Duck hunt
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
KINH NGUYỆT
Con gái khoẻ mạnh thường 13 – 14 tuổi đã có kinh. Thiên ‘Thượng Cổ Thiên Chân Luận’ (Tố Vấn 1) viết: “Người con gái đến khoảng 14 tuổi, mạch Nhâm thông, âm huyết của mạch Thái xung vượng, kinh nguyệt theo đó mà phát ra”. Trong 1-2 năm đầu, kinh nguyệt có khi bị dao động chưa ổn định, nhưng sau đó kinh nguyệt đến đều, chu kỳ kinh thường là 28 ngày, có khi sớm hơn hoặc trễ hơn, vì vậy còn được gọi là Nguyệt Tín, Nguyệt Kinh. Tuy nhiên sách ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’ cũng đề cập đến trường hợp đặc biệt của kinh nguyệt như Tính Nguyệt, hai tháng có một lần; Cư Kinh ba tháng có một lần; Tỵ Niên một năm có một lần; Ám kinh suốt đời không có kinh lần nào. Những trường hợp này, không gọi là bệnh kinh nguyệt, đó là hiện tượng sinh lý bẩm sinh, không cần phải điều trị.
Thời gian hành kinh thường từ 3 – 5 ngày, lượng trung bình 50-100ml. Mầu kinh lúc bắt đầu đỏ nhạt, rồi đỏ đậm dần và sau cùng là đỏ nhạt, không có huyết cục, không mùi hôi. Mỗi lần hành kinh, người mệt mỏi, chân tay rã rời, lưng đau nhẹ, bụng dưới đầy tức, ăn không biết ngon, vú hơi căng, đều là hiện tượng sinh lý bình thường. Phụ nữ thường tắt kinh vào lứa tuổi 48, 49 tuổi.
Nguyên Nhân
Nguồn gốc gây ra rối loạn kinh nguyệt thường do ba nguyên nhân chính là Nội nhân, Ngoại nhân và Bất nội ngoại nhân.
+ Nội nhân: Do xáo trộn thất tình bên trong. Tiết Lập Trai nói: “Tâm Tỳ điều hoà thì chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nếu bị thất tình nội thương thì kinh nguyệt rối loạn”.
+ Ngoại nhân gây nên bởi lục dâm. Trần Lương Phủ nói: “Phụ nữ kinh nguyệt không đều do phong, hàn thừa lúc cơ thể suy yếu xâm nhập vào trong bào cung làm tổn thương hai mạch Nhâm và Xung”.
+ Không do nội ngoại nhân: Như do ăn uống không điều độ, lao nhọc quá sức, phòng dục quá độ… gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Theo Đông y, kinh nguyệt của phụ nữ có liên hệ rất nhiều đến mạch Xung, Nhâm và các tạng khác.
Chẩn Đoán
+ Cần dựa vào Tứ chẩn và Bát cương để chẩn đoán.
Vấn Chẩn
+ Cần chú ý đến chu kỳ, lượng nhiều hoặc ít, mầu sắc, các chứng trạng toàn thân để quyết định:
. Trước kỳ: lượng kinh nhiều, tím bầm, có cục, mặt đỏ, khát, sợ nóng là huyết nhiệt, thực nhiệt.
. Sau kỳ: lượng ít, không hôi, đỏ sẫm hoặc nhạt, thích nóng, sợ lạnh, đau hạ vị, chườm nóng bớt đau là thuộc hàn.
. Lượng nhiều và đậm: thực chứng.
. Mầu tía, đỏ tươi, hồng hoặc đen tím thuộc về nhiệt.
. Sắc bầm là hoả quá vượng, đôi khi do hư hàn.
. Lượng ít mà sắc hồng nhạt thuộc về huyết hư.
. Sắc nhạt mà hơi có chất nhầy như mũi thuộc về đờm.
. Sắc vàng và đục là do thấp đờm.
. Mầu tía đen hoặc thuần đen thuộc về hư hàn.
. Ngưng đọng lại thuộc về khí hư hoặc huyết hư.
+ Kinh đến trước kỳ thường thuộc về nhiệt, kinh đến sau kỳ thường do hàn.
+ Kinh nguyệt khi trước khi sau không nhất định thuộc do Can khí uất kết.
Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Ứ đọng sắc sẫm mà tía đen, gần đến ngày hành kinh thấy có dấu hiệu hàn thuộc về hàn ngưng. Ứ đọng sắc sáng mà tía đen, gần đến ngày hành kinh mà thấy nhiệt thuộc về nhiệt kết”.
+ Đau bụng sắp hành kinh thường do khí trệ, huyết ứ.
+ Đang hành kinh, sau hành kinh mà đau bụng thường do khí hư.
MẠCH CHẨN
+ Sắp hoặc đang hành kinh, mạch bộ Thốn phải Phù Hồng.
+ Đang hành kinh mà mạch Hoạt Sác hoặc Huyền Sác là dấu hiệu mạch Xung và mạch Nhâm có nhiệt. Nếu mạch Trầm Trì, tế là dương hư nội hàn hoặc huyết hải bất túc. Mạch Tế Sác là âm hư, huyết nhiệt, tân dịch hao tổn…
+ Kinh bế không ra mà mạch bộ xích hơi Sáp là chứng hư do huyết kém. Mạch bộ xích Hoạt mà đứt nối không đều, đó là chứng hư do huyết thực, khí thịnh.
+ Chứng băng huyết đa số do hư, mạch thường Hư đại hoặc Huyền Sác. Nếu lâu ngày không dứt, mạch đáng lý phải Tế, Tiểu, Khâu, Trì, nếu chỉ thấy Hư, Sáp, Sắc là không tốt.
BÁT CƯƠNG
Hàn:
. Do phong hàn sẽ xuất hiện kinh ra sau kỳ, tím đen, bế kinh, ứ huyết, có khi thống kinh.
. Do hàn thấp xuất hiện: Kinh sau kỳ, tía nhạt, nhiều.
Nhiệt
. Do Thực Nhiệt: Kinh ra trước kỳ, đỏ sẫm, nhiều hoặc thành băng huyết.
. Do hư nhiệt: Kinh ra trước kỳ, đỏ nhạt, ít hoặc hơi nhiều hoặc băng huyết, rong huyết.
. Do thấp nhiệt: Kinh ra trước kỳ, đặc dính, vàng đục.

. Khí hư (Tỳ hư): Kinh kỳ kéo dài hoặc ra sớm, ra nhiều, sắc kinh nhạt, có thể bị băng huyết.
. Huyết hư: Sắc kinh nhạt, hành kinh đau bụng, số lượng kinh giảm dần, dẫn đến vô kinh.
. Âm Hư: Kinh ra trước kỳ, nhiều, có thể rong huyết, ít có thể thành bế kinh.
. Dương Hư: Kinh phần nhiều kéo dài, nhạt, ít, đau bụng lâm râm.
Thực
. Huyết ứ: Kinh rối loạn, phần nhiều ra sớm, một tháng có thể ra 2-3 kỳ, tím, cục, khó ra, bụng dưới căng, nhức đầu, không thích xoa bóp. Trước khi hành kinh thì đau tăng, khi huyết ra thì bớt đau. Có thể bị bế kinh hoặc băng huyết, bụng dưới cứng đau.
Khí Uất: Kinh rối loạn, tím, không thông, bụng dưới đau tức, chướng, đau lan ra 2 bên sườn, vú đau. Nếu uất hoá nhiệt thì kinh ra trước ngày.
Đàm Thấp: Kinh kéo dài, nhiều, nhạt, có khi tắt kinh. Nếu đàm nhiệt thì kinh sắc đỏ.
Nguyên Tắc Điều Trị
+ Về cách dùng thuốc trong thời kỳ hành kinh, sách ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’ viết: “Kinh nguyệt đang hành thường dùng vị nhiệt mà không nên dùng vị hàn. Thuốc hàn làm huyết dừng lại khiến các chất Đới, Lâm, Hà, Mãn sinh ra”. Sách ‘Nữ Khoa Bí Yếu’ viết: “Trong lúc hành kinh, cấm không được dùng các vị thuốc đắng, hàn, cay, tán”. Đó là quy luật thông thường, tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, có những trường hợp bệnh chứng phải dùng đến các vị thuốc đáng, hàn, cay, tán, chứ không nhất thiết phải giữ đúng như các sách trên nêu.
+ Phù Tỳ: trong trường hợp nguồn ích huyết để kiện Tỳ, thăng dương là chính, tuy nhiên không nên dùng những vị thuốc cam nhuận hoặc tân ôn để tránh làm tổn thương đến Tỳ dương hoặc Tỳ âm.
+ Bổ Thận trong trường hợp bổ ích chân thuỷ của tiên thiên để chấn tinh, bổ huyết là chính. Tuy nhiên, cũng cần kết hợp với thuốc dưỡng hoả để làm cho thuỷ hoả đều đầy đủ, tinh huyết đều vượng thì kinh nguyệt tự điều hoà.
+ Hành Khí Giải Uất (vì khí hay gây rối loạn kinh nguyệt).
. Nên dùng phối hợp thuốc hành khí như Thanh bì, Mộc hương với thuốc bổ huyết và thuốc bổ âm.
. Nếu khí nghịch thì dùng thuốc giáng khí, khí hàn thì ôn khí, khí hư thì bổ khí. Đồng thời mỗi trường hợp phải phối hợp với thuốc dưỡng huyết, điều kinh.
+ Bổ Tỳ Vị để điều kinh (vì Tỳ Vị là gốc bổ cho huyết).
+ Chữa các bệnh gây rối loạn kinh nguyệt như thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh…
Bài Thuốc Dùng Điều Trị KINH NGUYỆT
(Theo tập ‘Phụ Đạo Xán Nhiên’ trong ‘Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh’)
+ Chưa đến kinh kỳ đã ra là có hoả, dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn.
+ Chưa tới kỳ mà kinh ra nhiều, cũng dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn thêm Hải phiêu tiêu, Sài hồ, Bạch chỉ, Ngũ vị tử, Bạch thược.
+ Mới 10 ngày hoặc ½ tháng kinh đã ra là do khí bị hư yếu, dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang.
+ Quá kỳ kinh mới ra là hoả suy, hư hàn, uất hoặc đờm, dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang thêm Ngải cứu, Hương phụ, Bán hạ.
+ Kinh đến chậm mà mầu nhạt dùng Bổ Trung Ích Khí Thang thêm Nhục quế.
+ Sau khi thấy kinh, cơ thể đau nhức: do khí huyết suy và không điều hoà hoặc huyết hải không đủ thì khi đến kỳ, huyết toàn thân bị tổn thương, cho nên kinh muốn ra là cơ thể bị đau trước. Nếu kinh ra rồi thì đau bụng là khí huyết đều hư, nên dùng bài Bát Trân Thang. Nếu đã hư mà có nhiệt, nên dùng bài Bát Vị Tiêu Dao Tán.
+ Vì khí trệ mà kinh chưa ra hết nên dùng bài Tứ Vật Thang thêm Mộc hương.
+ Sau khi có kinh bị phát sốt, mỏi mệt, mắt như bị che lấp, do Tỳ âm bị thương. Mắt là chủ huyết mạch, nên dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang, Quy Tỳ Thang, không được dùng thuốc thanh lương để làm sáng mắt.
+ Trước khi hành kinh, bị tiêu chảy, mạch Nhu Nhược, do Tỳ Thận đều hư, nên dùng Quy Tỳ Thang gia giảm để bổ Tỳ Thận.
+ Kinh ra quá nhiều, có khi có huyết trắng, ngày nhẹ đêm nặng, tiêu chảy bất thường, do dương hư hạ hãm, thoát dương nên dùng bài Thập Toàn Đại Bổ hoặc Bổ Trung Ích Khí Thang.
+ Kinh không đều, nên dùng Tứ Vật Thang làm chủ và tuỳ theo hàn, nhiệt, hư, thực mà gia giảm. Vì đàn bà thuộc quẻ Khôn cho nên chữa đàn bà lấy âm làm chủ. Do đó, trong bài Tứ Vật có Quy, Thược, Thục đều là thuốc có vị hậu, vị hậu là âm ở trong âm, cho nên nó bổ ích cho huyết. Ngoài ra Quy vào Tâm, Thược vào Can, Thục vào Thận, Khung vận hành khí ở trong huyết. Do đó, Tứ Vật là chủ để điều kinh.
+ Khi kinh ra mà trong bị bệnh do ăn uống sống lạnh, ngoài bị hàn thấp sinh ra ứ huyết, nên dùng bài Ngũ Tích Tán bỏ Ma hoàng thêm Mẫu đơn, Hồng hoa.
+ Kinh lạc bị trở ngại do bên ngoài bị phong hàn, trong bị uất kết, nên dùng bài Ôn Kinh Thang thêm Trạch lan, Đương quy, Mạch môn.
+ Kinh không ra do Tâm khí uất kết, nên dùng bài Phân Tâm Hí Ẩm bỏ bớt Khương hoạt, Bán hạ, Thanh bì, Tang bì thêm Xuyên khung, Hương phụ, Nga truật, Huyền hồ. Nếu có hoả thêm Hoàng cầm hoặc dùng bài Tiểu Điều Kinh Thang hoặc Đơn Hương Phụ Hoàn.
+ Kinh không ra mà bụng sôi do Vị bị hư, dùng bài Đơn Thương Truật Cao hoặc dùng độc vị Hậu phác uống lúc đói.
+ Kinh bế do thấp đờm dính ở huyết hải, nên dùng bài Đạo Đờm Thang thêm Xuyên khung, Hoàng liên.
+ Kinh ra sau kỳ là huyết ít, dùng bài Tứ Vật Thang thêm Hoàng cầm, Hoàng liên.
+ Kinh kỳ trồi sụt ít hoặc nhiều, 1-2 tháng ra một lần, nên dùng Đương Quy Thang hoặc Điều Kinh Tán.
+ Kinh lúc có lúc không, dây dưa, bụng đau nhói là do hàn khí, nhiệt tà lưu ở bào thai, huyết hải ngưng trệ.
. Nếu khí ở dưới rốn nghịch lên ngực làm cho nôn, nên dùng bài Đào Nhân Tán.
. Nếu Đau eo lưng, bụng và rốn nên dùng Ngưu Tất Tán.
+ Kinh lúc lúc không mà đau tim dùng bài Thất Tiếu Tán.
+ Kinh lúc ra lúc dứt, lúc nóng lúc rét: Trước hết cho uống Tiểu Sài Hồ Thang thêm Địa hoàng. Sau đó dùng Tứ Vật Thang.
+ Kinh ra lắt nhắt: dùng bài Tứ Vật Thang, tăng gấp đôi Bạch thược, thêm Hoàng cầm.
+ Kinh ra không ngừng: dùng bài Tứ Vật Thang thêm Địa du, A giao, Kinh giới (sao). Nếu có nhiệt, bội Hoàng cầm hoặc uống bài Cố Kinh Hoàn.
+ Kinh ra sắc tía là có phong, dùng Tứ Vật Thang thêm Phòng phong, Kinh giới, Bạch chỉ.
+ Kinh ra sắc đen là nhiệt, dùng dùng bài Tứ Vật Thang thêm Hoàng cầm, Hoàng liên, Hương phụ.
+ Kinh ra đen như khói như bụi, dùng bài Nhị Trần Thang thêm Tần giao, Phòng phong, Thương truật.
+ Kinh ra sắc nhợt là hư, dùng Cổ Khung Quy Thang thêm Sâm, Kỳ, Thược, Hương phụ.
+ Kinh ra kèm theo đờm, tích nước, dùng bài Nhị Trần Thang thêm Khung, Quy.
+ Kinh ra như nước đậu nành dùng bài Tứ Vật Thang thêm Hoàng cầm, Hoàng liên.
+ Kinh ra có hòn có cục là khí trệ dùng bài Tứ Vật Thang thêm Huyền hồ, Hương phụ, Trần bì, Chỉ xác.
+ Kinh ra mà nóng hâm hấp từng cơn nhất định là ngoại cảm thực nhiệt dùng bài Tứ Vật Thang thêm Hoàng cầm, Sài hồ..
KINH NGUYỆT KHÔNG DỨT
(Kinh Đoạn Phục Lai)
Đại Cương
Đàn bà sau tuổi 49 thường kinh nguyệt phải hết, nếu vẫn còn dây dưa hoặc lúc có lúc không, hoặc đă hết rồi lại có, đó là dấu hiệu bệnh lý, gọi là chứng Kinh Nguyệt Không Dứt.
Nếu cơ thể khoẻ mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý gì xẩy ra, đó là trạng thái bình thường, do khí huyết sung túc mà thôi. Sách ‘Diệp Thị Nữ Khoa’ viết: ‘Tuôỉ 49- 50 mà thiên quý chưa dứt, kinh nguyệt vẫn có, đúng kỳ như xưa không thấy bệnh gì khác thường, đó là do huyết đầy đủ vậy’.
Tương đương chứng Niêm Mạc Tử Cung Quá Sản của YHHĐ.
Còn gọi là Niên Lão Kinh Thủy Phục Hành.
Nguyên Nhân
Do kinh mạch bị suy yếu vì lớn tuổi, mệt nhọc quá sức, tính tình vui giận thất thường, lại cảm phải tà khí bên ngoài xâm nhập vào gây nên.
Phụ nữ tuổi 49 trở lên, Thận khí hư yếu, kinh nguyệt kiệt, mạch Thái xung suy giảm, địa đạo không thông vì vậy kinh nguyệt hết. Nếu cơ thể vốn bị khí và âm hư, tà khí phục sẵn bên trong, làm cho mạch Xung Nhâm không vững thì sẽ gây nên bệnh. Thường thấy dưới dạng Khí hư, Âm hư, Huyết hư, Huyết nhiệt và Huyết ứ.
+ Khí Hư: Cơ thể vốn suy yếu lại lao nhọc quá sức làm tổn thương trung khí, khí bị hư, mạch Xung Nhâm không vững, huyết không được sơ nhiếp gây nên kinh nguyệt hết rồi lại có.
+ Âm Hư: Lập gia đình sớm, sinh đẻ sớm, âm huyết bị suy kiệt, lại kèm sinh hoạt tình dục không điều độ làm ảnh hưởng đến thận tinh, hoặc người lớn tuổi ưu tư lo nghĩ quá làm hao tổn doanh huyết, âm hư thì sinh nội nhiệt, ảnh hưởng đến mạch Nhâm, Xung, huyết sẽ bị đi bậy gây nên kinh nguyệt không dứt.
+ Huyết Nhiệt: Cơ thể vốn có dương thịnh hoặc ăn những thức ăn cay, nóng, táo nhiệt uất lại ở bên trong hoặc cảm nhiệt ta hoặc giận dữ làm cho Can hỏa động, hỏa nhiệt làm tổn thương mạch Xung, Nhâm, huyết sẽ đi bậy gây nên kinh nguyệt lúc hết lúc có.
+ Huyết Ứ: Phụ nữ lớn tuổi, vốn bị hư yếu, khí huyết vận hành không thoải mái lại kèm nội thương do tình chí gây nên, Can khí bị uất kết, khí trệ, huyết ngưng, ngưng lại ở mạch Xung, Nhâm, huyết mới đi không đúng gây nên bệnh.
Điều Trị
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và trạng thái bệnh để trị.
Khí hư hạ hãm: bổ trung ích khí. Khí uất thì giải uất, thanh nhiệt.
Nếu kinh nguyệt lâu ngày không dứt biến thành chứng hư hàn, phải dùng cả phép ôn lẫn phép nhiếp.
Triệu Chứng
+ Chứng Khí Hư: kinh nguyệt lâu ngày không dứt, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, không có sức, kém ăn, mạch Nhược.
Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, cố nhiếp. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang (Tế Sinh Phương) (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
. Bổ khí dưỡng huyết, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài An Lão Thang (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Thục địa, Sơn thù nhục, A giao, Kinh giới (sao đen), Hương phụ, Mộc nhĩ (tro), Cam thảo.
(Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật bổ trung ích khí, cố nhiếp, chỉ huyết; Thục địa, A giao, Đương quy dưỡng huyết, chỉ huyết; Sơn thù thu sáp, chỉ huyết; Hf phụ lý khí, là thuốc thường dùng để bổ khí dưỡng huyết, khiến cho bổ mà không trệ; Kinh giới (sao đen), Mộc nhĩ (tro), ức chế mầu đỏ, tăng tác dụng cầm máu) (Phụ Khoa Trung Y Học).
+ Chứng Khí Uất: Kinh nguyệt không dứt, hay thở dài, dễ tức giận, hông sườn đau, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ Can, giải uất, cố nhiếp. Dùng bài Tiêu Dao Tán.
. Nếu huyết hư, có nhiệt dùng bài Đương Quy Tán ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’: Đương quy (tẩy rượu), Xuyên khung, Bạch thược (sao), Hoàng cầm (sao), Bạch truật (sao) đều 320g, Sơn thù nhục 60g. Tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu.
Hoặc dùng bài Cầm Tâm Hoàn ‘Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương’: Hoàng cầm 80g(ngâm nước cơm 7 ngày, sấy khô, làm như vậy 7 lần rồi tán bột, trộn với dấm làm thành viên 0,1g, mỗi lần uống 70 viên, ngày 3 lần, với rượu nóng.
+ Chứng Hư Hàn: Kinh nguyệt không dứt, sợ lạnh, tay chân lạnh, tiêu lỏng, mạch Trầm Trì.
Điều trị: Ôn bào cung, tán hàn, cố nhiếp. Dùng bài Tục Đoạn Hoàn ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’: Tục đoạn, Đương quy, Hoàng kỳ, Ô tặc cốt, Ngũ vị tử, Cam thảo, Long cốt, Xích thạch chi, Thục địa mỗi thứ 40g, Địa du 20g, Ngải diệp, Phụ tử, Can khương, Xuyên khung đều 30g. Tán bột, trộn với mật, làm thành viên to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, với rượu nóng.
+ Chứng Âm Hư: Tự nhiên tắt kinh khoảng 2 năm hoặc hơn rồi lại thấy, kinh ra nhiều, mầu đỏ tươi, ngũ tâm phiền nhiệt, gò má đỏ, đêm ngủ không yên, họng khô, miệng khô, trong âm đạo khô sít hoặc nóng rát, đau, da hoặc bên ngoài bộ phận sinh dục ngứa, táo bón, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị Tư âm, lương huyết, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Thanh Huyết Dưỡng Âm Thang (Phụ Khoa Lâm Sàng Thủ Sách): Sinh địa, Đơn bì, Bạch thược, Huyền sâm, Hoàng bá, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo.
+ Chứng Huyết Nhiệt: Tự nhiên tắt kinh 2 năm hoặc hơn, rồi lại thấy, sắc kinh đỏ sẫm, đới hạ ra nhiều, mầu vàng có mùi hôi, lưỡi đắng, miệng khô, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Ích Âm Tiễn (Y Tông Kim Giám): Sinh địa, Tri mẫu, Hoàng bá, Quy bản (sống), Sa nhân, Chích cam thảo. Thêm Mẫu lệ (sống) Tây căn, Địa du.
(Sinh địa, Tây căn, Địa du thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết; Tri mẫu, Hoàng bá tư âm, thanh nhiệt, tả hỏa; Quy bản, Mẫu lệ cố Xung mạch, chỉ huyết. Thêm ít Sa nhân để dưỡng Vị, tỉnh Tỳ, hành khí, khoan trung).
+ Chứng Huyết Ứ: Tự nhiên tắt kinh 2 năm hoặc hơn, rồi lại thấy,mầu kinh đỏ tối, có cục, ra nhiều ít không chừng, bụng dưới đau, không thích ấn vào, hoặc trong bụng có khối u, lưỡi tím tối, mạch Huyền Sáp hoặc Sáp có lực.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ,cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Đương Quy Hoàn (Thánh Tế Tổng Lục): Đương quy. Thược dược, Ngô thù du, Đại hoàng, Can khương, Phụ tử, Tế tân, Đơn bì, Xuyên khung, Mang trùng, Thủy điệt, Hậu phác, Đào nhân, Quế chi.
(Thược dược (Xích thược), Quế chi, Đương quy, Xuyên khung hoạt huyết, khứ ứ; Mang trùng, Thủy điệt khứ ứ, tiêu tích; Đại hoàng, Đơn bì, Đào nhân lương huyết, khứ ứ; Ngô thù du, Can khương, Phụ tử, Tế tân ôn kinh, tán hàn; Hậu phác hành khí, tán kết)
KINH NGUYỆT ĐẾN SAU KỲ
Cũng gọi là ‘Kinh Trì’, Nguyệt Kinh Hậu Kỳ.
Nguyên Nhân
Chủ yếu do tinh huyết bất túc hoặc tà khí uất trở, huyết hải không được sung mãn khiến cho kinh nguyệt đến chậm sau kỳ.
Huyết Nhiệt: Kinh trễ, lượng ít, mầu đen xẫm, có cục nhỏ, bụng dưới đau, khát, bứt rứt, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều Trị: Thanh nhiệt, Điều kinh.
+ Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Liên Phụ Tứ Vật Thang (Đan Khê Tâm Pháp).
Châm Cứu:
Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Nội quan (Tb.5), Tam âm giao (Ty 6).
Huyết Hư: Kinh trễ, lượng ít, sắc nhạt, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt xanh nhạt, hơi vàng, ít ngủ, lưỡi nhạt, mạch Hư Tế.
Điều Trị:
+ Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Tư âm, dưỡng huyết, điều kinh, dùng bài Nhất Âm Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Bổ huyết, dưỡng vinh, ích khí, điều kinh, dùng bài Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang (Hòa Tễ Cục Phương).
Châm Cứu:
- Châm bổ + cứu: Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Cách du (Bq 17), Huyết hải (Ty 10), Tâm du (Bq 15), Thận du (Bq 23), Túc tam lý (Vi 36) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Châm bổ Khí hải, Huyết hải, Quy lai, Cách du, Túc tam lý, Tam âm giao.
(Khí hải là huyệt của mạch Nhâm; Tam âm giao là huyệt hội của ba kinh âm; Huyết hải có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết; Quy lai, Túc tam lý là huyệt của kinh túc Dương minh, có tác dụng bổ huyết, hòa khí; Cách du là huyệt hội của huyết, dùng trị huyết hư, huyết nhiệt, các chứng xuất huyết. Các huyệt phối hợp có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết, huyết mạnh lên thì kinh sẽ đều (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Huyết Ứ: Kinh trễ, bụng dưới đầy đau, ấn vào đau hơn, mầu máu tím đen, có hòn cục, kinh ra thì bớt đau, lưỡi tím xậm, mạch Tế, Sắc.
Điều Trị: Hoạt huyết, khứ ứ, điều kinh. Dùng bài Ích Mẫu Cao (Nghiệm Phương).
Châm Cứu:
Châm tả Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Cách du (Bq 17), Huyết hải (Ty 10).
Đờm Trở: Kinh trễ, sắc nhạt đặc, nhiều đái hạ, béo bệu, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Huyền Hoạt.
Điều Trị:
+ Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Hóa đờm, trừ thấp, điều kinh, dùng bài Thương Sa Đạo Đờm Hoàn (Nghiệm Phương).
+ Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Táo thấp, hóa đờm, hoạt huyết, điều kinh (Đan Khê Tâm Pháp).
Châm Cứu:
Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Phong long (Vi 40), Tam âm giao (Ty 6),
Túc tam lý (Vi 36).
Hư Hàn: Sắc mặt xanh, sợ lạnh, thích nóng, uể oải, hồi hộp, ít ngủ, lượng kinh nhạt, ít, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, mạch Trầm Trì.
Điều Trị:
+ Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Ôn kinh, tán hàn, điều kinh dùng bài Tiểu Ôn Kinh Thang (Giản Dị Phương).
+ Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Ôn kinh, phù dương, dưỡng huyết, điều kinh.
Dùng bài Thập Doanh Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Châm Cứu:
+ Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Khí hải (Nh.6), Cao hoang (Bq 43), Tam âm giao (Ty 6) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Ôn kinh, tán hàn, điều dưỡng mạch Xung, Nhâm.
Châm bổ Khí hải, Khí huyệt, Tam âm giao.
(Xung mạch vững chắc, mạch Thái xung mạnh, Thận khí đủ thì lượng kinh nguyệt đầy đủ, đến kỳ sẽ ra. Khí hải là kinh huyệt của mạch Nhâm, Khí huyệt là huyệt hội của mạch Xung với kinh túc Thiếu âm Thận; Tam âm giao là nơi hội của 3 kinh âm.
Thực hàn: thêm Thiên xu, Quy lai hai huyệt của túc kinh Dương minh có tác dụng ôn thông bào mạch, hoạt huyết, thông lạc. Hư hàn thêm cứu Mệnh môn, Quan nguyên để ôn Thận, tráng dương, tán hàn (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Khí Uất: Trước khi hành kinh thì bụng dưới đầy, đau, đau lan đến cạnh sườn, hay bực tức, lưỡi trắng, mạch Huyền.
Điều Trị:
+ Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Lý khí, giải uất, điều kinh. Dùng bài Tứ Chế Hương Phụ Hoàn (Nghiệm Phương) hoặc Thất Chế Hương Phụ Hoàn (Y Học Nhập Môn).
+ Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Lý khí, hành trệ, hoạt huyết, điều kinh. Dùng bài Ô Dược Thang [Lan Thất Bí Tàng].
Châm Cứu:
+ Khí hải (Nh.6), Quan nguyên (Nh.4), Trung cực (Nh.3), Nội quan (Tb.5), Thái xung (C.3) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Khí huyệt, Lãi câu, Hành gian, Tam âm giao.
(Khí huyệt là huyệt hội của mạch Xung với kinh túc Thiếu âm Thận; Tam âm giao là nơi hội của 3 kinh âm; Hành gian là Vinh huyệt của kinh túc Quyết âm Can; Lãi câu là huyệt Lạc của kinh Can. Châm tả hai huyệt này có tác dụng sơ Can, lý khí. Khí thuận, huyết hòa, kinh nguyệt sẽ tự diều hòa (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Thận Hư: Kinh đến sau kỳ, lượng kinh ra ít, mầu đen nhạt, thậm chí xanh xám, lưng đau, chân yếu, đầu váng, tai ù, đái hạ mầu xanh xám, sắc mặt đen sạm hoặc vùng mặt có vết ban đen, lưỡi đen nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Bổ Thận ích khí, dưỡng huyết, điều kinh.
Dùng bài Đại Bổ Nguyên Tiễn [Cảnh Nhạc Toàn Thư].
(Nhân sâm, Sơn dược, Đỗ trọng bổ Thận khi và làm vững mệnh môn; Sơn thù du, Câu kỷ tử bổ thận, chấn tinh, sinh huyết; Đương quy, Thục địa dưỡng huyết, ích âm; Cam thảo điều hòa các vị thuốc (Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải).
KINH NGUYỆT ĐẾN TRƯỚC KỲ
Đại Cương
Kinh đến trước kỳ là trạng thái thấy kinh sớm hơn một tuần hoặc có khi một tháng có đến hai lần.
Đông y còn gọi là Kinh Thuỷ Tiên Kỳ, Kinh Nguyệt Tiên Kỳ, Nguyệt Kinh Tiên Kỳ, Kinh Kỳ Siêu Tiền, Kinh Tảo.
Sách ‘Phụ Nhân Quy’ viết: “Gọi là kinh sớm nên dựa vào số hành kinh của hàng tháng, đừng vì nhiều lần không đều, bỗng nhiên thấy chỉ một lần đến trước kỳ mà vội cho rằng đó là kinh đến trước kỳ”.
Đa số các sách cổ y đều cho rằng kinh đến trước kỳ thuộc về nhiệt. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ ghi: “ Kinh đến trước kỳ thuộc nhiệt”.
Tuy nhiên, trong lúc chẩn đoán, không nên chỉ dựa vào việc kinh nguyệt đến trước kỳ mà xác định là do nhiệt nhưng nên tổng hợp các triệu chứng của toàn thân, phải dựa vào tứ chẩn, bát cương để xác định cho đúng. Sách ‘Phụ Nhân Quy’ viết: “Để gọi là huyết nhiệt thì nên luận theo tạng tượng cả toàn thân” hoặc “Mạch chứng không có hoả thì kinh đến trước kỳ đừng cho là nhiệt”. Sách ‘Y Học Tâm Ngộ’ cũng viết: “Nếu như mạch Sác, nội nhiệt, khô môi miệng, sợ nóng, thích lạnh mới là có nhiệt. Nếu mạch trì, bụng lạnh, lưỡi nhạt, đó là có hàn...”.
Nguyên Nhân
Thường do một số nguyên nhân sau: Huyết uất, Đờm nhiệt, Khí hư, Tỳ hư, Huyết nhiệt, Hư nhiệt và Huyết ứ.
Sách ‘Vạn Thị Phụ Nhân Khoa’ viết: “Tính tình hay giận, hay ghen thì khí huyết nhiều nhiệt, kèm theo có uất”.
Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư viết: “Nếu chứng mạch không phải hoả mà kinh nguyệt đến sớm không đúng kỳ, đó là do khí của Tâm Tỳ suy yếu không cố nhiếp được gây nên”.
Sách ‘Diệp Thiên Sỹ Nữ Khoa’ viết: “Nếu dương khí quá thịnh làm cho kinh nguyệt đến trước một tháng hoặc sớm hơn một tháng thì mầu sắc đỏ nhiều hoặc tía đen mà đậm, thể chất ăn uống thích lạnh, không thích nóng, đó mới là huyết nhiệt”.
Trong sách ‘Nữ Khoa’, Phó Thanh Chủ lại có nhận định như sau: “Người ta cho rằng (kinh đến trước kỳ) là do chân huyết thiên về nhiệt mà ra trước kỳ và ra nhiều. Ôi au biết đó là bởi cả thuỷ và hoả ở trong Thận đều vượng cả đâu! Hoả mà vượng quá thì huyết nhiệt, thuỷ mà vượng quá thì huyết nhiệt nhiều, thế là bởi ‘Thuỷ hoả hữu dư’ chứ không phải bất tức”.
Điều Trị
+ Chứng Huyết Uất – Can Uất Hóa Nhiệt: Kinh đến sớm, lượng nhiều hoặc ít, mầu tím đỏ, có cục, khi hành kinh thì vú đau, hông sườn đau, bụng dưới trướng đau, phiền táo, hay giận dữ, miệng đắng, nôn khan, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh Can, giải uất, lương huyết, điều kinh. Dùng bài:
. Đơn Chi Tiêu Dao Tán (Nữ Khoa Toản Yếu): Đơn bì, Chi tử (sao), Đương quy, Bạch thược, Sài hồ, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo (chích).
(Sài hồ, Chi tử, Đơn bì sơ Can, giải uất, thanh nhiệt, lương huyết; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, nhu Can; Bạch truật, Phục linh, Chích thảo bồi Tỳ, hòa trung).
Nếu kinh nguyệt ra quá nhiều, bỏ Đương quy, thêm Mẫu lệ, Tây thảo, Địa du (sao) để điều Xung (mạch), chỉ huyết. Kinh hành không thoải mái, kèm có huyết cục, phối Trạch lan, Ích mẫu thảo để hoạt huyết, hóa ứ. Hành kinh mà vú sưng đau, thêm Qua lâu, Vương bất lưu hành, Uất kim để giải uất, hành trệ, chỉ thống.
+ Đờm Nhiệt: Cơ thể gầy yếu, sắc mặt vàng, phù, chóng mặt, tay chân mỏi mệt, miệng nhớt, miệng hơi đắng, bứt rứt trong ngực, muốn nôn, nôn ra đờm nhớt, bụng đầy, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhờn, hơi vàng, mạch Hư Hoạt và Sác.
Điều Trị: Thanh nhiệt, Hóa đờm, điều kinh. Dùng bài Tinh Khung Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Nam tinh 120g, Xuyên khung, Thương truật đều 90g, Hương phụ (chế với Đồng tiện) 120g. Thêm Hoàng liên 80g, Bạch truật 80g. Tán bột. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
Châm Cứu: Quan nguyên, Trung cực, Tam âm giao, Âm lăng tuyền, Túc tam lý.
+ Huyết Nhiệt: Sắc mặt đỏ hồng, chóng mặt, tinh thần mỏi mệt, miệng khô, khát, bứt rứt trong ngực, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Thanh nhiệt, Lương huyết., điều kinh.
Dùng bài Tiên Kỳ Thang (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
+ Thanh Kinh Thang (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Thanh cao, Địa cốt bì (bỏ xương) đều 6g, Hoàng bá (tẩm nước muối sao) 1,5g, Bạch thược (tẩm rượu sao), Thục địa, Đơn bì đều 9g, Bạch linh 3g
Châm Cứu: Quan nguyên, Trung cực, Nội quan, Tam âm giao.
+ Huyết Ứ: Huyết ra mầu bầm tím, có cục, bụng dưới đầy đau, chất lưỡi xanh nhạt hoặc có vết ứ huyết, mạch Tế Sáp.
Hoạt huyết, Khứ ứ, Điều kinh. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Đào nhân 8g, Đương qui 8g, Hồng hoa 6g, Thục địa 16g, Xích thược 8g, Xuyên khung 4g.
Châm Cứu: Trung cực, Tam âm giao, Hành gian, Huyết hải, Quy lai.
+ Hư Nhiệt: Kinh rất vào lúc chiều tối, gò má đỏ, gầy ốm, da thịt khô, chóng mặt, miệng khô, lưỡi nứt, nóng âm ỉ trong xương, lòng bàn tay nóng, ngủ không yên, táo bón, nước tiểu vàng, lưỡi hồng không nhớt, mạch Tế Sác.
Tư âm, Giáng Hỏa. Dùng bài Lưỡng Địa Thang (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): A giao 12g, Bạch thược 20g, Địa cốt bì 12g, Huyền sâm 40g, Mạch môn 20g, Sinh địa 40g.
Châm Cứu: Quan nguyên, Trung cực, Tam âm giao.
+ Khí Hư: Mỏi mệt, sợ lạnh, tiếng nói yếu, đầu nặng, hồi hộp, hơi thở yếu, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi mỏng, nhuận ướt, mạch Hư Nhược.
Điều trị: Bổ khí, Ích khí. Dùng bài Bổ Khí Cố Kinh Hoàn (Thẩm Thị Tôn Sinh Thư): Nhân sâm, Chích thảo, Phục linh, Bạch truật, Hoàng kỳ, Sa nhân. Tán bột, làm thành viên, uống.
Châm Cứu: Chiên trung, Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý.
+ Tỳ Khí Hư: Sắc mặt vàng úa, phù, chóng mặt, mệt mỏi, hồi hộp, hơi thở yếu, tay chân lạnh, không có sức, ăn uống kém, tiêu chảy, lưỡi trắng nhờn, mạch Hư Nhược.
Điều trị: Kiện Tỳ, Ích khí. Dùng bài Quy Tỳ Thang (Tế Sinh Phương): Bạch truật 8g, Cam thảo 2g, Đương qui 4g, Hoàng kỳ 8g, Long nhãn nhục 8g, Mộc hương 2g, Nhân sâm 8g, Phục linh 4g, Toan táo nhân 4g, Viễn chí 8g.
Châm Cứu: Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Tỳ du, Túc tam lý.
+ Thận Khí Hư: Kinh đến trước kỳ, lượng ít, mầu trắng tối, lợn cợn xanh, lưng đau, chân mỏi, đầu váng, tai ù, tiểu nhiều, sắc mặ sạm tối hoặc có vết ban tối, lưỡi nhạt tối, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Bổ Thận, ích khí, cố Xung (mạch), điều kinh. Dùng bài Cố Âm Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Nhân sâm, Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Viễn chí, Chích thảo, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử.
KHUỶ TAY VIÊM
(Quăng Cốt Ngoại Thượng Lõa Viêm - Arthritis Of The Elbow)
A. Đại cương
Đây là chứng viêm ở mỏm ngoài trên khuỷ tay, đầu xương tay quay, màng bao hoạt dịch giữa 2 khớp.
YHCT xếp vào loại Trữu Thống.
B. Nguyên nhân
- Do cẳng tay quay dùng sức quá mạnh làm chỗ khở i điểm cơ duỗi cổ tay bị tổn thương gây ra.
- Hoặc do lao thương, khí huyết, gân mạch không điều hòa gây ra.
C. Triệu chứng
Phía ngoài khớp khuỷ đau. Khi cố sức nắm tay và quay cánh tay (như vắt khăn) thì đau hơn. Có một ố điểm ấn đau. Khi cố sức ở mặt ngoài cẳng tay cũng gây đau ở khuỷ .
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thư Cân, Thông Lạc.
Chủ yếu lấy A Thị Huyệt vùng đau, chỗ đau có thể châm 1 kim ở nhiều hướng hoặc 1 huyệt châm nhiều kim.
Có thể thêm Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11), kích thích mạnh vừa. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần. 10 - 13 lần là 1 liệu trình.
2- Xung Dương (Vi.42), Khúc Trì (Đtr.11) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) (Tư Sinh Kinh).
3- Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Gian Sử (Tb.5) + Dương Khê (Đtr.5) + Trung Chử (Tu.3) + Thái Khê (Th.3) + Uyển Cốt (Ttr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Dịch Môn (Ttu.2) (Châm Cứu Đại Thành).
4- Xích Trạch (P.5) + Thanh Lãnh Uyên (Tttu.11) (Thiên Niên Thái Ất Ca).
5- Uyển Cốt (Ttr.4) (Châm Cứu Học HongKong).
KHỚP QUANH VAI VIÊM
(Kiên Quan Tiết Chu Vi Viêm - Périarthrite Scapulo - Humérale - Periarthritis Of The Shoulder)
A. Đại cương
Là loại bệnh viêm ở khớp và các cơ quanh khớp vai. Nữ bị nhiều hơn nam.
Thường gặp ở lứa tuổi khoảng 50, vì vậy còn gọi là “Ngũ Thập Kiên”.
B. Nguyên nhân
Có thể do:
- Vai bị bong gân (trặc, trật) nhẹ.
- Bị lạnh.
- Do bao hoạt dịch và các mô mềm (tổ chức) mềm, quanh khớp vai bị suy thoái và viêm mạn tính.
C. Triệu chứng
Chỗ vai đau lan rộng (đến cổ và cánh tay) kèm theo những chỗ ấn đau. Ban ngày đau ít, càng về đêm càng đau nhiều, có khi làm cho không ngủ được. Sáng sớm thức dậy hơi hoạt động, đau nhức có thể giảm đi. Các động tác cử động của tay bị hạn chế: Khó đưa lên xuống hoặc duỗi ra... Điểm đặc biệt là giai đoạn đầu thì đau nhiều hơn còn giai đoạn sau thì các cơ năng bị rối loạn nhiều hơn.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ điều khí huyết, thư cân, thông lạc.
Dùng các huyệt gần chỗ đau: Thiên Tông (Ttr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Liêu (Ttu.14) + Kiên Ngoại Lăng, có thể châm theo nhiều hướng. Hợp với Khúc Trì (Đtr.11), Hợp Cốc (Đtr.4), kích thích mạnh vừa. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần. 10 - 15 lần là 1 liệu trình.
2- Dưỡng Lão (Ttr.6) + Thiên Trụ (Bq.10) (Thiên Kim Phương ).
3- Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Liêu (Ttu.15) .
4- Kiên Liêu (Ttu.14) + Phong Trì (Đ.20) + Trung Chử (Ttu.3) + Đại Trữ (Bq.11) (Châm Cứu Đại Thành).
5- Kiên Trinh (Ttr.9) thấu Cực Tuyền (Tm.1) + Dưỡng Lão (Ttr.6) thấu Nội Quan (Tb.6) + Kiên Tam Châm + Điều Khẩu (Vi.38) thấu Thừa Sơn (Bq.57), kích thích mạnh vừa (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
Nhóm 1: Điều Khẩu (Vi.38) + Thừa Sơn (Bq.57) (hoặc Điều Khẩu (Vi.38) thấu Thừa Sơn) + Thiên Tông (Ttr.11).
Nhóm 2: Kiên Ngung (Đtr.15) + Nhu Du (Ttr.10) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khúc Trì (Đtr.11) .
Bắt đầu châm huyệt ở chi dưới bên đau: Điều Khẩu (Vi.38) (1) hoặc Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (2)... Trong khi vê kim, bảo người bệnh cử động vai đau, càng mạnh càng tốt. Rút kim ra rồi mới châm cục bộ, Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
6- Kiên Du (Châm Cứu Học HongKong).
KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU
(Nguyệt Kinh Bất Đều - Kinh Thuỷ Bất Đều - Nguyệt Mạch Bất Đều - Nguyệt Thuỷ Bất Đều - Irrégulière - Irregular Menstruation).
A. Đại cương
Kinh nguyệt không đều là trạng thái thay đổi về chu kỳ, màu sắc, số lượng... của kinh nguyệt so với bình thường.
B. Nguyên nhân
- Theo YHHĐ: Thường do sự thay đổi của kích thích tố nữ và nội tiết tố của noãn sào (buồng trứng).
- Theo YHCT: Kinh nguyệt Chủ yếu liên hệ với 3 đường kinh Can, Tỳ, Thận và 2 mạch Xung, Nhâm.
Nếu Thận khí đầy đủ thì 2 mạch Xung và Nhâm điều hòa, kinh nguyệt cũng điều hòa. Nếu Thận hư làm cho mạch Xung Nhâm rối loạn hoặc do Can không tàng được huyết, Tỳ hư không thể thống huyết... đều có thể làm thay đổi chu kỳ, sắc, lượng của kinh nguyệt. Ngoài ra, thất tình nội thương, ngoại tà... cũng a?nh hưở ng đến kinh nguyệt.
• Hành kinh sớm thường do suy nghĩ, khí uất lâu ngày hóa Hoả, hoặc nhiệt uất ở Tử cung gây ra.
Hành kinh trễ: thường do hàn tà lưu ở Tử cung a?nh hưở ng đến vận hành huyết mạch của Tử cung gây ra bệnh.
Hành kinh sớm, trễ, thất thường, không nhất định, Chủ yếu do Tỳ Vị hư yếu, Can, Thận hư... a?nh hưở ng đến 2 mạch Xung Nhâm, hoặc do sinh đẻ nhiều, phòng dục quá độ... làm cho khí huyết suy gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
1 - Hành kinh sớm (kinh trồi): chưa đến kỳ đã hành kinh, có khi một tháng thấy 2-3 lần, máu đỏ, hoặc tím, lượng nhiều, kèm theo trong người thấy nóng, mặt đỏ , dễ cáu giận, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ ., mạch hơi Sác hoặc Huyền Sác.
2 - Hành kinh trễ (kinh sụt): đến kỳ hành kinh nhưng chưa thấy có kinh, màu nhạt, đen, sợ lạnh, thường kèm theo cảm thấy lạnh, gầy yếu, thích nóng, chất lưỡi nhạt, mạch Nhu, Hoãn hoặc Trì.
3 - Kinh không đều: kinh trồi sụt không nhất định, số lượng kinh ra nhiều hoặc ít, màu sắc tím hoặc nhạt.
Thận suy thì người gầy, sắc mặt xám, chóng mặt, lưng đau mỏi, lượng kinh nhiều ít không đều, sắc kinh nhạt.
Can Uất thì ngực tức, bần thần khó chịu và sau khi hành kinh bụng dưới trướng đau, kinh chảy ra không dễ dàng, màu tím tro.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Điều tiết 3 kinh âm ở chân (Thận, Can, Tỳ) và 2 mạch Xung, Nhâm.
Huyệt chính: Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6).
Huyệt phụ: Công Tôn (Ty.4) + Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Mệnh Môn (Đc.4) + Nội Quan (Tb.6) Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36).
Dùng huyệt chính làm căn Bản.
Kinh sớm: thêm Hành Gian (C.2), Huyết Hải (Ty.10).
Kinh trễ: thêm Công Tôn (Ty.4), Túc Tam Lý (Vi.36).
- Không đều do Thận hư: thêm Mệnh Môn (Đc.4).
- Không đều do Can uất thêm Nội Quan (Tb.6), Thái Xung (C.3) .
Mỗi lần kinh sạch rồi, châm cách 1 ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.
Ý nghĩa: Quan Nguyên thuộc mạch Nhâm cũng là huyệt hội của 3 kinh Âm, Tam Âm Giao điều hòa khí 3 kinh âm; Huyết Hải để thanh nhiệt; Hành Gian tiết Can Hoả; Túc Tam Lý để kiện Tỳ; Công Tôn vừa kiện Tỳ vừa điều tiết được 2 mạch Xung và Nhâm; Mệnh Môn để bổ Thận; Thái Xung để sơ Can; Nội Quan để làm nhẹ ngực.
2- Âm Bao (C.9) + Giao Nghi. Hoặc Huyết Hải (Ty.10) + Đái Mạch (Đ.26) (Tư Sinh Kinh).
3- Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) (Châm Cứu Tụ Anh).
4- Chiếu Hải (Th.6) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) (Loại Kinh Đồ Dực).
5- Đái Mạch (Đ.26) (cứu 1 tráng) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Đại Thành).
6- Can Du (Bq.18) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
7- Bàng Quang Du (Bq.28) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Liêu (Bq.33) (Châm Cứu Học Giản Biên).
8- Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) .
• Kinh sớm: thêm Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3).
• Kinh trễ: thêm Quy Lai (Vi.29) + Thiên Xu (Vi.25).
• Kinh không đều : thêm Giao Tín (Th.8) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
9-• Thực chứng: Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) .
• Hư chứng: Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Hoa Châm Cứu Học).
10- Kinh trước kỳ:
• . Huyết nhiệt: Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6), đều tả .
• . Khí hư: Địa Cơ (Ty.8) + Khí Hải (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36), đều bổ.
.• Huyết hư: Huyết Hải (Ty.10) + Lậu Cốc (Ty.7) + Trung Cực (Nh.3), đều tả .
Kinh sau kỳ:
• . Huyết hư: Cách Du (Bq.17) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Quy Lai (Vi.29), đều bổ.
• . Hư Hàn: như trên + thêm Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4), đều cứu.
• . Khí Uất: Hành Gian (C.2) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12), đều tả .
• . Tỳ Hư: Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Bạch (Ty.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.19), đều bổ.
. Can Thận suy tổn: Lãi Câu (C.5) + Khí Huyệt (Th.13) + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Trung Cực (Nh.3), đều bổ.
. Khí Uất: Hành Gian (C.2) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Liêu (Bq.33) + Trung Quản (Nh.12) đều tả (Châm Cứu Trị Liệu Học).
11- Huyệt chính : Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3).
Huyệt phụ: Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36).
Mỗi lần châm 1 huyệt chính, 2 huyệt phụ, thay đổi Sử dụng, kích thích vừa, mỗi ngày 1-2 lần, lưu kim 15 - 20 phút. 3 tuần là 1 liệu trình, 2 liệu trình cách nhau 7 ngày (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
12- Âm Cốc (Th.10) + Cực Tuyền (Tm.1) + Đại Đô (Ty.2) + Đại Đôn (C.3) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Trạch (Tb.3) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Nhiên Cốc (Th.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Thuỷ Đột (Vi.10) + Trung Cực (Nh.3) + Uỷ Trung (Bq.40).
Bắt đầu châm huyệt Công Tôn rồi tới Quan Nguyên + Khí Hải + Thiên Xu + Tam Âm Giao (Tân Châm Cứu Học).
13- Âm Giao (Nh.7) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Âm Liêm (C.11) + Chiếu Hải (Th.6) + (Yêu) Dương Quan (Đc.3) + Đái Mạch (Đ.26) + Giao Tín (Th.8) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Âm (Nh.1) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Khí Huyệt (Th.13) + Lãi Câu (C.5) + Nhiên Cốc (Th.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Thứ Liêu (Bq.32) ) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trung Chú (Th.15) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Liêu (Bq.33) + Yêu Du (Đc.3) . Các huyệt khác (Ngoài kinh và Mới): Bát Phong + Giao Nghi + Hạ Chùy + Kinh Trung + Liêu Liêu + Ngoại Tứ Mãn + Thái Âm Kiều + Trường Di + Túc La + Tử Cung (Châm Cứu Học HongKong).
14-• Trước kỳ: Khí Hải (Nh.6), trước bổ sau tả + Huyết Hải (Ty.10), sâu 1 thốn, đợi chừng nào trong âm hộ có cảm giác đắc khí mới thôi. Can Du (Bq.18) + Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Kỳ Môn (C.14) + Tam Âm Giao (Ty.6) Các huyệt trên, trừ Khí Hải ra, đều châm tả, ít lưu kim, không cứu.
• Sau kỳ:
. Do Huyết Hư và Huyết Hàn: Cách Du (Bq.17) + Chương Môn (C.13) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Tỳ Du (Bq.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Quản (Nh.12) . Đều châm bổ + lưu kim 20 phút sau khi rút kim, cứu 3 tráng.
. Do Khí Uất: Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Khí Hải (Nh.6) + Kỳ Môn (C.14) + Nhũ Căn (Vi.18) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Quản (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) . Đều trước bổ sau tả, lưu kim 5 - 10 phút. Sau khi rút kim cứu 3-5 tráng (Thái Ất Thần Châm Cứu).
15- Điều hòa 2 mạch Xung Nhâm và Khí huyết.
. Hành kinh sớm: thanh nhiệt lương huyết.
. Hành kinh trễ: bổ khí + dưỡng huyết.
. Kinh không đều: điều bổ khí huyết.
Huyệt chính: Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) .
• . Kinh sớm thêm Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3).
• . Kinh muộn thêm Quy Lai (Vi.29) + Thiên Xu (Vi.25).
. Kinh không đều thêm Giao Tín (Th.8) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20).
. Hành kinh sớm thuộc nhiệt châm tả, không cứu.
. Hư nhiệt bình bổ bình tả .
. Kinh muộn hoặc không đều: vừa châm vừa cứu (Châm Cứu Học Việt Nam).
16- Can khí Uất Trệ: Sơ Can giải Uất. Châm tả Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3).
Thận Khí không đủ: bổ Thận + bồi nguyên. Châm bổ + cứu Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
9. VIÊM NHIẾP HỘ TUYẾN-BÍ TIỂU
(Prostatitis-Uroschesis)
Theo giải phẫu học, nhiếp hộ tuyến hay tuyến tiền liệt (prostate gland) là một tuyến sinh dục phụ của nam giới, bọc quanh niệu đạo như một chiếc vòng, nằm ngay dưới bàng quang và ống dẫn tinh. Chức năng của nhiếp hộ tuyến là trong khi phóng tinh, nó tiết ra 1 dung dịch kiềm tạo thành 1 phần tinh dịch.
Nhiếp hộ tuyến có thể sưng trướng khi bước vào tuổi từ 50 trở lên, càng về già tỉ lệ sưng nhiếp hộ tuyến càng tăng. Một khi sưng lớn, nhiếp hộ tuyến làm tắc cổ bàng quang và làm suy yếu việc bài tiết nước tiểu. Điều này còn gây ảnh hưởng tới thận, làm suy thận vì bàng quang bị căng ra, áp suất gia tăng truyền qua niệu quản đến các nephron trong thận gây tổn hại dây chuyền.
Y học hiện đại chẩn đoán viêm hay sưng nhiếp hộ tuyến bằng cách đo độ tăng sản củanhiếp hộ tuyến lành tính(begin prostatic hyperplasia-BPH). Sở dĩ gọi viêm nhiếp hộ tuyến lành tính là nhằm phân biệt với bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến (prostatic cancer).Với phương pháp thử máu, các nhà chuyên môn dựa vào yếu tố khángnguyên đặc thù nhiếp hộ tuyến(Prostate-specific antigen-PSA) có thể biết được mức phát triển, viêm hay sưng. Một người có nhiếp hộ tuyến bình thường, trị số PSA thường nhỏ hơn4nanogramstrên1 milliliter(>4ng/ml), nếu trị số PSA trên 10 ng/ml coi như mắc bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến (xin xem chi tiết trong Quyển 2, mục “Ung thư nhiếp hộ tuyến”).
Nguyên nhân:
- Khoảng 80% trường hợp viêm nhiếp hộ tuyến là do nhiễm trùng bởi vi khuẩnEscherechia coli. Ngoài ra, cũng phải kể đến một số tên vi khuẩn thường gặp gồm:Klebsiella, Enterobacter, Proteus, Pseudomonas, StreptococcushoặcStaphylococcus.
- Những vi khuẩn này có khả năng theo đường máu xâm nhập vào nhiếp hộ tuyến, cũng có thể theo ngã ống dẫn tiểu bị nhiễm trùng tiến lên hoặc từ dưới trực tràng theo đường mạch bạch huyết đi ngược lên bàng quang rồi từ đây theo niệu quản đổ xuống nhiếp hộ tuyến.
- Trường hợp lây nhiễm do gaio hợp với người bệnh được xem là hiếm với tỉ lệ rất thấp, khoảng 1-1.5%. Viêm nhiếp hộ tuyến mãn tính phần lớn là hậu quả do vi khuẩn xâm nhập từ ống tiểu (urethra).
Triệu chứng:
Nếu là cấp tính:
- Khởi đầu bằng cơn sốt xen lẫn với cơn rét run.
- Đau vùng dưới thắt lưng, đau nhức cơ, đau vùng đáy chậu, đau khớp.
- Tiểu liên miên, đi tiểu rất gấp, tiểu khó, bắt đi tiểu đêm.
- Bế tắc đường tiểu là hiện tượng rất phổ biến.
- Nước tiểu thường có màu trắng đục như sữa.
- Khám, sờ nắn trực tràng, sẽ thấy sượng cứng, song và nóng.
Nếu là mãn tính:
- Lắm trường hợp không có gì đặc biệt.
- Cần chú ý đến những triệu chứng nêu ở phần cấp tính để chẩn đoán.
- Chú ý các dấu hiệu: Xuất tinh thấy đau, tinh dịch có máu, yếu sinh lý.
Điều trị bằng Đông y:
Đông y không có mục dẫn giải chuyên biệt về bí tiểu hoặc tiểu khó do viêm, sưng hay do u tuyến tiền liệt như Y học hiện đại. Phần lớn các y văn cổ truyền dựa theo chứng mà đặt tên. Ví dụ, đi tiểu khó khăn, tiểu nhỏ giọt, tiểu sót thì đặt tên là“tiểu tiệnkhông gọn bãi”;còn tiểu tiện sáp trệ, bí tiểu (lung bế) thì gọi là“tiểu tiện không lợi”(sách Trung Quốc đương đại danh Trung Y bí nghiệm phương lâm chứng bị yếu).Do đó, việc đối chiếu bệnh danh giữa Y học cổ truyền với Y học hiện đại chỉ có thể dựa vào chứng và mạch để xác định bệnh lý.
Sau đây là một số bài thuốc kinh nghiệm của Trung Y trị viêm nhiếp hộ tuyến kèm bí tiểu:
Bài 1:Bí tiểu cấp tính do viêm tuyến tiền liệt kèm u tuyến tiền liệt.
- Biến chứng Đông y:Huyết kết hạ tiêu, thấp nhiệt ứ trở, thủy đạo bất thông.
- Pháp trị:Phá huyết trục ứ, lý khí thông phủ.
- Bài thuốc:“Đào nhân thừa khí thang”hiệp“Đế đương thang gia vị”.
- Công thức:
Đào nhân 15g
Đại hoàng 15g
Mang tiêu 10g
Nhục quế 05g
Cam thảo 03g
Thủy diệt (con đỉa) 06g
Manh trùng 06g
Tam lăng 15g
Nga truật 15g
Vương bất lưu hành 15g
Ngưu tất 10g
Xa tiền tử 30g
Cù mạch 30g
Lệ chi hạch 15g
Quất hạch 15g
Sắc uống ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Trần Văn Dũng, 30 tuổi, bị ốm hơn 1 tháng, đi tiểu vặt, tiểu gấp, tiểu đau và nhỏ giọt, thậm cjis đi đương cũng són ra quần. Đã được một bệnh viện khám chẩn đoán bị viêm tuyến tiền liệt, cho dùng thuốc kháng sinh như vô hiệu, bệnh tình ngày càng nặng thêm, tiểu không ra. Bệnh nhân xin chuyển qua Đông điều trị.
- Khám lâm sàng, chẩn đoán bí tiểu do viêm nhiếp hộ tuyến và u nhiếp hộ tuyến. Đô thân nhiệt 37 độ C. mạch 92 lần/phút, huyết áp 100/50mmHg, rêu lưỡi vàng mỏng, ít rêu, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch đi Tế Sác. Thăm khám hậu môn bằng ngón tay thấy nhiếp hộ tuyến sưng to rõ rệt, mặt nhẵn.
- Xét nghiệm: Huyết sắc tố 88%, bạch cầu 7,600 mm3, trung tính 63%, ái toan 3%, lympho 34%, nước tiểu vàng có 0-1 bạch cầu, tinh trùng trong dịch nhiếp hộ tuyến ++++, tế bào mủ 5-10/kính bội số cấp.
- Biện pháp giải quyết cấp thời là đặt ống thông tiểu vào niệu đạo, đồng thời cho uống liền 2 thang bài thuốc nêu trên. Bệnh nhân cảm thấy giảm đau chút ít, đầu ống thông tiểu có hiện tượng nước tiểu tự chảy ra. Bèn bỏ ống thông tiểu, tới ngày thứ ba, tự đi tiểu được một ít. Uống hết 5 thang, đi tiểu thông suốt, hết đau. Kiểm tra lại thấy nhiếp hộ tuyến hết sưng, các thông số hóa lý đều trở lại bình thường, bệnh khỏi.
Bài 2: Viêm nhiếp hộ tuyến mãn tính
- Biện chứng Đông y:Tỳ thận khí hư, bàng quang bất hóa, thấp trọc ẩn náu ở hạ tiêu.
- Pháp trị: Cố Tỳ Thận, lợi Bàng quang, hóa thấp trọc.
- Bài thuốc: “Gia vị Bàng quang hóa trọc thang”.
- Công thức:
Bác hoàng kỳ 20g
Đảng sâm 15g
Nữ trinh tử 15g
Vương bất lưu hành 15g
Tang phiêu tiêu 10g
Đan sâm 12g
Thỏ ty tử 12g
Ô dược 10g
Trạch tả 12g
Xa tiền tử 10g
Lưỡng đầu tiêm 10g
Tiểu hồi hương 05g
Sắc uống ngày 1 thang.
-Hiệu quả lâm sàng: Lê Văn Giáo 58 tuổi, có tiền sử hay đái vặt gần 1 năm. Gần đậy xảy ra hiện tượng đái gấp, đái đau, cảm giác đau thắt vùng bụng dưới tới háng, đau lan ra sau đốt sống lưng cùng cụt, đôi khi rét run lẫn sốt.
Kiểm tra tại 1 bệnh viện, ghi nhận: Hồng cầu trong nước tiểu +, bạch cầu +, trong dịch nhiếp hộ tuyến có ít bạch cầu, một ít tiểu thể Lecithin, nuôi cấy có mọc tụ cầu khuẩn Staphylococcus albus. Chẩn đoán là viêm nhiếp hộ tuyến mãn tính, đã dùng thuốc Tây điều trị có giảm chút ít nhưng dễ tái phát. Có dùng thuốc Đông y vẫn không chuyển biến.
Khi bệnh nhân tới xin điều trị là lúc đái rất gấp, có lúc són, niệu đạo đau buốt, hai bên hạ phúc đau trướng, đầu váng, rìa lưỡi có vết hằn răn, rêu lưỡi trắng dày. Chẩn đoán Tỳ Thận khí hư, khí hóa ở bàng quang đình trệ, thấp trọc lưu trú hạ tiêu. Sau khi uống được 3 thang “Gia vị bàng quang hóa trọc thang”, thấy nước tiểu bớt đục, tiểu thông hơn, giảm đau vùng bụng dưới. Cho uống tiếp 10 thang nữa, các triệu chứng giảm hơn 80%, tiểu khá thông, đau nhức giảm 80-90%. Lại cho uống thêm 5 thang nữa, tổng cộng 18 thang, bệnh khỏi hoàn toàn.
HUYẾT HƯ
(Bần Huyết)

Là loại bệnh mà số lượng hồng cầu trong máu ít đi, dưới mức 4 triệu hồng cầu trong 1 ly khối máu. Trường hợp nặng chỉ còn hơn 1 triệu hồng cầu trong một ly khối máu. Chất lượng hồng cầu bị thay đổi: hồng cầu to ra, bé đi, thay hình dạng, mầu sắc sẫm lại hoặc nhạt đi.
Thuộc loại Hư Lao của YHCT.
Nguyên nhân:
Dohai tạng Tâm và Tỳ suy yếu.
Triệu chứng: Da và niêm mạc trắng bệch, đánh trống ngực, làm việc chóng mệt, hoa mắt, chóng mặt, váng đầu, ù tai, có thể bị ngất. Phụ nữ thường kinh nguyệt không đều, ít hoặc không thấy kinh, lưỡi nhạt, rêu ít hoặc không rêu, mạch Hư, Nhược.
Điều trị:
Bổ huyết, dưỡng huyết, kiện Tỳ, dưỡng Tâm.
Một Số Bài Thuốc Tham Khảo
+ Kiện Tỳ Ôn Thận Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo, Trần bì, Thục địa, Nhục quế, Bổ cốt chỉ, Lộc giác phiến, Hoàng kỳ, Đương quy, A giao, Ba kích. Sắc, uống chung với Hồng sâm phấn 3g, Lộc nhung phấn 0,3g.
TD: Kiện Tỳ, ôn Thận, ích khí, sinh huyết. Trị thiếu máu không tái tạo, bần huyết.
Đã trị hơn 100 ca, đa số đều khỏi.
+ Sâm Kỳ Tiên Bổ Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Nhân sâm 6g, Hoàng kỳ 24g, Bổ cốt chỉ 15g, Tiên hạc thảo 24g. Sắc uống.
TD: Ích khí, bổ Thận, lương huyết, chỉ huyết. Trị thiếu máu mạn tính.
+ Lương Huyết Giải Độc Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Linh dương giác 1g (uống chung với thuốc sắc), Đơn bì, Bản lam căn đều 10g, Sinh địa, Tây thảo đều 24g, Hoàng cầm 6g, Thương nhĩ tử 12g, Tân di 9g, Tam thất, Hổ phách đều 2g (uống chung với nước thuốc).
TD: Tư âm, thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Trị thiếu máu cấp.
Đã trị 11 ca, kết hớp với truyền máu, truyền dịch. Kết quả khỏi hẳn.
+ Ích Huyết Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Nhân sâm 6g (hoặc Đảng sâm 30g), Bạch truật, Quy bản giao (nấu chảy ra), A giao (nấu chảy), Trần bì, Mộc hương, Đương quy, Bạch thược, Cam thảo đều 9g, Nhục quế 3g, Long nhãn nhục 12g, Đại táo 10g. Sắc uống.
TD: Ôn bổ khí huyết, kiện Tỳ ích Thận. Trị thiếu máu (Tỳ Thận hao tổn, khí huyết bất túc).
Uống bài này 3-5 tháng, đa số đều có kết quả tốt.
+ Bát Trân Thang hợp Tam Giao Thang gia giảm (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Tây đảng sâm, Thục địa, Tiên hạc thảo, Kê huyết đằng đều 30g, Bạch truật (sao), Đương quy, Lộc giác giao (hòa tan ra uống), S A giao (hòa tan ra uống), Quy bản giao (hòa tan ra uống) đều 15g, Hoàng kỳ (chích) 60g, Chích cam thảo, Mộc hương đều 6g, Phụ phiến 15 ~ 30g, Tam thất 5g. Sắc uống.
TD: Bổ khí dưỡng huyết, phù dương ích âm. Trị khí huyết suy yếu, âm dương đều hư, thiếu máu.
Từ 1974 – 1980 đã trị 18 ca, trong đó có 5 ca dùng thuốc chưa được nửa tháng thì tự chuyển sang viện khác, 13 ca còn lại kiên trì uống hai bài thuốc trên thì 11 ca khỏi hẳn, 2 ca chuyển biến tốt.
+ Ích Thận Song Bổ Thang (Tứ Xuyên Trung Y 1987, 12): Hoàng kỳ 20g, Thái tử sâm, Đương quy, Thục địa, Câu kỷ tử, Ba kích, Tiên linh tỳ đều 15g, Bạch thược 20g, Bạch truật, Liên kiều, Sơn thù nhục đều 10g, Ngũ vị tử, Nhục quế, Hắc phụ tử đều 6g, A giao 3g (nấu chảy). Sắc uống.
TD: Tư Thận, tráng dương, ích huyết song bổ. Trị thiếu máu.
Đã trị 27 ca, khỏi hẳn 6, có tiến bộ 5, kết quả chậm 11, không hiệu quả 3, chết 2. Đạt tỉ lệ 81,5%.
Nếu bần huyết do Giun móc câu, châm có thể kết hợp với dùng thuốc xổ giun để làm giảm nhẹ các chứng da xanh, bụng đau, nôn mửa, biếng ăn. Châm tả huyệt Huyết hải, lưu kim 30 phút. Bổ Can du, Tỳ du, Vị du, trung quản, Chương môn, Túc tam lý, lưu kim 5 phút, ngày một lần trong 4 ngày liền, sau đó cứ một tuần hoặc hai tuần trị 1-2 lần, mỗi đợt 12 lần.
Bệnh Án Trị Thiếu Máu Không Tái Tạo
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Hoạn X, nữ 35 tuổi, nhân viên y tế. Năm 1975, người bệnh bị đau bụng tiêu chảy, uống Chloromycin rồi bị thiếu máu. Sau đó nhập viện được chẩn đoán là thiếu máu không tái tạo, điều trị kéo dài mà kết quả không tốt. Sắc mặt trắng bệch, đầu đau, đầu váng, mắt mờ, tai ù, tim đập mạnh, thở ngắn, mệt mỏi, lưng đau, gối mỏi, khó ngủ, hay mơ, hay quên, sợ lạnh, buổi chiều hơi sốt, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng táo, họng khô, đại tiện có khi bị lỏng, nước tiểu vàng, chân hơi phù, da chân và tay có điểm ứ huyết, chất lưỡi nhạt, rêu trắng bẩn, mạch Huyền, Tế, Sác không lực. Cho uống bài Bát Trân Thang hợp Tam Giao Thang gia giảm (Tây đảng sâm, Thục địa, Tiên hạc thảo, Kê huyết đằng đều 30g, Bạch truật (sao), Đương quy, Lộc giác giao (hòa tan ra uống), S A giao (hòa tan ra uống), Quy bản giao (hòa tan ra uống) đều 15g, Hoàng kỳ (chích) 60g, Chích cam thảo, Mộc hương đều 6g, Phụ phiến 15 ~ 30g, Tam thất 5g. Sắc uống). Vì thiếu A giao nên không dùng, cho thêm Hà thủ ô 30g, Táo nhân sao 30g. Uống 5 thang thì các chứng đều tốt lên. Ngưng f truyền máu. Dau đó liên tục uống bài thuốc trên gia giảm 3 tháng. Các vị gia giảm gồm có Tiên linh tỳ, Tiên mao, Ba kích, Thỏ ty tử, Xuyên tục đoạn, Đạm đại văn, Kỷ tử, Hoàng tinh (chế), Quế viên nhục, Sa nhân. Sau khi uống thuốc, các chứng đều hết. Xét nghiệm máu đều bình thường, tinh thần..
HUYẾT LỰU
Đại Cương
Huyết lựu là do mạch máu vùng da bị dãn tạo thành. Y học hiện đại gọi là U mạch máu (Huyết quản lựu).
Triệu Chứng
Huyết lựu có thể mọc ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể nhưng phần lớn ở chân tay và mặt. Bệnh sinh ở một nơi hoặc ở nhiều nơi, có thể ở trẻ lúc mới sanh hoặc sau sanh một thời gian và to dần theo tuổi đến một mức độ thì dừng lại.
Có 2 loại thường gặp:
+ U Lành Mao Quản: do mạch mao quản phần nông ở da dãn mạch sinh ra ngoằn ngoèo, phát sinh ở thân mình và gặp nhiều ở mặt, màu đỏ tối, bằng hoặc hơi nổi lên ở da, to nhỏ không đều, nhỏ chỉ vài ly hoặc vài centimet, to có thể chiếm gần nửa mặt.
+ U Lành Tĩnh Mạch: cũng gọi u mạch san hô, do tĩnh mạch nông giãn tạo thành, mầu đỏ tối hoặc xanh tím, mềm, ấn vào thì nén lại và tự phình ra, không thấy mạch đập. Có thể kèm theo chảy máu, loét hoặc nhiễm khuẩn.
Chẩn Đoán
Chẩn đoán chủ yếu căn cứ:
. U Mao Mạch : bên ngoài màu đỏ xẩm, mặt bằng hoặc hơi lồi lên, to nhỏ không đều, thường mọc ở mình, lúc sinh đã có.
. U Mạch San Hô: thường gặp đơn độc, hình dạng ngoằn ngoèo, bờ không rõ, mầu da đỏ sẫm, tối hoặc tím nhạt, gồ lên, mềm, ấn vào khối u thu lại.
. Kim chọc hút có máu.
Chẩn Đoán Phân Biệt
+ Với loại bớt máu: bớt máu to nhỏ không đều, dùng ngón tay đè lên màu sắc và hình dạng khối u không thay đổi rõ.
Điều Trị
Uống thuốc: dùng cho loại bệnh không điều trị tại chỗ được có hiệu quả nhất định.
Biện chứng chia 2 thể:
+ Tâm Hoả Thịnh: hình lựu bán cầu hơi nổi lên bờ rõ, mềm, sắc đỏ, ấn ngón tay mất mầu, buông ngón tay màu sắc trở lại như cũ.
Điều trị: lương huyết, hoạt huyết, chế hoả, tư âm. Dùng bài Cầm Liên Nhị Mẫu Hoàn (Y Tông Kim Giám): Hoàng cầm, Hoàng liên, Tri mẫu, Bối mẫu (bỏ tim), Đương quy (sao rượu), Bạch thược (sao rượu), Linh dương giáp, Sinh địa, Thục địa, Bồ hoàng, Địa cốt bì, Xuyên khung đều 30g, Sinh cam thảo 15g, tán bột mịn, sắc nước Trắc bá diệp và hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 6 - 9g, uống với nước sắc Đăng tâm.
+ Khí Huyết Ứ Trệ: Sắc lựu đỏ tía hoặc đỏ xanh, thành mảng, hơi nổi lên hoặc hình hạch, cục nổi trên mặt da.
Điều trị: Hành khí, hoạt huyết, hoá ứ, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám), Đương quy, Xích thược, Sinh địa, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa.
Tham Khảo
+ Sài Long Tiêu Lựu Thang: Sài hồ, Long đởm thảo đều 9g, Hạ khô thảo, Bản lam căn đều 15g, Chích miết giáp, Phượng vĩ thảo đều 24g, Địa cốt bì, Cường tàm, Thuyền thoái, Địa long đều 12g, Sinh khương 2 lát sắc uống (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Tân Thông Huyết Lựu Phương: Xuyên khung, Xích thược đều 6g, Bạch chỉ, Sinh khương đều 9g, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Cát cánh, Sài hồ, Sinh địa đều 12g, Đương quy, Ngưu tất đều 18g, Đại táo 5 quả, Hành 3 củ, bột Xạ hương một ít (nuốt). Sắc uống 1 thang 3 ngày, uống xong nghỉ 1 ngày (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Ba Băng Tiêu Lựu Phương: Ba đậu 2g, Băng phiến 5g, Chế thảo ô, Xuyên khung đều 10g, Sinh địa hoàng, Thanh mộc hương, Thổ miết trùng, Hồng hoa đều 15g, Uy linh tiên 30g, tất cả tán bột mịn, luyện với mật thành viên để dùng. Dùng một ít bột hoà với Bạch lạp và rượu trắng tỷ lệ 1: 2, trộn đắp vùng đau (đối với trẻ dễ dị ứng; dùng ít hoặc trộn dầu Đu đủ để bôi. Ngày thay 1 lần, thuốc khô có thể tẩm thêm dấm và rượu. Trong lúc dùng thuốc kiêng ăn chất tanh và sống lạnh (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Ngũ Linh Chi Tiêu Lựu Phương: Sinh hoàng kỳ 45g, Quế chi, Can khương, Phòng phong, Ngũ linh chi, Tri mẫu đều 15g, Tam lăng, Nga truật, Trạch tả, Đương quy, Đơn bì đều 9g, Bạch linh 13g, Bạch truật sao 24g, Sinh khương 30g, Phụ phiến, Đào nhân, Chế thảo ô đều 12g, Đại táo 5 quả, sắc nước uống.
Bướu máu khó tiêu thêm Lệ chi hạch 15g, Trần bì 9g, Đậu khấu 6g. Chán ăn thêm Sơn tra sống, Mạch nha sống đều 15g (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn)
Phép Trị Ngoài: tuỳ theo tình hình bệnh mà chọn các phép sau:
- Nén: dùng gối bông hoặc mút ép lên huyết lựu, dùng băng dính cố định
HUYẾT QUÁN ĐỒNG NHÂN
Đại cương
Là tình trạng mắt có nhiều tia máu hoặc mắt bị xuất huyết do chấn thương… Mắt thấy đỏ rực lên, khó chịu, mờ không rõ, ở mắt như thấy một lớp lụa mỏng.
Cũng còn gọi là Huyết Quán Đồng Thần.
Nguyên nhân
+ Do huyết nhiệt ở kinh Can tích lại lâu ngày, thấm vào con ngươi, ngư tụ lại ở phía trước con ngươi gây nên. Liên hệ đến Can và Thận.
+ Do tổn thương bên ngoài làm cho mắt bị tổn thương, gây chảy máu, máu thấm vào đồng tử mắt gây nên.
Điều trị:
. Nếu do chấn thương bên ngoài gây nên thì trị nhanh hơn.
. Nếu do Can kinh huyết nhiệt thì trị tương đối khó khỏi hơn.
+ Hành huyết, chỉ thống. Dùng bài Một Dược Tán (62).
+ Tả nhiệt, trừ ứ, dùng bài Đại Hoàng Đương Quy Tán (27).
+ Dưỡng âm, bình Can, thanh nhiệt, trừ ứ huyết (do Can nhiệt bức huyết bốc lên), dùng bài Trụy Huyết Minh Mục Ẩm (131).
+ Hóa ứ, chỉ thống, dùng bài Sinh Bồ Hoàng Thang (84) thêm Đan sâm, Uất kim, Tam thất, Tam lăng, Nga truật để hành khí, phá huyết, tiêu ứ.
Thuốc đắp ngoài:
. Sinh địa giã nát, đắp để tán ứ huyết.
. Phù dung (rễ) giã nát, đắp.
Tra Cứu Bài Thuốc
27- ĐẠI HOÀNG ĐƯƠNG QUY TÁN (Ngân Hải Tinh Vi):Chi tử 20, Cúc hoa 12g, Đại hoàng 40g, Đương quy 8g, Hoàng cầm 40g, Hồng hoa 40g, Một tặc 20g, Tô mộc 8g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc uống sau bữa ăn.
TD: Trị xuất huyết tiền phòng, huyết thấm vào con ngươi mắt (huyết quán đồng nhân), chấn thương gây xuất huyết ở mắt, mắt sưng đỏ đau do phong nhiệt.
62- MỘT DƯỢC TÁN (Ngân Hải Tinh Vi): Đại hoàng, Một dược, Phác tiêu. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà, sau bữa ăn.
TD: Hành huyết, chỉ thống. Trị mắt có tia máu, xuất huyết tiền phòng (Huyết quán đồng nhân).
84- SINH BỒ HOÀNG THANG gia giảm (Trung Y Nhãn Khoa Lục Kinh Trị Yếu): Sinh bồ hoàng, Hạn liên thảo, Đan sâm, Đơn bì, Kinh giới (đốt thành tro), Uất kim, Sinh địa, Xuyên khung. Sắc uống.
TD: Thủy tinh dịch có vật chơi vơi, túi lệ tắc (viêm lệ đạo).
131- TRỤY HUYẾT MINH MỤC ẨM (Thẩm Thị Dao Hàm): Tế tân, Nhân sâm đều 4g, Xích thược, Xuyên khung, Ngưu tất,, Thạch quyết minh, Sinh địa, Sơn dược, tri mẫu, Bạch tật lê, Quy vĩ, Phòng phong đều 3,2g, Ngũ vị tử 10 hột. Sắc uống.
TD: Trị huyết thấm vào con ngươi (huyết quán đồng nhân).
HYSTERIA(loạn thần kinh)
HYSTERIA
Ý Bệnh - Bệnh Tâm Căn Hysteria - Hystérie - Hysteria)
A. Đại cương
Là 1 loại bệnh thường gặp ở phụ nữ, lứa tuổi thanh và trung.
Đặc Tính của bệnh này là biểu hiện phản ứng tình cảm mãnh liệt nhưng không ổn định, dễ bị ám thị hoặc tự kỷ ám thị.
YHCT. xếp vào loại ‘Tạng Táo’.
B. Nguyên nhân
• Thường do chấn thương tinh thần gây ra.
• Do thất tình quá độ: uất ức, phẫn nộ, thương cả m... quá mức làm cho khí cơ vận hành không thông suốt, khí uất lại gây ra bệnh.
• Khí nghịch, đờm làm tắc kinh lạc, che mất thanh khiếu.
C. Triệu chứng
Thường gặp 3 loại: về Tinh Thần, Vận Động và Cảm Giác.
• a- Chứng Trạng Tinh Thần: lúc hưng phấn thì lúc khóc lúc cười, nói huyên thuyên, tay chân múa loạn liên tục nhiều giờ hoặc vài ngày, sau đó lại trở lại bình thường. Cũng có khi có cảm giác sai lạc đối với các vật chung quanh. Lúc ức chế thì ngủ nhiều, nằm yên 1 chỗ, gọi không thưa. Cũng có khi tự nhiên người cứng như gỗ, nhưng một thời gian ngắn lại trở lại bình thường.
b- Chứng Trạng Vận Động: nói khó, mất tiếng, tay chân có thể run rẩy, co rút, mất cảm giác. Cũng có khi xuất hiện các động tác khác thường như nháy mắt, lắc đầu, vẹo cổ, cào cấu...
c- Chứng Trạng Cảm Giác: tự nhiên không còn biết gì nữa, tai điếc, họng cứng như bế tắc (dù kiểm tra không thấy có gì).
Theo YHCT:
- Chứng trạng tinh thần ở trên gọi là “Tạng Táo”.
- Chứng không biết gì nữa, mất tiếng, tai điếc, tê bại, mất cảm giác thì thuộc chứng “Bách Hợp”.
- Ngủ mê mệt, người cứng đờ, ngồi lâu không động đậy, tinh thần uất ức, họng cứng nghẹt, thì thuộc chứng “Uất”.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh tâm, an thần, tiết Hoả, giáng trọc và tùy theo chứng trạng mà chọn huyệt dùng cho thích hợp.
• Huyệt chính: Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) + Nhân Trung (Đc.26) + Hậu Khê (Ttr.3) .
• Huyệt Phụ: Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Xung (C.3), Thiếu Thương (P.11) + Đại Lăng (Tb.7) + Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Chung (Th.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Y Lung + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Phong (Ttu.17) + Thiên Đột (Nh.22) + Tinh Minh (Bq.1) + Ty Trúc Không (Ttu.23) + Bá Hội (Đc.20) + Thiếu Hải (Tm.3).
Châm kích thích vừa, không lưu kim.
Trừ các huyệt chính ra.
•. Lúc phát cơn điên giản hoặc tê bại, có thể phối Khúc Trì (Đtr.11), Thiếu Thương (P.11), Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Hoàn Khiêu (Đ.30), Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Xung (C.3) .
. Xuất hiện chứng cứng đờ, ngủ như chết: thêm Đại Lăng (Tb.7), Dũng Tuyền (Th.1), Bá Hội (Đc.20) .
. Họng nghẹn: phối Chiếu Hải (Th.6), Thiên Đột (Nh.22).
. Mắt mờ: thêm Tinh Minh (Bq.1), Ty Trúc Không (Ttu.23).
. Tai điếc: thêm Nhĩ Môn (Ttu.21), Ế Phong (Ttu.17), Y Lung.
. Mất tiếng: thêm Thiên Đột (Nh.22).
. Cười khóc: thêm Đại Lăng, Thiếu Thương (P.11), Đại Chung (Th.4), Tam Âm Giao (Ty.6) .
Mỗi lần châm 3 - 5 huyệt. Châm mỗi ngày hoặc 2 ngày châm 1 lần.
2- Thích khóc: Bá Hội (Đc.20) + Thuỷ Câu (Đc.26) (Thần Ứng Kinh).
3- Ưa nằm: Ngũ Lý (C.10) + Thái Khê (Th.3) + Đại Chung (Th.4) + Chiếu Hải (Th.6) + Nhị Gian (Đtr.2) (Phổ Tế Phương).
4- Thần Môn (Tm.7) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
5- Đại Lăng (Tb.7) + Thần Môn (Tm.7) + Bá Hội (Đc.20) đều tả, Dũng Tuyền (Th.1) + Tâm Du (Bq.15) đều bổ (Châm Cứu Trị Liệu Học).
6- Lúc lên cơn:
Nhóm 1: Côn Lôn (Bq.67) + Hậu Khê (Ttr.3) .
Nhóm 2: Nhân Trung (Đc.26) + Hợp Cốc (Đtr.4) xuyên Lao Cung (Tb.8) .
Nhóm 3: Bá Hội (Đc.20) + Nội Quan (Tb.6) xuyên Ngoại Quan (Ttu.5) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
7- Nhân Trung (Đc.26) + Thần Môn (Tm.7) + Bá Hội (Đc.20) + Trung Quản (Nh.12) + Đại Lăng (Tb.7) + Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Chung (Th.4) + Tâm Du (Bq.15) ... Thêm Thái Xung (C.3), Hợp Cốc (Đtr.4), Hậu Khê (Ttr.3), Phong Long (Vi.40) (Châm Cứu Học Thủ Sách).
8- Nhân Trung (Đc.26) + Cân Súc (Đc.8) + Nội Quan (Tb.6) + Linh Đạo (Tm.4) + Thần Môn (Tm.7) + Thân Trụ (Đc.12) + Tâm Du (Bq.15) + Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Chung (Th.4) + Phượng Nhãn + Cự Khuyết (Nh.14) + Trọc Dục + Tý Trung + Trung Tuyền (Châm Cứu Học HongKong).
9- Bá Hội (Đc.20) + Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Dũng Tuyền (Th.1) + Phong Long (Vi.40) + Túc Tam Lý (Vi.36) (‘Phúc Kiến Trung Y Dược’ số 26/1985).
10- Thần Môn (Tm.7) + Thông Lý (Tm.5) phối hợp với Thái Xung (C.3), Đại Lăng (Tb.7), Túc Lâm Khấp (Đ.41), Thái Khê (Th.3) (‘Thiên Tân Trung Y Tạp Chí’ số 31/1985).
11- Bá Hội (Đc.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hành Gian (C.2) (‘Sơn Đông Trung Y Tạp Chí’ số 14/1985).
Can uất khí trệ: sơ can, giải uất, lý khí, ninh Tâm: châm tả Chi Câu (Ttu.6) + Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) + Nhân Trung (Đc.26) + Hành Gian (C.2).
Buồn uất làm tổn thương Thần: dưỡng Tâm an thần: châm bình bổ bình tả Nhân Trung (Đc.26) + Thiếu Thương (P.11) + Thần Môn (Tm.7) + Lao Cung (Tb.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
KẾT MẠC VIÊM
Đại cương
Theo cơ thể học, chứng này có thể gọi là Viêm Màng Tiếp Hợp.
Thường gọi là Mắt Đau Cấp Tính, Đau Mắt Đỏ (vì có sưng đỏ) hoặc Đau Mắt Gió (vì ra gió thường bị chảy nước mắt).
Bệnh hay lây, thường phát vào mùa hè. Ở giai đoạn cấp tính, nếu không điều trị kịp thời và đúng mức sẽ chuyển sang thể mạn tính.
Theo YHCT:
+ Vì bệnh phát triển 1 cách nhanh chóng nên được gọi là Bạo Phong Khách Nhiệt.
+ Bệnh có dấu hiệu mắt sưng đỏ, mắt đau nên còn gọi là Hỏa Nhãn, Hỏa Nhãn Thống, Hồng Nhãn, Phong Hỏa Nhãn Thống, Phong Nhiệt Nhãn.
+ Bệnh có tính chất lây lan thành dịch, nhiều người cùng bị vì vậy cũng được gọi là Thiên Hành Xích Mục, Thiên Hành Xích Nhãn.
Triệu Chứng
Cách chung, trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
1- Cấp Tính: Phát bệnh nhanh, tròng trắng đỏ, sưng, nóng, nhiều dử (ghèn), sợ sáng, nhìn không rõ, mi mắt hơi sưng, mũi nghẹt, mũi chảy nước, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch Phù Sác.
2- Mạn Tính: Tròng trắng mắt dầy lên, nhiều tia máu, ngứa, nhặm, nóng, khô, sợ ánh sáng, nhìn lâu mỏi mắt. Bệnh thường kèm mệt nhọc toàn thân, tăng nhiệt độ cơ thể, nhức đầu, táo bón, tiểu ít, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Thường 1 bên mắt bị trước, mắt kia bị sau.
Bình thường bệnh diễn biến 3-4 ngày thì khỏi, riêng các vết xuất huyết dưới kết mạc còn đọng lại lâu hơn, chừng 1 tuần mới hết.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ: do tụ cầu khuẩn vàng và trực khuẩn gram âm Kanweeks. Nếu gây ra thành dịch thường do Adeno Virus. Riêng tại Việt Nam có một nguyên nhân phổ biến là do bệnh mắt hột gây nên.
+ Theo YHCT: Màng tiếp hợp (tròng trắng mắt) thuộc tạng Phế, 2 bên khóe mắt thuộc tạng Tâm. Hai tạng trên có nhiệt lại thêm nhiệt độc bên ngoài xâm phạm làm cho nhiệt uất lại gây nên mắt sưng, đau, đỏ. Nếu nhiệt không được giải trừ sẽ tụ lại, chuyển thành mạn tính.
+ Cấp tính thường do phong nhiệt, dịch độc xâm phạm vào Phế gây nên.
+ Mạn tính: do Phế và Tỳ tích nhiệt gây nên.
Điều trị
+ Cấp tính: Sơ phong, tán tà, giải độc.
+ Mạn tính: Thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, tán tà.
+ Cấp Tính: Chọn dùng
Bát Chính Tán (02), Đạo Xích Tán (29), Giải Độc Tiêu Thủng Thang (35), Khu Phong Minh Mục Pháp (43), Khu Phong Tán Nhiệt Ẩm Tử (44), Minh Mục Tế Tân Thang (60), Tẩy Can Tán (97), Thanh Giải Thang (105), Tiêu Phong Dưỡng Huyết Thang (123).
+ Mạn Tính:
Gia Vị Tán (34), Minh Mục Lưu Khí Thang I (58), Tả Phế Ẩm (90), Tiêu Viêm Minh Mục Tán (126).
+ Rễ Hoàng đằng rửa sạch 50g, sắc với 200ml nước cho sôi kỹ, xông hơi vào mắt còn nước cho cho còn hơi âm ấm, rửa mắt. kết quả cao trong phòng và trị bệnh Kết Mạc Viêm trên.
Thuốc Nhỏ:
Hồ Tuyên Nhị Liên Thang (37), Thanh Lương Cao (106).
+ Ốc bươu 1 con sống, Hoàng liên 4g, giã dập, cho thêm 4g Nghệ vào, giã nát. Thêm vào ít nước, trộn đều, lọc lấy nước, bỏ bã, phơi sương một đêm. Cậy mai ốc ra, rót nước thuốc trên vào, để ngửa con ốc, đem hấp chín. Trút nước ra, để nguội, nhỏ vào mắt, ngày 2 – 3 lần (Gia Viên Dược Thảo).
CHÂM CỨU
+ Phong trì, Thái dương, Hợp cốc (thêm Tinh minh, Suất cốc) [Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Tinh minh, Đồng tử liêu, Thái dương, Ấn đường, Khúc trì, Hợp cốc (Châm Cứu Học Việt Nam).
+ Châm Hợp cốc, Khúc trì, Toàn trúc, Ty trúc không, Tinh minh, Đồng tử liêu (Trung Y Ngũ Quan Khoa Học).
+ Theo sách ‘Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn’:
. Do ngoại cảm phong nhiệt: khứ phong, thanh nhiệt, châm Phong trì, Hợp cốc, Thiếu thương, Thái dương, Thượng tinh (Phong trì tán phong nhiệt, Hợp cốc thanh nhiệt, giải biểu; Thiếu thương, châm ra máu để thanh tiết hỏa của kinh Phế; Thượng tinh, Thái dương châm ra máu để tán uất nhiệt, thanh trừ thủng đau).
. Do Can Đởm Vị nhiệt: Thư Can, giải uất, thanh Vị, tả hỏa. Châm Hành gian, Hiệp khê, Nội đình, Đồng tử liêu.
(Hành gian, Thái xung, Hiệp khê để thanh tả hỏa của Can, Đởm; Nội đình tiết nhiệt ở kinh Dương minh Vị; Đồng tử liêu, Đầu lâm khấp để sơ tiết uất nhiệt ở kinh Đởm, có tác dụng trị bệnh ở mắt; Thái dương để sơ tán uất nhiệt, tiết nhiệt, tiêu thủng).
+ Theo sách ‘Trung Y Cương Mục’:
. Do ngoại cảm phong nhiệt: Thanh tả phong nhiệt, tiêu thủng, định thống. Châm tả huyệt Hợp cốc, Thái xung, Tinh minh, Thái dương.
Nếu cảm phong nhiệt: thêm Thiếu thương, Thượng tinh.
(Hợp cốc điều hòa kinh khí của dương minh, sơ tiết phong nhiệt; Thái xung giáng Can hỏa; Tinh minh tiết nhiệt ở cục bộ, thông lạc, làm sáng mắt; Thái dương (châm ra máu) để tiết nhiệt, tiêu viêm, định thống. Cảm phong hàn thêm Thiếu thương, Thượng tinh để sơ phong, thanh nhiệt).
. Do Hỏa Ở Can Đởm Thịnh: Sơ tả Can Đởm, thanh nhiệt, làm sáng mắt. Châm Phong trì, Đồng tử liêu, Toàn trúc, Thiếu thương, Hợp cốc, Hành gian.
(Phong trì thanh tả hỏa ở Đởm; Hành gian tả hỏa ở Can; Hợp cốc tả nhiệt ở vùng đầu, mắt, Thiếu thương, châm ra máu để tả nhiệt, lương huyết; Đồng tử liêu, Toàn trúc là huyệt cục bộ, châm ra máu để thanh nhiệt, hóa ứ, tiêu thủng, chỉ thống).
NHĨ CHÂM: Châm huyệt Mắt, Can, Nhĩ tiêm, Tĩnh mạch sau tai (Trung Y Cương Mục).
BẢNG PHÂN BIỆT LÂM SÀNG
Bốn bệnh: + Kết Mạc Viêm. + Giác Mạc Viêm.
+ Mống Mắt Viêm. + Cơn Glôcôm Cấp.
Kết Mạc
Viêm CấpGiác Mạc
ViêmMống Mắt
ViêmCơn Glôcôm
Cấp
- Ngứa, cộm mắt.
- Thị lực không giảm.
- Tiết ra dử.
- Cương tụ màng tiếp hợp, từ cùng đồ vào gần giác mạc thì bớt.
- Giác mạc bình thường.
- Mống mắt và đồng tử bình thường.
- Nhãn áp bình thường.
. Nhức, chói.
. Thị lực giảm.
. Không ra dử.
. Cương tụ quanh rìa giác mạc nhiều ít tùy độ viêm.
. Giác mạc có vết loét hoặc thẩm lậu đục.
. Mống mắt và phản xạ đồng tử bình thường.
. Nhãn áp bình thường.
+ Nhức âm ỉ.
+ Thị lực giảm dần.
+ Không ra dử.
+ Cương tụ quanh rìa giác mạc, mầu hồng.
+ Giác mạc bình thường.
+ Mống mắt phù nề, nhạt mầu,có chất tiết. Đồng tử thu nhỏ, méo, phản xạ kém.
+ Nhãn áp bình thường.
. Nhức mắt + nửa đầu.
Thị lực giảm đột ngột.
. Không ra dử.
. Cương tụ quanh rìa giác mạc và màng tiếp hợp, mầu tím đỏ sẫm.
. Giác mạc hơi mờ đục như kính có hơi nước.
. Mống mắt cương tụ, đồng tử dãn nông, phản xạ mất.
. Nhãn áp rất cao.
M Ắ T S Ư N G Đ A U Đ Ỏ
(Trích trong ‘Tạp Chí Đông Y’ số 74, Việt Nam).
Nguyễn Thị V.., 46 tuổi. Đi làm ngoài đồng về, thấy đau nhức đầu, tai ù, mắt buốt, chóng mặt.. rồi sinh ra mắt giật, sưng đau, đỏ, buốt, chói không mở mắt được, lại phải nhờ người dắt.
Trước đó 2 năm đã đau một lần, điều trị tại bệnh viện Hà Nội, sau đó hỏng một mắt. Đến tháng 9 lại đau, chữa ở bệnh viện Hải Dương không khỏi, sau chữa ở tập đoàn Kiến An 3 tháng mới khỏi. Nay lại bị đau nhưng lần này đau nặng qúa không nhìn thấy tị gì.
Khám: Người béo đen, 2 mắt sưng, tròng trắng đỏ như máu, trong mắt có cảm giác lờ mờ như màng khói, nhìn như trứng con tằm, tiếng nói khoẻ, hơi thở mạnh, thường không ngủ được, đại tiện táo bón, 3 – 4 ngày mới đi 1 lần. Mạch hữu xích Thực, tả xích Hồng, Hoạt.
Chẩn đoán: Âm thủy suy, Tâm Can hỏa thịnh gây đau.
Xử phương: Tứ Vật (Khung, Quy, Thục, Thược), tăng Bạch thược, thêm Huyền sâm, Hoàng bá, Phòng phong, Khương hoạt, Chi tử, Đại hoàng.
Uống 3 thang, mắt đỡ buốt. Uống tiếp bài trên. Sau 4 ngày, đi ngoài dễ ( nhuận), đầu đỡ buốt và ù. Uống tiếp bài trên, bỏ Đại hoàng. Ngày thứ 5 mắt đỡ nhiều, uống bài trên, thêm Cúc hoa, Cam thảo, Chi tử, Tật lê, Dạ minh sa, Thanh tương tử.
Ngày thứ 6, đỡ nhiều hơn trước, dùng Lục Vị, bỏ Sơn thù, thêm Bạch thược, Bạch tật lê, Thanh tương tử, Dạ minh sa, tăng Đơn bì và Ngưu tất.
Uống liên tục 2 tuần thì khỏi hẳn.
MẮT SƯNG ĐAU KHÔNG NHẮM MỞ ĐƯỢC
(Trích trong ‘Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương’ của Thẩm Tá Đình).
Hoàng Lục Lập, 11 tuổi. Hai mắt sưng đau không nhắm mở được, tròng mắt có gân máu, mắt bên trái nặng hơn. Bệnh đã hơn một tháng, dùng nhiều thuốc mà không có kết quả.
Châm tả huyệt Tinh minh, Toàn trúc, Ngư yêu, Thượng tinh, Hợp cốc. Châm ra máu Ty trúc không, Nhĩ tiêm, Ẩn bạch, Lệ đoài.
Kết quả: Mắt thấy nhẹ hơn, mở mắt được.
Châm lần thứ hai: giống như trên, hết nhức.
Lần thứ ba, tư cũng châm như trên. Kết quả: tròng trắng bớt gân máu, mắt hơi thấy được.
Trị lần thứ năm như trên. Kết quả gân máu tan nhiều, hai mắt hết nhức, ngày hôm sau thấy rõ hơn.
Châm lần thứ sáu cũng như trên, mắt mở to được.
Lần thứ bẩy cũng giống như trên. Kết quả: Mắt mở thấy ánh sáng, mắt bên trái chưa thấy rõ.
Châm lần thứ tám, chín cũng như trên. Mắt nhẹ nhiều, mắt bên phải thấy rõ hơn nhưng bên trái chưa thấy rõ lắm.
Lần thứ mười, mười một: giống trên nhưng không dùng huyệt Ẩn bạch và Lệ đoài nữa.
Kết quả: bệnh khỏi hẳn.
Tra Cứu Bài Thuốc
Bát Chính Tán (02), Đạo Xích Tán (29), Gia Vị Tán (34), Giải Độc Tiêu Thủng Thang (35), Khu Phong Minh Mục Pháp (43), Khu Phong Tán Nhiệt Ẩm Tử (44), Minh Mục Lưu Khí Thang I (58), Minh Mục Tế Tân Thang (60), Tả Phế Ẩm (90), Tẩy Can Tán (97), Thanh Giải Thang (105), Tiêu Phong Dưỡng Huyết Thang (123).Tiêu Viêm Minh Mục Tán (126).
Thuốc Nhỏ:
Hồ Tuyên Nhị Liên Thang (37), Thanh Lương Cao (106).
KINH NGUYỆT BẾ
(Bế Kinh - Aménorrhée - Amenorrhea)
A. Đại cương
Người con gái đến tuổi dậy thì hoặc quá tuổi thanh xuân mà chưa hành kinh hoặc đang hành kinh mà bỗng nhiên không hành kinh trên 3 tháng, gọi là Bế Kinh hoặc Vô Kinh (trừ trường hợp có thai và đang cho con bú).
B. Nguyên nhân
- Theo YHHĐ thường có quan hệ với yếu tố nội tiết, thần kinh, tinh thần.
- Theo TYHCT nguyên nhân do:
+ Sinh đẻ nhiều hoặc thể trạng yếu, suy nghĩ, lo lắng quá độ... làm cho cơ thể suy dần, âm huyết tiêu hao, Thận khí hư hao, mạch lạc của Xung và Nhâm trống rỗng, làm cho huyết bị khô.
+ Cảm pHải hàn tà, ăn uống thức ăn quá lạnh làm cho hàn tà xâm nhập vào Tử cung hoặc do Can uất khí trệ, mạch lạc bị ứ trệ, mạch Xung, Nhâm không đều, gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
a - Huyết khô: sau một thời gian hành kinh, số lượng máu giảm dần rồi không hành kinh nữa, người gầy, da khô, môi nhạt, tinh thần mệt mỏi, có khi nhiệt độ xuống thấp, mồ hôi trộm, đầu choáng váng, mạch Tế, không lực.
b - Huyết Trệ: kinh nguyệt không hành, bụng dưới căng đầy và đau, bồn chồn, trong người khó chịu, ngực đầy, sườn đau, bụng có cục cứng, da khô nháp, táo bón, chất lưỡi đỏ sẫm hoặc lấm chấm nốt xuất huyết, mạch Huyền hoặc Sáp.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Bổ ích Thận khí, thông điều mạch Xung Nhâm.
• Huyệt chính: Âm Giao (Nh.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23).
• Huyệt phụ: Cách Du (Bq.17) + Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Xung (Vi.30).
Dùng huyệt chính làm chủ.
+ Huyết khô: thêm Cách Du (Bq.17), Huyết Hải (Ty.10).
+ Huyết trệ: thêm Khí Xung (Vi.30), Địa Cơ (Ty.8), Khúc Tuyền (C.8) .
Kích thích vừa pHải, cách 1 ngày châm 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.
Ý nghĩa: Thận Du ích Thận; Âm Giao là huyệt hội của mạch Xung và Nhâm, để thông điều mạch Xung, Nhâm, phối hợp với Tam Âm Giao để sơ điều 3 kinh âm ở chân (Can, Thận, Tỳ) để hành huyết.
. Huyết khô: thêm Cách Du, Huyết Hải để ích huyết.
. Huyết trệ: châm Khúc Tuyền để sơ Can, Địa Cơ để hành huyết, Khí Xung là Huyệt hội của kinh Túc Dương Minh và mạch Xung, Túc Dương Minh Chủ về huyết, mạch Xung là bể của huyết (huyết Hải), châm có thể sơ tán nghịch khí, hòa huyết, hành ứ.
2- Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Tụ Anh).
3- Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Thần Ứng Kinh).
4- Cứu Chiếu Hải (Th.6) + Yêu Du (Đc.3) (Thần Cứu Kinh Luân).
•5- Huyết khô: Khí Hải (Nh.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) .
• . Huyết trệ: Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
6- Hư chứng: Can Du (Bq.18) + Cách Du (Bq.17) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tỳ Du (Bq.20), đều bổ.
Thực chứng: Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) (bổ) + Khí Xung (Vi.30) [ đều tả ] + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) (tả ) (Châm Cứu Trị Liệu Học).
7- Nhóm 1: Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Nội Đình (Vi.44) + Quan Nguyên (Nh.4)+ Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3).
Nhóm 2: Cách Du (Bq.17) + Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Cốt (Nh.2) + Khúc Tuyền (C.8) + Nội Đình (Vi.44) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
8- Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Long Môn+ Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3)
(Châm Cứu Học Thủ Sách).
9- Côn Lôn (Bq.60) + Đại Hách (Th.12) + Địa Cơ (Ty.8) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Cốt (Nh.2) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Trường Cường (Đc.1) + Tứ Mãn (Th.14) (Tân Châm Cứu Học).
10- Địa Cơ (Ty.8) + Đới Mạch (Đ.26) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Chú (Th.15) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Liêu (Bq.33) + Yêu Dương Quan (Đc.2) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
11- Thạch Môn (Nh.5) + Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Học HongKong).
12- Bổ ích Thận khí, làm thông và điều hòa mạch Xung, Nhâm, kết hợp với hành khí hoạt huyết.
Dùng Thận Du (Bq.23) + Âm Giao (Nh.7) + Tam Âm Giao (Ty.6), phối hợp với Huyết Hải (Ty.10), Túc Tam Lý (Vi.36), Hành Gian (C.2) .
Chứng huyết khô châm bổ, huyết trệ châm tả .
Ý nghĩa: Thận Du bổ ích Thận khí; Âm Giao hội của mạch Xung và Nhâm, hợp với Tam Âm Giao để điều hòa 3 kinh âm ở chân, hành khí huyết. Chứng huyết khô thêm Huyết Hải để bổ huyết; Túc Tam Lý để sinh huyết, hành huyết. Huyết trệ thêm Hành Gian để sơ Can giải uất; huyết trệ do lạnh cứu thêm Âm Giao, Thận Du để ôn tán hàn kết ở Tử cung (Châm Cứu Học Việt Nam).
13- Chỉ châm 1 huyệt Trường Cường (Đc.1), sâu một thốn, kích thích mạnh, lưu kim 20 phút, cứ 5 phút lại vê kim 1 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 56/1986).
14- Khí Trệ Huyết ứ: lý khí, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau.
Châm tả Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3).
•Tỳ Thận Đều Hư: Bổ ích Thận khí, điều hòa 2 mạch Xung + Nhâm ; châm bổ Âm Giao (Nh.8) + Cách Du (Bq.17) + Huyết Hải (Ty.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
KIẾT LỴ
DYSENTERIE - DYSENTERY
A-Đại cương
-Lỵ là một Bệnh do vi trùng Entamoeba dysenteria gây ra, làm cho công năng vận hóa của Tỳ Vị bị rối loạn gây ra bệnh.
-Là một trong bảy Bệnh thông thường tại Việt Nam (do bộ Y Tế Việt Nam qui định)
-Nguyễn Bá Tĩnh trong” Tuệ Tĩnh Toàn Tập” có nêu lên 25 Bệnh án về lỵ và giới thiệu 51 phương thuốc chữa trị lỵ bằng cây thuốc Việt Nam.
-Lê HưÕu Trác trong “Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh” đã dành hơn 9 trang sách trong phần “ Bách Bệnh Cơ Yếu” và “Y Trung Quan Kiện”để bàn về lỵ.
-Bệnh xảy ra nhiều vào mùa hè - thu.
B. Bệnh Danh
-Sách Nội Kinh Tố Vấn gọi chứng này là Trường Tích.
-Sách Nan Kinh gọi là Đại Phích Tiết
-Sách Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh của Trương Trọng Cảnh gọi là Hạ Lỵ và Nhiệt lợi (lỵ) Hạ Trọng
-Đời nhà Tùy, năm 605, sách “ Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận “ của Sào Nguyên Phương ghi lại nhiều tên gọi khác nhau:
*Xích Bạch Lỵ. * Huyết Lỵ. * Nùng Huyết Lỵ. * Nhiệt Lỵ.
* Cửu Lỵ * Hưu Tức Lỵ
-Đời nhà Tống( năm 960) các sách thuốc ghi là Trệ Hạ.
-Đến đời nhà Kim, Nguyên (năm 1211_1277) sách thuốc có nhắc đến một loại Lỵ lây lan thành dịch tên gọi là Thời Dịch Lỵ (theo “Đan Khê Tâm Pháp” của Chu Chấn Hanh (Đan Khê).
-Lê Hữu Trác trong “Hải Thượng Y Tôn tâm Lĩnh” nêu ra 11 loại lỵ khác nhau:
* Lãnh Lỵ * Cổn Lỵ
* Nhiệt Lỵ * Cổ Độc Lỵ
* Cam Lỵ * Cấm Khẩu Lỵ
* Kinh Lỵ * Ngũ Sắc Lỵ
* Hưu Tức Lỵ * Quát Trường Lỵ
* Hoạt Trường Lỵ.
-Hiện nay người ta thường gọi là Lỵ hoặc Hội Chứng Lỵ.
-Từ chuyên môn của Trung Quốc gọi là Lỵ Tật, Lỵ Tế Khuẩn.
C -Phân Loại
1/Theo Y Học Hiện Đại:
Dựa vào thể Bệnh có thể chia làm 2 loại:
a/ Cấp tính: Bệnh xảy ra nhanh, cấp thời, bao gồm các loại Lỵ Trực Khuẩn, Lỵ Amip (của Y Học Hiện Đại) hoặc các thể thấp nhiệt, hàn thấp và dịch độc của y học cổ truyền.
b/ Mạn tính: Do Bệnh Lỵ cấp tính điều trị không đúng cách hoặc không khỏi gây ra. Tương đương thể Hưu Tức Lỵ của Y Học Cổ truyền.
2/ Phân loại theo y học cổ truyền:
Theo y học cổ truyền, có nhiều cách để phân loại chứng Lỵ:
a/ Theo quá trình diễn biến của Bệnh:
- Sơ Lỵ: Lỵ mới bắt đầu, chớm nhiễm Bệnh.
- Hưu Tức Lỵ: Lỵ lúc phát lúc khỏi.
- Cửu Lỵ: Bệnh đã lâu ngày, kinh niên.
b/ Theo nguyên nhân gây Bệnh:
· Do thấp nhiệt gọi là Thấp nhiệt lỵ.
· Do hư hàn gọi là hư hàn lỵ...
c/ Theo chứng trạng:
Lỵ kèm theo cấm khẩu, gọi là Cấm khẩu lỵ.
Lỵ có sắc đỏ gọi là Xích Lỵ, có đờm gọi là Bạch Lỵ...
-Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Trung Y Thượng Hải đề xuất cách phân chia theo Bát cương (Biểu-Lý, Hàn-Nhiệt, Hư-Thực, Âm-Dương) cho dễ chẩn đoán và điều trị.
Thực tế lâm sàng hiện nay thường chỉ còn quy vào 5 loại sau (theo Trung Y Thượng Hải):
. Thấp Nhiệt Lỵ. Hư Hàn Lỵ
. Cấm Khẩu Lỵ. Dịch độc lỵ
. Hưu tức lỵ
D-Nguyên Nhân
1/ Theo Y Học Hiện Đại:
Sách “ Sổ Tay Thầy Thuốc Thực Hành” phân làm 2 loại chính:
a/ Do Amip (Dysenteric Amibienne), một loại trùng do bác sĩ Loesh và Kartulis tìm ra năm 1875.
b/ Do trực khuẩn ngắn không di động, gam âm, gây ra. Có thể do:
+ Shigella Amigua hoặc trực khuẩn Schmitz.
+ Shigella Dysenteriae hoặc trực khuẩn Shiga.
+ Shigella Paradysenteriae hoặc trực khuẩn Flexner.
+ Shigella Sonnei hoặc trực khuẩn Sonne.
2/ Theo Y Học Cổ Truyền:
Sách “Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô” ghi: Nguyên nhân gây ra Bệnh lỵ:
a/ Thấp Nhiệt:
Lúc giao tiếp giữa mùa hè và thu, nhiệt tà bị uất, thấp khí bị ứ trệ cùng với nhiệt độc kết hợp với nhau hóa thành máu và mũi, gây ra Lỵ.
+ Thấp Nhiệt gọi là Bạch Lỵ.
+ Nhiệt nhiều gọi là Xích Lỵ.
b/ Ăn uống không điều độ hoặc thức ăn không sạch, ăn nhiều thức ăn béo (cao lương mỹ vị) làm hại Tỳ Vị, Tỳ Vị hư không thắng nổi Thấp làm cho Thấp ủng trệ bên trong nung đốt tạng phủ, khí huyết ngưng trệ sinh ra máu và mũi.
Người hay ăn các thức ăn sống, lạnh, hàn thấp tích trệ ở trong kèm theo ăn uống không cẩn thận, hàn thấp làm tổn thương (hại) Tỳ Vị, khí của Đại Trường bị trở ngại làm tổn hại đến doanh (dinh) huyết sinh ra chứng Hàn Thấp Lỵ.
c/ Cảm thụ phải thời hành dịch khí, ủng trệ ở trường vị, hợp với khí huyết hóa ra mũi, máu, thành Bệnh Dịch Độc Lỵ.
d/ Trình Chung Linh trong sách “Y Học Tâm Ngộ “ đời nhà Thanh (1644) nêu ra 3 nguyên nhân:
-Tích nhiệt
-Cảm phong hàn bế tắc
-Do ăn uống thức ăn sống, lạnh.
Như vậy, nguyên nhân gây ra Bệnh Lỵ có thể gom thành 2 loại:
+ Ngoại nhân: Do ngoại tà Hàn, Thấp,Nhiệt, vá Dịch độc.
+ Nội nhân:Do ăn uống làm tổn thương Tỳ Vị.
Tuy chia nguyên nhân gây Bệnh ra làm 2 loại như trên nhưng 2 yếu tố này luôn ảnh hưởng đến nhau:
+ Có khi Bệnh ở trong nhân Bệnh ở ngoài mà dễ phát sinh (chính khí suy-tà khí thịnh).
+ Có khi Bệnh bên ngoài nhân có Bệnh ở trong mà phát sinh (tà khí thịnh-chính khí suy).
E-Cơ Chế Sinh Bệnh
1/ Theo y học hiện đại:
Sách “ Sổ Tay Thầy Thuốc Thực Hành” giải thích:
a) Do Amip: Lây do nuốt phải ký sinh vật Amip, nhất là thể đơn bào, lây trực tiếp do tay bẩn... hoặc gián tiếp qua nước uống, thức ăn còn sống... Amip xâm nhập vào cơ thể, cư trú ở thành ruột, phát triển và gây nên những ổ loét ở ruột già và ruột non, kích thích niêm mạc ở ruột già và ruột non gây ra đau quặn, mót rặn, tiết ra nhiều niêm dịch (chất nhầy, mũi) hoặc làm rách các mao mạch, tĩnh mạch ở ruột gây ra có máu.
b) Do trực trùng Shigella, Shamonella... lây theo đường tiêu hóa do ăn uống phải các thức ăn bị nhiễm độc, thường xảy ra vào mùa hè. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Vệ Sinh Phòng Dịch, lỵ thường xảy ra thành dịch vào các tháng 8-9 trở đi. Khi trực khuẩn xâm nhập vào thành ruột, các vi khuẩn bám vào đó (nơi có môi trường thuận lợi cho chúng phát triển) và Đại Tràng (ruột già) bị kích thích sinh ra co thắt thành ruột già, gây ra đau bụng quặn, viêm và đau thắt làm cho phải đi ỉa nhiều lần, đi ra chất nhầy (mũi), xung huyết hoặc xuất huyết, làm cho phân có máu hoặc máu tươi và nếu trực tràng bị loét thì cơ trơn hậu môn bị co bóp gây ra mót rặn.
2/ Theo Y Học Cổ Truyền
Sách “ Trung Y Học Nội Khoa Giảng Nghĩa” giải thích:
Thấp, Hàn, Nhiệt... từ bên ngoài xâm nhập vào hoặc Tỳ Vị bị hư yếu, làm cho các tà khí đó xâm phạm vào Trường Vị làm cho lạc mạch ở ruột bị tổn thương, khí huyết cùng với tà độc hợp lại hóa thành máu, mũi (chất nhầy).
F -Triệu Chứng
Mạnh Bái Lâm ở Viện Nghiên Cứu Trung Y Tĩnh Vũ Hán (Trung Quốc), qua quan sát 22 người Bệnh, đã nhận định là Bệnh lỵ có các triệu chứng sau:
1.-Mót rặn 22/22
2.-Bụng đau 21/22
3.-Bụng dưới ấn đau 19/22
4.-Bụng dưới đầy trệ 13/22
5.-Sốt 9/22
6.-Ăn uống giảm 8/22
7.-Sợ gió (ố phong) 5/22
8.-Khát 5/22
9.-Miệng đắng 5/22
10.-Tiểu đỏ 4/22
+ Về mạch thì:
-Mạch Nhu Hoãn 10/22
-Hoạt 6/22
-Hoãn 5/22
-Phù Sác 1/22
Như vậy, Bệnh Lỵ là 1 hội chứng gồm:
+ Biểu chứng: sốt, sợ gió, mạch phù-sác.
+ Lý chứng: Bụng đau,mót rặn, khát.
+ Hư chứng: Mạch Huyền Hoãn.
+ Bán biểu bán lý: miệng đắng, mạch Huyền
1/ Thấp nhiệt lỵ: Bụng đau quặn, tiêu ra máu lẫn nhầy mũi, mót rặn liên tục, hậu môn nóng rát, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác thường gặp ở Lỵ Amip. Phân có máu và mũi vì vậy gọi là Xích Bạch Lỵ. Thấp Nhiệt tích trệ trong ruột, khí huyết bị trở ngại, làm cho chức năng truyền đạo thất thường gây ra đau bụng quặn, mót rặn. Thấp nhiệt hun đốt làm khí huyết bị tổn thương, biến thành chất dính nhờn, làm cho phân có lẫn máu và chất nhờn. Hậu môn nóng rát, tiểu ngắn và đỏ là biểu hiện của Thấp Nhiệt dồn xuống gây ra. Rêu lưỡi nhờn là Thấp, màu vàng là Nhiệt, mạch Hoạt là Thực chứng, mạch Sác là Nhiệt.
2/ Lỵ Thể Hàn Thấp: Ỉa phân mũi nhiều hơn máu, hoặc toàn ra mũi, thỉnh thoảng bụng đau, mót rặn, sợ lạnh, mệt mỏi, không muốn ăn uống, mạch hoãn (NKHT.Đô) hoặc Nhu Hoãn (NKHT. Hải). Thường gặp ở Lỵ Amip bán cấp, gọi là Bạch Lỵ. Do hàn thấp trệ ở bên trong, làm cho khí cơ bị trở ngại gây ra mót rặn, bụng đau. Hàn Thấp làm tổn hại phần khí, ví vậy phân có chất trắng, nhầy nhiều hơn máu (đỏ). Sợ lạnh, mệt mỏi là do dương khí ở Tỳ Vị bị Hàn thấp làm tổn thương.
3/ Lỵ do dịch độc: Bệnh phát nhanh, sốt cao, khát, đầu đau, bụng đau dữ dội, mót rặn nhiều, ỉa ra máu tươi hoặc giống máu cá, nhiều táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác (NKHT. Đô) hoặc Hoạt sác (NKHT. Hải). Thường gặp ở Lỵ Trực Khuẩn, thường xuất hiện thành dịch và gây ra triệu chứng nhiễm độc toàn thân. Dịch độc rất mạnh cho nên phát Bệnh mau. Dịch độc nung đốt trường vị, khí huyết gây ra máu mủ tím tươi. Nhiệt thịnh bên trong nên gây ra sốt cao. Nhiệt tà mạnh làm tổn thương trên dịch gây ra khát. Đầu đau là do nhiệt khí bốc lên trên, phiền táo là do nhiệt tà hun đốt doanh huyết. Bụng đau quặn và mót rặn nhiều là vì dịch độc mạnh, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch Sác đều là nhiệt độc ở trong gây ra.
4/Hưu Tức Lỵ: Bệnh lúc phát lúc khỏi, lâu ngày không dứt, mệt mỏi, sợ lạnh, muốn nằm. Khi đ ỉa bụng đau quặn, đại tiện ra máu mũi dẻo, dính, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Tế (NKHT. Hải), mạch Hoạt vô lực (NKHT. Đô).
Vì chính khí hư, tà khí trệ lâu ngày làm cho đại tiểu tiện thất thường, hàn nhiệt lẫn lộn, Bệnh kéo dài lâu ngày khó khỏi, khỏi rồi lại phát. Tỳ dương hư yếu, Thận khí suy yếu, mệt mỏi, sợ lạnh, thích nằm, khi đi ỉa bụng đua quặn, phân dẻo dính máu mũi lẫn lộn là do tà khí còn trệ ở trường vị, khí huyết hư yếu gây ra. Mạch Tế hoặc Hoạt không lực là biểu hiện chính khí suy.
5/Cấm khẩu Lỵ: không ăn uống được, đi lỵ, muốn ói, ói mửa nặng thì gầy ốm đi, tinh thần mê mệt, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch nhu sác.
Thử Thấp nhiệt độc ẩn náu trong ruột, công lên Vị, Vị mất điều hòa, không có sức vận hóa vì vậy không ăn được. Vị khí nghịch lên gây ra muốn ói, ói mửa, da thịt gầy sút, tinh thần mỏi mệt là dấu hiệu của Vị khí bị tổn thương nặng. Rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác đều là do nhiệt độc hun đốt gây ra.
G-Biến Chứng
1/ Theo Y Học Hiện Đại
Theo sách “ Hướng Dẫn Thầy Thuốc Thực Hành”:
a) Lỵ Amip: Lỵ Amip không chữa tốt có thể di Bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc bạch huyết hoặc lan truyền sang bên cạnh gây ra:
-Viêm Gan: thường gặp dưới thể áp xe Gan.
-Aùp xe phổi: có thể do áp xe gan tràn vào phổi hoặc do Bệnh di sang.
b) Lỵ trực khuẩn không điều trị đúng và tốt có thể gây ra 1 số biến chứng như:
- Chảy máu ruột, thủng ruột...
-Thấp khớp do Lỵ (xuất hiện trong thời kỳ toàn phát hoặc đang phục hồi sức).
-Liệt nhưng khỏi mà không để lại di chứng (hiếm gặp).
-Vào mắt: Hội chứng Reiter (viêm màng tiếp hợp, ống tiết niệu và khớp), viêm mống mắt.
2/ Theo y học cổ truyền
Sách Trung Y Học Nội Khoa Giảng Nghĩa nêu ra một số biến chứng theo quan điểm là: trường vị có liên quan đến các tạng phủ khác theo thuyết Tạng Tượng của y học cổ truyền:
a) Dịch độc và thấp nhiệt công lên trên Vị làm cho ăn uống không được gây ra chứng cấm khẩu Lỵ.
b) Bệnh Lỵ lâu ngày kéo dài làm cho Tỳ khí suy yếu thành ra Cửu Lỵ.
c) Ly lâu ngày không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần, không chỉ tổn thương Tỳ Vị mà còn ảnh hưởng đến Thận nữa.
II- Điều Trị
Theo Lê Hữu Trác, trong “Bách Bệnh Cơ Yếu” sách “Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh” thì cách chữa Lỵ:
-Mới phát thì nên tẩy trừ, Bệnh lâu ngày thì nên ôn bổ, cần nhất là phải chú trọng đến vị khí .
-Sinh ra Lỵ phần nhiều là gốc ở Tỳ, Thận... bổ trung khí để giúp cho Tỳ Vị, giúp thêm Mệnh Môn để phục hồi chân âm thì nguyên khí vượng mà vận hóa khỏe được, âm dương hòa mà bế tàng vững thì làm gì còn chứng hỏa xông lên để uất ở trường vị nữa.
-Dùng phép “thông nhân thông dụng”, tức là phép Hạ. Nhưng phép Hãn (làm cho ra mồ hôi), phép thổ (làm cho ói ra) cũng gọi là thông... vì “ không có tích thì không thành chứng lỵ”.
Theo các sách giáo khoa y học cổ truyền, các bài thuốc điều trị lỵ có thể gom lại như sau:
1/ Thuốc điều khí: Thông đạo cho hết mót rặn vì thuốc này làm cho chức năng vận động của bộ tiêu hóa được điều hòa, không ngừng trệ, ủng tắc nữa. Các vị thuốc thường dùng là Binh lang,, Mộc hương, Trần Bì, Chỉ xác, Chỉ Thực, Thanh Bì...
2/ Bổ Can đởm: hành huyết, lương huyết, để làm cho hết máu mũi. Các vị thuốc thường dùng: Bạch thược, Đương Quy, Đan Bì, Huyền sâm, Xuyên Khung, Xích Thược, Liên Tiền Thảo...
3/ Tư âm ( Tăng tân dịch): trong trường hợp nóng nhiều, mất nước do lượng thải ra nhiều lần. Thuốc thường dùng: Mạch môn, Sinh Địa, Thạch Lộc...
4/ Tăng thêm sức ấm: Nếu cơ thể suy yếu do ỉa nhiều lần, mất nước, mất tân dịch (và các chất điện giải), tay chân lạnh. Thuốc thường dùng: Can Khương, Phụ tử, Ngạnh Mễ, Trần Mễ...
5/ Bổ Thận: Nếu cơ thể suy kiệt mà thuốc bổ thường và bổ Tỳ không giải quyết được, thường dùng Thục Địa, Câu Kỷ Tử, Phá Cố Chỉ, Đỗ Trọng...
6/ Thu sáp và cố thoát: Nếu đi ỉa nhiều lần quá. Thuốc thường dùng: Kha Tử, Xích Thạnh Chi, Nhục Đậu Khấu, Anh Túc Xác...
Lâm Sàng Điều Trị
1) Thấp Nhiệt Lỵ:
+ NKHT. Hải: Thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc, điều khí, hành huyết. Dùng bài Thược Dược Thang Gia giảm: Bạch thược, Đương Quy, Kim Ngân Hoa, Binh lang, Hoàng Cầm, Mộc hương, Đại Hoàng, Hoàng Liên, Cam Thảo. Sắc uống.
(Đây là bài Thược Dược Thang gia giảm ở sách “Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập” của Lưu Hà Gian, bỏ Nhục Quế thêm Kim Ngân Hoa. Trong bài Bạch thược, Cam thảo và Đương quy để hành huyết, hòa doanh, ảnh hưởng đến việc bài tiết máu mũi (chất nhầy) vì huyết hành thì máu mũi sẽ giảm; Binh lang và Kim Ngân Hoa để thanh nhiệt giải độc; Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc và giảm đau).
-NKHT.Đô: Thanh nhiệt, trừ thấp, điều khí, hành huyết.
Dùng bài Cầm Thược Thang gia giảm (Ôn Bệnh Điều Biện): Bạch thược 12g, Hoàng liên 6g, Mộc hương 4g, Hoàng Cầm 8g, Hậu Phác 8g, Trần bì 6g. Sắc uống ấm.
-Sách TBTYKN Phương giới thiệu 2 bài: Chỉ Lỵ Tán và Vương Thái Sư Trị Lỵ Kỳ Phương.
+ Chỉ Lỵ Tán (Y Học Tâm Ngộ): Cát Căn (Sao) 640g, Tùng La Trà (chè lâu năm) 640g, Khổ Sâm 640g, Xích Thược (sao rượu) 480g, Trần bì 640g, Mạch Nha (sao) 480g, Sơn Tra 480g. Tán bột. Ngày uống 12-16g.
Cát căn để cổ vũ vị khí, Khổ Sâm, trà lâu năm để thanh trừ thấp nhiệt; Mạch Nha, Sơn Tra để tiêu trừ thực tích; Xích thược, Trần bì để hành huyết.
+ Vương Thái Sư Chỉ Lỵ Kỳ Phương: Hoàng liên 8g, Đào nhân 6g, Mộc hương 3,2g, Hoàng Cầm 8g, Chỉ xác 12g, Sơn tra nhục 12g, Bạch thược 8g, Thanh bì 6g, Địa du 12, Đương quy 6g, Tân lang 6g, Cam thảo 4g, Hồng hoa 2g, Hậu phác 6g. Sắc uống.
(Đây là bài Liên Mai Thang trong sách” Ôn Bệnh Điều Biện” thêm Sa sâm, Thạch Hộc, Mộc Qua và Tây Dương Sâm).
+ Thược Dược Thang gia giảm: Đương quy 50g,Chỉ xác 16g, Tửu quân 10g, Binh lang 16g, Lai phục tử 10g, Nhục quế 6g, Bạch thược 50g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
+ Phức Phương Nha Đảm Tử Hoàn: Nha đảm tử (bỏ vỏ) 60g, Quán chúng 20g, Ngân hoa (than) 20g, Sáp vàng 80g. Thuốc tán thành bột, nấu sáp cho chảy ra, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g.
-Sách Y Học Cổ Truyền Dân Tộc (VN) dùng:
+ Thược Dược Thang bỏ Quế Chi Gia Giảm: Hoàng cầm 12g, Bạch thược 8g, Binh lang 6g, Hoàng liên 12g, Đương quy 8g, Cam thảo 6g, Kim ngân hoa 20g, Mộc hương 6g, Đại hoàng 4g.
Sắc uống.
+ Khổ Luyện Đại Hoàng Viên: Khổ luyện tử 20g, Hạt dưa hấu 20g, Hạt cam 2g, Hoàng liên gai 20g, Bồ kết 20g, Đại hoàng 20g. Tán bột, ngày uống 20g.
2/ Lỵ Do Hàn Thấp
-Sách NKHT. Hải: Ôn trung, táo thấp, giải độc. Dùng bài Ôn Tỳ Thang Gia Giảm: Can Khương, Đại hoàng, Thần khúc, Phụ tử, Mộc hương, Sơn tra, Cam thảo, Chỉ thực.
(Đây là bài Ôn Tỳ Thang của sách Thiên Kim Phương, bỏ Nhân sâm và Quế tâm, thêm Mộc hương, Chỉ thực, Thần khúc và Sơn tra. Trong bài Can khương, Phụ tử để ôn trung trừ hàn, Cam thảo, Đại hoàng để điều hòa, giải độc, Mộc hương để hành khí, Chỉ Thực, Thần Khúc, Sơn Tra để tiêu tích, chữa lỵ).
-Sách NKHT. Hải: Ôn dương, vận Tỳ, tán hàn, hóa thấp.
Dùng bài Bán Linh Thang Gia Giảm (Ôn Bệnh Điều Biện): Bán hạ 20g, Xuyên liên 4g, Thông thảo 32g, Phục linh 2g, Hậu phác 12g. Sắc uống.
-Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’: Tiêu tích trệ, tán hàn tà.
Dùng bài Ngũ Tiêu Ẩm gia giảm: Tiêu tra 20g, Xuyên phác 20g, Nguyên hồ 12g, Mạch nha 12g, Đại bạch 8g, Mộc hương 4g, Kiến khúc 12g, Bào khương 6g, Nhị sửu đều 20g. Sắc uống.
(Tiêu Tra, Kiến Khúc, Mạch Nha, Đại Bạch để tiêu tích, trừ hư; Xuyên Phác, Mộc hương, Nguyên Hồ để hành khí, giảm đau, Bào khương để ôn hạ nguyên, tán hàn; Nhị Sửu để xổ nhẹ, tuy xổ mà không làm hại chính khí, đẩy tà khí ra theo phân).
-Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ dùng bài Bất Hoán Kim Chính Tán (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương).: Hậu phác 6g, Hoắc hương 8g, Bán hạ (chế) 8g, Trần bì 6g, Nhục Quế 4g, Táo 4 trái, Mộc hương 6g, Thương truật 12g, Gừng 4g, Sa nhân 6g. Sắc uống.
3/ Dịch Độc Lỵ
-NKHT. Hải: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Dùng bài Bạch đầu ông Thang Gia Vị:
Bạch đầu ông 40g, Trần bì 12g, Xích Thược 12g, Hoàng liên 24g, Đan Bì 12g, Hoàng bá 12g, Hoàng Cầm 12g, Kim Ngân Hoa 20g. Sắc uống.
(Đây là bài Bạch Đầu Ông Thang của sách ‘Thương Hàn Luận’ thêm Kim ngân hoa, Hoàng Cầm, Xích Thược và Đan Bì. Bạch đầu ông lương huyết, giải độc; Hoàng Liên, Hoàng Bá, Trần bì để hóa thấp, thanh nhiệt; Kim Ngân Hoa, Hoàng Cầm, Xích Thược, Đan Bì thanh nhiệt, lương huyết).
-NKHT.Đô: thanh nhiệt, giải độc, dùng bài Bạch Đầu Ông Thang (Thương Hàn Luận):
Bạch đầu ông 40g, Đan Bì 12g, Xích thược 12g, Trần bì 12g, Kim Ngân Hoa 20g, Chỉ xác 8g, Hoàng bá 12g, Địa du 20g, Mộc hương 8g, Hoàng liên 24g,
(Đây là bài Bạch Đầu Ông Thang thêm Đơn bì, Kim ngân hoa, Địa du, Xích thược, Chỉ xác và Mộc hương).
Hoặc dùng: Rau Sam Cỏ Mực Viên: Cỏ mực 50g, Hạt cau 20g, Vỏ rụt 20g, Chỉ xác 20g, Lá trắc bá 20g, Hoa hòe 20g, Rau sam 40g. Tán bột. Ngày uống 20g với nước vối.
-Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng bài Bạch Đầu Ông Thang Gia Vị: Bạch đầu ông 20g, Trần bì 6g, Nha đảm tử (bỏ vỏ) 10 hạt, Hoàng liên 12g, Hoàng bá 12g. 4 vị trên sắc thành thang. Còn Nha đảm tử, dùng Quế nhục bao lại, nuốt, uống với nước thuốc sắc trên.
4/ Hưu Tức Lỵ
-NKHT.Hải: Kiện Tỳ, bổ khí, thanh nhiệt, hóa thấp.
Lúc đi lỵ nhiều thì dùng phép hóa thấp thanh nhiệt là chính khí bớt rồi thì dùng phép Kiện Tỳ, bổ khí là chính.
· Khi phát, dùng bài Thược Dược Thang hoặc Bạch Đầu Ông Thang (xem trên).
· Khi không phát, dùng bài: Kiện Tỳ Hòa Vị Thang: Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Mộc hương 8g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, Sa nhân 8g, Bán hạ 8g, Trần bì 4g. Sắc uống.
(Đây là bài Hương Sa Lục Quân Tử thang (Tứ Quân + Bán hạ, Trần bì) thêm Mộc hương, Sa nhân. Nhân sâm bổ khí, Bạch truật kiện Tỳ, vận thấp, Phục linh giúp Bạch truật kiện Tỳ, vận thấp, Cam thảo giúp Nhân sâm ích khí hòa trung, Bán hạ, Trần bì táo thấp, hóa đàm, Mộc hương, Sa nhân tỉnh Tỳ, hòa Vị, sướng trung, điều khí, lý cơ).
-NKHT.Đô: Ích Khí, vận Tỳ, phù chính, khu tà. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán (Cục Phương): Liên Nhục Tử (bỏ vỏ) 50g, Bạch Linh 100g, Ý dĩ nhân 50g, Nhân sâm 100g, Bạch biển đậu (ngâm nước gừng, bỏ vỏ, sao sơ) 75g, Chích thảo 100g, Bạch truật 100g, Hoài Sơn 100g. Tán bột. Mỗi lần dùng
8g uống với nước sắc Đại táo.
5/ Cấm Khẩu Lỵ
-NKHT.Hải: Hòa vị, giáng trọc tà dịch, thanh nhiệt. Dùng bài Khai Cấm Tán gia giảm: Bán hạ, Đan sâm, Trần bì, Hoàng liên, Phục linh, Trần Mễ, Thạch xương bồ, Đông qua tử, Hà diệp đế, Đại hoàng.
(Đây là bài Khai Cấm Tán của sách Y Học Tâm Ngộ, bỏ Nhân Sâm, Thạch Liên Tử, thêm Bán hạ, Đại Hoàng. Bán hạ,Trần Bì, Phục linh để giáng nghịch, Thạch xương bồ, Đông qua tử, Hà diệp đế, Đại hoàng để thông phủ, Hoàng liên để thanh nhiệt, Trần Mễ để hòa trung.
-Sách TBTYKN Phương dùng:
+ Cấm Khẩu Lỵ Phương: Ngó Sen (loại già) giã nát, vắt lấy nước, chưng chín, hòa với ít đường cho uống.
+ Sâm Linh Bạch Truật Tán Gia Vị (Ôn Bệnh Điều Biện): Nhân sâm 8g, Ý dĩ nhân 6g, Bào khương 4g, Bạch truật 6g, Cát cánh 4g, Nhục đậu khấu 4g, Phục linh 6g, Sa nhân (sao) 2,8g, Chích thảo 2g, Biển đậu (sao) 8g. Tán bột. Mỗi lần dùng 6g, uống với nước cơm sôi.
(Đây là bài Sâm Linh Bạch Truật Tán của sách Cục Phương, bỏ Thạch liên tử, Hoài Sơn, thêm Cát cánh, Sa nhân, Bào khương và Nhục đậu khấu).
6/ Lỵ Do Hư Hàn
+ NKHT. Hải: Ôn bổ Tỳ Thận. Dùng bài Dưỡng Tạng Thang gia giảm (Vệ Sinh Bảo Giám).
Kha Tử, Bạch truật, Mộc hương, Anh túc xác, Bạch thược, Nhục quế, Nhục đậu khấu, Nhân sâm, Cam thảo, Đương quy.
(Đây là bài Chân Nhân Dưỡng Tạng Thang của sách Hòa Tễ Cục Phương, thêm Bạch thược. Dùng Anh túc xác, Kha tử để cố sáp; Nhân sâm, Bạch truật để bổ khí; Nhục đậu khấu, Nhục Quế để ôn Tỳ Thận; Mộc hương để hành khí; Đương Quy, Bạch thược để điều huyết).
THUỐC NAM TRỊ LỴ
(Lỵ Amip (Xích bạch lỵ, thấp nhiệt lỵ, Hưu tức lỵ):
- Rau sam tươi 250g hoặc 50gkhô, sắc với 600ml nước còn 100ml. Trẻ nhỏ dưới 1/2 tuổi 1 ngày uống 4 lần, mỗi lần 5ml. Trẻ 1/2 đến 1 tuổi, ngày 4 lần, mỗi lần 10ml. Trẻ 2 tuổi trở lên mỗi tuổi thêm 5 ml (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Sầu (thầu) đâu (xoan) rừng, mỗi ngày 10-14 quả (có thể tới 20 quả), tán nhỏ, làm thành viên 0,10g (toàn quả) hoặc 0,02g (nhân). Uống liên tục 3-4 ngày đến 1 tuần. Thường chỉ 1-2 ngày là khỏi nhưng nên uống liều 5- 7 ngày cho khỏi hẳn (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Hoàng Liên, tán bột. Ngày uống 4-6g. Chia làm 3 lần uống. Thời gian điều trị 7-15 ngày (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Hoàng Đằng, tán bột, làm thành viên 0,10g. Ngày uống 10-20 viên (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Măng Cụt, 10 vỏ (quả), cho vào nồi đất hoặc nồi đồng (tránh dùng nồi sắt hoặc tôn), thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút. Ngày uống 3-4 chén thuốc (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Vỏ quả măng cụt khô 60g, hạt mùi 6g, hạt thì là 6g, nước 1200ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn 600ml. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 120ml (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Kha Tử 12 quả, 6 quả để sống, 6 quả nướng, bỏ hạt, sao vàng, tán bột (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Nếu Lỵ ra máu (xích lỵ), uống với nước sắc Cam thảo (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Nếu Lỵ ra mũi (bạch lỵ), uống với nước sắc Cam thảo nướng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
CHÂM CỨU TRỊ LỴ
+ Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’: Thanh lợi thấp nhiệt, sơ điều trường Vị.
Châm Thượng cự hư (hoặc Túc tam lý), Thiên xu.
. Nôn mửa thêm Nội quan; Lý cấp hậu trọng thêm Quan nguyên; Đi cầu nhiều lần thêm Chỉ tả huyệt; Sốt thêm Khúc trì. Châm kích kích thích mạnh, không lưu kim hoặc lưu kim 30 phút, thỉnh thoảng vê kim. Mỗi ngày châm 1-3 lần. Bệnh giảm thì châm cách ngày, cho đến khi khỏi.
(Thượng cự hư là huyệt hợp của Đại trường ở bên dưới, trị bệnh ở ruột; Thiên xu là mộ huyệt của Ddaij trường, hai huyệt phối hợp có tác dụng thông lợi thấp nhiệt ở trường vị. Nôn mửa thêm Nội quan để điều hòa Vị; Trước nhẹ sau nặng thêm Quan nguyên là mộ huyệt của Tiểu trường để trừ ứ trệ; Sốt thêm Khúc trì để sơ tiết nhiệt; Chỉ tả huyệt là huyệt đặc hiệu để trị tiêu nhiều lần).
Nhĩ Châm: Đại trường, Tiểu trường, Dưới vỏ, Giao cảm, Thần môn. Mỗi ngày châm 1-2 lần, kích thích mạnh, lưu kim 15-20 phút (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Cứu: thường dùng trong lỵ mạn tính. Cứu Tề trung, trung quản, Thiên xu, Tỳ du, Thận du (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Túc Châm: Thường dùng huyệt số 8 và số 5 (Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu: Thanh nhiệt, hóa thấp, điều khí, hòa huyết.
Châm tả Hợp cốc, Thiên khu, Thượng cự hư.
(Hợp cốc là nguyên huyệt của kinh Đại trường, Thiên xu là mộ huyệt của kinh Đại trường, Thượng cự hư là huyệt hợp của Đại trường ơ phía dưới. Phối hợp 3 huyệt này có tác dụng thông điều khí huyết ơẻ Đại trường).
Gia giảm: Dịch độc lỵ thêm Thập tuyên, Đại chùy, châm ra máu để tiết nhiệt, giải độc. Hàn thấp lỵ: thêm Âm lăng tuyền, Khí hải, châm bình bổ bình tả để ích khí, hóa thấp. Cấm khẩu lỵ thêm tả Trung quản, bổ Nội quan để hòa Vị, chỉ ẩu. Hưu tức lỵ, dương hư thêm bổ Thận du, Tỳ du để ôn bổ Tỳ Thận; Âm hư thêm Chiếu hải, bình bổ bình tả để tư âm, dưỡng huyết.
+ Cứu Giáp tích huyệt 1 tráng (Tư Sinh Kinh).
+ Hợp cốc, Tam lý, có thể thêm Trung lữ du (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
+ Xích lỵ: Nội đình, Ẩn bạch, Khí hải, Chiếu hải, Nội quan. Bạch lỵ: Ngoại quan, Trung quản, Ẩn bạch, Thiên xu, Thân mạch (Châm Cứu Đại Thành).
+ Xích bạch lỵ: Trường cường, Mệnh môn. Trước nhẹ sau nặng: Hạ quản, Thiên xu, Chiếu hải. Cửu lỵ: Trung quản, Tỳ du, Thiên xu, Tam tiêu du, Đại trường du, Túc tam lý, Tam âm giao, đều cứu (Thần Cứu Kinh Luận).
+ Sách ‘Châm Cứu Học Giảng Nghĩa’: Chọn huyệt ở kinh thủ và túc Dương minh làm chính. Châm tả. Thiên về hàn thì cứu. Lỵ lâu ngày thêm Tỳ và Thận.
Huyệt chính: Hợp cốc, Thiên xu, Thượng cự hư.
Thấp nhiệt thêm Khúc trì, Nội đình; Hàn thấp thêm Trung quản, Khí hải; Cấm khẩu thêm Trung quản, Nội đình, Nội quan; Hưu tức lỵ thêm Tỳ du, Vị du, Quan nguyên, Thận du.
(Hợp cốc là nguyên huyệt của kinh Đại trường, Thiên xu là mộ huyệt của kinh Đại trường, Thượng cự hư là huyệt Hợp ở dưới của kinh Đại trường. Bệnh lỵ chủ yếu là bệnh ở Đại trường, vì vậy dùng 3 huyệt đó để thông điều khí ở Đại trường, làm cho khí được điều hòa, thấp được hóa, trệ được hành. Khúc trì, Nội đình để thanh nhiệt ở trường vị; Trung quản hòa vị khí, hóa thấp, giáng trọc; Khí hải điều khí để hành trệ, cứu có thể ôn thông tán hàn. Nội quan là biệt lạc của thủ Quyết âm, thông giáng nghịch khí của Tam tiêu. Tỳ du, Vị du điều bổ trung khí, bổ sung cho nguồn sinh hóa. Quan nguyên, Thận du bồi bổ nguyên khí tạng Thận làm cho chính khí vượng thịnh thì trệ tự hóa (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
+ Trị lỵ mạn tính: Quan nguyên, Khí hải, Tỳ du, Thận du, Đại trường du, Tam âm giao, Túc tam lý. Mỗi ngày dùng 2-3 huyệt, cứu 10-15 phút (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
Nhĩ Châm
Chọn huyệt Đại trường, Tiểu trường, Trực trường hạ đoạn, Thần môn, Tỳ, Thận, Vị. Mỗi lần chọn 3-5 huyệt. Châm kích thích mạnh, ngày 1-2 lần. Lưu kim 20-30 phút
Y ÁN VỀ KIẾT LỴ
Bệnh Án Lỵ Do Thấp Nhiệt
(Trích trong “Thạch Thất Bí Lục” của Trần Sĩ Đạc)
“Một người Bệnh trước đi tả sau đó chuyển thành lỵ bụng đau, lý cấp hậu trọng, muốn đi ỉa nhưng không ỉa được, khát nước,tiểu ít, bụng dưới đầy... Chẩn đoán là Lỵ do thấp nhiệt nặng cho dùng bài “Phân Giải Thấp Nhiệt”:
Xa Tiền Tử 8g, Hoạt thạch 20g, Chỉ xác 8g, Hậu Phác 8g, Cam Thảo 4g, Binh lang 8g, Hoàng Liên 8g
(Dùng Xa Tiền Tử để lợi thủy, Hoàng liên để thanh nhiệt, Hậu phác để phân thanh trọc, chỉ uế, khử trệ).Uống 2 thang khỏi Bệnh ”.
Bệnh Án Lỵ Do Thấp Nhiệt
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’).
“Bạch XX, nam, 30 tuổi, nông dân. Sáng ngày 4- 7- 1974 đột nhiên phát sốt, rét, ỉa lỏng, ngay chiều hôm đó đi lỵ ra mủ, máu, mót rặn, đi ỉa liên tục, sau đó vào bệnh viện cấp cứu.
Kiểm tra:sốt 39oC, huyết áp 120/70mmHg, Bạch Cầu 13.600/mm3, trung tính 80%, Lympho 20%. Thử phân thấy có nhiều tế bào mủ và hồng cầu.
Chẩn đoán: Lỵ khuẩn trực cấp. Cho dùng Chloromycetin, Teracyline, thuốc Lỵ đặc hiệu, phối hợp với truyền dịch, nhưng điều trị đến 4 ngày mà hiệu quả không rõ rệt. Ngày 8-7-74, chuyển sang điều trị bằng YHCT. Khám theo YHCT thấy Bệnh nhân bụng đau, mót rặn, đi phân lẫn lộn đỏ trắng, hậu môn nóng rát, tiểu ít mà đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch Hoạt Sác. Chẩn đoán là Lỵ do thấp nhiệt tích trệ ở ruột, khí huyết bị ứ tắc, chức năng dẫn truyền bị rối loạn gây ra đau bụng, mót rặn, thấp nhiệt hun đốt làm tổn thương khí huyết gây ra lỵ. Phân đỏ, trắng lẫn lộn, hậu môn nóng rát, tiểu ít mà đỏ là do thấp nhiệt trú ở phía dưới. Rêu lưỡi vàng bẩn, mạch Hoạt Sác cũng là biểu hiện của thấp nhiệt.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp.
Xử phương: Buổi sáng cho dùng bài Thang Bào Ẩm, buổi tối dùng bài “ Đương quy Thược Dược Thang gia giảm”.
-Thang Bào Ẩm: Mễ xác (Trấu lúa) 10g, Mật ong 30g. Mễ xác sắc lấy nước, hòa mật ong vào, quấy đều, chia 2 lần sáng và chiều uống.
-Đương quy Thược Dược Thang Gia Giảm: Đương quy 60g, Mộc hương 4g, Chỉ xác 8g, Bạch thược 60g, Xuyên liên 12g, Binh lang 8g, Phụ tử 4g, Địa du 16g, Hoạt thạch 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống vào buổi tối.
Uống 2 ngày, các triệu chứng đều hết, hoàn toàn khỏe, xuất viện”.
Bệnh Án Cửu Lỵ
(Trích trong “Thạch Thất Bí Lục” của Trần Sĩ Đạc).
“ Người Bệnh bị lỵ lâu năm, lý cấp hậu trọng, lúc phát lúc khỏi... Chẩn đoán là Bệnh này không phải là “Hưu Tức Lỵ” mà thật ra là người Bệnh chính khí tuy đã phục hồi nhưng tà khí vẫn còn dây dưa vì vậy mới có tình trạng lúc phát lúc khỏi như vậy. Cho uống bài Tẩy Uế Đơn là khỏi:
(Đại hoàng, Binh lang, Địa du, Hoạt thạch, Hậu phác).
Bêhj Án Lỵ Amip Mạn Tính
(Trích trong “Thiên Gia Diệu Phương”)
“Chung X, nam, 11 tuổi, khám ngày 1-10-1963. Người Bệnh khai là tiêu ra máu đã hơn 2 năm. Hai năm qua đã tốn rất nhiều tiền thuốc mà không khỏi. Hỏi thì được biết các thầy thuốc trước đây có người chữa theo chảy máu đường ruột, có người chữa về trĩ nội. Hỏi kỹ biết rằng 3 năm trước đã bị lỵ, tuy đã khỏi nhưng sau đó thường đi tiêu bất thường, mỗi ngày 3-4 lần, phân lỏng có lúc bụng đau âm ỉ, có lúc thấy mót rặn. Vọng chẩn sắc mặt vàng nhạt, lưỡi không rêu, chất lưỡi trắng nhạt, môi, miệng, móng và kết mạc đều trắng bệch, bắt thấy mạch vi, huyền mà hoạt. Phía dưới rốn bên phải chỗ ruột Sigma co thắt như cuốn thừng, thăm hậu
môn không thấy búi trĩ và dấu vết nứt nẻ ở hậu môn. Căn cứ vào mạch chứng, chẩn đoán là đi tiêu ra máu do lỵ Amip. Thử phân phát hiện có Amip hoạt động. Cho dùng Phức Phương Nha đảm tử Hoàn (Nha đảm tử (Khổ Sâm tử) bỏ vỏ 60g, Quán Chúng 20g, Sáp Vàng 80g, Kim Ngân (đốt thành than) 20g. Thuốc tán bột, sáp nấu cho chảy ra, hòa bột thuốc vào, trộn đều, vê thành hoàn 0,1g. Mỗi ngày, lúc đói, uống 7 hoàn. Sau khi uống 5 ngày khám thấy đi ngoài ra máu giảm bớt. Sau 10 ngày, không còn tiêu ra máu nữa. Sau 15 ngày, đại tiện hoàn toàn bình thường, sắc mặt trở nên hồng nhuận”.
Bệnh Án Lỵ Do Dùng Phép Hạ Sai
(Trích trong “Y Tôn Tất Độc” của Lý Sĩ Tài)
“ Trương Cương Am, vào mùa thu, bị kiết lỵ, đã dùng các vị như Mộc hương, Hoàng Liên,Hậu phác, Chỉ Thược... đã 2 tháng mà Bệnh vẫn không giảm. Tôi xem mạch thấy Hoạt mà có lực, đó là do dùng phép Hạ không đúng mà ra. Cho dùng Mộc hương, Hoàng Liên, Đương Quy, Thược Dược, Trần Bì, Chỉ xác, thêm Đại hoàng 12g, uống xong thổ ra nhiều thức dơ. Xem mạch thấy còn có lực, vì vậy vẫn dùng phương cũ, đi tiêu ra các thức tích trệ như ruột cá được mấy chén. Điều dưỡng hơn 10 ngày thì khỏi hẳn”.
Y Án Lỵ Do Khí Huyết Hư Nhược
(Trích trong “Ôn Dịch Luận”)
“Trương Côn Nguyên 60 tuổi, bị chứng lỵ, 1 ngày đi 3-4 lần, mót rặn cấp bách, mạch thường ngưng nghỉ gián đoạn. Các thầy thuốc đều cho là mạch Tước Trác, chắc là phải chết, vì vậy không dám dùng thuốc. Mời tôi đến chữa, xem mạch thì thấy so le không đều hoặc đập 2 lần lại ngưng một lần, hoặc 3 lần ngưng một lần rồi lại tiếp. Đây là mạch Sáp. Người Bệnh tuổi đã cao, khí huyết hư nhược mà lại đi lỵ ra mủ, máu, 6 mạch đoản, sáp thì rất đáng sợ. May mà ăn uống vẫn chưa giảm, hình sắc không thay đổi, thanh âm còn vượng, nói năng như thường, vì vậy cũng chưa phải là chứng nguy. Dùng bài Thược Dược Thang (Bạch thược, Binh lang, Đại Hoàng, Đương Quy, Hoàng Cầm, Hoàng Liên, Mộc hương, Nhục Quế, Cam thảo) tăng Đại hoàng lên 12g. Uống xong đại tiện toàn ra mủ. Uống 2 thang người Bệnh thấy khoan khoái dễ chịu, mạch khí đã nối tiếp lại, lỵ cũng ngừng”.
Y Án Lỵ Trực Trùng
(Trích trong Châm Cứu Lâm Chứng Thực nghiệm’ của Tôn Học Quyền).
Vương, nữ, 48 tuổi, công nhân. Nhập điều trị ngoại trú ngày 08/10/1968.
Bệnh nhân có các triệu chứng và dấu hiệu điển hình của lỵ trực trùng và trực khuẩn lỵ được tìm thấy trong cấy phân cho nên dễ chẩn đoán.
Cứu huyệt Thần khuyết 60 phút. Cứu ba lần bệnh nhân khỏi hoàn toàn.
HÔN MÊ
(Coma - Coma )
A. Đại cương
Hôn mê là trạng thái mà người bệnh mất hẳn liên hệ với ngoại giới trong 1 thời gian dài, gọi không tỉnh nhưng sự sống và dinh dưỡng vẫn tồn tại.
B. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hôn mê tương đối phức tạp. Có thể do bệnh có tính truyền nhiễm, bệnh ở sọ não, do trúng độc thuốc hoặc chất hóa học...
YHCT cho rằng do ôn tà nhập vào, nhiệt độc nung nấu (nhiệt nhập Tâm bào), đờm hỏa ngăn trở làm cho thanh khiếu bị che lấp (đờm mê Tâm khiếu), phong trúng tạng phủ, bệnh nặng ở giai đoạn cuối, thần muốn tuyệt...
C. Triệu chứng Lâm Sàng
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
1- Thể Nhẹ: Hôn mê nông, gọi không trả lời được nhưng cảm giác ngoài da khi bấu, véo vẫn còn đáp ứng, miệng mím chặt, tay nắm chặt, hơi thở bình thường. Giống ‘Chứng Bế’ của Trúng Phong.
2- Thể Nặng: Hôn mê sâu, không có phản ứng khi kích thích vào da, miệng há, mắt mở, tay duỗi, thở khò khè. Giống như ‘Chứng Thoát’ của Trúng Phong.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải:
* Bế Chứng: Khai khiếu, tiết nhiệt.
. Huyệt chính: Nhân Trung (Đc.26) + Thập Tuyên (ra máu) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) .
. Huyệt phụ: Đại Chùy (Đc.14) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) + Dũng Tuyền (Th.1) .
Cách Châm: Lúc đầu kích thích gián đoạn huyệt Nhân Trung, Huyệt Thập Tuyên nên dùng kim Tam lăng châm ra máu. Nếu cần thì thêm huyệt phụ.
* Thoát Chứng: Ôn dương + cố thoát.
. Huyệt chính: Bá Hội (Đc.20) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tố Liêu (Đc.25) + Thái Uyên (P.9) + Phục Lưu (Th.7) .
. Huyệt phụ: Hợp Cốc (Đtr.4) + Lao Cung (Tb.8) + Túc Tam Lý (Vi.36).
Huyệt Bá Hội + Khí Hải + Quan Nguyên nên cứu. Tố Liêu + Phục Lưu thì châm.
Nếu không có hiệu quả thì dùng thêm huyệt phụ.
(Châm Cứu Học Thượng Hải).
2- . Huyệt chính : Nhân Trung (Đc.26) + Thập Tuyên + Nội Quan (Tb.6) .
. Huyệt phụ: Bá Hội (Đc.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) .
Dùng huyệt chính trước, kích thích gián đoạn, nếu không bớt, thêm huyệt phụ. Có thể cứu Bá Hội (Đc.20) (Xích Cước Y Sinh Thủ Sách ).
3- Nhân Trung (Đc.26) + Dũng Tuyền (Th.1) (Châm Cứu Học HongKong).
4- Thể Nhẹ: Khai khiếu, tỉnh thần, tiết nhiệt, châm Nhân Trung (Đc.26) + Thập Tuyên (ra máu) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) . Có thể thêm Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) .
. Thể Nặng: Hồi dương + cố thoát: cứu Thần Khuyết (Nh.8) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + châm Tố Liêu (Đc.25) + Thái Uyên (P.9) [ bình bổ bình tả].
Ý Nghĩa: Nhân Trung + Thập Tuyên có tác dụng khai khiếu, tỉnh thần, tiết nhiệt; Nội Quan + Phong Long thanh hỏa, trừ đờm; cứu Thần Khuyết để hồi dương cứu nghịch + Khí Hải + Quan Nguyên để bổ khí và giữ chân dương; Tố Liêu + Thái Uyên vừa khai khiếu vừa thông kinh mạch (Châm Cứu Học Việt Nam).
HỖN CHƯỚNG
Chứng: Mới phát trong mắt thấy nóng, tròng trăng đỏ, đau, ra gió thì chảy nước mắt, nhắm mắt lại khó mở ra, tròng đen có màng như hạt tấm hiện ra, lâu ngày dần dần thành phiến che khắp tròng đen, có 2 thứ mầu trắng và đỏ khác nhau. Mầu trắng là màng trắng che khắp cả tròng đen. Mầu đỏ là ở trên màng có nhiều tia máu.
Khi trị cần chú ý:
+ Chứng mầu trắng thì không nên trơn bóng như rêu.
+ Mầu đỏ thì không nên có tia máu lan ra ngoài.
Hai trường hợp trên đều khó trị và dễ tái phát.
+ Chứng mầu đỏ dễ trị hơn mầu trắng.
Nguyên nhân: Do phong độc và kinh Can có nhiệt tích lại.
Điều trị: Sơ Can, khứ phong, giải độc.
Dùng bài:
ĐỊA HOÀNG TÁN (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Bạch tật lê 20g, Cốc tinh thảo 20g, Đại hoàng 30g, Đương quy 30g, Hoàng liên 20g, Huyền sâm 20g, Khương hoạt 20g, Mộc tặc 20g, Mộc thông 20g, Ô tê giác 20g, Phấn thảo 20g, Phòng phong 20g, Sinh địa 20g, Thục địa 30g, Thuyền thoái 20g. tán bột. Mỗi lần dùng 2g, uống với nước gan dê hoặc gan heo, lúc bụng đói.TD: Trị mắt có màng mây (hỗn chướng).
TẢ CAN TÁN (Ngân Hải Tinh Vi): Cát cánh, Đại hoàng, Đương quy, Hắc sâm, Hoàng cầm, Khương hoạt, Long đởm thảo, Mang tiêu, tri mẫu, Xa tiền tử. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước nóng.
TD: Trị mắt có màng lốm đốm (Ngân tinh độc hiện).
Bên ngoài dùng Nhị Bát Đơn nhỏ vào mắt.
NHỊ BÁT ĐƠN (Nhãn Khoa Cẩm Nang): Âm đơn 0,8g, Dương đơn 3,2g, Bằng sa (đốt khô) 0,32g, Đởm phàn (sống) 0,2g. Tán nhuyễn, trộn đều. Cho vào bình sành cất, để dành dùng dần. Khi dùng, lấy một ít chấm vào khóe mắt.
TD: Trị các chứng mắt đau, mắt có màng, xuất huyết ở mắt, mộng thịt, mắt loét…
HUYẾT ÁP CAO
Áp Huyết Cao - Hypertension - High Blood Pressure.
A- Đại Cương
- Huyết áp cao là danh từ để chỉ trạng thái tăng áp lực của máu trong động mạch.
- Danh từ này do YHHĐ đặt ra căn cứ trên phát hiện của áp huyết kế (máy đo huyết áp).
- YHCT trước đây không có danh từ huyết áp cao nhưng có những tên gọi như Huyễn Vựng (Vậng), Can Dương Vượng... mà nội dung rất gần với các chứng trạng của bệnh Huyết áp cao.
- Huyết áp cao là bệnh có tỉ lệ mắc bệnh cao:
+ Châu Âu và Bắc Mỹ: 15 - 20 %.
+ Việt Nam: 6 - 12 %
( Theo thống kê của sách ‘ Bách Khoa Thư Bệnh Học 1990).
- Bệnh biến đổi thường xuyên:
+ Thay đổi trong ngày: (ban đêm ít (thấp) hơn ban ngày).
+ Theo tuổi: lớn tuổi bị nhiều hơn trẻ tuổi.
+ Theo giới: nam bị nhiều hơn nữ.
- Muốn biết rõ chính xác huyết áp cao cần phải dùng máy đo huyết áp (huyết áp kế).
- Khi đo huyết áp ta sẽ ghi nhận được 2 trị số:
+ Trị số HA tối đa (còn gọi là HA Tâm Thu): tượng trưng cho áp lực máu trong động mạch lúc tim co bóp.
+ Trị số HA tối thiểu (còn gọi là HA Tâm Trương): tượng trưng cho áp lực máu trong động mạch lúc tim dãn ra. Số tối thiểu này còn cho ta biết rõ về sức kháng của các động mạch nhỏ trong cơ thể.
Theo tổ chức Y Tế thế giới (OMS - WHO), một người được coi là huyết áp cao khi HA tối đa lớn hơn 140mmHg và HA tối thiểu lớn hơn 90mmhg. HA trung bình là 120/80 mmHg (theo OMS) và 110/70 (theo Viện Thống Kê Sinh Học Việt Nam ).
Tuy nghiên cũng cần lưu ý là đối với người lớn tuổi HA bình thường hơi tăng 1 ít do sức đàn hồi của mạch máu bị giảm. Một người bình thường trên 50 tuổi HA 160/90mmHg được coi là bình thường.
Ngoài ra, còn có loại HA cao sinh lý:
+ Buổi sáng HA hơi hạ, khi ăn no, có xúc cảm, sau buổi lao động, sau khi suy nghĩ căng thẳng...HA có hơi tăng một ít.
+ Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt, HA cũng hơi tăng.
B- Bệnh Danh
- YHHĐ trước đây gọi chung là HA cao, gần đây, dựa trên sinh lý học, các nhà nghiên cứu đè xuất nên gọi là HA tăng hoặc tăng HA.
- YHCT trước đây không có tên gọi là HA cao nhưng hiện nay giới YHCT cũng đã quen dần với tên gọi: HA cao, HA tăng.
C- Phân Loại
1- Theo YHHĐ.
Có nhiều cách phân loại khác nhau:
a- Dựa vào 2 trị số Tối Thiểu và Tối Đa, người ta chia ra làm 2 loại sau:
+ HA Cao Thể TÂM THU: khi chỉ có HA tối đa tăng cao, HA tối thiểu vẫn ở trong giới hạn bình thường. Thí dụ: 170/80mmHg, 195/80mmHg...
+ HA Cao Thể TÂM TRƯƠNG: khi cả 2 trị số HA tối đa và tối thiểu tăng cao hơn bình thường. Thí dụ: 180/95mmHg, 195/100mmHg...
Dựa vào sự tăng của HA tối thiểu, các nhà nghiên cứu có thể xếp loại mức độ nặng nhẹ trong bệnh HA tăng như sau:
* HA cao nhẹ (giai đoạn 1): HA tối thiểu 90 - 104mmHg
* HA cao trung bình (giai đoạn 2): HA tối thiểu 105 - 114mmHg
* HA cao nặng,trầm trọng (giai đoạn 3): HA tối thiểu 115mmHg.
Viện Dinh Dưỡng Việt Nam dựa trên cơ sở mức phân loại của Uỷ Ban Liên Kết Quốc Gia Về Tăng Huyết Áp Của Hoa Kỳ (1993) phân độ nặng của huyết áp cao thành 4 giai đoạn:
Bảng Phân Loại Độ Nặng Tăng Huyết Áp
Giai đoạnHuyết Áp Tâm Thu (mmHg)Huyết Áp Tâm Trương (mmHg)
1
2
3
4140 ~ 159
160 ~ 179
180 ~209
± 21090 ~99
100 ~ 109
110 ~ 119
± 120
b- Một số tác giả dựa vào tính chất nặng nhẹ, lành tính, ác tính mà chia ra như sau:
+ HA cao thường xuyên, có thể là lành tính và ác tính.
+ HA cao theo cơn: dựa trên cơ sở bình thường hoặc gần bình thường, có những cơn cao vọt.
+ HA dao động: trị số HA có lúc tăng lúc không.
c- Dựa vào nguyên nhân gây bệnh 1 số tác giả lại chia ra:
+ HA cao thứ phát: thường gặp ở người trẻ và trẻ em.
+ HA cao nguyên phát: thường gặp nơi người cao tuổi.
2- Theo YHCT.
YHCT chưa thống nhất về cách phân loại bệnh HA cao.
+ Nguyễn Như Lệ (VNam) trong ‘Tạp Chí Đông Y ‘ số 11\1967 phân loại HA cao theo Tạng: HA cao thể Can, Tâm, Thận, Tỳ...
+ Thịnh Quốc Vinh (T.Quốc) phân loại theo Aâm Dương và Tạng.
+ Vương Kiến Dân (T.Quốc) phân loại theo Hàn - Nhiệt, Hư - Thực và Khí - Huyết.
+ Sở Nghiên Cứu Nội Khoa Viện Nghiên Cứu Trung Y (T.Quốc) phân loại theo Âm Dương, Tạng, Hàn Nhiệt và tên bệnh.
+ Sở Nghiên Cứu HA Cao của Trung Y Học Viện Thượng Hải phân loại theo Aâm Dương.
Trong các cách phân loại trên mỗi cách đều có ưu khuyết điểm riêng, tuy nhiên để cho phù hợp với quan điểm của YHCT, các nhà nghiên cứu đề nghị dùng cách phân loại theo Âm Dương của Viện Trung Y Thượng Hải.
Theo cách phân loại này, ta có 5 loại sau:
* Dương Thịnh: Can dương thượng cang, Can nhiệt thượng xung.
* Dương Hư: Thận dương hư, Dương khí trong ngực hư.
* Âm Hư Dương Thịnh: Âm hư Can vượng, Thận suy Can vượng.
* Âm Hư : Can Thận lưỡng hư, Tâm huyết hư.
* Âm Dương đều hư.
So sánh với YHHĐ, Sở Nghiên Cứu Nội Khoa của Viện Nghiên Cứu Trung Y nhận xét như sau:
+ Thể Dương Thịnh: tương đương thời kỳ 1 giai đoạn 1 và thời kỳ 2 (giai đoạn HA cao chưa có xơ cứng động mạch).
+ Thể Âm Hư Dương Hư: Tương đương với thời kỳ I (giai đoạn có xơ cứng động mạch và triệu chứng về tim, thận, não...)
+ Thể Âm Dương Đều Hư: tương đương với giai đoạn II thời kỳ III là lúc đã mất sức lao động.
+ Thể Âm Hư Dương Thịnh: là thời kỳ chuyển tiếp giữa giai đoạn II và III.
D- Nguyên Nhân
a- Theo YHHĐ.
Theo TCYTế thế giới thì 1 số ít trường hợp HA cao đã có nguyên nhân được biết rõ nhưng phần lớn (trên 90% số trường hợp) cho đến nay người ta vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân. Đối với những trường hợp này y học gọi là HA vô căn ( HA không rõ nguyên nhân).
Theo TCYTế thế giới, một số nguyên nhân gây ra HA cao là:
1+ Yếu Tố Thần Kinh, Tâm Lý Xã Hội.
. Trong thời kỳ chiến tranh, HA cao nhiều hơn.
. Trạng thái căng thẳng thần kinh, không thoải mái, môi trường xã hội không thuận lợi: ở thành phố ồn ào, nhiều kích động hơn nông thôn...HA cũng cao hơn.
2+ Do Tăng Các Chất Nội Tiết.
Khi bị sợ hãi nhiều,cơ thể tiết ra chất Adrenalin và Noradrenalin làm mạch máu co lại gây ra HA cao.
3+ Yếu Tố Dinh Dưỡng
. Chế độ ăn uống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến HA: ăn thừa năng lượng (calori) dẫn đến thừa cân nặng ở cơ thể, thừa mỡ cũng gây nên bệnh HA cao và bệnh nhiễm mỡ xơ mạch. Giữa 2 bệnh này có sự thúc đẩy qua lại: sự phát triển của bệnh này làm bệnh kia tiến triển hơn.
- Ăn thừa muối (Nacl) có ảnh hưởng đến việc tăng HA.
4+ Yếu Tố Di Truyền.
Có gia đình cả nhà hoặc cả họ đều bị HA cao.
Ngoài ra, tổ chức y tế thế giới cũng lưu ý đến 3 nhóm nguyên nhân chính thường gặp:
1+ HA cao do dùng thuốc.
. Thuốc ngừa thai loại Hormon tổng hợp.
. Cam thảo và Carbenoxolone.
. ACTH và Corticoide.
2+ HA cao trong thai nghén.
Với 3 dấu hiệu kinh điển: HA cao + Protein Niệu + Phù.
3+ HA cao do 1 số bệnh thực thể.
. Hẹp động mạch chủ (tật bẩm sinh).
. Các bệnh của Thận (cầu thận, bể thận viêm...)
. Các bệnh của vỏ thượng thận: hội chứng Cushing, U thượng thận gây ra tăng Aldosteron...
. Các bệnh của thượng thận: u pheochromocytome...
Một số tác giả hiện nay phân loại nguyên nhân gây HA cao thành 2 nhóm chính, dựa theo trị số của HA tâm thu và HA tâm trương.
HA CAO TÂM THU HA CAO TÂM TRƯƠNG
Tăng năng tuyến giáp Tăng áp lực nội sọ và 1 số bệnh của hệ
TK trung ương
Động mạch chủ xơ cứng Hẹp động mạch chủ
Bệnh tăng hoạt động của thượng thận
Thông rò tĩnh mạch Bệnh của thận và động mạch thận
Sốt HA cao không rõ nguyên nhân.
b- Theo YHCT.
Theo Sở Nghiên Cứu Nội Khoa Viện Nghiên Cứu Trung Y Thượng Hải:
- Nguyên nhân chủ yếu của HA cao là Thất Tình (7 loại tình chí của YHCT: vui, buồn, giận...).
- Từ nguyên nhân thất tình dẫn đến 1 số yếu tố gây bệnh khác mà YHCT thường hay đề cập đến là Phong, Hỏa, Đờm, Hư.
Cụ thể là:
+ Lo buồn suy nghĩ, tinh thần căng thẳng đều có thể làm cho khí bị mất. Khí mất lâu sẽ hóa hỏa. Giận dữ (nộ) làm hại Can (Nội Kinh:”Nộ thương Can”), Can hỏa vượng lên gây ra nội phong.
+ Lo buồn,suy nghĩ làm hại Tỳ (Nội Kinh: “ Tư thương Tỳ”), Tỳ hư khí suy không chế ngự được Thận sẽ sinh ra đờm thấp. Đờm thấp có thể sinh ra nhiệt và nhiệt có thể sinh ra nội phong.
+ Tỳ hư ảnh hưởng đến việc dinh dưỡng kém sút, làm cho tinh hậu thiên của các tạng suy kém gây ra Hư, nhất là đối với Thận âm.
+ Thận âm hư làm cho Can huyết hư không nuôi dưỡng được Can, nhẹ thì gây ra chứng Âm hư Can vượng, nặng thì sinh ra Can mộc nội phong.
Các yếu tố này tuy bao gồm Phong, Hỏa, Đờm, Hư nhưng chủ yếu là do Nội Phong và Hỏa vượng.
So sánh với các yếu tố gây bệnh của YHHĐ và YHCT có thể nhận thấy:
+ Về nhận thức: YHHĐ và YHCT đều cho rằng hoạt động tinh thần là nguyên nhân gây bệnh.
+ Về các yếu tố gây bệnh:
* Phong Hỏa, cụ thể là Can Hỏa, Can phong rất gần với hội chứng Stress, tinh thần căng thẳng...
* Đờm tương ứng với chứng Cholesterol máu cao.
* Hư ở đây có thể hiểu là hiện tượng thoái hóa của cơ thể, động mạch xơ cứng...
E- Cơ Chế Sinh Bệnh
a- Theo YHHĐ.
Theo các tác giả Liên Xô, có 3 cơ quan góp phần vào cơ chế sinh ra HA cao:
1- Rối Loạn Thần Kinh Thể Dịch: được nêu ra từ năm 1942, theo đó, trong vỏ bán cầu đại não thường xuyên có kích thích, ở đó phát xung động xuống trung tâm điều hòa vận mạch làm mạch máu co lại và khi mạch máu bị co thắt sẽ làm HA tăng lên. Khi HA tăng lên lại gây rối loạn huyết, gây ra thiếu máu ở một số cơ quan, nhất là não, rồi lại trở lại vòng lẩn quẩn giữa não và mạch máu.
2- Tuyến Yên: chủ yếu là tiền yên nơi sản xuất ra ACTH, tiền yên kích thích thượng thận sản xuất ra Corticoid, muối và nước bị ứ lại, mạch máu bị co lại làm cho HA tăng lên.
3- Thận: chủ yếu là nhu mô Thận có men Prostaglandine có tác dụng kềm hãm Rénin do ống lượn điều tiết ra. Nếu bị thiếu máu thì men Prostaglandin bị ức chế không làm được nhiệm vụ kềm hãm Rénin, Rénin tăng trong máu làm cho HA tăng lên.
b- Theo YHCT.
Theo YHCT, cơ chế sinh bệnh HA cao chủ yếu dựa vào thuyết ‘Thượng Thực Hạ Hư’.
- Thượng Thực nghĩa là Can hỏa bốc lên trên, Can dương cũng bùng lên hợp với phong đờm làm rối loạn ở phần trên (thượng). Can dương bốc lên làm cho khí huyết bị kéo lên theo gây ra đầu váng, mắt hoa, đầu nặng, chân nhẹ, đầu đau, mắt đỏ, mặt đỏ, ngực bứt rứt...
- Hạ Hư nghĩa là Thận Thủy không đủ, không nuôi được Can Mộc. Can âm kém không chế ngự được Can dương làm cho Can dương bốc lên. Mộc sinh hỏa, Can dương vượng tức là hỏa vượng, hỏa vượng quá sinh phong gây ra rối loạn ở phần trên (thượng ).
- Âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa cũng bốc lên hợp với nội phong gây ra các chứng chân nhẹ đầu nặng, lưng đau mỏi, đầu đau, tim đập nhanh, ngực bứt rứt...
- Bệnh chủ yếu ở tạng Can nhất là Can hỏa, Can dương nhưng tạng Thận và Tâm cũng giữ vai trò quan trọng, vì vậy, trong các triệu chứng của bệnh HA cao có triệu chứng của:
+ Can: đầu đau, mắt hoa...
+ Tâm: tim đập nhanh, bồn chồn không yên...
+ Thận: lưng đau, tai ù...
So sánh với cơ chế sinh bệnh của YHHĐ, có thể thấy rõ là YHHĐ và YHCT đều có 1 quan điểm thống nhất là quan hệ giưã trên và dưới:
* Quan hệ trên dưới của YHHĐ là quan hệ giưã vỏ não và nội tạng. Công năng của vỏ não bị rối loạn gây ra trương lực mạch máu tăng, động mạch xơ cứng, thận bị thiếu máu (nội tạng - bên dưới). Nội tạng bên dưới lại tác động ngược lại làm cho công năng của vỏ não bị rối loạn... và cứ trong vòng lẩn quẩn đó bệnh tiếp tục phát triển làm tổn thương đến các cơ quan: tim, thận, não...
* Quan hệ trên dưới của YHCT dựa vào Thượng Thực Hạ Hư. Thượng Thực ở đây là Can dương, Can hỏa bốc lên trên. Hạ hư ở đây là Thận thủy ở dưới bị suy kém. Can hỏa càng thịnh càng làm hao tổn Thận thủy ở dưới. Thận thủy càng suy kém càng không nuôi dưỡng được Can mộc làm cho Can mộc vượng lên và cứ như vậy bệnh tiếp tục phát triển làm tổn thương đến các tạng Can, Thận, Tâm.
Giữa 2 quan điểm trên có thể nhận thấy:
YHCT YHHĐ
. Can dương hỏa bốc lên. Vỏ não bị rối loạn
. Hỏa vượng bốc lên trên. Rối loạn do căng thẳng gây nên
. Thận thủy suy. Trương lực mạch máu tăng cao, động mạch nhỏ bị xơ
cứng, thận thiếu máu.
(Vì Thận thủy thuộc âm, âm là vật thể (hữu hình) tương đương với mạch máu, thận... Còn suy kém ở đây tương đương với việc trương lực cao, xơ cứng của động mạch và thiếu máu của Thận².
F- Triệu Chứng Lâm Sàng
a- Theo YHHĐ
Tổ chức YTT.Giới phân bệnh HA cao làm 3 giai đoạn:
+ Giai Đoạn I: người bệnh ở trạng thái dễ bị kích thích, thường hay kêu đầu đau, đau về buổi sáng và sau khi làm việc căng thẳng, đau từng cơn, cơn ngắn vài giờ hoặc cả ngày, có thể có cơn đau vùng tim (30%), có triệu chứng này chứng tỏ có dấu hiệu co thắt của động mạch vành. Người bệnh mệt mỏi, hồi hộp mặt đỏ hoặc tái do co thắt mạch máu (HA tăng lên có người mặt đỏ có người mặt tái không nhất định). Sờ mạch tay quay thấy đập căng, mỏm tim đập mạnh, có tiếng thổi Tâm thu cơ năng, HA dao động, trường hợp này nên làm các nghiệm pháp xem HA có cao không:
1- Nghiệm pháp ngừng thở: gây hiện tượng thiếu oxy, gây co mạch, HA sẽ cao (ngưng chừng một phút sẽ đo).
2- Ngâm chân vào nước lạnh 40C chừng 2 - 3 phút, gặp lạnh mạch máu sẽ co lại, HA sẽ tăng lên (nếu đúng thì HA sẽ cao lên).
* Giai Đoạn 2: HA cao thường xuyên có cơn cao kịch phát, đầu đau dữ dội, thở khó, phù phổi cấp do thất trái suy cấp. HA tối đa có khi lên đến 220/100mmHg, có thể bị xuất huyết não, hôn mê.
. Dấu hiệu rối loạn tuần hoàn não: chóng mặt, tai ù, muốn ói, đầu nhức dữ dội, có khi phát âm không rõ, có khi có hơi thoáng liệt, có khi ngất lịm...
. Đối với võng mạc: thị lự c giảm, có dấu hiệu ruồi bay hoặc sương mù, soi đáy mắt thấy mao mạch ngoằn ngoèo, phù nề hoặc xuất huyết.
. Đối với tim: có tiếng thổi tâm thu, nghe được tiếng thứ 2 do động mạch xơ cứng. Có cơn đau thắt ngực, loạn dưỡng cơ tim, nhồi máu cơ tim.
. Đối với thận: bị thiếu máu nhẹ ở thận gây rối loạn chức năng thận,nước tiểu có hồng cầu hình trụ.
+Giai Đoạn 3: Triệu chứng lâm sàng giống giai đoạn II nhưng nặng hơn. HA cao cố định, nếu tụt xuống là nguy vì đã suy tuần hoàn nặng rồi.
Người bệnh thấy đầu đau, mất ngủ, trí nhớ giảm, mất khả năng lao động.
Cơn đau thắt tim tăng lên nhiều, suy tim độ 3,4, đe dọa nhồ máu cơ tim, xuất hiện phù nề, gan to, cổ trướng, tổn thương tuần hoàn não, muốn ói, co giật, bán hôn mê, xuất huyết não, không có đe dọa phù phổi cấp vì tuần hoàn đã giảm nhiều rồi.
. Mắt: tổn thương mắt nặng, có thể bị mù.
. Thận: tổn thương + thận viêm rõ, u rê huyết cao. Ở giai đoạn này (III) xuất huyết não và lượng đàm trong máu cao, người bệnh thường chết do nhồi máu cơ tim.
b- Triệu Chứng Lâm Sàng Của HA Cao Theo YHCT
Sách ‘Nội Khoa Học’ của Trung Y Thượng Hải và Thành Đô đều nêu ra 4 thể loại HA cao như sau:
1- Huyết Áp Cao Thể CAN DƯƠNG THƯỢNG CAN
a - Chứng: Chóng mặt, đầu đau mỗi khi căng thẳng, khi tức giận thì đau tăng, ngủ ít, hay mơ, dễ tức giận, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền.
b- Biện Chứng:
+ Chóng mặt, tai ù, đầu đau do Can dương bốc lên.
+ Mặt đỏ, dễ tức giận, ngủ ít, hay mơ, miệng đắng, lưỡi đỏ là biểu hiện của dương vượng.
+ Mạch Huyền là biểu tượng của Can.
c- Nguyên Nhân: Giận dữ làm hại Can, Can uất hóa hỏa, Can âm bị tổn thương, hao tổn, làm cho Can dương bùng lên gây ra bệnh.
d- ĐiềuTrị:
. Bình Can, tiềm dương, thanh hỏa, tức phong (T. Hải).
. Bình Can, tiềm dương, tư dưỡng Can Thận. (T. Đô).
+ Sách ‘Nội Khoa Học’ T. Hải và T. Đô cùng dùng bài: Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bệnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Thiên ma 8g, Tang ký sinh 16g, Ngưu tất 12g, Chi tử 8g, Dạ giao đằng 16g, Đỗ trọng 16g, Câu đằng 12g, Ích mẫu 16g, Hoàng cầm 12g, Phục linh 12g, Thạch quyết minh 20g. Sắc uống.
(Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh để bình Can, tiềm dương ; Hoàng cầm, Chi tử để thanh Can hỏa; Tang ký sinh để bổ Can, Thận; Dạ giao đằng, Phục linh để dưỡng tâm an thần).
+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ giới thiệu 3 bài thuốc sau:
Giáng Áp Hợp Teà (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Huyền sâm 16g, Hạ khô thảo 16g, Táo nhân (sao) 10g, Địa long 10g, Dạ giao đằng 16g, Câu đằng (cho vào sau) 16g. Sắc uống.
Trấn Can Tức Phong Thang Gia Giảm (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Bạch thược 40g, Nhân trần 24g, Mẫu lệ (sống) 40g, Huyền sâm 24g, Ngưu tất 40, Hoa hòe ( sống) 40g, Thiên môn 24g, Sinh địa 40g, Đại giả thạch 40g, Đan sâm 40g, Sung úy tử 24g, Dạ giao đằng 40g, Sắc uống.
Ích Âm Tiềm Dương Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Huyền sâm 12g, Cúc hoa 10g, Đại giả thạch 16g, Mạch môn 10g, Câu đằng 10g, Mẫu lệ (sống) 16g, Ngưu tất 10g, Phục linh 10g, Long cốt (sống) 16g, Thuyền thoái 6g, Viễn chí 6g. Sắc uống.
Tam Long Thang (Viện Nghiên Cứu Trung Y Trung Quốc): Long cốt (nấu trước) 30g, Long đởm thảo 10g, Tang chi 16g, Mẫu lệ (nấu trước) 16g, Linh từ thạch 30g, Tang diệp 10g, Địa long (khô) 16g. Sắc uống.
Thanh Huyễn Giáng Áp Thang (Y Viện Thiên Tân): Trúc nhự 10g, Long đởm thảo 10g, Xương bồ 10g, Phục linh 16g, Tang ký sinh 10g, Long cốt 12g, Thiên ma 10g, Hạ khô thảo 10g, Mẫu lệ 16g, Hoàng cầm 10g, Xuyên khung 6g, Chi tử 10g. Sắc uống.
Hạ Ký Cầm Thược Thang (Trung Y Viện Thường Xuân): Hạ khô thảo 30g, Hoàng cầm 16g, Mẫu lệ 50g, Tang ký sinh 20g, Bạch thược 24g, Câu đằng 16g, Ngưu tất 36g. Sắc uống.
Thanh Giáng Thang (Y Viện Giang Tô): Tang bạch bì 30g, Địa cốt bì 30g. Sắc uống.
Linh Dương Giác Thang (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Linh dương giác 4g, Quy bản 32g, Đơn bì 6g, Hạ khô thảo 6g, Sinh địa 24g, Sài hồ 4g, Thạch quyết minh 32g, Bạch thược 8g, Bạc hà 4g, Thuyền thoái 4g, Cúc hoa 8g, Táo 10 trái. Sắc uống.
Linh Giác Câu Đằng Thang (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Linh giác phiến 4g, Sinh địa 20g, Cúc hoa 12g, Tang diệp 8g, Câu đằng 12g, Bạch thược 12g, Bối mẫu 8g, Phục thần 12g, Trúc nhự 20g, Cam thảo 2,8g. Sắc uống.
Trấn Tĩnh Khí Phù Pháp (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Thanh long xỉ 6g, Đại giả thạch 6g, Bá tử nhân 12g, Mẫu lệ (sống) 24g, Ích trí nhân 12g, Phục thần 12g, Tuyền phúc hoa 12g. Sắc uống.
Tiềm Dương Tư Giáng Pháp (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Quy bản (nướng ) 18g, Nữ trinh tử 16g, Thục địa12g, Linh từ thạch 4g, Thuyền thoái 4g, Sinh địa 12g, Hắc đậu y 12g, Cúc hoa 12g, A giao 8g. Sắc uống.
Trị Can Phong Thượng Thoán Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Sinh địa 24g, Câu đằng 12g, Bạch tật lê 12g, Bạch thược 12g, Cúc hoa 12g, Thiên ma 12g, Đơn bì 4g, Quất hồng 4g. Sắc uống.
Trị Nội Phong Thần Bất Mỵ An Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Đan sâm 12g, Táo nhân 16g, Sinh địa 20g, Huyền sâm12g, Viễn chí 6g, Thiên môn 8g, Phục thần 16g, Xương bồ 32g, Mạch môn 8g, Cát cánh 4g, Chu sa 1,6g. Sắc uống.
Tiêu Dao Hạ Áp Thang (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học): Đơn bì, Chi tử, Hoàng cầm, Cúc hoa, Sài hồ, Bạch linh, Câu đằng, Hạ khô thảo, Đương quy, Bạc hà. Sắc uống.
2- Huyết Áp Cao Thể ĐỜM TRỌC TRUNG TRỞ
a- Chứng: Đầu choáng váng và nặng nề, hông bụng buồn đầy, muốn ói, ăn ít, ngủ li bì, lưỡi trắng, mạch Nhu Hoạt (T.Hải), Huyền Hoạt(T.Đô)
b- Biện Chứng:
. Đầu choáng, nặng nề: do đờm
trọc ngăn trở thanh khí không đưa được lên đầu.
. Bụng đầy, muốn ói, ăn ít, ngủ li bì: do đờm trọc ngăn trở trung tiêu gây ra.
. Mạch Nhu biểu hiện của Thấp, mạch Hoạt biểu hiện của Đờm.
c- Nguyên Nhân : Do ăn nhiều các thức béo, bổ làm cho Tỳ Vị bị tổn thương khiến cho thanh dương không hóa thành tân dịch mà biến thành đờm thấp, khiến cho thanh dương không thăng lên được và trọc âm không giáng xuống được gây ra bệnh.
d- Điều Trị: + Táo thấp, tiêu đờm (T.Hải).
+ Táo thấp, bổ Tỳ, hóa đờm, khứ phong (T.Đô).
- Sách ‘ Nội Khoa Học’ T.Hải và T.Đô đều dùng bài: Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang (Y Học Tâm Ngộ): Bán hạ (chế) 6g, Câu đằng 16g, Cam thảo 6g, Ý dĩ 16g, Tang ký sinh 16g, Thiên ma 16g, Trần bì 6g, Bạch truật 12g, Ngưu tất 16g, Phục linh 12g. Sắc uống.
(Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Cam thảo để hóa thấp, trừ đờm; Bạch truật kiện Tỳ; Thiên ma trị chóng mặt (huyễn vậng), Ngưu tất hạ áp; Tang ký sinh làm nhẹ đầu, hết chóng mặt).
Một Số Bài Thuốc Tham Khảo
Tức Phong Giáng Áp Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Toàn phúc hoa 16g, Ngưu giác tai 20g, Ngô công 3 con, Trân châu mẫu 24g, Thiên ma 16g, Toàn yết 6g, Thạch quyết minh 40g, Câu đằng 16g, Ngưu tất 16g, Đại giả thạch 30g, Qua lâu 16g, Đởm tinh 10g. Sắc uống.
Bát Vị Giáng Áp Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Câu đằng (song) 16g, Mã đâu linh 30g, Ngưu tất 16g, Thích tật lê 16g, Hạ khô thảo 30g, Đan sâm 30g, Đại giả thạch 30g, Đơn bì (phấn) 16g. Sắc uống.
Hoàng Tinh Tứ Thảo Thang (Y Viện Bắc Kinh): Hoàng tinh 20g, Ích mẫu thảo16g, Hy thiêm thảo 16g, Hạ khô thảo 16g, Xa tiền thảo 16g. Sắc uống.
* Phương Thuốc Đơn Giản
+ Theo Nội Khoa Học Thành Đô:
- Trạch tả 30g, Bạch truật 12g. Sắc uống.
- Trần bì 6g, Bán hạ 10g. Sắc uống.
- Phục linh 10g, Sinh khương 10g. Sắc uống.
3- Huyết Áp Cao Thể THẬN TINH BẤT TÚC
a- Chứng: Chóng mặt, mệt mỏi, hay quên, lưng gối đau yếu, tai ù, mất ngủ, di tinh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm,Tế. (Dương hư).
. Nếu thiên về âm hư: lòng bàn tay, chân và ngực nóng + bứt rứt (ngũ tâm phiền nhiệt), lưỡi đỏ, mạch Huyền, Tế (T.Hải) hoặc Huyền Tế Sác (T.Đô).
b- Biện Chứng:
+ Thận tàng tinh, sinh tủy, Thận hư yếu gây ra di tinh, Thận hư tủy không thông được lên não gây ra chóng mặt, hay quên.
+ Lưng đau: dấu hiệu Thận hư (Nội Kinh: Lưng là phủ của Thận).
+ Thận chủ xương, Thận hư làm cho xương đau.
+ Thận khai khiếu ra tai, Thận hư sinh ra tai ù.
+ Chân tay lạnh: dấu hiệu thiên về dương hư.(dương hư sinh ngoại hàn).
+ Mạch Trầm,Tế: Thận dương hư.
+ Lòng bàn tay, chân và ngực nóng, lưỡi đỏ, mạch Tế, Sác là dấu hiệu thiên về âm hư (âm hư sinh nội nhiệt).
c- Nguyên Nhân: Do tiên thiên suy yếu hoặc lao lực khó nhọc làm cho Thận tinh khô, Thận suy không sinh được tủy, tủy không thông được lên não gây ra bệnh.
d- Điều Trị:
+ Thiên về dương hư: bổ Thận, trợ dương, dùng bài Hữu Quy Hoàn.
+ Thiên về âm hư: bổ Thận, ích âm, dùng bài Tả Quy Hoàn.
Hữu Quy Hoàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Thục địa 320g, Phụ tử (chế) 80g, Nhục quế 80g, Sơn thù 120g, Câu kỷ tử 160g, Sơn dược 160g, Lộc giác giao 160g, Thỏ ty tử 180g, Đỗ trọng 160g, Đương quy 120g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 8 - 12g, với nước muối nhạt.
(Thục địa tư âm, bổ thận, thêm tinh, ích tủy, sinh huyết ; Sơn thù bổ Can Thận, thu sáp tinh khí ; Sơn dược kiện Tỳ ; Câu kỷ tư,û Thỏ ty tử, Đỗ trọng để ôn dương cho Can Thận; Đương quy, Lộc giác giao bổ sung tinh huyết ; Nhục quế, Phụ tử để bổ Thận dương (theo ý: ‘Khéo bổ dương tất phải trọng cầu âm’).
Tả Quy Hoàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Thục địa 320g, Quy bản (cao) 160g, Sơn dược 160g, Sơn thù 160g, Lộc giác giao 160g, Ngưu tất 120g, Câu kỷ tử 160g, Thỏ ty tử 160g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 8 - 12g, với nước muối loãng.
(Thục địa tư âm, bổ Thận, thêm tinh, sinh huyết ; Sơn thù bổ Can, Thận, thu sáp tinh khí; Sơn dược kiện Tỳ ; Câu kỷ tử, Thỏ ty tử bổ ích Can, Thận ; Quy bản, Lộc giác giao bổ tinh huyết, Ngưu tất cường tráng gân cốt, dẫn hỏa xuống).
Một Số Bài Thuốc Tham Khảo
Thất Tử Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Quyết minh tử 24g, Kim anh tử 16g, Câu kỷ tử 12g, Tang thầm tử 12g, Nữ trinh tử 16g, Sa uyển tử 12g, Thỏ ty tử 12g. Sắc uống.
Liên Thầm Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Nữ trinh tử 12g, Hạn liên thảo 24g, Địa long 10g, Quy bản 24g, Mẫu lệ (sống) 24g, Hoài sơn 16g, Liên tu 12g, Tang thầm tử 12g, Câu đằng 10g, Ngưu tất 16g. Sắc uống.
Dưỡng Huyết Giáng Áp Thang (Y Viện Tứ Xuyên): Mẫu lệ (sống) 30g, Bạch thược 24g, Hoàng cầm 12g, Trân châu mẫu 30g, Địa phu tử 20g, Phòng kỷ12g, Tang thầm tử 30g, Tật lê 16g, Cúc hoa 12g. Sắc uống.
Cầm Trọng Giáng Áp Thang (Học Viện Trung Y TQ): Hoàng cầm 16g, Thạch quyết minh 10g, Phục thần 10g, Bá tử nhân 10g, Cam cúc hoa 10g, Sinh địa 16g, Câu đằng 10g, Phục linh 10g, Ngưu tất 12g, Sơn thù 10g, Đơn bì 8g, Đỗ trọng 16g, Sắc uống.
Dưỡng Âm Hòa Dương Pháp (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Bá tử nhân 8g, Phục thần 12g, Thiên môn 12g, Hắc chi ma 16g, Lỗ đậu y 12g, Sa sâm 12g, Hà thủ ô 20g. Sắc uống.
Tư Thủy Bình Mộc Pháp (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Bạch tật lê 12g, Thiên môn 8g, Sinh địa 16g, Bá tử nhân 8g, Hà thủ ô 16g, Ngưu tất 12g, Nữ trinh tử 8g, Cúc hoa 12g, Hồ ma nhân 16g, Tang diệp 8g. Sắc uống.
* Các Phương Thuốc Đơn Giản.
. Hắc chi ma 120g, Tang thầm tử 120g, Hồ đào nhục 120g. Nấu cho thật nhừ, thêm Mật ong vào, quậy đều, chia làm 2 lần uống (Nội Khoa Học Thành Đô).
3B- Huyết Aùp Cao Thể CAN THẬN ÂM HƯ (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học)
Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, tai ù, đau nóng trong đầu, mặt đỏ, ngực tức, bứt rứt hoặc chân tay tê dại, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng đau, lưỡi thon đỏ, rêu mỏng, mạch Huyền, Tế, Sác.
Thường gặp trong trường hợp thể chất vốn có sẵn âm hư hoặc bị huyết áp cao thời gian dâì, dương thịnh làm tổn thương chân âm.
Biện chứng:
+ Thận tàng tinh, sinh tủy, Thận hư tủy không thông được lên não gây ra chóng mặt, hay quên.
+ Lưng đau: dấu hiệu Thận hư (Nội Kinh: Lưng là phủ của Thận).
+ Thận khai khiếu ra tai, Thận hư sinh ra tai ù.
+ Lòng bàn tay, chân và ngực nóng, lưỡi đỏ, mạch Tế, Sác là dấu hiệu thiên về âm hư (âm hư sinh nội nhiệt).
Điều trị: Tư âm, tiềm dương. Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Thang gia vị (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học): Câu kỷ tử, Dã cúc hoa, Hoài sơn, Bạch linh, Đơn bì, Trạch tả, Địa cốt bì, Bạch mao căn đều 12g, Sinh địa, Hạ khô thảo đều 16g, Sơn thù, Câu đằng đều 10g, Thạch quyết minh 20g. Sắc uống).
4- Huyết Áp Cao Thể KHÍ HUYẾT ĐỀU HƯ (T.Hải)
TÂM TỲ LƯỠNG HƯ (T.Đô).
a- Chứng: Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhạt, hồ hộp, mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, lưỡi nhạt, mạch Tế, Nhược.
b- Biện Chứng:
+ Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhạt, lưỡi nhạt là do khí huyết hư.
+ Hồi hộp, mất ngủ do Tâm huyết suy.
+ Mệt mỏi, biếng ăn do Tỳ khí suy.
+ Mạch Tế, Nhược biểu hiện khí huyết suy.
c- Nguyên Nhân: Do bệnh lâu ngày không khỏi, khí huyết bị tổn hao hoặc sau khi mất máu, bệnh chưa hồi phục hoặc do Tỳ Vị hư yếu, không vận hóa được thức ăn để sinh ra khí huyết dẫn đến khí huyết bị hư. Khí hư thì dương bị suy, huyết hư thì não bị bệnh không nuôi dưỡng được, gây ra bệnh.
d- Điều Trị: + Bổ Dưỡng Khí huyết, kiện vận Tỳ Vị.
+ Bổ ích Tâm Tỳ.
Cả 2 trường phái trên đều dùng bài Quy Tỳ Thang (Tế Sinh phương): Đảng sâm 12g, Hoàng kỳ 12g, Toan táo nhân 12g, Phục thần 12g, Quế chi 8g, Viễn chí 4g, Chích thảo 2g, Bạch truật 12g, Đương quy 8g, Mộc hương 2g, Sinh khương 4g, Táo 3 trái. Sắc uống.
Một Số Bài Thuốc Tham Khảo
Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang (Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/ 1967): Nhân sâm 8g, Hoàng kỳ16g, Đương quy 16g, Bạch truật 12g, Bạch thược 12g, Ngũ vị tử 4g, Táo nhân 12g, Viễn chí 4g, Mộc hương 4g, Thục địa 20g, Đan sâm 20g, Chích thảo 8g, Nhãn nhục 12g, Trần bì 8g, Chi tử 4g, Sài hồ 8g, Phục linh 12g, Táo12g. Sắc uống.
Khô Thảo Sinh Địa Thang (Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/ 1967): Hạ khô thảo 40g, Tang diệp 20g, Thiên ma 12g, Sinh địa 12g, Đỗ trọng 12g, Cúc hoa 12g, Ngưu tất 12g. Sắc uống.
Tiên Quyết Giáng Áp Thang (Y Học Viện Tô Châu): Tang chi (tẩy rượu hoặc tẩm rượu ) 60g, Đương quy 16g, Cương tằm (sao) 16g, Đan sâm 16g, Quế chi 8g, Câu đằng (song) 30g, Ngưu tất 16g. Sắc uống.
* Phương Thuốc Đơn Giản.
+ Nội Khoa Học Thành Đô:
. Hoàng kỳ 30g, Đương quy 16g. Sắc uống.
. Đảng sâm 16g, Hoàng kỳ 16g, Chích thảo 6g, Nhục quế 6g. Sắc uống.
* MỘT SỐ NGHIỆM PHƯƠNG TRỊ HUYẾT ÁP CAO
+ Cao Huyết Aùp Nghiệm Phương: Khổ sâm 16g, Sung úy tử 16g, Ngũ vị tử 10g, Sơn tra 16g, Quyết minh tử 20g, Ngưu tất 16g, Hòe hoa 20g, Thiên trúc hoàng 16g, Từ thạch 16g.Sắc uống (Y Viện Liêu Tử).
+ Huyết Bình Thang: Câu đằng 12g, Đỗ trọng 8g, Ngưu tất 6g, Đương quy 12g, Tang ký sinh 8g, Hoàng cầm 8g, Chỉ thực 8g. Sắc uống (Cổ Phát Trai - Y Viện Hình Đài ).
+ Khô Thảo Thang: Bạch thược 12g, Hạ khô thảo 20g, Đỗ trọng 20g, Hoàng cầm8g. Ba vị trên sắc trước khoảng nửa giờ, cho thêm Hoàng cầm vào sắc tiếp khoảng 10 phút. Ngày uống 2 lần (Thường Nhất Sơn, Sơn Hải Trung Quốc).
+ Định Phong Bình Can Thang: Thiên ma 6g, Sung úy tử 20g, Hy thiêm thảo 20g, Quyết minh tử 40g, Hoàng cầm 8g, Xuyên khung 4g. Sắc uống (Trung Y Thượng Hải).
- Thông U Hạ Áp Cao: Bố chính sâm, Hoàng tinh, Ngưu tất, Thạch xương bồ, Hà thủ ô, Nga truật, Thổ phục linh, Binh lang, Đào nhân, Kim ngân hoa, Hồng hoa, Cam thảo, Mạn kinh tử, Tang chi, Sinh địa, Liên kiều, Tỳ giải, Trạch tả, Xích thược. Nấu thành cao. Ngày uống 30 - 60ml (Trần Chưởng - Tạp Chí Đông Y (Việt Nam), 1967 : 11).
+ Dẫn Hỏa Quy Nguyên Thang (Phương Bá Trà): Địa hoàng 16g, Sơn dược, Trạch tả, Phục linh, Táo bì, Ngưu tất đều 10g, Đơn bì 19g, Quan quế 4g.Sắc uống
-TD: Ích Thận, giáng hỏa, trị huyết áp cao thể Thận hư (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Hạ Khô Thảo Thang Phức Phương: Hạ khô thảo, Cúc hoa đều 10g, Quyết minh tử, Câu đằng đều 16g. Sắc uống.
-Ghi Chú: Sau 1 tuần, chỉ dùng Quyết minh tử 30g, sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày (Lưu Kỳ Hiệu - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Ôn Dương Ích Khí Thang: Phụ tử 4g, Phục linh 16g, Hán phòng kỷ12g, Nhục quế 6g, Hoàng kỳ20g, Xích tiểu đậu 20g, Quế chi 6g, Ngưu tất 20g, Bạch truật 12g. Sắc uống.
- TD: Ôn dương, ích khí, kiện Tỳ, thấm thấp, hoạt huyết, thông lạc (Sài Bái Nguyên - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Tam Thảo Thang: Hạ khô thảo 12g, Long đởm thảo 6g, Ích mẫu thảo 10g, Bạch thược 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
- TD: Thanh nhiệt, bình Can, hạ áp (Lưu Độ Châu - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Thất Diệu Thang (Hà Thiệu Kỳ): Thạch quyết minh 30g, Kim ngân hoa 16g, Hạ khô thảo 12g, Thanh phòng phong 10g, Xích thược 10g, Tang chi 12g, Cam thảo 6g, Hoàng kỳ (sống) 30g, Đương quy 10g. Sắc uống.
- TD: Khu phong, thanh nhiệt, giáng áp. Trị huyết áp cao (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Thất Vị Điều Đại Thang: Bạch tật lê 16g, Hạnh nhân 16g, Huyền sâm16g, Xa tiền tử 16g, Binh lang 6g, Hổ phách 1g, Đan sâm 16g. Sắc uống.
-TD: Khu phong, sơ Can, tư âm, giáng hỏa, hoạt huyết, an thần, giáng khí, lợi thấp.
-Ghi Chú: Thường phải uống 5 - 10 thang mới có hiệu quả, nhiều nhất là 15 thang (Trương Trung - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Tiêu Dao Hạ Áp Thang: Đơn bì, Hoàng cầm, Hạ khô thảo, Chi tử 16g, Phục linh 16g, Bạch thược 30g, Sài hồ 16g, Câu đằng 16g, Đương quy12g, Bạc hà 10g. Sắc uống.
-TD: Thanh Can, giải uất, bình Can, hạ áp (Trương Trung - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Tiên Linh Tỳ Hạ Áp Thang: Dùng phần thân và lá Tiên linh tỳ (phần trên mặt đất) nấu thành cao, dùng đường bọc ngoài làm viên. Ngày uống 30g. Một liệu trình là một tháng (Sở Nghiên Cứu Trung Y Triết Giang).
+ Trạch Tả Hạ Áp Thang: Trạch tả 60g, Thảo quyết minh 12g, Ích mẫu thảo 20g, Câu đằng 16g, Tang ký sinh 12g, Hạ khô thảo 12g, Đơn bì 12g, Xa tiền tử 12g, Sắc uống (Chu Văn Ngọc – Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Viễn Cúc Nhị Tiên Tán Viễn chí (sống) 16g, Thiên ma 16g, Cúc hoa 6g, Thạch xương bồ 10g, Xuyên khung 16g, Sài hồ 10g, Thiên trúc hoàng 12g, Cương tằm10g. Tán bột, mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần, trước bữa ăn 30 phút.
TD: Bình Can, hóa đờm, an thần, định kinh (Vương Chí Ưu - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Hoàng tinh 2kg, Lá dâu già 3kg, Câu đằng 1,5kg, Cành dâu 2kg, Hạ khô thảo 1kg, Hoa hòe 1,5kg. Nấu thành cao, ngày uống 50ml (Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967).
+ Lạc tiên 12g, Thảo quyết minh 12g, Màn kinh 4g, Lá vông 12g, Dâu tằm (lá) 12g, Đỗ trọng 12g, Táo nhân 12g, Hòe hoa 12g, Cúc hoa12g. Sắc uống (Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967).
+ Sơn tra phấn 120g, Tiêu thạch phấn 24g, Minh thiên ma phấn 16g, Linh dương giác phấn 4g, Sinh minh phàn phấn 8g. Tán nhuyễn, trộn đều. Ngày uống 2 lần mỗi lần 4g ( Tân Tân Hữu Vị Đàm).
+ Đỗ trọng 12g, Hạ khô thảo 15g, Thổ ngưu tất 10g, Dã cúc hoa 9g. Sắc uống liên tục 10~15 ngày (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Hạ khô thảo 15g, Xa tiền tử 15g, Đại kế 10g, sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Tang diệp 10g, Hạ khô thảo 15g, Cúc hoa 9g. Sắc uống hàng ngày (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Hy thiêm thảo 30g, Địa cốt bì 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Lá trà 3g, Bạch cúc hoa 10g, Hoa mai khôi (hoa Hồng) 7 hoa. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
* Thuốc Ngoại Khoa Chữa HA Cao
- Thuốc Gối Đầu: (Cát Hòa Phổ, tỉnh Giang Tây): Cúc hoa, Đạm trúc diệp, Đông tang diệp, Thạch cao (sống), Bạch thược, Xuyên khung, Từ thạch, Mạn kinh tử, Mộc hương, Tằm sa. Cho tất cả vào 1 cái gối. Mỗi đêm gối ít nhất 6 giờ.
- Thuốc Đắp:
1- Tỳ ma nhân (nhân hạt Đu đủ tía) 60g, Ngô thù du 20g, Phụ tử 20g,. Tán bột. Lấy 200g Gừng sống giã nát, trộn với thuốc bột trên, thêm 10g Băng phiến, làm thành cao. Mỗi tối đắp vào lòng bàn chân (huyệt Dũng tuyền). Mỗi liệu trình là 7 ngày. Dùng liên tục 3-4 liệu trình (Lưu Thành Báo).
2- Ngô thù du, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 10 - 30g. Tối khi đi ngủ, lấy Dấm đun sôi, trộn thuốc bột trên cho sền sệt, đắp vào lòng bàn chân (huyệt Dũng tuyền), dùng vải (băng) quấn lại, để khoảng 12 giờ (Trung Dược Lâm Sàng).
3- Đào nhân, Hạnh nhân đều 12g, Chi tử 3g, Hồ tiêu 7 hột, Gạo tẻ 14 hột. Giã nát, trộn với 1 tròng trắng trứng gà cho sền sệt đắp vào huyệt Dũng tuyền dưới lòng bàn chân. Mỗi ngày một lần. Mỗi ngày đắp một bên chân, thay đổi đắp cả hai chân. 6 ngày là một liệu trình (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
* THUỐC NAM CHỮA HUYẾT ÁP CAO
+ Cá diếc tươi, rửa sạch, không mổ, không đánh vẩy, cho vào nước có pha ít muối chừng 20 phút cho cá quẫy và nhả dãi nhớt ra. Đem nấu sôi cho chín, gỡ lấy thịt nạc, bỏ ruột đi. Cho lá dâu vào nấu thành canh, ăn cả nước lẫn cái (Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967).
+ Dùng con Trai sống (tiên Bạng), đem nướng cho chảy nước ra, hứng lấy nước đó. Pha chung với sữa Đậu nành, uống.
TD: Bình Can tiềm dương, hạ áp rõ, các chứng đầu đau, mắt mờ giảm nhanh (Tiên Dược Liệu Trị).
+ Địa long (sống) 6 con, Thiên ma 6g, Câu đằng, Cúc hoa, Sinh địa đều 12g, Thạch quyết minh (rang) 20g, sắc uống. 15 ngày là một liệu trình.
Đã trị 34 ca, sau khi uống 2 liệu trình thuốc, kết quả: huyết áp hạ xuống 28, không kết quả 6 (Tiên Dược Liệu Trị).
+ Rau cần tươi 500g, Vỏ dưa hấu 500g. Giã nát, vắt lấy nước, mỗi lần uống 30ml, ngày 3 lần.
Đã trị 8 ca, sau 5 ngày, có 6 ca thấy triệu chứng giảm nhẹ, lượng nước tiểu tăng nhiều, huyết áp hạ xuống. 2 ca không có kết quả (Tiên Dược Liệu Trị).
+ Trà Sơn Tra: Mỗi ngày dùng 20g Sơn tra nấu uống thay trà. Mới uống 2 - 3 ngày đầu, HA có thể xuống nhanh, ngày thứ tư trở đi tốc độ xuống sẽ giảm dần. Khi HA trở lại bình thường thì ngưng uống (Tân Tân Hữu Vị Đàm).
+ Trư Yêu Đỗ Trọng Thang: Đỗ trọng 24g, thận heo 2 cái, nấu nhừ, ăn còn nước thì uống ( Tân Tân Hữu Vị Đàm).
+ Hoa Hồng 15g, sắc uống hàng ngày.
Tại Bắc Kinh người ta thử dùng trà Hoa hồng trị cho 62 ca huyết áp cao, kèm Cholesterol cao. Mỗi ngày cho uống 15g trà Hoa hồng, sau 6 tháng, hiện tượng tê mỏi chân tay do cao huyết áp và lượng Cholesterol trong máu dần dần hết. Chỉ cá biệt có người bị khô miệng (Ẩm Thực Liệu Pháp).
+ Cúc hoa 24g, Kim ngân hoa 24g. trộn đều, chia làm 4 phần, mỗi lần lấy 1 phần, đổ nước sôi vào hãm uống, ngày 2 lần. Báo cáo của bệnh viện Long Hoa (Thượng Hải) cho thấy dùng bài thuốc này trị 46 người huyết áp cao thể Can dương thượng cang, uống liên tục 1 tuần. Kết quả 35 người huyết áp trở lại bình thường, 9 ca có chuyển biến tốt.
+ Củ cải sống ½ kg, nghiền nát, ép lấy nước cốt, them 2 thìa cà phê Mật ong, quấy đều uống (Trung Hoa Ẩm Thực Liệu Pháp).
+ Tỏi, cắt thành từng miếng, ngâm vào dấm, thêm ít đường hoặc mật ong trong 5-7 ngày. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 2-4g, ngày 2 lần.liên tục 10-15 ngày, huyết áp hạ và giữ được độ ổn định (Trung Hoa Ẩm Thực Liệu Pháp).
+ Bẹ thân cây chuối hoặc quả chuối xanh (còn non) 50g, nấu lấy nước uống hàng ngày (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
* CHÂM CỨU TRỊ HUYẾT ÁP CAO
- Bình Can, tiềm dương là chính.
+ Huyệt Chính: Phong trì, Khúc trì, Túc tam lý, Thái xung.
. Can dương vượng: thêm Hành gian, Dương lăng tuyền, Thái dương, Ế Phong.
. Đờm thấp ủng thịnh: thêm Nội quan, Phong long, Âm lăng tuyền.
. Thận hư, Âm suy: thêm Thái khê, Tam âm giao, Thần môn, An miên 2.
+ Giải Thích: Phong trì là huyệt Hội của mạch Dương Duy và kinh túc Thiếu dương Đởm có tác dụng làm cho dương không bốc lên ; Khúc trì + Túc tam lý đều thuộc kinh dương minh là đường kinh nhiều huyết, nhiều khí, dùng để tiết dương tà; Thái xung thuộc kinh túc quyết âm Can để bình Can tức phong ; Thái dương + Ế phong trị phong dương quá nhiều ; Hành gian + Dương lăng tuyền để thanh Can, Đởm; Nội quan + Phong long để hóa đờm, hòa trung ; Âm lăng tuyền để kiện Tỳ, giáng trọc; Thái khê để bổ gốc Thận; Tam âm giao để bổ tam âm; Thần môn + An miên 2 để an thần.
Thận dương hư cứu Khí hải, Quan nguyên để bổ khí dương (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Huyệt chính: Đầu duy, Suất cốc, Phong trì, Bá hội, Aán đường, Thái dương.
. Can dương vượng: thêm Hành gian.
. Âm dương đều hư: thêm Can du, Thận du, Túc tam lý, Khí hải, Thần môn, Tam âm giao (Châm Cứu Học Việt Nam).
- Trung quản, Khúc trì, Nhân nghinh, Túc tam lý, Thái xung, Aán đường, Tiền hậu ẩn châu, Huyết áp điểm, Lạc linh ngũ (Châm Cứu Học HongKong).
- Khúc trì, Nhân nghinh, Túc tam lý (Khoái Tốc Châm Thích Liệu Pháp).
- Túc tam lý, Khúc trì, Nội quan, Tam âm giao (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Huyệt chính: Phong trì, Khúc trì, Túc tam lý, Thái xung.
. Can hỏa thịnh : thêm Hành gian, Thái dương.
. Âm hư hỏa vượng: thêm Thái khê, Tam âm giao, Thần môn.
. Đờm thấp ngăn trở: thêm Nội quan, Phong long.
. Âm dương đều hư: thêm Khí hải, Quan nguyên (cứu) (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học).
- Túc tam lý, Nội quan, Tam âm giao, Bá hội, Hiệp cốc, Hành gian (Trung Y Tạp Chí 1986: 44).
- Huyệt chính: Thái xung, Khâu khư.
. Huyệt phụ: Hành gian, Phong trì (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí số 44/1986).
- Phong trì, Thái xung.
. Thêm Thái dương (nếu đầu đau, mắt sưng đỏ).
. Thêm Hợp cốc (nếu có sốt cao, mặt đỏ) (Thiên Tân Trung Y Tạp Chí).
+. Can hỏa bốc lên: Khúc trì, Phong trì. Đầu đau thêm Bá hội, Thái dương.
. Đờm hỏa nội thịnh: Phong long, Khúc trì. Chóng mặt thêm Bá hội.
. Âm dương vượng: Thận du,
Phong trì. Thêm Bá hội, Thượng tinh.
. Âm dương đều hư : Can du, Thận du. Thêm Thần môn, An miên 2 (Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí số 4/1986).
+ Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967 giới thiệu 2 phác đồ:
1- Can du, Phong trì đều châm tả, Tâm du, Phục lưu đều châm bổ.
2- Bá hội, Phong trì, Thần môn, Khúc trì, Hiệp cốc, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao, Hiệp khê.
+ Châm huyệt Đầu duy, cán kim hướng ra phía trước, mũi kim xiên góc 30o, mũi kim ở giữa khoảng da và màng sọ, hướng ra phía sau đâm sâu 2-3 thốn. Vê kim liên tục 3-5 phút, lưu kim. Ngừng vê kim. Khi huyết áp hạ xuống, lưu kim thêm 20-30 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
+ Châm Cách du, lưu kim trong da, băng cố định lại, để 3-7 ngày (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
+ Châm huyệt Khúc trì xuyên đến Thiếu hải. Khi đắc khí, dùng thủ pháp vê, xoay, đề tháp để dẫn cảm giác lan lên vai và xuống cổ tay. Khi thấy cảm giác tê mỏi là được. Lưu kim 1 giờ. Cứ 10 phút lại kích thích một lần (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
+ Dùng kim tam lăng châm vào tĩnh mạch ở Rãnh hạ áp sau tai cho ra ít máu. Cách một ngày làm một lần, 3 lần là một liệu trình (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
* NHĨ CHÂM
- Dưới vỏ não, Rãnh hạ áp, Thần môn, Tâm, Giao cảm.
Châm, lưu kim 1 - 2 giờ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Rãnh hạ áp, Thượng Thận, Dưới vỏ não, Can, Thận, Giao cảm.
Mỗi lần châm vài huyệt, kích thích vừa rồi rút kim ngay. Bệnh giảm thì có thể cách ngày châm 1 lần (Châm Cứu Học Việt Nam).
-Rãnh hạ áp, Giao cảm, Thần môn, Tâm (Châm Cứu Học HongKong).
- Thượng Thận, Rãnh hạ áp, Luân tai, Thần môn, Nội tiết, Trán, Thái dương, Can, Thận (Nhĩ Châm Liệu Pháp Tuyển Biên).
PHÒNG CAO HUYẾT ÁP
Việc ăn uống để tránh làm cho huyết áp tăng, là điều mà cả thế giới cùng tập trung nghiên cứu để giúp ngăn ngừa lượng người bị cao huyết áp ngày càng tăng.
Chế độ này còn được gọilà ‘Chế Độ Tiết Thực ‘DASH’ (viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension), có nghĩa là ‘Các Cách Tiếp Cận Bằng Chế Độ Ăn Để Chặn Đứng Cao Huyết Áp’. Đây là chế độ ăn do Viện quốc gia về tim phổi và máu (Hoa Kỳ) tài trợ từ năm 1997, sau một thời gian nghiên cứu thử nghiệm đã chứng minh là có hiệu quả làm giảm huyết áp, có thể giúp ích trong việc phòng ngừa và kiểm soát chứng cao huyết áp. Nét chính của phương pháp này chế độ ăn dồi dào trái cây, rau và những sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp. Tuy nhiên so với Việt Nam, hàm lượng mức chất béo và chất đạm theo phương thức này hơi cao (dù với người Mỹ là thấp).Vì vậy, Viện Dinh Dưỡng Việt Nam đưa ra thực đơn khuyến cáo có chỉ tiêu dinh dưỡng như sau (năm 1997):
. Năng lượng cung cấp: 1800 ~ 1900kcalo.
. Phân phối Calo giữa đạm, chất béo, bột đườnh là 14, 13, 73.
. Chất xơ: 30~40g.
. Ít Natri, giầu Kali bằng cách hạn chế muối ăn và bột ngọt: dưới 2~4g. Ăn nhiều rau trái đem lại nhiều Kali.
. Hạn chế các thức uống kích thích như rượu, cà phê, trà đậm.
. Tăng sử dụng các thức ăn uống có tính an thần, hạ áp, thông tiểu như lá Vông, Tim sen, Ngó sen, Hoa hoè, nước Râu bắp, nước bắp luộc…
. Giảm muối và Natri. Lượng mắm muối được dùng là 1 thìa cà phê muối hoặc 4 thìa cà phê nước mắm/ngày.
CÁC Y ÁN CHỮA HUYẾT ÁP CAO
- Y Án Huyết Áp Cao Thể Can, Tỳ, Thận
(Trích trong Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967)
“Lê Trung Ch...65 tuổi, trước đây vẫn khỏe mạnh, năm 1958 bắt đầu thấy đau vùng Thận. Khám thấy Thận có sỏi và HA cao. Đã điều trị Đông Tây Y nhưng bệnh chỉ tạm bớt rồi lại tái phát. HA dao động không nhất định, có khi 195/120mmHg, có khi 160/100mmHg. Khi HA lên cao thì hoa mắt, tai ù và ói mửa, lưng thường đau. Khi đau nhiều, ngồi xuống đứng lên khó khăn, nước tiểu thường đục, chân bên phải bị tê từ năm 1959.
Khám thấy người gầy, da hơi xanh, mặt có khi bị ửng đỏ, hình thái yếu đuối, mệt mỏi, rêu lưỡi thường, chất lưỡi hơi nhạt, tiếng nói yếu, ngủ kém, mạch 88 lần\ phút, 6 bộ mạch đều Huyền, hơi Sác.
Chẩn đoán là Huyết áp cao liên hệ với Can, Thận và Tỳ.
Điều Trị: Kiện Tỳ, trừ thấp, bình Can, Thận và Tỳ.
Xử Phương: Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang Gia Giảm: Bán hạ 12g, Khiếm thực 20g, Tang ký sinh 12g, Đỗ trọng 12g, Thiên ma 12g, Bạch truật 12g, Mộc qua 12g, Phục linh 12g, Bạch thược 12g, Ngưu tất 12g, Trần bì 8g, Tỳ giải 20g, Cam thảo 4g, Ý dĩ 24g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kết quả: Uống 20 thang, các chứng đầu đau, chóng mặt, tai ù, lưng đau đều hết, chỉ còn chứng hoa mắt mới giảm ít. Dùng phương cũ thêm Cúc hoa 12g để thanh Can, minh mục.
Uống thêm 8 thang nữa các chứng đều đỡ dần. Vì trời mưa nhiều nên chân bên phải lại đau. Dùng nguyên phương thêm Độc hoạt 12g, uống thêm 16 thang thì các chứng đều bớt, người thoải mái dễ chịu, HA xuống còn 150/90mmHg, tiểu bớt đục. Uống thêm 24 thang các chứng đều hết, HA duy trì 150/80mmHg”.
Y Án HA Cao Thể Tâm Thu - Can Dương Vượng
(Trích trong Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967)
“ Phạm Thiên L. 48 tuổi, HA cao đã 15 năm khi khám tại bịnh viện nhưng các triệu chứng lâm sàng chưa rõ, dần dần xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, đầu đau, đã điều trị nhiều nơi nhưng HA chỉ ổn định 1-2 tháng rồi lại tái lại. HA thường 220/80mmHg.
Khám thấy đầu đau, mắt hoa, chóng mặt, muốn ói, mất ngủ, trí nhớ kém, thỉnh thoảng bị ngất, HA đo lúc đó là 225/80mmHg, mạch 100 lần /phút.
Ngày 15/05/1966 : châm bổ Thận du, Phục lưu, Tâm du, Nội quan. Châm tả Can du, Phong trì, lưu kim 15 phút.
Đêm hôm đó người bệnh cảm thấy ngủ ngon.
Ngày 16.05.1966 HA đo được 180/80mmHg. Tiếp tục châm theo phác đồ trên.
Sau 17 ngày châm cứu, các triệu chứng như đầu đau, mất ngủ, muốn ói đều hết.
Ngày 25.6.1966 kiểm tra lại, HA vẫn 120/80mmHg.
Ngày 15.8.1966 kiểm tra lại, HA vẫn như trên.
Ngày 15.12.1966 kiểm tra lại thấy ổn định “.
Y Án HA Cao Do Can Kinh Nhiệt Thịnh + Đờm Trọc Trung Trở
(Trích Trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Trần X. nam, 53 tuổi, đã phát hiện tăng HA từ hơn 5 năm. Đầu váng, tai ù, nhìn mờ, có cảm giác trống rỗng trong tim, chân tay có lúc run rẩy mà không biết, khớp tay bên phải và 2 bên gót chân đau. Vọng chẩn thấy mặt xám, trong mắt có quầng của người cao tuổi, môi hơi tím tái, rêu lưỡi vàng mỏng, lưỡi đỏ, miệng hôi, ăn uống được những sau khi ăn no thì ợ hơi, bụng trên đau âm ỉ, đêm nằm mơ vẩn vơ. Mạch bên trái Trầm Tế mà Sác, bên phải Hồng Đại mà Sác. HA đo được 200/132mmHg.
Chẩn Đoán: HA cao do Can kinh nhiệt thịnh, đờm trọc trung trở.
Điều Trị: Thanh Can, tức phong, hoạt huyết, tán ứ.
Xử phương: Bát Vị Giáng Áp Thang: Tử đan sâm 30g, Phấn Đơn bì 16g, Thích tật lê 16g, Hoài ngưu tất 16g, Mã đâu linh 16g, Đại giả thạch 30g, Hạ khô thảo 30g, Song câu đằng 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Uống 8 thang thì HA hạ xuống còn 180/120mmHg.
Bao tử hết bệnh, có cảm giác đói, tuy nhiên mồ hôi trán ra khá nhiều. Như vậy người bệnh thuộc thể hư, lại thêm huyết ứ bế tắc, uất trệ đã lâu, lạc mạch không thông suốt được.
Dùng bài thuốc trên bỏ Đan sâm, Mã đâu linh để tránh khổ (đắng) lạnh (hàn) làm hại sinh khí của Tỳ Vị. Dùng tiếp 6 thang, tất cả các triệu chứng đều chuyển biến tốt và rõ rệt. HA hạ xuống còn 180/140mmHg.
Uống 46 thang, HA hạ xuống còn 169/90mmHg.”
Y Án HA Cao Do Phong Đờm Thượng Nghịch
(Trích Trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng).
“ Trương X. nam, 48 tuổi, phát hiện tăng HA đã 2 năm. Thường thấy đầu đau dữ dội, mất ngủ, hoa mắt, tay chân tê dại, có lúc nói khó, phản ứng chậm chạp. Đã từng dùng các loại thuốc hạ áp như Reserpin đều ít hiệu quả. Chất lưỡi đỏ, rêu trắng bẩn, mạch Huyền Hoạt.
-Chẩn Đoàn: HA cao do phong đờm ngược lên gây ra bệnh.
-Điều Trị: Trấn Can, tức phong, thanh nhiệt, hóa đàm.
-Xử Phương: dùng bài Tức Phong Giáng Áp Thang: Toàn phúc hoa 16g, Thiên ma 16g, Đởm tinh 10g, Trân châu mẫu 24g, Bán hạ10g, Ngô công 3 con, Thạch quyết minh 40g, Câu đằng 16g, Toàn yết 4g, Đại giả thạch 30g, Qua lâu 16g, Ngưu tất 16g, Ngưu giác ty 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Uống 18 thang các triệu chứng hoàn toàn mất hết, HA hạ xuống còn 140/95mmHg.
Dùng nguyên phương bỏ Thiên ma, Đởm tinh, Ngô công, Toàn yết, thêm Sa sâm 16g, Bách hợp 30g, Đương quy 30g. Uống liền 6 thang nữa, HA hạ xuống còn 138/85mmHg. Hai tháng sau, hỏi lại, tình trạng tốt đẹp, chưa thấy HA lên cao”.
- Y Án Huyết Áp Cao Do Thận Hư.
(Trích trong ‘ Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
“ Dư X... nữ, 51 tuổi, bị tăng HA đã hơn 5 năm, HA thường ở mức 210/110 và 180/100mmHg. Thường chóng mặt, đầu đau, hay cáu gắt, mất ngủ, hay mơ, lưng gối đau, tay chân tê, sắc mặt đỏ hồng, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền,Tế, Sác.
Chẩn Đoán: HA cao do Can, Thận âm hư.
Điều trị: tư bổ Can, Thận, giáng áp, tức phong.
Xử phương: dùng bài Thất Tử Thang (Quyết minh tử 24g, Câu kỷ tử 12g, Thỏ ty tử 12g, Nữ trinh tử 16g, Kim anh tử 10g, Tang thầm tử 12g, Sa uyển tử 12g.Thêm Câu đằng 12g, Bạch thược 10g, Tang ký sinh 12g. Ngày uống 1 thang. Uống được 6 thang thì các triệu chứng chuyển biến tốt, HA giảm1 ít còn175/95mmHg. Uống tiếp 15 thang nữa, các triệu chứng về cơ bản đã hết. HA ổn định ở 150 - 140 / 90mmHg. Uống thêm 1 tháng nữa để củng cố. Sau hơn 1 năm chưa thấy HA tăng lại “.
Y Án Huyết Cao Do Can - Đờm
(Trích trong ‘ Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn).
“ Phan X. nam, 48 tuổi, bị HA cao đã hơn 10 năm, gần đây hơn 1 tháng, đầu bị đau, chóng mặt, chi dưới phù, hoạt động khó khăn, nửa lưng bên phải đau, hồi hộp, lo sợ, phiền táo, mất ngủ, hay mơ, tiểu không thông, HA 226/133mmHg, lưỡi trắng dầy, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Huyền Hoạt hơi Sác.
Cho dùng bài: Hoàng Tinh Tứ Thảo Thang: Hoàng tinh 20g, Hạ khô thảo 16g, Ích mẫu thảo 16g, Xa tiền thảo 16g, Hy thiêm thảo 16g. Sắc uống. Uống 7 thang chứng chóng mặt giảm nhẹ, chi dưới bớt phù. Điều trị hơn một tháng, chóng mặt và phù tiêu hết, HA bình thường.”
Y Án HA Cao Do Thận Hư
(Trích trong ‘ Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn).
“ Trần X... nam, 53 tuổi, bị HA cao đã hơn 10 năm, HA đo là 253/159mmHg, tai ù nghe không rõ, trong tai như có ứ nước, tay chân tê, hoạt động khó khăn.
Dùng Tam Long Thang: Long cốt 30g, Long đởm thảo 6g, Địa long (khô) 16g, Từ thạch 30g, Tang chi 16g, Tang diệp 10g, Mẫu lệ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
Uống hơn một tháng HA trở lại bình thường, tai hết kêu, ù...”
Y Án HA Cao Do Can Dương Vượng.
(Trích trong ‘ Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn).
“Kim X... 59 tuổi,nam, bị HA cao đã hơn 2 năm, nửa đầu đau, căng, chóng mặt, gáy cứng, mắt hoa, đi đứng khó khăn, tâm phiền, hay giận dữ, miệng khô, lòng bàn tay chân và ngực nóng, táo bón, nước tiểu đỏ, mặt đỏ như uống rượu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Huyền Tế Sác. HA 279/159mmHg.
Cho uống Hạ Ký Cầm Thược Thang: Hạ khô thảo 30g, Tang ký sinh 20g, Hoàng cầm 16g, Bạch thược 24g, Ngưu tất 36g, Mẫu lệ 50g, Câu đằng 16g. Thêm Thạch quyết minh 20g, Thiên ma 10g, Quy bản 20g, Xuyên luyện tử 10g, Sinh địa 20g, Địa long 16g, Nguyên sâm 16g.
Sắc uống ngày 1 thang. Uống 4 thang, các triệu chứng giảm nhẹ, HA còn 239/141mmHg. Uống thêm 4 thang nữa, các triệu chứng giảm nhiều, HA còn 226/125mmHg. Thêm 4 thang nữa, các triệu chứng đều hết. HA trở lại bình thường “.
Y Án Huyết Áp Cao
(Trích trong ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’)
Bệnh nhân Mạnh, nữ, 44 tuổi, giáo viên, nhập điều trị ngoại trú ngày 03/03/ 1979.
Bị cao huyết áp đã 3 năm, áp huyết tăng trong khoảng 180/120 mmhg, chóng mặt, khó ngủ, kích động, ngón tay chân tê, cảm giác tức và nặng trên đỉnh đầu, ấn vào thì đỡ.
Thăm khám: Cơ thể gầy yếu, có vẻ đau đớn, áp huyết cao 180/130 mmhg.
Chẩn đoán tăng huyết áp.
Điều trị: Châm Bách hội và Thượng tinh châm xiên, sâu 0.5- 1 thốn, lưu kim khoảng 1- 2 giờ.
Khám lần thứ hai vào ngày 5/3/1979 thấy áp huyết còn 160/100 mmHg, ngủ nhiều hơn, chóng mặt đã giảm. Châm như cũ.
Khám lần thứ ba vào ngày 10/03/1979: áp huyết 130/80 mmhg. Hết hẳn chóng mặt, đỉnh đầu hết căng tức, những triệu chứng khác cũng đỡ nhiều. Châm các huyệt Bách hội (XIII 20), An miên II và Nội quan (IX 6), vê và lưu kim 30 phút.
3 ngày châm một lần. Châm như trên tổng cộng 5 lần để củng cố hiệu quả trị liệu.
Y Án Huyết Áp Cao
(Trích trong ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’).
Gia X, nữ, 45 tuổi, giáo viên. Khám lần đầu ngày l0/06/1979.
Bệnh nhân bị chóng mặt, mờ mắt và không thể đứng dậy được. Khám thấy cô ta béo phì, mặt hơi đỏ, tiếng nói chói tai và mạnh, áp huyết 190/130 mmhg, mạch Huyền Sác.
Chẩn đoán: Tăng huyết áp.
Điều trị: Châm hai bên cột sống phía sau cổ bằng hai kim, xoay kim không định hướng mỗi 10 phút một lần, lưu kim 30 phút. Bệnh nhân cảm thấy giảm chóng mặt một cách đáng kể ngay sau khi rút kim và áp huyết giảm còn 180/125 mmHg.
Sau 5 lần châm áp huyết giảm còn 135/90 mmHg và các triệu chứng mất hẳn. Một năm sau bệnh nhân trở lại để kiểm tra: nhận thấy áp huyết giữ ở mức 130 - 140/90 - 100 mmHg.
Bệnh Án Huyết Áp Cao
(Trích trong ‘Tiên Dược Liệu Trị’)
Bệnh nhân nam 68 tuổi. Tháng 3-1992, sốt cao, đau đầu, tinh thần mê mệt, nói sảng, thân nhiệt 4002C, huyết áp 240/167mmHg. Trong thang thuốc Bình Can Tức Phong, cho thêm 50ml nước Trai sống và sữa đậu nàh vào uống. Sau khi uống thuốc 3 ngày, thân nhiệt hạ xuống, đầu hầu như hết đau, tinh thần tỉnh lại, huyết áp hạ xuống dần, đến ngày thứ 8, huyết áp hạ xuống 200/133mmHg, bệnh giảm, cho xuất viện về nhà tiếp tục điều trị như trên.
Bệnh Án Huyết Áp Cao
(Trích trong ‘Tiên Dược Liệu Trị’)
Một bà chủ tiệm trà hơn 50 tuổi bị cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt, mắt và miệng co giật. Trung y gọi là Can dương hoá phong và hoả. Mỗi ngày bà lấy 1 bát nước Trai sống (đêm con Trai hơ lửa cho nước trong con Trai chảy ra, hứng lấy nước này), nấu với sữa đậu nành uống thay thức ăn. Sau khi uống thuốc vài tháng, các triệu chứng khỏi hẳn, huyết áp trở lại bình thường. Sau mười mấy năm, mỗi ngày bà đều dùng liên tục nước Trai + sữa đậu nành, cơ thể bà khoẻ mạnh.
* Nhận Xét
+ Việc điều trị HA cao là công việc khó, dài ngày.
. Khó vì nguyên nhân gây bệnh phức tạp, phải tìm cho được nguyên nhân gây bệnh mới hy vọng trị cho dứt được.
. Dài ngày vì thường người bệnh tìm đến với YHCT sau khi đã dùng nhiều loại thuốc Tây mà không giảm... do đó, cần kiên trì chữa trị mới có kết quả.
+ Khi điều trị, thường có 2 vấn đề:
1- Hạ cơn (nhất là trong trường hợp cơn HA đang lên cao).
2- Ổn định HA (sau khi đã làm cho HA hạ xuống), duy trì kết quả điều trị.
- Để ổn định HA về lâu về dài, dùng thuốc theo biện chứng lý luận của YHCT là phương pháp hay nhất. Châm và bấm không hiệu quả mấy.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, phương pháp tập luyện Dưỡng Sinh mới chính là phương pháp điều chỉnh toàn diện và hay nhất (vừa dễ thực hiện vừa không phải lệ thuộc vào thuốc và các biến chứng phụ do thuốc gây ra (dù là thuốc YHCT
HUYẾT ÁP THẤP
HUYẾT ÁP THẤP
(Hypotension = Arterial hypotension)
Đại Cương
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh huyết áp thấp có thể bao gồm huyết áp thấp triệu chứng và huyết áp thấp tư thế...
Huyết áp thấp là khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg.
Triệu chứng chủ yếu là hoa mắt, chóng mặt.
Huyết áp thấp theo Y HCT thuộc thể hư của chứng huyễn Vựng
Triệu Chứng Lâm Sàng
Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào váng đầu, mệt mỏi, tỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg.
Có triệu chứng thiếu máu não kèm theo huyết áp thấp tư thế. Có một trong 2 điểm trên có thể xác định là huyết áp thấp tư thế.
Biện Chứng Luận Trị
Chứng huyết áp thấp bất kỳ do nguyên nhân nào, theo YHCT, đều thuộc chứng hư. Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược. Nặng thì thuộc thể Tâm Thận dương suy, vong dương, hư thoát.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
1- Tâm Dương Hư Thoát: Váng đầu, hoa mắt, tinh thần mỏi mệt, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Hoãn, không lực hoặc Trầm Tế.
Điều trị: Ôn bổ Tâm dương. Dùng bài Quế Chi Cam Thảo Thang gia vị: Nhục quế, Quế chi, Chích cam thảo đều 10g, mỗi ngày sắc một thang, uống liên tục 9 – 12 thang hoặc hãm với nước sôi uống như nước trà.
Gia giảm: Chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô là chứng khí âm bất túc, thêm Mạch môn, Ngũ vị tử để ích khí, dưỡng âm. Khí hư, ít nói, ra mồ hôi: Bổ khí thêm Hồng sâm để bổ khí, trợ dương. Huyết áp tâm thu dưới 60mm/Hg, chân tay lạnh, có triệu chứng vong dương, bỏ Quế chi, thêm Hồng sâm, Phụ tử (chế) để hồi dương, cứu thoát.
2) Trung Khí Bất Túc, Tỳ Vị Hư Yếu: Váng đầu, hồi hộp, hơi thở ngắøn, tinh thần mệt mỏi, chân tay mềm yếu, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, ăn xong bụng đầy, chất lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận, mạch Hoãn, vô lực.
Điều trị: Bổ trung, ích khí, kiện Tỳ Vị. Dùng bài Hương Sa Lục Quân Thang gia giảm (Đảng sâm 8g, Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Đương quy 12g, Hoàng kỳ 12g, Bạch thược 12g, Chỉ thực 8g, Trần bì 8g, Mộc hương 6g, Sa nhân 6g, Quế chi 6g, Chích thảo 4g, Đại táo 12g, Gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
3) Tỳ Thận Dương Hư: Váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh, liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch Trầm Nhược.
Điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận dương. Dùng bài Chân Vũ Thang gia vị: Đảng sâm 12g, Chế phụ tử 6 - 8g (sắc trước), Bạch truật 12g, Bạch thược 12g, Bạch linh 12g, Quế nhục 6g, Câu kỷ tử 12g, Liên nhục 12g, Bá tử nhân 12g, Ích trí nhân 10g, Toan táo nhân (sao) 20g, Dạgiao đằng 12g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.
4) Khí Âm Lưỡng Hư: Đau đầu, chóng mặt, khát, họng khô, lưỡi thon đỏ, ít rêu, khô, mạch Tế Sác .
Điều trị: Ích khí, dưỡng âm. Dùng bài Sinh Mạch Tán gia vị: Tây dương sâm 20g, Mạch môn 16g, Ngũ vị tử 4g, Hoàng tinh 12g, sắc uống.
Những Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Quế Cam Trà (Vương Hưng Quốc, tỉnh Sơn Đông, Sở Nghiên cứu trung y Tế Ninh). Quế chi, Cam thảo đều 9g, Quế tâm 3g, ngày 1 gói, hãm nước sôi uống. Liệu trình 50ngày.
- Kết quả lâm sàng: Dùng trị 48 ca huyết áp dưới 86/60mmhg, có 36 ca huyết áp lên trên 100v70mm/Hg, 8 ca huyết áp ổn định mức 90/60mm\Hg, 4 ca không kết quả, tỉ lệ kết quả 91,66%.
+ Quế Chi Cam Phụ Thang (Dương Vạn Lâm, tỉnh Hắc Long Giang Trung quốc): Quế chi, Cam thảo, Xuyên phụ tử đều 15g, ngày 1 thang, hãm nước sôi uống thay trà.
- Kết quả lâm sàng: Đã dùng trị 38 ca, thường sau khi dùng 4 - 12 thang, huyết áp lên với mức độ khác nhau. Trước khi dùng thuốc, huyết áp bình quân 90 - 80/70 – 50mm\Hg, sau điều trị huyết áp lên bình quân 110,5/68,5mm\hg. 85% bệnh nhân huyết áp được củng cố.
- Ghi chú: Lúc dùng thuốc bệnh nhân ngủ kém thêm Dạgiao đằng 50 - 70g.
Trường hợp nặng có thể thêm Hồng sâm 15 - 25g, Phụ tử tăng lên đến 30g, sắc trước 1 giờ. Trước khi dùng bài này tác giả đã dùng các bài ‘Bổ Trung Ích Khí Thang, Qui Tỳ Thang’, nhưng kết quả không rõ rệt.
+ Thục Địa Hoàng Kỳ Thang (Vương Triệu Khuê, Hà Bắc): Thục địa 24g, Sơn dược 24g, Đơn bì, Trạch tả, Phục linh, Mạch môn, Ngũ vị tử đều 10g, Sơn thù 15g, Hoàng kỳ 15g, Nhân sâm 6g (Đảng sâm 12g) sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Khí hư rõ dùng Hoàng kỳ 20 - 30g; Khí âm lưỡng hư, thay Nhân sâm bằng Thái tử sâm 20g; Huyết hư thêm Đương qui; Váng đầu nặng thêm Cúc hoa, Tang diệp; Âm hư hỏa vượng thêm Hoàng bá, Tri mẫu; Kèm thấp, trọng dụng Phục linh; Lưng gối nhức mỏi, chân sợ lạnh thêm Phụ tử, Nhục quế.
Kết quả lâm sàng: Đã dùng trị 31 ca, kết quả tốt (huyết áp hồi phục lên 120/80mmHg) 21 ca, tỷ lệ 67,7%, có kết quả (huyết áp hồi phục trên 90/60mm\hg) 10 ca (32,3%. Lượng thuốc uống nhiều nhất là từ 8 đến 20 thang, ít nhất 8 thang.
+ Trương Thị Thăng Áp Thang (Trương Liên Ba, tỉnh Giang Tô): Đảng sâm 12g, Hoàng tinh 12g, Nhục quế 10g, Đại táo 10 quả, Cam thảo 6g. Sắc uống. 15 ngày là một liệu trình.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 30 ca liên tục 1 liệu trình, hầu hết trở lại bình thường, huyết áp trở lại bình thường 15 ca. Uống thuốc 2 liệu trình, triệu chứng bệnh hết 18 ca, còn 2 ca không kiên trì chữa bệnh.
+ Thăng Áp Thang (Y Học Văn Tuyển 1988 (1): Quế chi, Nhục quế đều 30g, Cam thảo 15g. Sắc uống.
TD: Trợ dương thăng áp. Trị huyết áp thấp.
Thường uống 2-3 thang là huyết áp có thể tăng lên, phục hồi lại như bình thường.
+ Phù Chính Thăng Áp Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Nhân sâm 10g (hoặc Nam Ngũ gia bì 15g), Mạch môn, Chích thảo, Trần bì, A giao đều 15g, Ngũ vị tử 12g, Sinh địa 20 ~ 30g, Chỉ xác 10g, Hoàng kỳ 30g. Sắc uống.
TD: Ích khí dưỡng âm. Trị khí âm đều hư, huyết áp thấp.
CHÂM CỨU
Cứu các huyệt sau: Bách hội, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Dũng tuyền có thể chọn 3 hoặc 4 huyệt mỗi lần.
Bệnh Án Huyết Áp Thấp
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Ngụy X, nữ, 49 tuổi. Thường bị huyết áp thấp, thường trong khoảng 100 – 90/60-50mmHg. Mệt mỏi, trèo lên cao hoặc hoạt động mạnh thì váng đầu, tim hồi hộp, thở gấp. Một tháng nay, bệnh càng nặng thêm, đã bị ngất hai lần. Ngày 13-8-1979 sơ chẩn thấy thể trạng tương đối khá, gầy ốm, sắc mặt vàng, tim đập nhanh 94 lần/phút, nhịp đều, lưỡi nhạt, đầu lưỡi đỏ, rêu bình thường, mạch tế nhược, huyết áp 86/56mmHg. Cho dùng Phù Chính Thăng Áp Thang Gi Vị: Nhân sâm 10g (hoặc Nam Ngũ gia bì 15g), Mạch môn, Chích thảo, Trần bì, A giao đều 15g, Ngũ vị tử 12g, Sinh địa 20 ~ 30g, Chỉ xác 10g, Hoàng kỳ 30g. Sắc uống. Uống ba thang thì các triệu chứng đỡ rõ rệt. Huyết áp tăng lên 96/70mmHg. Uống thêm 9 thang nữa, cơ bản hết các triệu chứng, huyết áp tăng lên 116/80mmHg.
HO
(Khái Thấu – Cough – Toux)
Đại Cương
Ho là một phản xạ sinh lý bảo vệ cơ thể tống những dị vật tại đường hô hấp ra khỏi cơ thể đồng thời cũng là một triệu chứng của nhiều loại bệnh thuộc đường hô hấp hoặc bệnh của các cơ quan khác trong cơ thể có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Sách ‘Y Học Tam Tự Kinh’ viết: “Năm tạng, sáu phủ đều khiến người ta ho chứ không riêng gì tạng Phế. Nhưng Phế chủ khí, khí nghịch lên Phế gây nên ngứa cổ mà ho. Vậy khái thấu không riêng gì Phế mà không xa rời Phế”.
Theo y học cổ truyền thì 2 từ 'khái" và 'thấu" có nghĩa khác nhau: Khái là có tiếng mà không có đờm, còn thấu là có đờm mà không có tiếng, nhưng thường đi đôi với nhau nên gọi là chứng ‘khái thấu ‘.
Sách ‘Hoạt Pháp Cơ Yếu’ nhận định: “Khái là ho không có đờm mà có tiếng vì Phế khí tổn thương cho nên tiếng không thanh. Thấu là không có tiếng mà có đờm vì Tỳ thấp khuấy động nên sinh ra đờm. Khái thấu là vừa có tiếng vừa có đờm vì Phế khí tổn thương lại quấy động đến Tỳ thấp”.
Người xưa cho rằng ho là triệu chứng bệnh của Phế nhưng các tạng phủ khác mắc bệnh ảnh hưởng đến phế cũng gây ho. Thiên ‘Khái Luận’ (Tố Vấn 38) viết: ‘Ngũ tạng lục phủ có bệnh đều làm cho ho, không riêng gì bệnh của phế".
Chương ‘Khái Thấu Đệ Tứ’ (Y Học Tam Tự Kinh) cho rằng: Nội Kinh viết: Năm tạng sau phủ đều khiến người ta ho chứ không riêng gì tạng Phế. Nhưng Phế chủ khí, các thứ khí nghịch lên Phế gây nên ngứa cổ mà ho, vậy nên ho không riêng gì Phế mà không xa rời Phế”.
Ho là triệu chứng của phế thường gặp ở các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, dãn phế quản v.v...
Một số đặc điểm cần lưu ý khi chẩn đoán chứng Ho:
+ Ho kèm ngứa rát trong họng thường do viêm họng, viêm amidal, V.V, Lao thanh quản.
+ Ho có đờm: Viêm khí quản, thanh quản, viêm phổi.
+ Ho thủng thẳng: viêm họng, lao phổi.
+ Ho từng cơn rũ rượi: ho gà, hen phế quản, chèn ép trung thất.
+ Ho khan tiếng: viêm họng, viêm thanh quản.
Nguyên Nhân
Nguyên nhân ho có nhiều, có thể qui lại thành 2 loại: Ho do ngoại cảm và ho do nội thương.
1-Ngoại cảm các tà khí: Phong hàn táo nhiệt là chủ yếu, xâm nhập cơ thể qua đường miệng, mũi hoăïc qua da lông, khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho.
2. Ho nội thương là do chức năng các tạng phủ mất điều hòa, thường gặp các nguyên nhân sau:
. Tỳ hư sinh đờm: Do chức năng tỳ suy giảm, thủy cốc không được vận hóa hấp thu đầy đủ sinh đờm, ủng tắc ở phế gây phế khí không thông sinh ho. Sách Y văn cổ có câu: ‘Tỳ sinh đờm mà phế trữ đờm’ là theo ý đó.
. Can hỏa phạm phế: Mạch Can lên sườn ngực đi vào phế. Can khí uất, nghịch hóa hỏa nung đốt phế gây ho.
. Phế hư tổn: Phế nhiệt lâu ngày làm cho phần âm bị hư tổn, phế khí không đủ gây ho, phế khí nghịch gây khó thở.
. Thận khí hư không nạp khí (phế chủ hô, thận chủ hấp) sinh ho kèm hụt hơi, khó thở. Thận chủ thủy, thận hư thủy phiếm sinh đờm làm cho ho nặng thêm.
Ngoài ra chứng ho ngoại cảm kéo dài dễ phát triển thành ho nộì thương.
Biện Chứng Luận Trị
Biện chứng luận trị chứng ho, chủ yếu phân biệt ho ngoại cảm hoặc ho do nội thương.
Ho do ngoại cảm thường là bệnh mới mắc thời gian ngắn, kèm theo các triệu chứng bệnh ngoại cảm. Phép trị chủ yếu là tuyên thông phế khí, sơ tán ngoại tà, chưa nên vội dùng thuốc chỉ khái.
Ho do nội thương thường bệnh mắc đã lâu ngày thường kèm theo các triệu chứng bệnh lý của tạng phủ. Phép trị chủ yếu là điều lý tạng phủ như kiện tỳ, dưỡng phế, thanh tiết can hỏa, bổ thận khí âm.
Sách ‘Y Môn Pháp Luật’ viết: “Tà khí thịnh thì ho liên tục, không được dùng loại thuốc chỉ sáp. Ho lâu ngày, tà khí giảm đi, tình thế không quá mạnh mới có thể dùng loại thuốc chỉ sáp”.
Triệu Chứng
1- Ho Ngoại Cảm: thường gặp có mấy thể bệnh:
+ Ho Do Phong Hàn (Phong Hàn Khái Thấu): Ho, đờm loãng trắng, nghẹt mũi, chảy mũi nước trong, hắt hơi, gai rét, không có mồ hôi, khớp xương nhức, đầu đau căng tức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù hoặc Khẩn.
Biện chứng: Phong hàn xâm nhập vào Phế, ngăn trở ở họng làm cho Phế khí không thông, sinh ra ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Đờm mầu trắng, chảy nước mũi trong là dấu hiệu của hàn. Phong hàn ngăn trở phần biểu cho nên sợ lạnh, không ra mồ hôi, đầu đau, xương khớp nhức. Rêu lưỡi trắng, mạch Phù là dấu hiệu phong hàn ở biểu.
Điều trị: Sơ phong, tán hàn, tuyên phế, hóa đờm. Dùng bài Hạnh Tô Tán gia giảm.
(Tử tô, Sinh khương để sơ tán phong hàn; Tiền hồ, Hạnh nhân, Cát cánh tuyên Phế, hóa đờm, trị ho. Thêm Ma hoàng để tăng tác dụng tán hàn; Trần bì, Bán hạ là thuốc táo thấp, hóa đờm).
Có tác dụng đối với chứng ho kèm thấp, miệng nhạt, dính nhớt, kém ăn, rêu lưỡi mỏng, nhớt.
Gia giảm: Nếu ho, sợ lanh, tiếng ho không dễ, đờm vàng khó khạc ra, khát nước, họng đau, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Sác là dấu hiệu ngoài hàn, trong nhiệt. Ngoài cách khu phong, tuyên Phế, nên phối hợp sử dụng cả thuốc tán biểu hàn, thanh lý nhiệt. Dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang gia giảm. Trong bài có Ma hoàng, Hạnh nhân để tuyên thông Phế khí, tán hàn ở biểu; Thạch cao để thanh nhiệt ở lý. Có thể chọn dùng thêm các vị khác như Tang diệp, Thuyền thoái, Bạc hà, Cát cánh.
Châm Cứu
+ Sơ phong, tán hàn, tuyên Phế, hóa đờm. Châm tả hoặc châm và cứu Liệt khuyết, Hợp cốc, Phế du, Ngoại quan (Liệt khuyết hợp với Phế du để tuyên thông Phế khí; Hợp cốc hợp với Ngoại quan để phát hãn, giải biểu. 4 huyệt hợp lại có tác dụng sơ phong, tán hàn, ninh Phế, trấn khái (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
. Châm Liệt Khuyết + Hợp Cốc thêm Phong Môn Đại Chùy Thiên Đột, Phong Long (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
Gia giảm: Đầu đau thêm Phong trì, Thượng tinh; Tay chân đau thêm Côn lôn, Phục lưu.
+ Ho Do Phong Nhiệt (Phong Nhiệt Khái Thấu): Ho đờm vàng dính, khát, họng đau, chảy nước mũi đục, cơ thể nóng, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, toàn thân đau mỏi, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc trắng mỏng, mạch Phù Sác.
Biện chứng: Ho đờm dính, mũi chảy nước vàng, họng đau, khát đều do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, làm cho Phế khí không thanh. Phong nhiệt bao vây cơ biểu, doanh vệ không hòa cho nên ra mồ hôi, sợ gió, đầu đau, toàn thân đau mỏi, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên Phế. Dùng bài Tang Cúc Ẩm gia giảm.
(Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều để tân lương giải biểu, thanh phong nhiệt; Hạnh nhân, Cát cánh, Lô căn để hóa đờm, thanh nhiệt. Cũng có thể thêm Tiền hồ, Ngưu bàng để tăng sức tuyên Phế).
Châm Cứu
- Châm tả Xích trạch, Phế du, Khúc trì, Đại chùy [dùng kim Tam lăng châm cho ra máu] (Xích trạch hợp Phế du để tả Phế, hóa đờm; Đại chùy thông dương, giải biểu; Hợp với Khúc trì để sơ phong, thanh nhiệt, làm cho phong nhiệt được giải, đờm hỏa được giáng xuống thì Phế khí được bình thường, hết ho (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
- Phế Du, Xích Trạch, Đại Chùy, thêm Khúc Trì, Hợp Cốc (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
Gia giảm: Họng đau thêm châm Thiếu thương cho ra máu; Mồ hôi ra không được thêm Hợp cốc; Mồ hôi ra nhiều mà không bớt sốt thêm Hãm cốc, Phục lưu để tư âm, thanh nhiệt.
+ Ho Do Thu Táo
Ho vào mùa thu, có những triệu chứng khô ráo, gọi là Thu Táo.
Chứng: Ho khan, ít đờm, mũi và họng khô, lưỡi khô, ít tân dịch. Hoặc sốt, sợ gió, họng đau, trong đờm có lẫn máu, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch Phù, Sác. Hoặc sợ lạnh, sốt, không mồ hôi, xương đau nhức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.
Biện chứng: Chứng này do táo gây nên. Táo thắng thì khô, vì vậy chứng chủ yếu là ho ít đờm, mũi khô, họng khô, lưỡi khô, ít rêu. Nếu hơi sợ lạnh, họng đau, đờm có lẫn máu, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ là táo tà kết hợp với phong nhiệt, gọi là Ôn Táo. Nếu đồng thời xuất hiện sợ lạnh, không mồ hôi, xương đau mỏi, rêu lưỡi trắng...là táo kết hợp với phong hàn gọi là Lương Táo.
Điều trị: Nhuận táo, dưỡng Phế.
Ôn táo: sơ phong, thanh nhiệt.
Lương táo: sơ tán phong hàn.
Điều trị: dùng bài Tang Hạnh Thang gia giảm.
(Tang diệp, Đâïu xị vị cay, tính mát để sơ phong; Sa sâm, Lê bì dưỡng âm, nhuận Phế; Hạnh nhân, Bối mẫu hóa đờm, trị ho).
Ho do ôn táo có thể thêm các vị thanh nhuận như Qua lâu bì, Mạch môn, Lô căn.
Lương táo, dùng bài này, bỏ Tang diệp, Sa sâm, Lê bì, thêm Kinh giới, Phòng phong, Tử uyển, Khoản đông hoa để tán hàn, tuyên Phế, hóa đờm.
2- Ho Do Nội Thương: Thường gặp các thể bệnh sau:
- Tỳ Hư Đờm Thấp: Ho nhiều đờm trắng đặc, ngực bụng đầy tức, ăn không biết ngon, mệt mỏi, chân tay nặng nề, rêu lưới dày nhớt, thân lưỡi bệu, mạch Hoạt, Nbược hoặc Nhu Hoạt.
Biện chứng: Đờm thấp xâm nhập Phế làm cho Phế khí bị ngăn trở gây nên ho đờm trắng dính, ngực bụng khó chịu, kém ăn, rêu lưỡi trắng nhớt đều là dấu hiệu đờm thấp làm khốn Tỳ.
Điều trị: Kiện tỳø, táo thấp, hóa đờm. Nếu ho nhiều: dùng phép táo, hóa đờm là chính, lúc giảm ho dùng kiện tỳ là chính. Dược: Dùng bài Lục Quân Tử Thang hợp với Bình Vị Tán gia giảm.
(Trong bài, Đảng sâm + Bạch truật + Bạch linh + Cam thảo (tức là bài Tứ Quân Tử) để kiện tỳ; Trần bì + Bán hạ + Thương truật + Hậu phác để táo thấp, hóa đờm).
Lúc cơn ho nhiều: thêm Hạnh nhân + Ý dĩ nhân để tuyên phế hóa đờm. Trường hợp thấp đờm uất hóa nhiệt (đờm vàng, người sốt, họng khô, táo bón, mạch Hoạt Sác, rêu lưỡi vàng...), dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị (Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, Cát cánh để thông phế, chỉ khái; Thạch cao, Hoàng cầm, Ngư tinh thảo để thanh phế nhiệt; Qua lâu nhân, Bối mẫu hóa nhiệt đờm; Bỏ Thương truật, Hậu phác.
. Can Hỏa Phạm Phế: Ho do khí nghịch, ngực sườn đầy tức, ngực đau, tính tình nóng nảy, người bứt rứt khó chịu, miệng khô, họng khô, mặt đỏ. lưỡi đỏ, lưỡi khô, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền Sác.
Biện chứng: Can khí uất kết, khí uất hóa hỏa, Can hỏa xâm nhập vào Phế gây nên ho, họng khô ráo, khi ho thì đỏ mặt; Đường kinh Can vận hành ngang qua hông sườn, vì vậy khi ho thì đau lan đến sườn. Mạch Huyền Sác thuộc Can hỏa. Rêu lưỡi vàng, ít tân dịch là Can hỏa phạm Phế. Phế nhiệt, tân dịch thiếu.
Điều trị: Thanh can, tả hỏa, nhuận phế, hóa đờm. Dùng bài Thanh Kim Hóa Đờm Thang Gia Giảm.
(Trong bài, Hoàng cầm, Chi tử, Tang bạch bì phối hợp dùng để thanh can hỏa và thanh phế nhiệt; Qua lâu nhân, Bối mẫu, Mạch môn dưỡng âm, nhuận phế, hóa đờm, chỉ khái, thêm Địa cốt bì tả phế nhiệt).
. Phế Âm Hư: Bệnh có thể do ngoại cảm táo khí lâu ngày hoặc do phế nhiệt kéo dài gây phế âm hư. Bệnh diễn tiến chậm, ho khan, ít đờm hoặc đờm có máu, da nóng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, miệng khô, họng khô, sốt về chiều hoặc về đêm, má đỏ, lòng bàn chân tay nóng, ít ngủ mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.
- Biện chứng: Phế âm bất túc, Phế khí nghịch lên gây ra ho khan, ít đờm. Âm hư, tân dịch ít cho nên họng khô, miệng táo. Âm hư nặng thì hỏa vượng, sốt về chiều, lòng bàn tay chân nóng, gò má đỏ, tâm phiền, mất ngủ, mồ hôi trộm là do hư hỏa gây nên. Chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác là biểu hiện của âm hư hỏa vượng.
Điều trị: Dưỡng âm, thanh phế, hóa đờm, chỉ khái. Dùng bài Sa Sâm Mạch Đông Thang gia giảm.
(Trong bài dùng Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Thiên hoa phấn để dưỡng âm, nhuận Phế,chỉ khái; Biển đậu, Cam thảo để kiện Tỳ. Thêm Hạnh nhân, Bối mẫu để giáng khí, hóa đờm).
Ho ra máu thêm Nhẫu tiết, Trắc bá diệp (sao cháy), Sâm tam thất (dùng bột sống hòa uống) để cầm máu. Sốt về chiều, mồ hôi trộm thêm Địa cốt bì, Hồ hoàng liên, Mẫu lệ, Hoàng kỳ, Tang diệp để thanh nhiệt, liễm hãn. Ho nội thương lâu ngày, hơi thở ngắn, khó thở, nên dùng thêm bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn (do Thận âm hư) hoặc Bát Vị Địa Hoàng Hoàn (nếu Thận dương hư).
Tóm kết
Ho chia làm hai loại lớn là Ngoại cảm và Nội Thương. Ho do ngoại cảm thường do phong hàn hoặc phong nhiệt gây nên, phát bệnh khá nhanh, điều trị cũng mau đỡ. Tuy nhiên nếu kèm thấp hoặc táo thì kết quả chậm hơn. Ho do Nội thương thường là mạn tính, trong đó loại ho do đờm trọc thường gặp nhất. Chứng ho do Phế hư mới phát còn nhẹ, nếu coi thường sẽ dần dần nặng thêm.
Ba loại ho do ngoại cảm, nếu lâu ngày không khỏi hoặc đã khỏi mà tái phát, ho và ngứa họng, đờm khó ra, không có chứng ở biểu rõ rệt, đều có thể dùng bài Chỉ Thấu Tán gia giảm. Trong bài này Tử uyển vị cay, đắng, hơi ấm; Bạch tiên vị cay, đắng, hơi lạnh, hai vị này đều có tác dụng sơ lợi Phế khí, chỉ khái, hóa đờm. Bách bộ ôn nhuận, có thể nhuận Phế, chỉ khái; Cam thảo, Cát cánh, Quất hồng có thể tuyên Phế, lợi hầu, thuận khí, hóa đờm; Kinh giới trừ ngoại tà còn sót lại.
Chỉ Thấu Tán là phương thuốc ôn lương cùng dùng, các trường hợp ho mà ngoại tà chưa hết hẳn, Phế khí mất sự túc giáng mà kèm có đờm trọc, dùng bài này rất công hiệu.
Điều trị ho do ngoại cảm cần tuyên thông Phế khí, sơ tán ngoại tà.
Không nên dùng thuốc chỉ sáp để tránh cho ngoại tà không có lối thoát. Tuy nhiên, ho lâu ngày, tà khí chưa quét sạch mà Phế khí dần dần bị tổn thương thì nên dùng thuốc liễm Phế, chỉ sáp như bài Tam Ảo Thang thêm Anh túc xác, Kha tử nhục... vừa tuyên Phế, vừa chỉ khái, ngăn chận ho đúng lúc, đề phòng chứng ho kéo dài do nội thương. Sách ‘Y Môn Pháp Luật’ viết: “Tà khí thịnh thì ho nhiều, tuyệt đối không được dùng thuốc chỉ sáp. Ho lâu ngày, tà khí kém đi, bệnh tình không quá mạnh mới có thể dùng loại thuốc chỉ sáp”.
Tham Khảo
+ Trấn Khái Tán (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đởm nam tinh, Thiên trúc hoàng đều 9g, Chu sa, Ngưu hoàng đều 1,5g, Mộc hương 2g, Nguyệt thạch 9g, Băng phiến 1,5g, Nguyên minh phấn 6g, Xuyên bối mẫu 10g. Tán bột, đậy kín đừng cho bay hơi. Mỗi lần uống 0,5g, ngày 2 – 3 lần.
TD: Thanh nhiệt, trấn kinh, chỉ khái thấu, hóa đờm. Trị trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, ho nhiều đờm, họng khò khè, ho lâu ngày không khỏi, ho gà, sốt cao co giật, đêm ngủ không yên, khóc đêm.
+ Khai Hạp Thang (Tân Trung Y 1991: 4): Ma hoàng, Cát hồng, Chỉ xác, Cam thảo đều 6g, Hạnh nhân, Tiền hồ, Ý dĩ nhân, Cát cánh, Bán hạ, Phục linh đều 10g, Anh túc xác 4g, Ngư tinh thảo 15g. Sắc uống. (Trẻ nhỏ chỉ dùng Anh túc xác 1,5g/ngày).
TD: Thanh Phế hóa đờm, liễm Phế trấn khái. Trị ho do đờm nhiệt.
Đã trị 107 ca, có kết quả 44, kết quả ít 34, có chuyển biến tốt 20, không kết quả 9. Đạt tỉ lệ 91,59%.
+ Thuyền Y An Thấu Thang (Đường Phúc An Nghiệm Phương): Thuyền y, Cát camhs đều 6g, Tỳ bà diệp (nướng) 15g, Ngưu bàng tử, Tiền hồ, Bối mẫu, Tử uyển đều 9g, Xa tiền tử 12g, Cam thảo 5g, Hắc Cáp Tán (bọc lại). Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, giáng khí, tuyên Phế, an thấu. Trị ho phong nhiệt.
+ Tân Nhuận Lý Phế Thang (Giang Tô Danh Y Đinh Quang Do Tự Kiếm Kinh Nghiệm Phương): Đới tiết ma hoàng 4g, Đới bì hạnh nhân (bỏ đầu nhọn) 10 hột, Chích cam thảo 6g, Cát cánh 5g, Phất nhĩ thảo 10g, Cát hồng 5g, Đương quy 10g, Bào khương4g, Sinh khương 1 lát. Sắc uống..
TD: Tân lương, nhuận Phế. Trị ho do Phế bị táo (ho khan, không đờm, họng khô, ngứa cổ…).
+ Thanh An Cam Cát Thang (Tứ Xuyên Trung Y 1987 (2): Thanh quả, Tiền hồ, Bách bộ, Hạnh nhân, Cam thảo, Cát cánh đều 10g, Bồ công anh, Tằm vãn đều 15g, An nam tử 4 trái. Sắc uống.
TD: Thanh Phế nhiệt, chỉ khái thấu. Trị ho do nhiệt, ho liên tục, ho khan không đờm.
Đã trị 50 ca, khỏi 43, không khỏi 7. Tỉ lệ khỏi 86%.
+ Ma Hạnh Chỉ Khái Thang (Phúc Kiến – Trần Cát Ân Su Truyền Bí Phương): Bạch thược, Phục linh, Ngũ vị tử đều 9g, Cát hồng, Cam thảo (chích), Khoản đông hoa, Can khương đều 6g, Hạnh nhân 12g, Ma hoàng 12g, Bạch quả nhân 9g, Tỳ bà diệp 6g. Sắc uống.
TD: Tuyên Phế, hóa đờm, chỉ khái. Trị ho.
Thường uống 3~4 thang là khỏi.
+ Ôn Bổ Chỉ Khái Hoàn (Hà Bắc Trung Y 1988 (6): Phụ tử, Bổ cốt chỉ, Dâm dương hoắc, Nhục quế, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật đều 10g, Đan sâm, Xích thược, Xuyên khung đều 15g, Cắt căn 10g. Sắc uống.
TD: Ôn bổ Tỳ Thận, phù chính chỉ khái. Trị người lớn tuổi ho do viêm phế quản mạn tính.
Đã trị 168 ca, uống 3 tháng. Khỏi 11, có hiệu quả ít 59, có chuyển biến tốt 72, không kết quả 26. Đạt tỉ lệ 84,5%.
+ Trứng gà 1 trái, đâïp ra, cho vào ít đường, cho đậu tương đặc đang nóng vào, quấy đều, ăn ngày một lần vào sáng sớm. Có tác dụng nhuận táo, thanh Phế, tiêu đờm (Ẩm Thực Liệu Pháp).
CHÂM CỨU TRỊ HO
Châm Cứu Học Thượng Hải: Tuyên giáng Phế khí, khư phong, hóa đờm.
Huyệt chính: Định Suyễn, Phong Môn (Bq.12), Phế Du (Bq.13), Hợp Cốc (Đtr.4).
Phối hợp thêm Khúc Trì, Đại Chùy, Giáp Tích cổ 7 - ngực 6 (C7-D6), Xích Trạch, Liệt Khuyết, Phong Long.
Kích thích mạnh, không lưu kim.
Ý nghĩa: Phong Môn là huyệt Hội cu?a Mạch Đốc và Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, là cư?a cho phong khí nhập vào và xuất ra, hợp với Hợp Cốc là huyệt Nguyên cu?a kinh thu? Dương Minh (Đại Trường) để khu phong gia?i biểu; Phế Du là chỗ Phế khí rót vào, dùng để tuyên Phế trị ho; Định Suyễn để tuyên Phế, bình suyễn; Đại Chùy , Khúc Trì để tiết dương tà, gia?i biểu; Xích Trạch, Liệt Khuyết để tăng cường tác dụng tuyên Phế, trị ho; Phong Long để hòa vị trừ đờm, Giáp Tích cổ 7 - ngực 6 để sơ thông mạch Đốc.
2- Kinh Cừ, Hành Gian (Thiên Kim Phương).
3- Khuyết Bồn, Chiên Trung, Cự Khuyết (Tư Sinh Kinh).
4- Cứu Cao Hoang, Phế Du (Tư Sinh Kinh).
5- Phế Du, Phong Môn hoặc Phế Du, Thiên Đột (Châm Cứu Tụ Anh).
6- Phế Du, Phong Long (Ngọc Long Ca).
7- Cứu Thiên Đột, Du Phu? đều 7 tráng, Hoa Cái, Nhũ Căn đều 3 tráng, Phong Môn 7 tráng, Phế Du, Thận Du, Chí Dương đều 14 tráng, Liệt Khuyết (Loại Kinh Đồ Dực).
8- Cứu Thiên Đột, Phế Du (Đan Khê Tâm Pháp).
9- Xích Trạch, Hợp Cốc, Liệt Khuyết (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
10- Phế Du, Trung Phu?, Liệt Khuyết, Chiếu Ha?i (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
11- Phế Du, Phong Môn, Trung Phu?, Thiên Đột, Đàn Trung, Xích Trạch (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
12- Tuyên Phế, gia?i biểu: Châm Phế Du, Liệt Khuyết, Hợp Cốc.
Châm nông theo phép ta?.
Ý nghĩa: Phế chu? da lông, phần biểu, vì vậy châm nông. Thu? Dương Minh (Đ. Trường) và Thu? Thái Âm (Phế) có quan hệ biểu lý với nhau, dùng Liệt Khuyết (P.7) (huyệt lạc cu?a Phế), Hợp Cốc (Đtr.4) (huyệt nguyên cu?a Đ.Trường), lại thêm Phế Du (Bq.13), 3 huyệt hợp lại để tăng cường tác dụng tuyên Phế, gia?i biểu, làm cho Phế khí thông giáng, tà khí không có chỗ để dừng lại, bệnh tự kho?i (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
13- Thân Trụ, Đại Chùy, Phế Du, Thiên Đột, Đàn Trung (Châm Cứu Học Giản Biên).
14- Phong Môn, Phong Phu?, Thái Uyên, Liệt Khuyết [đều ta? nếu do phong hàn] , Phong Môn, Phế Du, Ngoại Quan [đều ta? - nếu do phong nhiệt] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
15- Phế Du, Trung Phủ, Liệt Khuyết, Xích Trạch (Trung Quốc Châm Cứu Học).
16- Hoàn Cốt, Thiên Trụ, Phong Trì, Thân Trụ, Đại Trữ, Phong Môn, Phế Du, Cách Du, Đơ?m Du, Khúc Trạch, Hợp Cốc, Thiên Đột (Tân Châm Cứu Học).
17- Hợp Cốc, Liệt Khuyết, Khúc Trì, Ngư Tế, Đại Chùy, Xích Trạch, U?y Trung, Gian Sư? (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
18- Phế Du, Cách Du, Xích Trạch, Thái Uyên, Ngư Tế (Trung Hoa Châm Cứu Học).
19- Đàn Trung, Định Suyễn, Phong Long, Khúc Trì, Túc Tam Lý (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
20- Thần Đạo, Chiên Trung, Trung Đình, Vân Môn, Hiệp Bạch, Xích Trạch, Khổng Tối, Liệt Khuyết, Kinh Cừ, Ngư Tế, Thiếu Thương, Thiên Tuyền, Ưng Song, Phong Long, Phế Du, Thiên Khê, Châu Vinh, Bá
Lao, Khí Huyệt (Châm Cứu Học HongKong).
21- Phế Du, Liệt Khuyết, Hợp Cốc (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
22- Tuyên Phế, giải biểu: Phế Du, Trung Quản, Đàn Trung, Liệt Khuyết, Đại Chùy.
Ý nghĩa: Phế Du, Trung Phủthông lợi Phế Khí, Đàn Trung bổ khí toàn thân, thông kinh khíởvùng ngực; Liệt Khuyết trừ tàởphần Biểu; Đại Chùy kích động các kinh Dương, trừ tà khí (Châm Cứu Học Việt Nam).
23- Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm: Phương huyệt: Vùng từ Thiên đột (XIV.22) đến Cưu vĩ (XIV.15).
Cách châm: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, sát trùng vùng da tại chỗ như thường lệ, véo da chung quanh vùng huyệt lên bằng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay trái, rồi châm nhanh vào huyệt với kim tam lăng bằng tay phải và bóp nặn huyệt được châm bằng cả hai bàn tay cho đến khi chảy máu. Với phương pháp như thế châm các huyệt ở khoảng cách mỗi thốn từ giữa Thiên đột đến Cưu vĩ. Ba ngày làm một lần như vậy. Nếu không có tác dụng, sau 2 - 3 lần châm, nên suy xét đến liệu pháp khác.
Nhĩ Châm
+ Phế, Khí quản, Nội tỵ, Nhĩ tiêm, Vị, Tỳ, Tam tiêu. Mỗi lần chọn 2 – 3 huyệt. Chọn huyệt ở cả 2 tai, kích thích mạnh, lưu kim 10 – 20 phút (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Phế, Khí quản, Định suyễn, Thượng thận, Giao cảm, Nhĩ mê căn, Bì chất hạ, Đại trường (Bị Cấp Châm Cứu).
Mai Hoa Châm
Gõ vùng Gáy (trước và sau), hợp với trước trán, chân tóc trán, mỗi bên 3 – 4 hàng.
Bệnh Án Ho
(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’)
Trần X, nam, 45 tuổi. Mấy ngày gần đây khí hậu thay đổi đột ngột, không kịp chuẩn bị quần áo nên bị cảm phong hàn, có triệu chứng sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, sốt. Sáng hôm qua khi ngủ dậy thấy ho và ngứa cổ, khạc ra nhiều đờm trắng, ngực hơi khó chịu, hơi thở gấp, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, nhớt, mạch Phù Khẩn hơi Sác.
Dùng Tử uyển, Kinh giới, Bối mẫu, Tang diệp, Trần bì, Tiền hồ đều 12g, Hạnh nhân 16g, Cát cánh, Cam thảo (sống) đều 6g. Sắc uống. Sau khi uống một thang, mồ hôi hơi ra, đầu đỡ đau, bớt sợ lạnh, ho giảm một nửa. Uống tiếp hai thang nữa thì bệnh khỏi.
Khương X, nam, thanh niên. Ho đã lâu không khỏi, trong đờm có lẫn máu, lúc có lúc không, kém ăn, mỏi mệt, hơi thở ngắn, mạch Tế Hoạt, đầu lưỡi đỏ, ít rêu. Cho dùng Bắc sa sâm, Mạch môn, Bách bộ, Bạch truật, Phục linh, Tỳ bà diệp đều 12g, Hải cáp xác 20g, Cát cánh 8g, Ngũ vị tử 2g, Cam thảo (chích) 4g.
Bệnh Án Ho Do Viêm Phế Quản
(Trích trong (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Trư­ơng XX, nữ, 37 tuổi. Đến khám ngày 27-12-1979. Một tháng trước bệnh nhân gặp mư­a, bị lạnh mà phát bệnh. Lúc đầu ớn lạnh phát sốt, ngứa cổ, ho. Tây y chẩn đoán là viêm phế quản cấp. Đã dùng Penicillin, Streptomycin, Gentamycin, Phenergan, Codein, nhưng vẫn ho nhiều rũ r­ợi, ho gập người vãi đái. Đêm nằm không chợp mắt, lo lắng, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch Phù Khẩn. Cho uống "Tiểu Thanh Long Gia Thạch Cao Thang" (Ma hoàng 20g, Quế chi 20g, Bạch thược 20g, Can khương 20g, Tế tân 20g, Ngũ vị tử 20g, Đại táo 20g, Cam thảo 20g, Bán hạ 30g, Thạch cao sống 120g), uống hết 2 thang thì khỏi.
Bệnh Án Ho Do Viêm Phế Quản
(Trích trong Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm)
Bệnh nhân Cao, nữ, 37 tuổi, nhân viên. Nhập điều trị ngoại trú ngày 18/ 03/1979.
Nhức đầu, sốt nhẹ, ho khan và chảy nước mũi trong đã 5 ngày. Đã trị bằng thuốc Trung y và Tây y. Sau đó các Triệu chứng nhức đầu, sổ mũi và sốt nhẹ đã giảm, nhưng ho trở nên ngày càng trầm trọng hơn. X quang ngực và công thức máu đều bình thường.
Chẩn đoán là viêm phế quản cấp tính.
Đặt bệnh nhân ngồi tựa lưng, hai tay buông xuống, châm Thân trụ sâu 0.8 - 1,2 thốn bằng cách nâng lên, đẩy xuống và cọ kim trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó giác khoảng 10 phút.
Hôm sau, ho đã giảm bớt. Châm như cũ.
Ngày 20/03, khám lần thứ ba thấy ho đã trở nên tốt hơn, bệnh nhân đã ngủ ngon về đêm và không có ho vào buổi sáng.
Lần điều trị thứ ba châm như trên.
Ngày 21/03 khám lần thứ tư thấy bệnh nhân chỉ có ho từng lúc. Lần điều trị cuối cùng được thực hiện như trên và bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Bệnh Án Ho Do Viêm Phế Quản Mạn
(Trích trong Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm)
Lý, nữ, 45 tuổi, nội trợ, nhập điều trị ngoại trú ngày 21/11/ 1968.
Bệnh nhân than phiền đã ho đêm khoảng 5 năm. Tại bệnh viện cô ta đã được chẩn đoán là viêm phế quản mạn tính. Khoảng 6 ngày trước lần khám đầu tiên, cô ta ho có đờm nhầy và khó thở, ngực đầy, sáng sớm và chiều tối bệnh nặng hơn.
Khám nghiệm: thân nhiệt 36oC: áp huyệt 110/75mmhg. Nghe tim và phổi nghe thấy bình thường. X quang ngực thấy gia tăng các điểm đặc trưng của phổi, rêu lưới trắng và dày, mạch Phục Tế.
Chẩn đoán là viêm phế quản mạn tính.
Điều trị: Cứu hai huyệt Phế du khoảng 60 phút theophương pháp trình bày ở trên. Châm Nội quan ngày một lần hoặc hai ngày một lần. Sau những lần đó bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn. Các triệu chứng ho, đầy tức ngực và khó thở giảm bớt nhiều sau 5 lần điều trị, biến mất hoàn toàn sau 7 lần điều trị. 9 năm sau không thấy tái phát
HO RA MÁU
(Khái Huyết – Hemoptysis – Hémoptysie)
Là trạng thái máu ở Phổi do ho mà ra hoặc toàn là máu, hoặc máu lẫn trong đờm.
Ho ra máu chỉ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, nhưng triệu chứng lâm sàng có nhiều điểm giống nhau trong mọi trường hợp.
Ho ra máu có thể xẩy ra đột ngột trong lúc người bệnh cảm thấy khoẻ mạnh, hoặc sau khi hoạt động mạnh, sau khi ăn nhiều, nói nhiều, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết đột ngột hoặc trong giai đoạn hành kinh.
Thông thường 90% trường hợp ho ra máu là do bệnh lao đang tiến triển (Nếu kèm ho kéo dài, sốt nhẹ, sút cân thì càng chắc chắn). Nếu ho ra máu chút ít lẫn trong đờm, tái phát một vài lần mà không có sốt hoặc sút cân cũng nên nghĩ đến bệnh lao kín đáo.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ
. Ở phổi có thể do: Lao phổi, Các bệnh nhiễm khuẩn gây tổn thương ở phổi (viêm phổi, áp xe phổi, cúm)…
. Các bệnh khác của đường hô hấp: Giãn phế quản, ung thư phổi, sán lá phổi, nấm phổi…
. Bệnh ngoài phổi: tim mạch, tắc động mạch phổi, vỡ phồng quai động mạch chủ…
Theo Đông Y
Từ rất xưa, sách Nội Kinh đã đề cập đến tà khí bên ngoài xâm nhập vào, tình chí không điều hoà có thể gây nên ho ra máu.
Thiên ‘Ngọc Cơ Chân Tạng Luận’ (Tố Vấn 19) viết: “Mạch mùa Thu… bất cập thời khiến người ta bị suyễn, hơi thở thiếu khí mà ho, ở phần trên đôi khi thấy có máu…”.
Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) viết: “ Thiếu dương Tư thiên… mắc bệnh đầu thống, phát sốt, sợ lạnh mà sốt rét. Nhiệt phát ra bì phu, bì đau, sắc biến ra vàng hoặc đỏ, gây nên chứng thuỷ, mình, mặt phù, thủng, bụng đầy trướng, phải ngửa lên mà thở, kiết lỵ đỏ hoặc trắng, mụn lở, ho, ho ra máu, Tâm phiền, trong ngực nóng, quá lắm thời cừu, nục (chảy máu cam)…”.
Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10) viết: “Túc Thiếu âm Thận kinh… Nếu là bệnh thuộc ‘Thị động’ sẽ gây thành chứng đói mà không muốn ăn, mặt đen như dầu đen, lúc ho nhổ nước bọt thấy có máu, suyễn nghe khò khè…”.
Thiên ‘Mạch Giải’ (Tố Vấn 49) viết: “Nói là Khái thời lại có huyết... Đó là vì Dương mạch bị thương. Dương khí chưa thịnh ở bộ phận trên mà mạch lại mãn. Mãn thời khái, mà thường khi lại ra cả ở mũi”.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – Khái Thấu Nùng Huyết Hậu’ viết: Phế bị cảm hàn nhẹ thì thành ho, ho làm thương tổn dương mạch thì có máu”.
Sách ‘Huyết Chứng Luận’ nhận định: “ … Vậy trước phải biết nguồn gốc của bệnh ho rồi sau mới trị được bệnh khái huyết… Hoặc do ngoại cảm ra máu, hoặc do bì mao hợp với Phế gây ho, hoặc do tích nhiệt ở Vị, hoả thịnh lấn kim khiến khí nghịch lên gây ho, đó là thực chứng của chứng mất máu gây nên. Hoặc do âm hoả vượng lên, Phế không yên, không thanh, khô ráo gây nên ho, hoặc hợp với lo nghĩ, u uất của Tỳ cùng với hư hoả của Tâm gây nên ho, hoặc do Thận dương hư, dương khí không nương vào đâu được, bốc lên gây ra ho, đó là hư chứng của bệnh thất huyết mà sinh ho vậy”.
Trên lâm sàng, theo Đông Y, ho ra máu có thể do:
+ Ngoại Tà Lục Dâm xâm nhập vào Phế gây nên ho, nếu tà khí làm tổn thương Phế lạc, huyết tràn vào khí đạo sẽ gây nên ho ra máu.
+ Can Hoả Phạm Phế: Phế khí vốn suy yếu, nay do tức giận, tình chí không thoải mái, Can uất hoá thành hoả, bốc lên làm tổn thương ngược lại Phế, Phế lạc bị tổn thương thì sẽ ho ra máu.
+ Phế Thận Âm Hư: Thận âm là gốc của âm dịch, Phế âm là gốc của Thận âm (Kim sinh thuỷ), bệnh lâu ngày làm cho khí âm bị hao tổn gây nên âm hư, Phế táo, hư hoả quấy nhiễu bên trong, làm cho lạc của Phế bị tổn thương, gây nên ho ra máu.
+ Khí Hư Bất Nhiếp: Khí là vị tướng coi sóc huyết, khí có tác dụng nhiếp huyết, nếu do lao thương quá sức hoặc do ăn uống không điều độ hoặc thất tình nội thương hoặc ngoại cảm lục dâm, bệnh kéo dài trị không khỏi đều có thể làm tổn thương chính khí, khí hư không nhiếp được huyết, huyết có ai cai quản sẽ đi lên vào khí đạo, gây nên hoa ra máu. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư – Thổ Huyết Luận’ viết: “Ưu tư quá mức làm hại Tâm Tỳ, gây nên thổ huyết, ho ra máu”.
+ Uống Nhiều Loại Thuốc Cay, Ấm, Nóng: Do cơ thể vốn suy nhược, hoặc bệnh lâu ngày hư yếu mà lại thích tư bổ và cường dương, uống những loại thuốc ôn, táo, nhiệt lâu ngày táo nhiệt sẽ sinh ra bên trong, hoá thành hoả, làm tổn thương tân dịch, gây thương tổn Phế lạc sinh ra khái huyết.
Chẩn Đoán Phân Biệt
. Nôn ra máu. Cảm giác trước khi nôn là nôn nao khác với ho ra máu là nóng và ngứa trong ngực và cổ.
. Chảy máu cam: nên xem trong lỗ mũi có máu hay không.
. Chảy máu trong miệng: Không nóng và ngứa trong ngực và cổ. Nên khám miệng, niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
. Giãn phế quản: thường gặp nơi người lớn tuổi, dễ lầm với lao phổi.
. Ung thư phế quản: thường ra máu mầu sẫm hoặc lờ lờ như máu cá, không đỏ tươi như trong lao phổi.
. Viêm loét thanh quản: không ra máu nhiều, kèm ngứa rát trong họng.
. Viêm thuỳ phổi: ra máu lẫn đờm màu rỉ sắt kèm sốt cao.
. Áp xe phổi: khạc ra máu lẫn mủ.
. Nhồi máu phổi: kèm cơn đau ngực dữ dội và khó thở.
Triệu Chứng
Ngay trước khi ho, người bệnh cảm thấy có cảm giác nóng trong ngực, khó thở nhẹ, ngứa trong họng rồi ho.
Giữa cơn ho khạc ra máu tươi lẫn bọt, thường lẫn trong đờm. Mỗi lần có thể là:
. Một vài bãi đờm có lẫn máu.
. Trung bình 300 ~ 500ml.
. Nặng: nhiều hơn, gây tình trạng suy sụp nặng toàn thân và thiếu máu nặng.
. Rất nặng: làm cho bệnh nhân chết ngay vì mất khối lượng máu quá lớn, vì ngạt thở hoặc vì sốc, tuy máu mất đi chưa nhiều.
Cơn ho có thể kéo dài vài phút đến vài ngày. Máu khạc ra dần dần có mầu đỏ thẫm, nâu rồi đen lại, khi thấy mầu đen là dấu hiệu kết thúc ho ra máu vì đó là máu đông còn lại trong phế quản được khạc ra ngoài sau khi máu đã ngừng chảy.
Trên lâm sàng thường gặp:
+ Phong Hàn Phạm Phế: Hơi sốt, sợ lạnh nhiều, đầu đau, mũi nghẹt, ho tiếng nặng, ho đờm xanh, trong đờm có lẫn máu, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn hoặc Phù Hoãn.
Điều trị: Sơ tán phong hàn, tuyên Phế, chỉ huyết. Dùng bài Kim Phất Thảo Tán gia giảm: Kim phất thảo, Kinh giới, Tiền hồ, Phục linh, Bán hạ, Tiên hạc thảo, Tây thảo, Bạch mao căn, Sinh khương. Sắc uống.
(Đây là bài Kim Phất Thảo Tán bỏ Ma hoàng, Xích thược, cam thảo, thêm Tiên hạc thảo, Tây thảo, Bạch mao căn tạo thành. Trong bài dùng Kim phất thảo làm chủ dược để ôn tán, giáng nghịch, hoá đờm, chỉ huyết; Kinh giới, Sinh khương sơ phong, tán hàn, tuyên Phế, giải biểu; Tiền hồ hoá đờm, chỉ khái, tuyên giáng Phế khí; Phục linh, Bán hạ hoá đờm, hoà trung; Tiên hạc thảo, Tây thảo, Bạch mao căn để chỉ huyết, hoá ứ).
+ Phong Nhiệt Phạm Phế: Sốt nhiều, sợ lạnh ít, ho nhiều đờm, đờm mầu vàng, khó khạc đờm, trong đờm có lẫn máu, máu mầu đỏ tươi, đầu đau, khát, họng đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Phù Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, tuyên Phế, lương huyết, chỉ huyết. Dùng bài Ngân Kiều Tán gia giảm: Ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp, Kinh giới huệ, Bạc hà, Bản lam căn, Ngưu bàng tử, Tây thảo, Lô căn, Ngẫu tiết, Tiên hạc thảo. Sắc uống.
(Đây là bài Ngân Kiều Tán bỏ Cát cánh, Cam thảo, Đậu xị, thêm Bản lam căn, Tây thảo, Tiên hạc thảo, Ngẫu tiết tạo thành. Trong đó, Ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp thanh nhiệt, thấu tà; Lô căn thanh nhiệt, sinh tân; Ngưu bàng tử, Kinh giới huệ, Bạc hà sơ tán phong nhiệt; Bản lam căn giải độc, lợi hầu; Tây thảo, Lô căn, Ngẫu tiết, Tiên hạc thảo lương huyết, chỉ huyết).
Nếu ho ra máu thêm Vân Nam Bạch Dược hoặc Tam thất (phấn) quấy vào uống để tăng tác dụng cầm máu. Nếu đờm nhiệt ủng Phế mà phát sốt, ho đờm nhiều, mầu vàng, thêm Thiên Kim Vi Hành Thang để thanh nhiệt, hoá đờm, tuyên Phế. Nếu tà ở biểu chưa giải, nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch thấy ho khan, không đờm hoặc ít đờm mà dính, lưỡi đỏ, ít tân dịch, bỏ Kinh giới huệ, Bạc hà, thêm Thiên môn, Mạch môn, Thiên hoa phấn, Nguyên sâm để dưỡng âm, nhuận táo.
+ Táo Nhiệt Thương Phế: Ho khan, ít đờm, khó khạc đờm, trong đờm có lẫn máu hoặc ho ra máu, mũi và họng khô, tâm phiền, khát, thân nhiệt, táo bón, lưỡi đỏ ít rêu hoặc rêu lưỡi vàng nhạt mà khô, mạch Phù Sác.
Điều trị: Thanh Phế, nhuận táo, ninh lạc, chỉ huyết. Dùng bài Tang Hạnh Thang gia giảm: Tang diệp, Chi tử, Sa sâm, Bối mẫu, Lê bì, Hạnh nhân, Ngân hoa, Mạch môn, Trắc bá diệp, Bạch mao căn, Cam thảo. Sắc uống.
(Đây là bài Tang Hạnh Thang bỏ Đậu xị thêm Kim ngân hoa, Mạch môn, Trắc bá diệp, Bạch mao căn và Cam thảo tạo nên. Trong bài dùng Tang diệp, Chi tử, Ngân hoa để thanh tuyên Phế nhiệt; Sa sâm, Mạch môn, Lê bì dưỡng âm, thanh nhiệt; Bối mẫu, Hạnh nhân nhuận Phế, chỉ khái, hoá đờm; Trăc bá diệp, Bạch mao căn thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết.
Nếu tân dịch quá ít, có thể thêm Nguyên sâm, Thiên hoa phấn, Sinh địa để giúp dưỡng âm, nhuận táo. Ra máu nhiều không cầm, có thể thêm Tuên hạc thảo, Bạch cập, Đại kế, Tiểu kế, để lương huyết, cầm máu hoặc hợp chung với bài Thập Khôi Tán gia giảm để tăng cường tác dụng lương huyết, cầm máu.
+ Can Hoả Phạm Phế: Ho, đờm có lẫn máu hoặc ho khạc ra máu tươi, đầu đau, chóng mặt, ngực và hông sườn trướng, đau, phiền táo, dễ tức giận, miệng đắng, họng khô, tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Tả Can, thanh Phế, lương huyết, chỉ huyết. Dùng bài Tả Bạch Tán hợp với Đại Cáp Tán gia giảm: Đại Cáp Tán, Tang diệp, Địa cốt bì, Sinh địa, Chi tử, Cam thảo, Bạch mao căn, Tiểu kế, Trắc bá diệp, Ngạnh mễ.
(Đây là bài Tả Bạch Tán hợp với Đại Cáp Tán thêm Sinh địa, Chi tử, Cam thảo, Lô căn, Tiểu Kế, Trắc bá diệp tạo thành. Đại Cáp Tán lương Can, chỉ huyết; Tả Bạch Tán thanh tả Phế nhiệt; Chi tử, Sinh địa, Mao căn, Tiểu kế, Trắc bá diệp thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết).
Nếu Can hoả nhiều quá, đầu váng, mắt đỏ, tâm phiền, dễ tức giận có thể dùng Long Đởm Tả Can Thang thêm Đơn bì, Đại giả thạch để thanh Can, tả hoả.
Nếu hoả thịnh làm cho huyết động khiến cho máu ra không cầm, có thể dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang gia giảm để thanh nhiệt, lương huyết.
Nếu hông sườn đau, máu ra nhiều, mầu đỏ tía. Đó là huyết kết tụ ở Đởm. Dùng phép sơ Can, tiết nhiệt, lương huyết, tiêu ứ. Dùng bài Đan Chi Tiêu Dao tán thêm Tam thất phấn, Hải cáp xác, Hải phù thạch để cầm máu, tiêu ứ, tán kết (Trung Y Cương Mục).
+ Âm Hư Hoả Vượng: Ho khan, ít đờm, họng khô, trong đờm có máu hoặc ho ra máu, máu mầu đỏ tươi, gò má đỏ, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay chân nóng, gầy ốm, đầu váng, tai ù, lưng đau, chân mỏi, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm. Nhuận Phế, lương huyết, chỉ huyết. Dùng bài Bách Hợp Cố Kim Thang gia giảm: Sinh địa, Thục địa, Bách hợp, Mạch môn, Nguyên sâm, Bối mẫu, Đương quy, Thược dược, Cam thảo, Bạch cập, Ngẫu tiết, Tây thảo.
(Đây là bài Bạch Hợp Cố Kim Thang bỏ Cát cánh thêm Bạch cập, Ngẫu tiết, Tây thảo. Bách hợp, Mạch môn, Nguyên sâm, Sinh địa, Thục địa dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân, nhuận táo; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, nhu Can; Bối mẫu, Cam thảo tuyên Phế, hoá đờm; Bạch cập, Ngẫu tiết, tây thảo lương huyết, chỉ huyết).
Gò má đỏ, sốt về chiều, có thể thêm Thanh hao, Miết giáp, Địa cốt bì, Bạch vi để thanh thoái hư nhiệt. Mồ hôi trộm rõ, thêm Phù tiểu mạch, Mẫu lệ, Ngũ bội tử để thu liễm, cố sáp. Âm hư hoả vượng do Phế lao có thể dùng bài Nguyệt Hoa Hoàn.
+ Khí Bất Nhiếp Huyết: Sắc mặt không tươi, uể oải, mệt mỏi, tiếng nói yếu, nhỏ, chóng mặt, tai ù, hồi hộp, ho, tiếng ho nhẹ, trong đờm có máu hoặc máu ra thành sợi hoặc ho ra máu hoặc kèm chảy máu mũi, tiêu ra máu, da có vết ban đỏ, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mạch Trầm Tế hoặc Hư Tế mà Khổng (Khâu).
Điều trị: Ích khí, nhiếp huyết. Dùng bài Chửng Dương Lý Lao Thang gia giảm: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo, Đương quy, Hoàng kỳ, Tiên hạc thảo, Bạch cập, A giao, Tây thảo, Tam thất.
(Đây là bài Chửng Dương Lý Lao Thang bỏ Nhục quế, Ngũ vị tử, Sinh khương, Đại táo thêm Tiên hạc thảo, Tây thảo, Tam thất, A giao và Bạch cập. Dùng Nhân sâm, Hoàng kỳ để ích khí, nhiếp huyết; Trần bì lý khí, hoà Vị; Bạch truật, Cam thảo kiện Tỳ, ích khí; Đương quy, A giao dưỡng huyết, hoà huyết; Tiên hạc thảo, Tây thảo, Bạch cập, Tam thất lương huyết, tiêu ứ, chỉ huyết).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Sinh địa (tươi) 60g, Ngó sen (tươi) 250g. Giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Trị ho ra máu do táo nhiệt làm tổn thương Phế (Trung Y Cương Mục).
+ Tiên hạc thảo (tươi) 320g, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm nước cốt 200ml nước cốt Ngó sen vào, chưng sôi, để nguội, uống. Trị ho ra máu do huyết nhiệt vọng hành (Trung Y Cương Mục).
+ Trứng gà 1 trái, Tam thất 3g, Nước cốt Ngó sen một ít, rượu tốt ½ chén, trộn đều, chưng cách thuỷ cho chín, ăn. Liên tục 2~3 ngày. Trị ho ra máu do khí trệ, huyết ứ (Trung Y Cương Mục).
+ Cỏ mực, Lá Sen tươi đều 40g, lá Trắc bá, lá Ngải cứu tươi 20g. Sắc với 600ml nước còn 300ml. Chia làm hai lần uống (Gia Y trị Nghiệm).
+ Vỏ rễ Dâu, toàn cây Chỉ thiên 30g, Bạc hà 12g, Tử tô 8g, Gừng tươi 4g. Sắc với 400ml nước còn 200ml, uống một lần. Trẻ nhỏ tuỳ tuổi, chia làm 2-3 lần uống (Gia Y trị Nghiệm).
+ Tử tô (cọng và lá) 20g Đậu đen 40g, Gừng tươi 4g, Ô mai 2 trái. Sắc với 400ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống (Gia Y trị Nghiệm).
+ Rau Má, cỏ Mực đều 30g, lá Chanh, lá Gai, Tinh tre đều 20g. Sắc với 600ml nước còn 300ml. Uống 2 lần. Trẻ nhỏ tuỳ tuổi chia làm 2-3 lần uống (Gia Y trị Nghiệm).
+ Vỏ rễ Dâu tằm ăn, đập dập, sao mật đều 40g, Mạch môn (bỏ lõi) 40g, Tinh tre 30g, quả Dành dành (sao đen) 20g, Thanh bì (bỏ lớp xơ trắng 16g. Sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn mỗi lần uống 150ml, trẻ nhỏ tuỳ tuổi chia là nhiều lần uống (Gia Y trị Nghiệm).
+ A giao, Tang bạch bì đều 15g, Đường đỏ 8g, Gạo nếp 100g. Tang bạch bì sắc 2 lần nước, cho gạo nếp vào nấu thành cháo, khi chín cho A giao vào, thêm đường quấy đều, ăn (Thường Dụng Dưỡng Sinh Dược Liệu).
+ A giao 15g, Tam thất, Bạch cập đều 10g. Sắc, chia làm 3 lần uống trong ngày (Thường Dụng Dưỡng Sinh Dược Liệu).
+ Nhị Đông Cao (Từ Hy Thái Hậu Y Phương):Thiên đông, Mạch đông đều 24g, cho vào nước đun kỹ, bỏ bã, thêm Xuyên bối mẫu (tán nhuyễn) 60g, trộn với mật ong thành cao. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Trị ho khan, ho lâu ngày, họng khô, đờm có máu.
+ Bạch Hoàng Tứ Vị Tán (Thiên Gia Diệu Phương): Bạch cập 4 phần, Đại hoàng (sống) 3 phần, Nhi trà 2 phần, Bạch phàn 1 phần. Tán bột. Mỗi lần uống 1g, ngày 4 lần.
Tác dụng: Hoá đờm, ninh thoá, chỉ huyết. Trị lao phổi ho ra máu, giãn phế quản khạc ra máu.
+ Bình Suyễn Chỉ Huyết Tán (Thiên Gia Diệu Phương): Giả thạch 12g, Tuyền phúc hoa, Bán hạ, Tử uyển đều 6g, Khoản đông hoa 12g, Tiền hồ, Ma hoàng, Thạch cao, Hạnh nhân đều 6g, Mã đâu linh đều 12g, Ngũ vị tử 3g, Tang bạch bì, Mao căn, Ngẫu tiết, Nam mễ xác đều 6g. Tán bột. Mỗi lần dùng 6g, ngày 2 lần.
Tác dụng: Tư âm, thu liễm, giáng nghịch, chỉ huyết. Trị khạc ra máu do ho làm tổn thương Phế, phế quản dãn.
Châm Cứu Trị Ho Ra Máu
+ Nhiệt Thương Phế Lạc: Thanh nhiệt nhuận Phế, lương huyết, chỉ huyết. Dùng huyệt Phế du, Khổng tối, Ngư tế, Liệt khuyết. Châm tả.
(Liệt khuyết là lạc huyệt của kinh Phế có tác dụng thanh tả nhiệt ở kinh Phế và Đại trường; Phế du là huyệt bối du rót kinh khí vào Phế, dùng để thanh Phế, giáng hoả, lương huyết, chỉ huyết; Ngư tế là huyệt Vinh của kinh Phế là huyệt chủ yếu để thanh tả nhiệt ở Phế; Khổng tối là huyệt Khích của kinh Phế là huyệt đặc hiệu trị ho ra máu).
Nếu ngoại cảm, thêm Phong môn. Có Can hoả, thêm Thái xung hoặc Hành gian. Máu ra nhiều thêm Dũng tuyền (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học).
+ Âm Hư Hoả Vượng: Tư âm, nhuận Phế, giáng hoả, chỉ huyết. Dùng huyệt Phế du, Trung phủ, Thái khê, Đại chuỳ.
(Phế du, trung phủ là phối hợp Bối du và Mộ huyệt để tư Phế âm, thanh Phế hoả; Thái khê là huyệt Nguyên của kinh Thận đẻ kích thích Thận âm, nhuận Phế, giáng hoả; Đại chuỳ trị nóng trong xương, sốt về chiều) (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học).
+ Dùng dịch chích Ngư tinh thảo 2~4mg, thuỷ châm huyệt Khổng tối, mỗi huyệt 1ml, ngày 2 lần. Sau khi máu bớt ra, mỗi ngày hoặc cách ngày chích một lần, huyệt bên phải hoặc bên trái thay đổi nhau.
Đã trị 100 ca, khỏi hoàn toàn 93, kết quả ít 3, có kết quả 1, không khỏi 3. 97 ca khỏi, trung bình 2,4 ngày là không ra máu nữa ((Ngư Tinh Thảo Dịch Huyệt Chú Trị Liệu Chi Khí Quản Phì Trướng Lạc Huyết 1000 Liệt Báo Cáo – Trung Y Tạp Chí 1990, 31 (5): 40).
Bệnh Án Ho Ra Máu
(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’)
Khương X, nam, thanh niên. Ho đã lâu không khỏi, trong đờm có lẫn máu, lúc có lúc không, kém ăn, mỏi mệt, hơi thở ngắn, mạch Tế Hoạt, đầu lưỡi đỏ, ít rêu. Cho dùng Bắc sa sâm, Mạch môn, Bách bộ, Bạch truật, Phục linh, Tỳ bà diệp đều 12g, Hải cáp xác 20g, Cát cánh 8g, Ngũ vị tử 2g, Cam thảo (chích) 4g. Uống gần một tháng mới khỏi.
Cát X, nữ, 29 tuổi. Bị ho khan hàng tháng, xem ra không phải là ngoại cảm. Do ho nhiều làm dương lạc bị tổn thương, trong đờm có lẫn máu, mạch Huyền Tế mà Sác. Có thể đoán là chứng Can hoả phạm Phế, Phế lạc bị tổn thương nên ho ra máu. Nếu ho khan lâu không khỏi thì khạc ra máu không ngừng. Cần dùng phép thanh nhẹ đề hoà thượng tiêu, hợp với phép bình Can giáng hoả. Phế khí được thanh thì bệnh sẽ khỏi. Cho dùng: Tang diệp, Bách bộ (chưng, Hoàng cầm, Địa cốt bì, Đan sâm đều 12g, Cam thảo (sống) 4g, Đại Cáp Tán 16g. Sau khi uống, bệnh giảm nhẹ dần.
Bệnh Án Ho Ra Máu
(Trích trong ‘Việt Nam Đông Y Tạp Chí 1968 (96): 19)
Trần Thị… 65 tuổi. Ngày khám: 14-5-1968Ho hơn một năm, đã trị nhiều thuốc Đông Tây y không khỏi. Khám thấy: da nhạt, có lúc đỏ rồi hơi nhạt, tiếng nói yếu, ho đã lâu, có lúc ho ra đờm lẫn máu, ăn kém, khó thở, chân lạnh, hơi khát, mệt mỏi, nước tiểu vàng, đại tiện ít. Mạch hai bộ thốn Hoạt Sác, bộ quan và xích Hoãn.
Chẩn đoán: Bệnh ho lâu thành chứng hư lao và hai bộ thốn Hoạt Sác là do Tâm hoả nung nấu Phế kim khiến cho phổi bị khô thành chứng đờm khô, các bộ khác Hoãn là do Tỳ Thận đều hư, liên hệ đến Phế nên gây ra ho có lẫn máu.
Điều trị: Tư bổ Tỳ Thận, thanh nhiệt, nhuận Phế táo.
Dùng bài Toàn Chân Nhất Khí Thang gia giảm: Thục địa (tẩm Gừng nướng) 12g để bổ Tỳ Thận, Bố chính sâm (Tẩm Gừng sao² 20 để bổ Tỳ Phế, Bạch truật (sao) 8g để bổ Tỳ, Hoài sơn 12 bổ Tỳ Thận, Mạch môn (sao) 20g để nhuận Phế, chỉ khái, Ngũ vị tử 4g liễm âm tư Phế, Ngưu tất 6g dẫn hoả hạ hành, Thán khương 8g chỉ huyết, Tử uyển, Khoản đông hoa đều 12g chỉ khái huyết, Tỳ bà diệp (tẩm mật sao) chỉ khái, Thổ bối mẫu 12g trừ đờm, giáng hoả, A giao 12g nhuận táo, bổ hư lao. Sắc 5 thang.
Uống thuốc xong, bệnh đỡ được 7 phần. Tiếp tục cho uống thêm 10 thang nữa, khỏi hẳn.
HO GÀ
Là một loại bệnh truyền nhiễm, thường gặp vào mùa đông xuân.
Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến Phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng.
Thường phát vào khoảng cuối mùa đông, đầu mùa xuân ở những trẻ dưới 10 tuổi.
Hiện nay, đa số các trẻ nhỏ được chích ngừa 6 chứng bệnh lây (trong đó có ho gà) nên trên lâm sàng tương đối rất ít gặp bệnh này.
Đông y gọi là Bách Nhật Khái, Kinh Khái (ho cơn), Thiên Háo, Dịch Khái, Kê Khái, Lô Từ Khái
Nguyên Nhân
Do vi khuẩn Hemophillus Pestuisis gây nên.
Do tà khí qua mũi, miệng vào Phế, làm cho Phế khí bị bế tắc không thông, Phế nghịch lên gây ho. Bên trong có đờm nhiệt ẩn nấp sẵn ở Phế, gây nên các cơn ho dữ dội.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp các thể loại sau:
1- Giai Đoạn Đầu: Cảm nhiễm, Phế hàn.
Chứng: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ đêm nặng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Sác, chỉ tay phù, mầu đỏ tía.
Điều trị: Tuyên Phế trừ tà hoặc Tân ôn tuyên Phế. Dùng bài Chỉ Thấu Tán (Kinh giới, Cát cánh, Cam thảo, Bạch tiền, Quất hồng, Bách bộ, Tử uyển), thêm Xa tiền, Cam thảo.
Nếu nhiệt nhiều, bỏ Tử uyển, Trần bì, thêm Tang diệp, Liên kiều, Xuyên bối mẫu. Hoặc dùng bài Ma Hạnh Cam Thạch Thang (Ma hoang, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo).
- Lá Chanh non 15 lá, Trà Tầu 1 nhúm, Vỏ Quít ½ nhúm, Củ Sả lùi 5 lát, Chanh giấy 1 quả. Sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia làm 2-3 lần cho uống.
- Tỏi 1 củ, giã dập, cho vào một cái tách, rót nước ôi vào, đậy kỹ 10 phút rồi lọc lấy nước uống. Cứ 2 giờ uống 1 thìa canh. Dưới 5 tuổi uống 1 thìa cà phê. Buổi tối không uống. Ban đêm, để dễ ngủ, khỏi ho: lấy Tỏi hoặc Gừng xắt lát mỏng, chà nhẹ dưới cổ.
- Vỏ Quít già (Trần bì), Lá Thuốc cứu, sao vàng, sắc uống.
- Cá Diếc, mổ bụng, rửa sạch, cho thêm đường, chưng cách thủy, ăn cả nước lẫn cái.
2- Giai Đoạn Ho Cơn: Thường do Đờm, Phế nhiệt
Chứng: Sau khi mắc bệnh khoảng một tuần, ho càng ngày càng nặng, ho cơn, sau khi ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn. Thời kỳ này, nếu nhẹ thì mỗi ngày ho vài lần, nếu bệnh nặng ho mấy chục lần, ban đêm có thể ho nhiều hơn. Nếu ho nhiều quá có thể ho ra máu, xuất huyết dưới giác mạc, chảy máu cam, mi mắt nề, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dầy, khô, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh kim dưỡng Phế, tiết nhiệt, hóa đờm, giáng khí. Dùng bài A Giao Tán (A giao, Mã đâu linh, Ngưu bàng, Hạnh nhân, Chích thảo, Nhu mễ) hoặc Vi Hành Thang (Vi hành, Ý dĩ, Đào nhân, Đông qua) gia giảm.
+ Hoa Khế, hoa Đu đủ đực, lá Dâu tằm ăn, lá Rau trai đều 0,5kg, Hoa mắc cỡ đỏ 2,3kg. Phơi cho tái, nấu với 2,5 lít nước còn 1 lít, lọc kỹ lấy nước trong, chưng cách thủy với đường khoảng 1 giờ thành xi rô.
Trẻ 1-3 tuổi uống 1 thìa cà phê, 4-6 tuổi: 2 thìa cà phê. 7-10 tuổi: 3 thìa cà phê, uống tước bữa ăn.
+ Mật Gà, 1 cái, hòa với 3g đường.
1 tuổi: 3 ngày 1 cái, 2 tuổi 2 ngày một cái. Trên 2 tuổi ngày 1 cái. Công hiệu tốt.
+ Nước củ cải trắng, thêm đường chưng lên cho uống.
Châm Cứu
Châm Xích trạch và Ngư tế để thông Phế khi, thanh nhiệt, chỉ khái); Đại chùy (tăng cường Vệ khí), Nội quan điều hòa khí huyết ở vùng ngực, sườn, Hợp cốc trục tà khí và thông Phế.
3- Giai Đoạn Hồi Phục: Phế khí hoặc Phế Âm Hư
Chứng: Cơn ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát, hâm hấp sốt, chất lưỡi đỏ., không rêu, chỉ tay xanh nhạt.
Điều trị: Tư dưỡng Phế âm, Phế khí. Dùng bài Nhân Sâm Ngũ Vị Tử Thang (Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Ngũ vị, Mạch môn, Chích thảo, Đại táo, Sinh khương) gia giảm.
+ Cát sâm 20g (sao vàng), Thiên môn (sao), Mạch môn (sao) đều 16g, Bách bộ (sao), Tang bạch bì căn (cạo vỏ ngoài, bỏ lõi, tẩm mật sao vàng) 12g. Sắc với 450ml nước còn 200ml. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 20-30ml vào lúc đói và trước khi đi ngủ (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Giải Trừ Kinh Khái Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí (1987: 1): Cường tằm, Toàn yết, Thuyền thoái, Địa long, Hạnh nhân, Đởm nam tinh, Thiên trúc hoàng đều 3g, Thanh đại, Cam thảo, Hoàng cầm, Địa cốt bì, Qua lâu nhân, Bách bộ đều 4g. Sắc uống.
TD: Lương Can, giải kính, thanh Phế cổn đờm, ức khuẩn, chỉ khái. Trị ho gà.
Đã trị 50 ca, khỏi hoàn toàn 37, kết quả ít 13. Đạt kết quả 100%.
(Trong bài Cương tằm, Thuyền thoái, Toàn yết, Đại long để sơ Can khứ phong, thông lạc, chỉ kinh, Can được sơ tiết thì không bị co rút, ho sẽ cầm lại; Thanh đại, Hoàng cầm, Địa cốt bì lương Can, thanh Phế, tả hỏa, giải độc; Thiên trúc hoàng, Đởm nam tinh, Qua lâu nhân thanh nhiệt, hóa đờm; Bách bộ, Hạnh nhân nhuận Phế, ức khuẩn, chỉ khái; Cam thảo hoãn cấp giải kinh, điều hòa các vị thuốc).
Tử Trà Nhị Nhân Thang (Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1988: 1): Tử thảo, Ải địa trà, Sa sâm, Tang bạch bì đều 10g, Hạnh nhân Bối mẫu, Đào nhân, Cam thảo đều 5g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết giải độc, khứ đờm chỉ khái. Trị ho gà.
Đã trị 100 ca, khỏi 85, chuyển biến tốt 10, không kết quả 5. Đạt tỉ lệ 95%.
(Tử thảo giải độc thấu biểu, lương huyết; Ải địa trà giải độc khứ đờm, lương huyết; Sa sâm, Cam thảo dưỡng Tỳ Phế; Hạnh nhân, Bối mẫu lợi Phế; Tang bạch bì, Đào nhân tiêu đờm huyết).
Thuần Khái Thang (Lâm Sàng Nghiệm Phương Tập): Tỳ bà diệp (nướng mật) 15g, Bạch giới tử 2,5g, Khổ sâm 15g, Ma hoàng 7,5g, Đại hoàng 2 ~ 5g (tùy tuổi mà gia giảm). Sắc ba vị thuốc đầu trước với 300ml cho sôi, sau đó cho Ma hoàng và Đại hoàng vào sắc còn 45ml. Chia làm 3 lần, uống ấm.
TD: Tuyên giáng Phế khí, cổn đờm, thanh nhiệt, giải kính chỉ khái. Trị ho gà.
Đã trị 224 ca, khỏi 117 chuyển biến tốt 32, không kết quả 6. Đạt tỉ lệ 97,3%.
(Ma hoàng tuyên phế khu biểu, chỉ khái, bình suyễn; Tỳ bà diệp thanh túc Phế khí, giáng nghịch, bình suyễn. Dùng chung với Ma hoàng, một vị thanh một vị túc làm cho Phế khí được tuyên giáng; Bạch giới tử làm tan đờm dính lại, trấn ho, giảm kính; Khổ sâm thanh nhiệt giải độc).
Bách Tuyền Long Giả Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Bách bộ 10g, Tuyền phúc hoa 6g (bọc vào), Địa long 5g, Đại giả thạch 15g, Bối mẫu, Thiên môn, Mạch môn đều 6g, Hoàng cầm 3g, Tỳ bà diệp (nướng) 1 lá. Sắc uống.
TD: Túc Phế giải kính, hóa đờm chỉ khái, dưỡng âm thanh nhiệt. Trị ho gà.
Đã trị 120 cas, toàn bộ đều khỏi, uống 5 ~ 30 thang.
Bách Nhật Khái Thang 2 (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đình lịch tử, Tô tử, Lai phục tử, Bạch giới tử đều 4,5g, Hạnh nhân, Nhị sửu, Tỳ bà diệp đều 3g, Phòng kỷ 3,5g, Đại táo 1 trái. Sắc uống.
TD: Tuyên Phế, giáng khí, trừ đờm thấp, lợi Tỳ Vị. Trị ho gà.
Thường uống 6 thang là khỏi,
Châm Cứu Trị Ho Gà
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ninh thấu, hóa đờm.
Châm Tứ Phùng trước, nặn ra ít nước vàng hoặc trắng, sau đó châm Nội Quan + Hợp Cốc,kích thích vừa mạnh, không lưu kim.
Có thể thêm Đại Chùy + Thân Trụ + Thái Uyên + Phong Long.
(Huyệt Tứ Phùng, theo kinh nghiệm của người xưa dùng trị cam tích ở tre? nho?, nhưng hiện nay thấy có công hiệu trị ho gà; Nội Quan thông với mạch Âm Duy, có tác dụng làm thông ở ngực, điều khí; Hợp Cốc là Nguyên huyệt của kinh Đại Trường, có thể tuyên Phế; Đại Chùy là hội của các kinh Dương, có thể giải biểu khứ tà; Thân Trụ (Đc.12) và Phế Du (Bq.13) đều là Bối Du huyệt liên hệ với tạng Phế; Thái Uyên + Phong Long có thể lý phế, gia?m ho, khứ phong, hóa đờm).
2- Phong Trì + Đại Chùy + Phong Môn + Thiên Đột + Thượng Quản + Thái Uyên + Túc Tam Lý + Thiên Trụ + Thân Trụ + Phế Du + Du Phủ + Trung Quản + Kinh Cừ + Phong Long.
Mỗi ngày luân phiên trị một lần, châm nông, kích thích vừa (Trung Quốc Châm Cứu Học).
3- Thái Uyên + Xích Trạch + Hợp Cốc [đều tả ] + Thiếu Thương (ra máu) + Tứ Phùng (châm ra nước vàng) + Phế Du + Tỳ Du [đều bổ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
4- Nhóm 1: Châm Thương Khâu + cứu Phế du.
Nhóm 2: Châm Hợp Cốc + cứu Cao Hoang.
Nhóm 3: Châm cứu Khúc Trì.
Nhóm 4: Cứu Khuyết Bồn.
Nhóm 5: Cứu Can Du + Vị Du châm Thương Khâu + Khúc Trì.
Năm đơn huyệt trên luân lưu Sử dụng.
Châm nông, kích thích mạnh, rút kim nhanh. Cứu thì dùng nga?i điếu, cứu 10 - 15 phút (Tân Châm Cứu Học).
5- Giác hơi Phế Du + Cao Hoang + Trung Phủ, đều 2 bên, mỗi lần dùng 2-3 bầu giác (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
6- Giải biểu, thanh nhiệt hoặc khu phong, tán hàn (thời kỳ đầu), thanh nhiệt, hóa đờm, chỉ khái (thời kỳ giữa), Dưỡng phế, kiện Tỳ (thời cuối).
. Thời kỳ đầu và giữa: Xích Trạch + Ngư Tế + Nội Quan + Hợp Cốc + Đại Chùy.
. Thời kỳ cuối: Không dùng châm cứu, chỉ nên dùng thuốc.
Ý nghĩa: Xích Trạch + Ngư Tế để thông Phế khí, thanh nhiệt, gia?m ho; Đại Chùy tăng sức đề kháng cho cơ thể và thanh nhiệt; Nội Quan để điều hòa khí huyết ở ngực sườn; Hợp Cốc để thông Phế, đuổi tà khí ra (Châm Cứu Học Việt Nam).
+ Thượng Hải Y Học Viện II Nội Khoa Thủ Sách: Phế Du + Liệt Khuyết đều 2 bên.
Nhĩ Châm
Chọn huyệt Thần môn, Phế, Chi khí quản, Đại trường, Tnân não, Tuyến thượng thận, Giao cảm.dùng thuốc (Vương bất lưu hành) dán vào huyệt ở cả hai bên tai. Cách ngày dán một lần, 10 ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).
Bì Phu Châm
Châm ra máu Đại chùy, Hợp cốc, Phong long, Xích trạch. Cách ngày làm một lần, 10 ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).
Bệnh Án Ho Gà
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ)
Lý X, nữ, 4 tuổi. Bị ho gà, đã chích kháng sinh nhưng không bớt. Chuyển sang Trung y khám thấy mạch Sác,, mi mắt phù, ho đờm dính máu, không muốn ăn, khi ho thì vãi đái. Cho uống Bách Nhật Khái Phương (Sinh địa, Thục địa, Thiên môn, Mạch môn đều 12g, Bách bộ, Tang bạch bì, Sa sâm, Tỳ bà diệp, Xa tiền, Đông qua tử đều 9g, Đình lịch 1,5g, Tô tử. Bối mẫu đều 3g. Sắc uống 3 thang thì khỏi.
Vương X, nữ 5 tuổi, bị bệnh tháng 2 năm 1978., ho đã 7 ngày, bệnh viện chẩn đoán là ho gà. Người nhà cho biết, trước đó bị cảm, sốt, ho, uống thuốc mà không khỏi ho ngày càng tăng, ngày nhẹ đêm nặng, trong họng khò khè như gà kêu, ho xong trong họng khò khè như gà kêu. Mắt đỏ, hơi thở gấp, bàn tay bị co rút lại.Chẩn đoán là ho gà. Cho dùng bài Tuyên Phế Bình Thấu Thang (Bách bộ 9g, Cát cánh, Bạch tiền, Đởm nam tinh, Bạch thược, Sài hồ, Địa long đều 6g, Đơn bì 4,5g, Đương quy, Cam thảo đều 3g. Sắc uống. Sau khi uống hai thang, chứng ho đã giảm ít. Chứng khò khè và co rút đều giảm nhẹ. Họng còn hơi khô, mũi còn hơi chảy máu, tiểu không thông, đầu lưỡi đỏ, nhiệt tà hãy còn nặng.
Dùng bài trên, bỏ Đương quy, Bạch thược, thêm Trắc bá diệp 6g, Mao căn, Lô căn đều 12g.Uống liền 3 thang, khỏi bệnh
HÓC XƯƠNG
Đại cương
Là tình trạng xương vướng ở họng. Thường là xương cá hoặc xương gà.
Trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường dễ bị, nhất là khi ăn cá.
Được xếp vào loại Dị Vật Hô Hấp.
YHCT gọi là Cốt Ngạnh, Ngạnh Yết, Ngạnh Hầu.
Từ thời Đông Tấn (thế kỷ thứ 4), Cát Hồng, trong sách ‘Bị Cấp Trửu Hậu Phương’ đã có ghi về phương pháp trị hóc xương như: “ Bàng kim phương trị hầu ngạnh... họng đau như kim đâm...”.
Đời nhà Đường (thế kỷ thứ 7), sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu’ hướng dẫn 30 cách trị hóc xương.
Đời nhà Tống, thế kỷ 11, sách ‘Thái Bình Thánh Huệ Phương’ nêu lên 22 phương thuốc trị hóc xương.
Nguyên nhân
Do ăn uống không để ý, hoặc ăn quá vội đã nuốt luôn cả xương vào, xương đâm vào thịt ở họng gây nên.
Triệu Chứng
Lúc đầu xương mới hóc, nuốt vào có cảm giác vướng, khạc ra thấy có ít máu lẫn trong nước miếng. Nếu xương vướng ở đấy lâu ngày sẽ làm cho họng sưng đau, làm mủ, lở loét.
Điều trị
Giai đoạn đầu: Nhuyễn hóa cốt thích, làm cho xương tiêu tan.
Uy linh tiên 30g, sắc với 2 chén nước còn ½ chén, thêm Bạch thố (giấm) 100ml vào, uống dần. Mỗi ngày uống 1 - 2 lần.
(Uy linh tiên, Bạch thố có vị chua, mặn để làm mềm xương, vị cay để mở ra (khai), vị đắng để giáng xuống).
Nếu dùng 4 thang mà không có hiệu quả thì phải chuyển đến chuyên môn để trị.
+ Kim ngân hoa 15g, Cam thảo (sống) 10g, sắc, ngậm nuốt dần để thanh nhiệt, giải độc.
Giai Đoạn Làm Độc
Chứng: Họng đau như kim đâm, nuốt khó kèm sốt, rét run, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, tả hỏa, khứ hủ.
Dùng bài Tam Hoàng Lương Cách Tán gia giảm (39).
(Đây là bài Tam Hoàng Lương Cách Tán thêm Đại hoàng. Dùng Hoàng cầm, Hoàng liên, Đại hoàng để thanh hỏa nhiệt ở Tam tiêu, tả hỏa, giải độc; Xạ can, Ngân hoa, Huyền sâm, Thiên hoa phấn thanh nhiệt độc ở họng để ích âm huyết; Xuyên khung Đương quy, Xích thược, Bạc hà, Thanh bì hành khí, hoạt huyết để trừ khí huyết bị ngưng trệ (Trung Y Cương Mục).
+ Uy linh tiên 15g, Rượu lâu năm 30ml, Đường cát 6g. sắc Uy linh tiên với 2 chén nước, còn ½ chén, bỏ bã, cho rượu và đường vào, đun cho sôi. Ngậm một lúc rồi nuốt xuống (Trung Y Cương Mục).
+ Uy linh tiên, Sa nhân, Thảo quả, Ô mai đều 10g, Đường 30g, sắc với 3 chén nước, ngậm nuốt dần (Trung Y Cương Mục)
HỒI HỘP
( Tâm Quý – Palpitation - Palpitation)
Hồi Hộp là một chứng trạng tự cảm thấy trong Tâm hồi hộp không yên, tục gọi là Tâm Khiêu. Sách Hồng Lô Điểm Tuyết viết: “Chứng Quý là chỉ vùng Tâm đột ngột rung động không yên, sợ sệt, trong Tâm trằn trọc không yên, sợ sệt như có người muốn bắt...”. Sách ‘Y Học Chính Truyền’ viết: "Chứng Kinh quý là chỉ đột ngột như sợ hãi, hồi hộp, trong Tâm không yên và có cơn từng lúc. Chứng Chinh xung là chỉ trong Tâm sợ sệt dao động không yên, có cơn liên tục"...
Theo những quan điểm trên, nhân tố gây bệnh có khi do sợ hãi gây nên, có khi không do sợ hãi gây ra.
Tâm hồi hộp lúc có lúc không, gọi là Kinh quý, bệnh tương đối nhẹ. Không do hãi mà phát sinh, trong Tâm dao động không yên và cơn liên tục, gọi là Chinh xung, bệnh tình khá nặng. Nhưng chứng trạng lâm sàng, đều coi trong Tâm hồi hộp không yên là chính, gọi là Tâm quý.
Các loại rối loạn thần kinh thực vật và các loại bệnh tim dẫn đến nhịp tim không đều trong y học hiện đại, đều có thể xuất hiện chứng trạng Tâm quý.
Nguyên Nhân
1 . Tâm Thần Không Yên: Sợ hãi đột ngột có thể dẫn đến tâm thần không yên. Thiên ‘Cử Thống Luận’ (Tố Vấn 39) viết: "Kinh thì Tâm không nơi dựa, thần không chốn về, lo lắng không được yên cho nên khí loạn" và "sợ thì khí nén xuống", "sợ thì thần khiếp".
Kinh thì khí loạn, thần chí không yên cho nên Tâm kinh, thần dao động, hồi hộp không yên. Sợ (khủng) thì thương Thận, Thận hư yếu không giao thông được với Tâm khiến cho Tâm hồi hộp không yên.
Ngoài ra, giận dữ đột ngột khí nghịch khiến cho Can mất chức năng điều đạt. Bệnh Can liên lụy đến Tỳ, Tỳ mất chức năng vận hóa, thì tinh vi thủy cốc tụ lại thành đờm. Khí uất lại có thể hóa hỏa, đờm hỏa quấy rối Tâm thần cũng dẫn đến Tâm quý không yên.
2. Tâm Huyết Bất Túc: Bị bệnh lâu ngày thân thể suy yếu hoặc mất máu quá nhiều, hao thương tâm huyết; Hoặc tư lự quá độ, mệt nhọc làm thương Tỳ, Tỳ mất chức năng kiện vận làm cho nguồn tạo nên huyết dịch bất túc, Tâm mất sự nuôi dưỡng, thần không tiềm tàng cho nên Tâm hồi hộp không yên. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: "Chinh xung là do huyết hư, chinh xung liên tục, phần nhiều là do thiếu huyết”.
3. Âm Hư Hỏa Vượng: Mắc bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược hoặc do bệnh nhiệt làm thương âm... đều có thể dẫn đến Thận âm khuy tổn, tâm hỏa vọng động gây nên Tâm hồi hộp không yên.
4. Phong Thấp Xâm Phạm: thiên ‘Tý Luận’ (Tố Vấn 43) viết: "Bị chứng Mạch tý không khỏi lại bị nhiễm ngoại tà, ẩn náu trong Tâm" và “Chứng Tâm tý làm cho mạch máu không thông". Nói lên tà khí phong hàn thấp phạm huyết mạch ảnh hưởng tới Tâm ở trong, Tâm mạch bị nghẽn, doanh huyết vận hành không thông cho nên hồi hộp không yên.
5. Dương Khí Suy Nhược: Sau khi bị bệnh lâu ngày, dương khí suy không làm ấm áp Tâm mạch, Tâm dương không mạnh cho nên hồi hộp không yên. Nếu dương hư nước ứ đọng thành chứng ẩm, ẩm tà phạm lên trên cũng làm cho hồi hộp không yên. Sách ‘Thương Hàn Minh Lý Luận’ viết: "Nói khí hư dương là dương khí hư nhược, dưới Tâm rỗng không động ở trong mà thành hồi hộp. Nếu ẩm ứ đọng là do thủy đọng ở dưới Tâm... Tâm không được yên sẽ thành Tâm quý".
Triệu Chứng Lâm Sàng
+ Tâm Thần Không Yên: Tiâm hồi hộp, dễ kinh sợ, nằm ngồi không yên, ít ngủ hay mê, nói chung lưỡi và mạch bình thường hoặc mạch thấy Hư Sắc.
Biện chứng: Hãi thì khí loạn, sợ thì khí hạ, đến nỗi Tâm không thể chứa thần, phát sinh chứng tim hồi hộp, ít ngủ hay mê. Mạch Hư Sắc là dấu hiệu tâm thần không yên. Bệnh nhẹ thì lúc phát lúc ngừng; Loại nặng thì Tâm sợ sệt, thần rối loạn, hồi hộp không yên, không tự chủ được.
Điều trị: Trấn kinh an thần. Dùng bài An Thần Định Chí Hoàn gia giảm.
(Trong bài có Nhân sâm, Long xỉ để bổ khí trấn kinh; Phục thần, Viễn chí, Xương bồ an thần hóa đờm làm thuốc hỗ trợ).
Cũng có thể dùng các vị như Từ thạch, Mẫu lệ, Táo nhân, Bá tử nhân để trấn kinh an thần. Nếu Tâm hồi hộp mà phiền, ăn kém, muốn nôn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sắc là bệnh kiêm có đờm nhiệt quấy rối ở trong, Vị mất chức năng hòa giáng, có thể thêm Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự. Nếu sắc mặt kém tươi, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt, có thể luận trị theo thể Tâm huyết bất túc.
2) Tâm Huyết Bất Túc: Tim hồi hộp, choáng váng, sắc mặt kém tươi, móng chân tay nhạt, tay chân không có sức, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch Tế.
Biện chứng: Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt, huyết hư không nuôi được Tâm gây nên chứng Tâm quý, không tưới nhuận lên đầu mặt gây ra chóng mặt và sắc mặt không tươi. Huyết hư không làm ấm áp tay chân cho nên móng chân xanh nhợt, tay chân không có sức. Chất lưỡi đỏ nhạt, mạch Tế... đều là dấu hiệu khí huyết bất túc.
Điều trị: Ích khí bổ huyết, dưỡng tâm an thần. Dùng bài Quy Tỳ Thang gia giảm.
(Trong bài có Sâm, Kỳ, Truật, Thảo để ích khí kiện Tỳ, tăng cường nguồn sinh ra huyết; Đương quy, Long nhãn nhục để dưỡng huyết, Táo nhân, Viễn chí để an thần, Mộc hương hành khí, khiến cho bổ mà không bị trệ).
Nếu tâm động hồi hộp mà mạch Kết Đại là huyết không nuôi Tâm, kèm theo Tâm dương mạnh, huyết dịch tuần hành không thư sướng gây nên, cho uống Chích Cam Thảo Thang gia giảm để dưỡng Tâm thông mạch theo phép song bổ cả khí và huyết.
3) Âm hư hỏa vượng: Hồi hộp không yên, tâm phiền, ít ngủ, chóng mặt, hoa mắt, tai ù mỏi lưng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.
Biện chứng: Thận âm bất túc, Tâm hỏa vượng, gây nên chứng tâm quý, phiền táo, ít ngủ, âm suy thì ở dưới mỏi lưng, Dương quấy rối ở trên thì hoa mắt, chóng mặt ù tai; chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác... đều là đặc trưng của âm hư hỏa vượng.
Điều trị: Dục âm thanh hỏa. Dùng bài Hoàng Liên A Giao Thang gia giảm.
(Trong bài có Hoàng liên, Hoàng cầm để thanh Tâm hỏa; A giao, Thược dược, Kê tử hoàng để nuôi âm huyết). Thêm Đan sâm, Trân châu mẫu v.v... để tăng sức an thần, bớt kinh sợ. Nếu âm hư mà hỏa không vượng, có thể dùng Thiên Vương Bổ Tâm Đơn.
(4) Phong Thấp Xâm Phạm: Hồi hộp, hơi thở ngắn, ngực đau hoặc khó chịu, hai gò má đỏ tía, thậm chí môi và móng tay chân tím tái hoặc ho suyễn khạc ra máu, chất lưỡi xanh nhợt hoặc có nốt ứ huyết, mạch Tế hoặc Kết Đại.
Biện chứng: Bệnh Tý chữa không khỏi, truyền vào trong Tâm làm cho huyết mạch bị nghẽn, Tâm mất sự nuôi dưỡng nên hồi hộp không yên. Khí trệ huyết ứ, Tâm dương bị uất, khiến cho ngực khó chịu hoặc ngực đau và hơi thở ngắn. Nếu chứng Tý làm nghẽn lạc mạch, Phế mất túc giáng thì ho suyễn, nặng hơn thì tổn thương Phế lạc cho nên khạc ra máu. Hai gò má đỏ tía hoặc môi và móng tay chân tím tái, lưỡi có nốt ứ huyết, mạch Kết Đại đều là dấu hiệu Tâm dương không mạnh, ứ huyết tích đọng gây nên.
Điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, trợ dương thông mạch. Dùng bài Đào Nhân Hồng Hoa Tiễn gia giảm.
(Dùng Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Đương quy để hoạt huyết hóa ứ là chủ yếu; Huyền hồ, Xuyên khung, Hương phụ làm thuốc hỗ trợ).
Có thể thêm Quế chi, Cam thảo để thông Tâm dương; Long cốt, Mẫu lệ để trấn tâm thần. Trong bài có Sinh địa, nếu muốn tập trung vào thông Dương thì không nên dùng. Nếu ho suyễn khạc ra máu, đơn thuốc trên bỏ Xuyên khung, Hương phụ, thêm Tô tử, Trầm hương, Sâm Tam thất để thuận khí chỉ huyết.
(5) Dương Khí Suy Nhược: Tim hồi hộp không yên, thở suyễn, ngực khó chịu, thân thể ớn lạnh, chân tay lạnh, phù toàn thân, tiểu không lợi, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch Vi Tế hoặc Kết Đại.
Biện chứng: Dương khí trong ngực bất túc, thủy khí bốc lên tâm gây nên hồi hộp, ngực khó chịu mà thở suyễn; thậm chí Thận dương suy vi không làm ấm áp tay chân, cho nên người ớn lạnh, tay chân lạnh. Vì dương hư nên nước trào lên, Bàng quang khí hóa không lợi, cho nên phù toàn thân, tiểu không lợi. Chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch Vi Tế hoặc Kết Đại, đều là dấu hiệu Tâm Thận dương suy, huyết mạch ngưng trệ gây nên.
Điều trị: Ôn vận dương khí, hành thủy giáng nghịch. Dùng bài Chân Vũ Thang gia giảm.
(Trong bài dùng Phụ tử, Sinh khương chủ yếu để ôn dương tán hàn, phối hợp với Phục linh, Bạch truật kiện Tỳ lợi thủy làm thuốc hỗ trợ).
Có thể thêm Nhục quế, Trạch tả, Xa tiền để tăng cường sức ôn Thận hành thủy. Nếu suyễn không nằm được có thể thêm Hắc Tích Đan để ôn phận nạp khí và bình suyễn.
CHÂM CỨU TRỊ HỒI HỘP
+ “Kinh sợ hồi hộp, thiếu khí, huyệt Cự khuyết làm chủ” (Giáp Ất Kinh).
+ Tâm Âm Huyết Hư: Tư bổ Tâm huyết. Châm Tâm du, Cự khuyết, Cách du, Thần môn. Hợp với Phế du [nếu hơi thở ngắn] (Tâm du, Cự khuyết phối hợp theo cách Mộ – Bối du, có khả năng điều bổ khí huyết của kinh Tâm; Cách du bổ huyết dưỡng Tâm; Thần môn ninh Tâm an thần; Phế du bổ Phế khí. Khí huyết sung túc bệnh sẽ tự khỏi).
Tâm Dương Khí Hư:: Bổ ích Tâm dương. Châm Tâm du, Cự khuyết, Nội quan, hợp với Mệnh môn (Tâm du, Cự khuyết phối hợp theo cách Mộ – Bối du, có khả năng điều bổ Tâm khí, thông Tâm dương; Nội quan là huyệt Lạc của Tâm bào để điều lý kinh khí của kinh Tâm, an tâm thần Mệnh môn bổ chân dương của Thận để ôn các tạng).
Tâm Tỳ Hư Nhược: Bổ ích Tâm tỳ. Châm Tâm du, Tỳ du, Thần môn. Thêm Túc tam lý, Tam âm giao (Tâmdu điều bổ Tâm khí; Tỳ du hợp với Túc tam lý để kiện Tỳ Vị, nuôi nguồn sinh hóa; Thần môn là huyệt Nguyên của kinh Tâm để điều lý kinh khí của kinh Tâm, an tâm thần; Tam âm giao điều lý khí của Can, Tỳ, Thận, điều hòa âm dương, trị mất ngủ).
Thận Âm Hư: Tư bổ Thận âm. Châm Khích môn, Thận du, Thái khê, Tam âm giao, Phục lưu (Khích môn an tâm thần; Thái khê, Thận du bổ thận thủy nhằm chế ngực tướng hỏa; Phục lưu bổ Thận âm; Tam âm giao điều hòa âm dương, giao thông Tâm Thận. Tâm Thận tương giao thi bệnh khỏi.
Đờm Ẩm: Ôn dương quyên ẩm. Châm Tỳ du, Túc tam lý, Tam tiêu du. Thêm Phong long, Thần môn (Tỳ du, Túc tam lý kiện Tỳ Vị, giúp vận hóa, trừ đờm ẩm; Tam tiêu du sơ lợi khí của Tam tiêu, thông điều thủy đạo để trừ thấp tà; Phong long hòa Vị hóa đờm; Thần môn ninh Tâm, an thần, trị hồi hộp.
+ Tâm Hư Đởm Khiếp: Bổ ích Tâm khí, ích Đởm, chỉ quý.
Châm Tâm du, Đởm du, Thần môn, Túc tam lý, Khâu hư.
Dùng bổ pháp. Lưu kim 25 phút. Huyệt Tâm du và Đởm du, sau khi châm, kết hợp giác. Cách ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình.
(Tâm du, Thần môn là phép kết hợp Bối du và Nguyên huyệt để an tâm thần, ích tâm khí; Đởm du, Khâu hư là phép kết hợp Bối du và Nguyên huyệt để trấn kinh, ninh thần; Túc tam lý ích khí điều huyết) (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Tâm Tỳ Khí Hư: Bổ ích Tâm Tỳ, ninh Tâm, làm cho hết hồi hộp.
Châm huyệt Tâm du, Tỳ du, Thần môn, Nội quan, Túc tam lý.
Dùng bổ pháp. Lưu kim 25 phút. Huyệt Tâm du và Đởm du, sau khi châm, kết hợp giác. Cách ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình.
(Tâm du, Thần môn là phép kết hợp Bối du và Nguyên huyệt để an tâm thần, ích Tâm khí; Tỳ du là bối du huyệt của Tỳ kinh để ích khí kiện Tỳ; Nội quan là huyệt Lạc của Tâm bào kinh có tác dụng ninh tâm thần; Túc tam lý điều hòa các huyệt để ích khí dưỡng Tâm, làm cho hết hồi hộp) (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Âm Hư Hỏa Vượng: Tư âm, giáng hỏa, ninh tâm, làm cho hết hồi hộp.
Châm Tam âm giao, Thần môn, Thái khê, Thủy tuyền, Thái bạch, Nội quan.
Châm bình bổ bình tả, lưu kim 25 phút. Cách ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình.
(Thái khê là Nguyên huyệt của kinh Thận, Thủy tuyền là Khích huyệt cua kinh Thận, phối hợp hai huyệt này có tác dụng bổ ích Thận thủy để giao với Tâm hỏa; Tam âm giao nơi hội của 3 kinh âm để tư âm giáng hỏa; Thái bạch là Nguyên huyệt của kinh Tỳ lấy kiện Tỳ để giúp Thận thủy vận hành; Thần môn, Nội quan để an thần, làm cho hết hồi hộp) (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Tâm Huyết Ứ Trở: Hoạt huyết, khứ ứ, làm cho hết hồi hộp.
Châm Khúc trạch, Thiếu hải, Khí hải, Cách du.
Châm bình bổ bình tả, lưu kim 20 phút. Mỗi ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình.
(Tâm bào là màng bảo vệ Tâm, vì vậy dùng hợp huyệt của hai đương kinh là Khúc trạch và Thiếu hải để cường Tâm, định quý, chỉ thống, để trị tiêu. Tâm khí suy yếu thì huyết vận hành không thoải mái khiến cho Tâm mạch bị ngăn trở, Tâm dương bất chấn, vì vậy châm Khí hải để vận dương, ích khí; Cách du để hoạt huyết hóa ứ, để trị bản) (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Thủy Khí Xâm Lấn Tâm: Ôn Thận, hành thủy, ninh tâm, làm cho hết hồi hộp.
Châm Thận du, Thái khê, Linh đạo, Khích môn, Phế du, Xích trạch, Phong long.
Châm bình bổ bình tả, lưu kim 20 phút. Cách ngày châm một lần. 10 lần là một liệu trình.
(Thái khê là Nguyên huyệt của kinh Thận, hợp với bối du huyệt (Thận du) để ôn Thận thủy; Linh đạo, Âm khích để an thần, làm cho hết hồi hộp.; Xích trạch, Phế du tuyên Phế, chỉ suyễn; Phong long hòa trung, hóa đờm, khiến cho đờm tiêu, khí giáng, hết ho suyễn, hồi hộp) (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Tâm Dương Hư Nhược: Bổ ích Tâm dương, ninh Tâm, làm cho hết hồi hộp.
Châm Thần môn, Nội quan, Tâm du, Cự khuyết, Đàn trung, Quan nguyên.
Châm bổ. Huyệt Tâm du sau khi châm kết hợp thêm giác.Quan nguyên sau khi châm thêm cứu. Lưu kim 25 phút. Cách ngày châm 1 lần, 10 lần là một liệu trình.
(Thần môn là huyệt Nguyên của kinh Tâm, để ninh Tâm, an thần, làm cho hết hồi hộp; Nội quan là bát hội huyệt trị bệnh ở Phế, tâm và ngực, điều hòa khí cơ, hoạt huyết, chỉ thống; Tâm du, Cự khuyết là cách phối bối du huyệt với Mộ huyệt để điều bổ Tâm khí; Đàn trung là bát hội huyệt có khả năng bổ ích Tâm khí; Quan nguyên ôn bổ nguyên dương) (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Lấy huyệt Thần môn hai bên, châm thẳng 0,3-0,5 thốn, kích thích vừa, lưu kim 30 phút, 10 phút vê kim một lần. Ngày một lần. Thường châm 3-5 lần là có kết quả (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị).
Tham Khảo
+ Dùng Cự châm trị 32 ca hồi hộp. Tâm Dương Hư dùng Tâm du, Tỳ du, Túc tam lý, Thần môn. Tâm Âm Hư châm Thượng tinh xuyên đến Bá hội, Nội thừa tương, Tỳ du, Cách du, Túc tam lý, Thần môn. Kích thích vừa, lưu kim 20-30 phút. Mỗi ngày châm một lần. Kết quả: khỏi hoàn toàn 12, kết quả ít 20 (Châm Cứu Học Báo 1990, 6).
+ Châm trị tim đập không đều: dùng huyệt Nội quan, Túc tam lý cả hai bên. Tâm Tỳ đều hư thêm Tỳ du, Tâm du hoặc Thần môn. Tâm khí âm hư thêm Tam âm giao hoặc Quyết âm du. Tâm Phế khí hư thêm Phế du, Liệt khuyết. Khí hư huyết ứ thêm Quan nguyên. Kích thích vừa, lưu kim 20-30 phút, cứ 5-10 phút vê kim một lần. 1-2 ngày châm một lần. 10 lần là một liệu trình. Kết quả: Hiệu quả ít (sau 2 liệu trình các chứng mới khỏi): 19, có kết quả 11, không kết quả 2 (Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí 1990, 9).
Nhĩ Châm
Chọn huyệt Tâm, Thần môn, Giao cảm, Bì chất hạ, Tiểu trường, Ngực, Tỳ, Can huyết cơ điểm. Dùng phương pháp dán thuốc lên huyệt. Cách ngày dán một lần, 10 lần là một liệu trình. (Bị Cấp Châm Cứu).
Nói tóm lại, Tâm rung động hồi hộp mạch Kết Đại, thậm chí suyễn thở toàn thân phù thũng, tiểu tiện không lợi... đều là chứng nặng. Vì Tâm Thận dương khí suy yếu, huyết mạch ngưng trệ, thủy đạo không lợi, bệnh tình khá nghiêm trọng so với loại tim hồi hộp do khí huyết bất túc và âm hư hỏa vượng khác nhau nhiều. Phong thấp xâm phạm vào cơ thể mà gây bệnh cũng thường gặp trong lâm sàng, cần chú ý chẩn đoán và điều trị sớm, chủ yếu là nuôi dưỡng Tâm khí, ngăn ngừa con đường xâm nhập của bệnh tà, không nên dùng đơn thuần thuốc Khư phong hoạt huyết.
Bệnh Án Hồi Hộp Huyết Áp Cao
(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’)
Dương X nam, 53 tuổi. Thường hồi hộp sợ sệt, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, ba tháng nay bệnh nặng thêm, có lúc sợ hãi, hồi hộp, nặng hơn thì hồi hộp không ngừng, nhiều đờm, kém ăn.
Khám: Thể trạng béo bệu, nhịp tim đều, mỏm tim đập có lực, vùng hai chủ động mạch có tiếng vang kim loại, huyết áp 160/100mgHg, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền.
Chẩn đoán: Tâm quý (bệnh Cao huyết áp).
Điều trị: Bình Can ôn đởm, hóa đờm, an thần. Dùng: Khương bán hạ 12g, Trần bì 6g, Chỉ thực (sao) 6g, Trúc nhự 12g, Phục linh 12g, Long cốt (sắc trước) 20g, Mẫu lệ (sắc trước) 40g, Chế nam tinh 6g, Chích cam thảo 4g, Từ Chu Hoàn 12g (uống với thuốc sắc). Sau khi uống liên tục 10 thang, các chứng kinh sợ hồi hộp khỏi hết, thần trí ổn định.
- Nhận xét. Bệnh này do sợ hãi gây nên đến nỗi Tâm thần không yên, Can dương cùng với đờm quấy rối xuất hiện các chứng hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, đờm nhiều, kém ăn, do đó dùng Ôn Đởm Thang thêm Long cốt, Mẫu lệ, Từ Chu Hoàn để trấn tâm anthần, tiềm dương, hóa đờm.
Bệnh Án Chinh Xung
(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’).
Tôn X, nữ, 39 tuổi.
Bệnh sử: Khi Tâm quý nặng thì hồi hộp, bệnh đã 6 năm, nửa tháng nay liên tục bị hồi hộp, chóng mặt, hoa mắt, miệng khô, họng ráo, tai ù, mỏi lưng, đêm ít ngủ.
- Khám: Thể trạng cao gầy, hình dung tiều tụy, nhịp tim đều, 80 lần/phút. Hai bên Phổi sáng, Gan dưới hạ sườn 1 khoát, mềm, không đau, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.
Chẩn đoán: Tâm quý (bệnh thần kinh).
Điều trị: Tư âm thanh hỏa, trấn tâm an thần. Cho uống: Thục địa 16g, Sơn thù 12g, Sinh địa 16g, Xuyên liên 4g, Kỷ tử 12g, Phục thần 16g, Từ thạch (sắc trước) 40g, Đương qui 12g. Sau khi uống 7 thang, hết triệu chứng chinh xung. Sau khi uống hết 10 thang, chứng Tâm quý giảm rõ rệt.
Nhận xét: Bệnh này do Thận âm bất túc không giúp lên Tâm hỏa ở trên; Tâm hỏa vượng thịnh không giáng xuống được đến nỗi gây nên chứng tâm quý, chinh xung. Điều trị: nên tư Thận âm, thanh Tâm hỏa. Là một loại hình gặp nhiều trong lâm sàng.
Bệnh Án Tâm Quý
(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’).
Chu X, nam, 18 tuổi. Có bệnh sử thấp tim từ nhỏ, năm gần đây hễ cử động nặng là hồi hộp không yên.
- Khám thấy sắc mặt tối sạm, môi và móng tay chân tím tái nhẹ, vùng trái ngực hơi gồ, mỏm tim ở rãnh sườn 6 về phía ngoài 1,5cm có rung động, có tiếng thổi tâm thu, nhịp tim không đều, 84 lần/phút, Gan dưới hạ sườn 1 khoát, chi dưới hơi phù, chất lưỡi có nốt ứ huyết nhỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch Kết Đại, XQ lộ rõ Phế động mạch, tâm thất trái dãn to hướng bên phải, hai Phổi có hình tụ huyết nhẹ. Điện tâm đồ: Trục xoay bên trái, Tâm thất trái dãn to.
Chần đoán: Bệnh Tâm Tý (thấp tim, hẹp và hở van hai lá)
Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ, ích khí thông dương, dưỡng tâm trấn thần. Cho uống Đào nhân 12g, Quế chi 12g, Hồng hoa 6g, Đảng sâm 16g, Đan sâm 16g, Phục thần 16g, Táo nhân 6g, Long cốt (sắc trước) 20g, Mẫu lệ (sắc trước) 40g. Sau khi uống 10 thang, chứng Tâm quý giảm rõ rệt, nhịp tim 78 lần/phút.
Nhận xét: Bệnh Tâm Tý, mạch không thông, khí huyết bị nghẽn thì trệ mà thành ứ, làm cho Tâm không được nuôi dưỡng, do đó sử dụng phép hoạt huyết hóa ứ. Tâm dương không mạnh mà thấy mạch Kết Đại, cho nên dùng phép ích khí không dương; lại thêm các vị dưỡng Tâm trấn thần
HẠ MÃ PHONG
Là chứng bệnh xẩy ra sau khi phòng dục, giao hợp.
Nguyên Nhân
Sau khi giao hợp rồi bất cẩn bị nhiễm gió lạnh hoặc mới bệnh khỏi mà đã giao hợp nên bị nhiễm bệnh.
Chứng: Sau khi giao hợp khoảng nửa giờ trở lên, đàn ông thì dịch hoàn co rút lên, đàn bà thì đầu vú co lại, cơ thể và mặt tái xanh, tay chân co quắp, đầu nặng, run lạnh, dụng dưới đau và nặng trằn rất khó chịu.
Điều Trị:
+ Can khương (Gừng khô) 80g, Nhân sâm 20. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước nóng. Uống xong trùm chăn cho ra mồ hôi là bệnh sẽ giảm.
+ Củ Hẹ (cả củ lẫn lá) 3 củ, Mè đất 1 nắm (20g), Cỏ Bạc đầu 1 nắm (20g), Củ cỏ cú tươi 20g, Củ tỏi sống 3 tép, Rau Má tươi 20g, Gừng sống 3 lát to. Giã nát, hòa với 1 chung rượu (10ml) cho uống, bã dùng để đắp vào lỗ rốn. Rất công hiệu.
+ Gừng già 12g, Hẹ 3 tép, Ngải cứu 12g. Giã nát, hòa với ít rượu, xào nóng, đắp vào rốn. Hễ nguội lại thay miếng khác, liên tục vài lần sẽ khỏi.
HẦU CAM
Chứng trạng chung: Họng cảm thấy khô, nháp, hơi sưng đau, mầu hồng nhạt, ăn uống không thông, họng lở loét, gáy nổi hạch, sau đó đầu họng nổi mụn đỏ nhỏ, dần dần biến thành tím sẫm, vỡ ra, hôi thối. Nếu lâu ngày sẽ ăn lan lên mũi, uống thuốc hoặc nước vào thì lại theo lỗ mũi mà sặc, ăn uống bị trở ngại, dinh dưỡng kém nên cơ thể dần dần bị gầy ốm.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
1- Phong Nhiệt Xâm Nhập
Chứng: Họng khô giống như lông cỏ đâm vào họng. Trong họng như có vật gì vướng, họng đỏ, đau, tiếng nói nhỏ, bên trong họng mầu vàng trắng, có nhiều chỗ lở loét, có mủ, có nhiều đám to nhỏ khác nhau. Nhỏ thì như hạt cải, lớn thì giống hột đậu đỏ, chung quanh mầu đỏ, sốt, sợ lạnh, đau đầu, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù Sác.
Nguyên nhân: Do phong nhiệt xâm nhập vào, tắc lại ở Phế gây nên lở loét thành chứng cam.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, lợi yết.
Dùng bài Ngân Kiều Tán (31) hợp với Lục Vị Địa Hoàng Gia giảm (27).
2- Vị Uẩn Nhiệt
Chứng: Họng sưng đau, nuốt khó, đầu trên họng mầu vàng trắng, có vài chỗ lở loét, quanh chỗ loét mầu đỏ, thở ra có mùi hôi, táo bón, nước tiểu vàng, khát, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Nguyên nhân: Do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, nướng, uống nhiều rượu… làm cho nhiệt tích ở Vị, nhiệt tà bốc lên họng gây nên lở loét, sinh ra chứng cam.
Điều trị: Thanh Vị, giải độc, tả nhiệt, lợi yết.
Dùng bài Lương Cách Tán Gia Giảm (29).
(Hoàng cầm, Liên kiều để thanh nhiệt, tả hỏa; Bạc hà, Trúc diệp thanh sơ nhiệt ở Phế, Vị; Địa hoàng, Phác tiêu, Cam thảo thanh hạ, tả nhiệt).
3- Giang Mai Kết Độc
Chứng: Họng đau, lở loét thành vết lõm, ăn lan lên cả đến hốc mũi, làm ảnh hưởng đến tiếng nói.
Nguyên nhân: Do giang mai sang độc tiềm phục ở huyết mạch, độc tà kết ở họng gây nên chứng cam.
Điều trị: Khứ tà, giải độc, thanh nhiệt, lợi yết.
Dùng bài Giang Mai Nhất Tế Tán (15).
(Ma hoàng, Khương hoạt, Bạch chỉ để khứ phong, tán tà; Thuyền thoái sơ giải, lợi yết; Kim ngân hoa, Tạo giác thích, Xuyên sơn giáp để bài nùng, giải độc; Đại hoàng tả hỏa, giải độc; Uy linh tiên trừ thấp, thông lạc).
Tỳ Giải Thang (61), Thổ Phục Linh Thang (50).
4- Thận Âm Hư Tổn
Chứng: Họng sưng đau, lở loét, họng khô, nuốt khó, đau ngày càng tăng, lưng đau, gối mỏi, môi hồng, gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, mồ hôi trộm, gò má đỏ, tai ù, điếc, mạch Tế, Sác.
Nguyên nhân: Do Thận dịch hao thiếu, tướng hỏa bốc lên gây nên.
Điều trị: Bổ ích Can Thận, tư âm, giáng hỏa.
Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn (55)
Hoặc Đại Bổ Âm Hoàn (09).
( Hoàng bá, Tri mẫu vị đắng, tính hàn để tả hoả; Thục địa đại bổ thận âm; Quy bản, Tuỷ sống heo là các vị thuốc tốt, thuộc về huyết nhục, có tác dụng trấn tinh, ích tuỷ. Các vị thuốc phối hợp có tác dụng bổ âm, tả hoả. Tả hoả có thể làm tổn âm; Tư âm có thể chế hoả, vì vậy, có tác dụng tư âm giáng hỏa).
HẦU KHUẨN
Chứng: Hai bên họng mọc mụn to như nấm (khuẩn), hoặc như bèo cái, cao mà dầy, mầu đỏ tím, chạm đến dễ bị chảy máu, nuốt khó, nấm ngày càng lớn, hơi thở hôi, khan tiếng, tiếng nặng. Phụ nữ bị nhiều hơn.
Nguyên nhân:
Do Thận âm suy, hư hỏa bốc lên nung nấu họng gây nên hoặc do thất tình uất kết, huyết nhiệt, khí trệ kết lại gây nên.
Điều trị:
Tư âm, giáng hỏa hoặc lý khí, giải uất.
Kinh Phòng Bại Độc Tán (20)
(Khương hoạt + Kinh giới + Phòng phong có tác dụng tân ôn giải biểu, phát tán phong hàn; Độc hoạt ôn thông kinh lạc; Xuyên khung hoạt huyết, khu phong; Sài hồ giải cơ, thanh nhiệt; Bạc hà sơ tán phong nhiệt; Tiền hồ + Cát cánh thanh tuyên phế khí; Chỉ xác khoan trung, lý khí; Phục linh lợi thấp.
Thanh Yết Lợi Cách Thang (46) bỏ Tiêu, Hoàng, thêm Bách thảo sương, Mã bột làm tá, Tri Bá Địa Hoàng Hoàn (55), Sài Hồ Sơ Can Tán (38).
Thuốc thổi:
. Tích Loại Tán (82),
. Thanh Yết Lợi Hầu Tán (47), ngày 3 – 5 l
HẦU LỰU
Chứng:
Một hoặc hai bên họng có bướu, giống như quả nhãn, trái lựu, đầu to, dưới nhỏ, mầu đỏ tím, họng sưng đau, nuốt khó.
Nguyên nhân:
Do uất ức, tức giận làm Can bị tổn thương, Can khí uất kết, khí trệ, huyết ngưng, đờm trọc ngưng tụ lại ở họng gây nên bệnh.
Điều trị:
Sơ Can, giải uất, hoạt huyết, hóa ngưng.
Dùng bài Tiêu Dao Tán (52) thêm Hồng hoa, Đào nhân, Xuyên khung, Hương phụ, Uất kim
Thuốc thổi: Xạ Hương Tán (85)
HẦU PHONG
Là một dạng bệnh nặng về họng làm cho khó thở, trong họng có nhiều đờm.
Thuộc loại Khó Thở Thanh Quản Cấp Tính.
Người xưa xếp Hầu Phong vào loại Hầu Tý.
Đời Đường, Sào Nguyên Phương, trong ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Chứng hầu tý, họng sưng, nghẹn, đau, nước uống không vào được. Do khí âm dương từ Phế xuất ra, theo họng mà đi lên xuống. Phong độc khách ở họng, khí bị uất kết lại gây nên nhiệt, làm cho họng sưng, nghẹt mà đau”.
Đời Tống, sách ‘Yết Hầu Mạch Chứng Thông Luận’ cho rằng do Phong, đờm, thấp, nhiệt tích lại bên trong, kèm ăn uống thức ăn nhiều chất béo, phòng lao, tinh thần uất ức nên phát sinh chứng Hầu phong.
Chu Đan Khê cho là do đờm hỏa hoặc do âm hư, hỏa bốc lên họng gây nên.
Sách ‘Ngoại Khoa Bí Chỉ’ nêu lên 12 chứng Hầu Phong, sách ‘Hầu Khoa Chỉ Chưởng’ giới thiệu 16 loại Hầu phong, sách ‘Hầu Khoa Toàn Khoa Tử Trân Tập’ nêu lên 18 loại, sách ‘Trọng Lâu Ngọc Thược’ ghi lại 36 chứng Hầu phong.
Triệu chứng
Trên lâm sàng có thể gặp 5 loại sau:
1- Do Phong Nhiệt Bên Ngoài Xâm Nhập Vào
Chứng: Phát bệnh đột ngột, họng đau, trong họng khò khè, họng nghẹt. Đến giai đoạn sau thì khó thở, cơ thể lạnh, rét run, ho có đờm vàng, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Phù Sác.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc.
Dùng: Kinh giới, Phòng phong, Bạc hà, Ngưu bàng tử, Kim ngân hoa, Liên kiều, Thiên hoa phấn, Thăng ma, Cương tằm, Cát cánh. Sắc uống (Trung Y Cương Mục).
(Kinh giới, Phòng phong, Bạc hà để sơ tán tà khí ở biểu; Ngưu bàng tử, Cát cánh để thanh nhiệt, giải độc, tán đờm kết, lợi hầu, tiêu thủng; Thăng ma tán phong, giải độc; Ngân hoa, Liên kiều thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu, Thiên hoa phấn sinh tân, thanh nhiệt,; Cương tằm khứ phong, hóa đờm).
Thuốc xông: Tử tô, Khương hoạt, Kha tử, Cúc hoa, Bội lan, Bạc hà, đều 10g, sắc lấy nước xông vào họng để khứ phong, thanh nhiệt, tiêu thủng, khai khiếu. Ngày 3 - 4 lần.
2- Tỳ Vị Có Nhiệt
Chứng: Họng đau như kim đâm, đờm dãi ủng tắc, họng sưng đỏ, trong họng có tiếng khò khè, hít thở khó, ăn uống khó khăn, sốt cao, mê man, bụng đầy trướng, táo bón, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng, mạch Hồng Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc.
Dùng bài Tam Hoàng Lương Cách Tán (39) (Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá thanh nhiệt ở thượng tiêu; Ngân hoa, Thiên hoa phấn, Huyền sâm, Chi tử, Cam thảo thanh nhiệt, giải độc; Trần bì, Thanh bì lý khí, thông cách, tả nhiệt; Bạc hà, Xạ can tán biểu, lợi hầu, hỗ trợ cho Đương quy, Xuyên khung, Xích thược để tán ứ, khứ nhiệt).
3- Tà Độc Ủng Thịnh
Chứng: Họng sưng đau, nói khó, âm thanh khàn, nước uống không xuống, đờm khò khè, hàm răng cắn chặt, miệng khó mở, gáy và mang tai sưng đau, đau lan ra trước ngực, gáy cứng, sốt cao, phiền táo, mặt đỏ, khát, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng, mạch Hồng Sác có lực.
Điều trị Thanh nhiệt, giải độc, khứ đờm, tiêu thủng.
Dùng bài Thanh Ôn Bại Độc Ẩm (42) gia giảm.
(Đây là bài Thanh Ôn Bại Độc Ẩm thêm Thiên trúc hoàng, Bối mẫu, Qua lâu, Đại hoàng và Mang tiêu. Trong bài dùng Thanh Ôn Bại Độc Ẩm để thanh khí và huyết, tả hỏa, giải độc; Thêm Thiên trúc hoàng, Bối mẫu, Qua lâu để thanh nhiệt, khứ đờm; Thêm Đại hoàng, Mang tiêu để tả nhiệt, thông tiện).
Hoặc dùng bài Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (33) hợp với Tê Giác Địa Hoàng Thang (40).
Thuốc thổi: Dùng Khai Quan Thần Ứng Tán (70) thổi vào mũi để đạo đờm, khai khiếu. Mỗi ngày một lần.
4- Tà Độc Nội Hãm
Chứng: Họng sưng đau, sốt cao, mê man, hô hấp khó khăn, lưỡi xanh, mặt đen, mồ hôi trên trán ra thành giọt, tay chân lạnh, mồ hôi ra như tắm, mạch Trầm, Vi muốn Tuyệt.
Điều trị: Giải độc, hóa đờm, khai khiếu.
Chọn dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (01), Tử Tuyết Đơn, Chí Bảo Đơn (04).
5- Phế Thận Âm Hư
Chứng: Họng đau, nuốt như có gì vướng, tiếng nói khàn, lưng đau, chân mỏi, môi hồng, gò má đỏ, chóng mặt, tai ù, lưỡi đỏ xậm, rêu lưỡi ít mà khô, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, giáng hỏa, thanh nhiệt, lợi hầu.
Dùng Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Mạch môn, Bối mẫu, Huyền sâm, Hoàng bá, Tri mẫu, Cát cánh, Ngân hoa, Liên kiều (Trung Y Cương Mục).
(Thục địa, Sơn thù, Sơn dược tư bổ Thận âm; Mạch môn, Bối mẫu, Huyền sâm tư bổ Phế âm, lợi hầu; Hoàng bá, tri mẫu tư âm, giáng hỏa; Cát cánh, Ngân hoa, Liên kiều thanh nhiệt, lợi hầu).
Thuốc thổi: Chu Hoàng Tán (67) ngày 3 lần
HẦU SA
Chứng: Lúc đầu sốt, rét, họng sưng, nổi vết ban đỏ, nuốt xuống thì đau, khát, ngực đầy, rêu lưỡi vàng nhờn, rìa lưỡi và chót lưỡi đỏ sẫm, mạch Sác hoặc Trầm giống như Phục. Sau đó đầu họng lở loét, hơi thở hôi, khắp cơ thể nổi mụn đỏ.
Vì vết thương lở loét, có những hạt nhỏ như cát, mầu đỏ, vì vậy gọi là Lạn Hầu Đơn Sa.
Nguyên nhân:
Do cảm nhiễm khí dịch lệ, uế khí độc hoặc táo nhiệt gây nên.
Điều trị:
+ Mới bệnh: Tán biểu, dùng bài Kinh Phòng Bại Độc Tán (20)
(Khương hoạt + Kinh giới + Phòng phong có tác dụng tân ôn giải biểu, phát tán phong hàn; Độc hoạt ôn thông kinh lạc; Xuyên khung hoạt huyết, khu phong; Sài hồ giải cơ, thanh nhiệt; Bạc hà sơ tán phong nhiệt; Tiền hồ + Cát cánh thanh tuyên Phế khí; Chỉ xác khoan trung, lý khí; Phục linh lợi thấp).
Thanh Yết Lợi Cách Thang (46) bỏ Tiêu, Hoàng, thêm Bách thảo sương, Mã bột làm tá.
+ Nếu hỏa đã vào phần vinh: nên dùng phép thanh vinh, giải độc. Dùng thuốc sơ thấu làm tá.
. Nhẹ thì dùng Hắc Cao Thang (16)
. Nặng thì dùng Tê Giác Địa Hoàng Thang (40)
(Tê giác, Đơn bì thanh huyết nhiệt để dẫn huyết xuống; Sinh địa, Bạch thược hòa huyết, bổ huyết).
HẦU TIÊN
Trong họng có những vết loét như mang cá tươi (tiên) vì vậy gọi là Hầu Tiên.
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1- Vị Hỏa Thượng Chưng
Chứng: Họng lở loét, hôi thối, táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch Sác, có lực.
Nguyên nhân: Do ăn thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu, nhiệt tụ lại ở Vị, bốc lên nung nấu họng gây nên.
Điều trị: Thanh Vị, tả hỏa, lợi yết.
Dùng bài Thanh Vị Tán Gia Giảm (44).
Hoặc Ngọc Nữ Tiễn Gia Giảm (32).
(Thạch cao, Tri mẫu thanh dư hỏa ở dương minh, làm quân; Thục địa bổ thủy ở thiếu âm bất túc, làm thần; Mạch môn tư âm, sinh tân, làm tá; Ngưu tất dẫn nhiệt ở phần huyết đi xuống, làm sứ).
2- Can Thận Âm Hư
Chứng: Trong họng và vòm họng có những mạch máu đỏ chằng chịt hết các chỗ, giống như những nốt nhỏ mà ngứa, đau, khô. Thức ăn thì may ra có thể nuốt xuống được nhưng nước hoặc thuốc thì một giọt cũng khó xuống được. Họng khô, nháp mà ngứa, về đêm bệnh càng nặng.
Không chữa kịp thì dần dần khan tiếng, mất tiếng, nghẹn mà chết.
Nguyên nhân: Do Can Thận âm hư tổn, hư hỏa bốc lên, tân dịch không nhuận lên trên họng được, Phế nhiệt nung nấu gây nên bệnh. Thường gặp nơi người bị lao.
Điều trị: Không nên dùng thuốc có vị đắng, tính hàn, vì có thể làm cho Vị bị tổn thương. Có thể chọn dùng:
Lục Vị Địa Hoàng Hoàn (27), Dưỡng Âm Thanh Phế Thang (06), Tri Bá Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm (55), Đại Bổ Âm Hoàn Gia Giảm (09).
Thuốc thổi: Nên dùng Phàn Tinh Tán (76) để thổi vào.
HẬU MÔN RÒ
Hậu môn rò là di chứng của các loại viêm nhiễm quanh vùng hậu môn.
Nguyên Nhân:
Do thấp nhiệt khiến cho khí huyết ở vùng hậu môn bị ứ trệ, hóa thành mủ, khi vỡ mủ loét không liền miệng, lâu ngày hóa thành lỗ rò.
Triệu Chứng: Thường không thấy triệu chứng toàn thân, chủ yếu chỉ có các triệu chứng tại chỗ: Lỗ dò chảy mủ lỏng, ngứa đau, lúc nhẹ lúc nặng. Thăm hậu môn thấy có lỗ rò ra ngoài, mặt ngoài lỗ rò có chất ba đậu, ấn chung quanh có mủ chảy ra, quanh lỗ rò có các tổ chức xơ hóa, ấn đau, dùng que thông rò thấy lỗ rò thông từ hậu môn đến mặt trong của trực tràng.
Điều trị:
+ Phẫu thuật làm mất lỗ rò.
+ Dùng thuốc loại tiêu viêm để giảm nhẹ triệu chứng nhưng kết quả không hoàn toàn.
Căn cứ vào những triệu chứng bệnh, có thể phân ra:
1- Thể Thấp Nhiệt Ở Đại Trường: Gặp ở thời kỳ lỗ rò đang viêm nhiễm hoặc lỗ rò kín miệng nhưng bên trong đang bị bội nhiễm.
Chứng: Sốt, có lúc sốt lạnh, miệng khô, thích uống lạnh, táo bón, nước tiểu ngắn, đỏ, tại chỗ sưng nóng đỏ, đau tức vùng hậu môn, ấn vết rò thấy lõm, có khi ra mủ mầu vàng loãng, lưỡi đỏ, rêu vàng dầy, mạch nhanh.
Điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm: Long đởm thảo, Mộc thông, Đương quy, Sinh địa, Trạch tả đều 12g, Xa tiền tử, Sài hồ, Hoàng cầm đều 16g, Chi tử 8g, Cam thảo 4g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
2- Thể Âm Hư: Gặp ở các trường hợp rò hậu môn trực tràng do lao.
Chứng: Sốt hâm hấp, bệnh kéo dài, nhức trong xương, mồ hôi trộm, mạch Tế Sác.
Điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt. Dùng bài Thanh Cốt Tán: Tần giao, Miết giáp đều 12g, Thanh hao 16g, Địa cốt bì, Tri mẫu, Hồ hoàng liên, Ngân sài hồ đều 8g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
3- Khí Huyết Đều Hư: Gặp ở các trường hợp bệnh kéo dài gây suy nhược toàn thân: Sắc mặt trắng bệch, người gầy, hoa mắt, mêtyj mỏi, chỗ rò không sưng, mầu tía, mủ loãng, đau nhẹ, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu Hoãn.
Điều trị: Bổ khí huyết. Dùng bài Bát Trân Thang gia giảm: Thục địa, Đảng sâm, Kê huyết đằng đều 16g, Phục linh, Xuyên khung đều 8g, Đương quy, Bạch truật, Hạ khô thảo, Liên kiều đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
HEN SUYỄN
(Háo Suvễn – Asthma - Asthme)
Đại Cương
Hen suyễn là một hội chứng bệnh lý của cơ quan hô hấp mà đặc trưng chủ yếu là khó thở và tiếng đờm khò khè trong họng.
Sách ‘Y Học Chính Truyền’ định nghĩa: “Suyễn thì thở không to, háo thì thở có tiếng”.
Sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Thở gấp là suyễn, trong họng có tiếng kêu là háo”.
Tuy một vài sách đã tách Háo (hen) và Suyễn ra làm hai bệnh khác nhau, tuy nhiên, trên lâm sàng, hai bệnh này thường đi đôi với nhau, xuất hiện cùng lúc và là triệu chứng chính của bệnh hen suyễn, vì vậy, về nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, biện chứng luận trị và phương pháp điều trị có thể dùng như nhau.
Chứng háo suyễn thường gặp trong các bệnh hen phế quản, phế quản viêm thể hen, phế khí thủng, tâm phế mạn (hen tim) và nhiều bệnh khác như phổi viêm, áp xe phổi, bụi phổi, lao phổi, giãn phế quản...
Năm 1819 Laenec đã mô tả đờm ‘hạt trai’ và gọi là Hen phế quản để phân biệt với các bệnh khác của phế quản cũng gây nên khó thở.
Năm 1958 Hen phế quản được định nghĩa là tổn thương đặc trưng bởi sự tắc nghẽn toàn thể bộ hô hấp, thay đổi nhanh chóng một cách tự phát hoặc dưới tác dụng của điều trị.
Năm 1975, Hiệp hội lồng ngực và Hội các thầy thuốc về hô hấp của Mỹ định nghĩa: Hen phế quản là bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng hoạt tính của đường hô hấp đối với các kích thích khác nhau, biểu hiện bằng sự kéo dài thời kỳ thở ra. Tình trạng này thay đổi một cách tự nhiên hoặc do tác dụng của điều trị.
Năm 1980 Charpin J (Pháp) cho rằng Hen phế quản là một hội chứng có những cơn khó thở rít kịch phát thường xẩy ra về đêm.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Hen phế quản là tổn thương đặc trưng bởi những cơn khó thở gây ra do các yếu tố khác nhau, do vận động kèm theo các triệu chứng lâm sàng tắc nghẽn toàn bộ hoặc một phần, có thể phục hồi được giữa các cơn.
Phân Loại
. Theo YHCT
YHCT vẫn chưa thống nhất được cách phân loại Hen suyễn, để tiện việc nghiên cứu, tham khảo, chúng tôi ghi lại đây một số quan điểm của người xưa:
+ Đời nhà Minh, năm 1624, Trương Cảnh Nhạc trong bộ ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ đã phân háo suyễn thành 2 loại chính là Hư và Thực (Sau này Diệp Thiên Sỹ, đời nhà Thanh, thế kỷ 17) bổ sung như sau: bệnh ở Phế là Thực, bệnh ở Thận là Hư).
+ Đời nhà Thanh (1644), Ngô Khiêm trong ‘Y Tông Kim Giám’ chia làm 5 loại: Hoả nhiệt suyễn cấp, Phế hư tắc suyễn, Phong hàn suyễn cấp, Đờm ẩm suyễn cấp, Mã tỳ phong.
+ Sách ‘Trung Y Học Nội Khoa’ dựa theo Suyễn và Háo chia thành: Thực suyễn, Hư suyễn và Lãnh háo, Nhiệt háo.
+ Ban Thế Dân trong bài ‘Thảo Luận Về Cơ Chế Và Biện Chứng Luận Trị Bệnh Hen Phế Quản’ (năm 1958) chia làm hai loại Thực và Hư.
+ Khoa phổi bệnh viện Thượng Hải chia ra: Thực Suyễn (gồm Phong hàn, Phong nhiệt, Đờm thực, Hoả uất) và Hư Suyễn (gồm Phế hư và Thận hư).
+ Trương Kim Hằng trong bài ‘Thảo Luận Về Bệnh Háo Suyễn’ trong ‘Cáp Nhĩ Tân Trung Y Tạp Chí’ số 3/1962 chia háo suyễn thành 5 loại: Hàn suyễn, Nhiệt suyễn, Tâm tạng suyễn, Thận hư suyễn, Phế và Khí quản suyễn.
+ Chu Đức Xuân trong bài ‘Nhận Xét 217 Trường Hợp Hen Điều Trị Bằng Đông Tây Y Kết Hợp’ phân thành: Hen hàn, Hen nhiệt, Hen do khí hư, Hen thể đờm thực.
. Theo YHHĐ
Sách ‘Bệnh Học Nội Khoa’ của đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1982 phân Hen suyễn thành 2 loại:
+ Hen Ngoại Sinh (Asthme Extrinseque = Asthme Allergique): Nhóm người bệnh thường hen suyễn từ nhỏ, trẻ tuổi, có tiền sử dị ứng rõ ràng.
+ Hen Nội Sinh (Asthme Intrinseque = Asthme infectieux) thường bắt đầu xuất hiện sau nhiều đợt nhiễm trùng hô hấp kéo dài trên bệnh nhân lớn tuổi, không có tiền căn dị ứng.
Nguyên Nhân
Theo y học hiện đại thì các yếu tố được xem là nguồn gốc đưa đếùn cơn hen suyễn là:
1- Dị ứng (có khoảng 20 – 30% do di truyền) mà chất gây nên dị ứng có thể là vi khuẩn, sán lãi, các chất hít vào như phấn hoa, bụi nhà, khói, lông da thú vật, chất độc hoá học, thuốc trị bệnh, có thể là thức ăn… Hoặc cơn hen xuất hiện theo mùa.
2- Thức ăn và thuốc
. Trong một số thức ăn có dị ứng tố như sữa bò, trứng, cá, tôm, cua... hoặc một số hoa quả...
. Thuốc Aspirin và những chất đồng loại có thể gây nên cơn hen trong vòng 2 giờ sau khi uống.
3- Không khí ô nhiễm như trong Hen Tokyo, Yokohama, hen New Orlean...
4- Nghề nghiệp: Có thể do tiếp xúc với dị nguyên đặc biệt hoặc do tác dụng của chất kích thích trên một cơ địa có hen dị ứng tiềm ẩn sẵn.
5- Nhiễm trùng hô hấp: thường là yếu tố làm cho bệnh trở nên kịch phát.
6- Thần kinh: những sang chấn về tâm lý có thể là nguyên nhân gây ra cơn hen.
7- Hoạt động thể học: cơn hen xẩy ra mỗi khi người bệnh vận động gắng sức.
Theo y học cổ truyền: chứng hen suyễn phát sinh do 3 nguyên nhân:
1- Do Ngoại Tà xâm nhập (Theo Thượng Hải và Thành Đô): Thường gặp loại Phong hàn và phong nhiệt.
Phong hàn phạm vào Phế khiến Phế khí bị ủng tắc thăng giáng thất thường, nghịch lên thành suyễn.
Phong nhiệt từ đường hô hấp vào Phế hoặc phong hàn bị uất lại hoá thành nhiệt không tiết ra được gây nên sưng phổi, khí quản bị ảnh hưởng gây ra suyễn.
. Thiên ‘Thái Âm Dương Minh Luận’ (Tố Vấn 29) viết: “Cảm phải phong tà nhập vào lục phủ sẽ phát sinh sốt không nằm được, sinh ra chứng hen suyễn”.
. Thiên ‘Ngũ Tà’ (Linh Khu 20) viết: Bẹnh tà ở Phế sẽ phát sinh đau nhức ngoài da, sợ lạnh, sốt, khí nghịch lên, thở suyễn, ra mồ hôi, ho, đau lan đến vai, lưng”.
. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ ghi: “Do ăn uống không điều độ, do những tà khí phong, hàn, thử thấp làm cho Phế khí trướng đầy gây nên suyễn”.
. Sách ‘Y Tôn Tất Độc’ ghi: “Chứng háo là do đờm hoả uất bên trong, cảm phong hàn bên ngoài hoặc nằm ngồi cảm phải hàn thấp”.
. Sách ‘Y Quán’ viết: “Phong hàn thử thấp... làm cho Phế khí trướng mãn gây ra suyễn”.
. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: “Thực suyễn nếu không do phong hàn thì do hoả tà”.
2- Do Phế Thận Hư Yếu: Do ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm Phế bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại gây nên suyễn. Hoặc do Thận hư yếu không nhuận được Phế, không nạp được khí gây nên suyễn.
Như vậy bệnh suyễn chủ yếu ở Phế, có quan hệ với Thận và nếu nặng hơn có quan hệ cả với Tâm. Vì theo Nội Kinh: mọi chứng ho, đầy tức, hơi thở đều thuộc về Phế. Phế chủ khí, khí chủ thăng giáng. Khí thuận (giáng) thì bình thường, Phế nghịch (đi lên) thì gây nên suyễn. Ngoài ra Tâm Phế suy yếu lâu ngày, Phế khí thiếu làm ảnh hưởng đến tim cũng gây ra suyễn. Tương ứng chứng bệnh Tâm Phế mạn của YHHĐ.
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: “Chứng đột nhiên suyễn, lo sợ, mạch Phù là phần lý bị hư”.
Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ viết: “Phế hư thì khí thiếu mà suyễn”.
3- Do Tỳ phế hư yếu: Tỳ hư sinh đàm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc. khí đạo không thông làm cho khó thở. Hoặc bệnh lâu ngày phế hư không chủ khí sinh khí nghịch khó thở. Thận chủ nạp khí, do bẩm sinh hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến thận, thận không nạp được khi cũng sinh khó thở.
4- Do Đờm Trọc Nội Thịnh (Thượng Hải): Do ăn uống không điều độ hoặc bừa bãi làm ảnh hưởng đến công năng vận hoá của Tỳ, tích trệ lại thấph đờm. Trong thức ăn có những chất làm tổn thương tỳ vị, tỳ vận hoá kém, thuỷ cốc dễ sinh thấp đàm ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, phế khí bị trở ngại gây nên hen. Thường gặp ở những bệnh nhân tỳ hư, đàm thịnh. Hoặc người vốn có đờm thấp tích trệ đi ngược lên lên gây thành đờm, ủng trệ ở Phế, làm cho khí cơ và sự thăng giáng của Phế bị ngăn trở gây ra suyễn. Hoặc do Phế nhiệt nung nấu tân dịch thành đờm, đờm hoả gây trở ngại thành suyễn.
Sách ‘Ấu Ấu Tập Thành’ viết: “Bệnh do đờm hoả nội uất, ngoại cảm phong hàn, có lúc do ngoại cảm, có lúc do nội nhiệt, cũng có khi do tích thực...
Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ ghi: “Do ăn uống không điều độ... làm cho Phế khí đầy trướng sinh ra suyễn”.
Sách ‘Chứng Trị Hối Bổ’ ghi: “Hen là đờm suyễn lâu ngày phát ra, vì bên trong có khí tắc nghẹt, bên ngoài khí hậu trái mùa tác động vào trong ngực, làm cho đờm kết lại, bế tắc đường khí, phát rá tiếng, gây ra hen”.
Sách ‘Nhân Trai Trực Chỉ’ viết: “Tà khí ẩn náu trong nội tạng, đờm dãi đưa lên khó thở, vì vậy khí nghịch lên gây ra thở gấp (suyễn)”.
So sánh với các nguyên nhân mà YHHĐ nêu ra, có thể thấy:
+ Tuy YHCT không nêu lên yếu tố dị ứng (allergy) và vi trùng, nhưng cũng đã thống nhất với YHHĐ về nhận định rằng sự thay đổi thời tiết, ăn uống và lao lực cũng có thể là những yếu tố gây nên hen suyễn.
+ Sự thay đổi về tinh thần như quá sợ, quá giận dữ, bi quan... cũng là những yếu tố làm cho cơ năng vỏ não hỗn loạn, gây nên sự mất thăng bằng giữa hai hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm đều là cơ địa dễ gây nên hen suyễn.
Cơ Chế Sinh bệnh
Theo YHHĐ
Đa số các sách giáo khoa của YHHĐ đều nhắc đến 3 yếu tố chính gây nên hen suyễn:
1- Nguyên nhân dị ứng đối với cơ thể.
2- Cơ địa dị ứng (thường gặp nơi người có cơ địa dễ mất điều chỉnh ở hệ thần kinh).
3- Gai kích thích (có thể ở bộ phận hô hấp như phổi viêm, polyp mũi... hoặc ở ngoài đường hô hấp như ruột viêm, túi mật viêm, sỏi mật...).
Đi sâu vào cơn hen, sách ‘Bệnh Học Nội Khoa’ (ĐHYD thành phố HCM) cho rằng có 3 hiện tượng được ghi nhận như sau:
1- Phế quản hẹp lại: đường kính phế quản đột nhiên bị hẹp lại là cơ chế chính của cơn hen. Có 3 lý do: phế quản co thắt, niêm mạc phế quản phù nề và niêm mạc phế quản tăng tiết.
Ngoài ra, còn có 2 cơ chế phụ:
+ Cơ hô hấp co thắt, đặc biệt là cơ ngực và cơ hoành. Đây có thể là một co thắt phản xạ của các cơ hít vào do phế quản bị co thắt gây ra. Tuy nhiên cũng có thể do việc thần kinh trung ương bị kích thích làm co thắt cùng lúc các cơ của phế quản và cơ hô hấp.
+ Phế nang bị dãn cấp tính: ở thì hít vào của các cơ hô hấp đủ mạnh để thắng một phần nào sức cản do việc phế quản bị hẹp lại, cản trở mạnh lượng không khí từ phế nang đi ra ngoài (do đó sinh ra khó thở, nhất là ở thì thở ra).
Như vậy cơ chế gây ra những hiện tượng kể trên là một chuỗi phản ứng, có thể tóm tắt như sau:
a- Hệ thần kinh đối giao cảm bị kích thích do một yếu tố nào đó, Acetyl choline được tiết ra và làm phế quản co thắt lại.
b- Phản ứng dị ứng kháng nguyên kháng thể tác động vào các dưỡng bào (Mastocystes) làm tiết ra một số hoá chất trung gian như Sérotorine, Bradykinine và đặc biệt là Histamin...
Cơ Chế Sinh Bệnh Hen Suyễn Theo YHCT
Sự giải thích cơ chế sinh bệnh hen suyễn theo YHCT dựa trên học thuyết Ngũ hành và Tạng phủ, trong đó, nổi bật nhất là Phế, Tỳ và Thận (Can và Tâm chỉ quan hệ một phần nhỏ).
Biểu hiện chủ yếu của cơn hen suyễn là khó thở và đờm uất. Khó thở là do chức năng chủ khí của Phế bị rối loạn, khí không giáng xuống được mà lại đi nghịch lên gây ra khó thở.
Chức năng nạp khí của Thạn kém (theo Nội Kinh: Thận chủ nạp khí), Thận không nạp được khí, khí không giáng xuống đi nghịch lên gây ra khó thở.
Tỳ thổ là mẫu (mẹ) của Phế kim, Tỳ hư không sinh được Phế làm cho Phế bị hư yếu gây nên khó thở.
Tỳ hư, chức năng vận hoá kém không biến thuỷ cốc thành tinh chất để nuôi cơ thể mà lại sinh ra đờm thấp, đờm bị tích lại ở Phế làm cho Phế lạc không thông, Phế khí bị uất gây ra khó thở (Đó là ý nghĩa mà sách Nội Kinh nhắc đến: Tỳ là nơi sinh đờm, Phế là nơi trữ đờm).
Thận hư thì thuỷ thấp dâng lên cũng sinh ra đờm làm tắc phế lạc gây ra khó thở.
Ngoài ra, theo quy luật tương khắc của ngũ hành:
. Kim vốn khắc Mộc nhưng nếu Phế kim hư thì mộc có thể phản khắc làm cho Phế hư thêm (vì vậy đa số người bệnh lên cơn khó thở vào khoảng nửa đêm, giờ của mộc khí vượng (Đởm 23-1g, Can 1-3g).
. Tâm hoả vốn khắc Phế kim, tâm chủ thần, vì vậy, sự rối loạn về tinh thần cũng ảnh hưởng đến Phế.
Triệu Chứng
Sách Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô đều thống nhất phân làm 2 thể chính: Thực và Hư Suyễn.
A- Thực Suyễn
1- Suyễn Do Phong Hàn Phạm Phế: thở gấp, ngực tức, ho có đờm, lúc mới bị thường sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau nhức, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù (Thượng Hải), mạch Phù Khẩn (Thành Đô).
Biện chứng: Phế chủ hô hấp, bì mao, khi bị phong tà xâm nhập vào làm cho bế tắc bên ngoài, phế khí bị uất không thăng giáng được gây ra ho, suyễn, tức ngực. Vì phong hàn bế ở bên ngoài và kinh lạc, do đó, thấy sợ lạnh, đầu đau, không ra được mồ hôi. Mạch Phù là bệnh ở phần Biểu, Khẩn là biểu hiện của hàn.
2- Suyễn Do Phong Nhiệt Phạm Phế (Thượng Hải, Thành Đô): thở gấp, mũi nghẹt, ho, đờm vàng, miệng khô, khát, khan tiếng, tắc tiếng, buồn bực, ra mồ hôi, nặng thì phát sốt, mặt đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác (T. Hải), Phù Hồng Sác (T. Đô).
Biện chứng: Bên trong đang có nhiệt lại cảm phải táo và nhiệt ở bên ngoài, hai thứ nhiệt nung đốt Phế, Phế bị nhiệt gây ra ho, suyễn, sốt, mồ hôi ra, Phế và Vị có nhiệt ứ trệ sẽ sinh ra khát, miệng khô, buồn bực. Tâm chủ tiếng nói, Phế chủ âm thanh, nhiệt nung đốt Tâm và Phế gây ra khan tiếng, tắc tiếng. Rêu lưỡi vàng, lưỡi đỏ, mạch Hồng Sác là dấu hiệu nhiệt ở thượng tiêu, Tâm, Phế. Mạch Phù là bệnh ở biểu.
3- Suyễn Do Đờm Trọc Trở Ngại Phế: thở gấp, ho, đờm nhiều, nặng thì ho đờm vướng sặc, hông ngực buồn tức, miệng nhạt, ăn không biết ngon, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hoạt.
Biện chứng: Đờm trọc ủng tắc ở Phế, làm cho Phế khí không thông giáng xuống được gây ra khó thở, đờm nhiều. Đờm thấp ủng trệ ở Tỳ Vị gây ra hông ngực buồn bực, miệng nhạt, ăn không biết ngon. Mạch Hoạt là biểu hiện của đờm trọc.
B- Hư Suyễn
4- Suyễn do Phế Hư: Thở gấp (suyễn), hơi thở ngắn, mệt mỏi, ho nhẹ, ra mồ hôi, sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, lưỡi đỏ nhạt, mạch Nhuyễn Nhược (Thượng Hải), mạch Hư Nhược (Thành Đô).
Biện chứng: Phế chủ khí, Phế hư vì vậy khí yếu, thở ngắn, tiếng nói nhỏ, mệt mỏi. Vệ khí không vững vì vậy sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, khí huyết hư yếu nên thấy mạch Nhược.
5- Suyễn Do Thận Hư: Hô hấp yếu, khi cử động mạnh thì thở nhiều, cơ thể gầy ốm, ra mồ hôi, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, có khi tay chân và mặt phù nhẹ, tiểu ít, hay mơ, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch Trầm.
Biện chứng: Thận là gốc của khí, Thận yếu không thu nạp được khí vì vậy sinh ra thở ngắn, cử động mạnh thì thở nhiều. Trung tiêu dương khí hư vì vậy ăn uống không tiêu, làm cho cơ thể gầy ốm. Vệ khí yếu vì vậy sợ gió, ra mồ hôi. Dương khí yếu thì chân tay lạnh. Mạch Trầm Tế là biểu hiện của Thận hư, dương khí suy.
C. Điều Trị
Về nguyên tắc điều trị.
+ Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ hướng dẫn: “Lúc bệnh chưa phát thì dùng phép phù chính là chủ yếu. Lúc đã phát bệnh thì dùng phép công tà làm chính. Phù chính khí phải phân biệt Âm Dương. Âm hư thì bổ âm, dương hư thì bổ dương. Công tà phải chú ý xem tà nặng hoặc nhẹ mà dùng ôn hàn hoặc tán phong hoặc tiêu đờm hoả. Bệnh lâu ngày chính khí thường hư, do đó, trong lúc dùng phương pháp tiêu tán cần thêm thuốc ôn bổ hoặc trong lúc ôn bổ cần thêm thuốc tiêu tán”.
+ Chương ‘Y Trung Quan Kiện’ (Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh) viết: “Uất thì làm cho thông, hoả thì dùng phép thanh đi, có đờm thì làm cho tiêu đi, đó đều là thực tà và cũng dễ chữa. Duy có trường hợp tinh huyết bị kém, khí không trở về nguồn, vì Phế phát khí ra, Thận nạp khí vào. Nay Thận hư không thực hiện được chức năng bế tàng, long lôi hoả do đó mà bốc lên, làm cho Phế khí bị thương, chỉ có thở ra mà không hít vào. Hoả không bị thuỷ ức chế, dương không bị âm liễm nạp, đó là nguy cơ âm vong dương thoát, chết trong chốc lát. Nếu bên ngoài thấy 2 gò má ửng đỏ, mặt đỏ, nửa người trên nóng nhiều, đó là chứng giả nhiệt, chân dương thoát ra ngoài, nếu dùng lầm một ít thuốc hàn, lương thì nguy ngay. Chỉ nên bổ để liễm lại, nạp vào mà thôi…”.
Thuốc trị suyễn theo Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư.
1- Tán Hàn
Cơn suyễn thường phát vào lúc trời trở lạnh (mùa Thu, Đông) hoặc lúc gần sáng, khi sương, mưa nhiều, sau một cơn trúng lanh, sau khi tắm, dầm mưa hoặc do dị ứng bởi thức ăn. Trạng thái chung là co thắt. Thuốc tán hàn thường có vị cay, ấm, tính nóng, có tác dụng làm thư giãn cơ trơn, kích thích sự lưu thông máu ở mạch ngoại vi bị ứ trệ.
Những loại thuốc tán hàn như Quế, Gừng, Ngải cứu là những loại có tác dụng ngăn cản sự ứ trệ tuần hoàn mao mạch và chống co thắt, do đó, làm giảm được triệu chứng tức, nặng vùng ngực, vùng rốn phổi mỗi khi lên cơn suyễn.
2- Giáng Khí
Suyễn còn gọi là khí nghịch, để chỉ hiện tượng khó thở, làm cho khí bị đọng lại nhiều trong phế nang, vì phế quản co lại nên điều trị phải làm cho khí giáng xuống, làm cho phế nang giãn ra. Thuốc giáng khí sau khi uống vào thường làm cho bệnh nhân thở được, trung tiện được, ợ hơi được, làm đỡ tức ngực, bụng.
Thường gồm các loại:
. Tinh dầu (Bạc hà, Trần bì, Thanh bì, Mộc hương, Tử tô...) vừa kích thích hô hấp, dãn phế quản vừa sát trùng.
. Những thuốc có Ancaloid ức chế Phó giao cảm như Cà độc dược, Ma hoàng...
3- Tiêu Đờm
Khi lên cơn suyễn, đờm tiết ra nhiều gây bít phế quản, vì vậy, cần loại tiêu đờm.thường khó tìm được loại thuốc làm cho tan được chất nhầy, do đó, nên làm cho niêm mạc phế quản tiết thêm cho loãng đờm đặc để tống đờm ra ngoài, bằng việc kích thích ho để trục xuất đờm. Những thuốc long đờm thường là loại có Saponin như lá Táo, Bồ kết, Bán hạ...
4- Trừ Thấp
Thấp là ứ các chất Allergotoxin làm tăng sự thẩm thấu thành mạch gây ra hiện tượng phù viêm quanh chu vi mạch của niêm mạc, làm cho đường kính phế quản bị hẹp lại. Các thuốc trừ thấp có tác dụng chống viêm, chống dị ứng thường chứa Flavonoid có tác dụng làm bền vững thành mạch, hạn chế tiết xuất gây viêm.
Trong cơn suyễn, nhất là nơi người mạn tính, lượng nước tiểu thường ít đi, vì thế, cần thêm thuốc lợi tiểu như Mã đề, Ý dĩ, Thổ phục linh...
Tuy nhiên, khi tháo ứ không phải chỉ chú trọng đến Thận mà còn phải chú ý đến Gan, mật, đại trường, do đó, nhiều khi trong bài thuốc trị suyễn, các vị thuốc xổ như Muồng trâu, Vỏ đại, Lô hội cũng có thể dùng được.
5- Bổ Hư
Nơi người bị suyễn, thần kinh thực vật thường bị mất cân bằng. Hệ thần kinh trung ương cũng bị xáo trộn, do đó, cần cho các vị thuốc bổ âm, nâng cao mức ức chế thần kinh.
Hoặc cho thuốc bổ dương để làm tăng hoạt tính giao cảm lên.
Rối loạn thần kinh thực vật trong bệnh suyễn thường gặp trong trường hợp giao cảm thần kinh bị giảm, do đó, khi gần hết cơn suyễn, mồ hôi thường đổ ra nhiều, các chất mũi, đờm tiết ra, các cơ ngực, lưng mệt mỏi vì vừa qua một trạng thái co cứng.
Điều Trị Lúc Lên Cơn
+ Thể phong hàn:
. NKHT. Hải: Tán hàn, tuyên phế, định suyễn.
Dùng bài Tam Cao Thang Gia Vị (Thái Bình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương, Q. 2): Cam thảo 4g, Hạnh nhân 7 hạt, Ma hoàng 12g, Sắc uống.
(Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo (tức là bài Ma Hoàng Thang bỏ Quế chi) để tán hàn, tuyên phế, hoá đàm, định suyễn. Thêm Tiền hồ, Trần bì để chỉ khái, hoá đàm).
. NKHT. Đô: Khứ phong, tán hàn, tuyên Phế, giáng nghịch. Dùng bài Ma Hoàng Thang (Thương Hàn Luận): Ma hoàng, Hạnh nhân đều 12g, Quế chi 8g, Chích thảo 4g. Sắc uống.
(Ma hoàng có tác dụng phát hãn, giải biểu, tán phong hàn, tuyên Phế, định suyễn. Quế chi phát hãn, giải cơ, ôn thông kinh lạc, hỗ trợ cho tác dụng phát hãn của Ma hoàng; Hạnh nhân tuyên Phế, giáng khí, giúp tăng tác dụng định suyễn của Ma hoàng; Chích thảo điều hoà các vị thuốc, làm giảm tính cay táo của Quế chi, giảm tác dụng phát tán của Ma hoàng).
+ Sách ‘Trung Y Nội Khoa Học Giảng Nghĩa’: Ôn Phế, bình suyễn. Dùng các bài:
. Tô Tử Giáng Khí Thang (Cục Phương): Tô tử 36g, Tiền hồ, Hậu phác, Đương quy, Cam thảo đều 4g, Bán hạ 36g, Quất bì 12g, Quế tâm 16g, Sinh khương 50g, Táo 5 trái. Sắc, chia làm 5 lần uống, sáng 3 lần, tối 2 lần.
. Tiểu Thanh Long Thang (Thương Hàn Luận): Ma hoàng, Thược dược, Bán hạ đều 12g, Chích thảo 8g, Quế chi (bỏ vỏ) 8g, Ngũ vị tử, Tế tân, Sinh khương đều 4g, Sắc uống ấm.
. Linh Quế Truật Cam Thang (Thương Hàn Luận): Phục linh 16g, Quế chi (bỏ vỏ) 12g, Bạch truật, Chích thảo đều 8g, sắc uống ấm.
+ Sách ‘Trung Quốc Đương Đại Bí Phương Đại Toàn’ dùng bài Trị Suyễn Phương: Ma hoàng, Bán hạ đều 12g, Tế tân 4g, Can khương, Cam thảo, Ngũ vị tử đều 6g. Sắc uống.
+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ dùng bài ‘Cao Trị Hen Suyễn’: Nam tinh (chế), Bán hạ (chế), Cát cánh, Bối mẫu, Tế tân, Hạnh nhân, Cam thảo (sống), Ngũ vị tử đều 20g, Ma hoàng, Bạch tô tử, Khoản đông hoa, Tử uyển (sống) đều 12g, Dầu mè (Ma du) 200g, Mật ong 120g, nước cốt Gừng 120g. Cho 12 vị thuốc đầu tiên vào ngâm với dầu mè 24 giờ, nấu lên cho đặc, lọc bỏ bã lấy nước, sau đó cho thêm mật và nước Gừng, nấu thành cao, còn khoảng 440g. Mỗi ngày, vào buổi sáng, khi gà gáy canh năm, uống 1 thìa cà phê (4ml) thuốc với nước đun sôi để nguội.
+ Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ dùng bài Lãnh Háo Thang: Ma hoàng, Hạnh nhân đều 10g, Thần khúc, Tử uyển, Bạch truật, Phụ tử (hắc), Khoản đông hoa đều 12g, Xuyên tiêu 8g, Tế tân, Bán hạ (chế), Sinh khương đều 6g, Cam thảo 4g, Tạo giáp 2g, Bạch phàn 0,2g. Sắc uống.
+ Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài Xạ Can Ma Hoàng Thang gia giảm: Xạ can 6g, Ma hoàng 10g, Tế tân, Tử uyển, Khoản đông hoa, Đại táo đều 12g, Ngũ vị tử, Bán hạ (chế) đều 8g, Sinh khương 4g. Sắc uống.
Suyễn Do Phong Nhiệt
+ NKHT.Hải: Thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn.
Dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị (Trương Thị Y Thông, Q. 16): Cam thảo 4g, Hạnh nhân 12g, Ma hoàng 12g, Thạch cao 40g. Thêm Trần bì, Bối mẫu, Tiền hồ, Cát cánh, Sắc uống.
(Ma hoàng tuyên Phế, bình suyễn; Thạch cao thanh phế nhiệt; Hạnh nhân + Cam thảo ôn trợ cho Ma hoàng bình suyễn, chỉ khái. Thêm Trần bì, Bối mẫu, Tiền hồ, Cát cánh để tăng tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, hoá đàm).
+ NKHT. Đô: Thanh nhiệt, giáng nghịch, dưỡng Vị, cứu Phế.
Dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang thêm Tang bì, Địa cốt bì.
+ Sách ‘Trung Y Nội Khoa Học Giảng Nghĩa’ dùng bài Định Suyễn Thang (Nhiếp Sinh Chúng Diệu Phương): Ma hoàng, Bán hạ đều 6-12g, Hạnh nhân, Tô tử 6-8g, Tang bạch bì, Khoản đông hoa đều 12g, Hoàng cầm 8-12g, Bạch quả 10-20 quả, Cam thảo 4g, sắc uống.
+ Sách TQĐĐDYNPĐ.Toàn dùng bài Chỉ Háo Định Suyễn Thang: Ma hoàng, Tử uyển, Bối mẫu, Hạnh nhân đều 10g, Sa sâm 12g, Huyền sâm 16g. Sắc uống.
Thể phong đờm
+ NKHT. Hải: Hoá đờm, giáng khí, bình suyễn.
- Điều trị: Nhị Trần Thang hợp Tam Tử Thang gia giảm: Nhị Trần Thang (Bán hạ, Quất hồng, Phục linh, Cam thảo) + Tam Tử Thang (Tử tô tử, Bạch giới tử, La bặc tử).
(Chế Bán hạ táo thấp, hoá đờm, giáng nghịch; Trần bì lý khí, hoá đờm; Bạch linh kiện Tỳ, lợi thấp; Cam thảo hoá trung, kiện Tỳ; Thêm Tô tử, La băïc tử. Bạch giới tử để giáng khí, hoá đàm, bình suyễn. Thêm Hậu phác, Thương truật để táo thấp, hành khí).
Đowøm uất hoá nhiệt thêm Hoàng cầm, Địa cốt bì, Tang bạch bì để thanh phế nhiệt. Tỳ hư thêm Lục Quân Tử Thang để kiện tỳ.
+ Sách TYNKHG Nghĩa: Tiêu đờm, thanh hoả.
Dùng bài Tả Bạch Tán (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết): Địa cốt bì, Tang bạch bì (sao) đều 40g, Chích thảo 4g, thêm Tri mẫu, Qua lâu.
+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ dùng bài Tiền Hồ Thang gia vị: Tiền hồ, Tang diệp, Tỳ bà diệp, Tri mẫu đều 16g, Kim ngân hoa 20g, Hạnh nhân, Mạch môn, Hoàng cầm, Khoản đông hoa, Cát cánh đều 12g, Cam thảo 8g. Sắc uống.
Điều Trị Lúc Không Lên Cơn (Bệnh Ổn Định)
Thể phế hư
+ Dưỡng Phế, định suyễn (NKHT. Hải). Dùng bài Sinh Mạch Tán Gia Vị (Y Học Khải Nguyên, Q. Hạ): Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 7 hột, Nhân sâm 12g. Thêm Ngọc trúc, Bối mẫu đều 8g, Sắc uống.
Trong bài: Nhân sâm bổ ích khí để sinh tân, Mạch môn dưỡng âm, sinh tân, thanh Phế, Ngũ vị tử liễm phế, hợp với Mạch môn để tăng tác dụng sinh tan dịch. Thêm Ngọc trúc, Bối mẫu để nhuận phế, hoá đàm. Trường hợp mệt mỏi nhiều, dễ cảm lúc thời tiết thay đổi dùng bài Bổ Trung Ích Khí để bổ tỳ phế.
. NKT. Đô: Ích khí, định suyễn. Dùng bài Bổ Phế Thang (Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận): Khoản đông hoa, Quế tâm, Nhân sâm, Tử uyển, Bạch thạch anh đều 40g, Ngũ vị tử, Chung nhũ phấn đều 60g, Tang bạch bì (nướng) 160g, Mạch môn (bỏ lõi) 80g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, thêm Gừng 5 lát, Táo 3 trái, Gạo tẻ 1 nhúm, sắc uống.
Hoặc dùng bài Bổ Phế Thang (Vân Kỳ Tử Bảo Mệnh Tập): Tang bạch bì, Thục địa đều 60g, Nhân sâm, Tử uyển, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử đều 30g. Mỗi lần dùng 12g, thêm ít mật, sắc uống.
+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ dùng bài: Sâm Giới Tán gia vị: Cáp giới 2 con (chặt bỏ đầu và chân), Nhân sâm 20g, Sơn dược 80g, Hạnh nhân 32g, Trầm hương 16g, Nhục quế 16g, Bán hạ 40g, Hoàng kỳ 80g, Tử bì hồ đào 80g, Bạch quả 40g, Tang bạch bì 40g, Cam thảo 20g. Tán bột. Mỗi lần dùng 6-8g, uống ngày 2-3 lần.
+ Sách TQĐĐDYNPĐ Toàn dùng bài Sâm Cáp Ma Hạnh Cao: Đảng sâm 120g, Cáp giới (bỏ đầu, chân) 2 con, Ma hoàng (bỏ mắt) 60g, Hạnh nhân 100g, Chích thảo 40g, Sinh khương 60g, Hồng táo (bỏ hột) 120g, Bạch quả nhục 20 trái. Thêm Đường phèn, nấu thành cao. Ngày uống 2 lần, sáng, tối, mỗi lần 20ml.
Thể Tỳ Hư:
Phép trị: Ích khí, kiện tỳ, hoá đờm. Dùng bài Lục Quân Tử Thang hợp Nhị Trần Thang Gia Vị.
(Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Chích thảo để ích khí, kiện tỳ; Trần bì. Sinh khương, Bán hạ ôn hoá hàn đàm. Thêm chích Hoàng kỳ, Đương qui bổ khí huyết; Đại táo, Gừng nướng để ôn tỳ).
Trường hợp tiêu chảy bỏ Đương qui, Hoàng kỳ thêm Biển đậu, Mạch nha, Thương truật để trừ thấp, tiêu thực.
Thể Thận Hư:
+ NKHT Hải và T. Đô: Bổ thận, nạp khí.
+ Thận âm hư, dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn.
+ Thận dương hư dùng bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm.
( Sinh địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đan bì, Bạch linh, Trạch tả (Lục Vị Địa Hoàng) bổ thận âm; nếu Khí âm hư thêm Sinh Mạch Tán (Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị) để bổ khí âm).
Thận dương hư: thêm Nhục quế, Chế Phụ tử (bài Bát Vị Địa Hoàng) để ôn bổ thận dương.
Di tinh, liệt dương thêm Thỏ ty tử, Tiên linh tỳ; Ra mồ hôi, tiểu đêm nhiều thêm Kim anh tử, Ích trí nhân... Trường hợp tỳ thận dương hư dùng bài "Chân Vũ Thang " (Chế Phụ tử, Bạch thược, Bạch linh. Bạch truật, Sinh khương) để ôn bổ tỳ thận.
THUỐC NAM TRỊ SUYỄN
+ Bèo cái 100g, cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước muối cho thật sạch, cuối cùng rửa thêm một lần bằng nước muối. Rẩy cho ráo nước, giã nhỏ, vắt lấy nước, thêm nước (đã đun sôi để nguội) vào và cho thêm ít đường cho đủ ngọt và đủ 100ml. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 liều như trên.
Thường sau khi uống 10 ngày, cơn suyễn sẽ bớt, uống tiếp trong 2-3 tháng. Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút nhưng sẽ quen dần và hết ngứa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Lá Bồng bông (Caletropis gigantea R.Br), lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá, sắcêc với 300ml nước, còn 200ml, thêm đường vào, chia 3-4 lần uống trong ngày.
(Nước thuốc hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn, do đó, nên uống sau hoặc xa bữa ăn. Uống vào có thể mỏi chân tay, cơ thể hoặc đôi khi bị tiêu chảy).
Kết quả sau 2-3 ngày, có khi 7-8 ngày. Có khi sau 10 phút đã có kết quả (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Lá Táo 200-300g, sao vàng, sắc với 3 chén nước còn 200ml, chia hai lần uống trước bữa ăn 1 giờ. Uống liên tục 1 tuần đến 2 tháng. Kết quả khá tốt (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Lá Hen 02kg, rửa hết lông, tẩm nước Gừng, sao vàng, hạ thổ, nấu với 10 lít nước, còn 5 lít. Lọc bỏ bã, cho đường vào nấu còn khoảng 1 lít.
Người lớn uống 10ml với nước nóng, ngày 2 lần. Trẻ nhỏ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 1-3ml. Trẻ 6-10 tuổi mỗi lần uống 4-6ml (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Lá Hẹ tươi 100g, sắc với 400ml nước còn 300ml, thêm 10ml mật ong, chia làm 2 lần uống. Khoảng 5-6 lần sẽ đỡ. Dùng trong trường hợp suyễn cấp. (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Lá Táo chua (Thanh táo) tươi 30g, rửa sạch, giã nát, lọc lấy khoảng 200ml nước, hoà mật ong cho đủ ngọt, uống. Sau 2 giờ, người bệnh nôn ra đờm dãi thì cơn suyễn sẽ giảm (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tóm lại biện chứng luận trị chứng suyễn chủ yếu dựa theo nguyên tắc là thời kỳ lên cơn chủ yếu dùng phép khu tà và lúc không cơn chủ yếu là phù chính. Nhưng trên thực tế lâm sàng do hen suyễn là một chứng bệnh tái phát nhiều lần, cơ thể người bệnh thường suy nhược cho nên lúc khu tà cũng cần chú ý phù chính và lúc không lên cơn chủ yếu là bổ hư nhưng trên lâm sàng thường biểu hiện hư chứng lẫn lộn như Tỳ phế hư, phế thận hư hoặc tỳ thận dương hư v.v... biện chứng luận trị cần hết sức chú ý.
Ngoài ra, đối với những cơn hen ác tính, bệnh nhân khó thở nặng cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán của y học hiện đại giúp xác định bệnh chính xác để phối hợp với các phương pháp trị bệnh bằng thuốc tây như thở oxy, dùng thuốc trụ sinh (nếu nhiễm khuẩn) thuốc dãn phế quản hoặc thuốc trợ tim (trường hợp hen tim) v.v... đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
CHÂM CỨU TRỊ SUYỄN
+ Bình suyễn, Giáng nghịch, tuyên Phế, hoá đờm.
Dùng phép cứu hoặc châm lưu kim Định Suyễn, Thiên Đột, Tuyền Cơ, Chiên Trung, có thể phối hợp thêm Phong Long, Đại Chuỳ, Hợp Cốc, Quan Nguyên, Túc Tam Lý.
Cách châm: Định suyễn lưu kim, vê kim vài phút, Thiên đột không lưu kim, Tuyền Cơ, Chiên Trung lúc châm phải hướng mũi kim ra 4 phía, châm xiên khoảng 0,1 thốn, lưu kim, vê vài phút.
Gia giảm: Đờm nhiều thêm Phong long. Kèm viêm đường hô hấp thêm Đại chuỳ, Hợp cốc. Suyễn lâu ngày thêm Quan nguyên, Túc tam lý.
Ý nghĩa: Định suyễn là huyệt đặc hiệu để làm ngưng cơn suyễn, Thiên Đột, Chiên Trung để thuận khí, giáng nghịch. Tuyền Cơ để tuyên Phế khí ở Thượng tiêu. Phong long hoá đàm, giáng trọc. Quan Nguyên + Túc Tam Lý kiêm bổ Tỳ, Thận, trị bản bồi nguyên, Đại Chuỳ + Hiệp cốc sơ tà giải biểu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Thực Suyễn: Dùng kinh huyệt thủ Thái âm làm chính. Châm tả Đản trung, Liệt khuyết, Phế du, Xích trạch. Phong hàn thêm Phong môn. Đờm nhiệt thêm Phong long.
(Liệt khuyết, Xích trạch tuyên thông Phế khí, Phong môn sơ thông kinh khí ở biểu để giúp cho Phế khí thông; Chiên trung, Phế du điều Phế, thuận khí. Hợp với Phong long để hoà Vị, hoá đờm, trị suyễn).
Hư Suyễn: Điều bổ Phế và Thận. Châm bổ hoặc cứu Phế du, Cao hoang, Khí hải, Thận du, Túc tam lý, Thái uyên, Thái khê.
(Tháiuyên là huyệt Nguyên của Phế; Thái khê là huyệt Nguyên của kinh Thận. Để bổ khí cho 2 tạng Phế và Thận; Phế du, Cao hoang để bổ thượng tiêu, Phế khí; Thận du, Khí hải bồi bổ hạ tiêu, Thận khí; Túc tam lý để điều hoà Vị khí, bồi dưỡng nguồn sinh hoá hậu thiên, làm cho thuỷ cốc tinh vi đi lên, quy về Phế, giúp Phế khí đầy đủ thì bệnh sẽ tự khỏi) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
+ Khí hộ, Vân môn, Thiên phủ, Thần môn (Thiên Kim Phương).
+ Vân môn, Nhân nghênh (ho suyễn cấp). Thiên đột, Hoa cái (suyễn nhiều). Phách hộ, Thiên phủ (suyễn đờm nhiều) (Tư Sinh Kinh).
+ Cứu Trung phủ, Vân môn, Thiên phủ, Hoa cái, Phế du (Châm Cứu Tụ Anh).
+ Du phủ, Thiên đột, Đản trung, Phế du, Túc tam lý, Trung quản, Cao hoang, Khí hải, Quan nguyên, Nhũ căn (Châm Cứu Đại Thành).
+ Cứu Tuyền cơ, Khí hải, Đản trung, Kỳ môn, Chí dương (3 tráng) (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Tuyền cơ, Hoa cái, Đản Trung, Kiên Tỉnh, Kiên trung du, Thái uyên, Túc tam lý (đều cứu) (Loại Kinh Đồ Dực).
+ Cứu Phế du, Cao hoang, Thiên đột, Chiên trung, Liệt khuyết, Túc tam lý, Phong Long (Thần Cứu Kinh Luận).
+ Phế Du, Trung Quản, Đản trung, Liệt khuyết, Cao hoang du (Châm Cứu Trị Liệu Học).
+ Cứu Đản trung, Phách hộ, Phụ phân, Linh đài, Thiên đột, Đại chuỳ, Khí hải, Cao hoang, Thần đường, Đại trử, Phong môn (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
+ Phế du, Đốc du, Thiên đột, Đản trung, Kiên tỉnh, Trung quản, Khí hải, Liệt khuyết, Túc tam lý, Tam âm giao (Trung Quốc Châm Cứu Học)
+ Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung, Đại chuỳ, Định suyễn (Bình bổ bình tả) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
+ Châm tả Liệt khuyết, Xích trạch, Phong môn, Phế du, Định suyễn (Liệt khuyết, Xích trạch là cách phối huyệt Lạc với huyệt Hợp để tuyên thông Phế khí; Phong môn Phế du sơ phong, giải biểu, tuyên Phế, hoá đờm; Định suyễn giáng khí, bình suyễn) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học)
2- Hen Nhiệt (Nhiệt Háo)
- CCHG Nghĩa: Tuyên giáng khí của Phế, Vị.
Châm (không lưu kim) Phế du, Đản trung, Liệt khuyết, Thiên đột, Trung quản, Phong long.
(Đản Trung là huyệt hội của khí toàn cơ thể, hợp với Phế du, Liệt khuyết để tăng tác dụng tuyên thông Phế Khí; Thiên Đột làm thông họng, điều hoà Phế; Trung quản, Phong Long điều hoà khí ở hai kinh Tỳ và Vị, làm cho thuỷ dịch không ngưng kết lại thành đờm được (trị theo gốc).
- CCHV Nam: Châm (không lưu kim) Khí suyễn, Thiên đột, Trung phủ, Khúc trì, Phong long, Túc tam lý.
(Khí Suyễn là huyệt đặc hiệu để trị suyễn; Trung Phủ để điều Phế; Thiên Đột khu đàm, thông lợi Phế khí; Khúc Trì thanh nhiệt; Phong Long, Túc Tam Lý tiêu đàm, hạ khí, thêm Phế Du tăng tác dụng của Thiên đột, Trung phủ để tuyên thông Phế khí; Tỳ Du tăng sức vận hoá của Tỳ, hoá đàm, trừ thấp; Thận Du bổ thận nạp khí).
- TS Kinh: Thiên đột, Đản trung, Thiên trì, Giải khê, Kiên trung du.
- LSĐKTHTL Học: Châm Hợp cốc, Liệt khuyết, Đại chuỳ, Phong môn, Phế du.
- TCC Học: Thiên trụ, Phong trì, Khí hộ, Kiên ngoại du, Đại Trử, Phế du, Quyết âm du, Tâm du, Phụ phân, Cao hoang, Hợp cốc.
- TYLPT Sách: Định suyễn, Đản trung, Nội quan, Đại chuỳ, Trung suyễn, Phong Long.
- CCHT. Hải: Định suyễn, Thiên đột, Tuyền cơ, Đản trung, thêm Phong long, Đại chuỳ, Hợp cốc, Quan nguyên, Túc tam lý.
- TQCCHK. Yếu: Định Suyễn, Thiên đột, Phế du, Chiên trung.
- CCHH Kong: Đại Chuỳ, Linh Đài, Liêm Tuyền, Thiên Đột, Ngọc Đường, Chiên Trung, Trung Đình, Trung Phủ, Vân Môn, Thiên Phủ, Xích Trạch, Khổng Tối, Liệt Khuyết, Kinh Cừ, Thái Uyên, Ngư Tế, Nội Quan, Thương Dương, Kiêm Trung Du, Nhân Nghinh, Thuỷ Đột, Khí Xá, Khuyết Bồn, Khí Hộ, Ốc Ế, Ưng Song, Não Không, Triếp cân, Dương Giao, Túc Khiếu Âm, Phách Hộ, Thần Đường, Đại Bao, Đại Chung.
- TDCCĐ. Toàn: Phong Môn, Xích Trạch, Hiệp Cốc, Phong Long, Định Suyễn, châm tả.
- Suyễn Do Đờm Trọc: Thanh nhiệt, hoá đờm, bình suyễn. Châm tả Hợp cốc, Đại chuỳ, Xích trạch, Phế du, Phong long, Định suyễn, Nội quan (Hợp cốc, Đại chuỳ sơ biểu, tán nhiệt; Xích trạch, Phế du, Định suyễn tuyên thông Phế khí, giáng nghịch, chỉ khái; Phong long hoá đờm, giáng trọc; Nội quan bình suyễn, chỉ khái, thuận khí, khoan hung (Tân Biên Châm Cứu trị Liệu Học).
- Suyễn Do Hư Chứng: Ích Phế, kiện Tỳ, bổ Thận, hoá đờm, bình suyễn, chỉ khái. Châm bổ Phế du, Cao hoang du, Tỳ du, Túc tam lý, Khí hải, Thận du (Phế du, Cao hoang du để bổ Phế, ích khí; Tỳ du, Túc tam lý kiện Tỳ Vị, dưỡng hậu thiên; Khí hải, Thận du bồi bổ Thận khí).
- Sách CCTL. Học còn phân ra:
- Thực Suyễn: Phế Du, Phong Môn, Xích Trạch, Phong Long, Chiên Trung (đều tả).
- Hư Suyễn: Thận Du, Quan Nguyên, Khí Hải, Cao Hoang Du, Túc Tam Lý (đều bổ).
- Suyễn do Ngoại Cảm Phong Hàn: Ngoại Quan, Hiệp Cốc (đều tả).
- Sách Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn còn chia ra:
- Suyễn do thấp nhiệt:Thanh nhiệt, táo thấp: Tả Xích Trạch, bổ Tỳ Du, Thương Khâu thêm Trung Quản, Phong Long, Thiên Đột.
-Suyễn do Thử Nhiệt: Ích Khí, dưỡng Âm: Thái Uyên, Thái Khê, Cao Hoang Du châm bổ hoặc thêm cứu.
- Do Phế Nhiệt: Tả Phế, thanh nhiệt: Châm tả Xích Trạch, Liệt Khuyết, Đại Đô.
- Do Đờm Thực:Tả Phế, thanh đờm: châm tả Định Suyễn, Chiên Trung, Liệt Khuyết, Phong Long, Vân Môn, Phế Du.
- Do Phế Âm Hư: Bổ Phế, dưỡng Âm: Châm bổ Thái Uyên, Cao Hoang, Thái Khê, Phế Du, Định Suyễn, Khí Hải.
-Do Thận Âm Hư: Tư Âm, bổ Thận: châm bổ Thái Khê, Thận Du, Cao Hoang.
-Do Thận Dương Hư: Bổ Thận, nạp khí: Châm bổ + cứu Thận Du, Khí Hải, Phế Du, Mệnh Môn, Quan Nguyên, Tam Tiêu Du.
-Do Tâm Dương Hư: Ôn bổ Tâm dương: châm bổ + cứu Thái Uyên, Tâm Du, Cự Khuyết, Mệnh Môn, Khí Hải, Quan Nguyên.
-HĐCCTL. Lục: Cứu giữa đốt sống cổ 3 và 4, Thiên liêu, Thiên Tông, Phế Du, Thiên Đột, Chiên Trung, Cưu Vĩ, Quan Nguyên, Liệt Khuyết, mỗi huyệt 20 tráng trở lên.
- Chỉ dùng huyệt Nội quan trị hen suyễn có kết quả tốt (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1959, 12).
- Suyễn tức, Hợp cốc, Chiên trung, Cự cốt, Phế du, Khúc trì, Thái uyên. Trong đó thường dùng nhiều nhất là Suyễn tức và Hợp cốc Trị 26 ca đều có kết quả tốt (Lý Diệu – Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1959, 12).
- Cứu thành sẹo đẻ trị suyễn. Lúc không lên cơn, chủ yếu cứu Đại chuỳ, Chiên trung. Lúc lên cơn, chia làm ba loại:
a) Thể Phế suyễn: chọn huyệt Đại chuỳ, Phế du, Phong môn, Chiên trung, Thiên đột.
b) Tỳ suyễn: Đại chuỳ, Phế du, Cao hoang, Trung quản.
c) Thận suyễn: Đại chuỳ, Khí hải, Thận du, Phế du, Cao hoang.
(Lý Chí Minh, Thượng Hải Trung Y Dược tạp Chí 1962, 2).
- Cứu thành sẹo Đại chuỳ, Thiên đột, Phế du trị 157 ca có kết quả tốt (Chu Thoả Công, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1963, 11).
- Đại Chuỳ, Phong Trì, Định Suyễn, hợp với Xích Trạch, Liệt Khuyết, Nội Quan, Túc Tam Lý, Phong Long, Phế Du, Tâm Du, Thận Du, Phục Lưu, Thái Khê, Lưu kim 20 phút rồi rút kim (Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí 1986, 21).
- Chỉ châm huyệt Ngư tế. Mỗi lần chỉ châm 1 huyệt. Mỗi ngày hoặc mỗi lần lên cơn suyễn, châm 1 lần. Châm đắc khí, hướng mũi kim về hướng lòng bàn tay, sâu khoảng 0,5 thốn về phía bên trái, bên phải. Lưu kim 20-30 phút, cứ 5 phút vê kim một lần. 10 lần là một liệu trình, hoặc khi phát cơn thì châm (Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí 1985, 4).
- Cứu Đại chuỳ, Phế du (2 bên). Mỗi ngày cứu 1 cặp huyệt. 3 ngày là một liệu trình. Hoặc dùng Thiên đột, Phế du (2 bên), Linh đài. Mỗi ngày cứu 1 cặp huyệt. 3 ngày là một liệu trình (Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1986, 40).
- Định Suyễn, Phong Môn thấu Phế Du.
. Phong Hàn thêm Hiệp Cốc, Liệt Khuyết, Suyễn Tức hoặc Thiên Đột, Khổng Tối.
. Đờm nhiều thêm Túc Tam Lý, Phong Long.
. Hơi thở ngắn thêm Quan Nguyên, Chiên Trung.
. Ho nhiều thêm Xích Trạch, Thái Khê.
(Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí 1987, 11).
+ Châm huyệt Khổng tối, sâu 0,5-0,5 thốn. Khi đắc khí thì dùng phép tả, đưa luồng dẫn truyền lên đến ngực, lưu kim 30 – 60 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu)
+ Châm huyệt Định Suyễn, châm bình bổ bình tả, lưu kim 30 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu)
+ Châm huyệt Ngư Tế một bên,
ngày châm một lần hoặc khi lên cơn thì châm, luân phiên huyệt bên phải, bên trái. Mũi kim hướng về phía lòng bàn tay, sâu 0,5 thốn. Lưu kim 20-30 phút. Cứ 5 phút vê kim một lần. 10 lần là một liệu trình hoặc khi lên cơn thì châm (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu)
+ Dùng kim Tam lăng châm huyệt Tứ Phùng nặn ra chất nước dịch mầu vàng. Ba ngày làm một lần.
+ Dùng vị Ma hoàng, Tế tân, Can khương đều 15g, Bạch giới tử 30g. Tán bột, trộn với 50g bột mì. Mỗi lần dùng 6g trộn với dầu (mè, dừa...) và 1 ít Xạ hương cho sền sệt, dán vào huyệt Phế du 2 bên. Cách 2 ngày thay thuốc một lần. Đắp thuốc liên tục 3 lần. Khi đắp thuốc vùng huyệt sẽ cảm thấy tê, nóng (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu)
+ Người bệnh hơi ngửa cổ, châm vào huyệt Thiên Đột sâu 0,2 thốn, xoay mũi kim hướng xuống phía dưới, áp sát mép sau cuống họng, từ từ đẩy kim vào sâu đến 0,5 thốn, khi có cảm giác căng, tức, vê kim về bên trái, bên phải 10 – 20 giây. Lưu kim 5-15 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu)
+ Chââm huyệt Nội Quan, khi đắc khí, dùng phép tả, dẫn khí lên đến nách, bệnh chứng sẽ giảm. Khoảng 6 phút, cơn suyễn sẽ giảm, lưu kim ½ giờ rồi rút kim (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu)
+ Châm huyệt Phù Đột 2 bên, làm sao cho có cảm giác căng tức từ cổ truyền xuống ngực, trong ngực cảm thấy nóng là được (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu)
+ Vương Toàn Thụ (1988) xây dựng phác đồ trên cơ sở biện chứng phân bệnh thành 4 thể loại:
(1) Phế Hư. huyệt chính gồm Định suyễn, Thái uyên, châm bình bổ, bình tả. Huyệt phụ gồm Chiên trung, Thiên lịch, châm tả.
Định suyễn châm xiên hướng về cột sống sâu chừng 1 thốn, Thái uyên châm thẳng sâu 0,5 thốn, lưu kim 10 - 20 phút. Hiệu quả đạt 94,87%.
(2) Thận Hư: huyệt chính gồm Định suyễn, Thái uyên. Huyệt phụ gồm Thận du, Thái khê. Hiệu quả đạt 78,57%.
(3) Phong Hàn: huyệt chính Định suyễn, Thái uyên.Huyệt phụ gồm Phong trì, Phong môn. Trị liệu 71 ca, đạt hiệu quả 98,65%.
(4) Phong Nhiệt: huyệt chính Định suyễn, Thái uyên. Huyệt phụ gồm Đại chuỳ, Hợp cốc. Trị liệu 41 ca, đạt hiệu quả 97,56% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Hà Thụ Hoè (1981) chọn Chiên trung, Nội quan, Liệt khuyết, Túc tam lý và Phong trì; Phế hư thêm Thái khê, Thái bạch; Tỳ hư thêm Thái bạch, Tam âm giao; Thận hư thêm Thái khê hoặc Chiếu hải; Đờm trệ thêm Phong long.
Tuỳ theo bệnh tình cụ thể hư thì bổ, thực thì tả, lưu kim 20 phút. Châm cách nhật, 10 lần là một liệu trình, giữa 2 liệu trình nghỉ một tuần. Trị 62 ca, đạt hiệu quả 87,1% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Quách Liên Hán (1990) dùng Phế du, Định suyễn, Liệt khuyết, Thiên đột, Chiên trung. Thời kỳ phát tác thêm Hợp cốc, Nội quan, Khúc trì; Thời kỳ hoãn giải thêm Phế du, Túc tam lý, Tam âm giao; Cơn hen liên tục thêm Thận du, Phong long, Huyết hải. Châm lưu kim 20 - 30 phút, mỗi tuần châm một lần, liên tục 4 - 6 lần là một liệu trình. Trị 150 ca, đạt hiệu quả 93,3% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Yêu Trung Bá (1990) dựa theo Tiêu và Bản để chọn huyệt châm.
. Trị tiêu chọn Định suyễn, Liệt khuyết, Hợp cốc, Chiên trung, Xích trạch.
. Trị bản chọn Phế du, Linh đài, Thận du, Túc tam lý, Thái khê, Thiên đột.
Thời kỳ phát tác trị tiêu dùng tả pháp, thời kỳ hoãn giải trị bản dùng bình bổ bình tả pháp. Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 10 phút, 10 ngày là một liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 10 ngày. Trị 69 ca, đạt hiệu quả 89,8% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Tôn Lợi Nhân (1959) dùng đơn huyệt Nội quan cả hai bên, nam châm bên trái trước, nữ châm bên phải trước. Hai huyệt phân biệt thủ pháp bổ tả: hư chứng trước bổ sau tả, thực chứng trước tả sau bổ, lưu kim 3 phút, về kim 7 lần, lay kim lên xuống 7 lần. Trị 285 ca đạt kết quả rất tốt (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Triệu Hành Toàn (1977) châm huyệt Thanh suyễn (nằm ở giữa sụn giáp và huyệt Thiên đột, tương ứng với chỗ tiếp giáp giữa sụn nhẫn và khí quản), dùng kim hào châm dài 1 thốn châm chếch lên trên sâu 0,3 -0,5 thốn sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức nhiều, khi đó rút kim lên một ít rồi lại đưa kim xuống theo các hướng xuống dưới, sang phải, sang trái rồi rút kim, không lưu kim. Trị 30 ca đều đạt hiệu quả (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Lưu Trạch Quang (1985) chỉ châm huyệt Ngư tế một bên, mỗi ngày một lần, mũi kim hướng chếch lên trên sâu chừng 5 phân, lưu kim 20 - 30 phút, cứ 5 phút vê kim một lần. Trị 200 ca, đạt hiệu quả 98,5%, trong đó có 129 ca ổn định trên 2 năm không thấy tái phát (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Khúc Kính Lai (1990) châm thẳng huyệt Túc tam lý sâu 1- 2 thốn, lưu kim 20 phút, vê kim từ 2 - 4 lần. Trị 30 ca hen phế quản thể tỳ hư, đạt hiệu quả 90% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Trương Âu Quang (1981) châm các điểm quá mẫn được xác định bằng cách dùng ngón cái bàn tay phải ấn dò tìm ở tay, chân, ngực và lưng những vị trí có cảm giác đau, căng chướng hoặc tê bì. Nếu các điểm mẫn cảm quá nhiều có thể phân chia thành từng nhóm để luân phiên sử dụng. Thường châm với cường độ kích thích mạnh không lưu kim, 6 ngày là 1 liệu trình, giữa 2 liệu trình nghỉ 7 ngày. Trị 42 ca, đạt hiệu quả 69% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Triệu Tử Hiền (1987) dùng phương pháp dán các hạt Vương bất lưu hành lên các huyệt Giao cảm, Thần môn, Chẩm, Suyễn, Phế, Đại trường, Khí quản, Mũi trong, Thận ở tai. Mỗi ngày day ấn 3 - 4 lần, mỗi lần 5 - 10 phút. Trị 40 ca, đạt hiệu quả 98% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Uý Trì Tịnh (1987) dùng Bạch giới tử hoặc Vương bất lưu hành dán vào các huyệt Khí quản, Phế, Tuyến thượng thận, Tiền liệt tuyến ở cả hai tai, 5 ngày thay một lần, mỗi ngày day ấn 4 lần, mỗi lần ấn mỗi huyệt một phút. Trị 60 ca, đạt hiệu quả 95% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Trần Tất Thông (1995) cứu trực tiếp huyệt Thiếu thương, mỗi lần 3 - 5 tráng, mỗi ngày một lần, 10 lần là một liệu trình. Trị 37 ca đạt hiệu quả 73% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Trương Học Giám (1995) sử dụng hai huyệt Khổng tối và Ngư tế. Đầu tiên, dùng kim hào châm dài 1 thốn châm tẫ các huyệt cả 2 bên, sau đó cho điện châm với tần số 160 lần/phút, cường độ vừa phải, lưu kim 30 - 60 phút. Trị 192 ca đạt hiệu quả 98,9% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Mã Minh Phi (1992) châm các Suyễn điểm, Khái điểm ở bàn tay (thủ châm liệu pháp), lưu kim 30 phút, 5 - 10 phút vê kim một lần, mỗi ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình, giữa hai liệu trình nghỉ 1 tuần. Trị 100 ca, đạt hiệu quả 96% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
+ Quản Tuân Huệ (1987), thể phong nhiệt châm các huyệt Định suyễn, Phong môn xuyên Phế du. Thể phong hàn thêm Hợp cốc, Liệt khuyết. Thể đờm trệ thêm Túc tam lý, Phong long. Khó thở nhiều thêm Quan nguyên, Chiên trung. Ho nhiều thêm Xích trạch, Thái uyên. Dùng máy nhiệt châm GZH, đảm bảo độ ấm của kim từ 40 – 70oC. Các huyệt phối hợp châm thường, lưu kim 20 phút. Giai đoạn phát tác châm hàng ngày, mỗi ngày một lần, khi các triệu chứng đã giảm có thể châm cách ngày, 6 lần là một liệu trình, nghỉ 3 - 5 ngày rồi châm tiếp 1 liệu trình nữa. Trị 64 ca, đạt hiệu quả 96,9% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ).
Nhĩ Châm Trị Suyễn
Bình suyễn, Thượng thận tuyến, Khí quản, Dưới đồi, Giao cảm, Nội phân bí, Phế, Tỳ, Thận. Mỗi lần chọn 5 huyệt. Châm kích thích mạnh, lưu kim 30-60 phút. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần.
Y Án Trị Hen Suyễn
(Trích trong Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm)
Bệnh nhân Ngưu, nữ, 56 tuổi, nông dân, nhập điều trị ngoại trú ngày 21/11/1969.
Bệnh nhân trước đây có những cơn hen kịch phát tái diễn khoảng 4 năm và đã được điều trị bằng Ephedrine, Aminophỵlline, Sulfaminidine khi lên cơn. Cơn bệnh dẫn đến sự thăm khám lần này là đột ngột khó thở, xanh tím kéo dài 6 giờ. Các khám nghiệm thấy môi và mặt xanh tím, miệng há và rút vai, thở hổn hển, khò khè trong hai phổi.
Chẩn đoán là hen phế quản.
Điều trị: Phương huyệt: Phong môn và Quyết âm du.
Bệnh nhân ngồi tựa lưng, hai vai buông xuống. Dùng kim dài ba thốn châm xiên góc 12o từ huyệt Phong môn xuyên đến huyệt Quyết âm du, nâng lên (đề), đẩy xuống (án) vàvê kim một lúc. Châm một bên sau đó bên kia, rồi giác các huyệt đã châm khoảng 10 - 15 phút. Sau đó khó thở giảm một cách rõ rệt. 6 giờ sau, sau một lần điều trị nữa, tiếng rít cũng đã giảm nhiều. Hôm sau, bệnh nhân đã trở nên khoẻ hơn, có thể ngủ nằm ngửa và cơn khó thở đã dịu xuống. Khám nghiệm cơ thể: lồng ngực bình thường ngoại trừ âm thở hơi thô ở phổi phải.
Châm trị như cũ, bệnh khỏi hoàn toàn. Tiếp tục điều trị thêm để củng cố hiệu quả chữa bệnh.
Y Án Trị Hen Suyễn
(Trích trong Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm)
Bệnh nhân Trang, nữ, 47 tuổi, nông dân, công nhân, nhập điều trị ngoại trú ngày 01/03/1967.
Bệnh nhân có những cơn hen kịch phát khoảng 5 năm gây ra bởi thuốc trừ sâu. Mỗi năm 2- 3 cơn, thường xẩy ra vào những tháng mùa thu và mùa đông, cơn này đã kéo dài ba ngày và điều trị không kết quả. Khi khám nghiệm, bệnh nhân há miệng và rút vai, ho rít dữ dội, thở hổn hển, xanh tím môi và khó thở, đờm khò khè.
Chẩn đoán là hen phế quản.
Phương huyệt: Phong môn và Quyết âm du.
2- Bệnh nhân ngồi tựa lưng, hai vai buông xuống. Dùng kim dài ba thốn châm xiên góc 12o từ huyệt Phong môn xuyên đến huyệt Quyết âm du, nâng lên (đề), đẩy xuống (án) vàvê kim một lúc. Châm một bên sau đó bên kia, rồi giác các huyệt đã châm khoảng 10 - 15 phút. Ngày trị một lần đối với trường hợp thông thường và ngày hai lần cho trường hợp nặng.
Châm như trên năm lần, các triệu chứng giảm và hai năm sau vẫn không tái phát.
Y Án Trị Hen Suyễn
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Dung XX, nam, 38 tuổi, cán bộ. Khám điều trị năm 1957. Bệnh nhân bị hen phế quản kéo dài đã 6 năm. Thoạt đầu mỗi năm lên cơn 1-2 lần, phần nhiều vào mùa đông xuân, sau khi bị lạnh. Nói chung uống Ephedrin hoặc các thuốc đông y thì có thể dứt cơn được. Hai năm gần đây ngày càng bị nhiều cơn hơn, cứ mấy ngày lại lên một cơn hen, mỗi lần bị mất hàng tuần lễ mới dứt dần, dùng các loại thuốc đông tây y chỉ có thể tạm thời dễ chịu hơn một chút mà không giảm bớt được tần suất cơn hen.
Cho uống ‘Cao Trị Hen’ (Chế nam tinh 15g, Pháp bán hạ 15g, Cát cánh 15g, Xuyên bối 15g, Tế tân 15g, Hạnh nhân 15g, Sinh cam thảo 15g, Ngũ vị tử 15g, Sinh Ma hoàng 9g, Bạch tô tử 9g, Khoản đông hoa 9g, Sinh tử uyển 9g, Ma du (dầu gai) 200g, Bạch mật (mật trắng) 120g, Sinh khương trấp (nước gừng tươi) 120g. Trước hết cho 12 vị thuốc đầu tiên vào trong dầu gai ngâm 24 giờ, đem sao cho đặc, lọc bỏ bã, lấy nư­ớc, sau đó cho thêm mật trắng vào nước gừng tươi đun cô thành cao, cho tới lúc đem nhỏ vào nước thì thành giọt châu, lấy được khoảng 440g. Mỗi ngày buổi sớm khi gà gáy canh năm thì uống 1 thìa nhỏ với nước đun sôi để nguội), đề nghị người bệnh kiên trì dùng liên tục, khi dùng hết khoảng 250g, thì dứt hết cơn hen. Lại tiếp tục uống cho tới tất cả 2.500g, đồng thời phối hợp cho dùng một số Kim Quĩ Thận Khí Hoàn, Bột nhau thai, sau khi khỏi bệnh đã theo dõi 21 năm không thấy tái phát.
Y Án Trị Hen Suyễn
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Khu XX, nam, 39 tuổi, nông dân. Từ năm lên 10, người bệnh do bị cảm lạnh thành ho hen suyễn. Điều trị bệnh đã đỡ nhưng về sau mỗi khi bị nhiễm lạnh lại lên cơn hen không dứt được, càng ngày càng nặng, tuy đã điều trị bằng nhiều loại thuốc mà vẫn không khỏi. Một năm trở lại đây, mỗi lần lên cơn hen lại so vai ngửa cổ mà hít thở, trông rất thảm hại. Đã dùng Ephedrein, Aminophylin, mà không cắt được cơn hen. Dùng Corticoid thì có thể giảm cơn hen tạm thời được 20-30 phút, tiêm truyền hormon vào tĩnh mạch thì phải mất khoảng 1 ngày mới cắt được cơn hen. Cho uống ‘Tiêu Suyễn Thang’ (Chích Ma hoàng 9g, Tế tân 9g, Xạ can 9g, Sinh thạch cao 24g, Ngũ vị tử 9g, Chích cam thảo 9g, Pháp bán hạ 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần), uống 1 thang thì hen giảm hẳn, uống hết 2 thang thì cơ bản khống chế được cơn hen. Lại cho dùng Lục Quân Tử Thang và Sinh Mạch Tán, có tác dụng bồi thổ sinh kim, Thất Vị Đô Khí Thang để ôn thận, nạp khí, các bài thuốc này dùng lần lư­ợt thay nhau và đều có gia giảm, khi lên cơn hen thì vẫn uống Tiêu Suyễn Thang. Cứ nh­ư thế tiếp tục điều trị hơn nửa năm, số lần lên cơn hen giảm đi rõ rệt, cường độ cơn hen cũng nhẹ hơn nhiều, thể lực tăng lên rõ rệt. Một năm sau thì bệnh cơ bản khỏi hẳn.
Bàn luận: "Tiêu Suyễn Thang" là bài thuốc tuyển chọn phối hợp chữa hen của đông y dựa trên các bài thuốc Tiểu Thanh Long Thang, Xạ Can Ma Hoàng Thang, Ma Hạnh Thạch Cam Thang. Trong bài thuốc này chú trọng sử dụng Ma hoàng để tuyên phế bình suyễn, Tế tân để ôn phế hoá ẩm, Xạ can để bình nghịch giáng khí, Bán hạ có tác dụng hoá đàm khử ẩm, Ngũ vị tử liễm phế cầm ho và khống chế tác dụng "tán" của Tế tân, Sinh thạch cao để thanh phế giải nhiệt và khống chế tác dụng gây ra mồ hôi của Ma hoàng, Chích cam thảo nhuận phế cầm ho, điều hoà các vị khác, nhằm đạt được hiệu quả phối hợp hoá đàm tuyên phế, bình suyễn chỉ khái. Hen suyễn do phế tuyên mà sẽ bình được, ho do đờm giảm mà cầm được. Người x­ưa có nói "Tế tân bất quá tuyến", nay dùng trong ‘Tiêu Suyễn Thang’ đến 9g, t­ương đương với 3 chỉ, nhưng chỉ cần dùng đúng bệnh, phối hợp đúng phương pháp, trên lâm sàng chư­a thấy có phản ứng nào không tốt. Đó cũng chính là điều mà "Nội kinh" đã nói:"Hữu cố vô vẫn, dược vô vẫn dã".
Y Án Trị Hen Suyễn
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Từ XX, nam, 45 tuổi, cán bộ. Đã hơn 4 năm bị những cơn hen suyễn, nhiều đờm. Bốn năm trước, sau khi mắc bệnh, cứ mỗi lần bị lạnh, hoặc ngửi phải khí than là lại lên cơn suyễn. Khi lên cơn, ngực co rúm lại, khó thở, ho khạc ra đờm dính màu trắng thì cảm thấy có dễ chịu hơn. Bệnh tình mỗi năm một nặng thêm, các cơn hen ngày một xuất hiện nhiều và kéo dài hơn.Tây y chẩn đoán là hen phế quản. Đã dùng Ephedrin, Ainophylin, Adrenalin, lúc đầu có hiệu quả khá tốt, nhưng sau đó cảm thấy hiệu quả chẳng được là bao. Một năm trở lại đây bệnh tình lại nặng thêm, cứ đến hai mùa hạ và thu là lại lên cơn hen nặng, sang mùa đông xuân thì cảm thấy đỡ hơn. Một năm nay, tây y cho dùng Cortison mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục dài ngày, vào vụ hè thu không ngày nào là không dùng, còn đồng thời dùng thêm khí dung cắt cơn hen, luôn mang theo người, hơi cảm thấy khó thở muốn ho là phải phun ngay. Bệnh nhân rất dễ bị cảm mạo, hơi bị lạnh là hắt hơi, nhức đầu, toàn thân khó chịu. Bệnh nhân không hút thuốc uống rư­ợu nhiều, đại tiện bình thường. Sắc mặt trắng bệch, lưỡi nhạt rêu trắng, 6 bộ mạch Trầm Hoãn. Chứng thuộc thái âm hư­ suyễn, khí đờm kết lại thăng giáng bất lợi. Cần trị bằng cách khi bệnh phát cơn thì trị triệu chứng, lúc bình thường thì chữa căn nguyên, cả hai mặt cùng chữa trị, l­ưỡng bổ phế tỳ. Vẫn thường xuyên dùng Cortison khí dung để chống lên cơn. Đồng thời dùng ‘Sâm Giới Tán Gia Vị’ (Cáp giới (tắc kè) 2 con (chặt bỏ đầu và chân), Nhân sâm 15g, Sơn dược 60g, Điền hạnh nhân 24g, Trầm hương (loại tốt) 12g, Nhục quế (loại tốt) 12g, Kinh bán hạ 30g, Hoàng kỳ 60g, Tử bì hồ đào 60g, Sa bạch quả 30g, Tang bạch bì 30g, Cam thảo 15g. Các vị trên tán mịn làm một liều thuốc gói kín để dùng dần: mỗi lần 4-6g, mỗi ngày 3 lần, uống với nước đun sôi để nguội) đại bổ phế tỳ, tiêu đờm giáng khí, phù chính cố bản để chữa trị tận gốc. Uống liền 4 liều ‘Sâm Giới Tán Gia Vị’, sau 4 tháng ngừng dùng tất cả các loại thuốc tây y, tinh thần sảng khoái, sức lực dồi dào, thể chất tăng cư­ờng. Dùng bài thuốc này tiếp tục được một năm thì ngừng tất cả các loại thuốc. Hỏi thăm thấy 3 vụ hè thu bệnh không tái phát.
Bàn luận: Thông qua thực tiễn lâm sàng thấy rõ ràng ‘Sâm Giới Tán Gia Vị’ có tác dụng làm thay đổi phản ứng của cơ thể, điều tiết hormon. Trong quá trình phối hợp điều trị cùng với các thuốc tây y, dần dần phải giảm bớt hormon và thuốc chỉ suyễn, lúc đầu thì càng chậm càng ít càng tốt, cho tới khi hoàn toàn không dùng tới các loại thuốc tây y này. Sau đó lại giảm dần cả liều dùng "Sâm Giới Tán Gia Vị', cách tiến hành gồm có giảm dần số lần uống thuốc và giảm dần lượng thuốc uống mỗi lần, cho đến khi hoàn toàn không dùng thuốc nữa. Cả quá trình này cần kéo dài từ nửa năm đến một năm.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:319.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh