Old school Swatch Watches
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
VIÊM DA THẦN KINH
Ngưu Bì Tiên, Nhiếp Ảnh Sang, Can Tiên, Neurodermatitis.
Viêm da thần kinh là một loại bệnh ngoài da thường gặp, phát sinh ở cổ và dày cứng như da cổ trâu nên có tên gọi là Ngưu bì tiên. Là loại bệnh mạn tính, phát triển chậm, dễ tái phát. Đặc điểm của bệnh là ngứa cực kỳ từng đợt, phát bệnh nhiều ở cổ và mặt duỗi của tay chân, tỉ lệ mắc bệnh cao ở tuổi tráng niên.
Nguyên Nhân: Căn nguyên của bệnh chưa rõ. Theo YHHĐ có nhiều thuyết như rối loạn thần kinh trung khu, thần kinh thực vật, rối loạn trao đổi chất, rối loạn chuyển hóa, nội tiết, dị ứng. Theo YHCT, nguyên nhân cơ chế bệnh có thể giải thích như sau:
+ Do thấp nhiệt ứ trệ tại cơ bì làm cho khí huyết bị rối loạn gây nên bệnh.
+ Bệnh lâu ngày gây tổn thương âm dịch, dinh huyết không đủ, huyết hư gây nên phong sinh táo khiến cho da thịt kém tươi nhuận.
+ Huyết hư can vượng, tinh thần căng thẳng, thường xuyên bị kích thích, lo lắng, buồn phiền, bực tức khiến cho khí huyết mất điều hòa gây nên bệnh.
Triệu Chứng
Tổn thương căn bản là những nốt sần tập họp thành đám, thường khu trú ở mặt duỗi các chi, hai bên cổ, tính chất thường đối xứng. Đám sần mới đầu còn ít, càng ngứa càng gãi và lan rộng, thường ngứa từng cơn dữ dội, nhất là về đêm. Dần dần vùng da ngứa bị gãi nhiều thành đỏ xẫm, hơi nhăn, hơi cộm, nổi những sần dẹt, bóng, sau đó thành một đám hình bầu dục hoặc thành hình nhiều cạnh hoặc vệt dài, mầu da thường nâu nhạt, khô và cứng, bề mặt bóng. Do gãi nhiều mà da có thể sinh viêm nang lông, lở loét. Đám viêm da thần kinh có thể đơn độc hoặc đối xứng (viêm da thần kinh khu trú) hoặc rải rác nhiều nơi (viêm da thần kinh tàn phát), tiến triển hàng thán,g hàng năm, dễ tái phát, ngày càng cộm, càng xẫm màu, lằn cổ trâu càng rõ. Khi khỏi thường để lại vết xẫm màu hoặc bạc màu dạng bạch biến.
Chẩn Đoán
1. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng: đám sần dày cứng như da cổ trâu, sờ vào như gỗ khô, ngứa dữ dội.
2. Thường phát sinh ở vùng cổ, mặt duỗi chân tay, mí mắt, vùng thắt lưng, vùng cùng cụt, đối xứng hoặc thành hàng, có thể bị toàn thân.
3. Thường gặp ở những người tinh thần căng thẳng thường xuyên, người lớn ít ngủ, bệnh kéo dài.
Phân biệt chẩn đoán: cần phân biệt với:
1. Chàm: không có sần cứng như da trâu, phát sinh thường ở mặt gấp của chi, có mụn nước và loét.
2. Lichen bột: có tổn thương sần sừng, sần cục hình bán cầu hoặc hình nón, màu nâu xám, hồng nhạt hoặc như da bình thường, sần to bằng hạt đậu xanh cụm vào nhau không cứng như da trâu, thường khu trú ở mặt trước cẳng chân, ngứa ít.
IV Điêu Trị
+ Phong thấp nhiệt: sần thành bánh, ngứa nhiều, đám sần da đỏ, vảy máu, loét, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Nhu Sác.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Tiêu Phong Tán gia giảm.
+ Huyết hư phong táo: vùng bệnh da sắc nhạt hoặc trắng, bề mặt khô táo, xù xì, chàm hóa, bệnh kéo dài, sắc lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Dưỡng huyết, khu phong, nhuận táo. Dùng bài Tứ Vật Thang hoặc Đương Quy Ẩm Tử gia giảm.
Thuốc dùng ngoài:
+ Tổn thương nhẹ, đám sần khu trú, bôi Tam Hoàng Tẩy Tễ ngày 3-4 lần.
+ Da khô dày, sần nhiều thành đám, dùng Ngải diệp 30g, Hùng hoàng, Hoa tiêu, Phòng phong đều 15g, sắc lấy nước xông rồi rửa. Sau đó bôi Bách Bộ Đinh, Tiên Dược Thủy số 2, ngày 2 lần.
Các phương pháp khác:
a - Bài thuốc kinh nghiệm:
+ Phòng phong, Thương nhĩ tử, Kê huyết đằng, Cây cứt lợn đều 12g, Sinh địa, Ý dĩ, Kim ngân hoa đều 16g, sắc uống.
+ Cúc hoa, Kim ngân hoa, Thương nhĩ tử, Khổ sâm đều 12g, Sinh địa 16g, Đơn bì 8g, sắc uống. Hai bài này dùng cho thể phong nhiệt.
+ Kê huyết đằng, Đậu đen (sao), Cây cứt lợn, Cam thảo, Sa sâm, Kỷ tử đều 12g, Kinh giới 16g, Xác ve 6g, Bạch cương tàm 8g sắc uống.
+ Hà thủ ô, Bạch cương tàm 8g, sắc uống, 2 bài này dùng cho thể huyết táo.
b - Thuốc bôi ngoài
+ Phèn phi 5g, Lưu huỳnh 25g, Khinh phấn 5mg, tán nhỏ, ngâm với cồn 70 độ trong 1 tuần, lắc kỹ khi bôi, 3-6 lần trong ngày.
Châm cứu: Châm chung quanh da bị bệnh ngày 1 lần, sau khi châm có thể kết hợp cứu. Có thể dùng điếu Thương truật, Thiên niên kiện cứu và xông khói mỗi lần 30 phút, ngay 2 lần.
Dự Phòng Và Điều Dưỡng
1 Tránh mặc áo cổ cứng.
2. Kiêng rượu và các chất cay nóng, mỡ.
3. Giữ tinh thần thanh thản không lo nghĩ, buồn phiền, kiềm chế sự bực bội tức giận.
4. Bảo đảm vệ sinh da, chống nhiễm khuẩn lúc châm cứu..
VIÊM DA TIẾP XÚC
Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh dị ứng da thường gặp, cũng gọi là viêm da độc tính. Đặc điểm của bệnh là phát ở vùng da có tiếp xúc, phát bệnh cấp, vùng da tiếp xúc nổi ban đỏ, sưng, nổi mụn nước không tái phát nếu không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng. Bệnh thường gặp ở người lớn, trước lúc mắc bệnh có tiền sử tiếp xúc rõ. Nguyên Nhân: Theo YHCT, do vệ khí không chặt chẽ (cơ địa dễ dị ứng), chất độc bên ngoài như cay, nóng chạm vào da gây tổn thương; hoặc da tiếp xúc với các loại dị ứng (như sơn, thuốc, chất nhuộm, chất mỹ phẩm, các loại rễ, lá cây, hoa), độc tà xâm phạm vào da, uất tụ hóa nhiệt làm cho khí huyết bị rối loạn gây nên bệnh.
Triệu Chứng
Thường phát sinh ở vùng da của cơ thể lộ ra bên ngoài. Thường có thời gian ủ bệnh, lần tiếp xúc đầu khoảng 4-5 ngày hoặc hơn, lần tiếp xúc sau ngắn hơn khoảng vài giờ hoặc 1 ngày. Hình thái da bị tổn thương, phạm vi, mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít quyết định do chất loại dị ứng nguyên tiếp xúc tính chất và nồng độ, thời gian, vị trí, diện tích tiếp xúc to nhỏ và mức độ phản ứng của cơ thể người bệnh.
Trường hợp cấp tính thường phát ở mặt, cổ, chân tay, nổi ban đỏ sưng, sẩn, mụn nước, có thể mụn phỏng to, loét v.v… Đối với một số bệnh nhân phản ứng mạnh, tổn thương không chỉ tại vùng tiếp xúc mà còn lan ra các vùng khác trong cơ thể, hoặc có thể phát sốt. Nếu loại trừ được ngay dị ứng nguyên hoặc điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi trong vài ngày hoặc 1-2 tuần.
Trường hợp mạn tính do tiếp xúc nhiều lần hoặc kéo dài, vùng da bệnh sần sùi, dày lên, chàm hóa. Cảm giác chủ quan nóng, ngứa, nặng thì đau. Một số ít có sốt, sợ lạnh, đau đầu, buồn nôn, rêu lưỡi vàng dày, mạch Hoạt Sác.
Chẩn Đoán Phân Biệt
1. Chàm cấp tính: không có tiền sử tiếp xúc rõ, phát bệnh từ từ, tổn thương da đa dạng, tái phát nhiều lần...
2. Đơn độc ở mặt: không có tiền sử tiếp xúc, vùng bệnh nóng đỏ sưng đau mà không ngứa, triệu chứng toàn thân nặng, sốt cao, phát lạnh run, đau đầu...
Điều Trị
1. Uống thuốc theo biện chứng luận trị chia làm 2 loại:
a - Phong nhiệt: vùng tổn thương ban đỏ, sẩn, bờ rõ, ngứa, sốt, bứt rứt, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác hoặc Phù Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, sơ phong, chỉ dưỡng. Dùng bài Ngân Kiều Tán hoặc Tiêu Phong Tán gia giảm.
b ~ Huyết nhiệt: tổn thương rộng, đỏ tươi hoặc đỏ sẩm, mụn phỏng loét, chảy nước, đau nhiều, sốt cao, khát nước, chất lưỡi đỏ thẩm, mạch Huyền Sác hoặc Hoạt Sác.
Điều trị: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Dùng bài Thanh Ôn Bại Độc Ẩm gia giảm.
- Gia giảm: da tím đỏ đau nhiều thêm Sinh địa, Đơn bì, Bạch mao căn tươi. Sốt cao, khát nước thêm bột Sừng trâu, Sinh thạch cao; Da mụn nước thêm Tỳ giải, Thổ phục linh, Ý dĩ...
2. Thuốc dùng ngoài:
a - Thuốc bôi: dùng Tam Hoàng Tẩy Tễ hoặc Tam Thạch Thủy bôi ngoài, ngày 2-3 lần, dùng cho chứng có hồng ban, sẩn.
b - Đắp thuốc nước: dùng Hoàng bá 20g, Sinh địa du 30g, Thổ đại hoàng 20g, sắc nước nguội đắp; dùng cho chứng sưng hoặc loét có tiết dịch nhiều.
c - Trường hợp khô đóng vảy, dùng sữa hoặc cao Thanh đại đắp ngoài, ngày 3-4 lần.
3. Bài thuốc kinh nghiệm:
(I) Lá rau Sam tươi 250g sắc nước chia làm 2 lần uống nóng, đồng thời, dùng nước rau sam tươi giã nát, thêm 2,5% Băng phiến bôi, ngày 4-6 lần.
(2) Đại hoàng, Hoàng cầm, Hoàng bá, Thương truật lượng bằng nhau tán bột làm viên nặng 0,3g, mỗi lần uống 10 viên, ngày uống 3 lần.
Dự Phòng Và Điều Dưỡng
1 Tránh tiếp xúc những chất nghi ngỏ gây dị ứng. ~
2. Chế độ ăn tránh những cay nóng, tanh.
3. Không dùng nước nóng, nước xà bông để rửa.
4. Nếu chất gây dị ứng có liên quan đến nghề nghiệp, cần có biện pháp phòng hộ
VIÊM THẦN KINH NGOẠI BIÊN
(Đa Phát Tính Thần Kinh Viêm)
Đa Phát Tính Thần Kinh Viêm còn gọi là Chu Vi Thần Kinh Viêm.
Là loại bệnh đầu ngón tay chân có cảm giác tê, giảm các giác.
Đông y dựa vào chứng trạng biểu hiện, cho rằng do thấp tà lưu chú ở tứ chi, kinh lạc bị trở trệ, khí huyết ứ trệ gây nên.
Nguyên Nhân
Thường do cảm nhiễm, bị tổn thương, trúng độc, dinh dưỡng kém gây nên. Tuy nhiên do cảm nhiễm (cảm cúm, quai bị, nhiễm siêu vi…) và trúng độc (chì, Kali, rượu…) thường gặp nhiều hơn.
YHCT căn cứ vào chứng trạng biểu hiện, cho rằng do thấp tà lưu ở tay chân, kinh lạc bị ngăn trở, khí huyết ứ trệ gây nên bệnh.
Bệnh có liên hệ với Tỳ vì Tỳ chủ tứ chi. Nếu Tỳ không vận hoá được thì thấp trọc đình trệ lại, làm cho công năng vận hành khí huyết của các kinh lạc bị ngăn trở gây nên bệnh.
Triệu Chứng
Lúc đầu chân tay có cảm giác tê trướng hoặc đau nhức và như kiến bò, về sau cảm giác đó lan ra khắp người. Cảm giác ở các đầu chi giảm dần, có khi mất hẳn cảm giác, khó vận động, cơ nhục teo, cổ tay hoặc cổ chân bại, liệt, phản xạ gân yếu đi hoặc mất đi, da có cảm giác lạnh, nhiều mồ hôi hoặc không mồ hôi. Đặc điểm là phát bệnh cả hai bên cơ thể và chứng trạng ở đầu chi rõ hơn là gốc chi. Nếu viêm thần kinh do trúng độc chất chì thường thấy cổ tay bị bại xụi. Trúng độc chất Kali thì chi dưới thường bị tổn thương, đau dữ dội, cảm giác bị giảm hoặc mất đi. Nếu viêm thần kinh do thiếu sinh tố B1 thì cảm giác và vận động ở chi dưới thường nặng hơn ở tay, cơ bắp chân ấn rất đau.
Điều trị:
+ Sơ kinh hoạt lạc. Huyệt chính: Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc (chi trên), Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Tam âm giao (chi dưới).
Huyệt phụ: Bát tà, Dương trì, Dưỡng lão, Hậu khê, Thiếu hải, Thái bạch, Lậu cốc, Yúc Tam Lý, Giải khê, Bát phong.
Có thể châm mỗi ngày một lần. Bệnh nhẹ 2 ngày châm một lần, liên tục 15 ngày đến 1 tháng. Kích thích vừa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Tay tê, không có cảm giác: Khúc trì, Chi câu, Nhu hội, Uyển cốt, Trử liêu (Tư Sinh Kinh).
+ Hai chân dại: Dương phụ, Dương giao, Tuyệt cốt, Hành gian, Côn lôn, Khâu khư (Châm Cứu Đại Thành).
+ Đa phát tính thần kinh viêm:
Tổ I: Khúc trì thấu Thiếu hải, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền, Giải khê thấu Thân mạch.
Tổ II: Nội quan thấu Ngoại quan, Hợp cốc thấu Lao cung, Hoa đà giáp tích (Lưng, đùi).
Tổ III: Thủ tam lý, Dưỡng lão, Thượng liêu, Uỷ trung Huyền chung thấu Tam âm giao.
Kích thích mạnh. Mỗi ngày châm một lần. Ba tổ luân phiên sử dụng. 10-15 ngày là một liệu trình (Thường Dụng Tân Y Liệu Pháp Thủ Sách).
+ Đa phát tính thần kinh viêm: Đại chuỳ, Thân trụ, Chí dương, Quyết âm du, Thận du, Khúc trì, Ngoại quan, Dương lăng, Côn lôn (Trung Quốc Châm Cứu Học).
Nhĩ Châm
+ Vùng tương ứng với vùng bệnh, Thần môn, Giao cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Đầu Châm
+ Chủ yếu dựa theo chứng trạng. Thường dùng: Vận động khu, Cảm ứng khu, Vận động khu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
(Rheumatoid Arthritis)
Là một bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp.
Là bệnh mang tính xã hội vì tỉ lệ người mắc bệnh cao, bệnh thường kéo dài và đặc biệt là các di chứng có thể dẫn đến tàn phế, vừa ảnh hưởng đến cac nhân người bệnh lẫn xã hội.
Hiện nay, bệnh được gọi là Viêm Khớp Dạng Thấp để phân biệt với các bệnh khớp khác như Thấp khớp cấp, Viêm khớp mạn tính, Thấp khớp phản ứng…
Tỉ lệ mắc bệnh cao 0,05 – 3%.
Thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên (70-80%), tuổi trên 30 gặp nhiều (60-70%).
Nguyên Nhân
. Tác nhân gây bệnh: Có thể do một loại virus.
. Yếu tố cơ địa: Bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính và lứa tuổi.
. Yếu tố di truyền: các nhà nghiên cứu nhận thấy bệnh có tính chất gia đình (có đến 60- 70% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có mang yếu tố HLA DR4, trong khi ở người bình thường chỉ có 30%).
. Các yếu tố thuận lợi khác: đó là những yếu tố phát động bệnh như suy yếu, mệt mỏi, bệnh truyền nhiễm, lạnh và ẩm kéo dài…
Triệu Chứng
Đa số trường hợp bắt đầu từ từ tăng dần, nhưng có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu cấp tính. Trước khi các dấu hiệu khớp xuất hiện, bệnh nhân có thể có các dâú hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, tê các đầu chi, ra nhiều mồ hôi, rối loạn vận mạch.
Giai đoạn khởi phát:
. Vị trí: 2/3 trường hợp bắt đầu bằng viêm một khớp, trong đó 1/3 bắt đầu bằng viêm một trong các khớp nhỏ ở bàn tay, cổ tay, bàn ngón, ngón gần, 1/3 là khớp gối và 1/3 các khớp còn lại.
. Tính chất: sưng đau rõ, ngón tay thưiừng có hình thoi, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng thấy từ 10-20%. Bệnh diễn biến kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Giai Đoạn Toàn Phát
. Vị trí viêm khớp:
Bàn tay 90% Khớp bàn ngón 70% Bàn chân 70%
Cổ tay 90% Khớp ngón gần 80% Cổ chân 70%
Khớp gối 90% Khớp khuỷ 60% Ngón chân 60%
Các khớp háng, cột sống, hàm, ức đòn đều hiếm gặp và thường xuất hiện muộn.
. Tính chất viêm:
Đối xứng 95%.
Mu bàn tay sưng hơn lòng bàn tay.
Sưng đau và hạn chế vận động, ít nóng đỏ, có thể có nước ở khớp gối.
Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng 90%.
Đau tăng nhiều về đêm (gần sáng).
Các ngón tay có hình thoi, nhất là các nghón 2, 3, 4.
. Diễn Biến: Các khớp viêm tiến triển tăng dần và nặng dần, phát triển thêm các khớp khác. Các khớp viêm dần dần dẫn đến tình trạng dính và biến dạng, bàn ngón tay dính và biến dạng ở tư thế nửa co và lệch trục về phía xương trụ, khớp gối dính ở tư thế nửa co.
Có thể kèm gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém, da niêm mạc xanh nhạt do thiếu máu. Có một hoặc vài hạt hoặc cục nổi lên khỏi mặt da (5%), thường gặp phía trên xương trụ, gần khớp khuỷ, hoặc trên xương chầy, gần khớp gối hoặc quanh các khớp khác. Teo cơ rõ rệt ở vùng quanh khớp tổn thương, do khôngvận động.
Chẩn Đoán
Cần chẩn đoán sớm để điều trị có kết quả hơn. hội liên hiệp những người chống bệnh Thấp khớp ở Mỹ (ARA) đã đưa ra một tiêu chuẩn chẩn đoán mà cho đến nay vẫn được hầu hết các nước công nhận, gọi là tiêu chẩn ARA 1958.
Tiêu chuẩn Chẩn Đoán ARA gồm 11 điểm sau:
1- Có dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng.
2- Đau khi thăm khám hoặc khi vận động từ một khớp trở lên.
3- Sưng tối thiểu từ một khớp trở lên.
4- Sưng nhiều khớp thì khớp trước cách khớp sau dưới ba tháng.
5- Sưng khớp có tính chất đối xiứng hai bên.
6- Có hạt dưới da.
7- Dấu hiệu Xquang: khuyết nhỏ đầu xương, hẹp khe.
8- Phản ứng Waaler – Rose, test Latex (+) (ít nhất làm 2 lần).
9- Lượng Mucin giảm rõ trong dịch lhớp.
10- Sinh thiết màng hoạt dịch tìm thấy từ ba tổn thương trở lên.
11- Sinh thiết hạt dưới da thấy tổn thương điẻn hình.
Chẩn đoán được coi là chắc chắn khi có từ 7 tiêu chuẩn trở lên và thời gian kéo dài quá 6 tuần lễ.
Chẩn đoán xác định khi có 5 tiêu chuẩn trở lên và thời gian trên 6 tuần.
Chẩn đoán nghi ngờ khi có 4 tiêu chuẩn và thời gian 4 tuần.
Đến năm 1987, Hội Thấp Khớp Mỹ đề ra một tiêu chuẩn chẩn đoán mới gồm 7 điểm, hiện đang được nghiên cứu, áp dụng, gọi là tiêu chuẩn chẩn đoán ARA 1987:
1- Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ.
Sưng đau kéo dài ít nhất trên 6 tuần lễ ở 3 vị trí trong 14 khớp: ngón tay gần (2), bàn ngón (2), cổ tay (2), khuỷ tay (2), gối (2), cổ chân (2), bàn ngón chân (2).
2- Sưng đau một trong ba vị trí: khớp ngón tay gần, khớp bàn chân, khớp cổ tay.
3- Sưng khớp đối xứng.
4- Có hạt dưới da.
5- Phản ứng tìm yếu tố thấp dương tính.
6- Hình ảnh X quang điển hình.
Chẩn đoán xác định khi có từ 4 tiêu chuẩn trở lên.
Tại Việt Nam, vì khó khăn trong việc Xquang, chọc dịch, sinh thiết… để chẩn đoán xác định, vì vậy, các nhà nghiên cứu đề ra một số yếu tố sau:
. Nữ, tuổi trung niên.
. Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay (cổ tay, bàn ngón và ngón gần), phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷ chân.
. Đau có tính đối xứng.
. Có dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng.
. Diễn biến kéo dài trên hai tháng.
Biện Chứng Theo YHCT
+ Thể Phong Hàn Thấp (Gặp ở giai đoạn đầu của bệnh): Một hoặc nhiều khớp sưng đau. Tuy nhiên vùng sưng không nóng đỏ mà có thể mát, lạnh vào buổi sáng thường thấy cứng, nặng, tê hoặc khó cử động. Gặp tiết trời lạnh, bệnh nặng hơn, gặp nhiệt thì dễ chịu. Vì vậy loại này thường thay đổi theo thời tiết. Có thể kèm sợ lạnh, tiêu lỏng, tiểu nhiều, nước tiểu trong. Lúc mới bị có thể kèm sốt, ớn lạnh, không mồ hôi kèm đau trong khớp, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Huyền, Trầm Kết.
Điều trị: Khu phong, trừ thấp, ôn kinh, tán hàn. Dùng bài Ôn Kinh Quyên Tý Thang gia giảm: Đương quy 20g, Quế chi, Dâm dương hoắc, Bán hạ đều 15g, Lộc hàm thảo, Xuyên ô, Thảo ô, Thổ miết trùng, Ô tiêu xà, Phòng phong đều 9g, Cam thảo 5g.
(Quế chi khu phong, ôn kinh, tán hàn; Lộc hàm thảo khu phong, trừ thấp, bổ Thận; Phòng phong khu phong, chỉ thống; Ô tiêu xà khu phong, thông kinh lạc, chỉ thống; Bán hạ táo thấp; Dâm dương hoắc, Xuyên ô, Thảo ô khu phong, trừ thấp, tán hàn, chỉ thống; Đương quy, Thổ miết trùng hoạt huyết, hoá ứ, thông kinh, chỉ thống; Cam thảo điều hoà các vị thuốc và ức chế bớt độc tố của Thảo ô và Xuyên ô).
Nếu không có Lộc hàm thảo, có thể thay bằng Uy linh tiên 9g. Nếu không có Phòng phong, có thể thay bằng Tế tân 3g. Đau không có chỗ nhất định (Hành Tý), thêm Độc hoạt, Khương hoạt đều 9g. Khớp sưng đau thêm Thương truật 9g, Ý dĩ nhân 18-21g, Bá tử nhân 6-9g. Nếu hàn thắng (Hàn Tý) thêm Phụ tử, Ngô công, Toàn yết đều 3-6g. Nếu đau nhiều mà cảm thấy nhói, đó là Thống Tý thêm Một dược, Diên hồ sách, Đào nhân, Hồng hoa, Kê huyết đằng hoặc loại thuốc hoạt huyết, hoá ứ. Tỳ khí hư thêm Hoàng kỳ 15g, Bạch truật 9g. Can uất thêm Sài hồ, Bạch thược đều 9g. Chi trên đau thêm Khương hoạt, Tang chi đều 9g. Chi dưới đau thêm Ngưu tất, Độc hoạt đều 9g. Sưng nhiều thêm Trạch tả, Mộc thông đều 9g. Đau nhiều thêm Toàn yết 3g, tán bột uống với nước thuốc.
Châm Cứu: Phong trì, Cách du, Thận du, Quan nguyên và huyệt gần vùng đau.
(Tả Phong trì khu phong; Tả Cách du để hoạt huyết. Cách phối hợp này dựa theo ý ‘Trị phong trước hết hãy trị huyết’. Cứu bổ Thận du, Quan nguyên để ôn bổ nguyên dương để tán hàn, ôn kinh. Tả huyệt cục bộ để sơ thông kinh khí vùng đau.
Vùng hàm đau thêm Hạ quan, Ế phong, Hợp cốc. Vùng gáy đau thêm Phong trì, Hoàn cốc, Thiên trụ. Vùng cột sống ngực đau thêm Giáp tích ngang vùng đau. Vùng xương cùng đau thêm Đại trường du, Mệnh môn, Bát liêu, Uỷ trung. Vùng vai đau thêm Kiên ngung, Thiên tông, Cực tuyền. Vùng khuỷ tay đau thêm Khúc trì, Thiếu hải, Trửu liêu, Thủ tam lý. Vùng cổ tay đau thêm Ngoại quan, Dương trì, Uyển cốt. Vùng bàn tay – ngón tay đau thêm Bát tà, Hợp cốc, Hậu khê. Vùng mông đau thêm Quyên nguyên du, Tiểu trường du, Bạch hoàn du, Hoàn khiêu, Trật biên, Cư liêu. Vùng háng đau thêm Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền. Vùng gối đau thêm Độc tỵ, Tất nhãn, Khúc tuyền, Uỷ trung. Mắt cá chân đau thêm Giải khê, Thương khâu, Khâu khư, Côn lôn, Thái khê, Thân mạch, Chiếu hải, tuỳ vùng bệnh. Vùng ngón chân đau thêm Công tôn, Thái xung, Túc lâm khấp, Bát phong.
+ Thể Phong Thấp Nhiệt (Gặp ở giai đoạn cấp diễn): Khớp sưng, đau, nặng, khó cử động. Vùng bệnh sờ vào thấy nóng bỏng, đỏ. Gặp mát thì đỡ đau. Có thể kèm sốt, ra mồ hôi, sợ gió, khát nhưng đôi khi không thích uống, có thể bị nôn mửa, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Hoạt Sác, hoặc Nhu Sác.
Điều trị: thanh nhiệt, trừ thấp, khu phong thông kinh lạc. Dùng bài Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang gia vị: Thạch cao 30g, Tri mẫu 9g, Chích thảo 3g, Ngạnh mễ 9-15g, Quế chi, Hoàng bá, Thương truật đều 9g, Nam tinh 6g.
(Thạch cao, Tri mẫu thanh nhiệt, tả hoả; Hoàng bá, Thương truật trừ thấp nhiệt; Nam tinh thấm thấp, tiêu viêm, chỉ thống; Quế chi thông kinh hoạt lạc, chỉ thống; Chích thảo, Ngạnh mễ điều hoà các vị thuốc, giúp cho dja dày không bị hàn của các vị thuốc làm tổn thương).
Sốt cao kéo dài, táo bón thêm Đại hoàng, Mang tiêu đều 9g. Sốt cao kéo dài mà không bị táo bón, thêm Nhẫn đông đằng, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh đều 15g. Lúc nóng lúc lạnh thêm Sài hồ, Hoàng cầm đều 9g. Khớp sưng to thêm Trạch tả, Hán phòng kỷ đều 9g, Mộc thông 5g. Khớp sưng đỏ thêm Sinh địa, Xích thược, Đan sâm, Đơn bì đều 12g. Đau nhiều thêm Địa long 9g, Hải đồng bì, Hồng đằng đều 15g. Khát nhiều thêm Lô căn, Thiên hoa phấn đều 12g. Chi trên đau thêm Tang chi 9g. Chi dưới đau thêm Mộc qua 9g. Khí huyết hư thêm Hoàng kỳ 15g, Đảng sâm, Đương quy đều 9g. Can uất thêm Sài hồ, Bạch thược đều 9g. Can uất hoá hoả thêm Chi tử 12, Đơn bì 9g.
Châm Cứu: Đại chuỳ, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan và huyệt cục bộ vùng đau.
(Châm ra máu Đại chuỳ để thanh nhiệt, trừ phong; Tả Khúc trì, Hợp cốc thanh nhiệt toàn thân vì ‘đường kinh Dương minh nhiều huyết nhiều khí’; Tả Ngoại quan để khu phong, thanh nhiệt. Huyệt cục bộ để sơ thông kinh khí vùng đau.
Vùng hàm đau thêm Hạ quan, Ế phong, Hợp cốc. Vùng gáy đau thêm Phong trì, Hoàn cốc, Thiên trụ. Vùng cột sống ngực đau thêm Giáp tích ngang vùng đau. Vùng xương cùng đau thêm Đại trường du, Mệnh môn, Bát liêu, Uỷ trung. Vùng vai đau thêm Kiên ngung, Thiên tông, Cực tuyền. Vùng khuỷ tay đau thêm Khúc trì, Thiếu hải, Trửu liêu, Thủ tam lý. Vùng cổ tay đau thêm Ngoại quan, Dương trì, Uyển cốt. Vùng bàn tay – ngón tay đau thêm Bát tà, Hợp cốc, Hậu
khê. Vùng mông đau thêm Quyên nguyên du, Tiểu trường du, Bạch hoàn du, Hoàn khiêu, Trật biên, Cư liêu. Vùng háng đau thêm Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền. Vùng gối đau thêm Độc tỵ, Tất nhãn, Khúc tuyền, Uỷ trung. Mắt cá chân đau thêm Giải khê, Thương khâu, Khâu khư, Côn lôn, Thái khê, Thân mạch, Chiếu hải, tuỳ vùng bệnh. Vùng ngón chân đau thêm Công tôn, Thái xung, Túc lâm khấp, Bát phong.
+ Uất Trở Lâu Ngày Hoá Nhiệt – Làm Tổn Thương Âm: Khớp sưng đỏ, đau, cứng, khó co duỗi, gặp lạnh thì dễ chịu, tuy nhiên sau một thời gian cảm giác này không tăng và khi gặp ấm thì dễ chịu, miệng khô, đắng, họng khô, mất ngủ, bứt rứt, khó chịu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng mỏng, mạch Huyền, Tế Sác.
Điều trị: Tán hàn, hoá thấp, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Quế Chi Thược Dược Tri Mẫu Thang gia giảm: Quế chi 30g, Xích thược, Bạch thược đều 20g, Tri mẫu, Xuyên ô, Thảo ô, Đương quy, Ô tiêu xà đều 15g, Sinh địa, Cương tằm, Địa long, Cam thảo đều 9g.
(Quế chi khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc; Bạch thược điều hoà vinh vệ; Xuyên ô, Thảo ô khu phong, trừ thấp, tán hàn, chỉ thống; Xích thược, Sinh địa lương huyết; Xích thược, Đương quy hoạt huyết, chỉ thống; Tri mẫu, Địa long thanh nhiệt; Cương tằm thanh phong nhiệt; Ô tiêu xà khu phong, thông kinh lạc, chỉ thống; Cam thảo điều hoà các vị thuốc, ức chế bớt độc tố của Thảo ô và Xuyên ô).
Nhiệt nhiều, giảm Quế chi, Xuyên ô và Thảo ô, thêm Hổ trượng, Hàn thuỷ thạch, Hoàng bá. Âm hư nội nhiệt, tăng Sinh địa lên đến 30-40g.
Châm Cứu: Khúc trì, Hợp cốc, Quan nguyên, Huyệt cục bộ vùng đau.
(Khúc trì, Hợp cốc thanh nhiệt toàn thân vì ‘Kinh Dương minh nhiều huyết nhiều khí’; Quan nguyên dẫn dương về nguồn để tán hàn, ôn kinh. Huyệt cục bộ để sơ thông kinh khí vùng đau).
Vùng hàm đau thêm Hạ quan, Ế phong, Hợp cốc. Vùng gáy đau thêm Phong trì, Hoàn cốc, Thiên trụ. Vùng cột sống ngực đau thêm Giáp tích ngang vùng đau. Vùng xương cùng đau thêm Đại trường du, Mệnh môn, Bát liêu, Uỷ trung. Vùng vai đau thêm Kiên ngung, Thiên tông, Cực tuyền. Vùng khuỷ tay đau thêm Khúc trì, Thiếu hải, Trửu liêu, Thủ tam lý. Vùng cổ tay đau thêm Ngoại quan, Dương trì, Uyển cốt. Vùng bàn tay – ngón tay đau thêm Bát tà, Hợp cốc, Hậu khê. Vùng mông đau thêm Quyên nguyên du, Tiểu trường du, Bạch hoàn du, Hoàn khiêu, Trật biên, Cư liêu. Vùng háng đau thêm Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền. Vùng gối đau thêm Độc tỵ, Tất nhãn, Khúc tuyền, Uỷ trung. Mắt cá chân đau thêm Giải khê, Thương khâu, Khâu khư, Côn lôn, Thái khê, Thân mạch, Chiếu hải, tuỳ vùng bệnh. Vùng ngón chân đau thêm Công tôn, Thái xung, Túc lâm khấp, Bát phong.
+ Khí Huyết Đều Hư – Đờm Ngưng Kết Tụ (Thường gặp ở giai đoạn thoái hoá, khớp bị biến dạng): Khớp sưng đau, sưng to, biến dạng, đi lại khó khăn, da mặt xám, trắng nhạt, hồi hộp, hơi thở ngắn, mệt mỏi, nặng nề, uể oải, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế, Huyền, Khẩn.
Điều trị: ích khí dưỡng huyết, hoá đờm, khứ ứ, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Hoàng Kỳ Quế Chi Ngũ Ngũ Thang: Sinh địa 18g, Hoàng kỳ, Bạch thược. Quế chi đều 9g, Đại táo 12 trái.
(Hoàng kỳ, Đại táo ích khí; Bạch thược dưỡng huyết; Quế chi ôn thông kinh, hoạt lạc; Bạch thược, Quế chi, Sinh khương, Đại táo điều hoà vinh vệ; Sinh khương hoá đờm, hỗ trợ Hoàng kỳ và Đại táo để bổ trung, giúp vận hoá khí huyết).
Huyết hư thêm Thục địa, Đương quy đều 9g, Xuyên khung 6g. Khí hư thêm Đảng sâm, Bạch truật đều 9g, tăng Hoàng kỳ lên 20g. Đi lại khó khăn thêm Hải phong đằng, Lạc thạch đằng, Uy linh tiên đều 9g. Đau nhiều mà có cảm giác mát ở vùng bệnh thêm Phụ tử 6g, Tế tân 3g. Đau chi trên thêm Tang chi 9g. Đau chi dưới thêm Ngưu tất 9g. Khớp cứng, bị thoái hoá thêm Toàn yết, Ngô công, Ô tiêu xà đều 3g, Tục đoạn 9g. Khớp sưng nhiều thêm Ý dĩ nhân 20g, Thương truật 9g. Đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược đều 6g.
Nếu có thấp nhiệt dùng bài Đương Quy Nữu Thống Thang: Đương quy, Bạch truật, Thương truật, Hoàng cầm, Tri mẫu, Nhân trần cao, Cát căn, Khương hoạt, Phòng phong, Trư linh đều 9g, Nhân sâm, Khổ sâm đều 6g, Thăng ma 4,5g, Cam thảo 3g.
(Nhân sâm, Bạch truật, Cam thảo kiện Tỳ, ích khí; Đương quy dưỡng huyết; Thương truật hợp với Hoàng cầm thanh thấp nhiệt; Hoàng cầm, Tri mẫu, Thăng ma thanh nhiệt; Khổ sâm, Nhân trần cao thanh nhiệt, trừ thấp; Thương truật, Khương hoạt, Phòng phong khứ phong thấp; Cát căn khu phong, giải cơ; Trư linh lợi thấp.
Châm Cứu: Túc tam lý Tam âm giao. Huyệt cục bộ vùng đau.
(Bổ Túc tam lý để ích khí; bổ Tam âm giao để dưỡng huyết. Huyệt cục bộ để sơ thông kinh khí vùng đau).
Vùng hàm đau thêm Hạ quan, Ế phong, Hợp cốc. Vùng gáy đau thêm Phong trì, Hoàn cốc, Thiên trụ. Vùng cột sống ngực đau thêm Giáp tích ngang vùng đau. Vùng xương cùng đau thêm Đại trường du, Mệnh môn, Bát liêu, Uỷ trung. Vùng vai đau thêm Kiên ngung, Thiên tông, Cực tuyền. Vùng khuỷ tay đau thêm Khúc trì, Thiếu hải, Trửu liêu, Thủ tam lý. Vùng cổ tay đau thêm Ngoại quan, Dương trì, Uyển cốt. Vùng bàn tay – ngón tay đau thêm Bát tà, Hợp cốc, Hậu khê. Vùng mông đau thêm Quyên nguyên du, Tiểu trường du, Bạch hoàn du, Hoàn khiêu, Trật biên, Cư liêu. Vùng háng đau thêm Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền. Vùng gối đau thêm Độc tỵ, Tất nhãn, Khúc tuyền, Uỷ trung. Mắt cá chân đau thêm Giải khê, Thương khâu, Khâu khư, Côn lôn, Thái khê, Thân mạch, Chiếu hải, tuỳ vùng bệnh. Vùng ngón chân đau thêm Công tôn, Thái xung, Túc lâm khấp, Bát phong.
+ Can Huyết – Thận Âm Dương Hư, Đờm Ngưng Kết: Trong hội chứng này, triệu chứng Thanạ dương hư nôỉ bật hơn. khớp và cơ bắp teo, khớp cứng, không thể dưỡi được, thoái hoá khớp, đau liên tục, gặp lạnh hoặc mùa đông càng đau tăng, gặp nóng và mùa hè thì dễ chịu. Kèm ù tai, chóng mặt, tiểu nhiều, nước tiểu trong, tiểu đêm, lưng đau, gối mỏi, lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm, Nhược, Trì nhất ở bộ xích.
Điều trị: Bổ Thận, tráng dương, dưỡng Can, nhu khớp, tán kết, hoạt lạc. Dùng bài Thận Khí Hoàn gia vị: Thục địa 12g, Sơn dược, Sơn thù, Phục linh, Trạch tả, Đơn bì, Quế chi, Cốt toái bổ, Ô tiêu xà, Toàn yết, Ngô công đều 9g, Phụ tử 6g.
(Thục địa, Sơn dược, Sơn thù dưỡng Can, bổ Thận âm; Quế chi, Phụ tử bổ Thận, tráng dương, ôn kinh, hoạt lạc; Cốt toái bổ ôn bổ Thận dương, làm mạnh xương, khớp; Toàn yết, Ngô công, Ô tiêu xà khu phong, thông kinh, chỉ thống; Toàn yết, Ngô công tán kết).
Tỳ khí hư, mệt mỏi, kém ăn, tiêu sống phân, huyết áp thấp thêm Hoàng kỳ 15g, Đảng sâm 9g.. Huyết hư thêm Đương quy 9g. Thắt lưng đau thêm Đỗ trọng, Tục đoạn. Chi trên đau thêm Tang chi 9g. Chi dưới đau thêm Ngưu tất 9g. Lạnh vùng đau thêm Tế tân 3g, Dâm dương hoắc 9g. Đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược đều 6g. Khó cử động thêm Hải phong đằng, Lạc thạch đằng, Uy linh tiên đều 9g.
Châm Cứu: Thận du, Mệnh môn, Quan nguyên. Huyệt cục bộ vùng đau.
(Thận du, Mệnh môn, Quan nguyên châm bình bổ bình tả, thêm cứu để ôn bổ nguyên dương, giúp tán hàn, ôn kinh. Huyệt cục bộ để sơ thông kinh khí vùng đau).
Vùng hàm đau thêm Hạ quan, Ế phong, Hợp cốc. Vùng gáy đau thêm Phong trì, Hoàn cốc, Thiên trụ. Vùng cột sống ngực đau thêm Giáp tích ngang vùng đau. Vùng xương cùng đau thêm Đại trường du, Mệnh môn, Bát liêu, Uỷ trung. Vùng vai đau thêm Kiên ngung, Thiên tông, Cực tuyền. Vùng khuỷ tay đau thêm Khúc trì, Thiếu hải, Trửu liêu, Thủ tam lý. Vùng cổ tay đau thêm Ngoại quan, Dương trì, Uyển cốt. Vùng bàn tay – ngón tay đau thêm Bát tà, Hợp cốc, Hậu khê. Vùng mông đau thêm Quyên nguyên du, Tiểu trường du, Bạch hoàn du, Hoàn khiêu, Trật biên, Cư liêu. Vùng háng đau thêm Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền. Vùng gối đau thêm Độc tỵ, Tất nhãn, Khúc tuyền, Uỷ trung. Mắt cá chân đau thêm Giải khê, Thương khâu, Khâu khư, Côn lôn, Thái khê, Thân mạch, Chiếu hải, tuỳ vùng bệnh. Vùng ngón chân đau thêm Công tôn, Thái xung, Túc lâm khấp, Bát phong
XƠ GAN
Xơ gan là một bệnh mạn tính toàn thân tổn thương chủ yếu là cấu trúc của gan bị biến dạng do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan, hình thành các cục tại mô gan. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chức năng gan giảm và một loạt triệu chứng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng khác nhau mà y học cổ truyền thường mô tả trong các chứng: ‘Tích Tụ’, ‘Cổ Trướng’, ‘Phúc Trướng’ [Linh Khu], 'Thủy cổ" (Cảnh Nhạc Toàn Thư)...
Nguyên Nhân
Những nguyên nhân thường gặp theo y học hiện đại là:
l. Viêm gan do vi rút.
2. Nhiễm bệnh hấp huyết trùng (gặp nhiều ở Trung Quốc).
3. Dinh dưỡng kém và nghiện rượu.
4. Nhiễm độc hóa chất như Thạch tín... Hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp.
Theo y học cổ truyền thì sự hình thành của xơ gan có liên quan đến 3 tạng Can, Tỳ và Thận. Nguyên nhân chính là do khí trệ, huyết ứ, thủy thấp ứ đọng trong cơ thể dẫn đến làm hư tổn thận âm, thận dương. Có thể giải thích cơ chế các triệu chứng bệnh lý như sau: Chứng hoàng đản và tích tụ trực tiếp ảnh huởng đến tạng Can. Can tàng huyết, thích sơ tiết, bệnh lâu ngày, Can không được thông điều sinh ra can khí uất sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị (can vị bất hòa, tỳ vị hư nhược). Trên lâm sàng thường có các triệu chứng như ngực sườn đầy tức, ợ hơi, nôn, buồn nôn, chán ăn, tiêu lỏng... bệnh lâu ngày khí trệ sinh ra huyết ứ, biểu hiện các triệu chứng mạn sườn đau tức tăng cố định, môi lưỡi tím thâm, các hội chứng ứ huyết, xuất huyết. Mặt khác, nếu do ăn uống thiếu thốn thất thường, nghiện rượu quá độ cũng làm tổn thương tỳ vị, chức năng tỳ vận hoá kém nội sinh thấp nhiệt, tân dịch bị tổn thương. Nếu cảm nhiễm trùng độc hoặc hóa chất độc hại cũngđều do tác hại can tỳ mà sinh bệnh. Bệnh lâu ngày sẽ tổn hại thận, thận dương hư tiểu khó khăn, phù
và cổ trướng nặng hơn, thận âm hư dẫn tới can thận âm hư, can hỏa vượng, can huyết hao tổn, can phong động sinh co giật hôn mê... Tóm lại bệnh xơ gan giai đoạn đầu chủ yếu là tổn thương can tỳ, khí ứ, huyết trệ, vào glai đoạn cuối tạng thậân cũng bị tổân thương sinh ra tỳ thận dương hư và can thâïn âm hư, bệnh trầm trọng và khó trị.
Triệu Chứng
- Giai đoạn bắt dầu: Chức năng gan còn bù trừ, triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ, chủ yếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không biết ngon, tiêu lỏng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụïng trên bên phải hoặc đầy bụng, nôn hoặc buồn nôn. Khám gan hơi to (có thể không to), có bệnh nhân lách to. Chức năng gan bình thường hoặc hơi suy giảm, có thể khám kỹ phát hiện điểm ứ huyết, mạch sao mà xác định bệnh.
- Giai đoạn toàn phát: Chức năng gan suy giảm rõ. Lâm sàng biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa tăng, mạn sườn bên phải đau rõ, sụt cân, da xạm, có bệnh nhân vàng da, vàng mắt, điểm ứ huyết, mạch sao ở mặt, ngực, tay, vai, cổ.. . hoặc có hiện tượng giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, chân răng, mũi, trĩ, xuất huyết, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít, hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ. Khám gan thấy có thể eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.
- Giai doạn cuối: Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch rõ: cổ trướng, da bụng bóng, tuần hoàn bàng hệ, tiểu rất ít hoặc vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt xạm tối, da mặt vàng đậm, bệnh nặng có xuất huyết tiêu hóa, tinh thần lờ đờ, buồn ngủ hoặc hưng phấn, hốt hoảng, hôn mê gan...
Chẩn Đoán
Chủ yếu là cần có sự chẩn đoán sớm qua những lần khám sức khỏe có định kỳ, chú ý những người có tiền sử bệnh gan vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, sống ở vùng có bệnh sốt rét, giun móc, công việc có tiếp xúc với hóa chất độc...
Chẩn đoán xơ gan căn cứ vào các mặt sau:
1. Tiền sử bệnh: Mắc bệnh viêm gan vi rút, hấp huyết trùng, sốt rét, bệnh gan mật, vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, suy tim phải kéo dài.
2. Gan lách to lúc mới mắc, gan to, mặt vùng gan nhẵn, hơi cứng, thời kỳ cuối gan co nhỏ, cứng, bề mặt lồi lõm, có hòn cục, thường ấn đau không rõõ rệt, lách to hoặc rất to nếu có xuất huyết tiêu hóa thường lách nhỏ lại.
3. Chức năng gan suy giảm.
4. Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
5. Kết quả sinh thiết: cấu trúc gan biến dạng, tăng sính tổ chức và sự hình thành các cục ở mô gan.
Căn cứ vào nguyên nhân xơ gan trên lâm sàng thường chia gan do viêm gan, xơ gan do rượu, xơ gan do mật, xơ gan do tim, xơ gan do sắc tố, xơ gan do hấp huyết trùng, do sốt rét...
Một số kết quả xét nghiệm và các phương pháp kiểm tra khác có thể tham khảo trong chẩn đoán.
a. Số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều giảm, tế bào non của tủy tăng.
b. Nước tiểu có anbumin và trụ niệu.
c. Albumin huyết thanh giảm, Globulin huyết thanh tăng, tỷ lệ A/G giảm hoậc nghịch đảo, điện di protein có gamma-globulin tăng cao, bêta-globulin tăng vừa, albumin nhất là anbumin tiền huyết thanh giảm.
d. Phản ứng kết tủa và lên bông: EnTT, CCFT, TTT, TFT đều dương tính, bilirubin huyết thanh cao quá 2mg%, SGPT và SGOT đều tăng... đều có thể giúp chẩn đoán nhưng không có tính đặc hiệu.
e. Đối với xơ gan do mật, Cholesteron tăng cao, bình thường hoặc hơi thấp, nếu Cholesteron thấp rõ nói lên tiên lượng là không tốt.
f. Tiền hôn mê gan, Ammoniemia cao, vào giai đoạn cuối xơ gan thời gian prothrombin kéo dài rõ.
g. Trong bệnh xơ gan, AFT tăng cao.
h. Lúc cần và có điều kiện làm thêm siêu âm gan, chụp thực quản, soi dạ dày ổ bụng. để giúp chẩn đoán.
Điều Trị
Theo sự phân tích về cơ chế sinh bệnh và theo y học cổ truyền thì trong bệnh xơ gan, bệnh lý chủ yếu là can huyết ứ trệ, cho nên phép chữa chính là hoạt huyết hóa ứ và trong quá trình điều trị cần phân biệt rõ các mặt tiêu bản, hư thực, hoãn cấp để chọn phép chữa thích hợp, chủ yếu theo 3 giai đoạn bệnh mà biện chứng luận trị.
l- Giai Đoạn Đầu: Bệnh mới bị, bệnh nhân còn khỏe.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ kiêm điều can lý tỳ. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đương quy 12- 16g, Xuyên Khung 8g, Chỉ xác 8g, Xuyên sơn giáp (nướng) 12g, Sinh địa hoàng 12g, Đào nhân 8 - 12g, Sài hồ 8- 12g, Ngũ linh chi 6-8g, Xích thược 8- 12g, Hồng hoa 6- 10g, Đơn sâm 12g, Miết giáp 12- 16g.
Gia giảm: Mệt mỏi nhiều, thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh để ích khí kiện tỳ. Ăn ít, bụng đầy, bỏ Miết giáp thêm Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc để tiêu thực. Miệng khô, tiêu ít, vàng, da nóng, vàng da, rêu lưỡi vàng dày, mạch Sác... có triệu chứng thấp nhiệt, bỏ Miết giáp, Đào nhân, Hồng hoa thêm Nhân trần, Chi tử, Liên kiều, Xa tiền, Trạch tả... Có triêïu chứng hư nhiệt như sốt lòng bàn chân, bàn tay nóng, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác, bỏ Đào nhân, Hồng hoa thêm Tri mẫu, Địa cốt bì, Hạn liên thảo, Mạch môn, Ngũ vị tử... để thanh hư nhiệt. Ngủ kém thêm Táo nhân sao, Bá tử Nhân... để dưỡng tâm, an thần.
2. Giai Đoạn Toàn Phát: Chức năng gan suy giảm, cơ thể bệnh nhân yếu, đau hoặc không nhưng có phù, bụng đầy, có nước, vùng gan đầy tức... bệnh biểu hiện hư thực lẫn lộn.
Điều trị: Sơ can, hoạt huyết, kiện tỳ, lợi thủy. Dùng bài Tiêu Dao Tán thêm Ngũ Bì Ẩm gia giảm: Sài hồ 12 - 16g, Bạch truật 12g, Đan sâm 12g, Đại phúc bì 8 - 10g, Đương qui 12 - 16g, Bạch linh 12g, Chỉ thực 8g, Tang bạch bì 12g, Xích thược 10g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Gừng tươi 3 lát.
Gia giảm: Mạn sườn đau nhiều, gan lách to, có nốt ứ huyết thêm Đương quy vĩ, Xuyên sơn giáp, chế Hương phụ, Uất kim để tăng thêm tác dụng hành khí, hoạt huyết. Có triệu chứng huyết hư thêm Bạch thược, Thục địa, Hà thủ ô, Kỷ tử, Hoa hòe để bổ huyết, chỉ huyết. Can thận âm hư, sốt nhẹ, lòng bàn chân tay nóng, chất lưỡi thon đỏ, mạch Huyền Tế cần thêm thuốc tư dưỡng can thận như Sa sâm, Mạch môn Ngũ vị tử, Sinh địa, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Bạch thược, Hạn liên thảo...
3. Giai đoạn cuối: Đến giai đoạn cuối thì cơ thể người bệnh đã quá suy yếu do chính khí hư nhưng cổ trướng lại tăng (tà khí thực) nên phép chữa phải dùng vừa công vừa bổ, cần chú ý nắm nguyên tắc ‘cấp trị tiêu, hoãn trị bản’, phép trị bản chủ yếu bổ khí huyết, sơ Can, kiện tỳ. Trị tiêu chủ yếu là công trục cổ trướng...
Phép trị: Bổ khí huyết. Dùng bài Bát Trân Thang, Thập Toàn Đại Bổ gia giảm tùy tình hình bệnh.
Đảng sâm 12g, Bạch truật 30-60g, Kỷ tử 12-20g Đơn sâm 12-20g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 12-20g, Sơn dược 12- 16g, Xa tiền tử 12-20g, Bạch phục linh 12g, Bạch thược 12-20g, Ý dĩ nhân 12-20g Chích thảo 4-8g.
Gia giảm: Tỳ thận dương hư, ăn kém, tiêu lỏng, mặt xạm, lưng đau, bàn chân phù, chân tay lạnh, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch Trầm, Trì, Huyền, cần ôn bổ tỳ thận, dùng bài thuốc gồm các vị chế Phụ tử, Nhục quế, Xuyên ngưu tất, Phòng kỷ, Can khương, Bạch linh, Bạch truật, Trạch tả... Trường hợp can thận âm hư, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mắt khô, ít ngủ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền Tế Sác... cần tư dưỡng can thận, dùng bài thuốc gồm các vị: Hà thủ ô, Kỷ tử, Sinh địa, Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc, Đan sâm, Kê huyết đằng, Quy bản, Miết giáp... Trường hợp xuất huyết nhiều (nôn ra máu hoặc tiêu ra máu, hôn mê gan, cần xử trí cấp cứu kết hợp Đông Tây Y).
Trường hợp cổ trướng nặng gây nên khó thở cần công trụïc cổ trướng, có thể dùng một trong những bài sau: Bị Cấp Hoàn (Ba đậu bỏ vỏ, ép hết dầu, Đại hoàng, Can khương, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn, luyện mật ong, làm viên), mỗi lần uống 1-2g với nước ấm. Ngũ Công Tán (Khiên ngưu tử 120g, Tiểu hồi hương 30g, tán bột, làm viên. Mỗi lần uống l,5-3g, nuốt ngày 1-2 lần. Gia Vị Thập Táo Thang: Đại kích (chế dấm), Nguyên hoa, Cam toại, Hổ phách, Trầm hương, Hắc Bạch sửu, lượng bằng nhau, tán bột mịn, trộn đều) mỗi lần uống l,5-3g với nưóc sắc Táo tàu. Chu Xa Hoàn (Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, Đại hoàng, Hắc sửu, Mộc hương, Trần bì, Thanh bì, Khinh phấn, Binh lang). Mỗi lần uống 07,5 – 1g.
Chú ý đối với những bệnh nhân có xuất huyết, có bệnh tim, người bệnh quá suy kiệt, không nên dùng phép trục thủy. Lúc dùng phép trục thủy nên kết hợp Tây y truyền dịch để tránh được trạng thái mất nước tổn hại chân âm. Có thể dùng thang Lý Ngư Xích Tiểâu Đậu Thang: Cá chép 1 con 500g, đánh vảy sạch, bỏ lòng ruột. Xích tiểu đậu 60g, không cho muối, nấu chín nhừ lọc qua vải lấy nước uống, ngày uống 1 thang, uống liền trong 2-3 tuần có kết qủa tốt.
MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM TRỊ XƠ GAN
+ Kiện Tỳ Hoạt Huyết Thang (Lưu Hào Giang, bệnh viện Ung thư Nam Thông, tỉnh Giang Tô): Sơn dược, Biển đậu, Ý dĩ, Đơn sâm, Xích thược đều 30g, Thần khúc, Cốc nha, Mạch nha, sinh Bồ hoàng đều 10g, Tam lăng, Nga truật đều 15-30g, sắc uống (trị xơ gan giai đoạn đầu).
Khí hư thêm Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 10g. Huyết hư thêm Thục địa, Đương qui đều 10g. Âm hư thêm Nam sa sâm, Mạch môn đều 10g. Dương hư thêm Thục phụ phiến 10g, Can khương 3g. Vùng gan đau thêm Kim linh tử, Diên hồ sách đều 10g. Nôn, buồn nôn thêm Đại giả thạch 30g, Tuyền phúc hoa 10g. Chảy máu mũi thêm Tiên hạc thảo 30g, Trắc bá diệp sao cháy 10g.
Kết quảù lâm sàng: Trị 42 ca, khỏi 22 ca, kết quả tốt 11 ca, tiến bộ 5 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ kết quả 90,5%.
+ Hộ Can Thang (Hình Bỉnh Vinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc): Bạch truật, Hoàng kỳ, Hổ trượng, Bình địa mộc đều 20g, Sơn dược, Sinh ý dĩ, Biển đậu, Đơn sâm, đều 30g, Sao Mạch nha, sao Thần khúc sao Sơn tra đều 10g, Quy vĩ 15g, sắc uống.
Âm hư thêm Hà thủ ô 30g, Mạch môn 20g. Huyết hư thêm Thục địa 15g, Kê huyết đằng 30g. Khí hư thêm Đảng sâm 20g, Thái tử sâm 30g. Dương hư thêm Phụ phiến 10g, Can khương 3g. Xuất huyết thêm Mao căn 30g, Tiên hạc thảo 30g. Vùng gan đau thêm Kim linh tử 10g, tiêu Địa long 10g, Sài hồ 5g, Diên hồ sách 10g...
- Kết quả lâm sàng: Trị 37 ca, sau 3-6 tháng, khỏi 18 ca, tốt 11 ca, có kết quả 4 ca, không kết quảû 4 ca, tỷ lệ có kết qủa 88,57%.
+ Tiêu Trưng Hoàn (Vương Kiện Trung, tỉnh Hồ Bắc): Địa Miết trùng 100g, Bào sơn giáp 100g, Thủy điệt 75g, Đại hoàng 50g, tán bột, hồ làm hoàn (có thể trộn nước làm hoàn).
Dùng bài thuốc theo biện chứng gia giảm, trường hợp có xuất huyết uống thuốc cầm máu, hết xuất huyết tiếp tục dùng.
Kết quả lâm sàng: Trị 40 ca, khỏi 11 ca, cơ bản khỏi 13 ca, tiến bộ 12 ca, không khỏi 4 ca, tỷ lệ có kết quả 90%.
+ Hoạt Can Thang (Vương Thanh Chính, huyện Quý Định, tỉnh Quý Châu): Kim tiền thảo, Phục linh đều 30g, Sơn giáp (nướng) 10g, Trạch Lan 10g, Đại phúc bì 12g, Đơn sâm, Sơn dược, Trạch tả, Hoàng kỳ đều 15g, sắc uống.
Tỳ hư, thấp nặng thêm Thương truật, Hậu phác, Ý dĩ. Can khí uất bỏ Hoàng kỳ thêm Sài hồ, Bạch thược, Chỉ xác, Hương phụ. Khí trệ huyết ứ bỏ Hoàng kỳ, Sơn dược thêm Tam lăng, Nga truật đều 2g, Miết giáp 30g, Đào nhân 12g. Tỳ thận dương hư kết hợp bài Phụ Tử Lý Trung Thang.
- Kết quả lâm sàng: Trị 50 ca, tốt 35 ca, tiến bộ 14 ca, không kết quả 1 ca.
+ Kiện Tỳ Nhuyễn Can Thang (Chu Minh Liệt, bệnh viện nhân dân Sa Thị số 3, tỉnh Hồ Bắc): Sài hồ, Bạch truật, Ngũ linh chi, Bạch linh, Địa long, Đan sâm đều 15g, Thanh bì, Chỉ xác, Bồ hoàng đều 12, Thuyên thảo 10g, Chích Miết giáp 20g, Kê nội kim 8g, Bạch mao căn 30g, Cam thảo 5g, sắc uống.
Biện Chứng gia giảm: Bụng đầy, ăn ít thêm Sa nhân 10g, Sơn tra, Mạch nha, Cốc nha 15g. Bụng có nước thêm bột Nhị sửu sao 10- 15g, sao Sa nhân 8- 10g, Xa tiền tử 15-20g. Bụng có tuần hoàn bànb hệ (ứ huyết) thêm Xích thược, Uất kim đều 15g, Tam lăng, Nga truật 12- 15g. Có mạch sao và lòng bàn tay đỏ thêm Sinh địa 15g, Xích thược 15g, Đào nhân 2g, Hồng hoa 10g, Kê huyết đằng 20g. Tiêu lỏng thêm Thương truật 15g, Hoắc hương 10g, Thần khúc 15g, Trạch tả 12g. Gan lác to thêm Thổ miết trùng 10g, Quế chi 10g, Xạ can l2g.
- Kết quả lâm sàng: Trị 83 ca, hết triệu chứng lâm sàng, chức nâng gan hồi phục bình thường.
Kiện Tỳ Phân Tiêu Thang (Lữ Vân Kiếm, bệnh viện Trung y Hạ Ấp, tỉnh Hà Nam):
(1) Hoàng kỳ, Sơn dược, Đơn sâm đều 20g, Ý dĩ nhân, Xa tiền tử (bọc sắc), Đại phúc bì đều 30g, Đảng sâm, Phục linh, Bạch truật, Tiên linh tỳ, Miết giáp đều 15g, Uất kim, Thanh bì, Trần bì đều 12g, Phụï tử, Cam thảo đều 6g sắc uống.
(2) Cam toại, Nhị sửu đều 6g, Phụ tử, Nhục quế đều 10g, Nước Gừng tươi lượng vừa đủ, thuốc đều tán thành bột mịn, cho gừng trộn đều, cho vào vải gạc, thêm nước gừng thành dạng hồ, đắp vào rốn bệnh nhân, mỗi ngày thay 1 lần. 10 ngày là 1 liệu trình.
- Biện chứng gia giảm: Chỉ số hoàng đản tăng, dùng bột Tử ha xa, Lộc nhung. Tiểu cầu giảm, thời gian máu đông, máu chảy kéo dài thêm Hạn liên thảo, Nữ trinh tử, Tiên hạc thảo. Amoniac huyết tăng thêm Đại hoàng, Xương bồ, Giáng hương. SGPT tăng cao thêm Bồ công anh, Hạ khô thảo. HBsAg dương tính thêm Thổ phục linh, Hổ trượng, Quán chúng. Ăn kém thêm sao Mạch nha, sao Thần khúc, sao Sơn tra, Kê nội kim. Âm hư thêm Bắc sa sâm, Mạch đông, Cát căn, bỏ Phụ tử, Tiên linh tỳ.
Kết quả lâm sàng: Trị 50 ca, khỏi 8 ca, tốt 29 ca, có kết quả 10 ca, không kết quả 3 ca, tỷ lệ có kết quả 94%.
Tam Giáp Phục Can Hoàn (Trương Húc Đông, bệnh viện Trung y Chu Châu tỉnh Hồ Nam): Chích Miết giáp, bào Giáp châu, Quy bản, A giao, Hoài sơn, Đương quy, Sinh hoàng kỳ, Ý dĩ, Phục linh đều 150g, Kê nội kim 100g, Trầm hương 75g, tất cả thuốc trên tán bột mịn, mật vừa đủ làm hoàn.
- Biện chứng gia giảm: Can khí uất trệ, dùng Tiêu Dao Tán gia giảm. Huyết ứ, thủy trệ, dùng Đại Hoàng Miết Trùng Hoàn gia giảm. Thấp nhiệt ứ trệ dùng Nhân Trần Tứ Linh Tán hợp Tam Nhân Thang gia giảm. Can thận âm hư gia Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm.
- Kết quả lâm sàng: Trị 40 ca, kết quả tốt 24 ca, tiến bộ 10 ca, không kết quả 6 ca. Đối với xơ gan, bài này làm tăng tác dụng thuốc tây lợi tiểu.
Hoàng Kỳ Nga Truật Thang (Trung Y Tạp Chí (7) 1990): Hoàng kỳ (sống) 20g, Nga truật 30g, Bạch truật (sao) 15g, Hồng hoa 20g, Sài hồ (tẩm dấm) 10g, Bạch phàn 2g, Địa miết trùng 10g, Cam thảo (sống) 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
TD: Sơ Can lý khí, hoạt huyết hóa ứ. Trị xơ gan giai đoạn đầu.
Đã trị 78 ca, có hiệu qủ 37, chuyển biến tốt 33, không hiệu quả 8. Tỉ lệ đạt kết quả là 89,7%.
Lợi Thủy Tiêu Trướng Thang (Thiểm Tây Trung Y (5) 1981): Bạch truật, Thương truật, Sa nhân đều 10g, Thanh bì, Trần bì, Hâïu phác, Chỉ thực đều 9g, Hương phụ, Mộc hương đều 6g, Phục linh, Đại phúc bì, Trư linh, Trạch tả đều 15g, Ý dĩ nhân 6g, Sinh khương 3 lát.
TD: Nhu Can lý khí, kiện Tỳ lợi thấp. Trị xơ gan, bụng trướng nước.
Đã trị 20 ca đều có kết quả tốt.
Lý Khí Trục Thủy Thang (Hồ Bắc, Trần Đống Tổ Truyền Bí Phương): Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác, Mộc hương, Hậu phác, Binh lang (phiến), Địa phu tử đều 9g, Phục linh 30g, Đại kích, Cam toại.
Thuốc sắc. Còn Đại kích, Cam toại, tán bột, trộn đều chia làm 4 phần, lần đầu 1,5g, 3g,, 4,5g, 6g.
TD: Lý khí, trục thủy. Trị xơ gan giai đoạn đầu.
GC: Sau khi uống thuốc, có thể đi tiêu 3-5 lần, thường ra nước mầu đen.
Đã trị hàng trăm ca đều có kết quả tốt.
Tiêu Trùng Ẩm (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đảng sâm, Đương quy đều 15-20g, Bạch truật 30-100g, Phục linh 20-30g, Sài hồ 6g, Xích thược, Đại phúc bì đều 10-15g, Địa khô lâu 40-60g. Sắc uống.
TD: Kiện Tỳ ích Can, hòa Can hoạt huyết, lý khí tiêu trướng, trục thủy đạo trệ. Trị xơ gan, bụng trướng nước. Lâm sàng cho thấy đạt hiệu quả khả quan.
Thanh Nhiệt Đạt Uất Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đại sinh địa 35g, Công đinh hương, Can khương, Viễn chí (sống), Hoàng cầm, Quế chi, Bồ công anh đều 10g, Tri mẫu 20g, Cam thảo 8g, Đại táo 10 trái. Sắc uống.
TD: Bình điều âm dương, thanh nhiệt đạt uất. Trị xơ gan, bụng nước, bế kinh, không thụ thai. Lâm sàng cho thấy đạt hiệu quả khả quan.
Bệnh Án Xơ Gan Giai Đoạn Đầu
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Hoạn X, nam, 42 tuổi, cán bộ. Bệnh nhân kể đã 6 năm có gan to, vùng gan đau với bệnh viêm gan không rõ rệt. Có bộ mặt đau gan mạn tính, trên mặt có các u mạch hình sao, củng mạc không nhiễm vàng, vùng lá gan và bụng mềm, bờ gan ở dưới bờ sư­ờn 2 khoát ngón tay, thể chất trung bình, mặt gan nhẵn không gồ ghề, chư­a sờ thấy lách, chư­a có cổ tr­ướng. Xét nghiệm chức năng gan chư­a thấy biến đổi rõ rệt, tỉ số albumin, globulin là 1,3/1. Chẩn đoán lâm sàng là xơ gan giai đoạn sớm.
Hội chẩn đông y: thấy vùng gan đau, ăn không ngon, bụng đầy, miệng khô, buồn nôn, trong lòng bứt rứt không yên, chân phù nhẹ, tiểu tiện vàng đỏ, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch Tế Huyền hơi sác. Trị bằng phép d­ưỡng âm nhu can, sơ can hoạt lạc. Cho dùng bài Nhất Quán Tiễn Gia Vị (Sinh địa hoàng 15g, (Nam) Sa sâm 12g, (Thốn) mạch đông 9g, Qui thân 9g, Cam kỉ tử 9g, Xuyên luyện tử 6g, Tử đan sâm 6g, Quảng uất kim 9g, Sinh mạch nha 12g, Sinh miết giáp 12g, Phấn trư­ linh 12g, Xuyên liên 3g.). Tùy bệnh chứng mà gia giảm, trước sau dùng tất cả 35 thang, đồng thời dùng phối hợp các thuốc tây bảo vệ gan, sau khi dùng thuốc thì cảm thấy các chứng cơ bản đều hết, sắc mặt từ chỗ gụ xám trở thành có thần sắc, gan mềm đi, điện di protein bình thường. Sau khi ra viện 2 năm, hỏi lại tình trạng cơ thể vẫn giữ được ổn định, bệnh chưa phát triển lại.
Bệnh Án Xơ Gan Do Mỡ
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
V­ương X, nam, 45 tuổi, cán bộ. Người bệnh thân thể béo nh­ư phù, bụng to như­ cái chum, da thịt sờ nh­ư bông, đầu váng mắt hoa, sức yếu, l­ời nói, sắc mặt trắng bệch, mắt màu đen xám, chất lưỡi non bệu, có điểm ứ
huyết mà xám xanh, rêu lưỡi trắng, dày mà cáu, tiếng nói hơi yếu. 5-6 năm trước bị đau sư­ờn bụng trên, tức ngực, hơi thở ngắn, rêu trắng dày cáu, ăn ít, mệt nhọc, tim đập, sợ rét. Qua kiểm tra ở một bệnh viện, chẩn đoán là viêm gan mạn tính kèm xơ cứng động mạch. Đã từng nằm viện điều trị nhiều lần, thể trọng tăng, gan to xuống dưới bờ sư­ờn 4 khoát ngón tay, huyết áp 140/100mmHg. Về sau vẫn tiếp tục điều trị, nhưng bệnh vẫn nặng lên. Lại đi khám ở bệnh viện khác, chẩn đoán là xơ gan do mỡ kèm bệnh tăng huyết áp. Chứng này là do can ứ, tì thấp, dương khí bất túc, mỡ đờm ứ kết mà thành bệnh. Cách chữa phải sơ can kiện tì, hóa thấp tiêu mỡ, khử đờm, trợ dương. Dùng bài thuốc Tam Tiên Vị Linh Thang gia vị (Sơn tra sống, chín mỗi thứ 120g, Mạch nha sao 21g, Thanh bì, Trần bì mỗi thứ 9g, Khương hậu phác 12g, Trạch tả 15g, Quế chi non 9g, Hương phụ sao dấm 15g, Cam thảo 6g.). Sau ba thang, trung tiện nhiều, thối, n­ước tiểu nhiều, vẩn đục, đi ngoài phân như­ nước tương, bụng bớt sôi, bớt trư­ớng, hết rêu lư­ỡi, l­ượng ăn tăng, người cảm thấy thoái mái nhẹ nhõm. Còn các chứng khác vẫn nh­ư trước. Dùng tiếp 6 thang bài thuốc trên, tăng lư­ợng Sơn tra lên đến 180g, thêm Phụ tử phiến 9g, uống xong người bệnh bớt béo bệu, bụng nhỏ bớt nhiều, tứ chi và bụng, l­ưng trở nên ấm áp, tiểu tiện nhiều, đại tiện thông thoát, hết lưỡi nhợt, hết rêu, mạch Trầm Hoãn. Đó là do tiêu đạo thái quá, sợ làm tổn thương trung khí, nên dùng phép phù chính khử tà. Cho bài thuốc gồm: Đảng sâm 15g, Bạch truật 18g, Vân phục linh 30g, Trần bì 9g, Bán hạ 9g, Hoàng kỳ 21g, Đ­ơng qui 9g, Thăng ma 3g, Sài hồ 9g, Nhục quế 3g (uống với n­ớc thuốc), Bạch th­ược 15g, Tiêu sơn tra 90g, Hương phụ 15g, Đan sâm 15g, Cam thảo 3g, Uống liền 3 thang, tinh thần phấn chấn, cử động mạnh mẽ, bớt váng đầu, hết tim đập thở gấp, huyết áp 120/80mmHg, da cơ khỏe khoắn, ngủ tốt, lưỡi hồng nhạt, hết điểm ứ huyết mạch Phù Hoãn. Nên "kiện tì lợi thấp, ôn hóa đờm ẩm, giải cơ tiêu mỡ". Dùng bài Tam Tiên Vị Linh Thang gia vị, bỏ Thần khúc, Mạch nha, Thanh bì, thêm Ma hoàng 3g, Khương bì 15g sắc n­ước âm dương uống cho ra mồ hôi. Uống hết 2 thang chư­a ra mồ hôi, sau khi uống thang thứ 3, cho uống thêm 1 bát to Thông bạch thang nóng, mồ hôi ra nhiều như­ dầu, dính, tanh, nặng mùi, ư­ớt hết chăn đệm, trung tiện nhiều. Hôm sau ngủ dậy, người nhẹ nhõm vô cùng, béo bệu giảm đi hơn một nửa, bụng ngực hết đầy, n­ước tiểu nhiều, vẩn đục. Sờ gan chỉ còn dưới bờ sư­ờn nửa khoát ngón tay, cơn đói khát ăn tăng lên, sắc mặt trở nên nhuận bóng, lưỡi đỏ hết rêu, mạch Hoãn Nhược, ngoài mệt mỏi ra các chứng bệnh đều hết. Lại dùng Sài Th­ược Lục Quân Tử Thang, thêm Hoàng kỳ, Đ­ương qui, Đan sâm, Hương phụ, Quế chi, cho uống mấy thang để củng cố về sau. Theo dõi nhiều năm sau khi khỏi bệnh, thấy vẫn công tác bình thường, sức khỏe tốt.
Bàn luận: Đa số bệnh mạn tính cố tật thường chữa sai, dùng phương dược sai, xơ gan do mỡ cũng do lúc đầu chữa không đúng nên bệnh kéo dài, chữa khó khăn. Dùng bài Tam Tiên Vị Linh Thang gia vị, gia giảm theo tình hình cụ thể của người bệnh đã chữa khỏi 2 ca xơ gan do mỡ, 4 ca béo bệu.
Bệnh Án Xơ Gan Sau Hoại Tử
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
V­ương X, nam, 45 tuổi, cán bộ. Người bệnh thân thể béo nh­ư phù, bụng to như­ cái chum, da thịt sờ nh­ư bông, đầu váng mắt hoa, sức yếu, l­ời nói, sắc mặt trắng bệch, mắt màu đen xám, chất lưỡi non bệu, có điểm ứ huyết mà xám xanh, rêu lưỡi trắng, dày mà cáu, tiếng nói hơi yếu. 5-6 năm trước bị đau sư­ờn bụng trên, tức ngực, hơi thở ngắn, rêu trắng dày cáu, ăn ít, mệt nhọc, tim đập, sợ rét. Qua kiểm tra ở một bệnh viện, chẩn đoán là viêm gan mạn tính kèm xơ cứng động mạch. Đã từng nằm viện điều trị nhiều lần, thể trọng tăng, gan to xuống dưới bờ sư­ờn 4 khoát ngón tay, huyết áp 140/100mmHg. Về sau vẫn tiếp tục điều trị, nhưng bệnh vẫn nặng lên. Lại đi khám ở bệnh viện khác, chẩn đoán là xơ gan do mỡ kèm bệnh tăng huyết áp. Chứng này là do can ứ tì thấp, dương khí bất túc, mỡ đờm ứ kết mà thành bệnh. Cách chữa phải sơ can kiện tì, hóa thấp tiêu mỡ, khử đờm, trợ dương. Dùng bài thuốc Tam Tiên Vị Linh Thang gia vị. Sau ba tháng, trung tiện nhiều, thối, n­ước tiểu nhiều, vẩn đục, đi ngoài phân như­ tương, bụng bớt sôi, bớt trư­ớng, hết rêu lư­ỡi, l­ượng ăn tăng, người cảm thấy thoái mái nhẹ nhõm. Còn các chứng khác vẫn nh­ư trước. Dùng tiếp 6 thang bài thuốc trên, tăng lư­ợng Sơn tra lên đến 180g, thêm Phụ tử phiến 9g, uống xong người bệnh bớt béo bệu, bụng nhỏ bớt nhiều, tứ chi và bụng, l­ưng trở nên ấm áp, tiểu tiện nhiều, đại tiện thông thoát, hết lưỡi nhợt, hết rêu, mạch Trầm Hoãn. Đó là do tiêu đạo thái quá, sợ làm tổn thương trung khí, nên dùng phép phù chính khử tà. Cho bài thuốc gồm: Đảng sâm 15g, Bạch truật 18g, Vân phục linh 30g, Trần bì 9g, Bán hạ 9g, Hoàng kỳ 21g, Đ­ơng qui 9g, Thăng ma 3g, Sài hồ 9g, Nhục quế 3g (uống với n­ớc thuốc), Bạch thược 15g, Tiêu sơn tra 90g, Hương phụ 15g, Đan sâm 15g, Cam thảo 3g, Uống liền 3 thang, tinh thần phấn chấn, cử động mạnh mẽ, bớt váng đầu, hết tim đập thở gấp, huyết áp 120/80mmHg, da cơ khỏe khoắn, ngủ tốt, lưỡi hồng nhạt, hết điểm ứ huyết mạch Phù Hoãn. Nên "kiện tì lợi thấp, ôn hóa đờm ẩm, giải cơ tiêu mỡ". Dùng bài Tam Tiên Vị Linh Thang gia vị, bỏ Thần khúc, Mạch nha, Thanh bì, thêm Ma hoàng 3g, Khương bì 15g sắc n­ước âm dương uống cho ra mồ hôi. Uống hết 2 thang chư­a ra mồ hôi, sau khi uống thang thứ 3, cho uống thêm 1 bát to Thông Bạch Thang nóng, mồ hôi ra nhiều như­ dầu, dính, tanh, nặng mùi, ư­ớt hết chăn đệm, trung tiện nhiều. Hôm sau ngủ dậy, người nhẹ nhõm vô cùng, béo bệu giảm đi hơn một nửa, bụng ngực hết đầy, n­ước tiểu nhiều, vẩn đục. Sờ gan chỉ còn dưới bờ sư­ờn nửa khoát ngón tay, cơn đói khát ăn tăng lên, sắc mặt trở nên nhuận bóng, lưỡi đỏ hết rêu, mạch Hoãn Nhược, ngoài mệt mỏi ra các chứng bệnh đều hết. Lại dùng Sài Th­ược Lục Quân Tử Thang, thêm Hoàng kỳ, Đ­ương qui, Đan sâm, Hương phụ, Quế chi, cho uống mấy thang để củng cố về sau. Theo dõi nhiều năm sau khi khỏi bệnh, thấy vẫn công tác bình thường, sức khỏe tốt.
Bệnh Án Xơ Gan Do Tăng Áp Lực Tính Mạch Cửa
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Thôi XX, nam 41 tuổi, công nhân. Bệnh nhân từ năm 1973 phát hiện thấy gan lách bị sư­ng to, chức năng gan khác thường. Năm 1975 chẩn đoán là viêm gan mạn tính. Từ năm 1977 đến nay, lách ngày càng một to, đi khám ở nhiều bệnh viện đều chẩn đoán là xơ gan do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, cư­ờng lách, bệnh nhân được khuyên là mổ cắt lách, nhưng bệnh nhân không đồng ý. Ngày 23-2-1979 đến viện điều trị. Khi vào viện, hai bên s­ờn bệnh nhân đau nhói hoặc đau âm ỉ rất khó chịu, lợi bị chảy máu ít nhiều, còn ăn uống được. Kiểm tra thấy: sức khoẻ nói chung còn tốt, gan to dưới bờ sư­ờn 1,5 cm, lách to dưới bờ s­ờn 3cm, hơi cứng, ấn đau. Lưỡi đỏ tím, có điểm huyết ứ, rêu mỏng, rià lưỡi ám đen, mạch Tế, Sáp. Xét nghiệm thấy: chức năng gan bình thường, bạch cầu 3800/mm3, tiểu cầu 76000/mm3. Kiểm tra siêu âm thấy lách dày 5 cm ở dưới bờ s­ờn 3cm, bờ trên của gan nằm ở gian sư­ờn thứ 6 (7cm), dưới bờ sư­ờn 2 cm. Uống thuốc Barit để chụp phim cho thấy tĩnh mạch thực quản ở đoạn dưới giãn nhẹ.
Chứng này là do huyết ứ nội trở gây ra. Điều trị phải loại huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết. Cho dùng bài Nhuyễn Kiên Súc Tì Thang (Đ­ương qui 15g, Xuyên khung 9g, Tam lăng (sao) 9g, Nga truật 9g, Đào nhân (sao) 9g, Thổ nguyên 9g, Đan sâm 30g, Sài hồ 12g, Trần bì 12g.), mỗi thang sắc tới còn 300ml, uống một lần vào buổi tối lúc đói. Hai tuần sau kiểm tra chức năng gan, transaminase glutamic tăng cao đến 36 đơn vị (theo phương pháp cải tiến), bèn ngừng bài thuốc trên, cho dùng bài Kiện Can Sinh Hóa Thang: Đảng sâm 15g, Bạch truật (sao) 9-12g, Sơn dược (sống) 30g, Đ­ương qui, Thanh bì, Chỉ xác (sao) mỗi thứ 12g, Đan sâm 15-30g, Bạch thược (sống) 18g, Long đởm thảo, Xuyên liên mỗi thứ 6-9g, Sài hồ 9g, mỗi ngày sắc uống một thang, cùng thuốc tây y loại bảo vệ gan. Sau nửa tháng, transaminase glutamic trở lại bình thường. Tiếp tục uống Nhuyễn Kiên Súc Tì Thang, uống thêm Súc Tì Tán (Ngũ linh chi 30g, Nga truật, Tam lăng mỗi thứ 60g, Xuyên sơn giáp 90g, Sài hồ 45g, cùng tán bột mịn, mỗi lần uống 6g, ngày uống hai lần sáng tối). Một tháng sau, gan lách đều thu nhỏ. Nằm viện 96 ngày, khi ra viện bệnh nhân tự thấy khỏi hết bệnh, lưỡi hơi tím nhạt, sáu mạch Huyền hữu lực, chức năng gan bình thường, bạch cầu 5300/m3, tiểu cầu 95.000/mm3. Kiểm tra bằng siêu âm: lách dày 3,5cm. Chụp phim sau khi uống barit thấy hết giãn tĩnh mạch, thực quản. Ra viện tiếp tục điều trị. Sau một tháng khám lại, tiểu cầu lại tăng đến 113.000/mm3. Theo dõi trong 4 tháng, tình trạng tốt, khỏi bệnh.
Bàn luận: Xơ gan do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, lách s­ng to, c­ường lách thuộc phạm trù tích tụ trong đông y. Tích tụ chia ra chứng tích và chứng tụ. Chứng tích phần lớn thuộc phần huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết. Đơn thuốc Súc Tì Thang và Súc Tì Tán được cấu tạo theo phép này, ứng dụng vào lâm sàng thu được hiệu quả mỹ mãn. Trong thời gian điều trị, liều lượng thuốc phải từ ít đến nhiều, tăng dần liều l­ượng sao cho không tổn thương chính khí (ý nói tình trạng chung và các chỉ tiêu chức năng gan, đôi khi phối hợp uống với Súc Tì Tán để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian chữa bệnh. Nhưng phải chú ý định kỳ kiểm tra chức năng gan và xét nghiệm máu, n­ớc tiểu để nắm vững những thay đổi. Nếu bệnh nhên tự cảm thấy chứng bệnh rõ rệt, chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng thì phải giảm liều hoặc ngừng hẳn thuốc, chuyên sang dùng thuốc phù chính của đông y hoặc thuốc bảo vệ gan của tây y để điểu chỉnh cũng có thể dùng bài thuốc Kiện Can Sinh Hóa Thang để chữa, đợi chức năng gan chuyển biến tốt mới tiếp tục công trị cho đến khi khỏi hẳn.
Bệnh Án Xơ Gan Cổ Trướng Do Thấp Nhiệt Ủng Trệ
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Phan XX, nam 45 tuổi, nông dân, Khám lần đầu ngày 18-5-1963. Trong một tháng lại đây bụng mỗi ngày một to ra như­ cái trống, bệnh viện chẩn đoán là xơ gan cổ trướng kèm lách to lên. Gan lách đều to 6cm. Sắc mặt vàng, mặt có nếp nhăn, nướu răng chảy máut, ăn không được, n­ước tiểu ít, đỏ, mạch Huyền Sác, chất lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn. Bệnh này thuộc chứng thấp nhiệt ủng trệ, n­ước tụ, khí trệ, huyết ứ, cổ trướng. Điều trị: phải thanh nhiệt, hóa thấp, trục ứ, tiêu thũng. Cho dùng bài Hóa Thấp Trục Ứ Tiêu Thũng Thang (Miết giáp 30g, Cù mạch 30g, Xa tiền tử 20g, Tam lăng 6g, Nga truật 6g, Phục linh 12g, Trạch tả 18g, Xuyên giáp 6g, Xích th­ợc 10g, Đào nhân 9g, Tiểu kế 30g, Phúc bì 12g, Hồ lô nửa quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang). Sau khi uống 5 thang nữa, đồng thời pha 30g Đại Tiểu kế nấu thành nư­ớc thay trà uống nhiều lần. Uống xong bụng nư­ớc rút hết, ăn uống dần tăng lên, lách co lại. Tiếp theo cho thêm một số vị kiện tì d­ưỡng huyết như­ Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đ­ương qui v.v... vào bài thuốc trên, uống liền trong hơn 4 tháng. Thời gian uống kiêng muối. Lách bệnh nhân trở lại như­ bình thường, các chứng bệnh tiêu tan, đã có thể làm một số công việc đồng áng. Theo dõi người bệnh 15 năm, không thấy tái phát.
Bệnh Án Xơ Gan Cổ Trướng Do Can Uất Khí Trệ, Tỳ Vị Hư Tổn
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Khương XX, nam, 47 tuổi, nông dân. Người bệnh tiêu hóa không tốt, bụng trướng, nặng nhất là về ban đêm, đã 7-8 năm, khám ở một bệnh viện chẩn đoán là viêm gan mạn tính, xơ gan giai đoạn đầu. 3 tháng gần đây bệnh nặng lên, ăn uống giảm sút, tiêu hóa kém, bụng trướng tăng. Toàn thân yếu sức, gầy còm, bụng to dần như­ cái trống, n­ước tiểu ít, màu vàng. Mạch Trầm, Hoãn. Đã rút nư­ớc ở bụng 2 lần, mỗi lần 1000ml. Điều trị:phải hành khí lợi thủy, thư­ can giải uất. Cho uống phối hợp Thanh Oa Tán với Mẫu Kê Sâm Kỳ Thang. Sau khi dùng thuốc 100 ngày, cổ trướng rút hết, các chứng dần tiến triển, đã có thể làm các công việc chân tay thông thường.
Bệnh Án Xơ Gan Cổ Trướng Do Thấp Nhiệt Đình Trệ
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Từ X X, nam, 58 tuổi. Bệnh nhân vốn nghiện r­ượu, ăn ít bụng trướng. Gần đây lư­ợng nư­ớc tiêu giảm, bụng căng như­ trống. Xét nghiệm chức năng gan thấy tỉ lệ albumin/globulin đảo ngư­ợc, chẩn đoán là xơ gan cổ trướng. Dùng thuốc đông y và tân dược để chữa nhưng kết quả không rõ rệt. Do người bệnh vốn nghiện rượu nên gan lách đều bị thương tổn, thể hiện sắc mặt xạm đen, mũi đỏ, không đói, tiểu tiện ít, miệng hơi đắng bụng trướng đầy, lưỡi hơi đỏ, rêu đục bẩn, mạch Huyền Sác. Đó là do thấp nhiệt giao trở, gan lách tổn thương dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn mà thành cổ trướng. Cho uống Đan Khê Tiểu Ôn Trung Hoàn (Bạch truật 60g, Phục linh 30g, Trần bì 30g, Khương bán hạ 30g, Sinh cam thảo 10g, Tiêu thần khúc 30g, Sinh hương phụ 45g, Khổ sâm 15g, Hoàng liên sao 15g, C­ương châm xa 45g (tẩm dấm sao đỏ, tán nhỏ). Các vị thuốc trên sau khi tán thành bột mịn, lấy dấm và nư­ớc (mỗi thứ một nửa) trộn thành hồ Thần khúc rồi làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 70-80 hoàn, uống với nư­ớc thuốc sau: Bạch truật 18g, Trần bì 3g, Sinh khương 1 lát, sắc uống. Đối với người bệnh hư­ nặng, thì bỏ vị Hoàng liên, thêm Hậu phác 15g.), trước hết đem thuốc hoàn sắc thành thang để uống 10 thang rồi mới dùng thuốc hoàn 500g. Sau khi uống thuốc, bụng trướng giảm dần, tiểu tiện trong và dài, các chứng chuyển biến tốt rõ rệt. Lại cho uống 1000 hoàn, uống xong hết cổ trướng, ăn ngon hơn, kiểm tra chức năng gan, tỷ lệ albumin/globulin trở lại bình thường, đã có thể tham gia công tác như­ thường. Theo dõi vài tháng thấy sức khoẻ vẫn tốt.
Bàn luận: Đan Khê Tiểu Ôn Trung Hoàn do Chu Đan Khê sáng chế. Dùng bài thuốc này chữa xơ gan, đặc biệt là với bệnh nhân có tỉ lệ albumin/globulin đảo ngư­ợc, dù là có cổ trướng hay không đều thu được hiệu quả tốt. Thông thường uống từ 180g đến 210g là có thể khiến nư­ớc tiểu trong và nhiều, bệnh nặng thì uống 500g đã được nh­ư thế. Một số bệnh nhân sau khi đã hết các triệu chứng bệnh chức năng gan bình thường thì ngừng thuốc, nhưng rồi do không điều độ, làm việc quá sức thì lại tái phát, khi đó lại dùng bài thuốc trên vẫn có hiệu quả tốt. Những bệnh nhân loại này được chữa khỏi đã 20 năm mà vẫn khoẻ mạnh. Vị C­ương châm sa trong bài thuốc còn có tên là Châm sa hay C­ương sa..
BỆNH NHIỄM MỠ XƠ MẠCH
(Atherosclerosis Atherosclerose)
CHỨNG ĐỘNG MẠCH NGẠNH HÓA
Đại Cương
Nhiễm mỡ xơ mạch là một bệnh mạn tính của động mạch kéo dài hàng chục năm, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 50 đến 70, dưới 20 tuổi cũng có thể bắt đầu phát hiện bệnh và sau 70 tuổi bệnh giảm dần. Bệnh lý chủ yếu là hai quá trình thoái hóa và tăng sinh cùng diễn tiến ở thành mạch, làm cho thành mạch dày lên và xơ cứng, mất tính đàn hồi và hẹp lòng mạch, cản trở tuần hoàn. Nhiễm mỡ và xơ hóa thành mạch bắt nguồn từ rối loạn chuyển hóa mà chủ yếu là sự rối loạn chuyển hóa Lipit trong toàn cơ thể.
Bệnh không do một nguyên nhân duy nhất trực tiếp nào gây ra, mà là hậu quả của sự tác động nhiều yếu tố nguy cơ (risk factors). Qua nhiều công trình nghiên cứu nhiều năm, đa số tác giả đã nêu lên các yếu tố sau:
1) Tuổi cao, nam giới nhiều.
2) Trạng thái tăng Cholesterol và Lipoprotein trong máu.
3) Bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao cũng có liên quan đến xơ vữa động mạch và là một hội chứng của bệnh này. Cũng vậy, xơ vữa động mạch gây nên huyết áp cao. Vì thế hai bệnh này có liên hệ với nhau.
4) Hút thuốc lá. Sử dụng quá nhiều rượu và thuốc lá, làm cho mạch máu bị hẹp lại.
5- Bệnh đái đường (Diabète succré).
6) Chế độ ăn không hợp lý, lên cân quá nhiều. Có quá nhiều mỡ trong chế độ ăn làm tăng mức Cholesterol trong máu, Cholesterol đọng lại trong mạch máu làm cho thành mạch dày lên, làm tổn thương mạch máu. Lượng Cholesterol cao báo hiệu sự xuất hiện của xơ vữa động mạch. Những thí nghiệm trên súc vật cho thấy chế độ ăn giầu dinh dưỡng làm tăng Cholesterol.
7) Hệ thần kinh dễ xúc cảm, thường xuyên căng thẳng. Thần kinh căng thẳng dẫn đến tăng sinh Adrenalin, Adrenalin góp phần vào xơ vữa động mạch.
8) Ít vận động thể lực.
9) Yếu tố di truyền: Có nhiều người mắc bệnh, đàn ông trẻ đãø có nhiều yếu tố nguy cơ. Yếu tố di truyền có thể là tiền đề ở một người phát triển xơ vữa động mạch do sự thay đổi cấu trúc của mạch máu.
10) Rối loạn cân bằng giữa 2 hệ thống đông máu và chống đông.
11) Bệnh Goutte và trạng thái tăng axit uric máu.
12) Tiền sử cá nhân có bệnh nhược năng tuyến giáp viêm cầu thận mãn.
13) Sự mất cân bằng hormon đặc biệt là hormon nữ giới ảnh hưởng đến Tỳ và tuyến giáp được coi như những yếu tố gây căng thẳng và tổn thương đến mạch máu.
13) Nghẽn mạch máu cũng đóng góp vào việc phát triển xơ vữa động mạch.
Cơ chế sinh bệnh khá phức tạp, hiện có những lý giải như sau được chú ý:
1) Cơ chế thâm nhập các lipit từ trong máu vào thành động mạch xuyên qua các khoảng cách giữa các tế bào nội mạc hoặc có sự trao đổi xuyên qua màng tế bào nội mạc (đề xuất sớm nhất nhưng không đủ để giải thích nhiều điểm quan trọng trong bệnh sinh).
2) Khả năng tự bảo vệ của lớp nội mạc giảm sút (do men tổng hợp Prostaglandine (PG 12) do tế bào nội mạc tiết ra giảm sút, men này có tác dụng ngăn chặn sự ngưng tập của tiểu cầu) (Moncada, Vang... 1979).
3) Những thay đổi tăng giảm của các loại lipoprotein trong máu như tăng Cholesterol, tăng Triglyceride, tăng các loại Lipoprotein gây xơ mỡ (ß- lipoprotein (LDL), tăng tiền ß-lipoprotein (VLDL). Còn loại Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) có tác dụng bảo vệ cơ thể chống xơ mỡ thì giảm sút.
4) Vai trò của gan chống xơ mỡ: Gan tạo ra men Lecithine Cholesterol Acyl Transferase (LCAT). Men LCAT xúc tác sự vận chuyển của a xít béo nhiều lần không no (Polyinsaturés), đưa Cholesterol qua các Lepoprotein gây bệnh về gan. Tại gan, Cholesterol được biến thành acid mật và thải ra ngoài. Acid béo nhiều lần không no (Acides gras polyinsaturés) có nhiều trong dầu thực vật (trừ dầu dừa) là tiền thân của Prostaglandine và tham gia vào phản ứng: Cholesterol tự do + Léclthine Cholesterol ester hóa + Lyso lécithine.
Qua đó men LCAT của gan kết hợp HDL góp phần thải Cholesterol cho nên ăn dầu thực vật có tác dụng phòng bệnh nhiễm mỡ xơ mạch.
5) Cơ chế tự miễn (Autoimmune): Trong những điều kiện nhất định, các Lipoproteines có thể biến thành những tự kháng nguyên (Autoantigènes), cơ thể sẽ sinh ra những kháng thể đặc hiệu chống lại mà hình thành những phức hợp tự miễn (Complexes autoimmunes) có tác dụng gây bệnh do làm tổn thương nội mạc, xâm nhập vào thành động mạch và khởi động quá trình xơ mỡ động mạch (Chebotarev D. F. và cộng sự).
Triệu Chứng Lâm Sàng
Thường chia tiến triển bệnh làm 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ tiền lâm sàng: Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào các biến động trong các tham số hóa sinh nói lên trạng thái rối loạn chuyển hóa, chủ yếu là chuyển hóa lipit (Hyperlipidémie, Dyslipoprotéinémie).
+ Thời kỳ lâm sàng: Thời kỳ này cũng có thêm là thời kỳ biến chứng của bệnh.
Triệu chứng lâm sàng tùy thuộc cơ quan bị biến chứng.
1) Động mạch chủ ngực: Không có triệu chứng lâm sàng rõ.
- Chụp X quang phát hiện cung động mạch chủ to đậm, quai động mạch chủ giãn rộng, phình to có khi có can xi hóa.
- Khi tổn thương lan đến van động mạch chủ và động mạch vành tim thì có triệu chứng hở van động mạch chủ: Tiếng thổi tâm trương ở liên sườn 2 trái, huyết áp chênh lệch rộng.
2) Động mạch vành tim: Triệu chứng thiếu máu cục bộ: Cơn đau thắt ngực (Angor pectoris, Angina pectoris)' nhồi máu cơ tim hoặc xơ cơ tim biểu hiện suy tim không hồi phục, loạn nhịp rối loạn dẫn truyền.
3) Động mạch não:
- Có thể là triệu chứng thoáng qua: Liệt, mất ngôn ngữ, lú lẫn, quên....
Biến chứng trầm trọng hơn như nhũn não, xuất huyết não, màng não...
4) Động mạch chi:
- Thường là chi dưới cả 2 bên, biểu hiện thiếu máu lúc gắng sức. Cơn đau cách hồi... Cũng có trường hợp hoại tử chi (gặp ở người già).
5) Động mạch chủ bụng:
Thường không biểu hiện triệu chứng. Sờ bụng phát hiện động mạch cứng, đập mạnh, ấn đau. Ít gặp phình động mạch bụng. Có khi gây tắc động mạch ở ngã ba gây thiếu máu chi dưới và liệt dương.
6) Các động mạch màng treo ruột ở bụng: Gây hoại tử tại một đoạn ruột.
7) Động mạch thận: Gây hẹp động mạch và biểu hiện là tăng huyết áp.
8) Động mạch tụy tạng: Gây thiếu máu các đảo Langerhans biểu hiện hội chứng đái tháo đường. Nói chung động mạch nào trong cơ thể cũng có thể bị xơ mỡ cho nên bệnh cảnh rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là tim, não, thận, chi.
Điều Trị
Các vị thuốc hạ mỡ có: Hà thủ ô, Sơn tra, Linh chi, Tỏi, Đan sâm, Tang ký sinh, Hoàng tinh, Sâm tam thất, Bồ hoàng, Trạch tả, v.v...
Bài thuốc hạ mỡ có:
+ Cao Lỏng Hạ Mỡ (bệnh viện Quân y 155/T.Q.) gồm Hà diệp, Thủ ô, Sơn tra, Thảo quyết minh, Tang ký sinh, Uất kim.
+ Bạch Kim Hoàn (Giang Tây) (Bạch phàn, Uất kim) mỗi lần 6g, ngày 3 lần, uống liền 40 - 60 ngày, có tác dụng làm giảm béo.
+ Phức Phương Sơn Tra (Sơn tra 30g, Lục trà 60g, Hà diệp 10g, Hoa tiêu 0,8g).
+ Viên Hà Thủ Ô (Hà thủ Ô 25g, Ngũ vị tử 10g, Đơn sâm 15g, Hoàng liên 0,5g).
+ Phức Phương Linh Chi Quyết Minh Tử Hợp Tễ (Linh chi, Tang ký sinh, Hương phụ, Quyết minh tử 15g, Trạch tả 10g, Sơn tra 10g).
+ Hoàng Tinh Tiễn (Hoàng tinh, Sơn tra sống, Tang ký sinh)...
Biện Chứng Luận Trị Bệnh Nhiễm Mỡ Xơ Mạch Theo Y Học Cổ Truyền
Bệnh nhiễm mỡ xơ mạch là một bệnh toàn thân, gây tổn thương bệnh lý động mạch ở nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, theo Đông y, 2 chứng thường gặp là: Xơ Cứng Động Mạch Não và Xơ Cứng Động Mạch Vành.
A- XƠ CỨNG ĐỘNG MẠCH NÃO
1- Can Thận Âm Hư, Can Phong Thịnh: Thường cảm thấy chóng mặt, đầu váng, ù tai, họng khô, bứt rứt, ít ngủ, hay mơ, lưng đau, gối mỏi, chất lưỡi đỏ, khô, mạch Huyền Tế Sác. Nếu bị nặng thì chóng mặt tăng, đầu đau giật hoặc đau tức khó chịu, chân tay tê hoặc run giật, đi không vững, có khi ngã quỵ, liệt nửa người, khó nói.
Điều trị: Tư âm, tiềm dương, bình Can, túc phong. Dùng bài ‘Thiên Ma Câu Đằng Ẩm’ hợp với bài ‘Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn’ gia giảm: Thiên ma 8-12g, Câu đằng 12-16g, Hà thủ ô đỏ (chế), Câu kỷ tử, Bạch thược 12-20g, Quy bản (đạp vụn, sắc trước) đều 16-20g, Tang diệp, Cúc hoa, Bạch tật lê đều 12g, Thạch quyết minh, Mẫu lệ (sống, sắc trước) đều 16-24g, Trân châu mẫu (tán bột, uống với nước thuốc). Sắc uống ngày một thang.
+ Đờm Trở Huyết Ứ: Váng đầu, chóng mặt, đầu đau, đầu có cảm giác nặng, đau như bị bó chặt, ngực tức, buồn nôn, tinh thần lạnh nhạt, tai ù, tai điếc, có lúc nói khó, nhẹ thì hay quên, nặng thì trầm cảm ít nói hoặc tức giận thất thường, chất lưỡi sạm, rêu trắng nhớt, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Hóa đờm, khai khiếu, hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Đạo Đàm Thang hợp với Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Chế Bán hạ 8-12g, Bạch truật 12-20g, Thiên ma 8-12g, Phục linh 12-20g, Trạch tả 12-l6g, Viễn chí 6 -10g, Thạch xương bồ 12-16g, Quất hồng 8-10g, Đơn sâm 12-20g, Xuyên khung 8-12g, Uất Kim 8-12g, Sơn tra 6-10g, sắc uống ngày 1 thang.
Đờm ứ hóa nhiệt biểu hiện miệng đắng, rêu vàng nhớt: thêm Hoàng Liên, Hoàng cầm; Táo bón thêm Đại hoàng, Đào nhân; Khí hư, ngắn hơi, mệt nhiều thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ.
3) Khí Huyết Đều Hư: Váng đầu, chóng mặt, hồi hộp hay quên, ít ngủ, hay mơ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, bụng đầy, dễ tiêu chảy, chất lưỡi nhợt, mạch Trầm Tếâ hoặc Tế Sác.
Điều trị: ích khí, dưỡng huyết, hoạt huyết, thông mạch. Dùng bài ‘Quy Tỳ Thang gia giảm: Nhân sâm (gói, sắc riêng) 6-8g (hoặc Đảng sâm 12-16g), Hoàng kỳ 16-30g, Đương qui, Bạch truật, Bạch thược, Thủ ô đỏ đều 12-20g, Phục linh, Đan sâm đều 12-16g, Long nhãn nhục 12g, A giao (chế), Xuyên khung đều 8- 12g, Sơn tra 6-10g sắc uống.
4) Thận dương bất túc: Váng đầu, ù tai, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng gối nhức mỏi hoặc mặt và chân tay phù, hay quên, đần độn, tiêu lỏng, tiểu nhiều, thân lưỡi bệu, mạch Trầm Trì, Tế, Phục.
Điều trị: Ích thận, ôn dương. Dùng bài ‘Địa Hoàng Ẩm Tử gia giảm’: Ba kích thiên, Thỏ ty tử, Ích trí nhân, Nhục thung dung mỗi thứ 12g, Tiên linh tỳ (Dâm dương hoắc) 10 - 12g, Thục địa 16-20g, Lộc giác giao 8-16g (hòa uống), Câu kỷ tử 10-16g, Thạch hộc 12-16g, Phục linh 12 - 20g, Sơn tra 8-12g, sắc uống.
XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN
Là sự xuất huyết đột ngột ở màng nhện. Thường là hậu quả của chấn thương đầu.
Tuổi nào cũng có thể bị nhưng thường xẩy ra khoảng 25-50 tuổi. Trước khi bị đứt hầu hết các tế bào hình sao đều phình trướng. Khi màng nhện bị đứt, thường kèm theo đau đầu dữ dội kèm theo ngất trong chốc lát. Đau đầu nhiều có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt, truỵ mạch, hơi thở nhỏ. Có thể kèm co giật. Trong vòng 24 giờ sau khi xuất huyết, thường bị cứng gáy (dấu hiệu Kernig) và dấu hiệu Babinski dương tính. Sau khi não xuất huyết, có thể sẽ bị hôn mê, vì vậy có khoảng 25% sẽ bị liệt nửa người. Tỉ lệ tử vong ở xuất huyết lần đầu là 35% và khoảng 15% chết sau khi xuất huyết khoảng 1 tuần..
Đông y xếp vào loại Chân Đầu Thống. Nếu kèm chóng mặt thuộc loại Huyễn Vựng. Kèm nôn mửa thuộc loại Ẩu Thổ. Kèm hôn mê thuộc loại Quyết Chứng. Liệt nửa người thuộc loại Bán Thân Bất Toại, Trúng Phong.
Nguyên Nhân
Thường do thất tình, nội thương và dinh dưỡng suy kém. Chủ yếu do Can khí uất kết, khiến cho Tỳ mất chức năng vận hoá, thống huyết. Can uất lâu ngày sẽ hoá thành hoả. Can dương bốc lên, huyết theo khí đưa lên trên làm tổn thương các thanh khiếu, gây nên nhức đầu. Nếu Can khí hoành nghịch khắc Tỳ thổ, Tỳ thổ sẽ mất chức năng vận hoá, thấp trọc nhân cơ hội đó đình trệ lại, lâu ngày sẽ hoá thành hoả. Can hoả hợp với đờm bốc lên gây ra bệnh. Cũng có thể do ăn uống thất thường làm tổn thương Tỳ Vị, đờm thấp bên trong sẽ đình trệ, hoá thành hoả đưa lên thanh khiếu gây nên bệnh. Nếu Can khí uất kết lâu ngày sẽ làm cho khí trệ, huyết ứ gây nên bệnh.
Triệu Chứng
+ Đờm Nhiệt Thượng Nhiễu: Đau đầu nhiều, nôn mửa, miệng khô nhưng không thích uống, miệng nhạt, bụng đầy trướng, hồi hộp, mất ngủ, nhiều ngày không đi tiêu được, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt, Huyền, Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, trừ đờm, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Hoàng Liên Ôn Đởm Thang gia giảm: Phục linh 12g, Hoàng liên, Trúc nhự, Bán hạ, Trần bì, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Xa tiền tử, Đại hoàng, Toàn yết, Ngô công, Thương truật đều 9g.
(Đởm nam tinh, Phục linh, Trúc nhự, Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, Xa tiền tử thanh nhiệt, hoá đờm; Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự chỉ ẩu; Hoàng liên thanh nhiệt ở Tâm, Can, Đởm và Vị; Phục linh, Thương truật, Xa tiền tử trừ thấp trọc; Đại hoàng tả nhiệt, thông tiện; Toàn yết, Ngô công thông kinh lạc, chỉ thống).
Không có táo bón, giảm hoặc bỏ Đại hoàng. Có dấu hiệu huyết ứ thêm Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược đều 9g.
Châm Cứu: Phong long, Nội đình, Trung quản, A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh.
(Phong long, Nội đình, Trung quản thanh nhiệt, hoá đờm, chỉ ẩu; A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh thông kinh lạc, giảm đau ở đầu. Cũng có thể châm ra máu các huyệt A thị. Nếu xuất huyết ít, chọn A thị huyệt vùng bệnh, còn nếu xuất huyết nhiều, chọn huyệt vùng bệnh trên mạch Đốc. Cũng có thể vừa dùng A thị huyệt vừa dùng huyệt trên mạch Đốc).
Miệng nhạt, kém ăn, bụng trướng thay Trung quản bằng Nội quan và Công tôn. Đầu đau không chịu nổi thêm Trung chử, Ngoại quan. Mệt mỏi thêm Túc tam lý.
+ Huyết Ứ Trở Kinh Lạc: Đầu đau lâu ngày trị không khỏi, đau cố định một chỗ. Có cảm giác căng trướng, dễ tức giận, hông sườn đau tức, có thể có tiền sử bị chấn thương đầu, lưỡi tím hoặc có nốt ứ huyết, mạch Huyền, Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang gia giảm: Ngưu tất, Đương quy đều 15g, Địa long 12g, Xuyên khung, Đoà nhân, Xích thược, Sinh địa, Khương hoạt đều 9g, Đại hoàng (chưng rượu) 6g, Thông bạch 2 cọng.
(Ngưu tất, Xuyên khung, Đào nhân, Xích thược, Sinh địa, Đương quy, Đại hoàng hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Địa long thông kinh hoạt lạc, chỉ thống; Khương hoạt dẫn thuốc lên phần trên cơ thể, trị đau đầu; Sinh địa dưỡng huyết, chỉ huyết; Thông bạch thông dương, thông kinh lạc).
Căng thẳng, dễ tức giận, hông sườn đau thêm Sài hồ, Bạch thược, Uất kim. Nôn mửa thêm Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự đều 9g. Đau đầu nhiều, thêm Nhũ phương, Một dược đều 6g.
Châm Cứu: Thái xung, Hợp cốc, A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh.
(Thái xung, Hợp cốc hành khí, hoạt huyết, hoá ứ, chỉ thống; Thái xung sơ Can, giải uất; A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh thông kinh lạc, giảm đau ở đầu. Cũng có thể châm ra máu các huyệt A thị. Nếu xuất huyết ít, chọn A thị huyệt vùng bệnh, còn nếu xuất huyết nhiều, chọn huyệt vùng bệnh trên mạch Đốc. Cũng có thể vừa dùng A thị huyệt vừa dùng huyệt trên mạch Đốc).
Huyết ứ kèm đau đầu nhiều, thêm Tam âm giao, Trung chử. Nôn mửa thêm Nội quan, Trung quản. Căng thẳng nhiều thêm Gian sử.
+ Can Hoả Thượng Cang: Đau đầu dữ dội, hầu như đau ở đỉnh đầu và sau gáy. Bắt đầu đau ở đỉnh đầu dần dần ảnh hưởng đến sau gáy, có khi đau trước trán, hố mắt hoặc đua lan hết đầu, đau không chịu nổi, dễ tức giận, nôn mửa, cứng gáy, mất ngủ, bứt rứt, mặt đỏ, mắt đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh Can, tả hoả, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm: Cát căn15g, Hoàng cầm, Đương quy, Sinh địa đều 12g, Chi tử (sao), Long đởm thảo, Hạ khô thảo, Cúc hoa, Câu đằng, Sài hồ, Đơn bì, Xa tiền tử đều 9g.
(Hoàng cầm, Chi tử, Long đởm thảo, Hạ khô thảo, Cúc hoa, Câu đằng thanh Can, tả hoả; sài hồ sơ Can, giải uất, hoá ứ; Cát căn giải cơ, thanh nhiệt, chuyên dùng trị đau cơ vùng cổ gáy).
Ngủ nhiều thêm Thạch xương bồ, Uất kim, Viễn chí đều 9g để hoá đờm, khai khiếu. Nói khó thêm Hoàng liên 9g để thanh Tâm hoả. Liệt chi thêm Rang chi 30g, Ngưu tất 15g, Địa long 9g để khu phong, thông kinh lạc. Co giật thêm Thiên ma, Cương tằm, Câu đằng đều 9g, Toàn yết 6g để khu phong, chỉ thống.
Châm Cứu: Thái xung, Huyền chung, A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh.
(Thái xung, Huyền chung thanh Can, tả hoả; Thái xung cũng bình Can để ngừa Can uất hoá hoả; Huyền chung là huyệt hội của tuỷ, châm để tả tuỷ hải. A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh thông kinh lạc, giảm đau ở đầu. Cũng có thể châm ra máu các huyệt A thị. Nếu xuất huyết ít, chọn A thị huyệt vùng bệnh, còn nếu xuất huyết nhiều, chọn huyệt vùng bệnh trên mạch Đốc. Cũng có thể vừa dùng A thị huyệt vừa dùng huyệt trên mạch Đốc).
Ngủ nhiều thêm Tam gian. Khó nói thêm Á môn. Co giật thêm Hợp cốc.
Bệnh Án Xuất Huyết Dưới Màng Nhện
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q. Hạ)
Triệu XX, nữ, 11 tuổi. Vào viện ngày 10-11-1973. Giữa trư­a hôm đó bệnh nhi muốn ra ngoài chơi, đột nhiên hôn mê ngã lăn ra đất, nên, vội vàng đư­a đến bệnh viện cấp cứu. Khám thấy: thân nhiệt 3607 C, mạch đập 98 lần/phút, huyết áp 110/60 mmHg, bạch cầu 32.400/mm3, đang trong trạng thái hôn mê, sắc mặt trắng bệch, phản xạ với ánh sáng chậm, cổ cứng, chân tay lạnh, tim phổi gan lách không có gì khác thường. Cho tiêm Penixillin, Gentamyxin và truyền dịch. Ngày thứ ba sau khi vào viện, bệnh tình vẫn chư­a đỡ, vẫn ở trạng thái nửa hôn mê, thân nhiệt 38,3 độ C, đồng tử bên phải to hơn bên trái, phản xạ với ánh sáng chậm, rãnh mũi mép phía bên phải nông, cổ cứng rõ rệt, Kerning và Brudzinski đều dương tính, phía bên phải rõ rệt. Sau khi vào viện 4 ngày, tiến hành chọc ống sống, dịch não tuỷ có máu, phần trên trong, có màu vàng nhạt, chẩn đoán lâm sàng là xuất huyết dưới màng nhện. Đông y nhận định rằng chủ yếu là ứ huyết nội trở, tràn ra thành bệnh, cần phải hành khí hoạt huyết, khử ứ sinh tân. Sau khi khám cho dùng ‘Huyết Phủ Trục ? Thang’ (Đương quy 9g, Sinh địa hoàng 15g, Đào nhân 15g, Hồng hoa 9g, Chỉ thực 9g, Xích thư­ợc 15g, Sài hồ 6g, Cam thảo 3g, Cát cánh 4,5g, Xuyên khung 4,5g, Ngưu tất 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang).. Dùng thêm ít thuốc trấn tĩnh Aminazin, Luminal. Uống được 10 thang giảm nhiều đau đầu, các triệu chứng kích thích màng não đã hết, tinh thần khá lên. Xét nghiệm lại dịch não tuỷ, các chỉ tiêu đều trở về bình thường. Tiếp tục chăm sóc thì tình trạng cháu bé ổn định, bệnh khỏi. Ngày 17-12-1973 ra viện.
Bàn luận: Bài thuốc ‘Huyết Phủ Trục ? Thang’ nguyên lấy từ ‘Y Lâm Cải Thác’, có tác dụng hoạt huyết hoá ứ, chủ trị ứ huyết ng­ng trở, kiêm can khí uất trệ, có các triệu chứng như­ đau ngực, đau mạn sư­ờn, đau đầu mất ngủ, tim đập hồi hộp, hay tức giận, trong y văn đã ghi lại không ít người dùng bài thuốc này để trị đau thắt ngực, các di chứng sau chấn động sọ não, đều có kết quả tốt. Chúng tôi điều trị xuất huyết dưới màng nhện, đã quan sát trên lâm sàng nhiều năm, thấy kết quả khả quan. Từ thực tế đó nhận thấy rằng nếu bệnh ở giai đoạn đầu, thoạt tiên nên dùng ‘Tê Giác Địa Hoàng Thang Gia Giảm’ để Lương huyết cầm máu, chờ bệnh tình ổn định, lại cho dùng ‘Huyết Phủ Trục Ưù Thang’, thì kết quả sẽ lý t­uởng
XUẤT HUYẾT NÃO
(Hémorragie cérébrale Cerebral hemorrhage)
Não xuất huyết là do mạch não bị vỡ và máu chảy vào tổ chức não gây nên. Bệnh thường gặp ở tuổi trên 50 có huyết áp cao hoặc xơ cứng động mạch. Nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường đột ngột, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là hôn mê, liệt tay chân, méo miệng.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Xuất huyết não thường xảy ra trong lúc bệnh nhân đang tỉnh táo, thường có liên quan đến trạng thái tâm thần bị kích động đột ngột (quá tức giận, quá lo lắng, quá vui, quá buồn hoặc dùng lực quá mạnh làm cho huyết áp tăng đột ngột… gây nên).
1) Giai đoạn cấp diễn:
Bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, một bên người yếu hoặc liệt, ý thức lú lẫn, dần dần đến hôn mê, sắc mặt nóng đỏ, cổ gáy cứng, liệt mặt, chảy nước dãi, thở dồn dập, cổ khò khè, bụng đầy, táo bón. Đa số có sốt, huyết áp cao, mặt lưỡi có nhiều điểm ứ huyết, dưới lưỡi nổi gân xanh, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc vàng khô, mạch Huyền, Sắc, Đại.
Bệnh nhẹ thì lúc tỉnh lúc mê, thân lưỡi cứng, nói không rõ tiếng, liệt nửa người, chân tay run giật. Bệnh nặng thì hôn mê sâu, sắc mặt tái nhợt, chân tay liệt mềm, cơ thể lạnh ướt, hơi thở ngắn, nhanh hoặc ngất quãng, huyết áp hạ, đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng chậm hoặc mất hẳn, tiêu tiểu không tự chủ. Đối với những người có bệnh huyết áp cao, tiêu tiểu không tự chủ, mạch Hư, Đại, không có gốc.
Đối với những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, xơ cứng động mạch nào, béo phì, thường có những triệu chứng báo trước như đầu cổ đau, chóng mặt, chân tay tê dại, chảy máu cam, xuất huyết võng mạc v.v...
2) Giai đoạn hồi phục:
Sau một thời gian hôn mê từ mấy ngày đến mấy tuần thì bệnh nhân trở lại tỉnh táo, có thểâ nuốt và uống nước được, hơi thở ổn định, sức khỏe chung tốt dần, chân tay bên liệt có thể cử động dần.
3) Giai đoạn di chứng:
Thường 6 tháng sau, bệnh nhân hồi phục lại một cách từ từ và để lại những di chứng với mức độ khác nhau như liệt chi, chân tay cơ bắp teo gầy, run giật và đau nhức, trí nhớ giảm sút hoặc đần độn...
4) Chẩn đoán bệnh: Dựa vào các tiêu chuẩn sau:
a) Tuổi trên 40, bệnh phát đột ngột.
b) Có những triệu chứng: hôn mê, liệt nửa người, méo miệng.
c) Có tiền sử huyết áp cao.
5) Nguyên nhân và cơ chế bệnh theo Y học cổ truyền:
Bệnh xuất huyết não phát bệnh đột ngột nhưng hình thành bệnh là một quá trình. Theo Y học cổ truyền. sự hình thành bệnh có liên quan đến các yếu tố bệnh lý sau:
a) Phong (Tức Can phong): lâm sàng có triệu chứng hoa mắt, váng đầu, chân tay run giật do Can Thận âm hư, thủy không dưỡng mộc, Can dương thịnh hóa phong sinh bệnh. Ngoài ra, tình chí u uất hóa hỏa, đặc biệt lao tâm suy nghĩ nhiều, tâm hỏa thịnh, hoặc giận dữ làm cho Can hỏa bị kích động, hoặc ăn uống nhiều chất béo, mỡ tích trệ hóa hỏa, đều dẫn đến Can phong nội động.
b) Hỏa: Can dương thịnh. trường Vị kết nhiệt, thường biểu hiện mắt đỏ, bứt rứt, dễ cáu gắt, táo bón.
c- Đàm: Thường do thích ăn nhiều chất béo mỡ hoặc nghiện rượu, Tỳ Vị tích trệ, tân dịch tích tụ sinh đàm, hoặc uất giận ưu tư nhiều quá, khí trệ sinh đàm. Trên lâm sàng thường thấy tức ngực, buồn nôn, khạc ra đờm dãi, cơ thể hoặc chân tay tê dại hoặùc có những cơn hoa mắt, váng đầu.
d) Ứ Huyết: Nguyên nhân huyết ứ thườøng do khí trệ, ngoài ra âm hư, huyết ít, khí hư vận hóa suy giảm cũng gây nên huyết ứ. Thực ra 4 yếu tố gây nguy cơ tai biến xuất huyết não trên đây đều có liên quan ảnh hướng lẫn nhau và là nhân quả của nhau. Bệnh xuất huyết não là một bệnh mang tính chất chính khí hư, tà khí thực mà trong giai đoạn cấp biểu hiện chủ yếu là tà thực, nhưng do chính khí vốn hư nên tà khí dễ làm hao tổn nguyên khí mà dễ dẫn đến tử vong trong trạng thái hư thoát (dương hư, âm hư hoặc khí âm hư, âm dương đều hư). Đến thời kỳ hồi phục và giai đoạn di chứng thì tà khí đà bị đẩy lùi (nhờ các biện pháp cấp cứu và chính khí thắng tà khí). Nhân chính khí hư tổn là chính, chủ yếu là khí âm hư mà huyết ứ vẫn còn lưu tại kinh mạch.
6) Biện chứng luận trị:
Biện chứng luận trị chủ yếu theo 8 giai đoạn lâm sàng.
(l) Giai đoạn cấp tính: Thường trong thời gian 1-2 tuần đầu của bệnh mà triệu chứng chủ yếu là hôn mê. Thời gian hôn mê càng dài, càng sâu thì tiên lượng bệnh càng kém. Do thể chất người bệnh và tình hình bệnh lý khác nhau mà biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau, có thể chia làm 2 thể bệnh: chứng bế và chứng thoát.
CHỨNG BẾ
Triệu chứng: Hôn mê, liệt nửa người, méo miệng, mắt trợn ngược, mặt đỏ, người nóng sốt, hàm răng nghiến chặt, đờm nước dãi nhiều, họng khò khè, chân tay co cứng, tiêu tiêu không thông, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền, Hoạt, Sác, gọi là chứng ‘Dương Bế ', thường gặp trong giai đoạn cấp.
Điều trị: Khai bế, tỉnh não, hoạt huyết, chỉ huyết.
Châm ra máu các huyệt: Trung xung, Bá hội, Tứ thần thông (hoặc châm ra máu 12 huyệt Tỉnh), kết hợp châm Nhân trung, Thừa tương, Phong trì, Phong phủ, Hợp cốc, Lao cung, Thái xung, Dũng tuyền. Hoặc dùng Nội quan, Nhân trung, Tam âm giao, Hợp cốc, Ủy trung. Chủ yếu dùng phép tả, mỗi ngày 1 - 2 lần, không lưu kim, cho đến khi tỉnh, và tùy bệnh tình mà thay đổi chọn huyệt cho phù hợp.
Thuốc thường dùng 'An Cung Ngưu Hoàng Hoàn’, ‘Chí Bảo Đơn’ hoặc ‘Tử Tuyết Đơn’. Mỗi lần uống từ 1 – 2g đến 2-4g, ngày 2-4 lần, tán nhỏ hòa nước sôi uống hoặc bơm bằng xông.
+ Hoạt huyết, chỉ huyết: dùng bài ‘Tê giác Địa Hoàng Thang’ (Tê giác 20g, Sinh địa 16 - 20g, Xích thược 12-16g, Đơn bì 12-16g).
(Hiện nay, ở Trung Quốc, dùng nhiều các chế phẩm Đơn sâm dưới dạng thuốc tiêm, theo các báo cáo cho thấy kết quả rất tốt).
+ Chứng dương bế (nhiệt bế) có thể dùng bài thuốc sau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bình Can, tức phong, an thần, hoạt huyết: Sinh địa 10 - 15g, Chi tử (sao), Hoàng cầm, mỗi thứ 10g, Toàn qua lâu 15 - 20g, Mang tiêu 10g, bột Tê giác 15 - 25g (hòa uống), Thạch quyết minh 15g, Câu đằng 15g, Xích bạch thược mỗi thứ 15g, Đơn sâm 15g, Tam thất bột (hòa thuốc uống) 6g, Chích thảo 3g, Trúc lịch 30ml, ngày uống 1 thang, tùy chứng gia giảm.
+ Chứng âm bế (thường gặp ở bệnh nhân vốn dương hư, đàm thịnh, hàn đàm làm bế tắc thanh khiếu), dùng phép chữa: ôn thông, khai khiếu. Dùng bài Tô Hợp Hương Hoàn (Hòa Tễ Cục Phương) mỗi lần uống 2-4g, ngày 1-2 lần uống với nước sắc Tế tân 3g, Gừng tươi 3-5 lát.
Nếu dương hư nặng (sắc mặt tái nhợt, tự ra mồ hôi, chân tay lạnh, mạch Vi hoặc Phù Tế mà Huyền) thêm Phụ tử, Hoàng kỳ, Xuyên khung, Tô mộc, Đương qui, Bạch cương tàm, Ngưu tất, Tế tân để hoạt huyết thông lạc.
Nếu hôn mê, cấm khẩu, đờm nhiều, chính khí muốn thoát: cần dùng bài ‘Tam Sinh Ẩm (Nam tinh, Bán hạ, Phụ tử (đều dùng sống – sinh), mỗi thứ 10g), thêm Nhân sâm 15-30g, sắc uống ngay để chống hư thoát. Châm thêm Nhân trung, Hợp cốc, cứu Túc tam lý, Dũng tuyền để hồi dương, cứu nghịch.
CHỨNG THOÁT
Triệu chứng: Đột nhiên ngã quỵ hoặc do chứng bế chuyển thành, có triệu chứng hôn mê, sắc mặt tái nhợt, mắt nhắm, miệng há, hơi thở ngắn, gấp, hoặc có lúc ngưng thở, tay chân duỗi ra, lạnh, toàn thân ướt lạnh, tiêu tiểu không tự chủ, chân tay liệt mềm, lưỡi rút ngắn, mạch Vi muốn tuyệt hoặc Hư Đại vô căn, huyết áp hạ. Thường chứng thoát là âm dương và khí huyết đều hư hoặc do bệnh nhân nguyên khí vốn rất hư đột quị là xuất hiện chứng thoát, hoặc là sự diễn tiến xấu đi của chứng bế cho nên trong quá trình cấp cứu chứng bế nếu phát hiện 1 - 2 triệu chứng của chứng thoát cần chú tâm chữa cấp cứu kịp thời mới hy vọng cứu sống bệnh nhân.
Điều trị: Hồi dương cứu thoát, dùng bài ‘Sâm Phụ Thang’ (Nhân sâm, Phụ tử, mỗi thứ 15-30g), trường hợp ra mồ hôi không dứt, thêm Long cốt, Mẫu lệ mỗi thứ 80-60g.
Âm dương đều thoát: dùng ‘Sinh Mạch Ẩm’ hợp với ‘Sâm Phụ Thang,' thêm Sơn thù nhục, Bạch thược, Long cốt, Mẫu lệ.
Đây là trường hợp cấp cứu trụy tim mạch không thể dùng thuốc uống được mà phải tiêm truyền bằng đường tĩnh mạch. Ở Trung Quốc dùng thuốc chích Sâm Mạch (Nhân sâm, Mạch môn) mồi lần 4-10ml, cho vào 20ml dung dịch Gluco 50%, chích tĩnh mạch 2-8 lần, sau đó tiếp tục dùng dịch Sâm Mạch 10- 20ml cho vào dung dịch Gluco 10% - 250-500ml nhỏ giọt tĩnh mạch cho đến khi trạng thái choáng được cải thiện, huyết áp ổn định. Và sau đó tiếp tục dùng dung dịch Sâm Phụ mỗi lần 40-100ml, thêm vào 10% Gluco 250-500ml nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 2 lần. Tùy tình hình bệnh mà duy trì dùng trong 7 đến 10 ngày.
- Kết hợp châm cứu: Chủ yếu cứu các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Thần khuyết, Dũng tuyền.
b) Giai đoạn hồi phục: Sau thời gian cấp tính khoảng 1-2 tuần và qua điều trị tích cực chứng bế hoặc chứng thoát, bệnh nhân qua cơn nguy kịch chuyển sang giai đoạn hồi phục. Bệnh lý chủ yếu ở giai đoạn này là chứng hư kèm huyết ứ, đờm trệ ở kinh lạc mà phần lớn là thể khí hư, huyết ứ.
Triệu chứng: Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng sạm, liệt nửa người, chất lưỡi xám nhạt hoặc có điểm ứ huyết, mạch Tế Nhược hoặc Tế Sáp hoặc Hư Đại, huyết áp thường không cao hoặc hơi cao.
Phép chữa: Bổ khí, hóa ứ, thông lạc. Dùng bài ‘Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang’ (Y Lâm Cải Thác): Hoàng kỳ (sống) 80-60g, Xích thược 8-12g, Đương qui 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 8g, Địa long 6- 8g, sắc uống.
Gia giảm: Thận hư thêm Can địa hoàng, Sơn thù, Nhục thung dung, Ngưu tất, Tang ký sinh, Đỗ trọng. Huyết áp cao thêm Thanh mộc hương, Thảo quyết minh, Hán phòng kỷ. Chân tay hồi phục chậm thêm Đan sâm, Xuyên giáp để hoạt huyết; Quất hồng, Thanh bì hóa đàm, thông lạc.
Một Số Bài Thuốc Tham Khảo
+ Thông Mạch Sơ Lạc Dịch (Thiểm Tây Trung Y Học Viện) gồm Hoàng kỳ, Xích thược, Xuyên khung, Đơn sâm, truyền tĩnh mạch.
+ Cố Bản Phục Nguyên Thang (Y Viện Long Hoa Thương Hải) gồm: Hoàng kỳ, Đan sâm, Kê huyết đằng, Hoàng tinh, Hải tảo, Huyền sâm, thích hợp với thể âm hư.
Ngoài ra, bệnh viện Bắc Kinh có chế bài thuốc uống gồm có độc vị Thủy điêït (con Đỉa) dùng có kết quả.
Đối với thể âm hư dương thịnh (liệt nửa người, sắc mặt đỏ, đau đầu, chóng mặt, bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch Huyền Sác...) có thể dùng bài 'Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn’ thêm Thạch quyết minh, Câu đằng, Đan sâm, Xích thược, Bạch thược để tư âm, tiềm dương, hoạt huyết, thông lạc.
c- Giai đoạn di chứng: Thường sau 6 tháng hồi phục chức năng cơ thể người bệnh tuy vẫn tiếp tục nhưng chậm lại và thường để lại ít nhiều di chứng, có di chứng khó hồi phục trở lại bình thường.
Bệnh ở giai đoạn này gần giống giai đoạn hồi phục, chủ yếu là hư chứng (tùy từng bệnh nhân mà biểu hiện thiên về khí hư, huyết hư, âm hư hoặc dương hư kiêm khí huyết ứ trệ hoặc đờm thấp trở trệ, vì vậy phép chữa vẫn cần chú ý bồ ích khí huyết, tư âm, tiềm dương, hành khí, hóa ứ, sơ thông kinh lạc. Đối với giai đoạn này cũng như giai đoạn hồi phục, ngoài việc dùng thuốc ra, kết hợp các phương pháp luyện tập dưỡng sinh, xoa bóp, châm cứu… sẽ giúp hỗ trợ nhanh sự hồi phục các chức năng vận động, lao động trí óc và chân tay. 3 mặt điều trị cần thiết đối với người bệnh trong giai đoạn hồi phục và di chứng là: Tự tạo cho mình một tinh thầùn thanh thản, thoải mái, không để bị kích động tâm thần, tự xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống thanh đạm, làm việc vừa sức, không ham dục vọng, kết hợp với sự luyện tập nhẹ nhàng thường xuyên, đều đặn… sẽ giúp phục hồi sức khỏe, phòng chống tái phát bệnh..
XƯƠNG CHŨM VIÊM CẤP
Đại cương
Xương chũm là một khối xương nằm lồi gần ngay sau vành tai. Cấu tạo của xương chũm tuy cứng nhưng bên trong lại xốp, có nhiều hốc nhỏ. Ở giữa xương chũm có một hốc to hơn gọi là Sào bào. Từ sào bào này lại có một đường ống thông trực tiếp với tai giữa, vì vậy, bệnh ở tai giữa thường lan vào xương chũm. Trẻ nhỏ sào đạo ngắn và rộng hơn vì vậy xương chũm dễ bị viêm. Xương chũm tiếp giáp với nhiều bộ phận quan trọng như màng não, não, các mạch máu, thần kinh quan trọng… Ngoài ra, vì xương chũm có cấu tạo xốp do đó khi xương chũm bị viêm, bệnh lây lan rất nhanh, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như Màng não viêm, Áp xe não, Liệt mặt… và nguy hiểm nhất là biến chứng Nhiễm trùng máu rất dễ gây tử vong.
Đông y xếp vào loại Nhĩ Căn Độc.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ
. Do Tai giữa viêm cấp, mủ nhiều không khỏi hoặc không thoát đi được, tràn vào xương chũm.
. Nhiễm khuẩn, nhất là các loại liên cầu, Phế cầu, tụ cầu sau khi bị các chứng Ban sởi, cúm.
. Do cấu trúc của xương chũm: loại xương chũm thông bào dễ bị hơn loại viêm xốp…
. Do cơ địa: Nơi người có bệnh mạn tính như Tiểu đường, Thận viêm mạn, thiếu máu, giảm sức đề kháng…
+ Theo YHCT: có thể do:
. Tà độc ủng thịnh, đi lên vào xương chũm sau tai, kết tụ lại ở đó gây nên.
. Khí huyết hư suy không kháng cự được với độc tà bên ngoài xâm nhập vào, đưa lên sau tai gây nên bệnh.
Triệu chứng
Tai giữa viêm cấp sau khi đã chảy mủ vài tuần mà các triệu chứng không giảm lại tăng thêm như sốt dai dẳng, sốt thất thường, tiếp theo là chảy mủ tai. Có khi sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ. Ở trẻ nhỏ thường bị tiêu chảy kéo dài. Tai đau nặng hơn trước, đau dữ dội khi nằm vào vào ban đêm, đau lan ra nửa đầu và vùng thái dương, vùng đỉnh, xuống hàm. Tai ù nhưng tiếng ù trầm, chảy mủ tai nhiều, ấn vào vùng sào bào, mỏm chũm và bờ sau xương chũm thấy rất đau.
Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng - Dương Y’ viết: Chứng Nhĩ căn độc, hoặc nói là gốc tai kết hạch, nên gọi là Nhĩ căn độc, hình dáng giống như hạch đờm, ấn vào không chuyển mà hơi đau. Do kinh túc Thiếu dương Đởm và Tam tiêu có phong nhiệt gây nên”.
Sách ‘Y Tông Kim Giám - Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ ghi: “ Chứng Nhĩ căn độc mới phát có hình dáng giống hạch đờm, nặng hơn thì giống như con chuột nằm úp, đỏ, đau, do Tam tiêu có phong hỏa, Đởm có khí tức giận, gây nên đột ngột sưng to thành ung thư (mụn nhọt)”
Trên lâm sàng thường hay gặp hai loại sau:
1- Tà Độc Ủng Thịnh: Trong tai đau, lan ra sau tai, toàn thân sốt, đầu đau, miệng khô, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi vàng, mạch huyền, Hoạt, Sác.
Điều trị: Tả hỏa, giải độc, khứ ứ, bài nùng.
Dùng bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58)
(Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán ung thủng; Đương quy, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Trần bì lý khí, tiêu thủng; Phòng phong, Bạch chỉ tán kết, tiêu thủng; Bối mẫu, Thiên hoa phấn thanh nhiệt, bài nùng; Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích giải độc, thông lạc, tiêu thủng, di kiên; Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc).
2- Khí Huyết Háo, Suy: Chỗ sưng vỡ mủ không khỏi, toàn thân mỏi mệt, không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Nhược
Điều trị: Bổ ích khí huyết, thác độc ngoại xuất.
Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (48).
(Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Chích thảo ích khí, khứ thấp; Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung dưỡng huyết, hòa doanh; Ngân hoa thanh nhiệt, giải độc; Cát cánh, Bạch chỉ, Tạo giác thích thác lý, bài nùng).
Ngoại khoa:
Tiên hạc thảo (tươi) 30g, Phù dung hoa diệp (tươi) 30g, giã nát, đắp vào (Trung Y Cương Mục).
TÚI MẬT VIÊM MẠN TÍNH
Túi mật viêm mạn tính là một loại bệnh thường gặp trên lâm sàng. Bệnh có thể do viêm túi mật cấp chuyển sang, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân không có tiền sử viêm túi mật cấp. Bệnh có thể đi kèm với sỏi mật do mật ứ đọng gây nên, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân không có sỏi mật. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là cảm giác đầy tức khó chịu hoặc đau âm ỉ kéo dài vùng hạ sườn phải.
Triệu Chứng
Viêm túi mật mạn tính có đặc điểm là có nhiều lần tái phát triệu chứng như sỏi mật. Bệnh nhân đau âm ỉ và ấn đau vùng hạ sườn phải, đau xuyên lên vai lưng phải, bụng trên đầy, ngực tức, ợ hơi, biếng ăn, sắc mặt kém tươi nhuận, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhày hoặc vàng nhày, mạch Tế Huyền. Các triệu chứng trên không nặng nhưng dai dẳng không hết, lúc ăn các chất dầu mỡ khó tiêu vào thì đau tăng, miệng khô, họng khô. Người bứt rứt, táo bón, nước tiểu vàng đậm, nếu có sỏi ống mật thường kèm nôn, buồn nôn, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền Tế Sác.
Chẩn Đoán
Chủ yếu dựa vào:
1- Hạ sườn bên phải đau âm ỉ, ấn đau. Một số bệnh nhân có tiền sử viêm túi mật cấp.
2. Kiểm tra siêu âm: Túi mật phình to hoặc nhỏ lại, co bóp không tốt, hoặc có sỏi mật có giá trị chẩn đoán.
3. X quang bụng phát hiện sỏi hoặc túi mật to, có điểm can xi hóa.
4. Chụp cản quang túi mật...
Điều Trị
Túi mật viêm mạn tính thuộc chứng 'Hiếp Thống’ trong y văn y học cổ truyền. Nguyên nhân bệnh lý chủ yếu là can khí uất kết, sơ tiết rối loạn, đởm không thông giáng gây đau mạn sườn. Can vị bất hòa, nên ợ hơi, đầy bụng, chán ăn. Trường hợp thấp nhiệt uất kết tại tỳ vị, chức năng sơ tiết vận hóa của can tỳ rối loạn cũng gây đau, miệng đắng, ăn không biết ngon.
Phép trị chủ yếu là Sơ can, lợi đởm, hành khí, hoạt huyết, thanh lợi thấp nhiệt, kiện tỳ, hòa vị.
Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán hoặc Tiêu Dao Tán gia giảm: Sài hồ, Uất kim, Chỉ xác, Hổ trượng, Kim tiền thảo, Bạch truật, Bạch linh đều 10g, Đương quy, Bạch thược,Xích thược đều 12g, Diên hồ sách (ngâm dấm) 10g, Mộc hương, Kê nộí kim đều 6g, Cam thảo 4g.
Gia giảm: Hạ sườn phải ấn đau nhiều thêm Xuyên khung, Đan sâm; Buồn nôn, nôn thêm Trúc nhự, Khương Bán hạ; Táo bón thêm Sinh Đại hoàng; Tỳ khí kém bỏ Kim tiền thảo thêm Đảng sâm, Hoài sơn; Bụng đầy trướng bỏ Hổ trượng, Kim tiền thảo thêm Phật thủ, Hậu phác, Trần bì; Thấp nhiệt nặng bỏ Bạch truật, Bạch linh thêm Hoàng cầm, Chi tử, Nhân trần; Tỳ có hàn thấp bỏ Xích thược, Bạch thược, Hổ trượng, Kim tiền thảo thêm Thương truật, Khương bán hạ, Hậu phác, Trần bì; Tỳ dương hư bỏ Đương quy, Xích bạch thược, Hổ trượng, Kim tiền thảo, thêm Chế phụ tử, Can khương; Có sỏi thêm Hải kim sa.
Viêm túi mật mạn tính có thể bệnh không có thấp nhiệt hoặc hàn thấp mà chỉ đau vùng hạ sườn bên phải âm ỉ, bụng đầy, kém ăn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền Tế (triệu chứng của Can uất, Tỳ hư).
Phép trị chủ yếu là sơ can lợi đởm, kiện tỳ, hòa vị.
Dùng bài Tiêu Dao Tán hoặc bài Sài Thược Lục Quân Tử Thang gia giảm.
Bệnh lâu ngày, chân âm tổn thương, vùng hạ sườn bên phải đau âm ỉ kéo dài, miệng khô họng táo, lòng bàn chân tay nóng, đau đầu, hoa mắt, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền Tế Sác là chứng âm hư, khí trệ.
Phép trị chủ yếu là dưỡng âm, điều can, lý khí.
Dùng bài Gia Vị Nhất Quán Tiễn (Sinh địa, Kỷ tử, Bắc sa sâm, Mạch môn, Đương qui, Xuyên luyện tử, Kim tiền thảo). Miệng khát, bứt rứt thêm Thạch hộc, Sơn chi; Khí hư thêm Thái tử sâm, Sơn dược, Cam thảo; Hoa mắt, chóng mặt thêm Bạch thược, Cúc hoa, Nữ trinh tử; Táo bón thêm Hỏa ma nhân, Uất lý nhân.
MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
Thăng Dương Ích Vị Thang (Mao Trương Linh, bệnh viện Trung y khu vực, tỉnh Hồ Nam): Sài hồ, Bạch truật, Bạch linh, Trần bì, Trạch tả đều 12g, Bạch thược15g, Đảng sâm, Bán hạ, Phòng phong, Chích Cam thảo, Sinh khương, Đại táo đều 10g, Hoàng kỳ 9g, Hoàng liên 6g, Khương hoạt, Độc hoạt đều 8g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Sắc lưỡi xanh tím (huyết ứ) bỏ Phục linh, Trạch tả, Khương hoạt, Độc hoạt thêm Bồ hoàng (sao), Ngũ linh chi đều 12g, Đơn sâm 15g.
Kết qủa lâm sàng: Trị 132 ca, khỏi 36 ca, tiến bộ 67, không kết quả 29. Đạt tỷ lệ 78%.
Sơ Can Lợi Đởm Thang (Châu Trí Vi, bệnh viện Trung y Thiều Quan, Tỉnh Quang Đông): Sài hồ, Diên hồ sách, Mộc hương đều 10g, Bạch thược, Uất kim đều 15g, Nhân trần 30g, Hương phụ 12g, Thanh bì, Cam thảo 5g, sắc uống.
- Biện chứng gia giảm: kiêm nhiệt: thêm Hoàng cầm, Hoàng liên hoặc Hoàng bá; Nôn thêm Bán hạ, xuyên Hậu phác, Trúc nhự; Táo bón thêm Đại hoàng; Có giun đũa thêm Sử quân tử, Binh lang; Huyết hư thêm Đương quy; Tỳ hư thêm Phục linh, Bạch truật; Khí hư thêm Đảng sâm; Kèm thấp thêm Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Bạch linh; Kèm ứ huyết thêm Đơn sâm, Xuyên khung; Kèm hàn thêm Can khương, Quế chi.
Kết quả lâm sàng: Trị 82 ca, trừ 1 ca không khỏi chuyển phẫu thuật, 8l ca khác đều khỏi lâm sàng, tỷ lệ 98,7%.
Lợi Đởm Hòa Vị Thang (Bành Gia Sâm, bệnh viện Bát Nhất, tỉnh Giang Tây): Sài hồ, Thanh hao, Chỉ thực, Phục linh, Uất kim, Trần bì, Pháp Bán hạ, Bạch thược đều 10g, Uy linh tiên 15-30g, Sinh cam thảo 3g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Sốt cao thêm Thanh hao liều cao; Nôn thêm Trúc nhự, Đại hoàng.
Kết qủa lâm sàng: Trị 46 ca, tốt 43 ca, tiến bô 3 ca. Theo dõi 42 ca trong 1 năm, không tái phát 22 ca, 2 năm không tái phát 20 ca.
Hổ Nhân Tam Kim Phương (Lý Tuấn Kiệt và cộng sự, bệnh viện Trường Chinh, trực thuộc trường đại học quân y Thượng Hải số 2): Hổ trượng căn, Kim tiền thảo, Nhân trần cao, xuyên Ngưu tất, Hải kim sa đều 30g, Đại hoàng, Kê nội kim, Sài hồ, Uất kim đều 9g. Thuốc nấu thành cao, cho hồ và 15g đường cát vừa đủ sấy khô, chế thành dạng cốm, cho vào bao, mỗi bao 20g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 bao, uống sau bữa ăn, 1 liệu trình 2 tuần.
- Kết quả lâm sàng: Trị 70 ca, khỏi cơ bản (siêu âm hết sỏi, bụng trên hết đau, theo dõi 1 năm rưỡi không tái phát: 26 ca, tốt (sỏi ra 1 phần, hết đau vùng bụng trên và mạn sườn phải, chỉ thỉnh thoảng đau, theo dõi nửa năm không tái phát: 33 ca, tiến bộ (sỏi không ra, hết đau từng cơn, số lần đau âm ỉ bớt), theo dõi 3 tháng không tái phát 8 ca, không kết qủa 3 ca. Tỷ lệ kết quả 95%.
Lợi Đởm Tiêu Thạch Phương (Trương Hiến Giáp, bệnh viện số 2 Triều âm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc): Kim tiền thảo 40-60g, Kê nội kim 15- 25g, Uất kim 15-20, Sinh Cát cánh 20-30g, Hoài Ngưu tất 20-25g, Chỉ xác 15-25g, Tam lăng, Nga truật đều 10- 15g, Xuyên luyện tử 15-20g, Diên hồ sách 15- 20g, Đại hoàng 10-20g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Thấp nhiệt thịnh thêm Nhân trần, Chi tử; Can đởm nhiệt thêm Long đởm thảo; Tỳ hư thêm Bạch truật, Đảng sâm.
Kết quả lâm sàng: Trị 30 ca sỏi mật, khỏi 14 ca (46,7%), tốt 11 ca (36, 7%), có kết quả 3 ca (10%), không kết quả 2 ca (6,6%).
Lợi Đởm Phương (Vương Tích Thuận, bệnh viện Trung y Thượng Hải): có 3 bài:
a. Hoàng cầm, Chỉ thực, Hổ trượng, Đan sâm, Sinh Sơn tra đều 15g, Xích thược, Bạch thược, Diên hồ sách, Kê nội kim, Uất kim đều 2g, Sài hồ 8g, Kim tiền thảo 15-30g, Mộc hương, Sinh Đại hoàng (cho sau) đều 9g, Sinh Cam thảo 6g, sắc uống.
Tác dụng: Sơ can, lợi đởm, hoạt huyết, thông phủ, lý khí, chỉ thống. Trị chứng sỏi mật, can khí uất.
b. Nhân trần, Hoàng cầm, Chỉ thực, Hổ trượng đều 15g, Sơn chi, Xích thược, Bạch thược, Diên hồ sách, Uất kim, Kê nội kim, đều 12g, Sài hồ, Sinh Đại hoàng 9g, Mộc hương 9g, Kim tiền thảo 30g, Hoàng liên 4,5g, Sinh Cam thảo 4,5g, sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt hóa thấp, sơ Can lợi Đởm, hoạt huyết, thông phủ. Trị chứng sỏi do thấp nhiệt thịnh.
c. Thái tử sâm, Hoàng cầm, Hổ trượng đều 15g, Xuyên hậu phác, Sinh Cam thảo 4,5g, Sao Sài hồ, Phật thủ, Trần bì, Mộc hương, sinh Đại hoàng đều 9g, Uất kim, Xích thược, Bạch thược, Kê nội kim đều 12g, Kim tiền thảo 30g, sắc uống.
Tác dụng: sơ can, hòa vị, lợi đởm, hoạt huyết, thông phủ, chủ trị sỏi mật thể can vị bất hòa.
- Kết quả lâm sàng: Trị 131 ca sỏi mật, kết quả rõ rệt 47 ca, tiến bộ 79 ca, không kết quả 5 ca. Tỷ lệ có kết quả 96,18%.
Tứ Kim Thang (Dương Lâm): Kim tiền thảo, Binh lang đều 30g, Hải kim sa, Bạch thược đều 20g, Uất kim, Kê nội kim (nướng, tán bột, uống với nước thuốc), Sinh Đại hoàng, Sài hồ, Địa miết trùng đều 10g, Cam thảo 5g.
Cách dùng: Cho 400ml nước, sắc 2 lần sáng 8 giờ, chiều 4 giờ uống, sau 2 tuần ăn thêm móng heo và trứng gà, ăn sau khi uống thuốc 15 phút, liên tục 2 tháng, dùng lúc đau quặn.
Mỗi tháng uống thuốc 10 ngày đồng thời dùng thuốc bổ khí dưỡng huyết liên tục 3 ngày. Dùng cho bệnh nhân thỉnh thoảng đau âm ỉ mạn sườn phải và có ra sỏi ở thời kỳ ổn định.
* Đơn thuốc trên bỏ Địa miết trùng, Binh lang thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, mỗi thứ 30g, sắc nước, bỏ bã, cô đặc, cho mật ong vừa đủ, chế thành thuốc cao dùng cho thời kỳ không đau, sỏi ra hết, chống tái phát.
Gia giảm: Sốt thêm Bồ công anh, Hoàng cầm; Nôn mửa thêm Khương Bán hạ, Trúc nhự; Vàng da thêm Nhân trần, Bạch tie n bì; Khí hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ.
- Trị 82 ca, khỏi 48, tốt 2, không kết qủa 7. Thờl gian 1-48 ngày. Sỏi to nhất lx l0 mm.
+ Lợi Đởm Bài Thạch Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Sài hồ 15g, Hoàng cầm, Liên kiều đều 10g, Hổ trượng căn 15g, Kim tiền thảo 30g, Nguyên minh phấn 10g (uống với nước thuốc sắc), Đan sâm 15g, Hồng hoa 10g, Hoạt thạch 20g, Sơn tra 15g. Sắc uống lúc đói. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn.
Đã trị 10 ca, một số uống 3 ~ 5 thang đã ra sỏi, uống hơn 10 thang, sỏi ra hết, các triệu chứng đều khỏi.
+ Đại Sài Hồ Thang Gia Vị (Tân Trung Y (6) 1979): Sài hồ 24g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 9g, Bạch thược 12g, Tửu quân (Đại hoàng chế với rượu) 10g, Sinh khương 9g, Đại táo 4 trái, Kim tiền thảo 31g, Uất kim 9g, Hải kim sa, Kê nội kim, Thạch vi đều 12, Hoạt thạch 24g, Chỉ xác 6g, Nhân trần 31g. Sắc uống.
TD: Thư Can hòa Vị, thanh nhiệt lợi thấp, lợi Đởm bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn.
Lâm sàng điều trị đều có hiệu quả tốt.
+ Thanh Đởm Hành Khí Thang (Lương Kiếm Ba Phương): Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ (pháp) đều 10g, Mộc hương, Chỉ xác đều 5g, Đại hoàng, Uất kim, Hương phụ đều 10g, Nhân trần 20g. Sắc uống.
TD: Sơ Can lý khí, tiêu viêm thanh nhiệt, lợi Đởm bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn tính.
+ Thanh Nhiệt Lợi Đởm Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Kim tiền thảo, Bại tương thảo, Bản lam căn, Nhân trần đều 15g, Hoàng cầm, Uất kim, Kê nội kim (tán bột, uống với nước thuốc) đều 10g, Đan sâm, Xa tiền tử đều 15g,
TD: Thanh nhiệt giải độc, lợi Đởm, tán kết. Trị túi mật viêm cấp hoặc mạn tính.
+ Lợi Đởm Khoan Hung Ẩm (Trung Y Tạp Chí (10) 1990): Bồ công anh, Nhân trần, Xích phục linh đều 15g, Qua lâu bì, Phỉ bạch Chỉ xác (sao) đều 10g, Sơn tra (sống), Đan sâm đều 30g, Trầm hương (cho vào sau) 3g. Sắc, ngày uống 2 thang, chia làm 4 lần uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp thông dương tuyên tý, lý khí khoan hung. Trị túi mật viêm cấp và mạn tính.
Đã trị 75 ca. Uống thuốc 20 ~ 120 ngày. Kết quả: Khỏi 43, chuyển biến tốt 28, có tiến bộ 4. Đạt tỉ lệ 100%.
+ An Đởm Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí, kỳ 11, 12, 1982): Kim tiền thảo 30 ~ 60g, Bạch thược (sống) 15 ~ 20g, Đại hoàng 6 ~ 15g, Sài hồ 15g, Nhân trần 30g. Sắc uống.
TD: Thanh lợi thấp nhiệt, thư Can, nhu Can, công tích đạo trệ. Trị túi mật viêm mạn.
Đã trị 55 ca, khỏi 40, chuyển biến tốt 13, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 96,4%. Bình quân uống 45 thang.
+ Hóa Ứ Thư Đởm Thang (Tứ Xuyên Trung Y (2) 1985): Nhũ hương (chế), Một dược (chế), Chỉ xác đều 10 ~ 15g, Đan sâm 30g, Uất kim 10 ~ 20g, Đương quy 10 ~ 12g, Ô mai 40g, Kim tiền thảo 30 ~ 60g. Sắc uống.
TD: Hóa ứ thư Đởm, thanh nhiệt lợi thấp. Trị viêm túi mật mạn (thể huyết ứ).
Thường uống 1-3 thang là hết đau.
+ Uy Sâm Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Uy linh tiên, Đan sâm, Liên kiều đều 30g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, hành ứ, thông kết chỉ thống. Trị túi mật viêm mạn.
+ Tam Thanh Thang (Tân Trung Y (11) 1988): Thanh đại, Chi tử, Hoàng cầm đều 10g, Thanh cao, Sài hồ, Xuyên luyện tử, Diên hồ sách đều 12g, Đại thanh diệp, Nhân trần, Liên kiều, Kim ngân hoa đều 15g. Sắc uống.
TD: Thanh Can giải uất, lợi Đởm chỉ thống. Trị túi mật viêm mạn tính.
Châm Cứu
(Tham khảo thêm bài Hoàng Đản thể Âm Hoàng).
TỬ CUNG SA
Prolapsus Utérin - Prolapse Of Uterus
. Là trạng thái tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường.
. Còn gọi là: Âm đỉnh, Âm đồi, Âm khuẩn, Âm thoát, Âm trĩ, Tử cung bất thâu, Tử cung xuất thoát.
. Tử cung sa xuống nhiều quá, không tự co rút lên được, dễ bị nhiễm khuẩn, cần lưu ý phối hợp thêm thuốc rửa.
Còn gọi là Âm Đỉnh Xuất Hạ Thoát, Âm Đỉnh (Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận), Âm Thoát, Âm Đồi, Âm Trĩ (Thiên Kim Phương), Tử Cung Thoát Xuất (Diệp Thị Nữ Khoa), Âm Khuẩn, Tử Cung Bất Thâu (Bệnh Nguyên Từ Điển).
Dân gian quen gọi là Sa Dạ Con, Sa Sinh Dục.
Phân Loại
Trên lâm sàng, dựa vào vị trí thoát xuống của tử cung, thường được chia làm ba loại:
. Độ I: Cổ tử cung chưa sa ra ngoài, bụng dưới và âm hộ có cảm giác vướng, nặng. Khi lao động nặng hoặc mệt nhọc, có cảm giác vướng và nặng hơ, nghỉ ngơi thì đỡ.
. Độ II: Cổ tử cung thập thò ở âm hộ, thành trước và thành sau âm đạo hơi bị sa xuống. Nằm nghỉ thì cổ tử cung co lên, đi lại nhiều hoặc lao động mệt nhọc thì sa xuống nhiều hơn.
. Độ III: Cổ tử cung sa hẳn ra ngoài, thành trước và thành sau âm đạo sa xuống nhiều kèm bàng quang và trực tràng cũng bị sa xuống. Cổ tử cung phì đại, lở loét, tiểu không hết, địa tiện khos, bụng dưới cảm thấy nặng, nằm cũng không thấy co lên.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ, có thể phân làm 2 loại: Nguyên Phát và Thứ Phát.
1-Nguyên Phát
a. Thực thể thường do:
+ Tật bẩm sinh ơ? tư? cung: tư? cung 2 buồng, cổ và eo tư? cung hơi dài quá gấp nhiều về phía trước hoặc phía sau.
+ Do nhiễm khuẩn, chu? yếu do lao.
+ Dây chằng rộng, các dây chằng tư? cung bị xơ hóa.
+ Các khối u ơ? chậu hông chèn ép vào dây chằng.
b. Cơ năng: rối loại thần kinh vùng hố chậu.
+ Không phát triển sinh dục phụ.
+ Các yếu tố về tinh thần, tâm lý.
2 - Thứ Phát:
Thường gặp nhiều nhất là viêm đường sinh dục, viêm tư? cung, buồng trứng, túi cùng Douglas, dây chằng tròn viêm.
+ Do chướng ngại đường xuất huyết (thường gặp).
+ Đốt điện cổ tư? cung gây ra chít, hẹp.
+ Nạo nhau, nạo thai, bị nhiễm khuẩn gây hẹp cổ tư? cung.
+ Tư? cung gấp lại phía sau.
+ Khối u
+ U xơ tư? cung.
+ Bướu niêm mạc tư? cung.
Đa số do sau khi sinh tầng sinh môn bị rách, lao động sớm, ăn uống thiếu thốn. Cũng có thể do các dây chằng treo tử cung bị nhão, cơ thể suy nhược hoặc do vị trí tử cung bất thường như dài quá…
Đông y cho là do:
+ Khí Hư: Do thể chất yếu, lao động nặng hoặc sinh hoạt tình dục quá mức hoặc khi sinh đẻ rặn quá sức, sau khi sinh lại lao động nặng sớm khiến cho Tỳ khí bị suy yếu, không nâng được tử cung ở vị trí bình thường.
+ Thấp Nhiệt: Do thấp khí dồn xuống dưới, lâu ngày hóa thành nhiệt.
Sách ‘Tam Nhân Phương’ viết: “Phụ nữ khi sinh, vì gắng sức quá nên âm hộ bị sa xuống, dưới âm hộ lồi ra hai bên, cọ sát vào sưng đau hoặc cử động, phòng lao đều có thể phát bệnh, nước tiểu rỉ ra”.
Nguyên Tắc Điều trị
Trị bệnh này, chủ yếu là dùng phương pháp bổ khí, thăng đề.
Nếu do khí hư, dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang. Khí huyết đều hư dùng bài Thập Toàn Đại Bổ. Thấp nhiệt rót xuống dưới dùng bài Long Đởm Tả Can Thang.
Ngoài ra, nên phối hợp thêm thuốc rửa.
Sau khi khỏi bệnh, không nên làm việc nặng quá để tránh tái phát.
Triệu Chứng
+ Thể Khí Hư: Tử cung sa xuống, bụng dưới nặng, thắt lưng đau, hôi hộp, hơi thở ngắn, mệt mỏi, tiểu nhiều, đại tiện lỏng, đái hạ ra nhiều, rêu lưỡi mỏng, mạch Trầm Nhược.
Điều trị: Bổ khí, thăng đề. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang (Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận – Lý Đông Viên ): Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 8g, Nhân sâm 8g, Sài hồ 6g, Thăng ma 8g, Trần bì 6g. thêm Chỉ xác Sắc uống
(Hoàng kỳ, Nhân sâm để cam ôn, ích khí, trong đó, Hoàng kỳ là chủ dược có công năng bổ, phối hợp với Thăng ma, Sài hồ để thăng dương, ích khí. Vừa dùng thuốc thăng đề vừa dùng thuốc bổ khí là đặc điểm cơ bản trong việc ghép các vị thuốc ở bài này. Còn Bạch truật, Trần bì, Cam thảo, Đương quy dùng để kiện Tỳ, lý khí, dưỡng huyết, hoà trung là thuốc hỗ trợ của bài này. Vì Hoàng kỳ ích khí, cố biểu, Thăng Ma thăng dương, giáng hoả, Sài hồ giải cơ, thanh nhiệt, vì vậy, người dương khí hư mà lại bị ngoại cảm tà phát sốt cũng có thể dùng, cách trị này gọi là 'cam ôn trừ nhiệt).
Nếu đới hạ ra nhiều, mầu trắng, lợn cợn, thêm Sơn dược, Khiếm thực, Tang phiêu tiêu để chỉ đới, cố thoát.
+ Thể Thận Hư: Tử cung sa xuống, bụng dưới nặng, lưng đau, gối mỏi, tiểu nhiều, tai ù, chóng mặt, chất lưỡi hồng nhạt, mạch Trầm Tế.
Bổ Thận, thăng đề. Dùng bài Đại Bổ Nguyên Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Chích thảo 4g, Đỗ trọng 8g, Đương quy 8g, Hoài sơn 8g, Kỷ tử 8g, Nhân sâm 12g, Sơn thù 8g, Thục địa 20g. Thêm Lộc giác giao, Thăng ma, Chỉ xác. Sắc uống.
+ Thể Thấp Nhiệt: Tử cung sa, âm hộ sưng đau, lở loét, nước vàng ra nhiều, tiểu buốt, rát, sốt, tự ra mồ hôi, miệng đắng, khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương): Cam thảo 2g, Đương qui 8g, Chi tử 12g, Hoàng cầm 8g, Long đởm thảo 12g, Mộc thông 8g, Sài hồ 8g, Sinh địa 8g, Trạch tả 8g, Xa tiền tử 6g.
(Long đởm thảo tả thực hỏa ở can đởm, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm quân; Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ vị đắng, tính hàn, để tả hỏa; Xa tiền tử, Mộc thông, Trạch tả thanh lợi thấp nhiệt, làm cho thấp nhiệt thoát ra qua đường tiểu, làm thần; Can là tạng chứa huyết, can kinh có nhiệt thì âm huyết sẽ bị tổn thương, vì vậy, dùng Sinh địa, Đương quy để lương huyết, ích âm, làm tá; Cam thảo điều hòa các vị thuốc, làm sứ. Các vị hợp lại có tác dụng tả thực hỏa ở can đởm, thanh thấp nhiệt ở kinh can).
Nếu thấp nhiệt không nặng mà kèm huyết hư (sắc mặt vàng úa, chóng mặt, hồi hộp, lòng bàn tay nóng, mạch Tế Sác) nên dùng bài Đương Quy Tán (Ngoại Đài Bí Yếu): Đương quy, Hoàng cầm đều 60g, Bạch thược 45g, Vị bì (đốt tồn tính) 15g, Mẫu lệ 45g. Tán bột. Mỗi lần uống 6g với rượu nóng, nước cơm.
Thuốc Rửa
+ Chỉ xác 60g, sắc nước, ngâm nhiều lần (Trực Huệ Đường Kinh Nghiệm Phương).
+ Chỉ xác, Kha tử, Ngũ bội tử, Bạch phàn, sắc, xông rồi rửa. Nếu chưa rút lên, cứu thêm huyệt Bá hội 2 tráng (La Thị Hội Ước Y Kính).
+ Tỳ ma tử (hột Đu đủ tía), 14 hột, giã nát, đắp vào giữa đỉnh đầu (Bá hội). Khi thấy tử cung co lên thì bỏ thuốc ra ngay (La Thị Hội Ước Y Kính).
+ Ô mai 60g, sắc lấy nước xông, sau đó, lúc nước còn ấm, dùng để rửa, ngày 2~3 lần (Đan Khê Nữ Khoa).
+ Khổ Sâm Xà Sàng Tử Thang gia giảm: Khổ sâm, Xà sàng tử, Hoàng bá (sống), Hoàng liên, Bạch chỉ, Khô phàn. Sắc lấy nước rửa 2~3 lần. Dùng trong trường hợp sa tử cung do thấp nhiệt (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
+ Không Lở Loét: Xà sàng tử , Ô mai, Ngũ bội tử đều 20g, sắc lấy nước xông và rửa.
+ Lở Loét: Bạch chỉ 12g, Hoàng bá 12g, Bạch phàn 4g, Xà sàng tử 20g, sắc lấy nước xông và rửa (Trung Y Phụ Khoa Học).
Châm Cứu
1- Châm Cứu Học Thượng Hải : Bổ khí, thăng đề.
• Huyệt chính: Bá Hội (Đc.20) + Duy Đạo (Đ.28) + Khí Xung (Vi.30) + Tam Âm Giao (Ty.6).
• Huyệt phụ: Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khí Ha?i (Nh.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Thái Xung (C.3).
Châm Duy Đạo, hướng xuống vào trong sâu 1,5 - 3 thốn, Khí Xung châm xiên hướng lên 1,5 - 3 thốn, lưu kim 15 - 20 phút, vê kim ngắn, mạnh. Mỗi ngày 1 lần châm.
•. Khí hư: thêm Khí Ha?i.
. Thấp nhiệt: thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9), Thái Xung (C.3), Khúc Tuyền (C.8).
Ý nghĩa: Duy Đạo thuộc mạch Đới, hội cu?a Thiếu dương, châm xiên xuống vào trong là kích thích vào dây chằng rộng cu?a tư? cung; phía trong huyệt Khí Xung là dây chằng tròn tư? cung, cũng là hội cu?a mạch Xung và kinh Vị, châm xiên lên cũng là vào vị trí cu?a dây chằng rộng; Khí Ha?i điều bổ dương khí; Thái Xung, Khúc Tuyền để thanh nhiệt; Âm Lăng Tuyền đưa thấp xuống.
2- Âm Kiều ( Chiếu Ha?i (Th.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Thu?y Tuyền (Th.5) (Tư Sinh Kinh).
3- Chiếu Ha?i (Th.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Đại Thành).
4- Chiếu Ha?i (Th.6) + Đại Đô (Ty.2) + Khúc Tuyền (C.8) (Thần Ứng Kinh).
5- Cứu lằn chỉ ngang dưới rốn (Âm giao) 27 tráng + Chiếu Ha?i 7 tráng (Phụ Nhân Lương Phương).
6- Khúc Tuyền (C.8) + Thiếu Phu? (Tm.8) (Thần Cứu Kinh Luân).
7- Bá Hội (Đc.20) + Chiếu Ha?i (Th.5) + Duy Đạo (Đ.28) + Đại Hách (Th.12) + Khí Ha?i (Nh.6) + Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
8- Huyệt chính: Duy Bào.
Huyệt phụ: Tam Âm Giao (Ty.6) + Tư? Cung. Châm huyệt Duy Bào, theo nếp háng hướng xuống + châm xiên tới phần cơ, sâu 2 - 3 thốn, tạo ca?m giác lan tới bụng dưới và Hội Âm (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
9- Bá Hội (Đc.20) + Duy Đạo (Đ.28) + Khí Ha?i (Nh.6) + Khí Xung (Vi.30) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) [bổ hoặc cứu].
Thấp nhiệt: thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Tuyền (C.8) + Thái Xung (C.3) [đều ta?] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
10- Nhóm 1: Hội Âm (Nh.1) + Huyết Ha?i (Ty.10) + Khí Ha?i (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thân Mạch (Bq.62) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Qua?n (Nh.12).
Nhóm 2: Bá Hội (Đc.20) + Bát Liêu + Đại Trường Du (25) + Huyết Ha?i (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6)+ Tiểu Trường Du (Bq.27) + Trung Cực (Nh.3) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
11- Bá Hội (Đc.20) + Chiếu Ha?i (Th.6) + Duy Đạo (Đ.28) + Đại Hách (Th.12) + Khí Ha?i (Nh.6) + Thái Xung (C.3) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
12- Bá Hội (Đc.20) + Bàng Cường + Chiếu Ha?i (Th.6) + Duy Bào + Đại Đô (Ty.2) + Đề Thác + Đình Đầu + Hội Âm (Nh.1) + Khúc Tuyền (C.8) + Thái Âm Kiều + Thu?y Tuyền (Th.5) + Tư? Cung + Xung Gian (Châm Cứu Học HongKong).
13- Đưa dương khí lên, cố định tư? cung, Châm bổ Bá Hội (Đc.20) + Đái Mạch (Đ.26) + cứu Khí Ha?i (Nh.6) + Trung Qua?n (Nh.12) + Trung Cực (Nh.3) + Trường Cường (Đc.1) (Châm Cứu Học Việt Nam).
14- Nhóm 1: Bá Hội (Đc.20) + Duy Đạo + Đại Hoành (Ty.15) + Khí Ha?i (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36).
Nhóm 2: Bá Hội (Đc.20) + Hoành Cốt (Th.11) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Khê (Th.3) + Tư? Cung.
Mỗi ngày châm 1 nhóm, 7 lần là 1 liệu trình - ‘Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí’ số 137/1985.
TỬ ĐỜM
(Tuberculosis Epididymis)
Là một loại bệnh lao thường gặp của hệ sinh dục và là loại bệnh lao thứ nhì ở bộ phận khác (ngoài phổi) của cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn lao xâm nhập vào tinh hoàn qua đường tiểu sau và ống dẫn tinh. Các nhà nghiên cứu YHCT gọi là Lưu Đờm một dạng giống với Lao Khớp Xương.
Còn gọi là Phụ Cao Kết Hạch.
Nguyên Nhân
Do Can Thận hư tổn, mạch lạc hư rỗng, đờm trọc thừa cơ xâm nhập vào, kết lại ở dịch hoàn gây nên bệnh. Đờm trọc uất lại lâu ngày hoá thành nhiệt, nhiệt thịnh nung nấu cơ nhục hoáthành mủ. Hoá thành mủ thì đờm trọc hoá thành nhiệt, xuất hiện các chứng âm hư nội nhiệt. Lâu ngày âm và dương sẽ bị hư, có thể xuất hiện chứng trạng Thận dương hư.
Sách ‘Thọ Thế Bảo Nguyên’ viết: “Ứ huyết, thấp đờm, ngưng tụ lại ở các khớp, khớp sẽ sưng lên, đau ở các khớp… đó là thấp đờm”.
+ Đờm Thấp Ngưng Kết: Người Can Thận vốn bất túc, đờm thấp nhân cơ hội đó mà xâm nhập vào, lưu chú ở dịch hoàn, khiến cho mào tinh hoàn bị huỷ hoại. Đờm thấp xâm nhập vào bộ phận sinh dục, vì thấp có đặc tính dính, trệ nên nếu thấp và hàn thịnh sẽ làm tổn thương dương, dương hư không ôn vận hoá được, đờm thấp sẽ kết lại gây nên bệnh.
+ Đờm Nhiệt Kết: Đờm thấp lâu ngày không tan, hàn hoá thành nhiệt, nuiệt nung nấu da thịt khiến cho da thịt bị huỷ hoại, hoá thành mủ, nhệt bớt thì mủ lưu lại,vỡ miệng lâu không khỏi làm tổn thương phần âm, hao tán phần khí, gây nên bệnh.
+ Khí Huyết Âm Dương đều hư: Bệnh lâu ngày hoá thành mủ không khỏi làm tổn thương huyết, khí dẫn đến âm dương bị tổn thương gây nên bệnh.
Triệu Chứng
Bệnh phát ở thanh niên khoảng 20~35 tuổi, phát triển chậm. Thường có khối u ở một bên mé dịch hoàn rồi lan ra khắp dịch hoàn và tinh hoàn. Khối u thường mềm, ít đau hoặc đau ê ẩm, đau trằn nặng, khối u giống như chuỗi hột nằm trong ống dẫn tinh, vài tháng hoặc vài năm sau nó trở thành khối to trong dịch hoàn và da, dần dần sưng to, da vùng bìu đỏ tối giống như dạng áp xe lạnh, rồi mủ đặc hơn, giống như tròng trắng trứng gà, vết loét không lành miệng. Giai đoạn đầu thường không có triệu chứng chung. Sau khi mưng mủ và vỡ ra, có các triệu chứngnôị nhiệt do Thậnâm hư hoặc Thận dương hư.
Chẩn Đoán
Khám qua ngõ hậu môn thấy tiền liệt tuyến hơi sưng, có khối u cứng, Xét nghiệm máu thấy tế bào lympho tăng, trong nước tiểu có thể thấy máu và thử nghiệm lao thấy đa số dương tính.
Biện Chứng Luận Trị
+ Giai Đoạn Đầu: Khối u không đau, hoặc chỉ cảm thấy ê ẩm, xệ xuống, da vùng bìu dái bình thường, đa số không có dấu hiệu rõ rệt, lưỡi trắng, mạch Trầm Tế.
Điều trị:
. Bổ ích Can Thận, ôn kinh, thông lạc, hoá đờm, tán kết. Dùng bài Dương Hoà Thang gia vị (Thục địa 30g, Ma hoàng 3g, Lộc giác giao, Bạch giới tử, Quất hạch, Bách bộ đều 10, Đan sâm 15g, Mẫu lệ (sống) 20g, Bào khương (tro), Nhục quế, Cam thảo đều 6g, Ngưu tất 12g. Sắc uống).
Hoặc có thể dùng Tiểu Kim Đơn hoặc Tứ Trùng Phiến (Trung Y Ngoại Khoa Học).
. Ôn hoá hàn Thấp, hoá đờm thông kết. Dùng bài Dương Hoà Thang (Ma hoàng, Nhục quế, Bào khương, Cam thảo đều 6g, Bạch giới tử, Lộc giác giao đều 10g, Thục địa 45g) thêm Quất hạch, Lệ chi hạch đều 20g.
(Dùng Thục địa là chính để đại bổ âm huyết; Lộc giác giao dưỡng huyết, trợ dương; Nhục quế, Bào khương ôn dương, tán hàn, thông huyết mạch; Ma hoàng, Bạch giới tử giúp cho Khương, Quế tán hàn, hoá đờm; Cam thảo điều hoà các vị thuốc; Quất hạch, Lệ chi hạch sơ Can, lý khí, tán kết).
Hoặc dùng Tiểu Kim Đơn để phá huyết, thông lạc, tán ứ, hoá thấp, tiêu thủng, chỉ thống (Trung Y Cương Mục).
+ Giai Đoạn Mưng Mủ: Dịch hoàn sưng to, có khối u ở tinh hoàn, mầu đỏ tối, hơi sốt, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị:
. Tư âm, thanh nhiệt, trừ thấp, hoá đờm, thác lý, bài nùng. Dùng bài Tư Âm Trừ Thấp Thang gia giảm (Thục địa 30g, Sài hồ, Hoàng cầm, Địa cốt bì, Triết bối mẫu, Trạch tả, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích đều 10g, Tri mẫu, Đương quy, Ngưu tất đều 12g, Hoàng kỳ (sống) 20g. Sắc uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).
. Tư âm, thanh nhiệt, hoá đờm, thấu nùng. Dùng bài Tư Âm Trừ Thấp Thang thêm Hoàng kỳ, Xuyên sơn giáp (nướng), Tạo giác thích. Uống kèm với Tiểu Kim Đơn.
(Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa (là bài Tứ Vật Thang) để dưỡng huyết, tư âm; Tri mẫu, Bối mẫu, Địa cốt bì, Hoàng cầm thanh nhiệt, lương huyết; Trạch tả, Trần bì lợi thấp; Sài hồ phối hợp với Hoàng cầm để tán uất hoả; Cam thảo giải độc; Hoàng kỳ, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích bổ khí, tháclý, hoá nùng, khiến cho mủ mau được đẩy ra) (Trung Y Cương Mục).
+ Giai Đoạn Sau Khi Vỡ Mủ
a- Dương Hư: Mủ ra như đờm, mặt vết thương lở loét, da bên trong mầu tối tro, da mặt không tươi, tay chân lạnh, sợ lạnh, tiêu lỏng, lưỡi bệu, nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế Trì.
Điều trị: Ích khí, dưỡng huyết hoặc bổ Can Thận. Dùng bài Tiên Thiên Đại Tạo Hoàn gia giảm (Thục địa, Hoàng kỳ đều 30g, Hà thủ ô, Thỏ ty tử, Phục linh đều 12g, Nhục thung dung, Tiên mao, Câu kỷ, Ngưu tất đều 10g, Đương quy, Hoàng tinh, Đảng sâm đều 15g, Cam thảo 6g, Nhục quế 3g, Tử hà xa (bột) 3g (hoà vào uống). Sắc uống.
Nếu bệnh nhẹ, dùng Tiên Thiên Đại Tạo Hoàn. Hoặc Tả Quy Hoàn.
b- Âm Hư Nội Nhiệt: sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt, trừ thấp, hoá đờm. Dùng bài Tư Âm Trừ Thấp Thang gia giảm (Thục địa 30g, Sài hồ, Hoàng cầm, Địa cốt bì, Triết bối mẫu, Trạch tả đều 10g, Tri mẫu, Đương quy, Ngưu tất đều 12g, Hoàng kỳ (sống) 20g. Sắc uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Thận Hư Hoá Đờm: Mưng mủ ở âm nang, nước mủ trong, nhạt, chảy ra như nước miếng, loét ra thành hõm, khó gom miệng lại. Nếu nặng toàn thân có thể bị uể oải, không có sức, thân nhiệt hạ, mồ hôi tự ra, sắc mặt trắng, lưng đau, chân mỏi, sợ lạnh, vùng bộ phận sinh dục lạnh, mạch Nhược, không lực.
Điều trị: Ích khí, bổ Thận kèm hoá đờm thấp. Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ thêm Phụ tử, Lộc giác giao, uống kèm với Tiểu Kim Đơn.
(Nhân sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo là bài Tứ Quân để kiện Tỳ, ích khí; Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Xuyên khung là bài Tứ Vật để tư âm, bổ huyết; Hoàng kỳ bổ khí, thăng dương; Nhục quế, Phụ tử bổ hoả, trợ dương; Lộc giác giaoon bổ Can Thận, ích tinh, dưỡng huyết. Thêm Tiểu Kim Đơn để phá ứ, trục kết, hoá đờm, tiêu trừ ngưng trệ) (Trung Y Cương Mục).
Nếu có dấu hiệu âm hư hoả vượng, có thể uống thêm bài Đại Bổ Âm Hoàn.
Thuốc Trị Ngoài
+ Giai đoạn đầu: dùng Dương Hoà Giải Ngưng Cao
+ Có mủ: chọc tháo mủ, dùng gạc tẩm thuốc Cửu Nhất Đơn dẫn lưu.
+ Lúc hết mủ dùng Sinh Cơ Tán hoặc Sinh Cơ Bạch Ngọc Cao
TỬ MÃN
Có thai mà nước ối quá nhiều, bụng to khác thường, ngực bụng đầy trướng hoặc khó thở không nằm được, gọi là ‘Thai Thuỷ Thủng Mãn’, tục gọi là ‘Tử Mãn’.
Tương đương chứng ‘Dương Thuỷ Đa Quá’ của YHHĐ.
Nguyên Nhân
Do Tỳ mất chức năng kiện vận, thuỷ dịch xâm nhập vào bào thai gây nên.
+ Do Tỳ Khí Hư Nhược: Cơ thể vốn bị Tỳ hư, khi có thai, kém ăn, sinh ra lạnh. Huyết khí tụ vào mạch Xung, Nhâm để dưỡng thai, nếu Tỳ khí hư không vận hoá được thuỷ thấp, thấm vào bào thai gây nên chứng Tử Mãn.
+ Do Khí Hư Thấp Uất: Người vốn hay uất ức, khi có thai, thai lớn lên làm cho khí bị ngăn trở, không thông, khí trệ, thấp uất, tích tụ lại ở bào thai gây nên chứng Tử Mãn.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp một số trường hợp sau:
+ Tỳ Khí Hư Nhược: Có thai mà nước ối quá nhiều, bụng to khác thường, da bụng căng, chân và bộ phận sinh dục phù, nặng thì toàn thân bị phù, ăn ít, bụng trướng, mệt mỏi, chân tay yếu, da mặt hơi vàng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm, Hoạt không lực.
Điều trị: Kiện Tỳ, thấm thấp, dưỡng huyết, an thai. Dùng bài Lý Ngư Thang (Thiên Kim Yếu Phương): Lý ngư (cá Chép), Bạch truật, Bạch thược, Đương quy, Phục linh, Sinh khương.
(Cá chép chuyên trục nước ở bào thai, để tiêu thủng; Bạch truật, Phục linh, Sinh khương kiện Tỳ, lý khí, thấm thấp để hành thuỷ; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, an thai, làm cho nước chảy xuống dưới, không làm hại đến thai.
+ Khí Trệ Thấp Uất: Có thai mà nước ối quá nhiều, bụng to khác thường, ngực bụng đầy trướng, khó thở, không nằm được, chân sưng phù, da căng cứng, ấn vào lõm. lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Lý khí, hành trệ, lợi thuỷ, trừ thấp. dùng bài Phục Linh Đạo Thuỷ Thang (Y Tông Kim Giám), bỏ Binh lang: Phục linh, Trư linh, Sa nhân, Mộc hương, Trần bì, Trạch tả, Bạch truật, Mộc qua, Đại phúc bì, Tang bạch bì, Tô diệp.
(Phục linh< Trư linh, Bạch truật, Trạch tả kiện Tỳ, hành thuỷ; Mộc hương, Sa nhân, Tô diệp tỉnh Tỳ, lý khí; Đại phúc bì, Tang bạch bì, Trần bì tiêu trướng, hành thuỷ; Mộc qua hành khí, trừ thấp).
TUYẾN VÚ VIÊM
(Nhũ Tuyến Viêm - Mastite - Mastitis).
A. Đạicương
Tuyến vú viêm là bệnh thường gặp nơi phụ nữ đang cho con bú. Dấu hiệu chính là vú sưng to, đau.
YHCT gọi là: Nhũ Ung, Suy Nhũ, Đố Nhũ, Nãi Tiết, Ngoại Suy, Nội Suy, Tắc Tia Sữa, Lên Cái Vú.
B. Nguyênnhân
Do lúc cho trẻ bú, trẻ mút làm đầu vú bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập vào, gây bệnh.
Sữa ra không thông (do tia sữa bị tắc) tích tụ lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Theo YHCT, phần nhiều do khí uất ở Can Đở m và nhiệt độc ứ trệ ở kinh Vị làm cho khí huyết bị trở ngại gây ra bệnh.
C. Triệuchứng
Bắt đầu sốt nóng, sợ lạnh, vú bên bệnh sưng nóng đỏ, đau, có thể sờ thấy cục do sữa không thông, toàn thân cũng bị đau nhức khó chịu, hạch ở nách cùng bên sưng to, chỗ bị bệnh dần cứng và thành mủ . Khoảng 10 ngày mủ chín và vỡ ra, rồi sốt hạ và khỏi dần. Nếu như vỡ mủ rồi mủ chảy không thông, sưng đau, sốt không bớt là mủ đã lan rộng ra, YHCT gọi là “Truyền Nan Nhũ Ung”.
Nếu vỡ mủ mà thành nhọt rò rỉ mủ ra, gọi là “Nhũ Lậu”.
D. Điềutrị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thông lợi nhũ đạo, thanh tiết nhiệt độc.
. Huyệt chính: Đàn Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1).
. Huyệt phụ: Nội Quan (Tiết.6) + Thiên Tỉnh (Ttu.10).
Ngày châm 1 - 3 lần, mỗi lần lưu kim 30 phút, cách 5 - 10 phút vê kim 1 lần, kích thích mạnh vừa.
2- Phục Lưu (Th.7) + Thái Xung (C.3) (Giáp Ất Kinh).
3- Hiệp Khê (Đ.43) + Phong Long (Vi.40) + Thiên Khê (Ty.18) + Ưng Song (Vi.16) (Thiên Kim Phương).
4- Nhóm 1: Cứu 2 huyệt Ngư Tế 27 tráng
. Nhóm 2: Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Lương Khâu (Vi.34)
. Nhóm 3: Hạ Cự Hư (Vi.39) + Hạ Liêm (Đtr.8) + Hiệp Khê (Đ.43) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ưng Song (Vi.16) (Tư Sinh Kinh).
5- Thái Dương + Thiếu Trạch (Ttr.1) (Châm Cứu Tụ Anh).
6- Hạ Cự Hư (Vi.39) + Nhũ Trung (Vi.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Xung (C.3) + Ưng Song (Vi.16) (Châm Cứu Tập Thành).
7- Du Phủ (Th.27) + Đại Lăng (Tb.7) + Đàn Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Uỷ Trung (Bq.40) (Châm Cứu Đại Thành).
8- Điều Khẩu (Vi.38) + Hạ Cự Hư (Vi.39) đều 27 tráng + Kiên Ngung (Đtr.15) + Linh Đạo (Tm.4) cứu 27 tráng + Ôn Lưu (Đtr.7), (trẻ nhỏ cứu 7 tráng + người lớn 27 tráng) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Loại Kinh Đồ Dực).
9- Hạ Liêm (Đtr.8) + Hiệp Khê (Đ.43) + Ngư Tế + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) (Thần Ứng Kinh).
10- Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) (Thần Cứu Kinh Luân).
11- Đàn Trung (Nh.17) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thái Xung (C.3) + Túc Lâm Khấp (Đ.41)(Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
12- Túc Tam Lý (Vi.36) + Kỳ Môn (C.14) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Xích Trạch (P.5) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
13- Đàn Trung (Nh.17) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Nhũ Căn (Vi.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giản Biên).
14- Khúc Trạch (Tb.3) + Nhũ Căn (Vi.18) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thái Xung (C.3) + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Ưng Song (Vi.16), kích thích vừa mạnh (Trung Quốc Châm Cứu Học).
15- Quang Minh (Đ.37) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
16- Đàn Trung (Nh.17) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Hiệp Bạch (P.4) + Hoang Môn (Bq.51) + Hữu Nghi + Khích Thượng + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Linh Khưu (Th.24) + Lương Khâu (Vi.34) + Nhũ Căn (Vi.18) + Tả Nghi + Thái Xung (C.3) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Ưng Song (Vi.16) (Châm Cứu Học HongKong).
17- Kiên Tỉnh (Đ.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Túc Lâm Khấp và A Thị Huyệt (Châm Cứu Học Việt Nam).
18- Châm tả huyệt Kiên Tỉnh (Đ.21) đối diện bên đau (đau trái châm pHải và ngược lại), châm thẳng, sâu 0, 5 - 0, 8 thốn, lưu kim 10 phút, cứ 3 - 5 phút lại vê kim 1 lần. Ngày châm 2 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 13/1985).
19- Châm tả Lương Khâu (Vi.34), Thái Xung (C.3). Ngày châm 1 lần
UẤT CHỨNG
Là bệnh do tinh thần không thoải mái, khí trệ, tà uất, tinh thần không ổn định gây nêngây ra.
Theo Đông y, các chứng tâm tình uất ức, tinh thần bồn chồn không yên, dễ tức giận, hay hờn khóc, có cảm giác đầy, đau, trong cổ như có vật gì ngăn nghẹn, chóng mặt, mất ngủ thường được quy về chứng uất.
Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Huyết khí điều hoà thì không có bệnh, khi uất ức thì bệnh tật phát sinh”.
Uất ở đây có nghiã là tích, trệ, uất, kết.
Bệnh chiếm đến 10% trong số các bệnh nội khoa.
Trên lâm sàng chứng Can uất chiếm đến 21%.
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược – Phụ Nhân Tạp Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ có đề cập đến chứng bệnh Tạng Táo, Mai Hạch Khí thường gặp nơi phụ nữ, cách điều trị hai bệnh này vẫn được tham khảo trong khi điều trị chứng uất.
Sách ‘Đan Khê Tân Pháp – Lục Uất’ đề xuất 6 loại: Khí uất, Huyết uất, Thực uất, Thấp uất và Đờm uất, và nêu ra bài Lục Uất Thang, Việt Cúc Hoàn để trị. Tuy nhiên trong 6 loại này, trước hết do Khí uất sau đó thấp, đờm, nhiệt, huyết, thức ăn mới uất lại sinh ra bệnh.
Sách ‘Y Học Chính Truyền’ cũng cho rằng uất là một loại chứng chứ không phải là bệnh. Mãi đến đời Minh, yếu tố tình chí gây nên uất chứng mới được đề cập đến. Sách ‘Cổ Kim Y Thống Đại Toàn – Uất Chứng Môn’ viết: “Uất do thất tình không thoải mái, uất kết lại, uất lâu ngày biến chứng ra”. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư – Uất Chứng’ cho rằng tình chí uất ức gây nên bệnh, và đề cập đến 3 loại là Nộ uất, Tư uất, Ưu uất.
Liên hệ với các dạng bệnh Hysteria, Thần kinh rối loạn, Thần kinh suy nhược của YHHĐ.
Nguyên Nhân
Chủ yếu do tình chí bị tổn thương, Can khí hoành nghịch lên, ảnh hưởng đến tạng phủ, kinh mạch gây nên bệnh.
+ Do tình chí uất kết, Can mất chức năng sơ tiết, Can khí nghịch lên, xâm phạm vào Vị, Vị bị tổn thương mất chứ năng kiện vận, hoà giáng, thấp nhân đó tích lại sinh đờm, làm khí bị ngăn trở. Hoặc do giận dữ làm hại Can, mộc uất hoá hoả, Can hoả thịnh ảnh hưởng đến Tâm Phế, khiến cho Tâm hoả nội động, Phế mất chức năng tuyên giáng. Hoặc Can hoả thịnh thì Thận âm bị suy tổn, tinh huyết khô, cân mạch mất sự nuôi dưỡng, gây nên chứng nội phong.
Biện Chứng
Can khí hoành nghịch biểu hiện là ngực sườn trướng đau là chính. Nếu Can khí phạm Vị thì kèm đau vùng thượng vị, ợ hơi, nuốt chua, nặng thì đau bụng, nôn mửa, đại tiện thất thuờng. Nếu đờm và khí xung với nhau thì trong họng cảm thấy có vật gì vướng, nuốt khó xuống, khạc khó ra, cũng gọi là Mai hạch khí. Nếu huyết hư thường kèm đầu váng, hồi hộp, hay quên, ít ngủ. Nếu khí uất hoá hoả, kèm có nhức đầu, mặt đỏ, tâm phiền, co giật hoặc hoả nghịch gây nê ho, cổ ngứa, đau. Hoặc khí nghịch lên gây nên chứng quyết, một lúc sau lại trở lại bình thường, đó là chứng Khí quyết.
Cách chung mạch của chứng Uất thường Trầm, Huyền. Nếu kèm đờm thấp thì rêu lưỡi nhiều nhớt, mạch Trầm Hoạt. Nếu bị huyết hư mạch có thể Trầm Sáp. Khí uất hoá hoả thì chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Tế mà Sác. Nếu uất kết, huyết ứ làm ngăn trở thì lấy chứng ngực sườn đau là chính, kèm cơ thể gầy ốm, sắc mặt tối xạm, chất lưỡi tím, mạch Trầm Sáp. Nếu âm hư, hoả vượng thì kèm có sốt, mặt đỏ, hồi hộp, ít ngủ, lưỡi đỏ sẫm, mạch Tế Sác.
Điều Trị
. Khi điều trị, nên chú ý thêm về mặt tinh thần (tạo điều kiện cho tinh thần được thoải mái...).
+ Phương Pháp Sơ Can: Can khí uất kết ở kinh mạch gây nên ngực tức, sườn đau, nên dùng sơ Can, lý khí. Dùng bài làm chính. Thêm Hương phụ, Uất kim, Tô ngạnh, Thanh bì, Quất diệp. Khí uất kèm thấp trệ, dùng bài Tứ Thất Thang, Việt Cúc Hoàn làm chính. Nếu mới phát, có hàn, thêm Ngô thù, Nhục quế.
+ Phương Pháp Tiết Can: Can khí hoành nghịch, dạ dày đau, nôn mửa, nên dùng phép tiết Can, hòa Vị. Dùng bài Kim Linh Tử Tán, Tả Kim Hoàn làm chính. Thêm Xuyên tiêu, Nhục quế lấy vị cay để thông dương; Ô mai, Bạch thược lấy vị chua để hòa âm. Phối hợp vị chua, đắng, cay là phương pháp chủ yếu để tiết Can, dựa theo ý vị cay để khai, vị đắng để giáng, có tác dụng tiết nhiệt. Thường dùng trong trường trường hợp dùng phương pháp sơ Can không kết quả, hoặc bệnh chứng phức tạp.
+ Phương Pháp Bình Can: Can khí bùng lên thì bụng đau, dạ dày đau, nôn mửa, dần dần dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, nặng hơn thì bỗng nhiên hôn mê, chân tay lạnh, một lúc sau mới tỉnh. Cũng có khi khí nghịch lên gây nên ho, khí bình lại thì khỏi. Trường hợp này nên dùng phương pháp bình Can, trấn nghịch. Dùng bài Tuyền Phúc Đại Giả Thạch Thang làm chính. Thêm Long xỉ, Từ thạch, Phục thần, Viễn chí để trấn Tâm, an thần. Hoặc thêm Bối mẫu, Qua lâu bì để an Phế, chỉ khái.
+ Phương Pháp Thanh Can, Tả Can: Can hỏa quá mạnh, rất dễ động đến Tâm hỏa, nên dùng phép thanh. Dùng bài Tiêu dao tán làm chính. Nếu trường vị táo thực, táo bón, nên dùng phép tả. Dùng bài Long Đởm Tả Can thang làm chính. Nếu hỏa quá mạnh sẽ làm tổn thương âm dịch, vì vậy sau khi dùng thuốc hạ rồi, vẫn nên dùng phép Thanh Can, dưỡng âm.
+ Phương Pháp Hoạt Huyết Thông Lạc: Hông sườn đau lâu ngày, dùng phép sơ Can không có kết quả, doamh khí không điều hòa, mạch lạc bị ứ trệ thì trong thuốc lợi khí nên kèm thông huyết lạc. Dùng bài Toàn Phúc Hoa Thang làm chính. Thêm Quy tu, Đào nhân, Uất kim, Trạch lan.
+ Phương Pháp Dưỡng Huyết Nhu Can: Bệnh lâu ngày, người suy yếu, âm huyết hư tổn, các vùng ngực, thượng vị, hông sườn lúc đau lúc không, đã dùng phép sơ Can lý khí mà không bớt, trường hợp này nên dùng phép tư Thận, dưỡng âm, kèm điều doanh huyết.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Can Khí Uất Kết: Tinh thần uất ức, hay tức giận, thở dài, ngực cảm thấy đầy, khó chịu, hông sườn đầy đau, ợ hơi, kém ăn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền
điều trị: Sơ Can, lý khí, giải uất.
Dùng bài:
. Sài Hồ Sơ Can Tán (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Bạch thược, Chỉ xác, Hương phụ, Sài hồ đều 8g, Trần bì 6g, Xuyên khung 6g, Chích thảo 4g.
. Việt Cúc Hoàn (Đan Khê tâm pháp): Hương phụ, Lục khúc, Thương truật đều 12g, Sơn chi, Xuyên khung đều 8g.
+ Khí Trệ Đờm Uất: Trong họng cảm thấy như có vật gì ngăn nghẹn, khạc không ra, nuốt không xuống, ngực đầy tức, sườn đau, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Hóa đờm, lý khí, giải uất. Dùng bài Bán Hạ Hậu Phác Thang (Kim Quĩ Yếu Lược): Bán hạ, Phục linh, Tía tô đều 12g, Hậu phác 2g, Sinh khương 3 lát. thêm Chỉ xác, Hương phụ, Phật thủ, Toàn phúc ngạnh.
+ Tâm Tỳ Đều Hư: Hay lo âu, buồn phiền, sợ hãi, hồi hộp, mệt mỏi, hay quên, mất ngủ, kém ăn, chóng mặt, sắc mặt không nhuận, chất lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.
Điều trị: Kiện Tỳ, dưỡng Tâm, ích khí, bổ huyết. Dùng bài Quy Tỳ Thang Gia Giảm (Tế Sinh Phương): Bạch linh, Đương qui, Toan táo nhân, Viễn chí đều 8g, Bạch truật, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Long nhãn đều10g, Cam thảo, Mộc hương đều 2g.
+ Ưu Uất Thương Thần: Hoảng hốt, không yên, hay buồn lo, khóc, có lúc hay ngáp, chất lưỡi nhạt, mạch Tế.
Điều trị: Dưỡng Tâm, an thần. Dùng bài Cam Mạch Đại Táo Thang (Kim Quĩ Yếu Lược): Cam thảo 12g, Đại táo 10 quả, Tiểu mạch 40g. thêm Bá tử nhân, Hợp hoan hoa, Phục thần, Táo nhân
U XƠ CỔ TỬ CUNG
U xơ cổ tử cung là một loại u lành tính thường gặp, thường liên quan đến sự rối loạn chức năng buồng trứng, sự xuất tiết quá nhiều nội tiết tố nữ cho nên bệnh có xu hướng teo sau thời kỳ mãn kinh...
Y học cổ truyền cho rằng do khí huyết ngưng trệ ở hai mạch Xung và Nhâm gây nên.
Dựa theo vị trí khác nhau của khối u có thể gặp U xơ cổ tử cung hoặc U xơ tử cung.
Triệu Chứng
- Rối loạn kinh nguyệt, thường biểu hiện là kinh kéo dài, lượng kinh nhiều, thống kinh, một số ít ra máu bất thường ở âm đạo.
- Huyết trắng ra nhiều, nhất là đối với u xơ tử cung, nếu bị nhiễm khuẩn thì huyết trắng có lẫn máu hoặc mủ.
- Sờ thấy có khối u vùng bụng dưới (nếu khối u nhỏ thì không sờ thấy được).
- Tiểu nhiều lần, khó đại tiện, do bàng quang và trực trường bị chèn ép. Nếu thần kinh bị chèn ép, có thể gây nên đau ở vùng lưng, đùi.
Chẩn Đoán
. Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng (như trên).
. Khám phụ khoa: Có thể sờ thấy thân tử cung to, bề mặt gồ ghề, niêm mạc tử cung lồi lõm không đều.
. Siêu âm giúp cho chẩn đoán rõ hơn.
. Chú ý phân biệt với ung thư buồng trứng, khối u do viêm nhiễm vùng hố chậu, có thai.
Điều Trị
Nguyên tắc điều trị chủ yếu là Nhuyễn kiên, tiêu tích, hành khí, hoạt huyết.
Nếu khối u nhỏ hơn tử cung có thai ba tháng, có yêu cầu sinh đẻ hoặc gần thời kỳ mãn kinh, không có triệu chứng rõ rệt, có thể điều trị bằng Đôngy và theo dõi. Nếu khối u to, có triệu chứng chèn ép và phát triển nhanh, cần dùng phẫu trị.
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
+ Thiên về huyết ứ: Dùng bài Quế Chi Phục Linh Hoàn thêm Bạch linh, Đào nhân, Xích thược, Đơn bì mỗi thứ 12g, Miết giáp, Mẫu lệ đều 20g, Quế chi 6g. Sắc uống.
+ Thiên Về Khí Trệ: Dùng bài Hương Lăng Hoàn thêm Hải tảo, Côn bố, Quất hạch, Hạ khô thảo đều 20g, Mộc hương, Chỉ xác, Đinh hương, Tam lăng, Nga truật, Thanh bì, Xuyên luyện tử, Tiểu hồi đều 6g
UNG THƯ DẠ DÀY
Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, đứng đầu các loại ung thư tiêu hóa. Triệu chứng chủ yếu là vùng bụng trên (thượng vị) khó chịu hoặc đau nôn, ợ, nôn ra máu, tiêu phân đen, sờ thấy có khối u. Triệu chứng ban đầu không rõ rệt, thường dễ lẫn với viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa. Lúc sờ thấy khối u và trạng thái bệnh nhân suy mòn thì đã muộn. Bệnh có thể mắc bất kỳ ở lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở tuổi 40-60, nam nhiều hơn nữ.
Triệu Chứng
Triệu chứng thường thấy:
a. Đau dạ dày: Phần nhiều vùng mỏm ức, đau bất kỳ lúc nào, ăn vào cũng không giảm, dễ nhầm với các bệnh khác vùng thượng vị.
b. Chán ăn, ăn xong bụng đầy, ợ hơi, bệnh nhân không buồn ăn gì nhất là các loại thịt. Và người sụt cân rất nhanh.
c. Buồn nôn và nôn: nôn do tâm vị tắc (khối u chèn ép) thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày nên chất nôn có mùi thối.
d. Chảy máu: thời kỳ mới đầu đã có thể có chảy máu, tiêu phân đen, chất nôn màu cà phê, phân đen màu hắc ín.
e. Các triệu chứng khác như táo bón, thiếu máu, mệt mỏi, sốt nhẹ ké o dài. Thời kỳ cuối, bệnh di căn tùy theo vị trí và mức độ mà triệu chứng khác nhau như kèm theo thủng dạ dày, chảy máu nhiều, viêm phúc mạc...
Khám thể trạng:
. Cơ thể gầy nhanh và cuối kỳ là da bọc xương, người nóng, da khô.
. Khối u sờ thấy ở vụng thượng vị, cứng chắc có nổi cục, di động theo nhịp thở.
. Di căn nhiều ở hạch lâm ba thượng đòn trái, kế đến là hạch dưới nách, vùng hố chậu, phúc mạc và gan. Có khi cũng di căn đến hạch lâm ba phổi.
. Viêm phúc mạc thường là cuối kỳ có khi gặp. Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng, các học giả y học cổ truyền cho rằng bệnh thuộc phạm trù chứng ‘phản vị’, và ‘ế cách’.
Chẩn Đoán: chủ yếu dựa vào:
+ Bệnh nhân trên 30 tuổi, đau hoặc cảm giác thường xuyên vùng bụng trên đầy, đau ngày càng nặng hơn và không có giờ giấc rõ ràng, ấn bụng đau.
+ Tuy không đau bụng nhưng sụt cân không rõ nguyên nhân, tiêu phân đen, chán ăn, mệt mỏi, giảm huyết sắc tố hoặc nhiều lần xuất huyết, đau liên tục, thường là dấu hiệu ung thư bao tử.
+ Có tiền sử đau bao tử, kiểm tra phát hiện di căn vào phổi, gan, hạch lâm ba thượng đòn to hoặc thành trước trực trằng sờ thấy khối u có thể xác định.
+ Phân tích dịch vị: độ acid thấp (dưới 30o). nếu chích Histamin mà độ acid vẫn thấp, có nhiều khả năng là ung thư. Kiểm tra tế bào dịch vị phát hiện tế bào ung thư, có thể chẩn đoán xác định.
+ Kiểm tra phân bệnh nhân chế độ ăn có kiểm soát, nếu có máu liên tục dương tính, có giá trị chẩn đoán.
Chụp X Quang dạ dày: vết loét to trên 2, 5cm, hình dạng không đều, hình vành trăng khuyết, quanh bờ loét nếp nhăn niêm mạc không đều hoặc mất, bên cánh bờ dạ dày xơ cứng, không có nhu động, thường gặp vào thời kỳ cuối bệnh ung thư.
Soi dạ dày trực tiếp quan sát hình thái niêm mạc dạ dày, chụp và lấy tổ chức làm sinh thiết giúp cho chẩn đoán bệnh sớm.
Điều Trị
Trường hợp xác định bệnh sớm, giải phẫu là biện pháp tốt nhất, kết hợp với dùng thuốc YHCT có thể đạt kết quả rất tốt, sống trên 5 năm có thể đạt 90%.
Trường hợp phát hiện muộn: Nếu sức khỏe người bệnh còn tốt, có thể dùng phẫu thuật kết hợp điều trị bằng thuốc YHCT. Nếu không có điều kiện giải phẫu, dùng YHCT là chủ yếu, phối hợp hóa trị hoặc các phương pháp khác.
Theo YHCT trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Can Vị Bất Hòa: Vùng thượng vị đầy, đau, ợ mùi thối, buồn nôn, nôn, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ can, hòa vị, chỉ thống, giáng nghịch. Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Tuyền Phúc Đại Gỉa Thang gia giảm: Sài hồ 12g, Bạch thược 20g, Bạch truật 12g, Đương quy 20g, Hoàng liên 8g, Bán hạ (chế gừng) 8g, Chỉ xác, Hậu phá, Trầm hương (tán bột) l,5g hòa thuốc, Xuyên luyện tử 4g, Tuyền phúc hoa 10g, Đại giả thạch 12g. Sắc uống.
+ Tỳ Vị Hư Hà: Bụng đau âm ỉ, ấn vào hoặc chườm nóng thì giảm đau, mệt mỏi, chân tay lạnh, tiêu lỏng, lưỡi nhạt, bệu, có dấu răng, mạch Trầm Huyền Nhược.
Điều trị: Ích khí, ôn trung. Dùng bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang, Hương Sa Lục Quân Thang gia giảm: Hoàng kỳ (chích) 20 - 30g, Quế chi 6g, Bạch thược 16g, Đảng sâm 12g, Hồng sâm 8g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Chích thảo 4g, Mộc hương 8g, Sa nhân 8g, Đại táo 12g, Can khương 8- 12g.
+ Vị Âm Hư: Cảm giác nóng cồn cào vùng thượng vị, miệng khô, ăn vào đau nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, táo bón, lưỡi đỏ không rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Thanh dưỡng vị âm. Dùng bài Mạch Môn Đông Thang, Nhất Quán Tiễn gia giảm: Nam, Bắc sa sâm đều 12g, Tây dương sâm, Sinh địa, Mạch môn, Thạch hộc, đều 12g, Khương Bán hạ 8g, Sinh Tỳ bà diệp 12g, Ma nhân 10g sắc uống.
+ Huyết Ứ: Vùng thượng vị đau dữ dội, đau như dao đâm, vùng đau cố định, không cho sờ vào khối u, đại tiện phân đen, chất lưỡi tím bầm, hoặc có vết ban ứ huyết, mạch Trầm Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật hợp Thất Tiếu Tán gia giảm: Đương quy 20g, sâm Tam thất (bột hòa uống) 4g, Đơn sâm 12g, Bạch thược 20g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Xích thưóc 12g, Chỉxác 8g, Bồ hoàng và Ngũ linh chi, lượng bằng nhau, chế thành bột mịn 6-8g, trộn nước thuốc uống.
Trường hợp chảy máu cần thêm thuốc cầm máu như Tiên hạc thảo, than Trắc bá, Tóc đốt cháy và dùng bột Đại hoàng, mỗi lần 3g, ngày 3 lần để cầm máu.
+ Khí Huyết Đều Hư: Bệnh nhân thời kỳ cuối khí huyết suy, cơ thể gầy đét, tinh thần mệt mỏi môi lưỡi nhợt nhạt kèm theo các triệu chứng như các thể trên.
Điều trị: Ích khí, bổ huyết. Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang gia giảm: Nhân sâm 8g, Hoàng kỳ 30g, Bạch truật 12g, Bạch linh 16g, Chích thảo 4-6g, Đương quy 20g, Thục địa 20g, A giao 8g, hòa uống, Hà thủ ô trắng 20g, Chích thảo 4g.
Tỳ thận dương hư thêm Nhục quế 6g, Chế phụ tử 6g, Can khương 6g để ôn tỳ thận. Âm hư nặng thêm Nữ trinh tử, Sơn thù nhục, Câu kỷ tử. Nhiệt độc thịnh bên trong như đau liên tục, khối u cứng đau không cho sờ vào, chất nôn có máu, tiêu phân đen như hắc ín, chất lưỡi tím đen hoặc có điểm ứ huyết, mạch Trầm, Tế, Sáp, dùng thêm Nhân trần, Ngũ linh chi, bột Sâm tam thất, bột Thủy điệt, Diên hồ sách để trục ứ, thông lạc, hoạt huyết, chỉ thống. Đàm thấp nặng (ngực tức đầy đau, nôn, đờm rãi, đờm hạch nhiều, rêu lưỡi hoạt nhớt, mạch Tế Nhu hoặc Trầm Hoạt), bỏ Thục địa, A giao, thêm Bối mẫu, Nam tinh, Hải tảo, Mẫu lệ, La bạc tử để hóa đờm, tán kết. Tràn dịch màng bụng, khó thở, lưỡi nhạt đen, rêu trắng, mạch Trầm Tế Huyền thêm Trư linh, Trạch tả, Hắc sửu, Bạch sửu, Đại phúc bì, Xa tiền tử để lợi niêïu trục thủy.
Điều trị ung thư dạ dày phải vừa bổ chính (tăng sức đề kháng của cơ thể) vừa phải khu tà (ức chế sự phát triển cuả tế bao ung thư), tùy tình hình cụ thể mà vận dụïng. Trường hợp phát hiện sớm chưa di căn, chủ yếu là giải phẫu kết hợp dùng thuốc ức chế tế bào ung thư phát triển (khu tà). Trường hợp thời kỳ đâ có di căn nên phò chính kết hợp) hóa trị và thuốc ức chế tế bào ung thư theo đông dược.
Một Số Bài Thuốc Tăng Sức Cơ Thể
1- Lợi Huyết Thang (Sinh hoàng kỳ, Thái tử sâm, Kê huyết đằng, Bạch truật, Bạch linh, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ti tử) ngày uống 1 thang, chia 2 lần, liệu trình 6 tuần. Theo báo cáo của học viện trung y Bắc Kinh, thuốc có tác dụng làm giảm tác dụng phụ của hóa trị, tăng thể trọng...
2- Tỳ Thận Phương: Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ty tử, Bạch truật, Bổ cốt chi, sắc uống ngày 1 thang. Theo báo cáo của bệnh viện Quảng An Môn thuộ c viện nghiên cứu trung y Bắc kinh, thuốc có tác dụng giảm tác dụng độc của hóa trị, tăng chức năng tạo máu của tủy xương và tăng tính miễ n dịch.
3- Địa Hoàng Thang: Sinh địa, Đảng sâm, Hoàng tinh, Biển đậu, Hoàng kỳ, ngày l thang, 2 tháng là 1 liệu trình. Theo báo cáo của bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc trường đại học y khoa Thượng Hải, thuốc có tác dụng cải thiện sức khỏe bệnh nhân, ức chế sự phát triển của bệnh, nâng cao chuyển dạng lympho bào, tăng bạch huyết cầu, tế bào lâm ba, tiểu cầu ngoại vi...
- Lục Vị Địa Hoàng Hoàn: theo báo cáo kết quả thực nghiệm của Sở nghiên cứu dược, Viện nghiên cứu trung y (TQ): thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư dạ dày phát triển, bồi bổ cơ thể.
Thuốc Khu Tà (Ưùc Chế Tế Bào Ung Thư)
Trị Vị Nham (Triết Giang)
. Khương lang, Khương bán hạ, Can thiềm bì (da cóc khô), Hòe mộc căn bì, Bồ công anh, Thạch kiến xuyên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Vị bì (chích), Sa la tử, sắc uống
ngày 1 thang. Trị ung thư dạ dày đau và nôn.
. Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Tô ngạnh, Bạch thược, Trúc nhự, Trần bì (Hồ Bắc).
. Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch, Đảng sâm, Bán hạ, Chỉ xác, Hoàng liên.
. Gia giảm: Lậu Lô Thang (Sơn Đông): Lậu lô, Thổ phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Đơn bì, Thăng ma, Hoàng cầm, Ngô thù du, Sinh cam thảo, Chế bán hạ. Sắc 3 nước, bỏ bã, cô đặc lại còn 300ml, chia làm 3 lần uống. Đồng thời uống Tam Vị Tán (sao Thổ miết trùng, sao Toàn yết, Hồng sâm, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 1,5g, hòa với thuốc thang uống).
NHỮNG BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
+ Kiện Tỳ Bổ Thận Thang (Từ Quế Thanh, bệnh viện Quảng An Môn, viện nghiên cứu trung y Bắc Kinh): Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử đều 15g, Bạch truật, Thỏ ty tử, Bổ cốt chỉ đều 9g, sắc uống.
Hiệu qủa lâm sàng: đã trị 72 ca ung thư dạ dày kỳ I, Il đều đã phẫu trị, kết hợp thuốc Đông y, có tỉ lệ sống như sau: Từ 1 - 3 năm 72 ca, 3 - 5 năm 36 ca (70% ). Sống 5 năm trở lên 16 ca (48,5%).
+ Song Hải Thang: (Lôi Vĩnh Trung. Y viện Thử Quang Thượng Hải): Hải tảo 15g, Hải đái, Hạ khô thảo đều 12g, Sinh mẫu lệ 30g, sắc uống.
Gia giảm: ứ huyết thêm Đan sâm, Miết giáp, Đào nhân, Lưu hành tử. Nhiệt đôïc thịnh gia Độc dương tuyền, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thạch kiến xuyê n, Vọng gíang nam.
- Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày giai đoạn IV, ung thư tâm vị 36 ca, sống trên 1 năm 18%, ung thư tâm vị 45%.
+ Nhân Sâm Hương Trà Thang (Sớ nghiên cứu Trung y dược Triết giang): Hồng sâm, Huơng trà thái, Chỉ xác, chế thành viên.
Kết quả lâm sàng: Trị 101 ca ung thư đã phẫu thuật, sống trên l năm là 82,2%, so với tổ hóa trị 64,1%.
+ Nao Điệt Giả Thạch Thang (Trương Thế Hùng, bệnh viện huyện Du Lâm tỉnh Thiểm Tây): Thủy điệt 2g, Nao sa 0,5g, Hạ khô thảo, Đảng sâm đều 12g, Mộc hương, Bạch phàn, Nguyệt thạch đều 3g, Tử bối xỉ 30g, Đại gỉa thạch, Đơn sâm đều 30g, Binh lang, Nguyên sâm đều 10g, Xuyên Đại hoàng 5g, Trần bì 6g sắc uống.
- Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày 67 ca, kết quả rõ 4 ca, có kết quả 12 ca, giảm triệu chứng 24 ca, không kết quả 27 ca. Tỉ lệ có kết quả 59,7%.
Ghi chú: Nao sa, Nguyệt thạch, Bạch phàn hóa đàm, tiêu tích, Thủy điệt, Đơn sâm, Binh lang, Mộc hương lýù khí, phá ứ, Đảng sâm, Nguyên sâm kiện tỳ, sinh tân.
+ Thiềm Bì Nga Truật Thang: (Lưu Gia Tương, bệnh viện Long Hoa, học viện trung y Thượng Hải): Can thiềm bì, Nga truật, Quảng Mộc hương đều 9g, Mã tiền tử sống 3g, Bát nguyệt trác 12g, Câu quất, Qua lâu, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao đằng, đoạn Ngõa lăng, Sinh ý dĩ nhân đều 30g, Binh lang, Xích thược, Hạ khô thảo đều 15g, sắc uống.
- Kết quả lâm sàng: Trị 18 ca, kết quả rõ 5 ca, có kết quả 3 ca, không kết quả 10 ca. Sống trên 2 năm 7 ca, trên 4 năm 4 ca, 5 và 7 nărn 2 ca.
Kinh nghiệm điều trị Xơ Gan của Nhật Bản
(Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
+ Nhân Sâm Thang gia Tử Thảo Căn: dùng trong ung thũ kèm chán ăn, suy kiệt, thiếu máu. Bài thuốc cải thiện việc ăn uống và tăng cường sức cơ thể. Tử thảo căn có tác dụng chống độc tố gây viêm. Ở người bệnh ung thư tiềm tàng có khả năng phát triển và di căn, sau khi dùng bài thuốc này, ăn uống được cải thiện. Nếu bệnh nhân còn khoẻ mạnh, dùng bài Nhân Sâm Thang thấy mạnh quá thì thay bằng Lục Quân Tử Thang.
+ Bán Hạ Chi Tử Thang (Lơị Cách Thang) thêm Cam thảo, Can khương: có tác dụng đối với ung thư tâm vị, ung thư thực quản gây khó nuốt và nôn. Sau khi dùng bài thuốc này, bệnh nhân cảm thấy có sự cải thiện về sức khoẻ và thèm ăn.
+ Sài Hồ Thang cải thiện được chức năng gan, tốt cho việc điều trị các khối u. Thêm Tử thảo căn để góp phần tăng sức khoẻ.
+ Đại Sài Hồ Thang gia Tử thảo căn: dùng khi thể trạng còn khoẻ, ấn đau vùng bụng dưới, ngực đau, táo bón.
+ Tiểu Sài Hồ Thang: Thể trạng trung bình, không táo bón, ngực đau nhẹ.
Thêm Rễ hoè, Ý dĩ để giải độc khối u.
Bài này được coi như một bài thuốc phòng ngừa.
UNG THƯ GAN
Ung thư gan là một loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Tỷ lệ phát bệnh
cao ở vùng Châu Á và Châu Phi, tuổi trung niên và nam giới thường mắc bệnh cao hơn. Đặc điểm lâm sàng là vùng gan đau, gan to, cứng, bề mặt gồ ghề kèm theo sốt
vàng da, rối loạn tiêu hóa và xuất huyết.
Ung thư gan theo y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng ‘Hoàng Đản’, ‘Cổ Trướng’, ‘Trưng Hà’, ‘Tích Tụ’...
Ung thư thường phân ra 3 thời kỳ:
- Kỳ I: Không có triệu chứng ung thư rõ rệt, biểu hiện sớm nhất là rối loạn tiêu hóa.
- Kỳ II: nặng hơn kỳ I nhưng chưa có triệu chứng đặc trưng.
- Kỳ III: cơ thể suy kiệt rõ, vàng da, bụng nước, có di căn. Thực tế lâm sàng, ung thư gan kỳ I và II rất ít được phát hiện và trên 90% là ung thư kỳ III vì thế bệnh kéo dài thường chỉ độ 3-4 tháng.
Triệu Chứng
1- Đau vùng gan: đau vùng hạ sườn phải, thường gặp vào thời kỳ giữa và cuối, đau tức hoặc như dao đâm. Thường trên nửa số bệnh nhân có đau vùng gan, đau xuyên lên vai phải và lưng.
2. Bung trên đầy tức, xuất hiện sớm, thường kèm theo những triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưng ít được chú ý, đến lúc muộn thì đã có nước bụng và cổ trướng.
3. Chán ăn là triệu chứng sớm nhất của bệnh nhưng ít được chú ý và dần dần xuất hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy nặng lên đã là giai đoạn cuối.
4. Những triệu chứng khác như mệt mỏi, sút cân, sốt và xuất huyết là nhúng triệu chứng của thời kỳ cuối mà tiên lượng đã rất xấu.
5. Gan to (khối u vùng bụng trên) trên 90% số bệnh nhân đến khám là gan to, cứng, mặt gồ ghề hoặc ấn đau.
6. Lách to thường kèm theo và là kết quả của xơ gan.
7. Cổ trướng là triệu chứng của thời kỳ cuối, nước bụng thường màu vàng cỏ úa hoặc màu đỏ (có máu), thuốc lợi tiểu thường không có hiệu quả.
8. Hoàng đản (vàng da) do tắc mật và do tế bào hủy hoại nặng dần lên, mạch sao, thường xuất hiện vào thời kỳ cuối biểu hiện của xơ gan.
Chẩn Đoán Và Phân Biệt Chẩn Đoán
Các triệu chứng lâm sàng trên đây được quan sát và thăm khám đầy đủ giúp chẩn đoán bệnh được chính xác.
- Các phương tiện chẩn đoán hiện đại:
1- Siêu âm ký có giá trị chẩn đoán cao và không hại cho người bệnh.
2. Sinh thiết tế bào gan, soi ổ bụng, mổ bụng thăm dò là các phương pháp có thể thực hiện để xác định chẩn đoán.
3. Xét nghiệm máu: nồng độ phosphataza kiềm tăng.
4. Bản đồ rà gan bằng đồng vị phóng xạ.
5. CT (computed tomography).
Cần phân biệt chẩn đoán với:
a. Áp xe gan: đau nhiều, sốt cao, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao...
b. Xơ gan: thường gan không to nhiều hoặc nhỏ hơn...
c. Ung thư gan thứ phát do di căn: có các triệu chứng của các loại ung thư, cần hỏi kỹ tiền sử bệnh và khám kỹ để phân biệt.
Điều Trị
Phẫu trị là phương pháp tốt nhất hiện nay đối với ung thư gan nhưng cắt bỏ phần gan bêïnh lý phải là tổn thương còn khu trú, chưa có di căn. Cho nên trên thực tế những trường hợp ung thư gan có chỉ định phẫu thuật tốt rất hiếm, tỷ lệ tái phát rất cao. Đối với xạ trị thì các tổn thương bệnh lý của ung thư ít nhạy cảm với tia và độ chịu đựng tia của gan thấp. Hóa trị cũng chỉ cho kết quả rất tạm thời, cho nên ở Trung Quốc, trên 90% bệnh nhân dùng Đông y hoặc Đông Tây y kết hợp.
Đíều trị ung thư gan bằng Đông y có thể chia làm 2 loại: biện chứng luận trị và dùng bài thuốc kinh nghiệm.
Có thể căn cứ theo các thời kỳ ung thư để có phương pháp biện chứng luận trị như sau:
1-Đối với ung thư gan kỳ l: Phẫu trị là chủ yếu, kết hợp dùng thuốc Đông y điều trị triệu chứng và ngăn chận tế bào ung thư phát triển. Có thể dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm.
2. Đối với ung thư kỳ II: Bệnh phát triển nhanh, phản ứng của cơ thể mạnh như gan to, cứng, nôn, tiêu chảy, sốt, ra mồ hôi... do can khí trệ, huyết ứ, can vị bất hòa.
Điều trị: Sơ can, lý khí, hoạt huyết, hóa ứ kiêm dưỡng âm, thanh nhiệt. Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán gia giảm: Sài hồ 12g, Đương quy 20g, Bạch thược 20g, Chỉ xác 8g, Sinh địa 16g, Xuyên khung 8g, Hương phụ 8- 12g, Mẫu lệ 20g, Si nh Cam thảo 6g.
- Gia giảm: Sườn đau tức nhiều: thêm Đan sâm, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng để hoạt huyết, hóa ứ. Bụng đầy, táo bón, rêu vàng, mạch Hoạt thêm: Sinh đại hoàng 6g, Chỉ thực, Hậu phác. Nhiệt độc thịnh, (sốt, miệng đắng, ra mồ hôi, bứt rứt, tiểu đỏ, mạch Huyền Sác thêm Đơn bì, Chi tử, Long đởm thảo, Thanh đại. Khí trệ nặng (ngực sườn tức đau, đầy, rêu trắng, mạch Huyền) thêm Uất kim, Diên hồ sách, Thanh bì Trần bì, Mộc hương. Âm hư thêm Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Địa cốt bì...
3. Đối với ung thư kỳ III: Cơ thể suy kiệt, gầy ốm, vàng da, cổ trướng, xuất huyết... Khí huyết đều suy tán thì khó trị.
Điều trị: Phù chính, khu tà, bổ khí âm kiêm hoạt huyết, chỉ huyết. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia vị: Nhân sâm (sắc riêng) 8- 10g, Sinh hoàng kỳ 20g, Thục địa 16g, Sơn thù 10g, Hoài sơn 12g, Phục linh 12g, Đơn bì 12g, Trạch tả 12g, Sinh mẫu lệ 20g, Miết giáp 16g, Trần bì.
- Gia giảùm: Trường hợp âm hư nội nhiệt: Nhiêït thương huyết lạc gây huyết chứng như sốt thấp, người nóng âm ỉ, tiêu đỏ, nôn ra máu, tiêu có máu, lưỡi đỏ thẫm không rêu, mạch Hư, Tế, Sác, thêm Thanh hao, Quy bản, Miết giáp, Bạch mao căn, Trắc bá diệp (đốt thành than). Trường hợp nhiệt độc thịnh (miệng lưỡi loét, miệng đắng, lưỡi khô, kết mạc mắt xung huyết, răng, lợi, mũi chảy máu, lưỡi đỏ, rêu vàng, nhớt, mạch
Huyền Hoạt Sác) thêm Long đởm thảo, Sơn chi, Hoàng cầm, Sinh địa, Xa tiền tử. Nếu nôn, buồn nôn, chất lưỡi đỏ, sạm đen, ít rêu, khô, mạch Tế Sác, thêm Trúc nhự, Bán hạ, Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch. Lý nhiệt uất kết sinh vàng da, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng nhớt, mạch Nhu, Sác thêm Nhân trần, Kim tiền thảo. Trường hợp bụng căng, nhiều nước, thêm Trư linh, Xa tiền tử, Thương lục. Tỳ dương hư yếu gây ra tiêu chảy, thân lưỡi bệu, rêu mỏng, nhớt, mạch Trầm Trì thêm Bào can khương, Thảo khấu, sao Bạch truật, Ý dĩ nhân. Thận dương hư suy, cơ thể và chân tay lạnh, mạch Trầm Trì thêm Phụ tử, Quế nhục...
MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
Kiện Tỳ Lý Khí Hợp Tễ (Bệnh Viện Ung Thư Thuộc Y Học Viện Thượng Hải): Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Bát nguyệt trác.
Kết quả lâm sàng: Điều trị 48 ca ung thư gan, bệnh nhân sống trên 1 năm và 5 năm có 21 và 8 (Tổ đối chiếu sống trên 1 năm chỉ 2 ca và không có ca nào sống trên 5 năm).
Ích Khí Bổ Thận Phương (Sở Nghiên Cứu Trung Y Dược Triết Giang): Tây sâm (sống), Hoàng kỳ (chích), Câu kỷ tử, Hà thủ ô, Nữ trinh tử, Cẩu cốt diệp, Chỉ thực tử, Nhục thung dung, Đỗ trọng, sao Bạch truật, Chích thảo. Bài thuốc có tác dung nâng cao tính miễn dịch.
Thăng Huyết Điều Nguyên Phương [Trung Sơn Y Học Viện]: Bắc hoàng kỳ, Đảng sâm, Kê huyết đằng, Hà thủ ô, Cốt toái bổ, Mạch nha, Nữ trinh tử, Phật thủ Có tác dụng nâng cao bạch cầu thấp do hóa trị, tỷ lệ kết quả 8 l,2%.
Can Ích Tiễn (Bệnh Viện Ung Thư Thuộc Trung Y Học Viện Thượng Hải): Hạ khô thảo, Hải tảo, Hải đới, Thiết trúc diệp, Bạch hoa xà thiệt thảo, Lậu lô, Thạch kiến xuyên, Long quý, Độc dương tuyền, Điền kê hoàng, Bình địa mộc, Tam lăng, Nga truật, Lưu hành tử, Xích thược, Đào nhân, Bát nguyệt trác, Uất kim, Đương qui, Đơn sâm, Xuyên luyện tử, Mộc hương, Hương phụ, Nhân trần, Xa tiền tử, Bạch thược, Đảng sâm, Bạch truật, Ý dĩ nhân, chích Miết giáp, Cam thảo chế thành cao lỏng, mỗi chai 500ml, mỗi lần uống 10-20ml.
Tiêu Tích Nhuyễn Kiên Phương: Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thiền trúc diệp, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng, Đảng sâm, Đương qui, Bạch thược, Bạch truật, Chỉ thực, Ý dĩ nhân.
Bài thuốc dân gian Triết giang: Miêu nhân sâm, Song hoa, Tử kim ngưu, Khổ sâm, Hoạt huyết long, Bạch chỉ, Long đảm thảo, Tạo giác thích, sắc uống.
Bài thuốc trị ung thư gan của Thượng Hải: Bán chi liên, Sinh ngọa lăng, Thạch yến, Lậu lô, Ý dĩ, Đương quy, Đơn sâm, Hồng Hoa, Bát nguyệt trác, Trần bì, Bạch thược, sắc uống.
Bột ung thư gan: Sinh nga truật, Tam lăng, Thủy điệt, Ngọa lăng tử, Tô mộc, Hồng hoa, Diên hồ sách, Hương phụ, Mộc hương, Trần bì, Bán hạ, Hậu phác, Chỉ thực, Mộc thông, Sa nhân, Đại hoàng. Tán bột mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần, 3-6 tháng là 1 liệu trình.
Sài Hồ Tàm Hưu Thang (Bệnh Viện Trung Y Triết Giang): Sao Sài hồ 10g, Phục linh, Xích, Bạch thược, Thuyên thảo, Đương qui, Uất kim, Chế hương phụ, Cam thảo đều 10g, Tàm hưu, Hoàng cầm, Nga truật đều 15g, Toàn qua lâu, sinh Miết giáp, Hổ trượng đều 20g.
Biện chứng gia giảm: Thấp nhiệt thêm Nhân trần, Xa tiền thảo, Bán chi liên đều 15-30g. Suy nhược, tiếng nói nhỏ, miệng khô thêm Hài nhi sâm, Thạch hộc tươi, Mạch môn đều 15g, Huyền sâm 10g.
- Kết quả lâm sàng: Trị 19 ca ung thư gan, sau điều trị, ngày sống bình quân 523, 5 ngày, ngắn nhất là 130 ngày, sống lâu nhất là 6 năm 4 tháng. Sống 1-2 năm là 5 ca, sống 2-4 năm là 2 ca, sống 4-5 năm một ca, 5 năm trở lên 2 ca.
Lý Khí Tiêu Trưng Thang: (Lưu Gia Tường, Học Viện Trung Y Thượng Hải): Bát nguyệt trác 15g, Kim linh tử 9g, Đơn sâm 12g, Lậu lô 15g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Hồng đằng 15g, sinh Mẫu lệ 30g, Bán chi liên 30g, sắc uống.
Gia giảm: Can khí uất thêm Sài hồ, Đương qui, Bạch thược, Chế hương phụ, Uất kim, Chỉ thực, Sơn tra, Kê nội kim; Khí huyết ứ trệ thêm Sài hồ, Đương qui, Xích thược, Nga truật, Tam lăng, Đào nhân, Địa miết trùng, Diên hồ, Can thiềm bì, Uất kim, Thạch kiến xuyên, Miết giáp, Đại hoàng. Tỳ hư thấp: ngực bụng đầy, vùng bụng đau lâm râm, thêm Ý dĩ, Trần bì, Bán hạ, Đại phúc bì, Thạch quỳ, Quảng Mộc hương, Bổ cốt chi, Xa tiền tử... Can thận âm hư thêm Bắc sa sâm, Thiên đông, Sinh địa, Quy bản, Sinh miết giáp, Uất kim, Xích thược, Đơn bì . Can đởm thấp nhiệt thêm Uất kim, Nhân trần, Chi tử, Hoàng bá, Xích thược, Sinh dĩ nhân, Hoàng cầm, Kim tiền thảo, sinh Đại hoàng.
- Kết quả lâm sàng: Trị 102 ca, sống trên l năm 31 ca (30,3%), 2 năm 14 ca (13,7%), trên 3 năm 6 ca (5,9%), 5 năm trở lên 5 ca.
Hóa Ứ Giải Độc Thang (Trương Khắc Bình): Tam lăng, Nga truật, Xích thược. Huyền hồ, Tử thảo căn, Trư linh đều 15g, Miết giáp, Đương quy, Đơn sâm đều 12g, Xuyên khung, Đại hoàng đều 9g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Bồ công anh đều 30g, sắc uống.
Kết quả lâm sàng trị 7 ca kết quả sống bình quân 443 ngày so với tổ dùng thuốc tây chỉ sống 95 ngày.
Kháng Nham Ích Can Thang (Lâm Tông Quảng, Bệnh Viện Số 2 Cục Công Nghiệp Dệït Thượng Hải): Tam lăng, Nga truật, thủy Hồng hoa tử, Quảng uất kim, Bát nguyệt trác đều 10g, Đơn sâm, Thạch kiến xuyên đều 15g, Sinh mẫu lệ 30g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Can đởm thấp nhiệt thêm Nhân trần, Hoàng cầm, Khổ sâm đều 15g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thất diệp nhất chi hoa đều 30g. Can khí uất thêm Sài hồ, Chỉ xác, Hậu phác đều 10 - 12g. Tỳ khí hư thêm Đảng sâm, Bạch truật, chích Hoàng
Kỳ, Quảng bì đều 10g. Can vị âm hư thêm Bắc sa sâm, Sinh đia, Thạch hộc, sinh Sơn tra đều 10g.
Kết quả lâm sàng: Trị 25 ca ung thư gan, kết quả sống ngắn nhất 3 tuần, dài nhất 4 năm l tháng, trong đó sống dướùi 1 năm 10 ca, 1 năm 5 ca, 2-3 năm 6 ca, 3 - 4 năm 2 ca, trên 4 năm 2 ca, sống trong 1 năm có tỷ lệ 60% và trên 30 năm chiếm tỷ lệ 16%.
Hồng Đào Uất Kim Thang (Từ Bảo Hoa): Đương qui, Sinh địa, Đào nhân, Xích thược, Ngưu tất, Xuyên khung, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ đều 9g, Cát cánh, Cam thảo đều 3g, Uất kim, Đơn sâm đều 15g, sắc uống.
- Biện chứng gia giảm: ngực tức, sườn đau, mệt mỏi, ăn kém, tiêu lỏng, thêm Mộc hương, Sa nhân, Trần bì, Cam thảo đều 9g, Đảng sâm, Bạch truật, Bán hạ, Bạch linh đều 9g, Tiêu Sơn tra, tiêu Lục khúc, Mễ nhân đều 15g. Miệng khô, vùng gan đau âm ỉ, lưỡi đỏ thêm Bắc sa sâm, Mạch đông, Xuyên luyện tử đều 9g, Sinh địa, Kỷ tử đều 19g.
- Kết quả lâm sàng: Trị 29 ca, sống trên 1 năm 22 ca, (75, 8%), sống trên 3 năm 8 ca (27, 59%), trên 5 năm 2 ca (6,9%).
Tiêu tích Nhuyễn Kiên Thang (Đường Thìn Long, Trường Đại học y khoa Thượng Hải): Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thiết trúc diệp, Đảng sâm đều 15g, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng, Chích miết giáp, Đương quy, Bạch thược đều 9g. Bạch truật 12g, Chỉ thực 6g, Ý dĩ nhân 30g, sắc uống.
Kết quả lâm sàng: Có so sánh 2 tổ nghiên cứu: 1 tổ dùng đơn thuần thuốc bắc, 1 tổ dùng kết hợp hóa liệu. Kết quả: tổ dùng đơn thuần, tỷ lệ bệnh nhân sống l năm và 2 năm là 30, 8% và 16, 7%, sống lâu nhất là 8 năm 10 tháng. Tổ có kết hợp hóa liệu tỷ lệ sống trong 1-2 năm là 11,60%. Có 6,3% ca sống lâu nhất là 8 năm 5 tháng
UNG THƯ THỰC QUẢN
Ung thư thực quản là một loại ung thư cơ quan tiêu hóa thường gặp. Triệu chứng chủ yếu là ngày càng nuốt khó hơn.
Tuổi phát bệnh thường từ 40 ~ 70 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
Bệnh này giống chứng 'Ế cách’ (nghẹn) của YHCT.
Triệu Chứng
Triệu chứng chủ yếu là nuốt khó, bệnh ngày càng nặng thì dù chất đặc hoặc nước cũng khó nuốt. Do lâu ngày ăn uống khó khăn mà cơ thể ốm yếu, suy dinh dưỡng, mất nước, suy kiệt, kèm theo khó nuốt, đau sau xương ức (đau tức hoặc như dao đâm) hoặc vùng lưng đau, ợ hơi, nôn ra chất trắng nhớt hoặc có máu lẫn thức ăn. Bệnh nặng thì nói giọng khàn, nấc cục, khó thở, hạch lâm ba to, gầy mòn, da bọc xương.
Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:
+ Tuổi trên 40, nam, gia đình có người mắc bệnh này, hoặc uống rượu nhiều.
+ Nuốt khó, đau vùng sau xương ức, có hiện tượng trào ngược thức ăn.
+ Chụp phim cản quang thực quản, soi thực quảùn, làm sinh thiết niêm mạc thực quản để phát hiện bệnh. Kiểm tra tế bào vòng thực quản dương tính khoảng trên dưới 90%.
Điều Trị
Ung thư thực quản thường đươc điều trị bằng phẫu thuật, nếu có di căn dung hóa liệu, kết hợp với thuốc Đông y để điều trị.
Biện Chứng Luận Trị
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, có thể biện chứng theo các thể loại sau:
+ Đàm khí uất kết: Ngực đầy, đau tức hoặc khó thớ, nấc cụt, ợ hơi, nuốt khó, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi trắng dày, mạch Huyền Hoạt, thường gặp ở giai đoạn mới phát bệnh.
Điều trị: Sơ can, lý khí, hóa đàm, giáng nghịch. Dùng bài Toàn Phúc Đại Giả Thạch Thang gia giảm: Toàn phúc hoa 12g, Đại giả thạch 20g, Khương bán hạ (hoặc Sinh bán hạ (sắc trước 1 giờ), Hương phụ 8g, Mộc hương 8g, Uất kim 10g, Đan sâm 16g, Phục linh 12g, Chỉ xác 10g, Cát cánh, Toàn qua lâu, Phỉ bạch, Uy linh tiên đều 12g, Chế nam tinh 8g, Bạch anh 12g, Hạ khô thảo 16g, Trúc nhự 12g, Ngõa lăng tử 16g.
Khí hư thêm Đảùng sâm, Thái tử sâm đều 12g.
+ Huyết Ứ: Ngực đau, ăn vào nôn ra, nặng thì khó uống được nước, phân như phân dê, ngườl gầy da khô, lưỡi đỏ, khô, mạch Tế Sáp.
Điều trị: Dưỡùng huyết, hoạt huyết, tán kết. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Sinh địa 16g, Đương quy 20g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8 ~12g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 10g.
Nếu nặng thêm Tam thất, Một dược, Đan sâm, Xích thược, Ngũ linh chi, Hải tảo, Côn bố, Bối mẫu, Qua lâu... Nếu nuốt khó cho uống ‘Ngọc Xu Đơn’trước. Trường hợp ngực lưng đau nhiều thêm Diên hồ sách (sao dấm), chích Nhũ hương, chích Một dược, Ty qua lạc. Táo bón thêm Nhục thung dung.
+ Nhiệt Độc Thương Âm: Nuốt rất khó, lưng ngực đau bỏng rát, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu ít hoặc không rêu, mạch Huyền Tế Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, nhuận táo. Dùng bài Tư Âm Thông Cách Ẩm gia giảm: Bồ công anh 20g, Xuyên hoàng liên 8 ~ 10g, Chi tử 12g, Sinh địa 16g, Đương quy 20g, Xuyên khung 8g, Nam, Bắc sa sâm đều 16g, Mạch môn, Huyền sâm, Tỳ bà diệp tươi, Lô căn tươi đều 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Bạch anh, Hạ khô thảo đều 12g.
Táo bón thêm Tử uyển, Hỏa ma nhân, Đào nhân, Nhục thung dung.
+ Âm Dương Lưỡng Hư: Nuốt không xuống, ngày càng gầy, mệt mỏi, hồi hộp, sắc mặt tái nhợt, chân tay thân mình mát lạnh, mặt sưng, chân phù, sắc lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.
Điều trị: ôn bổ Tỳ Thận, tư âm, dưỡng huyết. Dùng bài Bát Trân Thang hợp Bát Vị Hoàn gia giảm: Hồng sâm 8 ~ 12g, chích Hoàng kỳ 20g, Thục địa 16g, Sa nhân 10g, Sơn dược 12g, Nhục quế 6 ~ 8g, Câu kỷ tử 12g, Chế phụ tử 8 ~ 16g (sắc trước), Đương quy 20g, Bạch thược, Bạch truật, Bạch linh, Đại táo đều 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 3 lát.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Tiêu Ế Tán số 3 (Bệnh viện Nhân dân Tỉnh An Huy, TQ): Uy linh tiên 60g, Bản lam căn, Miêu nhãn thảo đều 30g, Ngưu hoàng (nhân tạo) 6g, Nao sa (Amoniac) 3g, chế Nam tinh 9g, chế thành cao bột khô. Mỗi lần uống 1,5g, ngày 4 lần.
+ Khai Đạo Tán: Bằng sa 60g, Hỏa tiêu 30g, Nao sa 6g, Trầm hương, Băng phiến đều 9g, Mông thạch 9 ~ 15g, tán bột mịn. Mỗi lần ngậm nuốt 1g, lúc chảy hết dịch nhớt có thể uống sữa thì ngậm 3 giờ một lần, dùng 2 ngày thì ngưng thuốc.
+ Nao Sa Tán: Nao sa 30g, tán mịn bỏ vào ấm sành, thêm 80ml nước đun sôi, lọc bỏ tạp chất, thêm Dấm trắng 30ml, đun bắt đầu lửa to sau lửa nhỏ cho khô, lấy bột kết tinh. Mỗi lần uống 0,6 ~ l,5g, ngày 3 lần.
+ Phức Phương Nao Sa Tiễn: Nao sa 2,7g, Hải tảo, Côn bố đều 15g, Thảo đậu khấu 9g, Ô mai 3 quả, Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán chi liên 60g, sắc 2 lần, chia uống ngày 1 thang.
+ Khai Quan Tán: Thanh đại 4,5, Thị sương 1,5g, Hải cáp phấn 30g, Bằng sa 9g, Nao sa 6g, Đường trắng 60g, tán bột. Mỗi lần ngậm 0;9- 1,5g, ngày 4 lần.
+ Ế Cách Tán: Cấp tính tử 30g, Mật gấu 1g, Nao sa, Móng tay người nướng đều l,5g, tán bột mịn. Mỗi ngày uống 2 lần, sáng tối, mỗi lần hòa 3g thuốc uống.
+ Bài thuốc cơ bản trị ung thư thực quản của Thượng Hải: Khương bán hạ, Trúc nhự, Tuyền phúc hoa, Chỉ thực, Mộc hương, Đinh huơng, Trầm hương khúc, Bạch khấu, Xuyên luyện tử, Xuyên Hậu phác, Sa sâm, Thiên đông, Thach hôïc, Cấp tính tử, Khương lang, Đương quy, Tiên hạc thảo.
- Kháng Nham B: Sơn đậu căn, Bại tương thảo, Bạch bì, Hạ khô thảo, Thảo hà xa.
- Theo nhiều báo cáo thì các loại thuốc sau có tác dụng chống nuốt khó nuốt: Cấp tính tử, Bích hổ phấn (bột Thằn lằn), Uy linh tiên, Thiên qùy tử, Thạch kiến xuyên, Hoàng dược tử, Đông lăng thảo.
Một số bài thuốc có tác dụng ức chế tế bào thượng bì thực quản tăng sinh.
. Nao Kim Tiêu Tích Phương (Trường vệ sinh Bắc Trấn, tỉnh Sơn Đông): Tử nao sa 500g, Dấm 500g, Tử kim đính, lượng vừa đủ. Chế Tử nao sa với dấm thành bột tinh thể màu vàng nâu rồi cùng trộn đều với bằng lượng của Tử kim đính. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g.
Hiệu quả lâm sàng: Bài này đã dùng trị 635 ca ung thư thực quản, tâm vị, có tác dụng làm cho nuốt dễ hơn, khẩu vị tăng. Khỏi 2 ca, tốt 6 ca, có kết quả 452 ca, không có kết quả 175 ca.
. Bát Giác Kim Bàng Thang (Mã Cát Phúc, Bệnh viện nhân dân số 1 thị xã An Khánh, Tỉnh An Huy): Bát giác kim bàng 10g, Bát nguyệt trác 30g, Cấp tính tử 15g, Bán chi liên 15g, Đan sâm 12g, Thanh mộc hương 10g, sinh Sơn tra 12, sắc uống.
- Kết quả lâm sàng: đã trị 178 ca ung thư thực quản, tâm vị. Sau điều trị có 25 ca sống trên 5 năm, 67 ca sống trên 3 - 5 năm, 2 ca sống 2-3 năm. Tỉ lệ sống trên 3 năm là 51,60%.
. Ban Miêu Tiêu Tích Phưưng (Bệnh viện Nhân Dân số 2, thị xã Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc): Ban miêu 1 con, trứng gà 1 quả. Ban miêu bỏ đầu, chân, cánh, lông, đục 1 lỗ nhỏ ở vỏ trứng gà. Cho Ban miêu vào trứng, đun sôi 30 phút, lấy Ban miêu ra ăn ngay 1 con.
- Gia giảm: Trong thời gian uống thuốc, nếu tiểu đau hoặc đái ra máu, dùng Xa tiền tử, Mộc thông, Trạch tả, Hoạt thạch, Đông qua bì, Đại tiểu kế để thông lâm, lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu.
- Kết quả lâm sàng: bài này kết hợp hóa liệu trị 112 ca ung thư thực quản cuối kỳ, sau điều trị, số sống trên 1 năm 53 ca, tỷ lệ 47,32%, trên 2 năm 41 ca (36,6%), trên 3 năm 16 ca 14,29%, trên 4 năm 2 ca.
. Nãi Hoàng Phương (Bích Hổ Nãi Hoàng Phương) (Hàn My Trân, Hồ Bắc): Thủ cung (Bích hổ - Thằn lằn) 1 phần, Ý dĩ nhân 3 phần, Nãi mẫu tử 3 phần, Hoàng dược tử 3 phần, ngâm với rượu trắng, sau 2 tuần có thể uống.
Tác dụng: Hoạt huyết, thông lợi, giải độc, tiêu phù.
- Kết quả lâm sàng: dùng trị 62 ca ung thư thực quản, có 14 ca hoàn toàn khỏi, 36 ca ăn lỏng được, ăn cháo lỏng 12 ca. Sau điều trị, có 29 ca ăn bán lỏng, ăn bình thường 33 ca. Sống trên 3 năm 1 ca, trên 2 năm 6 ca, trên 1 năm 4 ca.
. Bổ Thận Lục Vị Thang (Bệnh viện Quảng An Môn thuộc Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh): Thục địa 240g, Sơn thù nhục 120g, Hoài Sơn 20g, Trạch tả, Đơn bì, Bạch linh đều 90g, tán bột, luyện mật làm hoàn, nặng 9g, mỗi sáng sớm uống 1-2 hoàn, liên tục 1 năm.
TD: Có tác dụng trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh, phòng sự phát triển của ung thư.
Kết quả lâm sàng: Trị tế bào thực quản tăng sinh 30 ca, kết quả 8 ca khỏi, 18 ca tăng sinh vừa hoặc nhẹ, 3 ca không kết quả và 1 ca chuyển ung thư. Có kết quả 86,7%.
. Lý Khí Hóa Kết Thang (Lưu Gia Tương, Bệnh viện Long Hoa, Thượng Hải): Bát nguyệt trác 12g, Câu quất 30g, Cấp tính tử 30g, Can thiềm bì 12g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Đan sâm đều 30g, Mã tiền tử sống 4, 5g, Công đinh hương 9g, Quảng mộc hương, Sinh nam tinh, Thiên long đều 9g, Khương lang trùng 9g, Hạ khô thảo 15g, Tử thảo căn, Khổ sâm, Ngọa lăng tử đều 30g, sắc nước uống.
- Kết qủa lâm sàng: Trị 37 ca ung thư thực quản, khỏi lâm sàng 2 ca, tốt (hết triệu chứng, u nhỏ trên 50% 6 ca, có kết quả 11 ca, không kết quả 13 ca. Tỷ lệ có kết qủa chung là 51%, 2 ca sống trên 4 năm.
. Liên Bồ Thang (Bệnh viện Nhân dân Chương Nam Tỉnh Hồ Bắc): Bán chi liên 60g, Bồ công anh, Hoàng dược tử đều 30g, pháp Bán hạ 9g, Toàn qua lâu 15g, Hoàng liên 6g, sắc uống.
- Gia giảm: Nôn thêm Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch; Đờm nhiều thêm chế Nam tinh, Ý dĩ, Mông Thạch Cổn Đờm Hoàn; Táo bón thêm Đại hoàng, Uất lý nhân; Đau ngực thêm Lộ lộ thông, Phỉ bạch, Huyền hồ, Đan sâm; Tân dịch khô thêm Thiên môn, Thiên hoa phấn, Thạch hộc; Khí hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ...
- Kết qủa lâm sàng: Trị 25 ca, có kết quả rõ 6 ca, có kết quả 9 ca, không kết quả 10 ca. Tỷ lệ kết quả 60%. Có 3 ca sống được 3 năm.
VIÊM QUẦNG
(Erysipelas, Đơn Độc)
Viêm quầng là một loại bệnh nhiễm khuẩn ngoài da cấp tính. Vì vùng bệnh như phết một lớp màu đỏ nên gọi là Đơn Độc. Đặc điểm của bệnh là phát bệnh đột ngột, sốt, gai rét, ngoài da nổi lên quầng đỏ, sưng nóng, khuếch tán nhanh.
Thường hay mọc ở cẳng chân và đầu mặt, các nơi khác cũng có nhưng ít. Tùy theo vị trí bị bệnh mà theo Đông y có tên gọi khác nhau như mọc ở đầu mặt thì gọi là Bao Đầu Hỏa Đơn; Mọc ở thân mình gọi là Nội Phát Đơn Độc; Mọc ở cẳng chân thì gọi là Lưu Hỏa; Trẻ sơ sinh bị đơn độc thì gọi là Xích Du Đơn.
Nguyên Nhân
Bệnh do liên cầu khuẩn nhất là loại liên cầu tan huyết, cũng có khi là tụ cầu. Đông y cho rằng do phần huyết có nhiệt, kèm cảm phong nhiệt sinh ra bệnh. Hoặc do da bị tổn thương (châm, gãi, trùng thú cắn) nhiễm phải độc tà gây nên, mắc bệnh ở đầu thường kèm theo phong nhiệt, mắc bệnh ở thân mình thường kèm can hỏa; Mắc bệnh ở chân thường có thấp nhiệt, đơn độc ở trẻ sơ sinh thường do nội hỏa nhiệt độc.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày. Bệnh nhân cảm thấy người bứt rứt khó chịu, sốt, nôn, rét rùng mình, đau đầu, một số ca bị ngất hoặc mê man.
Trên chỗ thương tổn nhiễm khuẩn xuất hiện những dát đỏ hồng, đỏ tím, viêm nhiễm phù nề cấp, ranh giới rõ rệt, cảm giác nóng bỏng, đau, có thể nổi ở giữa hoặc bên cạnh
những bọng nước to. Vị trí thường gặp ở chi dưới vùng cẳng chân, thương tổn lan rộng ra bờ ngoài, phù ngày càng rộng, hạch vùng tương ứng to và đau. Trường hợp nặng tạo thành viêm tấy hoặc hoại tử tế bào, có thể chuyển từ vùng này sang vùng khác tạo thành nhiều vùng thương tổn và có thể có ở cả niêm mạc.
Quá trình diễn biến có thể kéo dài 1-2 tuần, có thể biến chứng viêm não, viêm cơ tim, viêm thận. Thương tổn nặng ở những người suy nhược, sức đề kháng kém, tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao nếu không được điều trì kịp thời.
Chẩn Đoán Phân Biệt
1. Chứng phát (viêm tấy lan tỏa): tại chỗ sưng nóng đỏ đau, vùng giữa rõ, chung quanh nhạt hơn, không có ranh giới rõ, triệu chứng toàn thân nhẹ hơn, phát triển làm mủ và vỡ mủ.
2. Viêm da tiếp xúc: có lịch sử tiếp xúc, vùng da sần nổi lên, mụn phỏng, ngứa, triệu chứng toàn thân không rõ rệt.
Biện Chưng Luận Trị
+ Phong Nhiệt Thịnh: thường phát ở đầu mặt, sưng nóng, đỏ, đau nặng, mí mắt sưng khó mở, đau đầu kèm sốt, sợ lạnh, táo bón, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Dùng bài Phổ Tế Tiêu Độc Ẩm (Hoàng cầm, Hoàng liên, sinh Cam thảo, Huyền sâm, Liên kiều, Bản lam căn, Mã bột, Ngưu bàng tử, Bạc hà, Cương tàm, Thăng ma, Sài hồ, Cát cánh, Trần bì) gia giảm.
+ Can Kinh Uất Hỏa: thường phát ở thân mình, ban đỏ, đau nóng bỏng, thường sốt, miệng đắng, họng khô lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Sơ can, lợi thấp, giải độc, tả hỏa. Dùng bài Long Đở Tả Can Thang (Long đởm thảo, Chi tử, Sài hồ, Hoàng cầm, Sinh địa, Trạch tả, Đương quy, Xa tiền tử, Mộc thông, Cam thảo) gia giảm.
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: thường phát ở chân (cẳng chân hoặc bàn chân sưng đỏ, đau nóng như bỏng thường lan lên trên hoặc có đường đỏ, kém ăn, khát mà không muốn uống, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu sưng. Dùng bài Tỳ Giải Thấm Thấp Thang (Tỳ giải, Hoàng bá, Ý dĩ, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo) hợp với Ngũ Thần Thang (Phục linh, Kim ngân hoa, Ngưu tất, Xa tiền thảo, Tử hoa địa đinh) gia giảm.
+ Nhiệt độc nội công: tại chỗ sưng nóng đỏ, đau rộng, có điểm ứ huyết, ban tím, mụn phỏng, sốt cao, khát, bứt rứt, buồn nôn, hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ rêu vàng khô, mạch Hồng Sác.
Điều trị: Lương huyết, giải độc, thanh tâm, khai khiếu. Dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang hợp với Hoàng Liên Giải Độc Thang.
Thuốc Dùng Ngoài Và Các Phương Pháp Điêu Trị Khác
+ Dùng Kim Hoàng Tán hoặc Ngọc Lộ Tán trộn với nước sôi nguội đắp ngoài; hoặc dùng lá Hoa cúc tươi, lá Bồ công anh tươi, Địa đinh thảo tươi, giã nát, đắp.
+ Trường hợp bệnh tái phát nhiều lần phải tìm các ổ nhiễm khuẩn ở răng, họng, amiđan để trị tích cực.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Trường hợp bị xây xát da và niêm mạc chú ý tích cực điều trị để tránh nhiễm khuẩn; mắc bệnh chàm phải tích cực trị bệnh.
2. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường cách ly, uống đủ nước; trường hợp mắc bệnh ở cẳng chân nên nằm đặt chân cao 30-40o.
3. Không ăn các chất cay nóng, xào rán, tanh, chú ý chế độ ăn rau sống trái cây. Tránh gió, không cứu, không được nặn ở mặt.
4. Trường hợp bệnh ở đầu mặt, mắt nhiều ghèn, mỗi ngày nên dùng nước muối sinh lý rửa mắt hoặc nhỏ thuốc chống bệnh đau mắt. Chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày.
GHẺ NGỨA
Scabies, Giới sang
Ghẻ là một loại bệnh ngoài da khá phổ biến, nhất là nhũng nơi sống tập thể, ăn ở chật chội, vệ sinh kém. Bệnh do ký sinh trùng ghẻ (Sarcopte Scabiei Hominis) lây lan mạnh do trực tiếp tiếp xúc. Đặc điểm của bệnh là gây ngứa dữ dội, ban đêm ngứa càng tăng. Bệnh phát quanh năm, người lớn trẻ nhỏ đêu có thể mắc bệnh nhất là những người cùng chung một tập thể, sống chung trong một gia đình. Trẻ em mắc bệnh do mất ăn mất ngủ mà dễ bị suy dinh dường, bệnh có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận cấp, cần hết sức phòng và trị bệnh sớm.
Nguyên Nhân
Chủ yếu do con ghẻ cái (vì con đực thường chết sau khi giao hợp). Ghẻ cái hình tròn dẹt, đường kính khoảng 0,24 - 0,25cm, mắt nhìn thường như một điểm trắng di động. Ghẻ sinh sôi nẩy nở rất nhanh, sau ba tháng đà có một dòng họ 10 triệu con.
Lúc bệnh nhân bắt đầu đắp chăn đi ngủ, con ghẻ cái bò ra khỏi hang đi tìm đực, chính là lúc gây ngứa nhiều nhất và cũng là lúc lây bệnh, bệnh nhân gãi làm vương vãi con ghẻ ra quần áo, giường chiếu. Trong quần áo ấm con ghẻ có thể sống từ 3-7 ngày, bệnh ghẻ lây chủ yếu là vào ban đêm nằm chung giường chung chăn, rất ít lây do tiếp xúc ban ngày.
Theo Đông y thì lúc con ghẻ xâm nhập da tiết ra độc tố sinh phản ứng phong thấp nhiệt tại chỗ là các đường hang (con ghẻ đào ở lớp sừng) và mụn nước (nơi con ghẻ ở), sần chẩn, nặng thì có loét và mụn mủ.
Triệu Chứng
Thời gian ủ bệnh từ 10 - 5 ngày.
- Triệu chứng bắt đầu chủ yếu là ngứa, thường khu trú ở các kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, ngấn cổ tay, bờ trước nách, quanh rốn, đầu vú phụ nữ, qui đầu và thân qui đầu (trẻ em), âm hộ, bẹn (trẻ nữ); về sau có thể lan ra toàn thân. Tổn thương ở da chính là các luồng ghẻ và mụn nước. Luồng ghẻ là một đường gồ cao hơn mặt da, hơi vòng vèo dài 2~ 3mm, màu trắng đục không ăn khớp với lằn da, ở đầu có mụn nước nhỏ bằng đầu đinh ghim. Tổn thương ghẻ hiếm có ở mặt. Ngoài ra, có những tổn thương thứ phát do gãi như rải rác trên da có những vết xược, sần trợt, sần vảy, mụn mủ, mụn nước...
Chẩn Đoán
Chẩn đoán ghẻ chủ yếu dựa vào: triệu chứng ngứa, lịch sử tiếp xúc (tập thể có người mắc bệnh, ngủ chung, chơi chung...) con ghẻ tìm thấy ở luồng ghẻ. Cần phân biệt chẩn đoán với :
1. Viêm ngứa da: do chạm lá ngứa, nước ô nhiễm, có từng đám mụn nước, sần trên nền đỏ lan tỏa, không có tổn thương đặc hiệu ở vị trí đặc biệt.
2. Ngứa do côn trùng đốt: nơi bị đốt có phản ứng quầng đỏ, không có tổn thương đặc hiệu.
3. Tổ đĩa lòng bàn tay: chỉ có mụn nước từng cụm mà không có tổn thương đặc hiệu của ghẻ.
Điều Trị
1.
Điều trị bằng Đông y:
Sơ phong, thanh nhiệt, hóa thấp. Dùng bài Tiêu Phong Tán Gia Giảm: Kinh giới Phòng phong, Thương truật, Khổ sâm, Đương quy, Sinh địa, Ngưu bàng tử, Tri mẫu, Mộc thông, Thạch cao, Thuyền thoái, Cam thảo.
- Thuốc dùng ngoài: chọn một trong các bài thuốc sau:
(1) Lưu hoàng 50g, Hùng hoàng 20g, Khô phàn 10g, tán bột mịn, trộn với mỡ heo sống bôi.
(2) Dùng các loại lá sau nấu nước tắm: lá Khổ sâm, lá Xoan, lá Khế, lá Trầu không, lá Diếp cá hoặc lá Chuối tươi...
(3) Hạt máu chó giã, vắt lấy nước, nấu cô đặc, bôi.
(4) Khô phàn 20g, Cam thảm 40g, tán bột mịn trộn đều bôi.
(5) Thuốc lào 100g, rượu trắng 100ml, trộn lẫn cho vào bát đun kỹ lấy nước đặc bôi.
Chú ý khẩy nốt ghẻ lên cho chảy nước, tắm bằng các thứ lá trên lau khô mới bôi thuốc.
(6) Dầu hạt máu chó, dầu hạt mù u bôi lên mụn ghẻ sau khi tắm sạch lau khô.
(7) Diêm sinh 10g, hạt máu chó tán bột 30g, Củ nghệ gìa tán bột 30g, trộn đều chung với dầu lạc hoặc dầu mè, mỡ heo, bôi mỗi ngày 1 lần trước lúc ngủ.
2. Những điều cần chú ý khi điều trị ghẻ:
(a) Cần phát hiện sớm để điều trị lúc bệnh còn nhẹ. Chỉ cần dùng thuốc Nam tắm và bôi có kết quả khỏi nhanh.
(b) Trong một gia đình hay tập thể nhà trẻ, trường học nếu phát hiện có bệnh, nên trị bệnh tập thể để tránh lây lan.
(c) Điều trị phải liên tục, triệt để ít nhất 10-15 ngày, sau đó theo dõi tái phát trong 2 tuần (đề phòng có đợt trứng mới nở).
(d) Kết hợp điều trị và phòng bệnh tốt như cắt móng tay, giặt luộc thay quần áo hằng ngày, tổng vệ sinh giường chiếu, cách ly những người trong gia đình tập thể bị ghẻ.
VIÊM GAN SIÊU VI
Viêm gan siêu vi được coi là bệnh lây lan thường gặp. Tỉ lệ phát bệnh khá cao, tính chất lây truyền mạnh và đường lây cũng phức tạp.
Hiện nay, người ta tìm thấy có 5 loại siêu vi gây viêm gan:
+ Viêm gan Siêu vi A.
+ Viêm gan siêu vi B.
+ Viêm gan siêu vi không A không B (HNANB).
+ Viêm gan siêu vi D.
+ Viêm gan siêu vi E.
Nhưng ba loại đầu thường gặp hơn.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh là mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ, nôn hoặc buồn nôn, vùng gan đau hoặc đầy tức vùng thượng vị, nhiều bệnh nhân vàng da và sốt, gan to ấn đau kèm theo suy giảm chức năng gan... Nguồn bệnh là người bệnh và người mang vi rút. Đường lây viêm gan siêu vi A chủ yếu là đường tiêu hóa (qua miệng), viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi không A không B chủ yếu là đường máu (tiêm, châm, phẫu thuật, vết thương chảy máu...).
Nguyên Nhân Theo YHCT
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của viêm gan siêu vi thì bệnh thuộc phạm trù các chứng Hoàng Đản, hoặc Hiếp Thống.
Theo YHCT, nguyên nhân bệnh chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệ bên ngoài, uất kếtởTỳ Vị, chức năng vận hóa rối loạn gây nên chán ăn, đầy bụng, ảnh hưởng đến Can Đởm, gây nên khí huyết ứ trệ, ha sườn đau, bụng đầy, mật ứ, miệng đắng.Thấp nhiệt thịnh nung đốt bì phu sinh ra vàng da (hoàng đản).
Ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu cũng làm tổn thương Tỳ Vị, thấp nhiệt nội sinh, nung nấu Can, Đởm dẫn đến vàng da, đau sườn, mệt mỏi, chán ăn.
Ngoài ra, người bệnh do cảm phải tà khí dịch lệ sinh ra nhiệt độc công phá bên trong làm cho phần vinh, huyết bị tổn thương. Nhiệt độcthãm vào Tâm bào gây nên hoàng đản cấp, sốt cao, mê man, nói sảng, chảy máu cam, tiêu ra máu...
Chẩn Đoán
1. Chẩn đoán xác định theo:
a. Yếu tố dịch tễ: tình hình dịch bệnh, tiếp xúc bệnh nhân, lịch sử truyền máu, chích thuốc, châm cứu, nhổ răng...
b. Triệu chứng lâm sàng: chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, vàng da, gan to, vùng gan đau...
c. Hội chứng hủy hoại tế bào gan: Transaminase tăng: GPT (ALT) tăng nhiều hơn GOT (AST) tăng rất cao gấp 5- 10 lần trị số bình thường.
d. Tìm chứng cớ nhiễm vi rút: HBSAG (kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B) dương tính trong HBV, còn đối với HAV thì phân lập vi rút trong phân và xuất hiện IGM kháng HAV trong huyết thanh.
e. Các phương pháp kiểm tra gan bằng siêu âm và sinh thiết gan.
2. Chẩn đoán phân biệt và chú ý:
a. Viêm gan thời kỳ đầu và thể không vàng da: dễ bị bỏ qua do nghĩ viêm họng, cảm mạo, rối loạn tiêu hóa.
Cần hỏi kỹ lịch sử tiếp xúc và tình hình dịch bệnh.
b. Viêm gan do nhiễm độc, nhiễm trùng trong các bệnh thương hàn, viêm ruột do trực khuẩn coli gây vàng da, SGOT, SGPT máu tăng nhưng sốt kéo dài, có triệu chứng riêng của bệnh.
c. Vàng da do bệnh xoắn trùng: có ban chẩn, cơ bắp đau, anbumin niệu, xoắn trùng trong máu, thử nghiệm ngưng kết huyết thanh dương tính.
d. Vàng da do tắc mật: tắc mật ở người lớn thường do sạn ống mật, u đầu tụy có triệu chứng riêng, cần cảnh giác.
e. Vàng da do nhiễm độc thuốc: Chú ý hỏi tiền sử dùng thuốc như dùng thuốc có Thạch tín, Rimifon, Chlorproilazin, thuốc chống ung thư...
f. Đau bung cấp do viêm gan cần phân biệt với viêm ruột thừa, giun chui ống mật, giun đường ruột...
g. Ung thư gan: người gầy, gan to nhanh, đau nhiều.
Tiên Lượng
Viêm gan do vi rút A nếu có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc ăn uống tốt thường được hồi phục trong vòng 10-15 ngày, ít khi kéo dài. Viêm gan vi rút B dễ chuyển thành mạn tính, một số ít tiến triển thành xơ gan rất ít trường hợp chuyển thành ung thư gan.
Điều Trị Bằng YHCT
Theo YHCT, viêm gan vàng da thuộc phạm trù chứng Hoàng đản, phép trị chính là: Thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, giải độc (đối với viêm gan cấp, thể tối cấp), sơ can, kiện tỳ, hòa vị, tiêu thực (đối với thể không vàng da, thời kỳ hồi phục), hoạt huyết, hóa ứ (đối với viêm gan mạn, xơ gan). Tùy theo tính chất bệnh mà dùng phép trị thích hợp.
VIÊM GAN CẤP
Thường gặp 3 thể:
+ Thấp Nhiệt Thịnh: Da mắt vàng tươi, bứt rứt khó chịu, người nóng, bực tức, chán ăn miệng đắng khô, bụng đầy hoặc nôn, buồn nôn, mệt mỏi, ngứa hoặc không, tiểu ít vàng như nước vối, táo bón, rìa lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt, Sác hoặc Nhu Sác.
Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệøt. Dùng bài Nhân Trần Cao Thang gia giảm: Nhân trần 40g, Chi tử 12g, Sinh Đại hoàng 8g (cho vào sau), Bồ công anh, Thổ phuc linh đều 10g, sắc uống.
Trường hợp thấp năïng thêm Hậu phác, Thương truật, Trạch tả. Nhiệt thịnh thêm Hoàng bá, Thạch cao.
+ Nhiệt Độc Thịnh (Thể nặng và rất nặng): khát, bứt rứt, vàng da nặng lên rất nhanh, ngực bụng đầy tức, táo bón, tiểu vàng đỏ, nặng thì hôn mê, nói sảng, co giật, tiêu tiểu có máu, lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng nhớt, khô, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, cứu âm. Dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang hợp Nhân Trần Cao Thang gia giảm: Tê giác 30g (tán bột mịn, hòa thuốc uống), Sinh địa 20g, Xích thược 12g, Đơn bì 12g, Chi tử 12g, Nhân trần 16g, Bản lam căn 40g, Thạch hộc 12g.
Nếu sốt cao mê man: thêm An Cung Ngưu Hoàng hoặc Chí Bảo Đơn để thanh tâm, khai khiếu.
+ Can Vị Bất Hòa (thể viêm gan không vàng da, thời kỳ hồi phục): mạn sườn đau tức, bụng trên đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, miệng đắng, chán ăn, chất lưỡi đỏ nhợt, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ Can, hòa Vị. Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán gia giảm: Sài hồ, Bạch thược, Hương phụ đều 12g, Chỉ xác, Trần bì, Xuyên khung, Chích thảo đều 6g.
Có triệu chứng thấp nhiệt thêm Hoàng bá, Nhân trần. Ngực đau nhiều thêm Uất kim. Nôn, buồn nôn thêm Gừng tươi, Bán hạ, Trúc nhự. Trường hợp có triệu chứng Tỳ hư, dùng bài Tiêu Dao Tán gia giảm.
VIÊM GAN MẠN TÍNH
Thường gặp 2 thể:
1- Can Tỳ Bất Hòa: bệnh nhân không sốt, da không vàng hoặc vàng nhẹ, gan còn sờ được dưới bờ sườn, mạn sườn đầy tức hoặc ấn đau, chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Sơ Can, kiện Tỳ. Dùng bài Tiêu Dao Tán gia giảm: Đương quy, Sài hồ, Bạch truật, Bạch linh, Hà thủ ô, Uất kim 12g đều 12g, Bạch thược 20g, Đan sâm, Trần bì, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.
Bệnh nhân mệt mỏi nhiều thêm Nhân sâm 8g (hoặc Đảng sâm 12g), huyết kém hay chóng mặt, mắt mờ thêm Tang thầm, Kỷ tử. Sắc da còn vàng thêm Nhân trần, Chi tử.
2. Khí Huyết Ứ Trệ: Sắc mặt kém tươi nhuận, môi thâm tím, gan to, ấn đau, mạn sườn đau tức, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, rêu vàng, mạch Huyền Sáp hoặc Trầm Khẩn.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đương quy, Sinh địa, Đan sâm, Xuyên Ngưu tất, Bạch truật, Sài hồ, Uất kim đều 12g, Bạch thược, Xích thược đều 10g, Xuyên khung, Đào nhân đều 8g, Hồng hoa 6g, Trần bì, Hậu phác đều 8g.
Gan to cứng thêm Miết giáp, Mẫu lệ; Bụng đầy hơi thêm Mộc hương, Sa nhân; Vùng gan đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược. Trường hợp khí hư thêm Nhân sâm (hoặc Đảng sâm), Hoàng kỳ.
Bệnh viêm gan siêu vi tuy trên lâm sàng thường gặp các thể trên đây nhưng thường lẫn lộn vì vậy cần chú ý khi biện chứng luận trị.
Những Điều Cần Chú Ý Trong Điều Trị Bệnh Viêm Gan Siêu Vi
Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ, không lao động trí óc hoặc chân tay quá sức gây mệt mỏi. Về chế độ ăn, cần dùng các thức ăn dễ tiêu như rau đậu, trái cây, sữa, cá, thịt nạc, cũng không nên ăn nhiều vì thịt là loại thức ăn khó tiêu đối với người đau gan, rất hạn chế ăn các chất dầu mỡ. Không ăn các chất cay nóng như ớt, tiêu, rượu, thuốc lá... Lúc chức năng gan kém cần thận trọng lúc dùng thuốc trụ sinh hoặc các loại thuốc cổ truyền có độc như Phụ tử, Ô đầu, Nhũ hương, Một dược, Tam lăng, Nga truật...
Bệnh nhân viêm gan siêu vi A thời kỳ cấp tính nên nằm viện cách ly ít nhất 30 ngày sau khi phát hiện vàng da, bệnh chưa khỏi thời gian cách ly dài hơn.
Bệnh nhân viêm gan siêu vi B và không A không B phải chú ý vô khuẩn kỹ các dụng cụ tiêm chích, châm và tốt nhất là các dụng cụ điều trị phải dùng riêng.
Nhân viên y tế phải thực hiện tốt chế độ cách ly để bảo vệ cho bệnh nhân và tự bảo vệ cho mình.
Kinh Nghiệm Dùng Thuốc Điều Trị Viêm Gan Siêu Vi
Vàng da: là triệu chứng thường gặp, trong YHCT chia làm 2 loại:
1- Dương Hoàng: thường gặp trong giai đoạn bệnh cấp, màu vàng tươi, thường kèm táo bón. Rêu lưỡi vàng dày thuộc nhiệt chứng, thực chứng. Dùng phép trị thamh nhiệt lợi thấp là chủ yếu.
2- Âm Hoàng: gặp trong viêm gan mạn, màu vàng xạm, thường kèm tiêu lỏng, lưỡi nhợt, rêu dày, thuộc hàn chứng, hư chứng. Dùng phép ôn hóa hàn thấp là chính.
Vàng da thường đi kèm với huyết ứ, khí trệ, âm hư, huyết hư, lúc trị cần chú ý kết hợp hành khí, hoạt huyết, dưỡng âm (dưỡng huyết). Trị vàng da dùng vị Nhân trần là chủ dược, đối với dương hoàng, lúc bắt đầu dùng liều cao 30-60g, kết hợp với thuốc giải biểu, lợi tiểu, thông tiện, lý khí, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, phương hương hóa trọc, có kết quả tốt. Sau 1-2 tuần lượng Nhân trần nên giảm và dùng các loại thuốc có vị ngọt, tính hàn để tư âm, thanh nhiệt như Sinh địa, Hoạt thạch, Cát căn, Thạch hộc... kết hợp thuốc lợi tiểu như Bạch linh, Trư linh, Trạch tả có kết quả tốt. Đồng thời tùy tình hình bệnh nên dùng thêm thuốc ôn dương, kiện tỳ, dưỡng huyết, hoạt huyết, tư dưỡng can âm.
Vùng gan đau và gan to: Vùng mạn sườn đau theo YHCT có thể là can khí uất kết, can huyết ứ trệ, can đởm hỏa thịnh, can âm (huyết) bất túc. Nếu vùng gan đau tức lúc đau lúc không là do can khí uất thì phép trị là sơ can, giải uất. Nếu là vùng đau cố định, ấn vào đau tăng, vùng gan đau tức là do nhiệt độc thịnh, cần thanh nhiệt giải độc. Nếu vùng gan đau như dao đâm, đau cố định là do khí trệ, huyết ứ, cần hoạt huyết, hóa ứ. Nếu vùng gan đau âm ỉ, lúc mệt đau tăng, xoa dễ chịu là do âm huyết hư nên dưỡng can huyết, thường dùng bài Kim Linh Tử Tán (Xuyên luyện tử, Diên hồ sách).
Trường hợp gan to, YHCT cho là chứng Tích Tụ, dùng thuốc hoạt huyết, lý khí, hóa tích, dưỡng huyết, nhuyễn kiên, tán kết như Đan sâm, Xích thược, Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Miết giáp, Mẫu lệ, Hạ khô thảo, Khương hoàng, Bối mẫu, Trạch lan, Bạch cương tàm...
Bụng đầy: thường nguyên nhân là ớ can, tỳ, vị. Ăn xong đầy bụng là can vị bất hòa thì sơ can, hòa vị. Bụng đầy liên tục là tỳ hư thấp trệ, cần kiện tỳ lợi thấp.
Sốt nhẹ kéo dài: có thể gặp trong 3 trường hợp sau:
+ Nếu sốt kèm theo bứt rứt, còn vàng da, rêu lười vàng là còn thấp nhiệt nên dùng bài Đơn Chi Tiêu Dao Tán.
+ Nếu sốt vào chiều kèm theo lòng bàn chân tay nóng, ra mồ hôi trộm, lười thon đỏ là âm hư nên dùng bài Thanh Hao Miết Giáp Thang.
+ Nếu sốt vào buổi sáng kèm theo hồi hộp khó thở, tự ra mồ hôi, thân lười bệu sắc nhợt là khí huyết hư nên dùng bài Bổ Trung Ích Khí hoặc Bát Trân Thang.
5. Mạch sao (mao mạch dãn hình sao): thường gặp trong 2 trường hợp: nếu là do nhiệt nhâïp phần huyết thì dùng phép trị lương huyết, thanh nhiệt, lợl thấp như dùng các vị thuốc Sinh địa, Tiểu kế, Mao căn, Đơn bì. Nếu là do khí trệ, huyết ứ thì phải lý khí, hoạt huyết, hóa ứ dùng các vị Đào nhân, Hồng hoa Đơn bì, Đan sâm…
6. Mất ngủ: là một triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm gan mạn tính. Có thể do nhiều nguyên nhân: nếu là can uất hóa hỏa, dùng phép sơ can, tả nhiệt, dùng bài Long Đởm Tả Can Thang. Nếu là đờm nhiệt uất kết, dùng phép hóa đờm, thanh nhiệt, dùng bài Ôn Đởm Thang. Nếu là âm hư hỏa vượng dùng phép tư âm, thanh tâm, dùng bài Hoàng Liên A Giao Thang, Thanh Dinh Thang. Nếu là tâm tỳ lưỡng hư dùng phép bổ dưỡng tâm tỳ, dùng bài Qui Tỳ Thang. Nếu do ứ huyết dùng phép hoạt huyết, lý khí, dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang...
7. Transaminaza tăng cao: Trường hợp viêm gan siêu vi mạn tính, Transaminaza không hạ, tùy tình hình bệnh có thể chọn các phép trị sau:
Thanh nhiệt giải độc, lợi thủy thông tiện, dùng các vị thuốc như Nhân trần, Sơn chi, Đại hoàng, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Bản lam căn, Bồ công anh, Hổ trượng, Thanh đại, Kim ngân hoa, Liên kiều, Bại tương thảo, Lô hội, Hạ khô thảo, Hoạt thạch, Xa tiền tử, Mộc thông...
Phương hương hóa trọc: dùng các vị thuốc Hoắc hương, Bội lan, Khấu nhân, Sa nhân, Cúc hoa...
Lương huyết thông lạc: dùng các vị thuốc: Tiểu kế, Sinh địa, Xích thược, Bạch thược, Đơn bì, Mao căn, Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm...
Dưỡng âm, liễm âm: dùng các vị thuốc Ngũ vị tử, Ô mai, Ngũ bội tử, Mộc qua, Bạch thược, Câu kỷ tử, Mạch môn, Sa sâm, Minh phàn...
. Đối với tỷ lệ A/G nghịch đảo và điện di protein không bình thường: Tác giả Dương Phần Minh (Hồ Nam, Trung Quốc) cho rằng các vị thuốc như Bản lam căn, Hoàng tinh, Bạch truật, Sinh hoàng kỳ, Kê huyết đằng có tác dụng tốt. Bệnh viện thủ đô Bắc Kinh dùng phép ích khí, hoạt huyết với các vị Hoàng kỳ, Phục linh, Đan sâm, Sinh sơn tra, Hổ trượng, Thảo hà xa, Mã tiên thảo đều 15g, Bạch truật, Trạch lan đều 10g, Vương bất lưu hành 12g, Cam thảo 5g, thấy có tác dụng điều chỉnh điện di protein.
9. Đối với kháng nguyên bề mặt viêm gan vi rút B dương tính (HBSAG (+): Thượng Xuân Hoa, cho là cần kết hợp phép phù chính và khu tà, dùng các vị Đảng sâm 9g, Ngũ vị tử 6g, Hoàng kỳ, Toàn qua lâu, Phục linh, Dương đề căn đều 15g.
Trần Kế Minh thì dùng phép ích thận, giải độc với các vị Nhục thung dung, Ba kích thiên, Đương qui đều 10g, Thổ Phục linh, Địa hoàng đều 30g, chích Phong phòng 2g, Thăng ma 10g, Tang ký sinh 12g. Dương hư thêm Tiên linh tỳ 12g, Bạch truật 10g. Âm hư thêm Sa sâm, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo đều 12g, Huyền sâm 18g. Nếu nhiệt độc thịnh dùng Tứ Diệu Dũng An Thang gia vị: Huyền sâm, Ngân hoa, Thổ phục linh, Sinh địa, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sừng trâu đều 30g, Sinh cam thảo, Đương quy, Thăng ma đều 10g, Quán chúng 12g, Qua lâu 15g, Đại hoàng than 5g.
Chu Tăng Bánh dùng phép hoạt huyết giải độc, thanh nhiệt với các vị: Hổ trượng 500g, Lộ phong phòng, Tử thảo, Đởm'thảo, Binh lang đều 100g tán bột, trộn mật làm hoàn, mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần, đồng thời uống nuốt bột Minh phàn 0,2g bột Bối mẫu 1g.
Đối với người mang vi rút viêm gan B, bệnh lây, thị xã Hoàng Thạch tỉnh Hồ Bắc (TQ), dùng phép ôn thận, thanh nhiệt, giải độc. Lấy toa căn bản có Tiên linh tỳ, Sinh hoàng kỳ, Kỷ tử, Nữ trinh tử, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 15g, Đổng tật lê, Trần bì đều 10g, Binh lang 12g, Liên kiều 20g.
Bệnh viện tỉnh Sơn Đông dùng bài Kháng Viêm Gan Siêu Vi B gồm Hoàng Kỳ 180g, Đảng sâm 45g, Sừng trâu 30g, sắc đặc còn 500ml, mỗi lần uống 100ml, ngày 2 lần. Dùng liền trong 6 tháng.
Bệnh viện lây số 2 Bắc Kinh dùng bột chống HBV gồm Quế chi, Nhục quế, Can khương, Bạch thược, Đan sâm, Đại táo, Cam thảo, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần.
Các bài thuốc thường được dùng sau khi mắc bệnh viêm gan siêu vi: Tiêu Dao Hoàn, Ô Kê Bạch Phượng Hoàn, Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Qui Thược Lục Quân Tử Hoàn.
Một Số Bài Thuốc Đơn Giản (Trích trong Hiện Đại Nội Khoa Học)
a. Qua lâu 50g, Ty qua lạc 30g, Quất lạc 15g, Tiểu thanh bì 10g, Xa tiền tử 20g, Kê nội kim 20g, có kết quả đối với bệnh nhân bụng đầy ăn kém, mất ngủ, tiêu lỏng, rêu lưỡi vàng dày (Chương Thứ Công).
b. Phục Can Tán (Chu Dương Xuân): Địa miết trùng nướng, Thái tử sâm đều 30g, Tử hà xa 24g, Khương hoàng, Uất kim, Tam thất, Kê nội kim đều 18g, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống trước bữa ăn 3g, ngày 2 lần, liên tục uống trên 1 tháng, có tác dụng làm giảm đau, gan lách nhỏ lại, chức năng gan được phục hồi, tăng prôtit huyết thanh, cải thiện tỷ lệ A/G.
c Sâm Kỳ Hoàng Tinh Thang: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thanh bì, Trần bì đều 10g, Hoàng tinh, Sinh địa đều 30g, Dạ giao đằng 30g, Đương qui, Thương truật, Sài hồ, Bạch truật đều 12g Bạc hà, Cam thảo đều 6g, Khương hoàng, Uất kim đều 10g, dùng có kết quả đối với thể can thận âm hư, tỳ vị hư nhược.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Độc Vị Đại Hoàng Phương (Ngô Tài Hiền, Giang Tô, TQ): Sinh Đại hoàng 50g, sắc còn 200ml uống hết 1 lần. Uống 6 ngày (1 liệu trình) mỗi ngày 1 thang, nghỉ 1 ngày uống liêu trình 2. Trị 30 ca, trong 1-2 tuần chức năng gan hồi phục bình thường 6 ca, 3-4 tuần hồi phục bình thường 20 ca. 4 ca chức năng gan không hồi phục (Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Tần Thị Phương (Sơn Đông, TQ): Hạ khô thảo 60g, đường trắng 30g, Đại táo 30g, Sắc trước Hạ khô thảo và Đại táo bỏ xác cho đường, cho nước 500-600ml, nhỏ lửa cô còn 250-300ml, chia 2 lần, uống sáng và tối lúc bụng đói. Đã trị 28 ca, khỏi hết triệu chứng lâm sàng, chức năng gan bình thường 20 ca, có kết quả (các mặt tiến bộ) 6 ca, không khỏi 2 ca. Thuốc uống từ 5-16 thang (Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Thanh Can Hòa Vị Phương (Tôn Nguyên Cần, Bệnh viện Trung y, huyện Nghi thành, tỉnh Hồ Bắc: Long đởm thảo, Liên kiều, Sài hồ, Uất kim đều 9g, Kim tiền thảo, Phục linh, Nhân trần đều 30g, tiêu Tra khúc 5g, La bạc tử 6g, Bạc hà 3g, sắc uống. Dùng trị 50 ca, khỏi 42 ca (84%), theo dõi 10 tháng không tái phát, tiến bộ 8 ca (16%). Các trường hợp HBSAG (+) gia Bạch hoa xà thiệt tháo, Đại hoàng, Mã tiên thảo.
+ Hoàng kỳ phục can thang (Vương Tâm Tường, Bệnh viện trung y Hoài Bắc tỉnh An Huy): Sinh Hoàng kỳ 40g, Nhân trần 30g, Phục linh, Bại tương thảo đều 15g, Sinh Mạch nha 20g, Đương quy 12g, Ngũ vị tử, Bồ công anh, Chi tử đều 10g, Trần bì 16g. Vùng gan đau gia Uất kim, Kim linh tử tán. Nôn gia Trúc như, Hoắc hương, Bội lan. Sốt gia Sài hồ. táo bón gia Đại hoàng. Tiêu chảy gia Xa tiền tử, Ý dĩ nhân, sắc uống (Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Cốm Mộc Qua (Trịnh Trí Mẫn, học viện Trung y Phúc Châu, Phúc Kiến): Mộc qua 5g, cho đường mía làm thành dạng cốm uống. Đã dùng trị 70 ca khỏi 42 ca, khỏi cơ bản, triệu chứng lâm sàng cải thiện, SGPT gần bình thường) 19 ca. Tỷ lệ có kết quả 87% (Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Ôn Thận Thang (Vương Linh Đài, bệnh viện Thử Quang, trực thuộc học viện Trung y Thượng Hải): Ba kích thiên 15g, Tiên linh tỳ 15-30g, Thỏ ti tử, Tang ký sinh, Đơn sâm đều 30g, Trần bì 6g, Hổ trượng 15-30g, Hoàng cầm 10-15g sắc uống.
Biện chứng gia giảm: mệt mỏi, mặt chân phù, lưỡi bệu nhợt gia Hoàng kỳ, Đảng sâm. Sốt nhẹ, miệng đắng, buồn nôn, tiểu vàng, lưỡi đo,û rêu dày bẩn giảm các loại thuốc ôn thận gia Bạch hoa xà thiệt thảo, Xuyên liên, Thương truật, Tiểu kế thảo, Mao căn...
Sườn đau nặng gia Huyền hồ, Uất kim. Bụng đầy chán ăn gia Phục linh, Bán hạ, Kê nội kim, Mạch nha.Có xu hướng xuất huyết rõ gia Sinh địa, Tiên hạc thảo.
Đã trị 60 ca, HBSAG chuyển âm tính 26 ca (43,3%), vẫn dương tính 34 ca (56,7%), triệu chứng lâm sàng đều được cải thiện (Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Kháng Nguyên Thang (Trung Lỗi, bệnh viện Trung y Kinh Môn, Hồ Bắc): Đương qui, Bạch truật, Sài hồ đều 10g, Bạch linh, Hổ trượng đều 15g, Nhân trần 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Cam thảo 6g, sắc uống. Một liệu trình là 1 tháng.
Biện chứng gia giảm: Tthấp nhiệt nặng, vàng da thêm Bồ công anh, Bại tương thảo. Tỳ khí hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Sơn dược. Tỳ thận dương hư bỏ Nhân trần thêm Ba kích thiên, Tiên linh tỳ, Thỏ ty tử. Khí trệ vùng gan đau tức thêm Xuyên luyện tử, Uất kim. Huyết ứ, vùng gan đau như dao đâm thêm Đan sâm, Huyền hồ. Can thận âm hư bỏ Sài hồ thêm Thục địa, Thủ ô. Gan lách to thêm Tam lăng, Nga truật, Miết giáp. Nôn, buồn nôn, ăn kém thêm Hoắc hương, Sa nhân, Tiêu tam tiên (Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc).
Bụng đầy bỏ Cam thảo, thêm sao La bạc tử. Nướu răng chảy máu thêm Nữ trinh tử, Hạn liên thảo.
Đã trị 123 ca viêm gan siêu vi mạn tinh, liệu trình bình quân 4-6 tháng, tỉ lệ có kết quả 90% (Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Sơ Can Kiện Tỳ Thang (Vương Dục Quần, bệnh viện Long Hoa, trực thuộc Học viện Trung y Thượng Hải): Sài hồ, Chỉ xác, Xuyên khung, Hương Phụ, Trần bì, Bán hạ đều 12g, Uất kim, Thái tử sâm, Phục linh, Bạch truật, Hoàng cầm đều 15g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Thận khí hư thêm Hoàng kỳ 30g, Tang ký sinh, Thỏ ty tử, Tiên linh tỳ đều 15g. Kèm huyết hư thêm Đương qui, Câu kỷ tử, Bạch thược đều 15g, Đan sâm 30g. Kèm âm hư thêm Sinh địa, Sa sâm, Mạch môn, chích Miết giáp, Xuyên luyện tử, Câu kỷ tử đều 15g. Kèm ứ huyết thêm Xuyên sơn giáp 30g, Tam lăng, Nga truật đều 15g, Xích thược, Đan sâm đều 30g. Kèm thấp nhiệt thêm Chế đại hoàng 15g, Cam Lộ Tiêu Độc Đơn 30g (chế phẩm).
Đã trị 102 ca viêm gan B mạn tính, kết quả khỏi (triệu chứng lâm sàng hết, chức năng gan bình thường, HBSAG (-) 23 ca (22,55%), kết quả rõ rệt (gan nhỏ lại, triệu chứng cải thiện rõ, chức năng gan gần bình thường) 44 ca (43,14%), tiến bộ 15 ca (14,71%), không kết quả 20 ca (19,6%). Tỷ lệ kết quả 80,40% (Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Phục Can Thang (Trần Tăng Đàm và cộng sự, bệnh viện Trung y Bắc Kinh): Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Trạch tả, Ý dĩ nhân, Sơn tra, Thảo hà xa, Hà thủ ô, Đương quy đều 12g, Thảo quyết minh, Đan sâm, Bạnh hoa xà thiệt thảo, Sinh hoàng kỳ, Sinh địa, Hoàng tinh đều 15g, Đơn bì, Đại hoàng than, Đào nhân đều 10g sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Kinh nguyệt nhiều bỏ Đào nhân. Tiêu lỏng bỏ Sinh địa hoặc dùng Sinh địa than. Vàng da thêm Nhân trần.
Đã điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính 78 ca, kết quả tốt 41 ca (52,6%), có kết quả 27 ca (34,6%), không kết quả 10 ca (12,8%). Tỷ lệ có kết quả 87,2% (Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Thanh Nhiệt Giải Độc Ẩm (Chu Sơn Quyền, Trạm phòng dịch Châu Hải tỉnh Quảng Đông): Sài hồ, Hổ trượng, Cương tàm đều 10g, Chỉ xác, Uất kim, Áp cước mộc, Bán chi liên, Đan sâm đều 15g, Xích thược 20g, Cam thảo 3g, sắc uống. Một liệu trình là 1 tháng.
Biện chứng gia giảm: Huyết hư thêm Đương quy, Thủ ô. Khí hư thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm. Can thận âm hư thêm Sa sâm, Thục địa, Nữ trinh tử. Ăn kém thêm Thần khúc, Sơn tra, Mạch nha.
Đã dùng trị 35 ca viêm gan siêu vi B mạn tính, sau 1 tháng số bệnh nhân hết triệu chứng lâm sàng hoặc giảm rõ, SGPT bình thường, HBSAG giảm nhẹ. Đạt tỷ lệ 91,43% (Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Dịch Chích Hoàng Kỳ (Ngô Khái Chí): Dịch Hoàng kỳ 4ml (1ml có 1g thuốc sống), chích bắp ngày 1 lần (thêm một số vitamin). Trị 29 ca viêm gan mạn, liệu trình 1 -3 tháng. Có kết quả cải thiện triệu chứng và gan nhỏ (Tạp Chí Trung Y Triết Giang 1983, 3: l03).
+ Dịch Chích Sâm Kỳ: mỗi lần chích bắp 4ml (1ml có 2g thuốc sống Hoàng kỳ và lg Đơn sâm), ngày 1 lần, một tuần chích 6 lần, một liệu trình 3 thámg. Đã dùng trị 58 ca viêm gan kéo dài, tỉ lệ kết quả 89,5. Triệu chứng cải thiện và chức năng hồi phục tốt (Trung Thảo Dược 1980. 12: 551).
+ Dịch Chích Hoàng Kỳ 100: Thủy châm huyệt Túc tam lý (2 bên) và Thận du (2 bên) mỗi 3 ngày, luân phiên chích, mỗi lần 1 ml. Hai tháng là một liệu trình, một số bệnh nhân được chích thêm 1ml Đảng sâm và cho thuốc bảo vệ gan. Đã trị 174 ca viêm gan vi rút B, HBSAG (+), số bệnh nhân chuyển (-) và tiến bộ 131 ca, tỷ lệ 75,80% (Mạch Tiễn, Tạp Chí Trung Y Dược Cát Lâm 1985, 5: 24).
+ Cam Thảo Phiến: Dùng trị 330 ca viêm gan B mạn tính có kết quả 77%, tỷ lệ kháng E chuyển (-) 44,8%. Thực nghiệm chứng minh thuốc làm thoái hóa mỡ và hoại tử tế bào gan giảm, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ vậy giảm được xơ gan (Thông Báo Trung Dược 1987, 9: 60).
+ Linh Chi Phấn: Tác giả dùng trị các bệnh viêm gan mạn hoạt động, viêm gan mạn kéo dài, xơ gan 367 ca, có nhận xét phần lớn triệu chứng chủ quan được cải thiện, men SGPT, SGOT giảm với tỷ lệ 67,7% (Tạp Chí Bệnh Gan Mật 1985, 4: 242).
+ Phức Phương Đương Qui (Đương qui, Đan sâm, lượng bằng nhau) mỗi viên 0,3g, uống 3 viên mỗi lần, ngày uống 3 lần, 3 tháng là một liệu trình.
Trị 15 ca viêm gan mạn có TTT (+) kết quả hồi phục bình thường 49 ca (65,33%), có tác dụng làm giảm gamma-globulin (Uông Thừa Bách, Tạp Chí Trung Tây Y Kết Hợp 1984, 2: 127).
+ Dịch Chích Đương Qui, Đương Qui Hoàn: mỗi lần chích bắp 4ml (hàm lượng 4g/ml), ngày 1 lần hoặc uống Đương Qui Hoàn 15 viên, 2-3 lần/ngày, 2 tháng là một liệu trình. Tác giả trị viêm gan mạn 10 ca, viêm gan mạn hoạt động 7 ca, xơ gan 10 ca
đều có tác dụng, cải thiện triệu chứng và hồi phục chức năng gan (Quan Mậu Hội và cs, Tin Tức Trung Y Dược 1985, 3:18).
+ Dịch Chích Glucoza Hoàng Cầm: Chích bắp 60- 120ml hoặc truyền tĩnh mạch. Nếu dùng thuốc uống 0,5g/1ần x 3 lần/ngày, liệu trình 1 tháng. Đã trị viêm gan mạn và kéo dài 268 ca, tỉ lệ có kết quả 63,6-73,3% (Tạp Chí Nội Khoa Trung Hoa 1978.
+ Bồ công anh: uống hoặc chích bắp trị 77 ca viêm gan cấp có tác dụng hạ men transaminasa (Tạp Chí Trung Y 1979,12: 55).
+ Tam Thảo Thang: Bạch hoa xà thiệt thảo, Hạ khô thảo đều 31,25g, Cam thảo 15,65 chế dạng sirô. Đã dùng trị viêm gan cấp, kết quả 100%, thời gian điều trị trung bình 25,3 ngày (Khoa Lây Bệnh Viện Trực Thuộc Viện Y học Hồ Nam, Tờ Thông Tin
Trung Thảo Dược 1978, 7: 28).
+ Đại Hoàng dùng sống: Người lớn 50g sắc uống, trẻ em 25-30g, ngày 1 lần, trị 80 ca viêm gan vàng da cấp, bình quân dùng thuốc 16 ngày, triệu chứng cải thiện, chức năng gan hồi phục tỷ lệ khỏi 95%, tốt 81,25% (Ngô Tài Hiền, Trung Tây Y Kết Hợp 1984, 2: 86).
+ Dịch Chiết Đơn Sâm: chích bắp 4ml/ngày. Trị viêm gan mạn hoạt động theo dõi 3 tháng (có lô đối chứng điều trị Tây y). Kết quả, Tổ dùng Đơn sâm sau 2 tháng có 11 ca chức năng gan hồi phục bình thường, lô chứng sau 3 tháng mới có 6 ca chức năng gan hồi phục bình thường (Tạp Chí Trung Tây Y kết hợp 1984, 2:86).
+ Hổ Trượng Trà: dùng viên Hổ trượng, Sơn tra tán bột trộn đều chế dạng pha trà uống. Trị 32 ca viêm gan siêu vi B mạn tính hoạt động, HBSAG (+). Kết quả 18 ca chuyển âm tính, 11 ca nhẹ hơn, 3 ca không thay đổi, tỷ lệ có kết quả 90,63%, triệu chứng lâm sàng cải thiện, chức năng gan hồi phục (Tạp Chí Trung Y Sơn Đông 1982, 2: 84).
+ Thuốc Chích Ngải Diệp: chích bắp mỗi lần 4ml, ngày 1 lần, liệu trình 1 - 2 không (có kết hợp thuốc bảo vệ gan và trị triệu chứng đã trị cho 100 ca, bệnh gan gồm viêm gan kéo dài, viêm gan mạn và xơ gan, kết quả 100% đối với viêm gan kéo dài và viêm gan mạn 46,5% đối với xơ gan (Bệnh Viện Nhân Dân Cát Lâm số 2 Trung Quốc, Báo Tân Y Học 1974, 2: 83).
+ Kháng Chuyển Âm Phương: (Giang Tây Trung Y Dược 1984: 6): Bạchhoa xà thiệt thảo, Hoàng mao nhung, Bán biên liên, Tiên hạc thảo đều 30g, Ý dĩ nhân 20g, Bạch đầu ông 15g, Kê nội kim 10g, Đại hoàng 3g. Sắc uống.
TD: Giải độc hóa ứ, phù bản chuyển âm. Trị viêm gan siêu vi B.
Đã trị 508 ca, uống hơn một tháng có 32% chuyển thành âm tính, uống hơn 3 tháng 86% chuyển thành âm tính. Uống đến nửa năm (6 tháng) toàn bộ chuyển thành âm tính. Đạt tỉ lệ 100%.
+ Hoàng Bạch Quy Hổ Thang ( Tứ Xuyên Trung Y 1986: 8): Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh, Bạch thược đều 10 – 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Đương quy 10g, Hổ trượng 30g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt giải độc, ích khí hoạt huyết. Trị viêm gan siêu vi B mạn tính.
+ Ất Can Tiễn (Tứ Xuyên Trung Y 1987: 3): Hoàng kỳ, Đan sâm, Hổ trượng, Thổ phục linh, Bạch hoa xà thiệt thảo, Tạo giác thích đều 25g, Lộ phòng phong, Cam thảo đều 8g, Khuẩn linh chi (nghiền nát, uống với nước thuốc sắc) 5g.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, ích khí hoạt huyết, lợi đởm. Trị gan viêm siêu vi B.
Đã trị 25 ca, đạt kết quả 100%. Uống thuốc 3-4 thang. Có 15 người khỏi, 10 người có chuyển biến tốt trong thời gian ngắn.
+ Giải Độc Thang I (Hà Bắc trung y 1988: 1): Bản lam căn, Đan sâm đều 30g, Kim ngân hoa, Hổ trượng, Kim tiền thảo đều 15g, Uất kim, Xuyên luyện tử, Miết giáp, Mẫu lệ, Mẫu đơn bì, Phục linh, Bạch thược đều 20g, Đảng sâm, Mộc hương, Đương quy đều 15g, Bạch truật, Tiêu Sơn tra, Tiêu Mạch nha, Tiêu Thần khúc đều 10g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, kiện Tỳ, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi thấp. Trị viêm gan siêu vi B.
Đã trị 32 ca (bao gồm cả 3 giai đoạn: Nhẹ, Nặng và rất năng), kết quả: khỏi hẳn 11, cơ bản khỏi: 10, chuyển biến tốt 9, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 93,6%.
+ Ích Khí Hoạt Huyết Thang I ((Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1988: 5): Đảng sâm 20-30g, Đương quy 10-15g, Hoàng kỳ, Đan sâm, Ngũ vị tử, Câu kỷ tử, Phục linh đều 15g, Xuyên khung 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống. Uống liên tục 5 ngày, nghỉ 2 ngày, 8 ngày là một liệu trình.
TD: Ích khí hoạt huyết, Dưỡng âm liễm Can. Trị viêm gan siêu vi B mạn tính.
Đã trị 61 ca. kết quả: cơ bản khỏi 31, có hiệu quả 14, có chuyển biến 10, không kết quả 6. Đạt tỉ lệ 90,16%.
+ Ất Cảm Thang (Hải Nam Y Học 1990: 2): Sinh địa 30g, Trạch tả 12g, Phục linh, Sơn dược đều 15g, Mẫu đơn bì, Sơn thù nhục đều 10g, Trư linh 15g. Sắc uống.
TD: Lương huyết giải độc, tư âm lợi thấp.Trị gan viêm siêu vi truyền nhiễm.
Đã trị 47 ca (ABsAg dương tính 33 ca, HbsAg và HBcAg đều dương tính 9 ca, HbsAg và HBcAg cũng như HbcAb dương tính 5 ca). Điều trị trên 2 tháng, chuyển thành âm tính 45 ca. Tỉ lệ chuyển thành âm tính là 95,47%.
+ Lam Xà Nhị Sâm Thang (Tứ Xuyên Trung Y 1989: 10): Hoàng kỳ 20g, Bản lam căn, Bạch hoa xà thiệt thảo, Đan sâm đều 15g, Xích thược, Bạch thược đều 12g, Đảng sâm, Bạch truật (sao), Hậu phác, Tiêu tam tiên đều 10g, Sài hố, Cam thảo đều 6g. Sắc uống.
TD: Ích khí, kiện Tỳ, hoạt huyết, giải độc. Trị viêm gan siêu vi B truyền nhiễm.
Đã trị 60 ca. Khỏi hoàn toàn 40 ca, có hiệu quả ít 15, không kết quả 5. Tỉ lệ đạt 91,67%.
+ Thanh Can Giải Độc Phương (Trung Y Nội Khoa Tân Luận – Vân Hà Nghiệm Phương): Sài hồ, Bán hạ, Cương tằm đều 9g, Xích thược, Đương quy, Hoàng cầm, Bản lam căn đều 15g, Bồ công anh, Mẫu lệ (sống), Thổ phục linh đều 30g. Sắc uống.
TD: Thanh Can giải độc. Trị viêm gan siêu vi B.
+ Thanh Đởm Giải Độc Phương (Trung Y Nội Khoa Tân Luận – Vân Hà Nghiệm Phương): Thủy ngưu giác, Hoàng cầm, Đan sâm đều 15g, Quảng uất kim, Chi tử, Cương tằm đều 9g, Bồ công anh, Thổ phục linh, Bạch mao căn đều 30g, Hoàng liên miến 3g (uống với nước thuốc sắc). Sắc, uống chung với Ngưu Hoàng Giải Độc Hoàn 2 viên.
TD: Thanh Đởm, giải độc. Trị viêm gan siêu vi B.
Một Số Bài Thuốc Đơn Giản Trị Viêm Gan Siêu Vi A (Hav).
. Rạ lúa nếp khô 40-80g sắc uống (viêm gan mạn cũng có kết quả).
. Rau Diếp cá 10-20g, Rễ tranh 15-30g, Hy thiêm thảo 8-12g, Xa tiền thảo 8-12g sắc uống.
. Liên tiền thảo 40g hoặc Kim tiền thảo 40g sắc uống.
. Rễ cây Bo Bo, Thổ Nhân trần mỗi thứ 40g sắc uống.
CHÂM CỨU
+ Hậu khê xuyên Lao cung. Ngày châm một lần, mỗi lần châm huyệt một bên, luân phiên thay đổi hai bên phải trái. Hai tuần là một liệu trình. Châm trước tả sau bổ, kích thích mạnh (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
+ Hợp cốc xuyên Lao cung. Mỗi lần lấy một bên huyết. Sau khi đắc khí, lưu kim 20~30 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
+ Dùng Ban miêu 20g (sao với cám, bỏ đầu, chân, cánh, nghiền nát), Hùng hoàng 20 (tán nhuyễn), Mật heo 60g, Mật ong 100g, Xạ hương 2g. Trước tiên lấy Mật heo và Mật ong cho vào chưng sôi, bỏ bã, cho các vị thuốc bột kia vào, trộn đều thành cao.
Dán vào các huyệt:
1- Túc tam lý (2 bên), Phúc suy (bên phải), Dương lăng tuyền (2 bên), Nhật nguyệt (bên phải), Âm lăng tuyền (bên phải), Tỳ du (hai bên).
2- Dán vào vùng đau (trên, dưới và giữa chỗ đau).
Hai nhóm trên, thay phiên mỗi ngày dán một nhóm. 7~10 ngày là một liệu trình. Đã trị 56 ca trẻ nhỏ bị viêm gan độc tính, trong đó, gan viêm cấp 48, mạn tính 8. Kết quả, trừ một ca đắp vào thời kỳ giữa, còn lại tất cả đều dán thuốc trị 2 tháng đều khỏi (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 1985, 6: 35).
+ Chích dịch Hoàng kỳ vào các huyệt Túc tam lý (2 bên), Thận du (2 bên). Cứ 3 ngày chích một lần, mỗi lần chích mỗi huyệt 1ml. Hai tháng là một liệu trình. Thời gian điều trị 15~30 ngày bệnh giảm. Đã trị 174 ca HBsAg dương tính. Kết quả: chuyển sang âm tính 79, Men gan giảm 52 ca (Cát Lâm trung Y Dược 1985, 5: 24).
Y ÁN VIÊM GAN
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ q Thượng của Lý Văn Lượng).
Ngô X, nữ 50 tuổi, ngực nặng tức, đầu mỏi, bụng đầy, đầu váng mắt hoa, tay chân yếu, lúc đói thì tay run, tim hồi hộp, ăn vào thì tim đập nhanh thêm, ợ ra mùi dầu, đi ngoài mỗi ngày nhiều lần. Kiểm tra: gan to 2 ngón, phản ứng Maclagan 9 đơn vị, phản ứng Hanger (+++), Transaminase 400 đơn vị. Bệnh nhân tỳ vị vốn bị hư­ yếu, thường bị mờ mắt, bụng chư­ớng, phân lỏng. Viêm gan tái phát, gan to sườn phải đau chướng, mạch Hư Huyền Hoãn, chất lưỡi nhạt, dày. Nguyên nhân bệnh là tỳ hư thấp khốn, can mộc không phát huy được ­uất, ‘can có tà, khí của nó chạy ở 2 bên sư­ờn’, ‘gan to, ắt nghịch vị bức yết, bức yết ắt khô cách trung, làm cho sư­ờn đau’. Tà chính t­ương bác, can tỳ thương tổn, nên dùng phép sơ can thực tỳ, vận hóa khí cơ. Cho uống ‘Gia Vị Thư­ Can Ẩm’ (Tử đan sâm 10g (sao rư­ợu), Hàng bạch thược 10g (sao rư­ợu), Phiêu bạch truật 9g (sao đất), Tây chỉ xác 6g (sao cám), Xuyên uất kim 6g, Thanh bì 5g (sao dấm), Bắc sài hồ 5g, Chích cam thảo 6g, Mạch nha (sao) 9g, Sinh bắc tra 6g, Kê nội kim 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang). Uống hơn 50 thang, các chứng đều hết. Kiểm tra lại chức năng gan đều bình thường.
Bàn luận: ‘Gia Vị Th­ư Can Ẩm’ là bài thuốc bổ mà không cần kíp, sơ mà không kích, đã dùng nhiều đều có công hiệu. Sau khi dùng thuốc ‘Gia Vị Thư­ Can Ẩm’ mấy ngày, nếu như­ đau ở vùng sư­ờn phải vẫn lan ra phía lưng, tay chân mỏi, đêm ngủ nóng hầm hập ra mồ hôi, đó là can âm bất túc, can khí tán mà không kề lại, hư­ dương tản ra mà không thu lại, có thể dùng tiếp Dưỡng Can Ẩm (Tử đan sâm 10g (sao rư­ợu), Hàng bạch thược 10g, Sơn thù du 6g (bỏ hột), Thanh bì 5g (sao dấm), Xuyên uất kim 5g, Mẫu lệ 12g (sắc trước), Mạch nha (sao), Chích cam thảo 5g). Bài này làm thu tán, tăng sự nuôi dưỡng, tức là theo ý ‘cấp thì phải hoãn, tán thì phải thu, tổn thì phải ích’. Đối với bệnh nhân can uất tì hư­, tinh thần ngư­ng uất mà có các triệu chứng kiểu viêm gan không vàng da như­ trên thì phải nghĩ đến Sài hồ ‘đạt uất cánh việt hư­ dư­ơng’, lại nghĩ đến Bạch truật ‘vận tì hữu thương can âm, cam toan liễm âm’, bài này như­ thế là được.
Y ÁN VIÊM GAN MẠN
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ q Thượng của Lý Văn Lượng).
Trịnh XX, nam, 45 tuổi, Viêm gan mạn tính đã quá 7 năm. 3 năm trước kiểm tra đã từng phát hiện thấy HAA dương tính, 1 năm nay chuyển âm tính. Người bệnh chóng mặt, vùng gan có lúc đau, mỏi mệt, người béo phì, miệng khô đắng, bứt rứt không ngủ, lưỡi đỏ rêu mỏng vàng hơi bẩn, mạch Huyền Tế Sác. Gan dưới bờ s­ườn 1cm, độ cứng I-II, không sờ thấy lách, Transaminase trên 500 đơn vị, phản ứng Hanger (+++), HAA (-), AFP (-), chẩn đoán là viêm gan mạn tính tồn tại. Đây là thuộc bệnh can thận âm h­ư cộng thêm thấp, nên trị bằng phép dưỡng âm, bổ can thận, lợi thấp. Dùng ‘Tam Oâ Nhân Trần Thang Gia Vị’(Thủ ô 15g, Ô đầu y 9g, Miên nhân trần 15g, Đơn bì 9g, Thuyền y 4g, Sinh địa 12g, Đương quy 4g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang), uống được 1 tháng thì Transaminase còn 210 đơn vị, các chứng nói trên đều chuyển biến tốt. Lại dùng bài trên gia giảm thêm 1 tháng nữa, toàn bộ chức năng gan trở lại bình thường.
Y ÁN VIÊM GAN MẠN TẤN CÔNG
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ q Thượng của Lý Văn Lượng).
Lý XX, nữ, 38 tuổi, chẩn bệnh ngày 18-5-1974. Từ tháng 1-1975 mắc bệnh viêm gan cấp thể vàng da, nằm viện điều trị 3 tháng, khỏi về cơ bản, xuất viện. Năm 1974 tái phát, lại nằm viện 5 tháng, lúc đó Transaminase không giảm, có lúc lên tới 600 đơn vị, bệnh nhân đã xin lên nằm bệnh viện tỉnh. Kiểm tra gan to,gan dưới bờ s­ờn 2cm, sờ chư­a thấy lách. Transaminase 560 đơn vị, phản ứng Maclagan 20 đơn vị, phản ứng Hanger (+++), chỉ số hoàng đản bình thường. Chẩn đoán chính xác là viêm gan mạn tấn công. Bệnh nhân còn thấy hai bên s­ườn đau chư­ớng, ăn uống không ngon, buồn nôn, tinh thần mệt mỏi, đại tiện lúc loãng lúc khô, tiểu tiện vàng đỏ, miệng đắng, họng khô, có máu mủ, lòng bàn tay nóng, lưỡi đỏ, rêu trắng bẩn, mạch Huyền hơi Sác. Đó là can đởm uất nhiệt, vị không còn chức năng hòa giáng, chữa bằng phép sơ can, giải uất, thanh nhiệt, hòa vị. Cho dùng ‘Gia Vị Tứ Nghịch Tán (Thang)’ (Sài hồ 10g, Bạch thược 10g, Chỉ thực 10g, Uất kim 10g, Đan sâm 10-15g, Thần khúc 10g, Mạch nha 15g, Liên kiều 10-15g, Bản lam căn 15-20g, Hoắc hương 10g, Cam thảo 5g, Mao căn 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang), bệnh nhân uống 30 thang, kiểm tra lại chức năng gan Transaminase 125 đơn vị, phản ứng Maclagan 7 đơn vị, phản ứng Hanger (+), các chứng khác đều hết. Lại uống lại trên 20 thang, kiểm tra lại chức năng gan thì toàn bộ hồi phục như­ thường. Theo dõi 5 tháng ch­a thấy có biến đổi gì khác thường.
Bàn luận: Dùng ‘Gia Vị Tứ Nghịch Tán (Thang)’ tùy bệnh nhân mà gia giảm, đối với viêm gan thể không vàng da, thể vàng da (sau khi về cơ bản đã hết vàng da), viêm gan mạn tính và men Transaminase không giảm, đều có tác dụng tốt. Đã dùng bài này cho hơn 50 người bị các bệnh kể trên kết quả rất tốt.
Y ÁN VIÊM GAN MẠN
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ q Thượng của Lý Văn Lượng).
Trần XX, nam 23 tuổi đến khám tháng 5 năm 1971. Năm 1964, bệnh nhân bị bệnh viêm gan do virus cấp tính, đã điều trị nửa năm tại một bệnh viện, các triệu chứng và các chức năng gan đều đã có chuyển biến tốt và ra viện. Nhưng xuất viện mấy năm rồi vẫn thường đau ở vùng gan, khi mệt nhọc lại càng đau thêm. Tháng 10-1970 bắt đầu thấy đau ở vùng lách, đến tháng 5-1971 hai bên sư­ờn đau nặng thêm, tay chân bải hoải, không muốn ăn uống, đại tiện lỏng, lòng bàn chân tay nóng. Khám thấy tình trạng nói chung còn khá, bờ gan trên ở giữa s­ườn số 5, bờ dưới ở 2 cm dưới mép sư­ờn trên đường vạch giữa đòn, chất gan mềm sờ đau, có thể sờ được lách tới 1cm, sờ hơi đau, mu bàn tay phải có thể thấy bờ răng cư­a. Xét nghiệm: chức năng gan trong phạm vi bình thường, tiểu cầu 120.000/mm3. Rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Hoạt. Cho dùng ‘Ích Can Thang’ (Đảng sâm 12g, Bạch truật (sao) 10g, Thương truật (sao) 10g, Hoắc hương 10g, Nhân trần 15g, Đương quy 12g, Hương phụ 10g, Phật thủ 10g, Sơn tra 15g, Trạch lan 15g, Sinh mẫu lệ 15g, V­ơng bất l­ưu hành 12g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang). Trong quá trình điều trị, đã gia giảm sử dụng Bội lan 10g, Sinh dĩ mễ 15g, Hồng hoa 12g, Miết giáp 12g. Đồng thời dùng cả các thuốc tây trợ gan. Sau hơn 2 tháng dùng thuốc thấy các triệu chứng đã chuyển biến tốt, ăn ngủ và đại tiểu tiện bình thường, chân tay đỡ bải hỏai, lòng bàn tay chân không còn nóng, giảm hẳn đau ở vùng gan tì, gan ở dưới sư­ờn 1cm, sờ không thấy đau rõ, chư­a sờ thấy lách. Xét nghiệm lại chức năng gan cũng chư­a thấy gì khác thường, tiểu cầu tăng lên tới 168.000/mm3. Sau đó dùng bài trên làm thành hoàn mà uống để củng cố tác dụng về sau.
Bàn luận: Bệnh nhân này sư­ng gan và lách, xét nghiệm chức năng gan bình thường mà chân tay lại bải hỏai, không thích ăn uống, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Hoạt. Đó là các chứng thuộc can uất tỳ hư­, khí trệ huyết ứ, hai bên s­ườn đau chướng, mạch Hoạt, chứng tỏ là thấp nhiệt chư­a thanh. Bởi vậy trong sự phù chính thì nặng về kiện tỳ thư­ can. Trong bài có Đảng sâm, Thương truật, Bạch truật (sao) để kiện tỳ, táo thấp; Đương quy, Bạch thược
dưỡng huyết nhu can, lại phối hợp các thuốc sơ can lý khí và hoạt huyết hóa ứ. Khí hành ắt là huyết dễ hoạt, huyết hoạt ắt ứ dễ trừ, như­ vậy có thể có hiệu lực điều trị mong muốn.
TIỂU ĐƯỜNG
(Đường Niệu Bệnh - Diabète - Diabetes)
A. Đạicương
Tiểu đường (Đái Đường) là trong nước tiểu có đường.
Thuộc loại Tiêu Khát của YHCT.
B. Nguyên nhân
Do ăn nhiều thức ăn béo (mỡ), ngọt.
Nhiệt nung nấu làm tổn thương tân dịch như Phế, Vị uất nhiệt, tiêu hao âm dịch hoặc nhiệt nung nấu hạ tiêu, Thận âm suy hoặc Thận dương bất túc, tinh không hóa khí.
C. Triệuchứng
Thường bệnh phát rất từ từ, ít có triệu chứng rõ rệt, chỉ phát hiện thấy khi thư? nước tiểu. Triệu chứng chính là hay đi tiểu, miệng khát, uống nhiều, ăn nhiều, mau đNôn, người gầy ốm (sút cân đi), tay chân mỏi mệt, thiếu sức.
. Khát, uống nhiều là Phế nhiệt.
. Hay ăn, mau đói là Tỳ Vị tích nhiệt.
. Tiểu nhiều hoặc kèm thắt lưng đau mỏi là dấu hiệu nhiệt làm tổn thương Thận Âm hoặc tinh không hóa khí.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh tiết uẩn nhiệt ở Tam Tiêu.
Huyệt chính: Di Du + Phế Du (Bq.13) + Tỳ Du (Bq.20) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thái Khê (Th.3) + Tụy Du.
Huyệt phụ: Thiếu Thương (P.11), Ngư Tế (P.10), Cách Du (Bq.17), Vị Du (Bq.21), Trung Quản (Nh.12), Tỳ Nhiệt Huyệt, Quan Nguyên (Nh.4), Phục Lưu (Th.7), Thuỷ Tuyền (Th.5).
Cách châm: Các huyệt Bối Du trong nhóm huyệt chính thường dùng kích thích nhẹ, không lưu kim, các huyệt khác có thể kích thích vừa, lưu kim 10 - 15 phút. Cách 1 ngày châm 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.
+ Miệng khát, uống nhiều là bệnh đã nặng hơn, thêm Thiếu Thương (P.11), Ngư Tế (P.10), Cách Du (Bq.17) .
+ Ăn nhiều, mau đói, gầy ốm rõ rệt, thêm Tỳ Nhiệt Huyệt, Vị Du (Bq.21), Trung Quản (Nh.12).
+ Tiểu nhiều thêm Quan Nguyên (Nh.4), Phục Lưu (Th.7), Thuỷ Tuyền (Th.5).
Ý nghĩa: Theo kinh nghiệm lâm sàng cận đại thì huyệt Di Du và Tụy Du có tác dụng điều tiết công năng của tuyến Tụy; thêm Phế Du, Tỳ Du, Thận Du để thanh tiết tà nhiệt ở Tam Tiêu; thêm Túc Tam Lý (huyệt Hợp của Vị), Thái Khê (Nguyên huyệt của Thận) để điều hòa khí ở 3 kinh Phế, Tỳ, Thận. Khát, uống nhiều thêm Thiếu Thương, Ngư Tế để tiết Phế Hoả. Cách Du, huyệt Hội của Huyết để ích huyết, sinh tân dịch. Ăn nhiều, mau đói, gầy sút do Tỳ Vị nhiệt, dùng Tỳ Nhiệt Huyệt, Vị Du, Trung Quản, là sự kết hợp giữa huyệt Du và Mộ, để sơ tiết tà ở Tỳ Vị. Tiểu nhiều do Thận Dương suy yếu, tinh bất hóa khí, dùng Quan Nguyên để bổ chân nguyên, thêm Phục Lưu, Thuỷ Tuyền để cố giữ vững Thận khí.
2- Cứu huyệt Quan Nguyên (Nh.4) - có thể tăng dần lên đến 200 tráng (Biển Thước Tâm Thư).
3- Thừa Tương (Nh.24) + Ý Xá (Bq.49) + Quan Xung (Ttu.1) + Nhiên Cốc (Th.2) (Phổ Tế Phương).
4- Thuỷ Câu (Đc.26) + Thừa Tương (Nh.24) + Kim Tân + Ngọc Dịch + Khúc Trì (Đtr.11) + Lao Cung (Tb.8) + Thái Xung (C.3) + Hành Gian (C.2) + Thương Khâu (Ty.5) + Nhiên Cốc (Th.2) + Ẩn Bạch (Ty.1) (Thần Ứng Kinh).
5- Thừa Tương (Nh.24) + Thái Khê (Th.3) + Chi Chánh (Ttr.7) + Dương Trì (Ttr.5) + Chiếu Hải (Th.6) + Thận Du (Bq.23) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Đầu nhọn nhất của ngón út (thứ 5) ở tay và chân (Thần Cứu Kinh Luân).
6- Nhóm 1: Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36).
Nhóm 2: Thận Du (Bq.23) + Thuỷ Đạo (Vi.28) + Trung Quản (Nh.12) + Tam Âm Giao (Ty.6).
Huyệt phụ: Cách Du (Bq.17), Tỳ Du (Bq.20), Tỳ Nhiệt Huyệt.
Mỗi ngày châm 1 lần, luân phiên Sử dụng 2 nhóm, kích thích mạnh, 10 lần là 1 liệu trình. Thường thì trị 2 liệu trình, có thể thấy triệu chứng cả i biến, lượng đường trong máu và nước tiểu đều giảm (Thường Dụng Trung Y Liệu pháp Thủ Sách).
7- Phế Du (Bq.13) + Can Du (Bq.18) + Tỳ Du (Bq.20) + Thận Du (Bq.23) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Trung Quản (Nh.12) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Uyên (P.9) + Thần Môn (Tm.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Nhiên Cốc (Th.2).
Mỗi ngày châm 1 lần, kích thích vừa. Huyệt Mệnh Môn và Quan Nguyên, mỗi ngày đều cứu bằng điếu nga?i (Trung Quốc Châm Cứu Học).
8- Bàng Quang Du (Bq.28) + Nhiên Cốc (Th.2) + Bát Chùy Hạ + Trọc Dục + Thận Hệ (Châm Cứu Học HongKong).
9- a Thượng Tiêu : Phế Du (Bq.13) + Thiếu Thương (P.11) + Ngư Tế (P.10) (đều tả ), Kim Tân, Ngọc Dịch (xuất huyết).
b Trung Tiêu: Vị Du (Bq.21) + Trung Quản (Nh.12) + Hãm Cốc (Vi.43) + Tỳ Du (Bq.20) + Thuỷ Đạo (Vi.28) (đều tả ).
c Hạ Tiêu: Thận Du (Bq.23) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thuỷ Tuyền (Th.5) (đều bổ) + Nhiên Cốc (Th.2) + Hành Gian (C.2) (đều tả ) (Châm Cứu Trị Liệu Học).
10- Trung Quản (Nh.12), Tam Tiêu Du (Bq.22), Vị Du (Bq.21), Thái Uyên (P.9), Liệt Khuyết (P.7), Thần Môn (Tm.7), Nội Quan (Tb.6), Thận Du (Bq.23), Phế Du (Bq.13), Quan Nguyên (Nh.4), Bát Liêu, Túc Tam Lý (Vi.36), Thừa Phù (Bq.36), Tam Âm Giao (Ty.6). Tùy chứng mà chọn huyệt dùng (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
11- Cứu các huyệt:
a Túc Tam Lý (Vi.36) + Trung Quản (Nh.12).
b Mệnh Môn(Đc.4) + Thân Trụ (Đc.13) + Tỳ Du (Bq.20).
c Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4).
d Tích Trung (Đc.6) + Thận Du (Bq.23).
e Hoa Cái (Nh.20) + Lương Môn (Vi.21).
f Đại Chùy (Đc.14) + Can Du (Bq.18).
g Hành Gian (C.2) + Trung Cực (Nh.3) + Phúc Ai (Ty.16)
h Phế Du (Bq.13) + Cách Du (Bq.17) + Thận Du (Bq.23) .
8 nhóm trên, mỗi lần dùng 1 nhóm làm chính, có thể phối hợp các huyệt khác, nhưng không quá 9 huyệt. Mỗi huyệt cứu 10 - 30 tráng (‘Trung Y Tạp Chí’ số 52/1985).
12- Thượng Tiêu: Thanh nhuận Phế Kim, sinh tân, chỉ khát. Châm bình bổ bình tả Phế Du (Bq.13) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngư Tế (P.10) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Chiếu Hải (Th.6) + Tam Âm Giao (Ty.6).
Trung Tiêu: Thanh Vị Hoả, thông Phủ khí. Châm tả Trung Quản (Nh.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Đại Đô (Ty.2) + Hãm Cốc (Vi.43) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3).
Hạ Tiêu: Tư bổ Thận Âm. Châm bổ Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Chiếu Hải (Th.6) + Thiếu Thương (P.11) + Xích Trạch (P.5) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
TIÊU HÓA RỐI LOẠN
(Tiêu Hóa Bất Lương - Mauvaises Digestions - Abdominal Disorders).
A. Đại cương
Là một loại bệnh thường gặp nơi trẻ nhỏ, thường phát vào mùa Hè - Thu. Bệnh chứng thường nhẹ nhưng nếu do cảm nhiễm vi trùng thì bệnh thường nặng.
YHCT xếp vào loại bệnh của Tỳ Vị (Tỳ Vị Bệnh), tiêu chảy kéo dài.
B. Nguyên nhân
Vào mùa Hè, Thu cảm phải Thử, Thấp hoặc mùa Đông cảm phải Phong Hàn, ăn uống không điều độ, không sạch sẽ, thức ăn khó tiêu, Tỳ Vị hư yếu, dương hư.
Các nguyên nhân trên làm cho sự vận hóa của Tỳ Vị bị rối loạn làm cho sự thăng giáng thanh hoặc trọc khí mất quân bình, gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1 - Thể Thấp Nhiệt Tích Trệ: Nôn mửa, bụng trướng, đại tiện có mùi chua, thối, sốt cao, bồn chồn (bứt rứt trong người), khát, ợ hơi, tiểu ngắn, đỏ rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Sác.
2 - Thể Tỳ Hư Hàn Thấp: sắc mặt trắng xanh, đại tiện lỏng lẫn thức ăn không tiêu, mệt mo?i, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Kiện Vận Tỳ Vị, tùy theo chứng trạng mà chọn huyệt.
Huyệt chính: Túc Tam Lý (Vi.36) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản(Nh.12) + Tứ Phùng.
Huyệt phụ: Nội Quan (Tb.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Quan Nguyên (Nh.4) + Khí Hải (Nh.6) + Tỳ Du (Bq.20) + Thận Du (Bq.23) + Thiếu Thương (P.11) + Xích Trạch (P.5) + U?y Trung (Bq.40).
Thường dùng huyệt chính trước, mỗi ngày hoặc cách 1 ngày 1 lần, kích thích vừa. Nếu châm 3-5 lần rồi mà không bớt, có thể châm thêm Khí Hải (Nh.6), Trung Quản(Nh.12), Thiên Xu (Vi.25), đều có thể cứu điếu ngải. Huyệt Tứ Phùng phải chích ra nước vàng.
. Nôn mửa thêm Nội Quan (Tb.6).
. Tỳ Hư, tiêu chảy lâu không cầm thêm Tỳ Du (Bq.20), Âm Lăng Tuyền (Ty.9), Tam Âm Giao (Ty.6).
. Thần trí không tỉnh thêm Nhân Trung (Đc.26).
. Tay chân co quắp thêm Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Xung (C.3), Dương lăng Tuyền (Đ.34), Khúc Trì (Đtr.11).
. Tay chân lạnh thêm Thận Du (Bq.23), Quan Nguyên (Nh.4).
. Nếu sốt không dứt thì huyệt Thiếu Thương (P.11), Xích Trạch (P.5), U?y Trung (Bq.40) đều có thể châm ra máu.
2- Nôn và tiêu chảy, mạch Trầm Tế, tay chân lạnh, cứu phía dưới rốn (tề hạ) 150 tráng (hoặc cứu theo tuổi) (Biển Thước Tâm Thư).
3- Tiêu chảy lâu ngày do hư hàn: Quan Nguyên (Nh.4), Trung Cực (Nh.3), Trung Quản, Lương Môn (Vi.21) . Bụng đau, tay chân lạnh thêm Thiên Xu (Vi.25) . Bụng đầy thêm Tam Âm Giao (Ty.6). Tay chân quyết lạnh thêm Khí Hải (Nh.6) (Thần Cứu Kinh Luân).
4- Huyệt chính: Túc Tam Lý (Vi.36), có thể thêm Đại Trường Du (Bq.25) hoặc Hợp Cốc (Đtr.4) . Kèm Nôn mửa thêm Nội Quan (Tb.6) . Châm, vê kim 10 - 20 phút rồi rút kim. Cũng, có thể cứu thêm Thiên Xu (Vi.25) 3-4 phút để hỗ trợ (‘Trung Y Tạp chí’ 1956).
5- a* Thấp Nhiệt Tích Trệ: Trừ thấp nhiệt, điều hòa Tỳ Vị: Túc Tam Lý (Vi.36) + Đại Trường Du (Bq.25) + Trung Quản(Nh.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Hợp Cốc (Đtr.4).
Có nôn mửa thêm Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản(Nh.12) + Cứu Thiên Xu (Vi.25) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thần Khuyết (Nh.8).
b* Thể Tỳ Vị Hư Hàn: Ôn bổ Tỳ Vị, trừ hàn thấp, châm bổ Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Việt Nam).
6- Kiện Tỳ, dưỡng Tâm, điều lý Tỳ Vị. Châm bình bổ bình tả Nội Quan (Tb.6) + Nhân Trung (Đc.26) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Trung Quản(Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Tỳ Du (Bq.20) + Đại
TIỂU RA MÁU
Là chứng do nhiều nguyên nhân bệnh ở đường tiết niệu gây ra.
Được mô tả trong phạm vi chứng Ngũ Lâm (Huyết Lâm), Niệu Huyết của Đông y.
Có thể tiểu ra máu đại thể: mắt thường trông thấy được, máu ra đỏ tươi lẫn cục máu đã đông hoặc nước tiểu mầu hồng. Có thể tiểu ra máu nhẹ, mắt thường không phân biệt được với nước tiểu sẫm mầu. Gọi là tiểu ra máu vi thể vì phải soi kính hiển vi cặn nước tiểu mới phân biệt được. Để xác định là tiểu ra máu vi thể thì lượng hồng cầu trong nước tiểu phải trên 4 triệu/24 giờ.
Ở phụ nữ, để chẩn đoán tiểu ra máu phải lấy nước tiểu bằng thông bàng quang để khỏi lẫn với ra máu do rối loạn kinh nguyệt.
Chẩn Đoán
+ Tiểu Ra Máu Do Các Bệnh Nhiễm Khuẩn, Nhiễm Độc Dị Ứng:
. Thường là tiểu ra máu vi thể, ít khi ra máu đại thể.
. Trong ngộ độc thuốc chống đông có thể gây tiểu ra máu đại thể.
. Bệnh bạch cầu, bệnh gan cũng gây tai biến tiểu ra máu.
+ Tiểu Ra Máu Dưới Bàng Quang (do niệu đạo, tiền liệt tuyến): Để xác định rõ, người ta dùng nghiệm pháp 3 ly: Buổi sáng mới thức dậy, bảo người bệnh tiểu vào 3 ly riêng biệt. Nếu ly nước tiểu đầu lẫn nhiều máu hơn 2 ly kia, kèm tiểu buốt, tiểu khó thì nguyên nhân do sỏi niệu đạo, ung thư tiền liệt tuyến.
+ Tiểu Ra Máu Do Bàng Quang: Thường ly cuối cùng lẫn nhiều máu hơn vì bàng quang co bóp tống những căn máu còn đọng ra. Nguyên nhân do sỏi, đa số do ung thư bàng quang. Ở phụ nữ có thể do bàng quang bị viêm loét.
+ Tiểu Ra Máu do bệnh Thận: Nước tiểu cả 3 ly đều đỏ. Tiểu ra máu kèm cơn đau dữ dội từ vùng thận lan xuống đường tiểu, thường do sỏi thận di chuyển.
Cũng có thể chú ý đến:
+ Nước tiểu đỏ ngay khi bắt đầu tiểu và đỏ suốt thời gian tiểu, nên nghĩ đến:
. Sỏi đường tiểu: vì sỏi làm chảy máu và rách màng da trong các ống dẫn tiểu. Máu chảy ở những chỗ này hòa lẫn với nước tiểu thành mầu vàng sẫm hoặc đỏ nhạt.
. Lao thận: Máu hòa lẫn với nước tiểu một cách bất ngờ. Người bệnh có thể vẫn thấy mình khỏe mạnh, không bệnh mà tự nhiên tiểu đỏ. Có thể kèm theo tiểu gắt, buốt khi tiểu.
+ Nước tiểu lúc đầu không đỏ nhưng về cuối khi tiểu gần xong mới đỏ, trường hợp này bệnh nhân tiểu khó và ít tiểu: nên nghĩ đến bệnh về bàng quang như sỏi bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang.
+ Nước tiểu đỏ ngay lúc đầu nhưng về sau lại trong, tiểu xong rất rát nhưng không rát khi tiểu. Nên nghĩ đến nhiễm trùng đường tiểu, lao tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến.
. Ung thư thận: Tiểu đỏ bất ngờ, hết rồi lại bị, cứ như vậy nhiều lần. Thường cảm thấy đau lưng và có cảm tưởng thận cứng lại.
Bể thận viêm, cầu thận viêm đều gây ra tiểu ra máu vi thể, kèm tiểu ra bạch cầu, protein nhẹ hoặc trung bình.
Trên lâm sàng thường gặp một số loại sau:
+ Tiểu Ra Máu Do Nhiễm Trùng Cấp Tính Đường Tiểu
Gặp trong trường hợp Cầu thận viêm cấp, Bàng quang viêm cấp...
Chứng: Tiểu buốt, rát, tiểu ra máu, khát, sốt, mặt đỏ, ngủ ít, mê sảng, mạch Hồng Sác.
Nguyên nhân: Do Tâm hỏa vong động, nhiệt dịch xuống tiểu trường gây nên.
Điều trị: Thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết.
. Tiểu Kế Ẩm Tử: Sinh địa 20g, Hoạt thạch 16g, Tiểu kế, Mộc thông, Bồ hoàng (sao), Ngẫu tiết, Sơn chi đều 12g, Đương quy, Chích thảo đều 6g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Lá tre, Cỏ mực, Kim ngân hoa đều 16g, Sinh địa, Cam thảo đất, Mộc hương đều 12g, Tam thất 4g. Sắc uống (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).
. Thanh Lâm Ẩm (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1987, 8): Bồ công anh, Nhất trượng hoàng hoa, Bán chi liên, Xa tiền thảo, Mao căn (tươi), Luật thảo (tươi). Sắc uống.
. Cửu Bồ Đại Hoàng Thang (Thiểm Tây Trung Y 1988, 6): Tần cửu 50g, Bạch mao căn, Bồ hoàng (bao lại) đều 20g, Đại hoàng, Xa tiền tử (bao lại), Hoàng cầm, Bạch thược, Hồng hoa (bao lại, cho vào sau), Cam thảo, Sơn chi đều 15g, Thiên hoa phấn 30g, Trúc nhự 10g. Sắc uống.
Đã dùng trị 34 ca, khỏi hoàn toàn 29, có hiệu quả 4, không hiệu quả 1. Đạt tỉ lệ 91,1%. Bình quân uống 14 ngày.
. Ngân Bạch Tiêu Viêm Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1986, 2): Kim ngân hoa, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bồ công anh đều 30g, Chi tử, Biển súc, Hải kim sa đều 15g, Hoạt thạch, Mao căn, Xa tiền thảo đều 30g, Mộc thông, Cam thảo đều 10g, Ddăng tâm thảo 3g. Sắc uống.
Đã trị 56 ca, khỏi 43, đỡ 10, không hiệu quả 3. Đạt tỉ lệ 94,6%.
. Khổ Sâm Bồ Hoàng Thang (Sơn Tây Trung Y Tạp Chí 1986, 5): Khổ sâm 9-15g, Sài hồ 9-18g, Hoàng bá 9g, Bồ công anh, Mã xỉ hiện, Thạch vi đều 30g. Sắc uống.
Đã trị 50 ca, khỏi 48, không khỏi 2.
. Thanh Hóa Ẩm (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bồ hoàng (sống) 9g, Sinh địa Hoạt thạch đều 15g, Bạch mao căn 24g, Hổ phách 5g (tán nhuyễn, cho vào thuốc uống), Kim tiền thảo 30g, Hoàng bá 8g, Xích tiểu đậu 30g, Tỳ giải 9g, Cam thảo, Đăng tâm thảo đều 3g. Sắc uống.
+ Tiểu Ra Máu Do Nhiễm Trùng Đường Tiểu Mạn Tính
Gặp trong Bàng quang viêm mạn, Lao thận.
Chứng: Tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu gắt, nước tiểu ít, sốt, khát, họng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Nguyên nhân: do âm hư hỏa vượng.
Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt, chỉ huyết.
. Đại Bổ Âm Hoàn gia giảm: Hoàng bá, Bạch mao căn đều 12g, Tri mẫu 8g, Quy bản (chích), Thục địa, Hạn liên thảo đều 16g, Chi tử (sao đen) 8g, Tủy sống heo 20g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Sinh địa, Thạch hộc, Sa sâm, Mạch môn, Kỷ tử, Rễ cỏ tranh, Trắc bá diệp (sao đen) đều 12g, Hạn liên thảo 16g, A giao 8g (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).
. Tri Bá Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Tri mẫu, Sinh địa, Thổ phục linh, Thạch hộc, Ngân hoa, Hoàng bá đều 15g, Liên kiều 10g, Đương quy 8g, Hồng đằng 30g, Mộc thông, Cam thảo đều 5g. Sắc uống.
Đã trị 60 ca, khỏi hoàn toàn 53 ca, có hiệu quả 13 ca. Trung bình uống 5-10 thang.
+ Tiểu Ra Máu Do Sỏi Đường Tiểu, Chấn Thương
Chứng: Tiểu ra máu, ngang thắt lưng đau lan xuống đường tiểu, có từng cơn quặn đau do sỏi di chuyển.
Nguyên nhân: Do huyết ứ ở hạ tiêu gây nên.
Điều trị: Hoạt huyết, chỉ huyết, khứ ứ.
Đan sâm, Ngưu tất, Ích mẫu, Uất kim, Tóc rối đều 12g, Hạn liên thảo, Ngẫu tiết đều 16g, Bách thảo sương 4g, Chỉ thực 6g (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).
+ Tiểu Ra Máu Kéo Dài
Do nhiều nguyên nhân toàn thân khác.
Chứng: Tiểu nhiều làn, có lẫn máu, ăn không ngon, mệt mỏi, sắc mặt vàng úa, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi bẩn, mạch Hư, Nhược.
Nguyên nhân: Do Tỳ hư không nhiếp được huyết gây nên.
Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, nhiếp huyết.
. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí gia giảm: Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm, Sài hồ, Ngải diệp (sao đen), Xích thạch chi, Ngẫu tiết (sao) đều 12g, Hạn liên thảo (sao đen) 16g, Đương quy, Thăng ma đều 8g, Cam thảo 6g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Hoài sơn, Bạch truật, Thạch hộc, Ngẫu tiết (sao đen), Thục địa, Tắc bá diệp, Ngải diệp đều 12g, Đảng sâm, Hạn liên thảo đều 16g. Sắc uống (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).
Châm Cứu
+ Cứu Tỳ du, Thận du, Quan nguyên, Trung cực, Túc tam lý, Tam âm giao (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
Kinh Nghiệm Điều Trị Tiểu Ra Máu Của Nhật Bản
(Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
+ Trư Linh Thang + Tứ Vật Thang (Trong bài, A giao làm ngừng chảy máu, Hoạt thạch làm giảm các triệu chứng.
+ Khung Quy Giao Ngải Thang. Trong bài A giao, Ngải diệp làm ngừng chảy máu. Dùng cho cơ thể yếu và thấy lạnh.
+ Ôn Thanh Ẩm: trị tiểu kéo dài và tiểu ra máu.
+ Đào Hạch Thừa Khí Thang, Đại hoàng mẫu đơn bì thang, quế chi phục linh hoàn. Một trong ba bài làm giảm, làm tan những tổn thương ở đùi, ở lưng và bộ phận sinh dục, bụng dưới đầy lan đến niệu quản và tiểu ra máu.
CHÂM CỨU TRỊ TIỂU RA MÁU
Sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học’ nêu lên hai loại tiểu ra máu:
+ Tâm Hỏa Kháng Thịnh: Tiểu nóng, nước tiểu có lẫn máu mầu đỏ tươi, mặt đỏ, khát, tâm phiền, mất ngủ, miệng lưỡi lở loét, đầu lưỡi đỏ, mạch Sác.
Điều trị: Thanh Tâm tả hỏa, lương huyết, chỉ huyết.
Châm tả Đại lăng, Tiểu trường du, Quan nguyên, Đại đôn (dùng kim Tam lăng châm ra máu).
(Đại lăng là huyệt Du của kinh Tâm bào, tả huyệt này để thanh Tâm tả hỏa; Tiểu trường du và Quan Nguyên là sự kết hợp Bối du và Mộ huyệt để dẫn nhiệt ở Tiểu trường xuống dưới, để lương huyết, chỉ huyết; Đại đôn là huyệt Tỉnh của kinh Can. Tả Can hỏa để giúp tả Tâm hỏa).
+ Tỳ Thận Đều Hư: Tiểu nhiều, trong nước tiểu có lẫn máu, mầu hồng nhạt, tinh thần mỏi mệt, sắc mặt vàng úa, lưng đau, đầu váng, hoa mắt, lưỡi nhạt, mạch Tế.
Điều trị: Kiện Tỳ, ích Thận, ích khí, nhiếp huyết.
Châm Tỳ du, Thận du, Khí hải, Tam âm giao.
(Tỳ du, Thận du là bối du huyệt, để bổ ích Tỳ, Thận, điều hòa công năng của Tỳ Thận; Khí hải, Tam âm giao bổ khí, kiện Tỳ, ích Thận).
Bệnh Án Tiểu Ra Máu
(Trích trong ‘Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn’)
Giang X, nam, 58 tuổi. Tiểu ra máu hơn 7 ngày không cầm, có lúc tiểu không được, có lúc tiểu buốt, gắt, đau, sắc mặt hơi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Huyền Sác. Xét nghiệm nước tiểu: hồng cầu (+), huyết áp 240/133mmHg. Đã uống kháng sinh, thuốc hạ áp, thuốc cầm máu nhưng không kết quả. Cho uống Chi Xị Tề Thái Thang (Đậu xị 15g, Chi tử (sống) 10g, Tề thái 30g. Sắc uống ngày 1 thang. Sau khi uống 2 thang kiểm tra nước tiểu thấy âm tính,huyết áp hạ xuống mức bình thương. Cho uống tiếp 2 thang trong tuần. Hai năm sau không thấy tái phát.
Bệnh Án Tiểu Ra Máu
(Trích trong ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
Một người đàn ông 58 tuổi có thể lựïc tốt, phát hiện máu trong nước tiểu vào ngày trước khi đến bệnh viện. Bệnh nhân cho biết có rối loạn này 20 năm trước đây. Chế độ ăn gồm rau, thịt và gia vị, có biểu hiện thích nước chè và uống một cốc rượu vang hàng ngày; hút 20 điếu thuốc lá mỗi ngày, đại tiện ngày 1 lần, tiểu tiện 6 đến 8 lần, được nuôi dưỡng tốt nhưng mặt xanh. Phúc chẩn cho thấy bụng không đàn hồi và mềm. Tôi cho dùng Trư Linh Thang và Tứ Vật Thang, tiểu ra máu khỏi trong 30 ngày. Bệnh nhân tiếp tục sử dụng đơn thuốc này trong 50 ngày nữa sau đó đã khỏi hẳn
TIM SUY
(Mạn Tính Tâm Lực Suy Kiệt - Insuffisance Cardiaque - Cardiac Failure)
A. Đại cương
Tim suy mạn còn gọi là Suy Tuần Hoàn Kinh Diễn, là trạng thái cơ tim bị bệnh hoặc cơ năng của tim không điều hòa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, bệnh về động mạch phổi và một số bệnh toàn thân như Thận, Nội tiết....
YHCT xếp loại bệnh này vào loại ‘Tâm Thận Dương Khí Suy Yếu’.
Trước đây người ta cho rằng bệnh ở tạng Tâm không thể dùng châm cứu chữa trị, thậm chí còn cấm dùng châm. Hiện nay, người ta nhận thấy châm cứu có khả năng cải thiện cơ năng của tim và đã góp phần giải quyết bệnh này.
B. Nguyên nhân
Chủ yếu do dương khí của Tâm và Thận suy. Dương Khí của Tâm suy yếu làm cho sự vận hành của máu bị trở trệ. Dương khí của Thận suy làm cho chức năng thu nạp khí kém, khí hóa thất thường, Thuỷ thấp ngưng trệ, gây ra phù, hồi hộp...
C. Triệu chứng
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1 - Tâm Dương (trái) Suy: Tim hồi hộp, ngực đầy tức, hô hấp khó khăn, tinh thần mỏi mệt, uể oa?i, sắc mặt xanh tím, móng tay nhạt, ho khạc ra máu hoặc khạc ra đờm bọt có lẫn máu, màu rỉ sắt, sợ lạnh, tay chân mát, hay chóng mặt, ngủ không yên, ăn kém, chất lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.
2 - Tâm PHải Suy, Khí Trệ Huyết Ứ: Tim hồi hộp, ngực đầy tức, khó thở, tĩnh mạch nở lớn, gan sưng to, không muốn ăn uống, muốn nôn, tiểu ít, toàn thân phù, móng tay tím, môi và chất lưỡi cũng có màu tím, mạch Trầm, Tế Sáp hoặc Kết.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ích nguyên, cố bản, cường kiện tâm thần.
Huyệt chính:
Nhóm 1: Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Thiếu Phủ (Tm.8).
Nhóm 2: Khích Môn (Tb.4) + Khúc Trạch (Tb.3) + Nội Quan (Tb.6).
Huyệt phụ:
* Bổ trung ích khí (điều tiết cơ năng trường vị): Khí Hải (Nh.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) .
* Bổ ích chân nguyên, hành vận hạ tiêu: Khí Hải (Nh.6) +Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29).
* Thông dương lợi Thuỷ (lợi niệu, tiêu Thuỷ thũng): Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Phi Dương (Bq.58) + Phục Lưu (Th.7) + Thuỷ Đạo (Vi.28) + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Trung Cực (Nh.3) xuyên Khúc Cốt (Nh.2).
* Hành ứ (trị gan sưng to): Chương Môn (C.13) + Can Du (Bq.18) + Thái Xung (C.3).
* Bình suyễn, giáng nghịch, trấn khái, khứ đờm: Du Phủ (Th.27) + Đàn Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) + Thiếu Phủ (Tm.8).
Chọn 1 trong 2 nhóm huyệt chính, rồi tùy theo bệnh chứng lâm sàng mà chọn dùng thêm các huyệt ở nhóm huyệt phụ. Mỗi lần châm 6 - 7 huyệt. Châm sâu, kích thích mạnh, hễ đắc khí là rút kim. Mỗi ngày 1 lần. 7 - 10 ngày là 1 liệu trình.
Ý nghĩa: Thiếu phủ để trị bệnh ở Tâm; Nội Quan, Gian Sử, Khích Môn, Khúc Trạch đều thuộc Tâm bào, có liên hệ với Tâm, 2 kinh này phối hợp có tác dụng cường tâm an thần.
2- Âm Khích (Tm.6) + Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thông Lý (Tm.5) (Châm Cứu Đại Thành).
3- Đại Chung (Th.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Trì (Đ.20) + Thần Môn (Tm.7) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thông Lý (Tm.5) + cứu Thần Đạo (Đc.11) + Túc Tam Lý (Vi.36)(Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
4- Thốn Bình (Châm Cứu Học HongKong).
5- Ích nguyên cố bản, cường kiện tâm thần.
Huyệt chính:
Nhóm 1: Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thiếu Phủ (Tm.8).
. Nhóm 2: Cao Hoang (Bq.43).+ Cự Khuyết (Nh.17) + Khích Môn (Tb.4).
Huyệt phụ: Du Phủ (Th.27) + Đàn Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Mệnh Môn (Đc.2) + Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thần Đạo (Đc.11) + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36).
Chọn dùng 1 trong 2 nhóm huyệt chính, phối hợp với 2 - 4 huyệt phụ theo bệnh chứng lâm sàng. Mới đầu kích thích nhẹ, sau đó mạnh dần và kéo dài rồi rút kim. Khi bệnh đã chuyển biến tốt, tương đối tạm ổn, mỗi tuần vẫn nên châm thêm huyệt Nội Quan và Túc Tam Lý (Châm Cứu Học Việt Nam).
- Chú ý
(Đối với người bệnh suy tim nặng, pHải nghỉ ngơi một thời gian.
(Châm có thể điều chỉnh cơ năng của tim, không cần pHải uống thuốc có chất Dương địa hoàng (Digital) lâu dài. Tuy nhiên, nếu tim bị quá suy, không nên bỏ thuốc sớm quá. Khi bị Cảm nhiễm hoặc lao động quá sức làm cho tim bị ảnh hưởng thì cần pHải phối hợp cho uống Digital trong một thời gian ngắn.
(Nếu do bị Cảm làm cho tim mệt thêm, phải trị Cảm trước.
(Bệnh đã đỡ rồi cũng nên châm thêm huyệt Nội Quan (Tb.6) và Túc Tam Lý (Vi.36) mỗi tuần 2 - 3 lần để củng cố thêm kết quả điều trị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
(Huyết Thuyên Bế Tắc, Tĩnh Mạch Quản Viêm - Thrombo Embolie - Thrombo Embolism)
A. Đại cương
Đây là một loại bệnh ống mạch máu bị tắc nghẽn do máu đông cục lại thành khối.
Thường gặp nơi phái nam 20 - 40 tuổi.
B. Nguyênnhân
Chủ yếu do bị lạnh, hàn thấp xâm nhập vào kinh lạc làm cho khí huyết bị ứ trở không thông, gây ra bệnh. Cũng có thể do hút thuốc lá nhiều, uống rượu quá mức, hoả độc nội sinh, tình chí uất ức, khí trệ, huyết ứ, hoặc do ngoại thương làm cho khí huyết ứ trệ đều gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
Thường bắt đầu ở một bên chân, đầu ngón chân lạnh, tê, da vùng đầu ngón trắng xanh hoặc tím, đi khập khễnh, đi một đoạn đường thì Cảm thấy cơ bắp chân tê, co thắt và đau, nghỉ ngơi thì nhẹ đi, nếu đi tiếp thì lại bị tê đau. Dần dần thì cơ, thịt bị co rút, đau. Cuối cùng ở đầu ngón chân da hóa đen, hoại tử và bong da. Đau nhức cả ngày, đêm càng đau nhiều. Người bệnh thường co gối, ôm chân hoặc thõng chân xuống. Đồng thời có Cảm giác sợ lạnh. Nếu có hoại tử hoặc viêm nhiễm thì có thể bị sốt. Lúc khám ở mu bàn chân, sau ống chân, nhượng (kheo) chân, thấy động mạch đập yếu đi hoặc không Cảm thấy. Đưa cao chi đau lên, mầu da biến thành tái xanh, khi thòng xuống thì biến thành tím hoặc hồng tím. Nếu kèm tĩnh mạch bị viêm thì ngoài da có thể có những đám sưng mầu hồng giống từng dải, ấn vào đau hoặc sờ thấy những mụn cứng. Rêu lưỡi mỏng trắng hoặc dầy nhớt, mạch thường Nhu, Tế hoặc Trầm Khẩn. Nếu có viêm nhiễm, mạch biến thành Huyền Sắc, rêu lưỡi vàng.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Hoạt huyết, thông lạc.
* Chi trên: Giáp Tích Cổ 6 - Ngực 3, Khúc Trì (Đtr.11) thấu Thiếu Hải, Nội Quan (Tb.6) thấu Ngoại Quan (Ttu.5).
* Chi dưới: Giáp Tích thắt lưng 1 - 3, Hạ Tiêu Du, Dương Lăng Tuyền (Đ.34) thấu Âm Lăng Tuyền (Ty.9), Huyền Chung (Đ.39) thấu Tam Âm Giao (Ty.6).
Châm kích thích mạnh, vê kim 2 - 3 phút rồi lưu kim 10 - 15 phút. Ngày châm 1 lần. 15 - 20 lần là một liệu trình.
* Ngón tay ngón chân đau nhức nhiều, thêm Thượng Bát Tà và Thượng Bát Phong.
2- Cách Du (Bq.17) + Đàn Trung (Nh.17) cứu 7 phút. Chỗ huyết tắc cứu 15 phút, cứu đến khi da vùng đó ửng đỏ . Mỗi ngày 1 lần, 7 lần là một liệu trình (Tân Trung Y Tạp Chí số 32/1985).
TỎA HẦU PHONG
Chứng: Đầu họng đỏ, sưng, lưỡi gà rũ xuống như bị khóa lại, cơm nước khó xuống, hơi thở khó khăn, đau nhức không yên, sắc mặt xanh nhạt, khi thở xương ngực lên xuống mạnh. Nặng thì đổ mồ hôi trán dầm dề, chân tay lạnh.
Bệnh phát đột ngột, gấp, mãnh liệt, gọi là Cấp Tỏa Hầu Phong, khó trị.
Bệnh phát lai rai, không thấy có chứng xấu, gọi là Mạn Tỏa Hầu Phong, dễ trị hơn.
Nguyên nhân: Đa số do uống nhiều rượu, ăn thức ăn béo, nhiều mỡ, ăn mặc quá nóng đến nỗi nhiệt tích lại bên trong, lâu ngày làm cho hỏa động sinh đờm gây nên bệnh.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu.
Dùng bài Giải Độc Lợi Yết Thang (13) hoặc Thông Yết Thang (51).
TÓC RỤNG
Người ta thường nói’ Cái tai cái tóc là góc con người’. Mái tóc đẹp, đầy đặn, xanh mướt làm cho khuôn mặt thêm duyên dáng. Vì vậy khi tóc rụng ít, người ta bắt đầu lo, rụng nhiều quá lại trở thành một nỗi ám ảnh.
Đông y gọi là Ban Thốc, Du Phong, Du Phong Độc, Mai Y Thốc, Quỷ Thỉ Đầu, Mao Bạt, Phát Lạc, Phát Đọa, Thoát Phát, Bạch Phát.
Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ viết: “Chứng Du phong, do huyết hư không theo khí vinh để dưỡng cơ phu…”
Phân Loại
Theo kinh điển, người ta chia rụng tóc ra làm hai loại: Rụng Tóc do có vết sẹo và Rụng Tóc không vết sẹo
+ Tóc Rụng Do Có Vết Sẹo: Sau một quá trình da đầu bị viêm hoặc có tổn hại da đầu, tiếp đến là giai đoạn hàn vá lại chỗ da đầu đó. Tóc rụng là hậu quả của quá trình này.
Do bỏng, chấn thương, Lupus ban đỏ ngoài da, bệnh nhiễm trùng, nấm tóc làm tóc bị gãy ngắn gây nên rụng trụi tóc.
+ Rụng Tóc Không Sẹo: Quá trình rụng tóc không liên quan đến các tiến trình tạo mô liên tiếp ở các vết sẹo, cũng không liên hệ đến hiện tượng teo da. Có thể gặp:
Bệnh Sói Đầu
Bệnh này rất hay gặp, và có thể bắt đầu xuất hiện từ lúc, bệnh nhân 17 tuổi. Đây là bệnh di truyền trong một gia đình, một dòng họ. Bệnh này liên quan đến 1 nội tiết tố Androgen. Người bệnh khởi đầu rụng tóc ở các vùng 2 bên trên trán, hoặc là ở ngay đỉnh đầu. Nếu bệnh xảy ra sớm đối với người ở tuổi thiếu niên thì dễ bị lan rộng ra thêm.
Bệnh sói đầu ở phụ nữ không phải là hiếm tuy nhiên, ở nữ giới, sói đầu thường thường chỉ là rụng tóc ở vùng đỉnh và vùng trán mà thôi, rất hiếm khi thấy sói đầu hoàn toàn ở phụ nữ.
Mùa thu, mùa xuân là mùa tóc rụng nhiều.
Theo Đông y, tóc có liên hệ với huyết, với tạng thận, vì theo Đông y tóc là phần dư ra của huyết.
Cơ Chế Rụng Tóc
Mỗi người có chừng 90.000 – 140.000 sợi tóc. Tóc sống từ 3-5 năm mới rụng. Mỗi tháng tóc mọc dài thêm vài cm, sau đó nghỉ 6 tháng. Trong giai đoạn ngưng nghỉ, sợi tóc có thể rụng. Một nang tóc có chu kỳ 2—25 sinh ra tóc mới. Như vậy, sau 25 lần sinh, mỗi lần 5 năm thì hơn 100 tuổi tóc vẫn còn đủ.
Mới nhìn thì có cảm giác tóc luôn mọc dài ra nhưng tóc có thời kỳ hoạt động và thời kỳ ngưng nghỉ. Thời kỳ mọc hoặc thời kỳ hoạt động kéo dài từ 2-6 năm. Vào bất cứ lúc nào, mái tóc cũng có khoảng 90% hoạt động, dài ra. Trong khi đó khoảng 10% ở vào thời kỳ nghỉ, kéo dài khoảng 2-3 tháng. Khi thời kỳ nghỉ chấm dứt, sợi tóc sẽ rụng đi và một sợi mới lại mọc lên.
Rụng Tóc Do Ngộ Độc
+ Rụng tóc do nhiễm trùng: Thông thường bệnh này chỉ có tính cách tạm thời và thường xẩy ra vào khoảng từ 3 – 4 tháng sau khi mắc bệnh nặng (thường là một loại bệnh nhiễm trùng có sốt: Bệnh thương hàn).
+ Rụng tóc do rối loạn nội tiết, dinh dưỡng: Rụng tóc cũng có khi xảy ra ở các người bệnh phù niêm hoặc bi bệnh giảm chức năng tuyến Yên, suy tuyến giáp, khiến cho tóc bị mảnh, dòn, dễ gãy, rụng hoặc do mới bị bệnh giang mai, hoặc là xảy ra trong khi bệnh nhân đang mang thai. Suy dinh dưỡng, thiếu chất đạm, thiếu máu làm cho tóc vàng khô, thưa và dễ rụng.
+ Rụng tóc do thuốc, hóa chất: Trong số các dược phẩm gây rụng tóc, có thể kể ra: các thuốc gây độc hại cho tế bào, các thuốc có chất muối của Thallium, Sinh tố A liều cao, các thuốc loại retinoides liều cao, thuốc Colchicine... Về các thuốc gây độc hại cho tế bào như thuốc trị ung thư Metrotrexate, 5 Fluorouracil... thì hầu như tất cả đều gây rụng tóc. Nhiều loại dầu gội đầu (Shampooing) được quảng cáo là sạch gàu, mượt tóc nhưng có thể gây rụng tóc cho nhiều người.
+ Rụng tóc do tia quang tuyến, tia bức xạ: Điều tri bằng tia quang tuyến, tia bức xạ có thể gây rụng tóc nếu đầu tóc bị chiếu vào. Với liều bức xạ thấp, rụng tóc có thể hồi phục được, với liều cao, tia bức xạ làm viêm tóc, da, rụng tóc không hồi phục được.
Bệnh Rụng Từ'ng Mảng Tóc
Đặc điểm của bệnh này là: Trên da đầu của người bệnh (vốn dĩ chưa hề mắc một bệnh nào ở da, hoặc một bệnh toàn thân rõ ràng nào cả), chợt thấy rụng từng mảng tóc lớn. Bất cứ vùng nào ở trên thân thể có lông tóc thì đều có thể rụng kiểu nói trên, thường hay xảy ra nhất là rụng mảng tóc trên da đầu và rụng ở chùm râu. Cũng có khi rụng toàn bộ râu ria, lông, tóc nhưng ca này hiếm xảy ra.
Nguyên Nhân
+ Do Di Truyền Và Nội Tiết: Cha hoặc mẹ bị hói thì 50% con bị hói. Tóc rất nhậy cảm với nội tiết tố nam (Testosteron) làm teo dần các nang tóc.
+ Hóa chất: nhất là các loại dùng điều trị ung thư.
Sau khi sinh, tuổi mãn kinh, tuổi dậy thì, sau khi bị bệnh nặng, dùng thuốc ngừa thai, nhuộm tóc, Stress, lạm dụng dầu gội đầu, thiếu sinh tố và nguyên tố vi lượng (Kẽm, sắt…), đều là những nguyên nhân làm tóc chết non…
+ Các nhà nghiên cứu viện đại học Columbia đã tìm ra một gen mang tên Hairless, có tác dụng làm tê liệt hoạt động các nang lông: tóc sẽ rụng ngoài quy luật, ngoài ý muốn.
+ Khoảng 2,5 triệu người Mỹ bị chứng rụng tóc do rối loạn miễn dịch. Kháng thể của chính cơ thể sẽ tấn công vào nang tóc làm rụng tóc. Chứng này thường gây rụng tóc vùng nhỏ, bầu dục hoặc hình tròn. Chứng rụng tóc này thường tạm thời nhưng hay tái phát.
Theo YHCT, nguyên nhân gây rụng tóc có thể do:
. Do Thận Hư : thiên ‘Thượng Cổ Thiên Chân Luận’ (Tố Vấn 1) viết: “Con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc dài… Tuổi ngũ thất, mạch Dương minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng… Con trai 8 tuổi Thận khí thực, tóc dài, răng thay… Tuổi ngũ bát thận khí suy, tóc rụng, răng khô…”. Thận là tinh hoa của ngũ tạng, tinh hư không hóa sinh được âm huyết khiến cho lông tóc không được nuôi dưỡng gây nên rụng tóc hoặc tóc bạc sớm.
. Do Phế Bị Tổn Hại: Trương Trọng Cảnh viết: “Phế chủ da lông, Phế bại thì lông, tóc mất mầu, không nhuận, khô, biểu hiện bệnh ở Phế”. Phế ở phần trên cao, chủ về khí của toàn thân. Phế khí vượng thì sẽ giúp cho tân dịch, doanh huyết chuyển đi, bên trong thì nuôi dưỡng tạng phủ. Bên ngoài tưới ướt da lông và các khiếu. Nếu Phế bị tổn hại thì sẽ gây nên các biến chứng: tóc rụng, tóc khô hoặc tóc bạc…
. Do Huyết Ứ: Sách ‘Huyết Chứng Luận’ (Ứ Huyết): viết: “Nếu huyết bị ly kinh, huyết không thể nuôi dưỡng toàn thân... sẽ gây nên huyết ứ ở thượng tiêu hoặc tóc rụng”. Sách ‘Y Lâm Cải Thác’ viết: “Tóc rụng (Thoát lạc) đa số các sách cho rằng do huyết bị tổn thương, không biết rằng da thịt ở bên ngoài có huyết ứ, làm ngăn trở huyết lạc, huyết mới không nuôi dưỡng được tóc thì tóc phải rụng”. Huyết ứ ở lỗ chân lông, kinh khí không thông, huyết mới không rót vào chân tóc thì sẽ gây nên tóc rụng.
. Do Huyết Nhiệt: Sách ‘Nho Môn Sự Thân’ viết: “Tuổi trẻ bị rụng tóc sớm là do huyết bị quá nhiệt. Người xưa chỉ biết tóc là phần dư của huyết, huyết suy thì tóc sẽ rụng, không biết rằng nếu huyết nhiệt thì tóc không mọc được.. tạng Can, thuộc Mộc, nếu hỏa nhiều, thủy ít, mộc không sinh được, mộc không được nuôi dưỡng, hỏa bốc lên đầu, gây nên viêm. Chứng nhiệt bệnh ra mồ hôi, tóc thường bị rụng, có thể do hàn được sao?”. Huyết là phần tinh vi của thủy cốc tạo nên để nuôi dưỡng toàn thân, nếu ăn những thức ăn cay nóng quá, thức ăn nướng hoặc tinh thần uất ức hóa thành hỏa hoặc tuổi trẻ khí huyết bị tổn hao, Can mộc hóa hỏa làm tổn hại âm huyết hoặc huyết nhiệt sinh phong, phong nhiệt theo khí đưa lên đầu, chân tóc không được âm huyết nuôi dưỡng, tóc sẽ rụng hoặc khô đi hoặc bị bạc sớm.
. Do Huyết Hư: Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Mạch Xung Nhâm là biển của huyết, biệt lạc của nó đi lên môi, miệng. Nếu huyết thịnh thì nó sẽ nuôi dưỡng râu tóc, vì thế tóc râu tươi tốt. Nếu huyết khí suy yếu, kinh mạch hư kiệt, không được vinh nhuận tóc sẽ bị rụng”. Doanh huyết hư tổn, mạch Xung Nhâm suy thì tóc sẽ khô, không nhuận hoặc héo úa, tóc mọc ít, hoặc rụng.
. Do Thất Tinh: Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: “Người bị thất tinh, bụng dưới đau cấp, âm đầu bị hàn, hoa mắt, tóc rụng, mạch cực hư, Khổng, do thanh cốc, vong huyết, thất tinh”. Ý nói người bị thất tinh, người nam tinh tiết ra nhiều quá, hoặc tinh cung, huyết hải bị hao tổn, trống rỗng, dương khí theo tinh tiết ra ngoài sẽ gây nên hoa mắt, tóc rụng.
. Do Hư: Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Người ta nếu có phong tà ở đầu, bên ngoài bị hư yếu thì sẽ bị rụng tóc, cơ nhục khô héo, giống như tơ sợi, như mỡ bóng, không ngứa, vì vậy gọi là Quỷ Tiễn Đầu”. Da đầu trống, hư, ngoại phong thừa cơ xâm nhập vào làm cho chân tóc bị rỗng, không được nuôi dưỡng gây nên rụng tóc.
. Do Thấp Nhiệt: Sách ‘Lâm Chứng Chỉ Nam’ viết: “Thấp tà xâm nhập vào bên trong, do uống rượu, trà, ăn thức ăn sống lạnh, béo ngọt”. Cho thấy ăn thức ăn béo ngọt nhiều quá làm tổn thương Tỳ Vị, thấp nhiệt uẩn kết bên trong theo đường kinh bốc lên nung đốt râu tóc, thấm vào chân tóc, gây nên tóc nhờn, tóc mọc ít, rụng tóc.
. Do Suy Yếu Từ Trong Thai: Người xưa cho rằng thai vào tháng thứ 7 trở đi, tóc mọc dài. Vì vậy, lúc thụ thai mà tạng phủ suy yếu, thai khí kém thì thận khí cũng yếu, tóc mọc kém hoặc ít, hoặc khô héo. Sách ‘Lan Đài Quỹ Phạn – Tiểu Nhi’ viết: “Tóc lâu không mọc, mọc thì không đen, là dấu hiệu thai suy yếu”.
Triệu Chứng
Mỗi ngày dưới 50 sợi tóc rụng là bình thường. Theo Bs Diana Bihova, nhà nghiên cứu da liễu học, trong một nghiên cứu cá nhân ở Newyork cho rằng: một ngày rụng khoảng 10-100 sợi tóc là bình thường. Nếu trên 100 sợi mỗi ngày là dấu hiệu cần chú ý. Để tóc 2 ngày không gội, túm 10 sợi tóc chỗ thường rụng, kéo căng vừa phải, nếu trên 3 sợi rời ra là rụng có tính bệnh lý.
Theo YHCT, trên lâm sàng thường gặp các loại Tóc Rụng sau:
+ Huyết Nhiệt Sinh Phong: Đột nhiên tóc rụng từng mảng lớn, da đầu ngứa, vùng da đầu nóng, tâm phiền, hoảng hốt, phiền táo không yên, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi ít, mạch Tế, Sác.
Điều trị: Lương huyết, tức phong, dưỡng âm, hộ phát. Dùng bài Tứ Vật Thang hợp với Lục Vị Địa Hoàng Hoàn: Sinh địa, Nữ trinh tử, Tang thầm tử đều 15g, Đơn bì (sao), Xích thược, Bạch thược, Sơn thù du đều 10g, Huyền sâm, Cự thắng tử, Thỏ ty tử đều 12g, Phục thần, Đương quy, Trắc bá diệp, Đại giả thạch (sống) đều 18g.
+ Huyết Ứ Mao Khổng: Tóc rụng, trước tiên thấy đầu đau hoặc da đầu đau, lúc đầu rụng từng vùng, sau đó rụng toàn đầu, đêm ngủ hay mơ, phiền nhiệt khó ngủ,
răng lung lay, lưỡi đỏ tối hoặc có vết ứ huyết, rêu lưỡi ít, mạch Trầm Sáp. Điều trị: Thông khiếu, hoạt huyết. Dùng bài Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang gia giảm (Quy vĩ, Xích thược, Sinh địa đều 12g, Xuyên khung, Cam thảo, Đào nhân, Hồng hoa, Táo nhân, Cúc hoa, Tang diệp đều 10g, Bạch chỉ, Mạn kinh tử, Viễn chí đều 6g).
+ Khí Huyết Đều Hư: Sau khi bệnh nặng, sau khi sinh, tóc bị rụng, nhiều ít không nhất định, da đầu mềm, môi trắng xanh, sợ sệt, hơi thở ngắn, tiếng nói nhẹ, đầu váng, thích ngủ, mệt mỏi, không có sức, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch tế nhược. Điều trị: Ích khí bổ huyết. Dùng bài Bát Trân Thang gia vị (Đương quy, Thục địa, Bạch thược (sao), Đảng sâm, Bạch truật đều 12g, Hoàng kỳ, Phục thần, Nữ trinh tử, Hà thủ ô, Tang thầm thử, Hoàng tinh đều 15g, Xuyên khung, Bạch phụ tử, Chích cam thảo đều 6g).
+ Can Thận bất Túc: Bình thường tóc vốn bị vàng hoặc trắng, thường gặp nơi người 40 tuổi trở lên, tóc rụng đều từng vùng thành mảng lớn, nếu nặng thì rụng cả lông mày, lông nách, lông mu cho đến lỗ chân lông cũng bị rụng, da mặt trắng bệch, tay chân lạnh, sợ lạnh, đầu váng, tai ù, lưng đau, gối mỏi, quy đầu lạnh, lưỡi đỏ sậm có vết nứt, ít hoặc không có rêu, mạch Trầm Tế không lực.
Điều trị: Tư Can, ích Thận. Dùng bài Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn gia giảm (Hà thủ ô, Câu kỷ tử, Thỏ ty tử, Đương quy đều 15g, Nữ trinh tử, Hắc chi ma, Hồ đào nhục, Ngưu tất đều 12g, Hoàng tinh, Tang thầm tử, Viễn chí, Thạch xương bồ đều 10g.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm:
. Sinh Phát Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).: Đảng sâm, Bạch truật, Thục địa, Bá tử nhân đều 45g, Hà thủ ô, Thỏ ty tử đều 30g, Phục linh 15g, Xuyên khung, Cam thảo đều 6g. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 3 lần.
. Trắc Bá Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).: Trắc bá diệp 120g, Đương quy 60g. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 2 lần.
. Nhất Ma Nhị Chí Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Hắc chi ma 30g, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Hà thủ ô (chế), Câu kỷ tử đều 10g, Sinh địa, Thục địa đều 15g, Hoàng tinh 20g. Sắc uống.
. Ích Thận Vinh Phát Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Thục địa 240g, Hà thủ ô (chế) 160g, Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Cốt toái bổ, Phúc bồn tử, Hắc hồ ma, Toàn đương quy, Bạch truật (sao), Phục linh đều 120g, Nhục thung dung, Hoàng kỳ (chích), Hoàng tinh (chế), Đảng sâm đều 180g, Câu kỷ tử 150g, Ngũ vị tử 90g, Xuyên khung, Chích cam thảo đều 60g. tán bột, trộn với mật và nước làm thành viên, to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 10g, ngày 2-3 lần, với nước, trước bữa ăn.
. Sinh Phát Ẩm (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hà thủ ô (chế), Tang thầm tử, Thỏ ty tử, Đan sâm, Hoàng kỳ (sống) đều 15g, Bổ cốt chỉ, Sinh địa, Đảng sâm đều 12g, Xuyên khung (tẩy rượu) 3g, Hắc chi ma 24g, Đương quy 9g. Sắc uống.
TD: Tư bổ Can Thận, dưỡng huyết, sinh tinh. Trị tóc rụng.
Đã trị 357 ca. khỏi hoàn toàn 298, hiệu quả ít 14, có hiệu quả 19, không hiệu quả 26. Đạt tỉ lệ 97,27%.
. Tân Chế Sinh Phát Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Hà thủ ô (chế) 24g, Thục địa, Trắc bá diệp, Hoàng tinh đều 15g, Câu kỷ tử, Bổ cốt chỉ đều 12g, Đương quy, Bạch thược đều 9g, Đại táo 5 trái. Sắc uống.
TD: Bổ thận tinh, ích can huyết. Trị tóc rụng.
Đã trị 10 ca đều có kết quả. Uống hơn 20 thang, tóc hết rụng. Uống liên tục 1 tháng, tóc mới lại mọc.
. Phục Phương Hắc Đậu Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Bổ cốt chỉ, Bạch tiên bì đều 12g, Hắc đại đậu (sao), Hà thủ ô (chế) đều 30g, Thục địa, Hoàng tinh, Khổ sâm phiến, Hoàng kỳ (sống) đều 15g, Thuyền thoái, Trần bì, Cam thảo đều 6g, Bạch truật, Phòng phong đều 10g. Sắc uống.
TD: Dưỡng huyết khứ phong. Trị tóc rụng.
Đã trị 3 ca, uống 60 thang, khỏi hẳn.
. Quy Tinh Sinh Phát Thang (Quảng Tây Trung Y Dược 1986, 5): Đương quy, Hoàng tinh, Trắc bá diệp, Chử thực tử đều 15g, Đại hồ ma, Hồ đào nhục đều 20g, Đông trùng hạ thảo 10g. Sắc uống.
TD: Tư bổ Can Thận, dưỡng huyết nhuận táo. Trị tóc rụng
Đã trị 75 ca, khỏi 50, có chuyển biến 21, không hiệu quả 4. đạt tỉ lệ 94,67%. Uống thuốc 35-150 thang.
. Bạch Thục Sinh Phát Thang (Tân trung Y 1988, 12): Bạch thược, Sinh địa đều 12-15g, Hà thủ ô 10-20g, Thiên ma, Thỏ ty tử, Đương quy, Mạch môn, Thiên môn đều 10-12g. Sắc uống.
TD: Tư bổ Can Thận, dưỡng huyết, sinh phát (tóc). Trị tóc rụng.
Đã trị 10 ca, khỏi 7, hiệu quả ít 2, ngưng trị liệu giữa chừng 1. Đạt kết 90%.
. Ô Phát Tán (Quảng Tây Trung Y Dược) 1986, 2): Hà thủ ô, Hắc chi ma đều 305g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, này hai lần. Dùng đường đỏ nấu lấy nước uống thuốc.
TD: Tư âm dưỡng huyết, làm đen tóc. Trị trẻ tuổi mà tóc rụng.
Đã trị 8 ca, uống 2-10 tháng, tóc bạc chuyển thành đen.
. Tảo Bạch Thang (Liễu Châu – Chu Vân Hồng Kinh Nghiệm Phương): Hạn liên thảo, Phục linh, Hợp hoan bì (sao vàng), Cát cánh đều 4g, Thục địa, Trần bì, Táo nhân (sao), Huyền sâm đều 5g, Nhục thung dung, Hoàng kỳ (sống), Bổ cốt chỉ đều 6g, Tang thầm tử, Trắc bá diệp đều 8g, Thương truật 10g, Hoàng tinh, Đan sâm đều 7g, Đăng tâm thảo, Nhân sâm đều 2g, Khổ sâm 9g, Sa sâm, Thiên long thảo (tươi) đều 11g, Xa tiền thảo (tươi) 15g. Sắc uống liên tục 30-50 thang.
TD: Bổ Can dưỡng huyết, ôn Thận ích tinh, thanh tiết Phế nhiệt, ích khí sinh huyết. Trị đầu bạc trước 50 tuổi.
Đã trị 3568 ca, đạt tỉ lệ 96%. Uống nửa tháng, tóc trắng biến thành đen.
Khi điều trị, cần chú ý:
+ Một số nguyên nhân có tính giai đoạn, tránh được nguyên nhân đó tóc sẽ trở lại bình thường.
+ Ngưng dùng các loại hóa chất (dầu gội đầu…), tự tạo cho mình một cuộc sống thanh thản, loại bỏ Stress… tóc sẽ trở lại bình thường.
+ Ăn các loại đậu, nấm, lòng đỏ trứng, sữa ong chúa… tóc sẽ trở lại bình thường sau 1 tháng.
+ Cân bằng dinh dưỡng: thức ăn có đủ cá, thịt, trứng, sữa, 100g rau các loại, 100g củ quả non, 200g quả chín tươi.
CHÂM CỨU TRỊ RỤNG TÓC
+ Huyết nhiệt: Phong trì, Huyết hải, Túc tam lý
+ Huyết ứ: Thái xung, Nội quan xuyên Ngoại quan, Tam âm giao, Cách du.
+ Huyết hư: Can du, Thận du, Túc tam lý.
+ Can Thận bất túc: Thận du, Can du, Thái khê, Huyết hải, Tam âm giao (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
. Chọn huyệt theo kinh: chủ yếu dùng Túc tam lý, Tam âm giao. Phối hợp với Đầu duy, Túc lâm khấp, Hiệp khê, Côn lôn, Thái xung, Thái khê. (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
. Dùng huyệt theo kinh nghiệm: Huyệt chính là Phòng lão (sau Bá hội 1 thốn), Kiện não dưới Phong trì 0,5 thốn). Phối hợp, ngứa nhiều thêm Đại chùy; Đầu bóng như dầu mỡ thêm Thượng tinh; Tóc rụng ở hai bên đầu thêm Đầu duy (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
Cách châm: Thực thì tả, hư thì bổ. Châm đắc khí lưu kim 30 phút, vê kim khoảng 3-5 lần. 2 ngày châm một lần. 10 ngày là một liệu trình.
Nhĩ Châm
Chọn huyệt Phế, Thận, Thần môn, Giao cảm, Nội tiết, Tỳ. Châm lưu kim 30 phút. Vê kim 5-6 lần. Hai ngày châm một lần. 10 ngày là một liệu trình.
ĐỀ PHÒNG RỤNG TÓC
+ Tránh các tác nhân gây rụng tóc: thuốc, hóa chất, nấm, tia bức xạ…
+ Cẩn thận trong khi chải tóc, nhất là phái nữ, nên chải từng chùm và chải ở phần đuôi trước vì chải mạnh nhiều lần và bắt đầu từ chỗ da đầu trước dễ làm đứt tóc và gây bệnh tóc chẻ (chải lược thưa trước rồi mới chải lược dày sau).
+ Giữ đầu sạch nhưng không nên gội đầu thường làm dễ rụng tóc (trung bình tuần 1-2 lần). Không nên dùng dầu gội đầu có nhiều chất kiềm làm tóc khô dễ rụng. Chọn dầu gội đầu thích hợp với tóc khô tóc nhờn, tóc bình thường, nên gội đầu bằng nước ấm cho tóc sạch và chân tóc được khỏe mạnh. Tối trước khi ngủ, chà xát da đầu 5-10 phút để máu huyết da đầu lưu thông nhiều nuôi chân tóc.
TRĨ
Trĩ là một bệnh mạn tính, do các tĩnh mạch trực trường hậu môn bị dãn và xung huyết thành búi hoặc nhiều búi.
Phân Loại
Các sách cổ chia làm 5 loại trĩ: Mẫu Trĩ, Tẫn Trĩ, Trường Trĩ, Mạch Trĩ, Huyết Trĩ
Tùy vị trí tĩnh mạch ở trực trường hoặc hậu môn mà chia ra Trĩ Nội hoặc Trĩ Ngoại.
Các giai đoạn của Trĩ Nội và Ngoại được phân chia như sau:
Trĩ Nội: chia làm 4 thời kỳ:
1- Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.
2- Khi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ lại tự co lên được.
3- Khi đại tiện, trĩ lòi ra nhưng không tự co lên được, lấy tay ấn, đẩy mới vào.
4- Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn nghèo.
Trĩ Ngoại: Chia làm 4 thời kỳ:
1) Trĩ lòi ra ngoài.
2) Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo.
3) Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.
4) Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.
Nguyên Nhân
Tạng Phế và Đại trường tương thông nhau mà hậu môn là của của Đại trường. Tạng Phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho đầu ruột lòi ra. Đại trường nóng cũng có thể thoát ra.
Sách ‘Tế Sinh Phương’ viết: “Đa số do ăn uống không điều độ, uống rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc là Dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông gây nên ngũ trĩ”.
Một số kinh nghiệm chẩn đoán theo sách ‘Đông Y Gia Truyền’:
. Nhìn mặt, vành môi trên có mụn lở là trĩ trùng đang ăn bên trong tạng, vành môi dưới có mụn lở là trĩ trùng đang cắn ở giang môn (hình dạng mụn cứng, chắc, tròn nhỏ, nổi cao như đầu đũa hoặc 2~3 mụn hoặc 5~7 mụn lác đác trên môi trên hoặc hoặc dưới, to nhỏ không đều, đầu mụn hồng, rất ngứa, cào gãi chỉ ra ít nhựa, có mụn làm mủ nhưng chỉ ra ít mủ).
. Khi đai tiêu, nếu ra máu, thường trước đó mấy giờ thấy cắn nhói trong tim vài cái.
. Khi sắp đi tiêu, dù ra máu hoặc không, 10 đầu ngón chân thường thấy tê, lạnh (đó là bệnh trĩ phát nặng). Đi tiêu xong, vài giờ sau sẽ hết tê lạnh.
. Khi trĩ sưng tấy lên, thường 2 lòng bàn chân cảm thấy nóng, cũng có khi bàn chân giảm cảm giác khoảng vài ngày.
. Khi đi tiêu ra máu rồi, khi trở vào, lúc đó trong người cảm thấy như thường nhưng sau độ ½ giờ hoặc hơn, máu tim thăng bằng trở lại, bị thiếu hụt đi khiến cho sắc mặt tái mét và người mệt mỏi, không muốn cười nói và làm gì vài giờ sau.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
1- Trĩ Nội Xuất Huyết hoặc Thể Huyết Ứ: Đi tiêu xong huyết ra từng giọt, táo bón.
Điều trị: Lương huyết, chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ. Dùng bài:
. Hoạt Huyết Địa Hoàng Thang gia giảm: Sinh địa 20g, Đương quy, Xích thược, Hoàng cầm, Địa du, Hòe hoa, Kinh giới đều 12g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Tứ Vật Đào Hồng Thang gia giảm: Sinh địa, Bạch thược, Trắc bá diệp, Hắc chi ma đều 12g, Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Hòe hoa, Chỉ xác đều 8g, Đại hoàng 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
+ Trĩ Ngoại Bị Viêm Nhiễm (Hoặc thể Thấp Nhiệt): Vùng hậu môn sưng đỏ, đau, trĩ bị sưng to, đau, táo bón, nước tiểu đỏ.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng bài:
. Hòe Hoa Tán gia vị: Hòe hoa, Trắc bá diệp, Địa du, Chi tử (sao đen) đều 12g, Kinh giới (sao đen), Kim ngân hoa đều 16g, Chỉ xác, Xích thược đều 8g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Chỉ Thống Thang gia giảm: Hoàng bá, Hoàng liên, Xích thược, Trạch tả đều 12g, Sinh địa 16g, Đào nhân, Đương quy, Đại hoàng đều 8g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
3- Trĩ Lâu Ngày Gây Thiếu Máu Nơi Người Lớn Tuổi (Thể Khí Huyết Đều Hư): Tiêu ra máu lâu ngày, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.
+ Do Tỳ dương hạ hãm: Bổ Trung Ích Khí bội Thăng ma hoặc Cử Nguyên Tiễn.
+ Do Tỳ âm hư: Bổ Trung Ích Khí Thang.
+ Do Trung khí hư hàn: Ngũ Quân Tử Thang, Ôn Vị Ẩm thêm Thăng ma, Ngũ vị tử.
+ Do Can Thận hư hàn: Đại Bổ Nguyên Tiễn, Lý Âm Tiễn.
Thuốc Nam
+ Lá Thiên lý 100g, Muối ăn 05g. hái lá Thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp chỗ dom lòi ra đã được rửa sạch bằng thuốc tím. Băng lại như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. Trong vòng 3-4 ngày thường khỏi (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Lá La tươi, ngắt bỏ cuống và gân, giã nát, sao nóng, rịt vào sau khi đã rửa sạch chỗ dom lòi. Có thể để nguyên lá, úp vào dom hoặc nướng cháy lá, vo lại, cho vào hậu môn. Nên làm buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại. Thường khỏi rất nhanh, đi lại bình thường, 2-3 năm không thấy tái phát. Có người lòi dom 4-5cm cũng khỏi (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Hòe Hoa Tiêu Trĩ Thang (Tứ Xuyên Trung Y 1985, 5): Hòe hoa, Hòe giác, Hoạt thạch đều 15g, Sinh địa, Ngân hoa, Đương quy đều 12g, Hoàng liên, Hoàng bá, hoàng cầm đều 10g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết chỉ thống, trục ứ tiêu trĩ. Trị trĩ nội.
(Hòe hoa, Hòe giác để lương huyết, chỉ huyết, hành huyết, tán kết, tiêu thủng, trị trĩ. Hợp với Đương quy, Sinh địa để dưỡng âm, thanh nhiệt, hoạt huyết, nhuận trường; Ngân hoa, Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá tiêu thủng, chỉ thống; Thăng ma, Sài hồ, Chỉ xác thăng đề thanh khí; Hoạt thạch, Cam thảo lợi thấp thông tiện, dẫn thuốc đi xuống).
Đã trị 400 ca, thời kỳ 1 có 210 ca, thời kỳ hai có 117 ca, thời kỳ ba là 73 ca. Trong đó trĩ 110 ca, rách hậu môn kèm bội nhiễm 103 ca. kết quả: khỏi hoàn toàn 244, có chuyển biến tốt 123, không kết quả 33. Đạt tỉ lệ chung 92%.
+ Giải Độc Đạo Trệ Thang (Quảng Tây Trung Y Dược 1986, 6): Đại hoàng, Xích thược, Tử hoa địa đinh đều 20g, Kim ngân hoa, Mang tiêu 15g, Hồng hoa, Bồ công anh, Hoàng liên đều 10g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, chỉ huyết. Trị trĩ ngoại.
Đã trị 7 ca, uống 1~4 thang, đều khỏi.
+ Khứ Ứ Định Thống Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Nhũ hương, Một dược, Ngưu tất, Đơn bì, Mộc thông, Trạch tả, Bạch chỉ đều 10g, Xích tiểu đậu 30g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết, khứ ứ, thanh nhiệt, táo thấp. Trị ngoại trĩ, trĩ nội
Đã trị 95 ca, khỏi 80, có chuyển biến tốt 11, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ chung 95,7%. Trung bình uống 6 ngày.
Châm Cứu Trị Trĩ
+ Thấp Nhiệt Ứ Trệ: Thanh nhiệt hóa ứ. Châm tả Thứ liêu, Trường cường, Bá hội, Thừa sơn, Nhị bạch.
(Trường cường thuộc mqchj Đôc, Bá hội là nơi hội tụ của khí Thái dương và mạch Đốc, hai huyệt này phối hợp cps tác dụng sơ đạo khí huyết ứ trệ ở giang môn. Vì kinh thái dương có nhánh đi ngang qua bắp đùi đi vào giang môn vì vậy dùng Thừa sơn để thanh tiết thấp nhiệt ở giang môn. Nhị bạch là huyệt đặc hiệu trị trĩ).
+ Khí Hư Hạ Hãm: Ích khí, thăng đề. Châm bổ Bá hội, Thần khuyết, Quan nguyên du, Cách quan (Bá hội là nơi hội tụ của các kinh dương, cứu có thể nâng dương khí bị hạ hãm lên, dùng theo ý bệnh ở dưới dùng huyệt ở trên. Thần khuyết ôn bổ khí huyết (cứu cách Gừng hoặc cách Muối). Quan nguyên du, Cách quan thuộc kinh túc Thái dương, có nhánh liên hệ với hậu môn, dùng trị huyết bị hư lao).
Tham Khảo
+ Châm huyệt Nhị bạch trị 99 ca trĩ. Châm 3 lùi, 1 tới (tam thoái nhất tiến), sâu 1 thốn, khi đắc, lưu kim 20 phút, cứ 5 phút vê kim một lần. Ngày châm một lần, 2 tuần là một liệu trình. Kết quả: Khỏi 64 (64%), có kết quả 35 (36%). Có kết quả trong một tuần là 81%, đến 4 tuần mới khỏi 19% (Châm Thích Nhị Bạch Huyệt Trị Liệu Trĩ Sang 99 Liệt - Trung Quốc Châm Cứu 1985 (1): 11).
+ Chích lể huyệt Ngân giao trị 100 ca trĩ. Thầy thuốc dùng ngón tay cái và ngón trỏ lật môi người bệnh lên, ở giữa cơ nối môi và nướu răng có những cục sùi mầu trắng, to nhỏ không đều. Sau khi sát trùng, dùng kẹp cầm máu nhỏ cạp lấy cục sùi đó kéo ra rồi dùng dao tiểu phẫu cắt bỏ các cục sùi đó, khiến cho máu chảy ra một ít, là được. Kết quả: Khỏi 64, kết quả ít 24, có kết quả 10, không kết quả 2 (Ngân Giao Khiêu Trị Pháp Trị Liệu Trĩ Sang 100 Liệt - Trung Quốc Châm Cứu 1986, 6 (2): 23).
+ Châm huyệt Thừa Sơn trị 100 ca trĩ đau, có kết quả giảm đau tốt. Người bệnh nằm, dùng kim dài 2 thốn, sau khi sát trùng, châm kim vào sâu 1,5 thốn, kích thích mạnh, mỗi phút vê kim 350 lần, khiến cho người bệnh có cảm giác tê lan đến hậu môn, đùi và gót chân hoặc vùng châm thấy đau nhiều. Lưu kim 30 phút, cứ 5 phút vê kim một lần. Kết quả: Trĩ nội 15 ca, có kết quả ít 10, có chuyển biến 3, có kết quả 2, Đạt tỉ lệ 100%. Trĩ ngoại có 25 ca, kết quả ít 18, có chuyển biến 5, có kết quả 1, không kết quả 1 (Châm Thích Thừa Sơn Huyệt Thủ Trĩ Sang Đông Thống 100 Liệt Chỉ Thống Hiệu Quả Đích Khảo Sát – Trung Quốc Châm Cứu 1986, 6 (2): 23).
+ Bảo người bệnh ngồi áp bụng vào lưng ghế dựa, hai tay ôm lấy lưng ghế để lộ da lưng ra. Thầy thuốc đứng sau lưng người bệnh, dùng bông tẩm cồn 90o sát trùng huyệt Đại trường du, dùng kim Tam lăng lể vào huyệt cho rách huyết, có thể khêu ra một vật mầu trắng giống như sợi cơ. Người bệnh chỉ cảm thấy hơi đau, khjông chảy máu nhiều. Khêu ra rồi, sát trùng, dán băng keo lại. Mỗi lần khêu 1 bên huyệt. 3~5 ngày sau mới khêu huyệt ở bên kia (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
TRỰC TRƯỜNG SA
(Trực Trường Thoát Thùy - Lòi Dom - Thoát Giang - Lòi Trôn Trê - Prolapsus De L’Anus - Prolapse of Anus).
A. Đại cương
Là trạng thái khúc cuối trực trường sa xuống, thoát (lòi) ra ngoài hậu môn.
Thường gặp nơi người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ nhỏ .
B. Nguyênnhân
Do ăn nhiều chất béo, tiêu chảy hoặc kiết l lâu ngày, hoặc người lớn tuổi bị táo bón, ho lâu ngày, phụ nữ sinh đẻ quá nhiều, lúc đẻ dùng nhiều sức quá làm cho khí hư hạ hãm, hậu môn dãn ra không thể co thắt lại được, gây ra thoát giang.
C. Triệu chứng
Mỗi lần đại tiện, thành ruột thoát ra ngoài hậu môn. Nếu nhẹ chỉ thấy trực trường sa xuống, sưng lên, nhưng có thể tự rút vào được. Nặng thì phải dùng tay đẩy vào, thậm chí khi ho, hắt hơi, đi đứng, lao động cũng có thể bị lòi ra. Thường kèm theo muốn đi cầu nhiều nhưng đại tiện không nhiều hoặc kèm theo bụng dưới trướng đau, lưng đau, tiểu nhiều.
E- Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ngoại đề khí bị hạ hãm.
Huyệt dùng: Trường Cường (Đc.1) + Thừa Sơn (Bq.57) (Bq.58).
Trường Cường, châm thẳng, châm hướng đến phía trên trực trường. Rồi châm hướng về phía trái, phải và phía trước, tạo cảm giác lan ra chung quanh hậu môn. Thừa Sơn, kích thích mạnh.
Nếu chưa bớt, thêm Bạch Hoàn Du (Bq.28), châm xiên hướng xuống phía trong, tạo cảm giác lan tới giang môn.
Cứu thêm huyệt Bá Hội (Đc.20).
Mỗi ngày trị 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.
Ý nghĩa: Bạch Hoàn Du, Trường Cường để thu liễm gân cơ ở giang môn; thêm Thừa Sơn là cách dùng huyệt ở xa, Bá Hội ở đỉnh đầu, dùng phép cứu có thể thăng dương, đưa khí bị hạ hãm lên.
2- Cứu Vĩ Ế Cốt (xương cùng) 7 tráng, cứu huyệt ở giữa rốn, tùy theo tuổi mà cứu (Thiên Kim Phương).
3- Cứu phía trên Cưu Vĩ (Nh.15) (cốt) (xương cụt) 7 tráng (Ngoại Đài Bí Yếu).
4- Đại Trường Du (Bq.25) + Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Xung (Vi.30) (Châm Cứu Tập Thành).
5- Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Đại Trường Du (Bq.25) (Châm Cứu Đại Thành).
6- Bá Hội (Đc.20) 3 tráng + Vị Du (Bq.21) + Trường Cường (Đc.1) (Loại Kinh Đồ Dực).
7- Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải Du (Bq.24) + Đại Trường Du (Bq.25) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Thiên Xu (Vi.25) + Hành Gian (C.2) + Túc Tam Lý (Vi.36) ( Tân Châm Cứu Học).
8- Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Cứu Khí Hải (Nh.6) + Thần Khuyết (Nh.8) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
9- Châm bổ hoặc cứu Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Đại Trường Du (Bq.25) .
Có thể phối hợp với Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) + Thận Du (Bq.23) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
10- Trường Cường (Đc.1) + Bá Hội (Đc.20) (Trung Hoa Châm Cứu Học).
11- Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Yêu Du (Đc.2) + Thần Khuyết (Nh.8) + Thừa Sơn (Bq.57) + Nhị Bạch + Trúc Trượng + Bàng Cường (Châm Cứu Học HongKong).
12- Trường Cường (Đc.1) + Thừa Sơn (Bq.57) + Đại Trường Du (Bq.25) + Khí Hải Du (Bq.24) + Cứu Bá Hội (Đc.20) + Thứ Liêu (Bq.32) .
Mỗi lần chọn 2-3 huyệt. Lưu kim 20-30 phút. Cứu 20 phút. Mỗi ngày 1 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 6/1986).
13- Cứu + châm Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Đại Trường Du (Bq.25) + Thừa Sơn (Bq.57) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:272.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh