KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
THUỐC NAM CHO NGƯỜI VIỆT
UNG THƯ PHẾ QUẢN: ĐÔNG Y HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHẾ QUẢN
Đông y hỗ trợ điều trị ung thư phế quản
Ung thư phế quản là một trong những ung thư khó chữa. Chẩn đoán giai đoạn sớm thường khó và phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán muộn, do đó ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp và kết quả điều trị. Khoảng 10% số bệnh nhân sống trên 5 năm.
Nguyên nhân và triệu chứng thời kỳ đầu
- Tuổi từ 35 trở lên, ho lâu dài, đặc biệt là ho từng trận không dứt, trong thời gian ngắn không tìm ra được nguyên nhân.
- Sau khi bị cảm mạo hay viêm khí quản, trị mãi mà không hết chứng ho và triệu chứng càng lúc càng trầm trọng.
- Đờm có dính máu tái đi tái lại, lồng ngực thỉnh thoảng đau nhức dữ dội.
- Từng bị bệnh lao phổi hoặc viêm khí quản mạn tính, những cơn ho có tính quy luật thình lình thay đổi.
- Trước không có phát rét hay phát sốt, đột nhiên hơi thở trở nên ngắn, tức ngực, lồng ngực chứa nước.
- Các bệnh viêm phổi không dứt hẳn, triệu chứng trở đi trở lại hoặc càng nặng.
- Đau khớp không rõ nguyên nhân, cơ bắp đau nhức dữ dội không dứt, da thịt bị tê, đau tuy có phát sốt nhưng triệu chứng toàn thân không rõ.
- Người trải qua thời gian hút thuốc lâu dài, trong gia đình cũng có người bị bệnh ung thư: trong công tác hằng ngày thường xuyên tiếp xúc với chất gây ung thư như thạch niên, lịch thanh, thạch tín, cromit, than đá, dầu cháy khét, hoặc đã từng bị bệnh đường hô hấp.
Triệu chứng thời kỳ sau
Ho dữ dội, đàm có máu hoặc ho ra máu tươi, ngực đau nhói, phát sốt, thở khó, các khớp xương, cơ bắp thịt, thần kinh đau nhức.
Điều trị
Tùy theo giai đoạn tổn thương và vị trí tổn thương còn khu trú hay đã di căn mà tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần thùy, cắt thùy phổi hoặc cắt bỏ một lá phổi kết hợp với tia xạ và điều trị hóa chất. Nên phối hợp điều trị ung thư bằng kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.
Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị ung thư phế quản - phổi
Theo y học cổ truyền, ung thư phế quản - phổi thuộc phạm trù "hư lao", "phế ung", "phế nham". Phế là tạng yếu ớt, cho nên chữa trị phế là rất khó. Phế sinh ung, thành nham là do hỏa ở phế khí bị hư. Phế hư rồi hỏa mới lưu lại ở phế, hỏa thành rồi kết lại thành ung, thành nham mà sinh ra ung thư phế quản - phổi.
Y học cổ truyền chia ung thư phế quản - phổi thành các thể khác nhau với các nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị cụ thể như dưới đây:
Thể âm hư đờm nhiệt
Triệu chứng lâm sàng: Ho ít đờm hoặc đờm trắng dính tí máu, miệng khô, sốt buổi chiều, ra mồ hôi trộm, mạch hoạt sác, người gầy ốm.
Phép trị: Dưỡng âm nhuận phế, thanh hóa đờm nhiệt.
Bài thuốc Thanh táo cứu phế thang gia giảm: Bắc sa sâm 16g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, thạch hộc 12g, tang bạch bì 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, qua lâu nhân 6g, tử uyển 12g, ngư tinh thảo 12g, bán chi liên 12g, sơn đậu căn 12g, lô căn 12g, ý dĩ 20g, tỳ bà diệp 12g, đông qua nhân 12g, a giao 8g, xuyên bối mẫu 8g, hải cáp xác 20g, sinh thạch cao 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liên tục 10 ngày là một liệu trình.
Gia giảm: Đau ngực nhiều gia uất kim, sâm tam thất, tri qua lạc (sao nhũ hương); sốt kéo dài gia thất diệp nhất chi hoa, hạ khô thảo, bồ công anh; ho nhiều gia bách bộ, hạnh nhân; ho ra máu nhiều gia đại hoàng, bạch cập; ra mồ hôi nhiều gia mẫu lệ, phù tiểu mạch.
Thể khí âm hư
Triệu chứng lâm sàng: Ho nhỏ tiếng ít đờm, đờm lỏng nhớt, khó thở, tiếng nói nhỏ, mệt mỏi, ăn ít, gầy ốm, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế nhược.
Phép trị: Ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt hóa đàm.
Bài thuốc Sinh mạch tán gia vị: Đẳng sâm 20g, mạch môn 12, hoài sơn 20g, thục địa 8g, sa sâm 12g, xuyên bối mẫu 8g, ngũ vị 6g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần, uống liên tục 10 ngày là một liệu trình.
Thể huyết ứ trệ
Triệu chứng lâm sàng: Khó thở, sườn ngực đau tức, váng đầu, ho đàm khó khạc, đàm có dính máu, giãn tĩnh mạch thành ngực hoặc tràn dịch màng phổi, môi lưỡi tím đỏ, có ứ huyết, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền sáp.
Phép trị: Hành khí hoạt huyết, hóa đàm, nhuyễn kiên.
Bài Thuốc: Hạ khô thảo 20g, hải tảo 20g, bối mẫu 12g, huyền sâm 12g, hoa phấn 12g, xích nhược 12g, đương quy 12g, xuyên sơn giáp 12g, hồng hoa 6g, qua lâu 6g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần, uống liên tục 10 ngày là một liệu trình.
Bài thuốc kinh nghiệm
Phế nham phương: Bắc sa sâm 16g, bối mẫu 12g, thiên môn 8g, ngũ vị 8g, mạch môn 8g, bồ công anh 8g, sơn chi 12g, tử hoa địa đinh 12g, tử thảo 8g, ngư tinh thảo 8g, sinh địa 12g, đại cốt bì 12g, địa du 12g, bách bộ 12g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần, uống liên tục 10 ngày là một liệu trình.
Cách gia giảm: Nếu âm hư gia sa sâm, mạch môn, thiên môn, bách hợp; khí hư gia hoàng kỳ, đẳng sâm, phục linh, bạch truật; dương hư gia phụ tử, nhục quế, bổ cốt chỉ; đàm thấp gia bán hạ, nam tinh, ý dĩ, qua lâu, hạnh nhân, mã tiền; nội nhiệt gia khổ sâm, thất diệp nhất chi hoa, thạch đậu lan, tử hà sa, đại cáp tán.
XƠ GAN: THUỐC NAM TRỊ CHỨNG XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Thuốc nam trị chứng xơ gan cổ trướng
Tạng can, theo Đông y: Can chủ tàng huyết, chủ về sơ tiết, chủ cân khai khiếu ra mắt, ninh nhuận ra móng tay, móng chân.
“Cổ trướng” là một trong tứ chứng nan y của Đông y. Phải xét về: khí, huyết, thủy, nhiệt, hàn; thận, tỳ hư cổ trướng, luận trị rất phức tạp nhưng kết quả chưa thấy trước.
“Xơ gan cổ trướng” là thuật ngữ của y học hiện đại do khám cận lâm sàng và lâm sàng kết luận: Xơ gan cổ trướng độ I, II và III. Nguyên nhân do xơ gan mạn, xơ gan cổ trướng.
Triệu chứng: Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, phù và phù toàn thân, bụng trướng nước, gan, lách to, cứng, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách to, giãn. Tay, chân teo tóp hoặc phù, da vàng mắt vàng. Vùng gan mật đau tức, đại tiện nhiều lần, phân nát, tiểu tiện ít, bụng dưới nặng tức. Chất lưỡi bệu, rêu lưỡi vàng, mạch trầm tế vô lực. Từ triệu chứng của bệnh nhân được khám cận lâm sàng và lâm sàng có kết luận là “xơ gan cổ trướng”.
Bài thuốc dân gian gia truyền trị chứng xơ gan cổ trướng:
Vị thuốc:
- Quả dứa dại tách ra từng múi (pandannustectoriussot) đập dập phơi khô 100g, nếu tươi 300g.
- Cây chó đẻ răng cưa (phyllan thusurinarial) còn gọi diệp hạ châu. Cả cây dược liệu khô 100g (tươi 300g).
- Cây mã đề (plantagoasiatica) vật liệu tươi 50g.
- Củ tam thất (panaxpseudo-ginseng) burk. Xay thành bột mịn 6g/ngày chia làm 3 lần.
Sắc uống:Sắc 3 vị thuốc đầu. Nước 2 lít (2.000ml) sắc còn 1/2 lít 500ml. Chia làm 3 lần hòa với bột tam thất 2g mỗi lần - ban ngày uống 2 lần, ban đêm uống một lần. Uống liên tục một ngày một thang trong vòng 30 ngày.
Ngày thứ 31 có thể bỏ vị mã đề nếu bụng mềm, đi tiểu bình thường, và giảm vị tam thất còn 3g/ngày chia 3 lần hòa thuốc uống.
Liệu trình điều trị 6 tháng (theo kinh nghiệm).
- Điều trị 15 ngày: Bệnh nhân thấy người nhẹ nhõm, ăn ngủ được, đi lại trong nhà.
- Điều trị 30 ngày: Bụng mềm, nhỏ lại, bệnh nhân khỏe, tự giải quyết mọi sinh hoạt cá nhân.
- Điều trị 3 tháng: Bệnh nhân hoàn toàn khỏe, gan, lách mềm, nhỏ nhưng siêu âm thấy gan còn thô (còn xơ gan).
Tháng thứ 4 vẫn uống 3 vị trên (dứa dại, diệp hạ châu và tam thất).
Tháng thứ 5 và 6 uống 1 tuần 2 thang gồm 2 vị (dứa dại, diệp hạ châu).
Sau 6 tháng điều trị bệnh nhân khỏe đạt 80-90% lao động bình thường.
Ghi chú: Nếu bụng trướng nước, gan cứng to gây khó thở thì trục nước ra bằng một trong các cách sau:
Bài 1: Rễ cỏ tranh khô 70g (tươi 210g), vỏ quả cau (đại phúc bì) 3 vỏ, hạt mã đề (xa tiền tử) 30g, đậu đen sao vàng 50g. Cho nước 1.000ml sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 2: Nếu đã uống bài 1 từ 1-2 thang bệnh nhân vẫn khó thở bụng vẫn trướng nước thì uống bài 2.
- Vị thuốc: Lá nhót tươi 100g + lá cây cà phê, chè tươi 100g. Nước 600ml sắc còn 200ml uống hết một lần khi nước còn ấm.
- Sau khi uống từ 1-2 giờ bệnh nhân đi tiểu 7-8 lần/ngày (lượng nước tiểu từ 8-9 lít).
- Cầm đi tiểu: Cho uống nước sắc hạt đậu xanh còn nguyên vỏ. Đậu xanh 150g nước 400ml sắc còn 150ml để thật nguội. Khi bệnh nhân đi tiểu được 7-8 lít thì cho bệnh nhân uống.
- Khi cần đến bài trục nước thứ 2 này thì dừng uống thuốc trị bệnh một ngày.
CHỮA KIẾT LỴ: CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA KIẾT LỴ
Các bài thuốc dân gian chữa kiết lỵ
Rau sam 25 g, lá phượng vĩ 20 g, bông mã đề 15 g, rễ mơ lông 15 g. Các thứ trên cho vào nồi, đổ hai bát nước, sắc còn một bát, chia uống hai lần.
Kiết lỵ là một loại bệnh đường ruột truyền nhiễm, lây lan rất nhanh, thường phát vào mùa hè và cuối mùa thu. Bệnh nhân thường có các hiện tượng đau bụng, buồn đi ngoài, có lần đi được, có lần không, đi ra chất nhầy có lẫn máu, mùi tanh hôi. Nguyên nhân gây bệnh là ăn uống không hợp vệ sinh hoặc sống trong vùng có dịch. Có thể chọn dùng các bài thuốc sau đây:
- Rau má, cây nhọ nồi, hoạt thanh mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 6 g. Đổ 500 ml nước vào các thứ trên, sắc còn 200 ml, chia hai lần uống trong ngày.
- Vỏ bàng 12 g, nước 600 ml. Sắc còn 200 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày, chữa trị đi ngoài ra máu.
- Cây cúc tần 100 g thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ, đổ 3 bát nước sắc, còn lưng bát, chia uống hai lần.
- Rễ và lá phượng vĩ 30 g, rau sam 20 g, cỏ sữa 20 g. Các thứ trên cho vào nồi, đổ 300 ml nước, sắc còn 100 ml, chia hai lần uống trong ngày.
- Rau sam, rau má, cỏ mực, cỏ sữa, rễ mua mỗi thứ 8 g, trà ngon 6 g, cam thảo 4 g, vỏ quýt 4 g, gừng 3 lát. Các thứ trên cho vào nồi, đổ 400 ml nước, sắc còn 200 ml, uống trong ngày.
- Mơ tam thể (sao), anh túc xác, vỏ lựu bạch (sao vàng), cỏ sữa (sao vàng) mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 20 g. Các thứ trên tán thành bột, cho uống với nước trà.
GAN MẬT: CÁC DƯỢC THẢO TRỊ BỆNH GAN MẬT
Các dược thảo trị bệnh gan, mật
Trong các loại dược thảo có tác dụng lợi mật, trị viêm gan, ác-ti-sô chiếm một vị trí quan trọng. Nó làm tăng mạnh lượng mật bài tiết, tăng lượng nước tiểu và nồng độ urê trong nước tiểu, giảm lượng urê và cholesterol trong máu.
Ác-ti-sô được dùng làm thuốc thông mật, điều trị hỗ trợ trong các bệnh viêm gan, suy gan. Dạng dùng là lá tươi hoặc khô (liều tương đương 2-10 g lá khô một ngày), sắc uống hoặc nấu cao rồi bào chế thành viên, hay chiết xuất thành dạng cao lỏng tinh chế, dùng dưới hình thức giọt.
Viên cynaraphytol chứa 200 mg cao tinh chế từ lá tươi ác-ti-sô. Ngày dùng 2-4 viên. Trà túi lọc ác-ti-sô được bào chế từ các bộ phận của cây với tỷ lệ: thân 40%, rễ 40%, hoa 20%. Mỗi túi chứa 2 g, liều dùng không hạn chế.
Một số loại thảo dược trị bệnh gan mật khác:
Dành dành: Cao chiết từ quả dành dành làm tăng sự tiết mật. Trong thử nghiệm trên thỏ đã thắt ống dẫn mật chủ, cao nước và hoạt chất trừ dành dành ức chế sự gia tăng bilirubin trong máu. Dành dành còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Trong y học cổ truyền, nó là một vị thuốc được dùng từ lâu đời chữa bệnh vàng da. Ngày dùng 6-12 g quả dưới dạng nước sắc hoặc hoàn tán.
Đại hoàng: Có tác dụng làm tăng tiết mật, kháng khuẩn, lợi niệu. Với liều vừa phải (0,5-2 g), nó chữa các chứng vàng da, kém ăn, ăn không tiêu. Ở liều cao, nó là thuốc tẩy nhẹ dùng cho người bị vàng da nặng, đầy bụng, đại tiện bí. Ngày dùng 3-10 g sắc uống. Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc người bị sỏi niệu calci oxalat không dùng đại hoàng.
Hoàng cầm: Có tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt của virus gây bệnh viêm gan B. Trong y học cổ truyền, hoàng cầm được dùng điều trị bệnh vàng da. Ngày uống 6-15 g dạng thuốc sắc hoặc bột.
Nghệ: Tinh dầu nghệ có tác dụng làm tăng tiết mật nhờ thành phần p-tolylmethyl carbinol. Nghệ còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Một bài thuốc có nghệ đã được áp dụng điều trị viêm gan do virus và hầu hết bệnh nhân thử nghiệm đều khỏi. Trong y học cổ truyền, nghệ được dùng chữa bệnh vàng da. Ngày uống 2-6 g dưới dạng bột hoặc thuốc sắc, chia làm 2-3 lần.
Nhân trần: Cao chiết từ nhân trần có tác dụng làm tăng tiết mật, tăng chức năng thải trừ của gan, kháng khuẩn và chống viêm. Nhân trần đã được áp dụng điều trị cho các bệnh nhân mắc viêm gan do virus cấp tính, bệnh vàng da.Trong y học cổ truyền, nhân trần được dùng chữa vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông. Ngày dùng 8-20 g, dưới dạng thuốc sắc, siro hoặc thuốc viên.
Các bài thuốc cụ thể
-Vàng da, vàng mắt, sốt: Dành dành 5 g, hoàng bá 5 g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Nhân trần 20 g, dành dành 12 g, đại hoàng 4 g. Sắc uống ngày một thang.
-Viêm gan, vàng da, vàng mắt: Nhân trần 30 g, dành dành 12 g, vỏ đại 10 g (hoặc chút chít 8 g). Sắc uống ngày một thang.
-Viêm gan, tắc mật: Đại hoàng tẩm rượu sao, tán bột. Ngày uống 2-4 lần, mỗi lần 2 g.
-Viêm gan do virus cấp tính: Hoàng cầm, hoàng bá, hoàng liên, dành dành mỗi vị 12 g, nhân sâm, thạch xương bồ, đại hoàng sống mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.
-Viêm gan do virus mạn tính: Nhân trần 20 g, kim ngân 16 g, hoàng cầm, hoạt thạch đại phúc bì, mộc thông mỗi vị 12 g, phục linh, trư linh, bạch đậu khấu mỗi vị 8 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang.
-Viêm gan, suy gan, vàng da: Bồ bồ 10 g, nghệ, dành dành, râu ngô mỗi vị 5 g. Mỗi ngày uống một thang dưới dạng thuốc sắc, siro hoặc cốm. Hoặc: Rau má 4 g, núc nác 3 g, nhân trần 3 g, nghệ, sài hồ nam, dành dành, nhọ nồi, hậu phác nam (vối rừng) mỗi vị 2 g.
Nghệ, dành dành, hậu phác nam được tán bột mịn, các vị khác nấu cao đặc với nước. Làm viên hoàn, ngày uống 10 g, chia làm 2 lần.
VIÊM HỌNG: CÁC BÀI THUỐC NAM CHỮA VIÊM HỌNG
Các bài thuốc Nam chữa viêm họng
Lá rẻ quạt 1-2 miếng bằng ngón tay, muối 2 g. Rửa sạch lá, nhai dập, ngậm với vài hạt muối, đến khi nào nóng họng thì nhả ra. Ngày ngậm 1-2 lần, có thể nuốt nước.
Một số bài thuốc đơn giản chữa viêm họng khác:
- Lá chua me đất 50 g, muối 2 g. Rửa sạch lá, nhai cùng với muối và nuốt từ từ.
- Lá húng chanh 3-5 lá, muối 2 g. Rửa sạch, nhai dập, ngậm và nuốt nước.
- Rễ đậu chiều 8 g, lá hoặc rễ rẻ quạt 8 g, sài đất 20 g, nghệ 8 g. Đổ 3 bát nước, sắc còn một bát, mỗi lần uống 1 chén, 60 phút uống một lần cho đến hết.
ỐM NGHÉN: BÀI THUỐC TRỊ ỐM NGHÉN
Rất nhiều phụ nữ khi có thai thường bị ốm nghén. Với những triệu chứng: người mệt mỏi, nôn mửa liên tục, bụng dưới căng tức khó chịu, ăn cơm rất ít, có những trường hợp không ăn cơm mà chỉ ăn vặt, thấy hoa quả có vị chua chát là rất muốn được thưởng thức. Toàn trạng mệt mỏi, luôn muốn nằm, hơi thở mạnh hơn lúc bình thường, trong lồng ngực thấy rạo rực, tính tình cũng thay đổi, thân nhiệt thường cao hơn bình thường từ 0,1 - 0,3oC. Rất nhiều người sau 3 tháng đầu là hết những triệu chứng kể trên, cơ thể trở lại bình thường, ăn uống, ngủ nghỉ được, cơ thể tăng cân, tinh thần thoải mái, lạc quan. Nhưng cũng có một số ít chị em tình trạng nghén có thể kéo dài đến tháng thứ 5 - 6. Nếu nghén nặng, ăn uống kém sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Muốn khắc phục tình trạng ốm nghén, Đông y có những bài thuốc giúp làm bớt những triệu chứng, an thai, tăng cường sức lực cho người mẹ. Muốn đạt được điều đó, không ngoài việc bổ tì vị, bổ thận, củng cố mạch đới, mạch nhâm, hạ khí, chống nôn…
Bài thuốc: Ngải diệp 16g, tía tô 12g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, bạch truật 12g, bán hạ chế 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác (sao cám) 10g, sa nhân 8g, hoàng cầm 12g, phòng sâm 12g, đương quy 12g, cam thảo 12g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, đại táo 10g.
Cách sắc thuốc: lần 1: đổ nước 1.200ml, sắc lấy 250ml, lần 2; đổ nước 1.000ml, sắc lấy 200ml. Chung 2 nước lại hâm sôi, chia 3 lần uống trong ngày.
Trong bài: bán hạ, hậu phác: hạ khí, chống nôn; bạch truật, sa nhân, cam thảo, ngũ gia bì, trần bì: bổ tỳ bổ vị; ngải diệp, tía tô, hoàng cầm: an thai; chỉ xác có tác dụng làm êm dịu trung châu. Các vị khác đi kèm làm nhiệm vụ tá sứ.
* Gia giảm: nếu mất ngủ, gia: hắc táo nhân 16g. Nếu ngứa ngoài da, gia: ngân hoa 12g, liên kiều 12g. Nếu ho nhiều, gia: mạch môn 16g, tang bạch bì 12g. Nếu tiểu đỏ tiểu buốt, gia: mã đề thảo 16g, râu ngô 12g.
RONG HUYẾT: MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA RONG HUYẾT
Một số bài thuốc chữa rong huyết
Huyết dụ, lá trắc bá sao, cỏ nhọ nồi mỗi vị 30g, ngải cứu tươi 15g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có tác dụng chữa rong huyết kéo dài sau khi đẻ do nguyên nhân cơ năng (không phải do sót rau hay sang chấn).
Sản phụ bị rong huyết do cơ năng còn có thể dùng các bài thuốc sau:
- Cao da trâu (a giao) 20 g, Ngải cứu tươi 15g, ngũ bội tử tán bột 15g. Sắc ngải cứu lấy nước, bỏ bã, thái cao da trâu cho vào đun loãng ra, rồi hòa với bột ngũ vị tử, uống ngày 1 thang.
- Xuyên khung 2 phần, đương quy 3 phần, tán nhỏ, trộn đều, ngày uống 8-12g.
- Cỏ nến 4g, Ngũ linh chi 4g, sắc uống ngày 1 thang.
- Tam thất tán nhỏ, uống mỗi lần 5g với Mật ong, cách nửa giờ uống một lần, ngày 4 lần. Dùng trong trường hợp ra máu nhiều quá, gây thiếu máu nguy cấp.
Chữa rong huyết ngoài thời kỳ mang thai và sinh đẻ:
- Cỏ nhọ nồi, sinh địa mỗi vị 16g, huyền sâm 12g, địa cốt bì, kỷ tử, A giao, than bẹ móc, chi tử sao mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Cỏ nhọ nồi 16g, Đẳng sâm, Thục địa, Cỏ nến mỗi vị 12g; hương phụ, bạch truật, xuyên khung mỗi vị 8g, chỉ xác 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Ích mẫu 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Đào nhân 10g, nghệ vàng, nghệ đen mỗi vị 8g, huyết dụ 6g, muội nồi 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
LÊ VĂN TUYÊN- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:693.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

XtGem Forum catalog