MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ CHỨNG HO (HO, HO KHẠC, HO SUYỄN)
BÀI THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI Ung thư phổi là một bệnh gây tử vong rất nhanh cho bệnh nhân kể từ khi phát hiện ra. Xin giới thiệu một bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư phổi từ tài liệu dịch của nước ngoài:
DƯỢC LIỆU:
1.Cỏ lưỡi rắn (Tên khác là: Bách hoa xà thiện thảo: Cây đơn đòng, và Cóc mẫn và. Vương tái tô): 50-60 g
2.Bán chỉ liên: 30 g
3.Sa sâm: 30 g
4.Hoài sơn: 30 g
5.Ngư tinh thảo: ( Diếp cá ) 30 g
6. Thiên môn đông 9 g
7.Mạch môn đông :9 g
8.Xuyên bối mãu: 9 g
9. A giao: 9g
10. Tang diệp: ( Lá dâu ): 9 g
11.Phục linh: 12 g
12. Sinh địa hoàng: 15 g
13.Tam thất: 3 g
14. Quốc lão( Cam thảo ) 3 g
* Các vị đều là dược liệu dạng khô , riêng Vương tái tô và Ngư tinh thảo dạng tươi tôt hơn .
Cách chế: 14 vị dược liệu kể trên hợp thành 1 thang đổ ngập nước sắc kỹ còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc có tác dụng long đờm, tiêu độc, bài nùng, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư , tăng cường sinh lực giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư phổi rất tốt lại dễ tìm và giá lại không đắt thích hợp với nhiều người. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH Bệnh có thể do Đàm thấp hay Âm hư
1. Đàm thấp
- Triệu chứng: Ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng dính, mạch Nhu hoãn.
- Phép trị: Kiện tỳ, táo thấp, hoá đàm, chỉ khái.
- Bài thuốc:THUỐC NAM
Tên dược liệu:
1.Vỏ quýt sao: 10g
2. Hạt cải trắng: 10g
3. Cam thảo dây: 8g
4. Vỏ vối sao: 10g
5. Hạt cải củ: 10g
6. Gừng: 4g
Hướng Dẫn:
Bạn vSắc uống 01 thang/ngày.
2. Âm hư
- Nguyên nhân:do phế âm hư suy, phế mất sự nhu nhuận nên hư nhiệt từ trong sinh ra, phế khí nghịch gây nên
- Triệu chứng: Ho khan ít đờm, hoặc trong đờm có lẫn máu, miệng khô, họng ráo, ngũ tâm phiền nhiệt, sốt âm về chiều, đạo hãn, gò má đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu mạch Tế sác..thường gặp trong lao, viêm phế quản mạn, giãn phế quản …
- Phép trị: Dưỡng âm, thanh phế.
- Bài thuốc:
Tên dược liệu:
1.Ma hoàng: 6g
2. Bạch tiền: 4g
3. Quế chi: 6g
4. Bán hạ chế: 8g
5. Tế tân: 4g
6. Cam thảo: 4g
7. Can khương: 4g
8. Ngũ vị tử: 6g
Hướng Dẫn: Bạn Sắc uống. Mỗi 1 ngày 1 thang.
- Gia giảm: Nếu ho nhiều, gia: Tử uyển: 12g, Khoản đông hoa: 8g. Mạch môn: 12g Thiên môn: 12g. Ô mai: 10g. Vỏ rể dâu: 16g (sao vàng). Vỏ rể chanh: 16g (sao vàng). Huyền sâm: 8g. Xạ can: 12g. Phật phủ: 20g. Mật ong: 50g
Bạn có thể Hấp cách thủy. Hoặc chế thành Siro để vào Lọ thủy tinh. Để vào ngăn mát trong Tủ Lạnh. Người lớn uống mỗi 1 lần 15 ml. Sáng 1 lần. Trưa 1 lần. Tối 1 lần. Trẻ em uống 1/2 (10 ml) của Người lớn.
Hiện nay chúng tôi biết công ty ĐAIBIO có“Chế phẩm phòng chống viêm phế quản”(có dược thảo quý“Đông trùng hạ thảo”trong thành phần) rất có hiệu quả trên lâm sàng.
1. Đại cương
Theo nhận thức của Y học cổ truyền thì 2 từ “khái” và “thấu” có nghĩa khác nhau: khái là có tiếng mà không có đàm, còn thấu là có đàm mà không có tiếng, nhưng thường đi đôi với nhau nên gọi là chứng “khái thấu” và cũng nhận thức rằng ho là triệu chứng bệnh của phế nhưng tạng phủ khác mắc bệnh cũng có ảnh hưởng đến phế mà gây ho. Như sách “Tố Vấn”, chương “Khái luận” viết: “Ngũ tạng lục phủ có bệnh đều làm cho ho, không riêng gì bệnh của phế”.
Ho là triệu chứng của phế thường gặp ở các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, giãn phế quản…
2. Nguyên nhân bệnh lý
Nguyên nhân ho có nhiều, có thể qui lại thành 2 loại là ho do ngoại cảm và ho do nội thương
2.1. Ho do ngoại cảm các tà khí:phong hàn, táo nhiệt là chủ yếu, xâm nhập cơ thể qua đường mồm mũi hoặc qua da lông, khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho.
2.2. Ho do nội thươnglà do chức năng các tạng phủ mất điều hoà, thường gặp các nguyên nhân sau:
- Tỳ hư sinh đàm: Do chức năng tỳ suy giảm, thuỷ cốc không được vận hoá hấp thu đầy đủ sinh đàm, ủng tắc ở phế gây phế khí không thông sinh ho. Sách Y văn cổ có câu: “Tỳ sinh đàm mà phế trữ đàm” ý là vậy.
- Can hoả phạm phế: Mạch can lên sườn ngực đi vào phế, can khí uất, nghịch hoá hoả phạm phế gây ho.
- Phế nhiệt lâu ngày gây âm hư, phế khí không đủ gây ho, phế khí nghịch gây khó thở.
-Thận khí hư không nạp khí(phế chủ hô, thận chủ hấp) sinh ho kèm hụt hơi khó thở. Thận chủ thuỷ, thận hư thuỷ chiếm sinh đàm làm cho ho nặng thêm.
- Ngoài ra chứng ho ngoại cảm kéo dài dễ phát triển thành ho nội thương.
3. Biện chứng luận trị
Biện chứng luận trị chứng ho, chủ yếu phân biệt ho ngoại cảm hay ho nội thương.
Ho do ngoại cảm thường là bệnh mới mắc, thời gian ngắn, kèm theo các triệu chứng bệnh ngoại cảm. Phép trị chủ yếu là tuyên thông phế khí, sơ tán ngoại tà, chưa nên vội dùng thuốc chỉ khái.
Ho do nội thương thường bệnh mắc đã lâu ngày thường kèm theo các triệu chứng bệnh lý của tạng phủ, phép trị chủ yếu là điều lý tạng phủ như kiện tỳ, dưỡng phế thanh can hoả, bổ thận khí âm.
3.1. Ho do ngoại cảm
Thường gặp các thể bệnh
1. Ho do phong hàn
- Triệu chứng chủ yếu:Ho, đàm loãng trắng, nghẹt mũi, chảy mũi nước trong, hắt hơi, gai rét, không có mồ hôi, khớp xương nhức, đầu đau căng tức. rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc khẩn
- Phép trị:Sơ phong tán hàn, tuyên phế hoá đàm.
- Bài thuốc:
Bài 1. HẠNH TÔ TÁN(Ôn bệnh điều biện)
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Hạnh nhân
8
Tuyên phế hoá đàm, chỉ khái
Cát cánh
8
Tiền hồ
8
Tô diệp
8
Sơ tán phong hàn, phát hãn nhẹ
Sinh khương
8
Chỉ xác
8
Lý khí, khoan hung
Trần bì
8
Bán hạ chế
8
Trừ thấp, hoá đờm
Bạch linh
8
Cam thảo
8
Điều hoa doanh vệ
Đại táo
02quả
vSắc uống.
- Gia giảm:Tăng tác dụng tán hàn, bỏ Chỉ xác, gia: Quế chi 8g, Ma hoàng 8g.
Bài 2. THUỐC NAM
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Lá Tía tô
12
Kinh giới
8
Lá Hẹ
12
Gừng tươi
8
Lá xương xông
12
vTổng lượng:52g
vSắc uống 01 thang/ngày, chia 02 lần.
- Chú ý :Hai bài thuốc trêndùng trị ho không có sốt
Bài 3. KHUNG TÔ ẨM
Tên dược vật
Lượng,g
Chú giải
Xuyênkhung
8
Thông lạc, chỉ thống
Tôdiệp
16
Sơ phong, tán hàn
Sinh khương
01 lát
Sài hồ
16
Thanh nhiệt, giải cơ
Hoàng cầm
8
Cát căn
8
Cát cánh
8
Tuyên phế, lợi hầu họng, chỉ khái
Cam thảo
4
Trần bì
8
Lý khí khoan hung, trừ thấp, hoá đàm
Chỉ xác
8
Bán hạ chế
8
Đại táo
03quả
Hòa trung
vSắc uống.
- Chú ý:“Khung tô ẩm”dùng để trịho có sốt cao, ố hàn
1.1. Ho do phong hàn kiêm thấp
- Triệu chứng kèm thêm:Ngực đày, rêu lưỡi cáu, mạch nhu.
- Phép trị :Sơ phong tán hàn, tuyên phế hoá đàm, trừ thấp.
- Bài thuốc:
HẠNH TÔ TÁN GIA VỊ
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Hạnh nhân
8
Thương truật
8
Cát cánh
8
Hậu phác
8
Tiền hồ
8
Trần bì
8
Tô diệp
8
Cam thảo
8
Sinh khương
8
Bán hạ chế
8
Chỉ xác
8
Bạch linh
8
Đại táo
02quả
vSắc uống 01 thang/ngày, chia 02 lần. 2. Ho do Phong nhiệt
- Triệu chứng chủ yếu:Ho đàm đặc vàng, kèm khát nước, họng đau, người sốt, chảy nước mũi vàng, sợ gió ra mồ hôi, đau đầu, đau nhức toàn thân,rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù sác.
- Phép trị:Sơ phong thanh nhiệt tuyên thông phế khí.
- Bài thuốc:
Bài 1. TANG CÚC ẨM GIA GIẢM(Ôn bệnh điều biện)
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Tang diệp
12
Thanh nhiệt, tân lương giải biểu
Cúc hoa
8
Bạc hà
8
Liên kiều
8
Hạnh nhân
12
Giải cơ, tuyên thông phế khí, hoá đàm, chỉ khái
Cát cánh
12
Cam thảo
4
Lô căn(Rễ sậy)
12
Sinh tân, chỉ khát
vSắc uống.
- Gia giảm :
* Nhiệt nặng, gia: Sinh thạch cao 24g, Hoàng cầm 12g để tăng tác dụng thanh nhiệt.
* Đờm đặc nhiều, gia: Qua lâu nhân 12g, Bối mẫu 12g để thanh nhiệt, hoá đàm.
Bài 2. THUỐC NAM
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Lá Dâu
12
Thanh nhiệt ở tâm phế
Hoa Cúc
8
Bạc hà
8
Tân lương giải biểu
Rễ Chanh sao vàng
8
Tuyên phế, giải cơ, chỉ khái
Lá Hẹ
8
Rau má
12
Thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát
vSắc uống.
3. Ho do Phế táo
- Triệu chứng chủ yếu:Thường gặp trong mùa khô hanh, có triệu chứng của thể phong hàn hoặc phong nhiệt nhưng có đặc điểm là ho khan, ít đờm khó khạc đàm, mũi họng khô, có thể lưỡi khô, đỏ, rêu vàng, mạch phù sác(thuộc ôn táo) hoặc gai rét không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn(thuộc lương táo).
- Phép trị:Nhuận táo, dưỡng phế
- Bài thuốc:
Bài 1. TANG HẠNH THANG GIA GIẢM(Ôn bệnh điều biện)
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Tang diệp
8
Giải phong nhiệt
Đạm đậu sị
8
Sa sâm
16
Dưỡng âm, nhuận phế
Mạch môn
12
Lê bì
8
Hạnh nhân
12
Hoá đàm, chỉ khái
Bối mẫu
8
Chi tử bì
8
Thanh nhiệt ở ngực
vSắc uống.
- Gia giảm:
* Trường hợp ôn táo, gia: Qua lâu bì 8g, Lô căn 12g để thanh nhiệt, dưỡng âm, nhuận phế.
* Trường hợp lương táo, bỏ Sa sâm, Bối mẫu, gia: Kinh giới 8g, Phòng phong 8g, Trần bì 8g để tán hàn, hoá đàm.
Bài 2. THUỐCNAM
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Vỏ rễ Dâu
Thanh phế nhiệt
Lá Tre
Củ Tóc tiên
Nhuận táo, tuyên phế, chỉ khái
Lá Hẹ
vLượng bằng nhau, sắc uống.
3.2. Ho do nội thương
Thường gặp các thể bệnh sau:
1. Ho do tỳ hư đàm thấp
- Triệu chứng chủ yếu:Ho nhiều đàm trắng đặc, ngực bụng đầy tức, ăn không biết ngon, mệt mỏi, chân tay nặng nề, rêu lưỡi dày nhớt, thân lưỡi bệu, mạch Hoạt nhược hoặc Nhu hoạt.
- Phép trị:Kiện tỳ táo thấp hoá đàm, lúc ho nhiều táo thấp hoá đàm là chính, lúc giảm ho, kiện tỳ là chính.
- Bài thuốc:
Bài 1. LỤC QUÂN TỬ HỢP BÌNH VỊ THANG GIA GIẢM
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Đảng sâm
12
Ích khí, kiện tỳ
Bạch truật
16
Bạch linh
12
Cam thảo
4
Trần bì
8
Táo thấp, hóa đàm, bình vị
Bán hạ chế
12
Thương truật
12
Hậu phác
8
vSắc uống.
- Gia giảm:
* Cơn ho nhiều, gia: Hạnh nhân 12g, Ý dĩ nhân 24g để tuyên phế hoá đàm.
* Thấp đàm uát hoá nhiệt(sốt, đờm vàng, họng khô, rêu lưỡi vàng, tiện táo, mạch Hoạt sác) dùng bài thuốc:
Bài 2. THUỐC NAM
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Vỏ quýt
12
Táo thấp, hoá đàm
Củ Chóc chế
12
Vỏ Vối
12
Gừng tươi
6
Hạt Cải củ
12
Tiêu thực, đạo trệ, lý khí, hoá đờm, khoan hung
Hạt Cải bẹ
8
Cam thảo dây
12
vSắc uống.
1.1. Ho lâu ngày, người chưa suy yếu
THUỐC NAM
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Vỏ quýt lâu năm
12
Lý khí, kiện tỳ, tiêu thực, hòa vị, chỉ khái
Lục Thần khúc
12
Gừng khô
12
vLượng bằng nhau tán mịn, hoàn viên to bằng hạt ngô đồng uống 40-50v /lần sau ăn và trước ngủ.
2. Ho do can
2.1. Can hoả phạm phế
- Triệu chứng chủ yếu:Ho do khí nghịch, ngực sườn đầy tức đau, tính tình nóng nảy, người bứt rứt khó chịu, mồm họng khô, mặt đỏ, lưỡi khô, rêu mỏng, mạch Huyền sác.
- Phép trị:Thanh can, nhuận phế, hoá đàm, chỉ khái.
- Bài thuốc:
Bài 1. THANH KIM HOA ĐÀM THANG GIA GIẢM(Thống chỉ phương)
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Sơn chi tử
12
Thanh can hoả
Hoàng cầm
12
Qua lâu nhân
8
Nhuận phế, hoá đàm, chỉ khái
Bối mẫu
16
Mạch môn
16
Dưỡng phế âm
Địa cốt bì
12
Thanh tả phế nhiệt
Tang bạch bì
12
vSắc uống.
Bài 2. THUỐC NAM
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Rau má
12
Thanh tả can hoả, phế nhiệt, tâm hoả
Dành dành(Sơn chi tử)
8
Vỏ rễ Dâu
12
Lá Tre
12
Lá Chanh
8
Chỉ khái, hoá đàm, hoà trung
Cam thảo dây
8
vSắc uống. 3. Ho do phế âm hư
- Triệu chứng chủ yếu:Bệnh có thể do ngoại cảm tà khí lâu ngày hoặc do phế nhiệt kéo dài gây phế âm hư. Bệnh diễn tiến chậm, ho khan ít đàm hoặc đàm có máu, da nóng người gầy mệt mỏi, ăn kém, mồm táo họng khô, hay sốt chiều hoặc về đếm, má đỏ, lòng bàn chân tay nóng, ít ngủ mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ, mạch Tế sác.
- Phép trị:Dưỡng âm, thanh phế, hoá đàm, chỉ khái
- Bài thuốc:
SA SÂM MẠCH ĐÔNG THANG GIA GIẢM(Ôn bệnh điều biện)
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Sa sâm
12
Dưỡng âm, nhuận phế, chỉ khái
Mạch môn
12
Ngọc trúc
8
Thiên hoa phấn
6
Bạch biển đậu
6
Kiện tỳ
Cam thảo
4
Hạnh nhân
8
Giáng khí, hoá đàm
Bối mẫu
8
vSắc uống.
- Gia giảm:
* Ho máu, gia: Ngẫu tiết 8g, Trắc bá diệp thán 8g, Sâm tam thất 6g để chỉ huyết.
* Sốt chiều, mồ hôi trộm, gia: Địa cốt bì 8g, Hoàng liên 4g, Tang diệp 8g, Mẫu lệ 12g, Hoàng kỳ 16g để thanh nhiệt liễm hãn.
* Ho nội thương lâu ngày(ho, hơi thở ngắn, khó thở) nên dùng thêm“Lục vị địa hoàng hoàn”(nếu thận âm hư) hoặc“Bát vị địa hoàng hoàn”(nếu thận dương hư)
3.1. Ho máu
THUỐC NAM
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Phổi lợn
1chiếc
Ích phế, hành thuỷ, chỉ huyết
Ý dĩ nhânsao
400
vPhổi lợnluộc chín sắt miếng,Ý dĩ nhânsao tán bột mịn, trộn đều ăn thay thức ăn(ăn kiểunem trạo) MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ CHỨNG HEN SUYỄN ( Hen phế quản) 1- Định nghĩa: Hen phế quản là thuật ngữ của Tây y, Đông y gọi hen suyễn là: háo hống, háo suyễn người bệnh thở ra dễ, hít vào khó hoặc hít vào dễ thở ra khó.
2- Nguyên nhân: Do Phế khí hư có hàn hoặc Phế khí thực có nhiệt hoặc bị thủy khí lấn hoặc lo sợ, khí uất, cũng có khi do khí âm hư, đàm (đờm) tắc,Tỳ (tụy) Vị (dạ dày), Thận hư yếu. Ngoài ra còn có khi bị cảm ngoại tà ( cảm phải khí lạnh hay nóng quá và sinh hoạt hàng ngày, tình chí không đúng mức cũng là nguyên nhân gây bệnh.)
Bệnh chủ yếu liên quan đến các tạng phủ : Tỳ, Phế, Thận, Vị phủ ( dạ dày). Biểu hiện của bệnh nếu hít vào khó,thở ra dễ, tức ngực bệnh ở Phế, bệnh hít vào dễ, thở ra khó bệnh ở Thận vì " Thận chủ hấp, Phế chủ hô", người bệnh thường có rất nhiều đờm do Tỳ Vị hư yếu công năng vận hóa thủy ẩm ( thấp) và Thận dương hư suy không giúp Tỳ dương vận hóa, khí hóa được nước do đồ ăn, thức uống hàng ngày làm cho chức năng túc giáng, thông điều thủy đạo mà thành ra đờm, vì thế khi lên cơn hen suyễn đờm đưa lên làm vít tắc đường thở.
Khi bệnh mới "thực" dễ chữa, bệnh lâu "hư" khó chữa. Khi đang lên cơn hen suyễn thì xử lý tốt nhất là dùng các loại thuốc xịt giãn phế quản của Tây y ( vì không phải ai cũng gần thày thuốc Đ.y ). Sau khi cắt cơn thì điều trị bàng Đ.y hiệu quả tốt hơn và lành hơn, vì Đ.y sẽ điều trị vào chủ yếu 3 tạng Tỳ Phế Thận thì mới khỏi được lâu dài và ít tái phát( bệnh này rất hay bị dụ phát bởi khí hậu)
3- Điều trị:
A- Hen do hàn : Cơ thể lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng khạc dễ ra, thích uống nóng, đại tiện nhão nước tiểu trong, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch tế sắc
- Cách chữa: Ôn phế tán hàn, trừ đờm, hạ suyễn ( ôn Phế, khai khiếu, hoạt đàm, lợi khí )
- Bài thuốc 1: Ma hoàng thang
Gồm; Ma hoàng 12g Quế chi 8-10g
Hạnh nhân 12g Chích Cam thảo 4g.
Sắc uống khi thuốc còn nóng,
- Bài thuốc 2: Tam tử dưỡng thân thang
Gồm: Lai phục tử (hạt củ cải) 12g La bặc tử (hạt cải trắng) 12g
Tử tô tử (hạt tía tô) 8g
Rang chín, giã dập cho vào ấm hãm như nước chè uống
- Bài thuốc 3; Tử tô giáng khí thang
Gồm: Tử tô tử 12g Tiền hồ 12g
Quy vĩ 10g Trần bì 12g
Ngải diệp 12g Bán hạ chế 8g
Hậu phác chế 8g Quế chi 8g
Sinh khương 6g Đại táo 3 quả
Sắc uống ngày 1 thang.
- Kiêng: ăn thức ăn sống lạnh, gà trống, tôm tép, măng, thịt bò
- Bài thuốc Nam đơn giản cắt cơn hen:
Dùng 100g lá hẹ tươi cho 300ml nước sắc còn 100ml ( khi sắc nên giã dập lá hẹ và có thể dùng đến 300g) uống dần từng ngụm nhỏ và nuốt từ từ
Những người âm hư ( nhiệt, táo bón, tiểu giắt...) không dùng. B- Hen do nhiệt:
- Triệu chứng: Cơ thể bứt rứt sợ nóng, mặt môi đỏ, đàm (đờm) vàng dính khó khạc, hay khát nước thích uống nước lạnh,đại tiện táo, có trường hợp tiểu giắt nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy mạch hoạt sác
- Cách chữa: Thanh nhiệt tuyên Phế, hóa đàm, bình suyễn
- Bài thuốc 1: Định suyễn thang gia giảm
Tang bạch bì 20g Trúc lịch 30ml
Hạnh nhân 12g Hoàng cầm 12g
Bán hạ chế 10g Cam thảo 4g
Đảm nam tinh 8g Quất bì 12g
Sắc uống ngày 1 thang
Gia giảm: Nếu ho nhiều đờm vàng thêm Ngư tinh thảo ( diếp cá) 20g, đờm quá nhiều gia Đình lịch tử 12g, Sốt gia sinh Thạch cao 20g
- Bài thuốc 2: Đối chứng nghiệm phương
Tang bạch bì 20g Mạch môn 12g
Thiên môn 12g Bách bộ 12g
Tiền hồ 12g Sinh thạch cao 12g
Ô mai 3 quả Quất bì 12g
Bán hạ chế 10g Cam thảo 4g
Sắc uống ngày 1 thang
+ Kiêng kỵ: Với những người hen thể nhiệt nên kiêng ăn các loại đồ ăn nhiệt nóng và tôm tép
C- Hen do TỲ hư:
- Triệu chứng: Ho, hen đờm nhiều, sắc mặt vàng người mệt mỏi, kém ăn, bụng trướng đầy, đại tiện thường nhão dễ đi ngoài phân loãng, mặt có khi phù, chất lưỡi nhạt rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực
- Cách chữa: Ôn trung, kiện tỳ
- Bài thuốc 1: Lục quân tử thang
Đảng sâm 20g Bạch truật 12g
Bạch linh 12g Chích thảo 4g
Trần bì 12g Bán hạ chế 8g
Sắc uống ngày 1 thang
- Bài thuốc 2: Phụ Quế lý trung thang
Phụ tử chế 8- 12g Quế nhục chế 6g
Đảng sâm 12-16g Bạch truật 12g
Can khương 6-8g Chích thảo 4g
Sắc uống ngày 1 thang
D- Hen do Thận hư: Hen do Thận hư chia ra làm 2 thể: Hen do Thận dương hư và hen do Thận âm hư
1- Hen do Thận dương hư: Hơi thở ngắn gấp, khi hoạt động bệnh tăng, ho có đàm bọt, hít vào khó, lưng gối yếu mỏi, dương luy (liệt dương) sắc mặt trắng hoặc sạm đen, sợ lạnh, tiểu tiện trong dài và nhiều lần, chất lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận, mạch trầm tế vô lực
- Cách chữa; Ôn bổ Thận dương, nạp khí
- Bài thuốc; Thận khí hoàn ( Bát vị Quế Phụ)
Thục địa 20g Sơn dược 16g
Sơn thù 12g Phục linh 12g
Đan bì 8g Trạch tả 8g
Phụ tử chế 10g Quế nhục 6g
Sắc uống ngày 1 thang. Có thể thể làm thành hoàn, dùng nước sôi uống thuốc hoặc nước muối pha thật loãng
2- Hen do Thận âm hư: Hơi thở ngắn gấp, hồi hộp, lưng gối đau mỏi, ho có đàm bọt, hít vào khó, nước tiểu vàng, đại tiện táo, hay uống nước và thích uống nước mát, chất lưỡi đỏ ít rêu hoặc không có, mạch tế sác
- Cách chữa: Tư âm bổ Thận
- Bài thuốc; Lục vị Địa hoàng hoàn gia giảm
Can địa hoàng 32g Hoài sơn 16g
Sơn thù nhục 16g Bạch linh 12g
Đan bì 12g Trạch tả 12g
Mạch môn 16g Ngũ vị tử 4-6g
Sắc uống ngày 1 thang, hoặc có thể làm hoàn dùng nước sôi hoặc nước muối thật loãng uống thuốc
+ Kiêng cữ: Nói chung với những người hen do Tỳ Thận dương hư nên ăn ít đồ béo, ngọt, tanh lạnh. Với những người hen do Thận âm hư nên hạn chế ăn các đồ cay, nóng dễ sinh nhiệt. Hạn chế và điều độ việc phòng sự. BÀi THUỐC HO TIÊU ĐỜM
Dược Liệu:
1. Xuyên Bối Mẫu: 15g
2. Sa Sâm: 15g
3. Hạnh Nhân: 12g
4. Ngũ Vị Tử: 16g
5. Bán Hạ Chế: 16g
6. Viễn Chí: 16g
7. Ô Mai: 20g
8. Cam Thảo: 10g
9. Vỏ Rể Dâu: 16g (sao vàng)
10. Vỏ Rể Chanh: 16g (sao vàng)
11. Quả La Hán: 20g
12. Mạch Môn: 16g
13. Thiên Môn: 16g
14. 1 Quả Chanh Leo: (Vắt lấy nước cốt)
15. Quế Chi: 8g
16. Xạ Can: 20g
17. Mật Ong: 100 ml
Hướng Dẫn: Bạn tìm đủ 17 Vị thuốc trên. Bạn hấp cách thủy hoặc Sắc đun thành Sirô Đặc rồi. Bạn cho vào Lọ Thủy tinh, bạn đậy kín cho vào Ngăn mát trong Tủ lạnh. Người lớn uống mỗi 1 lần 15 ml. Trẻ em uống 10 ml. Ngày uống 3 lần. Sáng 1 lần. Trưa 1 lần. Tối 1 lần.!
THUỐC HO TIÊU ĐỜM THUỐC HO
Người trình bày:Cao Văn Nhị - Số 48 Phố Lãn Ông - Khu Hoàn Kiếm.
Lịch sử phương thuốc:Gia truyền của ông bố đẻ để lại. Bản thân áp đã dụng 10 năm.
Phương thuốc:
1. Cát cánh1 lạng
2. Xuyên bối mẫu6 đồng cân
3. Khô phàn (phèn đã phi rồi)5 đồng cân
4. Cam thảo4 đồng cân
5. Đởm tinh3 đồng cân
Ho gà thì gia thêm Đại hoàng4 đồng cân
Bào chế:
Các vị phơi khô, tán nhỏ, bỏ vào chai kín dùng dần.
Cách dùng:
Từ 1 tháng đến 1 năm dùng một ngày 1 đồng cân.
Từ 2 tuổi trở lên dùng 1 ngày 2 đồng cân.
Cho thuốc bột vào 1 cái chén con, cho một ít đường hoặc mật ong quấy đều (nếu đường thì cho vài giọt nước) đem hấp cơm hay đun cách thuỷ. Thỉnh thoảng lấy que tăm quệt thuốc bôi vào mép cháu bé, nhất là lúc ngủ càng tốt.
Chủ trị:
Trẻ em ho cảm nóng sốt, ho mới ho lâu, có đờm hay ho khan, ho gà….
Kiêng ăn: Cá, cua, tôm, ốc, thịt gà, thịt chó, thịt chim, mỡ ôi, các loại sào rán, cay nóng.
Không phản ứng gì.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Đã chữa khỏi cho trên 20.000 người.
Kết quả 80 đến 90 %.
4. Ho do Thận
4.1. Ho do thận âm hư
- Triệu chứng:Ho khan, có thể ho ra máu, đau lưng, sốt chiều, ngũ tâm phiền nhiệt, hư hoả bốc phế táo, ho
- Phép trị:Tư âm, bổ phế
- Bài thuốc:
SINH MẠCH ĐỊA HOÀNG THANG GIA VỊ
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Nhân sâm
8
Tăng dịch, thêm tinh, liễm khí
Ngũ vị tử
12
Mạch môn
16
Agiao
12
Tư âm, bổ phế, chỉ huyết
Thục địa
32
Bổ ích thận âm
Sơn thù
16
Sơn dược
16
Bạch linh
12
Trạch tả
12
Mẫu đơn bì
12
vSắc uống.
4.2. Ho do thận dương hư
- Triệu chứng:Ho khạc suyễn nghịch, lưng gối yếu mỏi người lạnh, chân tay lạnh, có thể phù nề, thuỷ tràn lên thành đàm gây ho
- Phép trị:Ôn bổ thận dương
- Bài thuốc:
THẬN KHÍ HOÀN GIA VỊ(Kim quỹ yếu lược)
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Thục địa
320
Bổ íchthận âm
Sơn thù
160
Sơn dược
160
Bạch linh
120
Trạch tả
120
Mẫu đơn bì
120
Quế chi
40
Bổ hoả, sinh thiếu hoả
Phụ tử chế
40
Ích trí nhân
80
Ích trí, tỉnh thần, cố sáp
Trầm hương
40
Nạp thận, tráng nguyên dương
vTán bột mịn, hoàn viên với Mật ong, uống 8g/lần, ngày 02 lần, lúc đói.
5. Ho do tâm hoả phạm phế
- Triệu chứng:Ho, tâm thống, họng như tắc
- Phép trị:Thanh tâm, chỉ khái
- Bài thuốc:
ĐẠO XÍCH TÁN(Tiểu nhi dược chứng trực quyết)
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Sinh địa
12
Lương huyết, chế tâm hoả
Mộc thông
12
Thanh tâm nhiệt, lợi thuỷ
Mạch môn
12
Nhuận phế, chỉ khái
Hạnh nhân
12
Cam thảo
12
Hoà trung, giải độc
vSắc uống. 6. Ho do Đởm
- Triệu chứng:Ho thường có miệng đắng
- Phép trị:Hoà giải thiếu dương
- Bài thuốc:
TIỂU SÀI HỒ THANG(Thương hàn luận)
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Sài hồ
16
Sơ tà, thấu biểu
Hoàng cầm
12
Thanh tướng hoả thiếu dương
Bán hạ chế
12
Hoà vị, giáng nghịch, chỉ khái
Nhân sâm
6
Ích vị khí, sinh tân dịch, hoà doanh vệ, thông thượng tiêu
Cam thảo
6
Sinh khương
12
Đại táo
05quả
vSắc uống.
7. Ho do Tiểu trường
- Triệu chứng:Khi ho có đánh trung tiện
- Phép trị: Hoãn cấp, chỉ khái
- Bài thuốc:
THƯỢC DƯỢC CAM THẢO THANG GIA VỊ
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Bạch thược
16
Hoãn cấp, chỉ thống
Cam thảo
16
Mạch môn
12
Thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái
Tang bạch bì
12
Hạnh nhân
12
vSắc uống. 8. Ho do Bàng quang
- Triệu chứng:Khi ho có són đái
- Phép trị:Kiện tỳ thảm thấp hoá đàm giáng nghịch, khí hoá bàng quang chỉ khái
- Bài thuốc:
PHỤC LINH CAM THẢO THANG GIA VỊ
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Quế chi
12
Tăng cường khí hoá BQ
Bạch linh
8
Kiện tỳ, thảm thấp
Cam thảo
4
Bán hạ chế
8
Hoá đờm, giáng nghịch
Sinh khương
05 lát
vSắc uống.
9. Ho do Tam tiêu
- Triệu chứng:Ho có bụng đầy, không muốn ăn uống
- Phép trị:Kiện tỳ, hoá đàm, giáng nghịch, chỉ khái
- Bài thuốc:
THẤT KHÍ THANG GIA VỊ
Tên dược liệu
Lượng,g
Chú giải
Bạch linh
16
Kiện tỳ, giáng nghịch, chỉ khái, hoá đàm
Bán hạ chế
24
Tử tô
8
Giáng khí, hoá đàm, trừ đầy
Hậu phác
12
Hoàng liên
4
Thanh nhiệt, trừ bĩ mãn, tiêu thực
Chỉ thực
8
Sinh khương
03 lát
Ích khí, hoà trung
Đại táo
03quả
vSắc uống.
BỆNH VIÊM PHỔI (Nhiệt vít lấp thanh khiếu)
- Triệu chứng:Tinh thần không minh mẫn, hôn mê, nói sảng, cuồng táo không yên, rêu lưỡi vàng nhớt, M. Hồng Sác.
- Phép điều trị:Khai khiếu, hoá trọc.
- Phương thuốc:THANH PHẾ ẨM GIA GIẢM(Tập quán sử dụng)
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Sinh địa
12
Sơn chi tử
8
Mạch môn
12
Tri mẫu
8
Sinh Thạch cao
24
Uất kim
8
Cam thảo
4
Xương bồ
8
Hoàng cầm
8
Bạc hà
8
Hoàng liên
8
vSắc uống.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648