Snack's 1967
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP
A.ĐẠI CƯƠNG
Chứng tý theo y học cổ truyền là một chứng bệnh mà đặc điểm chủ yếu là đau các cơ khớp ở tay chân do khí huyết không lưu thông tốt gây bế tắc kinh lạc. Những chứng bệnh phong thấp, thấp khớp cấp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cơ, đau thần kinh toạ, bệnh gút… đều có thể qui vào chứng tý.
Những bệnh thuốc tý chứng như:
Đau thần kinh tọa
Viêm đa khớp dạng thấp
Thấp khớp cấp
Bệnh gout

B.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
“Chứng tý” được ghi đầu tiên trong sách “Nội kinh” như sau: “Phong hàn thấp 3 khí hợp lại gây nên chứng tý… ” và “Phong khí thắng là hành tý, hàn khí thắng là thống tý, thấp khí thắng là trước tý”.
Sách ‘Loại Chứng Trị Tài’ viết rõ thêm: ‘Các chứng tý… do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp tà khí thừa lúc hư xâm nhập vào cơ thể, chính khí lưu thông bị tắc, sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành chứng tý”.
Theo Y văn cổ truyền thì nguyên nhân của “chứng tý ” là: Các tà khí phong hàn thấp nhiễm vào cơ thể sinh bệnh.
Những yếu tố thuận lợi có thể là: Trực tiếp mắc chứng ngoại cảm phong hàn thấp, sống nơi ẩm thấp, khí hậu gió lạnh, cơ thể suy yếu, dễ cảm thụ ngoại tà hàn thấp.
Nguyên nhân chính là do ngoại cảm phong hàn thấp xâm nhập mạch lạc gây khí huyết ứ trệ, mạch lạc không thông gây đau (thống tắc bất thông).
Nếuphong thịnhthì đau, đau lúc nhẹ lúc nặng, đau không cố định mà di chuyển gọi là phong tý hay hành tý.
Nếuhàn thịnhthì khí huyết ngưng trệ nặng nên đau nhiều, bộ vị đau cố định không di chuyển gọi là hàn tý hay thống tý.
Nếuthấp thịnhthì đau nhức không nặng lắm nhưng có cảm giác ê mỏi nặng nề, gặp thời tiết âm u, mưa lạnh ẩm ướt thì đau tăng, đau không di chuyển gọi là thấp tý hay trước tý.
Phong hàn thấp ngưng trệ trong cơ thể lâu ngày đều có thể hoá nhiệt mà sinh ra chứngnhiệt tý.
Tuy chứng tý có sự phân chia như vậy nhưng thực tế trên lâm sàng các chứng phong hàn thấp thường là tồn tại kết hợp nên đa số các thầy thuốc chia chứng tý làm 2 loại bệnh là
Phong hàn thấp tý
Phong thấp nhiệt tý
C.BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
1. Hành tý: Do phong tà là chính
Triệu chứng lâm sàng: Sưng đau hoặc đau mỏi các khớp, gân cơ, thớ thịt, đau di chuyển, có khi hết hẳn nhưng tự nhiên lại xuất hiện trở lại; sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
Phương pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, thông lạc (hành khí, hoạt huyết)
2. Thống tý: Do hàn là chính
Triệu chứng lâm sàng: Sưng đau các khớp, cơ, xương. Ðau cố định dữ dội, ít hoặc không di chuyển. Tại vùng sưng đau không nóng, không đỏ, chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng. Mạch phù, trì hoặc nhu hoãn.
Phương pháp điều trị: Tán hàn, khu phong, hành khí, hoạt huyết.
3. Trước tý: Do thấp tà là chính
Triệu chứng lâm sàng: Các khớp đau mỏi, nặng nề, vận động khó khăn, cảm giác tê, đôi khi sưng đau nếu thấp phối hợp với nhiệt có sưng nóng, người mệt mỏi rã rời. Rêu lưỡi dính, nhớt. Mạch nhu hoãn.
Phương pháp điều trị:
+ Nếu thiên về thấp hàn: Táo thấp tán hàn, khu phong.
+ Nếu thiên về thấp nhiệt: Táo thấp thanh nhiệt, khu phong.
Phong hàn thấp tý
Phong thấp nhiệt tý
1.Phong hàn thấp tý:
- Chứng: Vùng khớp cơ bị bệnh đau nhức nhưng không nóng, không đỏ, chườm nóng dễ chịu. Đau nhiều hoặc đau ít nhưng có cảm giác ê mỏi, nặng nề. Đau có thể di chuyển nhiều cơ khớp. Người bệnh sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, nhớt, mạch Khẩn hoặc Trầm Hoãn.
- Phép trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông lạc.
Chú ý: Tùy theo nguyên nhân nào thịnh mà lấy phép chữa nó làm chính.
Nguyên nhân do phong hàn thấp thì có thể dùng các bài thuốc Khu phong thấp phương gia giảm thuốc tùy theo nguyên nhân nào thịnh như:
1. Độc hoạt ký sinh thang
2. Tam tý thang
3. Quyên tý thang
4. Xuyên khung trà điều tán
5. Tuyên tý thang
6. Khương hoạt thắng thấp thang
7. Lục đằng thang
8. Song nẫm thang
9. Thương nhĩ tử tán
10. Bán phong hà hoàn
11. Tiểu hoạt lạc hoàn
12. Ý dĩ nhân thang
13. Phòng phong thang
14. ……
Trong quá trình biện chứng luận trị cần lưu ý 3 loại: phong, hàn, thấp tý thường phối hợp với nhau, nhưng khi thấp đã hóa nhiệt hoặc hợp với ngoại nhiệt, ngoại hàn gây các chứng thiên về phong thấp hàn hoặc thiên về phong thấp nhiệt; hoặc thiên về thấp hàn hoặc thấp nhiệt, phải gia giảm thuốc cho phù hợp để chữa trị có kết quả.
+ Nếu chứng tý đã lâu ngày làm cho khí huyết đều suy kém, khi chữa phải bổ chính khu phong tán hàn, trừ thấp. Thường dùng bàiTam tý thangtức bàiĐộc hoạt ký sinh thang bỏ Tang ký sinh,gia thêmHoàng kỳ, Tục đoạn:
+ Nếu bệnh lâu ngày biểu hiện tổn thương: Tâm, can, thận, khí huyết nghiêm trọng gây ra các chứng sưng đau khớp, gầy yếu xanh xao, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ…, khi chữa phải tư bổ can thận, an thần khu phong, trừ thấp; Thêm các vị táo nhân, viễn chí, thạch xương bồ.
+ Nếu bệnh lâu ngày biểu hiện khớp ngón tay, ngón chân to, cứng, hạn chế vận động do phong đàm bế tắc kinh lạc thì thêm các vị: Nam tinh, bán hạ, bạch giới để hóa đàm; Thiên ma, tần giao để thư cân.
BÀI THUỐC THƯỜNG DÙNG
QUYÊN TÝ THANG
(Bách nhất uyển phương)
Thành phần:
Khương hoạt 8-12g
Khương hoàng 12g
Phòng phong 8-12g
Đương qui 12g
Xích thược 8-12g
Hoàng kỳ 20g
Chích thảo 4g
Sinh khương 5 lát
Tác dụng: khu phong trừ thấp, ích khí hoạt huyết.
Phân tích bài thuốc:
Khương hoạt, Phòng phong, Sinh khương: khu phong tán hàn, trừ thấp
Khuông hoàng: hoạt huyết hành khí, thông kinh chỉ thống
Đương quy, Xích thược, Hoàng kỳ: bổ huyết, hoạt huyết, bổ khí
Cam thảo: điều hòa vị thuốc
Nếu phong thắng, tăng lượng Khương hoạt, thêm Phòng phong.
Nếu hàn thắng thêm Xuyên ô (chế), Tế tân, Sinh khương.
Nếu thấp thắng thêm Phòng kỷ, Ý dĩ nhân.
Bệnh lâu ngày, chính khí suy, ra mồ hôi, sợ gió: thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch thược, Can khương, Đại táo, giảm bớt thuốc trừ phong như Khương hoạt, Độc hoạt. Tần giao.
Nếu can thận bất túc, lưng gối đau mỏi: thêmĐỗ trọng, Ngưu tất, Tang ký sinh.
Nếu khớp sưng to, rêu lưỡi trắng, hơi vàng: có triệu chứng hoá nhiệt, nên dùng
bàiQuế Chi Thược Dược Tri Mẫu Thang gia giảm.
Nếu bị chứng tý lâu ngày không khỏi làm cho khí huyết ngưng trệ nặng hơn, đau hơn thì ngoài những thuốc đã dùng trên, có thể cho thêm các loại thuốc thuộc loại côn trùng như Khương lang, Toàn yết, Xuyên sơn giáp, Địa long…
Hoặc bài
ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG
(Thiên kim phương)
Thành phần:
Độc hoạt 8 – 12g
Tang ký sinh 12 – 24g
Tần giao 8 – 12g
Phòng phong 8 – 12g
Tế tân 4 – 8g
Quế chi 8g
Đỗ trọng 12 – 16g
Ngưu tất 12 – 16g
Thục địa 12 – 20g
Bạch thược 12 – 16g
Đương qui 12 – 16g
Xuyên khung 6 – 12g
Đảng sâm 12 – 16g
Phục linh 12 – 16g
Chích thảo 4g
Tác dụng: Trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng can thận, bổ khí huyết.
Giải thích bài thuốc:
Độc hoạt, Tang ký sinh khu phong trừ thấp, dưỡng huyết hòa vinh, hoạt lạc thông tý là chủ dược.
Tần giao, Phòng phong phát tán phong hàn thấp.
Ngưu tất, Đỗ trọng, Thục địa bổ ích can thận, cường cân tráng cốt.
Xuyên khung, Đương qui, Bạch thược bổ huyết, hoạt huyết.
Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo ích khí kiện tỳ đều có tác dụng trợ lực trừ phong thấp.
Quế chi ôn thông kinh lạc.
Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng vừa trị tiêu, vừa trị bản (tiêu bản kiêm cố), vừa phù chính khu tà, là một phương thường dùng đối với chứng phong hàn thấp tý.
Tý chứng thiên ở chi trên có thể trọng dụngPhòng phong, Quế chi;
thiên ở chi dưới có thể trọng dụngNgưu tất, Tần giao;
thiên ở eo gối có thể trọng dụngĐộc hoạt, Tang ký sinh;
đau nhức dữ dội có thể trọng dụngTế tân.
2.Phong thấp nhiệt tý:
- Chứng: Đau khớp, vùng đau sưng nóng đỏ, đắp lạnh dễ chịu, cử động đau nhiều hơn. Thường có sốt, thân mình nóng, tiểu vàng tiêu phần nhiều bón, mồm khát, bứt rứt. Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.
- Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc làm chính, phụ thêm khu phong, trừ thấp, thông lạc.
BÀI THUỐC THƯỜNG DÙNG
BẠCH HỔ GIA QUẾ CHI THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thạch cao 40g, Tri mẫu 8-12g, Ngạnh mễ 20-30g, Cam thảo 04g, Quế chi 08-12g
Tác dụng: Thanh nhiệt, sinh tân, ôn thông kinh lạc, điều hòa dinh vệ
Thạch cao tính ngọt hàn, tác dụng thanh nhiệt tả hỏa gọi là chủ dược.
Tri mẫu đắng hàn để thanh phế vị nhiệt.
Tri mẫu và Thạch cao cùng dùng sẽ tăng cường tác dụng trừ phiền.
Cam thảo, Gạo tẻ ích vị, sinh tân.
Quế chi có tác dụng ôn thông kinh lạc, điều hòa vinh vệ.
Để tăng cường tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, thông lạc: thêm Nhẫn đông đằng, Liên kiều, Uy linh tiên, Phòng kỷ, Hoàng bá, Xích thược, Đơn bì, Tang chi
Nếu nhiệt nhiều làm tổn thương tân dịch, thêm Sinh địa, Nhân trần, Chi tử, Địa long.
QUẾ CHI THƯỢC DƯỢC TRI MẪU THANG GIA VỊ
Quế chi 8g
Bạch thược 12g
Tri mẫu 12g
Bạch truật 12g
Cam thảo 6g
Ma hoàng 8g
Phòng phong 12g
Kim ngân hoa 16g
Liên kiều 12g
NHỊ DIỆU TÁN
(Đan khê tâm pháp)
Thành phần:
Hoàng bá (sao), Thương truật (ngâm nước gạo sao): lượng bằng nhau.
Cách dùng: Thuốc tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8 – 12g với nước sôi để nguội hoặc làm thuốc thang, tùy tình hình bệnh lý có gia giảm kết hợp với các vị thuốc khác.
Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc dùng để chữa chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu.
Hoàng bá đắng hàn thanh nhiệt.
Thương truật đắng ôn táo thấp.
Hai vị hợp lại có tác dụng thanh nhiệt táo thấp rất tốt.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc dùng để chữa chứng thấp gối cẳng chân, bàn chân sưng đau nóng đỏ hoặc chứng thấp sang lở, chứng bạch đới âm đạo nóng đỏ, kết hợp với các vị thuốc thanh nhiệt giải độc như Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Ngư tinh thảo, Hạ khô thảo.
Đối với chứng cước khí do thấp nhiệt tụ ở hạ tiêu gia Ngưu tất, Xích tiểu đậu, Ý dĩ nhân, Mộc qua để kiện tỳ thông lợi kinh mạch.
Trường hợp lưng gối đau nhiều gia Ngưu tất, Mộc qua, Ngũ gia bì, Thiên niên kiện, Tần giao để tư cân trừ thấp, thông mạch chỉ thống.
Trường hợp bệnh đới hạ do thấp nhiệt khí hư ra nhiều màu vàng đặc ngứa gia Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Hạ khô thảo, Khiếm thực, Bạch chỉ, Xà sàng tử để tăng tác dụng thanh nhiệt, giải độc táo thấp chỉ dưỡng.
Bài thuốc gia:
Ngưu tất gọi làTAM DIỆU HOÀN( Y học chính truyền).
Binh lang gọi là bàiTAM DIỆU TÁN( Y tông kim giám) dùng ngoài đắp chàm lở, có tác dụng thanh nhiệt táo thấp giảm ngứa.
D.CHÂM CỨU
- Nguyên tắc: Tuần kinh thủ huyệt hoặc phối huyệt ở gần và huyệt ở xa
- Hành Tý: thêm Cách Du + Huyết Hải.
- Thống Tý: thêm Thận Du + Quan Nguyên (cứu).
- Trước Tý: thêm Túc Tam Lý + Thương Khâu.
- Nhiệt Tý: thêm Đại Chùy + Khúc Trì + Hiệp Cốc.
* Ý nghĩa:
Đại Chùy + Khúc Trì + Hiệp Cốc để thanh nhiệt, giải biểu, trị nhiệt Tý,
Cách Du + Huyết hải để hoạt huyết trị hành Tý.
Thương Khâu + Túc Tam Lý kiện tỳ, hành thủy để trị thấp Tý,
Quan Nguyên + Thận Du để ích hỏa, trợ dương, khu tán hàn tà.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:494.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh