Ring ring
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CẤP CỨU ĐIỀU TRỊ SAY NÓNG, SAY NẮNG
A. Theo Y học hiện đại:
Say nắng thường xảy ra khi cơ thể bị phơi nhiễm quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Say nắng là một thể của say nóng, là bệnh do tăng thân nhiệt. Say nóng là một phản ứng viêm toàn thể khi thân nhiệt trên 40,6oC, làm biến đổi tri giác và sự rối loạn các chức năng sống.
Say nóng thường xảy ra trong những đợt nắng nóng hoặc ở nơi có nhiệt độ cao như trong hầm lò, lò nung gạch, đám cháy...
Đối tượng dễ bị say nóng là: người già, những người lao động, luyện tập với cường độ cao, ở ngoài trời nắng lâu.
Sở dĩ người cao tuổi dễ bị say nắng do đã mắc nhiều bệnh, mất cơ chế điều hòa nhiệt độ hoặc đang sử dụng nhiều loại thuốc... Người trẻ phải làm việc ngoài trời nắng như nông dân lao động nông nghiệp, người làm việc ở lò gạch, lò vôi, lò luyện thép. Người mắc các bệnh: tim mạch, bệnh phổi mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường, phụ nữ có thai, tiêu chảy mất nước, uống rượu, vẩy nến, chàm, bỏng, cường tuyến giáp... Những người đang dùng các loại thuốc: kháng cholinergiques, cocaine, amphetamines, phenothiazine...
1. Dấu hiệu say nắng, say nóng
Say nắng:chỉ xảy ra với người hoạt động ngoài trời nắng. Một người bị say nắng thường có biểu hiện: sốt cao trên 39,8oC, lúc đầu thở sâu, mạch nhanh, sau đó là thở nông và mạch yếu, đồng tử giãn, lú lẫn, mê sảng, co giật, ngất. Say nắng thường thấy da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy.
Say nóng:da bệnh nhân bị lạnh và ẩm ướt (do gắng sức, da thường ẩm), tái mét, vã mồ hôi; miệng khô, yếu sức, choáng váng, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, bị chuột rút (vọp bẻ); mạch nhanh và yếu; loạn nhịp tim, hạ huyết áp; hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn; rối loạn thần kinh trung ương: động kinh và hôn mê; suy gan và thận, rối loạn đông máu...
Khi gặp một người say nóng, cần chú ý phân biệt với các bệnh: ngộ độc thuốc, hội chứng thần kinh ác tính của các thuốc hướng thần, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn thần kinh trung ương...
Dấu hiệu trẻ em bị say nắng: trẻ mệt mỏi, mắt lờ đờ; cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt có thể lên đến 40-41oC; nhịp thở nhanh nông; mạch yếu, khó bắt hoặc không bắt được. Nếu trẻ say nắng nặng, trẻ có biểu hiện: cơn co giật, hôn mê.
2. Cấp cứu người say nắng, say nóng
Khi gặp một người bị say nắng hay say nóng, cần nhanh chóng thực hiện việc sơ cấp cứu như sau: làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng cách đưa ngay vào chỗ thoáng mát, dùng quạt mát, đặt nạn nhân nằm ngửa, gác chân lên cao.
Cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước lạnh có pha muối, tốt nhất là cho uống dung dịch oresol hoặc các loại nước trái cây như nước chanh, nước cam, nước chè tươi, cà phê, nước rau muống luộc...
Dùng khăn hay quần áo thấm nước đá chườm lạnh khắp người cho nạn nhân, nhất là ở cổ, nách, háng. Nếu nạn nhân bị ngừng tim (bắt mạch quay không thấy, sờ không thấy tim đập), cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt.
Cách ép tim ngoài lồng ngực: dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 90-100 lần/1 phút. Nếu chỉ có 1 người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp. Khi có 2 người cấp cứu thì 1 người thổi ngạt, 1 người ép tim ngoài lồng ngực, làm liên tục và kiên trì cho đến khi tim nạn nhân đập trở lại và thở được.
Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện nếu nạn nhân không uống được nước, bị nôn liên tục, sốt tăng liên tục, đau ngực, khó thở, đau bụng, bất tỉnh.
3. Điều trị
Truyền dịch để bồi phụ nước và điện giải cho bệnh nhân. Tiếp tục hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng các phương pháp: cho uống nước mát, đặt những bọc nước đá trên những vùng có mạch máu lớn, nông đi qua như ở cổ, hõm nách, hõm bẹn...
Chú ý khi làm lạnh ngoài da có thể gây run lạnh cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân ổn định có thể ngâm toàn thân hoặc từng phần cơ thể vào nước lạnh thường có hiệu quả tốt. Nhưng lưu ý rằng: đối với những bệnh nhân ở trong tình trạng nặng thì không dùng phương pháp ngâm người vào nước lạnh.
Ở cơ sở y tế có điều kiện thì sử dụng các kỹ thuật làm lạnh hiện đại như: kỹ thuật hạ thân nhiệt điều trị sau khi ngừng tim; dùng nước lạnh rửa dạ dày, rửa xoang phúc mạc, xoang phế mạc hay bàng quang. Có thể dùng dịch lạnh truyền tĩnh mạch, cathéter làm lạnh trong mạch máu... Nên nhớ rằng: không có một loại thuốc đặc hiệu nào làm giảm thân nhiệt trong say nóng và say nắng.
B. Theo Y học cổ truyền:
1. Đại cương:Là một bệnh thường thấy vào mùa nóng, làm việc ở chỗ nóng do gắng sức về thể lực quá lâu. Như làm việc trong điều kiện nhiệt độ bên ngoài quá cao, quần áo trang bị không thích hợp cho việc thoát nhiệt (say nóng) hoặc do tác động trực tiếp của ánh sangs mặt trời quá lâu (say nắng).
2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh:Trên cơ thể chính khí suy, thử nhiệt hoặc thử thấp uất lại trong nung đốt làm hao tổn âm dịch. Nắng thì thanh khiếu bị che phủ, kinh khí bế tắc gây nên hôn mê, quyết nghịch. Nếu âm dịch bị hao tổn quá thường sinh chứng hư thoát.
3. Biện chứng thường thấy hai thể:
a. Thể nhẹ: Đau đầu, chóng mặt, tức ngực, lợm giọng buồn nôn, khát sốt cao, da nóng, không có mồ hôi, toàn thân mệt mỏi bồn chồn vật vã.
b. Thể nặng: Ngoài các triệu chứng trên còn thêm sắc mặt nhợt, và mồ hôi, chân lạnh, bồn chồn, vật vã, ngắn hơi, mê sảng, hôn mê, mạch hồng, hoạt sác.
4. Điều trị
a. Châm cứu
* Chứng nhẹ:
+ Phép: Thanh tiết thử nhiệt làm chính, thêm điều hòa vị khí
+ Huyệt: Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Phục lưu, Nội quan.
Trước tiên châm Đại chùy kích thích vừa, sau đó châm các huyệt trên tay và chân, lưu châm 15-30 phút.
* Chứng nặng:
+ Phép: Thanh thử tiết nhiệt làm chính, thêm khai khiếu, cố thoát.
+ Huyệt: Nhân trung(kích thích mạnh) Thập tuyên, Khúc trạch, Ủy trung (đều châm nặn máu), Bách hội.
Chóng mặt buồn nôn: Thêm Túc tam lý, Nội quan.
Có co giật: Thêm Dương lăng tuyền
Ra mồ hôi nhiều, không bắt được mạch, thêm Khí hải, Thần khuyết (đều cứu)
b. Bài thuốc:
Bài số 1:
- Bột sắn dây:1000g- Thạch cao:100g
- Hoạt thạch:100g
Tất cả tán bột làm viên 0,50g. Mỗi lần uống 4-8 viên.
Bài số 2:
- Lá sen tươi:30g- Lá tre tươi:30g
- Rễ sậy :30g
Sắc uống 01 thang/ ngày.
Bài số 3: Lục nhất tán (6 phần hoạt thạch + 1 phần cam thảo)
Bài số 4: Bạch hổ thang (thạch cao, chi mẫu, cam thảo, gạo tẻ)
Bài số 5: Thạch cao - tri mẫu
Thạch cao sống 30 g (sắc trước), tri mẫu 10 g, đảng sâm 15 g, cam thảo 10 g, gạo tẻ 30 g, vỏ xanh dưa hấu 12 g.
Cách dùng: các vị thuốc sắc hai lần, lấy hai nước hòa lại, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang.
Bài số 6: Nhân sâm - phụ tử
Nhân sâm 10 g, phụ tử (lùi) 5 g.
Cách dùng: các vị thuốc tán mịn, cho vào tách, hãm với nước sôi, đậy nắp nửa giờ, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang.
Bài số 7: Lá tre - chi tử
Lá tre 15 g,chi tử 10 g, đại táo 10 g.
Cách dùng: các vị thuốc sắc 2 lần, hòa 2 nước, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang.
Bài số 8: Bí đao
Bí đao tươi 0,5 - 1 kg, đường trắng 60 g.
Cách dùng: bí đao rửa sạch, xắt nhuyễn, vắt lấy nước, nêm đường trắng, dùng uống thay trà.
Bài số 9: Sơn tra - lá sen
Sơn tra (táo mèo) 40 g, lá sen 12 g, đường trắng 20 g.
Cách dùng: các vị thuốc cho vào nồi đất, sắc nước, nêm đường trắng, để nguội, dùng uống thay trà. Ngày 1 - 2 thang.
Bài số 10:
Lá tre tươi 10 g, lá bạc hà tươi 2 g, trà xanh 5 g, hãm với nước sôi, dùng uống thay trà.
C. Biện pháp phòng tránh say nắng, say nóng:
Khi lao động, tập luyện hay đi lại ngoài trời nắng, phải đội mũ nón rộng vành, tránh không cho ánh nắng mặt trời chiếu vào người, nhất là phải tránh nắng chiếu vào gáy.
Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây.
Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút.
Không làm việc lâu, quá sức trong môi trường nắng nóng.Các đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh mạn tính, người uống rượu bia không nên ra ngoài khi trời nắng gắt từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nên mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi bằng chất liệu vải cotton. Mặc áo chống nắng khi đi ngoài trời nắng
LÊ VĂN TUYÊN- Xã Nghĩa Hương- Quốc Oai- Hà tây- Hà Nội
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:471.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh