MẮT KHÔ CỦA TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG
Đại cương
Từ thế kỷ thứ 7, sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ đã đề cập đến chứng mắt khô, ở quyển 28 có ghi: “Dịch cạn, mắt bị khô dính”.
Năm 1974, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS – WHO) đề ra một định nghĩa về bệnh khô mắt bao gồm tất cả biểu hiện ở mắt của chứng thiếu Vitamin A (Carenca Vitamin A) chẳng những chỉ có những biến đổi cấu trúc của kết mạc, giác mạc mà có cả võng mạc (nếu có) và cả những rối loạn sinh lý liên hệ đến chức năng của tế bào gậy và nón của võng mạc. Bệnh khô mắt không đồng nghĩa với mù do thiếu Vitamin A, tuy nhiên, nó nêu lên một sự thiếu Vitamin A một cách trầm trọng có thể dẫn đến mù.
+ Là một trong số 4 bệnh nằm trong chương trình phòng chống bệnh mù lòa có thể tránh được của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là Khô Mắt (Xeropthalmia), Mắt Hột (Trachoma), Mù Sông (Onchocerese) và Đục Nhân Mắt (Cataract).
+ Bệnh dễ xẩy ra ở các nước đông dân vùng Đông Nam Á mà thức ăn chủ yếu là cơm hoặc cháo, vì gạo hoàn toàn thiếu Vitamin A.
+ Gặp nhiều ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi.
+ Thuộc chứng Mục Can Sáp, Mục Kết Sáp của Đông Y.
Chứng
Thường gặp nơi các trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích), nhìn kỹ vào mắt có thể thấy lòng trắng và lòng đen khô như có xoa 1 lớp nến không bắt được nước nữa. Để lâu hơn khi trẻ mắt lúc nào cũng nhắm chặt, chói mắt thì đến giai đoạn giác mạc mủn nhuyễn, dọa thủng hoặc thủng. Nếu giác mạc thủng sẽ làm nhãn cầu bị teo lại, nhãn cầu viêm có mủ, giác mạc loét sâu, khi khỏi sẽ để lại sẹo trắng dầy làm mù mắt.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã phân loại bệnh khô mắt do thiêu Vitamin A ra làm 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng:
- Giai đoạn I: kết mạc bị khô.
- Giai đoạn II: kết mạc và giác mạc khô.
- Giai đoạn III: giác mạc loét.
Nguyên nhân
Theo YHHĐ:
- Do suy dinh dưỡng, nhất là nơi trẻ nhỏ cai sữa, chỉ được ăn các loại bột, nước cháo, không có Vitamin A, vì vậy nguồn Vitamin A bị giảm đi.
- Sau khi bị một đợt bệnh kéo dài, đặc biệt là ban sởi, viêm phổi, sơ nhiễm lao hoặc rối loạn tiêu hóa.
Theo YHCT:
+ Do Can Thận âm hư yếu.
+ Can hư, huyết thiếu.
+ Phế âm bất túc.
+ Âm hư hỏa vượng.
Gây nên bệnh
Cơ chế gây bệnh
Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng niêm mạc và da nói chúng, kể cả tròng trắng và tròng đen mắt. vitamin A hòa tan trong dầu mỡ. Gan có khả năng tiêu hóa được dầu mỡ để cơ thể hấp thụ được Vitamin A. trẻ suy dinh dưỡng tiêu hóa kém, gan và ruột yếu, kém chuyển hóa và hấp thu Vitamin A, gây ra khô nhuyễn giác mạc. ruột yếu không hấp thu được Protid, thiếu Protid gan càng suy và càng tiết mật để tiêu hóa Vitamin A. gan yếu nên khả năng tàng trữ Vitamin A để cung cấp cho cơ thể càng suy cạn. Vì thế trạng thái này tạo thành một vòng lẩn quẩn: đã suy lại càng suy kém. Ngoài ra trẻ teo gầy, cơ bắp cũng teo, các sợi tạo keo cấu trúc giác mạc càng dễ khô, đục, loét, mủn.
Điều trị
Theo YHHĐ:
-Với giai đoạn I và II, nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, có thể trị khỏi hoàn toàn, không để lại vết tích gì.
- Giai đoạn III, việc điều trị có thành công hay không tùy tình trạng nặng hoặc nhẹ. Giai đoạn này thường là gây nên biến chứng mù, tuy nhiên, cũng nên cố hết sức điều trị vì nhiều khi tình trạng bệnh ở 2 mắt có những giai đoạn khác nhau, do đó, vẫn có thể trị được 1 trong 2 mắt.
Điều trị và Phòng bệnh
(Theo hướng dẫn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới)
TÌNH TRẠNGTRỊ LIỆU
- Có chẩn đoán khô mắt66mg Acetat Retinol tức 200.000 đơn vị Vitamin A uống hoặc 100.000 đơn vị Vitamin A chích bắp.
- Ngày hôm sauUống 200.000 đơn vị
- 2 – 4 tuần sauUống 200.000 đơn vị
Tại Việt Nam, tùy nhu cầu và điều kiện xử dụng, đã áp dụng phác đồ điều trị sau:
TÌNH TRẠNGTRỊ LIỆU
- Khô mắt tiến triển- Nhỏ tại chỗ Vitamin A, 3 – 4 lần/ ngày, bôi thuốc mỡ Terramycine, Gentamycine, 2 lần/ngày.
Thể trạng suy dinh dưỡng trầm trọng- Uống 100.000 đơn vị: trẻ dưới 1 năm tuổi.
200.000 đơn vị: trẻ trên 1 năm tuổi.
- Dùng trong 4 ngày liền. Mỗi tháng dùng 1 đợt như trên trong 6 tháng liền.
+ Về việc chích, Tổ Chức Y Tế Thế Giới lưu ý là không nên dùng dung dịch dầu để chích bắp trong ngày đầu vì thuốc khuyếch tán rất chậm từ vị trí chích để vào máu đến gan, không cung cấp đủ 1 liều cao ngay ngày đầu tiên theo yêu cầu. Do đó, nếu có thể, thì phải dùng loại dung dịch tan trong nước để chích. Tuy nhiên theo A. Somoner, giám đốc trung tâm quốc tế về dịch tễ và phòng bệnh về mắt và cộng sự viên thì dung dịch dầu hoặc viên uống chỉ có tác dụng chậm hơn vài giờ so với dung dịch tan trong nước để chích và nhanh hơn nhiều so với dung dịch dầu chích vào bắp.
Theo YHCT:
Nên dùng phương pháp tư dưỡng Can Thận, bổ Can, dưỡng huyết, dưỡng âm, thanh Phế, tư âm, giáng hỏa.
Theo Đông y, có thể dùng 1 số bài thuốc sau:
+ Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn (48).
+ Minh Mục Địa Hoàng Hoàn (57).
Dự Phòng Chống Khô Mắt:
- Trẻ dưới 1 tuổi: uống 100.000 đơn vị.
- Trẻ đến 1 tuổi, cứ 6 tháng uống 1 lần 200.000 đơn vị Vitamin A.
- Phụ nữ có thai không được dùng liều cao Vitamin A vì có thể ảnh hưởng không tốt cho bào thai, chỉ có thể dùng liều thấp dưới 100.000 đơn vị/ ngày.
- Trong vòng 1 tháng sau khi sinh, người mẹ có thể uống 1 liều cao Vitamin A (200.000_ đơn vị để tăng nồng độ Vitamin A trong sữa mẹ rồi ngưng.
- Cho trẻ ăn thêm các thức ăn có nhiều Vitamin A gốc động vật (gan, trứng…) hoặc gốc thực vật (bí đỏ, khoai lang bí…).
- Cho ăn thêm dầu mỡ để giúp việc hấp thu Vitamin A.
- Cho ăn đủ chất đạm vì Protid cũng cần để chuyển Vitamin A từ ruột vào gan, thận để tích trữ và chuyển đến cơ quan khác như da, mắt để sử dụng.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648