CHỮA PHONG THẤP
Nguyễn Văn Đức
Số 24 Hoàng Hoa Thám -Ba Đình- Hà Nội.
Công thức:
1.Rễ và cây lá lốt: 250g
2.Rễ gấc: 250g
3. Củ địa liền (sao vàng): 250g
4. Rễ cỏ xước: 250g
5. Cây cối say: 250g
6. Cây hoa cúc áo vàng: 500g
7. Dây đau xương: 250g
8. Hạt cốt khí: 250g
9. Củ cẩm địa la: 250g
10. Rễ cỏ xước: 250g
11. Rễ bưởi bung: 250g
12. Củ sân thục: 250g
13. Vỏ quýt: 80g
14. Vỏ bưởi: 120g
15. Lá đơn tướng quân: 250g
16. Dây chìa vôi: 250g
17. Rễ độc lực: 250g
18. Rễ tầm xuân: 250g
19. Lá ngải: 120g
Hướng Dẫn:
Cộng 19 vị đun nấu nước, canh lại lấy 6 lít nước đặc, pha thêm 3lít rượu thành 9 lít chia ra 36 chai con để chữa chân. Ngày uống 2 lần, sáng lúc chưa ăn, tối sắp đi ngủ.
Uống thuốc nước này sẽ chạy khắp người như phát buồn, nhưng hôm sau thì đỡ, chỉ cần nửa ngày là đỡ đau hoặc đau tăng lên. Có lúc dùng chữa thấp phù, nhiệt thấp đưa lên đau bụng, phong nổi cục, phồng lên như vẽ gân từng miếng, liệt không đi được, chỉ nằm. Kết quả đạt 80%. Không phản ứng, nhưng kỵ thai. Bài thuốc đã 30 năm gia truyền. Một số bệnh lị:
- Bà Hương Lục, ở chợ Xưa, tê liệt 2 chân, phải bò, uống 1 lít khỏi bệnh đi lại khỏe mạnh, bà trú tại xã Chân Lý, Lý Nhân - Hà Nam.
- Bà Vực ngay đầu chợ Cầu, tê liệt, chỉ nằm, uống 2 lít khỏi hẳn.
- Bà Binh Ngoan, thôn ĐồngYên, xã Hồng Lý, chợ Sưa, đau bụng, chân tay lạnh, tê gần nguy cấp, uống 1 lít khỏi hẳn.
- Ông Cơ thôn Đồng Yên, nhức xương, co rúm chân tay, uống 1 lít hết bệnh.
- Ông Vân thôn Phú Vật xã Tiến Dũng, Hưng Nhân Thái Bình, đau nhức xương không làm lụng được, uống 1 lít khỏi bệnh.
- Bà Sinh thôn Phú Vật, phù, nhức xương, uống 1 chai khỏi bệnh.
Người trình bày:Nguyễn Kim Tuyến (Ông Quảng Tế) Đông y nghiên cứu xã 67 Lãn Ông
Lịch sử phương thuốc: Do 1 cụ Lương y ở Huyện Thanh Liêm Tỉnh Hà Nam truyền cho. Bản thân áp dụng trên 20 năm.
Phương thuốc:
1. Cây, hoa, lá Hy thiêm thảo: 1040g
2. Rễ gấc: 240g
3. Rễ cỏ xước: 120g
Bào chế:
3 vị trên rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lấy hòa vào 1 lít rượu trắng, cho tan hết đường, tẩm vào 3 vị thuốc trên cho ướt thật đều rồi cho thuốc vào chõ đồ 1 giờ, xong đổ ra nia phơi khô lại đồ, 9 lần đồ, 9 lần phơi, sau mới đem thuốc nấu thành cao, cô lại đặc như mật, đậy kín dùng dần.Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống độ 2 cùi dìa cà phê cao, hòa với nước đun sôi để nguội, uống xong rồi ăn cơm đè lên. Uống vào 2 bữa cơm.Chủ trị:
Bệnh 2 mắt cá chân và gót chân sưng phù, đau nhức khó đi lại, bệnh này gọi là “cước khí” cần phải chữa ngay, nếu không độc khí sung lên tâm tạng rất nguy hiểm.Cấm kỵ:
Có thai không dùng được.
Kiêng ăn: Thịt gà, chó, ớt, tỏi, chuối tiêu và các quả nóng như vải, mít....
Không phản ứng.Kết quả:
Đã mách nhiều người chữa khỏi và bản thân chữa độ ngót 100 người.
Kết quả 70 %.
Các cụ già thu được kết quả ít hơn. BÀI THUỐC PHONG THẤP 4
(Tê bại, bán thân bất toại, đau co)
Người trình bày: Phạm Văn Vai - Số 2A - Quán Thánh - Khu Ba Đình.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 35 năm.
Phương thuốc:
1. Cẩm địa là (sao vàng)120g
2. Rễ cây cò bay (tẩm rượu sao)120g
3. Rễ lá lốt (tẩm mật sao vàng)80g
4. Thạch xương bồ (tẩm rượu)80g
5. Thạch hộc (tẩm gừng sao)80g
Bào chế:
Các vị đều dùng lá tươi thái nhỏ rồi mới sao như đã nói trên. Nếu không có lá tươi dùng lá khô cũng được, liều lượng và sao tẩm cũng như trên.
Bài này có thể bốc thành thang để sắc uống, ngâm rượu hoặc tán thành bột.
Nếu định ngâm rượu thì các vị trên không phải tẩm rượu nữa, chỉ cần tẩm mật Lá lốt và tẩm gừng Thạch hộc thôi.
Cách dùng:
Nếu sắc uống thì công thức trên chia đều làm 3 thang mỗi ngày uống 1 thang, tức là uống 3 ngày mới hết liều lượng công thức phương thuốc trên.
Mỗi thang sắc kỹ lấy 3 bát chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần uống 1 bát pha một tí rượu làm thang.
Nếu tán bột thì mỗi lần uống 5 đồng cân, ngày uống 1 lần vào buổi chiều.
Nếu ngâm rượu thì mỗi ngày uống một chén to vào buổi chiều.
Chủ trị:
Chữa phong thấp, đau co người, hoặc bán thân bất toại, kiêm trị cả tê, bại liệt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Các thứ cay như ớt, hồ tiêu….
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã áp dụng chữa 300 người thuộc trường hợp nặng thì kết quả được 80 %. Còn trường hợp bệnh nhẹ, kết quả nhiều hơn từ 90 đến 95 %. BÀI THUỐC QUÝ CHỮA PHONG THẤP
Bài I. Thuốc uống
(Các chứng phong thấp, sưng ngứa)
Người trình bày: Nguyễn Văn Thiêm (Hiệu Quảng Thái). Số 454 Phố Bạch Mai - Khu Hai Bà.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 20 năm.
Phương thuốc:
1. Cây đau xương: (sao vàng)
2. Rễ bưởi bung: (sao vàng)
3. Rễ cây bướm: (sao vàng)
4. Rễ mơ vàng: (sao vàng)
5. Cam thảo: (để sống)
6. Cây rung rúc: (sao vàng)
7. Xương truật (sống)
8. Cây tầm xuân (sao)
9. Thổ phục linh (sống)
10. Củ chìa vôi (sao vàng)
11. Côt khí (sống)
12. Rễ cỏ sước (sao vàng)
13.Thiên niên kiện (sống)
14. Rễ tầm sọng (sao vàng)
15. Ô dược (sống)
17. Rễ lá lốt (sao vàng)
18. Huyết giác (sống)
Hướng Dẫn:
Các vị bằng nhau về liều lượng.
Gia giảm:
-Chân gối đùi đau gia: Hồng hoa, Ngưu tất, Độc hoạt.
-Co giật gia: Xuyên quy, Bạch thược, Câu đằng, Mộc qua, Ý dĩ
-Thấp sưng gia: Phòng kỷ, Mộc thông, Bội ô dược, Thổ phục linh.
-Thấp ngứa gia: Phòng phong, Kinh giới, Liên kiều, Thương nhĩ tử.
-Eo lưng đau gia: Đỗ trọng, Cẩu tích, Tỳ giải, Phá cố chỉ.
-Xương sống đau gia: Uy linh tiên, Độc hoạt, Ý dĩ.
-Tay đau gia: Phòng phong, Khương hoạt, Quế tiêm.
- Đau khắp người gia: Xuyên quy, Bạch thược, Tần giao, Uy linh tiên, Hồng hoa.
-Huyết hư mà đau hợp với thang Tứ vật.
-Nguyên khí kém hợp hoặc gián phục với bài Thập toàn đại bổ chính.
Bào chế:
Theo công thức trên bốc thành 1 thang thuốc, sắc kỹ 3 nước rồi cô lại còn độ 1 bát rưỡi chia làm 3 lần uống.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 3 lần. Uống vào lúc không no không đói. Trẻ em tuỳ tuổi bớt thuốc đi.
Chủ trị:
Chữa các chứng tê thấp, có công dụng hành huyết, khu phong lợi thuỷ.
Cấm kỵ:
Có mang không dùng được.
Kiêng lội bùn. Không ăn các thứ: Thịt gà, tôm, cua, cá diếc.
Phản ứng: Không phản ứng, nếu đau tăng lên thì càng chóng khỏi.
Kết quả:
Kết hợp với thuốc xoa bóp và thuốc xông đã chữa hàng ngàn người khỏi.
Kết quả 80 %. BÀI SỐ 284. TÊ THẤP
(Đau, rức xương)
Người trình bày:Nguyễn Văn Diễn Thị trấn Yên Viên - Huyện Gia Lâm.
Lịch sử phương thuốc:Bản thân nghiên cứu, kinh nghiệm và áp dụng16 năm.
Phương thuốc:
1. Rễ rung rúc (sao vàng)1 lạng
2. Cây bạch thau (sao vàng)1 lạng
3. Rễ bưởi bung (sao vàng)1 lạng
4. Rễ cỏ chỉ (sao vàng)1 lạng
5. Rễ xích đồng nam (sao vàng)1 lạng
6. Rễ bạch đồng nữ (sao vàng)1 lạng
7. Cây cứt lợn (sao vàng)1 lạng
8. Cây roi ngựa (mã tiền thảo - sao vàng)1 lạng
9. Cây nụ áo (sao vàng)1 lạng
10. Quy vỹ (sao qua)5 đồng cân
11. Mần tưới (sao qua)5 đồng cân
12. Ngưu tất (sao qua)5 đồng cân
Bào chế:
Theo đúng công thức trên bốc các vị thành một thang thuốc sắc uống, sắc kỹ 2 nước lấy 2 bát.
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần: 2 lần trước bữa cơm sáng và chiều, tối lúc đi ngủ 1 lần. Mỗi lần uống pha thêm một cùi dìa cà phê rượu trắng vào thuốc rồi uống.
Chủ trị:
Bệnh tê thấp, đau nhức xương thịt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Tanh, chua, thịt ếch.
Không phản ứng.
Kết quả:
Mỗi tháng chữa từ 30 đến 40 người. Kết quả 50 %. PHONG THẤP
Thấp khớp Hàn chứng
(Đau nhức khớp xương)
Người trình bày: Nguyễn Thiên Quyến- Số 8 Yên Phụ - Khu Ba Đình.
Lịch sử phương thuốc: Gia đình nghiên cứu 45 năm. Bản thân áp dụng 7 năm.
Phương thuốc:
1. Thiên niên kiện tươi: 6g
2. Quế tiêm: 22g
3. Hồng hoa: 18g
4. Dây đau xương: 40g
5. Rễ lá lốt: 20g
6. Xương truật: 20g
7. Huyết giác: 40g
Bào chế:
Thiên niên kiện còn tươi còn 6 vị dùng khô, cho vào thuốc 1 lít rưỡi rượu đun cách thuỷ 6 giờ rồi hạ thổ 1 tuần lễ, đem dùng.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 3 lần: sáng và trưa dùng 1 chén nhỏ, tối lúc đi ngủ dùng 1 chén lớn.
Chủ trị:
Những chứng đau khớp xương khi thời tiết thay đổi thích hợp với người tạng hàn sức khoẻ còn tốt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Thịt chó, tôm, cua, cà bát, cà chua.
Không phản ứng gì.
Kết quả:
Đã chữa ngót 400 người. Kết quả 70 %. BÀI THUỐC CHỮA PHONG TÊ THẤP 3 ( Thấp co chân, đau buốt, rức 2 chân)
Người trình bày: Trần Hậu Xương - Số 65 Phố Cửa Nam - Khu Hoàn Kiếm
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 30 năm
Phương thuốc:
1. Cây và rễ vòi voi (sao vàng hạ thổ)20g
2. Lá sung (sao vàng)12g
3. Lá bưởi bung (sao vàng)40g
4. Lá chuyên tiền (sao qua)20g
5. Cây bươm bướm (sao vàng)20g
6. Thổ phục linh (tẩm nước gạo sao vàng)20g
7. Thương nhĩ tử (sao cháy gai, dã dập)12g
8. Lá, hoa cây chó đẻ (tẩm: rượu gừng, mật sao vàng)20g
9. Thục địa (tẩm nước gừng nướng khô)12g
10. Xuyên quy (tẩm rượu)12g
Bào chế:
Các vị trên cân thành 1 thang. Đổ 4 bát rưỡi nước sắc cạn còn 1 bát rưỡi.
Cách dùng:
Chia làm 2 lần uống, uống lúc vừa đói, thuốc hâm cho nóng uống xong nằm nghỉ để cho thuốc dẫn.
Nếu biết uống rượu, mỗi lần uống pha vào thuốc nửa chén con rượu thì càng tốt.
Chủ trị:
Bệnh tê thấp co chân, không đi được và chứng đau buốt, nhức nhối 2 chân.
Cấm kỵ:
Có thai cấm dùng.
Kiêng: Tôm, cá chép, thịt bò, thịt chó, chuối tiêu.
Không phản ứng gì.
Kết quả:
Đã chữa hàng trên 1000 người.
Kết quả 100 %.
Bài Thuốc Trị Thoái Hóa Cột Sống
2 trái bưởi, 1kg chanh, 200g ngãi cứu . Tất cả phơi khô rồi sao vàng hạ thổ cho nguội. Đem ngâm tất cả vào 2 lit rượu cốt va 200g đương phèn ...sau một tuần có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 1 chung nhỏ, hi vọng hết đau lưng & lên đô...
Bài Thuốc Chữa Vôi Hóa Cột Sống, Gai Đôi, Thoát Vị Đĩa Đệm.
(Các bạn cố gắng kiếm đủ 8 vị này)
Dược Liệu:
1.Dây đau xương
2. Cây Gối hạc
3. Thiên niên kiện (củ Dáy dại)
4. Cây xấu hổ
5. Củ cây gai
6. Bìm bìm
7. Dây mỏ quạ (dây tổ kiến,tai chuột to,song ly to, dây leo sống bám phụ sinh trên các cây lớn )
8. Cây chân chim ( còn gọi là Ngũ gia bì dùng vỏ hoặc thân dễ)
Hướng Dẫn:
Cách bào chế: Băm nhỏ, phơi khô.
Công Dụng: Chữa đau nhức xương khớp.
Chủ trị: Chữa vôi hóa cột sống, gai đôi, thoái vị đĩa đệm.
Cách dùng 80-100g/ ấm, Sắc đặc uống ngày 2 lần.
Cách dùng: Ngâm rượu uống (80-100g/ 01 lít rượu)
Kiêng kỵ: rau muống.
(Siêu Tầm)
TRỊ ĐAU MỎI XƯƠNG KHỚP BẰNG RƯỢU THUỐC
Trị đau mỏi xương khớp bằng rượu thuốc
10 vị thuốc y học cổ truyền ngâm trong bình hoặc lọ kín với rượu tốt, sau vài ngày là ta đã có được một thứ dược tửu để xoa bóp nhằm mục đích dự phòng và điều trị các chứng đau mỏi gân xương, cơ khớp trong những ngày đông tháng giá. Nhưng, vấn đề là ở chỗ, phải biết chọn dùng những vị thuốc nào và phương cách chế biến ra sao thì mới mong có được những loại rượu thuốc xoa bóp vừa đơn giản lại vừa có hiệu quả như mong muốn. Bài viết này xin được giới thiệu một vài bài thuốc điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Bài 1:Huyết giác 10g, đại hồi 10g, địa liền 10g, quế chi 10g, hoa chổi xể 10g, lá thông 10g, thiên niên kiện 10g, ấu tầu (ô đầu) 5g, mán chỉ (kim sương) 10g. Các vị tán nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng trong bình hoặc lọ kín, mỗi ngày đảo hoặc lắc 1 lần, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 2:Phụ tử chế 12g, tam thất 6g, bạch chỉ 6g, chế xuyên ô 6g, tế tân 6g, mộc qua 10g, xuyên khung 10g, hồng hoa 10g, cẩu tích 10g, độc hoạt 10g, ngô công 1 con, địa long 3 con, mã tiền tử 2 hạt. Các vị tán vụn, ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7 – 10 ngày có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 3:Hồng hoa 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 3 ngày thì dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 4:Khương hoạt 15g, độc hoạt 15g, quế chi 15g, tần giao 15g, đương quy 15g, dây đau xương 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, mộc hương 15g, tang chi 30g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.500ml rượu trong bình kín, sau 7 ngày thì dùng được. Dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
Bài 5:Hồng hoa 6g, đào nhân 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, sinh nam tinh 12g, sinh bán hạ 12g, sinh xuyên ô 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, bạch giới tử 3g, băng phiến 3g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da tại chỗ không có tổn thương. Tuyệt đối không được uống.
Bài 6:Đương quy 12g, độc hoạt 12g, khương hoạt 12g, thiên niên kiện 10g, hồng hoa 8g, tô mộc 12g, nhục quế 8g, tần giao 12g, huyết giác 12g, ngải cứu 6g, mộc qua 10g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648