Ring ring
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CƠN ĐAU THẮT NGỰC
(Angor Pectoris - Anginalsyndrome)
&THIẾU MÁU CƠ TIM
(Ischaemie Heart disease - Angine de poitrine)
Đại Cương
Bệnh thiếu máu tim cục bộ hay thiếu máu cơ tim là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh xơ mỡ động mạch. Bệnh thiếu máu tim là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và là nguyên nhân tử vong cao (ở các nước phát triển, 50% các trường hợp tử vong là do thiếu máu tim).
Theo cách phân loại của tổ chức Y Tế Thế giới (OMS) năm 1967, bệnh thiếu máu tim gồm những thể chính sau:
+ Nhồi máu cơ tim cấp dìễn (Acute myocardial infarction).
+ Cơn đau thắt tim, còn gọi là cơn đau thắt ngực (Angor pectoris).
+ Những thể thiếu máu tim cấp và bán cấp khác.
+ Thể thiếu máu tim không triệu chứng (hay thể không đau, thể loạn nhịp).
Sau nhiều lần đau thắt tim tái phát, quá trình thiếu máu tim tiến triển kéo dài dẫn đến xơ hóa cơ tim (Cardiosclérose).
Theo nhiều tác giả về tim học thì 90% trường hợp đau thắt tức là hậu quả của bệnh nhiễm mỡ xơ mạch vành, do đó trong điều trị, ngoài việc cắt cơn đau cần chú ý phát hiện và điều trị bệnh nhiễm mỡ xơ mạch (hoặc huyết áp cao thường đi kèm).
Trong bệnh thiếu máu tim mạn tính, hiện nay tim học phân biệt 2 thể đau thắt tim:
1) Cơn đau thắt tim thể ổn định (Angor stable) có đặc điểm là cơn đau tái phát nhiều lần trong thời gian 3 tháng mà số lần và mức độ không thay đổi đáng kể là thể nhẹ lành tính.
2) Cơn đau thắt tim thể bất ổn (Angors instables) có nhiều loại đau thắt tim với những tên gọi khác nhau như: Hội chứng trung gian (Syndronle intermédiate), hội chứng tiền nhồi máu (Syndrome pré-infarct), hội chứng đe dọa (Synclrome de menace). Đặc điểm cơn đau ở thể này là xuất hiện dễ hơn, nặng hơn, kéo dài hơn, cơn đau không do gắng sức, ban đêm hoặc đau dữ dội...
Nguyên Nhân Và Cơ Chế Bệnh Lý Của Bệnh Đau Thắt Ngực Và Thiếu Máu Tim
+ Nhiễm mỡ xơ mạch vành: là nguyên nhân trong 90% trường hợp. Cơn đau thắt tim do nhiễm mỡ xơ mạch tiên lượng xấu, dễ chuyển sang nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, chết đột ngột.
+ Các nguyên nhân khác (10%).
. Tổn thương thực thể ở động mạch vành hoặc suy chức năng mạch vành: Tổn thương thực thể như viêm động mạch vành do giang mai, viêm quanh nút động mạch, tắc mạch vành do máu cục từ xa đưa đến.
. Suy động mạch vành chủ yếu do hẹp van động mạch chủ, calci hóa hay không, hở van động mạch chủ nặng: hẹp hai lá khít, cơn nhịp nhanh kịch phát, thiếu máu nặng kéo dài...
Cơ chế bệnh lý: Do thiếu máu nên thiếu oxy và để có năng lượng sống, tế bào cơ tim phải cho phân hủy Adenonucleotid để tạo năng lượng. Và trong quá trình phóng chất Adenosin gây nên đau.
Triệu Chứng Lâm Sàng
A - Cơn điển hình
- Đau sau xương ức đột ngột, thường xảy ra khi đang đi vội, leo dốc, lên cầu thang, khi trời lạnh v.v...
- Cảm giác tức ngực như có vật đè lên sau xương ức hoặc bên trái, đau lên hai vai, hai quai hàm dưới, phía trong tay trái lan lên cổ. Cũng có khi cảm giác đau nhói hoặc nóng bỏng.
- Cảm giác bồn chồn lo sợ, cơn kéo dài vài giây đến vài phút. Nếu kéo dài hơn nửa giờ phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim.
Cơn có thể thưa hay mau. Cơn càng mau, càng kéo dài, tiên lượng càng xấu. Cơn đau có thể chấm dứt hoặc giảm ngay sau khi hết yếu tố kích thích hoặc 1-5 phút sau khi dùng các Nitrat tác dụng nhanh như ngậm dưới lưỡi viên Nitroglycerin.
Trong thời gian cơn đau, bệnh nhân không có triệu chứng gì khác. Mạch, huyết áp nghe tim phổi bình thường. Mạch Trầm, Tế, Sác.
B- Cơn không điển hình
- Vị trí và hướng lan: Có khi chỉ đau ở tay, vùng thượng vị, vùng trên xương ức, vùng cổ. Có khi lan ra sau gáy, xuống lưng, ra hai tay ngón út nhưng không bao giờ lan ra ngón cái, và hàm trên.
- Cường độ đau : Có khi chỉ có cảm giác tức sau xương ức.
- Điều kiện xuất hiện: Cơn đau thắt ngực có khi tự phát, xảy ra lúc ngủ hoặc có cơn xúc động mạnh. Có khi xảy ra liên tục, xuất hiện dễ dàng chỉ sau một cử động nhẹ.
Triệu chứng lâm sàng còn tùy theo thể loại đau thắt tim mà có khác (đã nêu ở phần đại cương).
C- Chẩn Đoán Xác Định Và Phân Biệt Chẩn Đoán:
1) Chẩn đoán xác định cần chú ý:
Triệu chứng lâm sàng của thể điển hình và không điển hình.
Phân biệt 3 thể bệnh: ổn định, không ổn định và thể biến thái. Một số điểm chẩn đoán phân biệt:
Các Thể Đau Thắt Ngực
Ổn định mãnKhông ổn địnhBiến thái
Đau xuất hiện khi:+ Gắng sức.
+ Xúc động.
+ Nghỉ, yên tĩnh.+
+
-+ +
+ +
(+)-
-
(+)
Nguyên nhân: Chủ yếu do khí trệ, huyết ứ.
Điều Trị Bằng Y Học Cổ Truyền
Nguyên tắc chung: Hành khí, hoạt huyết, thông dương, hóa trọc.
A- Đang lên cơn :
Chủ yếu là dùng các biện pháp cấp cứu tích cực. Cần sử dụng Nitroglycerine (Trinitrine), cho thở oxy. Ở Trung Quốc có chế các loại thuốc phun sương như chữa chứng hàn thì dùng thuốc ‘Phun Sương Tâm Thống’ thể hàn (Nhục quế, Hương phụ). Thuốc ‘Phun Sương Tâm Thống’ thể nhiệt (Đơn bì, Xuyên khung...). Các học giả Trung Quốc cho là tác dụng không kém Nitroglycerin.
Các y gia Trung Quốc còn dùng thuốc tiêm như dịch tiêm Xuyên khung, mỗi ống 40mg, mỗi lần dùng 40 - 120mg cho vào dung dịch Glucoza 5%, 150ml - 500ml nhỏ giọt tĩnh mạch, hoặc dùng dịch tiêm ‘Phức Phương Đơn sâm’ 2-4ml chích bắp hoặc dùng 10 - 20ml cho vào dung dịch Glucoza 10% - 500ml nhỏ giọt tĩnh mạch, mỗi ngày 1 - 2 lần. Hoặc dùng dịch tiêm ‘Sâm Mạch’ (có Nhân sâm, Mạch môn) 20 - 80ml cho vào dịch Glucoza 50% nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 2-4 lần hoặc dùng dịch ‘Sâm Mạch’ l00ml cho vào Glucoza 10% - 250ml nhỏ giọt tĩnh mạch, ngày một lần. Theo báo cáo của Trịnh Tân (Sở nghiên cứu trung y Trùng Khánh) thì dịch ‘Sâm Mạch’ có kết quả tốt đối với cơn đau thắt ngực, choáng, loạn nhịp và suy tim. Trường họp cơn nặng cần sử dụng thuốc Tây và cho bệnh nhân thở oxy. Nếu không có sẵn các loại Đông dược dạng thuốc ngậm, thuốc tiêm và thuốc phun sương thì lúc đang cơn đau ngực chủ yếu là dùng thuốc Tây kết hợp châm cứu bấm huyệt, xoa bóp.
Các huyệt thường dùng: Chiên trung (chủ huyệt), phối hợp Nội quan, Cự khuyết, Gian sử, Túc tam lý.
Bấm huyệt Nội quan dùng lực mạnh và bảo bệnh nhân thở sâu liên tục 3 lần, đau giảm. Có kinh nghiệm day bấm huyệt điểm giữa đường nối 2 huyệt Tâm du và Quyết âm du bên trái trong 1-2 phút, đau giảm rõ.
+ Châm Nội quan (tổng huyệt trị bệnh lồng ngực, làm cho tim phổi điều hòa thư thái), Tâm du (làm cho huyết lưu thông khỏi ứ trệ gây đau), Chiên trung (huyệt hội của khí, làm cho khí lưu thông, ngực được nhẹ nhàng), Hợp cốc.
Có thể châm nhiều lần trong ngày tùy số lượng cơn đau.
Khi đang lên cơn đau, châm kích thích mạnh, phải đắc khí để đạt hiệu quả giảm đau, người bệnh thấy dễ chịu vùng ngực. Lưu kim 30 phút, cứ 10 phút vê kim một lần.
B- Sau Cơn Đau
Ngoài các biện pháp như phần trên đã nêu, dùng thuốc Đông y theo biện chứng có vai trò tích cực. Có thể chia mấy thể bệnh dùng thuốc như sau:
+ Tâm khí suy hợp với ứ huyết, đàm tắc: Ngoài cơn đau ngực, tức ngực có triệu chứng mệt mỏi, sắc mặt tái, tự ra mồ hôi, chân tay yếu, lưỡi nhạt, mạch Nhược, hoặc chất lưỡi tím, thân lười bệu, mạch Trầm Hoạt.
Điều trị: Bổ tâm khí kèm hoạt huyết, hóa đàm. Dùng bài Bảo Nguyên Thang gia vị: Nhân sâm 6-10g, Hoàng kỳ 20-30g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Quế chi 8 – l0g, Đương qui 12-16g, Đơn sâm 1-16g, Xích thược 12g, Xuyên khung 8-10g, Quất bì 8-10g, Chỉ xác 8g, Bán hạ chế 8-10g, Chích thảo 4g.
-Gia giảm: Tim hồi hộp, mất ngủ thêm Táo nhân (sao) 16-20g, Bá tử nhân 12g. Dương hư (chân tay lạnh mạch Trầm Trì) thêm Phụ phiến 6-12g, Can khương 6-10g, ngày một thang sắc uống.
+ Âm hư dương thịnh: Đau ngực từng lúc, váng đầu, đau đầu, bứt rứt, dễ tức giận, sắc mặt đỏ, miệng khô, buồn nôn, lòng bàn tay chân và ngực nóng, mất ngủ, chân tay tê dại, táo bón, mạch Huyền Sác, chất lưỡi và rêu lưỡi đỏ, hoặc rêu lưỡi vàng nhớt hoặc mỏng (thể này thường kèm huyết áp cao).
Điều trị: Tư âm, tiềm dương. Dùng bài ‘Thiên Ma Câu Đằng Ẩm’ hợp với ‘Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn’ gia giảm: Sinh địa l6-20g, Hoài sơn 12g, Bạch linh 12-16g, Trạch tả 12g, Đơn bì 12g, Đơn sâm 12-16g, Thiên ma 10 12g, Câu đằng 12g, Thạch quyết minh 16-20g, Bá tử nhân 12-16g, Cúc hoa 12g, Câu kỷ tử 12-16g. Sắc uống ngày một thang.
+ Khí Aâm Lưỡng Hư Hợp Với Ưù Huyết, Đờm Uất: Mệt mỏi, ngực đau lâm râm, ngắn hơi, họng có đờm nhưng miệng khô, ra mồ hôi, ngũ tâm phiền nhiệt, chất lưỡi tím bầm, khô, ít rêu, mạch Hư, Tế, Sác hoặc Kết Đại.
Điều trị: Bổ khí âm kiêm hoạt huyết, hóa đờm. Dùng bài ‘Chích Cam Thảo Thang’ hợp với ‘Sinh Mạch Tán’ gia giảm: Ngọc trúc 12-16g, chích Cam thảo 6-8g, Nhân sâm 6-10g, Hoàng kỳ 12-20g, Mạch môn 12-16g, Ngũ vị tử 6-8g, Sinh địa 12-16g, Đơn sâm l2-16g, Qua lâu 12g, A giao (hòa uống) 12g, Quế chi 6g, Gừng tươi 6-12g.
Nếu hoa mắt, đau đầu: thêm Cúc hoa, Kỷ tử; Đau lưng, mỏi gối thêm Tang ký sinh, Sơn thù, Xuyên Ngưu tất; Tim hồi hộp, mất ngủ thêm Táo nhân (sao), Long nhãn nhục, Viễn chí...
Chứng đau thắt ngực biểu hiện lâm sàng thường là hư thực lẫn lộn, diễn tiến thay đổi nhiều, trên dây chỉ nêu một số thể bệnh thường gặp. Hư chứng thường là khí hư hoặc khí âm hư, thực chứng thường là can dương thịnh hoặc kiêm huyết ứ, kiêm thấp đàm, khi điều trị cần chú ý, khi cấp diễn phải kết hợp thuốc Tây, oxy liệu pháp cấp cứu kịp thời.
C- MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT NGỰC
(Theo sách ‘Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn’):
+ Quan Tâm Đơn sâm Hoàn (Hứa Thiểu Vinh và cộng sự): Sâm tam thất, Đơn sâm, Giáng hương chế thành hoàn, mỗi lần 3 hoàn, ngày 3 lần, 30 ngày là một liệu trình.
Tác dụng chủ trị: Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, trị bệnh động mạch vành, đau thắt ngực.
+ Kiện Tâm Linh (Khoa Nội Bệnh Viện Trực Thuộc Học Viện Trung Y Sơn Đông): Hoàng kỳ 45g, Đảng sâm 80g, Đơn sâm 80g, Khương hoàng 9g hoặc Uất kim 9g), Huyền hồ (hoặc Huyền hồ bột hòa uống), Quế chi 9g, chích Cam thảo 6g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Đờm thấp nhiều thêm Qua lâu, Phỉ bạch, Bán hạ, Trần bì, Bạch giới tử, Hoắc hương, Bội lan. Âm hư bỏ Quế chi thêm Sa sâm, Mạch môn, Hoàng tinh, Ngọc trúc, Thạch hộc. Dương thịnh thêm Cúc hoa, Câu đằng, Trân châu mẫu. Huyết ứ nặng thêm Xuyên khung, Hồng hoa, Xích thược, Sinh bồ hoàng...
+ Hy Thiêm Kiện Tâm Phương (Bệnh viện giải phóng quân Quảng Châu): Mao đông thanh căn 2,5kg, Hy thiêm thảo, Xuyên Hồng hoa 90g, Đơn sâm 90g: Sâm tam thất 120g, Giáng hương 30g, Băng phiến 6g, tán bột trộn đều, trộn nước làm hoàn. Ngày uống 3 lần mỗi lần 6g.
Tác dụng chủ trị: Bổ Can Thận, ích nguyên khí, thông hung tý. Trị bệnh động mạch vành, đau thắt ngực.
Đã dùng trị 10 ca đau thắt ngực sau 3 liệu trình (mỗi liệu trình 30 ngày) kết quả tốt 75,5%, có kết quả 95,9%).
. Chế phụ phiến 15g (sắc trước,) Can khương 6g, bột Nhục quế 3g (hòa thuốc uống) Đương qui 12g, Tế tân 6g, Phỉ bạch 80g, Xích thược 10g, Bạch thược 30g), Hoàng kỳ 30g, Nhũ hương 10g, Một dược 10g, Tất bát 10g, Chích thảo 6g sắc uống. Ngày một thang, uống liên tục một tháng (trị cơn đau thắt ngực sợ lạnh, chân tay lạnh).
b) Sài hồ 15g, Uất kim 12g, Bạch thược 12g, Diên Hồ sách 10g, Chích thảo 6g, Quế chi 10g, Đơn sâm 30g, Khương hoạt 10g, Tế tân 6g, Chế phụ phiến 10g sắc nước uống Ngày một thang uống 15 - 80 ngày [dùng cho trường hợp đau nhiều ở mạn sườn] (Bách Bệnh Lương Phương).
. Sao Bạch thược 50g, Cam thảo 12g, Đơn sâm 30g, Câu đằng 12g, Sơn giáp 12g, Dã Cúc hoa 45g, Phục linh 10g, Mạch đông 30g, Uy linh tiên 10g, Lạc thạch đằng 30g, Kê huyết đằng 80g, Ngô công 2 con, Ô tiêu xà 20g. Sắc nước uống [dùng trong trường hợp âm hư dương kháng] (Bách Bệnh Lương Phương).
d) Bạch thược 50g, Cam thảo 10g, Sa sâm 20g, Mạch đông 20g, Sinh địa 30g, Đương quy 80g, Câu kỷ 15g, Xuyên luyện tử 10g, Uất kim 12g, Kê huyết đằng 30g, Toàn yết 10g, Ngô công 2 con. Sắc uống [dùng cho cơn đau thắt ngực do tinh thần bị kích động] (Bách Bệnh Lương Phương).
+ Dùng mô ngón tay cái xoa bóp huyệt Linh đạo cho mềm trong 1 phút rưỡi, sau đó đè ép mạnh lên huyệt trong 2 phút, sau cùng lại nắn bóp trong 1 phút rưỡi. Mỗi ngày làm một lần, 15 ngày là một liệu trình. Mỗi liệu trình cách nhau 3 ngày (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
+ Châm huyệt Nội quan một bên, sâu 0,5-0,7 thốn. Sau đó nối với máy châm, xung điện bổ (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
+ Châm huyệt Nội quan hai bên. Khi đắc khí thì vê kim 120-180 độ, tần suất 80-100 lần/phút., vê kim 2 phút xong, lưu kim 15 phút. Cách một ngày làm một lần. 12 lần là một lần điều trị (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).
Ghi chú: Trong quá trình mắc bệnh, cơn đau tim có thể đỡ dần trái lại nặng hơn lên. Biến chứng thường thấy nhất là chết đột ngột (40-50%), rồi đến tắc động mạch Tim (25%). Do đó, bệnh nhân cần biết giữ gìn, không làm việc gắng sức, tránh tắm lạnh, gió lạnh, tránh xúc động mạnh.
Kinh Nghiệm Điều Trị Của Nhật Bản (Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem OfAgging’).
+ Chi Tử Xị Thang và Chi Tử Cam Thảo Xị Thang dùng trong trường hợp ngực đau nặng và xung huyết huyết ngực đột ngột xuất hiện.
Chi tử giống như Hoàng cầm là chất làm cho mạch máu săn lại và làm giảm đau. Đậu xị được chế biến, là một chất có tác dụng hạ sốt, giảm nhẹ xung huyết ở ngực và dạ dày.
+ Quế Chi Sinh Khương Chỉ Thực Thang: có tác dụng làm giảm nhẹ cơn đau đột ngột có cảm giác như dao cắt vào tim.
+ Qua Lâu Phỉ Bạch Bán Hạ Thang:dùng trong trường hợp đau nthắt ngực do hút thuốc nặng, có cơ thể khoẻ mạnh, đờm đặc và xung huyết ngực.
+ Đương Quy Thang dùng trong trường hợp sá mặt xanh xao, ngực đau thể hàn kèm đau lan ra sau lưng.
+ Sài Hồ Gia Long Cốt Mẫu Lệ Thang: dùng trong trường hợp bệnh nhân thể tạng bình thường, nặng dưới tim, đau tim, hồi hộp dễ kích động dẫn đến rối loạn thần kinh tim.
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH
Bệnh Án Đau Thắt Ngực Do Xơ Động Mạch Vành
(Trích trong (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Phan X, nữ, 49 tuổi, nhân viên, khám cấp cứu sáng 17-5-1978. Bệnh nhân sáng sớm dậy đột nhiên thấy vùng trước tim đau nhức, lan ra đau khắp vùng sau vai trái, chân tay lạnh toát, mặt xanh tái, ngậm viên Nitroglycerin 1,6mg thì cảm giác có dễ chịu ít nhiều. Bệnh nhân có bệnh sử động mạch vành đã 3 năm. Lần sau đến khám có làm xét nghiệm kiểm tra và làm điện tâm đồ, chẩn đoán là bệnh xơ động mạch vành. Đây là khí trệ huyết ứ phải trị bằng phép lý khí đạo trệ, hóa ứ chỉ thống. Dùng bài thuốc "Quan Tâm Trục Ứ Thang’ (Sinh bồ hoàng 15g, Ngũ linh chi 15g, Nguyên hồ 15g, Sinh sơn tra 25g, Đan sâm 25g, Qua lâu bì 15g, Cát căn 15g, Chỉ xác 15g, Uất kim 30g, Bạch chỉ 15g, Ng­u tất 15g, Thất Ly Tán 1 túi (chia hai lần uống với nước thuốc). Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần). Uống 4 thang đã bớt đau hẳn ở vùng trước tim, chân tay ấm, sắc mặt hồng nhuận. Cho uống thêm 3 thang nữa đồng thời chú ý điều lý việc ăn uống, yên tâm nghỉ ngơi. Ngày 24 tháng 5 đến khám, vùng trước tim cơ bản hết đau nhói, mạch đập 110 lần/phút. Xét nghiệm máu và kiểm tra điện tâm đồ đều chứng tỏ tình trạng tim tốt. Dặn uống thêm 4 thang bài thuốc đó. Ngày 29 tháng 5 khám lại, chứng đau vùng tim hết hẳn, chân tay ấm, sắc mặt bình thường, rìa lưỡi vốn cơ bản tím đã nhạt đi, mạch Trầm Hoãn, ăn uống tăng, huyết áp 120/80mmHg, mạch đập 105lần/phút. Kiểm tra điện tâm đồ như­ trước. Dùng bài thuốc trên bỏ Nguyên hồ, Cát căn, Bạch chỉ thêm Bán hạ 15g, Lục thần khúc 15g, Đảng sâm 15g, Đ­ương qui 15g. Dặn uống tiếp 4 thang. Ngày 25 tháng 6 bệnh nhân đến làm các xét nghiệm đều thấy gần như­ bình thường, không cảm thấy có gì khó chịu. Do đó cho 1 lọ Quan Tâm Tô Hợp Hoàn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Lại dặn chú ý vấn đề sinh hoạt, đi đứng, điều lý việc ăn uống, làm cho tinh thần thoải mái. Theo dõi nửa năm, chư­a thấy tái phát.
Bệnh Án Đau Thắt Ngực Do Xơ Động Mạch Vành
(Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Chu X, nam, 60 tuổi, công nhân. Một tháng gần đây sau mỗi lần lao động nặng nhọc thì lại thấy vùng trước tim đau đớn như bị đè ép, mỗi lần có thể kéo dài tới hơn 10 phút, kèm đầu váng, ho, nhiều đờm. Vì đau ngực dữ dội kèm ra mồ hôi lạnh 4 giờ liền nên ngày 18 tháng 5 năm 1977 phải vào viện cấp cứu, Điện tâm đồ cho thấy nhịp tim thể hang, động mạch vành không cung cấp đủ máu cấp tính. Sau khi nhập viện tiêm bắp 50mg Dolantin, thở oxy thì đỡ đau, sau đó thường cho dùng 0,2g Aminophyllin, mỗi ngày 3 lần ngậm dưới lưỡi viên Trinitroglycerin. Đông y hội chẩn thấy người bệnh sắc mặt xanh tím, ra mồ hôi, vẻ ngoài khổ sở, chất lưỡi đỏ nhạt, có ban ứ, rêu lưỡi bẩn, mạch t­ượng Huyền Hoạt. Có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu, có tiền sử viêm phế quản mạn tính, chẩn đoán là hung dương không hư­ng phấn lên được, đờm trọc ứ tắc, cần phải trị bằng tuyên tý thông dư­ơng, khử đàm hóa trọc, hoạt huyết hóa ứ. Cho dùng "Ôn Đởm Thang gia vị’ (Phục linh 15g, Pháp hạ 9g, Trần bì 9g, Trúc nhự 9g, Chỉ thực 12g, Qua lâu xác 30g, Giới bạch 9g, Giáng hương 15g, Đan sâm 15g, Xuyên khung 15g, Hồng hoa 9g, Quế chi 9g, Bạch truật 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang). Sau khi uống 3 thang, hết đau ngực, uống hết 6 thang thì rêu lưỡi đỡ vàng bẩn, đỡ ho. Sau đó lại xuất hiện chứng thở dốc, đêm ngủ hay bị mơ. Dùng bài trên, thêm các vị ích khí an thần: Thái tử sâm 30g, Viễn chí 9g, Bá tử nhân 12g, Dạ giao đằng 30g. Uống xong thì đêm ngủ yên. Sau đó lại đau lưng, đêm đi tiểu nhiều nên lại thêm các thuốc bổ thận như­ Tiên linh tì 9g, Thỏ ti tử 15g. Dùng thuốc gia giảm hơn 3 tháng, chư­a thấy tim trở lại đau thắt, làm điện tâm đồ nhiều lần thấy đã khôi phục như­ thường.
Bệnh Án Đau Thắt Động Mạch Vành
(Trích trong (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Tr­ương X, nam, 56 tuổi, xã viên, sơ chẩn ngày 21-3-1975. Người bệnh thường vẫn phát sinh hỏang hốt, thở gấp, đau thắt tim ngực không chịu nổi, thường nằm mơ giật mình dậy, đã hơn nửa năm. Đã từng chẩn đoán là đau thắt động mạch vành, dùng không ít các thuốc đông thuốc tây mà không kiến hiệu. Khám thấy dinh d­ưỡng trung bình, vẻ người buồn khổ, da mềm, mặt xanh nhạt, nghe phổi bình thường, tiếng tim yếu mà nhanh, tim đập 156 lần/phút, mạch Kết Đại, rêu lưỡi mỏng trắng. Dùng một thang "Phức Phương Đan Sâm Ẩm’ (Đan sâm 15g, Giáng hương 15g, Mộc thông 12g, V­ương bất l­ưu hành 12g, Tam thất 6g, Thông thảo 3g. Sắc uống), thấy các triệu chứng đỡ, bớt hẳn đau ngực, tiếng tim vẫn yếu, tim đập 142 lần/phút, mạch Trầm mà Đại, lại cho uống tiếp 2 thang. Ngày 28 tháng 3 khám lại đã hết đau ngực, không có cảm giác đè nén. Còn hơi thấy tay chân bải hỏai. Đại tiện kết táo, tim còn đập 110 lần/phút, vẫn uống bài trên bỏ Tam thất, V­ương bất l­ưu hành, uống 4 thang. Cảm thấy các chứng đều hết, đã như­ lúc thường. Theo dõi hỏi lại chư­a thấy tái phát, người khỏe mạnh, có thể làm mọi việc lao động chân tay ở nông thôn.
Bệnh Án Đau Thắt Ngực
(Trích trong ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
Một bệnh nhân nam 62 tuổi than phiền thấy khó thở, ngực đau và đau co thắt tim ngay cả khi đi bộ lên xuống cầu thang cũng rất đau, mặc dù ông ta không ăn quá nhiều, thích ăn thịt và rượu, hút 10 điếu thuốc lá một ngày, thích
ăn ngọt và nóng, cũng như chè và nước. Ông ta thường cảm thấy khát mặc dù không thường xuyên đi đái và khi bị cảm lạnh thì sốt không xẩy ra, trong mùa hè thường có những đợt tiêu chảy. Các dấu hiệu khác là thiếu máu, môi khô, mạch nhanh, đau ngực nhẹ, nặng vùng dưới tim và phập phồng ở rốn. Cho ông ta dùng bài Sài Hồ Quế Chi Can Khương Thang; sau 4 tháng, hiên tượng phập phồng biến mất cùng với những khó chịu ở ngực và trọng lượng cơ thể đã tăng được 2 kg
CƠN ĐAU QUẶN THẬN
(Thận Giảo Thống)
Là hiện tượng do sỏi nhỏ đang đi xuống trong niệu quản, làm cho Thận và niệu quản co thắt gây nên. Đa số phát ở một bên, nam giới bị nhiều hơn nữ.
Đông y quy bệnh này vào chứng ‘Thạch Lâm’, Thận Kết Thạch, Du Niệu Quản Kết Thạch.
Triệu Chứng
Đột nhiên đau quặn bụng dưới dữ dội, đau như cắt, đau lan ra sau lưng và lan xuống mé trong đùi, đường tiểu đau, tức, muốn tiểu không tiểu được, mặt tái, ra mồ hôi, muốn nôn hoặc nôn mửa, có thể ngất.
Tùy vị trí và tính chất của sỏi mà biểu hiện cơn đau khác nhau:
. Đau do sỏi bể thận: Nếu sỏi nằm trong nhu mô thận, ít gây đau. Sỏi nằm trong bể thận hoặc đài thận gây ứ nước tiểu ở bể thận, đài thận hoặc gây viêm nhiễm thứ phát hoặc đau âm ỉ vùng một bên hông hoặc cả hai bên. Có khi kèm đái ra máu hoặc nước tiểu sẫm mầu.
. Đau do sỏi niệu quản: đau từng cơn dữ dội khi sỏi di chuyển, có khi làm cho bệnh nhân đứng ngồi không yên, đau vã mồ hôi. Tính chất đau như xé, như dao đâm, lan xuống bàng quang, vùng bẹn. Thường kèm tiểu ra máu.
. Đau do sỏi bàng quang thường ở vị trí bụng dưới kèm tiểu gắt, tiểu buốt, có khi đang tiểu bị tắc, thay đổi vị trí lại tiểu được.
. Sỏi niệu đạo thường gây bí tiểu, tiểu buốt ra đầu dương vật, đau như xé, làm bệnh nhân phải kêu la.
. Trong viêm bể thận, lao thận nặng, thường đau vùng hông một hoặc hai bên. Tính chất đau ê ẩm kèm sốt nhẹ hoặc trung bình. Thường có hội chứng nước tiểu.
. Trong ứ nước bể thận, ứ mủ bể thận, cơn đau kéo dài kèm cảm giác nặng vùng hông bên đau. Trong ứ mủ còn kèm dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Nguyên Nhân:
+ Do sỏi ở bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
+ Viêm thận, bể thận, bàng quang, áp xe thận, lao thận, u thận.
+ Ứ nước bể thận, ứ mủ bể thận.
Do bàng quang và tiểu trường bị thấp nhiệt uất kết lâu ngày thành sỏi, làm rối loạn chức năng khí hóa, tiểu không thông gây nên cơn bụng dữ dội, xuyên ra sau lưng.
Điều Trị: Thanh lợi thấp nhiệt, tuyên khí, trấn thống.
+ Lý Khí Hoạt Huyết Thang (Giang Tây Trung Y Dược 1986 (1): 18): Bạch thược, Chỉ xác đều 30g, Cam thảo 10g, Trầm hương 5g, Ô dược, Đương quy vĩ đều 12g, Xuyên ngưu tất, Vương bất lưu hành đều 15g, Hoàng kỳ 20g. Sắc uống nóng.
TD: Ôn thông khí cơ, hành khí, đạo trệ. Trị cơn đau quặn thận.
Gia giảm: Hàn trệ kinh lạc thêm Ngô thù, Hồi hương, Tế tân, Hương phụ. Tiểu ra máu nhiều thêm Mao căn, Tiểu kế. Do thấp nhiệt nhiều thêm Sinh địa, Chi tử, Mộc thông, Xa tiền tử. Đau nhiều không bớt thêm Nhũ hương, Một dược.
Tham Khảo: Tác giả Vương Bình đã dùng bài này trị 20 ca đau quặn thận, đa số được kiểm tra thấy có sỏi ở đường tiểu, bàng quang, Thận. Kết quả hết đau 15 ca, đau giảm 3 ca, không hiệu quả 2 ca, đạt tỉ lệ 90%. Đa số chỉ uống 1-2 thang là khỏi.
+ Sâm Phụ Thang Gia Vị (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1992 (2): 57): Đảng sâm, Phục linh đều 30g, Phụ phiến 15g, Sinh khương 6g, Chế nhũ hương 12g, Chế Một dược 10g. Sắc uống ngày một thang. Thường uống 1 – 4 thang là khỏi. Muốn tống sỏi ra, phải gia giảm thêm những vị khác cho hợp.
TD: Ích khí ôn dương, hoạt huyết, chỉ thống. Trị thận đau quặn do sỏi.
Tham khảo: Đã dùng bài này trị 30 ca. trong đó 14 ca sỏi trong Thận, 13 ca sỏi đường tiểu, 3 ca sỏi bàng quang. Kết quả: sau khi uống thuốc 1-3 ngày, cơn đau quặn khỏi hẳn 28 ca, giảm bớt 1 ca, không khỏi 1 ca.
+ Chân Vũ Thang Gia Giảm (Trung Y Tạp Chí 1989 (11): 27): Phụ tử (chế) 9-10g, Quất hạch, Lệ chi hạch đều 10g, Đại hoàng 6-9g, Bạch thược (sao), Phục linh đều 30g; Chích cam thảo 3g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống.
TD: Ôn dương tán hàn, giải kính, chỉ thống. Trị cơn đau quặn thận do sỏi.
Tham khảo: Bài thuốc này dùng trị 24 ca. Trừ 2 ca phải dùng thêm thuốc ngoài, còn lại đều hết đau. Thuốc uống ít nhất là 1 thang, nhiều nhất là 6 thang. Đa số uống 2-3 thang. Sau khi uống thuốc, kiểm tra lại bằng X quang thấy sỏi đã tiêu mất. Như trường hợp một người đàn ông bị sỏi đường tiểu gây nên cơn đau quặn thận, đã dùng thuốc tây loại 654 – 2 kèm thuốc lợi tiểu, nhưng không bớt. Chuyển sang uống 3 thang thuốc trên, hết đau, sau đó tiểu ra 2 cục sỏi to bằng hạt đậu xanh.
+ Bổ Trung Ích Khí Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1988 (6): 243): Đảng sâm 15g, Bạch truật 12g, Hoàng kỳ 18g, Đương quy, Tiểu hồi, Xuyên luyện tử đều 10g, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Trầm hương, Chích thảo đều 5g, Lộc giác sương 30g, Sinh khương 3 lát, Hồng táo 5 trái. Sắc uống.
TD: Bổ trung ích khí, hành khí tán kết, hoãn cấp chỉ thống. Trị cơn đau quặn thận do sỏi thận, sỏi đường tiểu.
Tham khảo: Bài này được dùng trị 72 ca, được X quang hoặc siêu âm chẩn đoán là sỏi thận hoặc sỏi đường tiểu. Kết quả: Toàn bộ đều hết đau. Sau khi uống 1 ngày đỡ đau 12 ca, 2 ngày 28 ca, 3 ngày 28 ca, còn lại là 5 ngày. Sau khi hết đau, chụp X quang kiểm tra lại có 18 ca sỏi đã chuyển xuống dưới, 6 ca hết hẳn sỏi.
+ Ma Phụ Tế Tân Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1988 (6) 247): Ma hoàng, Tế tân đều 6g, Phụ tử 15g. Nấu lửa to, không nấu lâu, vớt bỏ bọt nổi bên trên, uống ấm. Nếu chưa bớt, nửa giờ sau lại uống một lần nữa.
TD: Ôn dương, tán hàn, hoãn cấp, chỉ thống. Trị cơn đau quặn thận do sỏi đường tiểu.
Tham khảo: Bài thuốc này dùng trị 12 ca đều khỏi hẳn. Trong đó, phát cơn đau trong khoảng 1-2 giờ có 5 ca, 2 giờ trơ lên có 7 ca. cả 12 ca sau khi uống thuốc 1 giờ sau đều hết đau.
Châm Cứu
+ Châm Bàng quang du, Trung cực (để điều hòa khí cơ của Bàng quang), Thận du kết hợp với Âm cốc (để điều hòa khí cơ của Thận). Khí cơ của Thận và Bàng quang hết rối loạn, tiểu tiện sẽ thông, thấp nhiệt ở Bàng quang sẽ bị trừ hết (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
+ Châm huyệt Tinh Linh (huyệt Ngoài kinh, tại mu bàn tay, chỗ giáp của ngón tay thư 4 và 5 đo xuống 0,5 thốn, chỗ lõm phía trụ gân cơ duỗi ngón tay thứ 5), châm sâu 0,3-0,5 thốn, khi đắc khí vê kim cho cảm giác chuyển ra đầu ngón tay, kích thích vừa. Nếu cơn đau chưa giảm, lưu kim 10 phút, thỉnh thoảng kích thích mạnh.
TD: Thông kinh, chỉ thống. Trị cơn đau quặn Thận do sỏi đường tiểu hoặc không rõ nguyên nhân.
Tham Khảo: Dùng phương pháp này trị 53 ca, trong đó sỏi đường tiểu 49 ca. Tất cả đều được Xquang hoặc xét nghiệm nước tiểu, đã dùng thuốc Tây nhưng không bớt hoặc tái phát. Chỉ châm huyệt Tinh linh. Kết quả: châm sâu 0,3-0,5 thốn, hết cơn đau 22 ca. có 4 ca sau khi châm 10 phút mới hết đau. So với dùng dược phải 1-2 ngày mới giảm đau. Trong đó có 3 ca thường ngày hay bị tái phát cơn đau, khi dùng châm, cơn đau hết hẳn. Tác dụng giảm đau đạt 100% (Trung Y Tạp Chí 1988 (10: 53).
Y Án Cơn Đau Quặn Thận
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’)
Vương X, 20 tuổi, công nhân. Một hôm tự nhiên đau bụng dưới lan đến bìu dái, bìu dái săn lại. Tiếp theo là cơ thể lạnh, mạch Trầm, Phục, hơi thở yếu như muốn đứt hơi, mắt nhắm, miệng ngậm chặt, bàn tay nắm lại, bất tỉnh. Dựa vào bệnh chứng và khám, chẩn đoán là cơn đau quặn thận.Đông y coi dịch hoàn là ngoại thận. Nan thứ 19 (Nan Kinh’ bàn về cơ chế sinh bệnh, viết: “Các chứng hàn thụ đều thuộc về thận”. Vậy bệnh là ở thận, do hàn gây nên. Liền cấp cứu ngay bằng bài ‘Đao Bích Hùng Kê’ (Bắt 1 con gà trống còn sống, lấy dao mổ banh ra làm đôi, không bỏ lòng ruột. Lập tức úp ngay vào rốn bệnh nhân. Một lúc sau người bệnh tỉnh lại. Sau đó, cho dùng bài Lý Trung Thang gia vị (Thục phụ phiến, Nhục quế, Hồng sâm đều 3g, bạch truật, Cam thảo, Can khương đều 6g) để ôn Thận, tán hàn.Uống 2 thang, khỏi bệnh.
CƠN ĐAU TIM
(Hung Tý - Angina Pectoris)
Đại Cương
Là chứng đau vùng tim từng cơn do rối loạn dinh dưỡng của cơ tim, thường sẩy ra sau khi gắng sức, xúc động mạnh, bị lạnh.
Gặp nhiều ở người lớn tuổi. Đàn ông và người lao động trí óc bị nhiều hơn đàn bà và lao động chân tay.
Đông Y xếp vào loại ‘Hung Tý’, ‘Hung Thống’, ‘Tâm Thống’.
Theo nhiều tác giả về tim học thì 90% trường hợp đau thắt ngực là hậu quả của bệnh nhiễm mỡ xơ mạch vành, do đó trong điều trị, ngoài việc cắt cơn đau cần chú ý phát hiện và điều trị bệnh nhiễm mỡ xơ mạch (hoặc huyết áp cao thường đi kèm).
Hiện nay ngành tim học phân biệt 2 thể đau thắt tim:
1) Cơn đau thắt tim thể ổn định (Angor stable): có đặc điểm là cơn đau tái phát nhiều lần trong thời gian 3 tháng mà số lần và mức độ không thay đổi đáng kể, là thể nhẹ lành tính.
2) Cơn đau thắt tim thể bất ổn (Angors instables): có nhiều loại đau thắt tim với những tên gọi khác nhau như: Hội chứng trung gian (Syndrome intermédiate), hội chứng tiền nhồi máu (Syndrome pré-infarct), hội chứng đe doạ (Syndrome de ménace). Đặc điểm cơn đau. Ở thể này là xuất hiện dễ hơn, năng hơn, kéo dài hơn, cơn đau không do gắng sức, ban đêm hoặc đau dữ dội...
Xem thêm bài ‘Cơn Đau Thắt Ngực’.
Nguyên Nhân
+ Nhiễm mỡ xơ mạch vành: là nguyên nhân trong 90% trường hợp. Cơn đau thắt tim do nhiễm mỡ xơ mạch tiên lượng xấu, dễ chuyển sang nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, chết đột ngột.
+ Các nguyên nhân khác (10%).
. Tổn thương thực thể ở động mạch vành hoặc suy chức năng mạch vành.
Tổn thương thực thể như viêm động mạch vành do giang mai, viêm quanh nút động mạch, tắc mạch vành do máu cục từ xa đưa đến.
. Suy động mạch vành chủ yếu do hẹp van động mạch chủ, canxi hoá hay không, hở van động mạch chủ nặng: hẹp hai lá khít, cơn nhịp nhanh kịch phát, thiếu máu nặng kéo dài...
Về cơ chế bệnh lý: Do thiếu máu nên thiếu oxy và để có năng lượng sống, tế bào cơ tim phải cho phân huỷ Adenonucleit để tạo năng lượng. Và trong quá trình phóng chất Adenosin gây nên đau.
Nguyên Nhân theo Đông Y, Thường do:
+ Khí trệ: Thường do tình chí bị tổn thương, Can khí uất kết, Phế mất sự túc giáng gây nên hoặc làm cho bệnh nặng hơn. Ăn uống quá no, ảnh hưởng đến sự vận chuyển khí cơ cũng gây nên khí trệ.
+ Huyết ứ: Khí là soái của huyết, khí trệ kéo dài, huyết khó vận hành, mạch lạc mất điều hoà sẽ làm cho huyết bị ứ lại. Thường bệnh cấp do khí trệ, bệnh mạn tính do huyết ứ.
+ Phong Nhiệt Ủng Tắc Ở Phế: Ngoại cảm phong nhiệt, khí cơ bị bế tắc, nhiệt tích tụ lại làm tổn thương lạc mạch của Phế dẫn đến đau thắt ngực. Nếu tổn thương huyết lạc thì vừa đau ngực vừa ho ra máu. Nhiệt độc uất kết thành nhọt thì nôn ra đờm có mùi tanh.
+ Đờm trọc ứ trệ: Do uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn béo, ngọt làm cho chức năng vận hoá của Tỳ Vị bị tổn thương, tích tụ lại thành đờm, làm nghẽn dương khí ở ngực gây nên đau thắt ngực.
+ Hung Dương Tắc Nghẽn: Dương khí bất túc cũng gây nên đau thắt ngực. Sách ‘Y Môn Pháp Luật’ viết: “Gây nên hung tý là do dương hư, vì dương hư mà âm lấn lên”. do dương khí suy nên hàn tà lấn lên xâm nhập vào vùng ngực, làm cho mạch lạc bị tắc nghẽn gây nên đau vùng nực.
Triệu Chứng
Đột nhiên đau từng cơn, đau như bó lấy ngực, lan toả sang nách, lên cổ, lên vai bên trái và dọc theo phía trong tay trái. Cơn đau kéo dài vài giây đến vài phút rồi êm dịu, khỏi nhanh chóng. Nếu cơn đau kéo dài hàng nửa giờ, cần nghĩ đến Nhồi máu cơ tim và phải xử trí kịp thời.
A - Cơn Điển Hình
- Đau sau xương ức đột ngột, thường xảy ra khi đang đi vội, leo dốc, lên cầu thang. khi trời lạnh v.v...
- Cảmgiác tức ngực như có vật đè lên sau xương ức hoặc bên trái. đau lên lên hai vai, hai quai hàm dưới, phía trong tay trái lan lên cổ. cũng có khi cảm giác đau nhói hoặc nóng bỏng.
- Cảm giác bồn chồn lo sợ, cơn kéo dài vài giây đến vài phút. Nếu kéo dài hơn nửa giờ phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim.
Cơn có thể thưa hay mau. Cơn càng mau, càng kéo dài tiên lượng càng xấu. Cơn đau có thể chấm dứt hoặc giảm ngay sau khi hết yếu tố kích thích hoặc 1-5 phút sau khi dùng các Nitrat tác dụng nhanh như ngậm dưới lưỡi viên Nitroglycerin.
Trong thời gian cơn đau, bệnh nhân không có triệu chứng gì khác. Mạch, huyết áp nghe tim phổi bình thường.
B- Cơn Không Điển Hình
Vị trí và hướng lan: Có khi chi đau ở tay, vùng thượng vị, vùng trên xương ức, vùng cổ. Có khi lan ra sau gáy, xuống lưng, ra hai tay ngón út nhưng không bao giờ lan ra ngón cái, và hàm trên.
Về cường độ đau : Có khi chỉ có cảm giác tức sau xương ức.
Điều kiện xuất hiện: Cơn đau thắt ngực có khi tự phát xảy, ra lúc ngủ hoặc có cơn xúc động mạnh. Có khi xảy ra liên tục, xuất hiện dễ dàng chỉ sau một cử động nhẹ.
Triệu chứng lâm sàng còn tùy theo thể loại đau thắt tim mà có khác (đã nêu ở phần đại cương).
C- Chẩn Đoán Xác Định Và Phân Biệt Chẩn Đoán
1) Chẩn đoán xác định cần chú ý:
Triệu chứng lâm sàng của thể điển hình và không điển hình. Phân biệt 3 thể bệnh: ổn định, không ổn định và thể biến thái (bản chất là tăng trương lực tức co thắt tại chỗ ở một ổ động mạch vành ngẫu phát, lên cơn lúc nghỉ, yên tĩnh hoặc có tính chu kỳ thường xảy ra ban đêm, không có yếu tố kích thích có thể gây rối loạn nhịp).
Một số điểm chẩn đoán phân biệt:
Các Thể Đau Thắt Ngực
Ổn định mãnKhông ổn địnhBiến thái
Đau xuất hiện khi:+ Gắng sức.
+ Xúc động.
+ Nghỉ, yên tĩnh.+
+
-+ +
+ +
(+)-
-
(+)
Điều Trị
A- Đang lên cơn :
Chủ yếu là dùng các biện pháp cấp cứu tích cực. Cần sử dụng Nitroglycerine (Trinitrine) cho thở oxy. Ở Trung Quốc có chế các loại thuốc phun sương như chữa chứng hàn thì dùng thuốc ‘Phun Sương Tâm Thống Thể Hàn’ (chủ yếu thành phần có Nhục quế, Hương phụ). Thuốc ‘Phun Sương Tâm Thống Thể Nhiệt’ (thành phần chủ yếu có Đơn bì, Xuyên khung...). Theo các học giả Trung Quốc cho là tác dụng không kém Nitroglycerin.
Các y gia Trung Quốc còn dùng thuốc tiêm như dịch tiêm Xuyên khung, mỗi ống 40mg, mỗi lần dùng 40 - 120mg cho vào dung dịch Glucoza 5%, 150ml - 500ml nhỏ giọt tĩnh mạch, hoặc dùng dịch tiêm ‘Phức Phương Đơn Sâm’ 2-4ml chích bắp hoặc dùng 10 - 20ml cho vào dung dịch Glucoza 10% - 500ml nhỏ giọt tĩnh mạch, mỗi ngày 1 - 2 lần. Hoặc dùng dịch tiêm ‘Sâm Mạch’ (có Nhân sâm, Mạch đông) 20 - 80ml cho vào dịch Glucoza 50% nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 2-4 lần hoặc dùng dịch ‘Sâm Mạch’ l00ml cho vào Glucoza 10% - 250ml nhỏ giọt tĩnh mạch, ngày một lần. Theo báo cáo của Trinh Tân, Sở nghiên cứu Trung y Trùng Khánh thì dịch ‘Sâm Mạch’ có kết quả tốt đối với cơn đau thắt ngực, choáng, loạn nhịp và suy tim. Trường hợp cơn nặng cần sử dụng thuốc Tây và cho bệnh nhân thở oxy.
Ở Việt Nam chưa có các loại Đông dược dạng thuốc ngậm, thuốc tiêm và thuốc phun sương thì lúc đang cơn đau ngực chủ yếu là dùng thuốc Tây kết hợp châm cứu bấm huyệt, xoa bóp. Các huyệt thường dùng: Chiên trung (chủ huyệt), phối hợp Nội quan, Cự khuyết, Gian sử, Túc tam lý.
Bấm huyệt Nội quan dùng lực mạnh và bảo bệnh nhân thở sâu liên tục 3 lần, đau giảm. Có kinh nghiệm day bấm huyệt điểm giữa đường nối 2 huyệt Tâm du và Quyết âm du bên trái trong 1-2 phút, đau giảm rõ.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Khí Trệ: ngực đau, lan ra hai bên sườn, đau chịu không được, thường lên cơn đau khi bị xúc động, ngực đầy tức, ăn kém, ợ hơi, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ Can, lý khí, chỉ thống.
Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán.
(Sài hồ sơ Can, hợp với Hương phụ, Chỉ xác để lý khí. Bệnh nặng có thể thêm Thanh bì, Bạch giới tử vì hai vị này là thuốc chủ yếu trị ngực sườn đau do khí trệ).
+ Huyết Ứ: ngực đau chói, đau một chỗ nhất định, không di chuyển, đau nhiều về ban đêm, chất lưỡi tím, tối, mạch Trầm Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang.
(Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa là những vị thuốc hoạt huyết, trừ ứ; Sài hồ sơ Can; Chỉ xác lý khí, dựa theo ý khí hành thì huyết hành).
Huyết ứ nhẹ, nên dùng bài Đan Sâm Ẩm (Đan sâm hoá ứ, Đàn hương, Sa nhân để điều khí – bài này thích hợp cho người không hợp với loại thuốc cay, ráo).
+ Phong Nhiệt Tắc Nghẽn Ở Phế: vùng ngực đau, kèm ho, khó thở, ho ra máu, ho khạc ra đờm mủ hôi tanh, sốt, sợ lạnh, họng khô, nặng hơn thì phiền táo, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Tuyên Phế, thanh nhiệt. Dùng bài Ma Hạnh Cam Thạch Thang hoặc Ngân Kiều Tán gia giảm.
(Ma hoàng, Hạnh nhân để tuyên tiết Phế khí, hợp với Thạch cao để thanh nhiệt).
Ngân Kiều Tán để tân lương, thấu biểu, giải độc.
Nếu nhiệt làm tổn thương huyết lạc gây nên ho ra đờm lẫn máu, bỏ Ma hoàng, Kinh giới, Đậu xị thêm Chi tử, Hoàng cầm, Huyền sâm, Mao căn, Ngẫu tiết... để thanh nhiệt, lương huyết. Nếu nhiệt độc hoá thành nhọt, đổi dùng bài Thiên Kim Vi Kinh Thang hoặc Cát Cánh Thang để thanh nhiệt, hoá ứ, tiêu mủ.
+ Hung Dương Tắc Nghẽn: Vùng ngực đau lan ra sau lưng, hồi hộp, ngắn hơi, mạch Huyền. Bệnh nặng thì suyễn, khó thở, không nằm được, sắc mặt xanh nhạt, ra mồ hôi, tay chân quyết lạnh, mạch Trầm Tế.
Điều trị:
. Bệnh nhẹ: Tân ôn thông dương. Dùng bài Quát Lâu Giới Bạch Bán Hạ Thang (Quát lâu, Bán hạ, Chỉ thực khai thông vùng đau; Giới bạch, Quế chi thông dương).
. Hồi dương cứu nghịch. Dùng bài Tứ Nghịch Thang thêm Nhân sâm.
B- Sau Cơn Đau
Ngoài các biện pháp như trên đã nêu, dùng thuốc Đông y theo biện chứng có vai trò tích cực. Có thể chia mấy thể bệnh dùng thuốc như sau:
(1) Tâm khí suy hợp với ứ huyết, đàm tắc: Ngoài cơn đau ngực, tức ngực có triệu chứng mệt mỏi, sắc mặt tái, tự ra mồ hôi, chân tay yếu, lưỡi nhạt, mạch Nhược, hoặc chất lưỡi tím, thân lười bệu, mạch Trầm Hoạt.
Điều trị: Bổ tâm khí kèm hoạt huyết, hoá đờm. Dùng bài Bảo Nguyên Thang gia vị: Nhân sâm 6-10g, Hoàng kỳ 20-30g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Quế chi 8 – l0g, Đương qui 12-16g, Đơn sâm 1-16g, Xích thược 12g, Xuyên khung 8-10g, Quất bì 8-10g, Chỉ xác 8g, Bán hạ chế 8-10g, Chích thảo 4g.
Gia giảm: Tim hồi hộp, mất ngủ thêm Táo nhân (sao) 16-20g, Bá tử nhân 12g, Dương hư (chân tay lạnh mạch Trầm Trì) thêm Phụ phiến 6-12g, Can khương 6-10g, ngày 1 thang sắc uống.
(2) Âm hư dương thịnh: Ngoài triệu chứng đau ngực từng lúc, có váng đầu, đau đầu, bứt rứt, dễ tức giận, sắc mặt đỏ, miệng khô, buồn nôn, lòng bàn tay chân và ngực nóng, mất ngủ, chân tay tê dại, táo bón, mạch Huyền Sác, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc mỏng (thể này thường kèm huyết áp cao).
Điều trị: Tư âm, tiềm dương. Dùng bài ‘Thiên Ma Câu Đằng Ẩm hợp với ‘Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn gia giảm’: Sinh địa 16-20g, Hoài sơn 12g, Bạch linh 12-16g, Trạch tả 12g, Đơn bì 12g, Đơn sâm 12-16g, Thiên ma 10 12g, Câu đằng 12g, Thạch quyết minh 16-20g, Bá tử nhân 12-16g, Cúc hoa 12g, Câu kỷ tử 12-16g. Sắc uống ngày 1 thang.
(3) Khí âm lưỡng hư hợp với ứ huyết, đờm uất: Mệt mỏi, ngực đau lâm râm, hơi thở ngắn, họng có đờm nhưng miệng khô, ra mồ hôi, ngũ tâm phiền nhiệt, chất lưỡi tím bầm, khô, ít rêu, mạch Hư, Tế, Sác hoặc Kết Đại.
Điều trị: Bổ khí âm kiêm hoạt huyết, hoá đàm.
Dùng bài ‘Chích Cam Thảo Thang hợp với ‘Sinh Mạch Tán gia giảm ’: Ngọc trúc 12-16g, chích Cam thảo 6-8g, Nhân sâm 6-10g, Hoàng kỳ 12-20g, Mạch môn 12-16g, Ngũ vị tử 6-8g, Sinh địa 12-16g, Đan sâm l2-16g, Qua lâu 12g, Agiao (hoà uống) 12g, Quế chi 6g, Gừng tươi 6-12g.
+ Nếu hoa mắt, đau đầu, thêm Cúc hoa, Kỷ tử, đau lưng, mỏi gối thêm Tang ký sinh, Sơn thù, Xuyên Ngưu tất; Tim hồi hộp, mất ngủ thêm Táo nhân (sao), Long nhãn nhục, Viễn chí...
Chứng đau thắt ngực biểu hiện lâm sàng thường là hư thực lẫn lộn, diễn tiến thay đổi nhiều, trên dây chỉ nêu một số thể bệnh thường gặp, hư chứng thường là khí hư hoặc khí âm hư, thực chứng thường là can dương thịnh hoặc kiêm huyết ứ, kiêm thấp đàm, khi điều trị cần chú ý, khi cấp diễn phải kết hợp thuốc Tây, oxy liệu pháp cấp cứu kịp thời.
Châm Cứu Trị Cơn Đau Tim
+ Châm Cứu Học Thượng Hải: Thần đạo, Thần đường, Đản trung, Khích môn, Nội quan, Mệnh môn, Tứ hoa, Túc tam lý, Phong long.
Khi đang lên cơn, châm kích thích mạnh, đắc khí sẽ giảm đau, dễ chịu ở vùng ngực. Lưu kim 30 phút, cứ 10 phút vê kim một lần.
Lúc không có cơn thì chỉ kích thích vừa để có tác dụng điều chỉnh.
(Thần đạo, Thần đường đều là bối du huyệt, có liên hệ tiết đoạn với vùng tim, có tác dụng khai khiếu, an thần, cường tâm, thông lạc; Đản trung hành khí, giúp cho ngực khoan khoái; Khích môn, Nội quan để thông kinh, hoạt lạc, thông bế tắc ở tâm; Mệnh môn để trợ dương, hưng phấn toàn thân; Tứ hoa để lý khí, dưỡng huyết; Túc tam lý để bổ trung khí. Phối hợp với Đản trung, Phong long để giáng khí, hoá đờm.
+ Thiểm Tây Trung Y 1986, 7 (11): Châm Nội quan (hai bên), Công tôn (hai bên), dùng phương pháp ‘Thiêu sơn hỏa’ để hồi dương cứu thoát. Phối hợp với Đàn trung (vê kim tả). Sau khi châm 1 phút, tim bớt đau, 10 phút sau hô hấp đều lại bình thường, hết lạnh, tây chân ấm lên.
Nhĩ Châm: Tâm, Thần môn, Giao cảm, Dưới vỏ não. Kích thích vừa. Lúc đang cơn đau, kích thích mạnh có thể làm giảm đau.
+ Lúc hết cơn, theo ‘Acupressure and Acupuncture’ của Cerney: sờ tay tìm dọc mặt trong cánh tay (đường kinh Tâm), từ lằn chỉ cổ tay lên nách, thấy chỗ nào có u lồi lên, dùng tay day cho đến khi sờ không thấy nữa, sẽ làm giảm bớt các cơn.
Y Án Tâm Giảo Thống
(Trích trong ‘Thượng Hải Nội Khoa Học’)
“Hứa X, nam, 64 tuổi. Đêm hôm qua đột nhiên đau thắt ở sau chấn thuỷ, đau lan đến vai trái và cổ, chuyển cấp cứu ở bệnh viện. Điện tâm đồ kết luận là chứng Tâm giảo thống (đau thắt ngực). Sau khi cho ngậm Nitroglyxerin 0,6gr, đỡ đau. Đến sáng hôm nay lại có ba cơn đau, đều được cho ngậm thuốc để giảm đau, chuyển sang điều trị bên Đông y.
Khám thấy vùng ngực đau lan đến lưng, lan toả ra vai và cổ, hơi thở ngắn, không nằm được. Chẩn đoán là chứng Hung Tý. Cho dùng bài Quát Lâu Giới Bạch Bạch Tửu (Quát lâu 12g, Giới bạch (sao rượu) 16g, Khương bán hạ 12g, Uất kim 12g, Đàn hương 2g, Mộc hương 6g. Sắc uống với 1 viên Tô Hợp Hương Hoàn.
Uống 2 thang, hết đau nhưng vùng ngực ấn vào vẫn còn khó chịu. Vẫn dùng bài thuốc trên, uống tiếp 5 thang nữa, các chứng đều hết.
Bệnh này, sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ xếp vào loại Hung Tý, nguyên nhân chính do hung dương bất túc, khí cơ không thông, cho nên vùng ngực đau xiên đến lưng, cổ, vai, hơi thở ngắn, không nằm được. Trong bài dùng Quát lâu, Giới bạch, vị cay, tính ấm để thông dương; Bán hạ hoá trọc; Đàn hương, Uất kim, Mộc hương lý khí. Phối hợp với Tô Hợp Hương Hoàn là thuốc phương hương khai khiếu để ngăn chặn chứng đau ngực
CHỨNG QUYẾT
Đại Cương
Là chứng tự nhiên ngã lăn ra bất tỉnh, sắc mặt trắng nhạt, chân tay lạnh nhưng một thời gian sau sẽ tỉnh lại dần. Sau khi tỉnh, không để lại di chứng nào như mắt lệch miệng méo, liệt nửa người.
Sách Nội Kinh Tố Vấn đã dành hẳn một thiên để bàn về chứng này.
Sau này, dựa trên kinh nghiệm lâm sàng, các thầy thuốc lại chia làm nhiều loại khác như: Khí quyết, Huyết quyết, Đờm quyết, Thử quyết, Thực quyết và Uế ác quyết.
Trên lâm sàng, thường gặp 3 loại chính là Khí quyết, Đờm quyết và Thực Quyết.
Nguyên Nhân
+ Khí Quyết: Thường do giận dữ làm cho khí nghịch lên, che lấp thanh khiếu gây nên hôn mê, bất tỉnh. Thiên ‘Quyết Chứng’ (Tố Vấn) viết: «Giận thì khí nghịch lên… đột nhiên ngã lăn ra bất tỉnh…». Cũng có thể do khí bị hư gây nên quyết. Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ viết: «Có người nguyên khí vốn suy yếu, hoặc quá lao lực hoặc do ham muốn làm tổn thương khí mà đột nhiên bị chứng quyết».
+ Đờm Quyết: Người béo mập đa số có thấp, thấp tụ lại sinh ra đờm, đờm nhiều thì khí bị ngăn trở, khí bị ngăn trở thì nhiều đờm. Đờm ủng tắc ở bên trên sẽ che lấp dương khí, khí thanh dương bị ngăn trở không đưa lên được, gây nên chứng quyết.
+ Thực Quyết: Ăn uống không điều độ, no đói thất thường khiến cho khí của thức ăn bị đình trệ lại, không thông, khí nghịch lên gây ra chứng quyết. Trường hợp ăn no mà tức giận, khí của thức ăn và khí tức giận hợp lại với nhau rất dễ gây nên chứng quyết.
Điều Trị
+ Khí Quyết:Vì khí bị uất, nên dùng phép thuận khí, khai uất. Dùng bài Ngũ Ma Ẩm hoặc Mộc Hương Điều Khí Tán.
Khí bị hư nên dùng phép bổ dưỡng khí huyết. Dùng bài Bát Trân Thang.
+ Đàm Quyết: Dùng phương pháp khoát đờm, thuận khí. Dùng bài Đạo Đờm Thang.
+ Thực Quyết: Hoà trung, tiêu thực. Dùng bài Bảo Hoà Hoàn
nếu bụng đầy trướng, đại tiện không thông, mạch Hoạt, Thực, rêu lưỡi bẩn, dùng bài Tiểu Thừa Khí Thang
DẠ DÀY ĐAU
(Gastralgia- Gastralgie)
Đại cương
Dạ dày đau là cách gọi chung các chứng đau ở vùng Thượng vị, trung tiêu.
Dạ dày đau là triệu chứng chủ yếu của khá nhiều bịnh chứng của Dạ dày (Dạ dày Tá tràng viêm lóet, Dạ dày sa, Ung thư Dạ dày, Rối loạn thần kinh chi phối Dạ dày...)
Bịnh Danh
+ Tâm thống (Thiên ‘Lục Nguyên Chính Kỷ Đại Luận ‘ TV 71)
+ Vị Hoãn thống, Vị Uyển thống (Thiên ‘Kinh Mạch’ LK10)
+ Vị Quản Thống ( Đan Khê Tâm Pháp)
+ Tâm Hạ Thống (Y Học Chính Truyền)
+ Vị Thống (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
Nguyên Nhân
1- Do Bịnh Tà Phạm Vị (NKHTYT. Hải), Do ăn uống không tiết độ (NKHTYT. Đô):
+ Do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào Vị
+ Hoặc do ăn uống các thức ăn sống lạnh, hàn tích ở trong làm cho Vị đau.
+ Hoặc do Tỳ Vị đang bị hư hàn lại bị hàn tà xâm nhập gây ra đau.
+ Hoặc do ăn uống không điều độ, no đói thất thường. Aên nhiều thức ăn béo, ngọt sinh ra thấp nhiệt ở trong gây đau.
+ Hoặc do thức ăn uống đình trệ không tiêu hóa được gây đau.
+ Cũng có thể do giun gây đau.
2- Do Can Khí Phạm Vị (NKHTYT. Đô), Can Khí Uất Kết (NKHTYT. Hải).
Do lo nghĩ uất ức làm tổn thương Can (Nộ thương Can), Can khí không sơ tiết được, phạm đến Vị, làm cho Can Vị không điều hòa, khí cơ bị uất trệ gây ra đau.
Hoặc do khí bị uất hóa thành Hỏa, hỏa uất làm tổn thương phần âm, dịch vị bị khô gây ra đau (đau ngày càng tăng hoặc đau liên miên).
3 - Do Tỳ Vị Hư Hàn (NKHTYT. Hải), Tỳ Vị Hư Yếu (NKHTYT. Đô).
Do lao động qúa sức, no đói thất thường khiến Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ dương bất túc nên hàn phát sinh gây đau.
Tuy phân ra làm 3 loại như trên nhưng các sách giáo khoa đều thống nhất nguyên nhân chủ yếu là do không thông (thống tắc bất thông - đau là do không thông)
Chứng Trạng Lâm Sàng
1- CAN KHÍ PHẠM VỊ (NKHTYT. Hải và T. Đô)
a- Chứng: Bụng trên đầy trướng, vùng Thượng vị đau xuyên ra 2 bên hông, ợ hơi, ợ chua, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Huyền.
b- Biện chứng :
Bụng trên đầy trướng, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bón là do Vị khí không thăng giáng được, nghịch lên trên.
Bụng đau do Can và Tỳ bất hòa gây ra vì Can chủ sơ tiết, khi tình chí không được thư thái, Can khí bị uất kết, phạm (khắc) Vị (thổ).
Hông và sườn liên hệ đến Can kinh (Can kinh vận hành qua đó), bịnh thuộc về khí, khí thường động, do đó, 2 hông sườn bị đau.
Mạch Huyền là mạch của Can.
Như vậy Dạ dày đau ở đây là do Can khí bị uất kết, Can khí phạm Vị gây ra.
Điều trị:
+ Sơ Can, lý khí (T. Hải)
+ Sơ Can lý khí, hòa Vị, chỉ thống (T. Đô).
Đều dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sài Hồ 8g, Bạch thược 12g, Chích thảo 4g, Chỉ xác 8g, Hương phụ 8g, Xuyên khung 8g. Sắc ngày uống 1 thang.
(Đây là bài Tứ Nghịch Tán của sách Thương Hàn Luận thêm Xuyên khung, Hương phụ (Trần Bì). Sài Hồ sơ Can, lý khí; Thêm Hương phụ để tăng tác dụng của Sài Hồ; Phối hợp thêm Chỉ xác (thực) để thăng thanh giáng trọc; Thược dược ích âm hòa lý; Hợp với Chỉ xác có tác dụng sơ thông khí trệ; Chích thảo điều hòa trung khí, cùng với Thược Dược có tác dụng thư cân, hòa Can; Xuyên khung để hành khí, giúp tăng tác dụng giải uất của Sài Hồ và Hương phụ).
- Sách ‘Trung Y Học Khái Luận ‘ dùng Tả Kim Hoàn hợp với Nhị Trần Thang
+ Tả Kim Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Hoàng Liên (sao gừng) 240g, Ngô Thù Du (Tẩm nước muối sao) 40g. Tán bột, tưới nước làm hoàn.
+ Nhị Trần Thang (Hoà Tể Cục Phương): Bán Hạ 8- 12g, Trần Bì 8- 12g, Phục Linh 12g, CamThảo 4g. Sắc uống.
(Hoàng Liên thanh nhiệt ở Vị làm quân để trị Can thực gây đau; Ngô Thù Du để hành khí giải uất và dẫn nhiệt đi xuống, giáng nghịch khí; Bán Hạ để táo thấp hóa đàm, hòa Vị; Trần Bì để lý khí, hóa đàm; Phục Linh kiện Tỳ lợi thấp; Cam thảo hòa trung bổ Tỳ).
- Sách ‘Nội Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa dùng bài Kim Linh Tử Tán và Trầm Hương Giáng Khí Tán.
+ Kim Linh Tử Tán (Kinh Huệ Phương - Bảo Mệnh Tập): Kim Linh Tử (Hột sầu đâu, nấu với rượu, bỏ hột) 12g, Diên Hồ Sách (Sao với dấm) 4g. Sắc uống.
(Kim Linh Tử sơ Can tiết nhiệt và giãi trừ uất nhiệt ở Can kinh, phối hợp với Diên Hồ Sách có thể trị các chứng đau trên dưới, trong ngoài, khí trệ).
+ Trầm Hương Giáng Khí Tán (Hòa Tễ Cục Phương): Trầm Hương (nghiền mịn, để riêng) 10g, Chích thảo (sao chung với Sa nhân) 20g, Sa nhân 30g, Hương phụ 20g. Sắc uống.
(Hương phụ lýkhí, giải uất; Sa nhân hòa Tỳ Vị; Chích thảo điều hòa trung khí; Trầm hương giáng khí, chỉ thống).
- Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài Sơ Can Hòa Vị Pháp, Trị Can Khí Thông Mạch Hư Đắc Thực Sảo Hoãn Phương.
+ Sơ Can Hòa Vị Pháp (Loại Cát Sinh Kinh Nghiệm Phương): Cam Tùng 6g, Vị Bì (da Nhím) 2g, Cam thảo 4g, Nước cốt gừng 5ml, Ngọa Lăng 6g, Cửu hương trùng 4g, Diên Hồ 2g, Trầm Hương 2g, Hương phụ (chế) 2g, Giáng hương 6g, Tả Kim Hoàn (Hoàng Liên + Ngô Thù Du) 4g. Sắc uống.
(Cam Tùng, Hương phụ, Trầm Hương để lý khí; Diên Hồ để hoạt huyết; Cửu Hương Trùng để sơ thông khí trệ ở ngực bụng; Ngọa Lăng Tử để tiêu chất chua; Da Nhím để lương huyết, nước cốt gừng để ôn ấm Tỳ Vị; Tả Kim Hoàn để tả Can Hỏa).
+ Trị Can Khí Thống Mạch Hư Đắc Thực Sảo Hoãn Phương (Linh Lăng Y Thoại): Kim Thạch Hộc 12g, Cam thảo 4g, Sa Sâm 12g, Quất Hồng 6g, Sài Hồ 6g, Bạch thược 12g, Mộc Qua 8g, Quy Tu 12g, Phục Linh 12g. Sắc uống.
(Sài Hồ sơ Can khí; Sa Sâm, Thạch Hộc dưỡng Can âm; Bạch thược, Quy, Thảo để hòa huyết, giảm đau; Quất Hồng, Phục Linh, Mộc Qua để bình Can Mộc cho khỏi khắc Tỳ thổ).
+ Trị Can Khí Phạm Vị Quản Hiếp Thống Ẩu Thổ Toan Thủy Bất Đắc Hạ Phương (Bản Thảo Dụng Pháp Nghiên Cứu): Quảng Mộc Hương 20g, Đinh Hương 40g, Ngũ Linh Chi 20g, Xạ Hương 2g, Bồ Công Anh 20g, Phật Thủ 20g, Ngô Thù Du 20g, Đương quy 20g, Diên Hồ Sách 20g, Cam thảo 20g, Hoàng Liên 20g, Phụ Phiến 20g, Trầm Hương 40g, Sa nhân 20g, Hương phụ20g. Sắc uống.
- Sách ‘Đại Chúng Vạn Bịnh Cố Vấn ‘dùng bài:
+ Chính Khí Thiên Hương Tán (Lưu Hà Gian): Ô dược 40g, Trần Bì 32g, Hương phụ ï 32g, Can Khương 40g, Tử Tô Diệp 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước muối. Ngày 2- 3 lần.
+ Sách ‘Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phưiơng Đại Toàn’ dùng:
Vị Quản Thống Phương I: Qua lâu nhân 18g, Quy vĩ 6g, Xuyên luyện tử 10g, Đan sâm 10g, Chử Bán hạ 6g, Mộc hương 4g, Hàng thược 6g, Sa nhân 2,8g. Sắc uống.
Vị Quản Thống Phương II: Sài hồ 10g, Uất kim 10g, Bạch thược 10g, Xuyên luyện tử 10g, Cam thảo 6g, Hương phụ chế 10g, Nguyên hồ 10g, Chỉ xác 10g, Tô ngạnh 10g. Sắc uống.
Sơ Can An Vị Ẩm: Ngọa lăng tử 16g, Ý dĩ nhân 16g, Hoàng Uất kim 12g, Nguyên hồ 12g, Bạch tật lê 12g, Phật thủ12g, Bạch thược 20g, Sài hồ 12g, Ô dược10g, Chỉ xác 10g. Sắc uống.
Mai Hương Ẩm: Lục ngạc mai (đài xanh cây mơ) 10g, Nguyên hồ 10g, Cưủ hương trùng 10g, Bạch thược 16g, Hương phụ chế 10g, Giáng hương 10g, Phật thủ phiến 16g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
- Sách ‘Trung Dược Lâm Sàng Dược Lý Học ‘ giới thiệu 2 bài:Việt Cúc Hoàn và Lục Uất Thang.
+ Việt Cúc Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Hương phụ 12g, Thương truật 12g, Xuyên khung 12g, Lục khúc 12g, Hắc Sơn chi 2g. Sắc uống.
(Hương phụ lý khí; Xuyên khung hỗ trợ sức hoạt huyết, hành khí; Thương truật táo thấp hóa đàm; Chi tử tả tà nhiệt ở Tâm và Phế, giải uất ở TamTiêu; Lục khúc để tán khí, khai vị, hóa thủy cốc, tiêu tích trệ).
Lục Uất Thang (Y Học Nhập Môn): Hương phụ tử 4g, Bán hạ 4g, Sơn chi tử 4g, Xích linh 4g, Thương truật 2g, Trần bì 4g, Cam thảo 2g, Xuyên khung 4g, Sa nhân 2g. Sắc uống với 3 lát gừng sống.
- Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương ‘ dùng:
Tam Hương Thang Gia Vị: Hương phụ 26g, Tam tiên 46g, Mộc hương 6g, Lai phục tử 40g, Hoắc hương 16g, Binh lang phiến 10g, Trần bì 16g, Cam thảo 10g, Phật thủ 16g. Sắc uống.
* Ghi chú: Bài này chú trọng lý khí để thuận khí cơ. Hành khí có thể họat huyết, họat huyết có thể giảm đau. Khí huyết thông điều, chứng trướng đau sẽ hết. Bài thuốc tuy dùng liều cao để lý khí nhưng thực tế lâm sàng đã chứng minh thuốc không làm hao khí, xử dụng không có hại. Tuy nhiên, bài này không phải là thuốc bổ khí, vì vậy, đúng bệnh rồi thì phải ngừng, không được dùng lâu dài).
Mộc Hương Khoan Trung Tán (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Thanh bì 160g, Hậu phác (chế) 600g, Trần bì 160g, Hương phụ (sao) 120g, Đinh hương 160g, Mộc hương 120g, Bạch đậu khấu 80g, Sa nhân 120g. Tán bột, Ngày 3 lần, mỗi lần 4g với nước muối.
- Liên Phụ Lục Nhất Thang (Y Học Chính Truyền): Hoàng liên 24g, Phụ Tử (nướng bỏ vỏ và cuống ) 4g, Thêm gừng 3 lát, Táo 1 quả, sắc uống.
- Lương Phụ Hoàn (Lương Phương Tập Dịch): Cao lương khương (Sao rượu 7 lần, sấy khô), Hương phụ tử (sao dấm 7 lần, sấy khô). Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 12- 16g với nước muối.
-Cứu Thống An Tâm Thang (Biện Chứng Lục): Bạch thược 40g, Quán chúng 18g, Cam thảo 4g, Nhũ hương 4g, Sài hồ 8g, Một dược 4g, Chi tử (sao) 12g, Thương truật 12g. Sắc uống.
- Dũ Thống Tán (Tế Sinh Phương): Ngũ Linh Chi, Cao Lương khương, Diên Hồ Sách, Đương quy, Nga Truật. Lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 6- 8g.
+ Phương Đơn Giản (Theo NKTYHT. Đô)
. Bách hợp 32g, Ô dược 6g, Ngọa lăng tử 160g, Cam thảo 60g. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.
. Ô tặc cốt 30g, Triết bối mẫu 12g. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Ô Bối Tán).
- CHÂM CỨU
+ Châm Cứu Học Thượng Hải: Nội Quan, Túc Tam Lý, Thái Xung, Trung quản.
(Nội Quan thông với Âm Duy mạch trị bịnh ở Vị và Tâm, hợp với Túc Tam Lý trị nước chua ở bảo tử và bịnh ở Dạ dày, khí trệ ơ û Can, Vị, Thái Xung để bình Can Khí).
+ Châm Cứu Học Giảng Nghĩa: Trung Quản, Kỳ Môn, Nội Quan, Túc Tam Lý, Dương Lăng Tuyền.
(Trung Quản, Túc Tam Lý để sơ thông Vị khí, thăng thanh giáng trọc, Nội Quan mở uất kết ở ngực, Vị Quản, phối hợp với Kỳ Môn, Dương Lăng Tuyền để bình Can và Đởm khí).
+ Trung Y Học Khái Luận: Trung Quản, Nội Quan, Túc Tam Lý.
+ Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu: Trung Quản, Nội Quan, Túc Tam Lý.
+ Châm Cứu Học Giản Biên: Thượng Quản, Hợp Cốc, Túc Tam Lý.
+ Trung Hoa Châm Cứu Học: Vị Du, Thượng Quản, Trung Quản, Túc Tam Lý, Công Tôn.
+ Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học: Vị Du, Tam Tiêu Du, hoặc Can Du, Vị Du, Trung Quản, Túc Tam Lý
+ Châm Cứu Trị Liệu Học: Trung Quản, Túc Tam Lý (đều bổ), Nội Quan, Thái Xung (đều tả).
+ Thái Ất Thần Châm Cứu: Trung Quản, Chương Môn, Cự Khuyết (châm xiên xuống dưới), Thiên xu (cứu), Túc Tam Lý, Nội Quan, Công Tôn.
2- TỲ VỊ HƯ HÀN (NKTYT. Hải và T. Đô)
a- Chứng: Đau âm ỉ, ói ra nước trong, thích nóng, tay chân lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế không lực.
b- Biện chứng
. Do trung dương bất túc, Tỳ hàn Vị yếu, dương khí không vận chuyển được, hàn khí tích trệ nghịch lên vì vậy đau âm ỉ mà ói ra nước trong.
. Tỳ Vị dương hư, bên trong lạnh do đó thích chườm nóng.
. Dương khí không vận hành do đó tay chân lạnh, ỉa lỏng.
. Lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Nhược không lực là dấu hiệu hư hàn ở trung tiêu.
c- Điều trị:
. Ôn trung tán hàn (NKHTYT. Hải)
. Ôn trung kiện Vị (NKHTYT. Đô)
+ Nội Khoa Học (Trung Y Học Thượng Hải) dùng bài ‘Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang Gia Vị’: Quế chi 12g, Mộc hương 4g, Thược dược 24g, Đại táo 2 trái, Hoàng kỳ 24g, Bào khương 8g, Chích thảo 4g. Sắc xong, cho ít Mạch Nha vào, quấy đều uống.
(Đây là bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang (KQYL) thêm Mộc Hương, thay Sinh khương bằng Bào khương. Quế chi tán biểu; Thược dược bình Can; Bào khương, Hoàng kỳ, Chích thảo để ôn trung kiện Tỳ; Mộc Hương lý khí giảm đau; Đại táo điều hòa vinh vệ).
+ ‘Nội Khoa Trung Y Học Thành Đô’ dùng bài ‘Đinh Thù Lý Trung Thang’ (Thương Hàn Toàn Sinh Tập): Đinh Hương, Quan quế, Can khương, Phụ tử, Ngô thù du, Cam thảo, Bạch truật, Sa nhân, Nhân sâm, Trần bì. Sắc uống với ít Mộc Hương đã mài.
+ Sách ‘Nội Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa’ dùng bài ‘Hương Sa Lục Quân Tử Thang ‘(Hoà Tễ Cục Phương): Đảng sâm 12g, Chích thảo 4g, Phục linh 12g, Bán hạ 8g, Bạch truật 12g, Trần bì 8g.
(Đây là bài Tứ Quân Tử Thang thêm Bán hạ và Trần bì. Sâm để bổ khí; Bạch truật kiện Tỳ, vận thấp; Cam thảo giúp Sâm để ích khí hòa trung; Bán hạ táo thấp, hóa đàm, hòa vị; Trần bì lý khí hóa đàm).
+ ‘Sách Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài: Ôn Thông Lý Khí Pháp (Đinh Cam Nhân): Bội lan diệp 12g, Ô dược 8g, Xuyên luyện tử 12g, Bạch linh 12g, Thượng quế tâm 6g, Quất diệp 8g, Trầm hương duyên 6g, Tô ngạnh 12g, Ngọa lăng tử 20g, Sa nhân 6g, Bạch thược 12g, Sắc uống.
(Quế Tâm ôn Vị, hoạt huyết; Ô dược, Sa nhân, Tô ngạnh, Hương duyên để lý khí, chỉ thống; Nhị Trần hợp với Bội lan để hòa Vị, tiêu kết; Xuyên luyện, Quất diệp, Ngọa lăng tử để bình Can tiết Mộc).
­+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ dùng bài Lương Phụ Hoàn Gia giảm: Cao Lương Khương (sao rượu) 6- 16g, Hương phụ (Sao dấm) 10- 16g, Thanh bì 10g, Uất kim 10- 18g, Sa nhân 10g. Sắc uống.
* Ôn Vị Chỉ Thống Thang: Quế chi 6g, Nguyên hồ 10g, Ngô thù 6g, Bào khương 6g, Vân linh 10g, Đương quy 10g, Bạch thược 10g, Bạch truật 12g, Đinh hương 4g. Thêm Hồng Táo 3 trái, sắc uống.
- Sách Trung Quốc Đương Đại Danh Y N ghiệm Phương Đại Toàn dùng bài Kiện Tỳ Thang: Ngọa lăng tử 30g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Chích thảo 6g, Bạch thược 10g, Trần bì 6g, Xuyên luyện 4g, Bán hạ 10g, Phục linh 12g, Ngô Thù 4g. Sắc uống.
- Sách Đại Chúng Vạn Bịnh Cố Vấn dùng bài Thảo Đậu Khấu Hoàn (Trầm Thị Tôn Sinh): Thảo đậu khấu (nướng) 40g, Can khương 80g, Ngô thù du 80g, Mạch nha 80g, Thanh bì 40g, Trần bì 40g, Bạch truật 40g, Chỉ thực 80g, Thần khúc 80g, Bán hạ 80g. Làm thành hoàn, ngày uống 20g với nước nóng.
Phương đơn giản (NKHTYT. Đô).
+ Xuyên Tiêu 4g, Lương Khương 12g, Cam thảo 8g. Sắc, chia làm 3 lần uống.
+ Xuyên tiêu 4g, Can Khương 8g, Đinh Hương 4g. Sắc uống.
CHÂM CỨU
. Sách Châm Cứu Học Giảng Nghĩa: Châm bổ và cứu Tỳ Du, Vị Du, Trung Quản, Chương Môn, Nội Quan, Túc Tam Lý.
Phân tích: Dùng Vị du + Trung Quản và Tỳ Du + Chương Môn là phối hợp Du + Mộ huyệt, chuyên trị thể tạng và khí không đủ, thêm Nội Quan, Túc Tam Lý để điều hòa Vị khí và chặn cơn đau.
. Châm Cứu Học Thượng Hải: Nội Quan, Túc Tam Lý, Trung Quản, cứu Tỳ du, Vị Du.
(Trung Quản +Nội Quan +Túc Tam Lý là 3 huyệt có tác dụng đặc hiệu trị bệnh tiêu hóa (chủ yếu do Vị khí mất điều hòa), cứu Tỳ Du, Vị Du để ôn bổ Tỳ Vị).
. Châm Cứu Học Giản Biên: Lương Môn, Trung Quản, Túc Tam Lý, Công Tôn, Nội Quan.
. Châm Cứu Trị Liệu Học:Trung Quản, Quan Nguyên, Túc tam Lý, (đều cứu) Vị du (đều tả).
. Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học:Trung Quản, Thiên xu, Khí Hải, Quan Nguyên (đều cứu).
. Thần Cứu Kinh Luận:Cứu Cách Du, Tỳ Du, Vị Du, Nội Quan, Dương Phụ, Khâu Khư.
.Thần Ứng Kinh : Thái Uyên, Ngư Tế, Túc tam Lý, 2 huyệt ở dưới vú 1 thốn, Cách du, Vị Du, Thận Du (Cứu số tráng tùy theo tuổi).
3- ĂN UỐNG KHÔNG ĐIỀU ĐỘ (NKTYHG. Nghĩa và T. Đô)
a. Chứng:Vùng Thượng Vị đau, ợ ra mùi thức ăn, ói mửa, ói được thì đỡ đau, lưỡi và rêu trắng bẩn, mạch Họat mà Thực.
b. Biện chứng : Thức ăn đình trệ ở Vị không tiêu hóa được làm cho Dạ dày đau, đầy trướng, thức ăn tích lại trọc khí không chuyển đi được, Vị khí không thăng giáng được gây ra ói, thức ăn không tiêu được nên ợ ra mùi thức ăn.
c. Điều trị:
Hòa trung, Tiêu thực (Nội Khoa Học Giảng Nghĩa).
Hòa trung, Đạo trệ (Nội Khoa Học Trung Y Thành Đô).
+ Sách NKHTYT. Đô dùng bài Bảo Hòa Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Sơn tra 240g, Lục khúc 80g, Bán hạ 120g, Thái phục tử 120g, Trần bì 40g, Phục linh 40g, Liên kiều 80g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 12- 24g.
(Sơn tra + Lục khúc + Thái phục tử đều giúp tiêu hóa, tiêu tích thực (Sơn tra tiêu chất thịt, chất nhờn; Lục khúc tiêu ngũ cốc, tích trệ; Thái phục tử tiêu chất bột ) Trần bì + Bán hạ + Phục linh hòa Vị; Liên kiều tán thực trệ tích dẫn đến uất nhiệt).
+ Sách NKHG. Nghĩa cũng dùng bài Bảo Hòa Hoàn, thêm Sa nhân, Chỉ Thực và Binh Lang.
+ Sách Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn dùng bài Điều Vị Thang: Đảng sâm 16g, Quảng mộc hương 10g, Bạch truật 10g, Đại phúc bì 10g, Hậu phác 10g, Chỉ xác 10g, Xuyên luyện tử 10g, Tất bát 10g. Sắc uống.
+ Sách Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học dùng: Đương quy 12g, Ma nhân 12g, Bạch truật 8g, Kê nội kim 12g, Hòang kỳ 8g, Can khương 4g, Đảng sâm 12g, Úc lý nhân 12g, Qua lâu nhân 20g, Trần bì 4g, Mạch nha 16g. Sắc uống.
4- Ứ HUYẾT NGƯNG TRỆ (NKHT Hải) VỊ LẠC Ứ TRỞ (NKHT. Đô)
a) Chứng: Đau vùng thượng vị, đau 1 điểm không di chuyển, đau như kim đâm, không thích ấn nắn, ấn vào thì đau, có khi ói ra máu, ỉa ra phân đen, lưỡi tím, mạch Tế Sáp (T. Hải), Sáp (T. Đô).
b) Biện Chứng: Đau lâu ngày, bịnh chắc chắn nhập vào lạc mạch, lạc mạch bị tổn thương gây ra ói ra máu, phân đen, huyết ứ lại gây nên đau cố định 1 chỗ, không thích ấn nắn, lưỡi thâm tím, mạch Sáp là biểu hiện huyết ứ.
c) Điều trị:
. Hóa ứ, thông lạc (NKHT. Hải).
. Hoạt huyết, hóa trệ (NKHT. Đô).
+ Nội Khoa Học Thượng Hải dùng bài Cách Hạ Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác) gia giảm: Ngũ linh chi 12g, Ô dược 8g, Đương quy 12g, Huyền hồ 4g, Xuyên khung 12g, Cam thảo 12g, Đào nhân 12g, Hương phụ 6g, Đơn bì 8g, Hồng hoa 12g, Xích thược 8g, Chỉ xác 6g. Sắc uống.
Phân Tích :Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đơn bì, Xích thược để hoạt huyết; Ngũ linh chi, Huyền (Diên) hồ để hóa ứ; Hương phụ, Chỉ xác, Ô dược để lý khí; Cam thảo dùng lượng cao để hoãn bớt tính mạnh (tuấn dược) của các vị thuốc.
. NKH T. Đô dùng: Thất Tiếu Tán + Đan Sâm Ẩm:
+ Thất Tiếu Tán (Cục Phương): Ngũ linh chi 240g, Bồ hoàng 160g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8- 12g, dùng bao vải bọc thuốc rồi sắc với nước, phân làm 2 lần uống, hoặc hòa với dấm uống.
(Ngũ linh chi tán huyết; Bồ hoàng hành huyết).
(Ngũ linh chi tán huyết; Bồ hoàng hành huyết).
. NKTYHG Nghĩa : Dùng Thất Tiếu Tán
Phương đơn giản (NKHT. Đô)
+ Cửu hương trùng 12g + Thục mai (chế) 12g. Sắc chia 3 lần uống
+ Đương quy + Đan sâm + Nhũ hương + Một dược đều 12g. Sắc chia 3 lần uống.
+ Diên hồ sách 8g + Ô tặc cốt 16g + Bạch cập 20g + Địa du 32g. Sắc chia 3 lần uống.
Ngoài 4 nguyên nhân và thể loại chính (Can Khí Phạm Vị, Tỳ Vị Hư Hàn, Ăn Uống Không Điều Độ, Ứ Huyết Tích Trệ) trên, sách Nội Khoa Học Trung Y Thành Đô còn nêu ra 2 thể loại nữa là:
5- VỊ ÂM BẤT TÚC
a- Chứng:Dạ dày đau lâu ngày, đau liên miên, phiền nhiệt, đói mà không ăn được, miệng và họng khô, bón lưỡi hồng, ít nước miếng, Mạch Hư, Tế, Sác.
b- Biện chứng : Vị âm bất túc nên Vị lạc không được nuôi dưỡng gây ra đau liên miên. Âm hư sinh nội nhiệt gây ra phiền nhiệt, đói, miệng và họng khô, đại tiện bón. VỊ không được nhu dưỡng, VỊ khí bị thụ thương, do đó đói mà không ăn được, lưỡi hồng, ít tân dịch + Mạch Hư Tế Sác là dấu hiệu VỊ âm bất túc.
c_ Điều trị: Dưỡng Âm, Ích Vị
Xử phương: Nhân Sâm Ô Mai Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Nhân sâm, Cam thảo (Chích), Liên tử (sao), Mộc qua, Ô mai, Sơn dược. Sắc uống.
Phương đơn giản (NKH T. Đô): Bạch thược 32g + Cam thảo 12g. Sắc uống.
6- HÀN THƯƠNG VỊ DƯƠNG
a- Chứng: Dạ dày đột nhiên đau, đau như dùi đâm, đau phát sốt hoặc đau xiên lên ngực, sườn, hông, đầu và cơ thể đau, ớn lạnh, phát sốt, rêu lưỡi trắng, mạch Khẩn.
b- Biện chứng: Hàn tà xâm nhập,
Vị dương không tuyên thông, gây ra đau, đầu và mình đau, sợ lạnh, sốt, rêu lưỡi trắng là hàn tà còn ở bên ngoài biểu, mạch Khẩn thuộc Hàn.
c- Điều trị: Ôn Vị chỉ thống, Hoà giải biểu lý.
Xử phương: Sài Hồ Quế Chi Thang thêm Ngô thù + Lương khương + Hương phụ.
Sài Hồ Quế Chi Thang (Thương Hàn Luận): Quế chi (bỏ vỏ) 6g, Bán hạ 10g, Hoàng cầm 6g, Thược dược 6g, Nhân sâm 6g, Sài hồ 16g, Chích thảo 4g, Đại táo 6 trái, Sinh khương 6g. Sắc uống.
+ Sách :’ Bịnh Tỳ Vị’ dùng:
Củ Riềng già (thái mỏng phơi khô) 80g Hương phụ (sao hết lông, giã dập) 40g
Dây cườm thảo 10g. Tán bột. Ngày uống 20g với nước nóng.
Phương đơn giản
- Lương Khương 8g + Hương phụ 8g + Sinh khương 1 ít. Sắc uống (NKH T. Đô).
- Hồ Tiêu ( Phấn) + Nhục Quế (Phấn). Ngày uống 2- 4g (NKH T. Đô).
- Chỉ Thực 8g + Quế Tử 8g. Sắc uống (NKH T. Đô).
Châm Cứu Học Thượng Hải: Nội quan + Túc tam lý + Trung quản + Cách du + Tam âm giao + Công tôn.
Châm Cứu Trị Liệu Học: Cách du + Tam âm giao (đều châm tả) + Chương môn (Cứu)
NGOẠI KHOA
Sách “ Tân Hữu Vị Đàm “ của Trần Nhân Tôn giới thiệu 2 phương pháp chườm nóng sau:
+ Đại hồi 40g, giã nát. Tiểu hồi 20g, Muối 1 bát (100g). Cho vào nồi, sao nóng, rồi đựng vào túi vải, chườm vào vùng thượng vị (Dạ dày) và lưng (D8- D12).
+ Đại hồi 40g, Tiểu hồi 40g, Mộc hương 20g, Hoa tiêu 20g. Tán bột thêm 100g muối. Đem sao lên cho nóng, bọc vào vải, chườm vào vùng đau.
Hai phương pháp này rất phù hợp với chứng đau do Can khí uất và Tỳ Vị hư hàn.
. GC: Hồi hương và muối hột càng cháy đen khí càng mạnh. Mỗi bịch thuốc như trên có thể dùng để chườm 5 lần rồi mới bỏ đi.
THUỐC NAM ( Để tham khảo)
. Lá Bồ công anh khô 20g, Lá khôi 16g, Lá khổ sâm10g. Sắc 300ml, nấu sôi trong vòng 15 phút, thêm vào ít đường. Chia làm 3 lần uống. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi (Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
. Riềng (Xào )20g, Tiêu sọ 8g, Muối tiêu hoặc muối rang 4g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
. Củ Bồ Bồ 40g, củ Sả già, củ Cỏ Cú, mỗi thứ 10g. Đậu đỏ, xanh, vàng, đen, mỗi thứ 100 hột, rang lên. Dạ dày heo 1 cái sấy dòn. Tất cả phơi sơ, tán thành bột, cho vào lọ để dành dùng dần. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4g (293 Bài Thuốc Gia Truyền)
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH
Bệnh án Vị Quản Thống do Can Khí Phạm Vị
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
Trần XX nữ, 35 tuổi.... Mấy năn nay, người bệnh có tiền sử đau Dạ dày, đã nhiều lần chụp X quang nhưng không thấy vết loét. Chẩn đoán là rối loạn thần kinh Dạ dày .
Lúc lên cơn đau thì như dao cắt, mặt xanh nhạt,2 tay ôm bụng, rên rỉ không ngừng, mạch Huyền mạnh mà Tế, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng trắng đục.
Đã dùng các phép trị Vị âm bất túc, Can Vị bất hòa, không có hiệu qủa, vẫn kêu đau bụng chạy lên xuống ở Dạ dày.
Đã uống thuốc giảm đau nhưng không hết, cho ăn một ít cháo thấy đau giảm dần, nhưng sau đó nửa giờ lại đau như trước.
Chẩn đoán là khí âm đều hư, Can dương hóa phong phạm vào Vị lạc gây ra bịnh.
Điều trị : Dưỡng âm tiềm dương, bình Can tức phong
Xử phương: Dùng bài “ Tam Giáp Phục Mạch Thang “ gia giảm:Quy bản26g,Sinh Địa 20g, Miết giáp26g,A Giao16g,Mẫu Lệ 26g,Mạch Môn 16g,Trúc nhự26g,Sa Sâm 16g,Phật thủ6g,Cam thảo 6g,Bạch thược 20g,Hải Đế bá 26g.Sắc uống ngày 1 thang.
Uống hết 3 thang thì chứng đau giảm nhiều, việc đau chạy lên xuống gần như hết, nhịp mạch hòa hoãn, rêu lưỡi cũng đỡ đục dần.
Dùng bài Lục Quân Tử Thang (Đảng Sâm, Bạch Truật, Phục Linh, Cam thảo, Trần Bì, Bán Hạ) bỏ Bạch Truật, phối hợp với bài Mạch Môn Đông Thang (Mạch Môn, Bán Hạ, Nhân sâm , Cam thảo,Gạo tẻ, Đại táo) bỏ táo đi. Điều trị 10 ngày nữa mọi chứng đều hết.
Bệnh án Dạ Dày Đau Do Can Khí Phạm Vị
(Trích trong “ Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn “)
_Vương X, 38 tuổi, nhập viện này 4. 5. 76. Dạ dày bị đau đã 7 - 8 năm.Thường đau lâm râm lan đến sườn trái, bụng trên hơi trướng, sau lưng có 1 điểm hơi lạnh. Đã chữa nhiều thuốc Đông, Tây nhưng không hết.
Chẩn đoán: Dạ dày đau do Can Khí Phạm Vị
Xử phương: Dùng bài Tam Nguyên Hòa Vị Thang gia giảm: Bán Hạ(chế) 5g, Xuyên luyện tử (sao) 5g, Trần bì 6g, Diên hồ (sao) 6g, Bạch linh 10g, Sa nhân 8g, Mộc hương 4g, Tuyền phúc hoa (bọc vào vải) 10g, Phật thủ phiến 8g, Kê nội kim (nướng) 8g, Đài xanh cây mơ 8g, Tân giáng 2g, Cọng hành xanh 8 cọng, Cốc Nha (sao) 8g. Sắc uống.
(Đây là bài Tam Nguyên Hòa Vị Thang, bỏ Chích thảo, thêm Mộc Hương, Phật Thủ, Sa nhân, Kê Nội Kim, Cốc Nha, Đài Mơ) ngày uống 1 thang, liền 5 ngày.
Khám lại: Đau và trướng đã giảm bớt, ăn uống được khá hơn, sau lưng vẫn còn 1 điểm hơi lạnh. Dùng phương trên bỏ Tuyền Phúc Hoa, Tân Giáng, Hành, thêm Xuyên Quế chi 4g. Uống 5 thang.
Khám lại: Các chứng trạng hoàn toàn khỏi. Cho dùng tiếp Hương sa Lục Quân Tử Thang (10 - 15 thang để củng cố).
Bệnh án Dạ dày đau do Trung Tiêu Hư Hàn
(Trích trong “ Thiên Gia Diệu Phương “)
Hách X, nữ, 32 tuổi, khám ngày 1. 3. 1976. Đã 4 ngày nay ói ra cá chất giống thịt nát, đau ở Dạ dày đã 3 tháng. Ba tháng nay, cứ sau bữa ăn chiều thì ói, về đêm càng nặng, ói ra nước chua, nước chua ra nhiều qúa làm ê răng. Dạ dày đau trướng, lan đến vai lưng, chườm ấm thấy dễ chịu. Bốn ngày gần đây, ói ra chất giống như thịt nát,mỗi lần 6 - 7 miếng màu hồng nhạt. Chụp X quang: 2 phổi bình thường, Dạ dày có hình móc câu, nhu động chậm, trong Dạ dày thấy rõ nước ứ đọng, niêm mạc Dạ dày thô, mờ, có thay đổi như cánh tuyết, hành tá tràng không có gì đặc biệt.
Chẩn đoán: Trung tiêu hư hàn, mất khả năng kiện vận, đàm ẩm thực tích (Dạ dày bị viêm).
Điều trị: Ôn Trung, Tán Hàn, Kiện Tỳ, Hóa âm, thanh đạo, khai kết.
Xử phương: Kiện Trung Tán Kết Thang gia giảm: Đảng sâm 40g, Phục linh 40g, Bạch truật 28g, Sơn tra ( sống) 60g, Nhục quế 12g, Đại hoàng 12g, Cam thảo 4g, Tô tử 8g, Táo 2 quả, Gừng 3 lát, Chỉ xác 12g, Qua lâu nhân 40g, Xuyên phác 12g, Ngọa lăng tử 40g, Đại giả thạch 40g. Sắc uống ngày 1 thang.
Uống 6 thang, lại ói ra hơn 10 cục ngưng kết của niêm dịch, đỡ ói chua, ăn uống được nhiều hơn, đầu lưỡi đỏ, rêu mỏng trắng, mạch trầm. Đó là khí dương ở trung tiêu hồi phục dần, đờm ẩm thực tích đã bớt nhiều. Tuy nhiên chính khí còn suy, tà khí chưa hết.
Dùng bài trên, bỏ Nhục Quế, Sơn Tra, Ngọa Lăng Tử, thêm Hoài Sơn 40g, Đương quy 20g, Sa nhân 8g. Uống thêm 3 thang, các chứng khỏi hẳn.
*Hang Vị Viêm (Vị Quản Thống do ứ huyết)
(Trích trong “ Thiên Gia Diệu Phương “)
Phù X, nam, 37 tuổi. Đau vùng Dạ dày, nửa năm gần đây càng nặng. Đã dùng nhiều thuốc tây nhưng không bớt. Chụp X quang thấy Hang vị bị viêm. Đau vùng Thượng vị bên phải, vùng Dạ dày cảm thấy như có vật gì dội lên, táo bón, không ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Huyền.
Chẩn đoán: Bệnh Dạ dày lâu ngày nhập vào lạc, kèm theo ứ huyết.
Điều trị: Điều khí, hóa ứ
Xử phương: Lý Khí Hóa Ứ Phương: Quảng mộc hương 8g, Đương quy 12g, Hương phụ (chế) 12g, Xích thược 12g, Nguyên hồ sách 12g, Bạch thược 12g, Chích thảo 6g, Kim linh tử 10g, Thanh bì, Trần bì đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Uống 7 thang ,vùng Dạ dày đỡ đau nhưng vẫn còn cảm thất vật dội lên, đại tiện đã nhuận, chất lưỡi đỏ, mạch vẫn Tế Huyền. Dùng bài trên, thêm Hồng hoa 6g, uống thêm 7 thang. Sau khi uống cảm thất vật dội lên giảm đi, trung tiện tăng lên, dễ chịu hơn trước, đại tiện bình thường, ngủ tốt, lưỡi đỏ, mạch Tế còn Huyền. Dùng bài trên, thêm Đan sâm 16g. Uống tiếp 7 thang nữa bịnh khỏi.
Cho thêm 7 thang bài thuốc sau để củng cố kết qủa: Mộc hương 8g, Toàn phúc ngạnh 12g, Hương phụ (chế) 12g, Đương quy 12g, Đan sâm 16g, Chích thảo 6g,
Trần bì 12g, Kê nội kim (nướng) 12g, Xích thược 12g, Bạch thược 12g, Thanh bì 16g.
Hang Vị viêm thuộc phạm trù ‘ Vị Quản Thống ‘ của YHCT biện chứng chính là đau ở Dạ dày lâu ngày, đau 1 chỗ nhất định. Chứng này không những là khí trệ gây ra đau mà đã phát triển thành ứ tắc phần lạc của Vị... Trong bài dùng Mộc hương, Hương phụ, Trần bì đều cay, thơm nên có tác dụng lý khí, Đương quy, Hồng hoa đều cay, nhu, hòa huyết, làm cho khí cơ thông suốt, tiêu trừ ứ huyết, giảm các chứng trạng, hết đau.
Bệnh án Dạ Dày Đau Do Khí Trệ
(Danh Y Trình Thiện Ân, Trung Y Học Viện Trường Xuân)
Lý X, nam, 45 tuổi, vùng Dạ dày đau tức, lúc nặng, lúc nhẹ, đã hơn 4 năm. Gần 1 tháng nay bịnh nặng lên, vùng Dạ dày đau nhiều, miệng họng khô ráo, khát nhưng không muốn uống, ăn nhiều thì đau tăng, ăn xong thì bụng trướng. Aên thức ăn cay, nóng thì đau nhiều, chóng mặt, hai mắt khô, nhìn vật thấy mờ, ngũ tâm phiền nhiệt, sắc mặt vàng úa, lưỡi hồng không có rêu, mạch Tế sác. Chứng này Dạ dày đau lâu ngày, Vị dương bị tổn thương, không được nhu dưỡng, khí trệ lại gây ra đau. Dùng bài Bách Hợp Lệ Luyện Ô Dược Thang gia giảm: Bách hợp 40g, Ô dược 16g, Xuyên luyện tử 20g, Lệ chi hạch 16g. Thêm Bạch thược, Cam thảo, Mạch môn, Sinh địa, Ngọc trúc đều 16g, Sa sâm 20g, Mạch nha (sống) 30g. Sắc uống 3 thang, Dạ dày bớt đau, các chứng đều giảm, chỉ còn táo bón, ngũ tâm phiền nhiệt. Dùng bài trên, thêm Hồ hoàng liên, Ngân sài hồ, Địa cốt bì đều 16g. Uống tiếp 3 thang nữa khỏi hẳn.
(Bách hợp nhuận Phế dưỡng âm, giáng khí, Xuyên luyện tử sơ Can hành khí, Ô dược lý khí, giảm đau, Lệ chi hạch (hạt Vải) trị vị hàn khí trệ gây đau).
DẠ DẦY SA
(VỊ HẠ THÙY - GASTROPTOSE - GASTROPTIS)
A. Đại cương
Dạ dầy sa là tình trạng toàn bộ dạ dầy bị xệ (sa) xuống so với vị trí bình thường.
B. Nguyên nhân
Bệnh thường do độ căng của gân cơ của thành bụng gây ra. Thiếu mỡ ở vách bụng, gân cơ lỏng lẻo, áp suất bụng giảm xuống gây ra.
Người cơ thể suy nhược, bụng hẹp, dài... hoặc do 1 nguyên nhân nào đó thường ép vào bụng trên và ngực. Những người đang béo mập mà gầy đi một cách nhanh chóng quá, phụ nữ sinh đẻ nhiều, đều dễ bị bệnh này (dạ dày sa).
- YHCT cho là chủ yếu bởi Tỳ vị hư yếu, trung khí bị hạ hãm ở dưới gây ra. Tỳ Vị là gốc của trung khí, Tỳ lại chủ cơ nhục và chuyển vận hóa, nếu Tỳ hư thì vận hóa không đều, không đu? trung khí để đưa lên làm cho dạ dày sa xuống.
C. Triệu chứng
Gầy ốm, thiếu sức, ăn uống kém, ngực và dạ dày đầy trướng khó chịu nhất là sau khi ăn. Cũng có khi sau khi ăn cảm thấy bụng sa xuống và đau thắt lưng hoặc thấy nôn mửa, ợ, đại tiên không bình thường, hễ nằm ngang thì cảm thấy dễ chịu, rêu lưỡi mỏng nhạt, mạch Nhu mà vô lực.
D. Điều trị s
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thăng cư? trung khí, Kiện Tỳ, hòa Vị.
Huyệt chính: Vị Thượng + Quan Nguyên (Nh.4) + Khí Ha?i (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36).
Cách châm: Châm huyệt Vị Thượng, dùng kim dài (5 thốn), châm xuyên thẳng qua thịt (cơ tầng) rồi hướng mũi kim về phía huyệt Khí Ha?i hoặc Quan Nguyên. Châm Vị Thượng không quá 6cm, còn Khí Ha?i hoặc Quan Nguyên sâu 6cm. Sau khi châm xong, làm thu? pháp “Thác Vị” (dùng hổ khẩu tay bên phải nâng bao tư? lên, dùng lực từ từ đẩy lên, làm nhiều lần như vậy) để giúp đưa bao tư? lên. Châm kích thích mạnh. 2 ngày châm 1 lần, 10-20 lần là 1 liệu trình.
Phương pháp châm khác: bắt đầu sờ tìm tại giữa chỗ 2 huyệt Cự Khuyết (Nh.14) và Thượng Quản(Nh.13), tìm và sờ thấy dưới da 1 cục bằng hạt đậu, cũng có thể tìm thấy một cục như vậy giữa hai huyệt Thượng Quảnvà Tề Trung (rốn). Dùng hào châm loại dài 5 thốn, châm luồn dưới da từ cục thứ nhất đến cục thứ 2, vê kim, rút kim nhanh, thấy tê tới bụng, người bệnh có cảm giác bao tư? nâng lên, có thể cảm thấy đau nhức bụng. 1-2 lần là 1 liệu trình, 2 lần cách nhau 15 ngày hoặc 1 tháng. Thường sau 1 liệu trình mà không thấy kết qua? thì không làm thêm lần nữa.
2- Thiên Trụ (Bq.10) + Đại Trữ (Bq.11) + Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thừa Mãn (Vi.20) + Lương Khâu (Vi.34) . Mỗi ngày châm 1 lần, phối hợp châm cứu (Trung Quốc Châm Cứu Học).
3- Huyệt chính: Khí Ha?i (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36).
. Huyệt phụ: Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Quản(Nh.12).
Bắt đầu châm Khí Ha?i và Túc Tam Lý.
Nếu nặng, thêm Quan Nguyên (Nh.4) hoặc Trung Quản(Nh.12) (Khoái Tốc Châm Thích Liệu Pháp).
4- Chương Môn (C.13) xuyên Phúc Kết (Ty.14) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6).
Hoặc Đại Hoành (Ty.15) xuyên Thần Khuyết (Nh.8) + Trạch Tiền, lưu kim 20 phút. 10 ngày là 1 liệu trình, 2 liệu trình cách nhau 3 ngày (Thực Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
5- Can Du (Bq.18) + Vị Du (Bq.21) + Thượng Quản(Nh.13) + Trung Quản(Nh.12) + Thiên Xu (Vi.25), châm hoặc cứu Thượng Cự Hư (Vi.37). Mỗi ngày châm 1 nhóm, huyệt vùng bụng (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
6- Hạ Quản(Nh.10) + Vị Du (Bq.21) (Châm Cứu Học HongKong).
7- Chỉ châm các du huyệt: Can Du (Bq.18) + Đởm Du (Bq.19) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.21) . Châm xiên 15-25o sâu 1-1, 5 thốn, lưu kim 30 phút (Hà-Chu-Trí trong ‘Trung Quốc Châm Cứu’ số 223/1985).
8- Cự Khuyết (Nh.14) + Hoang Du (Th.16) .
Cự Khuyết châm luồn kim dưới da hướng xuống phía dưới. Hoang Du châm xiên 45o (Cát - Thư-Hàn trong ‘Thượng Ha?i Châm Cứu Tạp Chí’ số 7/1985).
9- Trung Quản(Nh.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Khí Ha?i (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36). Dùng nhiệt bổ pháp. Lưu kim 10-20 phút (Mạnh-Chiêu-Mẫn trong ‘Tứ Xuyên Trung Y Tạp chí’ số 18/1986).
10- Thuỷ châm nước muối sinh lý 2% vào các huyệt Thượng Quản(Nh.13) + Trung Quản(Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Tỳ Du (Bq.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Phương-Tuyển-Thư trong ‘Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí’ số 21/1986 ).
11- Bổ trung khí, kiện Tỳ, hòa Vị: châm bổ, cứu Túc Tam Lý (Vi.36) + Trung Quản(Nh.12) + Lương Môn (Vi.21) + Khí Ha?i + Thiên Xu (Vi.25) + Quan Nguyên (Nh.4) + Bá Hội (Đc.20) + Can Du (Bq.18) + Tam Tiêu Du (Bq.22) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
ĐỚI HẠ
(Khí Hư, Bạch Đới - Leukorrhée - Leukorrhea)
A. Đại cương
Là bệnh ở âm đạo tiết ra chất dịch nhầy như tròng trắng trứng gà, lượng dịch tiết ra nhiều hơn bình thường.
B. Nguyênnhân
Do khí huyết suy yếu. Tỳ Thận hư tổn hoặc thấp nhiệt đi xuống làm cho mạch Đới không giữ được, mạch Xung và Nhâm mất điều hòa gây ra. Hoặc do Tỳ Vị bị tổn thương, chức năng vận hóa thấp bị rối loạn, Khí thấp đi xuống thành bệnh, hoặc do tình chí không được thoải mái, Can khí bị uất kết lâu ngày hóa nhiệt, làm cho huyết và nhiệt xung đột nhau, thấp nhiệt dồn xuống gây ra bệnh.
Trên lâm sàng thường phân biệt 3 loại: Bạch đới, Xích đới, Hoàng đới. Thường Bạch đới do khí huyết suy yếu còn Xích đới và Hoàng đới do thấp nhiệt gây ra.
C. Triệu chứng
Thường gặp 2 thể:
1 - Bạch Đới: âm đạo tiết ra chất dịch nhầy như mũi, mùi có thể tanh, lưng đau, mỏi mệt, mắt hoa, chóng mặt, ăn kém, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Trầm Trì hoặc Hoãn Nhược.
2 - Hoàng, Xích Đới: khí hư mầu vàng hoặc như mủ, mùi hôi, táo bón, tiểu vàng, đỏ, ít, rêu lưỡi vàng nhuận, mạnh Nhu Sác (Hoàng) hoặc chất khí hư có khi lẫn mầu đỏ, miệng khô, đắng, bứt rứt khó chịu, tim đập hồi hộp, mất ngủ, hay tức giận, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác (Xích).
Khám phụ khoa thường thấy cổ Tử cung viêm, lở loét, âm đạo viêm, xoang chậu viêm.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Điều tiết 3 mạch Xung, Nhâm, Đới và tùy theo biện chứng mà gia giaœm.
• Huyệt chính: Đới Mạch (Đ.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Khí Hải (Nh.6).
Huyệt phụ: Hành Gian (C.2) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) .
Châm kích thích vừa, không lưu kim hoặc lưu kim 15 phút, cách 1 ngày châm 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.
. Khí huyết suy: có thể thêm Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) .
. Thấp nhiệt đi xuống: thêm Hành Gian (C.2) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) .
Ý Nghĩa: Khí Hải bổ khí để nhiếp dịch; Đới mạch lợi thấp để cầm không cho đới hạ tiết ra; thêm Tam Âm Giao để bổ khí của 3 kinh âm; Hành Gian tiết Can Hoả; Âm Lăng Tuyền thấm Thuỷ thấp nên có thể thanh lợi thấp nhiệt; Quan Nguyên bổ chân dương; Túc Tam Lý) điều Vị khí.
2- Nhóm 1: Âm Giao (Nh.7) + Đới Mạch (Đ.26) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Cốt (Nh.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Trung Liêu (Bq.33).
Nhóm 2: Khí Hải (Nh.6) + Tiểu Trường Du (Bq.27) (Tư Sinh Kinh).
3- Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Thiên Xu (Vi.25) (Châm Cứu Tập Thành).
4- Mệnh Môn (Đc.4) + Thần Khuyết (Nh.8) + Trung Cực (Nh.3), đều cứu 7 tráng (Châm Cứu Yếu Lãm).
5- Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Đới Mạch (Đ.26) + Gian Sử (Tb.5) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Thần Ứng Kinh).
6- Nhóm 1: Bạch Hoàn Du (Bq.30 + Gian Sử (Tb.5) + Khí Hải (Nh.6) ) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6).
Nhóm 2: Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Dương Giao (Đ.35) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Đại Thành).
7- Khí Xung (Vi.30) + Xung Môn (Ty.12) (Bách Chứng Phú).
8- Đới Mạch (Đ.26) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Phong (C.4) (Thần Cứu Kinh Luân).
9- Đới Mạch (Đ.26) + Khí Hải (Nh.6) + Ngũ Xu (Đ.27) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
10- Nhóm 1: Bàng Quang Du (Bq.28) + Hạ Liêu (Bq.34) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3).
Nhóm 2: Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) .
Nhóm 3: Bàng Quang Du (Bq.23) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Liêu (Bq.33) (Châm Cứu Học Giản Biên).
11- Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Đới Mạch (Đ.26) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6).
. Thiên về Thấp Nhiệt thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian (C.2).
. Hàn Thấp thêm Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
12- Nhóm 1: Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) .
Nhóm 2: Khí Hải (Nh.6) + Phục Lưu (Th.7) + Quy Lai (Vi.29).
Nhóm 3: Trung Cực (Nh.3) + Tử Cung (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
13- Âm Giao (Nh.7) + Âm Liêm (C.11) + Đại Hách (Th.12) + Giao Nghi + Hội Dương (Bq.35) + Khúc Cốt (Nh.2) + Mệnh Môn (Đc.4) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Âm Kiều + Trung Cực (Nh.3) + Trường Di(Châm Cứu Học Hong Kong).
14- Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Học Giản Biên).
15- Châm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Can Du (Bq.18) + Chương Môn (C.13) + Đái Mạch (Đ.26) + Đại Trường Du (Bq.25) + Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20).
Cứu Thiên Xu (Vi.25) + Thuỷ Phân (Nh.9) đều 3 tráng.
• Bạch Đới cứu - Hoàng Đái và Xích Đái đều châm tả, không cứu (Thái Ất Thần Châm Cứu).
16- Kiện Tỳ, hóa thấp, điều hòa 3 mạch Xung + Nhâm và Đới. Châm Đái Mạch (Đ.26) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) .
. Nếu khí hư vàng thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian (C.2).
. Nếu khí hư trắng loãng thêm Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Việt Nam).
17- Huyệt chính: Thứ Liêu.
. Hàn thấp thêm cứu Mệnh Môn (Đc.4).
. Âm đạo ngứa thêm Lãi Câu (C.5).
. Thấp nhiệt thêm Tam Âm Giao (Ty.6).
Lưu kim 15 phút. Rút kim ra, có thể cứu thêm. Ngày châm 1 lần, 7 lần là 1 liệu trình (‘Hà Tây Trung Y Tạp Chí’ số 13/1985).
19- Tỳ Hư Thấp Thịnh: Kiện Tỳ thấm thấp, châm bổ Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Đới Mạch (Đ.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20)
Thận Hư: bổ Thận , cố, điều bổ mạch Nhâm và Đới. Châm + cứu Đới Mạch (Đ.26) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
ĐƠN ĐỘC
(Lupus - Lupus. Rosacée - Rosacea)
A. Đại cương
Đơn Độc là một loại bệnh lây qua da hoặc niêm mạc
YHCT gọi bằng nhiều tên khác nhau tùy theo vị trí phát bệnh, như phát ở vùng đầu mặt gọi là “Bão Đầu Hoả Độc”, phát chuyển cả toàn thân gọi là “Xích Du Đơn Độc", phát ở đùi, chân, gọi là “Lưu Hoả" hoặc “Hoả Đơn Cước”. Tuy nhiên, vẫn thường được gọi chung là Đơn Độc.
B. Nguyên nhân
Do Hoả tà nhiệt độc uất kết ở bì phu, kinh lạc bị trở trệ, khí huyết bị ủng tắc, gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
Thường phát ở đầu mặt, nhất là chi dưới. Lúc đầu người bệnh thấy rét run, sốt cao, khó chịu, đầu nhức, khát, ói mửa, biếng ăn uống. Sau đó ở cục bộ da lông bắt đầu xuất hiện những về (đám) nhỏ ban đỏ, nóng, rát (đau), chung quanh về đó lồi lên, có giới hạn rõ rệt, đồng thời có thể lan nhanh ra 4 bên. Vùng da chỗ sưng đỏ có khi có mụn nước. Hạch bạch huyết ở chỗ đau thường sưng to. Bệnh phát ở chi dưới thì nổi hạch ở háng, bệnh ở đầu mặt thì sưng hạch ở cổ và sau tai. Bệnh phát ở chi dưới, thường tái phát và trở thành di chứng. “Tượng Bì Thoái” (Da Voi) hoặc “Đại Cước Phong”. Mạch thường Hồng Sác, rêu lưỡi vàng nhớt. Khoảng 2-3 tuần bệnh dần dần khoœi.
Đơn Độc ở vùng đầu mặt thường nặng có thể gây ra chứng màng viêm não.
Chứng do đờm, nếu kèm chứng trạng toàn thân bị nặng thì có thể gây ra chứng hoại huyết hoặc mưng mủ (đơn độc có mủ ).
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Hoạt huyết, khứ ứ, thanh giải nhiệt độc.
• Huyệt chính: Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hãm Cốc (Vi.43) + Uỷ Trung (Bq.40).
Huyệt phụ: Thái Dương, Nội Quan (Tb.6), Túc Tam Lý (Vi.36)
- Cách châm: Đại Chùy, Khúc Trì, Hãm Cốc đều có thể châm gây cảm ứng ra 4 bên, kích thích mạnh. Uỷ Trung và vùng 4 chung quanh châm cho ra máu. Nhức đầu có thể thêm Thái Dương. Biếng ăn thêm Nội Quan (Tb.6), Túc Tam Lý (Vi.36) .
2- Trị Hồng Đơn phát ở toàn thân: Bá Hội (Đc.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) (Châm Cứu Đại Thành).
3- Dùng nước ấm rư?a vùng bịnh, rồi dùng kim Tam Lăng chích (ra máu) 20 - 30 nốt quanh chỗ bịnh (Sang Y Đại Toàn).
4- Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Uỷ Trung (Bq.40) + Khúc Trạch (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
5- Thanh nhiệt, giải độc, tán phong, lợi thấp. Dùng kim Tam Lăng châm xuất huyết hoặc dùng Mai Hoa châm gõ mạnh cho ra máu vùng bệnh.
Hợp với Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Dương Phụ (Đ.38) + Hành Gian (C.2) + Giải Khê (Vi.41) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) [đều tả ] + Uỷ Trung (Bq.40) [châm ra máu] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
6- A Thị Huyệt + Hợp Cốc (Đtr.4) + Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Uỷ Trung (Bq.40)(Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
7- Thiếu Dương Duy hoặc Tố Liêu (Đc.25) (Châm Cứu Học HongKong).
8- Dùng kim Tam Lăng châm huyệt Tứ Phùng nặn ra máu và dịch trắng nhờn, vàng, cách một ngày làm một lần. Làm ba lần không có hiệu qua? thì chuyển sang phương pháp châm khác (‘Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí’ số 528/1986
ĐIẾC CÂM
ĐIẾC CÂM
(Lung, Á - Surdité et Muet - Deaf and Dumb).
A. Đại cương
Điếc câm là chứng vừa điếc vừa câm, thường gặp ở trẻ nhỏ . Có trường hợp nghe và nói được ít, gọi là điếc câm không hoàn toàn.
Trường hợp không nghe, không nói được gì cả là điếc câm hoàn toàn.
B. Nguyên nhân
Do Thận khí suy yếu, tinh khí không lên tai được.
Do tà khí xâm nhập làm thanh khiếu ở tai bị bế tắc gây ra.
C. Triệu chứng
Không nghe và không nói được. Kiểm tra tai thấy bình thường, lưỡi có khi quá ngắn hoặc lưỡi bị co lại do dây chằng lưỡi ngắn.
D. Điều trị
1- Sơ thông kinh khí ở vùng tai và lưỡi.
• Huyệt chính: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu.17) + Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) .
Huyệt phụ: Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) .
Cách châm: Các huyệt ở quanh tai, mỗi lần chọn dùng 1 - 2 huyệt. Bảo người bệnh há miệng châm thẳng, sâu 1, 5 - 2 thốn. Mỗi ngày châm 1 lần, 10 lần là một liệu trình, nghỉ một tuần lại tiếp tục. Nếu nghe rõ hơn, thêm Á Môn (Đc.15), Liêm Tuyền (Nh.23) .
Ý nghĩa: Nhĩ Môn, Thính Hội, Thính Cung đều ở vùng tai, có tác dụng sơ thông kinh khí ở tai, Á Môn là huyệt Chủ yếu trị câm; Liêm Tuyền để sơ điều khí cơ ở lưỡi; Mạch của kinh Thủ Thái Dương chạy vào trong tai, vì vậy, phối hợp Trung Chư?, Ngoại Quan; Lạc của Thủ Dương Minh tách vào hợp với tông mạch của tai, do đó, phối hợp với Hợp Cốc.
2- Sơ thông kinh khí các kinh đi lên tai, lưỡi, bổ Thận Khí: châm Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu.17) + Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Bá Hội (Đc.20) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Trung Chử (Ttu.3).
Cách châm:
+ Nếu do Thận khí suy yếu: Châm tại chỗ 1 - 2 huyệt, hợp với Thận Du (Bq.23), Khí Hải (Nh.6).
+ Nếu do bịnh lây: châm tại chỗ 1 - 2 huyệt, hợp với Ngoại Quan (Ttu.5), Trung Chử (Ttu.3), Bá Hội (Đc.20) (Châm Cứu Học Việt Nam).
Theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ 1974:
a - Câm điếc bẩm sinh
• Huyệt chính: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Phong (Ttu.17) +Á Môn (Đc.15) + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) .
Huyệt phụ: Ế Minh + Khúc Trì (Đtr.11) + Bá Hội (Đc.20) + Nhân Trung (Đc.26) + Tích Tam Huyệt.
Mỗi ngày châm một lần. Huyệt ở vùng tai, lúc đầu kích thích nhẹ, sau mạnh. Châm Nhĩ Môn (Ttu.21) hướng về phía huyệt Thính Cung (Ttr.19), Thính Hội (Đ.2), sâu 2-3 thốn. Luân phiên Sử dụng hai huyệt Trung Chử và Ngoại Quan. Nếu cần thêm huyệt phụ, mỗi lần chọn 1 - 2 huyệt, kích thích mạnh vừa.
b - Câm điếc do ngoại thương
A - Nhĩ Môn (Ttu.21) + Á Môn (Đc.15) + Trung Chử (Ttu.3.
B - Hạ Quan (Vi.7) + Ế Phong (Ttu.17) + Liêm Tuyền (Nh.23) .
Chọn Sử dụng luân lưu 2 nhóm trên, châm Nhĩ Môn hướng về Thính Hội, sâu 2 - 3 thốn.
Huyệt Hạ Quan, châm thẳng, rồi rút kim ra gần sát da, hướng ra phía sau, xuyên đến huyệt Thính Cung, sâu 1, 5 - 2, 5 thốn.
c - Câm điếc do ngộ độc thuốc
Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Minh + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Thính Hội (Đ.2) + Khế Mạch (Ttu.18) + Á Môn (Đc.15) + Lăng Hạ + Tứ Độc (Ttu.9).
Nhĩ Mônchâm xiên hướng về huyệt Thính Hội, sâu 2-3 thốn, Thính Hội, châm hướng lên Thính Cung, sâu 1, 5 - 2 thốn. Các huyệt khác luân lưu Sử dụng. Kích thích vừa.
d - Câm điếc vì tai trong viêm
• Huyệt chính: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Phong (Ttu.17) + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) .
Huyệt phụ: Á Môn (Đc.15) + Nhĩ Môn (Ttu.21) châm xiên hướng về huyệt Thính Hội (Đ.2), sâu 2 - 3 thốn. Các huyệt khác luân lưu Sử dụng.
e - Câm điếc do bệnh truyền nhiễm (Ban sở i, não viêm, thương hàn...).
Hạ Quan (Vi.7) + Phong Trì (Đ.20) + Giác Tôn (Ttu.20) + Bá Hội (Đc.20).
Hoặc Ế Minh + Khế Mạch (Ttu.18) + Thính Cung (Ttr.19) + Thần Môn (Tm.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Bá Hội (Đc.20) .
Cách châm:
Huyệt Hạ Quan, châm thẳng, rồi rút kim ra gần sát da, hướng về phía sau, xuyên đến huyệt Thính Cung, sâu 1, 5 - 2, 5 thốn. Các huyệt khác luân lưu Sử dụng. Kích thích vừa.
2- Hội Tông (Ttu.7) + Hạ Quan (Vi.7) (Giáp Ất Kinh).
3- Điếc: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu.17) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Trung Chử (Ttu.3).
Câm: Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Thông Lý (Tm.5) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
4- Nhóm 1: Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4)
• Nhóm 2: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu.17) + Trung Chử (Ttu.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Giản Biên).
5- Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Chử (Ttu.3) + Hậu Khê (Ttr.3) + Thượng Liêm Tuyền + Ngoại Kim Tân + Ngọc Dịch + Hồng Âm + Lung Huyệt + Bàng Liêm Tuyền + Thính Linh + Thính Huyệt + Thính Thông + Cường Âm + Tăng Âm + Giáp Nội + Thượng Hậu Khê (Châm Cứu Học HongKong).
6- Thính Hội (Đ.2) + Thính Cung (Ttr.19) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Phong (Ttu.17) + Bá Hội (Đc.20) + Trung Chử (Ttu.3) + Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
7- Châm Bá Hội (Đc.20) + Ế Phong (Ttu.17) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5), kích thích mạnh vừa (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
8- Trước tiên châm Thận Du (Bq.23) + Ế Phong (Ttu.17) + Ngoại Quan (Ttu.5) sau đó châm Thính Hội (Đ.2), đều châm sâu, dùng Bình bổ bình tả (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 28/1986).
9- Châm Thính Cung (Ttr.19) làm chính + Ế Phong (Ttu.17) + Thính Hội (Đ.2) là phụ. Trẻ nhỏ dưới 9 tuổi châm sâu 1 - 1, 2 thốn. 10 - 15 tuổi sâu 1, 3 - 1, 5 thốn. 16 tuổi 1, 6 - 2, 2 thốn (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 22/1986
BƯỚU CỔ
A- Đại Cương
Bướu cổ đơn thuần là một bệnh to tuyến giáp thường do thiếu iot, hay gặp ở một số vùng nhất định (thường ở miền núi) nên còn gọi là bướu cổ địa phương, nữ mắc bệnh nhiều. Có khi là bướu cổ tán phát. Trong một số trường hợp, bướu cổ là phản ứng của tuyến giáp đối với sự mất cân bằng của nội tiết tuyến giáp.
Bướu cổ đơn thuần thường chia làm 2 loại: địa phương tính (tập trung ở một số vùng nhiều người mắc) và tản phát tính (nơi nào cũng có người mắc, thường gặp nhiều ở lứa tuổỉ trưởng thành, lúc có thai, cho con bú và thời kỳ tắt kinh.
Bướu cổ đơn thuần thuộc chứng "Anh" trong y học cổ truyền. Y văn cổ Trung Quốc trên 300 năm trước công nguyên đã có ghi về bệnh này như sách "Trửu Hậu Phương" đầu tiên đã ghi dùng Hải tảo (có iốt) để trị chứng ‘Anh’. Sách "Ngoại Đài Bí Yếu" đời Đường ghi 36 bài thuốc trị chứng 'Anh" trong đó 27 bài gồm các vị thuốc có chất iốt.
B- Nguyên Nhân Bệnh Lý Theo Y Học Cổ Truyền
+ Bướu cổ địa phương: Do thiếu iốt. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như di truyền, thiếu một số thức ăn khác, điều kiện vệ sinh kém... nên tuy cùng sống một địa phương mà cũng chỉ một số mắc bệnh (mặc dù qua kiểm tra tất cả người dân trong vùng đều có tuyến giáp khát iốt (gắn iốt phóng xạ tăng).
+ Bướu cổ tán phát: gặp ở nữ nhiều hơn. Nhiều học giả cho là do phản ứng của tuyến giáp, hoặc bài tiết không đủ, hoặc do nhu cầu tăng, nội tiết tuyến giáp không dủ, tuyến làm việc tăng (phản ứng bù trừ) làm cho tổ chức tuyến tăng sinh phì đại. Những yếu tố có liên quan:
* Dị hình bẩm sinh nội tiết: hấp thụ các yếu tố kháng giáp có trong thức ăn hoặc do thuốc. Thường kèm với suy giáp kéo dài hoặc thoáng qua.
* Tăng nhu cầu nội tiết giáp: tuổi dậy thì, có thai, tắt kinh. Cũng có trường hợp chưa rõ nguyên nhân. Y học cổ truyền cho rằng bệnh ANH phát sinh là do liên quan với đất nước nơi ăn ở và tình chí (trạng thái tinh thần) thay đổi. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: "Vùng núi đất đen có nguồn nước chảy ra không thể sống lâu ở đó, ăn uống nước đó dễ mắc bệnh "anh".
Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu’ cũng ghi: "Người vùng Trường An... uống nước cát dễ mắc bệnh anh”.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ ghi về tình chí có liên quan đến bệnh như sau: "Bệnh "anh" là do lo lắng nhiều, khí kết mà sinh ra"..
Bệnh lý chủ yếu là đàm thấp, khí trệ: Người bệnh có tỳ khí kém, thêm ảnh hưởng của thức ăn nước uống làm cho đàm thấp nội sinh, đàm thấp sinh nhiều càng tăng thêm khí trệ mà sinh bệnh. Hoặc do tức giận, thướng can, can khí không thông đạt, uất nên sinh đờm, đờm khí kết ở cổ mà sinh bệnh. Đàm thấp và khí trệ là hổ tương nhân quả cho nên khối u ngày càng to thêm. Cũng do can chủ sơ tiết, mà 2 mạch Xung, Nhâm liên hệ nhiều với kinh can, do đó, phụ nữ có kinh, thai nghén cho con bú đều liên quan đến khí huyết của can, những lúc đó dễ mắc bệnh.
C- Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp.
Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.
Bướu cổ địa phương tính to nhỏ không chừng (rất nhỏ hoặc rất to). Theo độ to nhỏ có thể chia:
Độ l: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.
Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.
Độ 3: Bướu quá to.
Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán.
Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, X quang thấy như một u trung thất.
Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.
Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ không chừng, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi còng quèo. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép như nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ, chèn ép thực quản thì nuốt khó, chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.
D- Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng (như trên đã mô tả).
- Xét nghiệm: Chuyển hóa cơ bản bình thường, iốt - protein trong huyết tương bình thường. Tỷ suất gắn iốt phóng xạ rất tăng trong bướu giáp địa phương tính nhưng gần như bình thường trong bướu giáp tản phát.
Khi thấy bướu cứng không đau có nhân, cần cảnh giác ung thư, nên làm giáp đồ bằng phóng xạ và làm sinh thiết.
E- Điều trị
Biện chứng luận trị theo YHCT:
Thường điều trị theo 2 thể bệnh sau:
l) Thể khí trệâ:
Chứng: Bướu cổ to thường tăng lên lúc tức giận, lúc có kinh hoặc có thai. Bụng đầy sườn đau, bụng dưới đau, rêu mỏng, mạch Huyền.
Phép trị: Lý khí, giải uất.
- Bài thuốc: Tứ Hải Thư Uất Hoàn thêm Hương phụ, Uất kim (Hải cáp phấn 8g, Hải đới 30g, Hải tảo 30g, Hải phiêu tiêu, Côn bố đều 20g - 30g, Trần bì 8g, Mộc hương, Hương phụ, Uất kim đều 12g.
Trường hợp khí uất hóa hỏa, ngườỉ phiền táo, dễ tức giận, hồi hộp mất ngủ, nhiều mồ hôi, tay run: thêm Đơn bì, Sơn chi, Liên tử tâm, Hoàng liên, Hạ khô thảo, Long đởm thảo.
2) Thể đàm thấp
Chứng: Bướu cổ to, chân tay mệt mỏi, buồn ngủ, ngực tức, kém ăn, bụng đầy, lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, mạch Hoạt.
Phép trị: Hóa đàm, nhuyễn kiên, kiện tỳ, trừ thấp.
Bài thuốc: Lục Quân Tử Thang Hợp Hải Tảo Ngọc Hồ Thang gia giảm (Hải tảo, Hải đới, Côn bố đều 30g, Trần bì, Bán hạ, Xuyên khung đều 8g, Đương qui, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Triết Bối mẫu đều 12g, Cam thảo 4g).
Gia giảm: Chân tay lạnh, sợ lạnh thêm Nhục quế 3 - 4g, Phụ tử (chế) 6 - 10g, bướu to có cục gia Đơn sâm 12g, Hương phụ (chế) 10g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 6g.
2. Một Số Bài Thuốc Đơn Giản.
l) Hải đới 100g, sắc uống mỗi ngày ăn luôn bã.
2) Hải tảo, Côn bố lượng bằng nhau tán bột mịn luyện mật làm hòan, mỗi lần uống 10 - 20g ngậm nuốt, sau bữa cơm tối. Có thể dùng lâu dài.
3) Hải tảo, Côn bố lượng bằng nbau, Thanh bì lượng l/3 của Côn bố, sao vàng tán bột làm hòan. Mỗi ngày uống 10g sau bữa ăn tối. Uống lâu dài.
4) Uất kim, Đơn sâm, Hải tảo đều 15g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể cho đường uống thường xuyên, liên tục trong 3 - 4 tuần. Dùng cho thể khí huyết ứ trệ.5) Hải đới 60g, Đậu xanh 150g. Nấu chín, cho đường ăn hàng ngày.
6) Côn bố, Hải tảo, Đậu nành 150 - 200g.
Nấụ chín hoặc thêm đường để ăn thường xuyên.
7) Hạt khô thảo 30g, Hải tảo 60g, sắc uống.
8) Triết Bối mẫu, Hảỉ tảo, Mẫu lệ đều 12g, tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần. Uống trước khi ăn với rượu trắng.
9) Bạch thược 15g, Huyền sâm 9g, Hạ khô thảo 30g, Hải phù thạch 30g, Hương phụ (chế) 12g, Bạch giới tử 12g. Sắc uống. Thêm Cương tàm 12g, Trạch tả 15g, Thất diệp nhất chi hoa 20g, kết quả càng tốt.
10) Mẫu lệ, Hải tảo, Côn bố, Bạch tật lê, Bạch thược, Sinh địa, Huyền sâm, Kỷ tử, Sung úy tử lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn cho mật làm hoàn IOg.
Mỗi ngày uống 2 - 3 hoàn với nước sôi nguội.
11) Hà thủ ô 20g, Ô mai 10g, Côn bố 15g. Sắc uống.
12) Lá Sinh địa (Sinh đia diệp), Hạ khô thảo 30g, Sơn tra 20g, sắc uống.
4. Điều trị bằng châm cứu
1) THỂ CHÂM
Theo sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trrị Liệu Học’:
a- Âm hư hỏa vượng
Chẩn đoán yếu điểm: Cơ thể gầy ốm, ăn nhiều, mất ngủ, sốt về chiều, mồ hôi ra nhiều, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế Sác.
Phép trị: Tư âm, giáng hỏa, hóa trệ, tiêu anh.
Phương huyệt: Nhu hội, Khí xá, Gian sử, Thái xung, Thái khê. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút.15 ngày là 1 liệu trình.
- GT: Nhu hội là huyệt hội của kinh thủ Thiếu dương với mạch Dương duy, để tuyên thông khí của tam tiêu, sơ đạo ứ trệ; Phối hợp với huyệt Khí xá của kinh dương minh để tiêu ứ trệ tại vùng bướu; Gian sử thuộc kinh Tâm bào, chuyên trị hồi hộp, phiền nhiệt; Thái xung giáng can hỏa; Thái khê tư thận âm, để tư âm giáng hỏa, hóa trệ, tiêu anh.
- GG:
+ Mắt lồi: thêm Thiên trụ, Phong trì.
+ Mất ngủ: thêm Đởm du, Tâm du.
+ Sốt về chiều: thêm Đại chùy, Lao cung.
+ Mồ hôi trộm: thêm Âm khích, Hậu khê.
+ Cơ thể gầy ốm: thêm Tam âm giao, Túc tam lý.
b- Khí và Âm đều hư
- Phép trị: ích khí, dưỡng âm, tán kết, tiêu anh.
Phương huyệt: Hợp cốc, Thiên đỉnh, Thiên đột, Quan nguyên, Chiếu hải. Châm bổ. Mỗi ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút. 20 lần là 1 liệu trình.
- GT: Vùng cổ liên hệ với kinh thủ, túc dương minh (Đại trường, Vị) vì vậy, dùng huyệt Thiên đỉnh, Thiên đột hợp với Hợp cốc để sơ thông kinh lạc, tán kết, tiêu anh; Quan nguyên bổ ích nguyên khí; Chiếu hải tư dưỡng thận âm, để ích khí, dưỡng âm.
- GG:
+ Hồi hộp: thêm Nội quan, Thần môn.
+ Tiêu lỏng: thêm Thiên xu, Công tôn, Tỳ du.
Sách ‘ Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’:
1- Huyệt vị: A thị huyệt là huyệt chính. Có hai nhóm huyệt phối hợp.
Nhóm một: Thiên đột (XIV.22), Kiên tỉnh (XI.21), Hợp cốc (II.4).
Nhóm hai: Khí xá( III. 11), Thiên tĩnh (X. 10), Túc tam Lý (III.36).
Mỗi nhóm được sử dụng luân phiên trong mỗi liệu trình 7 ngày.
2- Tiến trình: Bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi ngả ra sau. Châm khối bướu từ 3 - 5 lần. Độ sâu khi châm tùy theo kích thước của khối bướu.Trong những trường hợp thông thường, có thể châm kim thẳng từ đỉnh bướu xuống đến trung tâm bướu hoặc châm kim xuyên qua tổ chức dưới da từ bờ bên này qua bờ bên kia khối bướu.
Hướng châm, độ sâu và thao tác châm được áp dụng cho các huyệt như sau:
- Thiên đột: châm hướng xuống góc 45o, sâu 0,3 - 0,5 thốn, vê kim. Khí xá: châm thẳng góc, sâu 0,3 - 0,5 thốn, vê kim. Kiên tỉnh: châm thẳng góc, sâu 0,3 - 0.5 thốn, vê kim. Hợp cốc: châm thẳng góc, sâu 1 - 1,5 thốn, vê và cọ kim. Thiên tỉnh: châm hướng nghiêng góc 30o sâu 0,5 - 1 thốn, nâng, đẩy và vê kim.
Lưu kim 30 - 60 phút, 10 - 20 phút kích thích 1 lần. 10 ngày là một liệu trình, nghỉ hai ngày lại tiếp tục.
2. NHĨ CHÂM
Nội tiết, Dưới vỏ não, Tuyến giáp. Phương pháp châm: dùng hào châm hoặc nhĩ hoàn gài kim, mỗi lần chọn 2 - 3 huyệt. Dùng hào châm châm cách nhật, 30 lần châm là một liệu trình. Gài nhĩ hoàn thì 3 ngày liên tục dặn bệnh nhân tự ấn huyệt ngày 3 lần, sau khi lấy kim, thay kim gài huyệt khác, 10 lần gài kim là một liệu trình.
Y ÁN BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN
(Trích trong ‘‘ Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền).
Bệnh nhân Lưu, nam, 49 tuổi, cán bộ, nhập điều trị ngoại trú ngày 23/6/1977.
Bệnh nhân cảm thấy khó chịu vì cổ bị cấn và khó thở.
Thăm khám: Tim phổi bình thường, ăn uống tốt. Tuyến giáp lớn bờ có ranh giới rõ, nhưng mặt đáy không rõ và chỉ hơi di động. Khối u mềm và di động khi nuốt. Huyết áp 140/90 mmhg.Thân nhiệt 36,6oC. Rêu lưỡi trắng, mạch trầm nhược.
Chẩn đoán là bướu giáp đơn thuần. Châm các A thị huyệt, Thiên đột, Kiên tỉnh và Hợp cốc theo phương pháp trên, lưu kim trong 30 phút, thao tác kim mỗi 10 phút.
Phương huyệt được thực hiện ngày một lần. Bảy ngày là một liệu trình với một khoảng nghỉ 2 ngày.
Khối u hơi nhỏ sau liệu trình thứ nhất. Hô hấp cũng trở nên bình thường.
Khối bướu giảm kích thước còn một nửa sau liệu trình thứ hai khi vẫn duy trì châm A thị huyệt, Khí xá, Thiên tỉnh và Túc tam lý với kỹ thuật thao tác và độ sâu như đã nói ở trên. Liệu trình thứ ba thực hiện như liệu trình thứ nhất và bệnh được chữa khỏi từ đó. Không thấy biểu hiện gì bất thường sau nửa năm
BỆNH GOUT(Thống Phong)
Đại Cương
Là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong huyết thanh. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khớp viêm tái phát nhiều lần, dị dạng khớp, nổi u cục dưới đa và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận do acid uric, bệnh thận do gút. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.
Xuất hiện đầu tiên trong sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’.
Đông y còn gọi là ‘Lịch Tiết Phong, ‘Bạch Hổ Phong’, ‘Bạch Hổ Lịch Tiết’.
Nguyên nhân bệnh lý theo y học cổ truyền
Goutt là một bệnh tăng acid uric huyết thanh với những biểu hiện đau khớp cấp. Lượng acid uric huyết tăng do tăng sản xuất lượng acid uric hoặc do thận đào thải kém hoặc do cả hai. Theo YHCT, thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau co duỗi khó khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu, tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục tôphi quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần.
Y văn cổ không có ghi chứng gút nhưng có chứng "thống phong" là chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi. Cho nên bệnh thống phong có thể qui thuộc phạm trù chứng tý trong đông y.
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh có 2 thể lâm sàng.
l- Cấp tính: Cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân, ngón cái, thường và0 ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác: ngón chân khác, cổ chân, gối...) khớp đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát.
2. Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường cớ sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn).
Chẩn đoán và phân biệt:
* Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
- Triệu chứng lâm sàng (như trên) chú ý hạt Tôphi, sạn thận gút, khớp gút to, thường chủ yếu là xương bàn chân tay sưng đau không đối xứng.
Acid uric huyết tăng rõ, cao hơn 7mg%.
- Tiền sử bệnh (cách tiến triển các cơn trước).
- Tiền sử gia đình.
- Cần phân biệt với:
+ Viêm khớp dạng thấp (không có acid uric cao, khớp sưng đối xứng...)
+ Tăng acid uric huyết đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid uric thứ phát (suy thận...).
Biện Chứng Luận Trị
Biện chứng luận trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp.
Đối với thể cấp tính: Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt; đột ngột khớp ngón cái (thường gặp nhưng cũng có thể các khớp nhỏ khác) sưng nóng đỏ đau, không đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp. Dùng bài: Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang Gia giảm: Thạch cao 40 - 60g (sắc trước), Tri mẫu 12g, Quế chi 4 - 6g, Bạch thược, Xích thược đều 12g, Dây Kim ngân 20 - 30g, Phòng kỷ 10g, Mộc thông, Hải đồng bì đều 10g, Cam thảo 5 - 10g, sắc uống ngày l thang, trong thời gian sưng đỏ nóng sốt.
Trường hợp thấp nhiệt nặng (Sưng tấy đau nhiều gia thêm dây Kim ngân 40 - 50g, Thổ phục linh,Ýù dĩ (tăng trừ thấp) hoặc gia thuốc hoạt huyết như Toàn Đương qui, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa, Tằm sa để hóa ứ chỉ thống, trường hợp có biểu chứng thêm thêm Quế chi, Độc hoạt, Tế tân để giải biểu, tán hàn chỉ thống.
+ Đối với thể mạn tính: nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ.
Điều trị: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống. Dùng Chế Ô đầu, Tế tân đều 4 - 5g (sắc trước), Toàn Đương qui 12g, Xích thược 12g, Uy linh tiên 10g, Thổ phục linh 16g, Tỳ giải 12g, Ý dĩ nhân 20g, Mộc thông 10g, Quế chi 4 - 6g, sắc uống.
Trường hợp sưng đau nhiều khớp cứng, mạch Hoãn Hoạt, rêu lưỡi trắng bẩn dày là triệu chứng đàm trọc ứ trệ, thêm chích Cương tàm, Xuyên sơn giáp, Tạo thêmùc thích, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Đau nhiều do huyết ứ (đau như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm) thêm Ngô công, Toàn yết, sao Diên hồ sách để hoạt huyết chỉ thống.
Trường hợp thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi bệu, mạch Trầm, Hoãn vô lực thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Cốt toái bổ để bổ thận kiện cốt định thống, có triệu chứng khí huyết hư thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Nhân sâm, Bạch truật...
Trên lâm sàng thường gặp:
+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.
Điều trị: Tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng bài Niêm Thống Thang gia giảm: Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng cầm đều 10g, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ đều 12g, Long đởm thảo (sao), Khổ sâm, Tri mẫu, Thăng ma đều 6g, Ý dĩ nhân (sống), Xích tiểu đậu đều 15g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).
+ Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.
Điều trị: Hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Mộc qua đều 10g, Hồng hoa, Uy linh tiên, Xuyên khung đều 6g, Dã xích đậu, Triết bối mẫu đều 12g, Ty qua lạc, Tạo giác thích, Giáp châu đều 4,5g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).
+ Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.
Điều trị: khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc. Dùng bài Kê Huyết Phụ Tử Niêm Thống Thang: Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 50g, Thương truật, Kinh giới huệ
Một Số BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
+ Địa Hoàng Du Linh Phương (Hồng Dụng, bệnh viện Hồng Thập Tự Hàng Chău tỉnh Triết Giang): Sinh địa, Hoàng kỳ, Đơn sâm, Ích mẫu thảo, Tang ký sinh đều 15g, Sơn thù, Phục linh, Trạch tả đều 10g, Tần giao 20g, sắc uống.
Thận dương hư, chân lạnh, lưng gối lạnh đau thêm Tiên linh tỳ, Tiên mao đều 10g, tỳ hư bụng đầy, tiêu lỏng thêm Đảng sâm, bạch truật đều 10g, miệng khô tiểu vàng mạch Sác thêm Hoàng cầm, Hoàng bá hoặc Sơn chi đều 10g, can dương thịnh đau đầu, váng đầu thêm Câu đằng, Cúc hoa, Thiên ma đều 10g.
Kết quả lâm sàng: Trị 6 ca, tốt 2 ca (huyết áp hạ xuống bình thường, creatine xuống l,8mg%, acid uric huyết dưới 6mg% hết triệu chứng lâm sàng) tiến bộ 4 ca (triệu chứng giảm, huyết áp hạ dưới 150/90mmHg, acid dưới 7mg%) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Thống Phong Phương (Trương Huệ Thần).
1-Thương truật 9g, Hoàng bá, Ngưu tất, Hải đồng bì, Khương hoàng, Uy linh tiên đều 12g, Hy thiêm thảo 15g, Mao đông thanh 30g, Hắc lão hổ, Nhặp địa kim ngưu đều 30g, ngày l thang sắc uống. Trắc bá diệp, Đại hoàng đều 30g, Hoàng bá, Bạc hà, Trạch lan đều 15g tán bột cho mật và nước vừa đủ thành hồ đắp ngoài.
2- Quế chi, Xuyên khung đều 10g, Khương hoạt, Tang chi, Tần giao, Thương truật đều 12g, Ngưu tất, Đơn sâm, Phòng kỷ đều 15g, Cam thảo 6g sắc nước uống. Đại hoàng, Hoa hòe, Tích tuyết thảo đều 30g sắc nước thụt đại tràng.
Bài (1) có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp trị chứng thống phong cấp thể thấp nhiệt.
Bài (2) có tác dụng tán hàn trừ thấp tý, thông lạc, chỉ thống trị chứng thống phong cấp thể hàn thấp.
- Kết quả lâm sàng: Trị 12 ca, 11 ca khớp sưng đều có giảm mức độ khác nhau, có 4 ca hết đau, giảm đau rõ, 5 ca, có giảm đau 2 ca. Đau giảm trong thời gian từ 7 - 40 ngày, bình quân 25 ngày (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Xuyên sơn giáp (đau bên trái dùng đắp bên phải và ngược lại) sao vàng tán bột, Trạch lan 9g, sắc với rượu uống.
Bài thuốc dùng cho chứng Tiễn phong thống (tục gọi là Quỷ tiễn đả) hoặc đau đầu, gáy, vai, lưng, chân tay gân xương đau (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Diên hồ sách, Nhục quế, Ngũ linh chi, Đương qui, Bạch chỉ, Phòng phong đều 3g. sắc uống (thêm Mộc hương 3g mài uống càng tốt) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Sinh địa 90g, Ngọc trúc 15g, Tế tân 3g, Độc hoạt, Khương hoạt, Chế xuyên ô, Thương truật, Đương qui, Bạch hoa xà đều 9g. Sắc uống. Dùng cho chứng thống phong sau khi sinh rất có hiệu quả.
+ Hoàng kỳ 12g, Đương qui, Cát căn đều 9g, Ma hoàng 3g, Bạch thược, chích thảo, Quế chi đều 6g, Sinh khương 1 lát, Táo 1 quả. Sác uống trị vai lưng đau.
+ Sung úy tử, Hà thủ ô đều 15g, đều 24g. Sắc nước lọc bỏ bã, dùng nước luộc trứng gà ăn. Dùng trị cánh tay đau có hiệu quả.
+ Bích hổ (Thằn lằn), ấu trùng Bọ dừa (bao giấy nướng, tán bột) mỗi thứ 3 con, Địa long tán bột 5 con, Mộc hương 15g, Nhũ hương 7,5g, Xạ hương 3g, Long não 15g. Tất cả tán bột chế với rượu, hồ thành hoàn bằng hạt đậuã đen to. Mỗi ngày uống lúc đói với rượu 30 viên (hoàn). (Thuốc trị chứng lịch tiết thống phong đau dữ dội điều trị nhiều thuốc không khỏi) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Xa tiền tử 15g, Tần giao, Uy linh tiên, Xuyên ngưu tất, Nhẫn đông đằng, Địa long đều 12g, Sơn từ cô, Hoàng bá đều 10g, Cam thảo 6g. Sắc nước uống. Đau nhiều thêm Xuyên ô 9g, Huyền hồ 12g, nhiệt thịnh thêm Dã cúc hoa 15g, Tử hoa địa đinh 30g, hoạt huyết thêm Đơn sâm 15g, lợi tiểu thêm Hoạt thạch 15g (Hiện Đại Nội Khoa Học).
Châm cứu Trị Chứng Gout
+ Huyệt chính: Thận du, Khí hải du, Bàng quang du, Quan nguyên, Tam âm giao. Phối với huyệt vùng đau, lân cận (A thị huyệt...).
Bệnh Án Thống Phong
Một chủ tịch công ty 57 tuổi, đến bệnh viện ngày 12 tháng 10 năm 1966, ngón cái bên chân trái sưng to gấp 2 lần bình thường, rất đau và mầu tím sẫm. Tháng 8 hai năm về trước xuất hiện tình trạng này, năm sau bệnh nhân không có khả năng đi lại được, đã sử dụng Colchicin nhưng không hiệu quả. Ngày 9 tháng 9 bệnh nhân đã đến khoa phẫu thuật chỉnh hình của phòng khám của trường đại học Y khoa Tokyo, ở đó bệnh nhân được điều trị trong 1 tháng nhưng không kết quả gì ngoại trừ hàm lượng acid uric trong máu giảm từ 9 xuống còn 6,5mg. Năm ngày sau bệnh nhân đến bệnh viện của chúng tôi, vì đau tái phát ở chân bên trái, vai trở nên cứng, đau dầu, nặng đầu, ù tai bên phải, đau thắt lưng, khát nước, thích nước, sợ lạnh, thèm gia vị và muối nhưng không thích thực phẩm ngọt, táo bón, tiểu tiện 8 đến 10 lần trong ngày và 1 lần ban đêm, nuôi dưỡng và sắc mặt tốt, mạch Huyền, bụng khỏe, ngoài ra rêu lưỡi trắng. Phúc chẩn ngực đau. Bệnh nhân được dùng bài Đại Sài Hồ Thang thêm Đại hoàng (vì có táo bón) và Thạch cao (vì có khát). Ngày 27 tháng 10 năm 1966, đau ngực đã dịu đi, phân mềm, đại tiện ngày 1 lần, tiểu tiện 4 hoặc 5 lần một ngày và 1 lần ban đêm, vì giảm lượng nước đưa vào. Ngày 2 tháng 11 chứng đau vai đã dịu đi nhưng chân vẫn còn đau. Tôi chuyển sang dùng bài Đương Quy Niêm Thống Thang. Ngày 12 tháng 11 bệnh nhân vẫn còn đau, tiếp tục dùng bài thuốc trên cùng với Bát Vị Hoàn trong 10 ngày nữa, nhưng không kết quả. Do vậy dùng bài Đại Sài Hồ Thang thêm Ma hoàng 15 ngày vì nó có tác dụng giảm đau. Ngày 12 tháng 12 chân bệnh nhân vẫn còn đau, khám lại toàn diện thấy đau ngực, phản ứng mạnh và đau khi ấn vào vùng bụng dưới. Do vậy tôi cho là huyết ứ và bệnh nhân được dùng bài Đại Sài Hồ Thang cùng với Đào Hạch Thừa Khí Thang thêm Hồng hoa, Ý dĩ. Hồng hoa làm tan huyết ứ và cải thiện tuần hoàn trong khi Ý dĩ làm giảm đau, dần dần hơn 1 năm, các chứng đau đã biến mất. Bệnh nhân dùng Đào Hạch Thừa Khí Thang đơn thuần trong 2 tháng nữa, lúc bệnh nhân trở lại bệnh viện ngày 20 tháng 3, acid uric đo được 3mg, tôi cho bệnh nhân dùng bài thuốc trên trong 2 tháng nữa, tất cả các triệu chứng đã biến mất.
2- Một chủ tịch công ty khác 45 tuổi bị thống phong ở gót chân, acid uric đo được 30mg, cân nặng 83kg, đến bệnh viện ngày 12 tháng 7 năm 1967, tôi đã cho dùng bài Đại Sài Hồ Thang thêm Hồng hoa và Ý dĩ trong 20 ngày. Bệnh nhân trở lại bệnh viện ngày 7 tháng 8, tình trạng đã được cải thiện; lượng acid uric đo được 5mg. Bệnh nhân tiếp tục dùng đơn thuốc này thêm 20 ngày nữa, và rồi 60 ngày nữa. Cuối cùng bệnh. nhân cho biết không còn đau và không tái phát.
CHẢY NƯỚC MẮT
Đại cương
Chảy nước mắt trong trường hợp này là mỗi khi gặp gió thì nước mắt chảy ra, vì vậy cho nên có tên là Mục Phong Lệ Xuất, Nghênh Phong Xuất Lệ. Nặng hơn thì lúc nào nước mắt cũng chảy ra.
Cách chung có thể chia làm hai loại: Loại Hàn và Nhiệt.
Loại Hàn gồm chứng ra gió thì chảy nước mắt và bệnh tại tuyến lệ hoặc do tuyến lệ bị tắc gây nên bệnh, tương đương thể Tắc Lệ Đạo của YHHĐ.
Loại Nhiệt: thuộc loại Bạo Phong Khách Nhiệt, Thiên Hành Xích Nhãn (Viêm Kết mạc), Tụ Tinh Chướng (Loét Giác mạc).
Nguyên nhân
. Do Phong. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ ghi: “Do phong tà làm tổn thương Can, Can khí bất túc thì nước mắt chảy ra”.
. Do Can Thận âm hư, tinh huyết suy hao gây nên.
Đa số do Can Thận đều suy, tinh huyết suy hao Can không ước thúc được dịch và phong tà bên ngoài khiến cho nước mắt chảy ra.
Do Phong: Theo YHCT, dựa vào hàn nhiệt, có thể phân làm hai loại:
a- Nghênh Phong Lãnh Lệ: Cứ gặp gió lạnh (nghênh phong) thì nước mắt cứ chảy ra, nhiều ít tùy cơ thể.
b- Nghênh Phong Nhiệt Lệ: Sách ‘Nhãn Khoa Tinh Luận, Q. Thượng’ viết: “Dù gặp gió hoặc không gặp gió vẫn chảy nước mắt nhiều, do Can, Đởm, Thận thủy, tân dịch bất túc, chỗ khiếu của mắt bị hư không giữ lại được nên phong tà làm cho vước mắt chảy ra vậy”.
Do Can Thận Đều Hư: Mắt không đỏ, không sưng, nước mắt chảy ra nhiều, mắt mờ hoặc ngứa, gặp gió thì chảy nhiều hơn, kèm đầu đau, tai ù, lưng đau, chân mỏi, mạch Tế Nhược.
Điều trị:
Bổ ích Can Thận. Dùng bài Cúc Tinh Hoàn (21) Gia Giảm.
(Ba kích, Câu kỷ, Nhục thung dung bổ Can Thận, chỉ lãnh lệ; Ngũ vị tử vị chua để thu liễm, chỉ lệ; Cúc hoa dưỡng Can, làm sáng mắt, sơ phong, chỉ lệ).
Nếu do hàn nhiều: thêm Xuyên khung để ôn Can, chỉ lệ.
Mắt ngứa: thêm Thích tật lê, Phòng phong để sơ phong, chỉ dưỡng, hỗ trợ tác dụng chỉ lệ.
Phần Biểu hư yếu: thêm Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong để ích khí, cố biểu.
Long Đởm Mông Hoa Thang (52), Minh Mục Lưu Khí Thang II (59), Minh Mục Tế Tân Thang (60), Ninh Huyết Thang (73), Sinh Bồ Hoàng Thang (84) gia giảm, Tam Nhân Thang gia giảm (94), Thanh Nhiệt Tuyên Phế Thang (108), Thông Khiếu Thang (115), Tư Âm Chỉ Lệ Thang (136).
CHÂM CỨU
+ Đầu duy, Tinh minh, Lâm khấp, Phong trì (Thần Ứng Kinh).
+ Lãnh lệ: Tinh minh, Lâm khấp, Phong trì, Uyển cốt (Châm Cứu Đại Thành).
+ Nghênh phong hữu lệ: Đầu duy, Tinh minh, Lâm khấp, Phong trì (Châm Cứu Đại Thành).
+ Nghênh phong lãnh lệ: Toàn trúc, Đại cốt không, Tiểu cốt không (Châm Cứu Đại Thành).
+ Nghênh phong lãnh lệ: Tinh minh, Uyển cốt, Phong trì, Đầu duy, Thượng tinh, Nghênh hương (Châm Cứu Tập Thành).
+ Nghênh phong lãnh lệ: Đầu duy, Tinh minh, Lâm khấp, Toàn trúc, Phong trì, Dịch môn, Hợp cốc, Uyển cốt, Hiệp khê (Châm Cứu Phùng Nguyên).
+ Kiện minh, Kiện minh 2 (Châm Cứu Học HongKong).
+ Tinh minh, sâu nửa thốn, lưu kim 15 phút. Ngày châm một lần, 3 – 5 lần là một liệu trình (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
+ Bổ Can khí, khứ phong hàn: Châm bổ Can du, tả Phong trì, Mục song, Đầu lâm khấp, Tinh minh [Bổ Can du để điều bổ Can khí, Can khí phục hồi thì mắt sẽ được nuôi dưỡng; Tả Phong trì, Đầu lâm khấp, Mục song để khứ phong, làm sáng mắt, chỉ lệ] (Châm Cứu Thực Dụng Đại Toàn).
+ Theo sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học’:
. Lãnh lệ (chảy nước mắt do phong): Bổ ích Can Thận. Bổ huyệt Tinh minh, Toàn trúc, Phong trì, cứu huyệt Can du, Thận du.
(Tinh minh, Toàn trúc điều hòa khí huyết tại chỗ, thông khiếu ở mắt; Phong trì là huyệt chủ yếu để khứ phong, và điều hòa khí huyết; Can du, Thận du để tráng Thận thủy, dưỡng Can Mộc. Dùng phép cứu để bổ ích tinh huyết bị hao tổn).
. Nhiệt Lệ: Tán phong, thanh nhiệt, sơ Can, làm sáng mắt. Châm tả huyệt Tinh minh, Toàn trúc, Hợp cốc, Dương bạch, Thái xung.
(Tinh minh, Toàn trúc hợp với Hợp cốc có tác dụng tán phong, thanh nhiệt; Dương bạch, Thái xung để thanh tiết hỏa ở Can, Đởm, tiêu thủng, chỉ thống).
+ Theo sách ‘Trung Y Cương Mục’:
. Lãnh Lệ: Bổ ích Can Thận, khứ phong, chỉ lệ. Châm Toàn trúc, Phong trì, Can du, Thận du.
(Toàn trúc là huyệt cục bộ để điều khí huyết, thông lệ khiếu; Phong trì tán phong; Can Du, Thận du tư bổ Can Thận).
. Nhiệt Lệ: Tán phong, thanh nhiệt, sơ Can, làm sáng mắt.. châm Toàn trúc, Thừa khấp, Hợp cốc, Dương bạch, Thái xung.
(Thừa khấp, Toàn trúc, Dương bạch là huyệt cục bộ để điều khí huyết, thông lệ khiếu; Hợp cốc tán phong nhiệt; Dương bạch hợp với Thái xung để thanh tả nhiệt ở Can Đởm, tiêu thủng, chỉ thống).
NHĨ CHÂM
. Dùng huyệt Mắt, Mắt 1, Mắt 2, Can. Kích thích mạnh, lưu kim 30 phút. Ngày châm 1 lần. Bẩy ngày là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
. Châm huyệt Mắt, Can. Kích thích mạnh, lưu kim 30 phút (Trung Y Cương Mục).
CHẢY NƯỚC MẮT DO CAN THẬN HƯ HÀN
(Trích trong ‘ Cuộc Đời Và Kinh Nghiệm Của Người Thợ Già Trị Bệnh’ của Lê Đức Thiếp Việt Nam).
Ông Vũ Bá H, 50 tuổi, hai tròng trắng tinh, không đỏ, không sưng nhức gì cả, cứ chảy nước mắt sống (mắt, không nóng), ròng ròng cả ngày, mỗi ngày phải dùng 5 -7 khăn nhỏ để thấm ướt đẫm, nhiều khi nước mắt còn chảy xuống giấy tờ trên bàn làm việc, bệnh đã ba tháng. Mạch hai bộ xích Trầm và không lực, mạch tả quan Huyền và Trì. Đã được khám theo YHHĐ và được kết luận phải mổ, nhưng mổ vẫn chưa chắc đã khỏi hẳn. Vì sợ mổ nên tìm thuốc YHCT uống.
Dựa vào mạch, tôi chẩn đoán là Can Thận hư hàn, cho dùng bài Lý Âm Tiễn (Xuyên quy 20g, Thục địa 40g, Hắc khương 8g, Cam thảo 4g, Phụ tử 8g), thêm Ngũ vị tử 12 hạt (1g), Ngưu tất 4g, Xa tiền tử 6g). Uống 3 thang, bệnh bớt 7/10, uống thêm 3 thang nữa, khỏi hẳn.
Tra Cứu Bài Thuốc
21- CÚC TINH HOÀN Gia Giảm (Thẩm Thị Dao Hàm): Cúc hoa, Ba kích, Nhục thung dung,Câu kỷ tử, Ngũ vị tử. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn với mật làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên.
TD: Trị túi lệ viêm tắc, chảy nước mắt sống.
52- LONG ĐỞM MÔNG HOA THANG (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Hạ): Long đởm thảo, Mật mông hoa, Đương quy đều 6 – 15g, Hoàng liên 3 – 12g, Thảo quyết minh 9 – 12g, Câu kỷ tử 9 – 15g, Cúc hoa 9 – 18g. Sắc uống.
TD: Thanh Can, tả hỏa. Trị túi lệ viêm mạn.
59- MINH MỤC LƯU KHÍ THANG II (Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc): Cam thảo, Chi tử, Cúc hoa, Đại hoàng, Hoàng cầm, Huyền sâm, Kinh giới, Mộc tặc, Ngưu bàng tử, Tật lê, Tế tân, Thảo quyết minh, Thương truật, Xuyên khung. Lượng bằng nhau. Sắc uống.
TD: Lợi khí, làm sáng mắt. Trị mắt mờ, nhìn không rõ, chảy nước mắt sống, mắt nhức không mở ra được.
60- MINH MỤC TẾ TÂN THANG (Thẩm Thị Dao Hàm, Q. 5): Cảo bản 2g, Đào nhân 11 hạt, Hoa tiêu 10 hạt, Hồng hoa 0,8g, Khương hoạt 2,4g, Kinh giới 2,4g, Ma hoàng 3,2g, Mạn kinh tử 2,4g, Phòng phong 2,4g, Phục linh 2g, Quy thân 2g, Sinh địa 2,4g, Tế tân 0,8g, Xuyên khung 1,6g. Sắc uống.
TD: Trị mắt sưng đau, chảy nước mắt, sợ nhiệt.
73- NINH HUYẾT THANG (Ngũ Quan Khoa Học): Hạn liên thảo, Sinh địa, A giao, Bạch thược, Chi tử (tro), Trắc bá diệp, Bạch mao căn; Tiên hạc thảo, Bạch cập, Bạch liễm. Sắc uống
TD: Trị thủy tinh dịch có vật chơi vơi, túi lệ viêm tắc.
84- SINH BỒ HOÀNG THANG gia giảm (Trung Y Nhãn Khoa Lục Kinh Trị Yếu): Sinh bồ hoàng, Hạn liên thảo, Đan sâm, Đơn bì, Kinh giới (đốt thành tro), Uất kim, Sinh địa, Xuyên khung. Sắc uống.
TD: Thủy tinh dịch có vật chơi vơi, túi lệ tắc (viêm lệ đạo).
94- TAM NHÂN THANG GIA GIẢM (Ôn Bệnh Điều Biện): Ý dĩ nhân, Hạnh nhân, Hoạt thạch, Khấu nhân, Thông thảo, Hậu phác, Bán hạ (chế), Trúc diệp. Sắc uống.
TD: Trị thủy tinh dịch có vật chơi vơi, túi lệ viêm tắc.
108- THANH NHIỆT TUYÊN PHẾ THANG (Tứ Xuyên Trung Y Dược (11) 1990): Ma hoàng (nướng), Hạnh nhân, Cát cánh, Cúc hoa, Mật mông hoa đều 3g, Thạch cao (sống) 9g, Tạo giác thích, Bạch chỉ đều 6g, Mộc tặc 4g, Chích thảo 2g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, tuyên Phế, bài nùng, giải độc. Trị túi lệ viêm, lệ đạo tắc.
115- THÔNG KHIẾU THANG (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, Sinh địa, Thiên hoa phấn đều 20g, Hoàng cầm, Bạch chỉ đều 12g, Cát cánh, Phòng phong đều 10g, Đan sâm 15g, Cam thảo 6g, Thông thảo, Nga bất thực thảo đều 3g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, hoạt huyết, khứ phong, thông khiếu. Trị túi lệ viêm mạn tính.
136- TƯ ÂM CHỈ LỆ THANG (Trung Y Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Tiễn): Thục địa 15g, Sơn dược, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử đều 12g, Địa cốt bì, Ích trí nhân, Cúc hoa, Tang diệp 9g, Hoàng cầm 6g, Ngũ vị tử 3g. Sắc uống.
TD: Tư âm, ích Thận, nạp khí, dưỡng Can. Trị chảy nước mắt khi ra gió.
CẢM (CÚM)
(Cảm Mạo, Lưu Hành Tính Cảm Mạo (Cúm) - Grippe - Common Cold - Influenza)
Đại Cương
Theo sách “Nội Khoa Học” của Trung Y Thượng Hải: Cảm, thường gọi là Thương Phong là loại bệnh thường gặp, do phong tà xâm nhập vào gây ra. Nếu nhẹ chỉ vài ba ngày là khỏi, nếu Cảm nặng hoặc có biến chứng thì sẽ lâu khỏi.
Nếu bệnh phát tràn lan cảvùng gọi là Cúm (Lưu Hành Tính Cảm Mạo) hoặc “Dịch Lệ”
YHHĐ cho là bệnh truyền nhiễm theo đường hô hấp.
Cảm Cúm có thể xảy ra vào 4 mùa (Tứ Thời Cảm Mạo) nhưng vào mùa Đông, Xuân thường gặp nhiều hơn.
Châm cứu có tác dụng tốt đối với bệnh chứng này.
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
A. CẢM PHONG HÀN
a - Triệu chứng:
Đầu đau, phát sốt, gai rét, sợ lạnh, không có mồ hôi, ho hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, tay chân đau nhức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù hoặc Phù Khẩn.
b. Nguyên nhân
Do phong hàn xâm nhập vào làm cho Phế khí không tuyên thông, dương khí bị uất, lỗ chân lông bế tắc gây ra bệnh.
c- Điều trị:
1- Giải biểu, sơ phong: Châm: Phong Trì (Đ.20) + Liệt Khuyết (P.7) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
2- Khu phong hàn, dùng Liệt Khuyết (P.7) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa)
3- Giải biểu, dùng Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Liệt Khuyết (P.7) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Châm Cứu Học Việt Nam).
Ý nghĩa:
+ Theo CCHG. Nghĩa: Phế hợp với da lông (Phế chủ bì mao), nay hàn tà bó ở phần Biểu, vì vậy dùng Liệt Khuyết (Lạc huyệt của Phế) để tuyên thông Phế khí, trị được ho, sổ mũi, nghẹt mũi, (theo Nội Kinh: Tiếng ho là tiếng của Phế, Mũi là khiếu của Phế); Thái Dương chủ phần Biểu của toàn thân vì vậy dùng Phong Môn để sơ điều kinh khí của thái dương để trừ phong hàn, Giải biểu uất, trị phát sốt, sợ rét, đầu đau, chân tay mỏi ; Dương Duy chủ phần dương, chủ Biểu, do đó, lấy huyệt Hội của Túc Thiếu Dương và Dương Duy là h. Phong Trì để sơ Giải tà khí ở phần Biểu, chận nóng, rét, trị đầu đau; Thái Âm (Phế) có quan hệ biểu lý với Dương Minh (Đại Trường) vì vậy dùng huyệt Nguyên của Dương Minh là Hợp Cốc để khu tà Giải biểu.
+ Theo CCHT. Hải : Phong Trì để Giải biểu, hợp với Liệt Khuyết và Ngoại Quan để tuyên thông Phế khí và Giải biểu.
+ Theo CCHV. Nam: Đại Chùy để nâng vệ khí.
4- Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thương Dương (Đtr.1) + Quan Xung (Ttu.1) + Dịch Môn (Ttu2) (Giáp Ất Kinh).
5- Bá Hội (Đc.20) + Phong Phu? + Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) và Ngoại Quan (Ttu.5) (Thái Ất Thần Châm Cứu).
6- Phong Phu? (Đc.16) + Phong Môn (Bq.12) + Khúc Trì (Đtr.11) + Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phục Lưu (Th.7) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
7- Phong Phu? (Đc.16) + Phong Trì (Đ.20) + Phong Môn (Bq.12) + Ngoại Quan (Ttu.5) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
8- Phong Trì (Đ.20) + Phế Du (Bq.13) + Thân Trụ (Đc.12) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
9- Phong Trì (Đ.20) + Phong Phu? (Đc.16) + Đại Chùy (Đc.14) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Đình (Vi.44) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
10- Liệt Khuyết (P.7) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
11- Hợp Cốc (Đtr.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Thiếu Thương (P.11) [châm ra máu] (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
12- Cạo gió vùng huyệt Đại Chùy (Đc.14) + Đại Trữ (Bq.11) (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1985).
13- Đô-Tư-Quang trong ‘Tân Trung Y Tạp Chí’ số 36 tháng 4/1986 báo cáo dùng Kim Tam Lăng lể huyệt Đại Chùy (Đc.14) + đốt sống lưng 2-3 (D2-3) đạt kết qua? tốt.
14- Tán hàn, giải biểu: Đại Chùy (Đc.14) + Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
B. CẢM PHONG NHIỆT
1. Triệu chứng
Đầu đau, họng đau, ho đờm vàng đặc, sốt ít, sợ lạnh, mồ hôi ít, cơ thể đau, miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác.
2. Nguyên nhân
Do nhiệt tà thiêu đốt Phế làm cho Phế khí không thông.
3. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Giải biểu, thanh nhiệt. Dùng Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc.
2- Tán phong nhiệt, thanh Phế khí,
dùng Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngư Tế (P.10) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
3- Khu phong, thanh nhiệt, dùng Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Việt Nam).
Ý nghĩa:
+ Theo CCHG.Nghĩa: Đốc Mạch là bể của các dương mạch, Đại Chùy là kinh huyệt của mạch Đốc, lại là hội của các kinh Dương, vì vậy dùng để tán dương tà, Giải nhiệt; Hợp Cốc, Khúc Trì là Nguyên huyệt và Hợp huyệt của kinh thủ Dương Minh (Đại Trường) mà Thủ Dương minh và Thủ Thái âm (Phế) có quan hệ Biểu - Lý với nhau, vì vậy, dùng cùng hai huyệt, có tác dụng thanh Phế khí và hạ nhiệt; Ngư Tế là huyệt Vinh (Huỳnh) của Phế Du dùng để thanh Phế khí, tuyên tán phong nhiệt để trừ ho, đau họng; Ngoại Quan là huyệt lạc của Thủ Thiếu Dương (Tam Tiêu) thông với mạch Dương Duy có tác dụng sơ tán dương tà ở biểu, tiết phong, Giải nhiệt. 5 huyệt cùng dùng để tuyên tán phong nhiệt, thanh Phế khí.
+ Theo CCHT. Hải : Phong Trì là huyệt hội của Túc Thiếu Dương (Đở m) với mạch Dương Duy (mà) Dương Duy chủ phần dương ở biểu, có tác dụng Giải biểu; Đại Chùy thuộc mạch Đốc, hội của các Kinh dương, có tác dụng thanh nhiệt. Phối Khúc Trì, Hợp Cốc để Giải biểu, tiết nhiệt.
+ Theo CCHV. Nam: thêm Đại Chùy để nâng cao vệ khí (tăng sức đề kháng).
2- Đào Đạo (Đc.13) + Phế Du (Bq.13) (Bách Chứng Phúù).
3- Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiếu Thương (P.11) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
4- Ngoại Quan (Ttu.5) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Giản Biên).
5- Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Xích Trạch (P.5) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
6- Đại Chùy (Đc.14) + Liệt Khuyết (P.7) (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
7- Phong Trì (Đ.20) + Phong Phủ (Đc.16) + Đại Chùy (Đc.14) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Chi Câu (Ttu.6) + Nội Đình (Vi.44) + Phụ Phân (Bq.41) + Phách Hộ (Bq.42) + Tân Kiện (Tân Châm Cứu Học).
8- Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Uỷ Trung (Bq.40) + Phong Trì (Đ.20) + Nội Quan + Đại Chùy (Đc.14) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
9- Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Thái Ất Thần Châm Cứu).
CAM NHÃN
Đại cương
Loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bị cam tích.
Còn gọi là Cam Mắt, Nhãn Cam (Thánh Huệ Phương, Q. 87), Cam Tích Thượng Mục.
Nguyên nhân
+ Do cam nhiệt, Can hỏa bốc lên gây nên.
+ Do cam tích, tiêu chảy, nóng về chiều lâu ngày làm cho tinh khí bị suy hao, không nuôi dưỡng được mắt gây nên.
Triệu chứng
Lúc đầu mắt đỏ, nhặm, ngứa, dính, chói, đau nhức, chảy nước mắt. Về sau mắt mờ dần, tròng đen có màng trắng hoặc màng xanh, khát, uống nhiều mà vẫn gầy ốm, tiêu chảy, bụng trướng, mũi khô.
+ Do Can Tỳ suy yếu
. Chứng: Ăn ít, bụng trướng, mặt vàng, cơ thể gầy ốm, quáng gà, tròng trắng mắt khô.
Điều trị: Kiện Tỳ, tiêu thủng, dưỡng Can, làm sáng mắt.
Dùng bài Bát Trân Thang (02b) thêm Sơn tra, Trần bì, Dạ minh sa, để kiện Tỳ, ích khí, tiêu tích, dưỡng Can, bổ huyết, làm sáng mắt.
+ Do Tỳ hư, Can nhiệt
Chứng: Bụng đầy, tiêu lỏng, sốt về chiều, trong người bứt rứt không yên, tròng đen có màng hoặc mắt bị lở loét.
Điều trị:
Kiện Tỳ, thanh Can, sát trùng, tiêu cam. Dùng bài Phì Nhi Hoàn (74).
(Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha để kiện Tỳ, tiêu tích; Hoàng liên, Hồ hoàng liên thanh thấp nhiệt; Lô hội, Sử quân tử thanh nhiệt, sát trùng, tiêu cam).
+ Sơ Can, tả nhiệt, dùng bài Tả Can Thang (89b).
+ Thanh nhiệt, thoái ế, dùng bài Thanh Nhiệt Thoái Ế Thang (107b).
+ Dùng bài Vu Di Hoàn (139) để trị Cam tích đồng thời kết hợp với bài Bổ Can Hoàn I (07) để bổ ích Can Tỳ.
+ Thảo quyết minh sấy khô, Gan gà (hoặc heo), thêm rượu vào chưng chín, ăn (Bản Thảo Cương Mục).
+ Gan dê hoặc gan heo, đem phơi sương một đêm, chấm với Dạ minh sa, ăn (Trung Y Học Khái Luận).
Thuốc nhỏ mắt:
. Sữa người hợp với Nhất Cửu Đơn (68b) nhỏ vào mắt.
Tra Cứu Bài Thuốc
02b- BÁT TRÂN THANG (Hòa Tễ Cục Phương): Bạch thược, Bạch truật, Cam thảo, Đương quy, Nhân sâm, Phục linh, Thục địa, Xuyên khung. Sắc uống.
TD: Bồi bổ khí huyết.
74- PHÌ NHI HOÀN (Y Tông Kim Giám): Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Hồ hoàng liên, Hoàng liên, Sử quân tử, Thần khúc, Mạch nha (sao), Sơn tra, Lô hội, Chích thảo. Tán bột, trộn mật làm hoàn, mỗi hoàn 4g. Ngày uống 2 – 3 viên.
TD: Trị cam nhãn, cam mắt.
89b- TẢ CAN THANG (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Chích thảo 20g, Địa cốt bì 80g, Tang bạch bì 40g. Mỗi lần dùng 12g, sắc uống.
TD: Trị Tỳ và Can có nhiệt, nước mắt chảy ra nóng.
107b- THANH NHIỆT THOÁI Ế THANG (Y Tông Kim Giám, Q. 52): Chi tử (sao sơ), Hồ hoàng liên, Mộc tặc, Xích thược, Sinh địa, Linh dương giác, Long đởm thảo, Ngân sài hồ, Thuyền thoái, Cam thảo, Cúc hoa, Tật lê. Thêm Đăng tâm thảo, sắc uống. Trị cam nhiệt bốc lên gây nên chứng cam nhãn, mi mắt sưng, ngứa, lở loét, mắt có màng, chảy nước mắt.
139- VU DI HOÀN (Ngân Hải Tinh Vi): Vu di, Hoàng liên, Thần khúc, Mạch nha. Lượng bằng nhau, tán thành bột. Trộn với nước hồ làm thành viên, to bằng hạt đậu lớn. Mỗi lần uống 10 – 15 viên với nước cơm.
TD: Trị cam nhãn.
07- BỔ CAN HOÀN I (Thẩm Thị Tôn Sinh Thư): Bạch thược, Đương quy, Khương hoạt, Phòng phong, Sinh địa, Xuyên khung. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn mật làm thành viên 6g. mỗi lần uống 2 hoàn. Ngày 2 lần.
TD: Trị mắt có màng mây (Mã não ế).
68b- NHẤT CỬU ĐƠN (Nhãn Khoa Cẩm nang): Âm đơn 0,8g, Dương đơn 3,6g, Bằng sa (đốt khô) 0,36g, Đởm phàn (sống) 0,2g. Tán nhuyễn, trộn đều. Cho vào bình sành cất, để dành dùng dần. Khi dùng, lấy một ít chấm vào khóe mắt.
TD: Trị các chứng mắt đau, mắt có màng, xuất huyết ở mắt, mộng thịt, mắt loét…
CẬN THỊ
(Cận Thị - Myopie - Myopia)
A. Đại cương
Cận thị là trạng thái nhìn vật ở xa thì mờ, không rõ, chỉ nhìn được vật ở gần mà thôi.
B. Nguyên nhân
Do Thuỷ tinh thể quá phồng hoặc do nhãn cầu dài quá làm cho hình a?nh hiện lên trước võng mô.
Do không biết điều tiết mắt: bắt mắt làm việc (đọc sách...) quá lâu gây mỏi cơ mắt, đọc sách nơi không đủ ánh sáng...
Do di truyền: thường cha mẹ cận thị nặng trên 9 điôp trở lên, con cái họ có khả năng cận thị.
Theo YHCT, mắt cận thường do Thận, Can suy yếu. Can khai khiếu ở mắt, Can lại tàng huyết, nếu huyết không đủ đưa lên nuôi dưỡng phần trên làm mắt sẽ suy kém. Thận Thuỷ sinh Can Mộc, nếu Thận Thuỷ suy kém, không nuôi dưỡng được Can mộc làm cho Can không khai khiếu được ở mắt, mắt sẽ kém.
C - Điều trị
- CCHT. Hải: Điều tiết khí ở vùng mắt.
Châm Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tinh Minh (Bq.1) + Thừa Khấp (Vi.1).
Cách châm: Các huyệt ở mắt vê nhẹ, châm từ từ, làm cho cảm giác lan đến nhãn cầu. Các huyệt khác kích thích vừa. Châm huyệt Phong Trì (Đ.20), tốt nhất là làm cho cảm giác lan đến vùng mắt.
2- Nhóm 1: Thận Du (Bq.23) + Thiên Lịch (Đtr.6) + Hậu Đỉnh (Đc.19) .
Nhóm 2: Thuỷ Tuyền (Th.5) [dành cho nữ giới].
Nhóm 3: Toàn Trúc (Bq.2) + Thận Du (Bq.23) + Côn Lôn (Bq.60).
Nhóm 4: Dưỡng Lão (Ttr.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Sai (Bq.4).
Nhóm 5: Phong Trì (Đ.20) + Ngũ Xứ (Bq.5).
3- Nhóm 1: Thừa Khấp (Vi.1) + Tinh Minh (Bq.1) + Hợp Cốc (Đtr.4).
Nhóm 2: Ế Minh + Phong Trì (Đ.20) + Đầu Quang Minh.
Thường dùng nhóm I, nếu bệnh đỡ, cứ tiếp tục dùng nhóm I, nếu bệnh không đỡ, dùng nhóm II. Ngày châm 1 lần, lưu kim 10 - 15 phút, 10 lần là 1 liệu trình, ngưng 5 - 7 ngày rồi lại bắt đầu liệu trình khác.
4- Toàn Trúc (Bq.2) + Phong Trì (Đ.20) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Hợp Cốc (Đtr.4), châm bổ lưu kim 20 - 30 phút (Châm Cứu Trị Liệu Học).
5- Thừa Khấp (Vi.1) + Hạ Tình Minh hợp với Túc Tam Lý (Vi.36) + Tứ Bạch (Vi.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
6- Thừa Khấp (Vi.1) + Tình Minh (Bq.1) + Quang Minh (Đ.37) + Ngọc Chẩm (Bq.9) + Đầu Quang Minh + Cầu Hậu + Ế Minh + Kiện Minh 4 + Tăng Minh 1 và 2 (Châm Cứu Học HongKong).
7- Ngư Thượng (Đầu Quang Minh), châm xiên lưu kim 15 phút ‘Hà Bắc Trung Y Học Viện’.
8- Tinh Minh (Bq.1) + Mắt 1 và Mắt 2 (của Nhĩ Châm) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí’ số 43/1985).
9- Thừa Khấp (Vi.1) làm chính, hợp với Ế Minh và Phong Trì (Đ.20) (Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 122/1986).
10- Nhóm 1: Quang Minh (Đ.37) + Ngoại Quan (Ttu.5)
Nhóm 2: Thái Xung (C.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) .
Châm từng cặp huyệt một, bình bổ bình tả (Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 14/1986).
11- Huyệt chính Tinh Minh (Bq.1) + Toàn Trúc (Bq.2) + Tứ Bạch (Vi.2) + Đồng Tử Liêu (Đ.1).
Châm sâu 1 - 1, 5 thốn, vê kim nhẹ, đắc khí (có cảm giác là rút kim, không lưu kim) đối với huyệt Tình Minh, còn các huyệt khác, kích thích mạnh, lưu kim 20 - 30 phút (Nam Kinh Trung Y Học Viện Học Báo’ số 35 - 36/1986).
CHÓNG MẶT
(Nội Nhĩ Tính Huyễn Vựng Chứng - Hội Chứng Tiền Đình - Vertige - Vertigo - Ménière’s Disease).
A. Đại cương
Chóng mặt là một Cảm giác chủ quan, người bệnh Cảm thấy như mọi vật bị quay tròn hoặc đổ nhào, bập bềnh.
Thuộc phạm vi chứng Huyễn Vựng (Vậng) của YHCT.
B. Nguyên nhân
Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ cho là do rối loạn chuyển hóa muối trong nước hoặc mạch máu ở tai trong bị co thắt làm cho dịch bạch huyết tiết ra quá nhiều làm màng trong tai, chỗ mê lộ bị trướng nước, gây ra bệnh.
- Theo YHCT:
+ Do Can hoả hóa phong vì theo Nội Kinh: “Chư phong trạo huyễn giai thuộc ư Can” (Các chứng phong, chóng mặt, đều thuộc về Can).
+ Do đờm trọc uất trệ hóa Hoả, thanh dương không đưa lên được, trọc âm không đi xuống được, gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
Đột nhiên bị chóng mặt, có cảm tưởng như mọi vật xoay chuyển, người bệnh pHải nhắm chặt mắt và nằm xuống, nếu không sẽ bị ngã, mắt bị rung giật, tai ù (có khi chỉ bị một bên), thường kèm muốn nôn, nôn mửa, mặt tái xanh, toát mồ hôi lạnh. Cơn chóng mặt xẩy ra có khi dài ngắn không đều, thường thì vài giờ hoặc vài ngày sẽ trở lại bình thường.
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
a) Can Phong: Các triệu chứng như trên, thêm miệng đắng, họng khô, cạnh sườn đau, khi tức giận thì bệnh nặng hơn, ngủ hay mê, lưỡi đỏ, mạch Huyền Tế, hơi Sác.
b) Đờm Thấp: Các triệu chứng như trên kèm muốn nôn, nôn mửa, ngực đầy, khó chịu, hồi hộp, ngủ nhiều, ăn kém, sáng dậy hay khạc đờm, rêu lưỡi nhờn, mạch Hoạt.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh tiết phong dương, sơ điều kinh khí.
Huyệt chính: Ế Phong (Ttu.17) + Nội Quan (Tb.6).+ Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) + Thính Cung (Ttr.19)
Kích thích mạnh vừa, vê kim liên tục 10 - 30 phút. Mỗi ngày châm một lần: 5 - 7 lần là một liệu trình.
. Đờm thấp ngăn trở ở trung tiêu: thêm Túc Tam Lý (Vi.36), Trung Quản (Nh.12).
. Thận suy, phong dương bốc lên: thêm Thái Khê (Th.3) , An Miên.
Ý nghĩa: Phong Trì + Thái Xung để thanh tức phong dương; Ế Phong + Thính Cung để sơ điều kinh khí ở tai; Nội Quan để điều hòa Vị, cầm nôn; Túc Tam Lý + Trung Quản để kiện vận Tỳ Vị, khư? đờm trọc; Thái Khê để bổ Thận; An Miên để an thần.
2- Chi Chánh (Ttr.7) + Phế Du (Bq.13) + Phi Dương (Bq.58) + Tam Tiêu Du (Bq.22) (Tư Sinh Kinh).
3- Giải Khê (Vi.41) + Thông Lý (Tm.5) (Loại Kinh Đồ Dực).
4- Bá Hội (Đc.20) + Lạc Khước (Bq.8) + Mục Song (Đ.16) + Thân Mạch (Bq.62) (Thần Ứng Kinh).
5- Chí Âm (Bq.67) + Dương Cốc (Ttr.5) + Đại Đô (Ty.2) + Hậu Đỉnh (ĐC.19) + Kim Môn (Bq.63) + Não Hộ (Đc.17) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Mạch (Bq.62) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tiền Đỉnh (Đc.21) + Tín Hội (Đc.22) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Y Học Cương Mục).
6- Nhóm 1: Ế Minh + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3).
Nhóm 2: Nội Quan (Tb.6) + Phong Trì (Đ.20) + Tứ Độc (Ttu.9). Mỗi ngày dùng một nhóm, kích thích mạnh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
7- Giải Khê (Vi.41) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Long (Vi.40) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Mạch (Bq.62) + Thận Du (Bq.23) (Châm Cứu Học Thủ Sách).
8- Thân Mạch (Bq.62) (Châm Cứu Học HongKong).
9- Bình Can tức phong. Thể nặng thêm tư Thận, dưỡng Can. Đờm thấp thêm hóa thấp, trừ đờm, điều hòa kinh khí.
Huyệt chính: Ế Phong (Ttu.17) + Nội Quan (Tb.6) + Suất Cốc (Đ.8) .
Huyệt phụ: Giải Khê (Vi.41) + Hành Gian (C.2) + Phong Long (Vi.40) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Khê (Th.3).
Khi châm huyệt Ế Phong (Ttu.17) pHải gây được Cảm giác chạy ở trong tai mới có hiệu quả (Châm Cứu Học Việt Nam).
10- * Âm hư Dương vượng: Tư âm, tiềm Dương, châm bình bổ bình tả Phong Trì (Đ.20) + Thận Du (Bq.23).
* Âm Dương đều hư: Tư âm, tráng dương, châm bình bổ bình tả Can Du (Bq.18) + Thận Du (Bq.23) .
* Can Uất Hóa Hoả : Bình can giáng hoả, tư âm tiềm dương. Châm tả Dương Phụ (Đ.38) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3).
* Đờm thấp ngăn trở Trung Tiêu: Hóa đờm, khứ thấp, bình Can, kiện Tỳ, hòa Vị. Châm bình bổ bình tả Phong Trì (Đ.20) + Phong Long (Vi.40) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36).
* Âm Hư Dương Kháng: Dưỡng Âm bổ Thận, tư âm, tiềm dương. Châm bổ + cứu Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Trì (Đ.20) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
CO GIẬT
(Kinh Quyết - Convulsion - Convulsion)
A. Đại cương
Co giật là nói về cơ năng của hệ thống thần kinh trung ương tạm thời bị rối loạn, xuất hiện những chứng trạng đột nhiên mất ý thức 1 thời gian ngắn đồng thời gân cơ cục bộ hoặc toàn thân bị co rút (giật).
Có thể phân biệt 2 loại: Co giật kèm sốt cao (phát nhiệt kinh quyết) và co giật không có sốt ( vô nhiệt kinh quyết).
YHCT xếp bệnh này vào loại Kinh Phong, Ngoại Cảm Nhiệt Bệnh, Phá Thương Phong.
Thường gặp nơi trẻ nhỏ, do sốt cao gây ra.
B. Nguyên nhân
1. Sốt cao co giật: do sốt cao hoặc thần kinh trung ương bị nhiễm khuẩn (như trong các bệnh màng não viêm, não viêm... ), bệnh lỵ trực trùng, sưng phổi do ngộ độc, uốn ván (phá thương phong ).
2. Co giật không sốt: thường do các bệnh không cảm nhiễm của hệ thần kinh trung ương như xuất huyết não, chấn thương não, thần kinh rối loạn, kinh phong...
Đối với trẻ nhỏ, thường là do cơ thể các em còn non yếu, khí huyết chưa thịnh, thần trí chưa vững, dễ cảm nhiễm lục dâm, hóa nhiệt nhanh, sinh ra phong. Phong nhiệt nung nấu tân dịch hóa thành đờm, đờm nhiệt làm tắc thanh khiếu gây ra kinh phong ; hoặc do ăn uống không điều độ, nhiệt đờm tích lại cũng gây ra kinh phong .
C. Triệu chứng
Bệnh phát 1 cách đột ngột, mất ý thức 1 thời gian ngắn, chân tay co giật, 2 mắt trợn ngược hoặc lác sang 1 bên, răng cắn chặt, góc miệng rung giật, miệng sùi bọt trắng, toàn thân co giật từng cơn hoặc liên tục, thở gấp, đại tiện bí hoặc tiêu tiểu không biết, đồng tử co hoặc giãn, mạch Phù Sác hoặc Huyền Khẩn.
Nếu lên cơn nặng, có thể làm trở ngại cơ năng hô hấp và tuần hoàn như thở gấp, môi miệng xanh tím, có thể nghẹt thở mà chết.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ điều mạch Đốc làm chính. Nếu sốt cao thì
thêm Thanh nhiệt. Nếu không sốt thì thêm Trấn kinh.
* Sốt Cao Co Giật
. Huyệt chính: Ấn Đường + Thái Dương + Tứ Phùng + Thập Tuyên (đều châm ra máu) + Đại Chùy (Đc.14) + Thân Trụ (Đc.12) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4).
. Huyệt phụ: Lao Cung (Tb.8), Ngoại Quan (Ttu.5), Dũng Tuyền (Th.1).
* Co Giật Không Sốt
. Huyệt chính: Đại Chùy (Đc.14) + Cân Súc (Đc.8) + Hậu Khê (Ttr.3) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34).
. Huyệt phụ: Thân Trụ (Đc.12), Hợp Cốc (Đtr.4), An Miên, Thái Xung (C.3), Nhân Trung (Đc.26).
Cách châm: kích thích mạnh. Bắt đầu dùng huyệt chính, nếu chưa bớt mới dùng thêm huyệt phụ.
2- Uyển Cốt (Ttr.4) (Châm Cứu Tụ Anh).
3- Ngư Tế (P.10) + Thừa Sơn (Bq.57) + Côn Lôn (Bq.60) (Tịch Hoàng Phú).
4- Thiếu Thương (P.11) + Nhân Trung (Đc.26) + Dũng Tuyền (Th.1) (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
5- Huyệt chính: Nhân Trung (Đc.26) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34)
. Huyệt phụ: Nội Quan (Tb.7) + Phong Trì (Đ.20) + Dũng Tuyền (Th.1) (Xích Cước Y Sinh Thủ Sách).
6- Thập Tuyên hoặc Thập Nhị Tĩnh Huyệt (ra máu) + Bá Hội (Đc.20) + Ấn Đường + Đại Chùy (Đc.14) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Long (Vi.40) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34), đều châm tả (Châm Cứu Trị Liệu Học).
7- Tiết nhiệt, tức phong làm chính, thêm khai khiếu. Châm Nhân Trung (Đc.26) + Thập Tuyên (ra máu) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34).
Ý Nghiã: Nhân Trung khai khiếu, tỉnh thần; Thập Tuyên khai khiếu, tiết nhiệt; Đại Chùy, Hợp Cốc thanh nhiệt; Thái Xung, Dương Lăng Tuyền bình Can tức phong, thư cân, chữa co giật (Châm Cứu Học Việt Nam).
CỔ VẸO
(Lạc Chẩm - Torticolis - Stiff Neck)
A. Đại cương
Cổ vẹo là trạng thái đau nhức cơ 1 bên gáy - lưng làm cho cổ bị đau pHải vẹo qua một bên.
B. Nguyên nhân
Do lúc ngủ, tư thế không thích hợp (lệch gối...) làm cho khí huyết không điều hòa gây ra.
Do Phong hàn nhập vào kinh lạc làm cho kinh khí bị ngăn trở gây ra.
C. Triệu chứng
Sáng thức dậy thấy cổ cứng, thẳng, không thể xoay sang phải, trái hoặc ra sau được. Chỗ đau buốt, tê hoặc có thể lan sang vai và cánh tay cùng bên, hoặc kèm thêm đầu đau, sợ lạnh. Thường 3-5 ngày là khỏi nhưng dễ bị tái phát. Vùng cục bộ chỗ đau có thể bị co rút nhưng không sưng đỏ .
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Dùng huyệt cục bộ (chỗ đau) phối hợp với huyệt ở xa của đường kinh Thu?, Túc Thái Dương (Tam Tiêu, Bàng Quang) và Thiếu Dương (Tiểu Trường, Đở m) làm chính.
Thường dùng huyệt Lạc Chẩm + A Thị Huyệt.
Châm huyệt Lạc Chẩm trước, kích thích vừa, đồng thời bảo người bệnh xoay cổ. Nếu chưa đỡ đau, châm thêm A thị Huyệt. Có thể thêm Hậu Khê (Ttr.3), Huyền Chung (Đ.39).
2- Thiếu Trạch (Ttr.1) + Tiền Cốc (Ttr.2) + Hậu Khê (Ttr.3) + Dương Cốc (Ttr.5) + Uyển Cốt (Ttr.4) + Côn Lôn (Bq.60) + Thiếu Hải (Tm.3) + Toàn Trúc (Bq.2) (Thiên Kim Phương).
3- Kinh Cốt (Bq.64) + Đại Trữ (Bq.11) + Phách Hộ (Bq.42) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Hậu Khê (Ttr.3) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) (Tư Sinh Kinh).
4- Thừa Tương (Nh.24) + Phong Phủ (Đc.16) + Hậu Khê (Ttr.3) (Y Học Cương Mục) .
5- Phong Trì (Đ.20) + Huyền Chung (Đ.39) + Dưỡng Lão (Ttr.6) và A Thị Huyệt (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
6- Huyền Chung (Đ.39) + Thiên Trụ (Bq.10) + Hậu Khê (Ttr.3) (Châm Cứu Học Giản Biên).
7- Đại Chùy (Đc.14) + Thiên Trụ (Bq.10) + Đại Trữ (Bq.11) + Hậu Khê (Ttr.3) + Uyển Cốt (Ttr.4) đều tả . Có thể thêm Kiên Tỉnh (Đ.21), Thiên Tỉnh (Ttu.10), Kiên Ngoại Du (Ttr.14) (Châm Cứu Trị Liệu Học).
8- Hậu Đỉnh (Đc.19) + Cường Gian (Đc.18) + Phong Phủ (Đc.16) + Đại Chùy (Đc.14) + Thiên Dũ (Ttr.16) + Thiên Dung (Ttr.17) + Khí Xá (Vi.11) + Trúc Tân (Th.9) + Bản Thần (Đ.13) + Não Không (Đ.19) + Thiên Trụ (Bq.10) + Côn Lôn (Bq.60) + Thúc Cốt (Bq.65) + Thông Cốc (Bq.66) + Chí Âm (Bq.67) + Tân Thức (Châm Cứu Học HongKong).
9- Châm Tân Thức 0, 7 - 1 thốn + Dưỡng Lão (Ttr.6) + Nội Quan (Tb.6), sâu 1 thốn, hướng kim bên pHải và bên trái, đều châm tả .
Do Phong Hàn thêm Kiên Trung Du (Ttr.15), Kiên Ngoại Du (Ttr.14) (Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí số 417/1985).
10- Chỉ châm huyệt Hậu Khê (Ttr.3), sâu 0, 8 thốn, hướng kim về bên pHải, bên trái. Châm tả vê kim 1 - 3 phút- (Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí số 19/1985).
11- Hậu Khê (Ttr.3) + Phong Trì (Đ.20). Đau bên trái: châm tả Hậu Khê (Ttr.3) bên pHải, Bổ huyệt Hậu Khê (Ttr.3) bên trái. Đau bên pHải: châm tả Hậu Khê (Ttr.3) bên trái, bổ Hậu Khê (Ttr.3) bên pHải. Đau bên trái, châm Phong Trì (Đ.20) xuyên về phía pHải. Đau bên pHải, châm Phong Trì (Đ.20) xuyên về phía trái. Vê kim 2 - 3 phút, lưu kim 10 - 15 phút (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí).
12- Châm Ngoại Quan (Ttu.5), đau bên pHải châm bên trái và ngược lại, sâu 0, 5 - 0, 8 thốn, châm tả, vê kim 2 - 3 phút rồi lưu kim (Cát Lâm Trung Y Dược Tạp Chí số 17/1986).
13- Dương Lăng Tuyền (Đ.34) [cả 2 bên], châm tả, lưu kim 20 phút (Quý Dương Trung Y Học Viện Học Báo số 36/1987
CHOLESTEROL MÁU
(Cao Chỉ Huyết Chứng – Hypercholesterolmia – Hypercholestérolémie)
Đại Cương
Cholessterol là thành phần cần thiết cho sự sống, cấu tạo mật và sinh tố D. Nó tạo màng tế bào để tổng hợp một số Hormon.
Ở tuổi 45-50 nên xét nghiệm nồng độ Chloesterol máu thường xuyên hoặc định kỳ để theo dõi sự gia tăng của Chloesterol trong máu.
Thường gặp nơi người lớn tuổi, béo phì. Phụ nữ nhậy cảm với Lipoprotein HDL và Triglyceride hơn nam giới. Trái lại, nam giới lại nhậy cảm với Lipoprotein LDL do ăn uống, nhậu nhẹt rượu thịt nhiều...
Gần đây, sau những công bố cho rằng Cholessterol là nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, xơ động mạch, huyết áp cao, thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... rất nhiều người (đa số ở thành phố lớn) đã đi xét nghiệm máu và kết quả cho thấy đa số có Cholesterol huyết cao. Siêu âm cho kết quả: Mỡ trong gan... rất đông.
Những người béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, trên 50 tuổi, nên xét nghiệm máu để biết hàm lượng Cholesterol. Chỉ cần nhịn đói trước khi lấy máu vào buổi sáng. Nếu Cholesterol cao, nên làm xét nghiệm lại trong vài ngày sau. Nếu cả hai lần đều cao, cần chú ý đến mức độ HDL và Triglycerid để có hướng điều trị cho phù hợp.
Theo thời sinh học, lượng Cholesterol được sản xuất ở gan nhiều vào ban đêm, vì vậy bữa ăn tối nên hạn chế bớt thức ăn có dầu mỡ, nếu có thể được thì lượng thuốc uống tập trung vào buổi tối sẽ có hiệu quả cao hơn.
Đông Y không có tên bệnh này nhưng các chứng trạng của bệnh Cholesterol giống với các bệnh Đờm Ẩm, Huyễn Vựng, Đầu Thống, Hung Tý, Chi Thể Ma Mộc của Đông y.
Cũng gọi là Cao Chỉ Đản Bạch Huyết Chứng, Huyết Chỉ Quá Cao Chứng.
Chứng Cholesterol Máu cao, Mỡ Trong Máu (Lipit huyết cao), Gan Nhiễm Mỡ… tuy tên gọi khác nhau, về cơ chế gây bệnh theo YHHĐ có khác nhau nhưng đối với YHCT cùng chung một cách biện chứng là luận trị gần như nhau.
Đông Y xếp vào loại Trọc Trở, Đờm Thấp, Thấp Nhiệt.
Có thể tham khảo thêm ở bài Mỡ Máu Cao.
Nguyên Nhân
Theo Đông y nguyên nhân gây nên Cholesterol cao có thể do:
+ Ăn uống không điều độ: Ăn nhiều những thức ăn mỡ, béo, uống rượu… làm tăng lượng mỡ lên, trong khi đó chức năng vận hóa của Tỳ lại bị suy giảm khiến cho lượng mỡ ứ đọng lại gây nên, hoặc do ăn uống thất thường làm cho Tỳ Vị bị tổn thương không vận hóa được dưỡng trấp, các chất béo không tan đi được, tụ lại gây nên.
+ Tỳ Hư yếu kèm thấp tà ứ đọng: Tỳ ở trung tiêu, có chức năng vận hóa, Tỳ thích khô ráo chứ không thích ẩm ướt, nếu ăn nhiều chất lạnh, mát quá làm Tỳ Vị bị tổn thương, chức năng vận hóa bị mất đi sẽ gây nên béo phì, thủy thấp sẽ thịnh. Tỳ bị tổn thương khiến cho dưỡng trấp không chuyển hóa thành các chất nuôi dưỡng cơ thể, Cholesterol sẽ tụ lại, gây nên Cholesterol cao.
+ Tình Chí Bị Thương Tổn: Suy tư, giận dữ làm hại Tỳ, Can. Can mất chức năng sơ tiết, khí cơ bị uất trệ, khí bị trệ, huyết bị ứ, hoặc Can khí uất kết lấn sang làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ mất chức năng vận hóa, lượng mỡ không chuyển hóa được tụ lại gây nên chứng Cholesterol cao.
+ Thận Khí Hư Suy: Người lớn tuổi cơ thể bị suy yếu, thận khí hư hoặc lao thương quá sức, tinh khí bị tổn hại, sẽ làm cho tinh khí bất túc, khí hóa bị bất cập, tân dịch không đều hòa, lượng mỡ không chuyển hóa được, tụ lại thành chất mỡ xấu làm cho Cholesterol tăng cao.
+ Đờm ngưng huyết kết: Bình thường, lượng mỡ hóa sinh vào với thủy cốc, dưỡng trấp, mỡ cùng với tân dịch đều là loại chất dịch, tân dịch và huyết cùng hỗ sinh cho nhau, mỡ và máu cùng quy vào phần dinh. Tân dịch tụ lại sinh ra đờm, huyết dịch ứ trở gây nên huyết ứ. Đờm ngưng, huyết trở đều làm cho lượng mỡ chuyển hóa thất thường, tụ lại thành trọc tà, gây nên Cholesterol cao.
Cũng có thể do Can âm bị hao tổn, Can dương quá vượng, làm cho phong ở bên trong bị động, bốc lên thanh khiếu bên trên gây nên hoặc do Tỳ bị hư yếu, nguồn vận hóa bị kém khiến cho tinh khí của ngũ tạng kém, Thận không tàng trữ lại được, khiến cho Thận thủy bất túc, Can không được tư dưỡng gây nên bệnh.
Cơ Chế
Cholesterol là một hợp chất có cấu trúc Sterol, là một trong những thành phần Lipid có trong cơ thể con người.
Cholesterol có hai nguồn gốc: Nội sinh (do chính cơ thể tự tổng hợp) và Ngoại sinh (có trong thức ăn được đưa vào cơ thể). Cholesterol được tổng hợp ở nhiều cơ quan nhưng nhiều nhất ở gan. Gan vừa làm nhiệm vụ tổng hợp Cholesterol, vừa làm nhiệm vụ điều hoà, dự trữ Cholesterol trong cơ thể.
Cholesterol nhũ hóa Triglycerid để ngấm qua thành ruột, theo hệ bạch huyết rồi vào máu. Chúng di chuyển trong máu dưới dạng Chylomicron. Các cơ và mô mỡ thu hút chất béo nhờ Liporotein lipase. Phần dư thừa trở về gan và Cholesterol tự do được phóng thích. Cholesterol dùng để tổng hợp màng tế bào, nội tiết tố... hoặc dự trữ dưới dạng Chloesterol esther.
Cholesterol là một chất béo, để di chuyển trong máu, nó cần một chất vận chuyển, đó là các Lipoprotein. Có hai loại Lipoprotein:
+ Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL - Low Density Lipoprotein) xuất phát từ gan, chuyển Chlesterol đến tận các tế bào để làm chất ‘đốt’, tạo năng lượng.
+ Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL – High Density Lipoprotein) có chức năng ngược lại, chuyển Cholesterol từ các tế bào trở về gan để được tái biến dưỡng.
Khi thừa trong máu, trên đường di chuyển từ gan đến các tế bào, Cholesterol LDL thừa, được gọi là Cholesterol xấu, không vào hết tất cả trong tế bào, mà tồn đọng tại động mạch và sau đó xâm nhập vào vách thành động mạch. Tại đây, Chloesterol bị oxy hóa tạo thành những tảng xơ động mạch và góp phần làm nghẽn tắc động mạch (dân gian quen gọi là máu nhiễm mỡ). Dần dần sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc viêm động mạch.
Còn Cholesterol được Lipoprotein HDL vận chuyển là Cholesterol tốt, làm thông động mạch, tống khứ Chloesterol thặng dư ra khỏi động mạch.
Để chẩn đoán Cholesterol máu, cần xác định nồng độ:
+ Cholesterol toàn phần.
+ LDL – Cholesterol (Cholesterol xấu).
+ HDL – Cholesterol (Cholesterol tốt).
+Triglycerid.
Từ 4 nồng độ này sẽ xác định được nguy cơ thừa Cholesterol.
Bình thường, nồng độ của 4 yếu tố trên là:
. Cholestrol toàn phần: 156 ± 20/100ml huyết tương.
. HDL: 60mg/l
. LDL: 160mg/l
.Triglycerid: 1,65g/lít.
HDL thường hạ thấp ở phụ nữ mãn kinh. HDL dưới 35mg/dl có nguy cơ gây bệnh tim dù Cholesterol toàn phần trong phạm vi cho phép.
Phụ nữ gần tuổi mãn kinh bắt đầu phát phì, lượng mỡ dự trữ tăng, Triglyceride trong máu cũng tăng nên dễ bị hiện tượng ‘Mỡ trong máu’ khi đi xét nghiệm.
Để chẩn đoán Cholesterol Máu, cần làm xét nghiệm máu:
Nhịn ăn từ 12 giờ đồng hồ, xét nghiệm máu 2-3 lần liên tiếp, cách nhau 2-4 tuần (tại cùng một phòng xét nghiệm), tỉ lệ Cholesterol máu trên 2,7g/l (270mg/l) = 7,0mmol/l.
Triệu Chứng
Triệu chứng chính là đầu đau, chóng mặt, lưng đau, gối mỏi, tâm phiền, ngực đầy, Cholesterol trong máu cao.
Biện Chứng Luận Trị
+ Đờm Trọc Ngăn Trở Bên Trong: Cholesterol trong máu tăng cao, đầu váng, đầu nặng, cơ thể béo phì, ngực bụng đầy trướng, khó chịu, người nặng nề, không muốn hoạt động, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt, Thực.
Điều trị: Táo thấp, khứ đờm, hóa trọc, giáng chỉ (hạ Cholesterol). Dùng bài Ôn Đởm Thang gia giảm: Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Chỉ xác, Quát lâu, Hải tảo, Hoàng cầm.
(Đây là bài Ôn Đởm Thang bỏ Trúc nhự, Sinh khương, Cam thảo thêm Quát lâu, Hải tảo, Hoàng cầm. Trong bài dùng Bán hạ, Trần bì, Quát lâu để táo thấp, khứ đờm; Phục linh thấm thấp, kiện Tỳ; Chỉ xác lý khí, trừ mãn, điều sướng khí cơ; Hải tảo, Hoàng cầm thanh nhiệt tiêu đờm, hóa trọc, giáng chỉ).
+ Tỳ Hư Thấp Khốn: Cholesterol trong máu tăng cao, hoạt động thì mệt, ăn ít, bụng đầy, hụt hơi, sắc mặt không tươi, chân hơi sưng phù, phân lỏng nát, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Hoãn, Nhược.
Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, thấm thấp, giáng chỉ (hạ Cholesterol). Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán gia giảm: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Sơn dược, Sa nhân, Thần khúc, Sơn tra, Cát cánh, Ý dĩ.
(Đây là bài Sâm Linh Bạch Truật Tán bỏ Biển đậu, Liên nhục, thêm Thần khúc, Sơn tra. Trong bài dùng Đảng sâm, Bạch truật ích khí, kiện Tỳ; Phục linh, Ý dĩ, Cam thảo, Sơn dược, Sa nhân lý khí, kiện Tỳ, thấm thấp, hòa Vị; Thần khúc, Sơn tra hòa Vi, tiêu thực, trừ mãn, hóa trọc, giáng chỉ).
+ Can Uất Khí Trệ: Cholesterol máu tăng, hai bên hông sườn trướng đau, nấc, ợ hơi, phiền táo, dễ tức giận, đầu váng, đầu đau, miệng đắng, họng khô, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ Can, lý khí, hòa Vị, giáng chỉ (hạ Cholesterol). Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán gia giảm: Sài hồ, Bạch thược, Chỉ xác, Cam thảo, Xuyên khung, Sơn tra, Hạ khô thảo, Xuyên luyện tử, Diên hồ sách.
(Đây là bài Sài Hồ Sơ Can Tán bỏ Hương phụ, thêm Xuyên luyện tử, Diên hồ, Sơn tra, Hạ khô thảo. Trong bài dùng Sài hồ, Chỉ xác, Xuyên khung để sơ Can, lý khí, giải uất; Bạch thược, Cam thảo, Xuyên luyện tử, Diên hồ lý khí, chỉ thống, hòa trung, hoãn cấp; Hạ khô thảo vị mặn, tính hàn, vào kinh Can, Sơn tra hòa Vị, hai vị này dùng chung có tác dụng sơ Can, hòa Vị, tiêu đờm, giáng chỉ (hạ mỡ).
+ Can Thận Hư Tổn: Cholesterol trong máu cao, đầu váng, hoa mắt, cử động thì hụt hơi, lưng đau, chân yếu, mắt mờ, tai ù, tai kêu, mất ngủ, hay mơ, trí nhớ giảm, lưỡi hơi đỏ, mạch Huyền, Tế.
Điều trị: Dưỡng huyết, nhu Can, ích Thận, giáng chỉ (hạ mỡ).
Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Câu kỷ tử, Cúc hoa, Sinh địa, Sơn thù, Trạch tả, Đơn bì, Hà thủ ô, Nữ trinh tử, Tang ký sinh, Đan sâm, Hoàng tinh.
(Đây là bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn bỏ Phục linh, Sơn dược, thêm Hà thủ ô, Nữ trinh tử, Tang ký sinh, Đan sâm, Hoàng tinh. Trong bài dùng Câu kỷ tử, Sinh địa, Tang ký sinh để ích Thận, làm mạnh lưng; Hà thủ ô, Nữ trinh tử, Hoàng tinh tư âm, dưỡng huyết, nhu Can; Trạch tả, Đơn bì thanh nhiệt, tiết trọc, giáng chỉ).
+ Ứ Huyết Ngăn Trở: Cholesterol máu cao, ngực đau lan ra sau lưng, phiền muộn, đầu váng, đầu đau, đau không di chuyển, chân tay và cơ thể tê dại, lưỡi đỏ tím hoặc có vết ứ huyết, mạch Tế Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, thông kết, giáng chỉ (hạ mỡ).
Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đương quy, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Cát cánh, Xuyên khung, Xích thược, Sơn tra, Bồ hoàng.
(Đây là bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang bỏ Sài hồ, Cam thảo, Ngưu tất, thêm Sơn tra, Bồ hoàng. Trong bài dùng Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược để hoạt huyết, khứ ứ, thông huyết mạch; Cát cánh, Chỉ xác lý khí, tán kết; Sinh địa tư âm, lương huyết, tiêu ứ, thông lạc, giáng chỉ).
Khi nồng độ Cholesterol máu cao, phương thức điều trị đầu tiên là tiết thực, dù 70% lượng Cholesterol được tổng hợp ở gan, không liên quan đến thực phẩm ăn vào.
Cần nhớ là dù thay đổi nếp sống, thay đổi thực đơn... cần phải có một thời gian để Cholesterol giảm dần, nếu Chlesterol giảm nhanh quá cũng không tốt.
Chọn thực phẩm có tác dụng giảm và trị Cholesterol cao:
. Rau cải xanh và trái cây có chứa nhiều sinh tố C.
. Hạt Dẻ, hạt Điều, hạt nẩy mầm: giá đậu, chứa nhiều Sinh tố E.
. Cà chua nấu chín, Dưa hấu, Đu đủ, Bưởi có chứa Lycopen.
. Hành, Táo, Nho, Dâu, Trà xanh, Xà lách, Ớt xanh Đà lạt chứa nhiều Fllavonoide.
Đây là các thực phẩm có chất kháng oxy hóa có tác dụng làm giảm Choleterol trong máu.
Dưa hành có Selenium cũng phụ giúp chống oxy hóa Lipoprotein LDL.
Theo nghiên cứu của Viện Trung Y Thượng Hải: một số vị thuốc có tác dụng hạ Cholesterol như: Hà thủ ô, Sơn tra, Linh chi, Tỏi, Đan sâm, Tang ký sinh, Hoàng tinh, Sâm tam thất, Bồ hoàng, Trạch tả.
Qua kinh nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đã rút ra được một số nguyên tắc dùng thuốc trị Cholesterol cao như sau:
1- Thuốc thanh nhiệt lợi thấp: Dùng cho chứng bệnh Cholesterol máu cao, kèm thấy hay khát, phát nhiệt, tiểu ít, bụng trướng, phù thũng, đốm lưỡi nhờn, dính, mạch Hoạt.
Dùng các vị Hà diệp, Kim ngân hoa, Cúc hoa, Liên kiều, Ngọc mễ tu, Trạch tả, Thảo quyết minh, Phục linh, Hổ trượng, Nhẫn đông đằng.v.v:..
2. Thuốc khứ đàm lợi thấp: Dùng cho người Cholesterol máu cao kèm theo tay chân mệt mỏi, bụng trướng, ho có đờm, đại tiện lỏng, đốm lưỡi nhờn dính, mạch Hoạt.
Thuốc dùng Trần bì, Bán hạ, Trúc nhự, Phục linh, Chỉ xác, Qua lâu, Đởm nam tinh, Hạnh nhân, Bạch Kim Hoàn v.v...
3. Thuốc thanh lý thông hạ: Dùng cho những người Cholesterol máu cao, thân hình to chắc, táo bón, bụng trướng, đốm lười dày, nhờn, dính, mạch có lực.
Người bên trong nóng, kết đờm bị nhẹ dùng thuốc chế từ Đại hoàng, Sơn tra, Mạch nha, Hạn cần thái, Nhân trần, Hoàng kỳ, Chỉ xác, Hồ hoàng liên;
Người bị nặng thêm Sinh đại hoàng, hoặc Mang tiêu, Phan tả diệp.
4. Thuốc bổ Can thận: Dùng cho những người Cholesterol máu cao lại thấy cơ thể mệt mỏi, lưng đau, chân yếu, tuổi già sức yếu, tai ù, mắt hoa, chất lưỡi đỏ, đốm lưỡi mỏng, mạch Trầm Tế.
Thuốc dùng Thủ ô, Câu kỷ, Mạch đông, Sinh địa, Sa sâm, Thỏ ty tử, Hắc chi ma, Tang ký sinh, Hoàng tinh, Đỗ trọng, Hạn liên thảo, Hàng cúc hoa, Sơn thù nhục, Sung úy tử v.v...
5- Thuốc hoạt huyết hóa ứ: Dùng cho những người Cholesterol máu cao kèm theo ngực tê dại, tim đau, chỗ đau cố định, đốm lưỡi mỏng, chất lười sẫm hoặc sẫm tím, có vết
hoặc điểm ứ, mạch Huyền.
Thuốc dùng Đan sâm, Xuyên khung, Hồng hoa, Giáng hương, Xích thược, Sinh bồ hoàng, Sung úy tử, Khương hoàng, Ngũ linh chi, Tam thất v.v...
6. Thuốc thanh Can tả hỏa: Dùng cho những người Cholesterol máu cao, hình dáng to chắc, mắt đỏ, mặt đỏ, miệng khô, lưỡi rát, nước tiểu vàng, đại tiện khô, đốm lưỡi nhờn dính, mạch Huyền.
Thuốc dùng: Câu đằng, Cát căn, Thảo quyết minh, Sinh địa, Long đởm thảo, Trạch tả, Sơn chi, Hoàng cầm, Đại hoàng v.v…
Qua thực nghiệm chứng minh các vị thuốc trên có công hiệu hạ Cholesterol máu.
Những Vị Thuốc Hạ Cholesterolõ Máu Thường Dùng
+ Sơn tra (Crataegus cuneata S et. Z) sơ chế qua, ngâm thành cao có hiệu quả đối với Cholesterol,Triglycerid, Lipoprotein.
+ Hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thunb): Gần đây nghiên cứu thấy có thể làm giảm bớt sự hấp thu Cholesterol đường ruột, ngăn cản Cholesterol lắng đọng trong gan, làm chậm sự xơ cứng động mạch.
+ Trạch tả (Alisma plantago Aquatica L): Nghiên cứu hiện nay cho thấy nó có tác dụng can thiệp sự hấp thụ Cholesterol, phân giải hoặc bài tiết đồng thời hạ đường trong máu, chống gan mỡ.
+ Quyết minh tử (Haliotis Sp): hạ Cholesterol, Triglycerid.
+ Đại hoàng (Rheum palmatum Baill): Nghiên cứu gần đây cho thấy Đại hoàng làm cho ruột tăng nhịp co bóp, từ đó thúc đẩy sự bài tiết Cholesterol, giảm bớt sự hấp thụ Cholesterol và giảm béo phì.
+ Linh chi: Có tác dụng hạ Cholesterol.
+ Hổ Trượng (Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc): Có tác dụng làm hạ Cholesterol và Triglycerid.
+ Tam thất (Panax pseudo gigseng Wall): Có tác dụng làm tan ứ, chống đau, tiêu thủng, hạ Cholesterol.
+ Bồ hoàng (Typha anguslata Bory et Chaub): Nghiên cứu gần đây thấy có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerid, ngoài ra còn có tác dụng nâng cao Lipoprotein mật độ cao, cải thiện sự xơ cứng động
mạch.
+ Hải tảo (Sargassum Sp): Có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerid.
+ Hồng hoa (Carthamus Tinctorius): Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh và hạ Cholesterol.
+ Sung úy tử (hạt cây Ích mẫu - Fructus Leonuri): có tác dụng hạ Triglyceride và Cholesterol.
+ Địa long (Perichaela sieboldii Horst): Có tác dụng lợi thấp đối với Cholesterol, Triglycerid và Lipoprotein.
+ Sơn thái: Có thể làm tăng tốc độ thay cũ đổi mới, vị chát làm cho các thất thải mang tính acid trong cơ thể trở thành có tính kiềm, làm cho muối dư thừa trong cơ thể bài tiết ra ngoài, trong thành phần vị chát có Kali (K), có thể hỗ trợ cho mỡ phân giải.
+ Cùi trắng trong trái Cam, có chứa Pectin, có tác dụng ngoại hấp Cholesterol, giúp làm giảm Cholesterol huyết.
+ Rau quả tươi có Vitamin C, Cà rốt, Cà chua, Dưa hấu, Rau xanh có những chất có khả năng ngăn cản oxy hoá LDL – đồng nghĩa với giảm tác hại của LDL.
. Bồ hoàng: Dạng bột hoặc viên, mỗi ngày liều dùng tương đương với 3g thuốc sống, thuốc cớ tác dụng hạ Cholesterol. Thực nghiệm chứng minh Bồ hoàng sống có tác dụng nhưng rượu Bồ hoàng thì tác dụng ngược lại.
. Đại hoàng: tăng nhu động ruột gây tăng bài tiết Cholesterol và giảm sự hấp thụ. Dùng viên hoặc bột Đại hoàng 0,25g, ngày 3 - 4 lần.
. Đậu xanh: Thực nghiệm chứng minh bột Đậu xanh sống uống có tác dụng hạ Cholesterol. Không có tác dụng đối với Triglycerit.
. Đơn sâm: nhiều báo cáo nghiên cứu cho là thuốc có tác dụng hạ mỡ máu cao nhưng chưa thống nhất. Thuốc có tác dụng làm giảm thoái hóa mỡ tại gan.
. Hà thủ Ô: chiết thô làm viên 0,25g (tương đương thuốc sống 0,18g), ngày uống 3 lần, có tác dụng hạ Cholesterol, nên uống liên tục 3 tháng.
Tác dụng phụ: Thuốc gây tiêu chảy nhẹ, có thể uống viên Bình Vị hoặc Hương Sa Lục Quân.
. Hổ trượng: Dạng viên, mỗi lần uống 3 viên (tương đương thuốc sống 15g) 3 lần mỗi ngày. Có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerit.
. Hồng hoa: Uống dầu Hồng hoa 20ml. Ngày 3 lần có làm giảm Cbolesterol thực nghiệm cũng chứng minh điều đó, nhưng ngưng thuốc, cholesterol dễ tăng lại..
. Linh chi: trên thực nghiệm thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, Triglyceridkhông chịu ảnh hưởng mấy. Về lâm sàng tác dụng hạ lipit của các báo cáo có khác nhau.
. Quyết minh tử: Dạng thuốc viên, sắc, xi rô đều có tác dụng hạ Cholesterol, Triglycerit. Thuốc sắc mỗi ngày dùng 30g. Có thể gây tiêu chảy, đầy bụng hoặc buồn nôn.
. Sơn tra: Chiết xuất cao thô có tác dụng hạ Cholesterol, Tryglycerit, (-Lipoprotein, cồn chiết 0,12g, ngày uống 3 lần.
. Tam thất: Mỗi ngày uống 3g. Trên lâm sàng thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, trên thực nghiệm chưa thấy.
. Tỏi: Dùng nang tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 - 3 nang, hoặc lượng mỗi ngày 2 - 8 nang (0,12g tương đương thuốc sống 50g), liệu trình 30 ngày. Đã trị 274 ca. Thuốc có tác dụng hạ lipit huyết, làm tăng HDL (Tạp Chí Trung Y 1985, 2: 42). Tỏi có thể ngâm dấm hoặc ngâm rượu uống ngày 3- 5 múi vừa tỏi tươi.
. Trạch tả: trên làm sàng thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, thuốc gây tiêu chảy nhẹ.
CHÂM CỨU TRỊ CHOLESTEROL MÁU CAO
Phép trị bằng châm cứu đối với chứng Cholesterol máu cao cũng có kết quả nhất định (cũng như đối với chứng béo phì).
Chọn huyệt chính: Trung quản, Tỳ du, Vị du, Khí hải, Hợp cốc, Phong long, Túc tam lý.
Huyệt phối hợp tùy theo triệu chứng lâm sàng và bệnh nguyên phát như cao huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ mạch...) mà gia giảm.
- Phương pháp: mỗi lần chọn 3 - 4 huyệt chính thêm huyệt phối hợp. Châm kim phải đạt đắc khí (bệnh nhân có cảm giác tê tức buốt) vê mạnh nhẹ, lưu kim 30 - 40 phút, châm hàng ngày hoặc cách nhật. 201ần châm là một liệu trình, kiểm tra kết quả có thể châm tiếp để củng cố. Có thể kết hợp cứu hoặc điện châm.
+ Thấp Nhiệt Uất Kết: Thanh lợi thấp nhiệt. Châm Âm lăng tuyền, Hạ cự hư, Nội đình, Thiên khu, Túc tam lý (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Tỳ Hư Trọc Đờm: Kiện Tỳ, hóa đờm. Dùng Tỳ du, Phong long, Túc tam lý, Thủy tuyền, Âm lăng tuyền (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Vị Nhiệt Phủ Thực: Thanh VỊ tả hỏa. Dùng Thiên khu, Thượng cự hư, Tam âm giao, Nội đình, Đại đô (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Can uất hóa hỏa: Thanh Can
giáng hỏa. Dùng Hành gian, Hiệp khê, Kỳ môn, Tam âm giao (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Tỳ Thận Lưỡng Hư: Ích Thận kiện Tỳ. Dùng Thận du, Tỳ du, Túc tam lý, Tam âm giao, Âm lăng tuyền, Khí hải (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Khí Trệ Huyết Ứ: Sơ Can lý khí. Dùng Đàn trung, Thái xung, Nội quan, Công tôn, Kỳ môn (Bị Cấp Châm Cứu).
Nhĩ Châm
1- Chọn dùng Thần môn, Nội tiết, Can Đởm, Đại trường, Điểm Đói, Điểm Khá, Phế, Mê nhĩ căn, Tam tiêu. Mỗi lần chọn 3-4 huyệt. Dùng Vương bất lưu hành, giã nát, dán vào huyệt, ngày một lần, 10 ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).
2- Chọn các huyệt: Nội tiết, Dưới vỏ não, Thần môn, Giao cảm, Tâm, Can, Thận.
- Mỗi lần châm 3 - 4 huyệt, dùng hào châm lưu kim 30 phút hoặc 40 phút có vê kim nhẹ hoặc trung bình.
. Trường hợp gài kim nhĩ hoàn, mỗi lần 2 - 3 ngày. Trong thời gian lưu gài kim dặn bệnh nhân tự ấn lên huyệt ngày 3 - 4 lần (sáng ngủ dậy, trưa ngủ dậy và tối trước lúc ngủ) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Dùng Châm cứu trị 82 ca Cholesterol máu cao.
. Nhóm 1: Tam âm giao, Túc tam lý, Nội quan.
. Nhóm 2: Thái bạch, Dương lăng tuyền, Phong long.
Ngực đầy, trước ngực đau: thêm Âm khích, Chiên trung.
Đầu váng, tai ù thêm Thái xung, Phong trì.
Đầu đau, đầu trướng thêm Thái xung, Suất cốc, Bá hội.
Hai nhóm huyệt trên, mỗi ngày châm một nhóm. Dựa theo biện chứng mà thêm các huyệt phối hợp. Trừ những người suy yếu, lớn tuổi, dùng bình bổ bình tả còn lại đều dùng phương pháp tả.
Kết quả: Khỏi 73 (mỡ máu hạ khoảng 200mg), có 7 trường hợp không hạ hoặc hạ ít (Tân Trung Y Tạp Chí 1985 (6): 31).
+ Dùng đèn chiếu vào huyệt Nội quan trị 50 ca Cholesterol máu cao. Dùng đèn chiếu loại 6238 A, công suất 2-3mA. Mỗi ngày chiếu một lần, mỗi lần 15 phút. 10-12 lần là một liệu trình. Nghỉ 3-5 ngày rồi lại tiếp liệu trình 2.
Kết quả: có 37 ca lượng Cholesterol trong máu hạ tối đa 106mg%, trung bình hạ 20.12mg% (Trung Quốc Châm Cứu 1986 (2):15).
+ Tiêu Thị và cộng sự theo dõi trị 182 bệnh nhân Cholesterol máu cao bằng châm các huyệt: Tam âm giao, Túc tam lý, Nội quan, Dương lăng tuyền, Phong long, dùng phép tả, ngây 1 lần lưu kim 20 phút có vê kim, 10 lần châm là một 1iệu trình và đã châm 2 - 4 liệu trình. Kết quả có 73 ca, Cholesterol hạ, 2 ca trước tăng sau hạ và 2 ca không thay đổi, 5 ca tăng. Có 19 bệnh nhân Triglycerid cao trên l33g%, sau châm có 13 ca hạ, không thay đổi 6 ca. Sau khi ngưng châm 1 - 3 tháng theo dõi 13 ca có 12 ca Cholesterol vẫn bình thường 1 ca hơi tăng (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Bành Thị dùng châm huyệt Túc tam lý trị 85 ca bệnh nhân có Cholesterol cao trên 200mg%, Triglycerid trên l00mg% và LDL-C trên 530mg. Châm thay nhau mỗi lần một bên, mỗi ngày một lần. Kết quả: Trong số 35 ca Cholesterol cao, Cholesterol giảm bình quân 33,43mg%. Trong 10 ca có Triglycerid cao thì Triglyceridgiảm bình quân 38,52mg%, trong số 12 ca có LDL-C cao, LDL-C hạ bình quân 189,58mg%. Các số liệu so sánh trước sau đều có giá trị thống kê (P nhỏ hơn 0,01 và 0,001). Tác giả cũng đồng thời dùng laser châm huyệt Nội quan cho 50 ca. Kết quả là có 37 ca Cholesterol đều có giảm với mức độ khác nhau chiếm 74%. Trị số Cholesterol giảm bình quân là 20,12mg% (các số liệu so sánh trước sau có giá trị thống kê học: P nhỏ hơn 0,01) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Các tác giả ở Nam Ninh Trung Quốc dùng châm cứu trị 51 ca bệnh nhân cao mỡ máu và kết quả là: 33 ca Cholesterol hạ, 2 ca không thay đổi, 16 ca tăng, 40 ca có LDL-C hạ, 4 ca không thay đổi và 7 ca tăng cao. Theo xử lý số liệu bằng thống kê thì Cholesterol hạ có ý nghĩa thống kê (P nhỏ hơn 0,05). LDL-C giảm rõ rệt (P nhỏ hơn 0,001).
Tác giả chọn các huyệt: Tâm du, Khúc trì, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao là chủ huyệt, phối hợp các huyệt Phong trì, Hoàn khiêu, Thần môn, Thông lý, Đại trử, Quyết âm du, mỗi lần 3 - 4 huyệt, vê nhẹ, tất cả 36 lần (Hiện Đại Nội Khoa Học).
Cần nhớ là dù dùng thuốc, cũng cần phải phối hợp tập luyện dưỡng sinh, thể dục: đi bộ, chạy bộ... mới đạt được hiệu quả cao.
CHẾ ĐỘ ĂN KHI CHOLESTEROL MÁU CAO
Chế độ ăn đóng góp một phần khá lớn trong việc điều chỉnh lượng Chloesterol trong máu, vì vậy, cần chú ý thêm về mặt dinh dưỡng này.
+ Hạn chế Cholesterol thức ăn: 250-300mg/ngày.
Giảm tối đa mỡ thành phần (có trong thịt, cá, trứng, sữa). Mỡ này chứa rất nhiều acid béo bão hòa làm gia tăng Chlesterol. Nếu cần, dùng dầu thực vật (dầu nành, dầu phộng…).
Thức Ăn Cần Kiêng Để Tránh Tăng Cholesterol Máu
+ Lòng đỏ trứng, một lòng đỏ trứng có trung bình 215mg Cholesterol (nhu cầu hàng ngày là 300mg. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 trái trứng, vừa đủ chất bổ mà không dư Cholesterol. Tuy nhiên lòng trắng trứng lại phụ giúp HDL quét sạch vết bợn ở thành mạch máu nghĩa là giảm tác hại của LDL và Cholesterol (vì vậy, nếu ăn trứng, nên ăn cả lòng trắng).
+ Thịt đỏ, loại này có nhiều Cholesterol và chất béo bão hoà.
+ Không dùng mỡ động vật mà nên thay bằng dầu thực vật (dầu Đậu nành, Mè, dầu Hướng dương).
+ Không nên ăn quá nhiều chất đường vì chất đường đưa vào cơ thể quá thừa so với nhu cầu năng lượng và khả năng dự trữ sẽ chuyển hoá thành chất béo, trong đó có Cholesterol.
+ Không nên uống rượu vì rượu sẽ làm gan tổng hợp nhiều chất béo hơn trong đó có Cholesterol.
Tham Khảo
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Bạch Kim Giáng Chỉ Phương (Trần Vũ, sở nghiên cứu y học khu Nghi Xuân tỉnh Giang Tây): Uất kim 210g, Bạch phàn 90g, tán bột mịn, trộn đều, tẩm nước làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, uống sau bữa ăn, mỗi liệu trình 20 ngày, liên tục trong 2 - 3 liệu trình (Trung Quốc Y Học Đại Từ Điển).
- Kết quả: Đã trị 344 ca, Cholesterol giảm bình quân 85,84mg%, Triglycerid giảm bình quân 70,61mg%, (- Lipoprotein giảm bình quân 175,96%. So sánh trị số máu lipit khác biệt có ý nghĩa (P nhỏ hơn 0,001). Có 170 ca béo phì được điều trị, cân nặng giảm rõ, giảm bình quân 3,5kg. Có 138 ca huyết áp cao được điều trị có kết quả 59,4% (23,2% kết quả tốt).
- Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần chủ yếu của Bạch phàn là Aluminium sulfate và Kalium sulfate có tác dụng thu liễm làm giảm hấp thụ thành phần mỡ Cholesterol. Tinh dầu Uất kim làm tăng tiết mật làm bài tiết Cholic acid (sản vật chuyển hóa của Cholesterol) ra ngoài bằng đường ruột, do đó làm hạ lipit huyết (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Cát Căn Phức Phương: Cát căn 15g, Hà thủ ô chế 30g, Sơn tra sống 45g, Bột trân châu 0,6g (liều 1 ngày) chế thành viên. Mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, 1 liệu trình là 1 tháng. Thuốc có tác dụng tốt đối với Cholesterol (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Đơn Điền Giáng Chi Hoàn (Hoàng Chấn Đông, Sở nghiên cứu bệnh tim mạch tỉnh Quảng Đông): Đơn sâm 9 - 12g, Điền thất 0,3 - 1,5g, Xuyên khung 6 - 9g, Trạch tả 9 - 12g, Nhân sâm 5 - 10g, Đương quy 9 - 12g, Hà thủ ô đỏ 10 - 15g, Hoàng tinh 10 - 15g, tán bột mịn làm hoàn, mỗi ngày uống 4g chia 2 lần sáng và tối, 45 ngày là một liệu trình.
- Kết quả: Trị 251 ca, trong đó cholesterol cao 115 ca, kết quả tốt 88 ca, (33%) khá 45 ca (39,1%), Cholesterol so sánh trước và sau điều trị giảm bình quân 52,8mg Triglycerid cao có 186 ca, kết quả tốt 97 ca (71,3%, có kết quả 14 ca (10,3%), Triglycerid so sánh trước và sau điều trị giảm bình quân 147,2mg% (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Giáng Chi Ích Can Thang : Trạch tả 20 - 80g, Sinh thủ ô, Thảo quyết minh, Đơn sâm, Hoàng tinh đều 15 - 20g, Sinh Sơn tra 30g, Hổ trượng 12 - 15g, Hà diệp 15g, ngày 1 thang, uống trong 4 tháng, có tác dụng hạ mỡ (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Giáng Chi Linh Phiến: Thủ ô, Trạch tả, Hoàng tinh, Kim anh tử, Sơn tra, Thảo quyết minh, Ký sinh, Mộc hương. Chế thành viên, mỗi viên có 1,17g thuốc sống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên, 1 liệu trình 3 tháng. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, Triglycerit. Thuốc có tác dụng tốt đối với thể Can Thận âm hư, Can dương thịnh (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Giáng Chi Linh Phương (Lý Vĩ Thành, trường Vệ sinh khu Thường Đức, tỉnh Hồ Nam): Hà thủ ô, Trạch tả, Hoàng tinh, Kim anh tử, Sơn tra đều 3g, Thảo quyết minh, Ký sinh đều 6g, Mộc hương 1g, nấu cao, chế thành viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 viên, một liệu trình 3 tháng.
Kết quả: Trị 200 ca có 145 ca Cholesterol cao, giảm tốt 98 ca (67,6%), có kết quả 25 ca (17,2%). Trị số Cholesterol giảm bình quân 82,44mg%. Triglycerid cao có 55 ca, giảm rõ 29 ca (52,73%), có kết quả 16 ca (29%). Trị số Triglycerid giảm bình quân 150,15mg% (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Giáng Chi Phương (Mã Phong, bệnh viện Giải phóng quân Trung Quốc 371): Thảo quyết minh, Sơn tra, Đơn sâm, chế thành viên, mỗi viên có hàm lượng cao thuốc 0,25g, tương đương 2,9g thuốc sống, mỗi lần uống 2 – 4 viên, ngày 3 lần, 4 tuần là một liệu trình. Sau 3 liệu trình đánh giá kết quả.
Kết quả: Trị 64 ca mỡ máu cao có Cholesterol cao giảm bình quân 88,3mg% (P nhỏ hơn 0,01). Triglycerid cao 43 ca, sau điều trị giảm bình quân 68,1 mg% (P nhỏ hơn 0,01). Cao lipoprotein 41 ca, sau điều trị hạ bình quân 289,9mg% (P so sánh trước sau
điều trị nhỏ hơn 0,01) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Giáng Chi Phương 2: Cam thảo 30g, Câu kỷ, Trạch tả đều 25g, Sài hồ, Sơn tra đều 15g, Đơn sâm 30g, Hồng hoa 10g. Khí hư huyết ứ thêm Hoàng kỳ 30g, Sinh Bồ hoàng 20g. Can thận âm hư thêm Hà thủ ô đỏ 20g, Sinh địa 15g. Can dương kháng thêm Câu đằng 20g, Thảo quyết minh 15g. Đàm thấp nặng thêm Thạch xương bồ 15g, Nhân trần 10g. Khí trệ huyết ứ thêm Xuyên khung, Khương hoàng đều 15g, ngày uống 1 thang, liệu trình 4 tuần, có tác dụng nâng cao rõ rệt HDL-CH (Lipit-Cholesterol tỷ trọng cao) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Giáng Chi Thang: Hà thủ ô đỏ 15g, Kỷ tử 10g, Thảo quyết minh 30g, sắc chia 2 lần uống, 2 tháng là một liệu trình, tác dụng tốt đối với Cholesterol cao, đối với Triglycerid không rõ rệt (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Hà Đơn Tang Nhân Thang: Hà thủ ô, Đơn sâm, Nhân trần, Tang ký sinh, Sơn tra, Thảo quyết minh đều 30g, ngày 1 tháng, trong 1 - 2 tháng. Thuốc có kết quả đối với các loại IIA, IIB, III và IV. Tác dụng phụ: tiêu chảy, sôi bụng (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Mạch Tra Tán: Mỗi gói 20g (có Mạch nha và Sơn tra mỗi thứ dùng sống 15g). Ngày uống 2 lần, mỗi lần một gói. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol dùng càng lâu càng tốt. Thuốc có thể gây ợ chua, hơi tiêu lỏng (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Ngọc Tra Dưỡng Tâm Tán: mỗi gói 20g (gồm có Sơn tra, Ngọc trúc, Sơn dược sống đều 18g) mỗi lần 1 gói, ngày 3 lần, liệu trình 1 - 3 tháng. Có tác dụng hạ Cholesterol (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Nhân Sâm Giáng Chi Hợp Tễ : Nhân sâm 3,2g, Lục trà (chè xanh) 5g, minh Đại hoàng 1,5g chế thành cao nước (liều trên cho mỗi 50ml), ngày uống 3 lần, mỗi lần 50ml. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol và giảm cân nặng, hạ huyết áp (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Nhân Trần Hợp Tễ: Nhân trần, Trạch tả, Cát căn đều 15g, sắc uống hoặc chế thành xi rô dùng. Liệu trình 1 - 8 tháng, kết quả tốt đối với Cholesterol, Triglycerid và (-lipoprotein (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Nhân Trần Thang: Nhân trần, Kê huyết đằng đều 30g, Thương truật, Nga truật đều 15g. Dương hư thêm Phụ tử. Âm hư thêm Huyền sâm, sắc đặc uống ngày 1 thang. Dùng từ 1 - 12 tháng. Có tác dụng hạ Cholesterol (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Phức Phương Bồ Công Anh Phiến: Bồ công anh, Tang ký sinh, Sơn tra, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử theo tỷ lệ 7: 3 : 3: 3: 1, chế thành viên, mỗi viên có 0,35g thuốc sống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 viên. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerid (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Phức Phương Minh Tinh Đơn: Quyết minh tử, chế Nam tinh, Sơn tra chế thành, mỗi lần uống 4-6 viên, ngày 31ần, uống 1-3 tháng.Có kết quả đối với Cholesterol và Triglycerid cao (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Phức Phương Sơn Tra Hoàn: Sơn tra 30g, Cát căn 15g, Minh phàn 1,2g, liều một ngày chế thành viên, chia 3 lần uống, liệu trình 4 - 6 tuần, tác dụng tốt đối với hạ Cholesterol, làm hạ (-Lipoprotein nhưng không hạ Triglycerid (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Phức Phương Tam Thất Thang: Tam thất 3g, Sơn tra 24g, Trạch tả 18g, Thảo quyết minh, Hổ trượng đều 15g, tùy chứng gia giảm, ngày uống 1 thang, một liệu trình là một tháng, có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerid (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Quế Tinh Phương (Bạch Hồng Long, Sở cán bộ hưu trí số 1, quân khu Vân Nam): Quế nhục, Chế nam tinh, Quyết minh tử, Nhộng tằm, vỏ Đậu đen hạt to, chế thành viên. Mỗi ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần uống 4 - 6 viên, một liệu trình là một tháng.
Kết quả: 158 ca, trong đó Cholesterol cao 158 ca, sau điều trị, Cholesterol hạ bình quân 58mg%, tỷ lệ có kết quả 90,5%, Triglycerid cao 132 ca, sau điều trị hạ bình quân 56mg%, tỷ lệ có kết quả 90,5%, (-Lipoprotein tăng 116 ca, sau điều trị hạ bình quân
165mg%, tỷ lệ có kết quả 83,62%.
(Bài thuốc có tác dụng ôn hóa đờm thấp, dưỡng can, trừ phong, trị chứng mỡ máu cao thể đàm thấp) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Tam Sâm Tửu: Nhân sâm, Đơn sâm, Ngũ gia sâm ngâm rượu 35%, ngày uống 20ml x 2 lần, liệu trình một tháng. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, Triglycerit, (-Lipoprotein (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Thảo Hà Sơn Hợp Tễ: Thảo quyết minh, Hà diệp, Sơn tra đều 24g, Tang ký sinh 15g, Hà thủ ô 12g, Uất kim 10g là liều lượng một ngày, nấu thành cao 50ml, chia 2 lần uống. Theo tỷ lệ nấu cao uống trong một tháng là một liệu trình. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol (-Lipoprotein nhưng tác dụng không chắc chắn đối với Triglycerit, có tác dụng phụ gây tiêu chảy nhẹ (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Thiên Sơn Đơn: Thiên trúc hoàng, Sơn tra, Đơn sâm, Trạch tả, liều lượng theo tỷ lệ: 0,5: 1: 2: 2, sấy khô, tán bột mịn, chế thành viên 0,5g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên, 1 liệu trình 3 tháng, trường hợp Can Thận âm hư thêm Lục Vị Đại Hoàng Hoàn uống. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol 90%, hạ Triglycerid78% (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Thông Huyết Đơn: Hà thủ ô, Nhân trần, Hồng hoa, Xuyên khung, Xích thược theo tỷ lệ 2: 2: 1:1:1, chế thành viên nặng 0,35g (tương đương thuốc sống 2g), ngày 8 lần, mỗi lần 5 viên, liệu trình từ 1 - 3 tháng. Thuốc có tác dụng hạ cholesterol tốt (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Thủ Ô Hợp Tễ: Sinh thủ ô, Thục địa, Mạch đông, Dạ giao đằng, Bắc sa sâm, Huyền sâm, Hợp hoan bì đều 15g, Cúc hoa, Kê quan hoa, Bạch thược đều l0g, sắc uống, ngày 1 thang. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Thư Tâm Hoạt Huyết Phương (Thẩm Đạt Minh, bệnh viện trực thuộc viện Trung y học Hồ Bắc): Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương qui, Bồ hoàng đều 9g, Hồng hoa 5g. Theo tỷ lệ chế thành xi rô 96%. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30mg, 3 tháng là một liệu trình.
- Kết quả: Đã điều trị 74 ca mỡ máu cao có Cholesterol trước điều trị cao nhất là 450mg%, sau điều trị cholesterol cao nhất còn 420mg%, Triglycetrid trước điều trị cao nhất 350mg, sau điều trị cao nhất còn 180mg%. (Bài thuốc có tác dụng trị chứng mỡ máu cao khí huyết ứ) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Trạch Tả Thang: Trạch tả, Chế thủ ô, Quyết minh tử đều 30g, Bạch truật 15g, Sinh Đại hoàng 6g, ngày uống 1 thang trong 45 ngày. Có tác dụng hạ Cholesterol. và Triglycerit, giảm cân nặng (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
Một Số bài thuốc đơn giản kinh nghiệm dân gian trị Cholesterol máu cao:
. Sơn tra, Hà diệp đều 15g sắc uống thay trà. Dùng trị cao huyết áp mỡ máu cao tốt (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Cuống bí ngô 300g, Sơn tra 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Hạch đào nhân 30g, Lá bắp 60g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Lá Dưa hấu, vỏ Đậu phụng 30g, mỗi ngày 2 - 8 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Bắp, hạt bí ngô đều 30g. Sắc uống, ăn luôn bã (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Cà rốt 1 củ, Đậu phôïng 30g. Nấu ăn ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Bí đao 100g, Cành lê 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Vỏ dưa hấu 60g, Lô căn 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Rau hẹ, Sơn tra, Đào nhân 15g. Sắc nước uống, ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Hải đới 30g, Đậu xanh 20g, Đường đỏ đều 150g. Hải đới ngâm rửa sạch cắt nhỏ nấu với đậu Xanh, cho đường đỏ vào, ăn ngày 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Gừng tươi 4 lát, Lá sen 15g, Hoắc hương Sg. Sắc uống ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Lá sen tươi 1 lá to, gạo tẻ l00g, Đường phèn vừa đủ. Nấu nước lá Sen, bỏ xác, cho gạo vào nấu cháo ăn, (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Mộc nhĩ trắng và đen đều 10g, Đường phèn 5g. Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở, cho nước và đường chưng 1 giờ uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Đậu đen, lá Bắp đều 30g, rễ Hành 10g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Đậu ván trắng, đậu Đen đều 30g, lá Nho 15g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Nhân trần, Sơn tra đều 20g, gừng 3 lát. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Rễ cỏ tranh, Sinh địa đều 80g, Mạch môn 18g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Vỏ mè, Đậu phụng đều 30g, Gừng 3 lát. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Vỏ Bí ngô già, vỏ Bí đao, lá Sen đều 30g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Sơn tra 30g, Hà thủ Ô 18g, Trạch tả 12g. Sắc uống ngày 2 - 8 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Rễ Hành, Rau mùi (Hồ tuy) đều 30g, Mộc nhĩ đen 20g. Sắc uống. Ăn canh Mộc nhĩ ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
. Mè đen, Quả dâu tằm (Tang thầm) đều 60g, nếp 30g. Ba vị rửa sạch, bỏ vào cối giã nát. Cho 3 bát nước vào nồi đất đun sôi cho đường vào tan hết nước sôi, cho 3 vị trên vào khuấy thành hồ ăn. (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
. Bạch phàn, Uất kim lượng bằng nhau, Tán bột mịn làm hoàn. Ngày uống 3 lần mỗi lần 6 g, uống sau lúc ăn. Một liệu trình 20 ngày (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
. Tam thất 3g, Sơn tra 24g, Trạch tả 18g, Thảo quyết minh 15g, Hổ trượng 10g. Sắc uống. Liệu trình một tháng. Dùng cho thể đờm trệ (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
BÉO PHÌ
(Phì Bán Bệnh - Obesity, Obésité)
Béo phì là bệnh do mỡ tích luỹ quá nhiều trong cơ thể, làm thay đổi cơ năng sinh lý, sinh hoá của cơ thể, dẫn đến các tổ chức mỡ tích tụ quá khối lượng.
Khi không bị phù thũng, cơ bắp phát triển mạnh, nếu trọng lượng cơ thể vượt quá 16% tiêu chuẩn bình thường của người trưởng thành là quá trọng lượng nhưng vượt quá tiêu chuẩn từ 20% trở lên, gọi là béo phì.
Tổng trọng lượng mỡ ở nam giới bình thường tuổi 30 chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể, nữ giới khoảng 22%. Nếu nam giới vượt quá 25%, nữ giới vượt quá 30-35% là mắc bệnh béo phì.
Nói chính xác hơn thì béo phì cần phân biệt với cân quá nặng do cơ bắp nở nang hoặc ứ nước trong cơ thể... do đó muốn chẩn đoán chính xác phải đo chỉ số mỡ của cơ thể.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hiện nay béo phì đang là đề tài mà ngành y đang quan tâm nhất là đối với các nước phát triển và đang phát triển.
Trong 20 năm qua, số trẻ béo phì tăng 53% ở Nhật, 75% ở Singapore, 60% ở Mỹ, 21% ở Đức…
Tại Việt Nam, gần đây, nhiều thống kê cho thấy trẻ lứa tuổi mẫu giáo bị béo phì đang có chiều hướng gia tăng. Số người béo phì tại các thành phố lớn cũng đang là đề tài được nhắc đến. Thậm chí trên các báo còn đưa ra những phương pháp làm giảm cân, các bài tập làm cho thân hình bớt mập...
Theo thống kê, những người dư mỡ bụng (gọi là hình trái Táo) có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn người nhiều mỡ hông (gọi là hình trái Lê).
Theo các chuyên viên, nếu thừa cân trước 5~6 tuổi, có nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành.
Hội nghị quốc tế lần thứ VIII về Béo phì hợp tại Paris ngày 1.9.1998 nhận định rằng Bệnh bép phì là một vấn đề lớn đe dọa sức khoẻ cộng đồng.
Đông Y gọi là ‘Đơn Thuần Tính Phì Bán’
Nguyên Nhân
Bệnh béo phì có liên quan đến nhiều yếu tố như:
+ Di truyền: Theo báo cáo của các y gia Trung Quốc, theo kết quả điều tra trên 1.556 cha mẹ mắc bệnh béo phì, các con của họ mắc bệnh chiếm tỉ lệ trên 60%.
+ Bệnh tăng theo tuổi: Kết quả điều tra trên 31.718 người ở Bắc Kinh, Trung Quốc, tiû lệ mắc bệnh ở tuổi thiếu niên là 3%, tuổi trường thành từ 20 đến 35 tuổi là 7,4%, ở tuổi trung niên từ 36 đến 55 tuổi là 25%.
+ Tỉlệ mắc bệnh khác nhau theo giới tính và nghề nghiệp: theo tài.liệu điều tra của Trung Quốc, gồm 2.319 người trên 20 tuổi thì nam béo phì chiếm tiû lệ 16%, nữ béo phì chiếm tỉ lệ 28 %, trong đó làm nghề cấp dưỡng chiếm 60%, công nhân xí nghiệp bia, thực phẩm chiếm 44%, số công nhân nghề khác chỉ chiếm 15%. Một số báo cáo cho thấy nữ giới đã kết hôn ở khoảng 30-39 tuổi bị béo phì nhiều nhất, hơn phân nửa phát phì sau khi sinh đẻ (do thích ăn thức ăn ngọt và chú trọng bồi dưỡng trong thời gian ‘ở cữ’ khiến cho dinh dưỡng quá dư thừa, mỡ tích tụ lại gây nên).
+ Dân thành phố bị béo phì nhiều hơn dân ở nông thôn, có quan hệ đến việc ăn thức ăn ngọt, béo... quá nhiều, thêm vào đó vận động ít dẫn đến trọng lượng cơ thể dần dần tăng lên, dù trọng lượng cơ thể vẫn như cũ nhưng thực tế lượng mỡ tăng lên còn lượng thịt giảm đi.
+ Bệnh béo phì không chỉ ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, mỹ quan mà còn nguy hại nhất định đến sức khoẻ. Người trung niên và lớn tuổi béo mập dễ mắc các bệnh như Huyết áp cao, bệnh Mạch vành, Tiểu đường, bệnh Gút (Gout), Tai biến mạch não, Sỏi túi mật vv... Cũng theo tài liệu điều tra của Trung Quốc, trong số 153 bệnh nhân động mạch vành, có 120 ca cân nặng quá tiêu chuẩn 10%, chiếm tiû lệ 78,4% và 77 ca mắc bệnh béo phì, chiếm tiû lệ 50,3%. Và trong số 503 ca béo phì có đến 22,3% huyết áp trên 160/95mmHg.
Khi chất dinh dưỡng dư thừa sẽ chuyển hoá thành mỡ tích tụ trong cơ thể khiến cho mỡ nhiều lên, tổ chức mỡ sinh ra nhiều hơn là nguyên nhân trực tiếp của chứng béo phì. Mỡ dư thừa ở nam giới tích tụ nhiều ở thành bụng dưới trở thành đệm mỡ ở thành bụng. Ở nữ giới mỡ dư thừa tích tụ nhiều ở phần dưới eo lưng và phần mông.
Lượng mỡ tích tụ ở một số người cao tuổi đa số không được sử dụng, vì vậy còn được gọi là ‘mỡ bất động’, đây là một trong những dấu hiệu lão hoá.
Thiên ‘Kỳ Bệnh Luận’ (Tố Vấn 47) đã đề cập như sau: “Phàm năm vị ăn vào miệng chứa ở Vị, Tỳ vì Vị dẫn hành tinh khí. Bao tân dịch đều ở Tỳ, nên thành chứng khẩu cam (ngọt ở miệng). Bệnh đó do ăn nhiều các thứ “phì mỹ” (béo, ngon) mà sinh ra”.
Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (Tố Vấn 25² viết: “…Những chứng đó, phần nhiều do hạng người giàu sang, béo tốt, ăn nhiều chất cao lương mà sinh ra”.
Sách y học cổ truyền phương Đông từ xưa đã ghi về chứng béo phì và phân hình thể con người làm 3 loại: phì, cao, nhục, và cho rằng phát sinh chứng phì là có liên quan với thấp, đàm và khí hư, huyết dịch hỗn trọc, lưu thông chậm.
Nằm lâu, ngồi lâu, vận động quá ít cũng là nguyên nhân quan trọng của béo phì. Nằm lâu, ngồi lâu, khí hư tích tụ làm cho việc vận hoá bị ngăn trở, mỡ tích tụ lại gây nên béo phì.
Thất tình nội thương như vui quá, buồn quá, giận quá... làm Can khí bị tụ lại, Can Đởm mất sự điều tiết (Can chủ sơ tiết) không chỉ ảnh hưởng đến sự vận động của Tỳ mà còn làm cho dịch mật không thể tiết ra thấm vào chất dinh dưỡng một cách bình thường, mỡ tích tụ lại bên trong gây nên béo phì.
Trường hợp nhẹ, người bệnh sinh hoạt bình thường. Trường hợp trung bình và nặng, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sợ nóng, mồ hôi, hoạt động nhiều thì tim hồi hộp khó thở, bụng đầy, lưng đau, táo bón, đau đầu chóng mặt, tình dục giảm sút, nữ thường kèm theo rối loạn kinh nguyệt, phù do rối loạn nội tiết hoặc do mỡ nhiều chèn ép dịch lâm ba, huyết dịch lưu thông khó, cẳng chân và mu bàn chân phù lõm. Trường hợp mỡ tích nhiều ở bao tim, tim bị chèn ép, hoạt lượng của tim giảm, cơ thể thiếu dưỡng khí, bệnh nhân khó thở. Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam vì tế bào mỡ ở nữ nhiều hơn nam. Cùng lứa tuổi 20, ở nam mỡ chiếm tỉ lệ 15% cân nặng, còn ở nữ mỡ chiếm đến 25%. Ở nữ sau khi sinh thường ăn uống bồi dưỡng nhiều lại ít hoạt động, ở tuổi dậy thì, thường do rối loạn nội tiết, hoạt động ít, chuyển hoá chậm, đều là những yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh.
Trẻ em béo phì ít hoạt động thể lực, kém lanh lợi, dễ ra mồ hôi, dễ hồi hộp khó thở, do sức đề kháng kém nên dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, cao huyết áp, lipid máu cao.
Đông y cho rằng béo phì thường là bệnh ‘Trong Hư Ngoài Thực’. Trong hư chủ yếu là khí hư. Bệnh ở Tỳ, Thận, Can, Đởm, Phế và Tâm. Trên lâm sàng thường gặp là Tỳ Thận khí hư, Can Đởm mất chức năng sơ tiết.
Chẩn đoán bệnh : cần chú ý mức độ béo phì và nguyên nhân, biến chứng.
1- Đánh giá mức độ béo phì có thể dùng một trong 2 cách sau:
a) Tính Theo Cân Nặng Tiêu Chuẩn (CNTC):
Tính theo công thức:
CNTC (Kg) = chiều cao (cm) - 100 x 0,9. Một người có cân nặng so với CNTC vượt từ 10-19,9% gọi là mập, vượt từ 20% trở lên là béo phì.
Hoặc: Trọng lượng cơ thể hiện tại – Trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn x 100
Trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn
Trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ (kg) = tuổi x 2 + 8.
b) Tỉ lệ Phần Trăm của Mỡ
Tỉ lệ phần trăm của mỡ (ký hiệu là F) như sau
F= (4,570/mật độ trên cơ thể – 4,142) x 100
Nam giới F = 15%, vượt quá 25% gọi là béo phì.
Nữ giới F = 22%, vượt quá 30% là béo phì.
Béo phì thường được chia làm 4 độ:
+ Béo phì độ I : cân nặng tăng từ 20 đến 30% CNTC.
+ Béo phì độ II : cân nặng tăng từ 30 đến 40% CNTC.
+ Béo phì độ III (nặng) cân nặng 40 đến 50% CNTC.
+ Béo phì độ IV (nặng) cân nặng 40 đến 50% CNTC.
c) Tính theo chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) viết tắt là BMI, tính theo công thức:
BMI = cân nặng (kg)
chiều cao (m2)
Người cân nặng bình thường thì chỉ số BMI là 18,5 - 25, dưới 18,5 là gầy ốm.
Béo phì độ I: 25 - 29,9 béo phì độ II: 30-40, béo phì độ III: trên 40.
2. Hỏi tiền sử bệnh, kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, và lâm sàng, loại trừ bệnh thứ phát.
3. Chú ý hỏi tiền sử gia đình, thời gian mắc bệnh, chế độ ăn uống, kiểm tra huyết áp, lipit huyết, đường huyết, đo độ dày của mỡ, sự phân bố của mỡ trên cơ thể (toàn thân, bụng hay chân tay béo phì...), đo chỉ số mỡ nếu có điều kiện.
Tóm lại: Nếu trọng lượng cơ thể thực đo mà vượt quá 20% so với trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn, đồng thời tỉ lệ phần trăm mỡ vượt quá 30% là bị béo phì.. Trong lượng cơ thể vượt quá 30-50% đồng thời tỉ lệ mỡ vượt quá 35-45% là bép phì độ vừa. Trong lượng cơ thể vượt quá 50% trở lên đồng thời tỉ lệ mỡ vượt quá 45% là bép phì độ nặng..
Triệu Chứng
Dựa theo triệu chứng lâm sàng, có thể phân những người béo phì thành 5 loại:
1) Loại Tỳ Hư Thấp Trở: Béo phì, phù, mệt mỏi, uể oải, thân thể nặng, tay chân nặng, tiểu ít, bụng đầy, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm, Nhu.
2- Loại Vị Nhiệt Thấp Trở: Béo phì, đầu nặng, choáng váng, thân thể mỏi mệt, khát, thích uống, rêu lưỡi hơi vàng nhờn, mạch Nhu.
3- Loại Can Khí Uất Trệ: Béo phì, ngực đầy, hông sườn trướng tức, kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh, mất ngủ, hay mơ, lưỡi sẫm, mạch Nhu.
4- Loại Tỳ Thận Lưỡng Hư: Béo phì, mệt mỏi, uể oải, đầu váng, lưng đau, gối mỏi, liệt dương, rêu lưỡi mỏng, mạch Trầm Nhược.
5- Loại Thận Dương suy: Béo phì, đầu váng, lưng đau, chân mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, rêu lưỡi mỏng, đầu lưỡi đỏ, mạch Nhu.
Nguyên Tắc Điều Trị
Khi điều trị, cần chú ý theo dõi một số điểm sau để dễ đánh giá diễn tiến của phương pháp điều trị:
+ Ba tháng là một liệu trình, hết một liệu trình nếu trọng lượng cơ thể giảm được 3kg là có hiệu quả.
+ Sau một liệu trình, nếu trọng lượng cơ thể giảm từ 5kg trở lên là có hiệu quả rõ.
+ Sau một liệu trình, trọng lượng cơ thể đạt đến trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn, được coi là khỏi bệnh.
Trong thời gian uống thuốc, cứ cách một tháng nên ngưng uống thuốc 3-5 ngày rồi lại tiếp tục.
Dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, các nhà điều trị học YHCT nêu ra 8 nguyên tắc điều trị sau:
1- Hoá Thấp: dùng trong trường hợp Tỳ Vị hoạt động yếu, thấp bị tích tụ lại dẫn đến béo phì. Triệu chứng là bụng đầy, lưỡi nhờn, mạch Nhu. Thường dùng các bài:
+ Trạch Tả Thang (Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Trung): Bạch truật 8g, Trạch tả 20g, sắc uống.
+ Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Phòng kỷ 40g, Hoàng kỳ 40g, Bạch truật 30g, Chích thảo 20g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 trái. Sắc uống.
2- Khứ Đờm: Dùng trong trường hợp có nhiều đờm, béo phì. Triệu chứng chính là khí hư, ngực đầy, thích ngủ, lười hoạt động, lưỡi nhờn, mạch Hoạt.
Bệnh nhẹ:
+ Nhị Trần Thang (Thái Bình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương, Q. 4): Bán hạ (chế) 8g, Chích thảo 4g, Phục linh 8g, Sinh khương 7 lát, Trần bì 8g. Sắc uống lúc đói.
+ Tam Tử Dưỡng Thân Thang (Hàn Thị Y Thông, Q. Hạ): Bạch giới tử, La bặc tử, Tử tô tử. Lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng 12g, cho vào túi lụa sắc uống.
Bệnh nặng:
+ Khống Diên Đơn (Tam Nhân Cực - Bệnh Chứng Phương Luận, Q. 13): Bạch giới tử, Cam toại (bỏ lõi, chế), Đại kích. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần 1-2g với nước Gừng loãng (nhạt).
+ Đạo Đờm Thang (Tế Sinh Phương): Bán hạ (chế) 8g, Cam thảo 4g, Chỉ thực 12g, Nam tinh (chế) 6g, Phục linh 12g, Trần bì 12g. Sắc uống.
3- Lợi Thuỷ: Triệu chứng chính là béo phì, phù, tiểu ít, bụng đầy, lưỡi trắng, mạch Nhu.
Bệnh nhẹ dùng bài
+ Ngũ Bì Ẩm (Thái Bình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương): Đại phúc bì, Địa cốt bì, Ngũ gia bì, Phục linh bì, Sinh khương bì. Lượng bằng nhau. Sắc uống nóng.
+ Tiểu Phân Thanh Ẩm (Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q. 51): Chỉ xác 4g, Hậu phác 4g, Phục linh 8g, Trạch tả 8g, Trư linh 8g, Ý dĩ 4g. Sắc uống ấm trước bữa ăn.
Bệnh nặng:
+ Chu Xa Hoàn (Cổ Kim Y Thống, Q. 43): Cam toại (nướng, tán bột) 40g, Đại hoàng (sao rượu) 80g, Đại kích (nướng, tán bột) 40g, Hắc khiên ngưu (sao) 160g, Nguyên hoa (sao dấm) 40g, Quất bì (sao) 40g, Thanh bì (sao) 40g
Tán bột, làm hoàn.
+ Thập Táo Thang (Thương Hàn Luận): Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2-4g. Uống lúc đói vào sáng sớm. Đại táo 10 quả sắc làm thang, hoặc chế thành hoàn mỗi lần 2-4g, uống lúc đói, sáng sớm.
4- Thông Phủ: chủ yếu là dùng phương pháp xổ nhẹ. Dùng cho người béo phì do thèm ăn những thức ăn béo ngọt. Triệu chứng chủ yếu là bụng phệ, táo bón, ngại vận động, mỗi lần vận động thì thở mệt, lưỡi đốm vàng, dầy, mạch Thực.
Thường dùng bài
+ Đại Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Chỉ thực 16g, Đại hoàng 12g, Hậu phác 16g, Phác (Mang) tiêu 12g. Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.
Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.
+ Tiểu Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Cam thảo (sống) 4g, Đại hoàng 12g, Mang tiêu 8g, Sắc uống.
+ Điều Vị Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Chỉ thực 4 trái, Đại hoàng 240g, Hậu phác 60g, sắc uống ấm.
5- Tiêu Đạo: dùng cho loại béo phì mà ngày càng thèm ăn. Triệu chứng chính là béo phì, lười hoạt động, bụng đầy, thực tích, lưỡi vàng dầy. Thường dùng Sơn tra để tiêu thịt, Thần khúc tiêu bột, ngũ cốc, Mạch nha tiêu thức ăn (gọi là Tam Tiêu Ẩm). Bài này trị béo phì do thừa dinh dưỡng có kết quả tốt.
6- Thư Can, Lợi Đởm: dùng trị béo phì kèm Can khí uất kết, khí ngưng trệ hoặc huyết ứ... Triệu chứng thường gặp là béo phì kèm hông sườn đầy tức, đau, bứt rứt, chóng mặt, mệt mỏi, bụng đầy, lưỡi đỏ, rêu lưỡi có đốm vàng, mạch Huyền.
Thường dùng:
+ Ôn Đởm Thang (Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương, Q. 12): Bán hạ (chế) 6g, Chỉ thực 6g, Chích thảo 4g, Phục linh 12g, Trần bì 6g, Trúc nhự 8g, Thêm Gừng và Táo sắc uống.
+ Thư Can Ẩm (Sài hồ, Uất kim, Khương hoàng, Bạc hà).
7- Kiện Tỳ: Thường dùng kiện Tỳ bổ Thận là chính. Thường gặp trong trường hợp Tỳ khí hư yếu, cơ thể mỏi mệt, uể oải, lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch Nhu. Thường dùng bài
+ Sâm Linh Bạch Truật Tán (Thái Bình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương, Q. 3): Bạch truật 8g, Biển đậu 8g, Cát cánh 8g, Chích thảo 4g, Hạt sen 8g, Nhân sâm 8g, Phục linh 12g, Sa nhân 8g, Sơn dược 8g, Ý dĩ 12g. Sắc, chia 2 lần uống.
+ Dị Công Tán (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết, Q. Hạ): Bạch truật 12g, Chích thảo 4g, Đảng sâm 8g, Phục linh 8g, Trần bì 4g, sắc uống.
+ Chỉ Truật Hoàn (Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập): Bạch truật 80g, Chỉ thực 40g. Dùng lá Sen bọc cơm nung khô, tán bột, làm thành hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 - 8g.
8- Ôn Dương: Dùng trong trường hợp khí hư, dương hư kèm mồ hôi trộm, hơi thở ngắn, cử động thì thở mệt, lưng đau, sợ lạnh… Thường dùng bài
+ Tế Sinh Thận Khí Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Hạ): Địa hoàng 320g, Đơn bì 120g, Phụ tử 40g, Phục linh 120g, Quế chi 40g, Sơn dược 160g, Sơn thù 160g, Trạch tả 120g. Tán bột. Ngày uống 8-12g.
+ Cam Thảo Phụ Tử Thang (Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Thượng): Bạch truật 80g, Cam thảo (nướng)80g, Phụ tử (nướng, bỏ vỏ) 2 miếng, Quế chi 160g. Sắc 600ml nước còn 200ml, uống ấm.
+ Linh Truật Quế Cam Thang (Thương Hàn Luận): Bạch truật 12g, Chích thảo 18g, Phục linh 16g, Quế chi 12g. Sắc uống.
Triệu Chứng Lâm Sàng
+Tỳ Hư Thấp Trệ: Bệnh nhân béo phì kèm theo chân phù, mặt nặng, mệt mỏi, chán ăn, tiêu lỏng, tiểu ít, thân lưỡi bệu, rêu trắng dày, mạch Hoạt hoặc Trầm Nhược.
Điều trị: Kiện Tỳ, lợi thấp. Dùng bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang hợp với Linh Quế Truật Cam Thang gia giảm: Hoàng kỳ 20g, Thương truật, Phòng kỷ đều 10g, Bạch truật, Bạch linh, Xa tiền thảo, Trạch tả đều 12g, Quế chi 6g, Cam thảo 4g.
Gia giảm: Khí hư nặng thêm Đảng sâm 12g; Thấp nặng thêm Ý dĩ 20g; Bụng đầy thêm Chỉ thực, Hậu phác đều 10g; Ăn kém thêm Mạch nha, Sơn tra đều 10g.
Vị Thấp Nhiệt: Người mập, chân tay nặng nề, chóng mặt, nặng đầu, ăn mau đói, khát thích uống nước mát, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch Trầm Sác hoặc Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Phòng Phong Thông Thánh Tán gia giảm: Phòng phong 10g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 10g, Xuyên tâm liên 10g, Sinh Thạch cao 15 - 20g, Hoạt thạch 15 - 30g, Bạch truật, Liên kiều, Thảo quyết minh đều 20 - 12g, Cam thảo 3 - 6g. Táo bón thêm Đại hoàng 6 - 8g (cho vào sau).
Khát nước thêm Hà diệp 12g. Đầu đau thêm Dã Cúc hoa 10 - 12g.
Can Khí Uất Kết:.Người bứt rứt dễ cáu gắt, ngực sườn đầy tức, bụng đầy ăn kém, mồm đắng lưỡi khô, kinh nguyệt không đều, mạch Huyền.
Điều trị: Hoà Can, lý khí. Dùng bài Đại Sài Hồ Thang gia giảm: Sài hồ, Hương phụ, Hoàng cầm đều 10 - 12g, Hương phụ, Chế Bán hạ, Chỉ thực đều 6 - 10g, Uất kim 12 - 15g, Xuyên khung 8 - 12g, Bạch linh 12 - 15g.
Khát thêm Sinh địa12g, Thiên hoa phấn 12g. Bụng đầy nhiều thêm Trần bì, Hậu phác 8 - 10g.
Khí Trệ Huyết Ứ: Béo phì, bụng ngực đầy tức, kinh nguyệt không đều, kinh đến đau bụng, sắc kinh đen có máu cục, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch Sáp.
Điều trị: Ích khí, hoạt huyết. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung đều 10 - 12g, Đương quy, Đơn sâm, Sinh địa đều 10 - 15g, Bạch thược 12 - 16g, Mộc hương 6 - 8g, Trần bì 8 - 10g.
Đau nhiều thêm Uất kim, Hương phụ đều 10g. Bụng đầy nhiều thêm Chỉ xác Hậu phác đều 10g.
Đờm Trọc: Thường thích ăn chất béo ngọt, váng đầu, đầu căng tức, ngực bụng đầy tức, chân tay nặng nề, tê dại, thân lưỡi bệu, có dấu răng, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Trầm Hoạt.
Điều trị: Kiện Tỳ hoá đờm. Dùng bài Ôn Đởm Thang gia giảm: Trần bì, Chế bán hạ, Chỉ thực đều 10 - 12g, Trúc nhự, Bạch linh, Tỳ bà diệp đều 10 - 15g, Đởm nam tinh 6 - 10g, Gừng tươi 3 lát.
Tiểu ít thêm Trạch tả 12g.
Tỳ Thận Dương Hư: Béo phì chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, hoặc mí mắt phù, bụng đầy, tiêu lỏng, lưỡi bệu, sắc nhạt, rêu trắng, mạch Trầm Tế hoặc Trầm Trì Nhược.
Điều trị: ôn Thận kiện Tỳ. Dùng bài: Chân Vũ Thang hợp với Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang gia giảm: Hoàng kỳ 12 - 20g, Chế Phụ tử (sắc trước) 6 - 12g, Đảng sâm 10 - 15g, Bạch linh, Bạch truật, Bạch thược, Bổ cốt chỉ đều 10 - 12g, Xa tiền thảo 15 - 20g.
Lưng đau gối mỏi nhiều thêm Xuyên Ngưu tất, Đỗ trọng 10 - 12g. Tiêu lỏng, bụng đầy: uống thêm viên Hương Sa Lục Quân 6 - 8g/ lần, ngày uống 2 lần.
Bệnh béo phì thường biểu hiện lâm sàng những hội chứng bệnh lý hư thực lẫn lộn, không hoàn toàn giống hẳn như 6 thể bệnh đã nêu trên đây, vì thế cần có sự linh hoạt trong biện chứng luận trị.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm Điều Trị Béo Phì của Trung Quốc và Nhật Bản
+ Bạch Kim Hoàn (Bạch phàn, Uất kim): ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, liên tục trong 40 - 60 ngày. Đã trị cho 170 vừa cao lipit huyết vừa béo phì, cân nặng giảm bình quân 3,75kg.
+ Cường Thân Giảm Phì Hợp Tễ: Hoàng kỳ, Phục linh, Khiên ngưu, Úc lý nhân, Hoàng tinh, Sơn tra, Thảo quyết minh.
Trị 53 ca, có kết quả 73,3%.
+ Cường Thân Giảm Phì Xung Tễ: Hoàng kỳ, Phục linh, Trư linh, Trần bì Lai phục tử (sao), Tân lang, Đại hoàng, Ô mai, Đào nhân, Thảo quyết minh.
Đã trị 53 ca, có kết quả 79,6%.
+ Cửu Vị Bán Hạ Thang: Bán hạ, Quất bì, Cam thảo, Sài hồ, Trư linh, Trạch tả, Phục linh, Can khương, Thăng ma. Dùng cho người béo phì từ tuổi trung niên trở lên, đa số do thuỷ thấp đình trệ.
+ Giảm Phì Khinh Thân Phương: Lậu lô, Quyết minh tử, Trạch tả, Hà diệp, Phòng kỷ, Sinh địa, Hồng
sâm. Hắc đậu, Thuỷ ngưu giác, Hoàng kỳ, Ngô công.
Đã trị 51 ca, đạt tỉ lệ khỏi 94,11%.
+ Giảm Phì Thang: Hà thủ ô 30g, Đương quy 30g, Kê huyết đằng 30g, Phục linh 20g, Sắc uống.
TD: Giảm béo phì, làm hạ Triglyceride và Cholesterol trong máu.
+ Giảm Phì Thang 2: Tam thất 3g, Bổ cốt chỉ 12g, Phiên tả diệp 10g, Đại hoàng 10g. Sắc uống.
+ Giảm Phì Thang 3: Câu kỷ tử 10g, Hà thủ ô, Thảo quyết minh, Sơn tra đều 15g, Đan sâm 20g. sắc uống.
Đã trị 31 ca, sau khi uống liên tục 2 tháng, trọng lượng cơ thể giảm nhẹ, lượng mỡ máu giảm đi.
+ Giảm Phì Thang 4: Tân lang, Đại hoàng (chưng rượu) đều 7,5g, Hậu phác, Thanh bì, Vân linh, Chỉ xác, Sơn tra, Thương truật, Bán hạ đều 15g, Bạch giới tử 10g. sắc uống.
Có bệnh nhân lúc đầu cân nặng 86kg, sau khi dùng bài thuốc trên, giảm còn 71kg.
+ Hà Diệp Tán (Chứng Trị Yếu Quyết): Dùng lá Sen (Hà diệp), đốt thành tro, tán bột, hoà với nước uống. Tác dụng: tiêu sưng phù, giảm mỡ. Quan sát lâm sàng cho thấy lá Sen có tác dụng rõ trong bài thuốc giảm béo phì. Vì vậy sách ‘Chứng Trị Yếu Quyết’ viết: “Uống tro lá Sen khiến cơ thể gầy đi”.
+ Hà Diệp Thang : Hà diệp, Thương truật, Bạch truật, Hoàng bá, Ngưu tất, Ý dĩ nhân, Hoàng kỳ, Quế chi, Mộc qua, Phục linh, Trạch tả, Sơn tra, Xa tiền thảo. Đã dùng trị 21 ca, cân nặng giảm bình quân 0,75 - 13kg, có giảm mỡ máu.
+ Hà Thảo Tán: Hà thủ Ô đỏ, Hạ khô thảo, Đông qua bì, Trần bì, lượng bằng nhau tán bột, hoà uống. Liều trung bình mỗi ngày 6 - 10g trong 1 tháng. Theo dõi 231 ca, giảm trên 2 kg có 291 ca, không giảm 8 ca, tăng cân 4 ca, tỉ lệ kết quả 94,8%. Có một số bệnh nhân đau bụng trước khi đi tiêu, buồn nôn.
+ Hà Tra Trà: Hà diệp, Sơn tra, Trạch tả lượng bằng nhau làm dạng trà uống trong 3 tháng. Đã trị 41 ca, giảm cân trên 2kg: 27 ca, giảm cân dưới 2kg: 14 ca.
+ Hà Truật Thang: Hà diệp, Thương truật, Bạch truật, Hoàng bá, Ngưu tất, Ý dĩ nhân, Hoàng kỳ, Quế chi, Mộc qua, Phục linh, Trạch tả, Sơn tra, Xa tiền tử, Hổ trượng, Hạ khô thảo, Cam thảo.
TD: Kiện Tỳ, lợi thấp, bổ khí, thông dương, tiêu phì, giảm mỡ, hạ áp.
Đã trị 21 ca, giảm ít nhất là 0,75g, nhiều nhất là 13kg.
+ Hải Tảo Khinh Thân Thang: Hải tảo, Hạ khô thảo, Ý dĩ nhân, Bạch giới tử, Sơn tra, Trạch tả, Nhân trần, Sài hồ, Cam thảo.
Bài thuốc thích hợp với nữ thanh niên béo phì.
+ Khang Linh Hợp Tễ: Hoàng kỳ, Hà diệp, Sơn tra, Thủ ô đỏ, Đại hoàng (sinh), Bạch giới tử, Diên hồ sách sắc uống mỗi lần 100ml, ngày 2 lần. Trị 110 ca có kết quả 89,1%.
+ Khinh Thân Ẩm 2: Phiên tả diệp, Trạch tả, Sơn tra, Thảo quyết minh.
TD:Thanh Vị nhiệt, lợi thuỷ thấp, kiện Tỳ, tiêu mỡ, lợi thấp trọc.
Đã trị 46 ca, có kết quả 71,7%. Sau khi dùng thuốc, đa số có cảm giác người nhẹ nhàng, khoan khoái, bớt to bụng, đại tiện dễ, không còn mỏi mệt. Trong đó 20 ca vòng bụng giảm đi ở các mức độ khác nhau, người giảm nhiều nhất là 16cm. Trong đó có16 người bệnh kèm phù chân thì 9 ca hết phù. Có 9 ca kèm huyết áp cao nhưng trong thời gian điều trị thì huyết áp ổn định.
+ Khinh Thân Nhất Hiệu Phương: Hoàng kỳ, Phòng kỷ, Bạch truật, Xuyên khung, Hà thủ ô (chế) đều 15g, Trạch tả, Sơn tra, Đan sâm, Nhân trần, Ngưu giác đều 30g, Tiên linh tỳ 10g, Đại hoàng 9g.
TD: Ích khí, kiện Tỳ, ôn Thận, trợ dương, hoạt huyết, hoá ứ, lợi thuỷ, tiêu phù. Dùng trong trường hợp béo phì do Tỳ khí hư, thấp nhiều.
Đã trị 50 ca, khỏi 48.
+ Ngũ Linh Tán hợp Cửu Vị Tân Lang Thang: Trư linh, Trạch tả, Bạch truật, Phục linh, Quế chi, Tân lang, Hậu phác, Quất bì, Tô diệp, Cam thảo, Can khương, Mộc hương, Đại hoàng. Thích hợp cho người mập phì mà cơ thể nặng nề, dễ mệt mỏi, dễ phù.
+ Ninh Chi Hoàn: Bạch truật, Trần bì, Bán hạ, Đan sâm, lượng bằng nhau, tán bột mịn, luyện thành viên 0,5g, mỗi lần uống 8 viên, ngày 2 - 3 lần. Đã trị 90 ca, có kết quả 72%, cân nặng bình quân giảm 1,7kg.
+ Ôn Đởm Thang gia Đởm tinh: Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, Cam thảo, Trúc nhự, Chỉ thực, Đởm tinh. Đã dùng điều trị 90 ca, cân nặng bình quân từ 88kg, giảm xuống còn 76,5kg.
+ Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Phòng kỷ 40g, Hoàng kỳ 40g, Bạch truật 30g, Chích thảo 20g, Sinh khương, Đại táo. Sắc uống. Dùng cho bệnh nhân béo phì da nhạt, cơ bắp nhão, thuộc hư chứng, dễ ra mồ hôi, mệt mỏi, có khi đau khớp, cơ bụng nhão, lưỡi ướt, mạch Phù Nhược.
Các y gia Nhật Bản cho rằng bài này phù hợp cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ giầu có, nhàn rỗi, da trắng, cảm thấy nặng nề, không muốn hoạt động, ăn ít nhưng thích uống nước, kinh nguyệt ít, dễ ra mồ hôi, mùa hè mồ hôi ra nhiều. Những người trên 50 tuổi, về chiều thường cảm thấy chân sưng phù, đi lại khó nhưng xét nghiệm nước tiểu không có gì khác thường. Những người này thích gầy hơn một ít. Đối với những bệnh nhân loại này, dùng bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang có thể làm cho cơ bắp chắc hơn, cơ thể nhẹ nhàng hơn khớp gối hết đau, chân hết phù. Nhưng nếu cho dùng bài Đại Sài Hồ Thang hoặc Phòng Phong Thông Thánh Tán thì lại cảm thấy mệt hơn.
Tại Nhật Bản, nhiều thầy thuốc dùng bài Phòng Kỷ Phục Linh Thang (Kim Quỹ Yếu Lược) [Hoàng kỳ 40g, Phòng kỷ 40g, Quế chi 20g, Chích thảo 20g] để trị béo phì loại hư chứng. Tuy nhiên bài Phòng Kỷ Phục Linh Thang phù hợp với chứng béo phì do thận, có phù rõ, không hợp với béo phì đơn thuần.
Tại Nhật Bản báo cáo cho thấy, dùng bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang trị 68 phụ nữ béo phì, sau 8-12 tuần, thể trọng của khoảng 1/3 số phụ nữ nói trên giảm nhẹ.
+ Phòng Kỳ Truật Khung Ô Thang: Phòng phong, Hoàng kỳ, Bạch truật, Xuyên khung, chế Thủ ô, Trạch tả, Sơn tra, Đơn sâm, Nhân trần, Tê giác (hoặc sừng trâu), Tiên linh tỳ, Sinh đại hoàng. Đã trị 50 ca chứng béo phì trong 4 - 23 tuần có kết quả 48 ca, giảm cân bình quân 8,72 kg, lượng Triglycerid và Cholesterol máu đều giảm rõ. Một báo cáo khác dùng trị 178 ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên (tương đương 15g thuốc sống, có kết quả 72,5%).
+ Phòng Phong Thông Thánh Tán (Tuyên Minh Luận): Phòng phong, Kinh giới, Bạc hà, Ma hoàng, Liên kiều, Cát cánh, Xuyên khung, Đương quy, Bạch truật, Sơn chi (hắc), Đại hoàng (tẩm rượu), Mang tiêu, Thạch cao, Hoàng cầm, Hoạt thạch, Bạch thược, Cam thảo. Tán thành bột. Ngày uống 5-8g.
Bài này phù hợp cho trường hợp béo phì mỡ ở bụng dưới nhiều quá, táo bón và có khuynh hướng bị huyết áp cao.
Kết quả: Cho bệnh nhân uống liên tục 6 tháng, đến tháng thứ hai vòng ngực từ 120cm giảm còn 97cm, vòng bụng từ 130cm giảm còn 103cm. Trọng lượng cơ thể từ 72,5kg giảm còn 71. Đến tháng thứ sáu, vòng ngực còn 93,5cm, vòng bụng còn 94cm, trọng lượng cơ thể còn 69kg.
+ Nữ trinh tử 30g, Sơn tra 15g. Sắc uống liên tục 1 tháng. Trị béo phì (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Hổ trượng 1/2kg, sấy khô, tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 5g, uống với nước, ngày 3 lần. Trị béo phì (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Nhân trần 30g, Sơn tra 20g, Mạch nha sống 15g. Sắc uống. Trị béo phì (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Sơn tra 20g, Hà diệp 6g, Trần bì 5g, Lô căn 20g. Sắc uống. Trị béo phì (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Bồ hoàng 30g, Sơn tra 20g. Sắc uống. Trị béo phì (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Những Bài Thuốc Giảm Mỡ Có Lá Chè (Trần Thuỵ Anh, Thiên Tân, Trung Quốc).
+ Sơn tra, Trạch tả, La bặc tử, Mạch nha, Thần khúc, Hạ khô thảo, Trần bì, Nhị sửu (sao), Thảo quyết minh, Phục linh, Xích tiểu đậu, Hoắc hương, Lá chè đều 7g, sắc uống.
+ Hà Thủ ô (sống), Hạ khô thảo, Sơn tra, Trạch tả, Thạch quyết minh, La bạc tử, Lá chè (trà) đều 10g, sắc uống.
+ Thương truật, Bạch truật, Trạch tả, Phục linh, Xa tiền tử, Trư linh, Phòng kỷ, Lá chè đều 10g, sắc uống.
+ Đại hoàng, Chỉ thực, Bạch truật, Cam thảo đều 20g, Lá chè 50g, sắc uống.
+ Pháp Bán hạ, Bạch linh, Trần bì, Xuyên khung, Chỉ xác, Đại phúc bì, Đông qua bì, Chế Hương phụ, Sao Trạch tả, Xa tiền thảo, sao Thương truật, sao Bạch truật, Nhân trần, Lá chè đều 5g sắc uống. Đã dùng trị 95 ca, giảm cân 0,5 - lkg. 16 ca, 1,5 - 2,5kg : 20 ca, 3 - 3,5kg: 11 ca, 4 - 4,5kg: 7 ca, 5 - 8,5kg: 14 ca, trên 9kg: 2 ca, không giảm: 25 ca, tỉ lệ giảm: 73,69%.
Những Vị Thuốc Dân Gian Đơn Giản Giảm Béo Phì
+ Cải củ sống, ăn thường xuyên.
+ Bột Hải đới 2g, Ô mai muối 1 quả. Cho nước sôi hãm uống.
+ Lá sen sắc uống hoặc sắc đặc lấy nước nấu cháo ăn.
+ Bí đao (bí xanh). Thường xuyên làm thức ăn (nấu canh hoặc kho, xào).
+ Củ mài (Khoai mài, Sơn dược, Hoài sơn) nấu cháo (giã nát) ăn thường
+ Râu ngô (Bắp) lượng vừa đủ, hãm nước sôi uống thay nước trà.
+ Lá chè: nấu sôi làm nước trà đậm uống hàng ngày.
+ Đơn bì, lá cây Hoè đều 15g, sắc uống.
+ Quả thị xanh, 1 quả, cành Dâu (Tang chi) 30g, sắc nước uống, ngày 1 - 2 lần.
+ Đậu xanh, Hải đới đều 100g, nấu ăn liên tục có hiệu quả.
+ Bạch tật lê, Đậu xanh đều 30g, sắc uống ngày 2 - 3 lần.
+ Hải đới l0g, Thảo quyết minh 15g. Sắc lọc nước bỏ thuốc uống nước, ăn Hải đới.
+ Cúc hoa, Tang diệp đều 30g, Đào nhân 15g, sắc uống ngày 1 - 2 lần.
+ Xa tiền thảo, Hạ khô thảo đều 30g, Lá Liễu 10g, sắc uống.
+ Hoa Mồng gà (Kê quan hoa) 30g, Chi tử 15g, Ý dĩ nhân 30g, sắc uống.
+ Hoè hoa 15g, Hoàng bá 12g, Ô mai 6g, sắc uống.
+ Tỏi 2 củ, Trà diệp 6g, Hoàng qua bì 20g. Sắc nước uống ngày 1 - 2 lần.
+ Tri mẫu 12g, Bông sen 15g, Đông qua bì 80g. Sắc uống.
+ Hà thủ ô đỏ, Đương qui, Kê huyết đằng đều 30g, Bạch linh 20g. Sắc uống.
+ Quả hoè (Hoè giác) 18g, Hà thủ ô đỏ 30g, Đông qua bì 18g, Sơn tra nhục 15g. Sắc bỏ bã, thêm Ô long trà 3g, uống.
+ Pháp Bán hạ, Bạch linh, Thương truật (sao), Ý dĩ nhân (sao), Đại phúc bì đều 9 - 12g, Trần bì 5 - 9g. Tán bột, làm thành viên to bằng hạt đậu đen. Mỗi lần uống 50 viên, ngày 3 lần (Dùng cho thể đờm thấp tốt).
+ Sơn tra tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần. Hoặc dùng 18g thuốc bột Sơn tra, sắc uống như nước trà trong ngày (Ẩm Thực Liệu Pháp).
+ Sơn tra, Mạch nha đều 30g, Thạch quyết minh 15g, thêm nước vào nấu khoảng 30 phút, thêm Trà xanh, Lá sen đều 3g, nấu một lúc nữa rồi lấy nước uống thay nước trà (Ẩm Thực Liệu Pháp).
Kinh Nghiệm Điều Trị Béo Phì của Nhật Bản
+ Đại Sài Hồ Thang: thích hợp với người có thể trạng béo phì. Dùng một thời gian lâu nó điều chỉnh chức năng chuyển hoá, tống khứ ra khỏi cơ thể những chất cặn bã và trừ mỡ. Bài thuốc cũng cải thiện chức năng toàn cơ thể, trừ những chất không tinh khiết ra khỏi máu và làm cho người bệnh gầy đi.
+ Phòng Phong Thông Thánh Tán: điều trị những bệnh nhân quá mập.
+ Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang: làm giảm nhẹ béo phì, nhiều mồ hôi, suy kiệt, phù.
Châm Cứu
Điều trị bằng Châm Cứu: thường dùng cho thể Tỳ hư thấp trệ hoặc thể đàm
trọc có kết quả. Phép trị chủ yếu là trừ thấp, hoá đờm, ích khí kiện Tỳ.
Thể Châm :
+ Chọn huyệt: Huyệt chính: Trung quản, Vị du, Túc tam lý, Phong long, Nội quan, Lương khâu, Khí hải, Túc tam lý, Tỳ du.
Gia giảm: Táo bón: thêm Thiên xu, Chi câu. Có kèm mỡ máu cao thêm Thái xung, Dương lăng tuyền.
Đối với thực chứng, dùng phép tả (vê kim, kích thích mạnh, lưu kim 20 - 30 phút, có thể thêm điện châm với kích thích mạnh (mức độ bệnh nhân chịu được). Đối với chứng hư (thường là hư hàn, chân tay lạnh, sợ lạnh, mạch yếu, mệt mỏi) dùng phép bổ (vê kim, kích thích nhẹ) kết hợp dùng cứu mỗi ngày hoặc cách nhật (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Tỳ Hư Thấp Trệ: Kiện Tỳ, lợi thấp. Châm Lương khâu, Công tôn, Tam âm giao, Thuỷ phân.
Vị Thấp Nhiệt: Thanh nhiệt, lợi thấp. Châm Thiên xu, Hoạt nhục môn, Hợp cốc, Thượng cự hư, Nội đình, Chi câu, Thuỷ phân.
Can Khí Uất Kết: Hoà Can, lý khí. Châm Thái xung, Khâu khư, Kỳ môn, Tam âm giao.
Khí Trệ Huyết Ứ: Ích khí, hoạt huyết. Châm Tâm du, Cách du, Khí hải, Địa cơ, Thái xung.
Đờm Trọc: Âm lăng tuyền, Thái bạch, Trung quản, Hoạt nhục môn, Trung xu.
Tỳ Thận Dương Hư: Tỳ du, Thận du, Quan nguyên, Túc tam lý, Công tôn, Âm lăng tuyền (Bị Cấp Châm Cứu).
Nhĩ Châm
+ Chọn huyệt: Nội tiết, Thần môn, Vị, Tỳ, Tuỵ, Dưới vỏ não.
Mỗi lần chọn 2 - 3 huyệt, châm bằng hào châm, lưu kim 20 - 30 phút, kích thích vừa (bệnh nhân cảm giác tê tức, đau hoặc nóng tại chỗ), ngày châm 1 lần. Hoặc gài kim nhĩ châm (kim nhĩ hoàn) 2 - 3 ngày thay 1 lần. Trong thời gian lưu kim, dặn bệnh nhân mỗi ngày ấn kim 3 - 4 lần và trước lúc ăn. 10 lần châm là một liệu trình, nghỉ 2 - 3 ngày tiếp tục liệu trình tiếp (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Nội tiết, Thuỳ thể,, Tuỵ, Phế, Thận, Tỳ, Giao cảm, Nhĩ mê căn. Dùng Vf bất lưu hành, tán bột, dán vào, mỗi lần một bên tai.Hai lần\tuần. 10 lần là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Trung dương kháng thịnh: Thanh Vị tả hoả, dùng huyệt Tỳ, Vị, Cơ điểm (Điểm Đói), Phế, Giao cảm.
Đờm Thấp Nội Uẩn: Khứ thấp, hoá đờm. Dùng huyệt Tỳ, Tam tiêu, Nội tiết, Thần môn, Thượng Thận (Trung Y Cương Mục).
Cứu Pháp
Cứu Tỳ du, Thận du, Quan nguyên, Túc tam lý, Công tôn, Âm lăng tuyền. Cách ngày cứu một lần (Bị Cấp Châm Cứu).
Một Số Kết Quả Điều Trị Bằng Châm Cứu
+ Tống Thị trong 10 năm đã điều trị cho 240 ca béo phì. Số lần điều trị từ 1 đến 33 lần, kết hợp thể châm và nhĩ châm mỗi tuần một lần. Các huyệt đã dùng: Thiên xu, Túc tan lý, Tam âm giao, Đại hoành, Quan nguyên, Khí hải, Trung quản, Thông thiên, Tỳ du, Vị du. Sau khi châm, xung điện 15 – 30 phút. Các huyệt nhĩ châm dùng: các huyệt Tỳ, Vị, Tuỵ, Khẩu, Thần môn, Nội tiết, lưu kim 1 tuần.
Có kết quả 222 ca (92,5%), không kết quả 18 ca (7,5%) (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học).
+ Thôi Thị dùng nhĩ châm trị 1075 ca. Chọn các huyệt: Thần môn, Vị, Đại tràng, Nội tiết, Phế, Tâm, Tam tiêu. Mỗi lần dùng 1 - 2 huyệt, kích thích vừa, cố định bằng băng keo, lưu kim 5 ngày. Kết quả tốt 264 ca (260 có kết quả (giảm trên 3kg), 370 ca (36,5%), không kết quả 381 ca (37,5%). Các tác giả có nhận xét là loại béo phì đơn thuần do ăn uống có kết quả tốt hơn, loại do thể tạng kết quả kém. Đối với bệnh nhân tuổi dưới 35 kết quả tốt, trên 40 tuổi kém kết quả, trên 55 tuổi không kết quả (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học).
+ Lữ Thị dùng thuốc (Vương bất lưu hành) dán huyệt nhĩ châm trị 1000 ca, có 448 ca kết quả giảm trọng trên 2,5kg, có 383 ca giảm trọng 1,5 - 2,5kg, tỉ lệ có kết quả 80,1% (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học).
+ Châm Lương khâu, Công tôn có tác dụng giảm béo phì rất rõ. Chọn huyệt ở hai bên. Mỗi lần châm một huyệt, luân phiên sử dụng. Dùng phép châm tả. Khi đắc khí, dùng phép đề tháp, ấn nhẹ, nhấc mạnh, vê kim nhanh làm cho người bệnh cảm thấy kích thích mạnh. Sau đó nối với máy điện châm, dùng sóng liên tục, cường độ chịu được, lưu kim 20 phút. Sau khi rút kim ra, dùng kim châm vào sâu khoảng 1cm vào huyệt đã châm trong ngày, thân kim tạo thành dấu + với đường kinh vận hành, dùng băng cố định đuôi kim, dặn người bệnh mỗi ngày day nhẹ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 phút, đồng thời xoa khá mạnh lên vùng huyệt có chôn kim khoảng 10 phút trước khi ăn cơm. Cứ ba ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình. Hết một liệu trình, nghỉ 1 tuần rồi lại tiếp tục liệu trình khác.
Châm hai huyệt này có tác dụng làm cho sự thu nạp của Tỳ Vị, công năng tiêu hoá giảm đi, đạt được sự ức chế thèm ăn, tạo ra hiệu quả giảm béo phì.
Kết quả: Châm hai huyệt trên trị 42 ca béo phì đơn thuần, có 14 ca hiệu quả rõ (thể trọng giảm 5-7kg trở lên), 17 ca có hiệu quả (thể trọng giảm 1-5kg), không hiệu quả 11 ca (thể trọng giảm 1kg trở xuống). Tỉ lệ chung đạt 73,8% Trung Quốc Tạp Chí 1987, (5) 52).
+ Dùng phương pháp dán thuốc vào huyệt ở loa tai trị 200 ca béo phì.Trong đó nam 33, nữ 167. Tuổi từ 16-30 có 87 ca, tuổi 30-40 có 66 ca, tuổi 45-65 có 47 ca. Dùng vị thuốc Vương bất lưu hành, tán nhuyễn, trộn với ít dấm hoặc rượu làm thành viên nhỏ 0,6-0,8g. Dán vào các huyệt Nội tiết, Thần môn cả hai bên tai là chính. Phối hợp thêm huyệt Đại trường, Khẩu, Vị, Phế, U môn. Mỗi lần dùng huyệt chính kết hợp với 1-2 huyệt phụ. Ngày dán một lần. 10 ngày là một liệu trình. Kết quả: Khỏi 26 (giảm 5kg trở lên), kết quả tốt 55 (giảm 3-4,5Kg), có kết quả 97 (giảm 1-2,5kg), không kết quả 9 (Thiểm Tây Trung Y 1986, (5): 215).
+ Dùng Nhĩ châm trị béo phì. Dùng kim Nhĩ hoàn châm vào huyệt, lấy băng băng dính lại, 4 ngày thay một lần, 7 lần là một liệu trình. Huyệt dùng: Phế, Tỳ, Vị, Nội tiết và Thần môn. Mỗi lần dùng 1-2 huyệt. Đã trị 350 ca. Kết quả: giảm 3-5kg có 11 ca, giảm 6-10kg có 78 ca, giảm 11-15kg có 26 ca, giảm 16kg trở lên có 14 ca. Đạt tỉ lệ 96% (Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1986, (2): 49).
+ Dùng Nhĩ châm trị 21 ca béo phì đơn thuần. Huyệt dùng: Khẩu, Thần môn, Vị, Đói, Tỳ. Mỗi lần dùng 3 huyệt trở lên. Lưu kim. 2-6 tuần là một liệu trình Thiểm Tây Trung Y Học Viện Học Báo 1996 (2): 56).
+ Dùng phương pháp áp (dán thuốc vào huyệt) trị béo phì. Huyệt dùng Nội tiết, Dưới Não, Buồng trứng, Não điểm, Huyệt Đói, Huyệt Khát, Thần môn, Tỳ, Vị cả hai bên tai. Dựa theo biện chứng để chọn huyệt cho phù hợp. Thí dụ: do rối loạn nội tiết, chọn huyệt Nội tiết, Dưới não, Buồng trứng, Não. Khát và đói nhiều chọn huyệt Đói, Khát, Tỳ, Vị. Thích ngủ nhiều, chọn huyệt Dưới não, Thần môn. Mỗi lần chọn 4-6 huyệt. Mỗi ngày châm một lần, 5 lần là một liệu trình, nghỉ 1 tuần lại tiếp tục liệu trình khác.
Kết quả: Trị 567 ca, Khỏi 84, có kết quả 385, không kết quả 98. Đạt tỉ lệ 83% Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí 1986, (4): 22).
+ Dùng Nhĩ châm trị 253 ca béo phì. Tuổi từ 13 đến 65. Cân nặng ít nhất 69,5kg, nhiều nhất 157kg. Dùng huyệt Tam tiêu, Phế, Nội tiết. Dùng nhĩ hoàn châm rồi băng dính lại, lưu kim 5 ngày mới lấy ra. Các huyệt trên chọn mỗi làn 1 huyệt, luân phiên sử dụng 3 huyệt trên.6 lần là một liệu trình.
Kết quả: huyệt Tam tiêu đạt 83,5%, huyệt Phế đạt 76%, huyệt Nội tiết đạt 54,4%. Thể trọng giảm 75kg đạt 46,7%, giảm 91 kg đạt 15,2%, giảm 10,5kg có 21 ca Trung Quốc Châm Cứu 1986 (3): 11).
+ Dùng Nhĩ châm trị 1015 ca béo phì. Huyệt dùng: Thần môn, Vị, Đại trường, Nội tiết, Phế, Tâm, Tam tiêu. Mỗi lần chọn 1-2 huyệt. Dùng kim nhĩ hoàn châm, băng dính lại, lưu kim 5 ngày, 5 ngày châm một lần, 5 lần là một liệu trình.
Kết quả: Kết quả rõ 264 ca (giảm 15kg trở lên), có kết quả 370 (giảm 3kg trở lên), không kết quả 381. nhận xét: tuổi 35 trở xuống dùng nhĩ châm trị béo phì có kết quả tốt, trên 55 tuổi không có kết quả (Trung Quốc Châm Cứu 1987 (1): 17).
+ Dùng máy xoa bóp huyệt Quan nguyên trị 44 ca béo phì. Dùng máy mang số 7453 của Bắc Kinh sản xuất, mỗi lần xoa bóp 40 phút, mỗi ngày một lần.Trung bình xoa bóp 25 lần.
Kết quả trị 35 ca, giảm 1-5kg. Có 9 ca không có kết quả, không tăng không giảm Trung Quốc Châm Cứu 1985 (6): 24).
Những biện pháp khác cần kết hợp:
. Hạn chế ăn đường, bánh kẹo, chất bột, giảm lượng cơm ăn hàng ngày, thay bằng ăn nhiều rau xanh, trái cây, chua, chát.
. Không nên ăn loại trái quá ngọt như Mít, Sầu riêng, Hồng xiêm.
. Ăn nhiều các loại rau Cần, rau Cải, Cà rốt, Cà chua, Xà lách.
. Ăn các loại cháo lá Sen, cháo Đậu xanh, cháo Hoàng kỳ, Đậu đỏ có tác dụng giảm mỡ.
. Không ăn mỡ động vật.
. Nên vận động thể dục, tự xoa bóp toàn thân mỗi ngày, tập khí công thái cực quyền đều là những biện pháp làm giảm cân tốt.
Chú ý phát hiện biến chứng điều trị kịp thời.
Bệnh Án Béo Phì
(Trích trong ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’)
Một bà nội trợ 57 tuổi, cân nặng 70kg (quá trọng lượng bình thường 10kg). Bệnh nhân thường bị đau cứng vai, hơi thở ngắn, mỏi chân và táo bón. Các dấu hiệu chủ quan là sắc mặt tốt, mạch
Huyền, rêu lưỡi trắng, ngực đau, huyết áp 170/90. Bệnh nhân được dùng Đại Sài Hồ Thang cùng với Hậu phác, Phục linh, Câu đằng. Vì có táo bón nặng cho thêm 2g Đại hoàng. Bệnh nhân dùng bài thuốc này trong 1 năm, sau đó cân lại còn 62 kg, kết quả giảm được 8kg, chứng cứng vai, thở ngắn biến mất, huyết áp xuống còn 150/80mm Hg
BẾ KINH
Người con gái đến tuổi dậy thì hoặc quá tuổi thanh xuân mà chưa hành kinh hoặc đang hành kinh mà bỗng nhiên không hành kinh trên 3 tháng, gọi là Bế Kinh hoặcVô Kinh.
Biện chứng luận trị
+ Huyết Hư: Kinh nguyệt lúc đầu sắc nhạt rồi dần dần tắt hẳn, cơ thể gầy ốm, sắc da vàng, chóng mặt,đầu đau, hồi hộp,lưng đau,ăn uống ít,táo bón, lưỡi nhạt, mạch Hư Tế, Tế Sác.
Điều trị: Bổ huyết, Dưỡng huyết. Dùng bài
. Điều Kinh Dưỡng Vinh Thang (Nội Kinh Thập Di): Bạch thược 3,2g, Bạch truật 3,2g Đan sâm 3,2g, Đơn bì 2g, Đương quy 6g, Hồng lam hoa 1,2g, Hương phụ 4g, Huyền hồ 2,4g, Sa nhân 8g, Sinh địa 2g, Thục địa 4g, Trần bì 2,8g, Xuyên khung 2,8g.
. Thánh Dũ Thang ( Đông Viên Thập Thư): Bạch thược 30g, Đương quy 20g, Hoàng kỳ 20g, Nhân sâm 30g, Thục địa 30g, Xuyên khung 30g.
. Trạch Lan Thang (Phụ Nhân Lương Phương): Cam thảo 12g, Đương quy 6g, Thược dược 6g, Trạch lan 8g.
+ Huyết Ứ: Kinh nguyệt lúc đầu không thông rồi tắt dần, sắc mặt xanh tím, bụng dưới cứng đau, ấn vào đau hơn, ngực bụng đầy trướng, thở mạnh như hen suyễn, táo bón, lưỡi đỏ tối hoặc có vết bầm. Mạch Trầm, Kết, Sáp.
Điều trị: Hành huyết, Phá ứ. Dùng bài:
. Đại Hoàng Giá Trùng Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược): Cam thảo 120g, Can tất 40g, Giá trùng 40g, Đại hoàng 48g, Đào nhân 160g, Địa hoàng 400g, Mang trùng 48g, Tế (tao) trùng 48g, Thủy điệt 48g, Thược dược 160g.
. Thông Ứ Tiễn ( Cảnh Nhạc Toàn Thư): Hồng hoa 4g, Hương phụ 8g, Mộc hương 4g, Ô dược 4g, Quy vĩ 10g, Sơn tra 8g.
+ Hư Lao: Kinh bế, sắc mặt trắng nhạt, tinh thần mệt mỏi, gầy ốm, gò má ửng đỏ, bứt rứt, sốt về chiều, lòng bàn tay, bàn chân nóng, da khô, ho ra máu, miệng khô, hồi hộp, không ngủ, môi đỏ khô, rêu lưỡi hơi vàng. Mạch Hư, Tế, Sác.
Điều trị: Bổ dưỡng Khí Huyết. Dùng bài Kiếp Lao Tán (Cục Phương): A giao 80g, Bạch thược 200g, Bán hạ 80g, Cam thảo 80g, Đương quy 80g, Hoàng kỳ 80g, Ngũ vị 80g, Phục linh 80g, Sa sâm 80g, Thục địa 80g.
+ Khí Uất: Kinh nguyệt không đều rồi tắt hẳn, sắc da xanh vàng, tinh thần uất ức, nóng nẩy, hay tức,chóng mặt, tai ù, ngực bụng đầy trướng, ăn ít, ợ chua, ợ hơi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền.
Điều trị: Lý khí, Giải uất. Dùng bài:
. Khai Uất Nhị Trần Thang (Vạn Thị Phụ Nhân Khoa): Bạch linh 4g, Bán hạ 2,8g, Binh lang 2,8g, Cam thảo 4g, Hương phụ 4g, Mộc hương 2g, Nga truật 2g, Thanh bì 2,8g, Thương truật 4g, Trần bì 4g, Xuyên khung 4g.
. Điều Khí Thư Uất Thang (Hiệu Phỏng Tân Phương): Bán hạ 2g, Chi tử 8g, Chích thảo 2g, Địa cốt bì 8g, Khương hoạt 4g, Nhân sâm 8g, Ô dược 2g, Phục linh 4g, Sài hồ 8g, Thương truật 6g, Trần bì 4g.
+ Đờm Ứ: Kinh nhạt mầu nhiều rồi bế, thân hình béo mập, ngực bụng đầy trướng, đờm nhiều, miệng nhạt, không muốn ăn uống, muốn nôn, nôn mửa, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền, Hoạt.
Điều trị: Hóa đờm, Thông trệ. Dùng bài:
. Hậu Phác Nhị Trần Thang (Đan Khê Tâm Pháp): Bán hạ 4g, Chích thảo 2,4g, Hậu phác 4g, Phục linh 4g, Trần bì 6g.
. Thương Phụ Đạo Đàm Thang (Nghiệm Phương): Bán hạ 40g, Chỉ xác 40g, Cam thảo 40g, Hương phụ 40g, Nam tinh 40g, Thương truật 60g, Trần bì 60g, Vân linh 60g.
+ Phong Hàn: Kinh bế, sắc mặt xanh, bụng dưới lạnh đau, tay chân lạnh, ngực tức, muốn ói, ói, phân lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Khẩn hoặc Trầm Trì.
Điều trị: Ôn kinh, Tán hàn. Dùng bài Ôn Kinh Thang (Phụ Nhân Lương Phương): Bạch thược 2g, Cam thảo 4g, Đơn bì 2g, Đương quy 2g, Nga truật 2g, Ngưu tất 4g, Nhân sâm 4g, Quế tâm 20g, Xuyên khung 2g.
+ Tỳ Hư: Lượng kinh nhạt, đến sau kỳ rồi bế, sắc da xanh vàng, phù, tinh thần mệt mỏi, tay chân không có sức, chóng mặt, hồi hộp, hơi thở ngắn, hồi hộp, bụng đầy, tiêu lỏng, miệng nhạt, không muốn ăn uống, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm Hoãn.
Điều trị: Ích khí, Kiện Tỳ. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang Gia Giảm (Diệp Thiên Sĩ Nữ Khoa): Bạch thược 4g, Bạch truật 4g, Chích thảo 2g, Hoàng kỳ 4g, Mạch nha 2g, Nhân sâm 12g, Quy thân 4g, Thần khúc 2g, Trần bì 4g, Xuyên khung 4g.
+ Vị Nhiệt: Kinh đến trước kỳ rồi dần dần bế. Mặt vàng, 2 gò má đỏ, bứt rứt, đêm về thì phát sốt, miệng đắng, họng khô, gầy ốm, táo bón, tiểu ít, rêu lưỡi khô, vàng, nứt nẻ, mạch Tế, Sác, Huyền.
Điều trị: Tiết nhiệt, Dưỡng huyết. Dùng bài
. Địa Hoàng Tiễn ( Toàn Sinh Chỉ Mê): Đại hoàng (tán bột) 40g, Nước cốt Sinh địa 320g.
. Ngọc Chúc Tán ( Y Tông Kim Giám): Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Địa hoàng 4g, Đương quy 8g, Mang tiêu 4g, Thục địa 8g, Xuyên khung 8g.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Lục Tử Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ 15g, Bạch truật, Phụ tử, Quế chi, Lưu hành tử, Sung uý tử đều 9g. Sắc uống.
TD: Bổ Thận trung âm dương, hoạt huyết, thống kinh để kích thích dương khí của tạng phủ. Trị kinh nguyệt bế do Thận hư.
Đã trị 57 ca, khỏi 49 ca, 5 ca không khỏi. Đạt tỉ lệ 91,23%.
Sơ Can Thông Kinh Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q Hạ): Hoàng kỳ (sao rượu), Tây dương sâm đều 10g, Bạch truật 5g, Vân phục linh, Toàn đương quy đều 10g, Bạch thược (sao rượu), Xuyên tục đoạn đều 7g, Hương phụ (chế) 5g, Hồng Sài hồ, Quảng mộc hương, Chích thảo đều 3g, Du quế 2g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, đạt uất, vận Tỳ, thông kinh. Trị tức giận làm tổn thương Can, Can khí uất kết làm cho Tỳ mất chức năng kiện vận, không sinh được tinh đưa vào mạch Xung và Nhâm khiến cho kinh nguyệt bế tắc không thông.
Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy phải uống đến 20-30 thang mới có hiệu quả tốt.
Bổ Tỳ Điều Kinh Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q Hạ): Sơn dược (sống), Bạch truật (sao), Kê nội kim (sống) 15g, Đương quy, Bạch thược đều 12g. Sắc uống.
TD: Bổ Tỳ, dưỡng huyết, điều lý mạch Xung Nhâm. Trị kinh nguyệt bế do Tỳ hư, tinh huyết bất túc, mạch Xung, Nhâm không vững.
Thường uống 6-12 thang là khỏi.
Hồng Hoa Thạch Lựu Bì Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q Hạ): Hồng hoa 15-20g, Thạch lựu bì 30g. Sắc uống cho đến khi thấy kinh. Cách 24 ngày lại uống 1-2 thang (tức lần sau uống trước khi hành kinh 3 ngày).
TD: Hoạt huyết, hoá ứ. Trị kinh bế do huyết ứ.
Thông Kinh Chỉ Nhũ Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Sinh địa 18g, Thạch xương bồ 15g, Viễn chí, Thỏ ty tử đều 12g, Ngưu tất, Đương quy đều 9g, Tử thạch anh, Sinh mạch nha đều 30g, Đan sâm 18g. Thêm 30ml rượu, Sắc uống.
TD: Bổ Thận, sơ Can, tiềm dương, thông kinh. Trị bế kinh, lưng đau, gối mỏi, tâm phiền, hoảng hốt, vú sưng đau.
Hoạt Huyết Thông Kinh Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Toàn Đương quy 10g, Xuyên khung 7g, Xích thược, Trạch lan diệp, Quế chi, Mộc thông đều 9g, Bạch phục linh 13g, Ngưu tất 12g, Kê nội kim 10g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết, thông kinh. Trị kinh bế, bụng dưới trướng đau.
Thường uống 2-4 thang là kinh sẽ thông.
Ích Nhâm Giáng Xung Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Quy bản 15g, Hà thủ ô (chế), Kê huyết đằng, Tang ký sinh, Thái tử sâm đều 30g, Câu kỷ tử, Uất kim, Đan sâm, Mạch môn đều 15g, Tục đoạn, Ngưu tất đều 18g, Ích mẫu thảo 20g. Cho nước và 1 trái trứng vào, đun sôi, khi trứng chín, vớt trứng ra, cho thuốc vào sắc uống.
TD: Bổ âm, ích Nhâm, giáng Xung, điều kinh. Trị kinh nguyệt đến sau kỳ hoặc kinh bế do âm huyết hư, lưỡi hồng nhạt, ít rêu, mạch Tế Nhược.
BỂ THẬN VIÊM
Đại Cương
Là một loại bệnh nhiễm khuẩn vào tổ chức kẽ của Bể Thận, vì vậy còn gọi là Thận Kẽ Viêm.
Đông y gọi là Thận Vu Thận Viêm.
Bệnh học cổ chia làm hai loại: Bể Thận viêm cấp và Bể Thận – Thận viêm cấp. Tuy nhiên Bể Thận viêm chỉ là giai đoạn đầu ngắn ngủi của bệnh này, khó phân biệt được vì ít có trường hợp bể Thận viêm đơn thuần mà không có Thận viêm, do đó, hiện nay người ta cho rằng bể Thận – Thận viêm là một, gồm các triệu chứng:
+ Dấu hiệu nhiễm khuẩn khu trú vào vùng Thận:
. Sốt, có khi cao 39-400, có khi cơn rét run.
. Đau vùng Thận một bên (1/3 trường hợp) hoăïc cả hai bên (2/3 trường hợp).
+ Tiểu gắt, tiểu đục: gặp trong 50% tường hợp. Tiểu gắt là kết quả của phản ứng của bàng quang, do bàng quang bị viêm.
+ Nước tiểu đục. Trường hợp nặng nước tiểu đục như nước thịt luộc. Tiểu đục rất thất thường, có khi chỉ xuất hiện một vài lần hoặc một buổi sáng, sau đó nước tiểu lại trong.
+ Tiểu ra Protein: khoảng 80-90% trường hợp bể thận – thận viêm có tiểu ra protein nhẹ, từ 40-50mg% đến 150-300mg%, ít khi quá 300mg% (3g/lít).
+ Tiểu ra bạch cầu: Là dấu hiệu thường gặp nhất trong trường hợp cấp tính. Thường là 5-7 triệu đến 10 triệu bạch cầu trong 24 giờ. Bệnh nặng có thể thấy những tế bào mủ.
+ Tiểu ra hồng cầu: Thường gặp do sỏi thận nhiều hơn.
Tiến Triển
Bệnh biến chuyển theo hai hướng:
+ Nếu không có tổn thương tại chỗ do sỏi, do tắc, bệnh thường khỏi sau 2-4 tuần.
+ Nếu ứ tắc, bệnh thường dẫn đến mạn tính, tiến triển lúc thì âm thầm, có khi bột phát kéo dài hàng chục năm hoặc 20-30 năm.
Biến Chứng
. Một số ít trường hợp nặng có thể gây viêm mủ thận, viêm tấy quanh thận hoặc áp xe thận.
. Biến chứng lâu dài gây nên xơ, teo thận.
BỂ THẬN VIÊM CẤP
Đại cương
Là một bệnh nhiễm khuẩn vào tổ chức kẽ của Thận, vì vậy, còn gọi là Viêm Thận Kẽ.
Đông y xếp vào loại ‘Nhiệt Lâm’, ‘Yêu Thống’.
SaÙch ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: ‘Lâm bệnh, tiểu ra như nước vo gạo, bụng dưới đau cứng, lan đến giữa rốn’.
Trên lâm sàng cho thấy đa số thuộc thực chứng, nhiệt chứng.
Nguyên Nhân
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào Thận theo hai đường chính:
a- Đường máu: Do các ổ nhiễm khuẩn địa phương như Amidal viêm, xoang viêm,bệnh ở răng miệng, ruột dư, túi mật, bệnh đường ruột... từ đó chuyển vào thận.
b- Đường ngược chiều: Từ một viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu dưới lan lên: tử cung viêm, âm đạo viêm, bàng quang, tiền liệt tuyến...
c- Đường hạch bạch huyết ít gặp xẩy ra.
Bệnh thường xẩy ra trên cơ sở đã có một tổn thương địa phương ở bể thận như sự ứ nghẽn nước tiểu gây tắc, giãn đài thận, bể thận... phụ nữ có thai, tử cung đè vào niệu quản hai bên, sỏi bể thận, đài thận, niệu quản...
Vi Khuẩn: Đứng hàng đầu là E. Coli 40-70%, Tụ cầu khuẩn, Liên cầu khuẩn...
Thường có liên hệ với Thận và Bàng quang. Thận hư, Bàng quang có thấp nhiệt là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh.
Đa số do ăn các thức ăn cay, nóng, nhiều chất béo hoặc uống rượu nhiều quá, sinh ra nhiệt, dồn xuống hạ tiêu gây nên bệnh. Hoặc do bộ phận sinh dục bị rối loạn, uế trọc xâm nhập vào bàng quang, gây nên thấp nhiệt, thấp nhiệt làm cho khí hóa bị ngăn trở, đường tiểu không thông lợi khiến cho tiểu buốt, tiểu nhiều, đau, tiểu ra máu.
Triệu Chứng
a- Dấu hiệu nhiễm khuẩn khu trú vào vùng Thận:
+ Sốt, có thể cao đến 39-40o, có khi có cơn rét run.
+ Đau vùng thận một bên hoặc cả hai bên.
b- Tiểu đục, tiểu gắt (50% trường hợp)
c- Tiểu ra protein: 80-90%. Trường hợp tiểu ra protein nhẹ thì từ 40-50mg% đến 150-300mg%, ít khi quá 300mg% (tức 3g/lít nước tiểu), thường dưới 5g/24 giờ. Trong trường hợp cấp tính mức protein thường trên dưới 300mg%.
d- Tiểu ra bạch cầu: là dấu hiệu phổ biến nhất trong trường hợp cấp tính.
+ Tiểu ra hồng cầu (máu), ít phổ biến hơn.
Điều Trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm.
Có thể chọn dùng một số bài sau đây:
+ Thận Vu Thanh Giải Thang (Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí 1989, (11): 491): Bạch đầu ông, Liên kiều, Hoạt thạch đều 30g, Hoàng bá, Mộc thông, Biển súc, Cù mạch, Phục linh đều 15g, Hoàng liên, Cam thảo (sống) đều 10g. Sắc uống. Điều trị 14-90 ngày.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp.
Đã trị 67 ca, nam 12, nữ 55.tuổi từ 12 đến 67. Trong đó, cấp tính 45 ca, mạn tính 22. khỏi hoàn toàn 21 (cấp tính 16, mạn tính 5). Có hiệu quả 24 (cấp 19, mạn 5). Có chuyển biến 18 (cấp 9, mạn 9). Không hiệu quả 4 (cấp 1, mạn 3). Đạt tỉ lệ 94%.
+ Bát Chính Ô Linh Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1991: 6, 16): Thổ phục linh 30g, Cù mạch 20g, Biển súc, Xa tiền tử, Hoạt thạch đều 18g, Mộc thông 12g, Đăng tâm thảo 5g, Ô dược. Sơn chi (sao), Đại hoàng (sống) đều 10g. Sắc uống. Cứ 6 giờ uống một lần.
TD: Thanh lợi thấp nhiệt. Trị bí tiểu cấp tính do viêm nhiễm.
Đã trị 60 a, nam 24, nữ 36. Tuổi từ 6 đến 64. có dấu hiệu sợ lạnh, sốt 38-39,5oC, lưng đau, bụng dưới trướng đau, tiểu nhiều, đường tiểu sưng, đau, rát hoặc tiểu ra máu hoặc tiểu ra sỏi. Vùng Thận đau. Xét nghiệm nước tiểu có albumin, bạch cầu, hồng cầu. Sau khi uống thuốc, khỏi 45 ca, có chuyển biến 12, không kết quả 3. Đạt tỉ lệ 95%. Thuốc uống ít nhất 5 ngày, nhiều nhất 45 ngày. Trương hợp mạn tính, phải uống trên 10-15 ngày mới thấy có kết quả.
+ Thông Lâm Lợi Thấp Thang (Hắc Long Giang Trung Y dược 1986, (5): 11): Ngân hoa, Biển súc đều 30-50g, Vu căn, Tây qua bì, Hoàng qua bì đều 50g, Liên kiều, Thạch vi đều 15-30g, Hoàng bá 25g, Tỳ giải 15g, Bạch khấu nhân (cho vào sau), Mộc thông, Cam thảo đều 10g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, thông lâm, lợi thấp. Trị bể thận viêm cấp.
Đã trị 160 ca. Khỏi 86 (53,7%), có kết quả 52 (32,5%), không kết quả 22 (13,8%). Tỉ lệ chung đạt 86,2%. Thuốc uống ít nhất 3 ngày, nhiều nhất 11 ngày, trung bình 7 ngày. Những bệnh nhân có sốt, sốt hạ khoảng 2-6 ngày, trung bình 4 ngày. Xét nghiệm nước tiểu thấy trở lại bình thường vào 4 – 38 ngày, trung bình 22 ngày. Thời gian hết nhiễm khuẩn 8-36 ngày, trung bình 20 ngày. Thuốc uống trung bình 12 ngày.
+ Tiêu Viêm Giải Độc Thang (Sơn Đông Trung Tạp Chí): Cù mạch, Biển súc, Mộc thông, Xa tiền tử(cho vào bao)û đều 12g, Thạch vi 15g, Hổ phách (cho vào bao) đều 6g, Đam trúc diệp 10g, Cam thảo 6g, Bồ công anh 20g, Liên kiều 12g, Ngư tinh thảo, Thổ phục linh đều 30g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông lâm. Trị bể thận viêm cấp.
+ Hổ Phách Đạo Xích Tán (Quảng Tây Trung Y Dược 1991: 3, 104): Hổ phách 10g, Sinh địa 30g, Mộc thông 12g, Trúc diệp 15g, Cam thảo 6g. Hổ phách để riêng, các vị kia sắc còn 300ml nước, bỏ bã, thêm Hổ phách vào, quấy uống.12 ngày là một liệu trình. Không uống nước trà và thức ăn cay, nóng.
TD: Thanh Tâm hỏa, lợi tiểu tiện. Trị bể thận viêm cấp.
Đã trị trên 100 ca. Khỏi 82, chuyển biến tốt 13, không kết quả 5.Uống ít nhất 4 thang, nhiều nhất 12 thang.
+ Hàn Thông Nhị Đinh Bán Thang (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1989: 11, 11): Hoạt thạch (bọc lại, sắc trước), Tử hoa địa đinh, Hoàng hoa địa đinh đều 30g, Hàng thược, Bán chi liên đều 15-30g, Tri mẫu 12-24g, Hoàng bá 10-15g. Sắc uống
BỂ THẬN VIÊM MẠN
Là bệnh phổ biến nhất trong các loại bệnh Thận. Đây cũng là bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở mọi lứa tuổi sau khi bị viêm phổi.
Bể Thận – Thận viêm thường bị cả hai bên, ít khi bị một bên nhưng mức độ tổn thương ở hai bên khác nhau, có khi một bên thận bị xơ, teo, bên kia vẫn hoạt động bình thường. Là một quá trình viêm mạn thành từng ổ: bên cạnh ổ mới, có những ổ cũ bị xơ hóa xâm lấn vào tổ chức thận. Rõ nét nhất là sự xâm lấn vào tế bào, lympho bào và tổ chức kẽ của thận, gây xơ hóa tổ chức kẽ của thận và tổ chức xơ xâm lấn chèn ép làm đảo lộn cấu trúc thận.
Đông y xếp vào loại ‘Lao Lâm’, ‘Yêu Thống’, ‘Hư Tổn’.
Đông y gọi là ‘Mạn Tính Thận Vu Thận Viêm’.
Nguyên nhân
Theo Đông y, Thận và bàng quang có quan hệ biểu lý với nhau, nếu tạng bị hư tổn thì phủ cũng bị ảnh hưởng theo và ngược lại. Chứng nhiệt lâm (bể thận viêm cấp) điều trị lâu ngày không khỏi hoặc do cơ thể vốn bị suy nhược, thấp nhiệt và tà khí ở trong, ứ huyết tích tụ lại gây nên tiểu nhiều, tiểu gắt, tiểu buốt, lưng đau. Nếu thấp nhiệt nung nấu lâu ngày sẽ làm hao tổn tân dịch, làm tổn thương chính khí, trên lâm sàng sẽ xuất hiện dấu hiệu thận âm bất túc. Nếu Tỳ Thận đều hư sẽ gây nên chính khí suy, tà khí thịnh.
Triệu chứng:
+ Đa số tiến triển âm thầm, triệu chứng rất sơ sài khiến cho người bệnh dễ bỏ qua.
+ Thỉnh thoảng sốt nhẹ, ngang thắt lưng đau, người mỏi mệt.
+ Thỉnh thoảng tiểu buốt, tiểu gắt, có khi không điều trị cũng khỏi.
+ Khoảng 1/3 số trường hợp thường có kèm các đợt cấp tính, sốt cao, đau vùng Thận hai bên hoặc một bên, tiểu đục. Triệu chứng giống như trong trường hợp viêm cấp nhưng chỉ là một đợt cấp trên gốc bệnh viêm mạn.
+ Dấu hiệu tương đối rõ nhất là ba dấu hiệu chính khi xét nghiệm gồm:
. Nước tiểu có vi khuẩn.
. Tiểu ra bạch cầu, thường trên 4 triệu bạch cầu trên 24 giờ.
. Tiểu ra protein: thường chỉ từ 50-200mg% (0,5 đến 2g) / lít nước tiểu.
Tiến Triển
Tiến triển dai dẳng hàng chục năm, có khi 29-30 năm. Có khi gây nên:
. Huyết áp cao tiến triển theo bể thận – thận viêm, nặng dần dẫn đến suy thận.
. Thận bị xơ, teo, mất chức năng hoạt động, năng thì phải cắt bỏ bên teo.
. Thận suy từng đợt: nặng nhất là giảm khả năng cô đặc nước tiểu, tiến triển trong nhiều năm trước khi bị suy thận hoàn toàn.
Thường dùng phép công và bổ cùng lúc.
Bệnh mới phát, dùng phép Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, hoạt huyết hóa ứ. Khi bệnh đã ổn định, dùng bổ Tỳ, ích Thận để tăng sức đề kháng đối với bệnh.
Có thể dùng một số bài thuốc sau:
Thanh Hóa Thang (Trung Quốc Hương Tài Y Sinh Tạp Chí 1993: 4, 39):Xích thược, Xuyên khung, Ngưu tất. Đương quy vĩ, Xuyên sơn giáp (nướng) đều 6g, Xa tiền tử, Tây thảo 9g, Bạch mao căn 15g. Sắc uống 1 tuần.
TD: Thanh nhiệt, khứ thấp, hoạt huyết, hóa ứ. Trị bể thận viêm mạn.
Đã trị 42 ca, toàn bộ đều là nữ giới. Tuổi từ 21-62. Bệnh từ 3-18 năm. Tất cả đã được Tây chẩn đoán là bể thận viêm mạn tính. Uống thuốc này 3-5 thang nhiều lắm cũng không quá 6 thang đều khỏi. Đạt tỉ lệ 96%.
Thanh Lâm Thang (Hắc Long Giang Trung Y Dược 1991: 3, 16): Hoàng bá 30g, Ngân hoa 60g, Hoàng cầm 20g, Ngưu tất 12g. Sắc uống.TD: Thanh nhiệt giải độc. Trị bể thận viêm và mạn tính.
Đã trị 185 ca cấp tính. Khỏi 166, có hiệu quả 13, có chuyển biến 4, không kết quả 2. Tổng kết đạt 98,91%.
Có 49 ca mạn tính, khỏi 19, có hiệu quả 17, có chuyển biến 9, không kết quả 4. đạt tỉ lệ 87,25%.
Phù Chính Hoạt Huyết Phương (Trung Cấp Y San 1991: 11, 61): Hoàng kỳ (sống) 20g, Đương quy (toàn), Thân thảo, Đan sâm đều 15g, Xuyên khung 10g, Thảo hồng hoa 12g. Sắc uống.
TD: Phù chính, hoạt huyết. Trị bể thận viêm mạn tính.
Trị 31 ca. Tuổi từ 21 – 70. bệnh từ 3 năm trở lên. Kết quả khỏi hoàn toàn 17, có kết quả 10, có chuyển biến 3, không kết quả 1. Đạt tỉ lệ 96,8%.
Dưỡng Âm Thông Lâm Phương (Hồ Băcs Trung Y Tạp Chí 1992: 6, 18): Sơn dược, Cù mạch, Xa tiền tử đều 30g, Sinh địa, Phục linh đều 15g, Đơn bì 10g, Mộc thông, Cam thảo sống đều 5g. Sắc uống. 10 ngày là một liệu trình.
TD: Dưỡng âm, thông lâm. Trị nhiễm trùng đường tiểu nơi người lớn tuổi.
Đã trị 53 ca. Nam 4, nữ 49. tuổi từ 50trơr lên. Bệnh từ 2 năm đến 15 năm. Đều có tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhiều, sốt, lưng đau. Xét nghiệm thấy có bạch cầu, có vi khuẩn 37 ca. Kết quả: khỏi 42, có kết quả 5, không kết quả 6. Đạt tỉ lệ 88,7%.
Thông Lâm Hóa Trọc Thang (Trung Y Tạp Chí, 1989: 9, 22): Tỳ giải, Thạch xương bồ, Hoàng bá, Thạch vi đều 15g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Thổ bối mẫu, Ngưu tất đều 10g, Mã bột 5g, Yết vĩ (tán nhuyễn, hòa vào thuốc uống) 1g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt lợi thấp, phân thanh hóa trọc. Trị nhiễm trùng đường tiểu mạn tính.
Châm Cứu Trị Bể Thận Viêm
+ Do Can Uất Khí Trệ: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm: Châm Hành gian, Trung cực, Dương lăng tuyền, Chi câu (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Do Bàng Quang Có Thấp Nhiệt: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm. Châm Bàng quang du, Trung cực, Âm lăng tuyền, Ủy dương, Đại chùy (Bị Cấp Châm Cứu).
+ Tỳ Thận Khí Hư: Kiện Tỳ, ích Thận. Châm Tỳ du, Thận du, Bàng quang du, Tam âm giao (Bị Cấp Châm Cứu).
Nhĩ Châm
Dán thuốc (Vương bất lưu hành) vào các huyệt: Thần môn, Tam tiêu, Nội tiết, Bàng quang, Tỳ, Thận, Du niệu quản.Dán vào cả hai tai. Cách ngày dán một lần, 10 lần là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu)
BỆNH TUYẾN VÚ
Đại Cương
Bệnh của vú là những bệnh phát sinh ở bầu vú thường gặp trong ngoại khoa Đông y; người xưa và trong dân gian có nhiều kinh nghiệm trong điều trì, chúng ta cần tham khảo.
Sự Quan Hệ Giữa Kinh Lạc Và Tuyến Vú
Tuyến vú ở vào vị trí khoảng trước xương sườn ngực 3 và 6.
Theo Y học cổ truyền thì vú là nơi hội tụ của các kinh lạc như kinh dương minh vị, kinh Thái âm Tỳ, kinh Quyết âm Can, kinh Thiếu âm Thận đều từ chân lên ngực có nhánh vào vú, 2 mạch Xung Nhâm cũng từ bào cung đi qua bụng, rốn lên ngực và có
phân nhánh vào tuyến vú. Người xưa cũng cho là nam giới, đầu vú thuộc can, bầu vú thuộc thận, nữ giới thì đầu vú thuộc Can còn bầu vú thuộc Vị, và như vậy là vú có quan hệ mật thiết với các kinh Can, Vị, Thận và 2 mạch Xung, Nhâm.
Sự Quan Hệ Giữa Tạng Phủ Và Tuyến Vú
Kinh lạc là bắt nguồn từ tạng phủ và đi ra bề mặt cơ thể, cho nên các tạng phủ có kinh lạc thông với vú tất nhiên là có quan hệ với tuyến vú. Thận là vốn của tiên thiên và Tỳ là nguồn của hậu thiên, cho nên sự phát triển của tuyến vú là không thể tách rời 2 tạng Tỳ Thận. Sữa do tinh chất của thức ăn tạo thành, Tỳ Vị có khỏe sữa mới có nhiều. Can chủ sơ tiết. Và chi phối tiết sữa, Can khí mà không thư thái thì việc tiết sữa cũng bị hạn chế.
Nguyên Nhân Và Cơ Chế Sinh Bệnh Tuyến Vú Theo Y Học Cổ Truyền
Sự quan hệ giữa tạng phủ, kinh lạc và tuyến vú rất mật thiết cho nên các yếu tố làm tắc nghẽn kinh lạc, gây rối loạn chức năng tạng phủ đều có thể gây bệnh tuyến vú. Những nguyên nhân thường gặp có:
Can Thấp Nhiệt: do Can khí không thông đạt, ăn nhiều chất béo mỡ gây tích nhiệt ở Tỳ Vị, kinh lạc không thông, khí trệ huyết ứ lâu ngày hóa nhiệt gây bầu vú sưng nóng đỏ đau, làm mủ thường kèm theo sốt, sợ lạnh, miệng khát muốn uống, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, chất lưỡi đỏ, rêu trắng hoặc vàng, mạch Huyền Sác. Trường hợp nhũ ung, nhũ phát thường gặp thể bệnh này.
Can Khí Uất Kết: người thường tức giận lo lắng, Can khí không được thư thái sinh khí trệ huyết ứ, Can uất làm ảnh hưởng đến sự vận hóa của Tỳ, Tỳ rối loạn thì đờm trọc nội sinh, khí trệ đờm ứ liên kết với nhau thành khối u, mặt thường nhẵn, cứng di động hoặc không, kèm theo bứt rứt, dễ bực bội, kinh nguyệt không đều, chất lưới đỏ, rêu trắng mỏng, mạch Huyền Hoạt. Thường gặp trong các chứng nhũ tích, nhũ nham.
Can Thận Bất Túc: có thể do tiên thiên bất túc hoặc hậu thiên mất cân bằng, sinh đẻ quá nhiều gây nên Can Thận hư tổn, hai mạch Xung Nhâm mất điều hòa, tinh huyết thiếu, thủy không dưỡng được mộc khiến cho Can hỏa vượng lên nung nấu tân dịch thành đờm, đờøm kết thành hạch, thường phát triển có liên quan đến kinh nguyệt và thai nghén. Triệu chứng: đau tức tăng trước lúc có kinh, kèm theo chóng mặt ù tai, lưng đau gối mỏi, kinh nguyệt không đều, lưới đỏ rêu trắng mỏng, mạch Huyền Tế Sác. Thường gặp trong trường hợp nhũ tích, nhũ lịch.
Âm Hư Đờm Ngưng: do Phế Thận âm hư sinh hỏa vượng, đốt tân dịch thành đờm, đờm kết tụ ở vú sinh khối u. Thường sắc da không thay đổi, hơi đau, phát triển thành mủ chậm, nước mủ loãng trong, thường kèm theo sốt chiều, đêm ra mồ hôi trộm, người gầy ăn ít, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Tế Sác. Thường gặp trong chứng Nhũ lao có liên quan với chứng Phế âm hư.
Độc Tà Ngoại Nhập: do chính khí suy, hoặc do xây xát ngoài da, do đầu vú lõm dễ nhiễm ngoại tà sinh bệnh, hoặc do trẻ bú trong miệng có độc nhiễm phải gây nên chứng Nhũ ung, Nhũ phát.
Những Điều Cần Chú Ý Lúc Khám Vú
Khám vú là khâu quan trọng để phát hiện bệnh của vú mà phương pháp chủ yếu là nhìn và sờ nắn.
1. Cách nhìn: Để bệnh nhân ngồi hoặc đứng ngay ngắn, cởi áo bộc lộ vú đầy đủ. Lúc nhìn chú ý vị trí của bầu vú to nhỏ những điểm khác thường, đầu vú lõm lồi, mầu da của vú, dùng tay nâng bầu vú lên hoặc bảo bệnh nhân đưa cao cánh tay lên đầu để khám. Có thể so sánh vú cả hai bên để phát hiện sự khác thường.
2. Cách sờ nắn: bệnh nhân có thể ở tư thế ngồi, nằm hoặc kết hợp cả hai. Khám bên lành trước, bên bệnh sau để dễ phát hiện bệnh lý. Tốt nhất là dùng phần bụng của 4 ngón tay khép lại áp sát vào da của vú, ấn với độ nặng nhẹ khác nhau để phát hiện độ cứng mềm, tính chất khác nhau của khối u. Khám lần lượt bầu vú đến quầng vú và núm vú và chú ý xem có nước chảy ở đầu vú không.
Những điều cần chú ý lúc sờ nắn vú:
a- Khám bầu vú tốt nhất là sau khi thấy kinh 7-10 ngày là lúc mà trạng thái sinh lý của tuyến vú tương đối ổn định, có hòn cục dễ phát hiện.
b- Phát hiện khối u ở bầu vú cần hiểu rõ vị trí, to nhỏ, hình thái, độ cứng, độ đau, độ di động, bề mặt của khối u.
c - Cần kiểm tra tình hình hạch lym phô ở hố nách, hố thượng đòn và hố hạ đòn.
d - Cần kết hợp với độ tuổi, tiền sử bệnh và các mặt khám xét khác để xác định chẩn đoán.
Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Tuyến Vú
Phương Pháp Điều Trị Nội Khoa
Giải Biểu Tiêu Độc: dùng cho chứng nhũ ung giai đoạn mới phát, có triệu chứng sốt, sợ lạnh, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Sác. Bài thuốc thường dùng: Qua Lâu Ngưu Bàng Thang (Qua lâu, Ngưu bàng tử, Thiên hoa phấn, Hoàng cầm, Trần bì, Chi tử, Tạo giác thích, Kim ngân hoa, Thanh bì, Sài hồ, Cam thảo, Liên kiều), Ngân Kiều Tán (Kim ngân hoa, Liên kiều, Ngưu bàng tử, Cát cánh, Bạc hà, Trúc diệp, Kinh giới, Đạm đậu xị, Sinh cam thảo, Lô căn tươi).
Thanh Nhiệt Giải Độc: dùng cho chứng nhũ ung, nhũ phát dạng nhiệt độc thịnh, giai đoạn làm mủ. Có triệu chứng nóng sốt, khát nước, táo bón, nước tiểu vàng đậm, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác. Dùng bài Hoàng Liên Giải Độc Thang, Nội Sơ Hoàng Liên Thang (Binh lang, Mộc hương, Chi tửû, Liên kiều, Bạc hà, Hoàng cầm, Hoàng liên, Cam thảo, Cát cánh, Đại hoàng, Đương quy, Bạch thược).
Thác Lý Thấu Nùng: dùng cho bệnh nhân cơ thể suy nhược, khí huyết hư,, làm mủ khó vỡ hoặc vỡ mủ ra nước trong loãng, miệng nhọt bằng, sưng, khó liền miệng, môi lưỡi đỏ nhợt, mạch Trầm Tế vô lực. Dùng bài Thác Lý Thấu Nùng Thang (Nhân sâm, Bạch truật, Sơn giáp, Bạch chỉ, Thăng ma, Đương quy, Cam thảo, Hoàng kỳ, Tạo giác thích, Thanh bì), hoặc bài Thác Lý Tiêu Độc Tán.
Giải Uất Hóa Đờm: dùng cho chứng bệnh tinh thần không thư thái, can khí uất khiến chức năng tỳ rối loạn, đờm khí kết tụ sinh bệnh nhũ trung kết hạch như Nhũ tích, Nhũ lịch, Nhũ nham..., dùng các bài Tiêu Dao Tán hợp Tiểu Kim Đơn.
Bổ Ích Phù Chính: dùng cho chứng Nhũ nham, Nhũ lao sau khi loét, sắc mặt kém tươi nhuận, khó thở, mệt mỏi, chán ăn, môi lưỡi nhợt, mạch Tế vô lực hoặc sốt chiều ra mồ hôi, váng đầu, ù tai, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác; Hoặc người mát, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Trì; Hoặc Nhũ ung, Nhũ phát, Nhũ lao đã vỡ, khí huyết đều hư; thường dùng bài Dưỡng Vinh Thang, Quy Tỳ Thang. Trường hợp Can Thận bất túc, chọn dùng các bài Tả Qui Hoàn, Hữu Qui Hoàn, Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Nhị Tiên Thang (Tiên mao, Tiên linh tỳ, Đương qui, Ba kích, Tri mẫu, Hoàng bá).
Phương Pháp Điều Trị Tại Chỗ
Phương Pháp Dán Thuốc: Đối với các chứng như Nhũ ung, Nhũ phát thuộc dương chứng, nên thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng. Dùng Kim Hoàng Tán, Ngọc Lộ Tán, Song Bá Tán trộn với nước hoặc mật đắp ngoài, ngày dùng 1-2 lần. Lúc vỡ mủ rồi dùng các bài Bát Nhị Đơn, Cửu Nhất Đơn. Sau khi mủ ra gần hết, trường hợp hết mủ, dùng Sinh Cơ Tán, Sinh Cơ Ngọc Hồng Cao. Đối với những trường hợp ung thư, nên ôn kinh hòa dương, hóa đờm, thông lạc, tiêu thũng, chỉ thống, nên dùng Dương Hòa Giải Ngưng Cao, Thấm Hắc Thối Tiêu, Quế Xạ Tán v.v...
Điều Trị Bằng Phẫu Thuật: rạch da tháo mủ (đối với chứng Nhũ ung, Nhũ phát giai đoạn làm mủ), phẫu thuật ngoại khoa (đối với chứng u xơ hoặc ung thư vú).
BÔN ĐỒN KHÍ
Bệnh này chủ yếu do sợ hãi gây nên. Chứng trạng chính là tự cảm thấy có khí từ bụng dưới xông lên ngực, họng, giống như con heo chạy (bôn đồn), vì vậy gọi là Bôn Đồn Khí.
Tên bệnh Bôn đồn bắt đầu thấy ở sách Nội kinh, cũng có tên chung với các chứng Phục Lương, Tức Bôn, Phì Khí, Bĩ Khí.
Sách Nạn Kinh lại nói rõ thêm về bôn và chứng trạng của bệnh này.
Theo chứng trạng của bệnh Bôn đồn mà xét, cũng giống với bệnh bôn đồn khí, trong sách Kim Quỹ Yếu Lược nhưng một chứng là bệnh tích, một chứng là bệnh khí.
Nguyên Nhân
Về nguyên nhân bệnh bôn đồn, theo thuyết của Trương Trọng Cảnh thì một là vì sau khi sợ hãi, làm cho khí của Can Thận nghịch lên, hai là vì khí hàn thủy, từ bụng dưới xông lên gây ra.
1 - Do Khí Của Can Thận: Sách Kim Quỹ Yếu Lược viết: “Bệnh bôn đồn khí bắt đầu từ bụng dưới xông lên yết hầu, khi bệnh phát ra thì muốn chết rồi lại khỏi, đều do sợ hãi gây nên" và “Bệnh bôn đồn khí xông lên bụng ngực đau, lúc nóng lúc lạnh, dùng bài Bôn Đồn Thang làm chủ. Đó là nói rõ bệnh này do sợ hãi mà gây ra, chủ yếu là bệnh ở hai kinh Can và Thận: Đồng thời chứng trạng này, có thể tái phát nhiều lần.
2- Do Khí Hàn Thủy: Sách Kim Quỹ Yếu Lược có đề cập đến trường hợp "Sau khi cho ra mồ hôi, lại đốt kim châm cho ra mồ hôi, chỗ châm bị lạnh, nổi hạch đỏ tất nhiên phải bôn đồn. Khi từ bụng dưới xông lên Tâm. Cứu trên các hạch, mỗi chỗ một mồi, và dùng bài Quế Chi Gia Quế Thang làm chủ. Sau khi cho ra mồ hôi, dưới rốn thấy động, muốn phát bôn đồn, dùng bài Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo Thang làm chủ. Chứng trước là do mồ hôi ra quá nhiều, tâm dương không mạnh, mà lúc châm lại không cẩn thận phòng lạnh, thì khi lạnh lấn vào đột nhiên phát bệnh bôn đồn khí, chủ yếu do khí lạnh xông lên.
Điều Trị
Nên dùng phép ôn trung, tán hàn làm chủ yếu, dùng bài Quế Chi Gia Quế Thang nhưng cũng nên tùy chứng mà gia giảm. Chứng sau cũng do sau khi cho ra mồ hôi, tâm dương không đủ, hoặc người đó sẵn có thủy khí ở hạ tiêu, nhân lúc tâm dương không đủ, thủy khí muốn động cho nên dưới rốn máy động mà chưa đến nỗi nghịch lên, cho nên cách chữa lấy trợ dương, hành thủy làm chủ, dùng bài Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo Thang.
Nhưng khi thủy hàn nghịch lên, cũng không phải đều do khi trị liệu hư hàn, thấy hàn tụ ở dưới, nghịch mà chạy lên, cho nên sách Thiên Kim Yếu Phương dùng phép ôn dương để giáng nghịch có bài Bôn Đồn Khí Thang. Sách Y Học Tâm Ngộ có bài Bôn Đồn Hoàn. Hai bài này để bổ sung sự thiếu sót của sách Kim Quỹ Yếu Lược.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Sâm Luyện Lệ Chi Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1990, 6): Đảng sâm, Xuyên luyện tử đều 9g, Trần bì, Cam thảo (chích), Sài hồ, Mộc qua đều 5g, Thăng ma 7g, Phục linh 6g, Cát hạch, Lệ chi hạch đều 12g.. Sắc uống. Dùng cho trẻ nhỏ 1~2 tuổi.
TD: Bổ trung, thăng hãm, tán hàn, lợi thấp, lý khí, chỉ thống. Trị trẻ nhỏ bị sán khí.
Đã trị 102 ca, khỏi 42, chuyển biến tốt 40, không kết quả 20. Đạt tỉ lệ 80,2%. Trung bình uống 3~7 thang, đa số uống 15 thang thì khỏi. Có 8 ca bị tái phát, còn lại đều khỏi.
+ Tiểu Nhi Sán Khí Thang (Tân trung Y 1988, 4): Ô mai nhục, Cát hạch nhân, Thạch lựu bì, Chỉ xác, Xuyên luyện tử, Tiểu hồi, Hướng dương quỳ cán nhục bạch tâm 10g, Ngô thù du 6g, Nhục quế 3g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, hoãn cấp, ôn kinh, tán hàn, táo thấp, kiện Tỳ, lý khí, chỉ thống. Trị tiểu nhi sán khí.
Đã trị 40 ca, nhẹ thì uống 3 thang, nặng uống 6~9 thang đều khỏi.
+ Tề Sán Phương (Tứ Xuyên Trung Y 1989, 7): Ngô thù du, Thương truật đều 12g, Đinh hương 3g, Bạch hồ tiêu 12 hột. Sấy nhỏ lửa, tán bột để dành dùng. Mỗi lần dùng 3~4g, trộn với dầu Mè cho đều, đắp vào vùng trên rốn, dùng băng rốn băng cố định lại. 1~2 ngày thay một lần. Nếu vùng bệnh phản ứng với thuốc đắp thì có thể cách 1~2 ngày đắp một lần.
TD:Ôn kinh tán hàn, lý khí, táo thấp, chỉ thống. Trị tề sán.
Đã trị 10 ca, đều khỏi, theo dõi 2 năm sau không thấy tái phát.
+ Noãn Cân Cử Sán Thang (Ấu Khoa Điều Biện):Hồ lô ba, Lệ chi hạch, Cát hạch, Sơn tra hạch, Đảng sâm đều 9g, Ba kích, Tiểu hồi, Thanh bì,, Xuyên luyện tử, Mộc hương đều 6g, Thăng ma 3g. Sắc uống.
TD: Noãn Can, tán hàn, thăng cử dương khí. Trị Hồ sán (loại hàn ngưng ở Can kinh, khí hư hạ hãm).
+ Thoái Dịch Thang (Tứ Xuyên trung Y 1985, 3): Phục linh, Trạch tả, Trư linh, Bạch truật, Quế chi, Xa tiền tử, Tiểu hồi, Trần bì, Thanh bì đều 10g, Lệ chi hạch, Cát hạch đều 30g,, Binh lang, Ô dược, Mộc hương đều 10g. Sắc uống.
TD: Ôn kinh tán hàn, hành khí, trừ thấp. Trị thủy sán.
Đã trị 4 ca đều khỏi hẳn.
+ Trị Sán Phương (Tứ Xuyên Trung Y 1985, 9): Phật thủ, Binh lang, Lệ chi hạch đều 9g, Hương phụ, Ngô thù du, Tiểu hồi, Cát hạch, Thanh bì đều 6g. Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, lý khí, tán hàn, chỉ thống. Trị khí sán.
Đã trị 10 ca đều khỏi hẳn.
+ Thủy Sán Thang (Trung Y Tạp Chí 1987, 6): Tiểu hồi 10g, Binh lang, Ô dược, Xa tiền tử, Ngưu tất, Đương quy, Xích thược, Trạch tả đều 5g, Cát hạch 3g, Trư linh, Phục linh đều 6g, Nhục quế (cho vào sau) 3g, Hắc sửu (sao), Bạch sửu (sao) đều 3g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, lý khí, ôn kinh, tán hàn, hoạt huyết, lợi thủy. Trị trẻ nhỏ niêm mạc dịch hoàn có nước (thủy sán).
Thường uống 5~10 thang là khỏi.
+ Câu Sán Thang (Cát Lâm Trung Y Dược 1986, 2): Hương phụ, Mộc hương đểu 15g, Sơn tra, Xuyên luyện tử đều 10g, Tam lăng, Nga truật (sao dấm), Khương hoàng, Đởm nam tinh, Thần khúc, Cát hạch đều 5g, Hoàng liên, Ngô thù du, Đào nhân, Chi tử, Lai phục tử đều 2,5g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, lý khí, ôn kinh, tán hàn, tiêu viêm, tán kết. Trị phúc cổ câu sán.
Đã trị 21 ca, đều khỏi.
+ Kiện Tỳ Hóa Đờm Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Đảng sâm, Bạch truật, Trạch tả, Cốc nha, Mạch nha, Bán hạ (chế) đều 9g, Trần bì 4,5g, Cam thảo (chích) 3g, Mẫu lệ (nấu trước) 30g, Tiêu Dao Hoàn 9g (uống với nước thuốc sắc).
TD: Kiện Tỳ, hóa đờm, sơ Can, lý khí, trị trẻ nhỏ dịch hoàn ứ nước (thủy sán).
(Cốc nha, Trạch tả kiện Tỳ lợi thủy; Trần bì, Bán hạ hóa đờm; Mẫu lệ thu liễm; Tiêu Dao Tán bổ khí huyết, trị bệnh ở Can Tỳ; Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo ích khí, kiện Tỳ).
Đã trị 33 ca, khỏi hoàn toàn 100%. Uống 1~3 tháng, nhiều nhất là 6 tháng đều khỏi. Sau 6 tháng theo dõi không thấy một ca nào tái phát.
Thuốc Đắp Ngoài
+ Ngô thù du 6g, Mộc qua 10g, Tiểu hồi 12g, Xuyên luyện tử, Cát hạch đều 20g. nghiền nát, chia làm 2 phần, bọc lại. Đem rang cho nóng lên, chườm vào chỗ đau, nguội lại thay bao khác, cứ luân phiên thay đổi hai bao trên. Ngày làm một lần, mỗi lần khoảng 1 giờ (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1990, 6).
Châm Cứu
+ Thiên ‘Mậu Thích’ (Tố Vấn 63) viết: “Tà khí khách ở lạc của túc Quyết âm, khiến cho người ta bị sán thống, đột nhiên đau, châm ở chỗ thịt giáp móng ngón chân cái, mỗi bên một nốt.Bệnh nhân là con trai, khỏi ngay. Nếu là con gái, một lát sẽ khỏi. Bệnh bên phải châm bên trái và ngược lại”.
+ Hàn Sán: Ôn hóa hàn thấp, sơ thông kinh mạch. Châm tả và cứu huyệt Khí hải, Đại đôn, Tam âm giao. Mỗi ngày châm 1 lần, 7 ngày là một liệu trình.
(Sán khí đa số thuộc Nhâm mạch và kinh Can. Nhâm mạch bệnh gây nên Thất Sán. Kinh túc Quyết âm vận hành ngang qua bụng dưới, khi bệnh thường là chứng Đồi sán, bụng dưới sưng. Túc Thái âm là nơi gân của bộ phận sính dục tụ lại, khi bị bệnh thì bộ phận sinh dục co rút, đau, lan lên rốn, đến hông sườn, vì vậy, dùng huyệt Khí hải của mạch Nhâm để thông lợi khí huyết của mạch Nhâm, ôn hóa hàn thấp, lý khí, chỉ thống; Đại đôn là huyệt Tỉnh của kinh túc Quyết âm Can để sơ Can, hành khí, tán kết, chỉ thống. Phối hợp với huyệt Tam âm giao, thuộc kinh Tỳ, là nơi hội của 3 kinh âm, có thể ôn kinh, tán hàn, hoãn giải đau cấp (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
. Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đôn (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
+ Thấp Nhiệt Sán: Thanh nhiệt, hóa thấp, tiêu thủng, tán kết. Châm tả huyệt Trung cực, Quy lai, Thái xung, Âm lăng tuyền, Tam âm giao. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần. 7 ngày là một liệu trình.
(Trung cực hợp với Tam âm giao có tác dụng sơ thông nhiệt tà ở mạch Nhâm và kinh Can. Dương minh là nơi hội của tông cân, vì vậy dùng huyệt Quy lai, Âm lăng tuyền, Tam âm giao để thanh tiết thấp nhiệt ở kinh Tỳ; Phối hợp với mộ huyệt của Bàng quang là Trung cực để sơ lợi bàng quang khiến cho thấp nhiệt theo thủy đạo bài tiết ra ngoài, để tiêu thủng, tán kết (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
. Quan nguyên, Quy lai, Thái xung, Âm lăng tuyền, Tam âm giao (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
+ Hồ Sán: Bổ khí, thăng hãm, chỉ thống. Châm bổ và cứu Quy lai, Quan nguyên, Đại đôn, Tam giác cứu. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần. 7 ngày là một liệu trình.
(Dương minh kinh nhiều khí nhiều huyết, là nơi hội của tông cân. Quy lai thuộc kinh túc Dương minh là huyệt dùng trị sán khí có hiệu quả cao. Can kinh vận hành qua bộ phận sinh dục, vì vậy dùng huyệt Đại đôn là huyệt thường dùng trị sán khí; Tam giác cứu là huyệt Ngoài kinh, là huyệt đặc hiệu trị sán khí (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
. Quan nguyên, Khí môn, Tam giác cứu (Quan nguyên là nơi khí của Tam tiêu xuất ra, vì vậy dùng để bổ nguyên khí, làm cho khí đủ thì sự thăng đề trở lại bình thường. Hợp với huyệt Khí môn, Tam giác cứu làm cho khí hư hãm ở dưới có thể phục hồi dần) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
Nhĩ Châm
Chọn huyệt Sinh dục ngoài, Thần môn, Giao cảm, Tiểu trường, Thận, Can. Mỗi lần dùng 2~3 huyệt, kích thích mạnh. Lưu kim 10~20 phút. Cách ngày châm một lần (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Tham Khảo
+ Dùng Ngải nhung cứu huyệt Tam giác cứu là chính. Phối hợp với Quan nguyên, Khí hải, Khúc cốt, Khí xung, Xung môn. Mỗi lần dùng huyệt chính còn các huyệt phối hợp thay đổi dùng. Mỗi huyệt cứu 5 tráng, mỗi ngày hoặc 2~3 ngày cứu một lần. Đã trị 50 ca, cứu 1~7 lần đều khỏi (Ngải Cứu Trị Sán Khí – Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1981, 16 (9): 429).
+ Châm kết hợp với uống thuốc trị sán khí. Đã trị Phúc ngoại sán 60 ca. trong đó Phúc cổ câu tà sán 41 ca, Trục sán 12, Cổ sán 5, Phục cổ câu hoạt động tính sán 2. Huyệt dùng chính: Bá hội, Khí hải, Quan nguyên, Hội âm, Thận du. Phối hợp với Trung cực, Khúc cốt, Đại hoành, Quy lai. Châm thẳng, lưu kim 5~10 phút. Phối hợp dùng thuốc: Hoàng kỳ 30~60g, Tiểu hồi, Quất hạch nhân, Thục địa, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma đều 15g, Nhân sâm, Cam thảo đều 10g.
Đã trị 43 ca vừa châm vừa dùng thuốc, 17 ca chỉ dùng châm cứu. Kết quả: Khỏi 53, có kết quả 6, không kết quả 1 (Lưu Tiết Học, Châm Cứu Phối Hợp Dược Vật Trị Liệu Sán Khí - Tứ Xuyên Trung Y 1989, 7 (11): 51).
+ Châm huyệt Đại đôn, Tam âm giao, Quy lai. Sau khi đắc khí, dùng một miếng Tỏi, châm lỗ ở giữa, lấy Ngải nhung có pha Xạ hương, đặt lên. Mỗi huyệt cứu 1~2 tráng, làm cho vết cứu bỏng lên.
Đã trị 22 ca, giảm nhẹ bệnh 14 (sau khi châm cứu 10~20 ngày chỗ bị sán khí co lên), có chuyển biến 6, không kết quả 2 (Võ Quang Lục, Châm Cứu Liệu Sán Khí 1990, 10 (2): 53
BỎNG
Đại Cương
Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý (nhiệt, bức xạ, điện…) và hoá học gây ra trên cơ thể. Da là bộ phận thường bị tổn thương nhất khi bị bỏng, kế đến là các lớp sâu dưới ga (cân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh) và một số cơ quan (đường hô hấp, ống tiêu hoá, bộ phận sinh dục)…
Theo YHHĐ, từ ‘Bỏng’ lần đầu tiên được nhắc đến trong tập ‘Corpus Hipocraticum’ của Hipocrate. Từ năm 1938, Wilson đề xuất dùng tên gọi bệnh bỏng.
Tại Việt Nam, danh y Tuệ Tĩnh đã phân loại bỏng nước sôi, bỏng lửa và trong ‘Nam Dược Thần Hiệu’ ghi lại 19 phương thuốc trị bỏng đơn giản.
Trong ‘Hành Giản Trân Nhu’ của Hải Thượng Lãn Ông ghi 6 phương thuốc trị bỏng nước sôi, bỏng lửa, bỏng dầu sôi.
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bị bỏng chiếm 33-35%, trẻ dưới 16 tuổi chiếm 57-65%.
Đông y gọi là Nãng Thương.
Trên lâm sàng, các sách giáo khoa Đông y phân làm ba loại chính là Thuỷ Nãng (Bỏng nước), Du Nãng (Bỏng do dầu), Thiêu Thương (Bỏng do hơi nóng, lửa…). Bỏng nước nhẹ nhất, bỏng do dầu nặng hơn, còn bỏng lo nhiệt nặng nhất.
Tác Nhân Gây Bỏng
+ Bỏng Do Nhiệt: thường gặp nhất, chiếm 84-93%. Chia thành hai nhóm: Nhóm do nhiệt khô (lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy…) chiếm 27-32% và nhóm do nhiệt ướt (nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng…) chiếm 53-61%.
+ Bỏng Do Dòng Điện chia thành hai nhóm: Do luồng nhiệt có hiệu điện thế thông dụng (dưới 1000 volt) và do luồng điện có hiệu điện thế cao (trên 1000 volt). Sét đánh cũng gây bỏng do luồng điện có điện thế cao.
+ Bỏng Do Hoá Chất (2,3-8%): gồm các chấy oxy hoá, chất khử oxy, chất gặm mòn, chất gây độc cho bào tương, chất làm khô, chất làm dộp da. Trên lâm sàng được chia thành hai nhóm: Nhóm Acid acids Sulfuric, Nitrics, Chlohydric…) và nhóm Chất Kiềm (NaOH, KOH, NH4OH…). Bỏng do vôi là loại bỏng vừa do sức nhiệt vừa do chất kiềm (8,5-11,6%)
+ Bỏng Do Bức Xạ: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Laser…
ngoài ra, còn có bỏng do Nhựa đường, tai nạn giao thông…
Trong bỏng nhiệt, khi mô tế bào bị nóng đến 43o-450C, sự sống của tế bào bị đe doạ. Nếu nóng đến 46-47oC, lượng Adenosin Triphotphat (ATP) giảm 50%. Nếu nóng đến 50oC thì tổn thương còn có thể phục hồi, nóng từ 50-60oC thì các thành phần Protein bị biến thoái, không thể phục hồi. Nếu nóng đến 60- 70oC thì mô tế bào bị hoại tử ngay khi tác nhân nhiệt tiếp xúc. Những vùng gần chỗ bị bỏng xuất hiện các rối loạn tuần hoàn máu và bạch mạch, tạo nên các men tiêu huỷ Protein.
Phân loại
Bỏng được chia làm ba loại:
+ Bỏng độ I: Da đỏ lên, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ở nông nhất, vết bỏng lành nhanh nhưng da bị tổn thương có thể tróc ra sau đó vài ngày. Rám nắng được xếp vào loại bỏng độ 1.
+ Bỏng độ 2: Da bị tổn thương sâu hơn, tạo bóng nước. Tuy nhiên một phần chân bì (phần sâu của da) vẫn còn nên da có thể tái tạo lại được. Vì vậy, bỏng độ 2 thường lành, không để lại sẹo, trừ khi diện tích bỏng quá rộng.
+ Bỏng độ 3: Huỷ hoại toàn bộ bề dầy của da. Vùng da bỏng có mầu trắng hoặc cháy sém. Nếu bỏng sâu có thể tới cơ và xương.
Bề sâu của vết bỏng tuy quan trọng cho việc vết bỏng thành sẹo tốt hoặc xấu nhưng chính bề mặt vết bỏng là yếu tố quan trong quyết định việc biến chuyển toàn thân của người bỏng: bề mặt da bị bỏng càng rộng càng nguy hiểm cho tính mạng vì mất nhiều nước và đau nhiều. Bỏng chiếm trên 15% diện tích được coi là bỏng nặng.
Để đánh giá được tỉ lệ diện tích bỏng, cần biết qua cách phân chia diện tích cơ thể:
Đầu mặt cổ: 9%
Thân phía trước : 18%
Thân phía sau: 18%
Chi trên: 9% (mỗi bên)
Chi dưới: 18% (mỗi bên)
Vùng sinh dục: 1%
Tuy nhiên ở trẻ nhỏ có hơi khác:
Trẻ sơ sinh: đầu chiếm 19%. Trẻ một tuổi: đầu chiếm 17%. Như vậy trẻ nhỏ bị bỏng ở đầu sẽ bị nặng hơn.
Vùng Giải Phẫu1 tuổi5 tuổi10 tuổi15 tuổi
. Đầu + Mặt + Cổ
. Đùi (hai bên)
. Cẳng chân (hai bên)17
(- 4) = 13
(- 3) = 10(- 4) = 13
(+ 3) = 16
(+ 1) = 12(- 3) = 10
(+ 2) = 18
(+ 1) = 12(- 2) = 8
(+ 1) = 19
(+ 1) = 13
Có thể dùng chỉ số Frank để tiên lượng bỏng: Cứ 1% diện bỏng nông là 1 đơn vị, 1% diện bỏng sâu là 3 đơn vị. Khi chỉ số Frank từ 30 – 70 là sốc nhẹ. Chỉ số Frank 70-100 là sốc vừa, từ 110 trở lên là sốc nặng và rất nặng.
Ảnh Hưởng Và Biến Chứng
Bệnh bỏng được xác định khi diện bỏng từ 10-15% diện tích cơ thể trở lên hoặc khi có bỏng sâu (từ 3-5% diện tích trở lên). Chấn thương bỏng gây các rối loạn chức năng toàn thân và các biến đổi bệnh lý xuất hiện có tính chất quy luật từ khi bị bỏng cho đến khi khỏi hoặc chết.
+ Bỏng lan rộng độ 1: gây đau, bồn chồn, nhức đầu, sốt nhưng không nguy hiểm.
+ Bỏng độ 2 hoặc 3 trên 10% diện tích da, có thể bị sốc, mạch tăng, huyết áp hạ do cơ thể mất một lượng lớn dịch chứa Protein ở vùng bỏng. Sốc có thể gây chết nếu không điều trị kịp thời bằng bù dịch.
Khi bị bỏng, da không thể bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng được nữa. Nhiễm trùng vùng da bị bỏng rộng có thể gây biến chứng chết người.
Bị bỏng mắt, cần xử trí kịp thời để bảo vệ mắt. Ngay sau khi bị bỏng, cần rửa mắt nhiều lần bằng nước lạnh sạch, vô khuẩn, sau đó gửi đến chuyên khoa mắt.
Điều trị
+ Bỏng Nhẹ:
. Nhúng vùng bị bỏng vào vòi nước lạnh ngay lập tức.
. Hoặc đắp chỗ bỏng bằng gạc (khăn tay hoặc khăn tắm) thấm nước lạnh cho đến khi bớt đau.
. Tháo hết các đồng hồ, vòng đeo tay, nhẫn, dây thắt lưng hoặc quân áo chật tại vùng bị bỏng trước khi chỗ bỏng sưng lên.
. Băng lại bằng gạc sạch (vô trùng).
+ Bỏng Nặng:
. Nếu quần áo nạn nhân đang cháy, dội nước lên nạn nhân, hoặc trùm khăn lên nạn nhân và đặt nằm dưới đất.
. Không nên cởi quần áo đã dính vào vết thương, nhưng phải che vùng bỏng lại bằng quần áo sạch, khô, không có bụi, bông để tránh nhiễm trùng.
. Cắt lọc bỏ da đã bị nát cho vết bỏng vừa sạch vừa gọn.
. Cho bệnh nhân bỏng mặc quần áo nhẹ, vô trùng hoặc không mặc gì để vết bỏng dễ khỏi. Cố gắng giữ da sạch sẽ, cách ly bệnh nhân.
Dùng một trong các bài thuốc sau:
Thanh Lương Cao (Y Tông Kim Giám): Nước vôi trong, một phần (cách lấy: Vôi loại càng lâu càng tốt, hoà với nhiều nước dễ thật lắng, hớt bỏ váng, chỉ lấy nước trong, không lấy cặn ở dưới), dầu Mè (vừng) một phần. Trộn thật đều thành một chất nước đục trắng như sữa, bôi lên vết bỏng, hoặc tẩm vào gạc đắp lên vết thương bỏng. Cứ hai ngày thay băng một lần. Mỗi lần thay băng, phải rửa sạch vết bỏng (Nông Thôn Y Sĩ Thủ Sách).
Bài thuốc này tuy đơn giản nhưng có cơ sở lý luận khoa học: Nước Vôi trong là dung dịch Hydroxid Calci (Ca(OH)2, một loại Bazơ, vì ít tan trong nước nên dung dịch này là một chất kiềm tương đối yếu. Tại chỗ bỏng có một sự rối loạn chuyển hoá các chất Glucid, Lipid, Protid. Các chất này trong quá trình chuyển hoá không được oxy hoá hoàn toàn, vì thế sinh ra nhiều chất toan làm cho vết bỏng nhiễm toan, tức là tăng nồng độ acid ở chỗ vết bỏng. Sự nhiễm độc toan này góp phần vào việc làm dãn mạch, gây phù. Nước Vôi trong là một chất kiềm trung hoà được chất acid, vì thế, có tác dụng làm bớt phù nề ở vết bỏng. Trong dầu Mè có Olein, Linol, Palmitin, Stearin, Phytosterin, Seamin, là loại dầu thường dùng làm thuốc cao bôi lên da có tác dụng giải độc, chỉ thống. Vì vậy, bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phu (da), trị bỏng nước, bỏng lửa, thời kỳ đầu da bị đỏ hoặc có phồng nước (Trung Y Ngoại Khoa Giảng Nghĩa).
+ Lá Trầu không già, rửa sạch, giã nát, hoà với ít rượu, ép lấy nước, bôi lên vết bỏng (Nam Dược Thần Hiệu). Rượu có tác dụng làm sạch chất bẩn, dịu đau, vì có tác dụng gây tê các đầu mút thần kinh. Lá Trầu không có chất kháng sinh thảo mộc (Phytoncid) đẻ ức chế các vi khuẩn, tránh được nhiễm khuẩn.
+ Thạch cao, tán nhuyễn, hoà với Mật ong cho sền sệt, bôi lên vết bỏng (Hành Giản Trân Nhu). Thạch cao tính hàn, có tác dụng giải độc của hoả nhiệt, làm cho hết sưng đỏ. Mật ong có tác dụng hút nước ở vết thương, giúp vết thương mau khô và tránh được độ ẩm khiến cho vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi, nẩy nở.
+ Nãng Thương Cao (Trung Y Ngoại Khoa Khái Yếu): Trắc bá diệp, vẩy cho khô, ngâm trong dầu Mè một ngày một đêm. Nấu cho thật nhừ và sệt lại, ép bỏ bã, chỉ lấy dầu trộn với 60g Sáp ong thành một dạng cao. Bôi cao này lên vết bỏng, cách ngày bôi một lần. Trong bài, Trắc bá diệp có Pinen Caryophyllen có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, sinh cơ, lại có tác dụng sát trùng, vì vậy bài thuốc này có tác dụng giảm đau do bỏng gây nên và làm cho mau ăn da non.
+ Sinh Cơ Định Thống Tán (Trung Y Ngoại Khoa Học Khái Yếu): Thạch cao (sống) 120g, Bằng sa 8g, Thần sa 12g, Băng phiến 2,4g. Tán nhuyễn. Sau khi rửa sạch vết thương, rắc thuốc vào vết bỏng. Trị bỏng lâu ngày mà vết bỏng không khỏi lại bị thêm nhiễm trùng. Trong bài có Thạch cao tính hơi hàn, có tác dụng giải hoả độc làm cho hết sưng. Băng phiến, chủ yếu là chất Borneol có tác dụng sát trùng, tiêu viêm làm giảm đau cục bộ. Hợp với Thần sa (la Sulfur thuỷ ngân HgS) có tác dụng an thần, sát trùng, tiêu viêm. Bằng sa có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm đau cục bộ. Bài thuốc này có tác dụng chính là sát trùng, giảm đau, làm cho mặt vết bỏng hết mủ , mau thành sẹo, lên da non.
+ Giáp Tự Đề Độc Phấn (Bệnh viện Tích Thuỷ Đàm, Bắc Kinh): Hồng phấn, Khinh phán đều 40g, Huyết kiệt 16g, Chu sa 12g, Băng phiến 8g, Xạ hương 2g. Tán thật nhuyễn (không trông rõ từng hạt óng ánh là được), cho vào lọ kín để dùng. Chỉ dùng bôi bên ngoài, không được uống. Khi dùng: rửa sạch vết bỏng, rắc một lớp thuốc mỏng lên trên mặt vết bỏng. Băng lại cho khỏi bụi. Mỗi ngày hoặc cách ngày thay một lần thuốc.
Hồng phấn còn gọi là Thăng dược, thành phần chủ yếu là Oxyd Thuỷ ngân HgO, Khinh phấn, thành phần hoá học là Clorua thuỷ ngân Hg2Cl2. Huyết kiệt còn gọi là Kỳ lân kiệt. Chu sa thành phần hoá học là Sulfur thuỷ ngân HgS. Băng phiến là chất Borneol được tinh chế. Xạ hương là hạch thơm của con chồn hương. Bài thuốc có tác dụng đối với vi trùng nuôi cấy cho thấy có tác dụng ức chế rõ đối với tụ cầu vàng, trực trùng mủ xanh, trực trùng Coli, Proteus.
Tác dụng trên vết bỏng cho thấy: trong thời gian điều trị, lượng vi khuẩn trên mặt vết bỏng giảm rõ rệt và có tác dụng loại trừ các mảng thịt thối rữa. Khi dùng thuốc có thể thấy mặt vết bỏng phù nề, thịt sần sùi hoá thành nước làm cho mặt vết bỏng trở nên bằng phẳng. Tuy nhiên đối
với lớp da lành chung quanh và tổ chức da mới sinh không bị phá huỷ, điều đó cho thấy thuốc không những có tác dụng làm tiêu các thịt bị huỷ hoại mà còn có tác dụng cải thiện sự tuần hoàn dinh dưỡng, giảm đau do thúc đẩy sự sinh trưởng tổ chức mới và giúp thành sẹo.
Kết quả: Điều trị 10 ca bỏng trung bình sau 46 ngày:
. Vết bỏng diện tích 1 x 1cm đến 2 x 2cm khỏi trong một tuần.
. Vết bỏng lớn, diện tích 13 x 5cm hoặc 11 x 7cm, trong 2-3 tuần khỏi.
+ Thiêu Nãng Thương Tán (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ, Sơn chi, Khổ sâm đều 5g, Thiên niên tử 200g, Thạch cao (sống) 5g.Tán nhuyễn. Dùng nước sắc lá Trà 3% trộn đều với thuốc bột, đắp vào chỗ bỏng.
TD: Thanh nhiệt, tiêu thủng, chỉ thống, giải độc, thu liễm sinh cơ. Trị bỏng do lửa diện tích nhỏ.
Đã trị 100 ca, bỏng nhẹ 53 ca, trung bình đắp 8 ngày thì khỏi. Bỏng vừa 38 ca, trung bình đắp 18 ngày khỏi. 8 ca nặng, trung bình đắp 20 ngày khỏi.. có một trường hợp nặng, đắp thuốc 32 ngày mới khỏi. Đạt tỉ lệ 100%. Bài này giảm đau nhanh, không để lại sẹo.
+ Hoàng Du Nãng Thương Cao (Quảng Tây trung Y Dược 1986, 6): Địa du, Đại hoàng, Hổ trượng đều 40g, Hoàng liên, Bạch liễm, Hải phiêu tiêu, Lô cam thạch đều 20g, Một dược 15g, Băng phiến (cho vào sau) 4g. Tán nhuyễn, trộn với dầu Mè thành dạng cao sền sệt. Dùng nước Muối sinh lý rửa vết thương rồi bôi thuốc vào, ngày 2 ~4 lần.
TD: Thanh nhiệt tiêu viêm, chỉ thống tiêu thủng. Trị bỏng diện tích 30% trở xuống, hợp với bỏng độ I, II.
Đã trị 35 ca, có 34 ca bôi thuốc 7 ~11 ngày, da bong ra và khỏi. Có một ca, do bỏng rồi bị vỡ miệng làm độc, phải đắp thuốc đến 16 ngày mới khỏi.
+ Quy Chỉ Nãng Thương Cao (Hồ Bắc Trung Y 1988, 2): Đương quy 120g, Bạch chỉ 30g, Huyết kiệt, Khinh phấn đều 12g, Cam thảo 36g, Tử thảo 30g, Mễ xác 120g, Ma du (dầu Mè) 500ml.
Khinh phấn và Huyết kiệt tán nhuyễn. Các vị khác nấu với dầu cho hơi khô, lọc lấy dầu, trộn với thuốc bột trên thành cao, dùng để bôi. Bỏng độ II, ngày thay một lần, bỏng nhẹ cách ngày thay một lần.
TD: Lương huyết, hoạt huyết, tiêu viêm chỉ thống. Trị bỏng.
Đã trị 50 ca. Trong đó đó bỏng độ II 34 ca, độ I có 5 ca, diện tích bỏng 15 ~ 35%. Điều trị 7 ~ 25 ngày. Trị khỏi 100%.
+ Tử Bạch Nãng Thương Du (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1987, 4): Tử thảo, Bạch chỉ, Nhẫn đông đằng, Địa du đều 50g, Đại hoàng 15g, Băng phiến 2,5g, Hương du (Dầu thơm) 500g. Trừ Băng phiến, các vị trên cho vào dầu, đun sôi 30 phút, bỏ bã, cho Băng phiến vào, trộn đều làm thành cao. Sau khi thanh trùng chỗ bỏng, bôi thuốc vào, đắp gạc vô trùng lên. Nếu không bị nhiễm trùng 5 ~ 7 ngày thay một lần.
TD: Lương huyết, thanh nhiệt, tiêu thủng chỉ thống. Trị bỏng.
Đã trị 104 ca. thời gian điều trị: độ I có 19 ca, trung bình 6,2 ngày. Độ II nhẹ có 62 ca, trung bình 14,5 ngày. Độ II nặng có 15 ca trung bình 36 ngày. Độ III có 8 ca, trung bình 65,3 ngày. Đạt tỉ lệ chung 100%.
Châm Cứu
Tuy không trực tiếp giải quyết được vết thương bỏng nhưng châm cứu là một biện pháp hỗ trợ trong điều trị bỏng để giải quyết những biến chứng như bí tiểu, hôn mê và hư thoát do nhiệt độc của bỏng gây nên:
+ Bí Tiểu: Thuỷ phân, Trung cực, Quan nguyên, Thận du, Bàng quang du, Tam âm giao, Âm lăng tuyền, Thái khê, Thuỷ đạo. Kích thích nhẹ, lưu kim ngắn.
+ Hôn mê: Nhân trung, Bá hội, Lao cung, Trung xung, Trung quản (kích thích nhẹ), Nội quan, Túc tam lý, Hợp cốc. Lưu kim một giờ.
+ Hư Thoát: nên cứu Bá hội, Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý, Trung quản (Trung Y Ngoại Khoa Giảng Nghĩa).
Phòng Phỏng Và Điều Dưỡng
1. Tuyên truyền giáo dục mọi người chú ý những nguyên nhân gây bỏng, có biện pháp đề phòng, nhất là đối với trẻ em.
2. Theo dõi thân nhiệt, mạch, huyết áp hằng ngày.
3. Bệnh nhân nặng phải nằm drap vô khuẩn, giường mềm và luôn thay đổi tư thế.
4. Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và chú ý chống nhiễm khuẩn.
AMYDALE VIÊM CẤP
(Cấp Tính Biên Đào Thể Viêm - Amygdalite Aigue - Acute Amydalitis - Tonsilitis)
A. Đại cương
Amidal viêm cấp là 1 bệnh thường gặp do liên cầu khuẩn gây ra. Thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn và thường hay tái phát. YHCT gọi là Hầu Tý, Nhũ Nga, Hầu Nga. Cũng gọi là Hạnh Nhân Viêm.
B. Nguyên nhân
Do phong nhiệt uất kết ở họng làm cho tân dịch bị nung đốt thành đờm, đờm Hoả hợp với uất nhiệt của Phế Vị kèm phong nhiệt từ ngoài vào làm cho Amydale viêm cấp.
C. Triệu chứng
Sốt, họng đau, khám họng thấy 1 hoặc 2 amydale sưng to, đỏ, có những điểm màu vàng, trắng, dễ bong ra mà không bị chảy máu, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch Phù Sác.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Huyệt chính: Thiên Dung (Ttr.17) + Thiếu Thương (P.11).
Huyệt phụ: Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) .
Kích thích vừa. Ngày châm 1 lần. Châm huyệt Thiên Dung pHải tạo được kích thích lan đến họng. Thiếu Thương châm cho ra máu. Nếu sốt cao: thêm Hợp Cốc + Khúc Trì .
Ý nghĩa: Phía trong huyệt Thiên Dung là Amydale+ châm huyệt này để sơ thông khí huyết bị ủng trệ tại cục bộ; Thiếu Thương để sơ giải phong nhiệt ở kinh Phế; Hợp Cốc + Khúc Trì để tiết uất nhiệt ở kinh Dương Minh.
2- Nhóm 1: Tam Lý (Vi.36) + Ôn Lưu (Đtr.7) + Khúc Trì (Đtr.11) + Trung Chử (Ttu.3) + Phong Long (Vi.40) .
Nhóm 2: Thần Môn (Tm.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) .
Nhóm 3: Thiên Dung (Ttr.17) +Khuyết Bồn (Vi.12) + Đại Trữ (Bq.11) + Cách Du (Bq.17) + Vân Môn (P.2) + Xích Trạch (P.5) + Tam Gian (Đtr.3) + Lệ Đoài+ Dũng Tuyền (Th.1) + Nhiên Cốc (Th.2) (Tư Sinh Kinh).
3- Hợp Cốc (Đtr.4) + Dũng Tuyền (Th.1) + Thiên Dung (Ttr.17) + Phong Long (Vi.40) (Châm Cứu Tụ Anh).
4- Thiên Trụ (Bq.10) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Thiên Đột (Nh.22) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Dương Cốc (Ttr.5) + Hậu Khê (Ttr.3) + Tam Gian (Đtr.3) +Thiếu Thương (P.11) + Quan Xung (Ttu.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Phong Long (Vi.40) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Hành Gian (C.2) (Loại Kinh Đồ Dực).
5- Nhóm 1: Thiếu Thương (P.11) + Kim Tân + Ngọc Dịch.
Nhóm 2: Thiếu Thương (P.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hải Tuyền (Châm Cứu Đại Thành).
6- Thiên Dung (Ttr.17), Hợp Cốc (Đtr.4), Thiếu Thương (P.11) (châm ra máu) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
7- Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Trụ (Bq.10) + Đại Trữ (Bq.11) + Xích Trạch (P.5) + Thiếu Thương (P.11) + Thương Dương (Đtr.1) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
8- Thiếu Thương (P.11) + Xích Trạch (P.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hãm Cốc (Vi.43) + Quan Xung (Ttu.1) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
9- Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44) + Khúc Trì (Đtr.11) + kích thích vừa (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
10- Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Thiên Đỉnh (Đtr.17)+ Thiên Song (Ttr.16) + Giáp Xa (Vi.6) + Đại Trữ (Bq.11) + Phong Môn (Bq.12) + Kiên Trung Du (Ttr.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ế Phong (Ttu.17) + Trung Chử (Ttu.3) + Quan Xung (Ttu.1) + Tam Gian (Đtr.3) + Thiếu Thương (P.11) (Tân Châm Cứu Học).
11- Khổng Tối (P.6) + Đại Lăng (Tb.7) + Thiên Lịch (Đtr.6) + Thiên Đỉnh (Đtr.17) + Thiên Dung (Ttr.17), Nội Đình (Vi.44) + Lệ Đoài (Vi.45) + Phù Bạch (Đ.10) + Chiếu Hải (Th.6) + Biển Đào + Phản Môn + Minh Nhãn+ Bàng Lao Cung + Hậu Dịch + Nội Lõa Tiêm + Ngoại Lõa Tiêm + Thất Cả nh Chùy Bàng (Châm Cứu Học Hong Kong).
12- Sơ phong, tiết nhiệt, tiêu viêm: Giáp Xa (Vi.6) + Thiếu Thương (P.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) . Có ho thêm A Thị huyệt, táo bón thêm Thiên Xu (Vi.25) (Châm Cứu Học Việt Nam).
13- Châm ra máu (xuất huyết) Thiếu Thương (P.11) và Thương Dương (Đtr.1) . Ngày 1 lần, thường 1-3 lần là khỏi
(‘Giang Tô Trung Y Tạp Chí’ số 22/1986).
14- Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) đều cả hai bên, kích thích mạnh, không lưu kim: Ngày châm 1-2 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 54/1987).
15- Phong nhiệt: Khư? Phong, thanh nhiệt, lợi hầu, châm tả Thiếu Thương (P.11) (ra máu), Hợp Cốc (Đtr.4) + Đại Chùy (Đc.14) +Phong Trì (Đ.20) + Khúc Trì (Đtr.11) .
•Thực nhiệt: Thanh nhiệt, lợi hầu, tả Hoả, giải độc, châm tả Thiếu Thương (P.11) [ra máu] + Hợp Cốc (Đtr.4) + Xích Trạch (P.5) + Hãm Cốc (Vi.43) + Quan Xung (Ttu.1) [ra máu] (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
ÂM ĐẠO VIÊM
(Vulvovaginitis - Vulvovaginite)
Đại Cương
Vùng phía ngoài bộ phận sinh dục, một hoặc cả 2 bên sưng đau, gọi là Âm Thủng.
Tương đương chứng Âm đạo viêm, Viêm tuyến Batholin, Ngoại âm huyết thủng của YHHĐ.
Còn gọi là Âm Hộ Thủng Thống, Âm Thủng.
Nguyên Nhân
+ Do Can Kinh Có Thấp Nhiệt: Can kinh vốn bị uất, lâu ngày hoá thành nhiệt, Can uất sẽ làm cho Tỳ bị hư (Can khí phạm Tỳ), Tỳ hư thì thấp sẽ thịnh, thấp và nhiệt kết với nhau rót xuống bộ phận sinh dục (âm bộ), tà không thoát đi được gây nên bệnh.
+ Do Ngoại Thương: Do mổ xẻ, bị vết thương hoặc do té ngã gây tổn thương vùng âm hộ, khí huyết bị ứ trệ, không thoát ra ngoài được làm cho âm đạo bị viêm.
Chẩn Đoán
. Dựa vào bệnh sử: Hạ tiêu bị nhiễm thấp nhiệt hoặc hàn thấp hoặc nhiễm tà độc hoặc bị chấn thương.
. Dựa vào bệnh chứng: Bên ngoài âm đạo, một hoặc cả hai bên sưng, có khi sưng đến nỗi đi lại khó khăn vì bị cọ xát gây nên đau hoặc có kèm sốt, tiểu nhiều, tiểu buốt, nước tiểu vàng, mạch Huyền Sác.
. Kiểm tra: khám thấy vùng âm đạo sưng, nóng, ấn vào đau.
. Xét nghiệm thấy lượng bạch cầu tăng cao.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Can Kinh Có Thấp Nhiệt: Âm đạo sưng đỏ, đau thường kèm sốt, hông sườn đau, miệng đắng, họng khô, nước tiểu ít, mầu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác hoặc Nhu Sác.
Điều trị: Thanh Can, lợi thấp, tiêu thủng, chỉ thống. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang thêm Bồ công, Tử hoa địa đinh.
Nếu Can uất, Tỳ hư dùng bài Tiêu Dao Tán. Nếu chỗ viêm loét ra, chảy mủ hoặc lở loét, trị giống như chứng Âm Sang.
+ Ngoại Thương: Âm đạo sưng đỏ, đau hoặc ứ máu tại chỗ, có dấu hiệu ngoại thương, lưỡi bình thường hoặc hơi có vết ứ máu, mạch bình thường.
Điều trị: Hoạt huyết, hoá ứ, tiêu thủng, chỉ thống. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang thêm Tam Thất
ÂM HÀNH ĐỜM HẠCH
Âm hành đờm hạch chỉ trường hợp quanh âm hành nổi lên những khối u nhỏ. Mặt dưới âm hành có những vệt hoặc cục ban cứng, có thể làm cho âm hành đau, co rút.
Tương đương chứng Lao Sinh Dục (Âm Hành Ngạnh Kết).
Nguyên Nhân
Tiền âm là nơi tụ của tông cân, là nơi giao hội của kinh Thái âm và Dương minh. Ăn uống không điều độ, Tỳ mất chức năng vận hoá, đờm trọc bên trong sẽ phát sinh, dồn xuống tông cân, ngưng tụ lại thành hạch. Hoặc Can Thận âm hư, hoả vượng nung đốt tân dịch thành đờm, đờm trọc dồn xuống, kết ở tông cân thành nốt u.
Chẩn Đoán
Đa số gặp nơi người trung niên. Thường thấy âm hành nặng trệ xuống, lúc tiểu có cảm giác hơi đau, tiểu không thông, đụng vào âm hành thấy đau hoặc teo lại, nặng hơn có cảm giác như có cái gì vướng hoặc bị liệt dương.
Sờ vào âm hành thấy có nốt u, một hoặc nhiều nốt, ấn vào thấy đau.
Triệu Chứng
+ Đờm Trọc Ngưng Kết: Trên mặt của âm hành có những nốt hạch, âm hành không cử động thì không thấy có dấu hiệu bệnh rõ, lưỡi nhạt, rìa lưỡi có vết răng, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Nhu.
Điều trị: Kiện Tỳ, hoà Vị, hoá đờm, tán kết. Dùng bài Hoá Kiên Nhị Trần Hoàn thêm Bạch giới tử.
+ Âm Hư Đờm Hoả: Âm hành kết hạch, hơi đau, da hơi ửng đỏ hoặc hơi nóng, về chiều thì đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô, tai ù, lưng đau, gối mỏi.
Điều trị: Tư âm, giáng hoả, hoá đờm, tán kết. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Đại Bổ Âm Hoàn thêm Tiêu Hạch Hoàn.
Thuốc Dùng Ngoài: Hoạt huyết, hoà doanh, nhuyễn kiên, tán kết. Dùng bài Ngọc Khu Đơn, trộn với dấm bôi. Hoặc dùng Nhị Bạch Tán trộn với dấm, bôi. Hoặc dùng Dương Hoà Giải Ngưng Thang thêm Dấm vào, dùng để rửa. Hoặc dùng Dương Hoà Giải Ngưng Cao, bôi.
ÂM LÃNH
Đại cương
Âm lãnh chỉ tình trạng bộ phận sinh dục của nam giới bị lạnh.
Còn gọi là ‘Âm Hàn’, ‘Âm Đầu Hàn’.
Chứng này phát sinh do Thận dương suy yếu, tiền âm không ấm hoặc do ngoại cảm hàn tà, hàn ngưng ở Can kinh gây nên bệnh. Bên ngoài có hàn, bên trong kinh Can bị thấp nhiệt, khiến cho Can mạch bị bế tắc, cơ quan sinh dục không được nuôi dưỡng gây nên chứng âm lãnh. Bệnh này ngoài dấu hiệu lạnh ở bộ phận sinh dục ngoài ra không có dấu hiệu gì khác thường.
Thường do Thận dương bất túc, mệnh môn hoả suy. Đa số có liệt dương, di tinh, sán khí, dịch hoàn co rút.
Trong điều trị thường dùng ôn dương, tán hàn làm chính. Tuỳ chứng có thể thêm điều khí, chỉ thống, thanh nhiệt, lợi thấp.
Nguyên Nhân Gây Bệnh
Từ đời nhà Hán, Trương Trọng Cảnh cho rằng do Thận tinh bị hao tổn gây nên. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược – Huyết Tý Hư Lao Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ viết: «Chứng thất tinh, bụng dưới căng tức, âm đầu lạnh, ngã xuống, mạch cực hư, Khổng, Trì, đó là chứng thanh cốc, vong huyết, thất tinh».
Đời nhà Tuỳ, sách ‘Chũ Bệnh Nguyên Hậu Luận’ cho rằng bệnh do âm dương đều suy gây nên. Thận chủ tinh tuỷ, khai khiếu ra ở nhị âm, nếu âm hư, dương suy khí huyết không được nuôi dưỡng gây nên bệnh.
Đời nhà Thanh, sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc’ viết: «Chứng âm lãnh, cách chung vùng hạ bộ bị dương hư, âm hàn làm cho khí ngưng trệ ở Thận, gây nên bệnh». hoặc «Do mệnh môn hỏa suy, nguyên dương hư tổn, dương vật không cương lên được, gây nên bệnh… Do hàn sán, quyết lãnh, tiểu trường, bàng quang bị bôn đồn, gây nên bệnh».
Sách ‘Trương Thị Y Thông’ viết: «Âm nuy nhược mà hai dịch hoàn lạnh, mồ hôi ra như nước, tiểu nhiều, vùng háng lạnh, sợ lạnh, thích nóng, gối lạnh, Can kinh có thấp nhiệt».
Như vậy có thể thấy nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do Thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy, hàn tà ở bộ phận sinh dục, Can kinh có thấp nhiệt làm ngăn trở kinh lạc khiến cho bộ phận sinh dục mất điều dưỡng gây ra chứng âm lãnh.
Triệu chứng
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
Thận Dương Hư Tổn, Mệnh Môn Hỏa Suy: Vùng tiền âm lạnh, sợ lạnh, thích nóng, suy giảm tình dục, tinh lạnh, lưng đau, chân yếu, tinh thần mỏi mệt, liệt dương, xuất tinh sớm, nước tiểu trong, đêm tiểu nhiều, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm, Tế, Nhược.
Điều trị: Bổ ích Thận khí, ôn tán hàn tà.
+ Dùng bài Hữu Quy Hoàn gia vị: Thục địa, Sơn dược, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Sơn thù, Phụ tử, Nhục quế, Đương quy, Cam thảo, Tiên linh tỳ, Ba kích, Ngải diệp.
(Đây là bài Hữu Quy Hoàn thêm Tiên linh tỳ, Ba kích, Ngải diệp. Dùng Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Câu kỷ tử để bổ Can Thận âm, làm cho âm sinh, dương trưởng; Phụ tử, Nhục quế, Ngải diệp ôn kinh, tán hàn để bổ thận dương; Ddỗ trọng, Thỏ ty tử, Tiên linh tỳ, Ba kích, Lộc giác giao bổ thận, tráng dương; Đương quy dưỡng huyết, nhuận táo; Cam thảo điều hòa các vị thuốc (Trung Y Cương Mục).
Hàn Tà Nội Xâm, Ngưng Trệ Can Mạch: Vùng tiền âm lạnh, hoặc âm hành, dịch hoàn lạnh đau, bụng dưới đau rút, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Trì, Huyền hoặc Hoãn.
Điều Trị: Ôn noãn Can Thận, tán hàn, hành trệ.
+ Dùng bài Noãn Can Tiễn hợp với Tiêu Quế Thang gia giảm: Nhục quế, Xuyên tiêu, Tiểu hồi, Ngô thù du, Trầm hương, Ô dược, Thanh bì, Sài hồ, Quế chi, Ma hoàng, Trần bì.
(Đây là bài Noãn Can Tiễn hợp với Tiêu Quế Thang thêm Ma hoàng, bỏ Câu kỷ tử, Phục linh, Lương khương. Dùng Nhục quế, Xuyên tiêu, Tiểu hồi, Ngô thù du noãn can thận, ôn kinh, khứ hàn; Trầm hương, Ô dược, Thanh bì, Trần bì hành khí, chỉ thống; Sài hồ sơ thông can khí, dẫn thuốc đi vào Can; Ma hoàng, Quế chi tán hàn ở biểu.
Can Kinh Có Thấp Nhiệt Làm Ngăn Trở Dương Khí: Vùng tiền âm lạnh, ra mồ hôi, âm nang ẩm ướt, ngứa, có mùi hôi, kèm hông sườn đau, đầy trướng, phiền táo, dễ tức giận, miệng đắng, họng khô, táo bón, nước tiểu vàng, đỏ, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác.
Điều Trị: Thanh nhiệt, lợi thấp.
+ Thanh Hồn Thang gia vị: Sài hồ, Hoàng bá (tẩy rượu), Trạch tả, Đương quy vĩ, Ma hoàng căn, Phòng kỷ, Long đởm thảo, Phục linh, Hồng hoa, Ngũ vị tử.
(Đây là bài Thanh Hồn Thang bỏ Thăng ma, Khương hoạt, Cam thảo. Dùng Long đởm thảo, Trạch tả, Hoàng bá, Phục linh, Phòng kỷ để thanh nhiệt, lợi thấp; Sài hồ sơ lợi Can khí; Hồng hoa, Đương quy hòa huyết, thông lạc; Ma hoàng căn, Ngũ vị tử thu liễm, chỉ hãn
BẠCH CẦU GIẢM
(Bạch Tế Bào Giảm Thiểu)
Đại Cương
Chỉ tình trạng bạch cầu bị thiếu.
Đông y không có tên bệnh này, đa số thuộc về chứng ‘ùHư Lao’, ‘Khí Huyết Hư.
Nguyên Nhân:
Thường do Tâm, Can, Tỳ và Thận suy yếu. chủ yếu do Tỳ và Thận không nhiếp được huyết.
Triệu Chứng:
Bạch cầu giảm, dưới 4000/ml, thường kèm theo đầu váng, đầu đau, tay chân không có sức, ăn uống kém, thân nhiệt giảm, mất ngủ.
Thăng Áp Thang 1 (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ (sống), Hoàng tinh, Ý dĩ (sống) đều 30g, Câu kỷ tử 10g, Bổ cốt chỉ 10g, Chích cam thảo 6g.
Sắc uống ngày 1 thang.
TD: Kiện Tỳ, ích Thận, bổ khí, thăng huyết. Trị bạch cầu giảm.
Dùng bài này trị 84 cas kết quả đạt 92,86%.
Thăng Áp Thang 2 (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hoàng kỳ, Nữ trinh tử, Kê huyết đằng đều 30g, Bạch truật, Bổ cốt chỉ đều 15g. Sắc uống.
TD: Ích khí, kiện Tỳ, tư bổ Can Thận, bổ huyết, hoạt huyết. Trị bạch cầu giảm.
Theo kinh nghiệm, uống 1-2 tuần là có kết quả.
Thăng Áp 3 (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Thục địa, Hoàng tinh (chế) đều 15g, Đương quy 20g, Nhục thung dung, Thỏ ty tử đều 15g, Kê huyết đằng 30g, Tử hà xa 10g. Sắc uống.
TD: Dưỡng huyết, thăng huyết, ích Thận, chấn tinh. Trị bạch cầu giảm.
Uống liên tục 3 tuần đến 1 tháng là có hiệu quả.
Bổ Ích Dưỡng Huyết Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Bá tử nhân, Cẩu tích (bỏ lông), Đương quy đều 15g, Sơn dược 31g, Phục linh, Sa nhân, Viễn chí, Câu kỷ tử đều 12g, Thỏ ty tử 25g, Đan sâm 18g. Sắc uống.
TD: Kiện Tỳ, ích khí, dưỡng huyết, bổ Thận. Trị bạch cầu giảm.
Ích Khí Dưỡng Huyết Thang (Tân Trung Y 1985, 10): Hoàng kỳ 30g, Nhục quế, thăng ma đều 6g, Hà thủ ô (nướng), Kê huyết đằng đều 30g, Câu kỷ tử 15g. Sắc uống.
TD: Ích khí, bổ huyết, thăng dương, tăng bạch.
Uống liên tiếp 3 tuần đến 1 tháng thì khỏi bệnh.
+ Dùng lá Dâm dương hoắc chế thành dạng thuốc trà bột pha uống, mỗi bao tương đương thuốc sống 15g. Tuần đầu uống 3 bao\ngày, tuần thứ hai 2 bao\ngày. Liệu trình 30 - 45 ngày, trong thời gian điều trị, không dùng các thuốc tăng bạch cầu và vitamin, trong số 22 ca có 14 ca uống thuốc đúng yêu cầu thì khỏi trước mắt có 3 ca kết quả rõ rệt, 4 ca có kết quả, 4 ca không kết quả (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1985, 12: 719).
Châm Cứu
+ Khí Âm Đều Hư: Toàn thân mệt mỏi không sức, dễ bị cảm, lâu khỏi, thân nhiệt giảm, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô, mất ngủ, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Sác.
Điều trị: Ích khí, dưỡng âm.
Châm Khí hải, Chiếu hải, Tam âm giao, Túc tam lý, Thần môn.
+ Tâm Tỳ Đều Hư: Tim hồi hộp, hơi thở ngắn, mệt mỏi không có sức, đầu váng, hoa mắt, ăn không cảm thấy mùi vị, sắc mặt không tươi. Lưỡi nhạt có vết răng, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế không lực.
Điều trị: Kiện Tỳ ích khí, dưỡng tâm an thần.
Dùng huyệt Tâm du, Tỳ du, Thần môn, Thái bạch, Túc tam lý.
Dùng huyệt Tâm du, Tỳ du, Thần môn, Thái bạch, Túc tam lý. lưỡi hơi to, lưỡi trắng nhạt, có vết răng.
Điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận.
Dùng huyệt Nội quan, Thận du, Tỳ du, Túc tam lý.
+ Ngoại Cảm Thấp Nhiệt: Sốt không giảm, mặt đỏ, răng đau, miệng khô, khát muốn uống, đầu váng, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt giải độc.
Dùng huyệt Đại chùy, Khúc trì, Nội đình, Ngư tế.
Cách châm: Châm bình bổ bình tả, ngày châm một lần, mỗi lần lưu kim 20 phút, 10 ngày là một liệu trình.
Nhĩ Châm
Dùng huyệt Tỳ, Thận, Thượng thận, Vị. Dùng thuốc (Vương bất lưu hành) dán vào huyệt hai bên tai. Cách ngày dán một lần. 10 ngày là một liệu trình(Bị Cấp Châm Cứu).
BẠCH HẦU
- Chứng: Lúc đầu hơi nóng, rét, cơ thể đau nhức, tinh thần mệt mỏi, trong họng sưng đau (cũng có khi không đau), sau đó hai bên đầu họng xuất hiện những điểm trắng (cũng có khi sau 2- 3 ngày mới thấy) hoặc nổi lên thành miếng, sắc xám bẩn, dần dần lây lan đến những chỗ trong và ngoài cửa họng.
Nếu chỗ bị thối nát mà lan rộng ra, kèm chứng nghẹt mũi, khan tiếng, đờm ủng, khí suyễn, đờm khò khè, ăn uống thì sặc, mặt trắng, môi xanh, đó là những dấu hiệu xấu. Bạch hầu có thể gây chết vì nghẹt thở.
- Nguyên nhân: Do cảm khí táo, nhiệt và nhiễm dịch độc lưu hành gây nên.
- Điều trị: Sơ giải dịch độc, dưỡng âm, thanh nhiệt.
. Giai đoạn đầu, có kèm biểu chứng, nên dùng phép Tân lương sơ giải. Có thể dùng bài
Trừ Ôn Hóa Độc Thang
(Bạc hà, Cát căn, Trúc diệp, Ngân hoa để sơ phong, giải độc; Bối mấu, Sinh địa, Tỳ bà diệp để dưỡng âm, thanh nhiệt, lợi yết; Mộc thông, Cam thảo lợi thấp, giải độc).
Hoặc Thần Tiên Hoạt Mệnh Thang (48)
(Thạch cao, Chi tử, Long đởm, Hoàng bá, Bản lam căn để thanh nhiệt, tả hỏa; Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược để dưỡng âm, thanh nhiệt; Mã đâu linh, Qua lâu bì để chỉ hạch, hóa đờm; Cam thảo điều hòa các vị thuốc).
Khi biểu chứng hết rồi, nên dùng bài Dưỡng Âm Thanh Phế Thang (06) để nuôi dưỡng Phế âm, thanh Phế nhiệt.
Bạch hầu bớt mà nhiệt vẫn chưa thanh, có thể dùng bài Thanh Tâm Địch Phế Thang (43) để thanh hết dư nhiệt.
Nếu Phế âm không phục hồi, nên dùng bài Dưỡng Chính Thang (08), bỏ Thiên hoa phấn, thêm Chích thảo, Sa sâm để dưỡng Phế âm.
Có thể chọn dùng các bài dưới đây:
Dưỡng Âm Thanh Phế Thang (06), Thanh Lương Giải Độc Thang (41), Dưỡng Âm Thanh Phế Thang Gia Vị (07), Thiên Cam Thang (49)
Thuốc thổi: Thần Hiệu Suy Hầu Tán.
BĂNG HUYẾT SAU KHI SINH
Sinh xong rồi mà huyết ra một lượng rất nhiều gọi là chứng Sản Hậu Huyết Băng.
Tương đương trong phạm vi chứng 'Băng Huyết Sau Khi Sinh’ của YHHĐ.
Nguyên Nhân
Nguyên nhân bệnh chứng này theo sách ' Nữ Khoa Kinh Luân’ trích từ câu của Trần Lương Phủ rằng: “Sau lúc sinh, kinh mạch bị hao thương chưa được bình phục mà làm việc nặng nhọc, gây nên tổn động cho nên huyết băng mạnh”.
Sách ‘Sản Dục Bửu Khố Tập’ lại cho rằng: “Vì sao sản hậu sinh chứng huyết băng? - Đáp: Vì sản hậu huyết xuống quá nhiều, khí huyết quá hư, chưa bình phục được, hoặc vì lao nhọc, hoặc vì kinh giận, khiến cho huyết bị bạo băng”.
Vì vậy, đàn bà sau khi sinh sản, tình trạng sinh lý chưa được bình phục như trước, mà lao nhọc không đúng mức hoặc bị kích thích tinh thần có thể gây nên chứng sản hậu huyết băng, đó là thuộc về hư chứùng. Thực chứng là bên trong có ứ huyết, có thể gây nên băng huyết. Sách 'Y Tông Kim Giám’ viết: “ Nếu do bên trong có ứ trệ, phần nhiều bụng dưới đau, nên dùng bài Phật Thủ Tán, Thất Tiếu Tán.
Đúc kết lại có thể thấy nguyên nhân gây bệnh sản hậu băng huyết gồm ba thứ là: Lao thương mạch Xung, Nhâm, giận dữ thương tổn Can khí, ở trong có ứ trệ.
Phép Trị
Về nguyên tắc trị bệnh: Nếu sản hậu âm huyết đã tổn thương lại bị chứng băng rồi sinh ra huyết thoát khí hãm thành ra bệnh nặng. Phải nên bổ mạnh, dùng bài 'Độc Sâm Thang’ để cứu chữa tức là phương pháp huyết thoát thì ích khí. Nếu chỉ dùng thuốc bổ huyết không có kết quả. Nếu 6 mạch quá Vi, tay chân lạnh băng nên dùng vị Sâm và Phụ tử, lượng lớn để hồi dương. Nếu vì tức giận quá thương tổn Can khí khiến cho huyết vọng hành, dùng bài ‘Tiêu Dao Tán’ thêm Hắc sơn chi, Sinh địa, Bạch mao căn để thanh Can. Nếu vì ứ trệ mà sinh thực chứng, đau bụng dưới, nên dùng ‘Thất Tiếu Tán’ là thuốc khử ứ, hành huyết.
Triệu Chứng
+ Hư Hàn: Lượng huyết rất nhiều, sắc mặt trắng, nặng lắm thì thở khò khè, ra mồ hôi, tay chân lạnh băng, gần như chứng co cứng, mạch Trầm Vi muốn tuyệt hoặc Phù Đại hư thoát, nên dùng 'Độc Sâm Thang’ hoặc 'Sâm Phụ Thang’ thêm bội Nhân sâm. Nếu thiên về huyết hư chứng hiện ra huyết băng, sắc nhạt, choáng váng, hồi hộp da khô, mạch Tế. Nên dùng bài ‘Khung Quy Giao Ngải Thang’ làm chủ. Nếu khí huyết đều hư nên dùng bài ‘Thập Toàn Đại Bổ Thang’.
+ Huyết Ứ: Huyết băng mà có hòn cục, bụng dưới trướng lên, ấn vào thấy cứng, mạch Huyền mà Sắc. Cho uống bài ‘Thất Tiếu Tán’, 'Sinh Hóa Thang".
+ Khí Uất: Sản hậu huyết băng, nóng nảy, bứt rứt hay giận hoặc tinh thần uất ức, váng đầu, đầu căng, bụng đầy tức, ợ hơi, thở dài, ăn ít, bụng trướng đau, đại tiện không đều hoặc tiêu lỏng không thông, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch Huyền Tế, nên trị với thang "Tiêu Dao Tán gia vị
Y Án Trị Băng Huyết Sau Khi Sinh
(Trích trong (Nữ Khoa Y Án Tuyển Tuý).
Bà họ Kim sau khi sinh một tháng, huyết cứ lai rai ra mãi, lạnh tay lạnh chân, tự ra mồ hôi không ngớt, cho uống dưỡng huyết, bổ âm vẫn không có kết quả. Chẩn mạch thấy 2 mạch xích không đại, không có thần. Theo sách ‘Chử Thị Di Thư’ thì Huyết dù thuộc âm, huyết vận được thì dương sẽ hòa, nay huyết nghịch tự ra mồ hôi, mạch Đại vô căn là vì chân dương Tỳ Thận ở trong suy kém, nên huyết không nơi nương tựa mà thoát ra, thế là dương hư thì âm phải đi. Cần dùng phép đại bổ chân dương để nhiếp hư âm. Nếu bổ huyết dưỡng âm sợ huyết chưa kịp sinh mà lại thương tổn đến dương khí thì âm khí không giữ được. Liền cho uống Nhân sâm 90g, Bạch truật 30g, Phụ tử 9g, Phục linh, Chích thảo đều 3g. Uống 1 thang đã khác, 2 thang thì bớt, thêm vài thang nữa thì tinh thần khác thường”.
BĂNG LẬU
(Metrorrhagia – Metrorrhagie)(Kinh Lậu, Rong Kinh)
Đại Cương
Phụ nữ lúc không hành kinh hoặc sau khi sinh mà máu ra ở âm đạo không theo quy tắc nào, gọi là Băng Lậu. Chứng băng lậu bao gồm hai chứng là ‘huyết băng’ và ‘kinh lậu’. Hai chứng này nguyên nhân giống nhau nhưng chứng trạng khác nhau:
Nhẹ gọi là Lậu (Kinh Lậu, Rong Kinh).
Nặng gọi là Băng (Băng Kinh, Kinh Băng).
Ngày xưa gọi là ‘Băng Trung ’, sau này gọi là ‘Lậu Hạ’, ‘Băng Trung Lậu Hạ’.
Sách ‘Tế Sinh Phương’ viết: “Bệnh băng lậu chỉ là một chứng, nhẹ thì gọi là Lậu hạ, nặng thì gọi là Băng trung”.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Đàn bà kinh nguyệt xuống không đúng kỳ ra lai rai không dứt gọi là lậu hạ, nếu tuôn xuống đột ngột gọi là băng trung’.
Vì thế, các sách y xưa cho rằng lậu là băng một cách dần dần, băng là lậu một cách mãnh liệt. Băng và lậu có quan hệ nhân quả mật thiết lẫn nhau, vì vậy từ xưa đến nay vẫn đều gọi chung là Băng Lậu chứ không tách ra.
Tương đương với chứng Tử cung xuất huyết do rối loạn buồng trứng hoặc viêm nhiễm bộ sinh dục ngoài... của YHHĐ.
Hiện nay còn gọi là Công Huyết.
Nguyên Nhân
Chủ yếu do mạch Xung và mạch Nhâm bị rối loạn không ức chế được kinh huyết dẫn đến các chứng Thận hư, Tỳ hư, huyết nhiệt và huyết ứ. Đa số do hư hàn, hư nhiệt, thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất.
Do Thận Hư: Do bẩm sinh thận khí đã yếu, từ lúc còn thiếu nữ thận khí đã yếu, đến tuổi thành niên thận khí hao suy hoặc do lập gia đình sớm, sinh đẻ nhiều, sinh hoạt tình dục không điều độ làm cho thận khí bị tổn thương, hao tổn tinh huyết, khiến cho thận âm bị hư tổn, âm hư, nội nhiệt, nhiệt phục ở mạch Xung, Nhâm, làm cho huyết đi bậy, gây nên lậu hạ. Hoặc do Mệnh môn hỏa suy, thận dương hư tổn, mạch Xung, Nhâm không cố nhiếp được, không ức chế được kinh huyết, kinh huyết chảy ra, gây nên băng lậu. Thiên ‘Âm Dương Biệt Luận’ viết: “Âm hư, dương bác sẽ thành chứng băng” (Tố Vấn 7, 56).
Do Tỳ Hư: Do suy tư quá mức, ăn uống, lao động mệt nhọc khiến cho Tỳ khí bị tổn thương, trung khí bị hạ hãm, mạch Xung, Nhâm không cố nhiếp được huyết, huyết chảy xuống thành chứng băng lậu. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: “Lo lắng, uất giận thì trước hết làm tổn thương Tỳ Vị, kế đến là mạch Xung, Nhâm mà sinh ra băng lậu”.
Do Huyết Nhiệt: Cơ thể vốn sẵn có nhiệt thịnh, hoặc tình chí không thoải mái, Can bị uất hóa thành hỏa, hoặc cảm phải nhiệt tà, hoặc ăn uống nhiều thức ăn cay, nóng, hỏa nhiệt ở bên trong thịnh lên, nhiệt làm tổn thương mach Xung, Nhâm, khiến cho huyết đi bậy, chảy xuống, gây ra băng lậu. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ ghi: “Băng Lậu có khi do tính nhiệt”. Sách ‘Linh Lan Bí Tàng’ viết: “Do ăn uống, lao nhọc, thấp nhiệt dồn xuống sinh ra chứng kinh lậu không dứt”.
Do Huyết Ứ: Thất tình, nội thương làm cho khí trệ, huyết ứ hoặc cảm phải hàn tà, nhiệt tà, hàn làm cho ngưng lại hoặc nhiệt nung đốt khiến cho huyết bị ứ trệ lại ở mạch Xung, Nhâm, huyết không đi theo đường kinh được, gây nên lậu hạ, băng lậu. Sách ‘Thiên Kim Phương’ viết: “Ứ huyết chiếm cứ huyết thất nên huyết không trở về kinh được”.
Chẩn Đoán
Bệnh sử: Cần chú ý đến kinh nguyệt, tinh thần, có bệnh ở bộ phận sinh dục không, có dùng thuốc (nội tiết tố, ngừa thai...), có đặt vòng không...
Triệu chứng: Đến kỳ kinh mà huyết ra nhiều ít thất thường, nhưng nếu quá 10 ngày không dứt, lúc nhiều lúc ít, máu ra dây dưa sau khi hết kinh, có kèm đái hạ, không thụ thai, cơ thể gầy ốm.
Điều Trị
Theo nguyên tắc: bệnh cấp trị ngọn, bệnh hoãn trị gốc, nên dùng phương pháp chỉ huyết, thanh nhiệt, ích khí. Nếu kèm theo ứ, thêm thuốc hoạt huyết, hành ứ. Đồng thời nên điều lý Tỳ Vị để củng cố kết quả lau dài (vì Tỳ nhiếp huyết).
Trị băng: nên dùng phương pháp cố sáp, thăng đề, không nên dùng loại tân ôn hành huyết.
Trị lậu: nên dưỡng huyết, hành khí, không nên thiên về việc cố nhiếp.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp 07 loại sau:
1- Băng Lậu Do Âm Hư: Huyết ra nhiều, mầu đỏ bầm, chóng mặt, tai ù, miệng khô, tâm phiền, họng đau, sốt về chiều, lòng bàn tay chân nóng, khó ngủ, chất lưỡi đỏ, mạch Tế, Hư, Sác.
Điều Trị: Tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết. dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Thang (Bạch linh 12g, Đan bì 12g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 16g, Thục địa 32g, Trạch tả 12g). Thêm các vị chỉ huyết...
2- Băng Lậu Do Dương Hư: Huyết ra lâu ngày không khỏi, sắc mặt nhợt nhạt hoặc xám, bụng dưới lạnh, vùng rốn lạnh, lưng đau, thích chườm nóng, cơ thể lạnh, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế, Trì, Nhược.
Điều Trị: Ôn dương bổ hư, chỉ huyết. Dùng bài Giao Ngải Tứ Vật Thang (Thẩm Thị Tôn Sinh Thư): A giao 12g, Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Đương quy 12g, Ngải diệp 8g, Thục địa 12g, Xuyên khung 8g. Thêm Phụ tử, Hắc khương, Lộc giác giao...
3- Băng Lậu Do Khí Hư: Huyết ra nhiều, dầm dề không dứt, sắc đỏ nhạt, trong, mỏi mệt, hơi thở ngắn, không muốn ăn uống, tiêu chảy, tự ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng mà ướt, mạch Đại mà Hư, hoặc Tế Nhược.
Điều Trị: Bổ khí, liễm huyết. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang (Tỳ Vị Luận): Bạch truật 8g, Chích thảo 4g, Đảng sâm 12g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 8g, Sài hồ 8g, Thăng ma 8g, Trần bì 6g. Thêm vị chỉ huyết...
Hoặc Cử Nguyên Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Nhân sâm, Hoàng kỳ, Chích cam thảo, Thăng ma, Bạch truật. Thêm A giao, Ngải diệp, Ô tặc cốt.
(Nhân sâm, Hoàng kỳ, Chích thảo, Bạch truật là bài Tứ Vật Thang dùng để bổ khí; Thăng ma để thăng dương, thêm Ngải diệp, A giao, Ô tặc cốt để làm mạnh chân âm, ấm bào cung mà nhiếp huyết).
4- Băng Lậu Do Huyết Nhiệt: Huyết ra nhiều, dài ngày,sắc đỏ sẫm, nóng nẩy, khát, chóng mặt, ngủ không ngon, lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều Trị: Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Dùng bài Thanh Nhiệt Cố Kinh Thang (Giản Minh Trung Y Nữ Khoa Học): A giao 20g, Cam thảo 4g, Chi tử 12g, Địa cốt bì 20g, Địa du 20g, Hoàng cầm 12g, Mẫu lệ 20g, Ngẫu tiết 20g, Quy bản 32g, Sinh địa 20g, Tông lư 12g. thêm các vị chỉ huyết...
Châm Cứu: Quan nguyên (Nh.4), Tam âm giao (Ty.6),Đại đô (Ty.1), Đoạn hồng (Nk), Huyết hải (Ty. 10), Nhiên cốc(Th. 2)
5- Băng Lậu Do Huyết Ứ: Huyết ra nhiều, dài ngày không hết, có cục, sắc đen bầm, bụng dưới đau chói, ấn vào đau, huyết ra được thì dễ chịu, mạch Trầm Sáp.
Điều Trị: Hoạt huyết, hành ứ, chỉ huyết. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Đào nhân 8g, Hồng hoa 4g, Quy vĩ 8g, Thục địa 16g, Xích thược 8g, Xuyên khung 6g. Thêm các vị chỉ huyết...
Trục Ứ Chỉ Băng Thang (An Huy Trung Y Nghiệm Phương Tuyển Tập): Đương quy, Xuyên khung, Tam thất, Một dược, Ngũ linh chi, Đơn bì (tro), Đan sâm (sao) Ngải diệp (sao), A giao(sao với Bồ hoàng), Long cốt, Mẫu lệ, Ô tặc cốt.
(Một dược, Ngũ linh chi hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Tam thất, Đơn bì, Đan sâm hoạt huyết, hóa ứ, chỉ huyết; Đương quy, Xuyên khung dưỡng huyết, hoạt huyết; A giao, Ngải diệp dưỡng huyết, chỉ huyết; Ô tặc cốt, Long cốt, Mẫu lệ cố sáp chỉ huyết).
6- Băng Lậu Do Khí Uất: Huyết ra nhiều, có máu cục, bụng dưới đầy trướng, đau, đau lan ra sau lưng, hay nóng nẩy, tức giận, hay thở dài, rêu lưỡi dầy, mạch Huyền.
Điều Trị: Bình Can, giải uất, chỉ huyết. Dùng bài Khai Uất Tứ Vật Thang (Y Học Chính Truyền): Bạch thược 4g, Bạch truật 4g, Bồ hoàng 2g, Địa du 4g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 2g, Hương phụ 12g, Nhân sâm 2g, Thục địa 4g, Xuyên khung 2g. thêm các vị chỉ huyết...
7- Băng Lậu Do Thấp Nhiệt: Huyết ra nhiều, sắc đỏ tím mà hơi dính, nhớt, sắc mặt vàng, mi mắt sưng, ngực bứt rứt, miệng đắng, tiêu tiểu không thông, tiểu vàng, rêu lưỡi khô hoặc nhờn, mạch Nhu Hoạt hoặc Trầm Sác.
Điều Trị: Thanh nhiệt, táo thấp, chỉ huyết. Dùng bài Điều Kinh Thăng Dương Trừ Thấp Thang (Tỳ Vị Luận) : Cam thảo 4g, Cảo bản 8g, Độc hoạt 6g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 8g, Khương hoạt 8g, Mạn kinh tử 6g, Phòng phong 8g, Sài hồ 8g, Thăng ma 8g, Thương truật 8g.
Hoặc Hoàng Liên Giải Độc Thang (Nho Môn Sự Thân): Chi tử 8g, Hoàng bá 8g, Hoàng cầm 8g, Hoàng liên 8g.
Sách ‘Thượng Hải Nội Khoa Học’ chia làm hai loại do Thận Hư và Tỳ Hư.
Thận hư phân làm hai loại:
Thận Âm Hư: Huyết ra nhiều hoặc ít, liên miên không dứt, mầu đỏ tươi, đầu váng, tai ù, lưng đau, gối mỏi, tay chân và ngực nóng, gò má đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế, Sác.
Điều trị: Tư Thận, ích âm, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Tả Quy Hoàn bỏ Ngưu tất, thêm Hạn liên thảo, Địa du(sao).
(Thục địa, Câu kỷ tử, Sơn thù tư Thận âm, kích thích tinh huyết, Sơn dược, Thỏ ty tử bổ Thận dương, ích tinh khí, theo ý ‘Dương sinh âm trưởng’; Quy bản giao, Hạn liên thảo, Địa du (sao) dục âm, lương huyết, chỉ huyết).
Thận Dương Hư: Huyết ra nhiều, dầm dề không dứt, mầu huyết nhạt, lợn cợn, lưng đau như gẫy, sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu nhiều, nước tiểu trong, phân lỏng, sắc mặt sạm tối, lưỡi nhạt tối, rêu lưỡi trắng nhật, mạch Trầm Nhược.
Điều trị: Ôn Thận, trợ dương, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Đại Bổ Nguyên Tiễn, thêm Bổ cốt chỉ, Lộc giáo giao, Ngải diệp (đốt thành than).
Tỳ Hư: Kinh ra nhiều như băng hoặc ra dầm dề không dứt, mầu trắng lợn cợn, tinh thần uể oải, mệt mỏi, hơi thơ ngắn, không muốn nói, không muốn ăn uống, tay chân không ấm, mặt phù, tay chân sưng, sắc mặt trắng vàng, lưỡi nhạt, bệu, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hoãn Nhược.
Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, cố Xung, chỉ huyết. Dùng bài Cố Xung Thang (Y Học trung Trung Tham Tây Lục, q 4): Bạch truật, Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ, Sơn thù, Bạch thược, Hải phiêu tiêu, Tây thảo căn, Tông lư (khôi), Ngũ bội tử.
(Hoàng kỳ, Bạch truật kiện Tỳ, ích khí để nhiếp huyết; Long cốt, Mẫu lệ, Hải phiêu tiêu cố nhiếp mạch Xung và Nhâm; Sơn thù, Bạch thược ích Thận, dưỡng huyết, chỉ huyết; Ngũ bội tử, Tông lư sáp huyết, chỉ huyết; Tây hoàng căn hoạt huyết, chỉ huyết, làm cho huyết cầm mà không bị ứ trệ).
Nếu huyết ra nhiều, phối thêm Nhân sâm, Thăng ma. Huyết ra rỉ rả không dứt thêm Ngẫu tiết, Bồ hoàng (sao).
Hoặc dùng bài Sinh Mạch Tán (Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận): Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị tử.
Nếu thấy tay chân lạnh, quyết, mồ hôi ra lâm ly, đó là dấu hiệu vong dương. dùng Hồi dương cố thoát. Dùng bài Sâm Phụ Thang (Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương): Nhân sâm, Phụ tử, Sinh khương, Đại táo.
Những Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Ích Khí Cố Xung Thang 1 (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ 30g, Bạch truật, Sài hồ (tẩm dấm), Ngải diệp (tro), Tiên hạc thảo, Cam thảo đều 10g, Đảng sâm, Kinh giới huệ (tro), Đương quy, Tực đoạn (sao) đều 15g, Thăng ma 4g. Sắc uống.
TD: Ích khí, thăng đề, cố nhiếp mạch Xung, Nhâm. Trị băng lậu.
Đã trị 290 ca, uống 2~6 thang, tối đa 16 thang. Khỏi 286, không khỏi 4. Đạt tỉ lệ 98,62%.
+ Chi Mẫu Sương Thang (Trung Y Tạp Chí 1987, 6): Chi tử (sao) 15g, Kê huyết đằng, Ích mẫu thảo, Bạch mao căn đều 30g, Hồng hoa (đốt thành than) 9g, Xuyên luyện tử (than) 12g, Lộc giác sương 10g, Cam thảo (sống) 12g. Sắc uống.
TD: Dưỡng huyết, sơ Can, thanh nhiệt, chỉ huyết. Trị băng lậu (nơi thanh nữ).
Đã trị 86 ca, khỏi 74, có chuyển biến 6, không kết quả 6. Đạt tỉ lệ 93%. Tuổi từ 12~15 có kết quả tốt nhất.
+ Phù Chính Chỉ Băng Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Đương quy, Bạch thược đều 9g, Hoàng kỳ, Tiên hạc thảo đều 30g, Đảng sâm 15g, Trắc bá diệp (tro) 12g. Sắc uống.
TD: Ích khí, dưỡng huyết, cố bản, chỉ băng. Trị tử cung xuất huyết (do khí huyết hư nhược)
Đã trị 100 ca, khỏi 88, có hiệu quả ít 10, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 98%.
+ Công Huyết Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Sinh địa 20g, Bạch thược, Nữ trinh tử, Hạ liên thảo, Hòe hoa (sao) đều 15g, Đại kế (tro), Tiểu kế (tro), Tây thảo (tro) đều 9g, Địa du (tiêu) đều 15g. Sắc uống.
TD: Ích khí, nhiếp huyết, cố sáp, chỉ huyết. Trị tử cung xuất huyết (Bất kỳ loại do huyết nhiệt, khí hư,, Thận hư… gây nên băng huyết. Già trẻ lớn bé đều có thể dùng).
Thường chỉ uống 20 thang là khỏi.
+ Bổ Thận Cố Kinh Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Thỏ ty tử, Ích mẫu thảo đều 15g, Tục đoạn, Đương quy thân, Trắc bá diệp đều 12g, Sinh địa, Thục địa, Ngải diệp đều 9g, Bồ hoàng 9~12g, Xuyên khung 6g, Quán chúng 12~18g. Sắc uống.
TD: Bổ Thận dưỡng huyết, cố Xung (mạch), điều kinh. Trị tử cung xuất huyết (do Can Thận hư tổn, mạch Xung, Nhâm không chắc). Dùng cho người lớn tuổi.
+ Chỉ Băng Cố Lậu Ẩm (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hoàng kỳ (chích) 60g, Đảng sâm, Thục địa, Địa du (sao), Ô tặc cốt đều 30g, Bạch thược, Bạch truật, A giao, Ngải diệp, Tục đoạn, Hồng táo đều 15g, Đương quy, A giao (nấu cho chảy ra) đều 9g. Sắc uống.
TD: Đại bổ khí huyết, cố sáp, chỉ huyết. Trị băng lậu.
+ Lương Huyết Cố Kinh Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Sinh địa, Đơn bì (sao), Mạch môn, Quy bản (nướng), Hoàng bá (sao), Liên phòng (than), Trắc bá (than), Bạch thược (tiêu), Cam thảo (sống).Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, dưỡng âm. Trị băng lậu (do nhiệt quấy rối mạch Xung Nhâm).
+ Ích Khí Chỉ Băng Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Tây đảng sâm, Bạch truật (sao), Hoàng kỳ (chích), Sơn dược (sao), Xích thạch chi, Tông lư (tro), Thục quân (tro), Cam thảo (chích). Sắc uống.
TD: Bổ trung, ích khí, cố sáp, chỉ băng. Trị băng lậu (do Tỳ hư, khí nhược).
+ Hóa Ứ Chỉ Băng Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đương quy (sao), Bạch thược, A giao (sao), Ngũ linh chi (nửa sống, nửa nấu chín), Đan sâm (tro), Tây căn (tro) Sâm tam thất, Hương phụ (tro). Sắc uống.
TD: Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, điều kinh. Trị băng lậu (do khí huyết ứ trở, huyết không quy kinh).
+ Điều Xung Cố Kinh Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Thục địa, Sơn thù nhục, Sơn dược (sao), Lộc giác giao, Thỏ ty tử, Phúc bồn tử, Câu kỷ tử, Ngũ vị tử, Xích thạch chi, A giao (sao), Ngải diệp (tro). Sắc uống.
TD: Bổ Thận, điều Xung (mạch), cố kinh. Trị băng lậu (do Thận khí suy yếu, mạch Xung, Nhâm không vững).
+ Ích Khí Chỉ Huyết Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Nhân sâm 9g, Hoàng kỳ 30g, Bạch truật 10g, A giao 12g, Hải phiêu tiêu, Tay thảo căn đều 15g, Kinh giới (tro) 6g. Sắc uống.
TD: Ích khí, chỉ huyết. Trị băng lậu.
+ Ký Sinh Giao Ngải Thang (Trung Y Tạp Chí 1985, 6): Tang ký sinh, A giao, Ngải diệp (tro), Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Thục địa, Cam thảo, Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Bạch truật, Tông lư (tro). Sắc uống.
TD: Bổ khí, dưỡng huyết, cố Xung (mạch), chỉ băng. Trị băng lậu (do Tỳ Thận bất túc).
+ Thanh Hải Chỉ Lậu Thang (Trung Y Tạp Chí 1985, 10): Xích thược, Đơn bì đều 10g, Địa đinh thảo 24g, Lưu ký nô 10g, Mộc tặc cốt 12g, Bồ hoàng (sao + sống) đều 15g, A giao 10g, Kinh giới (tro) 5g. thận hư thêm Lộc giác sương 30g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, hóa ứ. Trị kinh lậu không cầm.
Đã trị 44 ca, uống tối thiểu 3 thang, tối đa 18 thang, đều khỏi. Đạt tỉ lệ 100%.
+ Tiên Lệ Thang (Nội Mông Cổ Trung Y Dược 1990, 2): Tiên hạc thảo, Tây thảo, Sinh địa (tro) đều 15g, Mẫu lệ, Hoài sơn, Tang phiêu tiêu đều 30g, Viễn chí, Hương phụ, Cam thảo đều 10g, Thăng ma 3g. Sắc uống.
TD: Lương huyết, hóa ứ, bổ Thận, lý Can, cố sáp, chỉ băng. Trị băng huyết, tử cung xuất huyết.
Đã trị 54 ca, uống 2~7 thang đều khỏi.
+ Ích Khí Cố Xung Thang 2 (Trung Y Tạp Cjhis 988, 9): Hoàng kỳ, Tục đoạn, Hải phiêu tiêu đều 20g, Bạch truật 15g, Tây thảo 10g, Long cốt, Mẫu lệ đều 25g. Sắc uống.
TD: Ích khí, bổ Thận, lương huyết, hóa ứ, cố sáp, chỉ băng. Trị băng lậu.
Đã trị 57 ca, sau khi uống 2~3 thang đều cầm máu.
+ Bổ Thận Cố Xung Thang (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1990, 3): Thục địa, Sơn dược, Thỏ ty tử, Ô tặc cốt đều 15g, Sơn thù nhục 10g, Lộc giác giao hoặc A giao 12g. Sắc uống.
TD: Bổ Thận, cố Xung (mạch), thu sáp, chỉ băng. Trị băng lậu.
Đã trị 38 ca, khỏi 32, chuyển biến tốt 6, Đạt kết quả 100%.
+ Sâm Tây Đồng Tiện Ẩm (Tứ Xuyên trung Y 1987, 6): Đảng sâm, Tây thảo đều 12g, Đồng tiện 50ml. Sắc thuốc xong, trộn với Đoòng tiện, uống.
TD: Ích khí, hóa ứ, Tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết. Trị băng lậu.
Đã trị 266 ca, khỏi 254, có hiệu quả 10, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 99,25%.
+ Phục Phương Thập Khôi Tán (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đảng sâm, Thục địa đều 30g, Đỗ trọng, Tục đoạn đều 9g, Bào khương (tro) 3g, Lộc giác sương 21g, Thập Khôi Tán 3g (hòa vào nước thuốc uống).
TD: Điều hòa mạch Xung Nhâm, ích chí, chỉ huyết. Trị tử cung xuất huyết (do mạch Xung và Nhâm không vững).
+ Thanh Can Chỉ Huyết Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Sài hồ 6g, Bạch thược, Xích thược đều 4,5g, Đơn bì 9g, Tang diệp, Hương phụ, Sinh địa, Hoàng cầm, Đương quy đều 6g, Câu đằng 12g, Huyết dư (tro), Địa du (sống) đều 9g. Sắc uống.
TD: Thanh Can, lương huyết, trị tử cung xuất huyết.
Thường uống 1~3 thang là khỏi.
Châm Cứu
. Do Âm Hư: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng.
. Do Dương Hư: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng, Phục lưu, Thái khê.
. Do Khí Hư: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng, Khí hải, Túc tam lý.
. Do Huyết Ứ: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng, Hành gian.
. Do Khí Uất: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng, Túc tam lý.
. Do Thấp Nhiệt: Châm Cứu: Quan nguyên, Tam âm giao, Đại đô, Đoạn hồng, Âm lăng tuyền.
Sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học’ chỉ nêu ra hai loại Băng Lậu là:
1- Thực Chứng: Thanh nhiệt, lương huyêt, cố Xung, chỉ huyết hoặc Lý khí, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ huyết. Châm tả Khí hải, Huyết hải, Tam âm giao, châm ra máu Ẩn bạch.
(Khí hải, Tam âm giao điều hòa mạch Xung, Nhâm, cầm băng lậu; Huyết hải cố huyết, nhiếp huyết; Ẩn bạch là yếu huyệt thường dùng để trị băng lậu).
Huyết nhiệt thêm Đại đôn, Thái xung. Huyết ứ thêm Địa cơ, Khí xung, Xung môn. Khí trệ thêm Thái xung, Lãi câu.
2- Hư Chứng: Bổ khí, nhiếp huyết, điều bổ mạch Xung, Nhâm. Châm bổ và cứu Quan nguyên, Tỳ du, Can du, Tam âm giao.
(Tỳ thống huyết, Can tàng huyết, dùng Tỳ du, Can du để tăng tác dụng thống huyết, tàng huyết; Quan nguyên bổ khí, điều bổ mạch Xung, Nhâm; Tam âm giao tư âm, dưỡng huyết).
Tỳ hư thêm Khí hải, Túc tam lý. Thận khí hư thêm Mệnh môn, Bá hội, Phục lưu. Thận âm hư thêm Huyết hải, Nhiên cốc, Âm cốc).
Nhĩ Châm: Tử cung, Noãn sào, Nội tiết tố, Can Thận, Thần môn. Mỗi lần chọn 3-4 huyệt, kích thích vừa. Lưu kim 30-60 phút. Ngày châm một lần. Hoặc dùng kim dán vào huyệt, mỗi ngày day ấn 3-4 lần.
Tham Khảo
+ Dùng Ngải cứu trị 50 ca tử cung xuất huyết: Can uất khí trệ, dùng huyệt Đại đôn. Tỳ khí hư dùng huyệt Ẩn bạch. Can và Tỳ đều bệnh dùng cả hai huyệt trên.
Dùng mồi ngải to bằng hạt lúa, cứu trực tiếp mỗi lần 5-7 tráng. Mỗi ngày một lần. Kết quả: Kết quả thấp (cứu 1 lần, cầm máu, triệu chứng lâm sàng hết hẳn, hơn 4 tháng sau, kinh nguyệt mới trở lại bình thường) 36 ca,, kết quả tốt (cứu 2 lần cầm máu, các triệu chứng đều hết, 3 tháng sau kinh nguyệt trở lại bình thường) 12 ca, không hiệu quả 2 ca (Vương Kiến Đức, Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí 1988, 9 (4): 176).
Y Án Băng Lậu Do Suy Nhược
(Trích trong ‘Nữ Khoa Y Học Thực Nghiệm Lục’)
“Một phụ nữ, hơn 50 tuổi, kinh nguyệt chưa hết. Do làm việc mệt quá bỗng nhiên bị băng trung, đă mời thầy thuốc cho thuốc uống lâu ngày nhưng không bớt, lại còn bị chóng mặt, yếu sức không ngồi dậy được, hồi hộp, run rẩy, ngủ không yên, mỏi mệt, không có
sức, trong bụng đau, thầy thuốc trước cho rằng có đau thì không thể dùng phép bổ được, chỉ dùng những loại thuốc hoạt huyết và chỉ huyết nhưng không biết rằng, đây là trường hợp hư thống ‘đau do hư yếu’. Chỉ cần xét chứng váng đầu không dậy nổi, sợ sệt không ngủ được, đủ chứng minh là hư khiếp được không? Dùng bài Giao Ngải Thang gia vị trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’. Uống xong, bụng bớt đau, băng lậu cũng hết»
Y Án Trị Băng Huyết Do Khí Bị Hư Yếu
(Trích trong ‘Nữ Khoa Chuẩn Thằng’)
“Uông Thạch Sơn trị cho một phụ nữ hơn 40 tuổi, da xanh tím, bỗng nhiên bị băng huyết. Các thầy thuốc đã dùng các loại thuốc hàn, lương hoặc cố sáp nhưng vẫn không có kết quả. Chẩn mạch thấy 6 bộ đều Trầm Nhu mà Hoãn, ấn vào không có lực. Đó là bệnh thuộc khí chứ không phải thuộc huyết, vì vậy dùng vị thuốc ngọt, ôn để kiện Tỳ, giúp cho Vị khí thăng lên, huyết trở về với kinh lạc thì không còn bị băng nữa. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang thêm nhiều Sâm, Hoàng kỳ, uống kèm bài Sâm Linh Bạch Truật Tán thì chứng băng mới khỏi”.
YÁn Băng Lậu Do Huyết Hư
(Trích trong ‘Tiết Lập Trai Y Án’)
«Một phụ nữ bị băng huyết, trước đó đã bị đau ngực vùng tim đã 3 năm, dùng nhiều thuốc rồi mà không có kết quả. Mỗi lần đau quá, các chứng hư đều hiện ra, sắc mặt vàng úa. Tôi cho rằng Tâm chủ huyết, vì huyết mất nhiều quá, Tâm không được nuôi dưỡng nên gây ra đau, cho dùng bài Thập Toàn Đại Bổ tăng Sâm và Truật lên. Uống hơn 30 thang, bệnh hơi bớt, uống 100 thang, bệnh khỏi hẳn”.
Y Án Băng Lậu Do Huyết Hư
(Trích trong ‘Tiết Lập Trai Y Án’)
“Vợ của đại doãn Vương Thiên Thành bị băng huyết đã lâu. Tự ý dùng bài Tứ Vật Thang để lương huyết, có khi khỏi, lúc không. Do tức giận mà phát sốt, huyết ra không cầm, uống bài Tứ Vật Thang không thấy kết quả. Lại dùng thuốc loại giáng hỏa vì thế bụng và hông sườn đau nhiều hơn, tay chân lạnh. Tôi cho rằng vì Tỳ Vị hư hàn gây nên. Trước hết dùng bài Phụ Tử Lý Trung Thang, uống xong cơ thể bớt nóng, bớt đau. Cho dùng bài Quy Tỳ Thang, Bổ Trung Ích Khí Thang thì chứng băng huyết khỏi. Nếu cứ lệ thuộc ý ‘Thống vô bổ pháp’ (có đau không được dùng phép bổ) thì sai lầm lớn”.
TÓC RỤNG
Người ta thường nói’ Cái tai cái tóc là góc con người’. Mái tóc đẹp, đầy đặn, xanh mướt làm cho khuôn mặt thêm duyên dáng. Vì vậy khi tóc rụng ít, người ta bắt đầu lo, rụng nhiều quá lại trở thành một nỗi ám ảnh.
Đông y gọi là Ban Thốc, Du Phong, Du Phong Độc, Mai Y Thốc, Quỷ Thỉ Đầu, Mao Bạt, Phát Lạc, Phát Đọa, Thoát Phát, Bạch Phát.
Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ viết: “Chứng Du phong, do huyết hư không theo khí vinh để dưỡng cơ phu…”
Phân Loại
Theo kinh điển, người ta chia rụng tóc ra làm hai loại: Rụng Tóc do có vết sẹo và Rụng Tóc không vết sẹo
+ Tóc Rụng Do Có Vết Sẹo: Sau một quá trình da đầu bị viêm hoặc có tổn hại da đầu, tiếp đến là giai đoạn hàn vá lại chỗ da đầu đó. Tóc rụng là hậu quả của quá trình này.
Do bỏng, chấn thương, Lupus ban đỏ ngoài da, bệnh nhiễm trùng, nấm tóc làm tóc bị gãy ngắn gây nên rụng trụi tóc.
+ Rụng Tóc Không Sẹo: Quá trình rụng tóc không liên quan đến các tiến trình tạo mô liên tiếp ở các vết sẹo, cũng không liên hệ đến hiện tượng teo da. Có thể gặp:
Bệnh Sói Đầu
Bệnh này rất hay gặp, và có thể bắt đầu xuất hiện từ lúc, bệnh nhân 17 tuổi. Đây là bệnh di truyền trong một gia đình, một dòng họ. Bệnh này liên quan đến 1 nội tiết tố Androgen. Người bệnh khởi đầu rụng tóc ở các vùng 2 bên trên trán, hoặc là ở ngay đỉnh đầu. Nếu bệnh xảy ra sớm đối với người ở tuổi thiếu niên thì dễ bị lan rộng ra thêm.
Bệnh sói đầu ở phụ nữ không phải là hiếm tuy nhiên, ở nữ giới, sói đầu thường thường chỉ là rụng tóc ở vùng đỉnh và vùng trán mà thôi, rất hiếm khi thấy sói đầu hoàn toàn ở phụ nữ.
Mùa thu, mùa xuân là mùa tóc rụng nhiều.
Theo Đông y, tóc có liên hệ với huyết, với tạng thận, vì theo Đông y tóc là phần dư ra của huyết.
Cơ Chế Rụng Tóc
Mỗi người có chừng 90.000 – 140.000 sợi tóc. Tóc sống từ 3-5 năm mới rụng. Mỗi tháng tóc mọc dài thêm vài cm, sau đó nghỉ 6 tháng. Trong giai đoạn ngưng nghỉ, sợi tóc có thể rụng. Một nang tóc có chu kỳ 2—25 sinh ra tóc mới. Như vậy, sau 25 lần sinh, mỗi lần 5 năm thì hơn 100 tuổi tóc vẫn còn đủ.
Mới nhìn thì có cảm giác tóc luôn mọc dài ra nhưng tóc có thời kỳ hoạt động và thời kỳ ngưng nghỉ. Thời kỳ mọc hoặc thời kỳ hoạt động kéo dài từ 2-6 năm. Vào bất cứ lúc nào, mái tóc cũng có khoảng 90% hoạt động, dài ra. Trong khi đó khoảng 10% ở vào thời kỳ nghỉ, kéo dài khoảng 2-3 tháng. Khi thời kỳ nghỉ chấm dứt, sợi tóc sẽ rụng đi và một sợi mới lại mọc lên.
Rụng Tóc Do Ngộ Độc
+ Rụng tóc do nhiễm trùng: Thông thường bệnh này chỉ có tính cách tạm thời và thường xẩy ra vào khoảng từ 3 – 4 tháng sau khi mắc bệnh nặng (thường là một loại bệnh nhiễm trùng có sốt: Bệnh thương hàn).
+ Rụng tóc do rối loạn nội tiết, dinh dưỡng: Rụng tóc cũng có khi xảy ra ở các người bệnh phù niêm hoặc bi bệnh giảm chức năng tuyến Yên, suy tuyến giáp, khiến cho tóc bị mảnh, dòn, dễ gãy, rụng hoặc do mới bị bệnh giang mai, hoặc là xảy ra trong khi bệnh nhân đang mang thai. Suy dinh dưỡng, thiếu chất đạm, thiếu máu làm cho tóc vàng khô, thưa và dễ rụng.
+ Rụng tóc do thuốc, hóa chất: Trong số các dược phẩm gây rụng tóc, có thể kể ra: các thuốc gây độc hại cho tế bào, các thuốc có chất muối của Thallium, Sinh tố A liều cao, các thuốc loại retinoides liều cao, thuốc Colchicine... Về các thuốc gây độc hại cho tế bào như thuốc trị ung thư Metrotrexate, 5 Fluorouracil... thì hầu như tất cả đều gây rụng tóc. Nhiều loại dầu gội đầu (Shampooing) được quảng cáo là sạch gàu, mượt tóc nhưng có thể gây rụng tóc cho nhiều người.
+ Rụng tóc do tia quang tuyến, tia bức xạ: Điều tri bằng tia quang tuyến, tia bức xạ có thể gây rụng tóc nếu đầu tóc bị chiếu vào. Với liều bức xạ thấp, rụng tóc có thể hồi phục được, với liều cao, tia bức xạ làm viêm tóc, da, rụng tóc không hồi phục được.
Bệnh Rụng Từ'ng Mảng Tóc
Đặc điểm của bệnh này là: Trên da đầu của người bệnh (vốn dĩ chưa hề mắc một bệnh nào ở da, hoặc một bệnh toàn thân rõ ràng nào cả), chợt thấy rụng từng mảng tóc lớn. Bất cứ vùng nào ở trên thân thể có lông tóc thì đều có thể rụng kiểu nói trên, thường hay xảy ra nhất là rụng mảng tóc trên da đầu và rụng ở chùm râu. Cũng có khi rụng toàn bộ râu ria, lông, tóc nhưng ca này hiếm xảy ra.
Nguyên Nhân
+ Do Di Truyền Và Nội Tiết: Cha hoặc mẹ bị hói thì 50% con bị hói. Tóc rất nhậy cảm với nội tiết tố nam (Testosteron) làm teo dần các nang tóc.
+ Hóa chất: nhất là các loại dùng điều trị ung thư.
Sau khi sinh, tuổi mãn kinh, tuổi dậy thì, sau khi bị bệnh nặng, dùng thuốc ngừa thai, nhuộm tóc, Stress, lạm dụng dầu gội đầu, thiếu sinh tố và nguyên tố vi lượng (Kẽm, sắt…), đều là những nguyên nhân làm tóc chết non…
+ Các nhà nghiên cứu viện đại học Columbia đã tìm ra một gen mang tên Hairless, có tác dụng làm tê liệt hoạt động các nang lông: tóc sẽ rụng ngoài quy luật, ngoài ý muốn.
+ Khoảng 2,5 triệu người Mỹ bị chứng rụng tóc do rối loạn miễn dịch. Kháng thể của chính cơ thể sẽ tấn công vào nang tóc làm rụng tóc. Chứng này thường gây rụng tóc vùng nhỏ, bầu dục hoặc hình tròn. Chứng rụng tóc này thường tạm thời nhưng hay tái phát.
Theo YHCT, nguyên nhân gây rụng tóc có thể do:
. Do Thận Hư : thiên ‘Thượng Cổ Thiên Chân Luận’ (Tố Vấn 1) viết: “Con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc dài… Tuổi ngũ thất, mạch Dương minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng… Con trai 8 tuổi Thận khí thực, tóc dài, răng thay… Tuổi ngũ bát thận khí suy, tóc rụng, răng khô…”. Thận là tinh hoa của ngũ tạng, tinh hư không hóa sinh được âm huyết khiến cho lông tóc không được nuôi dưỡng gây nên rụng tóc hoặc tóc bạc sớm.
. Do Phế Bị Tổn Hại: Trương Trọng Cảnh viết: “Phế chủ da lông, Phế bại thì lông, tóc mất mầu, không nhuận, khô, biểu hiện bệnh ở Phế”. Phế ở phần trên cao, chủ về khí của toàn thân. Phế khí vượng thì sẽ giúp cho tân dịch, doanh huyết chuyển đi, bên trong thì nuôi dưỡng tạng phủ. Bên ngoài tưới ướt da lông và các khiếu. Nếu Phế bị tổn hại thì sẽ gây nên các biến chứng: tóc rụng, tóc khô hoặc tóc bạc…
. Do Huyết Ứ: Sách ‘Huyết Chứng Luận’ (Ứ Huyết): viết: “Nếu huyết bị ly kinh, huyết không thể nuôi dưỡng toàn thân... sẽ gây nên huyết ứ ở thượng tiêu hoặc tóc rụng”. Sách ‘Y Lâm Cải Thác’ viết: “Tóc rụng (Thoát lạc) đa số các sách cho rằng do huyết bị tổn thương, không biết rằng da thịt ở bên ngoài có huyết ứ, làm ngăn trở huyết lạc, huyết mới không nuôi dưỡng được tóc thì tóc phải rụng”. Huyết ứ ở lỗ chân lông, kinh khí không thông, huyết mới không rót vào chân tóc thì sẽ gây nên tóc rụng.
. Do Huyết Nhiệt: Sách ‘Nho Môn Sự Thân’ viết: “Tuổi trẻ bị rụng tóc sớm là do huyết bị quá nhiệt. Người xưa chỉ biết tóc là phần dư của huyết, huyết suy thì tóc sẽ rụng, không biết rằng nếu huyết nhiệt thì tóc không mọc được.. tạng Can, thuộc Mộc, nếu hỏa nhiều, thủy ít, mộc không sinh được, mộc không được nuôi dưỡng, hỏa bốc lên đầu, gây nên viêm. Chứng nhiệt bệnh ra mồ hôi, tóc thường bị rụng, có thể do hàn được sao?”. Huyết là phần tinh vi của thủy cốc tạo nên để nuôi dưỡng toàn thân, nếu ăn những thức ăn cay nóng quá, thức ăn nướng hoặc tinh thần uất ức hóa thành hỏa hoặc tuổi trẻ khí huyết bị tổn hao, Can mộc hóa hỏa làm tổn hại âm huyết hoặc huyết nhiệt sinh phong, phong nhiệt theo khí đưa lên đầu, chân tóc không được âm huyết nuôi dưỡng, tóc sẽ rụng hoặc khô đi hoặc bị bạc sớm.
. Do Huyết Hư: Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Mạch Xung Nhâm là biển của huyết, biệt lạc của nó đi lên môi, miệng. Nếu huyết thịnh thì nó sẽ nuôi dưỡng râu tóc, vì thế tóc râu tươi tốt. Nếu huyết khí suy yếu, kinh mạch hư kiệt, không được vinh nhuận tóc sẽ bị rụng”. Doanh huyết hư tổn, mạch Xung Nhâm suy thì tóc sẽ khô, không nhuận hoặc héo úa, tóc mọc ít, hoặc rụng.
. Do Thất Tinh: Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: “Người bị thất tinh, bụng dưới đau cấp, âm đầu bị hàn, hoa mắt, tóc rụng, mạch cực hư, Khổng, do thanh cốc, vong huyết, thất tinh”. Ý nói người bị thất tinh, người nam tinh tiết ra nhiều quá, hoặc tinh cung, huyết hải bị hao tổn, trống rỗng, dương khí theo tinh tiết ra ngoài sẽ gây nên hoa mắt, tóc rụng.
. Do Hư: Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Người ta nếu có phong tà ở đầu, bên ngoài bị hư yếu thì sẽ bị rụng tóc, cơ nhục khô héo, giống như tơ sợi, như mỡ bóng, không ngứa, vì vậy gọi là Quỷ Tiễn Đầu”. Da đầu trống, hư, ngoại phong thừa cơ xâm nhập vào làm cho chân tóc bị rỗng, không được nuôi dưỡng gây nên rụng tóc.
. Do Thấp Nhiệt: Sách ‘Lâm Chứng Chỉ Nam’ viết: “Thấp tà xâm nhập vào bên trong, do uống rượu, trà, ăn thức ăn sống lạnh, béo ngọt”. Cho thấy ăn thức ăn béo ngọt nhiều quá làm tổn thương Tỳ Vị, thấp nhiệt uẩn kết bên trong theo đường kinh bốc lên nung đốt râu tóc, thấm vào chân tóc, gây nên tóc nhờn, tóc mọc ít, rụng tóc.
. Do Suy Yếu Từ Trong Thai: Người xưa cho rằng thai vào tháng thứ 7 trở đi, tóc mọc dài. Vì vậy, lúc thụ thai mà tạng phủ suy yếu, thai khí kém thì thận khí cũng yếu, tóc mọc kém hoặc ít, hoặc khô héo. Sách ‘Lan Đài Quỹ Phạn – Tiểu Nhi’ viết: “Tóc lâu không mọc, mọc thì không đen, là dấu hiệu thai suy yếu”.
Triệu Chứng
Mỗi ngày dưới 50 sợi tóc rụng là bình thường. Theo Bs Diana Bihova, nhà nghiên cứu da liễu học, trong một nghiên cứu cá nhân ở Newyork cho rằng: một ngày rụng khoảng 10-100 sợi tóc là bình thường. Nếu trên 100 sợi mỗi ngày là dấu hiệu cần chú ý. Để tóc 2 ngày không gội, túm 10 sợi tóc chỗ thường rụng, kéo căng vừa phải, nếu trên 3 sợi rời ra là rụng có tính bệnh lý.
Theo YHCT, trên lâm sàng thường gặp các loại Tóc Rụng sau:
+ Huyết Nhiệt Sinh Phong: Đột nhiên tóc rụng từng mảng lớn, da đầu ngứa, vùng da đầu nóng, tâm phiền, hoảng hốt, phiền táo không yên, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi ít, mạch Tế, Sác.
Điều trị: Lương huyết, tức phong, dưỡng âm, hộ phát. Dùng bài Tứ Vật Thang hợp với Lục Vị Địa Hoàng Hoàn: Sinh địa, Nữ trinh tử, Tang thầm tử đều 15g, Đơn bì (sao), Xích thược, Bạch thược, Sơn thù du đều 10g, Huyền sâm, Cự thắng tử, Thỏ ty tử đều 12g, Phục thần, Đương quy, Trắc bá diệp, Đại giả thạch (sống) đều 18g.
+ Huyết Ứ Mao Khổng: Tóc rụng, trước tiên thấy đầu đau hoặc da đầu đau, lúc đầu rụng từng vùng, sau đó rụng toàn đầu, đêm ngủ hay mơ, phiền nhiệt khó ngủ, răng lung lay, lưỡi đỏ tối hoặc có vết ứ huyết, rêu lưỡi ít, mạch Trầm Sáp. Điều trị: Thông khiếu, hoạt
huyết. Dùng bài Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang gia giảm (Quy vĩ, Xích thược, Sinh địa đều 12g, Xuyên khung, Cam thảo, Đào nhân, Hồng hoa, Táo nhân, Cúc hoa, Tang diệp đều 10g, Bạch chỉ, Mạn kinh tử, Viễn chí đều 6g).
+ Khí Huyết Đều Hư: Sau khi bệnh nặng, sau khi sinh, tóc bị rụng, nhiều ít không nhất định, da đầu mềm, môi trắng xanh, sợ sệt, hơi thở ngắn, tiếng nói nhẹ, đầu váng, thích ngủ, mệt mỏi, không có sức, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch tế nhược. Điều trị: Ích khí bổ huyết. Dùng bài Bát Trân Thang gia vị (Đương quy, Thục địa, Bạch thược (sao), Đảng sâm, Bạch truật đều 12g, Hoàng kỳ, Phục thần, Nữ trinh tử, Hà thủ ô, Tang thầm thử, Hoàng tinh đều 15g, Xuyên khung, Bạch phụ tử, Chích cam thảo đều 6g).
+ Can Thận bất Túc: Bình thường tóc vốn bị vàng hoặc trắng, thường gặp nơi người 40 tuổi trở lên, tóc rụng đều từng vùng thành mảng lớn, nếu nặng thì rụng cả lông mày, lông nách, lông mu cho đến lỗ chân lông cũng bị rụng, da mặt trắng bệch, tay chân lạnh, sợ lạnh, đầu váng, tai ù, lưng đau, gối mỏi, quy đầu lạnh, lưỡi đỏ sậm có vết nứt, ít hoặc không có rêu, mạch Trầm Tế không lực.
Điều trị: Tư Can, ích Thận. Dùng bài Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn gia giảm (Hà thủ ô, Câu kỷ tử, Thỏ ty tử, Đương quy đều 15g, Nữ trinh tử, Hắc chi ma, Hồ đào nhục, Ngưu tất đều 12g, Hoàng tinh, Tang thầm tử, Viễn chí, Thạch xương bồ đều 10g.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm:
. Sinh Phát Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).: Đảng sâm, Bạch truật, Thục địa, Bá tử nhân đều 45g, Hà thủ ô, Thỏ ty tử đều 30g, Phục linh 15g, Xuyên khung, Cam thảo đều 6g. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 3 lần.
. Trắc Bá Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).: Trắc bá diệp 120g, Đương quy 60g. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 2 lần.
. Nhất Ma Nhị Chí Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Hắc chi ma 30g, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Hà thủ ô (chế), Câu kỷ tử đều 10g, Sinh địa, Thục địa đều 15g, Hoàng tinh 20g. Sắc uống.
. Ích Thận Vinh Phát Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Thục địa 240g, Hà thủ ô (chế) 160g, Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Cốt toái bổ, Phúc bồn tử, Hắc hồ ma, Toàn đương quy, Bạch truật (sao), Phục linh đều 120g, Nhục thung dung, Hoàng kỳ (chích), Hoàng tinh (chế), Đảng sâm đều 180g, Câu kỷ tử 150g, Ngũ vị tử 90g, Xuyên khung, Chích cam thảo đều 60g. tán bột, trộn với mật và nước làm thành viên, to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 10g, ngày 2-3 lần, với nước, trước bữa ăn.
. Sinh Phát Ẩm (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hà thủ ô (chế), Tang thầm tử, Thỏ ty tử, Đan sâm, Hoàng kỳ (sống) đều 15g, Bổ cốt chỉ, Sinh địa, Đảng sâm đều 12g, Xuyên khung (tẩy rượu) 3g, Hắc chi ma 24g, Đương quy 9g. Sắc uống.
TD: Tư bổ Can Thận, dưỡng huyết, sinh tinh. Trị tóc rụng.
Đã trị 357 ca. khỏi hoàn toàn 298, hiệu quả ít 14, có hiệu quả 19, không hiệu quả 26. Đạt tỉ lệ 97,27%.
. Tân Chế Sinh Phát Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Hà thủ ô (chế) 24g, Thục địa, Trắc bá diệp, Hoàng tinh đều 15g, Câu kỷ tử, Bổ cốt chỉ đều 12g, Đương quy, Bạch thược đều 9g, Đại táo 5 trái. Sắc uống.
TD: Bổ thận tinh, ích can huyết. Trị tóc rụng.
Đã trị 10 ca đều có kết quả. Uống hơn 20 thang, tóc hết rụng. Uống liên tục 1 tháng, tóc mới lại mọc.
. Phục Phương Hắc Đậu Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Bổ cốt chỉ, Bạch tiên bì đều 12g, Hắc đại đậu (sao), Hà thủ ô (chế) đều 30g, Thục địa, Hoàng tinh, Khổ sâm phiến, Hoàng kỳ (sống) đều 15g, Thuyền thoái, Trần bì, Cam thảo đều 6g, Bạch truật, Phòng phong đều 10g. Sắc uống.
TD: Dưỡng huyết khứ phong. Trị tóc rụng.
Đã trị 3 ca, uống 60 thang, khỏi hẳn.
. Quy Tinh Sinh Phát Thang (Quảng Tây Trung Y Dược 1986, 5): Đương quy, Hoàng tinh, Trắc bá diệp, Chử thực tử đều 15g, Đại hồ ma, Hồ đào nhục đều 20g, Đông trùng hạ thảo 10g. Sắc uống.
TD: Tư bổ Can Thận, dưỡng huyết nhuận táo. Trị tóc rụng
Đã trị 75 ca, khỏi 50, có chuyển biến 21, không hiệu quả 4. đạt tỉ lệ 94,67%. Uống thuốc 35-150 thang.
. Bạch Thục Sinh Phát Thang (Tân trung Y 1988, 12): Bạch thược, Sinh địa đều 12-15g, Hà thủ ô 10-20g, Thiên ma, Thỏ ty tử, Đương quy, Mạch môn, Thiên môn đều 10-12g. Sắc uống.
TD: Tư bổ Can Thận, dưỡng huyết, sinh phát (tóc). Trị tóc rụng.
Đã trị 10 ca, khỏi 7, hiệu quả ít 2, ngưng trị liệu giữa chừng 1. Đạt kết 90%.
. Ô Phát Tán (Quảng Tây Trung Y Dược) 1986, 2): Hà thủ ô, Hắc chi ma đều 305g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, này hai lần. Dùng đường đỏ nấu lấy nước uống thuốc.
TD: Tư âm dưỡng huyết, làm đen tóc. Trị trẻ tuổi mà tóc rụng.
Đã trị 8 ca, uống 2-10 tháng, tóc bạc chuyển thành đen.
. Tảo Bạch Thang (Liễu Châu – Chu Vân Hồng Kinh Nghiệm Phương): Hạn liên thảo, Phục linh, Hợp hoan bì (sao vàng), Cát cánh đều 4g, Thục địa, Trần bì, Táo nhân (sao), Huyền sâm đều 5g, Nhục thung dung, Hoàng kỳ (sống), Bổ cốt chỉ đều 6g, Tang thầm tử, Trắc bá diệp đều 8g, Thương truật 10g, Hoàng tinh, Đan sâm đều 7g, Đăng tâm thảo, Nhân sâm đều 2g, Khổ sâm 9g, Sa sâm, Thiên long thảo (tươi) đều 11g, Xa tiền thảo (tươi) 15g. Sắc uống liên tục 30-50 thang.
TD: Bổ Can dưỡng huyết, ôn Thận ích tinh, thanh tiết Phế nhiệt, ích khí sinh huyết. Trị đầu bạc trước 50 tuổi.
Đã trị 3568 ca, đạt tỉ lệ 96%. Uống nửa tháng, tóc trắng biến thành đen.
Khi điều trị, cần chú ý:
+ Một số nguyên nhân có tính giai đoạn, tránh được nguyên nhân đó tóc sẽ trở lại bình thường.
+ Ngưng dùng các loại hóa chất (dầu gội đầu…), tự tạo cho mình một cuộc sống thanh thản, loại bỏ Stress… tóc sẽ trở lại bình thường.
+ Ăn các loại đậu, nấm, lòng đỏ trứng, sữa ong chúa… tóc sẽ trở lại bình thường sau 1 tháng.
+ Cân bằng dinh dưỡng: thức ăn có đủ cá, thịt, trứng, sữa, 100g rau các loại, 100g củ quả non, 200g quả chín tươi.
CHÂM CỨU TRỊ RỤNG TÓC
+ Huyết nhiệt: Phong trì, Huyết hải, Túc tam lý
+ Huyết ứ: Thái xung, Nội quan xuyên Ngoại quan, Tam âm giao, Cách du.
+ Huyết hư: Can du, Thận du, Túc tam lý.
+ Can Thận bất túc: Thận du, Can du, Thái khê, Huyết hải, Tam âm giao (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
. Chọn huyệt theo kinh: chủ yếu dùng Túc tam lý, Tam âm giao. Phối hợp với Đầu duy, Túc lâm khấp, Hiệp khê, Côn lôn, Thái xung, Thái khê. (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
. Dùng huyệt theo kinh nghiệm: Huyệt chính là Phòng lão (sau Bá hội 1 thốn), Kiện não dưới Phong trì 0,5 thốn). Phối hợp, ngứa nhiều thêm Đại chùy; Đầu bóng như dầu mỡ thêm Thượng tinh; Tóc rụng ở hai bên đầu thêm Đầu duy (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
Cách châm: Thực thì tả, hư thì bổ. Châm đắc khí lưu kim 30 phút, vê kim khoảng 3-5 lần. 2 ngày châm một lần. 10 ngày là một liệu trình.
Nhĩ Châm
Chọn huyệt Phế, Thận, Thần môn, Giao cảm, Nội tiết, Tỳ. Châm lưu kim 30 phút. Vê kim 5-6 lần. Hai ngày châm một lần. 10 ngày là một liệu trình.
ĐỀ PHÒNG RỤNG TÓC
+ Tránh các tác nhân gây rụng tóc: thuốc, hóa chất, nấm, tia bức xạ…
+ Cẩn thận trong khi chải tóc, nhất là phái nữ, nên chải từng chùm và chải ở phần đuôi trước vì chải mạnh nhiều lần và bắt đầu từ chỗ da đầu trước dễ làm đứt tóc và gây bệnh tóc chẻ (chải lược thưa trước rồi mới chải lược dày sau).
+ Giữ đầu sạch nhưng không nên gội đầu thường làm dễ rụng tóc (trung bình tuần 1-2 lần). Không nên dùng dầu gội đầu có nhiều chất kiềm làm tóc khô dễ rụng. Chọn dầu gội đầu thích hợp với tóc khô tóc nhờn, tóc bình thường, nên gội đầu bằng nước ấm cho tóc sạch và chân tóc được khỏe mạnh. Tối trước khi ngủ, chà xát da đầu 5-10 phút để máu huyết da đầu lưu thông nhiều nuôi chân tóc.
SINH NON
SINH NON
Có thai mới khoảng 5~7 tháng, mà đã muốn ra gọi là Sinh Non (Tiểu Sản).
Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ định nghĩa rằng: “Thai 5-7 tháng, đã thành hình tượng mà bị đẩy ra gọi là ‘Tiểu Sản’.
Tương đương trong phạm vi Sinh Non của YHHĐ.
Nguyên Nhân
Sinh Non chủ yếu do thai động không yên và có thai mà ra huyết gây nên. Thường do sinh hoạt tình dục quá mức, hoặc vì uất giận khiến cho thai bị động, hoặc vì khí huyết hư yếu không dinh dưỡng được thai, hoặc vì chấn thương té ngã làm tổn thương thai, hoặc vì khí hậu nóng quá làm tổn thương đến thai, đều có thể gây nên sinh non.
Sách ‘Y Tôn Kim Giám' cho rằng: Đàn bà có thai mà mạch Xung, Nhâm bị hư tổn thì thai không giữ vững được hoặc vì giận dữ làm tổn thương Can, hoặc sinh hoạt tình dục quá mức làm cho Thận bị tổn thương, hoặc vì thai khí không vững chắc sẽ dễ sinh ra bất an.
Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ cũng cho rằng: Hoặc sau khi có thai mà sinh ra chứng khác, ảnh hưởng đến thai khí, nên thai không yên, hoặc vấp ngã, va chạm, ngã từ cao xuống, làm tổn thương đến thai, gây nên sinh non.
Nếu sau khi sinh non mà về sau khi thụ thai cũng vẫn như thế thành ra thói quen thì gọi là Quen Dạ Sinh Non..
Nguyên Tắc Điều Trị
Phương pháp chữa trị là trước khi chưa truỵ thai, phải theo nguyên tắc chữa trị về ‘Thai Động Không Yên’ và ‘Lậu Thai Ra Huyết’.
Chữa trị bệnh chứng sau khi sinh non, phần nhiều thấy có hai chứng: Một là huyết ra không dứt, hai là huyết ngưng lại không ra.
Ra huyết quá nhiều không ngừng, phần nhiều là kinh mạch bị tổn thương, mà khí bị hư yếu, không thể nhiếp huyết được, cần đại bổ khí huyết để giữ thai lại cho khỏi ra. Huyết ngừng lại không thông gây nên đau, đó là thứ huyết xấu bế tắc lại không lưu thông lại kèm có ngoại tà, cần dùng phép đạo ứ, khứ trệ, ôn kinh, hoạt huyết.
Triệu Chứng
+ Khí Hư: Sau khi sinh non, sắc mặt trắng nhạt, tinh thần mỏi mệt, tiếng nói yếu như không có sức, mạch Vi, Nhược.
Điều trị: Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang hoặc bài Quy Tỳ Thang gia vị.
+ Huyết Hư: Sau khi sinh non, sản dịch ra rất ít hoặc không ra, bụng dưới đau cứng, đè không xuống, đau dữ dội, lưỡi hơi xanh, mạch Trầm Thực mà Sắc.
Điều trị: Dùng bài Sinh Hoá Thang và Thất Tiếu Tán.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Thỏ Ty Cố Thai Tiễn (Vương Tu Hỷ Lâm Chứng Bút Ký):Đỗ trọng (sao), Bạch thược đều 9g, Tục đoạn, Kinh giới huệ (sao đen), A giao đều 6g, Hoài sơn (sống), Thỏ ty tử, Thục địa đều 15g, Cam thảo (chích) 3g, Ngải diệp 4g. Sắc uống.
Bổ Thận, cố thai, dưỡng huyết, chỉ huyết. Trị có thai ra huyết (thai lậu), doạ sẩy thai.
+ Kiện Tỳ Ích Vị Thang 2 (Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1986, 2): Đảng sâm, Sơn dược, Hà thủ ô (chế), Tang ký sinh đều 15g, Bạch truật, Đỗ trọng (sao), Tục đoạn đều 10g. Sắc uống.
TD: Bổ khí, kiện Tỳ, ích Thận, cố thai. Trị thai lậu, doạ sinh non.
Đã trị 131 ca, có kết quả 124, không kết quả 7, đạt tỉ lệ 96,60%.
+ Cố Thai Ẩm (Trung Y Tạp Chí): Tang ký sinh, Thỏ ty tử, Khiếm thực đều 12g, Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Thái tử sâm, Sơn thù nhục, Thạch liên nhục, Thục địa, Lạn ma căn, Xuân căn bì đều 10g, Sơn dược 15g, Thăng ma 6g. Sắc uống.
TD: Ích Thận, cố thai. Trị thai lậu, sinh non.
Đã trị 76 ca, khỏi 60. Đạt tỉ lệ 78,95%.
+ Trữ Căn Hợp Tễ (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Trữ ma căn 15g, Tang ký sinh, Tục đoạn, Lục tâm mã đậu đều 30g, Bạch thược, A giao đều 12g, Phcuj linh, Hoàng cầm đều 9g. Sắc uống.
TD: Tư Thận, thanh nhiệt, an thai. Trị thai lậu, sinh non.
Đã trị 110 ca, khỏi 51, có hiệu quả ít 29, chuyển biến tót 23, không kết quả 7. Đạt tỉ lệ 94%.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:548.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh