Polly po-cket
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SÁCH: BÍ MẬT TƯ DUY SUY NGHĨ CỦA TỶ PHÚ
Tác Giả:
TUYỆT KỸ TÀNG HÌNH CỦA THIỀN SƯ CỔ VIỆT NAM
Không ít người đạt đến ngưỡng giới cao nhất của võ học với những chiêu thức vi diệu, thân thủ biến hoá.
Trong nhiều giai thoại về những bậc thiền sư của thiền phái Diệt Hỷ, có tên tuổi của nhiều bậc thiền sư nổi danh sở hữu "thân thủ phi phàm" tới mức bị giam trong ngục tù nhưng vẫn tự thoát ra bên ngoài.
Dấu ấn của thiền phái Diệt hỷ với võ học Việt
Hiện nay, trong giới võ học Việt đã ghi nhận vai trò truyền bá võ học cổ truyền Ấn Độ đến Việt Nam là của các vị thiền sư từ Tây Trúc mà tên tuổi của vị thiền sư Ti ni đa lưu chi được nhiều võ sư thừa nhận, là người mang đến một luồng gió mới đối với võ học Việt.
Giáo sư Vũ Đức - trưởng môn pháiVõ lâm Việt Nam, từng công bố trong một công trình nghiên cứuvề lịch sử võ học cổ truyền: "Vào thế kỷ II, song song với việc du nhập các tôn giáo Phật, Khổng, Lão vào Việt Nam, ngành võ học từ Ấn Độ và Trung Hoa cũng được các vị thiền sư, đạo sĩ mang đến qua hai con đường thủy và đường bộ.
Nhưng mãi đến năm 580, thế kỷ thứ VI, vị thiền sư Ti ni đa lưu chi từ Tây Trúc đã chính thức mang thiền tông truyền bá vào nước ta, tại chùa Pháp Vân(nay Chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh), truyền được 19 đời (580 - 1216). Năm 820, vị sư Trung Hoa là ngài Vô Ngôn Thông đến chùa Kiến Sơ (hiện thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) lập nên thiền phái thứ hai, truyền được 14 đời (820 - 1221). Kể từ đó, các môn võ lâm cổ truyền từ Ấn Độ cũng như các môn Thiếu Lâm Nam và Bắc phái của ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Trung Hoa bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam".
Trong cuốn sách Thiền Uyển tập Anh - sách cổ nhất viết về Phật giáo Việt Namcho rằng, thiền sư Ti ni đa lưu chi đến chùa Pháp Vân truyền pháp vào năm 580. Tại đây, ông đã nhận Pháp Hiền (người Long Biên, Hà Nội) làm đệ tử chân truyền. Chuyện xưa kể rằng, Pháp Hiền thân cao 7 thước 3 tấc.
Tọa thiền cũng là tu luyện võ công
Sau khi nhận được ý chỉ của thiền sư Ti ni đa lưu chi, Pháp Hiền vào rừng thẳm, chọn chốn thanh tịnh để tu luyện. "Mỗi lần Pháp Hiền đọc kinh thì chim bay đến chầu, dã thú vây quanh. Tên tuổi của Pháp Hiền vang danh khắp nơi, đệ tử theo học không sao kể xiết, thiền học nước Nam từ đó hưng thịnh". Từ đó, thiền phái Diệt Hỷ đã ăn sâu bám rễ vào mảnh đất Việt Nam.
Võ sư Nguyễn Văn Thắng- trưởng môn của môn phái Thăng Long Võ Đạo cho biết: "Võ học chính là phương tiện để tiếp cận tâm linh, hỗ trợ cho tâm linh. Do đó, các thiền sư giỏi về võ thuật không có điều gì bất ngờ".
Võ sư Nguyễn Văn Thắng lý giải, theo quan niệm của phương Đông, con người gồm 3 thể, thể vật lý, thể năng lượng và thể tâm linh. Quan trọng nhấtluyện võ để mở thể vật lý mạnh cơ bắp tức là lực. Lực phải có kình. Kình tức là khí tức phải có qua khí công. Cơ thể con người, ngoài thể vật lý, trong thể năng lượng thì thể tâm linh làm chủ.
Vì vậy, muốn giỏi võ, đa số tất cả các thầy võ có danh tiếng đều ngồi thiền (để làm chủ được thể tâm linh). Ngược lại, thầy có tâm linh ngày xưa đều phải dùng đến khí công hoặc yoga luyện võ học nhằm tiếp cận và làm chủ thể tâm linh.
Tuyệt kỹ tàng hình của thiền sư Ma Ha
Lần giở những trang sử ghi lại tài năng xuất chúng của những thiền sư trong môn phái này, những tên tuổi của các thiền sư như Pháp Hiền, Vạn Hạnh, Ma Ha, Đạo Hạnh... cũng đủ nói lên được vai trò của các vị chân sư đối với lịch sử dân tộc. Họ không chỉ là những nhà sư đức độ, mà còn là những người có côngđóng góp lớn đối với sự phát triểncủa văn hoá dân tộc. Thậm chí, họ còn là những vị quân sư nức danh, hiến kế sách trị quốc cho nhiều đời vua, xây dựng nền thái bình thịnh trị của dân tộc dưới thời Tiền Lê, Lý, Trần.
Riêng về võ học, đến nay, vẫn lưu truyền nhiều giai thoại liên quan đến tài năng võ học bậc thầy của các vị thiền sư. Trong đó, không ít người đạt đến ngưỡng giới cao nhất của võ học với những chiêu thức vi diệu, thân thủ biến hoá. Trong số những bậc thiền sư mà tài năng võ học được ghi nhận thì Thiền sư Ma Ha - đệ tử đời thứ 11 của thiền phái Diệt Hỷ được lưu truyền là người có khả năng tàng hìnhphi phàm mà người đời sau vẫn không ai đạt đến ngưỡng giới trên.
Chùa Thầy nơi thiền sư Đạo Hạnh tu luyện
Theo sách Thiền Uyển tập Anh ghi lại, thiền sư Ma Ha là người gốc Chiêm Thành, thuở nhỏ bản tính thông minh, năm 24 tuổi nối nghiệp cha đi tu. Ông là đệ tử đời thứ 11 của thiền phái Diệt Hỷ, người có khả năng tàng hình. Tương truyền, vua Lê Đại Hànhvì nghe danh của thiền sư Ma Ha, có ý mời thiền sư vào triều hỏi việc.
Tuy nhiên, thiền sư không thuận ý, vua 2 lần cho người đến mời nhưng không được. Lần thứ ba, thiền sư Ma Ha đành phải vào chầu vua. Khi vua hỏi, thiền sư Ma Ha tự xưng mình là "cuồng tăng tu tại chùa Quán Âm". Câu trả lời ngông cuồng của vị thiền sư này khiến vua cả giận, sau đó sai người bắt giam thiền sư vào chùa Quán Tri (Ninh Bình).
Biết trước, thiền sư Ma Ha là người có võ học uyên thâm, tài năng ảo diệu nên vua sai khoá cửa ngục cẩn thận, bố trí đông lính canh gác nghiêm ngặt nhiều tầng để vị sư này không thể thoát thân. Tưởng rằng, sư Ma Ha vì khinh vua nên phải chịu kết cục bi thảm, cuộc đời bị giam trong ngục tù. Nhưng, qua một đêm, khi trời sáng mọi người đã thấy thiền sư Ma Ha đang ngồi ở phòng Tăng trong khi cửa ngục vẫn bị khoá. Lính canh không thể hiểu tại sao vị thiền sư này có thể thoát ra ngoài, khi họ chạy vào phòng giam thì cửa vẫn khoá cẩn thận. Sự việc khiến vua cho rằng, thiền sư Ma Ha có phép lạ và cuối cùng đành thả sư Ma Ha.
Tuyệt kỹ kungfucủa thiền sư Đạo Hạnh và đệ tử
Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1117), tu tại chùa Thiên Trúc, núi Phật Tích (chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội ngày nay) nổi tiếng với khả năng phóng gậy ngược dòng nước chảy xiếtnhưng gậy vẫn lao nhanh vùn vụt như mũi tên bắn vào không trung.
Tương truyền, từ nhỏ ngài vốn thông minh, tính tình phóng khoáng, thích giao du kết bạn. Khi lớn lên, gia đình không may gặp họa, cha ngài bị đạo sĩ có tên là Đại Điên (ở Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội) đánh chết, vứt xác xuống sôngTô Lịch. Ngài vô cùng căm giận, tự thề với bản thân, tìm mọi cách phải giết chết tên đạo sĩ trả thù. Lúc đầu ngài tìm cách đánh lén nhưng giữa chừng có "thần nhân" can ngăn. Bởi năng lực của ngài lúc đó mà đi trả thù chỉ có vào đường chết.
Sau đó, thiền sư Đạo Hạnh quyết chí đi sang Ấn Độ học phép thuật, nhưng giữa chừng vì đường sá khó khăn nên đành trở về. Cuối cùng, ngài lên chùa Phật Tích(thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninhngày nay) sống ẩn dật tu luyện, hàng ngày chuyên tụng chú Đại bi Tâm đà la ni. Sau thời gian tu luyện, khi năng lực đã đạt đến độ uyên thâm, thiền sư Đạo Hạnh quyết định đi trả thù kẻ đã giết chết cha mình.
Sách Thiền Uyển tập Anh chép rằng: "Sư biết đạo pháp của mình đã thành, có thể trả thù cha nên mới đến bến Quyết, cầm gậy thử ném xuống dòng nước xiết, gậy trôi ngược dòng như con rồng rồi đến cầu Tây Dương (tức khu vực Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay) dừng lại. Sư thấy thế mừng mà nói rằng: "Pháp ta thắng rồi", sau đó đi thẳng đến chỗ Đại Điên. Đại Điên thấy sư đến liền nói rằng, người không nhớ ngày trước sao - có ý doạ Đạo Hạnh. Đạo Hạnh ngửa mặt lên trời xem như không nghe thấy gì, nhân đó đánh mạnh, Đại Điên bị đòn sau đó lâm bệnh mà chết".
Trong sách Lĩnh Nam chích quái, viết về thiền sư Đạo Hạnh như sau: "Ngài có khả năng đi trên mặt nước, bay trong không trung, hàng rồng phục cọp, lên trời rút đất, muôn quái nghìn kỳ, xuất quỷ nhập thần, chẳng lường hết được màu nhiệm". Tài năng võ học của thiền sư Đạo Hạnh càng được thừa nhậnkhi đệ tử của ngài là thiền sư Minh Không cũng được biết đến là người có nội công thâm hậu.
Tương truyền, sau khi sư Vạn Hạnh chết, đệ tử là thiền sư Nguyễn Minh Không về quê cày cấy 20 năm, không màng tiếng tăm. Khi nghe tin vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, không ai có thể chữa được, cho người đi khắp thiên hạ mời người có tài năng vào kinh chữa trị.
Sách Thiền Uyển tập Anh chép: "Sư Minh Không liền vào kinh, trị bệnh cho vua. Khi sư đến, mọi người thấy bộ dạng của sư quê mùa có ý xem thường, sư liền đem một cái đinh lớn dài 5 tấc, dùng tay không đóng vào cột điện và nói, ai có tài dùng tay không nhổ cái đinh này ra trước thì đáng tôn trọng". Nói đến ba lần chẳng ai dám đứng lên, sau đó thiền sư Minh Không chỉ dùng hai ngón tay trái là nhổ chiếc đinh ra, bá quan văn võ trông thấy khiếp đảm"...
TheoTrinh Phúc(ĐS&PL)
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:99.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh