Old school Easter eggs.
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
BÓ GÃY XƯƠNG, CHỬA BONG GÂN, TRẬT KHỚP CỔ, SỐNG LƯNG, SAI KHỚP BẢ VAI, GÃY CÁNH CHỎ, CỔ TAY, BÓ GÃY XƯƠNG ĐÙI, TRẬT ĐẦU GỐI, CỔ CHÂN, RÃNH GÓT
Võ Sư Nguyễn Văn Vang

NHỮNG BÀI THUỐC
CHUYÊN TRỊ BONG GÂN SAI KHỚP
Võ Sư Nguyễn Văn Vang
Đôi điều tâm sự về những bài thuốc xoa bóp trị thương bong gân sai khớp của Y HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC được trích ra ở đây.:
Nhìn vào kho tàng Y DƯỢC dân tộc thật vô cùng phong phú qua trang sử ngành y dược chúng ta phải nhìn nhận, thật đáng trân trọng quí mến lẫn phục tài đức người xưa đã nghiên cứu sáng chế những bài thuốc hay, quí giá để lại cho đời sau. Giả sử các vị ấy không để lại công trình nghiên cứu củ a mình thì ngày nay chúng ta làm sao biết họ là ai ? và những bài thuốc quí đó cũng chẳng biết được để bây giờ thực dụng.
Còn nói đến việc nghiên cứu về y dược thì mấy ai sánh kịp với các danh y thời xưa như: Trọng Cảnh, Đan Khê, Đông Viên, Nghiêm Dung Hoà, Tuệ Tỉnh, Hải Thượng Lãn Ông... Tất cả các Ngài đã cống hiến biết bao nhiêu công lao của mình vào công cuộc nghiên cứu ra những bài thuốc hay rất có giá trị để chữa bệnh, và bây giờ trở thành nền tảng để nghiên cứu DƯỢC HỌC.
Bằng vào những dự kiện đó tôi đã mạnh dạn trích ra một vài bài thuốc của người xưa để lại, công việc vốn là thực dụng nhưng hiến ích cho đồng môn, là biện pháp tốt, rất tin tưởng trong việc trị thương làm mau lành, vả lại số liệu nghiệm chứng về dược sẽ không cần thiết nữa đã có dư uy tín.
BÀI THUỐC LÀM CAO TRỊ SAI KHỚP:
Các vị thuốc như sau:
Tục đoạn 1 lượng
Xuyên khung 1 lượng
Điền thất 1 lượng
Cốt toái bổ 1 lượng
Hồng Hoa 1 lượng
Sanh quân 2 lượng
Thảo ô 1 lượng
Đơn - Bì 1 lượng
Quy Vỹ 2 lượng
Cầm xạ lạc 1 lượng
Tự nhiên đồng 2 lượng
Nga Truật 1 lượng
CÁCH BÀO CHẾ: Đem 12 vị thuốc tán nhuyễn thật mịn (ở dạng bột). Dùng 12 lượng dầu mè và 3 lượng sáp ông nấu cho chảy ra hết, sau đó đổ thuốc tán vào đánh quết thành cao.
*. Chuyên trị trật khớp xương, làm tiêu sưng hết nhức, tùy theo vết thương lớn nhỏ, phết (bôi) vào chổ bị thương, dùng băng lớn bao (băng) lại khoảng từ 3 đến 4 ngày thay băng làm thuốc 1 lần.
BÀI THUỐC TIẾP CỐT THÔNG MẠCH THANG:
Chuyên trị: Về đường XƯƠNG SỐNG bị SAI KHỜP, bồi bổ Tỳ - Thận - Máu, dùng 3 thang sắc uống, gồm có các vị thuốc sau đây:
1. Lão Thục điạ 6 chỉ
2. Sơn thủ nhục 3 chỉ
3. Nhục Thung dung 6 chỉ
4. Cốt Toái bổ 6 chỉ
5. Phục Linh 4 chỉ
6. Cổ Chỉ 3 chỉ
7. Câu Kỷ 3 chỉ
8. Đổ trọng 4 chỉ
9. Đơn bì 2 chỉ
10. Khiếm thiệt 4 chỉ
11. Thố tư tử 3 chỉ
12. Tục đoạn 4 chỉ
Sắc thuốc dùng sêu ấm đất hoặc bẳng sành. Nước 3 chén sắc còn 1 chén, uống lúc thuốc còn ấm.
HOẶC: BÀI THUỐC LÀM THÔNG MẠCH TIÊU VIÊM GÂN CỐT SAI LẠC MAU BÌNH PHỤC
Các vị thuốc sau đây:
Đương quy 5 chỉ
Cốt thoái bổ 3 chỉ
xuyên tục đoạn 3 chỉ
Nhu Hương 2 chỉ
Xuyên gia bì 3 chỉ
Thủ ô 5 chỉ
Huỳnh cầm 2 chỉ
Liên kiều 2 chỉ
Mộc dược 2 chỉ
Sanh địa 5 chỉ
Dùng ấm sắc thuốc, nước 3 chén còn 1 chén, uống thuốc còn ấm.
BÀI THUỐC PHÒNG THÂN CỦA NGƯỜI LUYỆN VÕ:
CHUYÊN TRỊ; Các chứng trật đả, bị thương đến hôn mê bất tỉnh, tình trạng bị ứ huyết công phạt đến hệ thần kinh sinh dưỡng bên trong làm đau nhức. Trong uống ngoài thoa, vết chảy máu cầm ngay, đây là bài thuốc rất hiệu nghiệm còn có tên là Thất Ly Tán của các bậc tiền bối lưu truyền.
Gồm các phương thuốc như sau:
Xa hương 1 phân 2 ly
Nhủ hương 1 chỉ rưởi
Mộc dược 1 chỉ rưởi
Hồng hoa 1 chỉ rưởi
Mai phiến 1 phân 2 ly
Huyết kiệt 1 lượng
Trân châu 1 chỉ 2 phân
Nhụy trà 2 chỉ 4 phân
Thiên niên kiện 5 chỉ
Cốt toái bổ 2 chỉ 4 phân
Nhục thung dung 1 chỉ 4 phân
CÁCH BÀO CHẾ:
Các vị thuốc tán mịn, bỏ vào ve, đậy nấp kín, kẻo tiết hơi.
CÁCH DÙNG:
Mỗi lần dùng từ 7 ly đến 1 phân rưởi uống với rượu hay nước ấm. Bị nặng uống mỗi ngày 3 lần trong 3 ngày khỏi bệnh. Không nên dùng nhiều, hoặc quá liều lượng không tốt, người trạng thái bình thường không nên dùng.
BÀI NGỌC CHÂN TÁN:
CHUYÊN TRỊ: Chứng phong đòn gánh rất hay, hoặc bị chấn thương vào 36 Đại huyệt nằm bất tỉnh, hoặc bị va chạm mạnh trúng nhằm các hệ thần kinh làm co giật méo miệng, lưng uốn ván. Mau chóng cho nạn nhân dùng trong uống ngoài đắp thuốc này. Rất công hiệu, vết thương đang chảy máu đấp thuốc sẽ cầm ngay.
Gồm các phương phuốc như sau:
Khương hượt 1 lượng
Phong phòng 1 lượng
Bạch chỉ 1 lượng
Bạch phụ tử 2 lượng
Thiên ma 1 lượng
Sanh nam tinh 1 lượng
(sao chế nước gừng)
CÁCH BÀO CHẾ: Các vị thuốc đem tán mịn để vào chai được phong kín, giữ thật kỹ kẻo ẩm ước tiết hơi để dùng lâu.
CÁCH DÙNG: Mỗi lần uống từ 1 đến 2 chỉ với rượu hoặc nước ấm. Bên ngoài dùng thuốc này đấp vào vết thương để cầm máu, rất hiệu nghiệm.
BÀI THUỐC VẠN LINH CAO:
Phương thuốc gồm có các vị:
Hạt cân thảo 1 lượng
Thấu cốt thảo 1 lượng
Đinh hương 1 lượng
Đương quy 1 lượng
Tự nhiên đồng 1 lượng
Huyết kiệt 1 lượng
Mộc dược 1 lượng
Xuyên khung 8 chỉ
Xích thược 2 lượng
Hồng hoa 1 lượng
Ngưu tất 5 chỉ
Ngũ gia bì 5 chỉ
Thạch xương bố 5 chỉ
Thương truật 5 chỉ
Mộ hương 3 chỉ
Tân giao 3 chỉ
Xà Xàn tử 3 chỉ
Nhục quế 3 chỉ
Xuyên phục thử 3 chỉ
Bán hạ (chế) 3 chỉ
Thạch hộc 3 chỉ
Tỳ giải 3 chỉ
Hồ cánh cốt 1 ống xương
Lộc nhung 3 chỉ
Xạ hương 2 chỉ
CÁCH BÀO CHẾ: Gói huyết kiệt, mộc dược, xạhương, tán thâït mịn nhuyển thành bột, để riêng còn 22 vị thuốc dùng làm dầu phong tẩm 3 ngày. Sau đem nấu liên tục 3 ngày, thuốc cạn châm thêm nước, sao cho nước thuốc đen lại, rồi nhắc xuống lọc lậy nước bỏ xác, gia thêm hồng đơn 5 cân vào nước thuốc, đem nấu tiếp tục, quậy đều cho đến khi nào nước thuốc cô lại thành cao, nhắc xuống cho 3 vị thuốc Huyết kiệt, mộc dược, xạ hương, hòa chung vào quết đều xong để nguội.
CÁCH BẢO TRÌ THUỐC CAO: đổ vào bịch nylon cột chặt, cẩn thận hơn bỏ vào keo đậy kín, kẻo bị tiết hơi tránh được độ ẩm và giữ được lâu khi dùng nên phết (phần thuồc) lên miếng vải sạch đã được khử rùng, tránh phết thuốc lên loại giấy kiếng hay nylon để đấp vào vết thương để tránh trường hợp dùng thuốc bó (đáp) quá nóng hay nhớt, không thoát hơi dễ gây phản ứng da, lở loét.
NGUYÊN TẮC DÙNG THUỐC: Các bài thuốc lưu truyền ở đây nhằm vào 2 mục đích:
Trấn thống: Giảm đau, thông huyết, phá huyết
Tiếp Cốt: Sinh Xương, làm cơ gân mau lành, giúp cho vết thương mau bình phục.
BÀI THUỐC CAO DÁN HAY CÒN GỌI LÀ THẦN HIỆU TRẬT ĐÃ TÁN:
Phương dược liệu gồm có:
Cầm xạ lặc 5 chỉ
Sanh quân 5 chỉ
Điền thất 5 chỉ
Huyết kiệt 5 chỉ
Xuyên ô 5 chỉ
Thảo ô 5 chỉ
Phù dung điệp 3 chỉ
Cương huỳnh 1 chỉ
Qui vỹ 5 chỉ
Bạch chi 3 chỉ
Tất cả đem tán mịn (nhuyễn) khu dùng lấy vừa đủ để đấp vào vết hương hòa chung vời rượu nếu xương bị gãy và đã được lấy lại độ lệch của xương rồi thì gia thêm cốt toái bổ, tục đoạn, mỗi thứ 2 chỉ, đem đấp, bó chặt vào chổ trật, gãy của xương hay khớp.
BÀI THUỐC UỐNG KHI BỊ TRẬT KHỚP HAY GÃY XƯƠNG:
Có tên là: QUY GIAO THANG phương thuốc như sau:
Đương quy 1 lượng
Tần giao 3 chỉ
Độc hượt 3 chỉ
Tục đoạn 4 chỉ
Cốt toái bổ 3 chỉ
Ngũ gia bì 3 chỉ
Tuế Tân 1 chỉ
Ngưu Tất 3 chỉ
Chích thảo 1 chỉ
Đỗ trọng 4 chỉ
Xuyên khung 5 chỉ
Nước sắc 3 chén còn lại 1 chén, uống thuốc lúc còn ấm ấm, nên uống liên tục 3 thang, sau đó đổi thuốc, thang uống thuốc tán hoàn viên Bài Tiếp Cốt Tử Kim Đơn
BÀI THUỐC: TIẾP CỐT KIM TỬ ĐƠN:
Gồm các vị thuốc sau:
Địa long 1 lượng
Xuyên ô 1 lượng
Long cốt 2 lượng
Địa miết trùng 2 lượng
Lộc giác giao 2 lượng
Xích thạch phì 2 lượng
Tự nhiên đồng 3 lượng
Hược thạch phi 4 lượng
Nhu hương 1 lượng
Mộc dược 1 lượng rưỡi
Xạ hương 5 phân
CÁCH BÀO CHẾ: Tất cả đem tán mịn dùng lộc giác giao hòa thành nước, chế hòn nhỏ, dùng châu sa làm thành áo.
Mỗi lần uống 1 hoàn với rượu hoặc nước trà nóng, trong ngày từ 2 đến 3 lần liên tục dùng như vậy cho đến khi lành vết thương.
CHỬA BONG GÂN VÀ TRẬT KHỚP
CỔ, SỐNG LƯNG, BẢ VAI, CÁNH CHỎ, CỔ TAY, XƯƠNG ĐÙI, ĐẦU GỐI, CỔ CHÂN, RÃNH GÓT
Võ Sư Nguyễn Văn Vang
I. SAI KHỚP CỘT SỐNG CỔ HAY BONG GÂN SỐNG CỔ:
CÁCH KHÁM TỔNG QUÁT:
*.Tư thế cột sống lành mạnh bình thường
*.Không lên gân các cơ cột sống.
*.Yêu cầu nạn nhân thay đồ chỉ mặt đồ lót, bảo nạn nhân đứng thẳng người
*.Quan sát từ phía sau.
*.Ta thấy đường trọng tâm chạy dọc theo các gai sống (tạo nên đường thẳng C - 7 đến S - 1) chạy qua kẻ mông và kéo thẳng dài xuống chạm đất chính giữa 2 mắt cá trong.
*.Ta thấy hai vòng vai cân xứng ngang bằng, hai mỏm xương bả vai đối xứng
*.Đường nối 2 mào chậu cũng bằng nhau cân xứng.
*.Tam giác cạnh thân (kẻ hở thân mình và hai chi trên) hai bên giống nhau.
*.Khi bị lệch (vặn vẹo) , đi không thẳng người, nghiêng lệch, không cân xứng.
CÁCH CHỬA:
để nạn nhân torng tư thế ngồi, 2 chân duổi thẳng, 2 tay chống vào giữa khoảng đùi bên trong.
Người chửa trị đứng vế phía sau lưng nạn nhân, tay trái đỡ tay phải cùng bợ cằm nạn nhân, dùng 2 cánh chỏ để tỳ trên vai của nạn nhân. Kế tiếp người chửa trị dùng đầu gối phải đặt vào đường rãnh lưng ngay đốt sống cổ C - 7.
Gối ấn nhẹ và từ từ gia tăng kình lực độ vừa phải về phía trước cùng lúc hai tay bợ cằm nâng hàm, nhấc đầu lên lập tức sẽ nghe tiếng kêu nhỏ trong xương, hiện tượng bong gân và khớp đã vào vị trí nguyên trạng (bình thường).
Công việc chửa trị cần phải xoa bớp thuốc và uống thuốc (có htể dùng thuốc hoàn tán bổ gân xương).
GHI CHÚ:
Xương cổ thứ nhất là đốt sống cổ chống đở phần đầu, nối với xương đầu, đốt thứ hai là xương trụ, dùng làm trục quay của đầu. Bởi vậy đầu xoay được nhờ vào bộ phận này. Nạn nhân trật khớp cổ, tức là trật chổ khớp xương này.
Chứng trạng bị nặng là khớp trật hẳn ra ngoài làm hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng, nếu chữa vào khớp cũng bị tàn tật (phải đeo một cỗ giả để đở phần đầu). Còn trường hợp nhẹ bong gân sai khớp có thể trị được, chứng trạng nầy phần đầu cúi gục xuống hoặc đầu nghiêng sang một bên, tức là chưa trật khớp hẳn ra ngoài, cổ có thể cố gắng ngẩng mặt hoặc ngã đầu về phía sau hay ngược lại, cổ giử phần đầu cho thẳng nhưng thấy đau buốt, hoặc muốn xoay ngang nhìn qua trái sang phải chuyển động một cách khó khăn và đau đớn khó chịu là phải chữa ngay bằng phương pháp trên.
Công việc chữa trị xong nếu thấy cột xống mà không đở nổi phần đầu thì phải cho nạn nhân nằm an dưỡng để điều trị cổ giữ yên không cử động trong thời gian ngắn ngày, phòng độ lệch có thể bị bong gân sai khớp trở lại.
CÁCH ĐIỀU TRỊ:
Dùng thuốc cao (trị bong gân sai khớp) dán vào chổ đau hoặc bó thuốc tán, cách 2 ngày thay băng kiểm tra lại chổ đau và dán hay bó thuốc lại 1 lần cho đến khi bình phục thì không cần băng bó nữa.
II. TRƯỜNG HỢP SỬA TRẬT HOẶC BỊ CỤP SỐNG LƯNG:
Trạng chứng chổ bị thương lồi ra, đốt sống bị trật rất dể nhận dạng tư thế sống lưng không thẳng, làm cho thân người hơi cong và không ngữa ra sau được, nạn nhân đau nhức đi, đứng, nằm rất khó khăn.
CÁCH ĐIỀU TRỊ:
Phải kiểm chứng dùng tay sờ ấn chổ bị thương để biết rõ trật, cụp thế nào, đốt sống trật ra ngoài, hay trật vẹo sang trái hoặc phải.
Kỹ thuật dùng thủ pháp điều trị đốt xương trật, lồi ra:
Cho nạn nhân nằm sấp để 2 chân duỗi thẳng, nhờ một người phụ ngồi xuống tư thế quỳ chân phải, dùng 2 tay nắm lấy 2 chân nạn nhân kế tiếp người cứu chữa, đứng về bên hông trái nạn nhân, dùng đầu gối phải đặt đúng vào chổ đốt sống lồi ra, kế tiếp dùng tay vòng qua nách bợ đỡ ngực giao với vai trước. Tất cả đã vào trong tư thế chuẩn bị.
THỰC HÀNH:
Dùng 2 tay NÂNG và NHẤC mặt nạn nhân lên cách mặt đất chứng 25 cm đến 30 cm cùng lúc đầu gối ấn đè xuống, đồng thời người phụ việc cứu chữa kéo mạnh 2 chân của nạn nhân, sao cho giãn dài ra .
Kỹ thuật kéo giãn của người phụ việc: Trong tư thế quỳ một chân mông ngồi về gót phải còn chân trái gập lại (giống tư thế quỳ sửa võ phục) dùng 2 tay nắm lấy 2 chân nạn nhân giựt mạnh, kéo ngã ngữa người ra sau, động tác này phải ăn khớp với động tác NHẤC, NÂNG, ẤN đè gối của người cứu chữa chính. Khi nghe tiếng đốt xương sống lồi ra đã khớp vào, cũng cần dán thuốc cao hay bó thuốc kẹp nẹp vào chổ vết thương, khoảng từ 3 ngày đến 5 ngày kiểm tra lại 1 lần, thay băng rửa sạch vết thương bằng nước đun sôi để ấm pha thêm một ít rượu trắng, lấy tay sờ nắn chổ xương trật xem đã được liền lạc chưa, xong xuôi lại bó nẹp và băng lại như cũ, bên trong vẫn đấp thuốc cho đến khi nào vết thương lành hẳn thì không cần bó nữa. Thời gian bó thuốc bên ngoài cũng cần uống 3 thang Tiếp cốt thông mạch để cho vết thương mau lành. Điều quan trọng là tuyệt đối không làm việc nặng như: đội, vác, kéo, gánh. bưng, đẩy trong một thời gian dài nếu không sẽ bị trật lại, và có thể sẽ bị tàn tật suốt đời, hoặc trầm trọng hơn sẽ bị thiệt mạng.
Trường hợp bị trật, cụp lưng vẹo sang bên trái hoặc phải: vết thương trật ở vị trí L - 1 hoặc L - 2 và L - 3 thuộc vùng Mạng môn huyệt.
CÁCH CHỮA KHỚP:
Cho nạn nhân nằm sấp 2 chân duỗi thẳng 2 tay buông lỏng cặp bên hông.
Người cứu chữa, sau khi đã khám nghiệm vết thương, nếu turờng hợp bị trật khớp ngay đốt L- 5 bên dưới huyệt Mạng môn đốt bị trật lệch vẹo sang bên trái. Người cứu chữa phải đứng ngang hông bên phải nạn nhân, dùng gót chân phải để vào vị trí đốt xương trật với kỹ thuật là đạp ấn đè nhấn đốt sương trật sao cho vào khớp, kế tiếp là cúi người xuống dùng 2 tay nắm lấy cẳng chân phải của nạn nhân kéo lên, cùng lúc đó người thứ ba phụ việc cứu chữa ngồi xuống cũng dùng 2 tay nắm lấy cẳng chân còn lại kéo giãn thẳng. Chú ý đến điều này là 3 động tác nói trên phải ăn khớp với nhau nhịp nhàng cùng một lúc, khi chổ bị trật phát ra một tiếng kêu nhỏ RẮC thì biết là khớp đã vào vị trí nguyên trạng. Sau đó chữa bằng phương dược liệu giống như phần trên. Tất cả các vết thương bị trật khớp tuy khác nhau về tư thế, nhưng cách chữa trị lấy khớp cũng tương tự gần giống như 2 cách trên còn thuốc trị thương về đông y dược cũng gần giống nhau tuy có gia giảm vài vị hoặc về liều lượng chút ít cũng tùy thuộc vào vết thương nặng nhẹ, lớn nhỏ.
Đáng lưu ý một điều, thường thường nạn nhân bị trật khớp rất đau nhức giống như gãy xương, nhưng khi khớp được đưa vào vị trí cũ sẽ hết đau ngay. Đó là cách kiểm chứng rõ rệt nhất, và chỉ trong 7 ngày hay quá lắm là 15 ngày sau là khỏi hẳn. Sự vâïn động trong phạm vi chức năng cơ chế của khớp cột sống cũng trở lại của trạng thái bình thường.
CÁCH THỨC NẸP ĐỂ BÓ CỘT SỐNG:
Nẹp để bó cột sống dùng bằng (thông mộc): khúc cây có thiết diện 3 cm X 4 cm có về dài bằng cột sống phía trong có khoét rãnh cho hợp với xương sống, có khoan lỗ để xỏ dây buộc quanh mình.
III. TRƯỜNG HỢP BỊ BONG GÂN TRẬT KHỚP VAI (BẢ VAI):
Trập hớp xương bả vai thường xẩy ra lúc té ngã sai kỹ thuật hay nhào lộn lỡ đà dùng vai để chịu, hay vung tay đập banh ở độ cao quá đà lại bị một sức mạnh bên ngoài tấn công vào mà khớp vai không chịu nổi, làm chấn động trật khớp vai ra ngaòi, chứng trạng cho thấy tỏi xương cánh tay tuột ra ngoài ổ chảo, thòng xuống nách. Hoặc ngược lại đưa lên trên...
CÁCH CHỮA TRỊ:
Trường hợp thứ nhất khớp thụt xuống: Cho nạn nhân ngồi thẳng lưng trên ghế hoặc đứng thẳng người cũng được. Dùng thủ pháp nắn xương và thoa bóp cho bớt tê nhức. Người chữa đứng đối diện với nạn nhân, tay trái nắm lấy tay phải nạn nhân đưa vào nách của người bị nạn, tay phải vội nắm lấy cùi chỏ của nạn nhân, tay trái nắm lấy cườm tay, kế tiếp 2 tay liền đẩy gập cánh tay của người bị nạn lại, kế đó dùng ức bàn tay (chưởng tay phải ấn đẩy cùi chỏ của nạn nhân vào bẹ sườn), thủ pháp này giống như thế đòn bẩy để bẩy tỏi xương cánh tay đưa ngang. Khi thấy tỏi xương lồi ra ngang, thì người cứu dùng thủ pahp nâng, đẩy mạnh cùi chỏcủa nạn nhân đưa lên, chỏm tỏi xương lọt vào ổ chảo, liền nghe tiếng kêu khẻ, RẮC là khớp đã vào.
Trường hợp thứ 2, khớp trật đưa lên trên: tư thế nạn nhân và người chữa trị cùng thủ pháp lấy lại khớp cũng giống như trường hợp thứ nhất, chỉ khác về động tác, thay vì nâng nhấc thì ngược lại trì kéo đưa xuống. Phần kế tiếp là băng và bó thuốc hoặc dán thuốc cao tán giống như đã trinh bày ở phần trên, ... Tùy theo vết hương nặng hoặc nhẹ mà gia giảm liều lượng cho hợp lý vết thương. Thí dụ nạn nhân quá mệt thì phải cần dùng Nhân Sâm, nếu bị ứ huyết sưng phù bầm tím,thì phải uống Xuyên Điền Thất hay Huyết kiệt, nếu bị dập, móp xương thì phải uống Cốt Toái Bổ. Trường hợp tiểu tiện, đại tiện bị bí tắc thì phải dùng Xa tiền tử, Chỉ Xác, Đại hoàng, nếu gân xương đau nhức thì phải uống Tần giao, Tục đoạn, xuyên khung, bắc đổ trọng, các vị thuốc đó sẽ giúp nối liền mau lành gân xương, hoạt huyết, trân thống giảm đau làm mạnh gân cốt.
IV. TRƯỜNG HỢP BỊ TRẬT KHỚP CÁNH CHỎ (LỌI CÙI CHỎ):
Nguyên nhân:
Té ngã chống tay sai kỹ thuật, nhưng sự trật khớp lại nhiều chứng trạng khác nhau vì tư thế té ngã khác nhau tạo cơ chế độ lệch, nhằm vào 3 yếu tố để xẩy đến bong gân trật khớp: Lực chấn thương, lực co rút của cơ, trọng lực. Có thể nói là tùy mỗi trường hợp té ngã khác nhau mà 1 - 2 hoặc 3 lực trên tác động vào vị trí chổ khớp của 2 đầu xương trật khớp ra ngoài điển hình là khớp cánh chỏ khi trật khớp thấy cánh tay ngắn lại.
Hiểu được cơ chế này rất quan trọng vì muốn lấy lại khớp nhẹ nhàng, không gây tổn thương phụ mà có kết quả tốt thì phải hóa giải hết các lực trên. Điều quan trọng là cần khám thật kỹ chứng trạng vết thương, trật ra phía trước hay trật về phía sau, hoặc trong ngoài, hoặc khớp, xương trật ra nhưng có bị gãy không, đầu xương trật ra có đâm ra ngoài da hay không. Từ đó áp dụng thủ pháp, kéo giãn, đẩy nâng nhấn ấn bóp xoay lấy lại độ lệch thân xương, bóp khớp lay bẻ gập cho chổ đầu xương lồi ra được ăn vào khớp. Nêu muốn mau lành vết thương nên uống 3 thang Tiếp cốt thông mạch thang, ngoài xoa thuốc trật đả, hoặc dán cao hay bó thuốc trị bong gân trật khớp.
Thủ pháp sửa khớp cánh chỏ:
Để nạn nhân đứng hay ngồi trên ghế với tư thế thẳng lưng, nhờ một người phụ giúp đứng về phía sau quàng tay qua vai và nách để giữ nạn nhân. Tư thế người chữa trị: Đứng trước đối diện nạn nhân, tay phải nắm lấy cườm tay, tay trái nắm lấy cụm xương trật khớp, lấy đầu chi trên của khớp làm chuẩn, vừa kéo giãn vừa ấn đẩy cho khớp vào: Tay trái tiếp với tay phải, kéo cánh tay nạn nhân cho giãn thẳng, lúc đó nhiệm vụ của tay trái là nắn thẳng xương sao cho 2 đầu xương gối vào với nhau, khi bóp nắn thấy xương đã đúng khớp thì tay phải đang kéo giãn thẳng lập tức ấn mạnh, tay trái nâng ấn bóp khớp rồi từ từ nhẹ nhàng bẻ gập khéo cánh tay nạn nhân lại, trong lúc gập ta cố ý lay mạnh cho khớp xoay để ăn khớp vào nhau, như thế nạn nhân sẽ bớt đau, kỹ thuật đó gọi là Diệu Thủ, nhưng cũng có trường hợp làm không đúng phương pháp cũng tiếng kêu RẮC một cái kèm theo là tiếng thét của nạn nhân vì xương bị gãy, và bệnh trạng đang nhẹ thành nặng. Bởi vậy việc chữa thương phải hết sức thận trọng trong việc nghiên cứu, cần phải có thầy hướng dẫn và thực tập nhuần nhuyễn để viẹâc cứu chữa có hiệu quả tốt.
V. BONG GÂN SAI KHỚP XƯƠNG CƯỜM TAY (CỔ TAY):
Nguyên nhân: Chống tay té ngã sấp hoăc ngã ngữa ra sau sai kỹ thuật thường bị trật khớp cườm tay. Trường hợp nặng khớp trật hẳn ra ngoài hoặc trật ra ngoài phân nữa khớp, nhẹ thì chỉ vẹo khớp, bong gân bao khớp, cũng làm đùn gân lại sưng phù lên đau nhức khó chịu và cườm tay không cử động được.
Phương pháp chữa trị:
Để nạn nhân đứng hay ngồi tùy ý, nhờ một người đứng phía sau ôm giữ nạn nhân, bảo nạn nhân đưa tay bịsai gân hay trật khớp ra phía trước.
Người chữa trị:
Đứng về phía trước đối diện với nạn nhân, dùng tay phải nắm lấy bàn tay bị thương, ngón tay cái để trên lưng bàn tay, bốn ngón còn lại để dưới lòng bàn tay nắm 4 ngón tay của nạn nhân. Bàn tay trái nắm lấy cườm tay ngay chổ trật sai khớp, giữ chặt lấy hổ khẩu (giáp khớp cườm tay). Tay phải tiếp lại khớp, bàn tay phải dùng ngón cái ấn mạnh xuống. Cùng lúc đó ngược lại bàn tay trái nắm chặt hổ khẩu lại nhấc lên, khớp sẽ vào vị trí nguyên trạng phát tiếng kêu (rắc) thì ngưng ngay, đó là trường hợp nạn nhân ngã chống tay để ngữa lòng bàn tay, thì kỹ thuật sửa khớp như vậy, còn ngược lại nạn nhân té ngã chống tay mà để bàn tay úp sấp (lòng bàn tay chạm đất) thì kỹ thuật sửa khớp phải làm ngược trở lại. Sau khi đã lấy lại khớp rồi, công việc điều trị: Bắng cách băng bó (có thuốc bên trong) cho vết thương mau lành, để tránh trường hợp lỏng khớp: Vì sự vững của khớp còn tùy thuộc vào hai yếu tố: sức cơ và cách cấu tạo của khớp. Vì trật khớp ra ngoài có thể ảnh hưởng đến hai yếu tố trên.
Sức cơ yếu:
Đây là di chứng tạm thời, do sự bất động trong thời gian điều trị trật khớp, chứng trạng nhận định ban đầu bệnh nhân sau khi được băng bó khớp, cầm nắm rất yếu, thì không nên lo âu nên chịu khó luyện tập sau một thời gian sẽ trở lại bình thường.
Tổn thương khớp: Hoặc tổn thương phần mềm, như: Đứt dây chằng hoặc là rách bao khớp hay bị mẻ đầu xương của khớp có rất nhiều nguyên nhân có thể lúc té ngã bị chấn thương gây ra cũng có thể lúc đưa khớp vào, người chửa trị làm sai kỹ thuật lấy khớp.
Trường hợp nầy đã bị tổn thương phần mềm, dù sau thời gian chữa và điều trị cho vết thương lành hẳn, nhưng phải tránh cố gắng dùng sức hay làm việc nặng có thể bị trật lại.
Trở lại việc chửa trị lấy khớp. Sau việc lấy khớp là xoa bóp vào chổ trật cho thông kinh mạch để giảm bớt đau nhức, kế tiếp là dán thuốc cao VẠN LINH và uống thuốc Tiếp Cốt Thông Mạch Thang, đã nói thật kỹ ở phần trên, sau khi đã dán thuốc cao xong (bao quanh khớp cườm tay) rồi lấy băng vải (bề ngang 5 phân) băng bó ngay chổ trật, cách thức băng bó phải đúng kỹ thuật làm sao vừa ít tốn băng lại vừa giữ được khớp chặt vững và được êm vết thương cũng như về mỹ quan phải gọn gàng, sạch. Về phần thay băng cũng giống trường hợp trật khớp cột sống, sự kiêng cử ăn uống: Cấm ăn gà, vịt, tôm, cua, trái cây thơm, Măng tre , đồ xanh và sống.
VI. CÁCH CHỬA TRỊ NGÓN TAY BỊ BONG GÂN TRẬT KHỚP:
NGUYÊN NHÂN:
Khi xử dụng trái đấm hay chém xỉa, sai kỹ thuật, hoặc bị đá trúng, cũng như bất cẩn trong lúc làm việc có thể xẩy ra trật khớp xương ngón tay.
CHỨNG TRẠNG:
Khớp xương (đốt) ngón tay bị trật, ngay chổ khớp trật thường biến dạng sưng phù, ứ huyết, cơ vận động, thần kinh cảm giác bị tê liệt, sự co duỗi khó khăn. Đó là trường hợp nhẹ, nặng hơn sẽ không cử động được, một sự va chạm thật nhẹ cũng làm cho nạn nhân đau buốt.
PHẦN THỰC HÀNH CÁCH LẤY LẠI KHỚP:
Để nạn nhân đứng hoặc ngồi đều được cả, nhưng phải đối diện với người chửa, tay trái nắm lấy bàn tay bị trật, ngón tay cái trên lưng của ngón trật còn 4 ngón để dưới, thí dụ trật khờp lưng của ngón tay út, thì bàn tay trái dùng ngón cái đặt trên, 4 ngón để ở dưới nắm giữ chặt trên khớp lưng của ngón út. Bàn tay phải dùng ngón tay cái và ngón trỏ làm thành gọng kềm, kẹp vào giữa ngón tay út ngay lóng trật. Sau 30 giây xoa bóp xung quanh vết thương làm cho kinh mạch bớt căng cơ, ứ huyết, 2 bàn tay lại đặt vào vị trí như trên, dùng ngay thủ pháp ấn đẩy, kéo giãn thẳng ngón tay, Nâng nhấc, kềm giữ và ghịt ngược lại đốt xương trật, thuận đà bẻ gập cho đốt khớp xương vào khớp khi nghe tiếng kêu khẻ của đốt xương lọt vào khớp thì không được ấn nữa, lại từ từ kéo nhẹ ngón tay duỗi ra. Sau đó dùng nẹp mỏng và nhỏ bằng ngón út, bó chặt vào chổ khớp trật (vết thương). Trong có dán thuốc trật đả.
VII. CÁCH CHỮA TRẬT KHỚP XƯƠNG ĐÙI:
Cổ xương đùi, khung chậu - (khớp háng) giáp khớp vào nhau, với chức năng của chúng là hoạt dộng co, giãn để có thể đi, đứng , chạy, nhảy, nằm ngồi. Nếu bị tai nạn làm xương đùi trật ra khớp háng thí dụ: Trật háng phải, trật ra trước: háng dang, xoay ngoài. Trật ra sau: háng áp, xoay trong.
Khi khám nạn nhân thấy chứng trạng đầu gối ngã dựa vào chân kia, bắp đùi thâu ngắn lại, là cổ xương đùi trật ra sau, ngay vị trí chổ trật khớp, cổ xương đùi và xương chậu sưng nhức, không ngồi và đi đứng được.
CÁCH LẤY LẠI KHỚP XƯƠNG ĐÙI:
Trước khi dùng thủ pháp để chữa, thấy chổ bị trật sưng to tụ máu bầm, ta mau dùng phương pháp xoa bóp xung quanh vết thương để cho kinh mạch và cơ gân bớt căng, giảm sự đau nhức cho nạn nhân, sau đó sờ nắn cổ xương đùi, định được vị trí để tìm cách đưa cổ xương đùi vào khớp. Sau đó:
Để nạn nhân nằm ngữa, nhờ một người phụ giúp đứng ở phía trước mặt nạn nhân, người khum xuống tay trái nắm cổ chân nạn nhân, bị trật khớp chân nào thì cầm cổ chân ấy, kế đến dùng chưởng tay phải áp đặt vào gót chân phải của nạn nhân, thí dụ đây là trường hợp nạn nhân bị trật khớp háng bên phải, còn trướng hợp bị trật khớp bên trái thì cầm ngược lại, trong tư thế chuẩn bị ấn đẩy tới trước sao cho chân của nạn nhân được co gập lại, đầu gối chạm vào ngực.
Người cứu chữa đứng về hông bên phải cuả nạn nhân, cúi khom lưng dùng tay phải ấn gối nạn nhân, trong khi đó người phụ giúp dùng sức mạnh ấn đẩy cho đầu gối của nạn nhân co gập lại, người cứu chữa dùng tay trái sờ nắn tìm đầu chóp xương cổ trên, lấy chưởng tay trái ấn đẩy mạnh xuống cho chỏm xương đùi cổ trên, lọt vào bao khớp. Thông thường thì cho rằng khớp đã vào, nhưng trong thực tế chỏm xương đùi chưa tiếp khớp với diện nguyệt của xương chậu, bởi vậy cần phải thực hiện như sau: Người cứu chữa dùng chưởng tay trái ấn mạnh một lần nữa, kế tiếp tay phải đang giữa đầu gối của nạn nhân, lập tức banh ngang khớp háng cứ từ từ mà ấn cho đến khi có tiếng kêu thật khẻ (rắc) thì ngưng ngay, sau đó lại nhắc từ từ lên cao cho gối khép lại, cùng lúc ấy người phụ giúp thấy ám hiệu bảo, kéo giãn thì lập tức kéo giãn thẳng chân và ghịt ngang cho chân của nạn nhân dang (hở) ra. Vì động tác này là động tác sau cùng lấy lại khớp háng, cũng là công việc hóa giải các lực: Như Lực chấn thương, lực co rút của các cơ , và trọng lực.
Trường hợp bị trật khớp háng bên trái: Trật ra trước, háng dang, chi dưới trái ngắn, xoay ngoài. Đau chói vùng trước háng (tam giác Scarpa) thì kỹ thuật lấy khớp pahỉ làm ngược trở lại, nếu trật về (ra) sau háng áp (khép) thì cách lấy lại khớp cũng tương tự giống như trường hợp trật khớp háng bên phải, trật ra sau háng áp, như phần trên đã trình bày, nhưng chỉ khác một chút là đổi vế, còn cách dùng thuốc điều trị cũng giống như các trường hợp bị trật khớp như trên.
VIII. CÁCH CHỮA: SỬA TRẬT KHỚP ĐẦU GỐI:
CHỨNG TRẠNG:
Đầu gối trật về phía trứơc, thì xương ống chân (xương chày, xương mác) đưa ra phía trước, còn xương đầu gối ngắn lại, còn trật khớp vế phía sau thì ngược lại, đầu dưới xương đùi và xương bánh chè đưa ra về phía trứơc đầu xương ống chân (chày, mác) trật ra khỏi khớp lòi ra phía sau.
Trong trường hợp nặng, nạn nhân vừa bị gãy xương. Đùi và khớp trật ra phía trước, chúng ta xử lý ra sao?
CÁCH CHỮA TRỊ:
Đầu tiên dùng thủ pháp (nắn xương) mằn mò xem xương đùi đầu dưới gãy ngang hay hãy chéo vát, nếu trường hợp xương gãy ngang, thì không nguy hiểm bằng gãy chéo vát, nhưng phải cẩn thận nắn nhẹ, mằn mò xương cũng như nâng nhắc ấn đẩy khi tiếp nối xương bị gãy lại sao cho ăn khớp, không nên bẻ vạn vì có thể mãnh xương gãy rất bén và nhọn đâm hay cứa đứt kinh mạch mà gây nguy hại cho nạn nhân.
Phần tiếp xương đã xong ta mau chóng dùng nẹp bó chặt trong đã có thuốc và băng lại.
Có 2 cách chữa trị lấy khớp:
Trường hợp thứ nhất: khớp trật về phía trước, dùng thủ pháp chữa như sau:
để nạn nhân gối hai tay chống về đằng sau có thể tỳ người ngã gnữa về sau đưa chân bị trật khớp ra phía trứơc, người chữa trị đứng bên hông phía chân sau, khum lưng tới trước, tay phải nắm chặt gót chân nạn nhân, tay trái đặt tên xương bánh chè, ấn tại khớp đầu gối với kỹ thuật vận sức ở chưởng tay động tác thật từ từ để đưa khớp vào cùng lúc đó tay phải nắm gót chân cũng từ từ ấn đẩy cho chân nạn nhân từ từ co gập lại, rồi nhẹ nhàng đặt chân nạn nhân xuống để trong tư thế co gập như vậy, người cứu dùng chân của mình đặt chồng lên bàn chân của nạn nhân rồi đạp giữ chặt, lấy đầu gối người cứu, chêm vào đầu trên xương ống (chày mác) nạn nhân, kế tiếp là dùng hai bàn tay đan vào nhau nhắc nâng từ từ ống xương đầu dưới của xương đùi, trong thủ pháp này người cứu phải thực hiện nhịp nhàng cùng lúc dùng đầu gối của mình làm thế tỳ ấn đẩy để đưa đầu trên của 2 ống chân (chày, mác) vào khớp. Khi nghe tiếng kêu khẻ (rắc) là biết 2 đầu xương đã vào khớp thì ngưng ngay. Sau cùng ta làm thêm một động tác nữa là ta phải nắm cổ chân, tay trái đặt trên xương bánh chè nắm gĩư ở đó, rời dùng sức từ từ kéo giãn cho khớp gối duỗi thẳng, đây là cách hóa giải lực cơ (cơ tứ đầu đùi) bọc lấy xương bánh chè hoàn về vị trí cũ (bình thường).
Muốn vết thương mau lành, dùng bài Tiếp Cốt Thông Mạch Thang, ngoài dùng thuốc đấp và bó chữa trị gân xương, nên giữ sao cho êm vết thương khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày thay băng rửa vết thương đấp thuốc mới và băng bó lại cho đến khi nào thấy vết thương lành hẳn thì mới được tháo băng. Kiêng ăn các thứ xanh, lạnh, thịt trâu, bò, gà, vịt, tôm, cua, trái cây có nhiều mắt, nhiều gai, khi vết thương lành hẳn cũng phải tập luyện để hồi phục Cơ Xương.
Trường hợp thứ hai: Khớp trật về phía sau, dùng thủ pháp tương tự như trường hợp thứ nhất, nhưng động tác lấy khớp thì ngược lại.
IX. CHỨNG TRẠNG THÔNG THƯỜNG TRẬT KHỚP CƯỜM CHÂN:
Căn cứ vào vị trí của khớp, khớp bị trật thường gặp các chứng trạng sau:
cườm chân bị trật khớp ra phía sau: Bàn chân phía trước thu ngắn lại, chõ gót chân phía sau dài lồi ra, biết khớp đưa ra phía sau.
Trường hợp khớp mắt cá (bên đưới): Khớp trật ra ngoài, tức bàn chân lật vào trong, hoặc khớp trật vào trong thì ngược lại.
Cườm chân bị trật, khớp đưa về phía trước: Bàn chân dài ra, gót chân lõm vào
Cườm chân trật khớp phía ngoài: Làm bàn chân lật ra sau.
Cườm chân trật khớp phía trong: bàn chân lật tới trước, ống chân thụt xuống cạm đất thâu ngắn lại.
Trường hợp bong gân khớp cườm chân: Là trường hợp nhẹ, tuy nhiên không thấy chứng trạng trật khớp, nhưng vẫn bị sưng, đau nhức.
Trường hợp không bị trật khớp cườm chân, hay bong gân như trên, nhưng bị thụng gân gót: vị trí rãnh gót và diện khớp sên sau cũng làm sưng nhức.
CÁCH CHỮA TRỊ:
Tất cả chứng trạng trên đều gây ra sưng nhức mạch máu không thông bị ứ đọng, từ cườm chân đến cả bàn chân hoàn toàn bị tê liệt. Bởi vậy việc đầu tiên phải dùng thủ pháp thoa bóp, bấm huyệt cho bớt đau nhức. Sau đó đặt nạn nhân vào tư thế thuận lợi nhất để dùng kỹ thuật lấy lại khớp. Công việc bắt đầu là nắn xương để biết khớp trật về phía nào. Sau đó tìm cách kéo giãn thẳng khớp cườm chân và xương ống chân,với một lực kéo giãn vừa phải để có thể ấn đẩy chổ xương trật (hay độ lệch thế xương) đưa về ngay khớp, với kỹ thuật nắn xương phải ngược lại tư thế trật khớp, thì khớp trở lại vị trí cũ (bình thường). Nếu bị trật khớp ở trường hợp nặng thì cũng phải bó cặp nẹp bằng loại nan tre trong có thuốc cho đến khi nào lành hẳn, cũng theo cách thức thay băng rửa vết thương làm thuốc giống như bong gân trật khớp khác, và cũng phải kiêng cữ.
KỸ THUẬT LẤY LẠI KHỚP CƯỜM CHÂN:
Để nạn nhân trong tư thế nằm sấp, hai chân duỗi thẳng,hai tay cặp bên hông, chân nào bị trật khớp co lên,. Người chữa khom lưng xuống dùng một chân đạp vào kheo chân của nạn nhân, và 2 tay nắm gót chân và bàn chân. Thí dụ: Trường hợp nầy nạn nhân bị trật khớp cườm chân trái: thì người chữa dùng chân trái đạp vào kheo chân trái nạn nhân, bàn tay trái nắm gót, bàn tay phải nắm bàn chân kế tiếp.
Động tác thứ nhất: Cùng một lúc, chân trái đạp kheo thì ghì giữ chặt hai tay nhấc bàn chân của nạn nhân lên, nhưng phải thật từ từ để thăm dò độ giãn chỉ vừa phải một lực tương đối để có thể nắn xương đưa xương bị trật về ngay khớp, như thế là cách hoá giải được lực cơ co lại.
Động tác thứ hai: Vẫn giữ nguyên động tác thứ nhất, hai bàn tay vẫn nắm gót và bàn chân của nạn nhân, tay trái nắm gót giữ làm trụ còn tay phải thì từ từ xoay bàn chân của nạn nhân theo chiều xoắn ốc, khi nghe tiếng kêu khẻ (rắc) thì ngưng ngay, đó là hiện tượng khớp đã vào. Sau đó thực hiện phần băng bó thuốc.
X. SỬA TRẬT KHỚP RÃNH GÓT:
NGUYÊN NHÂN:
Nhảy xuống độ cao khi rơi xuống dùng gót chịu lại, ảnh hưởng sự phản lực của mặt đất chấn động đến phần mềm lớp gân gập rãnh gót, nên xương của gót bị lỏm vào, chứng trạng sưng nhức phần gót đi không được.
CÁCH SỬA KHỚP:
Để nạn nhân nằm sấp 2 tay đặt xuôn 2 bên lườn 2 chân cũng duỗi thẳng.
NGƯỜI CHỮA TRỊ:
đứng về phía chân bị thương, người khom lưng phía trước, dùng tay trái nắm cổ chân, tay phải nắm mõm gót, chân trái đạp vào kheo chân nạn nhân để có thể tỳ kéo giãn, kế tiếp tay trái nắm giữ chặt lấy 5 đầu ngón chân ấn xuống cùng một lúc tay pahỉ nắm phần trên nhượng gót, lấy sức mạnh kéo nhấc lên sao cho xương củ gót trở về nguyên trạng, động tác này hai tay phải cùng một lúc thuận chiều nhau, tay ấn tay nhấc lên, khi nghe tiếng kêu khẻ (rắc) thì ngưng ngay tức lớp gân gập rãnh gót đã nhả ra và diện khớp sên sau được trả về vị trí cũ (bình thường). Cũng cần băng bó và điều trị giống như trên.
PHẦN THAM LUẬN
Khi dùng thủ pháp nắn xương để chữa bong gân sai khớp, động tác phải dùng đến: NÂNG, NHẤC, ẤN, ĐẨY, KÉO, GHÌ, XOAY, LAY, GIỰT, cho thật NHANH GỌN CHUẨN XÁC, nhẹ quá khớp không vào, mạnh quá KHỚP cũng không vào lại để dị tật về sau dễ trật lại, vẫn biết rằng độ tuổi nhi đồng thiếu niên Cơ khớp xương chóng lành, nhưng cơ khớp sai sẽ thành dị tật.
Do đó việc chữa thương, chúng ta phải hết sức cẩn trọng chỉ cần Một lực vừa đủ, Một kỹ thuật nhuần nhuyễn, một bí quyết chuẩn xác đó là phương cách tốt nhất, hiệu quả cao nhất trong việc cứu chữa.
Có những trường hợp bị bong gân không cần chữa vẩn lành đó là những trường hợp nhẹ, nhưng nếu biết BÍ QUYẾT lấy lại sẽ khỏi ngay tại chổ không phải một tuần lễ sau mới khỏi, kéo dài sự đau đớn mà lại để dị tật về sau, cho nên cách chữa cấp thời ở đây lại cần thiết cho HLV đang phụ trách LỚP VÕ THUẬT.
Chúng tôi trình bày tập tiêu luận này được xây dựng trên cơ sở học tập hướng dẫn do ân su truyền dạy, cộng thêm sự tham khảo một số tài liệu cùng sự góp ý của giáo sư bác sỉ.
Nhưng bất cứ công trình nào dù thật tuyệt vời, vẫn để lại sai sót, đó là định luật không bao giờ thay đổi, chúng tôi quyết tâm làm, cố gắng hết sức để hoàn thành tiểu luận này để đóng góp, để phục vụ xây dựng MÔN PHÁI cũng không tránh khỏi định luật sai sót, rất mong được sự đóng góp chung lòng phục vụ MÔN PHÁI đó là CÁI NGHĨA vào đời SỐNG VÕ ĐẠO thật sự.
Kính chào!
Môn Sinh: Nguyễn Văn Vang
I. MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA TRỊ CHẤN THƯƠNG CÓ DÙNG THUỐC VÕ
Chữa trị bằng thuốc võ cổ truyền có tác dụng đối với mọi chấn thương, trật đả, nhằm thiết lập sự cân bằng âm - dương, điều hòa cơ thể, phục hồi các chức năng tạng phủ, kinh lạc, gân xương và làm hàn gắn các sang chấn như gãy xương, bong gân, trật khớp, bị đâm chém hoặc đánh trúng huyệt đạo...
A. NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA TRỊ NỘI THƯƠNG.
1. Bài giải độc thang:
· Do võ sư, lương y Nguyễn Bá Ngọc, huyện Tây Sơn, cung cấp.
- Quy vĩ 8 gam
- Chỉ thiệt 8 gam
- Trần bì 4 gam
- Hồng hoa 8 gam
- Quế chi 4 gam
- Huyết kiệt 4 gam
- Ngưu tất 4 gam
- Nhi trà 4 gam
- Điền thất 4 gam
- Xích thược 8 gam
- Đào nhân 8 gam
- Tô mộc 4 gam
- Sanh địa 8 gam
- Thổ phục linh 8 gam
- Đỗ trọng 4 gam.
* Cách dùng:
- Sắc 3 chén nước còn một chén. Khi uống pha thêm 1 ly rượu nhỏ.
- Sau khi uống 3 thang phải uống thêm 1 thang thuốc bổ.
* Chú ý: Có thai không dùng.
Y học trong Võ cổ truyền Bình Định
đăng 02:19 12-05-2011 bởi Hồ Phi Long
Y HỌC TRONG VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH
Để chữa trị các chấn thương do tập luyện và do bị trúng đòn của đối phương, tổ tiên chúng ta đã kết hợp giữa phương pháp điều trị dùng thuốc của nền y học cổ truyền Việt Nam với phương pháp chữa trị các chấn thương, kể cả nội và ngoại thương bằng cách day, nắn, bóp, bấm huyệt, châm cứu, kết hợp với dùng thuốc Nam, thuốc Bắc.
Cách chữa trị đó từng bước được đúc kết, phát triển và dần dần nâng lên thành y học phục vụ cho việc điều trị trong lĩnh vực võ cổ truyền, góp phần tăng cường hiệu quả chữa trị đa dạng và làm phong phú kho tàng y học cổ truyền Việt Nam.
Truyền thống y học cổ truyền từ đây được gắn liền với các phương pháp chữa trị chấn thương và là một chuyên khoa của nền y học cổ truyền Việt Nam.
Các danh y, lương y chuyên khoa ở tỉnh Bình Định đã nghiên cứu, vận dụng, tiếp thu, kế thừa và sáng chế các phương thuốc sẵn có của địa phương; đồng thời nghiên cứu ứng dụng các phương thuốc võ trong nước cũng như ngoài nước vào điều kiện của Bình Định, đã để lại những kinh nghiệm và bài thuốc chữa trị có hiệu quả. Hiện Sở TDTT Bình Định đã thu thập và phát hiện hơn 200 bài thuốc võ cổ truyền của các danh y, võ sư, lương y trong tỉnh cống hiến. Trong đó, Hội đồng khoa học, Sở Y tế và Hội Y học cổ truyền Bình Định đã chọn lọc ra 34 bài thuốc tiêu biểu, mang tính chất vừa đa dạng, vừa hiệu nghiệm.
I. Một số bài thuốc chữa trị chấn thương có dùng thuốc võ
Chữa trị bằng thuốc võ cổ truyền có tác dụng đối với mọi chấn thương, trật đả, nhằm thiết lập sự cân bằng âm - dương, điều hòa cơ thể, phục hồi các chức năng tạng phủ, kinh lạc, gân xương và làm hàn gắn các sang chấn như gãy xương, bong gân, trật khớp, bị đâm chém hoặc đánh trúng huyệt đạo...
1. Những bài thuốc chữa trị nội thương.
* Bài giải độc thang: Do võ sư, lương y Nguyễn Bá Ngọc, huyện Tây Sơn, cung cấp.
- Quy vĩ - 8 gam
- Chỉ thiệt - 8 gam
- Trần bì - 4 gam
- Hồng hoa - 8 gam
- Quế chi - 4 gam
- Huyết kiệt - 4 gam
- Ngưu tất - 4 gam
- Nhi trà - 4 gam
- Điền thất - 4 gam
- Xích thược - 8 gam
- Đào nhân - 8 gam
- Tô mộc - 4 gam
- Sanh địa - 8 gam
- Thổ phục linh - 8 gam
- Đỗ trọng - 4 gam
Cách dùng: Sắc 3 chén nước còn một chén. Khi uống pha thêm 1 ly rượu nhỏ.
Sau khi uống 3 thang phải uống thêm 1 thang thuốc bổ. Có thai không dùng.
* Bài trật đả thang: (Bị đánh té, đánh nặng đòn) Do võ sư, lương y Trương Văn Vịnh (biệt hiệu Phi Long Vịnh) ở huyện Tuy Phước, cung cấp.
- Qui vĩ 8 gam
- Nhũ hương 6 gam
- Đào nhân 14 hột
- Mộc hương 4 gam
- Mộc thông 4 gam
- Sinh địa 12 gam
- Cam thảo 4 gam
- Một dược 8 gam
- Sanh khương 4 lát
- Xuyên khung 12 gam
- Tục đoạn 8 gam
- Ô dược 4 gam
- Tô mộc 4 gam
- Trạch lan 4 gam
Cách dùng: Sắc 3 chén nước còn 1 chén, pha thêm 1 ly rượu nhỏ, một ly nước tiểu trẻ em (đồng tiện), uống ngày một thang.
Sau đây là cách gia giảm trúng đòn ở thượng, trung, hạ bộ trong bài thuốc trên:
- Bị đánh té ứ huyết tại ngực gia thêm Sa nhâm 4 gam.
- Bị đánh trúng cổ họng khò khè gia thêm Bắc hạnh nhân 6 gam, Chỉ xác 6 gam.
- Bị đánh trúng đòn mà bệnh nhân phát cười thì gia Nhân sâm 4 gam, Hồ hoàng 4 gam, nếu nặng gia thêm Xuyên huỳnh liên 8 gam, Thần sa 2 gam.
- Bị đánh trúng tắt tiếng gia thêm Xuyên bồ 4 gam, Mộc hương 8 gam.
- Bị đánh bí đái: Gia thêm Đại hoàng 8 gam, nếu nặng gia Đương quy 8 gam, Phác tiêu 4 gam.
- Bị đánh bí đại tiện gia thêm Kinh giới 4 gam, Đại hoàng 4 gam, Cù mạch 4 gam.
- Bị đánh tiểu tiện ra máu gia thêm vỏ trái lựu 4 gam, cây cà dòn 8 gam.
- Bị đánh phân ra trong miệng, gia thêm Đinh hương 4 gam, Thảo quả 4 gam, Nam tinh 4 gam.
- Bị đánh thụt lưỡi, nói ú ớ gia thêm Nhân sâm 4 gam, Huỳnh liên 4 gam, Thạch cao 4 gam.
- Bị đánh le lưỡi dài cả tấc thêm Cương tàm 4 gam, Phục long can 4 gam, Xích tiểu đậu 100 hột.
Kỵ thai.
* Bài trục ứ thang: Do võ sư, lương y Nguyễn Hữu Nghĩa (Tuy Phước) cung cấp.
- Đỗ trọng 8 gam
- Tục đoan 8 gam
- Cốt toái bổ 8 gam
- Mộc hương 8 gam
- Huỳnh cầm 8 gam
- Huyết giác 8 gam
- Xương bồ 4 gam
- Đương quy 8 gam
- Thổ phục linh 8 gam
- Đào nhân 8 gam
- Binh lang 8 gam
- Hoạt thạch 4 gam
- Hương phụ 8 gam
- Xuyên tam thất 8 gam
- Huyết kiệt 8 gam
- Hồng hoa 4 gam
- Nhi trà 8 gam
- Nhũ hương 8 gam
- Một dược 8 gam
- Lư hội 4 gam
- Bạch chỉ 8 gam
- Xuyên khung 8 gam
- Đại hoàng 8 gam
- Tự nhiên đồng 8 gam
- Sanh địa 8 gam
Cách dùng:
-Nước đầu 4 chén sắc còn 1 chén.
- Nước hai 3 chén sắc còn 8 phân.
Nước nào uống nước đó, uống xong đi cầu khoảng 3 lần, sau 3 ngày hết đau, hết tức.
Kỵ thai
* Bài ứ huyệt nội thương toàn thân: Do võ sư, lương y Lê Minh Hoàng (An Nhơn) cung cấp.
Sanh địa 16 gam
Đương quy 12 gam
Hồng hoa 6 gam
Đào nhân 8 gam
Xuyên tam thất 8 gam
Liên kiều 8 gam
Cốt toái bổ 12 gam
Đại hoàng 8 gam
Nhũ hương 8 gam
Một dược 8 gam
Chi tử 8 gam
Xuyên bối mẫu 8 gam
Chỉ xác 8 gam
Bạch chỉ 8 gam
Xuyên khung 8 gam
Xích thược 8 gam
Cát lâm sâm 8 gam
Cam thảo 4 gam
Xích bạch linh 8 gam
Xa tiền tử 12 gam
Tục đoạn 12 gam
Bạch truật 12 gam
Mộc qua 8 gam
Cách dùng: Sắc 2 nước: Lần 1: Đổ 4 chén còn 1 chén; lần 2: Đổ 3 chén còn 8 phân. Hai nước hòa chung chia 2 lần uống mỗi ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu bệnh nhân trên 50 tuổi gia thêm Thục địa 12 gam. Nếu bệnh nhân té từ trên cây xuống phải dùng Chánh châu sa mễ 4 gam tán bột, cho uống trước khi dùng thuốc này. Chú ý phụ nữ có thai và đang hành kinh không được dùng.
* Bài trật đả dược Hoàn phương: Do lương y Phan Tiên Dền (Hoài Nhơn) cung cấp.
Chi tử 4 gam
Trầm hương 12 gam
Nga truật 12 gam
Đào nhân 12 gam
Cổ tử 8 gam
Ngưu hoàng 12 gam
Mộc hương 8 gam
Thổ biệt 8 gam
Hùng đởm 12 gam
Cốt toái bổ 12 gam
Trân châu 8 gam
Điền thất 12 gam
Điêu lân trúc 12 gam
Đông bì 12 gam
Trạch lan 8 gam
Cao ly sâm 12 gam
Độc hoạt 4 gam
Địa long 8 gam
Hồng hoa 12 gam
Hổ phách 4 gam
Khương hoạt 4 gam
Tam lăng 4 gam
Cách dùng: Tán thành bột, làm viên hoàn, ngày 12-20 gam, chia làm 2 lần uống.
* Bài trật đả dược tửu phương: Do võ sư, lương y Trần Khải (Tuy Phước) cung cấp.
Nhi trà 12 gam
Huyết kiệt 12 gam
Sanh cam thảo 4 gam
Quế chi 16 gam
Hồng hoa 12 gam
Ngưu tất 8 gam
Tộ mộc 20 gam
Một dược 12 gam
Đỗ trọng 8 gam
Hương phụ (chế) 16 gam
Sanh địa 12 gam
Đương quy 12 gam
Cách dùng: Ngâm 1 lít rượu mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ.
Chủ trị: Làm tan ứ máu, trừ phong thấp.
* Bị đánh nặng thổ huyết: Do Lương y Nguyễn Tử Trát (Hoài Nhơn) cung cấp.
Cây chuối tiêu chưa trổ: 1 cây
Sanh địa long (con trùn): 10 lượng (400 gam)
Cách dùng: Cây chuối chẻ đôi, móc bỏ ruột cho một nắm muối ăn trộn đều với địa long, cho vào lòng cây chuối, ép lại, bó thật kỹ, dùng lửa than nướng thật chín, lấy ra nắm 2 đầu cây chuối vắt lấy nước hòa với Đồng tiện cho uống.
Công dụng: Bị đánh đòn thổ huyết.
* Dược tửu phương: Do võ sư, lương y Cửu Bút (Tây Sơn) cung cấp.
Nhi trà
Nhũ hương
Xuyên sơn giáp
Tự nhiên đồng
Hồng hoa
Xuyên tam thất
Đào nhân
Quy vĩ
Một dược
Xuyên khung
Châu sa mễ
Huyết kiệt
Cách dùng: Tán nhỏ ngâm rượu, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ.
Chủ trị: làm tan tiêu máu ứ, bị thương chảy máu dùng xác thuốc đắp vào thì lập tức cầm máu. Sau khi đắp thuốc cấm tắm nước lã.
2. Những bài thuốc chữa trị ngoại thương:
* Bài chính cốt tử kim đơn: (Thuốc tán) do lương y Phan Tiên Dền (Hoài Nhơn) cung cấp.
Xuyên quy 12 gam
Xích thược 12 gam
Hồng hoa 12 gam
Đào nhân 12 gam
Nhi trà 8 gam
Huyết kiệt 8 gam
Bạch linh 12 gam
Liên nhục 12 gam
Xa tiền 8 gam
Mộc thông 8 gam
Đại hoàng 8 gam
Đơn bì 8 gam
Nhũ hương 8 gam
Một dược 8 gam
Mộc hương 4 gam
Chỉ xác 8 gam
Cách dùng: Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần uống 12-20 gam, hòa với 1 ly nhỏ, uống ngày 2 lần.
Công dụng: Chữa sai khớp, bong gân, gãy xương.
* Bài thuốc dán: Do võ sư, lương y Nguyễn Bá Ngọc (Tây Sơn) cung cấp.
Một dược 8 gam
Huyết kiệt 4 gam
Đại hoàng 4 gam
Đào nhân 4 gam
Nhi trà 4 gam
Lư hội 8 gam
Cách dùng: Cơm nếp quết thật nhỏ, nhuyễn dẻo. Các vị thuốc trên dán thật mịn trộn nhào chung với cơm nếp, trải mỏng trên tấm vải, đắp lên chỗ bị thương, bỏ lửa nằm.
Hoặc dùng rượu cua đồng: Cua đồng đem tách mu ra, rửa thật sạch, sao thật vàng, nghiền tán nhỏ, chế rượu vào ngâm. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, ngày uống 3 lần, không được uống nhiều bị phá huyết.
Công dụng: Bị thương đòn, đau tức ngực, đau lưng, tê bại.
* Bài trục ứ phương thang: Do võ sư, lương y Nguyễn Chánh (An Nhơn) cung cấp.
Nước chanh 1 chén nhỏ
Nước tiểu trẻ em (đồng tiện) 1 chén nhỏ.
Rượu trắng 1 chén nhỏ.
Cách chế: 3 vị trên đem đun sôi, khi sôi bỏ vào 3 cái đinh sét, đem xuống lấy nước để nguội uống.
Chủ trị: Trục hết máu ứ cả thân châu, rất thần hiệu.
* Thuốc bó trật đả, bong gân: do võ sư, lương y Lưu Dư Khoa (An Thái - An Nhơn) cung cấp.
Lá gấc 30 gam
Lá si 30 gam
Lá lốt 30 gam
Huyết giác 20 gam
Thiên niên kiện 30 gam
Quế chi 30 gam
Đại hồi 16 gam
Ngải cứu (diệp) 16 gam
Lá bạch hoa xà 20 gam
Cách dùng: Tất cả các vị giã nát trộn với dấm thanh, xào nóng, đắp hoặc băng lại chỗ sưng đau. Nếu nặng, phết thuốc trên lá chuối hoặc vải băng bó lại.
* Bài thương cân dược thủy (thuốc xoa bóp):
Địa liền 20 gam
Huyết giác 20 gam
Quế chi 12 gam
Đại hồi 12 gam
Xích thược 8 gam
Đinh hương 4 ga
Ô dầu 8 gam
Hồng hoa 8 gam
Quy vĩ 8 gam
Tán nhỏ ngâm với một lít rượu để dùng xoa bóp.
Tác dụng: thông khí, hoạt huyết, tán ứ, hết sưng đau.
Cách xoa: Xoa bóp vào chỗ bị bong gân, sai khớp, vết bầm, sưng đau. Ngày xoa 2-3 lần, không xoa vào chỗ chảy máu.
* Bài trật đả hoàn phương: Do võ sư, lương y Nguyễn An Ngự (Phù Cát) cung cấp.
An tích hương 8 gam
Chánh ngưu hoàng 8 gam
Cát căn 8 gam
Một dược 6 gam
Đại sanh địa 12 gam
Chánh xạ hương 4 gam
Chế hổ cốt 20 gam
A giao 8 gam
Hổ phách 8 gam
Nhũ hương 8 gam
Đại thục địa 16 gam
Chánh tây quy 20 gam
Xuyên tâm thất 8 gam
Phụng hoàng y 40 gam
Cẩu tích 12 gam
Cách dùng: Các vị sao dòn, tán thật nhỏ, rây mịn, nhào với mật ong làm hoàn. Dùng châu sa bạc làm áo. Mỗi lần uống 8 gam, ngày uống 2 lần.
Chủ trị: Chữa các bệnh: Bị đánh té, đứt gân, gãy xương, tan máu ứ, hết đau sưng.
3. Những bài thuốc hóa giải các huyệt đạo
Do võ sư, lương y Thích Huyền Ấn (Quy Nhơn) cung cấp.
* Bài thập tam Vị phương
Xuyên khung 8 gam
Quy vĩ 12 gam
Huyền hồ 8 gam
Mộc hương 8 gam
Đào nhân 8 gam
Viễn chí 8 gam
Tam lăng 6 gam
Nga truật 8 gam
Thanh bì 8 gam
Ô đước 8 gam
Tô mộc 8 gam
Cốt toái bổ 8 gam
Xích thược 8 gam
Nếu đại tiện không thông, táo bón thì gia thêm Đại hoàng 8 gam.
Nếu tiểu tiện không thông thì gia thêm Xa tiền tử 12 gam.
Vị khẩu không mở thì gia thêm Hậu phác 8 gam, Sa nhân 8 gam.
Cách dùng: Sắc uống với rượu.
Chủ trị: Thông trị các bệnh trật đả, tổn thương.
Kỵ thai.
* Bài Đạt mạng đơn
Xuyên khung (sao rượu) 12 gam
Ngũ linh chi (sao dấm) 12 gam
Tiền hồ (sao) 12 gam
Thanh bì (sao dấm) 12 gam
Ngũ gia bì 40 gam
Khương hoạt (sao) 12 gam
Thổ biệt (con dán đất) (rượu sao) 32 gam
Mộc hương 24 gam
Quảng bì (sao) 16 gam
Ô đước (sao) 12 gam
Đương quy 24 gam
Phá cố chỉ 16 gam
Hầu cốt 20 gam
Huyết kiệt 32 gam
Tần giao 12 gam
Đào nhân 20 gam
Nga truật 20 gam
Nguyệt thạch 40 gam
Xuyên bối mẫu 16 gam
Chỉ xác 12 gam
Phỉ tử 12 gam
Nguyên hồi 16 gam
Tự nhiên đồng 32 gam
Sa nhân 8 gam
Tam lăng 16 gam
Châu sa 12 gam
Cát căn 12 gam
Xạ hương 4 gam
Đỗ trọng 16 gam
Nhục quế 12 gam
Thổ cầu 12 gam
Bồ hoàng 12 gam
Tang ký sanh 12 gam
Trầm hương 12 gam
Tô mộc 16 gam
Quýt hồng 12 gam
Cách dùng: Các vị điều chế tán thành bột, lại gia vào 2 chén sữa trâu, giã lộn cho đều đựng vào trong bình (lọ). Khi bị trọng thương mỗi lần uống 12 gam, nếu nhẹ uống 6 gam, uống với rượu.
* Bài gia giảm thập tứ vị phương thang
Thổ phi tử 4 gam
Nhục quế 4 gam
Lưu ky nô 4 gam
Bồ hoàng 4 gam
Đỗ trọng 4 gam
Huyền hồ 4 gam
Thanh bì 4 gam
Chỉ xác 4 gam
Hương phụ tử 4 gam
Ngũ linh chi 4 gam
Quy vĩ 4 gam
Sa nhân 4 gam
Ngũ gia bì 4 gam
Quảng bì 8 gam
Cách dùng: Sắc xong pha với rượu uống
* Bài tử kim đơn phương
Nhũ hương 20 gam
Một dược 20 gam
Mộc nhĩ 24 gam
Thổ biệt 24 gam
Xạ hương 12 gam
Huyết kiệt 20 gam
Cốt toái bổ 20 gam
Ô đước 24 gam
Quy vĩ 20 gam
Ma bì 16 gam
Tự nhiên đồng 20 gam
Bồn tiêu 40 gam
Đại hoàng 16 gam
Cách dùng: Các vị trên nghiền thành bột, rây mịn. Mỗi lần uống với rượu.
- Nếu thổ huyết thì uống 2 gam
- Đàn bà bị băng huyết uống 1,5 g, dùng đồng tiện hòa với rượu mà uống.
- Gãy xương uống 3-4g với rượu.
Tùy bệnh nặng hay nhẹ uống 3-4 lần thôi. Mỗi ngày uống 1 lần từ 1-2 gam.
* Bài thất ly tán: Do võ sư, lương y Lê Minh Hoàng (An Nhơn) cung cấp.
Huyết kiệt 4 gam
Nhân trung bạch 4 gam
Cam thạch 6 gam
Trắc bá diệp 6 gam
Đương quy 8 gam
Long cốt 4 gam
Một dược 4 gam
Nhũ hương 4 gam
Tang bạch bì 4 gam
Tử thảo nhung 4 gam
Sanh địa 6 gam
Tự nhiên đồng 6 gam
Đan sâm 4 gam
Tất cả tán bột thật mịn, trộn đều. Dùng thịt heo nạc luộc lấy nước uống với thuốc bột. Mỗi lần uống một muỗng cà phê, ngày uống 2 lần sáng tối.
Dựa vào 5 bài thuốc trên chỉ định uống khi bị đánh trúng đòn điểm huyệt sau đây thì dùng (một số huyệt nguy hiểm):
- Huyệt cự khuyết: Dùng thang "Thập tam vị phương" gia thêm Cát cánh 4 gam, Xuyên bối mẫu 4 gam, sắc thuốc 2 thang 2 ngày. Sau đó uống "Đạt mạng đơn" 3 hoặc 5 lần, mỗi lần 6-12 gam. Sau tiếp uống "Tử kim đơn" 2-3 lần là mạnh.
- Huyệt khí khải, quan nguyên: Dùng thang "Thập tam vị phương" gia thêm Mộc hương 4 gam, Tam lăng 6 gam sắc xong cho thêm thuốc "Thất ly tán" một phân năm ly (nửa gam), sau đó uống thêm 2 thang "Gia cảm thập tứ vị phương" là mạnh.
- Huyệt mạng môn: Dùng thang "Thập tam vị phương" gia thêm Đào nhân 4 gam sắc uống. Khi sắc xong, gia thêm "Thất ly tán" 6 gam mà uống, sau uống thêm "Đạt mạng đơn".
- Huyệt thận du (thận môn): Dùng thang "Thập tam vị phương" gia thêm Cốt toái 6 gam, Đỗ trọng 6 gam, sắc uống. Sau đó uống "Đạt mạng đơn" 3 lần, mỗi lần 6-12 gam.
- Huyệt thiên đột: Dùng thang "Thập tam vị phương" gia thêm Chỉ xác 12 gam, Cao lương khương 4 gam. Sắc xong gia "Thất ly tán" 1 gam uống để trừ ứ huyết ở trong tâm. Uống thuốc mà có đi ỉa chảy là mạnh.
- Huyệt nhũ căn: Dùng thang "Thập tam vị phương" gia thêm Uất kim 6 gam, Lưu ky nô 6 gam. Sắc xong gia "Thất ly tán" 1 gam, thiếp theo uống "Đạt mạng đơn" 2 lần là lành.
- Huyệt não bộ: Dùng thang "Thập tam vị phương" gia thêm Đương quy 4 gam, Xuyên khung 4 gam. Sắc xong gia thêm "Thất ly tán" 1,5 gam uống, kế đó uống thêm "Đạt mạng đơn" 3-5 lần là lành.
Ngoài ra, còn có bài thuốc chữa trị khi bị đánh trúng bao tử gây thổ huyết của cố võ sư, lương y nổi tiếng Đinh Hề (Tây Sơn).
* Bài tử huyệt thang
Tam thất 4 gam
Mộc hương 6 gam
Xích thược 4 gam
Trần bì 4 gam
Quế chi 4 gam
Cát hồng 4 gam
Hắc dương can 4 gam
Dâm dương hoắc 8 gam
Linh sa 12 gam
Huyết kiệt 4 gam
Thanh bì 4 gam
Thạch chỉ 4 gam
Cam thảo 4 gam
Cách dùng: sắc uống với Đồng tiện 1 ly hoặc rượu 1 ly, chế vào thuốc.
Chủ trị: Bị đánh trúng vào bao tử (dạ dày, vùng thượng vị) gây ra thổ huyết, nôn ra máu.
Toàn bộ bài thuốc nói trên đều được lý giải, phân tích cách sử dụng, chủ trị, các vị thuốc, các phương pháp và công dụng cụ thể. Trong đó, có một số bài thuốc do bị thất truyền, bị bớt dấu hoặc bị tam sao thất bổn, nay có điều kiện phát hiện để bổ sung hoàn chỉnh, giúp việc chữa trị, đặc biệt là giải các huyệt đạo được chuẩn xác hơn.
Admin B - Nguồn Internet
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:1391.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh