Teya Salat
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU DÙNG ĐỂ XOA BÓP CHỮA CHÂN TAY ĐAU NHỨC
Dược Liệu:
1. Đinh Hương: 40g
2. Một Dược: 100g
3. Nhũ Hương: 100g
4. Long Não: 150g
5. Đại Hồi: 100g
6. Huyết Giác: 100g
7. Quế Nhục: 150g
8. Lá Thông: 80g
9. Thiên Niên Kiện: 80g
11. Hoa Chổi Xể: 100g
12. Địa Liền: 150g
13. Ấu Tàu: 40g
14. Gừng Khô: 100g
15. Nhân Hạt Gấc: 200g
Hướng Dẫn:Bạn có thể Mua tất cả các Vị thuốc trên ở Hiệu Thuốc Bắc:
Và cuối cùng là Bạn cho Tất cả các Vị thuốc trên Vào trong 1 Chai: 250 ml Rượu trắng loại tốt, Bạn ngâm trong 10 ngày đến 1 tháng là Bạn có thể dùng. Để xoa bóp chân tay được.
PHẦN III. BỆNH CẤP CỨU
I. Bệnh trúng phong (stroke) ngất xỉu
Bệnh trạng:
Bệnh trúng gió, thoạt tiên té nhào, bất tỉnh nhân sự, tay chân giựt, mắt miệng giựt méo, đàm lên ồ ồ. Đông Y cho rằng, khi gió độc nhập vô tạng, phủ nào, đều có những hiện trạng khác nhau, có khi nhập huyết mạch.Hễ bộ phận nào bị gió nhập thì các mạch máu bị bế tắc, máu chảy không được nữa nên mới bị đứt gân máu.
Bên Tây Y thì cho là bị đứt mạch máu não (trên đầu), căn cứ vào hiện trạng trông thấy sự thật, còn Đông Y căn cứ vàokhí hóa vô hình, tức là căn cứ vàogốc bệnh. Tây Y nhìn vàohiện trạngcủa bệnh đó (đó là cái ngọn). Bởi vậy khi bị trúng gió, bộ phận nào bị trúng thì lập tức phải khai thông các huyệt của bộ phận đó thì máu không bị tắc nghẽn nữa, và mạch máu cũng không bị bể nữa.
Cách khai thông các huyệt sẽ nói dưới đây:
Phải làm ngay để cứu sống:
Bất kể ai, bất kỳ lúc nào, hễ gặp người bị stroke (bị trúng gio` ngất xỉu) thì lập tức lấy một cây cứng, như đầu quản bút…, day ấn mạnh vàohuyệt dũng tuyềndưới lòng bàn chân. (Chia bàn chân làm 3 phần, huyệt ở chỗ trũng 1/3 từ trên xuống, thẳng kẽ ngón chân 2 và 3) sẽ làm bệnh nhân hồi tỉnh lại rất mau chóng). (xem hình cuối sách)
Nếu bệnh nhân tự mình còn có thể day ấn hãy đạp chân vào góc nhọn cạnh giường hay bàn ghế, rồi xoa mạnh 2 bàn tay và các đầu ngón tay. Làm như vậy chỉ trong mấy phút có thể trờ lại bình thường, tránh được chứng ngất xỉu hay bại liệt. Khá nhiều người không biết cách đề phòng nên đã bị chết hay bại liệt.
Nếu bệnh nhân đã bị hôn mê rồithì người khác phải day ấn huyệt dũng tuyền như trên cho họ, đồng thờigiã gừng sống vắt lấy nước cốt, chừng nửa ly nhỏ, pha với đồng tiện, 2 vị bằng nhau, cho uống. (Đồng tiện là nước tiểu bé trai 5-6 tuổi trở xuống, nếu không tìm được con nít thì lấy của người lớn cũng được, nhưng không hay bằng con nít,nên bỏ bớt đợt đầu và cuốiđi, cũng có thể dùng giấm chua hay rượu mạnh thay thế nhưng ít công hiệu hơn). Việc làm này tuy không hợp vệ sinh, nhưng thực tế kinh nghiệm dân gian, đã cứu được vô số người còn hơn là để họ chết giữa đường khi chưa kịp tới nhà thương. Nhiều trường hợp tới bệnh viện cũng không chữa được hoặc có chữa được cũng phải qua một thời gian dài tập luyện cực kỳ vất vả.
Nếu răng cắn chặt không đổ thuốc được: thì dùng phèn chua + muối rang, 2 vị bằng nhau, tán mạt,chà vào hàm răngthì nước miếng sẽ chảy ra, chỉ một lúc sau là răng sẽ tự mở ra được.
Sau khi day ấn huyệt Dũng Tuyền và cho uống thuốc mà chưa tỉnh dậy, lật tức hãy dùng ngay phương phápchích lể và nặn máu bầm ở các huyêt sau đây:
1. Huyện Thập Tuyên( ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón tay)
2. Huyệt Khí Đoan(ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón chân)
3. Huyệt Ấn Đường(nằm giữa 2 chân mày)
Sau khi chích lể các huyệt, chỉ trong giây lát là tỉnh lại.
Cước Chú 1:
Dụng cụ để châm: Nếu có sẵn kim tiêm thì rất tiện lợi, không đau và kim sắc. Nếu không có thì dùng loại kim to khác thay thế, có thể dùng gai chanh v.v…
Sát trùng: Cần phải sát trùng dụng cụ cẩn thận, cả tay người làm và da nơi các huyệt phải châm, để tránh nhiễm trùng.
Thủ thuật: Bàn tay trái, dùng ngón cái và ngón trỏ của người chữa, véo vào da nơi huyệt cần châm, cho cao lên, còn tay mặt, ngón cái và ngón trỏ, nắm chặt cây kim cho vũng, rồi đâm hơi sâu bằng hạt gạo, miễn sao nặn ra được nhiều máu bầm.
Cách đây không lâu, một em bé người Mỹ, chừng 1 tuổi, bị trúng gió rất nặng, gia đình đem vô bệnh viện ( tại Amarillo,TX) nhưng bác sĩ đã từ chối, không còn cách nào chữa được. Cha mẹ em khóc thút thít, đợi chờ con chết. May lúc đó có một chị Việt Nam mà tôi quen biết, cũng có mặt tại đó, chị đề nghị với gia đình: “ Đàng nào em bé cũng chết, nhưng nếu gia đình đồng ý, chị sẽ chích lể máu cho em, may ra cứu được”. Gia đình không hiểu được chị này sẽ làm chuyện gì, nhưng cầu may, còn nước còn tát. Sau khi chị lể các huyệt như trên, em bé khóc ré lên, thế là em được cứu sống trước sự ngỡ ngàng của mọi người.
Cước chú 2:
CHÂN BỊ CHUỘT RÚT, KHÔNG NGỒI DẬY ĐƯỢC
,không bước đi được hoặc
BỊ ĐÁNH VÀO TRÚNG CHỖ HIỂM
(hạ bộ), đau muốn chết, cũng day ấn "HUYỆT DŨNG TUYỀN" Hay đạp chân vô chỗ góc cạnh như trên, chỉ một chặp sẽ trở lại bình thường.
Cách trị chuột rút, ông Trần Tân B. Carthage, MO, còn chỉ cách rất đơn giản và rất hiệu quả là theo phương pháp sau đây:Bẻ 2 đầu ngón chân cái bẻ lên và gập xuống ít lần là khỏi
II. Khi bị cấm khẩu, méo miệng, xếch mắt
Bệnh nhân bị hôn mê đã cứu cho hồi tỉnh, nhưng lại bị cấm khẩu, méo miệng, xếch mắt, bán thân bất toại, hãy mau chích lể các huyệt sau đây để cấp cứu:
Huyệt Nhân Trung:(Chia nhân trung làm 3 phần, huyệt này nằm ở 1/3 từ trên xuống, coi hình 2)
Huyệt Thừa Tương:(Ở giữa và dưới môi dưới, chỗ lõm, coi hình 2)
Huyệt Địa Thượng(ở 2 bên mép: dùng cây tăm đo từ gốc ngón tay giữa của bệnh nhân, ra tới đầu ngón tay (Nam tả, nữ hữu). Bẻ cây tăm làm mực để đo từ giữa môi ra 2 bên mép, đầu cây tăm chạm vô đâu thì lể và nặn máu bầm chỗ đó.
Huyệt Giáp Xa:Huyệt nằm ở xương hàm dưới, đo từ mép ra 2 tấc 4 phân (Khi cắn chặt hàm răng, chỗ nổi lên cao nhất là huyệt, khi không cắn rắng, chỗ đó lõm xuống, ấn vào thấy ê tức (xem hình 2)
Trúng phong cấm khẩu(Không nói được):
Lể các huyệt ứ huyết, ở gân xanh dưới lưỡi và huyệt đầu lưỡi (Nếu miệng không há được thì lấy phèn chua và muối rang, xát chân răng như trên)
III. BÁN THÂN BẤT TOẠI:
Nếu bệnh nhân lại bị chứng bán thân bất toại thì lấy 1 củ tỏi, 1 củ sả, 1 củ gừng, 1 mớ tóc rối (tóc do các bà chải đầu rụng xuống). Tất cả chung lại, giã nát, rồi bọc vào miếng vải băng lớn, lấy gói thuốc đó thấm vào đồng tiện (khi bí thì dùng dấm chua thay đồng tiện hay nước tiểu người lớn),rồichà xuôi từ trên xuống chân,chà khá mạnh, bên bất toại, cứ làm đi làm lại cho tới khi khỏi.
Cước Chú:
1.Phần thủ thuật, chích lể, xin coi ở trên để làm cho đúng cách, tránh nhiễm trùng.
2.Chứng bệnh trúng phong: méo miệng, xếch mắt, cấm khẩu v.v… bất cứ do nguyên nhân nào, nếu có người giúp kịp thời, sẽ khỏi ngay tại chỗ, khỏi phải đi nhà thương, khỏi phải uống thuốc.
Quãng năm 1977, tôi đang giúp Cộng Đoàn VN tại Springfield, MO, độ quá trưa, tôi được mời đi xức dầu cho một bệnh nhân bị trúng gió khá nặng: bán thân bất toại, méo miệng, xếch mắt, thêm cấm khẩu.
Các bà cũng ra tay cứu chữa như xoa dầu, cạo gió, nhưng bệnh nhân vẫn không động cựa, tôibảogiã gừng vắt lấy nước cốt, rồi pha với đồng tiện,cho uống.
Đồng thời, tôi cũng chỉ cách chích lể một số huyệt, để chữa cấm khẩu và xếch mắt, méo miệng như đã nói ở trên.sau khi chích lể và xoa bóp, bệnh nhân đã ngồi dậy và đi lại được, thế là tôi khỏi phải xức dầu và gia đình cũng chẳng phải mất một xu nào cho bệnh viện.
Ở miền Bắc, khi bị trúng gió ngất xỉu, bất cứ chứng nào, kể cả khi bị sôi đàm, nghẹt thở muốn tắt hơi, cũng đều chữa khỏi cả, bằng cách lấycây cải tạy(ở Bắc cây này chỗ nào cũng có) giã lấy nước pha đồng tiện cho uống là tỉnh liền.
Trên đây là những cách chữa theo kinh nghiệm của dân gian, nơi nào cũng có một số người biết cách chữa để làm phước.
Đặc biệt là vị tổ sư Hải Thượng Lãng Ông đã được cả dân tộc VN tôn sùng nhớ ơn, vì đã hi hiến cả cuộc đời để nghiên cứu phương thuốc gia truyền, còn lưu lại cho tới ngày nay, cứu được vô số người thoát khỏi tử thần…
Dưới đây là một ít cách chữa trị trúng phong cấm khẩu do Ngài để lại:
CHỮA TRÚNG PHONG MÉO MỒM:
1.Vôi sống sao dấm, đâm nát và trộn sền sệt, hễ méo bên này thì bôi bên kia, sẽ cân trở lại.
2.Ba đậu 7 hạt, giã nát, đắp lòng bàn tay, hễ méo bên này thì đắp bên kia.
3.Lấy lá mít giã nát với chút vôi, cũng đắp lòng bàn tay như trên.
4.Lấy máu đuôi lươn bôi giấy, méo bên này thì dán bên kia, khi cân rồi, phải chùi đi ngay.
MÉO MỒM, MÉO CẢ MẶT, XẾCH MẮT, CO GIẬT 1 BÊN, LƯỠI KHÔNG CHUYỂN ĐỘNG ĐƯỢC.
Dùng Quế tâm, giã ra với rượu, tẩm vào mảnh vải, méo bên này thì đắp má bên kia. Rất hay.
TRÚNG PHONG SÔI ĐÀM, NGHẸT THỞ, MÊ MAN BẤT TỈNH, 6 BỘ MẠCH TRẦM PHỤC
Phụ tử, nam tinh, mộc hương, đều ½ lạng, gừng sống 9 lát, sắc uống.
TRÚNG GIÓ ĐỘC lúc nằm ngủ (coi như chết rồi)
Lấy lá hành nhọn thọc vô lỗ mũi bệnh nhân, nam thọc bên tả nữ bên hữu, một chặp sẽ tỉnh lại.
BÀI HAY TRỊ BỆNH UNG THƯ HIỆU QUẢ
Với kinh nghiệm bản thân, tôi xin ghi lại đây toa thuốc này ngõ hầu giúp quý vị qua được cơn bạo bệnh. Thuốc này chẳng những trị được bệnh ung thư phổi của riêng tôi mà còn trị được ung thư gan và các bệnh hạch bướu khác với kết quả 100/100, vì chính người thân và bạn bè đã được trị lành trong nhiều năm qua. Vì vậy hãy tin tưởng mà kiên nhẫn uống liên tục trong một thời gian dài cho đến khi nào thật lành bệnh hãy ngưng uống.
Ung thư là bệnh nguy hiểm nên khi mắc bệnh là như cầm bản án tử trong tay nên lo sợ là tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta nên nghĩ rằng nếu có sanh thì phải có tử, đâu ai tránh khỏi luật này, vì vậy ta lo sợ có ích gì mà chỉ hại sức khoẻ thêm thôi. Hãy nghĩ là mình có cái may biết được ngày mình ra đi, thì hãy cứ an nhiên chấp nhận để tâm thật an bình mà hưởng những ngày còn lại và tận dụng toàn thời gian đó cho gia đình và người thân của chúng ta. Hãy chung vui, xum họp và sắp xếp công việc để lòng được thanh thản.
Toa thuốc này tuy đơn sơ nhưng rất có hiệu quả, đã chữa lành cho nhiều người thì quý vị cũng nên tin tưởng mình cũng sẽ được chữa lành. Điều quan trọng là tinh thần phải vững, đừng lo sợ buồn phiền. Vì tinh thần sa sút sẽ ảnh hưởng đến thân xác mất ăn, mất ngủ. Sức khoẻ kém sẽ làm mất sức đề kháng.
Nếu quý vị có thắc mắc, xin điện thoại về Bà Bích: (1)714-893-3427 , tôi rất sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân tôi; người đã qua ung thư lần thứ nhất và một lần di căn sáu năm sau, tất cả đều nhờ toa thuốc này mà lành bệnh. Quý vị có bệnh xin hãy tin tưởng và uống đều.
Toa thuốc rất đơn giản, chỉ có hai vị là Quy tô tử và Mạch chủ, hầu hết các tiệm thuốc Bắc đều có. Riêng Orange County thì có hai tiệm có thuốc đã xay nhỏ sẵn cho quý vị dễ sắc. 1) Tân Sanh Thuốc Bắc
9659 Bolsa Ave.
Westminter, CA 92683
Tel. 714-839-6712
2) Hồng Phát Thuốc Bắc
14338 Brookhurst St.
Garden Grove, CA 92643
Tel. 714-839-2112
Ở Việt Nam, quý vị có thể đến tiệm
Y Học Dân Tộc
Hợp Tác Xã Hùng Vương
136 Hải Thượng Lãng Ông
Phường 10, Quận 5, TPHCM
Tel. 3950-6548
Xin xem cách sắc thuốc và uống thuốc ở trang sau.
Lưu ý: Thuốc uống mấy ngày đầu cảm thấy trong người nóng, sau đó không còn cảm giác nóng nữa. Đấy là việc tự nhiên, xin quý vị chớ lo.
TOA THUỐC TRỊ BỆNH UNG THƯ VÀ CÁC LOẠI HẠCH BƯỚU
(TOA THUỐC GIA TRUYỀN CỦA NGƯỜI TÀU)
Mỗi thang chỉ có hai vị:
1. Quy tô tử 1 cân Anh (1 lb) (370gram). Quy tô tử giống hạt sen khô, nhưng rất cứng, búa đập khó bể nên nhớ bảo tiệm thuốc xay luôn ra cho nát thì nấu mới ra thuốc được.
2. Mạch chủ 1 bao (bịch) (có tẩm mật ong sẵn nên có vị ngọt)
1 bao thường có 15 trái lớn, hoặc 18 trái nhỏ.
Tùy thích ngọt lạt mà gia giảm, chớ giảm quá nhiều, mất vị thuốc.
Cách nấu Nên dùng nồi slow-cooker bằng sành sứ (không nên dùng nồi bằng kim khí) 1. Nước đầu Cho 1 lb (370gram) quy tô tử và 10 trái mạch chủ (lớn) vào nồi. Đun 1 gallon (3,79lit ) nước sôi riêng bên ngoài, sôi xong mới đổ vào nồi (cốt cho nước trong nồi slow-cooker được sôi liền) và vặn cho nồi ở mức độ Hi (cao).
Đun trong vòng 8 tiếng đồng hồ.
Dùng khăn lược hoặc lưới nylon (tránh không dùng lưới, vợt kim khí), lược lấy nước nhất, giữ xác thuốc lại để nấu nước nhì. (Nếu muốn uống nước nhất thì càng tốt, mau có hiệu quả, không thì chờ nấu nước nhì xong, hòa chung lại uống cũng không sao).
2. Nước nhì Cho thêm vào nồi số Mạch chủ còn lại trong bao và cũng nấu như nước đầu với nửa gallon nước nhưng lần này ít giờ hơn.
Đun khoảng 5 tiếng đồng hồ. Dùng khăn lược như nước nhất. Hòa hai nước nhất và nhì lại làm một để uống. Chứa trong chai, lọ thủy tinh, để tủ lạnh.
Cách uống Mỗi ngày uống hai lần, sáng sớm và chiều tối, khi bụng đói, để có hiệu quả tốt.
Mỗi lần uống một ly (chén).
Chú ý Thuốc này không kỵ bất cứ thuốc Đông Y hay Tây Y nào hết, và cũng không kỵ bất cứ thức ăn nào. Tuy nhiên, để bảo đảm công hiệu và an toàn, nên uống cách 2 tiếng khi dùng Âu dược.
Khi uống vào thường không có một phản ứng nào, nhưng nếu có khạc nhổ (hoặc tiêu, tiểu) ra chút máu thì đó là chất độc dược thải ra. Xin đừng sợ mà nên mừng.
Nên uống liên tục, ít nhất là 4 tháng (nếu biết là ung thư ở vào thời kỳ nặng thì cứ tiếp tục uống thêm vài tháng liên tục, đừng nghỉ). Nấu thuốc gối đầu sao cho có thể uống liên tục không ngưng ngày nào đến khi lành bệnh. Quan trọng nhất là phải kiên trì và luôn thành tâm cầu nguyện cho bệnh tật tiêu trừ.
Bài nầy của một người bạn. Ở Việt Nam, quý vị có thể đến tiệm Y Học Dân Tộc
Hợp Tác Xã Hùng Vương
136 Hải Thượng Lãng Ông
Phường 10, Quận 5, TPHCM
Tel. 3950-6548
Bà Bích: (1)714-893-3427 nói:
"Thuốc này chẳng những trị được bệnh ung thư
phổi của riêng tôi mà còn trị được ung thư gan
và các bệnh hạch bướu khác "
với kết quả 100/100
Ở chổ nầy họ đã làm sẳn 1 phần thuốc =90000 đồng, về chỉ có việc sắc theo chỉ dẫn , uống được ba ngày.Tính ra 1 tháng khoảng 900.000đ .Bốn tháng 3.600.000 đồng.
VQ nghĩ các bạn nên photo bài chỉ dẫn nầy,và kèm theo khi các bạn tặng quà cho bệnh nhân ở viện Ung Bướu.
BÀI THUỐC CHỮA HO VIÊM HỌNG VÀ TIÊU ĐỜM
Dược Liệu:
1. 1 Cái Vỏ Quýt lâu năm nướng cho hơi thơm. Bạn đập nhỏ
2. 1 Củ Tỏi Rửa cho Sạch. Bạn bóc bỏ Vỏ xong. Bạn Đập dập.!
3. Cam Thảo: 8g
4. 2 Quả Chanh leo: (Bạn lấy Chanh ta. Hay quả quất cũng được. Bạn vắt lấy Nước cốt)
5. Mật ong: 100 ml
6. Gừng nướng: 3 lát nhỏ (8g) Gừng đập dập)
Hướng Dẫn: Bạn cho tất cả 6 Thứ trên vào Cái bát ăn cơm hoặc Cái Chén. Bạn cho vào Nồi Cơm Điện, Bạn hấp cách thủy 20 phút đến 30 phút.! Bạn chắt lấy nước thuốc trên. Người Lớn hay Trẻ Em mỗi lần uống 1 lần 15 ml. Bạn uống ngày 3 lần.! Sáng 1 lần. Trưa 1 lần. Tối 1 lần.
CHÚ THÍCH: Phụ nữ đang có Thai phải bỏ Gừng. Không được phép dùng.!
CÁCH NẤU DẦU PHONG THIÊN HƯƠNG CHỮA BỆNH
Trị mọi bệnh ngoài da
1.Các bệnh lở loét, ghẻ ngứa (bệnh Ezema)
2.Chân tay bị nứt nẻ chảy máu.
3.Lở trong miệng, cuống họng.(Bôi, súc miệng)
4.Sâu,bọ ong, kiến ... cắn làm sưng nhức.
5.Trị bỏng lửa, nước sôi(Mau khỏi, không sẹo)
6.Bị đứt tay chân, bôi dầu rất mau lành, không sẹo.
7.Trị trĩ nội, trĩ ngoại (Lấy tép tỏi cà cho sây sứt rồi dầu vào chung quanh, nhét vô chỗ đau)
Tất cả các chứng bệnh trên đây, ai dùng dầu này cũng đều có hiệu quả tốt cả.
1. CÁCH ĐIỀU CHẾ DẦU PHONG THIÊN HƯƠNG:
Bạn Lấy tỏi và Hành trắng 2 thứ bằng nhau (Nhiều ít tùy ý), xay nhỏ, nấu với dầu dừa nếu không có dầu dừa thì dùng dầu olive cũng được. Nếu đổ ít dầu thì sức mạnh để trị bệnh sẽ hiệu quả hơn nhiều, đổ nhiều sẽ giảm sức.
BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU THOA TÊ NHỨC TAY CHÂN
Bạn Lấy hạt gấc sao vàng bỏ vỏ,
Bạn Ngâm với Rượu (cồn) để đó thường dùng .
Băng phiến, long não ngâm chung..
Để dành xoa bóp đau lưng cũng tài...
Chỉ 3 vị thành bài thuốc quý..
Có nhiều người điều trị thành công.
Mách nhau ghi chép mấy dòng
Giúp cho các cụ lão ông lão bà .
Thuốc rượu này để thoa không uống,
Bị tê tay, tình huống nguy nan
Dùng “Độc hoạt ký sinh thang’’
Gia thêm Khương hoạt giải tan bệnh liền.
CHÚ THÍCH: Hạt gấc 200g; Băng phiến 50g; Long não 50g. Đem ngâm với cồn 90° , 10 ngày sau dùng được. Bên trong uống thêm bài Độc hoạt ký sinh thang gia thêm Khương hoạt 15g, sắc uống mỗi ngày một thang.
CÁCH THỬ CHÓ DẠI CẮN VÀ CÁCH CHỮA
Nếu gặp con chó nào đi hoang, đuôi cụp xuống, đầu chúi xuống, lắc lư, chảy rãi, mắt đỏ, đích thị là chó điên rồi. Nếu khi bị chó cắn mà không biết là chó dại hay chó khôn, hãy thử bằng cách lấy cây sả (bỏ lá), giã nát, lấy vải gói lại, chà xuôi từ gáy, theo dọc xương sống và 2 bên xương, tới xương cùng. Hễ thấy 2 bên có gân máu đỏ, nổi lên như sợi chỉ, có khi nổi nhiều đường, đích thị là chó điên cắn rồi, hãy cấp tốc đi chích ngừa ngay. Nếu không thấy có gân nổi lên thì khỏi đi chích, bởi vì chích rất đau, lại phải thời gian lâu dài, tốn tiền, ngăn trở công ăn việc làm. Tôi đã thử cho nhiều người, nếu tôi nói không phải là chó điên thì an toàn.
BỆNH DẠI (RAGE) (CÁCH 2)
BỆNH TRẠNG:
Bệnh dại là một loại bệnh do virus bộc phát qua hệ thần kinh trung ương có ảnh hưởng đến tất cả động vật có máu nóng và ảnh hưởng đến con người do bị cho dại cắn.
TRIỆU CHỨNG:Người mắc bệnh dại có triệu chứng xuất hiện từ 15 ngày đến 1 tháng hay hơn 1 năm. Nó làm cho nóng sốt, mệt mỏi, khó thở, tiết nước bọt nhuể nhoải rồi chuyển sang thời kỳ bị kích thích dữ dội, co cứng, đau cổ họng khi nuốt nước miếng.
NGỪA BỆNH : khi bị chó dại cắn, người ta đi chích ngừa vaccine tùy theo vết thương chó cắn và vị trí cắn mà chích kháng huyết thanh dại, có thể giúp cho người bị chó dại cắn khỏi bị phát bệnh dại.
THỜI GIAN:Khi ở giai đoạn chót làm cho người bệnh dại sợ nước và khi gặp nước thì cơ thể co thắt và run rẩy, thường núp vào bóng tối vì sợ ánh sáng, rồi chết trong vòng 4-5 ngày.!
CÁCH 2-TRỊ CHÓ DẠI CẮN:
Chó dại cắn rồi phải nhớ ghi..
Phương nầy trị hết chẳng lo chi..
Tro cùng đất sét hòa chung lại..
Lăn chỗ vết thương hết một khi..
Lấy nọc có long trong đất sét..
Cách nầy chắc chắn nhớ làm y..
Gặp ai rủi bị nên mau mách..
Chó lở cắn nhằm phải nhớ ghi.!
BÀI THUỐC:- 50 gr cây lá mã đề : thanh nhiệt.
- 25 gr củ gừng : giải độc, nhiệt.
- Bỏ cả 2 thứ đó vào siêu, sắc 3 chén nước còn lại 8 phân.
- Một lần uống sau 3 giờ mới uống lần sau.
- khi uống sau thời gian trên, bệnh nhân đi tiểu cũng có màu đỏ giống như uống VỎ VE SẦU.
KẾT QUẢ:Theo kinh nghiệm lâm sàng, Bệnh chó dại cắn là một loại bệnh khó chữa trị. Nhờ có 2 bài thuốc trên, qua kinh nghiệm dân gian trên 50 năm qua cho thấy kết quả khả quan nhưng dần bị lãng quên nay nhắc lại hầu giúp cho những ai mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này.
CHỈ ĐỊNH : khi cho uống thuốc phải có nhiều người mang găng tay giữ chặt bệnh nhân lại, để tránh bệnh nhân cắn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:- Không nên uống 1 lần CÁCH 1 và CÁCH 2
- Giải độc mạnh quá làm cho bệnh nhân bị dị ứng thuốc.
CHỮA CHÓ DẠI CẮN BẰNG BẠCH CẬP VÀ ĐỌT KHẾ CHUA (st)
Một cháu tên Long bị chó fox nhà bên cắn, dấu mẹ vì lo bị la. 3 ngày sau chó fox Phát bệnh chết. Nửa tháng sau Long sốt, sợ gió và ánh sáng. Gia đình đưa cháu nhập viện. Khi chứng kiến 1 bé giường bên chết do bệnh khác, Long chu và sủa như con fox. Bác sĩ nói mẹ Long lo hậu sự vì Phát dại rồi, y học không cứu được... Một chú đi thăm bệnh nhân Phòng bên, cho bài thuốc. Cháu uống sau 5-7 Phút thì tỉnh, không tru nữa. Sau 3h uống lần 2 và cứ uống thế hết ngày. Hôm sau Long xuất viện, và đến nay vẫn khỏe mạnh.
BÀI THUÔC
1. Bạch cập (dạng bột có sẵn ở các tiệm thuốc bắc) nhiều ít tùy ly nước to nhỏ, không lo tác dụng Phụ.
2. Đọt (những ngọn non) của cây khế chua (nam 7 nữ 9 đọt) đâm (giã) nhuyễn.
*2 thứ trộn lẫn, hòa vào ly nước nhỏ. Cho bệnh nhân uống, cách 3h cho uống tiếp, cứ vậy cho uống hết ngày.
Chú ý: sau khỏi, 1 2 năm đầu kiêng: đám tang. kiêng ăn: trứng gà, dây nhãn lồng, giá đỗ, đậu- kẻo bị Phát lại.
Bài thuốc này có thể uống Phòng ngừa khi bị chó cắn.
BÍ QUYẾT MUỐN SINH CON TRAI HAY CON GÁI THEO BẠN
Có nhiều người muốn có mụn con trai để nối dòng, nhưng lại chỉ sinh toàn là gái hay trái lại, làm cho buồn đến thúi ruột. Xin quý bạn hãy an tâm, chúng tôi sẽ chỉ cho phương pháp có con trai hay gái theo ý muốn, hiệu quả gần 100%..
Khoảng năm 1991, tôi có dịp đi công tác vùng Mincapolis – St. Paul, MN, tôi đã tới thăm cụ Nguyễn Khiớn, cụ đã khá lớn tuổi. Mặc dầu chưa bao giờ gặp nhau, nhưng giữa cụ và tôi có mối duyên thầm, nên cụ rất dễ bộc lộ tâm tình với tôi. Vì biết tôi là “Ông Cố đạo” tôi có nhiều dịp gặp gỡ giáo dân, có thể chỉ cho nhiều người muốn có con trai hoặc con gái mà chưa được.
Sau khi tôi nghe cụ hướng dẫn và ghi chép tỉ mỉ, cụ lại đưa luôn tập sách bửu bối rất cũ kỹ, đã bạc màu mà cụ rất quí. Tập sách này đã đề cập đến nhiều vấn đề rất thực tế, có thể giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn hàng ngày, trong đó có nói việc muốn sinh trai hoặc gái.
Cụ quả quyết rằng: bất cứ ai nhờ cụ giúp, mà làm đúng cách chỉ dẫn, tất cả đều được toại nguyện. Thú thực ban đầu tôi vẫn còn bán tín bán nghi, nhưng sau khi đã chỉ cho vài người áp dụng phương pháp này, qua một thời gian họ gọi báo tin vui là họ đã đạt được kết quả mỹ mãn.
THỰC HIỆN:
Cách ứng dụng rất đơn giản,căn cứ vào tuổi chẵn hay tuổi lẻ của cả 2 vợ chồng và chọn tháng lẻ hay tháng chẵn để ăn ở trong bậc vợ chồng thì có con trai hay con gái.
Theo nguyên tắc:
Ví dụ:
·Nếu tuổi chồng năm nay là 30 hay 32, tức là tuổichẵn, vợ cũng tuổichẵnlà 26 hay 28 , muốn cócon traithì chọn thánglẻtức là tháng 1 hay 3 v.v (2 chẵn 1 lẻ)
·Nếu tuổi chồng là 31 (lẻ), vợ là 29 (lẻ), muốn có con trai thì chọn tháng 1 hay 3 v.v (3 lẻ)
·Nếu chồng tuổi chẵn là 30, 32, … vợ tuổi lẻ là 25, 27, … ăn ở vào tháng 1 hay 3 (lẻ) è 2 lẻ 1 chẵn sẽ sinh con gái.
·Nếu chồng 30, vợ 28, ăn ở vào tháng 2, 4, … (3 chẵn) sẽ sinh con gái
3. Muốn có đứa con thông minh, đức hạnh, khỏe
Trước hết, muốn có con, vợ chồng phải ăn ở với nhau sau ngày trứng rụng. Lại phải chọn vào tháng mát mẻ, khí hậu điều hòa để ăn ở với nhau.
Chọn thời gian sức khỏe của cả hai người điều hòa, không quá bận tâm lo công việc làm ăn. Tâm hồn phải luôn thoải mái bình an, lương tâm trong sạch, đạo đức, … không bất hòa, bất thuận.
Nếu sống với nhau trong lúc say sưa, nghiện ngập, đời sống bê bối, v.v đứa con tương lai sẽ có nhiều nết xấu, bệnh tật, sẽ gây nhiều đau khổ cho cha mẹ, v.v
RAU NGÓT CHỮA ĐÁI DẦM Ở TRẺ EM
Lấy khoảng 40gr lá rau ngót tươi rửa thật sạch, giã nát cho thêm một ít nước đun sôi để nguội rồi khuấy đều để lắng, gạn lấy nước chia làm 2 lần cho trẻ uống trong ngày chữa chứng đái dầm rất tốt.
MỘT SỐ CÁCH CẤP CỨU VÀ GIẢI ĐỘC MÀ AI CŨNG NÊN BIẾT
Cứu trúng độc ngô còng (rết)
Về mùa hạ, thịt gà để cách đêm, không để tủ lạnh, thường hay bị ngô công lại ôn, hoặc dị độc vào miếng thịt, ngộ ăn phải thì phát đau bụng, phải dùng 2 đến 3 quả trứng gà, bỏ lòng đỏ ăn lòng trắng tự khắc giải ngay.
Một cách nữa, lấy chót đầu móng tay 10 ngón mài với nước đun sôi để nguội, uống nhiều cũng kiến hiệu. Lỡ khi bị rết cắn, lấy mủ sữa cây dâu phết vào giấy sạch dán áp vào chỗ bị thương thì khỏi đau.
Cứu trúng độc thịt trâu
Ăn thịt trâu quá nhiều, dạ dày không đủ sức tiêu thụ, phát sinh nhọc mệt lạ thường nên dùng Đạo thảo (rạ nếp) sắc nước uống, hoặc dùng cam thảo sắc uống, lượng dùng từ 4 đến 12g một lần.
Hoặc dùng Thạch Xương bồ tươi giã vắt lấy nước pha lẫn nước sôi uống rất hay.
Cứu trúng độc thịt gà
Ăn thịt gà trúng độc, hoà nước Địa tương mà uống rất hay. Cách làm Địa tương thủy: đào một lỗ giữa đất cho nước lạnh vào, khuấy cho cực đục rồi để trong mà lấy.
Cứu trúng độc điền loa (ốc bươu)
Ăn ốc trúng độc, dùng nước miếng vịt rót vào miệng, dùng 10g băng phiến hoà với nước sôi uống cũng hay.
Cứu trúng độc mã nghi (loài đỉa)
Lỡ khi vô ý nuốt, hoặc ăn rau sống nuốt phải mã nghi vào bụng, lâu ngày sinh nở ra, ăn hại gan ruột máu mủ trong mình, mặt mũi gầy vàng, không biết chữa thì chết, phải dùng Quế viên nhục (mu nhãn) bọc thuốc lá hay thuốc lào mà nuốt, trùng tự khắc phải chết, rồi theo đại tiện mà ra.
Hoặc dùng Bạch mật (mật ong) ăn luôn luôn cho được 2 đến 3 chai mới khỏi, bởi vì mã nghi tẩm vào mật ong hồi lâu thi hoá ra nước, nhưng phải ăn cho nhiều, hoặc án nhiều thịt bò, thịt dê nó cũng hoá hết.
Cứu trục duẫn độc (măng tre)
Ăn măng tre trúng độc, phải dùng một củ gừng sống giã vắt lấy nước, trộn với một thìa con dầu vừng uống thì độc giải ngay.
Cửu tày qua độc (dưa hấu)
Ăn dưa hấu trúng độc, nên dùng hạt tiêu giã nhỏ, ngâm trong nước hồi lâu đoạn uống nước ấy sẽ khỏi.
Cứu hồ tiêu độc
Ăn hồ tiêu trúng độc, cần phải ăn ngay bột đậu xanh. Nguy hơn nữa là xông lên cổ hình như muốn tuyệt, phải rót hương du vào thì tự giải ngay.
Cứu Bán hạ độc
Trúng phải độc Bán hạ, làm cho người ta nói khản tiếng, nên dùng nước Gừng nguyên chất (tư nhiên trấp) – gừng sống giã vắt lọc lấy nước mà uống, dù nguy hiểm cũng giải ngay được.
Cứu trúng phong đàm độc
Ăn phải nấm phong trúng độc, làm cho người ta cười mãi không thôi, phải sắc nước đậu đen mà uống sẻ khỏi. (Cách làm Địa tương thuỷ: đào một lỗ giữa đất cho nước lạnh vào khuấy cho cực đục rồi để lắng trong mà lấy).
Cứu bâng phiến độc
Dùng băng phiến quá nhiều thì miệng khát không thôi phải dùng 1 bát Địa tương thuỷ uống thì khỏi.
Cứu Ban miêu độc
Trúng phải độc Ban miêu, dùng 1g đậu đen nấu đặc, để nguội rồi uống hết sẽ khỏi.
Cứu thực cầm độc (ăn phải nọc rắn)
Lỡ khi những món đồ ăn mà loài rắn độc dí độc vào, hoặc ăn thịt rắn trúng độc, phải dùng một bát nước lã dội vào trong ống điếu lấy thứ nhựa đặc mà uống.
Một cách nữa: dùng 10g Hùng hoàng mài tan trong nước sôi để nguội uống sẽ khỏi, hoặc giết con vịt lấy máu đang nóng rót vào miệng là sống lại ngay.
Cứu giá cò độc (chia đa đa)
Ăn phải thịt chim đa đa (gọi là giá cô), chỗ yết hầu nổi mụn lên, máu mủ chảy mãi không khỏi uống thuốc gì cũng vô hiệu, dùng 1 g Sinh khương (tức gừng sống), rửa sạch, thái phiến nấu nước uống xong, đoạn dùng thuốc chữa mụn thì khỏi.
Loài chim này hay ăn hạt Bán hạ, độc tự đó sinh ra, nên chữa bằng Sinh khương, nghĩa là Sinh khương chế được độc Bán hạ.
Cứu trúng độc duyên phấn
Duyên phấn là một thứ bôi vào mặt, ngộ khi nuốt vào ruột thì đau bụng không chịu nổi, một hai ngày thì chết, cần phải dùng một bát đậu xanh nghiền thật nhỏ cho 4 bát nước lạnh vào sắc lên, đoạn dùng 3 bát nước lạnh nữa vào và cho vào 500g đường trắng trộn lẫn với nước đậu mà uống, chừng sau nửa giờ (tức 30 phút) lại cho uống 6 lạng Hương du tức thì thổ (nôn) ra chất duyên phấn ngay.
Hoặc lấy dầu vừng hoà lẫn với mật ong đặc như cao sền sệt cho ăn thì tự khắc giải độc. Hoặc dùng củ La bặc (tức củ cải) giã vắt lấy nước mà uống cũng được.
Cứu trúng độc khinh phấn.
Nêu trúng dộc khinh phân thì chân răng chảy máu mà hôi thối sưng thũng, phải dùng:
Hoàng liên 12g, Quán trúng 20g, Bằng phiến 10g.
Sắc rồi dùng súc miệng luôn.
Một cách nữa: Nếu uống phải khinh phấn mà lở miệng ra, dùng Xuyên tiêu (thứ Xuyên tiêu đã mục) sắc uống cũng khỏi. Hoặc dùng hạt Biển đậu (tức đậu ván trắng) 40g – thử tươi (tẩm nước cho thấu, giã vắt lấy nước hoà với 2 thìa nước Địa tương khuấy đều mà uống.
Cách làm nước Địa tương: đào một lỗ giữa đất, cho nước vào khuấy cho đục lên rồi để láng trong, múc nước ấy.
Cứu trúng độc đoạn trường tháo (cây lá ngón)
Loại thảo này có hai giống: Một thứ lá nhọn, một thứ lá tròn. Nếu trúng phải độc thứ lá nhọn, cần cấp phải dùng huyết dê sống đổ vào miệng một hai bát, mới sống lại được. Hoặc cho uống dầu mỡ dê 1 đến 2 lạng cũng được.
Cứu trúng độc hạnh nhân
Lỡ khi ăn mươi hạt hạnh nhân mà thử nửa chín nửa sống, thấy mắt nhàm, môi, tai, chân, tay xanh ngắt nổi lên từng khúc (khối), cấp phải làm cho mửa ra, đoạn dùng nước sôi nguội hoà 2g Xạ hương cho uống thì độc giải ngay. Hoặc sắc nước vỏ cây Hạnh uống cũng khỏi.
Cứu trúng độc dạ khuẩn (nấm)
Khi trúng phải độc các thứ nấm, cấp phải nghiền nhỏ thứ đậu xanh đang tươi, dùng nước sạch mới múc về (tân cấp thuỷ) hoà vào khuấy ra, gạn cho trong mà uống, hoặc cho nhai Kim ngân hoa 30g, nuốt cả nước cả bã xuống thì giải được độc.
Cứu trúng lưu huỳnh.
Trúng phải độc Lưu huỳnh, phải dùng:
Ổ mai nhục (tức thịt ô mai, nướng) 100g, Đường cát 30g, Tương thủy 1 bát to.
Sắc lấy nửa bát uống.
Hoặc uống 1 bát huyết dê cũng khỏi.
Bài thuốc chữa bị thương.
Bị thương như dao chém hoặc đứt tay hay bị vật gì đâm toác thịt, máu chảy ra mãi không thôi. Dùng:
Mật trâu (ngưu đởm) 1 cái, Thạch hồi (tức vôi bột).
Hai vị trộn lẫn để trên hòn ngói phơi trong râm, cho khô rồi tán nhỏ đựng trong lọ, khô, sạch, nút kín, khi bị thương nặng cũng chỉ rắc vào chỗ đau 3 lần là khỏi.
Cách chữa thứ hai: Bị thương nước vàng rỉ ra, dùng lá dong (thường dùng gói bánh chưng ngày tết), lá gai (thường dùng làm bánh gai), lá thanh táo (cây này có đốc lá tựa như lá mần tưới nhưng dày hơn, mặt trên lá xanh sẫm hơn mặt dưới, dưới lá có gân nổi lên. lá chanh yên.
Các thứ lá lượng tuỳ theo chỗ đau mà dùng. Giã nát các loại lá bọc vào lá chuối non rồi châm thủng lá, bọc mà rịt vào chỗ bị thương thì sẽ khỏi.
Bài thuốc chữa bỏng
Lấy vỏ ốc lâu ở tường đất, để nguyên cả đất ở trong bụng nó đốt thành than tán nhỏ hoà dấm thanh mà bôi sẽ khỏi. Hoặc dùng lá Trắc bách diệp sống giã nhỏ mà đắp sẽ khỏi mà không còn vết sẹo.
Bài thuốc lấy nọc rán.
Phép chữa bệnh rắn chỉ có phép lấy nọc rắn là hay nhất.
Nấu thuốc lấy nọc rắn:
– Cách làm và nấu: Sừng nai chẻ nhỏ bằng ngón tay (lượng tuỳ theo) và 6 vị thuốc dưới đây mà ngâm sừng nai khoảng 4 đến 5 giờ sẽ lấy ra:
Vỏ gòn, lá trầu lương, lá chanh giấy, rễ cỏ ống, Thanh phàn, gạo nếp lứt (đem ngâm để ráo).
Lấy đất sét tốt (tức là đất thó, thứ đất quánh mịn, không thấm nước, có thể dùng làm đồ gốm) nhồi với trâu nếp cho thật nhuyễn nắn thành cái nồi con nhỏ rồi để những vị thuốc như nếp, lá ngải cửu.
Thanh phàn, Toàn yết, Tạo giác, lá “”chanh giấy, hạt tiêu. Các vị tán nhỏ để tất cả vào cái nồi, để các miếng sừng vào rồi nặn kín miệng lại. Sau đó nấu như sau: Chọn một chỗ đất sạch, đổ trên mặt đất ấy một lớp trấu nếp rồi xếp củi trùm lên đốt cho cháy, sau đó đổ cái nồi thuốc vào và rải lớp trấu lên bao quanh ngoài, đừng cho tắt lửa, để cháy một ngày một đêm thì thuốc chín, ước phái (lùng độ 2 rá to trấu nếp.
Sau khi để nguội lấy ra, đập lấy miếng sừng, thấm nước miếng (nước bọt) cho ướt môi của mình, rồi hít. Nếu hít dính vào môi ấy là thuốc chín và tốt, nếu hít không dính chặt ấy là sống và hư.
– Cách dùng: Khêu vết cắn cho chảy máu rồi đặt cục thuốc hút nọc vào thì nó hít dính, chừng nào rớt ra là hết nọc, còn thuốc thì tiếp tục cho uống cho hạ đờm nọc nó ra mau.
Nên nhớ lúc lấy nọc và uống thuốc phải mở dây buộc trên vết thương để cho máu nó lưu thông. Thuốc lấy nọc cứ để uống tiếp còn sau khi lấy nọc rồi phải bỏ cục sừng nai đó vào than lửa cho lâu, để dùng lại chừng nào để cục sừng ấy vào vết thương nó hút yếu thì lại ngâm nấu lại như cách trên.
Cứu khuyển mã, thôn nhiệt khí, thiết đinh, thang hỏa thương, hổ cắn, chó nhà cắn, méo cắn.
Cứu khuyển mã (thịt chó, ngựa) độc.
Sau khi ăn thịt chó hay thịt ngựa mà bụng trướng, miệng khát, phát nóng nói sảng, phải dùng 200g đạm dâu sị và 300g hạnh nhân, đổ lẫn nhau, giã nhuyễn, mỗi ngày ăn 2 lần hoặc sắc nước mầm sậy uống cũng khỏi.
Cứu Thôn nhiệt khí.
Lỡ khi ăn phải đồ sắt, dùng than hoa tán nhỏ, hoà lẫn với 1 hoặc 2 bát cháo mà ăn, bột than bám chặt lấy đồ sắt theo đại tiện mà ra. Thật là một bài thuốc rất thần kỳ.
Cứu thôn thiết đàm (nuốt phải kim sắt)
Lỡ khi nuốt phải kim sắt, dùng đậu xanh nấu với rau hẹ ăn, rồi cái kim cùng rau theo đại tiện mà ra. Hoặc làm như cách trên (than chúc) cũng được.
Cứu thôn thiết đinh (nuốt phải đinh)
Lỡ nuốt phải đinh sắt phải dùng mỡ lợn ăn cho thật nhiều, mỡ bọc lấy đinh theo đại tiện tống ra.
Cứu thôn pha lẻ (nuốt phải mảnh chai)
Lỡ nuốt phải mảnh chai vỡ mảnh pha lê, dùng đậu đỏ cho nước vào nấu chín thành cháo ăn đậu và uống nước ấy từ 1 đến 2 bát, kế tiếp lại uống thuốc xổ nữa, chẳng bao lâu đậu đỗ bọc lấy pha lê mà tống ra ngoài.
Cứu thôn trúc, mộc (nuốt phải tre gỗ)
Lỡ nuốt phải tre hay gỗ, dùng hồn cân sắt đốt đỏ, nhúng vào rượu mà uống.
Cứu thôn đầu phát (nuốt phải tóc)
Lỡ nuốt phải tóc vào bụng, làm cho vướng vít, nghen tắc ở trường vị khổ nhất là vướng vít ở cuống họng thì rất nguy hiểm, nên dùng một cái lược (gỗ) cũ mà ngày thường chải đầu đốt cháy nghiền cho nhỏ rồi hoà tan trong rượu uống cực linh nghiệm.
Hoặc dùng tóc rối đốt thành than hoà tan trong nước sôi để nguội uống 4g một lần (phải nhớ rằng khi đốt tóc phải làm cho cháy thật hết, nếu sót một tý tóc thì lại có hại).
Cứu thôn cốt ngạnh (hóc xương)
Lỡ nuốt phải xương gà hay xương các loài thú khác, phải dùng một con chó treo dốc lên làm cho nước miếng chảy ra, đoạn lấy nước miếng ấy nuốt xuống từ từ thì xương tức khắc phải tiêu đi.
Chứng này phải chữa gấp, nếu để chậm ăn uống khó khăn vì khí tuyệt thì nguy.
Cứu thôn ngư cốt (hóc xương cá)
Hóc xương cá, phải dùng con vịt treo ngược lên làm cho nước miếng chảy ra dần người bị hóc nuốt hết thì xương tiêu hết. Hoặc dùng 50 hạt trám (Hám lam hạch) mài lấy nước đặc hoà vào nước nóng mà uống thì khỏi ngay.
Cứu thang hoả thương (bỏng lửa, nước sôi)
Nếu bỏng phải lửa hay nước sôi, cấp phải uống đồng tiện (nước giải trẻ em), làm cho hoả độc khỏi xông lên tim, hoặc dùng đường trắng hay mật ong hoà tan trong nước nóng mà uống rất hay, nhất là phải kiêng dùng nước lạnh, dù đau rát chăng nữa, cũng phải bấm bụng mà chịu, vì nếu ngộ dùng nước lạnh thì khí nóng bức vào trong, nhọ thì lan đến gân cốt, nặng thì công tâm rất nguy.
Đầu tiên, phải xát dầu vừng vào chỗ bỏng, đoạn dùng gạo nếp vo lấy nước đặc, gia thêm 1 chén dầu vừng, lấy chiếc đũa khuấy thuận một chiều (phải nhớ không nên khuấy nước) bao giờ khêu lên thành sợi như tơ, bấy giờ dùng cái bút nho cũ hoặc cái chổi lông sạch tẩm dâu ấy đổ vào chỗ đau.
Hoặc dùng sữa người hoà muối đổ vào, tức thì đỡ đau, dù bỏng cả mình hoặc bội lan đã lâu cũng rất thần hiệu.
Cứu hổ cắn.
Bị hổ cắn đau không chịu nổi, cấp phải dùng thịt lợn đắp vào. Nếu đặt vào tiêu mất thì thay miếng khác, đoạn dùng:
Địa du 50g, Tam thất 120g, Khổ sam 160g,
– Các vị tán nhỏ trộn đều rắc vào, để cầm máu thì đỡ đau. Hoặc dùng: gừng sống rửa sạch 50g, giã vắt lấy nước cho uống và bã dùng đắp vào chỗ bị cắn, đoạn dùng Bạch phàn tán nhỏ rắc vào.
Cứu chó nhà cắn.
Bị chó nhà cắn (chó không bị dại) dùng hạt hồ tiêu 5g nghiền nhỏ đặt vào, dù bị thương nặng cũng chỉ hai ngày là khỏi. Khi mới đặt vào sẽ sưng đau nhưng chỉ chốc lát đỏ đau khỏi sưng.
Hoặc dùng củ Phiêu thự, tức khoai lang trắng ruột, trắng vỏ và 20g Hạnh nhân, 10g Băng phiến, tất cả giã nhuyễn đặt vào băng lại chỗ bị cắn.
Cứu mèo cắn.
Mèo cắn dùng lá Bạc hà 100g đun sôi để hơi nóng, rửa chỗ bị cắn thì khỏi.
+ Cứu Chuột Cắn
Bị chuột cắn dùng hạt lệ chi (tức hạt vải) nhai nhỏ đặt vào, hoặc bị cắn có chất độc thì dùng Thạch tím 5g, 3 tép tỏi, giã nhuyễn đặt vào.
+ Cứu Rắn Cắn
Bị loài rắn độc cắn để độc chạy lên quả tim thì chết, tức thì dùng 1 cốc nước lạnh cho vào trong lỗ điếu, lấy chất dầu ra (Yến du) uống 1 đến 2 bát.
Nếu bị rắn độc cắn nặng quá thì uống vào sẽ thấy ngọt không cay, chỗ bị thương cũng dùng Yên du xát vào, ấy là một bài thuốc chữa rắn cắn rất hay.
Nếu bị rắn quấn chặt cả người cấp dùng Yên du nhỏ vào miệng rắn, hoặc người ấy tự lăn lộn trên mặt đất, làm cho con rắn bị nhụn xương mà giải phóng ra. Lại một cách nữa, khi cấp cứu dùng hai con dao xát nhau ở trong nước, đoạn lấy nước ấy mà uống, dù đau nhức đến đâu cũng đỡ ngay.
+ Bị Bọ Cạp Cắn
Con đực cắn chỉ đau một chỗ, con cái cắn thì đau ran cả người, ngay khi ấy dùng bùn dưới ao, giếng, đắp vào chỗ bị cắn, hễ khô thì thay đổi luôn, hoặc dùng vải xanh tẩm nước mới múc xát vào cũng được.
+ Chửa bệnh tửu độc
Người nghiện rượu ngay khi độc đã phát lên, thì đau đầu chóng mặt, chỗ cổ họng bế tắc, bức tức, hoặc hạ lị ra nước trong mỗi ngày 10 lần, tinh thần tiều tuỵ. Nếu bị nhầm là chứng âm hàn mà dùng thuốc ôn nhiệt thì nguy, nên phải dùng:
Trần bì 20g, Cam thảo 8g, Xuyên liên 8g.
Các vị sao qua tán nhỏ. Lại dùng Tùng hoa phấn 40g tán nhỏ, trộn với 3 vị đã tán, mỗi buổi sáng sớm dùng 8g bột hoà tan thuốc này uống, chiều cũng uống 8g như thế, trong hai ngày thì khỏi.
+ Cứu trùng ăn chỗ giang môn
Người bị bệnh ấy mỏi mệt hay nằm, răng xám, lưỡi trắng hôn mê không biết đau ngứa chỗ nào, hoặc bị đi lỵ, hoặc có khi không, lỵ. Dùng hạt đào nhân 15 hạt (bỏ vỏ và đầu nhọn) cho vào 12g muối, một bát dấm, sắc uống khi nóng và ăn cả hạt đào.
+ Cách trừ dịch cúm cho súc vật bị xú trùng:
Khi có dịch cúm gà, vịt, lợn, ngan, ngỗng trâu bò bị xú trùng. Cách cứu chữa: trước hết phải đóng kín cửa chuồng, dùng bạt hoặc giấy bao quanh không cho hở khe gió lùa vào, rồi dùng Tuyên mộc qua 1kg, Tế tân 0,5kg, Thương truật 1kg đốt vào chậu sành hoặc nồi đất đặt vào trong chuồng cho khói xông lên, xông hai ba ngày tự khắc bảo vệ được đàn gia cầm. Hoặc dùng Lưu huỳnh 100g, hạt bông 1kg, quả bồ kết 1kg.
Lưu huỳnh tán nhỏ, hạt bông và quả bồ kết đốt cháy rồi rắc bột lưu huỳnh lên trên xông trong chuồng tất vi trùng sẽ tiệt chủng.
+ Cách trừ loài rết
Dùng tóc rối đốt thành khói xông dưới gầm giường và chỗ buồng nằm thì rết không dám vào.
Đi xe hoặc đi thuyền bị chóng mặt buồn nôn.
Đi xe hay đi thuyền hay chóng mặt muốn mửa, dùng gừng sống 20g, gừng nướng chín 20g, hai thứ giã nhuyễn viên với mật ngậm sẽ khỏi say.
+ Cứu trúng độc thạch tín
Uống phải thạch tín, người phiền táo như cuồng, bụng đau như cắt, tứ chi quyết lạnh, nguy trong chốc lát, cấp phải dùng 160g Hắc duyên mài lấy 1 bát nước rót vào miệng. Nếu đau ở trên ngực dùng 1g Đảm phàn nghiền nhỏ hoà tan trong nước lạnh cho uống cũng giải được, hoặc dùng thuốc uống như sau:
Bài Trúc diệp thạch cao thang
Trúc diệp 20 lá, Thạch cao 40g, Mạch môn 12g, Nhân sâm 8g, Cam thảo 4g, Bán hạ 8g, Ngạnh mễ 20g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
Bài Tô diệp hương thang Tô diệp 40g, Quất bì 20g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Bài Nhị khí đan:
Tiêu thạch 20g, Lưu huỳnh 20g.
Hai thứ tán nhỏ sao vàng, rồi lại tán lần nữa, nấu hồ bột gạo nếp, trộn thuốc viên bằng hạt ngô, phơi khô, đóng vào chai lọ, sạch khô, bảo quản kín hơi, để dùng dần, mỗi ngày 40 viên chia 2 lần uống với nước sôi để nguội.
+ Chữa mặt sần ngứa khó chịu
Chứng này nếu không kịp thời chữa ngay, để lâu sẽ lây đến thân thể rất khó chịu.
Dùng sừng hươu 50g đốt cháy tán nhỏ, hoà với mật ong bôi trước khi rửa mặt sẽ khỏi ngay.
1. Cấp cứu bỏng.
Không dùng nước lạnh, bùn hay thuốc lạnh ( ngược với tây y nhưng có lý của nó ). Vì hơi nóng bị lạnh bó lại ở ngoài thì càng vào sâu làm thối nát gân xương và hóa độc sẽ công vào nội tạng, nguy hiểm.
Chữa bỏng nguy cấp, cho uống nhiều nước tiểu trẻ e nam để hỏa độc không chạy vào tâm. Trước tiên dội rượu hay dấm vào mà rửa ( rượu hay dấm đều có nhiệt độ bay hơi thấp, sẽ hạ nhiệt nhanh hơn và sát trùng tốt hơn nước ), hơạc ăn trầu thật nhiều ( trầu, cau, vôi ) nhổ nước vào chỗ bỏng thì không phồng da. Dùng muối đắp hay đun nước muối để nguội dội vào cho sát khuẩn, khỏi lóet thịt, sau đó mới bôi thuốc.
Giã lá trầu già thật mịn hòa với rượu, dùng lông gà phết vào.
Bị bỏng đau rát, lấy bồ kết đun nước rửa thì khỏi đau.
Dùng nước tương ( nếp + đậu tương ) hay dấm gạo hoặc mẻ mà rửa, cặn bã đắp lên vết bỏng.
Vừng sống nghiền nhỏ mà bôi hoặc bột đậu xanh đắp.
Cây củ riềng ( giao cô ) đốt ra than, tán bột hòa với lòng trắng trứng gà mà xức ( nhanh tái tạo da ).
- lá trắc bá hay lá phù dung giã nhỏ đắp vào.
- hột dành dành hoặc lá dâu hay lá thông đốt và tán nhỏ hòa với dầu dừa mà xức.
- củ cải tươi giã nhỏ đắp vào vết bỏng thì không thành sẹo.
- bột thạch cao sống hay cây kiệu giã nát hòa với mật ong mà xức.
- lá sống đời ( lá bỏng ) giã nát đắp hoặc hòa mật ong đắp vào càng tốt.
- bạch cập thái miếng tán nhỏ hòa với mật ong xức vêta loét thì chóng lên da kéo miệng.
- bột nghệ hòa với dầu cám ( lấy 1 cái bát to lau sạch, dùng giấy bản bịt kín miệng, buộc dây chặt như bịt trống đổ cám đầy lên mặt giấy, đổ cục than hồng lên trên cám cho nó cháy, dầu cám thấm qua giấy mà nhỏ xuống dưới, đến khi sắp cháy gần mặt giấy thì gạt bỏ lớp cám đã tàn phiá trên đi, gỡ giấy lấy dầu mà dùng ) hoặc dầu trứng gà ( trứng luộc chín, lấy lòng đỏ cho vào chảo, đun cháy cho ra dầu ). Mà bôi lên vết thương thì nhanh mọc da non. ( bệnh loét da do nằm nhiều dùng dầu này bôi cũng hiệu quả ).
- bỏng nước sôi hay lửa, hỏa độc chạy vào trong làm bụng nóng dữ, bồn chồn, dùng lá liễu sắc uống, và vỏ liễu đốt thành than tán nhỏ trộn với dầu mà xức.
- trị khói hun ngạt gần chết, giã lá và củ cải lấy nước rót vào họng thì tỉnh, và nhai lá ngải cứu đắp vào vết bỏng.
- cuối cùng trong trị bỏng là kinh nghiệm cá nhân trong trị bỏng axit. Người bị dính axit trước nhất đừng rửa nước vì rửa nước chỉ đỡ rát tức thời nhưng sau đó sẽ bị rộp xâu, bình tĩnh lấy khăn mềm lau sạch sau đó mới rửa sạch bằng nước và nước xà phòng cho sạch sẽ không bị rộp nước và vết bỏng xâu vào thịt.
CẤP CỨU ĐÔNG Y ( PHẦN 2 ).
2. Cứu chết đuối.
Trước tiên lấy dao cạy miệng, để một chiếc đũa bếp ngang cho nước chảy ra, nhất thiết không được dốc ngược lên, dốc ngược thì khí tuyệt ngay.
Có hai cách làm:
- vác 2 chân người chết đuối lên vai, kề sát lưng nhau ( vác ngửa ), cúi lom khom mà đi từ từ thì nước trào ra.
- để người chết nằm xấp ngang con trâu ( hoặc vác vai có đỡ tay ) có thêm sự hỗ trợ của 2 người nữa, 1 người nâng đầu, một người gĩư chân rồi đi từ từ, nước sẽ chảy qua mồm, hậu môn và lỗ đái.
Sau khi sơ cứu xong, lấy gừng xát vào chân răng, lại dùng bán hạ tán bột thổi vào mũi, lấy bột bồ kết thổi vào tai và để trong ống thổi vào hậu môn.
Dùng muối đổ đầy rốn, dùng ngải cứu cách muối 3 mồi.
Lấy mùn bếp ( không lẫn rơm, cỏ ) hoặc đập lấy đất vách ( nhà tranh ) trải lên trên đất đặt người chết đuối nằm ngưả lên trên, lấy tro hoặc đất đó phủ lên ( trừ mặt và miệng ). Tự nhiên hơi nước bị hút thấm vào tro và đất đó.
Quá gấp do nạn nhân đã ngừng thở lâu rồi, làm hô hấp nhân tạo bên trên, thổi cả vào mũi và tai, lấy ống nước hoặc ống trúc đút vào hậu môn, luân phiên thổi vào các khiếu trên để thông khí từ trên xuống, dưới lên!.
Lấy nồi đồng đốt nóng để lên trên bụng mà đi lại là cho nước chảy ra. Lấy bột bồ kết hoặc vôi gói giấy vệ sinh đút vào hậu môn, nước sẽ từ từ chảy ra.
3. Cứu người gặp chấn thương.
- cứu người bị ngã, bị tường đổ hay vật gì bất ngờ đè chết ngất, thì nhanh đưa tới chỗ bằng phẳng ổn định. Dùng bột củ chóc thổi vào mũi cho hắt hơi, lấy nước gừng hòa với dầu vừng ( mè ) cho uống, lấy đồng tiện ( nước tiểu trẻ em ) cho uống hoặc sắc nước đậu sị cho uống để tránh vỡ mạch máu não. ngoài ra thì trị theo phép chữa bị thương gãy xương.
- ngã từ cao xuống hay bị cây, đá đè,.huyết ứ lại, khí trệ gần chết, thì lấy đất sét 3kg chưng nóng, chứa vào 2 cái bao, thay đổi cái rang cái chưng dùng chườm cho nạn nhân ( không nên quá nóng và chườm tới khỏi đau thì thôi.
- bị ngã từ cao xuống mà da thịt không tổn thương thì ắt có huyết ứ ở trong nên hôn mê bất tỉnh, nên dùng thuốc
thông lợi đại tiểu tiện và tán ứ hoạt huyết như đại hoàng, chỉ xác, phác tiêu, đương quy, hồng hoa, tô mộc, cam thảo, sắc lên hòa thêm mật ong mà uống. Nếu đã đại tiện mà vẫn không tỉnh thì nên dùng độc sâm thang sắc cho uống mà cứu. Nếu chấn thương không hôn mê thì lấy cua đồng sống giã nát vắt lấy nước thêm rượu nóng vào cho uống, hoặc dùng lá mần tưới giã nát nhừ cho thêm nước tiểu trẻ em vào vắt nước cho uống.
- bị ngã huyết nghịch xông lên tim, đau như sắp chết, dùng lá tiá tô sắc với nước tiểu trẻ e cho uống.
- bị ngã ứ huyết cấm khẩu hoặc mê sảng thì dùng đại hoàng, đào nhân, hồng hoa, tô mộc liều lượng từ 4-12g sắc với rượu cho uống ( nếu có xuất huyết không dùng rượu ).
- trường hợp có thương tổn đến xương, như sai khớp, gãy xương, vỡ xương thì trước tiên nên dùng thảo ô đầu tán bột 2g, hoặc rễ cây bông móng tay ( phượng tiên hoa ) mài với rượu cho uống rồi mới thao tác để nạn nhân không biết đau.
+ với tay, chân: nắn sửa khớp sai lệch, cắt bỏ xương gãy vụn hay có đầu nhọn để khỏi đâm vào da thịt và nhặt bỏ hết mảnh xương vụn trong chỗ gẫy để khỏi mưng mủ do tụ máu viêm nhiễm. Trước nhất dùng gừng sống giã nhỏ bôi vào vết thương, nắn khớp lại như cũ, sau dùng vỏ cây gạo giã nát trộn với lòng trắng trứng gà, chế giấm tốt vào chưng nóng lên mà đắp rồi bó chặt lại, khô thuốc lại thay mới tới hết đau và liền thương thì thôi.
Cách khác là dùng lá trắc bá tươi, lá sen tươi, bột bồ kết, cây tổ phương ( cốt toái bổ ) cạo sạch lông, các vị đều nhau, thêm gừng tươi, giã nát vắt lấy nước chế vào, giã nát mịn mà đắp vào, lấy nẹp gỗ nẹp cố định lại không cho chấn động, 3 ngày mở xem 1 lần, lấy hành củ đun nước nóng mà rửa và thay thuốc mới, bó chặt như cũ. Nếu sau 7 ngày còn đau thì gia thêm vị một dược.
- vỡ đầu lòi óc và sưng đau, thì dùng hành bóc trắng giã nhừ trộn đều với mật ong, đắp dày mà bó vào.
- gãy xương đứt gân, dùng hẹ giã nhỏ hòa với nước tiểu trẻ con mà uống. Và bách hợp tán bột hòa với Rượu uống 8g. Tổn thương tới gân, thì dùng hẹ giã nhỏ mà đắp vào.
Da thịt tổn thương sưng tím thì dùng quả cà già ( chọn quả thật to, vàng đều ) thái ra để lên miếng ngói sấy khô tán nhỏ hòa với rượu uống 8g.
Vết thương gươm giáo hay bị ngã mà tổn thương ra máu, thì đắp vôi mà bó lại sẽ cầm máu và ngừng đau ( cách của các y trại trong chiến trường thời xưa ). Vết thương quá sâu thì không nên dùng cách này. Muốn sớm cho liền miệng dùng ít bột hoạt thạch rắc vào, dùng lá tiá tô hay rau hao ( thanh cao ) giã nát mà đắp, cầm máu thì khỏi. Hoặc dùng lá tầm song nhai mà đắp thì cầm máu ngay, lại có cách lấy bạch cập, thạch cao nung, phân lượng bằng nhau tán nhỏ mịn rắc vào thì có thể kéo liền miệng.
+ Máu ra không dứt dùng bạch thược 40g sao vàng tán bột uống với nước cơm để cầm máu.
+ thổ huyết không ngừng dùng hoa sen sấy khô tán nhỏ, uống 12g hoặc nhai hoa sen tươi.
+ hạ huyết như băng huyết dùng cỏ mực ( nhọ nồi ) giã vắt lấy nước uống thật nhiều là cầm máu.
+ bị thương hay cắt vỡ chảy máu, lòi ruột, nhanh lấy dầu vừng ( mè ) xoa ấn vào, sắc nhân sâm, kỷ tử lấy nước giội vào, trong thì nấu cháo cật dê ăn 10 ngày. Một cách khác là dùng từ thạch, hoạt thạch bằng nhau tán nhỏ, uống mỗi lần 1 muỗng với nước cơm.
CẤP CỨU ĐÔNG Y ( PHẦN 3 ).
1. Cấp cứu xuất huyết.
Chữa các loại hạ huyết: quán chúng cạo sạch lông, thái miếng sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 1 muỗng với nước cơm hoặc sắc uống.
Chảy máu, băng huyết dùng lá huyết dụ sao vàng sắc uống hoặc cỏ mực ( nhọ nồi ) hay lá dâu tằm tươi vò nát lấy nước uống.
Băng huyết hôn mê, dùng bẹ móc đốt ra tro hoặc tóc rối đốt cháy tán nhỏ uống 12g với nước cơm. Thêm củ ráng hay rễ cỏ tranh 20g sắc uống với thuốc bột bên trên càng tốt.
Đái ra máu, nôn ra máu dùng củ sinh điạ tươi giã vắt lấy nước uống Hoặc rễ cỏ tranh hay cây cỏ mã đề sắc lên uống.
Hạ huyết, đại tiện ra máu không ngừng: hoa hòe tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước cơm.
Sảy thai ra máu không dứt: mực tàu làm bằng khói nhựa thông ( tùng yên mặc ) đốt tán nhỏ, hoặc mùn nhọ nồi ( đun bếp rơm ) 20g, thêm miếng cao A giao hay cao da trâu sắc nước uống.
Xuất huyết nguy cấp: lá ngải cứu sắc uống, hòa cao A giao hay cao da trâu hòa vào mà uống.
Mất máu kiệt sức ( áp dụng cả với chấn thương đâm chém ) uống 40g nhân sâm sắc lên hòa cao da lừa ( A Giao ) uống, không có sâm dùng tam thất hòa cao da trâu thay thế.
2. Cấp cứu người treo cổ:
Trước hết từ từ cởi dây ra, ( cấm k được cắt dây ). Hạ xuống, đặt nằm yên trên giường đệm, đầu hơi chếch xuống, nhẹ nhàng để cổ họng cho ngay thẳng, tay bịt miệng, mũi không để hở. Một người lấy chân đạp vào 2 vai, lấy tay kéo tóc giữa đỉnh đầu ( chỗ huyệt bách hội và tứ thánh ) giật liên tục. Một người lấy tay chà xát vào vùng ngực, co duỗi tay chân, nếu tay chân đã cứng thẳng thì co duỗi từ từ và dần dần cố sao cho gập co lại và duỗi ra được, một người lấy áo bọc chân, bịt chặt tay vào lỗ đít không cho khí tiết ra, lại lấy ống trúc hoặc ống nước bé thổi vào lỗ tai cho hơi thông qua miệng mà thở ra hít vào. Mắt nhắm thì lấy tay day ấn ở mi liên tục chốc lát lại lấy ít nước gừng sắc hoặc nước cháo đổ vào cho nhuận cổ họng, cứ làm cho đến khi cử động đươc thì mới thôi.
Lại lấy bồ kết tán bột thổi vào lỗ mũi, lấy tiết gà đổ vào trong họng hoặc sắc nước lá Chàm cho uống từ từ.
Cứu thêm ở huyệt dũng tuyền 3 mồi, trai chân trái, gái chân phải vì trai chủ khí gái chủ huyết.
3. Cấp cứu trùng thú cắn:
Hễ bị hổ cắn, chó dại cắn, rắn cắn nên nhanh dùng thuốc chữa ngay phòng độc chạy vào tạng phủ mà nguy ngập.
- rắn hoặc sâu cắn.
Trước hết lấy tóc xát vào vết cắn để tẩy nọc độc đi, ( tóc hút độc rất mạnh ) sau lấy phèn chua, cam thảo, mỗi thứ 4g tán bột uống với nước lạnh để độc khỏi chạy vào bụng. Không sẵn thuốc thì nhanh lấy thuốc lào một cục bằng ngón tay nhai lấy nước nuốt, bã xát vào vết cắn hoặc uống nước điếu cầy và lấy nhựa thuốc ở xe điếu bôi vào vết cắn, có lá thuốc lào tươi thì giã nát mà đắp hoặc nhai hột cây thuốc lào mà đắp.
+ lấy lá ngải cứu khô làm mồi đốt cứu lên vết cắn để hút nọc độc ra rất hay hoặc dí ngọn đèn vào vết thương mà hơ đốt, lại dùng rượu ấm rửa mỗi ngày 3 lần.
+ uống dầu mè hoặc dấm mỗi ngày 2 chén, sắc tỏi 1 ca hòa với sữa mà uống, lại lấy tỏi thái miếng đắp lên vết cắn rồi cứu ngải lên trên, sau đun nước nóng rửa sạch.
+ lại có phương sau để chọn mà dùng: rau sam, lá tiá tô, lá rau dền đỏ, hoặc lá cây phèn đen 1 nắm, nhai nuốt nước, bã thì đắp. Lá ké đầu ngựa giã nhỏ hòa với rượu uống, bã đắp vào vết thương. Rễ cây mướp tươi giã nhỏ, hòa rượu uống cho say.
+ đắp ngoài dùng: rau mác, cỏ lưỡi rắn ( bạch hoa xà thiệt thảo ), lá bỏng ( sống đời ), bèo tiá ( bèo cái có gân mầu đỏ ), hy thiêm, ích mẫu, lá khoai môn, gừng, tỏi, hẹ, kiệu, củ chóc chuột, lá đậu ván,....
- Chó dại cắn:
hễ bị chó cắn, nên phòng chó dại, nhanh dùng thuốc ngừa, trước lấy nước muối đun sôi rửa sạch vết cắn, lấy ngải cứu vết cắn 7 mồi để hút độc vì chó to dãi dớt nhiều nên cần 7 mồi mới hút đủ. Lấy nhân hột thầu dầu ( đu đủ tiá ) nghiền nhừ thành cao mà dán vào, lấy nước cốt gừng, hẹ, mài răng hổ, xương hổ mà uống. Sắc vỏ trắng của cây đào hoặc lá ké đầu ngựa hay lá xả mà uống.
Hoặc Rễ chanh sắc kỹ thêm hùng hoàng cho uống.
Hoặc bắt con ễnh ương ( chẫu tràng ) sống, giã nát ra, cứt chuột đốt trên miếng ngói thành than đem tán nhỏ trộn đều với ễnh ương đắp vào hễ thấy mọc lông lên là hiệu quả!.
Hoặc rau rệu ( giệu ) giã lấy nước uống 10 ngày.
+ chó dại cắn đã phát bệnh thì dùng:
Nước gỉ vàng sắt để 3 tháng, mỗi ngày uống 1 ca.
*. Hột cà điên mỗi ngày nuốt 3 lần mỗi lần 7 hột. Giã rễ cây cà điên đắp vết cắn.
*. Hùng hoàng 20g, xạ can 4g, tán nhỏ hòa đều vào rượu uống mỗi ngày 8g.
*. Quả bồ hòn tươi, bỏ hột, giã nhỏ trộn mật ong làm viên lấy giấy mỏng bọc ngoài mà nuốt mỗi ngày 7 quả. hoặc dùng quả bồ hòn, quả bồ kết đốt thành than tán nhỏ hòa với nước uống. Nếu đã phát điên cuồng dùng lá ba gạc giã nát vắt lấy nước cốt nửa chén hòa với mật ong mà uống, bã đắp vết cắn.
Dùng bôi ngoài: gan cóc, óc chó đã cắn hay cứt chó, mỡ cọp hoặc răng cọp mài mà bôi hay tán bột mà rắc. Con rắn chết đốt thành than tán nhỏ mà bôi, lá nghể răm,( giống cây rau răm hay mọc hoang nơi trũng nước ngoài đồng ) nghể bà, lá tiá tô giã nát mà đắp.
- Hổ, thú dữ cắn:
lấy 1 cục sắt đổ nước vào nấu kỹ, dùng rửa vết thương khi nước còn ấm, và thổi cho tan hơi độc để độc khỏi chạy vào trong. Giội nước cốt gừng rửa và rắc bột phèn chua vào vết thương mà bó lại.
Uống trong. Dùng cây lách, sắn dây giã vắt lấy nước hoặc sắc uống. Dầu vừng, nước cốt gừng hoặc cho đường cát vào uống. Đọt cây long não nhai nuốt nước lấy bã dàn mỏng ra mà đắp. Cây kiệu giã vắt lấy nước uống, bã đắp. Lá ba gạc giã vắt lấy 1 chén nước uống, bã đắp.
Dùng bôi ngoài khác: răng trâu đốt thành than tán nhỏ rắc vào, chữa luôn hổ cào. Dùng thịt lợn đắp vào vết cắn ( 15-20' thay miếng mới ). Lấy lá thông giã nát như bùn đắp vào vết cắn. Dùng nhựa sơn hay mỡ nhím bôi vào vết thương cũng trừ độc.
Dùng điạ du 600g tán nhỏ, trộn với bột tam thất 113g, bột khổ sâm 150g trộn đều mà rắc vết thương, thêm uống trong mỗi lần 12g với nước cơm thì có thể cầm máu, ngừng đau. Cách này cũng dùng chữa rắn cắn.
- nhện hùm ( nhện chim, nhện to săn mồi ) cắn, chết ngay, bọ cạp cắn:
Vẫn phèn chua, cam thảo tán bột lượng bằng nhau uống 1 thià canh với nước lạnh.
Ngoài lấy bột phèn chua rịt vào!.
+ bối mẫu 20g tán bột hoà rượu cho uống lúc sau chảy hết nước vàng từ vết cắn dùng bột bối mẫu rịt vết cắn.
+ bọ cạp trích: bắt ngay con bọ cạp ngắt đuôi giã nát đắp vết trích. Trong uống phèn chua cam thảo.
Một Số Bài Thuốc Và Cách Cấp Cứu Và Giải Độc Khác Chữa mặt sinh tàn hương, chứng đầu, mặt sưng to.
+ Chữa mặt sinh tàn hương
Nhưng chấm con hoặc đen hoặc vàng, mọc rải rác khắp mặt, chứng này vì hoả uất huyết phận, phong tà ngoại bác mà sinh ra, dùng bài Chân ngọc dung tán gồm các vị:
Chư nha tạo giác 20g, Tử bối phù bình 20g, Thanh mai 20g, Anh đào 20g, Ưng thỉ bạch (hoặc Linh thỉ hạch) 12g.
Các vị tán nhỏ cứ tối trước khi đi ngủ, rửa sạch mặt, dùng 20g thuốc bột cho lòng bàn tay trộn ít nước sôi để nguội cho đều sền sệt rồi xát lên mặt, để trong 1 giờ rồi dùng nước pha hơi nóng rửa mặt, làm như thế trong 7
đến 8 hôm, các chấm sẽ bay hết.
– Cách chữa thứ hai:
Hắc phụ tử 20g, Mật đà tăng 20g, Cáp phấn 20g, Phục linh 20g, Bạch chỉ 20g, Địa liền 20g.
Tất cả hợp lại tán rất nhỏ, hoà với mật ong cốt, bôi lên mặt một đêm, sáng mai rửa sạch, làm trong 2 đến 3 tối là bay hết.
– Cách chữa thứ ba:
Mỗi tôi trước khi đi ngủ dùng 200 lá ké non trộn ít muối tráng giã nhỏ xát vào mặt làm từ 6 đến 7 tối cũng hiệu quả.
+ Chữa chứng đầu, mặt sưng to
Chứng này đầu mặt sưng lớn, cổ họng bế tắc, gọi là “Đại đầu ôn cổ họng bế tắc”.
Dùng các vị sau:
– Huyền hồ sách 60g, Tạo giác 4g, Xuyên khung 6g, Lê lô 2g, Trịch trọc hoa 3g, thuốc tán rất nhỏ, dùng ống thổi vào lỗ mũi, cho hắt hơi mỗi ngày làm 4 đến 5 lần rất hiệu nghiệm, hắt hơi ra máu càng hay, không hắt hơi khó chữa.
– Đương quy 120g, Đại hoàng 40g, Bạch phàn 40g, Cam thảo 20g.
– Tất cả sắc với 3 bát nước lấy còn 2 bát cho uống, tức thì đi tả ra.
– Trúng độc hạt ba đậu
– Dùng các vị sau:
– Hoàng liên 20g, Thạch xương bồ 20g, Hàn thuỷ thạch 10g. Sắc thuốc với một bát nước lấy còn nửa bát, cho uống, uống vào tẩy độc sẽ đi ngoài nhiều, đoạn dùng:
– Nhân sâm 8g, Hoàng liên 4g.
– Sắc với 1 bát nước lấy còn nửa bát cho uống nguội, tiếp đó cho ăn cháo nguội thì khỏi.
– Trúng độc Ô đầu, Thiên hùng, Phụ tử
– Trúng phải độc các loại trên chỉ cần uống 2 đến 3 chén nước lạnh hoặc nhai sống 1 nhúm hạt vừng là giải được ngay.
– Trúng phải độc Đại hoàng, Mang tiêu
– Trúng phải hai loại độc trên, mà đi tả không cầm phải phải dùng 20g Can cương (tức gừng khô) sao lên, và 8g Cam thảo, cùng 3 quả ô mai, cho nước vào sắc uống là khỏi.
– Cứu trúng thử
– Mặt xám hôn mê, mồ hôi lạnh ra, chân tay quyết hoặc có khi mửa hay tả, gấp phải vực vào chỗ mát, nhất là không được dùng nước lạnh, tiếp đó lấy khăn hoặc áo, vải, tẩm nước nóng ếm vào giữa lỗ rốn và huyệt khí hải rồi cứ dần dần rưới nước nóng vào chỗ ếm, làm cho thấm vào trong bụng, bao giờ sờ thấy hơi nong nóng người bệnh sẽ tỉnh lại dần.
Nếu lúc ấy không có nước nóng thì theo cổ pháp: gạt một bốc đất nóng giữa đường đắp vào lỗ rốn, làm thành hình cái nồi, bảo người đi đái vào trong ấy, rồi cho uống thuốc giải thử. như: Bách hổ thang Trúc diệp thạch cao thang (ở phần trên).
Vị trí huyệt khí hải lấy ở điểm nổi 1,5/5 trên với 3,5/5 dưới của đoạn nổi rốn và điểm giữa bờ trên xương mu.
Lại một cách nữa, bắt đầu mới bị trúng thử, phải Nhai một khối gừng sống bằng ngón tay cái, uống với nước đun sôi để nguội, đã mê man phải nhai 1 củ gừng sống (nếu không nuốt được thì nghiền hoà với nước lạnh rót vào miếng), hoặc chẻ củ tỏi nhét vào lỗ mũi, hoặc dùng viên gạch phơi giữa nắng ếm vào bụng (hoặc hơ viên gạch vào lửa cho nóng ếm vào bụng).
Sau đó phải cho uống Tô diệp hương hay Nhị khí đan, lại phải cạy miệng người đã chết làm cho thông hơi, dần dần rót nước nóng vào trong miệng chốc lát tỉnh dậy.
– Bài Bách hổ thang:
Thạch cao 40g, Cam thảo 4g, Tri mẫu 20g, Sao mễ 20g.
Sắc với 2 bát nước, lấy còn nửa bát, uống hơi nóng trước khi ăn, thuốc sắc 2 lần uống như nhau.
Bị thương giáo, mác hoặc đánh đập, vấp ngã.
– Phàm ứ huyết, đại tiểu tiện bất thông, nên dùng:
Đại hoàng 6g, Mang tiêu 4g.
Sắc với nước uống.
– Nếu huyết ngưng không xuống, cấp dùng:
Mộc hương 8g, Nhục quế 8g.
Hai vị tán nhỏ hoà tan với rượu trắng mà uống, bao giờ huyết hạ thì khỏi.
– Nếu bị thương nặng hôn mê bất tỉnh nhân sự, mũi xanh mình lạnh, phải dùng:
Nhân sâm 40g, Hắc phụ 4g.
Sắc với nước cho uống.
Chữa Nghiện Thuốc Phiện
+ Chữa bệnh nấc cụt mãi không thôi.
Chữa bệnh đột nhiên nấc cụt mãi không thôi dùng: Hương tô sắc uống mỗi lần 3 bát sẽ khỏi.
+ Chữa kim sang (vết dao đâm).
Bị vết dao đâm huyết ra không thôi, dùng 100g lá Tử tô (cây, cành, lá) 20g và Nhân sâm 4g, 1 bát nước sắc uống sẽ khỏi.
+ Chữa mụn vú:
Khi mụn vú sưng đau, sắc nước lá Tử tô uống, lây bã đắp vào chỗ mụn.
+ Chữa ho nghịch đoản hơi:
Bị chứng ho nghịch xông lên lại đoản hơi, dùng cả cây Tử tô (cây, cành, lá) 20g, Nhân sâm 4g và một bát nước sắc uống sẽ khỏi.
+ Chữa bệnh “tử huyền”
Tức là bệnh phụ nữ có thai khí nghịch xông lên trên, bụng đầy đau nhức, lại chữa cả khi lên giường cữ, khinh sơ khí tiết và thai không yên, đại tiện không lợi, dùng bài thuốc sau:
Đại phúc bì 20g, Nhân sâm 20g, Xuyên khung 20g, Quất bì 20g, Bạch thược 20g, Tử tô 40g, Đương quy 2g, Cam thảo 2g, Sinh khương 4 phiến, Song bạch 3 củ.
Sắc với 3 bát nước, lấy còn nửa bát uống khi không no, không đói. Thuốc sắc 3 lần như nhau.
+ Chữa não lao:
Chứng này nước vàng ở óc chảy ra ở mũi, có mùi hôi thối khó chịu.
Cách chữa: lấy 200g Tân di nướng sạch lông, vắt lấy nước cây chuối đun sôi, cho Tân di vào ngâm một đêm, lấy ra sao khô tán nhỏ, hoà Xạ hương 1g và hành trắng 20g giã nát vắt lấy nước hoà chung khuấy đều, dùng bông y tế thấm thuốc đặt vào hai hốc mũi, làm nhiều lần sẽ khỏi.
Chữa chứng cứng đầu không chuyển động được.
Chứng này do thận khi công lên, dùng:
Hắc phụ tử 8g, Xuyên tiêu 20 hạt, Gừng sống 7 lát mỏng.
Sắc với 1 bát nước lấy còn nửa bát cho một tý muối vào khuấy tan rồi uống.
+ Chữa nghiện thuốc phiện:
Thuốc phiện đến đời nhà Minh (Trung Quốc) mới từ ngoài vào, đến nay chưa thấy ai tìm ra cách chữa nghiện thuốc phiện, cho nên những phương thuốc chữa nghiện trong sách thuốc cổ truyền không thấy nhiều.
Sách Nam nữ khoa của ông Phó Thanh Chủ và sách Tiềm trai y cũng có chép những bài thuốc chữa nghiện thuổc phiện, nhưng trong bài thì lại dùng sái thuốc phiện.
Phải biết rằng thuốc phiện tính toan, sắc: toan thì liễm, sắc thì cố, nay lấy nhựa chế thành cao, lại nương vào lửa để hút thì tính toan, sắc tăng lên gấp bội, lâu ngày tạng phủ huyết dịch ngấm dần thành nghiện.
Thường những người hút thuốc phiện ăn thứ nóng thì dề chịu, ăn thứ lạnh thì khó chịu, đại tiện hai ngày mới đi một lần, táo như phân dê, ăn ít người gầy là vì nha phiến đã có tính toan, sắc lại thêm hoả độc.
Vì khi hút nướng vào lửa, hút vào trong dạ dày, ngấm ra kinh lạc, làm cho nguyên dương của người ngăn lấp không thông, âm dịch ngày càng khô kết, đấy là bệnh lý về bệnh nghiện thuốc phiện, như thế bệnh này đúng là “âm khô, dương kết”.
Cổ y đã có bài thuốc chữa chứng “âm khô, dương kết” hay lắm, trong sách Thương hàn luận nói rằng: dùng bài Chích cam thảo mà chữa và vẫn đã từng dùng chữa các chứng: hư lao ách nghịch, hoặc chữa phế nuy, đều là những chứng “âm khô, dương kết” như nghiện thuốc phiện.
Vậy chữa cai nghiện thuốc phiện bằng bài Chích cam thảo là đúng.
Xin kê bài thuốc:
Chích bắc cam thảo 120g, Bắc phòng đảng sâm 1kg, Mạch mông 120g (bóc bỏ ruột ở trong giữa), Hoả ma nhân 120g, Cống giao 120g, Can địa hoàng 120g, Đại táo 15 quả (bỏ hạt), Quế chi tiêm 48g (quế chi tiêm tức đầu cành quế nhọn), Can khương 48g .
Cách làm thành viên: Trước sắc Phòng đảng sâm lấy nước đặc (có thể sắc với 10 bát nước chỉ lấy còn hai bát).
Cống giao sao phồng cho vào với nước Phòng đảng đun cho tan ra.
Quế chi tiêm và Cam thảo, Can khương phơi khô tán mịn nhỏ, Mạch môn, Can địa hoàng và Đại táo cho vào cối giã nghìn chày cho nhỏ rồi trộn với các vị đã nấu thành cao trên, giã nhuyễn viễn bằng hạt ngô, phơi hoặc sấy khô, cho vào lọ nút kín, cách một tuần lễ hãy uống.
Phép uống: Tuỳ theo người nặng hay nhẹ, nghiện nhẹ thì cứ buổi sáng, trước khi chưa hút, ăn từ 20g đến 40g, biết uống rượu thì chiều với rượu, hoặc chiều bằng nước cháo, nước cơm hoặc bằng nước trà, nước đun sôi.
Nếu không có các thứ nước thì ăn nuốt cũng được, rất ngon miệng. Người nghiện nặng thì dùng gấp đôi.
Công hiệu: Người nghiện nhẹ chỉ dùng một tễ thuốc. Người nghiện nặng thì dùng 2 tễ sẽ khỏi hẳn, uống thuốc này đừng hút không sinh ra chứng gi khó chịu, tinh thần lại khoẻ mạnh.
Trong khi uống thuốc này, người nghiện nếu thèm thuốc phiện thì nên dùng 1 bát nước sôi, ngâm một quả trứng gà vào 10 phút, khi đang thèm lấy quả trứng gà, chọc thủng một đầu quả trứng cho tí muối vào độ 5 phút rồi hút cho hết, cứ khi nào thèm thuốc phiện lại làm như thế, sau khi uống hết thuốc thì tự khắc thôi nghiện.
Bài Thuốc Chữa Tận Gốc Chứng Bệnh Rối Loạn Tiền Đình
Dấu hiệu thường xuất hiện vào buổi sáng sớm sau khi tỉnh dậy, người bệnh đột ngột choáng váng mọi vật chao đảo, kèm theo rối loạn thần kinh thực vật làm cho toàn thân vã mồ hôi hoặc có thể da mặt bị tím tái, tim đập nhanh, buồn nôn hay nôn mửa liên tục...
Theo Đông y thường thấy biểu hiện bởi hai thể loại đó là "thực chứng" và "hư chứng".
Đối với thực chứng:
Đột nhiên ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa cảm thấy như đảo lộn, nghiêng ngửa buộc người bệnh phải luôn nhắm nghiền mắt và nằm xuống không sẽ bị ngã. Đây là trường hợp theo Đông y là do can hỏa hóa phong rồi bốc lên mà sinh bệnh là chủ yếu. Cũng có thể do đờm thấp đình trệ, mà làm khí thanh dương không đưa lên được khiến phát ra bệnh. Trong trường hợp thực chứng này người ta sử dụng phương "Thiên ma câu đằng ẩm" trích trong Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa.
Phương gồm các vị:
Câu đằng 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, phục thần 12g, sơn chi 12g, tang ký sinh 12g, dạ giao đằng 10g, đỗ trọng 10g, hoàng cầm 10g, thạch quyết minh sống 20g, thiên ma 8g, hà thủ ô trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần trong ngày. Uống 3 - 5 thang liền.
Phương "Nhị căn thang" (Phúc kiến Trung y dược). Tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lợi thấp, khử đờm, trị rối loạn tiền đình, gồm: Cát căn 20g, hải đới căn 30g, xuyên khung 12g, bán hạ 10g, thạch xương bồ 16g, đại giả thạch 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Cần uống 3 - 6 thang liền.
Đối với hư chứng:
Triệu chứng cũng xảy ra đột ngột bị ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, cơn chóng mặt cũng có thể xảy ra trong chốc lát hay mấy tiếng đồng hồ hoặc vài ngày. Đây là bệnh chứng xảy ra chủ yếu do can, thận, tâm, tỳ suy, thận kém nên không nuôi dưỡng được can huyết mà làm cho can dương vượng lên khiến phát sinh bệnh.
Với bệnh chứng này người ta thường sử dụng phương "Kỷ cúc địa hoàng hoàn" trích trong Y cấp. Gồm các vị: Bạch cúc hoa 120g, câu kỷ tử 120g, đơn bì 120g, phục linh 120g, trạch tả 120g, sơn dược 160g, sơn thù 160g, thục địa 320g. Tất cả tán bột làm hoàn. Ngày uống 8 - 16g, chiêu với nước muối nhạt.
Định huyễn thang (trích trong Trung Quốc Trung y bí phương đại hoàn). Tác dụng hóa đờm tức phong, kiện tỳ khử thấp, trị rối loạn tiền đình, gồm: Bạch tật lê 20g, trạch tả 20g, thiên ma 16g, bán hạ 16g, đạm trúc diệp 12g, phục thần 12g, cát nhân 12g, long cốt 30g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Cần uống 5 - 10 thang liền. Rất hiệu nghiệm.
Chỉ huyễn trừ vựng thang (trong Trung Quốc Trung y bí phương đại toàn). Tác dụng hóa đờm, lợi thấp, khử ứ, trị rối loạn tiền đình, gồm bán hạ 12g, ngưu tất 12g, sinh khương 12g, xa tiền tử 30g, trạch lan 16g, quế chi 16g, bạch truật 20g, hổ phách 6g, đan sâm 24g, phục linh 24g, mẫu lệ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Cần uống 5 - 7 thang liền sẽ hiệu nghiệm.
Rối loạn tiền đình có thể chữa trị có hiệu quả và an toàn bằng các món ăn từ óc lợn:
- Óc lợn:
Óc lợn 1 bộ, dùng nước sôi để nguội rửa sạch huyết, đem hầm kỹ trong 30 phút rồi ăn trong ngày, một liệu trình kéo dài 7 ngày. Hoặc: Óc lợn 100g, hành 20g, gừng tươi 10g, rượu vang 10g, dầu vừng 10g, tỏi 20g, xì dầu vừa đủ. Óc lợn rửa sạch và loại bỏ gân máu. Đặt óc lợn lên một đĩa cùng gừng và hành, vẩy rượu vang lên trên rồi đem hấp cách thủy chừng 30 phút, sau đó chế thêm dầu vừng, tỏi, xì dầu, trộn đều ăn trong ngày.
- Óc lợn, trứng gà:Óc lợn 1 bộ, trứng gà 1 – 2 quả. Óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đánh đều với trứng gà rồi tráng chín ăn trong ngày. Hoặc: Óc lợn 1 bộ, nhục dung 12g, thỏ ty tử 12g, thục địa 12g, kỷ tử 15g. Các vị thuốc sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
- Óc lợn, thiên ma, kỷ tử:Óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g (thái lát), kỷ tử 15g, óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hấp cách thủy cùng thiên ma và kỷ tử, chế thêm gia vị ăn trong ngày. Hoặc óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g, gạo tẻ 250g, đem gạo và thiên ma nấu thành cháo rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
- Óc lợn, mộc nhĩ đen:Óc lợn 1 bộ, mộc nhĩ đen 15g, não lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu. Mộc nhĩ ngâm nước lạnh 15 phút rồi rửa sạch, cho vào chảo xào trong 30 phút với 1 thìa dầu thực vật. Cho thêm 1 thìa rượu vang, muối, gia vị vừa đủ và một chút nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào, chế thêm 1 bát nước nhỏ rồi đun nhỏ lửa trong 40 phút nữa. Khi ăn, có thể cho thêm hạt tiêu và các gia vị khác.
- Óc lợn, đông trùng hạ thảo:Óc lợn 1 bộ, rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đông trùng hạ thảo 10g rửa sạch, để ráo nước. Hai thứ đặt lên đĩa, cho thêm một thìa rượu vang, 2 thìa nước lạnh và một chút muối ăn rồi hấp cách thủy, ăn trong ngày.
Hoặc:Óc lợn 1 bộ, tiểu mạch 30g, đại táo 1 quả. Cho tiểu mạch vào 2 bát nước to, sắc kỹ tiểu mạch bằng lửa nhỏ trong nửa giờ rồi bỏ bã, lấy nước. Cho đại táo và óc lợn (đã ngâm kỹ bằng nước ấm) vào cùng với 2 thìa đường trắng, nửa thìa rượu vang, hầm kỹ trong 30 – 60 phút là được. Chia ăn 2 lần trong ngày.
- Óc lợn 1 bộ rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hoài sơn 15, kỷ tử 15g. Tất cả đem hấp cách thủy rồi chế thêm gia vị ăn trong ngày.
ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI BẰNG ĐÔNG Y
Bệnh sởi còn gọi là ma chẩn, sa tử là một bệnh truyền nhiễm thường thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay gặp ở mùa đông xuân.
Trẻ em bị xuất hiện những nốt đỏ hơi nổi cao, sờ tay thì vướng giống như hạt vừng, nên gọi là ma chẩn.
Nguyên nhân do bệnh độc vào kinh phế, phế chủ bì mao nên có những lớp ban trên, độ trên dưới 10 ngày thì khỏi; nhưng nếu cơ thể bị yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh, các nốt ban không mọc, bệnh tà không ra khỏi dễ gây biến chứng: viêm phổi, ỉa chảy…
Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn: Phát sốt, sởi mọc, sởi bay.
1. Thời kỳ phát sốt (sởi chưa mọc)
Bệnh khởi đầu bằng 3, 4 ngày đến khi sởi mọc. Các triệu chứng giống thời kỳ viêm long và khởi phát các bệnh truyền nhiễm khác, cần chú ý đến dịch tễ học, xem kỹ ở vùng tai, gáy, cổ, lưng có một vài điểm ban đỏ.
Triệu chứng: Bắt đầu người nóng, ho, chảy nước mũi, nước mắt, người mệt mỏi, sốt cao dần, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, niêm mạc miệng có ban chẩn.
Phương pháp chữa: Tuyên thấu giải độc (giải cơ thấu biểu, tân lương giải biểu) để đưa tà ra ngoài da, làm mọc nhanh các nốt ban sởi.
Bài thuốc:
Bài 1:
Lá dấp cá16g
Cam thảo đất12g
Rau rệu16g
Sắc uống ngày 3 lần
Bài 2: Thăng ma cát căn thang
Thăng ma04gCát căn12g
Xích thược06gCam thảo02g
Sắc uống ngày 3 lần
Châm cứu: Đại chùy, Hợp cốc, Túc tam lý, Phế du, Phong môn.
2. Thời kỳ sởi mọc
Bắt đầu xuất hiện nốt ban sởi đến khi mọc toàn thân: Độ 3 - 4 ngày.
Triệu chứng: Sởi mọc tuần tự từ đầu mặt, thân mình, tay chân, lòng bàn tay chân, mọc càng ngày càng dầy; sốt cao, ho nhiều, đại tiện nhão, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác.
Phương pháp chữa: Thanh nhiệt giải độc.
Bài thuốc:
Lá tre20gMạch môn12g
Sa sâm12gCam thảo đất12g
Sài đất16gNgân hoa16g
Sắn dây12g
Châm cứu: Châm các huyệt
Đại chùy, Hợp cốc, Túc tam lý, Phế du, Xích trạch, Nội đình.
Nếu họng đau, thêm Thiếu thương.
Co giật, thêm Nhân trung.
3. Thời kỳ sởi bay
Thời kỳ độ 3 ngày, sốt giảm (do tân dịch giảm vì sốt kéo dài, mất nước), ho, miệng khô, lưỡi đỏ rêu ít.
Phương pháp chữa: Dưỡng âm, thanh nhiệt.
Bài 1:
Sa sâm12gMạch môn80g
Hoài sơn60gHoàng tinh80g
Cam thảo80gLá dâu non120g
Đậu đỏ120gHạt sen120g
Tán thành bột, viên. Ngày uống 30g chia làm 3 lần.
Bài 2: Tả bạch tán phối hợp với Sa sâm mạch đông thang.
Hoàng cầm12gMạch môn08g
Địa cốt bì12gSa sâm08g
Tang bạch bì08gLô căn08g
Tán thành bột, viên. Ngày uống 30g chia làm 3 lần
4. Nếu bệnh sởi có biến chứng:
- Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản phổi;
- Viêm não, màng não;
- Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột;
- Viêm tai mũi họng
Đề nghị chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
Bài Thuốc Chữa Bệnh Sởi Ở Trẻ Em
Kết luận về bệnh sởi
– Người phát nóng 3 đến 4 ngày biết đích là sởi, nhưng lôi thôi mãi không thấy sởi mọc ra là vì bị gió cảm vào bó chặt ngoài da, độc không phát ra được, phải dùng bài thuốc sau:
Kinh giới 8g, Phòng phong 8g, Khương hoạt 6g, Độc hoạt 6g, Sài hồ 8g, Tiền hồ 8g, Xuyên khung 6g. Chỉ xác 6g, Đảng sâm 6g (hoặc Nhân sâm 6g). Phục linh 8g, Kiết cánh 6g, Cam thảo 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
+ Các chứng sau khi sởi lên thưởng hay có:
– Sởi khỏi lâu rồi nhưng vì dư độc thường hay phát ra những chứng như ho, suyễn, hoặc trong cổ đàm kéo lên khò khè, hoặc tay chân tê lạnh hoặc mắt trông không rõ, sắc mặt trắng nhợt, hoặc lỗ mũi như ống khói, hoặc ho không ra tiếng.
– Sởi lặn rồi mà người còn hấp nóng, không cần uống thuốc, dần dần khí huyết điều hoà là hết nóng, nhưng thấy nóng lắm và nóng lâu ngày, cần cho uống bài thuốc:
Thạch cao 40g (tán nhỏ để khi sắc chống tan). Đảng sâm 20g (hoặc Nhân sâm càng tốt). Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, Gạo nếp 10g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi lặn rồi, nóng không bớt, tự nhiên chân tay co quắp, chớ có nhầm là chứng kinh phong, phải cho uống bài thuốc có các vị sau đây:
Sinh địa 20g, Mạch môn 12g, Mộc thông 8g, Trúc diệp tẩm 12g, Nhân sâm 12g.
– Sởi lặn rồi thường hay ho. Nếu ho lách khách mãi không khỏi là dư độc hãy còn, phải dùng các vị như sau:
Chi tử 4g, Sinh cam thảo 4g, Bạch chỉ 4g, Hoàng liên 4g.
Tang bì 8g, Hoàng cầm 4g, Khổ sâm 4g, Kinh giới 4g, Liên Kieefu 8g, Bối mẫu 4g, Ngưu bàng 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
• Trường hợp ho quá khí xông lên, là vì nóng quá đốt ở trong phổi, phải dùng các vị sau: Chi tử 6g, Cam thảo 4g, Xuyên khung 8g, Bạch chỉ 8g, Hoàng liên 4g, Tang bì 12g, Hoàng cầm 8g, Khổ sâm 6g, Kinh giới 6g. Liên kiều 8g, Bối mẫu 4g, Tri mẫu 12g, Nhân sâm hoặc Phòng đẳng sâm 8g, Thạch cao 30g (tán nhỏ), Gạo nếp 10g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Trường hợp vì phổi yếu (khí ở phổi kém) bị khí độc xông vào mà phát ra suyễn thở nhưng không có chứng ho ra huyết hoặc nôn cơm ra, phải dùng các vị:
Phục linh 8g, Hoàng cầm 8g, Tang bạch bì 8g, Xa tiền 8g, Chi tử sao 8g, Mộc thông 8g, Nhân sâm hoặc Đảng sảm 8g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi lặn rồi dư độc chưa hết, hoặc nóng quá mà huyết ra, phải dùng các vị sau:
Thục địa 30g (tẩm nước gừng sao còn dính tay). Xuyên quy 12g. Bạch thược 8g, Xuyên khung 4g, Nhân sâm hoặc Đảng sâm 12g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
Nếu có sừng tê giác dùng nước thuốc mài mỗi lần 1 chén con pha vào nước thuốc uống thì làm cho lợi tiểu tiện để nhiệt khí đi trở xuống thì chóng khỏi.
+ Kết luận về bệnh sởi.
Bệnh sởi phát ra nhiều chứng phức tạp, nhưng tựu chung chỉ có chứng tả chứng suyễn là nhiều. Bởi vì hai chứng ấy do độc sởi phát ra, phép chữa vẫn theo như cách trên, nhưng có khi không do độc ở sỏi phát ra mà do nguyên khí người hèn yếu, hoặc vì uống phải thuốc hàn lương quá nhiều, hoặc do ăn phải đồ uống lạnh, hại đến dạ dày, đường ruột thành ra đi tả nên phải xét kỹ.
Nếu không có chứng nhiệt và chân khí kém thi phải dùng bài thuốc:
Đảng sâm 20g, Bạch truật 12g, Biển đậu 12g. Trần bì 8g, Chích cam thảo 4g, Can cương 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
Để cứu lấy tỳ, vị cho mau khỏi nguy đến tính mạng, chứng suyễn vẫn có hư, thức khác nhau.
Bởi vì 10 chứng suyễn đã có 9 chứng hư (hư là yếu đuối, bệnh phát đầy rẫy trong thân thể làm cho người suy nhược).
Nếu xét đích không phải hoả chứng, không phải ngoại tà mà đi là nhiều, hoặc đổ mồ hôi nhiều rồi sinh ra suyễn thì đều là bệnh chân khí đẫ muôn thoát, thế nào cũng phải dùng bài thuốc:
Thục địa 40g (giã gừng vắt lấy nước tẩm Thục địa sao dính tay). Đương quy 12g, Cam thảo 5g.
Sắc với 2 bát nước, lấy còn nửa bát, uống hơi nóng trước khi ăn, thuốc sắc 2 lần đều lấy lượng còn lại và uống như nhau.
Bệnh sởi ở trẻ em.
+ Ôn trung chỉ thông thang
Bạch đậu khấu (nghiền nhỏ), Phục linh, Bán hạ (tẩm nước gừng sao khô).
Mỗi vị 4g gia thêm 2 lát gừng mỏng, sắc uống như các bài thuốc trên.
Những bài thuốc đơn giản chữa bệnh ấy:
– Dùng 7 hạt gạo sao đen, cho vào nửa chén nước sắc lâu, rót ra để hơi nóng, cho uống nhiều lần.
– Dùng 1 chén sữa người, cho vào 10 nụ đinh hương, và 4g vỏ quýt khô (tức Trần bì) sắc với 1 bát nước lấy còn 1 chén trà (tức chén dùng uống trà), cho uống nhiều lần sẽ khỏi.
– Dùng 1 chén sữa người, và hai cây hành tráng (rửa sạch) bỏ vào nồi cơm chưng cho chín (hành thái nhỏ, đổ sữa và hành vào một cái bát con đặt vào nồi cơm chưng, khi chín cơm là được), mang ra để nguội chắt lấy nước ấy cho uống.
+ Dạ đề bất chỉ (khóc đêm nhiều)
Bệnh này là hay khóc đêm nhiều, nguyên nhân là lá lách (tức tỳ) hàn, và tím nóng (tức tâm nhiệt), đều bị cảm nhiễm từ lúc trong thai.
Thể hiện như sắc mặt xanh, lưng cong, chân tay lạnh ngất, không muôn bú, là thuộc tỳ hàn. Nên cho uống bài Câu đằng ẩm. Mặt đỏ môi hồng, thân mình đều nóng, tiểu tiện bất lợi, phiền táo hay khóc, là thuộc tâm nhiệt, nên cho uống bài Đạc xích tán.
Nếu không có chứng gì khác, chỉ khóc đêm thôi thì dùng Thiền hoa tán.
+ Bài câu đáng ẩm.
Xuyên khung, Đương quy, Phục thần, Bạch thược, Cam thảo. Mộc hương, Câu đàng, Hồng táo 2 quả.
Mỗi vị 4g, sắc với 2 bát nước lấy còn 1 chén uống trà chia nhiều lần uống lúc hơi nóng.
Nếu khỏi thì thôi không cho uống nữa, nếu chưa khỏi sắc tiếp hai nước thứ hai và ba rồi đổ bã đi, rửa sạch ấm, đổ cả hai nước thuốc thứ hai và thứ ba vào đun sôi, để còn hơi nóng chia cho uống nhiều lần.
+ Đạo xích tán.
Sinh địa, Mộc thông, Cam thảo, Đăng tâm. Trúc diệp.
Mỗi vị 4g, sắc uống như các bài thuốc trên.
+ Thiền hoa tản.
Thuyền thoái 4g (chỉ lấy thân, bỏ đầu. bỏ chân), tin rất nhọ. Dùng 20g Bạc hà khô. nếu nước làm thang, hoà mỗi lần 1g thuốc bột Thuyền thoái với nửa chén nước Bạc hà cho uống.
+ Bệnh sởi ở trẻ em
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm, phần nhiều mắc ở trẻ, thường bị một lần, giữa mùa đông và mùa xuân trẻ mắc bệnh càng nhiều.
Nguyên nhân bệnh sởi ở trẻ nhỏ là bởi thai độc khi trẻ nhỏ, nấu lại ở tỳ, vị và phế. Bệnh phát ra ở cả cơ nhục, bì mao. Bệnh cũng phát ra ở người lớn vì lệ khí truyền nhiễm.
Bệnh sởi vẫn khác bệnh đậu, vì đậu thuộc tạng mà sởi thuộc phủ. Đậu phát ở trung và hạ tiêu. Sởi phát ở thượng và trung tiêu.
Thời kỳ sởi mọc: Trước khi lên sởi thì nóng; suốt một ngày đêm đến 4 đến 5 giờ sáng thì bớt nóng, chỉ có hâm hấp rồi thấy phát ho, sổ nước mũi, chảy nước mắt hay ngáp, muốn ngủ và hắt hơi.
Đến 4 đến 5 giờ chiều lại thấy phát nóng, và cứ như thế độ 3 đến 4 ngày, sờ vào chỗ chân tóc thấy rất nóng tức là sởi mọc. Bắt đầu mọc ở trên mặt (tức thượng tiêu) rồi dần khắp cả người, được 4 ngày không sổ mủi và hắt hơi nữa là khỏi, là sởi bay lặn.
+ Sởi mọc nặng, nhẹ cũng phải kiêng cữ.
– Phát nóng nặng, nhẹ hoặc bớt nóng rồi, đến 5 đến 6 ngày mới mọc.
– Mọc luôn 3 ngày rồi thấy lặn dần dần.
– Sắc đỏ lọt và tươi nhuận, trên đầu và mặt mọc đều nhau và nhiều, đều là nhẹ.
– Sỏi thấy trên đầu và mặt không mọc.
– Trong cổ họng sưng đau và không ăn được.
– Sắc đỏ tía thấy hơi xam xám và khô táo.
– Bị hơi gió mà lặn vào sớm quá.
– Nóng theo xuống đại trường rồi biến ra chứng lỵ đều là nặng cả.
– Sởi thấy sắc đen xám mà khô táo, và mọc rồi lại lặn ngay.
– Mũi thở dốc, miệng há ra và mắt không tinh.
– Mũi chảy nước trong và đại tiện ra phân đen.
– Đều là những chứng nguy, rất khó chữa.
Cách chữa bệnh sởi – Thấy sởi phát mà khát nước là vì nóng quá bốc lên phổi khô, khô dạ dày.
– Khát vừa thì cho uống bài thuốc có các vị sau:
Thăng ma 12g, Cát căn 12g. Hạch thược 8g, Chích cam thảo 4g, Thiên hoa phấn 12g, Mạch môn 12g.
– Nếu khát lắm cho uống bài thuốc có các vị sau:
Hoàng liên 6g, Hoàng cầm 8g, Hoàng bá 8g, Chi tử 8g.
Sởi đổ mồ hôi và chảy máu cam, tức nhiệt độc phát ra ngoài, không cần cho uống gì, nhưng nếu mồ hôi ra nhiều quá thì cho uống bài thuốc sau:
Thạch cao 40g (tán nhỏ). Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, Sâm cao ly hoặc Phòng đẳng sâm 8g, Gạo nếp 1 dúm (khoảng 2g).
Các bài thuốc kể trên đều sắc với 3 bát nước lấy còn nửa bát (tức 1/2 bát) chia uống nhiều lần trong ngày, cách nhau 1 giờ một lần. Mỗi bài thuốc đều sắc 2 lần, đều lấy nước còn lại nửa bát.
• Sỏi có lúc mới phát nóng mà dã điên cuồng nói nhàm thi cho uông bài thuốc như sau:
-Thăng ma 12g, Cát căn 12g, Bạch thược 8g, Chích cam tháo 4g, Gừng sống 2 lát mỏng, Thần sa 3g.
Các vị thuốc sắc với 2 bát nước lấy còn nửa bát (tức 1/2 bát) lắng bỏ bã. lấy ít nước thuốc ra bát khác mài thần sa.
– Thăng ma 12g, Cát căn 12g, Bạch thược 8g, Chích cam thảo 4g, Gừng sống 2 lát mỏng.
Sắc với 3 bát nước, lấy còn 1 chén uống trà, dùng thêm:
– Thần sa 3g, Hoạt thạch 20g.
Hai thứ trộn tán nhỏ mịn, mỗi lần sắc được nước thuốc rót ra hoà tan cho uống làm 3 lần trong ngày. Bài thuốc trên sắc làm 2 lần uống theo cách trên.
Sởi lở môi, lở miệng, lúc chưa mọc, sởi do suyễn
– Trường hợp sởi đã lặn rồi, độc phát tiết ra chưa hết mà còn điên cuồng nói nhảm, thì cho uống bài thuổc sau:
Thần sa 4g, Hoạt thạch 20g, Cam thảo 5g.
Ba vị tán rất nhỏ mịn, dùng thêm 30g Đàng tâm (tức bấc tráng), sắc với 2 bát nước lấy còn nửa bát (tức 1/2 bát) hoà tan bột Thần sa, Hoạt thạch, Cam thảo, đã tán khuấy tan, chia cho uống làm 8 lần trong ngày.
– Nếu sởi lên mà đau cổ họng là vì hoả độc trong tạng phủ người bốc lên, không phải chứng hầu tỳ, không được châm lề phải dùng bài thuốc có các vị sau:
Kim ngân hoa 8g, Kiết cảnh 8g, Cam thảo 4g, Ngưu bùng 8g, Hắc sửu 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi lở môi, lở miệng, lúc chưa mọc là vì nóng trong tạng phủ xông lên, lúc đã lặn rồi, dư độc phát tiết ra chưa hết, khi độc còn lưu lại, hàm răng trên và hàm răng dưới mỗi ngày phải dùng nước gạo đun sôi để hơi nóng, dùng bông thấm rửa nhiều lần trong ngày và cho uống các vị thuốc sau đây:
Sinh địa 12g, Thạch cao 4g (tán nhỏ), Đơn bì 8g, Hoang cám 4g. Bạch thược 8g, Sinh cam thảo 4g. Liên kiều 8g. Ngưu bàng 8g.
Tất cả sắc uống như các bài thuốc trên.Nếu để lâu quá mà chữa nhầm sẽ biến ra chứng Tẩu mà nha cam thì rất nguy.
– Sởi sinh ra đau bụng là vì nóng ở ruột già (tức đại tràng) uất kiết lại trong các khiếu, chứ không phải đau bụng vi ăn uống tích lại, không được dùng thuốc tiêu mà nguy, phải cho uống giải độc cho tan ra thì khỏi đau. Uống các vị sau:
Sài hồ 8g, Huyền sâm 8g, Liên kiểu 12g. Cát cánh 12g, Xuyên khung 5g, Hoàng cầm 8g. Khương hoạt 8g. Xích thược 8g, Thiên hoa phấn 8g. Cát căn 6g. Cam thảo 4g, Trúc diệp 4g, Bạch chỉ 6g, Gừng sống 3 lát mỏng.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi do suyễn là vì nóng quá, độc của nóng gọi là hoà tà làm hại đến phổi, nhưng ho này thuộc về chứng thực, Suyễn thuộc về chứng hư:
Ho thì khí độc đi trở ra, suyễn thì khí độc đi trở vào nên bệnh nặng. Ho mà lên sởi thì không can gì, dùng bài thuốc uống thanh phế như:
Chi tử 8g, Cam thảo 4g, Xuyên khung 8g, Bạch chỉ 8g, Hoàng liên 2g, Tang bì 8g. Hoàng cầm 4g, Khổ sâm 4g, Kinh giới 4g, Liên kiều 8g, Thổ bối mẫu 8g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi đã phát suyễn là rất nguy hiểm, phải phân biệt mà chữa, như suyễn nhưng thuộc khí hư thì sờ vào da thịt mát lạnh ăn không ngon miệng, dùng các vị:
Thục địa 30g (giã nước gừng tẩm Thục sao khô), Dương quy 12g, Cao ly sâm (hoặc Phòng đảng sâm) 20g.
Sắc uống như cách uống bài thuốc trên.Nếu người ưa nóng: sợ lạnh, ăn uống không tiêu, đầu gối lạnh đến bàn chân, sáng ngày có thể đi ỉa chảy hoặc ỉa nhão (hoặc không đi), dùng các vị trên gia Nhục quế 4g, bỏ Sâm sắc uống.
– Sởi mà phát thể tả là vì chất nóng độc xông lên thì thổ (tức nôn mửa). Nếu chất độc nóng trong người chảy xuống hạ tiêu thì tả.
– Nếu thổ thì dùng các vị sau:
Đảng sâm 8g. Hoàng cầm 8g. Cam thảo 4g. Sài hồ 8g, Bán hạ 4g (tẩm nước gừng sao), Đại táo 2 quả, Gừng sống rửa sạch 3 lát mỏng, Hoàng liên 4g, sắc uống như các bài thuốc trên.
– Nếu tả thì dùng các vị sau:
Hoàng cầm 4g, Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 2 quả. Hoạt thạch 12g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Nếu sỏi mà vừa thổ vừa tả thì dùng:
Bán hạ 8g (tẩm nước gừng sao khô). Hoàng cầm 8g. Cam tháo 4g, Đại táo 2 quả. Gừng sống rửa sạch thái 3 lát mỏng. Sắc uống như các bài thuốc trên.
* Cần chú ý các biểu hiện của sởi: Nếu bắt đầu phát nóng, chưa mọc cứ ho đến hàng trăm tiếng không dứt, hơi thở hổn hển, mặt mũi sưng húp đó là vì khí nóng ở trong phổi xông lên mạnh quá, phải dùng các vị thuốc như:
Kim ngân hoa 8g, Kiết cánh 4g, Hắc sửu 4g, Tri mẫu 8g, Thạch cao 29g (tán nhỏ), Bạc hà 8g, Ngưu bàng 8g, gạo nếp 5g. Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi từ lúc mọc đến lúc lặn chỉ có 6 giờ. Thí dụ: Theo dõi 6 giờ sáng mọc 11 giờ lặn, sởi vừa mọc vừa lặn là nhẹ. Nếu sời mọc luôn 3 ngày không lặn là dương độc quá mạnh, phải dùng bài thuốc có các vị sau:
Kinh giới 8g, Ngưu bàng 8g. Huyền sám 8g. Kiết cánh 8g, Cam thảo 4g. Thạch cao 20g (tán nhỏ).
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi đã mọc rồi lại lặn đi, chưa đủ 6 giờ, là vì cảm phải gió lạnh. Nếu không biết chữa gấp để nhiệt độc quay trở vào là rất nguy hiểm. Phải cấp tốc dùng bài thuốc:
Thăng ma 12g, Cát căn 12g. Bạch thược 8g, Cam thảo nướng 4g, Kinh giới 8g, Ngưu bàng 8g.
Gừng sông rửa sạch thái mỏng 3 lát.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
ZONA
(Herpes Zoster)
Là một loại bệnh cấp của hệ thần kinh trung ương, do virus nhiễm vào hạch của các rễ sau gây đau dây thần kinh rồi phát ban, nổi nốt phỏng nước cấp tính, có đặc điểm là những thủy bào tụ thành hình đai mọc theo đường dây thần kinh một bên người, kèm theo triệu chứng đau như lửa châm và các hạch bạch huyết ngoại vi sưng to, giống Herpes trên vùng da thuộc về dây thần kinh đó.
Có biểu hiện viêm ở hạch đàng sau và đôi khi trong sừng sau của tủy. Nốt phỏng là do huyết thanh tiết dưới lớp sừng.
Đông y từ lâu đã đề cập đến chứng này trong sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng – Sang Khoa’ (Thế kỷ 17).
Tùy theo vị trí của vết phỏng xuất hiện mà có tên gọi khác nhau:
Vì người xưa thấy bệnh phát những vết bỏng (đơn) bò ngoằn nghèo như con rắn nên gọi là Xà Đơn. Hoặc thấy những nốt bỏng rát (hỏa đơn) mọc lan ở vùng ngang eo lưng (triền yêu), vì vậy gọi là Triền Yêu Hỏa Đơn…
. Ở vùng lưng gọi là Đới Trạng Bào Chẩn, Triển Yêu Hỏa Đơn, Hỏa Đới Sang, Hỏa Yêu Đới Độc, Xà Triển Sang, Bạch Xà Xuyến.
. Ở vùng đầu mặt gọi là Xà Đơn, Xà Hoạn Sang, Bạch Xà Hoạn, Hỏa Đơn.
Dân gian quen gọi là Giời Leo, Giời Bò, Giời Đái, Giờ Vắt Khăn…
Bệnh có thể xẩy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Thường gặp ở người trưởng thành, mắc bệnh một lần hết bệnh, rất hiếm mắc bệnh lần thứ hai.
Thường phát vào mùa xuân, mùa thu.
Bệnh do virut Herpes, cũng là loại virut gây bệnh thủy đậu nên có tên là Varicella - Zoster virus.
Nguyên Nhân
+ Do một loại siêu vi có ái tính thần kinh, gần giống siêu vi gây bệnh thủy đậu.
+ Theo Đông y, do Can Đởm có phong nhiệt hoặc có thấp nhiệt ở bên trong xuất ra ngoài da gây nên bệnh.
. Sách ‘Y Tông Kim Giám – Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ viết: “Chứng Xà hoạn sang (zona) do thấp thì có mầu vàng trắng, nốt phỏng to nhỏ không đều, vỡ ra chảy nước, chuyển sang khô thì đau nhiều, do kinh Tỳ và Phế có thấp nhiệt. Điều trị dùng bài Trừ Thấp Vị Linh Thang”.
. Sách ‘Y Tông Kim Giám – Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ viết: “Chứng Xà hoạn sang (zona) khô mà mầu đỏ, hình dạng giống mảng mây, theo phong đi lên, phát ngứa, nóng. Do Can và Tâm có phong hỏa. Điều trị, dùng bài Long Đởm Tả Can Thang”.
+ Do Độc Ứ Trệ: kinh mạch không thông, khiến cho khí trệ huyết ngưng, kinh khí không thông, thường để lại di chứng đau không ngừng hoặc đau như kim châm liên tục.
Chẩn Đoán
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
a - Tổn thương da là những mụn thủy đậu bằng hạt đậu xanh, tập trung thành dải dọc dây thần kinh ngoại biên, da bóng, nền đỏ, một bên thân người. Thể nặng có mụn phỏng to, mụn máu hoặc hoại tử giữa có da bình thường. Bệnh phát sinh ở đầu và mặt thường là nặng.
b - Trước lúc xuất hiện nốt phỏng ngoài da, thường có sốt, đau như lửa châm đốt ở vùng da kèm theo các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, khó chịu toàn thân.
b - Đau nhức, có khi không chịu nổi, và sau khi khỏi vẫn còn đau.
Chẩn Đoán Phân Biệt
Có thể lầm bệnh Zona với các bệnh sau:
+ Mụn Dộp (Herpes): mọc ở bất kỳ chỗ nào, thường ở khóe miệng và bộ phận sinh dục, ít đau hơn và thường tái phát.
+ Thủy Đậu: Đa số là bóng nước, rải rác toàn thân, có trong niêm mạc miệng. Các bóng nước không xuất hiện đồng loạt mà kế tiếp nhau.
+ Chốc Dạng Bóng Nước: Bóng nước vỡ nhanh, vẩy mầu mật ong, rải rác ở đầu, mặt, cổ.
+ Thấp Chẩn Dạng Thủy Bào: mụn dộp đa dạng, mọc bất kỳ vùng nào, thường đối xứng 2 bên, ngứa nhiều.
+ Mụn Phỏng (Herpes simplex): Thường phát sinh mụn phỏng ở vùng giáp ranh da và niêm mạc, không theo đường phân bố thần kinh, hơi ngứa và có xu hướng tái phát nhiều lần. Nốt phỏng thường phát sinh sau sốt hoặc trong quá trình sốt cao, thường kèm rối loạn tiêu hóa và kinh nguyệt không đều.
Triệu Chứng
Nung bệnh khoảng 7~12 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh thường có sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đâu đầu.
. Khởi Phát: Sốt, rét run, nhức đầu, khó chịu, rối loạn tiêu hóa. Đau như bị phỏng hoặc đau dây thần kinh.
. Toàn Phát: Phát ban, nổi nốt phỏng sau 5~6 ngày của thời kỳ khởi phát ở khu vực của rễ thần kinh. Lúc đầu là các mảng phát ban. Mụn nước xuất hiện trên nền da mầu hồng thành từng chùm, kích thước thay đổi, có khi đến 10cm đường kính. Sau vài giờ thì nổi nốt phỏng trong và đến ngày thứ ba thì đục và khô lại, ngày thứ tư, thứ năm. Có khi những mụn nước gom lại thành bóng nước, sau đó hóa mủ, vỡ ra, đóng vẩy. Nổi hạch có thể xuất hiện trước ở khu vực bạch huyết tương đương. Mỗi vùng da đều có một nhánh thần kinh da chi phối, vì vậy người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức tùy theo nhánh thần kinh bị tổn thương như thần kinh liên sườn, thần kinh số 5, thần kinh tọa… Các nơi bị phát ban nổi nốt phỏng đỏ, đau dữ dội, kéo dài rất lâu nhất là ở người lớn tuổi.
Đặc điểm của tổn thương là chỉ mọc một bên cơ thể. Rất hiếm khi bệnh xuất hiện ở hai bên trừ khi dây thần kinh có nhánh nối ở bên kia.
Các vị trí thường xuất hiện Zona là:
+ Zona Liên Sườn: Đau bên hông sườn như đâm, vài giờ sau nổi hạch ở nách, rồi nốt phỏng xuất hiện thành một dải vắt ngang từ xương sống đến xương ức ở một bên.
+ Zona Mắt: Đau, nhức đầu, nổi nốt phỏng ở khu vực thuộc nhánh trên của dây thần kinh sinh ba. Xuất hiện ở một bên mắt, có loét và đục giác mạc. Có thể liệt cơ vận động mắt. Nổi hạch trước tai và thường có biểu hiện màng não.
+ Zona Hạch Gối: Do tổn thương hạch gối gây nên đau, phát ban ở tai ngoài, vành tai, vòm hàm và cột trước.
Bệnh Zona tiến triển khoảng2~3 tuần tùy sức đề kháng của người bệnh. càng trẻ diễn tiến càng nhanh, nhẹ và tự khỏi những trường hợp lớn tuổi thường sau khi hết các triệu chứng của Zona sẽ cảm thấy đau nhức rất nhiều ở các sẹo của bệnh, tạo nên chứng ‘đau sau Zona’
Thường thì bệnh Zona không tái phát, chỉ bị một lần duy nhất.
Zona có thể tự khỏi sau khi hoành hành 7~10 ngày và sẽ tự giảm.
Sau khi khỏi, các vết thương tổn sẽ để lại sẹo tròn bạc màu, sắp xếp từng đám và dần dần mầu da sẽ trở lại bình thường.
Theo Đông Y có thể gặp một số dạng sau:
+ Do Thấp Nhiệt: Vùng tổn thương mầu đỏ, mụn nước tụ lại, chất nước trong, vỡ ra hoặc lở loét, đau nhức, ăn vào thì đầy trướng, mạch Nhu Sác hoặc Hoạt Sác, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng bệu hoặc vàng bệu.
Điều trị: Thanh hóa thấp nhiệt, lương huyết, giải độc. Dùng bài Ý Nhân Xích Đậu Thang gia giảm: Ý dĩ nhân, Xích tiểu đậu đều 15g, Phục linh bì, Ngân hoa, Địa phu tử, Sinh địa đều 12g, Xa tiền tử, Xa tiền thảo, Xích thược, Mã xỉ hiện đều 10g, Cam thảo 6g, Hoắc hương, Bội lan đều 9g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Do Nhiệt Độc: Da vùng tổn thương mầu đỏ, có thể thấy có nốt ban có nước, mọc gom một chỗ hoặc giống như dải khăn, cảm thấy nóng, rát, về đêm không ngủ được, họng khô, miệng đắng, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, chỉ thống. Dùng bài Đại Thanh Liên Kiều Thang gia giảm: Đại thanh diệp, Huyền sâm, Quán chúng, Hoàng cầm đều 9g, Liên kiều, Ngân hoa, Sinh địa đều 12g, Mã xỉ hiện 12~15g, Đơn bì (sao), Xích thược đều 6g, Lục đậu y 15~30g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Do Khí Trệ Huyết Ngưng: Thường gặp nơi người lớn tuổi, sau khi vết tổn thương lặn đi thì rất đau, đêm về không ngủ được, tâm phiền, lưỡi đỏ hoặc đỏ tối. ít rêu hoặc rêu trắng nhạt, mạch Tế Sáp.
Điều trị: Thư Can lý khí, thông lạc, chỉ thống. Dùng Kim Linh Tử Tán gia giảm: Kim linh tử, Uất kim, Tử thảo căn đều 9g, Huyền hồ sách 6~9g, Sài hồ (tẩm dấm), Thanh bì đều 6g, Bạch thược (sao), Đương quy đều 12g, Ty qua lạc 10g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Can Kinh Uất Nhiệt: Có nốt ban đỏ, có nước, mặt bóng căng, đau như lửa đốt, miệng khát, họng khô, bứt rứt, dễ nóng nảy, ăn không ngon, táo bón, tiểu vàng đậm, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền, Hoạt, Sác.
Điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, chỉ thống. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm.
Bệnh phát ở đầu mặt thêm Cúc hoa, phát ở tay vai thêm Khương hoạt, Khương hoàng; Phát bệnh ở chân thêm Ngưu tất, Độc hoạt. Huyết nhiệt rõ thêm Bạch mao căn, Đơn bì. Có bội nhiễm, nhiệt độc thịnh thêm Ngân hoa, Bồ công anh, Thạch cao. Táo bón thêm Đại hoàng. Đau nhiều thêm Huyền hồ, Xuyên luyện tử. Người cao tuổi cơ thể yếu thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ.
+ Tỳ Hư Thấp Trệ: Sắc ban chẩn nhạt không tươi, mụn nước dày, có thủy bào lớn, loét cháy nước thì đau nhẹ hơn, miệng không khát hoặc khát mà không thích uống nước, chán ăn, ăn xong bụng đầy, tiêu lỏng, lưỡi bệu, sắc nhợt, rêu trắng dày hoặc nhầy, mạch Trầm Hoạt.
Điều trị: Kiện tỳ, trừ thấp, giải độc. Dùng bài Trừ Thấp Vị Linh Thang Gia Giảm. Thêm Kim ngân hoa, Bồ công anh để giải độc. Thêm Huyền hồ hoạt huyết, hành khí chỉ thống.
+ Khí Trệ Huyết Ứ: Bào chẩn sắc tối, đau liên tục, môi thâm, móng tay xanh, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, da đã lành mà vẫn đau tiếp tục. Lưỡi có điểm ứ huyết hoặc tím.
Điều trị: hoạt huyết, hóa ứ, hành khí, chỉ thống, giải độc. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm. Đau nhiều thêm Huyền hồ, Nhũ hướng, Mộc dược, Đan sâm. Táo bón thêm Đại hoàng. Người cao tuổi cơ thể hư yếu thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm. Bệnh phát ở đầu thêm Ngưu bàng tử, Cúc hoa (dã), Thạch quyết minh. Phát ở ngực sườn thêm Qua lâu...
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Cúc Lam Ẩm (Tân Trung Y 1986, 7): Minh phàn 4,5g, Cúc hoa, Bản lam căn, Thần khúc đều 10g, Câu đằng, Địa đinh đều 15g, Cam thảo (sống) 3g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt giải độc, thu thấp, liễm sang. Trị zona
Đã trị 30 ca, hoàn toàn khỏi.
+ Bồ Công Anh Thang (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1989, 3): Bồ công anh 30g, Phòng kỷ 15g, Hoàng cầm, Uất kim đều 12g, Chi tử 15g, Mao căn, Xích tiểu đậu đều 30g, Xa tiền tử (bọc lại) 10g, Hương phụ 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, lợi thủy. Trị zona.
Đã trị 58 ca, uống 3~6 thang, chỉ có 1 ca uống 9 thang, hoàn toàn khỏi.
+ Bào Chẩn Thang (Hắc Long Giang Trung Y Dược 1988, 2): Hoàng cầm 10g, Bản lam căn, Diên hồ sách đều 25g, Cương tằm, Liên kiều đều 20g, Sài hồ, Hương phụ, Xuyên luyện tử, Bạc hà, Trần bì, Cam thảo đều 15g. Sắc uống.
TD: Sơ Can lý khí, thanh nhiệt giải độc. Trị zona.
Đã trị 100 ca, có kết quả 100%.
+ Sài Uất Thang (Trung Y Tạp Chí 1988, 8): Đih hương, Uất kim, Sài hồ, Chỉ xác, Xuyên khung, Xích thược, Cam thảo đều 9g, Bản lam căn 30g. Sắc uống.
TD: Sơ Can lý khí, hoạt huyết giải độc. Trị thần kinh đau do di chứng zona.
Đã trị 30 ca, khỏi 23, không khỏi 7.
+ Thanh Chẩn Thang (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1984, 9): Đại thanh diệp, Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Đảng sâm đều 12g, Diên hồ sách, Phòng kỷ, Tử thảo, Cam thảo đều 6g, Bạch chỉ, Bạch tiên bì đều 9g, Bản lam căn 15g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt giải độc, khứ phong trừ thấp, lý khí chỉ thống. Trị zona.
Đã trị 70 ca, uống 1~19 thang. Khỏi hoàn toàn.
+ Đơn Chi Sài Hồ Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Đơn bì, Chi tử, Sài hồ, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung đều 10g. Sắc uống.
TD: Tả hỏa ở kinh Tâm và Can, thanh thấp nhiệt ở kinh Can và Tỳ. Trị zona.
Đã trị 57 ca, uống 2~6 ngày. Khỏi hoàn toàn.
+ Sài Đơn Thang II (Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1985, 1): Sài hồ, Đơn bì, Hoàng cầm, Xuyên luyện tử, Hạ khô thảo, Cát cánh (lá), Nhân trần đều 10g, Diên hồ sách, Nhũ hương (chế), Một dược (chế), Bản lam căn, Bạch tật lê đều 15g, Mẫu lệ (sống) 30g. Sắc uống.
TD: Sơ Can lý khí, hoạt huyết giải độc, nhuyễn kiên, tán kết. Trị zona.
Đã trị 42 ca, uống 3~7 thang, hoàn toàn khỏi.
+ Hiện Lam Phương (Chu Nhân Khang, Bệnh viện Quảng An Môn, Bắc Kinh): Đại thanh diệp (hoặc Bản lam căn 15g), Bồ công anh đều15g, Mã xỉ hiện 60g sắc uống. Đau nhiều thêm Diên hồ sách, Xuyên luyện tử đều 9g.
Dùng trị 144 ca, kết vảy hoặc tróc vảy trong thời gian từ 1 đến 10 ngày, hết đau 125 ca (86,8%), điều trị bình quân 5, 3 ngày. Số điều trị trên 10 ngày khỏi là 19 ca.
+ Mã Xỉ Hiện Giải Độc Thang (Lý Lân Học (Viện Trung Y Bắc Kinh): Mã xỉ hiện, Đại thanh diệp, Tử thảo đều 15g, Bại tương thảo 15g, Hoàng liên 10g,Toan táo nhân 20g, Mẫu lệ nung (hoặc Linh từ thạch) 30g, sắc uống. Da đỏ, có sần chẩn, mụn nước tập trung thêm Sinh địa, Đơn bì. Có mụn lẫn huyết thanh thành từng mảng dùng Mã xỉ hiện 20g, Ngân hoa, Liên kiều, Trạch tả đều 10g. Bào chần loét dùng Mâ xỉ hiện 25g, Long đởm thảo, Mộc thông đều 10g, Bồ công anh, Địa long đều 15g. Đau nhiều thêm Diên hồ sách 9g, Cù túc xác 10g. Tuổi cao thêm Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kỳ.
Đã trị 100 ca, khỏi 86 ca. Thời gian điều trị khỏi: 4-7 ngày 53 ca, từ 8-14 ngày 33 ca, kết quả tốt 10 ca, tiến bộ 4 ca.
+ Đơn Chi Sài Hồ Thang (Cung Cảnh Lâm,Tân Cương, Trung Quốc): Đơn bì, Chi tử, Sài hồ, Đương quy, Xích thược, Xuyên quy đều 10g, sắc uống. Sốt cao thêm Thạch cao 30g. Đau nhiều thêm Uất kim 10g, Diên hồ sách 19g. Can hỏa thịnh, thấp nhiệt nặng Hoàng bá, Long đởm thảo đều 10g, Mã xỉ hiện 15g. Bội nhiễm, hoại tử, nhiệt độc nặng thêm Hoàng Liên 6g, Đại thanh diệp, Ngân hoa đều 15g. Khí trệ, huyết ứ, thêm Vương bất lưu hành, Đào nhân đều 10g, Đơn sâm 15g. Táo bón thêm Đại hoàng 10g. Tổn thương đầu mặt thêm Tang chi 10g. Tổn thương chân thêm Xuyên ngưu tất 12g. Kết hợp dùng bài thuốc bôi ngoài (Hùng hoàng 30g, Khô phàn 15g, Thiên tiên tửù 20g, Thanh đại 30g, Băng phiến đều tán nhuyễn, trộn với dầu thực vật, bôi).
Đã trị 57 ca đều khỏi, thời gian trị khỏi từ 2-6 ngày.
+ Thảo Lam Quy Hồ Phương (Hứa Diệu Phương Khoa Da Liễu, Học Viện Trung Y Bắc Kinh): Long đởm thảo, Bản lam căn đều 50g, Đương quy 100g, Nguyên hồ 50g. Tất cả tán bột mịn cho vào nang nhựa có 0,5g thuốc. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-6 nang. Trẻ em và bệnh nhẹ giảm liều.
Đã trị 69 ca đều khỏi (da lành, hết đau). Thời gian điều trị khỏi bình quân 6-9 ngày. Không có ca nào để lại di chứng đau.
+ Đại Hoàng Ngũ Bội Tử Cao (Kiều Thành, Bệnh Viện Trực Thuộc Số 2, Trường Đại Học Y Khoa Tây An, Tỉnh Thiểm Tây): Sinh đại hoàng 2 phần, Hoàng bá 2 phần, Ngũ bội tử 1 phần, Mang tiêu 1 phần, tán bột thật mịn, trộn vaselin thành cao mềm 30%. Tùy theo tổn thương to nhỏ, bôi thuốc vào miếng gạc dày 0,2cm đắp vào, dùng băng dính cố định, 2 ngày thay 1 lần.
Đã trị 150 ca đều khỏi.Đắp lâu là 4 lần, ít là 2 lần, bình quân là 3 lần. Thường sau khi đắp 24 giờ triệu chứng giảm rõ, sau 1 lần đắp thuốc, cảm giác đau như lửa chích giảm nhẹ, thủy bào đục và teo lại, sau 3 lần khô hết vảy, triệu chứng chủ quan hết. Ngày điều trị khỏi bình quân là 6 ngày.
Thuốc Dùng Ngoài
+ Bào chẩn chưa vỡ: bôi Kim Hoàng Tán. Lúc đã vỡ, bôi bột Thanh đại hoặc đắp Thanh Đại Cao, Cứu Nhất Đơn...
- Đối với Zona không đau, chỉ cần thuốc bôi tại chỗ (bột trơ, hồ nước) các loại thuốc trên nếu có.
- Đối với Zona mắt, nhỏ thuốc kèm băng kín mắt.
. Mang tiêu 30g, hòa với 70ml nước ấm, dùng để bôi, ngày 3~5 lần. Cho đến khi vết tổn thương khô, đóng vẩy, hết đau (Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1985, 1).
. Hùng Hoàng Cao (Tân Trung Y 1986, 7): Hùng hoàng 6g, Yên cao 10g, trộn với dầu (mè) cho đều, bôi ngày 2~3 lần.
Châm Cứu
+ Tùy theo đường kinh bị tổn thương mà chọn huyệt.
Huyệt chính: Khúc trì, Thân trụ, Dương lăng tuyền, Tam âm giao.
Huyệt phối hợp: Vùng trán thêm Thái dương, Đầu duy, Dương bạch. Gò má trên thêm Tứ bạch, Tình minh, Hạ quan; Vùng hàm dưới thêm Giáp xa, Địa thương, Đại nghênh; Vùng hố nách thêm Kiên trinh, Cực tuyền; vùng trên rốn thêm Hợp cốc; Vùng dưới rốn thêm Túc tam lý.
Thanh niên, dùng phép châm tả, đối với người lớn tuổi, nên dùng phép bổ. Hai ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Dùng A thị huyệt: Châm phía trên, phía dưới, bên phải, bên trái vùng tổn thương, châm xiên 15-30o hướng về chỗ tổn thương. Đắc khí thì lưu kim 30 phút, cứ 3~5 phút vê kim một lần. Ngày châm một lần. 10 ngày là một liệu trình.
+ Dựa vào biện chứng để chọn huyệt phối hợp. Huyệt chính: Can du, Khúc trì, Chi câu, A thị huyệt. Phối hợp: Do phong hỏa thêm Kỳ môn, Khúc tuyền, Túc khiếu âm; Dothâps nhiệt thêm Nội đình, Ngoại quan, Hiệp khê; Nhiệt nhiều thêm Hợp cốc, Âm lăng tuyền, Thần môn.
Châm tả. Hai ngày châm một lần, 10 ngày là một liệu trình (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
Cứu Pháp
+ Cứu gián tiếp A thị huyệt (vùng tổn thương), Tâm du, Can du. Cứu 30~40 phút, ngày một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
Nhĩ Châm
+ Chọn huyệt Phế, Thượng thận, Vùng tương ứng vùng bệnh. phối hợp với Thần môn, Nội tiết, Giao cảm, Chẩm, Dị ứng, Can Tỳ. Châm xong lưu kim 30 phút. Hai ngày châm một lần, 7 ngày là một liệu trình (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Vùng Phế, Tuyến Thượng thận, Thần môn. Kết hợp huyệt tùy theo vị trí: vùng tay thêm Hợp cốc, Khúc trì; Vùng chân thêm Túc tam lý, Tam âm giao và A thị huyệt.
Gõ kim mai hoa quanh vùng tổn thương.
Không châm vùng tổn thương da (Trung Y Ngoại Khoa Học)
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Tránh những kích thích tinh thần, chú ý phòng trị chứng cảm mạo nhiều lần có thể dẫn đến mắc bệnh.
2. Lúc mắc bệnh chú ý giữ gìn không gãi, giữ vệ sinh da, uống nước nóng đun sôi để nguội, không ăn các chất cay nóng, điều trị triệu chứng kịp thời.
Bệnh Án Zona
(Trích trong ‘Bắc Kinh Trung Y Học Viện Học Báo 1985 (4): 15’)
Lý Quả, nữ, 60 tuổi. Nhập viện ngày 19-09-1983. Tại vùng ngực sườn bên phải nổi mụn, đau nhức hơn một tuần rồi. Khám thấy hạ sườn bên phải cho đến dưới bầu vú có hai đám tổn thương to như hột đào lớn, ở giữa có dịch đặc hoặc giống như hột đậu xanh lớn có nước, mầu xanh, chung quanh mầu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Hoạt. Do nhiệt độc kết tụ ở da gây nên. Điều trị dùng phép thanh nhiệt giải độc.Thêm trấn thống, an thần. Dùng Mã Xỉ Hiện Giải Độc Thang: Mã xỉ hiện 30g, Đại thanh diệp, Bại tương thảo, Tử thảo đều 15g, Hoàng liên 10g, Toan táo nhân 15g, Mẫu lệ 30g (sắc trước), Đảng sâm 10g, Toàn yết 6g. bên ngoài dùng Tứ Hoàng Cao bôi ngày 2 lần.
Ngày 26-09 khám lại: Vết tổn thương biến mất, bắt đầu đóng vảy, giảm đau nhiều. Dùng bài thuốc cũ. Ngày 04-10 khám lại: Vùng da hoàn toàn khỏi.
Bệnh Án Zona
(Trích trong Châm Cứu Lâm Chứng Tập Nghiệm)
Trương X, nam 31 tuổi. Vùng bụng trên bên phải nổi mụn như hạt gạo, vì ở vùng thần kinh thắt lưng nên bị sốt, đau như kim đâm không chịu nổi, da vùng đó rất ngứa, mặc áo vào thì đau. Chẩn đoán là đới trạng bào chẩn (zona). Dùng A thị huyệt, cục bộ để tiêu độc. Dùng kim tam lăng khêu 3~5 vết cho ra máu sau đó dùng Ngải cứu hơ 15~30 phút. Phối huyệt, dùng Âm lăng tuyền, vê kim, thở ra thì vê kim. Ngày châm một lần, châm 3 lần thì các chứng trạng biến hết.
XOANG MŨI VIÊM
(T Xoang Viêm - Sinusite - Sinusitis)
A. Đạicương
Xoang mũi viêm thường do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn hoặc phối hợp cả 2 yếu tố trên. Có thể bị 1 xoang hoặc kèm 2-3 xoang.
YHCT gọi là T Lậu, Não Lậu, T Uyên (trường hợp nặng hơn), T Trĩ.
B. Nguyênnhân
Phế bị nhiễm phong hàn, mất chức năng tuyên giáng, phong nhiệt tà độc dồn đọng ở mũi gây ra bệnh (CCHG. Nghĩa).
Ăn uống những thứ cay, nóng... nhiệt uất lại ở kinh Đở m và đưa lên mũi. (CCHV. Nam).
Do thương phong cảm mạo tái phát nhiều lần, vi khuẩn xâm nhập vào xoang mũi gây bịnh (CCHT. Haœi).
C. Triệu chứng
a. Tại chỗ: Ấn mạnh vào mũi thấy đau, đau lan lên ổ mắt, lên gốc mũi, trán, khi tập trung suy nghĩ thì đau hơn, mũi bị nghẹt, có khi không ngư?i thấy mùi vị, chảy nước mũi trong hoặc vàng, lo?ng hoặc đặc, có mùi hôi.
b. Toàn thân: Sốt, đầu đau.
Trên lâm sàng thường gặp 3 loại sau.
1 - Xoang mũi viêm do Cảm Phong Hàn: Sốt, chảy nước mũi, ho, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn.
2 - Xoang mũi viêm do Phế Nhiệt: miệng và họng khô, chảy nước mũi vàng, ho, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Sác.
3 - Xoang mũi viêm do Đở m Nhiệt: Nước mũi vàng đặc, có mùi hôi, miệng đắng, sườn đau, đầu đau, mạch Huyền - Sác.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Tuyên Phế, thông khiếu ở Mũi (T khiếu).
• Huyệt chính: Nghênh Hương (Đtr.20) + Thông Thiên (Bq.7) + Toàn Trúc (Bq.2) .
• Huyệt phụ: Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Trì (Đ.20) .
Kích thích mạnh vừa, cách 1 ngày châm 1 lần, 10 - 15 lần là 1 liệu trình.
. Phế nhiệt thêm Hợp Cốc (Đtr.4), Liệt Khuyết (P.7) . . Đở m nhiệt thêm Hành Gian (C.2), Phong Trì (Đ.20).
Ý nghĩa: Nghênh Hương ở cạnh mũi, có tác dụng thông mũi; Toàn Trúc để tuyên thông khiếu và trị đầu đau; Thông Thiên có tác dụng tiết biểu, trị mũi nghẹt.
Phế nhiệt: thêm Liệt Khuyết và Hợp Cốc để sơ tán phong tà và thanh nhiệt ở Phế; Đở m nhiệt: thêm Phong Trì để tiết Đở m Hoả; Hành Gian để sơ Can.
2- Thượng Tinh (Đc.23) + Khúc Sai (Bq.4) + Ấn Đường + Phong Môn (Bq.12) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Yếu Lãm).
3- Phong Phủ (Đc.16) + Thượng Tinh (Đc.23).
Nếu chưa bớt, thêm Bá Lao + Hòa Liêu (Đtr.19) + Nhân Trung (Đc.26) + Phong Trì (Đ.20) (Châm Cứu Đại Thành).
4- Nhóm 1: Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Thượng Tinh (Đc.23).
Nhóm 2: Ấn Đường + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Trì (Đ.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
5- Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
•6- Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
7- Phế Nhiệt: Ấn Đường + Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) [đều tả ].
• Đở m Nhiệt: Hành Gian (C.2) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Phong Trì (Đ.20) + Thượng Tinh (Đc.23) (Châm Cứu Trị Liệu Học).
8- Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khiếu Âm (Đầu) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Phế Du (Bq.13) + Phong Trì (Đ.20) + Thông Thiên (Bq.7) + Trung Chử (Ttu.3) (Châm Cứu Học Việt Nam).
Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang. Viêm Mũi Dị Ứng Tận Gốc Không Tái Phát
Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh.
Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Nhiều người lo lắng liệu có phải sống chung cả đời với căn bệnh này?
Viêm xoang là tình trạng các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi bị viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Ở Việt Nam, có tới 15-20% dân số bị bệnh viêm xoang mũi, trong đó phần lớn là người mắc bệnh mãn tính.
Bệnh khởi phát với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, tinh thần uể oải…
Viêm xoang nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng nghẹt mũi, đau nhức mũi, chảy dịch kéo dài có thể gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc. Khi bị xoang mãn tính, người bệnh nên sử dụng phương pháp y học cổ truyền để chữa trị triệt để.
Ngó sen được dùng để trị viêm xoang.
Bài thuốc trị viêm xoang đơn giản nhưng hiệu quả:
Bài thuốc này gồm 3 vị thuốc nam (gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa) và 1 vị thuốc bắc (tân di).
Bao gồm 2 giai đoạn đó là : Làm sạch mủ và uống thuốc để trị dứt điểm.
Bài thuốc làm sạch mủ:
- Gừng tươi 6 g
- Ngó sen 30 g
Giã nát cả 2 thứ, đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt)
sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ.
Mỗi ngày tiến hành 2 lần như trên (vào sáng và tối, nhớ phải dùng tươi) cho đến khi hết mủ.
Chú ý: Trường hợp viêm xoang không có mủ thì không ra mủ. Có thể áp dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi.
Bài thuốc uống chống viêm, tiêu xưng, hỗ trợ trị viêm xong triệt để sau khi làm sạch mủ:
- Lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột.
- Tân di (trọng lượng bằng phân nửa hạt ké) sao khô,tán thành bột
- Trộn lẫn hai thứ cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 2 thìa cà phê, chiêu với nước ấm. Dùng khoảng 2 tháng.
Chú ý:Các bạn sau khi chữa trị có kết quả lên giữ gìn vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để khỏi tái phát.
Bài Thuốc Đông Y Gia Truyền Chữa Viêm Xoang
Theo y học cổ truyền, viêm xoang gọi là “Ty uyên” (nước mũi chảy ra không dứt như nước ở suối). Viêm xoang do nhiệt ở kim đởm đi lên não hoặc do phế hư, thận hư do phong tụ hàn ngưng hỏa uất. Điều trị chủ yếu là lợi thấp, thông khiếu kết hợp với thanh tiết đởm nhiệt, sơ phong táo hàn, thanh nhiệt ôn bổ phế khí, thận khí.
Bệnh viêm xoang
Y học cổ truyền phân biệt viêm xoang cấp tính do vi khuẩn từ mũi vào xoang (do cảm cúm, dị ứng) hoặc do răng (sâu răng, nhổ răng hàm) và viêm xoang mạn tính do viêm xoang cấp tính tái diễn nhiều lần. Những hốc xương ở mặt gọi là xoang, gồm 4 loại:
1. Xoang hàm..
2. Xoang sàng..
3. Xoang trán..
4. Xoang bướm..
Bệnh Viêm Xoang Được Chia Làm 2 Nhóm:
Nhóm trước gần xoang hàm, xoang trán và xoang sàng trước, nhóm sau gồm xoang sàng sau và xoang bướm.
Nhóm xoang trước dễ bị viêm hơn nhóm xoang sau và thường do: Cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính, viêm răng hoặc do chấn thương. Viêm xoang có nhiều thể: Dày viêm mạc, nhày mủ, polyp và có những biến chứng như: Viêm họng, viêm thanh quản, nhức đầu, viêm dây thần kinh thị, viêm mí mắt, viêm túi lệ, viêm nghẽn tĩnh mạch xương hàm, viêm não…
Các loại cỏ quanh ta có thể chữa được bệnh xoang hiệu quả:
– Kim Ngân Hoa: Có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, dùng chữa viêm xoang. Ngoài ra còn chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, phát ban, thấp khớp…
– Ké Đầu Ngựa: Còn gọi là Thương nhĩ tử có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu độc, sát khuẩn trừ thấp. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn dùng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau răng.
– Cây Cứt Lợn: Còn gọi là Hy thiêm bảo có vị đắng, tính hàn, có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, bổ huyết. Dùng để chữa viêm xoang ngoài ra còn chữa đau lưng, mỏi gối, tê liệt tay chân, nửa người.
– Tân di: Vị cay, tính ấm có tác dụng tán phong nhiệt thượng trên, thông khiếu. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn trị ngạt mũi, nhức đầu phong, ngạt mũi khó thở, mọc nhọt trong mũi.
– Rau diếp cá: Còn có tên là Ngư tinh thảo có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn dùng chữa đinh nhọt, bí tiểu, kinh nguyệt không đều, viêm phổi, đau mắt đỏ…
Các bài thuốc chữa viêm xoang:
– Viêm xoang cấp tính: Phải thanh phế nhiệt, giải độc là chính. Dùng bài thuốc với các Vị thuốc:
Dược Liệu:
1. Kim ngân hoa: 16g
2. Ké đầu ngựa: 16g
3. Chi tử: 8g
4. Mạch môn: 12g
5. Hy thiên thảo: 16g
6. Ngư tinh thảo: 16g
– Viêm xoang mạn tính: Phải dưỡng âm, nhuận táo thanh nhiệt giải độc là chính. Dùng bài thuốc với các vị thuốc:
Bài Thuốc 2:
Dược Liệu:
1. Sinh địa: 16g
2. Huyền sâm: 12g
3. Đan bì: 12g
4. Mạch môn: 12g
5. Kim ngân hoa: 16g
6. Ké đầu ngựa: 16g
7. Trần bì: 8g
8. Hoàng cầm: 12g
Cách Dùng:
Các bài thuốc trên cho 750ml nước sạch sắc kỹ cho tới khi còn 250ml, chia đều thành 3 lần uống lúc thuốc còn ấm trong ngày.
Các Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang Khác
Dược Liệu:
1. Ké đầu ngựa: 10g
2. Tân di: 10g
3. Kinh giới: 10g
4. Ngưu tất: 10g
5. Hoàng bá: 10g
6. Bạc hà: 10g
7. Cát cánh: 10g
8. Xuyên bối: 10g
9. Cam thảo: 10g
10. Phòng phong: 10g
11. Khương hoạt: 10g
12. Kim ngân hoa: 10g
13. Hành khô: 10g
14. Bạch Chỉ: 12g
15. Xuyên Khung: 12g
16. Tế Tân: 5g
17. Sinh Địa: 20g
CÁCH DÙNG:
Bạn tìm mua đủ 17 Vị thuốc trên. Bạn Sắc thuốc 3 lần lấy 1,5 lít nước thuốc hoà lẫn vào nhau. Bỏ vô tủ lạnh chia 6 lần uống trong 2 ngày.
Mỗi lần uống đun sôi phần thuốc đó chờ thuốc ấm. uống lúc thuốc còn ấm..
Bạn Có thể thể lấy hơi thuốc lúc còn nóng xông vào mũi.
Khi bạn uống chừa lại 1 ít dùng để rửa mũi.
Thời gian trị liệu:
Viêm xoang nhẹ, mới mắc từ 1-5 tháng uống 5-10 thang. Khỏi..
Viêm xoang nặng từ 5 tháng.- 2, 3,4 năm năm uống 10-20 thang. Khỏi..
Viêm mũi dị ứng do thời tiết cần 15- 20 thang.
Lưu ý: Bạn phải mua những Vị thuốc tốt, Thuốc có nguồn gốc tại các nhà thuốc có chữ Tâm..
Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang Khác Nữa
-Lục vị địa hoàng
Lục vị là một cổ phương căn bản và thông dụng trong y học cổ truyền để bổ Thận âm. Gọi là lục vị vì bài thuốc gồm sáu vị. Để nạp khí về thận, Hải Thượng Lãn Ông thường dùng thêm ba vị: Mạch môn, ngũ vị; Ngưu tất. Mạch môn làm mát phế vị; Ngũ vị liễm phế, cố thận; Ngưu tất giáng khí, dẫn thuốc về thận. Ngoài ra, vì là bệnh lâu ngày nên dùng thêm cao Ban long, là loài huyết nhục hữu tình để tăng hiệu quả. Cao Ban long là một vị thuốc bổ âm mạnh được chế từ sừng hươu nai. Như vậy, một bài thuốc lục vị gia giảm để trị viêm xoang có thể bao gồm:
Thành Phần:
1. Thục địa: 16g
2. Cao Ban long: 8g
3. Hoài sơn: 8g
4. Mạch môn: 8g
5. Sơn thù: 8g
6. Ngũ vị tử: 6g
7. Đơn bì: 6g
8. Ngưu tất: 8g
9. Trạch tả: 4g
10. Bạch linh: 4g
Cách Dùng: Lần thứ nhất, đổ ba chén nước, sắc còn một chén. Lần thứ hai, đổ hai chén nước, sắc còn nửa chén. Hòa chung hai lần nước thuốc lại, chia uống hai hoặc ba lần trong ngày. Hâm nóng trước khi uống. Có thể dùng liên tục từ 10-15 thang.
Một số người không tiện "sắc thuốc" thì có thể dùng lục vị hoàn mua sẵn ở thị trường Đông dược. Trường hợp này dùng thêm cao Ban long bằng cách cắt nhỏ nấu cháo hoặc hấp cơm để ăn.
-Bổ âm tiếp dương
Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt..., biểu hiện của cả khí huyết âm dương đều kém. Những trường hợp này nếu bổ khí không khéo có thể làm tăng khí nghịch, nếu bổ âm đơn thuần có thể làm ngưng trệ Tỳ Vị; Mà khi Tỳ Vị đã trệ thì thuốc gì cũng khó được chuyển hóa. Do đó cần sử dụng thêm các vị thuốc cam, ôn như nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, can khương để tiếp dương xen kẽ với bổ âm. Với cách điều trị này, khi âm đã vượng lên một phần thì dương cũng tiến được nửa phần. Từng bước nâng lên mà vẫn bảo đảm không làm chênh lệch thái quá sự cân bằng giữa âm và dương. Bàn về cách tiếp dương trong bổ âm, Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại một phương thuốc rất có giá trị là "Bổ âm tiếp phương dương"
Thành Phần:
1. Thục địa: 120g
2. Bố chính sâm: 60g
3. Bạch truật: 40g
4. Can khương: 12g (sao đen tẩm đồng tiện)
5. Bạch thược: 20g (sao đen tẩm đồng tiện)
Đây là một thang đại dược, phân lượng lớn, sắc đặc chia làm nhiều lần uống trong ngày. Thục địa là vị chủ lực để bổ âm. Điểm đặc biệt của phương thang bổ âm này là gồm cả Sâm, Khương, Truật để bổ Tỳ Vị bằng cách sao đen và tẩm đồng tiện 2 vị can khương và bạch thược. Cách bào chế này vừa làm dịu sức nóng của can khương, vừa giáng hư hỏa và dẫn thuốc về thận nhằm tiếp dương khí cho Tỳ Vị đủ sức chuyển hóa thục địa, mà lại không kích động hư hỏa.
Với những đợt viêm mũivà viêm xoang cấp tính hoặc viêm mũi phát triển do phong nhiệt, có thể dùng những bài thuốc sau, thiên về khu phong tiêu độc:
- Hoàng liên giải độc thang
Hoàng liên 12g, bạc hà 8g, hoàng cầm 12g, hoàng bá 12g, chi tử 4g. Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
Ma hoàng thương nhĩ tử thang
Ma hoàng 12g,
tân di hoa 8g,
khương hoạt 12g,
thương nhĩ tử 12g,
kinh giới 6g,
phòng phong 12g,
cam thảo 4g.
Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
Thanh không cao
Khương hoạt 12g
xuyên khung 4g
phòng phong 12g
bạc hà 4g
hoàng cầm 8g
cam thảo 6g
hoàng liên 4g
Các Dùng: Đổ 3 chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.
- Điều trị không dùng thuốc
Có không ít trường hợp viêm xoang dai dẳng nhiều năm, tái đi tái lại sau nhiều lần điều trị khiến người bệnh nghĩ mình sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. Sau đó, vì những lý do khác nhau (chẳng hạn để điều trị một bệnh khác hoặc để tăng cường sức khỏe), người bệnh gia nhập một nhóm tập dưỡng sinh. Điều không ngờ là sau vài tháng, người bệnh chợt nhận ra những triệu chứng khó chịu của viêm xoang đã tự biến mất. Kết quả này không có gì lạ nếu ta hiểu rằng, tất cả những phương pháp dưỡng sinh, ngoài tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng - thì hiệu ứng sớm nhất, trực tiếp nhất mà người tập đạt được là sự thư giãn, an tĩnh. Y học hiện đại cho rằng sự an tĩnh có thể điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh vốn có của hệ thần kinh trung ương, qua đó điều hòa nội tiết và cải thiện hoạt động của cơ quan. Điều hòa thần kinh giao cảm cũng có vai trò cân bằng hai yếu tố âm và dương trong cơ thể. Hơn nữa, theo quy luật "Thần tĩnh tất âm sinh", sự thư giãn và nhập tĩnh có tác dụng sinh âm và bổ âm. Ngoài ra, hầu hết các bài tập dưỡng sinh từ tư thế, động tác đến ý thức như thượng hư hạ thực, hư kỳ tâm thực kỳ phúc… giúp cứng chắc phần hạ bộ, buông lỏng phần vai, mang trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu đều nhằm làm cho khí trầm Đan điền, chính là yêu cầu dẫn hỏa quy nguyên hoặc nạp khí về Thận để trừ hư Hỏa trong việc điều trị viêm xoang. Do đó, việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mãn tính.
BÀI THUỐC CHỮA BỆNH ĐAU VAI GÁY
YHCT BỆNH ĐAU VAI GÁY
Đây là phương pháp chữa đau vai gáy chính thống hiện nay .
Triệu chứng chủ yếu là đau vai, gáy, nhức đầu, chóng mặt, bệnh kéo dài lâungày không khỏi, thường gặp thời tiết thay đổi hoặc lao động nặng nhọc bệnh nặng thêm
Gặp ở lứa trên 50 (25-50%), trên 75 tuổi (75%). chứng viêm tuỷ xám chỉ chiếm 5-10%.
Dựa theo triệu chứng lâm sàng, Đông y xếp bệnh này vào loại Tý Chứng, Nuy Chứng, Đầu Thống, Cảnh Cường, Cảnh Cường Thống, Huyễn Vựng, Cảnh Cân Cơ
Nguyên Nhân
. Do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc gây nên đau, cử động khó khăn. Gặp nhiều nơi những người cơ thể suy yếu, lớn tuổi.
. Do dinh dưỡng không tốt làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ thống huyết, Tỳ suy yếu, huyết không chuyển vận được đến vùng bệnh gây nên. Thấp tà xâm nhập vào cơ thể những người Tỳ hư do ăn uống suy kém. Thấp kéo dài sẽ biến thành đờm, đờm và thấp cùng đưa lên vùng cổ, vai sẽ làm cho khí huyết bị ngăn trở gây nên đau.
. Do hư yếu của tuổi già. Càng lớn tuổi, xương và các đốt ít được nuôi dưỡng hơn gây nên đau, khó cử động. Gặp nhiều trong chứng Can huyết hư, Thận âm hư.
. Do chấn thương làm ảnh hưởng đến gân cơ và khớp vùng cổ gáy.
Các nguyên nhân trên, nếu không được chữa trị sẽ làm cho khí huyết bị ngưng trệ gây nên bệnh.
Điều trị
1. Do phong hàn:
Triệu chứng: Đầu, gáy, vai và lưng trên đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh, lưỡi mỏng, trắng nhạt, mạch Phù, Hoãn hoặc Khẩn.
Điều trị: Khứ phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
Phương thuocó: Dùng bài Quế Chi Gia Cát Căn Thang gia giảm:
Cát căn 15g Quế chi 9g Bạch thược 9g Qui đầu 9g
Xuyên khung 9g Xương truật 9g Mộc qua 9g Cam thảo 6g
Tam thất 3g Sinh khương 3g Đại Táo 12g
2. Hàn đờm:
Triệu chứng: Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, váng đầu, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, không có sức, nôn mửa, ngực và hông sườn đầy tức, lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Hoạt, Nhu.
Điều trị: Hoá đờm, trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc.
Cam thảo6g Bạch linh 16g Phòng phong 12g Khương hoạt 12g
Tế tân 6g Hoàng cầm 12g Quế chi 12g Cốt tóai bổ 12g
Thương truật 12g Xuyên khung 12g Trần bì 8g Đẳng sâm 16g
Đại Táo 12g Chỉ thực 8g
3. Khí trệ huyết ứ:
Triệu chứng: Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, tê, đau ê ẩm, đau vùng nhất định, ban ngày đỡ, ban đêm đau nhiều hơn, ấn vào đau, chân tay tê mỏi, co rút (đêm bị nhiều hơn ngày), miệng khô, lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch Sáp, Huyền.
Điều trị: hoạt huyết, hoá ứ, thông kinh hoạt lạc.
Phương thuốc: Dùng bài Đào Hồng Ẩm gia giảm:
Đào nhân 8g Hồng hoa 10g Xuyên khung 12g Qui đầu 16g Ngũ linh chi 8g Chi tử 8g Huyền hồ 8g Uy linh tiên 12g
-Có biểu hiện hàn thêm Quế chi 9g, Ô đầu, Tế tân đều 3g.
-Có triệu chứng nhiệt thêm Bại tương thảo, Đơn bì đều 12g.
-Khí hư thêm Hoàng kỳ 18g.
-Huyết hư thêm Bạch thược 12g.
-Can Thận hư thêm Ngũ gia bì 12g, Tang ký sinh, Cốt toái bổ đều 9g.
-Nếu khí trệ, huyết ứ do khí hư và phong thay Đào Hồng Ẩm bằng Lý Khí Hoà Huyết Tán Phong Thang:
Cát căn18g Bạch thược18g Hoàng kỳ18g Đan sâm12g
Thục địa 12g Xuyên sơn giáp 12g Đẳng sâm12g Địa miết trùng9g
Đào nhân12g Hồng hoa 9g Hương phụ 9g Địa long 9g Uy linh tiên 9g
4. Khí huyết đều hư, huyết ứ:
Triệu chứng: Đầu, gáy khó cử động, gáy yếu, tay chân yếu, nhất ở ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, hay mơ, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, chóng mặt, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, da mặt xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế, Nhược.
Điều trị: Bổ khí, dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc.
Phương thuốc: Dùng bài Hoàng Kỳ Quế Chi Ngũ Ngũ Thang gia vị:
Hoàng kỳ18g Kê huyết đằng 15g Xích thược 12g Sinh khương6g
Bạch thược 12g Quế chi 9g Cát căn 9g Đại Táo12g
Kèm hàn thấp thêm Uy linh tiên, Khương hoạt đều 9g. Kèm huyết ứ thêm Địa long, Hồng hoa, Nhũ hương. Kèm Thận hư, thêm Ngũ gia bì, Dâm dương hoắc, Câu kỷ.
5. Can thận âm hư:
Triệu chứng: Gáy, vai vai lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, gò má đỏ, mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ,,rêu lưỡi mỏng, mạch Tế, Sác.
Điều trị: Tư bổ Can Thận, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc.
Phương thuốc: Dùng bài Hổ Tiềm Hoàn gia giảm:
Ngưu tất12g Thục địa 12g Đan sâm 12g Qui đầu 12g Bạch thược 9g Tỏa dương 9g Tri mẫu 9g Hoàng bá 9g Qui bản 9g Thỏ ti tửg9 Kê huyết đằng 9g
Nếu âm dương đều hư biểu hiện chân lạnh, tình dục giảm, tiêu lỏng, huyết ứ, thay Hổ Tiềm Hoàn bằng Hà Thị Cảnh Chuỳ Bình Phương: Thục địa, Bồ hoàng, Cốt toái bổ, Kê huyết đằng đều 15g, Lộc hàm thảo, Đan sâm, Thương truật, Mạch nha, Nhục thung dung, Đương quy vĩ đều 9g, Ngô công 6g.
Nếu váng đầu, chóng mặt, hoa mắt thêm Thiên ma, Câu đằng đều 12g. Kèm phong thấp thêm Uy linh tiên, Cát căn, Hy thiêm thảo đều 9g. Huyết hư thêm A giao. Nếu loãng xương bỏ Toả dương, Thỏ ty tử thêm Cốt toái bổ, Tục đoạn và Ngũ gia bì đều 9g.
Nếu thoái hoá do hẹp cột sống, có thể gây nên đau, cứng gáy kèm váng đầu, chóng mặt, muốn nôn, nôn mửa, ù tai và mờ mắt. Cần dùng phép khu phong, hoá đờm, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng bài Định Huyễn Thang: Đan sâm 30g, Bạch thược, Dạ giao đằng đều 24g, Câu đằng 20g, Phục linh 15g, Thiên ma, Bán hạ, Cương tằm đều 9g
Bài Thuốc Chữa Tận Gốc Chứng Bệnh Rối Loạn Tiền Đình
Dấu hiệu thường xuất hiện vào buổi sáng sớm sau khi tỉnh dậy, người bệnh đột ngột choáng váng mọi vật chao đảo, kèm theo rối loạn thần kinh thực vật làm cho toàn thân vã mồ hôi hoặc có thể da mặt bị tím tái, tim đập nhanh, buồn nôn hay nôn mửa liên tục...
Theo Đông y thường thấy biểu hiện bởi hai thể loại đó là "thực chứng" và "hư chứng".
Đối với thực chứng:
Đột nhiên ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa cảm thấy như đảo lộn, nghiêng ngửa buộc người bệnh phải luôn nhắm nghiền mắt và nằm xuống không sẽ bị ngã. Đây là trường hợp theo Đông y là do can hỏa hóa phong rồi bốc lên mà sinh bệnh là chủ yếu. Cũng có thể do đờm thấp đình trệ, mà làm khí thanh dương không đưa lên được khiến phát ra bệnh. Trong trường hợp thực chứng này người ta sử dụng phương "Thiên ma câu đằng ẩm" trích trong Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa.
Phương gồm các vị:
Câu đằng 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, phục thần 12g, sơn chi 12g, tang ký sinh 12g, dạ giao đằng 10g, đỗ trọng 10g, hoàng cầm 10g, thạch quyết minh sống 20g, thiên ma 8g, hà thủ ô trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần trong ngày. Uống 3 - 5 thang liền.
Phương "Nhị căn thang" (Phúc kiến Trung y dược). Tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lợi thấp, khử đờm, trị rối loạn tiền đình, gồm: Cát căn 20g, hải đới căn 30g, xuyên khung 12g, bán hạ 10g, thạch xương bồ 16g, đại giả thạch 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Cần uống 3 - 6 thang liền.
Đối với hư chứng:
Triệu chứng cũng xảy ra đột ngột bị ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, cơn chóng mặt cũng có thể xảy ra trong chốc lát hay mấy tiếng đồng hồ hoặc vài ngày. Đây là bệnh chứng xảy ra chủ yếu do can, thận, tâm, tỳ suy, thận kém nên không nuôi dưỡng được can huyết mà làm cho can dương vượng lên khiến phát sinh bệnh.
Với bệnh chứng này người ta thường sử dụng phương "Kỷ cúc địa hoàng hoàn" trích trong Y cấp. Gồm các vị: Bạch cúc hoa 120g, câu kỷ tử 120g, đơn bì 120g, phục linh 120g, trạch tả 120g, sơn dược 160g, sơn thù 160g, thục địa 320g. Tất cả tán bột làm hoàn. Ngày uống 8 - 16g, chiêu với nước muối nhạt.
Định huyễn thang (trích trong Trung Quốc Trung y bí phương đại hoàn). Tác dụng hóa đờm tức phong, kiện tỳ khử thấp, trị rối loạn tiền đình, gồm: Bạch tật lê 20g, trạch tả 20g, thiên ma 16g, bán hạ 16g, đạm trúc diệp 12g, phục thần 12g, cát nhân 12g, long cốt 30g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Cần uống 5 - 10 thang liền. Rất hiệu nghiệm.
Chỉ huyễn trừ vựng thang (trong Trung Quốc Trung y bí phương đại toàn). Tác dụng hóa đờm, lợi thấp, khử ứ, trị rối loạn tiền đình, gồm bán hạ 12g, ngưu tất 12g, sinh khương 12g, xa tiền tử 30g, trạch lan 16g, quế chi 16g, bạch truật 20g, hổ phách 6g, đan sâm 24g, phục linh 24g, mẫu lệ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Cần uống 5 - 7 thang liền sẽ hiệu nghiệm.
Rối loạn tiền đình có thể chữa trị có hiệu quả và an toàn bằng các món ăn từ óc lợn:
- Óc lợn:
Óc lợn 1 bộ, dùng nước sôi để nguội rửa sạch huyết, đem hầm kỹ trong 30 phút rồi ăn trong ngày, một liệu trình kéo dài 7 ngày. Hoặc: Óc lợn 100g, hành 20g, gừng tươi 10g, rượu vang 10g, dầu vừng 10g, tỏi 20g, xì dầu vừa đủ. Óc lợn rửa sạch và loại bỏ gân máu. Đặt óc lợn lên một đĩa cùng gừng và hành, vẩy rượu vang lên trên rồi đem hấp cách thủy chừng 30 phút, sau đó chế thêm dầu vừng, tỏi, xì dầu, trộn đều ăn trong ngày.
- Óc lợn, trứng gà:Óc lợn 1 bộ, trứng gà 1 – 2 quả. Óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đánh đều với trứng gà rồi tráng chín ăn trong ngày. Hoặc: Óc lợn 1 bộ, nhục dung 12g, thỏ ty tử 12g, thục địa 12g, kỷ tử 15g. Các vị thuốc sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
- Óc lợn, thiên ma, kỷ tử:Óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g (thái lát), kỷ tử 15g, óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hấp cách thủy cùng thiên ma và kỷ tử, chế thêm gia vị ăn trong ngày. Hoặc óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g, gạo tẻ 250g, đem gạo và thiên ma nấu thành cháo rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
- Óc lợn, mộc nhĩ đen:Óc lợn 1 bộ, mộc nhĩ đen 15g, não lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu. Mộc nhĩ ngâm nước lạnh 15 phút rồi rửa sạch, cho vào chảo xào trong 30 phút với 1 thìa dầu thực vật. Cho thêm 1 thìa rượu vang, muối, gia vị vừa đủ và một chút nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào, chế thêm 1 bát nước nhỏ rồi đun nhỏ lửa trong 40 phút nữa. Khi ăn, có thể cho thêm hạt tiêu và các gia vị khác.
- Óc lợn, đông trùng hạ thảo:Óc lợn 1 bộ, rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đông trùng hạ thảo 10g rửa sạch, để ráo nước. Hai thứ đặt lên đĩa, cho thêm một thìa rượu vang, 2 thìa nước lạnh và một chút muối ăn rồi hấp cách thủy, ăn trong ngày.
Hoặc:Óc lợn 1 bộ, tiểu mạch 30g, đại táo 1 quả. Cho tiểu mạch vào 2 bát nước to, sắc kỹ tiểu mạch bằng lửa nhỏ trong nửa giờ rồi bỏ bã, lấy nước. Cho đại táo và óc lợn (đã ngâm kỹ bằng nước ấm) vào cùng với 2 thìa đường trắng, nửa thìa rượu vang, hầm kỹ trong 30 – 60 phút là được. Chia ăn 2 lần trong ngày.
- Óc lợn 1 bộ rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hoài sơn 15, kỷ tử 15g. Tất cả đem hấp cách thủy rồi chế thêm gia vị ăn trong ngày.
12 BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ RỤNG TÓC HIỆU QUẢ
Dân gian có câu:“Cái răng cái tóc là góc con người”, ý muốn nói đến vai trò quan trọng của răng và tóc đối với sức khoẻ và vẻ đẹp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng rụng tóc có xu hướng gia tăng và trở thành nỗi lo của không ít người, kể cả thanh thiếu niên.
Trong y học cổ truyền, rụng tóc thuộc phạm vi các chứng Lạc phát, Du phong, Ban thốc... và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có phương thức dùng thuốc bôi ngoài. Chúng tôi xin được giới thiệu một số bài thuốc để bạn đọc có thể tham khảo:
Bài 1:Dầu vừng 120g, đương quy 5g, tử thảo 3g, sáp ong 15g. Trước tiên, đem đương quy và tử thảo sao với dầu vừng cho đến khi khô cháy, sau đó vớt bỏ bã thuốc, bỏ sáp ong vào đun tiếp cho tan rồi dùng vải thô lọc bỏ tạp chất, để nguội cho thành dạng cao. Mỗi ngày dùng cao thuốc xoa lên vùng tóc rụng 2 lần.
Bài 2:Trắc bá diệp tươi 30g, 100ml cồn 750. Đem lá trắc bá ngâm trong cồn 7 ngày thì dùng được, lấy bông gòn tẩm dịch thuốc bôi vào nơi tóc rụng mỗi ngày 3 lần. Thông thường, sau 30 ngày tóc mới sẽ nhú lên, dài dần và chuyển màu đen; sau khoảng 3 tháng thì trở lại bình thường.
Bài 3:Hồng hoa 60g, can khương (gừng khô) 90g, đương quy 100g, xích thược 100g, sinh địa 100g, trắc bá diệp 100g. Tất cả đem ngâm với 3000ml cồn 750, sau 10 ngày thì dùng được, lấy dịch thuốc bôi vào nơi tóc rụng mỗi ngày 3 - 4 lần.
Bài 4:Phá cố chỉ 20g, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g, xuyên tiêu 10g, can khương 10g, ban miêu 2 con, hồng hoa 5g. Tất cả đem ngâm với 200ml cồn 700 trong 1 tuần thì dùng được, tẩm dịch thuốc vào bông gòn rồi bôi vào nơi tóc bị rụng, mỗi ngày 3 - 5 lần, 30 ngày là 1 liệu trình. Chú ý: vì ban miêu rất độc nên tuyệt đối không để dịch thuốc dây vào mắt, miệng, mũi.
Bài 5:Sinh địa 30g, hà thủ ô 30g, cành cây vừng đen 50g, vỏ cây liễu 50g. Tất cả đem sắc rồi xông gội đầu hằng ngày. Sau mỗi lần xông gội, dùng khăn lau nhẹ cho tóc bớt ướt, lưu dịch thuốc chừng 30 phút rồi gội lại bằng nước sạch, 5 ngày là 1 liệu trình. Một nghiên cứu đã khảo sát trên 110 bệnh nhân, sau 3 - 10 liệu trình đạt hiệu quả 97,3%.
Bài 6:Gừng tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, thái phiến rồi xát vào nơi tóc rụng, mỗi ngày 3 - 5 lần, dùng liên tục trong 5 tuần.
Bài 7:Tỏi 2 củ, mật ong 30g. Tỏi giã thật nhuyễn rồi trộn với mật ong bôi lên vùng tóc bị rụng, mỗi ngày 2 lần.
Bài 8:Xuyên tiêu 10g, bạch chỉ 10g, dã cúc hoa 10g. 3 vị đem ngâm với 250ml cồn 750 trong 3 ngày thì dùng được, mỗi ngày bôi vào nơi tóc rụng 2 lần.
Bài 9:Cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá trắc bá diệp tươi 100g, gừng tươi 100g. 3 thứ rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi hoà thêm một chút mật ong, bôi vào nơi tóc rụng, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 10 ngày. Bài này chuyên dùng cho bệnh tóc rụng thành từng mảng.
Bài 10:Hành củ tươi 30g, ngô công (con rết) 3 con, 2 thứ đem giã nhuyễn rồi bôi vào nơi tóc bị rụng, mỗi ngày 2 - 3 lần, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh. Bài này chuyên trị bệnh tóc rụng thành từng mảng.
Bài 11:Gừng tươi 100g, trắc bá diệp 100g, ớt chỉ thiên 50g. 3 thứ thái nhỏ rồi ngâm trong 800ml cồn 700, sau 15 ngày thì dùng được, lấy bông gòn tẩm dịch thuốc bôi vào vùng tóc rụng, mỗi ngày 3 lần, 50 ngày là 1 liệu trình.
Bài 12:Xuyên luyện tử 50g sấy khô tán bột, mỗi lần lấy chừng 5g hoà với dầu vừng bôi lên vùng tóc bị rụng, mỗi ngày vài lần. Bài này chuyên trị bệnh rụng tóc từng mảng.
BÀI THUỐC GIA TRUYỀN CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP
CHỮA PHONG THẤP
Nguyễn Văn Đức
Số 24 Hoàng Hoa Thám -Ba Đình- Hà Nội.
Công thức:
1.Rễ và cây lá lốt: 250g
2.Rễ gấc: 250g
3. Củ địa liền (sao vàng): 250g
4. Rễ cỏ xước: 250g
5. Cây cối say: 250g
6. Cây hoa cúc áo vàng: 500g
7. Dây đau xương: 250g
8. Hạt cốt khí: 250g
9. Củ cẩm địa la: 250g
10. Rễ cỏ xước: 250g
11. Rễ bưởi bung: 250g
12. Củ sân thục: 250g
13. Vỏ quýt: 80g
14. Vỏ bưởi: 120g
15. Lá đơn tướng quân: 250g
16. Dây chìa vôi: 250g
17. Rễ độc lực: 250g
18. Rễ tầm xuân: 250g
19. Lá ngải: 120g
Hướng Dẫn:
Cộng 19 vị đun nấu nước, canh lại lấy 6 lít nước đặc, pha thêm 3lít rượu thành 9 lít chia ra 36 chai con để chữa chân. Ngày uống 2 lần, sáng lúc chưa ăn, tối sắp đi ngủ.
Uống thuốc nước này sẽ chạy khắp người như phát buồn, nhưng hôm sau thì đỡ, chỉ cần nửa ngày là đỡ đau hoặc đau tăng lên. Có lúc dùng chữa thấp phù, nhiệt thấp đưa lên đau bụng, phong nổi cục, phồng lên như vẽ gân từng miếng, liệt không đi được, chỉ nằm. Kết quả đạt 80%. Không phản ứng, nhưng kỵ thai. Bài thuốc đã 30 năm gia truyền. Một số bệnh lị:
- Bà Hương Lục, ở chợ Xưa, tê liệt 2 chân, phải bò, uống 1 lít khỏi bệnh đi lại khỏe mạnh, bà trú tại xã Chân Lý, Lý Nhân - Hà Nam.
- Bà Vực ngay đầu chợ Cầu, tê liệt, chỉ nằm, uống 2 lít khỏi hẳn.
- Bà Binh Ngoan, thôn ĐồngYên, xã Hồng Lý, chợ Sưa, đau bụng, chân tay lạnh, tê gần nguy cấp, uống 1 lít khỏi hẳn.
- Ông Cơ thôn Đồng Yên, nhức xương, co rúm chân tay, uống 1 lít hết bệnh.
- Ông Vân thôn Phú Vật xã Tiến Dũng, Hưng Nhân Thái Bình, đau nhức xương không làm lụng được, uống 1 lít khỏi bệnh.
- Bà Sinh thôn Phú Vật, phù, nhức xương, uống 1 chai khỏi bệnh.
PHONG THẤP
( Mắt cá và gót chân sưng phù (Cước khí))
Người trình bày:Nguyễn Kim Tuyến (Ông Quảng Tế) Đông y nghiên cứu xã 67 Lãn Ông
Lịch sử phương thuốc: Do 1 cụ Lương y ở Huyện Thanh Liêm Tỉnh Hà Nam truyền cho. Bản thân áp dụng trên 20 năm.
Phương thuốc:
1. Cây, hoa, lá Hy thiêm thảo: 1040g
2. Rễ gấc: 240g
3. Rễ cỏ xước: 120g
Bào chế:
3 vị trên rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lấy hòa vào 1 lít rượu trắng, cho tan hết đường, tẩm vào 3 vị thuốc trên cho ướt thật đều rồi cho thuốc vào chõ đồ 1 giờ, xong đổ ra nia phơi khô lại đồ, 9 lần đồ, 9 lần phơi, sau mới đem thuốc nấu thành cao, cô lại đặc như mật, đậy kín dùng dần.Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống độ 2 cùi dìa cà phê cao, hòa với nước đun sôi để nguội, uống xong rồi ăn cơm đè lên. Uống vào 2 bữa cơm.Chủ trị:
Bệnh 2 mắt cá chân và gót chân sưng phù, đau nhức khó đi lại, bệnh này gọi là “cước khí” cần phải chữa ngay, nếu không độc khí sung lên tâm tạng rất nguy hiểm.Cấm kỵ:
Có thai không dùng được.
Kiêng ăn: Thịt gà, chó, ớt, tỏi, chuối tiêu và các quả nóng như vải, mít....
Không phản ứng.Kết quả:
Đã mách nhiều người chữa khỏi và bản thân chữa độ ngót 100 người.
Kết quả 70 %.
Các cụ già thu được kết quả ít hơn.
BÀI THUỐC PHONG THẤP 4
(Tê bại, bán thân bất toại, đau co)
Người trình bày: Phạm Văn Vai - Số 2A - Quán Thánh - Khu Ba Đình.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 35 năm.
Phương thuốc:
1. Cẩm địa là (sao vàng)120g
2. Rễ cây cò bay (tẩm rượu sao)120g
3. Rễ lá lốt (tẩm mật sao vàng)80g
4. Thạch xương bồ (tẩm rượu)80g
5. Thạch hộc (tẩm gừng sao)80g
Bào chế:
Các vị đều dùng lá tươi thái nhỏ rồi mới sao như đã nói trên. Nếu không có lá tươi dùng lá khô cũng được, liều lượng và sao tẩm cũng như trên.
Bài này có thể bốc thành thang để sắc uống, ngâm rượu hoặc tán thành bột.
Nếu định ngâm rượu thì các vị trên không phải tẩm rượu nữa, chỉ cần tẩm mật Lá lốt và tẩm gừng Thạch hộc thôi.
Cách dùng:
Nếu sắc uống thì công thức trên chia đều làm 3 thang mỗi ngày uống 1 thang, tức là uống 3 ngày mới hết liều lượng công thức phương thuốc trên.
Mỗi thang sắc kỹ lấy 3 bát chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần uống 1 bát pha một tí rượu làm thang.
Nếu tán bột thì mỗi lần uống 5 đồng cân, ngày uống 1 lần vào buổi chiều.
Nếu ngâm rượu thì mỗi ngày uống một chén to vào buổi chiều.
Chủ trị:
Chữa phong thấp, đau co người, hoặc bán thân bất toại, kiêm trị cả tê, bại liệt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Các thứ cay như ớt, hồ tiêu….
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã áp dụng chữa 300 người thuộc trường hợp nặng thì kết quả được 80 %. Còn trường hợp bệnh nhẹ, kết quả nhiều hơn từ 90 đến 95 %.
BÀI THUỐC QUÝ CHỮA PHONG THẤP
Bài I. Thuốc uống
(Các chứng phong thấp, sưng ngứa)
Người trình bày: Nguyễn Văn Thiêm (Hiệu Quảng Thái). Số 454 Phố Bạch Mai - Khu Hai Bà.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 20 năm.
Phương thuốc:
1. Cây đau xương: (sao vàng)
2. Rễ bưởi bung: (sao vàng)
3. Rễ cây bướm: (sao vàng)
4. Rễ mơ vàng: (sao vàng)
5. Cam thảo: (để sống)
6. Cây rung rúc: (sao vàng)
7. Xương truật (sống)
8. Cây tầm xuân (sao)
9. Thổ phục linh (sống)
10. Củ chìa vôi (sao vàng)
11. Côt khí (sống)
12. Rễ cỏ sước (sao vàng)
13.Thiên niên kiện (sống)
14. Rễ tầm sọng (sao vàng)
15. Ô dược (sống)
17. Rễ lá lốt (sao vàng)
18. Huyết giác (sống)
Hướng Dẫn:
Các vị bằng nhau về liều lượng.
Gia giảm:
-Chân gối đùi đau gia: Hồng hoa, Ngưu tất, Độc hoạt.
-Co giật gia: Xuyên quy, Bạch thược, Câu đằng, Mộc qua, Ý dĩ
-Thấp sưng gia: Phòng kỷ, Mộc thông, Bội ô dược, Thổ phục linh.
-Thấp ngứa gia: Phòng phong, Kinh giới, Liên kiều, Thương nhĩ tử.
-Eo lưng đau gia: Đỗ trọng, Cẩu tích, Tỳ giải, Phá cố chỉ.
-Xương sống đau gia: Uy linh tiên, Độc hoạt, Ý dĩ.
-Tay đau gia: Phòng phong, Khương hoạt, Quế tiêm.
- Đau khắp người gia: Xuyên quy, Bạch thược, Tần giao, Uy linh tiên, Hồng hoa.
-Huyết hư mà đau hợp với thang Tứ vật.
-Nguyên khí kém hợp hoặc gián phục với bài Thập toàn đại bổ chính.
Bào chế:
Theo công thức trên bốc thành 1 thang thuốc, sắc kỹ 3 nước rồi cô lại còn độ 1 bát rưỡi chia làm 3 lần uống.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 3 lần. Uống vào lúc không no không đói. Trẻ em tuỳ tuổi bớt thuốc đi.
Chủ trị:
Chữa các chứng tê thấp, có công dụng hành huyết, khu phong lợi thuỷ.
Cấm kỵ:
Có mang không dùng được.
Kiêng lội bùn. Không ăn các thứ: Thịt gà, tôm, cua, cá diếc.
Phản ứng: Không phản ứng, nếu đau tăng lên thì càng chóng khỏi.
Kết quả:
Kết hợp với thuốc xoa bóp và thuốc xông đã chữa hàng ngàn người khỏi.
Kết quả 80 %.
BÀI SỐ 284. TÊ THẤP
(Đau, rức xương)
Người trình bày:Nguyễn Văn Diễn Thị trấn Yên Viên - Huyện Gia Lâm.
Lịch sử phương thuốc:Bản thân nghiên cứu, kinh nghiệm và áp dụng16 năm.
Phương thuốc:
1. Rễ rung rúc (sao vàng)1 lạng
2. Cây bạch thau (sao vàng)1 lạng
3. Rễ bưởi bung (sao vàng)1 lạng
4. Rễ cỏ chỉ (sao vàng)1 lạng
5. Rễ xích đồng nam (sao vàng)1 lạng
6. Rễ bạch đồng nữ (sao vàng)1 lạng
7. Cây cứt lợn (sao vàng)1 lạng
8. Cây roi ngựa (mã tiền thảo - sao vàng)1 lạng
9. Cây nụ áo (sao vàng)1 lạng
10. Quy vỹ (sao qua)5 đồng cân
11. Mần tưới (sao qua)5 đồng cân
12. Ngưu tất (sao qua)5 đồng cân
Bào chế:
Theo đúng công thức trên bốc các vị thành một thang thuốc sắc uống, sắc kỹ 2 nước lấy 2 bát.
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần: 2 lần trước bữa cơm sáng và chiều, tối lúc đi ngủ 1 lần. Mỗi lần uống pha thêm một cùi dìa cà phê rượu trắng vào thuốc rồi uống.
Chủ trị:
Bệnh tê thấp, đau nhức xương thịt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Tanh, chua, thịt ếch.
Không phản ứng.
Kết quả:
Mỗi tháng chữa từ 30 đến 40 người. Kết quả 50 %.
PHONG THẤP
Thấp khớp Hàn chứng
(Đau nhức khớp xương)
Người trình bày: Nguyễn Thiên Quyến- Số 8 Yên Phụ - Khu Ba Đình.
Lịch sử phương thuốc: Gia đình nghiên cứu 45 năm. Bản thân áp dụng 7 năm.
Phương thuốc:
1. Thiên niên kiện tươi: 6g
2. Quế tiêm: 22g
3. Hồng hoa: 18g
4. Dây đau xương: 40g
5. Rễ lá lốt: 20g
6. Xương truật: 20g
7. Huyết giác: 40g
Bào chế:
Thiên niên kiện còn tươi còn 6 vị dùng khô, cho vào thuốc 1 lít rưỡi rượu đun cách thuỷ 6 giờ rồi hạ thổ 1 tuần lễ, đem dùng.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 3 lần: sáng và trưa dùng 1 chén nhỏ, tối lúc đi ngủ dùng 1 chén lớn.
Chủ trị:
Những chứng đau khớp xương khi thời tiết thay đổi thích hợp với người tạng hàn sức khoẻ còn tốt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Thịt chó, tôm, cua, cà bát, cà chua.
Không phản ứng gì.
Kết quả:
Đã chữa ngót 400 người. Kết quả 70 %.
BÀI THUỐC CHỮA PHONG TÊ THẤP 3
( Thấp co chân, đau buốt, rức 2 chân)
Người trình bày: Trần Hậu Xương - Số 65 Phố Cửa Nam - Khu Hoàn Kiếm
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 30 năm
Phương thuốc:
1. Cây và rễ vòi voi (sao vàng hạ thổ)20g
2. Lá sung (sao vàng)12g
3. Lá bưởi bung (sao vàng)40g
4. Lá chuyên tiền (sao qua)20g
5. Cây bươm bướm (sao vàng)20g
6. Thổ phục linh (tẩm nước gạo sao vàng)20g
7. Thương nhĩ tử (sao cháy gai, dã dập)12g
8. Lá, hoa cây chó đẻ (tẩm: rượu gừng, mật sao vàng)20g
9. Thục địa (tẩm nước gừng nướng khô)12g
10. Xuyên quy (tẩm rượu)12g
Bào chế:
Các vị trên cân thành 1 thang. Đổ 4 bát rưỡi nước sắc cạn còn 1 bát rưỡi.
Cách dùng:
Chia làm 2 lần uống, uống lúc vừa đói, thuốc hâm cho nóng uống xong nằm nghỉ để cho thuốc dẫn.
Nếu biết uống rượu, mỗi lần uống pha vào thuốc nửa chén con rượu thì càng tốt.
Chủ trị:
Bệnh tê thấp co chân, không đi được và chứng đau buốt, nhức nhối 2 chân.
Cấm kỵ:
Có thai cấm dùng.
Kiêng: Tôm, cá chép, thịt bò, thịt chó, chuối tiêu.
Không phản ứng gì.
Kết quả:
Đã chữa hàng trên 1000 người.
Kết quả 100 %.
Dược Liệu:
1. Rể Cây Gắm: 100g
2.Tang Kí Sinh: 20g
3.Thiên Niên kiện: 20g
4.Ngũ Gia Bì: 12g
5.Hạt Chuối Hột: 20g
6.Thổ Phục Linh: 20
7.Ngưu Tất: 20g
8.Tang Chi: 15g (Cành Cây dâu)
9. Dền Gai: 30g
10.Nấm Linh Chi: 20g
11.Dây đau Xương: 20g
12.Đậu đen: 50g (Rang thơm)
13.Kê Huyết Đằng: 12g
14.Cây Mắc Cỡ: 10g
15. Rể bưởi bung: 15g
16. Giảo Cổ Lam: 30g
17. Cỏ Ngọt: 30g
18. Hạt Đời Ươi: 20g
19. Hạt Dưa Hấu: 20g
20. Dây Chìa Vôi: 30g
CHỦ TRỊ: Bài thuốc này, Chữa bệnh. Đau nhức xương khớp. Phong tê thấp. Bệnh Guot..v.v.
HƯỚNG DẪN: Bạn cho tất cả 20 Vị thuốc trên vào trong ấm hay Siêu, Tiếp theo bạn cho 3 lít Nước vào đun Sắc bạn uống. Trong 2 ngày 1 thang.!
Bài Thuốc Chữa Dứt Điểm Bệnh Gút Chỉ 20 Ngàn Đồng Hiệu Nghiệm
Dược Liệu:
1. Củ Ráy Tía: 30g
2. Cây Lá Lốt: 30g
3. Củ Khúc Khắc: 30g
4. Bồ Công Anh: 30g
5. Vỏ Bưởi: 30g
6. Cà Gai Leo: 30g
7. Cam Thảo Đất: 30g
8. Táo Mèo: 30g
9. Củ Tỏi Đỏ: 30g
10. Hạt Chuối Sứ: 30g
11. Củ Sơn Thục: 30g
12. Dây Tơ Hồng: 30g
(siêu tầm)
Bài Thuốc Trị Thoái Hóa Cột Sống
2 trái bưởi, 1kg chanh, 200g ngãi cứu . Tất cả phơi khô rồi sao vàng hạ thổ cho nguội. Đem ngâm tất cả vào 2 lit rượu cốt va 200g đương phèn ...sau một tuần có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 1 chung nhỏ, hi vọng hết đau lưng & lên đô...
Bài Thuốc Chữa Vôi Hóa Cột Sống, Gai Đôi, Thoát Vị Đĩa Đệm.
(Các bạn cố gắng kiếm đủ 8 vị này)
Dược Liệu:
1.Dây đau xương
2. Cây Gối hạc
3. Thiên niên kiện (củ Dáy dại)
4. Cây xấu hổ
5. Củ cây gai
6. Bìm bìm
7. Dây mỏ quạ (dây tổ kiến,tai chuột to,song ly to, dây leo sống bám phụ sinh trên các cây lớn )
8. Cây chân chim ( còn gọi là Ngũ gia bì dùng vỏ hoặc thân dễ)
Hướng Dẫn:
Cách bào chế: Băm nhỏ, phơi khô.
Công Dụng: Chữa đau nhức xương khớp.
Chủ trị: Chữa vôi hóa cột sống, gai đôi, thoái vị đĩa đệm.
Cách dùng 80-100g/ ấm, Sắc đặc uống ngày 2 lần.
Cách dùng: Ngâm rượu uống (80-100g/ 01 lít rượu)
Kiêng kỵ: rau muống.
(Siêu Tầm)
TRỊ ĐAU MỎI XƯƠNG KHỚP BẰNG RƯỢU THUỐC
Trị đau mỏi xương khớp bằng rượu thuốc
10 vị thuốc y học cổ truyền ngâm trong bình hoặc lọ kín với rượu tốt, sau vài ngày là ta đã có được một thứ dược tửu để xoa bóp nhằm mục đích dự phòng và điều trị các chứng đau mỏi gân xương, cơ khớp trong những ngày đông tháng giá. Nhưng, vấn đề là ở chỗ, phải biết chọn dùng những vị thuốc nào và phương cách chế biến ra sao thì mới mong có được những loại rượu thuốc xoa bóp vừa đơn giản lại vừa có hiệu quả như mong muốn. Bài viết này xin được giới thiệu một vài bài thuốc điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Bài 1:Huyết giác 10g, đại hồi 10g, địa liền 10g, quế chi 10g, hoa chổi xể 10g, lá thông 10g, thiên niên kiện 10g, ấu tầu (ô đầu) 5g, mán chỉ (kim sương) 10g. Các vị tán nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng trong bình hoặc lọ kín, mỗi ngày đảo hoặc lắc 1 lần, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 2:Phụ tử chế 12g, tam thất 6g, bạch chỉ 6g, chế xuyên ô 6g, tế tân 6g, mộc qua 10g, xuyên khung 10g, hồng hoa 10g, cẩu tích 10g, độc hoạt 10g, ngô công 1 con, địa long 3 con, mã tiền tử 2 hạt. Các vị tán vụn, ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7 – 10 ngày có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 3:Hồng hoa 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 3 ngày thì dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 4:Khương hoạt 15g, độc hoạt 15g, quế chi 15g, tần giao 15g, đương quy 15g, dây đau xương 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, mộc hương 15g, tang chi 30g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.500ml rượu trong bình kín, sau 7 ngày thì dùng được. Dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
Bài 5:Hồng hoa 6g, đào nhân 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, sinh nam tinh 12g, sinh bán hạ 12g, sinh xuyên ô 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, bạch giới tử 3g, băng phiến 3g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da tại chỗ không có tổn thương. Tuyệt đối không được uống.
Bài 6:Đương quy 12g, độc hoạt 12g, khương hoạt 12g, thiên niên kiện 10g, hồng hoa 8g, tô mộc 12g, nhục quế 8g, tần giao 12g, huyết giác 12g, ngải cứu 6g, mộc qua 10g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
Những Bài Thuốc Chữa Rắn Độc Cắn
Rắn là loài động vật hoang dã, thuộc giống bò sát. Rắn sống trong môi trường hoang dã, ít khi tấn công người mà chỉ khi bị săn đuổi hoặc đột ngột gặp người nó mới tấn công để tự vệ. Khi bị rắn cắn cần phân biệt rắn có nọc độc và rắn không có nọc độc. Vết cắn của rắn không có nọc độc thì có hình cả hàm răng, còn rắn độc cắn để lại vết thương rõ 2 nốt răng nanh ở vùng bị cắn.
Để điều trị rắn rết cắn, dân gian có những bài thuốc rất hiệu nghiệm. Xin giới thiệu bài thuốc của mế Nguyễn Thị Chùi – Hoà Bình – “lấy độc trị độc” chữa rắn rết cắn: khi bị cắn lấy ngay 5 củ Hành tăm, lá Ớt, giã nhỏ đắp nơi bị rắn rết cắn, hết nhức thì tháo bỏ đi. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi hết đau, thường thì 15- 30 phút là hết đau, 2 – 3 giờ khỏi. Hành tăm có tác dụng giải độc thông kinh lạc, lá Ớt có tác dụng hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu.
Để trị rắn độc cắn dân gian còn có hai bài thuốc dùng các cây cỏ quanh ta và Phèn chua như sau:
Bài 1: Cụ Nguyễn Hữu Triệu ở tỉnh Hoà Bình đã đúc kết bài thuốc chữa rắn độc cắn thành bài thơ dễ nhớ sau đây:
Lá Lưỡi hùm, rễ Cỏ may
Chữa rắn độc cắn, khỏi ngay tức thì
Đều một nắm giã nát đi
Nước sôi bẩy chục mili pha rồi
Lắng trong cho uống một hơi
Còn bã đắp vết thương ngoài băng lên
Nửa giờ sau hết đau rên
Uống thêm lần nữa bệnh liền đoạn căn
Tôi từng kinh tự bao lần
Để xin giới thiệu khi cần dùng ngay.
Lá Lưỡi hùm tức lá cây Cam xũng, còn gọi là Lưỡi hổ hay lá Lưỡi cạp. Tên khoa học Sauropus rostratus mip... thuộc họ Thầu dầu thường dùng chữa trẻ em cam xũng phù nề, đi ngoài, có tác dụng chữa dị ứng; rễ Cỏ may có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt lợi tiểu. Kết hợp lá Lưỡi hùm với rễ Cỏ may chữa rắn độc cắn là một bài thuốc độc đáo của cụ Triệu mà cụ đã chữa khỏi cho nhiều người. Cụ Triệu rất tâm đắc viết thành bài thơ mong phổ biến rộng rãi trong quần chúng.
Bài 2: Vườn Y học dân tộc Đắc Lắc đã ứng dụng chữa trị nhiều năm nay bài thuốc dân gian gồm hai vị cây Kim vàng và Phèn chua. Bài thuốc có tên là “KVP”. Cây Kim vàng có tên khoa học là Barleria Lupulina linal thuộc họ Ôrô, có nguồn gốc từ Madagaxca Châu Phi di thực sang Việt Nam còn được gọi là Gai kim vàng, Trâm vàng lá thon nhỏ, gai dài nhọn, hoa vàng tươi, thường được trồng thay cây cảnh. Lá có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm hạ khí, bài trùng khu phong trục huyết đau tức ngực bụng tay chân tê bại. Phèn chua là loại hoá chất dễ tìm.
Khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu garo trên vị trí rắn cắn, trích rạch chỗ rắn cắn, dùng ống giác hoặc hạt giót màu đỏ tươi áp vào chỗ rạch để hút máu bầm, giã mịn 20g lá Kim vàng (lá bánh tẻ) và 5g Phèn chua lọc nước cho bệnh nhân uống, cứ 15 – 30 phút uống một lần, sau đó 2 giờ uống một lần, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà thôi uống khi thấy bệnh trạng đã ổn định, thường là sau 2 –3 ngày. Nếu vết thương nhiễm trùng thì dùng kháng sinh.
Bài thuốc này, Viện y học dân tộc Đắc Lắc trong 5 năm (1995 – 1999) đã chữa 410 ca, có 404 ca khỏi hẳn chỉ có một ca tử vong vì tình trạng bệnh nhân quá nặng lại ở xa nên đến viện thì quá muộn và có 4 ca khác phải chuyển viện để điều trị. Tại các hội nghị về thừa kế Y học cổ truyền tại Đắc Lắc, các bác sĩ Hoàng Đình Quý, Cao Minh Toàn, Nguyễn Thị Vân đã tích cực phổ biến giá trị bài thuốc cây Kim vàng và Phèn chua điều trị rắn độc cắn. Khuyến khích mọi người trồng cây Kim vàng và dùng bài thuốc trên khi bị rắn độc cắn. Lương y Nguyễn Văn Dũng đã dùng bài thuốc trên cứu hơn 40 người bị rắn độc cắn trở về với cuộc sống đời thường.
CHỮA RẮN CẮN NỌC ĐỘC
1. Hùng hoàng..
2. Bạch chỉ..
3. Ngũ linh chi..
4. Xuyên khung..
5. Xuyên bối mẫu..
6. Tế tân..
7. Ngô thù du..!
Bạn tìm 7 Vị thuốc nầy.
Bạn Mua ở tiệm thuốc bắc đã đầy.!
Mỗi vị năm chỉ (20g) Bạn đem ngay tán liền.
Thành bột hoàn lại thành viên
Độ chừng hạt bắp để giành trong keo..!
Phòng khi gặp lúc ngặt nghèo
Ai bị Rắn cắn đem ra giúp liền
Nam bảy Viên. Nữ chín Viên uống ngay..
Vết thương nặn máu lấy keo hút liền...
Đốt giấy hút máu ra nhanh...
Nọc kia giảm bớt, Thuốc vô bớt liền..
Bằng không có sẵn thuốc viên...
Tạm dùng thuốc bột uống liền cũng hay...
Hoặc có đậu nọc rút ngay
Cứu người thoát chết thật hay vô cùng...
BỆNH TRỊ RẮN ĐỘC CẮN
Thuốc trị rắn độc thoát nàn
Phèn phi, Ngũ bội, Hồng hoàn tán chung
Châu sa tán nhuyễn để chung
Vò bằng hạt bắp để giành phơi khô
Vô hộp cất kỹ chu toàn
Thuốc này diệu dược linh đơn trị liền
Truyền bá cứu nhân được ven toàn
Đó là phước báu muôn ngàn quí thay!
THÀNH PHẦN BÀI THUỐC TRỊ RẮN ĐỘC CẮN CỦA CỤ HAI TÂY
Cụ Hai Tây chia sẻ, bài thuốc trị rắn của cụ hiện tại có hai dạng: Thuốc chữa cho người trúng độc: BÀI THUỐC 1: Hồng hoàng, đại hoàng, thạch thục, quế chi, ban khuyến, long não, trần bì. Với người trúng độc bị chết lâm sàng. BÀI THUỐC 2 có: ngưu hoàng, xạ hương, đinh hương, thái ngân, mậu bài. Tất cả các loại thảo dược trên đều phải được nghiền nát ra thấm nước cơm nếp với mật ong, cô lại thành viên nhỏ phơi nắng cho khô dùng dần. Bên cạnh đó hỗ trợ bài thuốc còn có sừng con dinh. Ông Hai Tây còn giữ miếng sừng dinh nhỏ, khi ai đó bị rắn cắn thì áp miếng sừng này vào vết thương nó sẽ hút độc tố khi nào hết độc thì nó sẽ tự nhả ra. Cụ Hai Tây bảo, đối với bài thuốc trị rắn, nếu ai muốn học cụ sẵn sàng truyền lại.
BÀI THUỐC CHỮA RẮN ĐỘC CẮN GIA TRUYỀN
Bài thuốc này đã từng chữa khỏi cho rất nhiều người bị rắn độc cắn như hổ mang, cạp nong, cạp nia = với kết quả khỏi 100% , người uống thuốc đã khỏi có thể tính đến vài trăm người, có người đã cắn răng, tim còn ấm hơi thở gần như không còn khi uống thuốc khỏi miệng là tỉnh, do hiện nay gia đình không còn người theo nghề thuốc nam do vậy một bài thuốc quý không còn người nối tiếp xin chia sẻ cùng mọi người để có thể cứu người trong lúc nguy cấp nhất.
Để các bạn được rõ về tính hiệu quả của bài thuốc này xin nêu câu chuyện về một người làm nghề bắt rắn và làm thịt gâm rượu bán vào năm 1990 đã bị rắn hổ mang cắn xem như đã chết vô phương cứu chữa như sau:
Ngày đó người bán rắn được người mua một bộ rắn gồm 03 loại gọi là tam xà khi làm thịt cắt tiết xong liền bỏ vào một cái chậu ( thau) đổ nước sôi vào và dùng tay đảo rắn trong nước sôi cho đều để cạo vẩy liền bị con rắn hổ mang do phản xạ và cũng là chưa chết hẳn đã ngóc đầu lên cắn một cái vào ngay giữa hai ngón trỏ và ngón cái chỉ trong chốc lát là cấm khẩu may là gần từ chỗ bị cắn đến nhà tôi khoảng 200m nên mọi người hò nhau khiêng vào để chữa chạy, khi đến nơi thì mọi người thấy anh ta đã bất động tím tái, mọi người chắc chắn anh ta đã chết vì độc chạy quá nhanh (do bị cắn đúng vào mạch máu nên độc chạy nhanh), gia đình tôi nhiều người không cho đưa vào nhà sợ chết trong nhà thì xui rủi,với nói kiêng rọt danh chữa không khỏi, may bố tôi là người không kiêng gì đã quyết định cho vào nhà và tiến hành cứu chữa ngay vì gia đình luôn gặp trường hợp khẩn cấp này nên mỗi người một việc người sơ cứu người lấy thuốc, khi cạy miệng thì răng cắn chặt không tài nào cạy được phải dùng thìa cứng và đũa cả mới cạy được và đổ thuốc vào miệng khi thuốc vừa vào miệng thì anh ta ộc hết thuốc ra và rống lên rất ghê, mọi người xúm nhau đè xuống đổ thuốc lần hai và lần này do đã tỉnh nên thuốc vào được bao tử, và toàn thân anh ta bắt đầu nổi từng cục máu bầm và ngứa vô cùng mọi người phải dùng cái lược sừng cào toàn thân anh ta máu bầm túa ra từ những cục máu nổi lên ai cũng thở phào nhẹ nhõm thế là anh ta đã sống rồi, cho uống thêm một liều nữa cho chắc chắn và bắt đầu sử lý vết cắn tránh bị nhiễm trùng và hoại tử sau này – anh ta ở thêm một ngày nữa để theo rõi và uống thêm thuốc khi không còn phản ứng gì nữa bố tôi cho về. vì là người làm thuốc chữa bệnh từ thiện nên bố tôi chưa bao giờ nhận một xu của ai. Ngay cả anh này cũng vậy.
Do cuộc sống còn nhiều khó khăn khi bố tôi mất và mỗi người chúng tôi một nơi, do vậy gia đình tôi không còn ai theo nghề này nữa là bài thuốc hay và gia truyền đã từng cứu chữa cho nhiều người khỏi rắn cắn, cũng như tâm nguyện của bố tôi khi còn sống luôn chữa bệnh từ thiện và truyền bài thuốc quý không vụ lợi chỉ mong cứu giúp được nhiều người hơn, nay xin đăng lại bài này mong các bạn chia sẻ cho nhiều người ghi lại phòng trường hợp bất trắc.
Bài Thuốc Gồm 12 Vị Như Sau:
1. Hạt thuốc lào
2. Hạt và cây nghể răm
3. Hạt vông vang.
4. Hạt mào gà, thu hoạch khi quả chín..!
5. Lá chày vày ( tía càng tốt)
6. Lá sòi
7. Lá niền niệt
8. Lá chìa vôi
9. Lá duối mọc hướng đông..!
10. Lá bù cu vẽ..!
Hướng Dẫn: Bác loại hạt Bạn phơi khô tán, thành Bột cho uống trước sau lấy các loại lá cho uống sau hoặc phơi khô lá tán cùng hạt. Sau khi uống trong 12 giờ nếu đau bụng hoặc ói mửa cho uống thêm thuốc, nếu không thấy gì mà bình thường thì đã khỏi – sử lý vết cắn = dùng nước muối ấm rửa vết cắn nặn máu độc chỗ cắn và dùng tay căng vết cắn lấy sợi tóc dài cầm hai đầu gạt qua lại cho hết răng gãy cắm vào thịt – lấy mủ quả đu đủ phết vào tờ giấy đắp vết cắn cho hút nọc, khi miếng giấy khô cứng lấy ra đắp miếng khác vài lần là được.
Bài cấp cứu ngay khi vừa cắn lấy bất kỳ loại lá nào kể trên nhai nuốt lấy bã đắp vết cắn hoặc cây lá hũ hoa ( khổ qua), cỏ gừng,củ tỏi cũng được, và cột trên vết cắn tránh chạy nọc, rồi dùng bài thuốc trên cho uống. cần để ý các loại cây xung quanh nơi mình ở khi hữu sự sẽ biết vị trí mà lấy ngay không phải kiếm tìm lâu.
Bí quyết chữa đứt nọc rắn độc bằng 'ngải'
Các thành phần trong bài thuốc gồm thuốc xỉa ăn trầu, trái trút, phèn chua và củ môn rừng. Sau đó, đem tất cả cho vào cối giã nhuyễn cho thêm tý rượu và đắp lên vết thương.
CHỮA RẮN CẮN CỰC HIỆU QUẢ 99,9%
CHỮA RẮN CẮN CỰC HIỆU QUẢ 99,9%
Cầm nọc, không cho nọc chạy vào tim: Khi bị rắn cắn, một mặt garo, một mặt chonạnnhânuống ngọn ớt chỉ thiên (ớt hiểm) và nhựa xe điều độ bằng hạt ngô. Nhựa xe điếu là 1 loại dịch đọng lại xung quang nơi nỏ điểu cày, dùng thanh kim loại nhỏ ngoáy lấy nhựa này. Thực chất khi uống là ớt chỉ thiên và nhựa xe điếu thì nọc đã không thể chạy vào tim được, sau đó ta mới thực hiện việc cứu chữa bằng các phương pháp sau:
Cây thăng ma
1)Bài 1: Đắp hút nọc
Bài thuốc:Thăng ma + Xương truật + Củ ráy ngứa + vỏ cây thị (ăn trái)
Tất cả đồng lượng, phơi khô, tán nhỏ, bỏ vào hủ cất để dùng lâu dài.
Cách dùng: Khi bị rắn cắn, lấy 1 lượng bột độ bằng hạt đậu phộng, trộn với 1 ít nước sao cho sền sệt, vo viên lại, đắp lên chỗ vết rắn cắn, để im chừng 5 phút, dùng ngón tay búng cho bay viên thuốc ra khỏi chỗ đắp.
Giải thích: Chất bột này sau khi đắp vào vết rắn cắn sẽ hút độc rắn ngược trở ra và thấm vào viên thuốc đắp, ta phải dùng ngón tay, thật khéo léo, búng thật gọn viên thuốc này bay ra khỏi chỗ đắp sau 5 phút, nọc độc sẽ văng mất ra theo viên thuốc. Nếu kĩ hơn thì thao tác thêm 1 lần đắp nữa thì tuyệt nhiên không còn độc rắn, yên tâm ra về
Phương pháp đắp hút nọc này có thể áp dụng cho các loại độc của các loại động vật hay côn trùng khác cắn.
2)Bài 2: Thuốc uống
Nếu sau khi chữa bằng phương pháp 1 mànạnnhânvẫn chưa hết hẵn, cơ thể vẫn còn bằm tím… ta lấy láBồ Cu vẽ, giã nát, lọc với nước cho uống.
Thang thuốc này giúp lọc hoàn toàn nọc độc rắn.
Lá bồ cu vẽ có thể cho uống ngay từ lúc đầu, nọc rắn cũng sẽ tiêu tan. Uống 1 lần chưa hết có thể cho uống làm nhiều lần, nhiều ngày, khi nào bệnh khỏi hẵn.
3)Bài 3: Cấp cứu trong trường hợp nguy kịch, bệnhnhângần kề cái chết.
Dùng củChìa vôitía, giã nát lấy nước chừng 1 chén con, đổ chonạnnhânuống, uống xong, nọc độc sẽ được đào thải ra ngoài theo đường đại tiện, tiểu tiện, nôn, mữa… cũng sẽ khỏi.
Cây chìa vôi
Nếu bệnhnhânkhông còn khả năng uống, cơ thể thoi thóp, yếu ớt, không thể đổ thuốc có thể dùng sâm, cạy răng cho uống để hồi sức cứu tỉnh lại trong vài phút rồi đổ thuốc trên cho uống. Sâm gì cũng được.
Ghi chú: Bài thuốc trên bản thân tôi chưa từng áp dụng (Bởi chưa bị rắn cắn bao giờ) nhưng người thân của tôi đã dùng nó chữa trị cho nhiều người đạt kết quả khả quan, chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn đưa lên đây để mọi người tham khảo hoặc nghiên cứu...
*Tham khảo thêm: Những bài thuốc hay trị rắn cắn
Rắn là loài động vật hoang dã, thuộc giống bò sát. Rắn sống trong môi trường hoang dã, ít khi tấn công người mà chỉ khi bị săn đuổi hoặc đột ngột gặp người nó mới tấn công để tự vệ. Nếu bị rắn cắn thì nên chữa trị như thế nào? Mời bạn đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.
Khi bị rắn cắn cần phân biệt rắn có nọc độc và rắn không có nọc độc. Vết cắn của rắn không có nọc độc thì có hình cả hàm răng, còn rắn độc cắn để lại vết thương rõ 2 nốt răng nanh ở vùng bị cắn.
Cây lưỡi hùm, lưỡi hổ
Để điều trị rắn rết cắn, dân gian có những bài thuốc trị rắn cắn rất hiệu nghiệm. Xin giới thiệu bài thuốc của mế Nguyễn Thị Chùi – Hoà Bình – “lấy độc trị độc” chữa rắn rết cắn: khi bị cắn lấy ngay 5 củ Hành tăm, lá Ớt, giã nhỏ đắp nơi bị rắn rết cắn, hết nhức thì tháo bỏ đi. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi hết đau, thường thì 15- 30 phút là hết đau, 2 – 3 giờ khỏi. Hành tăm có tác dụng giải độc thông kinh lạc, lá Ớt có tác dụng hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu.
Để trị rắn độc cắn dân gian còn có hai bài thuốc dùng các cây cỏ quanh ta và Phèn chua như sau:
Rễ cỏ may (cỏ tranh)
Bài 1: Cụ Nguyễn Hữu Triệu ở tỉnh Hoà Bình đã đúc kết bài thuốc chữa rắn độc cắn thành bài thơ dễ nhớ sau đây:
Lá Lưỡi hùm, rễ Cỏ may
Chữa rắn độc cắn, khỏi ngay tức thì
Đều một nắm giã nát đi
Nước sôi bẩy chục mili pha rồi
Lắng trong cho uống một hơi
Còn bã đắp vết thương ngoài băng lên
Nửa giờ sau hết đau rên
Uống thêm lần nữa bệnh liền đoạn căn
Tôi từng kinh tự bao lần
Để xin giới thiệu khi cần dùng ngay.
Lá Lưỡi hùm tức lá cây Cam xũng, còn gọi là Lưỡi hổ hay lá Lưỡi cạp. Tên khoa học Sauropus rostratus mip… thuộc họ Thầu dầu thường dùng chữa trẻ em cam xũng phù nề, đi ngoài, có tác dụng chữa dị ứng; rễ Cỏ may có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt lợi tiểu. Kết hợp lá Lưỡi hùm với rễ Cỏ may chữa rắn độc cắn là một bài thuốc độc đáo của cụ Triệu mà cụ đã chữa khỏi cho nhiều người. Cụ Triệu rất tâm đắc viết thành bài thơ mong phổ biến rộng rãi trong quần chúng.
Bài 2: Vườn Y học dân tộc Đắc Lắc đã ứng dụng chữa trị nhiều năm nay bài thuốc dân gian gồm hai vị cây Kim vàng và Phèn chua. Bài thuốc có tên là “KVP”. Cây Kim vàng có tên khoa học là Barleria Lupulina linal thuộc họ Ôrô, có nguồn gốc từ Madagaxca Châu Phi di thực sang Việt Nam còn được gọi là Gai kim vàng, Trâm vàng lá thon nhỏ, gai dài nhọn, hoa vàng tươi, thường được trồng thay cây cảnh. Lá có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm hạ khí, bài trùng khu phong trục huyết đau tức ngực bụng tay chân tê bại. Phèn chua là loại hoá chất dễ tìm.
Cây kim vàng
Khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu garo trên vị trí rắn cắn, trích rạch chỗ rắn cắn, dùng ống giác hoặc hạt giót màu đỏ tươi áp vào chỗ rạch để hút máu bầm, giã mịn 20g lá Kim vàng (lá bánh tẻ) và 5g Phèn chua lọc nước cho bệnh nhân uống, cứ 15 – 30 phút uống một lần, sau đó 2 giờ uống một lần, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà thôi uống khi thấy bệnh trạng đã ổn định, thường là sau 2 –3 ngày. Nếu vết thương nhiễm trùng thì dùng kháng sinh.
Bài thuốc này, Viện y học dân tộc Đắc Lắc trong 5 năm (1995 – 1999) đã chữa 410 ca, có 404 ca khỏi hẳn chỉ có một ca tử vong vì tình trạng bệnh nhân quá nặng lại ở xa nên đến viện thì quá muộn và có 4 ca khác phải chuyển viện để điều trị.
Tại các hội nghị về thừa kế Y học cổ truyền tại Đắc Lắc, các bác sĩ Hoàng Đình Quý, Cao Minh Toàn, Nguyễn Thị Vân đã tích cực phổ biến giá trị bài thuốc cây Kim vàng và Phèn chua điều trị rắn độc cắn. Khuyến khích mọi người trồng cây Kim vàng và dùng bài thuốc trên khi bị rắn độc cắn. Lương y Nguyễn Văn Dũng đã dùng bài thuốc trên cứu hơn 40 người bị rắn độc cắn trở về với cuộc sống đời thường
THUỐC HỘI CHỮA RẮN CẮN ..............
Khi bị rắn độc cắn chúng ta lên yêu tiên sử lý và điều trị bằng phương pháp tây y trước.
Khi tình thế không thể cứu vãn ta có thể nghiên cứu và sử dụng bài thuốc này rất đơn giản và hiệu quả nó có thể cứu sống được mạng người trong cơn thập tử nhất sinh .
.....................Thành phần.....................
Gừng tươi
Quế khâu
Vôi tôi ( nung đỏ)
Lá trầu không
Tất cả bằng nhau to bằng ngón tay cái giã nhỏ cho vào nửa bát nước đảo đều vắt nước cho bn uống còn bã đắp vào chỗ rắn cắn.
Bất kể là rắn độc gì cắn.hàm cứng,đờm sôi.chân tay cứng và lạnh rồi nhưng miễn sao tim vẫn còn đập là còn cứu được.
Nếu bn cứng hàm thì lấy mũi dao cậy miệng ra đỡ bn ngồi ngửa ra sau đổ thuốc từ từ.
ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI BẰNG ĐÔNG Y
Bệnh sởi còn gọi là ma chẩn, sa tử là một bệnh truyền nhiễm thường thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay gặp ở mùa đông xuân.
Trẻ em bị xuất hiện những nốt đỏ hơi nổi cao, sờ tay thì vướng giống như hạt vừng, nên gọi là ma chẩn.
Nguyên nhân do bệnh độc vào kinh phế, phế chủ bì mao nên có những lớp ban trên, độ trên dưới 10 ngày thì khỏi; nhưng nếu cơ thể bị yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh, các nốt ban không mọc, bệnh tà không ra khỏi dễ gây biến chứng: viêm phổi, ỉa chảy…
Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn: Phát sốt, sởi mọc, sởi bay.
1. Thời kỳ phát sốt (sởi chưa mọc)
Bệnh khởi đầu bằng 3, 4 ngày đến khi sởi mọc. Các triệu chứng giống thời kỳ viêm long và khởi phát các bệnh truyền nhiễm khác, cần chú ý đến dịch tễ học, xem kỹ ở vùng tai, gáy, cổ, lưng có một vài điểm ban đỏ.
Triệu chứng: Bắt đầu người nóng, ho, chảy nước mũi, nước mắt, người mệt mỏi, sốt cao dần, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, niêm mạc miệng có ban chẩn.
Phương pháp chữa: Tuyên thấu giải độc (giải cơ thấu biểu, tân lương giải biểu) để đưa tà ra ngoài da, làm mọc nhanh các nốt ban sởi.
Bài thuốc:
Bài 1:
Lá dấp cá16g
Cam thảo đất12g
Rau rệu16g
Sắc uống ngày 3 lần
Bài 2: Thăng ma cát căn thang
Thăng ma04gCát căn12g
Xích thược06gCam thảo02g
Sắc uống ngày 3 lần
Châm cứu: Đại chùy, Hợp cốc, Túc tam lý, Phế du, Phong môn.
2. Thời kỳ sởi mọc
Bắt đầu xuất hiện nốt ban sởi đến khi mọc toàn thân: Độ 3 - 4 ngày.
Triệu chứng: Sởi mọc tuần tự từ đầu mặt, thân mình, tay chân, lòng bàn tay chân, mọc càng ngày càng dầy; sốt cao, ho nhiều, đại tiện nhão, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác.
Phương pháp chữa: Thanh nhiệt giải độc.
Bài thuốc:
Lá tre20gMạch môn12g
Sa sâm12gCam thảo đất12g
Sài đất16gNgân hoa16g
Sắn dây12g
Châm cứu: Châm các huyệt
Đại chùy, Hợp cốc, Túc tam lý, Phế du, Xích trạch, Nội đình.
Nếu họng đau, thêm Thiếu thương.
Co giật, thêm Nhân trung.
3. Thời kỳ sởi bay
Thời kỳ độ 3 ngày, sốt giảm (do tân dịch giảm vì sốt kéo dài, mất nước), ho, miệng khô, lưỡi đỏ rêu ít.
Phương pháp chữa: Dưỡng âm, thanh nhiệt.
Bài 1:
Sa sâm12gMạch môn80g
Hoài sơn60gHoàng tinh80g
Cam thảo80gLá dâu non120g
Đậu đỏ120gHạt sen120g
Tán thành bột, viên. Ngày uống 30g chia làm 3 lần.
Bài 2: Tả bạch tán phối hợp với Sa sâm mạch đông thang.
Hoàng cầm12gMạch môn08g
Địa cốt bì12gSa sâm08g
Tang bạch bì08gLô căn08g
Tán thành bột, viên. Ngày uống 30g chia làm 3 lần
4. Nếu bệnh sởi có biến chứng:
- Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản phổi;
- Viêm não, màng não;
- Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột;
- Viêm tai mũi họng
Đề nghị chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
Bài Thuốc Chữa Bệnh Sởi Ở Trẻ Em
Kết luận về bệnh sởi
– Người phát nóng 3 đến 4 ngày biết đích là sởi, nhưng lôi thôi mãi không thấy sởi mọc ra là vì bị gió cảm vào bó chặt ngoài da, độc không phát ra được, phải dùng bài thuốc sau:
Kinh giới 8g, Phòng phong 8g, Khương hoạt 6g, Độc hoạt 6g, Sài hồ 8g, Tiền hồ 8g, Xuyên khung 6g. Chỉ xác 6g, Đảng sâm 6g (hoặc Nhân sâm 6g). Phục linh 8g, Kiết cánh 6g, Cam thảo 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
+ Các chứng sau khi sởi lên thưởng hay có:
– Sởi khỏi lâu rồi nhưng vì dư độc thường hay phát ra những chứng như ho, suyễn, hoặc trong cổ đàm kéo lên khò khè, hoặc tay chân tê lạnh hoặc mắt trông không rõ, sắc mặt trắng nhợt, hoặc lỗ mũi như ống khói, hoặc ho không ra tiếng.
– Sởi lặn rồi mà người còn hấp nóng, không cần uống thuốc, dần dần khí huyết điều hoà là hết nóng, nhưng thấy nóng lắm và nóng lâu ngày, cần cho uống bài thuốc:
Thạch cao 40g (tán nhỏ để khi sắc chống tan). Đảng sâm 20g (hoặc Nhân sâm càng tốt). Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, Gạo nếp 10g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi lặn rồi, nóng không bớt, tự nhiên chân tay co quắp, chớ có nhầm là chứng kinh phong, phải cho uống bài thuốc có các vị sau đây:
Sinh địa 20g, Mạch môn 12g, Mộc thông 8g, Trúc diệp tẩm 12g, Nhân sâm 12g.
– Sởi lặn rồi thường hay ho. Nếu ho lách khách mãi không khỏi là dư độc hãy còn, phải dùng các vị như sau:
Chi tử 4g, Sinh cam thảo 4g, Bạch chỉ 4g, Hoàng liên 4g.
Tang bì 8g, Hoàng cầm 4g, Khổ sâm 4g, Kinh giới 4g, Liên Kieefu 8g, Bối mẫu 4g, Ngưu bàng 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
• Trường hợp ho quá khí xông lên, là vì nóng quá đốt ở trong phổi, phải dùng các vị sau: Chi tử 6g, Cam thảo 4g, Xuyên khung 8g, Bạch chỉ 8g, Hoàng liên 4g, Tang bì 12g, Hoàng cầm 8g, Khổ sâm 6g, Kinh giới 6g. Liên kiều 8g, Bối mẫu 4g, Tri mẫu 12g, Nhân sâm hoặc Phòng đẳng sâm 8g, Thạch cao 30g (tán nhỏ), Gạo nếp 10g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Trường hợp vì phổi yếu (khí ở phổi kém) bị khí độc xông vào mà phát ra suyễn thở nhưng không có chứng ho ra huyết hoặc nôn cơm ra, phải dùng các vị:
Phục linh 8g, Hoàng cầm 8g, Tang bạch bì 8g, Xa tiền 8g, Chi tử sao 8g, Mộc thông 8g, Nhân sâm hoặc Đảng sảm 8g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi lặn rồi dư độc chưa hết, hoặc nóng quá mà huyết ra, phải dùng các vị sau:
Thục địa 30g (tẩm nước gừng sao còn dính tay). Xuyên quy 12g. Bạch thược 8g, Xuyên khung 4g, Nhân sâm hoặc Đảng sâm 12g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
Nếu có sừng tê giác dùng nước thuốc mài mỗi lần 1 chén con pha vào nước thuốc uống thì làm cho lợi tiểu tiện để nhiệt khí đi trở xuống thì chóng khỏi.
+ Kết luận về bệnh sởi.
Bệnh sởi phát ra nhiều chứng phức tạp, nhưng tựu chung chỉ có chứng tả chứng suyễn là nhiều. Bởi vì hai chứng ấy do độc sởi phát ra, phép chữa vẫn theo như cách trên, nhưng có khi không do độc ở sỏi phát ra mà do nguyên khí người hèn yếu, hoặc vì uống phải thuốc hàn lương quá nhiều, hoặc do ăn phải đồ uống lạnh, hại đến dạ dày, đường ruột thành ra đi tả nên phải xét kỹ.
Nếu không có chứng nhiệt và chân khí kém thi phải dùng bài thuốc:
Đảng sâm 20g, Bạch truật 12g, Biển đậu 12g. Trần bì 8g, Chích cam thảo 4g, Can cương 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
Để cứu lấy tỳ, vị cho mau khỏi nguy đến tính mạng, chứng suyễn vẫn có hư, thức khác nhau.
Bởi vì 10 chứng suyễn đã có 9 chứng hư (hư là yếu đuối, bệnh phát đầy rẫy trong thân thể làm cho người suy nhược).
Nếu xét đích không phải hoả chứng, không phải ngoại tà mà đi là nhiều, hoặc đổ mồ hôi nhiều rồi sinh ra suyễn thì đều là bệnh chân khí đẫ muôn thoát, thế nào cũng phải dùng bài thuốc:
Thục địa 40g (giã gừng vắt lấy nước tẩm Thục địa sao dính tay). Đương quy 12g, Cam thảo 5g.
Sắc với 2 bát nước, lấy còn nửa bát, uống hơi nóng trước khi ăn, thuốc sắc 2 lần đều lấy lượng còn lại và uống như nhau.
Bệnh sởi ở trẻ em.
+ Ôn trung chỉ thông thang
Bạch đậu khấu (nghiền nhỏ), Phục linh, Bán hạ (tẩm nước gừng sao khô).
Mỗi vị 4g gia thêm 2 lát gừng mỏng, sắc uống như các bài thuốc trên.
Những bài thuốc đơn giản chữa bệnh ấy:
– Dùng 7 hạt gạo sao đen, cho vào nửa chén nước sắc lâu, rót ra để hơi nóng, cho uống nhiều lần.
– Dùng 1 chén sữa người, cho vào 10 nụ đinh hương, và 4g vỏ quýt khô (tức Trần bì) sắc với 1 bát nước lấy còn 1 chén trà (tức chén dùng uống trà), cho uống nhiều lần sẽ khỏi.
– Dùng 1 chén sữa người, và hai cây hành tráng (rửa sạch) bỏ vào nồi cơm chưng cho chín (hành thái nhỏ, đổ sữa và hành vào một cái bát con đặt vào nồi cơm chưng, khi chín cơm là được), mang ra để nguội chắt lấy nước ấy cho uống.
+ Dạ đề bất chỉ (khóc đêm nhiều)
Bệnh này là hay khóc đêm nhiều, nguyên nhân là lá lách (tức tỳ) hàn, và tím nóng (tức tâm nhiệt), đều bị cảm nhiễm từ lúc trong thai.
Thể hiện như sắc mặt xanh, lưng cong, chân tay lạnh ngất, không muôn bú, là thuộc tỳ hàn. Nên cho uống bài Câu đằng ẩm. Mặt đỏ môi hồng, thân mình đều nóng, tiểu tiện bất lợi, phiền táo hay khóc, là thuộc tâm nhiệt, nên cho uống bài Đạc xích tán.
Nếu không có chứng gì khác, chỉ khóc đêm thôi thì dùng Thiền hoa tán.
+ Bài câu đáng ẩm.
Xuyên khung, Đương quy, Phục thần, Bạch thược, Cam thảo. Mộc hương, Câu đàng, Hồng táo 2 quả.
Mỗi vị 4g, sắc với 2 bát nước lấy còn 1 chén uống trà chia nhiều lần uống lúc hơi nóng.
Nếu khỏi thì thôi không cho uống nữa, nếu chưa khỏi sắc tiếp hai nước thứ hai và ba rồi đổ bã đi, rửa sạch ấm, đổ cả hai nước thuốc thứ hai và thứ ba vào đun sôi, để còn hơi nóng chia cho uống nhiều lần.
+ Đạo xích tán.
Sinh địa, Mộc thông, Cam thảo, Đăng tâm. Trúc diệp.
Mỗi vị 4g, sắc uống như các bài thuốc trên.
+ Thiền hoa tản.
Thuyền thoái 4g (chỉ lấy thân, bỏ đầu. bỏ chân), tin rất nhọ. Dùng 20g Bạc hà khô. nếu nước làm thang, hoà mỗi lần 1g thuốc bột Thuyền thoái với nửa chén nước Bạc hà cho uống.
+ Bệnh sởi ở trẻ em
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm, phần nhiều mắc ở trẻ, thường bị một lần, giữa mùa đông và mùa xuân trẻ mắc bệnh càng nhiều.
Nguyên nhân bệnh sởi ở trẻ nhỏ là bởi thai độc khi trẻ nhỏ, nấu lại ở tỳ, vị và phế. Bệnh phát ra ở cả cơ nhục, bì mao. Bệnh cũng phát ra ở người lớn vì lệ khí truyền nhiễm.
Bệnh sởi vẫn khác bệnh đậu, vì đậu thuộc tạng mà sởi thuộc phủ. Đậu phát ở trung và hạ tiêu. Sởi phát ở thượng và trung tiêu.
Thời kỳ sởi mọc: Trước khi lên sởi thì nóng; suốt một ngày đêm đến 4 đến 5 giờ sáng thì bớt nóng, chỉ có hâm hấp rồi thấy phát ho, sổ nước mũi, chảy nước mắt hay ngáp, muốn ngủ và hắt hơi.
Đến 4 đến 5 giờ chiều lại thấy phát nóng, và cứ như thế độ 3 đến 4 ngày, sờ vào chỗ chân tóc thấy rất nóng tức là sởi mọc. Bắt đầu mọc ở trên mặt (tức thượng tiêu) rồi dần khắp cả người, được 4 ngày không sổ mủi và hắt hơi nữa là khỏi, là sởi bay lặn.
+ Sởi mọc nặng, nhẹ cũng phải kiêng cữ.
– Phát nóng nặng, nhẹ hoặc bớt nóng rồi, đến 5 đến 6 ngày mới mọc.
– Mọc luôn 3 ngày rồi thấy lặn dần dần.
– Sắc đỏ lọt và tươi nhuận, trên đầu và mặt mọc đều nhau và nhiều, đều là nhẹ.
– Sỏi thấy trên đầu và mặt không mọc.
– Trong cổ họng sưng đau và không ăn được.
– Sắc đỏ tía thấy hơi xam xám và khô táo.
– Bị hơi gió mà lặn vào sớm quá.
– Nóng theo xuống đại trường rồi biến ra chứng lỵ đều là nặng cả.
– Sởi thấy sắc đen xám mà khô táo, và mọc rồi lại lặn ngay.
– Mũi thở dốc, miệng há ra và mắt không tinh.
– Mũi chảy nước trong và đại tiện ra phân đen.
– Đều là những chứng nguy, rất khó chữa.
Cách chữa bệnh sởi – Thấy sởi phát mà khát nước là vì nóng quá bốc lên phổi khô, khô dạ dày.
– Khát vừa thì cho uống bài thuốc có các vị sau:
Thăng ma 12g, Cát căn 12g. Hạch thược 8g, Chích cam thảo 4g, Thiên hoa phấn 12g, Mạch môn 12g.
– Nếu khát lắm cho uống bài thuốc có các vị sau:
Hoàng liên 6g, Hoàng cầm 8g, Hoàng bá 8g, Chi tử 8g.
Sởi đổ mồ hôi và chảy máu cam, tức nhiệt độc phát ra ngoài, không cần cho uống gì, nhưng nếu mồ hôi ra nhiều quá thì cho uống bài thuốc sau:
Thạch cao 40g (tán nhỏ). Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, Sâm cao ly hoặc Phòng đẳng sâm 8g, Gạo nếp 1 dúm (khoảng 2g).
Các bài thuốc kể trên đều sắc với 3 bát nước lấy còn nửa bát (tức 1/2 bát) chia uống nhiều lần trong ngày, cách nhau 1 giờ một lần. Mỗi bài thuốc đều sắc 2 lần, đều lấy nước còn lại nửa bát.
• Sỏi có lúc mới phát nóng mà dã điên cuồng nói nhàm thi cho uông bài thuốc như sau:
-Thăng ma 12g, Cát căn 12g, Bạch thược 8g, Chích cam tháo 4g, Gừng sống 2 lát mỏng, Thần sa 3g.
Các vị thuốc sắc với 2 bát nước lấy còn nửa bát (tức 1/2 bát) lắng bỏ bã. lấy ít nước thuốc ra bát khác mài thần sa.
– Thăng ma 12g, Cát căn 12g, Bạch thược 8g, Chích cam thảo 4g, Gừng sống 2 lát mỏng.
Sắc với 3 bát nước, lấy còn 1 chén uống trà, dùng thêm:
– Thần sa 3g, Hoạt thạch 20g.
Hai thứ trộn tán nhỏ mịn, mỗi lần sắc được nước thuốc rót ra hoà tan cho uống làm 3 lần trong ngày. Bài thuốc trên sắc làm 2 lần uống theo cách trên.
Sởi lở môi, lở miệng, lúc chưa mọc, sởi do suyễn
– Trường hợp sởi đã lặn rồi, độc phát tiết ra chưa hết mà còn điên cuồng nói nhảm, thì cho uống bài thuổc sau:
Thần sa 4g, Hoạt thạch 20g, Cam thảo 5g.
Ba vị tán rất nhỏ mịn, dùng thêm 30g Đàng tâm (tức bấc tráng), sắc với 2 bát nước lấy còn nửa bát (tức 1/2 bát) hoà tan bột Thần sa, Hoạt thạch, Cam thảo, đã tán khuấy tan, chia cho uống làm 8 lần trong ngày.
– Nếu sởi lên mà đau cổ họng là vì hoả độc trong tạng phủ người bốc lên, không phải chứng hầu tỳ, không được châm lề phải dùng bài thuốc có các vị sau:
Kim ngân hoa 8g, Kiết cảnh 8g, Cam thảo 4g, Ngưu bùng 8g, Hắc sửu 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi lở môi, lở miệng, lúc chưa mọc là vì nóng trong tạng phủ xông lên, lúc đã lặn rồi, dư độc phát tiết ra chưa hết, khi độc còn lưu lại, hàm răng trên và hàm răng dưới mỗi ngày phải dùng nước gạo đun sôi để hơi nóng, dùng bông thấm rửa nhiều lần trong ngày và cho uống các vị thuốc sau đây:
Sinh địa 12g, Thạch cao 4g (tán nhỏ), Đơn bì 8g, Hoang cám 4g. Bạch thược 8g, Sinh cam thảo 4g. Liên kiều 8g. Ngưu bàng 8g.
Tất cả sắc uống như các bài thuốc trên.Nếu để lâu quá mà chữa nhầm sẽ biến ra chứng Tẩu mà nha cam thì rất nguy.
– Sởi sinh ra đau bụng là vì nóng ở ruột già (tức đại tràng) uất kiết lại trong các khiếu, chứ không phải đau bụng vi ăn uống tích lại, không được dùng thuốc tiêu mà nguy, phải cho uống giải độc cho tan ra thì khỏi đau. Uống các vị sau:
Sài hồ 8g, Huyền sâm 8g, Liên kiểu 12g. Cát cánh 12g, Xuyên khung 5g, Hoàng cầm 8g. Khương hoạt 8g. Xích thược 8g, Thiên hoa phấn 8g. Cát căn 6g. Cam thảo 4g, Trúc diệp 4g, Bạch chỉ 6g, Gừng sống 3 lát mỏng.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi do suyễn là vì nóng quá, độc của nóng gọi là hoà tà làm hại đến phổi, nhưng ho này thuộc về chứng thực, Suyễn thuộc về chứng hư:
Ho thì khí độc đi trở ra, suyễn thì khí độc đi trở vào nên bệnh nặng. Ho mà lên sởi thì không can gì, dùng bài thuốc uống thanh phế như:
Chi tử 8g, Cam thảo 4g, Xuyên khung 8g, Bạch chỉ 8g, Hoàng liên 2g, Tang bì 8g. Hoàng cầm 4g, Khổ sâm 4g, Kinh giới 4g, Liên kiều 8g, Thổ bối mẫu 8g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi đã phát suyễn là rất nguy hiểm, phải phân biệt mà chữa, như suyễn nhưng thuộc khí hư thì sờ vào da thịt mát lạnh ăn không ngon miệng, dùng các vị:
Thục địa 30g (giã nước gừng tẩm Thục sao khô), Dương quy 12g, Cao ly sâm (hoặc Phòng đảng sâm) 20g.
Sắc uống như cách uống bài thuốc trên.Nếu người ưa nóng: sợ lạnh, ăn uống không tiêu, đầu gối lạnh đến bàn chân, sáng ngày có thể đi ỉa chảy hoặc ỉa nhão (hoặc không đi), dùng các vị trên gia Nhục quế 4g, bỏ Sâm sắc uống.
– Sởi mà phát thể tả là vì chất nóng độc xông lên thì thổ (tức nôn mửa). Nếu chất độc nóng trong người chảy xuống hạ tiêu thì tả.
– Nếu thổ thì dùng các vị sau:
Đảng sâm 8g. Hoàng cầm 8g. Cam thảo 4g. Sài hồ 8g, Bán hạ 4g (tẩm nước gừng sao), Đại táo 2 quả, Gừng sống rửa sạch 3 lát mỏng, Hoàng liên 4g, sắc uống như các bài thuốc trên.
– Nếu tả thì dùng các vị sau:
Hoàng cầm 4g, Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 2 quả. Hoạt thạch 12g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Nếu sỏi mà vừa thổ vừa tả thì dùng:
Bán hạ 8g (tẩm nước gừng sao khô). Hoàng cầm 8g. Cam tháo 4g, Đại táo 2 quả. Gừng sống rửa sạch thái 3 lát mỏng. Sắc uống như các bài thuốc trên.
* Cần chú ý các biểu hiện của sởi: Nếu bắt đầu phát nóng, chưa mọc cứ ho đến hàng trăm tiếng không dứt, hơi thở hổn hển, mặt mũi sưng húp đó là vì khí nóng ở trong phổi xông lên mạnh quá, phải dùng các vị thuốc như:
Kim ngân hoa 8g, Kiết cánh 4g, Hắc sửu 4g, Tri mẫu 8g, Thạch cao 29g (tán nhỏ), Bạc hà 8g, Ngưu bàng 8g, gạo nếp 5g. Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi từ lúc mọc đến lúc lặn chỉ có 6 giờ. Thí dụ: Theo dõi 6 giờ sáng mọc 11 giờ lặn, sởi vừa mọc vừa lặn là nhẹ. Nếu sời mọc luôn 3 ngày không lặn là dương độc quá mạnh, phải dùng bài thuốc có các vị sau:
Kinh giới 8g, Ngưu bàng 8g. Huyền sám 8g. Kiết cánh 8g, Cam thảo 4g. Thạch cao 20g (tán nhỏ).
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi đã mọc rồi lại lặn đi, chưa đủ 6 giờ, là vì cảm phải gió lạnh. Nếu không biết chữa gấp để nhiệt độc quay trở vào là rất nguy hiểm. Phải cấp tốc dùng bài thuốc:
Thăng ma 12g, Cát căn 12g. Bạch thược 8g, Cam thảo nướng 4g, Kinh giới 8g, Ngưu bàng 8g.
Gừng sông rửa sạch thái mỏng 3 lát.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:232.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh