KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
ĐAU RĂNG- THUỐC NAM CHỮA ĐAU RĂNG, SÂU RĂNG, NHỨC RĂNG
ĐẠI CƯƠNG
A. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI: Đau răng, Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa cho đến người già).
Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng viêm tuỷ, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những cản trở về giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng… Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và điều trị sớm nếu mắc bệnh.
Thế nào là bị sâu răng?
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.
Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.
Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.
Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.
Những nguyên nhân gây đau răng
Người ta nói rằng có 4 nguyên tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng. Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hoà tan chất hữu cơ và phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.
Khả năng chống sâu của răng tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hoá răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.
Điều trị sâu răng như thế nào?
Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường nhật để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.
Phòng bệnh sâu răng
Trước hết phải vệ sinh rằng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Trẻ em thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy cho trẻ biết đánh răng cho mình.
Dùng kem đánh răng có chứa florine, có thể dùng thêm nước súc miệng, diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.
ĐIỀU TRỊ ĐAU RĂNG THEO ĐÔNG Y: Đau răng, trong Đông y gọi là "nha thống".
Theo Đông y: Nha thống có thể do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân) hoặc nguyên nhân bên trong cơ thể (nội nhân) gây nên. Ngoại nhân, chủ yếu do cơ thể suy yếu, sức chống bệnh suy giảm, "phong hỏa" (tác nhân gây bệnh) xâm nhập vào cơ thể mà gây nên bện. Còn nội nhân, có thể do "vị nhiệt" - tức nhiệt độc ứ đọng ở tràng vị (đường ruột và dạ dày), hoặc do "hư hỏa" - thứ "hỏa" do Âm dịch bị hư tổn, không đủ sức cân bằng với Dương khí, Dương khí hóa thành "hỏa" - mà gây nên bệnh.
Do đó, trên lâm sàng, để tiến hành biện chứng Luận trị, nha thống thường được chia thành 3 loại hình chính là "Phong hỏa nha thống", "Vị nhiệt nha thống" và "Hư hỏa nha thống". Bạn có thể căn cứ vào những biểu hiện cụ thể (triệu chứng) của bản thân, mà chọn dùng phép chữa, bài thuốc tương ứng như sau:
1. Phong hỏa nha thống:
- Triệu chứng: Răng đau kịch liệt, chỗ đau không sưng tấy, răng không lung lay hoặc chỉ hơi lung lay, có thể kèm theo sốt nhẹ; rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng; mạch sác (nhanh). Loại hình này hay gặp trong "viêm tủy răng cấp tính" hoặc "viêm chân răng cấp tính" theo chẩn đoán của Tây y.
- Chữa trị: Có thể sử dụng bài thuốc có tác dụng "trừ phong thanh nhiệt".
- Bài thuốc: Dùng kim ngân hoa 12g, liên kiều 8g, trúc diệp (lá tre hoặc lá trúc) 12g, kinh giới 8g, ngưu bàng tử 8g, đạm đậu xị 8g, cát cánh 6g, bạc hà 3g, cam thảo 3g, lô căn 15g; sắc nước uống thay nước trong ngày, liên tục 7-10 ngày.
2. Vị hỏa nha thống:
- Triệu chứng: Răng đau kịch liệt, chỗ răng đau và vùng miệng lân cận sưng tấy đỏ, lợi mưng mủ rỉ nước, có khi khó há miệng, có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao, miệng đắng, khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện thường táo; rêu lưỡi trắng dầy hoặc hơi vàng, mạch sác (nhanh). Loại hình này hay gặp trong "viêm chân răng cấp tính", "viêm chân răng mưng mủ" theo chẩn đoán của Tây y.
- Chữa trị: Có thể sử dụng bài thuốc có tác dụng "thanh vị tả hỏa".
- Bài thuốc: Sinh thạch cao 30g (đập nhỏ, sắc trước 30 phút), chi tử 10g, cát căn 10g, hoàng liên 6g, sinh địa 12g, đan bì 9g, thăng ma 6g; sắc nước uống trong ngày, liên tục 10-15 ngày.
3. Hư hỏa nha thống:
- Triệu chứng: Răng hơi đau, lợi răng không sưng thũng hoặc có ngòi, răng lung lay; kèm theo miệng khát nhưng không thích uống nước; lưỡi không rêu hoặc rêu trắng mỏng, mạch tế sác vô lực (nhanh nhỏ yếu). Loại hình này thường gặp trong bệnh "nha chu mạn tính" hoặc "viêm quanh răng mạn tính" theo chẩn đoán của Tây y.
- Chữa trị: Có thể sử dụng bài thuốc có tác dụng "tư âm giáng hỏa".
- Bài thuốc: Thục địa 12g, sinh địa 12g, sơn thù du 8g, sơn dược 8g, trạch tả 6g, đan bì 6g, phục linh 8g, vỏ núc nác 8g, ngưu tất 8g; sắc 2-3 nước, trộn đều 3 nước, cô lại còn khoảng 3 bát, chia ra 3 lần uống trong ngày vào lúc đói bụng, liên tục 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-4 ngày lại tiếp tục liệu trình khác.
Đây là dạng đau răng dai dẳng, cần kiên trì uống thuốc mới có thể khỏi hẳn. Tốt nhất, bạn nên đi khám Đông y, để được hướng dẫn cách gia giảm vị thuốc, cho thật phù hợp với thể tạng.
B. MỘT SỐ BÀI THUỐC (THAM KHẢO) CHỮA ĐAU RĂNG
Đau răng tuy không nguy hiểm, những rõ ràng khi phải chịu đựng cảm giác đau răng thì không dễ chịu chút nào.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị bệnh sâu răng. Cùng những bài thuốc được tổng hợp. để bạn đọc tham khảo:
Bài 1: Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sắc với 3 bát nước đến khi còn 2 bát; cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.
Bài 2: Vỏ thân cây xoài 3 phần, quả me chua 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau. Nhiều trường hợp đau răng sưng hết mồm miệng đã khỏi khi dùng bài này. Có người gọi đây là "thuốc thánh chữa đau răng".
Bài 3: Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng, sau một lúc sẽ hết đau (theo Thực trị bản thảo của Trung Quốc).
Bài 4: Lấy 20-30 g rễ bí ngô sắc nước uống.
Bài 5: Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính (gần thành than), tán thành bột mịn. Hồ tiêu sao giòn, tán thành bột (lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy máu hoặc chỗ bị sâu. Thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng, sâu răng.
Bài 6: Bột phèn phi 30g, đại hồi 10g, kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn tính 10g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín, dùng dần. Khi dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm tấy, chảy máu.
Bài 7: Dùng 2 hoặc 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (không được uống). Chỉ cần súc miệng 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.
Bài 8: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng mỗi thứ 50 g; rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng, đem đun cách thủy (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi), cho sôi trong 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (có súc miệng) trong 5-10 phút hoặc dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi.
Bài 9: Tỏi: Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. Cách làm: tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau.
Bài 10: Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. Giã nát gừng và đắp lên răng, làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy hiệu quả.
Bài 11: Nước chanh có thể massage cho răng và nướu nên sẽ làm dịu các cơn đau. Hơn nữa, chanh cũng tính axit cũng có thể kháng khuẩn.
Bài 12: Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.
Bài 13: Dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.
Bài 14: Cúc hoa vàng, lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3 lần.
Bài 15: Bồ kết: Lấy 1 quả đã khô đen, để cả hạt, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày (muốn có thuốc dùng ngay, đun nhỏ lửa trong vài phút). Khi dùng, nhấp ít một ngậm vào chỗ răng đau trong 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 – 3 lần.
Bài 16: Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.
Bài 17: Tiêu đen và húng quế: Sử dụng một ít tiêu đen và vài lá húng quế đã rửa sạch với liều lượng tương đương, nghiền thành chất bột sệt. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ giúp giảm đau.
Bài 18: Ngắt một cành của cây giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.
Bài 19: Hạt na đập ra lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ có công dụng giảm đau ngay. Vì hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn.
Bài 20: Cây Lá Lược Vàng chữa Đau răng, Khi bạn bị Đau răng, Chân răng cháy máu, Nhức răng. Bạn hái 5 Lá Lược Vàng, Rửa sạch. Bạn nhai nhá cùng với mấy hạt muối trắng. Ngày 4 lần. Sáng 1 lần. Trưa 1 lần. Chiều 1 lần. Tối 1 lần.
Bài 21: Vỏ Đại 100g Vỏ Núc Nắc 100g 100g Vỏ Bàng 100g, Rượu trắng 200 ml. 3 thứ Vỏ cây trên. Bạn cạo sạch lớp vỏ đen bên ngoài. Rửa sạch. Thái nhỏ phơi khô.. Ngâm vào chai Rượu 200 ml. Ngâm 10 ngày là dùng được. Ngậm ngày 3 lần. Sáng 1 lần. Trưa 1 lần. Tối 1 lần.
Bài 22: Rượu trắng Muối trắng chữa Đau răng. 1 chai Rượu trắng 200 ml. Muối trắng 40g, Ngâm chộn đều cho tan. Ngày bạn ngậm 3 lần. Sáng 1 lần. Trưa 1 lần. Tối 1 lần.
Lưu ý: Ngậm xong bạn phải nhổ bỏ, không được nuốt.
BÀI THUỐC 23: THUỐC NAM CHỮA BỆNH SÂU RĂNG- ĐAU RĂNG- NHỨC RĂNG- VIÊM CHÂN RĂNG- RĂNG MIỆNG.
Sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, lở loét miệng ...
( Ví dụ thuốc làm cho một gia đình; nếu làm cho một đơn vị, tập thể thì liều lượng cao hơn, dùng sao cho phù hợp).
THÀNH PHẦN Gồm Các Vị:
1. Búp Bàng hoặc Lá Bàng non: 300 ~ 400g
2. Vỏ quả Thạch lựu: 200 ~ 300g( mua quả ở chợ về ăn, sau lấy vỏ dùng),nếu không có vỏ Thạch lựu thì dùng số lương búp Bàng tăng gấp đôi để bù vào cũng được.
3. Hành Khô bóc vỏ: 200~300g.
4. Vỏ Cây Xà Cừ: 400~500g ( cạo sạch lớp vỏ ngoài).
5. Phèn Chữa: 100 ~ 200g
6. Ngũ Bội Tử( Ngũ bội tử mua ở hiệu thuốc Bắc, về đập vỡ rồi rửa sạch)
7. Nhục Quế: 200g ( Thêm 100~ 200g Quế chi cho thơm. Một hoặc cả ba vị này nếu ngâm cùng với các vị thuốc trên, thì công dụng của bài thuốc sẽ nâng lên rõ rệt.
1. CÓ 2 CÁCH CHẾ BIẾN: Ngâm rượu và đun sắc lấy nước.
a-Ngâm rượu.
Các vị thuốc đem rửa sạch, phơi se thuốc, cho vào một cái bình sạch, đổ rượu ngâm ngập từ 10 ~ 15cm.
Thuốc ngâm độ hai tháng thì dùng được. Mỗi khi dùng, lắc thuốc cho đều, chắt nước ra qua một miếng vải sạch để lọc cho sạch. Nước đó đổ vào chai La vi nhỏ để dùng dần.
Có thể pha thêm ít nước sôi để nguội cho thuốc bớt cay, nóng. Chai thuốc này lấy ra chỉ nên đủ dùng cho 1 ~ 2 tháng. Không nên dùng lâu, vì khi pha nước sôi thuốc sẽ giảm nồng độ.
Lưu ý: Bình thuốc cạn lại đổ rượu vào ngâm tiếp đến lần thứ 2. Thuốc hết làm tiếp bình thuốc khác.Thuốc làm phải sạch, càng để lâu càng tốt.
b-Đun, sắc lấy nước đặc( chủ yếu dùng cho trẻ em và người sợ rượu cay đắng).
Các vị thuốc khi đun bằng 1/2 các vị thuốc nói trên, cho nước ngập độ 3 đốt ngón tay, cho thêm ít muối ăn, Phèn chua 20g và Ngũ bội tử 20g (nếu có)để đun cùng. Thuốc đun sôi âm ỷ khoảng 2~3 giờ thì dùng được.
Thuốc đun xong để cho nguội, cũng dùng vải sạch để lọc cho sạch nước thuốc. Loại thuốc này vì không ngâm với rượu nên không thể lâu được. Vì vậy hãy đóng vào các chai hoặc lọ để ở tủ lạnh dùng dần.
2- CÁCH SỬ DỤNG:
a. Đối với người lớn: Mỗi khi thấy có hiện tượng bị các bệnh như: Sâu răng, viêm bọng răng, chảy máu chân răng, răng lung lay, đau nhức chân răng, lở loét miệng…lấy thuốc ra, đổ vào 2 ~ 3 nắp chai Lavi để ngậm và xúc miệng từ 5~ 10 phút, xong rồi nhổ đi.
Ngày ngậm thuốc từ 1 ~ 2 lần, ngậm sau khi ăn uống. Nên ngậm thuốc vào các thời điểm như: Sáng sớm sau khi đánh răng xong, trước khi ăn khoảng 1 giờ và trước khi đi ngủ về ban đêm. Sau khi ngậm thuốc không nên ăn hoặc uống cái gì tiếp theo.
Theo định kỳ, có thể từ 1~ 2 tháng một lần ngậm thuốc để diệt khuẩn và phòng các bệnh về răng - miệng.
Ngậm thuốc có tác dụng diệt được vi khuẩn bám ở tất cả các vị trí trong răng, miệng. Do đó, dùng phương pháp này để phòng và chữa bệnh răng - miệng là có hiệu quả nhất.
B. Đối với trẻ em: Nên dùng loại thuốc đã đun để ngậm, xúc miệng (nếu dùng thuốc ngâm rượu, pha thêm nước sôi để nguội, với liều lượng nhiều hơn người lớn để bớt cay, đắng).
Với các cháu lớn tuổi, bố mẹ các cháu nên thường xuyên động viên và hướng dẫn cách ngậm thuốc cho các con, để phòng và chữa bệnh về răng - miệng.
Đối với các cháu bé, khi các cháu ngủ say, cha mẹ các cháu hãy dùng que bông sạch, thấm vào thuốc đã đun, bôi vào những chiếc răng bị sâu và xung quanh chân răng, cả hai hàm cho các cháu.
Lưu ý: Loại nước thuốc ngâm rượu, ngoài chữa bệnh các về răng - miệng, còn có thể dùng để chữa được một số bệnh như sau:
-Dùng để uống: Chữa sôi bụng, ăn uống không tiêu, bị tiêu chảy.
-Dùng bôi chữa bệnh ngoài da: Ghẻ lở, hắc lào, vết thương bị nhiễm trùng.
-Pha thêm một phần tư nước sôi để nguội, còn chữa các bệnh: Đau mắt, ngứa mắt; viêm, tắc mũi; ngậm nuốt từ từ chữa viêm họng, ngứa họng…
- Mỗi người nên cho thuốc vào một chiếc lọ nhỏ, có thể luôn mang đi bên mình, khi cần là có thuốc dùng ngay.
- Bài thuốc trên có thể áp dụng tốt cho mọi đối tượng, các thế hệ là người Việt Nam, hoặc cả người nước ngoài. Đặc biệt là các cháu mẫu giáo, học sinh các trường phổ thông, chuyên nghiệp; những chiến sĩ thuộc các đơn vị trong lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nơi biên cương, hải đảo.
-Trong quá trình chế biến và sử dụng thuốc, các độc giả có vấn đề gì cần trao đổi hoặc có nhận xét gì hãy liên hệ với Lương y theo:
Email:
LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 01636631403
E-mail: tuyen198811@gmail.com
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:223.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

XtGem Forum catalog