BỆNH QUAI BỊ
Cứ và dịp cuối đông, đầu xuân hàng năm, tại các tập thể trẻ em như lớp mẫu giáo, lớp học phổ thông đầu cấp thường rải rác xuất hiện bệnh quai bị, có khi thành dịch nhỏ. Đây là một bệnh cấp tính, gây dịch do virus có ái tính đặc biệt với hệ thần kinh, tuyến nước bọt, tinh hoàn, mà phổ biến là làm sưng tuyến mang tai nên có thể coi quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ. Bệnh lây theo đường hô hấp. Có miễn dịch vĩnh viễn. Hiện đã có vắcxin phòng bệnh quai bị. Để chủ động phòng bệnh, trẻ cần được tiêm chủng sớm theo hướng dẫn của cơ quan y tế
BỆNH QUAI BỊ
Biểu hiện bệnh:Người bệnh thấy khó chịu, gai rét, sốt nhẹ, nhức đầu, đau trong tai. Hôm sau thấy nhai nuốt khó, đau và sưng vùng trước tai, sau tai và góc hàm. Sưng một bên và nhanh chóng lan sang bên kia, không tấy đỏ, da bóng, ấn không lõm, không hóa mủ. Khám sẽ thấy họng đỏ, lỗ ống Sténon đỏ tấy. Nếu không có biến chứng, bệnh khỏi sau 1 tuần.
Biến chứng:
- Viêm tinh hoàn: (hay gặp sau tuổi dậy thì). Phần nhiều hậu phát sau khi lên quai bị 5-10 ngày. Sốt cao trở lại, người bệnh trằn trọc, mê sảng. Một bên tinh hoàn tấy đỏ, sưng to và đau. Có khi sưng cả hai bên. Khỏi sau 10 ngày nhưng phải 2 tháng sau mới biết rõ có teo tinh hoàn hay không. Phụ nữ có thể bị viêm dẫn đến teo buồng trứng.
- Viêm màng não, viêm não và tủy: Sau lên quai bị 4-7 ngày hoặc có thể tiên phát (ở vụ dịch) xuất hiện hội chứng não-màng não cấp (sốt cao, nhức đầu, nôn, co giật, ngủ li bì hoặc hôn mê…), song ít khi bị di chứng liệt.
- Viêm tụy tạng: Vào ngày thứ 7, trẻ bị đau bụng và nôn, cần nghĩ tới biến chứng này.
Điều trị:
- Nằm nghỉ tuyệt đối khi còn sốt để tránh các biến chứng. Ăn uống đủ chất. Thức ăn mềm.
- Vệ sinh mũi họng: Súc miệng bằng nước muối hoặc nước ô-xy già hay thuốc tím pha loãng. Nếu sưng đau ở tinh hoàn nên chườm lạnh tại chỗ vùng hạ nang.
- Dùng thuốc giảm đau hạ nhiệt. Không cần kháng sinh. Khi có biểu hiện biến chứng phải đến khám ở các cơ sở y tế. Những người chưa lên quai bị không nên tiếp xúc với người bệnh.
- Theo kinh nghiệm Đông y, thường dùng nhân hạt gấc mài với dấm thanh tạo thành thứ bột sền sệt bôi vào vùng sưng đau ở hàm mặt, khô lại bôi. Bài thuốc uống trong: Kinh giới (12g), Kim ngân (16g), Chỉ thiên (12g), Sài hồ (12g), Bạc hà (8g), Sài đất (12g), Thổ phục linh (12g), Chỉ xác (8g), Cam thảo đất (8g). Sắc với 600ml nước, lấy 300ml, uống 2-3 lần trong ngày.
(Siêu Tầm)
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648