ĐÁI DẦM
Đại Cương
Đái dầm là trạng thái ban đêm ngủ đái không tự chủ.
Thường gặp nơi trẻ nhỏ.
Về phương diện sinh lý, trẻ nhỏ có thể kiểm soát sự tiêu tiểu vào những thời kỳ từ 17 tháng trở đi. Nước tiểu do nội thận bài tiết ra, chảy dần xuống bàng quang, chỉ được cho ra ngoài khi bàng quang đầy làm phản ứng cơ bàng quang. Khi trẻ được 18 tháng, hệ thần kinh của trẻ tăng trưởng điều hòa, trẻ sẽ có khả năng kiềm chế cơ bàng quang và tiểu theo ý muốn. Từ năm 2-3 tuổi, nếu trẻ đái dầm đó là trạng thái sinh lý bình thường, nhưng nếu trên 4 tuổi trở lên là dấu hiệu bệnh lý, cần điều chỉnh.
Đông y gọi là Dạ Niệu, Niệu Sàng, Tiểu Nhi Di Niệu.
Nguyên Nhân
. Đa số do tiên thiên bất túc.
.Hạ tiêu hư hàn, mất chức năng bế tàng.
. Tỳ Phế khí hư không ức chế được thủy dịch gây nên.
. Thấp nhiệt uất kết ở Bàng quang, mất chức năng khí hóa gây nên.
- Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ ghi: “Ngủ mà đái dầm… do âm khí thịnh, dương khí hư, Bàng quang và Thận khí đều bị lạnh không ôn chế được thủy gây ra tiểu nhiều, tiểu không cầm”.
- Sách ‘Loại Chứng Trị Tài’ Q. 7 ghi: “Ngủ mà đái dầm, đa số do hạ nguyên hư hàn”.
- Sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc’ (Tiểu Tiện Bế Lung Nguyên Lưu) viết: “Trẻ nhỏ ngủ mà đái dầm, thường do thụqc nhiệt hoặc do hàn”.
Triệu Chứng
Cách chung, trẻ đái ra quần lúc ngủ, sau khi tỉnh mới biết. Một đêm 1 lần hoặc nhiều lần. Có khi ngủ ban ngày cũng đái. Khi thức thì tiểu tiện lại bình thường không có dấu hiệu bệnh lý gì về đường tiểu. Bệnh không có gì là nặng, trẻ vẫn sống bình thường, chơi đùa, ăn uống như thường. Bệnh chỉ gây khó chịu cho gia đình vì phải thay giường chiếu mỗi ngày, nếu không nước tiểu trẻ đái dầm lên men gây ra mùi nồng nặc, khó ngửi.
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
1- Hạ Tiêu Hư Hàn: Đái dầm lúc đang ngủ say, sắc mặt trắng nhạt, nước tiểu trong và nhiều, chân tay lạnh, sợ lạnh, mạch Trầm, Trì.
Hướng điều trị: Ôn bổ Thận dương, súc niệu, cố sáp.
Điều trị:
+ Sách ‘Loại Chứng Trị Tài’ viết: “Nên dùng bài ‘Tang Phiêu Tiêu Hoàn’. Nếu tiểu mà không biết thì phải làm cho Tâm Thận giao nhau, dùng bài Khấu Thị Tang Phiêu Tiêu Tán”.
+ Sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc’ viết: Thực nhiệt, dùng bài ‘Thẩm Thị Bí Tuyền Hoàn, Nếu có hàn, bỏ Chi tử, thêm Sơn thù nhục, Ba kích”.
Tang Phiêu Tiêu Hoàn (Dương Thị Gia Tàng Phương, Q. 9): Long cốt 20g, Ngũ vị tử 20g, Phụ tử (nướng, bỏ vỏ, bỏ cuống) 20g, Tang phiêu tiêu 7 cái. Tán bột. Trộn với giấm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 5 viên với rượu ấm hoặc nước muối. Uống lúc đói.
(Tang phiêu tiêu, Ngũ vị tử bổ thận, sáp tinh; Phụ tử ôn thận, tráng dương; Long cốt sáp tinh, chỉ di (Cổ Đại Bổ Thận Tráng Dương Danh Phương).
Tang Phiêu Tiêu Tán (Bản Thảo Diễn Nghĩa, Q. 17): Đương quy, Long cốt, Nhân sâm, Phục linh, Quy bản (nướng giấm), Tang phiêu tiêu (nướng muối), Thạch xương bồ (sao muối), Viễn chí (bỏ lõi). Đều 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g uống với nước sắc Nhân sâm.
(Tang phiêu tiêu bổ thận, sáp tinh, Long cốt sáp tinh, an thần, 2 vị này làm quân; Nhân sâm, Phục thần, Xương bồ, Viễn chí ích khí, dưỡng tâm, an thần, định chí, làm thần; Đương quy, Quy bản dưỡng huyết, tư âm, làm tá (Trung Hoa Danh Y Phương Tễ Đại Toàn).
2 – Tỳ Phế Hư Tổn, Bàng Quang Thất Ước: Đái dầm, bụng dưới đầy, mệt mỏi chỉ thích nằm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu, Tế.
Điều trị: Bổ khí, kiện Tỳ, cố phao. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang Gia Giảm (Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận, Q. Trung).
(Hoàng kỳ, Nhân sâm để cam ôn, ích khí, trong đó, Hoàng kỳ là chủ dược có công năng bổ, phối hợp với Thăng ma, Sài hồ để thăng dương, ích khí. Vừa dùng thuốc thăng đề vừa dùng thuốc bổ khí là đặc điểm cơ bản trong việc ghép các vị thuốc ở bài này. Còn Bạch truật, Trần bì, Cam thảo, Đương quy dùng để kiện Tỳ, lý khí, dưỡng huyết, hoà trung là thuốc hỗ trợ của bài này. Vì Hoàng kỳ ích khí, cố biểu, Thăng Ma thăng dương, giáng hoả, Sài hồ giải cơ, thanh nhiệt, vì vậy, người dương khí hư mà lại bị ngoại cảm tà phát sốt cũng có thể dùng, cách trị này gọi là 'cam ôn trừ nhiệt; Hoài sơn, Ngũ vị tử ích khí, thu nhiếp thủy tuyền).
CHÂM CỨU
Theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’: Bổ Thận, ích khí.
Huyệt chính: Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao.
Huyệt phụ: Bá Hội (Đc.20), Khí Hải (Nh.6), Trung Cực (Nh.3), Âm Lăng Tuyền Ty.9), Thận Du (Bq.23), Tỳ Du (Bq.20), Túc Tam Lý (Vi.36), Liệt Khuyết (P.7).
Cách châm: Kích thích vừa hoặc mạnh.
Huyệt ơ? vùng bụng pHải tạo được ca?m giác lan xuống âm bộ, hướng kim pHải xiên xuống.
Huyệt ơ? chân pHải tạo được ca?m giác lan lên trên. 10 - 15 ngày là 1 liệu trình, 2 liệu trình cách nhau 3-5 ngày.
. Tỳ hư thêm Tỳ Du (Bq.20), Túc Tam Lý (Vi.36).
. Thận hư thêm Thận Du (Bq.23), Bá Hội (Đc.20), Khí Hải (Nh.6).
. Phế Khí không đều thêm Liệt Khuyết (P.7), Âm Lăng Tuyền.
3 huyệt Quan Nguyên (Nh.4), Khí Hải (Nh.6), Trung Cực (Nh.3) có thể lần lượt sư? dụng hoặc cũng có thể dùng cách xuyên châm các huyệt này.
Ý nghĩa: Quan Nguyên là huyệt Hội cu?a 3 kinh Âm ơ? chân với mạch Nhâm, để bổ Thận; Tam Âm Giao bổ khí cu?a 3 kinh Âm để tăng cường tác dụng kềm chế cu?a Bàng Quang. Tỳ hư thêm Tỳ Du, Túc Tam Lý để kiện Tỳ ích khí; Thận hư thêm Thận Du, Khí Hải để bổ thận; Bá Hội đưa dương khí lên; Liệt Khuyết, Âm Lăng Tuyền để điều tiết thu?y đạo; Trung Cực để điều chỉnh khí hư.
+‘Giang Tô Trung Y Tạp Chí’ năm 1995:
Huyệt chính: Trung Cực (Nh.3) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Tam Âm Giao (Ty.6).
Huyệt phụ: Khí Hải (Nh.6), Quan Nguyên Du (Bq.26), Thứ Liêu (Bq.32), Túc Tam Lý (Vi.36), Đại Đô (Ty.2), Thần Môn (Tm.7), Chiếu Hải (Th.6). Vừa châm vừa cứu, kích thích nhẹ, lưu kim 15 - 20 phút. Tre? nho? không lưu kim, cứu theo kiểu chim se? mổ, cho đến khi da đo? lên thì thôi. Cách 1 ngày hoặc 1 ngày 1 lần, 5 lần là 1 liệu trình.
+ ‘Giang Tô Trung Y Tạp Chí’ năm 1995:
.Huyệt chính: Quan Nguyên (Nh.4), Trung Cực (Nh.3), Tam Âm Giao.
Huyệt phụ: Hợp Cốc (Đtr.4), Khúc Cốt, Đại Chùy (Đc.14), Bàng Quang Du (Bq.28) .
Mỗi lần dùng 3 - 5 huyệt. Vê kim cho có ca?m giác tê tức, châm Quan Nguyên, Trung Cực pHải tạo được ca?m giác lan tới âm bộ hiệu qua? sẽ tốt hơn. Dùng điếu nga?i, hơ 10 - 15 phút. Mỗi ngày 1 lần, 16 lần là một liệu trình
Nếu dùng Cứu Pháp, nên cứu các huyệt sau mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ.
Dạ Niệu Điểm: huyệt đặc hiệu trị đái dầm; Thận du: bổ Thận; Quan nguyên, Khí hải bổ nguyên dương, nguyên khí; Tam âm giao bổ cho 3 kinh âm ở chân (Thận, Can, Tỳ) để tăng cường tác dụng kềm chế của Bàng quang.
Thường chỉ 1-2 lần đầu có tác dụng bớt đái dầm ngay. Nhưng nên cứu tiếp khoảng 5-7 ngày để duy trì kết quả.
THAM KHẢO
Chúng tôi giới thiệu một số bài thuốc gần đây điều trị đái dầm có hiệu quả cao.
Vệ Tuyền Thang (Sơn Tây Trung Y Tạp Chí (4) 1991): Đảng sâm 10g, Kê nội kim10g, Tang phiêu tiêu 12g, Thỏ ty tử 12g, Toan táo nhân 15g. Sắc uống.
[Trong bài dùng Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử để ôn Thận, cố tinh, súc tuyền, chỉ di; Đảng sâm, Kê nội kim để kiện Tỳ, tiêu thực, bồi thổ để chế thủy; Toan táo nhân tỉnh não để khỏi ngủ mê. Các vị thuốc hợp lại có tác dụng bồi bản, cố nguyên làm cho Bàng quang đừng mở quá thì đái dầm tự khỏi].
Tiểu Nhi Di Niệu Phương (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đảng sâm 12g, Thỏ ty tử 12g, Ích trí nhân 12g, Vãn tằm 10 con, Hoàng kỳ (sao) 12g, Tang phiêu tiêu 12g, Kê nội kim (sao) 12g, Kim anh tưû 20g. Sắc uống.
TD: Ích khí, bổ Thận, cố sáp, chỉ di. Trị trẻ nhỏ cơ thể suy yếu, Thận khí bất túc gây nên tiểu nhiều.
Thị Đế Xương Bồ Thang (Vân Nam Trung Y Tạp Chí (3) 1984): Thị đế 40g, Thạch xương bồ 12g, Thục địa 16g, Thăng ma 4g, Hoàng liên 6g, Tang phiêu tiêu 16g, Bổ cốt chỉ 16g. Sắc uống.
TD: Bổ Thận, cố nhiếp, thăng thanh, khai khiếu. Trị tiểu nhiều.
DI NIỆU TÁN (Nhân Dân Quân Y 10, 1982): Ích trí nhân, Ô dược, Tang phiêu tiêu, đều 30g, Sơn dược 50g, Hoàng minh giao 120g, Kim anh tử 100g, Ngô thù du 15g, Nhu mễ 500g. các vị thuốc sấy khô. Mỗi lần dùng 16-30g, ngày 2 lần. Gạo (Nhu mễ) nấu nhừ, lấy nước uống thuốc.
TD: Bổ Thận, kiện Tỳ, cố sáp, chỉ di. Trị tiểu nhiều TIỂU ĐÊM
Biểu hiện: Tiểu đêm nhiều lần kiêm chứng đi vặt, nhỏ giọt không gọn bãi thậm chí không tự chủ hoặc són đái, tai ù hoặc nặng tai, lưng đau mỏi, hoạt tinh tảo tiết, lượt nhợt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế Nhược.
CHỨNG BAN ĐÊM TIỂU TIỆN NHIỀU LẦN
KHÁI NIỆM
Ban đêm tiểu tiện nhiều lần là chỉ chứng trạng số lần và số lượng tiểu tiện nhiều về ban đêm. Nói chung số lần ban đêm tiểu tiện từ 2-3 lần trở lên hoặc số lượng nước tiểu vượt quá một phần tư lượng ban ngày hoặc thậm chí xấp xỉ so với ban ngày. Ban ngày tiểu tiện bình thường chỉ có ban đêm tiểu tiện nhiều hơn là đặc điểm của chứng này. Căn cứ vào đó có thể phân biệt được số lần tiểu tiện.
NGUYÊN NHÂN
1.THẬN DƯƠNG HƯ
2.TỲ THẬN LƯỠNG HƯ
1.THẬN DƯƠNG HƯ
• Biểu hiện: Tiểu đêm nhiều lần kiêm chứng đi vặt, nhỏ giọt không gọn bãi thậm chí không tự chủ hoặc són đái, tai ù hoặc nặng tai, lưng đau mỏi, hoạt tinh tảo tiết, lượt nhợt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế Nhược.
• Phân tích: Thận dương bất túc mất chức năng bế tàng, Bàng quang không thu nhiếp, không co thắt gặp lúc ban đêm âm thịnh dương suy mất quyền thu nhiếp cho nên tiểu tiện vặt, tiểu tiện nhiều.
• Pháp điều trị:Ôn bổ Thận dương, cố sáp
• Thuốc:Đại Thổ ty tử hoàn
• Nếu chứng trạng nhẹ thì biểu hiện dương hư không rõ lắm, thường ặp ở người trẻ tuổi mắc bệnh thời gian ngắn, nói chung trách cứ vào Bàng quang khí hư
• Pháp điều trị:Ích khí củng cố Bàng quang
• Thuốc:Tang phiêu tiêu dao tángia giảm
2.TỲ THẬN LƯỠNG HƯ
• Biểu hiện: Tiểu đêm nhiều lần kiêm chứng cơ thể lạnh, tay chân lạnh, mệt mỏi, đầu choáng, tai ù, lưng gối yếu mỏi, kém ăn đại tiện nhão , hoặc hạ lợi ra nguyên đồ ăn, lưỡi nhợt, bệu, rêu trắng mạch Trầm Nhược.
• Phân tích: Mệnh môn hỏa suy không làm ấm áp Tỳ dương hoặc là Tỳ dương hư yếu không cung cấp đầy đủ cho Thận dương, đến nỗi Tỳ Thận đều hư, sự ấm áp ở hạ nguyên không vững cho nên vào ban đêm âm thịnh dương suy thì lượng nước tiểu nhiều
• Pháp điều trị:Ôn bổ Tỳ thận, ôn dương cố sáp
• Thuốc:Cố phù hoàngia giảm
Thận chủ thủy quản lý sự đóng mở. Thận dương chủ mở, Thận âm chủ đóng, nếu Thận âm Thận dương mất thăng bằng, đóng mở bị rối loạn sẽ dẫn đến bài tiết nước tiểu bất thường. Thận là tạng, Bàng quang là phủ của thận, quan hệ biểu ý đều chủ về thủy. Bàng quang chủ chứa nước tiểu, cho nên tiểu đêm nhiều lần nên trách cứ vào Thận và Bàng quang. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên tiểu đêm nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648