KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
BỆNH SỐT RÉT- THUỐC NAM CHỮA BỆNH SỐT RÉT
SỐT RÉT (Ngược Tật - Paludisme - Paludism)
A. Đạicương
Là một loại bệnh truyền nhiễm, gây nên bởi ký sinh trùng sốt rét (ngược nguyên trùng), do muỗi Anophen truyền sang.
Bệnh thường phát vào mùa Hè - Thu (lúc muỗi hoạt động).
B. Nguyên nhân
Thường do phong tà, thử tà và dịch lệ.
Bệnh tà xâm nhập vào phần bán biểu bán lý, tà chính, âm dương giao tranh với nhau gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
Cơn sốt rét điển hình: Bắt đầu rét run rồi sốt cao, kèm nhức đầu, khát, bồn chồn không yên, khớp xương đau nhức, có khi muốn nôn, nôn . Có thể sốt cao đến 40oC, rồi mồ hôi toát ra, sốt hạ.
Tuy nhiên, theo YHCT có thể chia làm các loại sau:
+ Chính Ngược: (sốt rét điển hình): rét, sốt, ra mồ hôi.
+ Ôn Ngược: Sốt trước rét sau (sốt nặng, rét nhẹ).
+ Đan Ngược: Chỉ sốt mà không rét.
+ Tẫn Ngược: Chỉ rét mà không sốt.
+ Chướng ngược: Chứng sốt rét nặng ở vùng sơn lam chướng khí.
+ Lao Ngược: Hễ lao động là lên cơn.
+ Ngược Mẫu: Kết báng dưới cạnh sườn.
Mạch lúc lên cơn thường là Huyền Khẩn hoặc Huyền Sác. Giữa các cơn có thể xuất hiện mạch Trì.
Nơi người bệnh hư yếu mạch thường Tế Nhược.
Rêu lưỡi thường nhiều nhớt, lúc phát sốt thì rêu lưỡi vàng. Người Tỳ Vị bất hòa thì rêu lưỡi trắng nhạt.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ đạo mạch Đốc, điều chỉnh Âm Dương.
* Huyệt chính: Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Giáp tích ngực 3 - 12 (D3 - 12). Chú ý điểm đau.
* Huyệt phụ: Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11).
Cách châm: PHải châm 2 - 3 giờ trước khi lên cơn, kích thích mạnh không lưu kim hoặc lưu kim 15 - 30 phút, thỉnh thoảng vê kim. Châm liên tục 3 - 6 ngày.
Ý nghĩa:Đại Chùy + Đào Đạo thuộc mạch Đốc có thể sơ đạo phần dương của toàn thân; Gian Sử sơ tiết Tam tiêu, hòa giải biểu lý, điều chỉnh khí âm dương; Giáp tích ngực 3 - 12 để tuyên đạo tà khí của Thái Dương (kinh); thêm Dương Lăng Tuyền để điều hòa tam dương; Huyết Hải, Phục Lưu, Gian Sử để điều hòa tam âm.
2- Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24)(Giáp Ất Kinh).
3- Sốt rét lạnh, mồ hôi không ra: Thiếu Hải (Tm.3) + Phục Lưu (Th.7) + Côn Lôn (Bq.60) (Thiên Kim Phương).
4- Đại Chùy (Đc.14) + Yêu Du (Đc.2) (Tư Sinh Kinh).
5- Công Tôn (Ty.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11)(châm rồi cứu 3 tráng) hoặc cứu ở đốt sống lưng thứ 3 (Châm Cứu Tụ Anh).
6- Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Nhũ Căn (Vi.18).
. Trước lạnh sau nóng: Tuyệt Cốt (Đ.39) + Bá Hội (Đc.20) + Cao Hoang (Bq.43) + Hợp Cốc (Đtr.4) .
. Trước nóng sau lạnh: Bá Lao + Cao Hoang (Bq.43) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tuyệt Cốt (Đ.39).
. Nóng nhiều lạnh ít: Bá Lao + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (TTr.3) + Khúc Trì (Đtr.11).
. Nóng ít lạnh nhiều: Bá Lao + Hậu Khê (Ttr.3) + Khúc Trì (Đtr.11) (Châm Cứu Đại Thành). .
7- Bá Hội (Đc.20) + Kinh Cừ (P.8) + Tiền Cốc (Ttr.2) (Thần Ứng Kinh)
8- Chí Âm (Bq.67) + Chương Môn (C.13) + Côn Lôn (Bq.60) + Công Tôn (Ty.4) + Đại Chùy (Đc.14) [cứu] + Gian Sử (Tb.5) [sốt rét kinh niên] + Hậu Khê (Ttr.3) [trước lạnh sau nóng] + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Thái Khê (Th.3) + Thân Trụ (Nh.12) [cứu] + Thừa Sơn (Bq.58) + Y Hy (Bq.45) [cứu cho ra mồ hôi](Loại Kinh Đồ Dực).
9- Đại Chùy (Đc.14) [(hoặc Đào Đạo - Đc.13] + Gian Sử (Tb.5) +Hậu Khê (Ttr.3) + Phục Lưu (Th.7) kích thích vừa (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
10- Tuyên thông dương khí, khu tà giải biểu.
Châm tả trước lúc lên cơn 2 giơ ø: Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
11- Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3) + Hiệp Khê (Đ.43) đều tả, châm trước lúc lên cơn 2 - 3 giờ (Châm Cứu Trị Liệu Học).
12- Chương Môn (C.13) +Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3) + Phục Lưu (Th.7) + Sùng Cốt + Thái Khê (Th.3) + Thần Môn (Tm.7) + Tỳ Du (Bq.20) (Tân Châm Cứu Học).
13- Nhóm 1 - Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3).
Nhóm 2 - Chí Dương (Đc.9) + Huyết Hải (Ty.10) + Huyền Chung (Đ.39) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
14- Nhóm 1- Đại Chùy (Đc.14) (châm và cứu 2 - 3 tráng) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3).
Nhóm 2 - Đại Chùy (Đc.14) + Nội Quan (Tb.6) hoặc Ngoại Quan (Ttu.5).
15- Linh Đài (Đc.10) hoặc Tích Trung (Đc.6) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
16- Dịch Môn (Ttu.2) + Dương Trì (Ttu.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Thần Đạo (Đc.11) (Châm Cứu Học HongKong).
17- Điều hòa Âm Dương, khu tà, ngăn cơn sốt rét.
Châm tả trước khi lên cơn 1 - 2 giờ: Đào Đạo (Đc.13) + Đại Chùy (Đc.14) + Hậu Khê (Ttr.3) + Gian Sử (Tb.5).
Ý nghĩa: Đại Chùy, Đào Đạo để tráng dương, khu tà, ngăn cơn sốt rét; Hậu Khê hạ sốt rét và trị đau nhức cơ thể, các khớp; Gian Sử là huyệt đặc hiệu trị sốt rét (Châm Cứu Học Việt Nam).
18- Chỉ châm huyệt Ngược Môn 1 và 2 giờ trước khi lên cơn, châm sâu 1 thốn (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí số 46/1985).
19- Nhóm 1 - Đại Chùy (Đc.14) + Nội Quan (Tb.6) .
Nhóm 2 - Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) (Hồ Nam Trung Y Học Viện Học Báo số 37/1987).
B. CHỮA SỐT RÉT BẰNG THUỐC NAM
Nhân hạt gấc, vảy tê tê rang phồng lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi ngày 12g với rượu. Bài thuốc này có tác dụng chữa sốt rét có báng, còn gọi là sốt rét lách to.
Theo Đông y, sốt rét thuộc phạm vi “ôn bệnh”, nguyên nhân là trúng phải phong hàn. Phong hàn lúc đầu ở da, lâu ngày không tiêu tan, truyền vào ruột và dạ dày rồi tới khí huyết; ban ngày chạy theo dương phận, ban đêm chạy theo âm phận, hợp lại thì lên cơn, tan đi thì bệnh ngừng. Phong hàn nếu theo khí thì phát sốt, theo huyết thì phát lạnh, hàn nhiệt giao tranh thì lên cơn. Bệnh nhẹ thì mỗi ngày có cơn một lần, nặng thì cách nhật. Bệnh thuộc khí thì cơn lúc sáng, thuộc huyết thì cơn lúc chiều.
Lúc mới lên cơn, bệnh nhân ngáp dài, ớn lạnh, run rẩy, nhức đầu hoặc khát nước. Có thể lạnh rồi lại nóng, hoặc nóng rồi lại lạnh, hoặc nóng nhiều lạnh ít, lâu ngày không khỏi sẽ thành báng.
Các bài thuốc Nam
- Hạt cau, thường sơn, hạt dành dành lượng bằng nhau, tán nhỏ, ngào với mật làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Uống với rượu mỗi lần 50-60 viên, uống trước khi lên cơn, vào bữa ăn. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt rét cơn.
- Ô mai bỏ hột 4 quả, thường sơn 8 g đồ với giấm, phơi khô tán nhỏ, giã nhỏ làm viên, uống với rượu vào sáng sớm, uống đón trước khi lên cơn. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt rét cơn.
- Lá hồng bì tươi 40-50 g, sắc uống nóng cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt rét cơn.
- Lá na một nắm nhỏ (khoảng 20 g tươi), sắc uống hằng ngày, nên uống chặn trước khi lên cơn sốt. Bài thuốc có tác dụng cắt cơn sốt rét.
- Chữa sốt rét do khí độc rừng núi: tỏi 6-7 củ, để sống 1 nửa, nướng chín một nửa, ăn cho hết, nếu nôn hay đại tiện thông thì khỏi (Nam dược thần hiệu).
- Hy thiêm tươi một nắm, giã nhỏ, chế nước sôi vào, vắt lấy nước cốt uống 1 chén, uống nhiều lần sẽ nôn được đờm dãi. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt rét lâu ngày, đờm đọng, không muốn ăn uống.
- Rễ cỏ xước 1 nắm, giã nát, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng trị chứng sốt rét cơn lâu ngày không khỏi.
- Thanh hao hái buổi sáng ngày Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5), phơi trong bóng râm, mỗi lần dùng 4 phần, quế tâm 1 phần, tán nhỏ sắc uống với rượu, uống chặn cữ trước một ngày thì khỏi.
- Lá ngải cứu giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Lúc không bệnh thì lấy lá hoặc vỏ cây nướng vàng nấu nước uống thay trà. Bài thuốc này có tác dụng trị chứng hàn ngược do tỳ hư, lạnh nhiều nóng ít, biếng ăn, biếng uống...
Các bài thuốc chữa sốt rét mạn tính của Tuệ Tĩnh
- Lá diếp cá (thường dùng loại màu tía) 2 nắm, giã nhỏ, dùng lụa bọc lại xát khắp người lúc sắp lên cơn sốt rét, giúp ngủ được và ra mồ hôi, làm bệnh đỡ.
- Quả ké đầu ngựa sấy khô, tán nhỏ, viên với hồ bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với rượu, ngày uống 2 lần, hoặc có thể giã tươi, vắt lấy nước cốt uống.
- Tỏi giã nhỏ, trộn với chút hoàng đơn, làm viên bằng bột củ súng, mỗi lần uống một viên.
Lá chè xanh
• Thân và rễ cây ớt sao vàng, sắc uống ngày hai lần, mỗi lần 100ml.
• Lá Na 19g, lá Chè xanh 19g, lá Thường sơn (bỏ gân) 4g, lá Dành dành 11g. Các vị dùng tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Ngày uống một lần, mỗi lần một chén uống nước. Phụ nữ có thai không được dùng.
• Bột Riềng khô 20g, bột Can khương 80g, bột Quế 40g, bột Thảo quả 80g. Tất cả luyện với hồ tẻ, viên bằng hạt ngô hoặc hạt lạc, sấy khô dùng dần. Dùng cho người lớn, trẻ em sốt rét theo cơn.
• Lá Hà thủ ô 5 lạng sao vàng, sắc đặc; ngày uống một ấm, có thể uống liên tục được. Dùng cho người bị sốt rét lâu ngày, cơ thể suy yếu.
• Thường sơn 40g, Tỏi 12g, Mai ba ba 60g (sao giấm), Binh lang (hạt Cau già) 20g, Thảo quả 16g. Tất cả tán nhỏ, làm hoàn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8 – 12g với 1/3 chén rượu 60o (chén uống nước, uống trước khi lên cơn sốt một giờ). Dùng cho người bị sốt rét lâu ngày, lá lách sưng to.
• Nụ Đinh hương 40g, Phèn đen 200g, Hồi hương 120g. Dùng nồi và chõ đất. Nồi ở dưới, chõ đất ở trên. Các vị thuốc tán nhỏ, cho vào nồi, đổ 2/3 nước. Dùng cám hoặc đất sét nghiền với giấy bản hoặc Khoai lang trát vào khe hở giữa nồi và chõ đất. Trong thành chõ và vung chõ dán một số giấy cho dễ thu thuốc ở nồi dưới bốc lên bám lại (theo lối đồ thăng hoa). Đun sôi độ 3 – 4 giờ để chất thuốc bám vào giấy dán trong thành chõ và vung chõ. Cạo lấy bột thuốc đó, dùng hồ gạo nếp nấu lỏng hoàn lại thành viên, mỗi viên bằng nửa hạt đậu xanh, sấy khô. Ngày dùng hai lần, mỗi lần 3 – 6 viên. 7 – 12 ngày là một liệu trình. Bài thuốc có tác dụng chữa tiệt sốt, lá lách sưng to, dày da bụng.
(Siêu Tầm)
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:279.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

pacman, rainbows, and roller s