GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC CŨNG CHÍNH LÀ ĐANG GIÚP ĐỠ BẢN THÂN
Suy ngẫm: Người lễ tân tốt bụng và cặp vợ chồng già tỷ phú
Đêm đó đã rất khuya, một đôi vợ chồng cao tuổi ngoại quốc tìm đến một khách sạn ở khu du lịch hỏi thuê phòng. Người lễ tân là một thanh niên trẻ nhã nhặn đáp:“Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín phòng, không còn chỗ nào cả ạ”.
Nhưng khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của 2 vị khách, người lễ tân lại nói:“Tuy nhiên, để tôi nghĩ cách xem sao…”
Anh đương nhiên không muốn họ tiếp tục phải đi gõ cửa từng khách sạn mà xem ra cũng đã kín đặc người trong thị trấn, rồi cuối cùng phải ngồi vật vạ đâu đó bên lề đường suốt cả đêm. Vậy nên, anh dẫn hai vị khách ấy đến một gian phòng nhỏ nhưng ngăn nắp và sạch sẽ:“Đây không phải gian phòng tốt, nhưng lúc này tôi chỉ có thể làm được đến vậy thưa ông bà”.
Ngày hôm sau, khi hai vị khách đến thanh toán, người lễ tân từ chối:“Không cần đâu ạ, vì đó chỉ là phòng nghỉ của tôi, cho ông bà mượn tạm qua đêm. Chúc ông bà lên đường may mắn”.Hóa ra, cả đêm hôm đó người lễ tân đã không ngủ mà ngồi làm việc trong quầy. Hai vị khách vô cùng cảm động. Khi họ đã đi khỏi, anh tiếp tục bận rộn với công việc của mình và quên hẳn chuyện đó.
Không ngờ một ngày kia, anh nhận được một tấm vé máy bay cùng thư mời đến New York làm việc. Hóa ra hai vợ chồng già ấy thuộc hàng tỷ phú, sau khi quay về họ quyết định mua hẳn một khách sạn sang trọng để kinh doanh và mời người lễ tân tốt bụng đến làm quản lý với niềm tin chắc chắn anh sẽ làm rất tốt công việc này.
Đó là câu chuyện truyền kỳ về người giám đốc đầu tiên của chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới Hilton. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta rằng:“Nếu biết yêu thương người khác, nếu con người đối đãi với nhau bằng tấm chân tình, thì bất cứ việc gì cũng có thể ‘nghĩ ra cách…'”và“ Hãy cứ cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế” HẬU QUẢ SỰ DỐI TRÁ CỦA CÔ GÁI TRỐN VÉ TÀU
Một cô gái sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu một cuộc sống vừa đi học vừa đi làm. Dần dần, cô phát hiện hệ thống thu vé các phương tiện công cộng ở đây hoàn toàn theo tính tự giác, có nghĩa là bạn muốn đi đến nơi nào, có thể mua vé theo lịch trình đã định, các bến xe theo phương thức mở cửa, không có cửa soátvé, cũng không có nhân viên soát vé, đến khả năng kiểm tra vé đột xuất cũng rất thấp.
Bài học đắt giá cho những người lấy trí thông minh
Cô đã phát hiện được lỗ hổng quản lí này, hoặc giả chính suy nghĩ của cô có lỗ hổng. Dựa vào trí thông minhcủa mình, cô ước tính tỉ lệ để bị bắt trốn vé chỉ khoảng ba phần trăm.
Cô vô cùng tự mãn với phát hiện này của bản thân, từ đó cô thường xuyên trốn vé. Cô còn tự tìm một lí do để bản thân thấy nhẹ nhõm: mình là sinh viên nghèo mà, giảm được chút nào hay chút nấy.
Sau bốn năm, cô đạt được tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi của một trường danh giá, cô tràn đầy tự tin đến những công ty lớn xin việc.
Nhưng những công ty này không hiểu vì lí do gì, lúc đầu còn rất nhiệt tình nhưng về sau đều từ chối cô. Thất bạiliên tiếp khiến cô tức tối. Cô nghĩ nhất định những công ty này phân biệt chủng tộc, không nhận người nước ngoài.
Cuối cùng có một lần, cô trực tiếp đến bộ phận nhân lực của một công ty, yêu cầu giám đốc đưa ra một lý do vì sao từ chối cô. Kết cục họ đưa ra một lí do khiến cô không ngờ.
“Thưa cô, chúng tôi không hề phân biệt chủng tộc, ngược lại chúng tôi rất coi trọng cô. Lúc cô đến phỏng vấn, chúng tôi đều rất hài lòng với môi trường giáo dục và trình độ học vấn của cô, thực ra nếu xét trên phương diện năng lực, cô chính là người mà chúng tôi tìm kiếm.”
“Vậy tại sao công ty ngài lại không tuyển dụng tôi?”
“Bởi chúng tôi kiểm tra lịch sử tín dụng của cô và phát hiện ra cô đã từng ba lần bị phạt tiền vì tội trốn vé”
“Tôi không phủ nhận điều này, nhưng chỉ vì chuyện nhỏ này, mà các anh sẵn sàng bỏ qua một nhân tài đã nhiều lần được đăng luận văn trên báo như tôi sao?”
“Chuyện nhỏ? Chúng tôi lại không cho rằng đây là chuyện nhỏ. Chúng tôi phát hiện, lần đầu tiên cô trốn vé là khi mới đến đất nước chúng tôi được một tuần, nhân viên kiểm tra đã tin rằng do cô mới đến và vẫn chưa hiểu rõ việcthu vé tự giác, cho phép cô được mua lại vé. Nhưng sau đó cô vẫn trốn vé thêm 2 lần nữa.”
“Khi đó trong túi tôi không có tiền lẻ.”
“Không, không thưa cô. Tôi không thể chấp nhận lí do này của cô, cô đang đánh giá thấp IQ của tôi ư. Tôi tin chắc trước khi bị bắttrốn vé, cô đã trốn được cả trăm lần rồi.”
“Đó cũng chẳng phải tội chết, anh sao phải cứng nhắc như vậy? Tôi sửa là được mà.”
“Không không, thưa cô. Chuyện này chứng tỏ hai điều: Một là cô không coi trọng quy tắc. Cô lợi dụng những lỗ hổng trong quy tắcvà sử dụng nó. Hai, cô không xứng đáng được tin tưởng. Mà rất nhiều công việc trong công ty chúng tôi cần phải dựa vào sự tin tưởng để vận hành, nếu cô phụ trách mở một khu chợ ở một nơi nào đó, công ty sẽ cho cô toàn quyền lực phụ trách.
Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi sẽ không lắp đặt các thuyết bị giám sát, cũng như các hệ thống xe công cộng mà cô đã thấy đó. Vì vậy chúng tôi không thể tuyển dụng cô, tôi có thể chắc chắn rằng, tại đất nước chúng tôi, thậm chí cả châu Âu này cô sẽ không thể xin vào được nổi một công ty nào đâu.”
Đến lúc này cô mới tỉnh ngộ và cảm thấy hối hận vô cùng. Sau đó, điều khiến cô ghi nhớ nhất là câu nói cuối cùng của vị giám đốc này: Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức.
Đạo đức là phẩm chất cơ bản nhất của con người, cũng là nhân cách của một người. Một người dù ưu tú đến đâu nhưng nhân cách có vấn đề, cũng sẽ mất đi niềm tin và sự ủng hộ của người khác. Trên phương diện việc làm, những hành vi mất nhân cách thế này càng đáng sợ hơn, vì cái lợi nhỏ trước mắt mà phá bỏ nguyên tắc, điều này chắc chắn sẽ hủy hoại tiền đồ của bạn. Tôi cho các bạn lời khuyên chân thành, trong sự nghiệp cần phải dựa vào năng lực và chân thành của bản thân, mất thứ gì cũng không bằng mất nhân phẩm. HÃY CHO ĐI VÀ ĐỪNG MONG NHẬN LẠI bởi một ngày nào đó .. tấm lòng tốt của bạn … sẽ được báo đáp !!!
------***---------
Cách đây 20 năm tại Đài Bắc, một sinh viên trẻ đi đến một nhà hàng tiệc đứng Trung Hoa. Cậu đi tới đi lui cho đến khi những thực khách cuối cùng về hết. Lúc đó cậu mới rụt rè đến gặp người chủ nhà hàng và nói rằng: “Cô chú có thể cho cháu xin một bát cơm trắng được không?”
Ông chủ và vợ ông ta có một chút bối rối vì chàng trai này không đặt món ăn nào cả. Nhưng sau một thoáng suy nghĩ, họ vẫn vui vẻ mang lên một bát cơm đầy, tuy nhiên, chàng trai lại ngập ngừng hỏi tiếp:
“Cô chú có thể cho cháu thêm một chút nước sốt hoặc nước súp lên cơm được không?” Người vợ mỉm cười đáp: “Không vấn đề gì, cậu cứ dùng miễn phí.”
Sau khi chàng trai trẻ ăn được khoảng nửa bát cơm, anh chợt nghĩ, hay mình xin thêm một bát nữa. Bà chủ nhà hàng thấy thái độ của cậu, lại nhiệt tình bảo rằng: “Một bát cơm thì không đủ đúng không nào, để tôi cho cậu thêm chút nữa nhé”. Chàng trai trả lời: “Không ạ, cháu muốn để dành để mai mang lên trường ăn ạ”
Ông chủ nhà hàng nghe vậy bèn nghĩ rằng cậu thanh niên này có lẽ xuất thân từ một gia đình nghèo khó và đang rất cố gắng để hoàn thành việc học ở trường, vì vậy ông đã cho thêm thịt lợn băm và trứng kho vào bát cho cậu, nhưng để cơm trắng úp lên trên.
Bà vợ thấy vậy bèn hỏi: “Giúp được người khác là điều rất tốt, nhưng tại sao anh lại phải giấu như thế?”. Người chồng trả lời: “Nếu cậu ấy nhìn thấy, sẽ nghĩ rằng chúng ta đang thương hại cậu và điều đó có thể làm cậu ta tổn thương. Nhưng cậu ấy cũng không thể học tốt được nếu chỉ ăn cơm trắng qua ngày.”
Người vợ rất ủng hộ thiện ý của chồng, bà nói: “Anh thực sự là một người đàn ông tốt”. Ông cười rồi nhìn bà và nói: “Dĩ nhiên rồi, chẳng phải đấy là lí do vì sao em chọn anh sao?”.
Chàng trai trẻ đã ăn cơm xong và mang phần cơm của bữa trưa mai đi. Anh ta cảm thấy hộp cơm dường như nặng hơn mọi khi, anh quay đầu lại nhìn cặp vợ chồng chủ nhà hàng mà rơm rớm nước mắt.
Từ sau đó, trừ những ngày lễ ra, ngày nào chàng trai này cũng đều đến để được có cơm trắng ăn qua ngày. Và người chủ nhà hàng thì luôn luôn cho thêm thức ăn để dưới đáy hộp để cậu mang theo cho ngày hôm sau.
Việc này cứ thế tiếp diễn cho đến khi chàng trai năm ấy tốt nghiệp đại học. Và rồi ông bà đã không còn thấy cậu trở lại nhà hàng kể từ đó.
Năm tháng trôi qua, vợ chồng ông bà chủ của nhà hàng năm nào giờ đã qua 50 tuổi. Bỗng một ngày, họ nhận được thông báo từ chính phủ rằng nhà hàng sẽ bị dỡ đập, vì nó bị xây dựng trái phép. Họ đã khóc rất nhiều, tài sản cả đời mưu sinh đã dành cho con trai du học Mỹ, giờ ở ngưỡng trung niên, lại mất việc làm mà không còn tài sản, họ có thể làm gì được đây?
Rồi một hôm, trong nỗi buồn tuyệt vọng, một người đàn ông trẻ xuất hiện với diện mạo lịch lãm nhẹ nhàng đến nhà và nói với ông bà rằng: “Giám đốc của công ty chúng tôi muốn mời ông bà đến quản lí nhà hàng tiệc đứng tự phục vụ mới mở của chúng tôi. Tất cả mọi thứ đều đã được sắp xếp xong, những gì ông bà cần làm chỉ là quản lí và dẫn dắt nhân sự ở đó, toàn bộ lợi nhuận sẽ chia cho ông bà 50%”.
Hai vợ chồng vô cùng sửng sốt: “Ai là giám đốc của công ty các vị? Chúng tôi không quen biết bất kì ngài giám đốc của doanh nghiệp nào cả!”.
“À, vì ông bà là những người tốt bụng, chính ông bà đã cưu mang giám đốc công ty chúng tôi. Tôi không biết rõ sự việc diễn ra thế nào, nhưng lãnh đạo chúng tôi nói rằng anh rất yêu thích món thịt băm và những quả trứng kho mà ông bà nấu ngày nào.”
Nghe đến đó, hai vợ chồng già cảm thấy cay cay khóe mắt…
Cậu thanh niên trẻ ngày ấy có gia cảnh vô cùng khó khăn, mồ côi cha mẹ và sống với bà, nhà không đủ tiền cho cậu ăn học, nhưng cậu vẫn quyết tâm phải học bằng bạn bằng bè, vì cậu biết đó là con đường duy nhất giúp cậu thoát khỏi cảnh nghèo khó, tuy nhiên cả ngày đi lang thang không có thức ăn, cậu gần như không còn sức đến trường. Và rồi khi cậu gặp hai ông bà chủ nhà hàng phúc hậu và lấy hết dũng khí để hỏi xin một bát cơm trắng, và nhận được sự tốt bụng còn nhiều hơn thế, thì cứ thế, cậu đã cố gắng hết sức để tiếp tục hoàn thành việc học của mình, những lúc nản chí nhất, cậu lại nhớ đến sự rộng lượng của vợ chồng ông bà chủ và tự nhủ mình phải học tốt để sau này báo đáp công ơn của họ. Và sự quyết tâm của cậu đã được đền đáp, năm tháng trôi qua, sau khi tốt nghiệp, cậu tập trung gây dựng sự nghiệp và đã trở thành giám đốc trẻ của một công ty đi đầu về dịch vụ ăn uống, ngay khi công việc ổn định, cậu đã mở ngay một nhà hàng tiệc đứng và chuẩn bị mọi thứ để đến mời hai ông bà chủ nhà hàng năm xưa trở thành quản lý nhà hàng. Cậu muốn đền đáp sự tử tế tốt bụng mà cậu đã được nhận. Nếu không có sự giúp đỡ của họ, có lẽ cậu đã không thể học xong, và sẽ không có được ngày hôm nay.
Một bát cơm trắng, không phải là quá to lớn. Nhưng một bát cơm trắng với thức ăn được đặt kín đáo ở dưới đáy, đó là thể hiện của một lòng tốt không cần phô trương, của một sự bao dung, chu đáo đầy tế nhị. Và hơn hết, chính sự ân cần, cho đi không cần nhận lại mỗi ngày của hai ông bà chủ dành cho anh sinh viên nghèo khổ là nguồn động lực lớn nhất cho anh nỗ lực theo đuổi con đường học hành mà không dám nản chí dù chỉ một ngày, chính nhờ sự xúc động từ đáy lòng với hành động ấy, mà anh trở thành một người rộng lượng và lấy việc báo đáp ân nghĩa làm mục đích lớn nhất cho phấn đấu sự nghiệp của mình. Và rồi một ngày, anh đã thực sự trả ơn được cho hai vợ chồng ân nhân của mình.
Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được một sự thật rằng, “hành thiện tích đức”, “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Những câu nói của người xưa nay càng cảm thấy thấm thía trong cuộc đời. Một người thường xuyên hành thiện thì sẽ tích được nhiều phúc đức, làm việc tốt là không mong đáp trả, tuy nhiên rồi mọi điều bạn làm đều được ghi hết lại từ việc nhỏ cho đến việc lớn, không thiếu đi một chút nào, dần dần về sau đều được đáp lại tùy theo những tốt xấu trong quá khứ đó. Cho nên, một người kiên trì, nhẫn nại, có chí lớn đều sẽ qua chịu thống khổ tạm thời mà tiến đến thành công. Người nhân hòa, đức độ với những người xung quanh đều sẽ nhận được phước báo to lớn.
Có một câu nói như sau: Lòng tốt như thứ nước hoa quý. Có ai đem cho nó mà chẳng giữ được trên tay mình vài giọt thơm… Hãy cho đi và đừng mong nhận lại, bởi một ngày nào đấy, vào lúc không ngờ nhất nhưng là lúc bạn khó khăn nhất, thì có thể lòng tốt ấy sẽ quay trở lại và giúp đỡ bạn. HAI HÒA THƯỢNG GÁNH NƯỚC VÀ BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA CÁC VĨ NHÂN
Có hai hòa thượng tu ở hai ngôi chùa ở hai quả núi gần nhau. Giữa hai quả núi có một dòng suối, hai hòa thường hàng ngày đều xuống suối gánh nước vào cùng một thời gian. Lâu ngày, họ trở thành đôi bạn thân. Cứ như thế, thời gian ngày ngày gặp nhau lúc gánh nước, bất giác đã 5 năm trôi qua.
Bỗng nhiên có một ngày, hòa thượng ở ngọn núi bên trái không xuống suối gánh nước. Hòa thượng ở ngọn núi bên phải thầm nghĩ: “Ông ấy có lẽ ngủ quá giấc rồi”.
Nào có hay, ngày hôm sau, vị hòa thượng ở núi bên trái vẫn không xuống suối gánh nước. Ngày thứ 3 cũng thế, rồi một tuần trôi qua vẫn vậy. Cứ thế đến một tháng, hòa thượng ở núi bên phải cuối cùng không chịu được nữa. Ông nghĩ ngợi: “Có lẽ bạn mình mắc bệnh rồi, mình phải đi thăm ông ấy mới được, xem có thể giúp gì được không”.
Thế là ông leo lên ngọn núi bên trái đi thăm bạn.
Đến khi lên đến ngôi chùa trên núi gặp bạn, ông vô cùng kinh ngạc. Vì bạn của ông đang luyện quyền thuật ở sân trước cửa chùa, chẳng giống người cả tháng không uống nước tý nào. Ông tò mò hỏi: “Ông đã một tháng không đi gánh nước, lẽ nào ông có thể không cần uống nước?”
Hòa thượng ở núi bên trái nói: “Lại đây lại đây, tôi đưa ông đi xem”.
Thế là ông ấy dẫn hòa thượng ở ngọn núi bên phải đi xuống sân sau chùa, chỉ vào cái giếng và nói: “5 năm nay, mỗi ngày sau khi tu luyện xong, tôi đều giành thời gian đào cái giếng này. Mặc dù có lúc rất bận, tôi vẫn đào, được đến đâu đào đến đó. Bây giờ tôi cũng đã đào xong rồi, tôi không cần xuống núi gánh nước hàng ngày nữa. Tôi đã có nhiều thời gian để luyện thêm các chiêu thức võ công của bổn môn mà tôi yêu thích”.
***
Trong công việc cũng vậy, đi làm lĩnh lương cũng giống như đi gánh nước. Nhưng chúng ta thường thường quên, không biết nắm bắt thời gian sau giờ đi làm, tận dụng để đào cái giếng riêng cho mình, bồi dưỡng bản thân mình có khả năng về một phương diện khác. Như thế, tương lai khi chúng ta tuổi đã cao, thể lực không bằng những người trẻ tuổi nữa, nhưng chúng ta vẫn có nước uống y như cũ, hơn nữa, còn có thể uống thỏa thích hơn, nhàn nhã hơn.
Ở ngoại ô có 3 hộ gia đình sống cùng nhau, nhà của họ kề sát nhau. Cả 3 người đàn ông đều từ nông thôn vào làm công nhân một nhà máy luyện thép.
Làm việc trong nhà máy rất vất vả, tiền lương lại không cao. Ngoài giờ làm, cả 3 người đều có việc riêng của mình. Một người vào trong phố đạp xich lô, một người sửa xe ven đường, còn một người ở nhà đọc sách, tập viết lách. Người đạp xích lô kiếm được nhiều tiền nhất, còn cao hơn cả tiền lương đi làm. Người sửa xe cũng kiếm được khá, cũng đủ chi tiêu gia đình. Còn người đọc sách viết lách, tuy không có thu nhập, nhưng vẫn cứ sống ung dung.
Một hôm, 3 người nói về nguyện vọng của mình. Người đạp xích lô nói, sau này ngày nào tôi cũng đi đạp xích lô là mãn nguyện rồi. Người sửa xe nói, tôi hy vọng một ngày nào đó, tôi sẽ vào thành phố mở một hiệu sửa xe. Người thích đọc sách viết lách nghĩ ngợi hồi lâu rồi mới nói, sau này tôi muốn rời bỏ nhà máy luyện thép, tôi muốn sống bằng chữ nghĩa của tôi. Hai người kia đương nhiên là không tin.
5 năm trôi qua, họ vẫn sống cuộc sống như nhau. 10 năm sau, người sửa xe đã thực sự mở được hiệu sửa xe trong thành phố, đã làm ông chủ. Người đạp xích lô vẫn hết giờ làm việc vào thành phố đạp xích lô. 15 năm sau, người đọc sách viết lách kia đã cho ra đời tác phẩm đầu tiên của mình, thu hút được sự chú ý trong vùng. 20 năm sau, tác phẩm của anh ta được một nhà xuất bản ưng ý, mời anh về làm biên tập.
“Thời gian trôi đi như dòng nước chảy, đêm ngày không ngừng nghỉ”. Mỗi ngày chúng ta xé một tờ lịch, cuốn lịch càng ngày càng mỏng. Đến lúc xé sắp hết cuốn lịch, bất giác thất kinh, sao thời gian lại trôi qua đi nhanh như thế này. Giả sử chúng ta đem lịch của mấy chục năm đóng gộp lại thành một cuốn, nó tượng trưng cho toàn bộ sinh mệnh cuộc đời chúng ta, chúng ta cứ xé từng ngày từng tờ, như thế chúng ta có cảm giác như thế nào?
Triết gia người Pháp Voltaire hỏi: “Trên thế giới, cái gì dài nhất, mà lại là ngắn nhất? Cái gì nhanh nhất, mà lại là chậm nhất? Cái gì có thể chia nhỏ, mà lại là to lớn nhất? Cái gì không được coi trọng nhất, mà lại được tiếc nuối nhất? Không có nó, sự việc gì cũng không thành. Nó khiến hết thảy những thứ nhỏ bé quy về tiêu vong, nó khiến hết thảy những cái vỹ đại thành bất diệt?”.
Bậc trí giả Chadiger trả lời: “Trên thế giới, cái dài nhất không gì bằng thời gian, vì nó vĩnh viễn vô cùng vô tận, cái ngắn nhất cũng không gì bằng thời gian, vì những kế hoạch của mọi người đều không kịp hoàn thành. Với người đang chờ đợi, thời gian là chậm nhất, với người đang vui vẻ, thời gian là nhanh nhất. Thời gian có thể khuếch đại thành vô cùng lớn, cũng có thể chia thành vô cùng nhỏ. Đương trong thời gian thì không ai coi trọng nó, khi nó qua đi rồi mới bày tỏ tiếc nuối. Không có thời gian, việc gì cũng chẳng thành. Những thứ không đáng được hậu thế kỷ niệm, thời gian sẽ xóa nhòa nó, mà những gì vĩ đại, thời gian sẽ ngưng kết nó lại, đời đời bất diệt”
Có được thời gian, chính là có được tất cả. Tận dụng tốt từng tý từng chút thời gian, thì sẽ có những thu hoạch ngoài sức tưởng tượng.
Thời gian vô hạn, cuộc đời hữu hạn. Trong cuộc đời hữu hạn, người biết kéo dài thời gian, thì sẽ có cái vốn để làm càng nhiều việc hơn. Các vỹ nhân sở dĩ đạt được tầm cao như thế, không phải một bước mà thành, mà là dùng thời gian mà đồng nghiệp đang ngủ, đêm hôm vất vả từng bước đi lên.
CHO ĐI CŨNG CẦN PHẢI CÓ TRÍ HUỆ
---*---
‘Tình yêu thương không ngừng toả lan’ mới thực sự là thứ sưởi ấm tâm hồn mỗi chúng ta.
Một người đàn ông vì để chữa bệnh cho vợ mà nợ nần chồng chất. Cuối cùng, khi không còn khả năng chi trả viện phí nữa, ông đành bất lực làm thủ tục xuất viện.
Người chồng thu dọn hành lý rồi một tay xách vali, một tay dìu vợ vẫn còn ốm yếu trở về quê nhà. May mắn thay, trong chuyến xe khách hôm ấy họ đã gặp một người đàn ông tốt bụng.
Người hành khách trên xe lắng nghe hai vợ chồng kể về hoàn cảnh khó khăn của mình. Sau đó anh ta kể rằng mình làm việc trong một quỹ từ thiện nên có thể nghĩ cách giúp đỡ họ.
Quả nhiên không lâu sau đó, người chồng nhận được một khoản tiền khá lớn từ anh bạn hảo tâm, nhờ đó vợ ông có thể quay lại bệnh viện để tiếp tục điều trị. Hai vợ chồng ngổn ngang trăm mối cảm xúc đan xen, trong lòng rất lấy làm cảm kích.
Sau đó, cứ mỗi lần tiền viện phí gần cạn kiệt thì họ lại nhận được một khoản tiền từ thiện gửi đến. Hành động cao cả giống như đưa than đúng ngày giá rét này khiến hai vợ chồng cảm thấy ấm áp từ tận đáy lòng.
Ngoài khoản viện phí tối thiểu, hai vợ chồng phải cố nhịn ăn nhịn mặc, chi tiêu vô cùng tằn tiện. Họ không ngừng nhắc nhở bản thân rằng: Số tiền này đến từ lòng hảo tâm của rất nhiều người, trong khi ngoài kia vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ, vậy cớ sao mình có thể chi tiêu phung phí được?
Một ngày xuân đẹp trời, băng tuyết tan chảy, cây cối nảy lộc đâm chồi, trăm hoa khoe sắc thắm, bệnh tình của người vợ cuối cùng cũng đã được chữa khỏi. Hai vợ chồng quyết định đến thăm người đàn ông tốt bụng và cảm ơn những nhà hảo tâm đã giúp đỡ họ trong thời gian qua.
Sau khi trải qua bao khó nhọc để đến được thành phố thì họ mới vỡ òa rằng, thì ra anh bạn cùng xe năm nào không hề làm việc trong quỹ từ thiện, mà chỉ kinh doanh một nhà xưởng nho nhỏ ở ngoại ô. Và số tiền từ thiện kia, toàn bộ đều là vốn liếng cá nhân mà anh gửi đi để giúp đỡ hai vợ chồng.
Câu chuyện này rất mau chóng đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông địa phương. Phóng viên đài truyền hình ngay lập tức đến ngoại ô để phỏng vấn người đàn ông tốt bụng này.
Phóng viên hỏi: “Cớ sao anh lại muốn giúp đỡ hai vợ chồng mà anh vốn không hề quen biết?”.
Anh mỉm cười rồi nói: “Cũng không có lý do gì đặc biệt. Lần đó trên xe khách tôi đã tận mắt thấy họ gặp khó khăn, bèn quyết định giúp đỡ một tay”.
Phóng viên lại hỏi: “Vì sao ngay từ đầu anh không cho họ biết rằng số tiền đó là của cá nhân mình?”.
Lần này, người đàn ông không trực tiếp trả lời ký giả mà chỉ kể một câu chuyện đời tư:
“Lúc tôi còn nhỏ, gia cảnh vô cùng khó khăn. Có một năm gặp phải thiên tai mất mùa, suốt mấy tuần liền trong nhà tôi thật sự không có lấy một hạt gạo. Bố mẹ tôi ngày nào cũng buồn rầu lo lắng cho sự an nguy của cả gia đình.
Khi đó trong làng có một đại phú hộ, vốn là người thường hay hành thiện giúp đời. Một hôm lão gia nhà phú hộ khiêng một bao gạo đến nhà chúng tôi, nói đây là gạo cứu trợ của nhà nước. Ông thấy gia đình chúng tôi bốn thế hệ đều sống chung một mái nhà, lương thực lại không đủ ăn, vậy nên rất cần đến bao gạo này.
Và đúng vậy, bao gạo ấy đã giúp chúng tôi vượt qua thời kỳ khó khăn nhất. Sau đó, thỉnh thoảng ông ấy cũng mang thêm gạo cứu tế đến nhà chúng tôi.
Nhiều năm sau đó, khi cuộc sống đầy đủ hơn, qua lời kể của cô con dâu nhà đại phú hộ chúng tôi mới biết rằng, thì ra bao gạo đó không phải gạo cứu trợ, mà là lão gia tự bỏ tiền ra mua để tiếp tế cho nhà chúng tôi”.
Ngậm ngùi một lát, anh nói tiếp: “Sự việc này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của tôi, giúp tôi học được thế nào là yêu thương, cũng học được cách trao gửi tình yêu thương thế nào. Đúng vậy, để một người tiếp nhận sự giúp đỡ của bạn mà không cảm thấy áy náy khó xử trong tâm, ấy mới là tình yêu thương thật sự”.
Người phóng viên nghe câu chuyện vô cùng cảm động, bèn hỏi thêm một câu cuối cùng: “Nếu anh đã có lòng giúp đỡ, vì sao lại không đưa toàn bộ số tiền ấy trong một lần?”.
Nghe xong câu hỏi của phóng viên, anh bật cười rồi nói một cách rất cảm xúc rằng: “Đưa cho người ta toàn bộ số tiền mà họ cần đến trong một lần? Nếu làm vậy, thứ mà họ nhận được chẳng qua chỉ là tiền khám bệnh mà thôi. Tôi đã chia nhỏ số tiền và gửi họ trong nhiều lần như vậy, mục đích là vì muốn họ cảm nhận được rằng luôn có người yêu thương và quan tâm tới họ một cách chân thành”.
Cuối cùng anh nói: “Đối với những người đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, điều họ mong muốn nhận được không phải là sự thương hại, mà là tình yêu thương và hy vọng không ngừng toả lan”.
“Tình yêu thương và hy vọng không ngừng toả lan”, đây mới thực là tình yêu thương chân thành, có thể sưởi ấm tâm hồn của mỗi chúng ta.
Những lúc khó khăn, chúng ta luôn mong muốn có quý nhân phù trợ, hoặc kỳ tích xuất hiện giúp ta vượt qua chông gai trước mắt. Nhưng nếu đổi lại, khi bản thân có điều kiện đủ đầy, liệu chúng ta có mong muốn trở thành quý nhân hay kỳ tích của người khác hay chăng?
BỊ NHỔ NƯỚC BỌT VÀO MẶT
Bị nhổ nước bọt vào mặt, Đức Phật chỉ nói đúng 1 câu khiến các môn đồ sững sờ
Hành động nhổ nước bọt khiến tất thảy đều kinh ngạc trừ một người
Một hôm, Đức Phật đang ngồi nói chuyện với các môn đồ ở bên dưới một cái cây to thì đột nhiên có một người đàn ông đi tới và nhổ nước bọt vào mặt Ngài. Song trái lại với mọi dự đoán, Đức Phật vẫn ngồi điềm tĩnh, Ngài chỉ lau mặt và hỏi lại người đàn ông một câu: "Tiếp theo là gì nào?".
Trong khi đó, các môn đồ của Ngài thì rất tức giận. Môn đồ gần gũi nhất với Đức Phật là Ananda nói: "Thế này là quá lắm. Chúng ta không thể tha thứ cho hành động vô lễ này. Cần phải trừng trị hắn, nếu không những kẻ khác sẽ lại bắt chước điều đó".
Nhưng Đức Phật đã trấn an Ananda: "Ngươi hãy im lặng đi. Anh ta không khiến ta thấy phiền, nhưng ngươi thì có. Anh ta là một người mới, là người ta không quen biết.
Hẳn anh ta đã nghe người khác nói gì đó về ta, rằng ta là một người đạo đức giả, một người nguy hiểm, khiến người ta đi chệch hướng, một kẻ xấu xa. Và có thể trong đầu anh ta đã hình thành một định kiến về ta. Anh ta không nhổ nước bọt vào ta, mà vào hình ảnh mà anh ta nghĩ ra trong đầu.
Anh ta nhổ nước bọt vào hình ảnh đó vì anh ta không hiểu ta. Nếu suy nghĩ kỹ, ngươi sẽ thấy người đàn ông đáng thương này hẳn là có điều gì đó muốn nói, đây là cách anh ta bày tỏ điều đó. Nhổ nước bọt là cách để anh ta nói điều gì đó.
Có những lúc, khi ta thấy bất lực với ngôn từ, ta sẽ dùng hành động để biểu đạt. Ta có thể hiểu được anh ta. Vì thế, ta mới hỏi anh ta rằng "Tiếp theo là gì nào?".
Ta cảm thấy rất thất vọng, không phải vì anh ta, mà vì các ngươi. Đã đi theo ta nhiều năm như vậy rồi, mà các ngươi vẫn còn có cách phản ứng như vậy".
Trước phản ứng bất ngờ này, người đàn ông như đứng chết trân tại chỗ. Anh ta chưa từng gặp chuyện như vậy trong đời. Anh ta đã từng sỉ nhục rất nhiều người, và họ đều phản ứng lại tương tự.
Với những kẻ hèn nhát và yếu thế, họ cố cười gượng rồi tìm cách lấy lòng anh ta. Nhưng Đức Phật thì khác. Ngài không tức giận, cũng không cố tỏ ra vui vẻ. Nét mặt của Ngài toát ra sự điềm tĩnh, và Ngài chỉ muốn biết anh ta có muốn nói gì không.
Sự sám hối của người đàn ông
Chẳng biết nói gì nữa, người đàn ông trở về nhà. Tối đó, anh ta không thể ngủ được. Anh ta bị ám ảnh bởi những gì đã diễn ra. Anh ta không thể giải thích cho bản thân chuyện đã xảy ra.
Anh ta run rẩy, người vã ra đầy mồ hôi. Anh ta chưa từng gặp ai như vậy. Đức Phật đã khiến cho thứ tâm trí rối bời, đen tối, đầy oán hận cũng như toàn bộ quá khứ của anh ta như bị vỡ vụn thành trăm mảnh.
Sáng hôm sau, người đàn ông quay trở lại, phủ phục dưới chân Đức Phật. Đức Phật ân cần hỏi anh ta: "Sao nào? Đây cũng là một cách nói điều gì đó. Khi ngươi đến phủ phục dưới chân ta, ngươi đang muốn gián tiếp nói một điều gì đó mà ngôn từ dường như bất lực."
Rồi, Đức Phật nhìn sang Ananda: "Ananda, người đàn ông này lại tới, anh ta đang nói điều gì đó. Anh ta là một người đang chất chứa rất nhiều cảm xúc".
Mỗi con người là một dòng sông
Người đàn ông ngẩng đầu lên nhìn Đức Phật rồi nói: "Xin Ngài hãy tha thứ cho những gì tôi làm hôm qua".
Đức Phật hỏi lại: "Tha thứ điều gì? Nhưng ta đâu phải là người mà ngươi đã sỉ nhục. Sông Hằng luôn chảy không ngừng, sông Hằng của hôm nay đâu phải sông Hằng của hôm qua. Mỗi người đều là một dòng sông.
Người bị ngươi sỉ nhục đã không còn ở đây. Ta chỉ giống người đó thôi, chứ không phải ông ta. Trong 24 giờ đồng hồ, có rất nhiều chuyện xảy ra. Vì thế, ta không thể tha thứ cho ngươi, vì ta không có gì oán hận ngươi cả. Và ngoài ra, ngươi cũng không phải là người đàn ông hôm qua tới đây.
Vì anh ta lúc đó rất giận dữ, anh ta khạc nhổ vào ta, còn ngươi thì phủ phục dưới chân ta. Sao 2 người các ngươi lại là một được? Vì thế, hãy quên chuyện đó đi. Hãy tới gần ta hơn và nói về chuyện khác".
Lời bàn: Là một trong số những giai thoại về Đức Phật được nhiều người kể lại, câu chuyện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn trong việc giáo dục cách ứng xử giữa con người với con người.
Thông thường, người ta dễ dàng tha thứ cho bản thân, nhưng lại hà khắc trước những sai sót của người khác. Khi bản thân gặp chuyện không vui, người ta cho phép mình hành động bất cẩn, thậm chí gây tổn thương cho người khác.
Nhưng nếu là nạn nhân, họ lại tỏ ra tức giận và khó tha thứ cho kẻ đã gây ra của những hành động ấy. Song, theo như lời Đức Phật nói, ai cũng là một dòng sông, ai cũng có những khúc mắc, những câu chuyện, những nỗi đau riêng không dễ gì chia sẻ được với người khác, và sẽ có lúc không tránh khỏi việc vô tình, hoặc cố ý làm người khác tổn thương.
Việc phản ứng lại một cách gay gắt không những không giải quyết được vấn đề, mà còn làm mâu thuẫn ngày càng trở nên sâu sắc, khó hòa giải.
Hiểu được điều này, giữ được sự bình tĩnh, bỏ qua được bề nổi của sự việc, tìm hiểu nguồn cơn không chỉ là một cách làm thông minh, giúp giải quyết tận gốc vấn đề, mà còn giúp ta nhận được SỰ TÔN TRỌNG từ người khác. Đó mới chính là phần thưởng vô giá.
Ngoài ra, câu chuyện cũng bao gồm một ngụ ý mang tính triết học: Mỗi con người là một dòng sông. Ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai, ta đều là những con người khác nhau. Hãy để những phiền muộn, những sai lầm theo những dòng chảy, trôi về quá khứ. Đừng mãi ám ảnh bởi những gì đã xảy ra, đừng sợ sự thay đổi, mà hãy luôn ngẩng cao đầu, đối diện và hướng tới những thay đổi tích cực ở phía trước.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648