần).
6. Phòng bệnh:
Chú ý: giữ ấm, tránh cảm cúm. Cai rượu, thuốc lá, thuốc lào. Ăn uống điều độ, kiêng cay và các vị tanh, đồ biển. Kiên trì chữa trị, rèn luyện khí công, không ngừng tăng cường thể lực.
ÁP XE PHỔI
1. Giai đoạn khởi phát
- Bài thuốc: NGÂN KIỀU TÁN GIA GIẢM(Ôn Bệnh điều biện
Tên dược liệu
Kim ngân hoa 12g
Kinh giới tuệ 8g
Liên kiều 8g
Cát cánh 8g
Trúc diệp 6g
Đậu xị 8g
Lô căn 8g
Bạc hà 6g
vSắc uống.
2. Giai đoạn nung mủ
- Triệu chứng:Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng ráo, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.
- Phép trị:Thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, tán kết.
-Bài thuốc:
THIÊN KIM VĨ KINH THANG(Thiên Kim phương)
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Vĩ kinh(Lô căn)
40
Kim ngân hoa
12
Đông qua nhân
12
Liên kiều
8
Cỏ chân vịt
8
Ngư tinh thảo
16
Đào nhân
12
Ý dĩ nhân
20
vSắc uống.
3. Giai đoạn vỡ mủ
- Triệu chứng:Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.
- Phép trị:Bài nùng, giải độc, thanh nhiệt, sinh tân.
- Bài thuốc:
CÁT CÁNH THANG HỢP THIÊN KIM VĨ KINH THANG
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Cát cánh
10
Huyền sâm
16
Lô căn
10
Kim ngân hoa
12
Thiên môn
10
Bồ công anh
10
Mạch môn
10
Bại tương thảo
10
Thiên hoa phấn
10
Tử hoa địa đinh 10g
vSắc uống.
BỆNH VẨY NẾN
Lương y Ngô Viết Tài
Giám đốc cty TNHH Y học cổ truyền Chùa Bộc
Như chúng ta đã biết vẩy nến là bệnh ngoài da thường gặp chiếm khoảng 1,5 đến 2% dân số trên toàn thế giới. Bệnh này có tính chất di truyền, nhiều bệnh nhân tới khám và chữa, nếu ông bà hoặc bố mẹ đã bị thì con hoặc cháu cũng sẽ bị, tỷ lệ này chiếm tới 41%, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ già đến trẻ sơ sinh đều có thể bị cả. Bệnh vẩy nến là bệnh mãn tính, nó tiến triển theo từng đợt nặng – nhẹ, nguyên nhân chính gây ra là:
- Bệnh tự miễn: cơ thể người bệnh rối loạn hệ miễn dịch
- Chức năng gan kém, ăn nhiều cay nóng và kích thích, rượi bia, thuốc lá
- Thời tiết cực đoan, ăn uống nhiều thứ độc hại do con người tạo ra và ta ăn vào cộng với khí huyết kém gây ra
Về phía người bệnh luôn luôn mặc cảm không muốn tiếp xúc với mọi người, suy nghĩ chán đời, bi quan cuộc sống hiện tại, bị hạn chế về ăn uống nhất là phái nữ thì lại càng khổ sở hơn vì là phái đẹp. Từ suy nghĩ đó với kinh nghiệm ít ỏi, 45 năm theo học từ học trò trở thành thầy thuốc – nhà lãnh đạo, chủ tịch hội đồng quản trị - giám đốc điều hành công ty, tôi thấy là một thầy thuốc phải đi sâu nghiên cứu và tìm tòi chữa những bệnh khó mà theo tôi có khó thì người bệnh mới tìm đến mình. Người ta thường nói vui như thế này. Bệnh này là bệnh ba không:
- Không chết
- Không lây
- Không khỏi
Nhưng riêng tôi thì lại suy nghĩ hơi khác một chút là hiện nay đối với bệnh này người ta khuyên là quay về dùng thảo dược là gì? Là thuốc nam, do vậy bản thân tôi đã áp dụng chữa cho nhiều bệnh nhân trong 10 năm qua, nhiều bệnh nhẹ đã khỏi hẳn còn phần nhiều bớt và không chế được 70 - 90%, có bệnh nhân đã uống 3 năm liền kim miễn khang mà không khỏi, đến lấy thuốc của tôi về uống, trong uống thuốc sắc – bã đun nước tắm hằng ngày.
Sau đây là bài thuốc xin đăng để cho các bạn đồng nghiệp và bệnh nhân biết và tham khảo và góp ý. Xin chân thành cảm ơn nhiều!
Bài thuốc vẩy nến đã áp dụng 10 năm nay
1. Bồ công anh ( chỉ thiên ) 10g
2. Thổ phục linh 10g
3. Kim ngân hoa 10g
4. Ké đầu ngựa 10g
5. Đơn đỏ ( sao vàng hạ thổ ) 10g
6. Vỏ gạo 12g
7. Bạc sau 12g
8. Hoàng bá 10g
9. Hạ khô thảo 10g
10. Kinh giới 12g
11. Xác ve 8g
12. Nhân trần 10g
13. Khổ sâm 10g
14. Rau má 14g
15. Sinh hoàng kỳ 8g
16. Bạch thược 8g
17. Cam thảo 8g
18. Hà thủ ô 10g
19. Sinh địa 8g
20. Huyết đằng 10g
Với bài thuốc ở trên thì bệnh nhân phải uống theo phác đồ điều trị tầm 8 đến 9 tháng liên tục và ăn uống kiêng khem – thời tiết nhân hòa ủng hộ thì sẽ có kết quả, giúp người bệnh lấy lại niềm tin trong cuộc sống, mang lại hạnh phúc cho gia đình.
Một lần nữa rất mong các cấp trên và bạn đồng nghiệp góp y để cho tôi hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
VIÊM GAN MÃN TÍNH
Viêm gan mãn tính thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp( viêm gan vi rút, viêm gan do nhiễm độc...). Biểu hiện lâm sàng-thường thấy là các biểu hiện rối loạn về tiêu hóa, đau tức vùng hạ sườn phải, ăn kém, sợ mỡ …
Trong các đợt tiến triển có thể xuất hiện : Sốt, vàng da, vàng mắt, đau vùng hạ sườn phải tăng lên v..v…
Nguyên nhân: Do công năng của can, tỳ, vị rối loạn ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ thể về các mặt âm, khí huyết, tân dịch v..v…
Viêm gan chia làm nhiều thể, bao gồm: Can nhiệt tỳ thấp, Can uất tỳ hư khí trệ, và Khí trệ huyết ứ.
Tôi xin phép được nói về Phương pháp điều trị bệnh can nhiệt tỳ thấp
TÊN BÀI THUỐC: THANH CAN GIẢI ĐỘC TRỪ THẤP
- Xuất xứ: Bài thuốc gia truyền của dân tộc Sán Dìu.
- Nguyên nhân: Do viêm gan cấp kéo dài trở thành viêm gan trên lâm sàng biểu hiện là vàng da còn gọi là âm hoàng.
- Triệu chứng: Miệng đắng, không muốn ăn, bụng đầy chướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, nóng đau nhiều ở vùng gan, da vàng sạm, tiểu tiện vàng táo nhớt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
- Khám lâm sàng:
+ Vọng: Người gầy, da vàng sạm, quầng mắt thâm đen, mệt mỏi, môi khô nhợt, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng.
+ Văn: Ngại nói, mệt mỏi.
+ Vấn: Miệng đắng, không muốn ăn, bụng đầy chướng, ngực sườn tức, tiểu tiện vàng, đại tiện táo nhớt.
+ Thiết: Mạch huyền.
Phép điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, thoái hoàng, kiện tỳ, trừ thấp.
Bài Thuốc:
Bồ công anh 8g
Hoàng liên 5g
Chó đẻ răng cưa 6g
Vóng lén 8g
Diệp hạ minh châu 7g
Kim ngân hoa 6g
Cay sun vóng 20g
Hoàng bá 7g
Thổ phục 20g
Ý dĩ 12g
Huyết đằng 29g
Chỉ thiên 8g
Tầm gửi gạo 20g
Thảo quyết minh 12g
Phụn hỏi sun 15g
Cam thảo 4g
Sài đất 8g
Ý nghĩa của các vị thuốc:
- Bồ công anh, Chó đẻ răng cưa và Diệp hạ minh châu: thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp.
- Cay sun vóng, Thổ phục, Huyết đằng: Bổ huyết.
- Tầm gửi gạo, Phụn hỏi sun, Sài đất: Thanh nhiệt, lợi tiểu.
- Hoàng liên, Vóng lén, Kim ngân hoa: Tiêu viêm.
- Chỉ thiên, Hoàng bá, Ý dĩ: Tiêu viêm, tiêu thực, kiện tỳ.
- Thảo quyết minh: An thần.
- Cam thảo: Dẫn thuốc.
Tỷ lệ khỏi bệnh: Tùy theo thể tạng của từng bệnh nhân, mà thời gian điều trị là khác nhau. Đa số là từ 3 đến 6 tháng và có những bệnh nhân phải theo điều trị lâu dài. Tỷ lệ khỏi bệnh là 80%– 90%
B. Xơ gan
Xơ gan là hậu quả của nhiều loại xơ gan mãn tính ở giai đoạn gần tột cùng mà do nhiều nguyên nhân dẫn đến: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chế độ kém dinh dưỡng kéo dài.
Biểu hiện lâm sàng: Hội chứng suy gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh thường dẫn đến tử vong trong tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa nặng. Xơ gan được miêu tả trong phạm vi các chứng hoàng đản tích tụ hiếp thống và cổ chướng của YHCT dân tộc.
TÊN BÀI THUỐC: THANH NHIỆT, LỢI TIỂU, BỔ HUYẾT
- Xuất xứ: Bài thuốc gia truyền của dân tộc Sán Dìu.
- Nguyên nhân:Do hậu quả của nhiều loại bệnh gan mãn tính do nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
- Triệu chứng: Da mặt sạm tối, đầu choáng mệt mỏi, người gầy. Ăn kém, đau vùng gan, tức vùng thượng vị, ợ hơi, bụng chướng. Đại tiện thường thất thường, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền tế.
- Khám lâm sàng:
+ Vọng: Người gầy, da mặt sạm tối, mệt mỏi rêu lưỡi mỏng
+ Văn: Ăn kém, đau vùng gan, tức vùng thượng vị ợ hơi. Đại tiện thất thường và nước tiểu vàng sẫm, đi tiểu ít.
+ Thiết: Mạch huyền tế.
- Phép điều trị: Xơ can kiện tỳ
- Bài Thuốc:
Hắc sửu 7g
Chi tử 12g
Tầm gửi gạo 20g
Thiên phong đằng 12g
Cỏ danh 4g
Huyết đằng 20g
Phụn hỏi sun 15g
Thổ phục 15g
Kim tiền thảo 8g
Diệp hạ châu 6g
Hú mác 6g
Chó đẻ răng cưa 6g
Vóng lén 5g
Thảo quyết minh 6g
Kim ngân hoa 10g
Cam thảo 4g
Sá sùng 20g
Tang kí sinh( cây lá đa lông) 12g
Ý nghĩa của các vị thuốc:
- Hắc sửu, Tầm gửi gạo, Cỏ danh, Phụn hỏi sun, Kim tiền thảo, Tang kí sinh(cây lá đa lông): Thanh nhiệt, lợi thủy, dưỡng âm.
- Hú mác, Vóng lén, Kim ngân hoa, Sá sùng: Tiêu viêm, dưỡng huyết
- Chi tử: Sao tồn tính, cầm máu.
- Thiên phong đằng: Trừ thấp nhiệt.
- Huyết đằng, Thổ phục: Bổ huyết, dưỡng âm.
- Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa): Thanh nhiệt, giải độc.
- Thảo quyết minh: An thần.
- Cam thảo: dẫn thuốc.
Hướng dẫn sử dụng: Hai ngày uống một thang ( sắc đun như nước trà xanh), đun từ 20 – 30 phút, sau đó chắt lấy 1.5 lít nước thuốc uống trong ngày, bã để đun tiếp vào ngày hôm sau.
Kiêng kỵ: Kiêng các chất kích thích, các chất tanh, nóng, cay và thức ăn nhiều đạm, mỡ và các đồ uống có nhiều ga v.v…
Tỷ lệ khỏi bệnh: Tùy theo thể tạng của từng bệnh nhân, mà thời gian điều trị là khác nhau. Đa số là từ 3 đến 6 tháng và có những bệnh nhân phải theo điều trị lâu dài. Tỷ lệ khỏi bệnh là 80%– 90%Dân gian ta có câu “ có bệnh thì vái tứ phương”, tuy nhiên “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên mỗi người chúng ta nên xây dựng cho mình một nếp sống lành mạnh, tránh suy nghĩ nhiều gây căng thẳng thần kinh, luôn tăng cường bồi bổ sức khỏe góp phần vào xây dựng đất nước giàu mạnh.
BỆNH SƠ GAN CỔ CHƯỚNG
Bệnh Sơ gan cổ chướng
Biện chứng Đông y: Cổ chướng do thấp nhiệt đình trệ.
- Phép trị: Ấm trung tiêu mạch kỳ, mắt nóng, ráo thấp.
+ Cổ chướng: Do can uất khí trệ, huyết ứ.
- Phép trị: Lý khí, hoá ứ, thanh nhiệt, thông phủ.
+ Sơ gan cổ chướng: Do can uất khí trệ, tỳ vị hư tổn.
- Phép trị: Hành khí, lợi thuỷ, thư can giải uất.
+ Cổ chướng do khí trệ huyết ứ, thuỷ thấp đình tụ ở trong người.
- Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ, ích khí mạnh tỳ lợi thuỷ tiêu sưng.
+ Sơ gan cổ chướng: Do can thận âm hư.
- Phép trị: Nuôi dưỡng âm, lợi thuỷ kèm theo hoá ứ trệ.
+ Sơ gan cổ chướng do can uất khí trệ mất chức năng làm sơ lợi tam tiêu, phát sinh thành bụng dưới.
- Phép trị: Sơ gan hành khí lợi thũng.
+ Sơ gan cổ chướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ mềm chất rắn, tan kết đọng.
+ Cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn.
- Biện chứng Đông y: Chất độc vào gan ứ ở mạch lạc, can tỳ bị thương tổn thuỷ thấp trở tắc ở trung tiêu.
- Phép trị: Sơ gan thông lạc, bổ tỳ ích thận, trừ thấp lợi thuỷ (công trục thuỷ thấp)
Bài thuốc kinh nghiệm phòng khám Đức An Đường
1. Thương Truật 12 gam
2. Mộc Hương 6 gam
3. Đùm Đũm 16 gam
4. Trạch Tả 12 gam
5. Nhục Quế 4 gam
6. Phục Linh 12 gam
7. Kim Tiền Thảo 16 gam
8. Hậu Phác 12 gam
9. Đương Quy 12 gam
10. Hoàng bá 8 gam
Liều Dùng: Sắc ngày uống 1 thang (uống thay nước hàng ngày)
Kết Quả: Số bệnh nhân được điều trị: 500 bệnh nhân.
Đạt khỏi hẳn: 480 bệnh nhân.
Chú ý: Nếu bệnh nhân thận hư thì dùng Bạch mao căn, Hoàng liên, Quả dứa dại (tuỳ theo từng trường hợp mà gia giảm).
BÀI SỐ 102
Chữa viêm gan siêu vi trùng: Bệnh nhân bị viêm gan, đi xét nghiệm thấy virút B hoặc C dương tính. Thường đau vùng gan, đau vùng thượng vị, da bủng và có khi bị ợ hơi. Ngày uống 1 thang, uống liên tục 30 đến 40 thang mới khỏi bệnh. Xét nghiệm gan thấy kết quả virút B hoặc C âm tính. Cây tươi về băm nhỏ, phơi tái, sao vàng sắc 3 nước lấy một, một thang sắc 2 lần mỗi lần lấy 2 bát, hai lần lấy 4 bát thuốc, trộn với nhau, uống 4 lần trong ngày: 5 giờ - 10 giờ - 16 giờ và 20 giờ. Uống khi đói không nhất thiết đúng giờ.
1. Tầm gửi (cây đào, cây ngái) 20 gam
2. Ngải đồi (Ngọn cây vẩy sắc hoa tím) 20 gam
3. Ngòi bút (Mộc tặc) 20 gam
4. Vú bò 20 gam
5. Sung cùn (Sung leo) 20 gam
6. Chanh Rừng 20 gam
7. Bưởi Rừng 20 gam
VIÊM GAN
Thành Phần:
1. Cà Gai Leo: 30g
2. Nhân Trần: 20g
3. Cây Chó Đẻ Răng Cưa: 30g
4. Chi Tử: 20g
5. Quả Dứa dại khô: 15g
6. Uất kim( Nghệ Vàng): 20g
HƯỚNG DẪN: Bạn sắc cùng 1.500 ml nước còn 500 ml. Bạn chia ra. Uống sáng. Trưa. Chiều. Tối. Mỗi 1 ngày/ 1 thang. 10 ngày 1 Liệu Trình.
Phương 2
Thành Phần
1. Rễ cây chanh: 40g
2. Vỏ mướp gai: 40g
3. Sanh địa: 40g
4. Nhân trần: 40g
5. Cây cức quạ nhỏ lá: 40g
6. An xoa: 80g
7. Cây cà gai leo: 40g
8. Chi Tử: 30g
HƯỚNG DẪN: Bạn sắc cùng 1.500 ml nước còn 500 ml. Bạn chia ra. Uống sáng. Trưa. Chiều. Tối. Mỗi 1 ngày/ 1 thang. 10 ngày 1 Liệu Trình.
Lưu ý: Huyết áp thấp.. Bạn cho vào 3 Lát Gừng tươi..
Kiêng kỵ: Rượu. Bia. Rau muống. Nội tạng Động vật.
RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Do khí ở trên không đủ não không đầy, tai ù, đầu quay cuồng, hoa mắt chóng mặt; Do phong tai kêu như có tiếng chim là não có phong.
Do khí hư thấp đờm đọng ở trên, kiêm hư hoả đi ngược lên đầu.
Do phòng dục quá độ, thận không nạp khí vè nguồn nên khí chạy lên trên..v..v…
1. Lá dâu non 1 nắm
2. Lá tre non 1 nắm
3. Đỗ xanh 200 gam
Ba thứ sắc đặc chia 3 lần uống trong ngày lúc đói, uống vài ngày thấy dễ chịu cứ uống đến khi khỏi.
Bài thuốc 2: Những người bị tê thấp dưới bàn chân bị dày cộp, đi lại bàn chân đau buốt, khi chai chân quá dày phải lấy dao gọt cho mỏng mới đi được.
Cách 1: Mỗi lần lấy 5 hạt gấc bỏ vỏ cứng giã nhỏ rồi hoà với rượu sền sệt như bánh rồi đắp vào chỗ chai chân và băng lại mỗi ngày 1 lần.
Cách 2: Một củ tỏi to bóc vỏ giã với muối, dịt vào chỗ chai chân rồi băng lại ngày 1 lần, do cơ địa từng người, có người làm cách 1 thì khỏi, nếu chưa khỏi dùng cách 2 lại khỏi.
THẤP NHIỆT PHẠM VÀO DẠ DÀY
Phương Thuốc:
1. Tứ chế hương phụ 3 đồng cân
2. Xương truật (tẩm nước gạo sao)3 đồng cân
3. Hắc phàm (nửa phi nửa sống)2 đồng cân
4. Bạch linh 5 đồng cân
5. Cam thảo (nướng)2 đồng cân
6. Ô dược 5 đồng cân
7. Hậu phác 3 đồng cân
8. Ô long vĩ (tẩm rượu sao)2 đồng cân
Bào Chế: Hương phụ chế 4 lần: 1- Tẩm nước gạo sao. 2 - Tẩm nước muối sao. 3 - Tẩm đồng tiện sao. 4 - Tẩm rượu sao.
Tất cả các vị trên tán nhỏ, giây thật kỹ luyện với hồ, viên bằng hạt ngô.
Cách Dùng: Mỗi lần uống 5 viên, người khoẻ uống 10 viên, mỗi ngày dùng 3 lần vào buổi sáng, chiều, tối.
Chủ trị: Thấp nhiệt phạm vào dạ dày sinh ra ỉa chảy hoặc đau bụng, đầy bụng hoặc đau lưng, đau mình, chân tay nặng nề.
Cấm kỵ: Có mang không được dùng.
Kiêng các vị nóng cay như: rượu, thịt gà, hoa quả nóng.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa nhiều người khỏi.
Kết quả 80 %.
CẢM CÚM SỐT
Phương Thuốc:
1. Lá tía tô 14 lá
2. Lá chè tươi 20 lá
3. Lá dâu (nuôi tằm) 10 lá
4. lá hoắc hương 10 lá
5. Lá cơm sôi 1 nắm nhỏ
6. Cát căn (sắn dây tươi) 1 lạng
(nếu khô = 4 đồng cân)
7. Hành khô 3 củ
8. Gừng tươi 3 nhát
Bào Chế: Cho vào nước sắc uống, chỉ cần đun sôi vài lần cho thôi chất thuốc ra không cần đun kỹ lắm.
Cách Dùng: Ngày uống 2 bận, mỗi bận một chén trung bình (loại chén uống nước). Uống lúc còn nóng.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
- Chữa cảm rức đầu, hắt hơi, sổ mũi.
- Không ăn cơm, chỉ ăn cháo và các chất ăn nhẹ.
- Không phản ứng.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Đã chữa trên 300 người.
Kết quả 95 %.
CHỮA HO GÀ KÉO DÀI
Ho gà là một bệnh thường gặp ở thể trẻ em. Ho từng cơn dài, ho sặc sụa, đỏ mặt tía tai, ho mãi khi nào thổ được đờm dãi ra mới hết cơn ho. Theo kinh nghiệm gia truyền tôi đã dùng phương thuốc sau đây chữa phần nhiều thu được kết quả tốt.
Thành Phần:
1. Bạch cương tàm (cho vào nước vo gạo sát kỹ, sao vàng)12g
2. La bặc tử (tẩm dấm thanh, sao vàng)12g
3. Hạnh nhân (bóc vỏ bỏ mày, sao vàng)12g
4. Hoàng cầm (tẩm rượu sao vàng)12g
5. Khoản đông hoa (tẩm mật sao vàng)12g
6. Xuyên bối mẫu (sao qua)12g
7. Bạch phàn (nướng kỹ cho thật khô)14g
8. Đởm tinh (Nam tinh tán nhỏ nhào lẫn với mật bò,32g
treo gác bếp 100 ngày sau mới dùng)
9. Ma hoàng (tẩm nước muối sao vàng)20g
CÁCH BÀO CHẾ: Các vị tán bột viên với hồ bằng hạt đậu xanh.
Trẻ dưới 12 tháng mỗi lần 5 viên, mài kỹ gạn nước trong cho uống, mỗi ngày uống 4, 5 lần.
Trẻ lơn hơn mỗi lần từ 5 đến 15 viên.
Tuỳ tuổi mà sử dụng, mài với nước mà uống.
Tác dụng của các vị thuốc:
Trong bài thuốc này dùng Khô phàn, Bạch cương tàm và Hoàng cầm sao rượu là để trừ thời độc, Bạch cương tàm, Ma hoàng là để chống co rút và dùng các vị khác là để khử đờm trấn khái. Các vị hợp lại có tác dụng giải độc, khử đờm, chỉ kính (co rút) và chỉ khái nên bệnh khỏi.
CHỮA HO VIÊM HỌNG VÀ TIÊU ĐỜM
Dược Liệu:
1. 1 Cái Vỏ Quýt lâu năm nướng cho hơi thơm. Bạn đập nhỏ
2. 1 Củ Tỏi Rửa cho Sạch. Bạn bóc bỏ Vỏ xong. Bạn Đập dập.!
3. Cam Thảo: 8g
4. 2 Quả Chanh leo: (Bạn lấy Chanh ta. Hay quả quất cũng được. Bạn vắt lấy Nước cốt)
5. Mật ong: 100 ml
6. Gừng nướng: 3 lát nhỏ (8g) Gừng đập dập)
Hướng Dẫn: Bạn cho tất cả 6 Thứ trên vào Cái bát ăn cơm hoặc Cái Chén. Bạn cho vào Nồi Cơm Điện, Bạn hấp cách thủy 20 phút đến 30 phút.! Bạn chắt lấy nước thuốc trên. Người Lớn hay Trẻ Em mỗi lần uống 1 lần 15 ml. Bạn uống ngày 3 lần.! Sáng 1 lần. Trưa 1 lần. Tối 1 lần.
CHÚ THÍCH: Phụ nữ đang có Thai phải bỏ Gừng. Không được phép dùng.
CHÓ DẠI CẮN: CÁCH THỬ CHÓ DẠI CẮN VÀ CÁCH CHỮA
Nếu gặp con chó nào đi hoang, đuôi cụp xuống, đầu chúi xuống, lắc lư, chảy rãi, mắt đỏ, đích thị là chó điên rồi. Nếu khi bị chó cắn mà không biết là chó dại hay chó khôn, hãy thử bằng cách lấy cây sả (bỏ lá), giã nát, lấy vải gói lại, chà xuôi từ gáy, theo dọc xương sống và 2 bên xương, tới xương cùng. Hễ thấy 2 bên có gân máu đỏ, nổi lên như sợi chỉ, có khi nổi nhiều đường, đích thị là chó điên cắn rồi, hãy cấp tốc đi chích ngừa ngay. Nếu không thấy có gân nổi lên thì khỏi đi chích, bởi vì chích rất đau, lại phải thời gian lâu dài, tốn tiền, ngăn trở công ăn việc làm. Tôi đã thử cho nhiều người, nếu tôi nói không phải là chó điên thì an toàn.
BỆNH DẠI (RAGE) (CÁCH 2)
BỆNH TRẠNG:
Bệnh dại là một loại bệnh do virus bộc phát qua hệ thần kinh trung ương có ảnh hưởng đến tất cả động vật có máu nóng và ảnh hưởng đến con người do bị cho dại cắn.
TRIỆU CHỨNG:Người mắc bệnh dại có triệu chứng xuất hiện từ 15 ngày đến 1 tháng hay hơn 1 năm. Nó làm cho nóng sốt, mệt mỏi, khó thở, tiết nước bọt nhuể nhoải rồi chuyển sang thời kỳ bị kích thích dữ dội, co cứng, đau cổ họng khi nuốt nước miếng.
NGỪA BỆNH : khi bị chó dại cắn, người ta đi chích ngừa vaccine tùy theo vết thương chó cắn và vị trí cắn mà chích kháng huyết thanh dại, có thể giúp cho người bị chó dại cắn khỏi bị phát bệnh dại.
THỜI GIAN:Khi ở giai đoạn chót làm cho người bệnh dại sợ nước và khi gặp nước thì cơ thể co thắt và run rẩy, thường núp vào bóng tối vì sợ ánh sáng, rồi chết trong vòng 4-5 ngày.!
CÁCH 2-TRỊ CHÓ DẠI CẮN:
Chó dại cắn rồi phải nhớ ghi..
Phương nầy trị hết chẳng lo chi..
Tro cùng đất sét hòa chung lại..
Lăn chỗ vết thương hết một khi..
Lấy nọc có long trong đất sét..
Cách nầy chắc chắn nhớ làm y..
Gặp ai rủi bị nên mau mách..
Chó lở cắn nhằm phải nhớ ghi.!
BÀI THUỐC:- 50 gr cây lá mã đề : thanh nhiệt.
- 25 gr củ gừng : giải độc, nhiệt.
- Bỏ cả 2 thứ đó vào siêu, sắc 3 chén nước còn lại 8 phân.
- Một lần uống sau 3 giờ mới uống lần sau.
- khi uống sau thời gian trên, bệnh nhân đi tiểu cũng có màu đỏ giống như uống VỎ VE SẦU.
KẾT QUẢ:Theo kinh nghiệm lâm sàng, Bệnh chó dại cắn là một loại bệnh khó chữa trị. Nhờ có 2 bài thuốc trên, qua kinh nghiệm dân gian trên 50 năm qua cho thấy kết quả khả quan nhưng dần bị lãng quên nay nhắc lại hầu giúp cho những ai mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này.
CHỈ ĐỊNH : khi cho uống thuốc phải có nhiều người mang găng tay giữ chặt bệnh nhân lại, để tránh bệnh nhân cắn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:- Không nên uống 1 lần CÁCH 1 và CÁCH 2
- Giải độc mạnh quá làm cho bệnh nhân bị dị ứng thuốc.
CHỮA CHÓ DẠI CẮN BẰNG BẠCH CẬP VÀ ĐỌT KHẾ CHUA (st)
Một cháu tên Long bị chó fox nhà bên cắn, dấu mẹ vì lo bị la. 3 ngày sau chó fox Phát bệnh chết. Nửa tháng sau Long sốt, sợ gió và ánh sáng. Gia đình đưa cháu nhập viện. Khi chứng kiến 1 bé giường bên chết do bệnh khác, Long chu và sủa như con fox. Bác sĩ nói mẹ Long lo hậu sự vì Phát dại rồi, y học không cứu được... Một chú đi thăm bệnh nhân Phòng bên, cho bài thuốc. Cháu uống sau 5-7 Phút thì tỉnh, không tru nữa. Sau 3h uống lần 2 và cứ uống thế hết ngày. Hôm sau Long xuất viện, và đến nay vẫn khỏe mạnh.
BÀI THUÔC
1. Bạch cập (dạng bột có sẵn ở các tiệm thuốc bắc) nhiều ít tùy ly nước to nhỏ, không lo tác dụng Phụ.
2. Đọt (những ngọn non) của cây khế chua (nam 7 nữ 9 đọt) đâm (giã) nhuyễn.
*2 thứ trộn lẫn, hòa vào ly nước nhỏ. Cho bệnh nhân uống, cách 3h cho uống tiếp, cứ vậy cho uống hết ngày.
Chú ý: sau khỏi, 1 2 năm đầu kiêng: đám tang. kiêng ăn: trứng gà, dây nhãn lồng, giá đỗ, đậu- kẻo bị Phát lại.
Bài thuốc này có thể uống Phòng ngừa khi bị chó cắn.
BÀI THUỐC 3: CHỮA CHÓ DẠI CẮN
"Vệ sinh bảo giám" thiên hoa tán: thuyền thoái, thanh đại, hai vị đều nửa lạng, tế tân 2 đồng rưỡi, sà thoái (xác rán) đốt tồn tính 1 lạng đều tán mạt, mỗi lần dùng 3 đồng dùng rượu trắng chiêu đi, trị chó cắn dẫn đến tổn thương.
HAI NGƯỜI PHỤ NỮ HẾT SẠCH BỆNH LAO PHỔI CHỈ NHỜ CÂY BÌNH BÁT
“Tôi uống chừng 1 tuần như vậy thì thấy trong mình khác khác. Những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều, mỗi khi chiều tối không còn cảm giác mệt mỏi, sốt nữa. Lúc đó, tôi mới tin là cây bình bát thực sự có hiệu quả với bệnh lao phổi của mình”, chị Nhung cho biết.
Khúc cây bình bát làm dịu cơn đau do lao phổi
Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, tươi tỉnh của chị Cao Thị Thùy Nhung (42 tuổi, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), không ai nghĩ gần 2 năm trước, chị đã mang bệnh nặng trong người. Giờ đây, với công việc buôn bán ở chợ Nhà Bàng, chiều về nhà lại chế biến thực phẩm chay để sáng hôm sau kịp giao hàng, chị Nhung vẫn đủ sức khỏe để đảm đương công việc.
Chị Nhung cho biết, năm 2014, chị cảm thấy đau ở lưng và vùng dưới vai. Nhất là mỗi khi chiều về, những cơn đau lại nhiều hơn và mỗi ngày mỗi nặng hơn.
“Lúc đó, tôi vừa đau vừa hay bị sốt nhẹ, ho, đau họng nên ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống. Tôi uống liền mấy ngày, các triệu chứng trên hết nhưng rồi phát lại. Thấy không ổn, tôi đến bệnh viện để khám bệnh”, chị Nhung kể.
Các bác sĩ cho biết chị viêm phổi nặng do lao phổi. Chị Nhung chia sẻ:“Tôi cũng không hiểu vì sao mình mang bệnh nặng như vậy. Trước đó tôi làm nghề bảo mẫu, công việc cũng không có gì vất vả. Sức khỏe tôi vốn rất tốt, ít khi bệnh vặt. Lúc biết mình bị viêm phổi, tôi buồn và hoang mang lắm”.
Xác định rõ căn bệnh, chị Nhung được bác sĩ cho phác đồ điều trị trong 8 tháng. Chị Nhung về nhà vừa uống thuốc, chích thuốc, vừa theo dõi định kỳ.
Trong thời gian điều trị này, chị ngày càng xanh xao, ốm yếu. Những cơn đau hàng ngày vẫn ám ảnh chị. Khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh tình của chị nghiêm trọng hơn. Điều trị Tây y nhiều tháng liền mà không có kết quả, chị Nhung và gia đình không khỏi chán nản.
Rồi một người bạn cũ của chồng chị Nhung, vốn là một chuyên gia Đông y, qua hỏi thăm sức khỏe của chị, biết chị mắc bệnh về phổi, ông nói chị ghé nhà lấy thuốc về uống. Lúc đó, chị Nhung đã điều trị gần được 5 tháng theo phác đồ Tây y.
Chị và chồng bàn nhau để điều trị hết lộ trình 8 tháng, xem kết quả thế nào mới lấy thuốc Namvề uống. Tuy nhiên người bạn này bảo vừa uống thuốc Tây vừa uống thuốc Nam không có ảnh hưởng gì, miễn là phân chia hợp lý.
“Tôi đến nhà người bạn này của chồng lấy thuốc về uống nhưng không nhận được thang thuốc nào cả mà được cho một khúc cây lớn bằng bắp chân. Người bạn này nói đó là cây bình bát, đem về chặt lát phơi khô rồi nấu nước uống, không cần phải thêm thuốc thang gì nữa hết. Tôi ôm khúc cây về nhà mà lòng cứ ngờ ngợ”, chị Nhung cho biết.
Được sự động viên của chồng, chị Nhung cũng làm theo lời dặn dò của thầy thuốc Đông y. Nhưng vì công việc quá bận rộn, chị không thể uống thuốc đều đặn trong ngày. Mỗi ngày, sau giờ làm chị Nhung lấy một nắm bình bát đã phơi khô cho vào siêu thuốc, đổ 3 chén nước.
Sau khi nấu còn 1 chén, rồi chị chắt ra uống. Mỗi ngày vào buổi chiều, tối chị uống 2 chén. 2 ngày cuối tuần, chị uống đều 3 buổi sáng, trưa, chiều.
Chị Nhung kể:“Tôi uống chừng 1 tuần như vậy thì thấy trong mình khác khác. Những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều, mỗi khi chiều tối không còn cảm giác mệt mỏi, sốt nữa. Lúc đó, tôi mới tin là cây bình bát thực sự có hiệu quả. Ban đầu thầy thuốc dặn tôi nấu cây bình bát như nước trà và uống trong ngày, nhưng bận rộn tôi không có thời gian làm. Sau này thấy có hiệu quả, tôi uống đều đặn hơn”.
Uống hết khúc cây bình bát đó, chị Nhung và chồng tiếp tục đi tìm những cây khác mọc bên bờ ruộng để sử dụng. Nhiều người thấy chị Nhung chặt cây bình bát liền tò mò hỏi, chị Nhung tận tình chỉ bảo. Nhiều người thử uống và bệnh tình cũng thuyên giảm. Hết liệu trình 8 tháng, căn bệnh viêm phổi của chị Nhung đã thuyên giảm 7, 8 phần.
Anh Dũng (chồng chị Nhung) vui vẻ kể:“Vợ tôi đi siêu âm, phổi không còn bị trắng nữa mà đỏ đậm trở lại. Bác sĩ cũng thông báo quá trình điều trị đã thành công. Vợ chồng tôi không dám nhắc gì đến việc uống cây bình bát cả, nhưng sau đó vợ tôi còn tiếp tục uống cây bình bát thêm nhiều tháng nữa, lúc thấy khỏe hẳn mới ngưng”.
Đến nay, chị Nhung gần như đã bình phục hoàn toàn. Nhớ lại những ngày còn bệnh, chị Nhung vui vẻ tâm sự:“Lúc còn uống cây bình bát, tôi đi đâu cũng để ý loại cây này. Chồng tôi cũng vậy, đi đâu gặp bình bát cũng xin về một ôm như ôm củi vậy. Tôi chặt ra phơi khô để dành dùng dần, có người tới xin, tôi cũng cho. Họ uống rồi và cũng có kết quả lắm”.
Hiệu quả hơn khi kết hợp cây bình bát và các vị thuốc khác
Một người phụ nữ khác cũng bình phục bệnh viêm phổi thần kỳ nhờ cây bình bát là bà Huỳnh Thị Thỉ (47 tuổi, ngụ thị trấn Nhà Bàng). Giữa năm 2015, bà Thỉ thường xuyên bị đau ở vùng phía sau lưng (vùng phổi - PV).
Nhất là những lúc đi mưa hay nhiễm lạnh, những cơn đau của bà Thỉ sẽ nghiêm trọng hơn. Bà Thỉ đến một bệnh viện trên TP. Long Xuyên khám bệnh. Sau khi làm các kiểm tra, bác sĩ cho biết bà Thỉ bị lao.
“Lúc đó tôi không tin mình bị lao vì tôi không bị ho nên tới 2 bệnh viện khác nữa để khám. Bác sĩ bảo phổi tôi bị nám, rồi cho thuốc uống. Tôi cũng yên tâm về nhà uống thuốc. Thế nhưng thuốc chỉ cắt những cơn đau tạm thời. Hết thuốc, tôi lại đau trở lại. Uống hết một tuần thuốc thì tôi đi tìm thuốc Nam uống thử”,bà Thỉ kể.
Vợ chồng bà Thỉ đến thị trấn Nhà Bàng làm ăn đã được 7 năm. Họ mở dịch vụ trò chơi, giải trí cho trẻ em vào buổi tối. Ban ngày, 2 vợ chồng đi bán đồ chơi ở các cổng trường tiểu học, chiều tối mở cửa khu vui chơi trẻ em.
Công việc tương đối vất vả nên bệnh tình của bà Thỉ lại càng khó bình phục. Một lần bà Thỉ tâm sự về bệnh tình của mình với một người khách thường chở con đến khu vui chơi trẻ em, vốn là 1 thầy thuốc Đông y có tiếng ở địa phương. Người này đã nói bà Thỉ đến nhà mình lấy thuốc về uống.
Bà Thỉ phấn khởi kể:“Chỉ gần chục thang thuốc đầu, tôi đã dứt những cơn đau. Tôi không ngờ những thang thuốc đó lại hiệu nghiệm như vậy. Tôi uống đều đặn mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 cữ sáng, trưa, tối. Chỉ là những vị thuốc dân dã đơn giản mà bệnh tình của tôi dứt hẳn”.
Sau khi thoát khỏi những cơn đau hành hạ, bà Thỉ vẫn tiếp tục uống thêm một thời gian nữa mới dừng. Tìm hiểu rõ hơn những thang thuốc này, chúng tôi được biết phương thuốc chủ đạo trong đó gồm cây bình bát, rau bồ ngót, cam thảo đất, hà thủ ô trắng…
Ngoài ra còn nhiều vị thuốc khác được gia giảm tùy theo tình trạng của người bệnh. Với bài thuốc trên, bà Thỉ đã hoàn toàn “cải tạo” lá phổi của mình. Giờ bà đã yên tâm làm việc, sống vui vẻ. Từ thực tế bản thân trải qua, bà Thỉ còn giúp đỡ nhiều người mắc bệnh về phổi biết phương pháp chữa trị bằng thuốc Nam vô cùng hiệu quả mà lại rất ít tốn kém.
Công dụng của cây bình bát
Cây bình bát là một loại cây mọc khá phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, thường bắt gặp ven đường, bờ ruộng, mé kênh hay bờ sông… Trái bình bát có nhiều vitamin A, C, B6…
Trong dân gian, trái bình bát chữa được chứng khí hư ở phụ nữ, thiếu máu. Hột của trái bình bát được giã nhỏ nấu nước để gội đầu (không được để bắn vào mắt).
Hột bình bát còn được đốt thành tro, trộn với dầu dừa để trị ghẻ lở rất hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng bất cứ bộ phận nào của cây bình bát nên có sự tư vấn của những chuyên gia Đông y.
Trong trường hợp của chị Nhung, bà Thỉ sử dụng cây bình bát để trị bệnh về phổi thì thực hiện như sau: Thân, nhánh của cây bình bát được chặt lát nhỏ, phơi nắng thật khô rồi bảo quản nơi khô ráo để dùng dần. Khi sử dụng, chỉ dùng một nắm cho vào ấm nước đun lên. Nước nấu từ thân bình bát có màu đỏ, không mùi, vị không gắt, là thức uống giải nhiệt rất tốt.
Lương y Nguyễn Thiện Chung (An Giang) lưu ý với những người đang điều trị các chứng bệnh như lao hay các bệnh liên quan đến phổi: Đối với người hút thuốc lá phải ngưng ngay hoặc giảm đến mức tối đa. Không được ăn chuối xiêm (chuối tây), nước cốt dừa, thịt mỡ… đây là những loại thực phẩm dễ sinh đờm.
Ngoài ra không được dầm mưa, để bị nhiễm lạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị bệnh. Để cắt những cơn ho kéo dài có thể dùng 2, 3 lá sò huyết, hay còn gọi là lá lẻ bạn để nấu nước uống, hoặc ăn khóm (dứa) nướng rồi phơi sương cũng là cách để cắt những cơn ho liên tục.
TÌM HIỂU THÊM VỀ CÔNG DỤNG CÂY BÌNH BÁT
Cây bình bát ngoài thân và nhánh có tác dụng chữa các bệnh về phổi, tiểu đường thì trái cây bình bát cũng có nhiều công dụng chữa bệnh rất kỳ diệu mà ít người biết đến.
Cây bình bát có công dụng chữa nhiều bệnh là loài cây gì?
Trong tự nhiên có 2 loại cây hoàn toàn khác nhau đều được gọi là bình bát. Một loại là loài cây thân thảo, dây leo thuộc họ bầu bí. Cây này thường gọi là dây bình bát, dây bát… cũng có công dụng chữa tiểu đường khá hiệu quả.
Dân gian thường dùng thân và quả của dây bình bát sắc lên lấy nước uống để chữa tiểu đường type 2. Ngọn và lá non của dây bình bát dùng chế biến làm món canh rất ngon và có công dụng thanh nhiệt, giải độc.
Tuy nhiên, cây bình bátmà tòa soạn đề cập đến có công dụng chữa lao phổi, bệnh tiểu đường là loài cây thân gỗ thuộc họ na, mọc chủ yếu ở vùng đất nhiễm phèn ở các tỉnh ven biển cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc. Cây này rất ưa nước nên thường mọc rìa bờ kênh, mương, ao, hồ… và có quả to bằng trái mãng cầu, trong cũng có nhiều hạt.
Trái bình bát chín dầm đường là thứ giải khát ngon, đồng thời chữa được nhiều bệnh thường gặp
Khi trái chín chuyển màu vàng và có mùi thơm rất dễ chịu. Cũng giống mãng cầu, phần cùi của quả bình bát ăn được, có vị chua dôn dốt khá ngon, nhưng phần cùi này bám khá chắc vào hạt nên rất khó gỡ. Tuy mọc hoang, nhưng trái bình bát chín dầm đường và bỏ thêm đá lại là thứ giải khát ngon, có mùi rất quyến rũ, giàu vitamin.
2 loại cây trên tuy cùng tên, có cùng đặc điểm chữa bệnh nhưng hoàn toàn khác nhau bạn đọc nên biết và phân biệt, tránh nhầm lẫn
Những công dụng kỳ diệu khác của trái bình bát
Thân và nhánh cây bình bát có công dụng chữa các bệnh lao phổi và tiểu đường như các bài viết đã đề cập, thế nhưng trái cây bình bát cũng có tác dụng chữa bệnh rất kỳ diệu.
Những người bị thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương, thoái hoá cốt sống cổ, lưng đau khớp gối, đau lưng, thần kinh toa chèn ép dây thần kinh… thường rất khốn khổ vì những cơn đau mà không thể chữa dứt điểm.
Các phương pháp Tây y thường là giải phẫu rất tốn kém, nguy cơ rủi ro cao và cùng với đó là các loại thuốc giảm đau tức thời. Các bệnh loại này rất phù hợp với các phương pháp trị liệu, phục hồi dần dần các chức năng. Trong khi đó, dân gian có một cách trị liệu bằng trái bình bát hết sức độc đáo và hiệu quả.
Dùng trái bình bát còn non, hơ lửa kỹ cho thật nóng rồi chườm vào vùng bị đau. Khi nguội, ta lại tiếp tục hơ hóng và chườm. Nếu đau ở vùng lưng, cổ, vai gáy và hông… ta có thể lót một lớp chăn lên giường, xếp những trái bình bát đã được hơ lửa nóng lên đó và nằm đè vùng bị đau lên những trái bình bát.
Thực hiện việc chườm nóng này tầm 30 phút mỗi ngày sẽ rất hiệu quả. Nếu chúng ta kết hợp với các loại thực phẩm chức năng bổ dưỡng xương khớp như collagen type 2, sụn vi cá mập, glucosamine, chondroitin… hiệu quả sẽ còn tăng lên.
Chườm nóng bằng trái bình bát làm giảm sự co rút của gân, cơ, dây chằng, tăng sự lưu thông máu tại chỗ từ đó giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động. Còn các loại thực phẩm chức năng sẽ giúp tái tạo lớp sụn và dịch bôi trơn ở các khớp xương.
Trái bình bát ngoài tác dụng tốt với xương khớp, còn giúp da sáng đẹp, mờ sẹo
Ăn trái bình bát chín cũng có tác dụng tốt cho xương khớp. Trái bình bát làm giảm a xít tại các khớp xương, giúp đề phòng bệnh gout. Trái bình bát còn chứa nhiều vitamin C; vitamin A, B6, magne, potassium… giúp chống lão hóa, da và tóc khỏe, tăng thị lực, tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm.
Trước đây trong dân gian thường ăn nhiều trái bình bát chín để chữa bệnh thiếu máu các bệnh viêm nhiễm của phụ nữ. Sau này khoa học đã chứng minh rằng, các hoạt chất trong trái bình bát chính có tính ức chế các loại vi khuẩn cư trú và gây viêm nhiễm cho chị em.
Đặc biệt, trái bình bát còn được nhiều phụ nữ sử dụng để làm đẹp, dưỡng da mặt, làm mờ sẹo. Lấy cùi trái bình bát đánh nhuyễn với một chút mật ong thành hỗn hợp sệt. Rửa sạch mặt và thấm nhẹ bằng khăn khô. Đắp hỗn hợp được điều chế từ quả bình bát lên da mặt trong khoảng 30 phút.
Vitamin từ trái bình bát sẽ bổ sung dưỡng chất giúp da sáng đẹp, làm mờ sẹo. Chất tanin có nhiều trong trái bình bát sẽ làm se khít lỗ chân lông, giúp da láng mịn, hạn chế mụn nhọt, giúp chị em xinh đẹp hơn.
CÂY DONG RIỀNG ĐỎ-"THẦN DƯỢC" CHỮA BỆNH TIM MẠCH
Cây dong riềng đỏ, vị thuốc nam mọc nhiều ở Tây Bắc, cây có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe nhất là tác dụng tốt cho tim và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, nào ta cùng tìm hiểu về vị thuốc này.
Tác dụng của dong riềng đỏ
Hỗ trợ điều trị tắc nghẽn động mạch vành
điều trị chứng đau thắt ngực do động mạch vành
Hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch
Tăng cường chức năng tim
Hỗ trợ điều trị chứng nhồi máu cơ tim
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành
Người bị xơ vữa động mạch
Bệnh nhân tim mạch, thiếu máu cơ tim
Bệnh nhân mắc huyết áp cao
Bệnh nhân có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim..
Tên khác: Cây dong riềng đỏ còn được gọi là khoai đao, khương vu
Tên khoa học
Canna edulis red
Khu vực phân bố
Dong riềng đỏ phân bố ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phia Bắc nước ta như Bắc cạn, Phú thọ, Yên Bái, Sơn la, Hòa Bình.
Lưu ý: Có 2 loại dong riềng là: Dong riềng trắng và dong riềng đỏ (Dong riềng đỏ có lá thân màu tím, củ màu tím, hoa màu đỏ. Dong riềng trắng có thân lá màu xanh, củ màu xanh) “Xem ảnh để phân biệt”.
Bộ phận dùng
Theo y học cổ truyền, toàn bộ: Lá, thân và củ của cây dong riềng đỏ đều được dùng làm thuốc.
Ngoài ra củ dong riềng đỏ còn được dùng trong chế biến thực phẩm: Dùng làm miến (một loại thực phẩm được rất nhiều gia đình ưa thích)
Cách chế biến và thu hái
Dùng trong y học: Vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, người dân đào lấy cả củ, thân và lá. Củ rửa sạch. Sau đó toàn bộ lá, thân và củ đem thái miếng mỏng phơi khô bảo quản dùng dần để làm thuốc.
Dùng cho công nghiệp thực phẩm: Củ dong riềng được rửa sạch và lọc lấy tinh bột để làm miến.
Thành phần hóa học
Củ dong riềng đỏ có chứa nhiều tinh bột (khoảng 70%), chất khoáng 2%, chất xơ 5%, chất đạm 3%, chất béo 2% và một số hoạt chất khác.
Tính vị và tác dụng
Theo y học cổ truyền củ dong riềng đỏ có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ áp, lợi huyết, bổ tim. Lá và thân cây có tác dụng làm dịu và kích thích.
* Công Dụng:
Tác dụng quý nhất của dong riềng đỏ là “Hỗ trợ điều trị chứng tắc nghẽn động mạch vành”. Đây chính là kinh nghiệm điều trị bệnh bằng cây thuốc nam của đồng bào người Dao ở miền Tây Bắc, sử dụng dong riềng đỏ làm thuốc điều trị chứng tức ngực, khó thở và bệnh tim mạch.
Theo một thống kê: Tỷ lệ bệnh nhân mắc động mạch vành sử dụng dong riềng đỏ khỏi bệnh là rất cao, Một nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy người dân tộc Dao có sử dụng cây dong riềng đỏ làm thực phẩm hàng ngày hầu như không mắc các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, bệnh viên Y học cổ truyền tỉnh Bắc cạn đã sử dụng cây dong riềng đỏ để làm thuốc điều trị bệnh động mạch vành với tỷ lệ khỏi bệnh 90%. Bởi vậy có lúc dong riềng đỏ còn được đặt tên là“Thần dược cho người mắc bệnh tim mạch”.
Sau đây là một số tác dụng chính của cây dong riềng đỏ:
Hỗ trợ điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch vành
Hỗ trợ điều trị sơ vữa động mạch
Tác dụng tăng cường chức năng tim
Phòng chống bệnh nhồi máu cơ tim
Tác dụng lợi tiểu
Tác dụng hạ huyết áp
Đối tượng sử dụng
*.Bệnh nhân mắc chứng sơ vữa động mạch, bệnh mạch vành
*.Người có tiền sử bệnh tim mạch
*.Người béo phì, người cao tuổi có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim
*.Người mắc chứng huyết áp cao
Cách Dùng, Liều Dùng:
Cách sắc uống: Lấy 60g cả lá, thân và củ rong riềng khô sắc nước uống hàng ngày
Món ăn vị thuốc từ dong riềng đỏ: Lấy 60g củ khô đem rửa sạch, hầm với 1 quả tim lợn ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày làm 1 lần, ăn liên tục trong thời gian 10 ngày là có kết quả.
Mua dong riềng đỏ ở đâu, địa nào chỉ bán dong riềng đỏ?
A. Nhà ai cũng nên trồng sẵn 1 Chậu CÂY DONG RIỀNG ĐỎ trong vườn nhà mình. rất tuyệt vời
KIẾT LỴ MÃN
Bài Thuốc:
1. Hoàng liên bắc 20g, nam 30g
2. Cam Thảo bắc 4g
3. Cát sâm 10g
4. Mạch nha 16g
HƯỚNG DẪN: Các vị sao vàng, tán thành bột mịn, bảo quản tốt.
Tác Dụng: Chữa bệnh kiết lỵ phân lẫn máu và bầy nhầy thuộc mãn tính.
Kiện tỳ, thanh phế, cầm máu, phân được thanh trọc, khỏi được bệnh.
Liều dùng và cách dùng:
Người lớn uống 50 gam 1 ngày, pha với nước nóng chia 3 lần trước bữa ăn 1 giờ.
Chỉ định: Bệnh kiết lỵ - hoặc cấm khẩu lỵ - mãn tính.
Chống chỉ định:
Lỵ amip, lỵ cấp tính, tiết tả.
Phương pháp hộ lý:
Ăn cháo nước
Uống nước gạo rang..
Tâm đắc chữa kiết lỵ không phân hàn nhiệt.
Đỗ Sĩ Điệt
Dây mơ 30g
Rễ phèn đen sao vàng hạ thổ 30g
Hạt cau già 5 hạt
Lá má 1 nắm
Rễ Cỏ xước 10g
Gừng 5 lát
Sắc đặc uống.
BÍ QUYẾT MUỐN SINH CON TRAI HAY CON GÁI THEO BẠN
Có nhiều người muốn có mụn con trai để nối dòng, nhưng lại chỉ sinh toàn là gái hay trái lại, làm cho buồn đến thúi ruột. Xin quý bạn hãy an tâm, chúng tôi sẽ chỉ cho phương pháp có con trai hay gái theo ý muốn, hiệu quả gần 100%..
Khoảng năm 1991, tôi có dịp đi công tác vùng Mincapolis – St. Paul, MN, tôi đã tới thăm cụ Nguyễn Khiớn, cụ đã khá lớn tuổi. Mặc dầu chưa bao giờ gặp nhau, nhưng giữa cụ và tôi có mối duyên thầm, nên cụ rất dễ bộc lộ tâm tình với tôi. Vì biết tôi là “Ông Cố đạo” tôi có nhiều dịp gặp gỡ giáo dân, có thể chỉ cho nhiều người muốn có con trai hoặc con gái mà chưa được.
Sau khi tôi nghe cụ hướng dẫn và ghi chép tỉ mỉ, cụ lại đưa luôn tập sách bửu bối rất cũ kỹ, đã bạc màu mà cụ rất quí. Tập sách này đã đề cập đến nhiều vấn đề rất thực tế, có thể giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn hàng ngày, trong đó có nói việc muốn sinh trai hoặc gái.
Cụ quả quyết rằng: bất cứ ai nhờ cụ giúp, mà làm đúng cách chỉ dẫn, tất cả đều được toại nguyện. Thú thực ban đầu tôi vẫn còn bán tín bán nghi, nhưng sau khi đã chỉ cho vài người áp dụng phương pháp này, qua một thời gian họ gọi báo tin vui là họ đã đạt được kết quả mỹ mãn.
THỰC HIỆN:
Cách ứng dụng rất đơn giản,căn cứ vào tuổi chẵn hay tuổi lẻ của cả 2 vợ chồng và chọn tháng lẻ hay tháng chẵn để ăn ở trong bậc vợ chồng thì có con trai hay con gái.
Theo nguyên tắc:
Ví dụ:
·Nếu tuổi chồng năm nay là 30 hay 32, tức là tuổichẵn, vợ cũng tuổichẵnlà 26 hay 28 , muốn cócon traithì chọn thánglẻtức là tháng 1 hay 3 v.v (2 chẵn 1 lẻ)
·Nếu tuổi chồng là 31 (lẻ), vợ là 29 (lẻ), muốn có con trai thì chọn tháng 1 hay 3 v.v (3 lẻ)
·Nếu chồng tuổi chẵn là 30, 32, … vợ tuổi lẻ là 25, 27, … ăn ở vào tháng 1 hay 3 (lẻ) è 2 lẻ 1 chẵn sẽ sinh con gái.
·Nếu chồng 30, vợ 28, ăn ở vào tháng 2, 4, … (3 chẵn) sẽ sinh con gái
3. Muốn có đứa con thông minh, đức hạnh, khỏe
Trước hết, muốn có con, vợ chồng phải ăn ở với nhau sau ngày trứng rụng. Lại phải chọn vào tháng mát mẻ, khí hậu điều hòa để ăn ở với nhau.
Chọn thời gian sức khỏe của cả hai người điều hòa, không quá bận tâm lo công việc làm ăn. Tâm hồn phải luôn thoải mái bình an, lương tâm trong sạch, đạo đức, … không bất hòa, bất thuận.
Nếu sống với nhau trong lúc say sưa, nghiện ngập, đời sống bê bối, v.v đứa con tương lai sẽ có nhiều nết xấu, bệnh tật, sẽ gây nhiều đau khổ cho cha mẹ, v.v
CÁCH NẤU DẦU PHONG THIÊN HƯƠNG CHỮA BỆNH
Trị mọi bệnh ngoài da
1.Các bệnh lở loét, ghẻ ngứa (bệnh Ezema)
2.Chân tay bị nứt nẻ chảy máu.
3.Lở trong miệng, cuống họng.(Bôi, súc miệng)
4.Sâu,bọ ong, kiến ... cắn làm sưng nhức.
5.Trị bỏng lửa, nước sôi(Mau khỏi, không sẹo)
6.Bị đứt tay chân, bôi dầu rất mau lành, không sẹo.
7.Trị trĩ nội, trĩ ngoại (Lấy tép tỏi cà cho sây sứt rồi dầu vào chung quanh, nhét vô chỗ đau)
Tất cả các chứng bệnh trên đây, ai dùng dầu này cũng đều có hiệu quả tốt cả.
1. CÁCH ĐIỀU CHẾ DẦU PHONG THIÊN HƯƠNG:
Bạn Lấy tỏi và Hành trắng 2 thứ bằng nhau (Nhiều ít tùy ý), xay nhỏ, nấu với dầu dừa nếu không có dầu dừa thì dùng dầu olive cũng được. Nếu đổ ít dầu thì sức mạnh để trị bệnh sẽ hiệu quả hơn nhiều, đổ nhiều sẽ giảm sức.
NẶNG TAI, Ù TAI, VIÊM HỌNG, KHÁI THẤU, MẮT MỜ, MIỆNG HÔI, LOÉT MỒM
1. Công Thức:
2. Cối xay: 20g
3. Dạ cẩm: 40g
4. Xạ can: 12g
5. Cúc hoa: 12g
6. Thảo quyết minh: 20g
7. Lá dâu: 20g
8. Lá chè xanh: 20g
9. Hòe hoa: 12g
10. Thủy xương bồ: 12g
11. La hán: 1 quả
12. Bạc hà: 12g
13. Cam thảo: 5g
14. Ngũ vị tử: 5g
2. Cách Bào Chế: Loại bỏ tạp chất, cho vào ấm sắc lấy 3 lần nước cô lại còn 200ml – 300ml nước cho vào phích đựng nước bảo quản trong ngày.
3. Liều dùng: Từ 200ml-300ml trong ngày chia 3 lần sáng, trưa, tối.
4. Tác dụng điều trị: Các chứng ù tai, mắt mờ, ho khan, viêm họng, loét miệng, mồm hôi.
5. Kiêng kỵ: Không dùng cá mè, cà muối, hồ tiêu, tương ớt, các loại thực phẩm rối loạn tiêu hóa.
THUỐC CHỮA ĐẸN GIA TRUYỀN
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc ở tâm tỳ.
Công thức bài thuốc:
Ngũ bội 4g
Mề gà 1 cái
Nang ngực 02g
Da trăn 1 miếng
Thạch cao 04g
Dầu dừa vừa đủ
Cách bào chế: Ngũ bội sao vàng, Thạch cao sao qua, Da trăn sao vàng, Mề gà sao vàng,Các vị trên tán nhuyễn thành bột.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc ở tâm tỳ.
Chủ trị: Triệu chứng chủ yếu chữa đẹn khóa, miệng trẻ bị túm lại, không bú được, trẻ khóc không ra tiếng, sắc mặt vàng đỏ, môi xanh, lưỡi cứng, chân tay co rút lại, táo bón, rêu lưỡi vàng, chỉ văn tay đỏ hoặc tía.
Liều lượng:Ngày 1 đến 2 lần, khoảng 3 ngày là khỏi.
Cách dùng: Thuốc trộn đều thoa thuốc với dầu dừa, bôi vào lưỡi.
Tác giả bài viết: Trần Thị Yến
CẢM CÚM NGƯỜI NÓNG, HO ĐỜM, GAI RÉT, SỔ MŨI, CƠ THỂ ĐAU MỆT MÕI, KHÔNG CÓ MỒ HÔI
BỘT THANH HAO ĐỊA LIỀN THANG LÀM CHỦ
Thanh hao 300g Địa liền 150g Cà gai leo 50g Tô diệp 150g Kinh giới 150g Kim ngân hoa 150g Bạc hà 50g Thông bạch 50g Sinh khương 50g
Chủ trị: Cảm cúm người nóng, ho, gai rét, nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi, cơ thể đau ê ẩm, nhức mỏi gân xương, không có mồ hôi.
CÁCH DÙNG–LIỀU LƯỢNG:
Các vị sấy khô ở nhiệt độ 40 – 450C, tán bột mịn.Trẻ em: 1 – 3 tuổi uống 4g 4 – 8 tuổi uống 8g 9 – 12 tuổi uống 12g 13 – 16 tuổi uống 16gNgười lớn: Uống 20gCho bột thuốc vào hãm với nước sôi, gạn lấy nước thuốc uống, ngày uống 2 lần (sáng chiều). Nếu không hãm, uống trực tiếp bột thì dùng 1/2 liều trên.Kiêng kỵ:Nên ăn cháo, không nên ăn cơm và các chất khó tiêu. Thuốc không có tác dụng với cảm hàn trong mùa đông, cảm nắng trong mùa hè.
Tác giả bài viết: Thu Hà
TIÊU MỠ GIẢM BÉO
Bài Thuốc
1. Nam mộc hương 30g
2. Thảo trích 4g
3. Sơn tra 4g
4. Bắc mộc hương 2g
5. Mạch nha 30g
Các vị tán bột mịn, bảo quản tốt.
Tác Dụng: Tiêu mỡ giảm béo nhanh, không mệt mỏi, không có phản ứng phụ.
Liều dùng và cách dùng:1 ngày uống 70gam, chia 3 lần, sau bữa ăn 1 giờ, pha với nước nóng vừa đủ uống.
Chỉ Định: Bệnh béo bụng, béo bệu
Gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ. Mạch trầm đới huyền.
Chống chỉ định
Những người do cấu trúc bản thể mà béo, vẫn khỏe đều không có dấu hiệu bệnh lý.
Phương pháp hộ lý
Uống liên tục trong 30 ngày, không phải kiêng gì.
Chú ý: Thuốc chữa cho người lớn, tránh xa trẻ em.
THUỐC CAO DÁN MỤN NHỌT
(Âm thư, tràng nhạc, rức đầu, đau mắt)
Bài Thuốc:
1. Sơn thục 8 lạng
2. Huyết giác 4 lạng
3. Phong khương 8 lạng
4. Địa liền 4 lạng
5. Gừng tươi 12 lạng
6. Quế tiêm 4 lạng
7. Đinh hương 2 lạng
8. Đại hồi 4 lạng
9. Nhũ hương 2 lạng
10. Một dược 2 lạng
11. Xuyên ô 4 lạng
12. Tế tân 2 lạng
13. Xương truật 4 lạng
14. Hùng hoàng 2 lạng
15. Long não 2 lạng
16. Ma du (Dầu Vừng 52 lạng
17. Tùng hương 8 lạng
18. Hồng đơn 30 lạng
Cách Chế:
13 vị trên (từ số 1 đến số 13) đem thái nhỏ cho lẫn vào ma du (dầu vừng) đun sôi bắc ra đậy kỹ ngâm, về mùa hạ ngâm 3 ngày đêm, mùa đông ngâm 7 ngày đêm, xuân thu ngâm 5 ngày đêm. Ngâm đủ hạn ngày thì đem đun, đun từ 5 đến 8 giờ. Khi thấy sắc thuốc đã đen, sắc hết thì thôi, bắc ra lọc cho kỹ, bỏ bã đi rồi cho Tùng hương và Hồng đơn vào dầu đun nhỏ lửa, quấy luôn tay cho khỏi bén nồi. Đun từ 1 ngày rưỡi đến 2 ngày, khi nào rỏ thuốc vào 1 bát nước lã thấy thuốc đóng thành châu là được. Khi đó mới cho Hùng Hoàng và Long não đã tán thật nhỏ giây kỹ vào thuốc cao, quấy đều luôn tay cho đến khi nguội, cho vào liễn đậy kín dùng dần.
Cách dùng
Phiết cao vào giấy sạch dán lên chỗ đau, dán kín cả đầu nhọt không để hở. Mỗi lá cao dán 3 ngày mới phải thay (Rức đầu, đau mắt dán vào 2 thái dương).
Chủ trị
Chữa âm thư, tràng nhạc, mụn nhọt, vấp ngã tấy sưng, nhức đầu, đau mắt..
Không cấm kỵ.
Không phản ứng.
Kết quả
Đã chữa rất nhiều bệnh có kết quả và được nhân dân tín nhiệm.Kết quả 90 %.
TÀN NHANG: CÁCH CHỮA TÀN NHANG VỚI VỎ BƯỞI
Tép bưởi có tác dụng bổ dưỡng, làm đẹp da thì hầu như ai cũng biết rồi. Thế nhưng, vỏ bưởi, gần như là đồ bỏ đi lại có tác dụng làm đẹp da, trị tàn nhang thì không nhiều người biết đến. Thế giới đông y xin giới thiệu với bạn gái cách chữa tàn nhang với vỏ bưởi vô cùng hiệu quả và an toàn cho da.
Tép bưởi có tác dụng bổ dưỡng, làm đẹp da thì hầu như ai cũng biết rồi. Thế nhưng, vỏ bưởi, gần như là đồ bỏ đi lại có tác dụng làm đẹp da, trị tàn nhang thì không nhiều người biết đến. Vỏ bưởi chứa hàm lượng cao flavonoid như naringosid, hesperidin, diosmin, diosmetin, hesperitin… Flavonoid là nhóm chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, do đó giúp bảo vệ cơ thể, bảo vệ làn da khỏi các tác nhân ôxy hóa bên trong và bên ngoài. Vở bưởi giúp giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, nám da, sạm da, tàn nhang do chứng tăng sắc tố, cũng như mụn đầu đen và trắng, da khô.
Cách chữa tàn nhang với vỏ bưởi.
Xin hướng dẫn các bạn cách chăm sóc làn da của mình vào mỗi buổi tối cho làn da sáng mịn nhé.
Chuẩn bị:
2 cái vỏ bưởi
1/2 lít dầu oliu
1lit nước sạch
1 nồi thủy tinh chịu nhiệt
Thực hiện:
Vỏ bưởi rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ, đổ dầu ô liu vào ngập vỏ bưởi, đun nhẹ; khi dầu ấm thì đổ thêm nước sạch vào nửa nồi, đậy vung. Để lửa thật nhỏ từ 4-5 giờ, sau đó lọc bỏ bã. Phần dầu bưởi cho vào lọ thủy tinh đậy kín, để ở nơi khô mát. Dầu này có thể sử dụng dần trong 6 tháng.
Cách dùng:
Mỗi ngày dùng 1/2 thìa dầu bưởi bôi lên da để khoảng 30 phút rồi rửa sạch mặt. Thực hiện thường xuyên sẽ làm cho nốt tàn nhang mờ đi nhanh chóng đấy.
Nguồn : Internet
XÍCH - BẠCH - HẮC ĐIẾN
Người trình bày: Vũ Ngọc Đĩnh - Số 66 Phố Hàng Mã - Khu Hoàn Kiếm.
Lịch sử bài thuốc:Tự nghiên cứu và áp dụng trên 10 năm có hiệu quả.
Bài thuốc:
1. Ban miêu (bỏ đầu, cánh, chân sao đen)3 đồng cân
2. Nam uy linh tiên5 đồng cân
3. Thảo quyết minh5 đồng cân
4. Nam địa hoàng (cả cây chút chít)5 đồng cân
5. Mật đà tăng5 đồng cân
6. Diêm vàng2 đồng cân
Cách dùng:
Các vị tán mạt giây nhỏ hoà vào với dầu ta (hoà vào với dấm thanh hoặc nước quả chanh thì chóng khỏi hơn, nhưng sót lắm) bôi vào chỗ đau.
Trước khi bôi đun nước sôi với muối rửa sạch chỗ đau, cạo cho bong hết vảy, rồi lấy bông thuốc chấm thật khô nước xong mới bôi thuốc. Ngày bôi 2 lần sáng và chiều thấy se mặt thì cứ bôi thuốc, không cần rửa nữa.
Chủ trị:
Chữa bệnh bạch điến, xích điến và hắc điến.
Không cấm kỵ.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa trên 500 người cả ở nông thôn lẫn thành thị.
Kết quả 90 %.
Chú ý: Ban miêu là vị thuốc độc khi dùng phải theo dõi cẩn thận.
GIẢI ĐỘC RƯỢU BIA
2. Trần bì ô mai thang
Cách chế biến:
– 30g Trần bì (Vỏ quýt lâu năm) thái nhỏ
– 2 quả Ô mai (mơ), bỏ hột, thái nhỏ.
– 5g Sinh khương (Gừng tươi)
– Bỏ 3 vị trên vào 360ml nước, đun bằng lửa nhỏ trong 30 phút.
– Gạn bỏ bã, uống lúc ấm.
Bài thuốc này là bài thuốc gia truyền ở Trung Hoa, khi cách mạng Tân Hợi nổ ra, bí phương này mới được phổ biến ra ngoài.
Công dụng: Bài thuốc lấy quân là vị Trần bì, đối với người say rượu, nhất là về đêm, bài này có công dụng cực kỳ mạnh để giải độc rượu, làm tỉnh rượu, bảo vệ gan. Rượu uống say, sợ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nên trong phương có Ô mai, sinh khương làm tá dược giúp kiện vận chức năng chức năng của tỳ vị, khiến cho hệ tiêu hóa được bảo vệ.
Nhà Quảng Cáo
Trần bì là vỏ quýt được phơi hay sấy khô để càng lâu năm càng tốt nên gọi là Trần bì. Càng lâu năm càng quý và càng đắt.
Thành phần hóa học:
+ Limonene, b-Myrcene, Piene, a-Terpinene, a-Thujene, Sabinene, Octanal, a-Phellandrene,p-Cymene, a-Ocimene, g-Terpinene, Terpinolene, Linalool, 3,7-Dimenthyl-7-Octenal, 4-Terpineol, a-Terpineol, Decanal, Citronellol, 4-1, 1-Dimenthylrthyl-Benzenemethanol, Perillaldehyde,Carvacrol, a-Farnesene, Benzyl alcohol, Nerol, Octanol, Thymol, Citronella, Sabinene hydrate (Lưu Văn Tù, Trung Dược Tài 1991, 14 (3): 33).
+ b-Sistosterol, Limonin, Ferulic acid, 5, 5’-Oxydimethylene-bis (2-Furaldehyde)(Iimuma M và cộng sự, Chem Phar Bull 1980, 28 (3): 717).
+ Hesperidin, Neohesperidin, Citromitin (Chaliha B R và cộng sự C A, 1967, 66: 5534e).
+ Theo GS Đỗ Tất Lợi vỏ quýt còn tươi có chứa tinh dầu 3,8% (2.000 đến 2.500 quả cho 1 lít tinh dầu), nước và thành phần bốc hơi có 61,25% Besperidin, Vitamin A, B và chừng 0,8% tro.
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột: Tinh dầu Trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột (Trung Dược Học).
+Tác dụng khu đàm, bình suyễn: Thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch tiết, làm loãng đờ, dễ khạc ra. Xuyên trần bì làm giãn phế quản, hạ cơn hen. Dịch cồn chiết xuất Quất bì với nồng độ 0,02g (thuốc sống) /ml hoàn toàn ngăn chặn được cơn co thắt phế quản chuột lang do Histamin gây nên (Trung Dược Học).
+Tác dụng kháng viêm, chống loét: Thành phần Humulene và a-Humulenol acetat có tác dụng như Vitamin P. Chích Humuiene vào ổ bụng chuột nhắt với liều 170 – 250mg/kg, có tác dụng làm giảm tính thấm thấu của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng.Chích 10mg Humulene vào ổ bụng một con chuột nhắt cũng có tác dụng kháng Histamin, gây tính thẩm thấu của thành mạch. Chất a-Humulenol acetat có tác dụng chống loét rõ và làm giảm tiết dịch vị trên mô hình gây loét dạ dày bằng cách thắt môn vị (Trung Dược Học).
+Tác dụng đối với hệ tim mạch: nước sắc Trần bì tươi và dịch Trần bì chiết cồn với liều bình thường có tác dụng hưng phấn tim, liều lượng lớn có tác dụng ức chế, nếu chích thuốc nhanh vào tĩnh mạch thỏ và chó, huyết áp tăng cao, nhưng bơm vào dạ dày thì không có tác dụng đó (Trung Dược Học).
+Tác dụng kháng khuẩn: Quảng trần bì trong ống nghiệm, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết (Trung Dược Học).
Ngoài ra, Trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trong Đông y, Trần bì là vị thuốc quý để lý khí, trong những trường hợp hoắc loạn, nôn mửa, khí nghịch, tiêu chảy không lợi, là khí hàn, quan cách, trung mãn, là khí bế, thực tích đàm diên (nước dãi), là khí trệ, thất tình, chí uất, là khí kết đều có thể dùng trần bì để trị.
GỪNG TƯƠI- NƯỚC CÂY CHUỐI- RAU RĂM. BA VỊ THUỐC KỲ DIỆU
Gừng - nước chuối - rau Răm- Ba vị thuốc kỳ diệu
1. Gừng chữa vết thương chảy máu
Gừng vừa là một thứ gia vị thông dụng vừa là một vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh. Đối với những trường hợp đứt tay ứa máu từng giọt đến những vết thương bị dao chém máu chảy thành dòng thì gừng là một vị thuốc kỳ diệu.
Bảy mươi năm trước, khi tôi 16 tuổi, đá bóng trên sân xi măng bị quyệt mạnh cạnh ngón chân xuống sân tuột một mảng da to bằng móng tay cái nhưng chưa rời khỏi ngón chân. Một ông hàng xóm mách lấy Gừng giã nát dịt vào. Tôi làm theo, khớp lại miếng da vào chỗ cũ rồi đắp Gừng lên trên, băng lại. Sáng hôm sau mở băng ra thấy ngón chân sạch bong, vết thương kín hẳn miệng, quanh mép da rách còn ướt. Tôi giã miếng Gừng khác đắp và băng lại, thế là khỏi hẳn, vết thương không có sẹo.
Tình cờ 16 năm sau, trong khi phát bờ ruộng, tôi vô ý bị đứt da thịt ở ngay cạnh đầu khớp tay cái dài gần 2cm, tôi cũng chữa bằng Gừng nhưng chỉ một lần đã khỏi hẳn. Sau đó, tôi thỉnh thoảng lại bị đứt tay nhưng chỉ chữa bằng Gừng một lần đều khỏi. Tôi phổ biến cách chữa cho nhiều người và đều có kết quả nhanh như vậy.
Khoảng năm 2000 - 2001, một buổi tối gió bão, khi mưa vừa tạm ngừng, một thanh niên gần nhà tôi chạy vào, tay ôm đầu nhờ tôi giúp. Thì ra cậu ta can đám đánh nhau, bị choang một chai vào đầu. Vết thương ở góc trái sát trên thái dương đã cầm máu và được lau khô. Tôi nhìn kỹ thấy vết thương dài tới 5cm, miệng rộng đến 3mm, còn sâu bao nhiêu không thể biết chỉ thấy đen ngòm máu còn đọng lại. Tôi vội lấy một nhánh Gừng vừa bằng ngón tay cái giã nát rồi đắp vào vừa kín vết thương, băng lại. Đêm ấy cháu ngủ lại nhà tôi. Sáng ra, bão tan, tôi giục cháu vào bệnh viện gần đấy khám xem có bị nhiễm trùng hay không nhưng cháu không chịu đi. Khi người nhà cháu đến đón, tôi đưa thêm một miếng gừng nữa dặn về nhà phải thay ngay miếng cũ. Năm ngày sau cháu đến khoe đã khỏi ngay từ miếng dịt đầu tiên, không cần đến miếng thứ hai. Tôi nhìn thấy vết thương đã liền hẳn, sẹo bằng với mặt da như đã có từ lâu. Tôi ngẩn người, quả là một vị thuốc thần kỳ.
2. Nước Chuối chữa bỏng
Gần 40 năm trước, sau vài câu chuyện tào lao, một anh bạn phổ biến kinh nghiệm chữa bỏng bằng nước Chuối, tôi không tin nhưng để bụng. Đến 10 năm gần đây tôi mới ứng dụng kinh nghiệm này với những trường hợp bỏng nhẹ, cho kết quả tốt.
Một lần bị bỏng hơi nước, chợt nhớ đến “Nước chuối chữa bỏng” tôi chặt một tàu lá chuối nhỏ, lấy một mẩu cuống lá bóp dập ra cho có nước rồi ép vào chỗ bỏng độ một hai phút xem sao, hoá ra khỏi thật. Đúng là trăm nghe không bằng một thấy.
Gặp dịp, 30 tết 5 năm về trước con cháu về nhà ăn tết, vợ chồng con trưởng tôi lo món ăn có thịt gà. Vợ luộc gà, gà chín, gọi chồng vớt hộ, vợ lấy đĩa hứng đựng, nào ngờ gà mổ moi nước sôi trong bụng gà ra đầy bàn tay vợ, bàn tay đỏ rực lên. Tôi vội chặt một cây chuối nhỏ, thân mới to bằng bắp chân đem vào bảo chồng bóc nhẹ vỏ ngoài bỏ đi rồi vắt thân chuối cho nước chảy vào bàn tay vợ, dưới hứng một cái chậu rồi đặt hẳn bàn tay vào chậu. Khi vắt hết nước chuối, tôi bảo chồng cho thân bắp chuối lên mu bàn tay vợ và té nước chuối trong chậu lên. Chỉ chưa đến 3 phút bàn tay bị bỏng mát hẳn lại như lúc bình thường. Mu bàn tay hết đỏ, mát như không có chuyện gì xảy ra, bấy giờ tôi mới tin hẳn vào cộng dụng của nước chuối.
Hai năm sau, khi xách ấm nước sôi vào nhà tắm tôi bị trượt chân, ngã xuống trong nhà tắm, tay trái làm đổ phích nước, nước sôi ộc ra tràn vào hai mông. Tôi chống cả bốn vó lên trời giữ cho lưng và đùi không chạm nước rồi lập tức dùng hết sức đứng bật dậy bước vội ra khỏi nhà tắm. Tôi chạy vào bếp lấy dao ra vườn chặt một cây chuối ta, vác vào bóc nhanh bẹ ngoài, lấy chầy đập dập từng khúc chuối, vắt nước vào chậu rồi ngồi luôn vào. Lúc đó sức lão già khoẻ như thanh niên vắt hết nước của một thân cây chuối rồi ung dung ngồi ngâm nước chuối, hai mông mát dần cho đến khi hoàn toàn không còn cảm giác nóng trong sâu hai mông mới đứng lên mặc quần áo lên nhà nghỉ ngơi. Ước tính phải chịu bỏng rát lúc đầu khoảng 15 phút và độ nửa giờ ngâm nước cây chuối, lúc đó là 15 giờ. Tưởng như thế là khỏi, ai ngờ đến 19 giờ lại thấy nóng sâu trong mông rồi nóng rát, tôi lại phải ra vườn chặt cây chuối nữa, ngâm thêm 20 phút nữa thì hoàn toàn khỏi.
Đến lúc đó tôi tuyệt đối tin nước lá chuối là vị thuốc chữa bỏng kỳ diệu.
3. Rau răm chữa đau răng
Năm 83 tuổi tôi mới biết mùi đau răng, đau không ngủ được, bác sĩ cho thuốc, mới uống 4 - 5 ngày, chưa hết thuốc đã khỏi nhưng một tháng sau lại đau, đến bác sĩ cho thuốc uống chưa hết thuốc đã khỏi, một tháng sau lại đau lại.
Lần này tôi lại thực hiện lời mách bảo của bạn bè: Bẻ 4 - 5 ngọn Rau răm, rửa sạch, sát trùng bằng nước sôi, rồi nhai nát ngậm với rượu, đến lúc thấy khó chịu mới nhổ đi. Ngậm như thế, 4 - 5 ngày thì khỏi, ba năm nay chưa đau lại và nhai được bình thường. Vậy có thể coi Rau răm là vị thuốc đặc hiệu chữa đau răng.
Đỗ Nguyện (CTQ số 78)
BỆNH HẬU SỞI
HTXDYD Khâm Thiên
Triệu chứng: Nốt sởi đã bay hết rồi nhưng vì sởi mọc chưa thấu, độc khí vẫn còn, ho nhiều, gầy yếu, ăn kém, phát sốt, ỉa lỏng, thân thể bạc nhược..
Bổ Tỳ thanh Phế thang (ẨM)
Bố chính sâm sao vàng: 12g Trúc diệp: 8g
Hoài sơn sao: 12g
Kim ngân: 8g
Nam cam thảo sao: 4g Nam mạch môn (sao vàng)8g
Liên nhục sao: 12g
Nam sơn tra sao đen: 8g
Nam cầm sao rượu: 4g
Kinh giới sao: 4g
Mười vị trên đỏ 3 bát nước, sắc lấy lưng bát cho uống.
- Nếu hậu sởi chuyển biến, ỉa nhiều, ăn kém thì 10 vị trên gia thê
Nam truật thổ sao 12g Sa nhân sao 8g
- Nếu hậu sởi thêm chứng đau mắt thì 10 vị trên gia thêm:
Cam cúc 12g Tử tô 8g
- Nếu hậu sởi có thêm cam răng, thì 10 vị trên gia thêm:
Thanh đại 8g Ý dĩ sao 12g
Huyền thoái 4g
- Nếu hậu sởi lại vừa phát sốt vừa đi lỵ thì 10 vị trên gia thêm:
Sơn tra 8g Kim ngân 4g
Hậu phác sao gừng 8g Thanh bì bỏ vỏ 8g
Thổ hoàng liên sao rượu 4g
-Kiêng kỵ: Gió lạnh, nước lã, các thức ăn sống lạnh. Nếu là mùa sởi thấy các em sốt thì hãy ngừng cho uống các thứ thuốc sốt, bởi vì nếu chữa khỏi sốt thì sởi sẽ không mọc được.
Bệnh sởi cần kiêng muối có đặc điểm là: Các em phần nhiều lên sởi 3,4 ngày mà sởi chưa mọc được. Nếu còn nghi ngờ vạch sau lưng mà thấy vân hồng như sợi chỉ tức là lên sởi hoặc lên đậu.
TẠP BỆNH- BÀI THUỐC HAY
Nguyễn Văn Thiêm
Đông y Khu Hai Bà Trưng
Tâm đắc chữa bệnh đau eo lưng
Chứng trạng: Vùng ngang thắt lưng, hông, đùi đau hoặc nhức, có sốt nhẹ hoăcj không sốt, hình sắc, tiếng nói, ăn ngủ và đại tiện phần nhiều vẫn bình thường, trường hợp đau quá có thể ảnh hưởng làm khó ngủ, hình thể lúc đi lại thì thấy vẹo người hoặc còng còng.
Phép chữa: Phải dùng vị bổ để phù chính khí vị, khu phong trừ thấp tán hàn để trục phong hàn thấp tà. Bài thuốc gia truyền:
1. Uy linh tiên (tẩm rượu sao qua)12 gam
2. Ý dĩ nhân (sao qua)20 gam
3. Tỳ giải (sao qua)12 gam
4. Cẩu tích (tẩm rượu sao cháy hết lông)12 gam
5. Độc hoạt (dùng sống)8 gam
6. Xuyên mộc qua (tẩm rượu sao qua)12 gam
7. Dây đau xương (sao vàng)12 gam
8. Rễ cây cỏ sước (sao vàng)12 gam
9. Củ cốt khí (sao vàng)12 gam
10. Thổ phục linh (sao qua)12 gam
11. Xương truật (tẩm nước gạo sao vàng)8 gam
12. Cây xấu hổ (loại có gai, sao qua)12 gam
13. Đậu đen (tẩm muối sao)12 gam
14. Cam thảo (dùng sống)4 gam
14 vị với liều lượng trên làm 1 thang sắc uống. Lần đầu cho 4 bát nước lã đun cạn lấy 1 bát, lần thứ hai cho 2 bát đun cạn lấy 1/2 bát, bỏ bã gạn lấy nước cô lại còn độ 1 bát, uống lầm 3 lần sáng, trưa và tối, uống trước hoặc sau bữa ăn 2 tiếng đồng hồ.
Cách gia giảm:
- Chứng thiên về hàn như người co ro, sợ rét, nơi đau sờ thấy mát, ưa chườm nóng, chân tay mát hoặc lạnh, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện không thực gia thêm Nhục quế 4 đên 12 gam, và chế phụ tử từ 4 đến 12 gam.
- Chứng thiên về nhiệt như người nóng, nơi đau sờ tay vào cũng nóng, thích chườm mát, tiểu tiện vàng sẻn, gia thêm hoàng bá tẩm rượu sao từ 4 đến 8 gam.
Kiêng kỵ: Kiêng ăn thịt gà, thịt chó, tôm, cua, cá và kiêng phòng dục, không nên thức khuya và gồng gánh nặng.
NGHỆ VÀNG, TRỨNG GÀ, MẬT ONG
Kinh nghiệm dùng nghệ, trứng gà, mật ong chữa bệnh
Xung quanh ta có nhiều thức ăn trở thành vị thuốc quý. Nhân dân ta thường dùng mật ong, nghệ, trứng gà làm thuốc chữa bệnh. Nhưng kết hợp 3 thứ thành bài thuốc để chữa nhiều bệnh thì còn nhiều người chưa biết. Bạn hãy áp dụng kinh nghiệm sau để chữa trị khi người nhà có bệnh.
Y học Đông phương cho rằng bệnh là sự mất cân bằng khí huyết, âm dương của cơ thể hoặc của một bộ phận cơ quan tạng phủ nào đó. Nguyên nhân của bệnh do bên ngoài: tà khí lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) bất thường gây nên.
Do bên trong, thuộc nội thương tình chí quá hưng phấn hoặc ức chế: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng (thất tình).
Do bị đánh, té, ngã, va chạm thương tích.
Do đó trong điều trị đã có các khoa ngoại cảm, nội khoa và ngoại khoa. Các bác sĩ, thầy thuốc thường dùng thuốc hóa dược, thảo dược, thuốc tiêm, thuốc uống và giải phẫu (mổ xẻ thương tích). Ngày nay ngày càng nhiều người dùng thức ăn để chữa bệnh gọi là “thực liệu pháp” hoặc “thực dưỡng liệu pháp” để phòng bệnh.
Theo Đông y, mật ong có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm, bổ tỳ vị, nhuận táo, trừ ho, giải độc, giảm đau, sát khuẩn, nhuận tràng. Làm thuốc bổ ngũ tạng, tăng cường thể lực toàn thân cho người lớn, trẻ em, người đau đại tràng – dạ dày, đại tiện táo kết, an thần, chữa suy nhược thần kinh, ho khan, viêm họng, giải độc của vị ô đầu. Ngày dùng từ 20-50g và có thể tới 100-150g. Dùng ngoài chế thành thuốc mỡ hoặc dùng riêng mật ong để băng bó vết thương, đắp lên vết loét, mụn nhọt.
Người ta còn dùng nọc ong để chữa thấp khớp, viêm tim do thấp, sưng cơ khớp, viêm khí quản, nhức đầu, tăng huyết áp giai đoạn 1 và 2. Dùng sáp ong để chữa trĩ ra máu mủ, ung nhọt, chữa bỏng lửa.
Nghệcó vị đắng cay, tính ấm vào 2 tạng can và tỳ. Có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, chỉ thống, chữa phụ nữ kinh bế, đau máu do huyết ứ gây đau bụng, dạ trướng đau, dạ dày đau.
Trứng gà:Lòng đỏ trứng có nhiều chất mỡ tạo ra phospho và sắt. Trong 30g lòng đỏ có 7g anbumin, 15g mỡ, 67mg canxi, 226mg phospho, 3,5g sắt. Giá trị dinh dưỡng lòng đỏ trứng cao hơn lòng trắng, rất cần cho người lao động trí óc và những người suy nhược thần kinh.
Theo Đông y: Trứng gà vị mặn tính lạnh, làm yên 5 tạng, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, trị ho hen, kiết lỵ, động thai, bổ dưỡng làm sinh đẻ dễ dàng, khi ăn để bổ dưỡng thì luộc hồng đào (lòng đỏ còn sền sệt) mỗi ngày một quả là đủ. Kết hợp 3 thứ thành bài thuốc chữa được nhiều chứng bệnh nói trên. Sau đây xin giới thiệu cách dùng nghệ, trứng gà, mật ong để chữa một số bệnh:
Một số bệnh mạn tính thể hư hàn:
Bệnh thuộc tâm:Đau tức ngực, thiếu máu, mặt xanh vàng.
Bệnh thuộc phế:Hen suyễn, viêm phế quản mạn, ho lâu ngày, viêm họng hạt, ho lao, phổi có nước, cảm lạnh.
Bệnh thuộc can thận:Viêm đa khớp, đau khớp gối, bệnh gút, đau vai cổ gáy, tay chân lạnh thường xuyên, đau lưng, yếu sinh lý.
Bệnh thuộc tiêu hóa:Biếng ăn, gầy ốm sụt cân, đau dạ dày. Viêm đại tràng mạn. Đau gan vàng da, trĩ.
Bệnh thần kinh:Suy nhược cơ thể, thần kinh, đau đầu mất ngủ.
Bệnh phụ khoa:Kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng kinh khí hư bạch đới, sa tử cung.
Các bệnh khác:Mụn, lở loét da, viêm xoang, viêm tai có mủ, viêm họng, viêm mũi dị ứng, rụng tóc, tóc bạc sớm.
Bài thuốc:Nghệ vàng 1 củ bằng ngón chân cái, trứng gà ta mới đẻ, bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ, 1 quả; mật ong rừng là tốt nhất.
Cách chế:Rửa sạch nghệ, cạo vỏ, giã nhỏ, cho vào ít nước sôi, lọc lấy nước nghệ, bỏ xác, cho lòng đỏ trứng gà và 2 thìa cà phê mật ong đem chưng cách thủy, khi chín như bánh bông lan, ăn rất ngon. Nên ăn lúc 8-9 giờ tối, ngày ăn 1 lần, ăn liền, nam ăn 7 ngày, nữ ăn 9 ngày là một đợt điều trị. Chưa hết bệnh thì sau 7 ngày lại ăn tiếp, khi thấy bệnh khỏi thì thôi. Nếu ăn 3 đợt mà chưa khỏi bệnh thì nghỉ một tháng lại ăn tiếp như các đợt trước.
TIỂU TỤC MỆNH THANG
Dược Liệu:
1. Ma hoàng 6 gam
2. Phòng phong 10 gam
3. Xuyên khung 10 gam
4. Phòng kỷ 12 gam
5. Đẳng sâm 15 gam
6. Hoàng cầm 12 gam
7. Bạch thược 15 gam
8. Bạch phụ tử 6 gam
9. Hạnh nhân 10 gam
10. Cam thảo 5 gam
11. Quế chi tiêm 6 gam
12. Gừng sống 10 gam
Gia giảm: Nếu người bệnh còn sốt, môi se gia thêm: Thạch cao 20 gam, Tri mẫu 10 gam.
Nếu người lạnh co ro nên Bội bạch phụ tử 10 gam, Quế chi 12 gam.
Có người ở bệnh viện về người lúc tỉnh lúc mê, đại tiện không thông, tiểu tiện phải dùng xông, phiền táo, trằn trọc, hoảng hốt không yên, lúc sốt nóng, lúc rét. Bụng đầy chướng đầu tiên nên dùng bài:
CHỮA PHÌ ĐẠI TUYẾN TIỀN LIỆT- NHỜ RỂ CÂY BỒ QUÂN ( CÂY HỒNG QUÂN )
Cây Hồng Quân(Bồ Quân hay còn gọi là Mùng Quân)-Khắc tinh của u xơ tuyến tiền liệt
Rễ Cây Bần quân(Rễ bồ quân)
Hồng Quân có tên khoa học là Flacourtia jangomas (Lour.) Raeusch hoặc tên khác Flacourtia cataphracta Roxb, thân gỗ, sống lâu năm ở vùng nhiệt đới. Theo kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền Việt Nam, nước sắc rễ cây Bồ Quân có tác dụng chữa khỏi cho đàn ông độ tuổikhi mắc chứng tiểu dắt, tiểu khó hay đi tiểu nhưng mót rặn lâu, cảm giác đi không hết bãi, hơi thở nồng, đau ê ẩm vùng bọng đái, bàng quang…
Chỉ cần dùng vài đoạn rễ cây Bồ Quân rửa sạch, bỏ vào ống nứa hay nồi nhỏ nấu lên theo công thức 3 bát nước, sắc cho còn 1 bát, uống trong ngày. Uống liên tục chừng 3 ngày thì những tình trạng đã nêu trên sẽ hết. Người bệnh có giấc ngủ êm, giảm cho đến hết phản xạ đi tiểu đêm. Chấm dứt tình trạng nặng mùi do quần áo, trang phục nội y dính những nước tiểu sót rỉ ra.
Theo nghiên cứu mới nhất của các giáo sư, bác sỹ Trường đại học Y dược Thái Nguyên đã được Hội đồng Khoa học Bộ Y tế nghiệm thu là Đề tài khoa học xuất sắc trong toàn Quốc năm 2002, cho thấy: sau 20 ngày điều trị bằng uống cao lỏng Cây Bồ Quân với liều 0,1ml/kg/ngày, tất cả các triệu chứng rối loạn bài tiết nước tiểu trên lâm sàng đều giảm đi rõ rệt. Đặc biệt, mất hẳn các triệu chứng cầu bàng quang căng to, đau tức vùng hạ vị. Hình ảnh siêu âm cuối cùng cho thấy, thể tích khối u giảm trung bình 3,5cm3. Đồng thời, qua siêu âm còn nhận thấy nhiều chỗ vôi hóa biến mất, thể tích bàng quang co trở lại gần như mức bình thường. Khi thăm khám trực tràng, các bệnh nhân trên đều có tuyến tiền liệt mềm, nhận biết rõ rãnh giữa điển hình. Có một trường hợp thể tích khối u tăng thêm 1cm3 nhưng lại không cần phải mổ vì sau đợt điều trị, các triệu chứng rối loạn bài tiết nước tiểu được cải thiện rõ rệt. Người bệnh đã tiểu tiện thành tia, thành bãi lớn. Kết quả này dựa trên khảo sát 20 bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt.
Với tác dụng như vậy nên hiện cao Bồ Quân dễ bị làm giả, làm nhái và bán tràn lan trên mạng và việc nhận Ngoài ra, không phải những người đàn ông nào có bệnh liên quan đến như u xơ, ung thư, viêm tuyến tiền liệt, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, yếu sinh lý, rối lại cương dương đều biết tới công dụng của cây Bồ Quân cũng nhưng nhận dạng loại cây này. Trong khi đó, tại các chợ hoặc các hội chợ, rễ cây Bồ Quân hoặc cao Bồ Quân được bán tràn lan, không kiểm soát. Một ví dụ điển hình là ông Trần Hội An ở Khương Trung – Thanh Xuân (Hà Nội), một cựu chiến binh cho biết, đã từng tin tưởng thái quá về cao Bồ Quân rao bán trên mạng nhưng kết quả bệnh không thuyên giảm mà còn nặng thêm.
Đặc tính trị liệu :
Cây hồng quân có những đặc tính chính sau :
● Nhữngtráivà nhữngláđược dùng để :
– chống bệnh tiêu chảy,
● Trái mùng quân Flacourtia jangomas được đề nghị sử dụng trong :
những trường hợp mật tiết nhiềubilieuse,
và giống như phần lớn những trái cây chua khác, không ngờ vực, hiệu quả của nó làm giảm :
– buồn nôn nausées
● Nhữnglá khôđược sử dụng cho :
– bệnh viêm phế quản.
● Rễ được dùng :
– chống đau răng.
● Tất cả các bộ phận của cây đều có đặc tính chống lại :
– ho,
– cảm cúm,
– và suyễn,
– và người ta cũng nghiên cứu thấy có chống lại một số bệnh ung thư nhất định.
● Vỏ cây hồng quân và lá có :
– vị chua ,
– chất làm se thắt astringent,
– và đôi khi được những người bản xứ sử dụngtrongvàngoàicơ thể.
Kinh nghiệm dân gian :
► Theo đông y Việt Nam, trái bồ quân có vị ngọt, chua và hơi chát có tác dụng :
– làm se niêm mạc dạ dày và ruột,
– làm giảm tiết dịch vị,
– tốt cho gan mật (điều hòa mật, phòng tránh bệnh viêm mật và sỏi mật),
– sạch khí huyết.
Dùng trái hồng quân Flacourtia jangomas nhiều có thể gây nhuận trường nhẹ .
Lưu ý: Phụ nữ mang thai tránh không nên dùng.
► Theo kinh nghiệm dân gian :
Nước nấu sắc rễ cây hồng quân quân có tác dụng chữa khỏi cho đàn ông chừng 50 tuổi trở lên mắc phải bệnh :
– chứng đái dắt,
– đái khó,
– thường hay mót rặn lâu nhưng có cảm giác đi không hết,
– hơi thở hôi nồng,
– đau ê ẩm vùng bọng đái, bàng quang…
Liều dùng :
Dùng rễ cây bồ quân rửa sạch, bỏ vào nồi đất… nấu sắc theo phương thức nấu thuốc nam 3 chén nước, sắc cho còn 1 chén, uống trong ngày.
Những rễ thuốc này có thể nấu sắc lần thứ hai.
● Ngoài ra dùng rễ cây bồ quân Flacourtia jangomas như trên còn có thể giúp đàn ông lớn tuổi :
– tránh được u xơ tiền liệt tuyến rất hiệu nghiệm.
Nghiên cứu :
● Nghiên cứu này chú trọng ở chổ xác định :
thành phần chất dinh dưởngcomposition nutritionnelle,
thành phần khoángconstituants minéraux,
hàm lượng acide ascorbique
và hoạt động chống oxy hóa của trái Flacourtia jangomas.
● Trái hồng quân giàu hợp chất :
– hydrates de carbone (12,67 g/100 g).
– Calcium là những nguyên tố khoáng chánh trong trái hồng quân (174,75 mg/100g).
– Hàm lượngacide ascorbiquetrong trái hồng quân Flacourtia jangomas thu hoặch được bởi sự nghiên cứu là 89,39 mg/100g.
● Nước và dung dịch trích trong rượu ethanol được dùng để ly trích những mẫu cho mục đích phân tích chống oxy hóa. Những hoạt động chống oxy hóa của những trích xuất đã được đo lường nhờ lượng chất phénolique toàn phần ( PTC ) bởi phương pháp phản ứng thuốc thử Folin-Ciocalteu, 2,2-diphényl-2-picrylhydrazyl.
Những kết quả cho thấy chiết xuất trong rượu éthanolique cho một hàm lượng rất cao :
– hợp chất phénoliques toàn phần (2507,41 mg GAE/100g).
● Những hoạt động chống oxy hóa của những chiết xuất đã được đánh giá cao với hàm lượng phénolique toàn phần và cũng làm giảm sức mạnh của những trích xuất bằng cách dùng thữ nghiệm FRAP.
– Hoạt động chống oxy hóa tăng cao vớiacide ascorbiquecao,
– hàm lượng chất glucides
– và hàm lượng nguyên tố khoáng calcium Ca,
Trái hồng quân Flacourtia jangomas có thể được sử dụng là nguồn tốt để chuẩn bị cho một thức uống có lợi cho sức khỏe.
…………………………………………………………………………………
Rể Cây Bồ quân chửa bệnh (ung thư) Bị sưng Nhiếp Hộ Tuyến
Kính thưa quý anh,Đa số cựu SVSQ chúng ta đã đến
tuổi sưng nhiếp hộ tuyến (prostate). Năm ngoái tôi cũng bị bệnh này, bác sĩ chuyên khoa yêu cầu đặt ống thông tiểu tiện.
Tôi nói chuyện với một người bạn, anh ta khuyên không nên làm theo lời bác sĩ. Trước đây anh bạn của tôi cũng đã điều trị tại bác sĩ chuyên khoa này, sau nhiều lần khám và thử nghiệm, bác sĩ xác định bạn tôi bị ung thư nhiếp hộ tuyến và yêu cầu giải phẫu. Bạn tôi từ chối giải phẫu vì
mẹ anh ở VN gởi cho anh một loại thuốc nam:
rễ cây Bần Quân (tiếng Trung, còn trong Nam gọi là cây Bồ Quân). Hằng ngày, anh nấu trong nồi đất một số lượng rễ cây rất ít (tỗng cọng chỉ lớn bằng ngón tay trỏ) với 2 lít nước chỉ lấy một ly thuốc. Uống khoảng một tháng, anh trở lại gặp bác sĩ để thử nghiệm lại nhiếp hộ tuyến. Bác sĩ ngạc nhiên báo cho anh ta không thấy còn có ung thư nhiếp hộ tuyến.Anh bạn cho tôi rễ cây Bần Quân để uống thử. Thật hiệu nghiệm: Tôi uống buổi sáng, đến tối đã đi tiểu
tiện thoải mái hơn, không còn khó khăn như trước đó 24 giờ. Tôi tiếp tục uống khoảng một tháng, nay căn bệnh sưng nhiếp hộ tuyến hình như đã biến mất.
Tôi phổ biến cho nhiều anh em bạn bè trong vùng. Hầu hết những anh em có bệnh này trị liệu bằng rễ
cây Bần Quân đều đạt kết quả hết sức khả quan. Hiện có vài anh ở vùng này đang trị bệnh bằng rễ cây Bần Quân cũng đem lại kết quả tốt.
Rễ này không bán trên thị trường mà phải đến các nhà có cây Bần Quân ở VN để mua, đào, phơi khô.
Trên đây hoàn toàn do kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm của anh em bạn bè mà tôi ghi nhận được chứ không thông qua một cuộc nghiên cứu nào cả.
Xin anh em tuỳ nghi.
Cựu SVSQ : Võ Nhẫn K20
Rễ bần quân bào ra có mùi thơm và màu vàng như mỡ gà.
Khách hàng của Nhà mình: Rễ Bần quân loại 1(Loại đặc biệt). Đã được bào lát và làm sạch kỹ lưỡng, khách hàng mua về dùng ngay. Kết hợp Rễ Bần quân, lá Trinh nữ hoàng cung và vỏ chanh, dây bòng bong,..thì rút ngắn thời gian chữa bệnh.
*Cách dùng & thời gian điều trị:Các vị thuốc hái từ thảo dược trên đất nước Việt Nam của mình, được bào chế–> băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ (Khử độc tính trong vị thuốc) & dùng mỗi đợt từ 30-40 ngày hãm nước uống liên tục.
—> Cây Thuốc được phơi khô, băm nhỏ, sao vàng, không độc hại, có vị thơm dễ chịu. Không có chất bảo quản.
—> Đây là thuốc Nam. Hoàn toàn Không gây tác dụng phụ.
—> Thuốc rất đễ uống , dùng thay nước lọc.
Nếu có dùng thuốc tây hoặc thuốc khác để trị bệnh thì dùng hai loại thuốc phải cách nhau từ 1-1,5 giờ .
CÁCH HÃM THUỐC(Không sắc như thuốc Bắc)
1-Rễ Bần quân:20-25g(Của Bác Thư).
2-Lá Cây Trinh nữ hoàng cung: 15g(Quí vị tự mua). Quí vị liên lạc về nhà thuốc gặp Bác Thư, để trao đổi thông tin mua đúng hàng thật.
3-Vỏ chanh tươi(khô thì lượng gấp đôi):5–30g , Vỏ chanh tươi cạo cho thật sạch ruột.
Cho lượng thuốc trên vào nồi nhôm hoặc nồi Inox đều được, cho nước vào thiếp thuốc , chừng 1,2-1,5lít (Nước ngập thuốc chừng 2 mắc tay). Đun đến sôi , sau đó riu riu nhỏ lửa thêm 30 phút nữa, còn lại 0.8-1lít là được; gạn lấy nước – Để nguội còn âm ấm chia làm 4-5-6 lần uống trong ngày sau các bữa ăn sáng ,trưa , chiều, tối & trước khi đi ngủ (Uống thay nước lọc). Mỗi ngày chỉ dùng một thang, nếu còn thuốc cho vào tủ lạnh bảo quản, hôm sau khi dùng nhớ phải đun nóng. (Có thể hãm nước hai mà dùng).Riêng Vỏchanh tươi thì khi nấu được nửa thời gian mới cho vào.
.Chú ý:Thuốc nguội để quá 12 giờ , khi dùng thì phải đun nóng rồi dùng thì mới Hiệu nghiệm.
Kiêng kị:Trong thời gian dùng thuốc không ăn Cam, Bưởi ;Không ăn các thức ăn làm mất tác dụng của thuốc: Măng tre, đậu đen, đậu xanh, đường, sữatrong khi dùng thuốc.
Đợt I– Năm đến mười ngày đầu tiên: Bệnh đã thuyên giảm.
Đợt II– Sau khi dùng xong đợt 1kg Bần quân , tùy vào tình hình cụ thể thì bệnh nhân phản hồi đến nhà thuốc. Mà lấy thêm thuốc để trị cho dứt hẳn .
*Nhận biết: Dấu hiệu bệnh bắt đầu thuyên giảm 20-30% khi dùng xong đợt 1g Rễ Bần quân; đây là dấu hiệu rất tốt và dứt hẳn ở các lần dùng tiếp theo.
Sau đó tuỳ tình hình tiến triển của bệnh, liên hệ về nhà thuốc báo các triệu chứng tồn tại . Để cắt thêm thuốc chữa trị cho dứt hẳn bệnh(Thuốc sau khi đun sôi, còn nóng có thể cho vào chai trà O độ, mang đi làm và dung thay nước lọc cả ngày).
Chú ý: Khi dùng thuốc, một số người Cơ địa hàn hay bịtiêu chảy. Cách Khắc phục như sau: Cho vào 3-5 lát Gừng sống- đun nấu chung với thuốc
Ghi chú: Xin giữ lại hướng dẫn
này, ắt còn dùng lại.
RƯỢU THOA TÊ NHỨC TAY CHÂN
Bạn Lấy hạt gấc sao vàng bỏ vỏ,
Bạn Ngâm với Rượu (cồn) để đó thường dùng .
Băng phiến, long não ngâm chung..
Để dành xoa bóp đau lưng cũng tài...
Chỉ 3 vị thành bài thuốc quý..
Có nhiều người điều trị thành công.
Mách nhau ghi chép mấy dòng
Giúp cho các cụ lão ông lão bà .
Thuốc rượu này để thoa không uống,
Bị tê tay, tình huống nguy nan
Dùng “Độc hoạt ký sinh thang’’
Gia thêm Khương hoạt giải tan bệnh liền.
CHÚ THÍCH: Hạt gấc 200g; Băng phiến 50g; Long não 50g. Đem ngâm với cồn 90° , 10 ngày sau dùng được.
BÀI 2: RƯỢU DÙNG ĐỂ XOA BÓP CHỮA CHÂN TAY ĐAU NHỨC
Dược Liệu:
1. Đinh Hương: 40g
2. Một Dược: 100g
3. Nhũ Hương: 100g
4. Long Não: 150g
5. Đại Hồi: 100g
6. Huyết Giác: 100g
7. Quế Nhục: 150g
8. Lá Thông: 80g
9. Thiên Niên Kiện: 80g
11. Hoa Chổi Xể: 100g
12. Địa Liền: 150g
13. Ấu Tàu: 40g
14. Gừng Khô: 100g
15. Nhân Hạt Gấc: 200g
Hướng Dẫn: Bạn có thể Mua tất cả các Vị thuốc trên ở Hiệu Thuốc Bắc:
Và cuối cùng là Bạn cho Tất cả các Vị thuốc trên Vào trong 1 Chai: 250 ml Rượu trắng loại tốt, Bạn ngâm trong 10 ngày đến 1 tháng là Bạn có thể dùng. Để xoa bóp chân tay được. Bên trong uống thêm bài Độc hoạt ký sinh thang gia thêm Khương hoạt 15g, sắc uống mỗi ngày một thang.
BÀI THUỐC CHỮA THẤP XƯNG KHỚP
Thổ phục linh 30g, rễ cây Xấu hổ 10g, Huyền sâm 20g, Cốt khí 10g, Bổ cốt toái 10g, Cẩu tích 30g, Cam thảo 10g, rễ Cỏ xước 20g, Đỗ trọng nam (bắc) 20g, Dây đau xương 5g.
Cách Dùng: Tất cả sao vàng, hạ thổ, đổ 4 bát nước sắc còn 1 bát, nước hai đổ 3 bát sắc còn 1 bát, nước ba đổ hai bát sắc còn 1 bát, rót ra hòa đều đổ vào phích. Chia 3 lần uống trong ngày lúc âm ấm trước hoặc sau bữa cơm 30 phút. Ở thể bệnh cấp tính sắc uống liền từ 10 – 15 thang là một liệu trình. Ở thể mãn tính có thể uống từ 1 – 3 tháng.
Kiêng kỵ:Các đồ tanh, lạnh, cấm lội bùn trong thời gian uống thuốc
BÀI THUỐC CHỮA TRẬT ĐẢ CHUYÊN TRỊ NHỮNG NGƯỜI BỊ NGÃ HOẶC BỊ ĐÁNH ĐÒN ĐAU THÂM TÍM TRONG NGƯỜI.
Tro củi 30g, Ô long (bọ hóng bếp) 40g, Vôi bột 12g, giấm thanh 700ml, Đồng tiện (nước tiểu trẻ em khỏe) 200ml
Cách dùng: Tất cả cho vào nồi nấu, lọc lấy nước trong, rót ra để nguội đóng chai. Mỗi lần uống 20ml chia đều thời gian uống 4 lần trong ngày, hoặc dùng nước đó để xoa bóp đều được.
Kiêng kỵ: Thịt gà, chuối tiêu, thịt chó.
Tuỳ theo bệnh nặng, nhẹ mà uống và xoa bóp đến khi khỏi thì thôi.
CHỮA HÓC XƯƠNG HOẶC BỊ DỊ VẬT Ở CỔ
Vào thập niên 70 - 80 , hai tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định gọi chung là tỉnh Nghĩa Bình, tôi công tác các huyện trong tỉnh. Khi đến huyện Phù Mỹ tôi thân thiện với bà con nhân dân ở xã miền núi Mỹ Trinh và đã được người dân truyền lại phương thuốc chữa hóc xương qua câu chuyện sau:
Ngày xưa khi còn trẻ, tôi công tác ở ngành công an nhưng lại có máu làm thầy thuốc hơn là làm công an. Do tính chất công việc nên thường gần gũi tiếp xúc, thân thiện người dân nhiều hơn nên tôi đã học được những phương thuốc trong dân gian, những phương thuốc không có trong sách vở, những phương thuốc từ đời xưa đến đời nay, miệng truyền miệng nhưng giá trị và hiệu quả cao.
Vào thập niên 70 - 80 , hai tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định gọi chung là tỉnh Nghĩa Bình, tôi công tác các huyện trong tỉnh. Khi đến huyện Phù Mỹ tôi thân thiện với bà con nhân dân ở xã miền núi Mỹ Trinh và đã được người dân truyền lại phương thuốc chữa hóc xương qua câu chuyện sau:
Một nhà nông dân có cặp bò cày to khỏe lực lưỡng, mỗi mùa cày ruộng ông nhờ cặp bò đó mà thu hoạch được nhiều lúa thóc và tiền bạc, nó cày tốt nên ai cũng đến thuê.
Lá sống đời - Ảnh: Internet
Bỗng một hôm con bò ăn cỏ sao đó lại mắc cổ cây gai, đang bước vào đầu mùa cày cấy mà con bò bị “hóc xương cổ” nên không ăn uống gì được - nó gầy nhom ốm nhách, bao nhiêu ngày qua nó cứ khạc mãi.
Người nông dân (chủ con bò) lòng nóng như lửa đốt, ngày nào cũng có chủ ruộng họ đến gọi đi cày mà con bò thì đang trong tình trạng thập tử nhứt sinh (十死一生) nghĩa là 10 phần chết, còn chỉ 1 phần sống, vậy chắc là phải chết thôi.
May thay, trong thôn có người biết và chỉ cho ông đi từ Phù Mỹ qua bên kia ngọn đèo đến huyện Hoài Ân để gặp một thầy lang vườn chuyên chữa hóc xương cổ.
Sau khi người nông dân trình bày con bò cày quý giá của ông mắc nạn hóc xương. Khi ông thầy lang đến, vừa cho con bò uống chai thuốc vô khỏi cổ, liền lúc đó con bò khạc ra một khúc cây gai mắc mèo.
Khi thấy thuốc hay và sự tài tình của ông lang già và con bò thoát nạn ai nấy đều rất vui.
Bẵng đi thời gian dài, trong vùng quê ấy lại đến mùa cày cấy, cha mẹ nào cũng lo làm ruộng, lũ trẻ mặc sức tự rong chơi, chẳng ai trông ngó. Có một bé gái con của một gia đình nông dân nọ mới 2-3 tuổi, bò chơi dưới đất cát moi móc cái gì cũng cho vào miệng. Rủi thay, không biết cái gì mà nó bị mắc cổ trợn trắng con mắt, thoi thóp mấy ngày không ăn không uống mà cứ khạc hoài không ra.
Trong cơn quẫn, gia đình chẳng biết phải làm sao, thì hàng xóm đến thăm nhắc lại chuyện con bò năm xưa nhờ thầy lang huyện kế bên mà cứu sống, tại sao ông bà không đi tới đó để cầu đến ông ấy?
Thế là cha đứa bé tức tốc qua đèo tìm đến thầy lang trình bày việc trên. Sau khi mang chai thuốc về cho con bé uống, thuốc vừa vào đến cổ thì bé khạc ra một cục đờm.
Ối trời đất ơi, xem kỹ nó là cục xương cá có gai nhọn bằng lóng tay út (ai ăn vứt bỏ từ lúc nào).
Sau khi con gái thoát chết người cha hoàn hồn ngồi suy nghĩ mãi đến phương thuốc ấy là những gì mà hay đến thế?
Quyết tâm tìm hiểu, hôm sau một lần nữa ông băng rừng lội suối đến nhà thầy lang tạ ơn xong , ông lại nói: “Thầy ơi thuốc hôm qua cho cháu uống ra được cục xương, nhưng còn một cục nữa vẫn mắc ở cổ, thầy cho liều nữa để cứu cháu nó”.
Ông cố tình xem thì thấy thầy lang ra sau vườn đang lúi húi hái lá sống đời (loại lá tròn), vào nhà bếp cạo lọ nghẹ dưới đáy nồi đồng (hoặc cái chảo đồng thau nấu bằng rơm, bằng củi). Hai thứ giã nhỏ thành một loại thuốc sền sệt cho vào chai nhỏ, bảo về cho cháu uống.
Lọ nghẹ dưới đáy nồi đồng kết hợp với lá sống đời chữa được hóc xương - theo lương y Phan Văn Sang
Học được bài thuốc chỉ có hai thành phần là lá sống đời và lọ nghẹ chảo đồng giã nhỏ, trộn đều khiến ông vui mừng khôn xiết.
Về sau, hễ trong làng, xã có ai hóc xương cổ (hoặc bất cứ vật gì) ông chỉ cho họ dùng hai thứ trên đều bật ra khỏi cổ trong thời gian không đầy một phút mà không tốn đồng xu cắc bạc nào.
Lần trước tôi đã phổ biến “ Trái sung chữa tan sỏi mật”, sau đó đã nhận được rất nhiều những thông tin phản hồi có nhiều kết quả tốt. Lần lượt tôi sẽ cống hiến quý vị những bí phương khác mà tôi đã học được và áp dụng hiệu quả như cách chữa hóc xương trên để khi quý vị gặp phải mà cứu giúp cho mọi người.
TRỊ HEN: Bài Thuốc Nam Gia Truyền Đặc Trị Hen Phế Quản Đã Bị Mất Gốc.
Trước đây vào thập niên 50-60: Nói đến trị hen Phế quản thì Phải nói đến Thanh Hóa. Vì ở đây có một gia đìnhkế thừaLại Bài thuốc đặc trị này. Dân tình khắp nơi đổ về đây lấy thuốc. Thuốc Ông rất hiêu nghiệm, người bệnh Cấp hay bệnh hoãn thì điều trị từ 10 ngày đến 1 tháng đã khỏi bệnh.
Ngày ấy tôi hay tin, do người nhà của Tôi bị Viêm Phế quản mãn đã nhiễm tới Phổi (Chuyển sang Hen). Hồi đó tôi lấy thuốc đầy 1 Ba lô cho người nhà và bệnh đã khỏi. Tôi đến Thanh Hóa lần 2 để tìm thầy cảm ơn vàcố tìnhHọc cho bằng được bài thuốc, tôi ở đây chừng nửa tháng để Học và nghiên cứu bài thuốc nam của Ông,chắc do duyên số nênrốt cuộcthầy nói Bài này có 7 vị thuốc, đồng thời cho biết tên từng vị thuốc như sau:
1- Cây Mua hoa trắng.
2- Cây Đuôi chồn
3-Cây hổ vị
4- Cây Kèn Kha
5-Cây Khế Rừng
6-Cây mua kha
7-Cây Dỗi hồi
Hồi đó do có việc nhà đột xuất, nên hẹn với thầy dịp khác để Thọ giáo lên rừng để được Ông hướng dẫn từng Cây thuôc. Đến hai năm sau tôi tìm đến nhà Ông, thì Ông đã mất. Vợ Ông theo người con trai độc nhất Sống Ở Pleiku(Nghe nói Con trai Ông làm Tổng giám đốc CTy gì đó ở Pleiku) , tôi hỏi người dân láng giềng ở đây về tên những cây thuốc thì họ đều không biết.
Hôm nay tối cố ý đưa bài thuốc lên đây. Hỏi có ai ở Thanh hóa biết những cây này thì liên lạc trực tiếp với tôi là Bác Thư -0914784474 để cùng Phục hồi lại bài thuốc nam đã mất gốc gần 50 năm.Trong từng ấy năm tôi có lặn lội tìm nơi địa phương tôi sinh sống, nhưng cũng chỉ biết 5 vị. Còn hai vị còn lại là tên Địa phương hay sao mà đến nay vẫn vô phương.
NHIỆT CỰC PHÁT CUỒNG
Chữa nhiệt cực phát cuồng.
Bị bệnh mà nhiệt độ lên quá cao thì người bệnh phát cuồng, nói năng bậy bạ, kêu la ầm ĩ, chạy nhảy leo trèo, nằm ngồi không yên….
Theo kinh nghiệm gia truyền có thể dùng bài thuốc sau đây, có khi chỉ uống một lần mà bệnh đã đỡ.
Bài thuốc:
1. Chuối tiêu1 cây dài độ 1 mét
2. Giun đất lớn bằng chiếc đũa15 con
3. Thần sa8 gam
Mổ đôi cây chuối, cho 15 con giun đất vào giữa đem đốt cho chín, đem ra vắt lấy nước, mài thần sa vào rồi cho người bệnh uống. Nếu không chịu uống thì trói lại, lấy đũa gàng miệng người bệnh, bịt mũi lại, để người bệnh thở bằng miệng. Khi người bệnh thở vào thì rót thuốc vào. Uống hết thuốc người bệnh mệt thỉu đi, lúc tỉnh dậy thì bệnh đã đỡ. Đã trị nhiều bệnh nhân đều có kết quả. Có bệnh nhân sốt cao hôn mê cho uống cũng khỏi.
Tác dụng của các vị thuốc.
Nhiệt độ lên cao thì phải dùng thuốc rất mát để hạ nhiệt gấp. Nước chuối tiêu (hay chuối khác cũng được) vị ngọt tính đại hàn, Giun đất (Địa long hay Khâu dẫn hay Thổ long) vị hơi tanh và mặn, tính hàn. Thần sa vị ngọt, tính lương đều là những vị thuốc tả nhiệt rất mạnh nên trị được bệnh này. Hơn nữa Thần sa lại có tác dụng trấn tâm, an thần, định kinh nên lại tăng thêm tác dụng của bài thuốc.
ĐỘNG KINH
Chữa động kinh người lớn
- A ngùy 40 gam, bọc đất, nung đỏ đất thì được.
- Thạch sùng 1 con, cũng bọc đất, nung đỏ thì được.
Hai vị nung được rồi để nguội, bỏ đất đi, đều tán bột lẫn với nhau. Mỗi lần uống 2 gam. Ngày uống 2 lần, với nước ươm tơ (không có nước ươm tơ thì lấy kén tằm sắc lên mà uống).
Tác dụng của vị thuốc:
- A nguỳ: Vị đắng, hơi cay, có mùi hôi đặc biệt, có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, khử đờm, tiêu độc, trấn kinh.Động kinh có chứng sùi bọt miệng (đờm), và chứng chân tay co giật. nên A nguỳ trị được các chứng ấy.
- Thạch sùng: Tiếng Việt còn gọi là mối. Hán văn gọi là Bích hồ, Thủ cung, Thiên long, Bích cung. Vị mặn tính hàn chữa động kinh.
- Nước ươm tơ: Là nước nấu kén tằm để kéo tơ ra có khả năng tiêu đờm.
Cả 3 vị trên phối hợp tập trung sức mạnh tiêu đờm, trấn kinh nên chữa được động kinh.
996. BỆNH GIỜI LEO- BÀI THUỐC CHỮA GIỜI LEO (ZONA)
Bệnh giời leo (Zona) rất thường gặp trong nhân dân. Ở những vùng xa xôi hẻo lánh, người dân thường tự chữa bằng khoán mực tàu, vò lá mướp hoặc nhai sống đậu xanh đắp lên chỗ đau, tuy tạo sự dễ chịu về mặt tâm lý nhưng bệnh vẫn tiến triển. Còn theo y học hiện đại, bệnh giời leo do siêu vi trùng ái lực thần kinh gây ra, thường gặp ở người cơ thể yếu, bị suy giảm miễn dịch.
Bệnh hay phát về mùa mưa, lạnh và ẩm thấp hoặc về mùa xuân, nhiều gió và ôn táo, lúc mà nhiều người cũng dễ mắc thủy đậu, sởi, quai bị v.v... Như vậy giời leo cũng là một loại bệnh có tính chất thời khí dịch lệ.
ÐẶC ÐIỂM BỆNH LÝ
- Sốt nhẹ 3705-380 C
- Ðau mỏi toàn thân.
- Xuất hiện một mảng da bị sưng xung huyết, nóng, đỏ, đau, trên đó mọc nhiều nốt phỏng nước, mới nhú lên có nước bóng láng và màu đục. Lúc đầu mảng giời leo chỉ bằng 1-2 đồng xu mọc kề nhau rồi lan nhanh ra mọi hướng thành một mảng lớn, nốt giời mọc thưa thớt rồi dày đặc kín mặt da. Nếu giời leo phát ra ở ngực hay bụng, nó sẽ lan nhanh qua ngực tới kinh nhâm rồi dừng ở đó, hướng kia lan nhanh ra hông sườn tới cột sống và dừng lại ở kinh đốc, tạo thành một mảng bệnh lý tổn thương da rộng lớn, kéo dài từ giữa ngực qua hông tới cột sống.
- Ðau, buốt, nóng, rát như bị bỏng lửa, kéo dài tới 15-20 ngày rồi bớt, mảng giời leo dịu dần rồi bay hết chỉ còn lại sẹo trên da màu hồng trắng hay vệt thâm. Cơn đau tuy bớt nhưng không khỏi hẳn mà có thể kéo dài tới 6 tháng hoặc cả năm.
- Mảng giời leo có thể phát ra ở bất cứ vị trí nào trong thân thể, nhưng nhiều nhất vẫn là vùng ngực, vai, lưng, bụng, cổ, mặt, hố mắt. Giời leo ở hố mắt gây đau nhiều và khó trị nhất.
- Bệnh giời leo có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, ngoài 50 đến trên 90 tuổi phần nhiều bệnh nặng hơn, có mụn vỡ nước khoét sâu xuống da, nhưng điều trị vẫn khỏi.
KINH NGHIỆM ÐIỀU TRỊ
Từ năm 1992, thấy nhiều bệnh nhân giời leo không có thuốc đặc trị, có trường hợp nặng phải nằm viện và sử dụng morphine để giảm đau, tôi đã thử áp dụng một số bài thuốc Ðông y theo biện chứng luận trị, nay đã qua 10 năm và điều trị hiệu quả cho hơn 100 bệnh nhân, từ đó đúc rút được kinh nghiệm sau đây, cũng có thể gọi là phác đồ điều trị.
PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TRỊ
1. Bài thuốc thang để sắc uống
Tên bài thuốc: Kinh phòng bại độc thang.
Tên dược liệu và liều dùng mỗi thang thuốc:
- Kinh giới 8g, phòng phong 8g, độc hoạt 8g, khương hoạt 8g, tiền hồ 8g, sài hồ 8g, chỉ xác 8g, cát cánh 8g, bạch phục linh 16g, cam thảo 8g, xuyên khung 8g, bạc hà 8g.
Tất cả 12 vị thuốc hợp thành 1 thang. Mỗi ngày uống 1 thang, mỗi thang sắc 2 nước, nước nhất uống buổi sáng, nước nhì uống buổi chiều.
Bệnh mới phát uống 3 thang thì khỏi.
Bệnh đã 5-7 ngày uống 8-10 thang thì khỏi.
Gia giảm:
+ Nếu cơ thể suy nhược nhiều hoặc bệnh nhân cao tuổi thì gia thêm đảng sâm hay nhân sâm 12g vào thang thuốc trên sắc uống.
+ Nếu mụn giời leo vỡ nước loét sâu dưới da thì gia thêm hoàng kỳ 16g, kim ngân hoa 16g vào thang thuốc sắc uống.
Công dụng bài thuốc:
Công dụng đặc trị bệnh giời leo. Ðiều trị bằng cách uống nước sắc và dùng nước sắc ấy xoa lên chỗ giời leo hàng ngày.
Ngoài ra còn có công dụng chữa trị dị ứng, sưng môi, phù Quinck, ngứa, cảm cúm, ho, nghẹt mũi, đau nhức, lở trong miệng và các loại phát ban, chẩn, thủy đậu.
2. Thuốc bôi, xoa ngoài
- Dầu Jnoca 1 chai 15ml do Viện Y Dược học dân tộc TPHCM bào chế.
Dùng tinh dầu Jnoca (tinh dầu mù u) bôi lên mảng giời leo, bôi từ ngoài vào trong, bôi phủ khắp mảng giời leo, bôi mỗi ngày 3 lần vào sáng, trưa, chiều tối.
Công dụng: Sát trùng, làm nhu da, mát da, dịu hẳn cơn đau buốt, nóng rát, làm ngưng ngay sự tiến triển của bệnh, mảng giời leo giảm và khỏi hẳn.
Bài thuốc trên và tinh dầu mù u có thể mua ở bất cứ hiệu thuốc Ðông y nào. Thuốc không độc, trái lại còn có tác dụng giải độc rất mạnh. Giá thuốc lại rất rẻ.
Bệnh giời leo không nguy hiểm nhưng gây sốt nóng, đau đớn, sưng lở kéo dài nhiều ngày làm mất sức lao động, gây hoang mang cho bệnh nhân và gia đình. Qua nghiên cứu ứng dụng trên 100 bệnh nhân bằng cách sử dụng bài thuốc trên để uống và dùng tinh dầu mù u để bôi đều cho kết quả mỹ mãn. Vì vậy các trạm y tế phường, xã, các khoa Ðông y quận, huyện nên đưa vào ứng dụng điều trị cho bệnh nhân.
BỆNH GUOT: NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA PHONG THẤP-TÊ THẤP( BỆNH GUOT)
CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP
CHỮA PHONG THẤP
Nguyễn Văn Đức
Số 24 Hoàng Hoa Thám -Ba Đình- Hà Nội.
Công thức:
1.Rễ và cây lá lốt: 250g
2.Rễ gấc: 250g
3. Củ địa liền (sao vàng): 250g
4. Rễ cỏ xước: 250g
5. Cây cối say: 250g
6. Cây hoa cúc áo vàng: 500g
7. Dây đau xương: 250g
8. Hạt cốt khí: 250g
9. Củ cẩm địa la: 250g
10. Rễ cỏ xước: 250g
11. Rễ bưởi bung: 250g
12. Củ sân thục: 250g
13. Vỏ quýt: 80g
14. Vỏ bưởi: 120g
15. Lá đơn tướng quân: 250g
16. Dây chìa vôi: 250g
17. Rễ độc lực: 250g
18. Rễ tầm xuân: 250g
19. Lá ngải: 120g
Hướng Dẫn:
Cộng 19 vị đun nấu nước, canh lại lấy 6 lít nước đặc, pha thêm 3lít rượu thành 9 lít chia ra 36 chai con để chữa chân. Ngày uống 2 lần, sáng lúc chưa ăn, tối sắp đi ngủ.
Uống thuốc nước này sẽ chạy khắp người như phát buồn, nhưng hôm sau thì đỡ, chỉ cần nửa ngày là đỡ đau hoặc đau tăng lên. Có lúc dùng chữa thấp phù, nhiệt thấp đưa lên đau bụng, phong nổi cục, phồng lên như vẽ gân từng miếng, liệt không đi được, chỉ nằm. Kết quả đạt 80%. Không phản ứng, nhưng kỵ thai. Bài thuốc đã 30 năm gia truyền. Một số bệnh lị:
- Bà Hương Lục, ở chợ Xưa, tê liệt 2 chân, phải bò, uống 1 lít khỏi bệnh đi lại khỏe mạnh, bà trú tại xã Chân Lý, Lý Nhân - Hà Nam.
- Bà Vực ngay đầu chợ Cầu, tê liệt, chỉ nằm, uống 2 lít khỏi hẳn.
- Bà Binh Ngoan, thôn ĐồngYên, xã Hồng Lý, chợ Sưa, đau bụng, chân tay lạnh, tê gần nguy cấp, uống 1 lít khỏi hẳn.
- Ông Cơ thôn Đồng Yên, nhức xương, co rúm chân tay, uống 1 lít hết bệnh.
- Ông Vân thôn Phú Vật xã Tiến Dũng, Hưng Nhân Thái Bình, đau nhức xương không làm lụng được, uống 1 lít khỏi bệnh.
- Bà Sinh thôn Phú Vật, phù, nhức xương, uống 1 chai khỏi bệnh.
PHONG THẤP
( Mắt cá và gót chân sưng phù (Cước khí))
Người trình bày:Nguyễn Kim Tuyến (Ông Quảng Tế) Đông y nghiên cứu xã 67 Lãn Ông
Lịch sử phương thuốc: Do 1 cụ Lương y ở Huyện Thanh Liêm Tỉnh Hà Nam truyền cho. Bản thân áp dụng trên 20 năm.
Phương thuốc:
1. Cây, hoa, lá Hy thiêm thảo: 1040g
2. Rễ gấc: 240g
3. Rễ cỏ xước: 120g
Bào chế:
3 vị trên rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lấy hòa vào 1 lít rượu trắng, cho tan hết đường, tẩm vào 3 vị thuốc trên cho ướt thật đều rồi cho thuốc vào chõ đồ 1 giờ, xong đổ ra nia phơi khô lại đồ, 9 lần đồ, 9 lần phơi, sau mới đem thuốc nấu thành cao, cô lại đặc như mật, đậy kín dùng dần.Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống độ 2 cùi dìa cà phê cao, hòa với nước đun sôi để nguội, uống xong rồi ăn cơm đè lên. Uống vào 2 bữa cơm.Chủ trị:
Bệnh 2 mắt cá chân và gót chân sưng phù, đau nhức khó đi lại, bệnh này gọi là “cước khí” cần phải chữa ngay, nếu không độc khí sung lên tâm tạng rất nguy hiểm.Cấm kỵ:
Có thai không dùng được.
Kiêng ăn: Thịt gà, chó, ớt, tỏi, chuối tiêu và các quả nóng như vải, mít....
Không phản ứng.Kết quả:
Đã mách nhiều người chữa khỏi và bản thân chữa độ ngót 100 người.
Kết quả 70 %.
Các cụ già thu được kết quả ít hơn.
BÀI THUỐC PHONG THẤP 4
(Tê bại, bán thân bất toại, đau co)
Người trình bày: Phạm Văn Vai - Số 2A - Quán Thánh - Khu Ba Đình.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 35 năm.
Phương thuốc:
1. Cẩm địa là (sao vàng)120g
2. Rễ cây cò bay (tẩm rượu sao)120g
3. Rễ lá lốt (tẩm mật sao vàng)80g
4. Thạch xương bồ (tẩm rượu)80g
5. Thạch hộc (tẩm gừng sao)80g
Bào chế:
Các vị đều dùng lá tươi thái nhỏ rồi mới sao như đã nói trên. Nếu không có lá tươi dùng lá khô cũng được, liều lượng và sao tẩm cũng như trên.
Bài này có thể bốc thành thang để sắc uống, ngâm rượu hoặc tán thành bột.
Nếu định ngâm rượu thì các vị trên không phải tẩm rượu nữa, chỉ cần tẩm mật Lá lốt và tẩm gừng Thạch hộc thôi.
Cách dùng:
Nếu sắc uống thì công thức trên chia đều làm 3 thang mỗi ngày uống 1 thang, tức là uống 3 ngày mới hết liều lượng công thức phương thuốc trên.
Mỗi thang sắc kỹ lấy 3 bát chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần uống 1 bát pha một tí rượu làm thang.
Nếu tán bột thì mỗi lần uống 5 đồng cân, ngày uống 1 lần vào buổi chiều.
Nếu ngâm rượu thì mỗi ngày uống một chén to vào buổi chiều.
Chủ trị:
Chữa phong thấp, đau co người, hoặc bán thân bất toại, kiêm trị cả tê, bại liệt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Các thứ cay như ớt, hồ tiêu….
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã áp dụng chữa 300 người thuộc trường hợp nặng thì kết quả được 80 %. Còn trường hợp bệnh nhẹ, kết quả nhiều hơn từ 90 đến 95 %.
BÀI THUỐC QUÝ CHỮA PHONG THẤP
Bài I. Thuốc uống
(Các chứng phong thấp, sưng ngứa)
Người trình bày: Nguyễn Văn Thiêm (Hiệu Quảng Thái). Số 454 Phố Bạch Mai - Khu Hai Bà.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 20 năm.
Phương thuốc:
1. Cây đau xương: (sao vàng)
2. Rễ bưởi bung: (sao vàng)
3. Rễ cây bướm: (sao vàng)
4. Rễ mơ vàng: (sao vàng)
5. Cam thảo: (để sống)
6. Cây rung rúc: (sao vàng)
7. Xương truật (sống)
8. Cây tầm xuân (sao)
9. Thổ phục linh (sống)
10. Củ chìa vôi (sao vàng)
11. Côt khí (sống)
12. Rễ cỏ sước (sao vàng)
13.Thiên niên kiện (sống)
14. Rễ tầm sọng (sao vàng)
15. Ô dược (sống)
17. Rễ lá lốt (sao vàng)
18. Huyết giác (sống)
Hướng Dẫn:
Các vị bằng nhau về liều lượng.
Gia giảm:
-Chân gối đùi đau gia: Hồng hoa, Ngưu tất, Độc hoạt.
-Co giật gia: Xuyên quy, Bạch thược, Câu đằng, Mộc qua, Ý dĩ
-Thấp sưng gia: Phòng kỷ, Mộc thông, Bội ô dược, Thổ phục linh.
-Thấp ngứa gia: Phòng phong, Kinh giới, Liên kiều, Thương nhĩ tử.
-Eo lưng đau gia: Đỗ trọng, Cẩu tích, Tỳ giải, Phá cố chỉ.
-Xương sống đau gia: Uy linh tiên, Độc hoạt, Ý dĩ.
-Tay đau gia: Phòng phong, Khương hoạt, Quế tiêm.
- Đau khắp người gia: Xuyên quy, Bạch thược, Tần giao, Uy linh tiên, Hồng hoa.
-Huyết hư mà đau hợp với thang Tứ vật.
-Nguyên khí kém hợp hoặc gián phục với bài Thập toàn đại bổ chính.
Bào chế:
Theo công thức trên bốc thành 1 thang thuốc, sắc kỹ 3 nước rồi cô lại còn độ 1 bát rưỡi chia làm 3 lần uống.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 3 lần. Uống vào lúc không no không đói. Trẻ em tuỳ tuổi bớt thuốc đi.
Chủ trị:
Chữa các chứng tê thấp, có công dụng hành huyết, khu phong lợi thuỷ.
Cấm kỵ:
Có mang không dùng được.
Kiêng lội bùn. Không ăn các thứ: Thịt gà, tôm, cua, cá diếc.
Phản ứng: Không phản ứng, nếu đau tăng lên thì càng chóng khỏi.
Kết quả:
Kết hợp với thuốc xoa bóp và thuốc xông đã chữa hàng ngàn người khỏi.
Kết quả 80 %.
BÀI SỐ 284. TÊ THẤP
(Đau, rức xương)
Người trình bày:Nguyễn Văn Diễn Thị trấn Yên Viên - Huyện Gia Lâm.
Lịch sử phương thuốc:Bản thân nghiên cứu, kinh nghiệm và áp dụng16 năm.
Phương thuốc:
1. Rễ rung rúc (sao vàng)1 lạng
2. Cây bạch thau (sao vàng)1 lạng
3. Rễ bưởi bung (sao vàng)1 lạng
4. Rễ cỏ chỉ (sao vàng)1 lạng
5. Rễ xích đồng nam (sao vàng)1 lạng
6. Rễ bạch đồng nữ (sao vàng)1 lạng
7. Cây cứt lợn (sao vàng)1 lạng
8. Cây roi ngựa (mã tiền thảo - sao vàng)1 lạng
9. Cây nụ áo (sao vàng)1 lạng
10. Quy vỹ (sao qua)5 đồng cân
11. Mần tưới (sao qua)5 đồng cân
12. Ngưu tất (sao qua)5 đồng cân
Bào chế:
Theo đúng công thức trên bốc các vị thành một thang thuốc sắc uống, sắc kỹ 2 nước lấy 2 bát.
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần: 2 lần trước bữa cơm sáng và chiều, tối lúc đi ngủ 1 lần. Mỗi lần uống pha thêm một cùi dìa cà phê rượu trắng vào thuốc rồi uống.
Chủ trị:
Bệnh tê thấp, đau nhức xương thịt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Tanh, chua, thịt ếch.
Không phản ứng.
Kết quả:
Mỗi tháng chữa từ 30 đến 40 người. Kết quả 50 %.
PHONG THẤP
Thấp khớp Hàn chứng
(Đau nhức khớp xương)
Người trình bày: Nguyễn Thiên Quyến- Số 8 Yên Phụ - Khu Ba Đình.
Lịch sử phương thuốc: Gia đình nghiên cứu 45 năm. Bản thân áp dụng 7 năm.
Phương thuốc:
1. Thiên niên kiện tươi: 6g
2. Quế tiêm: 22g
3. Hồng hoa: 18g
4. Dây đau xương: 40g
5. Rễ lá lốt: 20g
6. Xương truật: 20g
7. Huyết giác: 40g
Bào chế:
Thiên niên kiện còn tươi còn 6 vị dùng khô, cho vào thuốc 1 lít rưỡi rượu đun cách thuỷ 6 giờ rồi hạ thổ 1 tuần lễ, đem dùng.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 3 lần: sáng và trưa dùng 1 chén nhỏ, tối lúc đi ngủ dùng 1 chén lớn.
Chủ trị:
Những chứng đau khớp xương khi thời tiết thay đổi thích hợp với người tạng hàn sức khoẻ còn tốt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Thịt chó, tôm, cua, cà bát, cà chua.
Không phản ứng gì.
Kết quả:
Đã chữa ngót 400 người. Kết quả 70 %.
BÀI THUỐC CHỮA PHONG TÊ THẤP 3
( Thấp co chân, đau buốt, rức 2 chân)
Người trình bày: Trần Hậu Xương - Số 65 Phố Cửa Nam - Khu Hoàn Kiếm
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 30 năm
Phương thuốc:
1. Cây và rễ vòi voi (sao vàng hạ thổ)20g
2. Lá sung (sao vàng)12g
3. Lá bưởi bung (sao vàng)40g
4. Lá chuyên tiền (sao qua)20g
5. Cây bươm bướm (sao vàng)20g
6. Thổ phục linh (tẩm nước gạo sao vàng)20g
7. Thương nhĩ tử (sao cháy gai, dã dập)12g
8. Lá, hoa cây chó đẻ (tẩm: rượu gừng, mật sao vàng)20g
9. Thục địa (tẩm nước gừng nướng khô)12g
10. Xuyên quy (tẩm rượu)12g
Bào chế:
Các vị trên cân thành 1 thang. Đổ 4 bát rưỡi nước sắc cạn còn 1 bát rưỡi.
Cách dùng:
Chia làm 2 lần uống, uống lúc vừa đói, thuốc hâm cho nóng uống xong nằm nghỉ để cho thuốc dẫn.
Nếu biết uống rượu, mỗi lần uống pha vào thuốc nửa chén con rượu thì càng tốt.
Chủ trị:
Bệnh tê thấp co chân, không đi được và chứng đau buốt, nhức nhối 2 chân.
Cấm kỵ:
Có thai cấm dùng.
Kiêng: Tôm, cá chép, thịt bò, thịt chó, chuối tiêu.
Không phản ứng gì.
Kết quả:
Đã chữa hàng trên 1000 người.
Kết quả 100 %.
Dược Liệu:
1. Rể Cây Gắm: 100g
2.Tang Kí Sinh: 20g
3.Thiên Niên kiện: 20g
4.Ngũ Gia Bì: 12g
5.Hạt Chuối Hột: 20g
6.Thổ Phục Linh: 20
7.Ngưu Tất: 20g
8.Tang Chi: 15g (Cành Cây dâu)
9. Dền Gai: 30g
10.Nấm Linh Chi: 20g
11.Dây đau Xương: 20g
12.Đậu đen: 50g (Rang thơm)
13.Kê Huyết Đằng: 12g
14.Cây Mắc Cỡ: 10g
15. Rể bưởi bung: 15g
16. Giảo Cổ Lam: 30g
17. Cỏ Ngọt: 30g
18. Hạt Đời Ươi: 20g
19. Hạt Dưa Hấu: 20g
20. Dây Chìa Vôi: 30g
CHỦ TRỊ: Bài thuốc này, Chữa bệnh. Đau nhức xương khớp. Phong tê thấp. Bệnh Guot..v.v.
HƯỚNG DẪN: Bạn cho tất cả 20 Vị thuốc trên vào trong ấm hay Siêu, Tiếp theo bạn cho 3 lít Nước vào đun Sắc bạn uống. Trong 2 ngày 1 thang.!
Bài Thuốc Quý Chữa Dứt Điểm Bệnh Gút Chỉ 20 Ngàn Đồng Hiệu Nghiệm
Dược Liệu:
1. Củ Ráy Tía: 30g
2. Cây Lá Lốt: 30g
3. Củ Khúc Khắc: 30g
4. Bồ Công Anh: 30g
5. Vỏ Bưởi: 30g
6. Cà Gai Leo: 30g
7. Cam Thảo Đất: 30g
8. Táo Mèo: 30g
9. Củ Tỏi Đỏ: 30g
10. Hạt Chuối Sứ: 30g
11. Củ Sơn Thục: 30g
12. Dây Tơ Hồng: 30g
(siêu tầm)
Bài Thuốc Trị Thoái Hóa Cột Sống
2 trái bưởi, 1kg chanh, 200g ngãi cứu . Tất cả phơi khô rồi sao vàng hạ thổ cho nguội. Đem ngâm tất cả vào 2 lit rượu cốt va 200g đương phèn ...sau một tuần có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 1 chung nhỏ, hi vọng hết đau lưng & lên đô...
Bài Thuốc Chữa Vôi Hóa Cột Sống, Gai Đôi, Thoát Vị Đĩa Đệm.
(Các bạn cố gắng kiếm đủ 8 vị này)
Dược Liệu:
1.Dây đau xương
2. Cây Gối hạc
3. Thiên niên kiện (củ Dáy dại)
4. Cây xấu hổ
5. Củ cây gai
6. Bìm bìm
7. Dây mỏ quạ (dây tổ kiến,tai chuột to,song ly to, dây leo sống bám phụ sinh trên các cây lớn )
8. Cây chân chim ( còn gọi là Ngũ gia bì dùng vỏ hoặc thân dễ)
Hướng Dẫn:
Cách bào chế: Băm nhỏ, phơi khô.
Công Dụng: Chữa đau nhức xương khớp.
Chủ trị: Chữa vôi hóa cột sống, gai đôi, thoái vị đĩa đệm.
Cách dùng 80-100g/ ấm, Sắc đặc uống ngày 2 lần.
Cách dùng: Ngâm rượu uống (80-100g/ 01 lít rượu)
Kiêng kỵ: rau muống.
(Siêu Tầm)
TRỊ ĐAU MỎI XƯƠNG KHỚP BẰNG RƯỢU THUỐC
Trị đau mỏi xương khớp bằng rượu thuốc
10 vị thuốc y học cổ truyền ngâm trong bình hoặc lọ kín với rượu tốt, sau vài ngày là ta đã có được một thứ dược tửu để xoa bóp nhằm mục đích dự phòng và điều trị các chứng đau mỏi gân xương, cơ khớp trong những ngày đông tháng giá. Nhưng, vấn đề là ở chỗ, phải biết chọn dùng những vị thuốc nào và phương cách chế biến ra sao thì mới mong có được những loại rượu thuốc xoa bóp vừa đơn giản lại vừa có hiệu quả như mong muốn. Bài viết này xin được giới thiệu một vài bài thuốc điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Bài 1:Huyết giác 10g, đại hồi 10g, địa liền 10g, quế chi 10g, hoa chổi xể 10g, lá thông 10g, thiên niên kiện 10g, ấu tầu (ô đầu) 5g, mán chỉ (kim sương) 10g. Các vị tán nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng trong bình hoặc lọ kín, mỗi ngày đảo hoặc lắc 1 lần, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 2:Phụ tử chế 12g, tam thất 6g, bạch chỉ 6g, chế xuyên ô 6g, tế tân 6g, mộc qua 10g, xuyên khung 10g, hồng hoa 10g, cẩu tích 10g, độc hoạt 10g, ngô công 1 con, địa long 3 con, mã tiền tử 2 hạt. Các vị tán vụn, ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7 – 10 ngày có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 3:Hồng hoa 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 3 ngày thì dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 4:Khương hoạt 15g, độc hoạt 15g, quế chi 15g, tần giao 15g, đương quy 15g, dây đau xương 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, mộc hương 15g, tang chi 30g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.500ml rượu trong bình kín, sau 7 ngày thì dùng được. Dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
Bài 5:Hồng hoa 6g, đào nhân 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, sinh nam tinh 12g, sinh bán hạ 12g, sinh xuyên ô 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, bạch giới tử 3g, băng phiến 3g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da tại chỗ không có tổn thương. Tuyệt đối không được uống.
Bài 6:Đương quy 12g, độc hoạt 12g, khương hoạt 12g, thiên niên kiện 10g, hồng hoa 8g, tô mộc 12g, nhục quế 8g, tần giao 12g, huyết giác 12g, ngải cứu 6g, mộc qua 10g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
CHỮA ĐAU NHỨC CHÂN TAY
Công dụng: Trị tê bại tay chân.
Công thức bài thuốc:
Ngưu tất.
Tế tân 2 chỉ
Ngưu tất 5 chỉ
Khương hoạt 3 chỉ
Liên kiều 3 chỉ
Ý dĩ 3 chỉ
Bạch cương tàm 3 chỉ
Xuyên quy 5 chỉ
Xuyên khung 3 chỉ
Đỗ trọng 5 chỉ
Sài hồ 3 chỉ
Mẫu đơn bì 3 chỉ
Hành củ 5 chỉ
Sa sâm 3 chỉ
Phòng phong 3 chỉ
Độc hoạt 5 chỉ
Bạch chỉ 3 chỉ
Thổ phục linh 5 chỉ
Hồng hoa 3 chỉ
Câu kỷ tử 5 chỉ
Ô đầu 1,5 chỉ
Sinh địa 5 chỉ
Bạch truật 5 chỉ
Chích hoàng kỳ 5 chỉ
Cách bào chế: Sắc uống hoặc ngâm rượu xoa bóp. Nước 1: 3 chén nước sắc còn 1 chén ; nước 2: 3 chén nước sắc còn 2,5 chén; nước 3: 3 chén nước sắc còn 2 chén.
Công dụng: Trị tê bại tay chân.
Liều lượng: Người lớn uống 1 ngày 3 lần, sáng trưa và tối.
Cách dùng: Uống sáng, trưa, tối sau bữa ăn.
Tác giả bài viết: Trịnh Quang Sâm
CỐT THỐNG TRẬT ĐÀ TÂN SINH PHƯƠNG
Công dụng: Giải nhiệt, giảm đau, dưỡng khí huyết, trừ phong tán ứ, sinh tân. Dùng cho các bệnh đau nhức xương hông, đau cột sống do chèn ép, đau thần kinh tọa do thoái hóa, các chứng đau khớp, chấn thương gẫy xương.
Công thức bài thuốc:
Cây nguc trảo. Phần 1:
Ngũ trảo Đau xương
Bách bệnh Tất bát
Phần 2:
Ba tròng Cỏ xác
Đau xương Trinh nữ
Bạch hoa xà Hương phụ
Thổ phục linh
Phần 3:
Quế chi Thiên niên kiện
Đại hồi Ngũ gia bì
Điền thất Tục đoạn
Đương quy Cốt topái bổ
Độc hoạt
Cách bào chế:
Phần 1: Các vị được sao sấy khô, tán bột.
Phần 2: Các vị trên sao qua khử thổ vad có chế thành cao lỏng.
Phân 3: Dùng rượu gạo 30 độ ngâm ngập thuốc( thời gian 20 ngày là dùng được). Mỗi phần được bảo quản riêng.
Công dụng:Giải nhiệt, giảm đau, dưỡng khí huyết, trừ phong tán ứ, sinh tân. Dùng cho các bệnh đau nhức xương hông, đau cột sống do chèn ép, đau thần kinh tọa do thoái hóa, các chứng đau khớp, chấn thương gẫy xương.
Liều lượng:Tùy vùng chứng thương hoặc phạm vi vùng đau và dùng liều phù hợp để băng hoặc uống, môic lần uống 30ml, ngày 3 lần trước hoặc sau khi ăn.
Cách dùng:Thuốc băng; thuốc rượu 2 phần, thuốc bột 1 phần, thuốc cô nước ½ phần trộn đều nhuyễn đẻ băng; thời gian băng tùy từng thể bệnh. Thuốc uống: 4 phần thuốc rượu, 1 phần thuốc cô nước pha chung cho vào chai lọ dùng để uống trong.
Kiêng kỵ:Thức ăn khó tiêu, cay nóng, thức ăn có đạm độc hoặc dễ gây dị ứng; phụ nữ có thai; bệnh tim mạch, huyết áp cao; sốt cao không rõ nguyên nhân; không dùng cho trẻ em.
Tác giả bài viết: Đỗ Chánh
TÊ THẤP
Lịch sử bài thuốc: Phương thuốc gia truyền 100 năm. Chi tử( sao đen)4gHương phụ( thất chế)8g
Xương truật( sao vàng)8gÝ dĩ( sao vàng)16g
Đỗ trọng( sao muối) 8gLiên nhục( sao vàng)12g
Nam sâm( rượu, gừng sao vàng) 16gThổ phục linh20g
Bạch chỉ 12gCam thảo4g
Niên kiện 12gCốt khí8g
Mạn kinh 4gTục đoạn8g
Trần bì 4gNgưu tất4g
Sắc 2 nước. Nước đầu đổ 4 bát lấy lưng bát. Nước thứ 2 đổ 3 bát lấy lưng bát. Sắc xong nước nào uống nước đấy, uống trước khi ăn cơm.
Chủ trị:Đau mỏi khắp xương, tê bì.
Phản ứng: Khi uống vào thang đầu đau tăng lên, sau giảm dần và khỏi( uống đau lên vì dẫn thuốc) tiếp tục uống sẽ khỏi bệnh. Đàn bà có thai không được uống. Hiệu quả 80%.
PHONG THẤP - TÊ THẤP
(Thấp khớp cấp tính, bán thân bất toại)
Người trình bày:Phạm Văn Nhân - Số 52 Lãn Ông - Khu Hoàn Kiếm.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 30 năm.
Phương thuốc:
1. Xương truật
(ngâm nước gạo, phơi, sao vàng)7 đồng cân
2. Cam thảo 2 đồng cân
3. Huyết giác 2 đồng cân
4. Long nhãn 4 đồng cân
5. Ô dược 6 đồng cân
6. Trần bì (sao vàng)5 đồng cân
7. Hậu phác 3 đồng cân
8. Chi tử (sao đen)3 đến 4 đồng cân
9. Nam sâm (sao vàng)6 đồng cân
10. Nam mộc thông 7 đồng cân
11. Uy linh tiên (sao vàng)6 đồng cân
12. Nam mộc hương 3 đồng cân
13. Cát căn 2 đồng cân
14. Xuyên quy 3 đồng cân
15. Xa tiền (tẩm muối phơi khô) 2 đồng cân
Bào Chế: Các vị sao tẩm đúng như trên cắt thành 1 thang, sắc 3 nước mỗi nước cho 3 bát nước lã, sắc cạn lấy 1 bát, cả 3 bát cô lại lấy độ 2 bát.
Cách Dùng: Cả thang chia làm 3 lần uống sáng, chiều, tối. Uống lúc đói, mỗi ngày 1 thang.
Trẻ em từ 8 tuổi đến 13 tuổi mỗi ngày nửa đơn.
Gia giảm:
Mới uống chỉ dùng 3 thang sau tuỳ chứng gia giảm:
- Táo quá: tăng Chi tử lên đến 3 đồng cân.
- Thấp khớp vào Tâm hoặc Thận mà bị sũng thì tăng: Mộc thông lên đến 8 hoặc 9 đồng cân. Mộc hương lên đến 3 đồng cân.
- Chân tay lạnh tăng: Huyết giác lên đến 3 đồng cân (chỉ tăng độ 2 hay 3 thang nếu thấy chân tay ấm thì thôi).
- Khát nhiều hoặc ráo nhiều thì dùng Cát căn, nếu không ráo khát thì thôi không dùng.
Chủ trị:
Phong thấp, tê thấp, thấp khớp cấp tính, bán thân bất toại.
Cấm kỵ:
Có thai cấm dùng.
Kiêng ăn: Thịt gà, cà chua, cá không vẩy, cay nóng….
Phản ứng: Các trường hợp uống thuốc vào tăng lên 1 chút, rồi mới bắt đầu dần dần khỏi.
Kết quả:
Trung bình mỗi tháng chữa trên 300 người.
Kết quả 90 %.
PHONG THẤP
Nguyễn Văn Đức
Số 24 Hoàng Hoa Thám -Ba Đình- Hà Nội.
Công thức:
1.Rễ và cây lá lốt: 250g
2.Rễ gấc: 250g
3. Củ địa liền (sao vàng): 250g
4. Rễ cỏ xước: 250g
5. Cây cối say: 250g
6. Cây hoa cúc áo vàng: 500g
7. Dây đau xương: 250g
8. Hạt cốt khí: 250g
9. Củ cẩm địa la: 250g
10. Rễ cỏ xước: 250g
11. Rễ bưởi bung: 250g
12. Củ sân thục: 250g
13. Vỏ quýt: 80g
14. Vỏ bưởi: 120g
15. Lá đơn tướng quân: 250g
16. Dây chìa vôi: 250g
17. Rễ độc lực: 250g
18. Rễ tầm xuân: 250g
19. Lá ngải: 120g
Hướng Dẫn: Cộng 19 vị đun nấu nước, canh lại lấy 6 lít nước đặc, pha thêm 3lít rượu thành 9 lít chia ra 36 chai con để chữa chân. Ngày uống 2 lần, sáng lúc chưa ăn, tối sắp đi ngủ.
Uống thuốc nước này sẽ chạy khắp người như phát buồn, nhưng hôm sau thì đỡ, chỉ cần nửa ngày là đỡ đau hoặc đau tăng lên. Có lúc dùng chữa thấp phù, nhiệt thấp đưa lên đau bụng, phong nổi cục, phồng lên như vẽ gân từng miếng, liệt không đi được, chỉ nằm. Kết quả đạt 80%. Không phản ứng, nhưng kỵ thai. Bài thuốc đã 30 năm gia truyền. Một số bệnh lị:
- Bà Hương Lục, ở chợ Xưa, tê liệt 2 chân, phải bò, uống 1 lít khỏi bệnh đi lại khỏe mạnh, bà trú tại xã Chân Lý, Lý Nhân - Hà Nam.
- Bà Vực ngay đầu chợ Cầu, tê liệt, chỉ nằm, uống 2 lít khỏi hẳn.
- Bà Binh Ngoan, thôn ĐồngYên, xã Hồng Lý, chợ Sưa, đau bụng, chân tay lạnh, tê gần nguy cấp, uống 1 lít khỏi hẳn.
- Ông Cơ thôn Đồng Yên, nhức xương, co rúm chân tay, uống 1 lít hết bệnh.
- Ông Vân thôn Phú Vật xã Tiến Dũng, Hưng Nhân Thái Bình, đau nhức xương không làm lụng được, uống 1 lít khỏi bệnh.
- Bà Sinh thôn Phú Vật, phù, nhức xương, uống 1 chai khỏi bệnh.
PHONG TÊ THẤP, KHAI THÔNG 12 KINH LẠC
( Tán bột hay vò viên )
* Phòng phong : 2 chỉ Đương qui : 2 chỉ
* Kinh giới : 3 chỉ Bắc cam thảo : 1.5 chỉ
* Thiên ma : 1 chỉ Xuyên ô : 3 chỉ
* Bạch ma : 2 chỉ Thảo ô : 3 chỉ
( Chế ngâm nước cơm 1 ngày đêm, lấy ra phơi khô, chế chút muối rang )
* Xuyên khung : 1.5 chỉ Thương truật : 2 chỉ
* Ma hoàng : 2 chỉ Hà thủ ô đỏ : 3 chỉ
* Thạch nộc : 3 chỉ
* Hột sen rang muối
Có thể thêm :
Khương họat – 2 chỉ, Độc hoạt – 2 chỉ, Đỗ trọng – 3 chỉ.
Tán bột, cho uống ngày 2 lần, nỗi lần 1 muỗng cà phê đầy. Nếu nhức nhiều, cho thêm 1 chút nhũ hương. Nếu lạnh cho thêm 3 lát gừng. Bài này công hiệu, uống qua đêm sẽ thấy kết quả.
GAI CỘT SỐNG-Bài thuốc đơn giản mà hiệu quả
Gai cột sống hiện nay là chứng bệnh rất phổ biến,việcchữatrị rất tốn kém mà khó đem lại kết quả mong muốn.Tôi xin trình bài 1 bài thuốc nam đơn giản nhưng rất hiệu quả( có nhiều người áp dụng đã hết bệnh) như sau:
01-Thuốc uống:
Tìm cây PHÈN ĐEN mà có nơi dân địa phương gọi là Cây Nổ đen và cây BỎNG NẺ mà có nơi dân địa phương gọi là cây Cơm nguội(Trái màu trắng-ăn được)hoặc có nơi gọi là cây nổ Trắng.
+Hai loại cây trên chặt về để riêng,thái khúc khoảng 2-3 cm,phơi khô.
+Mỗi lần dùng mỗi loại 1 nắm lớn cho vào nồi đổ 3 chén nước sắc còn lại 2/3 chén uống lúc thuốc vừa nguội. Ngày uống từ 2-3 lần.Chú ý: thuốc chỉ sắc 1 lần.
02-Thuốc đắp ngoài:
+Mỗi ngày trước khi ngủ dùng 1 trái đu đủ chín bổ lấy hột,bỏ vào rổ có mắc dày chà cho giập hết bao hạt,rữa lại bằng nước lạnh,đâm nát cho vào ½ muỗng cà phê muối.
+Đặt phần hạt đu đủ đâm nát vào miếng mũ (bọc mũ),phía trên trãi miếng vải mùng (hoặc vải thưa). Nằm lên phần thuốc trên sao cho vị trí đốt sống bị gai tiếp xúc trực tiếp vào phần thuốc đó.
+Thời gian nằm : cho đến khi đốt sống rút hết chất nước của phần thuốc thì thôi (khoảng 20-25 phút).Cứ để như vậy ngủ không nên tắm rữa(sẻ trôi mất thuốc)
Hình ảnh cây thuốc:
CÂY PHÈN ĐEN ( còn gọi là NỔ ĐEN) Cây phèn đen lúc còn nhỏ
Cây BỎNG NỔ (còn gọi là cây CƠM NGUỘI)
Thời gian dùng thuốc từ 15-30 ngày ( tùy theo tình hình nặng nhẹ của bệnh), Để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất nên kết hợp ban ngày uống thuốc, tối nằm hột đu đủ (liên tục không gián đoạn cho đến khi hết bệnh)
BÓ GÃY XƯƠNG
Công dụng: Liền xương, bong gân, giảm đau, giảm sưng, tan máu bầm.
Công Thức Bài Thuốc:
1. Lá Cây Liền Xương: 150g
2. Lá Ngãi Cứu: 100g
3. Dây Đau Xương: 150g
4. Nghệ Vàng: 150g
5. Cốt Toái Bổ( sao đen) 150g
6. Lá Thuốc Trặc: 100g
7. Lá Cây Sứ Trắng: 100g
Cách Bào chế: Tất cả thuốc trên giã nhuyễn hoặc dùng máy xay nhuyễn trộn chung với nhau.
Công Dụng: Liền xương, bong gân, giảm đau, giảm sưng, tan máu bầm.
Liều lượng: Tùy vết thương lớn nhỏ mà dùng.
Cách Dùng: Thuốc dùng để băng ngoài da; dùng thuốc giã nhuyễn cho vào chảo nhôm, pha thêm 100ml rượu gạo (khoảng 30 độ) vừa đủ ướt, rồi sao nóng khoảng 40oC, sau đó băng vào vết thương gãy hay vết thương; chú ý cứ cách 1 giờ thì tưới thêm rượu vào chỗ băng để vừa đủ ướt.
Kiêng kỵ: Không ăn dưa leo, rau muống, bí đỏ, nấm và thịt gà trống.
Tác giả bài viết: Vòng Lằm Phát
MÓN ĂN- BÀI THUỐC DÀNH CHO CHỊ EM "RA NHIỀU"
Bài viết sau đây xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc tốt cho những chị em bị ra máu quá nhiều khi đến tháng (kinh nguyệt) hoặc khi sinh nở (còn gọi là băng huyết).
Ra máu khi đến tháng (kinh nguyệt) và khi sinh nở (sản dịch) là hiện tượng bình thường của người phụ nữ. Tuy nhiên nếu lượng máu ra quá nhiều (còn gọi là băng huyết) sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc tốt cho những chị em "có vấn đề trên" để cùng tham khảo áp dụng khi cần.
Các bài thuốc của Tuệ Tĩnh
Trị băng huyết quá nhiều, xây xẩm, ngất xỉu: hương phụ (giã tróc vỏ), xác gương sen, hoa hòe mỗi vị 4g sao qua; tóc rối đốt ra tro, tê giác sao 2g. Sắc uống.
Trị băng huyết, rong huyết cả khí hư: hương phụ giã nát sao đen tán bột, hòa 8g với nước nóng mà uống là khỏi ngay. Nếu còn ra nhiều thì uống 12g nữa.
Trị băng huyết rong huyết không ngớt, không hề nóng lạnh: gương sen, hoa kinh giới phân lượng bằng nhau đều đốt tồn tính, tán nhỏ mỗi lần uống 8g với nước cơm.
Trị băng huyết mới hoặc lâu, không cầm:
- Mộc nhĩ, cây hòe đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu nóng.
- Hoa đậu ván trắng sấy khô tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước cháo cho tí muối. Uống lúc đói.
- Xơ mướp, bẹ móc lượng bằng nhau đốt ra tro, tán nhỏ mỗi lần uống 4g với nước muối hoặc rượu.
- Ô mai nhục 7 quả đốt tồn tính, tán nhỏ mỗi lần uống 4 - 8g với nước cơm vào lúc đói.
- Lá mơ sấy khô, bẹ móc đốt ra tro, hai vị đều nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu.
- Hột đào đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 4 - 8g với rượu. Ngày uống 3 lần.
- Hạt cam già đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu.
- Tóc rối rửa sạch, đốt ra tro tán nhỏ, uống 8g với rượu nóng lúc đói.
Cháo gà trống đen.Cháo thuốc chữa bệnh
Cháo lá hẹ, ý dĩ: hạt ý dĩ 50g vo sạch, nấu cháo. Cháo chín cho 6g lá hẹ vào. Một quả trứng gà luộc chín, bóc vỏ chấm tiêu bột ăn với cháo ý dĩ. Ngày ăn 2 lần.
Cháo gà trống đen: làm thịt gà trống đen, bỏ ruột, rửa sạch, chặt miếng đun nhừ, nấu với gạo nếp thành cháo cho hạt tiêu, muối. Ăn ngày 2 lần lúc đói.
Cháo cây gai: rễ cây gai tươi 30g, trần bì 10g, đại mạch nhân 50g, gạo lức 50g, một ít muối ăn. Rễ cây gai và trần bì sắc lấy nước, bỏ bã, rồi cho gạo lức và đại mạch nhân vào nấu cháo, cháo chín cho muối vào là ăn được.
997. CHỮA ĐAU MÌNH KHI SINH
Một số bài thuốc chữa đau mình sau khi sinh
Những sản phụ bị đau mình sau khi sinh có thể lấy đậu đen 500 g (rang cho gần cháy), táo tàu 21 g, ngâm với 1 lít rượu trong nửa tháng, bỏ bã, uống rượu thuốc. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30 ml, dùng trong 7-8 ngày.
Người phụ nữ khi mới sinh con thường bị đau nhừ các khớp xương chân tay, người tê liệt, đau đớn, nặng nề, khó chịu, co duỗi khó khăn. Dân gian gọi đó là chứng phong sản hậu. Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây phong sản hậu là sự hao tổn khí huyết khi sinh, phong hàn hoặc huyết hư, huyết ứ. Có thể chữa bệnh này bằng mấy bài thuốc đơn giản mà hiệu nghiệm sau:
- Hạt bo bo 30 g, táo tàu 15 g, đường đỏ và rượu lượng vừa phải. Tất cả đem nấu cháo ăn trong mấy ngày liền.
- Kinh giới 9 g rang khô cho vụn ra, trộn đều với lòng trắng một quả trứng gà, pha nước sôi vào uống (có thể cho thêm chút đường đỏ cho dễ uống).
- Hoàng kỳ, bạch thược mỗi thứ 15 g, quế chi, gừng sống, táo tàu, đương quy, phòng phong, ngưu tất, độc hoạt mỗi thứ 9 g, kê huyết đằng 12 g. Tất cả sắc lấy nước uống. Thuốc thích hợp với sản phụ đau mình do huyết hư.
- Hoàng kỳ, bạch truật, tang ký sinh mỗi thứ 15 g, đương quy, độc hoạt, ngưu tất, củ kiệu mỗi thứ 9 g, cam thảo nướng, gừng sống mỗi thứ 11 g, nhục quế tâm 3 g, sắc lấy nước uống. Bài thuốc này có công dụng chữa đau mình sau khi sinh do phong hàn.
998. BỔ THẬN DƯƠNG HOÀN
Bài Thuốc:
1. Thục địa 32 gam
2. Hoài sơn 16 gam
3. Sơn thù 16 gam
4. Bạch linh 12 gam
5. Trạch tả 12 gam
6. Nhục quế 10 gam
7. Phụ tử chế 6 gam
8. Nhân sâm 10 gam
9. Đỗ trọng 20 gam
10. Mạch nha 16 gam
11. Tục đoạn 12 gam
12. Bổ cốt toái 12 gam
13. Kỷ tử 10 gam
14. Liên nhục 10 gam
15. Bạch truật 20 gam
16. Bạch thược 6 gam
Tác Dụng: Thận dương hư dẫn đến tỳ dương hư khỏi đau lưng, liệt dương, tăng cường sinh lý, tăng trí nhớ, sáng mắt, khỏi ù tai.
Liều Dùng, cách dùng:
Một ngày sắc uống 1 thang 3 lần, đổ 1 lít nước sắc còn 250ml để nguội chia làm 2 lần uống cách 30 phút.
Một liệu trình điều trị 7 thang, 3 liệu trình điều trị 21 thang.
Chỉ định:
Thận dương hư, sinh lý yếu, liệt dương, giảm trí nhớ, đau lưng, da xanh, ăn ngủ thất thường, tiểu đêm nhiều, ngại việc, mạch nhược.
Chống chỉ định:
Sức lực cường tráng, ăn ngủ điều hòa, sinh lý khoẻ, mạch hữu lực.
Kiêng kỵ:
Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi thanh thản, ăn ngủ điều độ, chế độ kiêng khem chu đáo.
Bệnh thuộc hàn, âm chứng thì kiêng chất chua, tanh, lạnh.
Bệnh thuộc nhiệt, dương chứng thì kiêng chất cay nóng và những chất kích thích.
999. PHONG TÊ THẤP BÌNH DÂN THANG
A. Thành Phần Bài Thuốc:
1. Chu chẩy mây (dây chẽ ba)15g
2. Đìa sản 10g
3. Ngồng chan mây (dây móng bò)15g
4. Rễ cây lau 10g
5. Tầm kha mây 15g
6. Thiên niên kiện 10g
7. Đìa điển moong 10g
8. Cốt toái bổ 10g
9. Lồ lào hỏa 10g
10. Ngải cứu 10g
11. Quyền đồi mây (Dây chìa vôi)10g
12. Lá hoa tiên 10g
13. Phù đài mây (Dây mề gà)10g
14. Dây tơ hồng 10g
15. Mộc thông 10g
16. Tất bát 10g
17. Dây đau xương 10g
18. Củ dóm (Bình vôi)10g
19. Dây gắm 10g
2. Công Năng-Tác Dụng:
Khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, thư cân hành huyết, thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu viêm chỉ thống, giải độc sát trùng, dưỡng huyết, trấn kinh an thần, bổ can thận, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt.
3. Chủ trị:
Tê bại tay chân khó cử động.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc cho vào siêu, sắc 2 lần. Mỗi lần sắc đổ vào 600ml nước, sắc cạn lấy 100-150ml. Trộn lẫn nước sắc lần 1 với nước sắc lần 2, chia làm 3-4 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng. Mỗi ngày uống 1 thang.
5. Kiêng kỵ:
Kiêng các chất cay, chua, tanh.
1000. PHONG TÊ THẤP BÀ GIẰNG
B.Thuốc cao bà Giằng chữa tê thấp, đau nhức, sưng khớp, gồm có: Bột mã tiền chế 50g, bột hương phụ tứ chế 13g, bột mộc hương 8g, bột địa liền 6g, bột thương truật 20g, bột quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên.
PHỤC DƯƠNG ĐẠI BỔ TỬU
1. XUẤT XỨ
Năm 1953 trên một nhật báo xuất bản ở Hà-nội, có kể huyền thoại về vua thứ nhì triều Nguyễn Việt-Nam là Minh-Mệnh(1791-1840),một đêm có thể giao hoan 6 lần. Sau 6 lần giao hoan với 6 bà phi tần đó, thì 5 bà thụ thai sinh ra 5 người con. Sỡ dĩ vua Minh-Mệnh đang là người bị bất lực, phục hồi sức khỏe lạ lùng như vậy, vì ngài được danh y đương thời cắt cho một thang thuốc bổ.
Huyền thoại viết ra người đọc không nắm vững vấn đề, tưởng rằng với một thang thuốc duy nhất, có thể tạo cho con người một thần lực tuyệt vời đến độ đang là người bất lực, mà một đêm có thể giao hoan 6 lần, sự giao hoan đó không cầncố gắng miễn cưỡng,hơn nữa dồi dào sinh lực, đến độ trong 6 cuộc giao hoan, 5 cuộc kết quả thụ thai. Sau đó vua Minh Mệnh trở thành ông vua rất mạnh về Sex, có 147 người con.
Sự thật như thế nào? Vấn đề là không có gì huyền bí cả. Vua Minh-Mệnh bị chứng phong thấp(Tý-chứng)đã trị khỏi, rồi được bổ dưỡng mà có sức lực như trên. Các lương y đương thời(1953)sau khi đọc bài báo trên, bèn mang huyền thoại trong y-sử Việt-nam về y-sư Trần Ngạn-Xuân trị bệnh cho vua Minh-Mệnh ra kể, nhưng không vị nào biết rõ thang thuốc đó nội dung có những vị gì ? Bào chế ra sao ?
Thế rồi người ta căn cứ vào sự thực, vua Minh Mệnh có 147 người con, mà kết luận: Bài báo kia đúng chứ không sai đâu.
Năm 1955, Thủ-tướng Ngô Đình-Diệm đảo chính Quốc-trưởng Bảo-Đại, một đơn vị quân đội tiến vào hoàng cung cố đô Huế. Viên chỉ huy quân đội không ngăn cấm được quân sĩ, nên nhiều bảo vật bị lấy cắp đi mất, còn sách vở, tài liệu, thì vất bừa bãi. Triều đình có hai nơi tàng trữ thư tịch mật là :Quốc-sử quánvàTôn-nhân phủ. Quốc-sử quán là nơi chứa sách vở, tài liệu liên quan đến việc triều chính, sử ký và địa dư học. Tôn-nhân phủ là cơ quan tối cao của hoàng tộc, có trách nhiệm kiểm soát nhà vua, có trách nhiệm đề cử những vị vua kế vị. Tôn-nhân phủ chứa tất cả tài liệu tối cơ mật của triều Nguyễn, mà chỉ người thân thích trọng yếu hoàng gia được biết mà thôi. Trong những tài liệu cơ mật của triều Nguyễn, có một số y-án do danh y triều Nguyễn là Nguyễn Miên-Thanh(1830-1877)biên chép. Nguyễn Miên-Thanh là con thứ 51 của vua Minh-Mệnh, ông nổi tiếng là thần-y đương thời. Nguyễn Miên-Thanh đã chép tất cả những bí ẩn về bệnh lý của hoàng cung triều Nguyễn.
Từ cuộc binh biến đó sách vở hoàng cung bị lọt ra ngoài, người ta mới được biết rõ về phương thuốc xưa kia vua Minh-Mệnh uống, thang thuốc ấy không phải là thần dược gì lạ lùng, mà đã có nguồn gốc rất sâu sa. Nguyễn Miên-Thanh chép còn thiếu sót, so với sư phụ ông là Trần Ngạn-Xuân đã chép.
Bẵng đi 13 năm sau, năm 1966, trên nhật báo Sống, xuất bản tại Sài-gòn, nhà văn Chu Tử(Chu Văn-Bình)trong mụcAo thả vịtcó viết giản lược rằng ông được một ẩn sỹ tặng cho thang thuốc bổ thận của vua Minh-Mệnh xưa kia, tên làNhất dạ lục giao sinh ngũ tử. Chu Tử còn giải thích : Sau khi vua Minh-Mệnh xử dụng, một đêm nhà vua có thể giao hợp 6 lần, trong 6 lần đó, sau sinh ra 5 người con.
Xét thang thuốc mà nhà văn Chu Tử chép trên Sống thì thiếu một vị và cách pha chế thì cũng khác xa với cổ nhân. Từ đó trong dân gian Việt-nam người ta cứ pha chế uống bừa bãi, cho rằng bổ thận tráng dương. Họ không biết rõ tại sao lại có những vị thuốc ấy. Những vị thuốc ấy tác dụng như thế nào ? Bản chất thang thuốc từ đâu mà có, công dụng ra sao? Có người uống vào thu được kết quả, có người uống vào chỉ thấy ngon mà không có hiệu quả gì. Lại cũng có người uống vào thì tuyệt hẳn đường sinh dục, vài người lăn đùng ra chết !
Năm 1978, các đồng nghiệp ARMA, IFA đã cùng chúng tôi thử nghiệm lại rồi đem giảng dạy. Hiện nay trong nước cũng như bên Hoa Kỳ, nhiều cơ sở thương mại căn cứ vào tài liệu này pha chế ra bán, cũng có nơi lại chế thành viên.
Vậy lai lịch thang thuốc đó như thế nào?
2. NGUỒN GỐC
Nguồn gốc thang thuốc có nhiều tên, những tên dùng trong y-học gọi làPhục dương đại bổ tửu. Thang thuốc có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 12.
2.1. Thiền-sư Minh Không
Niên hiệu Hội-tường Đại-thánh thứ 6(1115)Thiền-sư Nguyễn Minh-Không(tức Lý Quốc-sư)chữa chứng bất lực cho vua Lý Nhân-tông(1066-1128)và Sùng Hiền hầu(sinh 1068),vì cả hai anh em các ngài đều bị chứng bất lực. Nguồn gốc của chứng bất lực đó do vua cha là Lý Thánh-tông(1023-1072)đã bị bất lực, được ngài Minh-Không trị khỏi, nhưng đến đời các con là vua Nhân-tông và Sùng-Hiền hầu vì dâm đãng quá độ mà bị bất lực nữa. Thiền sư Minh-Không chẩn mạch cho hai ngài. Cả hai bịthận âm, thận dương đều hư,nên ngâm rượu thang thuốc gồm 17 vị.
2.1.1. Lý triều đệ tam hoàng đế thang
Thang thuốc này còn có tên là Lý triều đệ tam hoàng đế thang. Vì vua Lý Thánh-tông là vị vua thứ ba của triều Lý.
2.1.2. Thành phần
Thang thuốc này gồm có
-6 vị đại bổ huyết.
Trong y học Á-châu bổ huyết tức là bổ âm. Bởi theo học thuyết âm dương thì huyết thuộc âm. Đó là các vị :
Sa-sâm, Thục-địa, Bạch-thược, Đương-qui, Câu-kỷ-tử và Đào-nhân.
– 6 vị bổ khí.
Bổ khí tức là bổ dương. Đó là các vị :
Nhân-sâm, Đại-táo, Cam-thảo, Đỗ-trọng, Bạch-truật, Tục-đoạn.
– 2 vị làm cho hoạt huyết.
Tức làm cho huyết lưu thông tốt, là:
Xuyên-khung, Đại-hồi.
– 3 vị bổ tỳ.
Theo y-học Á-châu, muốn bổ dương thì phải bổ tỳ. Bởi tỳ là gốc của hậu-thiên-khí, bổ tỳ để cho ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt. Đó là :
Trần-bì, Nhục-quế, Phục-linh.
– 1 vị đại bổ nguyên dương (thận dương).
Làm cho sinh tinh tủy cực kỳ mãnh liệt là:
Lộc-nhung.
Cộng chung là 18 vị. Hai anh em vua Lý đều khỏi chứng bất lực, nhưng nhà vua thì không thể có con trai, còn Sùng-hiền hầu thì có con.
Phương thuốc này, được lưu truyền dưới các tên sau :
– Minh-Không bổ dương thang,
– Nhân-tông phục dương đại bổ thang,
– Lý triều đệ tam (hoặc tứ) hoàng đế thang.
Hồi đó vua Nhân-tông cũng như Sùng-hiền hầu đều được phục hồi sinh lý. Cả hai đều có nhiều con. Nhưng vua Nhân-tông chỉ sinh công chúa, mà không sinh hoàng tử. Sùng-hiền hầu thì có cả thế tử lẫn quận chúa. Vua uống tới 25 thang. Sùng-hiền hầu uống 15 thang.
Dưới đây là phân lượng dùng cho vua Nhân-tông và Sùng-hiền hầu. Phân lượng thứ nhất là của vua Nhân-tông, phân lượng thứ nhì là của Sùng-hiền hầu.
Thang thuốc này tùy theo từng bộ phận trong người mạnh hay yếu, tùy theo biến chứng, tùy theo thời khí của bệnh nhân mà cho vị nào nhiều hay ít, được lưu truyền xử dụng trong suốt triều nhà Lý, sang đầu triều Trần. Các y gia sau Lý Quốc-sư có sửa đổi đôi chút, nhưng căn bản vẫn nguyên vẹn. Kết quả tốt. Nhưng phải chẩn đoán cho đúng làThận dương và âm đều hưthì mới dùng được. Nếu thận-âm hư mà dùng thì nguy hiểm, nhất là những người bị chứng âm-hư sinh nội nhiệt như : Tai kêu, áp-huyết cao (HTA), v.v... mà dùng thì tai vạ không nhỏ.
Thang thuốc trên chỉ dùng trong trường hợpthận dương hưhoặcThận âm, thận dươngđều hư mà thôi.
2.1.3. Cách pha chế
Thông thường thì ngâm rượu làm hai nước. Nước thứ nhì giảm hiệu năng 2 phần. Vậy những vị khá giả hoặc sống ở Mỹ-Úc, thuốc rẻ thì chỉ nên ngâm một nước thôi.
a. Nước thứ nhất
– Khi cắt thì yêu cầu dược phòng gói thành 2 gói. Một gói lớn gồm 16 vị, một gói gồm 2 vị Nhân-sâm, Lộc-nhung.
– Dùng 200 đến 300 g đường phèn, bỏ vào 2 lít nước đun sôi, chờ đường tan thì để nguội.
– Nghiền 16 vị gói lớn dập dạp, lớn khoảng hạt ngô. Rồi bỏ vào nước đường.
– Ngâm khoảng 3 đến 4 giờ.
– Đổ 2 lít rượu nếp trắng trên 40 độ (Rượu đế, rượu đậu nành, rượu chuối đều được). Nếu không có thì dùng Thiệu-hưng tửu, Mai-quế lộ.
– Để vào chỗ ấm áp, khô ráo. Tuyệt đối không được chôn dưới đất, hoặc cất vào nơi lạnh, ẩm ướt.
– Mỗi ngày đảo một lần.
– Sau 20 ngày thì gạn nước cốt ra. Nếu khá giả thì đổ bã đi. Bằng tiếc thì ngâm nước thứ nhì.
– Bỏ nước cốt vào bình khác, bấy giờ mới ngâm nước cốt với Lộc-nhung, Nhân-sâm.
– Sau khi ngâm 7 ngày thì bắt đầu uống.
b. Nước thứ nhì.
– Dùng 100 g đường phèn vào 1 lít nước đun sôi.
– Để nguội, rồi đổ bã vào ngâm. Sau 7 ngày thì đổ vào 1 lít rượu ngâm tiếp trong 20 ngày. Sau đó vớt bã vứt đi.
– Nước này lại ngâm với Lộc-nhung, Nhân-sâm.
2.1.4. Hiệu năng
Bổ thận dương,
Sinh tinh, ích tủy.
2.1.5. Chủ trị
a. Dùng bồi bổ sức khỏe,
Những người không bệnh, tình trạng âm dương thăng bằng, dùng phương thuốc này vô hại. Hơn nữa làm tăng tiến sức khỏe, giữ được tuổi xuân (của cả quý ông, quí bà).
Đừng ngại ngùng, khi dùng thuốc này thấy:
– Người nóng lên, tim đập mau, (trong lúc say).
– Ăn ngon.
– Tinh thần minh mẫn,
– Làm việc bằng trí óc hiệu quả tăng.
– Cường độ sex tăng.
Ghi chú dành cho các vị bác sĩ :
Những người âm dương thăng bằng khi thử nghiệm máu, tất cả đều bình thường. Sau khi uống liền 3 thang thì thấy :
– Hồng cầu tăng.
– Bạch cầu giảm.
– T3-TSH đều tăng.
– Glycémie tăng.
– Cholestérol bình thường.
– Triglycéride bình thường.
Tuy tăng, giảm nhưng vẫn ở trong tình trạng giới hạn.
b. Chủ trị, (Chỉ định)
Thận dương hư hoặc dương hư theo y học cổ truyền.
– Sắc mặt trắng bệch,
– Sợ lạnh, chân tay lạnh (Huyết áp thấp, nhiệt độ trong người thấp, tim đập chậm),
– Tinh thần mề mệt,
– Lưng đau, gối mỏi,
– Bất lực : Dương vật không cử, hoặc cử mà không kiên.
– Nữ thì bào cung lạnh, không thụ thai.
– Chất lưỡi lợt, rêu lưỡi trắng.
– Mạch trầm-tế vô lực.
Theo y học Á-châu, công năng của thận như sau:
Tàng tinh, chủ cốt, sinh tủy, thông não.
Khi thận dương hư sẽ sinh ra:
– Nam bất lực sinh lý. Nữ lãnh cảm.
– Bần tinh (Oligospermies), tinh nhược (Asthénospermies) hoặc cả hai (Oligo-Asthénospermies).
– Xương cốt suy nhược: Người lớn mệt mỏi, trẻ con chậm lớn, xương kêu lọc cọc, đi đứng khó khăn, tuổi già lưng còng.
– Răng là xương, vì vậy răng yếu, không bóng.
– Óc không được bồi dưỡng, kém linh hoạt, tinh thần thất thường.
Thận khai cùng ở nhị âm, quan của thận là tai,
Khi thận dương hư suy sinh ra:
– Tiện bí.
– Tiểu tiện bất lợi (Tiểu đêm, tiểu vặt, vãi đái, trẻ con đái dầm).
– Vãi đái (Incontinence),
– Tiền liệt tuyến suy nhược (Prostatite).
– Tai điếc.
Hoa của thận là tóc.
Khi thận dương hư suy sẽ sinh ra chứng rụng tóc (Còn chứng tóc bạc sớm là do thận âm hư).
c. Phần dành cho các vị bác sĩ
Chúng tôi dùng rượu này trị bệnh phụ nữ, rất hữu hiệu trong trường hợp sau:
– Xáo trộn hormone, vì thần kinh, vì suy nhược.
– Phụ nữ không thụ thai, do cơ thể suy nhược (Infertilité).
– Phụ nữ trong thời kỳ mới thụ thai bị nôn mửa, suy nhược.
– Tử cung co giật khi mang thai ( Contractions ultérines).
– Tử cung bị sa (Prolapsus génital.)
– Kinh nguyệt không đều.
– Thời kỳ chuẩn mãn kinh (Pré-ménopauses.) Tuy nhiên phải cẩn thận, đã có nhiều tai nạn: Khi phụ nữ sắp đến thời kỳ mãn kinh, không ngừa thai, uống rượu này sẽ thụ thai.
– Sản phụ thiếu sữa.
2.1.6. Dụng pháp, dụng lượng
– Ngày uống hai lần làm rượu khai vị.
– Mỗi lần uống từ 10 tới 20 cl. Không nên uống quá 40cl một ngày.
– Uống nguyên chất. Tuyệt đối không nên uống với nước đá.
– Khi uống, tuyệt đối trong ngày không uống bất cứ loại rượu nào khác, kể cả bia. Nước ngọt thì được.
– Đàn ông, đàn bà; già, trẻ đều uống được. Phụ nữ mang thai, trong thời gian hành kinh cũng uống được.
2.1.7. Cấm kỵ
Các trường hợp sau đây không nên uống rượu này:
– Thận âm hư, âm hư nội nhiệt.
– Nhiệt chứng (tim đập nhanh trên 90 lần một phút).
– Huyết áp cao.
– Khi bị nhiễm trùng tạm ngừng. Sau khi trị nhiễm trùng khỏi thì uống trở lại được. (Cảm mạo, nhiễm trùng đường hô hấp, tiểu tiện, siêu vi gan, AIDS-SIDA) v.v.)
– Trong thời gian xử dụng rượu không nên ăn, uống thức mát (Rau má, đậu xanh, giá sống, khổ qua, hoa cúc v.v.)
– Ung thư phổi, gan.
– Tai biến mạch máu não (AVC).
– Đây là loại rượu làm tăng khả năng Sex, vì vậy các nhà tu nên tránh, để giữ thanh quy, ngũ giới. Tuy nhiên các vị tu sĩ của Hồi-giáo, của Tin-lành thì... tha hồ!
2.2. Công chúa Thủy-Tiên
Năm 1294 Thuỷ-Tiên Công-chúa(1254-1359),dưỡng nữ của Hưng-Đạo vương, phu nhân của danh tướng Phạm Ngũ-Lão(Sự thực tước phong của Ngài là Thạc-hòa Đoan-duệ, hiếu khang công chúa)trị bệnh cho vua Trần Anh-tông (1267-1320) đã xử dụng lại. Vua Anh-tông nhà Trần nhân vì bịhuyết-hư, tỳ-dương, thận dương hưnên bị chứng phong-thấp. Công-chúa dùng châm cứu đểkhu phong, tán-hàn và trục-thấp.
Nguyên tắc trị phong-thấp bằng dược Á-châu hay châm-cứu học, thì chỉ trị cho khỏi đau, nếu khéo giữ gìn, thì bệnh khó tái phát. Còn không thì bệnh tái phát rất dễ dàng. Trị bệnh thì chỉ có khu phong, tán-hàn là dễ, còn thấp thì không bao giờ trục tuyệt cả. Loại tà này vẫn còn ở dưới một mức độ nào đó, nên khi ra ngoài, gặp hàn, gặp phong, là bị tái phát ngay. Bởi vậy sau khi Thủy-Tiên Công-chúa dùng châm cứu trị cho nhà vua, thì lại dùng thang thuốc của Minh-Không thiền-sư để bổ dưỡng Thận-dương, bổ-huyết và bổ-khí để bệnh không tái phát. Tuy nhiên trong người nhà vua vẫn còn bị ngoại tà phong, hàn, thấp cho nên bà đã dùng 5 vị để trị phong-thấp đó là :
Thương-thuật, Khương-hoạt,
Tần-gia, Hổ-cốt, Mộc-qua.
Vì vậy thang thuốc đang từ 18 vị tăng thành 23 vị. Hiệu năng cũ là bổthận-dương hoặc cả thận dương và thận âmnay trở thành thang thuốc :Bổ dưỡng thận dương, thận âm, bổ khí, bổ huyết và trừ Phong-thấpở mức độ thấp. Chủ trị bây giờ thành :
– Trị chứng bất lực do di chứng của phong-thấp.
– Hoặc trị chứng bất lực cho những người ở vùng hàn-đới.
Bởi người ở vùng hàn-đới thì không thể nào không mắc phải chứng phong-thấp, nhưng bệnh ở mức độ thấp nên không phát tác đau ốm. Tóm lại, thang thuốc trị chứng bất lực có 8 phần, thì trị phong thấp 2 phần.
Những người bị chứng âm hư nội nhiệt như đã nói trên, hoặc huyết áp cao, đang thời gian nhiễm trùng, cảm cúm thì không nên dùng.
2.3. Các y gia đời Lê
Năm 1433, con trưởng của vua Lê Thái-tổ là quận vương Lê Tư-Tề(1408-1438)nhân vì trọn đời niên thiếu theo vua cha chinh chiến, nên bị chứng bất lực như vua Trần Anh-tông xưa kia. Thiền sư Trần Quang-Từ(1384-1462)lại dùng thang thuốc trên chữa cũng khỏi. Thang thuốc được dùng nhiều trong suốt thời nhà Lê gần 400 năm.
3. PHỤC DƯƠNG ĐẠI BỔ TỬU
Năm 1824, vua Minh-Mệnh bị chứng phong thấp. Nguồn gốc do ngài cư ngụ ở vùng nhiệt đới(Gia-định)suốt thời thơ ấu, lại bôn ba vất vả vì theo phụ hoàng là vua Gia-Long chinh chiến nhiều. Y-sư Trần Ngạn-Xuân dùng thang thuốc Phong thấp tửu(xem phần thứ 3, chương thứ 5)trị phong thấp cho nhà vua. Trong thang thuốc này cũng có những vị trị phong thấp và một số ít vị bổ dưỡng. Khi nhà vua gần khỏi chứng phong thấp thì chứng bất lực cũng khỏi, nhà vua vẫn uống thuốc, nhưng đêm đêm vui chơi với cung nga. Y-sư Trần Ngạn-Xuân phải dọa nhà vua rằng : Thang thuốc mà nhà vua dùng uống chỉ để trị phong thấp mà thôi. Nhà vua cần uống hết hai thang trị chứng phong thấp. Khi chứng này gần tuyệt, bấy giờ y-sư mới thực sự trị chứng bất lực cho nhà vua. Nhà vua hỏi tại sao chỉ mới uống phong thấp mà ngài đã thèm phòng sự ? Y-sư trả lời rằng : Chứng phong thấp của nhà vua, một là do thuở thiếu thời Nguyên khí suy, lao khổ, ở trong vùng nóng, rồi lớn lên ở vùng lạnh (Huế), bởi vậy bệnh càng nặng. Chính phong, hàn, thấp làm cho cơ thể tổn hại thêm, thành ra bất lực. Trong thang thuốc trị phong thấp thì có đến 8 phần trị bệnh và có 2 phần trị bất lực tức bổ dương. Khi trị phong thấp thì cơ thể không bị tà khí làm ngăn trở, nên tình dục trở lại, được thêm 2 phần bổ thận dương nữa, nên nhà vua cảm thấy người khỏe mạnh. Sự thực sự khỏe mạnh đó chưa phục hồi. Đợi sau khi nhà vua uống hết hai thang thuốc trị phong thấp, rồi lại được uống hai thang thuốc bồi bổ cơ thể nữa thì mới thực sự khỏe mạnh.
Bị dọa, nhà vua không còn dám phòng sự nữa, cứ kiên tâm uống thuốc, nhưng thực sự ngài rất thèm phòng sự, mà không dám, sợ bị bất lực vĩnh viễn như y-sư dọa. Sau khi uống hết thang thuốc trị phong thấp thứ nhì, y-sư cho nhà vua uống thang thuốc mà thành phần như sau :
Lấy thang thuốc của Thủy-Tiên Công-chúa, mà thêm vào một số vị.
3.1. Thành phần
Những vị thêm vào là:
– 3 vị trị phong thấp:Phòng-phong, Độc-hoạt, Hồng-cúc.
– 1 vị đại bổ can, thận: Hà-thủ-ô.
Như vậy thành phần cuối cùng của thang thuốc mà vua Minh-Mệnh được uống là :
Phục dương đại bổ tửu
– 8 vị bổ thận-âm, bổ huyết và tinh khí :
Sa-sâm 5 tiền, Thục-địa 5 tiền, Đương-quy 5 tiền, Kỷ-tử 1 tiền, Đào nhân 5 tiền, Xuyên khung 3 tiền, Bạch thược 5 tiền, Hà-thủ-ô 5 tiền.
– 10 vị đại bổ nguyên dương (Thận dương),
Đại táo 5 tiền, Cam thảo 2 tiền, Đỗ trọng 3 tiền, Tục đoạn 2 tiền, Bạch truật, 3 tiền Trần bì 3 tiền, Nhục quế 3 tiền, Đại hồi 2 tiền, Nhân sâm 4 tiền.Lộc nhung 5 tiền.
–9 vị trị Phong thấp:
Thương thuật 2 tiền, Hồng cúc 2 tiền, Khương hoạt 2 tiền, Tần gia 2 tiền. Hổ cốt 2 tiền, Phục linh 3 tiền, Phòng phong 3 tiền, Độc hoạt 2 tiền, Mộc qua 2 tiền.
Cộng chung 27 vị nặng 8 lượng 6 tiền (268,75 g)
Tóm lại diễn tiến của thang thuốc từ khởi thủy là Minh-Không thiền sư cho đến y-sư Trần Ngạn-Xuân như sau :
Minh-Không.Xử dụng 18 vị để trị chứng bất lực, không con cho 2 vị đời Lý vào năm 1115. Thuốc chỉ trị chứng bất lực nguồn gốc do di truyền. Đời cha đã bất lực, đời con phòng sự quá độ bị bất lực và không con. Thang thuốc bổ cả thận âm, lẫn thận dương. Kết quả hai bệnh nhân khỏi bất lực, nhưng chỉ 1 người có con.
Thủy-Tiên Công chúa.Xử dụng thang thuốc của Minh Không, để trị chứng bất lực do di chứng của phong thấp. Bởi bệnh nhân là vua Trần Anh-tông bị bất lực, mới sinh phong-thấp nay dùng châm cứu trị phong-thấp, rồi thêm 5 vị trị phong-thấp vào thang thuốc bổ thận của Minh-Không để trị chứng bất lực và một phần phong-thấp còn lại trong cơ thể. Nhà vua khỏi bệnh có nhiều con.
Trần Quang-Từ.Dùng lại thang thuốc của Thủy-Tiên Công-chúa trị chứng bất lực cho quận vương Lê Tư-Tề. Nguyên do chứng bất lực là bị phong-thấp đưa đến như vua Trần Anh-tông. Kết quả : Bệnh nhân khỏi hẳn.
Trần Ngạn-Xuân.Xử dụng thang thuốc của Thủy-Tiên công-chúa trị chứng bất lực cho vua Minh-Mệnh (1824), nhân nhà vua bị phong-thấp sinh bất lực. Y-sư thêm vào ba vị nữa đó làPhòng-phong, Hồng-cúc, Độc-hoạtđể trị phong-thấp và một vị đại bổ thận-can nữa là Hà-thủ-ô.Vua Minh-Mệnh khỏi bệnh có 147 con.
Tương truyền sau khi uống hết thang thuốc bổ, khi y-sư Trần Ngạn-Xuân thấy nhà vua có thể phòng sự được, đồng ý cho nhà vua nhập hậu cung.Vua Minh-Mệnh trong một đêm đã phòng sự với sáu người cung nga. Sau đó 6 người cung nga đã thụ thai và sinh ra 7 người con, bởi có một người sinh đôi... Huyền thoại đó truyền ra ngoài, dân chúng gọi thang thuốc đó làNhất dạ lục giao sinh thất tử, nghĩa là một đêm giao hợp 6 lần sinh 7 người con. Nhưng chính ra thang thuốc có tên làPhục dương đại bổ tửu.Trong bẩy người con đó có 5 hoàng tử, 2 công chúa. Vì đương thời trọng nam, khinh nữ, nên người ta còn gọi làNhất dạ lục giao sinh ngũ tử.
3.2. Cách pha chế
3.2.1. Nguyên tắc tổng quát
Khi cắt thuốc, yêu cầu gói làm bốn gói.
– Các vịHà-thủ-ô, Nhân-sâm, Lộc-nhung gói làm ba gói khác nhau. Đây là phần ngâm sau.
– Gói thứ tư, gồm tất cả các vị còn lại tất cả gói chung một gói. Đây là phần ngâm trước.
3.2.2. Cách ngâm rượu
a. Các vị ngâm trước mang nghiền dập dập ra, lớn bằng hạt bắp là được không cần thiết nghiền nhỏ thành bột. Thục địa không nghiền được thì thái nhỏ ra.
b. Lấy 2 lít nước đun sôi với 200-300 g đường phèn. Nếu không có đường phèn, thì thay bằng đường thẻ cũng được. Tất cả các loại đường khác đều không dùng được.
c. Sau khi đun sôi để nguội.
d. Đổ tất cả số thuốc ngâm trước vào nước đường. Nhớ để nguội mới ngâm, ngâm khi nước còn nóng thì hỏng. Ngâm khỏang 6-12 giờ thì đổ vào 2 lít rượu thật ngon (45 độ trở lại). Nếu không có rượu trắng (Nếp) thì ngâm với Mai-quế-lộ, Thiệu-hưng tửu càng tốt. Tất cả các loại rượu khác đều không dùng được. Người Pháp có loại rượu trắng làEau de viedùng để ngâm các loại hoa quả, tuyệt đối không nên dùng thứ này, không ích lợi, mà còn có kết quả ngược lại nữa.
e. Sau 7 ngày thì chắt lấy nước cốt, bỏ bã ra.
– Nước cốt lại ngâm với những vịngâm saulà Hà-thủ-ô, Nhân-sâm, Lộc-nhung.
Không nên ngâm nước cốt với cả ba loại ngâm sau, mà phải căn cứ vào bệnh lý.
Muốn biết mình nên dùng vị nào trong ba vị Hà-thủ-ô, Lộc nhung, Nhân-sâm thì xem phầnPhân tích dược lý.
f. Sau khi gạn nước cốt, thì bã còn lại cũng dùng được. Đun sôi 100 g đường phèn, để nguội, đổ vào với bã, đổ thêm vào 1 lít rượu loại như trên. Cứ ngâm như vậy càng lâu, càng tốt. Đợi sau khi uống hết nước cốt thứ nhất thì lại vớt bã ra lấy nước cốt thứ nhì,
ngâm với loại ngâm sau (Hà-thủ-ô, Lộc-nhung, Nhân-sâm) nói ở trên. Nước thứ nhì không tốt bằng nước thứ nhất.
Nếu có phương tiện (nhiều tiền) thì không cần phân làm hai nước. Ngay khi ngâm nước thứ nhất để trong vòng một tháng mới vớt ra, ngâm với các vị ngâm sau, bã thì bỏ đi.
4. CÁCH TÀNG TRỮ
– Ngâm trong một bình thật kín, nút kín, nếu để bay hơi, thuốc mất một phần công hiệu.
–Nên cất vào những chỗ ấm áp,
– Tuyệt đối không được cất vào những chỗ ẩm ướt, lạnh lẽo.
–Khi uống cũng tuyệt đối cấm uống với nước đá. Bởi bản thân tên làPhục dương đại bổ tửuchuyên về bổ dương, mà để vào chỗ ẩm ướt, lạnh lẽo hoặc uống với nước đá là loại âm hàn làm mất công hiệu của thuốc. Trước đây có một vị lương-y không rõ nguyên lý dược tính, mang thuốc đi chôn dưới đất, bởi vậy khi dùng, mất gần hết công hiệu.
5. HIỆU NĂNG
Đại bổ khí huyết, đại bổ thận.
Trừ di chứng phong-thấp.
6. CHỦ TRỊ
6.1. Chủ trị tổng quát
– Các chứng Phong-thấp nhẹ, thỉnh thoảng mới phát.
– Sau khi trị phong-thấp bằng các phương pháp khác, uống bản tửu thì bệnh sẽ không tái phát. Những độc khí của phong-thấp trong người sẽ được trục ra ngoài hết. Hoặc dùng bản tửu trị chứng phong-thấp cùng một lúc với những phương pháp khác (Tây dược, các loại thuốc Bắc, Nam, châm cứu, giác hơi, tẩm quất.)
– Những người sợ lạnh, cư trú ở vùng nhiệt đới, mới đến vùng hàn đới, cần uống để bảo vệ sức khỏe, giữ được độ ấm trong người, chống trả với khí hậu lạnh.
– Những người cần làm việc dưới nhiệt độ lạnh : Như nông dân, trong phòng lạnh, làm việc ngoài trời lạnh, cần uống chống lạnh.
– Các chứng đại tiện lỏng kinh niên, sôi bụng kinh niên, ăn uống đầy ứ khó tiêu, bao tử lạnh. Hoặc tỳ không chịu làm việc sinh ra đại tiện chảy. Tóm lại tất cả các bệnh sinh ra ăn khó tiêu, bao tử, ruột lạnh sinh ra đại tiện lỏng, phân màu bạc, v.v.
– Phụ nữ bị huyết trắng sinh ra đau bụng kinh, không thụ thai, kinh nguyệt tới trễ.
– Các chứng lãnh cảm của phụ nữ.
– Các chứng sinh ra gầu nhiều, tóc rụng vì ở vùng khí hậu lạnh.
– Các chứng sinh ra bàn chân, bàn tay lạnh người lạnh, sợ lạnh.
6.2. Chủ trị các của đàn ông, bất lựcdưới các hình thức sau:
– Khi phòng sự, lúc đã chuẩn bị, thì dương vật lại bị uỷ thoái (Cbk tức cử bất kiên).
– Tinh xuất quá sớm (Bệnh gà).
– Còn trẻ (dưới 30 tuổi) mà nhịp độ giao hoan thưa (1 tuần trở đi mới giao hoan được 1 lần).
– Bất lực do hàn lãnh, do bao tử, ruột lạnh.
– Bất lực do di chứng hay do chứng phong-thấp.
– Bất lực do làm việc dưới khí hậu lạnh lẽo.
– Bất lực do di chứng bệnh tật như những người ở tù ra, bị đánh đập...
– Bất lực do tâm lý:chán nản không muốn giao hợp (Dcl tức dương cử lãn).
– Bất lực do tuổi giàhoặc thời niên thiếu trác táng (rượu, gái) quá độ. Thông thường những người từ 30 tuổi trở đi, thì thận-khí bắt đầu suy, kể cả nam lẫn nữ. Cần uống để phục hồi tuổi xuân : Yêu đời, và tái phòng sự được. Bởi vậy bản dược thường tự coi là thuốc hồi xuân, trường sinh bất lão.
– Các chứng phù thủng, người đầy nước. Những người mập nước, uống vào nước sẽ bị tống ra ngoài.
6.3. Bổ dưỡng
Dùng cho người đau mới khỏi, sản phụ mới sinh. Kiệt sức.
7. DỤNG PHÁP, DỤNG LƯỢNG
Mỗi ngày uống khoảng 10 cl đến 20 cl. Không nên uống quá 40 cl mỗi ngày. Muốn uống thêm, nên hỏi thầy thuốc gia đình.
Uống làm rượu khai vị, trước bữa ăn.
Uống vào buổi sáng trước khi đi làm việc ở nơi lạnh lẽo.
8. CẤM KỴ
Bởi là một loại thuốc đại bổ dương, nên các trường hợp sau đây cấm uống :
– Các bệnh nhiễm trùng. Đợi sau khi hết bệnh hãy uống.
– Các chứng cảm mạo.
– Các chứng táo bón (Đi cầu phân cứng).
– Các chứng huyết áp cao (HTA).
– Nhiệt chứng (Mạch nhảy trên 90 lần một phút).
– Các chứng đái đường loại nặng.
– Trong khi dùng thuốc trụ sinh, (Antibiotiques) hay Cortisone ngừng uống bản tửu.
– Âm hư, dương thăng. (Xem biểu hình cấm kỵ ở phần trên nói về Lý triều đệ tứ hoàng đế thang).
9. PHÂN TÍCH DƯỢC LÝ
Bản dược thuộc loại đại bổ toàn cơ thể.
9.1. Gồm 8 vị đại bổ thận âm, bổ huyết, bổ tinh khí
Những vị này bổ huyết trong trường hợp huyết hư như thiếu máu, thiếu hồng huyết cầu, hoặc trong máu có những bất thường. Bổ thận âm, bởi thận âm chỉ sinh ra xương, tủy, não, nên bổ thận âm sẽ làm cho xương, tủy được bổ sung, dùng cho người già yếu xương cốt yếu, người làm việc sức lực nhiều xương cốt mỏi. Hoặc bệnh phong thấp làm cho xương cốt tổn hại. Bổ thận âm tức bổ não, trị chứng già hay quên, hoặc vì bất cứ lý do gì trí nhớ giảm thiểu, làm việc trí não, đầu óc mệt mỏi.
Vì đại bổ thận âm, nên những người thiếu tinh khí, nhất là phụ nữ âm hộ bị khô do lớn tuổi, sẽ được bổ dưỡng, nam thì bần tinh ( Asthénospermies, Oligo-spermies), lâu ngày mới phòng sự được một lần. Những người bị bệnh mụn, nhọt do huyết hư. Phụ nữ kinh nguyệt ít đưa đến không con, hoặc mất kinh quá sớm, hoặc kinh kỳ tới trễ.
9.2. Gồm 10 vị đại bổ thận dương tức bổ dương, bổ khí
Những vị này làm cho phụ nữ hết lãnh cảm, tử cung nóng lên, trị được huyết trắng và đau bụng kinh. Nam thì dương vật khó cử, hoặc cử mà không kiên, được bổ dương khí giúp dương vật cử dễ dàng, cử cứng, chắc. Bổ dương tức làm nóng cơ thể lên, người cảm thấy khỏe mạnh, làm nóng bao tử, ruột, chống được các chứng tiêu chảy, phù thủng. Dương khí làm con người chống được lạnh, người linh mẫn, hoạt động làm việc được nhiều.
9.3. Dùng để trừ tà khí
Nếu bản dược chỉ có các vị bổ âm, bổ dương không, thì là một thứ bổ âm, dương, nhưng thêm vào 9 vị trừ phong thấp, mà vị trừ Phong thấp nào cũng có tính chất làm nóng cơ thể, cho nên bản dược thiên về bổ dương cực mạnh, mới gọi làPhục dương đại bổ tửu.Trong 9 vị, có vị để khu phong, có vị để trừ thấp, nhưng vị nào cũng làm nóng cơ thể tức tán hàn. Phong thấp do phong, hàn, thấp nhập vào cơ thể mà thành. Như vậy trong 9 vị đều làm nóng cơ thể cả, mà còn giải phong, và nhất là trừ thấp. Trừ thấp làm nóng cơ thể, thì nước trong người sẽ được tống ra ngoài, bởi vậy người bị phù thủng trị cũng được. Hàn và thấp thường làm cho bao tử lạnh, ruột lạnh sinh ra đại tiện chảy, phụ nữ bị huyết trắng, bởi vậy 9 vị này hợp với các vị bổ dương trên, thành một thứ trị hàn thấp, phong thấp sinh ra đau nhức, huyết trắng và phù thủng, đại tiện rất tốt.
Riêng ba vị thuốcgói riêng để ngâm sauthì tác dụng khác nhau rất nhiều. Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà dùng, chứ không nên tham lam dùng cả một lượt.
Nhân-sâm.
Tính vị:Cam (ngọt), vi khổ (hơi đắng), vi ôn (hơi ấm).
Qui kinh:nhập tỳ, phế kinh.
Công hiệu: Đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích khí, định thần ích khí, sinh tân (Nước nhờn trong người).
Lộc-nhung.
Tính vị: Cam (ngọt), hàm (mặn), ôn (hơi ấm).
Quy kinh: Nhập can, thận kinh.
Công hiệu: Bổ can, thận ; ích tinh huyết.
Hà thủ ô.
Tính vị:Khổ (đắng), vi ôn.
Quy kinh: Nhập can, thận kinh.
Công hiệu:Bổ can, ích huyết.
– Cả ba vị đều có tính chất vi ôn ( hơi ấm), tức là làm nóng thiên về bổ dương cả. Nhưng nhân-sâm thì nhập tỳ-kinh, phế-kinh. Còn 2 vị kia thì nhập can, thận-kinh.
Vậy :
– Bệnh nhân ăn ít, hô hấp khó khăn, bị bệnh phổi, mũi, thì cho dùng Nhân-sâm. Ngâm thêm với Nhân-sâm thì phế, tỳ sẽ mạnh hơn lên, hơi thở dễ dàng, ăn uống ngon miệng. Khi tỳ, phế mạnh thì hậu thiên khí (Gồm khí trời và thực vật ăn uống mà thành) mạnh lên do vậy trí nhớ tăng.
– Lộc-nhung dùng trong trường hợp thận yếu, can yếu đưa đến mắt nhìn vật không rõ, làm cho mạnh thận dương, sinh ra nhiều tinh khí, gân cốt mạnh. Bởi vậy bệnh nhân thiên về bất lực, ít tinh, gân cốt yếu thì dùng.
– Hà-thủ-ô thiên về bổ huyết nhiều hơn. Vậy bệnh phụ nữ kinh nguyệt ít, đàn ông gầy gò, hoặc sau khi bị bệnh lâu ngày thì dùng đến.
Những người bị bao tử lạnh, đau bụng tiêu chảy thì không nên dùng Hà-thủ-ô. Nhất là những người bị bệnh phổi, bị bệnh có đàm, bị nhức trong người nhiều tránh dùng Hà-thủ-ô.
Lộc-nhung đắt gấp mấy lần Nhân-sâm, tuy nhiên chính Nhân-sâm cũng không rẻ cho lắm. Nếu muốn đỡ tốn tiền thì dùng các vị pha trước cũng đủ, không cần thiết đến các vị pha sau. Trước đây chắc vua Minh-Mệnh bị chứng phong-thấp hành hạ lâu ngày, khiến cho thận hư, can hư, huyết hư quá đáng nên y-sư Trần Ngạn-Xuân mới phải dùng 3 vị pha sau.
Tóm tắt
– Bệnh nhân yếu phổi, ăn ít thêm Nhân-sâm.
– Bệnh nhân bệnh nặng hơn bất lực hoàn toàn hoặc già, trẻ con chậm lớn thêm Lộc-nhung.
– Bệnh nhân người gầy gò, tinh huyết khô, nhất là tóc sớm bạc thêm Hà-thủ-ô.
Hà-thủ-ô dùng để trị những người đầu sớm bạc do thận hư. Người ta thường huyền thoại hóa đi rằng Hà-thủ-ô có thể cải lão hoàn đồng, làm đầu bạc hóa đầu xanh, đó là nói quá đi. Thực sự Hà-thủ-ô chỉ làm ngừng bạc tóc mà thôi.
Còn nếu bệnh nhân quá hư nhược, bất lực, phong-thấp thì dùng cả ba thứ ngâm sau.
Từ sau năm 1955 trong dân gian Việt-nam thường truyền tụng thang thuốc rượu thuốc vua Minh-Mệnh, hoặcNhất dạ lục giao sinh ngũ tử,nhưng thang thuốc không thấy nói hai vị quan trọng là Hà-thủ-ô và Lộc-nhung. Thực sự bổ thận, chữa bệnh bất lực thì nhân-sâm không tốt bằng hai vị kia. Thang thuốc bỏ mất hai vị kia, thì công hiệu bổ thận giảm đi một nữa. Có lẽ người phổ biến thang thuốc không có đủ tài liệu, chỉ nắm được một phần, hoặc giả họ muốn dấu, mà chỉ phổ biến có vị nhân-sâm, khiến cho bệnh nhân ăn ngon.
Thang thuốc khởi đầu do Lý Quốc-sư Nguyễn Minh-Không có tên làLý Quốc Sư Đại bổ tửu,do Lý Quốc-sư trị cho vua Lý. Thang thuốc Thủy-Tiên Công-chúa trị cho vua Trần gọi làThủy-Tiên trường thọ tửuhayĐông-a phục dương tửu, hay Trường xuân tửu.Đến y-sư Trần Ngạn-Xuân cải sửa, trị cho vua Minh-Mệnh được gọi làNhất dạ lục giao sinh Thất tửhoặcPhục dương đại bổ tửu, nhưng trong dân chúng lại gọi làRượu thuốc vua Minh-MệnhhoặcNhất dạ lục giao sinh ngũ tử.
10. KẾT LUẬN
Phương thuốc cổ thời, từ thế kỷ thứ 12, lưu truyền sửa đổi mãi cho đến thế kỷ thứ 19 thì không sửa đổi gì nữa. Sở dĩ nó bị coi là thang thuốc bí truyền, vì chỉ nằm trong những gia đình quý tộc.
Hiện ở đâu có người Việt là thang thuốc này được lưu truyền, pha uống bừa bãi, không hiểu nguyên do tại sao, nhất là thiếu mất ba vị căn bản.
Chúng tôi đã phân tích, thử nghiệm lại, và được dùng rất rộng rãi trong giới các bác sĩ Âu-Mỹ châu, sau khi tốt nghiệp các đại học y-khoa, đã thấy một số bất lực y-học hiện tại, nên tìm về y-học Á-châu giải quyết.
Thang thuốc đã giúp cho việc trị bệnh rất nhiều, kết quả rất tốt. Các bác sĩ ở Châu-âu thường trị chứng phong-thấp cho bệnh nhân bằng châm cứu, nhưng không biết làm thế nào cho chứng này hết tái phát, bởi châm cứu mà bổ dưỡng thì rất khó khăn, nhất là đối với người già. Bởi vậy thang thuốc này được dùng tới. Bệnh nhân bị chứng bất lực do phong-thấp ở mức độ thấp, chưa đến trình độ sưng nhức, hoặc di chứng phong-thấp làm cho bất lực, các bác sĩ không biết làm sao giải quyết, nên đã trở về với thang thuốc trên kết quả thực toàn vẹn.
Gần đây người ta hoặc dùng phương thuốc của Quốc-sư Minh-Không, hoặc của Công-chúa Thủy-Tiên, hoặc của Y-sư Trần Ngạn-Xuân, rồi ngâm rượu bán, hoặc chế thành viên, với những tên khác nhau, nhưng không hướng dẫn tận tường, khiến người mua dùng mà không kết quả, hơn nữa có nạn tiền mất không phải tật mang, mà chết oan uổng:
– Hoàng đế đại bổ tửu,
– Trường xuân tửu,
– Rượu bộ vua Minh-Mạng.
– Minh Mạng hoàng đế hoàn.
– V.v. và v.v.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:2035.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh