KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI BẰNG ĐÔNG Y
Bệnh sởi còn gọi là ma chẩn, sa tử là một bệnh truyền nhiễm thường thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay gặp ở mùa đông xuân.
Trẻ em bị xuất hiện những nốt đỏ hơi nổi cao, sờ tay thì vướng giống như hạt vừng, nên gọi là ma chẩn.
Nguyên nhân do bệnh độc vào kinh phế, phế chủ bì mao nên có những lớp ban trên, độ trên dưới 10 ngày thì khỏi; nhưng nếu cơ thể bị yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh, các nốt ban không mọc, bệnh tà không ra khỏi dễ gây biến chứng: viêm phổi, ỉa chảy…
Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn: Phát sốt, sởi mọc, sởi bay.
1. Thời kỳ phát sốt (sởi chưa mọc)
Bệnh khởi đầu bằng 3, 4 ngày đến khi sởi mọc. Các triệu chứng giống thời kỳ viêm long và khởi phát các bệnh truyền nhiễm khác, cần chú ý đến dịch tễ học, xem kỹ ở vùng tai, gáy, cổ, lưng có một vài điểm ban đỏ.
Triệu chứng: Bắt đầu người nóng, ho, chảy nước mũi, nước mắt, người mệt mỏi, sốt cao dần, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, niêm mạc miệng có ban chẩn.
Phương pháp chữa: Tuyên thấu giải độc (giải cơ thấu biểu, tân lương giải biểu) để đưa tà ra ngoài da, làm mọc nhanh các nốt ban sởi.
Bài thuốc:
Bài 1:
Lá dấp cá16g
Cam thảo đất12g
Rau rệu16g
Sắc uống ngày 3 lần
Bài 2: Thăng ma cát căn thang
Thăng ma04gCát căn12g
Xích thược06gCam thảo02g
Sắc uống ngày 3 lần
Châm cứu: Đại chùy, Hợp cốc, Túc tam lý, Phế du, Phong môn.
2. Thời kỳ sởi mọc
Bắt đầu xuất hiện nốt ban sởi đến khi mọc toàn thân: Độ 3 - 4 ngày.
Triệu chứng: Sởi mọc tuần tự từ đầu mặt, thân mình, tay chân, lòng bàn tay chân, mọc càng ngày càng dầy; sốt cao, ho nhiều, đại tiện nhão, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác.
Phương pháp chữa: Thanh nhiệt giải độc.
Bài thuốc:
Lá tre20gMạch môn12g
Sa sâm12gCam thảo đất12g
Sài đất16gNgân hoa16g
Sắn dây12g
Châm cứu: Châm các huyệt
Đại chùy, Hợp cốc, Túc tam lý, Phế du, Xích trạch, Nội đình.
Nếu họng đau, thêm Thiếu thương.
Co giật, thêm Nhân trung.
3. Thời kỳ sởi bay
Thời kỳ độ 3 ngày, sốt giảm (do tân dịch giảm vì sốt kéo dài, mất nước), ho, miệng khô, lưỡi đỏ rêu ít.
Phương pháp chữa: Dưỡng âm, thanh nhiệt.
Bài 1:
Sa sâm12gMạch môn80g
Hoài sơn60gHoàng tinh80g
Cam thảo80gLá dâu non120g
Đậu đỏ120gHạt sen120g
Tán thành bột, viên. Ngày uống 30g chia làm 3 lần.
Bài 2: Tả bạch tán phối hợp với Sa sâm mạch đông thang.
Hoàng cầm12gMạch môn08g
Địa cốt bì12gSa sâm08g
Tang bạch bì08gLô căn08g
Tán thành bột, viên. Ngày uống 30g chia làm 3 lần
4. Nếu bệnh sởi có biến chứng:
- Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản phổi;
- Viêm não, màng não;
- Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột;
- Viêm tai mũi họng
Đề nghị chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
Bài Thuốc Chữa Bệnh Sởi Ở Trẻ Em
Kết luận về bệnh sởi
– Người phát nóng 3 đến 4 ngày biết đích là sởi, nhưng lôi thôi mãi không thấy sởi mọc ra là vì bị gió cảm vào bó chặt ngoài da, độc không phát ra được, phải dùng bài thuốc sau:
Kinh giới 8g, Phòng phong 8g, Khương hoạt 6g, Độc hoạt 6g, Sài hồ 8g, Tiền hồ 8g, Xuyên khung 6g. Chỉ xác 6g, Đảng sâm 6g (hoặc Nhân sâm 6g). Phục linh 8g, Kiết cánh 6g, Cam thảo 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
+ Các chứng sau khi sởi lên thưởng hay có:
– Sởi khỏi lâu rồi nhưng vì dư độc thường hay phát ra những chứng như ho, suyễn, hoặc trong cổ đàm kéo lên khò khè, hoặc tay chân tê lạnh hoặc mắt trông không rõ, sắc mặt trắng nhợt, hoặc lỗ mũi như ống khói, hoặc ho không ra tiếng.
– Sởi lặn rồi mà người còn hấp nóng, không cần uống thuốc, dần dần khí huyết điều hoà là hết nóng, nhưng thấy nóng lắm và nóng lâu ngày, cần cho uống bài thuốc:
Thạch cao 40g (tán nhỏ để khi sắc chống tan). Đảng sâm 20g (hoặc Nhân sâm càng tốt). Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, Gạo nếp 10g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi lặn rồi, nóng không bớt, tự nhiên chân tay co quắp, chớ có nhầm là chứng kinh phong, phải cho uống bài thuốc có các vị sau đây:
Sinh địa 20g, Mạch môn 12g, Mộc thông 8g, Trúc diệp tẩm 12g, Nhân sâm 12g.
– Sởi lặn rồi thường hay ho. Nếu ho lách khách mãi không khỏi là dư độc hãy còn, phải dùng các vị như sau:
Chi tử 4g, Sinh cam thảo 4g, Bạch chỉ 4g, Hoàng liên 4g.
Tang bì 8g, Hoàng cầm 4g, Khổ sâm 4g, Kinh giới 4g, Liên Kieefu 8g, Bối mẫu 4g, Ngưu bàng 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
• Trường hợp ho quá khí xông lên, là vì nóng quá đốt ở trong phổi, phải dùng các vị sau: Chi tử 6g, Cam thảo 4g, Xuyên khung 8g, Bạch chỉ 8g, Hoàng liên 4g, Tang bì 12g, Hoàng cầm 8g, Khổ sâm 6g, Kinh giới 6g. Liên kiều 8g, Bối mẫu 4g, Tri mẫu 12g, Nhân sâm hoặc Phòng đẳng sâm 8g, Thạch cao 30g (tán nhỏ), Gạo nếp 10g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Trường hợp vì phổi yếu (khí ở phổi kém) bị khí độc xông vào mà phát ra suyễn thở nhưng không có chứng ho ra huyết hoặc nôn cơm ra, phải dùng các vị:
Phục linh 8g, Hoàng cầm 8g, Tang bạch bì 8g, Xa tiền 8g, Chi tử sao 8g, Mộc thông 8g, Nhân sâm hoặc Đảng sảm 8g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi lặn rồi dư độc chưa hết, hoặc nóng quá mà huyết ra, phải dùng các vị sau:
Thục địa 30g (tẩm nước gừng sao còn dính tay). Xuyên quy 12g. Bạch thược 8g, Xuyên khung 4g, Nhân sâm hoặc Đảng sâm 12g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
Nếu có sừng tê giác dùng nước thuốc mài mỗi lần 1 chén con pha vào nước thuốc uống thì làm cho lợi tiểu tiện để nhiệt khí đi trở xuống thì chóng khỏi.
+ Kết luận về bệnh sởi.
Bệnh sởi phát ra nhiều chứng phức tạp, nhưng tựu chung chỉ có chứng tả chứng suyễn là nhiều. Bởi vì hai chứng ấy do độc sởi phát ra, phép chữa vẫn theo như cách trên, nhưng có khi không do độc ở sỏi phát ra mà do nguyên khí người hèn yếu, hoặc vì uống phải thuốc hàn lương quá nhiều, hoặc do ăn phải đồ uống lạnh, hại đến dạ dày, đường ruột thành ra đi tả nên phải xét kỹ.
Nếu không có chứng nhiệt và chân khí kém thi phải dùng bài thuốc:
Đảng sâm 20g, Bạch truật 12g, Biển đậu 12g. Trần bì 8g, Chích cam thảo 4g, Can cương 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
Để cứu lấy tỳ, vị cho mau khỏi nguy đến tính mạng, chứng suyễn vẫn có hư, thức khác nhau.
Bởi vì 10 chứng suyễn đã có 9 chứng hư (hư là yếu đuối, bệnh phát đầy rẫy trong thân thể làm cho người suy nhược).
Nếu xét đích không phải hoả chứng, không phải ngoại tà mà đi là nhiều, hoặc đổ mồ hôi nhiều rồi sinh ra suyễn thì đều là bệnh chân khí đẫ muôn thoát, thế nào cũng phải dùng bài thuốc:
Thục địa 40g (giã gừng vắt lấy nước tẩm Thục địa sao dính tay). Đương quy 12g, Cam thảo 5g.
Sắc với 2 bát nước, lấy còn nửa bát, uống hơi nóng trước khi ăn, thuốc sắc 2 lần đều lấy lượng còn lại và uống như nhau.
Bệnh sởi ở trẻ em.
+ Ôn trung chỉ thông thang
Bạch đậu khấu (nghiền nhỏ), Phục linh, Bán hạ (tẩm nước gừng sao khô).
Mỗi vị 4g gia thêm 2 lát gừng mỏng, sắc uống như các bài thuốc trên.
Những bài thuốc đơn giản chữa bệnh ấy:
– Dùng 7 hạt gạo sao đen, cho vào nửa chén nước sắc lâu, rót ra để hơi nóng, cho uống nhiều lần.
– Dùng 1 chén sữa người, cho vào 10 nụ đinh hương, và 4g vỏ quýt khô (tức Trần bì) sắc với 1 bát nước lấy còn 1 chén trà (tức chén dùng uống trà), cho uống nhiều lần sẽ khỏi.
– Dùng 1 chén sữa người, và hai cây hành tráng (rửa sạch) bỏ vào nồi cơm chưng cho chín (hành thái nhỏ, đổ sữa và hành vào một cái bát con đặt vào nồi cơm chưng, khi chín cơm là được), mang ra để nguội chắt lấy nước ấy cho uống.
+ Dạ đề bất chỉ (khóc đêm nhiều)
Bệnh này là hay khóc đêm nhiều, nguyên nhân là lá lách (tức tỳ) hàn, và tím nóng (tức tâm nhiệt), đều bị cảm nhiễm từ lúc trong thai.
Thể hiện như sắc mặt xanh, lưng cong, chân tay lạnh ngất, không muôn bú, là thuộc tỳ hàn. Nên cho uống bài Câu đằng ẩm. Mặt đỏ môi hồng, thân mình đều nóng, tiểu tiện bất lợi, phiền táo hay khóc, là thuộc tâm nhiệt, nên cho uống bài Đạc xích tán.
Nếu không có chứng gì khác, chỉ khóc đêm thôi thì dùng Thiền hoa tán.
+ Bài câu đáng ẩm.
Xuyên khung, Đương quy, Phục thần, Bạch thược, Cam thảo. Mộc hương, Câu đàng, Hồng táo 2 quả.
Mỗi vị 4g, sắc với 2 bát nước lấy còn 1 chén uống trà chia nhiều lần uống lúc hơi nóng.
Nếu khỏi thì thôi không cho uống nữa, nếu chưa khỏi sắc tiếp hai nước thứ hai và ba rồi đổ bã đi, rửa sạch ấm, đổ cả hai nước thuốc thứ hai và thứ ba vào đun sôi, để còn hơi nóng chia cho uống nhiều lần.
+ Đạo xích tán.
Sinh địa, Mộc thông, Cam thảo, Đăng tâm. Trúc diệp.
Mỗi vị 4g, sắc uống như các bài thuốc trên.
+ Thiền hoa tản.
Thuyền thoái 4g (chỉ lấy thân, bỏ đầu. bỏ chân), tin rất nhọ. Dùng 20g Bạc hà khô. nếu nước làm thang, hoà mỗi lần 1g thuốc bột Thuyền thoái với nửa chén nước Bạc hà cho uống.
+ Bệnh sởi ở trẻ em
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm, phần nhiều mắc ở trẻ, thường bị một lần, giữa mùa đông và mùa xuân trẻ mắc bệnh càng nhiều.
Nguyên nhân bệnh sởi ở trẻ nhỏ là bởi thai độc khi trẻ nhỏ, nấu lại ở tỳ, vị và phế. Bệnh phát ra ở cả cơ nhục, bì mao. Bệnh cũng phát ra ở người lớn vì lệ khí truyền nhiễm.
Bệnh sởi vẫn khác bệnh đậu, vì đậu thuộc tạng mà sởi thuộc phủ. Đậu phát ở trung và hạ tiêu. Sởi phát ở thượng và trung tiêu.
Thời kỳ sởi mọc: Trước khi lên sởi thì nóng; suốt một ngày đêm đến 4 đến 5 giờ sáng thì bớt nóng, chỉ có hâm hấp rồi thấy phát ho, sổ nước mũi, chảy nước mắt hay ngáp, muốn ngủ và hắt hơi.
Đến 4 đến 5 giờ chiều lại thấy phát nóng, và cứ như thế độ 3 đến 4 ngày, sờ vào chỗ chân tóc thấy rất nóng tức là sởi mọc. Bắt đầu mọc ở trên mặt (tức thượng tiêu) rồi dần khắp cả người, được 4 ngày không sổ mủi và hắt hơi nữa là khỏi, là sởi bay lặn.
+ Sởi mọc nặng, nhẹ cũng phải kiêng cữ.
– Phát nóng nặng, nhẹ hoặc bớt nóng rồi, đến 5 đến 6 ngày mới mọc.
– Mọc luôn 3 ngày rồi thấy lặn dần dần.
– Sắc đỏ lọt và tươi nhuận, trên đầu và mặt mọc đều nhau và nhiều, đều là nhẹ.
– Sỏi thấy trên đầu và mặt không mọc.
– Trong cổ họng sưng đau và không ăn được.
– Sắc đỏ tía thấy hơi xam xám và khô táo.
– Bị hơi gió mà lặn vào sớm quá.
– Nóng theo xuống đại trường rồi biến ra chứng lỵ đều là nặng cả.
– Sởi thấy sắc đen xám mà khô táo, và mọc rồi lại lặn ngay.
– Mũi thở dốc, miệng há ra và mắt không tinh.
– Mũi chảy nước trong và đại tiện ra phân đen.
– Đều là những chứng nguy, rất khó chữa.
Cách chữa bệnh sởi – Thấy sởi phát mà khát nước là vì nóng quá bốc lên phổi khô, khô dạ dày.
– Khát vừa thì cho uống bài thuốc có các vị sau:
Thăng ma 12g, Cát căn 12g. Hạch thược 8g, Chích cam thảo 4g, Thiên hoa phấn 12g, Mạch môn 12g.
– Nếu khát lắm cho uống bài thuốc có các vị sau:
Hoàng liên 6g, Hoàng cầm 8g, Hoàng bá 8g, Chi tử 8g.
Sởi đổ mồ hôi và chảy máu cam, tức nhiệt độc phát ra ngoài, không cần cho uống gì, nhưng nếu mồ hôi ra nhiều quá thì cho uống bài thuốc sau:
Thạch cao 40g (tán nhỏ). Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, Sâm cao ly hoặc Phòng đẳng sâm 8g, Gạo nếp 1 dúm (khoảng 2g).
Các bài thuốc kể trên đều sắc với 3 bát nước lấy còn nửa bát (tức 1/2 bát) chia uống nhiều lần trong ngày, cách nhau 1 giờ một lần. Mỗi bài thuốc đều sắc 2 lần, đều lấy nước còn lại nửa bát.
• Sỏi có lúc mới phát nóng mà dã điên cuồng nói nhàm thi cho uông bài thuốc như sau:
-Thăng ma 12g, Cát căn 12g, Bạch thược 8g, Chích cam tháo 4g, Gừng sống 2 lát mỏng, Thần sa 3g.
Các vị thuốc sắc với 2 bát nước lấy còn nửa bát (tức 1/2 bát) lắng bỏ bã. lấy ít nước thuốc ra bát khác mài thần sa.
– Thăng ma 12g, Cát căn 12g, Bạch thược 8g, Chích cam thảo 4g, Gừng sống 2 lát mỏng.
Sắc với 3 bát nước, lấy còn 1 chén uống trà, dùng thêm:
– Thần sa 3g, Hoạt thạch 20g.
Hai thứ trộn tán nhỏ mịn, mỗi lần sắc được nước thuốc rót ra hoà tan cho uống làm 3 lần trong ngày. Bài thuốc trên sắc làm 2 lần uống theo cách trên.
Sởi lở môi, lở miệng, lúc chưa mọc, sởi do suyễn
– Trường hợp sởi đã lặn rồi, độc phát tiết ra chưa hết mà còn điên cuồng nói nhảm, thì cho uống bài thuổc sau:
Thần sa 4g, Hoạt thạch 20g, Cam thảo 5g.
Ba vị tán rất nhỏ mịn, dùng thêm 30g Đàng tâm (tức bấc tráng), sắc với 2 bát nước lấy còn nửa bát (tức 1/2 bát) hoà tan bột Thần sa, Hoạt thạch, Cam thảo, đã tán khuấy tan, chia cho uống làm 8 lần trong ngày.
– Nếu sởi lên mà đau cổ họng là vì hoả độc trong tạng phủ người bốc lên, không phải chứng hầu tỳ, không được châm lề phải dùng bài thuốc có các vị sau:
Kim ngân hoa 8g, Kiết cảnh 8g, Cam thảo 4g, Ngưu bùng 8g, Hắc sửu 4g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi lở môi, lở miệng, lúc chưa mọc là vì nóng trong tạng phủ xông lên, lúc đã lặn rồi, dư độc phát tiết ra chưa hết, khi độc còn lưu lại, hàm răng trên và hàm răng dưới mỗi ngày phải dùng nước gạo đun sôi để hơi nóng, dùng bông thấm rửa nhiều lần trong ngày và cho uống các vị thuốc sau đây:
Sinh địa 12g, Thạch cao 4g (tán nhỏ), Đơn bì 8g, Hoang cám 4g. Bạch thược 8g, Sinh cam thảo 4g. Liên kiều 8g. Ngưu bàng 8g.
Tất cả sắc uống như các bài thuốc trên.Nếu để lâu quá mà chữa nhầm sẽ biến ra chứng Tẩu mà nha cam thì rất nguy.
– Sởi sinh ra đau bụng là vì nóng ở ruột già (tức đại tràng) uất kiết lại trong các khiếu, chứ không phải đau bụng vi ăn uống tích lại, không được dùng thuốc tiêu mà nguy, phải cho uống giải độc cho tan ra thì khỏi đau. Uống các vị sau:
Sài hồ 8g, Huyền sâm 8g, Liên kiểu 12g. Cát cánh 12g, Xuyên khung 5g, Hoàng cầm 8g. Khương hoạt 8g. Xích thược 8g, Thiên hoa phấn 8g. Cát căn 6g. Cam thảo 4g, Trúc diệp 4g, Bạch chỉ 6g, Gừng sống 3 lát mỏng.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi do suyễn là vì nóng quá, độc của nóng gọi là hoà tà làm hại đến phổi, nhưng ho này thuộc về chứng thực, Suyễn thuộc về chứng hư:
Ho thì khí độc đi trở ra, suyễn thì khí độc đi trở vào nên bệnh nặng. Ho mà lên sởi thì không can gì, dùng bài thuốc uống thanh phế như:
Chi tử 8g, Cam thảo 4g, Xuyên khung 8g, Bạch chỉ 8g, Hoàng liên 2g, Tang bì 8g. Hoàng cầm 4g, Khổ sâm 4g, Kinh giới 4g, Liên kiều 8g, Thổ bối mẫu 8g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi đã phát suyễn là rất nguy hiểm, phải phân biệt mà chữa, như suyễn nhưng thuộc khí hư thì sờ vào da thịt mát lạnh ăn không ngon miệng, dùng các vị:
Thục địa 30g (giã nước gừng tẩm Thục sao khô), Dương quy 12g, Cao ly sâm (hoặc Phòng đảng sâm) 20g.
Sắc uống như cách uống bài thuốc trên.Nếu người ưa nóng: sợ lạnh, ăn uống không tiêu, đầu gối lạnh đến bàn chân, sáng ngày có thể đi ỉa chảy hoặc ỉa nhão (hoặc không đi), dùng các vị trên gia Nhục quế 4g, bỏ Sâm sắc uống.
– Sởi mà phát thể tả là vì chất nóng độc xông lên thì thổ (tức nôn mửa). Nếu chất độc nóng trong người chảy xuống hạ tiêu thì tả.
– Nếu thổ thì dùng các vị sau:
Đảng sâm 8g. Hoàng cầm 8g. Cam thảo 4g. Sài hồ 8g, Bán hạ 4g (tẩm nước gừng sao), Đại táo 2 quả, Gừng sống rửa sạch 3 lát mỏng, Hoàng liên 4g, sắc uống như các bài thuốc trên.
– Nếu tả thì dùng các vị sau:
Hoàng cầm 4g, Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 2 quả. Hoạt thạch 12g.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Nếu sỏi mà vừa thổ vừa tả thì dùng:
Bán hạ 8g (tẩm nước gừng sao khô). Hoàng cầm 8g. Cam tháo 4g, Đại táo 2 quả. Gừng sống rửa sạch thái 3 lát mỏng. Sắc uống như các bài thuốc trên.
* Cần chú ý các biểu hiện của sởi: Nếu bắt đầu phát nóng, chưa mọc cứ ho đến hàng trăm tiếng không dứt, hơi thở hổn hển, mặt mũi sưng húp đó là vì khí nóng ở trong phổi xông lên mạnh quá, phải dùng các vị thuốc như:
Kim ngân hoa 8g, Kiết cánh 4g, Hắc sửu 4g, Tri mẫu 8g, Thạch cao 29g (tán nhỏ), Bạc hà 8g, Ngưu bàng 8g, gạo nếp 5g. Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi từ lúc mọc đến lúc lặn chỉ có 6 giờ. Thí dụ: Theo dõi 6 giờ sáng mọc 11 giờ lặn, sởi vừa mọc vừa lặn là nhẹ. Nếu sời mọc luôn 3 ngày không lặn là dương độc quá mạnh, phải dùng bài thuốc có các vị sau:
Kinh giới 8g, Ngưu bàng 8g. Huyền sám 8g. Kiết cánh 8g, Cam thảo 4g. Thạch cao 20g (tán nhỏ).
Sắc uống như các bài thuốc trên.
– Sởi đã mọc rồi lại lặn đi, chưa đủ 6 giờ, là vì cảm phải gió lạnh. Nếu không biết chữa gấp để nhiệt độc quay trở vào là rất nguy hiểm. Phải cấp tốc dùng bài thuốc:
Thăng ma 12g, Cát căn 12g. Bạch thược 8g, Cam thảo nướng 4g, Kinh giới 8g, Ngưu bàng 8g.
Gừng sông rửa sạch thái mỏng 3 lát.
Sắc uống như các bài thuốc trên.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:200.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

Polly po-cket