Disneyland 1972 Love the old s
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
BỆNH MỤN NHỌT- CÁC BÀI THUỐC CHỮA LỞ LOÉT MỤN NHỌT
MỤN NHỌT
(Furuncle)
Đại Cương
Bệnh mụn nhọt là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da (gây bệnh phần lớn do tụ cầu vàng) thường gặp. Bệnh phát tập trung ở một vị trí của cơ thể hoặc rải rác khắp người, dễ tái phát, khỏi nhọt này lại phát nhọt khác, bệnh thường kéo dài, quanh năm có thể mọc nhọt và vùng nào trong cơ thể đều mọc nhọt nhưng mọc tập trung nhiều ở gáy, mông và nách.
Tuổi dễ mắc bệnh là thanh tráng niên.
Nguyên Nhân
Bệnh phần lớn do cơ thể có thấp nhiệt, ngoại cảm phong tà làm cho khí huyết ứ trệ gây nên bệnh. Những yếu tố có liên quan như vệ sinh da kém, ngứa gãi, da bị kích thích bởi hóa chất, cọ xát nhiều lần, tinh thần căng thẳng, lao lực quá mức, mắc bệnh tiểu đường, cơ thể suy yếu.
Triệu Chứng
Mụn nhọt mọc nhiều ở gáy chân tóc, vùng lưng hay mông, có thể mọc 5, 7 mụn lan ra hàng chục mụn, tái phát lâu khỏi. Nhọt có thể mọc rải rác khắp người, vùng này khỏi, vùng khác mọc lên, có thể cách vài tuần hoặc vài tháng lại phát. Bắt đầu nhọt bằng hạt đậu, mầu đỏ, hơi ngứa, sưng cứng đau. Nhọt to dần, nóng và đau, làm mủ, chảy hết mủ, đóng vảy liền da. Tái phát nhiều lần da dày cứng, kèm theo là phát sốt, miệng khát, táo bón, tiểu vàng, nước tiểu đỏ ngực đầy, chán ăn, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
Cần phân biệt chẩn đoán với:
. Nhọt Độc (Hữu đầu thư): nhọt to hơn, chân rộng hơn, chóp có nhiều đầu mủ, triệu chứng toàn thân nặng hơn, hôn mê, nói sảng, mạch Hồng Đại có lực, lưỡi đỏ sẫm, là trạng thái bệnh rất nặng. Nhưng ở những người bệnh cơ thể suy nhược, người già hoặc trẻ em suy dinh dưỡng, phản ứng của cơ thể yếu thì triệu chứng toàn thân lại không rõ.
. Nhọt Mùa Hè (Thử tiết): thường cùng mọc với rôm sảy, phát sinh về mùa hè, thường gặp ở trẻ em và sản phụ, thời gian bệnh ngắn, có mủ là khỏi, không có tái phát.
. Mụn Trứng Cá : mọc nhiều ở mặt, lưng, bắt đầu nổi sần cứng, nặn có chất mụn trắng.
Biện Chứng Luận Trị
A - Thuốc uống trong: Phân các thể bệnh và trị như sau:
+ Nhiệt độc: da mọc những nốt tròn cứng sưng nóng đỏ đau, mềm dần và có đầu mủ vàng, vỡ ra mủ vàng, kèm theo sốt miệng khát, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt giải độc. Dùng bài Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (Kim ngân hoa, Cúc hoa, Tử hoa địa đinh, Thiên quỳ tử, Bồ công anh) gia giảm.
+ Âm Hư: nhọt mọc rải rác hoặc cố định một chỗ, mọc trước sau liên tục, ăn nhiều, chóng đói, miệng khát tiểu nhiều, bứt rứt khó ngủ, lưỡi thon đỏ, mạch Hoạt Sác Nhược.
Điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với Ngân Kiều Cam Thảo Thang (Kim ngân hoa, Liên kiều, Cam thảo) gia giảm.
+ Khí Hư: mụn nhọt mọc nhiều, sắc đỏ tối, lâu mới có mủ, sưng cứng đau, cơ thể mỏi mệt, chán ăn, hoa mắt, váng đầu, lưỡi bệu, nhạt, mạch Hư Hoãn.
Điều trị: Ích khí, thác độc. Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (Nhân sâm, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Kim ngân hoa, Phục linh, Bạch chỉ, Tạo giác thích, Cam thảo, Cát cánh, Hoàng kỳ) gia giảm.
Thuốc Dùng Ngoài
. Sơ kỳ: Giải độc tiêu sưng dùng bài Kim Hoàng Tán, Ngọc Lộ Tán trộn đắp hoặc dùng 1-2 vị thuốc sau đây giã đắp như Bồ công anh, Lá phù dung, lá rau Sam, lá Diếp cá, lá Mướp ngọt... ngày 2 lần.
. Trung kỳ: dùng bài thuốc đắp cho vỡ mủ: Rọc ráy, lá xoan, muối, lượng bằng nhau giã nhỏ trộn đều, ngày đắp 2 lần.
. Hậu kỳ: dùng cao dán hút mủ và sinh da non: củ Ráy dại 100g, Nghệ già 50g, Sáp ong 30g, Nhựa thông 30g, Dầu mè 500ml, Cóc vàng 1 con, đốt tồn tính. Cbo dầu Mè, Nghệ, Ráy đun sôi đến khi Nghệ và Ráy teo lại, gạn bỏ bã, cho sáp ong vào đun tan, cho bột Cóc, Nhựa thông khuấy tan đều, lấy 1 giọt nhỏ vào một cái đĩa, thấy không lan ra là được Rửa sạch mụn nhọt bằng nước lá Trầu không và Kinh giới, phết cao vào 1 miếng giấy có lỗ chọc thủng ở giữa và dán lên nhọt.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Kiêng các chất cay nóng, dầu mỡ tanh.
2. Phòng trị bệnh tiểu đường kịp thời.
3. Vệ sinh da tốt, chú ý tắm nước lá khế, lá trầu không, thay áo quần sạch hàng ngày.
4. Giữ gìn tinh thần thanh thản, không lao động, học tập, chơi bời quá mức.
5. Tránh bôi các loại thuốc dầu mỡ
THUỐC ĐẮP MỤN NHỌT SƯNG ĐAU
A. Thành Phần:
1. Lá bạch đồng nữ hay xích đồng nam 100g
2. Lá bỏng 100g
3. Lá rau răm 100g
4. Lá chìa vôi 100g
2. Công Năng-Tác Dụng:
Sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, giải độc, thanh nhiệt, thông huyết, lợi tiểu.
3. Chủ trị: Mụn nhọt sưng tấy, các áp xe nhỏ.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc trên là lá tươi hái về đem rửa sạch, để ráo nước, dùng chày cối sạch giã nhỏ, trộn thêm ít muối ăn, đắp vào mụn nhọt hoặc nơi sưng, tấy, đỏ đau băng lại giữ trong 4 giờ. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà đắp thêm miếng thuốc thứ 2.
Đây là thuốc đắp dùng ngoài, tùy thep nơi sưng đau rộng hay hẹp mà hái lá thuốc giã đắp cho vừa, nên không kể liều lượng.
5. Kiêng kỵ: Kiêng các loại thức ăn cay, nóng, tôm, bún, bí xanh, các loại gạo ngâm, đậu ngâm.
MẨN NGỨA-LỞ NGỨA
A. Bài Thuốc:
1. Lá đơn tướng quân(1)(sao qua)5 đồng cân
2. Kim ngân (cả cây và hoa) sao qua5 đồng cân
3. Củ khúc khắc (sao qua)5 đồng cân
4. Quả ké (sao qua)5 đồng cân
Cách Dùng: Các vị cân thành 1 thang thuốc cho vào siêu sắc, đổ 3 bát nước sắc cạn còn 1 bát, sắc 2 nước đúc lại lấy độ 1 bát rưỡi, mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần uống sáng và tối.
Chú ý: Cần kết hợp với bài thuốc xoa sau đây mới chóng có kết quả: Lần thứ nhất lấy 1 thìa dấm thanh và 1 thìa nước lã (đun sôi để nguội) hoà lẫn với nhau bôi vào chỗ mẩn tịt, Lần thứ hai không pha nước lã nữa, chỉ dùng dấm thanh bôi vào chỗ mẩn, chỉ cần bôi 2, 3 lần uống vài thang thuốc là khỏi.
Chủ trị: Chứng mẩn, ngứa từng mảng thường gọi là mẩn tịt.
Kiêng kỵ:
Kiêng ăn các thức cay, chua, nóng, nên ăn thức mát và dễ tiêu hoá.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa và mách nhiều người dùng đều khỏi.
Kết quả 90 %.
(1) Đơn tướng quân: Lá giống lá đa có nơi gọi là Đơn đa, lá to gần bằng lá bàng, khác với loại lá đơn là không có răng cưa, màu lá toàn xanh,lá to hơn các loại lá đơn khác, cây cao tới 5m, thường trồng ở bờ ao.
CHỮA LỞ LOÉT-MỤN NHỌT
Chữa lở loét
Bài thuốc:
1. Tổ kiến đen (ở trên cây)1 cái
2. Mỡ lợn (vừa hòa đặc)
Cách chế:
Tổ kiến đen lấy về đốt thành than, tán nhỏ, rây kỹ (để khô cho hết kiến).
Mỡ lợn rán lấy nước chộn đều hòa tan với than tổ kiến bôi.
Cách dùng:
Rửa sạch chỗ lở loét rồi chấm bằng vải sạch hoặc bông thuốc cho thật khô rồi mới bôi thuốc trên vào, mỗi ngày bôi 1 lần.
Chủ trị:
Các chứng lở người lớn và trẻ em. Nốt lở ngoằn nghèo có trùng, lở toàn thân từ đầu đến chân đều dùng được rất chóng khỏi.
Không kiêng kỵ, không phản ứng gì.
Kết quả:
Đã chữa nhiều, rất đông người lấy không nhớ xiết được.Kết quả 100 %.
Mục Xương - Sâu lâu năm
Bài thuốc
1. Lá dâu leo tươi 1 nắm
2. Hùng hoàng (tán nhỏ)trọng lượng tùy ý
Cách dùng
Lá dâu leo rửa sạch thái nhỏ như thuốc lào. Hùng hoàng tán nhỏ giây kỹ cho mượt. Trước hết rửa sạch chỗ đau bằng nước muối đun sôi để nguội, lau ráo rồi rắc bột Hùng hoàng nên miệng chỗ đau. Nếu chỗ đau ở sâu thì vê 1 cái lề bằng giấy thật sạch bôi bột Hùng hoàng vào lề, rồi luồn sâu vào cho thuốc thấu đến chỗ đau.
Khi đã rắc Hùng hoàng rồi, lấy lá dâu leo đắp ngoài rồi dùng băng băng lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Chủ trị
Chứng mục xương, tức xương bị mục nát, có thể gắp ra được từng mảnh vụn, hoặc bị sâu lâu năm không khỏi.
Kiêm trị chứng phong lở.
Kiêng ăn: : thịt gà, thịt chó, tôm, cua và chất nếp.
Không phản ứng gì.
Kết quả
Đã chữa hàng ngàn người.
Kết quả 100 %.
Hội nghị bổ sung:
- Lá dâu leo là lá cây nho dại tức cây Sơn bồ đào thường mọc ở núi có nhiều.
- Lá này còn chữa được cả chứng Thấp: khi dùng rửa sạch sao vàng sắc uống (dùng cả cây và lá).
- Chứng mục xương: chứng đó còn chữa bằng lá bọ ròi tức lá bọ mắm. Khi dùng rửa sạch, thái nhỏ gĩa lẫn với vài hạt muối dịt vào chỗ đau.
- Lá bọ mắm còn chữa được chứng răng sâu, răng nhức khi dùng rửa sạch nhai rồi ngậm.
- Ở miền Nam dùng lá bọ mắm chữa bệnh ho lao.
Chữa lở ngứa (Sang giới)
Bài thuốc:
1. Củ dáy dại
Cách chế:
1. Gọt vỏ ngoài, thái mỏng, phơi khô sao đen. Khi sao lấy mỡ lợn hoặc dầu lạc tẩm vào cho kỹ cho đều, sao đen nhưng sao tồn tính không được sao cháy. Sao xong đem tán bột rây kỹ dùng dần.
2. Gọt bỏ vỏ cắt từng khúc dài độ 1- phân tây, lấy 10 khúc cho vào 1 thùng nước đun kỹ, để xông và tắm.
Cách dùng:
Trước hết lấy nước đun với củ dáy xông cho bệnh nhân để cho chỗ lở, ngứa chảy mủ ra, rồi lấy nước xông trên để nguội (cấm pha nước lã) cho bệnh nhân tắm, kỳ cọ cho bớt chỗ đau ra, lấy khăn sạch, chấm cho ráo chỗ mụn ngứa, xong rắc thuốc bột trên vào.
Chủ trị:
Các bệnh ngoài da như bệnh ngứa, bệnh lở loét (sang giới)
Cấm kỵ:
Khi đun nước dáy không được dúng đũa, để nguyên chất nước dáy đã đun mà xông và tắm rửa, không được pha nước lạnh hoặc nước nóng khác vào.
Phản ứng:
Nếu pha nước lạnh vào nước đã đun sẽ bị ngứa
Kết quả:
Chỉ mách người tự làm tự chữa lấy, rất công hiệu, người lớn trẻ em đều khỏi.Kết quả 80 %.
LOÉT LỞ - CHÀM - CHỐC
Bài Thuốc:
1. Lá đào tươi 7 lạng
2. Nước điếu thật đặc nửa lít
3. Diêm sinh 2 lạng
4. Mật đà tăng 5 đồng cân
Cách Chế:
Lá đào và nước điếu rửa sạch đun sôi cho cạn còn 1/3 thì đem lọc bằng bông thuốc cho kỹ.
Diêm sinh và mật đà tăng tán nhỏ mượt hoà lẫn với nước trên đóng vào chai dùng dần.
Nước điếu tuy hôi nhưng đun với lá đào sẽ biến hết mùi hôi.
Cách dùng:
Trước khi bôi thuốc dùng nước lã đun sôi với ít muối để gần nguội mà tắm rửa, mơn hết các chỗ có mụn lở loét cho bong hết vảy, rồi lấy khăn sạch chấm cho ráo, xong lấy lông gà rửa sạch bằng nước muối đun sôi chấm thuốc mà bôi vào chỗ bị đau. Khi nốt lở xe miệng thì thôi không rửa nữa chỉ bôi thuốc trùm lên, ngày 2 lần.
Chủ trị:
Chữa các chứng lở đầu và mặt, chàm, chốc trẻ em, kiêm trị bệnh lở người lớn,lở toàn thân và lở chân tay.
Cấm kỵ:
Không được gãi vào chỗ nốt lở loét sợ nhiễm độc và lâu khỏi.
Không được ăn đồ cay, nóng, tanh.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa nhiều được nhân dân tín nhiệm. Bệnh trẻ em kết quả 95 %.Bệnh người lớn từ 80 đến 90 %
CHỮA NGỨA CHẢY NƯỚC VÀNG
Lịch sử bài thuốc: Gia truyền 3 đời.
Bài thuốc:
1. Thạch cao (sống)3 lạng
2. Lưu hoàng (sống)5 đồng cân
3. Hạt nhãn (bỏ vỏ đen, để sống, phơi khô)2 lạng
4. Xương truật (để sống)3 đồng cân
Cách Chế:
4 vị trên tán nhỏ, rây kỹ, khi rây xong lại cho vào thuyền tán thúc lại 1 lúc lâu nữa cho thật nhỏ mượt, rồi cho vào lọ nút kín dùng dần.
Cách Dùng:
Trước khi bôi thuốc lấy lá Kinh giới khô đun kỹ 1 nước rửa chỗ đau, xong chấm ráo rồi mới bôi thuốc. Ngày bôi 3 lần: sáng, trưa, tối. Mỗi ngày rửa một lần vào buổi sáng sớm, 2 lần sau chỉ chấm sạch rồi bôi thuốc.
Chủ trị:
Người lơn trẻ em lở ngứa, gãi chảy nước vàng, nước vàng chảy đến đâu loang đến đó.
Cấm kỵ:
Khi bôi thuốc không để dính vào mồm, mắt.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa trên 600 người.Kết quả 70 %.
SÂU QUẢNG - MẠCH LƯƠN - LỞ LOÉT
Bài Thuốc:
1. Thạch khôi 5 đồng cân
(vôi lâu ngày bám ở miệngbình vôi để ăn trầu)
2. Phỉ thái (Lá hẹ)1 lạng
Cách Chế:
Vôi cậy ở miệng bình vôi tôi đã lâu ngày tán nhỏ giây cho kỹ.
Lá hẹ sao tồn tính tán nhỏ giây kỹ.
Cả 2 thứ trộn đều thành thuốc bột cho vào lọ đậy kín dùng dần.
Cách Dùng:
Trước khi rắc thuốc lấy hoa chổi xể đun kỹ, để còn âm ấm lau rửa sạch chỗ đau, lấy bông thuốc chấm ráo chỗ đau rồi mới rắc thuốc trên vào xong lấy băng buộc lại. Ngày rắc 2 lần.
Chủ trị
Bệnh lở loét, vết thương bị nhiễm trùng chẩy nước vào, sưng đau, loét, bệnh sâu quảng, bệnh mạch lươn của trẻ em (thiên đỗ).
Kiêng ăn: Cua, thịt gà, rượu, hến, ba ba, cá chép, cá chuối.
Phản ứng: Khi rắc thuốc thấy hơi ngứa và hơi sót.
Kết quả
Có thể làm sẵn gặp bệnh thì chữa và đã mách nhiều người làm đều có kết quả tốt.
Kết quả 90 %.
Hội nghi bổ sung:
Vôi đã hỏ hơi tán thành bột tẩm nước lá hẹ nhiều lần cầm máu rất công hiệu (phơi khô giây kỹ rắc vào chỗ ra máu).
Vôi lâu năm và lá hẹ trộn đều nắm thành cục nung rồi tán bột chữa bỏng cũng rất hay (tán bột giây kỹ rắc vào chỗ bị bỏng).
BÔI LỞ LOÉT-MỤN NHỌT
Bài Thuốc:
1. Hột Cà Gai (đỏ)1 lạng
2. Dầu thầu dầu 5 đồng cân
Cách Chế:
Hột gà gai sao vàng tán nhỏ hoặc hòa với dầu thầu dầu.
Cách Dùng:
Trước khi bôi thuốc đun nước muối để nguội tắm rửa cho sạch chỗ lở loét, lấy khăn sạch lau ráo rồi bôi thuốc vào.
Chủ trị:
Chữa các chứng lở loét ngoài da
Không cấm kỵ
Không phản ứng
Kết quả:
Đã chữa và mách nhiều người làm, dùng đều có kết quả tốt.Kết quả 100%
CHỮA BỆNH UNG ĐỘC
Bài này có tác dụng chữa 4 loại bệnh, tên có khác nhau nhưng cũng là loại ung độc:
1. Nhũ ung tức sưng vú, vú sưng tấy đỏ, đau nhức, nếu để chậm sẽ mưng mủ.
2. Ổ gà tức hố nách có nhọt rắn tròn như quả trứng gà, sưng tấy đỏ, nóng rất đau.
3. Sưng hạch háng, ta thường gọi là quả soài, hoặc sưng đỏ, nóng, rắn bèn bẹt như quả soài.
4. Vô danh thũng độc tức là những loại nhọt độc ở thân thể chân tay, không kể chỗ nào, hễ cứ thấy sưng tấy sắc nhọt đỏ, nóng mà đau nhức là dùng được bài này.
Kể cả loại quả soài do bệnh lậu, giang mai hoặc hạ cam gây nên cũng dùng được.
Tâm đắc chữa chấn thương sưng đau tụ máu và bị đòn.
Trên 30 năm kinh nghiệm chữa những người lao động bị ngã hoặc bị tai nạn trong lúc làm việc, hoặc bị đòn đánh sưng tím, tôi đã rút ra được bài thuốc có công năng tiêu sưng, hành ứ, chỉ thống sau đây:
Bài thuốc
1. Quy vỹ20 gr
2. Hồng hoa12 gr
3. Xuyên khung12 gr
4. Tô mộc12 gr
5. Xích thược12 gr
6. Ngưu tất12 gr
7. Đại hoàng40 gr
8. Chỉ xác8 gr
9. Một dược12 gr
10. Nhũ hương12 gr
11. Trầm hương12 gr
12. Bắc mộc hương12 gr
13. Sinh cam thảo8 gr
Cách chế: Các vị tán dập nát, ngâm với rượu trắng tốt.
Cách dùng: Người lớn dùng mỗi bận 1 chén con tuỳ bệnh nặng nhẹ, ngày uống 2 đến 3 lần. Lấy 1 ít bã thuốc hoà thang chườm vào chỗ đau.
Kiêng kỵ: Có mang không được uống, chỉ lấy bã và rượu hoà thang chườm vào chỗ sưng, nhưng ở bộ phận bụng cũng không được chườm, nhất là bụng dưới.
Vết thương có chảy máu cũng cấm không được uống.Bài này có Quy vỹ, Hồng hoa, Xích thược, Tô mộc, Xuyên khung để hành huyết tán ứ. Lại có Nhũ hương, Một dược, Mộc hương, Trầm hương để hành khí, thông trệ, giảm thống, có Đại hoàng, Chỉ xác để tống ứ huyết từ chỗ sưng đau ra ngoài bằng đường đại tiện cho nên đại hoàng trong bài dùng làm quân được, không thể thiếu được. Nếu 1, 2 vị khác có thiếu vẫn dùng được.
CHỮA NGỨA CHẢY NƯỚC VÀNG
Lịch sử bài thuốc: Tự nghiên cứu và đã kinh nghiệm nhiều, Trong quá trình điều trị thấy có kết quả tốt.
Bài Thuốc:
A. 1. Lá bồ công anh 2 lạng
Cách Dùng:
Lá bồ công anh tươi hoặc khô đều được sắc kỹ, cho vào 1 cái ấm dùng uống thay cho nước uống hàng ngày, không kể lúc no, đói cứ uống, lúc nào khát thì uống.
Ghi chú: Cần phải kết hợp với bài thuốc xông dưới đây mới chóng có hiệu quả.
B. Bài thuốc xông:
1. Lá bồ công anh 2 lạng
2. Lá khổ sâm 2 lạng
3. Hạt sà sàng 1 lạng
Cách Dùng:
Cả ba thứ để sống, cho vào một cái nồi đổ đầy nước, đun sôi kỹ rồi xông. Xông song chắt lấy nước, bỏ bã đi, rửa chỗ lở loét, ngứa cho sạch, hoặc tắm, lấy khăn sạch lau cho ráo, thay quần áo sạch, quần áo đã mặc phải đun nước sôi giặt bằng xà phòng cho kỹ rồi hãy mặc.
Mỗi ngày xông và tắm rửa một lần.
Chủ trị:
Chữa bệnh ngứa lâu năm, có người mỗi năm lại phát ngứa, gãi là chảy nước vàng rất khó chịu.
Kiêng ăn: Tôm, cua, bí đao.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa và mách người dùng đều công hiệu.Kết quả 80 %.
CHỮA ĐƠN ĐỘC
Bài thuốc:
1. Lá đơn tướng quân1 nắm
2. Lá đơn mặt trời1 nắm
3. Lá đơn răng cưa1 nắm
Cách dùng:
Các vị rửa sạch, sao vàng, cho 3 bát nước sác lấy 1 bát (loại bát ăn cơm) uống làm 2 lần. Nặng lắm uống 3 ấm là khỏi.
Chủ trị:
Chữa các chứng đơn.
Cấm kỵ:
Kiêng rửa nước lạnh, nếu rửa nước lạnh độc khí chạy vào trong sinh đau bụng.
Kiêng ăn: Các chất nóng, cay như tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, thịt gà, các chất tanh như cua, cá…
Đang uống thuốc này không uống thuốc khác.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa trên 6000 người.
Kết quả 100 %.
Chú ý:Cụ Nguyễn Thị Thuỷ 70 tuổi
Thôn Phù Minh - Xã Ninh Hiệp - Gia Lâm cũng cống hiến 1 bài chữa về đơn, ban, ngứa lở giống như bài trên, nhưng có thêm vị đậu đen 1 chén tống.
Cách dùng: cũng như bài trên sắc uống.
THUỐC CAO TAN
(Âm thư, tràng nhạc, rức đầu, đau mắt)
Lịch sử bài thuốc: Gia truyền 3 đời.
Bài Thuốc:
1. Sơn thục 8 lạng
2. Huyết giác 4 lạng
3. Phong khương 8 lạng
4. Địa liền 4 lạng
5. Gừng tươi 12 lạng
6. Quế tiêm 4 lạng
7. Đinh hương 2 lạng
8. Đại hồi 4 lạng
9. Nhũ hương 2 lạng
10. Một dược 2 lạng
11. Xuyên ô 4 lạng
12. Tế tân 2 lạng
13. Xương truật 4 lạng
14. Hùng hoàng 2 lạng
15. Long não 2 lạng
16. Ma du (Dầu Vừng 52 lạng
17. Tùng hương 8 lạng
18. Hồng đơn 30 lạng
Cách Chế:
13 vị trên (từ số 1 đến số 13) đem thái nhỏ cho lẫn vào ma du (dầu vừng) đun sôi bắc ra đậy kỹ ngâm, về mùa hạ ngâm 3 ngày đêm, mùa đông ngâm 7 ngày đêm, xuân thu ngâm 5 ngày đêm. Ngâm đủ hạn ngày thì đem đun, đun từ 5 đến 8 giờ. Khi thấy sắc thuốc đã đen, sắc hết thì thôi, bắc ra lọc cho kỹ, bỏ bã đi rồi cho Tùng hương và Hồng đơn vào dầu đun nhỏ lửa, quấy luôn tay cho khỏi bén nồi. Đun từ 1 ngày rưỡi đến 2 ngày, khi nào rỏ thuốc vào 1 bát nước lã thấy thuốc đóng thành châu là được. Khi đó mới cho Hùng Hoàng và Long não đã tán thật nhỏ giây kỹ vào thuốc cao, quấy đều luôn tay cho đến khi nguội, cho vào liễn đậy kín dùng dần.
Cách dùng
Phiết cao vào giấy sạch dán lên chỗ đau, dán kín cả đầu nhọt không để hở. Mỗi lá cao dán 3 ngày mới phải thay (Rức đầu, đau mắt dán vào 2 thái dương).
Chủ trị
Chữa âm thư, tràng nhạc, mụn nhọt, vấp ngã tấy sưng, nhức đầu, đau mắt.
Không cấm kỵ.
Không phản ứng.
Kết Quả:
Đã chữa rất nhiều bệnh có kết quả và được nhân dân tín nhiệm.Kết quả 90 %.
LÊ VĂN TUYÊN- Xã Nghĩa Hương- Quốc Oai- Hà tây- Hà Nội
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:347.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh