BÀI CHỮA VÔ SINH
Bài "Lão Bạng Sinh Châu" có nghĩa là trai già nhả ngọc. Dùng cho bệnh hiếm con do vợ hay chồng suy tinh, khí. Ngâm với 3 lít rượu ngon, nếu sắc thì chia làm 2 thang, kẻo uống 1 lần khó tiêu được chất thuốc. Ngâm sau 3 tuần uống được, nhưng càng để lâu càng tốt.
BÀI THUỐC GỒM:
1. Phòng Đảng sâm: 24 gram
2. Bạch Linh 16 gr
3. Bạch Thược sao 16 gr
4. Thục địa tốt 40gr
5. Tục đoạn 16 gr
6. Long nhãn 40 gr
7. Hoàng tinh 20 gr
8. Táo nhân sao đen 20 gr
9. Dâm dương hoắc 40 gr
10. Sơn dược 40 gr
11. Hồng sâm 40 gr
12. Bạch truật sao 16 gr
13. Xuyên quy đầu 24 gr
14. Đỗ trọng sao 20 gr
15. Ngưu tất 12 gr
16. Kỷ tử 24 gr
17. Đại táo 40 gr
18. Nhục thung dung 40 gr
19. Lộc giao 40 gr
20. Cam thảo 16 gr
Cách Dùng: Mỗi lần uống 1 chén con trong bữa ăn.
Lưu ý: Dù là thuốc bổ nhưng đừng ham uống nhiều, uống điều độ mới tốt.
Trên là bài đẫ đầy của nhà BỔ THẬN
“Thận hư, dị mộng tinh, thần kinh suy nhược…”
Lịch Sử Bài Thuốc: Gia truyền 3 đời do cha mẹ truyền lại. Bản thân áp dụng 20 năm.
Bài thuốc:
1. Lá dâu (phơi khô không sao)80g
2. Vừng đen (sao sát bỏ vỏ)320g
3. Hoàng Tinh (cạo vỏ đồ chín, phơi khô ráo)500g
4. Hạt sen (bỏ cuội sao vàng)500g
5. Hoài Sơn (gọt bỏ vỏ, phơi khô sao vàng)80g
6. Hột bí đao (để cả vỏ sao vàng)80g
7. Hà thủ ô (chế với đậu đen phơi khô sao)500g
8. Ngó sen (thái nhỏ phơi khô sao vàng)500g
9. Lộc giác xương (bã cao ban long sao vàng)120g
10. Mai rùa (sao cháy cạnh)120g
Cách Bào Chế: Theo cách bào chế và liều lượng trên cân đúng trộn đều tán nhỏ, rây kỹ luyện với mật ong viên băng hạt ngô, phơi khô cho vào lọ, nút kín dùng dần.
Cách Dùng: Người lớn uống mỗi ngày 100 viên, trẻ con uống mỗi ngày 30-40 viên. Từ 6 tuổi trở lên mới cho uống. Uống vào buổi tối chiều với nước uống thường, dùng nước nóng không dùng nước nguội.
Chủ Trị: Bổ Thận, trị di mộng tinh, bổ máu, bổ thần kinh suy nhược, bổ tinh khí trị đau lưng, mỏi mệt, kém ăn, kém ngủ, da vàng, mắt mờ tai ù , kinh nguyệt không đều…
- Không cấm kỵ, không phản ứng.
Kết Quả: Trong quá trình hành nghề, đã dùng bài này chữa rất nhiều bà con trong họ và nhân dân đều khỏi và khỏi đến 90% GIẢI NGHĨA CÁC BÀI THUỐC CỔ PHƯƠNG
Những bài thuốc cổ phương được. Tìm hiểu và giải nghĩa giúp độc giả, người bệnh hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng của những bài thuốc này
1, TẢ TÂM THANG
Đại hoàng (sao rượu) 2 chỉ
Hoàng Liên (Sao rượu) 3 chỉ
Hoàng Cầm (Sao rượu) 4 chỉ
Tâm là quân hỏa, hóa sinh ra huyết dịch, vậy huyết là phách của hỏa, hỏa tức là hồn của huyết, hỏa thăng nên huyết thăng, hỏa giáng nên huyết giáng. Biết rằng huyết sinh ra ở hỏa, hỏa chủ ở tâm thì biết rằng tả tâm tức là tả hỏa, tả hỏa tức là chỉ huyết. Đắc lực nhất là một vị Đại hoàng, bẻ gãy cái thế hỏa hừng mà giáng xuống, lại kiêm phá huyết trục ứ để khỏi làm hại. Vị này người đời nay phần nhiều không ai dám dùng, không biết rằng khí nghịch huyết thăng được vị thuốc này giáng xuống rất mạnh để bẻ gãy thế của dương mà hòa âm, thực là thánh dược vậy !
Vả lại, không chỉ hạ khí ở Vị mà thôi, bên ngoài kinh mạch cơ phụ, hễ chỗ nào khí nghịch ở trong huyết phận, tính của Đại hoàng nơi nào nó cũng chạy suốt đến cả. Vì hơi thuốc rất mạnh, hễ người nào khí huyết bị ngưng tụ đều xài được cả, làm cho khí nghịch phải thuận ngay. Người đời nay không dám dùng nên thường lưu tà lại trong cơ thể rất đáng tiếc.
Bài thuốc gọi là Tả Tâm thang của Ông Trọng Cảnh, xét đến nguồn gốc mà chữa theo bài thuốc này mà biết được huyết sinh ra ở tâm, tâm tức là hỏa thì về huyết chứng luận đã biết được quá bán vậy !
2, THẬP KHÔI TÁN
Đại kế Trắc bá
Tiểu kế Đại hoàng
Mao căn Đơn bì
Tông lư Hà diệp
Thuyến thảo Chi tử
Các vị trên bằng nhau đốt tồn tính, giải trên đất để tiết hết hỏa độc, dẫn bằng đồng tiện hoặc rượu hoặc nước đen là màu sắc của thủy, khi đỏ thấy đen thì ngừng (kiến hắc tắc chỉ) nghĩa là thủy đã thắng hỏa vậy, cho nên đốt tồn tính thanh đen; đắc lực ở Sơn chi thanh hỏa, Đại hoàng giáng khí, hỏa thanh khí giáng thì huyết được yên. Còn các vị khác đều là thuốc hành huyết, chỉ nhờ để hướng đạo vậy. Thổi vào mũi để cầm máu cam, bôi vào vết thương để chỉ huyết đều dùng được cả.
3, CAM THẢO CAN KHƯƠNG THANG
Cam thảo (nướng) 3 chỉ
Ngũ vị (sao mật) 1 chỉ
Can khương (sao cháy) 2 chỉ
Cam thảo nướng qua thuần về bổ trung, Can khương sao đen thì chuyên về chỉ huyết, hai vị cay ngọt hợp hóa phù dương để đạt ra bốn phía huyết tự vận hành mà không trệ vậy. Ngũ vị thu liếm phế khí để không nghịch lên, lấy chỉ khí mà chỉ huyết. Phàm chứng dương hư tỳ không nhiếp huyết, nhưng huyết vốn là âm trấp, huyết thiếu tức là âm thiếu, những thuốc cương táo thường kỵ dùng, phải xét kỹ mạch chứng, thật là hư hàn mới được dùng phương này.
4, TỨ VẬT THANG
Đương quy 4 chỉ
Sinh địa 4 chỉ
Xuyên khung 2 chỉ
Bạch thược 3 chỉ
Ông Kha Vâng Bá bàn rằng: Tâm sinh huyết, can tàng huyết, cho nên phàm muốn sinh huyết phải xét ở tâm, muốn điều huyết thì nên cần ở can vậy. Phương này chuyên về can kinh điều huyết, không phải là phương tâm kinh sinh huyết.
Đương quy hòa huyết, Xuyên khung hoạt huyết, Bạch thược liễm huyết, Địa hoàng bổ huyết. Bốn vị đủ cả tác dụng Sinh – Trưởng – Thu – Tàng cho nên có thể làm cho vinh khí yên ổn đi ở trong kinh lạc.
Nếu huyết hư thì gia Sâm, Kỳ; huyết kết thì gia Đào nhân, Hồng hoa; huyết bế gia Đại hoàng, Mang tiêu; huyết hàn gia Quế phụ; huyết nhiệt gia Cầm, Liên. Tùy nghi mà gia giẩm, không câu nệ ở cái tên Tứ vật
Nếu gặp những chứng huyết băng, huyết vựng không nên vội bổ bằng thang Tứ vật mà ngược lại giúp cho cái thế hoạt thoát, nên bổ khí sinh huyết, giúp cho lẽ dương sinh âm trưởng, vì phương này có thể bổ huyết chất hữu hình trong lúc bình thường mà không thể sinh huyết vô hình một cách vội vàng. Phương này điều huyết ở trong âm nhưng không thể bồi dưỡng gốc ở chân âm.
Ông Kha Vâng Bá bàn đây tuy rằng không đủ nghĩa với thang Tứ vật, song nói rằng Tứ vật là phương thuốc chuyên điều huyết của can kinh thì biết sâu xa về sở trường của nó, vì can chủ tàng huyết Xung, Nhung huyết hải đều thuộc can, cho nên việc điều huyết mà bỏ không dùng Tứ vật là không thể thành công được.
5, ĐƯƠNG QUY LÔ HỘI HOÀN
Quy 1 lạng Hoàng Liên 1 lạng
Long đảm thảo 1 lạng Hoàng bá 1 lạng
Lô hội 5 chỉ Hoàng Cầm 1 lạng
Thanh đại 5 chỉ Đại hoàng 5 chỉ
Chi tử 1 lạng Mộc hương 2,5 chỉ
Xạ hương 5 phân
Trước dùng Thần khúc nếu hồ làm hoàn, uống với nước gừng để trị huyết bệnh, dùng rượu làm hoàn uống bằng đồng tiện thì tốt hơn. Người ta chỉ có can hỏa rất ngang ngược thường đem hỏa của các kinh cùng nhau làm hại. Phương này dùng Thanh đại, Lô hội Long đảm thảo bẻ thẳng vào hỏa của can kinh.
Cầm, Liên, Chi, Bá, Đại hoàng chia nhau mà tả hỏa của các kinh, hỏa thịnh thì khí thực, cho nên lấy hai vị Hương để hành khí, hỏa thịnh thì huyết hư cho nên lấy Đương quy làm quân để bổ huyết.
Trị can hỏa quyết liệt chỉ có phương này là có lực lượng, không nên tỵ hiềm rằng tả nhiều bổ ít. HO -HEN SUYỄN-TIÊU ĐỜM
1. Thành phần bài thuốc:
Tang bì 16g Hoàng câm 6g
Bán hạ chế 10g Khoản đông hoa 8g
Hạnh nhân 8g Cát cánh 8g
Tô tử 6g Cam thảo 4g
Bạch quả 6g Ma hoàng 2g
2. Công năng - Tác dụng:
Hóa đờm giáng nghịch, định suyễn, dịu ho sát trùng thanh nhiệt táo thấp, mát can, nhuận phế, sinh tân.
3. Chủ trị:
Ho do nhiễm phong hàn, hen suyễn.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc trên cho vào siêu, sắc 2 lần. Mỗi lần sắc đổ 400ml nước, sắc cạn lấy 100ml. Trộn lẫn nước sắc lần 1 với nước sắc lần 2, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống lúc đói. Mỗi ngày uống 1 thang.
5. Kiêng kỵ:
Kiêng rượu, mỡ, thịt quay.
6. Chú ý:
Bài thuốc này tác giả thay 2 vị Ma hoàng, Bạch quả bằng 5 vị: Tô diệp, Trần bì, Sinh khương, Bạch giới tử, La bạc tử. THUỐC HO
Người trình bày: Trần Quang Bùi - Phòng Đông y Thống Nhất Khu Hoàn Kiếm.
Lịch sử phương thuốc:Gia truyền 2 đời. Bản thân áp dụng 20 năm.
Phương thuốc:
1. Củ sả lâu năm (phơi khô sao vàng)4 đồng cân
2. Hoa hồng đỏ (phơi khô)4 đồng cân
3. Hoa khế (phơi khô)4 đồng cân
4. Trần bì (tẩm mật sao vàng)3 đồng cân
5. Khương hoàng (nghệ - nửa nướng chín2 đồng cân
Nửa để sống)
6. Cam thảo (tẩm mật sao vàng)1đồng cân
7. Mật ong1 thìa
Bào chế:
Các vị cho vào sắc đổ 3 bát nước đun cạn còn non 1 bát để nguội, lúc đó hoà 1 thìa mật ong vào để uống dùng dần.
Cách dùng:
Từ 5 tháng đến 10 tháng mỗi lần uống 2 thìa canh.
Từ 1 tuổi đến 2 tuổi mỗi lần uống 3 thìa canh.
Từ 3 tuổi đến 4 tuổi trở nên mỗi lần uống 4 thìa canh.
Các loại tuổi đều mỗi ngày uống 3 lần lúc đói (sáng, trưa, tối).
Chủ trị:
Trẻ em ho mới hoặc lâu ngày gầy còm, ho khan không có đờm.
Kiêng ăn: dầu mỡ, tanh: cá, tôm, thịt gà.
Không phản ứng gì.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Đã chữa và mách cho bà con dùng khoảng 150 người.
Kết quả 60 %. THUỐC CAO TIÊU ĐỘC, SÁT TRÙNG, TAN NHỌT
Lịch sử bài thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân đã áp dụng trên 20 năm.
Bài thuốc
1. Bạch chỉ 2 đồng cân
2. Đương quy 2 đồng cân
3. Xích thược 2 đồng cân
4. Sa sâm 2 đồng cân
5. Nhục quế 2 đồng cân
6. Đại hoàng 2 đồng cân
7. Mộc miết nhân 2 đồng cân
8. Sinh địa 2 đồng cân
9. Nhũ hương 2 đồng cân
10. Một dược 2 đồng cân
11. Hoè chi 1 thước
12. Đào chi 1 thước
13. Hắc lùng 5 đồng cân
14. Hồng đơn (tán mạt)4 lạng
15. Khinh phấn (tán mạt)2 đồng cân
16. Huyết dư (đốt cháy, tán bột)1 lạng
Cách chế
13 vị trên thái nhỏ (từ số 1 đến 13) ngâm với 12 lạng dầu đỏ (thầu dầu) mùa xuân ngâm 5 ngày, mùa hạ 3 ngày, mùa thu 7 ngày, mua đông 10 ngày.
Ngâm đủ hạn ngày đêm, đem dun sôi cho khô sác, cháy đen bã thuốc rồi lọc bỏ bã. Xong cho các vị hồng đơn, huyết dư, khinh phấn đã tán mạt vào đun kỹ với dầu thuốc đã lọc, cô mãi cho thành cao. Lúc cô phải quấy luôn tay, khi bắc ra cũng phải quấy cho đến lúc nguội hẳn thì cao mới đều. Khi đã thành cao phiết vào giấy sạch để dán vào chỗ đau.
Cách dùng
Tuỳ theo chỗ đau to nhỏ mà dán cao. Nặng thì ngày thay 2 lá, nhẹ thì ngày thay 1 lá.
Chủ trị
Tan nhọt độc, sát trùng, tiêu độc.
Kiêng ăn: Thịt trâu, tôm, cua, cá, ốc, bún, đậu, rau rút, rau muống.
Không phản ứng.
Kết quả
Đã chữa chừng 400 người.Kết quả 80 %. BÀI CHỮA ĐỘNG KINH
Chữa động kinh người lớn
- A ngùy 40 gam, bọc đất, nung đỏ đất thì được.
- Thạch sùng 1 con, cũng bọc đất, nung đỏ thì được.
Hai vị nung được rồi để nguội, bỏ đất đi, đều tán bột lẫn với nhau. Mỗi lần uống 2 gam. Ngày uống 2 lần, với nước ươm tơ (không có nước ươm tơ thì lấy kén tằm sắc lên mà uống).
Tác dụng của vị thuốc:
- A nguỳ: Vị đắng, hơi cay, có mùi hôi đặc biệt, có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, khử đờm, tiêu độc, trấn kinh.Động kinh có chứng sùi bọt miệng (đờm), và chứng chân tay co giật. nên A nguỳ trị được các chứng ấy.
- Thạch sùng: Tiếng Việt còn gọi là mối. Hán văn gọi là Bích hồ, Thủ cung, Thiên long, Bích cung. Vị mặn tính hàn chữa động kinh.
- Nước ươm tơ: Là nước nấu kén tằm để kéo tơ ra có khả năng tiêu đờm.
Cả 3 vị trên phối hợp tập trung sức mạnh tiêu đờm, trấn kinh nên chữa được động kinh. THUỐC HẮC LÀO VÀ HÔI NÁCH
Bài thuốc:
1. Nước vôi trong
2.Cành non, lá và hoa cây uy linh tiên
Cách chế:
Lấy vôi tôi rồi (vôi ăn trầu) quấy vào nước lã đun sôi để nguội, để 1 lúc cho lắng xuống, gạn lấy nước trong độ 1 lít.
Cành non, lá và hoa uy linh tiên lấy độ 5 lạng giã nhỏ thật mịn rồi đổ nước vôi trong vào ngâm 7 ngày. Ngâm xong lọc cẩn thận lấy nước trong dùng, còn bã bỏ đi.
Cách dùng:
Gãi chỗ bị hắc lào cho sầy da, rồi bôi thuốc vào, ngày bôi 3 bận sáng trưa và tối.
Nếu hôi nách lấy xà phòng rửa sạch, để khô nách mới bôi,bôi 4, 5 lần sẽ khỏi. Cách độ 1 tháng hoặc 2 tháng lại bôi 1 lần nữa thì không bị lại.
Chủ trị:
Chữa bệnh hắc lào là chính, còn về hôi nách có người khỏi, người không khỏi.
Chỉ bôi ngoài da, cấm uống.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa hàng rất nhiều người.Kết quả 70 %. BÀI CHỮA XA DẠ CON
1. Lá tóc tiên 1 nắm
2. Thầu dầu tía 1 nắm
3. Lá bạc thau 1 nắm
4. Dấm thanh 1 chén con
5. Chanh 1 quả
CACH LÀM: Giã nhỏ 3 thứ trên rồi trộn với dấm thanh, chia 2 phần, 1 phần đắp ở đỉnh đầu, 1 phần đắp ở bụng dưới. lấy tôm tưởi bóc vỏ nấu ăn với lá vồng, ăn hằng ngày chỉ trong một tuần lễ thì dạ con co lại như cũ. CẢM PHONG
Lịch Sử Phương Thuốc: Gia truyền 13 đời trên 200 năm. Bản thân áp dụng trên 40 năm .
Phương Thuốc:
1. Bán hạ sống 5 lạng
2. Nam tinh sống 5 lạng
3. Mật bò 10 cái
4. Thần sa 1 lạng
5. Chu sa 5 đồng cân
6. Long não 1 lạng 5 đồng cân
Cách Bào Chế:
Bán hạ sống và Nam tinh sống tán rõ nhỏ trộn đều vào nước mật bò trộn cho thật đều rồi lại nhét hết vào 10 túi mật bò treo ra chỗ rợp (không phơi nắng) cho khô (âm can)
Thần sa, Chu sa, Long não cũng nghiền thành bột, trộn lẫn với Bán hạ, Nam tinh đã chế sẵn bằng mật bò. Các thứ đều luyện với mật ong sờ thấy hơi quánh, âm ẩm tay là được. Viên to bằng hạt ngô .
Cách Dùng:
Người lớn uống 2 viên, xoa 1 viên.
Từ 3 tuổi đến 10 tuổi uống 1 viên, xoa nửa viên.
Từ 3 tháng đến 3 tuổi lấy nửa viên chia ra uống làm 3 lần còn nửa viên xoa.
Thuốc xoa thì lấy đồng tiện hay rượu rồi ngâm với thuốc mà xoa.
Thuốc uống ngày uống 1 lần nặng thì mới phải uống 2 lần 1 ngày.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng :
- Chữa bệnh cảm gió hoặc trứng phong, sốt nóng có đờm khò khè trong cổ, kiêm trị cả trẻ em sài kinh.
- Không kiêng kỵ.
- Không phản ứng.
Nhận xét và kết quả :
Đã chữa cả trong Nam và ngoài Bắc trên 1500 người . Kết quả 90%. BÀI CHỮA CẢ HÀN, NHIỆT, THẤP
Điều Trị: Tán phong, khu hàn trừ thấp.
Thành Phần:
1. Hoàng lực: 12g
2. Tầm ngửi cây xoan: 40g
3. Hà thủ ô: 12g
4. Hoàng làn: 12g
5. Dây đau xương: 16g
6. Gối Hạc: 20g
7. Ý Dĩ nhân: 20g
Cách Bào Chế: Hoàng lực phơi khô sao vàng, tầm gửi cây xoan cạo sạch vỏ ngoài; hà thủ ô chế nước đậu đen đậm đặc 1 ngày phơi khô; Hoàng làn Ngâm nước gạo nếp 1 đêm hôm sau cạo bỏ vỏ vàng đem phơi ngâm tiếp nước gạo nếp 3 đêm phơi 3 ngày; cây gối hạc phơi khô dùng sống; dây đau xương phơi khô sao vàng ; ý dĩ sao qua.
Cách Dùng: Các vị cho vào sắc đổ 3 bát nước đun còn 1 bát thuốc , đun 3 lần được 3 bát trộn đều 3 bát với nhau, đun còn 2 bát, chia đều uống làm 3 lần vào lúc không đói không no.
Bài thuốc này bệnh nặng thì dùng 10 thang, bệnh nhẹ thì dùng 5 thang thì khỏi.
* LƯU Ý: Bài thuốc này tôi đã áp dụng chữa bệnh hơn 30 năm nay, hiệu quả khỏi bệnh cao tới 90% . TÊ THẤP
Lịch sử bài thuốc: Phương thuốc gia truyền 100 năm. Chi tử( sao đen)4gHương phụ( thất chế)8g
Xương truật( sao vàng)8gÝ dĩ( sao vàng)16g
Đỗ trọng( sao muối) 8gLiên nhục( sao vàng)12g
Nam sâm( rượu, gừng sao vàng) 16gThổ phục linh20g
Bạch chỉ 12gCam thảo4g
Niên kiện 12gCốt khí8g
Mạn kinh 4gTục đoạn8g
Trần bì 4gNgưu tất4g
Sắc 2 nước. Nước đầu đổ 4 bát lấy lưng bát. Nước thứ 2 đổ 3 bát lấy lưng bát. Sắc xong nước nào uống nước đấy, uống trước khi ăn cơm.
Chủ trị:Đau mỏi khắp xương, tê bì.
Phản ứng: Khi uống vào thang đầu đau tăng lên, sau giảm dần và khỏi( uống đau lên vì dẫn thuốc) tiếp tục uống sẽ khỏi bệnh. Đàn bà có thai không được uống. Hiệu quả 80%. VIÊM GAN MÃN TÍNH
Viêm gan mãn tính thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp( viêm gan vi rút, viêm gan do nhiễm độc...). Biểu hiện lâm sàng-thường thấy là các biểu hiện rối loạn về tiêu hóa, đau tức vùng hạ sườn phải, ăn kém, sợ mỡ …
Trong các đợt tiến triển có thể xuất hiện : Sốt, vàng da, vàng mắt, đau vùng hạ sườn phải tăng lên v..v…
Nguyên nhân: Do công năng của can, tỳ, vị rối loạn ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ thể về các mặt âm, khí huyết, tân dịch v..v…
Viêm gan chia làm nhiều thể, bao gồm: Can nhiệt tỳ thấp, Can uất tỳ hư khí trệ, và Khí trệ huyết ứ.
Tôi xin phép được nói về Phương pháp điều trị bệnh can nhiệt tỳ thấp
TÊN BÀI THUỐC: THANH CAN GIẢI ĐỘC TRỪ THẤP
- Xuất xứ: Bài thuốc gia truyền của dân tộc Sán Dìu.
- Nguyên nhân: Do viêm gan cấp kéo dài trở thành viêm gan trên lâm sàng biểu hiện là vàng da còn gọi là âm hoàng.
- Triệu chứng: Miệng đắng, không muốn ăn, bụng đầy chướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, nóng đau nhiều ở vùng gan, da vàng sạm, tiểu tiện vàng táo nhớt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
- Khám lâm sàng:
+ Vọng: Người gầy, da vàng sạm, quầng mắt thâm đen, mệt mỏi, môi khô nhợt, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng.
+ Văn: Ngại nói, mệt mỏi.
+ Vấn: Miệng đắng, không muốn ăn, bụng đầy chướng, ngực sườn tức, tiểu tiện vàng, đại tiện táo nhớt.
+ Thiết: Mạch huyền.
Phép điều trị:Thanh nhiệt, giải độc, thoái hoàng, kiện tỳ, trừ thấp.
Bài thuốc:
Bồ công anh
8g
Hoàng liên
5g
Chó đẻ răng cưa
6g
Vóng lén
8g
Diệp hạ minh châu
7g
Kim ngân hoa
6g
Cay sun vóng
20g
Hoàng bá
7g
Thổ phục
20g
Ý dĩ
12g
Huyết đằng
29g
Chỉ thiên
8g
Tầm gửi gạo
20g
Thảo quyết minh
12g
Phụn hỏi sun
15g
Cam thảo
4g
Sài đất
8g
Ý nghĩa của các vị thuốc:
- Bồ công anh, Chó đẻ răng cưa và Diệp hạ minh châu: thanh nhiệt, giải độc,trừ thấp.
- Cay sun vóng, Thổ phục, Huyết đằng: Bổ huyết.
- Tầm gửi gạo, Phụn hỏi sun, Sài đất: Thanh nhiệt, lợi tiểu.
- Hoàng liên, Vóng lén, Kim ngân hoa: Tiêu viêm.
- Chỉ thiên, Hoàng bá, Ý dĩ: Tiêu viêm, tiêu thực, kiện tỳ.
- Thảo quyết minh: An thần.
- Cam thảo: Dẫn thuốc.
Tỷ lệ khỏi bệnh: Tùy theo thể tạng của từng bệnh nhân, mà thời gian điều trị là khác nhau. Đa số là từ 3 đến 6 tháng và có những bệnh nhân phải theo điều trị lâu dài. Tỷ lệ khỏi bệnh là 80%– 90%
B. Xơ gan
Xơ gan là hậu quả của nhiều loại xơ gan mãn tính ở giai đoạn gần tột cùng mà do nhiều nguyên nhân dẫn đến : Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chế độ kém dinh dưỡng kéo dài.
Biểu hiện lâm sàng : Hội chứng suy gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh thường dẫn đến tử vong trong tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa nặng. Xơ gan được miêu tả trong phạm vi các chứng hoàng đản tích tụ hiếp thống và cổ chướng của YHCT dân tộc.
TÊN BÀI THUỐC: THANH NHIỆT, LỢI TIỂU, BỔ HUYẾT
- Xuất xứ: Bài thuốc gia truyền của dân tộc Sán Dìu.
- Nguyên nhân:Do hậu quả của nhiều loại bệnh gan mãn tính do nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
- Triệu chứng: Da mặt sạm tối, đầu choáng mệt mỏi, người gầy. Ăn kém, đau vùng gan, tức vùng thượng vị, ợ hơi, bụng chướng. Đại tiện thường thất thường, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền tế.
- Khám lâm sàng:
+ Vọng: Người gầy, da mặt sạm tối, mệt mỏi rêu lưỡi mỏng
+ Văn: Ăn kém, đau vùng gan, tức vùng thượng vị ợ hơi. Đại tiện thất thường và nước tiểu vàng sẫm, đi tiểu ít.
+ Thiết: Mạch huyền tế.
- Phép điều trị: Xơ can kiện tỳ
- Bài thuốc:
Hắc sửu
7g
Chi tử
12g
Tầm gửi gạo
20g
Thiên phong đằng
12g
Cỏ danh
4g
Huyết đằng
20g
Phụn hỏi sun
15g
Thổ phục
15g
Kim tiền thảo
8g
Diệp hạ châu
6g
Hú mác
6g
Chó đẻ răng cưa
6g
Vóng lén
5g
Thảo quyết minh
6g
Kim ngân hoa
10g
Camthảo
4g
Sá sùng
20g
Tang kí sinh( cây lá đa lông)
12g
Ý nghĩa của các vị thuốc:
- Hắc sửu, Tầm gửi gạo, Cỏ danh, Phụn hỏi sun, Kim tiền thảo, Tang kí sinh(cây lá đa lông): Thanh nhiệt, lợi thủy, dưỡng âm.
- Hú mác, Vóng lén, Kim ngân hoa, Sá sùng: Tiêu viêm, dưỡng huyết
- Chi tử: Sao tồn tính, cầm máu.
- Thiên phong đằng: Trừ thấp nhiệt.
- Huyết đằng, Thổ phục: Bổ huyết, dưỡng âm.
- Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa): Thanh nhiệt, giải độc.
- Thảo quyết minh: An thần.
- Cam thảo: dẫn thuốc.
Hướng dẫn sử dụng:Hai ngày uống một thang ( sắc đun như nước trà xanh), đun từ 20 – 30 phút, sau đó chắt lấy 1.5 lít nước thuốc uống trong ngày, bã để đun tiếp vào ngày hôm sau.
Kiêng kỵ:Kiêng các chất kích thích, các chất tanh, nóng, cay và thức ăn nhiều đạm, mỡ và các đồ uống có nhiều ga v.v…
Tỷ lệ khỏi bệnh: Tùy theo thể tạng của từng bệnh nhân, mà thời gian điều trị là khác nhau. Đa số là từ 3 đến 6 tháng và có những bệnh nhân phải theo điều trị lâu dài. Tỷ lệ khỏi bệnh là 80%– 90%Dân gian ta có câu “ có bệnh thì vái tứ phương”, tuy nhiên “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên mỗi người chúng ta nên xây dựng cho mình một nếp sống lành mạnh, tránh suy nghĩ nhiều gây căng thẳng thần kinh, luôn tăng cường bồi bổ sức khỏe góp phần vào xây dựng đất nước giàu mạnh. BỆNH ÁP XE PHỔI
1. Giai đoạn khởi phát
- Bài thuốc:NGÂN KIỀU TÁN GIA GIẢM(Ôn Bệnh điều biện)
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Kim ngân hoa
12
Kinh giới tuệ
8
Liên kiều
8
Cát cánh
8
Trúc diệp
6
Đậu xị
8
Lô căn
8
Bạc hà
6
vSắc uống.
2. Giai đoạn nung mủ
- Triệu chứng:Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng ráo, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.
- Phép trị:Thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, tán kết.
-Bài thuốc:
THIÊN KIM VĨ KINH THANG(Thiên Kim phương)
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Vĩ kinh(Lô căn)
40
Kim ngân hoa
12
Đông qua nhân
12
Liên kiều
8
Cỏ chân vịt
8
Ngư tinh thảo
16
Đào nhân
12
Ý dĩ nhân
20
vSắc uống.
3. Giai đoạn vỡ mủ
- Triệu chứng:Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.
- Phép trị:Bài nùng, giải độc, thanh nhiệt, sinh tân.
- Bài thuốc:
CÁT CÁNH THANG HỢP THIÊN KIM VĨ KINH THANG
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Cát cánh
10
Huyền sâm
16
Lô căn
10
Kim ngân hoa
12
Thiên môn
10
Bồ công anh
10
Mạch môn
10
Bại tương thảo
10
Thiên hoa phấn
10
Tử hoa địa đinh
10
vSắc uống. CHỮA ĐAU LƯNG
Tâm đắc chữa bệnh đau eo lưng
Chứng trạng: Vùng ngang thắt lưng, hông, đùi đau hoặc nhức, có sốt nhẹ hoăcj không sốt, hình sắc, tiếng nói, ăn ngủ và đại tiện phần nhiều vẫn bình thường, trường hợp đau quá có thể ảnh hưởng làm khó ngủ, hình thể lúc đi lại thì thấy vẹo người hoặc còng còng.
Phép chữa: Phải dùng vị bổ để phù chính khí vị, khu phong trừ thấp tán hàn để trục phong hàn thấp tà. Bài thuốc gia truyền:
1. Uy linh tiên (tẩm rượu sao qua)12 gam
2. Ý dĩ nhân (sao qua)20 gam
3. Tỳ giải (sao qua)12 gam
4. Cẩu tích (tẩm rượu sao cháy hết lông)12 gam
5. Độc hoạt (dùng sống)8 gam
6. Xuyên mộc qua (tẩm rượu sao qua)12 gam
7. Dây đau xương (sao vàng)12 gam
8. Rễ cây cỏ sước (sao vàng)12 gam
9. Củ cốt khí (sao vàng)12 gam
10. Thổ phục linh (sao qua)12 gam
11. Xương truật (tẩm nước gạo sao vàng)8 gam
12. Cây xấu hổ (loại có gai, sao qua)12 gam
13. Đậu đen (tẩm muối sao)12 gam
14. Cam thảo (dùng sống)4 gam
14 vịvới liều lượng trên làm 1 thang sắc uống. Lần đầu cho 4 bát nước lã đun cạn lấy 1 bát, lần thứ hai cho 2 bát đun cạn lấy 1/2 bát, bỏ bã gạn lấy nước cô lại còn độ 1 bát, uống lầm 3 lần sáng, trưa và tối, uống trước hoặc sau bữa ăn 2 tiếng đồng hồ.
Cách gia giảm:
- Chứng thiên về hàn như người co ro, sợ rét, nơi đau sờ thấy mát, ưa chườm nóng, chân tay mát hoặc lạnh, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện không thực gia thêm Nhục quế 4 đên 12 gam, và chế phụ tử từ 4 đến 12 gam.
- Chứng thiên về nhiệt như người nóng, nơi đau sờ tay vào cũng nóng, thích chườm mát, tiểu tiện vàng sẻn, gia thêm hoàng bá tẩm rượu sao từ 4 đến 8 gam.
Kiêng kỵ: Kiêng ăn thịt gà, thịt chó, tôm, cua, cá và kiêng phòng dục, không nên thức khuya và gồng gánh nặng. CHỮA NHIỆT CỰC PHÁT CUỒNG
Chữa nhiệt cực phát cuồng.
Bị bệnh mà nhiệt độ lên quá cao thì người bệnh phát cuồng, nói năng bậy bạ, kêu la ầm ĩ, chạy nhảy leo trèo, nằm ngồi không yên….
Theo kinh nghiệm gia truyền có thể dùng bài thuốc sau đây, có khi chỉ uống một lần mà bệnh đã đỡ.
Bài thuốc:
1. Chuối tiêu1 cây dài độ 1 mét
2. Giun đất lớn bằng chiếc đũa15 con
3. Thần sa8 gam
Mổ đôi cây chuối, cho 15 con giun đất vào giữa đem đốt cho chín, đem ra vắt lấy nước, mài thần sa vào rồi cho người bệnh uống. Nếu không chịu uống thì trói lại, lấy đũa gàng miệng người bệnh, bịt mũi lại, để người bệnh thở bằng miệng. Khi người bệnh thở vào thì rót thuốc vào. Uống hết thuốc người bệnh mệt thỉu đi, lúc tỉnh dậy thì bệnh đã đỡ. Đã trị nhiều bệnh nhân đều có kết quả. Có bệnh nhân sốt cao hôn mê cho uống cũng khỏi.
Tác dụng của các vị thuốc.
Nhiệt độ lên cao thì phải dùng thuốc rất mát để hạ nhiệt gấp. Nước chuối tiêu (hay chuối khác cũng được) vị ngọt tính đại hàn, Giun đất (Địa long hay Khâu dẫn hay Thổ long) vị hơi tanh và mặn, tính hàn. Thần sa vị ngọt, tính lương đều là những vị thuốc tả nhiệt rất mạnh nên trị được bệnh này. Hơn nữa Thần sa lại có tác dụng trấn tâm, an thần, định kinh nên lại tăng thêm tác dụng của bài thuốc. CHỮA CHỨNG CHẢY MÁU -XUẤT HUYẾT BẰNG BÀI THUỐC NAM
Chảy máu là biểu hiện cảu rất nhiều bệnh và do nhiều lí do khác nhau gây ra. Chảy máu cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau, ở các tạng phủ khác nhau trong cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc chữa chúng chảy máu theo từng nguyên nhân.
Do cơ địa dị ứng gây rối loạn thành mạchDân gian hay gặp nhất là chứng chảy máu cam ở những người trẻ tuổi, chảy máu dưới da kiểu Sholain henoch, trong y học cổ truyền có tên gọi chung là huyết nhiệt.
Đối với huyết nhiệt thì cách chữa là lương huyết chỉ huyết ( bao gồm các các thuốc thanh nhiệt lương và cách thuốc lương huyết chỉ huyết )
Bài thuốc như sau : Sinh địa 16g, uyền sâm 12g, Cỏ nhọ nồi 20g, Trác bá diệp 16g, Hoa hòe 16g, Địa cốt bì 12g
Cách sử dụng : Sắc theo bài thuốc trên, ngày uống 1 thang
Do nhiễm khuẩn gây sung huyết, chảy máuHay gặp ở cách bệnh lý như viêm đường tiết niệu, bệnh ly trực khuẩn, ly amip. Theo quan điểm của Đông y phép hóa giải là thanh nhiệt chỉ huyết bằng các loại thuốc thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt trừ thấp, thanh nhiệt giải độc phối hợp với các thuốc lương huyết chỉ huyết. Các bài thuốc hay dùng :
Bài 1: Liên kiều 12g, trác bá điệp 12g, hoa hòe 12g, kim ngân hoa 20g, bồ công anh 12g, cỏ nhọ nồi 16g, chi tử sao 10g. Ngày uống 1 thang
Bài 2: Liên kiều 12g, hoa hòe 12g, mộc thông 16g, hoàng cầm 12g, cỏ nhọ nồi 16g, trách bá điệp 16g, tỳ giải 16g, hoàng bá 16g. Ngày uống 1 tháng
Do nhiễm khuẩn nhiễm độc gây rối loạn thành mạchHay gặp ở bệnh truyền nhiễm, ho ra máu do lao, chảy máu chân răng. Phép chữa là lương huyết chỉ huyết, tư âm chỉ huyết. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Chữa ho ra máu do lao: sa sâm 16g, mạch môn 12g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g, thạch hộc 12g, huyền sâm 12g, a giao 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2 : Tác dụng chữa chảy máu do bệnh truyền nhiễm : Huyền sâm 16g, sừng trâu 12g, xích thược 8g, cỏ nhọ nồi 16,chi tử 12g, sinh địa 16g, đan bì 8g, đan sâm 12g, trác bá diệp 16g. Ngày uống 1 thang
Bài 3: Chữa chảy máu chân răng: hoàng liên 12g, thăng ma 12g, ngọc trúc 12g, sinh địa 16g, huyền sâm 12g, trắc bá diệp 12g, thiên môn 16g, thạch cao 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tiểu tiện ra máu do sỏi tiết niệu, đại tiện ra máu, rong kinh rong huyết cơ năng…Thì cách chữa là khứ ú chỉ huyết ( hoạt huyết chỉ huyết ) bằng các thuốc cầm máu hoạt huyết hoặc hành khí. Có thể sử dụng 1 trong các bài thuốc dưới :
Bài 1: tam lăng 8g, nga truật 8g, huyết dư 8g, bách thảo sương (muội đen ở đáy nồi do rơm rạ và củi cây đốt cháy) 6g, bồ hoàng sao 8g, ngó sen sao 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2 : Đương quy 8g, huyền hồ sách 8g, ngẫu tiết 8g, địa du 8g, bạch thược 8g, xuyên khung 8g, bồ hoàng 8g, huyết dư 8g . Ngày uống 1 thang
Bài 3: tam thất 4 – 8g một ngày, sao đen tán bột.
Giảm tiểu cầu, thiểu năng tuần hoàn máu, thiểu năng tạo máuNếu bị chảy máu do giảm tiểu cầu, thiểu năng tuần hoàn máu, thiểu năng tạo máu của xương tủy, nội tiết, huyết tán, xơ gan… hay tỳ hư không thống huyết. Phép chữa là kiện tỳ bằng các loại thuốc ích khí kiện tỳ kết hợp với cầm máu.
Dùng bài: hoàng kỳ 12g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, đương quy 8g, cam thảo 6g, địa du 12g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g, ô tặc cốt 16g, trắc bá diệp; 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
TỔ ĐỈA Phong Thấp:Lúc mới phát, lòng bàn tay ngứa như kim đâm, có những bọc nước, gãi thì chảy nước, nước làm thành lỗ, da bàn tay khô, ngứa không chịu nổi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch Phù Hoạt.
BỆNH HỌC: Tổ Đỉa
Bệnh tổ đ
Còn gọi làNga Đường Phong(Cấp Cứu Phổ Tế Phương),Nga Chưởng Phong(Y Tông Kim Giám),Thủ Tiễn. Chương Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết (Y Tông Kim Giám) viết: “Bắt đầu có những chấm ban mầu đỏ, trắng, dần dần làm cho da trắng sau đó cứng lại, khô, lưu trú ở bàn tay”. Sách Ngoại Khoa Bí Lục viết: “Nga chưởng phong, mọc ở phía trên lòng bàn tay, không chiû ở tay mà còn ở cả bàn chân nữa. Lúc đầu mầu trắng đục, vỡ ra, chảy máu, hoặc đau, ngứa”. Sách Ngoại Khoa Chính Tông viết: “Nga chưởng phong do túc Dương minh Vị kinh có hoả nhiệt, huyết táo, bên ngoài cảm phải hàn, lương khiến cho da khô. Mới phát có những nốt ban mầu tím, trắng, lâu ngày lòng bàn tay bị khô, nứt, rách không khỏi”.
NGUYÊN NHÂN
Sách Ngoại Đài Bí Yếu viết: “Do phong thấp tà khí khách ở tấu lý (da), gặp phải hàn thấp và khí huyết tương bác nhau cho nên khí huyết bị sít lại, phát nên bệnh”. Chủ yếu do khí huyết bất túc, trọc tà thừa cơ xâm lấn khiến cho phong thấp tụ lại ở cơ phu, khí huyết không được vinh nhuận, da không được nuôi dưỡng, bên ngoài do trọc độc bám vào, gây nên bệnh.
ĐIỀU TRỊ
Phong Thấp:Lúc mới phát, lòng bàn tay ngứa như kim đâm, có những bọc nước, gãi thì chảy nước, nước làm thành lỗ, da bàn tay khô, ngứa không chịu nổi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch Phù Hoạt.
ĐIỀU TRỊ:·Khứ phong lợi thấp, ích Thận, giải độc. Dùng bàiLục Vị Địa Hoàng Thanggia giảm: Sinh địa, Phục linh, Sơn thù, Bạch thược (sao), Mạch môn đều 12g, Đơn bì (sao), Trạch tả đều 10g, Sơn dược 30g, Sài hồ, Thạch xương bồ đều 5g (Bì Phu
Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). Khứ phong táo thấp. Dùng bàiTiêu Phong Tángia giảm: Sinh địa, Phòng phong, Thuyền thoái, Khổ sâm, Kinh giới, Thương truật, Ngưu bàng tử, Cam thảo, Mộc thông, Bạch tiên bì. Phong phong, Kinh giới, Thuyền thoái, Ngưu bàng tử, Bạch tiên bì để khứ phong, giảm ngứa; Khổ sâm, Thương truật, Mộc thông để táo thấp; Đương quy, Sinh địa, Cam thảo dưỡng huyết, nhuận táo (Trung Y Cương Mục).
Thấp Nhiệt:Mụn nước mọc thành đám, ngứa đau không chịu được, ngoài da ra nhiều mồ hôi, hơi nóng thì ra mồ hôi, khát mà không muốn uống.
ĐIỀU TRỊ:Thanh nhiệt lợi thấp. Dùng bàiLong Đởm Tả Can Thanggia giảm: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ, Sinh địa, Xa tiền tử, Trạch tả, Đương quy, Tri mẫu, Hoàng liên. Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử, Long đởm thảo, Sài hồ thanh nhiệt giải độc; Xa tiền tử, Trạch tả thấm lợi thấp tà; Đương quy, Tri mẫu, Sinh địa dưỡng huyết, nhuận táo (Trung Y Cương Mục).THUỐC BÔI:(Nga Chưởng Phong Chỉ Dưỡng Phấn: Chương não, Bằng sa, Hùng hoàng đều 5g, Khô phàn, Băng phiến đều 1g. Tán nhuyễn, trộn đều bôi (Trung Y Cương Mục).
Tỳ Hư Huyết Táo:Bệnh kéo dài lâu ngày hoặc trị không khỏi, da tay bị khoét sâu, rách, ngứa, đau, cổ tay giống như chân vịt, khô, rát, da đỏ lên, lưỡi khô ít nước miếng, mạch Hư, Tế hơi Sác.
ĐIỀU TRỊ:Dưỡng huyết nhuận táo, phù Tỳ sát trùng. Dùng bài: ·Đương Quy Ẩm Tửgia giảm: Đương quy, Xuyên khung, Quế chi, Cam thảo đều 6g, Hà thủ ô, Hoàng tinh, Sinh địa, Thục địa, Bạch thược (sao) đều 15g, Sơn dược, Thiên môn, Mạch môn, Biển đậu (sao), Ngọc trúc đều 12g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). ·Tứ Vật Thanggia giảm: Kinh giới, Sinh địa đều 16g, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Liên kiều, Hoàng bá, Thương truật đều 12g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). Dưỡng huyết, khứ phong. ·Dùng bàiKhứ Phong Địa Hoàng Hoàngia giảm: Sinh địa, Thục địa, Bạch tật lê, Ngưu tất, Tri mẫu, Hoàng bá, Độc hoạt, Đương quy. Sinh địa, Thục địa, Tri mẫu, Đương quy để dưỡng huyết, nhuận táo; Bạch tật lê, Độc hoạt khứ phong, giảm ngứa; Ngưu tất, Hoàng bá thanh nhiệt, nhuận táo) (Trung Y Cương Mục).
THUỐC BÔI:Nhuận Cơ Cao(Y Tông Kim Giám): Đương quy , Hoàng lạp đều 15g, Tử thảo 3g, Ma du 120g. Hai loại thuốc nấu với dầu, khi thuốc khô, chỉ lấy dầu, thêm Hoàng lạp vào, nấu thành cao dùng để bôi (Trung Y Cương Mục).
Thuốc Bôi:·Lá cây Mỏ quạ, chiết lấy nước bôi ngày 2–3 lần (Y Học Dân Tộc Việt Nam). ·Địa du phấn 30g, Khinh phấn 1,5g. Tán nhuyễn, trộn với Dấm bôi (Trung Y Cương Mục). ·Bách bộ, Cát sơn long đều 60g. Sắc lấy nước ngâm tay (Trung Y Cương Mục). ·Ngũ bội tử, Khô phàn. Tán nhuyễn bôi (Trung Y Cương Mục).
Châm Cứu·Nội quan, Hợp cốc, châm tả (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).Cứu: A thị huyệt (vùng tổn thương). Dùng Phụ tử, cắt thành lát mỏng, đặt lên huyết, dùng ngải nhung cứu 5~10 tráng, rồi dùng nước cốt Hành trộn với thuốc bột (Bạch phụ tử, Xuyên ô, Cương tằm, Mật đà tăng, Đồng lục, Khinh phấn, Đởm phàn đều 3g, Xạ hương 0,3g), trộn đều thành dạng cao sền sệt, đắp vào vùng tổn thương.
THAM KHẢO
Dùng bàiĐịa Hoàng Hoàn GiaVị(Trạch tả, Thục địa đều 240g, Sơn thù nhục 120g, Sơn dược, Đơ bì, Phục linh, Bạch thược, Đương quy, Mạch môn đều 90g, Sài hồ, Nhục quế đều 30g, Thạch xương bồ 15g. Tán bột, trộn với Mật làm thành hoàn, mỗi hoàn nặng 10g. ngày uống 2 hoàn. Đã trị 100 ca, đạt tỉ lệ 97% (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1984 (6) : 67).Dùng thuốc ngâm: Hoa tiêu, Đại phong tử, Minh phàn đều 10g,Tạo giác 15g, Hùng hoàng 5g, Thổ cận bì 30g, Ngôn thạch 1,5g, Phượng tiên hoa 30g, ngâm với 1~2 cân dấm một đêm. Ép lấy nước để ngâm. Ngày thứ nhất ngâm 8 phút, ngày thứ hai đến ngày thứ 4, ngâm 2~4 giờ. Sau khi ngâm xong, dùng nước sạch rửa tay. Đã trị 100 ca, khỏi 85, có chuyển biến tốt 13, không khỏi 2. Đạt tỉ lệ 76% (Dương Tất Thành Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1984, 8 (8) : 14).
BỆNH ÁN
BỆNH ÁN TỔ ĐỈA(Trích trongĐơn Sang Quế Ngoại Khoa Kinh Nghiệm Tập)
Hà X, Nữ, 34 tuổi. Bị chứng nga chưởng phong đã hơn 12 năm. Mỗi năm vào mùa hạ, lòng bàn tay nổi lên những nốt to như hạt gạo bọc nước, lúc mọc lúc lặn, khô, ngứa không chịu được. Vào mùa đông thì da tay nứt ra, đầu ngón tay rách, có khi ra máu, đau nhức.
BIỆN CHỨNG:do cảm phải thấp nhiệt phong độc, tích tụ lại dưới da, khí huyết bị ngăn trở, da không được nhu dưỡng gây nên bệnh.
ĐIỀU TRỊ:Sơ phong, khứ thấp, sát trùng, chỉ dưỡng. Dùng: Phù Bình Tán (Phù bình, Cương tằm, Bạch tiên bì đều 12g, Kinh giới, Phòng phong, Độc hoạt, Khương hoạt, Nha tạo, Xuyên ô, Thảo ô, Uy linh tiên đều 10g, Phượng tiên hoa (tươi) 1 nắm (bỏ gốc). Thuốc trên ngâm chung với 1 lít Dấm tốt trong 24 giờ, sau đó sắc nhỏ lửa, bỏ bã, lấy nước đó ngâm tay ngày 2–3 lần, mỗi lần 10–20 phút, lau khô. Ngâm ba lần như vậy thì khỏi bệnh. BỆNH GIÃN PHẾ NANG
Đông Y biện chứng luận trị theo một số thể bệnh sau:
1. Thể Ngoại Cảm Phong Hàn
- Triệu Chứng: Ho suyễn cùng phát ra, đờm trắng mà loãng, ớn lạnh đau đầu, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn
-Phép Trị: Tán hàn tuyên phế, hóa đờm bình suyễn
- Bài Thuốc:
TAM ẢO THANG GIA GIẢM(Cục phương)
Tên dược liệu
Lượng,g
Thành Phần:
1. Trích Ma hoàng: 6g
2. Bán hạ chế: 10g
3. Tế tân: 4g
4. Hạnh nhân: 10g
5. Sinh cam thảo: 6g
HƯỚNG DẪN: vSắc cùng 750 ml nước còn 250 ml uống. 01 thang/ngày.
2. Thể đàm trọc ngăn phế
- Triệu Chứng: Ho khí suyễn, đờm nhiều dính đặc, ho không thoải mái, ngực bó đau, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoạt.
- Phép Trị: Khứ đờm, bình suyễn.
- Bài Thuốc:
NHỊ TRẦN THANG HỢP TAM TỬ DƯỠNG THÂN THANG GIA GIẢM(Hòa tễ cục phương, Hàn thị y thông)
Tên dược liệu
Lượng,g
Thành Phần:
1. Trần bì: 10g
2. Hậu phác: 6g
3. Cam thảo: 6g
4. Bạch giới tử: 10g
5. Bạch linh: 12g
6. La bặc tử: 10g
7. Bán hạ chế: 10g
8. Tô tử: 10g
9. Hạnh nhân: 6g
HƯỚNG DẪN: vSắc cùng 1.000 ml Nước còn 250 ml. uống 01 thang/ngày.
3. Thể phế suyễn
- Triệu Chứng: Suyễn gấp hụt hơi, nói năng không có lực, tiếng ho thấp yếu, tự đổ mồ hôi, sợ rét hầu không lợi, mặt đỏ miệng khô, chất lưỡi nhạt, mạch tế huyết mà vô lực.
- Phép Trị: Bổ khí, định suyễn.
- Bài Thuốc:
SINH MẠCH TÁN(Nội ngoại thương biện luận)
Tên dược liệu
Lượng,g
Thành Phần:
1. Hoàng kỳ: 16g
2. Nam Sa sâm: 12g
3. Nhân sâm: 10g
4. Ngọc trúc: 10g
5. Mạch môn: 12g
6. Tang bạch bì: 10g
7. Ngũ vị tử: 8g
8. Tử uyển: 16g
9. Hoàng cầm: 12g
10. Đại cáp tán: 16g
HƯỚNG DẪN: vSắc cùng 1.000 ml nước còn 250 ml uống 01 thang/ngày.
4. Thể thận suyễn
- Triệu Chứng: Suyễn ho lâu ngày, hễ hoạt đông thì suyễn nặng, hình dáng và tinh thần mỏi mệt, đổ mồ hôi, mặt xanh, chân tay lạnh cơ mỏi, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế.
- Phép Trị: Bổ thận khí, định suyễn.
- Bài Thuốc:
THẬN KHÍ HOÀN GIA GIẢM (Kim quỹ yếu lược)
Tên dược liệu
Lượng,g
Thành Phần:
1. Thục địa: 32g
2. Phụ tử chế: 10g
3. Hoài sơn: 10g
4. Nhục quế: 4g
5. Sơn thù nhục: 10g
6. Bồ cốt chỉ: 10g
7. Bạch linh: 16g
8. Nhân sâm: 10g
9. Trạch tả: 10g
10. Ngũ vị tử: 6g
11. Mẫu đơn bì: 10g
HƯỚNG DẪN: vSắc cùng 1.000 ml nước còn 250 ml uống. 1 ngày/1 thang.
5. Một số bài thuốc khác:
Trường hợp hư suyễn, căn cứ phân biệt triệu chứng có thể dùng“Sinh mạch ẩm”(10ml/lần, ngày 03 lần),“Kim quỹ thận khí hoàn”(8g/lần, ngày 03 lần”,“Sâm bối mộc qua cao”(mỗi lần 10ml/lần, ngày 03 lần).
6. Phòng bệnh:
Chú ý: giữ ấm, tránh cảm cúm. Cai rượu, thuốc lá, thuốc lào. Ăn uống điều độ, kiêng cay và các vị tanh, đồ biển. Kiên trì chữa trị, rèn luyện khí công, không ngừng tăng cường thể lực.
Lê Văn Tuyên CHỮA MỒM MIỆNG LỠ LOÉT Ở TRẺ EM
Bài Sát Trùng Tiêu Độc Tán:
1. Thành phần bài thuốc:
1. Bồ hoàng: 4g
2. Hàn the: 6g
3. Hoàng bá: 4g
4. Mai phiến: 4g
5. Nhân trung bạch: 4g
6. Thanh đại: 4g
2. Công năng - Tác dụng:
Sát trùng tiêu độc, giải độc, cầm máu tiêu viêm, thanh nhiệt lương huyết, giáng hỏa táo thấp, giảm đau.
3. Chủ trị:
Trẻ em mồm miệng lở loét đau không bú được.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc tán thành bột mịn, trộn đều, bôi vào những chỗ lở loét trong miệng bệnh nhi, ngày bôi 3-4 lần. Khoảng vài giờ sau khi bôi thuốc, trẻ có thể ngậm vú thấy dịu đau và bú được. BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN
- Biện chứng đông y: Thận tinh hư khuyết, thủy không hàm mộc, mộc vũ phạt kim, phế lạc tổn thương gây khạc máu.
- Phép trị: Ích khí dưỡng âm, tư thủy hàm mộc.
- Bài Thuốc:
CHI KHOÁNG CAO
Tên dược liệu
Lượng,g
Thành Phần:
1. Bắc Sa sâm: 120g
2. Thục địa: 240g
3. Nam Sa sâm: 120g
4. Đương qui thân: 60g
5. Thiên môn: 60g
6. Phục thần: 60g
7. Mạch môn: 60g
8. Viễn chí chế: 48g
9. Bắc Câu kỷ tử: 120g
10. Toan Táo nhân sao: 36g
11. Qui bản: 120g
12. Xuyên Hoàng tinh: 30g
13. Ngân Sài hồ: 48g
14. Hạ khô thảo: 60g
15. Đan sâm: 48g
16. Xuyên Bối mẫu: 60g
17. Xuyên luyện tử: 36g
18. Bạch truật: 48g
19. Ngũ vị tử: 48g
20. Cam thảo: 24g
21. Đông trùng hạ thảo
HƯỚNG DẪN: v21 vị thuốc trên thêm nước vừa đủ sắc nhỏ lửa lấy nước thứ nhất thứ hai, bỏ bã, cô đặc, sau đó thêm 1 lạng Mật ong cùng với Đường phèn vừa đủ làm thành cao, bỏ lọ, dùng dần. Uống 10-15g/lần, ngày 03 lần với nước ấm. BÀI CHỮA ỈA CHẢY ĐAU BỤNG
Lịch sử phương thuốc :Gia truyền 4 đời . Bản thân áp dụng trên 40 năm .
Phương thuốc :
1- Vỏ rụt ( bỏ sạch vỏ ngoài - Nam mộc hương )1 cân
2- Vỏ bưởi đào 5 lạng
3- Vỏ quýt 5 lạng
4- Vỏ lựu 3 lạng
5- Vỏ và hạt vải 3 lạng
6- Hoa hòe 5 lạng
Cách Bào Chế:
Các vị tán nhỏ sao kỹ thật vàng, không phải hạ thổ, tán nhỏ giây kỹ dùng bánh đúc làm hồ luyện, bánh đúc tùy theo thuốc nhiều ít mà cho, khi luyện thấy mịn viên được là tốt. Thuốc viên to bằng nửa hạt ngô.
Cách Dùng :
- Trẻ em 3 - 4 tuổi uống 15 viên 1 lần, ngày uống 2 lần.
- Người lớn uống mỗi lần 30 viên, uống 2 lần 1 ngày.
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng:
- Chủ trị: Đau bụng, đầy bụng, ỉa chảy.
- Người lớn thổ tả hoặc tả lỵ uống thuốc này cũng khỏi.
- Kiêng các thứ sống tạnh .
- Không phản ứng .
Nhận xét - Kết quả :
- Mỗi tháng trung bình chữa 35 người .
- Khỏi 90%.
BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA PHONG THẤP
Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa bão, những ai mắc bệnh phong thấp sẽ rất khó chịu vì đau nhức gân, xương; mình mẩy, chân tay rời rã, tê bại, dẫn đến ăn ngủ kém sinh suy nhược. Việc chữa trị căn bệnh này rất nan giải. Y học hiện đại cho rằng nguyên nhân sinh bệnh là do các ổ vi khuẩn loại liên cầu hoại huyết nhóm A cư trú ở tai, mũi, họng gây nên dị ứng nội sinh. Còn y học cổ truyền cho đây là chứng phong thấp nên nguyên tắc chữa trị cần phải khu phong hòa huyết, thông huyết - tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, an thần, đồng thời bổ can, thận, bồi dưỡng khí lực để tăng cường sức chống đỡ bệnh tật cho cơ thể.
Bài thuốc dân gian chữa phong thấp
Dựa vào cơ sở lý luận trên, bài thuốc dân gian sau đây đã đạt được yêu cầu ấy - bao gồm các vị:
Sinh địa 20g, hà thủ ô 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiêm 12g, bồ công anh 12g, thiên niên kiện 10g, dây đau xương 10g.
Công năng của từng vị có trong bài thuốc
Vị sinh địa: (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi khô của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch "gaertn"), họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae), có tác dụng bổ huyết, hòa huyết và thông huyết - dùng chống thiếu máu, suy nhược, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, mạnh tim.
Cây cỏ xước: (Achyranthes bidentata Blume), họ dền (Amaranthaceae). Ðược dùng làm thuốc trị viêm khớp, lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu; bổ can, thận.
Huyết đằng: (Caulis sargentodoxae), bộ phận dùng là thân cây huyết đằng phơi khô (sargentodoxae cuneata "Oliv" Rehd. et Wils), họ đại huyết đằng (Sargentodoxaceae). Vị đắng, tính bình. Có tác dụng trừ phong, thống kinh lạc, lợi niệu, sát khuẩn; Bổ huyết, hành huyết, khỏe gân cốt - chủ trị tê thấp, đau lưng, mình mẩy nhức mỏi.
Vòi voi (Heliotropium indicum Lin), họ tử thảo (Bonaginaceae), dùng chữa tê thấp, thông kinh lạc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, viêm tấy và làm tan tụ huyết.
Hà thủ ô (Radix Polygoni multiflori), bộ phận dùng làm thuốc gồm rễ, củ phơi khô của cây hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thumb) thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng bổ huyết, trị thần kinh suy nhược, làm khỏe gân cốt.
Bồ công anh (Lactuca Indica Lin), họ cúc (Compositae). Có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, an thần và bồi bổ.
Hy thiêm (Sieges beckia orientalis L.), họ cúc (Compositae). Thường dùng làm thuốc chữa trị đau nhức xương, trừ phong thấp, gân cốt nhức lạnh, bán thân bất toại, lưng gối tê dại.
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae fortunei), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân rễ cây cốt toái bổ (Drynaria fortuei J-sm), họ dương xỉ (Polypodiaceae), tính khô, ôn bình, tác dụng chữa đau xương, tán tụ máu, sát khuẩn, giảm đau. Là vị thuốc hòa hoãn và bổ thận, bồi dưỡng sinh khí.
Cốt khí (Radix Polygoni Cuspidati). Bộ phận dùng là rễ phơi khô của cây cốt khí (Polygonumreynontria Makino). Thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng chữa tê thấp, giảm đau do té ngã, bị thương và lợi tiểu.
Dây đau xương (Tinospora Sinensis Men) họ phòng kỷ (Menispermaceae). Có tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau xương, đau người - là vị thuốc bổ.
Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân, rễ phơi khô của cây thiên niên kiện (Homalomenae aff sagittaefolia Jungh), họ ráy (Araceae). Dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức - Thường dùng cho người cao tuổi hay đau xương khớp, mình mẩy. Thiên niên kiện còn là vị thuốc bổ giúp kích thích tiêu hóa.
Ðảng sâm (Radix codonopsis), vị thuốc là rễ phơi khô của nhiều loại codonopsis. Họ hoa chuông (Campanulaccae). Người ta coi đảng sâm có thể thay thế nhân sâm - Là thuốc bồi bổ cơ thể, tăng lực, chống thiếu máu, tiêu đàm; bổ tì, vị, lợi niệu.
Như vậy sự kết hợp của mười hai vị thuốc trên thật hoàn hảo, đạt được lý luận của nguyên tắc chữa trị bệnh phong thấp, luôn hỗ trợ và tăng cường tác dụng trị liệu với nhau.
Liều dùng
Phương thuốc trên tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng bệnh nhân mà áp dụng. Thang này có thể dùng dưới hai hình thức như ngâm rượu hoặc sắc uống.
* Nếu ngâm rượu: cứ 1 thang thuốc trên cần ngâm với 1 lít nước, tức 1.000ml rượu trắng 400, để trong 3 ngày lại thêm 500g (nửa cân) đường hòa tan vào 500ml nước đun sôi để nguội, đổ chung vào với rượu đã ngâm thang thuốc trên. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 10-20ml trước lúc đi ngủ, uống liên tục trong 1-2 tháng.
* Dùng thuốc sắc: Mỗi thang trên cho vào 500ml nước đun nhỏ lửa, đậy kín ấm đến khi cạn còn khoảng 150-200ml thì ngừng sắc. Gạn nước thuốc ra chia đôi, uống mỗi lần 1/2 số nước đó, uống nóng. Dùng liên tục từ 20-25 ngày. PHONG THẤP - TÊ THẤP
(Thấp khớp cấp tính, bán thân bất toại)
Người trình bày:Phạm Văn Nhân - Số 52 Lãn Ông - Khu Hoàn Kiếm.
Lịch sử phương thuốc:Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 30 năm.
Phương thuốc:
1. Xương truật
(ngâm nước gạo, phơi, sao vàng)7 đồng cân
2. Cam thảo2 đồng cân
3. Huyết giác2 đồng cân
4. Long nhãn4 đồng cân
5. Ô dược6 đồng cân
6. Trần bì (sao vàng)5 đồng cân
7. Hậu phác3 đồng cân
8. Chi tử (sao đen)3 đến 4 đồng cân
9. Nam sâm (sao vàng)6 đồng cân
10. Nam mộc thông7 đồng cân
11. Uy linh tiên (sao vàng)6 đồng cân
12. Nam mộc hương3 đồng cân
13. Cát căn2 đồng cân
14. Xuyên quy3 đồng cân
15. Xa tiền (tẩm muối phơi khô)2 đồng cân
Bào chế:
Các vị sao tẩm đúng như trên cắt thành 1 thang, sắc 3 nước mỗi nước cho 3 bát nước lã, sắc cạn lấy 1 bát, cả 3 bát cô lại lấy độ 2 bát.
Cách dùng:
Cả thang chia làm 3 lần uống sáng, chiều, tối. Uống lúc đói, mỗi ngày 1 thang.
Trẻ em từ 8 tuổi đến 13 tuổi mỗi ngày nửa đơn.
Gia giảm:
Mới uống chỉ dùng 3 thang sau tuỳ chứng gia giảm:
- Táo quá: tăng Chi tử lên đến 3 đồng cân.
- Thấp khớp vào Tâm hoặc Thận mà bị sũng thì tăng: Mộc thông lên đến 8 hoặc 9 đồng cân. Mộc hương lên đến 3 đồng cân.
- Chân tay lạnh tăng: Huyết giác lên đến 3 đồng cân (chỉ tăng độ 2 hay 3 thang nếu thấy chân tay ấm thì thôi).
- Khát nhiều hoặc ráo nhiều thì dùng Cát căn, nếu không ráo khát thì thôi không dùng.
Chủ trị:
Phong thấp, tê thấp, thấp khớp cấp tính, bán thân bất toại.
Cấm kỵ:
Có thai cấm dùng.
Kiêng ăn: Thịt gà, cà chua, cá không vẩy, cay nóng….
Phản ứng: Các trường hợp uống thuốc vào tăng lên 1 chút, rồi mới bắt đầu dần dần khỏi.
Kết quả:
Trung bình mỗi tháng chữa trên 300 người.
Kết quả 90 %. LẬP PHƯƠNG HOÀNG KỲ ĐẲNG TÁO THANG GIA GIẢM ĐIỀU TRỊ CHỨNG HẬU KHÍ HƯ – HUYẾT THIỂU – BẠCH CẦU GIẢM
LẬP PHƯƠNG HOÀNG KỲ ĐẲNG TÁO THANG GIA GIẢM
ĐIỀU TRỊ CHỨNG HẬU KHÍ HƯ – HUYẾT THIỂU – BẠCH CẦU GIẢM
Lương y Nguyễn Nhật Tân
Hội Đông y Sơn Tây
I. Mở đầu:
Trong điều trị bệnh ung thư theo y học hiện đại, phương pháp xạ trị và hóa trị đã được sử dụng và đem lại hiệu quả tích cực, song cũng gây ra những tác dụng phụ biểu hiện ở các triệu chứng lâm sàng: tinh thần mệt mỏi, yếu sức, đoản hơi, ăn kém, sợ lạnh... sắc mặt và môi nhợt, hoa mắt chóng mặt, người đau mỏi, chân tay tê dại... đáng lưu ý là giảm lượng máu, trong đó số lượng bạch cầu ở mức thấp dưới trị số bình thường.
Theo học thuyết Tạng tượng, những triệu chứng trên là các chứng trạng của chứng hậu khí hư và huyết hư (bản chất là huyết thiểu, trong đó bạch cầu giảm). Khí hư thể hiện công năng của các tạng phủ giảm sút, nguyên khí bất túc làm sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Huyết hư (bản chất là huyết thiểu) thể hiện huyết dịch trong cơ thể hao tổn, các dòng tế bào huyết đặc biệt là bạch cầu giảm thiểu, khả năng miễn dịch giảm sút.
Như vậy tác dụng phụ của các liệu pháp xạ trị và hóa trị làm cho cơ thể suy yếu, khí hư, huyết thiểu, chính khí giảm sút, sức đề kháng suy giảm.
II. Lập phương Hoàng kỳ đằng táo thang gia giảm.
Lập phương Hoàng kỳ đằng táo thang gia giảm được xây dựng trên các luận điểm sau:
- Thực hiện “Chính khí tồn nội tà bất khả can”, nâng cao chính khí tăng cường khả năng phòng vệmiễn dịch của cơ thể đối với sự suy tổn làm phương hướng chủ trị.
- Mối quan hệ sinh lý của khí và huyết là quan hệ nương tựa vào nhau, có khí mới sinh được huyết, có huyết mới nuôi được khí, khí là soái của huyết, huyết là mẹ của khí.
- Hư chứng dùng bổ pháp, bổ khí phối hợp với bổ huyết.
Phương thuốc Hoàng kỳ đằng táo thang gia giảm xây dựng từ phương thuốc Hoàng kỳ đằng táo thang (Bệnh viện nhân dân khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây) với sự thay đổi và bổ sung các vị thuốc nhằm nâng cao chính khí, khả năng sinh huyết và dưỡng huyết, tăng bạch cầu, tăng sức đề kháng của cơ thể:
Phương thuốc:
1. Hoàng kỳ16g7. Đương quy16g
2. Bạch truật8g8. Kê huyết đằng16g
3. Bạch linh8g9. Mộc hương4g
4. Đại táo4 quả10. Sa nhân4g
5. Thục địa16g11. Đan sâm6g
6. Hà thủ ô12g12. Nữ trinh tử6g
Gia giảm:
- Hoài sơn, Liên nhục để tăng cường ích khí dưỡng âm, an thần.
- Tục đoạn, Đỗ trọng để tư bổ can thận, giảm đau mỏi.
Công dụng:Ích khí, bổ huyết, tăng bạch cầu nâng cao chính khí, khả năng đề kháng của cơ thể.
Biện chứng luận trị: Từ quan điểm nâng cao chính khí và nhận thức mối quan hệ sinh lý của khí và huyết, trong điều kiện công năng của tạng phủ hư tổn suy yếu, phương thuốc lấy bổ khí tạo ra nguồn sinh huyết làm gốc, đồng thời bổ huyết dưỡng huyết để tạo ra chân khí làm cơ sở cho việc phục hồi cơ năng hoạt động của tạng phủ trong cơ thể.
- Hoàng kỳ và Bạch truật phối ngũ với Bạch linh và Đại táo để bổ khí, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy sự hình thành kháng thể, làm cho tế bào sinh trưởng nhanh, số lượng tế bào hoạt động tăng lên, làm quân.
- Thục địa và Hà thủ ô bổ huyết, sinh tinh huyết, phối ngũ với Đương quy và Kê huyết đằng bổ huyết, hành huyết, nuôi dưỡng khí, thông kinh hoạt lạc, làm thần.
- Mộc hương phối ngũ với Sa nhân để kiện vị, ôn vị thúc đẩy hành khí cùng Đan sâm phối ngũ với Nữ trinh tử để hoạt huyết, tư âm dưỡng huyết, làm tá và sứ.
Bàn luận:Sau điều trị thực tiễn lâm sàng 18 thang, người bệnh đã tỉnh táo, khỏe lên, số lượng bạch cầu tăng lên mức trị số trung bình. Từ đó theo suy nghĩ của bản thân, điều trị bệnh ung thư bằng y học hiện đại có hiệu quả tốt đẹp song phối hợp điều trị phối hợp với y học cổ truyền (đông y) theo hướng chủ đạo nâng cao chính khí của cơ thể là giải pháp cần thiết đúng đắn góp phần hồi phục sức khỏe, tăng khả năng đề kháng trong nội thân của người bệnh.
III. Kết luận:Phương thuốc Hoàng kỳ đằng táo thang gia giảm đã có những kết quả nhất định ban đầu song còn nhiều điều phải suy nghĩ tiếp tục và thời gian thể nghiệm để hoàn thiện. Chân thành mong các vị Lão y và các Lương y chỉ giáo. BỆNH HẬU SỞI
HTXDYD Khâm Thiên
Triệu chứng: Nốt sởi đã bay hết rồi nhưng vì sởi mọc chưa thấu, độc khí vẫn còn, ho nhiều, gầy yếu, ăn kém, phát sốt, ỉa lỏng, thân thể bạc nhược…
Bổ Tỳ thanh Phế thang (ẨM)
Bố chính sâm sao vàng: 12g Trúc diệp: 8g
Hoài sơn sao: 12g
Kim ngân: 8g
Nam cam thảo sao: 4g Nam mạch môn (sao vàng)8g
Liên nhục sao: 12g
Nam sơn tra sao đen: 8g
Nam cầm sao rượu: 4g
Kinh giới sao: 4g
Mười vị trên đỏ 3 bát nước, sắc lấy lưng bát cho uống.
- Nếu hậu sởi chuyển biến, ỉa nhiều, ăn kém thì 10 vị trên gia thê
Nam truật thổ sao 12gSa nhân sao8g
- Nếu hậu sởi thêm chứng đau mắt thì 10 vị trên gia thêm:
Cam cúc12gTử tô8g
- Nếu hậu sởi có thêm cam răng, thì 10 vị trên gia thêm:
Thanh đại8gÝ dĩ sao12g
Huyền thoái4g
- Nếu hậu sởi lại vừa phát sốt vừa đi lỵ thì 10 vị trên gia thêm:
Sơn tra8gKim ngân4g
Hậu phác sao gừng8gThanh bì bỏ vỏ8g
Thổ hoàng liên sao rượu4g
-Kiêng kỵ: Gió lạnh, nước lã, các thức ăn sống lạnh. Nếu là mùa sởi thấy các em sốt thì hãy ngừng cho uống các thứ thuốc sốt, bởi vì nếu chữa khỏi sốt thì sởi sẽ không mọc được.
Bệnh sởi cần kiêng muối có đặc điểm là: Các em phần nhiều lên sởi 3,4 ngày mà sởi chưa mọc được. Nếu còn nghi ngờ vạch sau lưng mà thấy vân hồng như sợi chỉ tức là lên sởi hoặc lên đậu. KINH NGHIỆM DÙNG NGHỆ, TRỨNG GÀ, MẬT ONG CHỮA BỆNH
Kinh nghiệm dùng nghệ, trứng gà, mật ong chữa bệnh
Xung quanh ta có nhiều thức ăn trở thành vị thuốc quý. Nhân dân ta thường dùng mật ong, nghệ, trứng gà làm thuốc chữa bệnh. Nhưng kết hợp 3 thứ thành bài thuốc để chữa nhiều bệnh thì còn nhiều người chưa biết. Bạn hãy áp dụng kinh nghiệm sau để chữa trị khi người nhà có bệnh.
Y học Đông phương cho rằng bệnh là sự mất cân bằng khí huyết, âm dương của cơ thể hoặc của một bộ phận cơ quan tạng phủ nào đó. Nguyên nhân của bệnh do bên ngoài: tà khí lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) bất thường gây nên.
Do bên trong, thuộc nội thương tình chí quá hưng phấn hoặc ức chế: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng (thất tình).
Do bị đánh, té, ngã, va chạm thương tích.
Do đó trong điều trị đã có các khoa ngoại cảm, nội khoa và ngoại khoa. Các bác sĩ, thầy thuốc thường dùng thuốc hóa dược, thảo dược, thuốc tiêm, thuốc uống và giải phẫu (mổ xẻ thương tích). Ngày nay ngày càng nhiều người dùng thức ăn để chữa bệnh gọi là “thực liệu pháp” hoặc “thực dưỡng liệu pháp” để phòng bệnh.
Theo Đông y, mật ong có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm, bổ tỳ vị, nhuận táo, trừ ho, giải độc, giảm đau, sát khuẩn, nhuận tràng. Làm thuốc bổ ngũ tạng, tăng cường thể lực toàn thân cho người lớn, trẻ em, người đau đại tràng – dạ dày, đại tiện táo kết, an thần, chữa suy nhược thần kinh, ho khan, viêm họng, giải độc của vị ô đầu. Ngày dùng từ 20-50g và có thể tới 100-150g. Dùng ngoài chế thành thuốc mỡ hoặc dùng riêng mật ong để băng bó vết thương, đắp lên vết loét, mụn nhọt.
Người ta còn dùng nọc ong để chữa thấp khớp, viêm tim do thấp, sưng cơ khớp, viêm khí quản, nhức đầu, tăng huyết áp giai đoạn 1 và 2. Dùng sáp ong để chữa trĩ ra máu mủ, ung nhọt, chữa bỏng lửa.
Nghệcó vị đắng cay, tính ấm vào 2 tạng can và tỳ. Có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, chỉ thống, chữa phụ nữ kinh bế, đau máu do huyết ứ gây đau bụng, dạ trướng đau, dạ dày đau.
Trứng gà:Lòng đỏ trứng có nhiều chất mỡ tạo ra phospho và sắt. Trong 30g lòng đỏ có 7g anbumin, 15g mỡ, 67mg canxi, 226mg phospho, 3,5g sắt. Giá trị dinh dưỡng lòng đỏ trứng cao hơn lòng trắng, rất cần cho người lao động trí óc và những người suy nhược thần kinh.
Theo Đông y: Trứng gà vị mặn tính lạnh, làm yên 5 tạng, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, trị ho hen, kiết lỵ, động thai, bổ dưỡng làm sinh đẻ dễ dàng, khi ăn để bổ dưỡng thì luộc hồng đào (lòng đỏ còn sền sệt) mỗi ngày một quả là đủ. Kết hợp 3 thứ thành bài thuốc chữa được nhiều chứng bệnh nói trên. Sau đây xin giới thiệu cách dùng nghệ, trứng gà, mật ong để chữa một số bệnh:
Một số bệnh mạn tính thể hư hàn:
Bệnh thuộc tâm:Đau tức ngực, thiếu máu, mặt xanh vàng.
Bệnh thuộc phế:Hen suyễn, viêm phế quản mạn, ho lâu ngày, viêm họng hạt, ho lao, phổi có nước, cảm lạnh.
Bệnh thuộc can thận:Viêm đa khớp, đau khớp gối, bệnh gút, đau vai cổ gáy, tay chân lạnh thường xuyên, đau lưng, yếu sinh lý.
Bệnh thuộc tiêu hóa:Biếng ăn, gầy ốm sụt cân, đau dạ dày. Viêm đại tràng mạn. Đau gan vàng da, trĩ.
Bệnh thần kinh:Suy nhược cơ thể, thần kinh, đau đầu mất ngủ.
Bệnh phụ khoa:Kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng kinh khí hư bạch đới, sa tử cung.
Các bệnh khác:Mụn, lở loét da, viêm xoang, viêm tai có mủ, viêm họng, viêm mũi dị ứng, rụng tóc, tóc bạc sớm.
Bài thuốc:Nghệ vàng 1 củ bằng ngón chân cái, trứng gà ta mới đẻ, bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ, 1 quả; mật ong rừng là tốt nhất.
Cách chế:Rửa sạch nghệ, cạo vỏ, giã nhỏ, cho vào ít nước sôi, lọc lấy nước nghệ, bỏ xác, cho lòng đỏ trứng gà và 2 thìa cà phê mật ong đem chưng cách thủy, khi chín như bánh bông lan, ăn rất ngon. Nên ăn lúc 8-9 giờ tối, ngày ăn 1 lần, ăn liền, nam ăn 7 ngày, nữ ăn 9 ngày là một đợt điều trị. Chưa hết bệnh thì sau 7 ngày lại ăn tiếp, khi thấy bệnh khỏi thì thôi. Nếu ăn 3 đợt mà chưa khỏi bệnh thì nghỉ một tháng lại ăn tiếp như các đợt trước.
BỔ THẬN
“Bổ Thận, dị tinh, khỏe gân, khỏi đau lưng”
Người trình bày:Vũ Đình Phúc - Số 21 hàng Đào - Khu Hoàn Kiếm - Hà Nội
Lịch sử bài thuốc: Gia truyền 100 năm, do ông cha để lại. Bản thân áp dụng 20 năm.
Bài thuốc:
1-Quả dâu đen(Phơi khô sao vàng)500g
2- Hạt sen già (Bỏ tâm sao vàng)500g
3- Đỗ đen (Hàng to hột sao vàng)500g
4- Mật ong vừa đủ để luyện
Cách chế:3 vị cùng tán nhỏ trộn đều, rây kỹ luyện với mật ong, viên to bằng hạt ngô
Cách dùng:Mỗi lần uống 30 viên với nước lã đun sôi. Ngày 2 lần sáng và tối
Chủ trị:Bổ Thận sinh tinh, khỏe gân xương, khỏi đau lưng, bền tính khí, sáng tai mắt
Không cấm kỵ, không phản ứng.
Kết quả: Đã chữa rất nhiều bằng bài thuốc này đạt 95%. CÁC BÀI THUỐC TỪ CƠM CHÁY
Các bài thuốc từ cơm cháy
Trong Đông y, vị thuốc này có nhiều tên gọi như hoàng kim phấn, oa tiêu, oa ba, phạn tiêu... Cơm cháy vị ngọt, tính bình, thường được dùng chữa các chứng đau bụng do chậm tiêu, tiêu hóa kém, chán ăn, tiêu chảy kéo dài, tỳ vị hư nhược...
Một số cách dùng cụ thể:
-Tiêu chảy kéo dài do tỳ hư: Cơm cháy 120 g, hạt sen bỏ tâm sao thơm 12 g. Hai thứ tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 3-5 thìa. Trộn với chút đường trắng rồi hòa với nước sôi, uống sau bữa ăn chừng nửa giờ.
-Trẻ em biếng ăn, hay đầy bụng, đi lỏng: Cơm cháy 150 g, thần khúc sao, sơn tra, hạt sen bỏ tâm sao mỗi thứ 12 g, sa nhân sao 6 g, kê nội kim sao 3 g, gạo tẻ 300 g sao thơm. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều với 500 g đường trắng đã đun chảy thành dạng cao đặc, sau đó nặn hoặc ép khuôn thành những chiếc bánh nhỏ để ăn.
-Người cao tuổi đi lỏng kéo dài: Bạch truật sao 6 g, trần bì 4,5 g, hạt sen bỏ tâm 12 g, ý dĩ sao 12 g, gạo nếp sao, đậu xanh sao, cơm cháy mỗi thứ 600 g. Tất cả tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 7-10 g với nước đường trắng.
-Ăn kém, chậm tiêu: Cơm cháy 150 g, sơn tra 10 lát, quất bì 10 g, đường trắng vừa đủ. Cho cơm cháy vào nồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo sắp được thì bỏ sơn tra và quất bì đã thái hạt lựu vào nấu thêm một lúc, chế thêm đường. Chia ăn vài lần trong ngày.
-Rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng, không muốn ăn do tỳ hư: Cơm cháy 100 g, hạt sen 50 g, đường trắng vừa đủ. Hạt sen rửa sạch, tách bỏ tâm, cho cùng cơm cháy vào nồi ninh kỹ thành cháo, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.
-Trẻ đi lỏng do rối loạn tiêu hóa, thức ăn đình trệ ở dạ dày và ruột: Cơm cháy nướng cháy già 50 g, sơn tra 15 g. Hai thứ sắc kỹ lấy nước, chế thêm chút đường đỏ, uống vài lần trong ngày.
Lưu ý:Cơm cháy loại tốt có màu vàng, khối to dày, giòn. Muốn có được loại này, người ta phải nấu cơm bằng nồi đất hoặc nồi gang có đế dày. Khi cơm cạn, cần điều chỉnh than lửa sao cho cơm cháy không quá già hoặc quá non. TÊ THẤP- THẤP KHỚP
(Tê, bại, liệt, thấp khớp)
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 5 đời Bản thân áp dụng 16 năm
Phương thuốc:
1. Hy thiêm thảo 2 lạng
2. Quế chi 5 đồng cân
3. Trần bì 3 đồng cân
4. Hoàng nàn 1 lạng
5. Hương phụ 1 lạng
6. Nam mộc hương 8 đồng cân
Cách Bào Chế:
Hy thiêm: Dùng rượu tẩm , đồ lên rồi đem phơi, 9 lần tẩm rượu đồ, 9 lần phơi là được.
Quế chi: Dùng thứ non, mỏng, không sao.
Trần bì: Rửa sạch, sao vàng.
Hoàng nàn: Ngâm nước gạo 1 đêm, gọt sạch hết vỏ vàng, rửa sạch , rồi lấy 1 ít nước gạo đặc cho đủ thấm, không dùng nhiều, tẩm vào Hoàng nàn đã gọt sạch ấy 1 đêm rồi phơi khô.
Hương phụ: Sao cháy lông cho vào cối nhào cho sạch vỏ đen.
Nam mộc hương: Cạo sạch vỏ ngoài.
Các vị trên bào chế xong rồi cân mới chính xác. Tán nhỏ, giây thật kỹ, luyện với
hồ, viên bằng hạt đậu đen, phơi thật khô, cho vào lọ kín dùng dần.
Cách Dùng:
Người lớn dùng mỗi lần từ 10 đến 20 viên tuỳ sức người khoẻ hay yếu, béo hay gầy.
Nếu người dưới 15 tuổi tuỳ theo lứa tuổi lớn nhỏ mà giảm đi uống từ 2 viên đến 10 viên.
Ngày uống 3 lần uống trước bữa cơm 2 giờ (khi không no không đói lắm). Uống với nước nóng hay nước lọc.
Dùng xoa:
Dùng để xoa vào chỗ tê, đau thì ngâm với rượu.
Chủ trị:
Chứng tê thấp, bại liệt, thấp khớp, kiêm trị các chứng đau bụng, đầy bụng, thổ tả.
Cấm kỵ:
Có thai cấm dùng.
Kiêng ăn: Các thứ sống, lạnh, thịt gà, cà chua…
Phản ứng: Uống đúng liều lượng thì không phản ứng. Không được uống 2 liều liền nhau trong 3 giờ.
Nhận xét và kết quả:
Trừ những bệnh lâu ngày khí huyết suy nhược thì chỉ giảm được một phần nào, cần kết hợp với thuốc bổ. Còn những chứng đau lưng, đau vai, đầu gối, các khớp vậnchuyển khó khăn lâu ngày đau nhức đều có công hiệu.
Đã chữa ước trên 200 người. Kết quả 80 %.
MÓN ĂN- BÀI THUỐC DÀNH CHO CHỊ EM "RA NHIỀU"
Bài viết sau đây xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc tốt cho những chị em bị ra máu quá nhiều khi đến tháng (kinh nguyệt) hoặc khi sinh nở (còn gọi là băng huyết).
Ra máu khi đến tháng (kinh nguyệt) và khi sinh nở (sản dịch) là hiện tượng bình thường của người phụ nữ. Tuy nhiên nếu lượng máu ra quá nhiều (còn gọi là băng huyết) sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc tốt cho những chị em "có vấn đề trên" để cùng tham khảo áp dụng khi cần.
Các bài thuốc của Tuệ Tĩnh
Trị băng huyết quá nhiều, xây xẩm, ngất xỉu: hương phụ (giã tróc vỏ), xác gương sen, hoa hòe mỗi vị 4g sao qua; tóc rối đốt ra tro, tê giác sao 2g. Sắc uống.
Trị băng huyết, rong huyết cả khí hư: hương phụ giã nát sao đen tán bột, hòa 8g với nước nóng mà uống là khỏi ngay. Nếu còn ra nhiều thì uống 12g nữa.
Trị băng huyết rong huyết không ngớt, không hề nóng lạnh: gương sen, hoa kinh giới phân lượng bằng nhau đều đốt tồn tính, tán nhỏ mỗi lần uống 8g với nước cơm.
Trị băng huyết mới hoặc lâu, không cầm:
- Mộc nhĩ, cây hòe đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu nóng.
- Hoa đậu ván trắng sấy khô tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước cháo cho tí muối. Uống lúc đói.
- Xơ mướp, bẹ móc lượng bằng nhau đốt ra tro, tán nhỏ mỗi lần uống 4g với nước muối hoặc rượu.
- Ô mai nhục 7 quả đốt tồn tính, tán nhỏ mỗi lần uống 4 - 8g với nước cơm vào lúc đói.
- Lá mơ sấy khô, bẹ móc đốt ra tro, hai vị đều nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu.
- Hột đào đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 4 - 8g với rượu. Ngày uống 3 lần.
- Hạt cam già đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu.
- Tóc rối rửa sạch, đốt ra tro tán nhỏ, uống 8g với rượu nóng lúc đói.
Cháo gà trống đen.Cháo thuốc chữa bệnh
Cháo lá hẹ, ý dĩ: hạt ý dĩ 50g vo sạch, nấu cháo. Cháo chín cho 6g lá hẹ vào. Một quả trứng gà luộc chín, bóc vỏ chấm tiêu bột ăn với cháo ý dĩ. Ngày ăn 2 lần.
Cháo gà trống đen: làm thịt gà trống đen, bỏ ruột, rửa sạch, chặt miếng đun nhừ, nấu với gạo nếp thành cháo cho hạt tiêu, muối. Ăn ngày 2 lần lúc đói.
Cháo cây gai: rễ cây gai tươi 30g, trần bì 10g, đại mạch nhân 50g, gạo lức 50g, một ít muối ăn. Rễ cây gai và trần bì sắc lấy nước, bỏ bã, rồi cho gạo lức và đại mạch nhân vào nấu cháo, cháo chín cho muối vào là ăn được. TÍA TÔ TRỪ ĐỜM, TRỊ HO
Tía tô trừ đờm, trị ho
Tía tô còn gọi tử tô, cần phân (Dao), phằn cưa (Tày), hom tô (Thái). Tên khoa học:
Perilla ocymoides L., họ Hoa môi (Lamiaceae).
Bộ phận làm thuốc là hạt, cành, lá. Tía tô được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Tán hàn, giải biểu: Dùng cho các chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu do hàn, do nhiệt, vùng ngực đầy trướng. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Dùng thang hương tô: Tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Hoặc tía tô 80g, cà gai leo 80g, hương phụ 80g, trần bì 40g. tán bột. Mỗi ngày uống 20g.
+ Tía tô 15g, kinh giới 10g, hương nhu 10g, vỏ quýt 10g, gừng tươi 3 lát. Nếu nhức đầu thêm mạn kinh tử 12g, bạch chỉ 8g. Sắc uống.
Ngũ thầm thang: Gừng tươi, kinh giới, tử tô diệp, trà số lượng thích hợp cùng đem sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, cho uống. Dùng cho các trường hợp ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).
Trừ đờm, dịu ho: Dùng trong các bệnh ngoại cảm phong hàn, trong thì có đờm trệ, ho có đờm.
Bài 1: Tô diệp 8g, sinh khương 8g, hạnh nhân 12g, bán hạ 12g. Sắc uống. Trị các chứng bệnh kể trên.
Bài 2: Tô tử 10g, bạch giới tử 10g. Tán bột. Uống với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng. Chữa ho, trừ đờm.
Bài 3: Tam tử dưỡng thân thang: Tô tử 10g, bạch giới tử 10g, lai phục tử 10g. Sao vàng, tán nhỏ, cho vào túi, sắc lấy 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày. Trị ho hen có đờm, tức ngực khí ngược.
Tô diệp mai táo trà: Tô diệp 6g, mận tươi 30g ( hoặc mận ướp đường), đại táo 5 quả, chè 3g. Mận chín tươi hoặc mứt mận và đại táo nấu lấy nước, khi nước đang sôi, đổ vào ấm có chè và tô diệp, hãm tiếp. Uống 2 lần trong ngày. Liên tục dùng trong 5 - 10 ngày. Dùng cho các trường hợp ho, mất tiếng, tắc nghẹn do rối loạn thần kinh chức năng, hysteria.
Lý khí, an thai: Dùng khi các bộ phận cơ thể không hoạt động tốt sinh ra đau trướng ngực, bụng, lưng, sườn đau. Thai động không yên.
Bài 1: Tía tô 8g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, trần bì 12g, đại phúc bì 8g, cam thảo 4g, sinh khương 8g. Sắc uống.
Bài 2: Tô diệp 4g, hoàng liên 2,5g. Hãm với nước để uống. Trị phụ nữ có thai hồi hộp không yên.
Bài 3: Tô diệp ô mai trúc: Tô diệp 15g, ô mai 10g, gừng tươi 10g, trúc nhự 10g, gạo tẻ 60g. Đem các dược liệu nấu lấy nước, gạo đem nấu cháo; khi cháo được cho nước thuốc vào khuấy đều, đun sôi. Ngày 1 lần, đợt dùng 5 - 7 ngày. Dùng cho phụ nữ có thai đầy tức bụng, nôn ói, đau đầu chóng mặt, đắng miệng, nhạt miệng, khát nước, đe doạ sảy thai.
Kiện vị, cầm mửa: Trường hợp tỳ vị bí trệ, tiêu hoá không tốt sinh ra tức ngực buồn nôn, không ăn uống được.
+ Tía tô phân khí: Tía tô 8g, ngũ vị 4g, tang bạch bì 12g, phục linh 12g, chích thảo 4g, thảo quả 4g, đại phúc bì 12g, cát cánh 12g, sinh khương 12g. Sắc lấy nước, thêm ít muối mà uống. Trị các chứng tâm hạ trướng đầy, nôn oẹ, không ăn được mà thiên về hàn.
+ Lá tía tô 30g, gừng tươi 15g. Sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Dùng cho các trường hợp ngoại cảm phong hàn nôn ói đau bụng.
Giải độc với thức ăn là cua cá:
+ Tô diệp tươi hoặc dạng khô 15g sắc hãm nước cho uống. Dùng cho các trường hợp ngộ độc do ăn cua luộc, nem cua, canh cua.
+ Lá tía tô 10g, sinh khương 8g, sinh cam thảo 4g, sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia uống 3 lần, uống nóng. Đơn thuốc này nếu thêm kinh giới 10g, sắc uống; chữa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay.
Chữa đau bụng, lỵ, tiêu chảy:
+ Tía tô 12g, rau sam 20g, cỏ sữa 16g, cam thảo đất 12g, cỏ mần trầu 12g, kinh giới 12g. Làm thành dạng thuốc bột hay thuốc hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 12g. Bệnh cấp có thể sắc uống.
+ Tía tô 2g, vỏ quýt 2g, vỏ vối 2g, vỏ rụt 2g, thanh bì 2g, sa nhân 2g, thần khúc 2g, mạch nha 2g. Nghiền bột mịn, dùng mật làm hoàn. Mỗi lần uống 4g. Thuốc này đặc trị trẻ em bị tiêu chảy.
Chữa sốt xuất huyết: Tía tô 15g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 20g. Sắc uống. Dùng phòng và chữa sốt xuất huyết.
Kiêng kỵ: Người biểu hư, tự ra mồ hôi cấm dùng. BÀI CHỮA MỤN NHỌN
Bài thuốc: Tiêu độc
1. Kim ngân hoa20 gam
2. Sài đất10 gam
3. Bồ công anh12 gam
4. Huyền sâm12 gam
5. Ké đầu ngựa (sao cháy hết gai)16 gam
6. Khổ sâm10 gam
7. Thổ phục linh16 gam
8. Cam thảo06 gam
9. Bạch chỉ10 gam
Tác dụng:
Thanh nhiệt giải độc.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày sắc uống 1 thang (cho 3 bát nước sắc còn 1 bát), sắc 2 lần trộn đều chia 3 lần uống không đói, không no. Trẻ em tuỳ theo tuổi giảm liều.
Chỉ định:
Thân thể nóng ngứa khó chịu, ăn ngủ kém, đại tiện táo, tiểu vàng hoặc đỏ, miệng môi lưỡi khô, khát nước hoặc không khát nước, phát ban hoặc mụn nhọt, ngứa gãi chảy máu tươi rồi thâm lại, sau lại phát đợt khác, trẻ em phát mụn nhọt toàn thân hoặc trên đầu lở loét.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai không được uống, không ăn đồ chua, cay, tanh, chuối tiêu, đồ nếp.Các trường hợp lên sởi, thuỷ đậu, chảy máu dưới da không được uống.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ BỒ CÔNG ANH
Viêm loét dạ dày tá tràng
Người bị bệnh này thường có các triệu chứng như đau vùng thượng vị, no đau, đói đau, đầy trướng bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng, ợ chua, ợ hơi.
Dùng bài thuốc: Bồ công anh 20g, lá khôi 12g, Cam thảo 6g, Ô tặc cốt (Mai mực) 8g, Nghệ vàng 8g, vỏ quýt 6g. Cho vào 3 bát nước sắc cạn còn 1 bát. Một thang sắc làm 2 lần uống trong ngày.
Phụ nữ sau khi sinh bị viêm tắc tia sữa
Dùng bài thuốc: 40g lá bồ công anh tươi rửa sạch, vắt lấy nước uống, còn bã đắp lên vú sưng đau. Mỗi ngày làm 2-3 lần liên tục trong 2-3 ngày.
Phụ nữ bị viêm âm đạo
Ngoài việc uống thuốc điều trị có thể dùng các loại thảo dược sau để ngâm rửa, giúp giảm ngứa, rát và khí hư ở vùng kín.
Dùng bài thuốc ngâm: Bồ công anh 20 g, bạch chỉ 10 g, Xà xàng tử 15 g, Hoàng bá 12 g. Đun sôi với 1 lít nước trong 20 phút, đổ vào chậu, chờ cho bớt nóng rồi ngâm rửa trong 20 phút. Mỗi ngày làm 1-2 lần, nếu dễ chịu hơn thì làm cho đến khi khỏi bệnh.
Người bị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu gắt
Dùng bài thuốc: Bồ công anh 20g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 20g, râu ngô 20g đun sôi với 1 lít nước trong 20 phút, uống thay nước trong ngày.
Khi gan nóng, nổi nhiều mụn mặt
Dùng bài thuốc: Bồ công anh 20g, Tang diệp (lá dâu) 12g, Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa) 12g, Cam thảo 6g. Đun sôi với 1 lít nước trong 20 phút, uống thay nước trong ngày
Lưu ý: Bồ công anh có tính lạnh vì vậy những trường hợp đang bị cảm lạnh, tiêu chảy do nhiễm lạnh không nên dùng.
THEO YHCT
THUỐC TRỊ HEN SUYỄN HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC CĂN NGUYÊN SINH BỆNH
Bài thuốc quý bao gồm các vị: Ma hoàng, Bạch thược, Quế chi, Can khương, Bán hạ, Chích thảo, tế tân, Ngũ vị tử có tác dụng điều hòa nâng cao chức năng tạng phủ, điều trị tận gốc hen phế quản.
Hai vị thuốc bối mẫu bán hạ được phối hợp hài hòa, giúp bổ phế, bình suyễn trị ho, hồi phục chức năng xuất nhập khí của Phế. Ôn Phế, hóa Đờm, trừ đờm, giúp tạng Phế dần hồi phục.
Trần bì, Bán hạ, Can khương giúp tiêu viêm, nâng cao và phục hồi chức năng của tạng Tỳ: Bổ tỳ khỏe vị, ích khí, giúp chức năng vận hóa thức ăn của Tỳ vị mạnh lên, đờm từ đó không sinh ra.
Ngũ vị tử có tác dụng cầm ho định suyễn, kết hợp thêm cam thảo giúp nguyên khí phục hồi, chức năng nạp khí của tạng Thận được phục hồi, tạng phủ khỏe mạnh.
TẠI SAO NÊN DÙNG: CHÙNG TÔI ĐÁP ỨNG ĐƯỢC 3 ĐIỀU KIỆN SAU:
- Một, dược điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh, giúp cân bằng và điều hòa chức năng giữa 3 tạng Tỳ - Phế - Thận, giúp các kháng thể tự nhiên sinh ra, sức đề kháng của cơ thể được cải thiện rõ rệt. Phế quản không sinh đờm, hết viêm và phù nề. Số lần lên cơn khó thở thưa hơn và cơn hen nhẹ dần, từ đó KHÔNG TÁI PHÁT.
- Hai,trong quá trình đúc kết kinh nghiệm điều trị, thuốc thảo dược đã được gia giảm thêm các vị thuốc để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
- Ba, an toàn, không lo các tác dụng phụ.
Đợt điều trị của thuốc hen thảo dược kéo dài 8 – 10 tuần, kết quả điều trị được duy trì lâu dài. Thuốc đã chữa khỏi cho rất nhiều người và nhận được những lời cảm ơn cũng như phản hồi rất tốt của bà con gần xa trên khắp cả nước
- Bốn, giao thuốc Toàn Quốc cho mọi người➡➡➡➡
------------------------
Anh/chị vui lòng để lại số Điện Thoại lại ngay bên dưới, nhà thuốc sẽ gọi lại tư vấn miễn phí và đặt hàng cho anh chị
_____________________________________________________
VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Điều trị " Viêm Đường Tiết Niệu " ở cả Nam và Nữ bằng cây thuốc Nam vườn nhà.
Xin được chia sẻ Bài thuốc trị viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục bằng cây thuốc Nam theo kinh nghiệm gia đình mình như sau:
Thành Phần:
1. Bông mã đề 50-100g
2. Rễ cỏ tranh 100g
3. Kim tiền thảo 50g
4. Kim ngân hoa 50g
5. Bồ công anh 50g
6. Rau má 50g
7. Lá huyết dụ 50g
8. Cam thảo đất 40g
9. Cỏ nhọ nồi 50-100g
Cách Dùng: tất cả các vị hợp thành bài thuốc, sau khi thu hái rũ đất rửa sạch sắc uống trong ngày 2-3 lần. Uống liên tục vài ngày sẽ thấy hiệu quả.
Chú ý: kiêng ăn đồ cay nóng và uống bia rượu cho tới khi khỏi.
Chúc các bạn mạnh khỏe.
TẠP BỆNH- BÀI THUỐC HAY
Nguyễn Văn Thiêm
Đông y Khu Hai Bà Trưng
Tâm đắc chữa bệnh đau eo lưng
Chứng trạng: Vùng ngang thắt lưng, hông, đùi đau hoặc nhức, có sốt nhẹ hoăcj không sốt, hình sắc, tiếng nói, ăn ngủ và đại tiện phần nhiều vẫn bình thường, trường hợp đau quá có thể ảnh hưởng làm khó ngủ, hình thể lúc đi lại thì thấy vẹo người hoặc còng còng.
Phép chữa: Phải dùng vị bổ để phù chính khí vị, khu phong trừ thấp tán hàn để trục phong hàn thấp tà. Bài thuốc gia truyền:
1. Uy linh tiên (tẩm rượu sao qua)12 gam
2. Ý dĩ nhân (sao qua)20 gam
3. Tỳ giải (sao qua)12 gam
4. Cẩu tích (tẩm rượu sao cháy hết lông)12 gam
5. Độc hoạt (dùng sống)8 gam
6. Xuyên mộc qua (tẩm rượu sao qua)12 gam
7. Dây đau xương (sao vàng)12 gam
8. Rễ cây cỏ sước (sao vàng)12 gam
9. Củ cốt khí (sao vàng)12 gam
10. Thổ phục linh (sao qua)12 gam
11. Xương truật (tẩm nước gạo sao vàng)8 gam
12. Cây xấu hổ (loại có gai, sao qua)12 gam
13. Đậu đen (tẩm muối sao)12 gam
14. Cam thảo (dùng sống)4 gam
14 vịvới liều lượng trên làm 1 thang sắc uống. Lần đầu cho 4 bát nước lã đun cạn lấy 1 bát, lần thứ hai cho 2 bát đun cạn lấy 1/2 bát, bỏ bã gạn lấy nước cô lại còn độ 1 bát, uống lầm 3 lần sáng, trưa và tối, uống trước hoặc sau bữa ăn 2 tiếng đồng hồ.
Cách gia giảm:
- Chứng thiên về hàn như người co ro, sợ rét, nơi đau sờ thấy mát, ưa chườm nóng, chân tay mát hoặc lạnh, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện không thực gia thêm Nhục quế 4 đên 12 gam, và chế phụ tử từ 4 đến 12 gam.
- Chứng thiên về nhiệt như người nóng, nơi đau sờ tay vào cũng nóng, thích chườm mát, tiểu tiện vàng sẻn, gia thêm hoàng bá tẩm rượu sao từ 4 đến 8 gam.
Kiêng kỵ: Kiêng ăn thịt gà, thịt chó, tôm, cua, cá và kiêng phòng dục, không nên thức khuya và gồng gánh nặng.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648