XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SÁCH: BÍ MẬT TƯ DUY SUY NGHĨ CỦA TỶ PHÚ
Tác Giả:
TRUYỀN THUYẾT VỀ TỨ ĐẠI THÁNH THÚ THỜI THƯỢNG CỔ
Tứ đại thần thú thượng cổ
Thần thú là những con động vật đại biểu cho sự bình an và cát tường. Chúng đều có tướng mạo đặc biệt, khí chất thần thánh uy nghiêm mà cũng tràn đầy linh tính.
Tứ tượng hay tứ thánh thú, một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng thú gồm bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây, Huyền Vũ của phương Bắc. Hay thường được dân gian gọi rằng tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ.Hay thường được dân gian gọi rằng tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Ngoài ra chúng còn được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Phương Đông. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật
Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh Long có tên là Mạnh Chương (孟章), Chu Tước là Lăng Quang (陵光), Bạch Hổ là Giám Binh (監兵), và Huyền Vũ là Chấp Minh (執明).
Nói về Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ trong phong thủy xây dựng thì ta cần xác định được phương vị của bốn hướng chính: Tả Thanh Long ( Rồng Xanh ) ở bên trái đại diện cho phương Đông, Hữu Bạch Hổ( Hổ trắng) ở bên phải đại diện cho phương Tây, Tiền Chu Tước ( Chim màu đỏ ) ở phía trước đại diện cho phương Nam, Hậu Huyền Vũ ( Sự kết hợp giữa hình ảnh Rắn quấn quanh con Rùa có màu đen) ở phía sau đại diện cho phương Bắc. Xác định vị trí chính xác là nhìn từ trong nhà ra thì Thanh Long ở bên trái, Bạch Hổ bên phải, phía sau nhà là Huyền Vũ và Chu Tước ở trước. Việc phân chia kích thước vị trí của ngôi nhà đối với bốn phương vị tứ tượng vô cùng quan trọng đối với kiến trúc nhà theo phong thủy bát trạch.
Trong thần thoại Trung Hoa cổ đại có sự xuất hiện của bốn vị thần đáng được chú ý đến là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ, tương ứng với 4 hướng: Đông, Tây, Nam và Bắc. Đặc biệt, mỗi vị thần canh giữ 7 chòm sao trong số 28 vì tính tú trong thiên văn của Trung Hoa.
2. NHỊ THẬP BÁT TÚ
Đó là 28 tinh vị (Đức Nhị Thập Bát Tú), Mỗi năm một vị cai quản, mỗi tháng và mỗi ngày cũng có một vị quản, cứ tuần tự luân chuyển mãi cho đến hết thất ngươn (420 năm) thì Giáp lại. 28 Vị Thần này rất quan trọng đến cuộc sống của con người và Trái Đất Bầu Trời.
Nhị thập bát tú là 28 vị tinh tú trên bầu trời, tượng trưng cho 28 vị thần chịu trách nhiệm canh giữ Thiên môn, được chia làm 4 chòm sao chính là tứ thánh thú gồm: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.
Nhị thập bát tú được cho là có nguồn gốc từ việc quan sát sự di chuyển của mặt trăng trên bầu trời. Mặt trăng đi một vòng quỹ đạo mất hơn 27 ngày, ứng với mỗi ngày là một vị trí trên thiên cầu, và từ đó người phương Đông tạo ra hệ thống 28 hoặc đôi khi là 27 hay 36 chòm sao trên bầu trời
Cả 28 vị đều có bản lĩnh cao cường , luôn phiên trực chiếu và tác động đến trái đất, nên nó ảnh hưởng tới các hiện tượng thiên văn, địa lý, người xưa dựa vào đó để đoán định việc mưa gió thiên tai, phục vụ cho cuộc sống và trong sản xuất nông nghiệp. Đoán các việc thịnh suy, hưng vượng của chế độ, thời đại, chính quyền.
Theo tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa thì Nhị thập bát tú vốn đều là học trò của Thông thiên giáo chủ hi sinh trong Vạn Tiên trận ( đọc Phong thần để hiểu rõ hơn). Vốn họ đã có tên sẵn trong bảng Phong thần, chỉ đợi lúc lâm nạn thì hồn phách trở về cai quan địa vị của mình được giao phó. Họ xuất thân là những loài vật tu luyện thành. Vì vậy, các ngôi sao trong nhị thập bát tú đều mang hình của một con vật, và tên người. Bao gồm: Giác mộc giao Bá Lâm ( giao long), Cang kim long Lý Đạo Thông (rồng), Đê lạc thổ Cao Bính (lạc đà), Phòng nhật thố Dao Công Bá (thỏ), Tâm nguyệt hồ Tô Nguyên (cáo), Vĩ hỏa hổ Châu Chiêu (hổ), Cơ thủy báo Dương Chân (báo), Đẩu mộc giải Dương Tín (cua), Ngưu kim ngưu Lý Hoằng (trâu), Nữ thổ bức Trịnh Nguyên (dơi), Hư nhật thử Châu Bảo (chuột), Nguy nguyệt yến Hầu Thái Ất (chim én), Thất trư hỏa Cao Chấn (lợn), Bích du thủy Phương Tiết Thanh ( rái cá), Khuê mộc lang Lý Hùng (sói), Lâu kim cẩu Trương Hùng (chó), Vị thổ trĩ Tống Canh ( chim trĩ), Mão nhật kê Huỳnh Thương ( gà), Tất nguyệt ô, con quạ, Kim Thằng Dương, Chủy hỏa hầu Phường TuấnSâm (khỉ), Thủy viên con Tôn TườngTỉnh (vượn), Mộc can Thẩm Canh Quỷ, Kim dương Triệu Bạch Cao , Liễu thổ chương Ngô Khôn ( gấu ngựa), Tinh nhật mã Lữ Năng (ngựa), Trương nguyệt lộc Tiết Dụng (nai), Dực hỏa xà Vương Giáo (con rắn), Chẩn thủy dẫn Hồ Đạo Nguyên (giun dất).
Người ta chia vòng Hoàng Đạo thành bốn phần, quy ước như bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên mặt đất và gán cho chúng hình ảnh của bốn con vật huyền thoại, hay Tứ Tượng (四象), chúng là: Thanh Long (rồng xanh, ở phương Đông), Bạch Hổ (hổ trắng, ở phương Tây), Chu Tước (sẻ đỏ, ở phương Nam) và Huyền Vũ (rùa đen, ứng với phương Bắc). Mỗi phương có bảy chòm sao. Tên chòm sao cũng là tên của chủ tinh (các sao chính), ngoài ra các sao khác trong mỗi chòm cũng có tên riêng.
Lê Văn Tuyên TỔNG HỢP
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:217.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh