BỆNH CẢM CÚM- CẢM SỐT: THUỐC NAM CHỮA TRỊ BỆNH CẢM CÚM CẢM (CÚM)
(Cảm Mạo, Lưu Hành Tính Cảm Mạo (Cúm) - Grippe - Common Cold - Influenza)
Đại Cương
Theo sách “Nội Khoa Học” của Trung Y Thượng Hải: Cảm, thường gọi là Thương Phong là loại bệnh thường gặp, do phong tà xâm nhập vào gây ra. Nếu nhẹ chỉ vài ba ngày là khỏi, nếu Cảm nặng hoặc có biến chứng thì sẽ lâu khỏi.
Nếu bệnh phát tràn lan cảvùng gọi là Cúm (Lưu Hành Tính Cảm Mạo) hoặc “Dịch Lệ”
YHHĐ cho là bệnh truyền nhiễm theo đường hô hấp.
Cảm Cúm có thể xảy ra vào 4 mùa (Tứ Thời Cảm Mạo) nhưng vào mùa Đông, Xuân thường gặp nhiều hơn.
Châm cứu có tác dụng tốt đối với bệnh chứng này.
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
A. CẢM PHONG HÀN
a - Triệu chứng:
Đầu đau, phát sốt, gai rét, sợ lạnh, không có mồ hôi, ho hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, tay chân đau nhức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù hoặc Phù Khẩn.
b. Nguyên nhân
Do phong hàn xâm nhập vào làm cho Phế khí không tuyên thông, dương khí bị uất, lỗ chân lông bế tắc gây ra bệnh.
c- Điều trị:
1- Giải biểu, sơ phong: Châm: Phong Trì (Đ.20) + Liệt Khuyết (P.7) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
2- Khu phong hàn, dùng Liệt Khuyết (P.7) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa)
3- Giải biểu, dùng Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Liệt Khuyết (P.7) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Châm Cứu Học Việt Nam).
Ý nghĩa:
+ Theo CCHG. Nghĩa: Phế hợp với da lông (Phế chủ bì mao), nay hàn tà bó ở phần Biểu, vì vậy dùng Liệt Khuyết (Lạc huyệt của Phế) để tuyên thông Phế khí, trị được ho, sổ mũi, nghẹt mũi, (theo Nội Kinh: Tiếng ho là tiếng của Phế, Mũi là khiếu của Phế); Thái Dương chủ phần Biểu của toàn thân vì vậy dùng Phong Môn để sơ điều kinh khí của thái dương để trừ phong hàn, Giải biểu uất, trị phát sốt, sợ rét, đầu đau, chân tay mỏi ; Dương Duy chủ phần dương, chủ Biểu, do đó, lấy huyệt Hội của Túc Thiếu Dương và Dương Duy là h. Phong Trì để sơ Giải tà khí ở phần Biểu, chận nóng, rét, trị đầu đau; Thái Âm (Phế) có quan hệ biểu lý với Dương Minh (Đại Trường) vì vậy dùng huyệt Nguyên của Dương Minh là Hợp Cốc để khu tà Giải biểu.
+ Theo CCHT. Hải : Phong Trì để Giải biểu, hợp với Liệt Khuyết và Ngoại Quan để tuyên thông Phế khí và Giải biểu.
+ Theo CCHV. Nam: Đại Chùy để nâng vệ khí.
4- Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thương Dương (Đtr.1) + Quan Xung (Ttu.1) + Dịch Môn (Ttu2) (Giáp Ất Kinh).
5- Bá Hội (Đc.20) + Phong Phu? + Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) và Ngoại Quan (Ttu.5) (Thái Ất Thần Châm Cứu).
6- Phong Phu? (Đc.16) + Phong Môn (Bq.12) + Khúc Trì (Đtr.11) + Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phục Lưu (Th.7) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
7- Phong Phu? (Đc.16) + Phong Trì (Đ.20) + Phong Môn (Bq.12) + Ngoại Quan (Ttu.5) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
8- Phong Trì (Đ.20) + Phế Du (Bq.13) + Thân Trụ (Đc.12) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
9- Phong Trì (Đ.20) + Phong Phu? (Đc.16) + Đại Chùy (Đc.14) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Đình (Vi.44) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
10- Liệt Khuyết (P.7) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
11- Hợp Cốc (Đtr.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Thiếu Thương (P.11) [châm ra máu] (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
12- Cạo gió vùng huyệt Đại Chùy (Đc.14) + Đại Trữ (Bq.11) (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1985).
13- Đô-Tư-Quang trong ‘Tân Trung Y Tạp Chí’ số 36 tháng 4/1986 báo cáo dùng Kim Tam Lăng lể huyệt Đại Chùy (Đc.14) + đốt sống lưng 2-3 (D2-3) đạt kết qua? tốt.
14- Tán hàn, giải biểu: Đại Chùy (Đc.14) + Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
B. CẢM PHONG NHIỆT
1. Triệu chứng
Đầu đau, họng đau, ho đờm vàng đặc, sốt ít, sợ lạnh, mồ hôi ít, cơ thể đau, miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác.
2. Nguyên nhân
Do nhiệt tà thiêu đốt Phế làm cho Phế khí không thông.
3. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Giải biểu, thanh nhiệt. Dùng Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc.
2- Tán phong nhiệt, thanh Phế khí,
dùng Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngư Tế (P.10) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
3- Khu phong, thanh nhiệt, dùng Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Việt Nam).
Ý nghĩa:
+ Theo CCHG.Nghĩa: Đốc Mạch là bể của các dương mạch, Đại Chùy là kinh huyệt của mạch Đốc, lại là hội của các kinh Dương, vì vậy dùng để tán dương tà, Giải nhiệt; Hợp Cốc, Khúc Trì là Nguyên huyệt và Hợp huyệt của kinh thủ Dương Minh (Đại Trường) mà Thủ Dương minh và Thủ Thái âm (Phế) có quan hệ Biểu - Lý với nhau, vì vậy, dùng cùng hai huyệt, có tác dụng thanh Phế khí và hạ nhiệt; Ngư Tế là huyệt Vinh (Huỳnh) của Phế Du dùng để thanh Phế khí, tuyên tán phong nhiệt để trừ ho, đau họng; Ngoại Quan là huyệt lạc của Thủ Thiếu Dương (Tam Tiêu) thông với mạch Dương Duy có tác dụng sơ tán dương tà ở biểu, tiết phong, Giải nhiệt. 5 huyệt cùng dùng để tuyên tán phong nhiệt, thanh Phế khí.
+ Theo CCHT. Hải : Phong Trì là huyệt hội của Túc Thiếu Dương (Đở m) với mạch Dương Duy (mà) Dương Duy chủ phần dương ở biểu, có tác dụng Giải biểu; Đại Chùy thuộc mạch Đốc, hội của các Kinh dương, có tác dụng thanh nhiệt. Phối Khúc Trì, Hợp Cốc để Giải biểu, tiết nhiệt.
+ Theo CCHV. Nam: thêm Đại Chùy để nâng cao vệ khí (tăng sức đề kháng).
2- Đào Đạo (Đc.13) + Phế Du (Bq.13) (Bách Chứng Phúù).
3- Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiếu Thương (P.11) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
4- Ngoại Quan (Ttu.5) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Giản Biên).
5- Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Xích Trạch (P.5) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
6- Đại Chùy (Đc.14) + Liệt Khuyết (P.7) (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
7- Phong Trì (Đ.20) + Phong Phủ (Đc.16) + Đại Chùy (Đc.14) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Chi Câu (Ttu.6) + Nội Đình (Vi.44) + Phụ Phân (Bq.41) + Phách Hộ (Bq.42) + Tân Kiện (Tân Châm Cứu Học).
8- Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Uỷ Trung (Bq.40) + Phong Trì (Đ.20) + Nội Quan + Đại Chùy (Đc.14) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
9- Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Thái Ất Thần Châm Cứu).
A. BÀI THUỐC NAM XÔNG TRỊ CẢM CÚM
B. Bài thuốc xông này ngoài việc kết hợp để chữa các chứng khác như giải cảm nhiệt, cảm phong hàn... có thể dùng để trị cảm cũng rất hiệu nghiệm.
Khi có triệu chứng sợ gió, sợ nước, nặng đầu, khô miệng… là các triệu chứng của cảm do nhiệt, có thể kết hợp giữa phương pháp xông và dùng bài thuốc.
Bài Thuốc Xông Như Sau:
Lá sả, tía tô, kinh giới, lá bưởi, mỗi thứ một nắm to 200g và 5000 ml Nước đun sôi. Bệnh nhân nhấc nồi này ra ngoài để gần rồi trùm chăn kín, xông khoảng 15 phút. Tác dụng của thuốc xông này là làm toát mồ hôi, đưa tà khí ra ngoài.
A. Bài Thuốc Ho:
Nguyên nhân gây ra ho là do cơ địa trong người nóng, mắc bệnh về đường hô hấp, hay uống quá nhiều kháng sinh dẫn đến phế âm (phổi) bị ảnh hưởng.
Theo Đông y ho là do tà khí xâm nhập cơ thể qua đường miệng, mũi, da lông, khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho. Bệnh nhân thường có những triệu chứng như: Ho khan, ho lâu ngày, có đờm đặc khi khạc ra có màu vàng (gọi là phế âm hư).
Bài Thuốc Gồm 11 vị: Tiền hồ (12g), Cát cánh (12g), Bán hạ (8g), Mạch môn (12g), Tang bì (12g), Tô tử (10g), Chỉ xác (8g), Hậu phác (16g), Sa sâm (10g), Cam thảo (8g), Đại táo (10g). Thông thường, bệnh nhân uống năm thang thuốc trong bảy ngày. Mỗi thang sắc làm bốn lần trong 1,5 ngày.
Đây là bài thuốc dành cho người lớn, cơ thể bình thường. Nếu những người gầy, kém ăn, kém ngủ thì thêm vào các vị kiện tỳ và an thần. Đặc biệt, với trẻ em phải đến các cơ sở y tế khám bệnh để lấy thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
Bài Thuốc Chữa Cảm Phong Hàn:
Khi người có những biểu hiện như sợ lạnh, sốt cao, đau đầu, đau gáy, toàn thân đau ê ẩm, không có mồ hôi, tắc mũi, ho có đờm, tức ngực.
B- Dùng bài thuốc chữa cảm phong hàn bao gồm những vị:
Nhân sâm (12g), Độc hoạt (8g), Xuyên khung (10g), Cát cánh (12g), Khương hoạt (10g), Tiền hồ (12g), Sài hồ (12g), Chỉ xác (12g), Phục linh (12g), Phòng phong (8g), Kinh giới (12g), Sinh khương (gừng tươi) (3 lát). Bài thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, ích khí, giải biểu.
Theo cách sắc thuốc thông thường, bệnh nhân cho thuốc vào nồi đổ 3 bát nước đun sôi nhỏ lửa còn một bát thuốc, 3 lần sau cũng vậy. Cuối cùng hòa lẫn số thuốc của bốn lần sắc vào và dùng dần.
Với những người khỏe, nên uống thuốc trước khi ăn 30 phút, người cao tuổi nên dùng thuốc sau khi ăn 30 phút. Ngoài ra người bệnh cũng cần kiêng, không nên ăn thịt gà, tôm, thịt chó, vừng, lạc, rượu, bia, ớt, hạt tiêu.
A. MỘT SỐ THUỐC NAM CHỮA BỆNH CẢM CÚM THƯỜNG GẶP:
B. BỆNH CÚM:
1- Nguyên nhân: Cảm Cúm là một trong những bệnh ngoại cảm, do khí hậu trái mùa gây nên. Bệnh có tính truyền nhiễm và lan rộng nên gọi là bệnh thời hành. Do độc khí ở ngoài theo đường hô hấp vào phổi, làm cho chức năng của phổi kém, sinh ra các chứng trạng giống với chứng trạng của bệnh cảm mạo nêu trên nhưng nặng hơn.
2- Triệu chứng và điều trị:
a- Biểu chứng:
- Triệu chứng: Sợ lạnh, sợ gió, có sốt hoặc chưa phát sốt, nhức đầu hắt hơi, ngạt mũi, hoặc xổ mũi, chảy nước mắt, ho ngứa cổ, rêu lưỡi trắng mỏng như chứng trạng của bệnh cảm mạo nhưng có đau nhức tứ chi, cơ thể, có khi biểu hiện tay chân co giật là đặc điểm của bệnh cúm.
- Phép chữa:
Chia ra 2 thể phong hàn, phong nhiệt, phương thuốc dùng như chữa cảm mạo nêu trên và gia thêm các vị
- Hoắc hương: 10g
- Bạc hà: 8g
Vào phương thuốc để thông khiếu, trừ độc.
b- Lý chứng:
- Triệu chứng: Sốt cao, không sợ lạnh, mũi khô, rêu lưỡi vàng, bụng đầy, đại tiện táo, nước tiểu vàng.
- Phép chữa: Dùng phép thanh lợi hoặc phép hạ để tiêu độc.
- Phương Thuốc:
- Rau má: 12g
- Cam thảo đất: 12g
- Dây mơ: 12g
- Rễ cỏ tranh: 8g
- Cỏ mần trầu: 8g
- Vỏ quýt: 8g
Cách dùng: Các vị rửa sạch cho vào ấm, đổ 600 ml sắc còn 300 ml. Người lớn chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói. Trẻ em tuỳ theo tuổi, chia 4-5 lần uống.
Thuốc xông: Dùng công thức và cách dùng nhưở bệnh cảm mạo.
- Thuốc xoa đánh gió: Trầu không 3 lá - Dầu hoả vừa đủ. Vò nát trầu không, tẩm dầu hoả, gói vào miếng vải mỏng để xoa vùng gáy, 2 bên xương sống từ trên xuống rồi xoa ngực và chân tay. Sau khi xoa xong dùng các vị sau:
- Khoai lang khô: 16g
- Nghệ vàng; 16g
- Lá mít: 10g
Các vị sao vàng sắc với 200 ml nước, lấy 100 ml. Người lớn uống 1 lần, trẻ em chia 2 lần uống, khi uống thêm vào 1 ít giấm thanh.
- Thuốc phòng cúm: Khi có dịch cúm để phòng bệnh dùng 20g tỏi giã nát ngâm vào trong 1 lọ đựng 200 ml dầu vừnghoặc dầu lạc, mỗi buổi sáng tẩm bông bôi và hít vào mũi.
CẢM SỐT: CÁC BÀI THUỐC NAM CHỮA CẢM SỐT
Các bài thuốc Nam chữa cảm, sốt
Húng chanh 15-20 g, giã vắt lấy nước cốt uống; hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 12 g, cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm.
Một số bài thuốc dễ áp dụng khác:
- Dùng lá trầu không đánh gió, xát mạnh dọc theo hai bên xương sống từ trên xuống, nếu bị cảm sẽ có nhiều nốt tụ máu, xung huyết. Dân ta thường gọi là cách nhể đậu lào, có tác dụng chữa cảm mạo.
- Chua me đất một nắm, giã nát, chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước.
- Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10-15 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn...
- Đậu ván trắng sao 20 g, hương nhu 16 g, hậu phác 12 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa, trong bụng nôn nao, bụng đầy không tiêu hay tiêu chảy.
- Lá bưởi bung 20 g sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt, ho.
- Bạc hà và sắn dây mỗi vị 10-15 g, đổ 1/3 lít nước, bịt kín ấm, đun sôi một lúc rồi đưa xuống để xông, rót một chén uống. Sau đó sắc uống thêm 1-2 nước. Nếu cảm có mồ hôi thì không xông và uống nước nguội. Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng cảm sốt nóng (không gai rét), nhức đầu, mắt sưng đỏ, nôn ọe, hoặc trẻ sốt nóng, lên sởi lúc mới bắt đầu mọc.
- Lá tía tô khô 15g, vỏ quýt cũ, củ gấu (hương phụ), gừng tươi, hành trắng cả cây mỗi thứ 8g, sắc uống lúc thuốc còn nóng. Dùng 1 củ gừng giã nhỏ, chưng nóng, gói vải, xát 2 bên gáy và dọc xương sống (đánh gió). Bài thuốc có tác dụng chữa cảm lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi.
- Hương nhu trắng cả lá cành 30g, sắc, xông hơi và uống một bát lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt ớn lạnh, nhức đầu, nôn mửa, thân thể đau nhức, không có mồ hôi.
- Tinh dầu hương nhu 15 giọt, uống với nước nóng; ngoài dùng xoa mũi, 2 bên gáy và dọc sống lưng, đắp chăn cho ra mồ hôi, chưa ra mồ hôi thì uống thêm. Bài thuốc có tác dụng giải cảm cúm hay cảm sốt có gai rét. CẢM CÚM SỐT
Phương Thuốc:
1. Lá tía tô 14 lá
2. Lá chè tươi 20 lá
3. Lá dâu (nuôi tằm) 10 lá
4. lá hoắc hương 10 lá
5. Lá cơm sôi 1 nắm nhỏ
6. Cát căn (sắn dây tươi) 1 lạng
(nếu khô = 4 đồng cân)
7. Hành khô 3 củ
8. Gừng tươi 3 nhát
Bào Chế: Cho vào nước sắc uống, chỉ cần đun sôi vài lần cho thôi chất thuốc ra không cần đun kỹ lắm.
Cách Dùng: Ngày uống 2 bận, mỗi bận một chén trung bình (loại chén uống nước). Uống lúc còn nóng.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
- Chữa cảm rức đầu, hắt hơi, sổ mũi.
- Không ăn cơm, chỉ ăn cháo và các chất ăn nhẹ.
- Không phản ứng.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Đã chữa trên 300 người.
Kết quả 95 %. CHỮA HO SỐT TRE EM- BÀI THUỐC CHỮA HO SỐT TRẺ EM
Phương thuốc:
1. Mật gà (gà sống hoặc gà mái)10 cái
2. Hạt mướp đắng 20 hạt 3. Hạt chanh 20 hạt
4. Đường (đường đỏ hoặc trắng)1 thìa cà phê
Bào chế: Mật gà chọc lấy nước cho vào chai. Hạt mướp, hạt chanh bóc vỏ giã nát và đường cùng cho vào chai đựng mật gà, nút kỹ, buộc chặt cho vào nồi đun cách thuỷ khoảng 2 giờ bỏ bã lấy nước nguyên chất (không cho thêm nước) để dùng. Cách dùng: Trẻ em từ 1 tháng đến 5 tháng dùng thuốc này (6 tháng trở lên ít công hiệu). Đổ thuốc ra chén con, lấy chiếc đũa chấm thuốc bôi vào mép, cứ 3 phút lại bôi 1 lần. Chủ trị: Ho gà trẻ em từ 1 tháng đến 5 tháng. Kiêng ăn: Người mẹ cho con bú nên kiêng ăn ớt, hành, tỏi, cá tanh. Không phản ứng gì. Nhận xét về kết quả: Đã chữa khỏi độ 30 cháu trong 1 năm. Kết quả 80 %.
CHỮA HO GÀ
Phương Thuốc:
1. Lá chanh 5 đồng cân
2. Lá hẹ 1 đồng cân
3. Rễ dâu 5 đồng cân
4. Đường phèn 5 đồng cân
Bào Chế:
Lá chanh để sống (tươi hay khô cũng được).
Rễ dâu lấy vỏ phơi khô hoặc để tươi xé nhỏ tẩm mật ong sao vàng.
Lá hẹ để tươi.
Cho 3 vị trên và đường phèn vào siêu và đổ nửa bát nước đun cách thuỷ độ nửa giờ, bắc ra để nguội gạn lấy nước trong dùng.
Cách Dùng:
Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi mỗi lần uống 1 thìa canh.
Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi mỗi lần uống 2 thìa canh.
Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi mỗi lần uống 3 thìa canh.
Ngày uống 3 lần. Uống luôn từ 3 đến 10 ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
Chủ trị: Ho gà của trẻ em và các thứ ho có nóng sốt. mới ho hay ho đã lâu, ho khan, ho có đờm đều dùng được.
Không cấm kỵ.
Không phản ứng.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Phương này ở trong Nam, nhân dân đã dùng lâu đời một số thầy thuốc đã dùng chữa ho rất tốt.
Kết quả 90 %.
CHỮA HO GÀ
Phương Thuốc:
Bài I (Chữa Ho gà)
1. Nam hoàng cầm (dùng bắc hoàng cầm hay 1 lạng
Hoàng liên cũng được)
2. Đường phèn (hoặc đường kính)1 lạng
Bào Chế:
Đổ 3 bát nước vào Hoàng cầm sắc cạn còn 1 bát lọc bỏ bã, rồi cho đường phèn vào nước cô lại cho cạn bớt đi chút nữa, song đem phơi sương 4 giờ.
Cách dùng:
Trẻ em cho uống mỗi lần 1 thìa cà phê con, ngày uống 3 lần, từ 3 tuổi trở lên mỗi lần uống 1 thìa cà phê con, ngày uống 4 lần. Uống từ 3 đến 7 ngày.
Bài II (Chữa Ho gà)
1. Dọc mùng (tước vỏ thái mỏng)1 lạng
2. Đường phèn (hoặc đường kính)1 lạng
Bào chế:
Hai thứ trên để vào cái bát cho vào nồi cơm hấp chín hoặc đun cách thuỷ cho kỹ cho uống.
Cách dùng:
Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi cách 3 giờ uống 1 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê con, uống liên tục 3 đến 7 ngày. Trẻ nhỏ chưa biết ăn thì uống nước, em lớn đã ăn được thì ăn cả bã cả nước.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
Chủ trị bệnh ho gà mới phát do phong nhiệt vào phổi phát ho kèm có chứng đại tiện táo, nước giải đỏ, mà thường khát nước.
Kiêng ăn: Thịt gà, ngan, ngỗng, chó, trâu, cua, cá tôm, các thứ sào, rán, nướng, các thứ nóng như ớt, hồ tiêu, rượu, các thứ rau thơm, hành tỏi, dầu mỡ.
Phản ứng: Phân hơi lỏng hay sền sệt.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Mỗi tháng chữa trên 100 em.
Kết quả 80 %.
Bài III (Chữa Ho thường kiêm trị ho gà)
Phương thuốc:
1. Lá gai làm bánh5 đồng cân
2. Lá chanh (quả vẫn ăn)5 đồng cân
3. Rễ cây chỉ thiên3 đồng cân
4. Củ sả (nếu dùng lá thì 4 đồng cân)2 đồng cân
5. Rau má3 đồng cân
Bào chế:
Lá gai 3 lần tẩm đồng tiện 3 lần sao hơi đen.
Lá chanh, nếu dùng rễ cây chanh thì tốt hơn lá, cạo vỏ đen lấy phần lọc trắng.
Rễ cây chỉ thiên đào sâu lấy củ ở dưới sâu mới tốt.
Củ sả nếu dùng lá thì gấp đôi.
Rau má rửa sạch.
Các vị trên sao khô, tán nhỏ rây kỹ lấy kẹo mạch nha làm hồ luyện, viên bằng hạt đậu đen.
Cách dùng:
Từ 1 đến 2 tuổi mỗi lần uống từ 10 đến 15 viên.
Từ 2 đến 3 tuổi mỗi lần uống từ 18 đến 20 viên.
Từ 4 tuổi trở lên mỗi lần uống 25 đến 30 viên.
Người lớn uống 30 viên trở lên, mỗi ngày uống 3 lần. Uống với nước lã đun sôi, uống từ 3 đến 7 ngày.
Bài này dùng làm thuốc sắc thì tốt hơn làm thuốc viên, có kết quả nhanh hơn.
Nếu sắc thì cho 3 bát nước sắc cạn lấy trên nửa bát sắc 2 lần rồi cô lại làm một lần lấy 1 bát uống làm 2 lần vào buổi sáng và lúc sắp đi ngủ. Khi uống pha vào thuốc 1 thìa cà phê nước tiểu trẻ em (nước tiểu của em khoẻ mạnh mới tốt).
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
Chuyên trị các em ho thường và ho gà, kiêm trị người lớn mới bị ho hoặc ho đã lâu.
Kiêng ăn như trên (Xem bài ho gà I và II).
Không phản ứng.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Trong 1 năm đã chữa 200 người.
Kết quả 80 %.
CẢM SỐT
Phương Thuốc:
1. Lá bạc hà tươi: trai 7 ngọn , gái 9 ngọn
2. Lá Thạch xương bồ tươi, trai 14 ngọn, gái 18 ngọn
3. Hột giổi: 1 hạt ( để sống )
Cách Bào Chế:
Ba thứ rửa sạch đem giã nhỏ, dùng 1 chén nước tiểu (đái) của trẻ em từ 3 - 9 tuổi khỏe mạnh đem thuốc trên hòa lẫn, lọc lấy nước bỏ bã, dùng 1 phần thân thần sa mài với thuốc trên cho bệnh nhân uống.
Cách Dùng:
Trẻ em:
- 1, 2, 3 tuổi uống mỗi lần 1/2 chén hạt mít.
- 3, 4, 5 , 6 tuổi uống mỗi lần 1 chén hạt mít.
Cách 3 - 4 giờ uống 1 lần, uống đến khi khỏi
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng :
- Trẻ em sốt , đầu nóng , chân tay lạnh, hay giật mình, ít đái, hay thổ ăn uống không tiêu, sài rên, bụng đáy ì ạch, hoặc sởi đậu
- Kiêng ăn: cá tanh, chua, mỡ, đậu, thịt gà, thịt chó
- Kiêng gió nước, quả canh, rau sống
- Không phản ứng
Nhận xét và kết quả :
Đã chữa cho khoảng 500 trẻ em. Kết quả 80% - 90 %.
HO GIÓ-TIÊU ĐỜM
1. Thành phần bài thuốc
1. Cam thảo 150g
2. Lá Hẹ 50g
3. Cát Cánh 100g
4. Vỏ Quýt 50g
2. Công Năng - Tác Dụng:
Tuyên thông phế khí, nhuận phế hạ đờm, thanh nhiệt giải độc, sát trùng, trấn ho, tiêu đờm.
3. Chủ trị
Ho do ngoại cảm gây ra đau họng hay viêm họng.
4. Cách sử dụng và liều lượng
Các vị thuốc trên phơi sấy khô hoặc sao sấy ở nhiệt độ thấp (60-700C đặc biệt là với lá hẹ, lá hẹ sao sấy ở nhiệt độ cao làm mất tác dụng kháng sinh sát trùng); tán bột, rây mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước sôi. Trẻ em tùy theo độ tuổi:
- Trẻ em dưới 1 tuổi liều dùng bằng 1/6 liều người lớn.
- Trẻ em dưới 5 tuổi liều dùng bằng 1/4 liều người lớn.
- Trẻ em 5 tuổi đến 10 tuổi liều dùng bằng 1/3 liều người lớn.- Trẻ em 10 tuổi đến 15 tuổi liều dùng bằng 1/2 liều người lớn.
CHỮA HO SỐT
Phương Thuốc:
1. Lá nhọ nồi tươi 1 nắm
2. Lá Rau má tươi 1/2 nắm
3. Lá bạc hà tươi 1/3 nắm
4. Lá ngải cứu tươi 1/2 nắm
5. Lá dâu tươi (nuôi tằm )1/2 nắm
Cách Bào Chế:
Các thứ lá trên để sống, rửa sạch cho vài hạt muối vào, giã nhỏ, lọc lấy nước nguyên chất uống
Cách dùng:
Trẻ em ngày uống 3 lần : sáng, trưa, tối, uống sau ăn, mỗi lần uống liều lượng như trên, lúc nào uống thì mới làm dùng ngay.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
- Chủ trị trẻ em ho, sốt nóng
- Kiêng ăn tanh, mỡ, thịt gà, thịt chó
- Không phản ứng
Nhận xét - Kết quả:
Kết quả 90%.
Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ hiệu nghiệmThứ
Ho, đau họng ở trẻ em là các triệu chứng thường đến cùng với dấu hiệu của bệnh cảm cúm, sốt. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột, đường hô hấp của trẻ dễ bị tấn công. Dưới đây là bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ.
Phật thủ chưng mạch nha
Quả phật thủ mua về ngâm nước muối rửa sạch vỏ bên ngoài, thái lát mỏng rồi đổ mạch nha vào với tỷ lệ đều nhau. Đem hấp hoặc cách thủy khoảng 30 đến 45 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc cho bé dễ uống.
Gừng và mật ong
Lấy khoảng 20gram gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát mỏng, sau đó trộn đều với 20ml mật ong. Bạn có thể cho bé ngậm hỗn hợp trong cổ khoảng 1 – 2 phút. Thực hiện như vậy 2 – lẫn mỗi ngày.
Rau diếp cá đun sôi cùng nước gạo
Rau diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào đun sôi cùng nước gạo khoảng 20 – 30 phút, Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần tới khi bé có khỏi bệnh. Uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Nếu bé khó uống, có thể cho thêm chút đường. Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát, đó là do cơ thể bé thải ra một số chất đờm.
Lá húng chanh hấp quất xanh
Cho khoảng 15 – 16 lá húng chanh và 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch sau đó say xuyễn, đem hấp hoặc đun sôi cách thủy 20 phút. Bạn nên cho bé uống 1 – 2 lần/ngày tới khi bé hết ho.
Mật ong hấp quất xanh
Dùng 3 – 4 quả quất rửa sạch, để cả vỏ thái lát mỏng, trộn lẫn với mật ong cho đều. Sau đó đem hấp hoặc đun sôi cách thủy khoảng 10 – 15 phút đến khi nhuyễn thành dịch sánh. Một ngày nên cho bé uống 2 -3 lần, mỗi lần 1 -2 thìa cafe. Bạn có thể cho thêm một vài hạt muối để tăng tính diệt khuẩn, kháng viêm, hiệu quả sẽ cao hơn.
Mật ong hấp lá hẹ
Dùng 3 – 5 lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với mật ong, sau đó cũng hấp hoặc đun sôi cách thủy và sử dụng như mật ong hấp quất.
Mật ong hấp tỏi
Lấy 4 -5 nhánh tỏi đập dập, trộn đều với mật ong, đem hấp hoặc đun sôi cách thủy cho tới khi không thấy mùi tỏi hăng nữa. Cho bé uống 2 – 3 lần/ngày,mỗi lần 1 – 2 thìa cafe
Bạn cũng có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa, lá xương sông…Hiệu quả cũng rất bất ngờ.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648