KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SÁCH: BÍ MẬT TƯ DUY SUY NGHĨ CỦA TỶ PHÚ
NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ LẠ CÓ THỂ BẠN TIN VÀO LUẬT NHÂN QUẢ
CỨ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC KHI BẠN CÓ THỂ RỒI BẠN SẼ ĐƯỢU HỌ TRẢ ƠN MỘT CÁCH KHÔNG NGỜ
Cuộc sống này là cho đi và nhận lại, đừng ích kỷ sống cuộc sống của bản thân, hãy giúp những mảnh đời bất hạnh rồi bạn sẽ nhận được sự trả ơn không ngờ.
Hãy giúp những mảnh đời bất hạnh rồi bạn sẽ nhận được sự trả ơn không ngờ (Ảnh: internet)
Đang ngồi cafe vỉa hè thì anh thấy bên kia đường ba bốn người đang xúm lại đánh một ông già, còn đứa cháu chừng 5 tuổi cứ khóc lóc gào xin mọi người tha cho ông mình. Anh chạy qua đó ngắn mấy người đó lại, đỡ ông cụ dậy vội hỏi thì mới hay ông cụ lấy trộm phần cơm gà họ chuẩn bị giao cho khách.
Nhìn ông cụ khắc khổ đó, anh rút ví ra trả lại tiền số phần cơm gà đó rồi xin lỗi mất người đó bỏ qua cho hai ông cháu. Đưa ông cụ vào ghế đá ngồi, anh thở dài hỏi:
- Sao ông lại lấy trộm đồ của người ta như thế, ông phải làm gương cho cháu mình chứ?
- Tôi biết vậy là sai, nhưng cháu tôi đã nhịn đói hai ngày nay rồi. Tôi đánh liều ai ngờ bị họ phát hiện. Cảm ơn cậu đã cứu ông cháu tôi. Tôi xấu hổ vì việc mình làm lắm, nhưng vì thương cháu tôi thực sự không biết làm thế nào.
- Không có gì, vậy hai ông cháu cầm 200 ngàn này đi ăn cơm rồi về đi cũng tối rồi. Hai ông cháu ở đâu ạ?
- Chúng tôi là những người vô gia cư, đâu cũng là nhà cậu ạ, ngủ vỉa hè, công viên hay mái hiên nhà người ta đều được. Chỉ tội thằng nhỏ, nó bé quá mà đã chịu khổ.
- Hay ông cháu về nhà cháu ở tạm đi, nhà cháu không rộng nhưng cũng đủ ông cháu ở cùng.
- Thôi, tôi cảm ơn cậu. Ông cháu tôi không dám làm phiền cậu đâu. Cảm ơn vì cậu đã giúp đỡ, cứu tôi vừa nãy. Có dịp tôi nhất định sẽ trả ơn cậu.
Bẵng đi một thời gian, anh cũng không gặp lại ông cháu ăn mày đó nữa. 15 năm sau, anh bị bệnh thận và đang nằm chờ chết vì không có ai hiến thận để được sống, dù anh đã đăng tin cầu cứu mọi người. Vào ngày anh tuyệt vọng nhất, anh bất ngờ nhận được tin của bác sĩ thông báo đã có người hiến thận cho anh. Mừng như bắt được vàng, anh hồi hộp chờ ngày phẫu thuật. Nhưng đến khi gặp người tốt bụng đó, anh sốc khi cậu ta giới thiệu:
- Chắc chú không nhận ra cháu đâu nhỉ? Cháu là đứa bé ăn mày đi với ông nội 15 năm trước chú đã ra tay giúp đỡ ông cháu đấy ạ.
- Là… là cháu ư? Cháu lớn quá, chú cũng không nhớ gì? Tại sao cháu lại chấp nhận hiến thận cho chú?
- Vì cháu muốn trả ơn chú thôi ạ. Ai cũng hắt hủi, xua đuổi ông cháu cháu, riêng chú lại ân cần giúp đỡ ông cháu cháu chẳng nề hà gì. Ông cháu mất rồi, nhưng ông vẫn trăn trở vì chưa trả ơn được cho chú. Bây giờ thì cháu có thể thực hiện ước nguyện của ông rồi.
Anh rơi nước mắt khi biết người năm xưa mình giúp đỡ nay lại trả ơn mình một cách bất ngờ như thế. Việc làm năm xưa đã cứu mạng anh ngày hôm nay, mỉm cười nhìn cậu thanh niên đó anh tin cậu ấy đã trưởng thành và là một người tốt.
Bài học: Hãy cứ cho đi yêu thương, giúp đỡ người nghèo khó khi có thể và đừng tính toán gì vì vào một ngày bất ngờ bạn sẽ được họ trả ơn theo cách không ngờ tới đấy. Cuộc sống này là cho đi và nhận lại, đừng ích kỷ sống cuộc sống của bản thân, hãy giúp những mảnh đời bất hạnh rồi bạn sẽ nhận được sự trả ơn không ngờ.
(ST)
BỊ ĐÙN CHO ĐỦ VIỆC, MỘT THỜI GIAN SAU, CẬU NHÂN VIÊN MỚI KHIẾN NHỮNG NGƯỜI BẠN CŨ PHẢI CÂM NÍN
Hiền lành, ít nói, bị đùn đẩy cho bao nhiêu việc, cậu nhân viên mới đều âm thầm làm bằng hết. Cho đến một ngày, những nhân viên cũ cho rằng mình thông minh phải xem lại bản thân.
Một chàng trai nọ vừa mới trúng tuyển vào một công ty. Vốn tính hiền lành thật thà, cậu bị các đồng nghiệp mới xem như tên ngốc, tất cả mọi việc đều dồn hết cho cậu làm.
Cậu nhân viên mới chẳng nề hà gì, lặng lẽ giúp họ hoàn thành mọi việc.
Người quản lý thấy nhân viên mới chăm chỉ hiền lành như vậy thì chủ động nhờ cậu ta giúp mình rất nhiều việc. Điều đáng nói là chẳng bao giờ cậu ta từ chối, thậm chí công việc luôn được hoàn thành một cách tốt nhất.
Một thời gian trôi qua, cho đến một ngày, lãnh đạo công ty có quyết định thành lập một công ty chi nhánh.
Người quản lý được bổ nhiệm làm quản lý công ty mới. Và điều mà nhiều nhân viên của anh ta không ngờ được là, anh ta đã chủ động đề xuất với cấp trên thăng chức cho cậu nhân viên mới vào.
Ảnh minh họa.
Ngay lập tức, những lời bàn ra tán vào xôn xao khắp công ty. Các nhân viên cũ không cam tâm, họ thì thầm to nhỏ và cuối cùng tìm gặp quản lý hỏi thẳng, rằng tại sao những nhân viên cũ làm ở đây bao nhiêu năm lại không được bổ nhiệm vị trí quản lý mà lại để cho một nhân viên mới giữ chức vụ đó.
Người quản lý cũng không e ngại mà trả lời rằng, bởi vì cậu ta không sợ bị thua thiệt, luôn âm thầm học hỏi tất cả những việc mà quản lý làm.
Các nhân viên cũ lúc nào sợ bản thân chịu thiệt thòi, trong giờ làm còn tranh thủ làm việc riêng cá nhân, việc gì có thể đùn đẩy cho người khác là đùn đẩy, làm biếng…
Nghe xong, những nhân viên cũ á khẩu, chẳng biết nói gì.
Thông điệp từ câu chuyện
Có những lúc chúng ta không nên so bì từng ly từng tí một. Nếu bất cứ việc gì chúng ta cũng đem ra so sánh, thì cả đời bạn sẽ chỉ có thể làm một nhân viên phục vụ mà thôi.
Không có bất kỳ ai cho bạn tiền để bạn học hỏi những người xung quanh. Chỉ cần có một tâm thái tốt, sẵn sàng chịu thiệt thòi về bản thân, ắt sẽ có ngày bạn tỏa sáng.
Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, có không ít người chỉ mới chịu khổ một chút đã cảm thấy không đáng, không muốn làm. Những người như thế mãi mãi sẽ không thể thành công.
Cần phải hiểu rằng, tất cả những gì bạn làm ở hiện tại đều là mở đường cho tương lai.
Có thể trong một thời gian ngắn, bạn phải chịu khố hơn người khác nhưng sau này, bạn nhất định sẽ thành công dễ dàng hơn so với những người sợ việc, những người mang tiền lương ra đong đo tình cảm.
Sẽ có một ngày, bạn sẽ cảm thấy tất cả những gì bạn đã làm đều đáng giá.
Bất luận bạn ở đâu, nếu như bạn sợ thua thiệt, sợ vất vả khổ sở, cả đời bạn sẽ chỉ là một nhân viên làm công ăn lương bình thường, phải giương mắt xem đồng nghiệp được thăng chức, ngưỡng mộ họ nhận được mức lương vượt xa mình.
Thành công của mỗi người là kết quả của cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ. Không có một ai vừa bắt tay vào việc gì đó đã lập tức thành công.
Tâm thái của bạn hiện tại quyết định tương lai của bạn sau này. Đường đời, không bao giờ là chật chội. Hãy cố gắng hết sức, trái ngọt sẽ ở trong tầm tay!
7 nguyên tắc cho những người đã đi làm
1. Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.
2. Vào bất cứ đơn vị nào làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học cách biến mình thành người đáng giá.
3. Không có công việc nào là dễ kiếm tiền.
4. Trong công việc, không có nơi nào hoàn toàn thuận lợi, bực dọc, khó chịu là chuyện bình thường.
5. Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức. Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm. Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm. Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.
6. Chỉ có thay đổi thái độ và hành động của bản thân, bạn mới có thể thay đổi được vị trí trong nghề nghiệp và chỗ đứng trong xã hội.
7. Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó là nghĩ quá nhiều, làm quá ít thay vì ngược lại.
TỪ 1 ĐỒNG XU, CHÀNG NGHÈO THÀNH TRIỆU PHÚ: AI ĐỌC HIỂU ĐƯỢC ĐỀU SẼ THÀNH CÔNG
Ở làng nọ có một chàng thanh niên trẻ, bởi gia cảnh khốn khó nên đành phải bỏ dở con đường học hành, theo người ta đi vác đá, kiếm tiền phụ giúp gia đình. Anh có một tính cách rất đặc biệt đó là làm gì cũng rất chuyên tâm.
Thế rồi một ngày nọ, khi đang trên đường tới nhà một người bạn, anh vô tình nhặt được một đồng tiền. Khi đi ngang qua hoa viên, thấy những người thợ tỉa hoa có vẻ đang khát nước, anh liền hào phóng đem đồng tiền mình vừa nhặt được, mua cho họ chút nước để giải khát.
Vừa nắng vừa mệt lại tự nhiên được một người xa lạ mời nước, những người tỉa hoa vô cùng cảm kích nên ai nấy đều hái tặng cho anh một bó hoa tươi. Chàng trai vui vẻ nhận rồi tiếp tục cuộc hành trình của mình. Khi đi ngang qua một khu chợ, người mua kẻ bán qua lại tấp nập. Nhìn thấy chàng trai trẻ ôm 8 bó hoa tươi, ai nấy đều tưởng anh là người bán hoa nên xúm lại, tranh nhau mua và dúi vào tay anh 1 đồng tiền.
Mặc dù nhận được số tiền từ trên trời rơi xuống, nhưng chàng thanh niên chẳng vì thế mà động tâm, anh cất ngay vào túi và nghĩ bụng: “Tiền này vốn là ông trời thưởng tặng cho mình, vậy thì mình sẽ để dành, nếu gặp ai cần giúp sẽ cho người ấy“. Thế rồi một hôm, khi đi ngang qua một vườn cây, chàng trai trẻ phát hiện cành lá trong vườn đều đã khô héo, gãy dập hết cả sau một trận cuồng phong. Anh liền nhanh chóng tới gặp người làm vườn, nói: “Tôi đồng ý giúp ông dọn sạch sẽ khu vườn này, ông có thể cho tôi mang chúng về làm củi đốt được không?”
Người làm vườn nghe vậy rất lấy làm vui mừng:“Được chứ, được chứ, cậu cứ lấy hết đi!”.
Chàng trai liền hăm hở xắn tay áo vào vườn dọn dẹp. Dọn từ sáng sớm tới chiều tối nhưng mãi vẫn chưa hết, đang loay hoay không biết làm sao thì chàng trai nghe có tiếng trẻ con ẩu đả từ xa vọng lạ. Ra là đám trẻ con vì chia kẹo không công bằng nên sinh ra ẩu đả. Thấy thế, chàng trai liền chạy ra chỗ người bán kẹo, dùng 8 đồng tiền vẫn cất giữ bấy lâu, mua kẹo cho lũ trẻ và dạy chúng phải biết đoàn kết, nhường nhịn lẫn nhau.
Lũ trẻ tỏ ra vui sướng và rất cảm kích. Thấy anh đang loay hoay dọn vườn, không ai bảo ai, đứa nào đứa nấy liền chạy lại giúp anh nhặt củi, nhờ vậy nên chỉ một loáng là xong. Đúng lúc anh đang chuẩn bị vác củi về nhà thì một người đàn ông lạ từ đâu vội vã chạy tới, lớn tiếng gọi anh. Ngoảnh lại nhìn, anh phát hiện thì ra là người đầu bếp của một gia đình phú hộ xóm bên. Người này nói: “Số củi này rất tốt, nhóm lửa không phả khói, phía đông nhà chúng tôi có người mắc bệnh suyễn, sợ nhất là khói. Tôi phải nấu ăn cho chủ nhà nên đang loay hoay không biết làm sao”. Chàng trai nghe nói vậy, liền bảo:“Thế thì ông hãy lấy đi!“. Đầu bếp nói:“Làm sao có thể lấy không được?” Thế là, người đầu bếp đó móc túi ra trả cho anh 16 đồng tiền rồi lấy đi hết số củi này.
Chàng trai trẻ cầm lấy 16 đồng tiền này, thầm nghĩ, chắc chắn là ông trời muốn mình giúp được nhiều người hơn nữa đây. Nghĩ là làm, anh quyết định mở một quán nước cách nhà không xa lắm. Bởi đang ngay giữa mùa hè, thời tiết rất nóng bức nên hàng nước của anh bán rất chạy, nhưng do bán với giá rẻ lại tặng miễn phí cho 500 công nhân cắt cỏ gần đó, nên anh không còn lời lãi được bao nhiêu.
Một ngày nọ, có một thương nhân đi ngang qua đây, thấy quán nước ven đường của chàng trai trẻ liền ghé vào. Sau khi cầm ly nước, người thương nhân ra ngoài gốc cây trước của quán ngồi liền nghe thấy 2 cụ già đang trò chuyện:“Chàng trai trẻ này thật là tốt bụng, không chỉ bán nước với giá rẻ mà còn cung cấp miễn phí cho 500 công nhân. Ở đời bây giờ, không dễ mà kiếm được những người như vậy”.Vị thương nhân nghe xong rất hài lòng liền chạy vào quán nói: “Ngày mai sẽ có một đoàn buôn ngựa đi qua đây. Họ sẽ dắt theo 400 con ngựa nên cậu hãy chuẩn bị nhiều nước trà một chút”.
Những người cắt cỏ đứng gần đó nghe thấy đầu đuôi câu chuyện liền hò nhau mỗi người cắt một bó cỏ tặng chàng trai trẻ để trả ơn. Chàng trai nghe vậy liền từ chối, những người cắt cỏ liền nói: “Có gì đâu, chỗ cỏ này không đáng gì với chúng tôi cả, với lại chúng tôi tặng anh để mai anh có thể tặng những người buôn ngựa kia mà. Anh đừng ngại”. Chàng trai liền mỉm cười cảm ơn. Cứ như vậy, chàng trai đã có được 500 bó cỏ.
Ngày hôm sau, đoàn người buôn ngựa đều đến ghé vào quán nước nghỉ ngơi, nhìn thấy nhiều cỏ tốt như vậy, bèn tỏ ý muốn mua, chàng trai nói:“Số cỏ này, tôi vốn không có bỏ tiền, là những người cắt cỏ kia cho tôi để tặng các ông. Các ông cần cứ lấy đi”. Đoàn người buôn ngựa nghe vậy thì cười vang, xách bó cỏ ra đặt lên yên ngựa. Uống nước xong, liền đặt 1000 đồng tiền lên bàn rồi bỏ đi, mặc chàng trai trẻ gọi với theo.
Thế rồi 5 năm sau, ở nơi này đã xuất hiện một đại phú ông nổi tiếng gần xa mà “ai cũng biết là ai đấy”.
Bí quyết thành công của đại phú ông này thật đơn giản, nhưng thực ra sự thành công của anh vốn không phải là điều ngẫu nhiên, mà đó là bởi anh đã có đủ thiện căn và lòng nhân đức.
Anh hiểu được rằng nếu muốn có được thì nhất định cần phải cho đi.
Anh hiểu được mặt đất không sinh ra vật vô dụng, cành gãy lá rơi cũng đều có chỗ dùng được.
Anh hiểu rằng muốn thành tựu bất kể việc gì, nếu chỉ dựa vào sức của bản thân là không thể.
Anh cũng càng hiểu được rằng chỉ có nắm chắc cơ hội mới có thể thành tựu được sự nghiệp.
Mỗi một người chúng ta đều mong muốn được thành công thế nhưng lại không biết trân quý cơ duyên ngay trước mặt mình. Có những người oán trách tài vận không được tốt; có người lại oán trách xã hội bất công; thậm chí có người còn trách móc cha mẹ không có tài cán gì nên để họ khổ như thế này… Nhưng thật ra, điều mà nhiều người còn thiếu chính là một tấm lòng vô tư: “người trước ta sau” và lòng nhân “cho đi trước, nhận lại sau”.
Theo: Thiện Sinh biên dịch
CÂU CHUYỆN 1: Người Có Phúc Thì Không Cần Toan Tính. Người Vô Phúc Tính Toán Cũng Bằng Không
Xưa kia có vị tú tài tên là Trần Hữu Vọng, nhà ở núi Lĩnh Nam, gia cảnh sung túc đủ đầy, chỉ tiếc rằng con đường quan vận lại gặp cảnh gian truân liên tiếp 5 lần thi cử đều không đỗ.
Một hôm Trần Hữu Vọng nghe nói dưới thị trấn có người tên Lý Bán Tiên bói mệnh như Thần, vậy là Trần Hữu Vọng xuống trấn tìm gặp Lý Bán Tiên bói một quẻ xem vận mệnh tiền đồ của mình ra sao?
Khi vừa tới thị trấn, Trần Hữu Vọng thấy quầy xem bói của Lý Bán Tiên thất vắng bóng người, chỉ thấy Lý Bán Tiên đang xem quẻ cho một người ăn mày. Trần Hữu Vọng thấy người ăn mày đưa cho Lý Bán Tiên một đồng xu để xem quẻ cho mình, xem nguyên cớ vì đâu cuộc đời lại trăm nghìn cơ cực như vậy.
Lý Bán Tiên nhận tiền của người ăn mày sau đó xem qua chỉ tay và ngũ quan của người ăn mày, tiếp đó lại bảo người ăn mày đọc tên họ và ngày tháng năm sinh bát tự. Người ăn mày nói tên là Dương Cơ Đường, sinh tháng 2 năm Mậu Tuất.
Lý Bán Tiên bấm ngón tay tính số một hồi rồi nói: “Số mệnh của ngươi cũng không đến lỗi tệ, sau này ắt sẽ gặp quý nhân giúp đỡ, khi đó không những vận mệnh thay đổi mà còn lấy được vợ, sinh hai người con trai và sống đến năm 70 tuổi không bệnh mà chết”. Người ăn mày nghe Lý Bán Tiên bói cho mình như vậy thì vô cùng vui mừng và cảm tạ Lý Bán Tiên.
Sau khi người ăn mày rời đi, Trần Hữu Vọng đến trước quầy của Lý Bán Tiên nói: “Tại hạ quan vận bất hạnh, xin tiên sinh bói cho một quẻ xem gian vận và tiền đồ thế nào?”. Lý Bán Tiên yêu cầu Trần Hữu Vọng cho biết họ tên và giờ sinh tháng đẻ. Sau khi có được giờ sinh tháng đẻ, Lý Bán Tiên tính toán hồi lâu, vẻ mặt không ngừng biểu lộ sự kinh ngạc khó hiểu, thần sắc thay đổi. Trần Hữu Vọng thấy vậy mới hỏi: “Tiên sinh không cần lo ngại, có điều gì xin cứ nói thẳng đừng ngại”.
Nghe Trần Hữu Vọng nói vậy Lý Bán Tiên mới đáp: “Thứ cho tôi nói thẳng, số mệnh của anh đại hỉ, đại sầu, vui cũng nhiều mà buồn cũng chẳng ít. Số anh sẽ đỗ Trạng nguyên, làm quan lớn nhưng mà cuối cùng lại phải chịu cảnh nghèo đói cơ cực, chết nơi đầu đường…”. Mới nói đến đó Lý Bán Tiên đã thấy Trần Hữu Vọng thần sắc không còn nên an ủi: “Việc vận mệnh ở đời, tin thì có, không tin thì không, mọi việc đều do con người. Nếu như có thể hành thiện tức đức cũng có thể cải được mệnh trời!”.
Hữu Vọng nghe xong thì đưa cho Lý Bán Tiên một đồng xu rồi buồn bã rời đi. Một năm sau đó Trần Hữu Vọng vào kinh ứng thí, thật trùng hợp thay, trên đường đi Trần Hữu Vọng gặp một người ăn xin bệnh tật đang nằm bên đường nên động lòng thương xót, cõng người ăn xin tìm một quán trọ rồi gọi tiểu nhị sắp xếp phòng ở và gọi thầy thuốc đến khám chữa. Qua mấy ngày sau, người ăn xin dần dần hồi phục, Trần Hữu Vọng hỏi người ăn xin quê quán nơi nào, hà cớ làm sao lại ốm đau bệnh tật bên đường như thế?
Người ăn xin đáp: “Tại hạ tên Dương Cơ Đường, cũng từng học sách thánh hiền mấy năm nhưng sau đó gia đình gặp phải án oan của quan phủ nên tán gia bại nghiệp. Cha mẹ cũng vì thế đau buồn mà chết, bản thân phải lưu lạc bên ngoài xin ăn qua ngày”.
Trần Hữu Vọng nghe đến ba chữ Dương Cơ Đường thì giật mình sửng sốt, nhớ lại chuyện xem bói khi xưa, nhìn kỹ lại quả đúng là người đó. Trần Hữu Vọng nghĩ: “Hắn bị ngất bên đường, mình trùng hợp nhìn thấy nên cứu được, lẽ nào mình chính là quý nhân trong đời của hắn? Xem ra đây cũng là duyên phận, Làm người thì cần phải hành thiện tích đức, huống chi mình là người đọc sách thánh hiền, nay gặp người hoạn nạn lẽ nào lại không giúp hắn?”. Vậy là Trần Hữu Vọng đi mua quần áo mới cho Dương Cơ Đường rồi rủ Dương Cơ Đường cùng mình vào kinh ứng thí, trên đường đi cũng coi như có người bầu bạn.
Sau khi Dương Cơ Đường thay đổi y phục sạch sẽ, hai người nhìn rất có nét giống nhau cứ như hai huynh đệ một nhà cùng nhau khởi hành. Chớp mắt đã đến kinh thành, hai người cùng tham gia thi cử. Vừa thi xong, Trần Hữu Vọng lại đổ bệnh, mặc dù Dương Cơ Đường tận tâm chăm sóc nhưng bệnh mãi vẫn không có tiến triển.
Mấy hôm sau, tới ngày có kết quả kỳ thi, vì thân thể suy yếu nên Trần Hữu Vọng không đi xem được mà nhờ Dương Cơ Đường đi xem, Dương Cơ Đường đi xem, thấy Trần Hữu Vọng đỗ trúng Trạng nguyên, trong lòng mừng thay cho ân nhân. Nhưng đến lúc tìm đến tên mình thì mãi chẳng thấy đâu, trong lòng buồn bã trở về khách trọ.
Về đến khách trọ định bụng mang tin mừng cho ân nhân hay nhưng thấy Trần Hữu Vọng đang hôn mê bất tỉnh, thần sắc chẳng còn, có lẽ cũng chẳng sống được mấy hồi nên nảy sinh ác niệm: “E rằng số hắn không hưởng được cái phúc trạng nguyên này rồi, chi bằng mình giả mạo hắn đi hưởng cái phúc phận này. Dù sao thì mình và hắn tướng mạo cũng khá tương đồng, mà dù cho hắn may mắn không chết, lúc đó có chết mình cũng không thừa nhận, hắn cũng chẳng làm gì được”.
Nghĩ xong, Dương Cơ Đường liền lấy trộm tư trang của Trần Hữu Vọng, bao gồm cả giấy tờ chứng khảo đi ứng quan. Quan chủ khảo kiểm chứng giấy tờ chứng minh thân phận của Hữu Vọng không thấy có gì bất thường nên tiếp tục tham gia thi điện. Lần này cũng coi như Dương Cơ Đường có chút tài học qua được quan khảo nên được bổ nhiệm làm quan cao.
Trần Hữu Vọng ở quán trọ đợi 7 ngày mà không thấy tin tức của Dương Cơ Đường, nhờ người hỏi thăm thì được tiểu nhị nhà trọ nói: “Người huynh đệ của anh đã được phong làm quan rồi. Nghe vậy Trần Hữu Vọng thấy vui trong lòng, thật là mừng cho bạn. Hữu Vọng cố gắng nhấc tấm thân yếu ớt đi thăm bạn, nhưng lại bị bạn từ chối không gặp.
Thấy làm quá lạ, Trần Hữu Vọng đi xem bảng thi, thấy tên mình đứng đầu bảng thi nên mới tỉnh ngộ. Hoá ra Dương Cơ Đường mạo danh tên mình đi ứng quan. Vậy là Trần Hữu Vọng đi cáo trạng, nhưng tất cả giấy tờ chứng minh thân phận đều không còn nên cũng chẳng thể làm gì được, lại bị quan phủ đánh đuổi ra ngoài. Gọi trời, trời không thấu, gọi đất, đất không thưa, Trần Hữu Vọng đành đi khắp nơi kêu oan. Một đêm, Trần Hữu Vọng lại gặp phải một đám lưu manh đánh đập rồi ném xuống sông.
Đến khi tỉnh dậy, thấy mình đang nằm trên một chiếc thuyền lớn, hoá ra số mình mạng lớn, vô tình được Trương viên ngoại cứu sống. Trương viên ngoại đem Trần Hữu Vọng về nhà chăm sóc, thấy Hữu Vọng là người hiểu sách thánh hiền nên giữ lại dạy học trong nhà. Thấy Trần Hữu Vọng dạy học chăm chỉ, người lại hiền lương nên đem gả con gái cho Trần Hữu Vọng, cũng kể từ đó, Trần Hữu Vọng đổi tên thành Dương Cơ Đường lấy vợ sinh con, sau khi lấy vợ thì sinh được 2 người con trai, cuộc sống cứ cứ thế hạnh phúc qua ngày.
Sau này tình cờ gặp lại Lý Bán Tiên, nhớ lại chuyện xưa thấy oán hận trong lòng nên Trần Hữu Vọng oán trách. Lý Bán Tiên nghe Hữu Vọng kể lại đầu đuôi sự việc xong liền cười lớn nói: “Lão phu sao có thể bói sai cho cậu được? Cậu là người thiện lương ắt có thiện báo, ông trời đã tìm cho cậu một người thế thân chịu tội”. Nghe vậy Trần Hữu Vọng mới chợt hiểu ra huyền cơ.
Lại nói về Dương Cơ Đường, sau khi làm quan chẳng được bao lâu thì tham ô hối lộ nên bị miễn chức bãi quan. Tất cả gia sản đều bị tịch thu, người nhà bị bắt làm nô bộc, bản thân thì lại phải sống ăn xin cô độc ngoài đường. Cuối cùng cũng mắc bệnh mà chết bên đường, ngay cả xác cũng không người chôn cất.
Đây đúng là ứng với câu nói: Người có phúc thì không cần tính toán, người vô phúc tính toán cũng bằng không. Dương Cơ Đường mạo danh Trần Hữu Vọng mà hưởng phúc trạng nguyên được lúc đầu nhưng sau cùng lại phải gánh hoạ cuối đời của Trần Hữu Vọng. Còn Trần Hữu Vọng thì thiện lương vô tình lại được hưởng phúc. Cuối cùng sống đến năm 70 tuổi không bệnh mà đi, quả là thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo.
CÂU CHUYỆN BI THẢM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ LÁI XE BUS
Câu Chuyện Thật đã xảy ra ở Trung Quốc vào năm 2008, và đã được đưa lên BBC & CNN.
Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ
đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… -“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói:
-“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.
Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: -“Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”
Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe. Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.
Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: -“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”
Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc.
CỔ NHÂN DẠY: Làm Người ‘Chịu Thiệt" Là Phúc " Tranh Giành’ Là Họa
Người xưa thường tâm niệm rằng, làm người không nên quá tính toán, so đo. Người lương thiện, chịu thiệt cũng không phải là chuyện xấu, bởi vì khi bạn đối xử tốt với người khác thì chính là đang tích phúc khí cho mình, cuối cùng cũng sẽ được đền đáp thỏa đáng.
Hơn nữa, đối xử tử tế, lương thiện với người khác, dù cho phúc báo chưa đến nhưng tai họa chắc chắn sẽ rời xa. Thời cổ đại có một câu chuyện về đạo lý “chịu thiệt là phúc” như sau:
Vào triều đại nhà Minh, có một người có học tên là Ngô Tử Điềm. Ngô Tử Điềm mồ côi mẹ từ rất sớm, cha anh ta cưới vợ hai. Mẹ kế của Tử Điểm rất bất công, bà chỉ đối xử tốt với người con ruột của mình, còn đối với Tử Điềm thì lại rất không tốt. Dần dần trong lòng Tử Điềm có chút bất bình thậm chí oán giận mẹ kế.
Sau này, khi Ngô Tử Điềm cưới vợ, mẹ kế cũng không đối xử tốt với vợ của anh ta. Trong lòng Tử Điềm thầm nghĩ: “Thật là bất công, mình không thể chịu đựng thêm được nữa, phải đi tìm mẹ kế nói cho ra lẽ mới được.”
Nghĩ vậy, Tử Điềm bèn đi tìm mẹ kế nói chuyện. Nhưng lại bị vợ bắt gặp, vợ anh ta khuyên can rằng: “Chúng ta là con thì nên chịu nhịn một chút.”
Sau này, khi cha của Tử Điềm qua đời. Ông có để lại ruộng đất và tiền bạc. Mẹ kế của Tử Điềm chỉ chia cho hai vợ chồng Tử Điềm một số đất ít ỏi còn hai mẹ con bà nhận hết phần tiền và phần lớn ruộng đất. Lần này, Tử Điềm quyết không nhẫn nhịn nữa mà lập tức đi tìm mẹ kế để đòi lại sự công bằng.
Nhưng người vợ biết được và ngăn cản lại. Người vợ còn nói rằng: “Chịu thiệt là phúc! Hơn nữa chúng ta cần phải hiểu, đã là thứ của chúng ta thì có chạy cũng không chạy thoát, đâu có cái nào cứ tranh là được? Càng tranh giành, phúc báo sẽ càng bị hao tổn.”
Quả nhiên, không lâu sau vì người con riêng của mẹ kế và cha Tử Điềm có thói quen đam mê cờ bạc, nên toàn bộ tài sản đã nhanh chóng tiêu tan. Hai mẹ con người mẹ kế này phải đi ra đường xin ăn, không còn nơi tá túc.
Nếu là người bình thường ở vào hoàn cảnh giống như vợ chồng Tử Điềm, chắc hẳn sẽ có người hả hê mà nghĩ: “Đúng là trời xanh có mắt!” Nhưng vợ của Tử Điềm đúng là người hiểu lẽ đạo lý. Cô khuyên bảo chồng đi tìm và đón mẹ kế cùng người em về nhà.
Sau khi đón mẹ kế và em chồng trở về nhà, hai vợ chồng Tử Điềm cùng giúp người em này bỏ thói quen cờ bạc, khiến hai người họ vô cùng cảm động. Cũng từ đó trở đi, cả gia đình cùng nhau sống cuộc sống vui vẻ, chan hòa.
Về sau, hai vợ chồng Tử Điềm sinh được ba người con trai và cả ba người này sau khi trưởng thành đều thi đậu tiến sĩ. Quả là phúc báo cho những việc làm lương thiện của vợ chồng anh ta. Ba người con, từ nhỏ đã được mẹ giáo dưỡng lại được tận mắt chứng kiến cách đối nhân xử thế của mẹ nên trong cuộc sống sau này luôn được mọi người kính trọng, gia đình hạnh phúc.
Trong “Chu tử trì gia cách ngôn” giảng:“Luân thường quai suyễn”, xung đột rồi thì lập tức tiêu vong, gia đình đó sẽ lụn bại rất nhanh. Bởi vậy, vợ của Ngô Tử Điềm quả là người hiểu đạo lý. Người xưa cũng thường nói “thê hiền phu họa thiểu” (nếu vợ là người hiền đức thì sẽ trợ giúp chồng tránh được rất nhiều nạn) quả không sai!
Văn hóa truyền thống dạy con người lấy đức báo oán, không nên tranh giành, oán hận người khác. Lão Tử cũng giảng về đạo lý “không tranh với đời” để có thể đạt được cảnh giới vô vi.
Trong cuộc đời, dẫu cho một người có tranh giành được thứ gì thì cũng chẳng thể vì nó mà có được sự bình an. Tranh được lợi lộc thì mất đi lương thiện. Tranh được danh tiếng thì mất lòng người. Tranh được tình thì mất tỉnh táo. Tranh đoạt được thứ của người khác thì tâm sẽ bất an, không lúc nào nguôi. Phàm là những thứ khiến người ta phải vắt óc nghĩ kế giành giật thì đều không mang đến bình an trong tâm mình, thay vào đó chỉ là phiền não, thống khổ và thù hận mà thôi.
Người không tranh, nguyện ý chịu thiệt thòi là người quảng đại. Một người có tấm lòng quảng đại bao nhiêu thì phúc lộc cũng lớn bấy nhiêu. Hơn nữa, phúc báo của một người không phải cứ tranh giành là được. Trái lại, càng tranh giành danh lợi thì càng làm tổn hại phúc thọ của bản thân. Từ xưa đến nay, không có một gia đình nào tranh giành tài sản lẫn nhau mà được thịnh vượng, hòa thuận, trở thành “danh gia vọng tộc”.
Cho nên, cổ nhân giảng làm người đừng quá so đo, đặc biệt với người thân thiết của mình. Có thiệt hãy biết chịu đựng một chút, người khác thiếu nợ mình, ông trời chắc chắn sẽ trả lại cho mình xứng đáng.
CÂU CHUYỆN 3: Thầy phong thủy chỉ ra phong thủy tốt nhất đời người, ai cũng nên biết để tận dụng!
Lời nhắn nhủ của thầy phong thủy đến người đàn ông trong câu chuyện xem phong thủy dưới đây rất đáng để mỗi chúng ta tham khảo!
Câu chuyện thú vị và thâm thúy này đã được rất nhiều người Trung Quốc chuyền tay nhau, chia sẻ cho nhau như cách để truyền cảm hứng, chỉ bảo nhau khai thác thật triệt để cái gọi là " phong thủy tốt" ở mỗi người.
Nội dung câu chuyện như sau:
Triệu Tử Hào làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự ba tầng, bên trong có vườn hoa cây cảnh ao cá, kết hợp rất đẹp mắt.
Đằng sau vườn còn có một cây vải cổ thụ trăm tuổi. Sở dĩ vì nhắm đến cây vải mà Triệu mới mua mảnh đất này, nguyên nhân là bởi vợ anh thích ăn vải.
Trong thời gian sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.
Triệu Tử Hào tự lái xe đến Hồng Kông mời một đại sư. Vị đại sư này họ Tào, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy.
Sau khi trình bày mọi chuyện, Triệu Tử Hào lái xe đưa thầy phong thủy về biệt thự nhà mình.
Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường.
Vị đại sư cười nói:"Ông chủ Triệu lái xe thật chậm rãi."
Triệu Tử Hào cười lớn, đáp:"Những người vượt phần lớn đều là đang có chuyện gấp, không nên cản trở, làm mất thời gian của họ."
Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra đường.
Triệu Tử Hào vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua rồi, anh vẫn chưa nhấn ga đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì. Một lát sau, lại có một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa.
Tào đại sư ngạc nhiên hỏi:"Sao anh biết phía sau vẫn còn một đứa trẻ nữa?"
Triệu nhún vai:"Trẻ nhỏ đều thích chơi trò đuổi bắt, nếu chỉ chơi một mình, đứa trẻ chẳng thể cười vui như thế được."
Ảnh minh họa.
Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương:"Có tâm".
Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước. Nhìn thấy vậy, Triệu Tử Hào liền dừng xe trước cổng và nói với thầy phong thủy:"Phiền đại sự đợi ở đây một lát."
"Có chuyện gì vậy?"– vị đại sư lại một lần nữa ngạc nhiên.
"Sau vườn chắc chắn là có trẻ con đang hái trộm vải, bây giờ mà chúng ta vào, chúng sẽ hoảng sợ, không may rơi từ trên cây xuống đất sẽ rất nguy hiểm",Triệu Tử Hào cười đáp.
Thầy phong thủy họ Tào trầm ngâm trong giây lát và nói:"Phong thủy nhà anh không cần phải xem nữa."
Lần này, đến lượt Triệu ngạc nhiên:"Đại sư, sao ông lại nói như vậy?"
"Những nơi có anh ở đều là những nơi có phong thủy tốt cả rồi",Tào đại sư đáp.
Nhân kiệt địa linh, phong thủy tốt nhất đời người chính là tâm của mỗi người!
Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có ngày chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ.
Nói như vậy để thấy rằng, không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào tấm lòng, vào tâm đức, phúc phận của con người. Và để có được những thứ đó, chúng ta cần không ngừng tu dưỡng mỗi ngày.
Tu dưỡng để sống thiện lương, tu dưỡng để sống hiếu thuận, đặt mình ở vị trí thấp hơn người khác để thấu hiểu, bao dung và cảm thông, tu dưỡng để biết đủ, hài lòng với những gì mình có, không tham sân si, không oán trách, thuận theo lẽ tự nhiên...
Bất cứ ai, một khi trong lòng đã tiếp nhận niềm vui, an lạc của người khác, biết nghĩ cho người khác thì người có lợi, không chỉ là người khác mà còn bao gồm cả bản thân chúng ta!
6 CÂU CHUYỆN KỲ LẠ CÓ THỂ BẠN TIN VÀO LUẬT NHÂN QUẢ
Khi nói đến nhân quả, có người tin và có người không tin, bởi có lúc nó đến rất nhanh chóng nhưng cũng có khi tiềm ẩn rất lâu rồi mới xuất hiện. Dưới đây là 6 câu chuyện kỳ lạ, trong đó hành động và hệ quả đến gần như ngay lập tức, hoặc rất rõ ràng trong cuộc đời:
1. Chỉ vài giây sau khi giật đồ của một phụ nữ, tên cướp liền bị xe buýt đâm
Vào tháng 5/2013 tại Bogota, Columbia, có một gã lưu manh giật điện thoại của một phụ nữ tại bến xe buýt. Gã quay đầu bỏ chạy, nhưng chỉ mới chạy được vài bước thì liền bị xe buýt đâm. Toàn bộ sự việc đã được ghi hình bằng camera giám sát và được phát trên kênh BBC và nhiều hãng truyền thông khác. (Xem dưới đây)
2. Người lính thuỷ đánh bộ từng xả thải chất độc trả giá bằng bệnh tật
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, Ron Poirier, một kỹ thuật viên điện tử thuộc Thuỷ quân lục chiến [Hoa Kỳ] tại Trại lính Lejeune, bang North Carolina, đã xả thải hàng trăm lít dung dịch độc hại [vào môi trường]. Các hoá chất này đã ngấm vào nguồn nước uống.
Người lính này đã chết do ung thư vào tháng 5/2013, và đây là một trong số những căn bệnh đã hành hạ những người lính thuỷ đánh bộ và người dân địa phương do hệ quả của việc xả thải hóa chất ra môi trường. Trước khi chết, ông nói với hãng tin AP rằng ông cảm thấy đây là cái giá phải trả cho những tội lỗi mà ông đã gây ra.
3. Làm một việc thiện, sau đó tìm thấy 40 USD một cách vô cùng khác thường
Mappberg, một thành viên trên mạng xã hội Reddit đã chia sẻ:
Tôi trải qua giai đoạn mất ngủ và đã thức trắng nhiều đêm trong những năm qua. Một đêm nọ… tôi đến cửa hàng tiện ích 7-11 khoảng lúc 6h30 sáng… Trên đường đi ra, tôi bắt gặp [một người đàn ông vô gia cư]… tôi trở vào và mua cho ông 2 chiếc bánh mì kẹp thịt rồi hâm nóng bằng lò vi sóng. Tôi đưa bánh kẹp cho ông ta rồi đi tiếp đến quán Tropical Smoothie mở cửa lúc 7h sáng.
Tôi đỗ xe, mở cửa, nhìn xuống, và ngỡ ngàng khi trông thấy một tờ 20 USD mới tinh tại vạch kẻ đỗ xe. Cứ tưởng thế đã là quá may mắn, nhưng diễn biến tiếp theo mới thực sự kỳ quặc: tôi trở ra từ quán Tropical Smoothie, và khi đang quay trở lại chỗ đõ xe thì lại trông thấy một tờ 20 USD nữa tại đúng vị trí trước đó. Tôi kiểm tra túi và thấy tờ tiền lúc trước vẫn còn nguyên. Liệu đây có phải là một trục trặc của ma trận không?
4. Dù cố lấy đồ miễn phí, bạn vẫn phải trả tiền như thường
Chia sẻ của thành viên AdolphManson trên mạng Reddit:
Một hôm tôi trả tiền mua một tờ báo nhưng lại lấy 2 tờ (bởi vì tôi phát chán với việc các đồng nghiệp cứ lấy trộm báo của tôi). Khi chuẩn bị rời đi với hai tờ báo, tôi phát hiện thấy áo mình bị mắc kẹt trong hòm bán báo khi cửa hòm đóng lại. Tôi lại phải trả thêm 0,25 USD để gỡ áo ra.
5. Cậu bé ngoan được thưởng
Chia sẻ của thành viên JeffreyGlen trên mạng Reddit:
Hôm nay, tôi và con trai đã đến siêu thị Wal-Mart để mua một cuộn băng mới cho chiếc máy chơi điện tử Nintendo DS của cháu. Khi đến quầy thanh toán, tôi thấy người phụ nữ đứng trước mặt mình đang tỏ vẻ hơi thất vọng. Thẻ tín dụng của cô này bị từ chối khi cô mua sữa trẻ em. Con trai tôi vốn yêu trẻ con nên cháu đã trò chuyện với người phụ nữ đó về đứa con gái nhỏ của cô. Cháu bỏ lại cuộn băng trò chơi rồi đưa số tiền của mình cho người phụ nữ kia và nói, “Em bé của cô cần thức ăn hơn cháu cần trò chơi Cây cỏ đại chiến Zombies (Plants vs. Zombies)”. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào nên cuối cùng đã quyết định vẫn mua cuộn băng trò chơi cho cháu.
Khi chúng tôi ra ngoài, một quý bà tiến đến và nói bà đã chứng kiến cách hành xử của con tôi, rồi đưa cho cháu một phong bì và dặn về đến nhà mới được mở. Khi về đến nhà, chúng tôi mở phong bì và thấy một tờ 100 USD kèm theo một mẩu giấy ghi “cháu xứng đáng với phần thưởng này, chàng trai trẻ!”.
6. Cho đi khi bạn không còn gì để cho, bạn sẽ đứng ở top đầu
Chia sẻ của thành viên ScottRockviewtrên mạng Reddit:
Có một thời tôi từng bán đồ nội thất nhưng không giỏi công việc này. Đó là một giai đoạn khó khăn trong cuộc sống khi tôi chỉ kiếm được 1.000 USD một tháng (khoảng 10 năm trước, đây là mức thu nhập thấp ở Mỹ) và gần như chẳng còn lại gì sau khi chi trả tiền thuê nhà và các hoá đơn dè sẻn của bản thân. Có nhiều lúc tôi không ăn uống gì trong nhiều ngày vì không có tiền.
Một ngày nọ, tôi đang cố gắng bán hàng nhưng chưa được mối nào. Gần đến cuối ngày mà tôi vẫn chưa kiếm được một đồng (tiền hoa hồng). Lúc đó, có một cặp vợ chồng già bước vào và nhìn ngắm các kệ TV. Tất cả các nhân viên bán hàng đều lảng tránh họ vì chúng tôi đều biết rằng bọn họ sẽ nhìn ngắm rất lâu nhưng rốt cuộc chỉ bỏ ra khoảng 100 USD để mua sắm và như vậy tiền hoa hồng chỉ vỏn vẹn có 2 USD.
Tôi nhìn cặp vợ chồng già và nghĩ… nếu tôi có thể bán được bất cứ thứ gì hôm nay, ít nhất tôi sẽ không bị trắng tay và biết đâu vận may của tôi sẽ thay đổi sau đó. Cuối cùng hai vị khách này đã mua 2 kệ (tiền hoa hồng cho tôi là 6 USD) nhưng hỏi tôi cách lắp ráp các kệ này… Mặc dù tôi có thể giới thiệu cho họ một dịch vụ (có tính phí), nhưng tôi lại bảo họ “cháu xong việc lúc 9h00 tối, nếu hai bác đến đón cháu, cháu sẽ đến lắp kệ miễn phí cho hai bác”. Họ nhận lời rồi trả tiền cho món đồ và rời đi.
Các nhân viên bán hàng khác cười nhạo tôi. Họ còn cười nhạo tôi nhiều hơn khi đã gần đến giờ tan ca mà tôi chẳng bán thêm được gì. Cặp vợ chồng già đến đón tôi vào đúng 9h00 tối …
Chúng tôi bước vào căn hộ xinh đẹp của cặp vợ chồng này… Tôi có thể ngửi thấy mùi thức ăn đang nấu nhưng đã cố gắng lờ đi (vào thời điểm đó tôi đã không ăn gì trong khoảng 3 ngày, nên điều này quả thật khó khăn đối với tôi). Tôi đã làm việc gần 3 tiếng đồng hồ liên tục cho đến khi tan ca…
[Ngay sau đó,] bà vợ chạy ra kéo tôi vào bếp. Bà lấy ghế cho tôi ngồi và mang cho tôi một đĩa thịt bò quay nóng hổi. Điều này còn tốt hơn bất cứ món tiền công nào. Tôi rất cảm kích và biết ơn. Tôi cố cầm nước mắt khi thưởng thức một bữa ăn tại gia tuyệt hảo mà bà đã chuẩn bị cho tôi…
Bà vợ đưa tôi một phong bì [sau khi chở tôi về nhà]. Tôi không mở nó, mà chỉ cảm ơn hai ông bà. Tôi vui sướng đi lên căn hộ, vì biết rằng đêm hôm đó mình sẽ đi ngủ với cái bụng căng tròn và có lẽ không cần phải ăn trong vài ngày tới. Tôi cảm thấy rất tuyệt. Tôi mở phong bì và thấy trong đó có một tấm thiệp cảm ơn. Bên trong tấm thiệp là 100 USD. Tôi đã bật khóc…
Sau lần đó, trong suốt những tháng ngày còn lại bán đồ nội thất, tôi luôn chạy tới giúp đỡ những người mà không ai quan tâm. Tôi đã thay đổi mục tiêu của mình từ chỗ đạt doanh số bán hàng lớn mỗi ngày cho đến chỗ quan tâm đến những nhu cầu nhỏ lẻ của khách hàng mà thường không ai quan tâm. Phương thức này đã giúp tôi vượt qua những tháng ngày gian khó cho đến khi tôi kiếm được một công việc có thù lao tốt hơn.
10 MẨU CHUYỆN NGẮN VÀ NHỮNG BÀI HỌC
***
1. Mẩu chuyện số 1.
Lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng:
- Nếu bước lên trước một bước là tử, lùi lại một bước là vong, con sẽ làm thế nào?
Tiểu hòa thượng không hề do dự đáp:
- Con sẽ đi sang bên cạnh.
Bài học rút ra: Khi gặp khó khăn, đổi góc độ để suy nghĩ, có lẽ sẽ hiểu ra rằng: Bên cạnh vẫn có đường.
2. Mẩu chuyện số 2.
Anh chồng nhà nọ tan làm về nhà, nhìn thấy vợ đang đánh con trai, không ngó ngàng gì đến họ, đi thẳng vào nhà bếp, nhìn thấy nồi vằn thắn nghi ngút khói trên bàn, bèn múc một bát để ăn. Ăn xong nhìn thấy vợ vẫn đang đánh con trai, không nhìn nổi nữa, nói:
- Giáo dục con cái không thể lúc nào cũng dùng bạo lực được em ạ, phải giảng giải đạo lý cho nó hiểu!
Chị vợ nói:
- Em mất công nấu nồi vằn thắn ngon là thế, mà nó lại tè một bãi vào, anh nói xem có điên không chứ?
Anh chồng nghe thấy thế, lập tức nói:
- Bà xã, em nghỉ ngơi chút đi, để anh đánh nó!
Bài học rút ra: Người ngoài cuộc, đều có thể bình tĩnh, người trong cuộc, ai có thể thong dong, bình thản? Bởi vậy, đừng tùy tiện đánh giá bất cứ ai, bởi vì bạn không ở trong hoàn cảnh của họ...
3. Mẩu chuyện số 3.
Một người thợ mộc chặt một thân cây, làm thành ba chiếc thùng. Một thùng đựng phân, gọi là thùng phân, mọi người đều xa lánh. Một thùng đựng nước, gọi là thùng nước, mọi người đều dùng. Một thùng đựng rượu, gọi là thùng rượu, mọi người đều thưởng thức! Thùng là như nhau, bởi vì đựng đồ khác nhau mà vận mệnh khác nhau.
Bài học rút ra: Cuộc đời là như vậy, có quan niệm thế nào sẽ có cuộc đời như thế, có suy nghĩ thế nào sẽ có cuộc sống như thế!
4. Mẩu chuyện số 4.
Anh chồng nọ mua một con cá về nhà bảo chị vợ nấu, sau đó chạy đi xem phim, chị vợ cũng muốn đi cùng. Anh chồng nói:
- Hai người đi xem lãng phí lắm, em cứ nấu cá đi, đợi anh xem xong quay về, vừa ăn vừa kể cho em nghe tình tiết của bộ phim.
Anh chồng xem phim trở về nhà, không nhìn thấy cá đâu, bèn hỏi chị vợ:
- Cá đâu rồi em?
Chị vợ kéo ghế, ngồi xuống, cất giọng bình tĩnh:
- Em ăn hết cá rồi, nào, lại đây, ngồi xuống em kể cho anh nghe mùi vị của cá.
Bài học rút ra: Làm người nên như vậy, bạn đối xử với tôi như thế nào, tôi sẽ đối xử lại với bạn như thế.
5. Mẩu chuyện số 5.
Năm thi đại học, tôi chỉ được 6 điểm, còn con trai của bạn mẹ tôi được 20 điểm, cậu ta đến học tại trường đại học trọng điểm, còn tôi chỉ có thể đi làm thuê. Chín năm sau, mẹ của cậu ta chạy đến khoe khoang với tôi và mẹ tôi rằng con trai bà ta đang đi phỏng vấn vào chức giám đốc lương tháng vài chục triệu... Còn tôi, lại đang nghĩ: có nên tuyển dụng cậu ta không.
Bài học rút ra: Bạn, có thể không học đại học, nhưng bạn, tuyệt đối không thể không phấn đấu.
6. Mẩu chuyện số 6.
Một công nhân nọ oán thán với bạn của mình rằng:
- Việc là chúng ta làm, người được biểu dương lại là tổ trưởng, thành quả cuối cùng lại biến thành của giám đốc, thật không công bằng.
Anh bạn mỉm cười nói rằng:
- Nhìn đồng hồ của cậu xem, có phải là cậu sẽ nhìn kim giờ đầu tiên, sau đó đến kim phút, còn kim giây chuyển động nhiều nhất cậu lại chẳng thèm ngó ngàng không?
Bài học rút ra: Trong cuộc sống thường ngày, cảm thấy không công bằng thì phải nỗ lực làm người đi đầu, oán trách chỉ vô dụng.
7. Mẩu chuyện số 7.
Thượng đế muốn thay đổi vận mệnh của một kẻ ăn xin, bèn biến thành một lão già đến làm phép cho anh ta. Thượng đế hỏi kẻ ăn xin:
- Nếu ta cho cậu mười triệu, cậu sẽ dùng nó như thế nào?
Kẻ ăn xin đáp:
- Vậy thì tốt quá, tôi có thể mua một chiếc điện thoại!
Thượng đế không hiểu, hỏi:
- Tại sao lại muốn mua điện thoại?
- Tôi có thể dùng điện thoại để liên lạc với các khu vực trong cùng một thành phố, nơi nào đông người, tôi có thể tới đó ăn xin.
Thượng đế rất thất vọng, lại hỏi:
- Nếu ta cho cậu một trăm triệu thì sao?
Kẻ ăn xin nói:
- Vậy thì tôi có thể mua một chiếc xe. Sau này, tôi ra ngoài ăn xin sẽ thuận tiện hơn, nơi xa đến mấy cũng có thể đến được.
Thượng đế cảm thấy rất bi thương, lần này, ngài nói:
- Nếu ta cho cậu một trăm tỷ thì sao?
Kẻ ăn xin nghe xong, hai mắt phát sáng:
- Tốt quá, tôi có thể mua tất cả những khu vực phồn hoa nhất trong thành phố này.
Thượng đế lấy làm vui mừng. Lúc này, kẻ ăn xin bổ sung một câu:
- Tới lúc đó, tôi có thể đuổi hết những tên ăn mày khác ở lãnh địa của tôi đi, không để họ cướp miếng cơm của tôi nữa.
Thượng đế nghe xong, lẳng lặng bỏ đi.
Bài học rút ra: Trên đời này, không phải là thiếu cơ hội, cũng không phải là vận mệnh trước giờ không công bằng, mà là thiếu đi cách thức tư duy đúng đắn. Tư duy của một người quyết định cuộc đời của người đó. Thay đổi cuộc đời bắt nguồn từ việc thay đổi tư duy.
8. Mẩu chuyện số 8.
Một người nọ đứng dưới mái hiên trú mưa, nhìn thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua. Người nọ nói:
Quan Âm Bồ Tát, xin hãy phổ độ chúng sinh một chút, cho con đi nhờ một đoạn được không ạ?
Quan Âm nói:
- Ta ở trong mưa, ngươi ở dưới mái hiên, mà mái hiên lại không mưa, ngươi không cần ta phải cứu độ.
Người nọ lập tức chạy vào màn mưa, đứng dưới mưa:
- Hiện tại con cũng ở trong mưa rồi, có thể cho con đi nhờ không ạ?
Quan Âm nói:
- Ngươi ở trong mưa, ta cũng ở trong mưa, ta không bị dính mưa, bởi vì có ô, ngươi bị dính mưa, bởi vì không có ô. Bởi vậy, không phải là ta đang cứu độ mình, mà là ô cứu độ ta. Ngươi muốn được cứu độ, không cần tìm ta, hãy đi tìm ô!
Dứt lời Quan Âm bèn rời đi.
Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải, bèn đến miếu cầu xin Quan Âm. Bước vào trong miếu, mới phát hiện có một người đang vái lạy Quan Âm, người đó giống Quan Âm như đúc. Người nọ hỏi:
- Bà là Quan Âm sao ạ?
Người kia trả lời:
- Đúng vậy.
Người nọ lại hỏi:
- Vậy tại sao Quan Âm lại vái lạy chính mình?
Quan Âm cười nói:
- Bởi vì ta cũng gặp chuyện khó khăn, nhưng ta biết, cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình.
Bài học rút ra: Phong ba bão táp của cuộc đời, phải dựa vào chính bản thân mình. Cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình.
9. Mẩu chuyện số 9.
Anh chàng nọ:
- Ông chủ, tắm ở đây mất bao nhiêu tiền?
Ông chủ:
- Nhà tắm nam 40 nghìn, nhà tắm nữ 400 nghìn.
Anh chàng nọ:
- Ông ăn cướp đấy à...
Ông chủ:
- Cậu muốn đến nhà tắm nam hay nhà tắm nữ?
Anh chàng nọ quyết đoán đưa ra 400 nghìn. Bước vào nhà tắm nữ liếc mắt nhìn, toàn là nam. Anh em trong nhà tắm:
- Lại một thằng nữa tới!
Bài học rút ra: Kinh doanh trước giờ không phải là dựa vào giá cả thấp, mấu chốt là dựa theo nhu cầu của khách hàng.
10. Mẩu chuyện số 10.
Một người cha nói với con của mình rằng:
- Hãy nắm chặt bàn tay của con lại, nói cho cha biết con có cảm giác gì?
Người con nắm chặt tay:
- Hơi mệt ạ.
Người cha:
- Con thử nắm chặt hơn nữa xem!
Người con:
- Càng mệt hơn ạ!
Người cha:
- Vậy con hãy buông tay ra!
Người con thở phào một hơi:
- Thoải mái hơn nhiều rồi ạ!
Người cha:
- Khi con cảm thấy mệt, nắm càng chặt sẽ càng mệt, buông nó ra, sẽ thoải mái hơn nhiều!
Bài học rút ra: Buông tay mới nhẹ nhõm.
---------
Sưu tầm
NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO ĐÚNG CÙNG VẠCH XUẤT PHÁT, VÌ SAO KẾT QUẢ CUỐI CÙNG LẠI KHÁC BIỆT?
Chúng ta thường để ý đến sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo, nhưng lại không biết nhiều về thành công hay thất bại của họ. Người giàu hôm nay có thể là người nghèo hôm qua, và người nghèo hôm nay cũng có thể là người giàu hôm qua.
Đôi lúc người giàu và người nghèo đứng tại cùng một vạch xuất phát, nhưng kết quả sau cùng lại có sự khác biệt.
Trước đây có ba chàng trai lên đường lập nghiệp, hy vọng sẽ tìm thấy một cơ hội làm giàu. Khi đến một thị trấn nhỏ miền núi, họ phát hiện có giống táo vừa to, vừa ngọt lại vừa đẹp, hơn nữa giá lại rất rẻ. Đây quả là giống táo thượng hạng, nếu như đem về thành phố ắt sẽ được giá cao, kiếm lời lớn.
Chàng trai thứ nhất nhìn những trái táo thơm ngon, hai mắt sáng ngời gom tiền mua luôn 10 tấn đem về thành phố bán kiếm lời gấp đôi. Sau chuyến thứ nhất thành công, anh lại tiếp tục những chuyến hàng sau đó, cứ như vậy trở thành một thương nhân buôn táo.
Chàng trai thứ hai nhìn những trái táo thơm ngon thì trầm tư suy nghĩ. Sau một hồi lâu anh đem phân nửa số tiền mình có mua 300 cây giống tốt nhất rồi thuê một mảnh vườn bên sườn núi để trồng. Anh hy vọng sau ba năm chuyên cần chăm tưới sẽ có được những trái táo thơm ngon cho riêng mình.
Chàng trai thứ ba cũng nhìn những trái táo thơm ngon nhưng lại trầm tư suy nghĩ tới mấy ngày mới đưa ra quyết định. Anh đi khắp khu vườn trồng táo, nhìn trước ngó sau, cuối cùng anh tìm gặp người chủ vườn rồi chỉ xuống khu đất dưới gốc táo nói: “Tôi muốn mua chỗ đất này”. Người chủ vườn nghe vậy nói: “Tôi không thể bán, bán đất rồi tôi lấy gì trồng táo?”.
Anh cúi mình, hai tay vốc một nắm đất và nói: “Tôi chỉ muốn mua chỗ đất này, muốn bán bao nhiêu tôi sẽ trả”. Người chủ vườn tươi cười nói: “Tưởng gì, chuyện này được, cậu hãy đưa tôi một đồng rồi đem đất của cậu đi”.
Sau khi có được chỗ đất đó anh nhanh chóng rời đi. Anh mang số đất về quê, đi tìm chuyên gia phân tích thành phần dinh dưỡng, điều kiện thổ dưỡng, và độ ẩm của loại đất đó. Tiếp đó anh đấu thầu một mảnh rừng hoang sơ và dùng thời gian ba năm để cải tạo ra đúng môi trường dinh dưỡng, khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng của loại đất bản địa. Khi mọi thứ thành công, anh mới đi mua giống táo năm xưa về trồng lên mảnh đất ấy.
Mười năm trôi qua, vận mệnh của ba chàng trai năm xưa giờ đây mỗi người mỗi khác.
Người thứ nhất vẫn là một thương nhân buôn bán táo nhỏ lẻ như lúc ban đầu, nhưng lợi nhuận thì mỗi năm mỗi giảm, có khi còn gặp cảnh rủi ro thua lỗ.
Người thứ hai cũng có được khu vườn táo cho riêng mình. Tuy nhiên vì điều kiện thổ nhưỡng khác biệt, táo trồng ra chất lượng không cao nhưng vẫn kiếm được lời.
Còn người thứ ba, là người đã bỏ tiền mua đất và công sức cải tạo, mãi sau cùng mới có được vườn táo của mình, chậm hơn so với hai người còn lại vài năm. Tuy nhiên táo trồng ra lại đạt chất lượng cao, thơm ngon, đẹp mắt, nhận được vô số đơn đặt hàng nên giá cả lúc nào cũng cao. Anh nhanh chóng trở nên giàu có vượt xa so với hai người còn lại.
Cùng là một cơ hội, nhưng những người có quyết định khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau. Người kiếm tiền sau nhất không nhất định là người thua thiệt nhất, mà người biết nhìn xa trông rộng mới là nhà vô địch sau cùng.
Theo Secretchina
Minh Vũ biên dịch
NHIỆT TÌNH CHE Ô CHO NGƯỜI KHÁC, CHÀNG NHÂN VIÊN QUÈN KHÔNG NGỜ CÓ NGÀY TRỞ NÊN GIÀU CÓ
Chỉ bằng hành động này, người làm chân chạy việc vặt năm nào đã trở thành một vị thương nhân nổi tiếng thời nhà Thanh.
Vào khoảng thế kỷ XIX dưới thời Vãn Thanh, ở Trung Hoa không ai không biết tới danh xưng của đại gia Hàng Châu nức tiếng lúc bấy giờ - Hồ Tuyết Nham (1823 - 1885)
Cuộc đời của ông được biết đến như một "truyền kỳ" với giai thoại từ một chân chạy việc tay trắng lập nên sản nghiệp bạc triệu, trở thành một trong những thương nhân có tầm ảnh hưởng không thể thay thế trong giới thương gia Giang Nam thời bấy giờ.
Thiên hạ tin rằng, nhà họ Hồ giấu một thứ "bí kíp" giúp ông chủ Hồ Tuyết Nham buôn gì cũng phất. Vậy nhưng, sự phát đạt của vị thương nhân ấy lại chỉ nhờ vào một hành động – che ô cho người khác.
Chuyện kể rằng, năm xưa có một thương nhân làm ăn thua lỗ, cần khoản tiền lớn để lô nhập hàng vớt vát. Vì quá bí bách, túng quẫn, người thương nhân này chủ động tìm tới Hồ Tuyết Nham để rao bán sản nghiệp của mình với một mức giá vô cùng thấp.
Nhưng Hồ Tuyết Nham chẳng những không mua với mức giá bèo bọt, mà còn trả cho người thương nhân số ngân lượng xứng tầm.
Khi đó, người kia vừa mừng rỡ, lại vừa ngờ vực, không hiểu vì sao Hồ đại gia lại chấp nhận từ bỏ món hời mà mình đã đưa ra. Bấy giờ, người thân tín bên cạnh cũng hỏi ông chủ Hồ: "Thịt béo đã dâng tới miệng, vì sao lão gia lại bỏ qua?"
Hồ Tuyết Nham chỉ mỉm cười, thong thả trả lời:
"Khi còn trẻ, ta chỉ là một kẻ làm 'chân chạy' quèn trong tiệm vàng, thường xuyên được Đông gia sai đi đòi nợ khắp nơi.
Có lần, khi ta đang trên đường tới nhà con nợ, trời bất chợt đổ mưa rất lớn. Lúc đó, có một người lạ đi gần ta bị mưa xối ướt, mà ta bấy giờ lại vừa khéo lại mang theo một chiếc ô, ta liền đưa ô ra che cho người đó.
Sau này, ta vẫn thường mang theo bên mình một chiếc ô, khi trời mưa thì che ô giúp vài người. Cứ như vậy, một thời gian sau, những người quen biết, thân thiết với ta ngày càng nhiều.
Từ ấy, mỗi khi ra ngoài hành sự, ta có quên mang ô cũng không sợ trời mưa, bởi sẽ luôn có người tình nguyện che ô giúp ta."
Nói xong, Hồ Tuyết Nham nhấp ngụm trà, cười một tiếng:
"Ngươi chịu hy sinh vì người khác, người khác mới có thể nguyện vì ngươi mà hy sinh.
Sản nghiệp của vị thương nhân vừa rồi rất có thể là gia sản mấy đời tích cóp. Nếu ta ra tay chiếm đoạt, người ta rất có lẽ cả đời cũng không gượng dậy nổi. Đây vốn không phải là chuyện mua bán, mà là việc cứu người".
Mọi người nghe xong đều trầm ngâm trong im lặng.
Tiếng lành đồn xa, nghĩa cử cao đẹp của Hồ lão gia chẳng mấy chốc đã được mọi người biết đến. Ngay tới quan phủ cũng vô cùng kính trọng ông.
Chuyện làm ăn của Hồ Tuyết Nham kể từ ngày đó cũng càng thêm phát đạt. Bất kể là đầu tư vào ngành nghề gì, ông luôn có người tương trợ, giúp đỡ, khách hàng cũng đông không đếm xuể.
Vậy mới nói, nhân sinh vốn đã nhiều khổ ải, cớ chi loài người phải tàn hại lẫn nhau?
Kẻ bon chen sẽ gặp nhiều thương tổn. Mà người cao thượng, bao dung ắt sẽ được hưởng giàu sang, phú quý. Sống ở trên đời, gia tài bạc triệu hay quyền lực tối cao cũng không đáng giá bằng nghĩa cử cao đẹp – che ô cho người khác.
TÌM BẠN VAY TIỀN, CHÀNG TRAI KHÓ CHỊU VÌ ĐƯỢC MỜI MỲ ĂN LIỀN VÀ HỒI KẾT CHẲNG AI NGỜ TỚI
Những tình tiết, diễn biến bất ngờ trong câu chuyện dưới đây có thể sẽ đem đến cho độc giả một cách nhìn mới, thận trọng hơn trước những vật, việc xung quanh.
Câu chuyện được trang ndtv.com (Trung Quốc) đăng tải và đang nhận được rất nhiều ý kiến bình luận của người đọc. Nội dung câu chuyện như sau:
Cách đây không lâu, bố của Vương Tiêu đột nhiên mắc bệnh nặng, cần một khoản tiền khá lớn để làm phẫu thuật. Tuy nhiên, đã vay mượn khắp nơi, anh vẫn thiếu 50.000 NDT (tương đương khoảng gần 170 triệu đồng).
Từ nhỏ hai bố con đã nương tựa vào nhau để sống, tình cảm cha con vô cùng thắm thiết nên anh phải tìm mọi cách để cứu bố.
Hôm đó, nghe nói cậu bạn cùng phòng thời đại học Châu Sảng có công ty riêng, dày vốn.
Trước đây quan hệ giữa hai người khá tốt song từ sau khi tốt nghiệp, ai nấy đều bận rộn lo cho sự nghiệp nên chưa từng liên lạc với nhau. Vì bố, Vương Tiêu quyết định hạ thấp mình một phen, bắt xe đến thành phố nơi bạn đang công tác.
Sau khi hỏi thăm khá lâu, Vương cũng tìm được công ty của Châu Sảng. Vào bên trong, anh lập tức cảm thấy tự ti, xấu hổ bởi công ty của bạn thực sự quá lớn.
Nhận được tin báo từ thư ký, Châu Sảng từ trong phòng đi ra, vui mừng chào đón:"Bạn cũ, sao cậu đến đây?"
Vương Tiêu vừa nhìn đã nhận ra sự đổi khác rất nhiều ở bạn, phát tướng hơn, ăn mặc cũng hiện đại hơn, âu phục chỉnh tề, giày da bóng lộn, chỉ nhìn thôi cũng đủ biết đó là người rất thành công.
Vương Tiêu ngập ngừng đáp:"Không… không có việc gì, vừa hay có dịp đi công tác qua đây nên ghé qua chào cậu!"
Châu Sảng vội nhắn thư ký đi pha trà, hai người ríu rít hỏi thăm nhau. Ai ngờ, khi Vương Tiêu còn chưa vào chuyện, điện thoại của bạn đã đổ chuông liên hồi, mỗi cuộc cũng kéo dài cả vài phút. Ngồi trên sô pha đợi bạn, Vương cảm thấy không thoải mái chút nào.
Nhìn cách nói chuyện của Châu Sảng cũng như những lời thoại càng nghe càng không hiểu với đầu dây bên kia, bất giác, Vương Tiêu thấy mình và bạn thật giống như hai người xa lạ.
Kể cũng phải thôi, bao nhiêu năm đã qua, Châu Sảng có những người bạn riêng của cậu ta, đó là điều dễ hiểu. Có lẽ, với Châu Sảng, Vương Tiêu cũng đã là người xa lạ rồi.
Nghĩ đi nghĩ lại, Châu Sảng thay đổi quyết định ban đầu, anh không muốn vay tiền bạn để tự mua những cảm xúc không hay vào mình.
Nửa tiếng sau, các cuộc điện thoại cuối cùng cũng chấm dứt, Châu Sảng xin lỗi bạn nói:"Thật xin lỗi cậu, nhiều việc cần mình phải giải quyết quá!"
Vương Tiêu đáp:"Tớ biết, cậu bận…"
Châu Sảng nhìn bạn, đột nhiên hỏi:"Người anh em, tìm mình thật sự không có việc gì chứ?"
Vương Tiêu gật đầu nói:"Ừ, thật sự không có việc gì. Trời không còn sớm nữa, mình phải bắt tàu về!"Nói xong, anh đứng dậy toan ra về.
Châu Sảng vội ngăn bạn:"Thế sao được, chí ít cũng phải cùng nhau ăn một bữa cơm chứ?"
Nói xong, cậu ta nhấc điện thoại, dặn thư ký:"Đi mua cho tôi một tô mỳ ăn liền!"
Vương Tiêu không dám tin vào tai mình, nghĩ:"Cái gì? Bao nhiêu năm không gặp, cậu ta mời mình ăn mỳ ăn liền? Thật không ngờ hôm nay bị rơi vào tình huống này. Xem ra mình đoán đúng ngay từ đầu, cậu ta đã sớm không coi mình là bạn nữa rồi!"
Nghĩ đến đây, Vương Tiêu quyết định ngồi xuống, cố ý nói thật to:"Được, tớ chẳng thể phụ tấm thịnh tình của cậu!"
Rất nhanh sau đó, cô thư ký bưng ra một tô mỳ. Châu Sảng nhiệt tình mời:"Người anh em, ăn đi!"
Ảnh minh họa.
Vương Tiêu vừa ăn mỳ, vừa cố gắng kìm sự khó chịu trong người và vờ tỏ ra thoải mái nói với bạn:"Thơm, thơm lắm…"
Châu Sảng hướng ánh mắt có chút nghi ngờ về bạn. Bán mỳ đã gần cạn, anh ta đột nhiên nói:"Người anh em, cậu đừng ăn hết, phần tớ chút nước chứ!"
Trong một khoảnh khắc rất ngắn, Vương Tiêu đờ người. Khi đó, Châu Sảng với tay lấy bát mỳ kéo lại phía mình, ngửa cổ uống hết sạch, lau miệng và nói:"Thơm, thơm lắm…"
Hành động của bạn đã khiến Vương Tiêu vô cùng kinh ngạc.
Lúc đó, Châu Sảng giọng có chút nghẹn ngào, nói:"Người anh em, còn nhớ không? Khi còn học đại học, cậu thường ăn mỳ thay bữa tối. Khi đó, tớ đã ăn xong nhưng vẫn thèm thuồng, thích cướp chút mỳ cuối cùng trong bát của cậu.
Mỗi lần, cậu đều cố ý để lại mỳ trong bát cho tớ. Tớ muốn nói là, dù là lúc nào đi nữa, tớ và cậu vấn như trước, tình cảm của chúng ta cũng vậy, cả đời này sẽ không thay đổi. Thế nên, nếu còn coi tớ là anh em, có việc gì khó khăn cứ nói ra…"
Trong khoảnh khắc đó, Vương Tiêu đã không kìm nén, cứ thế để nước mắt rơi trước cậu bạn lâu ngày mới gặp!
Anh đã sai khi vội phán đoán, nhận định về cậu bạn lâu ngày không gặp của mình. Còn quý độc giả thì sao? Có ai đã có suy nghĩ giống như Vương Tiêu lúc đầu để rồi phải ngỡ ngàng khi đọc đến những dòng cuối cùng của câu chuyện?
Lời bình
Nhà thơ trứ danh người Anh - Robert Southey từng nói: Những người vội vã phán xét dựa trên bề ngoài hiếm khi thấy được bản chất sự việc. Và rõ ràng, câu chuyện của Vương Tiêu và Châu Sảng ở trên đã phần nào cho chúng ta thấy rõ chân lý đó.
Hãy cứ bình tĩnh quan sát thật kỹ cuộc sống, hành động, sự vật, sự việc xung quanh, đừng vội vã đánh giá, cảm nhận và đưa ra kết luận bởi đôi khi, cảm nhận của bản thân bạn thiếu khách quan và chính xác.
CHỒNG ĐÒI LY HÔN, VỢ CƯỜI NHẠT ĐÒI NỢ HƠN 200 TRIỆU VÀ CHÂN TƯỚNG KHÓ NGỜ Ở PHÍA SAU
Hồi kết của câu chuyện này đã mang đến cho độc giả hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hãy cùng đọc và suy ngẫm, nhất là với những người đã có gia đình.
Trong phòng đăng ký hôn nhân ở cục dân chính, một đôi vợ chồng trung niên đang chuẩn bị làm thủ tục ly hôn. Người chồng đã điền xong mọi thông tin và ký tên phía dưới trước khi lặng lẽ đẩy tờ giấy về phía vợ.
Người vợ chẳng nói chẳng rằng, nhận tờ giấy, lạnh lùng liếc nhìn chồng rồi bất ngờ xé vụn tờ đăng ký ngay trước mặt mọi người.
Người đàn ông kinh ngạc nói lớn:"Chẳng phải chúng ta đã thỏa thuận rồi sao, cô làm cái gì vậy?"
Người vợ cười nhạt, đáp:"Anh vẫn còn nợ tôi 70.000 NDT (khoảng 230 triệu đồng), khi nào anh trả đủ, chúng ta sẽ ly hôn."
Người đàn ông lầm lũi rời đi, không nói thêm dù chỉ một câu.
Vốn dĩ hai bên đã thỏa thuận ổn thỏa, chỉ thiếu tờ đơn ly hôn này thôi, không ngờ đến khi việc sắp xong xuôi, người vợ lại đột ngột thay đổi ý kiến.
Quyết định ly hôn, người chồng chẳng cần gì, nhà cũng để lại cho vợ, tay trắng ra đi, chỉ cần vợ đồng ý ly hôn là được, không ngờ cuối cùng cô vẫn hối hận, đòi anh phải trả nốt cả khoản nợ đã vay.
Trở về nhà, người phụ nữ lấy ra một tờ giấy và một cái bút, yêu cầu chồng phải viết giấy nợ. Người đàn ông chẳng thèm tranh cãi, kìm nén sự tức giận trong lòng, viết giấy nợ ném về phía vợ, nghiến răng:"Tôi vẫn còn nợ cô tiền!"
Người vợ mặt vẫn lạnh lùng, đáp:"Tôi đợi anh, bao giờ trả đủ tiền tôi sẽ ly hôn. Nhà là anh tự nguyện không cần, tôi không quan tâm, anh nợ ai tiền, tôi cũng không quan tâm nhưng tiền anh nợ tôi, thiếu một đồng cũng không được.
Tôi cũng cần nhắc anh, nợ tiền người khác mà không trả, dù có chết anh cũng không được thanh thản."
Người chồng vừa xấu hổ vừa khó xử, trong đầu anh lẩm bẩm hàng trăm ngàn lần câu nói:Tàn độc nhất trên đời này chính là tâm địa phụ nữ, thật chẳng sai!
Ảnh minh họa.
Người chồng vốn không phải là một người an phận, tầm thường. Sau khi nghỉ việc ở một công ty, anh tự mở một nhà máy ngũ kim nhỏ. Khoản tiền nợ vợ bây giờ là vay từ khi đó. Không chỉ vay của vợ, anh còn vay của nhiều bạn bè và người thân khác.
Có thể chịu đựng vất vả, khó khăn, nhà máy nhỏ của anh ban đầu phát triển rất thuận lợi, chẳng mấy đã tích lũy được một khoản vốn lớn lên đến hơn 2 triệu NDT (tương đương khoảng gần 7 tỉ đồng).
Tuy nhiên khi anh chuẩn bị từng bước trả hết nợ thì một sự cố ngoài ý muốn đã đánh sập tất cả. Thu vét hết, ngoài khoản nợ cho vay, anh còn nợ thêm hơn 400.000 NDT nữa.
Lại bắt đầu từ con số 0, vì không đủ dũng khí nên anh không thể khởi động, không thể thúc đẩy tinh thần, quyết tâm như trước. Hơn nữa, trong tình huống của anh, mọi chuyện không phải bắt đầu từ con số 0, mà còn phải gánh thêm cả một khoản nợ lớn.
Anh quyết định trốn chạy, định một mình ra đi, phiêu bạt trời đất. Không muốn liên lụy đến vợ nên anh quyết định ly hôn.
Trước sự thách thức của vợ, anh quyết định tạm lùi kế hoạch ra đi. Phải, có nợ thì trả, kể cũng may còn có người phụ nữ đáng ghét này nhắc nhở, không thể để mình vì chuyện này mà lưu tiếng xấu được.
Vừa hay vào lúc đó, có một người bạn thân chủ động cho anh mượn 100.000 NDT (khoảng 300 triệu đồng) và nhắn:"Tôi cho cậu mượn tiền lần này không phải vì tình bạn chúng ta cơ với nhau mà là muốn anh bước sang một trang mới. Cậu là người biết giữ thể diện, đừng để tôi thất vọng."
Người chồng dùng số tiền này thuê một gian hàng trong trung tâm thương mại để làm ăn. Chịu khó thức khuya dậy sớm một thời gian, cuối cùng lợi nhuận cũng về.
Người bạn cho vay tiền dạo trước vẫn thỉnh thoảng ghé qua chỗ anh ăn ở kể từ sau khi ly thân vợ, lần nào cũng đem theo một ít đồ dùng sinh hoạt hằng ngày. Hành động này khiến anh vô cùng cảm kích.
Hai năm sau, anh không những không mở rộng được việc làm ăn mà còn để ra được một khoản khá. Anh quyết định sẽ trả tiền cho những người mình còn nợ, nhưng thứ tự ưu tiên không bắt đầu từ vợ mà từ những người thân, bạn bè khác.
Anh tính trả họ xong mới trả cho vợ rồi làm thủ tục ly hôn luôn.
Ảnh minh họa.
Anh tìm đến những người mình nợ ít để trả trước, nhưng thật không ngờ, họ đều tỏ ra hết sức ngạc nhiên, nói rằng"chẳng phải tiền đã trả rồi sao, sao lại còn trả nữa?"Đến lúc này, anh mới biết khoản nợ đã được thanh toán và người đó chính là vợ anh.
Người thứ hai, người thứ ba rồi đến tất cả những chủ nợ khác đều nói tiền đã được vợ anh trả đủ. Anh tìm đến người bạn đã cho mình mượn tiền để gây dựng lại sự nghiệp, người này cười, nói:
"Số tiền đó vốn dĩ là tiền vợ cậu nhờ tôi đưa cho cậu. Còn nữa, những đồ ăn, đồ dùng hằng ngày cũng là cô ấy mua và nhờ tôi mang đến cho cậu đấy."
Anh kinh ngạc ra mặt, cô ta lấy đâu ra lắm tiền như vậy chứ? Trong lòng anh bỗng trào dâng một thứ cảm xúc khó tả, không ngờ người phụ nữ lâu nay anh hận thấu xương lại dùng cách này để cứu chồng!
Lê từng bước chân về nhà, anh quỳ xuống trước mặt vợ xin lỗi. Thế nhưng khi đã ngồi trước mặt vợ, câu đầu tiên anh hỏi lại là:"Em lấy đâu ra nhiều tiên vậy?"
Người phụ nữ vẫn lạnh lùng, trả lời rằng mình đã bán nhà, chủ nhà tốt bụng nên đã cho cô tiếp tục thuê nhà ở.
Anh trách cô tại sao lại bán nhà, cô vẫn lạnh lùng, đáp rằng nhà bán đi rồi có thể mua lại nhưng người không còn nữa thì xem như mất hết.
Anh chồm lên, ôm vợ thật chặt. Giọng cô lúc này có chút nghẹn ngào, vẫn nhắc lại khoản nợ mà chồng chưa trả trước khi đưa tay gạt nước mắt, nói với chồng:
"Không phải vài chục nghìn, cho dù là vài trăm nghìn đi nữa, chẳng lẽ anh chỉ đáng giá chừng đó thôi sao? Anh có còn là đàn ông nữa không?
Người chồng lúc này cảm thấy vô cùng xấu hổ và ngượng ngùng. Anh gục đầu vào lòng vợ, ngoan ngoãn giống như một đứa trẻ nghe người lớn giáo huấn.
Đọc xong câu chuyện này, bạn đã biết thế nào là vợ?
Vợ, chính là người để tiết kiệm tiền mua cho bạn một món quà mà sẵn sàng tiết kiệm ăn uống , sẵn sàng làm "một người phụ nữ dại dột", nói rằng mình đang giảm cân.
Vợ, chính là người vì yêu bạn mà vứt bỏ cả một cánh rừng, một lòng một dạ ở bên bạn, làm "một người phụ nữ bình thường" cùng bạn già đi theo tháng năm.
Vợ, chính là "người phụ nữ hẹp hòi" không chấp nhận cho bạn nhìn, nhắc hay khen một người phụ nữ khác.
Vợ, chính là "người phụ nữ si tình" thường lưu giữ từng dòng tin nhắn ngọt ngào mà bạn gửi, mở ra xem và cười một mình.
Vợ, chính là "người phụ nữ đáng yêu" thường xuyên cằn nhằn, càu nhàu muốn giết bạn, được mời đi ăn vẫn kiêu căng "em không đói".
Vợ, chính là đôi giày thể thao mà bạn muốn mua, đi khắp thế gian để tìm song kết quả cuối lại nói cho bạn biết rằng, đó chính là "người phụ nữ giả dối" dù thỉnh thoảng bạn mới thấy đã quyết định mua về.
Vợ, đó chính là "người phụ nữ đáng thương", khi bạn không ở cạnh cô ta, cô ta sẽ vô cùng nhớ nhung, ngày ngày nhìn vào điện thoại chờ tin.
Vợ, chính là "người phụ nữ đáng sợ" khi bạn đang chơi game hay ngủ, thường xuyên gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn đến nói "em nhớ anh".
Vợ, chính là "người phụ nữ ngốc nghếch", chỉ cần có bạn ủng hộ, cô ấy sẽ dũng cảm tiến về phía trước không chút sợ sệt.
Vợ, chính là "người phụ nữ đần độn", cảm thấy ghê khi nhìn thấy đồ của người khác bẩn nhưng lại đem toàn bộ số tất vừa bẩn vừa thối bạn đi cả tuần ra giặt sạch sẽ không một lời ca thán.
Vợ, chính là "người phụ nữ chanh chua" khi nghe người khác nói xấu bạn, lập tức xông lên quyết làm cho ra nhẽ.
Vợ, chính là người dù rất kiên cường, lòng tự tôn rất cao nhưng trước mặt bạn chỉ là "người phụ nữ nhỏ bé" chân yếu tay mềm.
Thế nên, cánh mày râu hãy nhớ:
Vợ, chính là người sẵn sàng cho phép các anh được hưởng sự may mắn, đầy đủ… từ sự thua thiệt, nhẫn nhịn của mình.
Nếu các anh là những người đàn ông có trách nhiệm, biết gánh vác sẻ chia, vậy thì bất luận là khi phụ nữ còn trẻ hay đã toan về già, xin hãy đừng rũ bỏ, ruồng rẫy họ.
Hãy dành cho họ thêm một chút quan tâm, thêm một chút yêu, đừng bao giờ quên rằng họ đã luôn đồng hành cùng anh đi qua những thời khắc khó khăn nhất của cuộc đời.
GIÁM ĐỐC QUẢN LÝ XÂY DỰNG: 'TIỀN KIẾM ĐƯỢC TỪ GÂY KHÓ DỂ CHO NGƯỜI KHÁC CUỐI CÙNG CỦA THIÊN CŨNG TRẢ ĐỊA'"
Tôi nghĩ mình là kẻ mạnh, không gì không giải quyết được bằng ‘bạo lực’. Nhưng tôi không thể đánh sếp của mình, cũng không làm gia đình hạnh phúc hơn, mà thất bại thì vẫn toàn là thất bại. Đến một ngày, tôi chợt hiểu ra, sức mạnh thực sự của một người đàn ông, không phải được tạo thành từ những thứ đó. Không bao giờ tôi thôi cảm ơn người thầy đã dạy tôi bài học lớn nhất trong đời…
Sinh ra ở miền quê Lục Nam bình dị, ngày bé tôi khá hiền lành, nhưng lại hay bị bạn bè bắt nạt, đánh chửi. Uất ức mà không biết kêu ai, tôi nảy sinh ra ý nghĩ tiêu cực, cho rằng im lặng chịu đựng chỉ thiệt thân, phải mạnh mẽ, không bao giờ được lép vế trước người khác. Lớn lên, vào Đại học bị ám ảnh bởi kí ức năm đó, tôi không ngại uống rượu rồi gây lộn đánh nhau.
Bản chất tôi không phải là người nghịch ngợm, quậy phá, cũng cố gắng tu chí học hành, nhưng ngày đó đánh nhau sứt đầu mẻ trán, thậm chí mất mạng không còn là chuyện lạ ở các trường đại học. Cộng thêm tâm lý không bao giờ chịu thiệt, nên dù người ta đông đến mấy tôi cũng quyết một trận sống mái, ăn thua với họ. Lúc nổi loạn, tôi còn đi uống rượu say, đập phá tan tành quán của người ta chỉ vì cho rằng họ thấy tôi là sinh viên nhà quê ra bèn bắt nạt, bán đắt.
Sở thích bạo lực trở nên nặng nề hơn khi vào năm 2004, tôi tốt nghiệp Đại học xây dựng và đi làm. Cái duyên đưa đẩy, tôi vào làm trong một môi trường quân đội, tiếp xúc với rất nhiều mặt trái của xã hội, lặn ngụp trong hàng đống thứ tiêu cực. Nhìn thấy cấp trên tầm tuổi cha chú mình nhưng đắm chìm trong nhậu nhẹt, ăn chơi, trong khi đời sống công nhân thì rất cực khổ, không có lương; tôi đâm ra bức xúc với môi trường làm việc.
Khi lập gia đình vào cuối năm 2010, nó đã trở thành một gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần cho tôi. Đồng lương ít ỏi, cán bộ cấp trên không hài lòng với thái độ “ít biết” luồn cúi của tôi, nên đánh giá tôi ngang hay cãi, trình độ năng lực yếu. Tôi nghe thấy vậy liền phản ứng gay gắt, vì tôi tin mình là người có năng lực, chỉ không phù hợp với môi trường tiêu cực này.
Tôi quyết định bỏ việc, nỗ lực tìm kiếm cơ hội khác, với quyết tâm phải xây dựng bằng được một sự nghiệp thành công. Sẵn có kiến thức xây dựng, cộng thêm một chút may mắn, năm 2011, tôi được tham gia dự án lớn Nội Bài – Lào Cai (xây dựng 45km đường cao tốc) trị giá khoảng hơn 3.000 tỉ, cho công ty Doosan của Hàn Quốc – thuộc top 5 tập đoàn lớn nhất thế giới; giữ chức vụ phó Giám Đốc quản lý chất lượng thi công công trình, chuyên kiểm tra, giám sát đầu vào, nguyên vật liệu sắt thép đá sỏi, nhựa đường v.v… Ở Việt Nam, vai trò quản lý chất lượng khá mờ nhạt, có thể bị coi là chức vụ “quèn”, nhưng với các nước phát triển, đây là một vị trí rất quan trọng. Chỉ sau khi đi làm 2 tháng, tôi đã được cấp trên ghi nhận về sự cống hiến và năng lực. Điều đó làm tôi rất tự hào, càng tin rằng mình là kẻ mạnh.
Sau 1 năm (năm 2012), tôi tiếp tục phấn đấu, chuyển sang làm dự án nhiệt điện Mông Dương II, cho một công ty Anh Quốc có trụ sở ở Singapore (BEC).
Nhiệt điện Mông Dương II.
Người phương Tây đánh giá rất cao người Việt Nam về kĩ năng chuyên môn. Họ rất ngạc nhiên khi thấy một kĩ sư quản lý chất lượng thiên về quản lý nguyên vật liệu như tôi vừa hiểu sâu về tính chất của các loại bê tông cốt thép, quy trình kiểm tra của từng loại, nhưng khi động vào biện pháp thi công, bản vẽ vốn không phải là chuyên môn, thì tôi vẫn có thể làm được – điều mà kỹ sư nước họ không thể.
Nhưng môi trường này cũng không dễ dàng. Bản thân tôi và những người khác thì đều tư lợi, bỏ túi, cắt xén, ăn trộm ăn cắp, thông qua việc mua bán bê tông cốt thép thì lấy phần trăm hoa hồng. Giờ nghĩ lại tôi thấy mình vô cùng xấu, khi người ta không đưa tiền, tôi thậm chí còn chủ động đòi họ phải đưa tiền thì tôi mới chấp nhận cho họ cung cấp nguyên vật liệu.
Của Thiên Trả Địa
Cùng thời gian đó, vợ tôi làm đầu tư chứng khoán. Năm 2011, thị trường chứng khoán sập, có vướng đến pháp luật. Lúc ấy, tôi nhận ra bao nhiêu tiền mình cố công kiếm chác không chân chính, thì đều tiêu tan. “Của thiên trả địa”, không phải của mình thì cuối cùng cũng sẽ ra đi. Đi ăn trộm ăn cắp được mấy chục triệu, mấy trăm triệu rồi cũng chẳng giữ được gì…
Chúng tôi còn phải bán cả nhà bố mẹ cho khi cưới để trả khoản nợ hàng tỷ đồng. Dù ngày đó tôi có thu nhập khá, trung bình là 25-30 triệu, có những tháng cao là 60-70 triệu, nhưng sau khi bù lỗ chứng khoán, tôi phải đi thuê nhà để ở. Mất mát nhiều về tiền bạc nhưng tôi vẫn nghĩ đó là chuyện thường tình, đầu tư có lúc được lúc thua, phải chấp nhận rủi ro, miễn là mình không chơi bời. Lúc ấy tôi như người có mắt mà không tròng, cuộc sống gửi đến bao nhiêu thông điệp mà vẫn mê mờ, không nhận ra…
Sau đó vợ tôi mang bầu, đến năm 2013, vợ tôi sinh con. Kết thúc dự án Mông Dương, tôi trở về nhà và đối mặt với mâu thuẫn gia đình trập trùng. Mẹ với vợ tôi không hợp nhau, hay xảy ra cãi vã. Tôi ở giữa không biết phân xử ra sao, rất bế tắc. Nhiều lần không chịu được, mẹ tôi thường khóc lóc, giận dỗi rồi bỏ về quê Bắc Giang, mặc cho con cái can ngăn.
Lúc ấy, tôi nhận ra bao nhiêu tiền mình cố công kiếm chác không chân chính, thì đều tiêu tan…(Ảnh: DKN)
Có con, tâm lý vợ chồng tôi biến đổi, khó khăn chồng chất thêm, những trận cãi vã gay gắt nảy lửa chỉ bắt đầu bởi những chuyện nhỏ nhặt, mỗi người chấp nhau một câu nói, hơn thua nhau ở khẩu khí, không ai nhường nhịn ai, nên chuyện bé xé ra to. Từ mâu thuẫn cá nhân chuyển sang chất vấn “anh không tôn trọng bố mẹ tôi”, “cô xúc phạm mẹ tôi”, và hạnh phúc gia đình cứ rạn nứt, trên bờ vực thẳm…
Hoàn cảnh gia đình nhiều vấn đề, vô cùng căng thẳng, khi không thể chịu đựng được nữa, dù con mới 5 tháng tuổi, vợ chồng tôi vẫn quyết định đệ đơn ra toà ly hôn.
Tôi ngồi bó gối, bất lực. Giận vợ, bất hoà với vợ, nhưng con thì không bỏ được, chia tay mà không ở gần con thì sẽ thế nào? Cùng quẫn, rối ren, tôi chỉ biết ôm mặt khóc rống lên, nước mắt đầm đìa. Một thằng đàn ông sống đến phân nửa cuộc đời, nghĩ rằng mình là kẻ mạnh, vậy mà chuyện gia đình không thể giải quyết. Sĩ diện trong tôi vỡ vụn. Tôi rất nỗ lực trong công việc, tôi cho rằng mình là người chuẩn mực, mạnh mẽ, tại sao lại lâm vào tình cảnh này, một tình huống không thể giải quyết nổi?
Trong tuyệt vọng, điều người ta thường nghĩ đến là sự an bình nơi tôn giáo tín ngưỡng. Tôi quyết tâm đi tìm Đạo. Lúc đó, tôi nghĩ rằng, đa phần dân Việt Nam có lòng hướng Phật, nhưng tôi nhìn cảnh chùa chiền chen chúc cầu khấn xin mua, lòng càng thêm nản.
Lúc ấy, trong đầu tôi chợt hiện ra hình ảnh môn khí công mấy năm trước tôi tình cờ tìm thấy trên mạng. Nhìn cảnh các học viên luyện công trong an hoà, tĩnh tại, dường như việc luyện tập đó khiến cho họ giữ được trạng thái an bình sau những năm tháng đấu tranh mệt mỏi.
Tôi tiếp tục tìm kiếm trên mạng và có được 1 cuốn Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính chỉ đạo của Pháp Luân Công. Đời tôi va vấp bầm dập đã nhiều, nhưng đọc cuốn sách đó thì tôi thấy như là một bầu trời mà tôi chưa bao giờ biết đến. Từng chữ đi vào tâm thức khiến tôi xúc động không thốt nên lời. Hoá ra, xưa nay tôi vật lộn với số phận nhưng chưa bao giờ thực sự hiểu nó. Cuốn thiên cổ kỳ thư ấy, giải khai tất cả sự việc trong đời tôi.
Những mất mát biến cố trong cuộc đời lần lượt hiện về trong tôi và tôi thấy bàng hoàng hiểu ra rằng, những người sống vô thần, điều gì họ cũng dám làm. Không có tiêu chuẩn đạo đức ước thúc, không tin vào luật nhân quả, thì sẽ phải chịu báo ứng. Như tôi, bao nhiêu tiền kiếm được từ việc gây khó dễ cho người khác cuối cùng của thiên cũng trả địa, mất sạch.
Càng đọc, tôi như tìm được một lối thoát xuất phát tự nội tâm, có thể giải phóng những điều sầu khổ, tiêu cực trong lòng. Tôi bước vào tu luyện và hiểu ra, mọi chuyện đến trong cuộc đời đều là do nhân duyên. Có nợ thì phải trả, biến cố diễn ra đều là để hoàn trả những điều xấu xa đã làm trong quá khứ. Nhưng điều hạnh phúc nhất là tôi hiểu rằng mọi thứ sẽ thay đổi nếu mình sống tốt hơn, có thể Chân-Thiện-Nhẫn trong mọi hành xử, đối đãi với mọi người xung quanh. Tôi bỗng thấy tâm mình nhẹ nhàng và thanh thản.
Đọc sách rồi tôi hiểu thế nào là Thiện, là Nhẫn, là Chân. Tôi quyết định rút đơn ly hôn, đó không phải là việc một người đàn ông nên làm. Tôi hiểu rằng trong mâu thuẫn thì phải dùng Nhẫn.
Mỗi người nhường nhịn, thấu hiểu nhau một chút thì đời sống gia đình mới có thể êm ấm. Tôi bắt đầu hạ cái tôi của mình xuống, có ai dùng bạo lực mà gia đình hạnh phúc được đâu, đối với nhau phải bằng Thiện. Vợ tôi lúc ấy cũng như trút được một gánh nặng trong tâm, đồng ý đoàn tụ, dù đã khóc đến gần như cạn nước mắt…
Sau khi tu luyện, tôi thay đổi tâm tính, không còn bực dọc vô cớ hay thích thú bạo lực. Thuốc lá cũng không hút, hút vào bỗng dưng vô vị, không còn cảm thấy ngon nữa. Mặc dù trước đó tôi nghiện hút thuốc, mẹ đã quỳ khóc van xin tôi cai nhưng tôi không chịu. Sau này tôi bỏ thuốc 10 lần nhưng không thành, nửa đêm thèm thuốc vẫn đi nhặt tàn thuốc để hút, rồi hôm sau lại mua mấy chục bao thuốc cất trong tủ để hút dần.
Dần dần tôi bỏ triệt để. Kể cả rượu, tôi vốn nghiện rất nặng. Người ta đánh giá độ mạnh mẽ của một người đàn ông nhờ rượu; rượu là thước đo, ai uống được nhiều là kẻ mạnh. Con đường thăng tiến của nhiều người là qua những cuộc chè chén trên bàn nhậu, chỉ kí hợp đồng khi đã ngà ngà say. Phải uống rượu đến mức lăn lê bò toài mới đúng. Nhưng sau khi tu luyện tôi bỏ rượu ngay lập tức.
Chứng kiến sự biến đổi ngoạn mục của tôi, mẹ và vợ tôi đều bước vào tu luyện.
Năm 2014, tôi làm ở một công ty Hàn Quốc, công ty Namkwang, cho dự án cao tốc 5B Hà Nội – Hải Phòng, trị giá 2.500 tỉ. Tôi giữ chức vụ Giám đốc quản lý chất lượng, chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của dự án, kể cả nguyên vật liệu. Có quyền có tiền, đây là một vị trí khảo nghiệm tâm tính tôi rất khốc liệt. Tuy nhiên, thời gian này, tôi đã có tiêu chuẩn hành xử cao cho mình, lấy Chân Thiện Nhẫn làm kim chỉ nam cho mọi hành động, nên khi các đối tác đưa phong bì, tiếp rượu, tôi không nhận. Tôi ung dung, tự tại, không bon chen, không làm điều xấu, luôn công tâm. Thành công vẫn tìm đến với tôi, không phải cứ uống rượu thì mới có thể làm ăn giao dịch.
Sau này, chứng kiến sự biến đổi ngoạn mục của tôi, mẹ và vợ tôi đều bước vào tu luyện.
Niềm Hạnh Phúc To Lớn Nhất Trong Cuộc Đời…
Bản thân tôi cũng đã từng loay hoay trong vòng xoáy cơm áo gạo tiền mà không có mục đích sống. Trước đây, chửi mắng người, chiếm quyền lợi của người khác nhưng tôi không nghĩ mình xấu. Đúng như Phật gia giảng, con người sống trong mê không phân biệt được tốt xấu, đúng sai.
Ngày xưa, tôi không đủ dũng cảm để làm một người tốt chân chính, cứ nghĩ mình mạnh mẽ nhưng đó chỉ là cái vỏ ngoài. Những điều đơn giản như không nói dối, tôi cũng không thể làm được, sợ rằng mình sẽ không tồn tại nổi nếu đi ngược với dòng chảy xô bồ. Chỉ khi tu luyện, tôi mới có cái dũng khí ấy. Bởi tôi đã có thước đo đúng đắn cho những hành xử, lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm tiêu chuẩn khi nhìn nhận và giải quyết mọi vấn đề.
Sau này lập công ty nhỏ vào năm 2015, không như các công ty khác dùng mánh khoé để trốn thuế, hay giảm chi phí đóng bảo hiểm bằng cách thiết lập 2 hệ thống sổ sách, một là lương thực tế trả cho nhân viên, hai là lương dùng để đóng bảo hiểm. Tôi chỉ dùng một hệ thống và luôn kinh doanh trung thực; tất cả mọi thứ đều cần phải làm đúng. Mặc dù làm vậy chi phí sản xuất khá cao,
đồng nghĩa với giá thành bán sản phẩm cũng cao, khó cạnh tranh với đối thủ, nhưng không vì thế mà tôi gian lận để chiếm lợi cho mình.
Và tôi có thể tự tin nói rằng, giờ đây tôi có thể dạy con cái mình làm người tốt mà không phải xấu hổ. Có rất nhiều bậc cha mẹ, luôn dặn dò con mình phải biết sống có đạo đức, biết nhường nhịn người khác, nhưng chính họ khi bon chen ngoài xã hội, cũng tranh giành, cũng đấu đá, dần dà không có lý do để tiếp tục sống chân chính. Thiện lương không thế thắng nổi miếng ăn cái mặc, sự lo toan về vật chất. Như thế liệu có thể dạy được con không?
Pháp Luân Công đã cho tôi dũng khí, để dạy con làm một người tốt thực sự, và để tôi trở thành một người chân chính; tự tin giữ trong tâm mình chính lý, sống thật với bản chất của mình mà không phải cúi đầu trước danh lợi.
Đến bây giờ tôi mới thực sự hiểu ra, điều làm nên sức mạnh của một người đàn ông không phải là nắm đấm, không phải những tiếng quát nạt, mà chính là nội lực mạnh mẽ, dám sống cuộc đời của riêng mình với những điều mà mình tin tưởng…
Mỗi người khi tu luyện đều có Chân Thiện Nhẫn trong tâm làm tiêu chuẩn, ở gia đình luôn có thể phát sinh mâu thuẫn, nhưng giờ tôi không phải đứng ra phân xử như trước nữa. Cả gia đình tôi tu luyện, mỗi người đều có thể lấy những tiêu chuẩn đạo đức để ước thúc bản thân, tìm ra lỗi sai và sửa sai. Tôi không còn trách cứ mọi người, không thấy bế tắc trước những xung đột giữa vợ và mẹ. Mọi người đều trở nên hoà ái và biết nghĩ cho nhau hơn, không còn giữ cái tôi quá lớn. Qua bao nhiêu năm sóng gió, gia đình tôi đã thực sự hạnh phúc ấm êm. Tôi biết ơn Đại Pháp đã khiến cả gia đình tôi sang một trang mới đầy niềm vui khi đã bên bờ vực thẳm của đổ vỡ.
Giờ đây tôi thấy rất thoải mái trong tâm, một sự thanh thản lạ kỳ, vì được làm một người tốt chân chính…
Dương Đăng Tuấn
Số điện thoại: 0904867567
KHÔNG THẮP HƯƠNG CÚNG BÁI LẠY PHẬT CHÚA VẪN ĐƯỢC PHÚC BÁO
Tại tỉnh Sơn Đông vào triều Thanh có một ngôi chùa to, đẹp toạ lạc, được dân làng cho là rất linh thiêng. Cứ đến ngày rằm và mùng một, người người nô nức rủ nhau đi lễ chùa để cầu xin được điều này, thứ kia. Gần chùa là một quán nhỏ, chủ quán là người từ nơi khác đến để kiếm kế sinh nhai, bán đồ cúng lễ cho khách thập phương tới chùa.
Là người có thiện tâm, xởi lởi, ông luôn tặng kèm một cốc nước cho người đi lễ chùa để họ giải cơn khát sau khi đã chen lấn nhau vào bái lạy. Đồ cúng lễ ở đây đơn giản, một ít hoa tươi và hương, giá bán phải chăng nên rất đông người tới mua. Chủ quán là người tốt bụng, ai không may tới muộn mà chẳng đủ tiền trọ, ông cũng đồng ý cho ngủ nhờ trong góc quán chờ sáng rồi lên đường về quê.
Một ngày nọ cũng như mọi ngày mùng một khác, khách nườm nượp kéo nhau tới chùa lễ bái. Khách đông, chủ quán vẫn tươi cười bán hàng và mời nước miễn phí. Có một người khách vào quán, ngồi đó nhưng không nói mua gì. Ông chủ thấy vậy bèn tới gần và mời ly nước mát rồi hỏi han. Khách mỉm cười lắc đầu và bảo chỉ muốn ngồi nghỉ nhờ rồi đi. Ông chủ vui vẻ mời khách ngồi rồi lại ra bán hàng tiếp.
Chẳng mấy chốc đã xế chiều, người người tới lễ chùa lục tục kéo nhau ra về, chủ quán quay ra dọn dẹp thì thấy vị khách kia vẫn ngồi trầm ngâm ở bàn. Chủ quán bèn tới gần và hỏi: “Ông tới đây từ sáng, sao không tranh thủ vào lễ chùa?”.
Khách hỏi lại:“Những người kéo nhau tới chùa đông như thế để làm gì vậy?”.
Chủ quán đáp:“Họ cầu tiền tài, danh vọng, sức khỏe, tiêu tai giải nạn, họ đều cầu như vậy”.
Khách mỉm cười:“Tất cả vào chùa lễ Phật và cầu đều được ứng hay sao?”.
Chủ quán lắc đầu:“Tôi cũng không rõ, theo ông thì sao?”.
Vị khách thủng thẳng đáp:“Tới chùa lễ Phật thể hiện lòng tôn kính với Đấng Chí Tôn là lẽ thường tình. Nhưng đến chùa chỉ chăm chăm cầu khấn, cúng bái và nghĩ rằng làm như vậy sẽ được giàu có, nổi danh hay may mắn khỏi bệnh thì không phải rồi. Con người sướng khổ, giàu nghèo, gặp vận may hay vận rủi đều do đức và nghiệp của họ tạo thành, không ai có thể can thiệp, đó là luật nhân quả bất di bất dịch. Chưa nói là khi vào chùa lễ bái, hành vi của họ ra sao. Nếu họ vào nơi tôn nghiêm như thế mà chen lấn xô đẩy hay thậm chí mạ lị người khác chỉ vì chút va chạm, giành giật chỗ đẹp để bái Phật cầu xin, thì càng không được chứng”.
Chủ quán nghe thấy vậy quả là có lý, bèn hỏi khách:“Vậy ông tới đây làm gì?”.
Khách mỉm cười:“Tôi tới để xem thế gian nhiễu nhương thế nào. Cảm ơn ông đã cho tá túc cả ngày nay mà không lấy đồng nào. Một việc nhỏ như vậy có ý nghĩa gấp nhiều lần vào chùa bái lạy và cầu xin. Lần sau nếu gặp người đi lễ chùa, muốn giúp họ nhiều hơn là tặng ly nước mát, ông hãy nói với họ như vậy”.
Chủ quán nghe vậy chưa kịp đáp lại đã thấy người khách ở tít xa, rồi mất hút, quanh đâu đây thoang thoảng mùi hương thơm tuyệt diệu. Chủ quán làm theo lời của khách mà ông đoán chính là Đức Phật hiển linh để răn dạy con người. Nhiều người nghe đều cảm tạ, còn chủ quán vẫn bình yên, vui vẻ và khỏe mạnh, sống lâu cho tới cuối đời bên chiếc quán đơn sơ nhưng luôn là mái ấm che chở cho những người cần trợ giúp.
CHO CẬU THANH NIÊN 10 ĐỒNG, 21 NĂM SAU, NGƯỜI PHỤ NỮ ĐƯỢC BÁO ƠN HẬU HĨNH
Nhưng bà Đới đã nhất quyết không nhận món quà vật chất to lớn ấy. Câu chuyện xảy ra hơn 2 thập kỷ về trước đã khiến những người biết chuyện đều cảm động.
Vào một ngày tháng 5 năm 2013, quán mỳ nhỏ của bà chủ Đới Hạnh Phân tại thành phố Lâm Hải (Đài Châu, Chiết Giang) bỗng nhận được cuộc gọi từ số lạ.
Người đàn ông trung niên trong điện thoại nói với bà Đới bằng giọng hồ hởi:
"Chị ơi, cuối cùng em cũng tìm được chị rồi! Em chính là cậu bé nhỏ tuổi nhất được chị cưu mạng hơn 20 năm về trước…"
Lật giở lại những trang ký ức cách đây hơn 2 thập kỷ, bà Đới rất nhanh đã nhớ ra người đàn ông ấy. Năm đó, cậu bé tên Hà Vinh Phong thân hình đen nhẻm gầy gò, đôi chân rớm máu đã từng đến nhà bà tá túc.
Cuộc trò chuyện qua điện thoại của hai người kéo dài hơn 10 phút, chủ yếu đều là Hà Vinh Phong xúc động giải thích.
Bà Đới vừa nghe vừa rơi lệ. Bởi ân tình được cậu thiếu niên năm xưa ghi lòng tạc dạ tới 21 năm qua thực làm cho Đới Hạnh Phân vô cùng cảm động.
Không lâu sau đó, Hà Vinh Phong đưa vợ từ Thẩm Dương tới Lâm Hải, tặng cho ân nhân của mình một tờ chi phiếu trị giá 1 triệu NDT (xấp xỉ 3,6 tỉ VNĐ). Nhưng Đới Hạnh Phân từ chối không nhận.
Ông Hà không còn cách nào khác, lúc gần đi liền bí mật bỏ ra 100 ngàn NDT mua thuốc bổ, lẳng lặng để lại nhà bà Đới. Nào ngờ mấy ngày sau, Đới Hạnh Phân cùng chồng tới Thẩm Dương, đem món quà ấy gửi lại cho người tặng.
Liệu rằng 21 năm trước đã xảy ra chuyện gì mà khiến cho hai người ấy nhớ mãi không quên cho tới bây giờ?
Một bữa ăn đổi lấy cả đời ân nghĩa
Tránh nạn
Năm 1993, cậu thiếu niên Hà Vinh Phong khi ấy mới 17 tuổi, đang sinh sống cùng gia đình ở thôn Nguyên Phong, xã Nghi Cư, huyện Dậu Dương, Trùng Khánh. Nguồn sống của cả gia đình phụ thuộc hết vào nghề buôn bán thịt lợn của cha cậu.
Trớ trêu thay, sau một đêm bị trộm đột nhập, nhà họ Hà phải đeo trên lưng số tiền nợ hơn 100.000 tệ cho người bán lợn. Kể từ ngày ấy, gia đình Hà Vinh Phong thường xuyên có người cầm dao tới đòi nợ.
Cha cậu không còn cách nào khác, buộc phải đi xa trốn nợ. Chủ nợ liền tìm mọi cách ngược đãi mẹ Hà Vinh Phong.
Cậu thiếu niên họ Hà không muốn mẹ chịu khổ, cương quyết nghỉ học. Mẹ cậu vì muốn con thoát cảnh nợ nần nên đã để Hà Vinh Phong đi xa tìm việc.
Bấy giờ, Hà Vinh Phong cùng bạn học Đinh Lạp và một người bạn khác định tới Hoàng Nham (Chiết Giang) để nhờ chị Đinh Lạp tìm việc.
Nào ngờ khi tới Hàng Châu, tiền bạc của cả ba người đều bị trộm sạch. Họ không còn cách nào khác, chỉ có thể đi ăn xin trên con đường xa xôi từ Hàng Châu tới Hoàng Nham.
Ba cậu thiếu niên ấy uống gió dầm sương, ăn xin trên đường suốt mười mấy ngày. Chân của Hà Vinh Phong còn bị người ta chém, tập tễnh lê bước.
Liên tục bốn, năm ngày trời, họ thậm chí chẳng có lấy một thứ gì bỏ vào bụng. Những cơn đói cùng sự mệt mỏi giày vò khiến vết thương trên chân Hà Vinh Phong nhanh chóng kết mủ.
Nhưng điều đả kích ba cậu thiếu niên ấy hơn cả chính là vết thương trong lòng họ. Bởi mỗi lần tới đâu ăn xin, người dân nơi ấy đều nhìn các cậu như kẻ gian, chẳng ai nói với họ tới nửa lời.
GẶP QUÝ NHÂN
Đi cầu thực tới ngày thứ 13, Hà Vinh Phong cùng bạn bè tới địa phận huyện Tiên Cư (Thái Châu, Chiết Giang).
Lúc này, cậu thiếu niên họ Hà đã phát sốt vì vết thương trở nặng, thậm chí không thể cất bước đi được nữa. Thấy sắc trời đã dần tối, người bạn Đinh Lạp đánh liều gõ cửa một ngôi nhà ở đầu thôn.
Khi đó, có một cô gái xinh đẹp khoảng 23, 24 tuổi ra mở cửa cho họ.Cô gái ấy không ai khác chính là Đới Hạnh Phân. Bấy giờ, Đinh Lạp thều thào nói: "Chị ơi, chúng em đã ba ngày liền không có gì ăn rồi…"
Không do dự thêm một giây phút nào, Đới Hạnh Phân lập tức cho 3 cậu thiếu niên vào nhà. Cha mẹ cô cũng nhiệt tình tiếp đãi, nấu cho họ một bữa tối thịnh soạn.
Đới Hạnh Phân và mẹ cho Hà Vinh Phong uống thuốc hạ sốt và xử lý vết thương giúp cậu.
Khi ấy, Đới Hạnh Phân nói: "Chị ở bên ngoài làm công đã mấy năm, thấy rằng chỉ cần thành thực, giữ chữ tín, có tiếng tốt thì không lo không có cửa kiếm tiền".
Rạng sáng ngày thứ hai, Đới Hạnh Phân giúp ba cậu thiếu niên tìm việc làm nhưng không mấy khả quan. Nhóm người của Hà Vinh Phong không còn cách nào khác, đành giữ nguyên kế hoạch tới Hoàng Nham.
Khi sắp rời đi, Đới Hạnh Phân đưa vào tay ba cậu thiếu niên một bọc chuối tiêu, một túi bánh bao, lại cho mỗi người 10 nhân dân tệ (người Trung Quốc cũng gọi là 10 đồng).
Cảm động trước tấm lòng của người chị ấy, Hà Vinh Phong nén nước mắt nói:
"Chị, sau này em tìm được công việc nhất định sẽ viết thư báo về và gửi tiền lại cho chị".
"Tiền không cần trả, khi nào đến nơi nhớ báo tin bình an là được. Các em chỉ cần nhớ, nhất định phải luôn là một người hiền lành, biết giữ chữ tín".
Chia tay chị Đới, ba cậu thiếu niên ngồi xe tới Hoàng Nham. Thế nhưng chị của Đinh Lạp cũng không tìm được việc cho họ ở nơi này. Sau cùng, Hà Vinh Phong tới Thiên Tân rồi lưu lạc đến Thẩm Dương tìm việc.
CẢM TẠ ÂN TÌNH
Lăn lộn ở Thẩm Dương suốt 10 năm trời, Hà Vinh Phong từ một cậu bé ăn mày đã trở thành một người làm công, sau làm người nhận thầu, cuối cùng thành một ông chủ sở hữu tới mấy nhà máy.
Giờ đây, nhắc tới cái tên Hà Vinh Phong, người dân nơi đây sẽ nhớ ngay tới một triệu phú giàu có với gia sản bạc triệu.
Mà "chìa khóa" giúp ông chủ Hà có được sự thành công như ngày hôm nay, không gì khác ngoài câu nói của Đới Hạnh Phân căn dặn trước lúc chia ly: "Thành thực, giữ chữ tín, có tiếng tăm tốt mới có thể kiếm được tiền".
Hà Vinh Phong luôn tin rằng, câu nói ấy giống như một lời cảm hóa, một câu thần chú đem lại sự may mắn cho cuộc đời của ông.
Sau khi sắp xếp được công việc, ông chủ Hà bắt đầu dành hết thời gian và tâm sức của mình để tìm lại người chị họ Đới năm xưa.
Thế nhưng vì Đới Hạnh Phân đi làm công bên ngoài, năm xưa lại nói chuyện với họ bằng chất giọng địa phương nên Hà Vinh Phong đã nghe nhầm tên của bà thành "Đới Tín Phân".
Vì thế, những lá thư ông viết trong mười mấy năm trời hầu hết đều giống như mò kim đáy bể, có nhiều bức còn bị trả lại vì không tìm được người nhận.
Tháng 3/2013, một người bạn làm ăn của ông chủ Hà khi về thăm quê hương ở Tiên Cư, Chiết Giang đã giúp ông tìm lại được người ân nhân họ Đới năm nào.
Để báo đáp ân tình, Hà Vinh Phong muốn tặng lại cho Đới Hạnh Phân ngân phiếu 1 triệu NDT, nhưng bà Đới nhẹ nhàng từ chối.
Đới Hạnh Phân nói rằng, chuyện năm ấy bà làm là một việc rất bình thường, không đáng để nhắc tới: "Một triệu nhân dân tệ quả thực có thể thay đổi cuộc sống của tôi bây giờ. Nhưng tấm lòng tri ân 21 năm của cậu ấy so với tiền bạc lại càng thêm trân quý.
Cảm tình giữa con người với con người không phải chỉ dùng vật chất mới có thể duy trì, mà quan trọng là cần tấm lòng. Một người làm ăn nhỏ như chị sống như bây giờ đã rất tốt rồi. Cậu giỏi lắm! Chị mừng cho cậu! Như vậy là đủ rôi!"
Đó chính là những chia sẻ của bà Đới Hạnh Phân khi nhắc tới câu chuyện trả nghĩa của ông chủ Hà Vinh Phong.
Sau khi biết được câu chuyện này, cô con gái lớn đang đi thực tập ở bên ngoài của bà Đới cũng nhắn tin về cho mẹ: "Mẹ ơi! Mẹ thật tuyệt! Con tự hào vì mẹ!"
Câu chuyện giúp người không cần hồi báo của Đới Hạnh Nhân nhanh chóng được các phương tiện truyền thông đăng tải và nhận được vô số lời tán dương.
Cũng có một số người không khỏi thắc mắc, 21 năm về trước là khoảng thời gian chẳng mấy ai dư dả. Vậy vì sao bà Đới có thể sẵn sàng coi việc giúp người làm niềm vui như vậy?
Người phụ nữ họ Đới với trái tim Bồ Tát
Câu chuyện dạy con của nhà họ Đới.
Nhà họ Đới trước kia có 5 anh chị em, bà Đới Hạnh Phân là cô con gái thứ tư. Khi còn nhỏ, vì gia đình quá nghèo khó, 1 nhà lại có tới 7 miệng ăn, nên Đới gia thường xuyên thiếu ăn thiếu mặc.
Có một lần, Đới Hạnh Phân vì quá đói bụng, thấy ruộng nhà hàng xóm có măng tre liền hái trộm đem về. Mẹ bà biết được đã vô cùng tức giận, bắt bà trả lại. "Tôi còn nhớ rất rõ, khi ấy tôi vừa khóc, vừa ngậm ngùi đem măng tre trả về".
Mặc dù gia cảnh nghèo khó, nhưng mẹ của Đới Hạnh Phân đã từng cưu mang một lúc 4 người ăn mày trong suốt 4 tháng trời. Khi ấy, bốn người hành khất ban ngày đi xin cơm, buổi tối lại về nhà họ Đới, nằm trên chiếu rơm, đắp rơm rạ mà ngủ.
Mẹ bà thường xuyên ân cần hỏi họ: "Mọi người hôm nay đã ăn no chưa? Ngủ có bị lạnh hay không?"
Mẹ luôn nhắc nhở cho các anh chị em trong gia đình họ Đới một điều rằng, dù đối phương là người nghèo khó hay nhỏ yếu cũng không được coi thường hay gây khó dễ cho họ.
Viên ngọc sáng giữa chốn hồng trần
Trước kia, Đới Hạnh Phân từng có giai đoạn làm thuê ở Sơn Đông. Bà từng trải qua đủ mọi công việc, từ thu mua phế liệu cho tới bán dương mai, mỗi lần làm một nghề đều trải qua rất nhiều chuyện cay đắng.
Có lần, bà Đới một mình đi tới bệnh viện huyện để thu mua đồ phế liệu. Khi ấy, thầy thuốc ở đó vô cùng kinh ngạc mà hỏi bà: "Cô đi một mình ư? Từ trước tới nay tôi chưa từng thấy phụ nữ nào làm công việc nặng nhọc này".
Trong ký ức của con gái Đới Tư Mộng, những năm tháng thu mua phế liệu, mẹ của cô đã phải chịu rất nhiều khổ cực. "Khi ấy, mẹ rất gầy, vẫn thường một mình gánh tới 20, 30 cân phế liệu, nặng tới nỗi bước cũng liêu xiêu".
Thế nhưng, dù công việc có vất vả tới đâu, cuộc sống có khó khăn thế nào, nhân cách cao đẹp của bà Đới vẫn như một viên ngọc sáng giữa dòng đời đầy những vất vả.
Lấy việc giúp người làm niềm vui.
Cô Trần Đức Dung, người làm thuê cho quán mỳ của Bà Đới chia sẻ rằng, câu chuyện bà giúp cậu thiếu niên Hà Vinh Phong năm xưa không đem lại cho cô quá nhiều sự bất ngờ.
"Chị Đới vốn là người rất tốt. Có một lần tay tôi bị đau, mà hôm đó nhà chị cũng có việc. Nhưng chị Đới vẫn cho tôi tan ca sớm, còn mình thì ở lại rửa chén".
Chị dâu của bà Đới là bà Từ Quế Vân cũng khen ngợi: "Em chồng tôi trước nay làm việc nhanh nhẹn, thẳng thắn, rất dễ trò chuyện".
"Đới Hạnh Phân luôn quan tâm tới mọi người. Chỉ cần biết bạn gặp khó khăn, nhất định cậu ấy sẽ hỏi thăm và tìm cách giúp đỡ".– Bà Vương Trà chia sẻ với phóng viên khi nhắc tới người bạn lâu năm Đới Hạnh Phân.
Dù là khách hàng, người thân, bạn bè hay người xa lạ, tất cả họ đều cảm nhận được sự ấm áp toát ra từ trái tim nhân hậu của người phụ nữ này.
Để cảm tạ ân tình của Đới Hạnh Phân năm nào, triệu phú Hà Vinh Phong đã quyết định viết tặng cho bà một cuốn sách để ghi lại những câu chuyện về người phụ nữ nhân hậu ấy.
Về phần Đới Hạnh Phân, mỗi khi nhắc tới câu chuyện cưu mang ông chủ Hoàng, bà vẫn luôn nói rằng, kỳ thực những việc làm của bà năm ấy chẳng đáng là bao…
ĐỌC SUY NGẪM“ KIẾM SĨ SAMURAI VÀ ÔNG LÃ ĐÁNH CÁ
Năm qua tháng lại, mùa vụ lại tới, nhà vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Một làng chài nọ có ông lão đánh cá đứng khúm núm trước vị kiếm sĩ Samurai, người nhận nhiệm vụ thu tiền hộ…
samurai, đánh cá,
Ông lão nói:“Thật xin lỗi, năm nay mùa vụ lại thất bát, mưa bão liên miên, tôi không giữ được đồng nào để trả cho ngài”.
Lão đánh cá đã khuất nợ mấy năm liền, cứ như thế này, khó mà hoàn thành nhiệm vụ thu thuế trong dân, vị Samurai nổi nóng, tuốt kiếm định giết người đánh cá để làm gương cho dân chúng trong làng.
Ông lão trông lo âu nhưng lấy một chút bình tĩnh, chậm rãi nói:“Lão thời trai tráng cũng từng được học võ, sư phụ có dạy đừng hành động gì khi đang giận dữ”.
Nghe thấy cũng có lý, người Samurai nhìn ông lão một hồi như dò xét, từ từ thu kiếm vào vỏ, rồi nói:
“Sư phụ của ngươi chắc hẳn là người tốt. Thầy của ta cũng nói mấy lời này, ta đây làm mãi vẫn chưa được, đôi lúc giận dữ lên là khó kiềm chế được tay kiếm. Hôm nay xem như ngươi còn chút may mắn, ta kỳ hạn một năm trả nợ mới lẫn cũ, thiếu một xu thôi ngươi cũng khó mà yên thân”.
Vị Samurai sau đó rời đi, thu tiền các gia đình còn lại, lúc về nhà thì trời đã vào khuya.
Không muốn đánh thức vợ đang yên giấc, ông nhẹ lẻn vào nhà nơi cửa sau, qua ánh đèn hắt ra ông giật mình thoáng thấy một người lạ mặc giáp trụ Samurai đang nằm kế bên vợ.
Cơn ghen tức bùng phát, lòng tự tôn xúc phạm dữ dội, trong cơn nóng giận ông tuốt kiếm định xông vào giết cả hai rồi cũng sẽ tự kết liễu mình, đột nhiên lời lão đánh cá ban chiều vọng bên tai:“Ðừng hành động gì khi đang giận dữ”.
Câu nói giúp ông có thêm hòa hoãn, bèn vung kiếm nghe rít“xoạt”một tiếng trút giận vào không khí.
Có tiếng động lạ, hai người đang ngủ choàng dậy ra xem, hóa ra trên giường là vợ và mẹ vợ. [ảnh]
Lại một phen thất kinh, người Samurai gào lên:“Trời ơi, chuyện gì nữa đây. Suýt nữa ta đã giết cả hai người rồi!”
Người vợ bối rối giải thích:“Chàng xa nhà, đêm khuya một mình thiếp sợ kẻ gian, nên đã nhờ mẹ đến ở cùng, lại giả đàn ông mặc giáp trụ, nằm ngủ chung cho thêm phần yên tâm”.
Bẵng đi một thời gian, mùa hoa đào lại nở, vị kiếm sĩ Samurai lại có dịp ghé qua ngôi làng chài để thu thuế của dân. Chưa kịp tiến vào đến sân, ông lão đánh cá ngày nào đã chạy ra chào đón và hớn hở mời:
“Ngài vào đây dùng bữa với chúng tôi, nhờ ơn đức của ngài mà năm nay tôi đánh bắt được khá, để dành được một số tiền và thậm chí còn sắm sửa thêm chút ít cho nhà cửa, tôi đã chuẩn bị sẵn tiền cho ngài cả gốc lẫn lãi, không thiếu một xu”.
Vị Samurai lại nhìn ông lão như dò xét một lúc rồi nói:“Thôi ngươi hãy giữ tiền đó lại đi, món nợ mấy năm nay coi như đã được trả”.
Suy ngẫm: Làm người chỉ cần hiểu cho người khác đang trong hoàn cảnh nào là được.
CÂU CHUYỆN BI THẢM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ LÁI XE BUS
Câu Chuyện Thật đã xảy ra ở Trung Quốc vào năm 2008, và đã được đưa lên BBC & CNN.
(Sưu tầm:Internet)
Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ
đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… -“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói:
-“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.
Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: -“Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”
Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe. Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.
Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: -“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”
Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!
ÔNG BÀ DẠY:" CHỊU THIỆT LÀ PHÚC". CHÀNG THANH NIÊN ĐỔI ĐỜI NHỜ 1 CHỮ "TÍN"
Con người trong xã hội cạnh tranh cho rằng, càng chiếm được lợi thì càng tốt, còn người chịu thiệt là kẻ hèn yếu, là người xuẩn ngốc. Nhưng người xưa lại không dạy con cháu mình như vậy, mà dạy rằng:“Chỉ có mệt thì ăn cơm mới ngon, chịu thiệt chính là phúc!”
Lời dạy của cổ nhân không chỉ đúng trong xã hội xưa mà ngay cả trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn linh ứng. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây:
Cách đây đã khá lâu, có một người thanh niên trẻ tuổi đem theo một chút vốn liếng lên thành phố làm ăn. Anh ta làm công việc lát sàn gạch cho các công trình.
Sau một thời gian khá khó khăn, anh ta đã ký được một hợp đồng nho nhỏ. Ông chủ của đối tác ký hợp đồng cho rằng, với khối lượng công việc như vậy thì đơn giá mà anh ta đưa ra chắc chắn sẽ bị lỗ. Nhưng ông không hiểu sao người thanh niên trẻ này lại đưa ra một mức giá như vậy. Thế là, ông chủ liền nhắc nhở một nhân viên thân tín của mình:“Tôi chắc chắn anh ta không thể kiếm được tiền với cái hợp đồng này. Vì thế, rất có thể anh ta sẽ bớt xén nguyên liệu. Cậu hãy quan sát và theo dõi anh ta thật sát sao cho tôi!”
Sau khi công trình hoàn thành xong, ông chủ lớn này không phát hiện được bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ người thanh niên trẻ tuổi đã ăn bớt nguyên vật liệu. Ông thầm nghĩ:“Chẳng lẽ lại có người làm ăn cao siêu vậy sao? Có thể kiếm được tiền đến mức người lâu năm như mình mà nhìn không ra được? Rõ ràng theo tính toán thì anh ta phải lỗ…”Những suy nghĩ ấy cứ chạy mãi trong đầu ông.
Ngày cuối cùng khi thanh lý hợp đồng, ông chủ lớn muốn giải tỏa được những thắc mắc trong lòng mình bấy lâu nên đã cất giọng hỏi:“Cậu có kiếm được tiền từ hợp đồng này không?”
Thanh niên trẻ trả lời:“Nói thật là tôi không kiếm được đồng nào từ hợp đồng này, hơn nữa còn bị lỗ một khoản không nhỏ!”
Ông chủ đối tác lại hỏi:“Cậu làm xong rồi mới biết là không kiếm được đồng nào hay là từ lúc ký hợp đồng đã biết là hợp đồng này không thể có đồng lợi nhuận nào?”
Thanh niên trẻ ngập ngừng nói:“Sau khi ký hợp đồng xong thì tôi biết là không thể có lợi nhuận từ hợp đồng này!”
Ông chủ kinh ngạc hỏi lại:“Vậy sao cậu biết là sẽ bị lỗ mà vẫn làm?”
Anh ta thật lòng trả lời:“Bởi vì hợp đồng đã ký xong rồi, cho nên tôi phải hết lòng tuân thủ theo các điều khoản, phải hoàn thành công việc của mình theo đúng thời hạn hợp đồng.”
Ông chủ hỏi:“Vậy cậu đã bị thiệt hại bao nhiêu tiền?”
Người thanh niên trả lời:“Toàn bộ số vốn nhỏ mà tôi dùng để bắt đầu làm ăn đều đã phải bù lỗ cho hợp đồng này hết rồi!”
Ông chủ này liền nói với người thanh niên trẻ kia:“Tôi mời cậu bữa cơm tối nay nhé!”
Bữa cơm tối hôm ấy, không chỉ có ông chủ lớn và người thanh niên trẻ tuổi kia mà còn có rất nhiều các trưởng phòng ban chủ quản của công ty đến tham dự. Ông chủ nói với tất cả nhân viên chủ chốt của mình:“Từ nay về sau, tất cả hạng mục lát sàn nhà các công trình của chúng ta đều giao cho cậu ấy làm. Mọi người không cần phải tìm đối tác nào khác nữa!”
Về sau này, người thanh niên trẻ tuổi ấy luôn giữ chữ tín và thành thật trong kinh doanh, vì vậy đã có một sự nghiệp hưng thịnh, phát đạt.
Con người hiện đại chúng ta thời nay thường cho rằng thật thà là bị thiệt. Vì thế mà người ta đánh đồng người thật thà là xuẩn ngốc. Nhưng ở vào rất nhiều thời điểm, từ sâu thẳm trong lòng, tất cả chúng ta đều khao khát bản thân mình có thể được sống trong một xã hội mà ai ai cũng thật thà, chân thành, không có người mưu hại người khác để làm lợi cho bản thân mình.
Mặc dù ai cũng mong muốn như thế, nhưng lại không ai nguyện ý chịu thiệt trước một chút. Cho nên, cuối cùng ai ai cũng oán trách xã hội không còn thành thật và tin cậy, không còn đạo đức và chính nghĩa gì nữa.
Trong câu chuyện trên, người thanh niên trẻ tuổi vì đã thỏa thuận nên cho dù thế nào đi nữa, thiệt hại hết cả vốn, cũng một lòng hoàn thiện. Mặc dù đối với hợp đồng này anh ta bị thua lỗ nhưng cuối cùng sau này lại kiếm được nhiều tiền hơn. Anh ta tổn thất một chút tiền bạc nhưng lại nhận được tín nhiệm và danh dự từ người khác. Cuối cùng anh vẫn trở thành người chiến thắng.
Trong quá khứ, những người già thường dạy, nhất thời chịu thiệt không sao cả bởi vì đó là điềm báo của phúc khí! Người có thể chịu thiệt nhất định là người có phẩm hạnh đạo đức cao thượng, do đó phúc phận sẽ không ở cách xa họ!
Con người trong cõi hồng trần, càng ngày càng rời xa những giá trị đạo đức làm người, coi trọng những lợi ích thiết thân của cá nhân, lợi ích trước mắt mà quên đi điều gì mới là quan trọng nhất trong cuộc đời. Ở trong “lợi ích và thiệt thòi” có thể lựa chọn chịu thiệt thì người ấy nhất định là người có phúc, cuối cùng cũng được phúc báo.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:166.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

80s toys - Atari. I still have