TỴ TỨC NHỤC
Chỉ trường hợp trong mũi mọc cục thịt dư giống hình trái Nho hoặc như hột Lựu.
Thuộc loại Polyp Mũi.
Đa số đi chung với chứng Tỵ uyên (viêm xoang) hoặc chứng Viêm Mũi Dị Ứng lâu năm.
Nguyên nhân:
Theo YHHĐ: Do niêm mạc mũi bị viêm lâu ngày thoái hóa gây ra.
Theo YHCTT:
Thường do kinh Phế có thấp nhiệt, ăn uống nhiều chất béo... làm cho nhiệt sinh ra bên trong gây nên.
Hoặc do mũi cảm nhiễm thấp tà, thấp trọc tụ lại ở mũi gây nên.
Triệu chứng:
Có nhiều loại khác nhau:
+ Có loại chỉ to bằng quả quít, chân ở mũi mọc rũ xuống họng.
+ Có loại mọc thành chùm dầy cả hốc mũi (loại này thường gặp hơn). Chân của polyp thường mọc từ cuốn giữa. Mọc riêng hoặc chung chân thành một búi. Người bị thịt dư mũi lâu ngày sống mũi sẽ bị bè rộng, giọng nói ồn hơn gọi là giọng mũi nghẹt. Lúc ngủ miệng thường há ra, ngáy to. Nhìn vào trong mũi có khi thấy đầu của cục thịt dư mầu trắng xám, bóng.
Mũi thường chảy nước vàng đục, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt.
Điều trị: Thanh tuyên Phế khí, tả thấp, tán kết.
Dùng bàiTân Di Thanh Phế Ẩm(40) thêm Phục linh, Xa tiền tử, Tỳ giải, Thương truật (Hoàng cầm, Chi tử, Thạch cao, Tri mẫu, Tang bạch bì thanh nhiệt ở Phế, Vị; Tân di hoa, Tỳ bà diệp, Thăng ma tuyên Phế, sơ khí, thanh thông tỵ khiếu; Bách hợp, Mạch môn thanh dưỡng Phế âm để tránh khỏi bị hao tán quá; Thổ phục linh trừ thấp, giải độc; Thương truật táo thấp ở phần biểu bên trên; Tỳ giải, Xa tiền tử thấm thấp cho đi xuống phía dưới).
Phương thuốc đơn giản:
+ Lá Chanh, lá Cam, lá Sen, đều 8g. Xắt nhỏ, phơi khô, gói vào giấy đốt hút như thuốc (Gia Y trị Nghiệm).
+ Ngó Sen, tua Sen, nhụy Sen đều 12g, sao vàng. Thêm Băng phiến 0,8g. Tán nhuyễn, bôi vào chỗ có Polyp (Gia Y trị Nghiệm). TỴ DƯỠNG
Trong lỗ mũi ngứa, khó chịu.
Sách ‘Cổ Kim Y Thống’ ghi: “Chứng tỵ dưỡng do nhiệt sinh phong gây nên”.
Điều trị: Dùng bài Phòng Phong Thông Thánh Tán(32)thêm Bạch phụ tử, Cương tằm. TỴ ĐINH
Xuất xứ: Được mô tả đầu tiên trong sách ‘Ngoại Khoa Khải Huyền’. Chỉ mụn nhọt mọc trong mũi.
Tương ứng với chứng Nhọt Tiền Đình Mũi của YHHĐ.
Nguyên nhân:
Theo YHHĐ:
+ Do chấn thương (ngoáy mũi bằng móng tay bẩn, nhổ lông mũi...).
+ Nhiễm khuẩn ở nang lông, tuyến bã.
+ Cơ thể suy nhược, Tiểu đường là những tố thuận lợi gây nên nhọt.
Theo YHCT: Do kinh Phế có hỏa độc ngưng kết gây nên.
Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Mụn mọc trong lỗ mũi, lỗ mũi bị nghẹt, sưng, đau lên đến đầu”.
Triệu chứng : Chứng chính là đau. Nhọt thường mọc ở đầu mũi, sưng đỏ đau, vùng chung quanh như môi, má, mi mắt cũng có thể bị sưng. Sốt (nhưng không sốt cao), mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu. Người bệnh thường phát hiện ra được mỗi khi rửa mặt hoặc đụng tay vào. Nếu nhọt ở phía đầu mũi thì dễ nhìn thấy ngay, trên da có một vùng đỏ nổi lên. Nếu cánh mũi có nhọt, nhìn trong mũi thấy cánh mũi dầy, có một vùng sưng cứng, đôi khi thấy được cả đầu nhọt.
Nếu không biến chứng thì vài ngày sau sẽ khỏi. Nếu có biến chứng thì nhọt sưng lên, đau, sốt, cơ thể mệt mỏi, bơ phờ. Nặng hơn thì vi khuẩn theo đường tĩnh mạch góc vào tính mạch mắt rồi vào xoang tĩnh mạch hang gây viêm tắc xoang tĩnh mạch hang, rất nguy hiểm. Người bệnh sẽ có hội chứng nhiễm khuẩn máu: lúc nóng lúc rét, cơ thể suy sụp nhanh, gây biến chứng ở mắt (sưng, lồi mắt...) hoặc gây phản ứng màng não.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, bài nùng.
Dùng bài Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm(29).
Thuốc bôi ngoài: Mật đà tăng, Bạch chỉ đều 8g, tán nhuyễn, trộn với dầu sáp ong, bôi. rất hay (Gia Y Trị Nghiệm). TỴ HÃN
Chứng: Mồ hôi tiết ra ở phía trên mũi.
Chương về ‘Hãn’ sách ‘Y Lâm Thằng Mặc’ viết: “Chứng Tỵ hãn, thường do ăn uống thức ăn nóng thì trên mũi sẽ tiết ra mồ hôi, đó là do Phế bị hư, nhiệt thừa cơ gây hại vậy”.
Điều trị: Ích Phế, lương huyết.
Dùng bài Nhân Sâm Cố Bản Hoàn(30). TỴ THƯ
Xuất xứ: Được đề cập trong chương ‘Tạp Bệnh’ sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’.
Chứng: Ở sống mũi mọc nhọt.
Sách ‘Dương Y Đại Toàn’ viết: “Mới đầu ở sống mũi bị sưng, nghẹt, hai lỗ mũi không thông, đau buốt. Nếu để lâu sinh ra mủ thì khó trị”.
Nguyên nhân: Do phong nhiệt ở kinh Phế và thượng tiêu có uất hỏa gây nên.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc.
Dùng bài Ngân Hoa Cam Thảo Thang(24) thêm Mạch môn, Thiên hoa phấn, Xích thược, Đương quy. TỴ CHUẾ
Da vùng đầu mũi sần sùi, mầu đỏ tím, nổi to như cục bướu. Thường gặp nơi người bị Tửu tra tỵ hoặc trẻ nhỏ béo phì.
Thuộc dạng Bướu Mũi.
Nguyên nhân : Do uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn cay nóng, xào nướng, làmcho nhiệt tích lại lâu ngày, khí trệ, huyết ngưng, đờm trọc tích trệ không tan, nhiệt độc tích lại ở ngoài da lông gây nên. Nơi trẻ nhỏ thì do bẩm sinh có nhiều chất béo quá, độc tà tích trệ ở đầu mũi gây nên.
Điều trị: Lý khí, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống.
Dùng bàiĐào Hồng Tứ Vật Thang(09) hợp vớiTiêu Loa Hoàn(53) gia vị (Đào Hồng Tứ Vật Thang để lý khí, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống; Tiêu Loa Hoàn để tiêu đờm, tán kết. Thêm Hạ khô thảo, Uy linh tiên để tăng cường tác dụng tán kết, tiêu đờm). TỴ CAM
Còn gọi là Tỵ Sang, Tỵ Trùng Sang.
Thuộc dạng Nhọt Tiền Đình Viêm Mạn.
Nguyên nhân
+ Đa số do ngoại cảm phong nhiệt.
+ Do mũi bị chảy nước kèm với ngoại tà (nhiệt) làm cho Phế bị nhiệt gây nên.
+ Trẻ nhỏ ăn uống không điều độ, lâu ngày bị giun làm cho Tỳ Vị không điều hòa, vận hóa kém, thấp trọc ứ lại bên trong, thấp nhiệt dồn lên mũi gây nên bệnh.
Triệu chứng : Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1- Phế Kinh Có Uẩn Nhiệt, Tà Độc Tiết Ra Ngoài
Chứng: Mới phát da vùng đầu mũi sưng, khô, đau, để lâu ngày lở loét, khó khỏi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, Tả Phế, sơ phong, giải độc.
Dùng bàiHoàng Cầm Thang(10) (Hoàng cầm, Chi tử, Tang bạch bì, Cam thảo để Thanh Phế, tả nhiệt, giải độc; Liên kiều, Bạc hà, Kinh giới huệ sơ phong, tán nhiệt, khứ ngoại tà; Xích thược thanh nhiệt, lương huyết; Mạch môn thanh nhiệt, dưỡng âm; Cát cánh thanh Phế nhiệt, dẫn thuốc đi lên trên).
+ Thương truật, Hoàng liên, Thổ phục linh đều 10g, Bạch chỉ 6g. Sắc uống (Trung Y Cương Mục).
+ Hoàng liên, Hoàng cầm, Xuyên bối mẫu, Sơn chi đều 10g. Sắc uống (Trung YCương Mục).
2- Tỳ Vị Không Điều Hòa, Thấp Nhiệt Uất Chưng
Chứng: Lỗ mũi đau, mầu tím, lâu không khỏi, da vùng bệnh lở loét, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, hòa trung.
Dùng bàiTỳ Giải Thấm Thấp Thang(57) (Hoàng bá, Tỳ giải, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc; Phục linh, Ý dĩ nhân kiện Tỳ, thấm thấp; Đơn bì thanh nhiệt, lương huyết).
Phương thuốc đơn giản:
+ Thần sa, tán nhuyễn, bôi (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Huyền sâm, tán bột, bôi (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Lá Đào non, giã nát, lấy mảnh lụa hoặc vải mỏng bọc lại, nhét vào lỗ mũi (GiaY Trị Nghiệm). TỴ THỦNG
Sách ‘Thạch Thất Bí Lục’ (Q. 1) ghi: “Chứng Tỵ thủng, thuộc về Phế kim hỏa thịnh’.
Thường do hỏa độc ở kinh Phế công lên trên gây nên bệnh.
Chứng: Mũi sưng to như nắm tay, đau không chịu nổi.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc.
Giai đoạn đầu: Dùng bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm(52) gia giảm.
Sau đó dùng bài Dưỡng Âm Thanh Phế Thang(08) gia giảm. TỴ TOAN
Chứng trong lỗ mũi bị tê bì, mất cảm giác.
Nguyên nhân: Sách ‘Cổ Kim Y Thống’ ghi: “Chứng Tỵ toan, do đờm hỏa gây nên”.
Điều trị: Dùng bài Lương Cách Tán(17)thêm Kinh giới huệ, Cát cánh. TỴ TRĨ
Chứng: Lúc mới phát bệnh thường không rõ. Lúc đầu trong lỗ mũi có cục thịt, kết lại to bằng hạt lựu, mầu hồng nhạt hoặc trắng như vôi, dần dần to ra và rũ xuống làm cho khó thở, khí không thông được.
Nguyên nhân :
+ Do Phế kinh có thấp nhiệt.
+ Do ăn uống nhiều thức ăn cay, béo... làm tổn thương Tỳ Vị, khiến cho thấp nhiệt sinh ra, thấp nhiệt đưa lên mũi gây nên bệnh.
+ Do phong, thấp, nhiệt bên ngoài xâm nhapạ vào mũi, chữa không khỏi khiến cho Phế kinh có uẩn nhiệt làm cho Phế mất chức năng tuyên giáng, thấp trọc làm tổn thương mũi, ngưng trệ
Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông, Q.4) ghi: “Chứng tỵ trĩ, do Phế khí không thanh, phong thấp uất trệ gây nên”.
Điều trị: Thanh Phế, tả nhiệt, thông lạc, khai khiếu.
Dùng bài Tân Di Thanh Phế Ẩm (40).
Tỵ Khiếu Viêm Phương (58).
Bên ngoài dùngNão Sa Tán(22) bôi, mụn vỡ ra thì khỏi.
CHÂM CỨU
Châm tả Liệt Khuyết, Hợp cốc, Nghinh hương, Thượng tinh, Ấn đường, Phong trì (Liệtkhuyết là huyệt Lạc của kinh Phế, Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Đại trường, dùng hai huyệt này theo cách phối huyệt Nguye và Lạc để thanh tả nhiệt ở Phế; Nghinh hương là huyệt ở gần mũi; Ấn đường cũng ở gần mũi, dùng hai huyệt này để thông mũi; Thượng tinh để tả khí dương nhiệt, trừ thịt dư ở mũi; Phong trì để sơ phong, tán nhiệt). TỬU TRA TỴ Bệnh lâu ngày sẽ biến thành mầu đỏ tím, da vùng đó dầy lên, đầu mũi sưng to, sần sùi trông giống như những cục bướu nhỏ.
TỬU TRA TỴ
Còn gọi là Tỵ Xích, Tỵ Tra, Tao Tỵ Tử, Xích Tỵ, Phế phong, Phấn thích.
Thường gặp ở thanh niên, nam giới.
Bệnh thường trở thành mạn tính, nếu để lâu không chữa, tái đi tái lại nhiều lần sẽ khó chữa khỏi được.
Nguyên nhân
+ Sách ‘Mạch Nhân Chứng Trị’ viết: “Chứng tửu tra tỵ, do huyết nhiệt nhập vào Phế gây nên”.
+ Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ viết: “ Chứng Phế phong, Phấn thích, Tửu tra tỵ tuy 3 tên gọi nhưng cùng một loại. Chứng Phế phong, Phấn thích thuộc về Phế, chứng Tửu tra tỵ thuộc về Tỳ, đều do huyết nhiệt uất trệ không tan”.
+ Sách ‘Y Học Nhập Môn, Q. 4’ viết: “Chứng Tửu tra, đầu mũi và 2 cánh mũi đỏ, nếu nặng thì có mầu tím đen. Do uống rượu, nhiệt nhập vào Phế, hợp với phong lạnh uất kết lâu ngày gây nên mầu đỏ hoặc không phải do uống rượu mà do Phế bị phong, huyết bị nhiệt gây nên”.
+ Do Tỳ Vị có thấp nhiệt nung đốt Phế, thông lên khiếu của Phế là mũi làm cho huyết ứ ngưng kết gây nên bệnh.
+ Do tửu thấp (rượu và thấp) uẩn nhiệt tụ lại ở mũi: Thường do uống rượu, ăn những thức ăn cay, nóng, cao lương mỹ vị nhiều quá là những thức ăn nhiều nhiệt, nhiệt khí bốc lên vùng đầu mặt.
Hoặc do ăn uống cao lương mỹ vị nhiều quá làm cho Tỳ Vị tích nhiệt, rồi lại uống rượu, rượu hợp với nhiệt ở Tỳ Vị vào phần huyết làm cho huyết nhiệt bốc lên vùng mặt, mũi.
Hoặc do cảm phong tà vào Phế, âm lạnh, rồi phong tà, âm lạnh và huyết nhiệt tương tranh với nhau kết lại không tan đi được lâu ngày độc tà ngưng trệ lại gây nên bệnh.
Triệu chứng
Các mạch máu ở đầu mũi dãn nở làm cho da đầu mũi đỏ nhưng không đau. Bệnh lâu ngày sẽ biến thành mầu đỏ tím, da vùng đó dầy lên, đầu mũi sưng to, sần sùi trông giống như những cục bướu nhỏ. Lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt.
Điều trị: Thanh Tỳ, tuyên Phế, hành khí, hoạt huyết, tán trọc.
Dùng bài:
+Hoàng Cầm Thanh Phế Ẩm(10b) thêm Xích thược, Xuyên khung, Đương quy, Phòng phong, Can yết, Hạ khô thảo, Ty qua lạc, Tế tân (Dùng Xuyên khung, Đương quy, Xích thược để dưỡng huyết, hoạt huyết, hành khí, thông lạc; Hợp với Hạ khô thảo, Ty qua lạc để tán kết, thông lạc; Phòng phong, Sinh địa thanh tán phong nhiệt ở phần huyết; Can yết, Thiên hoa phấn để dưỡng Vị, thanh nhiệt, sinh tân).
Có thể thêm Cát hoa để giải rượu độc.
+Dưỡng Âm Thanh Nhiệt Thang(07).
+Lương Huyết Tứ Vật Thang(18) gia vị
+ Đương quy 3g, Sinh địa 9g, Xích thược 9g, Xuyên khung 6g, Hoàng cầm 9g, Sơn chi 9g, Địa cốt bì 15g, Đào nhân 9g, Hồng hoa 5g. Sắc uống (Trung Y Cương Mục).
Phương Thuốc Đơn Giản:
+ Phèn phi, tán nhuyễn, hòa với mỡ heo, bọc vào vải mỏng, nhét vào lỗ mũi, 3 ngày sau thịt sẽ rụng ra. Nếu thịt đã thò ra goài, lấy Băng phiến hòa với nước, bôi (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Mật Gấu, hòa với nước, bôi (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Lưư hoàng, Bạch phàn đều 4g, Cà trắng (giã vắt lấy nước) 1 trái. Hai vị trên tán nhỏ, hòa với nước cà, khi đi ngủ, xức vào lỗ mũi rồi ngủ. Vài lần sẽ khỏi (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Cây Cứt lợn tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, tẩm vào bông nhét vào mũi bên đau (Kinh Nghiệm Dân Gian).
CHÂM CỨU
+ Phế Vị Tích Nhiệt: Vùng mũi bóng như bôi dầu, da mũi ửng đỏ, giống như những vết ban đỏ. Mỗi khi gặp viêm nhiệt, phong hàn hoặc tình chí không thoải mái thì mạch máu nổi rõ, trong lỗ mũi khô, miệng khô muốn uống, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều trị: Thanh tiết nhiệt tích ở Phế Vị, Hoạt huyết, hóa ứ.
Châm Tố liêu, Nghinh hương, Thừa khấp, Đại nghinh, Hợp cốc, Xích trạch, Nội đình (Tố liêu thanh nhiệt, sơ kinh; Thừa tương trợ âm, ức (chế) dương, làm cho dương đang bị nung nấu ở trên đi xuống; Đại nghinh, Nghinh hương thanh tiết tà khí ở cục bộ; Hợp cốc, Nội đình tiết nhiệt ở phần lý của dương minh (Trung Y Cương Mục).
+ Nhiệt Ngưng, Huyết Ứ:Mạch máu ở đầu mũi mờ như sương, giống như sợi tơ buộc dây cương, nơi chỗ vết ban mọc ra thấy có những vết mờ nhỏ, hoặc vết bọc mủ, vùng quanh mũi đau, da vùng bệnh đỏ tươi, phiền khát, miệng đắng, táo bón, lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, khứ ứ.
Châm Khúc trì, Nội đình, Thiếu thương, Thương dương, Cách du, Ấn đường (Khúc trì hợp với Nội đình để thanh tiết nhiệt ở kinh Dương minh; Thiếu thương, Thương dương châm ra máu để thanh giáng hỏa độc ở vùng mũi, lương huyết, hoạt huyết, tán kết; Tả huyệt hội của huyết là Cách du để lương huyết, tán ứ, thanh tiết nhiệt độc ở trong huyết; Ấn đường ở gốc mũi để sơ lợi kinh khí ở vùng mũi (Trung Y Cương Mục).
+ Huyết Ngưng, Mạch Kết: Vùng mũi có mầu tím tối, dần dần sưng to hoặc kết lại thành bướu, mặt da chỗ đó lồi lõm giống như mũi con khỉ, lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết, mạch Huyền, Khẩn.
Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, tán kết, thông lạc.
Châm Hợp cốc, Tố liêu, Những điểm ứ huyết ở mũi (Tố liêu sơ điều kinh khí mạch Đốc, điều hòa khí huyết cục bộ; Hợp cốc hoạt huyết, thông lạc ở mặt; Châm ra máu các lạc mạch để khứ ứ, sinh tân, hoạt huyết, tán kết (Trung Y Cương Mục).
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648