Ring ring
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÁC BÀI THUỐC LÝ KHÍ
Những bài thuốc gồm có các vị cay, nóng, có mùi thơm thường có tác dụng sơ thông khí cơ, điều chỉnh cơ năng tạng phủ để trị các bệnh về khí gọi là thuốc lý khí.
Những bệnh về khí bao gồm: khí hư, khí nghịch, khí trệ.
Nếu khí hư thì bổ khí, khí trệ thì hành khí, khí nghịch thì giáng khí.
(Những bài thuốc Bổ khí sẽ đề cập đến ở chương thuốc bổ, trong phần này chỉ giới thiệu những bài thuốc Hành khí và Giáng khí).
Lúc sử dụng bài thuốc lý khí cần chú ý đến tính hư thực:
1.Nếu là chứng thực cần dùng thuốc hành khí vì nếu dùng thuốc bổ thì khí trệ càng nặng thêm, nếu là hư chứng thì phải dùng thuốc bổ khí. Nếu dùng nhầm thuốc hành khí thì khí càng hư.
2. Trường hợp khí trệ kiêm khí hư thì cần dùng bài thuốc hành khí,
trong đó có gia thuốc bổ khí để có tác dụng điều hòa hư thực.
Ngoài ra thuốc bổ khí để sơ thông khí cơ, cho nên để phát huy tác dụng của các loại thuốc khác cũng thường kèm thuốc lý khí. Ví dụ dùng thuốc hóa đàm, thuốc lợi thủy, trừ thấp, hoạt huyết đều thường hay dùng thuốc lý khí kèm theo ít nhiều tùy tình hình bệnh lý.
Tính vị bài thuốc lý khí thường là đắng ôn, cay táo, dễ làm tổn thương khí và tân dịch. Nên lúc dùng, cần chú ý không dùng kéo dài.
THUỐC HÀNH KHÍ
Bài thuốcHành khícó tác dụng hanh khí, giải uất.
Chỉ định là các chứng khí cơ uất trệ. Khí trệ thường có: Tỳ vị khí trệ và Can khí uất trệ.
Lúc dùng cần chú ý phân biệt.
Tỳ vị khí trệthường có các triệu chứng: bụng trên đầy tức, ợ hơi, ợ chua, ăn ít, buồn nôn, đại tiện thất thường.
Thường dùng các vị thuốc như: Trần bì, Hậu phác, Sa nhân, Mộc hương, Hương phụ … để hành khí, kiện tỳ.
Can khí uất trệthường có các triệu chứng: mạn sườn đầy tức đau, sán khí đau, hoặc kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
Thường dùng các vị thuốc như: Uất kim, Nghệ, Xuyên luyện tử, Thanh bì để sơ can giải uất. Chứng đau do khí trệ thường có tính chất đau tức lúc tăng lúc giảm.
VIỆT CÚC HOÀN
(Đan Khê tâm pháp)
Thành phần:
Thương truật
Hương phụ
Xuyên khung
Lục khúc
Sơn chi tử (sao)
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, dùng nước làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi ấm. Có thể dùng làm thuốc thang sắc uống, liều lượng tùy chứng gia giảm.
Tác dụng: Hành khí giải uất.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này có tác dụng điều trị: 6 chứng uất (khí uất thường thường biểu hiện ngực bụng đầy tức, thấp uất thực trệ thường do ăn uống không tiêu, bụng trên đầy no, ợ hơi, nôn đàm hỏa uất kết, tích trệ trung tiêu, thăng thanh giáng trọc bị rối loạn, thường thấy ợ hơi chua, khí huyết uất trệ thường sinh ra các chứng đau).
Tất cả các chứng uất đều gây ra các triệu chứng trên, trong đó khí uất là nguyên nhân chính vì khí hành giải uất thì huyết hành tức là huyết lạc lưu thông, khí huyết trệ thì đàm hỏa thấp thực, hết ứ trệ đau này cũng được tiêu trừ.
Trong bài thuốc:
Hương phụ: hành khí giải uất, trị khí uất là chủ dược.
Thương truật: táo thấp, kiện tỳ, trị thấp trệ.
Xuyên khung hành khí hoạt huyết trị huyết ứ chỉ thống.
Lục khúc tiêu thực hòa vị trị thực tích.
Sơn chi tử thanh nhiệt trừ phiền, trị hỏa uất đều tá dược.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc thiên về hành khí giải uất nhưng trên lâm sàng tùy theo tình hình bệnh lý chứng uất nào nặng hơn mà gia vị.
1.Nếu khí uất nặng lấy Hương phụ làm chủ, gia Mộc hương, Hậu phác, Chỉ xác để tăng cường hành khí giải uất.
2.Nếu thấp trệ nặng lấy Thương truật làm chính, gia Phục linh, Trạch tả để lợi thấp.
3.Nếu thực tích nặng lấy Lục khúc làm chính, gia Mạch nha, Sơn tra để tiêu thực; đờm uất nặng gia Nam tinh, Bán hạ, Qua lâu để tiêu đàm.
4.Nếu huyết ứ nặng lấy Xuyên khung làm chính, gia Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược để hoạt huyết hóa ứ.
5.Trường hợp hỏa uất nặng lấy Chi tử làm chính, gia Hoàng liên, Long đởm thảo, Thanh đại để thanh nhiệt giáng hỏa; nếu kiêm hàn gia thêm Ngô thù du để khu hàn ... tùy chứng gia giảm.
6.Bài thuốc dùng trị đau bụng kinh ở phụ nữ, viêm gan mạn, đau sườn, chứng tâm thần phân liệt thể khí uất có thể gia thêm Uất kim, Phật thủ, Diên hồ sách, Xích thược để tăng thêm tác dụng hành khí, sơ can giải uất.
7.Bài thuốc có thể điều trị các chứng đau dạ dày cơ năng, rối loạn tiêu hóa, bụng đầy ợ hơi, ợ chua gia thêm Sa nhân, Trần bì có hiệu quả tốt.
Chú ý: Bài thuốc chỉ nên dùng chữa thực chứng nếu trường hợp hư chứng gây nên bụng đầy kém ăn, tiêu lỏng không nên dùng.
LƯƠNG PHỤ HOÀN
(Lương phương tập dịch)
Thành phần:
Cao lương khương
Hương phụ
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tán thành bột mịn, dùng nước cơm, Nước Gừng tươi cho tý muối làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 4 - 6g.
Có thể dùng làm thuốc thang.
Tác dụng: Ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống.
Chủ trị: Chứng Can khí uất trệ, hàn ngưng do tỳ vị gây nên, sườn bụng đau, bứt rứt gia thêm Can khương, Thanh bì, Mộc hương, Đương quy để tăng thêm tác dụng hành khí, trừ hàn, chỉ thống.
BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Bán hạ chế 8 - 16g
Hậu phác 8 - 12g
Phục linh 12 - 16g
Tô diệp 6 - 12g
Sinh khương 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống với nước sôi ấm, ngày chia 4 lần.
Tác dụng: Hành khí, khai uất, giáng nghịch, hóa đàm.
Giải thích bài thuốc:
Bán hạ có tác dụng hóa đờm tán kết, hòa vị giáng nghịch.
Hậu phác hành khí khai uất, trừ mãn đều là chủ dược.
Bán hạ giáng nghịch hóa đàm giúp Hậu phác tuyên phế tán kết.
Phục linh: thẩm thấp kiện tỳ giúp Bán hạ hóa đàm.
Sinh khương: ôn tỳ, giáng nghịch, hòa trung.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng hành khí khai uất, giáng nghịch hóa đàm.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng đàm khí uất kết trong họng như có vật chướng, nhổ, nuốt khó khăn (Mai hạch khí), ngực sườn đầy tức đau, hoặc ho khó thở, hoặc nôn, rêu lưỡi nhuận hoạt trắng, mạch huyền hoạt hoặc huyền hoãn (thiên về thấp đàm).
1.Trường hợp ngực sườn đau tức nhiều gia Mộc hương, Thanh bì, Chỉ xác để hành khí giảm đau; nôn nhiều gia thêm Bán hạ, Sinh khương hoặc Sa nhân, Bạch đậu khấu, Đinh hương để giáng nghịch cầm nôn.
2.Trường hợp đàm thấp không nặng gia Đại táo 2 quả để hòa trung kết hợp dùng Sinh khương điều hòa vinh vệ, thông đạt khí cơ gọi là bài "TỨ THẤT THANG " (Hòa tễ cục phương).
3.Bài thuốc có thể dùng trị các chứng co thắt thực quản, bệnh Hysteria (có cảm giác trong họng có dị vật), đau dạ dày cơ năng hoặc nôn, viêm phế quản cấp mạn tính hóa nhiều đàm, thuộc hội chứng khí trệ đàm tắc.
Chú ý: Đối với trường hợp âm hư, đờm hỏa hóa uất không nên dùng.
KIM LINH TỬ TÁN
(Thánh huệ phương)
Thành phần:
Kim linh tử
Diên hồ sách
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tán thành bột, mỗi lần uống 8 - 12g với rượu trắng, có thể làm thuốc thang.
Tùy tình hình bệnh lý gia giảm liều lượng và các vị thuốc.
Tác dụng: Sơ can, tiết nhiệt, hành khí, chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chữa trị chứng đau do Can khí uất trệ, khí uất hóa hỏa gây nên.
Trong bài:
Kim linh tử: thanh can hỏa, hành khí giải uất là chủ dược.
Diên hồ sách: hành khí, hoạt huyết, chỉ thống.
Hai vị hợp lại có tác dụng thanh can hỏa, sơ can khí làm cho chứng đau giảm.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài này chủ trị chứng đau do Can khí uất trệ, khí uất hóa hỏa sinh chứng đau ngực sườn hoặc đau bụng kinh lúc tăng lúc giảm, bứt rứt khó chịu, ăn chất nóng đau tăng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
Có thể gia thêm các vị Sài hồ, Uất kim, Bạch thược, Sơn chi tử để sơ can tả nhiệt, hành khí chỉ thống.
1.Bài thuốc này gia thêm các vị thuốc hành khí chỉ thống có thể trị chứng đau do chứng Can khí uất kết, trong các bệnh loét dạ dày
hành tá tràng, viêm gan, viêm đại tràng, viêm túi mật.
2.Bài này có thể gia thêm các vị hành khí hoạt huyết như Uất kim, Bạch thược, Xuyên khung, Ích mẫu thảo.
Thường dùng trị các bệnh phụ nữ như đau kinh, kinh nguyệt không đều do Can khí uất gây nên.
3.Để chữa các chứng bệnh đau do thoát vị bẹn dùng bài thuốc gia Lệ chi hạch, Quất hạch. Nếu thiên về hàn gia thêm Ngô thù, Tiểu hồi để ôn can, tán hàn chỉ thống.
Thận trọng đối với phụ nữ có thai.
ĐƠN SÂM ẨM
(Y tông kim giám)
Thành phần:
Đơn sâm 40g
Đàn hương 6g
Sa nhân 6g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hành khí hóa ứ, chỉ thống.
Trị chứng:Đau dạ dày, đau thắt lưng, đau tim do huyết ứ, khí trệ gây nên
THIÊN THAI Ô DƯỢC TÁN
(Y học phát minh)
Thành phần:
Ô dược 12g
Cao Lương khương 8 - 12g
Xuyên luyện tử 12 - 16g
Tiểu hồi hương 8 - 12g
Binh lang 8 - 12g
Mộc hương 8 - 12g
Thanh bì 8g
Ba đậu 4 hạt
Cách chế và dùng: Ba đậu giã nát thêm Phù tiểu mạch 20g sao cháy đen với Xuyên luyện tử. Bỏ Ba đậu, Tiểu mạch, Xuyên luyện tử cùng các vị thuốc khác, tán thành bột mịn, làm thuốc, mỗi lần uống 4g với rượu.
Bài thuốc có thể bỏ Ba đậu dùng làm thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Hành khí, sơ can, tán hàn, chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ trị chứng đau sán khí (đau do thóat vị) do hàn ngưng khí trệ.
Trong bài thuốc:
Tiểu hồi hương lý khí sơ can, tán hàn chỉ thống là chủ dược.
Cao lương khương: tán hàn chỉ thống.
Thanh bì: điều khí, sơ can.
Mộc hương; hành khí, chỉ thống, đều là tá dược hỗ trợ.
Binh lang: hành khí, tiêu trệ.
Xuyên luyện tử tính vị đắng hàn dùng chung với các vị khác làm giảm bớt tính nóng của bài thuốc, đồng thời có tác dụng giảm đau.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là sơ can, hành khí tán hàn chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trên lâm sàng thường dùng bài thuốc gia thêm các vị Quất hạch, Lệ chi hạch. Trị đau sán khí tác dụng tốt hơn.
2.Trường hợp chứng hàn nặng gia thêm Ngô thù du, Nhục quế để ôn trục hàn tà.
3.Trường hợp đau nhiều gia Trầm hương để tán hàn chỉ thống.
QUẤT HẠCH HOÀN
(Tế sinh phương)
Thành phần:
Quất hạch (sao) 40g
Hải tảo 40g
Côn bố 40g
Hải đới 40g
Xuyên luyện tử (đập vụn sao) 40g
Đào nhân (Mạch sao) 40g
Hậu phác (bỏ vỏ Gừng sao) 20g
Mộc thông 20g
Chỉ thực (mạch sao) 20g
Diên hồ sách (sao) 20g
Quế tâm 20g
Mộc hương 20g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, trộn đều hồ rượu thành viên nhỏ, mỗi lần uống 8 - 16g, uống lúc đói với rượu nóng hoặc nước muối nhạt, có thể dùng làm thuốc thang sắc nước uống.
Liều lượng gia gỉam tùy chứng.
Tác dụng: Hành khí chỉ thống, nhuyễn kiên tán kết.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng thoát vị bẹn gây đau do hàn thấp, ngưng trệ ở kinh Quyết âm can làm cho khí huyết không lưu thông .
Trong bài:
Quất hạch, Mộc hương, Xuyên luyện tử: hành khí, chỉ thống là chủ dược.
Đào nhân, Diên hồ sách: hoạt huyết, tán kết.
Nhục quế: ôn can thận, tán hàn.
Hậu phác, Chỉ thực: hành khí, tiêu tích.
Hải tảo, Côn bố, Hải đới: nhuyễn kiên.
Mộc thông: thông lợi thấp tà ở hạ tiêu.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là hành khí tán kết, nhuyễn kiên tiêu phù.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc thường dùng trị chứng thoát vị bẹn trên lâm sàng thường có gia giảm.
1.Nếu âm nang phù cứng gia Lệ chi hạch, Hoàng bì hạch để tăng tác dụng hành khí tán kết hoặc gia Huyền minh phấn để tăng tác dụng nhuyễn kiên tán kết.
2.Trường hợp sắc lưỡi tím thâm hoặc có điểm tụ huyết ở lưỡi gia Tam lăng, Nga truật để hoạt huyết hóa ứ.
3.Nếu đau nhiều, rêu lưỡi trắng, mạch trầm huyền tăng lượng Quế tâm, Mộc hương hoặc gia Tiểu hồi, Ngô thù để tăng tác dụng tán hàn chỉ thống.
4.Trường hợp âm nang phù có nước gia Thổ phục linh, Thương truật để hóa thấp. Nếu âm nang sưng đỏ chảy nước vàng ngứa, tiểu tiện ít, vàng đậm gia Xa tiền tử, Trạch tả, Nhân trần để thanh nhiệt trừ thấp. Nếu nhiệt nặng hơn gia Hoàng cầm, Hoàng bá để thanh nhiệt trừ thấp. Bài thuốc có thể trị bệnh viêm tinh hoàn, tích thủy âm nang.
THUỐC GIÁNG KHÍ
Bài thuốcGiáng khícó tác dụng trị các chứng ho, suyễn, nấc cụt, nôn, thường là phế nghịch hoặc vị khí nghịch gây nên.
Các vị thuốc thường dùng có Tô tử, Quất bì, Hậu phác, Tuyên phục hoa, Đại giả thạch, Trầm hương…
Khí nghịch thường phân biệt hàn nhiệt, hư thực, cho nên bài thuốc giáng khí thường được phối hợp với các vị thuốc có tác dụng khác nhau.
Ví dụ:
1.Trường hợp khí nghịch do cơ thể hư dùng thuốc giáng khí cùng với thuốc bổ khí. Nếu khí nghịch kiêm hư nhiệt hoặc hư hàn thì dùng thuốc giáng khí kết hợp thuốc thanh bổ hoặc ôn bổ.
2.Trường hợp khí nghịch kiêm đàm hỏa hoặc hàn ẩm thì dùng thuốc giáng khí kiêm thêm thuốc thanh hóa nhiệt đàm hoặc ôn hóa hàn ẩm.
Đó là nguyên tắc biện chứng luận trị của Y học cổ truyền.
TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Tô tử 8 - 12g
Trần bì 6 - 8g
Nhục quế 2 - 3g
Đương quy 12g
Tiền hồ 8 - 12g
Chế Bán hạ 8 - 12g
Hậu phác 6 - 8g
Chích thảo 4 - 6g
Sinh khương 3 lát
(Một số bài thuốc không có Nhục quế gia Trầm hương).
Cách dùng: Giáng khí bình suyễn, ôn hóa hàn thấp.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị bệnh ho suyễn.
Trong bài:
Tô tử: trị ho bình suyễn. Chế Bán hạ giáng nghịch trừ đờm là chủ dược.
Hậu phác, Trần bì, Tiền hồ hợp lực tuyên phế giáng khí hóa đờm, chỉ khái.
Nhục quế để ôn thận nạp khí.
Đương quy: dưỡng huyết và làm giảm bớt tính táo của các vị thuốc.
Camthảo: kiện tỳ, điều hòa các vị thuốc.
Sinh khương: hòa vị, giáng nghịch.
Các vị hợp lại thành bài thuốc có tác dụng giáng khí trừ đờm, bình suyễn chỉ khái.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ yếu chữa chứng ho suyễn, đờm nhiều, tức ngực, khó thở, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt.
1.Trường hợp đờm nhiều, ho suyễn, khó thở nặng không nằm được gia Trầm hương để tăng cường giáng khí bình suyễn.
2.Nếu kiêm biểu chứng phong hàn bỏ Nhục quế, Đương quy gia Ma hoàng, Hạnh nhân hoặc Tô diệp để sơ tán phong hàn.
3.Trên lâm sàng bài thuốc được dùng để chữa các chứng bệnh hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, ho khó thở, đờm thịnh, thận khí bất túc.
Chú ý: Không nên dùng đối với trờng hợp phế nhiệt đàm suyễn hoặc phế thận hư sinh ra ho suyễn.
ĐỊNH SUYỄN THANG
(Nhiếp sinh chúng diệu phương)
Thành phần:
Ma hoàng 6 - 12g
Tang bạch bì 12g
Hạnh nhân 6 - 8g
Chế Bán hạ 6 - 12g
Bạch quả (sao) 10 - 20g
Tô tử 6 - 8g
Hoàng cầm 8 - 12g
Khoản đông hoa 12g
Camthảo 4g
Cách dùng: sắc nước uống, chia 2 lần trong ngày.
Trên lâm sàng Bạch quả thường dùng 4 - 8 quả.
Tác dụng: Giáng khí bình suyễn, ôn hóa đàm thấp, thanh nhiệt.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc thường dùng để chữa ho suyễn.
Trong bài:
Ma hoàng: tuyên giáng phế khí để bình suyễn kiêm giải biểu hàn.
Tang bạch bì: thanh phế, chỉ khái, bình suyễn là chủ dược.
Hạnh nhân, Tô tử, Bán hạ chế: giáng khí bình suyễn, hóa đàm chỉ khái.
Bạch quả: hóa đàm, liễm phế, bình suyễn.
Hoàng cầm: kết hợp Tang bạch bì thanh phế nhiệt.
Khoản đông hoa hợp Bán hạ trừ đàm chỉ khái.
Camthảo: điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng tuyên phế, giáng khí, bình suyễn, thanh nhiệt hòa đàm.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc chữa chứng ho suyễn do ngoại cảm phong hàn, phế uất đàm nhiệt, có các triệu chứng ho đàm nhiều, ngực tức khó thở hoặc kiêm có biểu chứng sốt, sợ lạnh.
2.Trường hợp dùng chữa chứng viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, thiên đàm nhiệt gia Qua lâu, Đởm nam tinh, ngực tức gia Chỉ xác, Trúc nhự.
TAM TỬ DƯỠNG THÂN THANG
(Hàn thị Y thông)
Thành phần:
Tô tử 6 - 12g
Bạch giới tử 4 - 8g
La bạc tử 6 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thuận khí, giáng nghịch, hóa đàm, tiêu trệ.
Chủ trị: Chứng ho, khó thở, ngực đầy tức, đàm nhiều.
Bài thuốc này cũng có tác dụng hóa đàm bình suyễn như bài Định suyễn thang nhưng thiên về ôn phế tiêu trệ nên dùng chữa chứng hen suyễn thiên về hàn đàm ứ trệ.
TUYỀN PHÚC ĐẠI GIÁ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Tuyền phúc hoa 12g
Đại giả thạch 12 - 20g
Chế Bán hạ 8 - 12g
Đảng sâm 12 - 16g
Chích thảo 4 g
Đại táo 3 quả
Sinh khương 3 lát
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Giáng khí hóa đàm, ích khí hòa vị
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng vị khí hư nhược, đàm trọc khí trệ gây nên vị khí nghịch sinh ra nấc cụt, ợ hơi, nôn, hoặc nôn đàm rãi, rêu lưỡi trắng hoạt, mạch hư huyền.
Trong bài:
Tuyền phúc hoa: giáng khí tiêu đàm.
Đại giả thạch: giáng nghịch, trị vị khí nghịch là chủ dược.
Đảng sâm: kiện tỳ ích vị, chữa vị khí hư nhược trừ đàm trọc ứ trệ.
Bán hạ: giáng nghịch, trừ đàm, tiêu bĩ, tán kết.
Camthảo, Đại táo: ích khí hòa trung.
Sinh khương cùng Bán hạ giáng nghịch cầm nôn.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp vị khí bình thường bỏ Đảng sâm, Đại táo, Chích thảo.
2.Nếu đàm nhiều gia Phục linh, Trần bì để hòa vị tiêu đàm.
3.Trường hợp tỳ vị hư hàn sinh ách nghịch dùng Can khương thay Sinh khương gia thêm Đinh hương, Mộc hương, Sa nhân để ôn vị giáng nghịch.
4.Bài thuốc thường được dùng chữa các chứng viêm dạ dày mạn tính, sa dạ dày, hội chứng dạ dày cơ năng, loét dạ dày tá tràng có những triệu chứng nấc cụt, ợ hơi, nôn, buồn nôn có tác dụng nhất định.
QUẤT BÌ TRÚC NHỰ THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Quất bì 8 - 12g
Trúc nhự 12 - 16g
Sinh khương 8 - 12g
-166-
Đảng sâm 12 - 16g
Camthảo 4g
Đại táo 3 - 5 quả
Cách dùng: sắc nước uống, chia 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Ích khí thanh nhiệt, giáng nghịch, cầm nôn.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu chữa chứng ách nghịch do vị khí hư kiêm nhiệt.
Trong bài:
Quất bì lý khí hòa vị giáng nghịch cầm nôn. Trúc nhự thanh vị nhiệt cầm nôn đều là chủ dược.
Đảng sâm ích khí hòa vị cùng dùng với Quất bì có tác dụng lý khí bổ hư.
Sinh khương; hòa vị, cầm nôn.
Camthảo, Đại táo: ích khí, hòa vị.
Các vị thuốc cùng dùng trong bài thuốc làm cho bài thuốc có tác dụng ích vị khí, thanh vị nhiệt, giáng vị nghịch.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trên lâm sàng bài thuốc thường được dùng chữa chứng phụ nữ nhiễm độc thai nghén (ác trở), nôn do hẹp môn vị không hoàn toàn, chứng nấc cục sau phẫu thuật vùng bụng thuộc hội chứng hư nhiệt.
2.Trường hợp vị âm bất túc, mồm khát, nôn khan, ợ hơi, ăn ít, lưỡi đỏ, ít rêu khô, mạch tế sác, lúc dùng gia thêm thuốc tư dưỡng vị âm như Mạch môn, Cát căn, Thiên hoa phấn, Thạch hộc, Lô căn.
3.Trường hợp trị chứng nấc cục do vị nhiệt cơ thể khỏe có thể bỏ Đảng sâm, Đại táo, Cam thảo gia Thị đế để giáng nghịch gọi là bài TÂN CHẾ QUẤT BÌ TRÚC NHỰ THANG (Ôn bệnh điều biện).
4.Trường hợp có ứ huyết gia Đào nhân để hoạt huyết, nếu đàm hỏa gia Tỳ bà diệp, Qua lâu nhân để thanh nhiệt hóa đàm.
Chú ý: Không dùng bài thuốc này đối với trường hợp nấc cục do hư hàn hoặc thực nhiệt.
ĐINH HƯƠNG THỊ ĐẾ THANG
(Chứng nhân mạch trị)
Thành phần:
Đinh hương 2 - 4g
Đảng sâm 8 - 16g
Thị đế (tai hồng) 8 - 12g
Gừng tươi 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Tác dụng: Ích khí ôn trung, trừ hàn, giáng nghịch.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc có tác dụng ôn trung giáng nghịch dùng trị chứng hư hàn ách nghịch.
Trong bài:
Đinh hương, Thị đế ôn vị tán hàn giáng nghịch chỉ ách là chủ dược.
Đảng sâm: bổ trung ích khí.
Sinh khương: tán hàn, giáng nghịch.
Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng ích vị khí, tán vị hàn, giáng vị khí nghịch.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng nấc cục do bệnh lâu ngày cơ thể hư yếu, trung tiêu hư hàn sinh ra, thường có các triệu chứng như nấc cục, nôn, mồm nhạt, chán ăn, bụng đầy, ngực tức, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì.
1.Trường hợp hàn ách mà cơ thể khỏe bỏ Đảng sâm gọi là "THỊ ĐẾ THANG" (Tế sinh phương).
2.Trường hợp hàn ách mà kiêm khí uất đàm trệ gia Quất bì, Trúc nhự, Cao lương khương, Trầm hương, Chế Bán hạ để lý khí hóa đàm, giáng nghịch, chỉ ẩu.
3.Bài này thường dùng trị chứng vị hư hàn, nấc cục sau phẫu thuật, bụng co thắt do cơ hoành hoặc nấc cục cơ năng.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:380.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh