XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
NHỨC ĐẦU HOA MẮT: BÀI THUỐC CHỮA NHỨC ĐẦU HOA MẮT
Đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài...
Đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương). Theo YHCT, nếu khi đau khi không và đau âm ỉ là nội thương.
Nguyên nhân đau nhức đầu do nội thương gồm: can khí nghịch lên, đàm ủng huyết trệ, thận khí suy tổn và khí huyết hư... Người bệnh đau đầu do can khí nghịch lên thường có các triệu chứng: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, nôn ọe, mặt hồng, mắt đỏ, miệng khô, cổ ráo hoặc tiểu tiện vàng, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Phép chữa theo Đông y là bình can giáng nghịch (làm cho khí của can không nghịch lên). Sau đây là một số bài thuốc trị.
Câu đằng là vị thuốc trong bài “Thiên ma câu đằng ẩm” trị đau đầu do can khí nghịch.
Bài 1: câu đằng 12g, quyết minh tử 16g, cam thảo dây 12g, hạ khô thảo 16g, hương phụ sao 12g, chi tử sao vàng 8g. Sắc với 600ml nước, lấy 300ml thuốc, chia uống 2 lần, sau bữa ăn. Trẻ em tùy tuổi, chia uống 3-4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích cho uống.
Bài 2: Long đởm tả can thang: long đởm 12g, trạch tả 12g, mộc thông 12g, xa tiền tử 6g, đương quy 4g, sài hồ 12g, sinh địa 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g. Sắc uống. Tác dụng thanh can tả hỏa. Nếu tâm phiền, dễ cáu gắt, mất ngủ, thêm trúc diệp 12g, liên tâm 20g, hợp hoan bì 12g; mắt sưng đỏ đau, thêm cúc hoa 12g, thảo quyết minh 12g; đại tiện bí kết, thêm đại hoàng 6g.
Bài 3: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 10-12g, câu đằng 12g, thạch quyết minh 32g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 32g, ích mẫu 16g, dạ giao đằng 20g, ngưu tất 16g, phục thần 20g. Sắc uống. Tác dụng bình can tiềm dương, tức phong chỉ thống. Nếu đầu đau quá, thêm bạch tật lê 8g, hạ khô thảo 8g; can thận âm hư rõ rệt, vùng mặt nóng đỏ, thêm địa cốt bì 12g, hoàng bá 12g; tâm phiền mất ngủ, thêm dạ giao đằng 12g, viễn chí 8g; hoa mắt chóng mặt nặng, thêm đại giả thạch 8g, sinh long cốt 16g, sinh mẫu lệ 16g.
Bài 4: Sài hồ thanh can tán: sài hồ 4g, chi tử 6g, đơn bì 6g, thanh bì 6g, cam thảo 4g, bạch thược 6g, hoàng cầm 6g, đương quy 6g, câu đằng 6g. Tác dụng thanh can hỏa giáng nghịch.
Bài 5: Linh dương câu đằng thang gia giảm: linh dương giác 6g, câu đằng 12g, tang diệp 12g, xuyên bối mẫu 10g, sinh địa 16g, cúc hoa 12g, bạch thược 12g, cam thảo 4g, trúc nhự tươi 20g, phục thần 12g, mạn kinh tử 10g, thảo quyết minh 12g. Sắc uống.
NGHỊCH KINH
Trước khi hành kinh 1-2 ngày hoặc ngay trong lúc đang hành kinh mà thấy nôn ra máu, chảy máu cam vào đúng chu kỳ nhất định của kinh nguyệt, chỉ khác là thay vì đi xuống lại phát ở bên trên, vì vậy, gọi là Đảo Kinh, Nghịch Kinh. Đông y cũng gọi là ‘Kinh Hành Thổ Nục’.
Sách ‘Diệp Thiên Sỹ Nữ Khoa’ viết: “Kinh không đi xuống mà lại đi lên ra theo đường mũi, miệng, gọi là Nghịch kinh”.
Hiện tượng ra máu ở mũi, miệng không phải là kinh nguyệt đi ngược lên mà do huyết nhiệt làm tổn thương lạc mạch gây nên xuất huyết ở mũi và miệng. Khi huyết ra ở mũi miệng thì lượng huyết bị giảm đi, cho nên không ra ở dưới mà lại xuất ra ở miệng mũi, hình như thay thế cho kinh nguyệt.
Nguyên Nhân
Thường do huyết nhiệt làm cho khí bị nghịch lên gây nên bệnh.
Trên lâm sàng thường gặp các loại:
Can Kinh Uất Hoả: Do giận dữ làm hại Can hỏa khiến cho huyết theo đường kinh nghịch lên gây ra.
Huyết Nhiệt: Thường do hàng ngày thích ăn các thứ cay nóng như tiêu, ớt, gừng... nhiệt tồn đọng trong nội tạng làm tổn thương các lạc mạch gây nên.
Âm Hư Phế Táo. Thể chất hư yếu, âm huyết vốn bị hư yếu, âm hư thì hỏa bốc lên, khiến cho huyết đi nghịch lên gây ra bệnh. Hoặc phụ nữ có thai mà thường uống thuốc ôn nhiệt, nhiệt thúc đẩy huyết khiến cho huyết chạy bậy gây nên chứng xuất huyết ở mũi, miệng.
Triệu Chứng
Can Kinh Hỏa Uất: Trước khi hành kinh hoặc khi kinh đang xuống thường có nôn ra máu, chảy máu cam, mầu hồng, lượng tương đối nhiều, chóng mặt, tai ù, bứt rứt, cau có, đau căng hai bên sườn, miệng khô, nước tiểu vàng, táo bón, nước tiểu đỏ, vàng, hay mơ, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh Can, tả nhiệt. Dùng bài Tiêu Dao Thang thêm các vị thanh Can, tả nhiệt như Đơn bì, Chi tử (Trung Y Phụ Khoa Giảng Nghĩa).
Âm Hư Phế Táo: Đang hành kinh hoặc sau khi hành kinh mà nôn ra máu, chảy máu cam, lượng ít, mầu hồng, bình thường chóng mặt, ù tai, ho, sốt về chiều, lòng bàn tay nóng, chu kỳ kinh bất thường, lượng ít, mầu hồng không đậm, môi hồng khô, lưỡi đỏ, mạch Tế, Sác.
Điều trị: Tư Âm Giáng Hỏa. Dùng bài:
. Hoạt Huyết Nhuận Táo Sinh Tân Thang gia giảm Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Thiên môn, Mạch môn, Đào nhân, Hồng hoa, Thiên hoa phấn. (Trung Y Phụ Khoa Giảng Nghĩa).
. Thuận Khí Thang [Phó Thanh Chủ Nữ Khoa] thêm Tri mẫu, Mạchmôn, Hạn liên thảo (Trung Y Phụ Khoa Học)
Huyết Nhiệt: Trước khi hành kinh hoặc lúc đang hành kinh thường bị nôn ra máu, chảy máu cam, lượng huyết ra nhiều, mầu đỏ, mặt hồng, môi đỏ, tức giận, miệng khô, họng khô, đêm ngủ không yên, táo bón, trong người nóng nẩy, nước tiểu ngắn, mầu vàng lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Hồng Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, điều kinh. Dùng bài
+ Cầm Liên Tứ Vật Thang [Y Tông Kim Giám] (Trung Y Phục Khoa Giảng Nghĩa).
+ Tê Giác Địa Hoàng Thang, Tam Hoàng Tứ Vật Thang, Thanh Kinh Tứ Vật Thang (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Bình Can Giáng Nghịch Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đương quy, Sinh địa đều 15g, Bạch thược (tẩm rượu) 6g, Đan bì 15g, Phục linh, Sa sâm, Kinh giới huệ (sao đen) đều 9g, Tây thảo 6g, Ngưu tất 2,5g. Sắc uống.
TD: Lương huyết, thuận kinh, bình Can, lý khí. Trị nghịch kinh, bụng đau, mạch Huyền, Khổng, Hoạt.
Giáng Nghịch Thuận Kinh Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Trân châu (vỏ) [nghiền nát, nấu trước), Tang ký sinh, Hà thủ ô (chế), Ích mẫu thảo đều 30g, Mã đậu y, Can địa hoàng, Trạch lan đều 15g, Đan bì 12g, Ngưu tất 18g, Tri mẫu 6g, Cam thảo 3g. Sắc với 3 chén nước còn một chén, thêm một trái trứng gà và một ít dấm vào, uống lúc đói bụng.
TD: Lương Can, giáng Xung, thuận kinh, chỉ nục. Trị âm hư huyết nhiệt, hư hỏa bốc lên gây nên nghịch kinh.
Tiêu Thảo Tiễn (Tân Trung Y Tạp Chí 10, 1990): Mang tiêu, Cam thảo đều 40- 90g. Thêm nước sắc 60-90 phút, uống hết một lần.
TD: Thông phủ, tiết nhiệt, chỉ huyết. Trị nghịch kinh.
Thuận Kinh Thang (Bắc Kinh Trung Y Dược 3, 1989): Đương quy, Hoàng cầm đều 10g, Hồng hoa 3-6g, Bạch tật lê, Xích thược, Hương phụ, Ích mẫu thảo, Ngưu tất đều 12g, Đại giả thạch, Trân châu mẫu đều 20g, Huyền sâm, Sinh địa đều 15g. Bắt đầu chu kỳ mới, ngày uống 1 thang, 2 ngày sau sẽ thấy kinh.
TD: Lương huyết, hoạt huyết, bình Can, giáng nghịch, thuận kinh, chỉ huyết. Trị nghịch kinh.
Trị 50 ca, khỏi 3 ca, có hiệu quả ít 45 ca, không hiệu quả 2 ca. Đạt kết quả 96%.
Đảo Kinh Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q Hạ): Sinh địa (tươi) 30g, Đan bì (tro) 12g, Sơn chi (tiêu), Kinh giới (tro), Hoàng cầm (sao) đều 9g, Ngưu tất (tro) 15g, Trân châu mẫu (nấu trước) 30g, Cam thảo (sống) 3g. Sắc. Trước kinh kỳ 5 ngày, uống liên tục 5 thang. Nếu chưa bớt, cách một ngày uống một thang, sẽ có hiệu quả.
Ích Khí Đảo Kinh Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, Q Hạ): Kinh giới (tro), Tử cầm (sao), Đương quy, Thạch cao, Đảng sâm đều 10g, Tử đan sâm, Sơn chi, Mao hoa đều 6g, Cát lạc, Ngưu tất, Đan bì, Bạch thược đều 5g. Sắc uống.
TD: Ích âm, tả hỏa, dưỡng huyết, ích khí, chỉ huyết. Trị nghịch kinh.
Thường uống 3 thang là khỏi.
Liễm Xung Lý Thuận Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Hồng sâm 3g, Bạch thược, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sơn dược đều 15g, Đơn bì, Ngưu tất đều 9g. Sắc uống.
TD: Ích khí, tư Thận, liễm Xung, ninh huyết. Trị nghịch kinh.
GLÔ CÔM – NHÃN ÁP CAO
Đại cương
- Là 1 bệnh cấp tính làm nhãn áp tăng cao, cần được xử trí ngay vì có khả năng gây biến chứng mù mắt.
- Bệnh có thể phát đồng thời trên cả 2 mắt nhưng đa số là 1 mắt bị trước rồi mắt kia bị Glômcôm sau 1 thời gian.
- Đặc điểm của bệnh Glôcôm là gây các tổn thương rất nặng ở hệ thống thần kinh của mắt, các tổn thương đó không hồi phục được.
- Thuộc loại Thiên Đầu Thống, Bạo Manh của YHCT.
- Thường gặp nơi người trên 40 tuổi (1,4 – 2%) và tỉ lệ mù 2 mắt do Glôcôm gây ra chiếm khoảng 21% (Bài Giảng Tai Mắt Mũi Họng).
Triệu Chứng
+ Chứng báo hiệu trước: Nhức đầu về đêm, nhìn vào đèn thấy quần xanh, đỏ, thỉnh thoảng mắt mờ như nhìn qua gương.
+ Chứng cơn cấp tính: Thường xẩy ra sau 1 xúc động mạnh về tinh thần hoặc vật chất, mệt nhọc, bị cảm lạnh đột ngột…
. Hỏi người bệnh cho biết: tự nhiên thấy đau nhức trong mắt dữ dội, rồi lan lên nửa đầu, xuyên ra sau gáy, nhức từng cơn như búa bổ, cơ thể mỏi mệt, muốn nôn, có khi choáng váng muốn ngất, thị lực giảm sút nhanh chóng, đột ngột, chỉ còn thấy bóng bàn tay hoặc chỉ thấy sáng tối.
. Khám mắt thấy: mi mắt sưng và nhắm chặt vì sợ ánh sáng, mắt đỏ vì máu cương tụ quanh rìa giác mạc, giác mạc hơi mờ đục, đặc biệt là đồng tử giãn to và phản xạ đồng tử mất hoặc kém hẳn đi, qua lỗ đồng tử thấy ánh sáng xanh đục như hồ nước, sờ nắn ngoài mi thấy nhãn cầu cứng như hòn bi.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ: Do trạng thái tiết dịch vào các phòng trong mắt và sự lưu thông thoát dịch ra ngoài không được điều hòa, dịch ứ lại làm áp lực trong mắt tăng cao gây tổn hại các bộ phận trong mắt. cũng có thể do cảm xúc quá mạnh, nhất là ưu phiền, mất ngủ, mỏi mệt, tình dục qúa độ, một số bệnh toàn thân (sốt, mạch máu, thần kinh…) tác động gây cương tụ máu, kích thích vỏ não và các trung tâm thần kinh ở giữa não.
+ Theo YHCT: Do phong nhiệt ở Can và Phế bốc lên gây nên bệnh.
Điều trị
Chọn dùng các bài sau: Bình Can Kiện Tỳ Lợi Thấp Thang, Dục Âm Tiềm Dương Thông Mạch Thang, Tả Can Giải Uất Thang, Thông Lạc Thang, Thông Mạch Minh Mục Thang, Thư Can Phá Ứ Thông Mạch Thang, Tiêu Dao Tán Gia Vị, Trư Linh Tán.
CHÂM CỨU
Theo sách ‘Trung Y Cương Mục’:
+ Do khí huyết ngưng trở: Hành khí, hoạt huyết, sơ thông mục lạc. Châm Tinh minh, Cầu hậu, Phong trì, Thiên trụ, Thiên song, Nội quan.
(Tinh minh, Cầu hậu để hành khí, hoạt huyết, thông lạc, khai khiếu; Thiên trụ, Thiên song là hai huyệt chủ yếu trị bệnh về mắt, hợp với huyệt Tinh minh để làm cho kinh lạc, khí huyết ở cục bộ được lưu thông; Phong trì lợi Đởm, làm sáng mắt, làm cho lạc mạch được thư sướng, huyết được vận hành, sơ Can, khai khiếu. Sách Nội Kinh ghi: “Các mạch đều thuộc về Tâm”, Tâm chủ huyết mạch, vì vậy dùng huyệt Nội quan để thông tâm mạch, hành khí huyết, hỗ trợ cho các huyệt làm cho sáng mắt).
+ Đờm Nhiệt Ủng Tắc Ở Bên Trên: Địch đờm, khai khiếu, hoạt huyết, thông lạc. Châm huyệt Tinh minh, Cầu hậu, Phong trì, Thiên trụ, Phong long, Nội đình.
(Tinh minh, Cầu hậu để hành khí, hoạt huyết, thông lạc, khai khiếu; Thiên trụ là huyệt chủ yếu trị bệnh về mắt, hợp với huyệt Tinh minh để làm cho kinh lạc, khí huyết ở cục bộ được lưu thông; Phong trì lợi Đởm, làm sáng mắt, làm cho lạc mạch được thư sướng, huyết được vận hành, sơ Can, khai khiếu; Phong long là lạc huyệt của kinh Vị, có tác dụng hóa đờm; Nội đình là huyệt Vinh của kinh Vị, 'Vinh huyệt chủ trị thân nhiệt', dùng huyệt này để thanh tả viêm nhiệt).
+ Âm Hư Dương Kháng: Bình Can, tiềm dương, tư âm, tức phong. Châm huyệt Tinh minh, Cầu hậu, Phong trì, Thiên trụ, Thái khê, Phục lưu, Thái xung.
(Tinh minh, Cầu hậu để hành khí, hoạt huyết, thông, khai khiếu; Thiên trụ là huyệt chủ yếu trị bệnh về mắt, hợp với huyệt Tinh minh để làm cho kinh lạc, khí huyết ở cục bộ được lưu thông; Phong trì lợi Đởm, làm sáng mắt, làm cho lạc mạch được thư sướng, huyết được vận hành, sơ Can, khai khiếu; Thái khê là Nguyên huyệt của kinh Thận, trị theo gốc; Phục lưu là huyệt Kinh của kinh Thận để bổ ích cho Thận thủy. Hai huyệt phối hợp có tác dụng tư Thận, chấn tinh; Thái xung là huyệt Nguyên của kinh Can để bình Can, tiềm dương).
ĐỀ PHÒNG GLÔCÔM
+ Tránh các lo lắng, giận dữ, thức khuya, cần làm việc điều độ,
+ Kiêng ăn các thức ăn cay, chua, tránh táo bón.
Tra Cứu Bài Thuốc
BÌNH CAN KIỆN TỲ LỢI THẤP THANG (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Thạch quyết minh (sắc trước) 15g, Cúc hoa, Trạch tả, Chử thực tử đều 9g, Phục linh 12g, Thương truật, Bạch truật, Trư linh, Trần bì đều 6g, Quế chi 3g. Sắc uống.
TD: Bình Can, kiện Tỳ, lợi thủy. Trị thanh quang nhãn.
(Trị 15 ca, khỏi như ý 10, đỡ 2, không kết quả 3).
DỤC ÂM TIỀM DƯƠNG THÔNG MẠCH THANG (Trung Quốc Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Nghiệm): Sinh địa, Trân châu mẫu (sắc trước) đều 15g, Sơn dược, Mạch môn, Tri mẫu (tẩm muối), Hoàng bá (tẩm muối), Long cốt (sống – sắc trước), Ngưu tất, Đan sâm, Xích thược, Thuyền thoái, Mộc tặc đều 9g, Câu kỷ tử, Bạch thược, Sa sâm đều 12g. Sắc uống.
TD: Tư âm, ích Thận, bình Can, tiềm dương, phá ứ, hành huyết. Trị bạo manh, võng mạc viêm tắc.
TẢ CAN GIẢI UẤT THANG (Trung Y Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Nghiệm): Cát cánh, Sung úy tử, Xa tiền tử, Đình lịch tử, Phòng phong, Hoàng cầm, Hương phụ đều 9g, Hạ khô thảo, Lô căn đều 30g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Tả Can, giải uất, lợi thủy, thông lạc. Trị thanh quang nhã (do Can kinh có uất nhiệt).
THÔNG LẠC THANG (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Hạ): Tân vân bì 3 – 6g, Cam cúc hoa, Mao đông thanh, Tử đan sâm, Hoàng cầm (sao rượu) đều 15 – 30g, Cát căn (phấn), Sinh bồ hoàng (bào) đều 9 – 15g, Đại hoàng (chưng rượu) 3 – 6g. Sắc uống.
TD: Bình Can, khứ phong, hoạt huyết, thông lạc. Trị tĩnh mạch mắt bị tắc, bạo manh
THÔNG MẠCH MINH MỤC THANG (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đương quy vĩ, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp, Mộc thông, Lưu ký nô đều 10g, Xích thược, Đào nhân, Lộ lộ thông đều 12g, Thủy điệt 4g, Thổ nguyên 6g, Địa long 15g. Sắc uống.
TD: Thông mạch, hoạt lạc, trục ứ, làm sáng mắt. Trị bạo manh.
THƯ CAN PHÁ Ứ THÔNG MẠCH THANG (Trung Y Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Nghiệm): Đương quy, Ngân sài hồ, Bạch thược, Phục linh, bạch truật, Khương hoạt, Phòng phong, Thuyền thoái, Mộc tặc đều 9g, Đan sâm, Xích thược đều 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Thư Can, giải uất, phá ứ, hành huyết, kiện Tỳ, thông lạc. Trị bạo manh.
TIÊU DAO TÁN GIA VỊ (Hòa Tễ Cục Phương): Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Bạc hà, Sinh khương. Sắc uống.
TD: Trị nhãn áp cao, cườm mắt.
TRƯ LINH TÁN (Ngân Hải Tinh Vi): Biển súc, Cẩu tích, Chi tử, Đại hoàng, Hoạt thạch, Mộc thông, Thương truật đều 40g, Thổ phục linh, Xa tiền tử đều 20g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g với muối nhạt.
TD: Trị mắt có màng mây đen (Hắc phong nội chướng).
NHĨ CAM
Xuất xứ: sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’.
Chứng Nhĩ Cam là tai chảy mủ mầu đen, lở loét, hôi thối.
Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Chứng Nhĩ cam thì tai chảy mủ hôi thối”.
Nguyên nhân:
Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng - Dương Y’ ghi: Nhĩ cam gây ra lở loét, hôi thối, do phong nhiệt của kinh túc Thiếu âm và thủ Thiếu dương ửng trệ lại ở phía trên gây nên”.
Triệu chứng: Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1- Do thấp nhiệt ở kinh Vị và hỏa độc ở Can gây nên: trong tai có mủ mầu đen hôi thối.
Điều trị: Thanh hỏa, lợi thấp.
Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm, Nhĩ Cam Tán (31).
2- Do Thận âm suy tổn, hư hỏa bốc lên thì trong tai chảy mủ mầu đen lâu ngày không khỏi, đầu váng, tai ù, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, giáng hỏa. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Thang (61) gia giảm.
NHĨ DƯỠNG
Xuất xứ:Sách ‘Y Quán’.
Là trạng thái Tai Ngứa. Tương đương dạng Viêm Tai do trực khuẩn hoặc thấp chẩn ở lỗ tai.
Nguyên nhân:Thường do Can phong nội động, Thận hư hỏa vượng bốc lên gây nên.
Chứng:Trong tai ngứa, ngứa chịu không nổi.
Điều trị:Cố Thận, thanh Can, khứ phong, chỉ dưỡng (khỏi ngứa). Dùng bài Cứu Dưỡng Đơn (08).
Ngoại khoa:dùng Thục tiêu 12g, ngâm với 30ml dầu Mè, lấy một ít nhỏ vào tai
NHỒI MÁU CƠ TIM
(Myocardial infarction - Infarctus du myocarde)
Đại Cương
Nhồi máu cơ tiâm là do động mạch vành tắc nghẽn, một vùng cơ tim (tối thiểu cũng 2cm) thiếu máu cục bộ liên tục và nghiêm trọng gây hoại tử cấp tính, thường gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi nam giới. Y học cổ truyền gọi là ‘Chân Tâm Thống’.
Nhồi máu cơ tim cấp là cao điểm tai biến của bệnh tim thiếu máu cục bộ dễ gây tử vong đột ngột cần được cấp cứu và chăm sóc tại khoa hồi sức cấp cứu có trang bị hiện đại.
Chứng Nhồi Máu Cơ Tim và Đau Thắt Động Mạch Vành, tuy tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản theo Đông y cách chữa gần giống như nhau.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Khoảng 50% trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, trước đó bệnh nhân khỏùe mạnh. Trong 50% trường hợp khác, bệnh xảy ra trên người đã có cơn đau thắt ngực hoặùc nhồi máu cơ tim.
Trên một số bệnh nhân có các yếu tố kích động như: Xúc động mạnh, chấn thương tinh thần, chấn thương do tai nạn hay phẫu thuật, sốc, máu đông nhanh, ăn no quá, dùng sức quá nhiều, thời tiết lạnh đột ngột...
Cơn đau: Đau thắt tim là một triệu chứng gặp nhiều nhất khoảng trong 80% bệnh nhân, vị trí thường ở phía sau xương ức và vùng trước tim. Đau kiểu cơn đau thắt ngực nhưng dữ dội hơn, kéo dài hơn, dùng loại Trinitrin nhưng không giảm, lan tỏa. Bệnh nhân bồn chồn, vã mồ hôi, hoảng hốt, khó thở, sắc mặt tái nhợït, chân tay lạnh, mạch Trầm Tế, khó bắt. Cũng có một số bệnh nhân đau rất nhẹ, cảm giác căng tức ở cổ hoặc không đau mà chỉ khó thở, buồn nôn, nôn, nấc cục, vùng bụng trên đầy, đau... cần được cảnh giác.
Tụt huyết áp: Xảy ra vài giờ sau khi có cơn đau. Huyết áp tối đa tụt nhanh hay từ từ, huyết áp kẹp. Sốt: Xuất hiện khoảng 10-12 giờ sau cơn đau, có thể lên tới 38-390C sốt càng cao và kéo dài, nhồi máu cơ tim càng nặng.
Nghe tim: Thường chỉ thấy nhịp nhanh đều, một số trường hợp tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, tiếng cọ ngoài màng tim.
Chẩn Đoán
Chủ yếu dựa vào Những triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tăng lipit huyết.
Điều Trị Bằng Y Học Cổ Truyền
Nhồi máu cơ tim lâm sàng thường biểu hiện cơn đau cấp và thời kỳ ổn định (không có cơn đau cấp).
1) Thời kỳ cơn đau cấp: Chủ yếu xứ trí theo Tây y như nhanh chóng cho thở oxy.
Ngoài ra có thể dùng:
Châm: Huyệt Tâm thống (cách Chiên trung 1 thốn trên đường thẳng nối 2 núm vú), Nội quan (2 bên), kim hướng lên, vê cho đến khi bệnh nhân nuốt nước miếng hoặc có cảm giác dị vật ở gốc lưỡi. Có thể châm các huyệt Gian sử, Hợp cốc, Cưu vĩ, Chiên trung, châm ngang), Quan tâm huyệt (2cm trên đường thẳng dùng nối khóe mắt trong với chân tóc), vê kim nhanh, hướng kim từ trên xuống.
Có tài liệu nước ngoài báo cáo dùng Dolantin 10mg pha loãng với 5ml nước cất, chích vào huyệt Nội quan 2 bên mỗi bên 0,5ml có tác dụng giảm đau nhanh (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị).
Thời kỳ ổn định: Chủ yếu biện chứng luận trị theo các thể bệnh sau:
+ Khí hư huyết ứ: Thỉnh thoảng có cơn đau thắt ngực, nặng tức trước ngực tăng thêm lúc bệnh nhân hoạt động nhiều, kèm mệt mỏi, hơi thở ngắn, ra mồ hôi, hồi hộp, thân lưỡi bệu có dấu răng, điểm hoặc ban ứ huyết hoặc lưỡi xám nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền, Tế vô lực.
Điều trị: Ích khí, hoạt huyết. Dùng bài ‘Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang’gia giảm: Sinh Hoàng kỳ 20-30g, Đương qui 16g: Bạch thược l6g, Xích thược 12g, Đảng sâm 12g, Xuyên khung 8-10g, Đan sâm 12g, Uất kim 8-12g.
Hoặc dùng các bài thuốc kinh nghiệm như:
. Ích Khí Hoạt Huyết Thang (Bệnh viện tim mạch Phụ Ngoại (Bắc Kinh) gồm: Hoàng kỳ, Đương qui, Xích thược, Xuyên khung, Đơn sâm.
. Kháng Tâm Ngạnh Hợp Tễ (Bệnh viện Tây Uyển thuộc Viện nghiên cứu trung y Bắc Kinh) gồm: Đảng sâm, Sinh hoàng kỳ, Hoàng tinh, Đan sâm, Uất kim, Xích thược.
Nói chung, các thuốc bổ khí thường dùng là: Đảng sâm, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Chích thảo, Đại táo, Hoàng tinh... với liều cao. Những thuốc hoạt huyết thường dùng là: Đương qui, Đan sâm, Xuyên khung, Xích thược, Sơn tra, Tang ký sinh, Đào nhân, Hồng hoa, Tô mộc, Thủy điệt, Tam thất, với liều thấp hơn. Ngoài ra vì bệnh nhân đau, có thể dùng thuốc an thần như: Phục thần, Táo nhân, Trân châu bột (hòa uống), Long nhãn, Viễn chí, Long cốt, Mẫu lệ.
Trường hợp dương hư dùng Quế chi, Phụ tử, Dâm dương hoắc; Ngực đầy tức có đờm thêm Xương bồ, Viễn chí, Toàn Qua lâu, Phỉ bạch để tuyên tý, thông dương.
+ Khí âm lưỡng hư: Ngoài cơn đau thắt ngực thỉnh thoảng tái phát, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, thiếu hơi, bứt rứt, miệng khô, họng khô, táo bón, hơi sốt, mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác vô lực hoặc mạch Kết Đại.
Điều trị: Bổ khí âm, kèm hóa ứ. Dùng bài Sinh Mạch Tán Gia Vị: Nhân sâm (hoặc Tây dương sâm) 8-12g, Mạch môn 12-16 g, Ngũ vị tử 4-6g, Sinh Hoàng kỳ 20g, Huyền sâm, Sinh địa, Ngọc trúc, Bạch thược đều 12g, Xích thược l2g, Đan sâm 12g, Toàn qua lâu 12g, Chích thảo 4g, Đào nhân 10g.
c) Âm Hư Dương Thịnh: Váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, bứt rứt, dễ tức giâän, lòng bàn chân tay nóng, táo bón, mạch Huyền, Hoạt, Sác, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, khô. Huyết áp thường cao.
Điều trị: Tư âm, tiềm dương. Dùng bài 'Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm: Thiêm ma 10g, Câu đằng 12-16, Thạch quyết minh 20g (sắc trước), Chi tử 12g, Cúc hoa 12g, Tế sinh địa 16g, Huyền sâm 12g, Mạch môn, Hạ khô thảo, Bạch thược, Xuyên Ngưu tất đều 12g, Đại giả thạch 16g, Trân châu mẫu 8-12g (bột hòa uống), Đan sâm 12g.
d- Đàm Ứ Uất Kết: Đau ngực, mặt đỏ, bứt rứt, suyễn tức khó thở, nhiều đờm, bụng đầy, táo bón, lưỡi tím thâm, rêu vàng nhớt, mạch Huyền, Hoạt, Sác.
Điều trị: Hóa đờm, hoạt huyết, thanh nhiệt, kiêm bổ Tỳ khí. Dùng bài Nhị Trần Tiêu Dao Tán gia giảm: Trần bì 8-12g, Bạch linh 12g, Bán hạ (chế Gừng) 8-10g, Chích thảo 6g, Đương qui l2g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Xích thược 12g, Đan sâm 12g, Đơn bì 12g, Trạch tả 12g, Qua lâu nhân 12g, Bôi mẫu 10g, Đảng sâm 12g, Đại hoàng (sao rượu, cho sau) 4-6g, Chỉ thực 8g, Sài hồ 12g.
e) Khí Trệ Huyết Ứ : Ngực sườn đầy tức, đau cố định, cảm thấy như nghẹt thở, bứt rứt, dễ cáu gắt, lưỡi thâm, có điểm hoặc vết ban xuất huyết, mạch Huyền, Sáp.
Điều trị: Lý khí, hoạt huyết. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đan sâm, Đương qui, Bạch thược đều 12g, Chế hương phụ, Uất kim, Xuyên khung đều 8g, Hồng hoa, Đào nhân đều l0g, Qua lâu nhân 12g, bột Tam thất 6g (hòa uống), Sài hồ l2g, Chỉ thực 8g.
Kinh nghiệm của Nhật Bản (Theo ‘ Chinese Herbal Medicine and The Problem Of Aging’):
+ Đại Sài Hồ Thang: có tác dụng đối với bệnh nhân béo phì, cơ căng. Bài này dùng lâu dài cải thiện được tình trạng cơ thể nói chung và tuần hoàn máu do sự điều chỉnh chuyển hoá gan và thận. Nó vận chuyển những chất cặn bã trong máu cũng như Cholesterol qua đường tiêu, tiểu. Các triệu chứng nặng đầu, đau đầu, cứng vai và huyêt áp cao cũng đồng thời biến đi. Vì thế bài này cũng có thể dùng để phòng và trị xơ vữa động mạch.
+ Bát Vị Thận Khí Hoàn: Điều chỉnh chức năng Thận và cải thiện tuần hoàn.
+ Tam Hoàng Tả Tâm Thang và Hoàng Liên Giải Độc Thang dùng cho bệnh nhân xơ vữa động mạch có các triệu chứng mất ngủ và táo bón, đầy ở dưới tim.
Bệnh Án Đau Thắt Động Mạch Vành
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Tr­ương XX, nam, 56 tuổi, xã viên, sơ chẩn ngày 21-3-1975. Người bệnh thường vẫn phát sinh hoảng hốt, thở gấp, đau thắt tim ngực không chịu nổi, thường nằm mơ giật mình dậy, đã hơn nửa năm. Đã từng chẩn đoán là đau thắt động mạch vành, dùng không ít các thuốc đông thuốc tây mà không kiến hiệu. Khám thấy dinh dưỡng trung bình, vẻ người buồn khổ, da mềm ­ớt, mặt xanh bệt, nghe phổi bình thường, tiếng tim yếu mà nhanh, tim đập 156 lần/phút, mạch kết đại, rêu lưỡi mỏng trắng. Dùng một thang Phức Phương Đan Sâm Ẩm (Đan sâm 15g, Giáng hương 15g, Mộc thông 12g, V­ương bất l­ưu hành 12g, Tam thất 6g, Thông thảo 3g), thấy các triệu chứng đỡ, bớt hẳn đau ngực, tiếng tim vẫn yếu, tim đập 142 lần/phút, mạch Trầm mà Đại, lại cho uống tiếp 2 thang. Ngày 28 tháng 3 khám lại đã hết đau ngực, không có cảm giác đè nén. Còn hơi thấy tay chân bải hỏai. Đại tiện kết táo, tim còn đập 110 lần/phút, vẫn uống bài trên bỏ Tam thất, V­ương bất l­ưu hành, uống 4 thang. Cảm thấy các chứng đều hết, đã như­ lúc thường. Theo dõi hỏi lại chư­a thấy tái phát, người khỏe mạnh, có thể làm mọi vịêc lao động chân tay ở nông thôn.
Bệnh Án Đau Thắt Động Mạch Vành
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Uông X, nữ, 59 tuổi, bệnh động mạch vành đã 3 năm, một tháng nay trong ngực bực bội, thở dốc ngày một nặng hơn. Vùng ngực có cảm giác căng thẳng, ngực đầy tức, phiền muộn, mỗi ngày hai ba lần như­ thế, mỗi lần kéo dài từ 1 đến 10 phút. Ăn uống bài tiết đều bình thường. Có tiền sử tăng huyết áp đã 25 năm. Ngày 22-10-1977 vào điều trị ở một bệnh viện, điện tâm đồ sóng T I, II, aVL, aVF, V3-V6 đều ngư­ợc rõ, đoạn ST thì V3-V6 đều xuống thấp, xuống thấp nhất là 0,14mm. Điện tâm đồ cho thấy thiếu máu cơ tim rõ rệt. Kết hợp triệu chứng bệnh sử, điện tâm đồ, chẩn đoán là co thắt động mạch vành và cơ tim dưới màng trong tim cứng tắc. Đã từng uống viên Nitrglycerin tác dụng kéo dài và nhiều thuốc khác vẫn không thấy cải thiện các triệu chứng và điện tâm đồ. Ngày 26-10 uống Manh Trùng Gia Vị Thang, đến ngày 9 tháng 11 các triệu chứng ngực bực bội, vùng trước tim căng thẳng, cảm giác đầy trướng đều giảm nhẹ rõ rệt. Điện tâm đồ đoạn ST đi xuống và sóng T đảo ngư­ợc đều chuyển lên, cho là cung cấp máu cho cơ tim có được cải thiện. Tiếp tục dùng thuốc cho đến ngày 20 tháng 12, đoạn ST V2 3,5 xuống thấp 0,2-0,5mm, V4 về đến đường đẳng điện, V2,3,5,6 của sóng T trở thành thẳng đứng, V4 do đảo ngược trở thành thấp bằng, điện tâm đồ lúc đó cơ bản tư­ơng tự điện tâm đồ của bệnh nhân này làm tháng 4- 1977. Xét tình hình bệnh nhân đau động mạch vành đã 3 năm, tăng huyết áp đã 25 năm, động mạch vành cung cấp thiếu đã lâu dài nên không thể có khả năng khôi phục hoàn toàn.
Bàn luận: Manh trùng vị đắng hơi hàn, có tác dụng trục ứ, phá tích, thông lợi huyết mạch. Trên lâm sàng ngoài Manh Trùng Gia Vị Thang ra còn dùng Manh trùng và Huyết Phủ Trục Ứ Thang sử dụng liên hoàn để trị bệnh đau thắt động mạch vành cho 40 ca và dùng độc vị Manh trùng chữa cho 10 ca đau thắt động mạch vành đều có tác dụng làm giảm cơn đau thắt tim, hiệu quả nhanh
chóng, đối với những người đã từng dùng các thuốc đông thuốc tây mà ch­ưa thấy tác dụng rõ rệt thì cũng có tác dụng giảm bệnh ở mức độ khác nhau. Người bệnh dùng Manh trùng liên tục lâu nhất tới hơn 1 năm, chức năng gan thận, ăn uống, bài tiết đều không thấy có phản ứng xấu nào rõ rệt cả..
NHŨ LỊCH
(Gynecomastia, Puberty Mastitis)
Trẻ em nam nữ hoặc người trung cao niên nam giới tự nhiên xuất hiện ở quầng vú khối u đau gọi là Nhũ Lịch.
Đặc điểm của Nhũ lịch là khối u hơi tròn ở chính giữa bầu vú, theo Y học hiện đại là chứng bầu vú phát dục không bình thường, nếu là ở người cao tuổi thì gọi là chứng
bầu vú nam phát triển không bình thường, nếu là ở trẻ em thì gọi là chứng bầu vú trẻ phát triển không bình thường.
Thường gặp ở thanh niên nam nữ đến tuổi dậy thì. Nam giới lớn tuổi cũng có thể bị.
Nguyên Nhân
+ Can Uất Đờm Ngưng: do tình chí không thư thái, can khí uất trệ lâu ngày hóa hỏa, làm cho tân dịch bị khô lại thành đờm ngừng tụ tại bầu vú sinh ra bệnh.
+ Thận Dương Hư Nhược gây nên tỳ khí không đủ, chức năng vận hóa của Tỳ suy giảm, đờm thấp ngưng tụ lại ở bầu vú sinh ra bệnh.
+ Mạch Xung Nhâm Không Điều: do can thận âm hư, khí huyết lưu thông khó khăn, khí trệ đờm ngưng sinh ra bệnh.
Triệu Chứng
Bầu vú phình to, chính giữa quầng vú có hòn cục, ở một bên hoặc cả hai vú, có cảm giác đau tức, nam giới mắc bệnh thường kèm theo giọng nói thanh âm cao, không có râu.
Chẩn Đoán
Cần phân biệt với:
+ U Xơ Tuyến Vú: phần lớn phát sinh ở nữ thanh niên, thường ở vị trí ngoài - trên bầu vú, khối u hình quả trứng tròn, bờ rõ, bề mặt trơn tru, cứng, di động dễ, thường không đau.
+ Tuyến Vú Tăng Sinh: thường phát sinh ở nữ từ 30 - 40, có thể phát sinh ở một hoặc hai vú nhiều hình dạng khác nhau, đau sưng tăng trước kỳ kinh và giảm sau kỳ kinh.
Biện Chứng Luận Trị
Phân thể bệnh và điều trị như sau:
+ Can Uất Đờm Ngưng: kèm theo tinh thần phiền muộn, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, họng khô, khối u đau như bị đâm, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Sơ can lý khí, hóa đờm, tán kết. Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Nhị Trần Thang gia giảm.
+ Can Khí Uất Kết: Tinh thần nóng nóng, dễ tức giận, vú sưng, đau, lúc đau lúc không, hông sườn đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ Can, tán kết. Dùng bài Tiêu Dao Qua Lâu Tán gia giảm.
+ Thận Khí Suy Hư: Thường gặp nơi người trung niên, lão niên. Chứng nhẹ thì không có dấu hiệu toàn thân.chứng nặng, thiên về Thận dương hư kèm theo lưng mỏi yếu, ăn kém, chân tay lạnh, tiêu lỏng, tiểu nhiều trong, sắc lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Bổ ích thận khí, hóa đờm, tán kết.
Thận dương hư dùng bài Hữu Quy Hoàn hợp Nhị Trần Thang.
Thận âm hư: dùng bài Tả Quy Hoàn gia giảm.
+ Xung Nhâm Thất Điều: kèm theo lưng mỏi yếu, mất ngủ, hay mơ, miệng khô, kinh nguyệt không đều, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư bổ can thận, hóa đờm tán kết. Dùng bài Tả Quy Hoàn hợp Tiểu Kim Đơn gia giảm.
Dùng Ngoài
. Dùng Dương Hòa Giải Ngưng Cao thêm Hắc Thoái Tiêu, thêm Quế Xạ Tán, dán lên vùng bệnh, 7 ngày thay 1 lần.
. Phẫu thuật cắt bỏ.
. Hạn chế sinh hoạt tình dục, tránh uống rượu, ăn thức ăn cay nóng.
. Trường hợp bệnh nhân nam lo lắng nhiều, có khả năng ung thư hóa, dùng thuốc trị không khỏi.
Dự Phòng Và Điều Dưỡng
. Chú ý tinh thần thanh thản.
. Kiêng ăn các chất cay nóng, rượu, bia.
MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
+ Công Tiêu Hoà Giải Nhuyễn Kiên Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Xuyên sơn giáp (bào), Cương tằm (chích) đều 9g, Toàn qua lâu (sao) 6g, Toàn đương quy, Xích thược (tẩm rượu) đều 9g, Trần bì, Nhũ hương (chế), Một dược (chế) đều 4,5g, Kim ngân hoa 15g, Liên kiều 9g, Bồ công anh 30g, Cam thảo 3g, Hạ khô thảo 15g, Kim cô diệp 10 lá. Sắc uống.
TD: Sơ Can, lý khí, hoá đờm, nhuyễn kiên, thanh nhiệt, tiêu thủng. Trị nhũ tích, nam giới vú cương to (nam tử nhũ phòng phát dục bệnh).
Đã trị 61 ca, khỏi 54. đạt tỉ lệ 85,5%.
+ Khô Hải Thang (Trung Y Tạp Chí 1990, 8): Khô diệp, Khô bì, Sài hồ, Đương quy, Xích thược, Tiên mao đều 9g, Qua lâu 24g, Hải tảo, Thỏ ty tử đều 30g, Tam lăng, Nga truật, Bối mẫu đều 12g. Sắc uống.
TD: Sơ can, giải uất, hoạt huyết, hoá ứ, ôn dương, tán kết. Trị nam giới vú cương to.
Đã trị 45 ca, khỏi 16, có kết quả 27, không kết quả 2. đạt tỉ lệ 95,5%.
+ Nhũ Tịch Tiêu Phương (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đan sâm, Mạch nha đều 18g, Bạch thược, Hà thủ ô, Sơn dược đều 12g, Đương quy, Đảng sâm, Hương phụ đều 9g, Nữ trinh tử 15g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, dưỡng huyết, thông lạc, hoá đờm. Trị nam giới vú cương to (nam tính nhũ phòng phát dục).
+ Tiêu Nhũ Lựu Phương (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): 1- Uất kim, Cương tằm (chích), Mao từ cô, Bán hạ (chế), Nam tinh (chế), Thanh bì, Xuyên ô (chế), Xuyên bối mẫu, Đại bối mẫu đều 90g, Hương phụ, Hạ khô thảo đều 80g, Khô diệp 50g.
2- Sơn từ cô, Bán hạ (sống), Đại bối mẫu, Nam tinh (sống), Cương tằm, Xuyên ô (chế), Bạch chỉ, Tế tân, Thảo ô (sống), Bạch vi, Chương não đều 10g.
hai bài thuốc trên, tán nhuyễn, để dành uống. Bài 1: ngày uống 3 lần, mỗi lần 3~5g với nước pha rượu. Bài 2: dùng để bôi bên ngoài. Hoà với rượu tốt và tròng trắng trứng cho sền sệt đắp bên ngoài. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
TD: Bài 1: Sơ Can, lý khí. Bài 2: Tiêu đờm, tán kết. Trị vú có khối u.
NHŨ PHÁT
(Plegmonous Mastitis)
Là trạng thái bầu vú sưng tấy, hình thành áp xe vú và dò tuyến vú kèm theo sốt lạnh.
Nguyên Nhân
Do sau khi sinh đẻ, lao nhọc làm cho tinh huyết bị tổn thương, mạch và các khiếu đạng bị trống rỗng, thấp nhiệt, hoả độc hoặc thời dịch độc xâm nhập vào làm da thịt ở vú gây nên. Hoặc do Can khí uất kết, tà độc lâu ngày hoá thành hoả, Hoặc ăn uống không điều độ, thấp nhiệt phát sinh trong Tỳ Vị. Can kinh và Vị có thấp nhiệt hợp với ngoại tà kết lại ở bầu vú, nhiệt làm cho thịt bị thối nát gây nên. Chứng vú sưng do hoả độc quá nhiều cũng gây nên bệnh này.
Chẩn Đoán
. Giai Đoạn Đầu: Da bầu vú đỏ, sưng, đau dữ dội, chỗ sưng lan to, cứng, đau, kèm sốt cao, sợ lạnh, đầu đau, các khớp đau mỏi, miệng khô, lưỡi táo, không muốn ăn uống, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng.
. Giai Đoạn Làm Mủ: Sau khi sưng 2~3 ngày, da vùng bệnh loét ra, trở nên đen, chung quanh sưng đỏ hoặc đỏ tối hoặc khối u mềm nhưng chưa vỡ ra, đau như kim đâm, sốt cao không hạ, miệng khát, táo bón. Nếu chính khí suy, tà khí thịnh thì sốt cao, hôn mê, nói sảng, phiền táo không yên.
. Giai Đoạn Vỡ Mủ: Nếu điều trị đúng, sốt hạ, vỡ mủ ra, hết sưng đau, thịt mới sẽ sinh, vài ngày sau sẽ khỏi. Nếu nhũ lạc bị tổn thương thì sẽ gây nên ra mủ lâu không khỏi, gọi là Nhũ Lậu, miệng nhọt lâu ngày không lành.
Điều Trị
+ Nhiệt Độc Uẩn Kết: Da vùng vú sưng đỏ, kéo dài, đau nhức, lỗ chân lông lõm vào, sốt, đầu đau, táo bón, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Hoàng Liên Giải Độc Thang gia giảm.
Táo bón thêm Đại hoàng, Mang tiêu. Sốt cao thêm Thạch cao (sống), Tri mẫu.
+ Hoả Độc Thịnh: Phát bệnh 2~3 ngày sau, da vùng bệnh lở loét, chảy mủ đen, đau như kim đâm, sốt cao, khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khô, mạch Sác.
Điều trị: Tả hoả, giải độc. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm.
Hoả độc nung đốt bên trong: dùng Lương huyết, thanh nhiệt. Thanh Tâm, khai khiếu. Dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang hợp với Hoàng Liên Giải Độc Thang. Thần trí mê muội: dùng An Cung ngưu Hoàng Hoàn hoặc Tử Tuyết Đơn.
+ Chính Khí Hư, Tà Khí Thịnh: Giảm sốt, mụn nhọt vỡ mủ, lên da non, mầu da không tươi nhuận, tinh thần uể oải, sắc mặt kém tươi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Nhu Tế.
Điều trị: Ích khí, hoà vinh, thác độc. Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán gia giảm.
Thuốc Trị Bên Ngoài
+ Giai đoạn đầu: Dùng Ngọc Lộ Cao đắp ngày 2 lần. Hoặc dùng Ngọc Lộ Tán, hoà với nước bôi (Trung Y Ngoại Khoa Học).
NHŨ UNG
(Viêm Tuyến Vú Làm Mủ Cấp Tính - Acute mastitis)
Nhũ ung là một loại viêm tuyến vú làm mủ cấp tính.
Dựa vào nguyên nhân và thời gian mắc bệnh khác nhau mà có tên khác nhau. Nếu mọc vào thời kỳ thai nghén thì gọi là Nội Xúy Nhũ Ung, nếu mọc vào thời kỳ cho con bú thì gọi là Ngoại Xúy Nhũ Ung. Bệnh phát sinh nhiều vào thời kỳ cho con bú, và gặp nhiều ở những bà mẹ sinh con đầu lòng, và phần lớn vào thời kỳ sau sanh 3-4 tuần. Đặc điểm của bệnh là bầu vú sưng nóng đau, toàn thân sốt sợ rét, đau đầu mình.
YHCT gọi là: Nhũ Ung, Suy Nhũ, Đố Nhũ, Nãi Tiết, Ngoại Suy, Nội Suy, Tắc Tia Sữa, Lên Cái Vú.
Nguyên Nhân
+ Sữa Ứ Đọng: Do trẻ bú không hết hoặc do mẹ thiếu kinh nghiệm khiến cho lạc mạch ở vú bị bế tắc, sinh nhiệt mà thành nhũ ung.
+ Can Khí Uất Trệ: tinh thần không thư thái làm cho Can khí uất kết ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hoá thành ung.
+ Vị Nhiệt Ngưng Trệ: theo học thuyết kinh lạc thì kinh Dương minh Vị chủ bầu vú. Sữa là do khí huyết sinh hóa thành. Ăn uống thất thường gây tổn thương Tỳ Vị, Vị bị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, nhũ lạc mất tuyên thông sinh vú sưng đau mà thành nhũ ung.
+ Nhiễm Độc Tà : Do sau khi sinh, cơ thể suy nhược, dễ nhiễm độc tà xâm nhập nhũ lạc gây bệnh.
4 nguyên nhân trên đều có ảnh hưởng lẫn nhau lúc gây bệnh.
Chẩn Đoán
Cần phân biệt với:
+ Nhũ Phát: phát sinh vùng cơ bì của vú, bệnh nặng, phạm vi rộng, đau nhức nhiều, dễ loét, nhiệt độc thịnh.
+ Viêm Nhiễm Do Ung Thư Vú: thường phát sinh lúc thai nghén hoặc thời kỳ cho con bú. Bầu vú to nhanh, vùng da vú sưng nóng đỏ nhưng không sờ rõ khối u, phát triển chậm hơn so với nhũ ung, làm sinh thiết để phân biệt chẩn đoán.
Biện Chứng Luận Trị
+ Mới Phát (Khí Trệ Huyết Ngưng): Vú sưng đầy đau, mầu da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc không có hòn cục, sữa ra không thông, kèm theo sốt sợ lạnh, đau đầu, cơ thể đau, ngực tức, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch Huyền Sác hoặc Phù Sác.
Điều trị:
+ Sơ Can, thanh nhiệt, thông nhũ, tán kết. Dùng bài Qua Lâu Ngưu Bàng Thang gia giảm (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Giải biểu, tán tà. Dùng bài Tiêu Độc Tán.
Gia giảm: Sắc da không đỏ, sốt nhẹ, bỏ Hoàng cầm, Sơn chi. Không khát bỏ Thiên hoa phấn, thêm Bồ công anh. Sữa không thông thêm Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành, Mộc thông. Khí uất thêm Quất diệp, Xuyên luyện tử. Sưng đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược, Xích thược. Nhiệt thịnh, thêm sinh Thạch cao, Tri mẫu.
+ Giai Đoạn Làm Mủ (Nhiệt Độc Thịnh): bầu vú sưng to, da đỏ, nóng, đau tăng, sốt tăng cao, miệng khát muốn uống, lưới đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị:
+ Thanh nhiệt, giải độc, thác lý, thấu nùng. Dùng bài Thấu Nùng Tán Gia Vị.
+ Bài nùng, thác độc. Dùng bài Thần Hiệu Qua Lâu Tán (Ngoại Khoa Tập Nghiệm): Cam thảo 20g, Đương quy 20g, Một dược 8g, Nhũ hương 4g, Qua lâu 40g. Thêm Hạ khô thảo 8g, Thanh bì 4g. Sắc, bỏ bã, thêm 10ml rượu, uống nóng.
Nhiệt nhiều thêm Thạch cao (sinh), Tri mẫu, Kim ngân hoa, Bồ công anh. Khát thêm Thiên hoa phấn, Lô căn (tươi).
+ Giai Đoạn Vỡ Mủ (Chính khí hư, độc tà thịnh): do tự vỡ hoặc rạch tháo mủ, hạ sốt, sưng đau giảm, miệng liền dần. Nếu mủ đã vỡ mà sưng đau không giảm, thân nhiệt còn cao là nhiệt độc còn thịnh, đó là dấu hiệu mủ lan sang các nhũ lạc khác hình thành Truyền nang nhũ ung. Nếu sữa hoặc mủ tiếp tục chảy lâu ngày không hết gọi là Nhũ lậu.
Điều trị:
+ Điều hòa khí huyết, thanh giải nhiệt độc. Dùng bài Tứ Diệu Tán Gia Vị.
+ Ích khí, hoà doanh, thác độc. Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (Y Tông Kim Giám): Bạch chỉ 8g, Bạch thược 10g, Bạch truật 10g, Cam thảo 4g, Cát Cánh 8g, Hoàng kỳ 8g, Kim ngân hoa 12g. Gia giảm.
Trường hợp Truyền nang nhũ ung, phép trị và bài thuốc như 2 thời kỳ trước gia giảm; trường hợp Nhũ lậu, điều trị như Nhũ lậu.
Thuốc Dùng Ngoài
+ Giai Đoạn Đầu: Xoa bóp (trường hợp sưng đau do sữa tắc): dùng cả lòng bàn tay vừa xoa vừa nắn theo hướng đầu vú, xem đầu vú có bị vảy sữa thì bóc đi, để thông sữa.
+ Dùng bầu giác và hút sữa từ đầu vú.
+ Nếu vú không đỏ nhưng tức, hơi đau, đắp Xung Hòa Cao. Nếu da đỏ nóng nhẹ, đắp Kim Hoàng Cao hoặc Kim Hoàng Tán. Da đỏ và nóng, đắp Ngọc Lộ Cao hoặc dùng 50% dung dịch Mang tiêu đắp ngoài.
+ Đắp Hương Phụ Bính (Y Học Tâm Ngộ): Hương phụ 40g, Xạ hương 1,2g. Tán bột,. Dùng 80g Bồ công anh sắc với rượu, bỏ bã, lấy nước đó hòa thuốc, xào nóng, đắp nơi đau.
+ Giai Đoạn Nung Mủ: Rạch da tháo mủ (theo đúng thao tác vô trùng ngoại khoa).
+ Chọc hút mủ.
Thuốc đắp: Thần Tiên Thái Ất Cao (Y Học Tâm Ngộ): Bạch chỉ 40g, Đại hoàng 40g, Đương quy 40g, Hoàng đơn 480g, Huyền sâm 40g, Nhục quế 40g, Sinh địa 40g, Xích thược 40g. Nấu thành cao, bôi.
+ Giai Đoạn Vỡ Mủ: nếu chưa khô mủ, rắc Bát Nhị Đơn hoặc Cửu Nhất Đơn, Hoặc dùng gạc dẫn lưu, bên ngoài đắp Kim Hoàng Cao. Nếu đã sạch mủ, đắp Sinh Cơ Ngọc Hồng Cao hoặc Sinh Cơ Tán.
Châm Cứu
+ Thông lợi nhũ đạo, thanh tiết nhiệt độc.
. Huyệt chính: Đàn trung, Nhũ căn, Thiếu trạch.
. Huyệt phụ: Nội quan, Thiên tỉnh.
Ngày châm 1 - 3 lần, mỗi lần lưu kim 30 phút, cách 5 - 10 phút vê kim 1 lần, kích thích mạnh vừa Châm Cứu Học Thượng Hải
+ Phục lưu, Thái xung (Giáp Ất Kinh).
+ Hiệp khê, Phong long, Thiên khê, Ưng song (Thiên Kim Phương).
+ Nhóm 1: Cứu 2 huyệt Ngư tế 27 tráng.
. Nhóm 2: Địa ngũ hội, Lương khâu.
. Nhóm 3: Hạ cự hư, Hạ liêm, Hiệp khê, Nhũ căn, Thần phong, Thiên khê, Túc lâm khấp, Túc tam lý, Ưng song (Tư Sinh Kinh).
+ Thái dương, Thiếu trạch (Ttr.1) (Châm Cứu Tụ Anh).
+ Hạ cự hư, Nhũ trung, Nhũ căn, Phục lưu, Thái xung, Ưng song (Châm Cứu Tập Thành).
+ Du phu?, Đại lăng, Đàn trung, Thiếu trạch, U?y trung (Châm Cứu Đại Thành).
+ Điều khẩu, Hạ cự hư đều 27 tráng, Kiên ngung, Linh đạo cứu 27 tráng, Ôn lưu (tre? nho? cứu 7 tráng + người lớn 27 tráng), Túc Tam Lý (Loại Kinh Đồ Dực).
+ Hạ liêm, Hiệp khê, Ngư tế, Thiếu trạch, Túc tam lý, U?y trung (Thần Ứng Kinh).
+ Thiếu trạch, Túc lâm khấp (Thần Cứu Kinh Luân).
+ Đàn trung, Kiên tỉnh, Nhũ căn, Thái xung, Túc Lâm Khấp (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
+ Túc tam lý, Kỳ môn, Kiên tỉnh, Xích trạch (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
+ Đàn trung, Địa ngũ hội, Nhũ căn, Túc lâm khấp, Túc tam lý (Châm Cứu Học Giản Biên).
+ Khúc trạch, Nhũ căn, Kiên tỉnh, Thái xung, Thượng cự hư, Ưng song, kích thích vừa mạnh (Trung Quốc Châm Cứu Học).
+ Quang minh, Túc lâm khấp (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
+ Đàn trung, Địa ngũ hội, Hiệp bạch, Hoang môn, Hữu nghi, Khích thượng, Kiên tỉnh, Linh khưu, Lương khâu, Nhũ căn, Ta? nghi, Thái xung, Thần phong, Thiên khê, Thiếu trạch, Túc lâm khấp, Ưng song (Châm Cứu Học HongKong).
+ Kiên tỉnh, Túc tam lý, Túc lâm khấp và A thị huyệt (Châm Cứu Học Việt Nam).
+ Châm ta? huyệt Kiên tỉnh đối diện bên đau (đau trái châm pha?i và ngược lại), châm thẳng, sâu 0,5 - 0,8 thốn, lưu kim 10 phút, cứ 3 - 5 phút lại vê kim 1 lần. Ngày châm 2 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 13/1985).
+ Châm ta? Lương khâu, Thái xung. Ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút (Trung Quốc Châm Cứu’ số 37/1985).
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
+ Thai phụ và sản phụ cần chú ý vệ sinh tuyến vú.
+ Sau khi sanh, sản phụ cần giữ tinh thần thanh thản, cho bú đúng phương pháp.
+ Trẻ viêm miệng, chú ý điều trị kịp thời.
NHŨN NÃO
(Ramollissement cérébra - Cerebral thrombosis)
Nhũn não là một trạng thái bệnh lý do sự hình thành huyết khối ở não làm tắc động mạch não khiến cho tổ chức não thiếu máu nuôi dưỡng gây ra nhũn não. Huyết khối hình thành trong động mạch não do động mạch não vốn bị xơ cứng, lòng mạch hẹp, máu chảy chậm lại, huyết khối hình thành và làm tắc nghẽn động mạch nuôi dưỡng não. Triệu chứng chủ yếu là liệt nửa ngươi.
Triệu chứng
Người bệnh phần lớn trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Phát bệnh bất kỳ lúc nào, có khi đang nghỉ ngơi, đang lao động, có nhiều người ngủ dậy phát hiện liệt nửa người. Thường lúc phát bệnh tinh thần tỉnh táo, huyết áp bình thường hoặc hơi cao, đối với một số người, bệnh khởi phát từ từ, trước đó có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, chân tay tê hoặc yếu, nói hơi khó... sau 1-2 ngày mới thấy liệt nửa người. Do bệnh lý ở bộ phận mạch máu não khác nhau mà triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau. Bệnh nặng có thể liệt hoàn toàn, có khi hôn mê nhưng nhẹ hơn và thường đến từ từ, có thể ý thức vẫn tỉnh táo. Chứng nhũn não cũng thường có tiền sử xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Người trên 50 tuổi có tiền sử bệnh xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao, liệt nửa người, nói khó hoặc không nói được xuất hiện từ từ.
Cơ Chế Gây Bệnh
Người lớn tuổi nguyên khí thường bị suy giảm, huyết hành là nhờ có lực của khí, vì thế, nếu khí hư, lực đẩy kém huyết dễ bị ứ trệ gây nên huyết ứ làm tắc mạch. Mặt khác, do can thận âm hư, can dương thịnh sẽ sinh đàm, sinh phong, can phong động gây co mạch, dễ làm cho huyết khối tắc nghẽn, khiến huyết mạch không lưu thông. Hoặc người bệnh vốn béo mâïp, đàm thịnh dẫn đến ứ kết cũng làm cho mạch lạc không thông. Bệnh cơ chính là do khí hư, huyết khối hình thành, làm tắc nghẽn mạch, huyết mạch không thông sinh bệnh.
Biện Chứng Luận Trị
Trên lâm sàng thường gặp 2 thể bệnh:
1) Khí Hư Huyết Ứ (thường gặp nhất): Phần lớn bệnh nhân thể chất khí hư, sắc mặt tái nhợt, hơi thở ngắn, dễ mệt, ra nhiều mồ hôi, tiêu lỏng, chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có dấu răng, trên mặt hoặc dưới lưỡi cô điểm hoặc nốt ứ huyết, chân tay có nhiều chỗ bị tê dại, liệt nửa người hoàn toàn, chân tay yếu, miệng méo, nói khó hoặc không nói được, mạch Vi, Tế hoặc Hư, Đại, tinh thần tỉnh táo.
Điều trị: Bổ khí, hóa ứ, thông lạc.
Dùng bài:
(1) Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang.
+ Thông Lạc Hóa Ứ Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học): Tam thất (bột). Thủy điệt, Ngô công, trộn đều theo tỷ lệ 2:2: 1, mồi lần uống 3g, ngày 3 lần.
-Gia giảm: Bệnh nhân béo mập thêm thuốc hóa đờm như Nam tinh (bào), Bạch giới tử (sao), Trúc lịch, nước Gừng tươi. Có nhiệt chứng như váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, bứt rứt khó chịu, lườøi đỏ, rêu vàng khô, mạch Huyền, Sác: thêm Hoàng cầm, Hạ khô thảo, Câu đằng, Thạch quyết minh, Thảo quyết minh, Bạch thược, Cúc hoa, Chi tử (sao đen) để thanh nhiệt, bình can.
2) Can Thận Aâm Hư: Da khô nóng, hoa mắt, váng đầu, hồi hộp, mất ngủ, bứt rứt, lưng đau, gối mỏi, táo bón, bàn chân tay tê dại, liệt nửa người, miệng méo, tiếng nói không rõ, thân lưỡi thon, rìa lưỡi đỏ, rêu dày nhớt, mạch Huyền, Tế, Sác hoặc Huyền Hoạt. Huyết áp cao hoặc bình thường.
Điều trị: Tư âm, tức phong, hóa đờm, tán ứ, thông kinh, hoạt lạc.
Dùng bài Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm (Mạch môn 12g, Ngũ vị 4-6g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 10g, Bạch linh 12g, Thiên ma 8-12g, Câu đằng 12g, Xuyên Ngưu tất 10g, Ích mẫu thảo 12g, Tang ký sinh 12-16g, Đan sâm 12g, Hồng hoa 8-10g, Thạch Xương bồ 12g, Viễn chí 6g, sắc uống.
Nói chung, tai biến mạch máu não thường có 2 thể bệnh: Xuất huyết não và nhũn não có nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau, triệu chứng lâm sàng có những đặc điểm riêng. Xuất huyết não thường khởi phát đột ngột, phần lớn hôn mê, bệnh cảnh lâm sàng nặng dễ dẫn đến tử vong (hôn mê càng sâu càng kéo dài tử vong càng cao). Nhũn não thường phát bệnh từ từ hơn, có những tiền triệu chứùng ít có hôn mê, tinh thần phần lớn là tỉnh táo, chỉ có liệt nửùa người, nói khó, bệnh chứng trên lâm sàng nhẹ hơn dễ hồi phục hơn. Nhưng cũng có những trường hợp nhất là những trường hợp mà huyết khí từ các nơi khác di chuyển đến não làm tắc nghẽn mạch não thì phát bệnh cũng đột ngột và cũng có nhữøng trường hợp hôn mê nặng, cần được lưu ý lúc chẩn đoán.
3) Kết hợp điều trị bằng phương pháp y học hiện đại: Chủ yếu ở giai đoạn bệnh nhân hôn mê. Bệnh nhân cần được:
- Bảo đảm thông khí đường hô hấp: Hút đờm dãi, thở oxy.
- Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng: Mỗi ngày ít nhất 1500 calo. Truyền dung dịch ngọt ưu trương xen kẽ với dung dịch ngọt và dung dịch mặn đẳng trương.
Theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng tán mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...
- Chống loét (cần thay đổi tư thếâ) và chống nhiễm khuẩn.
- Cân bằng nước, điện giải... ổn định huyết áp.
- Đối với bệnh nhân không hôn mê, huyết áp ổn định, thực hiện điều trị phục hồi càng sớm càng tốt
NÔN MỬA
(ẨU THỔ - VOMISSENMENT - VOMITTING)
A-Đại Cương
Nôn mửa là do Vị khí không điều hòa được chức năng thăng giáng làm cho khí nghịch lên gây ra nôn.
Theo YHHĐ, nôn mửa chỉ là một triệu chứng của một số bệnh như Dạ dày viêm cấp, cuống dạ dày bị nghẽn... do đó, khi điều trị, cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh.
Sách ‘Y Tông Kim Giám’ phân ra như sau:
+ Nôn kèm theo có tiếng + có vật (thức ăn) là Ẩu = nôn.
+ Nôn có tiếng nhưng không có vật là Can ẩu
+ Nôn có vật mà không có tiếng là Thổ = mửa.
. Sách Phổ Tế, dựa vào khí và huyết của từng đường kinh, phân ra:
+ Ẩu thuộc kinh Dương Minh, nhiều khí nhiều huyết, vì vậy có tiếng và có vật, cả khí huyết đều bệnh.
+ Thổ thuộc kinh Thái Dương, nhiều huyết ít khí, vì vậy có vật mà không có tiếng, bệnh thuộc về huyết nhiều hơn.
+ Can ẩu hoặc Ế thuộc kinh Thiếu Dương, nhiều khí ít huyết, vì vậy có tiếng mà không có vật bệnh thuộc về khí.
. Trương Khiết Cổ, dựa vào Tam Tiêu chia ra như sau:
+ Bệnh ở Thượng Tiêu: Do khí, vì khí thuộc Dương, ở trên, ăn vào liền nôn ra.
+ Bệnh ở Trung Tiêu: Do tích, có âm và dương, khí và thực (thức ăn) cùng gây bệnh.
+ Bệnh ở Hạ Tiêu đa số do Hàn.
B-Tính Chất:
1- Thời Gian:
(Ăn xong nôn ngay, nghĩ đến hẹp thực quản, ế cách, phản vị
(Ăn lâu (qua bữa sau....) mới nôn thì nghĩ đến Hẹp Môn Vị, Phiên Vị.
(Nôn vào sáng sớm thường gặp nơi phụ nữ có thai.
(Nôn khi hít phải hoặc ngửi thấy mùi khó chịu không hợp... cũng thấy nơi phụ nữ có thai.
(Nôn mỗi khi đi xe, tàu (say xe,say sóng.....)
2- Chất Nôn:
(Chỉ có thức ăn đơn thuần nghĩ đến Hẹp Thực Quản, Ế Cách.
(Thức ăn lẫn dịch vị: Hẹp Môn Vị, Phiên Vị.
3- Mùi:
(Mùi chua hoặc không hôi thường do hàn.
(Mùi chua khẳm hoặc hôi do nhiệt hoặc thương thực (thức ăn tích trệ).
4- Số lần và lượng nôn:
(Nôn ít lần nhưng lượng nôn ra nhiều thường gặp trong nhiệt chứng.
(Nôn nhiều lần nhưng lượng nôn ra ít thường gặp trong hàn chứng.
C-Nguyên Nhân
a-Theo YHHĐ:
-Do rối loạn ở vỏ não, nhất là vỏ đại não là trung tâm gây nôn: chấn thương sọ não, não viêm... đều có thể gây nôn.
-Do cường dây thần kinh phế vị (dây TK sọ não IX).
-Do nhiễm độc thai nghén (nghén).
-Do bộ máy tiêu hóa bị kích thích gây nên nhu động ngược chiều.
-Nôn do urê huyết cao, phổi viêm, sốt cao...
-Vừa nôn vừa ỉa sau bữa ăn nghĩ đến nhiễm độc thức ăn.
-Nôn do túi mật (có đau rõ ở điểm Murphy, sườn phải).
-Nôn do ruột dư viêm cấp (có điểm đau Mc.Burney ở hố chậu phải).
-Nôn kèm dấu hiệu thần kinh trong viêm màng não (cứng gáy - dấu hiệu Kernic, nhức đầu) do chấn thương sọ não, té ngã...
b-Theo YHCT
Sách Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô đều đưa ra thống nhất 5 loại nguyên nhân, riêng sách NKHT. Đô còn có thêm nguyên nhân thứ 6.
1. Do ngoại tà phạm Vị: cảm phải Phong, Hàn, Thử, Thấp hoặc các thứ khí uế trọc... xâm phạm vào Vị làm cho Vị mất chức năng điều hòa, thăng giáng, khí ở Thực quản bị trở ngại, đi ngược lên gây ra nôn.
Sách Cổ Kim Y Thống ghi:’ Đột nhiên bị nôn mửa đều do tà khí ở Vị, thời gian Trưởng Hạ thì do Thử tà gây ra, mùa Thu Đông do phong hàn gây ra.’
2. Do ăn uống không đều (NKHT.Hải), Ăn uống tích trệ (NKHT. Đô): Ăn uống quá nhiều hoặc ăn thức ăn sống, lạnh, dầu mỡ... không tiêu hóa kịp, đình tích lại làm cho Vị khí không giáng được, đưa ngược lên gây ra nôn.
Sách ‘Tế Sinh Phương’ ghi:” Ăn uống không điều độ hoặc nóng lạnh không điều hòa hoặc thích ăn gỏi, ăn sữa, hoặc thức ăn sống lạnh, mỡ béo làm nhiễu động đến Vị, Vị bệnh thì Tỳ khí đình trệ lại, không phân biệt được thanh trọc, đầu tắc ở trung tiêu, gây ra nôn mửa”.
3.Tình chí không điều hòa (T.Hải), Can khí phạm vị (T.Đô): do lo nghĩ, tức giận ảnh hưởng đến Can làm cho Can không điều hòa, ảnh hưởng (phạm) đến Vị làm cho Vị khí không thăng giáng được, đưa ngược lên gây ra nôn.
4.Tỳ Vị hư yếu (T. Hải), Tỳ Vị hư hàn (T. Đô): do mới bệnh khỏi, Tỳ Vị bị hư yếu hoặc do Vị âm suy yếu, làm cho thủy cốc không tiêu hóa được, thanh khí không thăng lên, trọc khí không giáng xuống, gây nôn.
. Trong ‘Bách Bệnh Cơ Yếu’ Hải Thượng Lãn Ông giải thích rộng hơn như sau:’ Vị vốn thuộc Thổ, Thổ không có Hỏa thì không sinh được, vì vậy Thổ mà hàn là Thổ Hư, Thổ Hư thì Hỏa Hư, do đó, Tỳ ưa ấm mà ghét lạnh, Thổ ưa thấp mà ghét ráo. Vì vậy, nôn do hỏa thì ít, vì Vị hư mà nôn thì nhiều’.
5.Đờm Trọc Nội Trở: do đờm trọc nhiều lần làm cho Tỳ vận hóa kém, thủy dịch ứ lại bên trong gây thành đờm. Đờm thấp ngăn trở trung tiêu Vị khí không vận hóa được xuống dưới làm cho khí nghịch lên gây nôn.
6.Vị Trung Tích Nhiệt (NKHT. Đô): do uống rượu, ăn các thức ăn cay nóng hoặc Vị có nhiều nhiệt hoặc do nhiệt tà bên ngoài xâm nhập vào Vị làm cho Vị tích nhiệt, nhiệt tà ứ trở, khí cơ bị uất, làm cho Vị khí nghịch lên gây ra nôn.
C-Triệu Chứng
1- Ngoại Tà Phạm Vị: đột nhiên nôn, nôn liên tục, sợ lạnh, sốt, đầu đau, hông sườn và bụng thấy bồn chồn, miệng nhạt, lưỡi nhạt, mạch Phù, Hoạt.
2- Ăn Uống Không Đều: nôn ra chất chua và chất đục của thức ăn, bụng đau tức, nôn, ợ chua, không thích ấn vào, biếng ăn, ợ hơi, nôn ra thì dễ chịu, đại tiện lỏng hoặc bón, rêu lưỡi dầy, nhạt, mạch Hoạt, Thực.
3- Can Khí Phạm Vị: nôn ra chất chua, vùng hông ngực đầy tức, nôn, ợ hơi, luôn buồn bực, khó chịu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt.
4- Tỳ Vị Hư Yếu (Hàn): nôn mửa, hông sườn và bụng đầy tức, gầy ốm, mệt nhọc, miệng khô mà không muốn uống nước, sợ lạnh, sắc mặt trắng nhạt, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi trắng nhạt, mạch Nhu Nhược.
5- Đờm Trọc Nội Trở: nôn ra đờm dãi và nước trong, chóng mặt, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch Hoạt.
6- Vị Trung Tích Nhiệt, Vị Âm Hư: nôn mửa thất thường, miệng khô đắng nhưng không muốn ăn, lưỡi đỏ, khô, mạch Tế Sác.
D-Điều Trị
1- Ngoại Tà Phạm Vị:
+ NKHT.Hải: sơ tà, giải biểu, tân hương, hóa trọc, dùng bài Hoắc Hương Chính Khí Tán.
+ NKHT. Đô: giải biểu, hóa trọc, hòa vị, giáng nghịch, dùng bài Hoắc Hương Chính Khí Tán.
Hoắc Hương Chính Khí Tán (Cục Phương): Hoắc hương 12g, Phục linh 12g, Bán hạ khúc 8g, Đại phúc bì 12g, Trần bì 8g, Bạch truật (sao đất) 12g, Cam thảo 12g, Cát cánh 8g, Hậu phác (sao gừng) 8g, Tử tô 12g. Sắc uống.
(Hoắc Hương lý khí, hòa trung, Tô Tử + Cát cánh tán hàn, thông phần trên (cơ hoành); Hậu phác + Đại phúc bì lợi thủy, tiêu đầy; Trần bì + Bán hạ thư khí, tán nghịch, trừ đờm; Bạch truật + Phục linh + Cam thảo kiện Tỳ trừ thấp).
2-Ăn Uống Không Tiêu (tích trệ)
+ NKHT.Hải: tiêu thực, hóa trệ, hòa vị, giáng nghịch.
+ NKHT. Đô:tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, giáng nghịch.
Đều dùng bài Bảo Hòa Hoàn.
Bảo Hòa Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Sơn tra (bỏ hột) 120g, La bặc tử (sao) 20g, Thần khúc (sao) 40g, Bán hạ (chế) 40g, Trần bì (sao) 20g, Phục linh 40g, Liên kiều 20g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 16 - 20g với nước sắc Mạch Nha.
(Sơn Tra + Thần Khúc + La Bặc Tử giúp tiêu hóa và tiêu tích thực (Sơn Tra tiêu chất thịt, chất nhờn, Thần Khúc tiêu ngũ cốc, tích trệ, La Bặc Tử tiêu chất bột); Trần Bì + Bán Hạ + Phục Linh kiện tỳ, hòa vị; Liên kiều tán kết, thanh uất nhiệt do tích trệ gây ra).
3- Tình Chí Không Điều Hòa (Can Khí Phạm Vị)
- NKHT.Hải: Lý khí, giáng nghịch, tiết Can, hòa Vị, dùng Tứ Thất Thang.
- NKTYHG Nghĩa: Bình Can, giáng nghịch, dùng bài Tả Kim Hoàn.
- NKHT. Đô: Lý khí giáng nghịch, dùng bài Tứ Thất Thang.
Tứ Thất Thang (Thất Khí Thang - Cục Phương): Bán hạ 200g, Hậu phác 120g, Phục linh 160g, Tử tô diệp 80g. Trộn đều, mỗi lần dùng 16g,sắc uống nóng.
(Bán Hạ trừ đờm khai uất; Hậu phác giáng khí, tán đầy; Tô Tử thông khí, tiêu đờm; Phục Linh ích tỳ, lợi thấp).
4- Tỳ Vị Hư Hàn
+ NKHT.Hải: kiện tỳ, hòa vị, ôn trung, giáng nghịch, dùng bài Lý Trung Hoàn.
+ NKTYHG Nghĩa: ôn trung, giáng nghịch, dùng bài Bán Hạ Can Khương Thang.
+ NKHT. Đô: ôn trung, giáng nghịch, dùng Đinh Thù Lý Trung Thang
* Lý Trung Hoàn (Thương Hàn Luận): Nhân (Đảng) sâm 12g, Chích thảo 40g, Bào khương 80g, Bạch truật 12g. Tán bột làm hoàn hoặc tính giảm đi 1/10 đổi thành thang sắc uống.
(Bào Khương ôn trung tán hàn, Nhân Sâm + Bạch Truật + Cam Thảo bổ khí, kiện Tỳ hòa trung).
* Bán Hạ Can Khương Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Bán Hạ,ï Can Khương lượng bằng nhau, sắc uống.
* Đinh Thù Lý Trung Thang (Thương Hàn Toàn Sinh Tập): Đinh Hương, Nhân sâm, Cam thảo, Can khương, Quan quế, Sa nhân, Ngô thù du, Phụ tử, Trần bì, Bạch truật. Sắc uống với ít Mộc Hương đã mài.
+ Sách ‘Y Học Dân Tộc’ dùng: Hoắc hương 12g, Củ sả 8g, Trần bì 12g, Gừng khô 8g, Tử tô 12g, Gừng tươi 8g. Sắc uống ít một, cách 15 - 20 phút uống 1 lần, tránh uống nhiều sẽ nôn ra.
+ Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài ‘Ôn Vị Bình Can Pháp’: Nhân Sâm 6g, Bán hạ 16g, Bạch thược 12g, Can khương 4g, Thanh bì 6g, Đinh hương 4g. Sắc uống.
5- Đờm Ẩm Nội Trở
+ Nội Khoa Học Thượng Hải: kiện tỳ, ôn trung, hóa đờm, giáng nghịch dùng bài Tiểu Bán Hạ Thang Gia Vị: Bán hạ, Bạch linh, Hậu phác, Sinh khương, Bạch truật, Trần bì.
(Đây là bài Tiểu Bán Hạ thang thêm Bạch Linh, Bạch Truật, Hậu phác và Trần Bì), Sắc uống.
* Tiểu Bán Hạ Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Bán hạ, Sinh khương. Sắc uống.
* Nhị Trần Thang (Hòa Tễ Cục Phương): Bán hạ 8g, Phục linh 12g, Trần bì 8g, Cam thảo 4g. Sắc uống.
Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài Nhị Trần Thang Gia Vị: Bán Hạ 12g, Cam thảo 3,2g, Ngô thù du 4g, Trần bì 8g, Bạch khấu nhân 4g, Sinh khương trấp 10ml, Phục Linh 16g. Sắc uống.
6- Vị Trung Tích Nhiệt
+ NKHT. Đô: Thanh vị, chỉ ẩu, dùng bài Trúc Nhự Thang.
* Trúc Nhự Thang (Loại Tế Bản Sự Phương): Cát căn 12g, Bán hạ 30g, Cam thảo 30g. Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 3 lát, Trúc nhự 12g, Táo 1 quả. Sắc uống ấm.
+ Sách Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương dùng:
1. An Vị Giáng Nghịch Pháp: Thạch hộc 20g, Vân linh 12g, Bán hạ chế 8g, Quất hồng 2g, Cam thảo 2g, Trúc nhự (tươi) 12g, thêm Gừng 4g, Sắc uống.
2 - Bình Can Trấn Nghịch Hòa Vị Thông Dương Pháp: Đại giả thạch 12g, Quất hồng 6g, Qua lâu 12g, Tuyền phúc hoa 12g, Bạch linh 16g, Phỉ bạch 12g, Bán hạ chế 12g, Trúc nhự 8g, Sinh khương 3 lát., Kim linh tử 12g, Thạch hộc 12g. Sắc, chia làm 2 lần uống với Tả Kim Hoàn.
ĐIỀU TRỊ BẰNG CHÂM CỨU
1- Châm Cứu Học Giảng Nghĩa: Trung Qua?n (Nh.12) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Công Tôn (Ty.4).
. Do Nhiệt thêm Hợp Cốc (Đtr.4), Nội Đình (Vi.44).
. Do Hàn thêm Thượng Qua?n (Nh.13), Vị Du (Bq.21).
. Do Đờm Ẩm thêm Đàn Trung (Nh.17), Phong Long (Vi.40).
. Do Thực Tích thêm Hạ Qua?n (Nh.10), Toàn Cơ (Nh.21).
. Can Khí Hoành Nghịch thêm Dương lăng Tuyền (Đ.34), Thái Xung (C.3).
. Tỳ vị hư yếu thêm Tỳ Du (Bq.20), Chương Môn (C.13).
(Trung Qua?n, Vị Du là cách phối hợp Du + Mộ huyệt, thêm Túc Tam Lý để cùng thông giáng Vị khí; Nội Quan tuyên thông khí cơ ơ? Thượng và Trung tiêu; Công Tôn điều hòa Trung tiêu, bình được khí xung nghịch; Thượng Qua?n, cứu để ôn Vị, tán hàn; Nội Đình, Hợp Cốc để tiết nhiệt ơ? Vị; Phong Long vận chuyển khí cu?a Tỳ Vị; Đàn Trung điều hòa khí cu?a toàn thân, làm cho khí hành mà hóa được thức ăn bị đọng lại; Dương lăng Tuyền, Thái Xung, ta? kinh khí cu?a Can, Đơ?m, bình Can; Tỳ Du, Chương Môn để điều bổ Tỳ khí, giúp trung khí vận hóa, thu?y cốc mới được tiêu hóa, hồi phục được sự thăng giáng).
2- Nhóm 1- Thiếu Thương (P.11) + Lao Cung (Tb.8).
Nhóm 2 - Du Phu? (Th.27) + Linh Khư (Th.24) + Thần Tàng (Th.25) + Cự Khuyết (Nh.14) (Thiên Kim Phương.).
3- a. Trung Đình (Nh.16) + Du Phu? (Th.27) + Ý Xá (Bq.49).
b. Thừa Quang (Bq.6) + Đại Đô (Ty.2) (Tư Sinh Kinh).
4- U Môn (Th.21) + Ngọc Đường (Nh.18) (Bách Chứng Phú).
5- Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Quan (Tb.6) + Công Tôn (Ty.4) + Trung Qua?n (Nh.12) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
6- Nôn do ngoại ca?m: Vị Du (Bq.21) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Nội Đình (Vi.44) , Ngoại Quan (Ttu.5), đều ta?.
7- Nôn do Vị nhiệt: Trung Qua?n (Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Gia?i Khê (Vi.41) + Nội Quan (Tb.6), đều taœ.
Nôn do đờm nhiệt: Phong Long (Vi.40) + Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hạ?i (Nh.6) + Trung Qua?n (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36), đều ta?.
Nôn do thực tích: Toàn Cơ (Nh.21) + Túc Tam Lý (Vi.36), đều ta?, Công Tôn (Ty.4) + Tỳ Du (Bq.20), đều bổ.
Nôn do Can nghịch: Hành Gian (C.2) [ta?] + Túc Tam Lý (Vi.36) + Công Tôn (Ty.4) (đều bổ).
Nôn do Vị hư: Cứu Trung Qua?n (Nh.12) + Chương Môn (C.13) + châm bổ Tỳ Du (Bq.20) + Nội Quan (Tb.6) + Quan Nguyên (Nh.4) (Châm Cứu Trị Liệu Học)
8- Nhóm 1: Châm Thân Trụ (Đc.13) + Phong Trì (Đ.20) + Đại Trữ (Bq.11) + U Môn (Th.21) + Trung Qua?n (Nh.12) + Thiên Đột (Nh.22).
Nhóm 2: Thái Uyên (P.9) + Đơ?m Du (Bq.19) + Xích Trạch (P.5) + cứu Gian Sư? (Tb.5) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Chương Môn (C.13) + Nhũ Căn (Vi.18) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
9- Trung Qua?n (Nh.12) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Công Tôn (Ty.4) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
10- Cường Gian (Đc.18) + Thiên Đột (Nh.22) + Ngọc Đường (Nh.18) + Trung Đình (Nh.16) + Cưu Vĩ (Nh.15) + Cự Khuyết (Nh.14) + Thượng Qua?n (Nh.13) + Trung Qua?n (Nh.12) + Kiến Lý (Nh.11) + Gian Sư? (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lư Tức (Ttu.14) + Hoạt Nhục Môn (Vi.24) + Triếp Cân (Đ.23) + Phách Hộ (Bq.42) + Y Hy (Bq.45) + Cách Quan (Bq.46) + Ý Xá (Bq.49) + Vị Thương (Bq.50) + Công Tôn (Ty.4) + Chương Môn (C.13) + Thông Cốc (Tanh.20) + Linh Khư (Th.24) + Thần Tàng (Th.25) + Quắc Trung (Th.25) + Du Phu? (Th.27) + Ngạch Trung + Tụy Du + Tuyền Sinh Túc (Châm Cứu Học HongKong).
11- Nôn do Phong: Khứ Phong, hòa vị. Châm bình bổ bình ta? Phong Trì (Đ.20) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Trung Qua?n (Nh.12) + Đại Chùy (Đc.14).
Nôn do Thư?: Khư? Thư?, hòa Vị. Châm ta? Đại Chùy (Đc.14) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36).
Nôn do Thấp: Gia?i Biểu, hóa Thấp. Châm bình bổ bình ta? Đại Chùy (Đc.14) + Đàn Trung (Nh.17) + Trung Qua?n (Nh.12) + Phong Long (Vi.40) + Tỳ Du (Bq.20) + Bàng Quang Du (Bq.28).
Nôn do Ho?a: Giáng Khí, cầm Nôn. Châm ta? Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Lệ Đoài (Vi.45) +Kim Tân, Ngọc Dịch + Thần Môn (Tm.7).
Nôn do Hàn: Ôn Trung, tán hàn. Châm bổ + cứu Trung Qua?n (Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thần Khuyết (Nh.8) + Quan Nguyên (Nh.4).
Nôn do Nhiệt: Ta? Nhiệt, giáng nghịch. Châm ta? Trung Qua?n (Nh.12) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Đình (Vi.44) + Kim Tân, Ngọc Dịch.
Nôn do Hư: Kiện Tỳ, hòa trung. Châm bổ + cứu Trung Qua?n (Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Tỳ Du (Bq.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Công Tôn (Ty.4).
Nôn do Thực: Hóa trệ, hòa trung. Châm ta? Hạ Qua?n (Nh.10) + Toàn Cơ (Nh.21) + Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Đình (Vi.44) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
11- + Nôn mửa do ngoại tà phạm vị: Sơ tà, giải biểu, hòa Vị, chỉ ẩu.
Châm tả Trung quản, Nội quan, Hợp cốc, Ngoại quan.
(Trung quản, Nội quan hòa Vị, giáng nghịch, chỉ ẩu; Hợp cốc, Ngoại quan sơ tà, giải biểu) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Nôn mửa do ăn uống không điều độ: Tiêu thực, hóa trệ, hòa Vị, giáng nghịch.
Châm tả Tuyền cơ, Túc tam lý, Nội quan, bổ Công tôn, Tỳ du.
(Tả Tuyền cơ, Túc tam lý, Nội quan để giáng khí, đạo trệ, hòa Vị, giáng nghịch, chỉ ẩu. Hợp với bổ Tỳ du, Công tôn để kiện Tỳ, trợ tiêu hóa).
+ Nôn mửa do đờm ẩm nội trở: Ôn hóa đờm ẩm, hòa Vị, giáng nghịch.
Châm tả Chiên trung, Phong long, Trung quản, Túc tam lý.
(Chiên trung lý khí, hành thủy; Phong long hóa đờm, quét trọc tà đi; Trung quản, Túc tam lý hòa Vị, giáng nghịch) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Nôn mửa do Tỳ Vị hư hàn: Ôn trung, kiện Tỳ, hòa Vị, giáng nghịch.
Cứu Trung quản, Túc tam lý, Tỳ du, Nội quan, Quan nguyên.
(Cứu Trung quản, Túc tam lý trợ dương cho Tỳ; Bổ Tỳ du kiện vận Tỳ khí. Cứu Quan nguyên ích hỏa để sinh thổ; Bổ Nội quan hòa Vị, giáng nghịch, chỉ ẩu) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Nôn mửa do Vị âm bất túc: Tư dưỡng Vị âm, giáng nghịch, chỉ ẩu.
Châm Trung quản, Túc tam lý, Nội đình, Nội quan.
(Bổ Trung quản, Túc tam lý để bổ dưỡng Vị âm; Tả Nội đình để tiết nhiệt ở Vị, giúp cho Trung quản, Túc tam lý để tư dưỡng Vị âm; Bổ Nội quan để giáng khí, hòa Vị, chỉ ẩu) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Nhĩ Châm
+ Chọn huyệt Vị, Can, Não, Thần môn. Mỗi lần chọn 2-3 huyệt, kích thích mạnh. Lưu kim 20-30 phút, 5 phút vê kim một lần. Ngày châm một lần (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Tham Khảo
+ Dùng Sinh khương, cắt thành miếng to, đắp vào huyệt Nội quan. Đã dùng trị 20 ca nôn mửa do rối loạn thần kinh, đều khỏi (Tôn Bách Cầm – Sinh Khương Ngoại Phu Trị Liệu Trọng Chứng Ẩu Thổ, Tân trung Y 1986 (2): 24).
+ Châm huyệt Kiên tỉnh trị nôn mửa:
. Trị 50 ca nôn mửa do thần kinh, do dị ứng, ung thư bao tử, nôn mửa lúc có thai: chỉ châm huyệt Kiên tỉnh.
. Trị 63 ca dạï dày viêm, dạ dày tá tràng loét, châm Kiên tỉnh phối hợp với Trung quản.
. Trị 15 ca rối loạn tiêu hóa gây nên nôn mửa, châm huyệt Kiên tỉnh và Túc tam lý.
. Trị 12 ca nôn mửa do ban sởi: dùng Kiên tỉnh hợp với Phế du.
. Trị 3 ca nôn mửa do viêm não B: châm Kiên tỉnh + Đại chùy.
Chỉ trừ nôn mửa do có thai chỉ dùng cứu, không châm. Các trường hợp khác dùng châm kèm cứu. Mỗi ngày trị 2-3 lần. Đã trị tổng cộng 143 ca. kết quả khỏi 126, kết quả ít 9, không kết quả 8 (Trần Duy Dương, Dĩ Kiên Tỉnh Huyệt Nhi Chủ Trị Liệu Ẩu Thổ, Giang Tây Trung Y Dược 1981 (1): 39).
Y Án NÔN MỬA do Vị Hàn
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
“Đặng X, 32 tuổi, nữ giáo viên. Thỉnh thoảng hay bị ói đã hơn 1 năm nay. Lúc đầu, buổi sáng khi đánh răng có cảm giác khó chịu trong ngực nhưng không để ý mấy tháng sau, triệu chứng bệnh ngày một tăng, ói càng nhiều, không kể lúc nào. Đã khám ở bệnh viện và chụp kiểm tra nhiều lần nhưng không thấy có gì khác thường. Chẩn đoán là ói do thần kinh. Đã điều trị bằng thuốc tây y, lúc uống thuốc thì các triệu chứng có giảm, ngừng thuốc lại ói như cũ, cảm giác ói ra không có vị gì. Phần nhiều là nước, lượng chất ói ra ít, không có mùi hôi, vùng ngực bụng đều không thấy có gì khó chịu đặc biệt, ăn uống vẫn bình thường, đại tiểu tiện tốt, chỉ thấy toàn thân mệt mỏi, mất sức, trí như giảm, không làm việc lâu được. Họng không thấy sưng đỏ, lưỡi nhạt, rêu ít, mạch trầm, hoãn.
Chẩn đoán: Trung tiêu hư hàn
Điều trị: Ích khí ôn vị, khử hàn giáng nghịch.
Xử phương: Đinh Hương Thị Đế Thang Gia Vị
Đinh hương 4g, Đảng sâm 40g, Phục linh 28g, Thị đế 10g, Sa nhân 6g, Bán hạ (chế) 12g, Phù tiểu mạch 40g, Tất bát 12g, Cam thảo 8g. Thêm gừng 3 lát. Các vị khác sắc, trừ Đinh hương và Sa nhân cho vào sau. Ngày uống 1 thang.
Uống 3 thang hết ói. Cho uống tiếp 3 thang nữa, các triệu chứng đều hết hẳn.
Vẫn dùng bài thuốc trên, bỏ Đinh hương, Sa nhân, Tất bát và Sinh khương, thêm Bạch truật, Táo nhân (nhục), Đại táo (nhục) uống thêm để củng cố kết quả điều trị. Theo dõi mấy năm không thấy tái phát”.
Y Án NÔN MỬA DO HƯ HÀN
(Trích trong Thái Ất Thần Châm Cứu)
“ Cao........ 58 tuổi. Bị ói mửa mấy ngày qua, cơ thể vốn suy yếu lại ăn ít,vùng Thượng Vị thường cảm thấy lạnh, tay chân không ấm, ỉa lỏng 3 ngày trước, do ăn uống không thích hợp gây ra muốn ói, ói ngày càng nặng, mạch Trầm Trì, rêu lưỡi trắng nhạt.”
Chẩn đoán:Ói mửa do Tỳ Vị hư hàn, Vị khí nghịch lên trên.
Điều trị:
-Lần I: châm Nội Quan, Thiên Đột
(tả) Trung Quản (châm trước tả sau bổ)Túc Tam Lý (trước bổ sau tả), Cứu Thiên Xu, Thần Khuyết, Thủy Phần đều 5 tráng.
-Lần II: sau lần châm I, ói mửa đã giảm, ăn khá hơn. Châm Cách Du,Tỳ Du,Vị Du + cứu 5 tráng, châm Thiên Đột, Nội Quan, khi đắc khí, dùng ngay pháp tả, không lưu kim.
-Lần III: ói mửa đã dứt, châm tiếp để trừ cơn: Cứu Thần khuyết, Trung quản, Thiên xu, Túc tam lý đều 3 tráng”.
Y Án NÔN MỬA do Rối Loạn Chức Năng Bao Tử
(Trích trong ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền).
Chu, nam, 28 tuổi, công nhân, nhập điều trị ngoại trú ngày 4/11/1964.
Nôn tái đi tái lại nhiều lần trong hai năm và kèm theo chướng bụng, ợ hơi, ợ ra nước chua. Bệnh viện tỉnh đã chẩn đoán là rối loạn chức năng thần kinh dạ dày.
Châm Trung quản sâu 1,5 - 2,5 thốn, dùng phép đề tháp, Nội quan vê kim. Vê kim liên tục cho đến khi ngừng nôn. Châm 3 lần, khỏi bệnh và không thấy nôn mửa trở lại trong 3 năm.
ĐÔNG Y HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHẾ QUẢN
Đông y hỗ trợ điều trị ung thư phế quản
Ung thư phế quản là một trong những ung thư khó chữa. Chẩn đoán giai đoạn sớm thường khó và phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán muộn, do đó ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp và kết quả điều trị. Khoảng 10% số bệnh nhân sống trên 5 năm.
Nguyên nhân và triệu chứng thời kỳ đầu
- Tuổi từ 35 trở lên, ho lâu dài, đặc biệt là ho từng trận không dứt, trong thời gian ngắn không tìm ra được nguyên nhân.
- Sau khi bị cảm mạo hay viêm khí quản, trị mãi mà không hết chứng ho và triệu chứng càng lúc càng trầm trọng.
- Đờm có dính máu tái đi tái lại, lồng ngực thỉnh thoảng đau nhức dữ dội.
- Từng bị bệnh lao phổi hoặc viêm khí quản mạn tính, những cơn ho có tính quy luật thình lình thay đổi.
- Trước không có phát rét hay phát sốt, đột nhiên hơi thở trở nên ngắn, tức ngực, lồng ngực chứa nước.
- Các bệnh viêm phổi không dứt hẳn, triệu chứng trở đi trở lại hoặc càng nặng.
- Đau khớp không rõ nguyên nhân, cơ bắp đau nhức dữ dội không dứt, da thịt bị tê, đau tuy có phát sốt nhưng triệu chứng toàn thân không rõ.
- Người trải qua thời gian hút thuốc lâu dài, trong gia đình cũng có người bị bệnh ung thư: trong công tác hằng ngày thường xuyên tiếp xúc với chất gây ung thư như thạch niên, lịch thanh, thạch tín, cromit, than đá, dầu cháy khét, hoặc đã từng bị bệnh đường hô hấp.
Triệu chứng thời kỳ sau
Ho dữ dội, đàm có máu hoặc ho ra máu tươi, ngực đau nhói, phát sốt, thở khó, các khớp xương, cơ bắp thịt, thần kinh đau nhức.
Điều trị
Tùy theo giai đoạn tổn thương và vị trí tổn thương còn khu trú hay đã di căn mà tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần thùy, cắt thùy phổi hoặc cắt bỏ một lá phổi kết hợp với tia xạ và điều trị hóa chất. Nên phối hợp điều trị ung thư bằng kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.
Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị ung thư phế quản - phổi
Theo y học cổ truyền, ung thư phế quản - phổi thuộc phạm trù "hư lao", "phế ung", "phế nham". Phế là tạng yếu ớt, cho nên chữa trị phế là rất khó. Phế sinh ung, thành nham là do hỏa ở phế khí bị hư. Phế hư rồi hỏa mới lưu lại ở phế, hỏa thành rồi kết lại thành ung, thành nham mà sinh ra ung thư phế quản - phổi.
Y học cổ truyền chia ung thư phế quản - phổi thành các thể khác nhau với các nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị cụ thể như dưới đây:
Thể âm hư đờm nhiệt
Triệu chứng lâm sàng:Ho ít đờm hoặc đờm trắng dính tí máu, miệng khô, sốt buổi chiều, ra mồ hôi trộm, mạch hoạt sác, người gầy ốm.
Phép trị:Dưỡng âm nhuận phế, thanh hóa đờm nhiệt.
Bài thuốc Thanh táo cứu phế thang gia giảm:Bắc sa sâm 16g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, thạch hộc 12g, tang bạch bì 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, qua lâu nhân 6g, tử uyển 12g, ngư tinh thảo 12g, bán chi liên 12g, sơn đậu căn 12g, lô căn 12g, ý dĩ 20g, tỳ bà diệp 12g, đông qua nhân 12g, a giao 8g, xuyên bối mẫu 8g, hải cáp xác 20g, sinh thạch cao 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liên tục 10 ngày là một liệu trình.
Gia giảm:Đau ngực nhiều gia uất kim, sâm tam thất, tri qua lạc (sao nhũ hương); sốt kéo dài gia thất diệp nhất chi hoa, hạ khô thảo, bồ công anh; ho nhiều gia bách bộ, hạnh nhân; ho ra máu nhiều gia đại hoàng, bạch cập; ra mồ hôi nhiều gia mẫu lệ, phù tiểu mạch.
Thể khí âm hư
Triệu chứng lâm sàng:Ho nhỏ tiếng ít đờm, đờm lỏng nhớt, khó thở, tiếng nói nhỏ, mệt mỏi, ăn ít, gầy ốm, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế nhược.
Phép trị:Ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt hóa đàm.
Bài thuốc Sinh mạch tán gia vị:Đẳng sâm 20g, mạch môn 12, hoài sơn 20g, thục địa 8g, sa sâm 12g, xuyên bối mẫu 8g, ngũ vị 6g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần, uống liên tục 10 ngày là một liệu trình.
Thể huyết ứ trệ
Triệu chứng lâm sàng:Khó thở, sườn ngực đau tức, váng đầu, ho đàm khó khạc, đàm có dính máu, giãn tĩnh mạch thành ngực hoặc tràn dịch màng phổi, môi lưỡi tím đỏ, có ứ huyết, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền sáp.
Phép trị:Hành khí hoạt huyết, hóa đàm, nhuyễn kiên.
Bài thuốc:Hạ khô thảo 20g, hải tảo 20g, bối mẫu 12g, huyền sâm 12g, hoa phấn 12g, xích nhược 12g, đương quy 12g, xuyên sơn giáp 12g, hồng hoa 6g, qua lâu 6g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần, uống liên tục 10 ngày là một liệu trình.
Bài thuốc kinh nghiệm
Phế nham phương:Bắc sa sâm 16g, bối mẫu 12g, thiên môn 8g, ngũ vị 8g, mạch môn 8g, bồ công anh 8g, sơn chi 12g, tử hoa địa đinh 12g, tử thảo 8g, ngư tinh thảo 8g, sinh địa 12g, đại cốt bì 12g, địa du 12g, bách bộ 12g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần, uống liên tục 10 ngày là một liệu trình.
Cách gia giảm:Nếu âm hư gia sa sâm, mạch môn, thiên môn, bách hợp; khí hư gia hoàng kỳ, đẳng sâm, phục linh, bạch truật; dương hư gia phụ tử, nhục quế, bổ cốt chỉ; đàm thấp gia bán hạ, nam tinh, ý dĩ, qua lâu, hạnh nhân, mã tiền; nội nhiệt gia khổ sâm, thất diệp nhất chi hoa, thạch đậu lan, tử hà sa, đại cáp tán.
BÀI THUỐC CHỮA: U NHỌT ĐỘC TRONG PHỔI
Kể cả u lành tính và u ác tính. Cancer phổi các thời kỳ 1 , 2 , 3 được chữa bằng thảo dược thuần tuý mà hiệu quả lành bệnh nhanh chống bất ngờ! Ai bị chứng bệnh này cũng khẳng định tử thân gõ cửa kêu đi. Vì bệnh này rất nan y. Phức tạp. Có những diễn biến rủi ro. Vì nhiều vị trí hình thành khối u. Rất khó xử lý về các phương pháp y học. Cắt mỗ. Tia xã. Chọc rút. Nhưng tạo hoá sinh ra con người và sinh ra bệnh tật. Thì tạo hoá cũng sinh ra những cây cỏ hảo dược cho con người tìm hiểu chữa trị. Sau đây tôi trình bày một:
Bài Thuốc hết sức giá trị. Chữa chứng bệnh này mà Tôi đã áp dụng chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân bị chứng bệnh này. Trong đó không biết bao nhiêu người Bệnh Viện trả về vì không thể cửu chữa được, hay hết cách cửu chữa về nhà chờ ngày tận số, về với tổ tiên ông bà thôi BÀI THUỐC NHƯ SAU:
Thành Phần:
1. Bán chỉ liền: 15 gam.
2. Bạch hoa xà thiệt thảo: 30 gam
3. Thổ bối Mậu: 12 gam
4. Thiên hoa phấn: 12 gam
5. Trần bì: 12 gam
6. Bán hạ chế: 12 gam
7. Kiết cánh: 12 gam
8. Cam thảo: 16 gam
HƯỚNG DẪN: Mỗi ngày một thang. uống liên tục từ 60 ngày đến 90 ngày là ổn định lành hẳn không bao giờ tái phát. Chú ý: trong thời gian uống thuốc bệnh nhân đi cầu ra máu mũ là tốt, khối u đã có tác dụng của thuốc nên vận hoá xuống đường đại tiện) Sau 10 ngày đưa bệnh nhân đi chụp phim phổi thì không còn khối u nữa đâu. Nhưng phải duy trí uống đủ thời gian trên. Kiêng củ trong điều trị. Cấm bệnh nhân: uống các loại nước ngọt bia. Rượu. Tuyệt đối. Nhất là Sữa các loại. Tránh hỏi ma mới hỏi lạnh. Các bạn chú ý và lưu tâm quý hơn cho các bạn châu báu vàng bạc. Đế giúp đời giúp người. Với tình yêu con người trong mọi hoàn cảnh ốm đau nhất là những bệnh nhân mắc những chứng bệnh nan y hiểm nghèo tôi sẽ cho hết tất cả khả năng Bí Quyết gia truyền nghề nghiệp đễ cửu chữa nên ai đó đừng vội nghĩ sai về tôi nha. Hãy tin tưởng mà áp dụng. Bệnh này sau khi lành 2 lá phổi họ khỏe mạnh lắm chụp phim phổi kiểm tra trắng tinh. Không đen mở.!
UNG THƯ – BÀI THUỐC CHỮA THẦN DIỆU
1. .Hạt ý dỹ: 30 gam.
2. Thiên niên kiện: 30 gam.
3. Bán chỉ liên: 30 gam.
4. Bạch hoa xà thiết thảo: 60 gam.
5. Rễ Bồ công anh: 50 gam.
6. Củ sả: 1 củ.
7. Bột nghệ: 50 gam.
8. Cà phê 50 gam.
9. Hạt tiêu đen: 10 gam.
Cách sử dụng:
Đổ 15 bát nước nấu thuốc trong 2 giờ rồi chắt nước để riêng ra. Đổ tiếp 10 bát nước nấu trong 2 giờ nữa, chắt lấy nước trộn với nước lần 1 để uống như uống trà.
Sự hiệu nghiệm của thang thuốc “thần kỳ” này còn được nhấn mạnh: “Chủ trị các bệnh ung thư. Các kết quả thử nghiệm cho thấy phương thuốc này chữa được bệnh: Ung thư đường ruột, ung thư gan, ung thư tử cung, ung thư dạ dày, ung thư phổi… chỉ cần uống vào sau 4 đến 6 giờ, đã thấy hiệu nghiệm kỳ lạ.
MỤN NHỌT
(Furuncle)
Đại Cương
Bệnh mụn nhọt là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da (gây bệnh phần lớn do tụ cầu vàng) thường gặp. Bệnh phát tập trung ở một vị trí của cơ thể hoặc rải rác khắp người, dễ tái phát, khỏi nhọt này lại phát nhọt khác, bệnh thường kéo dài, quanh năm có thể mọc nhọt và vùng nào trong cơ thể đều mọc nhọt nhưng mọc tập trung nhiều ở gáy, mông và nách.
Tuổi dễ mắc bệnh là thanh tráng niên.
Nguyên Nhân
Bệnh phần lớn do cơ thể có thấp nhiệt, ngoại cảm phong tà làm cho khí huyết ứ trệ gây nên bệnh. Những yếu tố có liên quan như vệ sinh da kém, ngứa gãi, da bị kích thích bởi hóa chất, cọ xát nhiều lần, tinh thần căng thẳng, lao lực quá mức, mắc bệnh tiểu đường, cơ thể suy yếu.
Triệu Chứng
Mụn nhọt mọc nhiều ở gáy chân tóc, vùng lưng hay mông, có thể mọc 5, 7 mụn lan ra hàng chục mụn, tái phát lâu khỏi. Nhọt có thể mọc rải rác khắp người, vùng này khỏi, vùng khác mọc lên, có thể cách vài tuần hoặc vài tháng lại phát. Bắt đầu nhọt bằng hạt đậu, mầu đỏ, hơi ngứa, sưng cứng đau. Nhọt to dần, nóng và đau, làm mủ, chảy hết mủ, đóng vảy liền da. Tái phát nhiều lần da dày cứng, kèm theo là phát sốt, miệng khát, táo bón, tiểu vàng, nước tiểu đỏ ngực đầy, chán ăn, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
Cần phân biệt chẩn đoán với:
. Nhọt Độc (Hữu đầu thư): nhọt to hơn, chân rộng hơn, chóp có nhiều đầu mủ, triệu chứng toàn thân nặng hơn, hôn mê, nói sảng, mạch Hồng Đại có lực, lưỡi đỏ sẫm, là trạng thái bệnh rất nặng. Nhưng ở những người bệnh cơ thể suy nhược, người già hoặc trẻ em suy dinh dưỡng, phản ứng của cơ thể yếu thì triệu chứng toàn thân lại không rõ.
. Nhọt Mùa Hè (Thử tiết): thường cùng mọc với rôm sảy, phát sinh về mùa hè, thường gặp ở trẻ em và sản phụ, thời gian bệnh ngắn, có mủ là khỏi, không có tái phát.
. Mụn Trứng Cá : mọc nhiều ở mặt, lưng, bắt đầu nổi sần cứng, nặn có chất mụn trắng.
Biện Chứng Luận Trị
A - Thuốc uống trong: Phân các thể bệnh và trị như sau:
+ Nhiệt độc: da mọc những nốt tròn cứng sưng nóng đỏ đau, mềm dần và có đầu mủ vàng, vỡ ra mủ vàng, kèm theo sốt miệng khát, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt giải độc. Dùng bài Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (Kim ngân hoa, Cúc hoa, Tử hoa địa đinh, Thiên quỳ tử, Bồ công anh) gia giảm.
+ Âm Hư: nhọt mọc rải rác hoặc cố định một chỗ, mọc trước sau liên tục, ăn nhiều, chóng đói, miệng khát tiểu nhiều, bứt rứt khó ngủ, lưỡi thon đỏ, mạch Hoạt Sác Nhược.
Điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với Ngân Kiều Cam Thảo Thang (Kim ngân hoa, Liên kiều, Cam thảo) gia giảm.
+ Khí Hư: mụn nhọt mọc nhiều, sắc đỏ tối, lâu mới có mủ, sưng cứng đau, cơ thể mỏi mệt, chán ăn, hoa mắt, váng đầu, lưỡi bệu, nhạt, mạch Hư Hoãn.
Điều trị: Ích khí, thác độc. Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (Nhân sâm, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Kim ngân hoa, Phục linh, Bạch chỉ, Tạo giác thích, Cam thảo, Cát cánh, Hoàng kỳ) gia giảm.
Thuốc Dùng Ngoài
. Sơ kỳ: Giải độc tiêu sưng dùng bài Kim Hoàng Tán, Ngọc Lộ Tán trộn đắp hoặc dùng 1-2 vị thuốc sau đây giã đắp như Bồ công anh, Lá phù dung, lá rau Sam, lá Diếp cá, lá Mướp ngọt... ngày 2 lần.
. Trung kỳ: dùng bài thuốc đắp cho vỡ mủ: Rọc ráy, lá xoan, muối, lượng bằng nhau giã nhỏ trộn đều, ngày đắp 2 lần.
. Hậu kỳ: dùng cao dán hút mủ và sinh da non: củ Ráy dại 100g, Nghệ già 50g, Sáp ong 30g, Nhựa thông 30g, Dầu mè 500ml, Cóc vàng 1 con, đốt tồn tính. Cbo dầu Mè, Nghệ, Ráy đun sôi đến khi Nghệ và Ráy teo lại, gạn bỏ bã, cho sáp ong vào đun tan, cho bột Cóc, Nhựa thông khuấy tan đều, lấy 1 giọt nhỏ vào một cái đĩa, thấy không lan ra là được Rửa sạch mụn nhọt bằng nước lá Trầu không và Kinh giới, phết cao vào 1 miếng giấy có lỗ chọc thủng ở giữa và dán lên nhọt.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Kiêng các chất cay nóng, dầu mỡ tanh.
2. Phòng trị bệnh tiểu đường kịp thời.
3. Vệ sinh da tốt, chú ý tắm nước lá khế, lá trầu không, thay áo quần sạch hàng ngày.
4. Giữ gìn tinh thần thanh thản, không lao động, học tập, chơi bời quá mức.
5. Tránh bôi các loại thuốc dầu mỡ.
MŨI VIÊM CẤP TÍNH, MẠN TÍNH
(Cấp Tính T Viêm, Mạn Tính Tỵ Viêm - Rhinite Aigue, Chronique - Acute or Chronic Rhinitis).
A. Đại cương
Mũi viêm là quá trình niêm mạc mũi bị viêm cấp hoặc mạn, do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn.
Thuộc loại T Lậu hoặc Não Lậu của YHCT.
B. Nguyên nhân
Do phong tà xâm nhập vào mũi và Phế khí.
Tà độc của ngoại cả m, của sở i, nghiện rượu hoặc táo bón để lại nhiệt độc.
C. Triệu chứng
- Mũi viêm cấp: Sốt, sợ lạnh, mũi ngứa, hắt hơi, mũi nghẹt, chảy nước mũi. 3-4 ngày sau nước mũi đặc lại, có màu vàng, lượng ra ít dần và khỏi sau khoảng 1 tuần.
- Mũi viêm mạn: Mũi nghẹt, chảy nước mũi, lúc ngủ mũi nghẹt nhiều hơn, niêm mạc mũi xung huyết, sưng.
Nếu nhỏ dung dịch Adrénaline 0, 1 % vào niêm mạc mũi mà hết sưng là mũi viêm mạn tính đơn thuần, nếu nhỏ thuốc trên mà không bớt là mũi viêm mạn tính kèm sưng (phì hậu).
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ tà, tuyên khiếu.
• Huyệt chính: Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + T Thông.
Dùng luân lưu 4 huyệt trên. Kích thích mạnh vừa. Cách 1 ngày châm 1 lần.
Ý nghĩa: Ấn Đường, Nghênh Hương, T Thông, đều ở vùng mũi, để khai khiếu ở mũi; Hợp Cốc để sơ phong, giải biểu và tăng tác dụng khai khiếu ở mũi.
2- Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thượng Tinh (Đc.23) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) - Kích thích vừa. Thượng Tinh (Đc.23) có thể cứu thêm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
3- Nhóm 1: Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Thượng Tinh (Đc.23).
Nhóm 2: Ấn Đường + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Trì (Đ.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
4- Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Thượng Tinh (Đc.23)(Trung Hoa Châm Cứu Học).
5- Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Hòa Liêu (Đtr.19) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lao Cung (Tb.8) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Phủ (Đ.16) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Tiền Cốc (Ttr.2) (Tân Châm Cứu Học).
6- Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Phong Trì (Đ.20) + Thượng Tinh (Đc.23) (Châm Cứu Học Thủ Sách).
7- Hàm Yến (Đ.4) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lạc Khước (Bq.8) + Lục Cả nh Chùy Bàng + Ngân Giao (Đc.28) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Phong Trì (Đ.20) + Tán Tiếu + Thần Đình (Đc.24) + Thông Thiên (Bq.7) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tố Liêu (Đc.25) + T Lưu + T Thông (Châm Cứu Học HongKong).
8- Sơ tà, tuyên Phế, khai khiếu:
• Cấp tính: Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) .
• Mạn tính: Thêm Thiên Trụ (Bq.10) + Thông Thiên (Bq.7)(Châm Cứu Học Việt Nam).
9- Chỉ châm huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) hai bên (‘Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí’ số 6/1986).
10- Ấn Đường + Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) ) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Nội Đình (Vi.44) + Thượng Tinh (Đc.23) +Tố Liêu (Đc.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) ( ‘Trung Quốc Châm Cứu’ số 29/1987).
MẮT VIÊM DO ĐIỆN QUANG
(Điện Quang Tính Nhãn Viêm - Kerato Conjonctivite Brulure Electrique - Kerato Conjontivitis by Electric Burn).
A. Đại cương
Đây là bệnh do mắt bị phóng xạ tia Tử ngoại, ánh sáng hoặc khí (hơi nóng) của hàn điện gây ra. Giác mạc và kết mạc dễ hấp thu tia Tử ngoại. Khi mắt bị tổn thương rồi, thường qua 1 giai đoạn tiềm phục và tự nhiên phát bệnh. Thời kỳ tiềm phục dài hoặc ngắn tùy lượng chiếu xạ nhiều hoặc ít. Thường phát bệnh sau khi bị chiếu xạ 6 - 10 giờ.
B. Triệu chứng
Bắt đầu thấy trong mắt như bị cộm, vướng, và ngày càng nặng dần, mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, 2 mắt đau như bị bỏ ng. Nhẹ, thường 2 - 3 ngày là khỏi.
C. Điều trị
1-Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ Phong, tán nhiệt.
Huyệt chính: Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương.
Huyệt phụ: Quang Minh (Đ.37) + Tinh Minh (Bq.1) + Toàn Trúc (Bq.2) + Tứ Bạch (Vi.2).
Kích thích mạnh vừa, thỉnh thoảng vê kim, lưu kim 30 phút.
2- Huyệt chính: Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Dương.
Huyệt phụ: Tứ Bạch (Vi.2) . Kích thích vừa (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
NHÃN KHOA
I. Lịch sử
Nhãn khoa là một khoa chuyên biệt trong hệ thống Y học cổ truyền và được đặt thành một chuyên khoa từ đời nhà Tống (Trung Quốc 960 - 1276). Sau đó trên cơ sở này các thầy thuốc đã bổ sung dần dần qua các thời cho đến nay.
II. Sinh lý và sự cấu tạo của mắt
1) Theo Y học cổ truyền:
Theo Y học cổ truyền mắt là một bộ phận bên ngoài nhưng lại có quan hệ với các tạng phủ bên trong (nội tạng).
* Liên hệ với Can:
+ Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (Tố Vấn 5) ghi: “ Can chủ ở mắt… Khiếu của Can là mắt.”
+ Thiên ‘Ngũ Tạng Sinh Thành’ (Linh Khu 10) ghi: “Can thụ huyết nhi năng kiến” (Can nhận được huyết thì nhìn thấy).
+ Thiên ‘Mạch Độ’ (Linh Khu 17) ghi: “Can khí thông lên mắt, Can hoà thì mắt có thể phân biệt được ngũ sắc”.
+ Thiên ‘Ngũ Duyệt Ngũ Sứ’ (Linh Khu 37) ghi:“ Mắt là khí quan của Can”.
* Liên hệ với Tâm:
- Tâm chủ huyết mạch, làm chuyển động huyết dịch trong mạch máu. Thiên ‘Ngũ Tạng Sinh Thành’ (Tố Vấn 10) ghi: “Các mạch đều thuộc về mắt”, 12 kinh mạch, khí huyết đều rót vào mắt.
- Tâm tàng thần. Thiên ‘Đại Hoặc Luận’ (Linh Khu 80) ghi: “Mắt là sứ của Tâm” (ý nói, người ta thấy sự vật do sự phối hợp với tâm thần.
* Liên hệ với Tỳ:
Tỳ là gốc của hậu thiên, chủ vận hoá thuỷ cốc tinh vi. Trong sách ‘Lan Thất Bí Tàng’, Lý Đông Viên viết: “ Tinh khí của ngũ tạng, lục phủ, tiếp thu từ Tỳ, lên trên rót vào mắt”. Tỳ hư yếu làm cho tinh khí của tạng phủ bất túc, không chuyển lên để rót vào mắt, vì thế mắt mất sự nhu dưỡng nên nhìn không rõ, vì vậy, mắt và tạng Tỳ có quan hệ mật thiết với nhau.
* Liên hệ với Phế:
Phế chủ khí, hô hấp. Do sự vận hoá của Tỳ Vị mà tinh khí thuỷ cốc và sự hô hấp của Phế kết hợp với nhau, khiến cho Tâm chuyển động, huyết được đưa đi khắp cơ thể, làm ấm và nuôi dưỡng tạng phủ, mắt nhờ đó mà nhìn thấy bình thường. Nếu Phế khí bất túc có thể làm cho mắt bị mờ. Thiên ‘Quyết Khí’ (Linh Khu 30) ghi: “Khí thoát thì mắt nhìn không rõ”.
* Liên hệ với Thận:
Thận tàng tinh, nhận tinh khí của tạng phủ. Tinh giúp cho cơ thể hoạt động thiên ‘Đại Hoặc Luận’ (Linh Khu 80) ghi: “Mắt là tinh của tạng phủ. Nếu Thận tinh bất túc thì hai mắt sẽ thiếu thần, nhìn không rõ”. Vì vậy, mắt và Thận có sự liên hệ với nhau.
Ngoài ra mắt cũng liên hệ với ngũ tạng lục phủ.
+ Thiên ‘Đại Hoặc Luận’ (LKhu 80) ghi:”Tinh khí của 5 Tạng, 6 Phủ đều thông lên kết tụ ở mắt” và chia ra như sau:
(Tinh của cốt ( Thận) kết thành đồng tử (Thủy luân).
(Tinh của cân ( Can) kết thành tròng đen (Phong luân).
(Tinh của huyết (Tâm) kết thành những tia máu (Huyết luân).
(Tinh của khí (Phế) kết thành tròng trắng (Khí luân).
(Tinh của cơ nhục (Tỳ) kết thành mi mắt (Nhục luân).
Việc đặt tên cho Ngũ luân này dựa vào sự quan hệ với nội tạng và căn cứ vào chức năng của mỗi tạng liên hệ, vì theo YHCT: Tâm chủ huyết (Huyết luân), Thận chủ thủy (Thủy luân), Phế chủ khí (Khí luân), Can chủ phong (Phong luân), Tỳ chủ cơ nhục (Nhục luân).
+ Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ (Linh Khu 4) ghi:” Huyết khí ở 12 kinh mạch và 365 đường lạc đều đi lên mặt mà chạy, vào những chỗ hở, thứ dương khí tinh hoa đó chạy vào mắt mà thành con ngươi”.
Như vậy giữa mắt và các tạng phủ, kinh lạc khí huyết cân mạch, xương thịt đều có liên quan với nhau, do đó sự thịnh suy và bệnh biến của tạng phủ khí huyết đều ảnh hưởng đến công năng của mắt.
Ngũ luân là biểu tượïng hình, thể của mắt, xét theo góc độ bề ngoài, nhưng khí lực (sự khí hóa) của mắt từ trong thông ra thì không thể thấy được, và người xưa đã nghiên cứu tìm thấy 8 góc gọi là Bát Quách dựa theo sự vận hành của kinh lạc ứng với bộ vị Bát Quách (theo sách ‘Ngân Hải Tinh Vi’) như sau:
- Càn ở phương Tây Bắc, thông với Phế và Đại trường, trên thì vận hóa khí thanh đi lên, dưới thì đẩy (truyền tống) chất căïn bã ra ngoài vì vậy gọi là Truyền Đạo Quách.
- Khảm ở chính Bắc, thông với Thận và Bàng Quang. Thận là nơi tàng chứa và sinh ra tinh, do đó được gọi là Tinh Dịch Quách.
-Cấn ở Đông bắc, thông với Mệnh môn và Thượng Tiêu là nơi hội tụ các phần ẩm lưu chuyển ra trăm mạch vì vậy gọi là Hội Âm Quách.
- Chấn ở chính Đông, thông với Can – Đởm, chuyên vận chuyển các thứ thanh khiết nên gọi là Thanh Tịnh Quách.
- Tốn ở Đông Nam, thông với Trung tiêu và lạc của Can, mà lạc của Can lại có chức năng thông huyết, dưỡng Trung tiêu và phân khí huyết để hóa sinh do đó gọi là Dưỡng Hóa Quách.
- Ly ở chính Nam, thông với Tâm và Tiểu trường là nơi các phần dương hấp thụ khí vì vậy gọi là Bảo Dương Quách.
- Khôn ở Tây Nam, thông với Tỳ Vị, chủ việc thu nạp thủy cốc để nuôi cơ thể, do đó gọi là Thủy Cốc Quách.
- Đoài ở chính Tây, thông với Hạ tiêu và lạc của Thận, chủ về Âm tinh, là nguồn suối của cơ quan sinh hóa, vì vậy gọi là Quan Truyền Quách.
Việc chẩn bệnh ở mắt theo YHCT giữa Luân và Quách có sự khác biệt:
+ Luân chỉ xem màu sắc (đỏ, xanh, tía…).
+ Quách thì phân định kinh lạc ở trên Luân to hay nhỏ, cong, thẳng, đường mạch từ đâu xâm nhâïp vào não bộ …
Mắt cũng là 1 vùng phản chiếu của cơ thể, do đó qua mắt có thể biết được phần nào trạng thái rối loạn của cơ quan tạng phủ tương ứng.
Theo các công trình nghiên cứu của Trung Quốc, mắt có liên hệ với ngũ tạng như sau:
NGŨ TẠNGCƠ QUAN TƯƠNG ỨNG
CanTròng Đen
TâmThịt 2 Bên Khoé Mắt
TỳMi Mắt
PhếTròng Trắng
ThậnCon Ngươi
- Theo Nội Kinh : “Can khai khiếu ở mắt” do đó mắt có màu đỏ, mắt sưng là dấu hiệu hỏa của Can vượng, mắt mọc thịt, có mộng là dấu hiệu thổ của Can vượng...
- Theo Giáo sư Oshawa, những người có mắt Tam Bạch Đản thường chết bất đắc kỳ tử (chết bất ngờ).
- Theo tạp chí Spounik số 9/1984, giáo sư Valkhover, đại học y khoa Lumunba, cho rằng: mống mắt cũng có một vùng phản chiếu tương ứng của cơ thể. Theo ông, tổn thương ở 1 cơ quan tạng phủ sẽ phát ra tín hiệu tạo thành xung động thần kinh qua dây thần kinh đến vùng phản chiếu tương ứng ở mống mắt, tạo nên ở mống mắt những vết nhiễm sắc nhạt và ánh sáng sẽ lọt qua nhiều hơn bình thường. Ở giai đoạn mãn tính, những vết này sẽ có màu sẫm nên nhu cầu về ánh sáng giảm bớt... Do đó, những thay đổi về màu sắc ở mống mắt sẽ cho biết về giai đoạn của quá trình viêm nhiễm ở một cơ quan tạng phủ tương ứng nào đó tương ứng.
Màu sắc của mắt cũng rất quan trọng vì mắt là nơi điều tiết ánh sáng: chỉ cho lọt vào mắt một lượng ánh sáng cần thiết. Những người mắt màu xanh cho ánh sáng qua nhiều hơn so với người mắt sẫm. Như vậy, nếu người có cặp mắt lợt, rời bỏ khí hậu quen thuộc của mình đang sống tức là vùng ít nắng để đi sống ở vùng nhiều nắng hơn sẽ dễ bị kích thích quá đáng, dễ gây ra co giật, huyết áp cao. Trái lại, người mắt đen, đang sống ở vùng nhiều ánh sáng, đi đến vùng ít nắng hơn, sẽ trở thành nhu nhược lười biếng mệt mỏi...
Qua thí nghiệm sự nhậy cảm ánh sáng của mắt, các nhà nghiên cứu nhận thấy: người có giác mạc xanh nhạy cảm ánh sáng hơn người mắt nâu sẫm 3 lần và hơn giác mạc đen 4 lần. Như vậy có thể dùng chỉ số này làm tiêu chuẩn để đánh giá sự nhạy cảm của tất cả cơ thể. Thí dụ: Muốn cho thuốc đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị, liều lượng thuốc đối với người mắt đậm có thể phải nhiều và mạnh hơn so với người mắt lợt.
Hình dáng của mắt có 1 vai trò trong sự điều hòa ánh sáng. Người ở vùng nhiều nắng, hay tiếp xúc với ánh nắng (công nhân lao động ở công trường...) trán thường trợt ra sau, vành xương chân mày lồi, mắt nhỏ và sâu. Ngược lại người ở vùng ít nắng. Ít tiếp xúc với ánh sáng (người bệnh nặng phải ở trong nhà, nơi ẩm thấp thiếu ánh sáng...) thường có mặt bẹt, hốc mắt rộng và đôi mắt to.
Lông mi và lông mày cũng giúp điều tiết ánh sáng cho mắt, che bớt ánh sáng vào mắt, do đó, 1 cơ thể yếu, không những sợ quá nhiều ánh sáng mà còn không chịu nổi lượng ánh sáng mà người khác coi là cần thiết, chính vì thế họ có lông mi dài và nhiều.
2) Theo Y học hiện đại
Theo YHHĐ, mắt có hình dạng giống trái cầu (nhãn cầu) chia làm 2 phần: ngoài và trong.
a- Phần ngoài gọi là vỏ nhãn cầu chia làm 3 lớp từ ngoài vào trong:
1 – Màng bảo vệ: Phía trước trong suốt gọi là giác mạc, phía sau gọi là củng mạc.
2 – Màng Bồ Đào gồm:
- Mống mắt (tròng đen): ở giữa có lỗ nhỏ gọi là đồng tử. Mống mắt có nhiệm vụ hạn chế các tia sáng của mạch từ ngoài vào trong, các sắc tố của Mống mắt hủy các tia sáng vào mắt, không qua đồng tử.
- Thể mi: Nối tiếp với Mống mắt phía trước và liên tục với mạch lạc phía sau. Nhiệm vụ của Thể mi là tiết ra tinh dịch. Trong Thể mi còn có cơ mi co kéo vào dây chằng- kinh, do đó tham gia vào sự điều tiết của mắt khi mắt nhìn gần.
- Mạch (Hắc) mạc: Màng nuôi dưỡng nhãn cầu và nhờ có sắc tố mạch mạc biến nhãn cầu thành 1 buồng tối, tạo điều kiện cho hình của vật hiện rõ trên võng mạc.
3 – Võng mạc: giúp mắt nhận thức được ánh sáng phân biệt được hình thù và màu sắc.
4 – Thủy dịch : chất dưỡng nuôi dưỡng các bộ phận không có mạch máu (giác mạc, thủy tinh thể ) và tham gia vào sự điều hòa nhãn áp …
5 – Thể thủy tinh và Thể pha lê: chuyển các tia sáng từ ngoài vào võng mạc.
Gần đây trong tạp chí Spounik số 9/1984 giáo sư Valkhover và trong “Les Micros Systemes des Acupunctaires”, GS Bossy đã nêu lên sự tương quan giữa mống mắt và các cơ quan nội tạng (theo kiểu hệ phản chiếu, theo phương pháp này thì tổn thương ở một cơ quan tạng phủ sẽ phát ra tín hiệu tạo thành xung động (Thần kinh qua dây thần kinh đến vùng phản chiếu ở mống mắt, tạo nên ở mống mắt những vết nhiễm sắc nhạt và ánh sáng sẽ lọt qua nhiều hơn bình thường. Và ở giai đoạn mạn tính những vết này sẽ có màu xám, do đó nhu cầu về ánh sáng sẽ giảm bớt, và những thay đổi về màu sắc ở mống mắt sẽ cho biết về giai đọan của quá trình viêm nhiễm của 1 cơ quan tạng phủ nào đó tương ứng (xin xem hình tương quan giữa mống mắt và các cơ quan tạng phủ).
3) Nguyên tắc chẩn đoán ở mắt
Bệnh ở mắt có rất nhiều, tuy nhiên quy lại trong 2 phương diện Nội chướng và Ngoại chướng.
a- Ngoại chướng: Gồm bệnh ở các bộ phận mi mắt, lông mi, khóe mắt, tròng trắng, tròng đen.
Nguyên nhân gây ra ngoại chướng thườøng do ngoại cảm tà khí hoặc bên trong có thấp nhiêït thực trệ, hỏa uất. Chứng trạng lâm sàng thường gặp: Mắt đỏ, mắt sưng, mắt đau, chói, chảy nước mắt, nhiều dử (ghèn), mộng thịt che con ngươi, tròng đen có mây che kèm đau đầu, sợ rét, phát sốt, bụng đầy không muốn ăn…
thường là trạng thái hàn nhiệt hữu dư.
b- Nội chướng: gồm các bệnh ở Thủy luân (thể thủy tinh, thể pha lê), võng mạc, đồng tử.
Thường do nội thương, thất tình, uống nhiều rượu, dâm dục quá độ.
Trên lâm sàng thường thấy: đồng tử mất bình thường, ở trong đồng tử sinh ra mây, màng, mắt nhìn tối mờ.
Cách chung: Nội chướng thường do tinh khí suy yếu, hư ở trong.
Bệnh về mắt theo YHCT được ghi chép và phân ra nhiều loại. Sách ‘Thế Y Đắc Hiệu Phương’ chia ra 23 chứng nội chướng, 45 chứng ngoại chướng. Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ lại chia ra 160 chứng….
Trong tài liệu này chứng tôi chỉ giới thiệu một số bệnh thường gặp thôi.
4 – Một số điểm cần chú ý khi chữa bệnh mắt
- Nhìn tổng quát để đánh giá trạng thái bệnh lý, biểu hiện bệnh lý.
- TD: Lẹo chắp ở mi mắt có thể nghĩ đến:
+ Viêm mi mắt theo YHHĐ.
+ Bệnh ở Tỳ Vị (theo YHCT mi mắt thuộc Tỳ)…
- Cần để ý đến 1 số điểm đặc biệt:
a- Đau nhức khó chịu trong mắt
(Đau ở một vị trí nhất định, tăng lên khi mắt hoặc mi mắt, có thể là do dị vật.
(Đau nhức mắt dữ dội kèm theo muốn ói, nghĩ đến nhãn áp cao (Glôcôm).
(Đau chỉ ở mắt : có thể là do Mi mắt viêm (thấp nhiệt ở Tỳ), Kết mạc viêm (thấp nhiệt ở Phế) hoặc do mắt quá căng (đọc sách nhìn tập trung quá lâu…)
(Đau nhức + đỏ phần nhiều thuộc về phong nhiệt, Biểu chứng. Đau nhức mà không đỏ phần nhiều thuộc về Hỏa ở Can, Thận thuộc Lý chứng.
(Đau vào buổi sáng do dương hư Âm thịnh, đau vào buổi chiều do Âm hư dương thịnh.
b- Mắt Đỏ
+ Nếu hai mi mắt đỏ, sưng, đau đa số thuộc về thực nhiệt ở biểu, do phong nhiệt ở kinh Tỳ gây nên.
+ Ngoài vành mi hoặc trong mi mắt đỏ tươi, lở loét, thường là thực nhiệt ở lý, do thấp nhiệt ở Tỳ kinh bốc lên.
+ Tròng trắng đột nhiên đỏ, sưng, đau có nhiều tia máu ở đáy mắt, thường do phong nhiệt ở Phế kinh bốc lên.
+ Nếu đỏ, loét, dử nhiều như nước mủ là do phong nhiệt hợp với thấp, thuộc thực nhiệt ở Biểu của kinh Phế.
+ Hai khóe mắt đỏ như máu, thuộc thực nhiệt, do hỏa của Tâm bốc lên.
+ Tròng trắng ít tia máu, mắt khi thì đỏ nhiều, lúc đỏ ít, kéo dài không khỏi, thường do phần lý bị hư, do hư hỏa ở Tâm và Phế bốc lên.
+ Chung quanh tròng đen có mầu đỏ sẫm, hoặc tròng trắng biến thành sắc xanh lam, do uất hỏa ở Can và Thận bốc lên.
c- Chói mắt gặp ở những người
¨ Giác mạc viêm, có dị vật ở giác mạc (Phong nhiệt).
¨ Thần kinh suy nhược (Can, Thận hư).
¨ Thiếu sắc tố ở mống mắt và hắc mạc mắt (Can, Thận hư).
d- Ngứa
v Do dị ứng, nhiễm khuẩn. Do Can hư phong nhiệt công phá ở trên.
v Ngứa, đa số do hư hàn
v Nếu gặp gió mà ngứa phần nhiều là do Can kinh hư hàn.
e- Dử (ghèn)
§ Do nước mắt ứ lại gây ra (thườøng thấy lúc mắt sưng đỏ, phần nhiều do thực nhiệt, nhiễm khuẩn).
§ Dử ra như mủ, rất dễ gây màng, mộng ở tròng đen.
§ Dử mắt đọng lại ở 2 khóe mắt do phế bị tà nhiệt.
f- Nước mắt
+ Chảy nhiều trong kết mạc và giác mạc bị viêm, lệ đạo bị tắc, thể phong nhiệt.
+ Không đỏ, không đau mà gặp gió lại chảy nước mắt ra, đó là nước mắt lạnh, thường phát ra ở chứng Hư Hàn vì Can kinh bị hư tổn.
+ Nước mắt bị suy giảm thường làm cho 2 mắt trở nên khô đó là vì tinh khí của Can Thận bị suy kém không dồn lên trên được.
g- Rối loạn thị giác: Biến đổi màu sắc, loạn sắc do tổn thương hắc võng mạc, biến đổi ở thể Thủy tinh, thường do Can Thận hư.
h- Lóa mắt: Nhìn nguồn sáng thấy cầu vồng nhiều màu, trong chứng Nhãn áp cao (Glô côm).
i- Xuất hiện vật lạ chơi vơi trong mắt như ruồi bay hoặc như màng mây che phủ, gặp trong các chứng Đục thủy tinh thể (ngũ phong nội chướng), Thủy tinh thể chơi vơi (Hắc châu ế, Giải tình ế), hoặc phủ giác mạc do viêm.
k- Giảm thị lực khi thiếu ánh sáng, trong chứng Quáng gà do thiếu sinh tố A, dây thần kinh thị giác teo (Can Thận hư).
l- Màng
+ Là bệnh ở lòng đen.
+ Màng mây thường bọc hết khắp lòng đen.
+ Màng lốm đốm: có những điểm hoặc như đường dây hoặc như từng khối nhỏ.
+ Màng lốm đốm.
5) Chăm sóc mắt:
Chăm sóc mắt tích cực và đúng mức, có thể tránh được một số tai biến hoặc di chứng có thể dẫn đến hư hỏng mắt.
- Bẩm sinh: cận thị, viễn thị, loạn thị, loạn sắc.
- Hậu thị: lão thị
Các chứng này được điều chỉnh bằng loại kính thích hợp.
- Gây khiếm thị hoặc mù lòa: Tăng nhãn áp, cườm, đục nhân mắt, bong võng mạc…nên chữa càng sớm càng tốt.
- Những bệnh viêm các thành phần: Viêm loét giác mạc, bồ đào viêm, viêm kết mạc do vi khuẩn (lậu) hoặc siêu khuẩn, mắt đỏ cấp tính, APC, Herpes… đều có thể làm hư mắt, vì thế nên chữa ngay từ lúc mới phát.
- Trẻ nhỏ mới sinh nên nhỏ ngay dung dịch Nitrat Bạc 1% hoặc Penicilline để ngừa khuẩn lậu (lúc chui qua âm đạo)
- Không dùng khăn chung với người đang có bệnh, tránh được đau mắt hột và đau mắt cấp tính.
- Lao động ngoài trời nên đeo kính mát để không gây hại mắt, đồng thời tránh được dị vật vào mắt (Thóc, lúa…) gây loét giác mạc.
- Không bắt mắt làm việc tập trung quá lâu hoặc xem sách ở nơi không đủ ánh sáng, để tránh cận thị, mỏi mắt.
+ Nên xem vô tuyến truyền hình cách xa 3,5m trong phòng có ánh sáng vừa đủ.
- Các loại sinh tố: A cần thiết cho giác mạc, võng mạc thiếu sinh tố A sẽ dễ gây bệnh khô mắt và quáng gà
(Sinh tố B1, B2, B6, B12 cần thiết cho thần kinh thị giác (B2 cho giác mạc, B6 cho mạch máu võng mạc). Thiếu sinh tố B gây mờ mắt do thần kinh thị giác viêm.
(Sinh tố C làm bền vững mạch máu ở kết mạc, võng mạc cần thiết cho thể Thủy tinh.
Các loại sinh tố trên có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, gan, dầu mỡ, hoa quả, rau tươi, ngũ cốc…vì vậy một chế độ ăn đầy đủ và hài hòa sẽ cung cấp đủ các sinh tố cần thiết cho cơ thể và mắt.
- Một số thuốc có thể gây hại cho mắt.
(Dùng quá nhiều ký ninh (Quinin) có thể gây co thắt mạch máu đáy mắt.
(Nhỏ thuốc mắt loại có chất Corticoide (Dexacol…) làm bệnh mắt hột và vết loét giác mạc nặng hơn, nếu nhỏ lâu có thể gây bệnh Glôcôm cấp, đục thủy tinh thể.
(Thuốc Ethambutol (Myambutol) dùng lâu ngày có thể gây mờ mắt
NẤC
(Ách nghịch - Cách Cơ Kinh Luyến - Hoquet - Hiccough)
Đại Cương
Nấc là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau, làm cho người ta không tự chủ được.
Chứng này phát ra một cách tự nhiên, nhiều khi không dùng thuốc cũng khỏi.
Nấc lâu ngày cần phải điều trị.
Nấc thường xuất hiện với các chứng bịnh mạn cấp khác là một trong những triệu chứng dẫn đến bịnh nghiêm trọng.
Người đang bị bệnh nặng, có xuất hiện dấu nấc thường là dấu hiệu sắp chết.
Nguyên Nhân
1-Theo YHHĐ (sách Sổ Tay Thầy Thuốc Thực Hành): Chủ yếu là do cơ hoành bị co thắt, cùng lúc đó cơ thành bụng và cơ ngực bị co lại làm cho không khí bị đưa ra ngoài đi ngang thanh môn bị co lại phát ra thành tiếng.
. Tổn thương trong não (não viêm, u não...)
. Màng phổi góc sườn - Cơ hoành bị viêm.
. Màng tim viêm.
. Có khối u ở trung thất.
. Niêm mạc bao tử viêm, màng bụng viêm.
. Ngộ độc: urê huyết cao, nhiễm Acid... thuốc INH, Streptomycine....
. Có thai
. Sau phẫu thuật nhất là phẫu thuật ở bụng, ống tiêu hóa.
2- Theo YHCT
Sách Nội Khoa Học Trung Y Thượng Hải và Thành Đô (Tứ Xuyên) cùng nêu ra các nguyên nhân sau:
a) Do ăn uống không điều độ:
+ Ăn uống nhiều thức ăn sống, lạnh, hoặc uống các loại thuốc mát (lương), lạnh (hàn) làm cho khí lạnh ngưng lại bên trong, vị dương bị cản trở gây ra nấc.
+ Ăn nhiều thức ăn cay nóng, hoặc uống các loại thuốc nóng làm cho táo nhiệt bên trong gây ra nấc.
b) Do bịnh nhiệt làm cho tân dịch bị khô, hỏa nhiệt tích lại ở bên trong, hỏa uất, khí thăng gây ra nấc.
c) Do tinh thần bị uất ức, tình chí không thỏa mãn, ưu tư, uất kết làm cho Can khí hoành nghịch gây ra nấc.
d) Do Tỳ và Thận hư yếu: Hạ nguyên quá suy, Thận không nạp được khí, khí nghịch lên gây ra nấc.
e) Do lao lực quá độ làm cho khí bị hao tổn hoặc người già yếu bịnh ốm đau lâu ngày, Tỳ Vị dương suy, thanh khí không thăng, trọc khí không giáng, gây ra nấc.
Triệu Chứng
1-Nấc Do Vị Bị Hàn (Hàn Tà Công Vị): tiếng nấc trầm, thưa, có lực vùng thượng vị đầy, gặp ấm nóng thì dễ chịu, gặp lạnh thì phát nấc nhiều hơn, lưỡi trắng mỏng, mạch Trì Hoãn (NKHT.Hải) hoặc Hoãn (NKHT.Đô).
2- Nấc Do Vị Hỏa Nghịch Lên (Vị Hỏa Thượng Nghịch): tiếng nấc trong, miệng hôi, phiền khát, tiểu ngắn, đỏ, đại tiện khó, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
3- Nấc Do Tỳ Thận Dương Hư: tiếng nấc ngắn và yếu, sắc mặt trắng bệch, tay chân mát, ăn ít, mệt mỏi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế.
4- Nấc Do Vị Âm Hư (NKHT.Hải): tiếng nấc nhanh nhưng không liên tục, miệng khô, phiền khát, buồn bực, lưỡi khô, đỏ, mạch Tế Sác.
5- Nấc Do Khí Trệ Huyết Ứ (NKHT.Đô): nấc kéo dài không hết, ngực sườn đầy đau, bụng đau có lúc, ăn ít, không tiêu rêu lưỡi có đốm ít huyết, mạch Huyền Hoạt hoặc Sáp.
6- Nấc Do Đờm Thấp Ngưng Trệ (NKTYHG.Nghĩa): tiếng nấc thưa, ngực đầy, đờm nhiều, hoa mắt, phiền muộn, mạch Nhu Hoãn.
Điều Trị
1) Nấc do Vị Hàn: Ôn trung tán hàn (NKHT.Hải) hoặc Ôn trung giáng nghịch (NKHT.Đô).
(NKHT.Hải + T.Đô: Đinh Hương Tán (Tam Nhân Cực - Bịnh Chứng Phương Luận Q.1): Đinh hương 4g Lương khương 2g, Thị đế 4g, Chích Thảo 2g.
Tán bột. Mỗi lần dùng 6g, uống với nước nóng.
* Đinh Hương Thị Đế Thang (Chứng Nhân Mạch Trị, Q 2): Đinh hương, Nhân sâm, Thị đế, Sinh Khương. Sắc uống nóng.
GT: Đinh hương, Thị đế ôn vị, tán hàn, giáng khí, chỉ nghịch; Nhân sâm bổ khí, ích vị; Sinh khương ôn trung, tán hàn. Các vị phối hợp có tác dụng ôn trung, giáng nghịch, ích khí, hoà vị.
* Đinh Hương Thị Đế Tán (Thế Y Đắc Hiệu Phương Q.4): Nhân Sâm 40g, Bán Hạ 40g, Thị Đế 40g, Phục Linh 40g, Lương khương 40g, Sinh Khương 60g, Quất Bì 40g, Đinh hương 40g, Cam Thảo 20g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, Sắc uống nóng.
- Thạch Liên Hoàn (Thánh Tế Tổng Lục, Q.47): Thạch Liên Nhục (bỏ tim) 40g, Phụ tử (nướng, bỏ vỏ cuống) 40g, Can Khương (nướng) 40g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 6-8g
- Quy Khí Ẩm ( Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q.51): Thục Địa 12 - 20g, Can Khương 4g, Hoắc Hương 6g, Phục Linh 8g, Đinh hương 4g, Chích Thảo 3,2g, Biển Đậu 8g, Trần Bì 4g. Sắc uống ấm lúc đói.
- Hàn Chứng Ách Nghịch Thang (Thiên Gia Diệu Phương): Thị Đế 50g, Can Khương10g, Quất hồng 25g, Nhân Sâm 50g, Đinh hương 10g, Chích Thảo 10g, Bán Hạ 10g, Ngô Thù 10g. Sắc uống.
- Trầm Hương, Bạch Đậu Khấu, Tía Tô đều 40g. Tán bột. Ngày uống 2- 2,8g với nước sắc Thị Đế (Hành Giản Trân Nhu - Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh):.
2) Nấc do Vị Hỏa nghịch lên: -NKHT.Hải: tiết nhiệt, thông phủ. -NKHT. Đô: thanh Vị, giáng nghịch.
-NKHT.Hải: Tiểu Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Đại Hoàng 8 - 16g, Hậu phác 8 - 16g, Chỉ Thực 8 - 16g. Sắc uống.
(Đại Hoàng, Chỉ Thực, Hậu phác để tiết nhiệt, thông trường vị, khoan trung, hành khí.)
-NKHT. Đô: Trúc Nhự Thang (Tập Nghiệm Phương): Trúc Nhự 12g, Bán Hạ 20g, Quất bì 12g, Sinh Khương 16g, Phục Linh 16g. Sắc uống.
- Nội Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa: Đan Khê Tả Tâm Thang (Đan Khê Tâm Pháp)
Hoàng Liên 12g, Cam Thảo 4g, Bán Hạ 8g, Sinh Khương 3 lát. Sắc uống.
- Hiện Đại Trung Y Học Nội Khoa: An Vị Ẩm (Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q.57)
Trần Bì 4g,Mộc Thông 4g, Hoàng Cầm 8g, Sơn Tra 12g, Trạch Tả 4g, Thạch Hộc 20g, Mạch Nha 12g. Sắc uống lúc đói
+ Giáng Nghịch Hóa Trọc Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Đại Giả Thạch 12g, Tỳ Bà Diệp 12g, Trúc Nhự 12g, Tuyền Phúc Hoa 12g, Phục Linh 12g, Chỉ Xác 8g, Bán Hạ (chế) 12g, Đinh hương 2g, Lâu Bì 12g, Trần Bì (sao) 8g, Thị Đế 7 cái Bối mẫu 12g, Bạch Tật Lê (bỏ gai, sao) 12g. Sắc uống.
+ Trị Can Khí Hoành Nghịch Ách Nghịch Bất Chỉ Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Tuyền Phúc Hoa 12g, Hoàng Liên 6g, Chỉ Xác 12g, Đại Giả Thạch 12g, Mộc Hương 6g, Ô Dược 12g, Ngô Thù Du 2g, Tân Lang 6g, Sa Môn 12g, Kim Linh Tử 12g, Diên Hồ 8g. Sắc uống.
+ Nhiệt Chứng Ách Nghịch Thang (Thiên Gia Diệu Phương): Thị Đế 50g, Câu Đằng 40g, Bạch thược 35g, Địa Long 25g, Quất Hồng 25g, Trúc Nhự 25g, Mạch môn 35g, Thạch cao sống 40g, Toàn Yết 7,5g, Cam thảo 10g. Sắc uống
3- Nấc do Tỳ Thận Dương hư: -NKHT.Hải: Ôn bổ Tỳ, Thận, hòa Vị, giáng nghịch.
-NKHT. Đô: Ôn trung, kiện Tỳ, giáng nghịch, chỉ ách.
-NKHT.Hải: Phụ Tử Lý Trung Thang (Cục Phương): Phụ Tử 4g, Bạch Truật 8g, Chích Thảo 4g, Đảng Sâm 12g, Bào Khương 4g. Sắc uống.
(Bào Khương để trừ hàn, Bạch Truật kiện Tỳ, Đảng Sâm bổ khí, Chích Thảo hòa trung, Phụ Tử hợp với Bào Khương để hồi dương cứu nghịch).
-NKHT. Đô: Tuyền Phúc Giả Thạch Thang hợp với Lý Trung Thang: Tuyền Phúc Hoa 12g, Đại Giả Thạch 16g, Bán Hạ 12g, Nhân Sâm 8g, Chích Thảo 12g, Sinh Khương 12g, Táo 12 trái, Bạch Truật 8g. Bào Khương 4g Sắc uống
- HĐTYNK. Học: Đại Bổ Nguyên Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Đảng Sâm 30g, Hoài Sơn 10g, Sơn Thù nhục 4g, Đương Quy 16g, Đỗ Trọng 10g, Chích Thảo 4g, Thục Địa 16g, Câu Kỷ Tử 10g. Sắc uống
- Trị Hạ Hư Xung Khí Thượng Nghịch Hư Ách Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Long Cốt 16g, Thiết Lạc 40g, Câu Kỷ Tử 12g, Mẫu Lệ 16g, Bạch Vi 8g, Tử Thạch Anh 16g, Miếp Giáp (nướng) 16g, Trầm hương 3,2g, Nhục thung dung 16g, Hồ Đào Nhục 16g, Thục Địa 24g, Cáp Xác 16g. Sắc uống.
- Thị Tiềm Tán (Chính Hòa Bản Thảo, Q.12): Thị Tiềm, Đinh Hương, Nhân Sâm. Lượng bằng nhau.Tán bột. Ngày uống 8- 12g sau bữa ăn.
4- Nấc do Vị Âm hư: Sinh tân, dưỡng Vị.
Ích Vị Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Sa Sâm 12g, Sinh Địa 20g, Mạch Nha 4g, Mạch Môn 20g, Ngọc Trúc 6g. Thêm Tỳ Bà Diệp, Thạch Hộc, Thị Đế, Sắc uống.
Quất Bì Thang (Loại Chứng Hoạt Nhân Thư, Q.17): Cam Thảo 20g Nhân Sâm 10g Trần Bì (bỏ xơ trắng). Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm Trúc Nhự một nắm (20g), gừng sống 4 lát, táo 1 trái.Sắc uống nóng.
Bán Hạ Sinh Khương Thang (Loại Chứng Hoạt Nhân Thư,.Q.18): Sinh Khương 20g, Bán Hạ 12g. Sắc uống ấm.
5- Nấc do khí trệ, huyết ứ: Điều khí, hoạt huyết.
1) Cách Hạ Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác): Ngũ Linh Chi 12g, Cam Thảo 12g, Xuyên Khung 8g, Đương Quy 12g, Ô Dược 8g, Hương Phụ 6g, Đào Nhân 12g, Đan Bì 8g, Chỉ Xác 6g, Hồng Hoa 12g, Xích thược 8g, Huyền Hồ 4g. Sắc uống.
2) Hội Yếm Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác, Q.Hạ): Đào Nhân (sao) 20g, Sinh Địa 16g, Sài Hồ 4g, Hồng Hoa 20g, Đương quy 8g, Huyền sâm 4g, Cam Thảo 12g, Chỉ Xác 8g, Cát cánh 12g, Xích thược 8g. Sắc uống.
6- Nấc Do Đờm Thấp Ngưng Trệ Hóa đờm, lợi thấp. Dùng Tiểu Bán Hạ Gia Phục Linh Thang (Kim Qũy Yếu Lược): Bán Hạ 24g, Sinh Khương 20g, Phục Linh 12g. Sắc uống
MỘT SỐ PHƯƠNG ĐƠN GIẢN
- Làm cho người nấc phải hoảng sợ bất thình lình hoặc làm cho họ tức giận lên (Việt Nam dươc Học).
- Uống môt ly nước, hớp từng ngụm nhỏ và nhịn thở (Phòng Ngừa Và Trị Bệnh 1971).
- Hít vào thật mạnh và nín thở trong một thời gian khá lâu (Y Học Cẩm Nang).
- Dùng một túi giây kín và thở vào trong túi đó, thán khí thở ra và giữ lại trong túi sẽ làm cho nấc cục sẽ tự nhiên hết.
Sách Nội Khoa Học Thành Đô giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, ít vị chữa nấc như sau:
+ Nấc do hàn:
- Tạo Giác, tán bột, thổi vào mũi cho hắt hơi.
- Xuyên Tiêu 12g, tán bột, trộn với hồ làm viên. Mỗi lần nấc uống 4 - 6g với rượu.
- Ngô Thù 4g, Thanh Bì 8g, Sinh Khương 12g. Sắc uống.
+ Nấc do nhiệt:
- Lô Căn 12g, Thị Đễ 12g,Sắc uống.
- Hương xị 10g, Uất Kim 6g, Xạ can 10g, Tỳ Bà Diệp 12g, Thông Thảo 4g, Sắc uống.
- Hoàng Liên 2g, Tô Diệp 2g. Sắc uống ít một.
- Phục Long Can hòa nước uống.
+ Nấc do khí trệ, huyết ứ:
-Tuyền Phúc Hoa 20g, Tây Thảo 20g.Sắc uống.
-Đại Hoàng (sao) 10g. Sắc uống.
PHỤ LỤC: MỘT SỐ BÀI THAM KHẢO CHỮA NẤC
------***------
+ Ách Nghịch Thang (Thiên Gia Diệu Phương):
Thạch Quyết Minh (sống) 30g, Đảng Sâm 30g, Thị Đế 30 cái.
Sắc uống.
TD: trị các loại nấc.
GC:Nấc do phù não sau mổ, tăng áp lực sọ não, dùng bài này cũng có hiệu qủa phần nào.
+ Đinh Hương Thị Đế Tán (Vệ Sinh Bảo Giám Q.12): Đinh Hương, Thị Đế, Thanh Bì,Trần Bì. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng12g. Sắc uống ấm.
TD: Trị các chứng nấc.
+ Nhân Sâm Bạch Truật Thang (Đan Khê Tâm Pháp Q.3): Nhân Sâm, Hoàng Cầm, Sài Hồ, Can Khương, Kỷ Tử Nhân, Chích Thảo, Bạch Truật, Phòng Phong, Bán Hạ (chế), Ngũ Vị đều 3 lát. Sắc uống.
TD: Trị nấc do khí hư.
+ Sài Hồ Thang Gia Vị (Chứng Nhân Mạch Trị Q.2): Sài Hồ, Hoàng Cầm, Trần Bì, Cam Thảo, Sơn Chi, Đan Bì. Sắc uống.
TD: Trị nấc do Can Đởm hỏa bốc lên.
+ Khương Hoạt Tán (Tô Thẩm Lương Phương, Q.5): Khương hoạt, Phụ Tử (nướng), Hồi Hương (sao Sơ) đều 20g, Mộc Hương,Can Khương (nướng) đều 4g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g thêm ít muối, sắc uống nóng.
TD: trị nấc do âm hàn.
+ Giáng Nghịch Chỉ Ách Thang (Trung Y Trị Liệu Phối Phương Tễ): Đại Giả Thạch 3,2g, Trần bì 20g, Tuyền Phúc Hoa, Trúc Nhự, Thái Tử sâm đều 16g, Đinh hương, Thị Đế, Thiên Môn, Mạch Môn, Cam Thảo, Tỳ Bà Diệp đều 12g. Sắc uống.
TD: Trị nấc mà tay chân không lạnh, mạch Tế.
+ Thuận Khí Tiêu Trệ Thang (Thọ Thế Bảo Nguyên Q.3): Trần Bì 8g, Bán Hạ (sao gừng) 8g, Bạch Linh (bỏ vỏ) 12g, Đinh hương 1,2g, Thị Đế 2 cái, Hoàng Liên (sao gừng) 0.8g Thần Khúc (sao) 8g, Hương Phụ 8g, Bạch Truật 6g, Trúc Nhự 16g, Cam Thảo 3,2g. Thêm gừng sống 5 lát, Sắc uống.
TD: Trị ăn vào làm khí trệ gây ra nấc.
ĐIỀU TRỊ NẤC BẰNG CHÂM CỨU
-CCHT.Hải: Lý Khí, Giáng nghịch.
*Huyệt chính: Thiên Đột + Cách Du + Nội Quan.
*Thực Chứng: Thêm Cự Khuyết, Thiên xu, Hành Gian, Nội Đình, Chiên Trung.
*Hư chứng: thêm Quan Nguyên, Trung Quản, Khí Hải, Túc Tam Lý, Chiên Trung.
-Ý Nghĩa: Thiên Đột hội của Âm Duy và Nhâm Mạch, để bình giáng nghịch khí, thêm Nội Quan để làm thông ngực và Hoành cách mô. Cách Du là Bối du huyệt của Hoành cách mô, trị các bịnh của cơ hoành. Chiên Trung là huyệt hội của khí để lý khí, Cự khuyết thông ngực và cơ hoành; Thiên Xu thông khí ở phủ (Vị), Hành Gian tả hỏa của Can, Nội Đình thanh nhiệt ở Vị, Quan Nguyên, Khí Hải để bổ Thận Khí, Trung Quản, Túc Tam Lý để bổ trung khí.
- CCHV.Nam: Điều hòa Vị khí, thông cơ hoành.
Châm Nội Quan + Túc Tam Lý + Cự Khuyết + Cách Du.
- CCT. Liệu Học:
*Thực chứng: Cự khuyết, Cách Du, Chiên Trung, Túc Tam Lý (tả).
*Hư chứng: Quan Nguyên, Trung Quản, Khí Hải,Túc Tam Lý (bổ).
-Khoái Tốc Châm Thích Liệu Pháp: châm kích thích mạnh huyệt Thiên Đột. Nếu không bớt, phối hợp thêm Nội Quan hoặc Trung Quản.
- Phổ Tế: Chiên Trung, Du Phủ, Vị uyển (Trung quản) đều cứu 10 tráng.
- Y Học Cương Mục: Kỳ Môn, Chiên Trung, Trung Quản đều cứu.
- Thần Cứu Kinh Luân: Du Phủ, Phong Môn, Kiên Tĩnh, Thừa Tương, Chiên Trung, Trung Quản, Kỳ Môn, Khí hải, Túc Tam Lý, Tam Aâm Giao. Nhũ căn đều cứu 3 tráng.
- Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học: Nội Quan, Túc Tam Lý, Cự Khuyết, Cách Du.
- Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu: Túc Tam Lý, Trung Quản, Nội Quan, Cách Du, Thiên Đột.
- Trung Hoa Châm Cứu Học: Tỳ Du, Vị Du, Trung Quản, Túc Tam Lý, Công Tôn.
-Châm Cứu Học Hong Kong: Cưu vĩ, Thượng Quản, Nội Quan, Khí Hải, Nhật Nguyệt, Quyết Âm Du, Đốc Du, Cách Du, Y Hy, Cách Quan, Thạch Quan.
- Châm Cứu Học Thực Hành của Thượng Trúc: châm Thượng Quản, Trung Quản, Hạ Quản, Túc Tam Lý, đều 1,5 thốn, bình bổ, bình tả kưu kim 30 phút, từ từ rút kim. Hoặc Dưỡng Lão 0,3 - 0,5 thốn vê kim, rút ra, rồi châm Nội Quan 0,5 - 1 thốn, bình bổ bình tả, lưu kim 20 phút.
+ Hoà Vị, giáng nghịch làm chính, hỗ trợ có thể thêm Tán hàn, Thanh nhiệt, Tư âm.
Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, Cách du.
(Trung quản là huyệt mộ của Vị, Túc tam lý là huyệt hợp của kinh Vị, hai huyệt phối hợp, châm tả có thể thanh nhiệt, giáng khí; Châm bổ có thể ích khí, ôn trung; Nội quan là huyệt lạc của tâm bào, thông với mạch Âm duy, có thể hoà trung, giải uất; Cách du lợi cách, giáng nghịch).
Hàn dùng cứu hoặc châm bổ để ôn dương, tán hàn. Nhiệt chứng, Can khí phạm Vị, Vị âm suy châm tả hoặc bình bổ bình tả.
Vị hàn thêm cứu Lương môn.
Vị nhiệt thêm châm tả Hãm cốc.
Dương hư thêm cứu Khí hải.
Âm hư thêm cứu Thái khê.
Can khí hoành nghịch thêm tả Kỳ môn,Thái xung (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Nhĩ Châm
Chọn dùng Cách, Vị, Thần môn, Dưới đồi, Giao giảm, Can. Tuỳ theo cơn nấc nặng nhẹ để chọn cách châm hoặc ấn huyệt. Nấc liên tục, chứng trạng nhẹ: dùng phương pháp day ấn huyệt. Chứng trạng nặng: dùng châm, kích thích mạnh, lưu kim 30 phút. Nếu nấc lâu không hết có thể dùng cách lưu kim (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Dùng ngón tay cái để vào huyệt Toàn trúc, 4 ngón tay kia để phía trên tai, vùng huyệt Suất cốc, ấn day nhẹ hoặc mạnh từ 3 – 5 phút. Trị 30 ca, chỉ có một ca không khỏi (Day Ấn Huyệt Toàn Trúc Trị 30 Trường Hợp Nấc’ (Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí 1987, 56 (3): 18).
Bệnh Án Nấc Do Can Khí Phạm Vị
(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư).
Kha X, nữ, 23 tuổi.
Khám lần đầu bị nấc kéo dài hơn một tháng, gần đây muốn tăng nặng hơn, ngay trong lúc nói cũng không ngừng nấc; Vị quản trướng đầy, đau âm ỉ, lan tỏa tới hai bên sườn,
kém ăn, có lúc ứa ra nước chua, miệng đắng và khô, đầu chướng đau, chất lưỡi nhạt, bệu, hơi xanh, rêu lưỡi nhớt, hơi vàng, mạch Nhu Tế. Bệnh do tình chí không thoải mái, ăn uống không điều hòa đến nỗi Can khí cùng với thực trệ cùng bị nghẽn tắc, Vị mất hòa giáng. Trước hết cần giáng nghịch hòa Vị.
Dùng Đinh hương 16g, Thị đế 6g, Trúc nhự 8g, Toàn phúc hoa 12g, Đai giả thạch 40g, Bán hạ 12g, Hoàng liên 8g, Trần bì 6g, Tỳ bà diệp 12g.
Khám lần hai: Sau khi uống 2 thang, nấc giảm dần, đến nay không tái phát, nhưng Vị quản vẫn cảm giác chướng đầy, rêu lưỡi bớt nhớt dần. Theo đơn cũ có gia giảm, uống thêm 4 thang nữa thì khỏi.
Nhận xét: Bệnh án này là Can khí phạm Vị kèm theo thực trệ dẫn đến ách nghịch kéo dài một tháng không dứt, so với loại Vị nhiễm hàn lạnh nặng hơn, cho nên mới dùng các phương Đinh Hương Thị Đế Thang, Toàn Phúc Đại Giả Thang v.v... đều là những bài thường dùng để chữa ách nghịch.
Trong đó dùng một vị Hoàng liên, lấy vị đắng lạnh để giáng nghịch là vì rêu lưỡi hơi vàng, miệng đắng mà khô, đó là hiện tượng khí uất có kiêm thực trệ và có xu hướng hóa hỏa nên mới dùng tới Hoàng liên. Nếu mới bị bệnh và thuộc Hàn tính thì không nên dùng.
Ngô X, nam, 62 tuổi.
Khám lần đầu: Bị nấc liên tục hai ngày không dứt, hôm qua nôn ra chất dính đặc mầu cà phê rất nhiều, hơi thở ngắn, mỏi mệt, khát nước nhưng không uống nhiều, ho, muốn nôn, mạch Tế Sác mà Kết Đại, đầu lưỡi đỏ khô, gốc lưỡi nhớt. Đây là loại khí âm đều suy, đàm nhiệt nghẽn ở trong, có hiện tượng Vị bại.
Điều trị theo hướng ích khí dưỡng âm, hóa đàm hòa trung.
Dùng Di sơn sâm 8g, Mạch đông 12g, Ngũ vị tử 4g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Bán hạ 12g, Trúc nhự 12g, Trần bì 6g, Viễn chí 4g.
- Khám lần thứ hai: Sau khi uống 2 thang đã yên cơn nấc, ho cũng bớt, ăn tạm được, mạch Tiểu, đầu lưỡi đỏ, gốc lưỡi nhớt. Vẫn theo phép điều trị trước, dùng đơn cũ thêm Tang bạch bì; Nam sa sâm đều 12g.
Nhận xét: Bệnh án này thuộc loại Phế nham (ung thư) khá nặng, tuổi cao, khí suy, đoản hơi, mỏi mệt, mạch Tế Sác mà Kết Đại, biện chứng là khí âm đều suy, điều trị theo phép ích khí dưỡng âm, hóa đàm hòa trung, sau khi uống 2 thang khỏi luôn ách nghịch, về sau tiếp tục điều trị Phế nham.
QUẢ BỒ KẾT CHỮA BỆNH NẤC
Hay gọi ách nghịch hay khí nghịch cũng được
- Bồ kết có tác dụng thông khiếu hạ khí tiêu đờm. Vào hai kinh Phế và Đại trường, gặp những triệu chứng bệnh trên chúng ta thường đi tìm những bài thuốc có nhiều vị như bùi bình vị hay lục quân hương sa ít ai nghĩ đến một quả bồ kết mà chữa khỏi được.
- Vậy mà có đấy theo kinh nghiệm nhiều đời của gia đình tôi, khi gặp chứng đó là phải nghĩ ngay đến quả bồ kết.
Cách sử dụng rất đơn giảnnhanh gọn như sau:
- Lấy 1 quả Bồ kết rửa sạch lấy cả hạt nướng tồn tính dã dập hay tán bột càng tốt, đổ nước sôi vào đợi 5 phút chắt nước trong uống, nếu tán bột mịn thì uống cả bã, chỉ một lần uống là khỏi.
Nay kính biếu đồng nghiệp cùng toàn thể nhân dân ai cũng áp dụng được.
NGẤT
(Hưu Khắc - Shock - Shock )
A. Đại cương
Ngất là trạng thái chết trong chốc lát. Sau 1 thời gian ngắn, người bệnh lại trở lại bình thường và tỉnh lại.
YHCT xếp chứng này vào loại chứng ‘Quyết’, chứng ‘Thoát’ hoặc hiện tượng ‘Vong Âm’ hoặc ‘Vong Dương’.
B. Nguyên nhân
. Thường thấy nơi người cơ thể suy yếu, lao lực quá sức, tình cảm thay đổi đột ngột.
. Vong Âm thường do dùng phương pháp phát hãn, thổ hoặc hạ làm cho tân dịch hao tổn quá nhiều hoặc do thổ huyết, tiểu ra huyết nhiều quá làm âm dịch bị hao tổn gây ra.
. Do Âm Dương Khí Huyết liên hệ mật thiết do đó, âm kiệt thì dương cũng theo đó mà suy, huyết thoát thì khí cũng mất chỗ dựa, sinh ra vong Dương.
C. Triệu chứng
Đột nhiên ngã ra bất tỉnh, sắc mặt tái xanh, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh, huyết áp tụt (hạ) xuống.
. Nếu kèm theo hơi thở yếu, môi thâm, chất lưỡi dầy, mạch Tế, vô lực là dấu hiệu Khí thoát, nặng thì gọi là Vong Dương.
. Nếu kèm miệng khát, bồn chồn vật vã, mạch Vi mà Sác là dấu hiệu Huyết thoát, nặng thì Vong Âm.
. Nếu hôn mê, hô hấp yếu, tiếng tim yếu, mạch hầu như không bắt được là dấu hiệu Khí và Huyết đều thoát, thuộc loại bệnh nặng.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ quyết, hồi dương.
* Huyệt chính: Tố Liêu (Đc.25) + Nội Quan (Tb.6).
* Huyệt phụ: Nhân Trung (Đc.26), Trung Xung (Tb.9), Dũng Tuyền (Th.1), Túc Tam Lý (Vi.36) .
. Cách Châm: Bắt đầu châm huyệt chính, vê kim liên tục, kích thích mạnh vừa, đợi huyết áp có lực, ổn định rồi thì có thể không vê kim nữa. Nếu huyết áp không tăng rõ rệt thì thêm huyệt phụ.
* Cứu: Bá Hội (Đc.20), Tề Trung, Khí Hải (Nh.6), Quan Nguyên. Dùng ngải viên hoặc ngải điếu cứu cho đến khi mạch hồi phục, mồ hôi không ra nữa thì thôi.
2- Nhân Trung (Đc.26) + Tố Liêu (Đc.25) + Bá Hội (Đc.20) + Thiếu Xung (Tm.9) (Châm Cứu Học HongKong).
3- Khai khiếu tỉnh thần là chính, sau đó dùng phép điều hòa kinh khí, an thần. Châm kích thích mạnh Nhân Trung (Đc.26) + Thập Tuyên để khai khiếu, tỉnh thần.
Châm từng huyệt cho đến khi tỉnh thì châm Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) để điều hòa kinh khí, an thần (Châm Cứu Học Việt Nam).
4- Nhân Trung (Đc.26) + Trung Xung (Tb.9) + Nội Quan (Tb.6) + Bá Hội (Đc.20 + Tố Liêu (Đc.25).
Bắt đầu châm Nhân Trung và Trung Xung, thỉnh thoảng vê kim.
Nếu không bớt, thêm Nội Quan.
Nếu huyết áp không tăng, thêm Tố Liêu, kích thích mạnh vừa (Tân Y Liệu Pháp Thủ Sách).
5- Châm Nhân Trung (Đc.26) + Dũng Tuyền (Th.1). Kích thích mạnh, thỉnh thoảng vê kim, lưu kim 15 phút.
Nếu chứng trạng không tiến triển, phối hợp châm Tố Liêu, Nội Quan, vê kim liên tục.
Hoặc cứu thêm Khí Hải, Quan Nguyên cho đến khi tỉnh lại (Thường Kiến Bệnh Trung Y Lâm Sàng Thủ Sách).
NGỪA THAI
Sách ' Sơn Hải Kinh’ là bộ sách thuốc chép vị thuốc xưa nhất, tục truyền ông Ba Ích soạn ra vào 2196 trước kỷ nguyên. Sách này ra đời sớm hơn bộ 'Bản Thảo Thần Nông’, trong đó có ghi rằng vị ‘Cốt dung’ (loài cỏ) ăn vào không sinh con, ' Hoàng cực’ (loài cây) uống vào không sinh đẻ.
Tuy nhiên hiện nay ta không thể nghiên cứu để biết 'Cốt dung" và 'Hoàng cực’ là gì. Sách ‘Tiêu Phạm Phương’ đời Tùy chép rằng Dây Tằm củ là thuốc trừ thai nghén, như thế có thể thấy rằng cổ nhân đã có nhiều kinh nghiệm về tránh thai rồi, nhưng vì chế độ xã hội đương thời không tổng kết rõ ràng. Hơn nữa, vì có thái độ khinh thường y học cổ truyền nên về phương diện lý luận và kinh nghiệm của Đông y không được đề cao, mà đối với các phương thuốc hiệu nghiệm từ xưa lưu truyền lại đây không có thực nghiệm thực tế. Bởi vậy, trong xã hội cũ này vì có nhiều phụ nữ do sinh đẻ quá nhiều không đủ sức nuôi dưỡng đành liều dùng thuốc phá thai, nhẹ thì bị tổn thương, nặng thì chết, lại còn sát hại sinh mạng của trẻ nhỏ nữa.
Ý nghĩa tránh thai: Là dùng thuốc để tạm thời hạn chế việc sinh đẻ, sau một thời gian lại sinh đẻ nữa. Nó không giống với đoạn sản. Đoạn sản là sau khi uống thuốc không còn sinh đẻ được nữa.
Phép Trị
Phương pháp dùng thuốc để tránh thai dựa vào lý luận: "Người béo mập không sinh con, tử cung hàn không thụ thai', gây ra kinh nguyệt không đều tạm thời, nhưng đối với cơ thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nói khác đi, tránh thai và truyền giống khác hẳn nhau, mà phải cho người hàn uống uống thuốc hàn lương, người béo lại dùng thuốc béo lên mới có hiệu quả.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Bài thuốc tránh thai cho những người béo mập:
+ Tứ Vật Thang thêm Vân đài tu (Phụ Nhân Lương Phương): (Toàn) Đương quy, (sinh) Thục địa, (đại) Xuyên khung, (sao) Bạch truật, các vị bằng nhau, mỗi lần uống 20g, thêm 8g Vân đài, uống lúc đói, sau khi hành kinh.
TD: Đoạn sản.
Nhận xét: Bài này dùng toàn vị thuốc bổ tạo ra phương pháp cho người béo mập không sinh đẻ. Những người phải béo mập uống thang này mới có hiệu quả.
+ Tửu Khúc Đoạn Tử Pháp ( Đan Khê Tâm Pháp) Bạch diện miến 1 tô, rượu ngon 5 tô, trộn đều làm hồ nấu còn 1 tô rưỡi lọc bỏ cặn, chia ra 3 lần uống. Chờ đến khi hôm trước có kinh, canh 5 sáng hôm sau và đến lúc mặt trời mọc đều uống 1 lần, kinh nguyệt vẫn có suốt đời không sinh con. Sách xưa chỉ đinh: Chủ về suốt đời không sinh con. Bài này trích từ ‘Thiên Kim Phương’ trị đàn bà có thai mà mắc bệnh nên phải trừ thai. Dùng 5 thăng Mạch miến, 1 đấu rượu ngon nấu sôi 3 dạo bỏ cặn, chia uống 3 dạo cho hết, hôm trước nghỉ ăn người mẹ vẫn béo tốt không bệnh tật. Sách 'Phụ nhân lương
Phương’ lấy bài này để làm thuốc đoạn sản. Tuy nhiên, trong bài này không nói rõ rằng bài này có thể đoạn sản. Chu Đan Khê cũng xếp bài thuốc này vào loại thuốc có tác dụng đoạn sản. Nay xét rượu và Mạch miến đều có công hiệu điều trung hòa vị làm người béo mập thêm lên. Cần nghiên cứu để có kinh nghiệm. Ta thử đem thí nghiệm vào người béo, đờm nhiều, ăn ít, sau khi uống thuốc này mà sức ăn tăng thêm, cơ thể bép mập thì đạt được mục đích.
Bài thuốc tránh thai làm cho tử cung lạnh:
Tri Bá Tứ Vật Thang: Toàn Đương quy, Đại Bạch thược, Xuyên khung, Xuyên Hoàng bá đều 6g,.Đại Sinh địa, Tri mẫu đều 9g.
Lục Sĩ Ngạc nói rằng: Đây là phương tránh thai đởi Tống, uống luôn 3 tháng tất có hiệu nghiệm, sau đó nếu muốn thụ thai nên uống thang này bỏ Sinh địa, Tri mẫu, Hoàng bá, thêm Thục địa 9g, Hoàng kỳ6g Nhục quế 3g. Trước kỳ kinh và sau kỳ kinh đều uống 5 thang, liên tục 3 tháng sẽ có hiệu nghiệm.
Đây là hai phương pháp tránh thai và thụ thai lại cùng dùng chung bài Tứ Vật Thang nhưng thêm vị thuốc hàn lương như Tri mẫu, Hoàng bá, có tác dụng chống thụ thai nhưng thêm các vị nhiệt như Hoàng kỳ, Nhục quế, thì lại thụ thai, đều căn cứ theo lý luận ‘Tử cung lạnh thì không thể thụ thai được’.
Hoàng Bá Khổ Đinh Trà: Khổ đinh trà 120g, Hoàng bá 60g, tán bột, trộn nước làm viên, to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 6g, buổi sáng và chiều (lúc rạng đông uống bụng đói, trước khi ngủ 1 lần), với nước nóng, uống liên tục 3 tháng. Lần thứ nhất uống liên tục 5 thang, sau kỳ kinh. Lần thứ hai uống luôn 4 thang, sau kỳ kinh. Lần thứ ba uống luôn 3 thang sau kỳ kinh. Về sau có thể không thụ thai nữa.
Kiêng kỵ:
. Trong thời gian 3 tháng uống thuốc mỗi lần sau kỳ kinh phải cử giao hợp trong 10 ngày.
. Trong thời gian uống thuốc phải cử ăn các thứ cay nóng, kích thích.
Đây là phương thuốc của viên y sư họ Hoàng thuộc Viện y học. Khổ đinh trà, Hoàng bá đều là vị thuốc hàn lương. Căn cứ theo lý luận tử cung lạnh thì không thụ thai.
Sinh Lục Đậu Tị Dựng Pháp (Kinh nghiệm dân gian): Đậu xanh tốt 21 hột (hoặc bao nhiêu tuổi thì uống bấy nhiêu hột). Tán bột, sau kỳ kinh, uống với nước 3 ngày.
Sinh Mộc Nhĩ Tị Dựng (Kinh nghiệm dân gian): Kỳ kinh hết, dùng 1 chén nhỏ nấm mèo sống, trộn với đường ăn. Dùng luôn trong 3 ngày.
Theo tục lệ của dân ở tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) từ trước đến nay, con gái mới kết hôn, sắp tới kỳ kinh hay giữa kỳ kinh, thường uống đậu xanh sống hoặc nấm mèo sống để làm cho tắt kinh nguyệt. Kinh nghiệm thấy rằng uống xong, kinh nguyệt tụt lui hoặc tắt hẳn. Vì vậy rất khó thụ thai. Muốn không thụ thai nên dùng phép này đó là phép làm cho tử cung hàn lạnh không thể thụ thai được.
NGHẸN(Ế CÁCH)
Đại Cương
Nghẹn là trạng thái nuốt xuống bị trở ngại, ăn uống như bị nghẽn tắc không xuống.
Nghẹn chỉ là một triệu chứng có thể do nhiều bệnh ở thực quản gây ra: Rối loạn thần kinh thực quản, thực quản co thắt, thực quản có khối u... tương ứng với thể Tâm Vị Co Thắt, Thực Đạo Viêm, Ung Thư Thực Quản, Ung Thư Dạ Dày.
Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (Tố Vấn 28) viết: “Hung tắc bị nghẹn thì trên dưới không thông”, ám chỉ chứng ế cách.
Phân Loại
+ Ế: ăn uống đến khoảng giữa miệng với cổ họng, vì khí làm ngăn lại, nuốt nghẹn không xuống được, vì vậy gây nên nôn ra, từ trong họng chuyển ra, do đó gọi là Ế bệnh, bệnh ở thượng tiêu.
+ Cách: Có hai cách giải thích:
a-Ăn uống xuống họng, đến cơ hoành (cách) thì không xuống được nữa, nôn ra, vì vậy, gọi là cách.
b- Từ cách mạc (hoành cách mô) chuyển ra, do đó gọi là Cách (Theo Lý Đông Viên giải thích). Cách ở đây không có nghĩa là ngăn cách.
c- Hải Thượng Lãn Ông trong ‘Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh’ giải thích: “Chứng Cách xẩy ra ở khoảng giữa bao tử và họng, vì vậy gọi là Cách. Chữ Cách này có nghĩa là ngăn cách, ý nói là ngăn thức ăn ra khỏi bao tử. Bệnh ở trung tiêu.
Nguyên Nhân
Theo sách ‘Y Trung Quan Miện’ (Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh) thì:
+ Ế do vị quản khô ráo, huyết dịch suy kém, do âm hư hỏa vượng.
+ Cách thường do lo nghĩ, tức giận gây nên uất kết, đờm khí tụ lại trên cách mô, vì vậy Chu Đan Khê nhận định là “Bệnh này chỉ có ở người lớn tuổi, trẻ tuổi không có chứng ế cách”.
. Tiết Lập Trai cho rằng “ Bệnh ế cách do hỏa gây nên”. Do hỏa bốc lên nung đốt tân dịch thành đờm, lúc đầu thì hỏa và đờm chưa kết, họng và ngực bị táo, ăn uống vào không được lưu lợi thành ra ế cách.
. Thiên ‘Âm Dương Biệt Luận (Tố Vấn 7) viết: “Khí Tam dương kết lại, gọi là Cách”.
. Sách ‘Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩch’ giải thích rõ hơn ý của sách Nội Kinh Tố Vấn như sau: ” ... Nhưng phải biết vì sao Tam dương sinh ra nhiệt kết? Ddêuf là bệnh của Thận cả, vì Thận chủ chủ 5 chất dịch, chủ nhị tiện, cùng với Bàng quang thành một tạng phủ có quan hệ biểu lý. Thận thủy đã khô thì dương hỏa thiên thắng nung nấu tân dịch, làm cho tam dượng bị nhiệt kết. Đường trước đường sau đều bị bế tắc, đi xuống không thông ắt phải đi ngược trở lên, thẳng theo thanh đạo (đường khí) mà bốc lên họng, cho nên nghẹn (ế) ở họng mà không xuống được, có xuống được rồi cũng trở ra là do dương hỏa cứ đi lên không xuống thì làm gì uống nước xuống được, vì thế ăn lại càng khó xuống:...”
+ Theo sách ‘Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô:
1- Do Lo Nghĩ, Uất Ức làm cho khí bị kết lại, tân dịch ngưng tụ lại thành đờm, uất ức làm hại đến Can khí, Can khí bị uất kết sinh ra huyết ứ. Đờm ứ và huyết ứ gây trở ngại thực quản làm cho nuốt khó, ăn uống không xuống, trên dưới không thông.
2- Do Uất Nhiệt Làm Tổn Hại Tân Dịch (T.Hải + T. Đô): Uống rượu, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, lâu ngày nhiệt ứ lại, làm bế tắc thực quản, hại tân dịch, huyết bị khô, sít, ăn uống không xuống được gây nên nghẹn.
3- Do Tinh Huyết Không Đủ (T. Đô): Lao thương làm hại Thận âm, tinh huyết bị khô, âm tinh không đưa lên trên được, thực đạo bị khô sít, ăn uống không xuống được gây ra nghẹn.
4- Do Tửu Sắc Quá Độ, ham uống rượu, tình dục phóng túng cũng gây nên ế cách. Vì rượu nóng làm tổn hại khí huyết, sắc dục thì hao tổn tinh dịch, tinh huyết đã thiếu thì huyết lưu hành không thông, có thể làm cho khí huyết uất kết gây nên chứng ế cách. Trong đó, uống rượu là yếu tố quan trọng. Sách ‘Y Biển’ viết: Người uống rượu thường bị chứng ế cách, uống rượu nóng lại càng bị nhiều vì nóng thì hại tân dịch, cuống họng khô sáp, ăn vào không được”.
Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: “ Chứng ế cách do lo sầu, nghĩ ngợi, nhọc mệt và uất chứa lại, hoặc tửu sắc quá độ làm tổn hại chân âm, chân âm bị tổn thương thì tinh huyết khô cạn. Khí không thông hành thì ở trên bị chứng ế cách, tinh huyết khô cạn thì ở dưới bị bệnh táo kết”.
Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ cũng nêu lên rằng người trẻ tuổi ít bị chứng này mà đa số là người lớn tuổi, người yếu sức thường bị, như vậy cho thấy chứng này cũng liên hệ với tuổi tác và sức khỏe.
Triệu Chứng
1- Đờm Khí Ngăn Trở: Khi nuốt thấy trong họng như bị nghẹn, ngực đầy, đại tiện khó, miệng và họng khô, gầy ốm, chất lưỡi đỏ, mạch Huyền, Tế (T.Hải), Huyền, Tế, Sáp (T. Đô).
2- Huyết Ứ Nội Kết: Vùng ngực đau nhói, vừa ăn xong là nôn, kể cả nước cũng không uống được, đại tiện cứng như phân dê, hoặc như nước đậu đỏ, đậu đen, gầy ốm, lưỡi đỏ, ít nước miếng, lưỡi xanh tím, mạch Tế Sáp.
3- Khí Dương Hư Yếu: Ăn uống không xuống, mặt nhạt, sợ lạnh, hụt hơi, nôn ra nước và nước miếng, mặt và chân phù, bụng trướng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Tế Nhược.
Nguyên Tắc Điều Trị
Theo sách ‘Y Trung Quan Miện’:
1- Ế chứng vốn do tinh huyết khô khan, lo nghĩ uất kết, huyết dịch không nhuần xuống được thành nghẹn (ế), cho nên hễ thấy ăn uống thì trong lòng đã cảm thấy tắc nghẽn, đó là dấu hiệu báo trước cho biết chân khí vô hình đã có bệnh. Phép chữa phải bồi bổ chân khí là chính.
2- Nếu Thận hư thì mạch Nhâm không tưới nhuần được khí nguyên dương ở đan điền, không có nóng ấm để nung nấu thủy cốc, cho nên trung tiêu chuyển vận hóa xuống không được gây nên ế cách, do đó, phép trị phải bổ âm. Xét người bị ế cách, uống nước thì dễ chịu mà ăn vào lại khó là do âm khí tiêu mất, phải nhờ ‘đồng bào’ giúp sức.
3- Chứng ế cách nơi người lớn tuổi do huyết dịch khô khan, trung châu không vận hóa nổi... cần biết bảo tồn chân khí, đừng để tiêu tan mất, cần tưới nhuận chỗ khô sáp thường xuyên, đừng để ủng tắc khiến cho khí dễ sinh ra huyết. Vì vậy, Chu Đan Khê có cách chữa bằng các thứ sữa, các thứ nước tươi (sinh trấp).
4- Nếu cho rằng do uất kết sinh ra, dùng thuốc hóa đờm cho tiêu đi, có thê có hiệu quả nhất thời nhưng sẽ dần dần khô héo mà chết. Nên dùng bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn, tùy chứng mà thêm Ngũ vị, Ngưu tất.
5- Vì bệnh do lo nghĩ, tinh thần gây nên, vì vậy, cần bảo dưỡng tinh thần, dẹp bớt tư lự thì tân dịch mới tụ về trong Vị.
6- Chứng ế cách vừa chữa khỏi, tuy thèm ăn uống cũng không được cho ăn cơm cháo ngay, mỗi ngày nên dùng Nhân sâm, Trần bì đều 8g, Gạo tốt 40g, sắc uống dần từng ít một để thêm Vị khí. Uống như vậy thấy yên thì thêm Nhân sâm dần dần, sau một tuần mới có thể ăn cháo được. Nếu Tỳ Vị chưa mạnh mà đã vội cho ăn cháo gạo thì hầu hết không chữa được. Người tuổi ngoài 60 rất khó chữa.
7- Người lớn tuổi thường khó chữa vì trai trẻ khí huyết chưa dư, dùng thuốc chữa đờm hỏa thì khỏi hẳn nhưng nơi người lớn tuổi, khí huyết đã suy, nếu dùng thuốc vét hết đờm hỏa, tuy tạm khỏi nhưng bệnh sẽ trở lại. Đó là do khí hư không vận hóa được mà sinh đờm, huyết hư thì không đủ tưới nhuận được mà sinh ra hỏa, tuyệt đối không nên dùng thuốc có vị thơm, ráo (táo), nếu dùng thì sẽ chết.
8- Nên ăn những thức ăn thanh đạm, tránh thức ăn béo, vì chứng này thuộc nhiệt mà táo, ăn thức ăn béo sẽ giúp thêm hỏa, sinh ra đờm, sẽ làm cho bệnh nặng thêm.
Điều Trị
1- Đờm Khí Giao Trở: Khai uất, nhuận táo (T.Hải + T. Đô).
Dùng bài Khải Cách Tán (Y Học Tâm Ngộ, q. 3): Sa sâm, Đan sâm đều 12g, Bối mẫu (bỏ lõi) 6g, Phục linh 4g, Hà diệp đế (Gương sen) 2 cái, Sa nhân (xác) 1,6g, Uất kim 2g. Sắc uống.
(Uất kim, Sa nhân để khai uất, lợi khí; Sa sâm, Bối mẫu nhuận táo, hóa đờm; Đan sâm tan ứ huyết; Phục linh lợi thấp).
2- Ứ Huyết Nội Kết: Tư âm, dưỡng huyết, phá kết, hành ứ, dùng bài Thông U Thang (NKHT. Hải)
Dưỡng huyết, hành ứ, dùng bài Thông U Thang (NKHT. Đô).
Thông U Thang (Lan Thất Bí Tàng, q. Hạ): Quy vĩ, Đào nhân, Thăng ma đều 4g, Sinh địa, Thục địa 2g, Chích thảo, Hồng hoa đều 0,4g. Sắc, cho thêm bột Tân lang 2g, uống nóng.
(Sinh địa, Thục địa, Đương quy tư âm, dưỡng huyết; Đào nhân, Hồng hoa phá kết, hành ứ; Tân lang phá khí trệ, giáng xuống; Thăng ma hành khí đi lên, giúp cho khí lên xuống được điều hòa).
Hòa Vị Chỉ Kinh Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Đao đậu tử, Xích thược, Ngọa lăng, Bạch thược đều 40g, Đương quy, Ngẫu tiết, Mộc qua đều 16g, Hạnh nhân, Quất hồng, Hồng hoa, Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch, Hương phụ đều 12g, Mai khôi hoa, Sa nhân, Sinh khương đều 6g. Sắc uống.
3- Khí Hư Dương Suy
+ NKHT. Hải: Ích khí, kiện Tỳ, sinh tân, giáng nghịch. Dùng bài Bổ Khí Vận Tỳ Thang.
+ NKHT. Đô: Bổ khí, ích Tỳ. Dùng bài Bổ Khí Vận Tỳ Thang.
Bổ Khí Vận Tỳ Thang (Chứng Trị Chuẩn Thằng, q. 3): Bạch truật 12g, Nhân sâm 8g, Phục linh, Quất hồng đều 6g, Chích kỳ 4g, Sa nhân 3,2g, Chích thảo 1,6g. Thêm Gừng sống 1 lát, Táo 1 trái, sắc uống lúc đói.
(Nhân sâm, Hoàng kỳ, Phục linh, Bạch truật bổ khí, kiện Tỳ, Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch thuận khí, giáng nghịch).
Châm Cứu Trị Nghẹn
+ Châm Cứu Học Giảng Nghĩa: Châm bình bổ bình tả Cách du, Cự khuyết, Nội qua, Túc tam lý, Vị du.
(Cách du điều hành huyết, khứ ứ, khai thông hoành cách mô; Cự khuyết, Nội quan thông khí ở hoành cách mô; Vị du, Túc tam lý thông điều Vị khí, trung tiêu).
+ Thiên Kim Phương: châm Gian sử.
+ Y Học Cương mục: Trung khôi, Đại lăng, Túc tam lý.
+ Chứng Trị Chuẩn Thằng: châm Đại lăng.
+ Châm Cứu Trị Liệu Học:
. Thực chứng: Chiên trung, Cự khuyết, Cách du, Tỳ du, Cách quan đều tả.
. Hư chứng: Châm bổ Tỳ du, Khí hải, Cách du, Túc tam lý, Công tôn, châm tả Lao cung.
+ Sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học’ nêu 4 trường hợp điều trị:
1. Đờm trọc giao trở: Khai uất, lý khí, hóa đờm, nhuận táo.
Châm tả Trung quản, Can du, Phế du, Cách du, Phong long, bổ Phục lưu.
(Trung quản, Túc tam lý điều lý Tỳ Vị, hóa đờm trọc; Can du, Cách du lợi cách, thư Can, tán uất kết; Phong long giáng khí, tiêu ế cách; Phong long hành khí, hóa đờm; Bổ Phục lưu để tư âm, nhuận táo).
Ngực đầy thêm Chiên trung, Nội quan.
2. Tân dịch suy, nhiệt kết: Nhuận táo, sinh tân.
Châm bổ Vị du, Tỳ du, Túc tam lý, Chiếu hải, Phục lưu.
(Vị du, Tỳ du bổ trợ trung khí, bồi cho nguồn sinh hóa. Tỳ Vị vượng thì sẽ tự sính khí, hóa huyết; Túc tam lý điều lý Vị khí, bổ cho nguồn sinh hóa; Chiếu hải, Phục lưu tư dưỡng Thận âm).
3. Ứ Huyết Nội Kết: Tư âm, dưỡng huyết, tán kết, hành ứ.
Châm tả hoặc bình bổ bình tả Cách du, Can du, Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý.
(Cách du là huyệt Hội của huyết, ở vị trí hoành cách mô, có tác dụng điều khí, hành huyết, khứ đờm, làm thông hoành cách mô; Can du sơ Can, điều khí, hành huyết; Huyết hải sơ điều kinh khí Tỳ Vị, lý khí, hoạt huyết, khai ứ kết; Tam âm giao kiện Tỳ, tư âm, dưỡng huyết; Túc tam lý kiện vận Tỳ Vị, ích khí, dưỡng huyết, để phù chính, khu tà).
4- Khí Hư, Dương Suy: Ôn bổ Tỳ Thận.
Châm bổ Tỳ du, Vị du, Thận du, Quan nguyên, Phục lưu.
(Tỳ du, Thận du ôn bổ dương cho Tỳ, Thận; Hợp với Vị du để kiện Tỳ Vị; Quan nguyên bồi Thận, cố bản, bổ ích nguyên khí; Phục lưu tư bổ Thận âm, làm cho âm dương tương giao).
+ ‘Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu’ giới thiệu một số phương pháp châm đơn giản sau:
. Châm Thiên đột, thẳng xuống, sâu 0,2 thốn, sau đó chuyển mũi kim xuống rồi dựa theo bờ trong sát xương ức xuống sâu 1 – 1,5 thốn. Khi người bệnh cảm thấy như bị bóp nghẹt hoặc thấy tức thì rút kim. Nếu người bệnh không có cảm giác như trên thì phải đợi đến khi có cảm giác tức nghẹn mới có hiệu quả.
. Châm huyệt Thái xung hai bên, châm xong bảo người bệnh nuốt. Khi đắc khí, lưu kim 20 phút, cứ 5 phút vê kim một lần. Vê kim 10 lần là được.
Nhĩ Châm: Chọn huyệt Thần môn, Vị, Thực đạo, Cách. Mỗi lần chọn 1-2 huyệt, kích thích vừa. Mỗi ngày châm một lần, 10 ngày là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Bệnh Án Ế Cách
(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư).
Chu X, nữ, đến tuổi trưởng thành.
- Khám lần đầu tiên: ăn uống không xuống, dễ đưa lên gây nôn, ợ hơi luôn, mỗi bữa ăn phải nhấm nháp tới hơn 2 giờ mới xong. Tây y khám chữa chẩn đoán là Hẹp môn vị; mạch Trầm Tế, rêu lưỡi trắng nhớt.
Cho dùng: Hương Phụ 8g, Lương khương 3g, Bán hạ 12g, Trần bì 6g, Toàn phúc hoa 12g, Đại giả thạch 16g, Đương quy 12g, Hoắc hương 8g, Tô ngạnh 8g, Cam thảo 4g.
- Khám lần 2: Uống thang trên chưa kiến hiệu, đại tiện khô táo. Luận trị theo chứng ế cách theo hướng nhuận hạ. Cho dùng Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Toàn phúc hoa 12g, Đại giả thạch 16g, Qua lâu nhân 16g, Bá tử nhân 8g, Chỉ xác 8g, Cam thảo 4g.
Sau khi uống thuốc, ăn uống vào dễ hơn. Thêm Úc lý nhân, Hạnh nhân, Hỏa ma nhân, mỗi bữa ăn đã nhanh hơn được nửa giờ. Về sau đổi dùng Đại Bán Hạ Thang, khỏi bệnh.
- Nhận xét: Bệnh lý ế cách là nhiệt kết, tân dịch khô, cho nên điều trị mới dùng phép lý khí giáng nghịch, chưa thấy kết quả; lần khám thứ hai thêm các vị thuốc nhuận hạ, mới thấy hiệu quả.
Bành X, nam, 40 tuổi. Mùa xuân năm 1968, ăn vào bị nghẽn ở môn vị không xuống, nôn ra như nước đậu đỏ, đại tiện như phân dê, bệnh kéo dài đã 3 - 4 tháng, gầy còm quá mức, mạch Trì Hoãn Tế Nhược, rêu lưỡi khô ráo không có tân dịch. Bệnh thuộc phủ nhiệt táo kết, nung đốt tân dịch, dương thịnh ở trên, âm cạn ở dưới, tân dịch khô mà huyết cũng thiếu, đến nỗi bí môn và u môn khô ráo; Theo phép nhuận táo thông u, dùng Ngũ Nhân Hoàn gia giảm điều trị. Cho dùng Sa sâm 16g, Mạch đông 16g, Qua lâu 16g, Hỏa ma nhân 24g, Đương quy 32g, Chỉ thực 12g, Bán hạ 12g, Đông quỳ tử 12g. Sắc lấy nước đặc, lại hòa vào 1 chén nước lá hẹ rồi cho uống.Sau 10 thang kết quả rõ rệt; sau 20 thang, khỏi bệnh.
Nhận xét: Táo nhiệt tổn hại phần âm, tân dịch và huyết khô khan, đến nỗi ăn vào bị nghẹn - ngăn cách, trên dưới không thông, phát sinh ế cách. Dùng thuốc dưỡng âm nhuận táo có thêm thuốc tân khai khổ giáng nhờ đó mà tân dịch được gia tăng, ăn uống khá hơn, phủ khí thông lợi, khắc phục được tình trạng hư yếu gầy còm.
Trần X, nam, 44 tuổi. Tự cảm thấy trong họng như có vật vướng mắc, bệnh đã hơn
2 tháng. Qua khám ở một bệnh viện, được chẩn đoán là Ung thư thực quản, ổ bệnh ở đoạn một phần ba thực quản, tính từ dưới lên, qua ba lần làm sinh thiết, phát hiện xu thế bệnh đang tiến triển, ổ bệnh ở thực quản rộng 0,8mm, dài 9mm. Hình thể gầy còm, ăn bị tắc nghẽn, nằm xuống càng nghẽn, táo bón, mạch Huyền Sác. Dựa vào vị trí phía dưới thực quản là miệng trên của Vị, thuộc Kinh Dương minh Vị, nuốt khó, ăn vào lại nôn ra, hình thể khô đét, đại tiện như phân dê... đó là bệnh cách. Điều trị theo hướng tư âm ích Vị, trong thuốc sinh tân nhuận táo có thêm vị tán kết làm mềm chất cứng. Dùng Sa sâm 20g, Ngọc trúc 20g, Mạch đông 12g, Hoài sơn 32g, Toàn phúc hoa 12g, Bán chi liên 40g, Côn bố 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo 80g, Thanh bì 8g, Hạ khô thảo 20g.
- Nhận xét: Đơn thuốc trên gia giảm cho uống liên tục trên ba tháng, chứng trạng giảm rất nhiều, đến bệnh viện khám lại, phần trên và giữa thực quản bình thường, phần dưới nới dãn tốt; vẫn dùng đơn trên gia giảm để củng cố kết quả, thăm hỏi nhiều lần, bảy năm nay, thể chất khỏe mạnh như xưa, đã lao động được công việc nặng
LƯNG ĐAU
(Yêu Thống - Yêu Bối Thống - Lumbago - Lumbago)
A. Đại cương
Lưng đau là tên gọi chung các chứng đau ở thắt lưng, sống lưng.
Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ dựa theo diễn tiến bệnh chia làm 2 loại: Lưng Đau Cấp và Mạn tính.
Sách ‘Châm Cứu Học Giảng Nghĩa’ dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chia làm 2 loại: Lưng đau do Phong hàn thấp và do Thận Hư.
Sách ‘Châm Cứu Học Việt Nam’ dựa theo sách ‘Châm Cứu Học Giảng Nghĩa’ nhưng thêm 1 nguyên nhân nữa là do Huyết ứ (giống sách ‘Châm Cứu Trị Liệu Học’).
B. Nguyên nhân
Chủ yếu do:
Cấp Tính: cảm phong hàn thấp, tư thế không đúng, dùng quá sức (khiêng, vác nặng...), bị té ngã, chấn thương va chạm làm cho tà khí lưu trệ ở kinh lạc hoặc có ứ huyết làm cho kinh lạc không thông, gây ra bệnh.
Mạn Tính: Chủ yếu do Thận hư và rối loạn khí ở kinh Bàng Quang hoặc do các tổ chức cơ lưng bị tổn thương, tái đi tái lại nhiều lần, hoặc do phong thấp... gây ra.
C. Triệu chứng
1. Do Phong Hàn Thấp: thường đau 1 hoặc 2 bên lưng, hoạt động lưng bị hạn chế, nằm yên thì đỡ đau nhưng cử động hoặc ho, hắt hơi... thì đau nhiều hơn.
Phong Hàn nhiều: đau dữ dội, co quắp.
Hàn Thấp nhiều: đau ê ẩm, khi thời tiết thay đổi thì đau nhiều hơn.
2. Lưng đau do Thận Hư: đau ê ẩm kéo dài, ngày và đêm đều đau, 2 chân mỏi
Thận Dương Hư: kèm theo tinh thần uể oa?i, chân tay không hoạt tinh, nước tiểu trong, mạch Tế Nhược.
Thận Âm Hư: kèm theo hư phiền, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, mạch Sác.
3. Lưng đau do Chấn Thương, Huyết ứ: đau buốt, cố định 1 chỗ, không di chuyển, hoạt động thì càng đau, mạch Sáp.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải:
Cấp Tính: thông điều mạch Đốc và kinh Bàng Quang.
Châm Nhân Trung (Đc.26), kích thích mạnh. Châm xuất huyết Uỷ Trung (Bq.40) và Nhiên Cốc (Th.2). Ngày 1 lần.
Mạn Tính: sơ thông kinh khí, thư cân hoạt lạc, châm A Thị Huyệt + Uỷ Trung (Bq.40) + Côn Lôn (Bq.60). Kích thích mạnh vùng ấn đau, có thể châm kim kích thích về nhiều hướng hoặc phối hợp với Tam Tiêu Du (Bq.22), Thận Du (Bq.23) và Yêu Nhãn.
2- Nhóm 1: Thần Đạo (Đc.11) + Tích Trung (Đc.6) + Yêu Du (Đc.2) + Trường Cường (Đc.1) + Đại Trữ (Bq.11) + Cách Du (Bq.18) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Tỳ Du (Bq.20) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Bàng Quang Du (Bq.28).
Hoặc Chí Thất (Bq.52) + Kinh Môn (Đ.25) trị lưng đau cấp.
Hoặc Thúc Cốt (Bq.55) + Phi Dương (Bq.58) + Thừa Cân (Bq.56) trị lưng đau như gẫy.
Nhóm 2: Thứ Liêu (Bq.32) + Bào Hoang (Bq.53) + Thừa Sơn (Bq.57) trị lưng đau kèm sợ lạnh (Thiên Kim Phương).
3- Nhóm 1: Yêu Du (Đc.2) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Trường Cường (Đc.1) + Khí Xung (Vi.30) +Thượng Liêu (Bq.31) + Hạ Liêu (Bq.34) + Cư Liêu (Đ.29).
Nhóm 2: Tam Lý (Vi.36) + Âm Thị (Vi.33) + Dương Phụ (Đ.38) + Lãi Câu (C.5) (Tư Sinh Kinh).
4- Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết] + Thận Du (Bq.23), Côn Lôn (Bq.60), đều cứu (Châm Cứu Tụ Anh).
5- Hoàn Khiêu (Đ.30) + Âm Thị (Vi.33) + Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) + Thừa Sơn (Bq.57) + Dương Phụ (Đ.38) + Côn Lôn (Bq.60).
Hoặc Uỷ Trung (Bq.40) + Dũng Tuyền (Th.1) + Tiểu Trường Du (Bq.27) (Châm Cứu Tụ Anh - Tạp Bệnh Ca).
6- Hoành Cốt ((Th.11) + Đại Đô (Ty.2) (Châm Cứu Đại Toàn).
7- Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) (trị lưng đau nơi người lớn tuổi) (Châm Cứu Tập Thành).
8- Cấp Tính: Xích Trạch (P.5) + Uỷ Trung (Bq.40) + Nhân Trung (Đc.26) + Côn Lôn (Bq.60) + Thúc Cốt (Bq.65) + Chi Câu(Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) .
Mạn Tính: Thận Du (Bq.23) +Uỷ Trung (Bq.40) + Thái Khê (Th.3) + Bạch Hoàn Du (Bq.28) (Châm Cứu Đại Thành).
9- Cấp Tính: Tích Trung (Đc.6) + Thận Du (Bq.23) cứu 3 - 7 tráng + Mệnh Môn (Đc.4) + Trung Lữ Du (Bq.29) + Yêu Du (Đc.2) đều 7 tráng.
Mạn Tính: Chương Môn (C.13) + Yêu Du (Đc.2) + Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết] + Côn Lôn (Bq.60) đều 7 tráng (Loại Kinh Đồ Dực).
10- Thận Du (Bq.23) + Tích Trung (Đc.6) + Yêu Du (Đc.2) đều 5 tráng (Vệ Sinh Bảo Giám).
11- Cấp Tính: Xích Trạch (P.5) + Uỷ Trung (Bq.40) + Nhân Trung (Đc.26) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thúc Cốt (Bq.65) + Côn Lôn (Bq.60) + Hạ Liêu (Bq.34) .
Mạn Tính: Thận Du (Bq.23) 27 tráng + Nhân Trung (Đc.26) + Uỷ Trung (Bq.40).
Hoặc Mệnh Môn (Đc.4) + Côn Lôn (Bq.60).
Hoặc Chí Thất (Bq.52) + Hành Gian (C.2),
Hoặc Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Côn Lôn (Bq.60) (Y Học Cương Mục).
12- Xích Trạch (P.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian (C.2) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) (Châm Cứu Tụ Anh Phát Huy).
13- Do Hàn Thấp: Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40) + Yêu Dương Quan (Đ.33) .
Do Thận Hư: Mệnh Môn (Đc.4) + Chí Thất (Bq.52) + Thái Khê (Th.3) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
14- Nhóm 1:Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung + Hoa Đà Giáp Tích + Dưỡng Lão (Ttr.6) . Châm mỗi ngày hoặc cách ngày, lưu kim 15 - 20 phút. Nếu đau nhức nhiều, châm huyệt ở xa trước: Hậu Khê (Ttr.3), Nhân Trung (Đc.26) ... Người bệnh cử động khớp háng trong khi châm y vê kim. Khi đỡ đau mới châm cục bộ.
Nhóm 2: Côn Lôn (Bq.60) + Uỷ Trung (Bq.40) + Thái Xung (C.3) + Dũng Tuyền (Th.1) + Chương Môn (C.13) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
15- Tam Tiêu Du (Bq.22) + Khí Hải Du (Bq.24) + Hoang Môn (Bq.51) + Thượng Liêu (Bq.31) + Uỷ Trung (Bq.40) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
16- Thường dùng: Thận Du (Bq.23) + Thượng Liêu (Bq.31) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thuỷ Câu (Đc.26) + Uỷ Trung (Bq.40) +Côn Lôn (Bq.60) (Hư thì bổ, Thực thì tả ).
Do Phong thấp: thêm Phong Phủ (Đc.16) + Phong Môn (Bq.12) (nếu Phong nhiều), thêm Tỳ Du (Bq.20), Âm Lăng Tuyền (Ty.9) (nếu Thấp nhiều).
Do Thận hư: Dương hư thêm Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) . Âm hư thêm Thái Khê (Th.3) + Chí Thất (Bq.52) (đều bổ).
Do Huyết ứ: thêm Nhiên Cốc (Th.2) + Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết] + Cách Du (Bq.18) [tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
17- Nhóm 1: Quan Nguyên Du (Bq.26) + Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40).
Nhóm 2: Bàng Quang Du (Bq.28) + Thận Du (Bq.23) + Đại Trường Du (Bq.25) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) + Uỷ Trung (Bq.40) + Túc Tam Lý (Vi.36) .
Nhóm 3: Ân Môn (Bq.37) + Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40).
Nhóm 4: Thiên Dũ (Ttu.16) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Côn Lôn (Bq.60) (Châm Cứu Trị Liệu Học).
18- Mệnh Môn (Đc.4), Hậu Khê (Ttr.3), Bể Quan (Vi.31), Ngũ Xu (Đ.27), Cư Liêu (Đ.29), Dương Phụ (Đ.38), Tam Tiêu Du (Bq.22), Thận Du (Bq.23), Khí Hải Du (Bq.24), Đại Trường Du (Bq.25), Quan Nguyên Du (Bq.26), Tiểu Trường Du (Bq.27), Địa Cơ (Ty.8), Âm Bao (C.9), Phục Lưu (Th.7) (Châm Cứu Học HongKong).
19- Do Thận Âm Hư: Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Uỷ Trung (Bq.40) - Thận Dương Hư thêm Chí Thất (Bq.52) + Quan Nguyên (Nh.4) .
Do Phong Hàn Thấp: Thận Du (Bq.23), Yêu Dương Quan (Đ.33), Uỷ Trung, Thứ Liêu (Bq.32), Dương Lăng Tuyền (Đ.34) .
Do ứ Huyết: A Thị Huyệt, Chi Câu(Ttu.6), Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Uỷ Trung (Châm Cứu Học Việt Nam).
20- A Thị Huyệt + Thận Du (Bq.23) + Đại Trường Du (Bq.25) + Thứ Liêu (Bq.32) (‘Giang Tô Trung Y Tạp Chí’ số 29/1985) .
21- Vị Du (Bq.19) + Uỷ Trung (Bq.40) + Yêu Dương Quan (Đ.33), thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Phong Phủ (Đc.16) ‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 9/1985).
22- Lưng đau Do Phong Hàn: Ôn kinh tán hàn: Phong Phủ (Đc.16) + Yêu Dương Quan (Đ.33) + Thận Du (Bq.23) + Trật Biên (Bq.54).
Lưng đau Do Hàn Thấp: Tuyên tán thấp tà: Yêu Du (Đc.2) + Côn Lôn (Bq.60) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thận Du (Bq.23) .
Lưng đau Do Thấp Nhiệt: Thanh nhiệt lợi thấp: Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Uỷ Trung (Bq.40) + Ân Môn (Bq.37) + Thái Khê (Th.3) .
Lưng đau Do Thận Âm Hư: Tráng Thuỷ: Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) + Chí Thất (Bq.52) + Côn Lôn (Bq.60).
Lưng đau Do Thận Dương Hư: Ích nguồn của Hoả: Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4), +Yêu Dương Quan (Đ.33),
Lưng đau Do Chấn thương: Hoạt huyết, hành khí: Uỷ Trung (Bq.40) + Cách Du (Bq.18) + Thứ Liêu (Bq.32) + A Thị Huyệt
HỘI CHỨNG MÃN KINH
(Tuyệt Kinh Tiền Hậu Chư Chứng - Menopause)
Đại Cương
Người phụ nữ thường vào thời kỳ trước và sau khi tắt kinh xuất hiện một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi, nóng trong người, mặt đỏ, bứt rứt trong người, cảm giác chân tay tê hoặc kiến bò ngoài da, hồi hộp hay quên, kinh nguyệt không đều... do nội tiết tố nữ giảm thiểu (vì buồng trứng giảm tiết nội tiết tố và số lần rụng trứng giảm dần đến hết, các tuyến âm đạo giảm xuất tiết nên âm đạo khô, lúc giao hợp đau, có thể dễ gây viêm âm đạo hoặc do thiếu nội tiết tố nữ mà xương loãng dễ bị gãy xương.
Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 41 - 45, thời gian ngắn có thể từ 5, 7 tháng, dài có thể 1, 2 năm hoặc lâu hơn, có người kéo dài hơn 10 năm. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh là bệnh nặng nhẹ có liên quan đến trạng thái thần kinh, tinh thần, tâm lý của người phụ nữ (yếu tố nội tại của con người là chủ yếu). Tỷ lệ phát bệnh ở người lao động trí óc cao hơn ở người lao động chân tay.
Cũng gọi là Kinh Đoạn Tiền Hậu Chư Chứng.
Nguyên Nhân
Dựa theo thiên ‘Thượng Cổ Thiên Chân Luận’ (Tố Vấn 1), y học cổ truyền cho rằng phụ nữ bắt đầu suy từ tuổi 42 (tuổi lục thất, tam dương suy, da mặt khô, tóc bạc...) và đến tuổi 49 (tuổi thất thất, mạch Xung Nhâm suy, kinh kiệt...) và như vậy ở khoảng tuổi này là phụ nữ hết sinh đẻ, chức năng tạng phủ suy dần mà chủ yếu là thận khí suy, người phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, thận suy chủ yếu là tinh huyết suy gây nên âm dương mất cân bằêng, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các tạng phủ khác và là nguyên nhân chính của hội chứng tiền mãn kinh.
Thận Âm Hư: Cơ thể vốn bị âm hư, huyết thiếu, trước và sau khi mãn kinh, thiên quý sắp cạn, tinh huyết suy, lại suy nghĩ, mất ngủ, phần âm và doanh bị tổn thương hoặc do sinh hoạt tình dục không điều độ, tinh huyết bị hao tổn hoặc do bệnh mất máu quá nhiều,âm huyết hao tổn, thận âm hư yếu, tạng phủ không được dinh dưỡng gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn.
+ Thận Dương Hư: Cơ thể vốn suy yếu, thận dương hư suy, gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn. Thận khí suy yếu lại kinh sợ quá hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ, làm tổn thương thận khí, mệnh môn hoả suy, tạng phủ không được nuôi dưỡng gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn.
Ngoài ra các yếu tố tinh thần, thể chất, yếu tố dinh dưỡng, sinh đẻ, hoàn cảnh sinh hoạt lao động của người phụ nữ đều có ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh.
Triệu Chứng
Triệu chứng lâm sàng thường thấy các triệu chứng sau:
+ Rối loạn kinh nguyệt: Bắt đầu kinh đến sớm muộn thất thường, lượng ít, hoặc nhiều có khi rất nhiều (băng huyết) hoặc ngưng đột ngột.
+ Rối loạn thần kinh thực vật: Nóng sốt, bừng bừng đỏ mặt, ra mồ hôi, hoa mắt, ù tai, nóng nảy, dễ tức giận hoặc lo nghĩ trầm cảm, lưng gối đau mỏi, đau đầu, họng khô nóng, miệng khô, nôn, buồn nôn, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, tư tưởng khó tập trung hoặc chân tay tê rần, cảm giác kiến bò.
+ Rối loạn chuyển hoá: Cơ thể mập ra, lên cân hoặc phù, tiêu chảy.
Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:
. Tuổi từ 40 đến 55, có rối loạn kinh nguyệt, kinh kỳ sớm muộn không đều, lượng nhiều hoặc ít hơn trước đó hoặc đột ngột tắt kinh.
. Mặt đỏ, nóng bừng, ra mồ hôi, người nóng nảy, bứt rứt, váng đầu, hoa mắt, đau lưng, mỏi gối, bồn chồn, không tập trung tư tưởng.
. Có điều kiện kiểm tra nội tiết tố: lượng Estrogen.
Tiền mãn kinh là thời kỳ mà người phụ nữ dễ mắc nhiều loại bệnh khác cho nên cần có sự kiểm tra toàn diện như trường hợp kinh ra nhiều cần chú ý loại trừ ung thư bộ phận sinh dục.
Điều Trị
Hội chứng tiền mãn kinh là một bệnh nội thương chủ yếu do chức năng của tạng thận suy giảm, âm dương mất cân bằng dần đến sự rối loạn chức năng các tạng phủ trong cơ thể do đó không thể chỉ dùng thuốc mà phương pháp điều trị phải toàn diện, kết hợp dùng thuốc và những phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền và người bệnh phải chủ động có ý chí tu luyện tinh thần tư tưởng thanh thản (không buồn phiền, không quá lo lắng, không bực mình tức giận) mới có kết quả tốt.
+ Thận Âm Hư, có thể chia ra:
. Âm Hư Nội Nhiệt: Kinh nguyệt đến sớm, lượng ít, hoặc trễ ra nhiều hoặc tắt kinh đột ngột, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nóng bừng, ra mồ hôi, miệng khô, táo bón, lưng gối nhức mỏi, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Sinh địa, Thục địa đều 12g, Sơn thù nhục 10g, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Hoàng bá, Tri mẫu, Địa cốt bì đều 12g, Sinh Long cốt, Sinh Mẫu lệ, Quy bản (sắc trước) đều 20g.
. Âm Hư Can Vượng: Kinh nguyệt rối loạn, tính tình bứt rứt nóng nảy, dễ cáu gắt, mắt khô, chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đau tức, chân tay run, tê rần hoặc cảm giác kiến bò, rìa lưỡi đỏ, mạch Huyền, Sác.
Điều trị: Tư thận, bình Can, tiềm dương. Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm: Sinh địa 16g, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Kỷ tử đều 12g, Cúc hoa 10g, bạch thược 20g, Sàí hồ (sao dấm) Hạ khô thảo đều 12g, Câu đằng 10g.
Mất ngủ gia Sao táo nhân, Bá tử nhân, Dạ giao đằng.
. Tâm Thận Bất Giao: Rối loạn kinh nguyệt, người nóng, ra mồ hôi, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, hay mơ, khó tập trung tư tưởng, hay buồn vô cớ, lưỡi thon đỏ, ít rêu.
Điều trị: Tư âm, giáng hoả, giao thông tâm thận. Dùng bài: Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với An Thần Định Chí Hoàn gia giảm: Sinh địa, Thục địa, Đơn bì, Phục thần, Bạch linh, Bạch thược, Mạch môn đều 12g, Ngũ vị tử 4g, Viễn chí 4g, Thạch xương bồ 12g, sao Táo nhân 20g, Hoàng liên 4g, Cam thảo, Đại táo 3 quả.
. Thận Dương Hư: Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người mập, chân tay lạnh mát, sợ lạnh, mệt mỏi, hoặc phù, tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch Trầm Nhược.
Điều trị: ôn bổ thận dương. Dùng bài Thận Khí Hoàn gia giảm: Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả đều 12g, Chế Phụ tử, Quế nhục đều 4g.
Mệt mỏi, ăn kém thêm Đảng sâm, Bạch truật đều 10g. Ngủ ít thêm sao Táo nhân 20g, Bá tử nhân 10g. Chân phù thêm Xa tiền tử 12g, Trư linh 12g, Bạch mao căn 12g. Kinh nguyệt kéo dài cho uống thêm Sâm tam thất bột 1 - 2g hoà thuốc hoặc A giao 6g hoà thuốc uống.
. Huvết Ứ Đàm Trệ: Phụ nữ sắp hết kinh, người mập, lên cân, tinh thần mệt mỏi, bứt rứt, chân tay nặng nề hoặc tê dại, đầu nặng, ngực đau, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi bệu rêu dày, mạch Trầm Hoạt.
Điều trị: Hoạt huyết trừ đàm. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang hợp Ôn Đởm Thang gia giảm: Đương qui, Sinh địa, Đào nhân, Sài hồ, Xích thược, Xuyên ngưu tất đều 12g, Xuyên khung, Hồng hoa, Chỉ xác, Sơn tra, Trúc nhự đều 10g, Sinh hoàng kỳ 30g, Bạch linh 12g, Trần bì 10g, Cam thảo 3g.
Chế độ ăn chú ý kiêng mỡ, đường, ăn nhiều rau các loại đậu, chế độ ăn cơm gạo lức, muối mè đen là có lợi để ngăn chặn bệnh phát triển. Chú ý tinh thần thanh thản vui tươi cởi mở, sinh hoạt điều độ là những điều kiện cần thiết để giảm nhẹ bệnh.
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm
+ Khôn Bảo Thang (Lý Cổn, Bệnh viện Trung y Bắc Kinh): Sinh địa, Bạch thược, Nữ trinh tử đều 12g, Cúc hoa, Hoàng cầm, Sao Táo nhân đều 9g, Sinh Long cốt 30g, sắc uống.
Đã trị 330 ca, khỏi: l12 ca (83,9%), tốt 144 ca (43,6%), có tiến bộ 64 ca ( 19,4%), không kết quả 10 ca (3%).
+ Cánh Niên Lạc (Tào Tỉnh An, Bệnh viện Phụ sản khoa trường Đại học Y khoa Thượng Hải): Sài hồ, Khương Bán hạ, Hoàng cầm, Hắc chi tử đều 9g, Đảng sâm 15g, Chích thảo 6g, Hoài Tiểu mạch, Trân châu mẫu đều 30g, Đại táo 6 quả, Tiên linh tỳ 12g, sắc uống.
Gia giảm: Cao huyết áp thêm Câu đằng 15g, Địa long, Ngưu tất đều 9g, mất ngủ thêm Ngũ vị tử 3g, Dạ giao đằng 15g; Khát nước thêm Thạch hộc 12g, Ngọc trúc 9g.
Đã trị 21 ca, khỏi 9 ca (43%), tốt 3 ca (14%), tiến bộ 9 ca (43%).
+ Canh Niên Phương (Nguyễn Đạo Dũng, học viện Trung y Nam Kinh tỉnh Giang Tô):
(a) Sinh địa, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sao táo nhân, Phục linh đều 12g, Long xỉ 20g, Câu đằng 10g, Liên tâm 1g.
(b) Tiên linh tỳ, Tiên mao, Táo nhân (sao), Phòng kỷ, Phục linh (cả vỏ), xuyên Tục đoạn, Hợp hoan bì đều 10g, Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 12g, Liên tâm 1g, sắc uống.
Kết quả lâm sàng: Bài (a) trị chứng âm hư (nóng ra mồ hôi bứt rứt) có kết quả 87,8%, Bài (b) trị chứng âm dương đều hư, kết quả 77,8%.
+ Canh Niên Ẩm (Trương Lệ Dung, Bệnh viện Phụ sản khoa Thiên Tân): Sinh địa, Tthục địa, Phục linh, Sơn dược, Hà thủ ô, Tiên mao đều 12g, Trạch tả, Sơn thù nhục đều 9g, Đơn bì 6g, sắc uống.
Trị 382 ca thể âm hư Can vượng, có kết quả 98,2%.
Châm Cứu
Huyệt chính: Quan nguyên, Khí hải, Trung quản, Thận du, Hợp cốc, Túc tam lý, Khúc cốt.
Chọn huyệt theo biện chứng: Can thận âm hư: Thái khê, Can du, Bách hội.
Tâm thận bất giao: Tâm du, Thông lý, Chí thất.
Tỳ thận dương hư: Tỳ du, Âm lăng tuyền, Tam âm giao.
Âm hư can vượng: Chiếu hải, Thái xung, Đại lăng.
- Cách châm: Huyệt chính mỗi lần chọn 4 - 5 huyệt, dùng phép bổ, lưu kim 20 - 30 phút. Châm hàng ngày hoặc cách nhật. Một liệu trình 15 lần.
Tinh thần bứt rứt, tính tình thất thường, phối hợp Đại lăng với Hợp cốc. Lòng bàn chân tay nóng dùng Chiếu hải phối hợp Lao cung, Dũng tuyền. Mất ngủ thêm Thần môn, An miên. Phù thũng dùng Quan nguyên, Túc tam lý, Thuỷ phân. Lượng kinh nhiều thêm Thái xung, Giao tín, Tam âm giao (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Can Thận Âm Hư: Tư dưỡng Thận âm, bình Can tiềm dương, giao thông Tâm Thận. Châm bổ Thận du, Tâm du, Thái khê, Tam âm giao, Thái xung.
(Thận du tư dưỡng Thận tinh; Tâm du ninh Tâm, an thần, hai huyệt phối hợp để giao thông Tâm Thận, khiến cho thuỷ hoả ký tế. Thái khê là huyệt Nguyên của kinh Thận, Thái xung là huyệt Nguyên của kinh Can, phối hợp hai huyệt có tác dụng tư thuỷ, hàm mộc, Can Thận tỉnh dưỡng; Tam âm giao tư dưỡng tam âm, bổ dưỡng mạch Xung Nhâm, điều kinh, chỉ huyết) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Tỳ Thận Dương Hư: Ôn Thận trợ dương, ôn trung kiện Tỳ. Dùng huyệt Quan nguyên, Thận du, Tỳ du, Chương môn, Túc tam lý.
(Quan nguyên là huyệt của mạch Nhâm giúp trợ thông Xung mạch, điều kinh, nhiếp huyết. Hợp với Thận du bổ ích cho mệnh môn hoả, trợ giúp cho tiên thiên. Phối Tỳ du, Chương môn là theo phép phối Mộ – Bối du để ôn vận Tỳ dương, hợp với yếu huyệt làm mạnh cơ thể là Túc tam lý để bổ ích trung châu, giúp sức cho việc vận hoá).
Nhĩ Châm
+ Huyệt thường dùng: Tử cung, Noãn sào, Nội tiết.
- Tuỳ chứng gia giảm: Bứt rứt khó ngủ thêm Thần môn, Dưới vỏ não. Hồi hộp, rối loạn nhịp tim thêm huyệt Tâm, Tiểu trường. Huyết áp cao: Kích thích Rãnh hạ huyết áp.
Sắc mặt ửng đỏ, nhiều mồ hôi thêm Giao cảm, Má, Phế.
Phương pháp: Dùng hào châm vê kim nhẹ, lưu kim 30 - 60 phút, châm hàng ngày hoặc cách nhật, 15 lần là một liệu trình. Có thể kết hợp với thể châm.
Trường hợp gài kim nhỉ hoàn, mỗi lần chọn 2 – 4 huyệt mỗi lần gài 2 - 3 ngày, dặn bệnh nhân day ấn vào huyệt ngày 3 lần (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Dùng huyệt Buồng trứng, Nội tiết, Thần môn, Giao cảm, Bì chất hạ, Tâm, Can, Tỳ. Mỗi lần chọn 3~4 huyệt. Lưu kim 20~30 phút (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Giới Thiệu Một Số Kết Quả Dùng Châm Trị Bệnh
Tạ Thị X dùng châm các huyệt Đại chuỳ, Quan nguyên, Khl hải, Trung quản, Thận du, Hợp cốc, Túc tam lý, Khúc cốt, Ấn đường, trị 30 ca tuổi từ 40 đến 60 tuổi, trong đó 3 ca chưa hết kinh, 7 ca rối loạn kinh nguyệt, 20 ca đã tắt kinh từ 4 tháng trở lên. Những triệu chứng chủ quan của bệnh nhân có.: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đau bụng, đau lưng, đau, chân, tê lưng, hồi hộp khó thở, ăn kém, tinh thần u uất, âm đạo ra máu thất thường... Kết quả: 27 ca hết hẳn triệu chứng chủ quan. l ca tiến bộ, 2 ca không kết quả (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
MẤT TIẾNG
(Aphonia – Aphonie)
Đại Cương
Trạng thái âm thanh không phát ra được như bình thường.
Nếu đột nhiên mất tiếng, gọi là Cấp Hầu Âm, bệnh kéo dài lâu ngày gọi là Mạn Hầu Âm.
Mất tiếng cũng gọi là ‘Hầu Âm’ (Thất Âm). Tuỳ mức độ có thể là khàn giọng hoặc mất tiếng hẳn (nói không ra tiếng).
Mất tiếng thường do bệnh ngoại cảm nhưng cũng có thể là bệnh nội thương do tạng phủ suy nhược. Sách ‘Trực Chỉ Phương’ viết: "Phế là cửa ngõ của thanh âm, Thận là gốc của thanh âm ".
Như vậy tắt hay là mất giọng có liên quan đến Phế và Thận.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ có nhiều bệnh chứng gây nên mất tiếng:
. Bệnh tại thanh quản: viêm, phù nề, có khối u…
. Họng viêm mạn tính.
. Ung thư phổi thời kỳ đầu.
Theo YHCT, từ trước công nguyên, trong thiên ‘Ưu Khuể Vô Ngôn’ (Linh Khu 69), Hoàng Đế đã đặt vấn đề: “Con người mỗi khi có việc lo sợ và tức giận một cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh, đó là do con đường khí đạo nào bị tắc nghẽn? Hay là khí nào bị ngưng vận hành? Khiến cho thanh âm không còn phát ra được nữa? Ta mong được nghe giải thích về nguyên nhân đã gây nên bệnh”.
Một trong các bề tôi của Hoàng Đế là Thiếu Sư đã giải thích như sau: “Yết hầu là con đường của thuỷ cốc,hầu lung là con đường lên xuống của khí, hội yếm là của âm thanh, môi và miệng là cánh cửa của âm thanh, lưỡi là bộ máy của âm thanh, lưỡi gà là quan ải của âm thanh, kháng tảng là ranh giới nơi để cho khí ra vào, xương cuống lưỡi là nơi để thần khí sai khiến làm cho lưỡi động và phát ra âm thanh. Vì vậy, nếu người nào mà hốc mũi chảy nước không ngừng, đó là kháng tảng không mở ra, vùng ranh giới khí phận bị trở ngại. Nếu hội yếm nhỏ mà mỏng sẽ phát khí ra nhanh, thuận lợi trong việc đóng mở, khí xuất ra cũng dễ. Nếu hội yếm to mà dầy thì đóng mở sẽ khó khăn, khí xuất ra bị trì trệ, do đó nói sẽ ngọng. Trường hợp mất tiếng đột ngột là do hàn khí ở khách tại hội yếm, làm cho âm thanh không thể từ hội yếm để phát ra âm thanh, nếu có phát được ra âm thanh thì âm thanh đó cũng không thể thành âm như bình thường được, cánh cửa của sự đóng mở đã mất tác dụng thì tiếng nói sẽ mất âm thanh”.
Thiên ‘Tuyên Minh Ngũ Khí Luận’ (Tố Vấn 23) viết: “Năm sự rối loạn phát sinh do tà khí… Âm khí dồn lên thành ra chứng không nói được”.
Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ (Linh Khu 4) viết: “Tâm mạch nếu quá sáp sẽ gây nên chứng không nói được”.
Thiên ‘Đại Kỳ Luận’ (Tố Vấn 48) viết: “ Can mạch đột nhiên bị rối loạn, ắt do kinh sợ. Nếu mạch không đến mà gây ra không nói được, không cần chữa trị, bệnh sẽ tự khỏi [khi nào mạch đến sẽ nói được]”.
Thiên ‘Mạch Giải’ (Tố Vấn 49) viết: “Phàm những chứng bị ‘nội đoạt’ gây ra quyết thì không nói được, tay chân rã rời, do Thận hư”.
Trên lâm sàng thường gặp một số nguyên nhân sau:
+ Ngoại Cảm Phong Hàn làm Phế lạc bị bế tắc sinh nhiệt, sinh đờm, làm cho Phế khí mất tuyên thông nên nói không ra tiếng.
Sách ‘Y Học Tâm Ngộ’ cho rằng: “Chuông đặc không kêu mà chuông bể cũng rè tiếng ".
+ Nhiệt Tà Bế Phế: Phong nhiệt độc bên ngoài xâm nhập vào qua miệng, mũi, làm tổn thương Phế, Phế khí không thông, ôn nhiệt bốc lên ủng trệ ở họng, khí huyết bị ủng trệ, kèm cảm lục dâm bên ngoài. Hoặc do ăn uống thức ăn cay nóng quá, hoả bốc lên làm tổn thương Phế khí, gây nên mất tiếng.
+ Phế Táo, Tân Dịch Khô Háo Hoặc Thận Âm Hư không nhuận được Phế sinh ra mất tiếng.
+ Do Tình Chí Bị Uất Ức: thiên ‘Ưu Khuể Vô Ngôn’ (Linh Khu 69) viết:”Con người mỗi khi có việc lo sợ và tức giận một cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh”.
+ Bị Bệnh Lâu Ngày, Hư Yếu: Âm thanh phát ra do ở Phế mà gốc ở Thận. Tỳ là nguồn của khí, Thận là gốc của khí. Thận tinh mạnh, Phế Tỳ thịnh thì âm thanh sẽ rõ. Nếu do lao nhọc quá sức, bệnh lâu ngày, Phế Thận âm bị suy, âm hư sẽ sinh nội nhiệt, đờm hoả bốc lên, nhiệt nung nấu họng sẽ gây nên mất tiếng
Ngoài ra, do nói to, nói nhiều làm hao Phế khí, bệnh vùng hầu họng cũng ảnh hưởng đến phát âm.
Biện Chứng Luận Trị
Theo y học cổ truyền thì bệnh mới mắc phần lớn là chứng thực, bệnh lâu ngày thường là chứng hư.
Chứng Thực
Ngoại Cảm Phong Hàn: Cảm lạnh, người mát, mũi nghẹt hoặc chảy mũi nước trong, giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Hoãn.
Điều trị: Sơ tán phong hàn. Dùng bài Tiểu Kiến Trung Thang gia giảm.
(Trong bài, Quế chi, Sinh khương thêm Kinh giới để ôn thông Phế khí, Bạch thược dưỡng Can; Cam thảo, Đại táo, Đường phèn bổ Phế khí).
Trường hợp nhẹ kèm hàn đờm, dùng bài Hạnh Tô Tán để ôn tán phong hàn, tuyên Phế, khai âm.
Phế Nhiệt: Giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác.
Điều trị:
. Trừ phong, thanh Phế. Dùng bài Cát Cánh Thang gia giảm.
(Trong bài Cát cánh, Cam thảo để thanh Phế; Thêm Kinh giới, Thuyền thoái, Xạ can để giải cảm, trừ phong; Tiền hồ, Tang diệp hỗ trợ tác dụng thanh Phế (Thượng Hải Nội Khoa Học).
. Sơ phong, giải nhiệt, tuyên Phế, thanh âm. Dùng bài Sơ Phong Thanh Nhiệt Thang gia giảm: Kinh giới, Phòng phong, Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Xích thược, Huyền sâm, Triết bối mẫu, Thiên hoa phấn, Tang bạch bì, Ngưu bàng tử, Cát cánh, Thuyền thoái, Cam thảo.
(Đây là bài Sơ Phong Thanh Nhiệt Thang thêm Thuyền thoái. Dùng Kinh giới, Phòng phong để khứ phong, giải biểu; Kim ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Xích thược thanh nhiệt; Huyền sâm, Bối mẫu, Thiên hoa phấn, Tang bạch bì thanh Phế, hoá đờm; Ngưu bàng tử, Cát cánh, Cam thảo tán kết, giải độc, thanh lợi yết hầu; Thuyền thoái lợi hầu, khai âm (Trung Y Cương Mục).
+ Bàng đại hải ngâm nước sôi cho nở rồi ngậm nuốt nước có tác dụng thanh nhiệt, thông Phế.
Đờm nhiệt: Nói khó, tiếng nặng, đờm nhiều vàng, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh Phế, hoá đờm, lợi yết. Dùng bài: Thanh Yết Ninh Phế Thang gia giảm.
(Trong bài, Cát cánh, Tiền hồ, Tang bì, Tri mẫu, Hoàng cầm, Chi tử, thêm Ngưu bàng, Thuyền thoái, thanh Phế; Bối mẫu, Cam thảo hoá đờm; Qua lâu, Hạnh nhân giáng khí, hoá đờm).
Đờm Uất Ngưng Lấp: Tiếng nói nặng, nghe không rõ, ngực đầy, ho ra nhiều đờm, cơ thể mập, người mỏi mệt, tay chân không có sức, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt.
Điều trị: hoá đờm, khai âm. Dùng bài Thanh Yết Ninh Phế Thang: Tang bì, Tri mẫu, Hoàng cầm, Chi tử, Tiền hồ, Bối mẫu, Cát cánh, Cam thảo.
(Tang bì, Tri mẫu, Hoàng cầm, Chi tử thanh nhiệt ở thượng tiêu; Tiền hồ, Bối mẫu hoá nhiệt đờm; Cát cánh, Cam thảo lợi yết hầu).
Ngực đầy khó chịu thêm Uất kim, Chỉ xác để khoan hung, lợi khí. Tiếng ho nặng thêm Hạnh nhân, Đông qua nhân, Qua lâu để tuyên Phế, hoá đờm (Trung Y Cương Mục).
Nếu thuộc loại hàn đờm dùng bài Tô Tử Giáng Khí Thang (Tô tử, Quất hồng, Bán hạ ôn hoá hàn đờm; Đương quy hoà huyết; Tiền hồ, Hậu phác lý khí; Sinh khương tân tán, khai kết; Nhục quế ôn dương để lợi hoá đờm (Trung Y Cương Mục).
Phong Tà Uất Bế: Đột nhiên âm thanh bị xáo trộn, khó nói ra tiếng, kèm họng hơi đau, ngứa, nuốt khó, ho, ngực khó chịu, mũi nghẹt, sổ mũi, sốt, sợ lạnh, đầu đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch Phù.
Điều trị: Sơ phong, tán hàn, tuyên Phế, khai bế. Dùng bài Tam Ảo Cát Cánh Thang: Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, Cát cánh.
(Ma hoàng giải biểu, tán hàn; Hạnh nhân thanh tuyên Phế khí; Cam thảo cam hoãn để phòng tác dụng phát tán thái quá của Ma hoàng, để thanh lợi yết hầu; Cát cánh hợp với Cam thảo lợi hầu, khai âm. Hợp với Hạnh nhân một tuyên một giáng, làm cho Phế khí thông dễ dàng).
Nếu sợ lạnh, sốt nặng, tăng Ma hoàng, thêm Kinh giới để lấy vị cay ấm mà phát biểu. Đầu đau thêm Bạch chỉ, Kinh giới huệ. Mũi nghẹt thêm Tân di, Thương nhĩ tử. Ngực khó chịu thêm Bán hạ, Quất hồng, Uất kim. Ho nhiều đờm thêm Triết bối mẫu, Trần bì. Họng lở ngứa thêm Thuyền thoái (Trung Y Cương Mục).
CHỨNG HƯ
Phế Âm Hư: Nói giọng khàn, miệng khô, họng đau, ho khan không có đờm, chất lưỡi đỏ, khô, mạch nhỏ Sác.
Điều trị: Thanh Phế, tư âm. Dùng bài Thanh Táo Cứu Phế Thang gia giảm.
(Trong bài, Tang diệp, Hồ ma nhân, Mạch môn, Thạch cao, A giao, Tỳ bà diệp thanh nhiệt, nhuận phế; Hạnh nhân, Tỳ bà diệp thông giáng Phế khí; Nhân sâm, Cam thảo ích khí sinh tân).
Thận Âm Hư: Họng khô giọng khàn, nói không ra tiếng, bứt rứt khó ngủ, lưng gối nhức mỏi, lòng bàn chân tay nóng, nặng có thể kèm ù tai, hoa mắt, lưỡi thon đỏ, mạch Tế, Sác, Nhược.
Điều trị: Tư bổ Thận âm. Dùng bài Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn.
(Sinh địa, Đơn bì, Trạch tả, Mạch môn, Ngũ vị tử tư bổ Thận âm; Phục linh, Hoài sơn, Sơn thù dưỡng Can Tỳ để thông lợi Phế khí).
Uất Nộ Khí Nghịch: Bình thường vốn uất ức hoặc thường giận dữ, khí uất không giải, đột nhiên mất tiếng, ngực và hông sườn đầy trướng hoặc nhẹ thì vú căng, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ Can giải uất, giáng nghịch, khải bế. Dùng bài Tiểu Giáng Khí Thang: Tử tô, Ô dược, Trần bì, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo, Cam thảo.
(Tử tô, Ô dược, Trần bì thư khí uất, giáng khí nghịch ở thượng và trung tiêu, sơ Can, lý khí; Bạch thược dưỡng huyết nhu Can, đề phòng những vị thuốc phương hương lý khí khỏi làm hao tổn Can âm; Sinh khương, Đại táo, Cam thảo dưỡng Can huyết, hoà doanh, vệ, hoãn cấp, hoà trung (Trung Y Cương Mục).
Nếu noãn khí không giải thêm Hậu phác (hoa), Cát cánh, Trầm hương; Trong họng như có vướng vật gì thêm Hậu phác (hoa), Lục ngạnh mai; Ngực, sườn đầy trướng thêm Sài hồ, Uất kim, Lộ lộ thông; Can uất hoá hoả thấy trong họng khô thêm Long đởm thảo, Thanh đại, Nhân trần đẻ thanh Can, tả hoả (Trung Y Cương Mục).
Trường hợp do nói to khàn giọng thì chỉ cần dùng quả Lười ươi (Bàng đại hải) hãm nước sôi ngậm uống như nước trà sẽ khỏi.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Kinh Phòng Thang II (Vân Nam Trung Y Học Viện Học Báo (2) 1982): Kinh giới, Phòng phong, Bạc hà, Thuyền thoái, Cát cánh, Khương hoạt, Kha tử (nghiền nát), Bạch thược, Bạch truật đều 10g, Bắc tế tân, Chích cam thảo đều 3g. Sắc uống.
TD: Tán phong tuyên Phế, kiện Tỳ táo thấp. Trị khan tiếng.
Đã dùng bài này hơn 30 năm trị rất nhiều trường hợp khan tiếng có kết quả tốt.
+ Tán Kết Thang (Trung Y Tạp Chí (7) 1984): Hải tảo, Côn bố đều 15g, Mẫu lệ 30g, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Mạch môn đều 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa đều 20g, Bối mẫu, Trần bì đều 9g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết hoá ứ, thanh nhiệt hoá đờm, trị mất tiếng, thanh quản viêm.
Đã trị 37 ca, khỏi 26, kết quả ít 9, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 94,6%. Uống 12 ~ 28 thang.
+ Bách Sâm Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí (1) 1987): Sa sâm 12g, Bách bộ, Ngưu bàng tử, Tiền hồ, Phục linh, Bạch truật, Đương quy, Xích thược, Bán hạ (chế) đều 10g, Cát cánh 5g, Qua lâu 18g. Sắc uống.
TD: Dưỡng âm nhuận Phế, táo thấp hoá đờm, hoạt huyết tán kết. Trị khan tiếng do thanh quản sưng.
Đã trị 12 ca, uống 12 ~ 19 thang. Khỏi 11, không khỏi 1. Đạt tỉ lệ 91,67%.
Châm Cứu
+ Thực Chứng: Thanh tuyên Phế khí, lợi hầu, tăng âm.
Dùng huyệt Ngư tế, Phù đột, Thiên dũ, Hợp cốc. Châm tả.
(Thiên dũ, Phù đột là hai huyệt ở gần họng, có tác dụng sơ thông khí huyết bên ngoài, thanh Phế, tán kết, thanh nhiệt sinh tân, kích thích thanh đới phát âm; Ngư tế điều Phế khí, nhuận họng; Hợp cốc thanh yết, lợi hầu, thấu giải tà ở biểu).
Thình lình bị mất tiếng thêm Thông lý; Dễ tức giận thêm Thái xung. Sợ lạnh thêm Chi câu. Họng đau thêm Nhị gian.
. Hư Chứng: Thanh kim, nhuận Phế, tư âm, giáng hoả.
Châm tả Ngư tế, Liệt khuyết, châm bổ Thái khê, Chiếu hải.
(Ngư tế là Vinh hoả huyệt của kinh Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, thanh lợi yết hầu, tiêu thủng, chỉ thống; Thái khê tư Thận âm, thoái hư nhiệt; Chiếu hải tư âm, giáng hoả, thanh nhiệt, lợi hầu; Liệt khuyết hợp với Chiếu hải kích thích tân dịch ở họng ngực và Phế để nhuận Phế, tư táo, thanh lợi yết hầu).
Hồi hộp thêm Nội quan (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Do Phong Hàn: Sơ phong, tán hàn, thanh tuyên Phế khí.
Châm Phù đột, Khúc trì, Hợp cốc, Phong môn, Phế du.
Phù đột châm kim hướng về phía họng; Khúc trì châm thẳng; Hợp cốc châm thẳng, đều tả, lưu kim 30 phút, cư s5-10 phút vê kim một lần.; Phong môn, Phế du châm hơi xiên, châm tả.
(Phù đột thuộc kinh túc Dương minh, ở gần ngay bên cạnh họng, có tác dụng thư điều kinh khí ở họng; Hợp cốc, Khúc trì thanh yết, lợi hầu, thấu giải biểu tà. Khúc trì tẩu mà bất thủ, Hợp cốc thăng mà tán, hai huyệt phối hợp, dẫn khí lên thượng tiêu để quét sạch tà, tiêu trừ ngưng trệ mới phát, sơ phong, giải biểu, lợi hầu, chỉ thống, giứp cho thanh quản; Phong mộ là huyệt hội của mạch Đốc với kinh túc Thái dương; Phế du là huyệt mộ của Phế, rót tinh khí vào Phế để thư điều Phế khí. Phong môn thanh, nhẹ, thăng tán, để sơ tán phong hàn, thanh nhiệt giải biểu; Phế du dẫn khí đi xuống, là huyệt chủ yếu để trị ho. Hai huyệt phối hợp, một thăng một giáng, một thanh một bổ, hợp với nhau có tác dụng sơ phong, tán hàn, giải biểu, thanh nhiệt, tuyên Phế, chỉ khái (Trung Y Cương Mục).
Nhĩ Châm
Châm Phế, Họng, Hạng, Khí quản, Đại trường, Thận. Mỗi lần chọn 2-3 huyệt, kích thích vừa. Ngày châm một lần, 5 lần là một liệu trình.
Tham Khảo
+ Châm cứu trị 115 ca Mất tiếng.
Châm Thiên đột hoặc Hợp cốc (một bên) hoặc Liêm tuyền, 51 ca.
Châm Hợp cốc và Thiên đột (hai bên) 46 ca.
Châm Liêm tuyền và Thiên đột 15 ca
Châm Hợp cốc và Liêm tuyền 3 ca.
Đều châm tả, kích thích mạnh.
Kết quả:
Sau một lần châm, âm thanh trở lại bình thường là 110 ca, đạt 96%; Châm nhiều lần mới phục hồi: 1 ca.
Dùng điện châm, điện cảm ứng trị 2 ca.
Tuổi từ 2 – 17 tuổi, tái phát 12, trung bình châm 1 lần là khỏi.
Châm một lần bệnh giảm nhẹ là 26 ca, đạt 65%, tuổi từ 2-17, tái phát 7.
Châm và kích thích điện trung bình một lần là khỏi. Trừ 14 ca giảm nhẹ, hai ca nặng, còn lại đa số đều khỏi (Tôn Khải Tranh. Châm Thích Trị Liệu Công Năng Tính Thất Âm 115 Liệt, Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí 1987 (1): 9).
+ Nhĩ Châm Trị 7 ca Mất Tiếng: Chủ huyệt: Phế, Đại trường, Thận, Bàng quang. Phối hợp với Thái uyên, Liệt khuyết, Hợp cốc, Chiếu hải. Dùng huyệt Nhĩ châm làm chính. Mỗi ngày châm một lần, chọn huyệt cả hai bên tai. Lưu kim 30-45 phút, trong lúc lưu kim, vê kim 2 lần. 10 ngày là một liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 7 ngày. Trị 1-2 liệu trình, tất cả đều khỏi (Trần Đốc Nghĩa – Nhĩ Châm Vi Chủ Trị Liệu Thanh Âm Tiểu Kết Lâm Sàng Nghiên Cứu, Thiểm Tây trung Y 1986, 7 (11): 510).
+ Châm Nội quan trị Mất tiếng: sát trùng, dùng kim hào châm dài 2 thốn, châm thẳng sâu 1-1,5 thốn, vê kim, lưu kim 10 phút hoặc không lưu kim. Tuỳ theo trạng thái của người bệnh mạnh yếu mà kích thích mạnh hoặc nhẹ. Không châm cho phụ nữ có thai. Trị 6 ca, đều có kết quả (Phương Tuyển Thư, Châm Thích Nội Quan Trị Thất Âm, Tứ Xuyên Trung Y 1990, 8 (7): 50
MẮT CÓ MÀNG MÂY
Đại cương
Là 1 loại bệnh thường gặp ở màng bồ đào mắt, theo đó, người bệnh cảm thấy mắt mình như có 1 lớp màng mây có sắc trắng hoặc đen, dầy hoặc mỏng tùy tình trạng bệnh.
Thuộc các loại Ế Chướng của Đông Y như Mã Não Ế, Hoa Ế Bạch Hãm, Bạch Mạc Xâm Tình, Giải Tình Ế, Ngân Tinh Độc Hiện, Băng Hà Ế, Đinh Ế.
Phân loại
+ Màng mây như lớp sương mù mỏng, mây nổi, sắc trắng mà non, còn nhìn thấy được con ngươi, là chứng màng mỏng và nhẹ, có thể trị được và mắt có thể sáng lại được.
+ Màng sắc xanh, già hoặc trắng hoặc vàng là thứ màng dầy mà còn phân biệt được sáng tối hoặc có những điểm mỏng nhạt ở 1 chỗ hoặc nhiều chỗ, hơi có sắc xanh là còn có thể trị được. Nếu thành phiến dầy, tối, không phân biệt được sáng tối là khó trị.
Nếu màng dầy mà lộ ra sắc vàng, sậm, bẩn và có dây máu chằng chịt lên như màn che đi, tuy chưa lan ra hết cả tròng đen cũng khó trị, vì màng đó đã ăn sâu vào tròng đen và sẽ hủy hoại toàn bộ tròng đen.
Chứng Hắc Châu Ế (Giải Tình Ế) là tròng đen có một hột hoặc hai hột màng, sắc đen hoặc như mắt cua. Chứng này do tròng đen đã bị vỡ, nhân mầu vàng lồi ra mà gây nên, là hậu quả trầm trọng của chứng màng mây. Hoặc tròng đen bị vỡ mà nhân mầu vàng không lồi ra thì thành chứng Nhãn Lậu Nùng Huyết, không thể trị được.
Xem chi tiết từng loại.
MẮT MỘNG – MỘNG THỊT
(Pterygium - Ptérygion)
Đại cương
Mộng mắt là một nếp gấp của kết mạc, phát triển dần dần vào đến giác mạc.
Mộng thịt là 1 chứng bệnh đặc biệt biểu hiện ở mắt bằng sự xuất hiện 1 màng đục hình tam giác mà đỉnh hướng về trung tâm của tròng đen, đáy ở trên kết mạc nhãn cầu, gọi là chân mộng. Trên mộng thịt có thể có ít nhiều mạch máu.
Có loại mộng mầu đỏ với mạch máu dầy đặc, có loại mầu trắng bạc… Dù mộng thịt có nhiều hình dạng khác nhau như nhọn, tròn… nhưng tất cả các mộng thịt đều có chung 1 đặc điểm là đầu mộng thịt dính chặt vào tổ chức của nhãn cầu ở dưới. Nam bị nhiều hơn nữ.
Thuộc loại Nô Nhục Phàn Tinh của YHCT.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS), mộng mắt được chia mà 4 độ như sau:
+ Mộng độ I: Mộng mới bò đến rìa giác mạc, mộng còn non.
+ Mộng độ II: Mộng bò vào đến điểm giữa của khoảng cách từ rìa giác mạc đến bờ đồng tử.
+ Mộng độ III: Mộng đã lan đến bờ đồng tử.
+ Mộng độ IV: Mộng đã bò qua bờ đồng tử.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì mộng độ I không cần phải giải phẫu, mộng độ II và III, nên giải phẫu còn mộng độ IV bắt buộc phải giải phẫu nếu không mộng sẽ che kín đồng tử.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ: có thể do 1 số yếu tố gây kích thích mắt như gió, bụi, ánh nắng, nước bẩn…
+ Theo YHCT, có thể do:
. Kinh Tâm, Phế có phong nhiệt ủng thịnh, làm cho mạch lạc bị ứ trệ, huyết ủng tắc ở mắt.
. Ăn uống thức ăn cay nóng, Tỳ Vị tích nhiệt công lên mắt gây nên bệnh.
. Lao dục quá độ, Tâm âm bị hao tổn, thận tinh bị che lấp, thủy không chế được hỏa, hư hỏa bốc lên gây nên viêm.
Triệu chứng
Thường từ góc trong của mắt nổi lên một hột như cục thịt nhỏ, dần dần lan ra. Mộng có hình tam giác, đỉnh hướng vào giác mạc còn đáy ở trên kết mạc, nhãn cầu. Mộng phát triển từ từ, có trường hợp rất chậm, có khi 3-5 năm hoặc nhiều hơn. Thường loại mộng có đầu mộng trắng đục là loại mộng đang phát triển.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
Tâm Phế Có Phong Nhiệt
Chứng: Mộng thịt mới mọc, mắt cảm thấy hơi ngứa, dính. Ở mắt thấy có mộng, có nhiều mạch máu ở tròng trắng, lan đến tròng đen, miệng khô, nước tiểu vàng, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt.
Điều trị: Khứ phong, thanh nhiệt. Dùng bài Chi Tử Thắng Kỳ Thang (15) Gia Giảm.
(Bạch tật lê, Thuyền thoái, Cốc tinh thảo, Thảo quyết minh, Cúc hoa, Mật mông hoa, Mạn kinh tử, Mộc tặc để khứ phong nhiệt, thoái ế mạc; Kinh giới, Phòng phong, Xuyên khung, Khương hoạt để khứ phong, tán tà, tiết ủng trệ; Chi tử, Hoàng cầm, Cam thảo để thanh nhiệt, tả hỏa).
Tỳ Vị Có Thực Nhiệt
Chứng: Mộng thịt dầy, có nhiều mạch máu nhỏ chung quanh, nhiều ghèn dính, khát, muốn uống, táo bón, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Điều trị: Tả nhiệt, thông phủ. Dùng bài Tả Tỳ Trừ Nhiệt Ẩm Gia Giảm (91).
(Đại hoàng, Mang tiêu, Hoàng liên, Hoàng cầm tả nhiệt, thông phủ; Xa tiền tử, Sung úy tử tả nhiệt, thông trệ; Hoàng kỳ, Phòng phong, Cát cánh sơ phong, tán tà (Trung Y Ngũ Quan Khoa Học).
Thanh Tinh Tán (109).
Âm Hư Hỏa Vượng
Chứng: Mộng thịt mầu hồng nhạt, đầu bằng, mầu trắng, thường tụ ở chỗ tròng trắng tròng đen giao nhau, mắt ngứa, dính, phiền nhiệt, miệng lưỡi khô, nước tiểu vàng, đỏ.
Điều trị: Tư âm, giáng hỏa.
Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm (130).hoặc Tiêu Chướng Cứu Tinh Thang (121).
Thuốc tra: Thoái Ế Quyển Vân Tán (111).
Tra Cứu Bài Thuốc
CHI TỬ THẮNG KỲ THANG Gia Giảm (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Bạch tật lê (sao), Cam thảo (nướng), Chi tử, Cốc tinh thảo, Cúc hoa, Hoàng liên, Khương hoạt, Kinh giới huệ, Mạn kinh tử, Mộc tặc, Phòng phong, Thảo quyết minh, Xích thược, Xuyên khung. Các vị liều lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 16 - 20g.
TD: Trị mắt có màng, mắt có mộng.
TẢ TỲ TRỪ NHIỆT ẨM GIA GIẢM (Ngân Hải Tinh Vi): Hoàng kỳ, Phòng phong, Sung úy tử, Cát cánh, Đại hoàng, Hoàng cầm, Xa tiền tử, Mang tiêu, Hoàng liên. Sắc uống.
TD: Trị mắt có mộng.
THANH TINH TÁN (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Thạch hộc, Mạch môn đều 12g, Nguyên sâm 30g, Thục địa, Quế chi, Xích thược, Đương quy đều 93, Đào nhân đều 8g, Thuyền thoái, Long cốt, Mẫu lệ đều 3g. Tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1,5g.
TD: Thoái ế, làm sáng mắt, hoạt huyết, hóa ứ, nhuyễn kiên, tán kết. Trị mắt có mộng thịt.
THOÁI Ế QUYỂN VÂN TÁN (Ngân Hải Tinh Vi):: Khương phấn 1,2g, Bạch phàn (đốt qua) 0,4g, Muối 0,6g. Tán bột, trộn chung với Âm Đơn 4g, Dương Đơn 2g. điểm vào khóe mắt.
TD: Trị mắt có mộng thịt (Nô nhục phàn tinh).
TIÊU CHƯỚNG CỨU TINH TÁN (Nghiệm Phương Tân Biên): Miết giáp (dùng sống, nghiền nát), Liên kiều đều 4,5g, Linh dương giác, Thảo quyết minh, Phòng phong, Câu kỷ tử, Sung úy tử, Bạch tật lê đều 3g, Long đởm thảo (sao rượu), Mộc tặc đều 1,5g, Cam cúc hoa 2,4g. Tán bột. Mỗi lần dùng 6 – 9g, đổ nước sôi vào hãm uống hoặc sắc các vị thuốc trên xong, cho bột Linh dương giác vào quấy đều, uống.
TD: Bình Can, tả hỏa, tiêu thủng, chỉ thống, thoái ế, làm sáng mắt. Trị mắt có mộng.
TRI BÁ ĐỊA HOÀNG HOÀN GIA GIẢM (Chứng Nhân Mạch Trị, Q. 1): Đơn bì 120g, Hoàng bá 80g, Phục linh 120g, Sơn dược 160g, Sơn thù 160g, Thục địa 320g, Trạch tả 120g, Tri mẫu 80g. Tán nhỏ, luyện với mật làm hoàn. Ngày dùng 8-16g với nước muối nhạt.
TD: Trị mắt có mộng thịt, thần kinh thị giác teo
MẮT HỘT
Đại cương
- Là bệnh kết mạc viêm tiến triển mạn tính.
- Tỉ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt là ở nông thôn và miền biểu (50-70%).
- Lây lan mạnh do tập quán vệ sinh ở gia đình, vườn trẻ.
- Là một trong số bốn bệnh nằm trong chương trình phòng chống bệnh mù lòa có thể tránh được của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là Khô Mắt (Xeropthalmia), Mắt Hột (Trachoma), Mù Sông (Onchocerese) và Đục Nhân Mắt (Cataract).
- Là một trong các bệnh xã hội được Bộ y tế Việt Nam quan tâm giải quyết: Phong (cùi), Sốt rét, Lao phổi và Mắt hột.
- Thuộc loại Phong Túc, Tiêu Sang của Đông Y.
Theo Đông y, Phong Túc là những hột tròn rất nhỏ tụ lại ở mé trong hai mi mắt, sắc vàng và mềm. Nếu sắc đỏ mà cứng là chứng Tiêu Sang.
Chứng
Thời kỳ ủ bệnh lâu 5-14 ngày, thường ở hai mắt, bắt đầu một cách lặng lẽ, ít khi gặp ở thể cấp tính.
Trên lâm sàng bệnh diễn biến qua bốn giai đoạn:
+ Giai đoạn I: Các hiện tượng viêm tăng, thấm lậu tỏa lan cả hai kết mạc, chủ yếu ở phía trên và sụn, xuất hiện hột nhỏ hoặc hột phát triển mầu xám đục, nằm lộn xộn, có dấu hiệu đầu tiên ở tổn thương giác mạc ở viền, rìa và màng máu, chưa có sẹo.
+ Giai đoạn II: Thấy rõ sự thẩm lậu và các hột bắt đầu có loạn dưỡng. Các hột và mắt xuất hiện sẹo.
+ Giai đoạn III: Nhiều sẹo nhỏ xuất hiện trên kết mạc nhưng vẫn còn các hột và thẩm lậu.
Ba giai đoạn này là thời kỳ hoạt tính của bệnh mắt hột.
+ Giai đoạn IV: Sẹo lan khắp niêm mạc bị tổn thương, không có hiện tượng viêm kết mạc và giác mạc.
Nguyên nhân
Theo YHHĐ do:
+ Vi sinh vật tên là Clomidia Trochomatit (Báo Sức Khỏe 433). Do Chlamydiae Trachomatis (Bài Giảng Mắt Tai Mũi Họng – Đại Học Y Hà Nội).
+ Lây lan do truyền chất tiết từ kết mạc có bệnh sang kết mạc lành bằng tay hoặc qua những đồ dùng có dính chất tiết như khăn rửa mặt… Một tác nhân khá quan trọng khác là ruồi, ruồi đậu vào các dịch tiết ở mắt bệnh rồi truyền sang mắt lành.
Theo Đông Y:
+ Do vệ sinh ở mắt kém, ngoại cảm phong nhiệt độc kèm Tỳ Vị tích nhiệt, nội nhiệt hợp với độc ủng trệ ở kinh lạc làm cho khí huyết không điều hòa gây nên bệnh.
+ Theo Hải Thượng Lãn Ông trong ‘Ấu Ấu Tu Tri’: do Can có hỏa, thấp, nhiệt bốc lên, Tỳ thổ suy kém không thể đưa thanh khí lên được gây nên bệnh.
Biến chứng
- Nếu không có biến chứng, bệnh mắt hột có thể khỏi tự nhiên, để lại ít sẹo và không có biến chứng gì khác.
- Bệnh mắt hột nặng và kéo dài sẽ gây biến chứng: lông quặm, giác mạc loét, lệ đạo tắc, mi mắt loét, thị lực giảm, mắt khô dẫn đến mù mắt.
Điều trị
+ Tổ Chức Chống Mù Lòa Y Tế Thế Giới đưa ra phác đồ điều trị vừa đơn giản vừa có hiệu quả như sau: Ban ngày, tra 2 - 3 lần thuốc nhỏ mắt thuộc loại (Sulfamethonin – Piriotin 0,5%, Sulfaxilum 20%), tra như vậy hàng tháng và cứ mỗi tháng lại tra thêm mỡ Terracycline 2% liền 6 buổi tối. Hết tháng, nên kiểm tra lại nếu hết thì thôi, nếu chưa hết, tiếp tục trị theo phác đồ trên (Báo ‘Sức Khỏe’ số 433).
Thuốc Bôi: Hùng Đởm Cao (38).
Phòng bệnh mắt hột:
+ Cơ chế về thực bào cho thấy: khi mắt bị viêm kết mạc do vi khuẩn, các đại thực bào được huy động đến bao vây lấy vi khuẩn đó, các thực bào lại ôm luôn các vi sinh vật Cladimia mắt hột vào sâu. Vì vậy, phòng trị tốt bệnh kết mạc viêm cũng góp phần tích cực vào việc phòng bệnh mắt hột.
+ Không dùng chung khăn mặt.
+ Nên rửa mặt thường xuyên bằng xà bông cũng mang lại hiệu quả chống được các vi khuẩn làm hại mắt.
Biện Chứng Luận Trị Theo Đông Y
1- Do Phong Nhiệt ở Mi mắt
Chứng: Mắt hơi ngứa, khô, có ít ghèn, hơi dính. Lật phía trong mi mắt thấy có hột nhỏ mầu hồng.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt.
Dùng bài Ngân Kiều Tán Gia Giảm.
Gia giảm:
+ Ngứa: thêm Phòng phong, Bạch chỉ để tăng cường tác dụng khứ phong.
+ Mắt đỏ: thêm Xích thược để thanh huyết nhiệt, khứ ứ.
Hoặc bài Trừ Phong Thanh Tỳ Ẩm.
2- Huyết nhiệt ủng trệ
Chứng: Mi mắt sưng cứng, mi mắt trong có nhiều hột mọc thành đám hoặc thành phiến, chảy nước mắt, nhiều ghèn, dính, ngứa như kim đâm, chói mắt.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, lương huyết, tán ứ.
Dùng bài Quy Thược Hồng Hoa Tán (76) Gia Giảm.
(Trong đó Phòng phong, Bạch chỉ để sơ phong; Liên kiều Sinh địa, Đại hoàng, Chi tử, Hoàng liên để thanh nhiệt; Đương quy, Xích thược, Hồng hoa để hoạt huyết, tán ứ; Cam thảo thanh nhiệt, hòa trung).
Tra Cứu Bài Thuốc
NGÂN KIỀU TÁN GIA GIẢM (Ôn Bệnh Điều Biện): Ngân hoa, Liên kiều, Cát cánh, Bạc hà, Trúc diệp, Cam thảo, Kinh giới, Đạm đậu xị, Ngưu bàng tử, Lô căn. Sắc uống.
TD: Trị mắt có màng (hoa ế bạch hãm), mắt hột.
TRỪ PHONG THANH TỲ ẨM (Thẩm Thị Dao Hàm): Cát cánh, Đại hoàng, Hoàng cầm, Hoàng liên, Huyền sâm, Kinh giới huệ, Liên kiều, Phòng phong, Quảng bì, Sinh địa, Tri mẫu. Lượng bằng nhau. Sắc với 400ml nước còn 300ml, bỏ bã, uống xa bữa ăn.
TD: Trị mắt hột.
MẮT KHÔ CỦA TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG
Đại cương
Từ thế kỷ thứ 7, sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ đã đề cập đến chứng mắt khô, ở quyển 28 có ghi: “Dịch cạn, mắt bị khô dính”.
Năm 1974, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS – WHO) đề ra một định nghĩa về bệnh khô mắt bao gồm tất cả biểu hiện ở mắt của chứng thiếu Vitamin A (Carenca Vitamin A) chẳng những chỉ có những biến đổi cấu trúc của kết mạc, giác mạc mà có cả võng mạc (nếu có) và cả những rối loạn sinh lý liên hệ đến chức năng của tế bào gậy và nón của võng mạc. Bệnh khô mắt không đồng nghĩa với mù do thiếu Vitamin A, tuy nhiên, nó nêu lên một sự thiếu Vitamin A một cách trầm trọng có thể dẫn đến mù.
+ Là một trong số 4 bệnh nằm trong chương trình phòng chống bệnh mù lòa có thể tránh được của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là Khô Mắt (Xeropthalmia), Mắt Hột (Trachoma), Mù Sông (Onchocerese) và Đục Nhân Mắt (Cataract).
+ Bệnh dễ xẩy ra ở các nước đông dân vùng Đông Nam Á mà thức ăn chủ yếu là cơm hoặc cháo, vì gạo hoàn toàn thiếu Vitamin A.
+ Gặp nhiều ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi.
+ Thuộc chứng Mục Can Sáp, Mục Kết Sáp của Đông Y.
Chứng
Thường gặp nơi các trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích), nhìn kỹ vào mắt có thể thấy lòng trắng và lòng đen khô như có xoa 1 lớp nến không bắt được nước nữa. Để lâu hơn khi trẻ mắt lúc nào cũng nhắm chặt, chói mắt thì đến giai đoạn giác mạc mủn nhuyễn, dọa thủng hoặc thủng. Nếu giác mạc thủng sẽ làm nhãn cầu bị teo lại, nhãn cầu viêm có mủ, giác mạc loét sâu, khi khỏi sẽ để lại sẹo trắng dầy làm mù mắt.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã phân loại bệnh khô mắt do thiêu Vitamin A ra làm 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng:
- Giai đoạn I: kết mạc bị khô.
- Giai đoạn II: kết mạc và giác mạc khô.
- Giai đoạn III: giác mạc loét.
Nguyên nhân
Theo YHHĐ:
- Do suy dinh dưỡng, nhất là nơi trẻ nhỏ cai sữa, chỉ được ăn các loại bột, nước cháo, không có Vitamin A, vì vậy nguồn Vitamin A bị giảm đi.
- Sau khi bị một đợt bệnh kéo dài, đặc biệt là ban sởi, viêm phổi, sơ nhiễm lao hoặc rối loạn tiêu hóa.
Theo YHCT:
+ Do Can Thận âm hư yếu.
+ Can hư, huyết thiếu.
+ Phế âm bất túc.
+ Âm hư hỏa vượng.
Gây nên bệnh
Cơ chế gây bệnh
Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng niêm mạc và da nói chúng, kể cả tròng trắng và tròng đen mắt. vitamin A hòa tan trong dầu mỡ. Gan có khả năng tiêu hóa được dầu mỡ để cơ thể hấp thụ được Vitamin A. trẻ suy dinh dưỡng tiêu hóa kém, gan và ruột yếu, kém chuyển hóa và hấp thu Vitamin A, gây ra khô nhuyễn giác mạc. ruột yếu không hấp thu được Protid, thiếu Protid gan càng suy và càng tiết mật để tiêu hóa Vitamin A. gan yếu nên khả năng tàng trữ Vitamin A để cung cấp cho cơ thể càng suy cạn. Vì thế trạng thái này tạo thành một vòng lẩn quẩn: đã suy lại càng suy kém. Ngoài ra trẻ teo gầy, cơ bắp cũng teo, các sợi tạo keo cấu trúc giác mạc càng dễ khô, đục, loét, mủn.
Điều trị
Theo YHHĐ:
-Với giai đoạn I và II, nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, có thể trị khỏi hoàn toàn, không để lại vết tích gì.
- Giai đoạn III, việc điều trị có thành công hay không tùy tình trạng nặng hoặc nhẹ. Giai đoạn này thường là gây nên biến chứng mù, tuy nhiên, cũng nên cố hết sức điều trị vì nhiều khi tình trạng bệnh ở 2 mắt có những giai đoạn khác nhau, do đó, vẫn có thể trị được 1 trong 2 mắt.
Điều trị và Phòng bệnh
(Theo hướng dẫn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới)
TÌNH TRẠNGTRỊ LIỆU
- Có chẩn đoán khô mắt66mg Acetat Retinol tức 200.000 đơn vị Vitamin A uống hoặc 100.000 đơn vị Vitamin A chích bắp.
- Ngày hôm sauUống 200.000 đơn vị
- 2 – 4 tuần sauUống 200.000 đơn vị
Tại Việt Nam, tùy nhu cầu và điều kiện xử dụng, đã áp dụng phác đồ điều trị sau:
TÌNH TRẠNGTRỊ LIỆU
- Khô mắt tiến triển- Nhỏ tại chỗ Vitamin A, 3 – 4 lần/ ngày, bôi thuốc mỡ Terramycine, Gentamycine, 2 lần/ngày.
Thể trạng suy dinh dưỡng trầm trọng- Uống 100.000 đơn vị: trẻ dưới 1 năm tuổi.
200.000 đơn vị: trẻ trên 1 năm tuổi.
- Dùng trong 4 ngày liền. Mỗi tháng dùng 1 đợt như trên trong 6 tháng liền.
+ Về việc chích, Tổ Chức Y Tế Thế Giới lưu ý là không nên dùng dung dịch dầu để chích bắp trong ngày đầu vì thuốc khuyếch tán rất chậm từ vị trí chích để vào máu đến gan, không cung cấp đủ 1 liều cao ngay ngày đầu tiên theo yêu cầu. Do đó, nếu có thể, thì phải dùng loại dung dịch tan trong nước để chích. Tuy nhiên theo A. Somoner, giám đốc trung tâm quốc tế về dịch tễ và phòng bệnh về mắt và cộng sự viên thì dung dịch dầu hoặc viên uống chỉ có tác dụng chậm hơn vài giờ so với dung dịch tan trong nước để chích và nhanh hơn nhiều so với dung dịch dầu chích vào bắp.
Theo YHCT:
Nên dùng phương pháp tư dưỡng Can Thận, bổ Can, dưỡng huyết, dưỡng âm, thanh Phế, tư âm, giáng hỏa.
Theo Đông y, có thể dùng 1 số bài thuốc sau:
+ Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn (48).
+ Minh Mục Địa Hoàng Hoàn (57).
Dự Phòng Chống Khô Mắt:
- Trẻ dưới 1 tuổi: uống 100.000 đơn vị.
- Trẻ đến 1 tuổi, cứ 6 tháng uống 1 lần 200.000 đơn vị Vitamin A.
- Phụ nữ có thai không được dùng liều cao Vitamin A vì có thể ảnh hưởng không tốt cho bào thai, chỉ có thể dùng liều thấp dưới 100.000 đơn vị/ ngày.
- Trong vòng 1 tháng sau khi sinh, người mẹ có thể uống 1 liều cao Vitamin A (200.000_ đơn vị để tăng nồng độ Vitamin A trong sữa mẹ rồi ngưng.
- Cho trẻ ăn thêm các thức ăn có nhiều Vitamin A gốc động vật (gan, trứng…) hoặc gốc thực vật (bí đỏ, khoai lang bí…).
- Cho ăn thêm dầu mỡ để giúp việc hấp thu Vitamin A.
- Cho ăn đủ chất đạm vì Protid cũng cần để chuyển Vitamin A từ ruột vào gan, thận để tích trữ và chuyển đến cơ quan khác như da, mắt để sử dụng.
MỀ ĐAY
Đại cương
Là một loại bịnh dị ứng ngoài da. Trước đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mề đay là một loại bệnh dinh dưỡng, nhưng từ khi Vidal chú trọng đến hiện tượng quá cảm ứng gây nên mề đay và nhất là sau khi tìm ra thuốc tổng hợp kháng Histamin trị khỏi nhiều trường hợp mề đay thì mề đay lại được liệt vào loại các bệnh dị ứng.
Mề đay là một trong những bệnh ngoài da phổ biến tiến triển theo 2 thể bệnh khác nhau: thể cấp tính không khó khăn trong tìm hiểu nguyên nhân và điều trị, thể mạn tính ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động, có khi kèm theo biến chứng nặng và nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân.
Đông y đã đề cập đến chứng mề đay dưới nhiều tên gọi khác nhau:
Từ ‘Phong Ẩn Chẩn’ được nhắc đến đầu tiên trong thiên ‘Tứ Thời Thích Nghịch Tùng Luận’ (Tố Vấn 64).
Đời Xuân Thu gọi là Phong Chẩn, Ẩn Chẩn. Đời nhà Hán gọi là Ẩn Chẩn. Đời nhà Tuỳ gọi là Phong Tao Ẩn Chẩn, Ẩn Chẩn Tao bệnh, Phong Tao Tường, Phong Bồi Lội. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Tà khí xâm nhập vào bì phu mà lại có phong hàn kích thích thì sẽ phát sinh chứng phong tao ẩn chẩn”.
Đời nhà Đường gọi là Phong Sào Ẩn Chẩn, Xích Chẩn, Phong Ám. Sách ‘Thiên Kim Phương viết: “Người bị ẩn chẩn… đột nhiên nổi lên những vết ban như muỗi cắn… ngứa khó chịu”.
Đời nhà Nguyên gọi là Dịch Ngật Sang.
Đời nhà Minh gọi là Bạch Bà Mạc, Phong Lữu Chẩn, Quỷ Phạn Ngật.
Còn gọi là Tầm Ma Chẩn. Dân gian quen gọi là Mẩn Tịt, Phong Ngứa.
Nguyên Nhân
Yếu tố cơ địa dị ứng (nhạy cảm với chất kích thích) và các yếu tố ngoại lai như thức ăn tanh như cua cá tôm sò ốc hến, đồ hộp, thịt bò, thịt gà, các loại thuốc (trụ sinh, an thần, hạ nhiệt, giảm đau...), các loại huyết thanh, các loại thảo mộc như lá cây hoa, các ổ nhiễm khuẩn, các loại ký sinh trùng đường ruột, do khí hậu thời tiết, hoá chất... hoặc do yếu tố tinh thần (bực bội, lo lắng, buồn phiền quá mức) tác động vào cơ thể gây ra bệnh.
Thường do phong thấp xâm nhập vào da thịt hoặc trường vị đang có uất nhiệt lại cảm phải phong tà, tà khí tích lại ở da, lông gây ra mề đay.
Sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Huyết nhiệt thì sinh ra lở ngứa hoặc đau”.
Sách ‘Châm Cứu Học Giảng Nghĩa’ viết: “Chứng Ẩn chẩn phát sinh đa số do tấu lý sơ hở, bị phong tà xâm nhập… cũng có thể do ăn những thức ăn như tôm, cá v.v… mà nổi ban”.
Cơ chế sinh bệnh theo YHCT có thể là:
1. Cảm thụ phong hàn: hoặc phong nhiệt, uẩn tích tại bì phu khiến dinh vệ mất điều hoà.
2. Do trường vị thấp nhiệt lại cảm phong tà uất tại cơ bì, hoặc ăn chất tanh lạnh, ký sinh trùng đường ruột gây thấp nhiệt nội sinh.
3. Bẩm thụ cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc, hoặc do bệnh lâu ngày khí huyết hao tổn, huyết hư sinh phong, khí hư nên vệ khí không giữ được bên ngoài, phong tà xâm nhập gây nên bệnh.
4. Tình chí nội thương, 2 mạch xung nhâm mất sự điều hoà, can thận bất túc, da cơ thiếu dinh dường sinh phong, sinh táo gây ra bệnh.
Như vậy, theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh mề đay chủ yếu là do phong hàn (bên ngoài) hợp với huyết nhiệt (bên trong) và một số thức ăn không thích hợp với cơ thể như tôm, cá…
Theo YHHĐ, những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng) tác động vào cơ thể làm cho cơ thể tiết ra một số lượng Histamin. Histamin khi sinh ở da sẽ chảy vào máu, làm dãn các mao mạch gây nên hiện tượng ứ máu, chảy huyết thanh ra ngoài huyết quản gây nên hột phù. Đồng thời Histamin ngấm vào đuôi dây thần kinh cảm giác gây nên ngứa và kích thích, gây một phản xạ sợi trục làm đỏ chung quanh các nốt mề đay.
Chẩn Đoán
- Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Trường hợp bệnh kéo dài trên 3 tháng hoặc tái phát nhiều lần là thể mạn tính.
- Test vạch da dương tính.
Cần phân biệt với:
. Hồng ban do côn trùng đốt.
. Trường hợp có biến chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy... cần phân biệt với các bệnh có triệu chứng tương tự.
Triệu Chứng
Trên da nổi lên từng đám (về) nhiều ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng, rất ngứa. Thường vài ngày hoặc có khi lâu hơn mới hết. Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
+ Do Phong Thấp: mề đay màu trắng hoặc hơi hồng, thân thể nặng nề, nước tiểu trong hoặc hơi đục, rêu lưỡi trắng, nhờn và dầy.
+ Do Phong Nhiệt: mề đay màu hồng tươi, khát, mặt có lúc bốc nóng, nước tiểu vàng, táo bón, gặp lạnh thì dễ chịu, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác.
Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.
+ Dùng bài Ngân Kiều Tán gia giảm: Ngân hoa, Liên kiều, Sinh địa đều 102g, Ngưu bàng tử (sao), Đại thanh diệp, Đơn bì đều 10g, Kinh giới, Phòng phong, Cam thảo, Thuyền thoái đều 6g.
+ Dùng bài Tiêu Phong Tán, Ngân Kiều Tán gia giảm (Kinh giới, Phòng phong, Khổ sâm đều 10g, Kim ngân hoa, Sinh địa, Đương qui đều 12g, Xác ve 3g, Cam thảo 4g, Bạc hà 10g, Mộc thông 8g) (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Do Phong Hàn: Da hơi đỏ hoặc trắng, gặp lạnh thường phát bệnh, trời nóng thì bệnh giảm, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn.
Điều trị: Sơ phong, tán hàn.
+ Dùng bài Ma Hoàng Thang gia giảm: Ma hoàng (nướng), Quế chi đều 6g, Bạch thược (sao), Hạnh nhân, Khương hoạt, Đảng sâm, Tô diệp đều 10g, Táo 7 trái, Gừng tươi 3 lát.
+ Dùng Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Sài hồ đều 10g, Xác ve 3g, Kim ngân hoa, Đương qui đều 12g, Mộc thông, Xa tiền tử, Khương hoạt đều 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 10 quả (Trung Y Ngoại Khoa Học).
Gia giảm:
. Táo bón thêm lá Muồng, Mè đen, Đại hoàng.
. Can khí uất (ngực sườn đầy tức, mạch Huyền) thêm Sài hồ, Bạch thược, Đơn bì, Thanh bì.
. Có giun thêm Binh lang, Sử quân tử, Phỉ tử...
. Khí huyết hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thục đìa, Hà thủ ô...
Một Số Bài Thuốc Đơn Giản Kinh Nghiệm:
1. Rễ cỏ tranh tươi 100-200g/mỗi ngày sắc uống.
2. Bạch chỉ tán bột pha nước hoặc rượu bôi.
3. Lá khế tươi giã nát lấy nước xát.
4. Phòng phong 12g, Ô mai 8g, Cam thảo dây 16g sắc uống.
5. Đậu đỏ 40g, Ý dĩ 40g, sắc uống.
6. Phân tằm, Cây Ké ngựa, vỏ Bí đao, lượng vừa đủ sắc để xông và rửa (Trung Y Ngoại Khoa Học).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Song Thăng Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Thăng ma, Cam thảo, Đại hoàng (cho vào sau) đều 5g, Cát căn, Xích thược đều 15g, Trần bì, Thuyền thoái, Khương hoàng đều 10g, Cương tằm 12g. Ngâm thuốc với 2 chén nước khoảng 20 phút rồi đun sôi nhỏ lửa 30 phút, sau đó cho Đại hoàng vào nấu thêm 5 phút nữa, bỏ bã lấy nước thuốc. Lần thứ hai, thêm 1,5 chén, đun sôi. Đổ chung hai chén thuốc chia làm 2-3 lần uống ấm. Uống thuốc xong, nên uống một ít nước trà để tăng tác dụng thanh tán.
TD: Thăng tán nhiệt độc, tuyên thông kinh mạch, lương huyết tiết hoả. Trị ngứa do dị ứng, mề đay.
Huyết Táo Địa Hoàng Ẩm (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hà thủ ô (chế), Thục địa, Nguyên sâm, Bạch tiên bì đều 15g, Đơn bì, Bạch tật lê, Cam thảo đều 10g, Hồng hoa 3g, Cương tằm 1~6g, Khổ sâm 30g. Sắc uống.
TD: Dưỡng huyết, tư âm, sơ phong, làm hết ngứa. Trị mề đay.
+ Hoàng Chi Tử Mai Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Ma hoàng 7g, Quế chi, Hoè hoa, Hoàng bá, Cam thảo đều 10g,Sài hồ, Ô mai, Thuyền thoái, Phù bình đều 15g, Hoàng liên 5g. Sắc uống
TD: Sơ phong, tán hàn, giải cơ, thanh nhiệt, thấu chẩn, khứ thấp. Trị mề đay (thể hàn).
Thường uống 7 thang là có kết quả.
+ Tầm Ma Chẩn Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ)Thương truật 5g, Bạch truật 30g, Phục linh, Kinh giới, Đơn bì, Đan sâm, Long cốt đều 15g, Phòng phong, Xuyên khung đều 9g, Bạch tật lê 12g, Cương tằm, Hoàng cầm đều 10g. Sắc uống.
TD: Kiện Tỳ, lợi thấp, khứ phong, làm hết ngứa. Trị mề đay mạn tính (loại Tỳ hư tầm phong).
+ Khu Chẩn Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ)Bạch tiên bì 30g, Sinh địa, Hoè hoa đều 24gg, Khổ sâm 15g, Thuyền thoái, Đơn bì đều 12g, Xích thược, Phòng phong, Địa long đều 9g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Lương huyết, sơ phong, khứ thấp. Trị mề đay lâu ngày không khỏi.
Lâm sàng cho thấy thường chỉ uống 9 thang là khỏi.
Địa Phong Thang (Tân Trung Y 1984 (2): Địa phu tử, Thủ ô đều 30g, Ích mẫu thảo 15g, Kinh giới, Phòng phong đều 10g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết khư phong, trừ thấp. Trị mề đay.
Đã trị 10 ca, uống 3~5 thang đều khỏi.
Phòng Phong Thang I (Trung Y Học Dược Báo 1986 (6): Kinh giới, Phòng phong đều 6g, Thuyền thoái 10g, Khổ sâm, Thạch cao (sống) đều 30g, Tri mẫu, Đơn bì đều 10g, Xích thược, Thổ phục linh, Địa phu tử đều 15g, Bạch tiên bì 30g. Sắc uống.
TD: Khứ phong thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Trị mề đay.
Đã trị 28 ca, khỏi hoàn toàn 15, có kết quả 11, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 92,6%.
Hồ Ma Linh Tiên Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1987, 10): Đại hồ ma, Thủ ô (sinh), Khổ sâm đều 18g, Uy linh tiên, Ngưu bàng tử, Phòng phong, Phù bình đều 12g, Thuyền thoái 6g, Cam thảo 10g. Sắc uống.
TD: Dưỡng huyết, tư âm, thanh nhiệt, lợi thấp, khứ phong, giảm ngứa. Trị mề đay cấp và mạn tính.
Đã trị 160 ca, cấp tính có 57 ca, khỏi 35, đỡ 13, có kết quả 9. mạn tính có 103 ca, khỏi 42, đỡ 27, có kết qua 25, không kết quả 9. Đạt tỉ lệ tổng cộng 94,37%.
Tần Cửu Hoa Xà Thang (Tứ Xuyên trung Y 1989, 11): Tần cửu, Ô tiêu xà đều 6~10g, Sài hồ, Kim ngân hoa đều 12~15g, Ngũ vị tử, Ô mai đều 10~15g, Sinh địa, Bạch tiên bì, Địa phu tử, Phòng phong đều 10~12g, Đại hoàng 6~8g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, liễm âm, lương huyết, thanh nhiệt, khứ phong, trừ thấp. Trị mề đay mạn tính.
Đã trị 24 ca, uống 2~6 thang, tất cả đều khỏi.
Đương Quy Ẩm Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ):Đương quy, Bạch thược, Bạch cập, Địa long đều 9g, Sinh địa 15g, Hà thủ ô 30g, Xuyên khung, Ô dược, Kinh giới, Phòng phong đều 6g, Lộ lộ thông 15g, Địa phu tử 12g, Cam thảo 5g. Sắc uống.
TD: Dưỡng âm ích huyết, sơ phong lợi thấp. Trị mề đay mạn tính.
Đa số uống 30~40 thang thì khỏi.
Châm Cứu
- Sơ phong, hoạt huyết, châm Khúc trì, Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý, kích thích mạnh vừa, vê kim liên tục 1 - 3 phút. Phong nhiệt nhiều, thêm Đại chuỳ; Phong thấp nhiều thêm Âm lăng tuyền (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Khúc trì, Khúc trạch, Hợp cốc, Liệt khuyết, Phế du, Ngư tế, Thần môn, Nội quan (Châm Cứu Tập Thành).
- Phong trì, Tuyệt cốt, Uỷ trung [xuất huyết] (Biển Thước Thần Ứng Ngọc Long Kinh).
- Huyết hải, Tam âm giao, Khúc trì, Hợp cốc (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
- Phong thị, Khúc trì, Ngoại quan, Đại chuỳ, Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Thiên tỉnh, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Huyết hải, Uỷ trung (đều châm tả] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
- Khúc trì, Phục thố, Phong môn, Cách du, Tỳ du, Huyết hải, Suyễn tức, Bách chủng phong, Bách chủng oa, Tý trung (Châm Cứu Học HongKong).
- Kiên ngung, Dũng tuyền, Khúc trì, Khúc trạch, Hợp cốc, Uỷ trung, Hoàn khiêu, Huyết hải, Cách du, Chí âm, Đại trử (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
- Khúc trì, Huyết hải, Đại chuỳ đều châm tả. Có thể thêm Nội quan, Tam âm giao, Túc tam lý, Thân mạch (Châm Cứu Học Việt Nam).
- Khúc trì 1,5 thốn, Huyết hải 0,8 thốn (Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí 1985, 21).
Ban chẩn mọc ở nửa người trên chọn huyệt Nội quan, Khúc trì; Mọc ở dưới, chọn huyệt Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao; Ban mọc toàn thân phối hợp huyệt Phong trì, Phong thị, Đại chùy, Đại trường du (Trung Y Ngoại Khoa Học).
Châm Hậu khê hoặc Hậu khê xuyên Lao cung hoặc Hậu khê xuyên đến Hợp cốc (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
– Dùng kim Tam lăng châm nhanh vào huyệt Đại chuỳ, không lưu kim, sau đó dùng ống giác hơi giác khoảng 10 phút, thường 2-3 lần là khỏi (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
+ Nhĩ Châm: châm khu Tỳ, khu Phế, Tuyến thượng thận, Bì chất hạ, Thần môn, mỗi tuần châm 3 lần, 10 lần châm là 1 liệu trình (Trung Y Ngoại Khoa Học).
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Chú ý tìm nguyên nhân để tránh: Nên tránh các loại cá biển, thịt bò, gà, các loại mắm, tôm cua, hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
2. Hạn chế dùng các loại áo quần len dạ, hạn chế dùng xà bông lúc tắm rửa.
3. Chú ý tinh thần thoải mái trong cuộc sống không nên quá lo lắng, buồn bực, cáu gắt
MỠ MÁU CAO
(Cao Chỉ Chứng - Hyperlipemia, Hyperlipidémie)
Đại Cương
Chứng mỡ máu cao còn gọi là chứng tăng Lipid huyết mà đặc điểm chủ yếu là thành phần mỡ trong huyết tương cao hơn mức bình thường. Lipid trong máu gồm có Cholesterol, Triglycerid, Phospholipid và Acid béo tự do. 60 đến 70% Lipid huyết là Cholesterol. Như vậy chứng Mỡ máu cao chủ yếu là tăng Cholesterol, Triglycerid, Phospholipid.
Thường gặp ở người cao tuổi, có liên quan nhiều đến các bệnh xơ mỡ động mạch, bệnh động mạch vành, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh béo phì, tiểu đường... cho nên chứng mỡ máu cao ngày càng được giới y học chú ý nghiên cứu phòng trị.
Ngoài việc định một chế độ ăn thích hợp hạn chế hoặc không ăn mỡ động vật đối với người cao tuổi, nghiên cứu những loại thuốc có tác dụng hạ mỡ mà không gây ảnh hưởng xấu đối với cơ thể là một việc làm rất cần thiết.
Y văn cổ không có ghi tên bệnh này, sách Trung y (Trung Quốc) xếp bệnh mỡ máu cao thuộc loại các chứng ‘Đàm Thấp’, ‘Trọc Trở’ ‘Phì Bàng (Béo phì)’.
Khi nói đến Mỡ trong máu tăng cần xác định là tăng Lipid loại nào?
Thường người ta quan tâm đến ba loại sau:
. Tăng Cholesterol.
. Tăng Triglycerid.
. Và tăng Chilomicron (là những hạt Lipid khá to lưu hành trong máu, mang theo Cholesterol và Triglycerid của thức ăn sau khi tiêu hoá).
Triệu Chứng Lâm Sàng
Theo Frederickson (1967), có thể phân chứng Lipid huyết cao làm 5 loại:
I) Chứng Chylomicron huyết cao (Hyperchylomic ronemie (Type I) có đặc điểm: Cholesterol bình thường, Triglycerid cao, Chylomicron rất cao, là bệnh di truyền do thiếu enzim Lipoprotein Lipaz, rất nhạy cảm với chất béo, ăn vào là huyết tương trở nên đục ngầu, ít gây xơ vữa động mạch.
2) Loại II: chứng ‘Tăng Cholesterol gia đình vô căn’, là bệnh nặng dễ gây biến chứng xơ cứng mạch ở bệnh nhân còn trẻ (Hypercholesterolémie familiale essentielle): Cholesterol cao, (-Lipoprotein rất cao, Triglycerid bình thường. Còn loại II gọi là chứng (-lipoprotein huyết cao hoặc chứng tăng Lipid huyết do ăn nhiều, có đặc 'điểm là: Cholesterol và Triglycerid tăng vừa nhưng (và tiền (-Lipoprotein tăng rất cao.
3) Loại III: tăng Lipid huyết hỗn hợp: cả Cholesterol, Triglycerid đều cao, là bệnh nặng có biến chứng xơ cứng mạch. Có thể do Hydrat carbon tạo thuận lợi để phát khởi hoặc duy trì.
4) Loại IV: tăng Triglycerid, Cholesterol bình thường, phần nhiều có di truyền, dễ gây biến chứng xơ mỡ động mạch, nhạy cảm với chất Hydrat carbon và rượu.
5) Loại V: là loại hỗn hợp 2 loại I và IV (Hyperlipidemie và Triglycéride et Chilomicron), tăng Lipid huyết, Triglycerid và Cholimicron, nhạy cảm với mỡ và Hydrat carbon. Trong thể này, Cholesterol cũng tăng cao rõ.
Cách phân loại trên hơi xưa, đến năm 1971 J. L de Gennes sắp xếp lại đơn giản hơn làm ba lớp A, B, C… Arcol lại chia làm 5 loại xếp theo thứ tự A, B, C… như sau:
TĂNG LIPID HUYẾT
LớpCholesterol (g/l)Triglycerid (g/l)
A
B
C
D
E2.00 ~ 2.50
2.50 ~ 3.00
dưới 2.00
2.00 3.00
Trên 3.00 hoặc 5.00Dưới 2.00
Dưới 2.00
2.00 ~ 5.00
2.00 ~ 5.00
trên 3.00 hoặc 5.00
2. Lâm sàng có những đặc điểm sau:
1) Tiền sử gia đình: yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến bệnh như loại I, III thường có yếu tố gia đình, loại II chứng nặng có liên quan, chứng nhẹ ít, loại IV, V, một số ít có liên quan di truyền.
2) Tuổi mắc bệnh: loại I phát hiện sớm ở trẻ nhỏ, loại V phát bệnh chậm, thường vào tuổi trên 30, loại II thuộc di truyền nên thường ở trẻ nhỏ đã mắc bệnh, loại III, IV thường gặp ở người lớn.
3) Tỷ lệ mắc bệnh: Loại II và IV có tỷ lệ phát bệnh cao 80 - 90%, loại III và IV ít gặp, loại I càng ít hơn.
4) Liên quan với thể tạng và bệnh tật: Chứng mỡ máu cao loại III, IV, V thường gặp ở người béo phì, mập, loại I và III không gặp ở người mập.
Những người mắc bệnh mạch vành và xơ cứng mạch thường mắc chứng mỡ máu cao loại II và IV tỷ lệ ngang nhau, loại III và V ít thấy khoảng 15% loại I không có.
Người mắc chứng mỡ máu cao loại II thường trước 40 tuổi đã có vòng lão hoá ở giác mạc mắt.
Những bệnh thường kèm theo chứng mỡ máu cao: tiểu đường, hội chứng thận hư, thiểu năng tuyến giáp, tắc ống dẫn mật, viêm tuỵ, viêm gan, nhiễm độc rượu...
Chẩn đoán bệnh cần chú ý:
1-Lipid máu tăng cao: do cách đo và địa phương khác nhau mà trị số bình thường có khác nhau. Mỡ máu tăng cao khi trị số Cholesterol cao hơn 200 - 220- mg%, Triglycerid cao hơn 130mg%. Có tác giả chia mỡ máu tăng cao làm 3 độ:
. Nhẹ khi trị số Cholesterol hoặc Triglycerid thấp hơn trị số bình thường
. 50mg%, + Trung bình khi trị số thấp hơn trị số bình thường + 100mg%.
. Nặng khi trị số cao hơn trị số bình thường + 100mg%.
2. Điện di lipoprotein: (- Lipoprotein cũng gọi là Lipoprotein mật độ cao (HDL) có tác dụng làm giảm xơ mạch, (-Lipoprotein còn gọi là Lipoprotein mật độ thấp (LDL) và tiền (-Lipoprotein (VLDC) nếu lượng tăng cao làm tăng xơ mỡ động mạch, có ý nghĩa đối với lâm sàng.
3. Lipid huyết tăng cao làm tăng độ dính của huyết tương và màng tế bào hồng cầu, làm giảm khả năng biến dạng của hồng cầu dễ tạo nên sự ngừng trệ của vi tuần hoàn.
4. Lúc chẩn đoán chứng tăng Lipid huyết cần chú ý các bệnh kèm theo như bệnh mạch vành, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh béo phì, sỏi túi mật...
Điều Trị
1- Biện chứng luận trị: Thường gặp các thể bệnh và luận trị như sau:
+ Thấp Nhiệt Uất Kết: Người nóng khát nước, tiểu ít, người phù, Lipid huyết cao, người khoẻ, bụng đầy, rêu lưỡi dày vàng, mạch Hoạt Sác.
Phép trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Tứ Linh Tán hợp Lục Nhất Tán gia vị: Bạch truật, Bạch linh, Trư linh, Trạch tả, Nhẫn đông đằng, Ý dĩ đều 10 - 15g, Hà diệp, Cúc hoa, Râu bắp đều 10 - 12g, Hoạt thạch 20 - 30g (sắc trước), Cam thảo 4g, Thảo quyết minh tươi 20g, sắc uống.
2) Khí Trệ Huyết Ứ: Bệnh nhân Lipid huyết cao, hay đau nhói trước ngực, thường có kèm bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch Huyền.
Phép trị: Hoạt huyết, lý khí. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Sinh địa, Đương qui, Bạch thược đều 12 - 16g, Đào nhân, Xuyên Ngưu tất, Sài hồ đều 10 - 12g, Đơn sâm 12g, Hồng hoa, Sung uý tử, Chỉ thực, Hương phụ, Xuyên khung đều 8 – 10g.
3) Tỳ Hư Đờm Thấp: Lipid huyết cao, chân tay mệt mỏi, chán ăn bụng đầy, ho nhiều đờm, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dày, mạch Hoạt.
Phép trị: Kiện tỳ, hoà vị, hoá đàm, trừ thấp. Dùng bài Hương Sa Lục Quân Tử Thang hợp với bài Bạch Kim Hoàn gia giảm: Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Trúc nhự đều 10 - 12g, Trần bì, Bán hạ, Chỉ thực, Mộc hương, Sa nhân, Uất kim đều 6 - 10g, Bạch phàn 2g (tán bột hoà uống), Chích thảo 3g sắc uống.
4- Tỳ Thận Lưỡng Hư: Thường gặp ở người cao tuổi Lipid huyết cao, mệt mỏi, bụng đầy, ăn kém, lưng gối mỏi, ù tai hoa mắt, lưỡi đỏ rêu mỏng, mạch vô lực.
Phép trị: Bổ Thận, kiện Tỳ. Dùng bài Sinh hà thủ ô đỏ 10 - 12g, Thỏ ty tử 10 - 12g, Tiên linh tỳ 10g, Sinh địa 10 -12g, Trạch tả 10 -15g, Bạch linh 12g, Bạch truật 10g, sắc uống (Trung Y Hiện Đại Nội Khoa Học).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Bạch Kim Giáng Chỉ Phương (Trần Vũ, sở nghiên cứu y học khu Nghi Xuân tỉnh Giang Tây): Uất kim 210g, Bạch phàn 90g, tán bột mịn, trộn đều, tẩm nước làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, uống sau bữa ăn, mỗi liệu trình 20 ngày, liên tục trong 2 - 3 liệu trình.
- Kết quả: Đã trị 344 ca, Cholesterol giảm bình quân 85,84mg%, Triglycerid giảm bình quân 70,61mg%, (- Lipoprotein giảm bình quân 175,96%. So sánh trị số máu Lipid khác biệt có ý nghĩa (P nhỏ hơn 0,001). Có 170 ca béo phì được điều trị, cân nặng giảm rõ, giảm bình quân 3,5kg. Có 138 ca huyết áp cao được điều trị có kết quả 59,4% (23,2% kết quả tốt).
- Công thức thuốc ghi theo sách Trung Quốc Y Học Đại Từ Điển. Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần chủ yếu của Bạch phàn là Aluminium sulfate và Kalium sulfate có tác dụng thu liễm làm giảm hấp thụ thành phần mỡ Cholesterol. Tinh dầu Uất kim làm tăng tiết mật làm bài tiết Cholic acid (sản vật chuyển hoá của Cholesterol) ra ngoài bằng đường ruột, do đó làm hạ Lipid huyết (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Thư Tâm Hoạt Huyết Phương (Thẩm Đạt Minh, bệnh viện trực thuộc viện Trung y học Hồ Bắc): Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương qui, Bồ hoàng đều 9g, Hồng hoa 5g. Theo tỷ lệ chế thành xi rô 96%. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30mg, 3 tháng là một liệu trình.
- Kết quả: Đã điều trị 74 ca mỡ máu cao có Cholesterol trước điều trị cao nhất là 450mg%, sau điều trị cholesterol cao nhất còn 420mg%, Triglycetrid trước điều trị cao nhất 350mg, sau điều trị cao nhất còn 180mg% (Bài thuốc có tác dụng trị chứng mỡ máu cao khí huyết ứ) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Giáng Chi Phương (Mã Phong, bệnh viện Giải phóng quân Trung Quốc 371): Thảo quyết minh, Sơn tra, Đơn sâm, chế thành viên, mỗi viên có hàm lượng cao thuốc 0,25g, tương đương 2,9g thuốc sống, mỗi lần uống 2 – 4 viên, ngày 3 lần, 4 tuần là một liệu trình. Sau 3 liệu trình đánh giá kết quả.
Kết quả: Trị 64 ca mỡ máu cao có Cholesterol cao giảm bình quân 88,3mg% (P nhỏ hơn 0,01). Triglycerid cao 43 ca, sau điều trị giảm bình quân 68,1 mg% (P nhỏ hơn 0,01). Cao lipoprotein 41 ca, sau điều trị hạ bình quân 289,9mg% (P so sánh trước sau điều trị nhỏ hơn 0,01) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Sơn Đơn Phương (Trương Thanh Bảo, Bệnh viện nhân dân số 1, huyện Lê Thúc tỉnh Cát Lâm): Sơn tra 50g, mạch nha 40g, Đơn sâm 30g, Huyền hồ, Cúc hoa, Hồng hoa đều 15g sắc uống.
Kết quả: Trị 51 ca, kết quả tốt (các chỉ số mỡ đều trở lại bình thường) 20 ca (39,2%), có kết quả (1 – 2 trong các chỉ số mỡ trở lại bình thường) 18 ca (33%), không kết quả 18 ca (25,5%. Tỷ lệ có kết quả 74,5%. (Trong bài thuốc: Sơn tra thư can, Huyền hồ lý khí hoạt huyết, Đơn sâm, Hồng hoa hoạt huyết, hoá ứ, Cúc hoa dưỡng can minh mục, Mạch nha tiêu thực hoà vị) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Giáng Chi Phương: Cam thảo 30g, Câu kỷ, Trạch tả đều 25g, Sài hồ, Sơn tra đều 15g, Đơn sâm 30g, Hồng hoa 10g. Khí hư huyết ứ thêm Hoàng kỳ 30g, Sinh Bồ hoàng 20g. Can thận âm hư thêm Hà thủ ô đỏ 20g, Sinh địa 15g. Can dương kháng thêm Câu đằng 20g, Thảo quyết minh 15g. Đàm thấp nặng thêm Thạch xương bồ 15g, Nhân trần 10g. Khí trệ huyết ứ thêm Xuyên khung, Khương hoàng đều 15g, ngày uống 1
thang, liệu trình 4 tuần, có tác dụng nâng cao rõ rệt HDL-CH (Lipid-Cholesterol tỷ trọng cao) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Hà thủ ô, Đơn sâm, Nhân trần, Tang ký sinh, Sơn tra, Thảo quyết minh đều 30g, ngày 1 tháng, trong 1 - 2 tháng. Thuốc có kết quả đối với các loại IIA, IIB, III và IV Tác dụng phụ: tiêu chảy, sôi bụng (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
27) Giáng Chi Ích Can Thang: Trạch tả 20 - 80g, Sinh thủ ô, Thảo quyết minh, Đơn sâm, Hoàng tinh đều 15 - 20g, Sinh Sơn tra 30g, Hổ trượng 12 - 15g, Hà diệp 15g, ngày 1 thang, uống trong 4 tháng, có tác dụng hạ mỡ (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
Một Số Bài Thuốc Đơn Giản Kinh Nghiệm Dân Gian Trị Mỡ Máu Cao
. Sơn tra, Hà diệp đều 15g sắc uống thay trà. Dùng trị cao huyết áp, mỡ máu cao tốt (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Cuống bí ngô 300g, Sơn tra 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Hạch đào nhân 30g, Lá bắp 60g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Lá Dưa hấu, vỏ Đậu phôïng 30g, mỗi ngày 2 - 8 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Bắp, hạt Bí ngô đều 30g. Sắc uống, ăn luôn cái (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Cà rốt 1 củ, Đậu phôïng 30g. Nấu ăn ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Bí đao 100g, Cành lê 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Vỏ dưa hấu 60g, Lô căn 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Rau hẹ, Sơn tra, Đào nhân 15g. Sắc nước uống, ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Hải đới 30g, Đậu xanh 20g, Đường đỏ đều 150g. Hải đới ngâm rửa sạch cắt nhỏ nấu với đậu Xanh, cho đường đỏ vào, ăn ngày 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Gừng tươi 4 lát, Lá sen 15g, Hoắc hương 8g. Sắc uống ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Lá sen tươi 1 lá to, Gạo tẻ l00g, Đường phèn vừa đủ. Nấu nước lá Sen, bỏ xác, cho gạo vào nấu cháo ăn, (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Mộc nhĩ trắng và đen đều 10g, Đường phèn 5g. Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở, cho nước và đường chưng 1 giờ uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Đậu đen, lá Bắp đều 30g, rễ Hành 10g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Đậu ván trắng, Đậu đen đều 30g, lá Nho 15g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Nhân trần, Sơn tra đều 20g, gừng 3 lát. Sắc uống(Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Bạch mao căn, Sinh địa đều 80g, Mạch môn 18g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Vỏ mè, Đậu phôïng đều 30g, Gừng 3 lát. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Vỏ Bí ngô già, vỏ Bí đao, lá Sen đều 30g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Sơn tra 30g, Hà thủ ô 18g, Trạch tả 12g. Sắc uống ngày 2 - 8 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Rễ Hành, Rau mùi (Hồ tuy) đều 30g, Mộc nhĩ đen 20g. Sắc uống. Ăn canh Mộc nhĩ ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
. Mè đen, Quả dâu tằm (Tang thầm) đều 60g, nếp 30g. Ba vị rửa sạch, bỏ vào cối giã nát. Cho 3 bát nước vào nồi đất đun sôi cho đường vào tan hết nước sôi, cho 3 vị trên vào khuấy thành hồ ăn (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
. Bạch phàn, Uất kim lượng bằng nhau, Tán bột mịn làm hoàn. Ngày uống 3 lần mỗi lần 6 g, uống sau lúc ăn. Một liệu trình 20 ngày (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
. Tam thất 3g, Sơn tra 24g, Trạch tả 18g, Thảo quyết minh 15g, Hổ trượng 10g. Sắc uống. Liệu trình một tháng. Dùng cho thể đàm trệ (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
+ Nấm hương: Trong Nấm hương có chứa chất sinh nấm có tác dụng làm giảm mỡ trong máu. Qua nghiên cứu thấy rằng, cho người bệnh máu nhiễm mỡ uống một liều 150~300mg chất sinh nấm mỗi ngày, sau 15 tuần uống liên tục lượng mỡ giảm thấy rõ (Ẩm Thực Liệu Pháp).
+ Hà thủ ô 10g, nấu lấy nước. Cá chép 1 con khoảng 250g, mổ bỏ lòng ruột, không đánh vẩy, rửa sạch, cho vào nồi, lấy nước Hà thủ ô trên cho vào hầm thật nhừ, ăn (Đã trị 88 ca, khỏi 78, đạt kết quả 88,6% (Ẩm Thực Liệu Pháp).
Những Vị Thuốc Hạ Lipid Huyết
. Sơn tra: Chiết xuất cao thô có tác dụng hạ Cholesterol, Tryglycerit, (-Lipoprotein, cồn chiết 0,12g, ngày uống 3 lần.
. Hà thủ Ô: chiết thô làm viên 0,25g (tương đương thuốc sống 0,18g), ngày uống 3 lần, có tác dụng hạ Cholesterol, nên uống liên tục 3 tháng.
Tác dụng phụ: Thuốc gây tiêu chảy nhẹ, có thể uống viên Bình Vị hoặc Hương Sa Lục Quân.
. Trạch tả: trên làm sàng thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, thuốc gây tiêu chảy nhẹ.
. Quyết minh tử : Dạng thuốc viên, sắc, xi rô đều có tác dụng hạ Cholesterol, Triglycerid. Thuốc sắc mỗi ngày dùng 30g. Có thể gây tiêu chảy, đầy bụng hoặc buồn nôn.
. Đại hoàng: tăng nhu động ruột gây tăng bài tiết Cholesterol và giảm sự hấp thụ. Dùng viên hoặc bột Đại hoàng 0,25g, ngày 3 - 4 lần.
. Linh chi: trên thực nghiệm thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, Triglycerid không chịu ảnh hưởng mấy. Về lâm sàng tác dụng hạ Lipid của các báo cáo có khác nhau.
. Hổ trượng: Dạng viên, mỗi lần uống 3 viên (tương đương thuốc sống 15g) 3 lần mỗi ngày. Có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerid.
. Đơn sâm: nhiều báo cáo nghiên cứu cho là thuốc có tác dụng hạ mỡ máu cao nhưng chưa nhất trí. Thuốc có tác dụng làm giảm thoái hoá mỡ tại gan.
. Tỏi: Dùng nang tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 - 3 nang, hoặc lượng mỗi ngày 2 - 8 nang (0,12g tương đương thuốc sống 50g), liệu trình 30 ngày. Đã trị 274 ca. Thuốc có tác dụng hạ Lipid huyết, làm tăng HDL (Tạp Chí Trung Y 1985, 2: 42). Tỏi có thể ngâm dấm hoặc ngâm rượu uống ngày 3- 5 múi vừa tỏi tươi.
. Đông trùng hạ thảo (Cordiceps sinensis (Berk) Sarcc): Có tác dụng hạ mỡ máu, ức chế sự hình thành xơ vừa động mạch.
. Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge): Có tác dụng làm hoạt huyết, hoá ứ, lương huyết, tiêu thống, an thần và hạ mỡ máu.
Những biện pháp cần chú ý đối với bệnh nhân mỡ máu cao:
1. Chế độ ăn uống.
2. Luyện tập dưỡng sinh, kiên trì chế độ vận động thể dục hàng ngày, xoa bóp dưỡng sinh (đặc biệt quan trọng đối với người lao động trí óc và người làm nghề ngồi nhiều, ít vận vận động chân tay.
3. Sau khi điều trị một đợt thuốc uống, Lipid máu bình thường, có thể chọn 1 - 2 vị thuốc nam uống thường xuyên để củng cố.
ĐIỀU TRỊ BẰNG CHÂM CỨU
Phép trị bằng châm cứu đối với chứng mỡ máu cao cũng có kết quả nhất định (cũng như đối với chứng béo phì).
Thể Châm
+ Chọn huyệt chính: Trung quản, Tỳ du, Vị du, Khí hải, Hợp cốc, Phong long, Túc tam lý.
Huyệt phối hợp tuỳ theo triệu chứng lâm sàng và bệnh nguyên phát như cao huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ mạch...) mà gia giảm.
Phương pháp: mỗi lần chọn 3 - 4 huyệt chính thêm huyệt phối hợp. Châm kim phải đạt đắc khí (bệnh nhân có cảm giác tê tức buốt) vê mạnh nhẹ, lưu kim 30 - 40 phút, châm hàng ngày hoặc cách nhật. 201ần châm là một liệu trình, kiểm tra kết quả có thể châm tiếp để củng cố. Có thể kết hợp cứu hoặc điện châm (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Thấp nhiệt uất kết: Thanh lợi thấp nhiệt: Châm Âm lăng tuyền, Hạ cự hư, Nội đình, Thiên khu, Túc tam lý.
Tỳ Hư Trọc Đờm: Kiện Tỳ hoá đờm. Châm Tỳ du, Phong long, Túc tam lý, Thuỷ tuyền, Âm lăng tuyền.
Vị Nhiệt Phủ Thực: Thanh Vị tả hoả: dùng Thiên xu, Thượng cự hư, Tam âm giao, Nội đình, Đại đôn.
Can uất hoá hoả: Thanh Can giáng hoả. Châm Hành gian, Hiệp khê, Kỳ môn, Tam âm giao.
Tỳ Thận Đều Hư: Ích Thận kiện Tỳ. Châm Tỳ du, Túc tam lý, Tam âm giao, Âm lăng tuyền, Khí hải.
Khí Trệ Huyết Ngưng: Sơ Can lý khí. Châm Chiên trung, Thái xung, Nội quan, Công tôn, Kỳ môn.
Châm bình bổ bình tả, lưu kim 20 phút. Mỗi ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).
Nhĩ Châm
+ Chọn các huyệt: Nội tiết, Dưới vỏ não, Thần môn, Giao cảm, Tâm, Can, Thận.
Mỗi lần châm 3 - 4 huyệt, dùng hào châm lưu kim 30 phút hoặc 40 phút có vê kim nhẹ hoặc trung bình.
Trường hợp gài kim nhĩ hoàn, mỗi lần 2 - 3 ngày. Trong thời gian lưu gài kim dặn bệnh nhân tự ấn lên huyệt ngày 3 - 4 lần (sáng ngủ dậy, trưa ngủ dậy và tối trước lúc ngủ).
+ Thần môn, Nội tiết, Can, Đởm, Đại trường, Khát, Đói, Phế nhĩ mê căn, Tam tiêu. Dùng thuốc (Vương bất lưu hành) dán vào cả hai bên tai. Cách ngày dán một lần. Mười ngày là một liệu trình.
Tham Khảo
+ Tiêu Thị và cộng sự theo dõi trị 182 bệnh nhân mỡ máu cao bằng châm các huyệt: Tam âm giao, Túc tam lý, Nội quan, Dương lăng tuyền, Phong long, dùng phép tả, ngây 1 lần lưu kim 20 phút có vê kim, 10 lần châm là một 1iệu trình và đã châm 2 - 4 liệu trình. Kết quả có 73 ca, Cholesterol hạ, 2 ca trước tăng sau hạ và 2 ca không thay đổi, 5 ca tăng. Có 19 bệnh nhân Triglycerid cao trên l33g%, sau châm có 13 ca hạ, không thay đổi 6 ca. Sau khi ngưng châm 1 - 3 tháng theo dõi 13 ca có 12 ca Cholesterol vẫn bình thường 1 ca hơi tăng.
+ Bành Thị dùng châm huyệt Túc tam lý trị 85 ca bệnh nhân có Cholesterol cao trên 200mg%, Triglycerid trên l00mg% và LDL-C
trên 530mg. Châm thay nhau mỗi lần một bên, mỗi ngày một lần. Kết quả: Trong số 35 ca Cholesterol cao, Cholesterol giảm bình quân 33,43mg%. Trong 10 ca có Triglycerid cao thì Triglycerid giảm bình quân 38,52mg%, trong số 12 ca có LDL-C cao, LDL-C hạ bình quân 189,58mg%. Các số liệu so sánh trước sau đều có giá trị thống kê (P nhỏ hơn 0,01 và 0,001). Tác giả cũng đồng thời dùng laser châm huyệt Nội quan cho 50 ca. Kết quả là có 37 ca Cholesterol đều có giảm với mức độ khác nhau chiếm 74%. Trị số Cholesterol giảm bình quân là 20,12mg% (các số liệu so sánh trước sau có giá trị thống kê học: P nhỏ hơn 0,01).
+ Các tác giả ở Nam Ninh Trung Quốc dùng châm cứu trị 51 ca bệnh nhân cao mỡ máu và kết quả là: 33 ca Cholesterol hạ, 2 ca không thay đổi, 16 ca tăng, 40 ca có LDL-C hạ, 4 ca không thay đổi và 7 ca tăng cao. Theo xử lý số liệu bằng thống kê thì
Cholesterol hạ có ý nghĩa thống kê (P nhỏ hơn 0,05). LDL-C giảm rõ rệt (P nhỏ hơn 0,001).
Tác giả chọn các huyệt: Tâm du, Khúc trì, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao là chủ huyệt, phối hợp các huyệt Phong trì, Hoàn khiêu, Thần môn, Thông lý, Đại trử, Quyết âm du, mỗi lần 3 - 4 huyệt, vê nhẹ, tất cả 36 lần.
Y Án Lipid Huyết Tăng Thể Thận Can Âm Hư­
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’)
XX, nữ, 46 tuổi, kỹ thuật viên, vì tay chân tê dại mà đi khám, kết quả là: thể trọng v­ọt lên 3 kg, Huyết áp 138/90mmHg tim phổi (-), chư­a sờ thấy gan, lách, Cholesteron 300mg%, Beta-lipoprotein 670mg%, điện tâm đồ bình thường. Kiểm tra máu, nước tiểu, chức năng gan đều bình thường. Chẩn đoán lâm sàng là tăng lipid huyết. Cho dùng ‘Giáng Chỉ Thang’. Một tháng xét nghiệm lại: Cholesterol giảm còn 42mg%, Beta-lipoprotein 423mg%.
Y Án Lipid Huyết Tăng Thể Thận Can Âm Hư­
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’)
Trư­ơng XX, nam, 52 tuổi, cán bộ. Đầu váng, mất ngủ, mộng mị, chóng quên đã hơn 1 năm. Đã đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán lâm sàng là tăng lipid huyết, xơ động mạch não giai đoạn sớm. Kết quả xét nghiệm: Cholesterol 235mg%, Beta-lipoprotein 725mg%, Triglycerid 120mg%. Sau 30 ngày dùng ‘Giáng Chỉ Thang’ kiểm tra lại, kết quả: là Cholesterol, còn 180mg%, Beta-lipoprotein còn 363mg%, Triglycerid còn 78mg%.
Bàn luận: Khi sử dụng "Giáng Chỉ Thang" trên lâm sàng có thể lấy làm đơn thuốc cơ bản để trị tăng lipid huyết, khi bệnh nhân có kèm các chứng khác nên tuỳ chứng bệnh mà thêm bớt cho thích đáng
2 BÀI THUỐC CHỮA NGỘ ĐỘC THỨC ĂN NHANH VÀ HIỆU QUẢ CAO
Hiện nay rất nhiều người bị ngộ độc thức ăn. Với các triệu chứng: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa , sốt …
Có nhiều trường hợp rất nặng: đi ngoài hàng chục lần một ngày, nhiều người phải vào viện cấp cứu điều trị hàng tuần.
Sau hơn 20 năm sử dụng 2 bài thuốc này chữa cho nhiều người rât hiệu quả và tôi đã phổ biến trong câu lạc bộ Diên chẩn Hà nộivà học viên các khoá diện chẩn. Các học viên đã dùng và phổ biến cho người thân đều rất hiệu quả .
Tuy vậy vẫn còn rất nhiều người hoặc chưa được biết bài thuốc này, hoặc thấy quá đơn giản nên chưa tin dùng.
Nay tôi chia sẻ 2 bài thuốc chữa ngộ độc thức ăn này mọi người dùng thấy hiệu quả thì phổ biến cho cộng đồng .
Bài 1: Chữa ngộ độc thức ăn bằng giềng già và rượu
Nguyên liệu:giềng già một củ to. Rửa sạch giã nhỏ rồi cho vào 1 lít rượu ngâm sau vài ngày là dùng được .
Liều dùng: Mỗi lần uống một chén nhỏ. Thông thường uống sau một lúc là thấy đỡ . Có người đi ngoài 15 lần một ngày chỉ uống 2 lần là cầm.
Bài này chữa cả chứng bị cảm lạnh nôn mửa tiêu chảy cũng rất nhanh.
Trong trường hợp dùng bài này không thấy tác dụng . Thì bạn sẽ nghĩ đến ngộ độc hoá chất phải dùng bài 2 chuyên giả độc hoá chất.
Bài 2: Giải độc bách dược bằng Cam thảo và đỗ xanh
Nguyên liệu:Cam thảo bắc 30 đên 50 g, Đỗ xanh để cả vỏ 150 đến 200g
2 thứ cho vào nồi ninh nhừ lấy nước uống liên tục.
Trị nghị ngộ độc thức ăn bằng đỗ xanh và cam thảo
Liều dùng: Nước đầu nên ninh gạn lây một bát nước đặc để uống cho đủ mạnh . Sau đó đổ thêm nươc ninh uống thay nước. Thông thường uống đến đâu đỡ đến đấy.
Bài này tôi đã dùng nhiều lần cho chính tôi .
Một trường hơp khác là (Cố) Bác sĩ Nguyên Văn Thanh chủ tịch hội Đông y Hải phòng . Ông bị ngộ đôc do ăn ngao. Sau đó bị sốt , nổi mẩn khắp người năm không dậy được đã qua 2 ngày định vào viện chuyền. Vô tình hôm ấy tôi đến thăm ông. Ông nằm trên gác không xuống được. Tôi nói với Bà xã ông Thanh, ninh đỗ xanh cam thảo cho ông uống. Bà làm ngay và ông uống đến đâu nhẹ đến đây. Sáng hôm sau ông lại đi làm bình thường.
LIỆT MẶT
Diện Thần Kinh Ma Tý - Paralysico Facialeo - Facial Nerve Paralysis.
Đại Cương
- Theo “Triệu Chứng Học Nội khoa”: Liệt mặt là hiện tượng mất hoặc giảm vận độc nửa mặt của những cơ bản da ở mặt do dây TK VII chi phối.
- Là một loại bịnh thường gặp nhất của dây TK sọ não số VII.
- Tuổi nào cũng có thể phát bịnh nhưng thường gặp ở thanh và tráng niên.
- YHCT gọi là khẩu nhãn Oa Tả, Khẩu tịch, Diên nan (Than), Phong điếu tuyến.
- Đa số các trường hợp liệt mặt (liệt dây TK VII) do lạnh, do xung huyết, điều trị bằng châm cứu đem lại kết quả tốt. Các trường hợp liệt do nhiễm khuẩn hồi phục chậm hơn.
Phân Loại
a- Theo YHCT: (Sách Triệu Chứng Học Nội Khoa)
Dựa vào cấu tạo giải phẫu học của dây VII, chia làm 2 loại:
1- Liệt mặt thể trung ương: do tổn thương phía trên nhân của dây VII, thường kèm liệt nửa người. Không có dấu hiệu Charles Bell, không bao giờ tiến triển sang thể co cứng.
2- Liệt mặt thể Ngoại biên: do tổn thương hoặc ở ngay nhân nằm trong cầu não hoặc ở đoạn tận cùng phía ngoài. Thường liệt cả mặt trên lẫn mặt dưới, có dấu hiệu Charles Bell, có thể tiến triển thành thể cứng.
b- Theo YHCT:
YHCT dựa theo nguyên nhân gây bịnh, chia làm 3 loại:
1- Liệt mặt do phong hàn (liệt dây TK VII ngoại biên do lạnh).
2- Liệt mặt do phong nhiệt (liệt dây TK VII ngoại biên do nhiễm khuẩn).
3- Liệt mặt do huyết ứ ở kinh lạc (liệt dây TK VII ngoại biên do sang chẩn).
Nguyên Nhân
a- Theo- YHHĐ:
1- Liệt dây TK VII thể trung ương.
Thường do tất cả mọi tổn thương ở 1 bên bán cầu não: nhũn não, chảy máu não, khối u não...
(Cần nhớ là trong hội chứng Millard-Guoler tuy liệt mặt thể ngoại biên nhưng vẫn kèo theo liệt nửa người với dấu hiệu Babinski bên đối diện của mặt liệt).
2- Liệt dây TK VII thể ngoại biên
Dựa theo vị trí từ nhân ra đến chỗ tận cùng của dây TK VII, có thể do:
- Viêm màng não dầy dính, làm tổn thương TK từ rãnh hành tủy- cầu não đến ống tai trong.
- Các nguyên nhân ở tai: Viêm tai giữa cấp hoặc mạn.
- Chấn thương vùng xương đá: ở ngoài lớn do vỡ xương đá, ở trẻ sơ sinh do can thiệp sản khoa (do kẹp Foxcep, khung chậu người mẹ hẹp...).
- Do giang mai, viêm nhiễm dây TK, bịnh bại liệt trẻ em (Polye), Zona vùng nhân gối, uốn ván mặt của Rase... các thể này hiện nay rất ít gặp.
- Do nguyên nhân không rõ thường được quy là do lạnh (loại này lại gặp rất nhiều trên lâm sàng).
Tóm lại, 2 nguyên nhân chính gây liệt mặt là:
- Nếu có liệt nửa người là do các tổn thương ở não.
- Nếu không liệt nửa người và là thể liệt ngoại biên: thường là do lạnh.
b- Nguyên nhân theo YHCT:
- Do tà khí vào lạc mạch của 3 kinh Dương (Thủ dương minh Đại trường, Túc dương, minh Vị, và Túc thái dương Bàng quang) làm cho sự lưu thông của kinh khí mất bình thường gây ra bịnh.
- Do sang chấn (chấn thương) làm huyết bị ứ trở kinh lạc, khí huyết không điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được gây ra bịnh.
Triệu Chứng
a- Theo YHHĐ (Sách Triệu Chứng Học Nội khoa):
1- Trường hợp liệt hoàn toàn:
. Bảo người bệnh dương 2 lông mày lên, bên liệt lông mày không dương lên được.
. Bảo người bịnh nhăn trán lên, trong trường hợp liệt dây VII ngoại biên ta thấy mắt bên liệt không nhắm kín trong khi đó nhãn cầu vẫn đi lên phía trên và ra ngoài: mắt bên liệt chỉ nhìn thấy lòng trắng và một phần lòng đen ở phía trên ngoài.Đó là dấu hiệu của Charles Bell.
. Bảo người bịnh há miệng, thè lưỡi, ta thấy hình như lưỡi lệch hướng về bên liệt (Thực ra lưỡi không lệch đi mà chính là do miệng bị méo kéo về bên lành.)
. Yêu cầu người bịnh huýt sáo, nếu liệt mặt nhẹ sẽ thấy miệng méo, nếu liệt cơ vòng môi, không huýt sáo được.
2- Trường hợp liệt nhẹ.
Thường khó thấy sự không cân đối mặt, cần phải thăm khám tỉ mỉ, kiên trì mới phát hiện được.
. Yêu cầu người bịnh nhắm thật chặt 2 mắt, ta thấy 2 lông mi bên liệt có vẻ dài hơn, do mắt bên liệt không co được chặt.
b. Theo YHCT:
1- Liệt Dây VII Ngoại Biên Do Lạnh: sau khi gặp mưa gió lạnh, tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước bị trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có hiện tượng sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mạch Phù.
- Lý do trúng phong hàn ở kinh lạc.
Điều trị: Khu phong, tán hàn, hoạt lạc.
. Sách NKHT Đô dùng bài Đại Tần Giao Thang: Khương hoạt, Độc hoạt, Tần giao, Bạch chỉ, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Phục linh, Hoàng cầm đều 8g, Ngưu tất, Thục địa, Đảng sâm, Bạch truật đều 12g- Sắc uống.
. Sách YHCT Dân Tộc Việt Nam dùng: Tang ký sinh, Thương nhĩ tử, Kê huyết đằng đều 12g, Quế chi, Bạch chỉ, Uất kim, Trần bì đều 8g- sắc uống.
. Sách TGD Phương dùng bài Ngọc Kinh Tán (Đương quy 8g, Nhục quế 10g, Nguyên hồ 8g, Toàn trùng 4g- sắc uống.
Và bài Thục Phụ Ô Tán: Thục phụ tử 90g, Xuyên ô (chế) 90g, Nhũ hương 60g. Tán bột chia thành 8-10 gói. Mỗi ngày làm 1 lần, mỗi lần 1 gói. Trước khi dùng thêm 4g bột gừng trộn vào thuốc, cho nước vào khuấy đều thành hồ sệt. Trước khi đắp thuốc, dặn người bịnh dùng lát gừng mỏng xát vào vùng bịnh cho đỏ ửng da, rồi bôi thuốc lên, trên đến huyệt Thái dương, dưới đến huyệt Địa thương, rộng chừng 3cm, lấy vải gạc cố định, rồi dùng túi nước nóng chườm ở ngoài một lát. Mỗi ngày thay thuốc một lần cho đến khi khỏi.
2- Liệt Dây VI Do Phong Nhiệt: Tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống nhai khó, uống nước thường bị trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có sốt, sợ gió, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Phù, Sác.
Lý: do phong nhiệt (nhiễm khuẩn) xâm nhập vào kinh lạc.
Điều trị: Khư phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (lúc có sốt). Khư phong bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt).
- NKHT Hải: dùng bài Khiên Chính Tán Gia Vị: Bạch phụ tử, Cương tằm, Toàn yết, lượng bằng nhau, thêm Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Hồng hoa, tán bột, mỗi lần dùng 4g uống với rượu nóng, ngày 2 lần.
(Bạch phụ tử để tán phong tà ở vùng đầu mặt; Cương tằm khử phong đờm; Toàn yết tức phong, trấn kinh. 2 vị này hợp lại có tác dụng sưu phong, thông lạc, dùng rượu để dẫn thuốc đi lên thẳng đầu mặt. Thêm Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ để tán phong, khử tà, Hồng hoa để hoạt huyết, hóa ứ).
- Sách YHCT Dân Tộc VN dùng: Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 16g, Thổ phục linh, Thương nhĩ tử, Xuyên khung, Đan sâm, Ngưu tất đều 12g - sắc uống.
- Sách LSDKTHTL Học dùng bài: Trị Chư Phong Tý Tà Phương: Phòng phong, Cam thảo, Hoàng cầm, Quế chi, Đương quy, Phục linh, Tần cửu, Cát căn, Sinh khương, Đại táo, Hạnh nhân), sắc uống.
b- Liệt Dây VII Do Huyết Ứ:
Chúng: Sau khi té ngã, đánh đập, thương tích, sau khi mổ vùng hàm, mặt, xương chũm...tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống khó, không huýt sáo được.
Điều trị: Hoạt huyết, hành khí.
- Sách: TGD Phương dùng bài Hóa Ứ Chỉ Thống Thang gia giảm: Sinh địa, Đương quy đều 16g, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm đều 12g, Xuyên khung 8g, Điền thất (bột) 4-6g uống với nước thuốc.
- Sách YHCTDT Việt Nam dùng: Đan sâm, Xuyên khung, Ngưu tất đều 12g, Tô mộc, Uất kim đều 8g, Xích thược 16g, Hồng hoa 8-20g, Quế chi 6-10g, Quất lạc 8-10g, Địa long 10-16g, Cam thảo 4-6g- sắc uống.
Thuốc Đắp Trị Liệt Mặt
- Tỳ ma tử 40g bỏ vỏ, Băng phiến 1 ít, giã nát như cao. Liệt bên trái dán bên phải và ngược lại (Đinh Nghiêu Thần, Hà Bắc-TQ).
- Tỳ ma nhân (tử) 20 hột, Niêm (Nam) hương 8g. Giã nát Tỳ ma nhân, cho Niêm hương vào quậy đều. Đổ rượu vào hâm nóng, lúc còn ấm đem dán vào má. Bên trái liệt thì dán bên phải và ngược lại (Trang Thế Đức, Phước Kiến - TQ).
- Thương nhục chế (giã nát), rắc trên thuốc cao thường dán ở khóe miệng. Bên trái liệt dán bên phải và ngược lại (Nhiếp Hàm Trí, Hà Bắc- TQ).
- Bạch phụ tử 12g, Cương tằm 12g, Toàn yết 12g, nghiền nát, cho dầu thơm (Hương du) vào quậy đều dùng để dán. Liệt bên trái dán bên phải và ngược lại (Đương Truyền Tuy, Sơn Đông, TQ).
- Nam tinh 12g, Chi tử (sống) 20 trái, giã nát trộn với dấm, dùng để bôi, liệt bên trái bôi vào vùng h. Giáp xa bên phải và ngược lại (Quách Đức Hưng, Sơn đông).
- Tỳ ma tử 7 hột, Ba đậu 7 cái, giã nát, dán vào huyệt Thái dương, Đau bên phải dán bên trái và ngược lại (Cung Tôn Tính, Sơn Đông, TQ).
- Tỳ ma tử 8g (bỏ vỏ), Nhũ hương 4g, giã nát. Liệt bên phải dán bên trái và ngược lại (Trưng Kinh Võ, Hà Bắc, TQ).
- Băng phiến 1 ít, hòa với máu đuôi lươn, bôi. Liệt bên phải dán bên trái và ngược lại (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
Ghi Chú: Các bài thuốc dùng để đắp, bôi, cần theo dõi cẩn thận, khi thấy hết méo, bỏ thuốc ra ngay.
CHÂM CỨU TRỊ LIỆT MẶT
- Sơ thông kinh khí ở vùng mặt, má. Châm Phong trì, Dương bạch thấu Ngư yêu, Tứ bạch (châm thẳng hoặc xiên từ trên xuống), Địa thương thấu Giáp xa, Hợp cốc.
Nếu rãnh nhân trung lệch, chảy nước miếng, thêm Nhân trung, Hoà liêu, Thái dương thấu Giáp xa. Thêm Hiệp thừa tương, Hạ quan, Túc tam lý.
Chọn huyệt phối hợp trên dưới để hiệu quả tốt hơn. Châm nông, kích thích vừa. Mỗi ngày hoặc 2 ngày châm 1 lần, trừ Hợp Cốc, Nội đình, Túc tam lý để sơ thông kinh khí ở Dương minh, theo cách chọn huyệt ở xa;
- Thính hội, Giáp xa, Địa thương, Bịnh bên phải cứu bên trái và ngược lại, mỗi huyệt cứu 27 tráng. Hoặc Giáp xa, Thủy câu, Liệt khuyết, Tái uyên, Hiệp cốc, Nhị gian, Địa thương, Ty trúc không (Tư Sinh Kinh).
- Ôn lưu, Thiên lịch, Nhị gian, Nội đình Giáp xa, Thủy câu, Liệt khuyết, Tái uyên, Hiệp cốc, Nhị gian, Địa thương, Ty trúc không (Phổ Tế Phương).
- Địa thương, Giáp xa, Nhân trung, Hợp cốc. Nếu đã khỏi sau nửa hoặc 1 tháng mà tái phát, châm Thính hội, Thừa tương, Ế phong (Châm Cứu Đại Thành).
- Giáp xa, Địa thương (Bách Chứng Phú).
- Giáp xa, Địa thương, Thủy câu, Thừa tương, Thính hội, Hợp cốc (:oại Kinh Đồ Dực).
- Dương bạch, Ty trúc không, Tứ bạch, Địa thương, Hợp cốc. Phối hợp với Nghinh hương, Nhân trung, Thừa tương, Ế phong, Hội tông. Tất cả đều châm xiên, trừ Hợp cốc, Thừa tương, Ế phong và Hội tông (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
- Ế phong, Thiên dung, Thính hội Cự liêu, Tứ bạch, Toàn trúc, Ty trúc không, Khúc mấn, Giáp xa, Đồng tử liêu, Địa thương, Hòa liêu (Tân Châm Cứu Học).
- Ế phong, Giáp xa, Hạ quan, Tứ bạch, Nghinh hương, Hợp cốc (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Thừa tương, Liệt khuyết, Nhị gian, Hợp cốc, Thiên lịch, Hòa liêu, Nghinh hương, Ế phong, Ty trúc không, Quyềàn liêu, Tứ bạch, Cự liêu, Địa thương, Đại nghinh, Giáp xa, Hạ quan (Châm Cứu HongKong).
- Thủy câu, Địa thương, Giáp xa, Hợp cốc (Trung Hoa Châm Cứu Học).
- Địa thương, Giáp xa, Hợp cốc, Nội đình, Thái xung (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
- Giáp xa, Đại thương, Quyên liêu, Đồng tử liêu, Dương bạch, Hợp cốc (2 bên), Nội đình. Đều tả (Châm Cứu Trị Liệu Học).
- Dương bạch, Đầu duy, Ế phong, Giáp xa, Địa thương, Hạ quan, Quyền liêu, Đại nghinh, Thừa tương, Phong trì, Đại chùy, Hoàn cốt, Kiên trung, Kiên ngoại, Thủ tam lý, Hợäp cốc. Hoặc: Địa thương, Giáp xa, Gian sử, Đồng tử liêu, Ty trúc không, Thủy câu, Ế phong, Tứ bạch, Nhĩ môn, Liệt khuyết, Thái uyên (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
- Hạ quan, Giáp xa, Tứ bạch, Dương bạch, Địa thương, A thị huyệt, Hợp cốc.
Hoặc Khiên chính, Địa thương, Nghinh hương, Toàn trúc, Thừa khấp, Phong trì, Hợp cốc. 1-15 ngày đầu dùng tả pháp, lưu kim 15-20 phút. 15 ngày sau, dùng phép Bình bổ bình tả, lưu kim 20-30 phút (Tứ Xuyên Trung Y số 1985, 43).
- Ấn đường, Thừa tương, Phong trì, Đại nghinh, hợp với Tứ bạch, Hạ quan, Túc tam lý. Hoặc Thượng tinh, Quyền liêu, Giáp xa, Hợp cốc, hợp với Lâm khấp, Nghinh hương, Địa thương, Châm trước bổ sau tả (bổ nhiều hơn tả) (Tứ Xuyên Trung Y 1985, 25).
- Hợp cốc (2 bên), Hạ quan (bên liệt), Địa thương (bên liệt), Ty trúc không (bên liệt) (Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí 1985, 12).
- Hạ quan, Giáp xa, Địa thương, Thái dương, Quyền liêu, Tứ bạch, Toàn trúc, Phong trì, Hợp cốc. Hoặc Nghinh hương, Dương bạch, Nhân trung, Thừa tương, Khiên chính, Đại nghinh, Tam âm giao. Mỗi lần chọn 5-7 huyệt, dùng phép Bình bổ Bình tả (Trung Quốc Châm Cứu 1987, 1).
- Dùng kim dài để thâu châm. Đoài đoan xuyên Cự liêu, Địa thương thấu Giáp xa, Thừa tương thấu Đại nghinh, Ế phong, Hơp cốc. Hoặc Dương bạch tháu Ngư yêu, Toàn trúc thấu Ty trúc không, Tứ bạch thấu Đại nghinh, Ế phong, Hợp cốc. Chọn bên bịnh 4 huyệt, bên lành 2 huyệt. Ngày châm 1 lần dùng phép tả (Trung Quốc Châm Cứu số 1987, 13).
- Địa thương, Thủy câu, Nghinh hương, Quyền liêu, Tứ bạch, Thái dương, Ty trúc không, Ngư yêu (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1986, 1).
- Dương bạch xuyên Ngư yêu, Địa thương xuyên Giáp xa, Dương lăng tuyền, Nội đình. Hoặc Ty trúc không xuyên Thái dương, Hạ quan xuyên Hòa liêu, Hợp cốc, Thái xung (Hồ Nam Trung Y Học Viện Học Báo 1986, 53).
- Huyệt chính: Quyền liêu, Hòa liêu, Địa thương, Đồng tử liêu, Hợp cốc.
Ngoại cảm phong hàn thêm Ngoại quan, Phong trì. Can thận âm hư: thêm Thái khê, Hành gian. Can đởm thấp nhiệt: Thêm Trung chử, Ế phong. Có thể thêm Dương bạch (nếu lông mày không nhích được), thêm Địa thương xuyên Quyền liêu (nếu miệng dưới lệch), Đoài đoan xuyên Địa thương (nếu rãnh nhân trung lệch) (Trung Quốc Châm Cứu 1986, 40).
- Giáp xa, Địa thương, Hợp cốc, Dương bạch, Thái dương. Phối hợp Phong trì. Ế phong, Quyền liêu, Toàn trúc, Tình minh, Nhân trung, Nghinh hương. Mỗi lần chọn 5-6 huyệt. Ngày châm 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Nghỉ 3-5 ngày lại tiếp tục. Lưu châm 20 phút (Hồ Bắc Trung Y Tạp chí 1986, 53).
- Tứ bạch, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Địa thương xuyên Giáp xa. Châm bình bổ bình tả (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1985, 39).
- Lấy Phong trì làm chính, hợp với Giáp xa, Địa thương, Nhân trung, Thừa tương, Toàn trúc, Tứ bạch, Hợp cốc, Châm bình bổ tả (Trung Quốc Châm Cứu 1986, 3).
- Phong trì, Ế phong, Dương bạch, Thái dương, Toàn trúc, Tứ bạch, Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Hợp cốc. Bên lành châm tả, bên bịnh châm bổ (Thực Dụng Châm cứu Đại Toàn).
Y ÁN TRỊ LIỆT MẶT
(Của Bàng Tuy Nhơn (Hà Bắc-TQ)
Có 1 cô gái 20 tuổi, bị chứng mắt lệch, miệng méo đã 7 năm, được chữa trị bằng nhiều cách mà không bớt. Đã được châm h. Giáp xa, Địa thương và Hơjp cốc mà vẫn không khỏi. Sau đổi dùng phương pháp: Dùng bì châm châm h. Giáp xa rồi lấy vải băng quấn kim lại (băng dính kim theo cách lưu châm). Lưu kim 2 ngày rồi mới châm lại. Châm theo cách này chỉ 2 lần là cô ta bớt.
* Y ÁN TRỊ LIỆT MẶT
(của Lý Hạc Minh ở Hà Bắc –TQ)
“Vương, 50 tuổi, bị trúng phong mắt, miệng méo lệch về phía trái. Đã chạy chữa nhiều cách mà không bớt. Sau này phải dùng cách châm như sau: Dùng kim bạc dài, châm vào h. Nghinh hương, vừa châm vừa vê, châm sâu 0,1-0,3 thốn. Rồi dùng 1 mảnh giấy dầy, cắt một lỗ tròn để lòi chuôi và thân kim ra (mục đích để bảo vệ mặt của người bịnh), rồi lấy rượu cồn (AlcooL) đốt chuôi kim, đốt thấy kim đỏ thì ngừng. Bỏ lửa đi, chờ 1 lát khi kim nguội thì rút kim ra. Chỗ kim châm tự nhiên có thứ nước trắng chảy ra. Trong khi đốt kim, người bệnh có cảm giác mặt hơi nhẹ. Sau khi rút kim miệng mắt đều trở lại ngay thẳng. Mười ngày sau, theo phương pháp trên, trị 1 lần nữa, bịnh tình hoàn toàn thuyên giảm”.
Y ÁN LIỆT MẶT DO KINH MẠCH BỊ Ứ TRỆ
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
“Trương X nam, 25 tuổi, Xã viên. Nửa tháng trước thấy mắt to, sau đó thấy mặt lệch sang trái, nói phều phào, khi ăn uống thì chảy ra ngoài qua mép, tinh thần căng thẳng. Tự tìm thuốc vườn, bôi máu lươn không bớt. Chữa Đông Tây Y cũng không bớt, đến xin chẩn trị.
Chẩn đoán: Khí của cơ thể hư nhược, lại thêm phong đờm, kinh mạch bị ứ trệ làm ảnh hưởng đến vùng đầu mặt.
Điều trị: bổ khí, hoạt huyết, khư phong, hóa đờm, khử ứ, thông lạc.
Cho dùng bài Khiên Chính Tán (Toàn yết 10g, Bạch phụ tử 6g, Cương tằm 6g) sắc uống. Uống 1 tuần thì mặt đỡ méo. Uống thêm 5 thang nữa không thấy tiến triển hơn. Chuyển sang cho uống bài “Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang hợp với Khiên Chính Tán (Hoàng kỳ 100g (sống) Quy vĩ 60g, Xích thược 6g, Địa long (khô) 4g, Xuyên khung 4g, Đào nhân 4g, Hồng hoa 4g, Bạch phụ tử 6g, Toàn yết 10g, Cương tằm 6g. Uống 5 thang mặt cơ bản đã hết liệt. Uống tiếp 5 thang nữa, mặt trở lại bình thường, bịnh khỏi
LAO PHỔI
(Phế Kết Hạch – Tuberculosis - Tuberculose)
Đại Cương
Lao phổi là một chứng bệnh hư nhược mạn tính có tính lây truyền và rất nguy hiểm, chữa trị khó, vì vậy ngày xưa, chứng này đã được quy vào ‘tứ chứng nan y’ là Phong, Lao, Cổ, Lại.
Trên toàn thế giới, năm 1997 có 16.300.00 bệnh nhân bị lao trong đó 7.250.000 mới bị và 7.250.000 mới mắc và 2.910.000 người chết vì lao.
Đây là loại bệnh giết người nhiều thứ tư của thế giới (sau Nhồi máu cơ tim 7,2 triệu chết, Tai biến mạch máu não 4,6 triệu chết, Viêm phổi cấp làm chết 3,9 triệu).
Ngày 24.12.1882, Robert Koch tìm ra vi trùng lao người ta lạc quan cho rằng có thể nhanh chóng khống chế được loại bệnh lao nhưng hơn 100 năm qua bệnh vẫn còn ám ảnh toàn thể nhân loại.
Là một bệnh xã hội lây lan được bộ y tế chú tâm, được điều trị miễn phí cho đến khi khỏi bệnh.
Theo các y văn cổ thì chứng lao trái và hư lao đều là chứng hư nhược. Hư lao phần lớn bắt đầu từ Tỳ Thận hư dẫn đến Phế hư, còn chứng lao phổi phần nhiều bắt đầu từ Tâm Phế hư mà gây nên Tỳ Thận hư. Ngoài ra hư lao phần nhiều do sinh hoạt thiếu điều độ, phòng dục quá độ gây tổn thương Thận, lao lực quá sức tổn thương Tỳ mà sinh bệnh còn lao phổi do truyền nhiễm từ người này sang người khác, hộ này sang hộ khác cho nên cũng gọi là ‘Truyền Thi Lao’ hay ‘Quỷ Chú ‘, ‘Phế Kết Hạch’, Lao Trái, Phế Lao.
Thuộc phạm vi chứng Hư lao của Đông Y.
Nguyên Nhân Bệnh Lý
YHHĐ cho rằng do vi khuẩn Mycobacterium và được gọi là vi khuẩn Kock theo tên của người đã tìm ra nó.
Đông Y cho rằng do:
+ Cơ thể suy yếu, tinh khí huyết bất túc, nguyên khí suy giảm không đủ sức để chống đỡ với tà khí bên ngoài xâm nhập như sách 'Nội Kinh" đã viết: "Tà khí xâm nhập cơ thể gây bệnh được là vì chính khí hư suy”.
+ Trùng lao (trái trùng) xâm nhập cơ thể gây bệnh. Do cảm nhiễm trùng lao lâu ngày tinh huyết hư tổn mà sinh lao trái.
Nhiều sách cổ đã sớm nhận thức về tính chất lây lan và nguy hiểm của chứng lao trái như sách ‘Trửu Hậu Phương' viết: “Bêïnh lâu ngày gây suy mòn dần, truyền cho người gần gũi rồi chết cả nhà ". Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu' viết: 'Bất kể người lớn trẻ nhỏ đều có thể mắc bệnh ". Sách ‘Tế Sinh Phương ‘ ghi: “Bệnh lao trái là tai hoạ lớn của nhân loại ".
Triệu Chứng
Các nhà chuyên môn về Lao nêu lên các triệu chứng báo hiệu nhiễm lao như sau:
. Ho dai dẳng trên 3 tuần lễ.
. Cơ thể suy yếu và cảm thấy đau ran vùng ngực.
. Sụt cân.
. Ăn mất ngon miệng.
. Ho ra máu.
. Hơi thở ngắn, thở gấp, lao động mau mệt.
. Sốt và ra mồ hôi về đêm.
Chẩn Đoán
Cần làm một số xét nghiệm:
. Tìm trùng trực tiếp trong đờm.
. Xét nghiệm máu.
. Chụp phim (X quang phổi².
Biện Chứng Luận Trị
Đặc điểm lâm sàng của triệu chứng bệnh là: Ho, ho ra máu, đau ngực, sốt về chiều (triều nhiệt), nóng trong xương (Cốt chưng), mồ hôi trộm (đạo hãn), gầy sút cân.
Chứng bệnh phần lớn thuộc âm hư, có thể biện chứng luận trị như sau:
Âm Hư Phế Tổn: Người da khô cứng, lòng bàn chân tay nóng, ho khan, ít đờm hoặc trong đờm có máu, sốt chiều hoặc về đêm, ra mồ hôi trộm, má đỏ, miệng khô, họng khô, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.
Điều trị: Dưỡng âm, nhuận Phế chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Bách Hợp Cố Kim Thang gia giảm.
(Trong bài, Sinh địa, Sa sâm, Mạch môn, Bách hợp tư âm, nhuận Phế; Bách bộ, Cát cánh, Bối mẫu, Cam thảo, chỉ khái, hoá đờm).
Trường hợp ho ra máu thêm Thiến thảo căn, Trắc bá diệp (sao). Mồ hôi nhiều thêm Lá dâu, Ngũ vị tử, Mẫu lệ. Âm hư hoả vượng thêm Địa cốt bì, Tri mẫu, Thạch cao để tư âm giáng hoả.
Tỳ Phế Khí Hư: Mệt mỏi, ít thích hoạt động, ăn kém, hơi thở ngắn, ho có đờm, ngực tức, giọng nói nhỏ, sắc mặt xanh tái, sợ lạnh, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Tế Nhược.
Điều trị: Kiện Tỳ, ích Phế, chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Lục Quân Tử Thang gia giảm.
(Trong bài, Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo bổ Tỳ Phế khí; Trần bì, Khương chế Bán hạ, thêm Xuyên bối mẫu (tán bột uống) chỉ khái, hoá đờm).
Ra mồ hôi trộm thêm Lá dâu, Hoàng kỳ để bổ khí, liễm hãn. Ho ra máu thêm Bách bộ, Trắc bá diệp (sao cháy) để chỉ khái huyết.
Khí Âm Lưỡng Hư: Mệt mỏi, ít hoạt động, ho ít, đờm có tia máu, má đỏ, da nóng, ra mồ hôi ít, ăn kém, môi khô, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch nhỏ Sác.
Điều trị: Ích khí, dưỡng âm, chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Sinh Mạch Tán gia vị.
(Trong bài, Nhân sâm thêm Bạch truật bổ khí; Mạch môn, Ngũ vị thêm Hoàng tinh, Bách hợp để dưỡng âm; Bách hợp, Mạch môn thêm Bách bộ, Qua lâu nhân, Bối mẫu để nhuận Phế, chỉ khái, hoá đờm).
Ho có máu, thêm Sâm tam thất, Trắc bá diệp sao cháy để cầm máu.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Ích Tỳ Dưỡng Phế Thang (Vân Nam Trung Y Tạp Chí (4) 1981): Hoàng kỳ 18g, Nhân sâm 4g, (hoặc Thái tử sâm 18g), Bạch truật, Phục linh đều 18g, Trần bì 9g, Mộc hương 3g, Ô mai 6g, Đại táo 10 trái. Sắc uống.
TD: Ích khí kiện Tỳ, bồi thổ sinh kim. Trị lao phổi (Khí hư Tỳ nhược).
Lâm sàng ứng dụng đạt kết quả khả quan.
+ Nhị Bách Chỉ Huyết Thang (Thực Dụng Trung Y Nội Khoa Tạp Chí (1) 1990): Bách bộ 15g, Bách hợp, Bạch cập đều 30g, Hoàng kỳ, Chi tử đều 9g, Bắc sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Sơn dược đều 15g, Sinh địa, Huyền sâm đều 12g, Đan sâm 15g, Đơn bì 12g, Đại hoàng (tẩm rượu) 9g, Hoa nhuỵ thạch 15g, Tam thất 3g (tán bột, hoà nước thuốc uống).
TD: Dưỡng âm, thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết. Trị lao phổi ho ra máu.
Đã tri 86 ca (ho ra máu vừa và nặng 11 ca), khỏi hoàn toàn 100%. Uống ít nhất 3 thang, nhiều nhất 9 thang là cầm máu, sau đó uống tiếp 30 thang để củng cố kết quả.
Châm Cứu Trị Lao Phổi
+ Phế Táo Âm Hư: Nhuận Phế, dưỡng âm, ích khí, kháng lao. Dùng huyệt của kinh thủ và túc Thái âm, túc Dương minh và bối du huyệt làm chính.
Thái uyên, Phế du, Cao hoàng du, Tam âm giao, Thái khê, Túc tam lý.
(Thái uyên là huyệt Nguyên, huyệt Du của kinh Phế, phối hợp với Phế du để bổ Phế khí, tư dưỡng Phế âm để bổ Thổ sinh Kim; Cao hoang du ở vùng Phế, là huyệt chủ yếu trị lao, có tác dụng lý Phế, sát trùng, bồi trung, cố bản, phù chính, khứ tà; Tam âm giao là huyệt hội của 3 kinh Tỳ, Thận và Can, có tác dụng kiện Tỳ, thư Can, ích Thận, có khả năng ích mẫu, dưỡng tử, ức mộc hỗ trợ cho kim, hợp với Thái uyên để tư thuỷ, nhuận Phế).
+ Âm Hư Hoả Vượng: Tư âm, giáng hoả, nhuận Phế, ích Thận. Chọn huyệt ở kinh thủ túc Thái âm, thủ túc Thiếu âm và Bối du huyệt làm chính.
Xích trạch, Phế du, Tam âm giao, Cao hoang du, Thái khê, Thận du, Âm khích, Dũng tuyền.
(Xích trạch là huyệt Hợp của kinh Phế, hợp với Phế du để tư âm, giáng hoả, thanh Phế; Cao hoang du ở vùng Phế, là huyệt chủ yếu trị lao, có tác dụng lý Phế, sát trùng, bồi trung, cố bản, phù chính, khứ tà; Âm khích là huyệt khích của kinh Tâm để thanh tiết hư nhiệt bốc lên bên trên để trị tiêu (ngọn), hợp với Tam âm giao, Thái khê, Dũng tuyền, Thận du để tư âm, giáng hoả).
+ Khí Âm Suy Tổn: Ích khí, dưỡng âm, Phế Tỳ đồng trị. Dùng huyệt ở kinh thủ túc Thái âm, túc Dương minh và Nhâm mạch làm chính.
Thái uyên, Túc tam lý, Trung phủ, Khí hải, Tỳ du, Trung quản, Cao hoang du.
(Trung phủ là huyệt Mộ của đường kinh Phế, dùng để trị bệnh ở Phế, hợp với Thía uyên là huyệt Nguyên của kinh Phế, theo cách phối hợp Nguyên – Mộ để tăng Thổ sinh Kim, bổ ích Phế khí, tuyên Phế, hoá đờm; Cao hoang du bổ hư, kháng lao; Túc tam lý là huyệt để làm mạnh cơ thể, hợp với Tỳ du, có tác dụng bổ trung khí là nguồn vận hoá, giúp tăng chức năng kiện vận; Khí hải, Trung quản bổ ích chính khí, phù chính, khứ tà).
+ Âm Dương Đều Hư: Tư âm, bổ dương, bồi nguyên, cố bản. Chọn huyệt của đường kinh túc Dương minh, túc Thái âm, Nhâm mạch và Bối du huyệt.
Đại chuỳ, Phế du, Cao hoang du, Quan nguyên, Túc tam lý, Mệnh môn.
(Đại chuỳ là nơi hội của các đường kinh dương, có tác dụng ích khí, trợ dương; Quan nguyên, Mệnh môn phối hợp huyệt trước và sau (cơ thể) để khí hoá, sinh tinh; Phế du bổ Phế khí; Túc tam lý bổ trung ích khí; Cao hoang du phù chính, kháng lao).
Hiện nay đã có thuốc đặc hiệu chống lao nên chứng lao không còn là tứ chứng nan y như trước, nhưng dùng thuốc chống lao có kết hợp trị theo biện chứng luận trị, chứng lao phổi vẫn có lợi giúp sức khoẻ người bệnh chóng hồi phục và giảm được biến chứng do thuốc chống lao gây ra.
Ngoài ra trị bệnh lao rất cần chế độ sinh hoạt điều độ, tinh thần thoải mái và chế độ ăn uống bổ dưỡng tốt, kiêng rượu, thuốc lá và những thức ăn cay nóng có hại đến tân dịch của cơ thể.
LAO THẬN
(Thận Kết Hạch)
Đa số có liên hệ với Lao Phổi.
Trên lâm sàng, các triệu chứng về Lao Thận rất ít, đa số là biểu hiện của Bàng quang như tiểu nhiều, tiểu gắt, buốt, tiểu ra máu
Bệnh này thuộc loại ‘Lâm Chứng’, ‘Thận Lao’.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Chứng Thận lao, lưng cứng, tiểu không thông, nước tiểu màu đỏ, chảy rỉ ra, trong ống tiểu đau…”.
Sách ‘Thiên Kim Phương’ viết: “Nước tiểu mầu vàng, đỏ, chảy rỉ ra, lưng đau, tai ù, đêm thường mơ, đó là chứng Thận lao’.
Biện chứng
Thận và Bàng quang có quan hệ biểu lý vì thế, tiểu nhiều, gắt, đau. Thấp nhiệt lâu ngày làm tổn thương Thận âm, âm hư hoả vượng nên bị sốt về chiều, mồ hôi trộm, gầy ốm thời kỳ cuối, bệnh làm tổn thương Tỳ và Thận dẫn đến Tỳ Thận đều hư, khí huyết bị hao tổn như tinh thần mệt mỏi, ăn ít, tiểu nhiều, chóng mặt, lưng đau…
Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt, kháng lao, sát trùng, ích Thận, bổ Tỳ.
Chỉ dùng Đông dược điều trị, khó có kết quả tốt, nên phối hợp Đông Tây Y để đạt dược hiệu quả cao.
Kháng Lao Tố Liệt Phương (Tô An, Tô Văn Hải: Trị Liệu Thận Kết Hạch Viễn Kỳ Liệu Hiệu Khảo Sát, Trung Y Tạp Chí 1990 (10): 19):
Long Đởm Tả Can Thang gia vị: Long đởm thảo, Xa tiền tử đều 12g, Sài hồ, Mộc thông đều 10g, Ngưu tất, Trạch tả đều 15g, Sinh địa 20g, Hạ khô thảo 30g. Sắc uống.
TD: Tả hoả, lợi thấp. Trị lao phổi thời kỳ đầu (do hạ tiêu có thấp nhiệt).
Lục Vị Địa Hoàng Thang gia vị: Thục địa, Sơn dược, Thỏ ty tử đều 20g, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả, Tri mẫu, Ngưu tất, Tục đoạn, Lộc giác sương, Lộc giác giao, Quy bản, Cáp giới (nướng), Hoàng bá, Nhục quế đều 6g. Sắc uống hoặc làm thành hoàn. Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần.
TD: Tư âm, bổ thận, tráng yêu. Trị lao phổi thời kỳ giữa (do Thận âm hoa tổn, âm hư hoả vượng).
Tế Sinh Thận Khí Hoàn gia vị: Thục địa, Sơn dược đều 20g, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả, Xa tiền tử, Ngưu tất, Tri mẫu, Quy bản giao, Lộc giác giao đều 15g, Phục linh, Bạch cập, Bách bộ, Hoàng kỳ (chích), Thỏ ty tử, Hạ khô thảo đều 24g, Phụ tử (chế), Hoàng bá đều 9g, Tục đoạn, Đỗ trọng, Nhục quế đều 12g. Làm thành hoàn, mỗi hoàn 10g, ngày uống 3 hoàn.
TD: Bình bổ Thận âm Thận dương. Trị lao phổi thời kỳ cuối (do Thận âm Thận dương hư).
Ích Thận Trừ Chưng Thang (Lưu Tân: Lâm Sàng Trị Liệu Thận Kết Hạch Đích Kinh Nghiệm Thế Hội, ‘Thận Bệnh Học Thuật Hội Nghĩa Luận Văn Tập’, Nội Đô Tư Khoa 1992: 278):
1- Sinh địa, Thục địa đều 18g, Câu kỷ tử 15g, Bạch thược sao, Nhục thung dung, Bạch vi, Bách bộ (chích) đều 12g, Nhu đạo căn, Miết giáp (chích) đều 30g, Đan bì (phấn), Nhân trung bạch (nung) đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 10 ngày
2- Sinh địa, Thục địa, Bạch thược (sao), Nhục thung dung, Tang thầm tử, Hoài sơn đều 300g, Mẫu lệ (sống), Mẫu lệ (nung), Kim anh tử, A giao đều 360g, Sơn thù nhục 150g, Ngũ vị tử 75g, Nhu đạo căn 750g, Nhân trung bạch (nung) 480g, Địa cốt bì, Câu kỷ tử, Bạch vi đều 240g, Chích thảo 60g, Dạ giao đằng 600g, Quy bản giao (nung) 120g. Ngâm nước 1 đêm, nấu 3 lần, bỏ bã. Cho Quy bản và A giao vào, thêm 1,5kg Mật, 1kg đường, nấu thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh, uống khoảng 50 ngày.
3- Hải cẩu thận 90g, thái mỏng, sấy hơi khô, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần với nước ấm. Uống 10 ngày.
Ba bài thuốc trên đều có tác dụng Tư âm, bổ Thận, thanh nhiệt, trừ chưng. Trị lao thận.
LƯU ĐỜM
(Tuberculosis Of Bones And Joints)
LAO XƯƠNG KHỚP
Lưu đờm là chứng bệnh sinh ra ở vùng xương khớp và lân cận, hình thành áp xe (abscess), vỡ mủ lỏng như đờm nên được gọi là Lưu Đờm. Về cuối kỳ, biểu hiện của bệnh là một trạng thái hư lao nên cũng gọi là "cốt lao", giống như bệnh lao xương khớp trong y học hiện đại. Bệnh phát. nhiều ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Vị trí phát bệnh phần lớn ở cột sống, sau đó là chi trên, chi dưới.
Theo y văn cổ, chứng lưu đờm thường lẫn lộn với các chứng như Âm hư, Lưu chú (Gravity abscess), Hạc tất phong (Arthroncus of knee). Đến đời nhà Thanh đã biết phân biệt, như sách ‘Dương Khoa Tâm Đắc Tập’ ghi: “Chứng phụ cốt đờm (chỉ chứng lưu đờm phát sinh ở mé đùi là chứng thuần âm vô dương, trẻ nhỏ 3, 5 tuổi, tiên thiên bất túc, tam âm hư tổn, cũng do chấn thương làm cho khí không thăng, huyết không hành, ngưng trệ ở kinh lạc gây đau âm ỉ, dần dần thành chứng sang dương”. Đặc điểm của bệnh này là "Nước mủ trong lỏng hoặc như nước đậu phụ chảy ra, vẫ không hết sưng phù, nguyên khí ngày càn.g suy, cơ thể teo gầy, sinh chứng ngực gù, lưng ba ba, môi lưỡi khô ráo, táo bón, tiểu ít hoặc tỳ bại tiêu chảy, chán ăn, dần dần thành lao mà chết”.
Nguyên Nhân
Trẻ em thường do tiên thiên bất túc, xương mềm, thanh tráng niên thì do phòng dục, lao động quá mức, hoặc phế hư, kim không sinh thủy gây nên thận thủy suy mà xương loãng, hoặc do tổn thương xương, khí huyết mất điều hòa, phong hàn đờm trọc ngưng tụ ở xương mà sinh bệnh. Trong quá trình bệnh thì bắt đầu là hàn, lâu ngày sinh nhiệt; vừa là tiên thiên bất túc, thận hư, tủy suy, vừa là khí huyết mất điều hòa, đờm trọc ngưng trệ (chứng thực). Lúc làm mủ, không những hàn hóa nhiệt, âm chứng chuyển thành dương chứng, mà thận âm hư ngày càng trầm trọng, hỏa ngày càng vượng lên, cho nên vào trung kỳ và hậu kỳ, thường xuất hiện chứng âm hư hỏa vượng, bệnh càng kéo dài, mủ càng ra nhiều (mủ là do khí huyết tân dịch hóa thành) thì khí huyết càng hư.
Triệu Chứng
+ Sơ Kỳ: Tuy xương đãõ có thay đổi bệnh lý nhưng bên ngoài chưa sưng, mầu da bình thường, chỉ có cảm giác đau nhức âm ỉ; dần dần khớp vận động đau tăng, nhưng triệu chứng toàn thân không rõ rệt.
+ Trung kỳ: vùng bệnh bắt đầu sưng phù, sốt sáng nhẹ, chiều nặng (hiện tượng hàn hóa nhiệt); vào lúc làm mủ và mủ chín thì da đỏ và ấn có cảm giác bập bềnh.
- Hậu Kỳ: mủ vỡ, chảy mủ lỏng, có chất đục lợn cợn, lâu ngày miệng loét lõm xuống, sắc da chung quanh tím xam, hình thành lỗ dò khó thu miệng. Nếu bệnh ở tay chân, cơ bắp teo dần; Nếu ở đốt sống cổ, đốt sống ngực hoặc thắt lưng thì chân tay co cứng hoặc liệt, có khi tiêu tiểu không tự chủ. Bệnh lâu ngày, nguyên khí suy, cơ thể gầy mòn, tinh thần lạnh nhạt, sắc mặt kém tươi nhuận, người sợ lạnh, hồi hộp, mất ngủ, ra mồ hôi, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng, mạch Tế hoặc Hư Đại là chứng khí huyết hư. Nếu sốt chiều, đêm ra mồ hôi trộm, miệng họng khô, chán ăn, hoặc ho đờm có máu, lưỡi đỏ ít rêu hoặc lưới bóng, mạch Tế Sác là triệu chứng âm hư hỏa vượng.
Chẩn Đoán
Chẩn đoán căn cứ vào:
1 - Triệu chứng lâm sàng (bệnh phát triển chậm qua 3 thời kỳ có triệu chứng riêng, trẻ em thanh thiếu niên mắc bệnh nhiều, vị trí bệnh nhiều ở đốt sống lưng, thắt lưng, kế đến là tay chân, khớp háng, khớp gối..).
2 - Thời kỳ bệnh tiến triển, tốc độ huyết trầm tăng cao, Test Mantoux dương tính mạnh.
3 - Chụp X quang: kết quả: sơ kỳ biểu hiện xương loãng, bờ xương mờ, thời kỳ giữa và cuối có sự hủy hoại xương, bờ xương mờ, mảnh xương chết, khoang khớp hẹp hoặc mất, dị dạng khớp.
4 - Cấy mủ tìm thấy trực khuẩn lao.
Chẩn đoán phân biệt với:
1 - Phụ Cốt Thư (viêm xương tủy có mủ (Suppurative osteomyelitis), phần lớn ở đầu xương dài, phát triển nhanh, bắt đầu đã có sốt cao, vùng bệnh sưng đau nhiều.
2 - Lưu Chú: Phát bệnh ở cơ bắp, nhiều nơi cùng một lúc,, khởi phát nhanh, dễ làm mủ, vỡ mủ dễ liền miệng.
3 - Lịch Tiết Phong (hạc tất phong) phát bệnh ở khớp, cơ teo, khớp biến dạng, có tiền sử đau nhiều khớp.
4 - Ung Thư Xương: thường phát bệnh ở tuổi từ 10 đến 25, vị trí thường ở dưới khớp vai hoặc trên khớp gối, bắt đầu cũng đau nhức âm ỉ, sắc da tím đen, khối u cứng không di động bám sát vào xương, đau dữ, không làm mủ.
Biện Chứng Luận Trị
Chứng bệnh lưu đờm làø âm chứng nặng nhưng thay đổi nhiều, bệnh lý phức tạp. Lúc biện chứng chú ý bệnh lý thận hư và chú ý bổ thận suốt cả 3 thời kỳ. Phong hàn đờm trọc ngưng tụ là nhân tố chủ yếu hình thành bệnh. Cho nên sơ kỳ chủ yếu là tán hàn hóa đờm, trung kỳ là bài nùng thác độc để khu tà, phương pháp chủ yếu trị bệnh là ôn kinh tán hàn hóa đờm bổ hư.
Điều Trị
a - Thuốc Uống Trong:
. Sơ Kỳ: ích thận, ôn kinh, hóa đờm tán hàn; dùng bài Dương Hòa Thang Gia Vị (Thục địa, Bạch giới tử, Bào khương thán, Ma hoàng, Cam thảo, Nhục quế, Lộc giác giao (hòa uống) sắc uống.
. Trung Kỳ: Phù chính, thác độc; dùng Thấu Nùng Tán (Sinh hoàng kỳ, Sao sơn giáp, Xuyên khung, Tạo giác thích, sắc uống).
. Hậu Kỳ: Điều bổ khí huyết; dùng bài Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang (Đảng sâm, Bạch truật, Chích hoàng kỳ, Chích cam thảo, Trần bì, Quế nhục, Đương qui, Thục địa, Ngũ vị tử Bạch thược, Phục linh, Viễn chí, Đại táo, Sinh khương), sắc uống.
Trường hợp âm hư hỏa vượng dùng Thanh Cốt Tán (Ngân sài hồ, Miết giáp, Chích thảo, Tần giao, Thanh hao, Địa cốt bì, Hồ hoàng liên, Tri mẫu). Vùng thắt lưng đau mỏi, chân yếu: thêm Tục đoạn, Cẩu tích, Thỏ ti tử, Ngưu tất, bột Lộc giác. Ra mồ hôi nhiều thêm Hoàng kỳ, Phù tiểu mạch, Mẫu lệ nung, Long cốt, Đơn bì. Ho đờm có máu thêm Nam sa sâm, Mạch môn, xuyên Bối mẫu, Đơn bì.
- Dùng Ngoài:
. Sơ kỳ: dùng Dương Độc Nội Tiêu Tán thêm Hắc Thoái Tiêu dán ngoài.
. Trung kỳ: chọc hút hoặc rạch tháo mủ.
. Hậu kỳ (vỡ mủ) dùng Ngũ Ngũ Đơn (nung Thạch cao), Thăng Cơ Tán để thu miệng.
Chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt:
1 - Chú ý giữ gìn tinh thần thanh thản, tránh căng thẳng, không lo âu buồn phiền, sinh hoạt, nghỉ ngơii, làm việc điều độ để cho cơ thể khỏe giúp bệnh chóng hồi phục.
2 - Không ăn mỡ, các chất cay nóng như tiêu, ớt cay, rượu, hạn chế ăn đường, ăn nhiều chất rau xanh, trái cây.
3 - Cố định vùng bệnh, hạn chế hoạt động.
4 - Chú ý tắm rửa vệ sinh lau người hàng ngày, thường xuyên thay đổi tư thế bệnh nhân, chống loét. Để đạt hiệu quả điều trị tốt, cần chú ý 3 vấn đề cơ bản: tinh thần bệnh nhân cần giừ được thanh thản thoải mái, chế độ chăm sóc vệ sinh chu đáo, chế độ ăn uống đủ chất dinh dường, trái cây, rau xanh
LIỆT NỬA NGƯỜI
BÁN THÂN BẤT TOẠI - HIÉMIPLÉGIE - HEMIPIEGY
Đại Cương
Sách ‘Tự điển Điều Trị Học Thực Hành’ định nghĩa: Liệt nửa người là khi mất hoặc giảm vận động ở một hoặc nhiều dây thần kinh sọ não, một tay, một chân.
Đa số bịnh này là do di chứng của tai biến mạch máu não gây ra.
Theo báo cáo của “Hiệp Hội Tim” của Mỹ năm 1977 ở Mỹ có đến 1,6 triệu người bị bịnh này. Và hằng năm có khoảng 500.000 trường hợp mới bịnh, phần lớn xẩy ra sau 55 tuổi.
YHCT xếp vào loại Thiên khô, Đại duyệt (Nội Kinh), Bán thân bất toại, Trúng phong, Thốt trúng, Loại trúng, Não huyết quản Ý ngoại (Kim Quỹ Yếu Lược - Châm Cứu Học Thượng Hải), Thân hoán (Châm Cứu Đại Thành). Phong phì, Phong ý (Trung Y Học Khái Luận).
Sách ‘Y Kinh Tố Hồi Tập’ ghi: “Có người thình lình ngã ra cứng đờ, hoặc một nửa người bị liệt không cử động được, hoặc tay chân không co lại được, hoặc hôn mê không biết gì, hoặc chết hoặc không chết, thông thường gọi đó là Trúng Phong mà trong các sách cũng nhận là Trúng Phong mà chữa”.
Phân Loại
- YHHĐ dựa vào thể trạng bịnh, chia làm 2 thể:
1- Liệt cứng với tăng trương lực cơ.
2- Liệt mềm với giảm trương lực cơ.
- YHCT dựa vào vùng bịnh và thể bịnh chia ra làm 4 loại:
1- Phong trúng kinh lạc (chỉ liệt 1/2 người, không có hôn mê)
2- Phong trúng tạng phủ (liệt kèm hôn mê)
3- Hôn mê kiểu co cứng là chứng Bế (thực chứng)
4- Hôn mê, liệt mềm, trụy mạch là chúng Thoát (hư chứng).
Nguyên Nhân
1- Theo YHHĐ (sách Triệu Chứng Học Nội khoa)
a) Nơi người lớn tuổi:
1- Chảy máu não do tăng huyết áp.
2- Nhũn não vì động mạch bị tắc.
. Trong bịnh xơ cứng động mạch.
. Hoặc do cục máu phát sinh tại chỗ hoặc từ xa đưa đến như trong trường hợp van 2 lá.
b) Nơi người trẻ.
1- Các bịnh tim.
. Hẹp van 2 lá
. Viêm màng trong tim cấp, loét sùi hoặc bán cấp ác tính.
2- Viêm động mạch do giang mai.
3- Do nhuyễn não hoặc xuất huyết não, do Ha tăng.
c) Nơi trẻ nhỏ.
1- Động mạch bị viêm do virút.
2- Màng não hoặc não bị viêm (do vi rut, vi khuẩn hoặc lao).
3- Biến chứng não của bịnh tai giữa viêm, xương chũn tai viêm.
d) Chung cho cả 3 loại.
1- U não.
2- Áp xe não.
Nguyên nhân theo YHCT
- Thiên ‘Điều Kinh Luận’ (Tố Vấn 62) ghi: “Khí và huyết cùng đi lên thì gây ra chứng Đại Quyết”.
- Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75) ghi: “Hư tà xâm nhập vào nửa người đi vào sâu, trú ở phần Vinh vệ, Vinh vệ yếu thì chân khí bị mấy, chỉ còn lại tà khí, gây nên chứng Thiên khô”.
- Sách Kim Quỹ Yếu Lược, mục ‘Trúng Phong’ ghi: “Kinh mạch hư không, phong tà thừa cơ xâm nhập”.
- Đời nhà Nguyên, Thanh các tác giả của:
. Sách ‘Hà Gian Lục Thư’ cho là tâm hỏa quá vượng.
. Sách ‘Đông Viên Thập Thư’ cho là Chính khí hư.
. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ chủ trương do Thấp, Đờm và Nhiệt gây ra. Các tài liệu trên đều cho rằng nguyên nhân gây nên trúng phong do yếu tố bên trong (nội tại)
Sau này sách giáo khoa triển khai thêm:
- Theo sách NKHT, Hải, trúng phong, thường do:
1- Tình chí bị tổn thương, sinh hoạt mất bình thường, âm dương trong người bị rối loạn, đặc biệt thận âm suy yếu không chuyển lên tim được. Tâm hỏa vượng lên, can không được nuôi dưỡng, can hỏa bốc lên trên, sau cùng can hỏa bạo phát, máu bị dồn lên gây ra bịnh này.
2- Ăn uống khống điều độ, lao lực quá sức, tỳ không kiện vận được làm thấp đình trệ lại sinh đờm, đờm uất hóa nhiệt, can phong cùng đởm quấy nhiễu bên trên, che kín thanh khiếu, nhập vào kinh lạc mà phát bịnh đột ngột.
3- Do cơ thể vốn đã bị âm hư dương vượng, đờm trịch quá thịnh lại thêm ngoại cảm phong tà thức đẩy nội phong gây ra bịnh.
Như vậy Phong (Can phong), Hỏa (tâm hỏa, can hỏa) đàm (thấp đởm) phong đàm, Khí (khí hư, khí nghịch), Huyết (huyết ứ) ảnh hưởng lẫn nhau gây ra chứng Trúng Phong.
Theo sách NKHT.Đô, 2 yếu tố chính gây ra chứng Trúng Phong:
1- Can phong nội động và liên hệ cả với Thận, Tâm và Tỳ nhưng Can là chính.
2- Khí hư huyết ứ.
- Sách “Châm Cứu Học Giảng nghĩa” giải thích:
Nguyên nhân pháp sinh chứng Trúng phong chủ yếu do Âm Dương Tạng Phủ của người ta bị mất quân bình mà lại hay lo buồn tức giận, hoặc uống rượu, lao lực, phòng sự...làm cho phong dương bùng lên, tâm hỏa vượng lên, khí huyết cùng đi lên, đởm trọc, vít lấy các khiếu, lạc, làm cho công năng của tạng phủ hoặc huyết bị mất gây thành chứng thoát...
- Theo sách :Châm cứu Học VN nguyên nhân gây ra trúng phong liệt nửa người thường do:
. Nhân tố bên ngoài (hư tà tặc phong) tác động đột ngột vào kinh lạc, tạng phủ.
. Nhân tố bên trong: Hỏa thịnh (do thận thủy suy kém, tâm hỏa bốc lên, bịnh liên hệ với tâm-thận). Phong dương (do thận âm hư can dương vượng, gây ra nội phong-bịnh liên hệ với can-thận) Đờm nhiệt (do thấp sinh đờm, đờm uất trệ sinh nhiệt, nhiệt thịnh sinh phong - bịnh thuốc tỳ vị).
Chủ yếu là do âm dương mất quân bình, thận âm hư, can dương vượng, đờ, tắc tâm khiếu gây ra.
Triệu Chứng
a- Theo YHHĐ
Việc đầu tiên là phải phát hiện (xác định) được bên liệt.
1- Quan sát kỹ mặt người bịnh sẽ thấy:
+ Nếu liệt trung ương:
. Nếp nhăn mắt, mũi, má, mép rất rõ ở bên lành, rất mờ ở bên bịnh.
. Miệng, nhân trung lệch sang bên lành.
. Khi thở, má bên liệt phập phồng theo nhịp thở, như người hút thuốc lá.
. Dấu hiệu Pierre Marie Poix: khi ấn mạnh 2 ngón tay ở góc hàm, chỉ thấy miệng, má bên lành cử động.
+ Nếu liệt Ngoại biên.
. Liệt giống như trên nhưng nếp nhăn trán bên liệt cũng mờ.
. Thêm dấu hiệu Charles Bell: Khi muốn nhắm, mắt không kín, tròng đen đưa lên. Nếu bảo người bịnh:
. Há và mím chặt miệng: khi quan sát nếp nhăn ở trán và mắt, thấy bên lành rõ và nhiều nấp nhăn, bên liệt ít và mờ hơn.
Người bệnh ăn cơm sẽ thấy cơm chảy qua bên liệt do 2 môi khép không kín.
Riêng lưỡi thường không liệt, nhưng khi thè lưỡi ra ta có cảm tưởng là lưỡi bị lệch về phía liệt vì miệng méo về bên lành.
Liệt 1 chân 1 tay.
. Quan sát lúc lâu sẽ thấy 1 bên tay, chân người bịnh không cử động. Nếu kích thích chi bên liệt, không thấu phản ứng.
. Trương lực cơ tay và chân bên liệt giảm.
. Nếu nâng hai tay lên khỏi mặt giường rồi bỏ rơi xuống sẽ thấy bên liệt rơi ngay xuống đất 1 cách nặng nề như không có sức chống đỡ. Đối với chân cũng vậy: chân liệt rơi xuống trước và nặng nề.
. Phản xạ gân giảm xo với bên lành (có khi mất hẳn) nhưng 2-3 tuần sau lại bắt đầu tăng hơn bình thường.
. Phản xạ da bìu mất ở bên liệt.
. Dấu hiệu Babinski thường có.
. Thường toàn bộ các cơ ở cho trên (bên liệt) bị liệt đều và nặng hơn chi dưới - Nếu bịnh nhẹ có thể thấy chỉ có các cơ ở đầu cuối chi bị liệt rõ, cẳng tay ở tư thế úp sấp, các cơ gấp bị liệt nhẹ hơn các cơ duỗi.
- Ở chi dưới, hiện tượng liệt ở bàn chân và cảng chân nặng hơn ờ đui (vì vậy đủ bị liệt nửa người khá nặng, người bịnh vẫn có thể cử động (ít ơ khớp háng, khớp gối có thể co lại ít nhiều, nhưng ít khi có thể co duỗi ra được, vì các cơ mặt trước đùi bị liệt nặng hơn các cơ ở mặt sau), bàn chân thường duỗi thẳng như chân ngựa. Đến giai đoạn liệt nửa thân cứng sẽ xuất hiện các dấu hiệu:
- Trương lực cơ tăng biểu hiện là khi làm các động tác thụ động phía bên liệt sẽ thấy khó khăn vì sức giáng cự mạnh, cho trên thường ở tư thế khớp khuỷu gấp 900, cẳng tay úp sấp, bàn tay nắm lại và ngón cái bị 4 ngón kia cho lấp. Các cơ ở chi dưới co cứng nhiều nhất, vì vậy bàn chân duỗi thẳng kiểu chân ngựa. Trái lại các cơ ở cổ và thân (thành bụng), vùng thắt lưng...vẫn mềm hoặc co cứng không đáng kể vì đó là các cơ giữ vai trò giữ tư thế cho cơ thể.
- Phản xạ gân xương tăng.
- Nếu người bịnh còn đi được thì dáng đi đặc biệt như kiểu “Vát tép”. Khi đi toàn bộ chi dưới nhấc lên cứng đờ, không gấp khớp gối, bàn chân duỗi thẳng và vẽ 1 vòng cung rồi lại đặc xuống nặng nề, ta có cảm tưởng chân rơi bịch xuống đất.
Chi trên thường bị nặng hơn chi duối vì vậy dù có đi được, tay bên liệt không dùng làm gì được, cứ thõng xuống.
- Dấu hiệu đồng động: xuất hiện khi người bịnh làm các động tác theo ý muốn hoặc theo phản xạ.
- Đồng đông toàn bộ: tất cả các cơ bên liệt co cứng khi người bịnh làm 1 động tác gắng sức.
- Đồng đồng đối xứng: chi bên liệt có khuynh hướng bắt chước động tác cửa chi bên lành.
- Đồng động phối hợp: khi có 1 khối cơ theo ý muốn thì các khối cơ khác trong chi đó cũng co cứng.
Có thể gặp các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu gấp đùi và thân phối hợp: người bịnh đang nằm ngửa trên giường khi cố gắng ngồi dậy sẽ co khớp háng bên liệt lại.
- Dấu hiệu các cơ khép: Người bịnh nằm ngửa, thầy thuốc giữa lấy đùi bên lành và bảo người bịnh cố khép đùi vào, lúc ấy sẽ thấy các cơ khép bên liệt co cứng hơn lên.
- Bảo người bịnh co đầu gối bên liệt lại thì đồng thời bàn chân sẽ ngửa lên phía cẳng chân ngay.
- Trong khi đang nằm ngửa, nếu người bịnh giơ chân lành lên thì gót chân bên liệt sẽ tỳ rất mạnh xuống giường.
- Khi người bệnh giờ cao tay bên liệt, các ngón tay từ trước vẫn nằm lại lúc đó lại duỗi ra.
* Bên nửa người bịnh liệt có rối loạn dinh dưỡng và vận mạch: mu bàn tay có thể phù nề nặng nề mềm, bàn tay và bàn chân có thể tím và lạnh hơn bên lành. Da khô và dễ bong vẩy, các móng dễ gẫy, biến dạng. Huyết áp ở các chi bên liệt có thể thấp hơn, bên lành.
b- Theo YHCT
Dựa vào biện chứng bịnh, YHCT chia làm 2 loại:
Trúng phong kinh lạc (loại nhẹ) và Phong trúng tạng phủ (loại nặng).
1- Phong Trúng Kinh Lạc
Can Thận Aâm Hư, Phong Đờm Ngăn Trở (T Đô), Quấy Nhiễu (T. Hải).
- Chứng: thường bị đau đầu, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, ngủ ít, hay mơ, tự nhiên thấy lưỡi bị cứng, không nói được, mắt lệch, miệng mép, nửa người liệt, lưỡi hồng, rêu lưỡi đỏ, nhờn, hoặc vàng, mạch Huyền Hoạt Huyền Tế mà Sác (T. Hải), huyền hoạt (T, Đô).
- Biện chứng: do Can Thận âm hư, Can dương bốc lên, âm dương không quân bình, huyết tràn lên, khí bị nghịch, gây nên chứng trên thực dưới hư, vì vậy đầu đau, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, ngủ ít, hay mơ. Can dương bốc lên làm cho Can phong bị động, phong hợp với dàm quấy nhiễu bên trên, phong đàm chạy vào kinh lạc, vì vậy lưỡi tự nhiên cứng không nói được, mắt xếch, miệng méo, nửa người bị liệt, lưỡi đỏ, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Tế mà Sác. Xét về mạch thì Huyền chủ về Can phong, hoạt chủ đờm thấp, Huyền Tế mà Sác là Can Thận âm hư mà sinh nội nhiệt, nhiệt động Can phong, lưỡi đỏ là âm hư, rêu lưỡi nhờn là có cả đờm thấp.
- Điều trị:
* NKHT. Hải: Dưỡng âm, nuôi dưỡng, trấn can tức phong, dùng bài Trấn Can Tức Phong (Trung Tham Tây Lục): Ngưu tất 40g, Giả thạch (sống) 40g, Long cốt (sống) 20g, Mẫu lệ (sống) 40g, Quy bản 20g
Bạch thược (sống) 20g, Mạch nha (sống) 8g, Xuyên luyện tử 8g, Thiên môn 20g, Huyền sâm 20g, Thanh hao 8g, Cam thảo 6g. Thêm Cau đằng, Cúc hoa - sắc uống, ngày 1 thang.
Bài này dùng lượng lớn Ngưu tất, Đại giả thạch để dẫn huyết đi xuống, bình giáng khí nghịch; Long cốt, Mẫu lệ, Quy bản, Thược dược để tiểm dương, nhiếp âm, trấn Can, tức phong; Huyền sâm, Thiên môn để tư âm giáng hoả; Thanh hao, Mạch nha (dùng sống) để lý khí; Xuyên luyện tử để sơ Can lý khí; Cam thảo hoãn cấp, hoà trung, là các thuốc hỗ trợ để tiết Can, điều Can, hoãn Can, giúp cho Can được bình giáng; Câu đằng, Cúc hoa tức phong, thanh nhiệt.
* NKHT. Đô: Tư âm, tiểu dương,hóa đàm thông kết. Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bịnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Thiên ma 8g, Câu đằng 16g, Đỗ trọng 16g, Ngưu tất 12g, Tang ký sinh 12g, ích mẫu 12g, Dạ giao đằng 20g, Thạch quyết minh 20g, Hoàng cầm 12g, Sơn chi 12g, Phục thần 12g, Sắc uống.
(Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh bình Can dương, tức Can phong; Sơn chi, Hoàng cầm tiết Can hỏa; Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất bổ Thận âm, dưỡng Can huyết, thông lạc; Dạ giao đằng, Phục thần dưỡng huyết an thần.
Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng bài Khổ Tân Hàm Giáng Thang: Thạch cao 40g, Hoạt thạch 68g, Hàn thủy thạch 40g, Tử thạch 40g, Mẫu lệ 40g, Thạch quyết minh 40g, Linh dương giác 6g, Câu đằng 20g, Bối mẫu 12g, Tân bì 20g Thảo quyết minh 24g, Tật lê 24g. Sau khi sắc cho thêm 20ml Trúc lịch, 10ml gừng, quấy đều, uống với 4g Chí bảo đơn.
hoặc Trấn Can Ích Aâm Thang: Thạch cao 40g, Thạch quyết minh 40g, Đại cáp phấn 40g, Đởm thảo 12g, Chi tử nhân 12g, Thiên trúc hoàng 12g, Xương bồ 12g, Tuyển phúc hoa 12g, Đại giả thạch 12g, Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g, Ngưu tất 12g, Uất kim 12g, Trúc nhự 16g, Hoạt thạch 16g, Tử thạch 16g, Sắc uống chung với 1 hoàn An Cung Ngưu Hoàng Hoàn và Linh dương (bột) 0,6, Tô giác (bột) 0,6g.
hoặc dùng Hy Thiêm Chí Dương Thang: Hy thiêm thảo (cửu chế) 68g, Hoàng kỳ 20g, Nam tinh 12g, Bạch phụ tử 12g, Xuyên phụ phiến 12g, Xuyên khung 6g, Hồng hoa 6g, Tế tân 2,8g, Phòng phong 12g, Ngưu tất 12g, Tô mộc 12g, Cương tằm 6g. Sắc uống.
2- Mạch Lạc Hư Trống, Phong Tà Xâm Nhập (T. Hải).
- Chúng: Đột nhiên mắt lệch, miệng méo, da tê bì, nói ngọng, miệng chảy dãi, liệt nửa người, sợ rét, sốt, tay chân co lại, các khốp xương đau nhức, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tê hoặc phù sác.
- Biện chứng: Do chính khí hư yếu, mạch lạc hư, trống, việc phòng vệ bên ngoài không chặt, phong tà nhập vào mạch lạc, khí huyết bị ngưng trệ làm cho miệng ráo, mắt xếch, sợ rét, sốt, tay chân co, khớp xương đau, mạch phù là phong tà xâm nhập.
- Điều trị: khứ phong, thông lạc, hoạt huyết, hòa vinh dùng Khiên Chính Tán (Dương thị Gia tàng).
Bạch phụ tử, Cương tằm, Toàn yết, lượng bằng nhau. Tán bột, thêm Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Hồng hoa. Mỗi lần dùng 4g với rượu nóng.
(Bạch phụ tử tán phong tà ở vùng đầu mặt, Cương tầm khứ phong đàm. Toàn yết tức phong trấn kinh, 2 vị này hợp lại có tác dụng sưu phong, thông lạc. Bạch chỉ để tán phong, khử tà, Hồng hoa hoạt huyết hóa ứ).
hoặc dùng bài Tần Cửu Thang Gia Giảm (Bảo mệnh Tập): Tần cửu, Khương hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Bạch phụ tử, Toàn yết, Tế tân.
Sắc uống, bã thuốc có thể cho vào túi vải, đắp nóng, chỗ đau.
Dùng tần cửu, Khương hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ để giải biểu tán phong, Phụ tử, Toàn yết khư phong đảm, thông kinh lạc, Xích thược, Xuyên khung dưỡng huyết, Tế tân khư phong.
+ Khí Hư, Huyết Ưù: Liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, nói khó khăn, chảy nước miếng, tiểu nhiều hoặc tiểu không tự chủ, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch sáp.
- Biện chứng: Do chính khí không đủ mà huyết mạch bị ngăn trở gây ra đau nhức, kinh mạch không thông gây ra liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, nói khó, chảy nước miếng, tiểu không tự chủ, đều do khí hư không kềm hãm được. Mạch sáp là biểu hiện huyết ứ.
- Điều trị: Ích khí không kết, hoạt huyết, hóa ứ, dùng bài.
Bổ Dưỡng Hoàn Ngũ Thang (Y Lâm Cải Thác): Hoàng kỳ 40-160g, Quy vĩ 8g, Xích thược 6g, Địa long 4g, Xuyên khung 4g, Đào nhân 4g, Hồng hoa 4g. Sắc uống.
Dùng Hoàng kỳ (sống) với lượng nhiều thì lực chuyên mà tính tẩu, đại bổ nguyên khí, đưa thuốc đi tới toàn thân trị chứng liệt, hợp với Quy vĩ, Xích thược, Địa long, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa là các vị thuốc hoạt huyết, khứ ứ.
- Sách TGD Phương dùng bài Bổ Dương Hoàn Vũ Thang Gia Vị: Hoàng kỳ 40g, Xích thược 16g, Xuyên khung 8g, Qui vĩ 12g, Địa long 12g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Bạch phụ tử 12g, Cương tằm 20g, Toàn yết 15 con, sắc uống.
hoặc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Gia Giảm: Hoàng kỳ 40g, Quy vĩ 20g, Xuyên khung 12g, Xích thược 16g, Hồng hoa 8g, Đào nhân 8g, Địa long 12g, Tang ký sinh 40g, Kê huyết đằng 28g, Đan sâm 20g, Ngô công 1 con, Tiêu tra 20g, Uống khoảng 10-20g thang, cho thêm Mã tiền tử chế vào. Nếu dùng Mã tiền tử sớm, hiệu quả sẽ không tốt.
TRÚNG PHONG TẠNG PHỦ
Biểu hiện chủ yếu là thình lình hôn mê. Trên lâm sàng chia làm 2 loại: Bế chứng và Thoát chứng.
Bế Chứng
- Thình lình hôn mê, răng cắn chặt, miệng mím không mở, 2 tay nắm chặt chân tay co giật, đại tiểu tiện bí. Tuy nhiên dựa vào có nóng sốt hay không mà chia ra? loại. Dương bố và Aâm bố.
a- Dương bế.
- Chứng: triệu chứng ở trên, thêm mặt đó, người nóng, thở mạnh, miệng hôi, bứt rứt không yên, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt mà sác.
- Biện chứng: Cam dương vượng, dương thăng phong động, khí huyết đi ngược lên, hợp với đờm và hỏa, che mất thanh khiếu vì vậy gây ra hôn mê. Dương bố là tà của phong hỏa đàm nhiệt bốc lên cho thanh khiếu nhưng bị bố lại ở bên trong cho nên mặt đỏ, người nóng, thở mạnh, miệng hôi, đại tiểu tiện bí, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
- Điều trị:
* NKHT. Hải: Khai khiếu thanh Can, tức phong, dùng thuốc cay, mát dùng bài CHÍ BẢO ĐƠN, cậy miệng cho uống hoặc thổi vào mũi để khai khiếu rồi dùng bài Linh Dương Giác thang gia giảm để thanh can tức phong, nuôi âm giữ dương.
Chí Bảo Đon (Hòa Tể Cục Phương): Nhân sâm 40g, Chu sa 40g, Tê giác 40g, Hổ phách 40g, Nam tinh (chế) 20g, Thiên trúc hoàng 40g, Băng phiến 40g, Hùng hoàng 40g, Ngưu hoàng 20g, Đại mại 40g, Xạ hương 4g
Linh Dương Giác Thang (Y Thuần Thặng Nghĩa): Ling dương giác 6g, Quy bản 24g, Đại gia thạch 18g, Thạch quyết minh 24g, Bạch thược 4g, Sài hồ 4g, Bạc hà 4g, Hồng táo 10 trái, Hạ khô thảo 4g
Cúc hoa 6g, Đan bì 4g, Thuyền thoái 4g, Sắc uống
Linh dương giác, Cúc hoa, Hạ khô thảo để thanh can tức phong, Bạch thược, Quy bản để dưỡng âm. Đan bì lương huyết thanh nhiệt. Đại giả thạch để giữ dương. Sài hồ sơ can. Bạc hà khu phong, Thuyền thoái thông khiếu.
* NKHT Đô: Bình can, khai khiếu, xử dụng thuốc mát, dùng Chí Bảo Đon (như trên), sau đó cho uống bài.
Linh Giác Câu Đằng Thang (Thông Tục Thương Hàn Luận): Linh giác phiến 6g (nấu trước), Xuyên bối (bỏ lõi) 12g, Song câu đằng 8g (nấu sau), Cúc hoa 8g, Phục thần 8g, Bạch thược 8g, Tang diệp 6g, Sinh địa 16g, Cam thảo 2g, thêm Trúc nhự 16- sắc uống.
Linh dương giác, Câu đằng thanh nhiệt, lương can, tức phong, chỉ kinh. Tang diệp. Cúc hoa hỗ trợ tác dụng thanh nhiệt, tức phong, Bạch thược, Sinh địa dưỡng âm, tăng dịch để bình can. Bối mẫu, Trúc nhự để thanh nhiệt, hóa đờm (do nhiệt nung đốt tân dịch hóa thành đàm), Phục thần để bình tâm, an thần, Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
b. Âm bố.
- Chứng: Thình lình hôn mê, răng cắn chặt, miệng mím không mở, 2 tay nắm chặt, tay chân lạnh, đại tiểu tiện bí, chân tay co giật, mặt môi tím, đờm dãi khò khè, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt.
- Biện chứng: Aâm bố là thấp đàm thịnh, phong và thấp đờm bốc lên che lấp thanh khiếu gây ra nội bố, làm cho mặt nhạt, môi tái, tay chân lạnh, hôn mê, mạch trầm hoạt.
- Điều trị:
* NKHT Hải: Tân ôn khai khiếu, trừ đàm tức phong, dùng bài Tô Hợp Hương Hoàn mài ra với nước nóng cho uống gấp hoặc thổi vào mũi để khai khiếu, sau đó dùng bài Địch Đàm Thang
Tô Hợp Hương Hoàn (Hòa Tễ Cục Phương): Chu sa 40g, Mộc hương 40g, Kha tử nhục 40g, Tê giác 40g, Băng phiến 20g, Hương phụ 40g, Xạ hương 30g, Tỳ bạt 40g, Trầm hương 40g, Đàn hương 40g, Đinh hương 40g. Trừ băng phiến và Xạ hương, các vị kia tán bột trộn đều, thêm Băng phiến và Xạ hương vào, rồi cho dầu Tô hợp hương 40g và mật ong hơi âm ấm, quấy đều làm thành viên, mỗi viên 4 g. Ngày dùng 1 viên, chia 2 lần, uống hoặc thổi vào mũi.
Địch Đàm Thang (Kỳ Hiệu Lương Phương): Nam tinh (chế gừng) 4g, Bán hạ (tẩy nước sôi 7 lần) 4g, Phục linh (bỏ vỏ) 8g, Thạch xương
bồ 2,8g, Nhân sâm 4g, Chỉ thực 8g, Quất hồng 6g, Trúc nhự 2,8g, Cam thảo 2g, Thêm gừng 5 lát, sắc uống.
Bán hạ, Trúc nhự, Phục linh trừ đàm hỏa thấp, Xương bồ, Nam tinh khai khiếu, lợi đàm. Chỉ thực giáng khí, hòa t rung. Thêm Thiên ma, Câu đằng để bình can tức phong.
- Sách NKHT Đô: Bình can khai bế, tức phong hóa đàm. Dùng bài Tô hợp Hương Hoàn và Dịch đàm thang giống trên.
b. Thoát chứng.
- Chứng: tự nhiên hôn mê, mắt nhắm, miệng há (mở) mũi thở rất nhẹ, tay duỗi chân tay lạnh, mồ hôi nhiều, đại tiểu tiện không tự chử, lưỡi rụt, mạch vi hoặc nhược (T. Hải), mạch tế nhược (T.đô).
- Biện chứng: Can khí thoát nên mắt nhắm, tỳ khí thoát nên miệng há, tay chân duỗi, Tâm khí thoát nên mắt nhắm, tỳ khí thoát nên miệng há, tay chân duỗi, Tâm khí thoát nên xuất mồ hôi, lưỡi rụt mạch tế. Phe khí thoát thì hơi thở nhẹ yếu, thận khí thoát thì tiêu tiểu không tự chủ, tay chân lạnh.
- Điều trị:
* Sách NKHT Hải: phù chính, cố thoát, ích khí, hải dương cấp dùng bài Sâm phụ thang để hồi dương cứu nghịch. Sau khi hồi dương nếu người bịnh mặt đỏ, chân lạnh, bứt rứt không yên, mạch nhược hoặc thình lình mạch mạnh lên là do chân âm hư tổn, dương không có chỗ dựa vì vậy hư dương trổi lên muốn thoát. Nên dùng bài Địa hoàng Aâm tử gia vị để bổ dưỡng âm, ôn bổ thận dương để hồi dương cố thoát.
Sâm Phụ Thang (Theo Y Đắc Hiệu): Nhân sâm 16g, Phụ tử (chế) 8-12g, (bịnh nặng có thể dùng liều gấp đôi).
Nhân sâm đại bổ nguyên khí, Phụ tử ôn tráng chân dương. 2 vị ghép với nhau làm hưng phấn dương (Ích khí, cố thoát).
Địa Hoàng âm Tử (Tuyên Minh Luận): Địa hoàng 40g, Ba kích 12g, Thạch hộc 12g, Bạch linh 12g, Sơn thủy 12g, Mạch môn 12g, Viễn chí 8g, Ngũ vị tử 4g, Phụ tử (nướng) 8g, Nhục thung dung 8g, Xương bồ 8g, Nhục quế 4g.
Địa hoàng, Ba kích, Sơn thủy, Nhục thung dung, để đại bổ thận, tinh không đủ, hợp với Phụ tử, Nhục quế để dẫn hỏa quy nguyên, dùng Ngũ vị tử để liêm Aâm, cố thoát. Vì trúng phong làm lưỡi cứng, nói khó hoặc cấm khẩu thường do môi lưỡi bị khô táo mà học có đàm, vì vậy dùng mạch môn, Thạch hộc để dưỡng dịch, sinh tân và hạn chế bớt tính cương táo của Phụ tử và Nhục quế, lại dùng Xương bồ, Viễn chí, Phục linh để thông tâm khí mà thanh thần chí, hóa đàm trọc để khai phế.
CHÂM CỨU TRỊ LIỆT NỬA NGƯỜI (Trúng Phong).
- CCHT. Hải:
* Chứng Bế: Nếu nặng phải khai khiếu, tiết nhiệt, giáng khí. Châm kích thích tương đối mạch các huyệt Nhân trung, Kiên tĩnh, Dũng tuyển, Lao cung, Phong trì, Nội quan, Hợp cốc.
* Chứng thoát: hồi dương cố thoát, nếu nhẹ thì sơ thông kinh khí, hoạt huyết, khứ phong. Châm nhẹ các huyệt Nhân trung, Kiên tĩnh, Dũng tuyển, Lao cung, Phong trì, Nội quan, Hợp cốc.
. Nếu dương khí muốn thoát, dùng Ngải (viên lớn) cứu tại h. Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý.
. Nếu miệng nhạt, mặt đỏ, vật vã, tiểu đỏ, đại tiện bí mạch hồng sác là hỏa vượng thêm Đại lăng, Hành gian, Thiên xu, Thượng cự hư.
. Nếu chân tay lạnh ra mồ hôi, mạch vi muốn tuyệt là nguyên khí muoớn thoát có thể cứu thêm Chiên trung, Thận du, Mệnh môn.
. Nếu đầu đau nhiều, choáng váng chân tay co quắp là Can phong nội động, thêm Thái xung, Dương lăng tuyển.
Nếu đàm nhiều, ngực bụng đầu, phiền, tay chân nặng, rêu lưỡi đầy nhớt, mạch huyền hoạt là đàm thịnh, thêm Thiền độc, Phong long, Nội quan.
ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG
* Chi trên liệt: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Trị than thêm Kiên liêu, Thủ tam lý, Dương trì, Trung chử (Châm Khúc trừ có thể thấu Thiếu hải, Hợp cốc có thể thấu Hậu khê).
* Chi dưới liệt: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Trị than 5, Huyền chung, Giải khê, Củ nội phiên, Củ ngoại phiên, Túc tam lý, thêm Than lập (Dương uỷ 2), Lạc địa, Côn lôn, Thái xung, Túc lâm khấp, Kinh cốt.
* Liệt mặt (mắt lệch, miệng méo): Ế phong, Địa thương, Tứ bạch, Giáp xa, Hợp cốc, Khiên chính thêm Toàn trúc, Dương bạch, Nhân trung, Địa thương, Tứ bạch, Giáp xa, Hợp cốc, Khiên chính thêm Toàn trúc, Dương bạch, Nhân trung, Quyền liêu, Giáp (Hiệp) thừa tương.
(Châm Tứ bạch nên chân thẳng hoặc chân xiên từ trên xuống, Địa thương có thể thấu Giáp xa, Dương bạch có thấu Ngư yêu).
* Lưỡi cứng, nói khó: Thượng liêm tuyền, Thông lý, thêm Thiên đột, Á môn, Chiếu hải (châm Thiên đột đừøng sâu quá- châm Á môn mũi kim phải hơi hướng xuống).
Ý nghĩa: Trúng phong thể bế chứng là do hỏa tích tụ, vì vậy dùng 12 Tỉnh huyệt để thanh tiết dương tả, thêm Nhân trung là huyệt của Mạch đốc với kinh Thủ và Túc dương minh có thể làm cho âm dương giao thông, khai khiếu tiết nhiệt.
Dũng tuyền là h. Tĩnh của Túc thiếu âm làm khí hỏa giáng xuống, Lao cung là h. Vinh của kinh tâm bào, Nội quan là h. Lạc của kinh Tâm bào có thể thanh tâm bài tiết nhiệt. Phong trì sơ phong tiết nhiệt, thêm Hợp cốc để tiết nhiệt ở Dương minh.
Trúng phong thể chứng thoát là nguyên khí suy kiệt, dương khí bị thoát, vì thế dùng Quan nguyên, Khí hải để bồi bổ nguyên khí, Túc tam lý để bồi dưỡng trung tiêu. Hỏa thịnh dùng Đại lăng, Hành gian để thanh tiết hỏa khí của hai kinh tâm bào và Can. Thiên xu. Thượng cự hư, để khử tính uế của Đại trường, Thanh tả nhiệt của Dương minh. Khí suyễn thì dùng thêm Chiên trung để bình suyễn, thêm Thận du, Mệnh môn để bổ ích thận dương. Can phong thêm Thái xung, Dương lăng tuyền để thanh tiết phong dương của Can, Đởm. Đàm thịnh dùng Thiên đột để giáng lợi đàm ở họng. Phong long, Nội quan để khử đàm, khoan hung. Lưỡi cứng dùng Thượng liêm tuyền theo kinh nghiệm hiện nay, thêm Thông lý, Á môn để thanh tâm thần mà khai khiếu, thêm Chiếu hái để hỗ trợ tác dụng các huyệt trên (vì đây là h. Hội của Túc Thiếu âm và Aâm kiều mạch).
+ Bá hội, Mớ tóc trước tai, Kiên tĩnh Phong thị, Tam lý, Tuyệt cốt, Khúc trì, mỗi huyệt cứu 3 tráng, Bá hội 50 tráng (Tư Sinh Kinh).
+ Dùng kim Tam lăng chân ra máu 12 huyệt Tĩnh (Càn Khôn Sinh Ý).
- Hợp cốc xuyên lao cung, Dưỡng lão, Thẩm môn, Nội quan Thấu Ngoại quan, Tý trung, Thủ tam lý, Đái kiên, Kiên tam châm, Ưng hạ, Thận tích, Hoàn khiêu, Aân môn, Phục thổ, Thừa sơn, Dương lăng tuyển thấp ẩm lăng tuyền, Phong thị, Kiện tất, Túc tam lý, Tam âm giao, Tuyệt cốt, Côn lôn, Thái khê, Lý thượng, An miên, Phong trì, Chọn vài huyệt ở đầu và chi trên, chi dưới, thay đổi xử dụng. 10-15 ngày lal2 1 liệu trình, 2 liệu trình cách nhau 3-5 ngày (Biển Thước Thần Ứng Châm Cứu Ngọc Long Kinh).
+ Chứng bế: Kích thích mạnh, không lưu kim: Nhân trung, Thập tuyên, Thái xung, Phong long, Bá hội, Dũng tuyền.
Chứng thoát: Cứu Thần khuyết, Quan nguyên.
Liệt nửa người: Chi trên: Định suyễn, Xiên ngưng, Ngoại quan, Khúc trì, Hợp cốc. Chi dưới, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Ân môn, phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Giải khê.
Không nói được: Liêm tuyền, Á môn, Thông lý.
Mặt liệt: Hạ quan, Giáp xa, Thừa tương (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
+ Chứng Bế: Thủy câu, 12 tĩnh huyệt, Thái xung, Phong long.
Chứùng thoát: Quan nguyên, Thần khuyết (cứu cách muối).
Liệt nửa người: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê, Côn lôn (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
+ Kiên ngung, Khúc trì, Liệt khuyết, Thái uyên, Hợp cốc, Thủ tam lý, Túc tam lý, Phong thị, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Giải khê, Thái uyên, Huyền chung, Phục thố (Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Chứng bế: Khai khiếu, tiết nhiệt, tinh thần, tức phong, châm Nhân Trung Thập tuyên, Bá hội, Giáp xa, Hợp cốc, Dũng tuyền, Phong long, Thiên đột.
Chứng thoát: hồi dương cố thoát, cứu Thần khuyết, Quan nguyên, Khí hải.
Liệt mặt: Giáp xa, Địa thương, Toàn trúc, Hợp cốc, Thái xung.
Liệt nửa người: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Bát tà, Phục thổ, Túc tam lý, Giải khô, Bát phong.
Nói khó, lưỡi cứng, Á môn, Liêm tuyền, Thông lý (Châm Cứu Học Việt Nam).
+ Đầu lâm khấp, Bá hội, Nhân trung, Nội quan, Thập tuyên, hoặc Kiêm tinh, Bá hội, Phong trì, Nhân trung, Nội quan, hoặc Huyền chung, Thận du, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê, Côn lôn, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc (Châm Cứu Học Giản Biên).
+ Châm bình bổ bình tả Kiên ngung, Kiên liên, Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Hợp cốc, Phong thị, Phục thố, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Tuyệt cốt.
. Can dương vượng: thêm Phong trì, Thái dương, Thái xung (châm tả).
. Đờm nhiều: Thêm tả Phong long, Hành gian, bình bổ bình tả Tỳ du, Vị du và Nhân trung.
. Aâm hư thêm châm bổ Tam âm giao, Thái khê.
. Mặt liệt thêm Giáp xa, Địa thương, bình bổ bình tả.
. Lưỡi cứng khó nói thêm Liêm tuyền, Thông lý.
. Liệt nửa người: Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Hoàn khiêu, Túc tam lý, Dương lăng tuyển, Huyền chung, Giải khê.
Gia giảm:
Khí huyết hư, kinh mạch ứ trệ: Bá hội, Túc tam lý, Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Vị du, Tỳ du, Cách du, Cao hoang.
Can dương vượng, kinh mạch ứ trở: thêm Thái xung, Hành gian, Dương lăng tuyền, Túc lâm khấp, Can du, Đởm du, Khúc trì, Phục lưu.
Đờm nhiều làm ngăn trở kinh mạch: thêm Phong long, Túc tam lý, Tam âm giao, Huyết hải, Quan nguyên, Phế du, Đởm du, Khúc trì Phục lưu (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1985, 24).
+ Chi trên: Kiên tĩnh, Kiên ngoại du, Kiên ngung, Kiên liêu, Kiên trinh, Khúc trì, Ngoại quan, Dương trì, Thủ tam lý, Hợp cốc, Đại chùy, Hòa đà giáp tích (Giang Tây Trung Y Dược 1985, 35).
LOẠN NHỊP TIM
(Cardiac arrhythmias - Arrythmie cardiaque)
Đại Cương
Trung bình nhịp đập của tim dao động trong khoảng 60 – 100 lần/phút, nhịp đập đều đều. Vì một nguyên nhân nào đó làm cho nhịp đập của tim tăng nhanh hoặc chậm lại.
Loạn nhịp tim là một triệu chứng gặp ở nhiều bệnh tim và ngoài tim. Loạn nhịp tim có thể là nhịp nhanh, nhịp chậm, nhịp ngoại tâm thu (tim đang đập đều, thỉnh thoảng mới có một nhịp thất thường) hoặc loạn nhịp hoàn toàn.
Theo y học hiện đại, loạn nhịp tim có thể do rối loạn chức năng thần kinh thực vật (do rối loạn chức năng thần kinh trung ương hoặc do bệnh ngoài tim ảnh hưởng) và bệnh của tim có tổn thương thực thể.
Đông y quy chứng loạn nhịp tim vào chứng Tâm Quý, Chinh Xung, Hung Tý.
Lâm sàng y học hiện đại thường chia ra:
A - Nhịp Nhanh có:
1) Nhịp nhanh liên tục gồm:
a) Nhịp nhanh xoang (nhịp nhanh đều từ 90-120 lần/phút.
Nguyên nhân phần lớn do mệt mỏi, xúc cảm, sốt nhiễm khuẩn, nhiễm độc, cường giáp...
b) Cuồng động nhĩ (Flutter auricular) (nhịp nhanh 20-140 phút, thường là đều cũng có khi không đều.
Nguyên nhân thường gặp là hẹp van hai lá, bệnh Basedow.
2) Nhịp nhanh từng cơn:
a) Cơn nhịp nhanh trên thất (Bouveret) (nhịp tim rất nhanh 140 – 200 lần/phút, xuất hiện và mất đi đột ngột).
Nguyên nhân: Tự phát do xúc cảm, hẹp hai lá.
b) Cơn nhịp nhanh thất (tim đập nhanh khoảng từ 140 - 200 lần/phút).
- Nguyên nhân: Bệnh cơ tim, nhồi máu cơ tim, ngộ độc Digital, rối loạn Ka li máu...
B- Nhịp Chậm có :
1) Nhịp chậm xoang: Nhịp từ 40 - 60 lần/phút, đều.
Nguyên nhân có khi là bẩm sinh, nhiễm độc thương hàn.
2) Nhịp chậm do lốc nhỉ thất cấp III. Nhịp tim từ 20 - 40 lần/ phút. Hay có cơn ngất (Stokes Adams). Nguyên nhân có thể là suy mạch vành, bạch hầu, bẩm sinh.
C- Ngoại tâm thu: Ởngười không có bệnh tim do xúc cảm, hút thuốc lá, uống cà phê hoặc không có nguyên nhân tiên lượng tốt và ở người có bệnh tim có tổn thương hoặc biến đổi cơ tim tiên lượng tùy bệnh ngộ độc Digitan...
D- Loạn Nhịp Hoàn Toàn: Nguyên nhân do hẹp van hai lá, rung nhĩ, Basedow, xơ mỡ động mạch.
Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim thuộc phạm trù chứng Tâm Quí, Chinh Xung, Vựng Quyết.
Triệu Chứng
1) Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (phần lớn xảy ra ở những người không có bệnh tim thực thể gọi là hội chứng cơn Bouveret, khoảng 20 – 30% trường hợp có bệnh thực thể ở tim như thấp tim, suy mạch vành, cường giáp, nhiễm độc...).
a) Triệu chứng: Hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, buồn nôn, có khi khó thở, đau vùng tim, nếu cơn kéo dài vài ngày dẫn đến suy tim.
b) Triệu chúng thực thể: Nếu nhịp trên 200 lần/phút, không đếm được mạch (mạch quay) vì quá nhỏ, huyết áp thường tụt, tiếng tim nhỏ như tiếng tim thai.
d) Diễn biến: Một cơn trung bình từ vài phút đến vài giờ. Sau cơn nhịp tim lại trở lại bình thường, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đái nhiều. Nếu cơn kéo dài vài ngày thường nặng, dễ gây suy tim, có thể gây tử vong trong cơn suy tim.
2) Cuồng động nhĩ: Là tình trạng nhỉ bóp nhanh (250 - 350 nhịp/phút) nhưng chỉ một số xung động xuống thất, có thể đều hoặc không đều, rất nhanh hoặc chỉ nhanh vừa.
Triệu chứng lâm sàng: Khó thở, trống ngực, hồi hộp, nếu thất đập quá nhanh, người bệnh có thể ngất hoặc sốc. Ấn nhãn cầu có thể làm tim đập chậm nhưng thôi ấn thì nhịp tim lại nhanh.
3) Cơn loạn nhíp hoàn toàn nhanh: Thường gặp ở người có tiền sử rung nhỉ nay có đợt kịch phát. Hay gặp ở bệnh nhân hẹp van 2 lá, có máu cục ở nhỉ, suy mạch vành tim Basedow...
Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu vẫn là khó thở, trống ngực dồn dập không đều, nôn nao, choáng váng, nhịp quay rất khó bắt. Nhịp tim rất nhanh (trên 150 lần/phút), không đều về thời gian và âm độ. Thường có dấu hiệu suy tim phải.
Điều trị: Những biện pháp chung như: Nằm đầu cao, thở oxy, chế độ ăn lỏng, kiêng muối.
4) Cơn nhịp nhanh kịch phát thất: Thường.gặp ở người có bệnh thấp tim nặng, viêm cơ tim, suy mạch vành, suy tim nặng giai đoạn cuối, ngộ độc thuốc (Digitan, Uabain, Adrenalin, Quinidin, Củ gấu...) tai biến do mổ tim, gây mê, điện giật. Là nguyên nhân tử vong thường gặp nơi bệnh tim.
Triệu chứng lâm sàng: Như cơn nhịp nhanh trên thất nhưng bắt đầu và kết thúc không đột ngột bằng tình trạng suy sụp nặng, mạch khó bắt, huyết áp tụt mạch nhanh trên 150 lần/phút không đều.
Điều Trị Bằng Đông Y
Điều trị các thể bệnh loạn nhịp tim theo phương pháp y học hiện đại là chủ yếu đối với các thể bệnh loạn nhịp) trong thời kỳ cấp diễn.
Trường hơp bệnh tái phát nhiều lần và trong giai đoạn bệnh ổn dính, để phòng bệnh tái phát, việc điều trị theo y học cổ truyền có thể thu được kết quả tốt.
Biện chứng luận trị:
Tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân thành các thể bệnh sau đây để điều trị:
1) Khí Âm Lưỡng Hư: Người mệt mỏi, tự ra mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn kém, bụng đầy, bứt rứt, khó ngủ hoặc ngủ hay mơ không ngon giấc, mạch Tế, Sác hoặc mạch Kết, mạch Xúc, lười đỏ, rêu mỏng hoặc tróc rêu.
Điều trị: Bổ khí, dưỡng âm. Dùng bài Chích Cam Thảo Thang hợp với Cam Mạch Đại Táo Thang gia giảm: Chích cam thảo 12g, Nhân sâm 6g (hoặc Đảng sâm dùng gấp đôi), Sinh địa 12g, Mạch môn 12g, Hoàng kỳ 16-20g, Tiểu mạch 16g, Đại táo 5 quả.
Mất ngủ thêm Sao táo nhân 16-20g, Bá tử nhân 12g. Tinh thần bứt rứt thêm Long cốt 20g, Mẫu lệ 30-40g.
2) Âm Hư Hỏa Vượng: Hồi hộp, tâm phiền, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tai ù lưng nhức mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch Tếâ Sác hoặc mạch Xúc.
Điều trị: Tư âm, giáng hỏa. Dùng bài Thiên Vương Bổ Tâm Đơn gia giảm: Đảng sâm, Huyền sâm, Đan sâm mỗi thứ 12g, Phục thần 12-20g, Ngũ vị tử 6g, Chích viễn chí 6g, Đương qui 12-16g, Mạch môn 20g, Bá tử nhân 12-16g Sao táo nhân 12-20g, Sinh địa 16g.
3) Tâm Tỳ Đều Hư: Sắc mặt không tươi nhuận, người mệt mỏi, ăn ít, hồi hộp, mất ngủ hay quên, hoa mắt, váng đầu, chất lưỡi nhạt, mạch Kết Đại hoặc Tế vô lực.
Điều trị: ích khí, dưỡng huyết. Dùng bài Qui Tỳ Thang gia giảm: Đảng sâm 12g (Nhân sâm dùng nửa liều) Hoàng kỳ 20g, Bạch truật, Đương qui, Long nhãn nhục, sao Táo nhân, Phục thần đều 12g, Chích viễn chí 6g, Chích cam thảo, Trần bì đều 6g.
4) Tỳ Thận Dương Hư: Sắc mặt tái nhợt, da khô kém tươi nhuận, hoặc phù toàn thân, mệt mỏi, người da mát sợ lạnh hoặc các khớp đau nhức, lưng gối đau mỏi, ăn kém, thân lưỡi bệu rêu nhớt, mạch Trầm Trì hoặc Kết Đại.
Điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận.. Dùng bài Phụ Tứ Lý Trung Thang gia giảm: Phụ tử 8-12g (sắc trước), Nhục quế 4g, Phục linh 12g, Bạch truật, Bạch thực đều 12g, Đảng sâm 12-l6g, Chích Cam thảo 6-8g.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Điều Târn Thang (Tiết Trung Lý): Đan sâm 15-20g, Từ thạch anh 20 - 80g, Đảng sâm 15-80g, Sinh địa 15-30g, Mạch môn 10 15g, Xuyên khung q0-15g, Chích thảo 9g, Liên kiều 10g, Quế chi 3-6g.
Triệu chứng nặng và lúc bắt đầu mỗi ngày uống 1,5 thang, triệu chứng giảm ngày 1 thang. Thời kỳ hồi phục 2 ngày 1 thang.
TD: Hoạt huyết, thanh dinh, trấn tâm, an thần, trị các loại ngoại tâm thu.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 18 ca ngoại tâm thu, khỏi 16 ca, có kết quả 1 ca, không kết quả 1 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Điều Luật Hoàn (Hồng Tú Phương): Hồng hoa, Khổ sâm, Chích Thảo theo tỷ lệ 1:1: 0,6, chế' thành viên, mỗi viên nặng 0,5g. Mồi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần, một liệu trình là 4 tuần.
TD: Hoạt huyết, dưỡng huyết thanh tâm. Trị bệnh động mạch vành, ngoại tâm thu, thấp tim, viêm cơ tim.
Kết quả lâm sàng: Trị 45 ca các loại loạn nhịp, kết quả tốt 15 ca, có kết quả 18 ca, không kết quả 12 ca.
+ Nhị Sâm Mạch Đông Thang (Hồ Quyền Anh, học viện Trung y Thượng Hải): Chích hoàng kỳ 12g, Đơn sâm 12g, Đảng sâm 10g, Quế chi, Mạch môn, Đương qui, Chích thảo đều 10g, Ngũ vị tử 6g, sắc nước uống.
Gia giảm: Mất ngủ thêm Táo nhân, Phục linh, Dạ giao đằng; Ngực tức, đau thắt ngực thêm Kê huyết đằng, Cát căn, Hồng hoa, Qua lâu ; Nhịp tim nhanh thêm Sinh Từ thạch, Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ ; Mạch chậm thêm Phụ tử, Can khương, hoặc Lộc giác dao ; Suy tim thêm Phụ tử. Còn ngoại cảm thêm Phục linh, Ngân hoa, Liên kiều, Bản lam căn.
TD: Ích khí, dưỡng tâm, an thần. Trị các loại nhịp tim.
Kết quả lâm sàng: Trị loạn nhịp trên thất 30 ca, kết quả tốt 6 ca, có kết quả 8 ca. Thời gian điều trị có kết quả: 7 ngày đến 4 tháng (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Điều Hòa Âm Dương (Hà Lập Nhân, bệnh viện Nhạc Dương trục thuộc Học viện Trung y Thượng Hải): Thục địa 15g, Nhục quế 3g, Ma hoàng 5g, Lộcgiác dao 10g, (có thể thay bằng Lộc giác phiến hoặc bột Lộc giác sương), Bạnh giới tử 10g, Bào khương cháy 5g, Sinh cam thảo 10g, ngày uống 1 thang, sắc 2 lần chia 2-3 lần uống.
Gia giảm tùy chứng...
TD: Điều hòa âm dương, khí huyết. Trị các chứng loạn nhịp.
Kết quả lâm sàng: trị 33 ca loạn nhịp do bệnh mạch vành, thấp tim, tâm phế mãn, viêm cơ tim.
Kết quả trị 33 ca loạn nhịp do bệnh mạch vành, thấp tim, tâm phế mạn, viêm cơ tim. Kết quả: tiếng tim và mạch đều có cải thiện, 3 ca bỏ dở nên không kết quả. Điện tâm đồ hồi phục tốt.
+ Chính Luật Thang (Trần Miễn Dân): Đơn sâm, Agiao, Qua lâu đều 20g, Quế chi 6g, Phỉ bạch 9g, Táo nhân 12g, Phục linh 15g, Long cốt, Mẫu lệ nung đều 24g, Chích hoàng kỳ 24g, Chích cam thảo 0,9g, Cáp mô khô 10g, sắc uống.
TD: Ích khí, thông dương, cường tâm, an thần.
Gia giảm: Huyết hư thêm Đương qui thân, Thục địa hoàng ; Âm hư thêm bắc Sa sâm, Chu sa, Mạch môn ; Dương hư thêm Thục phụ tử.
Kết quả lâm sàng: Trị 92 ca, khỏi 84 ca, tiếnân bộ 6 ca, không kết quả 2 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Cam Thảo Trạch Tả Thang (bệnh viện Tây Quyến thuộc Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh): Sinh cam thảo 30g, Chích cam thảo 30g, Trạch tả 30g, sắc uống. Trường hợp có các triệu chứng như bút rứt ra mồ hôi, mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất thường thì nên dùng trước bài ‘Quế Chi Gia Long Cốt Mẫu Lệ Thang’, rồi dùng bài này sau.
TD: Ích khí, sinh huyết, kiện tỳ vị, lợi thủy thấp, trị loạn nhịp thất.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 28 ca loạn nhịp thất, kết quả hết triệu chứng, điện tâm đồ hồi phục bình thường. Uống từ 2 đến 12 thang, bình quân 6 thang.
+ Khổ Sâm Song Thảo Thang (Khương Tĩnh Nhân): Khổ sâm 30g, Chích thảo 3-6g, Ích mẫu thảo 9-13g. Sắc uống.
TD: Thanh tâm hỏa. Chủ trị loạn nhịp tim.
Kết quả lâm sàng: Trị loạn nhịp tim 54 ca, khỏi trước mắt 11 ca, tiến bộ 25 ca. Tỷ lệ có kết quả 66,7% (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Quế Hồng Đào Xích Thang (Chu Tích Kỳ, Bệnh viện Nhạc dương, Thương Hải): Quế chi 9g, Xích thược 12g, Đào hồng l2g, Xuyên khung 6g, Ích mẫu thảo 30g, Đơn sâm 15g, Hồng hoa 6g, Hoàng kỳ 15g, sắc uống.
TD: Hoạt huyết hóa ứ. Chủ trị loạn nhịp trong bệnh thấp tim.
Kết quả lâm sàng: Tác giả trong 10 năm trị hơn 100 ca đều tốt (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Cương Thuyền Phòng Phụ Thang (Cố Mộng Giao): Đảng sâm, Hoàng kỳ 20-30g, Đơn sâm 15g, Quế chi, Cương tàm, Thuyền y, Phòng phong, Bạch phụ tử đều 9g, Thanh long xỉ(sắc trước) 15g, Chích cam thảo 9-12g, sắc uống.
TD: ích khí, dưỡng huyết, tức phong, trấn kinh, trị viêm cơ tim do vi rút gây loạn nhịp.
- Kết quả lâm sàng: trị 32 ca, tốt 4 ca, có kết quả 23 ca, không kết quả 5 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Sâm Kỳ Mạch Mẫu Thang (Chu Tích Kỳ, Bệnh viện Nhạc dương, Thượng Hải),
Công thức: Đảng sâm, Đơn sâm, Mạch môn đều 15g, Hoàng kỳ 15g-30g, Ích mẫu thảo 30g, sắc uống.
TD: ích khí, hoạt huyết.
Kết quả lâm sàng: Dùng có gia giảm theo biện chứng trị bệnh mạch vành có rối loạn nhịp tim đều có kết quả(Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
ĐIỀU TRỊ LOẠN NHỊP TIM BẰNG CHÂM CỨU
1) Nguyên tắc điều trị: Dưỡng tâm, an thần, định quý. Trường hợp khí hư dùng ích khí, an thần; Huyết hư dùng dưỡng huyết, định thần, đều dùng phép bổ làm chủ.
Trường hợp đàm hỏa nhiễu tâm dùng thêm thanh Tâm, hóa đàm; Có kiêm huyết ứ dùng hoạt huyết, hóa ứ.
2) Huyệt chính : Nội quan, Thần môn, Tâm du, Cự khuyết.
Huyệt phối hợp tùy chứng: Khí hư thêm huyệt Khí hải, Túc tam lý, Huyết hư thêm huyệt Tỳ du, Cách du, Thái khê, Lao cung. Đàm hỏa thêm: Xích trạch, Phế du, Phong long; Huyết ứ thêm huyệt Khích môn, Huyết hải, Đản trung.
Thao tác: Lưu kim 30 phút, mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần. Trường hợp chứng hư: vê bổ. Nội quan, Thần môn vê nhẹ, không dùng phép đề tháp. Đối với thể đàm hỏa và huyết ứ, dùng phép ‘bình’ hoặc phép ‘tả’. Đối với chứng hư, có thê dùng phép ‘cứu', chọn huyệt Tâm du và Quyết âm du làm chính.
Giải thích: Những huyệt có tác dụng chủ yếu là dưỡng tâm, định thần. Nội quan thông với Dương duy mạch trị bệnh ở tâm hung (ngực) biểu hiện ngực đầy tức, hồi hộp, có kết quả tốt. Thần môn là nguyên huyệt của kinh Thiếu âm tâm, dùng phép châm bổ có tác dụng dưỡng tâm an thần, trị hồ hồi hộp mất ngủ. Chọn Tâm du và Cự khuyết là phối hợp huyệt Du mộ, Khí hải, dùng châm bổ hoặc cứu có tác dụng kiện tỳ vị để bổ tâm huyết. Cách du, Tỳ du, Thái khê đều dùng phép bổ để dưỡng tâm huyết, tư thận âm để chế tâm hỏa. Lao cung có tác dụng trừ phiền nhiệt dùng phép tả. Phong long hòa trung, hóa đàm, Xích trạch, Phế du thanh phế tả hỏa. Khích môn huyệt khích trị đau ngực cấp, thêm Đản trung để hành khí, thông lạc, chỉ thống (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học).
+ Dùng huyệt Nội quan, khi đắc khí, châm bình bổ bình tả, vê kim hai lần, lưu kim 20 phút, 10 phút vê kim một lần (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị).
+ Châm huyệt Du phủ, xiên góc 45-55o, hướng về huyệt Toàn cơ, đẩy kim vào từ từ. Khi đắc khí, dùng phương pháp bình bổ bình tả, vê kim 3 phút liên tục cho cảm giác hướng về vai bên trái, lưu kim 15 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị).
NHĨ CHÂM:
Chọn huyệt: Tâm, dưới vỏ não, Giao cảm, Thần môn, Chẩm, Thận.
Thao tác: Mỗi lần chọn 3-4 huyệt, vê kim lưu kim 20-30 phút, mỗi ngày hoặc châm cách nhật. Có thể chôn kim ở các huyệt.
THỦY CHÂM
Chọn huyệt: Tâm du, Quyết âm du, Thần môn, có thể phối hợp Phong trì. Chích thuốc Đơn sâm hoặc dịch Phức Phương Đơn sâm mỗi lần 1-2 huyệt, lượng thuốc chích 0,5-1 ml mỗi lần. Phương pháp này dùng có kết quả tốt đối với cơn đau thắt ngực.
Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu lâm sàng: Qua kết quả nghiên cứu lâm sàng, nhiều tác giả cho rằng: Châm cứu có kết quả nhất định đối với loạn nhịp tim, tác dụng của nhỉ châm’ càng rõ. Tác dụng của châm đối với rung nhỉ hơi kém. Có tác giả dùng châm trị loạn nhịp do bệnh mạch vành 100 ca kết quả như sau: tốt 31 ca, có kết quả 59 ca, không kết quả 10 ca.
Đối với các triệu chứng chủ yếu kết quả như sau: đau thắt ngực kết quả rõ nhất 91,7%, tâm quí hồi hộp 90,4%, cơn đau thắt tim kết quả 81,3% điện tâm đồ có kết quả 46,8%) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Bấm Huyệt
Bệnh nhân ngồi, thấy thuốc một tay đỡ đầu người bệnh, dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt Á môn, ấn khoảng 80-120 lần/phút, mỗi lần khoảng 5 phút, ngày 1 – 2 lần (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị).
Bệnh Án Tim Đập Nhanh
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Tr­ương X, nam, 40 tuổi, cán bộ đến khám ngày 14-10-1964, mắc bệnh đã hơn 1 năm, chứng trạng chủ yếu là tim đập nhanh, thở gấp, mất ngủ, hay quên, u uất, mắt hoa, mệt nhọc, mặt xanh bệch, gò má đỏ, người gầy gò, vẻ ngoài buồn khổ không yên, môi lưỡi nhạt, lưỡi không rêu, thở gấp, mạch cấp sác vô lực, mỗi phút đập 130 lần.
Khám tây y chẩn đoán là chứng tim đập nhanh. Đây là âm khuy dương phù, tâm thận bất giao, tim hồi hộp. Điều trị bằng cách ích tinh bổ thận, ích khí sinh huyết, d­ưỡng tâm an thần. Dùng bài: "Gia Vị Bát Vị An Thần Hoàn’ (Thục địa 15g, Sơn thù nhục 15g, Phục thần 15g, (Cửu tiết) Xương bồ 12g, Hổ phách 12g, (Sa) táo nhân 30g, Bạch nhân sâm 12g, Chính cam thảo 9g, Long cốt 30g, Đương qui 12g, Câu kỷ 15g, Nhục thung dung 12g. Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn). Sau khi uống 1 liều thuốc thì tim đỡ hồi hộp, mạch chuyển Hoãn Hoạt, mỗi phút giảm còn 94 lần. Uống hết hai liều các chứng đều hết.
Bệnh Án Rối Loạn Thần Kinh Tim
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Quách XX, nữ, 48 tuổi, giáo viên. Bệnh nhân thường bị tim hồi hộp, ngực bực bối khó chịu, lại thêm hay lo lắng ngờ vực, tâm phiền hay cáu, mất ngủ hay mơ, yếu sức, ăn uống kém sút. Khám thấy tim đập nhanh, chư­a thấy biến đổi bệnh lý. Chẩn đoán là chứng chức năng thần kinh tim, mạch Tế Sác, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng. Cho dùng bài thuốc "Định Tâm Thang Gia Vị (Đan sâm 15g, Đảng sâm 15g, Hương phụ 12g, Phật thủ 110g, Viễn chí 10g, Long cốt 15g, Mẫu lệ 15g, Bá tử nhân 10g, Sa táo nhân 15g, Chu sa 1,2g, (uống với nước thuốc), Hổ phách 1,2g, (uống với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.). Uống 6 thang cảm thấy các chứng đỡ hẳn, do đó tăng sự tin t­ưởng, kiên trì uống 10 thang nữa, tinh thần và thể lực đều hồi phục về cơ bản. Sau đó lại thường dùng Bá Tử D­ưỡng Tâm Hoàn và An Thần Bổ Tâm Hoàn để củng cố
LOÃNG XƯƠNG
(Osteoporosis)
Là hiện tượng khối xương ngày càng mất đi khi số tuổi càng tăng. Xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn và như vậy dễ gẫy hơn. Hậu quả là nguy cơ gẫy xương tăng, chỉ cần va chạm nhẹ, té ngã, trượt chân hoặc cố gắng có thể bị gẫy xương cổ tay, đốt sống cổ, xương đùi… Dẫn đến đau nhức mạn tính hoặc biến dạng cột sống…
Ở Mỹ năm 2000 có đến hơn 8 triệu người bị loãng xương và 17 triệu người bị giảm khối xương, có thể xếp vào loại có nguy cơ cao sẽ bị loãng xương.
Thường gặp ở phụ nữ sau 50 tuổi. Nam hoặc nữ đều có thể bị loãng xương nhưng đàn bà dễ bị loãng xương hơn đàn ông 8 lần.
Là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ.
YHCT xếp vào loại Yêu Thống, Chuỳ Thống.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ: Ở phụ nữ đến tuổi 45 có 20% phụ nữ có thể bị loãng xương và đến 65 tuổi, tỉ lệ lên đến 80%. Lý do chính khiến các bà có nguy cơ bị loãng xương cao hơn các ông là ngay từ tuổi thanh niên, khối xương ở phụ nữ đã thấp hơn so với nam giới, vì vậy xương càng mất chất thì các bà càng dễ bị tổn thương. Ở nam giới, hormon Testosteron có khả năng bảo vệ xương cho đến tuổi 60-70. trong khi đó hormon Estrogen cần để giữ cho xương mạnh và chắc ở phụ nữ đã giảm sau tuổi mãn kinh. Ngoài ra, phụ nữ có khuynh hướng ăn ít thức ăn giầu Calci (uống sữa…), cũng có thể do ống tiêu hoá của phái nữ tỏ ra ít dung nạp với đường Lactose, hoặc do các bà sợ uống sữa dễ mập… Điều này bất lợi cho xương vì họ đã không nạp vào đủ lượng Calci cần thiết từ thức ăn hàng ngày.
Theo YHCT: Do tiên thiên bất túc, tuổi già, ăn uống không điều độ, bệnh mạn tính.
(Theo sách Nội Kinh) Thận chủ cốt, chủ tuỷ. Thận sung mãn thì xương sẽ cứng chắc. Vùng lưng là ‘phủ’ của Thận, lưng trên cũng là đường của Thận. Vì vậy chứng loãng xương chủ yếu là do Thận hư yếu, cả Thận âm lẫn Thận dương. Thận dương hư sẽ kéo theo Tỳ dương hư, Can huyết và Thận âm hư liên hệ đến tuổi già, cơ thể suy yếu, bệnh nhiệt kéo dài. Ngoài ra, rượu làm tổn thương Tỳ, tăng thấp nhiệt. Thuốc lá làm tổn thương Phế, làm hại âm dịch, đều có thể gây nên bệnh.
Chẩn Đoán
. Phụ nữ tuổi 65 trở lên cần xác định tỉ trọng xương.
. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nênchẩn đoán loãng xương liền sau khi mãn kinh để biết khối lượng xương.. nếu tỉ trọng xương bình thường, tốt thì người phụ nữ này không có nguy cơ bị loãng xương sau đó.
. Các nhà nghiên cứu nêu ra bảng trắc nghiệm dưới đây để kiểm tra mức độ loãng xương:
(Tuổi bạn có trên 45 không?
(Nước da bạn có trắng mịn và tóc bạn có thuộc loại sợi nhỏ, mầu vàng không?
(Mẹ hoặc chị của bạn đã từng bị gẫy xương hoặc được chẩn đoán là bị loãng xương không?
(Các cụ bà lơn tuổi trong dòng họ của bạn có bị còng lưng không?
(Bạn có thuốc loại người có vóc nhỏ, xương nhỏ và nhẹ cân không?
(Bạn có hút thuốc không?
(Trong ngày, phần lớn thời gian bạn ở trong nhà, ngay cả khi tập thể dục?
(Bạn có luyện tập nhiều đến độ ngưng thấy kinh không?
(Bạn có lúc ăn kiêng, lúc không ăn kiêng?
(Bạn có thói quen uống cà phê và sođa thường xuyên không?
(Bạn có đang trong thời kỳ mãn kinh không. Mãn kinh sớm trước 45 tuổi, sau phẫu thuật buồng trứng hoặc mãn kinh bình thường?
(Bạn hiện có đang dùng thuốc trị bệnh tuyến giáp không?
(Bạn đang dùng hoặc đã có dùng trong thời gian dài một trong các loại thuốc có khả năng làm cho xương bị loãng (Corticoid, chống loét dạ dày, chống đông máu, chống động kinh…?
(Ban có ăn theo chế độ nhiều lượng đạm không?
(Bạn không uống thuốc bổ có calcium?
(Bạn có uống nhiều rượu không?
Số câu trả lời ‘Có’ càng nhiều, càng có nguy cơ cao bị loãng xương.
Biện Chứng Luận Trị
+ Tỳ Thận Dương Hư: Lưng và thắt lưng đau, yếu, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, chân tay lạnh, ăn kém, phân lỏng, xanh xao, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Nhược, Trì.
Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận, tráng dương, mạnh gân xương. Dùng bài Hữu Quy Ẩm gia vị: Thục địa 30g, Câu kỷ tử 15g, Sơn thù, Sơn dược đều 12g, Phụ tử, Đỗ trọng, Bổ cốt chỉ, Bạch truật đều 9g, Nhân sâm, Nhục quế, Chích thảo đều 6g.
(Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Thận âm. Hợp với Câu kỷ tử để dưỡng âm, bổ dương theo ý ‘Âm Dương cùng một nguồn’ và ‘Dương sinh âm trưởng’; Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Tục đoạn, Nhục quế, Phụ tử đều ôn bổ Thận dương, làm mạnh lưng. Ngoài ra, Tục đoạn hành huyết, mạnh xương, nối chỗ gẫy; Đỗ trọng là vị thuốc chủ yếu trị đau lưng; Bổ cốt chỉ làm mạnh xương; Phụ tử ôn kinh, chỉ thống; Nhân sâm, Bạch truật, Chích thảo bổ hậu thiên để hỗ trợ tiên thiên).
Tiêu chảy thêm Nhục đậu khấu 9g. Huyết hư thêm Đương quy 9g. Đau thắt lưng thêm Ngũ gia bì 9g. Đau giữa lưng thêm Tang ký sinh 9g. Đau lưng trên thêm Cát căn 9g. Đau kèm lạnh trong cột sống thêm Cẩu tích 9g. Loãng xương nhiều thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g.
Châm Cứu: Phục lưu, Đại trử, Huyền chung. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn.
(Phục lưu cứu bổ để bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Cứu bổ các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương).
Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu.
+ Can Huyết Hư, Thận Âm Hư: Lưng và thắt lưng đau, chân và gối mỏi, yếu, tai ù, chóng mặt, mất ngủ, mặt trắng nhạt nhưng về chiều cảm thấy bừng nóng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Huyền, Sác.
Điều trị: Bổ Thận, dưỡng Can, làm mạnh lưng, xương. Dùng bài Tả Quy Ẩm gia vị: Thục địa 30g, Câu kỷ tử, Tang ký sinh đều 15g, Sơn dược 12g, Phục linh, Sơn thù, Bổ cốt chỉ đều 9g, Chích thảo 6g.
(Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Can Thận, ích âm tinh; Câu kỷ tử, Sơn thù, Tang ký sinh dưỡng Can huyết; Phục linh, Sơn dược, Chích thảo bổ hậu thiên để trợ giúp tiên thiên. Âm, huyết và tinh đầy đủ thì tuỷ sẽ sung mãn, xương sẽ cứng. Bổ cốt chỉ ôn Thận, mạnh lưng, cứng xương; Tang ký sinh khu phong thấp, làm mạnh cột sống).
Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Nhiệt ở Phế và Vị làm tổn thương âm dịch, thêm Mạch môn, Thạch hộc đều 12g. Nhiệt ở Tâm thêm Huyền sâm 15g. Nhiệt ở Tỳ gây mau đói thêm Bạch thược 15g. Có hư nhiệt thêm Tri mẫu, Hoàng bá đều 9g. Xuất huyết do nhiệt xâm nhập vào phần huyết thêm Sinh địa, Hạn liên thảo. Huyết hư thêm Đương quy 9g. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g.
Châm Cứu: Phục lưu, Đại trử, Huyền chung. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn.
(Phục lưu châm bổ để bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Châm bổ các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương).
Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu.
+ Tỳ Khí Hư – Thận Âm Dương Hư: Lưng và thắt lưng đau mỏi, tê, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, nóng bừng, lạnh nửa người bên dưới, chóng mặt, ù tai, tiểu đêm, giảm tình dục, ăn ít, phân lỏng, lưỡi đỏ, bệu, rêu lưỡi nhạt, mạch bộ thốn Hư, mạch bộ quan bên phải Nhu, bộ quan bên trái Huyền, bộ xích Trầm hoặc Tế Phù.
Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận (âm + dương), thanh hư nhiệt (nếu cần), làm mạnh lưng, xương. Dùng bài Bổ Âm Thang: Thục địa, Sinh địa đều 15g, Ngưu tất, Bổ cốt chỉ đều 12g, Đương quy, Bạch thược, Tri mẫu, Hoàng bá, Đỗ trọng, Phục linh đều 9g, Tiểu hồi, Trần bì, Nhân sâm, Chích thảo đều 6g.
(Thục địa, Sinh địa, Ngưu tất, Đương quy, Bạch truật dưỡng Can huyết và Thận âm, làm mạnh khớp và xương; Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng ôn bổ Thận dương; Tri mẫu, Hoàng bá thanh hư nhiệt, dẫn hoả đi xuống. Ngoài ra, Hoàng bá thanh trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, còn Tri mẫu dưỡng âm; Phục linh, Nhân sâm, Chích thảo bổ trung, ích khí để hỗ trợ cho tiên thiên; Trần bì, Tiểu hồi hành khí, hoá khí).
Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g. Thắt lưng đau thêm Ngũ gia bì 9g. Giữa lưng đau thêm Tang ký sinh 9g. Lưng trên đau thêm Cát căn 9g.
Châm Cứu: Phục lưu, Đại trử, Huyền chung, Tam âm giao. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn.
(Phục lưu bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Tam âm giao là huyệt hội của ba kinh âm ở chân là Can, Thận, Tỳ để bổ khí, huyết và tinh. Các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương).
Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu.
+ Khí Trệ Huyết Ứ: Toàn cơ thể đau, có khi một số chỗ đau nhiều, da mặt sạm tối, mặt có vết nhăn, có mụn cơm hoặc các tia máu ứ, lưỡi đỏ, môi đỏ, lưỡi có vết ứ máu, mạch Huyền, Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Thân Thống Trục Ứ Thang: Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên ngưu tất đều 9g, Xuyên khung, Cam thảo, Một dược, Ngũ linh chi Địa long đều 6g, Tần giao, Khương hoạt, Hương phụ đều 3g.
(Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên khung, Một dược, Ngũ linh chi, Xuyên ngưu tất hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Hương phụ hành khí, hoạt huyết; Khương hoạt, Xuyên khung, Tần giao trừ phong thấp, chỉ thống; Địa long thông kinh lạc, chỉ thống; Cam thảo điều hoà các vị thuốc).
Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Đau nhiều do huyết ứ, chịu không nổi thêm Thổ miết trùng 6g, Ngô công, Toàn yết đều 3g. Khí trệ huyết ứ do phong thấy thêm Độc hoạt, Uy linh tiện, Thương truật đều 9g. Lưng đau do chấn thương thêm Tam thất 3g (tán bột, uống với nước thuốc), thêm Nhũ hương, Tô mộc đều 9g; Tỳ hư thêm Hoàng kỳ 15g, Bạch truật, Phục linh đều 9g. Thận âm hư thêm Tang ký sinh, Quy bản đều 9g, thay Xuyên ngưu tất bằng Ngưu tất 9g. Thậnï dương hư thêm Ngũ gia bì, Náo dương hoa, Tục đoạn đều 9g. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Tục đoạn, Quy bản đều 9g.
Châm Cứu: Thuỷ câu, Hậu khê. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn.
Ghi chú: Châm A thị huyệt bình bổ bình tả (7 bổ, 7 tả) khoảng 20 phút rồi rút kim. Sau đó châm Thuỷ câu, Hậu khê, dùng tả pháp, nói người bệnh vận động khoảng 5 phút hoặc hơn như quay, cúi, ngửa, quay, mỗi động tác 3 lần. Nếu chưa bớt, bỏ Thuỷ câu, Hậu khê, thêm Tam âm giao, Hợp cốc.
Chú Ý:
1- Đa số bệnh nhân loãng xương không có hội chứng Tỳ – Thận hoặc Can Thận. Thế nhưng gặp nhiều loại Tỳ, Can và Thận suy. Thận suy thì cả Thận dương lẫn Thận âm đều suy. Trong trường hợp này, chọn phác đồ điều trị dựa trên sự quan hệ âm dương hư.
2- Tránh ăn đường thức ăn ngọt tối đa. Cũng nên tránh cà phê, thuốc lá, rượu. Năng tập thể dục để tăng cường sức khoẻ.
3- Cách bổ sung calcium tốt nhất là đưa thêm calcium (chế từ bột sò…). Tuy nhiên nếu dùng Calcium quá nhiều sẽ làm tổn thương Tỳ, khiến cho Tỳ khí bị hư.
4- Bài thuốc có hiệu quả nhất dùng trị loãng xương là bài Bổ Âm Thang (Đương quy, Phục linh đều 15g, Sinh địa, Thục địa đều 12g, Nhân sâm, Ngưu tất, Bạch truật, Bạch thược, Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Trần bì, Tri mẫu, Hoàng bá đều 9g, Tiểu hồi, Cam thảo đều 6g.
Tuy Loãng Xương là một bệnh đưa đến nhiều hệ quả nghiêm trọng: xương trở nêm mỏng hơn, xốp hơn và tệ nhất nhà dễ gẫy… dẫn đến thương tật cho khá nhiều người. Thế nhưng, một điều may mắn là có thể phòng tránh được bệnh loãng xương.
NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU ĐỂ PHÒNG NGỪA
( Trước 20 tuổi: thời kỳ niên thiếu chất Calci được tích luỹ trong xương nhiều nhất. Sức khoẻ và chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến khối lượng xương. Khối lượng xương được ổn định trong nhiều năm rồi giảm dần theo tuổi. Khối lượng xương tuỳ thuộc gia sản dim truyền. Nếu cơ thể thiếu Magnesium, Vitamin D, nếu tuổi dậy thì đến trễ, xương không được cứng chắc. Do đó, tuổi trẻ cần phải có một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng và hợp vệ sinh. Hoạt động cơ thể vừa phải giúp sự phát triển của xương, làm xương vững chắc hơn.
(Từ 45 đến 55 tuổi: Sau khi mãn kinh, nên nghĩ đến phòng ngừa loãng xương. Nên đo tỉ trọng xương lúc 65 tuổi. Cần hoạt động cơ thể và có chế độ ăn uống giầu chất Calci.
(Từ 60 đến 65 tuổi: Những rối loạn mãn kinh không còn nữa, có thể bổ sung Calci và Vitamin D.
(Sau 75 tuổi: Vẫn tiếp tục đề phòng loãng xương. Calci và Vitamin D đủ để giảm nguy cơ té ngã gẫy cổ xương đùi. Hoạt động cơ thể rất cần
LÔNG QUẶM
Đại cương
Là trạng thái mọc khác thường của lông mi, lông mi thay vì hướng ra phía ngoài mà lại hướng về bên trong, đâm vào kết mạc, giác mạc gây viêm, loét, rất khó chịu cho mắt, thậm chí còn có thể bị mù.
Sách ‘Bí Truyền Nhãn Khoa Long Mộc Luận’ (năm 1575) là sách đầu tiên dùng từ ‘Đảo Tiệp Quyền Mao’ để chỉ trạng thái lông quặm.
Đông y gọi là Tiệp Mao Đảo Nhập, Đảo Tiệp, Đảo Tiệp Quyền Mao, Đảo Tiệp Quyền Luyến.
Nguyên nhân
Đa số do mắt hột không điều trị đến nơi đến chốn làm cho mi trên (ít khi gặp ở mi dưới) bị tổn thương, co rút lại, kéo theo sụn mi trên và cả mi trên uốn cong vào bên trong, đâm vào giác mạc.
Chương ‘Nhãn Khoa Tâm Pháp’ sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Chứng Đảo Tiệp Quyền Mao, do da bị kéo rút làm cho lông mi quặp vào bên trong”.
Sách ‘Thánh Tế Tổng Lục’ quyển 110 ghi: “ Chứng Đảo Tiệp Quyền Luyến, do Tạng phủ tích phong nhiệt lâu ngày, nung nấu kinh Can, bốc lên mắt làm cho mắt sưng đau, chảy nước mắt, lâu ngày tân dịch khô thiếu đi, da mi mắt bị bệnh làm cho lông quặm đâm vào con ngươi”.
Phân loại
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS) đã chia lông quặm làm bốn độ như sau:
+ Quặm độ I: mới chỉ có vài sợi quặp vào trong.
+ Quặm độ II: có nhiều cụm lông quặm chọc vào bên trong.
+ Quặm độ II: Sụn mi cong dầy lên, cả hàng mi quặp vào trong giác mạc.
+ Quặm độ IV: Đã có biến chứng làm cho khe mi hẹp lại hoặc đã mổ bỏ lông quặm nhiều lần.
Điều trị:
+ Nếu ít, dùng nhíp nhổ bỏ những lông quặm đi.
+ Nếu nhiều, phải mổ để lật mi ra mới có thể khỏi hẳn.
+ Ngũ bội tử, giã nhuyễn, hòa với mật ong bôi vào vùng mi có lông quặp vào sẽ làm cho lông mi bị kéo hướng ra ngoài (Gia Viên Dược Thảo).
KẾT MẠC VIÊM
Đại cương
Theo cơ thể học, chứng này có thể gọi là Viêm Màng Tiếp Hợp.
Thường gọi là Mắt Đau Cấp Tính, Đau Mắt Đỏ (vì có sưng đỏ) hoặc Đau Mắt Gió (vì ra gió thường bị chảy nước mắt).
Bệnh hay lây, thường phát vào mùa hè. Ở giai đoạn cấp tính, nếu không điều trị kịp thời và đúng mức sẽ chuyển sang thể mạn tính.
Theo YHCT:
+ Vì bệnh phát triển 1 cách nhanh chóng nên được gọi là Bạo Phong Khách Nhiệt.
+ Bệnh có dấu hiệu mắt sưng đỏ, mắt đau nên còn gọi là Hỏa Nhãn, Hỏa Nhãn Thống, Hồng Nhãn, Phong Hỏa Nhãn Thống, Phong Nhiệt Nhãn.
+ Bệnh có tính chất lây lan thành dịch, nhiều người cùng bị vì vậy cũng được gọi là Thiên Hành Xích Mục, Thiên Hành Xích Nhãn.
Triệu Chứng
Cách chung, trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
1- Cấp Tính: Phát bệnh nhanh, tròng trắng đỏ, sưng, nóng, nhiều dử (ghèn), sợ sáng, nhìn không rõ, mi mắt hơi sưng, mũi nghẹt, mũi chảy nước, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch Phù Sác.
2- Mạn Tính: Tròng trắng mắt dầy lên, nhiều tia máu, ngứa, nhặm, nóng, khô, sợ ánh sáng, nhìn lâu mỏi mắt. Bệnh thường kèm mệt nhọc toàn thân, tăng nhiệt độ cơ thể, nhức đầu, táo bón, tiểu ít, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Thường 1 bên mắt bị trước, mắt kia bị sau.
Bình thường bệnh diễn biến 3-4 ngày thì khỏi, riêng các vết xuất huyết dưới kết mạc còn đọng lại lâu hơn, chừng 1 tuần mới hết.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ: do tụ cầu khuẩn vàng và trực khuẩn gram âm Kanweeks. Nếu gây ra thành dịch thường do Adeno Virus. Riêng tại Việt Nam có một nguyên nhân phổ biến là do bệnh mắt hột gây nên.
+ Theo YHCT: Màng tiếp hợp (tròng trắng mắt) thuộc tạng Phế, 2 bên khóe mắt thuộc tạng Tâm. Hai tạng trên có nhiệt lại thêm nhiệt độc bên ngoài xâm phạm làm cho nhiệt uất lại gây nên mắt sưng, đau, đỏ. Nếu nhiệt không được giải trừ sẽ tụ lại, chuyển thành mạn tính.
+ Cấp tính thường do phong nhiệt, dịch độc xâm phạm vào Phế gây nên.
+ Mạn tính: do Phế và Tỳ tích nhiệt gây nên.
Điều trị
+ Cấp tính: Sơ phong, tán tà, giải độc.
+ Mạn tính: Thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, tán tà.
+ Cấp Tính: Chọn dùng
Bát Chính Tán (02), Đạo Xích Tán (29), Giải Độc Tiêu Thủng Thang (35), Khu Phong Minh Mục Pháp (43), Khu Phong Tán Nhiệt Ẩm Tử (44), Minh Mục Tế Tân Thang (60), Tẩy Can Tán (97), Thanh Giải Thang (105), Tiêu Phong Dưỡng Huyết Thang (123).
+ Mạn Tính:
Gia Vị Tán (34), Minh Mục Lưu Khí Thang I (58), Tả Phế Ẩm (90), Tiêu Viêm Minh Mục Tán (126).
+ Rễ Hoàng đằng rửa sạch 50g, sắc với 200ml nước cho sôi kỹ, xông hơi vào mắt còn nước cho cho còn hơi âm ấm, rửa mắt. kết quả cao trong phòng và trị bệnh Kết Mạc Viêm trên.
Thuốc Nhỏ:
Hồ Tuyên Nhị Liên Thang (37), Thanh Lương Cao (106).
+ Ốc bươu 1 con sống, Hoàng liên 4g, giã dập, cho thêm 4g Nghệ vào, giã nát. Thêm vào ít nước, trộn đều, lọc lấy nước, bỏ bã, phơi sương một đêm. Cậy mai ốc ra, rót nước thuốc trên vào, để ngửa con ốc, đem hấp chín. Trút nước ra, để nguội, nhỏ vào mắt, ngày 2 – 3 lần (Gia Viên Dược Thảo).
CHÂM CỨU
+ Phong trì, Thái dương, Hợp cốc (thêm Tinh minh, Suất cốc) [Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Tinh minh, Đồng tử liêu, Thái dương, Ấn đường, Khúc trì, Hợp cốc (Châm Cứu Học Việt Nam).
+ Châm Hợp cốc, Khúc trì, Toàn trúc, Ty trúc không, Tinh minh, Đồng tử liêu (Trung Y Ngũ Quan Khoa Học).
+ Theo sách ‘Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn’:
. Do ngoại cảm phong nhiệt: khứ phong, thanh nhiệt, châm Phong trì, Hợp cốc, Thiếu thương, Thái dương, Thượng tinh (Phong trì tán phong nhiệt, Hợp cốc thanh nhiệt, giải biểu; Thiếu thương, châm ra máu để thanh tiết hỏa của kinh Phế; Thượng tinh, Thái dương châm ra máu để tán uất nhiệt, thanh trừ thủng đau).
. Do Can Đởm Vị nhiệt: Thư Can, giải uất, thanh Vị, tả hỏa. Châm Hành gian, Hiệp khê, Nội đình, Đồng tử liêu.
(Hành gian, Thái xung, Hiệp khê để thanh tả hỏa của Can, Đởm; Nội đình tiết nhiệt ở kinh Dương minh Vị; Đồng tử liêu, Đầu lâm khấp để sơ tiết uất nhiệt ở kinh Đởm, có tác dụng trị bệnh ở mắt; Thái dương để sơ tán uất nhiệt, tiết nhiệt, tiêu thủng).
+ Theo sách ‘Trung Y Cương Mục’:
. Do ngoại cảm phong nhiệt: Thanh tả phong nhiệt, tiêu thủng, định thống. Châm tả huyệt Hợp cốc, Thái xung, Tinh minh, Thái dương.
Nếu cảm phong nhiệt: thêm Thiếu thương, Thượng tinh.
(Hợp cốc điều hòa kinh khí của dương minh, sơ tiết phong nhiệt; Thái xung giáng Can hỏa; Tinh minh tiết nhiệt ở cục bộ, thông lạc, làm sáng mắt; Thái dương (châm ra máu) để tiết nhiệt, tiêu viêm, định thống. Cảm phong hàn thêm Thiếu thương, Thượng tinh để sơ phong, thanh nhiệt).
. Do Hỏa Ở Can Đởm Thịnh: Sơ tả Can Đởm, thanh nhiệt, làm sáng mắt. Châm Phong trì, Đồng tử liêu, Toàn trúc, Thiếu thương, Hợp cốc, Hành gian.
(Phong trì thanh tả hỏa ở Đởm; Hành gian tả hỏa ở Can; Hợp cốc tả nhiệt ở vùng đầu, mắt, Thiếu thương, châm ra máu để tả nhiệt, lương huyết; Đồng tử liêu, Toàn trúc là huyệt cục bộ, châm ra máu để thanh nhiệt, hóa ứ, tiêu thủng, chỉ thống).
NHĨ CHÂM: Châm huyệt Mắt, Can, Nhĩ tiêm, Tĩnh mạch sau tai (Trung Y Cương Mục).
BẢNG PHÂN BIỆT LÂM SÀNG
Bốn bệnh: + Kết Mạc Viêm. + Giác Mạc Viêm.
+ Mống Mắt Viêm. + Cơn Glôcôm Cấp.
Kết Mạc
Viêm CấpGiác Mạc
ViêmMống Mắt
ViêmCơn Glôcôm
Cấp
- Ngứa, cộm mắt.
- Thị lực không giảm.
- Tiết ra dử.
- Cương tụ màng tiếp hợp, từ cùng đồ vào gần giác mạc thì bớt.
- Giác mạc bình thường.
- Mống mắt và đồng tử bình thường.
- Nhãn áp bình thường.
. Nhức, chói.
. Thị lực giảm.
. Không ra dử.
. Cương tụ quanh rìa giác mạc nhiều ít tùy độ viêm.
. Giác mạc có vết loét hoặc thẩm lậu đục.
. Mống mắt và phản xạ đồng tử bình thường.
. Nhãn áp bình thường.
+ Nhức âm ỉ.
+ Thị lực giảm dần.
+ Không ra dử.
+ Cương tụ quanh rìa giác mạc, mầu hồng.
+ Giác mạc bình thường.
+ Mống mắt phù nề, nhạt mầu,có chất tiết. Đồng tử thu nhỏ, méo, phản xạ kém.
+ Nhãn áp bình thường.
. Nhức mắt + nửa đầu.
Thị lực giảm đột ngột.
. Không ra dử.
. Cương tụ quanh rìa giác mạc và màng tiếp hợp, mầu tím đỏ sẫm.
. Giác mạc hơi mờ đục như kính có hơi nước.
. Mống mắt cương tụ, đồng tử dãn nông, phản xạ mất.
. Nhãn áp rất cao.
M Ắ T S Ư N G Đ A U Đ Ỏ
(Trích trong ‘Tạp Chí Đông Y’ số 74, Việt Nam).
Nguyễn Thị V.., 46 tuổi. Đi làm ngoài đồng về, thấy đau nhức đầu, tai ù, mắt buốt, chóng mặt.. rồi sinh ra mắt giật, sưng đau, đỏ, buốt, chói không mở mắt được, lại phải nhờ người dắt.
Trước đó 2 năm đã đau một lần, điều trị tại bệnh viện Hà Nội, sau đó hỏng một mắt. Đến tháng 9 lại đau, chữa ở bệnh viện Hải Dương không khỏi, sau chữa ở tập đoàn Kiến An 3 tháng mới khỏi. Nay lại bị đau nhưng lần này đau nặng qúa không nhìn thấy tị gì.
Khám: Người béo đen, 2 mắt sưng, tròng trắng đỏ như máu, trong mắt có cảm giác lờ mờ như màng khói, nhìn như trứng con tằm, tiếng nói khoẻ, hơi thở mạnh, thường không ngủ được, đại tiện táo bón, 3 – 4 ngày mới đi 1 lần. Mạch hữu xích Thực, tả xích Hồng, Hoạt.
Chẩn đoán: Âm thủy suy, Tâm Can hỏa thịnh gây đau.
Xử phương: Tứ Vật (Khung, Quy, Thục, Thược), tăng Bạch thược, thêm Huyền sâm, Hoàng bá, Phòng phong, Khương hoạt, Chi tử, Đại hoàng.
Uống 3 thang, mắt đỡ buốt. Uống tiếp bài trên. Sau 4 ngày, đi ngoài dễ ( nhuận), đầu đỡ buốt và ù. Uống tiếp bài trên, bỏ Đại hoàng. Ngày thứ 5 mắt đỡ nhiều, uống bài trên, thêm Cúc hoa, Cam thảo, Chi tử, Tật lê, Dạ minh sa, Thanh tương tử.
Ngày thứ 6, đỡ nhiều hơn trước, dùng Lục Vị, bỏ Sơn thù, thêm Bạch thược, Bạch tật lê, Thanh tương tử, Dạ minh sa, tăng Đơn bì và Ngưu tất.
Uống liên tục 2 tuần thì khỏi hẳn.
MẮT SƯNG ĐAU KHÔNG NHẮM MỞ ĐƯỢC
(Trích trong ‘Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương’ của Thẩm Tá Đình).
Hoàng Lục Lập, 11 tuổi. Hai mắt sưng đau không nhắm mở được, tròng mắt có gân máu, mắt bên trái nặng hơn. Bệnh đã hơn một tháng, dùng nhiều thuốc mà không có kết quả.
Châm tả huyệt Tinh minh, Toàn trúc, Ngư yêu, Thượng tinh, Hợp cốc. Châm ra máu Ty trúc không, Nhĩ tiêm, Ẩn bạch, Lệ đoài.
Kết quả: Mắt thấy nhẹ hơn, mở mắt được.
Châm lần thứ hai: giống như trên, hết nhức.
Lần thứ ba, tư cũng châm như trên. Kết quả: tròng trắng bớt gân máu, mắt hơi thấy được.
Trị lần thứ năm như trên. Kết quả gân máu tan nhiều, hai mắt hết nhức, ngày hôm sau thấy rõ hơn.
Châm lần thứ sáu cũng như trên, mắt mở to được.
Lần thứ bẩy cũng giống như trên. Kết quả: Mắt mở thấy ánh sáng, mắt bên trái chưa thấy rõ.
Châm lần thứ tám, chín cũng như trên. Mắt nhẹ nhiều, mắt bên phải thấy rõ hơn nhưng bên trái chưa thấy rõ lắm.
Lần thứ mười, mười một: giống trên nhưng không dùng huyệt Ẩn bạch và Lệ đoài nữa.
Kết quả: bệnh khỏi hẳn.
Tra Cứu Bài Thuốc
Bát Chính Tán (02), Đạo Xích Tán (29), Gia Vị Tán (34), Giải Độc Tiêu Thủng Thang (35), Khu Phong Minh Mục Pháp (43), Khu Phong Tán Nhiệt Ẩm Tử (44), Minh Mục Lưu Khí Thang I (58), Minh Mục Tế Tân Thang (60), Tả Phế Ẩm (90), Tẩy Can Tán (97), Thanh Giải Thang (105), Tiêu Phong Dưỡng Huyết Thang (123).Tiêu Viêm Minh Mục Tán (126).
Thuốc Nhỏ:
Hồ Tuyên Nhị Liên Thang (37), Thanh Lương Cao (106).
LÂM CHỨNG
Đại Cương
Chứng lâm có các trìệu chứng chủ yếu là tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt, đau tức vùng bụng dưới. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, y học cổ truyền phân chứng lâm làm 5 loại: Nhiệt lâm, thạch lâm, huyết lâm, cao lâm và lao lâm. Theo y học hiện đại thì những bệnh đường tiết niệu. như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu, tiểu đục (lactosuria) đều có triệu chứng của chứng lâm.
Nguyên Nhân
Tbeo y học cổ truyền thì chứng lâm có các nguyên nhân và bệnh lý dưới đây:
1- Thấp nhiệt tích tụ tại hạ tiêu làm trở ngại chức năng khí hoá của bàng quang sinh ra tiểu nhiều lần, tiểu khó và gắt.
2. Tỳ thận hư: Do mắc chứng lâm lâu ngày, thấp nhiệt làm tổn thương chính khí, hoặc người cao tuổi lão suy, lao động quá sức, phòng dục quá độ đều là những nguyên nhân gây tỳ thận hư. Tỳ hư trung khí hạ hãm nên tiểu nhiều lần. Thận hư không làm chủ được tiểu tiện gây nên tiểu vặt.
Trường hợp do lao động nhọc mắc bệnh gọi là 'lao lâm". Do thận yếu chất mỡ thoát ra thành ‘Cao Lâm’. Do thận âm hư hoả bốc gây thương tổn lạc mạch, nước tiểu có máu là ‘Huyết Lâm’. ‘Nhiệt Lâm’ do nhiệt thịnh uất kết tại bàng quang. ‘Tbạch Lâm’ là trong nước tiểu có sỏi.
Biện Chứng Luận Trị
Y học cổ truyền biện theo 5 chứng lâm để luận trị:
1- Nhiệt Lâm: Tiểu nhiều lần, tiểu rất buốt, nước tiểu vàng, có lúc đục, bụng dưới đau hoặc đau lưng, trong người nóng, miệng khô, hoặc sốt, táo bón, lưỡi đỏ, rêu dày vàng, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm. Dùng bài Bát Chính Tán gia giảm.
(Trong bài, Chi tử, Đại hoàng để thanh nhiệt; Biển súc, Cù mạch, Họat thạch, Mộc thông lợi thấp, thông lâm).
+ Sốt nhiều thêm Hoàng bá, Kim ngân hoa, Liên kiều để tăng cường tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
2. Thạch Lâm: Tiểu buốt, nước tiểu vàng hoặc đục, trong nước tiểu có sạn nhỏ lợn cợn, bụng đau, lưng đau quặn từng cơn không chịu được, có lúc nước tiểu có máụ. Mạch Huyền, Khẩn hoặc Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, bài thạch (tống sỏi), thông lâm. Dùng bài Thạch Vi Tán gia giảm.
(Trong bài, Thạch vi, Cù mạch. Hoạt thạch, Xa tiền tử để thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm. Thêm Kim tiền thảo (40 - 60g), Hải kim sa, Kê nội kim để bài thạch, thông lâm).
3. Huyết Lâm: Tiểu rát, buốt, nước tiểu đỏ (có máu), rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều trị: Chia 2 thể bệnh thực và hư để điều trị:
a Chứng thực: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, cbỉ huyết. Dùng bài Tiểu Kế Ẩm Tử gia giảm.
(Trong bài, Tiểu kế, Sinh địa, Bồ hoàng, Ngẫu tiết lương buyết chỉ huyết; Chi tử, Trúc diệp, Môïc thông, Hoạt thạch thanh nhiệt lợi thấp; Đương qui, Cam thảo, Bạch thược điều hoà dinh huyết, giảm đau).
b. Chứng hư: Tư âm, thanh nhiệt, bổ hư, chỉ huyết. Dùng bài: Tri Bá Địa Hoàng Hoàn thêm Hạn liên thảo, A giao, Bạch mao căn.
(Trong bài, Tri Bá Địa Hoàng Hoàn tư âm, thanh nhiệt; Hạn liên thảo, A giao, Bạch mao căn bổ hư, chỉ huyết. Trường hợp bệnh lâu ngày, phần khí bị hư thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ (sống), Cam thảo để bổ kbí, nhiếp huyết).
4. Cao Lâm: Nước tiểu đục như nước vo gạo hoặc như có mỡ, đường tiểu nóng rát, đau, sút cân, mệt mỏi, lưng đau, gối mỏi, lưỡi nhợt, rêu dày, mạch Tế vô lực. Bệnh mới mắc thường là chứng thực, lâu ngày không khỏi trở thành chứng hư.
Điều trị:
a. Chứng thực: Thanh nhiệt, lợi thấp, phân thanh, khử trọc. Dùng bài Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm gia giảm
(Trong bài, Tỳ giải, Thạch xương bổ phân thanh khử trọc, Íh trí nhân, Ô dược ôn thận. Thêm Hoàng bá, Thạch vi, Xa tiền tử để thanh nhiệt lợi thấp).
b. Chứng hư: Bổ thận, cố nhiếp. Dùng bài Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm bỏ Thạch xương bồ hợp với Lục Vị Địa Hoàng Hoàn thêm Hoàng kỳ, Thỏ ty tử, Liên tu, Khiếm thực, Long cốt, Mẫu lệ để bổ thận cố nhiếp. Trường hợp thận dương hư, lưng gối lạnh, thay bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn " bằng bài 'Bát Vị Địa Hoàng Hoàn'.
5. Lao Lâm: Tiểu tiện không khó nhưng tiểu nhiều lần, lúc tiểu nhiều, lúc bình thường không chừng, lao động mệt tiểu nhiều, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược. Trường hợp âm hư thì gò má đỏ lòng bàn chân tay nóng, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.
Điều trị: Chia ra 2 thể:
a. Tỳ Hư: Bổ trung, ích khí. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang gia giảm.
(Trong bài, Hoàng kỳ, Nhân sâm, Chích thảo hợp Thăng ma để bổ khí, thăng đề; Bạch truật, Trần bì gia thêm Tỳ giải, Bạch hnh để lợi thấp giáng trọc).
b. Thận Hư: Chủ yếu là thận âm hư: lòng bàn chân tay nóng, lưỡi thon đỏ, mạch Tế, Sác...
Tư dưỡng thận âm, thanh nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia vị.
(Trong bài, Bài Lục Vị có tác dụng tư dưỡng thâïn âm; Tri mẫu, Hoàng bá thêm Địa cốt bì để thanh hư nhiệt).
Tóm lại: Cần chú ý yếu tố hư thực. Thực chứng chủ yếu do thấp nhiệt nên phép trị là thanh nhiệt, lợi thấp. Chứng hư là do tỳ thận hư nên chủ yếu là bổ tỳ thận. Trường hợp bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược, bệnh lý lẫn lộn vì vậy, cần chú ý phối hợp công bổ một cách thích đáng để đạt hiệu quả điều trị cao.
LAO HẠCH
(Cảnh Lâm Ba Kết Hạch - Lâm Ba Tuyến Kết Hạch - Tràng Nhạc - Loa Lịch - Lymphadénie Tuberculoise - Lymphadenitis Tuberculosis).
A. Đại cương
Lao hạch là một loại bệnh do độc khí (khuẩn lao) xâm nhập và kết lại ở các hạch bạch huyết ở cổ.
B - Triệu Chứng
Cổ có một hoặc nhiều cục cứng, không nóng lạnh hoặc khó chịu gì cả, sắc da bình thường. Nếu sức đề kháng của người bệnh quá thấp, hạch bạch huyết có thể lớn dần lên, mọc dài từ sau cổ lan đến trước cổ giống như cái dây nhạc thường đeo ở cổ con ngựa (vì vậy gọi là Tràng Nhạc). Hạch nổi to, ấn đau, rồi có thể hóa mủ, vỡ ra, tạo thành vết sẹo khó lành miệng.
C - Nguyên Nhân
- Do vi khuẩn lao xâm nhập vào hạch bạch huyết ở cổ.
- Do Can khí uất kết, khí uất hóa thành hoả nung nấu dịch thành đờm làm cho kinh lạc bị ngưng trệ gây ra bệnh.
- Do Phế, Thận suy tổn, hư hoả bên trong bùng lên, tân dịch ở Phế không được tuấn bổ, làm cho đờm hoả ngưng kết gây ra bệnh.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ôn dương, thông kết.
Dùng huyệt Bá Lao + Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Trữu Liêu (Đtr.12) + Cục bộ chỗ có hạch. Mỗi huyệt cứu 5 - 7 tráng. Dùng bấc đèn (tâm bấc) cứu trực tiếp hoặc cứu cách tỏi.
2- Dùng tỏi, cắt bỏ 2 đầu, khoét lỗ giữa, vò ngải nhung to bằng lỗ tỏi đã khoét, đặt ngải nhung vào, đặt trên hạch. Cứu mỗi chỗ 7 tráng. Mỗi miếng tỏi dùng để cứu 3 chỗ. Cứu mỗi ngày cho đến khi hạch xẹp thì thôi (Thiên Kim Phương).
3- Chương Môn (C.13) + Lâm Khấp + Chi Câu + Dương Phụ (Đ.38), mỗi huyệt cứu 100 tráng, Kiên Tĩnh cứu số tráng tùy theo tuổi (mỗi tuổi cứu 1 tráng). Ôn cứu 4 chung quanh hạch, mỗi chỗ 7 tráng (Tư Sinh Kinh).
4- Kiên Tỉnh (Đ.21) + Khúc Trì (Đtr.11) + Đại Nghênh (Vi.5) (Châm Cứu Tụ Anh).
5- Cứu Kiên Ngung (Đtr.15) 7 - 9 tráng, Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Trì (Tb.1) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) mỗi huyệt 27 tráng, Tam Gian 37 tráng (Loại Kinh Đồ Dực).
6- Kiên Tĩnh + Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Tĩnh + Tam Dương Lạc + Âm Lăng Tuyền (Châm Cứu Đại Thành).
7- Thiếu Hải (Tm.3) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) (Ngọc Long Ca).
8- Kiên Tiêm (Kiên Ngung - Đtr.15) + Trữu Tiêm + Nhân Nghênh (Vi.9) đều 7 tráng, Kiên Ngoại Du (Ttr.14) 27 tráng + Thiên Tỉnh (Ttu.10) 27 tráng + K Trúc Mã 37 tráng (Châm Cứu Yếu Lãm).
9- Cứu Kiên Ngung (Đtr.15) + Khúc Trì (Đtr.11) (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
10- Thực chứng: Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Chi Câu (Ttu.6) + Ế Phong (Ttu.17) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Phong Long (Vi.40), đều tả.
Hư chứng: Bá Lao + Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Dương Phụ (Đ.38) [đều cứu] + Thái Xung (C.3) + Khâu Khư (Đ.40) {đều tả] + Tỳ Du (Bq.20) + Thận Du (Bq.23) [đều bổ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
11- Nhóm 1- Cứu trực tiếp huyệt Trữu Tiêm hoặc cứu cho ửng đỏ huyệt Bá Lao.
Nhóm 2 - Châm Kiên Tỉnh (Ttu.10) + Xích Trạch (P.5).
Nhóm 3 - Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Thủ Ngũ Lý (Đtr.13) + Thiếu Hải (Tm.3) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Môn (Bq.12) + Thân Trụ (Đc.12) + Tâm Du (Bq.15) + Kiên Tỉnh (Ttu.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thiên Tỉnh (Tiết.1) + Dương Phụ (Đ.38) + Liệt Khuyết (P.7) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
12- Thủ Kim Môn (Châm Cứu Học HongKong).
13- Chích lể các huyệt Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Đốc Du (Bq.16) + Đởm Du (Bq.19)+ Phế Du (Bq.13) + Quyết Âm Du (14) + Tâm Du (Bq.15) (Giang Tô Trung Y Tạp Chí số 42/1985).
- Chú ý:
1 - Không được châm trực tiếp chỗ hạch đang phá miệng.
2 - Châm cứu có hiệu quả đối với bệnh Lao Hạch nhưng khi hạch đã vỡ mủ, pHải phối hợp dùng thêm thuốc và cách trị ngoại khoa.
LIỆT DƯƠNG
A. Đại Cương
Liệt dương là bệnh của nam glới biểu hiện dương vật không cương hoặc cương yếu. Trong Y văn cổ có sách ghi 'Dương nuy’, ‘Âm nuy’, ‘Dương Vật Bất Cử’.
Theo y học hiện đại, Liệt dương có thể phân làm hai loại: Nguyên phát và thứ phát. Nguyên phát là từ khi lớn lên chưa hề có dương vật cương và phóng tinh do suy sinh dục từ tuổi dậy thì. Liệt dương thể thứ phát có thể phân làm loại do tổn thương thực thể và loại do rối loạn chức năng.
Loại do tổn thương thực thể thường là thứ phát của các bệnh tim, phổi, thận, não, do các bệnh nội tiết như bệnb cường giáp, bệnh của tuyến thuỳ, tuyến thượng thận, bệnh của tinh hoàn, tiểu đường, do các bệnh viêm nhiễm như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm dịch hoàn (do quai bị), viêm chất xốp dương vật, liệt dương, còn có thể do chấn thương ngoại khoa, bệnh cột sống, nhiễm độc thuốc...
Người ta phát hiện bệnh có thể do nhiễm mỡ xơ mạch của phân nhánh hố chậu của động mạch chủ.
Đặc điểm lâm sàng của liệt dương do tổn thương thực thể là bệnh nặng dần, không có hiện tương cương dương vật vào lúc sáng sớm hoặc cương bất kỳ.
Loại do rối loạn chức năng thường do yếu tố tâm thần (mà y học cồ truyền gọi là nguyên nhân “thất tình” như tình cảm lạnh nhạt, buồn phiền, kinh sợ, lo lắng hoặc không tha thiết về tình dục).
Đặc điểm của loại bệnh này là sáng dậy dương vật có cương hoặc cương bất kỳ, lúc cương, lúc không, có thể trị khỏi bằng ám thị, tâm lý liệu pháp, thuốc nam, châm cứu.
B. Nguyên Nhân
Nguyên nhân gây nên liệt dương có nhiều, cơ sở bệnh lý theo y học cổ truyền có thể qui nạp chủ yếu: Thận hư, thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ.
Thận hư bao gồm khí huyết bất túc, nặng thì mệnh môn hoả suy.
Thấp nhiệt thường do ăn nhiều chất béo ngọt hoặc nghiện rượu sinh thấp, sinh nhiệt hoặc do bệnh nhiễm.
Khí trệ do tình chí thất thường làm cho can khí bị uất kết. Can tàng huyết, chủ cân mạch, mạch lạc không thông, dương vật thiếu nuôi dưỡng sinh ra chứng liệt dương.
Khí trệ và huyết ứ thường có quan hệ nhân quả, ảnh hưởng lẫn nhau.
C. Biện Chứng Luận Trị
Thường luận trị theo các thể bệnh thường gặp sau:
1- Thận Hư: Mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, sắc mặt xạm đen, hoa mắt, ù tai, boạt tinh hoặc xuất tinh sớm (tảo tinh, tiết tinh), lưỡi sắc nhợt, mạch Trầm Tế hoặc Trầm Nhược, vô lực.
Điều trị: Ích thận, cố tinh, bổ khí huyết. Dùng bài Tả Quy Hoàn gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Câu kỷ tử 160g, Quy bản giao 160g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giác giao 160g, Sơn dược 160g, Thục địa 320g, Ngưu tất 120g, Sơn thù 120g.
(Trong bài, Lộc giác giao bổ can thận, ích tinb huyết, là chủ dược; Quy bản + Thục địa + Câu kỷ tử để bổ âm huyết; Sơn dược + Sơn thù + Ngưu tất để bổ thặn cố tinh; Thỏ ty tử bổ dương, ích âm, cố tinh).
Trường hợp chân tay lạnh mạch Trầm, Trì, Nhược, thêm Tắc kè, Tiên linh tỳ (Dâm dương hoắc), Nhục thung dung, Hắc Phụ tử, Quế nhục để trợ dương. Trường hợp khí kém, mệt mỏi nhiều gia Nhân sâm, Hoàng kỳ để bổ khí.
2. Khí Trệ Huyết Ứ: Tinh thần bứt rứt, ngực sườn đầy tức, tính tình nóng nảy, sắc mặt xạm, môi tím, lưỡi có điểm ứ huyết sắc tím, mạch Huyền hoặc Sáp.
Điều trị: Hành khí hoạt huyết hoá ứ, dưỡng can thận. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang Gia Giảm (Y Lâm Cải Thác): Sài hồ, Cam thảo đều 4g, Cát cánh, Xuyên khung đều 6g, Chỉ xác 8g, Đào nhân 16g, Đương quy, Hồng hoa, Ngưu tất, Sinh địa đều 12g.
(Trong bài, Đương quy, Bạch thược, Xích thược, Sinh địa, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết, hoá ứ; Chỉ xác, Hương phụ hành khí; Xuyên Ngưu tất, Kỷ tử, Ba kích thiên, Bổ cốt chi, Tiên linh tỳ bổ can thận).
3. Thấp Nhiệt: Bụng dưới đau âm ỉ, nước tiểu vàng, hoặc âm nang (bìu đái) lở ngứa, lưỡi đỏ, rêu vàng dày nhớt, mạch Trầm Sác. Thể này ít gặp, phần lớn đến khám có triệu chứng viêm nhiễm.
Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt, bổ ích can thận. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết): Đơn bì 120g, Sơn dược 160g, Trạch tả 120g, Hoàng bá 80g, Sơn thù 160g, Tri mẫu 80g, Thục địa 320g, Phục linh 120g.
(Trong bài, Sinh địa + Đơn bì + Tri mẫu + Hoàng bá để thanh nhiệt; Bạch linh, Trạch tả thêm Hoạt thạch + Cam thảo để trừ thấp; Thêm Thỏ ty tử + Ích trí nhân + Tiên linh tỳ + Quy bản để bổ ích can thận).
CHÂM CỨU TRỊ LIỆT DƯƠNG
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ôn bổ Mệnh Môn.
Dùng Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Lãi Câu (C.5).
. Tâm Tỳ suy: thêm Thần Môn (Tm.7).
. Mệnh Môn Hoả suy: thêm Mệnh Môn (Đc.4) (có thể cứu 3 - 5 tráng).
Ý nghĩa: Lãi Câu là huyệt Lạc của kinh Túc Quyết Âm, mạch của nó kết ở dương vật; Mệnh Môn thuộc mạch Đốc là chỗ ở của Mệnh Môn (Kỳ Phủ Mệnh Môn Chi Hoả), hợp với Quan Nguyên để làm tăng nguyên dương; Thần Môn là huyệt Nguyên của kinh Tâm, phối Tam Âm Giao để điều tiết Tâm Tỳ.
2- Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khí Hải + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Đại Lăng (Tb.7) (Châm Cứu Đại Thành).
3- Cứu Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) (Loại Kinh Đồ Dực).
4- Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc (Th.2) + Dương Cốc (Ttr.5) [đều cứu] (Thần Cứu Kinh Luân).
5- Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) (Châm Cứu Phùng Nguyên).
6- Quan Nguyên (Nh.4) + Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) + Bá Hội (Đc.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
7- Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Quan Nguyên (Nh.4) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
8- Yêu Dương Quan (Dc.2) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Liêu (Bq.33) + Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Khúc Cốt (Nh.2) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
9- Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thứ Liêu (Bq.32) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
10- Khí Hải + Thận Du (Bq.23) + Đại Trường Du (25) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Trung Cực (Nh.3) + Nhiên Cốc (Th.2) + Âm Cốc + Chiếu Hải + Khúc Cốt (Nh.2) + Quy Lai (Vi.29) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Liêu (Bq.33) + Hạ Liêu (Bq.34). Luân phiên chọn huyệt châm.
. Tâm Tỳ Hao Tổn: Tâm Du (Bq.15) + Tỳ Du (Bq.20) + Thần Môn (Tm.7) + Khí Xung (Vi.30) + Tam Âm Giao (Ty.6) [đều bổ].
. Kinh Hãi và Phẫn Nộ: Can Du (Bq.18) + Đởm Du (Bq.19) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khí Hải (đều bổ) + Thái Xung (C.3) + Cấp Mạch (C.12) [đều ta?].
. Phòng Lao Quá Độ: Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Hạ Liêu (Bq.34) + (đều cứu). (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
11- Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Quan Nguyên (Nh.4) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
12- Mệnh Môn (Đc.4) + Yêu Dương Quan (Đc.2) + Trung Cực (Nh.3) + Quan Nguyên (Nh.4) + Khúc Cốt (Nh.2) + Thận Du (Bq.23) + Hội Dương (Bq.35) + Chí Thất (Bq.52) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Hoành Cốt (Th.11) + Di Tinh (Châm Cứu Học Hong Kong).
13- Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Mệnh Môn (Đc.4) + Chí Thất (Bq.52) (Châm Cứu Học Việt Nam).
14- Thận Âm Hư: bổ Thận, ích tinh, Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Chí Thất (Bq.52).
. Thận Dương Hư: ôn bổ Thận Dương, Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Yêu Dương Quan (Đc.2).
. Tỳ Thận Hư Tổn: tư bổ Tỳ Thận, Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Khí Hải (Nh.6) + Thái Khê (Th.3).
. Thấp Nhiệt: thanh nhiệt, lợi thấp, Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Phục Lưu (Th.7) + Hành Gian (C.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
15- Trung Cực (Nh.3) + Quan Nguyên (Nh.4) + Khí Hải (Nh.6).
. Thận Dương Hư: thêm Mệnh Môn (Đc.4).
. Tâm Tỳ Lưỡng Hư: thêm Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Chí Thất (Bq.52).
. Can Thận Âm Hư: thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6). (‘Triết Giang Trung Y Tạp Chí’ số 162/1987).
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:345.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh