HỌC QUAN SÁT CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỂ ĐOÁN BỆNH TẬT VẬN MỆNH CON NGƯỜI MÃ Y THÂN TƯỚNG
Cổ nhân viết: Kiếng Để soi mặt, mặt để soi tấm lòng!
-Nhìn mặt để biết lòng dạ thiên hạ "Diện tướng"
-Nhìn tướng đi biết hành động là "Thân tướng"
-Nhìn tướng đi biết hành động là "Thân tướng"
* Tướng đi chậm rãi, giọng nói lớn trầm. Có nhiều tiền bạc không làm vẫn yên!
* Tướng đi chân bước hai hàng. Giang hồ sinh kế, giàu sang bất ngờ
* Người mà tay ngắn chân dài, Làm ăn vất vả cực hoài tấm thân.
* Da ngăm mặt búng môi chì. Trai thì sát vợ Gái ni sát chồng!
* Tướng đi uốn khúc mình xà. Trai thì đơn lẻ giái qua nhiều chồng
* Miệng cười môi đỏ trái hồng. Răng đều hạt bắt là hàng phú nhân!
* Tướng đi tay ngoắc đằng sau. Trai thì cô độc gái giàu tình yêu
* Mắt thì ti hí mắt lươn... Trai thì gian trá, gái luôn gạt người
* Trán cao vuông rộng sơn đình! Trai thì trung tính, gái thì lòng son
* Lỗ mũi mà hứng hạt mua.. Phụ ấm để thừa tài sản cũng tiêu
* Má hồng don nhọn trái đào. Trai giàu tình ái, gái giàu tình nhân. II .HỌC QUAN SÁT CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỂ ĐOÁN BỆNH Đối với các vị y sĩ chuyên nghiệp, luôn luôn căn cứ vào các sự kiện sau đây để tìm bệnh;
1. Vọng – 2. Văn – 3. Vấn – 4. Thiết
Đặc biệt về việc chẩn mạch, phải là những vị có kinh nghiệm mới đạt được kết quả khả quan. Tuy vậy một số vị danh y đã nghiên cứu và viết thành sách, nói về các chứng bệnh với các hiện trạng. Ví dụ:
Bệnh cảm gió(thương phong) có dấu hiệu sau: nóng lạnh, nhức đầu, sợ gió, sổ mũi, nghẹt mũi, ho khạc đàm, tay chân nhức mỏi, tức ngực, có mồ hôi. Nếu có các hiện tượng trên thì uống bàiSâm Tô Ấm gia giảm tùy theo hiện trạng đang có.
Bệnh cảm hàn(hay cảm lạnh): người bị nóng lạnh, sợ lạnh, tay chân mình mẩy nhức mỏi, nhức đầu, không mồ hôi, không muốn ăn. Uống thuốc theo người vốn khỏe mạnh hay người vốn yếu.
Các y sĩ đã làm sách và nói rõ mỗi bệnh khác nhau, phải uống thuốc đúng theo bệnh thì rất mau khỏi. Có nhiều bệnh nhà thương trị không khỏi như người có thai bị nôn ói, chứng nấc cục,… nhưng thuốc Nam trị rất dễ dàng.
Dưới đây là một số các hiện trạng của bệnh:
6. Răng đau
Báo hiệu một trong 5 tạng đang bị đau:
1.Răng cửa đau: báo hiệu tim đau (2 răng giữa)
2.Răng thứ 2 đau: báo hiệu gan đau (2 răng kề răng giữa)
3.Răng thứ 3 đau: báo hiệu lá lách đau
4.Răng thứ 4 đau: báo hiệu phổi đau
5.Răng thứ 5 và các răng kế tiếp đau: báo hiệu thận bị đau.
7. Bệnh tim
Có hiện trạng:
·Răng cửa đau
·Sắc mặt thường đỏ
·Mắt đỏ
·Mũi thường có sắc đỏ ở chân mũi, 2 bên chân mũi và 2 bên sống mũi
·Môi sắc thâm đỏ
·Đầu lưỡi đỏ tươi: tim rất nóng
·Lưỡi bỗng hiện sắc đỏ: báo hiệu tim có bệnh
·Móng tay nổi lên như muốn bong ra, chót đầu ngón tay thô nhám: bệnh tim
·Móng tay hiện màu tím: đau tim
·Gốc ngón tay cái bình thường có hình trăng lưỡi liềm, bây giờ biến mất: Suy tim, sức khỏe suy giảm nặng
·Tay hay run rẩy, đổ mồ hôi: tim yếu hay phong thấp.
·Người da màu tím tái: tim có bệnh
·Nước da xanh xám hay thâm lam: Suy tim nặng
8. Bệnh gan – lá lách
Có hiện trạng:
·Sắc mặt vàng
·Mặt sắc xanh: bệnh gan mật
·Má hiện sắc vàng: viêm gan – hoàng đản
·Má sắc đen ám hay đen: đau gan
·Tròng trắng chợt biến ra màu vàng: bệnh gan hay mật
·Sắc xanh giữa sống mũi và 2 bên: bệnh gan, mật
·Sắc vàng giữa sống mũi và 2 bên cánh mũi: bệnh lá lách
·Miệng sắc vàng: bệnh lá lách
·Chung quang lưỡi biến màu đỏ tươi và tròng trắng mắt biến màu vàng nghệ: hoàng đản
·Chất lưỡi đen, rêu đen: bệnh gan nặng
·Chất lưỡi bệu có hằn răng: tỳ hư (lá lách)
·Bàn tay xám: bệnh gan
·Lưng bàn tay vàng sẫm ở tuổi 60: bệnh gan hay thận
·Móng tay hiện màu vàng: bệnh gan
·Gốc các móng tay có màu phớt đỏ: dấu xơ gan
·Nước da vàng bủng: sạn mật, viêm gan siêu vi trùng hay viêm ống dẫn mật
·Da có những mảng hồng nhợt hoặc có những tia đỏ hồng như màng nhện: xơ gan
·Hơi thở tanh nóng là bệnh gan
·Nôn ra đắng là gan nóng
9. Bệnh phổi
Có các dấu hiệu:
·Mắt hiện sắc trắng: bệnh phổi
·Má hiện sắc đỏ tươi lạ thường 2 ven má : bệnh phổi
·Mắt hiện vết đen hay nâu đen chung quanh : Phổi
·Mắt trắng bệch : phổi
·Hiện sắc trắng giữa 2 lông mày và dưới mắt : phổi
·Lỗ mũi đỏ và ngứa : phổi nóng
·Môi sắc đỏ thậm : phổi
·Môi mẩn những mụn nước : viêm phổi
·Da trắng bệch : dấu bệnh phổi
·Da xanh xám hay màu thâm lam : Sưng phổi nặng
·Da nứt nẻ, thô nhám, nhờn nhớt : Lao phổi
·Mũi đen khô : phế nguy
·Mũi đen sậm : phổi khô ráo
·Tiếng nói nhỏ, thở yếu, khó thở, đứt đoạn : khí phế hư
·Hơi thở gấp mạnh : phổi nóng
·Ho khan không đàm mà mạch phế trầm trì : phổi lạnh
·Ho khan không đờm mà mạch phế phù : phổi nóng
·Ho đờm xanh : bệnh nhập ngũ tạng, nhập tì phế (lá lách phổi)
·1-2 phút ho 1 tiếng : cuống phổi nhỏ
·Ho đàm hôi thối : phổi ung thư
10. Bệnh thận – bàng quang
Có các dấu hiệu :
·Mặt hiện sắc đen : bệnh thận
·Má hiện sắc đen hay đen ám : thận
·Sắc đen 2 má cả nhân trung : thận và bàng quang
·Mắt thâm đen : bệnh thận
·Màng mắt có khối nhỏ hình quạt : thận
·Tai hiện sắc đen : bệnh thận
·Môi sắc thâm đen : tuyến thượng thận trục trăc
·Chất lưỡi đen, rêu đen : bệnh thận nặng, khó trị
·Lưng bàn tay biến màu sắc khác thường : thận phụ có bệnh
·Lưng bàn tay vàng sẫm ở tuổi 60 : thận suy hay đau
·Chân sưng không do ngồi hay đứng lâu : đau thận
·Mu bàn chân sưng phù : thận
·Da nổi những đốm xám : bệnh thận
·Răng lung lay : thận hư
11. Bệnh bao tử - ruột
Có các triệu chứng :
·Mặt hiện sắc trắng : ruột già bệnh
·Sắc trắng giữa 2 lông mày và dưới mắt : bệnh ruột già
·Sắc vàng đầu mũi và 2 bên cánh mũi : bệnh bao tử
·Đầu mũi xanh : đang mắc chứng đau bụng
·Môi mẩn những mụn nước : bệnh bộ tiêu hóa, tiêu hóa kém
·Môi lở loét : dạ dày nóng
BÀI CA MẠCH HƯ THỰC CỦA BỐN MÙA Xuân hiện mạch đông là hư
Chữa nên bổ thận để trừ bệnh căn
Mạch hạ bệnh thực ở tâm
Bằng khi muốn chữa phải bằng tả con.
Hạ, thu, đông mạch một môn,
Trước sau hư thực tính toan cho vừa.
(Xem mạch hạ, thu và đông cũng tùy theo từng mùa, như mạch xuân thì huyền, hạ thì hồng, thu mạch sắc, đông mạch thạch. Nếu thấy trái ngược lại thì xét xem sự sinh khắc như thế nào. Như tà ở phía trước tới là thực tà, tà ở phía sau tới là hư tà...)
Mạch tứ quý giữa mùa xuân
Mặc dầu có bệnh chẳng cần thuốc thang.
(Giữa mùa xuân là tháng 2, mạch tứ quý là mạch thuộc thổ, tháng 2 mà thấy mạch tứ quý là vợ tới lấn chồng, gọi là vi tà. Huống hồ tháng 2 là mộc ở chỗ để vượng, cho nên không chữa cũng khỏi).
Phép xem mạch ngũ hành tương khắc trong 4 mùa
Bài thơ mô tả các loại mạch BÀI CA XEM XÉT SẮC CỦA NGŨ TẠNG VÀ MẠCH CỦA TAY CHÂN.
TẠNG CAN 1: Mặt sưng đen sạm, lưỡi co xanh
Chân tay mỏi rũ, mắt thông manh.
Chảy nước mắt luôn can đã tuyệt.
Tám ngày sau nữa bệnh khôn lành.
Xanh là sắc của can; Lưỡi co sắc xanh là bộ vị của con hiện sắc của mẹ. Chân tay mỏi rũ là hiện tượng gân suy không thể duy trì được. Can không còn huyết để vinh nhuận ra mắt cho nên mắt mờ thông manh không trông thấy gì. Tân dịch bị tiết ra ngoài cho nên chảy nước mắt không thôi. Những chứng đó đều do Can tạng bị tuyệt mà sinh ra. Vì kim khắc mộc, cho nên sẽ chết vào ngày kim vượng. Tám ngày là kể từ ngày Giáp đến ngày Tân. Nội kinhnói: “Khí Túc quyết âm bị tuyệt thì gân co, dái thụt, lưỡi rụt”. Quyết âm là đường kinh mạch của Can, can là chỗ để cho gân nương tựa. Gân thì tụ ở chỗ bộ phận tiền âm, liên lạc với cuống lưỡi, cho nên khi mạch không vinh nhuận thì gân co lại, gân co lại thì làm cho dái thụt, lưỡi rụt. Đó là gân bị chết, đến ngày Canh bệnh sẽ nặng, ngày Tân sẽ chết. TẠNG CAN 2: Mặt xanh, mắt nhắm bệnh can
Rốn bên trái động, giận hờn rút gân.
Mạch thì huyền cấp hoặc trường
Nếu phù, sắc, đoản trăm đường khó khăn. TẠNG TÂM 1: Mặt vàng sạm, thở so vai,
Bàn tay sưng húp, chỉ tay nhẵn lì
Nói càn, nói nhảm, nóng mê
Thì trong ngày ấy, hồn lìa thế gian.
Bàn tay sưng húp lấp cả chỉ tay là tâm khí tuyệt hết. Một ngày tức là số sinh của thủy; thủy khắc hỏa cho nên trong một ngày sẽ chết. Nội kinh nói: “Khí Thủ thiếu âm bị tuyệt thì mạch không thông; mạch đã không thông thì huyết không lưu hành được; huyết không lưu hành được thì, thì sắc trạch bị hết, cho nên sắc mặt vàng sạm đen”. Đó là huyết bị hỏng trước. Ngày Nhâm thì bệnh nặng, ngày Quý thì chết). TẠNG TÂM 2: Lưỡi cứng, mặt đỏ bệnh tâm,
Táo phiền, tay nóng, nói xàm miệng se.
Mạch hồng, khẩn, sác chưa chi,
Trên rốn động mạnh, trầm vi khó lòng. TẠNG TỲ 1: Chân, rốn sưng, mặt bủn vàng,
Ta đi chẳng biết chiếu giường tanh hôi.
Thịt da khô sít, vều môi.
Mười hai ngày ắt là rồi còn chi.
(Rốn là huyệt Thần khuyết, chân là mu bàn chân, bủn vàng là phù thũng và vàng da ra. Nội kinh nói: “Khí ở Túc thái âm hết thì mạch không vinh nhuận ra môi miệng. Môi miệng là chỗ căn bản của thịt. Mạch không vinh nhuận thì thịt không trơn nhuận, không trơn nhuận thì thịt bị đầy lên; Thịt bị đầy lên thì môi quăn vều, môi quăn vều ra là thịt đã bị chết. Ngày Giáp thì nặng, ngày Ất thì chết. Từ ngày Giáp đến ngày Ất tính quá đi một vòng là 12 ngày. Mộc tới khắc thổ cho nên chết). TẠNG TỲ 2: Bệnh tỳ vàng mặt, biếng ăn,
Nặng mình, đau mỏi tay chân, hay nằm
Mạch hoãn đại, rốn động ngầm,
Mạch huyền, trường, khẩn khó nhằm chữa thôi. TẠNG PHẾ 1: Hơi miệng mũi thở hắt ra,
Môi vều sưng nhẵn đen hóa tựa than,
Móng khô nẻ, da khô khan,
Trong ba ngày nữa có toàn được đâu.
(Hơi thở hắt ra không hít vào được, môi sưng không còn vết ngấn là thổ không sinh kim, đen như than là kim không sinh thủy, khí không lưu thông thì ngoài da khô nỏ, hồn phách không liên kết với nhau thì nóng bị khô nẻ. Từ ngày Giáp đến ngày Bính là 3 ngày. Bính thuộc hỏa, hỏa khắc kim cho nên chết vào ngày thứ 3. Nội kinh nói: “Khí Thủ thái âm tuyệt thì lông da khô sém”. Thái âm là phế, có trách nhiệm hành khí để làm cho ấm lông da. Khi khí không dinh dưỡng được thì lông da bị héo, héo là hết tân dịch, hết tân dịch thì lông da khô, là ngoài da bị chết. Bệnh đến ngày Bính sẽ nặng, ngày Đinh thì chết). TẠNG PHẾ 2: Bệnh phế mặt trắng lo sầu.
Thổ huyết nóng rét, miệng hầu sinh ho.
Trầm, tế, sắc, rốn động to (động khí ở bên phải rốn)
Đại mà mệt mỏi cơ hồ sắp nguy. TẠNG THẬN 1: Mặt đen răng buốt mắt mờ,
Lưng đau như gãy, mướt mồ hôi ra.
Tóc khô lại nhão thịt da
Bốn ngày sau nữa ắt là còn đâu.
(Mắt mờ, con ngươi bị đảo lộn; đổ mồ hôi dầm dề là thủy suy, riêng còn hỏa nung đốt. Lưng là phủ của thận. Thận bị tuyệt thì lưng đau như gãy, vì không vinh nhuận cho xương tủy được nữa, cho nên xương và thịt không còn bám víu với nhau, thịt không còn tân dịch để tưới nhuần cho nên tóc không mướt. Từ Giáp đến Mậu là 5 ngày. Mậu thuộc thổ, thổ khắc thủy nên sẽ chết. Nội kinh nói: “Khí của Túc thiếu âm bị hết thì xương khô”, Thiếu âm là mạch của mùa đông, nó đi ngầm ở trong làm ấm cho xương tủy, cho nên khi xương tủy không được ấm thì thịt không bám víu vào với xương, nên thịt nhão mà kết lại. Thịt nhão mà kết lại cho nên răng trơ ra mà khô, tóc không mướt. Đó là thận đã bị hỏng. Ngày Mậu bệnh sẽ nguy, ngày Kỷ thì chết). TẠNG THẬN 2: Bệnh thận móng xanh, mặt đen
Nặng tai, ỉa lỏng, bụng hàn lạnh đau.
Động dưới rốn, mạch trầm mau,
Hoãn mà kiêm đại ắt hầu chẳng yên. BÀI CA HÌNH VÀ CHỨNG TRÁI NHAU Người khỏe mạch bệnh gọi hành thi
Người bệnh mạch khỏe chẳng hơn chi.
Gày trường, béo đoản cũng như vậy
Xét kỹ suy cùng chẳng có nghi.
Người khỏe mạch bệnh. Ví như 5 lần động mạch thay (đại) một lần thì sau một năm sẽ chết. Người ta sinh trong vũ trụ khi còn sống thì là người, khi chết chỉ còn là cái thây ma. Gần đến thời kỳ chết mà vẫn đi lại làm lụng như thường gọi là hành thi (thây ma đi).
Người bệnh mạch khỏe. Ví như người bị bệnh ỉa chảy hay mất máu, hình thể gày yếu mà thấy mạch hồng đại và sác có vẻ mạnh mẽ, cũng gọi là hành thi. Người cao mạch đoản; người lùn mạch trường. Người béo mạch tiểu, người gày mạch đại đều là chứng chết.
Mạch phản quan.
Như người bệnh 6 bộ đều không có mạch; như vậy không phải là không có mạch. Nên lật sau cổ bàn tay để xem, thấy mạch động là mạch phản quan.
Mạch quỷ (quái mạch).
Khi mới mắc bệnh, đã nói nhảm phát điên, 6 bộ đều không có mạch, mà dưới ngón tay cái, ở trên thốn khẩu có động mạch, tức là mạh quỷ.
BÀI PHÚ COI CẲNG GÀ Thông lệ hằng năm ăn hết nhà nào cũng cúng gà để xem tốt xấu nhưng lại không biết coi như thế nào.Sau đây là bài phú hướng dẩn xem chân gà như sau
Đầu năm ra mắt mùng ba,
Cúng hông hành khiển cũng là hành binh.
Bói giò phãi bói cho tinh,
Xem tường màu sắc chân hình rủi mai.
Đôi giò cần để thẳng ngay,
Nhuận hồng vàng ánh năm nay chắc giàu.
No nồi chụm móng khít khao,
Đỏ cái chặt chẻ cũng giàu cũng sang.
Đỏ mà gân máu nỗi loang,
Là điềm hao cũa tan hoang cửa nhà.
Trắng xanh bền bệt thây ma,
Ấy điềm tang chế ông bà cháu con.
Da gà tươi tắn vàng son,
Đi thi chắc đậu đi buôn chắc lời.
Khe chân gà hở tơi bời,
Tiền vô nhiều cũng phủi rồi tay không.
Ba ngón đội lên một chồng,
Tốt thì có tốt,phãi phòng người trên.
Nhờ người giúp đở mới lên,
Tự mình tự chủ không bền được đâu.
Cũng ba ngón chân chụm đầu,
Một hang ngang mặt,thúng đâu đựng tiền.
Ngón cái mà cong nghieng nghiêng,
Đâm vô khe hở,lụy phiền đến nơi.
Quan phi khẩu thiệt tơi bời,
Tai bay vạ gió kêu trời sao đang.
Bốn chân cong quẹo loạn hang,
Cà năm bương chải biết đường nào yên.
No nồi như nở cười duyên,
Da hồng tươm nở cũa tiền đầy kho.
Da chân xam xám màu tro,
Gân xương khô héo có lo cũng nghèo.
Đôi giò cái trể cái treo,
Bên ngang bên quẹo nằm queo một mình.
Da vàng mỡ đọng lung linh,
Làm chơi được thiệt,mặc tình vui chơi
Bốn ngón đều ngay lên trời,
Nổi gọ xẹp lép thì thôi còn gì.
Gặp năm tuổi xấu thêm nguy,
Ốm đau tang chế quan phi tụng đình.
Ngón chân rời rạc thân hình,
Thiếu người giúp đở,thiếu tình hữu giao.
Gặp cơn song gió ba đào,
Một tay lèo lái,ai nào cùng ta.
Chân gà cấm hở quẹo ra,
Da gà tươi nhuận mới là bình an.
Cúng gà ra mắt nghiêm trang,
Làm gà kỹ lưỡng,luộc càng thêm tinh.
Có thành có chắc thần linh,
Cầu ông hành khiển,hành binh hộ trì.
Cho mình gặp hội khả vi,
Mỗi chu niên trọn,chu kỳ bình an.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648