SUY THƯỢNG THẬN
(Insuffisance surrénale lente, Maladie d’Addison, Addisonsmus)
Đại Cương
Bệnh suy tuyến thương thận mạn tính còn gọi là bệnh suy thượng thận mạn hay bệnh Addison, thường do lao vỏ tuyến thượng thân, teo thượng thận, bệnh tự miễn, Histoblast, thoái hóa tinh bột, ung thư di căn, thoái hóa do nhiễm độc tế bào, nhiễm nấm, bệnh bạch cầu, di chứng xuất huyết não, nhiễm khuẩn, do trị liệu Corticoid kéo dài, phẫu thuật cắt tuyến thượng thận... Đặc điểm lâm sàng chủ yếu là bệnh nhân suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, tăng nhiễm sắc tố, mất nước mất Natri, huyết áp hạ. Bệnh phát sinh phần lớn ở tuổi thành niên từ 20 đến 50 tuổi. Tuy có tăng tụ sắc tố như chứng "hắc đởm" nhưng bệnh có nhiều biểu hiện hư hàn, vì vậy được qui vào chứng "hư lao" trong chứng bệnh nội khoa y học cổ truyền.
Nguyên nhân
Nguyên nhân bệnh có nhiều, do tiên thiên bất túc, mắc bệnh ngoại cảm hoặc nội thương lâu ngày, do tư tưởng tình cảm có sự đột biến bất thường (thất tình) làm tổn thương tạng phủ, cũng có thể do sinh hoạt ăn uống, phòng dục, lao động không điều độ đều có thể gây nên âm dương mất điều hòa, khí huyết hư tổn, chức năng tạng phủ rối loạn. Và theo nhiều học giả trong bệnh suy tuyến thượng thận thì chức năng của 3 tạng thận, can, tỳ bị suy giảm nhiều nhất.
Có thể phân tích cơ chế bệnh lý như sau: Thận là gốc của tiên thiên, thận tàng tinh, chủ mệnh môn hỏa, là nguồn năng lương và cơ sở vật chất của sự sống, thúc đẩy sự sính trưởng và phát dục. Do mệnh môn hỏa suy, năng lượng khí hóa thiếu hụt nên bệnh nhân sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối lạnh, mệt mỏi, tinh thần suy sụp, sinh lý yếu kém, sắc tố lắng đọng thành xạm đen. Tinh suy nguyên âm không đủ để nuôi cơ thể nên thể trạng âm hư, người gầy sụt cân, da xạm khô, ù tai, hoa mắt, ngủ ít, hay quên, lòng bàn chân tay nóng. Can thận đồng nguyên, thận tinh hư thì can âm huyết
cũng thiếu nên chóng mặt ù tai, tóc khô rụng, chân tay tê dại cơ giật run, tinh thần khó tập trung dễ bị kích động, can khí uất khí trệ sinh huyết ứ. Tỳ chủ vận hóa, thận dương không đủ thì tỳ dương phải thiếu nên người chân tay mệt mỏi. ăn kém, rối loạn
tiêu hóa. Cho nên trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh chính là tỳ thận dương hư, can thận âm hư hoặc âm dương đều hư. Trường hợp bệnh tiến triển xấu mệnh môn hỏa và nguyên khí suy nặng, dẫn đến hội chứng bệnh lý: phù dương ngoại việt, âm dương ly quyết thì xuất hiện sốt cao hôn mê, nôn, huyết áp tụt, mạch Vi Tế muốn tuyệt, khó bắt, dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Bệnh bắt đầu từ từ, bệnh nhân thường xuyên ở tình trạng suy yếu, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, nôn và buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn sinh dục, có khi đau bụng, thèm ăn muối. Cơ thể bị mất nước mạn tính, suy mòn, huyết áp thấp, tim nhỏ lại, hạ đường huyết, nhiễm sắc tố ngày càng tăng, chủ yếu ở các vùng sinh dục, rốn nách, núm vú, các khớp khuỷu, niêm mạc miệng, hoặc nơi có sẹo, thường có màu nâu hơi xanh, hoặc xạm đen.
Nhiễm sắc tố nặng có thể lan ra toàn thân màu than đen hay đồng thau. Bệnh nhân dễ bực tức, tư tưởng không tập trung hoặc u uất, trầm cảm, đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, khó thở, tóc khô dễ rụng, rối loạn kinh nguyệt, lưng đau, gối mỏi, chân tay lạnh, sợ lạnh, hoặc tiểu đêm nhiều, phù toàn thân, bệnh nặng dẫn đến hôn mê .
Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:
Người mệt mỏi, suy yếu ngày càng nặng hơn, chán ăn, buồn nôn, sút cân, nhiễm sắc tố ở da có xu hướng tăng dần.
. Huyết áp hạ.
. Có tiền sử nhiễm lao hoặc đang nhiễm lao.
. X quang ổ bụng phát hiện điểm vôi hóa ở vùng thượng thận.
. Điện tâm đồ, điện não đồ có điện thế thấp.
.Hocmôn cortison máu, 17 Setostéroid trong nước tiểu đều thấp.
Điều Trị
Thường gặp các thể bệnh thượng thận mạn và luận trị như sau:
l) Tỳ thận dương hư: Thường gặp ở những bệnh nhân thể chất dương hư, lưng đau mỏi, chân tay lạnh sợ lạnh, yếu sinh lý, tóc dễ rụng, tiểu trong hoặc phù toàn thân, nam thì liệt dương, di tinh, nữ thì bụng lạnh, huyết trắng nhiều, vô sinh, lưỡi bệu, sắc nhạt, rêu trắng hoạt, người gầy mệt mỏi, chán ăn, sắc mặt da xạm đen hoặc nâu thâm, mạch Trầm, Trì, Tế, Nhược.
Điều trị: ôn bổ tỳ thận. Dùng bài Hữu Qui Hoàn gia giảm: Thục địa, Sơn dược đều 15g, Bạch linh, Đơn sâm đều 15g, Sơn thù, Thỏ ti tử, Kỷ tử, Đỗ trọng, Bạch truật đều 12g, Nhục quế bột 4g (hòa thuốc), Thục phụ tử 10g, Đương qui 12g, Lộc giác giao 10g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 3g, sắc uống.
- Gia giảm: Khí hư nặng bỏ Đảng sâm thêm Hồng sâm; Có ứ huyết thêm Kê huyết đằng; Nôn, buồn nôn thêm Khương Bán hạ, Trần bì; Bụng đầy thêm Hậu phác, Mộc hương; Tiêu chảy thêm Bổ cốt chi, Nhục đậu khấu; Chán ăn thêm Sa nhân, tiêu Sơn tra, Mạch nha; Tim hồi hộp thêm Ngũ vị tử, Long nhãn nhục, Sinh Mẫu lệ; Liệt dương thêm Dâm dương hoắc, Lộc nhung. Trường hợp đang mắc bệnh lao thêm Đông trùng hạ thảo, Bạch cập, Hoàng tinh...
Do bệnh kéo dài có thể dùng bài thuốc hoàn sau: Thục địa, Sinh cam thảo đều 240g, Sơn thù, Câu kỷ tử đều 180g, Thỏ ty tử 150g, Đỗ trọng 120g, Nhục quế 60g, Chế Phụ tử 100g, Hoàng kỳ 300g, Lộc nhung 60g, Tử hà xa 240g, tán bột mịn làm hoàn mỗi viên 6g, ngày uống 2 lần sáng chiều, mỗi lần 2 viên (Hiện Địa Nội Khoa Trung Y Học).
2- Can Thận Âm Hư: Thường gặp ở người thể tạng âm hư, triệu chứng chính là váng đầu, ù tai, lưng gối nhức mỏi, cơ run giật, chân tay tê dại, sốt ít, lòng bàn chân tay nóng, mất ngủ, mồ hôi trộm, sắc mặt da xạm và đen dần, táo bón, nam hoạt tinh, nữ kinh nguyệt rối loạn hoặc bế kinh, chất lưỡi đỏ khô, rêu ít, mạch Huyền Tế hoặc Tế Sác.
Điều trị: T'ư thận, dưỡng can, sơ can, hóa ứ. Dùng Mạch đông, Sa sâm, Sinh địa, Nữ trinh tử, Qui bản, Miết giáp đều 15g, Hạn liên thảo, Đương qui, Thỏ ty tử, Bạch thược đều 12g, Đơn sâm, Kê huyết đằng đều 10g, Cam thảo 3g. Sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Tring Y Học).
Gia giảm: Can khí uất, ngực sườn đầy tức thêm Xuyên luyện tử, Sài hồ. Sốt âm ỉ kéo dài thêm Địa cốt bì, Tri mẫu. Di tinh thêm Kim anh tử, Phù tiểu mạch. Chán ăn thêm Sinh mạch nha, tiêu Sơn tra. Huyết ứ nặng thêm Bồ hoàng, Đào nhân, Địa long.
3- Âm Dương Lưỡng Hư: Có các triệu chứng của 2 thể bệnh trên đây đặc biệt chú ý người da khô, sốt nhẹ kéo dài, lưới bệu đỏ ít rêu, mạch Tế Sác vô lực nhưng sợ lạnh và chân tay lạnh, huyết áp hạ.
Điều trị: Song bổ âm dương. dùng bài Kim Quỹ Thận Khí Hoàn gia vị: Thục địa, Sơn dược, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Câu kỷ tử đều 15g, Thỏ ti tử, Đỗ trọng, Nữ trinh tử, Sơn thù đều 10g, Sinh Hoàng kỳ 20g, Nhục quế bột 4g (hòa uống) Chế Phụ tử 10g (sắc trước 30 phút), Cam thảo 4g, sắc uống.
4-Khí Huyết Lưỡng Hư: Bệnh nhân thường ngày có các triệu chứng váng đầu hoa mắt, mệt mỏi, ít nói, hồi hộp, mất ngủ, môi lưỡi nhợt, sắc da xanh tái, có vùng xạm đen, mạch Trầm Tế, Nhược.
Điều trị: Ích khí dưỡng huyết, kiêm bổ can thận. Dùng bài Bát Trân Thang gia giảm: Thục địa, Đương qui, Bạch thược, Long nhãn nhục, Đảng sâm đều 12g, Kỷ tử, Kê huyết đằng, Bạch truật đều 10g, Hoàng kỳ, Sao táo nhân đều 20g, Xuyên khung 8g, Cam thảo 4g sắc uống.
Bệnh suy tuyến thượng thận mạn tính là bệnh kéo dài hàng năm, biểu hiện chủ yếu là suy giảm chức năng can tỳ thận, âm dương khí huyết hư tổn nên phép trị chủ yếu là bổ nhưng bệnh lâu ngày nên không tránh khỏi khí trệ huyết ứ nên trong lúc điều đó bổ khí huyết âm dương cũng cần chú ý gia thêm thuốc hoạt huyết hành khí mới có hiệu quả trong điều trị. Ngoài ra trong điều trị cũng cần cảnh giác trường hợp bệnh đột ngột kịch phát chứng nguy (vong âm, vong dương hoặc âm dương đều thoát). Ngoài việc dùng phương pháp y học cổ truyền như hồi dương, cứu âm, cố thoát để cứu mạng, nhất thiết phải kết hợp phương pháp hồi sức cấp cứu của y học hiện đại.
Những Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Ôn Thận Hóa Khí Lợi Thủy Phương: Bệnh viện trưc thuộc số 2 Học viện Trung y Hồ Nam): Thuc địa, Hoài sơn, Phục linh, Đơn sâm đều 15g, Sơn thù, Kỷ tử, Thỏ ti tử, Đỗ trọng, Đương qui đều 12g, Lộc giác giao, Qui bản giao, Chế Phụ tử đều 10g, Nhục quế bột 5g, bột Điền thất 3g, Cam thảo 3g, sắc uống. Đã trị 1 ca suy thượng thận phù toàn thân khỏi hẳn, 17 Setosteroit bình thường, trở lại công tác bình thường, 9 năm không tái phát.
Ngũ Ô Nhị Địa Thang (Tưởng Đại Linh, bệnh viện huyện Diêm Sơn, Hà Bắc).
Thục địa, Sinh địa đều 15g, Kỷ tử, Đơn bì đều 12g, Ngũ vị tử, Bạch thược, Hoàng cầm, Chỉ xác, Ngưu tất, Sơn thù, Tri mẫu đều 10g, Ô mai 3 quả, sắc nước uống. Đã
trị 2 ca đồng tử dãn, phản xạ ánh sáng yếu được hồi phục hoàn toàn.
Bổ Mệnh Môn Hỏa Phương (Trương Thụy Đình, bệnh viện Trung y Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long): Đảng sâm, Câu kỷ tử, Thục địa hoàng, Nữ trinh tử, Tiên linh tỳ, Bổ cốt chi đều 9g, Hoàng kỳ, Sơn dược đều 12g, Tang ký sinh 15g, Lộc giác giao 6g, sắc uống.
Thuốc có tác dụng ôn thận ích khí, đã dùng trị 6 ca có kết hợp cứu đều khỏi tốt.
Phụ Quế Ôn Thận Phương (Trình Ích Xuân, học viện Trung y Sơn Đông): Thục Phụ tử 12g, Nhục quế, Sơn dược, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả, Phục linh, Đơn sâm, Chích thảo đều 9g, Thục địa, Hoàng kỳ đều 15g, sắc uống.
Trường hợp tức ngực hồi hộp thêm Phỉ bạch 12g, bột Hổ phách l,5g (hòa uống). Đã dùng trị 1 ca khỏi, 17 Setosteroit bình thường, hồi phục công tác SUY TIM
(Insufisance cardiaque - Congestive heart failure – Tâm Lực Suy Kiệt)
Đại Cương
Suy tim là trạng thái bệnh lý của tim không đủ khả năng cung cấp đủ máu để đáp ứng yêu cầu đủ oxy cho sự hoạt động của cơ thể.
Suy tim là giai đoạn cuối của bệnh tim và là biến chứng của nhiều loại bệnh khác ngoài tim.
Tỷ lệ suy tim tăng ở người cao tuổi, 80% những người suy tim có tuổi từ 60 trở lên. Tuổi càng cao, số người mắc bệnh càng nhiều. Ở tuổi 45 - 54, tỷ lệ nơi nam giới suy tim là 1,8/1000, ở lứa tuổi 55 - 64 tỷ lệ ấy là 4/1000, tuổi 65-74 là 8,2/1000. Trung bình cứ sau 10 năm tuổi thì tỷ lệ suy tim tăng gần gấp đôi (Kannel W.B., công trình Framingham theo dõi 20 năm).
Suy tim tuy nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều dẫn đến 2 hậu quả chính là:
1. Lưu lượng máu của tim kém: Tức là số lượng máu do tim bơm ra cung cấp cho các cơ quan ngoại biên trong một phút giảm đi. Bình thường lưu lượng máu của tim là 5 lít ở người trưởng thành, nay chỉ còn khoảng 2-3 lít.
2. Áp lực tĩnh mạch ngoại biên và áp lực nhĩ tăng.
Hậu quả đó ảnh hưởng lớn đến các nội tạng chính như:
Thận: Máu qua thận ít, bệnh nhân tiểu ít.
Gan: Máu ứ đọng ở gan (gan to ra, tĩnh mạch cổ nổi).
Phổi: Máu, ứ đọng ở tiểu tuần hoàn gây nên khó thở.
Tim: Máu vào các động mạch vành ít đi, tim thiếu máu, cơ tim thiếu oxy, tim to ra, suy tim nặng.
Suy tim thường chia 8 loại nhưng có liên quan ảnh hưởng với nhau: suy tim phải, suy tim trái và suy tim.
Nếu được phát hiện sớm, suy tim có thể trị khỏi và phòng được.
Nguyên Nhân
Có thể chia 3 loại khác nhau giúp cho chẩn đoán:
A- Suy tim trái.
Nguyên nhân:
a- Bệnh van tim : Hở hai lá, hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ.
b) Bệnh tim tiêõn thiên: Hẹp van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ.
c) Bệnh tăng huyết áp.
d) Bệnh suy mạch vành nhất là nhồi máu cơ tim.
e) Viêm cơ tim cấp (do thấp tim, nhiễm độc, nhiễâm khuẩn.
Triệu chứng: Khó thở (dấu hiệu chính), bắt đầu nhẹ, nhưng khi lên cầu thang, gắng sức... thì bệnh nặng lên, ngồi nghỉ cũng khó thở.
Có khi khó thở giống như bị hen suyễn, hết cơn lại dễ chịu. Nặng nhất là phù phổi cấp: thở dốc, khó thở, khạc ra nhiều đờm đỏ như bọt. Huyết áp tối đa hạ, số tối thiểu bình thường.
B- Suy Tim Phải
Nguyên nhân:
+ Hẹp van 2 lá.
+ Các bệnh phổi mạn tính: hen phế quản, giãn phế quản, phế quản viêm mạn, viêm phổi, những bệnh dị dạng lồng ngực, dầy dính màng phổi gây nên tâm phế mạn.
+ Các bệnh của động mạch phổi: hẹp van, hẹp phổi, hẹp nhánh động mạch phổi.
+ Các bệnh màng ngoài tim, tràn dịch bao tim do viêm.
a- Triệu chứng:
. Tím da và niêm mạc tùy theo mức độ suy tim: nhẹ thì chỉ tím ở môi, móng tay, nặng thì tím cả mặt và cả người.
. Khó thở thường xuyên.
. Mạch nhanh, huyết áp tối đa bình thường nhưng huyết áp tối thiểu tăng, gây nên huyết áp kẹp.
. Ấn vào gan thấy áp lực tĩnh mạch tăng hoặc tĩnh mạch cổ nổi.
. Tốc độ tuần hoàn chậm đến 40 – 50 giây (bình thường 12 – 20 giây).
. Gan to, lúc đầu gan to mềm, đau tức, đập theo nhịp tim. Sau đó gan bị xơ nên cứng lại, đau tức và không đập nữa.
. Phù mềm, lúc đầu chỉ ở hai mắt cá chân, rồi hai chi dưới. Phù nhiều gây cổ trướng, tràn dịch màng phổi, màng tinh hoàn.
b) X quang: Hình tim to nhất là thất phải, cung dưới bên phảùi to ra, động mạch phổi to. Hình ảnh phổi rất mờ do ứ máu ở phổi.
c) Có dấu hiệu của bệnh gây suy tim phải.
C- Suy tim toàn bộ
1) Nguyên nhân :
Là những nguyên nhân gây suy tim phải và suy tim trái. Ngoài ra có các loại nguyên nhân sau:
a) Suy tim toàn bộ do thấp hoặc chất tạo keo.
b) Thoái hóa cơ tim: Bệnh cơ tim tiên phát.
c) Tim thiếu máu do thiếu hồng cầu kinh diễn.
d) Tim suy do thiếu sinh tố B1.
e) Tim suy do cường giáp (tim Basedow).
2) Triệu chứng :
a) Lâm sàng:
Nổi bật nhất là triệu chứng suy tim phải. Khó thở thường xuyên, lúc ngồi cũng như nằm, môi niêm mạc tím. Phù nhiều toàn thân, có tràn dịch. Gan to, tĩnh mạch cổ nổâi. Mạch yếu, huyết áp tối đa hạ, tối thiểu tăng.
b) X quang: Hình tim to toàn bộ, phổi mờ ứ huyết, rốn phổi đậm.
Chẩn đoán
Chẩn đoán cần xác định được là suy tim và tìm nguyên nhân.
+ Chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa vào:
l) Khó thở: Bao giờ cùng có, khó thở gắng sức, khó thở khi nằm, cơn khó thở về đêm.
2) Những dấu hiệu tim mạch: Nhịp tim nhanh, tiếng ngựa phi, tiếng thổi nhẹ, tĩnh mạch cảnh căng, huyết áp chênh lệch (kẹp).
3) Những dấu hiệu tuần hoàn ứ đọng ngoài tim như: Xung huyết đáy phổi, tràn dịch màng phổi.
- Tiểu ít.
- Gan to, mềm, đau và cổ trướng.
- Phù chi dưới, sáng nhẹ chiều nặng hơn.
Chẩn đoán suy tim từng phần dựa vào nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng như ở phần trên.
Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây suy tim.
+ Phân biệt với các bệnh phổi: Các bệnh phổi gây khó thở có kèm những triệu chứng của bệnh, như viêm phế quản mạn tính có tiền sử ho kéo dài, đàm nhiều... hen phế quản có nhiều lần lên cơn hen, phổi có nhiều ran nổ, ran ngáy, không có tiền sử bệnh tim, khó thở nhiều vào thì thở ra...
+ Cơn cao huyết áp.
V- Suy Tim Theo Y Học Cổ Truyền
Y văn cổ truyền không có chứng suy tim nhưng theo triệu chứng lâm sàng, bệnh thuộc phạm trù các chứng ‘Tâm Quí’,’Chinh Xung’, 'Khái Suyễn', ‘Đàm Ẩm’, ‘Thủy Thủng', ‘Ứ Huyết’, ‘Tâm Tý’, và cách chữa trị thường có thể tham khảo cách chữa của các bệnh này.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh có thể phân tích lý giải như sau:
1) Khí Huyết Hư: ‘tâm quí’ (lo sợ) là triệu chứng thường thấy trong bệnh suy tim hoặc do chính khí suy, ngoại tà xâm nhập, do dương khí suy không ôn dưỡng tâm mạch, tâm dương bất túc sinh ra tâm quí. Do dương hư không chế được thủy, thủy khí thượng nghịch sinh ra hồi hộp, hoặc bệnh lâu ngày, tâm huyết bất túc, tâm không được nuôi dưỡng đủ hoặc thận dương hư tổn, âm hư hỏa vượng, tâm hỏa bốc lên cũng sinh chứng ‘tâm quí’.
2) Bệnh Tâm Phạm Phế: Khó thở (khí suyễn) là chứng thường gặp trong bệnh suy tim. Bệnh nhẹ thì sau khi lao động mệt mới khó thở, nặng thì ngồi cũng khó thở, kèm ho, đờm nhiều bọt màu hồng. Thiên ‘Khái Luận’ (Tố Vấn 38) viết: “Triệu chứng tâm khái là ho kèm đau ở mỏm ức (tâm thống)”.
Ho suyễn cần phân biệt hư thực hoặc bản hư tiêu thực Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: ‘Thực suyễn hơi thở dài có dư, hư suyễn hơi thở ngắn không liên tục”, rất có ý nghĩa trong điều trị. Khó thở trong suy tim hầu hết là hư thực lẫn lộn, tâm phế thận cùng mắc bệnh.
3) Huyết Ứ: Tâm chủ huyết, tâm suy thì tâm khí suy, huyết vận hành kém nên sinh ra huyết ứ, xuất hiện các triệu chứng: Mặt, lưỡi, môi và cả móng chân tay tím bầm.
4) Phù thũng : Trong suy tim, phù thường xuất hiện từ từ, phù lõm bắt đầu từ bàn chân, nằm gác chân cao thì phù giảm nhẹ, đi nhiều phù tăng, thuộc âm thủy, do sự suy giảm chức năng của các tạng tâm, tỳ, phế, thận.
VI- Triệu Chứng & Điều Trị
Trong điều trị theo biện chứng thường phân các thể bệnh sau:
1) Tâm Dương Hư: Chân tay lạnh, tim đập hồi hộp, lúc gặp lạnh hoặc hoạt động nhẹ khó thở tăng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế Sác hoặc Kết, Đại.
Điều trị: Ích khí, ôn dương. Dùng bài Sâm Phụ Thang gia vị: Thái tử sâm 12- 16g, chế Phụ tử 8 - 12g (sắc trước), Hoàng kỳ 20-30g, Quế chi 6-10g, Bạch truật 12g, Đơn sâm 12-16g, Bá tử nhân 12g.
(Sâm, Phụ, Kỳ, ích khí ôn dương; Quế chi thông dương; Truật kiện tỳ; Đơn sâm dưỡng huyết, hoạt huyết; Bá tử nhân dưỡng tâm, an thần).
2) Tâm Tỳ Dương Hư: Hồi hộp, khó thở, làm việc nhẹ khó thở tăng, chán ăn, bụng đầy, buồn nôn hoặc nôn, chân phù, rêu lười dày nhớt, mạch nhỏ, Sác, Kết, Đại.
Điều trị: Kiện tỳ, ôn dương. Dùng bài ‘Tứ Quân Tử Thang hợp với Linh Quế Truật Cam Thang gia giảm: Đảng sâm 12g, (hoặc Nhân sâm 6g sắc riêng), Bạch linh 12g, Bạch truật 12-20g, Chích cam thảo 4-6g, Xa tiền thảo 12-16g, Ý dĩ nhân 12-20g, Đan sâm 12-20g, Quế chi 6-10g.
(Đảng sâm (Nhân sâm) bổ khí kiện tỳ; Bạch linh, Bạch Truật, Ý dĩ kiện tỳ, lợi thấp, Quế chi ôn dương thòng mạch, Xa tiền thảo lợi thấp, Đan sâm hoạt huyết, công tâm).
Trường hợp phù nặng: thêm Ngũ gia bì, Đông qua bì (vỏ bí đao) để tăng cường lợi thấp.
3) Tâm Thận Dương Hư: Hồi hộp, khó thở, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiểu ít, chân phù, mặt phù, tinh thần mệt mỏi, môi lưỡi xanh tím, rêu trắng, mạch Trầm Tế Nhược hoặc Kết Đại.
Điều trị: Ôn dương lợi thủy. Dùng bài ‘Chân Vũ Thang hợp với Ngũ Linh Tán gia giảm: Nhân sâm (sắc riêng) 6-8g, Chế phụ tử 6-10g (sắc trước), Bạch linh 12g, Bạch truật 20g, Sinh khương 12g, Quế chi 6-8g, Trạch tả 12g, Xa tiền thảo 12-16g, Đan sâm 12-16g.
Phù nặng thêm Ngũ gia bì 12g. Thận dương hư nặng uống thêm Bát Vị Hoàn 6-8g/1ần, 2 lần/ngày.
4) Khí Âm Lưỡng Hư: Hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, váng đầu, hoa mắt, miệng khô, họng khô, mất ngủ, mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi thon đỏ, ít rêu, mạch Tếâ Sác.
Điều trị: Ích khí, dưỡng âm. Dùng bài: ‘Chích Cam Thảo Thang hợp với Sinh Mạch Tán gia giảm: Nhân sâm (sắc riêng 6-10g, Chích cam thảo 6-8g, Mạch môn 12-16g, Ngũ vị tử 6g, Sinh địa 16g, A giao (hòa thuốc) 8-10g, Sinh khương 8-12g.
(Nhân sâm, Chích thảo bổ khí, Mạch môn, Sinh địa, A giao bổ âm, Ngũ vị tử liễm âm, Sinh khương ôn tỳ).
5) Khí hư huyết ứ: Hồi hộp, ho, khó thở, ngực sườn đau tức, bụng đầy, 2 má đỏ, môi lưỡi tím đen, phù, tiểu ít, chất lưỡi tím thâm, mạch Sáp hoặc Huyền, Kết.
Điều trị: Ích khí, hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đảng sâm 12g, Đan sâm 12- 16g, Xuyên khung (hoạt huyết) 8-10g, Xích thược, Hồng hoa, Diên hồ sách (hoạt huyết) mỗi thứ 8- 12g, Hoàng kỳ (bổ khí, lợi tiểu tiện) 16-30g, Hương phụ, Chỉ xác (hành khí) mỗi thứ 8-10g, Đào nhân (hoạt huyết) 8-12g, Sài hồ (sơ can chỉ thống) 12g.
6) Đờm Ẩm Bế Phế: Hồi hộp, ngắn hơi, ho khó thở, ho khạc nhiều đờm trắng có bọt, bụng đầy, ăn ít, phù, tiểu ít, thân lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dày hoặc vàng nhớt, mạch Hoạt, Sác.
Điều trị: Tuyên phế, hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn. Dùng bài Tả Phế Thang hợp với Tiểu Thanh Long Thang gia giảm: Đình lịch tử (hóa đờm) 6-8g, Chích cam thảo 6 –8g, Tang bạch bì 1220g, Sa sâm 12g, Địa cốt bì (tư nhuận phế âm) 12g, Bán hạ (chế Gừng để cầm nôn), Ngũ vị tử (liễm phế âm) 6g, Ma hoàng (bình suyễn) 8-10g, Hạnh nhân (giáng khí, chỉ khái) 8-10g, Sa sâm (tư âm, nhuận phế) 12-16g, Hậu phác (giáng nghịch bình suyễn) 8-10g. 7) Dương khí hư thoát: Hồi hộp, khó thở, bệnh nhân ngồi thở dốc, khó chịu, bứt rứt, sắc mặt xanh xám, chân tay lạnh toát, mồ hôi, bệnh nặng thì hôn mê, nói sảng, chất lưỡi tím, mạch Trầm Tế, muốn tuyệt (khó bắt).
Điều trị: Hồi dương, cứu nghịch. Dùng bài Sâm Phụ Long Mẫu Thang hợp với Sinh Mạch Tán gia giảm: Nhân sâm 8g, Chế phụ tử 8-10g (sắc trước), Sinh long cốt 12-16g, Sinh mẫu lệ 12-16g, Mạch môn 12 - 16g, Ngũ vị tử 6 8g, Sơn thù 10g, Can khương 10g, sắc uống. Nếu bệnh nhân còn tỉnh cho uống từng ít một, uống 3-4 lần trong ngày.
Biện chứng bệnh suy tim rất phức tạp, bệnh thường nặng, tùy tình hình bệnh lúc cấp cứu phải kết hợp chặt chẽ với các biện pháp cấp cứu hiện đại.
Một Số vị Thuốc Có Tác Dụng Cường Tim
(theo sách Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học)
. Bắc Ngũ gia bì (Cortex Périplocae radicis) có.nhiều Glucozit cường tim, tác dụng cường tim, lợi tiểu, trị phong thấp.
. Phụ tử (Radix Aconiti carmichaeli Praeparata): Có tác dụng cường tim. Mỗi ngày uống 6 - 12g. Dùng trị suy tim nên sắc trước 30 - 60 phút để giảm độc.
. Đình lịch (Lepidium apetalum Willd) có tác dụng tăng co bóp cơ tim, làm chậm nhịp tim. Liều dùng mỗi ngày 6-10g cho vào thuốc sắc. Nếu dùng bột mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1-2g, hòa nước uống. Thuốc có tác dụng giáng khí, lợi thủy làm cho lượng nước tiểu tăng, phù giảm.
. Thiềm tô: (Nhựa cóc: Secretio bufonis) tác dụng như Digital, phân tích trong nhựa cóc có đến 20 loại có tác dụng cường tim, làm tăng lực co cơ tim, làm giảm nhịp tim. Trên lâm sàng mỗi lần dùng 10mg, ngày 3 lần, sau khi có tác dụng thì giảùm liều. Tác dụng phụ có: buồn nôn, nôn... và có phản ứng nhiễm độc như Digital. Để giảm bớt kích thích đối với đường ruột, có tác giả dùng trộn với Bạch linh 9 phần, Thiềm tô 1 phần thành thuốc tán, cũng có thể dùng làm viên bọc nhựa.
. Ngọc trúc (Polygonatum oflicinale All) có Glucozit cường tim. Trên thí nghiệm dùng liều lượng nhỏ làm cho tim ếch cô lập bóp mạnh, liều lượng lớn làm tim đập chậm hoặc ngưng đập. Trên lâm sàng dùng trị suy tim, liều mồi ngày 15g sắc uống, dùng 3 - 5 ngày có kết quả thì giảm liều.
. Chỉ thực (Citrus aurantium L.) có tác dụng tăng co bóp cơ tim: Trên lâm sàng dùng trị suy tim bằng dịch tiêm Chỉ thực mỗi lần 40-60g (mỗi ml có thuốc sống 4g), cho vào dịch Glucoza10% - 250ml truyền tĩnh mạch, có tác dụng tăng hiệu suất của tim và lợi tiểu.
. Nhân sâm (Radix Ginseng): Lượng ít Nhân sâm làm tăng lực co bóp của cơ tim, nếu nồng độ cao thì tác dụng ngược lại và làm chậm nhịp tim. Nhân sâm được dùng trị suy tim trong bài ‘Sinh Mạch Tán’ và bài ‘Sâm Phụ Thang'.
. Hoàng kỳ (Radix Astragali) có tác dụng làm tăng lực co bóp của cơ tim và tác dụng lợi tiểu.
. Linh chi (nấm Linh chi: Ganoderma japonicum (Fr.) có tác dụng cường tim, hạ áp, giúp cơ tim chịu đựng được trạng thái thiếu máu, hạ lipit huyết, chống xơ cứng động mạch.
(10) Qua lâu ( Richosanthee Ririlowii Maxim): Có tác dụng làm giãn mạch vành làm tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, chống thiếu oxy và hạ lipit huyết, được dùng trong điều trị suy tim do bệnh động mạch vành.
Trên lâm sàng dùng viên Qua lâu, mỗi lần 4 viên, ngày uống 8 lần (lượng mỗi ngày tương đương với 31,2g thuốc sống).
Một số bài thuốc trên lâm sàng được sử dụng điều trị suy tim
(Trích trong ‘Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn’)
+ Kháng Tâm Suy Phương (Chu Đức Khôi): Xích thược, Xuyên khung, Đơn sâm, Kê huyết đằng, Trạch lan mỗi thứ 15g, Đảng sâm 25g, Khôn thảo (tức Ích mẫu thảo) 25g, Mạch môn 25g, Phụ tử 10-15g, Ngũ gia bì 10-15g, sắc nước uống.
Biện chứng gia giảm: Khí âm lưỡng hư tăng liều Đảng sâm, Mạch môn, hoặc thêm Sa sâm; Thể tỳ hư thêm Bạch truật; Thận dương hư tăng lượng Phụ tử hoặc thêm Nhục quế.
TD: Ôn dương, ích khí, hoạt huyết, cường tâm. Trị suy tim ứ đọng do các loại nguyên nhân.
+ Tâm Suy Phương (Hứa Tâm Như và và cộng sự, viện Trung Y Học Bắc Kinh): Đình lịch tử, Tang bạch bì, Xa tiền tử (cho vào bọc), Hoàng kỳ (sinh), Thái tử sâm, Tử đan sâm mỗi thứ 80g, Trạch tả, 15g, Mạch môn 15g, Ngũ vị tử 10g, Đương qui (toàn) 10g, sắc cô còn 200ml. Bệnh nặng mỗi ngày sắc 2 thang chia 4 lần uống, bệnh chuyền biến tốt thì giảm liều ngày 1 thang.
TD: Tả phế, lợi thủy, ích khí, dưỡng Tâm, hoạt huyết, thông mạch. Trị suy tim ứ đọng.
+ Sinh Mạch Lợi Thủy Thang (Hình Nguyệt Minh): Đình lịch tử 5-10g, Lộ đảng sâm 15-80g, Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 10g, Phục linh 15-30g, Trư linh 10g, Trạch tả 80g, Bạch truật 12g, Xa tiền tử 30g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Khí hư, mồ hôi tự ra thêm Hoàng kỳ 30g; Dương hư thêm Xuyên phụ phiến 10g, Quế chi 10g; Phù nặng thêm Uất lý nhân 30g; Bụng phù trướng thêm Thạch xương bồ 15-30g; Âm hư phù, bỏ Bạch truật thêm Nữ trinh tử 15-30g, Bạch mao căn 30g, Tây qua bì 30g; Hạ tiêu có thấp nhiệt thêm Khổ sâm 12g; Huyết ứ thêm Đơn sâm 15-30g, Xích thược 15g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 10g, huyết hư thêm Đương qui 15g, Thục Địa 15g, A giao 10g; Kèm bệnh nhiễm khuẩn thêm Ngân hoa 30g, Liên kiều 15g, Bản lam căn 30g, Bán chi liên 30g, Hoàng cầm 15g.
+ Phụ Ngoại Tâm Suy Phương (Bệnh Viện Phụ Ngoại thuộc Viện Khoa Học Y Học Trung Quốc):
. Hoàng kỳ 18g, Ngọc trúc 18g, Thái tử sâm 80g (hoặc Sa sâm 30g), Ngũ vị tử 10g, Mạch đông 12g, Đơn sâm 12g, Chích thảo 9g, sắc uống.
TD: Ích khí, dưỡng âm. Trị chứng khí âm lưỡng hư.
-Gia giảm: Tim hồi hộp thêm sao Táo nhân 12g, Tử thạch anh 24g; ăn ít thêm Bạch truật 12g, Bạch linh 18g; Dương hư sợ lạnh thêm Quế chi 9g, Lộcgiác 10g.
. Thục phụ tử 10g, Bạch truật 12g, Phục linh 80g, Quế chi 9g, Chích thảo 9g, Mộc hương 9g, Đại phúc bì 15g, sắc uống.
TD: Ôn dương, lợi thủy. Trị chứng dương hư phù thũng.
-Gia giảm: Khí hư nặng thêm Hoàng kỳ 24g, Hồng sâm 6g; Buồn nôn, chán ăn thêm Sa nhân 6g, Trần bì 9g; Suyễn nặng thêm Đình lịch tử 20g; Tiểu ít thêm Xa tiền tử 30g, Trạch tả 15g, Tiêu mục 12g; Cổ trướng thêm bột Hắc bạch sửu (hòa uống) 4,5g bột Trầm hương (hòa uống) 3g.
.Thục phụ phiến 10g, Đình lịch tử 9g, Phục linh 30g, Thục địa 12g, Nhục quế 4,5g sắc uống.
TD: Ôn bổ phế thận. Trị chứng phế thận hư.
Gia giảm: Ho nhiều thêm Tuyền phúc hoa 10g, Bối mẫu 10g; Đờm nhiều thêm Hải phù thạch 12g, Quất lạc 12g, Bạch giới tử 10g; Suyễn nhiều thêm Ngũ vị tử 9g, Nhân sâm 6g, Đuôi Cáp giới (tắc kè) 1 đôi, Sơn thù nhục.
. Thục phụ tử 10g, Quế chi 10g, Đảng sâm 10g, Sinh địa 10g, Tiên linh tỳ 10g, Nhục thung dung 24g, Đơn sâm 18g sắc uống. Tác dụng: ích khí ôn dương, trị thể khí dương lưỡng hư.
Gia giảm: Tim đập chậm thêm Ma hoàng 6-9g, Tế tân 3 - 6g; Huyết ứ thêm Đan sâm 10-12g, Hồng hoa 10g, Huyết kiệt (bột) 3g hòa uống.
. Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 15g, Thái tử sâm 30g, Ngọc trúc 18g, Đơn sâm 12g, sắc uống.
TD: Bổ ích tâm khí, chủ trị thể khí hư.
Vì quá trình bệnh lý suy tim thay đổi nhiều nên tùy trường hợp mà chọn bài thuốc thích hợp.
+ Quế Phụ Đình Lịch Thang (Từ Long Vân): Phụ phiến 15g, Can khương 9g, Quế chi 9g, Đình lịch tử 15g, Phục linh 30g, Phòng kỷ 30g, Bạch thược 15g, Đan sâm 30g, Long xỉ 30g, Hoàng kỳ 15g, Đảng sâm 15g, Qua lâu 15g, sắc uống.
Tác dụng: ôn dương, lợi thủy, hoạt huyết, hóa đờm. Trị chứng suy tim mạn tính đợt cấp diễn.
Gia giảm: Nếu khí âm bất túc thêm Mạch môn, Ngũ vị tử; Mạch Kết Đại thêm Chích cam thảo, Đại táo, Đinh hương, A giao, Sinh địa, Ma nhân, Mạch đông; Ngực tức thêm Phỉ bạch. Chỉ thực, rượu trắng; Huyết ứ nặng trọng dụng Đơn sâm, thêm Xích thược, Kê huyết đằng.
+ Thông Mạch Ẩm (Chu Tích Kỳ, bệnh viện Nhạc Dương Thượng Hải): Quế chi 6-12g, Xích thược 90g, Đào nhân 12g, Xuyên khung 6g, Ích mẫu thảo 30g, Hồng hoa 6-9g, Đơn sâm 15g, Mạch đông 15g, Hoàng kỳ 15-30g, Chích thảo 15-30g, sắc uống.
TD: ích khí hoạt huyết thông mạch. Trị chứng suy tim thể hư thực thác tạp, khí huyết ứ.
+ Cường Tâm Lợi Niệu Thang (Lục Quế Khang): Sài hồ 10g, Chỉ xác, Đảng sâm, Hồng hoa, Xa tiền tử mỗi thứ 10g, Đơn sâm 20g, Qua lâu bì 30g, Ngũ gia bì 3-10g. Sắc uống.
TD: Dưỡøng tâm, cường tâm, lý khí, ích khí, lợi thủy, hóa ứ, tiêu phù. Trị chứng suy tim mạn do phong thấp.
Gia giảm: Tâm thận dương suy thêm Phụ tử 6 10g, Quế chi 10g, Phục linh 15g, Bạch truật 12g, Trạch tả 10g. Tâm thận âm hư thêm Mạch đông 12g, Ngũ vị tử 10g, Đơn bì 10g, Sao chi tử 10g. Tâm tỳ đều hư thêm Hoàng kỳ l2g, Phục linh l2g, Bạch truật 12g. Ho nhiều thêm Tang bạch bì 12g, Cát cánh 10g, Tỳ bà diệp 10g. Huyết ứ nhiều thêm Sinh xương bồ 10g, Ngũ linh chi 12g.
+ Hóa Ứ Cường Tâm Thang (Ngô Yên Vinh): Hoàng kỳ 40g, Đương qui 15g, Xích thược 15g, Xuyên khung 15g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Địa long 10g, sắc uống.
TD: ích khí, hoạt huyết, cường tâm. Trị chứng suy tim mạn do phong thấp.
Gia giảm: Âm hư huyết táo: thêm Nữ trinh tử, Hạn liên thảo. Ho sốt thêm Xa tiền tử. Vong dương thêm Nhân sâm, Phụ tử. Lúc suy tim được cải thiện, ngủ kém bỏ Xích thược, Địa long, thêm Thục táo nhân, Tri mẫu.
+ Kê Uất Hồng Thược Thang (Tào Hưng Á): Kê huyết đằng 30g, Uất kim 18g, Hồng hoa 9g, Xích thược 15g, Đơn 8ârn 15g, Phụ phiến 2g (sắc trước), Bạch truật 12g, Phục linh 10g, Sinh khương 9g, Quế tâm 9g, Trư linh, Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền thảo, mỗi thứ 30g, sắc uống.
TD: Ôn thận, lợi thủy, hoạt huyết, hóa ứ. Trị chứng suy tim do tâm phế mạn.
(Tác giả dùng trị 30 cas kết quả tốt 71,43%), có kết quả 21,43%, không kết quả 7,14%.
+ Đình Lịch Tán (Trịnh Hạc Nhiên): Bắc đình lịch tử, tán mịn, mỗi ngày 3 - 6g, chia 3 lần uống sau ăn.
TD: Hóa ẩm, hành thủy, giáng nghịch. Chủ trị chứng suy tim do tâm phế mạn.
Tác giả đã dùng trị 10 ca suy tim do tâm phế mãn 10 ca. Uống thuốc đến ngày thứ 4 nước tiểu tăng rõ, phù giảm, sau 2, 3 tuần, hết hoặc giảm rõ triệu chứng suy tim. Trong quá trình uống thuốc không phát hiện có tác dụng phụ.
+ Phù Dương Ích Âm Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Hồng sâm 10g, Thục phụ phiến 10g, Trư khổ đởm (trấp) 1 cái, Chích cam thảo 10g, Xương bồ 10g, Táo nhân 15g, Chích viễn chí 10g, Ngũ vị tử 10g, Đương qui 12g, (Sa) bạch truật 12g, Phục linh 20g, A giao 12g (nấu chảy). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Đã dùng "Phù Dương Ích Âm Thang" gia giảm chữa 10 ca bệnh tim do phong thấp kèm suy tim ở mức độ khác nhau đều có kết quả tốt.
("Phù Dương Ích Âm Thang" là bài thuốc do các bài Tứ Nghịch Gia Nhân Sâm Thang, Bạch Thông Gia Trư Đởm Trấp Thang, Phụ Tử Thang, Toan Táo Nhân Thang, biến hóa nên).
+ Quế Phụ Đình Lịch Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Phụ phiến 15g, Can khương, Quế chi đều 9g, Đình lịch tử 15g, Phục linh, Phòng kỷ đều 30g, Bạch thược 15g, Đan sâm, Long xỉ (nung) đều 30g, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Qua lâu nhân đều 15g. Sắc uống.
TD: Ôn dương lợi thủy, Hoạt huyết khứ ứ. Trị dương khí suy yếu, âm hàn nhiều ở bên trong gây nên suy tim mạn.
Đã trị 5 cas, uống từ 3-5 thang có công hiệu, 8-13 thang hoàn toàn khỏi. Sau khi bệnh khỏi, tùy nghi gia giảm cho uống thêm để củng cố kết quả.
Khí âm bất túc thêm Mạch môn, Ngũ vị tử. Mạch Kết Đại thêm Chích cam thảo, Đại táo, Sinh khương, A giao, Ma nhân, Mạch môn và rượu uống.
+ Kháng Tâm Suy Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Xích thược, Xuyên khung, Đan sâm, Kê huyết đằng đều 15g, Đảng sâm, Thân thảo, Mạch môn đều 25g, Phụ tử 10-15g, Ngũ gia bì 10- 15g, Trạch lan 15g. Sắc uống.
TD: Ôn dương ích khí, hoạt huyết, cường tâm.
Đã trị 6 ca suy tim độ I đều khỏi, 23 ca suy tim độ II, khỏi 20, có chuyển biến 2, không hiệu quả 1; Trị 13 ca suy tim độ III, khỏi 8, chuyển biến tốt 4, không khỏi 1.
CHÂM CỨU TRỊ SUY TIM
+ Châm huyệt Cường tâm thuật (tức Đại lăng, Nội quan, Gian sử và Khích môn). Châm xiên luồn kim từ huyệt Đại lăng đến Nội quan, từ huyệt Gian sử đến Khích môn (Châm Cứu Kinh Ngoại Kỳ Huyệt Đồ Phổ).
+ Châm Kiện lý tam huyệt (Lòng bàn tay, chính giữa khe xương bàn tay thứ 3-4 đo thẳng ra phía sau 1 thốn là một huyệt, từ đó lại đo ra hai bên mỗi bên một huyệt nữa, tất cả là ba huyệt) (Châm Cứu Du Huyệt Đồ Phổ).
+ Châm Thốn bình sâu 0,3-0,5 thốn, kích thích vừa, lưu kim 20 phút, cư 5 phút vê kim một lần (Châm Cứu Khổng Huyệt Cập Kỳ Liệu Pháp Tiện Lãm).
+ Hồi dương ích chí, khứ tà. Châm huyệt Nội quan, Gian sử, Tâm du, Thần môn, Túc tam lý. Mỗi ngày châm một lần, khi đắc khí, lưu kim 20 phút. 10 ngày là một liệu trình.
Khí suy yếu: thêm Chiên trung, Phế du, Thiên đột. Bụng đầy thêm Túc tam lý, Trung quản. Tiểu ít thêm Thận du, Tam âm giao. Tâm phiền, mất ngủ thêm An miên. Gan sưng to thêm Thái xung, Chương môn, Can du. Đờm nhiều thêm Phong long. Ho ra máu thêm Khổng tối, Xích trạch (Bị Cấp Châm Cứu).
Nhĩ Châm
Chọn huyệt Tâm, Thận, Tỳ, Thần môn, Phế, Giao cảm. Dán thuốc vào hai bên tai, Cách ngày dán một lần. 10 lần là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu). SUY TIM MẠN
Còn gọi là Suy tuần hoàn kinh diễn, là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, bệnh về động mạch phổi và một số bịnh toàn thể (về Thận, nôị tiết, nhiễm khuẩn, nhiễm độc trên cơ địa yếu. Tất cả các trường hợp đều do hai nhân tố căn bản: Lưu lượng máu ở tim giảm và ứ máu tuần hoàn ngoại biên.
Suy tim mạn tính khó trị. Có những cơn nặng và thời kỳ hòa hoãn. Gần đây, người ta thấy châm cứu có khả năng cải thiện cơ năng của tim, góp phần giải quyết bệnh này.
Có thể quy vào hai thể:
1- Tâm Dương Suy Yếu: Tim hồi hộp, ngực đầy tức, tinh thần mỏi mệt, uể oải, sắc mặt xanh, móng tay nhạt trắng, người sợ lạnh, chân tay mát lạnh, hay chóng mặt, ngủ không yên, ăn kém, chất lưỡi nhạt, mạch Tế, Nhược.
2- Khí Trệ, Huyết Ứ: Tim hồi hộp, ngực đầy tức, khó thở, chân tay mát lạnh, móng tay tím, môi và chất lưỡi cũng tím, mạch Trầm, Tế, Sáp hoặc Kết.
Điều trị: Ích nguyên, cố bản, cường kiện tâm thần.
Châm Cứu
Có thể chọn:
+ Nội quan, Tâm du, Thiếu phủ.
+ Cự khuyết, Khích môn, Cao hoang.
Có thể chọn thêm một số huyệt khác cho phù hợp bệnh tình. Lúc đầu kích thích nhẹ, sau mạnh dần và kéo dài rồi rút kim. ngày châm một lần, có thể 2-3 ngày châm một lần. 7-10 ngày là một liệu trình, nghỉ 4-5 ngày lại tiếp tục. Khi bệnh đã chuyền biến tốt, tương đối bệnh ổn vẫn nên châm 2 – 3 lần trong tuần.
(Nội quan, Túc tam lý, Tâm du, Thiếu phủ để cường tâm, thông lợi huyết mạch, Nội quan điều hòa huyết mạch, hợp & Tam âm giao để an thần, định chí. Cự khuyết kích động dương khí ở vùng ngực và tâm dương. Khích môn trấn thống, Cao hoang bồi bổ sức) (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học). SỮA TỰ CHẢY
Sữa của đàn bà sau khi sinh, dù không cho con bú cũng tự chảy ra, cũng có khi đang có thai mà sữa tự chảy ra, gọi là chứng ‘Nhũ Khấp’, Nhũ Trấp Tự Xuất.
Nguyên nhân có thể do cơ thể người mẹ sung sức, sữa nhiều quá, căng lên và chảy ra một ít hoặc có khi sữa đang cương lên, chỉ nghĩ đến sữa là lập tức sữa chảy ra, hoặc lúc mới cai sữa, sữa không bị hết mà lại tự chảy ra, đều được xếp vào loại sữa tự chảy.
Nguyên Nhân
Do khí huyết đều hư, do hư yếu nên không cầm được sữa. Hoặc do Can kinh có uất nhiệt gây nên.
. Khí Hư Không Nhiếp Được:: Do sau khi sinh, mất máu, khí bị hao, hoặc ăn uống lao nhọc quá sức khiến cho TỳVị bị tổn thương, không kềm chế được sữa khiến cho sữa tự chảy ra.
. Can Kinh Uất Nhiệt: Sau khi sinh, tình chí bị uất ức, uất lâu ngày hóa thành hỏa hoặc do quá tức giận làm tổn thương Can, Can hỏa quá thịnh, sơ tiết thái quá, nhiệt theo sữa đi lên khiến cho sữa tự chảy ra.
Nguyên Tắc Điều Trị
Nếu do khí huyết đều hư, mạch Vi Nhược, nên dùng bài Thập Toàn Đại Bổ làm chủ. Sách ‘Nữ Khoa Kinh Luân’ viết: “Sau khi sinh, sữa tự ra, do Vị khí suy yếu, dùng thuốc bổ sẽ khỏi”. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Sau khi sinh sữa ra nhiều không cầm, do khí huyết quá suy, dùng bài Thập Toàn Đại Bổ, tăng lượng Nhân sâm và Hoàng kỳ lên”.
Nếu vì can kinh uất nhiệt, nên dùng bài Tiêu Dao Tán gia vị làm chủ.
Nếu do khí huyết thịnh vượng, vú sưng tấy lên nên sữa tự chảy ra, là trạng thái sinh lý bình thường, không phải bệnh lý, cho nên cần phải phân biệt nếu thuộc về sinh lý mà không cần cho con bú, nên dùng Mạch nha 30~60g sắc uống thì sữa sẽ trở về. Nếu muốn hết sữa, nên uống bài Miễn Hoài Thang (Qui vĩ, Xích thước, Hồng hoa, Ngưu tất) để thông kinh nguyệt thì sữa tự dứt.
Biện Chứng Luận Trị
Khí Huyết Đều Hư: Sản phụ vú không căng đầy, sữa tự chảy ra, sắc mặt nhạt hoặc vàng nhạt, da khô, suy nhược, gầy yếu, sợ lạnh, váng đầu, ù tai, hồi hộp, hơi thở ngắn, đại tiện khi lỏng khi ít, tiểu nhiều lần, lưỡi nhạt, ít rêu, mạch Hư Tế.
Điều trị: Ích khí, cố nhiếp.
. Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang bỏ Xuyên khung, Nhục quế thêm Ngũ vị tử, Khiếm thực (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang thêm Khiếm thực, Ngũ vị tử.
Can Kinh Uất Nhiệt: Phụ nữ sinh đẻ, sữa tự ra, mặt xanh vàng, có khi sốt, cơ thể gầy ốm, tinh thần uất ức, hay giận dỗi, váng đầu, sườn đau, miệng khô, bứt rứt, ngủ ít, táo bón, nước tiểu vàng nhạt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền Tế Sác, mạch chạy không thông.
Điều trị: Thư Can giải uất, thanh nhiệt, liễm nhũ.
. Dùng bài Gia Vị Tiêu Dao Tán, hoặc Đơn Chi Tiêu Dao Tán bỏ Sinh khương, Bạc hà thêm Bồ công anh (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
. Dùng bài Đơn Chi Tiêu Dao tán thêm Mẫu lệ (sống), Hạ khô thảo (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học).
Y Án Sữa Ra Nhiều
(Trích trong ‘Nữ Khoa Chuẩn Thằng’
Một người đàn bà sinh làm việc mệt nhọc, bỗng nhiên sữa chảy ra như dội nước, hôn mê, nôn ra đờm. Đó là dương hư sinh ra chứng lạnh tay, lạnh chân, Rót cho uống Độc Sâm Thang thì tỉnh dậy ngay. Lại cho uống vài thang Thập Toàn Đại Bổ thì khỏi bệnh”. BỆNH VỀ TAI
A- Đại cương
1- Sự liên hệ giữa Tai và Tạng Phủ
+ Theo YHCT
Thiên 'Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình' (Linh Khu 4) ghi: "Thập nhị kinh mạch, tam bách lục thập ngũ lạc, kỳ huyệt khí giai thượng vu diện nhi tẩu không khiếu… Kỳ liệt khí tẩu vu nhi vi thính…" (Khí huyết của 12 Kinh Mạch, 365 Lạc, khí huyết đều chạy lên mặt, tưới nhuần các khiếu (ngũ quan)… Khí huyết đi ra trước vào tai, làm cho nó nghe được…).
Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10) cũng ghi lại sự tuần hành của 6 kinh Dương đi qua vùng tai. Tuy 6 kinh âm không trực tiếp đi qua tai nhưng các kinh Biệt của các kinh Âm này hợp với kinh Biệt của 6 kinh Dương, vì vậy cũng có liên hệ với Tai.
Thiên ‘Mậu Thích’ (Tố Vấn 63) ghi: Năm Lạc của thủ túc Thiếu âm, Thái âm, túc Dương minh đều hội trong tai”.
Thiên ‘Khẩu Vấn’ (Linh Khu 28) ghi: “ Nhĩ vi tổng mạch chi số tụ” (Tai là nơi tụ tập của các mạch).
Thiên ‘Mạch Độ’ (Linh Khu 17) ghi: “Thận khí thông ra tai, Thận bình thường thì có thể nghe được”.
Các đoạn trích dẫn trên cho thấy có sự liên hệ giữa tai và các Tạng phủ, cơ quan.
+ Theo YHHĐ
Từ năm 1959, các nhà giải phẫu đã nêu ra sự liên hệ giữa các cơ quan tạng phủ và loa tai qua:
Các đường tuỷ, nhờ các đám rối cổ nông là nơi đã phát ra dây thần kinh tai to.
Não bộ: chủ yếu dựa vào dây thần kinh sinh ba và nhờ vào dây trung gian Trisberrg và dây lưỡi hầu.
Hệ thần kinh thực vật qua các sợi của thần kinh giao cảm và phó giao cảm (kích thích ống tai ngoài gây nấc, ợ hơi, xoa nắn tai gây sôi bụng, nuốt…
2- Sinh lý học tai
Theo sinh lý học, tai giữ hai nhiệm vụ chính:
1. Tiếp nhận âm thanh: giúp người ta nghe được, nhờ các cấu tạo khá đặc biệt từ ngoài vào trong (vì thế có trường hợp do điếc dẫn truyền, liên hệ với tai ngoài,và điếc tiếp nhận liên hệ với tai trong). Sách ‘Nội Kinh’ gọi tai là Thám Thính Quan (vị quan chủ về nghe).
2. Điều hòa thăng bằng cơ thể: do chức năng của tiền đình ở tai trong. Khi tiền đình bị tổn thương cơ thể sẽ không giữ được thăng bằng. Tiền đình bên phải bị tổn thương sẽ lệch đầu và mất thăng bằng về bên trái và ngược lại. Trong các sách Đông Y xưa cũng có mô tả một số trường hợp chóng mặt do hỏa bốc lên (làm tổn thương tiền đình ?) gây nên.
Theo YHCT: Tai có liên hệ tới Thận (Thận khai khiếu ở tai - Thận khí thông lên tai), đến Can, Đởm, Tam tiêu (đường kinh vận hành) và cũng là nơi hội tụ các tông mạch.
Loa tai cũng có liên hệ đối với toàn bộ cơ thể: Loa tai là hình ảnh của bào thai lộn ngược. Do đó qua quan sát tai, có thể biết được phần nào bệnh lý của tạng phủ bên trong cơ thể, đồng thời trị liệu ở tai (Nhĩ Châm Liệu Pháp) có thể phòng và trị bệnh ở cơ thể.
B- Triệu chứng
Trên lâm sàng, thường gặp 5 loại chứng chính về tai:
1. Tai chảy máu: do hỏa ở Thiếu dương hợp với thấp bốc lên, tương ứng với chứng viêm tai giữa của YHHĐ.
2. Tai đau, tai sưng, tai chảy nước, tai chảy mủ … do Can, Đởm và Tam tiêu có thấp, hỏa bùng lên, hoặc do ngoại thương… tương ứng với các chứng: Nhọt ống tai ngoài, Viêm tai giữa, Viêm xương chũm…
3. Tai ù như ve kêu, do Can Thận âm hư.
4. Nghe kém, nếu không do ngoại vật gây tổn thương màng nhĩ, thì do khí của Can, Thận uất kết không thông được lên tai.
5. Chóng mặt do Can Thận âm hư, tương ứng chứng rối loạn tiền đình do tai trong
Mạch hoà hoãn thường do ngoại thương.
Mạch Huyền, Sác thuộc thực hoả của Tam tiêu và Can Đởm.
Mạch Hư, Tế thường do Thận hư.
C- Nguyên Tắc Điều Trị
Theo Hải Thượng Lãn Ông (Ấu Ấu Tu Tri - quyển Thủy) thì khi điều trị tai cần chú ý:
Do nhiệt: nên thanh hỏa, dưỡng huyết, trừ thấp, tiêu độc.
Do âm hư: nên sơ Can, tư âm.
Do can phong: nên bình Can, trừ nhiệt, sơ phong.
Do khí bế tắc: nên làm cho khí bế tắc được thư thái, huyết được điều hòa, còn bên ngoài dùng thuốc đạo dẫn và tuyên thông.
Do khí hư trong bào thai: thì tiêu độc và tư nhuận phần âm.
Do ngoại nhân: dùng cách chữa bên ngoài.
Một số phương pháp điều trị thường dùng:
1- Sơ Phong Thanh Nhiệt: Thường dùng phép Tân lương giải biểu để trị phong nhiệt xâm nhập vào tai hoặc phong hàn hóa nhiệt gây nên. Có các biểu hiện như sốt, sợ gió, đau đầu, lưỡi trắng, mạch Phù. Thường dùng các bài Ngân Kiều Tán (26), Tang Cúc Ẩm (47). Các vị thuốc thường dùng là Kinh giới, Cúc hoa, Tang diệp, Ngân hoa, Hạ khô thảo. Phối hợp với Tân di, Thương nhĩ tử, Thạch xương bồ là các loại thuốc để thông khiếu.
2- Tả Hỏa, Giải Độc: Thường dùng thuốc loại hàn lương tả hỏa để thanh tả nhiệt uẩn kết bên trong. Dùng trong trường hợp tà độc truyền vào phần biểu, nhiệt độc ủng tắc nhiều ở tai gây nên đau, sưng, lở loét. Thường thấy sốt cao, họng khô, lưỡi đỏ tím, mạch Sác có lực. Thường do nhiệt ở Can Đởm là chính, có dấu hiệu phiền khát, dễ tức giận, hông sườn đau, mạch Huyền. Điều trị dùng phép Thanh Can, tả hỏa. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22). Các vị thuốc thường dùng là Long đởm thảo, Chi tử, Hoàng cầm, hoàng liên, Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, Địa đinh.
Nhiệt độc nhiều gây sưng đau, dùng phép thanh nhiệt độc. Thường dùng bài Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (29). Các vị thuốc thường dùng là Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, Địa đinh, Dã cúc hoa, Hoàng liên, Chi tử.
Tà khí xâm nhập vào kinh Tâm, Tâm hỏa nung nấu mạnh biểu hiện trong ngực nóng, ngủ không yên, hay mơ, hoảng sợ.
Dùng phép Thanh doanh, lương huyết. Dùng bài Thanh Ôn Bại Độc Ẩm (50). Các vị thuốc thường dùng như Tê giác, Sinh địa, Đơn bì, Nguyên sâm, Liên tử tâm.
Nếu nhiệt nhập Tâm bào, hôn mê, nói xàm. Dùng phép Thanh Tâm, loát nhiệt, khai khiếu, tỉnh thần. Dùng bài Tử Tuyết Đơn (62), An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (01).
3- Lợi Thủy Thấm Thấp: Dùng trị nước, thấp ủng trệ ở trong lỗ tai. Dùng trị thấp độc đình trệ bên trong, tai chảy mủ, chảy nước. Biểu hiện tai ù, điếc, đầu nặng, chóng mặt, ngực đầy, muốn nôn, miệng khô không muốn uống, hoặc trong miệng có vị ngọt, tiểu không thông hoặc tiểu buốt, đại tiện sền sệt, rêu lưỡi trắng đục, mạch Hoãn. Thường dùng bài Ngũ Linh Tán (28). Các vị thuốc thường dùng: Phục linh, Xa tiền tử, Trạch tả,Thông thảo, Ý dĩ nhân…
Nếu thấp tà đình tụ lại làm cho khí trệ, thêm Trần bì, Thạch xương bồ, Hoắc hương, để hành khí, thông trệ.
Nếu do Tỳ hư, thấp bế thì dùng phép kiện Tỳ, thấm thấp. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán (44). Các vị thuốc thường dùng là Đảng sâm, Phục linh, Bạch truật, Biển đậu, Trạch tả, Ý dĩ nhân…
4- Bổ Thận, Chấn Tinh: Dùng trị Thận bị suy tổn. Thường dùng trong các chứng Tai ù, Điếc, Tai chảy mủ lâu ngày, thuộc loại hư chứng. Thường dùng phép bổ Thận, dưỡng âm. dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Thang. Các vị thuốc thường dùng là Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Địa du, Quy bản, Miết giáp. Chủ yếu dùng những vị thuốc có vị ngọt, tính hơi mát để tư âm.
Nếu hư hỏa mạnh, dùng phép tư âm, giáng hỏa. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn (60). Các vị thuốc thường dùng là Tri mẫu, Thiên hoa phấn, Thiên môn, Thạch hộc,
Nếu Can Thận âm hư, Can dương mạnh lên, dùng phép Tư âm, tiềm dương, bình Can. Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn (20) thêm Câu đằng, Thạch quyết minh.
Nếu âm hư, Thận dương hư tổn, thấy tai ù, chóng mặt, cơ thể lạnh tay chân lạnh, lưng đau, chân mỏi. Dùng phép ôn bổ Thận dương, tán hàn, thông khiếu. Thường dùng bài Quế Phụ bát Vị Hoàn (39), Tả Quy Hoàn (45). Các vị thuốc thường dùng là Phụ tử, Nhục quế, Dâm dương hoắc, Tỏa dương…
5- Tán Ứ, Bài Nùng: dùng trong trường hợp tinh ứ lại gây nên mủ. Thường thấy tai sưng đỏ, đau, hoặc tai chảy mủ hôi thối, lưỡi đỏ hoặc có vết ban tím, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch Sác.
Nếu do mủ ứ trệ trong trường hợp thực chứng, dùng phép Tán ứ, bài nùng, thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58). Các vị thường dùng là Cát cánh, Thiên hoa phấn, Bạch chỉ, Ý dĩ nhân, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích
Nếu do mủ ứ trệ mà khí bất túc, làm cho mủ đình trệ lâu ngày không tan, dùng phép Tán ứ bài nùng, Bổ thác bài nùng.
Thường dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (48) để bổ ích khí huyết, hỗ trợ cho chính khí, đẩy độc ra ngoài.
Nếu mủ tràn vào xương chũm, dùng phép hoạt huyết, khứ ứ, khứ hủ, sinh tân như Đào nhân, Hồng hoa, Nhũ hương, Một dược, Ngũ linh chi…
6- Hành Khí, Thông Khiếu: dùng trong trường hợp tai tai bị bế tắc như trong các chứng tai ù, điếc, tai đau. Dùng phép Hành khí, thông ngưng, tân tán khai khiếu. Thường dùng bài Thông Khí Tán (53, 54). Các vị thuốc thường dùng là Hoắc hương, Thạch xương bồ, Lộ lộ thông, Hương phụ, Thanh bì.
Ngoại Khoa
a- Thuốc Rửa: Dùng để thanh nhiệt, giải độc. Lấy các vị thuốc nấu lên lấy nước rửa chỗ có mủ, sưng đau. Thường dùng vị Bản lam căn, sắc lấy nước rửa hoặc giấm thanh nấu sôi, rửa.
b- Thuốc Nhỏ: để thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, trừ thấp, khai tà, chỉ thống. Dùng dược liệu chiết lấy nước cốt nhỏ vào tai dùng trị tai đau, tai có mủ… Thường dùng Hoàng liên, Ngư tinh thảo ép lấy nước cốt hoặc Thất diệp nhất chi hoa ngâm với rượu lấy nước cốt nhỏ vào tai.
c- Thuốc Thổi: để thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, làm khô nước. Dùng dược liệu tán thật nhuyễn, thổi vào tai, thường dùng trị tai chảy mủ, tai lở loét…
d- Thuốc bôi: Dùng dược liệu nấu thành cao đặc bôi vào vết thương. Dùng để thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, tiêu thủng. Thí dụ Hoàng Liên Cao dùng trị Nhĩ trĩ, Tai lở loét… TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
(Accidents vasculaires cérébraux - Cerebral vascular accidents)
Bệnh mạch máu não cấp cũng gọi là tai biến mạch máu não là một chứng bệnh cấp tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của bệnh là: Phát bệnh đột ngột, hôn mê và bán thân bất toại. Bệnh có thể chia làm 2 loại: Xuất huyết não (Hémorragie cérébrale) và Nhũn não (Ramollissement cérébral). Xuất huyết não bao gồm chảy máu não và chảy máu dưới màng cứng. Nhũn não bao gồm sự hình thành huyết khối và sự tắc nghẽn mạch não. Trừ thể xuất huyết dưới màng cứng, sách Y học cổ truyền Đông phương gọi một tên chung là chứng ‘Trúng Phong’.
Đông y đã có nhận thức sớm về chứng tai biến mạch máu não. Cách đây hơn hai nghìn năm, trong sách ‘Linh Khu’ đã ghi các chứng: ‘Kích Bộc’, ‘Thiên Khô', ‘Phong Phì’, có các triệu chứng ghi như: Đột nhiên hôn bộc, một nửa người không cử động tự chủ. Và chứng ‘đại quyết’ trong sách Tố Vấn ghi vềø cơ chế bệnh là do khí huyết cùng thượng nghịch, và nói đến tiên lượng bệnh là: ‘Khí hồi phục (phản phục) được là sống, còn không phản phục được là chết. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ gọi là chứng ‘trúng phong’ và mô tả các triệu chứng của trúng phong như sau: Bán thân bất toại, miệng méo, nói khó, nặng thì bất tỉnh nhân sự. Sách vở đời nhà Đường (701 - 704) và đời Tống (973 - 1098) nhận thức về nguyên nhân bệnh là do hư tồn, các thời đại sau bổ sung thêm nhiều luận thuyết, về nguyên nhân như Lưu HàGian cho là do ‘hỏa’, Lý Đông Viên cho là do ‘khí hư’, Chu Đan Khê cho là ‘đờm nhiệt’. Các học giả sau này như Trương Cảnh Nhạc (đời nhà Minh), Diệp Thiên Sĩ (đời nhà Thanh) đều cho rằng bệnh là do ‘nội thương’, ‘tích tổn’ mà thành chứ không phải do phong tà bên ngoài xâm nhập cơ thể. Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách ‘Nội kinh’ viết rằng: ‘Giận dữ nhiều thì hình khí bị tuyệt mà huyết tràn lên trên’, và ‘huyết khí cùng thượng nghịch’, phía trên là chỉ về não, một trong những phủ kỳ hằng, là bể của tủy, khí của não, có liên hệ thông với thận. Không chỉ nhận định rằng bệnh do não, Đông y cũng cho rằng bệnh có liên hệ đến nhiều tạng phủ khác như Can, Thận, Tâm, Tỳ, Vị v.v...
Việc phân loại ‘trúng kinh lạc’ và 'trúng tạng phủ’ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng: nặng nhẹ mà phân loại: Nhẹ là trúng kinh lạc, nặng là trúng tạng phủ. Triệu chứng trúng kinh lạc thường là: Chân tay tê dại, miệng méo, hoặc nói khó, bán thân bất toại nhưng không có hôn mê. Triệu chứng trúng tạng phủ thì bệnh nặng mê man hoặc hôn mê bất tỉnh các triệu chứng lâm sàng nặng hơn.
Kết hợp với nhận thức của y học hiện đại, trước tiên cần xác định là chứng trúng phong do xuất huyết não hay do nhũn não. Nếu do xuất huyết não thì dùng phép thanh nhiệt, thông phủ, bình Can, tức phong, hoạt huyết, chỉ huyết là chính. Nếu là nhũn não phép chữa chủ yếu là ích khí, hóa ứ, dưỡng âm, hoạt huyết là chính.
Đông y còn cho rằng ‘trúng phong' là chứng bệnh dẫn đầu trong 4 loại bệnh lớn nội khoa và gắn triệu chứng bệnh với các tạng phủ cùng tiên lượng bệnh như sau: ‘Miệng há, tay buông thông là tỳ tuyệt; Mắt nhắm là Can tuyệt; Hôn mê bất tỉnh, mũi phập phồng là Phế tuyệt; đái dầm là Thận tuyệt; Lưỡi ngắn không nói được là Tâm tuyệt; Nấc cụt không dứùt là Vị khí tuyệt.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy số người bị tai biến mạch máu não ở tuổi trung niên khá đông. Điều này cho thấy thể chất con người trên 40 tuổi thường chuyển từ thịnh sang suy và bệnh tai biến mạch máu não thường liên quan đến các bệnh mà người trên 40 tuổi hay mắc như xơ mỡ mạch máu, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh béo phì... mà các bệnh này thường là ‘hư chứng’ hoặc trong hư kiêm thực chứng, phù hợp với nhâïn thức của Y học cổ truyền đã ghi trong sách ‘Nội Kinh’: ‘Người ta 40 tuổi là khí âm còn một nửa, đứng ngồi yếu'.
Do đó càng thấy rõ tai biến mạch máu não là bệnh nội thương mà bản chất bệnh là hư chứng. Những tác động bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột hoặc những kích động tâm thần đột ngột làm cho can phong nội động, khí huyết nghịch loạn, hoặc uống rượu nhiều, ăn nhiều chất béo mỡ gây tích trệ tại tỳ vị tích cũng hóa nhiệt cũng gây ra phong động, cho thấy bệnh bản chất là hư nhưng thường kèm phong, đờm, nhiệt, ứ là vì vậy.
Nói chung, tai biến mạch máu não thường có 2 thể bệnh: Xuất huyết não và Nhũn não có nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau, triệu chứng lâm sàng có những đặc điểm riêng. Xuất huyết não thường khởi phát đột ngột, phần lớn hôn mê, bệnh cảnh lâm sàng nặng dễ dẫn đến tử vong (hôn mê càng sâu càng kéo dài tử vong càng cao). Nhũn não thường phát bệnh từ từ hơn, có những tiền triệu chứùng ít có hôn mê, tinh thần phần lớn là tỉnh táo, chỉ có liệt nửùa người, nói khó, bệnh chứng trên lâm sàng nhẹ hơn dễ hồi phục hơn. Nhưng cũng có những trường hợp nhất là những trường hợp mà huyết khí từ các nơi khác di chuyển đến não làm tắc nghẽn mạch não thì phát bệnh cũng đột ngột và cũng có nhữøng trường hợp hôn mê nặng, cần được lưu ý lúc chẩn đoán.
(Xem thêm chi tiết trong bài ‘Xuất Huyết Não’ và ‘Nhũn Não’).
Kết hợp điều trị bằng phương pháp y học hiện đại: Chủ yếu ở giai đoạn bệnh nhân hôn mê. Bệnh nhân cần được:
- Bảo đảm thông khí đường hô hấp: Hút đờm dãi, thở oxy.
- Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng: Mỗi ngày ít nhất 1500 ca lo. Truyền dung dịch ngọt ưu trương xen kẽ với dung dịch ngọt và dung dịch mặn đẳng trương.
Theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng tán mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...
- Chống loét (cần thay đổi tư thếâ) và chống nhiễm khuẩn.
- Cân bằng nước, điện giải... ổn định huyết áp.
Đối với bệnh nhân không hôn mê, huyết áp ổn định, thực hiện điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Một Số Bài Thuốc Trị Tai Biến Mạch Máu Não: (theo sách Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
(1) Địa Long Đơn Sâm Thang: (Khúc Hải Nguyên, tỉnh Cát Lâm).
Công thức: Địa long 20g, Đơn sâm 30g, Xích thược 15g, Hồng hoa 15g, Sinh địa 20g, Một dược 10g, sắc nước uống.
Tác dụng: Hoạt huyết, tức phong, thông lạc. Trị trúng phong.
Gia giảm: Âm hư dương thịnh thêm Quy bản 20g, Đơn bì, Mạch môn, Huyền sâm đều 15g; Đờm thấp thịnh thêm Bán hạ 15g, Trần bì, Phục linh đều 20g.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 32 ca, khỏi 4, có kết quả 27 ca, không hết quả 1 ca. Tỷ lệ kết quả 96%.
(2) Trúng Phong Tỉnh Thần Hợp Tễ (Triệu Kiến Kỳ, Bệnh viện số 2 trực thuộc Học viện trung y Thiên Tân).
Công thức gồm:
(1) Uất kim, Xương bồ đều 5g, theo tỷ lệ 1:1, chưng lấy nước cất thuốc đóng ống 10ml.
(2) Câu đằng, Tang ký sinh đều 20g, Hoàng cầm, Địa long đều 10g, tán bột mịn, đóng gói 15g.
(3) Bột Sừng trâu 1,5g, Ngưu hoàng nhân tạo 1,3g, tán bột thật mịn.
- Cách chế và dùng : Trước hết sắc bài số (2) 15 phút, sau cho bài (1) và (3) vào trộn đều uống, nếu nuốt khó cho vào đường mũi, mỗi ngày 3 lần sớm) trưa và tối.
Tác dụng: Bình can, tức phong, thanh tâm, khai khiếu. Trị tai biến mạch não cấp.
Gia giảm: Trường hợp sốt cao: uống Cam Lộ Thối Nhiệt Tán (Kim ngân hoa, Sinh thạch cao, Hạ khô thảo đều 20g, Chi tử 5g, tán bột mịn, đóng gói 15g/gói), cho vào sắc chung với bài số (2). Đàm nhiều, thêm bài thuốc trừ đàm (Đởm tinh 6g, Viễn chí 10g, Quất hồng 10g, tán bột thô), sắc cùng bài (2).
Kết quả lâm sàng: Trị 66 ca, kết quả tốt (tinh thần tỉnh sau 2-3 ngày, phản xạ sinh lý hồi phục, các triệu chứng chuyển biến rõ rệt). 5 ca, có kết quả (tinh thần tỉnh trong 5 ngày, các triệu chứng bệnh lý giảm nhẹ): 29 ca, có tiến bộ (tỉnh trong 5-7 ngày, triệu chứng giảm phần lớn) 23 ca, không kết quả (trên 7 ngày chưa tỉnh, các triệu chứng không có thay đổi rõ): 9 ca. Tỷ lệ có kết quả: 86,36%.
(3) Tư Thọ Giải Ngữ Thang (Lưu Tác Đào): Phòng phong 9g, Phụ phiến 6g, Thiên ma 6g, Toan táo nhân 9g, Linh dương giác (bao) 4,5g, Quế tâm (Tán bột hòa vào uống) 3g, Khương hoạt 9g, Cam thảo 3g, Huyền sâm 9g, Thạch xương bồ 6g, thêm 400ml nước, sắc còn 200ml, thêm Trúc lịch 1ml, nước cốt Gừng 1ml, trộn đều, chia làm 2 lần. Cách một giờ uống một lần.
Tác dụng: Khu phong, trừ đờm, trấn kinh, an thần, điều hoà âm dương, thông khiếu. Trị trúng phong, hàm răng nghiến chặt, không nói được.
Kết quả: Trị 3 ca, đều uống 2 thang là khỏi.
(4) Linh Liên Thang (Hà Duyệt Mai): Hoàng cầm, Bán hạ, Nam tinh (chế), Trúc nhự, Địa long đều 10g, Hoàng liên, Xuyên bối mẫu, Quất bì đều 9g, Phục linh, Chỉ thực, Ngưu tất đều 12g. Sắc uống.
Tác dụng: Táo thấp, hoá đờm, thanh nhiệt, trừ phiền, điều hoà Can Đởm. Trị trúng phong.
Gia giảm: Chân tay đau, tê dại, chất lưỡi đỏ sẫm hoặc có điểm ứ huyết: bỏ Bối mẫu, Ngưu tất, Quất bì, thêm Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa. Âm hư thêm Bạch thược, Sinh địa, Thạch hộc, Ngọc trúc, Huyền sâm. Táo bón thêm Qua lâu, Ma nhân. Ngủ ít thêm Táo nhân, Viễn chí, Dạgiao đằng.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 48 ca, khỏi 25 ca (hết liệt nửa người, hết méo miệng, nói lại được, tự phục vụ được...), hồi phục tốt 19 ca, không kết quả 4 ca.
(5) Thông Mạch Sơ Lạc Phương (Trương Văn Học).
(l) Hoàng kỳ, Đơn sâm, Xuyên khung, Xích thược, chế thành dịch tiêm, truyền tĩnh mạch mỗi ngày 250ml, một liệu trình 10 ngày, nghỉ 4 ngày tiếp tục liệu trình 2.
(2) Hoàng kỳ 30g, Xuyên khung 10g, Địa long 15g, Xuyên Ngưu tất 15g, Đơn sâm 30g, Quế chi 6g, Sơn tra 30g, sắc nước uống.
Tác dụng: Ích khí, hoạt huyết, thông lạc. Trị nhũn não do huyết khối.
Gia giảm: Có rối loạn ngôn ngữ và ý thức: thuộc khí uất đàm thấp, dùng bài (1) thêm Uất kim, Xương bồ, Đơn sâm, chế thuốc chích, mỗi lần chích bắp 4ml, ngày 2 lần, nói và nuốt khó, bỏ Quế chi, thêm Đởm nam tinh 10g, Uất kim 10g; Đau đầu nhiều bỏ Quế chi thêm Cương tàm, Cúc hoa 15g ; Chóng mặt mà cơ thể mập,giảm Quế chi còn 10g, bỏ Hoàng kỳ, thêm Bạch truật, Trạch tả đều 10g, Phục linh 15g. Can dương thịnh, bỏ Quế chi, Xuyên khung, Hoàng kỳ, thêm Trân châu mẫu 30g, Sung úy tử 30g; Ăn kém, rêu lưỡi trắng dày, bỏ Quế chi thêm Bạch truật, Phục linh đều 10g, Y dĩ 20g hoặc Hoắc hương 20g, Bội lan 10g ; Nôn mửa thêm Trúc nhự 10g, Khương Bán hạ 10g ; Co giật bỏ Quế chi, thêm Bạch cương tàm 10g, Câu đằng 10g; Táo bón, miệng hôi thêm Đại hoàng 12g (cho sau). Kết quả lâm sàng: đã trị 110 ca, khỏi (đi lại, tự săn sóc được) 52 ca (tỉ lệ 47,8%) kết quả tiến bộ tốt 36 ca (82,7%), khá 20 ca (18,2%) không kết quả 2 ca (1,8%). Tỷ lệ có kết quả 98,2%.
6) Đào Hồng Thông Mạch Phương (Hà Tiêu Tiên - Bệnh viện Tuyên Vũ, Bắc Kinh): Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Xuyên Sơn thêm Quế chi, Địa long, Uất kim, Xương bồ đều 5g, Đương qui, Xích thược, Bạch thược đều 10g, Sinh Hoàng kỳ, Đơn sâm đều 15g, chế thành thuốc bột, hòa uống. Số thuốc trên đóng thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/4 gói. Trường hợp nặng và bệnh lâu ngày, mỗi ngày 1 gói, chia 2 - 3 lần uống.
Tác dụng: Hoạt huyết, thông mạch. Trị nhũn não giai đoạn hồi phục và di chứng.
Kết quả lâm sàng: đã trị 46 ca, hồi phục 29 ca (68,11%)), kết quả tốt 14 ca (30,4%) có tiến bộ 8 ca (6,5%), 28 ca kèm huyết áp cao sau điều trị, hơn phân nửa huyết áp trở lại bình thường.
Châm Cứu Trị Di Chứng Tai Biến Mạch Máu Não
Trong châm cứu chia làm hai thể:
+ Phong Trúng Kinh Lạc: Khứ phong, thông lạc, hoạt huyết, hòa doanh, Tư âm, tiềm dương, Trấn Can, tức phong.
Chọn các huyệt ở mặt, tay chân bên liệt để châm.
+ Vùng Mắt :Thái dương (Nk), Toàn trúc (Bq.2) xuyên Tình minh (Bq.1), Dương bạch (Đ.14) xuyên Ngư yêu (Nk), Đồng tử liêu.
+ Vùng Mũi - Nhân trung: Nghinh hương (Đtr.20), Nhân trung (Đc.26).
+ Vùng Má:Giáp xa (Vi.6), Địa thương (Vi.4),
+ Vùng Cằm: Thừa tương (Nh.24).
+ Chi Trên Liệt : Kiên ngung (Đtr.15), Kiên liêu (Ttu.14), Khúc trì (Đtr.11), Tý nhu (Đtr.14), Kiên tam châm (Kiên tiền, Kiên ngung, Kiên hậu), Hợp cốc (Đtr.4).
+ Chi Dưới Liệt : Thận du (Bq.23), Hoàn khiêu (Đ.30), Ân môn (Bq.37), Bể quan (Vi.31), Túc tam lý (Vi.36), Dương lăng tuyền (Đ.34), Tam âm giao (Ty.6), Côn lôn (Bq.60).
+ Phong Trúng Tạng Phủ
. Bế Chứng: Tức phong, thanh hỏa, tiêu đàm, tân hương khai khiếu. Châm Nhân trung (Đc.26), Thừa tương (Nh.24), Liêm tuyền (Nh.23), Thập tuyên (châm ra máu).
. Thoát Chứng: Hồi dương, hồi âm, cứu thoát, tân ôn khai khiếu. Cứu Bá hội (Đc.20),
Quan nguyên ( Nh.4), Khí hải (Nh.6), Nội quan (Tb.5), Hợp cốc (Đtr.4), Tam âm giao (Ty.6).
Phòng Tai Biến Mạch Máu Não
Thất Điều Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học): Thạch quyết minh, Hoàng kỳ (sống) đều 30g, Phòng phong, Đương quy, Xích thược đều 10g, Hạ khô thảo, Tang chi đều 12g, Cam thảo 5g. Sắc uống.
Sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ hướng dẫn: “Hễ tay chân có cảm giác đau nhức, mất cảm giác, di chứng trúng phong, nên cúu ‘Trung Phong Thất Huyệt’. Bệnh bên phải cứu bên trái, bệnh bên trái cứu bên phải”. Đó là các huyệt: Bá hội, Hợp cốc, Khúc trì, Phong thị, Phong trì, Thái xung và Túc tam lý
. TAI GIỮA VIÊM – TAI CHẢY MỦ
A. Đại cương
Là dạng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.
Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách có thể khỏi mà không để lại di chứng gì.
Nếu không được phát hiện sớm, điều trị không đúng, bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến sức nghe, dẫn đến viêm xương chũm và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm..
YHCT gọi là Nhĩ Nùng, Đình Nhĩ, dân gian quen gọi là Thối Tai, Tai Chảy Mủ, Sưng Màng Trống.
1. THỂ CẤP TÍNH
Chứng: Có ba dấu hiệu chính: sốt, tiêu chảy, đau tai.
- Sốt (nơi trẻ nhỏ thường sốt cao), mệt mỏi, tiêu chảy, tai đau (là dấu hiệu chủ yếu, đau dữ dội theo nhịp đập, đau từng cơn, đau lan ra xương chũm tai nửa mặt, nữa đầu đau nhiều về đêm và ở tư thế nằm làm cho người bệnh mất ngủ, tai chảy mủ vàng đặc, có dính máu, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Nguyên nhân: Do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm Can – Đởøm.
Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt hoặc trừ thấp ở Can – Đởm.
Sài Hồ Sơ Can Thang (42) gia giảm:
. Có máu mủ: thêm Sinh địa 16g, Đơn bì 12g.
(Hoàng cầm, Chi tử, Long đởm, Bạc hà để thanh nhiệt; Sài hồ để sơ phong; Kim ngân để trừ thấp, tiêu độc).
Điều Áp Lưu Khí Ẩm (13), Nhĩ Để Tán (32), Bài Nùng Thang gia vị (02), Phổ Tế Tiêu Độc Ẩm (38).
Thuốc Nhỏ:
Khô Mai Tán (19).
(Khô phàn thanh nhiệt, táo thấp; Băng phiến thanh nhiệt, chỉ thống).
Châm Cứu
+ Nhĩ môn, Ế phong, Hợp cốc (Châm Cứu Đại Thành).
+ Lư tức, Nhĩ môn, Thính cung, Thính hội (Châm Cứu Học HongKong).
+ Châm phía trước tai 2 kim (Nhĩ môn, Thính cung), phía sau tai 3 – 4 kim (Hậu thính hội, Hậu thính cung, Ế phong…). Châm sẽ cắt được cơn đau. Thêm Khúc tân, Nhĩ môn, Kiên ngoại du, Can du, Khúc trì, Hợp cốc. Châm hoặc cứu thì ngày hôm sau ra mủ và giảm nhẹ (Hiện Đại Châm Cứu Trị Liệu Lục).
+ Theo sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học’:
- Thực chứng: Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu. Châm Phong trì, Ế phong, Thính cung, Hợp cốc, Ngoại quan, Túc lâm khấp.
(Phong trì, Túc lâm khấp để tả hoả ở Can Đởm và kinh túc Thiếu dương).
- Hư chứng: Kiện Tỳ, hoá thấp. Châm bổ + cứu Ế phong, Túc tam lý, Âm lăng tuyền.
(Ế phong thông lạc, khai khiếu; Túc tam lý, Âm lăng tuyền để kiện Tỳ, hoá thấp).
Theo sách ‘Trung Y Cương Mục’:
+ Do phong nhiệt, Can hỏa: Sơ tán phong nhiệt, lương Can, giải độc. Châm Ế phong, Nhĩ môn, Ngoại quan, Hành gian (Ế phong, Nhĩ môn, Ngoại quan thuộc kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu, có rác dụng sơ điều kinh khí ở tai, sơ phong, giải biểu, thanh nhiệt, lợi khiếu; Hành gian tả nhiệt ở Can, Đởm).
+ Do Tỳ hư thấp phiếm (tràn lên): Kiện Tỳ, thấm thấp, bổ thác, bài nùng. Châm Hoàn cốt, Thính hội, Trung chử, Tỳ du (Hoàn cốt, Thính hội thuộc kinh túc Thiếu dương Đởm; Trung chử thuộc thủ Thiếu dương Tam tiêu, đều vận hành qua vùng tai, vì vậy có tác dụng thông lợi nhĩ khiếu; Tỳ du kiện Tỳ, thấm thấp, bổ thác, bài nùng).
+ Do Thận suy, độc tụ lại: Bổ Thận, bồi bản, giải độc bài nùng. Châm Lư tức, Thính cung, Thận du, cứu Quan nguyên
(Lư tức thuộc thủ Thiếu dương Tam tiêu; Thính cung là huyệt hội của kinh thủ Thiếu dương (Tam tiêu), túc Thiếu dương (Đởm), thủ Thái dương (Tiểu trường), hai huyệt trên phối hợp với nhau có tác dụng tuyên thông nhĩ khiếu, giải độc, bài nùng; Bổ Thận du, cứu Quan nguyên để bổ thận, bồi bổ cho gốc).
Nhĩ Châm
. Tai, Tai trong, Nội tiết (Châm Cứu Học HongKong).
. Tai trong, Thận, Nội tiết, Thượng thận, Tai ngoài (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Ngoại Khoa
+ Cây Dấp cá khô 20gr, Táo đỏ 10 quả, sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
+ Hành hương (củ, rễ, lá), giã nát, vo tròn, nhét vào tai, để nguyên ngày, lấy ra, thay miếng khác, làm vài lần sẽ đỡ (Nam Dược Thần Hiệu).
+ Hạt Đào bóc vỏ, lấy nhân, sao thơm, tán bột bọc vào bông gòn, nhét vào tai 4-5 ngày (Nam Dược Thần Hiệu).
+ Lá Dấp cá hoặc rau Mùi, Hẹ, Ích mẫu… rửa sạch, gĩa nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai độ 3 giọt (rửa sạch mủ trước khi nhỏ thuốc) (Nam Dược Thần Hiệu).
- Rết một con, phơi khô, tán bột, rắc (thổi) vào tai (Nam Dược Thần Hiệu)
+ Mật cá mè nhỏ vào tai 2-3 giọt. Cách một ngày nhỏ một lần. Làm 2-3 lần thì khỏi (Thuốc Hay Tay Đảm).
+ Nhỏ vào tai 4-5 giọt oxy già (oxygéné) 10-12 thể tích (không nên dùng loại mạnh hơn có thể làm bỏng), rồi lấy tay day nắp tai. Một phút sau, mủ bị bọt sùi đẩy ra ngoài, dùng tăm quấn bông lau cho khô.
Nếu không có nước oxy già, nên dùng nước chè (trà) đặc, chứa nhiều chất chát (Tanin) để rửa tai, vì chất chát làm long mủ, săn da và niêm mạc
Bên ngoài dùng:
. Vàng đằng 18, Bằng sa 0,6g, Băng phiến 0,6g. Tán bột, rắc vào, ngày 1 lần.
. Phèn phi 16g, Băng phiến 0,6g, Xà thoái (da rắn lột) đốt 0,6g. Tán bột, rắc ngày 1 lần.
2.-THỂ MẠN TÍNH
Trên lâm sàng có thể gặp các thể sau:
a- Thấp nhiệt ở Can kinh, đợt cấp:
Chứng: Tai đau nhức mủ chảy đặc dính, mùi hôi, lượng nhiều.
Điều trị: Thanh Can, lợi thấp. Dùng bài:
+ Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm:
Châm Cứu: Ế phong, Nhĩ môn, Phong trì, Hợp cốc, Thái xung (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
b- Thận hư hoặc âm hư hỏa vượng
Chứng: Mủ ra thường xuyên, loãng, tai ù, nghe kém, hoa mắt, chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi, rêu lưỡi ít, mạch Tế Sác.
Điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, bổ Thận, thông khiếu. Dùng bài: Tri Bá Địa Hoàng Thang (61), Dương Hòa Thang (09), Nhĩ Cam Tán (31).
Châm Cứu:
+ Nhĩ môn, Ế phong, Thận du, Tam âm giao, Thái khê (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
c- Thể Tỳ hư (thường gặp ở trẻ nhỏ):
Chứng: Chảy mủ loãng kéo dài, sắc mặt vàng bủng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện loãng, mệt mỏi, mạch Hoãn Nhược.
Điều trị: Kiện Tỳ, hóa thấp. Dùng bài: Sâm Linh Bạch Truật Tán (44) gia giảm.
Châm Cứu
+ Hợp cốc, Ế phong, Nhĩ môn (Châm Cứu Đại Thành).
+ Nhĩ môn, Ế phong, Thính hội, Phong trì, Túc tam lý (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
+ Ế phong, Hợp cốc hoặc Phong trì, Thính cung, Ngoại quan (Chọn Huyệt Châm Cứu).
(Ế phong, Thính cung Nhĩ môn có tác dụng cục bộ để sơ thông kinh khí. Phong trì hỗ trợ thêm tác dụng cục bộ nếu đau ra sau gáy và xương chũm. Hợp cốc, Ngoại quan để thanh nhiệt, giải biểu.
+ Lư tức, Nhĩ môn, Thính cung, Thính hội (Châm Cứu Học HongKong). TAI Ù
Chứng
Trong tai nghe như có tiếng ve kêu, o o, càng về tối càng nặng, tiếng kêu có thể có cường độ khác nhau, từ tiếng nhẹ đến tiếng re ré và bao giờ cũng rất khó chịu nhưng chỉ người bệnh tai ù mới nghe thấy.
Trong thiên ‘Khẩu Vấn’ (Linh Khu 28), Hoàng Đế hỏi: “ Con người bị ù trong tai, khí gì đã gây nên nhứ vậy?”, Kỳ Bá đáp: “ Tai là nơi tụ khí của tông mạch. Nếu trong Vị bị rỗng thì tông mạch sẽ bị hư, tông mạch hư thì dương khí đi xuống, mạch sẽ kiệt, cho nên tai bị ù”.
Thiên ‘Hải Luận’ (Linh Khu 33) ghi: “ Tủy hải bất túc thì não bị chuyển, tai ù, chân buốt, choáng váng, mắt không trông thấy gì, uể oải, thích nằm…”.
Thuộc chứng Nhĩ Minh của YHCT.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ: Chứng ù tai xẩy ra khi đầu dây thần kinh tai trong bị tổn thương, không thu nhận đúng tín hiệu, âm thanh, do đó, tạo ra một thứ tiến kêu và thường kèm theo tình trạng mất khả năng nghe. Tuy nhiên cần phân biệt:
(Ù tai tiếng trầm, ù ù từng lúc, có khi nghe kém, cần xem dái tai, dị vật hoặc tai giữa bị viêm, ứ mủ.
(Ù liên tục, tăng dần kèm theo nghe kém, ngậm miệng, bịt chặt cánh mũi, rặn hơi mạnh, nếu không nghe tiếng ‘ục’ hoặc hơi phì lên tai là vòi Eustachi tắc.
(Ù tiếng cao như ve kêu từng cơn kèm theo chóng mặt, nghe kém thường do tổn thương tai trong.
(Ù liên tục, rõ rệt, tiếng đặc, kèm theo một số triệu chứng thần kinh thính giác, nên nghĩ đến nhiễm độc thuốc: Ký ninh, Streptomycine…
(Cũng có thể do dị ứng, đái tháo đường, huyết áp cao, trong não có khối u, chấn thương ở đầu…
(Theo Joseph Touma, nguyên nhân chủ yếu là do tuổi già hoặc do phải chịu tiếng ồn quá mạnh, vì thế người trên 65 tuổi, công nhân làm trong các nhà máy, nhân viên các sân bay, các nhạc công chơi nhạc Rock thường bị chứng ù tai. Chứng ù tai bị xảy ra khi đầu dây thần kinh tai trong bị tổn thương, không thu nhận được đúng tín hiệu âm thanh, vì thế tạo ra thứ tiếng kêu và kèm theo tình trạng mất khả năng nghe.
+ Theo YHCT, trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
A- Thực chứng
1- Do Huyết ứ
Chứng: Tai ù, tiếng ù cao mà nhọn, đầu lưỡi có điểm ứ huyết, kinh nguyệt bế.
Điều trị: Khứ ứ, hoạt huyết.
Dùng bài
+ Đào Hồng Tứ Vật Thang (11) Gia Giảm, Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang (56) Gia Giảm.
2- Do Can Hỏa
Chứng: Đầu đau, mắt đỏ, miệng đắng, họng khô, phiền táo, lúc buồn phiền, tức giận thì tai càng ù hơn, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh tả Can hỏa.
Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22 - 23) Gia Giảm, Thông Thánh Tán (57).
Châm huyệt Ế phong, Thính hội, Trung chử, Hiệp khê, Thái xung (Ế phong, Thính hội là huyệt cục bộ, hợp với Trung chử, Hiệp khê và Thái xung theo cách phối huyệt gần và xa để sơ đạo khí của Can Đởm) (Trung Y Cương Mục).
3- Do Đờm Hỏa
Chứng: Ngực đầy, đờm nhiều, táo bón, tiểu khó, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt, Sác.
Điều trị: Thanh giáng đờm hỏa, cổn đờm, thông khiếu.
Dùng bài Hoàng Liên Ôn Đởm Thang (17) Gia Giảm.
Châm huyệt Ế phong, Thính hội, Trung chử, Hiệp khê, Phong long (Ế phong, Thính hội là huyệt cục bộ, hợp với Trung chử, Hiệp khê theo cách phối huyệt gần và xa để sơ đạo khí; Phong long tiết nhiệt, địch đờm, thông khiếu (Trung Y Cương Mục).
+ Ế phong, Phong trì, Trung chử, Hành gian, Phong long (Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Ế phong, Thính hội, Hiệp khê, Trung chử, Thái xung, Khâu khư (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
B- Hư chứng
4- Do Thận Hư
Chứng: gặp nơi người lớn tuổi, người hư yếu. Tai ù âm nhỏ, thường rõ, kèm lưng đau, gối mỏi, hai chân yếu, di tinh, tiểu nhiều. Mạch tế, Nhược.
Điều trị: Tư âm, bổ Thận.
Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm.
Nếu do Thận âm hư mà dương thịnh thì đầu váng, tai ù. Dùng bài trên thêm Từ thạch, Quy bản, Ngưu tất, Ngũ vị tử.
+ Nhục Thung Dung Hoàn (37).
- Lấy một con gà trống lông trắng, chân đen, rửa sạch, đổ chừng 3 lít rượu, nấu chín, ăn, cách vài ngày ăn một con (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
Châm cứu: Châm Ế phong, Thính hội, Quan nguyên, Thái khê, Thận du (Thái Khê, Thận du để tư bổ Thận âm; Ế phong, Thính hội sơ điều kinh khí của Đởm; Quan nguyên bổ ích Thận khí) (Trung Y Cương Mục).
5- Do Khí Hư
Chứng: Tai ù, chân tay mỏi mệt, ăn ít, tiêu lỏng, hơi thở ngắn.
Điều trị: Kiện Tỳ, Ích khí.
Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Gia Giảm.
Châm huyệt Ế phong, Thính hội, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý (Tỳ du, Vị du điều tiết khí ở tạng phủ, kiện Tỳ, ích Vị; Túc tam lý bổ ích khí huyết, giúp cho việc sinh hóa khí huyết, tinh khí, làm cho khí huyết tăng, tinh khí được đưa lên tai, khiến cho tai hết ù, nghe rõ được) (Trung Y Cương Mục).
- Bá hội, Thính cung, Nhĩ môn, Lạc khước, Dịch môn, Trung chử, Thương dương, Thận du, Tiền cốc, Uyển cốt, Thiên lịch, Hiệp cốc, Đại lăng, Thái khê, Kim môn. Cứu Tâm du từ 5 đến 50 liều (Châm Cứu Đại Thành).
- Ế phong, Phong trì, Trung chử, Hành gian, Phong long, Thái khê, Thận du (Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Ế phong, Thính hội, Hiệp khê, Trung chử, Thận du, Quan nguyên (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
Nhĩ Châm
+ Tai trong, Tai ngoài, Não, Thận, Thần môn, Can, Hạ bì (Trung Y Cương Mục). TAI Ù - TAI ĐIẾC
(Nhĩ Lung, Nhĩ Minh - Tinitus Aurium - Surdité - Deaf )
A. Đại cương
Tai ù, điếc do nhiều nguyên nhân gây ra. Trên lâm sàng thường gặp chứng Tai ù, điếc do thần kinh.
Tai ù do công năng thính giác bị rối loạn gây ra.
Tai điếc là công năng thính giác bị mất. Nhẹ là lãng tai, Nặng là điếc.
B. Nguyên nhân
. Thực Chứng: do Can Đởm hỏa vượng hợp với đờm trọc bốc lên.
. Hư Chứng: do Thận suy, hư dương bốc lên.
C. Triệu chứng
Trong tai nghe như có tiếng ve kêu, tiếng gió thổi, càng yên lặng càng nghe rõ, hoặc trong tai nghe yếu, không rõ hoặc không nghe thấy gì.
+ Do Can Đởm hỏa vượng bốc lên hợp với đờm trọc thì thường thấy chóng mặt, bừng nóng, mất ngủ, dễ tức giận.
+ Do Thận suy, dương hư bốc lên thường thấy chóng mặt, lưng đau, gối mỏi.
D.Điềutrị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Dục âm, tiềm dương.
. Huyệt chính: Ế Phong (Ttu.17) + Phong Trì (Đ.20) + Trung Chử (Ttu.3) .
. Huyệt phụ: Hành Gian (C.2) + Phong Long (Vi.40) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) .
. Cách Châm: châm nhóm huyệt chính, kích thích vừa, cách ngày châm 1 lần. 10-15 ngày là 1 liệu trình.
Thực Chứng: thêm Hành Gian (C.2) + Phong Long (Vi.40) .
Hư Chứng: thêm Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) .
2- Dương Cốc (Ttr.5) + Dương Khê (Đtr.5) + Dịch Môn(Ttu.3) + Hạ Quan (Vi.7) + Quan Xung (Ttu.1) (Giáp Ất Kinh).
3- Bá Hội (Đc.20) + Dịch Môn (Ttu.2) + Dương Khê (Đtr.5) + Ế Phong (Ttu.17) + Hạ Quan (Vi.7) + Hàm Yến (Đ.4) + Lư Tức (Ttu.19) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Quan Xung (Ttu.1) + Thiên Song (Ttr.16) + Thượng Quan (Đ.3) + Trung Chử (Ttu.3) + Tứ Bạch (Vi.2) (Thiên Kim Phương).
4- Nhóm 1: Thiên Dung (Ttr.17) + Thính Hội (Đ.2) + Thính Cung (Ttr.19) + Trung Chử (Ttu.3) trị tai ù, tai điếc như ve kêu.
Nhóm 2: Dương Cốc (Ttr.5) + Dương Khê (Đtr.5) + Hiệp Khê (Đ.43) + Khiếu Âm (Đ.11) + Kiên Trinh (Ttr.9) + Lạc Khước (Bq.8) + Thương Dương (Đtr.1) + Tiền Cốc (Ttr.2) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị tai ù (Tư Sinh Kinh).
5- Tai Điếc: Bá Hội (Đc.20) + Dương Cốc (Ttr.5) + Dương Khê (Đtr.5) + Hậu Khê (Ttr.3) + Lạc Khước (Bq.8) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) + Uyển Cốt (Ttr.4)
Lãng tai: Ế Phong (Ttu.17) + Hiệp Khê (Đ.43) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Phong Trì (Đ.20) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) (Thần Ứng Kinh).
6- Cứu Ế Phong (Ttu.17) 7 tráng + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Thận Du (Bq.23)) + Thiên Lịch (Đtr.6) + Thính Cung (Ttr.19) + Thượng Tinh (Đc.23) 27 tráng ( Châm Cứu Yếu Lãm ) .
7- Hợp Cốc (Đtr.4) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36)(Châm Cứu Đại Thành).
8- Ế Phong (Ttu.17) + Thính Cung (Ttr.19)(Bách Chứng Phú).
9- Thực Chứng: Ế Phong (Ttu.17) + Hiệp Khê (Đ.43) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) .
Ngoại Cảm Phong Tà: thêm Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5).
Can Đởm Hỏa Thịnh: thêm Khâu Khư (Đ.40) + Thái Xung (C.3).
Hư Chứng: Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
10- Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) (Châm Cứu Học Giản Biên).
11- Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Thính Hội (Đ.2) (Trung Hoa Châm Cứu Học).
12- Do Ngoại Cảm : châm tả Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Phong Trì (Đ.20).
Do Khí Bế: châm tả Ế Phong (Ttu.17) + Thái Xung (C.3) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3).
Do Khí Hãm: châm bổ Bá Hội (Đc.20) + Ế Phong (Ttu.17) + Khí Hải (Nh.6) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36).
• Do Can Dương: châm tả Hành Gian (C.2) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Hiệp Khê (Đ.43) + châm bổ Thái Khê (Th.3) + Thính Cung (Ttr.19).
• Do Thận Hư: châm bổ Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) + Thính Cung (Ttr.19) (Châm Cứu Trị Liệu Học).
13- Bá Hội (Đc.20) + Ế Phong (Ttu.17) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) [kích thích vừa] ((Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
14- Dịch Môn (Ttu.2) + Dương Cốc (Ttr.5) + Ế Phong (Ttu.17) + Hạ Quan (Vi.7) + Hàm Yến (Đ.4) + Hiệp Khê (Đ.43) + Hội Tông (Ttu.7) + Khế Mạch (Ttu.18) + Kiên Trinh (Ttr.9) + Lung Huyệt + Ngoại Quan (Ttu.5) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Phong Trì (Đ.20) + Phù Bạch (Đ.10) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) + Tăng Minh 2 + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Song (Ttr.16) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Thương Dương (Đtr.1) + Thượng Quan + Tứ Độc (Ttu.9) (Châm Cứu Học HongKong).
15- Châm bình bổ bình tả Ế Phong (Ttu.17) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Thận Du (Bq.23) + Thính Cung (Ttr.19) (’Trung Quốc Châm Cứu’ số 28/1986). TÂM THẦN PHÂN LIỆT
(Tinh Thần Phân Liệt - Schizophrénia - Schizophrenia)
A. Đại cương
Là 1 loại bệnh tâm thần, thường gặp nơi thanh và tráng niên.
YHCT xếp vào loại “Điền cuồng”, “Bách Hợp Bệnh”. Điên thuộc Âm chứng, Cuồng thuộc Dương chứng.
B. Nguyên nhân
+ Điên: do lo nghĩ quá độ, tân dịch bị ngừng trệ, đờm che lấp thanh khiếu gây ra.
+ Cuồng: do khí uất hóa ra Hoả, kết hợp với đờm trọc, Hoả của Can Đở m bốc lên, tâm thần bị quấy nhiễu gây ra bệnh.
Ngoài ra, bệnh cũng còn có thể do di truyền, cảm nhiễm.
C. Triệu chứng
+ Điên: u uất, khờ dại, ngủ nhiều, nói lẩm bẩm một mình, người cứng như khúc gỗ.
+ Cuồng: thích leo trèo lên cao, ca hát, chạy nhảy, xé quần áo, đánh chử người khác, la hét suốt ngày, không ngủ cả ngày lẫn đêm.
+ Bách Hợp Bệnh: ảo giác, ảo thính, luôn tự nghĩ mình bị ám hại, nói năng khoác lác, lúc nào cũng tự trách Bản thân.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh Tâm, thông khiếu, khoát đờm, giáng trọc làm chính.
. Điên: tiềm dương, tả Hoả.
. Cuồng: lý khí, khai uất.
. Bách Hợp bệnh: dựa theo chứng trạng mà chọn huyệt.
Huyệt chính:
Nhóm 1: Đại Chùy (Đc.14) + Định Thần + Phong Trì (Đ.20) + Cưu Vỹ (Nh.15) thấu Thượng Quản (Nh.13) + Gian Sử (Tb.5) thấu Chi Câu (Ttu.6) .
Nhóm 2: Á Môn (Đc.15) + Bá Hội (Đc.20) thấu Tứ Thần Thông + Ấn Đường thấu điểm giữa mũi + Kiến Lý (Nh.11) + Nội Quan (Tb.6) + Thông Lý (Tm.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) .
Huyệt phụ: Thính Cung (Ttr.19) + Ế Phong (Ttu.17) + Tinh Minh (Bq.1) + An Miên + Thần Đường (Bq.44) + Can Du (Bq.18) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hổ Biên + Dương Lãng Tuyền (Đ.34) + Lãi Câu (C.5) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Thương (P.11) + Lao Cung (Tb.8) + Đại Chung (Th.4) + Thần Môn (Tm.7) .
Cách châm:
+ Cuồng: Dùng nhóm I, đồng thời có thể thêm Lao Cung (Tb.8), Thiếu Thương (P.11), Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Xung (C.3), An Miên.
+ Điên: Dùng nhóm II, có thể phối hợp Đại Chung (Th.4), Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Lãi Câu (C.5), Thần Môn (Tm.7) .
+ Bách Hợp: Tùy chứng mà chọn huyệt.
Thí dụ như ảo thính thêm Thính Cung (Ttr.19); ảo giác thêm Tinh Minh (Bq.1) ... Huyệt Định Thần có thể châm xiên, hướng mũi kim lên, sâu đến 1, 5 thốn, Đại Chùy châm sâu 1, 5 thốn; Á Môn sâu 1, 5 thốn (huyệt này pHải lấy huyệt cho chính xác, khi châm pHải thận trọng).
2- Thập Tam Quỷ Huyệt: Nhân Trung (Đc.26) + Thiếu Thương (P.11) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Đại Lăng (Tb.5) + Thân Mạch (Bq.62) [cứu châm] + Phong Phủ (Đc.16) + Giáp Xa (Vi.6) [ôn châm] + Thừa Tương (Nh.24) + Lao Cung (Tb.8) + Thượng Tinh (Đc.23). Nam dùng Hội Âm, Nữ dùng Ngọc Môn Đầu (huyệt ở tại phía trước miệng âm đạo) + Khúc Trì (Đtr.11) (Hoả châm) + Hải Tuyền (châm ra máu).
13 huyệt trên cứ theo thứ tự mà châm (Thiên Kim Phương).
3- Cự Khuyết (Nh.14), cứu 20 - 30 tráng + Tâm Du (Bq.15) 2 bên mỗi bên 5 tráng (Biển Thước Tâm Thư).
4- Khúc Trì (Đtr.11) + Tuyệt Cốt (Đ.39) + Bá Lao + Dũng Tuyền (Th.1) (Châm Cứu Đại Thành).
5- Thiếu Hải (Tm.3) + Gian Sử (Tb.5) + Thần Môn (Tm.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hậu Khê (Ttr.3) + Phục Lưu (Th.7) + Ty Trúc Không (Ttu.23).
. Kèm si ngốc, dại khờ thêm Thần Môn (Tm.7), Thiếu Thương (P.11), Dũng Tuyền (Th.1), Tâm Du (Bq.15) (Thần Ứng Kinh).
6- Phi Dương (Bq.58) + Thái Ất (Vi.23) + Hoạt Nhục Môn (Vi.24) (Phổ Tế Phương).
7- Huyệt chính: Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) .
Huyệt phụ chia làm 2 nhóm:
a - Phong Nham + Nhân Trung (Đc.26) +Tam Âm Giao (Ty.6) .
b- Ế Minh + Hợp Cốc (Đtr.4) thấu Lao Cung (Tb.8) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
8- Nhóm 1: Thiên Xung (Đ.9) + Phong Trì (Đ.20) + Bá Hội (Đc.20) + Công Tôn (Ty.4) + Đầu Duy (Vi.8).
Nhóm 2: Thân Mạch (Bq.62) + Bá Hội (Đc.20) + Phong Trì (Đ.20) + Tâm Du (Bq.15) + Hậu Khê (Ttr.3) .
Nhóm 3: Ty Trúc Không (Ttu.23) + Nhân Trung (Đc.26) + Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) .
Nhóm 4: Côn Lôn (Bq.67) + Bá Hội (Đc.20) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hậu Khê (Ttr.3) + Thân Mạch (Bq.62) (Châm Cứu Học Giản Biên).
9- Châm tả Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) + Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) + Kiến Lý (Nh.11) + bổ Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Trị Liệu Học).
10- Nhóm 1: Bá Hội (Đc.20) + Thuỷ Câu (Đc.26) + Bản Thần (Đ.13) + Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Thân Trụ (Đc.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Hành Gian (C.2) + Thân Mạch (Bq.62) + Côn Lôn (Bq.67) + Đại Lăng (Tb.7).
Nhóm 2: Đại Chùy (Đc.14) + Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24) + Dũng Tuyền (Th.1) + Thiếu Thương (P.11) + Gian Sử (Tb.5) + Thân Trụ (Đc.12) + Cự Khuyết (Nh.14) + Phong Thị (Đ.31) + Phong Phủ (Đc.16) + Suất Cốc (Đ.8) + Nhân Trung (Đc.26) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Đại Lăng (Tiết.7) + Cưu Vĩ (Nh.15) + Trung Quản (Nh.12) + Lao Cung (Tb.8) + Thân Mạch (Bq.62) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
11- An Miên 1, An Miên 2 (Châm Cứu Học HongKong).
12- Tâm Hoả Thịnh: tả Hoả, trấn Tâm: châm tả Lao Cung (Tb.8) + Gian Sử (Tb.5) + Thuỷ Câu (Đc.26) + Thần Môn (Tm.7) + Thiếu Thương (P.11) (ra máu].
. Đờm Thịnh: Công Đờm, an Tâm, châm tả Tâm Du (Bq.15) + Đại Lăng (Tb.7) + Thần Môn (Tm.7) + Phong Long (Vi.40) +Túc Tam Lý (Vi.36) + Nhân Trung (Đc.26) + Bá Hội (Đc.20) .
. Hoả Thịnh Thương Âm: tư âm giáng Hoả, an thần định chí, châm bình bổ bình tả Dũng Tuyền (Th.1) + Thái Khê (Th.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Khích (Tm.6) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn). TÁO BÓN
Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường.
Nguyên nhân có thể do bệnh của đại trường (co thắt, nhu động giảm, phình đại trường... Bệnh ngoài đường ruột như ung thư gây chèn ép... hoặc bệnh toàn thân như chức năng tuyến giáp giảm, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể (hư lao), thần kinh tâm thần bị ức chế như lo nghĩ, tức giận, buồn phiền… tập quán sinh hoạt thiếu điều độ..
Thiên ‘Ngũ Tạng Phong Hàn Tích Tụ’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “ Mạch Phu dương Phù mà Sáp. Phù là Vị khí khỏe - Sáp là tiểu tiện nhiều ấn. Phù và Sáp chọi nhau, cho nên đại tiện phân rắn, đó là chứng Tỳ Ước, dùng bài Ma Tử Nhân Hoàn để chữa”. - Chứng đại tiện bí kết, các sách cổ mang các tên Hư bí, Phong bí, Khí bí, Nhiệt bí, Hàn bí, Thấp bí v.v... Riêng Lý Đông viên chỉ nói bốn loại Nhiệt táo, Phong táo, âm kết, Dương kết, đó là đặt tên rắc rối, chẳng có căn cứ nào cả, đã không nắm vững điều chủ yếu, lại chỉ càng thêm nghi hoặc, rất có hại trong lâm sàng - không biết rằng đối với chứng này chỉ nên phân biệt làm hai loại đó là Âm kết và Dương kết cũng đủ lắm rồi (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
B. Nguyên Nhân Gây Bệnh
Theo YHCT táo bón thường do các nguyên nhân sau:
1. Trường vị táo nhiệt: Những người vốn dương thịnh, Hoặc uống rượu, ăn nhiều chất cay nóng gây tích nhiệt ở trường vị, Hoặc bệnh nhiệt lâu ngày tổn thương tân dịch.
2. Khí trệ: Lo nghĩ, buồn phiền, nằm lâu, ít vận động làm cho khí huyết kém lưu thông gây ứ trệ sinh táo bón.
3. Khí huyết hư: Do tổn thương lao lực, sau khi mắc bệnh, sau sinh, những người cao tuổi, khí hư thì chức năng truyền đạo của đại trường giảm sút, huyết hư tân dịch kém không tư nhuận đại trường gây tiêu khó phân khô cứng.
4. Dương suy: Những bệnh nhân suy nhược nặng, người cao tuổi, lão suy, chân dương suy kém, hàn tà ngưng kết ở đại trường gây táo bón, tiện bí (hàn kết tiện bí lãnh bí.
C. Biện Chứng Luận Trị
Thường phân làm hai loại chứng thực và chứng hư.
a- Chứng thực: Gồm các thể bệnh:
+ Thể Nhiệt (NKHT. Hải), Táo Nhiệt Nội Kết (T. Đô): Tiêu phân khô rắn, nước tiểu vàng, tiểu ít, người nóng, mặt đỏ, miệng khô, bứt rứt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch Hoạt Sác.
- Phép trị: Thanh nhiệt, nhuận trường (T. Hải + T. Đô).
Dùng bài Điều Vị Thừa Khí Thang Gia Giảm (T. Hải) – Ma Nhân Hoàn (T. Đô).
Điều Vị Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Cam thảo (sống) 4g, Đại hoàng 12g, Mang tiêu 8g.
(Đại hoàng tả nhiệt, thông tiện; Mang tiêu tả nhiệt, nhuyễn kiên, nhuận táo, Cam thảo kiện tỳ, điều hòa các vị thuốc).
Trường hợp tân dịch bị tổn thương, thêm Sinh địa, Thạch hộc (tươi) để tư âm, thanh nhiệt.
Ma Nhân Hoàn (Loại Chứng Hoạt Nhân Thư): Chỉ thực 320g, Đại hoàng 64g, Hạnh nhân 50g, Hậu phác 40g, Ma nhân 100g, Thược dược 320g.
(Ma tử nhân nhuận trường, thông tiện, làm quân; Hạnh nhân giáng khí, nhuận trường; Thược dược dưỡng âm, hòa doanh làm thần; Chỉ thực, Hậu phác tiêu bỉ, trừ mãn; Đại hoàng tả hạ, thông tiện, làm tá, sứ).
2. Thể Khí Uất (T. Hải) – Khí trệ (T. Đô): Hay thở dài, ăn kém, ngực sườn đầy tức, muốn đi tiêu mà không đi được, bụng đầy, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền.
- Phép trị: Hành khí, tiêu trệ. Dùng bài Lục Ma Thang gia giảm (T.Hải + T. Đô)
(Mộc hương, Ô dược hành khí; Đại hoàng, Binh lang, Chỉ thực, Trầm hương phá khí, hành trệ). Nếu uống vào mà tiêu được, bỏ Đại hoàng, Binh lang, dùng Ma Nhân Hoàn để nhuận trường.
II- Chứng hư: Gồm các thể bệnh:
1. Khí Hư: Táo bón, tiêu khó nhưng phân không khô cứng, thường mệt mỏi, sau khi đi tiêu mệt hơn hoặc ra mồ hôi, hụt hơi, thân lưỡi bệu, rêu lưỡi mỏng, mạch Nhược (T. Hải), mạch Hư (T. Đô).
- Phép trị: Ích khí, nhuận trường (T.Hải + T. Đô).
Dùng bài Hoàng Kỳ Thang gia giảm (T. Hải + T. Đô).
Hoàng Kỳ Thang (Kim Quỹ Dực): Hoàng kỳ 12g, Ma nhân 8g, Trần bì 4g, Sắc, thêm Mật ong 10g, uống.
(Trong bài dùng Hoàng kỳ (sống) để bổ khí, Trần bì hành khí, Ma nhân, Mật ong nhuận trường. Thêm Đảng sâm, Cam thảo để tăng tác dụng bổ khí).
Trường hợp rặn nhiều mà lòi dom ra, thêm Thăng ma, Sài hồ để thăng đề.
2. Huyết Hư: Đi tiêu khó, phân khô cứng, sắc mặt xanh nhạt, vàng úa, hoa mắt, chóng mặt, môi nhạt, lưỡi nhạt, mạch Tế (T. Hải + T. Đô).
-Phép trị: Dưỡng huyết, nhuận trường (T. Hải + T. Đô).
Dùng bài Nhuận Trường Hoàn (T. Hải) – (Nhuận Trường Hoàn + Ngũ Nhân Hoàn (T. Đô).
Nhuận Trường Hoàn (Nội Khoa Trung Y Thượng Hải): Chỉ xác 40g, Đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn) 40g, Đương quy 20g, Khương hoạt 20g, Ma nhân 48g, Sinh địa (bỏ vỏ) 20g.
( Trong bài dùng Đương quy, Sinh địa tư dưỡng âm huyết; Đào nhân, Ma nhân nhuận trường; Chỉ xác hành khí đi xuống).
Trường hợp ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, lưỡi thon, thêm Huyền sâm, Mạch môn, Ngọc trúc để dưỡng âm.
3. Dương Hư: Đi tiêu khó, chân tay mát, lưng cảm thấy lạnh, gối lạnh, hoặc bụng đau, chườm nóng thấy dễ chịu, lưỡi bệu, nhợt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Trầm Trì (T. Hải + T. Đô).
- Phép trị: Ôn thông, nhuận trường (T. Hải) - Ôn thông, khai bí (T. Đô).
+ Dùng bài Thung Dung Nhuận Trường Hoàn hoặc Bán Lưu Hoàn (T. Hải).
+ Dùng bài Bán Lưu Hoàn hoặc Ôn Tỳ Thang (T. Đô).
Nhục Thung Dung Hoàn (Y Học Cương Mục): Nhục thung dung 80g, Trầm hương 40g. Tán bột. Dùng Ma tử nhân ép lấy nước cốt, trộn thuốc bột, làm hoàn.
(Trong bài dùng Nhục thung dung ôn thận, nhuận trường; Ma nhân nhuận trường; Trầm hương giáng khí).
Bán Lưu Hoàn (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương): Bán hạ 120g, Lưu hoàng 40g.
(Trong bài dùng Lưu hoàng để trợ dương, thông tiện; Bán hạ giáng khí). Thêm Nhục thung dung ôn thận, nhuận trường; Ma nhân nhuận trường.
Ôn Tỳ Thang (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương): Cam thảo 4g, Can khương 4g, Đại hoàng 8g, Nhân sâm 8g, Phụ tử 8g.
(Bài này là bài Tứ Nghịch Thang + Nhân Sâm Thang, thêm Đại hoàng. Bài Tứ Nghịch + Nhân Sâm Thang vốn dùng để ôn trung, tán hàn, hồi dương, cứu nghịch. Bây giờ thêm Đại hoàng, trở thành bài ôn vận Tỳ dương, vừa công vừa bổ. Mục đích dùng Đại Hoàng là để điều hòa tà uế trọc bị tích trệ, dùng chung với các vị thuốc ôn dương để thích ứng với bệnh âm khí hư suy mà dẫn đến âm hàn nội thịnh, bụng đau, đại tiện bí, kiết lỵ lâu ngày, chất độc ở đường tiểu, chứng bệnh về máu và thuộc chứng thực hàn).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Ích Trường Thông Tiện Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Hoàng kỳ (sống) 24g, Tiên linh tỳ, Xích thược, Bạch thược đều 15g, Đào nhân, Hạnh nhân, Tỳ bà diệp (tươi), Mộc hương, Hà diệp, Hoàng cầm (tẩy rượu) đều 10g, Thạch hộc (tươi), Ngọa lăng tử, Đao đậu tử đều 30g, Mộc qua 2g, Sinh khương 3g, Hoàng liên 4,5g. thêm Bảo Hòa Hoàn 12g (bọc lai). Sắc uống.
TD: Ích khí, dưỡng âm, sơ Can hòa Vị, lý khí hóa ứ. Trị táo bón.
Thược Dược Chỉ Trường Thang (Tân Trung Y (12) 1990): Bạch thược (sống) 30g, Cam thảo (sống) 20g, Chỉ thực 15g. Sắc uống.
TD: Thông trường, bài tiện. Trị táo bón.
Đã trị 95 ca (mạn tính 54, cuối kỳ ung thư 16, di chứng tai biến não 14, không rõ nguyên nhân 11). Uống từ 1 ~ 3 thang đều khỏi.
Lão Niên Tiện Bí Lương Phương (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Hoàng kỳ 30g, Ngân hoa, Đương quy, Bạch thược, Ma nhan, Nhục thung dung đều 20g, Hậu phác, Tửu đại hoàng đều 3 ~ 10g, Tiên linh tỳ 10 ~ 15g. Sắc uống.
TD: Ích khí, dưỡng huyết, nhuận táo, hành khí, giải độc, thông trệ. Trị táo bón nơi người lớn tuổi.
Điều Tỳ Thông Kết Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Bạch truật, Thương truật đều 30g, Chỉ xác 10g, Nhục thung dung 20g. Ngâm thuốc trong nước khoảng 30 phút rồi sắc làm hai lần, mỗi lần để nhỏ lửa sắc trong 1 giờ, sau đó hợp chung hai nước, sắc uống ấm. Uống thuốc xong, uống nhiều nước.
TD: Kiện bổ Tỳ khí, dưỡng huyết nhuận trường. Trị các loại táo bón do hư yếu.
Thông Tiện Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Câu đằng, Phục linh đều 10g, Hoa hồng 6g, Phục long can 10g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Điều lý Tỳ Vị, thư Can khoái cách, điều lý Can tạng. Trị trẻ nhỏ bị táo bón, phân khô cứng không thông.
Quát Lâu Nhuận Trường Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Quát lâu 20g, Tỳ bà diệp 15g, Hà diệp, Đương quy, Tang thầm tử, Nguyên sâm, Mạch môn, Sinh địa đều 20g, Câu kỷ tử, Lai phục tử, Uất lý nhân, Cam thảo đều 10g. Sắc uống.
TD: Tư âm dưỡng huyết, nhuận trường thông tiện. Trị táo bón mạn tính (do huyết hư, trường vị bị táo).
Khai Khoan Thăng Giáng Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đảng sâm 30g, Sài hồ, Thăng ma, Cát cánh, Chỉ thực đều 12g, Qua lâu nhân 20g, Bàng đại hải, Ngưu tất đều 12g, Nhục thung dung 30g, Đại hoàng (tẩm rượu) 6g, Hồng đằng 30g, Tây thảo 15g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Ích khí thăng dương, tuyên Phế khoan trường. Trị táo bón (do Phế khí không thông, đại trường khí bị bế).
Kinh Nghiệm Điều Trị Táo Bón của Nhật Bản
(Trích trong ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
+ Quế Chi Gia Thược Dược Thang hoặc Quế Chi Gia Thược Dược Đại Hoàng Thang: hai bài này đều có các vị thuốc ấm dùng trong trường hợp teo và sa dạ dày, có lúc táo bón, khi thì tiêu chảy.
. Nếu không đại tiện được thì dùng bài Quế Chi Gia Thược Dược Đại Hoàng Thang. Nếu bụng đầy trướng, suy yếu, dùng bài Quế Chi Thược Dược gia Nhân sâm và Xuyên tiêu.
Bài thuốc này cũng có tác dụng với màng bụng viêm và ruột non hẹp lại (Nếu chẩn đoán lầm, cho dùng bài Đại Sài Hồ Thang, bệnh sẽ nặng hơn
+ Tiểu Kiến Trung Thang: có tác dụng với người có thể tạng yếu, mệt mỏi, bụng mềm, không có sức.
+ Phụ Tử Lý Trung Thang: có tác dụng đối với táo bón mạn tính nơi người thể tạng yếu, chuyển hóa thấp, sắc mặt xanh. Thông thường dùng thuốc nhuận trường không có kết quả, nên dùng bài này, đại tiện sẽ dễ dàng. Bài này có Phụ tử, Can khương có tác dụng tăng chức năng chuyển hóa, làm ấm phủ tạng và kích thích nhu động ruột.
+ Ma Tử Nhân Hoàn: dùng cho người lớn tuổi, táo bón mạn.
+ Nhuận Trường Thang: tốt cho người lớn tuổi, táo bón mạn tính. Dùng giống nhũ bài Ma Tử Nhân Hoàn nhưng bài này dùng cho người bệnh da khô, không nhuận, lượng nước tiểu nhiều.
+ Đương Quy Thược Dược Tán: thích hợp với chứng táo bón của phụ nữ cơ thể suy yếu, mệt mỏi, lạnh quanh thắt lưng. Bài thuốc này có tác dụng đặc biệt trong trường hợp thường dùng thuốc nhuận trường mà không có kết quả và đau bụng. Trong bài Xuyên khung, Đương quy làm ấm cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu và giảm căng cơ ruột. Thược dược và các thành phần khác của bài thuốc làm tăng nhu động ruột do vậy dễ đào thải phân ra ngoài.
+ Tiêu Dao Tán Gia Vị (Đương quy, Thược dược, Bạch truật, Phục linh, Sài hồ đều 12g, Đơn bì, Chi tử, Cam thảo đều 8g, Bạc hà, Sinh khương đều 4g): đặc biệt nhuận trường cho phụ nữ 40-50 tuổi, ở thời kỳ mãn kinh.
+ Thần Hiệu Thang (Mộc hương, Ngô thù, Tiểu hồi, Chi tử, Bạch truật, Hương phụ, Đương quy, Ô dược, Diên hồ, Sa nhân sao đen, Đăng tâm, Sinh khương đều 8g, Cam thảo 4g dùng trị táo bón sau mổ. Dùng cho người thể tạng yếu, bụng đầy, bụng sôi, chân lạnh và có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được.
+ Đại Sài Hồ Thang: dùng trị táo bón cho người béo mập. Để phòng ngừa xổ gây đau bụng, có thể dùng bài này.
+ Đào Hạch Thừa Khí Thang: thích hợp với táo bón, sắc mặt đỏ, cơ thể khỏe.
+ Tam Hoàng Tả Tâm Thang: dùng cho người bị táo bón, sắc mặt đỏ, dễ bị kích động.
CHÂM CỨU TRỊ TÁO BÓN
(Theo sách ‘Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn’)
+ Táo Bón Do Nhiệt: Thanh nhiệt, nhuận táo.
Hợp cốc + Đại trường du + Thiên xu + Nội đình. Hợp với Chiếu hải. Châm tả.
(Hợp cốc thanh hỏa của dương minh đại trường; Đại trường du + Thiên xu thông tiết khí của đại trường; Nội đình thanh nhiệt, hòa vị, lợi đại trường; Phối Chiếu hải để bổ thận thủy, là cách giúp nước dâng lên để thuyền di chuyển được).
+ Táo Bón Do Hàn: Ôn thông, khai kết.
Châm bổ + cứu Thiên xu, Quan nguyên, Tam âm giao, hợp với Thần khuyết.
(Thiên xu là huyệt mộ của đại trường để thông khí của đại trường; Quan nguyên ôn dương, tán hàn; Cứu Tam âm giao có thể thông dương khí của 3 kinh âm ở chân, 3 kinh âm đều đi qua bụng, dương khí thông tốt thì đại tiện thông; Phối cứu Thần khuyết để ôn dương, tán hàn, trị bụng đau).
3- Táo Bón Do Hư Yếu: Bổ trung, ích khí.
Châm bổ và cứu Tỳ du, Vị du, Túc tam lý. Phối hợp với Khí hải, Cách du.
(Tỳ là gôc của hậu thiên, vì vậy, chọn huyệt Tỳ du, Vị du để giúp cho trung khí, nhằm bồi dưỡng cho nguồn sinh hóa; Túc tam lý để điều lý khí của trường vị giúp cho khí cơ thông suốt, công năng tiêu hóa của tỳ vị được bình thường; Cứu Khí hải để ích khí, hồi dương, trị khí bị hụt; Cách du là huyệt hội của huyết, có khả năng bổ âm huyết, nhuận trường).
Bệnh Án Táo Bón
(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’)
Trương X, nam, gần 70 tuổi.
Khám lần đầu: Đùi gối mềm yếu, táo bón, sáu bộ mạch Tế Sáp. Đây là do huyết dịch khô ráo. Điều trị nên dưỡng huyết, nhuận trường. Dùng Thung dung tươi 40g, Hỏa ma nhân 12g, Hạnh nhân 12g, Đương qui 12g, Tùng tử nhân 12g, Bá tử nhân 12g, Ngưu tất 12g, Thủ ô tươi 24g, Hoài sơn tươi 12g.
Khám lần 2: Đại tiện tuy dễ dàng, nhưng chất dịch trong ruột khô ráo, ăn được mà không đại tiện đã 3 ngày. Dùng thuốc tư nhuận có vị mặn giáng xuống: Hỏa ma nhân 12g, Bạch thược 6g, Sinh Cam thảo 8g, Đương quy 12g, Sinh hoài sơn 12g Mạch đông 6g, Câu kỷ tử 12g, Thung dung tươi 24g, Huyền sâm 8g, Ngưu tất 12g, Tỳ bà diệp (bỏ lông) 4 lá.
- Khám lần 3: Đại tiện điều hòa dần, lại dùng thuốc nhuận trường dưỡng huyết, kết hợp với bổ khí. Đảng sâm 12g, Đương qui 12g, Sinh Hoài sơn 12g, Hỏa ma nhân 12g, Cốc nha 16g, Bạch truật 8g, Bạch thược 6g, Bá tử nhân 12g, Câu kỷ tử 12g, Ngưu tất 12g.
Nhận xét: Bệnh án này ở người cao tuổi, thế lực yếu, khí huyết đều suy khiến cho sự truyền tống ở đường ruột bị yếu sức gây nên tiện bí. Trọng điểm biện chứng ở chỗ tuổi đã cao đùi gối mềm yếu, mạch Tế Sáp, bệnh thuộc loại hư bí cho nên dùng thuốc dưỡng huyết nhuận trường thêm thuốc bổ khí mà kết quả, nên phân biệt với loại tiện bí có nguyên nhân khác nhau.
Bệnh Án Táo Bón
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’)
Lưu X, nam, 34 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 26-2-1966. Bệnh nhân từ lâu đã có đại tiện bí kết, bụng chướng đau, cự án, uống thuốc thông tiện, sau đi đại tiện rồi bụng dưới đau, ngủ không yên. 10 tháng trước phổi bên phải nhiễm lao, đã điều trị bệnh tình ổn định, không ho, khám thấy chất lưỡi đỏ, rêu dày bẩn mà vàng, mạch Huyền Hoạt, mạch phải to hơn. Chứng này là ruột khô không nhuận, khí trệ gây chướng. Nên dùng phép điều khí lợi trung, hòa vị nhuận tràng. Cho uống Tư Âm Nhuận Táo Phương gia vị (Sinh thủ ô 15g, Ngọc trúc 9g, Đại phúc bì 12g, Thanh bì và Trần bì mỗi thứ 6g, Sinh chỉ xác 9g, Ô dược 9g, Thanh quất diệp 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang). Uống được 5 thang, đại tiện trở thành nhuận, giảm quá nửa chứng bụng chướng đau. Dặn uống thêm 5 thang nữa, mọi chứng đều hết.
Bàn luận: Bệnh nhân này phế âm vốn hư, ruột khô không nhuận, khí cơ uất trệ, thông giáng không được, làm cho đại tiện bí kết không thông. Trong phương thuốc dùng Sinh thủ ô, Ngọc trúc để tư âm nhuận táo; Đại phúc bì, Chỉ xác để phát khí tiêu trệ, làm cho đường ruột tư nhuận táo, dùng Đại phúc bì, Chỉ xác để phát khí tiêu trệ, làm cho đường ruột tư nhuận, khí cơ thông suốt, ắt đại tiện tự thông, chứng bệnh hết. Theo kinh nghiệm lâm sàng, người già đại tiện bí kết đã lâu, đường ruột không nhuận, dùng thuốc thông hạ lâu ngày không có kết quả thì có thể dùng riêng một vị Sinh thủ ô 30g, sắc uống hoặc làm thành hoàn mỗi lần 6g, mỗi ngày uống 2 lần sẽ có hiệu quả. Ngoài ra có thể dùng Hắc chi ma, vừng đen giã nát trộn mật ong mà chiêu cũng có tác dụng thông tiện.
THIẾU SỮA
Phụ nữ sau khi sinh không có sữa hoặc ít sữa, gọi là chứng Nhũ Trấp Bất Hành, Nhũ Trấp Bất Túc, Sản Hậu Khuyết Nhũ, Khuyết Nhũ, Nhũ Thiểu.
Tương đương chứng Thiếu Sữa, Ít Sữa của YHHĐ.
Nguyên Nhân
+ Khí Hư Huyết Yếu: Cơ thể vốn bị khí hư, huyết ít, đến khi sinh, huyết bị mất, khí bị hao, khí huyết đều suy hoặc Tỳ Vị hư yếu, khí huyết sinh hoá bất túc, khiến cho khí huyết hư yếu không sinh được sữa, khiến cho sau khi sinh không có sữa hoặc có ít sữa.
Theo sách ‘Phụ Nhân Lương Phương’ do Khí huyết suy yếu, kinh lạc không điều hoà gây nên.
Sách Y Tông Kim Giám cho rằng do Huyết bị mất nhiều quá, huyết ít thì sữa không ra. Hoặc do ứ huyết ủng trệ.
+ Can Uất Khí Trệ: Thường uất ức hoặc sau khi sinh tinh thần bị tổn thương, Can mất chức năng điều đạt, khí không thông, khí huyết không điều hoà, kinh mạch bị ủng trệ khiến cho nhũ trấp không vận hành gây nên thiếu sữa.
Như vậy, phụ nữ sau khi sinh mà bị thiếu sữa hoặc sữa không xuống chủ yếu là do hư yếu (khí huyết suy yếu) hoặc do khí huyết ủng trệ.
Tuy nhiên cũng có trường hợp do yếu tố tinh thần ảnh hưởng làm cho sữa không xuống. Sách ‘Nho Môn Sự Thân’ viết: “Khóc lóc, hay giận dữ làm cho khí uất kết, bế tắc nên mạch sữa không thông”.
Nguyên Tắc Điều Trị
Nếu do khí huyết suy yếu, nên dùng các vị thuốc như Sâm, Đương quy, Bạch truật, Hoàng kỳ. Nếu do khí huyết ủng trệ, nên dùng các vị như Sa nhân, Mộc hương, Lậu lô, Mộc thông. Nếu do yếu tố tinh thần, ngoài việc dùng thuốc để lý khí, giải uất, còn phải giữ cho tinh thần vui tươi, lạc quan.
Ngoài việc dùng thuốc uống, còn có thể dùng ngoại khoa để đắp, kích thích bên ngoài cho sữa chảy ra…
Triệu Chứng Lâm Sàng
+ Khí Huyết Hư Yếu: Sau khi sinh thiếu sữa hoặc hoàn toàn không có, sữa đục, bầu sữa mềm không căng đầy, tinh thần mỏi mệt, ăn ít, sắc mặt không tươi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi ít, mạch Tế Nhược.
Điều trị: Bổ khí, dưỡng huyết, thông nhũ. Dùng bài Thông Nhũ Đơn (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Nhân sâm, Hoàng kỳ (sống), Đương quy, Mạch môn, Mộc thông, Cát cánh, Thất khổng trư đề (Móng chân heo 7 lỗ).
(Nhân sâm, Hoàng kỳ đại bổ nguyên khí; Đương quy, Mạch môn dưỡng huyết tư dịch; Móng heo bổ huyết, thông sữa; Mộc thông tuyên lạc thông sữa; Cát cánh dẫn thuốc đi lên).
+ Can Khí Uất Trệ: Sau khi sinh sữa ít hoặc sữa chảy ra, bầu vú sưng đau, tinh thần uất ức, ngực sườn đầy tức, không thích ăn uống, người hơi sốt, lưỡi bình thường, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Huyền Tế hoặc Huyền Sác.
Điều trị: Sơ Can, giải uất, hoạt lạc, thông nhũ. Dùng bài Hạ Nhũ Thông Tuyền Tán (Thanh Thái y Viện Tuyển Phương): Đương quy, Xuyên khung, Thiên hoa phấn, Bạch thược, Sinh địa, Sài hồ, Thanh bì, Lậu lô, Cát cánh, Thông thảo, Bạch chỉ, Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành, Cam thảo.
(Thanh bì, Sài hồ thư Can giải uất; Thiên hoa phấn dưỡng huyết, tư dịch, Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành, Lậu lô hoạt lạc, làm cho sữa chảy xuống; Cát cánh, Thông thảo tuyên lạc, thông sữa; Cam thảo điều hoà các vị thuốc).
Một Số Bài Thuốc Đơn Giản
+ Móng heo 2 cái, Thông thảo 24g. nấu chín, bỏ Thông thảo, chỉ ăn móng heo và nước thuốc (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học).
Tức Ngư Thang: Đậu nha 60g, Nam qua tử (sống) 30g, Tức ngư (Cá gáy) 100g, Thông thảo 20g. Sắc uống (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Nhị Thông Thang (Bắc Kinh Trung Y 1989, 5): Hoàng kỳ (sống), Đương quy đều 20g, Xuyên khung, Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành, Lậu lô, Lộ lộ thông đều 10g, Sài hồ 6g, Thông thảo 6g. Sắc uống.
TD: Bổ khí, hoạt huyết, thông lạc, tiến nhũ. Trị sinh xong thiếu sữa.
Đã trị 76 ca, đạt tỉ lệ 90,8%.
+ Bổ Ích Thông Nhũ Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Lộ đảng sâm, Bạch truật (sao), Đương quy thân, Xuyên sơn giáp (nướng), Vương bất lưu hành đều 10g, Hoàng kỳ (nướng) 12g, Xuyên khung, Trần bì, Thông thảo đều 6g. Sắc uống.
TD: Bổ ích, thông nhũ. Trị sinh xong thiếu sữa.
+ Thông Nhũ Linh (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ 40g, Đảng sâm 30g, Đương quy, Sinh địa, Mạch môn đều 15g, Cát cánh, Mộc thông, Vương bất lưu hành (sao) đều 10g, Xuyên sơn giáp (nướng), Thông thảo, Tạo giác thích, Lậu lô, Thiên hoa phấn đều 6g.
. Thuốc chặt nhỏ, nấu chung với móng giò heo cho nhừ, vớt bỏ chất béo nổi bên trên mặt thuốc, còn lại khoảng 500ml, uống.
. Thuốc tán nhuyễn, mỗi lần dùng 30g uống với nước sắc chân giò heo.
TD: Ích khí, dưỡng âm, thông nhũ. Trị sinh xong thiếu sữa.
Đã trị 175 ca, khỏi 170, không kết quả 5. Đạt tỉ lệ 97%.
Châm Cứu
+ Khí Huyết Hư Nhược: Bổ khí, dưỡng huyết, thông nhũ. Chọn huyệt Tỳ du, Túc tam lý, Chiên trung, Nhũ căn.
(Bổ Tỳ du, Tú tam lý để kiện vận Tỳ Vị. Ích khí, bổ huyết, làm tăng sữa; Chiên trung là huyệt Hội của khí, châm bổ có tác dụng ích khí, làm cho sữa chảy ra. Đường kinh Dương minh vận hành ngang qua vú, dùng huyệt Nhũ căn để sơ thông bầu vú, làm cho ra sữa)
Tinh thần uể oải, ăn kém, thêm Trung quản, Khí hải. Mất máu quá nhiều thêm Cách du, Can du.
+ Can Uất Khí Trệ: Sơ Can giải uất, thông lạc, làm xuống sữa. Châm tả Chiên trung, Nhũ căn, Thiếu trạch, Nội quan, Thái xung.
(Chiên trung, Nhũ căn điều khí, thông lạc, làm tăng sữa, thêm cứu huyệt Chiên trung để hỗ trợ lợi khí; Nội quan, Thái xung đều thuộc kinh Quyết âm để sơ Can, giải uất, khoan hung, lý khí; Thiếu trạch là huyệt đặc hiệu để thông sữa).
Nếu đầy tức vùng ngực sườn thêm Kỳ môn. Sợ lạnh, sốt thêm Đại chuỳ, Khúc trì.
Nhĩ Châm
Chọn Hung khu, Nội tiết, Can, Thận. Ngày châm một lần, mỗi lần lưu kim 20~30 phút.
Tham khảo
+ Châm huyệt Dũng Tuyền trị 65 ca Thiếu sữa. Để bệnh nhân nằm, châm huyệt Dũng tuyền hai bên. Khi đắc khí, kích thích mạnh 3 phút, lưu kim 10 phút. Nếu sữa vẫn chưa ra, sau khi châm, dùng hai tay bóp vào bầu vú sữa sẽ chảy ra, rồi cho cháu bé bú. Thường châm 2~3 lần là có hiệu quả (Châm Thích Dũng Tuyền Huyệt Thông Nhũ 65 Liệt Liệu Hiệu Báo Cáo, Trung Y Tạp Chí 1987, 28: 2).
+ Châm huyệt Nhũ Tam Châm trị 69 ca thiếu sữa. Người bệnh ngồi, hơi gấp khuỷ tay, bàn tay và vai bằng nhau, lòng bàn tay ngả ra phía trước. Từ huyệt Đại lăng đến huyệt Thiếu hải chia ra làm hai phần làm chuẩn.
. Nhũ Nguyên: Đặt phần chuẩn đó vào huyệt Chiên trung, đo ngang ra phía đầu sườn là huyệt.
. Nhũ Hải: Đặt phần chuẩn đó vào đầu vú đo thẳng xuống, tại ½ phía ngoài là huyệt.
. Nhũ Tuyền: Từ huyệt Nhũ nguyên đo ngang ra về phía lưng, huyệt ở ½ phía ngoài của đoạn này. Khi châm ba huyệt này, hướng mũi kim về đầu vú, sâu 1~1,5 thốn, một lúc lại vê kim, khi thấy bên trong vú có cảm giác tức là được. Châm huyệt Chiên trung, mũi kim hướng xuống phía dưới, sâu 1,5 thốn, sau khi đắc khí, lưu kim 5 phút. Cứu ngải huyệt Nhũ Tam Châm 5 phút.
Can uất khí trệ thêm Thái xung hoặc Thiếu trạch. Khí huyết đều suy thêm Túc tam lý. Kèm đau đầu, mất ngủ thêm Phong trì.
Đã trị 69 ca, khỏi 49, có chuyển biến 15, không kết quả 5 (Lưu Chí Khiêm, Nhũ Tam Châm Trị Liệu Khuyết Nhũ 69 ca- Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1987, 11 (3): 35).
+ Châm Đàn trung, Trung quản, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Hợp cốc. Châm bổ, lưu kim 10~15 phút, châm xong rồi cứu.
Thực chứng: Dùng Chiên trung, Nhũ căn, Thiên tông, Kỳ môn, Thiếu trạch, Nội quan. Châm tả, lưu kim 20 phút. Cứ 5 phút vê kim tả một lần. Hư chứng: dùng huyệt Chiên trung, Ưng song, Nhũ căn, Nội quan, Túc tam lý, châm bình bổ bình tả. Lưu kim 15 phút. Châm xong rồi cứu. Kết quả: Kết quả ít 28, có kết quả 20, không kết quả 2 (Châm Cứu Thủ Nhũ Thiểu 50 Liệt Đích Biện Chứng Luận Trị – Thiểm Tây Trung Y 1988, 9 (7) 327).
+ Châm Hợp cốc, Khúc trì, Can du, Tỳ du, Nhũ can, Huyết hải, Túc tam lý. Hư thì châm bổ, Thực thì châm tả. Kết hợp xoa bóp vú cho sữa tiết ra. Đã trị 200 ca, có kết quả ít 134, có kết quả 45, không kết quả 21. châm từ 1~ 6 ngày (Châm Thích Trị Liệu Khuyết Nhũ, Cát Lâm trung Y Dược 1981 (2): 20).
+ Châm huyệt Ưng Nhũ (của Diện Châm) trị 100 ca thiếu sữa. Kết quả: Trừ 11 ca, còn lại đều có kết quả tốt. Cách châm này có kết quả đối với sản phụ sau khi sinh 40 ngày (Diện Châm Ưng Nhũ Huyệt Hạ Nhũ 100 Liệt, Hà Nam Trung Y 1981 (3): 36).
+ Châm Túc tam lý, Nhũ căn, Chiên trung, Thiếu trạch trị 28 6 ca thiếu sữa. Kết quả: Thể Can khí uất trệ 249 ca khỏi hoàn toàn, đạt 82,7%; Thể Khí huyết đều hư 37 ca, khỏi hoàn toàn, tỉ lệ 2% (Châm Thích Trị Liệu Sản Hậu Khuyết Nhũ 286 Liệt, Trung Quốc Châm Cứu 1986, 6 (3): 19). SẢN HẬU KINH CHỨNG
Sau khi sinh bị cấm khẩu không nói được, gáy và lưng cứng, cơ thể cong ưỡn lên, tay chân co rút, gọi là ‘Sản Hậu Phát Kinh’, ‘Sản Hậu Kinh Phong’.
Tương đương chứng Sản Giật Sau Khi Sinh của YHHĐ.
Nguyên Nhân
Chủ yếu do sau khi sinh mất nhiều huyết, huyết hư không dưỡng được Can khiến cho Can phongnôij động hoặc bên trong đang bị huyết hư kèm bên ngoài phong tà xâm nhập vào gây nên bệnh.
Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) viết: “Cách chứng kính đều do phong gây nên”.
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: “Mới sinh xong thì huyết bị hư, mồ hôi ra, dễ bị trúng phong, gây nên chứng sản giật”.
Sách ‘Sản Dục Bảo Phủ’ giải thích: Sau khi sinh, huyết bị hư, tấu lý không khít, cho nên mồ hôi thường ra, gặp phải phong tà quấy động, biến thành chứng kính.
Sách ‘Sản Khoa Tâm Pháp’ nhận định rằng: Huyết bị mất nhiều, khí bị hư quá, âm hư sinh nội nhiệt, nhiệt cao quá sinh ra phong, cho nên chứng phong hiện ra ngoài nhưng thật ra là do âm huyết không đủ dưỡng Can, sinh ra co giật.
Như vậy, chứng Sản giật do Huyết hư sinh ranôij phong. Hoặc do ngoại phong xâm nhập vào gây nên.
Nguyên Tắc Điều Trị
Khi điều trị, nên chú ý đến nguyên nhân sản hậu mất máu quá nhiều. Dù thấy chứng trạng phong nhưng cũng nên theo hướng điều trị ‘Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt’. Nên dùng bài Thập Toàn Đại Bổ để đại bổ khí huyết, hoặc dùng bài Hoa Đà Dũ Phong Tán, Đương Quy Tán… Cũng có khi do phong bên ngoài sinh ra chứng đờm thấp, đờm nhiệt, có thể dùng Thiên Ma Tán, Lục Thần Thang, Tăng Tổn Sài Hồ Thang… Nếu thấy đầu lắc lư, thở khò khè, mồ hôi ra nhiều, hai tay quờ quạng, đó là chân khí đã tuyệt, chỉ còn tà khí, đó là triệu chứng xấu.
Triệu Chứng Lâm Sàng
+ Huyết Hư: Gáy cứng, lưng cong lên, hàm cứng chặt, miệng mắt mấp máy, tay chân co giật, hai bàn tay nắm chặt, da khô, mạch Huyền Tế mà Khẩn.
Điều trị: Dưỡng huyết, ích khí, hòa doanh, thoái nhiệt. Dùng bài
. Tam Giáp Phục Mạch Thang hoặc Tư Vinh Hoạt Lạc Thang (Giản Minh trung Y Phục Khoa Học).
. Bát Trân Thang thêm Hoàng Kỳ, Địa cốt bì (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học)
Nếu huyết hư, âm suy, biểu hiện sốt về chiều, hai gò má đỏ, khát, thích uống, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón. Lưỡi hơi đỏ, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt. Dùng bài Nhất Âm Tiễn gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sinh địa, Bạch thược, Mạch môn, Thục địa, Tri mẫu, Địa cốt bì, Cam thảo, thêm Bạch vi.
(Thục địa, Bạch thược, Mạch môn tư âm, dưỡng huyết; Sinh địa, Địa cốt bì, Tri mẫu, Bạch vi tư âm, thanh nhiệt, lương huyết; Cam thảo hòa trung).
Nếu thiên về khí hư biểu hiện gáy và lưng cứng, cơ thể cứng, tay chân lạnh, thở khò khè, mồ hôi tự ra, miệng hé mở, mắt hơi mở, tay chân duỗi thẳng, mạch Phù Đại không lực, nhất là ở bộ Xích. Đó là khí hư muốn thoát. Cho uống ngay bài Sâm Phụ Thang tăng gấp đôi Nhân sâm.
Nếu khí huyết đều hư: cơ thể bỗng nhiên cứng, lạnh, ngã, ưỡn cong người lên, hàm răng cắn chặt, tay chân run giật, sắc mặt xanh nhạt, úa vàng, tay chân lạnh, thở khò khè, ra mồ hôi, tiểu không tự chủ, lưỡi nhạt, không rêu, mạch Hư, Tế, nên dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang.
+ Huyết Ứ: Sau khi sinh, phát nóng lạnh, sản dịch không ra hoặc ra ít, mầu đỏ tươi có cục, bụng dưới đau, không thích ấn vào, lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết, mahj Huyền Sáp không lực.
Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, hòa doanh, trừ nhiệt. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang.
+ Ngoại Cảm: Sau khi sinh phát sốt, sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau, nghẹt mũi, sổ mũi, ho, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù Khẩn.
Điều trị: Dưỡng huyết, khứ phong, tán hàn, giải biểu.
. Sách ‘Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học’ dùng bài Kinh Phòng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Kinh giới, Phòng phong, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Địa hoàng, thêm Tô diệp
(Tứ Vật Thang [Khung, Quy, Thục, Thược] dưỡng huyết, phù chính; Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp tán hàn, giải biểu).
. Sách Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học dùng bài Hoa Đà Dũ Phong Tán hoặc Đương Quy Tán. Nếu quá nặng thì dùng bài trên thêm Chỉ Kính Tán
+ Cảm Nhiễm Tà Độc: Sau khi sinh phát sốt, ớn lạnh hoặc sốt cao, lạnh run, bụng dưới đau, không thích ấn vào, sản dịch lúc đầu ra nhiều sau đó bị gián đoạn rồi ít, mầu đỏ tối hoặc giống như mủ, mùi hôi, tâm phiền không yên, khát, thích uống, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khô, mạch Sác có lực.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, hóa ứ. Dùng bài Giải Độc Lương Huyết Thang (Y Lâm Cải Thác): Liên kiều, Cát căn, Sài hồ, Chỉ xác, Đương quy, Xích thược, Sinh địa, Hồng hoa, Đào nhân, Cam thảo. Thêm Ngân hoa, Hoàng cầm.
(Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Cát căn, Sài hồ, Cam thảo thanh nhiệt, giải độc; Sinh địa, Xích thược lương huyết, giải độc; Hợp với Đương quy để hòa huyết; Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết hành ứ; Chỉ xác lý khí, hành trệ).
Nếu sốt cao không giảm, ra nhiều mồ hôi, phiền khát muốn uống, mạch Hư Đại mà Sác đó là chứng nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch.
Điều trị: Dùng bài Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang (Thương Hàn Luận): Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Cam thảo, Nhân sâm.
Nếu sốt cao không hạ, phiền khát muốn uống, táo bón, sản dịch ra không hết, mùi hôi như mủ, bụng dưới đau, không thích ấn vào, bụng trướng đau, tinh thần mỏi mệt, nói xàm, lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi vàng khô, mạch Hoạt Sác. Đó là nhiệt kết ở phần lý.
Dùng bài Đại Hoàng Mẫu Đơn Bì Thang. Nếu lúc nóng lúc lạnh thêm Sài hồ, Hoàng cầm để hòa giải thiếu dương.
Nếu sốt cao, ra mồ hôi, tấm phiền không yên, nổi ban, lưỡi đỏ tươi, ít rêu hoặc rêu lưỡi màu xanh, mạch Huyền Tế Sác. Đó là nhập vào phần doanh.
Điều trị: Thanh doanh, giải độc, tán ứ, tả nhiệt. Dùng bài Thanh Doanh Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp tâm, Đan sâm, Hoàng liên, Thủy ngưu giác.
Y Án Trị Sản Hậu Co Giật
(Trích trong Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương).
“Một sản phụ hàm răng ngậm chặt, lưng nẩy ngược lên, tay chân run giật, hai mắt nhắm nghiền, tôi cho là mất huyết nhiều, làm nguyên khí thiếu hụt, âm hỏa xông mạnh lên, dùng Thập Toàn Đại Bổ Thang thêm Bào khương. Uống 1 thang thì sống lại, vài thang thì khỏi hẳn”
Y Án Trị Có Thai Bị Co Giật
(Trích trong Thẩm Thị Nữ Khoa Trấp Yếu).
“ Người con dâu thứ tư của Kim Ngu Điện sau khi đẻ bị phù thũng, uống ‘Quế Phụ Bát Vị Hoàn’ thì hết phù thũng, bỗng sinh biến chứng miệng mắt đều méo, tay chân bên phải không đưa lên được, lưỡi ngọng. Dựa theo đó trị về chứùng huyết hư thì lại biến ra chứng cúi xuống mà không ngửa mình lên được. Vài ngày sau thì mửa huyết đen đầy chậu, mửa rồi thì cúi mình, ngửa mình được tự nhiên. Sau 1 tuần thì lại không ngửa mình được, khi mửa ra huyết đen thì lại yên. Cho uống thuốc "Tiêu Ứ" bỗng nhiên miệng mắt há hốc như tình trạng bị thoát, sắc 12g Nhân sâm đổ vào thì tỉnh lại, rồi lại lạnh ngắt, đổ Nhân sâm vào vẫn không tỉnh. Tôi chẩn mạch tay phải, vì sưng to nên không có mạch, tay trái phù thũng cũng không mạch, ấn nặng như thể giao kim. Tôi bảo: Đây là thực chứng, không uống Sâm thì khỏi. Liền dùng Đởm tinh, Bán hạ, Thạch xương bồ, Quất bì, Thiên trùng, Địa long, Tử thảo, Trúc lịch, Thương truật cho uống 1 thang thì chuyển, uống 4 thang thì tay chân cử động được, 12 thang ra được nhà ngoài để chẩn mạch, các chứng cũng khỏi, chỉ có tiếng nói chưa rõ. Cũng dùng bài thuốc trên cho uống thì khỏi. Tôi cho rằng đây là vì sau khi thụ thai, ngũ dịch tụ thành đờm ẩm, khi sinh, đờm dãi cùng ác huyết đều ra mới khỏi được, nếu huyết xuống mà đờm ẩm không xuống, các chứng sẽ sinh ra, cho nên sản hậu mà trị không hiệu quả thì dùng bài Lục Thần Thang là bài thuốc chủ yếu. SẢN HẬU PHÁT SỐT
Đàn bà sau khi sinh phát sốt gọi là ‘Sản Hậu Phát Nhiệt’.
Tương đương chứng Nhiễm khuẩn hậu sản của YHHĐ.
Nguyên Nhân
Dựa theo lâm sàng, có thể chia làm 6 loại:
. Sốt do Ngoại cảm.
. Sốt do Thương thực.
. Sốt do Ứ huyết.
. Sốt do Huyết hư.
. Sốt do Lao lực.
. Sốt do Viêm tuyến vú.
Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Nguyên nhân của sản hậu phát sốt không phải chỉ do ăn uống thái quá gây nên nôn mửa, muốn nôn là chứng phát sốt do thương thực. Nếu lao động quá sớm, cảm phong hàn đó là sốt do ngoại cảm. Nếu sản dịch không ra được, ứ huyết dừng lại đó là sốt do ứ huyết. Nếu huyết bị mất nhiều, âm huyết không đủ, đó là sốt do huyết hư. Có khi do sinh đẻ, sức khỏe bị tổn thương nên bị sốt, hoặc sau khi sinh sữa cương lên cũng gây nên sốt”.
Điều Trị
Nếu sốt do ngoại cảm, nếu dùng thuốc bồi dưỡng khí huyết thì nên thêm thuốc giải biểu để hỗ trợ. Sốt do thương thực, dùng bài Tứ Quân Tử Thang hợp với những vị thuốc có tác dụng tiêu đạo. Sốt do huyết hư, nên bổ huyết là chính, nếu dùng loại thuốc hàn lương sẽ có thể gây hại. Sốt do huyết ứ, cần hành huyết, khứ ứ. Sốt do lao nhọc nên đại bổ khí huyết thì nhiệt mới bớt. Sốt do cương sữa thì phải làm cho sữa thông đi thì sẽ hết nóng, lạnh. Nếu đang điều trị chứng sốt mà bụng đầy trướng, đau, táo bón, kèm các chứng thực nhiệt, dùng bài Hoàng Long Thang.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Cảm Nhiễm Tà Độc: Sau khi sinh, phát sốt, ớn lạnh, hoặc sốt cao, rét run, bụng dưới đau, không thích ấn, sản dịch lúc đầu ra nhiều sau ít dần, mầu đỏ tối hoặc như mủ, có mùi hôi, tâm phiền không yên, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mà khô, mạch Sác có lực.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, hóa ứ. Dùng bài Giải Độc Hoạt Huyết Thang (Y Lâm Cải Thác): Liên kiều, Cát căn, Sài hồ, Chỉ xác, Đương quy, Xích thược, Sinh địa, Hồng hoa, Cam thảo. Thêm Ngân hoa, Hoàng cầm.
(Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Cát căn, Sài hồ, Cam thảo thanh nhiệt, giải độc; Sinh địa, Xích thược lương huyết, giải độc; Hợp với Đương quy để hòa huyết; Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết, hành ứ; Chỉ xác lý khí, hành trệ).
Nếu sốt cao không bớt, ra nhiều mồ hôi, phiền khát muốn uống, mạch Hư Đại mà Sác, đó là chứng nhiệt thịnh, tân dịch bị tổ thương. Dùng phép thanh nhiệt trừ phiền, ích khí sinh tân. Dùng bài Bạch Hổ Nhân Sâm Thang (Thương Hàn Luận): Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Nhân sâm, Cam thảo.
Sốt cao không bớt, phiền khát muốn uống, táo bón, sản dịch không thông, mùi hôi như mủ, bụng dưới đau, không thích ấn, bụng đầy trướng, đau, tinh thần mệt mỏi, nói sảng, lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi vàng khô. Đó là nhiệt kết ở phần lý. Dùng bài Đại Hoàng Đơn Bì Thang.
Nếu lúc nóng lúc lạnh thêm Sài hồ, Hoàng cầm để hòa giải Thiếu dương.
Nếu sốt cao, ra mồ hôi, tâm phiền không yên, nổi ban, lưỡi đỏ rực, rêu lưỡi ít hoặc hóa thành mầu xanh, mạch Huyền, Tế, Sác, đó là nhiệt nhập vào phần doanh. Dùng phép thanh doanh, giải độc, tán ứ, tả nhiệt. Dùng bài Thanh Doanh Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp tâm, Đan sâm, Hoàng liên, Thủy ngưu giác.
Nếu sốt cao không bớt, tinh thần mê mệt, nói sàm, nên phối hợp dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (Ôn Bệnh Điều Biện), hoặc Tử Tuyết Đơn (Cục Phương).
+ Ngoại Cảm: Sinh xong phát sốt, sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau, mũi nghẹt, sổ mũi, ho, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù Khẩn.
Điều trị: Dưỡng huyết, khứ phong, tán hàn, giải biểu. Dùng bài Kinh Phòng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Kinh giới, Phòng phong, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Địa hoàng. Thêm Tô diệp.
(Bài Tứ Vật [Khung, Quy, Thục, Thược] dưỡng huyết, phù chính; Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp khứ phong, tán hàn, giải biểu).
Nếu cảm phong nhiệt: Sốt, hơi sợ gió lạnh, đầu đau, cơ thể đau, họng sưng đau, khát, ho, đờm vàng, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Phù Sác.
Điều trị: Tân lương giải biểu. Dùng bài Ngân Kiều Tán (Ôn Bệnh Điều Biện): Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp, Kinh giới huệ, Bạc hà, Ngưu bàng tử, Cát cánh, Đạm đậu xị, Cam thảo, Lô căn.
Nếu cảm thử nhiệt: Sốt, ra nhiều mồ hôi, khát, tâm phiền, mỏi mệt không có sức, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Hư Sác.
Điều trị: Thanh thư, ích khí, dưỡng âm, sinh tân. Dùng bài Thanh Thử Ích Khí Thang (Ôn Nhiệt Kinh Vĩ): Tây dương sâm, Thạch hộc, Mạch môn, Hoàng liên, Trú diệp, Hà ngạnh, Tri mẫu, Cam thảo, Ngạnh mễ, Tây qua thúy y.
Nếu kèm huyết hư: Sinh xong sốt, sợ lạnh, sắc mặt xám xanh bạc, hơi vàng nhạt, co thể gầy ốm, đau đầu, chóng mặt, lưng đau, xương mỏi, sợ sệt, ít ngủ, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch Phù Tế. Nên dùng bài Tứ Vật Thang thêm Kinh giới, Sài hồ.
Nếu kèm khí hư: Sinh xong phát sốt, sắc mặt đỏ, tinh lực kém sút, đầu đau, váng đầu, họng sưng đau, sợ lạnh, tay chân lạnh, xương và lưng đau mỏi, run sợ, thở suyễn hoặc nôn mửa, mạch Phù, Huyền không lực. Nên dùng bài Trúc Diệp Thang.
+ Huyết Hư: Sau khi sinh phát sốt, sắc mặt xanh tái, hơi vàng nhạt, váng đầu, hoa mắt, tai ù, sợ sệt, bứt rứt khó ngủ, lưng đau, chân mỏi, táo bón, lưỡi nhạt không rêu, mạch Tế Nhược.
Điều trị: Dưỡng huyết ích khí, hòa doanh, thoái nhiệt. Dùng bài Nhân Sâm Thang thêm Hoàng kỳ, Địa cốt bì.
Nếu huyết hư, âm suy, sốt về chiều, hai gò má đỏ, khát, thích uống, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, mạch tế Sác.
Điều trị: Tư âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt. Dùng bài Nhất Quán Tiễn gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sinh địa, Bạch thược, Mạch môn. Thục địa, Tri mẫu, Địa cốt bì, Cam thảo. Thêm Bạch vi.
(Thục địa, Bạch thược, Mạch môn tư âm, dưỡng huyết; Sinh địa, Địa cốt bì, Tri mẫu, Bạch vi tư âm, thanh nhiệt, lương huyết; Cam thảo hòa trung).
+ Huyết Ứ: Sau khi sinh phát sốt, ngực bụng cảm thấy đầy trướng, miệng khô, không muốn ương, sản dịch ngừng ra hoặc ra ít, huyết ứ, mầu tím sẫm, bụng dưới cứng, sưng đau, ấn không xuống, táo bón, lưỡi tím sẫm, mạch Huyền Sáp có lực.
Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, hòa doanh, trừ nhiệt. Dùng bài
. Huyết Phủ Trục Ứ Thang (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học).
. Sinh Mạch Tán (Giản Minh Trung y Phụ Khoa Học).
+ Lao Nhọc: Sau khi sinh, do lao nhọc nhiều nên phát sốt, sợ lạnh, sắc mặt tái xanh, hơi vàng, váng đầu, hồi hộp, tinh thần uể oải,hơi thở ngắn, lưng đau, gối mỏi, lưỡi nhạt, mạch Vi, Tế.
Điều trị: Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang hoặc Tam Hợp Tán (Nữ Khoa Chuẩn Thằng): Xuyên khung, Đương quy, Thước dược, Thục địa, Bạch truật, Bạch Phục linh, Hoàng kỳ đều 4g, Sài hồ, Nhân sâm đều 6g, Hoàng cầm, Bồ hoàng, Cam thảo đều 2g. Sắc uống trước khi ăn.
Y Án Sản Hậu Phát Sốt Do Khí Huyết Hư
(Trích trong ‘Y Lược Lục Thư)
Một sản hậu vì tắm gội mà phát sốt, nôn mửa, khát uống nước lạnh, nói sảng nói bậy như điên. Vì có thể khí lực mạnh, vốn không chịu thuốc bổ, thầy thuốc cho uống thuốc loại thanh lương thì huyết táo càng tăng lên. Tôi chẩn 6 mạch thấy Phù Đại Hồng Sác liền cho rằng sản hậu khí huyết quá hư, cô dương đi ra ngoài, ở trong là thực hàn mà ngoài giả nhiệt, cần phải đại bổ khí huyết. Cho uống Bát Trân thang thêm Bào khương 4g, cho uống một thang thì sức sốt giảm bớt quá nửa. Bệnh nhân thường không chịu uống Sâm nhưng lại uống. Đến tháng sau thì sức nhiệt tăng lên như trước, tôi lại cho uống thang trước, thêm các vị Sâm, Kỳ, Bào khương 3, 4 thang nữa thì nhiệt hết, mình mát, mạch tĩnh và bệnh không tái phát nữa.
Bệnh Án Sốt Sau Khi Sinh Do Ngoại Cảm
(Trích trong ‘Vân Nam Trung Y Phụ Khoa Học’)
Phụ nữ họ Lý 24 tuổi ở vườn đào Mông Hoa, ngoại thành phía đông. Bệnh nhân vào giữa tháng 8 năm 1953, sau khi đẻ hai ngày, ngộ cảm phải phong hàn, phát sốt hôn mê. Sau hai ngày bệnh thì thấy sốt cao, mồ hôi ra nhiều, mê man, nói nhảm, có khi hôn trầm, có khi sờ soạng áo quần, khi tỉnh dậy sợ nóng, khát nước muốn uống, sản dịch ít mà có cục đen, mạch Phù hữu lực, đầu lưỡi khô, rêu trắng, ít nhuận, mắt dại, âm thanh ồ, vùng bụng nóng, bụng đùi đau khi đè vào, ăn không ngon, giữa lúc ăn muốn nôn ọe. Đây là huyết hư do sản hậu bị cảm phải phong hàn làm cho nhiệt nhập huyết thất, ứ huyết ngăn trệ, làm tà nhiệt đi lên khiến cho thần minh mê muộiø. Điều trị: dùng phép hòa giải, hành ứ. Dùng bài Tiểu Sài Hồ Thang, Đào Nhân Thừa Khí Thang, hợp lại gia giảm, gồm Sài hồ (sao), Hoàng cầm (sao), Pháp Bán hạ, Táo, Đào nhân, Huyền hồ sách đều 9g, Hồng hoa 2,4g, Cam thảo 8g, Sinh khương 4g.
Sau khi uống, huyết đen ra nhiều lần, đại tiện nhiều, đến tối thì thần khí tỉnh táo dần, bớt đau bụng, giảm sốt, ăn uống được, có thể ngủ được 3, 4 giờ. Sáng đến chẩn mạch lại, mạch thấy Sác có hơi kèm Khổng, bệnh nhân hơi sốt và hơi ra mồ hôi, ác lộ chưa dứt. Dùng Tiểu Sài Hồ Thang gia giảm: Tô điều sâm, Hoàng kỳ đều20g, Sài hồ sao, Hương phụ, Đan sâm, Đương quy, Phòng phong, Hắc khương đều 12g, Hàng dược, Tiêu giới tuệ, Hoàng cầm sao, Cam thảo.
Sau khi uống có cảm giác dễ chịu, ăn ngủ tương đối tốt, mạch Hoãn, cơ thể mát, ác lộ đã sạch, mầu sản dịch ra hơi hồng nhạt, mồ hôi cũng cầm được, chỉ có tinh thần còn hơi sa sút. Tiếp dùng bổ khí, dưỡng huyết nhiều tễ nữa thì khỏi hẳn. SẨY THAI
Có thai mới khoảng 2-3 tháng, thai chưa hoàn chỉnh mà đã bị đẩy ra gọi là Truỵ thai (Sẩy thai).
Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ định nghĩa rằng: “Thai 3 tháng, chưa thành hình tượng gọi là ‘ỏTruỵhai’.
Tương đương trong phạm vi Sẩy Thai của YHHĐ.
Nguyên Nhân
Truỵ thai chủ yếu do thai động không yên và có thai mà ra huyết gây nên. Thường do sinh hoạt tình dục quá mức, hoặc vì uất giận khiến cho thai bị động, hoặc vì khí huyết hư yếu không dinh dưỡng được thai, hoặc vì chấn thương té ngã làm tổn thương thai, hoặc vì khí hậu nóng quá làm tổn thương đến thai, đều có thể sẩy thai.
Sách ‘Y Tôn Kim Giám' cho rằng: Đàn bà có thai mà mạch Xung, Nhâm bị hư tổn thì thai không giữ vững được hoặc vì giận dữ làm tổn thương Can, hoặc sinh hoạt tình dục quá mức làm cho Thận bị tổn thương, hoặc vì thai khí không vững chắc sẽ dễ sinh ra bất an.
Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ cũng cho rằng: Hoặc sau khi có thai mà sinh ra chứng khác, ảnh hưởng đến thai khí, nên thai không yên, hoặc vấp ngã, va chạm, ngã từ cao xuống, làm tổn thương đến thai, gây nên truỵ thai.
Nếu sau khi truỵ thai mà về sau khi thụ thai cũng vẫn như thế thành ra thói quen thì gọi là Hoạt Thai, Ước Quán Tính Lưu Sản..
Nguyên Tắc Điều Trị
Phương pháp chữa trị là trước khi chưa truỵ thai, phải theo nguyên tắc chữa trị về ‘Thai Động Không Yên’ và ‘Lậu Thai Ra Huyết’.
Chữa trị bệnh chứng sau khi sẩy thai, phần nhiều thấy có hai chứng: Một là huyết ra không dứt, hai là huyết ngưng lại không ra.
Ra huyết quá nhiều không ngừng, phần nhiều là kinh mạch bị tổn thương, mà khí bị hư yếu, không thể nhiếp huyết được, cần đại bổ khí huyết để giữ thai lại cho khỏi ra. Huyết ngừng lại không thông gây nên đau, đó là thứ huyết xấu bế tắc lại không lưu thông lại kèm có ngoại tà, cần dùng phép đạo ứ, khứ trệ, ôn kinh, hoạt huyết.
Triệu Chứng
+ Khí Hư: Sau khi sẩy thai, sắc mặt trắng nhạt, tinh thần mỏi mệt, tiếng nói yếu như không có sức, mạch Vi, Nhược.
Điều trị: Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang hoặc bài Quy Tỳ Thang gia vị.
+ Huyết Hư: Sau khi sẩy thai, sản dịch ra rất ít hoặc không ra, bụng dưới đau cứng, đè không xuống, đau dữ dội, lưỡi hơi xanh, mạch Trầm Thực mà Sắc.
Điều trị: Dùng bài Sinh Hoá Thang và Thất Tiếu Tán.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Cố Xung An Lân Thang (Tân Trung Y 1985, 10): Thỏ ty tử, Sa uyển tử, Tang ký sinh, Tục đoạn, Đỗ trọng, A giao (nấu cho chảy a), Hoàng cầm, Bạch truật. Sắc uống. Nếu thấy huyết không ra nữa, các triệu chứng cũng hết thì sau đó cứ nửa tháng uống 1 thang, cho đến khi có thai 6 tháng, mỗi tháng uống một thang.
TD: Cố Xung mạch, an thai nguyên. Trị quen dạ sinh non (hoạt thai).
Đã dùng bài này kinh nghiệm hơn 20 năm, đều đạt kết quả tốt trên lâm sàng.
+ Bổ Thận Điều Xung Thang (Tứ Xuyên Trung Y 1985, 5): Nhân sâm, Câu kỷ tử đều 15g, Thục địa, Lộc nhung, Ba kích, Sung uý tử đều 20g, Tục đoạn, Đỗ trọng đều 10g. Sắc uống. Sắc uống.
TD: Bổ Thận, cố Xung, an thai. Trị hoạt thai.
Đã trị 103 ca, thai trở lại bình thường là 102 ca, đạt tỉ lệ 99,03%. Có 1 ca đến tháng thứ tư thì bị sẩy thai, tỉ lệ 0,97%.
+ Phòng Hoạt Thang (Tứ Xuyên trung Y 1985, 10): Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Thục địa, Tang ký sinh, Tjor ty tử, Long cốt (nung), Mẫu lệ (nung) đều 15g, Trần bì 10g, Cam thảo (chích) 3g. Sắc uống. Sau này khi có thai lại, mỗi tháng uống 3 thang vào tháng đầu khi có thai.
TD: Ích khí, dưỡng huyết, bổ Thận, an thai, cố hộ Xung Nhâm. Dự phòng sinh non.
Đã dùng để phòng 17 ca sinh non, đều đạt kết quả tốt.
+ Thỏ Ty Phúc Bồn Thang (Trung Quốc Y Dược Học Báo 1989,4): Thỏ ty tử, Phúc bồn tử, Đỗ trọng, Tục đoạn, Tang ký sinh, Thục địa, Bạch thược, Đảng sâm đều 15g, Trần bì, A giao (nấu chảy cho vào uống) đều 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống. Đợi gần đến khi có dấu hiệu bị sẩy thì uống. Trị quen dạ sinh non.
Đã trị 55 ca, khỏi 50, có kết quả 3, không kết quả 2.. Đạt tỉ lệ 96,36%.
+ Cố Bản Thang 2: Hoàng kỳ (chích), Tây đảng sâm, Bạch truật (sao) đều 15g, Đương quy thân, Bạch thược, Thỏ ty tử đều 10g, Bối mẫu, Cam thảo (chích) đều 6g, Xuyên khung 4,5g, Can khương, Ngải diệp (sao) Khương hoạt, Kinh giới, Chỉ xác, Hậu phác đều 3g. Sắc uống. Khi bắt đầu có thai, mỗi tháng uống 5thang.
TD: Đại bổ khí huyết, ích Thận, hoạt huyết, khứ phong lý khí. Trị quen dạ sinh non.
Đã trị 48 ca, sinh được bình thường 46 ca, có thai hơn 4 tháng bị sẩy 2 ca. Đạt tỉ lệ 95,83%.
+ Cố Thận An Thai Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đương quy, Hoàng cầm, Bạch truật đều 10g, Cam thảo, Đỗ trọng, Thỏ ty tử đều 6g, Hoàng kỳ, Tục đoạn, Sa nhân đều 3g. Sắc uống. Khi chuyển bụng doạ sẩy thai thì uống ngay. Sau đó mỗi tháng uống 2 thang, liên tục 4 tháng.
TD: Cố Thận, an thai, hoà Vị. Trị doạ sinh non. SINH KHÓ
Khó sinh là đàn bà sinh đẻ một cách khó khăn. Hễ có thai nhiều tháng, thai đã quay xuống dưới, bụng đau, thắt lưng đau từng cơn liên hồi, bụng dưới nặng trằn xuống, nước ối và máu đều ra, như muốn sinh mà thai lâu ra, không ra hoặc tay chân ra trước như dạng đẻ ngang, đẻ ngược, đều được xếp vào loại sinh đẻ khó. Sách xưa gọi là 'Nan sản".
Tương đương trong phạm vi y học gọi là 'Sinh khó, nan sản" của YHHĐ.
Nguyên Nhân:
Có thể do:
1- Cấu tạo sinh lý không bình thườngï của sản phụ: khung chậu nhỏ…
2. Thai không ở vị trí bình thường (ngang, ngược…), thai lớn.
3. Sản phụ khí huyết vận hành không thông thường.
Trong trường hợp 1 và 2 lúc có thai có thể dùng dược vật hoặc châm cứu dể điều chỉnh thai, đồng thời chú ý dến việc ăn uống, khi cần thiết cũng có thể phẫu thuật theo y học hiện đại. Vì vậy, trong phạm vi bài này, không dề cập đến hai loại trên, chỉ đề cập đến trường hợp đẻ khó do khí huyết vận hành không thông.
Sách ‘Phụ Nhân Lương Phương’ cho rằng: “Đàn bà chủ về khí, khí thuận huyết hòa, thai yên thì sinh đẻ thuận, mhưngx nhà giầu có thời nay quá thong thả, vì thế khí bị trệ không chuyển động”. Và: “Nước ối bào thai vỡ ra trước, thì thai khô không xuống được”.
Điều này cho thấy rằng vì khí trệ huyết hư mà đẻ khó.
Cũng có khi vì snh hoạt tình dục không cẩn thận, hoặc đến lúc sinh lại sộ sệt làm cho khí bị kết lại, bại huyết dồn lại khiến cho khó sinh.
Còn trường hợp xương chậu không mở ra, cổ nhân cho là có quan hệ với khí hư,.
Nguyên Tắc Điều Trị
Phép chữa trị đẻ khó, nên lấy thuận khí, hòa huyết làm chính.
Nếu khí hư, phải bổ khí. Huyết bế tắc phải trục ứ. Nên dưỡng sức, không dùng sức quá sớm, để lúc sinh đủ sức rặn đẩy thai nhi ra. Nếu nnước bào thai khô thì phải dùng phép tư nhuận.
Chữa trị bằng dược vật cũng nên chú ý đến cách dự phòng, lúc lâm bồn bào sản phụ đừng sợ hãi, giữ cho tinh thần được yên ổn.
Sách ' Sản Khoa Tâm Pháp’ viết: “Trong phòng sinh nên yên lòng, không được ồn ào, người ngoài không được chụm đầu lại nói to với nhau, để sản phụ không sinh lòng nghi ngờ”. Điều này nói lên yếu tố tinh thần có ảnh hưởng đến việc sinh sản.
Điều Trị
+ Chứng khí hư: Khó sinh, cơ thể suy yếu, phần khí bị hư, hơi thở ngắn, lo sợ, mạch Phù Đại mà Hoạt, ấn tay nặng thấy không có lực.
Dùng bài Thôi Sinh Như Ý Tán (Tế Âm Cương Mục): Nhân sâm, Nhũ hương đều 4g, Thần sa 8g. Tán nhuyễn. Đến lúc chuẩn bị sinh, dùng lòng trắng trứng gà trộn đều với thuốc bột trên, thêm nước cốt Gừng vào trộn đều, uống.
+ Chứng Huyết Hư: Sinh khó kèm có chứng huyết hư, cơ thể gầy yếu, sắc mặt vàng úa, mạch Trầm Tế mà Hoạt.
Dùng bài Hoạt Huyết Ẩm (Đạt Sinh Kinh Quyết): Quy thân (rửa rượu) 24g, Xuyên khung, Ích mẫu đều 12g, Đông quỳ tử 1 tô (20g), A giao 40g, Hoạt thạch (phi) 12g. Sắc uống.
+ Khí Huyết Đều Hư: Sinh khó mà khí huyết đều hư, mạch Hư Tế Trầm Hoạt.
Dùng bài Quy Kỳ Thang (Trúc Lâm Nữ Khoa): Đương quy 40g, Hoàng kỳ 20g, Xuyên khung 12g, Ích mẫu 8g, Chỉ xác 4g. Sắc uống.
Nếu mạch Hư, Trầm Tế, là dấu hiệu khí hư huyết thiếu.
Dùng bài Tề Tùng Đinh Nan Sản Phương (Trúc Lâm Nữ Khoa): Hoàng kỳ (nướng mật), Đương quy thân, Đảng sâm, Quy bản (sao với dấm), Xuyên khung, Bạch thược, (sao rượu), Câu kỷ tử. Sắc uống.
+ Chứng Khí Trệ: Sinh khó, sắc mặt xanh tái, tinh thần uất ức, buồn bã, tức ngực ợ hơi, bụng sưng đau hoặc đau quặn từng cơn, lưỡi vàng mỏng, nhờn, mạch Trầm Huyền mà Tán.
Dùng bài Thôi Sinh Ẩm (Tế Âm Cương Mục): Đương quy, Xuyên khung, Đại phúc bì, Chỉ xác, Bạch chỉ. Lượng bằng nhau, sắc uống.
Hoặc Thố Não Hoàn (Tế Âm Cương Mục): Thố não (lấy vào tháng 12, bỏ da, nghiền nát như dầu), Nhũ hương, Mẫu đinh hương đều 8g, Xạ hương (nghiền riêng) 4g. Tất cả nghiền chung cho nhuyễn, dùng não của con thỏ hòa với thuốc bột làm thành viên, to bằng đầu con gà, phơi trong râm cho khô. Cho vào bao nhựa gói kín lại, mỗi lần uống 1 viên với nước nóng.
+ Huyết Trệ: Khó sinh mà sắc mặt xanh tía, da khô, bụng đau, lưng đau từng cơn, lưỡi tím hồng, mạch Trầm Thực mà Tán.
Dùng bài Thoát Hoa Tiễn (Trúc Lâm Nữ Khoa): Xuyên khung, Ngưu tất đều 8g, Xa tiền tử 6g, Nhục quế 4g, Đương quy 2,8g. Sắc uống nóng hoặc uống kèm thêm rượu cho dẫn thuốc nhanh càng tốt..
+. Chứng Xương Chậu Không Mở: Có thai lần đầu, lúc sinh, đau quặn từng cơn, nước ối vỡ, huyết ra, thai không ra dược, mạch Tế Hoạt và Tán.
Dùng bài Khung Quy Thang Gia Vị (Thai Sản Kim Châm): Đương quy 24g, Xuyên khung, Quy bản đều 12g, Thai phát 1 nắm (20g). thêm một chén (200ml) rượu, săc uống. (Thai phát = tóc đầu thai nhi, dùng loại của con trai con gái đều được).
+ Chứng Tân Dịch Khô: Sinh khó, nước ối vỡ sớm, đến nỗi không đủ nước để thai ra, sắc mặt trắng bệch, miệng khô khát nước, lưỡi khô mạch Trầm Tế mà loạn, nên dùng Du Mật Tiễn (Tế Âm Cương Mục): Hương du, Mật ong, Đồng tiện, đều 1 chén, trộn chung trong nồi đồng, đun sôi nhỏ lửa, gạn bỏ bọt, trộn với Bạch hoạt thạch 40g (tán bột), hoặc Ích mẫu thảo (tán bột). Trộn thuốc xong thì uống ngay. Lại lấy Hương du với Mật ong, bôi vào trên rốn người mẹ.
Châm Cứu
+ Chí âm cứu 3 tráng, Hợp cốc, Tam âm giao [ đều cứu] (Loại Kinh Đồ Dực).
+ Hợp cốc, Khí xung, Kiên tỉnh, Tam âm giao, Trung phong, Xung môn (Phổ Tế Phương).
+ Hoạt huyết, lợi khí, kiện vận bào cung. Hợp cốc, Tam âm giao, Thứ liêu, Thượng liêu. Kích thích vừa, vê kim liên tục 15 - 30 phút (Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Chí âm, Độc âm, Hợp cốc, Tam âm giao (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
+ Trước khi đẻ châm Quan nguyên, Thứ liêu, Hợp cốc, Túc tam lý, Tam âm giao. Trong lúc đe? châm Kiên tỉnh, Hợp cốc, Tam âm giao, Thái Xung, Côn lôn, Chí âm (Châm Cứu Học Thủ Sách).
+ Chí Âm, Côn lôn, Hợp cốc, Tam âm giao, Thái xung, kích thích mạnh (Tân Châm Cứu Học).
+ Hợp cốc, Túc tam lý. Hoặc Hợp cốc, Tam âm giao.
Có thể chọn 1 trong 2 nhóm trên, mỗi huyệt châm xong, kích thích mạnh 1 phút (thích hợp với trường hợp đã có dấu hiệu đe? rồi nhưng cổ tư? cung mơ? tương đối chậm, không đu? sức để rặn) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
+ Hoạt huyết, lợi khí, điều hòa co bóp cu?a tư? cung: châm Chí âm, Độc âm, Hợp cốc, Tam âm giao (Hợp cốc, Tam âm giao để hoạt huyết, lợi khí, tăng cường co bóp cu?a tư? cung; Chí âm, Độc âm là 2 huyệt chính có tác dụng để thúc đe? (Châm Cứu Học Việt Nam).
Bệnh Án Khó Sinh
(Trích trong Y Lược Lục Thư)
“Vợ Phi Hoài Đức ở Thượng xá, âm hộ dã mở hai ngày mà không sinh được, uống bài Khung Quy Thang Gia Vị (Đương quy 18g, Xuyên khung, Quy bản đều 9g, Thai phát 1 nắm. Thêm 1 chén rượu sắc uống). Thuốc uống vào thì sinh ngay” SỎI MẬT
(Cholecystolithiasis)
Đại Cương
Sỏùi mật là bệnh đường mật có sỏi, phát sinh ở bất kỳ bộ phận nào ở hệ thống túi mật (túi mật, ống mật).
Bệnh nhân thường từ tuổi trung niên trở lên, phụ nữ bị bệnh nhiều hơn nam giới.
Triệu chứùng lâm sàng chủ yếu là đau ở vùng hạ sườn bên phải. Sỏi mật thường kèm theo viêm túi mật hoặc ống mật. Theo y học cổ truyền thì nguyên nhân cơ chế bệnh và biện chứng luận trị cơ bản không khác với Viêm Túi Mật.
Đông y gọi là Đởm Thạch Chứng.
Triệu Chứng
Triệu chứng lâm sàng của sỏi mật tùy thuộc vào vị trí, tính chất, kích thước to nhỏ và biến chứng của bệnh. Có thể do trạng thái tinh thần kích động, chế độ ăn uống (ăn nhiều chất nóng, uống rượu...), thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường ảnh hưởùng nhiều đến cơn đau tái phát. Diễn tiến bệnh có thể chia làm 2 thời kỳ: phát cơn đau và ổn định.
1-Thời kỳ phát cơn đau: bệnh phát đột ngột, rất đau vù ng hạ sườn phải, cơn đau thắt kéo dài từng cơn nặng lên, đau xuyên lên vùng vai hoặc bả vai bên phải, ấn vào đau nhiều hơn (cự án). Người bệnh sốt cao hoặc vừa hoặc kèm cơn rét, miệng đắng, họng khô, nôn, buồn nôn, hoặc da mắt vàng, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc vàng nhầy, mạch Huyền, Hoạt, Sác, điểm Murphy (+) hoặc cơ vùng bụng trên bên phải căng tức. Gan và túi mật to, đau nhiều sốt cao, hôn mê nói sảng, ngoài da có nốt ứ huyết, chảy máu cam... (thường kèm theo viêm túi mật).
2. Thời kỳ ổn định: vùng hạ sườn phải ấn đau nhẹ, cảm giác đau âm ỉ có thể xuyên lên vai lưng từng cơn nhẹ rồi hết hoặc bụng trên đầy, chán ăn, miệng đắng, sợ mỡ, không sốt, không vàng da, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch Huyền. Thời kỳ này không có triệu chứng viêm nhiễm hoặc tắc mật.
Sỏi mật theo thành phần có thể chia ra sỏi Cholesteron và sỏi Sắc tố mật.
Sỏi Cholesteron thường do ăn nhiều mỡ động vật, nồng độ Cholesteron trong máu cao có quan hệ với sự hình thành sỏi. Sỏi sắc tố mật phần lớn do tế bào thượng bì rơi rụng trong viêm nhiễm đường mật, vi khuẩn, giun đũa hoặc trứng giun hình thành hạch tâm của sỏi.
Chẩn Đoán
Chủ yếu dựa vào:
- Đau tức vùng bụng trên: thời kỳ phát cơn đau dữ dội vùng hạ sườn phải xuyên lên vai hoặc xuống bả vai, cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ba ngày và có thể tái phát.
- Đau sườn: Triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ăn vào đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, nôn, buồn nôn, nôn ra mật hoặc thức ăn.
- Khám ấn đau vùng túi mật, điểm Murphy dương tính.
- Nếu có tắc nghẽn thì da sẽ vàng, tiểu vàng, nếu nhiễm khuẩn thì sốt cao.
Siêu âm: có giá trị xác định chẩn đoán kích thước túi mật, số lượng sỏi, chính xác trên 90%.
Điều Trị
Biện Chứng Luận Trị
Về căn bản giống như viêm túi mật cấp và mạn tính.
Phép trị chủ yếu là: Sơ can, lợi đởm, hành khí, hoạt huyết, thanh lợi thấp nhiệt, kiện tỳ, hòa vị. Tùy theo bệnh tình mà chọn bài thuốc và gia giảm bài thuốc thích hợp.
Bài thuốc cơ bản: Uất kim, Hoàng cầm, Kê nội kim, Sinh đại hoàng (cho sau) đều 10g, Chỉ xác, Quảng Mộc hương, Nhân trần, Hổ trượng đều 15g, Kim tiền thảo 30g, Hải kim sa 20g, Sinh cam thảo 6g sắc uống ngày một thang.
Gia giảm: Vùng mạn sườn phải đau nhiều thêm Xuyên luyện tử, Diên hồ sách. Hạ sườn có cục ấn đau thêm Tam lăng, Nga truật, Xích thược. Nôn, buồn nôn thêm Trúc nhự, Khương Bán hạ. Nhiệt thịnh thêm Kim ngân hoa, Chi tử, Bồ công anh. Táo bón tăng lượng Sinh Đại hoàng. Có triệu chứng hàn thấp bỏ Nhân trần, Hổ trượng, thêm Phụ phiến, Thương truật, Hậu phác, Trần bì. Trường hợp sỏi to, điều trị nội khoa đông tây y kết hợp không khỏi, tái phát nhiều lần nên chuyển sang điều trị ngoại khoa.
Kinh Nghiệm Điều Trị Của Nhật Bản
+ Đại Sài Hồ Thang điều trị sỏi mật kèm ngục đau, nôn khan, nôn, vai đau, táo bón nơi người béo, khoẻ.
Dùng bài này lâu ngày sẽ cải thiện tình trạng cơ thể, trừ đau ngực và phòng tái phát sỏi mật.
+ Sài Hồ Quế Chi Thang: trị sỏi mật nơi người thể trạng trung bình kèm đau bụng nhẹ; dùng trong trường hợp sỏi túi mật và viêm túi mật.
+ Giải Lao Tán: trị sỏi mật mạn nơi người cơ thể suy yếu.
+ Tiểu Sài Hồ Thang: trị sỏi mật mạn nếu các chứng trạng kéo dài và sốt không dứt.
+ Thược Dược Cam Thảo Thang: làm giảm đau tại chỗ.
+ Đại Hoàng Phụ Tử Thang: làm giảm đau nặng. Bài thuốc này, vừa điều trị hàn vừa có tác dụng như thuốc nhuận trường.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm Trị Sỏi Mật
+ Hoàng Kim Linh Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Đại hoàng 5 ~ 30g, Hoàng cầm 15g, Khương hoàng 10 ~ 20g, Uất kim 20 ~ 60g, Kim tiền thảo 20 ~ 40g, Kim ngân hoa 15 ~ 30g, Kê nội kim (tán nhuyễn uống với nước thuốc sắc) 12g, Uy linh tiên 20 ~ 60g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hóa ứ, bài thạch. Trị sỏi mật
Đã trị 34 ca, khỏi 24,chuyển biến tốt 9, không kết quả 1. Đạt tỉ lệ 97,1%.
+ Lợi Đởm Bài Thạch Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Sài hồ 15g, Hoàng cầm, Liên kiều đều 10g, Hổ trượng căn 15g, Kim tiền thảo 30g, Nguyên minh phấn 10g (uống với nước thuốc sắc), Đan sâm 15g, Hồng hoa 10g, Hoạt thạch 20g, Sơn tra 15g. Sắc uống lúc đói. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn.
Đã trị 10 ca, một số uống 3 ~ 5 thang đã ra sỏi, uống hơn 10 thang, sỏi ra hết, các triệu chứng đều khỏi.
+ Đởm Kinh Thang (Tứ Xuyên Trung Y (12) 1987): Giáp châu (uống riêng) 6g, Uất kim 20g, Sài hồ, Bạch thược, Mộc hương, Huyền hồ sách đều 12g, Chỉ xác, Chi tử đều 10g, Mạch nha, Cốc nha, Thần khúc, Kim tiền thảo, Hoa tiêu (uống với nước thuốc) đều 31g. Sắc uống.
TD: Thanh Can, lợi Đởm, trục ứ bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật đau quặn.
Đã trị 281 ca. Sau khi uống hết đau 251 ca (thường trong lúc bài tiết sỏi ra 97), không kết quả 30. Tỉ lệ giảm đau là 89,3%.
+ Đại Sài Hồ Thang Gia Vị (Tân Trung Y (6) 1979): Sài hồ 24g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 9g, Bạch thược 12g, Tửu quân (Đại hoàng chế với rượu) 10g, Sinh khương 9g, Đại táo 4 trái, Kim tiền thảo 31g, Uất kim 9g, Hải kim sa, Kê nội kim, Thạch vi đều 12, Hoạt thạch 24g, Chỉ xác 6g, Nhân trần 31g. Sắc uống.
TD: Thư Can hòa Vị, thanh nhiệt lợi thấp, lợi Đởm bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn.
Lâm sàng điều trị đều có hiệu quả tốt.
+ Thư Can Lợi Đởm Thang (Bắc Kinh Trung Y (1) 1989): Sài hồ 19g, Xích thược, Bạch thược đều 15g, Phật thủ, Nhân trần đều 30g, Uất kim, Thạch hiện xuyên, Tiêu Sơn tra đều 20g, Diên hồ sách, Chỉ thực, Nhũ hương, Một dược, Lộc giác sương đều 10g, Đại hoàng (sinh), Thái bạch đều 6g. Sắc uống.
TD: Thư Can, lợi Đởm, lý khí chỉ thống. Trị sỏi mật.
Đã trị 50 ca, uống từ 1 đến 4 thang, tỉ lệ giảm đau là 98%.
+ Thanh Đởm Hành Khí Thang (Lương Kiếm Ba Phương): Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ (pháp) đều 10g, Mộc hương, Chỉ xác đều 5g, Đại hoàng, Uất kim, Hương phụ đều 10g, Nhân trần 20g. Sắc uống.
TD: Sơ Can lý khí, tiêu viêm thanh nhiệt, lợi Đởm bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn tính.
+ Lợi Đởm Bài Thạch Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Kim tiền thảo 30g, Lộ lộ thông 15g, Uy linh tiên, Cứu tất ứng đều 30g, Vương bất lưu hành, Nhân trần đều 15g, Thủ ô 30g, Sài hồ 5g, Chỉ xác 12g, Kê nội kim 9g, Đại hoàng (cho vào sau), Mang tiêu (hòa vào thuốc uống) đều 12g. Sau khi sắc, lấy 1 chén, thêm Mang tiêu và Kê nội kim vào trộn đều, uống lúc đói.
TD: Thư Can tả hỏa, thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống, Lợi đởm bài thạch. Trị sỏi mật.
Lâm sàng cho thấy bài này có hiệu quả cao.
+ Can Đởm Bài Thạch Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Sài hồ 10g, Bạch thược, Chỉ xác đều 15g, Cam thảo, Đương quy đều 10g, Kim tiền thảo 30g, Nhân trần 15g, Hậu phác, Đại hoàng, Xuyên luyện tử, Uất kim, Nguyên hồ đều 10g, Đảng sâm 15g. Sắc uống.
TD: Lợi Đởm, sơ Can, tiêu viêm chỉ thống, trục ứ bài thạch. Trị sỏi mật.
+ Sơ Can Lợi Đởm Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Sài hồ, Chỉ thực, Trần bì, Mang tiêu, Nguyên hồ đều 10g, Hổ trượng căn, Ngân hoa, Kim tiền thảo, Nhân trần đều 30g, Đại hoàng (sinh), Uất kim, Xuyên luyện tử, Bạch thược đều 12g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, giải uất, lý khí, chỉ thống. Trị viêm túi mật kèm sỏi mật.
Đã dùng bài này trị trên 10 ca bệnh, không phải giải phẫu, bệnh nhân vẫn tiếp tục công tác hoặc lao động.
+ Đởm Đạo Bài Thạch Thang (Trung Tây Y Kết Hợp Trị Liệu Cấp Phúc Chứng): Kim tiền thảo 40g, Đại hoàng (sống), Nhân trần, Uất kim Chỉ xác đều 12g. Sắc uống. 1 tháng là một liệu trình, nghỉ 1 tuần lại tiếp tục.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, chỉ thống, lợi đởm, bài thạch. Trị sỏi mật do thấp nhiệt.
+ Bài Thạch Thang Ngũ Hiệu (Trung Tây Y Kết Hợp Trị Liệu Cấp Phúc Chứng): Kim tiền tảo 30g, Chỉ xác, Hoàng cầm, Mộ hương, Xuyên luyện tử đều 9g, Đại hoàng 6g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, lợi đởm, bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm do sỏi (thể khí uất).
. Sau khi dùng bài thuốc này, có thể đau dữ dội hơn. Có thể là dấu hiệu sỏi bị tiêu ra, là dấu hiệu đặc trưng của việc bài thạch.
+ Bài Thạch Thang Lục Hiệu (Trung Tây Y Kết Hợp Trị Liệu Cấp Phúc Chứng): Chi tử, Chỉ xác, Diên hồ sách, Ddaị hoàng, Mộc hương đều 20g, Hổ trượng (hoặc cây Gai), Kim tiền thảo (hoặc Nhân trần) đều 40g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, chỉ thống, lợi đởm, bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm do sỏi (thể thấp nhiệt).
Kinh nghiệm của bệnh viện Tôn Nghĩa (Trung Quốc) cho biết bài thuốc này thích hợp với mấy trường hợp sau:
. Ống mật có sỏi, đường kính nhỏ hơn 1cm.
. Ống gan có sỏi 3cm, sau khi mổ xong còn sót lại.
. Sau khi dùng bài thuốc này, có thể đau dữ dội hơn. Có thể là dấu hiệu sỏi bị tiêu ra, là dấu hiệu đặc trưng của việc bài thạch.
+ Bài Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương q Thượng): Bạch mao căn,Đông quỳ tử, Hoạt thạch, Kim tiền thảo đều 30g, Biển súc, Cù mạch, Kê nội kim (sống), Xa tiền tử đều 16g, Lưu hành tử 18g, Ngưu tất 10g, Mộc thông 6g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, bài thạch. Trị sỏi mật.
Bài này có tác dụng tốt đối với cơn đau sỏi mật, đường tiểu viêm cấp.
+ Tam Hoàng Bài Thạch Thang (BV Tôn Nghĩa - Viện Trung Y Thượng Hải): Chỉ xác 12g, Đại hoàng 12g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 8g, Mộc hương 12g. Sắc uống.
TD: Trị thấp nhiệt uất kết, sỏi ống mật.
+ Bạch Ngọc Hoá Đờm Thang (Trung Quốc Trung Dược Thành Dược Xử Phương Tập): Bạch phàn 90g, Uất kim 210g, Tán bột, làm viên. Ngày uống 16 - 20g với rượu nóng.
Hoặc dùng nước sắc Bạc hà, trộn thuốc bột làm thành viên. Ngày uống 8~12g. ĐIỀU TRỊ BẰNG CHÂM CỨU
Thể Châm
+ Huyệt chính: Can du, Đởm du, Nhật nguyệt (bên phải), Kỳ môn (bên phải).
Biện chứng chọn huyệt:
Khí trệ thêm Nội quan, Công tôn. Thấp nhiệt thêm Đại chùy, Khúc trì, Ngoại quan. Nhiệt độc thịnh thêm Đại chùy, Thập tuyên, Thủy câu, Quan nguyên.
Cách châm: sau khi đắc khí, vê kim vài phút, sau đó lưu kim 20-30 phút, bệnh nặng có thể lưu kim hơn 1 giờ, hoặc điện châm, kích thích mạnh, cách 10 phút về kim 1 lần. Thời kỳ phát cơn, ngày châm 1-2 lần, thời kỳ ổn định mỗi tuần 2-3 lần (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Can uất khí trệ: sơ Can, giải uất, lý khí, chỉ thống. Châm Dương lăng tuyền, Chi câu, Kỳ môn, Thái xung, Nội quan, Trung quản, Thiên xu, Đởm nang huyệt.
Thấp nhiệt uẩn kết: thanh hoá thấp nhiệt, sơ lợi Can Đởm. Châm Kỳ môn, Nhật nguyệt, Chi câu, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Trung quản, Túc tam lý (Bị Cấp Châm Cứu).
Nhĩ Châm
+ Huyệt chính: Giao cảm, Thần môn, Đởm. Huyệt phối hợp: Can, Tá tràng.
Phương pháp: Chọn 2-3 huyệt, có phản ứng mạnh, kích thích mạnh, lưu kim 30 phút, ngày 2-3 lần hoặc dán hạt thuốc (Thường dùng hạt Vương bất lưu hành) vào huyệt ở tai. Người bệnh tự làm mỗi ngày nhiều lần, 3-7 ngày thay hạt thuốc (có thể dùng nhĩ hoàn), chọn huyệt thay đổi ở hai tai (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Can, Đởm, Hung chuỳ, Tỳ, Vị, Tam tiêu, Đại trường, Hành tá tràng, Bì chất hạ, Giao cảm (Bị Cấp Châm Cứu).
Thủy Châm
Huyệt chính: Đởm du, Trung quản, Túc tam lý, Đởm nang, mỗi lần chọn 1 -2 huyệt, mỗi huyệt chích dịch Đương quy hoặc Hồng hoa 5ml, hoặc 10ml glucose 10%, ngày 1-2 lần (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Một Số Kết Quả Châm Trị Sỏi Mật
1- Dương thị và cộng sự, dùng Laser châm huyệt Đởm du (bên phải), A thị huyệt vùng bụng trên, kết hợp cho uống 50% Sulfat Magnesium trị 50 ca sỏi mâït. Kết quả ra sỏi, hết triệu chứng lâm sàng 40 ca, không ra sỏi nhưng triệu chứng lâm sàng hết hoặc giảm nhẹ 9 cas, 1 ca không kết quả.
Liệu trình bình quân 48 ngày, thời gian ra sỏi bình quân 3 - 7 ngày, sỏi ra nhiều nhất là 12g, hòn sỏi to nhất là 3, 6 x 1 x 2cm.
2. Tổ hợp tác trị sỏi mật bằng phương pháp ấn tai thành phố Nam Kinh báo cáo dùng hạt ‘Vương bất lưu hành’ dán huyệt loa tai trị 365 ca sỏi mật. Có so sánh với 41 ca trị bằng viên tiêu viêm, lợi mật.
Kết quả ở lô dùng hạït 'Vương bất lưu hành’ dán huyệt loa tai có 4, 4% khỏi trước mắt, 15,3% kết quả tốt, có kết quả 62, 2%, không kết quả 8, l%.
Tỷ lệ có kết quả ở lô chứng là 14,9% (P<0, 0l).
3. Báo cáo của Trương Thị (Trung Quốc) dùng điện châm huyệt loa tai trị sỏi mật 510 ca. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng giảm hoặc hết (gồm cả số cóù và không ra sỏi) là 508 ca (99, 6 l%), không thay đổi rõ rệt 2 ca 0,39%). Có ra sỏi 462 ca (90,59%). Trong đó số ra hết sỏi là 90 ca (19, 48%). Lô chứng 78 cađều không có ra sỏi, triệu chứng giảm không rõ.
4. Học viện y Tôn Nghĩa dùng phương pháp kết hợp toàn diện Đông Tây y để châm huyệt Đởm du, Nhật nguyệt, Lương môn, Thái xung trị 217 ca sỏi ống mật. Kết quả lâm sàng 9l%, tỉ lệ ra sỏi 65%, trong đó, tỉ lệ ra sạch 27%,
5. Bệnh viện trung tâm Văn Đăng (Trung Quốc) châm các huyệt Nhật nguyệt, Kỳ môn (bên phải) kèm uống thêm Sulfat Magnesium điều trị 522 ca sỏi ống mật. Tỉ lệ ra sỏi 78, 4%, có 379 hòn đường kính từ 1cm trở lên, trong đó hòn to nhất là 4,5 x 3 – 5 x 3,5cm, bệnh nhân ra nhiều sỏi nhất là 41g.
(Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
Bệnh Án Sỏi Mật
(Trích trongThiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Dương XX, nam, 54 tuổi, công nhân, đến khám ngày 8-10-1974. Bệnh nhân đau tức bụng trên đã hơn một năm, có lúc đau kịch liệt. Thường hay đau sau lúc ăn cơm trưa, bắt đầu đau âm ỉ liên tục, rồi dần dần đau nặng thêm, xuyên lên bả vai đến mức toát mồ hôi hột, không chịu nổi. Sau điều trị xuất viện vẫn đau lại, thường miệng khô, buồn nôn, nôn mửa, ăn uống không ngon, vùng bụng đầy hơi, tiểu tiện ít mà đỏ. Lúc đau thì bụng cự án, không vàng da, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch tả quan Huyền cấp, hữu quan Huyền Sác. Đó là can khí uất kết, mộc uất hóa hỏa. Nên trị bằng phép sơ can lý khí, thanh nhiệt hóa trệ, lợi đởm bài thạch. Uống Thanh Đởm Hóa Thạch Thang (Sài hồ 6g, Nga bất thực thảo 15g, Diên hồ 6g, Kim tiền thảo 15g, Kim linh tử 10g, Hoàng cầm 9g, Uất kim 6g, Thông thảo 3g, Bồ công anh 12g, Bắc nhân trần 15g). Uống 6 thang giảm hẳn đau sườn, cũng chưa thấy lên cơn đau dữ dội. Mạch bên trái Huyền Sác, bên phải Huyền Tế, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, tiểu tiện khá nhiều, can khí đã thưa thoáng, hỏa có biểu hiện đi xuống. Vẫn dùng bài thuốc trên uống thêm 4 thang nữa, hết hẳn đau. Nhưng dạ dày vẫn còn đầy tức, ăn ít, mạch bên trái Huyền, bên phải Tế, lưỡi đỏ, rêu trắng, đó là Tỳ gặp mộc quấy phá, do đó phải kiện Tỳ hóa thấp, lại dùng thêm bài thuốc lý can khí (Xuyên phác 9g, Phục linh 9g, Kim linh tử 9g, Bạch thược 9g, Mạch nha 9g, Mộc hương 6g, Long đởm thảo 6g, Đảng sâm 12). Sau khi uống 5 thang thì ăn được, hết tức trong dạ dày. Sau 1 tháng lại đến bệnh viện kiểm tra, chụp X quang không còn thấy sỏi mật trên phim nữa.
Bàn luận: Bài Thanh Đởm Hóa Thạch Thang dùng khi lên cơn sỏi mật cấp, bao giờ cũng có hiệu quả. Trong bài có vị Nga bất thực thảo là kinh nghiệm dân gian được thực tiễn xác minh, thuốc này có tác dụng mạnh lợi đởm bài thạch.
Bệnh Án Sỏi Mật
(Trích trong ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
Một phụ nữ 56 tuổi, vợ của một chủ tịch công ty đến khám ở bệnh viện này ngày 10 tháng 9 năm l966. Trong tháng 5 năm 1965 bệnh nhân đã vào bệnh viện ngoại khoa phẫu thuật để loại bỏ 150 hòn sỏi nhỏ, sau đó bệnh nhân cảm thấy nặng ở vùng gan, đau và có chiều hướng phát triển táo bón, bệnh nhân 2 ngày đại tiện một lần. Các triệu chứng khác là thường xuyên tiểu tiện, thể lực trung bình, sắc mặt tốt. Phúc chẩn nhận thấy đau ngực, căng cơ thẳng bụng, bệnh nhân đã dùng bài Sài Hồ Quế Chi Thang thêm Chỉ thực, Hoàng liên, Ý dĩ và Đại hoàng. Sau khi dùng thuốc, bệnh nhân đã đại tiện đều đặn một lần hàng ngày. Sau 3 tháng, chứng đau ngực biến mất. Bài thuốc này rất hữu ích là đã làm nhẹ tình trạng sau mổ. Nếu dùng sau mổ bài thuốc này sẽ phòng ngừa tái phát: Sau khi dùng thuốc này 100 ngày, những khó chịu của bệnh nhân ở gan biến mất, và thể trạng cũng được cải thiện.
Y Án Sạn Mật
(Trích trong ‘Bệnh Thường Gặp Thuốc Dễ Tìm’, q. 1).
Chị Lưu Thị D. 48 tuổi. Buôn bán.
Gần đây, chị thường thấy đau âm ỉ ở vùng hạ sườn bên phải kèm ăn uống giảm sút. Lúc đầu chị tự cho rằng mình bị gan yếu, nên chị tự động mua Sorbitol, Chophytol… về uống. Lúc đầu uống, việc tiêu hoá của chị có vẻ tốt hơn, thấy bớt đau, dễ tiêu hơn. Nhưng chỉ sau 1 tuần, chứng nào hoàn chứng nấy. Chị đi siêu âm, kết quả cho thấy trong túi mật có nhiều sạn nhỏ. Bác sĩ cho thuốc uống, 1 tháng sau, bệnh chứng không giảm, siêu âm lại, sạn vẫn còn nhiều. Chị chuyển qua xin uống thuốc Bắc.
Bài thuốc uống như sau:
Uất kim (Nghệ) 16g
Kê nội kim 20g
Mật vịt (tươi) 1 cái
Nghệ, giã nát, Kê nội kim rang dòn, tán thành bột.Trộn chung với Mật vịt, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Uống liên tục 15 ngày, siêu âm lại, kết quả cho thấy sạn hột chuyển thành dạng bùn, không bị đau ê ẩm như trước, ăn uống được khá hơn. Uống 1 tháng rưỡi, siêu âm lại, sạn hoàn toàn biến mất, hết hẳn đau, ăn uống được như thường.
3 tháng sau lại siêu âm 1 lần nữa, kết quả ghi gan mật bình thường.
6 tháng sau lại siêu âm tiếp, kết quả vẫn bình thường.
Mỗi năm đều siêu âm kiểm tra nhưng lúc nào cũng có kết quả bình thường. 3 năm nay, kết quả lúc nào cũng tốt.
Y Án Sạn Mật
(Trích trong ‘Bệnh Thường Gặp Thuốc Dễ Tìm’, q. 2).
Bà Nguyễn thị B. 56 tuổi, thường xuyên hay đau bụng, về phía dưới hạ sườn bên phải. Thỉnh thoảng có những cơn đau dữ dội, đau đến nỗi phải gập người lại. Có khi đau phát sốt. Lúc đầu các phòng khám tư chẩn đoán là đau bao tử, cho uống thuốc bao tử rất nhiều nhưng không bớt. Đi Trung tâm xét nghiệm y khoa Hòa Hảo (tp. Hồ Chí Minh) siêu âm được biết là trong mật có 3-4 cục sạn nhỏ và được cho thuốc uống 15 ngày. Trong thời gian uống thuốc, lúc đau lúc không, siêu âm ở phòng siêu âm ngoài giờ với kết quả vẫn thấy sạn, không bớt mà đường kính sạn tăng hơn 1 ít.
Bà cho biết, mỗi lần uống thuốc tây vào, bụng bà cồn cào và có cái gì đó nóng như than trong bụng, vì vậy Bà không dám uống tây tiếp và xin chuyển sang điều trị bằng Đông y.
Chúng tôi hướng dẫn bà dùng: Táo tây (còn gọi là quả bom- pomme- apple), dùng 2-3 quả, gọt bỏ vỏ, bỏ hột, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, xay cho thật nhuyễn với 100ml nước (Nếu không có máy xay sinh tố, có thể cắt nhỏ, cho vào chén, thêm nước cho ngập chén, cho vào nồi chưng cách thủy cho thật chín nhừ, ép lấy nước cốt)ø. Dùng nước đó uống ngày 2 lần. Uống liên tục 5 ngày. Đến ngày thứ 5, buổi chiều không ăn gì hết (có thể ăn ít cháo), đến 6-7 giờ tối (18-19 giờ), uống 1 ly nước ấm pha với 4g muối. Đến 8 giờ (20 giờ), uống thêm 1 ly nước muối như trên. Đến 10 giờ (22 giờ), lấy 2 trái chanh, vắt lấy nước, pha với 1 lượng dầu ăn (dầu nành, dầu phộng...) bằng với lượng nước chanh, quấy đều lên, uống. Sáng sớm khi đi cầu, bà chú ý thấy có 4 cục sạn theo phân ra.
Lạ 1 điều là cục sạn ra có mầu xanh.
Theo chúng tôi, phương thuốc này không chỉ dùng để tống sạn mật ra mà trong 1 năm, nên áp dụng phương pháp này 1-2 lần (khoảng 6 tháng nên làm 1 lần) để tống hết những cặn bã trong gan mật ra, vừa làm sạch cho gan mật vừa có khả năng ngăn ngừa được sỏi mật hình thành sau này.
Theo từ điển Larouse thì QUẢ TÁO (Pomme – Malus Communis) thường dùng trong trường hợp táo bón và đôi khi được dùng trị bệnh Gout (thống phong), phong thấp mạn tính.
Tuy nhiên trên lâm sàng chúng tôi nhận thấy:
+ Nước Táo có tác dụng làm cô đặc sạn mật lại thành khối.
+ Dầu đậu nành có tác dụng làm giãn cơ ở ống dẫn mật để tống sạn ra.
Có nhiều người mới uống đến ngày thứ 2 hoặc thứ 3 đã thấy ra sạn.
+ Ghi chú: Dựa vào mầu sắc của cục sạn, có thể biết được thời gian hình thành của cục sạn:
. Nếu cục sạn ra có mầu nâu hoặc nhạt là sạn mới hình thành.
. Nếu cục sạn ra có mầu xanh đa số là đã lâu năm.. SỎI THẬN
Là một trong 5 bệnh Lâm của Đông y.
Đặc điểm của bệnh là sự kết hợp những cục sạn (to nhỏ tùy trường hợp) trong Thận và đường tiểu, tạo nên sự ngăn trở trong việc bài tiết.
Bịnh thường gặp ở phái nam nhiều hơn ở nữ.
Nguyên nhân
+ Do Tiểu quá ít: tạo nên sự đậm đặc của các chất tan trong nước tiểu, đến một độc đặc nào đó, các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ đặc lại. Bình thường hàng ngày, mỗi người tiểu 1-2 lít nếu lượng nước tiểu vì một lý do nào đó không được bài tiết ra, những cạên bã lẫn trong nước tiểu sẽ dần dần đọng lại tạo thành sạn, sỏi. Có thể hiểu như sau, một ly nước quấy với đường, các tinh thể đường lẫn tan vào trong nước nhưng để một thời gian, nước bốc hơi còn chừng nửa ly thì đường sẽ kết tinh lại, động ở đáy ly. Vì vậy, những người ít đi tiểu dễ bị kết sạn.
+ Sự kết hợp của vi trùng khi chết bị đào thải qua đường tiểu hoặc của các chất cặn bã trong nước tiểu… tạo nên một khối cứng để cho các chất kết tinh lại tạo thành cục sạn. Trong công việc nuôi ngọc trai, người nuôi thường bỏ một hạt cát vào trong thân con trai, con Trai nhả chất ngọc bao bọc quanh hạt cát để làm cho hạt cát này thành vô hại đối với nó. Trong chứng sạn thận hoặc sạn đường tiểu cũng vậy, các xác vi trùng hoặc các tạp chất lãnh nhiệm vụ như hạt cát trong cơ thể con trai để tạo nên khối kết tinh trong đường tiểu thành cục sạn.
Chẩn Đoán.
Để xác định được bệnh một cách chắc chắn, khi tiểu đục, đau… nên:
. Xét nghiệm nước tiểu: để tìm các chất có thể kết tinh trong nước tiểu (có thể là oxalat de calcium, Phosphate, Ureate và Cystine…
, Chụp hình hoặc siêu âm để biết vị trí và kích thước của viên sỏi ở Thận, ở bàng quang hoặc ở ống tiểu… giúp dễ đề ra phương hướng điều trị.
Điều Trị
Khi điều trị, cần chú ý hai điểm sau:
+ Kích thước viên sỏi cỡ nào? Vì nếu sạn nhỏ dưới 10mm còn có thể uống thuốc cho tống ra còn nếu sạn quá lớn, phải phối hợp giải phẫu để lấy sỏi ra.
+ Cấu tạo của viên sỏi đó thuộc loại nào? Để có hướng điều trị cho phù hợp.
. Sỏi là chất Oxalate (thường gặp nhất là Oxalate calcium)
kiêng các chất có acide oxalique như Rau muống, Cacao, những chất có nhiều chất caclcium như sữa, trứng, tôm cua, sò, ốc, hến… Nên ăn ít cơm và bánh mì.
. Sỏi thuộc loại Phosphate
Ăn uống cần ăn nhiều thịt, mỡ, bánh mì. Kiêng các loại rau sống hoặc luộc chín. Nên uống nước chanh hoặc nước cam.
. Sỏi là chất Ureate
kiêng Chocolate, cà phê, nấm rơm, rượu, bia, tôm, cua.
. Sỏi là chất Cystine: Kiêng các loại rau sống và chín, ăn ít trái cây. Kiêng sữa, cà phê, chocolate…
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Giáng Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Cam thảo tiêu 3g, Đông quỳ tử 10g, Giáng hương 3g
Hải kim sa 10g, Hoạt thạch 10g, Kê nội kim 10g, Kim tiền thảo 30g, Ngư não thạch 10g, Thạch vi 10g, Xuyên ngưu đằng 10g. Sắc uống.
- TD: Thanh nhiệt, lợi thấp. Trị hạ tiêu có thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu.
- TK: Dùng bài Giáng Thạch Thang trị mấy chục bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu đều đạt kết quả tốt (Thiên Gia Diệu Phương).
+ Tang Căn Tam Kim Nhị Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Hải kim sa 30g, Hoạt thạch 30g, Kê nội kim (rang với cát) 10g, Kim tiền thảo 30g, Ngưu đằng 10g, Tang thụ căn 30g, Thạch vi 16g, Tỳ giải 10g, Vương bất lưu hành 10g. Sắc uống.
- TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, chỉ thống. Trị thận hư, thấp nhiệt uẩn kết, sỏi đường tiểu.
- TK: Mấy năm nay trị sỏi tiết niệu theo phương pháp kết hợp Đông Tây y, tức là Tây y chẩn đoán rõ ràng chính xác (bao gồm kích thước, hình dáng, số lượng hạt sỏi, chức năng của thận tốt hoặc xấu, có bị nhiễm khuẩn không?…), rồi cho dùng bài thuốc thải sỏi thích hợp để thải sỏi ra 1 cách kết quả, giải trừ đau đớn cho bệnh nhân. Qua những tư liệu tích lũy được, việc thải sỏi quyết định dựa vào vị trí, kích thước và độ nhẵn của viên sỏi. Nếu các điều kiện trên thuận lợi, dùng bài thuốc này làm chính, có gia giảm thêm thì hiệu quả thu được khá tốt. Nói chung, sau khi uống thuốc, viên sỏi đều được thải ra ngoài (Thiên Gia Diệu Phương).
+ Tạc Thạch Hoàn (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Cam thảo (sao) 6g, Địa long 10g, Đông quỳ tử 16g, Hải kim sa 10g, Hoạt thạch 10g, Hổ phách 2g, Kê nội kim 10g, Mang tiêu 6g, Mộc tặc 10g, Phục linh 10g, Trầm hương 2g, Trạch tả 10g, Xa tiền tử 10g, Xuyên ngưu tất 10g, Xuyên uất kim 10g. Trừ Mang tiêu, Hoạt thạch và Hổ phách, các vị kia đem sao khô nhỏ lửa rồi tán với Hổ phách, rây bột mịn, hòa Mang tiêu vào nước và rượu, làm hoàn, to bằng hạt đậu xanh, dùng Hoạt thạch bọc ngoài làm áo. Phơi trong râm cho khô, cất để dùng dần.
Mỗi lần uống 10-16g, ngày 2 lần, với nước ấm, trước bữa ăn 1 giờ.
- TD: Thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm. Trị thấp nhiệt uẩn kết ở hạ tiêu, sỏi ở đường tiểu.
- GT: Mộc tặc, Đông quỳ tử, Xa tiền tử, Hoạt thạch, Cam thảo, Hải kim sa để thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm; Địa long cũng có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu; Ngư tất trị ngũ lâm, tiểu ra máu, dương vật đau, dẫn thuốc xuống; Trầm hương giáng khí, nạp thận, tráng nguyên dương, trị khí lâm; Hổ phách thông lâm, hóa ứ, trị tiểu ra máu; Mang tiêu hóa thạch, thông lâm. Các vị kể trên đều là những vị lợi tiểu, thông lâm, thanh nhiệt, vì vậy, bài này dùng trị sỏi ở niệu quản đạt kết quả lý tưởng (Thiên Gia Diệu Phương).
+ Thông Phao Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Bại tương thảo 16g, Biển súc 6g, Cát cánh 4g, Cù mạch 6g, Lậu lô 10g, Mông hoa 16g, Thanh bì 10g, Trạch tả 10g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống.
- TD: Hành ứ, thông lâm. Trị thấp nhiệt ở bàng quang, ứ trệ ở hạ tiêu, sỏi đường tiểu.
- TK: Đã dùng bài thuốc này trị cho 7 ca sỏi đường tiểu đều thu dược kết quả tốt. Lại dùng trị 1 trường hợp thận đa nang tiểu ra máu cũng thu được kết quả tốt (Thiên Gia Diệu Phương).
+ Tam Kim Hồ Đào Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Kim tiền thảo 30-60g, Kê nội kim (nướng, tán bột, chia làm hai lần uống với nước thuốc) 6g, Xa tiền thảo, Hoạt thạch đều 12g, Sinh địa 15g, Thiên môn 9g, Ngưu tất 9g, Mộc thông 4,5g, Cam thảo (sống) 4,5g, Nhân hồ đào 4 hột (chia làm 2 lần nuốt). Sắc với 600ml nước nhỏ lửa trong 30 phút còn 400ml. Rót ra, lại cho thêm 500ml nước, sắc lần thứ hai như trên, còn 300ml. Đổ chung hai nước, sắc, chia làm hai lần uống.
+ Trân Kim Thang Gia Giảm (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Hải kim sa16g, Kê nội kim 12g, Lộ lô thông 16g, Mạch môn 10g, Phù thạch 16g, Tiểu hồi 10g, Trạch tả 12g, Trân châu 60g, Ty qua lạc 12g, Vương bất lưu hành 12g. Sắc uống.
- TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, bài thạch. Trị thấp nhiệt hạ chú, uất kết lâu ngày làm cho tạp chất của nước tiểu đọng lại thành sỏi, đường tiểu có sỏi.
- TK: Qua thực tiễn lâm sàng cho thấy dùng bài Trân Kim Thang Gia Giảm trị bệnh kết sỏi ở các vị trí của hệ tiết niệu đều thu được kết quả tốt (Thiên Gia Diệu Phương).
+ Trục Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Bạch thược 10g, Cam thảo (nhỏ) 4,8g, Hải kim sa đằng 18g, Hổ phách mạt 4g, Kê nội kim 6g, Kim tiền thảo 30g, Mộc hương 4,8g, Sinh địa 12g. Mộc hương cho vào sau, Hổ phách mạt để ngoài uống với nước thuốc sắc.Ngày một thang, chia hai lần uống.
- TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, trục thạch. Trị thấp nhiệt uất kết, sỏi đường tiểu.
- GT: Kim tiền thảo thanh nhiệt, lợi thấp, trục thạch, làm quân; Hải kim sa đằng lợi thủy, thông lâm; Kê nội kim tiêu sỏi làm thần; Hổ phách khử ứ, thông lộ, chỉ thống; Mộc hương hành khí, giải uất, chỉ thống; Sinh địa, Bạch thược lợi thủy mà không gây tổn thương, làm tá; Cam thảo điều hòa các vị thuốc, làm sứ (Thiên Gia Diệu Phương).
+ Niệu Lộ Bài Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Biển súc 24g, Chi tử 20g, Chỉ xác 10g, Chích thảo 10g, Cù mạch 15g, Đại hoàng 12g, Hoạt thạch 15g, Kim tiền thảo 30g, Mộc thông 10g, Ngưu tất 15g, Thạch vi 30g, Xa tiền tử 24g. Sắc uống.
- TD: Tiêu sỏi, thông lâm, hành khí, hóa ứ, thanh lợi thấp nhiệt. Trị thấp nhiệt hạ chú, sỏi ở đường tiểu.
- GC: Cần nắm vững bài thuốc này thích hợp với các chứng sau:
+ Sỏi có đường kính ngang nhỏ hơn 1cm, đường kính dài nhỏ hơn 2cm.
+ Hệ tiết niệu không có dị dạng về giải phẫu và những biến đổi bệnh lý.
+ Chức năng thận bên bệnh còn tốt.
+ Niệu Lộ Kết Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Bạch vân linh 10g, Hải kim sa 15g, Hoạt thạch 12g, Hổ phách 3g, Kim tiền thảo 15g, Mộc thông 6g, Thạch bì 10g, Trần bì 10g, Xa tiền tử 10g, Sắc uống.
- TD: Lợi thấp, hóa ứ, trị sỏi ở bàng quang.
+ Nội Kim Hồ Đào Cao (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Hồ đào nhân (chưng) 500g, Kê nội kim 150g, Mật ong 500g. Kê nội kim, nướng, tán thành bột. Hồ đào đập nhỏ. Trộn chung với Mật ong thành dạng cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
- TD: Tư thận, thanh nhiệt, thấm thấp, thống tán, hóa kết. Trị chứng sỏi ở đường tiểu.
+ Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Bạch thược, Trân châu mẫu 30g, Cam thảo, Đàn hương, Nga truật, Nguyên hồ, Hồi hương đều 10g, Điều sâm, Mạch môn, Bạch vân linh đều 12g. Sắc uống.
TD: Hoãn cấp, chỉ thống. Trị thận hư, lưng đau, khí âm đều suy, khí nghịch, sỏi niệu quản.
+ Phụ Kim Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Kim tiền thảo 30g, Phụ tử 12g, Thục địa 20g, Trạch tả 10g, Sắc uống.
- TD: Ôn thận, hành thủy. Trị thận khí hư tổn, sỏi đường tiểu.
Kinh Nghiệm Điều Trị Sỏi Thận Của Nhật Bản
+ Đại Kiến Trung Thang: thích hợp với sỏi điển hình.
+ Thược Dược Cam Thảo Thang:hợp với những bệnh nhân nặng có cơn đau sỏi thận, sỏi bàng quang.
+ Đại Hoàng Phụ Tử Thang: có tác dụng đối với sỏi bị ứ đọng. Tính chất hàn nhiệt của các vị thuốc giúp cho dễ tan sỏi.
Điều Dưỡng:
+ Nên uống nhiều nước để tránh cặn sỏi động lại.
+ Khi muốn tiểu, không nên nín lại lâu ngày sẽ kết thành sỏi.
+ Theo ‘British Medical Journal’: các nhà nghiên cứu viện đại học California nhận thấy ở 110 người bệnh bị sỏi thận: 93 người bệnh luôn ngủ nghiêng về một bên, trong số đó có 76% có sỏi ở phía bên đó. Vì thế, khi ngủ, nên trở mình cả hai bên hoặc nằm ngửa để tránh sỏi thận (Courrier International số 554, 20.6.2001).
Bệnh Án Sỏi Tiết Niệu thể Thận Hư, Thấp nhiệt Uẩn Kết
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’) Giang X, nam, cán bộ. Tháng 9-1977, đang đi công tác, đột nhiên bị đau bụng, cứ hơi ngửa lên, cúi xuống là xương sống đau như gẫy, không chịu nổi. Mọi hoạt động bị hạn chế. Nước tiểu vàng, đỏ, có máu. Đã uống thuốc, chích thuốc nhưng không đỡ, lập tức đưa về điều trị. Bệnh nhân đau đớn, mặt trắng bệch, mồ hôi vã ra. Bệnh nhân cho biết lưng đau từng cơn lan xuống bụng dưới, cơn đau lan xuống bẹn. Xét nghiệm nước tiểu: Albumin +, hồng cầu +++, bạch cầu 6-9, rêu lưỡi vàng dầy, bẩn, mạch Trầm Huyền có lực. Chụp phim chẩn đoán là sỏi thận bên phải. Bệnh nhân xin uống thuốc Đông y. Cho uống 5 thang Tang Căn Tam Kim Nhị Thạch Thang (Hải kim sa 30g, Hoạt thạch 30g, Kê nội kim (rang với cát) 10g, Kim tiền thảo 30g, Ngưu đằng 10g, Tang thụ căn 30g, Thạch vi 16g, Tỳ giải 10g, Vương bất lưu hành 10g). sau đó bệnh nhân lại đến, mừng rỡ cho biết buổi sáng đi tiểu, bỗng thấy bị tắc, dòng nước tiểu bị ngắt, đau nhói không chịu được, đường tiểu như có vật gì kẹt lại. Liền dùng sức rặn mạnh, viên sỏi to bằng hạt đậu nành theo nước tiểu bắn ra, chợt cảm thấy người nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng, lưng dần dần hết đau. Chụp X quang lại, hai thận và niệu quản không còn sỏi. Cho dùng thuốc bổ Thận, kiện tỳ, trừ thấp để củng cố. Sau nửa năm hỏi lại, lưng không còn đau, xét nghiệm nước tiểu hàn toàn bình thường.
Bệnh Án Sỏi Thận Do Thấp Nhiệt Hạ Chú
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Hoạn X. sau khi kiểm tra, chẩn đoán là sỏi thận cả hai bên. Cho uống Trân Kim Thang gia giảm (Hải kim sa16g, Kê nội kim 12g, Lộ lô thông 16g, Mạch môn 10g, Phù thạch 16g, Tiểu hồi 10g, Trạch tả 12g, Trân châu 60g, Ty qua lạc 12g, Vương bất lưu hành12g. Sắc uống). Uống hết 5 thang, đi tiểu ra 12 cục sỏi to bằng hạt đậu nành. Mọi chứng đều tiêu hết. Qua nửa năm, hỏi lại tình trạng bệnh nhân đều tốt.
Bệnh Án Sỏi Thận Do Thấp Nhiệt Ưù Trở
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Lý X, nam, 43 tuổi, công nhân nông trường. Đến khám ngày 2-5-1974. bệnh đã hai năm, đau hai bên bụng dưới, lan ra lưng, đau nhói như kim châm, lúc phát lúc không. Đi tiểu bị đứt đoạn, khi tiểu, dương vật đau, muốn tiểu, đôi khi tiểu ra máu/ Ăn không ngon, cơ thể nặng nề, gầy ốm. Khát, không uống được nhiều. Rêu lưỡi bẩn, mạch Hoãn, mạch bên trái hơi Trầm. Kiểm tra nước tiểu âm tính. Chụp X quang xác định sỏi bàng quang, đường kính vài cm. Đây là chứng thấp trọc ứ trệ. Điều trị phải hóa thấp, hành khí, chỉ thống, thông lâm. Cho uống 7 thang bài Niệu Lộ Kết Thạch Thang (Bạch vân linh 10g, Hải kim sa 15g, Hoạt thạch 12g, Hổ phách 3g, Kim tiền thảo15g, Mộc thông 6g, Thạch bì 10g, Trần bì 10g, Xa tiền tử 10g). Uống 7 thang, các triệu chứng có giảm. Khám lại: bụng dưới hơi giảm đau, tiểu còn có lúc đau, cơ thể gầy ốm, rêu lưỡi và mạch vẫn như cũ. Dùng bài thuốc trên có gia giảm, uống thêm 7 thang. Tổng cộng 14 thang. Chụp X quang kiểm tra, sỏi đã bị tống ra ngoài.
Bệnh Án Sỏi Niệu Quản
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Lý X, nữ, 33 tuổi, cán bộ. Đến khám ngày 11-1-1976. từ ngày 29-12-1975, do bị đau lưng, tiểu gắt, tiểu buốt nên đến bệnh viện chụp X quang, phim cho thấy thận bên trái hơi to. Ngang ụ ngồi bên trái, trong tiểu khung có một đám mờ to bằng hạt đậu phộng, bên cạnh lại có đám mờ nhỏ bằng nửa hạt gạo. Chẩn đoán là sỏi ở đoạn dưới niệu quản trái, kèm theo ứ nước ở bể thận trái. Bệnh nhân sợ mổ nên yêu cầu trị bằng Đông y. lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, hơi vàng, mạch Huyền Tế, hơi Sác. Cho uống 6 thang Trục Thạch Thang (Bạch thược 10g, Cam thảo (nhỏ) 4,8g, Hải kim sa đằng 18g, Hổ phách mạt 4g, Kê nội kim 6g, Kim tiền thảo 30g, Mộc hương 4,8g, Sinh địa 12g. Mộc hương cho vào sau, Hổ phách mạt để ngoài uống với nước thuốc sắc. Ngày một thang, chia hai lần uống). Khám lại: hết đau lưng nhưng thỉnh thoảng cảm thấy đau trong thời gian rất ngắn. Mấy ngày nay cảm thấy chỗ đau chuyển xuống dưới. Mỗi lần đi tiểu xong thấy đau ở lỗ tiểu. Lưỡi vẫn như trước, mạch Huyền, bộ thốn Nhược. Dùng bài thuốc trê, cho uống tiếp 4 thang thì tiểu ra 2 viên sỏi. Một viên to bằng hạt đậu phộng, một viên bằng nửa hạt gạo. Hoàn toàn phù hợp với kết quả X quang. Ngoài ra còn tiểu ra một số chất như cát mịn. Sau đó bệnh cơ bản đã tiêu. Khuyên người bệnh uống bài thuốc lợi thủy, thông lâm gồm: Trân châu thảo 12g, Tiểu diệp phong vĩ thảo 12g, Tiểu sinh địa 12g, Tiểu cam thảo 4,5g, Kim tiền thảo 18g, Quảng mộc hương 3g (cho vào sau). Uống thêm mấy thang để củng cố.
Bệnh Án Sỏi Thận
(Trích trong Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Aging)
Một người đàn ông 38 tuổi cảm thấy đau bụng, nặng ở sau lưng và phía dưới, đến bệnh viện chúng tôi ngày 24 tháng 9 năm 1968. Bẩy năm trước đây đã có triệu chứng này và vào bệnh viện đa khoa, ở đó được chẩn đoán là sỏi thận. Do đau liên tục bệnh nhân đã đến bệnh viện đông y. Khám thấy bệnh nhân luôn có triệu chứng cứng vai và đầy hơi, thích ăn thực phẩm rán, không thích rau, không hút thuốc và cũng không uống rượu, thích Coca-cola và rượu táo, có xu hướng trở nên táo bón, tiểu tiện 5 hay 6 lần hàng ngày, thể trạng khỏe, cân nặng 68 kg, mạch Huyền, rêu lưỡi trắng. Phúc chẩn không có chứng trạng gì đặc biệt. Để loại sỏi bệnh nhân đã được dùng bài Đại Hoàng Phụ Tử Thang. Bài thuốc gồm Đại hoàng là loại thuốc hàn, Phụ tử là loại thuốc nhiệt và Thược Dược Cam Thảo Thang để làm giảm đau, thêm Xuyên tiêu để loại bỏ đầy hơi. Bệnh nhân dùng bài thuốc này được nửa năm, chứng cứng vai dần dần dịu đi và đã mang lại 4 hòn sỏi cỡ bằng hạt ngô cho tôi xem, vào lúc đó vẫn còn nhiều những hòn sỏi nhỏ bằng hạt cát, và bệnh đã không tái phát nữa SỤP MI MẮT
Đại cương
Chủ yếu là một bên hoặc cả hai bên mi mắt trên sụp xuống, không mở lên được.
Mi mắt thuộc Nhục Luân liên hệ với Tỳ Vị. Đa số do Tỳ Vị không điều hòa, khí huyết không được nuôi dưỡng, phong tà thừa cơ xâm nhập, nhục luân không được nuôi dưỡng, mạch lạc ngưng trệ gây nên bệnh.
Đông y gọi là Thượng Bào Hạ Thùy.
Chứng này dùng châm cứu để điều trị có hiệu quả tốt hơn là dùng thuốc.
Nguyên nhân
+ Do tiên thiên bất túc, nguyên dương hư yếu không ôn dưỡng được Tỳ thổ, nhục luân không được nuôi dưỡng gây nên bệnh.
+ Do hậu thiên không được nuôi dưỡng, Tỳ Vị bất hòa, việc sinh hóa khí huyết không đủ, mi mắt không được nuôi dưỡng vì vậy gây nên bệnh.
+ Gân cơ vùng mắt không được nuôi dưỡng, phong tà từ bên ngoài xâm nhập vào mi mắt khiến cho mạch lạc bị ngăn trở, vì vậy mi mắt không mở lên được.
+ Cũng có khi do giang mai độc, bị chấn thương gây nên.
Trên lâm sàng thường gặp một số dạng sau:
Tỳ Thận Dương Hư
Chứng: Mi mắt sụp xuống, không mở lên được, nhìn vật hóa thành hai, phải nhướng trán, phình miệng hoặc dùng tay mới nâng mi mắt lên được.
Điều trị: Ôn dương, ích khí, thăng đề.
Dùng bài Đề Thùy Thang (30).
Châm Dương bạch, Ngư yêu, Toàn trúc, Đồng tử liêu, Ty trúc không, Thượng tinh, Bá hội, Mệnh môn, Thận du, Quan nguyên.
(Dương bạch, Ngư yêu, Toàn trúc, Đồng tử liêu, Ty trúc không là các huyệt cục bộ để hành khí, hoạt huyết, thông lạc; Thượng tinh, Bá hội là huyệt chủ yếu để thăng đề dương khí, dẫn khí của các mạch chạy lên đầu, mắt, để giúp nâng mi lên; Mệnh môn, Thận du, Quan nguyên để ôn dương, ích khí, bồi bổ cho tiên thiên) (Trung Y Cương Mục).
Tỳ Khí Hư Yếu
Chứng: Mi mắt sụp xuống, lúc đầu còn hơi nhẹ, lâu ngày nặng dần, mắt không chuyển động được, nhìn một hóa thành hai, cơ thể mỏi mệt không có sức, thậm chí nuốt cũng khó khăn.
Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí.
Châm Dương bạch, Ngư yêu, Toàn trúc, Đồng tử liêu, Ty trúc không, Thượng tinh, Bá hội, Khí hải, Túc tam lý, Tỳ du, Vị du.
(Dương bạch, Ngư yêu, Toàn trúc, Đồng tử liêu, Ty trúc không là các huyệt cục bộ để hành khí, hoạt huyết, thông lạc; Thượng tinh, Bá hội là huyệt chủ yếu để thăng đề dương khí, dẫn khí của các mạch chạy lên đầu, mắt, để giúp nâng mi lên; Khí hải để bồi bổ nguyên khí; Túc tam lý là huyệt hợp của kinh Vị mà huyệt ‘Hợp dùng trị nội phủ’; Tỳ du, Vị du là bối du huyệt của Tỳ và Vị) (Trung Y Cương Mục).
Phong Trúng Lạc Của Mi Mắt
Chứng: Mi mắt sụp xuống, lúc đầu còn hơi nhẹ, lâu ngày nặng dần, mắt không chuyển động được, nhìn một hóa thành hai, sợ gió, sợ lạnh, đầu đau, mạch Phù hoặc có dấu hiệu cảm phong hàn.
Điều trị: Sơ phong, thông lạc, ích khí, thăng đề.
Châm Dương bạch, Ngư yêu, Toàn trúc, Đồng tử liêu, Ty trúc không, Thượng tinh, Bá hội, Phong trì, Hợp cốc.
(Dương bạch, Ngư yêu, Toàn trúc, Đồng tử liêu, Ty trúc không là các huyệt cục bộ để hành khí, hoạt huyết, thông lạc; Thượng tinh, Bá hội là huyệt chủ yếu để thăng đề dương khí, dẫn khí của các mạch chạy lên đầu, mắt, để giúp nâng mi lên; Phong trì, Hợp cốc để sơ tán ngoại phong) (Trung Y Cương Mục). SUY NHƯỢC THẦN KINH
Là một bêïnh được miêu tả trong phạm vi nhiều chứng bệnh: Kinh Quý, Chinh Xung, Kiện Vong, Thất Miên… của Đông y.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Can và Tâm Khí Uất Kết (Tương ứng với giai đoạn hưng phấn tăng và do sang chấn tinh thần gây nên): Tinh thần uất ức hoặc phiền muộn, đầy tức, hay thở dài, bụng đầy trướng, ăn kém, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ Can, lý khí, an thần. Dùng bài:
. Tiêu Dao Thang gia vị: Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch truâït, Phục linh, Bạch thược, Đại táo đều 12g, Thanh bì, Bạc hà, Uất kim, Hương phụ, Chỉ xác, Toan táo nhân đều 8g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Lý Khí Giải Uất Thang: Hương phụ, Uất kim, Bạch tật lê, Chỉ xác đều 8g, Phục linh 12g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
Mắt đỏ, miệng đắng (uất hóa hỏa) thêm Đơn bì 8g, Chi tử 12g. hồi hộp, ngủ hay mơ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Hoạt (đờm hỏa uất kết) thêm Trúc nhự 6g, Bán hạ 8g. Khó thở, tức ngực, cảm thấy khó nuốt (đờm khí trở trệ) thêm Tô ngạnh, Hậu phác đều 8g, Bán hạ chế 6g.
Châm Cứu: Thái xung, Thần môn, Nội quan, Tam âm giao.
Đầu đau thêm Phong trì, Bá hội, Thái dương. Đờm hỏa uất thêm Túc lâm khấp, Đởm du.
+ Can Tâm Thận Âm Hư (Tương ứng với giai đoạn ức chế thần kinh giảm). Có thể chia làm 4 loại:
1- Âm Hư Hỏa Vượng (ức chế giảm, hưng phấn tăng): Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hay quên, hồi hộp, hay xúc động, vui buồn thất thường, ngủ ít, hay mơ, miệng khô, họng khô, trong người hay cảm thấy bừng nóng, táo bón, nước tiểu đỏ, mạch Huyền, Tế, Sác.
Điều trị: Tư âm giáng hỏa, an thần, bình Can tiềm dương. Dùng bài:
. Kỷ Cúc Địa Hoàng Thang gia vị: Kỷ cúc, Thục địa, Sơn dược, Câu đằng, Sa sâm, Mạch môn đều 12g, Cúc hoa, Sơn thù, Trạch tả, Đơn bì, Phục linh, Toan táo nhân, Bá tử nhân đều 8g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Chu Sa An Thần Hoàn gia giảm: Sinh địa, Đương quy, Bạch thược, Mạch môn đều 12g, Hoàng liên, Toan táo nhân, Phục linh đều 8g, Cam thảo 6g, Chu sa 0,6g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
Châm Cứu: Châm bổ Thận du, Thái khê, Tam âm giao, Thái xung, Nội quan, Thần môn (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
2- Tâm Can Thận Âm Hư (Ức chế giảm ít, hưng phấn tăng): Lưng đau, tai ù, di tinh, ngủ ít, hồi hộp, nhức đầu, nước tiểu trong, táo bón, miệng ít khô, mạch Tế.
Điều trị: bổ Thận âm, bổ Can huyết, an thần, cố tinh. Dùng bài:
. Tả Quy Hoàn (Thang) gia giảm: Thục địa, Sơn dược, Câu kỷ tử, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Ngưu tất đều 12g, Sơn thù, Quy bản, Bá tử nhân, Toan táo nhân đều 8g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Lục Vị Quy Thược Thang gia vị: Thục địa, Sơn dược, Liên nhục, Kim anh, Khiếm thực đều 12g, Sơn thù, Trạch tả, Đơn bì, Phục linh, Bạch thược, Đương quy, Toan táo nhân, Bá tử nhân đều 8g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
Châm Cứu: Châm bổ Thận du, Thái khê, Tam âm giao, Thái xung, Nội quan, Thần môn (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
4- Tâm Tỳ Hư: Ngủ ít, dễ hoảng sợ, ăn kém, sút cân, mệt mỏi, mắt thâm quầng, hồi hộp, nhức đầu, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu, Tế, Hoãn.
Điều trị: Kiện Tỳ, dưỡng Tâm, an thần. Dùng Quy Tỳ Thang: Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm, Đại táo đều 12g, Đương quy, Viễn chí, Long nhãn, Phục thần, Toan táo nhân đều, Mộc hương 6g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
Châm Cứu: Châm bổ Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Nội quan, Tam âm giao, Thần môn (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
5- Thận Âm Thận Dương Hư: Sắc mặt trắng, tinh thần uể oải, lưng đau, gối mỏi, di tinh, liệt dương, chân tay lạnh, sợ lạnh, ngủ ít, tiểu nhiều, nước tiểu trong, dài, lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế không lực.
Điều trị: Ôn Thận dương, bổ Thận âm, an thần, cố tinh. Dùng bài:
. Thận Khí Hoàn: Thục địa, Sơn dược, Kim anh, Khiếm thực, Ba kích, Đại táo đều 12g, Sơn thù, Trạch tả, Phục linh, Phụ tử (chế), Toan táo nhân, Thỏ ty tử đều 8g, Đơn bì, Nhục quế đều 4g, Viễn chí 6g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Hữu Quy Hoàn gia giảm: Thục địa, Sơn dược, Câu kỷ tử, Cao ban long đều 12g, Sơn thù, Đỗ trọng, Phụ tử (chế), Toan táo nhân, Viễn chí đều 8g, Nhục quế 4g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
Châm Cứu: Châm bổ Nội quan, Thần môn, Cứu Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Mệnh môn, Tam âm giao (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
Điều trị suy nhược thần kinh cần chú ý đến yếu tố tâm lý, động viên tính tích cự chủ quan của người bệnh bằng cách giải thích cơ chế gây bệnh để người bệnh hưởng ứng các phương pháp triï bệnh của thầy thuốc NUY CHỨNG
Đại cương
Nuy chứng chỉ chứng bệnh gân mạch chân tay toàn thân lỏng lẻo, mềm yếu vô lực, lâu ngày không vận động được dẫn đến cơ thịt bị teo lại. Lâm sàng thường gặp chi dưới mền yếu nhiều hơn, cho nên còn gọi là Nuy tý. Nuy là chân tay yếu mềm vô dụng, Tý là chỉ chi dưới yếu mềm không có sức, khôn g đi đầy dép được.
Bệnh này sách Nội Kinh Tố Vấn đă bàn rất kỹ trong các thiên ‘Tý Luận’ (TVấn 43), ‘Nuy Luận’ (TVấn 44). Hai thiên này nêu lên nguyên nhân, bệnh lý của bệnh này, chủ yếu là ‘Phế nhiệt diệp tiêu ‘ (lá phổi bị héo quắt vì nhiệt), Phế táo không phân phối chất tinh vi đến năm Tạng cho nên xuất hiện chứng trạng cơ thịt chân teo lại. Các y gia đời sau, không ngừng bổ sung nhận xét thêm, như sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ cho rằng chứng Nuy chủ yếu là nguyên khí bị tổn thương, khiến cho tinh bị hư không tưới khắp được, huyết hư cũng không doanh dưỡng được đến nỗi gân xương mềm yếu, do đó, điều trị chủ yếu phải tư dưỡng tinh huyết, bổ ích Tỳ Vị.
Căn cứ vào đặc trưng lâm sàng của chứng Nuy, giống với các chứng viêm thần kinh đa phát, viêm tủy sống cấp tính, teo cơ, liệt cơ năng, tê dại có chu kỳ, dinh dưỡng cơ không tốt, bại liệt do Hysterie và liệt mềm do di chứng của trung khu thần kinh trong y học hiện đại.
Nguyên Nhân Gây Bệnh
Nguyên nhân dẫn đến chứng Nuy có ngoại cảm và nội thương.
Cảm nhiễm nhiệt tà thấp độc và ở lâu nơi ẩm ướt mà thành bệnh thuộc ngoại cảm;
Tỳ Vị hư yếu và Can Thận hư suy là nguyên nhân nội thương. Nhưng ngoại cảm gây bệnh, lâu ngày khôn g khỏi cũng ảnh hưởng đến công năng của nội tạng, vì vậy nội thương và ngoại cảm có mối quan hệ nhất định. Thời kỳ đầu mắc bệnh, yếu tố chính là ngoại cảm, nếu chính khí bất túc, thì nguyên nhân chủ yếu là do nội thương.
1) Phế nhiệt thương tân
Vì chính khí bất túc, cảm thụ độc tà ôn nhiệt, sốt cao không lui, hoặc sau khi bị bệnh, dư tà không hết, sốt nhẹ khôn g dứt; Nhiệt nung đốt làm cho tân dịch bị thương tổn, gân mạch mất nhu nhuận nên mới xuất hiện chứng Nuy.
Thiên ‘Nuy Luận’ (Nội Kinh Tố Vấn 44) ghi: “ Phế nhiệt thì lá phổi bị khô héo, sinh ra chứng nuy tý”, như vậy phế nhiệt làm tổn thương tân dịch là nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng Nuy.
2- Thấp Nhiệt xâm phạm
Ở lâu nơi ẩm ướt, cảm thụ thấp tà, thấp lưu lại không giải, uất lại hóa nhiệt, hoặc do ăn uống không điều độ, dùng quá nhiều thức ăn có vị béo, ngọt, hoặc uống rượu làm tổ n thương Tỳ Vị, thấp từ trong sinh ra, hoặc ăn nhiều thức cay nóng, thấp âm ỉ tích thành nhiệt xâm phạm vào gân mạch, ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết khiến cho cơ nhục gân mạch bị lỏng lẻo, co duỗi kém, hình thành bệnh Nuy.
3) Tỳ Vị suy
Tỳ Vị vốn hư yếu hoặc do ốm yếu dẫn đến Tỳ Vị hư, chức năng vận hóa mất bình thường, nguồn của tân dịch, khí huyết không đủ nuôi cơ nhục, gân mạch, cũng có thể sinh ra chứng Nuy.
4) Can Thận suy
Bị bệnh lâu ngày, thể lực giảm, Thận tính bất túc, Can huyết suy tổn, gân xương không được nuôi dưỡng, kinh mạch không nhu nhuận cũng dẫn đến chứng Nuy.
Biện chứng luận trị
Chứng Nuy có thể phát sinh ở chi trên hoặc chi dưới, ở một hoặc cả hai bên, hoặc chỉ thấy bắt đầu từ các ngón tay, chân cảm thấy mềm yếu không có sức, cử động bị hạn chế có khi bị bại liệt, teo cơ.
Nguyên tắc chữa chứng Nuy trước hết phải phân biệt hư thực.
Nói chung, mới bị bệnh, nhiệt tà chưa hư, thấp nhiệt cảm nhiễm thường thuộc chứng thực, tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp có hư lẫn lộn. Tỳ Vị hư yếu và Can Thận suy yếu đều thuộc chứng Hư, nhưng cũng có thể kèm cả thấp nhiệt, lúc biện chứng, cần cẩn thận.
Trong thiên ‘Nuy Luận’ (Tố Vấn 44) có nêu ra cách trị chứng Nuy: chỉ cần điều chỉnh một mình kinh Dương minh, với lý luận rằng Dương minh là bể của năm Tạng sáu Phủ, làm nhuận tôn cân, mà tôn cân lại là cơ quan chủ yếu buộc chặt xương. Nguồn tân dịch c ủa Phế là ở Tỳ Vị, tinh huyết của Can Thận nhờ vào sự tiếp thu, vận hóa của Tỳ Vị mà có, cho nên khi gặp dịch của Vị khôn g đủ thì phải ích Vị dưỡng âm, Tỳ Vị hư yếu lại càng cần phải điều hòa Tỳ Vị, làm cho công năng của nó mạnh lên, ăn uống tăng, dịch của Vị được hồi phục, thì dịch của Phế đầy đủ, công năng khí huyết Tạng Phủ trở nên mạnh, gân mạch được nuôi dưỡng có lợi cho sự khôi phục đối với chứng Nuy, vì vậy trong lâm sàng điều trị hiện nay, dù dùng thuốc hay châm cứu nói chung, đều theo nguyên tắc này.
Triệu Chứng Lâm Sàng
1) Phế Nhiệt Tổn Thương Tân Dịch: Lúc đầu phần nhiều có sốt, đột nhiên thấy chân tay mềm yếu, vô lực, da khô, tâm phiền, khát nước, ho khan, họng khô, tiểu vàng, tiểu ít, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác.
Biện chứng: Độc tà ôn nhiệt phạm Phế, Phế nhiệt làm hao tân dịch, tân dịch không đủ chuyển ra khắp toàn thân làm cho gân mạch không được nuôi dưỡng, cho nên chân tay mềm yếu không hoạt động được; Tâm phiền, khát nước là chứng do nhiệt tà làm tổn thương tân dịch, Phế nhiệt tân dịch ít cho nên ho khan không có đờm và họng khô, nước tiểu vàng, nước tiểu ít, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác đều do nhiệt thịnh, tân dịch bị tổn thương gây nên.
Điều trị: Thanh nhiệt, nhuận táo, dưỡng Phế, ích Vị. Dùng bài Thanh Táo Cứu Phế Thang gia giảm.
(Trong bài dùng Sa sâm, Mạch môn để dưỡng Phế, ích Vị; Thạch cao, Hạnh nhân, Tang diệp để thanh nhiệt, nhuận táo).
Sốt không hạ, sốt cao, khát nước, có mồ hôi, có thể dùng Thạch cao liều cao và dùng thêm Sinh địa, Tri mẫu, Ngân hoa, Liên kiều để sinh tân, thanh nhiệt và khư tà. Nếu ho khan, ít đờm, họng khô, có thể linh hoạt dùng các vị thuốc có tác dụng nhuận Phế, thanh tuyên như Tiền hồ, Qua lâu bì, Tang bạch bì, Tỳ bà diệp. Nếu cơ thể không nóng, mỏi mệt, kém ăn thì bỏ Thạch cao, thêm Sơn dược, Ý dĩ nhân, Hồng táo, Cốc nha để ích khí, dưỡng Vị.
2) Thấp Nhiệt Xâm Phạm: Chân tay mềm yếu không có sức hoặc có phù nhẹ, tê dại, thường gặp ở chi dưới, hoặc có khi phát sốt, nước tiểu vàng, tiểu ít, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu hoặc Sác.
- Biện chứng: Thấp nhiệt xâm phạm cân mạch, cho nên không có sức. Thấp tà thấm ra cơ bắp nên thấy tê dại và hơi phù. Thấp nhiệt uất ở doanh vệ nên thấy cơ thể nóng. Thấp nhiệt dồn xuống bàng quang thì thấy nước tiểu vàng, tiểu ít. Rêu lưỡi vàng nhớt là dấu hiệu thấp nhiệt bị nung nấu bên trong. Mạch Nhu là biểu hiện của thấp, mạch Sác là dấu hiệu của nhiệt, Thấp và Nhiệt đều nặng cả, nên xuất hiện mạch Nhu, Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Nhị Diệu Tán gia vị.
(Trong bài dùng Hoàng bá, Thương truật để thanh nhiệt, táo thấp; Thêm Ý dĩ, Tỳ giải, Phòng kỷ, Trạch tả để thấm thấp, lợi tiểu; Ngưu tất, Ngũ gia bì để thông kinh hoạt lạc).
Nếu thấp tà nhiều, thì ngực bụng đầy, chân tay mềm yếu, nặng nề và hơi phù, rêu lưỡi trắng nhớt, có thể thêm Hậu phác, Trần bì, Phục linh để hóa thấp và phân lợi. Vào mùa Hạ và Thu nên dùng thêm Hoắc hương, Bội lan để phương hương hóa trọc. Nếu nhiệt nhiều, thì nhiệt sẽ làm tổn thương phần âm, gầy ốm, hai chân nóng, tâm phiền, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch Nhu Sác, nên bỏ Thương truật, thêm Sinh địa, Quy bản, Mạch môn để dưỡng âm, thanh nhiệt. Nếu chân tay tê dại, không có cảm giác, chân yếu hoặc chân cảm thấy đau, chất lưỡi tím, mạch Sác, có bệnh sử kéo dài lại kèm có ứ huyết ứ đọng, có thể dùng Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Xích thược, Xuyên sơn giáp để hoạt huyết, thông lạc.
Trong khi uống thuốc, có thể phối hợp với các vị thuốc Thương nhĩ thảo, Hổ trượng, Uy linh tiên, Nhẫn đông đằng nấu nước để xông và rửa, hoặc lấy bã của thuốc sắc, nấu lại lần thứ 3 lấy nước xông rửa cũng tốt.
3) Tỳ Vị Hư Yếu: Chi dưới mềm yếu, không có sức, dần dần kém ăn, tiêu lỏng, mặt phù, sắc mặt kém tươi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế.
Biện chứng: Tỳ không kiện vận, Vị khí không hòa cho nên kém ăn mà tiêu lỏng. Tỳ Vị hư yếu, nguồn sinh hóa khí huyết bất túc, cho nên thấy mạch Tế, sắc mặt kém tươi. Gân mạch thiếu nuôi dưỡng cho nên chi dưới mềm yếu. Tỳ hư không vận hành thủy thấp cho nên mặt phù.
Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán gia giảm.
(Trong bài dùng Đảng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Biển đậu, Liên nhục đều là những vị kiện Tỳ, ích khí; Trần bì, Phục linh, Ý dĩ để kiện Tỳ, hóa thấp; Hồng táo để dưỡng vị; Thần khúc để giúp tiêu hóa).
Nếu bị bệnh lâu ngày, teo cơ, thể lực yếu, nên dùng Nhân sâm, Hoài sơn liều cao và thêm Hoàng kỳ, Đương quy.
4) Can Thận Suy: Lúc đầu phát bệnh từ từ, toàn thân mềm yếu, không có sức, lưng gối mỏi, kèm theo các chứng chóng mặt, ù tai, di tinh hoặc tiểu nhiều, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Biện chứng: Can Thận tinh huyết suy yếu, gân mạch không được nhu nhuận, dần dần thành chứng Nuy. Lưng là phủ của Thận, Thận chủ xương, khai khiếu ra tai, Thận hư nên tai ù, lưng gối mỏi, Can Thận hư thì tinh tủy bất túc, cho nên chóng mặt. Vì Thận hư không chứa được tinh cho nên mới di tinh, tiết tinh. Thận nguyên không bền, Bàng quang không giữ được nên có chứng tiểu nhiều. Lưỡi đỏ, mạch Tế Sác là do âm hư có hỏa.
Điều trị: Bổ ích Can Thận, tư âm, thanh nhiệt. Dùng bài Hổ Tiềm Hoàn gia giảm.
(Trong bài dùng Địa hoàng, Quy bản, Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm, thanh nhiệt; Tỏa dương, Hổ cốt, Ngưu tất để ích Thận, mạch gân xương; Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết, nhu Can). Nếu sắc mặt không tươi hoặc vàng úa, chóng mặt, hồi hộp, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Nhược, có thể thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Hà thủ ô, Kê huyết đằng để bổ dưỡng khí huyết.
Nếu bệnh lâu ngày, bệnh âm liên lụy đến Dương, có chứng sợ lạnh, lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế, liệt dương, tiểu tiện vặt mà nước tiểu trong, có thể thêm Lộc giác phiến, Bổ cốt chỉ để ôn Thận trợ dương.
Ngoài những phương thuốc dạng sắc để trị chứng Nuy, nên phối hợp với châm cứu và xoa bóp cũng có khả năng khôi phục nhanh hoặc hạn chế mức độ teo cơ. NÔN MỬA LÚC CÓ THAI
(Ác Trở - Ố Trở - Nhâm Thần Ố Trở - Hyperémèse - Hypermesis)
A. Đại cương
Phụ nữ có thai trong 2 - 3 tháng đầu mà bị nôn mửa gọi là Nhâm Thần Ố Trở .
B. Nguyên nhân
• Do yếu tố tinh thần, thần kinh và nội tiết.
Do khi có thai, kinh nguyệt ngưng lại, huyết Hải không chảy nữa, trọc khí trong huyết đó hợp với Hoả của Can và Vị, bốc ngược lên, hoặc do đờm thấp bị tắc ở trung tiêu làm cho Vị mất điều hòa gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
Muốn nôn, nôn mửa, không thể ăn, có thể nôn ra dịch vị hoặc nước mật.
Hoả của Can Vị bốc lên thì kèm chứng bụng đầy, sườn đau, ợ hơi.
Đờm thấp tắc ở trung tiêu thì kèm theo ngực đầy, biếng ăn, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, hoặc kèm tim hồi hộp, hơi thở ngắn.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Hòa trung, lợi khí.
• . Huyệt chính: Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12).
. Huyệt phụ: Nội Đình (Vi.44) + Phong Long (Vi.40) + Thái Xung (C.3).
Chủ yếu dùng các huyệt chính, kích thích nhẹ, mỗi ngày 1 lần, 5 - 10 lần là 1 liệu trình.
. Hoả của Can và Vị bốc lên, thêm Nội Đình (Vi.44) + Thái Xung (C.3).
. Đờm thấp trở trệ ở trung tiêu, thêm Phong Long (Vi.40) .
2- Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) . Kích thích Vừa. Mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần + lưu kim 15 - 20 phút (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
3- Bất Dung (Vi.19) + Can Du (Bq.17) + Đái Mạch (Đ.26) + Đại Trường Du (25) + Đàn Trung (Nh.17) + Đở m Du (Bq.19) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thứ Liêu (Bq.32) + Thừa Mãn (Vi.20) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Trung Chú (Th.15) + Trung Đình (Nh.16) + Trung Liêu (Bq.33) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
4-• Can Mộc Phạm Vị: Đàn Trung (Nh.17) + Nội Đình (Vi.44) + Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) (đều tả ).
Tỳ Hư Đờm Trở : Đàn Trung (Nh.17) + Nội Đình (Vi.44) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (đều tả ).
Vị Hoả Thượng Xung: Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Giải Khê (Vi.41) + Nội Đình (Vi.44) + Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
5- Nhóm 1: Đại Lăng (Tb.7) + Đở m Du (Bq.19) + Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xích Trạch (P.5).
Nhóm 2: Bất Dung (Vi.19) + Can Du (Bq.18) + Đái Mạch (Đ.26) + Đàn Trung (Nh.17) + Ngoại Lăng (Vi.26) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Thừa Tương (Nh.24) + Trung Chú (Th.15) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20).
6- Nội Quan (Tb.6) thấu (xuyên) Ngoại Quan, kích thích vừa. Ăn uống không được thêm Túc Tam Lý (Vi.36) . Mỗi ngày 1 lần (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
7- Đại Lăng (Tb.7) + Đở m Du (Bq.19) + Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xích Trạch (P.5) [nếu có thai 5 tháng trở lên, có thể dùng Trung Quản (Nh.12) + U Môn (Th.21) + Kiến Lý (Nh.11) (Tân Châm Cứu Học).
8- Thận Hư: Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36), đều bổ.
Can Nhiệt: Dương Lăng Tuyền (Đ.34) [bình bổ bình tả ] + Thái Xung (C.3) [bình bổ bình tả ] + Túc Tam Lý (Vi.36) [bổ].
Đờm ư ù: Nội Quan (Tb.6) [bổ] + Phong Long (Vi.40) (bình bổ bình tả ) + Túc Tam Lý (Vi.36) (bổ) (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 10/1985).
9- Tỳ Vị Hư Yếu : kiện Tỳ, hòa Vị, giáng nghịch, cầm nôn. Châm bổ hoặc cứu Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36).
Can Vị Bất Hòa : Sơ Can, hòa Vị, cầm nôn. Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + châm tả Thái Xung (C.3) + bổ Túc Tam Lý (Vi.36) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn). PHẾ QUẢN VIÊM
(Chi Khí Quản Viêm - Bronchite - Bronchitis)
A. Đại cương
Phế Quản viêm là loại bệnh viêm nhiễm ở niêm mạc phế quản. Thuộc loại Khái Thấu, Đàm Ẩm của YHCT.
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại Cấp và Mạn.
B. Nguyên nhân
Thường do hai nguyên nhân sau:
1- Ngoại tà: Thường do phong hàn thừa lúc chính khí hư xâm nhập vào phần Biểu và Phế, làm cho Phế khí không tuyên thông được, gây ra bệnh, thường là thể cấp.
2- Nội thương: Thường do Tỳ hư không vận hóa được, đờm thấp ứ lại rồi đưa lên Phế, hoặc ho lâu ngày làm tổn thương Phế. Hoặc do Thận hư không thể nạp được khí, làm cho Phế khí không thể thăng giáng được gây ra bệnh ở thể mạn.
C. Triệu chứng
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
1 - Phế Quản viêm cấp (Ho do ngoại cảm): Ho khan hoặc có khạc đờm, sốt, sợ lạnh, đầu đau, mũi nghẹt, cơ thể nặng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch Phù hoặc Phù Sác.
2 - Phế Quản viêm mạn tính (Ho do nội thương): Ho ra?i rác suốt ngày, ho về đêm, về sáng nhiều hơn. Mỗi khi về mùa Thu, mùa Đông hoặc lúc thời tiết lạnh thì phát bệnh. Người mệt mỏi, ăn uống kém, khạc đờm nhiều lần, đờm nhầy dính hoặc trong, khó thở, hụt hơi, ngực tức, đại tiện lúc bón lúc lo?ng thất thường, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trơn dầy, mạch Trầm Tế Nhược.
Nếu lòng bàn tay, bàn chân nóng, họng khô không đờm, hoặc trong đờm có dính máu, người gầy, da khô, bịnh ngày thì nhẹ, đêm lại nặng hơn, lưỡi đỏ, rêu khô, mạch Tế Sác là có Âm hư.
D.Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Tuyên giáng Phế Khí, Khứ Phong, hóa đờm.
Huyệt chính: Định Suyễn + Phong Môn (Bq.12) + Phế Du (Bq.13) + Hợp Cốc (Đtr.4) .
Kích thích mạnh, không lưu kim hoặc kích thích mạnh vừa, lưu kim 5-15 phút, thỉnh thoảng vê kim. Trường hợp cấp tính mỗi ngày châm 1-2 lần, khi bệnh gia?m, có thể châm mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần. Mạn tính: mỗi ngày hoặc 1 ngày châm 1 lần, 10 lần là một liệu trình.
. Sợ lạnh, sốt: Thêm Khúc Trì (Đtr.11), Đại Chùy Đc.14).
. Lưng đau thêm Giáp Tích cổ 7 - ngực 6 (C7 - C6).
. Ho nhiều thêm Xích Trạch (P.5), Liệt Khuyết (P.7).
. Đờm nhiều thêm Phong Long (Vi.40) .
Ý nghĩa: Phong Môn là nơi phong khí vào ra, phối hợp với Hợp Cốc để khu phong, giải biểu; Phế Du để tuyên Phế trị ho; Định Suyễn để tuyên Phế, bình suyễn; Đại Chùy và Khúc Trì đều có thể tiết dương tà, giải biểu; Xích Trạch, Liệt Khuyết để tăng cường tác dụng tuyên Phế, trị ho; Phong Long để hòa Vị, khư? đờm; Giáp Tích cổ 7 - ngực 6 để sơ thông mạch Đốc.
2- a* Cấp tính: Khuyết Bồn (Vi.12), Đàn Trung (Nh.17), Cự Khuyết (Nh.14).
Hoặc Ngư Tế (P.10), Liệt Khuyết (P.7), Thiếu Trạch (Ttr.1), Khuyết Bồn (Vi.12).
Hoặc Thiếu Trạch (Ttr.1), Tâm Du (Bq.15), Khố Phòng (Vi.14).
b* Mạn tính: Cứu Cao Hoang (Bq.43), Phế Du (Bq.13) (Tư Sinh Kinh).
3- Cứu Thiên Đột (Nh.22), Phế Du (Bq.13), Kiên Tĩnh (Đ.21), Thiếu Thương (P.11), Nhiên Cốc (Th.2), Can Du (Bq.18), Hành Gian (C.2), Liêm Tuyền (Nh.23), Phù Đột (Đtr.18), châm Khúc Trạch (Tb.3), Tiền Cốc (Ttr.2) (Châm Cứu Tụ Anh).
4- Phế Du (Bq.13), Túc Tam Lý (Vi.36), Chiêân Trung (Nh.17), Nhũ Căn (Vi.18), Phong Môn (Bq.12), Khuyết Bồn (Vi.12) (Châm Cứu Đại Thành).
5- Thiên Đột (Nh.22) + Du Phủ (Th.27) + Phong Môn (Bq.12) đều 7 tráng + Hoa Cái (Nh.20) + Nhũ Căn (Vi.18) 3 tráng + Phế Du (Bq.13) + Thân Trụ (Đc.12) + Chí Dương (Đc.10) đều 14 tráng + Liệt Khuyết (P.7) (Loại Kinh Đồ Dực).
6- Đại Trữ (Bq.11) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) + Xích Trạch (P.5) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Kinh Cừ (P.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
7- Hoàn Cốt (Đ.12) + Thiên Trụ (Bq.10) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Trụ (Đc.12) + Đại Trữ (Bq.11) + Phong Môn (Bq.12) + Phế Du (Bq.13) + Cách Du (Bq.17) + Đởm Du (Bq.19) + Khúc Trạch (Tb.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Đột (Nh.22) (Tân Châm Cứu Học).
8- a* Ngoại Cảm: Phế Du (Bq.13) + Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đtr.4). b* Nội Thương: Phế Du (Bq.13) + Thái Uyên (P.9) + Chương Môn (C.13) + Thái Bạch (Ty.3) + Phong Long (Vi.40) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
9- a* Ngoại Cảm: Phế Du (Bq.13) + Trung Phủ (P.1) + Đản Trung (Nh.17) + Liệt Khuyết (P.7) + Đại Chùy (Đc.14). b* Nội thương: Chương Môn (C.13) + Cao Hoang (Bq.43) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Mệnh Môn (Đc.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Châm Cứu Học Việt Nam).
10- Châm tại phía ngoài đỉnh đốt sống ngực thứ 3 cách 0, 5 thốn, sâu 4cm, mũi kim hướng vào cột sống + Phong Môn (Bq.12) + Quyết Âm Du (Bq.14) + Cao Hoang (Bq.43) (Hiện Đại Châm cứu Trị Liệu Lục).
11- Phế Du (Bq.13) + Tâm Du (Bq.15) + Cách Du (Bq.17) (Thiểm Tây Trung Y số 178/1987).
12-a* Đờm Nhiệt Đọng ở Phế: Thanh tả Phế nhiệt, tuyên giáng Phế Khí. Châm trước tả, sau bổ: Thiếu Thương (P.11) + Phong Long (Vi.40) + Liệt Khuyết (P.7) + Khúc Trì (Đtr.11) + Trung Quản (Nh.12). b* Phong Táo làm tổn thương Phế: Thanh Phế, nhuận táo. Châm bổ Phong Môn (Bq.12) + Phế Du (Bq.13) + Thái Uyên (P.9) + Phục Lưu (Th.7) + Liệt Khuyết (P.9) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn). QUAI BỊ
(Lưu Hành Tính Tai Tuyến Viêm, Tuyến Mang Tai Viêm, Trá Tai, Hà Mô Ôn - Oreillons - Mumps)
A. Đại cương
Quai bị là một bệnh lây cấp tính (do virút) thường gặp ở trẻ nhỏ 5-15 tuổi, người lớn ít bị. Bệnh thường phát vào mùa Đông Xuân.
B. Triệu chứng
a. Thể nhẹ: Sưng đau một bên hoặc 2 bên mang tai, vùng má dưới tai đau và sưng dần lên. Không sốt hoặc sốt nhẹ. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù. Nếu không có biến chứng thì sau vài ngày (4-5 ngày) bệnh sẽ khỏi .
b. Thể nặng: Má sưng to, cứng, ấn đau, khó há miệng nuốt khó, sốt, đầu đau, khát nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác hoặc Hoạt Sác. Ở thể này có thể gây biến chứng viêm màng não, viêm teo dịch hoàn, buồng trứng.
C. Nguyênnhân
Do Cảm nhiễm khí ôn độc hoặc do phong nhiệt xâm phạm kinh Thiếu Dương và Dương Minh, kèm theo đờm hoả tích nhiệt u?ng trệ ở kinh lạc của Thiếu Dương (nhất là tuyến nước miếng - tuyến mang tai) gây ra. Nếu nhiệt độc từ Thiếu Dương truyền sang Quyết Âm thì có thể gây ra chứng kinh quyết và dịch hoàn sưng.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ phong, thanh nhiệt, sơ thông kinh lạc. Dùng Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) làm chính. Thêm Khúc Trì (Đtr.11) nếu có sốt.
- Sưng đau nhiều thêm Thiếu Thương (P.11) + Thương Dương (Đtr.1) [đều châm ra máu].
- Dịch hoàn sưng thêm Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Hành Gian (C.2).
Ý nghĩa:Ế Phong và Giáp Xa để sơ thông khí huyết bị tắc nghẽn ở cục bộ; thêm Hợp Cốc (Nguyên huyệt của kinh Thủ Dương Minh Đại Trường) để trị má sưng đau (theo đường vận hành của kinh Đ. Trường); Khúc Trì để thanh nhiệt ở Dương Minh, Thiếu Thương + Thương Dương để thanh tiết tà nhiệt; Huyết Hải để thanh nhiệt ở phần huyết; Khúc Tuyền + Hành Gian để sơ tiết kinh khí của Quyết âm (trị dịch hoàn sưng); Tam Âm Giao hỗ trợ với Huyết Hải để thanh huyết.
2- Hợp Cốc (Đtr.4) (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Địa Thương (Vi.4) + Giáp Xa (Vi.6) + Thừa Tương (Nh.24) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Kim Tân + Ngọc dịch (Châm Cứu Đại Thành).
3- Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
4- Phong Trì (Đ.20) + Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Dịch Môn (Ttu.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Long (Vi.40) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Khúc Trì (Đtr.11) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
5- Phong Trì (Đ.20) + Đại Trữ (Bq.11) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Dịch Môn (Ttu.2) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
6- Thanh nhiệt, Giải độc, tiêu viêm, dùng Ế Phong (Ttu.17) + Quan Xung (Tb.9) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) .
Ý nghĩa:Bệnh này thuộc thủ Thiếu Dương kinh vì vậy pHải thanh nhiệt ở Thiếu Dương làm chính. Ế Phong là hội huyệt của Thủ Túc Thiếu Dương để thông khí trệ ở cục bộ. Thủ Túc Dương minh kinh vận hành lên mặt (hàm) vì vậy + dùng Hợp Cốc + Giáp Xa để sơ Giải tà nhiệt + Giải độc. Ngoại Quan + Quan Xung để tuyên thông khí của Tam Tiêu, giúp thanh nhiệt, tiêu viêm (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
7- Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Đtr.4) + Đại Nghênh (Vi.5) + Ế Phong (Ttu.17) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Đầu Duy (Vi.8) + Hạ Quan (Vi.7) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Đại Trữ (Bq.11) + Khúc Viên (Ttr.13) (Tân Châm Cứu Học).
8- Cứu Nhĩ Tiêm bên đau cho đến khi da đỏ lên là được (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
9- Thanh nhiệt, Giải độc (thể nhẹ), thêm tiêu viêm (thể nặng) dùng Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Chi Câu (Ttu.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) [thể nhẹ]. Phối hợp thêm Hành Gian (C.2) + Trung Đô (C.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) nếu có viêm dịch hoàn hoặc buồng trứng (thể nặng).
Ý nghĩa:Ế Phong + Giáp Xa sơ thông khí huyết tại chỗ; Chi Câu + Hợp Cốc tiêu sưng và thanh nhiệt ở kinh Thiếu Dương và Dương Minh; Hành Gian, Trung Đô để sơ tiết khí của kinh Quyết Âm; Tam Âm Giao để thanh huyết nhiệt (Châm Cứu Học Việt Nam).
- Các phương pháp trị khác.
+ Cứu Bấc đèn: (Đăng Hoả Cứu Pháp)
Huyệt Quang Thái + Giác Tôn (Ttu.20).
(Dùng 2 cọng Tâm bấc (Đăng tâm tha?o), nhúng vào dầu thực vật, đốt lên. Nhắm đúng huyệt Quang Thái hoặc Giác Tôn, châm nhanh vào da (nghe thấy bộp là được) rút ra ngay. Làm một lần thì hết sưng. Nếu chưa khỏi hẳn, hôm sau làm lại một lần nữa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Cứu bấc đèn huyệt Giác Tôn bên đau (hoặc cảhai bên, nếu cảhai bên đau). Chỉ đốt bên đau, nếu 3 ngày sau không đỡ mới làm lại lần thứ 2. Tỉ lệ khỏi 94, 71% trên tổng số 272 người bệnh (Tạp Chí Đông Y số 142/1976). BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH QUAI BỊ HIỂU QUẢ
Quai bị dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai.
Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não rõ với các triệu chứng nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ...
Các biến chứng khác hiếm gặp hơn gồm viêm khớp, viêm tuyến giáp, viêm khớp xương hàm, viêm cầu thận, (glomerulonephritis), viêm cơ tim, xơ hóa nội tâm mạc, giảm tiểu cầu, thất điều tiểu não, viêm tủy cắt ngang, viêm đa dây thần kinh lan lên, viêm tụy cấp, viêm buồng trứng (oophoritis), và giảm thính lực.
Nguyên nhân gây bệnh
Quai bị gây nên do một loại virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae. Các nguyên nhân khác gây viêm tuyếm mang tai gồm virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV), virus á cúm type 1 và 3, virus cúm A (influenza A virus), coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus-HIV), tụ cầu khuẩn, và các Mycobacterium không gây lao khác.
Các nguyên nhân gây viêm tuyến mang tai hiếm gặp khác có thể do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc (phenylbutazone, thiouracil, các thuốc chứa iốt) và các rối loạn chuyển hóa (như bệnh đái tháo đường, xơ gan và suy dinh dưỡng) có thể bị 2 lần.
Bài thuốc uống trị quai bị
Bài 1. Huyền sâm 15 g, hạ khô thảo 6 g, bản lam căn 12 g, sắc uống.
Bài 2. Vỏ cây gạo 40 g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái lát, sao vàng, sắc uống.
Bài 3. Củ sắn dây 16 g, bạc hà 6 g, cúc tần sao 10 g, thăng ma 10 g, thạch cao sống 10 g, cam thảo 6 g, hoa cúc 15 g, hoàng cầm (nam) sắc uống.
Bài 4. Quả ké 12 g, sài đất 12 g, bồ công anh 12 g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần.
Bài 5. Hạ khô thảo 20 g, cây mũi mác 30 g, kim ngân 20 g sắc uống trong ngày.
Bài 6. Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20 g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16 g, mã đề 12 g sắc uống ngày 1 thang.
Bài 7. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20 g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16 g, cam thảo 10 g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động.
Thuốc bôi, đắp hoặc dán ngoài
* Dùng lá thúi địch và lá mơ dã nát đắp vào vùng sưng mỗi ngày 4-5 lần hiệu quả bất ngờ theo bài thuốc dân gian
[ảnh]
Bài 1. Hạt gấc (đốt thành than) 3-4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm (chừng 5 g), đốt thành than. Hai vị trộn đều, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ sưng.
Bài 2. Nhân hạt gấc (giã nát, đốt thành than) 4-5 hạt, giấm thanh 5 ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10 g, tất cả trộn đều, bôi vào chỗ sưng mỗi ngày 4-5 lần.
Bài 3. Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10 ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.
[ảnh]
Bài 4. Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên chỗ sưng viêm, mỗi ngày thay thuốc một lần. Một công trình nghiên cứu trên 485 ca quai bị cho thấy, có 402 ca đạt hiệu quả ngay từ lần đầu.
Bài 5. Xích tiểu đậu 30 g, đại hoàng 15 g, thanh đại 30 g, tất cả tán bột, mỗi lần dùng 5 g trộn đều với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi sưng nhiều lần trong ngày.
Bài 6. Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Giã nát tỏi, trộn với giấm, bôi lên chỗ tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 7. Bột tiêu 1 g, bột mì 8 g, trộn 2 thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.
Bài 8. Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, 3 thứ rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi sưng.
Bài 9. Giun đất 2-3 con cho vào cốc, thêm một ít đường rồi đảo đều, sau nửa giờ dùng bông sạch thấm chất dịch do giun tiết ra rồi bôi lên nơi sưng, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 10. Cóc 1 con, rửa sạch, chặt bỏ đầu từ phía dưới 2 u to, lột lấy da, dùng kéo cắt thành những miếng như cao dán rồi dán lên nơi sưng, sau chừng 8 giờ thì thay miếng khác. Thường sau 3 ngày thì khỏi.
Bài 11: Bồ công anh tươi 60 -120g, đem rửa sạch cả lá và rễ, thêm vào một lòng trắng trứng gà (thêm ít dấm cũng được), trộn đều, đem đắp chỗ đau, sau khi khô bỏ đi thay miếng khác.
Bài 12: Lấy một nắm hoa cúc tươi (hoặc lá hoa cúc dại) rửa sạch giã nát như bùn, thêm ít dấm, đắp chỗ đau, khô bỏ đi, thay miếng khác.
Bài 13: Lấy 1 - 2 miếng củ cải muối để lâu, đem đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.
Bài 14: Lấy 50 gam xương rồng bà, giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.
Bài 15: lấy 50 - 100g rau sam giã nát, đắp vào chỗ sưng, ngày 2 - 3 lần.
Bài 16: lá hẹ 600g, giã nát, bỏ vào thêm 3g muối ăn, trộn đều chia làm 3 phần đắp vào chỗ đau, khô thay miếng khác. Ngày 3 - 5 lần.
Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi.
[ảnh]
Món ăn trị bệnh quai bị
1. Đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.
2. Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.
3. Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.
4. Mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.
Chú ý: Để tăng hiệu quả điều trị, nên dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc bôi đắp và một món ăn bài thuốc. QUỶ THAI
Có thai nhiều tháng, bụng to hơn bình thường, có khi đau, âm đạo thỉnh thoảng ra máu hoặc thuỷ dịch ra như nước máu cá, gọi là ‘Quỷ Thai’, tục gọi là Nguỵ Thai.
Tương đương chứng Bồ Đào Thai, Mạn Thực Tính Bồ Đào Thai của YHHĐ.
Nguyên Nhân
+ Do Bản Chất Cơ Thể Suy Yếu, Khí Huyết Bất Túc, sau khi thụ thai, tà xâm nhập vào, huyết theo khí kết lại không tan, mạch Xung, Nhâm bị nghịch, trệ, bào trung bị ngăn trở, vùng bụng trướng to, thai không được nuôi dưỡng thì thai bị chết, ứ lại và làm tổn thương bào mạch gây nên ra huyết, thành chứng Quỷ Thai.
+ Do Khí Trệ Huyết Ngưng: Tình chí vốn uất ức, sau khi có thai, tinh thần không thoải mái, khí huyết kết lại, mạch Xung Nhâm không thư thái, ứ huyết kết tụ lại ở bào trung, bụng to khác thường, ứ huyết làm tổn thương thai thì thai bị hoại, ứ thương ở bào mạch thì sẽ bị ra máu gây nên chứng Quỷ Thai.
+ Do Hàn Thấp Uất Kết: Có thai mà ở nơi ẩm thấp, hoặc ăn uống thức ăn lạnh, hàn thấp vào mạch Xung Nhâm, khí huyết ngưng trệ ở bào cung, bụng to khác thường, hàn thấp sinh ra trọc làm tổn thương thai, ứ thương ở bào mạch gây nên ra huyết, gây nên chứng quỷ thai.
+ Do Đờm Trọc Ngưng Trệ: Có thai mà cơ thể béo phì hoặc ăn nhiều thức ăn béo hoặc Tỳ hư không vận chuyển được, thấp tụ lại thành đờm, đờm trọc đình trệ bên trong, mạch Xung nhâm không thư thái, đờm trọc kết tụ ở bào trung, bụng to khác thường, đờm trọc ngưng trệ làm tổn thương thai, đờm làm tổn thương bào mạch thì gây nên ra máu, thành chứng Quỷ thai.
Triệu Chứng
+ Khí Huyết Hư Suy: Có thai, âm đạo bình thường mà thấy ra huyết, lượng nhiều, mầu nhạt, lợn cợn, bụng to khác thường, có khi vùng bụng đau, không thấy thai động, không nghe thấy tim thai, uể oải, không có sức, đầu váng, hoa mắt, sợ sệt, mất ngủ, da mặt xanh trắng, lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.
Điều trị: Ích khí, dưỡng huyết, hoạt huyết, hạ thai. Dùng bài Cứu Mẫu Đơn thêm Chỉ xác, Ngưu tất.
+ Khí Trệ Huyết Ứ: Có thai, âm đạo bình thường mà thấy ra huyết, lượng ít, không dứt hoặc ra nhiều, mầu tím tối hoặc có cục, bụng to khác thường, có khi vùng bụng đau, ấn vào đau hơn, không thấy thai động, không nghe thấy tim thai, ngực và hông sườn trướng đau, phiền táo, dễ tức giận, lưỡi tím tối hoặc có nốt ứ huyết, mạch Sáp hoặc Trầm Huyền.
Điều trị: Lý khí, hoạt huyết, khứ ứ, hạ thai. Dùng bài Lạc Hồn Thang (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Nhân sâm, Đương quy, Đại hoàng, Ngưu tất, Lôi hoàn, Hồng hoa, Đơn bì, Chỉ xác, Hậu phác, Đào nhân.
(Chỉ xác, Hậu phác lý khí, hành trệ; Đào nhân, Hồng hoa, Đơn bì, Ngưu tất hoạt huyết, hoá ứ để đẩy thai ra; Nhân sâm, Đương quy bổ khí, dưỡng huyết khiến cho công tích mà không làm tổn thương chính khí).
+ Hàn Thấp Uất Kết: Có thai, âm đạo bình thường mà thấy ra huyết, lượng ít, mầu đỏ tối, có cục, bụng to khác thường, bụng dưới lạnh, đau, không thấy thai động, không nghe thấy tim thai, sợ lạnh, tay chân lạnh lưỡi trắng bệu, mạch Trầm Khẩn.
Điều trị: Tán hàn, trừ thấp, trục thuỷ, hạ thai. Dùng bài Nguyên Hoa Tán (Phụ Khoa Ngọc Xích): Nguyên hoa, Ngô thù du, Tần cửu, Bạch cương tằm, Sài hồ, Xuyên ô, Ba kích.
(Nguyên hoa tả thuỷ, trục ẩm, hạ thai, làm quân; Sài hồ, Ngô thù du sơ Can, hạ khí, làm thần; Xuyên ô, Ba kích, Tần cửu, Bạch cương tằm ôn noãn hạ nguyên, khứ hàn thấp, tán phong, chỉ thống).
+ Đờm Trọc Ngưng Trệ: Có thai, âm đạo bình thường mà thấy ra huyết, lượng ít, mầu tối, bụng to khác thường, không thấy thai động, không nghe thấy tim thai, cơ thể mập mạp, ngực sườn đầy trướng, nôn ra đờm nhiều, lưỡi nhạt, rêu lưỡi bệu, mạch Hoạt.
Điều trị: Hoá đờm, trừ thấp, hành khí, hạ thai. Dùng bài Bình Vị Tán thêm Mang tiêu, Chỉ xác QUÁNG GÀ
Đại cương
Cứ về chiều tối mắt nhìn không thấy rõ, giống như con gà hơi chạng vạng về chiều đã phải lo về chuồng vì không nhìn rõ đường, do đó, gọi là Quáng gà.
YHCT gọi là Dạ Manh, Tước Mục, Cao Phong Tước Mục, Can Hư Tước Mục, Tiểu Nhi Tước Mục, Hoàng Hôn Bất Kiến, Kê Manh.
Nguyên nhân
- Theo YHHĐ: do thiếu sinh tố A. Vitamin A dưới dạng Retinaldehyd + Protein thành Rodopxin mầu đỏ sậm do các tế bào hình que sản xuất và Iodopxin do các tế bào hình nón sản xuất. Rodopxin là chất cản quang chủ yếu của tế bào hình que của võng mạc mắt, giúp mắt nhìn rõ khi gặp ánh sáng yếu. Nếu thiếu Vitamin A thì Rodopxin cũng bị thiếu làm cho việc hình thành Rodopxin kém, khó nhìn rõ lúc trời tối hoặc ánh sáng yếu.
Có trường hợp do di truyền (hiếm gặp) nhưng thường là do di truyền lép nghĩa là ít khi cha mẹ di truyền cho con mà trong gia tộc cô, chú bệnh, truyền sang cho cháu. Bệnh quáng gà này là do thoái hóa sắc tố võng mạc bẩm sinh và thường biểu hiện ở tuổi thanh thiếu niên.
- Theo YHCT:
. Do tinh khí của Can Thận suy kém (Trung Y Học Khái Luận)
. Trong ‘Ấu Ấu Tu Tri’, quyển Thổ, Hải Thượng Lãn Ông cho rằng quáng gà là do Can khí suy yếu và giải thích: Vì Mộc sinh ở giờ Tý, vượng ở giờ Mão và suy tuyệt ở giờ Thân (15-17g) vả lại mắt nhờ huyết mới thông được, sau giờ Ngọ (11-13g), Can khí đã suy rồi nên về chiều nhìn không rõ.
Triệu chứng
Ban ngày nhìn được như thường nhưng từ hoàng hôn, chạng vạng tối trở đi là không thể thấy gì, đến sáng ra lại nhìn thấy như thường. Bệnh như vậy lâu ngày có thể sinh ra màng mây ở tròng đen và có thể không còn nhìn thấy nữa.
Điều trị
Chọn dùng các bài sau: Bổ Can Hoàn II, Dạ Minh Bát Vị Thang, Dương Can Hoàn, Ích Thận Cốc Tinh Thang, Kiện Tỳ Thăng Dương Ích Khí Thang, Nhị Minh Tán, Trư Can Tán..
+ Lá Bìm bìm 20g hoặc lá Dâu non 20g, nấu với một bộ gan gà hoặc một miếng gan heo cho ăn ngày một lần. Ăn liên tục 5-7 ngày có công hiệu tốt (Thuốc Hay Tay Đảm).
Nếu trẻ nhỏ do cam tích gây nên, dùng bài
Ngũ Cam Hoàn, Ngũ Sắc Kê Can Tán.
+ Dạ minh sa 6g, Thạch quyết minh 8g. tẩm giấm chua 1 đêm, sao trong nồi đất, tán bột. Dùng gan dê hoặc gan heo100g, lấy dao tre (kỵ sắt) mổ ra, cho thuốc vào, buộc lại, cho vào nồi đất, nấu với 400ml nước, còn lại 100ml, ăn cả nước lẫn cái cho đến khi khỏi.
+ Thịt quả Gấc bỏ hột 1kg, rượu 500ml (không biết uống rượu có thể dùng Mật ong hoặc đường keo đặc) ngâm chừng 10 – 15 ngày là có thể dùng được. Thịt Gấc chứa nhiều Vitamin A.
Phòng bệnh
+ Khẩu phần hàng ngày tăng thêm Vitamin A (lòng đỏ trứng, gan, thận, sữa tươi, bơ…) hoặc Caroten (rau sậm mầu), trái cây có sắc mầu vàng, đỏ (rau ngót, rau dền, rau muống, cà rốt, đu đủ…).
+ Khẩu phần cân đối đủ chất béo để hấp thu Vitamin A (Vì Vitamin A tan trong dầu).
+ Đủ chất đạm, vì Protein cũng cần để chuyên chở Vitamin A từ mật vào gan để tích trữ và từ nơi này đến các nơi khác (mắt, da) để sử dụng.
Tra Cứu Bài Thuốc
BỔ CAN HOÀN II (Thẩm Thị Dao Hàm): Cúc hoa, Dạ minh sa, Quy thân, Khương hoạt, Liên kiều, Long đởm thảo, Thục địa, Thuyền thoái, Thương truật, Xa tiền tử, Xuyên khung. Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng gan heo nấu với nước vo gạo, giã nát, trộn với thuốc bột làm thành viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước sắc Bạc hà.
TD: Trị mắt có màng nổi như đá (mã não ế).
DẠ MINH BÁT VỊ THANG (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Hạ): Thục địa, Vân linh, Thương truật đều 12g, Đơn bì, Sơn dược, Sơn thù nhục đều 9g, Trạch tả 6g, Nhục quế 3g, Phụ tử 1,5g, Dạ minh sa 15g. Sắc uống.
TD: Ích Thận, tráng dương. Trị sắc manh, mù mầu, dị thường sắc giác.
DƯƠNG CAN HOÀN (Loại Uyển Phương): Dạ minh sa, Đương quy, Mộc tặc, Thuyền thoái. Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng gan dê (dương can) tán nhuyễn, trộn với thuốc bột làm thành hoàn, mỗi hoàn 10g. mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần một hoàn.
TD: Trị quáng gà sinh ra nội chướng.
ÍCH THẬN CỐC TINH THANG (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Thục địa 24g, Sơn thù nhục, Sơn dược, Phục linh đều 12g, Đơn bì, Trạch tả, Cốc tinh thảo đều 9g. Sắc uống.
TD: Ích Thận, làm sáng mắt. Trị sắc manh, mù mầu, dị thường sắc giác.
KIỆN TỲ THĂNG DƯƠNG ÍCH KHÍ THANG (Trung Y Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Nghiệm): Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Sơn dược, Đương quy, Phục linh, Thạch hộc, Thương truật, Dạ minh sa, Vọng nguyệt sa đều 9g, Trần bì, Thăng ma, Sài hồ, Cam thảo đều 3g. Sắc uống.
TD: Kiện Tỳ, ích khí, thăng dương, dưỡng huyết. Trị sắc manh.
NGŨ CAM HOÀN (Ngân Hải Tinh Vi): Dạ minh sa 120g, Hồ hoàng liên 20g, Lục phàn 120g, Mật đà tăng 40g, Ngưu hoàng 4g. tán bột. Dùng Hồ đào nhục tán nhuyễn, trộn với thuốc bột, làm thành viên 1g. Mỗi lần uống 5-6 viên với nước cơm.
TD: Trị trẻ nhỏ bị quáng gà do cam tích gây nên.
NGŨ SẮC KÊ CAN TÁN (Chủng Phúc Đường Công Tuyển Lương Phương): Thạch quyết minh (sấy với sữa người và Đồng tiện) đều 30g, Lô cam thạch 18g, Xích thạch 15g, Chu sa chi (thủy phi) 15g, Hải phiêu tiêu (sao vàng) 12g, Hùng hoàng 12g, Bạch cốt thạch 24g. Tán nhuyễn.
Lấy gan gà 1 bộ, dùng dao tre thái ra, cho 0,4g thuốc bột vào. Cho thêm nước cơm vào chưng cho chín, ăn.
TD: Tiêu tích, làm sáng mắt. Trị quáng gà do cam tích gây nên.
NHỊ MINH TÁN (Long Đào Vinh Tổ Truyền Bí Phương): Dạ minh sa (sao đen), Thạch quyết minh. Đều 6g. tán bột. Lấy gan heo 60g, thái ra, trộn thuốc bột vào, chưng chín ăn, mỗi ngày một lần.
TD: Bình Can, làm sáng mắt. Trị quáng gà.
TRƯ CAN TÁN (Ngân Hải Tinh Vi): Cáp phấn, Cốc tinh thảo, Dạ minh sa. Tán bột. Dùng gan heo (trư can) 80g, mổ ra, cho thuốc bột vào, buộc lại, chưng cách thủy cho chín, ăn cả nước lẫn cái.
TD: Trị quáng gà. RUỘT DƯ VIÊM CẤP
(Lan Vĩ Viêm - Manh Trường Viêm - Appendicite Aigue - Acute Appendicitis).
A. Đại cương
. Là bệnh ruột dư bị tắc hoặc viêm nhiễm.
. YHCT xếp vào loại Trường Ung.
B.Nguyênnhân
Do ăn uống không điều độ hoặc ăn xong chạy nhảy mạnh hoặc nóng lạnh không đều ảnh hưởng đến sự vận hóa của Trường Vị, làm cho Thấp Nhiệt tích trệ, khí huyết bị ứ trệ gây ra bệnh.
C. Triệuchứng
Lúc đầu thường đau nhức liên tục chính giữa bụng trên hoặc quanh rốn, vài giờ sau chỗ đau chuyển xuống tập trung ở phía bên phải vùng bụng dưới, kèm theo nôn mửa, tiêu chảy hoặc đại tiện bí (trẻ nhỏ thường bắt đầu bị tiêu chảy ), sốt không cao nhưng khi chỗ sưng lan rộng ra cũng có thể bị sốt cao, lúc đó mạch Huyền - Hoạt.
Khi mủ vỡ ra thì mạch Sác, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng nhờn, chất lưỡi hồng.
Ấn đau ở vùng bụng dưới, trên đường nối giữa rốn và gai hông phía trên - trước, về bên phải, cách 1/3 ngoài và 2/3 hông (điểm Mac. Burney).
Khi ruột dư nung mủ, vùng ấn đau lan rộng ra, có thể cơ bụng bị căng lên. Tại huyệt Lan Vĩ ở cẳng chân thường ấn rất đau.
Xét nghiệm thấy Bạch cầu tăng cao.
Nếu không trị liệu kịp thời, ruột dư vỡ ra, làm cho màng ruột bị viêm. Khi màng ruột bị viêm thì vùng đau từ bụng dưới lan ra toàn bụng, cơ bụng căng trướng, sốt tăng cao, mạch Tế, Sác.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ thông phủ khí, thanh tiết uất nhiệt.
Huyệt dùng: Lan Vĩ + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Túc Tam Lý (Vi.36) .
Kích thích mạnh, liên tục vê kim 2-3 phút, lưu kim 1-2 giờ cho đến khi hết bệnh.
Sốt hơi cao thêm Hợp Cốc (Đtr.4), Khúc Trì (Đtr.11) .
Bụng đau thêm Thiên Xu (Vi.25).
Muốn nôn, nôn thêm Nội Quan (Tb.6).
- Ý nghĩa: Thượng Cự Hư là huyệt Hợp của Đại trường, Túc Tam Lý là huyệt Hợp của kinh Vị, Lan Vĩ là huyệt đặc hiệu trị ruột dư viêm theo kinh nghiệm hiện đại. 3 huyệt đều ở trên đường kinh Túc Dương Minh. Theo sách ‘Nội Kinh’ thì “Đại Trường, Tiểu Trường giai thuộc vu Vị, kiến Túc Dương Minh dã” (Đại, Tiểu trường đều thuộc về Vị, tức Túc Dương Minh kinh).
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2) ghi: “Phủ bệnh dùng huyệt Hợp” vì vậy, dùng huyệt Hợp làm chính. Thêm Thiên Xu là huyệt Mộ của Đại Trường để trục Phủ thông trường. Sốt thêm Hiệp Cốc, Khúc Trì để thanh tà nhiệt ở Dương Minh, nôn dùng huyệt Nội Quan để hòa Vị giáng nghịch.
2- Thái Bạch (Ty.3) + Hãm Cốc (Vi.43) + Đại Trường Du (Bq.25) (Châm Cứu Đại Thành).
3- Lan Vĩ + Túc Tam Lý (Vi.36) + Phúc Kết (Ty.14) + Thiên Xu (Vi.25) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
4- Túc Tam Lý (Vi.36) + Thượng Cự Hư (Vi.37) (lấy điểm ấn đau) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Xu (Vi.25) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
5- (Cấp Tính: Khí Hải (Nh.6) + Uỷ Trung (Bq.40) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Địa Cơ (Ty.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Hành Gian (C.2) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4).
(Mạn Tính: Khí Hải Du (Bq.24) + Đại Trường Du (Bq.25) + Cư Liêu (Đ.29) + Xung Môn (Ty.12) + Huyết Ha?i (Ty.10) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6), A Thị huyệt, dùng điếu ngải, cứu (Trung Quốc Châm Cứu Học).
6- Thiên Xu (Vi.25) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lan Vĩ + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Quan Nguyên (Nh.4) (Châm Cứu Học Giản Biên).
7- Túc Tam Lý (Vi.36) + Hoang Du (Th.16) + Phủ Xá (13) + Nội Quan (Tb.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Khí Ha?i Du (Bq.24) + Đại Trường Du (Bq.25) (Tân Châm Cứu Học).
8- Phủ Xá (Ty.13) + Lan Vĩ hoặc Đởm Nang + Lăng Hậu Hạ (Châm Cứu Học HongKong).
9- Linh Đài (Đc.10) kích thích mạnh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
10- Lan Vĩ + Túc Tam Lý (Vi.36) cả 2 bên, Đại Cự (Ty.27) bên phải . Kèm sốt thêm Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Trung Y Tạp chí số 34/1986). RĂNG ĐAU
(Nha Thống - Dentalgie - Toothache)
A. Đại cương
Răng đau thường do răng sâu. Ăn các thứ lạnh, nóng, chua, ngọt càng đau hơn. Châm thường chỉ giảm (cắt) cơn đau, cần tìm đúng nguyên nhân để trị cho hợp.
B. Nguyên nhân
- Thực chứng: Do vị Hoả, nhiệt uất ở kinh Dương Minh.
- Hư chứng: Do Thận hư.
C. Triệu chứng
- Thực chứng: Răng đau, miệng hôi, táo bón, sốt, khát. Rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
- Hư chứng: Răng lung lay, đau, miệng khô, mỏi mệt, rìa lưỡi đỏ, mạch Trầm, Tế, Sác.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ thông kinh khí chỗ đau.
Châm Hợp Cốc (Đtr.4) + Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) .
Kích thích mạnh vừa, lưu kim 10 phút, thỉnh thoảng vê kim 1 lần. Ngày châm 1 lần.
+ Đau do vị Hoả thêm Nội Đình (Vi.44) .
+ Đau do Thận hư thêm Thái Khê (Th.3) .
Ý nghĩa:Giáp Xa, Hạ Quan để sơ thông kinh khí ủng trệ ở vùng răng đau; Hợp Cốc để thông điều kinh khí vùng răng; Nội Đình để tiết uất nhiệt; Thái Khê để bổ Thận (vì theo’ Nội Kinh’: Thận Chủ xương, răng là phần dư của xương).
2- Đại Nghênh (Vi.5) + Ế Phong (Ttu.17) + Hạ Quan (Vi.7) + Hoàn Cốt (Đ.12).
• Răng trên: Dương Cốc (Ttr.5) + Chính Doanh (Đ.17) .
• Răng dưới: Dịch Môn (Ttu.2) + Dương Cốc (Ttr.5) + Nhị Gian (Đtr.2) + Thương Dương (Đtr.1) + Tứ Độc (Ttu.9) (Thiên Kim Phương).
3- Đại Nghênh (Vi.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Quyền Liêu (Ttr.18) + Thính Hội (Đ.2) + Thương Dương (Đtr.1) + Thượng Quan (Đ.3).
Hoặc Chính Doanh (Đ.17) + Đại Nghênh (Vi.5) + Tam Gian (Đtr.3) (Tư Sinh Kinh).
4- Dương Bạch (Đ.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44) + Phù Bạch (Đ.10) + Tam Gian (Đtr.3) (Châm Cứu Tụ Anh).
5- Răng trên: Lữ Tế (Thái Khê (Th.3) ) + Thái Uyên (P.9) + Nhân Trung (Đc.26) .
Răng dưới: Hợp Cốc (Đtr.4) + Long Tuyền (Nhiên Cốc (Th.2) ) + Thừa Tương (Nh.24) + Thận Du (Bq.23) + Tam Gian (Đtr.3) + Hành Gian (C.2) (Châm Cứu Đại Thành).
6- Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ty Trúc Không (Ttu.23) (Bách Chứng Phú).
7- Dương Khê (Đtr.5) + Nhị Gian (Đtr.2) (Thông Huyền Phú).
8- Phong Phủ (Đc.16) + Thừa Tương (Nh.24) (Ngọc Long Ca).
9- Giáp Xa (Vi.6) + Thừa Tương (Nh.24) đều 3 tráng + Kiên Ngung (Đtr.15) + Liệt Khuyết (P.7) đều 7 tráng (Châm Cứu Yếu Lãm).
10- Nhóm 1: Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) + Thái Khê (Th.3).
Nhóm 2:• Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
11- Đại Trữ (Bq.11) + Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
12- Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
13- Dũng Tuyền (Th.1) + Giáp Xa (Vi.6) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhị Gian (Đtr.2) + Nội Đình (Vi.44) (Trung Hoa Châm Cứu Học).
14- Phong Hoả: Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) + đều tả .
Vị Hoả: Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44), đều tả .
Hư Hoả: Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Khê (Th.3) [bổ] + Thái Xung (C.3) [tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
15- Đại Nghênh (Vi.5) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thừa Tương (Nh.24) (Châm Cứu Học Thủ Sách).
16-• Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nha Thống, châm kích thích mạnh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
17-• Răng trên: Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhân Trung (Đc.26) + Nội Đình (Vi.44) + Thái Uyên (P.9).
Răng dưới đau: Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Thừa Tương (Nh.24) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học). SAY NẮNG
(Cảm Thử - Trúng Thử - Heatstroke )
A. Đại cương
Là bệnh thường gặp vào mùa nóng, làm việc ở chỗ nóng, do đứng lâu hoặc làm việc dưới ánh nắng gắt, hoặc nhiệt độ cao hoặc nhiệt bức xạ mà cơ thể đang yếu hoặc qúa mệt nhọc.
B. Nguyên nhân
. Do cơ thể đang suy yếu, thử nhiệt hoặc thử thấp uất lại nung đốt làm hao tổn âm dịch.
. Nặng thì thanh khiếu bị che phủ, kinh khí bị bế tắc gây ra hôn mê, ngất, quyết nghịch.
. Nếu tân dịch bị hao tổn quá, dễ bị hư thoát.
C. Triệu chứng
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
Loại Nhẹ: Đầu đau, chóng mặt, ngực tức, muốn ói, ói, khát, sốt cao, không mồ hôi, bồn chồn, vật vã, mệt mỏi, cơ thể đau nhức.
. Loại Nặng: Đầu đau, chóng mặt, ngực tức, muốn ói, ói, khát, sốt cao, mồ hôi ra nhiều, bồn chồn, vật vã, mệt mỏi, cơ thể đau nhức, chân tay lạnh, sắc mặt trắng xanh, hơi thở ngắn, mê sảng. Nặng hơn nữa thì hôn mê, không tỉnh, tay chân co quắp, bắp chân bị chuột rút.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh tiết thử nhiệt.
* Chứng nhẹ: điều hòa Vị khí, Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hãm Cốc (Vi.43) + Thái Xung (C.3).
Có thể thêm Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Trung Quản (Nh.12) + Công Tôn (Ty.4).
Bắt đầu châm Đại Chùy, kích thích vừa hoặc mạnh rồi mới châm các huyệt khác.
* Loại Nặng: khai khiếu, cố thoát. Châm Nhân Trung (Đc.26) + Thập Tuyên + Thập Nhị Tỉnh Huyệt + Khúc Trạch (Tb.3) + Ủy Trung (Bq.40) [ đều châm nặn máu].
. Nếu mê man: thêm Bá Hội (Đc.20), Lao Cung (Tb.8), Dũng Tuyền (Th.10.
. Choáng váng muốn nôn: thêm Nội Quan (Tb.6), Ế Minh, Túc Tam Lý (Vi.36) .
. Co giật thêm Hậu Khê (Ttr.3), Dương Lăng Tuyền (Đc.34).
. Chuột rút thêm Thừa Sơn (Bq.57), Thừa Cân (Bq.56), Kim Tân, Ngọc Dịch (đều châm ra máu).
. Mồ hôi ra nhiều, khí bị tuyệt, thêm cứu Khí Hải (Nh.6), Thần Khuyết (Nh.8), châm Thái Uyên (P.9), Phục Lưu (Th.7) .
Ý Nghĩa: Bệnh nhẹ dùng Đại Chùy là huyệt Hội của các đường kinh Dương; Khúc Trì, Hợp Cốc thuộc kinh thủ Dương minh, Hãm Cốc thuộc kinh túc Dương minh, đều là kinh có nhiều khí nhiều huyết, dùng 4 huyệt này phối hợp để thanh tiết thử nhiệt; thêm Thái Xung là Nguyên huyệt của kinh Can, mạch của nó thông với mạch Đốc, có thể hòa Vị, khoan hung; Túc Tam Lý là huyệt Hợp của Vị, Công Tôn là huyệt Lạc của Tỳ, theo cách phối hợp Chủ-Khách; Nội Quan thông với mạch Âm Duy, mạch Âm Duy chạy ở trong bụng, phân bố giữa Vị, Tâm và ngực; Trung Quản là huyệt Mộ của Vị; dùng 4 huyệt này phối hợp có tác dụng hòa Vị, cầm nôni.
Bệnh nặng dùng Nhân Trung để khai khiếu; Thập Tuyên, Thập Nhị Tĩnh Huyệt là chỗ thông mạch khí của các kinh Âm và Dương cho nên có tác dụng điều tiết Âm Dương, khai khiếu, trị quyết chứng; thêm Khúc Trạch là huyệt Hợp của kinh Tâm bào, Ủy Trung là huyệt Hợp của kinh Bàng quang, châm ra máu để trừ nhiệt. Hôn mê thêm Bá Hội để tỉnh não; Ế Minh trị choáng theo kinh nghiệm lâm sàng.
Co giật thêm Hậu Khê vì huyệt này là huyệt Giao Hội với mạch Đốc, mà mạch Đốc thuộc lạc vào não; Dương Lăng Tuyền là huyệt Hội của cân để thư giãn và làm ấm gân cơ; Khát nhiều thêm Kim Tân, Ngọc Dịch
(châm ra máu) và thanh nhiệt, sinh tân dịch; Mồ hôi ra mà mạch Tuyệt, nguyên khí muốn thoát, cứu Khí Hải, Thần Khuyết để bồi nguyên, cố bản; Thái Uyên là huyệt Hội của mạch, Phục Lưu là huyệt Kinh của kinh Thận, có tác dụng điều phụ cho mạch khí.
2- Thủy Phân (Nh.9) + Bá Lao + Đại Lăng (Tb.7) + Ủy Trung (Bq.40) (Châm Cứu Đại Thành).
3- Nhân Trung (Đc.26) + Trung Quản + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Xung (Tb.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Đình (Vi.44) (Châm Cứu Phùng Nguyên).
4- Loại Nhẹ: Đại Chùy (Đc.14) + Thái Xung (C.3) + Ủy Trung (Bq.40) + đều châm Tả.
Hoăc Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) [ đều tả].
. Loại Nặng: Thập Tuyên + Ủy Trung (Bq.40) [ đều ra máu] + Nhân Trung (Đc.26) + Bá Hội (Đc.20) [ đều châm Tả].
Hoặc Thiên Xu (Vi.25) + Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Quản (Nh.12) [đều cứu] + Nội Quan (Tb.6) châm Tả (Châm Cứu Trị Liệu Học).
5- Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thái Xung (C.3) (Nội Khoa Thủ Sách).
6- Nhân Trung (Đc.26) + Lao Cung (Tb.8) + Dũng Tuyền (Th.1) (Châm Cứu Học HongKong).
7- Loại Nhẹ: thanh thử, tiết nhiệt, điều hòa Vị khí. Châm Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Phục Lưu (Th.7) .
. Loại Nặng: Thanh thử, tiết nhiệt, khai khiếu, cố thoát. Châm Nhân Trung (Đc.26) [ kích thích mạnh] + Thập Tuyên + Khúc Trạch (Tb.3) + Ủy Trung (Bq.40) [ đều ra máu} + Bá Hội (Đc.20).
. Chóng mặt + muốn nôn: thêm Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Quan (Tb.6) .
. Cơ co giật: thêm Dương lăng Tuyền (ĐC.34) .
. Mồ hôi ra nhiều + mạch trụy: thêm cứu Khí Hải (Nh.6) + Thần Khuyết (Nh.8) (Châm Cứu Học Việt Nam). SỐT RÉT
(Ngược Tật - Paludisme - Paludism)
A. Đạicương
Là một loại bệnh truyền nhiễm, gây nên bởi ký sinh trùng sốt rét (ngược nguyên trùng), do muỗi Anophen truyền sang.
Bệnh thường phát vào mùa Hè - Thu (lúc muỗi hoạt động).
B. Nguyên nhân
Thường do phong tà, thử tà và dịch lệ.
Bệnh tà xâm nhập vào phần bán biểu bán lý, tà chính, âm dương giao tranh với nhau gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
Cơn sốt rét điển hình: Bắt đầu rét run rồi sốt cao, kèm nhức đầu, khát, bồn chồn không yên, khớp xương đau nhức, có khi muốn nôn, nôn . Có thể sốt cao đến 40oC, rồi mồ hôi toát ra, sốt hạ.
Tuy nhiên, theo YHCT có thể chia làm các loại sau:
+ Chính Ngược: (sốt rét điển hình): rét, sốt, ra mồ hôi.
+ Ôn Ngược: Sốt trước rét sau (sốt nặng, rét nhẹ).
+ Đan Ngược: Chỉ sốt mà không rét.
+ Tẫn Ngược: Chỉ rét mà không sốt.
+ Chướng ngược: Chứng sốt rét nặng ở vùng sơn lam chướng khí.
+ Lao Ngược: Hễ lao động là lên cơn.
+ Ngược Mẫu: Kết báng dưới cạnh sườn.
Mạch lúc lên cơn thường là Huyền Khẩn hoặc Huyền Sác. Giữa các cơn có thể xuất hiện mạch Trì.
Nơi người bệnh hư yếu mạch thường Tế Nhược.
Rêu lưỡi thường nhiều nhớt, lúc phát sốt thì rêu lưỡi vàng. Người Tỳ Vị bất hòa thì rêu lưỡi trắng nhạt.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ đạo mạch Đốc, điều chỉnh Âm Dương.
* Huyệt chính: Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Giáp tích ngực 3 - 12 (D3 - 12). Chú ý điểm đau.
* Huyệt phụ: Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11).
Cách châm: PHải châm 2 - 3 giờ trước khi lên cơn, kích thích mạnh không lưu kim hoặc lưu kim 15 - 30 phút, thỉnh thoảng vê kim. Châm liên tục 3 - 6 ngày.
Ý nghĩa:Đại Chùy + Đào Đạo thuộc mạch Đốc có thể sơ đạo phần dương của toàn thân; Gian Sử sơ tiết Tam tiêu, hòa giải biểu lý, điều chỉnh khí âm dương; Giáp tích ngực 3 - 12 để tuyên đạo tà khí của Thái Dương (kinh); thêm Dương Lăng Tuyền để điều hòa tam dương; Huyết Hải, Phục Lưu, Gian Sử để điều hòa tam âm.
2- Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24)(Giáp Ất Kinh).
3- Sốt rét lạnh, mồ hôi không ra: Thiếu Hải (Tm.3) + Phục Lưu (Th.7) + Côn Lôn (Bq.60) (Thiên Kim Phương).
4- Đại Chùy (Đc.14) + Yêu Du (Đc.2) (Tư Sinh Kinh).
5- Công Tôn (Ty.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11)(châm rồi cứu 3 tráng) hoặc cứu ở đốt sống lưng thứ 3 (Châm Cứu Tụ Anh).
6- Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Nhũ Căn (Vi.18).
. Trước lạnh sau nóng: Tuyệt Cốt (Đ.39) + Bá Hội (Đc.20) + Cao Hoang (Bq.43) + Hợp Cốc (Đtr.4) .
. Trước nóng sau lạnh: Bá Lao + Cao Hoang (Bq.43) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tuyệt Cốt (Đ.39).
. Nóng nhiều lạnh ít: Bá Lao + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (TTr.3) + Khúc Trì (Đtr.11).
. Nóng ít lạnh nhiều: Bá Lao + Hậu Khê (Ttr.3) + Khúc Trì (Đtr.11) (Châm Cứu Đại Thành). .
7- Bá Hội (Đc.20) + Kinh Cừ (P.8) + Tiền Cốc (Ttr.2) (Thần Ứng Kinh)
8- Chí Âm (Bq.67) + Chương Môn (C.13) + Côn Lôn (Bq.60) + Công Tôn (Ty.4) + Đại Chùy (Đc.14) [cứu] + Gian Sử (Tb.5) [sốt rét kinh niên] + Hậu Khê (Ttr.3) [trước lạnh sau nóng] + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Thái Khê (Th.3) + Thân Trụ (Nh.12) [cứu] + Thừa Sơn (Bq.58) + Y Hy (Bq.45) [cứu cho ra mồ hôi](Loại Kinh Đồ Dực).
9- Đại Chùy (Đc.14) [(hoặc Đào Đạo - Đc.13] + Gian Sử (Tb.5) +Hậu Khê (Ttr.3) + Phục Lưu (Th.7) kích thích vừa (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
10- Tuyên thông dương khí, khu tà giải biểu.
Châm tả trước lúc lên cơn 2 giơ ø: Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
11- Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3) + Hiệp Khê (Đ.43) đều tả, châm trước lúc lên cơn 2 - 3 giờ (Châm Cứu Trị Liệu Học).
12- Chương Môn (C.13) +Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3) + Phục Lưu (Th.7) + Sùng Cốt + Thái Khê (Th.3) + Thần Môn (Tm.7) + Tỳ Du (Bq.20) (Tân Châm Cứu Học).
13- Nhóm 1 - Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3).
Nhóm 2 - Chí Dương (Đc.9) + Huyết Hải (Ty.10) + Huyền Chung (Đ.39) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
14- Nhóm 1- Đại Chùy (Đc.14) (châm và cứu 2 - 3 tráng) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3).
Nhóm 2 - Đại Chùy (Đc.14) + Nội Quan (Tb.6) hoặc Ngoại Quan (Ttu.5).
15- Linh Đài (Đc.10) hoặc Tích Trung (Đc.6) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
16- Dịch Môn (Ttu.2) + Dương Trì (Ttu.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Thần Đạo (Đc.11) (Châm Cứu Học HongKong).
17- Điều hòa Âm Dương, khu tà, ngăn cơn sốt rét.
Châm tả trước khi lên cơn 1 - 2 giờ: Đào Đạo (Đc.13) + Đại Chùy (Đc.14) + Hậu Khê (Ttr.3) + Gian Sử (Tb.5).
Ý nghĩa: Đại Chùy, Đào Đạo để tráng dương, khu tà, ngăn cơn sốt rét; Hậu Khê hạ sốt rét và trị đau nhức cơ thể, các khớp; Gian Sử là huyệt đặc hiệu trị sốt rét (Châm Cứu Học Việt Nam).
18- Chỉ châm huyệt Ngược Môn 1 và 2 giờ trước khi lên cơn, châm sâu 1 thốn (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí số 46/1985).
19- Nhóm 1 - Đại Chùy (Đc.14) + Nội Quan (Tb.6) .
Nhóm 2 - Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) (Hồ Nam Trung Y Học Viện Học Báo số 37/1987). CẢM NẮNG SAY NẮNG - BÊNH ĐẬU LÀO
Dân gian xưa chữa cảm nắng bằng cách sau:
Lấy 0,5kg khoai lang đỏ giã nát cho nước vào đánh nhuyễn rồi vắt lấy nước uống. có thể cho thêm chút muối. Khỏi nhanh và hiệu quả bất ngờ.
Năm 2007 Ông Xuân Thành chủ tịch tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình bị ốm đã nằm bẹp 2 tháng không dậy được. Không thiếu gì các bác sỹ thầy lang nổi tiếng đến chăm sóc đại gia nhưng bệnh không thuyên giám lại ngày càng nặng.
Một gã tay ngang từ Hà Nội xuống thăm ông thấy Ông đắp chăn kêu lạnh mà người vẫn ướt mồ hôi. Gã khẳng định Ông bị cảm nóng trước sau đó mới bị chồng cảm lạnh lên dân gian gọi là bệnh "Đậu lào". Vậy chữa cảm nóng trước. Gã lấy mấy củ khoai lang đỏ rửa sạch nhưng để nguyên vỏ đỏ mỏng bên ngoài. 0,5kg khoai + 0,5 lít nước lọc cho vào máy, xay nát rồi chắt lọc lấy nước cho ông uống. 2h sau Ông dậy đi xuống nhà chửi bới toán loạn. cả lũ ngu chữa sai để ông mất bao nhiêu việc bao nhiêu thời gian. Và nhất là chửi gã tay ngang thậm tệ vì sao đến bây giờ mày mới đến thăm, chữa bệnh cho tao.
Gã tay ngang vốn hiền lành sợ quá chạy mất.
Nếu bạn gặp người say nắng hoặc mệt mỏi trong những ngày nắng nóng này hãy nghĩ ngay đến CẢM NĂNG VÀ KHOAI LANG ĐỎ.
BỆNH ĐẬU LÀO chính là do cảm nắng rồi bị cảm lạnh chồng lên hoặc cảm nóng mà tưởng là cảm lạnh chữa ngược.
Vì vậy hãy cho uống nước khoai lang sống.
Khoai lang đỏ rửa sạch nhưng để nguyên vỏ đỏ mỏng bên ngoài, (cắt thành miếng nhỏ cho dễ xay). 0,5kg khoai + 0,5 lít nước lọc cho vào máy, xay nát rồi chắt lọc lấy nước cho uống. Bị rất nặng có thể cho uống 2 lần cách nhau 6 đến 8h. Sau đó chữa cảm lạnh là cạo gió, xông hơi... Áp dụng bài "Cảm nhập tâm, cảm sâu"
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648